Phụng Vụ - Mục Vụ
Dâng Mẹ Hoa Tình Yêu – Sáng tác: Đinh Thanh Tùng – Trình bày: Phương Thảo
VietCatholic Network
09:02 22/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Mừng đại lễ Giáng Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD
11:00 22/12/2014
MỪNG ĐẠI LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Thiên Chúa giáo, đạo cứu nhân độ thế toàn diện, đã khởi đầu từ mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể, giáng sinh. Chính vì vậy mà hằng năm không riêng gì người Công giáo, người Tin lành và người Chính thống giáo, là những tín đồ của đạo Thiên Chúa, mà hầu hết mọi người trên trái đất, đều nô nức mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh.
Niềm hoan lạc được bày tỏ qua những ánh đèn nến rực rỡ muôn màu, với vô vàn hình thái khác nhau, trong các căn phòng, trên các đường phố, nơi đô thị cũng như trong các làng quê hẻo lánh.
Bỗng dưng các căn phòng được đổi mới. Bỗng dưng các đường phố trở nên xinh đẹp hơn, và lộng lẫy hơn bội phần!
Bỗng dưng trong lòng mọi người, lớn, bé, già, trẻ, nam cũng như nữ, giàu cũng như nghèo, khơi dậy ý tưởng: Sắm quà tặng cho thân nhân và bạn hữu; biên thiệp gửi cho những người liên hệ.
Bỗng dưng nụ cười và câu chào thăm nở trên môi, trên miệng.
Bỗng dưng trong không gian bao la, cũng như trong vô vàn các tâm hồn, quyện tỏa một niềm vui và một niềm hy vọng bao la, bởi vì có một cái gì mới mẻ, xinh đẹp, an lành và thánh thiện lạ thường, đang chuyển hóa tâm linh loài người trên hoàn vũ!
Động lực chuyển hóa này bắt nguồn từ đêm Giáng Sinh nhiệm mầu, cách đây 2000 ngàn năm tại Bêlem. Nó vẫn không ngừng tiếp diễn, để rồi sẽ đưa nhân loại tới Nước Trời, nghĩa là tới trạng thái An Lạc và Yêu Thương không biên giới. Sự kiện này đã được vô vàn các Thiên sứ ca ngợi trong đêm Giáng Sinh lịch sử tại Bêlem và trong tâm hồn của các tín hữu hiện giờ ở khắp nơi trên thế giới:
“Vinh danh Thiên Chúa và Bình An cho nhân loại!”.
“Emmanuel! Thiên Chúa ở cùng chúng tôi!”.
Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh là mở rộng cửa tâm linh, để đón nhận Tình Yêu bao la của Thiên Chúa, thực hiện nơi vũ trụ thiên nhiên, nơi thảo mộc, cầm thú và nhất là nơi con người, nơi những người thân trong gia đình, nơi những người lạ, khác chủng tộc, khác màu da, khác văn hóa, đặc biệt nơi những người phải sống lầm than đói khổ.
Bởi vì trong tất cả những hình hài con người đó, Thiên Chúa đã và đang sinh xuống “làm người!”.
HOA TRÁI CỦA LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Lễ Chúa Giáng Sinh là khởi điểm cho một lối sống hoàn toàn mới mẻ ở trần gian. Kể từ đây, con người không còn sống lẻ loi, cô đơn một mình, mà luôn luôn có Thiên Chúa Nhập Thể, cùng sống với! Thiên Chúa cùng suy nghĩ, cùng hoạt động, cùng chịu đựng và cùng vui mừng với con người. Sự hiện diện của Thiên Chúa Nhập Thể trong mọi sinh hoạt hằng ngày của cá nhân, cũng như của cộng đồng nhân loại, là căn bản của Niềm tin Thiên Chúa Giáo.
Thiên Chúa sống trong tôi! Đó là sự tiếp nối của Mầu Nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người. Quí báu lắm thay! Dù ở đâu, trong cả những nghịch cảnh, như ngục tù, dù phải liên hệ với những người chống đối tôi, kể cả với những người hung hãn, bạo tàn, dù tôi sống trong bê tha, tội lỗi..., nhưng tình yêu của Thiên Chúa vẫn không xa lìa tôi!
Thiên Chúa của tôi là Thiên Chúa cứu nhân độ thế. Người có dư đủ quyền lực để bảo vệ và cứu giúp tôi. Thiên Chúa của tôi cũng là Thiên Chúa yêu thương tôi vô bờ vô bến. Nếu thực sự Thiên Chúa hiện hữu nơi tôi và yêu thương tôi như vậy, thì đời người Kitô hữu của tôi ít ra cũng có một vài sắc thái sau đây:
Bình an: Vì tin thật rằng: Thiên Chúa đang hiện diện nơi tôi, tôi trao phó vào bàn tay của Người, mọi lo âu, nghi ngờ và sợ hãi, vâng, kể cả những yếu hèn và tội lỗi của tôi (Rm 8, 28). Tôi như được nghe Người nói với tôi: “Sự tín thác của con đã giải thoát con!...” và “Các lỗi phạm của con đã được tha thứ cả rồi! Con hãy sống bình an!”.
Như vậy đời người Kitô hữu, tuy cũng mang nặng những ưu phiền và lo âu vầ sinh kế, gia đình, nghề nghiệp, xã hội và tâm linh, như bao nhiêu người khác, song họ có thể sống bình an, bởi vì họ có thể trao những gánh nặng nề đó vào bàn tay của Thiên Chúa Yêu Thương, đang đồng hành với họ.
Vui tươi: Khi mà tôi xác tín rằng: Thiên Chúa đang sống và hoạt động trong tôi, thì tôi được bình an và sự bình an sẽ dần dần biến thành niềm vui khôn tả. Tôi sẽ thấy tình thương của Chúa ở khắp nơi, nơi mọi người và trong mọi hoàn cảnh. Như vậy tôi nhìn đời bằng cặp mắt yêu thương và sáng tạo của Thiên Chúa. Tôi sẽ mỉm cười nhiều hơn. Tôi sẽ thấy lòng mình thư thới và êm nhẹ hơn.
Rồi tự nhiên, tôi ca hát, tôi vui nhộn. Tôi muốn sống đẹp hơn, chân thật hơn. Và, lạ lùng thay, khi mà tôi sống bình an và vui tươi như vậy, thì rất nhiều những vấn đề cam go, phiền muộn trước đây, tự nhiên không còn nữa! Cả những người trước đây bực bội hoặc căm thù với tôi, nay bỗng nhiên họ có thái độ hài hòa và thân thiện với tôi!
Sống an vui, sống trong bình an và vui tươi, hẳn phải là một đặc điểm của người Kitô hữu, bởi vì đó chính là hoa trái của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể và ở cùng loài người vậy!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD
Thiên Chúa giáo, đạo cứu nhân độ thế toàn diện, đã khởi đầu từ mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể, giáng sinh. Chính vì vậy mà hằng năm không riêng gì người Công giáo, người Tin lành và người Chính thống giáo, là những tín đồ của đạo Thiên Chúa, mà hầu hết mọi người trên trái đất, đều nô nức mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh.
Niềm hoan lạc được bày tỏ qua những ánh đèn nến rực rỡ muôn màu, với vô vàn hình thái khác nhau, trong các căn phòng, trên các đường phố, nơi đô thị cũng như trong các làng quê hẻo lánh.
Bỗng dưng các căn phòng được đổi mới. Bỗng dưng các đường phố trở nên xinh đẹp hơn, và lộng lẫy hơn bội phần!
Bỗng dưng trong lòng mọi người, lớn, bé, già, trẻ, nam cũng như nữ, giàu cũng như nghèo, khơi dậy ý tưởng: Sắm quà tặng cho thân nhân và bạn hữu; biên thiệp gửi cho những người liên hệ.
Bỗng dưng nụ cười và câu chào thăm nở trên môi, trên miệng.
Bỗng dưng trong không gian bao la, cũng như trong vô vàn các tâm hồn, quyện tỏa một niềm vui và một niềm hy vọng bao la, bởi vì có một cái gì mới mẻ, xinh đẹp, an lành và thánh thiện lạ thường, đang chuyển hóa tâm linh loài người trên hoàn vũ!
Động lực chuyển hóa này bắt nguồn từ đêm Giáng Sinh nhiệm mầu, cách đây 2000 ngàn năm tại Bêlem. Nó vẫn không ngừng tiếp diễn, để rồi sẽ đưa nhân loại tới Nước Trời, nghĩa là tới trạng thái An Lạc và Yêu Thương không biên giới. Sự kiện này đã được vô vàn các Thiên sứ ca ngợi trong đêm Giáng Sinh lịch sử tại Bêlem và trong tâm hồn của các tín hữu hiện giờ ở khắp nơi trên thế giới:
“Vinh danh Thiên Chúa và Bình An cho nhân loại!”.
“Emmanuel! Thiên Chúa ở cùng chúng tôi!”.
Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh là mở rộng cửa tâm linh, để đón nhận Tình Yêu bao la của Thiên Chúa, thực hiện nơi vũ trụ thiên nhiên, nơi thảo mộc, cầm thú và nhất là nơi con người, nơi những người thân trong gia đình, nơi những người lạ, khác chủng tộc, khác màu da, khác văn hóa, đặc biệt nơi những người phải sống lầm than đói khổ.
Bởi vì trong tất cả những hình hài con người đó, Thiên Chúa đã và đang sinh xuống “làm người!”.
HOA TRÁI CỦA LỄ CHÚA GIÁNG SINH
Lễ Chúa Giáng Sinh là khởi điểm cho một lối sống hoàn toàn mới mẻ ở trần gian. Kể từ đây, con người không còn sống lẻ loi, cô đơn một mình, mà luôn luôn có Thiên Chúa Nhập Thể, cùng sống với! Thiên Chúa cùng suy nghĩ, cùng hoạt động, cùng chịu đựng và cùng vui mừng với con người. Sự hiện diện của Thiên Chúa Nhập Thể trong mọi sinh hoạt hằng ngày của cá nhân, cũng như của cộng đồng nhân loại, là căn bản của Niềm tin Thiên Chúa Giáo.
Thiên Chúa sống trong tôi! Đó là sự tiếp nối của Mầu Nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người. Quí báu lắm thay! Dù ở đâu, trong cả những nghịch cảnh, như ngục tù, dù phải liên hệ với những người chống đối tôi, kể cả với những người hung hãn, bạo tàn, dù tôi sống trong bê tha, tội lỗi..., nhưng tình yêu của Thiên Chúa vẫn không xa lìa tôi!
Thiên Chúa của tôi là Thiên Chúa cứu nhân độ thế. Người có dư đủ quyền lực để bảo vệ và cứu giúp tôi. Thiên Chúa của tôi cũng là Thiên Chúa yêu thương tôi vô bờ vô bến. Nếu thực sự Thiên Chúa hiện hữu nơi tôi và yêu thương tôi như vậy, thì đời người Kitô hữu của tôi ít ra cũng có một vài sắc thái sau đây:
Bình an: Vì tin thật rằng: Thiên Chúa đang hiện diện nơi tôi, tôi trao phó vào bàn tay của Người, mọi lo âu, nghi ngờ và sợ hãi, vâng, kể cả những yếu hèn và tội lỗi của tôi (Rm 8, 28). Tôi như được nghe Người nói với tôi: “Sự tín thác của con đã giải thoát con!...” và “Các lỗi phạm của con đã được tha thứ cả rồi! Con hãy sống bình an!”.
Như vậy đời người Kitô hữu, tuy cũng mang nặng những ưu phiền và lo âu vầ sinh kế, gia đình, nghề nghiệp, xã hội và tâm linh, như bao nhiêu người khác, song họ có thể sống bình an, bởi vì họ có thể trao những gánh nặng nề đó vào bàn tay của Thiên Chúa Yêu Thương, đang đồng hành với họ.
Vui tươi: Khi mà tôi xác tín rằng: Thiên Chúa đang sống và hoạt động trong tôi, thì tôi được bình an và sự bình an sẽ dần dần biến thành niềm vui khôn tả. Tôi sẽ thấy tình thương của Chúa ở khắp nơi, nơi mọi người và trong mọi hoàn cảnh. Như vậy tôi nhìn đời bằng cặp mắt yêu thương và sáng tạo của Thiên Chúa. Tôi sẽ mỉm cười nhiều hơn. Tôi sẽ thấy lòng mình thư thới và êm nhẹ hơn.
Rồi tự nhiên, tôi ca hát, tôi vui nhộn. Tôi muốn sống đẹp hơn, chân thật hơn. Và, lạ lùng thay, khi mà tôi sống bình an và vui tươi như vậy, thì rất nhiều những vấn đề cam go, phiền muộn trước đây, tự nhiên không còn nữa! Cả những người trước đây bực bội hoặc căm thù với tôi, nay bỗng nhiên họ có thái độ hài hòa và thân thiện với tôi!
Sống an vui, sống trong bình an và vui tươi, hẳn phải là một đặc điểm của người Kitô hữu, bởi vì đó chính là hoa trái của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể và ở cùng loài người vậy!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Tịnh, FD
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáng Sinh là thời điểm Chúa gõ cửa tâm hồn chúng ta
Đặng Tự Do
02:30 22/12/2014
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 tháng 12, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài dựa trên những bài đọc trong Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng trong đó kể lại biến cố Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ và cách thức đáp lại đơn giản và khiêm nhường của Đức Mẹ - với một thái độ phó thác hoàn toàn nơi Chúa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền "(Lc 1, 38).
