Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:00 21/12/2015
81. TÊN ĐẸP SAU KHI CHẾT.
Trương Lý Ưng sống rất là bừa bãi, được biệt hiệu là “Giang Đông bộ binh.”
Có người khuyên anh ta:
- “Lẽ nào anh bừa bãi vậy mãi sao, anh không muốn để lại một cái tên tốt đẹp sau khi chết sao ?”
Trương Lý Ưng không một chút lưu tâm, nói:
- “Ngàn vạn cái tên tốt sau khi chết, cũng không bằng bây giờ một ly rượu ngon.”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 81:
“Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”, nhưng thời bây giờ thì người ta không thèm để lại tiếng tốt sau khi chết, vì đối với họ, chết rồi thì “còn làm ăn gì được nữa”, cho nên người ta cứ sống phây phây trên đống tội và trong sự ác của mình.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu không hệ tại việc sống để lưu lại tiếng tốt cho hậu thế, nhưng là “sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa”, mà sống cho Chúa thì không tìm hư danh, không làm việc tốt để lưu lại tên tuổi cho hậu thế, nhưng làm việc tốt là vì yêu mến Thiên Chúa qua mỗi một con người, qua mỗi sự việc mà họ tiếp xúc, làm việc... Việc làm của người lành thánh sẽ không bị quên lãng, mà Thiên Chúa thì không bao giờ “ủng hộ” việc ác, trái lại, Ngài luôn yêu thích điều lành và khuyến khích ban ơn cho người làm điều thiện, bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh.
Các thánh khổ tu đã không muốn người ta khen mình nên đã vào trong rừng sâu để tu đạo, vậy mà người ta vẫn biết và tôn vinh; các thánh tử đạo đã tuyên xưng đức tin của mình không phải để được khen, nhưng là để chứng minh niềm tin của mình vào Đức Ki-tô phục sinh, nên tên tuổi của các ngài đã được ngàn đời lưu danh...
Người Ki-tô hữu của thời đại ngày nay cũng thế, thành tâm kính Chúa, thật sự yêu người, vui tươi sống đạo, chính là để tiếng tốt lại cho đời vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Trương Lý Ưng sống rất là bừa bãi, được biệt hiệu là “Giang Đông bộ binh.”
Có người khuyên anh ta:
- “Lẽ nào anh bừa bãi vậy mãi sao, anh không muốn để lại một cái tên tốt đẹp sau khi chết sao ?”
Trương Lý Ưng không một chút lưu tâm, nói:
- “Ngàn vạn cái tên tốt sau khi chết, cũng không bằng bây giờ một ly rượu ngon.”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 81:
“Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”, nhưng thời bây giờ thì người ta không thèm để lại tiếng tốt sau khi chết, vì đối với họ, chết rồi thì “còn làm ăn gì được nữa”, cho nên người ta cứ sống phây phây trên đống tội và trong sự ác của mình.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu không hệ tại việc sống để lưu lại tiếng tốt cho hậu thế, nhưng là “sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa”, mà sống cho Chúa thì không tìm hư danh, không làm việc tốt để lưu lại tên tuổi cho hậu thế, nhưng làm việc tốt là vì yêu mến Thiên Chúa qua mỗi một con người, qua mỗi sự việc mà họ tiếp xúc, làm việc... Việc làm của người lành thánh sẽ không bị quên lãng, mà Thiên Chúa thì không bao giờ “ủng hộ” việc ác, trái lại, Ngài luôn yêu thích điều lành và khuyến khích ban ơn cho người làm điều thiện, bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh.
Các thánh khổ tu đã không muốn người ta khen mình nên đã vào trong rừng sâu để tu đạo, vậy mà người ta vẫn biết và tôn vinh; các thánh tử đạo đã tuyên xưng đức tin của mình không phải để được khen, nhưng là để chứng minh niềm tin của mình vào Đức Ki-tô phục sinh, nên tên tuổi của các ngài đã được ngàn đời lưu danh...
Người Ki-tô hữu của thời đại ngày nay cũng thế, thành tâm kính Chúa, thật sự yêu người, vui tươi sống đạo, chính là để tiếng tốt lại cho đời vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:06 21/12/2015
N2T |
5. Con muốn sống thanh khiết sao? Con phải khiêm tốn. Con muốn thật thanh khiết sao? Con càng phải rất khiêm tốn.
(Thánh Apollonia)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp các nhân viên làm việc tại Vatican và gia đình họ
Đặng Tự Do
17:59 21/12/2015
Trong buổi tiếp kiến dành cho các nhân viên của Tòa Thánh và Quốc Gia Thành Vatican Nhà nước, và gia đình của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn “xin tha thứ vì những vụ tai tiếng đã xảy ra tại Vatican trong năm qua”
“Tuy nhiên, tôi muốn thái độ của tôi và cuả anh chị em, đặc biệt trong những ngày này, trên tất cả phải là một lời cầu nguyện: cầu nguyện cho những người dự phần vào các vụ tai tiếng ấy, để những ai đã sai phạm biết ăn năn và tìm đường ra đường ngay nẻo chính một lần nữa”
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Tôi khuyến khích anh chị em chăm sóc cho mối hôn nhân của mình và cho con cái của anh chị em ... Một cuộc hôn nhân là một thực tại sống động: cuộc sống của hai vợ chồng không bao giờ được coi là đương nhiên, trong mọi giai đoạn của con đường gia đình. Chúng ta hãy nhớ rằng món quà quý giá nhất cho trẻ em chính là tình yêu của cha mẹ - và tôi muốn đề cập đến không chỉ tình yêu của cha mẹ đối với con cái, nhưnglà tình yêu của cha mẹ dành cho nhau.”
“Tuy nhiên, tôi muốn thái độ của tôi và cuả anh chị em, đặc biệt trong những ngày này, trên tất cả phải là một lời cầu nguyện: cầu nguyện cho những người dự phần vào các vụ tai tiếng ấy, để những ai đã sai phạm biết ăn năn và tìm đường ra đường ngay nẻo chính một lần nữa”
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Tôi khuyến khích anh chị em chăm sóc cho mối hôn nhân của mình và cho con cái của anh chị em ... Một cuộc hôn nhân là một thực tại sống động: cuộc sống của hai vợ chồng không bao giờ được coi là đương nhiên, trong mọi giai đoạn của con đường gia đình. Chúng ta hãy nhớ rằng món quà quý giá nhất cho trẻ em chính là tình yêu của cha mẹ - và tôi muốn đề cập đến không chỉ tình yêu của cha mẹ đối với con cái, nhưnglà tình yêu của cha mẹ dành cho nhau.”
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Triều Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
20:35 21/12/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến giáo triều Roma sáng ngày 21-12-2015, ĐTC đã liệt kê một danh sách 12 cặp đức tính cần thiết cho những người phục vụ trong giáo triều và tất cả những người làm cho sự thánh hiến hoặc việc phục vụ của họ dành cho Giáo Hội được phong phú.
Các HY, GM và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh đến chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới. ĐTC nhắc lại rằng trong dịp gặp gỡ năm ngoái, ngài đã nói đến 15 thứ bệnh và cám dỗ có thể xảy ra cho mỗi Kitô hữu, mỗi giáo triều hay giáo phủ, các cộng đoàn, dòng tu, giáo xứ và phong trào Giáo Hội. Các thứ bệnh đó đòi phải phòng ngừa, cảnh giác, chữa trị và đôi khi có những can thiệp đau thương và kéo dài. Một vài thứ bệnh đó, rất tiếc là đã xảy ra trong năm nay, gây đau khổ không ít cho toàn thể thân mình và làm tổn thương bao nhiêu linh hồn”.
ĐTC cũng nói thêm rằng: ”Thật là một bất công rất lớn nếu không biểu lộ lòng biết ơn sâu đạm và khích lệ đúng phép đối với tất cả những người lành mạnh và lương thiện đang tận tụy làm việc, với lòng trung thành và khả năng chuyên môn, cống hiến cho Giáo Hội và người kế vị Thánh Phêrô, sự an ủi, liên đới, vâng phục cũng như kinh nguyện quảng đại của họ”.
Rồi ĐTC lần lượt liệt kê và giải thích các đức tính mà những người phục vụ tại Tòa Thánh và Giáo Hội cần phải đó. Ngài cũng kêu gọi các vị Tổng trưởng, Chủ tịch và các Bề trên hãy đào sâu thêm và bổ túc các đức tính này cho các cơ quan liên hệ thuộc quyền.
Trong số các đức tính đó có: tinh thần truyền giáo và mục vụ (1), khả năng thích hợp và tinh tế (2), linh đạo và tình người (3), gương mẫu và trung thành (4), hợp lý và dễ mến (5), thận trọng và cương quyết (6), bác ái và sự thật (7), lương thiện và trưởng thành (8), tôn trọng và khiêm tốn (9), quảng đại và quan tâm (10), can đảm và mau mắn, đáng tín nhiệm và điều độ (12).
ĐTC nhận xét rằng tất cả các đức tính trên đây có thể là một sự vắn tắt về lòng thương xót, và trong phần kết luận, ngài nói:
”Lòng thương xót không phải là một tình cảm chóng qua, nhưng là tổng hợp Tin Mừng, là sự chọn lựa của người muốn có những tâm tình của Trái Tim Chúa Giêsu, của người muốn nghiêm túc bước theo Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta: ”Các con hãy có lòng thương xót như Cha các con” (Lc 6,36, Xc 5,48).
Vì vậy, ”Ước gì lòng thương xót hướng dẫn những bước đường của chúng ta, soi sáng các cuộc cải tổ và những quyết định của chúng ta. Ước gì lòng thương xót là cột trụ nâng đỡ hoạt động của chúng ta, dạy chúng ta khi nào chúng ta phải tiến bước và khi nào chúng ta phải bước lui..” (SD 21-12-2015)
Các HY, GM và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh đến chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới. ĐTC nhắc lại rằng trong dịp gặp gỡ năm ngoái, ngài đã nói đến 15 thứ bệnh và cám dỗ có thể xảy ra cho mỗi Kitô hữu, mỗi giáo triều hay giáo phủ, các cộng đoàn, dòng tu, giáo xứ và phong trào Giáo Hội. Các thứ bệnh đó đòi phải phòng ngừa, cảnh giác, chữa trị và đôi khi có những can thiệp đau thương và kéo dài. Một vài thứ bệnh đó, rất tiếc là đã xảy ra trong năm nay, gây đau khổ không ít cho toàn thể thân mình và làm tổn thương bao nhiêu linh hồn”.
ĐTC cũng nói thêm rằng: ”Thật là một bất công rất lớn nếu không biểu lộ lòng biết ơn sâu đạm và khích lệ đúng phép đối với tất cả những người lành mạnh và lương thiện đang tận tụy làm việc, với lòng trung thành và khả năng chuyên môn, cống hiến cho Giáo Hội và người kế vị Thánh Phêrô, sự an ủi, liên đới, vâng phục cũng như kinh nguyện quảng đại của họ”.
Rồi ĐTC lần lượt liệt kê và giải thích các đức tính mà những người phục vụ tại Tòa Thánh và Giáo Hội cần phải đó. Ngài cũng kêu gọi các vị Tổng trưởng, Chủ tịch và các Bề trên hãy đào sâu thêm và bổ túc các đức tính này cho các cơ quan liên hệ thuộc quyền.
Trong số các đức tính đó có: tinh thần truyền giáo và mục vụ (1), khả năng thích hợp và tinh tế (2), linh đạo và tình người (3), gương mẫu và trung thành (4), hợp lý và dễ mến (5), thận trọng và cương quyết (6), bác ái và sự thật (7), lương thiện và trưởng thành (8), tôn trọng và khiêm tốn (9), quảng đại và quan tâm (10), can đảm và mau mắn, đáng tín nhiệm và điều độ (12).
ĐTC nhận xét rằng tất cả các đức tính trên đây có thể là một sự vắn tắt về lòng thương xót, và trong phần kết luận, ngài nói:
”Lòng thương xót không phải là một tình cảm chóng qua, nhưng là tổng hợp Tin Mừng, là sự chọn lựa của người muốn có những tâm tình của Trái Tim Chúa Giêsu, của người muốn nghiêm túc bước theo Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta: ”Các con hãy có lòng thương xót như Cha các con” (Lc 6,36, Xc 5,48).
Vì vậy, ”Ước gì lòng thương xót hướng dẫn những bước đường của chúng ta, soi sáng các cuộc cải tổ và những quyết định của chúng ta. Ước gì lòng thương xót là cột trụ nâng đỡ hoạt động của chúng ta, dạy chúng ta khi nào chúng ta phải tiến bước và khi nào chúng ta phải bước lui..” (SD 21-12-2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
3.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tham gia lễ hội Giáng Sinh do Caritas TGP. Saigon tổ chức
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
08:58 21/12/2015
Xem hình
Chiều 19/12/2015, sân TTMV TGP và cả sân ĐCV. Thánh Giuse Sài Gòn đều mở rộng cửa đón tiếp khách mời trong ngày lễ hội Giáng Sinh.
Khách của Caritas TGP. Saigon rất đặc biệt và dễ thương. Đó là 3.332 các em đến từ hơn 60 cơ sở và mái ấm trong và ngoài TGP. Saigon. Các em được đón tiếp nồng hậu như những chàng hoàng tử và những cô công chúa. Vẻ mặt của bé nào cũng rạng ngời long lanh.
Chương trình đón tiếp được bắt đầu lúc 12 giờ 30, các em được phục vụ tại các gian hàng ẩm thực và trò chơi. Cha giám đốc Caritas Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB cho biết mỗi cháu nhận được 14 phiếu, trong đó 04 phiếu phục vụ đồ ăn, 04 phiếu nước uống và đồ ăn nhẹ, 04 phiếu chơi trò chơi và 02 phiếu quà lưu niệm. Mỗi em như ẵm trên tay mình một gia tài lớn. Các gian hàng đông đúc, đắt đỏ. Có đến 45 giáo xứ tham gia cho 70 gian hàng, số lượng người phục vụ là con số “ khủng” 2.200 người. Ấn tượng nhất với tôi có lẽ là các bạn lo vệ sinh. Cứ 10 bước chân lại có thùng rác và hai bạn nữ. Tôi lân la hỏi thăm và được biết các em đến từ lưu xá thuộc dòng Phan Sinh. Cả thảy 230 em.
Ban tổ chức cho biết số lượng các em là 3.332 em và 402 người chăm sóc. Việc điều phối và các công việc rất nhiều, phải lên kế hoạch và họp hành chuẩn bị từ ba tháng trước để phục vụ tốt nhất cho các em. Sơ Ngọc Thủy, phó giám đốc Caritas Saigon chia sẻ: chuẩn bị cho các em từ thể lý đến tinh thần, mặt nào cũng phải đạt tốt nhất. Những mái ấm ở xa, cần hỗ trợ thêm chi phí đi lại, văn phòng Carritas sẽ hỗ trợ. Các mái ấm, nhà mở... không phải đóng bất cứ một khoản chi phí nào.
Tạ ơn Chúa với Caritas TGP. Saigon, vì lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nên nhiều người chung tay của ít lòng nhiều.
Ngoài những trò chơi cho trẻ bình thường, còn có những gian hàng phục vụ trẻ khuyết tật. Chỉ có mấy trò chơi nhưng gian hàng này chiếm đến 230 người phục vụ. Quả thực là chu đáo đến “từng centimet”.
Các em còn được phục vụ miễn phí nước rửa tay (gel) và khăn ướt. Các tình nguyện viên đứng tại con đường nối giữa các gian hàng đồ ăn sang khu vực sân khấu. Sạch sẽ và khoa học trong việc sắp đặt công việc và lo cho các em về an toàn vệ sinh.
Khoảng hơn 5 giờ chiều, các gian hàng bắt đầu đóng cửa vì đã “ hết hàng”, các “ thượng đế” lúc đó nháo nhào đi đổi những chiếc vé trên tay cuối cùng để bắt đầu chương trình văn nghệ.
Trong lời tuyên bố khai mạc lễ hội, Cha giám đốc Vinh Sơn chia sẻ: Các con ơi ! Các con có vui không? Dạ vui. Tiếng đáp lại giòn giã và phấn khích. Cha nói tiếp: Mọi người lớn ở đây ai ai cũng yêu thương chúng con hết, muốn dành trọn tâm tình ấy cho các con, và đáng lẽ ra phải đến nơi con ở để thăm các con, nhưng các con đã cất công đến đây, công của các con rất lớn. Cha và mọi người ở đây cảm ơn các con nhiều lắm.” Tiếng vỗ tay vang lên vang dội từ các phía của sân khấu.
Đức Tổng Giám mục Phaolo Bùi Văn Đọc hiện diện thăm hỏi và ngài chúc các em một ngày trọn vẹn niềm vui.
Các tiết mục dành cho các em rất dễ thương, có đến hai đoàn ảo thuật trình diễn, những pha gay cấn, nín thở, đứng tim làm cho tôi hồi hộp theo dõi,. Tôi lén quan sát các gương mặt các em, mọi ánh mắt dán chặt sân khấu, tất cả các đôi mắt không rời sân khấu đến một giây. Những người tổ chức chương trình có lẽ cũng chỉ mong niềm vui mình mang lại cho các em như thế ! Chương trình còn mời được hai ca sĩ đang hot nhất là Đàm Vĩnh Hưng và Phan Đình Tùng. Cả hai mang lại những tiếng huýt sáo, những tiếng gọi, những cánh tay vẫy từ các phía khán giả và hai ca sĩ này được các khán giả say sưa như uống từng lời ca.
Những tưởng là thiệt thòi cho các em khiếm thính khi tham gia chương trình mà không nghe được gì. Nhưng ban tổ chức đã chu đáo mời một giáo viên đứng sẵn trên sân khấu thông dịch bằng ngôn ngữ khiếm thính cho các bạn, nên ai cũng được thưởng thức bữa tiệc tinh thần trong ngày lễ hội cách trọn vẹn.
Diễm, sinh viên trường RMIT thuộc lưu xá Thiên Phước cho biết: đang là mùa thi, nhưng chúng con tranh thủ tập văn nghệ diễn cho các em, không ngờ đông như thế này. Con cảm thấy vui vì mình đóng góp được một điều gì đó cho các em kém may mắn trong ngày lễ hội.
Tiết mục mùa ông già Noel xuống phố được cha xứ giáo xứ Tân Phước đóng góp vào chương trình và cha nói: thương Caritas Saigon lắm đấy nhé. Vâng, có lẽ việc điều động 130 diễn viên nhí khá là vất vả từ khâu tập múa cho đến việc di chuyển. Và tiết mục múa ấy rộn ràng hết sân khấu lan truyền xuống phía dưới khán giả và được tặng nhiều tràng pháo tay cảm ơn.
Tranh thủ lúc xem văn nghệ tôi hỏi cậu bé Thiên Phước lớp tình thương - Dòng con Đức Mẹ Phù Hộ phụ trách- về ngày hôm nay. Không một chút ngập ngừng, cậu bé lớp hai trả lời: Con rất vui vì hôm nay con được đi chơi này, con có túi mới này ( mỗi em được phát một balo màu đỏ rực rỡ), con được ăn ngon và nhiều và còn được tặng quà nữa.
Không chỉ người Việt Nam góp phần mà tôi còn thấy một nhóm anh chị em nước ngoài chung tay. Họ cũng đeo bảng tên và công việc của họ là giúp đẩy xe lăn. Anh Joaquin Beral là quản lý dự án (project manager) của Zalora. Anh cùng chung tay chia sẻ niềm vui với các em trong ngày lễ hội. Trong nhóm này phần lớn đang làm việc tại Saigon còn một lại là sinh viên đến từ nhiều quốc gia.
Ông Lê Thanh Liêm, đại diện các em dâng lời tri ân Đức tổng, cha giám đốc Vinh Sơn, quý Sơ và nhân viên Caritas TGP. Saigon, quý giáo xứ và quý ân nhân xa gần đã góp vật lực và tài lực cho các em được hưởng một ngày lễ hội Giáng Sinh trọn vẹn niềm vui.
Ngày lễ hội kết thúc bằng vũ điệu múa tuyệt vời của các ông bà già Noel và sau đó mỗi bạn được chính ông bà già trao tận tay gói quà nặng trịch mà ban tổ chức tiết lộ cho người viết biết bên trong là một chai sữa tắm, một bịch chocolate, một món đồ chơi và một bình đựng nước. Tất cả 4 món quà này do 04 ân nhân trao tặng làm thành món quà quý của ông bà già Noel.
Chúa Hài Đồng đã quy tụ các thiên thần, các mục đồng và các con vật đến hang Belem. Hôm nay, chính Ngài cũng quy tụ hơn sáu ngàn con người với nhiều hoàn cảnh khác nhau đến TTMV. TGP Saigon để được phục vụ lẫn nhau, nhìn thấy nhau cười, nhìn thấy nhau vui và nhìn thấy tình yêu Giáng Thế thể hiện trên từng khuôn mặt.
Đêm nay, những giấc mơ xuống thế không xa lạ gì nữa với mọi người, nhưng đã thành hiện thực giữa niềm vui được chia sẻ, niềm vui ĐẾN ĐỂ YÊU THƯƠNG 2015.
Saigon 20/12/2015
Chiều 19/12/2015, sân TTMV TGP và cả sân ĐCV. Thánh Giuse Sài Gòn đều mở rộng cửa đón tiếp khách mời trong ngày lễ hội Giáng Sinh.
Khách của Caritas TGP. Saigon rất đặc biệt và dễ thương. Đó là 3.332 các em đến từ hơn 60 cơ sở và mái ấm trong và ngoài TGP. Saigon. Các em được đón tiếp nồng hậu như những chàng hoàng tử và những cô công chúa. Vẻ mặt của bé nào cũng rạng ngời long lanh.
Chương trình đón tiếp được bắt đầu lúc 12 giờ 30, các em được phục vụ tại các gian hàng ẩm thực và trò chơi. Cha giám đốc Caritas Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB cho biết mỗi cháu nhận được 14 phiếu, trong đó 04 phiếu phục vụ đồ ăn, 04 phiếu nước uống và đồ ăn nhẹ, 04 phiếu chơi trò chơi và 02 phiếu quà lưu niệm. Mỗi em như ẵm trên tay mình một gia tài lớn. Các gian hàng đông đúc, đắt đỏ. Có đến 45 giáo xứ tham gia cho 70 gian hàng, số lượng người phục vụ là con số “ khủng” 2.200 người. Ấn tượng nhất với tôi có lẽ là các bạn lo vệ sinh. Cứ 10 bước chân lại có thùng rác và hai bạn nữ. Tôi lân la hỏi thăm và được biết các em đến từ lưu xá thuộc dòng Phan Sinh. Cả thảy 230 em.
Ban tổ chức cho biết số lượng các em là 3.332 em và 402 người chăm sóc. Việc điều phối và các công việc rất nhiều, phải lên kế hoạch và họp hành chuẩn bị từ ba tháng trước để phục vụ tốt nhất cho các em. Sơ Ngọc Thủy, phó giám đốc Caritas Saigon chia sẻ: chuẩn bị cho các em từ thể lý đến tinh thần, mặt nào cũng phải đạt tốt nhất. Những mái ấm ở xa, cần hỗ trợ thêm chi phí đi lại, văn phòng Carritas sẽ hỗ trợ. Các mái ấm, nhà mở... không phải đóng bất cứ một khoản chi phí nào.
Tạ ơn Chúa với Caritas TGP. Saigon, vì lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nên nhiều người chung tay của ít lòng nhiều.
Ngoài những trò chơi cho trẻ bình thường, còn có những gian hàng phục vụ trẻ khuyết tật. Chỉ có mấy trò chơi nhưng gian hàng này chiếm đến 230 người phục vụ. Quả thực là chu đáo đến “từng centimet”.
Các em còn được phục vụ miễn phí nước rửa tay (gel) và khăn ướt. Các tình nguyện viên đứng tại con đường nối giữa các gian hàng đồ ăn sang khu vực sân khấu. Sạch sẽ và khoa học trong việc sắp đặt công việc và lo cho các em về an toàn vệ sinh.
Khoảng hơn 5 giờ chiều, các gian hàng bắt đầu đóng cửa vì đã “ hết hàng”, các “ thượng đế” lúc đó nháo nhào đi đổi những chiếc vé trên tay cuối cùng để bắt đầu chương trình văn nghệ.
Trong lời tuyên bố khai mạc lễ hội, Cha giám đốc Vinh Sơn chia sẻ: Các con ơi ! Các con có vui không? Dạ vui. Tiếng đáp lại giòn giã và phấn khích. Cha nói tiếp: Mọi người lớn ở đây ai ai cũng yêu thương chúng con hết, muốn dành trọn tâm tình ấy cho các con, và đáng lẽ ra phải đến nơi con ở để thăm các con, nhưng các con đã cất công đến đây, công của các con rất lớn. Cha và mọi người ở đây cảm ơn các con nhiều lắm.” Tiếng vỗ tay vang lên vang dội từ các phía của sân khấu.
Đức Tổng Giám mục Phaolo Bùi Văn Đọc hiện diện thăm hỏi và ngài chúc các em một ngày trọn vẹn niềm vui.
Các tiết mục dành cho các em rất dễ thương, có đến hai đoàn ảo thuật trình diễn, những pha gay cấn, nín thở, đứng tim làm cho tôi hồi hộp theo dõi,. Tôi lén quan sát các gương mặt các em, mọi ánh mắt dán chặt sân khấu, tất cả các đôi mắt không rời sân khấu đến một giây. Những người tổ chức chương trình có lẽ cũng chỉ mong niềm vui mình mang lại cho các em như thế ! Chương trình còn mời được hai ca sĩ đang hot nhất là Đàm Vĩnh Hưng và Phan Đình Tùng. Cả hai mang lại những tiếng huýt sáo, những tiếng gọi, những cánh tay vẫy từ các phía khán giả và hai ca sĩ này được các khán giả say sưa như uống từng lời ca.
Những tưởng là thiệt thòi cho các em khiếm thính khi tham gia chương trình mà không nghe được gì. Nhưng ban tổ chức đã chu đáo mời một giáo viên đứng sẵn trên sân khấu thông dịch bằng ngôn ngữ khiếm thính cho các bạn, nên ai cũng được thưởng thức bữa tiệc tinh thần trong ngày lễ hội cách trọn vẹn.
Diễm, sinh viên trường RMIT thuộc lưu xá Thiên Phước cho biết: đang là mùa thi, nhưng chúng con tranh thủ tập văn nghệ diễn cho các em, không ngờ đông như thế này. Con cảm thấy vui vì mình đóng góp được một điều gì đó cho các em kém may mắn trong ngày lễ hội.
Tiết mục mùa ông già Noel xuống phố được cha xứ giáo xứ Tân Phước đóng góp vào chương trình và cha nói: thương Caritas Saigon lắm đấy nhé. Vâng, có lẽ việc điều động 130 diễn viên nhí khá là vất vả từ khâu tập múa cho đến việc di chuyển. Và tiết mục múa ấy rộn ràng hết sân khấu lan truyền xuống phía dưới khán giả và được tặng nhiều tràng pháo tay cảm ơn.
Tranh thủ lúc xem văn nghệ tôi hỏi cậu bé Thiên Phước lớp tình thương - Dòng con Đức Mẹ Phù Hộ phụ trách- về ngày hôm nay. Không một chút ngập ngừng, cậu bé lớp hai trả lời: Con rất vui vì hôm nay con được đi chơi này, con có túi mới này ( mỗi em được phát một balo màu đỏ rực rỡ), con được ăn ngon và nhiều và còn được tặng quà nữa.
Không chỉ người Việt Nam góp phần mà tôi còn thấy một nhóm anh chị em nước ngoài chung tay. Họ cũng đeo bảng tên và công việc của họ là giúp đẩy xe lăn. Anh Joaquin Beral là quản lý dự án (project manager) của Zalora. Anh cùng chung tay chia sẻ niềm vui với các em trong ngày lễ hội. Trong nhóm này phần lớn đang làm việc tại Saigon còn một lại là sinh viên đến từ nhiều quốc gia.
Ông Lê Thanh Liêm, đại diện các em dâng lời tri ân Đức tổng, cha giám đốc Vinh Sơn, quý Sơ và nhân viên Caritas TGP. Saigon, quý giáo xứ và quý ân nhân xa gần đã góp vật lực và tài lực cho các em được hưởng một ngày lễ hội Giáng Sinh trọn vẹn niềm vui.
Ngày lễ hội kết thúc bằng vũ điệu múa tuyệt vời của các ông bà già Noel và sau đó mỗi bạn được chính ông bà già trao tận tay gói quà nặng trịch mà ban tổ chức tiết lộ cho người viết biết bên trong là một chai sữa tắm, một bịch chocolate, một món đồ chơi và một bình đựng nước. Tất cả 4 món quà này do 04 ân nhân trao tặng làm thành món quà quý của ông bà già Noel.
Chúa Hài Đồng đã quy tụ các thiên thần, các mục đồng và các con vật đến hang Belem. Hôm nay, chính Ngài cũng quy tụ hơn sáu ngàn con người với nhiều hoàn cảnh khác nhau đến TTMV. TGP Saigon để được phục vụ lẫn nhau, nhìn thấy nhau cười, nhìn thấy nhau vui và nhìn thấy tình yêu Giáng Thế thể hiện trên từng khuôn mặt.
Đêm nay, những giấc mơ xuống thế không xa lạ gì nữa với mọi người, nhưng đã thành hiện thực giữa niềm vui được chia sẻ, niềm vui ĐẾN ĐỂ YÊU THƯƠNG 2015.
Saigon 20/12/2015
Nhóm Bông Hồng Xanh thăm Xuân Hoa và giáo điểm Thác Thượng của giáo xứ Định Quán
Maria Vũ Loan
09:29 21/12/2015
Mừng sinh nhật Chúa năm 2015 này, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến giáo họ Xuân Hoa và giáo điểm Thác Thượng của giáo xứ Định Quán, thuộc giáo phận Xuân Lộc, mà lòng dâng trào niềm cảm xúc về những giáo dân vùng sâu vùng xa này. Xin mời Quí độc giả Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo đọc bài tường thuật của chúng tôi.
Hình ảnh
Thị trấn Định Quán và một số giáo xứ quanh vùng đó không xa lạ gì với nhóm chúng tôi (vì trước đây chúng tôi đã hai lần đến làng thượng Trung Hiếu tặng quà, nay nơi này đã trở thành một giáo xứ; chúng tôi cũng đi ghe vào giáo họ Xuân Trung của giáo xứ Xuân Trường cũng hai lần; nghỉ đêm tại giáo họ Xuân Thanh ở khu La Ngà....) thế mà lần này chúng tôi còn “phát hiện” ra một giáo họ và một giáo điểm rất “đáng cảm thương”!
Chúng tôi cho là “cảm thương” vì giáo họ Xuân Hoa nằm xã Phú Tân và xã Phú Vinh,.trong khu có thác Bazọt, cách nhà thờ giáo xứ Định Quán đến 10 km. Đường vào giáo họ này tương đối tốt. Có hơn1.000 giáo dân, gồm 287 gia đình, đa số làm ruộng làm rẫy, một số làm công nhân hoặc làm thuê làm mướn. Ở đây một năm chỉ có 10 thánh lễ, mà mỗi lần cha dâng lễ phải làm đơn xin phép đoàng hoàng. Nếu có đám tang, đám cưới thì phải kéo nhau ra nhà thờ của giáo xứ. (Xem thêm ở cuối bài)
Còn giáo điểm Thác Thượng cách xa nhà thờ giáo xứ đến 15 cây số. Thác Thượng thì chỉ được tập trung đọc kinh, không được dâng lễ;(ngày trước, chỗ này là một nhà nguyện nhỏ, có được đọc kinh dâng lễ, từ khi gió thổi làm xập mái, vách thì không được phép dâng lễ nữa thậm chí tượng Đức Mẹ và vị thánh cũng không được đặt vào đó, phải đứng chơ vơ bên hông nhà nguyện, thật là đáng buồn!
Tại sao đi chia quà Noel là vui mà Bông Hồng Xanh chúng tôi lại đưa “chuyện buồn” lên đầu bài tường thuật của chuyến đi như vậy? Xin thưa, là để quí vị nhìn hình ảnh mà dễ hình dung hơn.
Và Ông già Noel của chúng tôi đến giáo họ khi nắng đã gắt. Thật là áy náy và có lỗi trong lòng khi thấy các cháu chờ đợi trong nhà nguyện không vách, trên nền đất đơn sơ. Không biết quà của chúng tôi có lấp đầy vào lòng háo hức của các cháu ở đây không? Nhưng sự xuất hiện của chúng tôi với sắc màu “xanh xanh, đỏ đỏ” cũng làm cho đôi mắt của các cháu tròn xoe và vui hẳn lên. Cảm ơn Chúa đã cho lòng mến và màu áo đỏ của “vị giám mục Noel” đã sống mãi qua nhiều thế hệ, mà chúng con đã nhiều lần hân hạnh “nhập vai”.
Vì giáo dân ở rải rác nên quí ông trong Ban Hành Giáo chỉ thông báo “mời miệng” đến các trẻ em mà không phát phiếu, thế mà các cháu ngoan, trật tự đến bất ngờ!
Tất cả các phần quà của hai địa điểm được để trên bàn thờ. Mang quà lên trên bàn thờ, chúng tôi thầm mong Chúa thánh hóa quà của ân nhân trao tặng, trong đó có tấm lòng của quí vị Nhóm Những Gia Đình Thiện Nguyện nữa. Trước khi phát quà, Ông già Noel sinh hoạt, cha chánh xứ phát biểu ngắn gọn. Cha có giọng nói chậm rãi, hiền lành với các cháu và có phần cảm thông với đoàn công tác chúng tôi.
Để không sót một cháu nào, chúng tôi mời các cháu gái ngồi tại chỗ nhận quà, sau đó lên cung thánh chụp hình chung. Vì các cháu quá hiền nên chúng tôi vất vả xếp chỗ để lấy được tấm hình đẹp một chút. Còn các cháu trai thì xếp hàng nhận quà rồi cũng lên cung thánh chụp hình. Các cháu ngoan, bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, nhiều em bị khuất phía sau, rất tự nhiên. Đi đến nhiều nơi mà chưa bao giờ chúng tôi thấy các cháu trai ngoan đến như vậy! Còn khi chụp hình chung với cha chánh xứ thì có đến bốn bạn trẻ đứng ở ngoài, lo dọn dẹp chung quanh chỗ phân chia quà.
Quí vị trong ban hành giáo đơn sơ chân thành, phụ giúp chúng tôi từng chút một; khi chúng tôi tặng quà Noel thì ai cũng rụt rè; chúng tôi phải giải thích rằng: “Nhóm chúng em đi đến đâu cũng có quà cho những người tham dự, đừng ngại nhận tấm lòng của ân nhân và chúng em!” nên các vị ấy mới nhận; thái độ ấy càng làm chúng tôi thương thương cái vùng sâu vùng xa này.
Sau đó chúng tôi đến điểm truyền giáo Thác Thượng, nơi có một số người dân tộc Công Giáo ở đây. Đường đi vừa hẹp vừa quanh co đầy bụi bặm. Ngồi trên cabin cạnh tài xế, cha xứ nói: “Vào nơi đây là vào sâu trong rừng rồi còn gì.....!”. Điểm phát quà này đến tội nghiệp (như đã nói ở trên đầu bài). Màu sắc trang phục của chúng tôi như đối chọi với quang cảnh nghèo nàn quanh giáo điểm. Chúng tôi vẫn nói chuyện với các em theo đúng “bài bản” như ở giáo họ. Khi được phát áo gió, các cháu thích quá, có lẽ vì ở vùng rừng núi nên lạnh nhiều. Khi đến đây thì bánh đã hết, chỉ có áo lạnh và kẹo nên chúng tôi phát cho mỗi cháu thêm một “tờ tiền” đủ mua bánh. So ra phần quà các cháu cũng không kém gì so với quà ở điểm phát bên ngoài; buồn nhiều rằng các cháu chỉ được đọc kinh cùng bố mẹ, ông bà ở giáo điểm rỗng tuếch này, hẳn là chưa “đủ ấm” khi không được dự thánh lễ hằng tuần trong rừng sâu này. Để chụp được tấm hình chung thì phải “xếp từng em”, mà càng đứng gần các cháu, được cầm tay choàng vai, chúng tôi càng thấy lòng ấm áp.
Đến gần 2 giờ chiều, chúng tôi mới ăn trưa trong thác Bazọt. Đây là thác do nước ở vùng cao đổ về sông Đồng Nai. Trước đây, có nhiều người vào tham quan nhưng về sau càng thưa dần vì thác rộng, dốc đã xảy ra nhiều tai nạn.
Trên đường về, nghe lời chỉ dẫn của cha xứ Định Quán, chúng tôi ghé vào thăm Đức Mẹ Núi Cúi. Quang cảnh đẹp, thoáng, cho người khách phương xa một “cảm giác Đà Lạt”.
Chúng tôi kết thúc chuyến đi tốt đẹp.
Vài nét về giáo họ Xuân Hoa
Năm 1978, khoảng 50 gia đình Công Giáo từ miền Bắc vào khai hoang, sinh sống tại khu vực Định Quán, Đồng Nai. Năm 1983, cha Antôn Nguyễn Tuế quy tụ cộng đoàn nơi đây và thành lập giáo điểm với tên gọi là Ba Tầng trực thuộc giáo họ Vinh Sơn, giáo xứ Định Quán. Thời gian này, cộng đoàn đã dựng một nhà nguyện với những hàng cột gỗ, mái tôn để làm nơi cho giáo dân đọc kinh và cầu nguyện. Đời sống thiêng liêng của cộng đoàn Ba Tầng vẫn được nuôi dưỡng và chăm sóc qua bàn tay của quí Cha xứ Định Quán quản nhiệm. Năm 2006, giáo điểm Ba Tầng được tách khỏi họ Vinh Sơn và được nâng lên thành giáo họ biệt lập với tên gọi mới là Xuân Hoa. Từ đây, đức tin của cộng đoàn Xuân Hoa ngày thêm vững mạnh nhờ sự yêu thương giúp đỡ của các cha phụ trách. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Đaminh Nguyễn Văn Lâm, cộng đoàn Xuân Hoa không ngừng thăng tiến trong đời sống thiêng liêng.
TRÒ CHUYỆN VỚI ÔNG GIÀ NOEL
- Chúng con kính chào ông buổi sáng ạ!
- À ha! Nhóm Bông Hồng Xanh đó hả! Sao, lúc này thấy các con “im ắng” quá ?
- Dạ, năm nay chúng con không có “công trình xã hội” nào, chỉ có những chuyến công tác mang ý nghĩa bác ái, từ thiện thôi ạ! Song số lượng cho đi nhiều hơn năm ngoái, cũng nhờ Quí ân nhân của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo đó ạ!
- Ờ, tốt lắm, cố gắng lên!
- Chúng con có một chương trình từ Mùa Giáng Sinh đến Mùa Phục Sinh. Xin Ông xem qua, có gì cầu nguyện cho chúng con, nhất là Ông “nhắc khẽ vị ân nhân đặc biệt” của chúng con...
- À mà “ân nhân đặc biệt” của Bông Hồng Xanh là vị nào cà?
- Dạ, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con trong công việc, còn Đức Maria là đấng mà chúng con chuyên môn “xin sỏ” !
- Hà hà...Ông nhớ ra rồi! Chương trình thế nào nói nghe coi!
- Dạ, chương trình Noel chúng con vừa thực hiện xong cách đây hai ngày. Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016, chúng con muốn có chuyến công tác giúp người dân tộc trong hai bản làng quá nghèo thuộc vùng núi miền trung. Việc trợ giúp có thể là mang tính từ thiện như chia quà Tết hoặc mang tính xã hội lâu dài như xây nền nhà tình thương, lợp mái hoặc làm giếng nước.... Đây là chuyến công tác đặc biệt, cần có sự hỗ trợ dồi dào mới có thể hình thành. Phương tiện di chuyển cá nhân chúng con phải tự túc.
- Còn gì nữa không?
- Dạ, sau ba ngàyTết là bước vào Mùa Chay, chúng con muốn thăm một vài giáo điểm thuộc Tây bắc Việt Nam. Đây là chuyến đi đặc biệt nhằm cảm thông và chia sẻ với các giáo dân người dân tộc thiểu số; có thể tham gia sinh hoạt cùng giáo dân. Được biết, người dân tộc vùng này rất nghèo khổ và vì địa hình trắc trở nên ít có ai ghé thăm. Và sau cùng, nếu được hỗ trợ nhiều, vào mùa hè chúng con sẽ thăm các giáo điểm vùng sâu thuộc tây nguyên.