Đức Maria không biết những gì đang chờ đón mình trong tương lai, Mẹ không biết những đau đớn và rủi ro sẽ phải đối diện. Nhưng Mẹ đã nhận thức được rằng Chúa đang yêu cầu Mẹ một điều gì đó và Mẹ tin tưởng hoàn toàn nơi Ngài. Đó là đức tin của Mẹ Maria!
Một khía cạnh khác đáng lưu ý là khả năng của Đức Maria "nhận ra thời điểm của Thiên Chúa."
Mẹ dạy chúng ta phải nhận thức được thời điểm thuận lợi khi Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc sống của chúng ta và yêu cầu chúng ta một câu trả lời sẵn sàng và quảng đại.
Và Chúa Giêsu đang đi ngang qua cuộc sống của chúng ta. Vào dịp Giáng Sinh này Ngài gõ vào trái tim của mỗi Kitô hữu và mỗi người chúng ta được mời gọi để đáp lại, như Đức Maria, nghĩa là với một một tiếng xin vâng chân thành và cá vị, đặt mình nơi sự sai khiến của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài.
Quá thường khi chúng ta chết ngộp trong những suy nghĩ và những mối quan tâm của riêng mình, có lẽ trong những ngày này đó là những ưu tư làm sao chuẩn bị lễ Giáng sinh cho tưng bừng, đến mức giờ đây chúng ta thậm chí không nhận ra đó chính là Chúa đang đến gõ cửa trái tim chúng ta, mong chờ nơi chúng ta một lời chào đón, và một tiếng "xin vâng".
Nhắc lại lời của một vị Thánh đã từng nói "Tôi sợ Chúa sẽ đi ngang qua tôi mà tôi không hay biết" Đức Giáo Hoàng giải thích rằng thánh nhân đã thực sự sợ hãi ngài sẽ không nhận ra sự hiện diện của Chúa và không sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi. Thái độ này và nỗi sợ hãi này làm cho chúng ta cảm thấy trong lòng mình "thực sự là Chúa đang gõ cửa" và điều đó làm cho chúng ta muốn được trở nên tốt hơn, và gần gũi hơn với người khác và với Thiên Chúa.
"Nếu đây là những gì anh chị em cảm thấy trong lòng, thì hãy dừng lại. Chính là Chúa đó! Hãy cầu nguyện, hãy đi xưng tội, thanh tẩy tâm hồn. ... Hãy nhớ rằng nếu Chúa đang gõ cửa tâm hồn anh chị em, đừng để Ngài ra đi! "
Và Đức Thánh Cha kết luận những suy tư của ngài với lời mời gọi các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô hãy nhớ đến hình ảnh im lặng, và cầu nguyện của Thánh Giuse, trong máng cỏ Chúa giáng sinh.
Gương của Đức Mẹ và Thánh Giuse là một lời mời gọi tất cả chúng ta mở lòng mình ra để đón nhận Chúa Giêsu; Ngài đến để mang lại ân sủng bình an: "Bình an dưới thế cho người Chúa thương" ((Lc 2, 14).
Như các thiên thần đã loan báo cho các mục đồng ân sủng quý giá của Giáng sinh là hòa bình, và Chúa Kitô là hòa bình đích thực của chúng ta: "Đức Kitô đang đến gõ cửa trái tim của chúng ta để trao ban cho ta sự bình an của Ngài. Chúng ta hãy mở cửa tâm hồn chúng ta cho Chúa Kitô! "
Đức Maria không biết những gì đang chờ đón mình trong tương lai, Mẹ không biết những đau đớn và rủi ro sẽ phải đối diện. Nhưng Mẹ đã nhận thức được rằng Chúa đang yêu cầu Mẹ một điều gì đó và Mẹ tin tưởng hoàn toàn nơi Ngài. Đó là đức tin của Mẹ Maria!
Một khía cạnh khác đáng lưu ý là khả năng của Đức Maria "nhận ra thời điểm của Thiên Chúa."
Mẹ dạy chúng ta phải nhận thức được thời điểm thuận lợi khi Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc sống của chúng ta và yêu cầu chúng ta một câu trả lời sẵn sàng và quảng đại.
Và Chúa Giêsu đang đi ngang qua cuộc sống của chúng ta. Vào dịp Giáng Sinh này Ngài gõ vào trái tim của mỗi Kitô hữu và mỗi người chúng ta được mời gọi để đáp lại, như Đức Maria, nghĩa là với một một tiếng xin vâng chân thành và cá vị, đặt mình nơi sự sai khiến của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài.
Quá thường khi chúng ta chết ngộp trong những suy nghĩ và những mối quan tâm của riêng mình, có lẽ trong những ngày này đó là những ưu tư làm sao chuẩn bị lễ Giáng sinh cho tưng bừng, đến mức giờ đây chúng ta thậm chí không nhận ra đó chính là Chúa đang đến gõ cửa trái tim chúng ta, mong chờ nơi chúng ta một lời chào đón, và một tiếng "xin vâng".
Nhắc lại lời của một vị Thánh đã từng nói "Tôi sợ Chúa sẽ đi ngang qua tôi mà tôi không hay biết" Đức Giáo Hoàng giải thích rằng thánh nhân đã thực sự sợ hãi ngài sẽ không nhận ra sự hiện diện của Chúa và không sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi. Thái độ này và nỗi sợ hãi này làm cho chúng ta cảm thấy trong lòng mình "thực sự là Chúa đang gõ cửa" và điều đó làm cho chúng ta muốn được trở nên tốt hơn, và gần gũi hơn với người khác và với Thiên Chúa.
"Nếu đây là những gì anh chị em cảm thấy trong lòng, thì hãy dừng lại. Chính là Chúa đó! Hãy cầu nguyện, hãy đi xưng tội, thanh tẩy tâm hồn. ... Hãy nhớ rằng nếu Chúa đang gõ cửa tâm hồn anh chị em, đừng để Ngài ra đi! "
Và Đức Thánh Cha kết luận những suy tư của ngài với lời mời gọi các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô hãy nhớ đến hình ảnh im lặng, và cầu nguyện của Thánh Giuse, trong máng cỏ Chúa giáng sinh.
Gương của Đức Mẹ và Thánh Giuse là một lời mời gọi tất cả chúng ta mở lòng mình ra để đón nhận Chúa Giêsu; Ngài đến để mang lại ân sủng bình an: "Bình an dưới thế cho người Chúa thương" ((Lc 2, 14).
Như các thiên thần đã loan báo cho các mục đồng ân sủng quý giá của Giáng sinh là hòa bình, và Chúa Kitô là hòa bình đích thực của chúng ta: "Đức Kitô đang đến gõ cửa trái tim của chúng ta để trao ban cho ta sự bình an của Ngài. Chúng ta hãy mở cửa tâm hồn chúng ta cho Chúa Kitô! "
Top Stories
Ban Mê Thuôt : une nouvelle étape dans la vie religieuse des catholiques M’nông
Eglises d'Asie
09:55 22/12/2014
La communauté chrétienne (1) de Krông Nô tire son nom du district où habitent la plupart de ses membres, le district de Krông Nô. Celui-ci est situé dans une région montagneuse et boisée des Hauts Plateaux du Centre Vietnam, dans la province de Dak Nông. Les missionnaires ont pénétré dans cette région au cours des années 1960 et y ont annoncé l’Evangile pour la première fois
Depuis cette époque, plus d’un demi-siècle s’est écoulé et les nombreux et dramatiques événements historiques qui se sont succédé ont contribué à isoler les premiers catholiques. A plusieurs reprises, on a pu penser que la foi s’était éteinte. Les chrétiens sont restés longtemps sans pasteur et aucune information n’était donnée sur la progression de la foi au sein des villages montagnards.
Cependant, malgré l’oubli et le silence, l’esprit de Dieu n’a jamais cessé de travailler au sein de la communauté. Les catholiques sont aujourd’hui au nombre de 800. Presque tous appartiennent à l’ethnie M’nông. Les catholiques sont dispersés dans une vingtaine de villages de la province, éloignés les uns des autres. Un certain nombre de Vietnamiens font aussi partie de cette communauté, des migrants venus récemment du Vietnam du Nord. Comme pour la plupart des autres communautés de ce type (Giao Diêm) (au nombre d’une dizaine dans le diocèse), la chrétienté de Krông Nô n’a pas d’église, ni de chapelle. Chaque fois qu’ils veulent participer à l’eucharistie, les catholiques montagnards sont obligés de parcourir plus de 60 km jusqu’à l’église de la grande paroisse de Giang Son.
Cette situation a ému Mgr Vincent Nguyên Van Ban, évêque de Ban Mê Thuôt. Il a nommé deux jeunes prêtres au titre de vicaires du curé de la paroisse de Giang Son, et les a chargés plus spécialement d’assurer le ministère pastoral pour cette chrétienté à la fois dispersée et lointaine des M’nông de Krong Nô.
Grâce à la présence et au ministère de ces prêtres, la situation a rapidement évolué. Le 15 décembre dernier, l’évêque du diocèse s’est rendu sur les lieux. L’approche des fêtes de Noël et surtout la célébration de la confirmation pour 194 adultes et enfants justifiaient largement ce déplacement. La cérémonie a eu lieu sous une tente de fortune, déchirée en de nombreux endroits. Ce fut un jour de bonheur pour toute la communauté qui participa à la première eucharistie célébrée dans cette région. De la vie de tous, cette journée marque le début d’une nouvelle étape dans la vie religieuse de la communauté de Krong Nô.
68 000 des 361 000 catholiques du diocèse de Ban Mê Thuột appartiennent à des minorités ethniques. Trois ethnies principales vivent dans les provinces de Daklak et de Daknông ainsi que sur la partie de la province de Binh Phuoc qui constituent le territoire du diocèse. La plus nombreuse est l’ethnie E Dê surtout concentrée dans la province de Daklak. Les M’nông viennent en second pour le nombre. Ils résident surtout dans la province de Daknông. Les troisièmes, les Stieng vivent dans la partie de la province de Binh Duong rattachée au diocèse de Ban Mê Thuôt. D’autres minorités sont venues s’installer dans le diocèse; les unes venues du diocèse de voisins de Kontum pendant la guerre, les autres venus du Nord Vietnam après bien 1975 (2).(eda/jm)
(1) C’est ainsi que nous traduisons, faute de mieux, le terme vietnamien « Giao Diêm » que Mgr Paul Nguyn Thai Hop avait ainsi défini pour Eglises d’Asie: « Ce terme se trouve dans quelques décrets publiés dans les années 1990, avant la parution de l‘Ordonnance sur la croyance et la religion. On fait une distinction entre les paroisses proprement dites (Giao Xu), les annexes des paroisses (Giao Ho) et ce type de communauté chrétienne qui ne constitue pas encore une unité canonique. En quelque sorte, c’est l’équivalent de ce que la littérature missionnaire autrefois appelait « chrétienté », une communauté chrétienne en phase de constitution. »
(2) VietCatholic News, le 16 décembre 2014.
(Source: Eglises d'Asie, le 22 décembre 2014)
Cependant, malgré l’oubli et le silence, l’esprit de Dieu n’a jamais cessé de travailler au sein de la communauté. Les catholiques sont aujourd’hui au nombre de 800. Presque tous appartiennent à l’ethnie M’nông. Les catholiques sont dispersés dans une vingtaine de villages de la province, éloignés les uns des autres. Un certain nombre de Vietnamiens font aussi partie de cette communauté, des migrants venus récemment du Vietnam du Nord. Comme pour la plupart des autres communautés de ce type (Giao Diêm) (au nombre d’une dizaine dans le diocèse), la chrétienté de Krông Nô n’a pas d’église, ni de chapelle. Chaque fois qu’ils veulent participer à l’eucharistie, les catholiques montagnards sont obligés de parcourir plus de 60 km jusqu’à l’église de la grande paroisse de Giang Son.
Cette situation a ému Mgr Vincent Nguyên Van Ban, évêque de Ban Mê Thuôt. Il a nommé deux jeunes prêtres au titre de vicaires du curé de la paroisse de Giang Son, et les a chargés plus spécialement d’assurer le ministère pastoral pour cette chrétienté à la fois dispersée et lointaine des M’nông de Krong Nô.
Grâce à la présence et au ministère de ces prêtres, la situation a rapidement évolué. Le 15 décembre dernier, l’évêque du diocèse s’est rendu sur les lieux. L’approche des fêtes de Noël et surtout la célébration de la confirmation pour 194 adultes et enfants justifiaient largement ce déplacement. La cérémonie a eu lieu sous une tente de fortune, déchirée en de nombreux endroits. Ce fut un jour de bonheur pour toute la communauté qui participa à la première eucharistie célébrée dans cette région. De la vie de tous, cette journée marque le début d’une nouvelle étape dans la vie religieuse de la communauté de Krong Nô.
68 000 des 361 000 catholiques du diocèse de Ban Mê Thuột appartiennent à des minorités ethniques. Trois ethnies principales vivent dans les provinces de Daklak et de Daknông ainsi que sur la partie de la province de Binh Phuoc qui constituent le territoire du diocèse. La plus nombreuse est l’ethnie E Dê surtout concentrée dans la province de Daklak. Les M’nông viennent en second pour le nombre. Ils résident surtout dans la province de Daknông. Les troisièmes, les Stieng vivent dans la partie de la province de Binh Duong rattachée au diocèse de Ban Mê Thuôt. D’autres minorités sont venues s’installer dans le diocèse; les unes venues du diocèse de voisins de Kontum pendant la guerre, les autres venus du Nord Vietnam après bien 1975 (2).(eda/jm)
(1) C’est ainsi que nous traduisons, faute de mieux, le terme vietnamien « Giao Diêm » que Mgr Paul Nguyn Thai Hop avait ainsi défini pour Eglises d’Asie: « Ce terme se trouve dans quelques décrets publiés dans les années 1990, avant la parution de l‘Ordonnance sur la croyance et la religion. On fait une distinction entre les paroisses proprement dites (Giao Xu), les annexes des paroisses (Giao Ho) et ce type de communauté chrétienne qui ne constitue pas encore une unité canonique. En quelque sorte, c’est l’équivalent de ce que la littérature missionnaire autrefois appelait « chrétienté », une communauté chrétienne en phase de constitution. »
(2) VietCatholic News, le 16 décembre 2014.