- Chà, hoạt động dzữ đa! Thôi được ông sẽ cầu nguyện cho!
- Dạ, chúng con xin cảm ơn Ông đã trò chuyện và lắng nghe chúng con. Chúng con xin kính chúc Ông hai tay ôm hết những người cùng khổ. Xin Ông cũng cầu nguyện cho Cha Giám đốc & Quí anh chị Ban Biên Tập VietCatholic và Quí độc giả Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo khắp nơi MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ MỘT NĂM MỚI 2016 BÌNH AN, HẠNH PHÚC.
Hình ảnh
Thị trấn Định Quán và một số giáo xứ quanh vùng đó không xa lạ gì với nhóm chúng tôi (vì trước đây chúng tôi đã hai lần đến làng thượng Trung Hiếu tặng quà, nay nơi này đã trở thành một giáo xứ; chúng tôi cũng đi ghe vào giáo họ Xuân Trung của giáo xứ Xuân Trường cũng hai lần; nghỉ đêm tại giáo họ Xuân Thanh ở khu La Ngà....) thế mà lần này chúng tôi còn “phát hiện” ra một giáo họ và một giáo điểm rất “đáng cảm thương”!
Chúng tôi cho là “cảm thương” vì giáo họ Xuân Hoa nằm xã Phú Tân và xã Phú Vinh,.trong khu có thác Bazọt, cách nhà thờ giáo xứ Định Quán đến 10 km. Đường vào giáo họ này tương đối tốt. Có hơn1.000 giáo dân, gồm 287 gia đình, đa số làm ruộng làm rẫy, một số làm công nhân hoặc làm thuê làm mướn. Ở đây một năm chỉ có 10 thánh lễ, mà mỗi lần cha dâng lễ phải làm đơn xin phép đoàng hoàng. Nếu có đám tang, đám cưới thì phải kéo nhau ra nhà thờ của giáo xứ. (Xem thêm ở cuối bài)
Còn giáo điểm Thác Thượng cách xa nhà thờ giáo xứ đến 15 cây số. Thác Thượng thì chỉ được tập trung đọc kinh, không được dâng lễ;(ngày trước, chỗ này là một nhà nguyện nhỏ, có được đọc kinh dâng lễ, từ khi gió thổi làm xập mái, vách thì không được phép dâng lễ nữa thậm chí tượng Đức Mẹ và vị thánh cũng không được đặt vào đó, phải đứng chơ vơ bên hông nhà nguyện, thật là đáng buồn!
Tại sao đi chia quà Noel là vui mà Bông Hồng Xanh chúng tôi lại đưa “chuyện buồn” lên đầu bài tường thuật của chuyến đi như vậy? Xin thưa, là để quí vị nhìn hình ảnh mà dễ hình dung hơn.
Và Ông già Noel của chúng tôi đến giáo họ khi nắng đã gắt. Thật là áy náy và có lỗi trong lòng khi thấy các cháu chờ đợi trong nhà nguyện không vách, trên nền đất đơn sơ. Không biết quà của chúng tôi có lấp đầy vào lòng háo hức của các cháu ở đây không? Nhưng sự xuất hiện của chúng tôi với sắc màu “xanh xanh, đỏ đỏ” cũng làm cho đôi mắt của các cháu tròn xoe và vui hẳn lên. Cảm ơn Chúa đã cho lòng mến và màu áo đỏ của “vị giám mục Noel” đã sống mãi qua nhiều thế hệ, mà chúng con đã nhiều lần hân hạnh “nhập vai”.
Vì giáo dân ở rải rác nên quí ông trong Ban Hành Giáo chỉ thông báo “mời miệng” đến các trẻ em mà không phát phiếu, thế mà các cháu ngoan, trật tự đến bất ngờ!
Tất cả các phần quà của hai địa điểm được để trên bàn thờ. Mang quà lên trên bàn thờ, chúng tôi thầm mong Chúa thánh hóa quà của ân nhân trao tặng, trong đó có tấm lòng của quí vị Nhóm Những Gia Đình Thiện Nguyện nữa. Trước khi phát quà, Ông già Noel sinh hoạt, cha chánh xứ phát biểu ngắn gọn. Cha có giọng nói chậm rãi, hiền lành với các cháu và có phần cảm thông với đoàn công tác chúng tôi.
Để không sót một cháu nào, chúng tôi mời các cháu gái ngồi tại chỗ nhận quà, sau đó lên cung thánh chụp hình chung. Vì các cháu quá hiền nên chúng tôi vất vả xếp chỗ để lấy được tấm hình đẹp một chút. Còn các cháu trai thì xếp hàng nhận quà rồi cũng lên cung thánh chụp hình. Các cháu ngoan, bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, nhiều em bị khuất phía sau, rất tự nhiên. Đi đến nhiều nơi mà chưa bao giờ chúng tôi thấy các cháu trai ngoan đến như vậy! Còn khi chụp hình chung với cha chánh xứ thì có đến bốn bạn trẻ đứng ở ngoài, lo dọn dẹp chung quanh chỗ phân chia quà.
Quí vị trong ban hành giáo đơn sơ chân thành, phụ giúp chúng tôi từng chút một; khi chúng tôi tặng quà Noel thì ai cũng rụt rè; chúng tôi phải giải thích rằng: “Nhóm chúng em đi đến đâu cũng có quà cho những người tham dự, đừng ngại nhận tấm lòng của ân nhân và chúng em!” nên các vị ấy mới nhận; thái độ ấy càng làm chúng tôi thương thương cái vùng sâu vùng xa này.
Sau đó chúng tôi đến điểm truyền giáo Thác Thượng, nơi có một số người dân tộc Công Giáo ở đây. Đường đi vừa hẹp vừa quanh co đầy bụi bặm. Ngồi trên cabin cạnh tài xế, cha xứ nói: “Vào nơi đây là vào sâu trong rừng rồi còn gì.....!”. Điểm phát quà này đến tội nghiệp (như đã nói ở trên đầu bài). Màu sắc trang phục của chúng tôi như đối chọi với quang cảnh nghèo nàn quanh giáo điểm. Chúng tôi vẫn nói chuyện với các em theo đúng “bài bản” như ở giáo họ. Khi được phát áo gió, các cháu thích quá, có lẽ vì ở vùng rừng núi nên lạnh nhiều. Khi đến đây thì bánh đã hết, chỉ có áo lạnh và kẹo nên chúng tôi phát cho mỗi cháu thêm một “tờ tiền” đủ mua bánh. So ra phần quà các cháu cũng không kém gì so với quà ở điểm phát bên ngoài; buồn nhiều rằng các cháu chỉ được đọc kinh cùng bố mẹ, ông bà ở giáo điểm rỗng tuếch này, hẳn là chưa “đủ ấm” khi không được dự thánh lễ hằng tuần trong rừng sâu này. Để chụp được tấm hình chung thì phải “xếp từng em”, mà càng đứng gần các cháu, được cầm tay choàng vai, chúng tôi càng thấy lòng ấm áp.
Đến gần 2 giờ chiều, chúng tôi mới ăn trưa trong thác Bazọt. Đây là thác do nước ở vùng cao đổ về sông Đồng Nai. Trước đây, có nhiều người vào tham quan nhưng về sau càng thưa dần vì thác rộng, dốc đã xảy ra nhiều tai nạn.
Trên đường về, nghe lời chỉ dẫn của cha xứ Định Quán, chúng tôi ghé vào thăm Đức Mẹ Núi Cúi. Quang cảnh đẹp, thoáng, cho người khách phương xa một “cảm giác Đà Lạt”.
Chúng tôi kết thúc chuyến đi tốt đẹp.
Vài nét về giáo họ Xuân Hoa
Năm 1978, khoảng 50 gia đình Công Giáo từ miền Bắc vào khai hoang, sinh sống tại khu vực Định Quán, Đồng Nai. Năm 1983, cha Antôn Nguyễn Tuế quy tụ cộng đoàn nơi đây và thành lập giáo điểm với tên gọi là Ba Tầng trực thuộc giáo họ Vinh Sơn, giáo xứ Định Quán. Thời gian này, cộng đoàn đã dựng một nhà nguyện với những hàng cột gỗ, mái tôn để làm nơi cho giáo dân đọc kinh và cầu nguyện. Đời sống thiêng liêng của cộng đoàn Ba Tầng vẫn được nuôi dưỡng và chăm sóc qua bàn tay của quí Cha xứ Định Quán quản nhiệm. Năm 2006, giáo điểm Ba Tầng được tách khỏi họ Vinh Sơn và được nâng lên thành giáo họ biệt lập với tên gọi mới là Xuân Hoa. Từ đây, đức tin của cộng đoàn Xuân Hoa ngày thêm vững mạnh nhờ sự yêu thương giúp đỡ của các cha phụ trách. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Đaminh Nguyễn Văn Lâm, cộng đoàn Xuân Hoa không ngừng thăng tiến trong đời sống thiêng liêng.
TRÒ CHUYỆN VỚI ÔNG GIÀ NOEL
- Chúng con kính chào ông buổi sáng ạ!
- À ha! Nhóm Bông Hồng Xanh đó hả! Sao, lúc này thấy các con “im ắng” quá ?
- Dạ, năm nay chúng con không có “công trình xã hội” nào, chỉ có những chuyến công tác mang ý nghĩa bác ái, từ thiện thôi ạ! Song số lượng cho đi nhiều hơn năm ngoái, cũng nhờ Quí ân nhân của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo đó ạ!
- Ờ, tốt lắm, cố gắng lên!
- Chúng con có một chương trình từ Mùa Giáng Sinh đến Mùa Phục Sinh. Xin Ông xem qua, có gì cầu nguyện cho chúng con, nhất là Ông “nhắc khẽ vị ân nhân đặc biệt” của chúng con...
- À mà “ân nhân đặc biệt” của Bông Hồng Xanh là vị nào cà?
- Dạ, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng con trong công việc, còn Đức Maria là đấng mà chúng con chuyên môn “xin sỏ” !
- Hà hà...Ông nhớ ra rồi! Chương trình thế nào nói nghe coi!
- Dạ, chương trình Noel chúng con vừa thực hiện xong cách đây hai ngày. Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016, chúng con muốn có chuyến công tác giúp người dân tộc trong hai bản làng quá nghèo thuộc vùng núi miền trung. Việc trợ giúp có thể là mang tính từ thiện như chia quà Tết hoặc mang tính xã hội lâu dài như xây nền nhà tình thương, lợp mái hoặc làm giếng nước.... Đây là chuyến công tác đặc biệt, cần có sự hỗ trợ dồi dào mới có thể hình thành. Phương tiện di chuyển cá nhân chúng con phải tự túc.
- Còn gì nữa không?
- Dạ, sau ba ngàyTết là bước vào Mùa Chay, chúng con muốn thăm một vài giáo điểm thuộc Tây bắc Việt Nam. Đây là chuyến đi đặc biệt nhằm cảm thông và chia sẻ với các giáo dân người dân tộc thiểu số; có thể tham gia sinh hoạt cùng giáo dân. Được biết, người dân tộc vùng này rất nghèo khổ và vì địa hình trắc trở nên ít có ai ghé thăm. Và sau cùng, nếu được hỗ trợ nhiều, vào mùa hè chúng con sẽ thăm các giáo điểm vùng sâu thuộc tây nguyên.
- Chà, hoạt động dzữ đa! Thôi được ông sẽ cầu nguyện cho!
- Dạ, chúng con xin cảm ơn Ông đã trò chuyện và lắng nghe chúng con. Chúng con xin kính chúc Ông hai tay ôm hết những người cùng khổ. Xin Ông cũng cầu nguyện cho Cha Giám đốc & Quí anh chị Ban Biên Tập VietCatholic và Quí độc giả Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo khắp nơi MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ MỘT NĂM MỚI 2016 BÌNH AN, HẠNH PHÚC.
Lễ mừng Kim Khánh và lịch sử giáo xứ Lộc Lâm, GP Xuân Lộc
Giuse Nguyễn Trường Kỳ
10:09 21/12/2015
GIÁO XỨ LỘC LÂM MỪNG KIM KHÁNH GIÁO XỨ
Chiều Chúa Nhật 20.12.2015, Cộng đoàn Giáo xứ Lộc Lâm, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan tổ chức Lễ Mừng Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Giáo Xứ.
Xem Hình
Trước lễ là cuộc kiệu rước hài cốt thánh Tử Đạo Đaminh Úy về lễ đài hòa vang tiếng hát tâm tình Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Đức Mẹ.
Cùng dâng lễ với Cha xứ Giuse, Cha phó Gioan Bt, có Cha Quản hạt Hố Nai Đaminh Bùi Văn Án, quý Cha Dòng Thánh Thể, quý Cha trong Hạt, Cha Phero Phạm Quốc Thuần (nguyên phó xứ Lộc Lâm), quý Cha đồng hương: Cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng, Cha Gioan Bt Bùi Trần Xuân Triết.
Tham dự lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, Quý chức Ban hành giáo của 17 Giáo xứ trong Hạt, Quý khách, quý Cộng đoàn và mọi thành phần trong Giáo xứ.
Mở đầu thánh lễ, Cha Xứ dâng lời chào mừng Cha quản hạt, chào mừng quý Cha, quý Tu sĩ, Quý chức và Cộng đoàn hiện diện.
Ngài bày tỏ niềm vui mừng Kim Khánh thành lập giáo xứ, mốc thời gian để mọi người trong giáo xứ Lộc Lâm dâng lời Tạ Ơn Chúa, là dịp nhớ ơn các vị tiền nhân, quý Cha cố, quý Tu sĩ, Quý vị chức việc, Quý vị ân nhân.
Trong bài giàng lễ, Cha phó Gioan chia sẻ với cộng đoàn Lời Chúa theo thánh Luca (Lc 1,39-45) “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”.
Chúng con xin hân hạnh gởi đến Quý Vị nội dung bài giảng.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Tin mừng chúng ta vừa nghe thuật lại 2 cuộc gặp gỡ. Cuộc gặp gỡ giữa 2 người mẹ, Mẹ Maria và Bà Isave, cuộc gặp gỡ giữa hai trẻ nhỏ, Hài Nhi Giêsu và trẻ Gioan Tẩy Giả. Cả hai cuộc gặp này đều diễn tả sự ngỡ ngàng và vui mừng. Gioan tẩy giả khi gặp Đấng Cứu Thế thì vui mừng nhảy múa trong lòng bà Isave. Còn bà Isave khi gặp Mẹ Maria thì vui mừng hớn hở thốt lên: Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi? Bà ngạc nhiên, bà ngỡ ngàng và tự hỏi không hiểu vì sao, lý do nào bà được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm như thế.
Hôm nay chúng ta cử hành lễ tạ ơn mừng 50 năm thành lập giáo xứ. Chúng ta đã có cả một năm để nhìn lại hành trình 50 năm thành lập và nếu chúng ta thực sự nhìn lại quá trình hình thành và phát triển giáo xứ, chắc chắn chúng ta cũng phải vui mừng, ngỡ ngàng và thốt lên như bà Isave trong bài hôm nay. Bởi đâu giáo xứ Lộc Lâm được như ngày hôm nay? Bởi đâu các giáo họ, các gia đình và bởi đâu từng người dân Xứ Lộc được như ngày hôm nay?
Câu hỏi của bà Isave chúng ta có thể trả lời, bởi Thiên Chúa yêu thương bà, đã xoá đi nỗi tủi hổ của một người phụ nữ lớn tuổi mà không sinh con. Bà đã cưu mang Gioan Tẩy Giả do sự can thiệp của Thiên Chúa, và hôm nay, bà lại được Mẹ Maria, và Đấng Cứu Thế viếng thăm. Tất cả chỉ vì bà được Chúa thương.
Trả lời câu hỏi của bà Isave, chúng ta cũng có thể trả lời câu hỏi của mỗi người chúng ta. Lộc Lâm có như ngày hôm nay do đâu nếu không phải do tình thương và ân ban của Thiên Chúa. Năm 1965, Lộc Lâm chỉ là nhóm nhỏ những người chạy loạn về miền hố nai, nay đã thành một đàn chiên đông đúc hơn 6000 giáo hữu. Những năm ấy, mảnh đất này chỉ toàn rừng hoang, đồi dốc, sỏi đá, nay đã trở thành một khu dân cư đông đúc. Một chút gợi nhớ thiết nghĩ cũng đủ để chúng ta ngỡ ngàng về sự thay đổi và phát triển của giáo xứ lộc lâm. Đó chỉ có thể là hông ân, tất cả là hồng ân.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã thương ban cho giáo xứ, các gia đình và từng người trong giáo xứ suốt 50 năm qua.
Tạ ơn Chúa chúng ta cũng tri ân Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời bổn mạng của giáo xứ, tri ân thánh Tử Đạo Bùi Văn Uý, luôn hết lòng yêu thương che trở, vẫn ngày đêm chuyển cầu cho đoàn con xứ lộc trong suốt 50 năm qua.
Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến công ơn của các vị tiền nhân, trong đó có cha cố đaminh, các vị cựu chức sắc, các cụ ông cụ bà đã có công khai phá hình thành nên giáo xứ.
Thời lập xứ bao nhiêu công khó.
Thụ ân này, nghi nhớ tiền nhân.
Đó là lý do chúng ta dành cả một năm để nhìn lại, để tạ ơn, và đó cũng là ý nghĩa của ngày lễ tạ ơn hôm nay. Chúng ta biết ơn, tạ ơn bởi nhận ra mình đã nhận quá nhiều ơn. Ơn từ Trời, ơn từ đời, ơn từ mọi người.
Vậy chúng ta phải tạ ơn như thế nào?
Chúng ta cử hành lễ tạ ơn hôm nay để bế mạc năm tạ ơn. Bế mạc năm tạ ơn không có nghĩa là sau lễ tạ ơn này chúng ta không còn tạ ơn nữa nhưng là mở ra một gia đoạn tạ ơn mới. Tạ ơn không còn chỉ dừng lại trên môi miệng, trong ý thức hay qua các nghi thức nhưng được biểu lộ bằng những hành động, bằng đời sống cụ thể.
Ở Nước Nhật, Mỗi buổi sáng, các em học sinh đều làm lễ chào quốc kỳ. Trong đó các em phải tuyên thệ 2 điều:
-Chúng tôi vô cùng biết ơn các bậc tiền nhân, đã hy sinh xương máu và tài lực để xây dựng và vun đắp nước nhật văn minh và hùng cường như ngày nay.
-Chúng tôi thề hứa phải sống thế nào để kiến tạo nước nhật văn minh và hùng cường gấp 100 lần cho thế hệ mai sau.
Tâm tình biết ơn phải biểu lộ bằng hành động cụ thể.
Nhìn lại là bước đầu của lòng biết ơn.
Nhận ra công ơn là chân nhận sự thật về quá khứ.
Sống tốt hiện tại là khởi đầu biểu lộ lòng biết ơn.
Trước lời nguyện kết lễ, Cha xứ dâng lời cảm ơn Cha quản hạt, quý Cha, quý Tu sĩ, Quý cộng đoàn.
Kế đến Cha quản hạt thay mặt quý Cha đồng tế, quý Cha trong hạt dâng lời chúc mừng quý Cha, quý Tu sĩ, Quý chức và Cộng đoàn giáo xứ Lộc Lâm mừng Kim Khánh hôm nay.
Với tâm tình Tri ân, Ông trưởng Đại diện Quý chức và Cộng đoàn giáo xứ lên dâng lời cảm ơn Cha quản hạt, quý Cha, quý Tu sĩ, quý chức Ban hành giáo, Quý khách, quý ân nhân cùng với bó hoa tươi thắm và tráng pháo tay vang dội của cộng đoàn bày tỏ niềm cảm mến tri ân đến quý cha và mọi người.
Nhận phép lành với ơn toàn xá, quý Cha và Cộng đoàn đồng thanh hát vang bài ca dâng Mẹ xứ đạo.
Thánh lễ diễn ra trật tự, nghiêm trang, phần đông ai cũng rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, ca đoàn giáo xứ hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt mến tham dự lễ thánh.
Không khí giáng sinh ấm áp, an lành đang rộn ràng lan tỏa ở các Giáo Đường vùng đất Hố Nai, với những ông già Noel, cây thông giáng sinh…đường phố được trang hoàng lộng lẫy, đèn sao lấp lánh... quý Cha và mọi ngươi bước vào tiệc vui tại không gian hoa viên nơi thánh đường và thưởng thức chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn hát cho nhau nghe, ai cũng vui, cũng thích.
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
Trên trục quốc lộ 1K hướng về Biên Hòa, giáo xứ Lộc Lâm tọa lạc trong một thung lũng nhỏ. Trên bản đồ hành chính, giáo xứ thuộc khu phố 5 và 8, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với địa hình thấp, trũng, Giáo xứ như đón nhận và chứa đựng muôn vàn ân sủng từ bao đời.
Từ xa mà nhìn, người ta thấy nhà cửa san sát, mái ngói hồng tươi, mái tôn xanh mát, và ngôi Thánh đường với tháp chuông mạnh mẽ vươn cao… Cuộc sống nơi này mang dáng vẻ an bình, no đủ. Mấy ai biết được để có được một hiện tại như hôm nay, người giáo dân Lộc Lâm đã phải trải qua không ít những khó khăn, thử thách trong hành trình xây dựng và phát triển suốt nửa thế kỷ vừa qua. Nhưng, qua bao gian khó, người Lộc lâm vẫn luôn cảm nghiệm ân tình Chúa luôn đồng hành“Từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”.
I. Tiền thân
Nằm ở ven sông Cầu, tục gọi sông Như Nguyệt, xứ Đạo Ngạn (thuộc giáo địa phận Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) là một giáo xứ được thành lập trong hành trình rao giảng Tin Mừng của các cha thừa sai. Lúc bấy giờ, xóm làng còn thưa thớt, dân cư ít ỏi nên nhiều làng mới hợp thành một Giáo xứ. Xứ Đạo Ngạn bao gồm giáo dân các làng: Đông Tiến, Núi Hiểu, Lạc Sơn, …
Đạo Ngạn đã trải qua nhiều đời cha xứ. Thời mới hình thành, dân xứ được Cha Khâm rồi Cha Cử chăn dắt. Cha Cố Đaminh Phạm Sỹ Khiêm được bài sai làm chánh xứ từ trước năm 1954.
Thuở ban đầu, tuy đời sống Đức Tin còn non trẻ nhưng người giáo dân Đạo Ngạn đã hết lòng kính mến Thiên Chúa và sống cuộc đời đạo hạnh, thánh thiện. Tin theo và vâng phục thánh ý, họ hằng sốt sắng, mến mộ vị Chủ chăn và giữ trọn giới răn Kitô giáo.
II. Hành trình vào Nam
Năm 1954, theo làn sóng di cư của hơn một triệu người dân miền Bắc, giáo dân các làng Đông Tiến, Núi Hiểu, Lạc Sơn đã quyết định vào Nam lập nghiệp.
Hiệp định Genève được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì ngày 21 tháng 7 năm ấy, cha ông chúng ta đã bàn bạc, thu vén để vào Nam. Một thời gian ngắn sau đó, dưới sự dìu dắt của Cha dòng Đaminh Hoàng Bình Thuận, dân làng đã quyết định khởi hành. Cùng đi còn có Cha Đaminh Hoàng Như Bách.
Nhờ Cha dòng Thuận giúp đỡ, Tổng ủy di cư đã cho xe GMC đón dân làng. Đây là một hành trình dài mà có nhiều người dân mới lần đầu được di chuyển bằng phương tiện cơ giới nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Sau chuyến đi kéo dài gần một ngày đêm, dân làng đến Hà Nội và tập trung ở Trường Chu Văn An (còn gọi là Trường Bưởi).
Hành trang vào Nam, ngoài những của cải vật chất, người giáo dân Đạo Ngạn còn đem theo hài cốt Thánh Đaminh Bùi Văn Úy tử đạo, vị thánh bổn mạng thứ hai của dân làng Đông Tiến. Ông Trùm Nguyễn Văn Côi được vinh dự đeo túi ruột tượng đựng Hài cốt Thánh nhân. Từ đây, Thánh Úy đồng hành với người dân xứ Đạo Ngạn trong suốt cuộc hành trình dài đi tìm quê hương mới.
Sau một thời gian chờ đợi, người dân Đông Tiến, Núi Hiểu, Lạc Sơn được đi Nam bằng máy bay Dakota. Ngày 27/10/1954, sau 4 giờ bay, chuyến bay đã hạ cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất. Lại một chuyến đi xe, dân làng được đưa đến tạm cư tại Sài Gòn nhưng phải chia ra ở 3 nơi: Chí Hòa (Giáo xứ Hòa Hưng), Trường Nguyễn Tri Phương - Ngã Sáu và Nhà thờ Xóm Củi. Lúc này, người dân được ở tạm tại các nhà xứ hoặc trường học, tùy theo đặc điểm ở mỗi nơi. Cuộc sống tạm thời còn nhiều khó khăn nhưng có sự hỗ trợ của các giáo xứ và Tổng ủy di cư nên người dân cũng no đủ và an tâm chờ đợi ngày đi định cư tại nơi ở mới. Thời gian này, Hài cốt Thánh Úy được các Cha gìn giữ, tôn kính ở các nhà thờ.
Ba tháng sau, với sự sắp xếp của Tổng ủy di cư, dân làng được chia đến ở xứ Bắc Hà. Nhưng vì từ trước, cha ông chúng ta chỉ quen sống bằng nghề nông (làm ruộng, đánh cá) nên số đông dân làng đồng thuận xin được đến nơi có điều kiện sống phù hợp, chỉ một số ít xin ở lại Bắc Hà. Vì thế, dân làng lại có một cuộc di chuyển lớn bằng thuyền suốt ba ngày đêm mới tới Cầu Ván, huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Đến nơi đã thấy có nhà cửa dựng sẵn, chỉ chia nhau vào ở và bắt tay vào công việc làm ăn.
Cuộc sống và công việc tại nơi ở mới này tuy có vất vả khó khăn do thổ nhưỡng, khí hậu, công việc chưa quen nhưng người giáo dân Đạo Ngạn vẫn hết sức cố gắng để hòa nhập. Tuy nhiên, có một khó khăn không nhỏ là bệnh tật. Nhiều người dân bị ngã nước, rồi do muỗi mòng, căn bệnh sốt rét đã khiến một số người chết. Hoang mang, lo sợ, hoảng hốt, người dân kêu xin cùng Đức Mẹ và Thánh Úy tử đạo, tiếng thở than, tiếng kêu khóc thiết tha ai oán:
Muỗi ngày nó đốt trước sau
Ngồi đâu châm đấy, chẳng hầu nghỉ ngơi
Bệnh tật khắp cả mọi nơi
Đau tim, tức ngực cùng đau dạ dày
Đau bụng, nhức óc cả ngày
Đêm nằm chẳng ngủ, ban ngày chẳng yên
Lại còn có sự phiền lo
Trong vòng bát nhật chết co năm người…
Trong lúc đang khốn khó, lao đao, nhà dòng lại cho gọi Cha Thuận trở về nhận công việc mới. Nhưng ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Maria và Thánh Úy bổn mạng vẫn chan hòa trên con dân Người. Cha Bách tiếp tục tìm nơi ở mới cho con dân. Lần này, Ngài đưa dân làng đến Trung Mít, Tây Ninh. Ở đây, dân làng gặp lại Cha xứ Đaminh Phạm Sỹ Khiêm, lúc đó đang phục vụ tại giáo xứ Trảng Lớn.
Ở Tây Ninh một thời gian ngắn, Cha Bách lại có lệnh gọi, nhà dòng cử Cha Minh và Cha Thất về giúp dân làng. Lúc ấy, có một khu trù mật mới mở ở Đồng Hiệp, quận Định Quán, tỉnh Biên Hòa, các cha quyết định đưa dân làng về đó định cư. Thời gian này, cộng đoàn được ở tạm trong các lều vải lớn. Thánh Đaminh Úy vẫn đồng hành cùng cộng đoàn. Lúc này, túi ruột tượng đựng hài cốt Thánh nhân được treo trên cột lều để tôn kính.
Cộng đoàn dần quen với nơi ở mới. Nhà cửa dần được dựng lên và cuộc sống cũng từ từ đi vào ổn định. Nhưng rồi các cha dòng phải trở về với công việc nhà dòng. Trước khi đi, cha Thất gợi ý dân làng nên xin Cha Đaminh Phạm Sỹ Khiêm trở về để có một vị chủ chăn chính thức. Vâng lời, dân làng cử các vị đại diện đi mời Cha Khiêm về, gồm: Ông Trùm Điều, Ông Lý Hữu, Ông Chánh Năng. Cha Đaminh vui lòng nhận lời mời và trở về với dân xứ Đạo Ngạn mà Ngài từng phục vụ trước đây.
III. Thuở sơ khai
Đến Đồng Hiệp, Cha xứ vui mừng thấy điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, phong thủy ở đây rất tốt. Khí hậu mát mẻ; tài nguyên thiên nhiên phong phú; đất đai màu mỡ; rừng nguyên sinh trù phú; suối nước trong mát, tôm cá lội từng đàn; cảm giác như được thiên nhiên hào phóng ban tặng, người dân có thể sống nhờ lộc Trời giữa nơi rừng núi này… Giáo xứ Lộc Lâm ra đời từ đó với tên gọi như một sự cảm nghiệm về ân sủng Chúa ban cách dư tràn trên con cái Người. Trong tâm tình đó, Cha Đaminh hoàn toàn tín thác mọi nỗi âu lo về một giáo xứ mới thành lập trong bàn tay yêu thương trợ giúp của Mẹ Maria. Ngài chọn tước hiệu Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội làm bổn mạng giáo xứ. Khi ấy vào khoảng năm 1958.
Cuộc sống mới ở Đồng Hiệp với công ăn việc làm phù hợp đã tạo cho người giáo dân Lộc Lâm một đời sống vật chất no đủ, thoải mái. Đặc biệt, thửa ruộng Đức Bà được mọi người cùng nhau góp công canh tác, sản xuất để có một công quỹ phục vụ cho các công việc chung. Tất cả những thành tựu vật chất ban đầu đó là điều kiện tốt cho việc thăng tiến đời sống tinh thần. Cha xứ Đaminh Phạm Sỹ Khiêm an lòng để toàn tâm toàn ý tổ chức các hoạt động của giáo xứ. Một ngôi nhà thờ tạm được dựng lên bằng những vật liệu nhẹ làm nơi quy tụ đoàn chiên xứ Lộc. Từ nay mọi sinh hoạt đạo đức đã dần đi vào nề nếp. Hài cốt Thánh Úy tử đạo được thỉnh về, đặt tại gian cung thánh, trang trọng và tôn kính. Dân các làng Bến Lác, Nguyệt Đức cũng tìm về xin nhập xứ.
Cha xứ rất quan tâm đến đời sống Đức Tin của Cộng đoàn. Ngài thành lập các hội đoàn (Đoàn thiếu nhi Thánh Thể, Hội khấn, Ca đoàn, Dòng Ba, Hội con Đức Mẹ - Đạo binh xanh…) và tổ chức các hoạt động tuần tự hàng tháng. Đặc biệt, Ngài chăm sóc đoàn thiếu nhi, ân cần giúp các em dọn mình xưng tội. Ngài huấn luyện đội lễ sinh, chỉ bảo các nghi thức phụng tự. Ngài tập hát cho ca đoàn, cho may đồng phục cho ca viên… Vào tháng Năm hàng năm, đội dâng hoa của xứ lại đi đấu hoa với các xứ lân cận: Thọ Lâm, Phúc Lâm, Phương Lâm, Trà Cổ…
Theo nắng gió và thời gian, ngôi nhà thờ tạm mỗi ngày lại xuống cấp. Cộng đoàn ước ao xây dựng được ngôi nhà thờ mới rộng, đẹp và chắc chắn hơn làm nơi thờ phượng Thiên Chúa. Hiểu được mơ ước này, Cha xứ lập kế hoạch xây dựng nhà thờ làm nơi phụng tự chung cho cả xứ. Được lời như cởi tấm lòng, cả cộng đoàn cùng chung sức đóng góp cho công trình chung mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc này: Công quỹ từ thửa ruộng Đức Bà dùng thuê người về làm gạch để xây tường, thuê người vào rừng cưa cây để làm cột, giáo dân gánh gạch, thiếu nhi lấy cát kéo về… Tất cả đều hồ hởi, phấn khởi, náo nức chờ ngày khởi công… Năm 1962, ngôi Thánh đường hoàn tất như trong mơ: Mái lợp tôn, tường xây tô, nền xi măng, hai hàng cột gỗ chắc chắn, những hàng ghế dài xếp ngay ngắn…Thánh đường cao, rộng, thoáng… Tháp chuông cũng được dựng lên với một quả chuông được đặt đúc từ Châu Âu, theo cung Son – Mi – Đồ (Quả chuông lớn). Dịp này, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tổng giám mục Giáo phận Sài Gòn đã về dâng Thánh lễ khánh thành và cung hiến Thánh đường giáo xứ Lộc Lâm, làm phép tháp chuông, chia sẻ niềm vui với cộng đoàn dân xứ. Từ nay, cộng đoàn có ngôi nhà chung khang trang để phụng thờ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau trong tình liên đới Kitô giáo.
Năm 1965, tình hình xã hội có nhiều biến động. Cuộc sống và an ninh không bảo đảm, nhiều giáo dân gặp phải những sự cố không vui… Vị Mục tử một lần nữa phải xông pha đi tìm một nơi chốn mới để đoàn chiên mình có chỗ định cư.
IV. Quê hương mới
Tháng 5 năm 1965, Cha Đaminh đã tìm về vùng Hố Nai, thuộc cây số 6, ven quốc lộ 1K. Ngài ở nhờ nhà một giáo dân Hải Dương trong một thời gian ngắn để tìm và chọn đất ở cho cộng đoàn Lộc Lâm. Thời gian này, mỗi sáng Cha dâng lễ tại Đền thánh Tử đạo Hải Dương. Hàng ngày, Cha thăm dò, xem xét thổ nhưỡng, phong thủy của vùng đất này. Đây là một thung lũng với vạt rừng chồi. Đất đai tuy không màu mỡ nhưng hiền hòa, có không khí an bình vui vẻ, bốn hướng đều có gió mát; phía tây bắc là rừng sim, suối nước. Quyết định chọn nơi này làm quê hương mới, Cha xứ sang lại mảnh đất giáp nhà thờ xứ Kẻ Sặt 2 (Bây giờ là xứ Hòa Hiệp) và thuê xe ủi đất khai hoang, san bằng khu thung lũng liền kề chuẩn bị cho cộng đoàn dân xứ về định cư. Hình ảnh Cha xứ ngồi trên xe ủi vỡ hoang mảnh rừng chồi để tạo lập nơi ở mới cho đoàn chiên là một hình ảnh thân thương, gợi nhiều xúc cảm trong lòng người giáo dân Lộc Lâm: Vị mục tử khả kính luôn hết lòng vì đoàn chiên mình.
Ngày 9 tháng 11 năm 1965, sau bao gian khó, cộng đoàn dân xứ Lộc Lâm tìm về vùng đất Hố Nai, chính thức chọn nơi này để khởi nghiệp. Đích thân Cha Cố Đaminh cùng một số vị chức sắc, giáo dân căng dây phân từng lô đất để chia cho dân xứ dựng nhà dựng cửa hầu ổn định cuộc sống mới.
Vạn sự khởi đầu nan, vùng đất mới chưa phải là đất hứa, bao nhiêu công sức, bao giọt mồ hôi đã tuôn đổ trên mảnh đất này. Khai hoang, phá rừng làm rẫy, trồng màu, phóng đường, chia đất, phân lô… Vì là vùng đất mới nên sự hòa nhập cũng không phải dễ. Tuy người dân đã về đây, dựng nhà dựng cửa, tạo dựng cuộc sống mới nhưng tối đến, ai ở nhà nấy, còn chưa dám ra ngoài và trong đêm vẫn còn nghe tiếng thú rừng xôn xao… Khó có thể hình dung hết được những gian truân mà Cha xứ Đaminh và cộng đoàn đã trải qua trong những ngày đầu khai hoang, lập xứ tại đây. Trong gian khó, vị mục tử tốt lành đã luôn vững lòng cậy trông nơi Thiên Chúa và trao gửi mọi mơ ước nơi Đức Mẹ. Nhờ có ơn Chúa, mọi khó khăn buổi đầu cũng dần được khắc phục. Lúc này, dân các làng Mụa, Trung Đồng, Phục Lễ cũng tìm về xin nhập xứ và được sắp xếp định cư ở phía rừng sim, nơi có con đường mòn dẫn ra khe suối nhỏ.
Quả chuông lớn và nếp nhà thờ từ Đồng Hiệp được phân công cho một vài vị chức sắc và một vài giáo dân quả cảm, nhiệt thành tìm cách chuyển về nơi ở mới. Ông Trùm Khoa (Còn gọi là ông Trùm Tít) thuê người bốc dỡ nhà thờ rồi thuê xe chuyển về Hố Nai. Đây là một hành trình đầy gian nan vì trên đường đi đã gặp phải khá nhiều khó khăn. Nhà cửa, nơi ăn chốn ở của dân xứ vừa ổn định thì Cha xứ cũng quyết định dựng lại nhà thờ làm nơi thờ phụng Thiên Chúa. Để phù hợp với nhu cầu mới của giáo xứ, nếp nhà thờ cũ được dựng lại, nới thêm hai chái hai bên và hạ thấp hơn khoảng tám tấc với quy cách 20mx40m, tọa lạc ở phía bên kia con suối nhỏ. Di cốt Thánh Úy được đặt trang trọng nơi bàn thờ, giữa gian cung thánh cho thỏa lòng kính yêu của cộng đoàn.
Tháp chuông cũng được dựng lên bằng vật liệu khung sắt. Lúc này, Cha xứ đặt đúc thêm một quả chuông nhỏ để kết hợp theo cung bậc của quả chuông lớn sẵn có. Từ nay, mỗi sớm, mỗi chiều, tiếng chuông ngân nga lời mời gọi cộng đoàn đến thánh đường dâng lời kinh, tiếng hát thờ phượng, kính mến Thiên Chúa. Mọi sinh hoạt mục vụ được tiến hành đều đặn với các thanh âm thân thiết “Chuông nhất, trống hai” theo lối gọi quen thuộc. Nhà xứ cũng được dựng tạm trên lô đất ở gần nhà thờ làm nơi ở cho Cha xứ, nơi các vị chức sắc có thể gặp gỡ và đàm đạo về công việc phụng tự.
Khi ấy, Cha cố đã tổ chức giáo xứ thành bốn giáo họ đều mang tên các tước hiệu của Đức Mẹ: giáo họ Thánh Mẫu, giáo họ Vô Nhiễm, giáo họ Mẫu Tâm, giáo họ Văn Côi. Ngài cũng cho xây đài, đặt tượng làm nơi thờ kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội, bổn mạng giáo xứ trên ngọn đồi chếch về phía tây bắc nhà thờ. Các hội đoàn (Đoàn thiếu nhi Thánh Thể, Hội khấn, ca đoàn, Dòng Ba, Hội con Đức Mẹ - Đạo binh xanh…) tiếp tục sinh hoạt theo nề nếp đã có từ Đồng Hiệp. Mọi thành viên đều nhiệt thành hoạt động. Đời sống đạo đức ngày càng tốt lành, thánh thiện hơn.
Thánh đường, tháp chuông, đài Đức Mẹ, việc quy hoạch giáo xứ đều đã xong… Cha xứ trình Đức Giám Mục, xin Ngài về làm phép và khánh thành các công trình chung. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, giám mục giáo phận Xuân Lộc đã về dâng thánh lễ tạ ơn và thánh hiến các công trình. Ngài còn ban bí tích thêm sức cho các con trẻ đã được học biết giáo lý và đủ điều kiện lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
Ngoài ra, Cha xứ còn rất quan tâm đến việc khai tâm mở trí cho thế hệ tương lai. Ngài cho xây trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học Đaminh Úy ở phía trái đài Đức Mẹ, chếch về phía đông bắc nhà thờ. Đây là nơi đã dạy dỗ bao lớp hậu sinh. (Trường hoạt động được khoảng 10 năm, đến 1975 thì đóng cửa). Để bảo đảm sức khỏe và cuộc sống cho dân xứ, Cha còn cho xây dựng trạm xá ở giáo họ Mẫu Tâm, mở chợ ở phía sau trường Mẫu giáo với các sinh hoạt thường nhật đều đặn…
Cuộc sống mới nhanh chóng đi vào nề nếp nhờ tính cần cù, chịu thương chịu khó của những con người sinh ra đã mang đậm chất nông dân. Người giáo dân Lộc Lâm sinh sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau. Đa phần là làm rẫy, trồng màu, chăn nuôi, làm công nhân trong các công sở, buôn bán nhỏ trong phạm vi giáo xứ… Đời sống vật chất bước đầu ổn định trong tinh thần nghèo khó, ăn chắc, mặc bền.
Lúc này, theo nguyện vọng của cộng đoàn và để tiện cho việc mục vụ, Cha xứ cho xây nhà xứ mới, khang trang hơn ở phía bắc nhà thờ.
Đất lành chim đậu, khách thập phương tìm về xin nhập xứ, dân số càng thêm đông. Cha Đaminh càng phải nỗ lực hơn trong sứ mạng mục tử: vừa xây dựng cơ sở vật chất, vừa nuôi dưỡng đời sống đức tin cho đoàn chiên đông đúc.
Năm 1975, đất nước thống nhất, lịch sử sang trang, mở ra một vận mệnh mới đầy thử thách cho đoàn chiên xứ Lộc. Đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn: công việc làm ăn bị thay đổi, thu nhập giảm sút, nghề nghiệp bấp bênh; những sinh hoạt phụng tự phải khoác một hình thức khác; một chút lao đao, một chút hẫng hụt…
Những khó khăn đòi hỏi người giáo dân Lộc Lâm phải siêng năng, cần cù và linh hoạt hơn. Công việc làm rẫy, trồng màu, chăn nuôi được phát triển hơn trước đó. Các gia đình còn học thêm được các nghề thủ công như đan lát, làm miến hoặc có người đi buôn chuyến để kiếm thêm thu nhập. Các thanh niên có sức khỏe tốt thì đi thồ củi, thồ bột bán cho dân buôn tận Sài Gòn hoặc đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Khó khăn chồng chất khó khăn khi đàn gia súc bị dịch bệnh. Nhiều gia đình đã bị thâm hụt vào đồng vốn ít ỏi nên quyết định đi khai hoang lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới như: Xã lộ 25, Phương Lâm, Định Quán, Đồng Hiệp, Bưng Kè – Xuyên Mộc, Bảo Lộc… Trong những ngày tháng khó khăn này, công việc làm ăn khá vất vả, cuộc sống lần hồi, đắp đổi qua ngày…
Rồi mọi khó khăn cũng qua đi. Những công việc mới dần trở nên quen thuộc và nề nếp. Cuộc sống được ổn định cho dù vẫn còn đó những thử thách. Nhưng có một điều đáng quý là dù trải qua bao thăng trầm, sóng gió, người dân xứ Lộc vẫn giữ được các sinh hoạt đạo đức thường nhật, đời sống đức tin vẫn thăng tiến, bao tấm lòng vẫn thiết tha trông cậy và cảm nhận hồng ân Chúa qua những ơn lành hồn xác Chúa trao ban. Đặc biệt, đạo binh Legio Mariae vẫn bền bỉ, nhiệt thành trong mọi công tác để rao truyền niềm tin yêu tuyệt đối nơi Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Năm 1988, sau 30 năm kể từ khi hình thành giáo xứ Lộc Lâm và 23 năm từ khi di chuyển về Hố Nai, Giáo xứ mỗi ngày mỗi lớn mạnh hơn, đời sống tinh thần càng vững vàng thì mái tóc Cha Cố ngày càng bạc trắng đi và đôi vai Ngài hằn nặng dấu ấn thời gian. Vì tuổi già, sức khỏe sút kém, bệnh tật hoành hành, Ngài vẫn vững lòng cậy trông và tín thác vào tình thương của Chúa. Dù con dân Ngài hết lòng chạy chữa, thuốc thang nhưng vẫn chẳng tránh khỏi quy luật của đời người…
Chiều ngày 22/7/1988, lúc 17giờ 30 phút, Cha Cố Đaminh Phạm Sỹ Khiêm buông xuôi đôi tay, vĩnh biệt cộng đoàn dân xứ để theo tiếng Chúa gọi. Ngài trở về cùng Đấng mà Ngài đã dâng hiến đến trót cuộc đời. Tiêng chuông sầu bi não nề vọng ngân suốt ba ngày đêm như tiếng nức nở của đoàn chiên mồ côi không người chăn dẫn. Linh cữu Ngài được quàn tại thánh đường để cộng đoàn có thể từ biệt Vị Chủ chăn khả kính lần cuối cùng.
Ngày 25/7/1988, Cha Cố Đaminh đã cùng Đức Giám Mục và quý Cha đồng tế dâng thánh lễ sau cùng, trong niềm thương tiếc ngút ngàn của bao thân bằng quyến thuộc và cộng đoàn dân xứ Lộc Lâm. Mỗi người giáo dân đều tự nguyện chít lên đầu vành khăn tang trắng để tưởng niệm người Cha Già có công sáng lập giáo xứ và chăn dắt đoàn chiên Chúa suốt 30 năm qua. Tạ từ vị mục tử tốt lành, tạ từ người Cha chung khả kính, những dòng lệ nóng tuôn trào, vành khăn tang trắng như một lời vĩnh quyết đến nao lòng… Ngài an nghỉ giữa đồi cao lộng gió, dưới chân Mẹ Maria, bổn mạng giáo xứ. Dẫu đã qua đi, nhưng công đức và ân tình của Cha Cố thì vẫn sống mãi với không gian, thời gian, với đất trời và trong lòng mỗi chúng ta. Từ đó đến nay, cộng đoàn dân xứ vẫn làm tròn bổn phận con thảo đối với Ngài. Nghi thức dâng hương, dâng hoa, dâng thánh lễ kỷ niệm ngày giỗ, cầu nguyện cho Ngài vẫn được cử hành hàng năm, đều đặn và tôn kính. Trong niềm tin vào Chúa Ki tô phục sinh, chúng ta vững tin rằng Cha Cố Đaminh đã được Chúa đón về hưởng phúc vinh thiên đàng và chắc chắn sẽ phù hộ độ trì cho con dân Ngài.
Trở về với thực tế, cộng đoàn dân xứ vẫn được Thiên Chúa yêu thương, nâng đỡ trong thời gian đau thương, tang chế qua bàn tay Đức Giám Mục giáo phận: Ngày 30/7/1988 Cha Lau-ren-sô Hứa Văn Mỹ được bài sai làm quản nhiệm giáo xứ Lộc Lâm. Với bản tính cẩn trọng, nhân ái, Cha đã vực lại tinh thần cho dân xứ sau cơn đau buồn, mất mát. Mọi sinh hoạt mục vụ lại được tiến hành bình thường; các hội đoàn lại hăng hái hoạt động, mỗi giáo dân lại thêm lòng đạo đức sốt mến như một lời cảm tạ và tri ân.
V. Bước ngoặt mới
Năm 1989, Cha Giuse Phạm Văn Hoàng về làm linh mục chánh xứ. Sáng ngày 27/1/1989, toàn thể cộng đoàn giáo xứ nao nức và hân hoan đón rước cha tân chánh xứ. Hai bên đường từ quốc lộ vào đến nhà thờ, người người hớn hở vui mừng trong tiếng vỗ tay, tiếng pháo, tiếng chuông nhà thờ vang lên báo tin vui từ nay giáo xứ đã có vị chủ chăn mới trẻ trung và năng động.
Tuy thuộc lớp những linh mục trẻ, có quan niệm, suy nghĩ thoáng nhưng Cha xứ mới vẫn có một đời sống chiêm niệm sâu sắc. Ngài nhìn nhận và đánh giá mọi sự việc, mọi vấn đề bằng con mắt đức tin với niềm cậy trông phó thác tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Ngài đặc biệt yêu mến Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse, luôn lắng nghe và vâng theo Thánh ý. Sau một thời gian tìm hiểu, cân nhắc, Ngài đã bắt tay vào việc xây dựng một giáo xứ Lộc Lâm tốt đạo đẹp đời.
Sức trẻ năng nổ, Cha Giuse mạnh dạn thâm nhập vào đời sống tinh thần của cộng đoàn. Những tổ chức đoàn hội, các giới đã được sắp xếp lại một cách quy củ, nề nếp hơn và đi vào sinh hoạt thường kỳ hàng tháng. Mỗi đầu tháng lại có thánh lễ dành riêng cho các giới. Mỗi thành viên của các giới đều hết sức nhiệt thành, tích cực tham gia mọi sinh hoạt chung trong tinh thần đạo đức với châm ngôn Mến Chúa – Yêu người. Những công việc từ thiện, những sinh hoạt đạo đức, những việc làm bác ái… đã được thực hiện bằng tất cả lòng yêu mến Thiên Chúa và tấm lòng quảng đại. Nhờ đó, những hoạt động này đã có tác dụng tốt trong các mối quan hệ thường nhật và trong đời sống đức tin của cộng đoàn: Nhiều người thêm lòng yêu mến Chúa và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống với nhau hơn; Nhiều người thay đổi đời sống Đức tin theo chiều hướng sốt mến hơn….
Ngay những năm đầu, Cha Giuse đã bắt tay vào thực hiện công việc mở mang cho giáo xứ, công việc đầu tiên là sửa sang lại những con đường đã bị sói mòn. Năm 1990, Cha xứ đã huy động nhân công từ cộng đoàn để san lấp lại các con đường. Ngài cho khai mương, kè suối, thông dòng nước chảy để bảo vệ các con đường làng. Trong quá trình thi công, Cha đã trực tiếp giám sát, chỉ bảo để mọi người thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ của công việc. Có tận mắt nhìn thấy Ngài lăn xả vào công việc, xắn cao tay áo, cùng mọi người vần tảng bê tông vào đúng vị trí mới cảm nhận hết được tấm lòng vị Chủ chăn kính mến luôn toàn tâm toàn ý cho lợi ích của giáo xứ. Từ những đôi tay lao động miệt mài, những con đường gồ ghề, lồi lõm, đầy những ổ gà trước đây đã trở nên bằng phẳng, sạch thoáng hơn. Hai con đường chính dẫn vào giáo xứ từ độ dốc thẳng đứng đã trở nên thoai thoải, tiện cho việc đi lại. Mương máng hai bên đường được kè bằng đá, vững chắc giúp cho dòng nước chảy hợp lý, không còn cảnh sói mòn, bùn lầy nước đọng như trước. Bộ mặt giáo xứ trở nên khang trang hơn khi những ngôi nhà vách đất, mái tôn được thay thế bằng nhà tường gạch xây tô, nhà lầu đúc.
Lúc này, ngôi nhà thờ, nơi sum họp của cộng đoàn dân xứ đã xuống cấp khá nhiều. Ước mơ chung của tất cả mọi người là xây dựng ngôi thánh đường mới rộng đẹp, khang trang hơn để có chỗ thờ phượng Thiên Chúa cho xứng đáng. Trong thực tế, giáo xứ Lộc Lâm vẫn là một xứ đạo có đời sống khó nghèo, không có ngành nghề truyền thống, không có nhiều nguồn thu nhập. Ngôi thánh đường mơ ước đòi hỏi một sự đồng tâm, nhất trí và sự nỗ lực không ngừng của tất cả mọi người.
Tháng 12 năm 1994, Cha xứ chính thức mời gọi cộng đoàn, các gia đình thực thi tiết kiệm hướng đến công trình xây dựng thánh đường giáo xứ. Mỗi gia đình được trang bị một chiếc hộp tiết kiệm với tiêu chuẩn chung: tiết kiệm chi tiêu để bỏ ống 200 đồng mỗi ngày. Dù cuộc sống còn nghèo khó, bữa ăn còn chưa ngon, dù áo mặc vẫn chưa đẹp nhưng trong cộng đoàn vẫn có những tấm lòng vàng, nhiệt thành và quảng đại nên ống tiền tiết kiệm vẫn được thu hàng tháng, đều đặn, bền bỉ…
Với khoản tiền tiết kiệm ít ỏi và sự hiệp thông của các vị Mạnh thường quân, ngày 27 tháng 9 năm 1995, cha xứ cho tiến hành xây đền thờ kính Thánh Đaminh Bùi Văn Úy trên nền nhà xứ cũ trong thời gian 19 tuần.
Dịp lễ kính Thánh Úy tử đạo năm ấy, cộng đoàn dân xứ đã long trọng khánh thành ngôi đền thờ nhỏ bé, đơn sơ, xinh xắn nhưng không kém phần khang trang, tôn nghiêm, sang trọng. Từ nay, Thánh Bùi Văn Úy đã có nơi thờ kính xứng đáng cho thỏa lòng yêu mến của con dân Ngài bấy lâu.
Ngôi nhà xứ được dựng tạm lui về phía sau Đền Thánh, chếch hướng đông bắc bằng những vật liệu tận dụng. Nơi ở mới này cho thấy đời sống khó nghèo, đức hy sinh và ý chí hướng tới những công trình chung của vị chủ chăn kính mến. Đồng hành và chia sẻ với Ngài, cộng đoàn dân xứ tiếp tục thực hành tiết kiệm để hướng đến việc xây dựng ngôi thánh đường mơ ước.
Để hưởng ứng phong trào giao thông hóa toàn dân. Ngày 15 tháng 08 năm 1999, Cha xứ đã cho khởi công thảm nhựa và bê tông hai con đường chính dẫn vào nhà thờ. Cộng đoàn dân xứ cùng nhau góp công, góp của và với sự hỗ trợ của Cha, con đường giáo xứ trở nên khang trang, sạch sẽ, việc đi lại cũng thuận lợi hơn. Đất đai, nhà cửa nhờ đó cũng được nâng cao giá trị hơn. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất của giáo xứ.
Con đường được hoàn thành vào ngày 01 tháng 01 năm đúng vào dịp Giáo Hội toàn cầu đón chào năm Thánh mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã khởi xướng để tổng kết thế kỷ XX, chào đón thế kỷ XXI. “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”. Lời Chúa vang vọng trong tâm tưởng của mỗi người dân xứ Lộc. Sửa sang lại con đường đi cũng chính là một hình thức nhắc nhở người giáo dân tu chỉnh lại con đường tâm linh để đón chờ Chúa đến.
Năm Thánh là thời gian để mọi người Thống hối – Hoán cải – Hòa giải – Hiệp thông cùng nhau trong tinh thần Đại kết Ki-tô giáo. Nhờ đó mà đón nhận ân sủng của Thiên Chúa. Ngoài việc hưởng ứng các hoạt động chung của giáo phận, giáo hạt, rất nhiều hoạt động đạo đức được tổ chức và tiến hành đều đặn trong phạm vi giáo xứ. Đặc biệt, Thánh Thể Chúa được tôn kính suốt ngày đêm nơi đền Thánh Đaminh Úy. Ở đó, Thánh Thể luôn mở rộng cung lòng cho mọi cuộc gặp gỡ.
Cũng trong năm Thánh, giờ canh thức chờ đón giao thừa thế kỷ được cử hành trong đêm 31/12/1999 tại Đền Thánh với những suy niệm về ý nghĩa thiêng liêng của thời gian mà Thiên Chúa đã tặng ban cho giáo xứ. Ngày 01/01, ngày đầu tiên của năm Thánh 2000 lại là ngày lễ kính Thánh Mẫu Thiên Chúa. Cùng với Cha xứ, cộng đoàn đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho một năm an lành, thánh đức.
Chiều 01/05/2000, những người lao động trong giáo hạt Hố Nai đã tập trung lại nơi đền Thánh Úy tử đạo để cùng mừng lễ Thánh Giuse lao động.
VI. Công trình thế kỷ.
Tiếp quản một không gian rộng lớn từ quỹ đất mà Cha cố Đaminh để lại, với tầm nhìn rộng, Cha xứ Giuse Phạm văn Hoàng đón nhận một sứ vụ lớn lao và quan trọng. Đó là việc thực hiện ước mơ chung của cộng đoàn dân xứ: Xây dựng lại ngôi Thánh đường mới!
Mười hai năm băn khoăn, hàng ngàn đêm thao thức, những đắn đo cho một mơ ước chung quả là không phải dễ. Nhưng bằng tấm lòng tín thác, cậy trông và với ân sủng của Thiên Chúa, mọi việc đã được quan phòng…
Với ý tưởng xây dựng một phố núi giữa đồng bằng, ngọn đồi phía tây bắc nhà thờ được Cha xứ đưa vào quy hoạch cho ngôi thánh đường và các công trình phụng tự. Tháng sáu năm 2001, bản vẽ thánh đường do kiến trúc sư Phạm Anh Quốc Bảo thiết kế đã hoàn tất. Mô hình nhà thờ mới được Cha xứ giới thiệu để cộng đoàn tham khảo và góp ý. Niềm hạnh phúc như bất chợt òa vỡ - nỗi mong chờ bao tháng ngày giờ đã được định hình, cộng đoàn càng náo nức, nhiệt thành tiết kiệm để thực hiện hoài bão. Ai nấy đều háo hức chờ đợi ngày xúc tiến công việc chung.
Tiếp theo, Cha cho tiến hành di dời tượng đài Đức Mẹ và phần mộ Cha Cố Đaminh để chuẩn bị mặt bằng cho công trình thánh đường. Thánh tượng Mẹ và phần mộ Cha Cố được đặt tạm nơi gian cung thánh nhà thờ cũ để con dân xứ Lộc được tiện việc kính thờ.
Sau bao ngày tháng chuẩn bị, ngày 23/12/2001 Cha xứ và cộng đoàn cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường trên ngọn đồi gió hú. Khó có thể nói hết những cảm xúc trào dâng trong lòng người dân xứ Lộc khi hiệp dâng thánh lễ đặc biệt này. Hàng trăm người, hàng ngàn tấm lòng hảo tâm từ muôn nơi đã tìm về, hưởng ứng, ủng hộ, hỗ trợ, cùng góp công, góp sức với cộng đoàn Lộc Lâm như lòng tin mạnh mẽ của Cha xứ: Không có ngôi nhà thờ nào bị bỏ dở. Cùng một ý tưởng, Cha quản hạt Đaminh Trần Xuân Thảo cũng chia sẻ: Dù ít hay nhiều, dù là công hay của, tấm lòng vàng của mọi người, giáo xứ Lộc Lâm sẽ nhận hết… Tấm lòng rộng mở, sự quảng đại của anh em bằng hữu và tình hiệp thông trong tinh thần Ki tô hữu quả vô cùng đáng quý.
Ngày 26 tháng 12 năm 2001, trong hồng ân Giáng sinh, giáo xứ chính thức khởi công xây dựng các công trình thánh đường, tháp chuông và nhà xứ. Việc thi công do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Hưng đảm nhận.
Ngày 11/3/2003, Cha Giuse tiếp tục cho xây dựng lại khuôn viên Đài Đức Mẹ trên nền nhà thờ cũ, việc bố trí tượng Đức Mẹ và mộ Cha cố Đaminh tại gian Cung Thánh từ trước cho thấy sự sắp xếp các công trình của Ngài thật hoàn hảo. Trong thời gian này, mọi sinh hoạt phụng tự đều được cử hành tại Đền thánh Úy với mái vòm dựng tạm. Tuy điều kiện vật chất có phần đơn sơ nhưng tấm lòng yêu mến Thiên Chúa thì không hề phai nhạt. Cộng đoàn luôn vững tin và hy vọng vào thành quả của những nỗ lực chung, những công trình chung.
Tháng 10/2003, công trình tháp chuông đã hoàn tất. Ba cột tháp màu xám trắng vươn cao, mạnh mẽ giữa ngọn đồi như một điểm tựa cho những sinh hoạt đạo đức của cả giáo xứ. Vào lúc 4 giờ 30 sáng Chúa Nhật 12/10/2003, nghi thức làm phép tháp chuông và Thánh lễ tạ ơn được tiến hành. Hình ảnh Cha xứ hai tay kéo hai dây chuông để gióng lên những thanh âm đầu tiên từ cây tháp mới với tất cả sự hào hứng khiến cộng đoàn càng thêm phấn khởi.
Cũng trong dịp này, sau khi lợp mái nhà thờ mới, mái vòm che tạm tại Đền thánh được tháo dỡ. Các hoạt động phụng tự được cử hành tại nhà thờ chính như một bước hoàn thiện đầu tiên cho công trình chung này.
Song song với việc xây dựng thánh đường, công trình nhà xứ cũng được tiến hành. Đây là nơi sinh hoạt, hội họp của Cha xứ, Ban hành giáo và các ban ngành đoàn thể. Nhà xứ mới được xây dựng theo hình chữ Nhất, có hình dáng như ngôi nhà sàn vùng cao. Sắc màu chủ đạo trang trí là hai màu đen, trắng: Trắng của thanh khiết và hiến dâng; Đen của hy sinh và chiêm niệm. Hàng lan can với hình ảnh những trái tim cách điệu giống như hình ảnh cộng đoàn dân xứ quây quần trong ngôi nhà chung với tình liên đới, hiệp thông Ki-tô hữu.
ĐÀI NAZARETH
Mải mê với công trình xây dựng chính, tuy thấm mệt vì sức khỏe nhưng trong suy tư, Cha xứ Giuse vẫn muốn làm một cái gì đó mang đậm dấu ấn cho đời sống gia đình. Và rồi ý tưởng xây một mái ấm Nazareth chợt lóe lên trong đầu.
Ngài muốn thể hiện lại cuộc sống của những đấng Cực Thánh qua hình ảnh gia đình với túp lều tranh, vách lá, chõng tre và những vật dụng quen thuộc của người thợ mộc: Cưa, Búa, Đục…, những phương tiện để nuôi sống gia đình. Cha đã cho tạc tượng gia đình Thánh Gia như những người nông dân việt nam chất phát đặt bên cầu ao, cả nhà chung sức chuẩn bị cho bữa cơm chiều sau một ngày làm việc vất vả. Cả vợ chồng con cái chung tay góp sức xây dựng hạnh phúc gia đình làm tiền đề cho Hạnh Phúc Vĩnh Hằng mai sau. Ai cũng có thể nên thánh từ chính cuộc sống đời thường của mình – Phải chăng đó là lời mời gọi từ gương mẫu Thánh Gia Thất?
DI DỜI TƯỢNG THÁNH ĐAMINH ÚY
Việc bố trí các công trình phần nào đã ổn định. Cha xứ tiếp tục cho di dời tượng Thánh Đaminh Úy lên vị thế cao hơn nằm phía sau lưng đền thánh. Để cho công trình Đền và Đài Thánh nhân được trang trọng, vì Ngài là vị Thánh Bổn mạng thứ hai và đã đồng hành cùng cộng đoàn dân xứ trong suốt cuộc hành trình lữ thứ, Cha xứ đã cho làm thêm phần nhà ngói phía sau lưng đền Thánh, trải dài xuống tới Đài Đức Mẹ để có chỗ che nắng, che mưa khi giáo dân đến cầu nguyện.
Để chuẩn bị mừng 50 năm Kim Khánh Giáo xứ, Ngài cũng cho tu sửa lại đài Thánh Úy với thảm cỏ xanh, dòng thác nước đổ từ trên nững tảng đá to xuống lòng hồ. tạo nên một không gian xanh mát và thơ mộng.
Để tận dụng phần gỗ của nhà thờ cũ, Cha xứ cho dựng tạm xưởng mộc nhỏ và với sự cộng tác của những anh em thợ mộc trong xứ, tất cả số cột kèo gỗ của nhà thờ cũ được đóng ghế cho nhà thờ mới.
Tháng 6 năm 2005, công trình Thánh đường và các công trình nhỏ kèm theo đã hoàn tất. Khó có thể diễn tả hết được niềm hân hoan trong lòng người dân xứ Lộc trước sự kiện trọng đại này. Niềm vui đong đầy trên khóe mắt, làn môi; Nụ cười tươi tắn, rạng rỡ và khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. Mọi người đều cảm nhận ân tình Chúa cao vời và bao la vô bờ bến. Nhưng người vui mừng nhất có lẽ là Cha xứ Giuse. Với cốt cách của một nghệ (nhân) sĩ, sự lo lắng của một bậc gia trưởng lớn và trách nhiệm của một mục tử, Ngài đã thổi hồn mình và tất cả tấm lòng yêu mến vào từng chi tiết nhỏ nhất của cả công trình Thánh đường.
Ngày 16-6-2015, sau 12 năm tiết kiệm, 1.271 ngày xây dựng, công trình xây đựng đã hoàn thành trong niềm vui vô tận. Thánh lễ Cung hiến và Khánh Thành Nhà thờ được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc cử hành long trọng vào lúc 9 giờ 00, đồng tế còn có sự hiện diện của Quý Cha trong hạt Hố Nai, Quý Cha khách và hàng ngàn tấm lòng yêu mến từ khắp nơi. Tinh thần đại kết Ki tô giáo như chưa bao giờ được thể hiện cách nhiệt thành và thắm thiết như trong sự kiện này. Ân sủng quả đã được chan hòa trên giáo xứ Lộc Lâm thân yêu. Hồng ân Chúa bao la, tuôn đổ xuống chan hòa. Tuy tay con nhỏ bé, bao nhiêu cũng không vừa…
Nhân dịp kỷ niệm Biên Hòa – Đồng Nai 310 năm, qua cuộc bình chọn các công trình kiến trúc đẹp, Thánh đường giáo xứ Lộc Lâm được chọn là công trình đẹp nhất trong 10 công trình kiến trúc tiêu biểu của Thành Phố Biên Hòa. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai đã ra quyết định công nhận số 4471/QĐ-UBND ngày 28/12/2008. Đây cũng là niềm tự hào chính đáng về ngôi nhà chung của cộng đoàn dân xứ.
VII. Cuộc sống thường nhật.
Công trình Thánh đường hoàn tất, mọi sinh hoạt chung của giáo xứ trở lại ổn định và ngày càng hoàn thiện hơn. Ban hành giáo, các giới, các hội đoàn, các ban ngành luôn duy trì và phát triển nề nếp sinh hoạt. Mỗi giới, mỗi hội đoàn có một cách thức hoạt động với những đặc trưng công việc riêng biệt nhưng tất cả đều hướng về một tôn chỉ: Mến Chúa, yêu người - sống tốt đời đẹp đạo. Cuộc sống vẫn còn nhiều vất vả khó khăn, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh nhưng cũng không thiếu những tấm lòng quảng đại, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia. Thế nên, mối quan hệ cộng đồng trong tinh thần Ki tô hữu luôn đầy ắp tình Chúa, tình người.
Sau hơn 20 năm trong sứ vụ Chủ chăn, sức khỏe của Cha xứ cũng hao mòn theo tháng năm. Hiểu được điều đó, Ngày 02/10/2010. Đức Cha đã sai Cha Phêrô Phạm Quốc Thuần về làm Cha Phó để phụ giúp Ngài trong công tác mục vụ.
Là Cha phó đầu tiên của giáo xứ Lộc Lâm. Ngài đã mau chóng hòa nhập với cộng đoàn, hết lòng quan tâm đến thiếu nhi và công việc huấn giáo, đặc biệt Cha yêu mến phép Tràng Hạt Mân Côi. Mỗi khi gặp gỡ ai đó, nhất là các em thiếu nhi Ngài đều tặng chuỗi Mân Côi với lời nhắn nhủ siêng năng lần hạt mỗi ngày. Với sự năng động, trẻ trung, các sinh hoạt của Giới trẻ cũng được Cha cảm hóa và khích lệ anh chị Giáo lý viên hăng say hơn trong công việc huấn giáo. Sau ba năm học hỏi nơi Cha xứ Giuse và phục vụ giáo xứ cách nhiệt tình và hang hái, tháng 9/2013, Đức Cha đã sai Ngài đến làm chánh xứ Xuân Lâm. Theo chân Ngài đến nhận nhiệm sở mới, cộng đoàn giáo xứ Lộc Lâm không khỏi chạnh lòng đối với vị mục tử thân thương này.
Ngày …/9/2015, Đức Cha tiếp tục sai Cha Gioan Baotixita Vũ Minh Tân đến làm Linh mục phó xứ Lộc Lâm. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng Cha phó mới lại có một đời sống khiêm hạ, khó nghèo và chiêm niệm sâu sắc. Với phong cách nhẹ nhàng, thân ái, nụ cười thường trực trên môi, Cha mau chóng tiếp cận cộng đoàn và hòa nhập với mọi công việc mục vụ. Ngài đặc biệt yêu mến và tôn thờ Thánh Thể. Các cuộc cung nghinh, tôn vinh, kính thờ Thánh Thể luôn được Cha quan tâm và mời gọi cộng đoàn tham dự cách sốt sáng.
VIII. Năm Tạ Ơn
Năm 2015 là dịp kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển giáo xứ. Sự kiện này đồng thời trùng hợp với năm Thánh mừng Kim khánh giáo phận Xuân Lộc. Đây là một thuận lợi và cũng là vinh dự của giáo xứ Lộc Lâm thân yêu.
Trong toàn giáo phận, Đức Giám Mục cho tổ chức hoạt động Ngũ niên để hướng đến năm Thánh. Giáo xứ chúng ta cũng vâng theo lời Cha chung thực hiện các hoạt động phụng tự suốt năm năm qua. Ngoài ra, Cha xứ cũng cho thực hiện một số hoạt động riêng hướng đến việc mừng Kim khánh giáo xứ.
Năm 2010, cùng với sự nhiệt thành của ban hành giáo và các vị mạnh thường quân, Cha xứ cho trùng tu nghĩa trang, xây dựng lễ đài và Thánh tượng Mẹ Hồn xác lên trời, bổn mạng giáo xứ tại Đất Thánh. Dịp này, mặt bằng nghĩa trang cũng được quy hoạch lại cho gọn gàng, thoáng đẹp hơn. Đường đi, lối lại được đổ bê tông vừa khang trang, chắc chắn lại vừa thuận lợi, sạch sẽ. Một giếng khoan với hệ thống cấp thoát nước được trang bị để phục vụ cho nhu cầu chung của mọi người mọi nhà nơi Đất Thánh. Các cột đèn được dựng lên để đáp ứng nhu cầu ánh sáng khi cần thiết. Khuôn viên nghĩa trang cũng được xây dựng với hai cổng vào càng thêm phần tôn nghiêm. Từ nay, Đất Thánh được chăm sóc chu đáo hơn, mang bầu khí ấm áp thân thương hơn.
Năm 2011, Cha xứ đổi mới tháng hoa kính Đức Mẹ bằng hình thức dâng hoa cộng đoàn vào các buổi tối Chúa Nhật. 19 giờ tối hàng ngày trong tháng Năm là giờ kinh chung của cả cộng đoàn bên chân tượng đài Mẹ Lộc Lâm. Có biết bao ơn riêng Mẹ đã ban cho từng người, từng gia đình qua giờ kinh chung này. Có biết bao biến đổi thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người biết tìm đến cùng Mẹ trong giờ cầu nguyện này. Cha xứ quả thật đã rất khôn ngoan khi phó dâng đoàn chiên mình trong tấm lòng yêu thương bao la của Đức Mẹ.
Đặc biệt trong năm 2015, giáo xứ long trọng mừng Kim khánh với các hoạt động đạo đức cụ thể, thiết thực, liên lỉ và sốt sắng:
Trong đại lễ mừng kính Thánh Bùi Văn Úy tử đạo ngày 19/12/2014, Cha xứ long trọng tuyên bố khai mạc Năm Tạ Ơn với lời mời gọi và nhắc nhở tâm tình cảm tạ và tri ân Thiên Chúa.
Năm 2015. Chủ đề phụng tự chung của cả giáo phận là Gia đình và giáo xứ sống Mầu nhiệm Thánh Thể, giáo xứ cũng đề ra các chương trình tôn vinh Thánh Thể và các việc đạo đức có liên quan. Thánh Thể được đặt suốt ngày đêm để chầu kính nơi Đền Thánh. Đặc biệt ngày 07/6/2015 Lễ Mình Máu Thánh Chúa, chương trình cung nghinh Thánh Thể được rước chung quanh giáo xứ và các dịp lễ kính bổn mạng các giáo họ, Thánh Thể được cung nghinh và tôn kính tại các giáo họ như một cách thể hiện lòng yêu mến của người dân xứ Lộc.
Xem Hình
Lời kinh năm thánh của giáo phận được Cha xứ cho đọc thêm cụm từ “và giáo xứ” để hiệp thông trong tâm tình tạ ơn và tín thác.
Các thánh lễ đặc biệt được tổ chức tại nghĩa trang trong Năm Tạ Ơn đã nhắc nhở mọi người luôn quan tâm cầu nguyện cho các bậc tiền nhân với tâm tình uống nước nhớ nguồn.
Tối thứ năm tuần Thánh, cuộc cung nghinh Thánh thể từ thánh đường đến đền thánh được tiến hành trọng thể và sốt mến.
Ngày khai mạc và bế mạc tháng hoa kính Đức Mẹ được tổ chức trọng thể với các diễn nguyện và tâm tình yêu mến, tạ ơn.
Ngày 20, 21, 22 tháng 7 năm 2015, lễ giỗ Cha Cố Đaminh được tiến hành trọng thể trong suốt ba ngày với sự nhắc nhở về những công đức, ân tình mà Cha Cố để lại cho cộng đoàn. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ cảm hiểu về một cuộc đời dâng hiến, hy sinh thầm lặng trong Thánh ý.
Dịp 15/8/2015, lễ kính Mẹ hồn xác lên trời, bổn mạng giáo xứ, cộng đoàn Lộc Lâm đã hành hương về nhà thờ giáo hạt để được nhận lãnh hồng ân toàn xá như lời dạy của Đức Giám Mục. Việc Cha xứ và Cha phó cùng hướng dẫn cộng đoàn trong chuyến đi này là một nghĩa cử cao đẹp càng cho thấy tấm lòng vị mục tử luôn hết mình vì đoàn chiên.
Tượng đài Thánh Bùi Văn Úy tử đạo, thánh tượng Nazareth được trùng tu cho khang trang hơn đã thể hiện tâm tình cảm tạ, tri ân của người dân Lộc Lâm trước hồng ân bao la của Thiên Chúa.
Một cách thường xuyên, trong các bài giảng, Cha xứ và Cha phó nhắc nhở, khuyên bảo, chỉ dẫn về lối sống đạo đức, tu dưỡng con người, tập sống quảng đại để cộng đoàn ngày càng thăng tiến trong đời sống đức tin.
Tất cả mọi hoạt động trong Năm Tạ Ơn đều được thực hiện trong tâm tình yêu mến, tri ân, cảm tạ và quy hướng về Tình yêu Thiên Chúa. Trong những ngày cuối năm, gần đến ngày đại lễ, tâm tình ấy càng sốt mến hơn. Mỗi người giáo dân Lộc Lâm cách này hay cách khác đều cảm nghiệm được ân sủng Chúa trong đời sống và những công việc hàng ngày. Thế nên, mỗi phút giây trôi qua, mỗi công việc đều là lời tạ ơn sâu sắc tự đáy lòng.
IX. Thay lời kết
Cuộc sống vẫn diễn ra một cách đều đặn, hành trình đức tin của chặng đường lữ thứ cũng theo đó mà tiếp diễn. Mỗi người giáo dân đều mải miết trong hành trình riêng của mình để rồi khi nhìn lại mới hay thời gian đã dần trôi, mọi việc đã dần thành quá khứ. Nửa thế kỷ đã qua, có những điều, những việc chẳng bao giờ còn trở lại, dẫu nuối tiếc hay thương nhớ thì cũng đã thành hoài niệm.
Viết về lịch sử hình thành và phát triển của một cộng đoàn Dân Chúa thì thật khó có thể viết cho đầy đủ, cặn kẽ. Bởi vì, cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình trong xứ đã là một trang đầy ắp những sự kiện sống động mà không giấy bút nào có thể kể hết. Chính cuộc sống ấy đã làm nên bộ mặt của giáo xứ hôm nay. Năm mươi năm đã trôi qua. Từ một thung lũng hoang sơ, vắng vẻ buổi ban đầu, nay đã trở thành một nơi đất níu chân người với những điều kiện căn bản về đời sống vật chất để thăng tiến đời sống Đức Tin. Từ đó, người giáo dân Lộc Lâm càng cảm nghiệm cách sâu sắc: Từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa.
Giuse Nguyễn Trường Kỳ
Chiều Chúa Nhật 20.12.2015, Cộng đoàn Giáo xứ Lộc Lâm, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan tổ chức Lễ Mừng Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Giáo Xứ.
Xem Hình
Trước lễ là cuộc kiệu rước hài cốt thánh Tử Đạo Đaminh Úy về lễ đài hòa vang tiếng hát tâm tình Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Đức Mẹ.
Cùng dâng lễ với Cha xứ Giuse, Cha phó Gioan Bt, có Cha Quản hạt Hố Nai Đaminh Bùi Văn Án, quý Cha Dòng Thánh Thể, quý Cha trong Hạt, Cha Phero Phạm Quốc Thuần (nguyên phó xứ Lộc Lâm), quý Cha đồng hương: Cha Giuse Nguyễn Quốc Hùng, Cha Gioan Bt Bùi Trần Xuân Triết.
Tham dự lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, Quý chức Ban hành giáo của 17 Giáo xứ trong Hạt, Quý khách, quý Cộng đoàn và mọi thành phần trong Giáo xứ.
Mở đầu thánh lễ, Cha Xứ dâng lời chào mừng Cha quản hạt, chào mừng quý Cha, quý Tu sĩ, Quý chức và Cộng đoàn hiện diện.
Ngài bày tỏ niềm vui mừng Kim Khánh thành lập giáo xứ, mốc thời gian để mọi người trong giáo xứ Lộc Lâm dâng lời Tạ Ơn Chúa, là dịp nhớ ơn các vị tiền nhân, quý Cha cố, quý Tu sĩ, Quý vị chức việc, Quý vị ân nhân.
Trong bài giàng lễ, Cha phó Gioan chia sẻ với cộng đoàn Lời Chúa theo thánh Luca (Lc 1,39-45) “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”.
Chúng con xin hân hạnh gởi đến Quý Vị nội dung bài giảng.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Tin mừng chúng ta vừa nghe thuật lại 2 cuộc gặp gỡ. Cuộc gặp gỡ giữa 2 người mẹ, Mẹ Maria và Bà Isave, cuộc gặp gỡ giữa hai trẻ nhỏ, Hài Nhi Giêsu và trẻ Gioan Tẩy Giả. Cả hai cuộc gặp này đều diễn tả sự ngỡ ngàng và vui mừng. Gioan tẩy giả khi gặp Đấng Cứu Thế thì vui mừng nhảy múa trong lòng bà Isave. Còn bà Isave khi gặp Mẹ Maria thì vui mừng hớn hở thốt lên: Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi? Bà ngạc nhiên, bà ngỡ ngàng và tự hỏi không hiểu vì sao, lý do nào bà được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm như thế.
Hôm nay chúng ta cử hành lễ tạ ơn mừng 50 năm thành lập giáo xứ. Chúng ta đã có cả một năm để nhìn lại hành trình 50 năm thành lập và nếu chúng ta thực sự nhìn lại quá trình hình thành và phát triển giáo xứ, chắc chắn chúng ta cũng phải vui mừng, ngỡ ngàng và thốt lên như bà Isave trong bài hôm nay. Bởi đâu giáo xứ Lộc Lâm được như ngày hôm nay? Bởi đâu các giáo họ, các gia đình và bởi đâu từng người dân Xứ Lộc được như ngày hôm nay?
Câu hỏi của bà Isave chúng ta có thể trả lời, bởi Thiên Chúa yêu thương bà, đã xoá đi nỗi tủi hổ của một người phụ nữ lớn tuổi mà không sinh con. Bà đã cưu mang Gioan Tẩy Giả do sự can thiệp của Thiên Chúa, và hôm nay, bà lại được Mẹ Maria, và Đấng Cứu Thế viếng thăm. Tất cả chỉ vì bà được Chúa thương.