(Source: Eglises d'Asie, le 22 décembre 2014)
Pope Francis: a Curia that is outdated, sclerotic or indifferent to others is an ailing body
ViS
12:11 22/12/2014
Vatican City, 22 December 2014 (VIS) – This morning in the Clementine Hall the Holy Father held his annual meeting with the Roman Curia to exchange Christmas greetings with the members of its component dicasteries, councils, offices, tribunals and commissions. “It is good to think of the Roman Curia as a small model of the Church, that is, a body that seeks, seriously and on a daily basis, to be more alive, healthier, more harmonious and more united in itself and with Christ”.
“The Curia is always required to better itself and to grow in communion, sanctity and wisdom to fully accomplish its mission. However, like any body, it is exposed to sickness, malfunction and infirmity. … I would like to mention some of these illnesses that we encounter most frequently in our life in the Curia. They are illnesses and temptations that weaken our service to the Lord”, continued the Pontiff, who after inviting all those present to an examination of conscience to prepare themselves for Christmas, listed the most common Curial ailments:
The first is “the sickness of considering oneself 'immortal', 'immune' or 'indispensable', neglecting the necessary and habitual controls. A Curia that is not self-critical, that does not stay up-to-date, that does not seek to better itself, is an ailing body. … It is the sickness of the rich fool who thinks he will live for all eternity, and of those who transform themselves into masters and believe themselves superior to others, rather than at their service”.
The second is “'Martha-ism', or excessive industriousness; the sickness of those who immerse themselves in work, inevitably neglecting 'the better part' of sitting at Jesus' feet. Therefore, Jesus required his disciples to rest a little, as neglecting the necessary rest leads to stress and agitation. Rest, once one who has brought his or her mission to a close, is a necessary duty and must be taken seriously: in spending a little time with relatives and respecting the holidays as a time for spiritual and physical replenishment, it is necessary to learn the teaching of Ecclesiastes, that 'there is a time for everything'”.
Then there is “the sickness of mental and spiritual hardening: that of those who, along the way, lose their inner serenity, vivacity and boldness and conceal themselves behind paper, becoming working machines rather than men of God. … It is dangerous to lose the human sensibility necessary to be able to weep with those who weep and to rejoice with those who rejoice! It is the sickness of those who lose those sentiments that were present in Jesus Christ”.
“The ailment of excessive planning and functionalism: this is when the apostle plans everything in detail and believes that, by perfect planning things effectively progress, thus becoming a sort of accountant. … One falls prey to this sickness because it is easier and more convenient to settle into static and unchanging positions. Indeed, the Church shows herself to be faithful to the Holy Spirit to the extent that she does not seek to regulate or domesticate it. The Spirit is freshness, imagination and innovation”.
The “sickness of poor coordination develops when the communion between members is lost, and the body loses its harmonious functionality and its temperance, becoming an orchestra of cacophony because the members do not collaborate and do not work with a spirit of communion or as a team”.
“Spiritual Alzheimer's disease, or rather forgetfulness of the history of Salvation, of the personal history with the Lord, of the 'first love': this is a progressive decline of spiritual faculties, that over a period of time causes serious handicaps, making one incapable of carrying out certain activities autonomously, living in a state of absolute dependence on one's own often imaginary views. We see this is those who have lost their recollection of their encounter with the Lord … in those who build walls around themselves and who increasingly transform into slaves to the idols they have sculpted with their own hands”.
“The ailment of rivalry and vainglory: when appearances, the colour of one's robes, insignia and honours become the most important aim in life. … It is the disorder that leads us to become false men and women, living a false 'mysticism' and a false 'quietism'”.
Then there is “existential schizophrenia: the sickness of those who live a double life, fruit of the hypocrisy typical of the mediocre and the progressive spiritual emptiness that cannot be filled by degrees or academic honours. This ailment particularly afflicts those who, abandoning pastoral service, limit themselves to bureaucratic matters, thus losing contact with reality and with real people. They create a parallel world of their own, where they set aside everything they teach with severity to others and live a hidden, often dissolute life”.
The sickness of “chatter, grumbling and gossip: this is a serious illness that begins simply, often just in the form of having a chat, and takes people over, turning them into sowers of discord, like Satan, and in many cases cold-blooded murderers of the reputations of their colleagues and brethren. It is the sickness of the cowardly who, not having the courage to speak directly to the people involved, instead speak behind their backs”.
“The sickness of deifying leaders is typical of those who court their superiors, with the hope of receiving their benevolence. They are victims of careerism and opportunism, honouring people rather than God. They are people who experience service thinking only of what they might obtain and not of what they should give. They are mean, unhappy and inspired only by their fatal selfishness”.
“The disease of indifference towards others arises when each person thinks only of himself, and loses the sincerity and warmth of personal relationships. When the most expert does not put his knowledge to the service of less expert colleagues; when out of jealousy … one experiences joy in seeing another person instead of lifting him up or encouraging him”.
“The illness of the funereal face: or rather, that of the gruff and the grim, those who believe that in order to be serious it is necessary to paint their faces with melancholy and severity, and to treat others – especially those they consider inferior – with rigidity, hardness and arrogance. In reality, theatrical severity and sterile pessimism are often symptoms of fear and insecurity”.
“The disease of accumulation: when the apostle seeks to fill an existential emptiness of the heart by accumulating material goods, not out of necessity but simply to feel secure. … Accumulation only burdens and inexorably slows down our progress”.
“The ailment of closed circles: when belonging to a group becomes stronger than belonging to the Body and, in some situations, to Christ Himself. This sickness too may start from good intentions but, as time passes, enslaves members and becomes a 'cancer' that threatens the harmony of the Body and causes a great deal of harm – scandals – especially to our littlest brothers”.
Then, there is the “disease of worldly profit and exhibitionism: when the apostle transforms his service into power, and his power into goods to obtain worldly profits or more power. This is the disease of those who seek insatiably to multiply their power and are therefore capable of slandering, defaming and discrediting others, even in newspapers and magazines, naturally in order to brag and to show they are more capable than others”.
After listing these ailments, Pope Francis continued, “We are therefore required, at this Christmas time and in all the time of our service and our existence – to live 'speaking the truth in love, we are to grow up in every way into him who is the head, into Christ, from whom the whole body, joined and held together by every joint with which it is equipped, when each part is working properly, makes the body grow so that it builds itself up in love'”.
“I once read that priests are like aeroplanes: they only make the news when they crash, but there are many that fly. Many criticise them and few pray for them”, he concluded. “It is a very nice phrase, but also very true, as it expresses the importance and the delicacy of our priestly service, and how much harm just one priest who falls may cause to the whole body of the Church”.
“The Curia is always required to better itself and to grow in communion, sanctity and wisdom to fully accomplish its mission. However, like any body, it is exposed to sickness, malfunction and infirmity. … I would like to mention some of these illnesses that we encounter most frequently in our life in the Curia. They are illnesses and temptations that weaken our service to the Lord”, continued the Pontiff, who after inviting all those present to an examination of conscience to prepare themselves for Christmas, listed the most common Curial ailments:
The first is “the sickness of considering oneself 'immortal', 'immune' or 'indispensable', neglecting the necessary and habitual controls. A Curia that is not self-critical, that does not stay up-to-date, that does not seek to better itself, is an ailing body. … It is the sickness of the rich fool who thinks he will live for all eternity, and of those who transform themselves into masters and believe themselves superior to others, rather than at their service”.
The second is “'Martha-ism', or excessive industriousness; the sickness of those who immerse themselves in work, inevitably neglecting 'the better part' of sitting at Jesus' feet. Therefore, Jesus required his disciples to rest a little, as neglecting the necessary rest leads to stress and agitation. Rest, once one who has brought his or her mission to a close, is a necessary duty and must be taken seriously: in spending a little time with relatives and respecting the holidays as a time for spiritual and physical replenishment, it is necessary to learn the teaching of Ecclesiastes, that 'there is a time for everything'”.
Then there is “the sickness of mental and spiritual hardening: that of those who, along the way, lose their inner serenity, vivacity and boldness and conceal themselves behind paper, becoming working machines rather than men of God. … It is dangerous to lose the human sensibility necessary to be able to weep with those who weep and to rejoice with those who rejoice! It is the sickness of those who lose those sentiments that were present in Jesus Christ”.
“The ailment of excessive planning and functionalism: this is when the apostle plans everything in detail and believes that, by perfect planning things effectively progress, thus becoming a sort of accountant. … One falls prey to this sickness because it is easier and more convenient to settle into static and unchanging positions. Indeed, the Church shows herself to be faithful to the Holy Spirit to the extent that she does not seek to regulate or domesticate it. The Spirit is freshness, imagination and innovation”.
The “sickness of poor coordination develops when the communion between members is lost, and the body loses its harmonious functionality and its temperance, becoming an orchestra of cacophony because the members do not collaborate and do not work with a spirit of communion or as a team”.
“Spiritual Alzheimer's disease, or rather forgetfulness of the history of Salvation, of the personal history with the Lord, of the 'first love': this is a progressive decline of spiritual faculties, that over a period of time causes serious handicaps, making one incapable of carrying out certain activities autonomously, living in a state of absolute dependence on one's own often imaginary views. We see this is those who have lost their recollection of their encounter with the Lord … in those who build walls around themselves and who increasingly transform into slaves to the idols they have sculpted with their own hands”.
“The ailment of rivalry and vainglory: when appearances, the colour of one's robes, insignia and honours become the most important aim in life. … It is the disorder that leads us to become false men and women, living a false 'mysticism' and a false 'quietism'”.
Then there is “existential schizophrenia: the sickness of those who live a double life, fruit of the hypocrisy typical of the mediocre and the progressive spiritual emptiness that cannot be filled by degrees or academic honours. This ailment particularly afflicts those who, abandoning pastoral service, limit themselves to bureaucratic matters, thus losing contact with reality and with real people. They create a parallel world of their own, where they set aside everything they teach with severity to others and live a hidden, often dissolute life”.
The sickness of “chatter, grumbling and gossip: this is a serious illness that begins simply, often just in the form of having a chat, and takes people over, turning them into sowers of discord, like Satan, and in many cases cold-blooded murderers of the reputations of their colleagues and brethren. It is the sickness of the cowardly who, not having the courage to speak directly to the people involved, instead speak behind their backs”.
“The sickness of deifying leaders is typical of those who court their superiors, with the hope of receiving their benevolence. They are victims of careerism and opportunism, honouring people rather than God. They are people who experience service thinking only of what they might obtain and not of what they should give. They are mean, unhappy and inspired only by their fatal selfishness”.
“The disease of indifference towards others arises when each person thinks only of himself, and loses the sincerity and warmth of personal relationships. When the most expert does not put his knowledge to the service of less expert colleagues; when out of jealousy … one experiences joy in seeing another person instead of lifting him up or encouraging him”.
“The illness of the funereal face: or rather, that of the gruff and the grim, those who believe that in order to be serious it is necessary to paint their faces with melancholy and severity, and to treat others – especially those they consider inferior – with rigidity, hardness and arrogance. In reality, theatrical severity and sterile pessimism are often symptoms of fear and insecurity”.
“The disease of accumulation: when the apostle seeks to fill an existential emptiness of the heart by accumulating material goods, not out of necessity but simply to feel secure. … Accumulation only burdens and inexorably slows down our progress”.
“The ailment of closed circles: when belonging to a group becomes stronger than belonging to the Body and, in some situations, to Christ Himself. This sickness too may start from good intentions but, as time passes, enslaves members and becomes a 'cancer' that threatens the harmony of the Body and causes a great deal of harm – scandals – especially to our littlest brothers”.
Then, there is the “disease of worldly profit and exhibitionism: when the apostle transforms his service into power, and his power into goods to obtain worldly profits or more power. This is the disease of those who seek insatiably to multiply their power and are therefore capable of slandering, defaming and discrediting others, even in newspapers and magazines, naturally in order to brag and to show they are more capable than others”.
After listing these ailments, Pope Francis continued, “We are therefore required, at this Christmas time and in all the time of our service and our existence – to live 'speaking the truth in love, we are to grow up in every way into him who is the head, into Christ, from whom the whole body, joined and held together by every joint with which it is equipped, when each part is working properly, makes the body grow so that it builds itself up in love'”.
“I once read that priests are like aeroplanes: they only make the news when they crash, but there are many that fly. Many criticise them and few pray for them”, he concluded. “It is a very nice phrase, but also very true, as it expresses the importance and the delicacy of our priestly service, and how much harm just one priest who falls may cause to the whole body of the Church”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm và phát quà tại vùng Sóc Trăng
Maria Vũ Loan
10:54 22/12/2014
Ngày 19/12/2014, Ông già Noel của nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã xuống vùng Sóc Trăng để thăm và tặng quà tại họ đạo Rạch Tráng ở trên Cù Lao Dung và gặp gỡ người khiếm thị, người làm hành tím tại giáo xứ Ngan Rô, thuộc giáo phận Cần Thơ.