Trả lời câu hỏi của bà Isave, chúng ta cũng có thể trả lời câu hỏi của mỗi người chúng ta. Lộc Lâm có như ngày hôm nay do đâu nếu không phải do tình thương và ân ban của Thiên Chúa. Năm 1965, Lộc Lâm chỉ là nhóm nhỏ những người chạy loạn về miền hố nai, nay đã thành một đàn chiên đông đúc hơn 6000 giáo hữu. Những năm ấy, mảnh đất này chỉ toàn rừng hoang, đồi dốc, sỏi đá, nay đã trở thành một khu dân cư đông đúc. Một chút gợi nhớ thiết nghĩ cũng đủ để chúng ta ngỡ ngàng về sự thay đổi và phát triển của giáo xứ lộc lâm. Đó chỉ có thể là hông ân, tất cả là hồng ân.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã thương ban cho giáo xứ, các gia đình và từng người trong giáo xứ suốt 50 năm qua.
Tạ ơn Chúa chúng ta cũng tri ân Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời bổn mạng của giáo xứ, tri ân thánh Tử Đạo Bùi Văn Uý, luôn hết lòng yêu thương che trở, vẫn ngày đêm chuyển cầu cho đoàn con xứ lộc trong suốt 50 năm qua.
Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến công ơn của các vị tiền nhân, trong đó có cha cố đaminh, các vị cựu chức sắc, các cụ ông cụ bà đã có công khai phá hình thành nên giáo xứ.
Thời lập xứ bao nhiêu công khó.
Thụ ân này, nghi nhớ tiền nhân.
Đó là lý do chúng ta dành cả một năm để nhìn lại, để tạ ơn, và đó cũng là ý nghĩa của ngày lễ tạ ơn hôm nay. Chúng ta biết ơn, tạ ơn bởi nhận ra mình đã nhận quá nhiều ơn. Ơn từ Trời, ơn từ đời, ơn từ mọi người.
Vậy chúng ta phải tạ ơn như thế nào?
Chúng ta cử hành lễ tạ ơn hôm nay để bế mạc năm tạ ơn. Bế mạc năm tạ ơn không có nghĩa là sau lễ tạ ơn này chúng ta không còn tạ ơn nữa nhưng là mở ra một gia đoạn tạ ơn mới. Tạ ơn không còn chỉ dừng lại trên môi miệng, trong ý thức hay qua các nghi thức nhưng được biểu lộ bằng những hành động, bằng đời sống cụ thể.
Ở Nước Nhật, Mỗi buổi sáng, các em học sinh đều làm lễ chào quốc kỳ. Trong đó các em phải tuyên thệ 2 điều:
-Chúng tôi vô cùng biết ơn các bậc tiền nhân, đã hy sinh xương máu và tài lực để xây dựng và vun đắp nước nhật văn minh và hùng cường như ngày nay.
-Chúng tôi thề hứa phải sống thế nào để kiến tạo nước nhật văn minh và hùng cường gấp 100 lần cho thế hệ mai sau.
Tâm tình biết ơn phải biểu lộ bằng hành động cụ thể.
Nhìn lại là bước đầu của lòng biết ơn.
Nhận ra công ơn là chân nhận sự thật về quá khứ.
Sống tốt hiện tại là khởi đầu biểu lộ lòng biết ơn.
Trước lời nguyện kết lễ, Cha xứ dâng lời cảm ơn Cha quản hạt, quý Cha, quý Tu sĩ, Quý cộng đoàn.
Kế đến Cha quản hạt thay mặt quý Cha đồng tế, quý Cha trong hạt dâng lời chúc mừng quý Cha, quý Tu sĩ, Quý chức và Cộng đoàn giáo xứ Lộc Lâm mừng Kim Khánh hôm nay.
Với tâm tình Tri ân, Ông trưởng Đại diện Quý chức và Cộng đoàn giáo xứ lên dâng lời cảm ơn Cha quản hạt, quý Cha, quý Tu sĩ, quý chức Ban hành giáo, Quý khách, quý ân nhân cùng với bó hoa tươi thắm và tráng pháo tay vang dội của cộng đoàn bày tỏ niềm cảm mến tri ân đến quý cha và mọi người.
Nhận phép lành với ơn toàn xá, quý Cha và Cộng đoàn đồng thanh hát vang bài ca dâng Mẹ xứ đạo.
Thánh lễ diễn ra trật tự, nghiêm trang, phần đông ai cũng rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, ca đoàn giáo xứ hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt mến tham dự lễ thánh.
Không khí giáng sinh ấm áp, an lành đang rộn ràng lan tỏa ở các Giáo Đường vùng đất Hố Nai, với những ông già Noel, cây thông giáng sinh…đường phố được trang hoàng lộng lẫy, đèn sao lấp lánh... quý Cha và mọi ngươi bước vào tiệc vui tại không gian hoa viên nơi thánh đường và thưởng thức chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn hát cho nhau nghe, ai cũng vui, cũng thích.
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
Trên trục quốc lộ 1K hướng về Biên Hòa, giáo xứ Lộc Lâm tọa lạc trong một thung lũng nhỏ. Trên bản đồ hành chính, giáo xứ thuộc khu phố 5 và 8, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với địa hình thấp, trũng, Giáo xứ như đón nhận và chứa đựng muôn vàn ân sủng từ bao đời.
Từ xa mà nhìn, người ta thấy nhà cửa san sát, mái ngói hồng tươi, mái tôn xanh mát, và ngôi Thánh đường với tháp chuông mạnh mẽ vươn cao… Cuộc sống nơi này mang dáng vẻ an bình, no đủ. Mấy ai biết được để có được một hiện tại như hôm nay, người giáo dân Lộc Lâm đã phải trải qua không ít những khó khăn, thử thách trong hành trình xây dựng và phát triển suốt nửa thế kỷ vừa qua. Nhưng, qua bao gian khó, người Lộc lâm vẫn luôn cảm nghiệm ân tình Chúa luôn đồng hành“Từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”.
I. Tiền thân
Nằm ở ven sông Cầu, tục gọi sông Như Nguyệt, xứ Đạo Ngạn (thuộc giáo địa phận Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) là một giáo xứ được thành lập trong hành trình rao giảng Tin Mừng của các cha thừa sai. Lúc bấy giờ, xóm làng còn thưa thớt, dân cư ít ỏi nên nhiều làng mới hợp thành một Giáo xứ. Xứ Đạo Ngạn bao gồm giáo dân các làng: Đông Tiến, Núi Hiểu, Lạc Sơn, …
Đạo Ngạn đã trải qua nhiều đời cha xứ. Thời mới hình thành, dân xứ được Cha Khâm rồi Cha Cử chăn dắt. Cha Cố Đaminh Phạm Sỹ Khiêm được bài sai làm chánh xứ từ trước năm 1954.
Thuở ban đầu, tuy đời sống Đức Tin còn non trẻ nhưng người giáo dân Đạo Ngạn đã hết lòng kính mến Thiên Chúa và sống cuộc đời đạo hạnh, thánh thiện. Tin theo và vâng phục thánh ý, họ hằng sốt sắng, mến mộ vị Chủ chăn và giữ trọn giới răn Kitô giáo.
II. Hành trình vào Nam
Năm 1954, theo làn sóng di cư của hơn một triệu người dân miền Bắc, giáo dân các làng Đông Tiến, Núi Hiểu, Lạc Sơn đã quyết định vào Nam lập nghiệp.
Hiệp định Genève được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì ngày 21 tháng 7 năm ấy, cha ông chúng ta đã bàn bạc, thu vén để vào Nam. Một thời gian ngắn sau đó, dưới sự dìu dắt của Cha dòng Đaminh Hoàng Bình Thuận, dân làng đã quyết định khởi hành. Cùng đi còn có Cha Đaminh Hoàng Như Bách.
Nhờ Cha dòng Thuận giúp đỡ, Tổng ủy di cư đã cho xe GMC đón dân làng. Đây là một hành trình dài mà có nhiều người dân mới lần đầu được di chuyển bằng phương tiện cơ giới nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Sau chuyến đi kéo dài gần một ngày đêm, dân làng đến Hà Nội và tập trung ở Trường Chu Văn An (còn gọi là Trường Bưởi).
Hành trang vào Nam, ngoài những của cải vật chất, người giáo dân Đạo Ngạn còn đem theo hài cốt Thánh Đaminh Bùi Văn Úy tử đạo, vị thánh bổn mạng thứ hai của dân làng Đông Tiến. Ông Trùm Nguyễn Văn Côi được vinh dự đeo túi ruột tượng đựng Hài cốt Thánh nhân. Từ đây, Thánh Úy đồng hành với người dân xứ Đạo Ngạn trong suốt cuộc hành trình dài đi tìm quê hương mới.
Sau một thời gian chờ đợi, người dân Đông Tiến, Núi Hiểu, Lạc Sơn được đi Nam bằng máy bay Dakota. Ngày 27/10/1954, sau 4 giờ bay, chuyến bay đã hạ cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất. Lại một chuyến đi xe, dân làng được đưa đến tạm cư tại Sài Gòn nhưng phải chia ra ở 3 nơi: Chí Hòa (Giáo xứ Hòa Hưng), Trường Nguyễn Tri Phương - Ngã Sáu và Nhà thờ Xóm Củi. Lúc này, người dân được ở tạm tại các nhà xứ hoặc trường học, tùy theo đặc điểm ở mỗi nơi. Cuộc sống tạm thời còn nhiều khó khăn nhưng có sự hỗ trợ của các giáo xứ và Tổng ủy di cư nên người dân cũng no đủ và an tâm chờ đợi ngày đi định cư tại nơi ở mới. Thời gian này, Hài cốt Thánh Úy được các Cha gìn giữ, tôn kính ở các nhà thờ.
Ba tháng sau, với sự sắp xếp của Tổng ủy di cư, dân làng được chia đến ở xứ Bắc Hà. Nhưng vì từ trước, cha ông chúng ta chỉ quen sống bằng nghề nông (làm ruộng, đánh cá) nên số đông dân làng đồng thuận xin được đến nơi có điều kiện sống phù hợp, chỉ một số ít xin ở lại Bắc Hà. Vì thế, dân làng lại có một cuộc di chuyển lớn bằng thuyền suốt ba ngày đêm mới tới Cầu Ván, huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Đến nơi đã thấy có nhà cửa dựng sẵn, chỉ chia nhau vào ở và bắt tay vào công việc làm ăn.
Cuộc sống và công việc tại nơi ở mới này tuy có vất vả khó khăn do thổ nhưỡng, khí hậu, công việc chưa quen nhưng người giáo dân Đạo Ngạn vẫn hết sức cố gắng để hòa nhập. Tuy nhiên, có một khó khăn không nhỏ là bệnh tật. Nhiều người dân bị ngã nước, rồi do muỗi mòng, căn bệnh sốt rét đã khiến một số người chết. Hoang mang, lo sợ, hoảng hốt, người dân kêu xin cùng Đức Mẹ và Thánh Úy tử đạo, tiếng thở than, tiếng kêu khóc thiết tha ai oán:
Muỗi ngày nó đốt trước sau
Ngồi đâu châm đấy, chẳng hầu nghỉ ngơi
Bệnh tật khắp cả mọi nơi
Đau tim, tức ngực cùng đau dạ dày
Đau bụng, nhức óc cả ngày
Đêm nằm chẳng ngủ, ban ngày chẳng yên
Lại còn có sự phiền lo
Trong vòng bát nhật chết co năm người…
Trong lúc đang khốn khó, lao đao, nhà dòng lại cho gọi Cha Thuận trở về nhận công việc mới. Nhưng ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Maria và Thánh Úy bổn mạng vẫn chan hòa trên con dân Người. Cha Bách tiếp tục tìm nơi ở mới cho con dân. Lần này, Ngài đưa dân làng đến Trung Mít, Tây Ninh. Ở đây, dân làng gặp lại Cha xứ Đaminh Phạm Sỹ Khiêm, lúc đó đang phục vụ tại giáo xứ Trảng Lớn.
Ở Tây Ninh một thời gian ngắn, Cha Bách lại có lệnh gọi, nhà dòng cử Cha Minh và Cha Thất về giúp dân làng. Lúc ấy, có một khu trù mật mới mở ở Đồng Hiệp, quận Định Quán, tỉnh Biên Hòa, các cha quyết định đưa dân làng về đó định cư. Thời gian này, cộng đoàn được ở tạm trong các lều vải lớn. Thánh Đaminh Úy vẫn đồng hành cùng cộng đoàn. Lúc này, túi ruột tượng đựng hài cốt Thánh nhân được treo trên cột lều để tôn kính.
Cộng đoàn dần quen với nơi ở mới. Nhà cửa dần được dựng lên và cuộc sống cũng từ từ đi vào ổn định. Nhưng rồi các cha dòng phải trở về với công việc nhà dòng. Trước khi đi, cha Thất gợi ý dân làng nên xin Cha Đaminh Phạm Sỹ Khiêm trở về để có một vị chủ chăn chính thức. Vâng lời, dân làng cử các vị đại diện đi mời Cha Khiêm về, gồm: Ông Trùm Điều, Ông Lý Hữu, Ông Chánh Năng. Cha Đaminh vui lòng nhận lời mời và trở về với dân xứ Đạo Ngạn mà Ngài từng phục vụ trước đây.
III. Thuở sơ khai
Đến Đồng Hiệp, Cha xứ vui mừng thấy điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, phong thủy ở đây rất tốt. Khí hậu mát mẻ; tài nguyên thiên nhiên phong phú; đất đai màu mỡ; rừng nguyên sinh trù phú; suối nước trong mát, tôm cá lội từng đàn; cảm giác như được thiên nhiên hào phóng ban tặng, người dân có thể sống nhờ lộc Trời giữa nơi rừng núi này… Giáo xứ Lộc Lâm ra đời từ đó với tên gọi như một sự cảm nghiệm về ân sủng Chúa ban cách dư tràn trên con cái Người. Trong tâm tình đó, Cha Đaminh hoàn toàn tín thác mọi nỗi âu lo về một giáo xứ mới thành lập trong bàn tay yêu thương trợ giúp của Mẹ Maria. Ngài chọn tước hiệu Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội làm bổn mạng giáo xứ. Khi ấy vào khoảng năm 1958.
Cuộc sống mới ở Đồng Hiệp với công ăn việc làm phù hợp đã tạo cho người giáo dân Lộc Lâm một đời sống vật chất no đủ, thoải mái. Đặc biệt, thửa ruộng Đức Bà được mọi người cùng nhau góp công canh tác, sản xuất để có một công quỹ phục vụ cho các công việc chung. Tất cả những thành tựu vật chất ban đầu đó là điều kiện tốt cho việc thăng tiến đời sống tinh thần. Cha xứ Đaminh Phạm Sỹ Khiêm an lòng để toàn tâm toàn ý tổ chức các hoạt động của giáo xứ. Một ngôi nhà thờ tạm được dựng lên bằng những vật liệu nhẹ làm nơi quy tụ đoàn chiên xứ Lộc. Từ nay mọi sinh hoạt đạo đức đã dần đi vào nề nếp. Hài cốt Thánh Úy tử đạo được thỉnh về, đặt tại gian cung thánh, trang trọng và tôn kính. Dân các làng Bến Lác, Nguyệt Đức cũng tìm về xin nhập xứ.
Cha xứ rất quan tâm đến đời sống Đức Tin của Cộng đoàn. Ngài thành lập các hội đoàn (Đoàn thiếu nhi Thánh Thể, Hội khấn, Ca đoàn, Dòng Ba, Hội con Đức Mẹ - Đạo binh xanh…) và tổ chức các hoạt động tuần tự hàng tháng. Đặc biệt, Ngài chăm sóc đoàn thiếu nhi, ân cần giúp các em dọn mình xưng tội. Ngài huấn luyện đội lễ sinh, chỉ bảo các nghi thức phụng tự. Ngài tập hát cho ca đoàn, cho may đồng phục cho ca viên… Vào tháng Năm hàng năm, đội dâng hoa của xứ lại đi đấu hoa với các xứ lân cận: Thọ Lâm, Phúc Lâm, Phương Lâm, Trà Cổ…
Theo nắng gió và thời gian, ngôi nhà thờ tạm mỗi ngày lại xuống cấp. Cộng đoàn ước ao xây dựng được ngôi nhà thờ mới rộng, đẹp và chắc chắn hơn làm nơi thờ phượng Thiên Chúa. Hiểu được mơ ước này, Cha xứ lập kế hoạch xây dựng nhà thờ làm nơi phụng tự chung cho cả xứ. Được lời như cởi tấm lòng, cả cộng đoàn cùng chung sức đóng góp cho công trình chung mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc này: Công quỹ từ thửa ruộng Đức Bà dùng thuê người về làm gạch để xây tường, thuê người vào rừng cưa cây để làm cột, giáo dân gánh gạch, thiếu nhi lấy cát kéo về… Tất cả đều hồ hởi, phấn khởi, náo nức chờ ngày khởi công… Năm 1962, ngôi Thánh đường hoàn tất như trong mơ: Mái lợp tôn, tường xây tô, nền xi măng, hai hàng cột gỗ chắc chắn, những hàng ghế dài xếp ngay ngắn…Thánh đường cao, rộng, thoáng… Tháp chuông cũng được dựng lên với một quả chuông được đặt đúc từ Châu Âu, theo cung Son – Mi – Đồ (Quả chuông lớn). Dịp này, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tổng giám mục Giáo phận Sài Gòn đã về dâng Thánh lễ khánh thành và cung hiến Thánh đường giáo xứ Lộc Lâm, làm phép tháp chuông, chia sẻ niềm vui với cộng đoàn dân xứ. Từ nay, cộng đoàn có ngôi nhà chung khang trang để phụng thờ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau trong tình liên đới Kitô giáo.
Năm 1965, tình hình xã hội có nhiều biến động. Cuộc sống và an ninh không bảo đảm, nhiều giáo dân gặp phải những sự cố không vui… Vị Mục tử một lần nữa phải xông pha đi tìm một nơi chốn mới để đoàn chiên mình có chỗ định cư.
IV. Quê hương mới
Tháng 5 năm 1965, Cha Đaminh đã tìm về vùng Hố Nai, thuộc cây số 6, ven quốc lộ 1K. Ngài ở nhờ nhà một giáo dân Hải Dương trong một thời gian ngắn để tìm và chọn đất ở cho cộng đoàn Lộc Lâm. Thời gian này, mỗi sáng Cha dâng lễ tại Đền thánh Tử đạo Hải Dương. Hàng ngày, Cha thăm dò, xem xét thổ nhưỡng, phong thủy của vùng đất này. Đây là một thung lũng với vạt rừng chồi. Đất đai tuy không màu mỡ nhưng hiền hòa, có không khí an bình vui vẻ, bốn hướng đều có gió mát; phía tây bắc là rừng sim, suối nước. Quyết định chọn nơi này làm quê hương mới, Cha xứ sang lại mảnh đất giáp nhà thờ xứ Kẻ Sặt 2 (Bây giờ là xứ Hòa Hiệp) và thuê xe ủi đất khai hoang, san bằng khu thung lũng liền kề chuẩn bị cho cộng đoàn dân xứ về định cư. Hình ảnh Cha xứ ngồi trên xe ủi vỡ hoang mảnh rừng chồi để tạo lập nơi ở mới cho đoàn chiên là một hình ảnh thân thương, gợi nhiều xúc cảm trong lòng người giáo dân Lộc Lâm: Vị mục tử khả kính luôn hết lòng vì đoàn chiên mình.
Ngày 9 tháng 11 năm 1965, sau bao gian khó, cộng đoàn dân xứ Lộc Lâm tìm về vùng đất Hố Nai, chính thức chọn nơi này để khởi nghiệp. Đích thân Cha Cố Đaminh cùng một số vị chức sắc, giáo dân căng dây phân từng lô đất để chia cho dân xứ dựng nhà dựng cửa hầu ổn định cuộc sống mới.
Vạn sự khởi đầu nan, vùng đất mới chưa phải là đất hứa, bao nhiêu công sức, bao giọt mồ hôi đã tuôn đổ trên mảnh đất này. Khai hoang, phá rừng làm rẫy, trồng màu, phóng đường, chia đất, phân lô… Vì là vùng đất mới nên sự hòa nhập cũng không phải dễ. Tuy người dân đã về đây, dựng nhà dựng cửa, tạo dựng cuộc sống mới nhưng tối đến, ai ở nhà nấy, còn chưa dám ra ngoài và trong đêm vẫn còn nghe tiếng thú rừng xôn xao… Khó có thể hình dung hết được những gian truân mà Cha xứ Đaminh và cộng đoàn đã trải qua trong những ngày đầu khai hoang, lập xứ tại đây. Trong gian khó, vị mục tử tốt lành đã luôn vững lòng cậy trông nơi Thiên Chúa và trao gửi mọi mơ ước nơi Đức Mẹ. Nhờ có ơn Chúa, mọi khó khăn buổi đầu cũng dần được khắc phục. Lúc này, dân các làng Mụa, Trung Đồng, Phục Lễ cũng tìm về xin nhập xứ và được sắp xếp định cư ở phía rừng sim, nơi có con đường mòn dẫn ra khe suối nhỏ.
Quả chuông lớn và nếp nhà thờ từ Đồng Hiệp được phân công cho một vài vị chức sắc và một vài giáo dân quả cảm, nhiệt thành tìm cách chuyển về nơi ở mới. Ông Trùm Khoa (Còn gọi là ông Trùm Tít) thuê người bốc dỡ nhà thờ rồi thuê xe chuyển về Hố Nai. Đây là một hành trình đầy gian nan vì trên đường đi đã gặp phải khá nhiều khó khăn. Nhà cửa, nơi ăn chốn ở của dân xứ vừa ổn định thì Cha xứ cũng quyết định dựng lại nhà thờ làm nơi thờ phụng Thiên Chúa. Để phù hợp với nhu cầu mới của giáo xứ, nếp nhà thờ cũ được dựng lại, nới thêm hai chái hai bên và hạ thấp hơn khoảng tám tấc với quy cách 20mx40m, tọa lạc ở phía bên kia con suối nhỏ. Di cốt Thánh Úy được đặt trang trọng nơi bàn thờ, giữa gian cung thánh cho thỏa lòng kính yêu của cộng đoàn.
Tháp chuông cũng được dựng lên bằng vật liệu khung sắt. Lúc này, Cha xứ đặt đúc thêm một quả chuông nhỏ để kết hợp theo cung bậc của quả chuông lớn sẵn có. Từ nay, mỗi sớm, mỗi chiều, tiếng chuông ngân nga lời mời gọi cộng đoàn đến thánh đường dâng lời kinh, tiếng hát thờ phượng, kính mến Thiên Chúa. Mọi sinh hoạt mục vụ được tiến hành đều đặn với các thanh âm thân thiết “Chuông nhất, trống hai” theo lối gọi quen thuộc. Nhà xứ cũng được dựng tạm trên lô đất ở gần nhà thờ làm nơi ở cho Cha xứ, nơi các vị chức sắc có thể gặp gỡ và đàm đạo về công việc phụng tự.
Khi ấy, Cha cố đã tổ chức giáo xứ thành bốn giáo họ đều mang tên các tước hiệu của Đức Mẹ: giáo họ Thánh Mẫu, giáo họ Vô Nhiễm, giáo họ Mẫu Tâm, giáo họ Văn Côi. Ngài cũng cho xây đài, đặt tượng làm nơi thờ kính Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội, bổn mạng giáo xứ trên ngọn đồi chếch về phía tây bắc nhà thờ. Các hội đoàn (Đoàn thiếu nhi Thánh Thể, Hội khấn, ca đoàn, Dòng Ba, Hội con Đức Mẹ - Đạo binh xanh…) tiếp tục sinh hoạt theo nề nếp đã có từ Đồng Hiệp. Mọi thành viên đều nhiệt thành hoạt động. Đời sống đạo đức ngày càng tốt lành, thánh thiện hơn.
Thánh đường, tháp chuông, đài Đức Mẹ, việc quy hoạch giáo xứ đều đã xong… Cha xứ trình Đức Giám Mục, xin Ngài về làm phép và khánh thành các công trình chung. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, giám mục giáo phận Xuân Lộc đã về dâng thánh lễ tạ ơn và thánh hiến các công trình. Ngài còn ban bí tích thêm sức cho các con trẻ đã được học biết giáo lý và đủ điều kiện lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
Ngoài ra, Cha xứ còn rất quan tâm đến việc khai tâm mở trí cho thế hệ tương lai. Ngài cho xây trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học Đaminh Úy ở phía trái đài Đức Mẹ, chếch về phía đông bắc nhà thờ. Đây là nơi đã dạy dỗ bao lớp hậu sinh. (Trường hoạt động được khoảng 10 năm, đến 1975 thì đóng cửa). Để bảo đảm sức khỏe và cuộc sống cho dân xứ, Cha còn cho xây dựng trạm xá ở giáo họ Mẫu Tâm, mở chợ ở phía sau trường Mẫu giáo với các sinh hoạt thường nhật đều đặn…
Cuộc sống mới nhanh chóng đi vào nề nếp nhờ tính cần cù, chịu thương chịu khó của những con người sinh ra đã mang đậm chất nông dân. Người giáo dân Lộc Lâm sinh sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau. Đa phần là làm rẫy, trồng màu, chăn nuôi, làm công nhân trong các công sở, buôn bán nhỏ trong phạm vi giáo xứ… Đời sống vật chất bước đầu ổn định trong tinh thần nghèo khó, ăn chắc, mặc bền.
Lúc này, theo nguyện vọng của cộng đoàn và để tiện cho việc mục vụ, Cha xứ cho xây nhà xứ mới, khang trang hơn ở phía bắc nhà thờ.
Đất lành chim đậu, khách thập phương tìm về xin nhập xứ, dân số càng thêm đông. Cha Đaminh càng phải nỗ lực hơn trong sứ mạng mục tử: vừa xây dựng cơ sở vật chất, vừa nuôi dưỡng đời sống đức tin cho đoàn chiên đông đúc.
Năm 1975, đất nước thống nhất, lịch sử sang trang, mở ra một vận mệnh mới đầy thử thách cho đoàn chiên xứ Lộc. Đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiều khó khăn: công việc làm ăn bị thay đổi, thu nhập giảm sút, nghề nghiệp bấp bênh; những sinh hoạt phụng tự phải khoác một hình thức khác; một chút lao đao, một chút hẫng hụt…
Những khó khăn đòi hỏi người giáo dân Lộc Lâm phải siêng năng, cần cù và linh hoạt hơn. Công việc làm rẫy, trồng màu, chăn nuôi được phát triển hơn trước đó. Các gia đình còn học thêm được các nghề thủ công như đan lát, làm miến hoặc có người đi buôn chuyến để kiếm thêm thu nhập. Các thanh niên có sức khỏe tốt thì đi thồ củi, thồ bột bán cho dân buôn tận Sài Gòn hoặc đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Khó khăn chồng chất khó khăn khi đàn gia súc bị dịch bệnh. Nhiều gia đình đã bị thâm hụt vào đồng vốn ít ỏi nên quyết định đi khai hoang lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới như: Xã lộ 25, Phương Lâm, Định Quán, Đồng Hiệp, Bưng Kè – Xuyên Mộc, Bảo Lộc… Trong những ngày tháng khó khăn này, công việc làm ăn khá vất vả, cuộc sống lần hồi, đắp đổi qua ngày…
Rồi mọi khó khăn cũng qua đi. Những công việc mới dần trở nên quen thuộc và nề nếp. Cuộc sống được ổn định cho dù vẫn còn đó những thử thách. Nhưng có một điều đáng quý là dù trải qua bao thăng trầm, sóng gió, người dân xứ Lộc vẫn giữ được các sinh hoạt đạo đức thường nhật, đời sống đức tin vẫn thăng tiến, bao tấm lòng vẫn thiết tha trông cậy và cảm nhận hồng ân Chúa qua những ơn lành hồn xác Chúa trao ban. Đặc biệt, đạo binh Legio Mariae vẫn bền bỉ, nhiệt thành trong mọi công tác để rao truyền niềm tin yêu tuyệt đối nơi Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Năm 1988, sau 30 năm kể từ khi hình thành giáo xứ Lộc Lâm và 23 năm từ khi di chuyển về Hố Nai, Giáo xứ mỗi ngày mỗi lớn mạnh hơn, đời sống tinh thần càng vững vàng thì mái tóc Cha Cố ngày càng bạc trắng đi và đôi vai Ngài hằn nặng dấu ấn thời gian. Vì tuổi già, sức khỏe sút kém, bệnh tật hoành hành, Ngài vẫn vững lòng cậy trông và tín thác vào tình thương của Chúa. Dù con dân Ngài hết lòng chạy chữa, thuốc thang nhưng vẫn chẳng tránh khỏi quy luật của đời người…
Chiều ngày 22/7/1988, lúc 17giờ 30 phút, Cha Cố Đaminh Phạm Sỹ Khiêm buông xuôi đôi tay, vĩnh biệt cộng đoàn dân xứ để theo tiếng Chúa gọi. Ngài trở về cùng Đấng mà Ngài đã dâng hiến đến trót cuộc đời. Tiêng chuông sầu bi não nề vọng ngân suốt ba ngày đêm như tiếng nức nở của đoàn chiên mồ côi không người chăn dẫn. Linh cữu Ngài được quàn tại thánh đường để cộng đoàn có thể từ biệt Vị Chủ chăn khả kính lần cuối cùng.
Ngày 25/7/1988, Cha Cố Đaminh đã cùng Đức Giám Mục và quý Cha đồng tế dâng thánh lễ sau cùng, trong niềm thương tiếc ngút ngàn của bao thân bằng quyến thuộc và cộng đoàn dân xứ Lộc Lâm. Mỗi người giáo dân đều tự nguyện chít lên đầu vành khăn tang trắng để tưởng niệm người Cha Già có công sáng lập giáo xứ và chăn dắt đoàn chiên Chúa suốt 30 năm qua. Tạ từ vị mục tử tốt lành, tạ từ người Cha chung khả kính, những dòng lệ nóng tuôn trào, vành khăn tang trắng như một lời vĩnh quyết đến nao lòng… Ngài an nghỉ giữa đồi cao lộng gió, dưới chân Mẹ Maria, bổn mạng giáo xứ. Dẫu đã qua đi, nhưng công đức và ân tình của Cha Cố thì vẫn sống mãi với không gian, thời gian, với đất trời và trong lòng mỗi chúng ta. Từ đó đến nay, cộng đoàn dân xứ vẫn làm tròn bổn phận con thảo đối với Ngài. Nghi thức dâng hương, dâng hoa, dâng thánh lễ kỷ niệm ngày giỗ, cầu nguyện cho Ngài vẫn được cử hành hàng năm, đều đặn và tôn kính. Trong niềm tin vào Chúa Ki tô phục sinh, chúng ta vững tin rằng Cha Cố Đaminh đã được Chúa đón về hưởng phúc vinh thiên đàng và chắc chắn sẽ phù hộ độ trì cho con dân Ngài.
Trở về với thực tế, cộng đoàn dân xứ vẫn được Thiên Chúa yêu thương, nâng đỡ trong thời gian đau thương, tang chế qua bàn tay Đức Giám Mục giáo phận: Ngày 30/7/1988 Cha Lau-ren-sô Hứa Văn Mỹ được bài sai làm quản nhiệm giáo xứ Lộc Lâm. Với bản tính cẩn trọng, nhân ái, Cha đã vực lại tinh thần cho dân xứ sau cơn đau buồn, mất mát. Mọi sinh hoạt mục vụ lại được tiến hành bình thường; các hội đoàn lại hăng hái hoạt động, mỗi giáo dân lại thêm lòng đạo đức sốt mến như một lời cảm tạ và tri ân.
V. Bước ngoặt mới
Năm 1989, Cha Giuse Phạm Văn Hoàng về làm linh mục chánh xứ. Sáng ngày 27/1/1989, toàn thể cộng đoàn giáo xứ nao nức và hân hoan đón rước cha tân chánh xứ. Hai bên đường từ quốc lộ vào đến nhà thờ, người người hớn hở vui mừng trong tiếng vỗ tay, tiếng pháo, tiếng chuông nhà thờ vang lên báo tin vui từ nay giáo xứ đã có vị chủ chăn mới trẻ trung và năng động.
Tuy thuộc lớp những linh mục trẻ, có quan niệm, suy nghĩ thoáng nhưng Cha xứ mới vẫn có một đời sống chiêm niệm sâu sắc. Ngài nhìn nhận và đánh giá mọi sự việc, mọi vấn đề bằng con mắt đức tin với niềm cậy trông phó thác tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Ngài đặc biệt yêu mến Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse, luôn lắng nghe và vâng theo Thánh ý. Sau một thời gian tìm hiểu, cân nhắc, Ngài đã bắt tay vào việc xây dựng một giáo xứ Lộc Lâm tốt đạo đẹp đời.
Sức trẻ năng nổ, Cha Giuse mạnh dạn thâm nhập vào đời sống tinh thần của cộng đoàn. Những tổ chức đoàn hội, các giới đã được sắp xếp lại một cách quy củ, nề nếp hơn và đi vào sinh hoạt thường kỳ hàng tháng. Mỗi đầu tháng lại có thánh lễ dành riêng cho các giới. Mỗi thành viên của các giới đều hết sức nhiệt thành, tích cực tham gia mọi sinh hoạt chung trong tinh thần đạo đức với châm ngôn Mến Chúa – Yêu người. Những công việc từ thiện, những sinh hoạt đạo đức, những việc làm bác ái… đã được thực hiện bằng tất cả lòng yêu mến Thiên Chúa và tấm lòng quảng đại. Nhờ đó, những hoạt động này đã có tác dụng tốt trong các mối quan hệ thường nhật và trong đời sống đức tin của cộng đoàn: Nhiều người thêm lòng yêu mến Chúa và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống với nhau hơn; Nhiều người thay đổi đời sống Đức tin theo chiều hướng sốt mến hơn….
Ngay những năm đầu, Cha Giuse đã bắt tay vào thực hiện công việc mở mang cho giáo xứ, công việc đầu tiên là sửa sang lại những con đường đã bị sói mòn. Năm 1990, Cha xứ đã huy động nhân công từ cộng đoàn để san lấp lại các con đường. Ngài cho khai mương, kè suối, thông dòng nước chảy để bảo vệ các con đường làng. Trong quá trình thi công, Cha đã trực tiếp giám sát, chỉ bảo để mọi người thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ của công việc. Có tận mắt nhìn thấy Ngài lăn xả vào công việc, xắn cao tay áo, cùng mọi người vần tảng bê tông vào đúng vị trí mới cảm nhận hết được tấm lòng vị Chủ chăn kính mến luôn toàn tâm toàn ý cho lợi ích của giáo xứ. Từ những đôi tay lao động miệt mài, những con đường gồ ghề, lồi lõm, đầy những ổ gà trước đây đã trở nên bằng phẳng, sạch thoáng hơn. Hai con đường chính dẫn vào giáo xứ từ độ dốc thẳng đứng đã trở nên thoai thoải, tiện cho việc đi lại. Mương máng hai bên đường được kè bằng đá, vững chắc giúp cho dòng nước chảy hợp lý, không còn cảnh sói mòn, bùn lầy nước đọng như trước. Bộ mặt giáo xứ trở nên khang trang hơn khi những ngôi nhà vách đất, mái tôn được thay thế bằng nhà tường gạch xây tô, nhà lầu đúc.
Lúc này, ngôi nhà thờ, nơi sum họp của cộng đoàn dân xứ đã xuống cấp khá nhiều. Ước mơ chung của tất cả mọi người là xây dựng ngôi thánh đường mới rộng đẹp, khang trang hơn để có chỗ thờ phượng Thiên Chúa cho xứng đáng. Trong thực tế, giáo xứ Lộc Lâm vẫn là một xứ đạo có đời sống khó nghèo, không có ngành nghề truyền thống, không có nhiều nguồn thu nhập. Ngôi thánh đường mơ ước đòi hỏi một sự đồng tâm, nhất trí và sự nỗ lực không ngừng của tất cả mọi người.
Tháng 12 năm 1994, Cha xứ chính thức mời gọi cộng đoàn, các gia đình thực thi tiết kiệm hướng đến công trình xây dựng thánh đường giáo xứ. Mỗi gia đình được trang bị một chiếc hộp tiết kiệm với tiêu chuẩn chung: tiết kiệm chi tiêu để bỏ ống 200 đồng mỗi ngày. Dù cuộc sống còn nghèo khó, bữa ăn còn chưa ngon, dù áo mặc vẫn chưa đẹp nhưng trong cộng đoàn vẫn có những tấm lòng vàng, nhiệt thành và quảng đại nên ống tiền tiết kiệm vẫn được thu hàng tháng, đều đặn, bền bỉ…
Với khoản tiền tiết kiệm ít ỏi và sự hiệp thông của các vị Mạnh thường quân, ngày 27 tháng 9 năm 1995, cha xứ cho tiến hành xây đền thờ kính Thánh Đaminh Bùi Văn Úy trên nền nhà xứ cũ trong thời gian 19 tuần.
Dịp lễ kính Thánh Úy tử đạo năm ấy, cộng đoàn dân xứ đã long trọng khánh thành ngôi đền thờ nhỏ bé, đơn sơ, xinh xắn nhưng không kém phần khang trang, tôn nghiêm, sang trọng. Từ nay, Thánh Bùi Văn Úy đã có nơi thờ kính xứng đáng cho thỏa lòng yêu mến của con dân Ngài bấy lâu.
Ngôi nhà xứ được dựng tạm lui về phía sau Đền Thánh, chếch hướng đông bắc bằng những vật liệu tận dụng. Nơi ở mới này cho thấy đời sống khó nghèo, đức hy sinh và ý chí hướng tới những công trình chung của vị chủ chăn kính mến. Đồng hành và chia sẻ với Ngài, cộng đoàn dân xứ tiếp tục thực hành tiết kiệm để hướng đến việc xây dựng ngôi thánh đường mơ ước.
Để hưởng ứng phong trào giao thông hóa toàn dân. Ngày 15 tháng 08 năm 1999, Cha xứ đã cho khởi công thảm nhựa và bê tông hai con đường chính dẫn vào nhà thờ. Cộng đoàn dân xứ cùng nhau góp công, góp của và với sự hỗ trợ của Cha, con đường giáo xứ trở nên khang trang, sạch sẽ, việc đi lại cũng thuận lợi hơn. Đất đai, nhà cửa nhờ đó cũng được nâng cao giá trị hơn. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất của giáo xứ.
Con đường được hoàn thành vào ngày 01 tháng 01 năm đúng vào dịp Giáo Hội toàn cầu đón chào năm Thánh mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã khởi xướng để tổng kết thế kỷ XX, chào đón thế kỷ XXI. “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”. Lời Chúa vang vọng trong tâm tưởng của mỗi người dân xứ Lộc. Sửa sang lại con đường đi cũng chính là một hình thức nhắc nhở người giáo dân tu chỉnh lại con đường tâm linh để đón chờ Chúa đến.
Năm Thánh là thời gian để mọi người Thống hối – Hoán cải – Hòa giải – Hiệp thông cùng nhau trong tinh thần Đại kết Ki-tô giáo. Nhờ đó mà đón nhận ân sủng của Thiên Chúa. Ngoài việc hưởng ứng các hoạt động chung của giáo phận, giáo hạt, rất nhiều hoạt động đạo đức được tổ chức và tiến hành đều đặn trong phạm vi giáo xứ. Đặc biệt, Thánh Thể Chúa được tôn kính suốt ngày đêm nơi đền Thánh Đaminh Úy. Ở đó, Thánh Thể luôn mở rộng cung lòng cho mọi cuộc gặp gỡ.
Cũng trong năm Thánh, giờ canh thức chờ đón giao thừa thế kỷ được cử hành trong đêm 31/12/1999 tại Đền Thánh với những suy niệm về ý nghĩa thiêng liêng của thời gian mà Thiên Chúa đã tặng ban cho giáo xứ. Ngày 01/01, ngày đầu tiên của năm Thánh 2000 lại là ngày lễ kính Thánh Mẫu Thiên Chúa. Cùng với Cha xứ, cộng đoàn đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho một năm an lành, thánh đức.
Chiều 01/05/2000, những người lao động trong giáo hạt Hố Nai đã tập trung lại nơi đền Thánh Úy tử đạo để cùng mừng lễ Thánh Giuse lao động.
VI. Công trình thế kỷ.
Tiếp quản một không gian rộng lớn từ quỹ đất mà Cha cố Đaminh để lại, với tầm nhìn rộng, Cha xứ Giuse Phạm văn Hoàng đón nhận một sứ vụ lớn lao và quan trọng. Đó là việc thực hiện ước mơ chung của cộng đoàn dân xứ: Xây dựng lại ngôi Thánh đường mới!
Mười hai năm băn khoăn, hàng ngàn đêm thao thức, những đắn đo cho một mơ ước chung quả là không phải dễ. Nhưng bằng tấm lòng tín thác, cậy trông và với ân sủng của Thiên Chúa, mọi việc đã được quan phòng…
Với ý tưởng xây dựng một phố núi giữa đồng bằng, ngọn đồi phía tây bắc nhà thờ được Cha xứ đưa vào quy hoạch cho ngôi thánh đường và các công trình phụng tự. Tháng sáu năm 2001, bản vẽ thánh đường do kiến trúc sư Phạm Anh Quốc Bảo thiết kế đã hoàn tất. Mô hình nhà thờ mới được Cha xứ giới thiệu để cộng đoàn tham khảo và góp ý. Niềm hạnh phúc như bất chợt òa vỡ - nỗi mong chờ bao tháng ngày giờ đã được định hình, cộng đoàn càng náo nức, nhiệt thành tiết kiệm để thực hiện hoài bão. Ai nấy đều háo hức chờ đợi ngày xúc tiến công việc chung.
Tiếp theo, Cha cho tiến hành di dời tượng đài Đức Mẹ và phần mộ Cha Cố Đaminh để chuẩn bị mặt bằng cho công trình thánh đường. Thánh tượng Mẹ và phần mộ Cha Cố được đặt tạm nơi gian cung thánh nhà thờ cũ để con dân xứ Lộc được tiện việc kính thờ.
Sau bao ngày tháng chuẩn bị, ngày 23/12/2001 Cha xứ và cộng đoàn cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường trên ngọn đồi gió hú. Khó có thể nói hết những cảm xúc trào dâng trong lòng người dân xứ Lộc khi hiệp dâng thánh lễ đặc biệt này. Hàng trăm người, hàng ngàn tấm lòng hảo tâm từ muôn nơi đã tìm về, hưởng ứng, ủng hộ, hỗ trợ, cùng góp công, góp sức với cộng đoàn Lộc Lâm như lòng tin mạnh mẽ của Cha xứ: Không có ngôi nhà thờ nào bị bỏ dở. Cùng một ý tưởng, Cha quản hạt Đaminh Trần Xuân Thảo cũng chia sẻ: Dù ít hay nhiều, dù là công hay của, tấm lòng vàng của mọi người, giáo xứ Lộc Lâm sẽ nhận hết… Tấm lòng rộng mở, sự quảng đại của anh em bằng hữu và tình hiệp thông trong tinh thần Ki tô hữu quả vô cùng đáng quý.
Ngày 26 tháng 12 năm 2001, trong hồng ân Giáng sinh, giáo xứ chính thức khởi công xây dựng các công trình thánh đường, tháp chuông và nhà xứ. Việc thi công do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Hưng đảm nhận.
Ngày 11/3/2003, Cha Giuse tiếp tục cho xây dựng lại khuôn viên Đài Đức Mẹ trên nền nhà thờ cũ, việc bố trí tượng Đức Mẹ và mộ Cha cố Đaminh tại gian Cung Thánh từ trước cho thấy sự sắp xếp các công trình của Ngài thật hoàn hảo. Trong thời gian này, mọi sinh hoạt phụng tự đều được cử hành tại Đền thánh Úy với mái vòm dựng tạm. Tuy điều kiện vật chất có phần đơn sơ nhưng tấm lòng yêu mến Thiên Chúa thì không hề phai nhạt. Cộng đoàn luôn vững tin và hy vọng vào thành quả của những nỗ lực chung, những công trình chung.
Tháng 10/2003, công trình tháp chuông đã hoàn tất. Ba cột tháp màu xám trắng vươn cao, mạnh mẽ giữa ngọn đồi như một điểm tựa cho những sinh hoạt đạo đức của cả giáo xứ. Vào lúc 4 giờ 30 sáng Chúa Nhật 12/10/2003, nghi thức làm phép tháp chuông và Thánh lễ tạ ơn được tiến hành. Hình ảnh Cha xứ hai tay kéo hai dây chuông để gióng lên những thanh âm đầu tiên từ cây tháp mới với tất cả sự hào hứng khiến cộng đoàn càng thêm phấn khởi.
Cũng trong dịp này, sau khi lợp mái nhà thờ mới, mái vòm che tạm tại Đền thánh được tháo dỡ. Các hoạt động phụng tự được cử hành tại nhà thờ chính như một bước hoàn thiện đầu tiên cho công trình chung này.
Song song với việc xây dựng thánh đường, công trình nhà xứ cũng được tiến hành. Đây là nơi sinh hoạt, hội họp của Cha xứ, Ban hành giáo và các ban ngành đoàn thể. Nhà xứ mới được xây dựng theo hình chữ Nhất, có hình dáng như ngôi nhà sàn vùng cao. Sắc màu chủ đạo trang trí là hai màu đen, trắng: Trắng của thanh khiết và hiến dâng; Đen của hy sinh và chiêm niệm. Hàng lan can với hình ảnh những trái tim cách điệu giống như hình ảnh cộng đoàn dân xứ quây quần trong ngôi nhà chung với tình liên đới, hiệp thông Ki-tô hữu.
ĐÀI NAZARETH
Mải mê với công trình xây dựng chính, tuy thấm mệt vì sức khỏe nhưng trong suy tư, Cha xứ Giuse vẫn muốn làm một cái gì đó mang đậm dấu ấn cho đời sống gia đình. Và rồi ý tưởng xây một mái ấm Nazareth chợt lóe lên trong đầu.
Ngài muốn thể hiện lại cuộc sống của những đấng Cực Thánh qua hình ảnh gia đình với túp lều tranh, vách lá, chõng tre và những vật dụng quen thuộc của người thợ mộc: Cưa, Búa, Đục…, những phương tiện để nuôi sống gia đình. Cha đã cho tạc tượng gia đình Thánh Gia như những người nông dân việt nam chất phát đặt bên cầu ao, cả nhà chung sức chuẩn bị cho bữa cơm chiều sau một ngày làm việc vất vả. Cả vợ chồng con cái chung tay góp sức xây dựng hạnh phúc gia đình làm tiền đề cho Hạnh Phúc Vĩnh Hằng mai sau. Ai cũng có thể nên thánh từ chính cuộc sống đời thường của mình – Phải chăng đó là lời mời gọi từ gương mẫu Thánh Gia Thất?
DI DỜI TƯỢNG THÁNH ĐAMINH ÚY
Việc bố trí các công trình phần nào đã ổn định. Cha xứ tiếp tục cho di dời tượng Thánh Đaminh Úy lên vị thế cao hơn nằm phía sau lưng đền thánh. Để cho công trình Đền và Đài Thánh nhân được trang trọng, vì Ngài là vị Thánh Bổn mạng thứ hai và đã đồng hành cùng cộng đoàn dân xứ trong suốt cuộc hành trình lữ thứ, Cha xứ đã cho làm thêm phần nhà ngói phía sau lưng đền Thánh, trải dài xuống tới Đài Đức Mẹ để có chỗ che nắng, che mưa khi giáo dân đến cầu nguyện.
Để chuẩn bị mừng 50 năm Kim Khánh Giáo xứ, Ngài cũng cho tu sửa lại đài Thánh Úy với thảm cỏ xanh, dòng thác nước đổ từ trên nững tảng đá to xuống lòng hồ. tạo nên một không gian xanh mát và thơ mộng.
Để tận dụng phần gỗ của nhà thờ cũ, Cha xứ cho dựng tạm xưởng mộc nhỏ và với sự cộng tác của những anh em thợ mộc trong xứ, tất cả số cột kèo gỗ của nhà thờ cũ được đóng ghế cho nhà thờ mới.
Tháng 6 năm 2005, công trình Thánh đường và các công trình nhỏ kèm theo đã hoàn tất. Khó có thể diễn tả hết được niềm hân hoan trong lòng người dân xứ Lộc trước sự kiện trọng đại này. Niềm vui đong đầy trên khóe mắt, làn môi; Nụ cười tươi tắn, rạng rỡ và khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. Mọi người đều cảm nhận ân tình Chúa cao vời và bao la vô bờ bến. Nhưng người vui mừng nhất có lẽ là Cha xứ Giuse. Với cốt cách của một nghệ (nhân) sĩ, sự lo lắng của một bậc gia trưởng lớn và trách nhiệm của một mục tử, Ngài đã thổi hồn mình và tất cả tấm lòng yêu mến vào từng chi tiết nhỏ nhất của cả công trình Thánh đường.
Ngày 16-6-2015, sau 12 năm tiết kiệm, 1.271 ngày xây dựng, công trình xây đựng đã hoàn thành trong niềm vui vô tận. Thánh lễ Cung hiến và Khánh Thành Nhà thờ được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc cử hành long trọng vào lúc 9 giờ 00, đồng tế còn có sự hiện diện của Quý Cha trong hạt Hố Nai, Quý Cha khách và hàng ngàn tấm lòng yêu mến từ khắp nơi. Tinh thần đại kết Ki tô giáo như chưa bao giờ được thể hiện cách nhiệt thành và thắm thiết như trong sự kiện này. Ân sủng quả đã được chan hòa trên giáo xứ Lộc Lâm thân yêu. Hồng ân Chúa bao la, tuôn đổ xuống chan hòa. Tuy tay con nhỏ bé, bao nhiêu cũng không vừa…
Nhân dịp kỷ niệm Biên Hòa – Đồng Nai 310 năm, qua cuộc bình chọn các công trình kiến trúc đẹp, Thánh đường giáo xứ Lộc Lâm được chọn là công trình đẹp nhất trong 10 công trình kiến trúc tiêu biểu của Thành Phố Biên Hòa. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng nai đã ra quyết định công nhận số 4471/QĐ-UBND ngày 28/12/2008. Đây cũng là niềm tự hào chính đáng về ngôi nhà chung của cộng đoàn dân xứ.
VII. Cuộc sống thường nhật.
Công trình Thánh đường hoàn tất, mọi sinh hoạt chung của giáo xứ trở lại ổn định và ngày càng hoàn thiện hơn. Ban hành giáo, các giới, các hội đoàn, các ban ngành luôn duy trì và phát triển nề nếp sinh hoạt. Mỗi giới, mỗi hội đoàn có một cách thức hoạt động với những đặc trưng công việc riêng biệt nhưng tất cả đều hướng về một tôn chỉ: Mến Chúa, yêu người - sống tốt đời đẹp đạo. Cuộc sống vẫn còn nhiều vất vả khó khăn, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh nhưng cũng không thiếu những tấm lòng quảng đại, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia. Thế nên, mối quan hệ cộng đồng trong tinh thần Ki tô hữu luôn đầy ắp tình Chúa, tình người.
Sau hơn 20 năm trong sứ vụ Chủ chăn, sức khỏe của Cha xứ cũng hao mòn theo tháng năm. Hiểu được điều đó, Ngày 02/10/2010. Đức Cha đã sai Cha Phêrô Phạm Quốc Thuần về làm Cha Phó để phụ giúp Ngài trong công tác mục vụ.
Là Cha phó đầu tiên của giáo xứ Lộc Lâm. Ngài đã mau chóng hòa nhập với cộng đoàn, hết lòng quan tâm đến thiếu nhi và công việc huấn giáo, đặc biệt Cha yêu mến phép Tràng Hạt Mân Côi. Mỗi khi gặp gỡ ai đó, nhất là các em thiếu nhi Ngài đều tặng chuỗi Mân Côi với lời nhắn nhủ siêng năng lần hạt mỗi ngày. Với sự năng động, trẻ trung, các sinh hoạt của Giới trẻ cũng được Cha cảm hóa và khích lệ anh chị Giáo lý viên hăng say hơn trong công việc huấn giáo. Sau ba năm học hỏi nơi Cha xứ Giuse và phục vụ giáo xứ cách nhiệt tình và hang hái, tháng 9/2013, Đức Cha đã sai Ngài đến làm chánh xứ Xuân Lâm. Theo chân Ngài đến nhận nhiệm sở mới, cộng đoàn giáo xứ Lộc Lâm không khỏi chạnh lòng đối với vị mục tử thân thương này.
Ngày …/9/2015, Đức Cha tiếp tục sai Cha Gioan Baotixita Vũ Minh Tân đến làm Linh mục phó xứ Lộc Lâm. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng Cha phó mới lại có một đời sống khiêm hạ, khó nghèo và chiêm niệm sâu sắc. Với phong cách nhẹ nhàng, thân ái, nụ cười thường trực trên môi, Cha mau chóng tiếp cận cộng đoàn và hòa nhập với mọi công việc mục vụ. Ngài đặc biệt yêu mến và tôn thờ Thánh Thể. Các cuộc cung nghinh, tôn vinh, kính thờ Thánh Thể luôn được Cha quan tâm và mời gọi cộng đoàn tham dự cách sốt sáng.
VIII. Năm Tạ Ơn
Năm 2015 là dịp kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển giáo xứ. Sự kiện này đồng thời trùng hợp với năm Thánh mừng Kim khánh giáo phận Xuân Lộc. Đây là một thuận lợi và cũng là vinh dự của giáo xứ Lộc Lâm thân yêu.
Trong toàn giáo phận, Đức Giám Mục cho tổ chức hoạt động Ngũ niên để hướng đến năm Thánh. Giáo xứ chúng ta cũng vâng theo lời Cha chung thực hiện các hoạt động phụng tự suốt năm năm qua. Ngoài ra, Cha xứ cũng cho thực hiện một số hoạt động riêng hướng đến việc mừng Kim khánh giáo xứ.
Năm 2010, cùng với sự nhiệt thành của ban hành giáo và các vị mạnh thường quân, Cha xứ cho trùng tu nghĩa trang, xây dựng lễ đài và Thánh tượng Mẹ Hồn xác lên trời, bổn mạng giáo xứ tại Đất Thánh. Dịp này, mặt bằng nghĩa trang cũng được quy hoạch lại cho gọn gàng, thoáng đẹp hơn. Đường đi, lối lại được đổ bê tông vừa khang trang, chắc chắn lại vừa thuận lợi, sạch sẽ. Một giếng khoan với hệ thống cấp thoát nước được trang bị để phục vụ cho nhu cầu chung của mọi người mọi nhà nơi Đất Thánh. Các cột đèn được dựng lên để đáp ứng nhu cầu ánh sáng khi cần thiết. Khuôn viên nghĩa trang cũng được xây dựng với hai cổng vào càng thêm phần tôn nghiêm. Từ nay, Đất Thánh được chăm sóc chu đáo hơn, mang bầu khí ấm áp thân thương hơn.
Năm 2011, Cha xứ đổi mới tháng hoa kính Đức Mẹ bằng hình thức dâng hoa cộng đoàn vào các buổi tối Chúa Nhật. 19 giờ tối hàng ngày trong tháng Năm là giờ kinh chung của cả cộng đoàn bên chân tượng đài Mẹ Lộc Lâm. Có biết bao ơn riêng Mẹ đã ban cho từng người, từng gia đình qua giờ kinh chung này. Có biết bao biến đổi thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người biết tìm đến cùng Mẹ trong giờ cầu nguyện này. Cha xứ quả thật đã rất khôn ngoan khi phó dâng đoàn chiên mình trong tấm lòng yêu thương bao la của Đức Mẹ.
Đặc biệt trong năm 2015, giáo xứ long trọng mừng Kim khánh với các hoạt động đạo đức cụ thể, thiết thực, liên lỉ và sốt sắng:
Trong đại lễ mừng kính Thánh Bùi Văn Úy tử đạo ngày 19/12/2014, Cha xứ long trọng tuyên bố khai mạc Năm Tạ Ơn với lời mời gọi và nhắc nhở tâm tình cảm tạ và tri ân Thiên Chúa.
Năm 2015. Chủ đề phụng tự chung của cả giáo phận là Gia đình và giáo xứ sống Mầu nhiệm Thánh Thể, giáo xứ cũng đề ra các chương trình tôn vinh Thánh Thể và các việc đạo đức có liên quan. Thánh Thể được đặt suốt ngày đêm để chầu kính nơi Đền Thánh. Đặc biệt ngày 07/6/2015 Lễ Mình Máu Thánh Chúa, chương trình cung nghinh Thánh Thể được rước chung quanh giáo xứ và các dịp lễ kính bổn mạng các giáo họ, Thánh Thể được cung nghinh và tôn kính tại các giáo họ như một cách thể hiện lòng yêu mến của người dân xứ Lộc.
Xem Hình
Lời kinh năm thánh của giáo phận được Cha xứ cho đọc thêm cụm từ “và giáo xứ” để hiệp thông trong tâm tình tạ ơn và tín thác.
Các thánh lễ đặc biệt được tổ chức tại nghĩa trang trong Năm Tạ Ơn đã nhắc nhở mọi người luôn quan tâm cầu nguyện cho các bậc tiền nhân với tâm tình uống nước nhớ nguồn.
Tối thứ năm tuần Thánh, cuộc cung nghinh Thánh thể từ thánh đường đến đền thánh được tiến hành trọng thể và sốt mến.
Ngày khai mạc và bế mạc tháng hoa kính Đức Mẹ được tổ chức trọng thể với các diễn nguyện và tâm tình yêu mến, tạ ơn.
Ngày 20, 21, 22 tháng 7 năm 2015, lễ giỗ Cha Cố Đaminh được tiến hành trọng thể trong suốt ba ngày với sự nhắc nhở về những công đức, ân tình mà Cha Cố để lại cho cộng đoàn. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ cảm hiểu về một cuộc đời dâng hiến, hy sinh thầm lặng trong Thánh ý.
Dịp 15/8/2015, lễ kính Mẹ hồn xác lên trời, bổn mạng giáo xứ, cộng đoàn Lộc Lâm đã hành hương về nhà thờ giáo hạt để được nhận lãnh hồng ân toàn xá như lời dạy của Đức Giám Mục. Việc Cha xứ và Cha phó cùng hướng dẫn cộng đoàn trong chuyến đi này là một nghĩa cử cao đẹp càng cho thấy tấm lòng vị mục tử luôn hết mình vì đoàn chiên.
Tượng đài Thánh Bùi Văn Úy tử đạo, thánh tượng Nazareth được trùng tu cho khang trang hơn đã thể hiện tâm tình cảm tạ, tri ân của người dân Lộc Lâm trước hồng ân bao la của Thiên Chúa.
Một cách thường xuyên, trong các bài giảng, Cha xứ và Cha phó nhắc nhở, khuyên bảo, chỉ dẫn về lối sống đạo đức, tu dưỡng con người, tập sống quảng đại để cộng đoàn ngày càng thăng tiến trong đời sống đức tin.
Tất cả mọi hoạt động trong Năm Tạ Ơn đều được thực hiện trong tâm tình yêu mến, tri ân, cảm tạ và quy hướng về Tình yêu Thiên Chúa. Trong những ngày cuối năm, gần đến ngày đại lễ, tâm tình ấy càng sốt mến hơn. Mỗi người giáo dân Lộc Lâm cách này hay cách khác đều cảm nghiệm được ân sủng Chúa trong đời sống và những công việc hàng ngày. Thế nên, mỗi phút giây trôi qua, mỗi công việc đều là lời tạ ơn sâu sắc tự đáy lòng.
IX. Thay lời kết
Cuộc sống vẫn diễn ra một cách đều đặn, hành trình đức tin của chặng đường lữ thứ cũng theo đó mà tiếp diễn. Mỗi người giáo dân đều mải miết trong hành trình riêng của mình để rồi khi nhìn lại mới hay thời gian đã dần trôi, mọi việc đã dần thành quá khứ. Nửa thế kỷ đã qua, có những điều, những việc chẳng bao giờ còn trở lại, dẫu nuối tiếc hay thương nhớ thì cũng đã thành hoài niệm.
Viết về lịch sử hình thành và phát triển của một cộng đoàn Dân Chúa thì thật khó có thể viết cho đầy đủ, cặn kẽ. Bởi vì, cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình trong xứ đã là một trang đầy ắp những sự kiện sống động mà không giấy bút nào có thể kể hết. Chính cuộc sống ấy đã làm nên bộ mặt của giáo xứ hôm nay. Năm mươi năm đã trôi qua. Từ một thung lũng hoang sơ, vắng vẻ buổi ban đầu, nay đã trở thành một nơi đất níu chân người với những điều kiện căn bản về đời sống vật chất để thăng tiến đời sống Đức Tin. Từ đó, người giáo dân Lộc Lâm càng cảm nghiệm cách sâu sắc: Từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa.
Giuse Nguyễn Trường Kỳ
Huynh đoàn bác ái xứ Bắc Hải Hố Nai hành hương năm thánh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:22 21/12/2015
HUYNH ĐOÀN BẮC HẢI HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Lúc 19 giờ tối thứ Bảy 19.12.2015, chiếc xe 30 chỗ chở một số quý Ông Bà trong Huynh Đoàn Đaminh Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai đi TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP thuộc Giáo phận Cần Thơ, nhân Năm Thánh Lòng Chúa Xót Thương.
Xem Hình
Khởi hành từ Hố Nai và hơn 8 giờ đồng hồ xe chạy, đoàn đến Nhà Thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu lúc 3 giờ 30’ sáng hôm sau, Chúa Nhật 20.12.2015.
Mọi người chuẩn bị xong, nghỉ ngơi ít phút, đến 5 giờ rưỡi, tất cả cùng sốt sắng tham dự lễ Chúa Nhật.
Trong bài giảng lễ, Cha chủ sự quảng diễn Lời Chúa theo thánh Luca (Lc 1,39-45) “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”.
Ngài chia sẻ: Trong bầu khí mừng lễ Chúa Giáng sinh, phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người qua sự gặp gỡ hữu hình giữa Chúa Giêsu trong lòng Ðức Trinh Nữ Maria và Gioan Tẩy Giả trong lòng bà Elizabeth.
Và Ngài khuyên mọi người hãy học nơi Đức Mẹ, một mẫu gương tuyệt hảo trong đời sống đức tin, đức cậy và đức ái. Vào những ngày cuối của Mùa Vọng, chúng ta hãy chuẩn bị cùng Mẹ lên đường mang Chúa đến cho người khác như mang một qùa tặng quý giá của tình Chúa Xót Thương, thực hành 8 mối phúc thật và thương người có 14 mối.
Mọi người ai cũng sốt mến rước Chúa vào lòng mình, nhận phép lành toàn xá, rồi cùng với Cha chủ sự, với cộng đoàn hướng về Mẹ Maria hát vang bài ca “Xin Vâng”.
Tham dự thánh lễ xong, quý Ông Bà trong đoàn ghé vào nơi phần mộ Cha Phanxico Xavie Trương Bửu Diệp để khấn nguyện cùng Người.
Khói nhang nghi ngút, nến sáng lung linh, mỗi người một tâm trạng, đủ mọi khách hành hương: Kytô hữu, lương dân, anh em các tôn giáo bạn…đến viếng mộ Cha Phanxicô, Việt kiều năm châu, người nước ngoài đến khấn, nhiều người từ khắp mọi miền trong nước cũng tìm đến khấn xin. Và chắc hẳn có nhiều người trở lại nhiều lần để tạ ơn Cha Diệp.
Tại Trung Tâm Hành Hương nơi đây có nhà vãng lai miễn phí cho khách hành hương, có linh mục giải tội cho những ai có nhu cầu, có Thánh Lễ vào giờ nhất định cho khách hành hương biết để tham dự, đồng thời cũng có những Thánh Lễ riêng cho những Đoàn Hành Hương có yêu cầu, trong Nhà Nguyện đặt Mình Chúa suốt ngày đêm cho mọi người đến tĩnh tâm thờ lạy Chúa Giêsu.
Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch (ngày Cha Diệp thọ nạn), đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh Đường Tắc Sậy và phần mộ Cha Diệp.
Viếng mộ Cha Diệp xong, mọi người trong đoàn tự lo dùng điểm tâm sáng. Và đồng hồ chỉ 8 giờ, quý Ông Bà tiếp tục lên xe đến Giáo xứ Hậu Bối, hạt Trà Lồng, Giáo phận Cần Thơ để chia sẻ với bà con nghèo nơi đây chút quà mừng Chúa giáng sinh.
Rời Trung Tâm Hành Hương Tắc Sậy, chúng con rất ấn tượng với câu nói của Cha Diệp : “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”.
Đến nơi lúc gần 12 giờ trưa, mọi người trong đoàn tiếp tục lên ghe cùng quà giáng sinh đi thêm khoảng 15 phút đường sông nữa mới đến được Giáo xứ Hậu Bối.
Tại đây, đoàn được Cha xứ Hậu Bối Giuse Nguyễn Vinh Phan và Quý vị chức việc tiếp đón ân cần chu đáo, sau ít phút nghỉ ngơi, quý Ông Bà dùng cơm trưa với Cha xứ và quý chức việc. Bữa cơm đồng quê, cá lóc nấu canh chua, cá nóc kho tộ, uống với rượu chuối, ai cũng ăn no, khen ngon.
Vì thời gian có hạn, hơn nữa trong đoàn có các Cụ già (như Cụ Nhũ 93 tuổi). Nên đoàn xin gởi lại Cha xứ Hậu Bối tiền mặt dành cho 75 phần quà, mỗi phần là 200 ngàn đồng và 5 bao quần áo (loại bao 50 ký) và 15 thùng mì gói.
Đoàn chụp hình lưu niệm với Cha xứ Hậu Bối, rồi xin phép Ngài xuống thuyền ra về.
Quý Ông bà trong đoàn lên xe ra về lúc 2 giờ rưỡi chiều và mãi đến 11 giờ đêm mới về tới Hố Nai. (Vì nhiều đoạn đường đang sửa chữa nên kẹt xe tới gần 3 giờ đồng hồ).
Qua chuyến hành hương, có một điều mà chúng con nhận thấy gương tốt lành nơi quý Cụ Cao niên, tuy đường xa đi lại chờ đợi rất vất vả; nhưng con không hề thấy Cụ nào ca thán, bực bội, cáu gắt, trên xe, các Cụ đọc kinh rất sốt sắng.
Tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, chúng con khấn xin cùng Cha Phanxico Diệp cầu bầu cùng Chúa cho chúng con sống xứng đáng Lòng Chúa Xót Thương.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Lúc 19 giờ tối thứ Bảy 19.12.2015, chiếc xe 30 chỗ chở một số quý Ông Bà trong Huynh Đoàn Đaminh Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai đi TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP thuộc Giáo phận Cần Thơ, nhân Năm Thánh Lòng Chúa Xót Thương.
Xem Hình
Khởi hành từ Hố Nai và hơn 8 giờ đồng hồ xe chạy, đoàn đến Nhà Thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu lúc 3 giờ 30’ sáng hôm sau, Chúa Nhật 20.12.2015.
Mọi người chuẩn bị xong, nghỉ ngơi ít phút, đến 5 giờ rưỡi, tất cả cùng sốt sắng tham dự lễ Chúa Nhật.
Trong bài giảng lễ, Cha chủ sự quảng diễn Lời Chúa theo thánh Luca (Lc 1,39-45) “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”.
Ngài chia sẻ: Trong bầu khí mừng lễ Chúa Giáng sinh, phụng vụ hôm nay trình bày cho chúng ta sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người qua sự gặp gỡ hữu hình giữa Chúa Giêsu trong lòng Ðức Trinh Nữ Maria và Gioan Tẩy Giả trong lòng bà Elizabeth.
Và Ngài khuyên mọi người hãy học nơi Đức Mẹ, một mẫu gương tuyệt hảo trong đời sống đức tin, đức cậy và đức ái. Vào những ngày cuối của Mùa Vọng, chúng ta hãy chuẩn bị cùng Mẹ lên đường mang Chúa đến cho người khác như mang một qùa tặng quý giá của tình Chúa Xót Thương, thực hành 8 mối phúc thật và thương người có 14 mối.
Mọi người ai cũng sốt mến rước Chúa vào lòng mình, nhận phép lành toàn xá, rồi cùng với Cha chủ sự, với cộng đoàn hướng về Mẹ Maria hát vang bài ca “Xin Vâng”.
Tham dự thánh lễ xong, quý Ông Bà trong đoàn ghé vào nơi phần mộ Cha Phanxico Xavie Trương Bửu Diệp để khấn nguyện cùng Người.
Khói nhang nghi ngút, nến sáng lung linh, mỗi người một tâm trạng, đủ mọi khách hành hương: Kytô hữu, lương dân, anh em các tôn giáo bạn…đến viếng mộ Cha Phanxicô, Việt kiều năm châu, người nước ngoài đến khấn, nhiều người từ khắp mọi miền trong nước cũng tìm đến khấn xin. Và chắc hẳn có nhiều người trở lại nhiều lần để tạ ơn Cha Diệp.
Tại Trung Tâm Hành Hương nơi đây có nhà vãng lai miễn phí cho khách hành hương, có linh mục giải tội cho những ai có nhu cầu, có Thánh Lễ vào giờ nhất định cho khách hành hương biết để tham dự, đồng thời cũng có những Thánh Lễ riêng cho những Đoàn Hành Hương có yêu cầu, trong Nhà Nguyện đặt Mình Chúa suốt ngày đêm cho mọi người đến tĩnh tâm thờ lạy Chúa Giêsu.
Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch (ngày Cha Diệp thọ nạn), đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh Đường Tắc Sậy và phần mộ Cha Diệp.
Viếng mộ Cha Diệp xong, mọi người trong đoàn tự lo dùng điểm tâm sáng. Và đồng hồ chỉ 8 giờ, quý Ông Bà tiếp tục lên xe đến Giáo xứ Hậu Bối, hạt Trà Lồng, Giáo phận Cần Thơ để chia sẻ với bà con nghèo nơi đây chút quà mừng Chúa giáng sinh.
Rời Trung Tâm Hành Hương Tắc Sậy, chúng con rất ấn tượng với câu nói của Cha Diệp : “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”.
Đến nơi lúc gần 12 giờ trưa, mọi người trong đoàn tiếp tục lên ghe cùng quà giáng sinh đi thêm khoảng 15 phút đường sông nữa mới đến được Giáo xứ Hậu Bối.
Tại đây, đoàn được Cha xứ Hậu Bối Giuse Nguyễn Vinh Phan và Quý vị chức việc tiếp đón ân cần chu đáo, sau ít phút nghỉ ngơi, quý Ông Bà dùng cơm trưa với Cha xứ và quý chức việc. Bữa cơm đồng quê, cá lóc nấu canh chua, cá nóc kho tộ, uống với rượu chuối, ai cũng ăn no, khen ngon.
Vì thời gian có hạn, hơn nữa trong đoàn có các Cụ già (như Cụ Nhũ 93 tuổi). Nên đoàn xin gởi lại Cha xứ Hậu Bối tiền mặt dành cho 75 phần quà, mỗi phần là 200 ngàn đồng và 5 bao quần áo (loại bao 50 ký) và 15 thùng mì gói.
Đoàn chụp hình lưu niệm với Cha xứ Hậu Bối, rồi xin phép Ngài xuống thuyền ra về.
Quý Ông bà trong đoàn lên xe ra về lúc 2 giờ rưỡi chiều và mãi đến 11 giờ đêm mới về tới Hố Nai. (Vì nhiều đoạn đường đang sửa chữa nên kẹt xe tới gần 3 giờ đồng hồ).
Qua chuyến hành hương, có một điều mà chúng con nhận thấy gương tốt lành nơi quý Cụ Cao niên, tuy đường xa đi lại chờ đợi rất vất vả; nhưng con không hề thấy Cụ nào ca thán, bực bội, cáu gắt, trên xe, các Cụ đọc kinh rất sốt sắng.
Tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, chúng con khấn xin cùng Cha Phanxico Diệp cầu bầu cùng Chúa cho chúng con sống xứng đáng Lòng Chúa Xót Thương.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Đêm Thánh Ca: Giáo Hạt Đà Lạt
Thông Xanh
20:32 21/12/2015
Đêm Thánh Ca: Giáo Hạt Đà Lạt Chào Đón Đức TGM Leopoldo Girelli và Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tối thứ sáu 19/12/2015 giáo hạt Đà Lạt long trọng đón tiếp Đức TGM Girelli Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam và Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Nhà Mục vụ giáo xứ Chánh Tòa.
Có khoảng gần 1.000 người, gồm linh mục, tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân đã đến chào đón các vị chủ chăn.
Mở đầu, cha Tổng Đại diện Phaolô Lê Đức Huân, Quản hạt Đà Lạt thay cho cả giáo hạt Đà Lạt ngỏ lời chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức Hồng Y Phêrô và Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã đến thăm giáo phận và giáo hạt Đà Lạt. Cha Tổng Đại diện cũng nêu lên ý nghĩa của đêm diễn nguyện đặc biệt này với sự tham gia của các em thiếu nhi giáo xứ Chánh Tòa, Ban hợp xướng Gregorio (Giáo hạt Đà Lạt), ca đoàn giáo xứ Du Sinh, ca đoàn Lang Biang cùng 2 ban hợp xướng Trùng Dương và Thiên Thanh đến từ Sài Gòn.
MC Nguyễn Đình Sỹ giới thiệu để hưởng ứng Thông điệp Laudota Si’ các em thiếu nhi giáo xứ Chánh Tòa trình diễn tiết mục múa “Xin ngợi khen Chúa, Chúa ơi”. Tiếp đó, ca đoàn giáo xứ Du Sinh cùng các tu sĩ dòng Phanxicô Đà Lạt trình bày hợp ca Bài Ca Mặt Trời để ngợi khen tôn vinh kỳ công của Thiên Chúa đã tạo dựng trời đất vũ trũ.
Đức TGM Girelli tiến lên sân khấu chào cộng đoàn “Xin chào anh chị em” bằng tiếng Việt và được sự cổ vũ bằng những tràng pháo tay. Đức TGM bày tỏ sự vui mừng khi được trở lại thăm giáo phận Đà Lạt và được tham dự buổi diễn nguyện tại giáo xứ Chánh Tòa. Ngài cũng cảm ơn Đức HY Phêrô đã cùng đi với Ngài trong những ngày đến thăm giáo phận Đà Lạt, cảm ơn Đức Cha Antôn đã nhiệt tình đón tiếp và lên chương trình chuyến thăm rất chu đáo…
Tiếp đó, MC giới thiệu ca đoàn Thiên Thanh do tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân (người học trò của linh mục nhạc sư Kim Long) thành lập. Thật bất ngờ cả cộng đoàn hân hoan diện kiến dung nhan vi nhạc sư nổi tiếng với mái tóc bạc phơ, đã sáng tác hàng ngàn bản thánh ca cho Giáo Hội Việt Nam. Cha giáo Nhạc sư Kim Long tiến lên sân khấu bằng chiếc gậy và sự giúp đỡ của linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc khiến cộng đoàn hiện diện cảm mến và cảm động.
MC Minh Quân đến từ Sài Gòn đã giới thiệu về sự ra đời của ca đoàn Thiên Thanh vào năm 2010 do tiến sĩ - nhạc sĩ Vũ Đình Ân sáng lập và sự hậu thuẫn của Nhạc sư Kim Long. Ca đoàn Thiên Thanh qui tụ các thành viên của nhiều ca đoàn ở Sài Gòn, đến nay có 96 ca viên thường xuyên tập luyện đã đến các giáo xứ phục vụ. Đây được xem như ca đoàn mẫu của Sài gòn nhằm “chấn chỉnh” việc hát thánh ca theo đúng phụng vụ mà Hội đồng Giám mục Việt Nam yêu cầu.
Ngay sau đó, Nhạc sư Kim Long đã điều khiển ca đoàn Thiên Thanh trình bày hợp xướng Vị Cứu Tinh do chính Ngài sáng tác. Tiếp đó, tiến sĩ Vũ Đình Ân điều khiển ca đoàn Thiện Thanh trình bày nhạc phẩm Hài Nhi Ra Đời của Hàn Thư Sinh.
MC Đình Sỹ nêu lên ý nghĩa của buổi hội ngộ đêm nay với nhiều thành phần đến từ nhiều vùng miền của đất nước, đặc biệt có sự hội ngộ của Đức TGM Girelli và Đức Hồng Y Phêrô. Do đó Ban hợp xướng Gregorio sẽ trình bày bản hợp xướng Hội Trùng Dương (của Phạm Đình Chương) để thể hiện tâm tình của ngày hội ngộ đặc biệt này.
Tiếp đó, MC Minh Quân giới thiệu Ca đoàn Trùng Dương được thành lập từ năm 1963, tại giáo xứ Mai Khôi (Sài Gòn), do các sinh viên tự nguyện tham gia. Đến năm 1965 trờ thành Ban hợp xướng Trùng Dương được sự dìu dắt của linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc. Sau năm 1975, Ban hợp xướng ngưng hoạt động một thời gian, sau đó hoạt động trở lại và thường phục vụ tại các giáo xứ Đắc Lộ, Mactinho, dòng Chúa Cứu Thế … và được sự hướng dẫn của nhạc trưởng Nguyễn Duy Hoàng, cùng sự cố vấn nghệ thuật, hòa âm của nhạc sĩ Hồ Đắc Tin (gần 80 tuổi), người cùng lớp khóa I Nhạc viện Sài Gòn với nhạc sĩ Viết Chung, Phạm Trọng Cầu…
Sau lời giới thiệu, ca đoàn Trùng Dương trình bày hợp xướng Vua Bình Yên (Hoàng Kim) và Chú Bé Đánh Trống (Nhạc nước ngoài) khá ấn tượng.
Lúc này Đức Hồng Y Phêrô bước lên sân khấu, với sự hài hước vốn có Đức Hồng Y khiến cả cộng đoàn cười ồ. Tiếp đó, Đức HY bày tỏ lòng biết ơn và chia sẻ những tình cảm thân thương mà Đức Cha Antôn dành cho Ngài từ khi trở thành Giám Mục Đà Lạt: “Có điều gì vui - buồn hoặc quan trọng Đức Cha Antôn đều chia sẻ cho tôi”. Đức HY nói trong chuyến thăm giáo phận Đà Lạt cùng Đức TGM Girelli có 4 điểm nhấn: Cung hiến và Khánh thành nhà thờ Thánh Mẫu (Bảo Lộc), thăm giáo hạt mới Mađaguôi, khánh thành Đan viện Cát Minh Đà Lạt (ở Định An, hạt Đức Trọng) và thăm giáo xứ Đạ Tông, vùng đất truyền giáo, đa phần là anh chị em dân tộc. Đêm nay, trước khi về lại Hà Nội lại được thưởng thức đêm thánh ca đăc biệt để mừng Chúa Giáng sinh. “Chương trình làm tôi lắng đọng, cảm thấy thật linh thiêng, từ vũ điệu của các em nhỏ giáo xứ Chánh Tòa, đến Hội Trùng Dương của Ban hợp xướng Gregorio, lần đầu tôi được nghe; cùng ca đoàn Du Sinh và 2 Ban hợp xướng Thiên Thanh và Trùng Dương…”.
Sau khi Đức HY dứt lời, ca đoàn Lang Biang thể hiện bản nhạc Ave Maria của linh mụcn Phêrô Lê Văn Khánh bằng tiếng dân tộc Kơ Ho nhưng đã khiến cộng đoàn tham dự xúc động, hiệp tâm tình sốt mến ngợi khen Đức Mẹ.
Nối tiếp chương trình, đôi song ca đến từ ca đoàn Thiên Thanh thể hiện nhạc phẩm Mầu Nhiệm Yêu Thương (Vũ Đình Ân), cùng tốp múa phụ họa. Tiếp đó, nam tứ ca Bạch Dương (ca đoàn Thiên Thanh) trình bày nhạc phẩm Jingle Bell bằng hình thức acapella (không nhạc đệm) rất ấn tượng,
Trước khi chương trình khép lại, cha Tiến Lộc hóa trang thành ông già Noel xuất hiện trước sân khấu khiến không khí trở nên sôi động, vui tươi. Ông Già Noel mời Đức TGM, Đức HY, Đức Cha Antôn cùng trao quà giáng sinh cho 4 em thiếu nhi đại diện cho những trẻ em nghèo, khiếm thị đến từ 2 cơ sở nuôi dạy trẻ em khiếm thị và khuyết tật.