Hình ảnh
Sáng sớm, đoàn công tác gồm sáu người hớn hở lên đường vì đây là lần đầu tiên nhóm đến tỉnh Sóc Trăng, một tỉnh có nhiều chùa hơn là nhà thờ. Chúng tôi vượt qua quãng đường 230 km khá dễ dàng vì đường tốt, ít xe đi và quang cảnh đẹp.
Giáo xứ Rạch Tráng
Qua phà Đại Ngãi, chúng tôi phải đi thêm 32 km nữa mới đến nơi gửi xe, sau đó đi xe ôm qua khu vực dân cư mới vào được nhà thờ. Họ đạo Rạch Tráng nằm trên phần đất cù lao, gọi là Cù Lao Dung (phần đất “vun” lên giữa hai cửa biển Trần Đề và Định An - được tạo thành bởi hai nhánh của sông Hậu Giang khi đổ ra biển - người miền Nam đọc trại là cù lao “dzung”, lâu ngày trở thành tên gọi hành chánh). Trước đây, trên cù lao này người dân nghèo nhất tỉnh Sóc Trăng, nay có phần đỡ hơn. Nhà thờ ở giữa những vườn mía, đường đất nhỏ bao quanh, nhà dân ở rải rác...Nhìn chung, nơi đây quang cảnh khá đẹp của miền thôn quê sông nước.
Cha chánh xứ Mattheu Nguyễn Văn Cảnh đón tiếp vui vẻ nhưng chúng tôi không có thời gian uống trà với cha. Trước khi phát quà Noel cho hơn 100 em thiếu nhi và 70 phần quà cho người già, chúng tôi đi thăm một số gia đình nghèo dọc trên những con đường đất nhỏ quanh co cách nhà thờ một, hai cây số; nếu không cứng tay lái thì “lăn” xuống mương dễ dàng. Cây cối ở vùng này làm cho người ở thành thị đến đây cảm thấy thú vị vì đường đi không có rác, cây mọc xanh um, gió thổi mát nhẹ. Có đi thăm từng nhà thì hiểu được phần nào đời sống người dân ở đây: 10% khá giả, 30% làm mướn hoặc trồng mía và hoa màu, 30% lên thành phố làm việc và 30% buôn bán lẻ tẻ và già yếu. Nếu “đầu tư” 7 triệu đồng để trồng một công mía thì sau một năm chỉ thu được 10 triệu đến 12 triệu, tức là lợi nhuận chỉ 3 – 5 triệu đồng; còn hoa màu được trồng xen với mía thì thu lợi cũng vừa mức, thế nên ở đây người dân đa số tạm đủ ăn và nghèo.
Đúng 16 giờ 00, Ông già và bà già Noel xuất hiện trước những ánh mắt ngỡ ngàng của trẻ con vì đây là lần đầu tiên, dịp lễ Giáng Sinh có Ông già Noel xuất hiện; còn bà già Noel do trưởng nhóm Bông Hồng Xanh đóng vai, đã tô điểm thêm cho dịp vui này. Bong bóng, quà tặng, tiếng cười, tiếng hát sinh hoạt tập thể....làm cho quang cảnh bên hông nhà thờ vui hẳn lên. Người già được chụp hình chung với Ông già Noel, nhận phong bì tiền; trẻ em cả “lương” lẫn “giáo” đều nhận quà là áo thun, bánh kẹo. Đố ai diễn tả được niềm vui của các cháu ở quanh họ đạo này khi bắt tay Ông già Noel ra về.
Một Sơ cho biết: “Vì cuộc sống khó khăn nên ở đây họ “khô khan” lắm, chỉ có ngày Chúa Nhật nhà thờ mới đông!”. Chúng tôi còn gửi lại hai Sơ một số phong bì cho những gia đình ở sâu trong ruộng mía mà chỉ có Sơ trẻ mới biết đường dẫn đi.
Buổi tối, ngoài đường tối thui, chúng tôi dùng cơm cùng cha xứ và hai Sơ, nghe cha kể chuyện các đẳng linh hồn mà vừa sợ vừa buồn cười đứt ruột. Chúng tôi nghỉ đêm tại họ đạo để sáng ngày mai, 20/12/2014 tiếp tục hành trình. Sau thánh lễ sáng, bà Sơ trẻ và giáo dân chở chúng tôi ra xe. Chắc Sơ chạy nhanh quá nên một bạn trẻ nói: “Sơ gì mà chạy xe bá cháy!”
Giáo xứ Ngan Rô
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi qua phà Long Phú, đi thêm 80 km nữa, qua nhiều ngôi chùa bên đường để đến xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, tặng quà cho người khiếm thị, người già và tàn tật. Việc đi lại của người khiếm thị khó khăn nên linh mục dẫn đường, cha Giuse Trần Đình Phượng, chánh xứ Ngan Rô, khuyên chúng tôi nên cho tại một xã, còn tại điểm truyền giáo Lạc Hòa có khá nhiều người bị mù vì làm nghề bóc hành tím thì...để lần sau, vì những lý do “rất tế nhị”. Chúng tôi rất buồn nhưng khi nghe cha giải thích riêng thì thấy đó là lí do “đặc biệt” mà chúng tôi không tiện viết ra đây.
Nhiều người thân phải đến đây lãnh dùm người khiếm thị. Có ba dạng người mù ở vùng Vĩnh Châu: bị mù mà hoàn cảnh rất nghèo; bị mù nhưng gia đình có đất canh tác nên cũng tạm đủ ăn; bị mù nhưng gia đình khá giả. Điều đáng chú ý là ở Vĩnh Châu không có một ngôi nhà thờ nào, dù đã có nhiều nỗ lực cho việc truyền giáo.
Phát quà xong, trên đường về, chúng tôi ghé vào một nơi mà nhiều chị em phụ nữ đang làm hành tím. Vừa thấy ông già Noel bước vào, nhiều chị em đã cười khúc khích. Ông già Noel liền nói: “Hôm nay, tôi và các thành nhóm Bông Hồng Xanh ở Sài Gòn đến vùng này, nhân tiện thăm chị em ở đây.....Ông chia hết bánh kẹo rồi, thôi bây giờ ông....phát tiền nghen!”. Các chị em cười rôm rả. Rồi khi đang phát tiền, ông già bỗng cười ha hả, thế là tiếng cười vui lại rộ lên cùng một lúc.
Được biết, một người ngồi cột hành thành từng bó thì một ngày được trả công 50 ngàn đồng (2,5 Usd), giá hành ở đây chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn. Một anh làm ở trạm y tế cho biết: “Những người làm hành giống, tức là hành được ươm để đem gieo trồng, thì bột thuốc giúp cho hành không bị mối mọt rất độc mới làm cho mù mắt, còn cột những bó hành như thế này thì không sao”.
Sau đó, cha cùng chúng tôi đi đến một quán ăn gia đình của một giáo dân tốt lành, cách bờ biển Bạc Liêu khoảng 3 – 4 km để ăn trưa. Mãi đến gần 13 giờ 30, chúng tôi mới đến một nơi dừng chân, sau đó lại phải đi “xe ôm tình nguyện” của giáo dân để vào trong nhà thờ Ngan Rô. Chưa kịp ăn chuối chín của cha xứ chiêu đãi, Ông già Noel lại tất tả đi thăm gia đình nghèo của giáo xứ. Nơi đây người dân còn ở rải rác hơn vùng cù lao, việc đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Dọc đường, chúng tôi thường dừng lại phát kẹo cho trẻ em vì chúng quá xúc động khi nhìn thấy Ông già Noel to cao, bằng xương bằng thịt. Năm nay, người làm Ông già Noel là bạn trẻ không phải là người Công Giáo, nhưng rất thân thiện với trẻ em, lại “diễn” rất đạt trước đám đông và người già. Chỉ có hình ảnh ghi lại mới nói lên điều ấy.
Đến 15 giờ 00 chiều, chúng tôi tất tả ra về. Trái cây vùng này giá rẻ chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn nên xe nặng trĩu cây trái: nào dừa và chuối sứ cha cho cả bao tải; ai cũng có một bịch nhãn to, vú sữa ngon và rẻ nên bạn nào cũng tranh thủ mua nhiều....Xe như chở tất cả hương hoa của Sóc Trăng về Sài Gòn vậy!
Bữa ăn tối và tấm hình cuối cùng của chuyến đi chụp đoàn công tác, chúng tôi yên tâm vì thấy bạn nào cũng còn tươi sau chặng đường dài. Xin cảm ơn kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh. Xin cảm ơn những cụ già, người khiếm thị bất hạnh, người tàn tật và những trẻ em trong sáng như thiên thần đã nhận quà của nhóm chúng tôi.
Hình ảnh
Sáng sớm, đoàn công tác gồm sáu người hớn hở lên đường vì đây là lần đầu tiên nhóm đến tỉnh Sóc Trăng, một tỉnh có nhiều chùa hơn là nhà thờ. Chúng tôi vượt qua quãng đường 230 km khá dễ dàng vì đường tốt, ít xe đi và quang cảnh đẹp.
Giáo xứ Rạch Tráng
Qua phà Đại Ngãi, chúng tôi phải đi thêm 32 km nữa mới đến nơi gửi xe, sau đó đi xe ôm qua khu vực dân cư mới vào được nhà thờ. Họ đạo Rạch Tráng nằm trên phần đất cù lao, gọi là Cù Lao Dung (phần đất “vun” lên giữa hai cửa biển Trần Đề và Định An - được tạo thành bởi hai nhánh của sông Hậu Giang khi đổ ra biển - người miền Nam đọc trại là cù lao “dzung”, lâu ngày trở thành tên gọi hành chánh). Trước đây, trên cù lao này người dân nghèo nhất tỉnh Sóc Trăng, nay có phần đỡ hơn. Nhà thờ ở giữa những vườn mía, đường đất nhỏ bao quanh, nhà dân ở rải rác...Nhìn chung, nơi đây quang cảnh khá đẹp của miền thôn quê sông nước.
Cha chánh xứ Mattheu Nguyễn Văn Cảnh đón tiếp vui vẻ nhưng chúng tôi không có thời gian uống trà với cha. Trước khi phát quà Noel cho hơn 100 em thiếu nhi và 70 phần quà cho người già, chúng tôi đi thăm một số gia đình nghèo dọc trên những con đường đất nhỏ quanh co cách nhà thờ một, hai cây số; nếu không cứng tay lái thì “lăn” xuống mương dễ dàng. Cây cối ở vùng này làm cho người ở thành thị đến đây cảm thấy thú vị vì đường đi không có rác, cây mọc xanh um, gió thổi mát nhẹ. Có đi thăm từng nhà thì hiểu được phần nào đời sống người dân ở đây: 10% khá giả, 30% làm mướn hoặc trồng mía và hoa màu, 30% lên thành phố làm việc và 30% buôn bán lẻ tẻ và già yếu. Nếu “đầu tư” 7 triệu đồng để trồng một công mía thì sau một năm chỉ thu được 10 triệu đến 12 triệu, tức là lợi nhuận chỉ 3 – 5 triệu đồng; còn hoa màu được trồng xen với mía thì thu lợi cũng vừa mức, thế nên ở đây người dân đa số tạm đủ ăn và nghèo.
Đúng 16 giờ 00, Ông già và bà già Noel xuất hiện trước những ánh mắt ngỡ ngàng của trẻ con vì đây là lần đầu tiên, dịp lễ Giáng Sinh có Ông già Noel xuất hiện; còn bà già Noel do trưởng nhóm Bông Hồng Xanh đóng vai, đã tô điểm thêm cho dịp vui này. Bong bóng, quà tặng, tiếng cười, tiếng hát sinh hoạt tập thể....làm cho quang cảnh bên hông nhà thờ vui hẳn lên. Người già được chụp hình chung với Ông già Noel, nhận phong bì tiền; trẻ em cả “lương” lẫn “giáo” đều nhận quà là áo thun, bánh kẹo. Đố ai diễn tả được niềm vui của các cháu ở quanh họ đạo này khi bắt tay Ông già Noel ra về.
Một Sơ cho biết: “Vì cuộc sống khó khăn nên ở đây họ “khô khan” lắm, chỉ có ngày Chúa Nhật nhà thờ mới đông!”. Chúng tôi còn gửi lại hai Sơ một số phong bì cho những gia đình ở sâu trong ruộng mía mà chỉ có Sơ trẻ mới biết đường dẫn đi.
Buổi tối, ngoài đường tối thui, chúng tôi dùng cơm cùng cha xứ và hai Sơ, nghe cha kể chuyện các đẳng linh hồn mà vừa sợ vừa buồn cười đứt ruột. Chúng tôi nghỉ đêm tại họ đạo để sáng ngày mai, 20/12/2014 tiếp tục hành trình. Sau thánh lễ sáng, bà Sơ trẻ và giáo dân chở chúng tôi ra xe. Chắc Sơ chạy nhanh quá nên một bạn trẻ nói: “Sơ gì mà chạy xe bá cháy!”
Giáo xứ Ngan Rô
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi qua phà Long Phú, đi thêm 80 km nữa, qua nhiều ngôi chùa bên đường để đến xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, tặng quà cho người khiếm thị, người già và tàn tật. Việc đi lại của người khiếm thị khó khăn nên linh mục dẫn đường, cha Giuse Trần Đình Phượng, chánh xứ Ngan Rô, khuyên chúng tôi nên cho tại một xã, còn tại điểm truyền giáo Lạc Hòa có khá nhiều người bị mù vì làm nghề bóc hành tím thì...để lần sau, vì những lý do “rất tế nhị”. Chúng tôi rất buồn nhưng khi nghe cha giải thích riêng thì thấy đó là lí do “đặc biệt” mà chúng tôi không tiện viết ra đây.