Tiếp đó, cha Tiến Lộc mời gọi mọi người cùng cất cao tiếng hát Gặp Gỡ Đức Kitô, đồng thời mời đại diện các dòng tu cùng lên sân khấu thể hiệp tâm tình hiệp nhất.
Hòa trong không khí vui mừng Ngôi Hai Con Chúa giáng trần, các ca viên, linh mục, tu sĩ, đại diện các dân tộc trên thế giới (hóa trang) và cộng đoàn hiện diện cùng cất cao tiếng hát Silent Night bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau làm mọi người cảm nhận được niềm vui Giáng sinh đang lan tòa trên toàn thế giới.
Trước khi Đức HY, Đức TGM và Đức Cha Antôn ban phép lành, Đức Cha Antôn Giám mục Giáo phận có những lời khích lệ và nhắn nhủ các ca đoàn hãy đưa tâm tình cầu nguyện vào các bản thánh ca, trên sân khấu gọi là “diễn nguyện”, còn trong nhà thờ phải là “nguyện diễn” để giúp cộng đoàn cầu nguyện sốt mến.
Buổi diễn nguyện kết thúc nhưng cộng đoàn tham dự vẫn cố nán lại, nhiều người tiến lại gần Đức HY, Đức TGM Girelli để được gặp, hôn nhẫn, chụp hình chung.
Khuôn viên nhà thờ Chánh Tòa lấp lánh ánh đèn giáng sinh cùng với tiết trời Đà Lạt se lạnh làm cho tâm hồn mỗi người cảm thấy lâng lâng sau khi được gặp gỡ các vị chủ chăn và thưởng thức đêm thánh ca nhiều ý nghĩa.
Sáng hôm sau, thứ bảy 19.12, Đức HY Phêrô đã đến giáo xứ Thánh Mẫu (Đà Lạt) dâng thánh lễ để cùng giáo xứ tạ ơn dịp kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển (1955-2015) vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho giáo xứ. Tại đây, Đức HY tiết lộ từ năm 1959, khi còn là thầy ở Giáo hoàng học viện Pio X, Ngài đã đến Thánh Mẫu dạy giáo lý cho thiếu nhi. Suốt những năm làm Giám mục Đà Lạt, Thánh Mẫu luôn gắn bó, hy sinh, đóng góp nhiều công sức cho giáo phận, cách riêng đối với Ngài. Dù ở Hà Nội, nhưng có dịp gặp người Thánh Mẫu tôi đều hỏi thăm tình hình giáo xứ. Đức HY nói: “60 năm với bao nhiêu biến cố nhưng Thánh Mẫu luôn kiên vững trong đức tin, trung thành và đi theo chủ chăn của mình... Đây là hồng ân lớn lao Chúa ban tặng cho giáo xứ”.
Sáng cùng ngày Đức TGM Girelli đến Đại chủng viện Minh Hòa dâng thánh lễ và gặp gỡ các cha, các chủng sinh trước khi kết thúc chuyến thăm mục vụ giáo phận Đà Lạt lần thứ 3.
Thông Xanh
Tối thứ sáu 19/12/2015 giáo hạt Đà Lạt long trọng đón tiếp Đức TGM Girelli Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam và Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Nhà Mục vụ giáo xứ Chánh Tòa.
Có khoảng gần 1.000 người, gồm linh mục, tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân đã đến chào đón các vị chủ chăn.
MC Nguyễn Đình Sỹ giới thiệu để hưởng ứng Thông điệp Laudota Si’ các em thiếu nhi giáo xứ Chánh Tòa trình diễn tiết mục múa “Xin ngợi khen Chúa, Chúa ơi”. Tiếp đó, ca đoàn giáo xứ Du Sinh cùng các tu sĩ dòng Phanxicô Đà Lạt trình bày hợp ca Bài Ca Mặt Trời để ngợi khen tôn vinh kỳ công của Thiên Chúa đã tạo dựng trời đất vũ trũ.
Đức TGM Girelli tiến lên sân khấu chào cộng đoàn “Xin chào anh chị em” bằng tiếng Việt và được sự cổ vũ bằng những tràng pháo tay. Đức TGM bày tỏ sự vui mừng khi được trở lại thăm giáo phận Đà Lạt và được tham dự buổi diễn nguyện tại giáo xứ Chánh Tòa. Ngài cũng cảm ơn Đức HY Phêrô đã cùng đi với Ngài trong những ngày đến thăm giáo phận Đà Lạt, cảm ơn Đức Cha Antôn đã nhiệt tình đón tiếp và lên chương trình chuyến thăm rất chu đáo…
Tiếp đó, MC giới thiệu ca đoàn Thiên Thanh do tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân (người học trò của linh mục nhạc sư Kim Long) thành lập. Thật bất ngờ cả cộng đoàn hân hoan diện kiến dung nhan vi nhạc sư nổi tiếng với mái tóc bạc phơ, đã sáng tác hàng ngàn bản thánh ca cho Giáo Hội Việt Nam. Cha giáo Nhạc sư Kim Long tiến lên sân khấu bằng chiếc gậy và sự giúp đỡ của linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc khiến cộng đoàn hiện diện cảm mến và cảm động.
MC Minh Quân đến từ Sài Gòn đã giới thiệu về sự ra đời của ca đoàn Thiên Thanh vào năm 2010 do tiến sĩ - nhạc sĩ Vũ Đình Ân sáng lập và sự hậu thuẫn của Nhạc sư Kim Long. Ca đoàn Thiên Thanh qui tụ các thành viên của nhiều ca đoàn ở Sài Gòn, đến nay có 96 ca viên thường xuyên tập luyện đã đến các giáo xứ phục vụ. Đây được xem như ca đoàn mẫu của Sài gòn nhằm “chấn chỉnh” việc hát thánh ca theo đúng phụng vụ mà Hội đồng Giám mục Việt Nam yêu cầu.
Ngay sau đó, Nhạc sư Kim Long đã điều khiển ca đoàn Thiên Thanh trình bày hợp xướng Vị Cứu Tinh do chính Ngài sáng tác. Tiếp đó, tiến sĩ Vũ Đình Ân điều khiển ca đoàn Thiện Thanh trình bày nhạc phẩm Hài Nhi Ra Đời của Hàn Thư Sinh.
MC Đình Sỹ nêu lên ý nghĩa của buổi hội ngộ đêm nay với nhiều thành phần đến từ nhiều vùng miền của đất nước, đặc biệt có sự hội ngộ của Đức TGM Girelli và Đức Hồng Y Phêrô. Do đó Ban hợp xướng Gregorio sẽ trình bày bản hợp xướng Hội Trùng Dương (của Phạm Đình Chương) để thể hiện tâm tình của ngày hội ngộ đặc biệt này.
Sau lời giới thiệu, ca đoàn Trùng Dương trình bày hợp xướng Vua Bình Yên (Hoàng Kim) và Chú Bé Đánh Trống (Nhạc nước ngoài) khá ấn tượng.
Lúc này Đức Hồng Y Phêrô bước lên sân khấu, với sự hài hước vốn có Đức Hồng Y khiến cả cộng đoàn cười ồ. Tiếp đó, Đức HY bày tỏ lòng biết ơn và chia sẻ những tình cảm thân thương mà Đức Cha Antôn dành cho Ngài từ khi trở thành Giám Mục Đà Lạt: “Có điều gì vui - buồn hoặc quan trọng Đức Cha Antôn đều chia sẻ cho tôi”. Đức HY nói trong chuyến thăm giáo phận Đà Lạt cùng Đức TGM Girelli có 4 điểm nhấn: Cung hiến và Khánh thành nhà thờ Thánh Mẫu (Bảo Lộc), thăm giáo hạt mới Mađaguôi, khánh thành Đan viện Cát Minh Đà Lạt (ở Định An, hạt Đức Trọng) và thăm giáo xứ Đạ Tông, vùng đất truyền giáo, đa phần là anh chị em dân tộc. Đêm nay, trước khi về lại Hà Nội lại được thưởng thức đêm thánh ca đăc biệt để mừng Chúa Giáng sinh. “Chương trình làm tôi lắng đọng, cảm thấy thật linh thiêng, từ vũ điệu của các em nhỏ giáo xứ Chánh Tòa, đến Hội Trùng Dương của Ban hợp xướng Gregorio, lần đầu tôi được nghe; cùng ca đoàn Du Sinh và 2 Ban hợp xướng Thiên Thanh và Trùng Dương…”.
Sau khi Đức HY dứt lời, ca đoàn Lang Biang thể hiện bản nhạc Ave Maria của linh mụcn Phêrô Lê Văn Khánh bằng tiếng dân tộc Kơ Ho nhưng đã khiến cộng đoàn tham dự xúc động, hiệp tâm tình sốt mến ngợi khen Đức Mẹ.
Nối tiếp chương trình, đôi song ca đến từ ca đoàn Thiên Thanh thể hiện nhạc phẩm Mầu Nhiệm Yêu Thương (Vũ Đình Ân), cùng tốp múa phụ họa. Tiếp đó, nam tứ ca Bạch Dương (ca đoàn Thiên Thanh) trình bày nhạc phẩm Jingle Bell bằng hình thức acapella (không nhạc đệm) rất ấn tượng,
Trước khi chương trình khép lại, cha Tiến Lộc hóa trang thành ông già Noel xuất hiện trước sân khấu khiến không khí trở nên sôi động, vui tươi. Ông Già Noel mời Đức TGM, Đức HY, Đức Cha Antôn cùng trao quà giáng sinh cho 4 em thiếu nhi đại diện cho những trẻ em nghèo, khiếm thị đến từ 2 cơ sở nuôi dạy trẻ em khiếm thị và khuyết tật.
Tiếp đó, cha Tiến Lộc mời gọi mọi người cùng cất cao tiếng hát Gặp Gỡ Đức Kitô, đồng thời mời đại diện các dòng tu cùng lên sân khấu thể hiệp tâm tình hiệp nhất.
Hòa trong không khí vui mừng Ngôi Hai Con Chúa giáng trần, các ca viên, linh mục, tu sĩ, đại diện các dân tộc trên thế giới (hóa trang) và cộng đoàn hiện diện cùng cất cao tiếng hát Silent Night bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau làm mọi người cảm nhận được niềm vui Giáng sinh đang lan tòa trên toàn thế giới.
Trước khi Đức HY, Đức TGM và Đức Cha Antôn ban phép lành, Đức Cha Antôn Giám mục Giáo phận có những lời khích lệ và nhắn nhủ các ca đoàn hãy đưa tâm tình cầu nguyện vào các bản thánh ca, trên sân khấu gọi là “diễn nguyện”, còn trong nhà thờ phải là “nguyện diễn” để giúp cộng đoàn cầu nguyện sốt mến.
Buổi diễn nguyện kết thúc nhưng cộng đoàn tham dự vẫn cố nán lại, nhiều người tiến lại gần Đức HY, Đức TGM Girelli để được gặp, hôn nhẫn, chụp hình chung.
Khuôn viên nhà thờ Chánh Tòa lấp lánh ánh đèn giáng sinh cùng với tiết trời Đà Lạt se lạnh làm cho tâm hồn mỗi người cảm thấy lâng lâng sau khi được gặp gỡ các vị chủ chăn và thưởng thức đêm thánh ca nhiều ý nghĩa.
Sáng hôm sau, thứ bảy 19.12, Đức HY Phêrô đã đến giáo xứ Thánh Mẫu (Đà Lạt) dâng thánh lễ để cùng giáo xứ tạ ơn dịp kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển (1955-2015) vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho giáo xứ. Tại đây, Đức HY tiết lộ từ năm 1959, khi còn là thầy ở Giáo hoàng học viện Pio X, Ngài đã đến Thánh Mẫu dạy giáo lý cho thiếu nhi. Suốt những năm làm Giám mục Đà Lạt, Thánh Mẫu luôn gắn bó, hy sinh, đóng góp nhiều công sức cho giáo phận, cách riêng đối với Ngài. Dù ở Hà Nội, nhưng có dịp gặp người Thánh Mẫu tôi đều hỏi thăm tình hình giáo xứ. Đức HY nói: “60 năm với bao nhiêu biến cố nhưng Thánh Mẫu luôn kiên vững trong đức tin, trung thành và đi theo chủ chăn của mình... Đây là hồng ân lớn lao Chúa ban tặng cho giáo xứ”.
Sáng cùng ngày Đức TGM Girelli đến Đại chủng viện Minh Hòa dâng thánh lễ và gặp gỡ các cha, các chủng sinh trước khi kết thúc chuyến thăm mục vụ giáo phận Đà Lạt lần thứ 3.
Thông Xanh
Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của Đức Cha Mai Thanh Lương
Lm. Trần Đức Anh OP
20:32 21/12/2015
Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của Đức Cha Mai Thanh Lương
VATICAN. Chúa Nhật 20-12-2015, Phòng Báo chí Tòa Thánh đưa tin: ĐTC đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, GM phụ tá giáo phận Orange, bang California, Hoa kỳ.
Đức Cha Mai Thanh Lương năm nay 75 tuổi, sinh ngày 20-12 năm 1940 tại Ninh Cường, Bùi Chu. Năm 1956, khi được 16 tuổi ngài được Đức Cha Phạm Ngọc Chi, GM Đà Nẵng gửi sang Mỹ du học và thụ phong LM năm 1966 cho giáo phận Đà Nẵng. Năm 1976, ngài nhập tổng giáo phận New Orleans bang Louisiana. Ngày 25-4 năm 2003, Cha Mai Thanh Lương được ĐTC Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm GM Phụ tá giáo phận Orange, bang California là giáo phận có đông tín hữu Công Giáo Việt Nam nhất tại Mỹ. Ngài cũng là GM gốc Việt đầu tiên tại nước này (SD 20-12-2015)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Chúa Nhật 20-12-2015, Phòng Báo chí Tòa Thánh đưa tin: ĐTC đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, GM phụ tá giáo phận Orange, bang California, Hoa kỳ.
Đức Cha Mai Thanh Lương năm nay 75 tuổi, sinh ngày 20-12 năm 1940 tại Ninh Cường, Bùi Chu. Năm 1956, khi được 16 tuổi ngài được Đức Cha Phạm Ngọc Chi, GM Đà Nẵng gửi sang Mỹ du học và thụ phong LM năm 1966 cho giáo phận Đà Nẵng. Năm 1976, ngài nhập tổng giáo phận New Orleans bang Louisiana. Ngày 25-4 năm 2003, Cha Mai Thanh Lương được ĐTC Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm GM Phụ tá giáo phận Orange, bang California là giáo phận có đông tín hữu Công Giáo Việt Nam nhất tại Mỹ. Ngài cũng là GM gốc Việt đầu tiên tại nước này (SD 20-12-2015)
G. Trần Đức Anh OP
Tổ Ấm Huynh Đệ vui Giáng Sinh
Nữ tu Maria
18:52 21/12/2015
TỔ ẤM HUYNH ĐỆVUI GIÁNG SINH 2015.
Lễ Giáng Sinh ấm áp an lành là đại lễ của tình thương lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Bầu khí Giáng Sinh đã về khắp phố phường. Các con phố nhộn nhịp đông vui. Ca khúc 'We wish you a Merry Christmas' ngân vang khắp nơi, những chùm đèn trang trí nhiều màu trên cây thông Noel trước các cửa hàng, các nhà thờ và các ngôi nhà, đường phố đang nhấp nháy muôn sắc màu tươi vui.
Xem Hình
Suốt những ngày tháng 12, các em nhỏ của Tổ Ấm Huynh Đệ náo nức rộn ràng mong chờ ngày lễ Giáng Sinh. Niềm vui đã ghi vào trí nhớ các em kể từ lúc bước chân vào Tổ Ấm. Rồi mỗi một năm lại thêm một kỷ niệm khó quên, nên các em luôn hỏi ngây thơ: mai đi lãnh quà Giang Sinh hả cô? mình múa để lãnh quà hả cô? khi nào mình làm văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh hả cô? . . . Thật cảm động và dễ thương, bởi các em nhớ được gì, thấy được gì và những gì đã làm qua một lần thì luôn luôn thắc mắc hỏi han.
Theo chương trình, sáng Chúa Nhật ngày 20/12, Tổ Ấm Huynh Đệ sẽ vui Giáng Sinh tại biển đồi dương. Chúa Nhật là ngày nghỉ, các em không đi học được ngủ tự do, thế mà sáng nay khi bóng tối vừa nhường cho ánh sáng ngày mới, khi cơn mưa cuối mùa còn tí tách chưa ngưng, các em đã háo hức dậy sớm.
Khu Du Lịch Đồi Dương sáng nay với quang cảnh không nhộn nhịp người đi kẻ chạy vì trời vào đông se lạnh và đang mưa lất phất. Mới hơn 6 giờ sáng, rất đông thiện nguyên viên nhiệt thành bố trí mặt bằng, treo băng rôn, khiêng dàn âm thanh, quét dọn. Những ông già Noel nhỏ vui vẻ hớn hở ngồi trên xe với cha mẹ hay đứng nhìn ngơ ngác, đang tìm bạn, tìm cô giáo Tổ Ấm của mình. Các ngã đường càng lúc càng đông các ông già Noel ơi ới gọi nhau, vẫy tay chào buổi sáng ngày mới. Nhiều người nhìn ngạc nhiên cảm nhận được sự sung sướng, hồn nhiên nơi các em. Mà quả thực, các em không được bình thương như bao người khác nhưng nhờ có môi trường nuôi dạy giúp các em vượt qua được tự ti mặc cảm, tự tin với chính mình hòa đồng với xã hội.
Đúng 7giờ30 nghe tiếng còi báo hiệu, từ xa các em mau mắn vào hàng ngũ của mình, ngoại trừ những em bệnh nặng, ngồi xe lăn, các em đã ý thức được sống tập thể có kỷ luật chung ấy mà. Ôi ! thật tuyệt, nghe tiếng nhạc nỗi lên với các cử điệu, từ nhạc trẻ đến nhạc mạnh hay nhạc nhẹ, các em Tổ Ấm đều nhảy chơi hết mình. Nữa giờ trôi qua mau, nghỉ mệt để vào phần chính của buổi sinh hoạt.
Hôm nay có trên 150 em khuyết tật, có sự hiện diện đông đảo phụ huynh và đặc biệt có Nhóm Lưu Giữ Nụ Cười và Nhóm Từ Tâm sẽ phát quà cho các em, và còn có những người tình nguyện chia sẻ cho các em bữa cơm trưa nay nữa.
Phần văn nghệ với 10 tiết mục hấp dẫn do các diễn viên của Tổ Ấm, thật sáng tạo thời trang mới lạ được ra mắt.
Nữ tu đại diện Tổ Ấm chào thăm giới thiệu và cám ơn các Nhóm và các thiện nguyện viên dành cho các em bữa cơm trưa hôm nay. Đáp lại, Anh Huy đại diện của nhóm Lưu Giữ Nụ Cười chia sẻ đôi điều. Nhóm này đã nhiều năm gắn bó với Tổ Ấm qua nhiều dịp lễ đặc biệt, và nơi nào có hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn vùng sâu vùng xa là có nhóm Lưu Giữ Nụ Cười. Hôm nay có 18 em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được các anh các chị trong nhóm trao tặng bì thư có 300.000đ
Để xem xem! bữa trưa những món gì nào? Ồ ! không phải cơm mà là Lagu bánh mì, cả cơm Diên châu nữa chứ. Những bàn tiệc được dọn ra dưới bóng cây dương với gió mát của biển thổi vào còn tuyệt hơn cả nhà hàng sang trọng. Niềm thích thú hiện lên từng nét trên khuôn mặt các em, cha mẹ thật ngạc nhiên vì ở nhà bữa ăn đạm bạc, hết năn nỉ đến roi vọt, có khi gần cả tiêng đồng hồ mới xong bữa cơm, thế mà đến đây các em tự ăn, nói chuyện vui vẻ.
Ồ, các Ông già Noel xuất hiện với những bao quà nặng trĩu, các em sung sướng với những phần quà trong tay. Ngày vui kết thúc, chia tay nhau mà ngoái nán lại nuối tiếc. Cha mẹ các em nhận được những chúc mừng lễ Giáng Sinh An Lành Năm Mới Hạnh Phúc, họ ra về trong niềm vui.
Với Tổ Ấm Huynh Đệ, dịp Lễ Giáng Sinh là cơ hội chia sẻ tình thương, tình người, bởi trong số các em 97% là không Công Giáo. Các nhóm cũng như những thiện nguyện viên đến với các em đều không phải là người Công Giáo nhưng vào các dịp lễ đều đem đến cho người nghèo khổ, bất hạnh, những em tàn tật, khuyết tật niềm vui Noel. Riêng các Nữ tu MTG Nha Trang, các cô giáo của Tổ Ấm ngoài nuôi dạy các em tại cơ sở luôn dành nhiều dịp đến tại nhà các em tàn tật, khuyết tật, người nghèo bệnh tật thăm và tặng quà, tuy món quà nhỏ bé nhưng sự hiện diện làm ấm áp tình thương.
Giáng Sinh đã cận kề, Tổ ấm kính chúc mọi người chan hòa ơn bình an của Chúa Hài Nhi.
Xin Chúa cho chúng con biết đem niềm vui Giáng Sinh đến cho mọi người, đặc biệt những người có phận đời kém may mắn.Amen.
Nữ Tu Maria
Lễ Giáng Sinh ấm áp an lành là đại lễ của tình thương lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Bầu khí Giáng Sinh đã về khắp phố phường. Các con phố nhộn nhịp đông vui. Ca khúc 'We wish you a Merry Christmas' ngân vang khắp nơi, những chùm đèn trang trí nhiều màu trên cây thông Noel trước các cửa hàng, các nhà thờ và các ngôi nhà, đường phố đang nhấp nháy muôn sắc màu tươi vui.
Xem Hình
Suốt những ngày tháng 12, các em nhỏ của Tổ Ấm Huynh Đệ náo nức rộn ràng mong chờ ngày lễ Giáng Sinh. Niềm vui đã ghi vào trí nhớ các em kể từ lúc bước chân vào Tổ Ấm. Rồi mỗi một năm lại thêm một kỷ niệm khó quên, nên các em luôn hỏi ngây thơ: mai đi lãnh quà Giang Sinh hả cô? mình múa để lãnh quà hả cô? khi nào mình làm văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh hả cô? . . . Thật cảm động và dễ thương, bởi các em nhớ được gì, thấy được gì và những gì đã làm qua một lần thì luôn luôn thắc mắc hỏi han.
Theo chương trình, sáng Chúa Nhật ngày 20/12, Tổ Ấm Huynh Đệ sẽ vui Giáng Sinh tại biển đồi dương. Chúa Nhật là ngày nghỉ, các em không đi học được ngủ tự do, thế mà sáng nay khi bóng tối vừa nhường cho ánh sáng ngày mới, khi cơn mưa cuối mùa còn tí tách chưa ngưng, các em đã háo hức dậy sớm.
Khu Du Lịch Đồi Dương sáng nay với quang cảnh không nhộn nhịp người đi kẻ chạy vì trời vào đông se lạnh và đang mưa lất phất. Mới hơn 6 giờ sáng, rất đông thiện nguyên viên nhiệt thành bố trí mặt bằng, treo băng rôn, khiêng dàn âm thanh, quét dọn. Những ông già Noel nhỏ vui vẻ hớn hở ngồi trên xe với cha mẹ hay đứng nhìn ngơ ngác, đang tìm bạn, tìm cô giáo Tổ Ấm của mình. Các ngã đường càng lúc càng đông các ông già Noel ơi ới gọi nhau, vẫy tay chào buổi sáng ngày mới. Nhiều người nhìn ngạc nhiên cảm nhận được sự sung sướng, hồn nhiên nơi các em. Mà quả thực, các em không được bình thương như bao người khác nhưng nhờ có môi trường nuôi dạy giúp các em vượt qua được tự ti mặc cảm, tự tin với chính mình hòa đồng với xã hội.
Đúng 7giờ30 nghe tiếng còi báo hiệu, từ xa các em mau mắn vào hàng ngũ của mình, ngoại trừ những em bệnh nặng, ngồi xe lăn, các em đã ý thức được sống tập thể có kỷ luật chung ấy mà. Ôi ! thật tuyệt, nghe tiếng nhạc nỗi lên với các cử điệu, từ nhạc trẻ đến nhạc mạnh hay nhạc nhẹ, các em Tổ Ấm đều nhảy chơi hết mình. Nữa giờ trôi qua mau, nghỉ mệt để vào phần chính của buổi sinh hoạt.
Hôm nay có trên 150 em khuyết tật, có sự hiện diện đông đảo phụ huynh và đặc biệt có Nhóm Lưu Giữ Nụ Cười và Nhóm Từ Tâm sẽ phát quà cho các em, và còn có những người tình nguyện chia sẻ cho các em bữa cơm trưa nay nữa.
Phần văn nghệ với 10 tiết mục hấp dẫn do các diễn viên của Tổ Ấm, thật sáng tạo thời trang mới lạ được ra mắt.
Nữ tu đại diện Tổ Ấm chào thăm giới thiệu và cám ơn các Nhóm và các thiện nguyện viên dành cho các em bữa cơm trưa hôm nay. Đáp lại, Anh Huy đại diện của nhóm Lưu Giữ Nụ Cười chia sẻ đôi điều. Nhóm này đã nhiều năm gắn bó với Tổ Ấm qua nhiều dịp lễ đặc biệt, và nơi nào có hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn vùng sâu vùng xa là có nhóm Lưu Giữ Nụ Cười. Hôm nay có 18 em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được các anh các chị trong nhóm trao tặng bì thư có 300.000đ
Để xem xem! bữa trưa những món gì nào? Ồ ! không phải cơm mà là Lagu bánh mì, cả cơm Diên châu nữa chứ. Những bàn tiệc được dọn ra dưới bóng cây dương với gió mát của biển thổi vào còn tuyệt hơn cả nhà hàng sang trọng. Niềm thích thú hiện lên từng nét trên khuôn mặt các em, cha mẹ thật ngạc nhiên vì ở nhà bữa ăn đạm bạc, hết năn nỉ đến roi vọt, có khi gần cả tiêng đồng hồ mới xong bữa cơm, thế mà đến đây các em tự ăn, nói chuyện vui vẻ.
Ồ, các Ông già Noel xuất hiện với những bao quà nặng trĩu, các em sung sướng với những phần quà trong tay. Ngày vui kết thúc, chia tay nhau mà ngoái nán lại nuối tiếc. Cha mẹ các em nhận được những chúc mừng lễ Giáng Sinh An Lành Năm Mới Hạnh Phúc, họ ra về trong niềm vui.
Với Tổ Ấm Huynh Đệ, dịp Lễ Giáng Sinh là cơ hội chia sẻ tình thương, tình người, bởi trong số các em 97% là không Công Giáo. Các nhóm cũng như những thiện nguyện viên đến với các em đều không phải là người Công Giáo nhưng vào các dịp lễ đều đem đến cho người nghèo khổ, bất hạnh, những em tàn tật, khuyết tật niềm vui Noel. Riêng các Nữ tu MTG Nha Trang, các cô giáo của Tổ Ấm ngoài nuôi dạy các em tại cơ sở luôn dành nhiều dịp đến tại nhà các em tàn tật, khuyết tật, người nghèo bệnh tật thăm và tặng quà, tuy món quà nhỏ bé nhưng sự hiện diện làm ấm áp tình thương.
Giáng Sinh đã cận kề, Tổ ấm kính chúc mọi người chan hòa ơn bình an của Chúa Hài Nhi.
Xin Chúa cho chúng con biết đem niềm vui Giáng Sinh đến cho mọi người, đặc biệt những người có phận đời kém may mắn.Amen.
Nữ Tu Maria
Giải bóng đá mừng Chúa Giáng Sinh tại xứ Nam Hà, GP Xuân Lộc
Nam Hà
21:33 21/12/2015
GIẢI BÓNG ĐÁ GIỚI TRẺ Gx. NAM HÀ MỪNG CHÚA GIÁNG SINH LẦN I- 2015
Sau hai tháng đá các trận vòng loại, sáng Chúa Nhật trước lễ Giáng Sinh (20.12) khai mạc trận chung kết Giải bóng đá Giới trẻ giáo xứ Nam Hà Mừng Chúa Giáng sinh lần I, tại sân cỏ Hoàng Huy 2 (xã Bảo Bình).
Xem Hình
Thay mặt cha Chánh xứ, cha phó Đaminh đã có đôi lời Tạ ơn Chúa và cám ơn mọi người đã tích cực làm nên mùa giải Bóng đá Mừng Chúa Giáng Sinh diễn ra trong an vui, thêm tình hiệp nhất- giao lưu đối thoại trong giáo xứ, anh chị em Lương dân, nhất là khơi dậy tinh thần thể thao cả cho cả khu vực…
Lễ khai mạc thêm sôi động nhờ các tiết mục múa lân, vũ điệu của các bạn Giới trẻ Giáo xứ.
Ngay sau đó, diễn ra trận đấu tranh hạnh 3-4 giữa hai đội Gia Trưởng II – Đaminh Úy. Kết quả: Đội Gia Trưởng II thắng.
Trận Chung kết giữa hai đội Gia Trưởng I và Giới Trẻ I. trận dấu diễn ra sôi động, ngay cấn đến giây phút cuối cùng với kết quả 0-0. Trận đấu phải nhờ đến các loạt phá luân lưu để phân định. Kết quả đội Giới Trẻ I vô địch Cup Giáng Sinh lần thứ nhất giải bóng đá Giới Trẻ giáo xứ Nam Hà.
Các cổ động viên mang trống, chiêng… cổ vũ nhiệt tình, vui nhộn.
Buổi chiều cùng ngày, cha xứ, Ban hành giáo, các mạnh thường quân… trao cup vô định, trao các giải (cầu thủ- thủ môn xuất sắc, nhân cách…) và cờ lưu niệm. Sau đó Ban tổ chức, tuyển thủ các đội cùng với cha xứ- Ban hành giáo, quý khách mời tham dự bữa ăn huynh đệ, ấm áp bàu khí gia đình.
Buổi trao giải càng thêm ý nghĩa, hôm nay (20-12) cũng là Ngày Sinh nhật của cha Chánh xứ, Ban tổ chức giải Bóng đá ‘xin phép’ mừng 'bế mạc' Sinh nhật Cha xứ kính yêu.
Nam Hà
Sau hai tháng đá các trận vòng loại, sáng Chúa Nhật trước lễ Giáng Sinh (20.12) khai mạc trận chung kết Giải bóng đá Giới trẻ giáo xứ Nam Hà Mừng Chúa Giáng sinh lần I, tại sân cỏ Hoàng Huy 2 (xã Bảo Bình).
Xem Hình
Thay mặt cha Chánh xứ, cha phó Đaminh đã có đôi lời Tạ ơn Chúa và cám ơn mọi người đã tích cực làm nên mùa giải Bóng đá Mừng Chúa Giáng Sinh diễn ra trong an vui, thêm tình hiệp nhất- giao lưu đối thoại trong giáo xứ, anh chị em Lương dân, nhất là khơi dậy tinh thần thể thao cả cho cả khu vực…
Lễ khai mạc thêm sôi động nhờ các tiết mục múa lân, vũ điệu của các bạn Giới trẻ Giáo xứ.
Ngay sau đó, diễn ra trận đấu tranh hạnh 3-4 giữa hai đội Gia Trưởng II – Đaminh Úy. Kết quả: Đội Gia Trưởng II thắng.
Trận Chung kết giữa hai đội Gia Trưởng I và Giới Trẻ I. trận dấu diễn ra sôi động, ngay cấn đến giây phút cuối cùng với kết quả 0-0. Trận đấu phải nhờ đến các loạt phá luân lưu để phân định. Kết quả đội Giới Trẻ I vô địch Cup Giáng Sinh lần thứ nhất giải bóng đá Giới Trẻ giáo xứ Nam Hà.
Các cổ động viên mang trống, chiêng… cổ vũ nhiệt tình, vui nhộn.
Buổi chiều cùng ngày, cha xứ, Ban hành giáo, các mạnh thường quân… trao cup vô định, trao các giải (cầu thủ- thủ môn xuất sắc, nhân cách…) và cờ lưu niệm. Sau đó Ban tổ chức, tuyển thủ các đội cùng với cha xứ- Ban hành giáo, quý khách mời tham dự bữa ăn huynh đệ, ấm áp bàu khí gia đình.
Buổi trao giải càng thêm ý nghĩa, hôm nay (20-12) cũng là Ngày Sinh nhật của cha Chánh xứ, Ban tổ chức giải Bóng đá ‘xin phép’ mừng 'bế mạc' Sinh nhật Cha xứ kính yêu.
Nam Hà
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bách hại Kitô hữu tại Á Châu
Vũ Văn An
00:56 21/12/2015
Các biến cố gần đây ở Trung Đông làm nhiều người không lưu ý tới hoàn cảnh bách hại bi đát của các Kitô hữu Á Châu nói chung, nhất là tại hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc.
Tại Ấn Độ
Vụ tàn sát Kitô hữu ở quận Kandhamal, phía đông Ấn Độ, dù xẩy ra năm 2008, vẫn còn in những nét rất đậm trong ký ức ta vì tính man rợ khủng khiếp của nó. Theo ký giả John L. Allen Jr., cho tới nay, bà quả phụ Kanaka Rekha Nayak vẫn chưa có thể kể lại những điều xẩy ra cho chồng bà, Parikhit, mà nước mắt không giàn giụa.
Vì bị hiểu lầm là sát hại một nhà lãnh đạo Ấn Giáo, cả cộng đồng Kitô Giáo trong quận bị trở thành đích nhắm để người Ấn Giáo cực đoan trả thù. Gia đình Nayak vì thế trốn vào cánh rừng bên cạnh, nhưng hai ngày sau, bị bọn cực đoan Ấn Giáo phát hiện. Họ đánh đập Parikhit, lấy sợ dây xích xe đạp quàng vào cổ ông rồi lôi ông về thị trấn cách đó cả hơn một dặm.
Tại công trường thị trấn, họ buộc ông phải từ bỏ đức tin Kitô Giáo và theo Ấn Giáo. Nhà truyền đạo Baptist tự phong này từ khước, nên bị đánh bầm dập và bị thiêu sống. Chưa hả giận, bọn người man rợ còn cắt bộ phận sinh dục của ông, moi ruột ông ra, quàng vào cổ, thích thú coi như chiến lợi phẩm.
Bà Kanaka Nayak thuật lại “Họ xẻ chồng tôi ra từng mảnh ngay trước mặt tôi, rồi đổ dầu hỏa lên và thiêu sống anh ấy”.
Đám đông, sau đó, quay qua chính Kanaka với ý định hãm hiếp bà, nhưng bà chạy thoát vào rừng và ngày hôm sau tới một trại tị nạn gọi là Raika, một trong các trại được thiết lập trong vùng trong những tháng đầy bất ổn này, những tháng đã để lại 100 người chết, 300 nhà thờ và 6,000 nhà cửa bị phá hủy, và 50,000 người tản cư.
Bạo động có hệ thống chống lại các Kitô hữu vẫn tiếp diễn cho tới tận nay. Một trang mạng Ấn Độ chuyên theo dõi các vụ bách hại Kitô hữu ở đây, tên là Lên Tiếng Chống Kỳ Thị, cho biết trong năm 2015, trung bình mỗi tuần đều có một biến cố bạo động.
Các Kitô hữu cũng đang bị bách hại tại các nước Á Châu khác, nơi sự gia tăng của họ về con số đang khiến các tín ngưỡng khác hay các thẩm quyền chính trị lo âu. Tuy nhiên, không đâu đau lòng bằng Bắc Triều Tiên, nơi hàng chục ngàn Kitô hữu đang mòn mỏi trong các trại tập trung. Tuy nhiên từ Trung Quốc và Việt Nam tới Miến Điện và Pakistan, họ gặp đủ thứ đe dọa.
Nhưng suy cho cùng, Ấn Độ vẫn là vùng nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu Á Châu hiện nay. Sự kiện này làm nhiều người Tây Phương thấy khó tin vì nơi đây vốn sản sinh ra một con người vĩ đại là Mohandas K. Gandhi, một con người được coi là đồng nghĩa với lý tưởng bất bạo động của Ấn Giáo.
Đối với thiểu số Kitô hữu tại Ấn Độ hiện nay, đây là một méo mó tàn nhẫn. Hàng ngày, họ phải đương đầu với nhiều đe dọa bị bách hại và tàn sát, nhưng không ai trên thế giới lưu ý tới họ.
Tại đây, Kitô Giáo được coi lã lãnh địa của người Dalit, tức đẳng cấp hạ đẳng (untouchable) của hệ thống đẳng cấp vẫn còn rất mạnh tại Ấn Độ, và của người Bộ Tộc, tức con cháu các nhóm thổ dân Ấn Độ. Họ thường bị đối xử một cách khinh bỉ và bạo động. Gia đinh Nayak vốn là người Dalit.
Đối với những người Ấn Độ khác, họ sợ và ghét Kitô Giáo như là một tín ngưỡng chuyên cải đạo người khác, do đó, lấy mất tín hữu của Ấn Giáo, vốn được coi là tín ngưỡng của quốc gia. Đối với một số người, dùng sức mạnh chặn đứng sự đe dọa này là điều hoàn toàn thích đáng. Vì tuy Kitô hữu chỉ chiếm ít hơn 3 phần trăm dân số, nhưng con số 24 triệu người của họ không phải là chuyện nhỏ.
Những người Ấn Độ vốn tự hào về truyền thống đa nguyên của họ coi tình trạng bách hại trên quả là một điều ô danh. Ram Puniyani, một nhà tranh đấu hòa bình thuộc đẳng cấp cao nhất của xã hội Ấn Độ, nhận định rằng “Thời tôi mới lớn lên, tính đa dạng của chúng tôi là cơ sở để mừng vui mở hội. Nhưng rồi thay vì mừng vui tính đa dạng, chúng tôi đổi qua chỉ còn là khoan dung, và nay, chúng tôi rơi vào trũng sâu hơn của hận thù ra mặt. Xưa nay, chúng tôi quen tố cáo Tây Phương là bất khoan dung và cuồng tín vì di sản của chủ nghĩa thực dân. Nay, xem ra chúng tôi không hơn gì họ”.
Có sự đồng loã của cảnh sát
Tính cách bách hại càng hiển hiện với sự đồng loã của cảnh sát. Họ không những làm ngơ để các hành vi kỳ thị bất công xẩy ra mà nhiều khi còn góp phần vào các hành vi kỳ thị này nữa. Chiliasadu Nikham và vợ ông tên Getabail là những chứng từ rõ ràng nhất: Giận vì buộc em gái anh phải bỏ đức tin Kitô Giáo không được, họ tấn công anh đến đổ máu, bị thương. Khi đến báo cảnh sát, anh bị họ tống giam 6 ngày với lý do: phá rối an ninh.
Anh không phải là người duy nhất, tháng Ba năm nay, một nữ tu Công Giáo ở tuổi 70 bị hãm hiếp khi một nhóm quá khích tới tấn công tu viện của bà ở Tây Bengal. Biến cố này bị Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, cực lực phản đối với chính phủ do người Ấn Giáo lãnh đạo, ngài cho rằng đất nước nên “bảo vệ không những các con bò, mà cả những con người nhân bản nữa”.
Tháng Sáu năm 2014, trong khi tín hữu của một nhà thờ Tin Lành ở Manor, cách Mumbai 60 dặm, đang cầu nguyện và ăn chay thì một đoàn chừng 50 người Ấn Giáo hầm hầm sát khí tràn vào, miệng hô lớn “Bọn tao sẽ giết bọn bay để ông Giêsu cho bọn bay sống lại!” và “Bọn tao không muốn chúa của người Kitô Giáo ở đây!”.
Rồi bọn họ túm lấy Rawte, vả và đánh đập anh. Chúng còn đe dọa lột trần các phụ nữ trong cộng đoàn và đem đi diễu phố. Cộng đoàn nộp đơn khiếu nại với cảnh sát, nhưng cảnh sát không bao giờ giải quyết cả. Thành thử dân Kitô Giáo ở đây sợ cảnh sát y hệt sợ các tên cuồng tín Ấn Giáo vậy.