Nhiều người thân phải đến đây lãnh dùm người khiếm thị. Có ba dạng người mù ở vùng Vĩnh Châu: bị mù mà hoàn cảnh rất nghèo; bị mù nhưng gia đình có đất canh tác nên cũng tạm đủ ăn; bị mù nhưng gia đình khá giả. Điều đáng chú ý là ở Vĩnh Châu không có một ngôi nhà thờ nào, dù đã có nhiều nỗ lực cho việc truyền giáo.
Phát quà xong, trên đường về, chúng tôi ghé vào một nơi mà nhiều chị em phụ nữ đang làm hành tím. Vừa thấy ông già Noel bước vào, nhiều chị em đã cười khúc khích. Ông già Noel liền nói: “Hôm nay, tôi và các thành nhóm Bông Hồng Xanh ở Sài Gòn đến vùng này, nhân tiện thăm chị em ở đây.....Ông chia hết bánh kẹo rồi, thôi bây giờ ông....phát tiền nghen!”. Các chị em cười rôm rả. Rồi khi đang phát tiền, ông già bỗng cười ha hả, thế là tiếng cười vui lại rộ lên cùng một lúc.
Được biết, một người ngồi cột hành thành từng bó thì một ngày được trả công 50 ngàn đồng (2,5 Usd), giá hành ở đây chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn. Một anh làm ở trạm y tế cho biết: “Những người làm hành giống, tức là hành được ươm để đem gieo trồng, thì bột thuốc giúp cho hành không bị mối mọt rất độc mới làm cho mù mắt, còn cột những bó hành như thế này thì không sao”.
Sau đó, cha cùng chúng tôi đi đến một quán ăn gia đình của một giáo dân tốt lành, cách bờ biển Bạc Liêu khoảng 3 – 4 km để ăn trưa. Mãi đến gần 13 giờ 30, chúng tôi mới đến một nơi dừng chân, sau đó lại phải đi “xe ôm tình nguyện” của giáo dân để vào trong nhà thờ Ngan Rô. Chưa kịp ăn chuối chín của cha xứ chiêu đãi, Ông già Noel lại tất tả đi thăm gia đình nghèo của giáo xứ. Nơi đây người dân còn ở rải rác hơn vùng cù lao, việc đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Dọc đường, chúng tôi thường dừng lại phát kẹo cho trẻ em vì chúng quá xúc động khi nhìn thấy Ông già Noel to cao, bằng xương bằng thịt. Năm nay, người làm Ông già Noel là bạn trẻ không phải là người Công Giáo, nhưng rất thân thiện với trẻ em, lại “diễn” rất đạt trước đám đông và người già. Chỉ có hình ảnh ghi lại mới nói lên điều ấy.
Đến 15 giờ 00 chiều, chúng tôi tất tả ra về. Trái cây vùng này giá rẻ chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn nên xe nặng trĩu cây trái: nào dừa và chuối sứ cha cho cả bao tải; ai cũng có một bịch nhãn to, vú sữa ngon và rẻ nên bạn nào cũng tranh thủ mua nhiều....Xe như chở tất cả hương hoa của Sóc Trăng về Sài Gòn vậy!
Bữa ăn tối và tấm hình cuối cùng của chuyến đi chụp đoàn công tác, chúng tôi yên tâm vì thấy bạn nào cũng còn tươi sau chặng đường dài. Xin cảm ơn kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh. Xin cảm ơn những cụ già, người khiếm thị bất hạnh, người tàn tật và những trẻ em trong sáng như thiên thần đã nhận quà của nhóm chúng tôi.
Cộng Đồng CGVN Oregon tổ chức Đêm Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng Sinh
Phan Hoàng Phú Quý
10:59 22/12/2014
(Portland-Oregon) Trong bầu không khí linh thiêng đón mừng kỷ niệm ngày Thiên Chúa Giáng Trần, Ban Chấp Hành Giáo Xứ và quý linh mục trong giáo xứ đã tổ chức tuần lễ tĩnh tâm Mùa Vọng do linh mục Martin de Porres Trần Minh Quân S.J, thuộc dòng Tên giảng thuyết với chủ đề: “Mỗi Ngày Ta Tìm Một Niềm Vui”.
Hình ảnh
Ngày thứ Năm Đề Tài I: Tìm Niềm Vui trong Tiếng Gọi của Tình Yêu Thiên Chúa
Ngày Thứ Sáu Đề tài II: Tìm Niềm Vui Trong Niềm Vui Của Anh Chi Em Chung Quanh
Ngày Thứ Bảy Đề tài III: Tìm Niềm Vui Trong Ân Sũng Từ Trời Cao
Sau mổĩ đề tài đều có thánh lễ đồng tế và quý linh mục ngồi toà giải tội cho mọi giáo dân. Đặc biệt trong ngày Thứ Bảy có buổi hội thảo và tĩnh tâm dành cho giới trẽ ( Trung học & Đại học)
Kết thúc tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Vọng là chương trình Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng sinh với sự tham dự của các ca đoàn trong tiểu bang Oregon qua chủ đề: “Tình Trời Giáng Thế”
Linh mục chánh xứ Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngõ lời chào mừng đến quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cọng đoàn dân Chúa, đồng thờI cũng dâng lời nguyện mỡ đầu và chúc bình an của Chúa Giáng Sinh đến với mọi người, mọi gia đình trong cọng đoàn.
Hai Xướng Ngôn Viên duyên dáng của giáo xứ Tố Hà và Diễm Khánh đã hướng dẫn một chương trình Thánh ca rất linh động như sau:
1 – Ca đoàn Hồng Ân: Trời Gieo Sương Xuống -- Chúa Ra Đời
2 - Ca đoàn Abba: Noel Một Trời Phép Lạ -- Ave Maria
3 – Ca đoàn Têrêsa Beaverton: Tiếng Hát Đêm Khuya -- Đêm Của Lời Hẹn Hò
4 – Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể: Nhạc Kích: Gặp Mẹ Trong Mơ
5 – Ca đoàn Cecilia Beaverton: Đêm Ân Tình -- Noel Đêm Hồng Phúc & Mau Tới Bêlem
6 – Ca đoàn Thánh Linh: Kinh Kính Mừng -- Tình Trời Giáng Thế
7 - Mục Vụ Giới Trẻ: Vũ Khúc Giáng Sinh
8 – Ca đoàn Thiếu Nhi: How Suđenly Baby Cries -- Jingle Bells
9 – Ca đoàn Cecilia Giáo Xứ La Vang: Vinh Danh Thiên Chúa -- Tiếng Ru Trong Đêm
10 – Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt: Vũ Khúc: Noel Huy Hoàng
11 – Ca đoàn La Vang: Ca khúc Giáng Sinh.
12 – Ca đoàn Tổng Hợp: Về Bê Lem Đoàn Con Thánh Kính Tôn Thờ.
Hình ảnh
Ngày thứ Năm Đề Tài I: Tìm Niềm Vui trong Tiếng Gọi của Tình Yêu Thiên Chúa
Ngày Thứ Sáu Đề tài II: Tìm Niềm Vui Trong Niềm Vui Của Anh Chi Em Chung Quanh
Ngày Thứ Bảy Đề tài III: Tìm Niềm Vui Trong Ân Sũng Từ Trời Cao
Sau mổĩ đề tài đều có thánh lễ đồng tế và quý linh mục ngồi toà giải tội cho mọi giáo dân. Đặc biệt trong ngày Thứ Bảy có buổi hội thảo và tĩnh tâm dành cho giới trẽ ( Trung học & Đại học)
Kết thúc tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Vọng là chương trình Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng sinh với sự tham dự của các ca đoàn trong tiểu bang Oregon qua chủ đề: “Tình Trời Giáng Thế”
Linh mục chánh xứ Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngõ lời chào mừng đến quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cọng đoàn dân Chúa, đồng thờI cũng dâng lời nguyện mỡ đầu và chúc bình an của Chúa Giáng Sinh đến với mọi người, mọi gia đình trong cọng đoàn.
Hai Xướng Ngôn Viên duyên dáng của giáo xứ Tố Hà và Diễm Khánh đã hướng dẫn một chương trình Thánh ca rất linh động như sau:
1 – Ca đoàn Hồng Ân: Trời Gieo Sương Xuống -- Chúa Ra Đời
2 - Ca đoàn Abba: Noel Một Trời Phép Lạ -- Ave Maria
3 – Ca đoàn Têrêsa Beaverton: Tiếng Hát Đêm Khuya -- Đêm Của Lời Hẹn Hò
4 – Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể: Nhạc Kích: Gặp Mẹ Trong Mơ
5 – Ca đoàn Cecilia Beaverton: Đêm Ân Tình -- Noel Đêm Hồng Phúc & Mau Tới Bêlem
6 – Ca đoàn Thánh Linh: Kinh Kính Mừng -- Tình Trời Giáng Thế
7 - Mục Vụ Giới Trẻ: Vũ Khúc Giáng Sinh
8 – Ca đoàn Thiếu Nhi: How Suđenly Baby Cries -- Jingle Bells
9 – Ca đoàn Cecilia Giáo Xứ La Vang: Vinh Danh Thiên Chúa -- Tiếng Ru Trong Đêm
10 – Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt: Vũ Khúc: Noel Huy Hoàng
11 – Ca đoàn La Vang: Ca khúc Giáng Sinh.
12 – Ca đoàn Tổng Hợp: Về Bê Lem Đoàn Con Thánh Kính Tôn Thờ.
Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại Cư xá Mekong Melbourne.
Trần Văn Minh
14:28 22/12/2014
Melbourne, lúc 10 giờ sáng Thứ Hai, 22/12/2014. Tại Cư xá Mekong, Vùng Keilor East, Melbourne. Một Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh đã được cử hành thật trọng thể cho quý vị cao niên là “Cư trú viên” trong cư xá.
Mời coi hình
Tất cả 65 cư trú viên không phân biệt tôn giáo, đã được mời đến hội trường cư xá, để tham dự Thánh lễ và nghe Thánh ca Giáng Sinh do Ban Thánh Tâm Ca và các ca đoàn bạn trình diễn. Các bản Thánh ca đã được ca đoàn trình bày thật xuất sắc, lời ca thánh thót rộn ràng vui trước giờ lễ báo hiệu mùa Giáng Sinh đã tới.
Các cư trú viên ngồi trên xe lăn, trên ghế dựa, cùng với các nhân viên và đông đảo giáo dân từ các cộng đoàn chung quanh khu vực cư xá, đã đến tham dự Thánh lễ thật sốt sắng. Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh được quý Linh mục: Nguyễn Văn Xưa, Đinh Thanh Bình và Linh mục Lãm đồng tế.
Trước khi Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh được cử hành, Ông Nguyễn Huy, đại diện cho ban chấp hành Hội Cao Niên Tỵ Nạn Đông Dương lên ngỏ lời chào quý cha, quan khách và cư trú viên, nhân viên làm việc trong cư xá, cùng chúc mừng Giáng Sinh an bình đến toàn thể mọi người, sau đó Ông Lê Dũng Giám đốc cư xá cũng lên chào mừng Giáng Sinh cùng cám ơn quý linh mục, ca đoàn, quý cộng đoàn đã đến để cùng với toàn thể cư trú viên mừng đón Lễ Chúa Giáng Sinh.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục Đinh Thanh Bình đã nhắc lại câu chuyện mà cách nay hơn hai ngàn năm, đại ý là ngày mà hôm nay, chúng ta đang chuẩn bị đón mừng kỷ niệm ngày Chúa xuống trần gian, và ngày xa xưa đó, Ngài đã bị xua đuổi ra nơi chốn xa xôi, nơi có hang lừa thấp hèn để xuống thế. Trong chúng ta, đôi khi cũng có những Giáng Sinh không an bình, những Giáng Sinh có những niềm vui gượng gạo, đau đớn như bị nỗi đau xua đuổi! Chúa đã đến với mọi người không phân biệt tôn giáo. Ngài đến trao ban cho chúng ta một chút hạnh phúc, an bình. Liệu mọi người chúng ta đã sẵn lòng mở cửa quán trọ đời mình để đón nhận Chúa đến, hay chúng ta vẫn thờ ơ, rồi cũng xua đuổi Ngài, giống như những quán trọ của hơn hai ngàn năm trước đã xua đuổi Chúa.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, đại diện cư xá đã lên tặng qùa Giáng Sinh đến quý cha đồng tế, đại diện ca đoàn, và một hoạt cảnh Giáng Sinh được các cháu thiếu nhi trình diễn thật đặc sắc, được sự cổ vũ rất chân thành của toàn thể cử tọa.
Cuối cùng, một buổi tiệc BBQ. Đã được Ban giám đốc Cư xá Mekong khoản đãi. Bữa ăn trưa tạo niềm vui giữa mọi người trong cũng như ngoài cư xá, như niềm tri ân những người đã đến đưa niềm vui Giáng Sinh cho quý cư trú viên, nhân viên và ngược lại, mọi người đã cùng nhau chung hưởng mừng ngày Chúa Giáng Sinh đem an bình đến cho nhân loại.
Mời coi hình
Tất cả 65 cư trú viên không phân biệt tôn giáo, đã được mời đến hội trường cư xá, để tham dự Thánh lễ và nghe Thánh ca Giáng Sinh do Ban Thánh Tâm Ca và các ca đoàn bạn trình diễn. Các bản Thánh ca đã được ca đoàn trình bày thật xuất sắc, lời ca thánh thót rộn ràng vui trước giờ lễ báo hiệu mùa Giáng Sinh đã tới.