Nhưng không trường hợp nào rõ bằng trường hợp hồi tháng Sáu vừa qua, 5 Kitô hữu nghèo phải leo lên đỉnh một ngọn đồi gần làng Pangalidar của họ, hy vọng tìm được sóng để gọi điện thoại di động cho mấy đứa con lúc ấy đang đi tìm việc làm. Gọi xong 3 người đi về còn 2 người kia ở lại. Trên đường về nhà, 3 người bị các thành viên của Lực Lượng Cảnh Sát Trừ Bị Quốc Gia dùng súng chặn lại điều tra. Biết còn hai người nữa trên đồi, họ để ba người đi thong thả. Ba người còn chưa tới nhà, đã nghe tiếng súng nổ trên hướng đỉnh đồi và 2 kitô hữu kia không bao giờ trở về nhà nữa. Cảnh Sát bảo họ mất tích!
Tại Trung Quốc và các quốc gia Á Châu khác
Tại Trung Quốc, các liên hệ của người Kitô hữu với Tây Phương vẫn còn bị lực lượng an ninh và Ban Tôn Giáo của Nhà Nước coi là một đe đọa.
Đức Cha James Su Zhimin, chẳng hạn, vị cầm đầu cộng đồng Công Giáo chính thức bị ngăn cấm của Bảo Định, nay đã gần 80 tuổi và bị cầm tù từ tháng Mười năm 1997, gần 18 năm trời. Nhưng tội danh dẫn tới việc bắt giam ngài cho tới nay vẫn chưa được công bố, ngày xử án cũng chưa được ấn định và bị giam ở đâu không ai biết.
Ở Việt Nam, linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn tiếp tục ngồi tù và nhiều người Kitô Giáo khác vẫn liên tiếp bị xách nhiễu, làm khó dễ. Vụ nổi tiếng gần đây là luật sư Nguyễn Văn Đài. Trong bản thông cáo gửi báo chí ngày 10/12/2015 , Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới - RSF Reporters Sans Frontières, cho biết luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà hoạt động khác trên đường về Hà Nội đã bị công an thường phục chận xe đánh đập gây thương tích nặng sau buổi nói chuyện về nhân quyền nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 Tháng 12 tại tư gia của nhà hoạt động Trần Hữu Đức ở huyện Nam Đàn, Hà Tĩnh. Nhóm công an này đã lấy tiền bạc, điện thoại di động của luật sư Đài và bỏ ông xuống đường cách nơi hội thảo 50 km.
Việc trên khiến Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền ra thông cáo ngày 11/12 cho hay: vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.
Rồi ngày 16-12-2015, Luật Sư Nguyễn Văn Đài một lần nữa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Pakistan tự xếp mình vào hàng ngũ phong trào hoàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và năm 2008 đã có cử chỉ vô tiền khoáng hậu là đề cử một Kitô hữu vào hội đồng nội các. Nhưng rồi vì chống lại các luật lệ cấm phỉ báng, vị bộ trưởng ấy, Ông Shahbaz Bhatti, đã bị thảm sát tháng Ba, năm 2011 vì tội “phỉ báng Muhammed”. Chết đi lúc 42 tuổi, Bhatti chỉ để lại 3 món đồ trên chiếc bàn cạnh giường nằm: cuốn Thánh Kinh, tràng chuỗi Mân Côi và mẫu ảnh Đức Nữ Trinh Maria!
Dù Kitô Giáo chỉ chiếm chừng 7 phần trăm dân số Á Châu, vào khoảng 310 triệu người, nhưng con số này không hề nhỏ.
Các Kitô hữu chiếm đa số tại 2 quốc gia Á Châu là Phi Luật Tân và Đông Timor. Ở Việt Nam và Nam Hàn, Kitô Giáo là hai định chế tôn giáo lớn nhất và có tổ chức hơn cả, dù đa số dân chúng ở hai nước này không hẳn theo bất cứ tôn giáo nào. Ở các nơi khác, Kitô Giáo đang phát triển mạnh. Cách nay 20 năm, Mông Cổ chủ yếu không có người Kitô hữu, nhưng nay tại đó đã có tới 500 nhà thờ Thệ Phản và sự hiện diện đông đảo của Công Giáo.
Theo học giả Paul Feston của Đại Học Boston, hiện nay, Á Châu có con số tín hữu Ngũ Tuần đông nhất thế giới, hơn cả Bắc Mỹ và Âu Châu cộng lại. Cộng đoàn lớn nhất của phái này chính là Nhà Thờ Tin Mừng Trọn Vẹn ở Yoido, Hán Thành. Mỗi Chúa Nhật, vào khoảng 250,000 tín hữu tham dự 9 buổi thờ phượng được phiên dịch cùng một lúc sang 16 thứ tiếng khác nhau.
Ở Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu Pew ước lượng: năm 2010, có khoảng 67 triệu Kitô hữu, trong khi vào năm 1949, lúc Cộng Sản tiếm quyền, con số này chỉ là non 1 triệu người.
Có lẽ một phần do sự tăng trưởng mau lẹ ấy mà người Á Châu bắt đầu tỏ ý lo ngại đối với Kitô Giáo. Nhưng hình thức bách hại Kitô Giáo của họ rất tinh vi và mang đủ mầu sắc khác nhau.
Mầu sắc nhà nước cảnh sát kiểu cũ như Bắc Triều Tiên và Miến Điện gần đây, coi Kitô Giáo như một đe dọa đối với quyền bá chủ của họ. Mầu sắc nhà nước độc đảng đang tranh đấu cổ vũ việc tự do hóa nền kinh tế nhưng không cải tổ chính trị, như Trung Quốc và Việt Nam, nơi người ta có cảm tưởng các Kitô hữu dễ bị ảnh hưởng bởi phong trào đấu tranh cho các quyền dân sự và chính trị.
Bắc Triều Tiên đã khiến các nhà quan sát nhân quyền thế giới coi là nơi nguy hiểm nhất đối với Kitô hữu: Gần 1 phần 4 số từ 200,000 tới 400,000 Kitô hữu của nước này hiện đang phải sống trong các trại lao động khổ sai vì đã không chịu tôn sùng lãnh tụ của chế độ. Chính sách bách hại Kitô hữu của họ cũng độc ác nhất ở điểm những người chỉ vì ông bà là Kitô hữu cũng không có việc làm xứng đáng, dù mẹ Kim Đại Thành, tức bà cố của “lãnh Tụ Vĩ Đại” hiện nay, là một nữ phó tế của Phái Trưởng Lão (Presbyterian).
Nổi tiếng không kém là trường hợp Aasiya Noreen Bibi của Pakistan, được biết nhiều hơn dưới tên Bibi Á Châu, một phụ nữ nông thôn mù chữ và là mẹ của 5 đứa con. Bibi được thế giới biết tới vào tháng Sáu năm 2009, khi bà bị bắt và bị kết tội phỉ báng theo luật nước này.
Như bà kể lại sau này, sự việc bắt đầu khi bà, một người Công Giáo, uống nước từ chiếc giếng trong làng, do đó bị các phụ nữ Hồi Giáo địa phương coi là làm dơ giếng nước. Thế là có chuyện lời qua tiếng lại chua cay về Chúa Giêsu và Đức Muhammed. Dù Bibi nhấn mạnh rằng bà không hề bất kính, nhưng các lời bà nói đã bị các phụ nữ Hồi Giáo dùng làm cớ thêm thắt khiến bà bị bắt. Kết quả: bà bị xử tử vào tháng Mười Một năm 2010, còn bị phạt 300,000 rúpi Pakistan, tương đương với 3,000 mỹ kim, một món tiền không nhỏ. Hiện bà vẫn ngồi tù và chờ ngày Tối Cao Pháp Viện nước này phán xử.
Trung Quốc cũng có một trường hợp điển hình. Đó là Đức Cha Phụ Tá của Thượng Hải Thaddeus Ma Daqin. Tháng Bẩy năm 2012, ngài được tấn phong giám mục với sự đồng ý của cả chính phủ Trung Quốc lẫn Tòa Thánh Vatican. Dĩ nhiên, chính phủ Trung Quốc mong vị giám mục này ngoan ngoãn theo chỉ thị của mình, cụ thể là phải để cho một giám mục do nhà nước chỉ định và không được Vatican nhìn nhận tham dự lễ tấn phong. Thế nhưng lúc vị giám mục quốc doanh này tiến lên tính đặt tay lên Đức Cha Ma, thì Đức Cha Ma đi bước trước bằng cách tiến ra ôm chầm lấy vị giám mục đó, cố tình ngăn chặn không để ngài thực hiện một hành vi có thể biến ngài thành một thành phần của bí tích.
Sau nghi thức tấn phong, Đức Cha Ma còn tuyên bố mình là giám mục của mọi người, cả những người Công Giáo trung thành với Vatican, do đó, ngài tuyên bố mình không còn là thành viên của “Hội Công Giáo Trung Hoa Ái Quốc “ nữa.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một giám mục được nhà nước bảo trợ đã đưa ra một tuyên bố táo bạo như thế. Nhiều người trong cộng đoàn vỗ tay vang dội trong khi không thiếu người sụt sùi khóc vì cảm động.
Đức Cha Ma sau đó đã bị giam tại nhà, trong ba năm, gần đây đã được phép tiếp xúc với giáo dân và cử hành Thánh Lễ. Không những trừng phạt Đức Cha Ma, họ còn trừng phạt bất cứ ai ủng hộ ngài nữa, bắt họ đi học tập cải tạo.
Dù gần đây, nhà nước Trung Quốc có đưa ra một vài dấu hiệu hòa dịu như đầu tháng Tám năm nay, họ cho biết đã chấp thuận việc phong chức giám mục cho một vị được Đức Phanxicô chỉ định. Cuối tháng đó, cơ quan truyền thông nhà nước cho phổ biến thư ủy lạo của Đức Phanxicô với nạn nhân vụ nổ nhà máy hóa chất ở Tianjin khiến 100 người chết.
Nhưng các nhà chuyên môn tỏ ra thận trọng. Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun của Hồng Kông, chẳng hạn, giữa năm 2015 vừa qua, nhận định rằng “chúng tôi không thấy bất cứ dấu hiệu khuyến khích hy vọng nào rằng người cộng sản Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách của họ về tôn giáo”.
Tại Ấn Độ
Vụ tàn sát Kitô hữu ở quận Kandhamal, phía đông Ấn Độ, dù xẩy ra năm 2008, vẫn còn in những nét rất đậm trong ký ức ta vì tính man rợ khủng khiếp của nó. Theo ký giả John L. Allen Jr., cho tới nay, bà quả phụ Kanaka Rekha Nayak vẫn chưa có thể kể lại những điều xẩy ra cho chồng bà, Parikhit, mà nước mắt không giàn giụa.
Vì bị hiểu lầm là sát hại một nhà lãnh đạo Ấn Giáo, cả cộng đồng Kitô Giáo trong quận bị trở thành đích nhắm để người Ấn Giáo cực đoan trả thù. Gia đình Nayak vì thế trốn vào cánh rừng bên cạnh, nhưng hai ngày sau, bị bọn cực đoan Ấn Giáo phát hiện. Họ đánh đập Parikhit, lấy sợ dây xích xe đạp quàng vào cổ ông rồi lôi ông về thị trấn cách đó cả hơn một dặm.
Tại công trường thị trấn, họ buộc ông phải từ bỏ đức tin Kitô Giáo và theo Ấn Giáo. Nhà truyền đạo Baptist tự phong này từ khước, nên bị đánh bầm dập và bị thiêu sống. Chưa hả giận, bọn người man rợ còn cắt bộ phận sinh dục của ông, moi ruột ông ra, quàng vào cổ, thích thú coi như chiến lợi phẩm.
Bà Kanaka Nayak thuật lại “Họ xẻ chồng tôi ra từng mảnh ngay trước mặt tôi, rồi đổ dầu hỏa lên và thiêu sống anh ấy”.
Đám đông, sau đó, quay qua chính Kanaka với ý định hãm hiếp bà, nhưng bà chạy thoát vào rừng và ngày hôm sau tới một trại tị nạn gọi là Raika, một trong các trại được thiết lập trong vùng trong những tháng đầy bất ổn này, những tháng đã để lại 100 người chết, 300 nhà thờ và 6,000 nhà cửa bị phá hủy, và 50,000 người tản cư.
Bạo động có hệ thống chống lại các Kitô hữu vẫn tiếp diễn cho tới tận nay. Một trang mạng Ấn Độ chuyên theo dõi các vụ bách hại Kitô hữu ở đây, tên là Lên Tiếng Chống Kỳ Thị, cho biết trong năm 2015, trung bình mỗi tuần đều có một biến cố bạo động.
Các Kitô hữu cũng đang bị bách hại tại các nước Á Châu khác, nơi sự gia tăng của họ về con số đang khiến các tín ngưỡng khác hay các thẩm quyền chính trị lo âu. Tuy nhiên, không đâu đau lòng bằng Bắc Triều Tiên, nơi hàng chục ngàn Kitô hữu đang mòn mỏi trong các trại tập trung. Tuy nhiên từ Trung Quốc và Việt Nam tới Miến Điện và Pakistan, họ gặp đủ thứ đe dọa.
Nhưng suy cho cùng, Ấn Độ vẫn là vùng nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu Á Châu hiện nay. Sự kiện này làm nhiều người Tây Phương thấy khó tin vì nơi đây vốn sản sinh ra một con người vĩ đại là Mohandas K. Gandhi, một con người được coi là đồng nghĩa với lý tưởng bất bạo động của Ấn Giáo.
Đối với thiểu số Kitô hữu tại Ấn Độ hiện nay, đây là một méo mó tàn nhẫn. Hàng ngày, họ phải đương đầu với nhiều đe dọa bị bách hại và tàn sát, nhưng không ai trên thế giới lưu ý tới họ.
Tại đây, Kitô Giáo được coi lã lãnh địa của người Dalit, tức đẳng cấp hạ đẳng (untouchable) của hệ thống đẳng cấp vẫn còn rất mạnh tại Ấn Độ, và của người Bộ Tộc, tức con cháu các nhóm thổ dân Ấn Độ. Họ thường bị đối xử một cách khinh bỉ và bạo động. Gia đinh Nayak vốn là người Dalit.
Đối với những người Ấn Độ khác, họ sợ và ghét Kitô Giáo như là một tín ngưỡng chuyên cải đạo người khác, do đó, lấy mất tín hữu của Ấn Giáo, vốn được coi là tín ngưỡng của quốc gia. Đối với một số người, dùng sức mạnh chặn đứng sự đe dọa này là điều hoàn toàn thích đáng. Vì tuy Kitô hữu chỉ chiếm ít hơn 3 phần trăm dân số, nhưng con số 24 triệu người của họ không phải là chuyện nhỏ.
Những người Ấn Độ vốn tự hào về truyền thống đa nguyên của họ coi tình trạng bách hại trên quả là một điều ô danh. Ram Puniyani, một nhà tranh đấu hòa bình thuộc đẳng cấp cao nhất của xã hội Ấn Độ, nhận định rằng “Thời tôi mới lớn lên, tính đa dạng của chúng tôi là cơ sở để mừng vui mở hội. Nhưng rồi thay vì mừng vui tính đa dạng, chúng tôi đổi qua chỉ còn là khoan dung, và nay, chúng tôi rơi vào trũng sâu hơn của hận thù ra mặt. Xưa nay, chúng tôi quen tố cáo Tây Phương là bất khoan dung và cuồng tín vì di sản của chủ nghĩa thực dân. Nay, xem ra chúng tôi không hơn gì họ”.
Có sự đồng loã của cảnh sát
Tính cách bách hại càng hiển hiện với sự đồng loã của cảnh sát. Họ không những làm ngơ để các hành vi kỳ thị bất công xẩy ra mà nhiều khi còn góp phần vào các hành vi kỳ thị này nữa. Chiliasadu Nikham và vợ ông tên Getabail là những chứng từ rõ ràng nhất: Giận vì buộc em gái anh phải bỏ đức tin Kitô Giáo không được, họ tấn công anh đến đổ máu, bị thương. Khi đến báo cảnh sát, anh bị họ tống giam 6 ngày với lý do: phá rối an ninh.
Anh không phải là người duy nhất, tháng Ba năm nay, một nữ tu Công Giáo ở tuổi 70 bị hãm hiếp khi một nhóm quá khích tới tấn công tu viện của bà ở Tây Bengal. Biến cố này bị Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, cực lực phản đối với chính phủ do người Ấn Giáo lãnh đạo, ngài cho rằng đất nước nên “bảo vệ không những các con bò, mà cả những con người nhân bản nữa”.
Tháng Sáu năm 2014, trong khi tín hữu của một nhà thờ Tin Lành ở Manor, cách Mumbai 60 dặm, đang cầu nguyện và ăn chay thì một đoàn chừng 50 người Ấn Giáo hầm hầm sát khí tràn vào, miệng hô lớn “Bọn tao sẽ giết bọn bay để ông Giêsu cho bọn bay sống lại!” và “Bọn tao không muốn chúa của người Kitô Giáo ở đây!”.
Rồi bọn họ túm lấy Rawte, vả và đánh đập anh. Chúng còn đe dọa lột trần các phụ nữ trong cộng đoàn và đem đi diễu phố. Cộng đoàn nộp đơn khiếu nại với cảnh sát, nhưng cảnh sát không bao giờ giải quyết cả. Thành thử dân Kitô Giáo ở đây sợ cảnh sát y hệt sợ các tên cuồng tín Ấn Giáo vậy.
Nhưng không trường hợp nào rõ bằng trường hợp hồi tháng Sáu vừa qua, 5 Kitô hữu nghèo phải leo lên đỉnh một ngọn đồi gần làng Pangalidar của họ, hy vọng tìm được sóng để gọi điện thoại di động cho mấy đứa con lúc ấy đang đi tìm việc làm. Gọi xong 3 người đi về còn 2 người kia ở lại. Trên đường về nhà, 3 người bị các thành viên của Lực Lượng Cảnh Sát Trừ Bị Quốc Gia dùng súng chặn lại điều tra. Biết còn hai người nữa trên đồi, họ để ba người đi thong thả. Ba người còn chưa tới nhà, đã nghe tiếng súng nổ trên hướng đỉnh đồi và 2 kitô hữu kia không bao giờ trở về nhà nữa. Cảnh Sát bảo họ mất tích!
Tại Trung Quốc và các quốc gia Á Châu khác
Tại Trung Quốc, các liên hệ của người Kitô hữu với Tây Phương vẫn còn bị lực lượng an ninh và Ban Tôn Giáo của Nhà Nước coi là một đe đọa.
Đức Cha James Su Zhimin, chẳng hạn, vị cầm đầu cộng đồng Công Giáo chính thức bị ngăn cấm của Bảo Định, nay đã gần 80 tuổi và bị cầm tù từ tháng Mười năm 1997, gần 18 năm trời. Nhưng tội danh dẫn tới việc bắt giam ngài cho tới nay vẫn chưa được công bố, ngày xử án cũng chưa được ấn định và bị giam ở đâu không ai biết.
Ở Việt Nam, linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn tiếp tục ngồi tù và nhiều người Kitô Giáo khác vẫn liên tiếp bị xách nhiễu, làm khó dễ. Vụ nổi tiếng gần đây là luật sư Nguyễn Văn Đài. Trong bản thông cáo gửi báo chí ngày 10/12/2015 , Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới - RSF Reporters Sans Frontières, cho biết luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà hoạt động khác trên đường về Hà Nội đã bị công an thường phục chận xe đánh đập gây thương tích nặng sau buổi nói chuyện về nhân quyền nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 Tháng 12 tại tư gia của nhà hoạt động Trần Hữu Đức ở huyện Nam Đàn, Hà Tĩnh. Nhóm công an này đã lấy tiền bạc, điện thoại di động của luật sư Đài và bỏ ông xuống đường cách nơi hội thảo 50 km.
Việc trên khiến Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền ra thông cáo ngày 11/12 cho hay: vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.
Rồi ngày 16-12-2015, Luật Sư Nguyễn Văn Đài một lần nữa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Pakistan tự xếp mình vào hàng ngũ phong trào hoàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và năm 2008 đã có cử chỉ vô tiền khoáng hậu là đề cử một Kitô hữu vào hội đồng nội các. Nhưng rồi vì chống lại các luật lệ cấm phỉ báng, vị bộ trưởng ấy, Ông Shahbaz Bhatti, đã bị thảm sát tháng Ba, năm 2011 vì tội “phỉ báng Muhammed”. Chết đi lúc 42 tuổi, Bhatti chỉ để lại 3 món đồ trên chiếc bàn cạnh giường nằm: cuốn Thánh Kinh, tràng chuỗi Mân Côi và mẫu ảnh Đức Nữ Trinh Maria!
Dù Kitô Giáo chỉ chiếm chừng 7 phần trăm dân số Á Châu, vào khoảng 310 triệu người, nhưng con số này không hề nhỏ.
Các Kitô hữu chiếm đa số tại 2 quốc gia Á Châu là Phi Luật Tân và Đông Timor. Ở Việt Nam và Nam Hàn, Kitô Giáo là hai định chế tôn giáo lớn nhất và có tổ chức hơn cả, dù đa số dân chúng ở hai nước này không hẳn theo bất cứ tôn giáo nào. Ở các nơi khác, Kitô Giáo đang phát triển mạnh. Cách nay 20 năm, Mông Cổ chủ yếu không có người Kitô hữu, nhưng nay tại đó đã có tới 500 nhà thờ Thệ Phản và sự hiện diện đông đảo của Công Giáo.
Theo học giả Paul Feston của Đại Học Boston, hiện nay, Á Châu có con số tín hữu Ngũ Tuần đông nhất thế giới, hơn cả Bắc Mỹ và Âu Châu cộng lại. Cộng đoàn lớn nhất của phái này chính là Nhà Thờ Tin Mừng Trọn Vẹn ở Yoido, Hán Thành. Mỗi Chúa Nhật, vào khoảng 250,000 tín hữu tham dự 9 buổi thờ phượng được phiên dịch cùng một lúc sang 16 thứ tiếng khác nhau.
Ở Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu Pew ước lượng: năm 2010, có khoảng 67 triệu Kitô hữu, trong khi vào năm 1949, lúc Cộng Sản tiếm quyền, con số này chỉ là non 1 triệu người.
Có lẽ một phần do sự tăng trưởng mau lẹ ấy mà người Á Châu bắt đầu tỏ ý lo ngại đối với Kitô Giáo. Nhưng hình thức bách hại Kitô Giáo của họ rất tinh vi và mang đủ mầu sắc khác nhau.
Mầu sắc nhà nước cảnh sát kiểu cũ như Bắc Triều Tiên và Miến Điện gần đây, coi Kitô Giáo như một đe dọa đối với quyền bá chủ của họ. Mầu sắc nhà nước độc đảng đang tranh đấu cổ vũ việc tự do hóa nền kinh tế nhưng không cải tổ chính trị, như Trung Quốc và Việt Nam, nơi người ta có cảm tưởng các Kitô hữu dễ bị ảnh hưởng bởi phong trào đấu tranh cho các quyền dân sự và chính trị.
Bắc Triều Tiên đã khiến các nhà quan sát nhân quyền thế giới coi là nơi nguy hiểm nhất đối với Kitô hữu: Gần 1 phần 4 số từ 200,000 tới 400,000 Kitô hữu của nước này hiện đang phải sống trong các trại lao động khổ sai vì đã không chịu tôn sùng lãnh tụ của chế độ. Chính sách bách hại Kitô hữu của họ cũng độc ác nhất ở điểm những người chỉ vì ông bà là Kitô hữu cũng không có việc làm xứng đáng, dù mẹ Kim Đại Thành, tức bà cố của “lãnh Tụ Vĩ Đại” hiện nay, là một nữ phó tế của Phái Trưởng Lão (Presbyterian).
Nổi tiếng không kém là trường hợp Aasiya Noreen Bibi của Pakistan, được biết nhiều hơn dưới tên Bibi Á Châu, một phụ nữ nông thôn mù chữ và là mẹ của 5 đứa con. Bibi được thế giới biết tới vào tháng Sáu năm 2009, khi bà bị bắt và bị kết tội phỉ báng theo luật nước này.
Như bà kể lại sau này, sự việc bắt đầu khi bà, một người Công Giáo, uống nước từ chiếc giếng trong làng, do đó bị các phụ nữ Hồi Giáo địa phương coi là làm dơ giếng nước. Thế là có chuyện lời qua tiếng lại chua cay về Chúa Giêsu và Đức Muhammed. Dù Bibi nhấn mạnh rằng bà không hề bất kính, nhưng các lời bà nói đã bị các phụ nữ Hồi Giáo dùng làm cớ thêm thắt khiến bà bị bắt. Kết quả: bà bị xử tử vào tháng Mười Một năm 2010, còn bị phạt 300,000 rúpi Pakistan, tương đương với 3,000 mỹ kim, một món tiền không nhỏ. Hiện bà vẫn ngồi tù và chờ ngày Tối Cao Pháp Viện nước này phán xử.
Trung Quốc cũng có một trường hợp điển hình. Đó là Đức Cha Phụ Tá của Thượng Hải Thaddeus Ma Daqin. Tháng Bẩy năm 2012, ngài được tấn phong giám mục với sự đồng ý của cả chính phủ Trung Quốc lẫn Tòa Thánh Vatican. Dĩ nhiên, chính phủ Trung Quốc mong vị giám mục này ngoan ngoãn theo chỉ thị của mình, cụ thể là phải để cho một giám mục do nhà nước chỉ định và không được Vatican nhìn nhận tham dự lễ tấn phong. Thế nhưng lúc vị giám mục quốc doanh này tiến lên tính đặt tay lên Đức Cha Ma, thì Đức Cha Ma đi bước trước bằng cách tiến ra ôm chầm lấy vị giám mục đó, cố tình ngăn chặn không để ngài thực hiện một hành vi có thể biến ngài thành một thành phần của bí tích.
Sau nghi thức tấn phong, Đức Cha Ma còn tuyên bố mình là giám mục của mọi người, cả những người Công Giáo trung thành với Vatican, do đó, ngài tuyên bố mình không còn là thành viên của “Hội Công Giáo Trung Hoa Ái Quốc “ nữa.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một giám mục được nhà nước bảo trợ đã đưa ra một tuyên bố táo bạo như thế. Nhiều người trong cộng đoàn vỗ tay vang dội trong khi không thiếu người sụt sùi khóc vì cảm động.
Đức Cha Ma sau đó đã bị giam tại nhà, trong ba năm, gần đây đã được phép tiếp xúc với giáo dân và cử hành Thánh Lễ. Không những trừng phạt Đức Cha Ma, họ còn trừng phạt bất cứ ai ủng hộ ngài nữa, bắt họ đi học tập cải tạo.
Dù gần đây, nhà nước Trung Quốc có đưa ra một vài dấu hiệu hòa dịu như đầu tháng Tám năm nay, họ cho biết đã chấp thuận việc phong chức giám mục cho một vị được Đức Phanxicô chỉ định. Cuối tháng đó, cơ quan truyền thông nhà nước cho phổ biến thư ủy lạo của Đức Phanxicô với nạn nhân vụ nổ nhà máy hóa chất ở Tianjin khiến 100 người chết.
Nhưng các nhà chuyên môn tỏ ra thận trọng. Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun của Hồng Kông, chẳng hạn, giữa năm 2015 vừa qua, nhận định rằng “chúng tôi không thấy bất cứ dấu hiệu khuyến khích hy vọng nào rằng người cộng sản Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách của họ về tôn giáo”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mọi người được kêu gọi nên thánh
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:50 21/12/2015
MỌI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Theo Lumen Gentium, chương V
Cách đây ít ngày chúng ta đã mừng kỷ niệm 50 năm kết thúc Vatican II và cử hành năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta phải nói rằng sự liên kết giữa chủ đề lòng thương xót và Công Đồng Vatican II là không có độc tài hay là không quan trọng.
Trong diễn văn khai mạc, ngày 11 tháng 10 năm 1962 thánh Gioan XXIII đã chỉ cho thấy lòng thương xót như là lối tiếp cận mới trong cung cách của Công Đồng:
“Người viết: Giáo Hội luôn chống lại những sai lầm qua các thời đại. Giáo Hội thường lên án chúng với thái độ rất nghiêm khắc. Tuy nhiên bây giờ, Hiền Thê của Chúa Kitô ưu thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là sự nghiêm khắc”.[1]
Trong một nghĩa nào đó, một nữa thế kỷ sau đó, Năm Thánh Lòng Thương Xót cử hành sự trung tín của Giáo Hội với lời hứa này.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng nhấn mạnh quá về lòng thương xót Chúa, chúng ta thiếu chú ý đến những phẩm tính quan trọng tương đương khác của Thiên Chúa, như công bình. Nhưng công bình của Thiên Chúa không chỉ không trái ngược với lòng thương xót nhưng còn thể hiện cách rõ nét trong lòng thương xót. Thiên Chúa là tình yêu và thương xót, bởi thế vì lý do này Người là công chính nơi chính mình – Người thực sự mạc khải Người là ai – khi Người có lòng thương xót. Nhiều thế kỷ trước Luther, thánh Augustinô đã giải thích rất rõ ý nghĩa của câu nói “sự công chính của Thiên Chúa” theo cách giải thích của thánh Phaolô: “Sự công chính của Thiên Chúa là điều mà nhờ đó chúng ta được làm cho công chính, một cách chính xác như “sự cứu độ của Chúa” (salus Domini) (Tv 3,9) có nghĩa là nhờ sự cứu độ của Người làm cho chúng ta được cứu”.[2]
Điều này không làm cạn kiệt tất cả ý nghĩa của từ ngữ “sự công bình của Thiên Chúa”, nhưng chắc chắn nó là nghĩa chính yếu của nó. Một ngày kia, sẽ có một dạng thức khác của sự công bình, mà Thiên Chúa “sẽ xử với mỗi người theo công việc mình làm (Rm 2,5-10), nhưng đây không phải là điều mà thánh Phaolô đề cập khi ngài nói: “Nay sự công bình của Thiên Chúa được tỏ lộ” (Rm 3,21). Sự công bình này là một biến cố hiện tại, còn sự công chính kia trong tương lai. Trong một đoạn văn khác thánh Tông Đồ giải thích Thiên Chúa có nghĩa là gì nhờ sự công bình của Người: “Nhưng Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót” (Tt 3,4-5).
1. Anh em hãy nên thánh; vì Ta, Thiên Chúa các người, là thánh
Chủ đề của suy niệm thứ hai này là chương V trong Lumen gentium với tựa đề “Mọi người đều được mời gọi nên thánh”. Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử Công Đồng chương này được lưu ý chỉ vì vấn đề biên soạn. Nhiều Nghị Phụ Công Đồng là những thành viên từ các dòng tu yêu cầu với sự nhấn mạnh rằng cần phải dành một sự trình bày riêng lẻ sự hiện diện các dòng tu trong Giáo Hội như đã làm cho giáo dân. Như thế từ đó phần trình bày là một chương duy nhất liên quan đến sự thánh thiện của tất cả mọi thành phần của Giáo Hội, được chia thành hai chương, trong đó chương hai (chương VI của LG) được dành riêng biệt cho các dòng tu.[3]
Ơn gọi nên thánh được định nghĩa ngay từ đầu với những lời này:
“Tất cả mọi người trong Giáo Hội – hoặc thuộc hàng giáo phẩm hoặc được hoàng giáo phẩm dìu dắt – đều được kêu gọi nên thánh, như lời Thánh Tông Đồ dạy: “Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa” (1Th 4,3; x. Eph 1,4).[4]
Lời kêu gọi nên thánh này là cần thiết nhất và sự bổn phận đòi hỏi nhất của Công Đồng. Không có nó, tất cả những bổn phận khác sẽ không thể và không có lợi ích gì. Tuy nhiên, đây là một bổn phận có nguy cơ trở thành bị sao lãng nhất bởi vì chỉ có Thiên Chúa và lương tâm con người đòi hỏi và mời gọi chúng ta đạt tới điều đó, hơn là những đòi hỏi và quan tâm đến từ bất kỳ nhóm nào trong Giáo Hội. Đôi lúc người ta cảm tưởng rằng trong một số nơi và một số cộng đoàn tu trì, sau Công Đồng, người ta dấn thân nhiều trong việc “phong nhiều vị thánh” hơn là “làm cho mình nên thánh”, nghĩa là, họ cố gắng nhiều hơn để đưa lên bàn thờ tôn kính các vị sáng lập hay những anh chị em của mình hơn là bắt chước các mẫu gương và nhân đức của họ.
Việc đầu tiên cần phải làm, khi chúng ta nói về sự thánh thiện, đó là giải phóng từ ngữ này khỏi sự rụt rè và sợ hãi mà nó tạo nên trong con người bởi vì chúng ta có suy nghĩ sai lầm về nó. Sự thánh thiện có thể bao hàm một hiện tượng và những thử thách phi thường, nhưng nó không được đồng hóa với những điều này. Nếu tất cả mọi người được mời gọi tới sự thánh thiện, là bởi vì, nếu được hiểu một cách chính xác, nó nằm trong khả năng của mọi người, nó làm nên sự bình thường của đời sống kitô hữu. Các thánh giống như những bông hoa: các thánh được đưa lên bàn thờ chỉ là một số ít so với đông đảo các thánh. Có biết bao người trong số họ đã nở hoa và héo tàn một cách ẩn dấu sau khi đã tỏa hương sắc cách thầm lặng xung quanh chúng ta! Có biết bao nhiêu bông hoa ẩn dấu này đã nở hoa và tiếp tục nở hoa trong Giáo Hội!
Lý do nền tảng của sự thánh thiện thì rõ ràng ngay từ đầu, và vì Thiên Chúa là Đấng thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa Thiên Chúa các người là đấng thánh (Lv 19,2). Trong Kinh Thánh sự thánh thiện là tóm tắt của tất cả những thuộc tính của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia gọi Thiên Chúa là “Đấng Thánh của Israel”, nghĩa là Đấng mà Israel đã nhận biết như là Đấng Thánh. “Thánh, Thánh, Thánh”, Qadosh, qadosh, qadosh là tiếng kêu kèm với sự bày tỏ của Thiên Chúa tại thời khắc Isaia được Chúa gọi (Is 6,3). Đức Maria suy niệm cách trung thành ý tưởng này về Thiên Chúa trong các tiên tri và các thánh vinh khi ngài diễn tả trong kinh Magnificat, “vì tên Ngài là thánh” (Lc 1,48).
Liên quan đến ý nghĩa của ý tưởng về sự thánh thiện, từ ngữ thuộc kinh thánh Qadosh gợi lên ý tưởng về sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh bởi vì Người hoàn toàn khác biệt so với những gì mà con người có thể nghĩ, nói hay làm. Người là Đấng Tuyệt Đối trong nghĩa từ ngữ về ab-solutus, tách biệt khỏi mọi thứ còn lại và ở một bên. Người là Đấng Siêu Việt theo nghĩa Người ở trên mọi phạm trù của chúng ta. Tất cả những điều này theo nghĩa luân lý, trước khi theo nghĩa siêu hình, bởi vì nó liên quan đến hành động của Thiên Chúa và không chỉ phải là hữu thể Người. Trong Kinh Thánh, những gì được gọi là thánh đó chính là những phán quyết của Thiên Chúa, những công trình và đời sống của Người.[5]
Tuy nhiên, sự thánh thiện không theo quan niệm tiêu cực khi chỉ sự tách biệt và sự vắng mặt của sự dữ và sự hỗn hợp trong Thiên Chúa. Đây là một quan niệm hết sức tích cực. Nó có nghĩa là một “sự viên mãn trong sạch”. Trong chúng ta, “sự viên mãn” không bao giờ tương hợp hoàn toàn với “sự trong sạch”. Điều này đối nghịch điều kia. Sự trong sạch của chúng ta thì luôn luôn có được nhờ việc thanh tẩy và xóa bỏ tội lỗi trong hành động chúng ta (x. Is 1,16). Nhưng đây không phải là trường hợp của Thiên Chúa. Sự trong sạch và viên mãn đồng hiện hữu và cùng nhau làm nên tính đơn giản tuyệt đối của Thiên Chúa. Kinh Thánh diễn tả ý tưởng này về sự thánh thiện tới sự hoàn hảo khi nói rằng: “Không có gì thêm vào hay bớt đi” từ Thiên Chúa (Kn 42,21). Như thế, vì Người là đỉnh cao của sự trong sạch, không gì có thể được lấy đi từ Người, và như thế vì Người là đỉnh cao của sự viên mãn, không gì có thể thêm vào cho Người.
Khi chúng ta cố gắng tìm hiểu làm sao con người đi vào trong phạm vi của sự thánh thiện Thiên Chúa và nên thánh có nghĩa là gì, trong Cựu Ước xuất hiện xuất hiện rất nhiều số lượng các ý tưởng thuộc nghi lễ. Trung gian của sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đối tượng, những nơi chốn, nghi lễ, và những điều luật. Phần lớn của sách Xuất Hành và Lêvi mang tựa đề “bộ luật thánh” hay “luật của sự thánh thiện”. Sự thánh thiện nằm trong một bộ luật. Đây là một dạng thánh thiện mà nó bị ô uế nếu ai đó tiến gần bàn thờ với một sự bất toàn về thể lý hay sau khi đã đụng chạm một con vật ô uế: “Vì thế, các ngươi phải nên thánh và hãy nên thánh… Các người không được làm cho mình ra ô uế vì mọi loại nhỏ bò trên đất” (Lv 11,44; x. Lv 21,23).
Chúng ta nghe những âm vang khác nhau giữa các tiên tri và trong Thánh Vịnh. “Ai được lên núi Chúa? Ai được ở trong đền thánh của Người?” hay “Ai trong chúng ta ở gần được lửa thiêu?” (Is 33,22). Câu hỏi này được trả lời trong những hạn từ hoàn toàn luân lý: “Đó là kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24,3-4) và “Kẻ theo đường chính trực, hằng ăn nói thẳng ngay” (Is 33,15). Tuy nhiên những tiếng nói cao thượng này vẫn còn bị giới hạn. Ngay cả vào thời của Chúa Giêsu, ý tưởng vẫn còn thịnh hành ở giữa những người Pharisêu và tại Qumran mà sự thánh thiện và công chính hệ tại trong sự thanh sạch thuộc phụng vụ và trong việc tuân giữ một số những điều luật, đặc biệt liên quan ngày Sabát – dẫu rằng trong lý thuyết, không ai quên rằng điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa và người thân cận.
2. Sự mới mẻ của Chúa Kitô
Bây giờ chuyển sang Tân Ước, chúng ta thấy rằng định nghĩa về “dân tộc thánh thiện” được phổ biến rất sớm đến các Kitô hữu. Theo thánh Phaolô, người được rửa tội là “các thánh nhờ ơn gọi” hay được “gọi trở thành các thánh” (Rm 1,7; 1 Cr 1,2). Ngài thường nói về những người được rửa tội với từ “các thánh”. Những người tin được chọn “trong Người” để trở thành “thánh thiện và hoàn hảo trước mặt Người” (Eph 1,4). Nhưng dưới dáng vẻ bên ngoài bản chất của thuật ngữ chúng ta thấy một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn là một vấn đề pháp lý hay phụng tự nữa nhưng là vấn đề luân lý, càng không phải là vấn đề hữu thể. Nó không được tìm thấy nơi những bàn tay, nhưng trong trái tim; nó không được xác định bởi những hành vi bên ngoài nhưng thuộc nội tâm và được tóm tắt như là bác ái: “Không phải những gì từ ngoài vào miệng làm cho ô uế con người, nhưng những gì từ miệng phát ra, điều đó là ô uế con người” (Mt 15,11).
Những trung gian về sự thánh thiện của Thiên Chúa không còn là những nơi chốn (đền thời Giêrusalem hay Núi Gerizim), những nghi lễ, những đối tượng, hay lề luật nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên thánh như thế không còn hệ tại nhiều nữa trong việc tách biệt khỏi điều này hay điều kia nhưng trong việc kết hợp với Chúa Kitô. Trong Chúa Giêsu Kitô sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua một con người và không phải qua sự hồi tưởng xa xôi. Hai lần trong Tin Mừng lời tuyên xưng này được dành cho Chúa Giêsu: “Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69; Lc 4,34). Mạc khải gọi Đức Kitô cách đơn giản là “Đấng Thánh” (Kh 3,7), và phụng vụ dội lại điều này trong khi tuyên xưng nơi “Gloria”, “Tu solus Sanctus”, “Chỉ có Ngài là Đấng thánh”.