Các cư trú viên ngồi trên xe lăn, trên ghế dựa, cùng với các nhân viên và đông đảo giáo dân từ các cộng đoàn chung quanh khu vực cư xá, đã đến tham dự Thánh lễ thật sốt sắng. Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh được quý Linh mục: Nguyễn Văn Xưa, Đinh Thanh Bình và Linh mục Lãm đồng tế.
Trước khi Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh được cử hành, Ông Nguyễn Huy, đại diện cho ban chấp hành Hội Cao Niên Tỵ Nạn Đông Dương lên ngỏ lời chào quý cha, quan khách và cư trú viên, nhân viên làm việc trong cư xá, cùng chúc mừng Giáng Sinh an bình đến toàn thể mọi người, sau đó Ông Lê Dũng Giám đốc cư xá cũng lên chào mừng Giáng Sinh cùng cám ơn quý linh mục, ca đoàn, quý cộng đoàn đã đến để cùng với toàn thể cư trú viên mừng đón Lễ Chúa Giáng Sinh.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Linh mục Đinh Thanh Bình đã nhắc lại câu chuyện mà cách nay hơn hai ngàn năm, đại ý là ngày mà hôm nay, chúng ta đang chuẩn bị đón mừng kỷ niệm ngày Chúa xuống trần gian, và ngày xa xưa đó, Ngài đã bị xua đuổi ra nơi chốn xa xôi, nơi có hang lừa thấp hèn để xuống thế. Trong chúng ta, đôi khi cũng có những Giáng Sinh không an bình, những Giáng Sinh có những niềm vui gượng gạo, đau đớn như bị nỗi đau xua đuổi! Chúa đã đến với mọi người không phân biệt tôn giáo. Ngài đến trao ban cho chúng ta một chút hạnh phúc, an bình. Liệu mọi người chúng ta đã sẵn lòng mở cửa quán trọ đời mình để đón nhận Chúa đến, hay chúng ta vẫn thờ ơ, rồi cũng xua đuổi Ngài, giống như những quán trọ của hơn hai ngàn năm trước đã xua đuổi Chúa.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, đại diện cư xá đã lên tặng qùa Giáng Sinh đến quý cha đồng tế, đại diện ca đoàn, và một hoạt cảnh Giáng Sinh được các cháu thiếu nhi trình diễn thật đặc sắc, được sự cổ vũ rất chân thành của toàn thể cử tọa.
Cuối cùng, một buổi tiệc BBQ. Đã được Ban giám đốc Cư xá Mekong khoản đãi. Bữa ăn trưa tạo niềm vui giữa mọi người trong cũng như ngoài cư xá, như niềm tri ân những người đã đến đưa niềm vui Giáng Sinh cho quý cư trú viên, nhân viên và ngược lại, mọi người đã cùng nhau chung hưởng mừng ngày Chúa Giáng Sinh đem an bình đến cho nhân loại.
Văn Hóa
Quyền lực Do-thái
Lm. Nguyễn Hữu Thy
09:33 22/12/2014
Quyền lực Do Thái
Qua những trang trình bày tổng quát về lịch sử dân Do Thái ở trên, từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay, có lẽ cũng đủ để cho phép chúng ta trước hết có được một ý niệm và một nhận thức nhất định nào đó về dân tộc đặc biệt này, về một dân tộc mà người ta thường gọi là„Dân riêng của Thiên Chúa“ hay „Dân tuyển chọn của Thiên Chúa.“
Vâng, qua cuốn Kinh Thánh Cựu Ước, cuốn Sách Thánh và đồng thời là cuốn Sách Lịch Sử duy nhất của dân tộc Do Thái, người ta nhận chân được rõ ràng nguồn gốc dân tộc Do Thái không phải phát xuất từ những câu chuyện thần thoại giả tưởng, nhưng được hình thành từ ông Áp-ra-ham, một vị Tổ Phụ khả kính, đầy lòng kính sợ Thiên Chúa và tuyệt đối tin tưởng phó thác vào Người, đã được chính Thiên Chúa Tạo Hóa tuyển chọn (x. St 12,1-2). Và trong suốt dòng lịch sử của dân Do Thái, Thiên Chúa luôn can thiệp một cách trực tiếp: Người cho phép họ được tiếp cận Người như chưa bao giờ có dân nào được như vậy, được nghe các huấn lệnh của Người, được chính Người dẫn dắt và được chứng kiến nhãn tiền những phép lạ cả thể Người làm cho họ. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề làm thay cho họ những gì họ phải thực hiện và không hề che chắn cho họ trước những thách đố đầy khó khăn nằm trong tầm tay tự vệ của họ. Đó cũng là cách thức Thiên Chúa luôn đối xử với con người nói chung.
Nhưng một thực tại hiển nhiên và quan trọng khác mà chúng ta cũng có thể khám phá ra được trong quá trình lập nước, xây dựng nước và bảo vệ nước của dân Do Thái, từ khởi thủy cho đến ngày hôm nay, một thực tại mà chúng tôi xin được gọi là „Quyền lực Do Thái.“
Những dòng trình bày về lịch sử dân Do Thái ở trên đã giúp chúng ta biết rõ được thực trạng đau thương của dân tộc này, một dân tộc bé nhỏ nhất thế giới, luôn phải sống trong cảnh bị kỳ thị, bị khinh miệt, bị đàn áp, bị bóc lột, bị hành hạ và bị sát hại dã man, v.v… từ khi họ còn phải sống trong cảnh nô lệ ở Ai-cập cho tới khi được định cư và lập quốc tại xứ Ca-na-an, miền Đất Hứa của họ, nhưng rồi lại triền miên bị các tộc người khác đến đánh chiếm, bị xâm lăng, Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị san bằng, nhiều lần bị trục xuất ra khỏi chính quê hương của mình, trong số đó có ít nhất ba cuộc lưu đày sang Babylon là đau thương và kéo dài nhất, v.v… cho đến cuộc hủy diệt sau cùng do quân Roma gây ra vào năm 70 sau Công Nguyên khi họ đánh thắng cuộc nổi dậy giải phóng quê hương của người Do Thái. Kết cục, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, các lâu đài dinh thự cũng như nhà cửa trong thành Giê-ru-sa-lem lại hoàn toàn bị tiêu hủy, đến nỗi „không còn tảng đá nào trên tảng đá nào nữa“ mãi cho tới ngày nay, đúng như lời tiên báo của Đức Giêsu. (x. Mt 24,1-2). Còn dân chúng đều bị đưa đi lưu đày khắp tứ phương thiên hạ. Và kể từ năm 1948, khi tân quốc gia Ít-ra-en được tái lập và mọi người Do Thái khắp nơi trên thế giới lần lượt được hồi hương, để rồi biến một tân quốc gia Ít-ra-en nhỏ bé thủa ban đầu với một dân số quá khiêm tốn vào khoảng trên dưới 800.000 người trở thành một quốc gia Ít-ra-en hùng cường, văn minh tiến bộ cao độ và bất khả lấn chiếm bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào như ngày nay với một dân số trên 8.000.000 người.
Nếu người ta có lý khi đưa ra nhận định rằng „trong cái rủi luôn ấn chứa cái may“, thì điều đó hoàn toàn đúng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh và định mệnh người Do Thái. Suốt dòng lịch sử của mình, Ít-ra-en đã biết bao lần bị ngoại bang xâm chiếm và dày xéo, dân chúng bị lưu đày, nhất là trong cuộc lưu đày cuối cùng vào đầu Công Nguyên kéo dài gần hai ngàn năm, đất nước hầu như bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nhưng chính trong nỗi bất hạnh tột cùng ấy, chính trong cuộc lưu đày khắp tứ phương thiên hạ không hẹn ngày về ấy, đặc biệt ở Trung Đông, ở các nước Âu Mỹ này lại là một cái may mắn to lớn, là một cái phúc lợi vĩ đại cho người Do Thái nói chung và cho nhà nước Ít-ra-en nói riêng.
Vì trong một cuộc lưu đày kéo dài cả gần hai ngàn năm như thế, người Do Thái một đàng vẫn luôn giữ nguyên được bản sắc và căn tính „Do-thái“ của mình là trung thành tuân giữ Giao Ước giữa Thiên Chúa với Tổ phụ Áp-ra-ham, với Mô-sê và với toàn thể dân tộc họ, tức thực thi các giới răn và huấn lệnh của Thiên Chúa như đã được ghi rõ trong từng trang của Sách Đệ Nhị Luật:
„Đây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã truyền phải dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành trong đất anh em sắp sang chiếm hữu. Như vậy anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu. Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, đã phán với anh em. Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.“ ( Đnl 6,1-9).
Chứ họ không hề để mình đồng hóa với người dân bản xứ trong sự thờ phượng các ngẫu tượng của các dân này, và luôn vọng về cố hương – trước ngày tái lập quốc vào năm 1948, những người Do Thái trên khắp thế giới khi gặp nhau, trước hết họ luôn chúc nhau „sang năm gặp lại tại Giê-ru-sa-lem“ – và một đàng khác họ lại biết sống hòa đồng hoàn toàn vào các sinh hoạt và trở thành công dân thực thụ của những địa phương, nơi họ bị lưu đày. Đây quả thực cả là một phương thức sống vô cùng khôn ngoan của người Do Thái đã giúp cho họ dành được phần thắng lợi về cho mình và cho dân tộc mình.
Sự thành công này của người Do Thái một phần lớn là do họ luôn trung thành ghi lòng tạc dạ và cử hành biến cố Vượt Qua của dân tộc họ, tức biến cố Thiên Chúa đã ra tay giải phóng họ ra khỏi ách nộ lệ lầm than tủi nhục tại Ai-cập qua trung gian người tôi trung của Người là Tổ phụ Mô-sê.
Vâng, nhờ có bản chất thông minh và khôn ngoan thiên phú vượt trội của mình, người Do Thái ở Âu châu cũng như ở trên khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ đã nắm vững ưu thế và làm chủ được những lãnh vực quan trọng mang tính cách quyết định của nước sở tại, như nền kinh tế nói chung và lãnh vực ngân hàng tiền tệ nói riêng, các ngành khoa học chủ chốt, các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v… Bởi vậy, nếu nước Mỹ là một nước tư bản giàu có hàng đầu thế giới, thì nền tư bản Mỹ phần lớn nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái và nếu thành phố New Yok là thành phố kinh tế đầu não của Mỹ, thì thành phố này lại là thành phố của những người Mỹ gốc Do Thái. Do đó, nếu người ta không muốn nói rằng nền kinh tế Mỹ nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái, thì người ta lại phải chân thành nhìn nhận rằng những người Mỹ gốc Do Thái đang nắm phần chủ động trong việc chi phối nền kinh tế nước này. Nhưng những ai chi phối được nền kinh tế của một đất nước, thì thường cũng chi phối được các lãnh vực khác của nước ấy nữa, như chính trị, văn hóa và xã hội. Đây là quy luật bất thành văn của cuộc sống.
Những nhận định này có thể được coi là một giải mã hợp lý cho „bí mật“ tại sao quốc gia nhỏ bé Ít-ra-en có thể tồn tại, phát triển và nhất là có thể chiến thắng được các kẻ thủ đông số và hùng cường hơn họ gấp trăm gấp ngàn lần. Dĩ nhiên, ý chí tự tồn và bất khuất của người Do Thái là những nhân tố quan trọng mang tính cách quyết định trong sự tồn vong của dân tộc họ. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng người Do Thái chiến đấu bằng các vũ khí tối tân nhất của Mỹ và những viện trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ là nền tảng vững chãi cho sự phát triển cần thiết của Ít-ra-en.
Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng khác cũng đã góp phần chủ yếu vào việc sinh tồn và bảo vệ an ninh toàn vẹn của Ít-ra-en mà chúng ta cũng không nên bỏ qua, đó là các hoạt động của cơ quan tình báo Mossad của họ. Tuy Ít-ra-en là một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, nhưng cơ quan tình báo của họ lại có một mạng lưới hoạt động rộng rãi và bao quát nhất thế giới, hữu hiệu và chính xác nhất thế giới, đến nỗi người ta có thể quả quyết không sai rằng cơ quan tình báo Mossad của Ít-ra-en còn vượt mặt cả cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo KGB của Nga Sô. Một lợi điểm vô cùng quan trọng của cơ quan tình báo Mossad mà các cơ quan tình báo của các nước khác, trong đó kể cả CIA của Mỹ và KGB của Nga Sô, không thể có được là các điệp viên hay các cộng sự viên của cơ quan tình báo Ít-ra-en đã được cấy trồng từ hàng ngàn năm nay qua các biến cố lưu đày ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Những người này là công dân thực thụ của các nước sở tại, là thành viên và nói tiếng nói của địa phương ấy, nhưng họ lại là tai mắt cực kỳ bén nhạy của cố hương Ít-ra-en của họ, một cố hương tuy ngàn trùng xa cách về mặt địa lý nhưng lại gần gũi trong chính trái tim dạt dào dòng máu „Do-thái“ của họ, trong chính dòng huyết quản tình tự dân tộc của họ. Vâng, hàng ngàn hàng vạn hay hàng triệu cộng sự viên này của Mossad hành động không hẳn vì tiền bạc hay lợi lộc vật chất, nhưng trước hết và trên hết là vì tình yêu dân tộc, vì lòng ái quốc sâu xa của họ đối với cố hương Ít-ra-en. Và sợi dây nối kết họ lại với nhau và nối kết họ lại với cố hương Ít-ra-en một cách bất khả phân ly như thế, dù họ ở bất cứ phương trời nào trên trái đất này, là cuốn Kinh Thánh Cựu Ước.
Tất cả những điều vừa nói giúp người ta nhận ra được một thực tại cụ thể quá hiển nhiên tại các nước Âu Mỹ ngày nay, đầu não của cả thế giới về nhiều lãnh vực, mà chúng ta khó lòng phủ nhận, đó là người Do Thái thực sự đang nắm giữ một ảnh hưởng quan trọng mang tính cách quyết định, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, kinh tế và ngân hàng, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở điểm này chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể: Ở Hoa Kỳ hay ở bất cứ quốc gia Tây Âu nào, từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ trưởng cho tới bất cứ một nhân vật quan trọng nào trong xã hội có những phát ngôn hay hành động gây nguy hiểm, bất lợi hay tổn thất cho người Do Thái nói chung và nhà nước Ít-ra-en nói riêng, thì tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước trên thế giới đều đồng loạt lên tiếng phân tách, bình luận và phản đối liên tục một cách gay gắt, mãi cho tới khi nhân vật liên hệ ấy phải từ chức và rút lui về vườn.
Vâng, ngày nay, trên thế giới nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, „Quyền lực Do Thái“ không chỉ là một thực tại minh nhiên mà còn là một quyền lực vô biên!
Nói tóm lại, dù muốn hay không người ta cũng phải chân thành nhìn nhận rằng dân tộc Do Thái quả thực là một dân tộc ưu tú nhất thế giới, oai hùng nhất thế giới, bất khuất nhất thế giới và, vì thế, nổi danh nhất thế giới. Đây chính là điểm khiến người ta tự hỏi: Phải chăng lời hứa của Thiên Chúa với ông Áp-ra-ham, Tổ phụ dân Do Thái từ ngàn năm trước là „làm cho ông thành một dân tộc lớn, sẽ chúc phúc cho ông và sẽ làm tên tuổi ông được lẫy lừng“ (x. St 12,2) nay đã được hiện thực hóa?
(Trích trong tác phẩm: Lm Nguyễn Hữu Thy: “Tôi đi hành hương Thánh Địa Ít-ra-en“, Trier 2014, trang 63-71)
Qua những trang trình bày tổng quát về lịch sử dân Do Thái ở trên, từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay, có lẽ cũng đủ để cho phép chúng ta trước hết có được một ý niệm và một nhận thức nhất định nào đó về dân tộc đặc biệt này, về một dân tộc mà người ta thường gọi là„Dân riêng của Thiên Chúa“ hay „Dân tuyển chọn của Thiên Chúa.“
Vâng, qua cuốn Kinh Thánh Cựu Ước, cuốn Sách Thánh và đồng thời là cuốn Sách Lịch Sử duy nhất của dân tộc Do Thái, người ta nhận chân được rõ ràng nguồn gốc dân tộc Do Thái không phải phát xuất từ những câu chuyện thần thoại giả tưởng, nhưng được hình thành từ ông Áp-ra-ham, một vị Tổ Phụ khả kính, đầy lòng kính sợ Thiên Chúa và tuyệt đối tin tưởng phó thác vào Người, đã được chính Thiên Chúa Tạo Hóa tuyển chọn (x. St 12,1-2). Và trong suốt dòng lịch sử của dân Do Thái, Thiên Chúa luôn can thiệp một cách trực tiếp: Người cho phép họ được tiếp cận Người như chưa bao giờ có dân nào được như vậy, được nghe các huấn lệnh của Người, được chính Người dẫn dắt và được chứng kiến nhãn tiền những phép lạ cả thể Người làm cho họ. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề làm thay cho họ những gì họ phải thực hiện và không hề che chắn cho họ trước những thách đố đầy khó khăn nằm trong tầm tay tự vệ của họ. Đó cũng là cách thức Thiên Chúa luôn đối xử với con người nói chung.
Nhưng một thực tại hiển nhiên và quan trọng khác mà chúng ta cũng có thể khám phá ra được trong quá trình lập nước, xây dựng nước và bảo vệ nước của dân Do Thái, từ khởi thủy cho đến ngày hôm nay, một thực tại mà chúng tôi xin được gọi là „Quyền lực Do Thái.“
Những dòng trình bày về lịch sử dân Do Thái ở trên đã giúp chúng ta biết rõ được thực trạng đau thương của dân tộc này, một dân tộc bé nhỏ nhất thế giới, luôn phải sống trong cảnh bị kỳ thị, bị khinh miệt, bị đàn áp, bị bóc lột, bị hành hạ và bị sát hại dã man, v.v… từ khi họ còn phải sống trong cảnh nô lệ ở Ai-cập cho tới khi được định cư và lập quốc tại xứ Ca-na-an, miền Đất Hứa của họ, nhưng rồi lại triền miên bị các tộc người khác đến đánh chiếm, bị xâm lăng, Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị san bằng, nhiều lần bị trục xuất ra khỏi chính quê hương của mình, trong số đó có ít nhất ba cuộc lưu đày sang Babylon là đau thương và kéo dài nhất, v.v… cho đến cuộc hủy diệt sau cùng do quân Roma gây ra vào năm 70 sau Công Nguyên khi họ đánh thắng cuộc nổi dậy giải phóng quê hương của người Do Thái. Kết cục, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, các lâu đài dinh thự cũng như nhà cửa trong thành Giê-ru-sa-lem lại hoàn toàn bị tiêu hủy, đến nỗi „không còn tảng đá nào trên tảng đá nào nữa“ mãi cho tới ngày nay, đúng như lời tiên báo của Đức Giêsu. (x. Mt 24,1-2). Còn dân chúng đều bị đưa đi lưu đày khắp tứ phương thiên hạ. Và kể từ năm 1948, khi tân quốc gia Ít-ra-en được tái lập và mọi người Do Thái khắp nơi trên thế giới lần lượt được hồi hương, để rồi biến một tân quốc gia Ít-ra-en nhỏ bé thủa ban đầu với một dân số quá khiêm tốn vào khoảng trên dưới 800.000 người trở thành một quốc gia Ít-ra-en hùng cường, văn minh tiến bộ cao độ và bất khả lấn chiếm bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào như ngày nay với một dân số trên 8.000.000 người.
Nếu người ta có lý khi đưa ra nhận định rằng „trong cái rủi luôn ấn chứa cái may“, thì điều đó hoàn toàn đúng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh và định mệnh người Do Thái. Suốt dòng lịch sử của mình, Ít-ra-en đã biết bao lần bị ngoại bang xâm chiếm và dày xéo, dân chúng bị lưu đày, nhất là trong cuộc lưu đày cuối cùng vào đầu Công Nguyên kéo dài gần hai ngàn năm, đất nước hầu như bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nhưng chính trong nỗi bất hạnh tột cùng ấy, chính trong cuộc lưu đày khắp tứ phương thiên hạ không hẹn ngày về ấy, đặc biệt ở Trung Đông, ở các nước Âu Mỹ này lại là một cái may mắn to lớn, là một cái phúc lợi vĩ đại cho người Do Thái nói chung và cho nhà nước Ít-ra-en nói riêng.
Vì trong một cuộc lưu đày kéo dài cả gần hai ngàn năm như thế, người Do Thái một đàng vẫn luôn giữ nguyên được bản sắc và căn tính „Do-thái“ của mình là trung thành tuân giữ Giao Ước giữa Thiên Chúa với Tổ phụ Áp-ra-ham, với Mô-sê và với toàn thể dân tộc họ, tức thực thi các giới răn và huấn lệnh của Thiên Chúa như đã được ghi rõ trong từng trang của Sách Đệ Nhị Luật:
„Đây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã truyền phải dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành trong đất anh em sắp sang chiếm hữu. Như vậy anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu. Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, đã phán với anh em. Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.“ ( Đnl 6,1-9).
Chứ họ không hề để mình đồng hóa với người dân bản xứ trong sự thờ phượng các ngẫu tượng của các dân này, và luôn vọng về cố hương – trước ngày tái lập quốc vào năm 1948, những người Do Thái trên khắp thế giới khi gặp nhau, trước hết họ luôn chúc nhau „sang năm gặp lại tại Giê-ru-sa-lem“ – và một đàng khác họ lại biết sống hòa đồng hoàn toàn vào các sinh hoạt và trở thành công dân thực thụ của những địa phương, nơi họ bị lưu đày. Đây quả thực cả là một phương thức sống vô cùng khôn ngoan của người Do Thái đã giúp cho họ dành được phần thắng lợi về cho mình và cho dân tộc mình.
Sự thành công này của người Do Thái một phần lớn là do họ luôn trung thành ghi lòng tạc dạ và cử hành biến cố Vượt Qua của dân tộc họ, tức biến cố Thiên Chúa đã ra tay giải phóng họ ra khỏi ách nộ lệ lầm than tủi nhục tại Ai-cập qua trung gian người tôi trung của Người là Tổ phụ Mô-sê.
Vâng, nhờ có bản chất thông minh và khôn ngoan thiên phú vượt trội của mình, người Do Thái ở Âu châu cũng như ở trên khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ đã nắm vững ưu thế và làm chủ được những lãnh vực quan trọng mang tính cách quyết định của nước sở tại, như nền kinh tế nói chung và lãnh vực ngân hàng tiền tệ nói riêng, các ngành khoa học chủ chốt, các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v… Bởi vậy, nếu nước Mỹ là một nước tư bản giàu có hàng đầu thế giới, thì nền tư bản Mỹ phần lớn nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái và nếu thành phố New Yok là thành phố kinh tế đầu não của Mỹ, thì thành phố này lại là thành phố của những người Mỹ gốc Do Thái. Do đó, nếu người ta không muốn nói rằng nền kinh tế Mỹ nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái, thì người ta lại phải chân thành nhìn nhận rằng những người Mỹ gốc Do Thái đang nắm phần chủ động trong việc chi phối nền kinh tế nước này. Nhưng những ai chi phối được nền kinh tế của một đất nước, thì thường cũng chi phối được các lãnh vực khác của nước ấy nữa, như chính trị, văn hóa và xã hội. Đây là quy luật bất thành văn của cuộc sống.
Những nhận định này có thể được coi là một giải mã hợp lý cho „bí mật“ tại sao quốc gia nhỏ bé Ít-ra-en có thể tồn tại, phát triển và nhất là có thể chiến thắng được các kẻ thủ đông số và hùng cường hơn họ gấp trăm gấp ngàn lần. Dĩ nhiên, ý chí tự tồn và bất khuất của người Do Thái là những nhân tố quan trọng mang tính cách quyết định trong sự tồn vong của dân tộc họ. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng người Do Thái chiến đấu bằng các vũ khí tối tân nhất của Mỹ và những viện trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ là nền tảng vững chãi cho sự phát triển cần thiết của Ít-ra-en.
Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng khác cũng đã góp phần chủ yếu vào việc sinh tồn và bảo vệ an ninh toàn vẹn của Ít-ra-en mà chúng ta cũng không nên bỏ qua, đó là các hoạt động của cơ quan tình báo Mossad của họ. Tuy Ít-ra-en là một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, nhưng cơ quan tình báo của họ lại có một mạng lưới hoạt động rộng rãi và bao quát nhất thế giới, hữu hiệu và chính xác nhất thế giới, đến nỗi người ta có thể quả quyết không sai rằng cơ quan tình báo Mossad của Ít-ra-en còn vượt mặt cả cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo KGB của Nga Sô. Một lợi điểm vô cùng quan trọng của cơ quan tình báo Mossad mà các cơ quan tình báo của các nước khác, trong đó kể cả CIA của Mỹ và KGB của Nga Sô, không thể có được là các điệp viên hay các cộng sự viên của cơ quan tình báo Ít-ra-en đã được cấy trồng từ hàng ngàn năm nay qua các biến cố lưu đày ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Những người này là công dân thực thụ của các nước sở tại, là thành viên và nói tiếng nói của địa phương ấy, nhưng họ lại là tai mắt cực kỳ bén nhạy của cố hương Ít-ra-en của họ, một cố hương tuy ngàn trùng xa cách về mặt địa lý nhưng lại gần gũi trong chính trái tim dạt dào dòng máu „Do-thái“ của họ, trong chính dòng huyết quản tình tự dân tộc của họ. Vâng, hàng ngàn hàng vạn hay hàng triệu cộng sự viên này của Mossad hành động không hẳn vì tiền bạc hay lợi lộc vật chất, nhưng trước hết và trên hết là vì tình yêu dân tộc, vì lòng ái quốc sâu xa của họ đối với cố hương Ít-ra-en. Và sợi dây nối kết họ lại với nhau và nối kết họ lại với cố hương Ít-ra-en một cách bất khả phân ly như thế, dù họ ở bất cứ phương trời nào trên trái đất này, là cuốn Kinh Thánh Cựu Ước.
Tất cả những điều vừa nói giúp người ta nhận ra được một thực tại cụ thể quá hiển nhiên tại các nước Âu Mỹ ngày nay, đầu não của cả thế giới về nhiều lãnh vực, mà chúng ta khó lòng phủ nhận, đó là người Do Thái thực sự đang nắm giữ một ảnh hưởng quan trọng mang tính cách quyết định, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, kinh tế và ngân hàng, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở điểm này chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể: Ở Hoa Kỳ hay ở bất cứ quốc gia Tây Âu nào, từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ trưởng cho tới bất cứ một nhân vật quan trọng nào trong xã hội có những phát ngôn hay hành động gây nguy hiểm, bất lợi hay tổn thất cho người Do Thái nói chung và nhà nước Ít-ra-en nói riêng, thì tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước trên thế giới đều đồng loạt lên tiếng phân tách, bình luận và phản đối liên tục một cách gay gắt, mãi cho tới khi nhân vật liên hệ ấy phải từ chức và rút lui về vườn.
Vâng, ngày nay, trên thế giới nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, „Quyền lực Do Thái“ không chỉ là một thực tại minh nhiên mà còn là một quyền lực vô biên!
Nói tóm lại, dù muốn hay không người ta cũng phải chân thành nhìn nhận rằng dân tộc Do Thái quả thực là một dân tộc ưu tú nhất thế giới, oai hùng nhất thế giới, bất khuất nhất thế giới và, vì thế, nổi danh nhất thế giới. Đây chính là điểm khiến người ta tự hỏi: Phải chăng lời hứa của Thiên Chúa với ông Áp-ra-ham, Tổ phụ dân Do Thái từ ngàn năm trước là „làm cho ông thành một dân tộc lớn, sẽ chúc phúc cho ông và sẽ làm tên tuổi ông được lẫy lừng“ (x. St 12,2) nay đã được hiện thực hóa?
(Trích trong tác phẩm: Lm Nguyễn Hữu Thy: “Tôi đi hành hương Thánh Địa Ít-ra-en“, Trier 2014, trang 63-71)
Đêm Bêlem
Kim Ân
09:49 22/12/2014
ĐÊM BÊLEM
Em có nghe tinh tú vui hớn hở,
Những rộn ràng trong muôn nẻo không trung?
Nhạc Thiên Cung tấu giai khúc vô cùng,
Khi trời đất kết giao tình muôn thủa?
Bên hang núi mục đồng vui điệu sáo,
Giữa mây trời thần sứ tấu lời ca,
Và ánh quang của muôn dải ngân hà
Hoà tiếng dế nỉ non nơi nội cỏ.
Em có nghe cả một một trời diệu vợi,
Với muôn muôn sinh vật khắp dương gian,
Cả cung Hằng thổn thức khúc hân hoan,
Nghe rộn rã tiếng bò lừa gõ móng.
Hang đá lạnh nghiêng mình nghe sương rụng,
Lớp rơm khô kết lá đuổi gió lùa,
Em có nghe hơi thở mỏng như tơ
Của Con Trẻ thiêm thiếp trong máng cỏ?
Mây ngừng trôi dõi mắt nhìn chăm chú,
Sao đắm mình suy niệm chuyện diệu kì.
Mẹ Đồng Trinh âu yếm khép làn mi,
Lòng chan chứa cả một trời thương mến.
Bầy chiên nhỏ ngẩng đầu dâng hơi ấm,
Chú bê non quì gối tiến vị nồng.
Thánh Giuse lặng lẽ đứng bên song,
Chắn gió lạnh của đêm đông hoang địa.
Xa xa kia muôn vạn người nhân thế,
Say giấc nồng trong chăn ấm nệm êm,
Khoác mộng giầu sang phú quí quanh mình,
Chẳng màng tới cả đất trời náo nức!
Em có nghe tiếng sao đêm thổn thức,
Khúc rộn ràng gieo khắp nẻo không trung?
Em có nghe kìa Hội Nhạc Thiên Cung
Hoà tấu khúc kết giao trời với đất?
KIM ÂN
Những rộn ràng trong muôn nẻo không trung?
Nhạc Thiên Cung tấu giai khúc vô cùng,
Khi trời đất kết giao tình muôn thủa?
Bên hang núi mục đồng vui điệu sáo,
Giữa mây trời thần sứ tấu lời ca,
Và ánh quang của muôn dải ngân hà
Hoà tiếng dế nỉ non nơi nội cỏ.
Em có nghe cả một một trời diệu vợi,
Với muôn muôn sinh vật khắp dương gian,
Cả cung Hằng thổn thức khúc hân hoan,
Nghe rộn rã tiếng bò lừa gõ móng.
Hang đá lạnh nghiêng mình nghe sương rụng,
Lớp rơm khô kết lá đuổi gió lùa,
Em có nghe hơi thở mỏng như tơ
Của Con Trẻ thiêm thiếp trong máng cỏ?
Mây ngừng trôi dõi mắt nhìn chăm chú,
Sao đắm mình suy niệm chuyện diệu kì.
Mẹ Đồng Trinh âu yếm khép làn mi,
Lòng chan chứa cả một trời thương mến.
Bầy chiên nhỏ ngẩng đầu dâng hơi ấm,
Chú bê non quì gối tiến vị nồng.
Thánh Giuse lặng lẽ đứng bên song,
Chắn gió lạnh của đêm đông hoang địa.
Xa xa kia muôn vạn người nhân thế,
Say giấc nồng trong chăn ấm nệm êm,
Khoác mộng giầu sang phú quí quanh mình,
Chẳng màng tới cả đất trời náo nức!
Em có nghe tiếng sao đêm thổn thức,
Khúc rộn ràng gieo khắp nẻo không trung?
Em có nghe kìa Hội Nhạc Thiên Cung
Hoà tấu khúc kết giao trời với đất?
KIM ÂN
Bài thơ Giáng Sinh
Trầm Thiên Thu
09:52 22/12/2014
Giêsu là Chúa muôn loài
Mà không nhà cửa giữa trời Be-lem
Ngài sinh trong cảnh nghèo hèn
Để cho con được ấm êm giữa đời
Ngài bơ vơ phận làm người
Để con có được niềm vui gia đình
Ngài chia sẻ kiếp nhân sinh
Đồng lao cộng khổ, lênh đênh đời nghèo
Dựng nên đất thấp, trời cao
Mà Ngài chịu cảnh lao đao không nhà
Lạnh lùng băng giá nửa khuya
Giêsu như một trẻ thơ bình thường
Giáng Sinh – sự kiện khôn lường
Nhớ lời Kinh Thánh tỏ tường từ xưa:
Ví như Chúa chẳng xây nhà
Thợ nề vất vả cũng là uổng công (*)
Cầu xin Thiên Chúa xót thương
Những người lay lắt đoạn trường sớm khuya
Lo sinh kế, chẳng có nhà
Cái nghèo chồng chất, lệ nhòa từng đêm
Vô gia cư thật vô duyên
Kẻ khinh, người ghét, ai thèm tâm giao?
Be-lem hang đá năm nào
Còn nguyên ký ức đêm sao sáng ngời!
Giêsu giáng thế làm người
Để thương cứu những cảnh đời lầm than
Vòng tay công lý mở toang
Vinh danh Thiên Chúa, bình an nhân trần
(*) Tv 127:1.
BÀI THƠ GIÁNG SINH
Giáng sinh hạnh phúc bao la
Tâm hồn rạo rực chan ḥòa niềm vui
Vui vì Con Chúa ra đời
Ban Ơn Cứu Độ những ai ngay lành
Tình Ngài cao cả vô ngần
Hồn say Ơn Thánh tinh thần thái an
Thiên thu bền vững mùa xuân
Hết rồi kiếp sống trầm luân hôm nào
Bây giờ đã thấy ánh sao
Đưa đường tìm Đấng Tối Cao muôn đời
Con quỳ lạy Chúa Ngôi Lời
Cho con biết sống trọn đời “xin vâng”
Tình Ngài cao cả muôn trùng
Sinh nơi hang đá vì thương nhân loài
Con quỳ lạy Chúa Ngôi Hai
Cho con biết sống trọn đời yêu thương
Cây Noel
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:50 22/12/2014
Cây Giáng Sinh đã đến Công trường Thánh Phêrô tỏa sáng vào ngày 19 tháng 12 năm 2014.
Một cây thông Noel khổng lồ, một cây thông trắng cao hơn 80 feet sẽ được đặt tại Công trường Thánh Phêrô, đã đến tại Vatican.
Ánh sáng của cây Giáng Sinh sẽ tỏa sáng vào chiều thứ Sáu, ngày 19 tháng12. Đồng thời, Vatican cũng sẽ giới thiệu các cảnh Giáng sinh tại Công trường Thánh Phêrô, được cấu hình 25 hình ảnh sắp xếp theo kích thước thật.Năm nay, cây Giáng Sinh đến từ các tỉnh Fabrizia, Calabria của Ý. Cảnh Giáng Sinh này là món quà từ Verona dành cho Arena Foundation. (Jos. Tú Nạc, NMS)
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật. Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo.
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo Hội Công Giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian, cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng: ''Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng''. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi "Cây Noel" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa Nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ''Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân".
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang....Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
'' Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương'' (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế. Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của "lễ hội văn hóa Giáng Sinh". Bình an và niềm vui là quà tặng của Giáng sinh. Cây Noel lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lên tia hy vọng như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Ánh sáng của cây Giáng Sinh sẽ tỏa sáng vào chiều thứ Sáu, ngày 19 tháng12. Đồng thời, Vatican cũng sẽ giới thiệu các cảnh Giáng sinh tại Công trường Thánh Phêrô, được cấu hình 25 hình ảnh sắp xếp theo kích thước thật.Năm nay, cây Giáng Sinh đến từ các tỉnh Fabrizia, Calabria của Ý. Cảnh Giáng Sinh này là món quà từ Verona dành cho Arena Foundation. (Jos. Tú Nạc, NMS)
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật. Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo.
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo Hội Công Giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian, cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng: ''Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng''. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi "Cây Noel" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa Nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ''Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân".
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang....Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
'' Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương'' (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế. Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của "lễ hội văn hóa Giáng Sinh". Bình an và niềm vui là quà tặng của Giáng sinh. Cây Noel lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lên tia hy vọng như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Vài câu chuyện về Lễ Giáng Sinh
Lữ Giang
12:01 22/12/2014
Hôm nay, thế giới đang dộn dịp chuẩn bị đón mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu, chúng tôi sưu tra và ghi lại dưới đây một vài câu chuyện liên quan đến Lễ Giáng Sinh.
Sự hình thành Lễ Giáng Sinh
Thời kỳ Giáo Hội Kitô giáo còn sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), Lễ Giáng Sinh được mừng chung với lễ Hiển linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Giáo Hội mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Một nguồn tài liệu khác cho biết vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, các tín hữu Kitô giáo sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật Đức Giêsu, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là một việc làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Đến thế kỷ IV, những người Kitô giáo mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ, vì cho đến lúc đó, Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt Trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người Kitô giáo đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt Trời" của người La Mã. Nhờ vậy, không bị chính quyền La Mã phát hiện.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt Trời" và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật của Đức Giêsu. Đến năm 354, Đức Giáo Hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu.
Chữ CHRISMAS gồm hai chữ ghép lại: Chữ Christ có nghĩa là “Đấng chịu xức dầu”, tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là viết tắt của chữ Mass, có nghĩa là thánh lễ. Christmas là Lễ của Đứng Christ.
Chữ NOEL là tiếng Pháp, viết tắt từ chữ Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Cây thông NOEL
Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu. Đến thế kỉ 19, cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ. Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Ông Già Noel
Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ IV. Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng về tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Nicholas được tôn là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, cho đảo Cicilia, cho nước Hy Lạp và cho nước Nga. Tất nhiên thánh Nicholas cũng là người bảo trợ của các trẻ em. Vào thế kỷ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.
Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas và người theo Anh giáo đọc thành Santa Claus.
Năm 1882, Clement Clarke Moore (1779 – 1863) đã viết bản nhạc nổi tiếng là “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Ông được coi là người hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.
Thiệp Giáng Sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
The spirit of Christmas should not be just for one day but for the whole year! Wishing you love, joy and peace the whole year round. Merry Christmas.
Sự hình thành Lễ Giáng Sinh
Thời kỳ Giáo Hội Kitô giáo còn sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), Lễ Giáng Sinh được mừng chung với lễ Hiển linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Giáo Hội mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Một nguồn tài liệu khác cho biết vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, các tín hữu Kitô giáo sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật Đức Giêsu, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là một việc làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Đến thế kỷ IV, những người Kitô giáo mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ, vì cho đến lúc đó, Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt Trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người Kitô giáo đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt Trời" của người La Mã. Nhờ vậy, không bị chính quyền La Mã phát hiện.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt Trời" và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật của Đức Giêsu. Đến năm 354, Đức Giáo Hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Giêsu.
Chữ CHRISMAS gồm hai chữ ghép lại: Chữ Christ có nghĩa là “Đấng chịu xức dầu”, tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là viết tắt của chữ Mass, có nghĩa là thánh lễ. Christmas là Lễ của Đứng Christ.
Chữ NOEL là tiếng Pháp, viết tắt từ chữ Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Cây thông NOEL
Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu. Đến thế kỉ 19, cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ. Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Ông Già Noel
Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ IV. Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng về tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Nicholas được tôn là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, cho đảo Cicilia, cho nước Hy Lạp và cho nước Nga. Tất nhiên thánh Nicholas cũng là người bảo trợ của các trẻ em. Vào thế kỷ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.
Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas và người theo Anh giáo đọc thành Santa Claus.
Năm 1882, Clement Clarke Moore (1779 – 1863) đã viết bản nhạc nổi tiếng là “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Ông được coi là người hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.
Thiệp Giáng Sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
The spirit of Christmas should not be just for one day but for the whole year! Wishing you love, joy and peace the whole year round. Merry Christmas.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giáng Sinh Từ Sydney
Diệp Hải Dung Australia
22:34 22/12/2014
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia.
(Hình chụp Gđ St.Bankstown Sydney)
Xin cho con biết dâng Ngài món quà nhỏ
Là lòng con, lời kinh nguyện giữa đêm đông
(Trích thơ của Sa Mạc Hồng)