Chúng ta đi vào gặp gỡ sự thánh thiện của Đức Kitô được thông ban cho chúng ta qua hai cách: qua sự thủ đắc (appropriation) và qua sự noi gương bắt chước (imitation). Trong hai cách này, cách thứ nhất là quan trọng nhất bởi vì nó thực hiện nhờ đức tin và nhờ các bí tích. Vượt trên tất cả sự thánh thiện là một quà tặng, một ân sủng và là công trình của toàn thể Ba Ngôi. Vì thế, theo lời của thánh Tông Đồ, chúng ta thuộc về Đức Kitô hơn là thuộc về chính mình (x. 1 Cr 6,19-20), một cách tương tự, ta có thể nói sự thánh thiện của Chúa Kitô thuộc về chúng ta hơn là sự thánh thiện của chúng ta. Nhà thần học Chính Thống Nicholas Cabasilas nói rằng: “Những gì của Đức Kitô là của chúng ta hơn những gì đến từ chính chúng ta”.[6] Đây là cú nhảy của rào cản hay cú nhảy của sự can đảm mà chúng ta phải thực hiện trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thường khám phá điều này không từ giai đoạn đầu nhưng ở phần cuối của hành trình tu đức, không ở trong giai đoạn đệ tử nhưng giai đoạn sau, khi mọi con đường đường đã được cố gắng và chúng ta thấy rằng chúng không đưa chúng ta đi xa hơn.
Thánh Phaolô dạy chúng ta làm sao để thực hiện “cú nhảy của sự can đảm này” khi ngài tuyên bố một cách long trọng rằng ngài không muốn được nhìn nhận với sự công chính của ngài hay sự thánh thiện phát xuất từ việc tuân giữ lề luật nhưng chỉ được nhìn nhận với sự công chính phát xuất từ đức tin trong Đức Kitô (x. Phil 3,5-10). Thánh Phaolô nói rằng: “Chúa Kitô đã trở thành “sự công chính và sự thánh hóa và ơn cứu chuộc vì chúng ta” (1Cr 1,30). “Vì chúng ta”: như thế chúng ta có thể yêu cầu sự thánh thiện của Người như là của chúng ta với mọi hiệu quả của nó. Thánh Bernard cũng làm bước nhảy vọt này khi ngài kêu lên: “Không gì thiếu thốn trong khả năng của tôi mà tôi kiếm được (một cách văn chương: tôi thủ đắc!) cho mình từ trái tim của Chúa”.[7] “Để thủ đắc” sự thánh thiện của Đức Kitô thì “phải chiếm lấy nước trời bằng sức mạnh” (x. Mt 11,12)! Đây là một bước can đảm mà chúng phải thường xuyên lặp lại trong đời sống chúng ta, đặc biệt là tại giờ phút hiệp lễ trong thánh lễ.
Để nói rằng chúng ta tham dự vào sự thánh thiện của Chúa Kitô thì giống như nói rằng chúng ta tham dự vào Chúa Thánh Thần đến từ Người. Đối với thánh Phaolô, để trở nên hay để sống “trong Chúa Kitô Giêsu” có nghĩa trở nên hay sống “trong Chúa Thánh Thần”. Đến lượt mình Thánh Gioan viết: “Căn cứu vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thần Khí của Người cho chúng ta” (1Ga 4,13). Nhờ Thánh Thần, Chúa Kitô ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa Kitô.
Như thế, chính Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta. Không phải Chúa Thánh Thần một cách chung chung, nhưng là Chúa Thánh Thần, Đấng ở trong Chúa Giêsu Nazareth, Đấng đã thánh hóa nhân tính của Người, Đấng đã ở trong Người như một bình trắng tinh và Đấng được đổ xuống trên Giáo Hội bởi Chúa Giêsu từ thập giáo và tại Lễ Ngũ Tuần. Như thế, sự thánh thiện ở trong chúng ta không là một loại thứ hai hay một hình thức khác của sự thánh thiện nhưng chính là sự thánh thiện của chính Chúa Kitô. Chúng ta thực sự “được thánh hóa trong Chúa Kitô” (1Cr 1,2). Như trong bí tích rửa tội, thân xác của con người được dìm và được tẩy rửa trong nước, cũng vậy có thể nói, tâm hồm của người đó được tắm rửa trong sự thánh thiện của Đức Kitô: “Anh em đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta!” (1 Cr 6,11).
Bên cạnh phương tiện nền tảng này của đức tin và của các bí tích, sự noi gương, các công việc và cố gắng cá nhân cũng cần có vị trí của nó. Không phải theo nghĩa không liên kết và khác biệt nhưng theo nghĩa đồng nhất mà chúng thích hợp để bày tỏ đức tin chúng ta và chuyển tải nó trong hành động. Sự đối lập “đức tin và hành động” là một vấn đề giả mạo, được làm sáng tỏ, bởi những tranh luận lịch sử. Những hành động tốt không có đức tin thì không phải là “những hành động tốt”, và đức tin không có hành động tốt thì không phải là đức tin chân thật. Bởi lẽ “hành động tốt như ân xá, hành hương và những thực hành đạo đức, đã không được hiểu một cách chính yếu như thế (như xảy ra vào thời của Lutêrô), cả việc tuân giữ các giới răn, đặc biệt giới răn yêu thương anh em. Chúa Giêsu nói rằng trong ngày phán xét chung những người bị loại khỏi Nước Trời vì họ đã không mặc quần áo cho người trần truồng và không cho người đói ăn. Như vậy, không ai không được cứu độ nhờ những hành động tốt, nhưng không ai được cứu độ nếu không có những hành động tốt. Điều này tóm tắt giáo huấn của Công Đồng Trentô.
Tiến trình thì tương tự như đời sống thể lý. Một em bé tuyệt đối không thể làm gì để được thụ thai trong lòng mẹ nó; bé cần tình yêu của cha mẹ (ít là như thế cho đến bây giờ). Tuy nhiên, khi nó được sinh ra, nó cần thực hành những lá phổi để thở, bú sữa, tóm lại nó phải tự làm lấy, nếu không nó sẽ chết. Câu nói của thánh Giacôbê: “Đức tin không có những hành động là đức tin chết” (Gc 3,26) được hiểu theo nghĩa này, nghĩa là lúc này: đức tin không hành động là đức tin chết.
Trong Tân Ước hai động từ xen kẻ nhau liên quan đến sự thánh thiện, một trong thể chỉ định và một ở trong thể mệnh lệnh: “Anh em là thánh” và “Hãy nên thánh”. Các Kitô hữu đã được thánh hóa và đang trở thành thánh thiện. Khi thánh Phaolô viết: “Đây là ý muốn của Thiên Chúa là anh em phải nên thánh” (1Tx 4,3). Rõ ràng là ngài có ý nói riêng về sự thánh thiện này là kết quả của sự cố gắng cá nhân. Đúng như thế ngài thêm, như để giải thích sự thánh thiện hệ tại trong điều mà ngài đang nói: “Tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết giữ cho thân xác mình trong thánh thiện và trong sự kính trọng” (x. 1Tx 4,3-9).
Bản văn của chúng ta Lumen gentium làm nỗi bật rõ ràng hai khía cạnh này, khía cạnh khách quan và khía cạnh chủ quan của sự thánh thiện, cách tương ứng dựa trên đức tin và trên những việc làm. Bản văn nói:
“Ðược Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Ngài, các môn đệ Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đã thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở nên thánh”.[8]
Vì thế, theo Lutêrô, trời Trung Cổ đã bị lạc hướng trong việc luôn nhấn mạnh phương diện của Chúa Kitô như là gương mẫu, ông tập trung trên một phương diện khác khi khẳng định rằng Chúa Kitô như là quà tặng và quà tặng này đòi hỏi có đức tin để đón nhận Người.[9] Ngày hôm nay tất cả chúng ta đồng ý rằng chúng ta không đặt hai phương diện này trong sự đối nghịch với nhau nhưng là giữ cho chúng hiệp nhất. Trên tất cả Chúa Kitô là một món quà để đón nhận qua đức tin, nhưng Người cũng là mẫu gương cho chúng ta noi theo trong cuộc sống. Ông ghi lòng tạc dạ ý tưởng này trong Tin Mừng: “Thầy ban cho anh em một mẫu gương, là anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15); “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
3. Những vị thánh hay những người thất bại
Đây là lý tưởng mới về sự thánh thiện trong Tân Ước. Một điểm không thay đổi và rất sâu sắc mà nó chuyển từ Cựu Ước sang Tân Ước, và đó là lý do nền tảng cho ơn gọi nên thánh. “Lý do căn bản” cho đòi hỏi nên thánh là bởi vì Thiên Chúa là thánh: “Hãy nên thánh theo hình ảnh của Đấng Thánh đã kêu gọi anh em”. Các môn đệ của Đức Kitô phải yêu mến kẻ thù của họ “để anh em có thể trở thành con cái của Cha anh em là Đấng ngự trên trời; vì Người cho mưa xuống trên người công chính và trên cả người tội lỗi” (Mt 5,45).
Sự thánh thiện như thế không phải là một sự áp đặt, một ách nặng nề đặt trên vai chúng ta, nhưng là một đặc ân, một quà tặng, một danh dự cao thượng. Nó là một sự đòi buộc, đương nhiên, nhưng nó đến từ phẩm giá chúng ta như là con cái Thiên Chúa. Người Pháp nói “đòi buộc cao thượng” áp dụng ở đây trong một ý nghĩa đầy đủ nhất.
Bản tính thụ tạo của con người đòi hỏi nên thánh thiện. Đây không phải liên quan đến điều mà triết học gọi là các phụ thể nhưng chính là yếu tính con người. Mọi người phải nên thánh để hoàn tất căn tính sâu thẳm của họ, đó là trở thành “theo hình ảnh và giống Thiên Chúa”. Theo Kinh Thánh, căn bản con người không phải điều con người được xác định để trở nên từ sự sinh ra (physis) và nghĩa là “hữu thể có lý trí” như đối với triết học Hy Lạp, nhưng là điều mà con người được mời gọi trở thành, với việc sử dụng tự do, trong sự vâng phục Thiên Chúa. Đây không thuộc bản tính, nhưng là ơn gọi.
Như vậy nếu chúng ta được mời gọi trở thành thánh nhân, nếu chúng ta “là những vị thánh nhờ ơn gọi”, như thế rõ ràng là chúng ta sẽ là những con người đích thực, thành công trong mức độ mà chúng ta trở thành những vị thánh. Ngược lại, chúng sẽ là những người thất bại. Sự trái nghịch với vị thánh không phải là tội nhân, nhưng là người thất bại! Con người có thể thất bại trong cuộc sống theo nhiều cách thế, nhưng đó là những sự thất bại tương đối mà nó không làm hại đến bản chất; ở đây sự thất bại trong chính mình một cách sâu xa, trong điều mà một người là, không chỉ trong điều một người làm. Mẹ Têrêxa đã có lý khi trả lời cho một nhà báo hỏi mẹ cách bất ngờ rằng mẹ cảm thấy điều gì trong việc được tuyên xưng bởi mọi người như là một vị thánh, “sự thánh thiện không phải là một điều xa xỉ, nó là một sự cần thiết”.
Triết gia Blaise Pascal đã hình thành nguyên lý của ba cấp bậc về sự cao cả: cấp bậc của thân xác và cấp bậc của vật chất, cấp bậc của sự thông minh, và cấp bậc của sự thánh thiện. Một khoảng cách gần như vô tận phân biệt cấp bậc của sự thông minh khỏi cấp bậc của thân xác, nhưng khoảng cách “vô cùng vô tận” phân biệt cấp bậc của sự thánh thiện khỏi cấp bậc của sự thông minh. Những thiên tài không cần sự cao cả về cấp bậc vật chất, nó không thêm không bớt điều gì từ họ. Cũng thế, các thánh không cần sự cao cả của sự thông minh bởi vì cao cả của họ được tìm thấy ở một cấp bậc khác. “Họ được nhận biệt bởi Thiên Chúa và các thiên thần, không phải bởi những thân xác hay bởi những trí óc hiếu kỳ, Thiên Chúa là đủ đối với họ”.[10]
Đây là nguyên lý cho phép chúng ta đánh giá mọi sự và con người xung quanh chúng ta một cách đúng đắn. Hầu hết con người dừng lại ở cấp bậc thứ nhất và không có thắc mắc về sự hiện hữu của một cấp bậc cao hơn. Đó là những người sống cuộc sống mà chỉ lo tích trữ những sự giàu có, chăm sóc sắc đẹp thể lý, hay tìm kiếm quyền lực cho mình. Những người khác tin rằng giá trị tối thượng và đỉnh cao của sự vĩ đại là bậc của thông minh. Họ tìm kiếm trở thành những người nổi tiếng trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật, suy tư. Chỉ có một số ít biết rằng có một cấp bậc thứ ba của sự vĩ đại, đó là sự thánh thiện.
Đây là sự vĩ đại lớn hơn cả bởi vì nó vĩnh cửu, bởi vì đó là điều đối với cặp mắt Thiên Chúa là sự đo lường đích thực của sự vĩ đại và bởi vì đây cũng là sự viên mãn của điều cao cao nhất trong con người, nghĩa là sự tự do. Điều này không tùy thuộc trên chúng ta sinh ra mạnh khỏe hay yếu đuối, đẹp hay ít đẹp, giàu hay nghèo, thông minh hay ít thông minh. Ngược lại nó tùy thuộc vào chúng ta là lương thiện hay không lương thiện, tốt hay xấu, thánh nhân hay tội nhân. Nhạc sỹ Charle – Francois Gounod, người là một thiên tài, có lý khi nói: “Một giọt của sự thánh thiện thì đáng trân trọng hơn một đại dương thiên tài”.
Tin mừng về sự thánh thiện là con người không không bắt buộc phải chọn chỉ một trong những cấp bậc của sự cao cả này. Họ có thể thánh thiện trong mỗi cấp bậc. Đã có và đang có những vị thánh ở giữa những người nghèo và người giàu, người khỏe và người yếu, thiên tài và người ít học. Không ai bị ngăn chăn khỏi sự cao cả của cấp bậc thứ ba.
4. Tóm tắt con đường tới sự Thánh thiện
Chúng ta theo đuổi sự thánh thiện giống như người chọn hành trình trong sa mạc. Đó cũng là một hành trình có những trạm dừng liên tiếp và những điểm phát xuất mới. Khi thì có người dừng lại và căng lều; hoặc để lấy nước và thức ăn, hoặc đơn giản vì đi nhiều nên mệt. Nhưng đây, một cách bất ngờ, có lệnh của Thiên Chúa cho Môisê là hãy dỡ các lều và hãy tiếp tục đi: “Cố lên, ra khỏi đây, ngươi và dân ngươi, hướng về đất mà Ta đã hứa (Xh 33,1).
Trong đời sống của Giáo Hội những lời mời gọi tiếp tục lên đường được lắng nghe cách đặc biệt tại lúc khai mạc một mùa mới của năm phụng vụ và nhân dịp đặc biệt của Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa vừa được khai mở bởi Đức Giáo Hoàng. Đối với mỗi người chúng ta, cách cá nhân, thời gian dỡ lều và tiếp tục lên đường trong hành trình của chúng ta hướng tới sự thánh thiện xảy ra khi chúng ta nhận thấy trong chúng ta lời mời gọi huyền nhiệm đến từ ân sủng. Ngay từ đầu, nó giống như một lúc dừng chân. Ta dừng lại trong dòng xoáy của những lo lắng riêng, giữa khoảng cách, khỏi mọi sự để nhìn lại đời sống mình gần như từ bên ngoài hay từ trên cao, sub specie aeternimatis như người ta nói. Lúc đó sẽ nổi lên những câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Tôi đang làm gì trong đời sống?”
Tân Ước miêu tả một dạng của hoán cải mà chúng ta có thể giải thích như là một sự hoán cải – giác ngộ hay một sự hoán cải khỏi sự thờ ơ. Trong sách Khải Huyền có bảy lá thư viết cho các thiên thần (nghĩa là, cho các giám mục, theo một số nhà chú giải) thuộc bảy Giáo Hội tại Tiểu Á. Trong lá thư gửi thiên thần ở Ephêsô, Chúa Kitô bắt đầu bởi sự nhận biết rằng đây là Giáo Hội đã làm một số điều tốt: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vã và lòng kiên nhẫn của ngươi… Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi” (Kh 2,2-3). Sau đó thiên thần đề cập những điều không làm hài lòng ngài: “Nhưng ta trách ngươi. Ngươi đã để mất tình yêu thủa ban đầu!” (Kh 2,4), và ở điểm này tiếng kêu của Đấng Phục Sinh được nghe như một tiếng trống vang lên bởi những người đang ngủ, Metanoeson, hãy sám hối, hãy thay đổi mình, hãy tỉnh thức!
Đây là thư thứ nhất của bảy lá thư. Lá thứ cuối gửi cho thiên thân của Giáo Hội ở Laodicea, thì là nghiêm khắc hơn: “Ta biết việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi!” (Kh 3,15). Hãy thay đổi và trở về với nhiệt thành và sốt sắng: Zelêu oun kai metanoeson! (Kh 3,18 tt). Lá thư này, giống lá thư khác, kết luận với lời cảnh báo mầu nhiệm: “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh”.
Thánh Augustinô cho chúng ta vài lời khuyên: “Bắt đầu làm sống lại trong chính chúng ta khát khao nên thánh, ngài viết: “Toàn bộ đời sống của một Kitô hữu tốt là một ước ao (nghĩa là một ước ao nên thánh): “Tota vita christiani boni, sanctum desiderium est”.[11] Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được thỏa lòng” (Mt 5,6). Sự công chính theo Kinh Thánh, như chúng ta biết, là sự thánh thiện. Chúng ta hãy kết thúc với một câu hỏi đơn sơ và trực tiếp để suy niệm: “Tôi có đói khát sự thánh thiện, hay tôi đang nộp mình cho sự tầm thường?”
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển dich từ nguồn: http://www.zenit.org/en/articles/fr-cantalamessa-s-2nd-advent-sermon
[1] www.vatican2voice.org/91docs/opening_speech.htm. All papal quotes for this book are from the Vatican website.
[2] Augustine, The Spirit and the Letter, 32, 56, PL 44, p. 237; see Augustine: Later Works, trans. and intro. John Burnaby (Philadelphia: Westminster Press, 1955), p. 241.
[3] x. The History of Vatican II, Vol 4: Church as Communion: Third Period and Intersession: September 1964--September 1965, ed. Giuseppe Alberigo, English ed. Joseph A. Komonchak (Maryknoll, NY: Orbis Books, 2002), p. 46ff.
[4] Lumen gentium, 39, in Vatican Council II: Constitutions, Decrees, Declarations, gen. ed. Austin Flannery (Northport, NY: Costello, 1996), p. 58.
[5] x. Đnl 32,4; Đnl 3,31; Kh 16,7.
[6] Nicholas Cabasilas, Life in Christ, 4, 15, trans. Carmino J. deCatanzaro (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1974), pp. 138-139.
[7] William of St. Thierry, The First Life of Bernard, in St. Bernard of Clairvaux, trans. Geoffrey Webb and Adrian Walker (London: A. R. Mowbray, 1960), p. 37.
[8] Lumen gentium, 40, p. 59.
[9] x. Søren Kierkegaard, The Diary of Søren Kierkegaard, X1, A 154, ed. Peter Rhode (New York: Kensington, 1960), pp. 168-170.
[10] Blaise Pascal, Pensées, 593, trans. A. J. Krailsheimer (New York: Penguin, 1995), p. 94.
[11] St. Augustine, “Homily 4,” 6, in Homilies on the First Epistle of John, trans. and notes Boniface Ramsey, The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 14 (Hyde Park, NY: New City Press, 2008), p. 69; see also PL 35, p. 2008.
Theo Lumen Gentium, chương V
Cách đây ít ngày chúng ta đã mừng kỷ niệm 50 năm kết thúc Vatican II và cử hành năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta phải nói rằng sự liên kết giữa chủ đề lòng thương xót và Công Đồng Vatican II là không có độc tài hay là không quan trọng.
Trong diễn văn khai mạc, ngày 11 tháng 10 năm 1962 thánh Gioan XXIII đã chỉ cho thấy lòng thương xót như là lối tiếp cận mới trong cung cách của Công Đồng:
“Người viết: Giáo Hội luôn chống lại những sai lầm qua các thời đại. Giáo Hội thường lên án chúng với thái độ rất nghiêm khắc. Tuy nhiên bây giờ, Hiền Thê của Chúa Kitô ưu thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là sự nghiêm khắc”.[1]
Trong một nghĩa nào đó, một nữa thế kỷ sau đó, Năm Thánh Lòng Thương Xót cử hành sự trung tín của Giáo Hội với lời hứa này.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng nhấn mạnh quá về lòng thương xót Chúa, chúng ta thiếu chú ý đến những phẩm tính quan trọng tương đương khác của Thiên Chúa, như công bình. Nhưng công bình của Thiên Chúa không chỉ không trái ngược với lòng thương xót nhưng còn thể hiện cách rõ nét trong lòng thương xót. Thiên Chúa là tình yêu và thương xót, bởi thế vì lý do này Người là công chính nơi chính mình – Người thực sự mạc khải Người là ai – khi Người có lòng thương xót. Nhiều thế kỷ trước Luther, thánh Augustinô đã giải thích rất rõ ý nghĩa của câu nói “sự công chính của Thiên Chúa” theo cách giải thích của thánh Phaolô: “Sự công chính của Thiên Chúa là điều mà nhờ đó chúng ta được làm cho công chính, một cách chính xác như “sự cứu độ của Chúa” (salus Domini) (Tv 3,9) có nghĩa là nhờ sự cứu độ của Người làm cho chúng ta được cứu”.[2]
Điều này không làm cạn kiệt tất cả ý nghĩa của từ ngữ “sự công bình của Thiên Chúa”, nhưng chắc chắn nó là nghĩa chính yếu của nó. Một ngày kia, sẽ có một dạng thức khác của sự công bình, mà Thiên Chúa “sẽ xử với mỗi người theo công việc mình làm (Rm 2,5-10), nhưng đây không phải là điều mà thánh Phaolô đề cập khi ngài nói: “Nay sự công bình của Thiên Chúa được tỏ lộ” (Rm 3,21). Sự công bình này là một biến cố hiện tại, còn sự công chính kia trong tương lai. Trong một đoạn văn khác thánh Tông Đồ giải thích Thiên Chúa có nghĩa là gì nhờ sự công bình của Người: “Nhưng Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót” (Tt 3,4-5).
1. Anh em hãy nên thánh; vì Ta, Thiên Chúa các người, là thánh
Chủ đề của suy niệm thứ hai này là chương V trong Lumen gentium với tựa đề “Mọi người đều được mời gọi nên thánh”. Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử Công Đồng chương này được lưu ý chỉ vì vấn đề biên soạn. Nhiều Nghị Phụ Công Đồng là những thành viên từ các dòng tu yêu cầu với sự nhấn mạnh rằng cần phải dành một sự trình bày riêng lẻ sự hiện diện các dòng tu trong Giáo Hội như đã làm cho giáo dân. Như thế từ đó phần trình bày là một chương duy nhất liên quan đến sự thánh thiện của tất cả mọi thành phần của Giáo Hội, được chia thành hai chương, trong đó chương hai (chương VI của LG) được dành riêng biệt cho các dòng tu.[3]
Ơn gọi nên thánh được định nghĩa ngay từ đầu với những lời này:
“Tất cả mọi người trong Giáo Hội – hoặc thuộc hàng giáo phẩm hoặc được hoàng giáo phẩm dìu dắt – đều được kêu gọi nên thánh, như lời Thánh Tông Đồ dạy: “Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa” (1Th 4,3; x. Eph 1,4).[4]
Lời kêu gọi nên thánh này là cần thiết nhất và sự bổn phận đòi hỏi nhất của Công Đồng. Không có nó, tất cả những bổn phận khác sẽ không thể và không có lợi ích gì. Tuy nhiên, đây là một bổn phận có nguy cơ trở thành bị sao lãng nhất bởi vì chỉ có Thiên Chúa và lương tâm con người đòi hỏi và mời gọi chúng ta đạt tới điều đó, hơn là những đòi hỏi và quan tâm đến từ bất kỳ nhóm nào trong Giáo Hội. Đôi lúc người ta cảm tưởng rằng trong một số nơi và một số cộng đoàn tu trì, sau Công Đồng, người ta dấn thân nhiều trong việc “phong nhiều vị thánh” hơn là “làm cho mình nên thánh”, nghĩa là, họ cố gắng nhiều hơn để đưa lên bàn thờ tôn kính các vị sáng lập hay những anh chị em của mình hơn là bắt chước các mẫu gương và nhân đức của họ.
Việc đầu tiên cần phải làm, khi chúng ta nói về sự thánh thiện, đó là giải phóng từ ngữ này khỏi sự rụt rè và sợ hãi mà nó tạo nên trong con người bởi vì chúng ta có suy nghĩ sai lầm về nó. Sự thánh thiện có thể bao hàm một hiện tượng và những thử thách phi thường, nhưng nó không được đồng hóa với những điều này. Nếu tất cả mọi người được mời gọi tới sự thánh thiện, là bởi vì, nếu được hiểu một cách chính xác, nó nằm trong khả năng của mọi người, nó làm nên sự bình thường của đời sống kitô hữu. Các thánh giống như những bông hoa: các thánh được đưa lên bàn thờ chỉ là một số ít so với đông đảo các thánh. Có biết bao người trong số họ đã nở hoa và héo tàn một cách ẩn dấu sau khi đã tỏa hương sắc cách thầm lặng xung quanh chúng ta! Có biết bao nhiêu bông hoa ẩn dấu này đã nở hoa và tiếp tục nở hoa trong Giáo Hội!
Lý do nền tảng của sự thánh thiện thì rõ ràng ngay từ đầu, và vì Thiên Chúa là Đấng thánh: “Anh em hãy nên thánh bởi vì Ta, Đức Chúa Thiên Chúa các người là đấng thánh (Lv 19,2). Trong Kinh Thánh sự thánh thiện là tóm tắt của tất cả những thuộc tính của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia gọi Thiên Chúa là “Đấng Thánh của Israel”, nghĩa là Đấng mà Israel đã nhận biết như là Đấng Thánh. “Thánh, Thánh, Thánh”, Qadosh, qadosh, qadosh là tiếng kêu kèm với sự bày tỏ của Thiên Chúa tại thời khắc Isaia được Chúa gọi (Is 6,3). Đức Maria suy niệm cách trung thành ý tưởng này về Thiên Chúa trong các tiên tri và các thánh vinh khi ngài diễn tả trong kinh Magnificat, “vì tên Ngài là thánh” (Lc 1,48).
Liên quan đến ý nghĩa của ý tưởng về sự thánh thiện, từ ngữ thuộc kinh thánh Qadosh gợi lên ý tưởng về sự tách biệt và khác biệt. Thiên Chúa là thánh bởi vì Người hoàn toàn khác biệt so với những gì mà con người có thể nghĩ, nói hay làm. Người là Đấng Tuyệt Đối trong nghĩa từ ngữ về ab-solutus, tách biệt khỏi mọi thứ còn lại và ở một bên. Người là Đấng Siêu Việt theo nghĩa Người ở trên mọi phạm trù của chúng ta. Tất cả những điều này theo nghĩa luân lý, trước khi theo nghĩa siêu hình, bởi vì nó liên quan đến hành động của Thiên Chúa và không chỉ phải là hữu thể Người. Trong Kinh Thánh, những gì được gọi là thánh đó chính là những phán quyết của Thiên Chúa, những công trình và đời sống của Người.[5]
Tuy nhiên, sự thánh thiện không theo quan niệm tiêu cực khi chỉ sự tách biệt và sự vắng mặt của sự dữ và sự hỗn hợp trong Thiên Chúa. Đây là một quan niệm hết sức tích cực. Nó có nghĩa là một “sự viên mãn trong sạch”. Trong chúng ta, “sự viên mãn” không bao giờ tương hợp hoàn toàn với “sự trong sạch”. Điều này đối nghịch điều kia. Sự trong sạch của chúng ta thì luôn luôn có được nhờ việc thanh tẩy và xóa bỏ tội lỗi trong hành động chúng ta (x. Is 1,16). Nhưng đây không phải là trường hợp của Thiên Chúa. Sự trong sạch và viên mãn đồng hiện hữu và cùng nhau làm nên tính đơn giản tuyệt đối của Thiên Chúa. Kinh Thánh diễn tả ý tưởng này về sự thánh thiện tới sự hoàn hảo khi nói rằng: “Không có gì thêm vào hay bớt đi” từ Thiên Chúa (Kn 42,21). Như thế, vì Người là đỉnh cao của sự trong sạch, không gì có thể được lấy đi từ Người, và như thế vì Người là đỉnh cao của sự viên mãn, không gì có thể thêm vào cho Người.
Khi chúng ta cố gắng tìm hiểu làm sao con người đi vào trong phạm vi của sự thánh thiện Thiên Chúa và nên thánh có nghĩa là gì, trong Cựu Ước xuất hiện xuất hiện rất nhiều số lượng các ý tưởng thuộc nghi lễ. Trung gian của sự thánh thiện của Thiên Chúa là những đối tượng, những nơi chốn, nghi lễ, và những điều luật. Phần lớn của sách Xuất Hành và Lêvi mang tựa đề “bộ luật thánh” hay “luật của sự thánh thiện”. Sự thánh thiện nằm trong một bộ luật. Đây là một dạng thánh thiện mà nó bị ô uế nếu ai đó tiến gần bàn thờ với một sự bất toàn về thể lý hay sau khi đã đụng chạm một con vật ô uế: “Vì thế, các ngươi phải nên thánh và hãy nên thánh… Các người không được làm cho mình ra ô uế vì mọi loại nhỏ bò trên đất” (Lv 11,44; x. Lv 21,23).
Chúng ta nghe những âm vang khác nhau giữa các tiên tri và trong Thánh Vịnh. “Ai được lên núi Chúa? Ai được ở trong đền thánh của Người?” hay “Ai trong chúng ta ở gần được lửa thiêu?” (Is 33,22). Câu hỏi này được trả lời trong những hạn từ hoàn toàn luân lý: “Đó là kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24,3-4) và “Kẻ theo đường chính trực, hằng ăn nói thẳng ngay” (Is 33,15). Tuy nhiên những tiếng nói cao thượng này vẫn còn bị giới hạn. Ngay cả vào thời của Chúa Giêsu, ý tưởng vẫn còn thịnh hành ở giữa những người Pharisêu và tại Qumran mà sự thánh thiện và công chính hệ tại trong sự thanh sạch thuộc phụng vụ và trong việc tuân giữ một số những điều luật, đặc biệt liên quan ngày Sabát – dẫu rằng trong lý thuyết, không ai quên rằng điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa và người thân cận.
2. Sự mới mẻ của Chúa Kitô
Bây giờ chuyển sang Tân Ước, chúng ta thấy rằng định nghĩa về “dân tộc thánh thiện” được phổ biến rất sớm đến các Kitô hữu. Theo thánh Phaolô, người được rửa tội là “các thánh nhờ ơn gọi” hay được “gọi trở thành các thánh” (Rm 1,7; 1 Cr 1,2). Ngài thường nói về những người được rửa tội với từ “các thánh”. Những người tin được chọn “trong Người” để trở thành “thánh thiện và hoàn hảo trước mặt Người” (Eph 1,4). Nhưng dưới dáng vẻ bên ngoài bản chất của thuật ngữ chúng ta thấy một sự thay đổi sâu xa. Sự thánh thiện không còn là một vấn đề pháp lý hay phụng tự nữa nhưng là vấn đề luân lý, càng không phải là vấn đề hữu thể. Nó không được tìm thấy nơi những bàn tay, nhưng trong trái tim; nó không được xác định bởi những hành vi bên ngoài nhưng thuộc nội tâm và được tóm tắt như là bác ái: “Không phải những gì từ ngoài vào miệng làm cho ô uế con người, nhưng những gì từ miệng phát ra, điều đó là ô uế con người” (Mt 15,11).
Những trung gian về sự thánh thiện của Thiên Chúa không còn là những nơi chốn (đền thời Giêrusalem hay Núi Gerizim), những nghi lễ, những đối tượng, hay lề luật nhưng là một con người, Đức Giêsu Kitô. Trở nên thánh như thế không còn hệ tại nhiều nữa trong việc tách biệt khỏi điều này hay điều kia nhưng trong việc kết hợp với Chúa Kitô. Trong Chúa Giêsu Kitô sự thánh thiện đích thực của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua một con người và không phải qua sự hồi tưởng xa xôi. Hai lần trong Tin Mừng lời tuyên xưng này được dành cho Chúa Giêsu: “Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69; Lc 4,34). Mạc khải gọi Đức Kitô cách đơn giản là “Đấng Thánh” (Kh 3,7), và phụng vụ dội lại điều này trong khi tuyên xưng nơi “Gloria”, “Tu solus Sanctus”, “Chỉ có Ngài là Đấng thánh”.
Chúng ta đi vào gặp gỡ sự thánh thiện của Đức Kitô được thông ban cho chúng ta qua hai cách: qua sự thủ đắc (appropriation) và qua sự noi gương bắt chước (imitation). Trong hai cách này, cách thứ nhất là quan trọng nhất bởi vì nó thực hiện nhờ đức tin và nhờ các bí tích. Vượt trên tất cả sự thánh thiện là một quà tặng, một ân sủng và là công trình của toàn thể Ba Ngôi. Vì thế, theo lời của thánh Tông Đồ, chúng ta thuộc về Đức Kitô hơn là thuộc về chính mình (x. 1 Cr 6,19-20), một cách tương tự, ta có thể nói sự thánh thiện của Chúa Kitô thuộc về chúng ta hơn là sự thánh thiện của chúng ta. Nhà thần học Chính Thống Nicholas Cabasilas nói rằng: “Những gì của Đức Kitô là của chúng ta hơn những gì đến từ chính chúng ta”.[6] Đây là cú nhảy của rào cản hay cú nhảy của sự can đảm mà chúng ta phải thực hiện trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thường khám phá điều này không từ giai đoạn đầu nhưng ở phần cuối của hành trình tu đức, không ở trong giai đoạn đệ tử nhưng giai đoạn sau, khi mọi con đường đường đã được cố gắng và chúng ta thấy rằng chúng không đưa chúng ta đi xa hơn.
Thánh Phaolô dạy chúng ta làm sao để thực hiện “cú nhảy của sự can đảm này” khi ngài tuyên bố một cách long trọng rằng ngài không muốn được nhìn nhận với sự công chính của ngài hay sự thánh thiện phát xuất từ việc tuân giữ lề luật nhưng chỉ được nhìn nhận với sự công chính phát xuất từ đức tin trong Đức Kitô (x. Phil 3,5-10). Thánh Phaolô nói rằng: “Chúa Kitô đã trở thành “sự công chính và sự thánh hóa và ơn cứu chuộc vì chúng ta” (1Cr 1,30). “Vì chúng ta”: như thế chúng ta có thể yêu cầu sự thánh thiện của Người như là của chúng ta với mọi hiệu quả của nó. Thánh Bernard cũng làm bước nhảy vọt này khi ngài kêu lên: “Không gì thiếu thốn trong khả năng của tôi mà tôi kiếm được (một cách văn chương: tôi thủ đắc!) cho mình từ trái tim của Chúa”.[7] “Để thủ đắc” sự thánh thiện của Đức Kitô thì “phải chiếm lấy nước trời bằng sức mạnh” (x. Mt 11,12)! Đây là một bước can đảm mà chúng phải thường xuyên lặp lại trong đời sống chúng ta, đặc biệt là tại giờ phút hiệp lễ trong thánh lễ.
Để nói rằng chúng ta tham dự vào sự thánh thiện của Chúa Kitô thì giống như nói rằng chúng ta tham dự vào Chúa Thánh Thần đến từ Người. Đối với thánh Phaolô, để trở nên hay để sống “trong Chúa Kitô Giêsu” có nghĩa trở nên hay sống “trong Chúa Thánh Thần”. Đến lượt mình Thánh Gioan viết: “Căn cứu vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thần Khí của Người cho chúng ta” (1Ga 4,13). Nhờ Thánh Thần, Chúa Kitô ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa Kitô.
Như thế, chính Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta. Không phải Chúa Thánh Thần một cách chung chung, nhưng là Chúa Thánh Thần, Đấng ở trong Chúa Giêsu Nazareth, Đấng đã thánh hóa nhân tính của Người, Đấng đã ở trong Người như một bình trắng tinh và Đấng được đổ xuống trên Giáo Hội bởi Chúa Giêsu từ thập giáo và tại Lễ Ngũ Tuần. Như thế, sự thánh thiện ở trong chúng ta không là một loại thứ hai hay một hình thức khác của sự thánh thiện nhưng chính là sự thánh thiện của chính Chúa Kitô. Chúng ta thực sự “được thánh hóa trong Chúa Kitô” (1Cr 1,2). Như trong bí tích rửa tội, thân xác của con người được dìm và được tẩy rửa trong nước, cũng vậy có thể nói, tâm hồm của người đó được tắm rửa trong sự thánh thiện của Đức Kitô: “Anh em đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta!” (1 Cr 6,11).
Bên cạnh phương tiện nền tảng này của đức tin và của các bí tích, sự noi gương, các công việc và cố gắng cá nhân cũng cần có vị trí của nó. Không phải theo nghĩa không liên kết và khác biệt nhưng theo nghĩa đồng nhất mà chúng thích hợp để bày tỏ đức tin chúng ta và chuyển tải nó trong hành động. Sự đối lập “đức tin và hành động” là một vấn đề giả mạo, được làm sáng tỏ, bởi những tranh luận lịch sử. Những hành động tốt không có đức tin thì không phải là “những hành động tốt”, và đức tin không có hành động tốt thì không phải là đức tin chân thật. Bởi lẽ “hành động tốt như ân xá, hành hương và những thực hành đạo đức, đã không được hiểu một cách chính yếu như thế (như xảy ra vào thời của Lutêrô), cả việc tuân giữ các giới răn, đặc biệt giới răn yêu thương anh em. Chúa Giêsu nói rằng trong ngày phán xét chung những người bị loại khỏi Nước Trời vì họ đã không mặc quần áo cho người trần truồng và không cho người đói ăn. Như vậy, không ai không được cứu độ nhờ những hành động tốt, nhưng không ai được cứu độ nếu không có những hành động tốt. Điều này tóm tắt giáo huấn của Công Đồng Trentô.
Tiến trình thì tương tự như đời sống thể lý. Một em bé tuyệt đối không thể làm gì để được thụ thai trong lòng mẹ nó; bé cần tình yêu của cha mẹ (ít là như thế cho đến bây giờ). Tuy nhiên, khi nó được sinh ra, nó cần thực hành những lá phổi để thở, bú sữa, tóm lại nó phải tự làm lấy, nếu không nó sẽ chết. Câu nói của thánh Giacôbê: “Đức tin không có những hành động là đức tin chết” (Gc 3,26) được hiểu theo nghĩa này, nghĩa là lúc này: đức tin không hành động là đức tin chết.
Trong Tân Ước hai động từ xen kẻ nhau liên quan đến sự thánh thiện, một trong thể chỉ định và một ở trong thể mệnh lệnh: “Anh em là thánh” và “Hãy nên thánh”. Các Kitô hữu đã được thánh hóa và đang trở thành thánh thiện. Khi thánh Phaolô viết: “Đây là ý muốn của Thiên Chúa là anh em phải nên thánh” (1Tx 4,3). Rõ ràng là ngài có ý nói riêng về sự thánh thiện này là kết quả của sự cố gắng cá nhân. Đúng như thế ngài thêm, như để giải thích sự thánh thiện hệ tại trong điều mà ngài đang nói: “Tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết giữ cho thân xác mình trong thánh thiện và trong sự kính trọng” (x. 1Tx 4,3-9).
Bản văn của chúng ta Lumen gentium làm nỗi bật rõ ràng hai khía cạnh này, khía cạnh khách quan và khía cạnh chủ quan của sự thánh thiện, cách tương ứng dựa trên đức tin và trên những việc làm. Bản văn nói:
“Ðược Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Ngài, các môn đệ Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đã thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đã trở nên thánh”.[8]
Vì thế, theo Lutêrô, trời Trung Cổ đã bị lạc hướng trong việc luôn nhấn mạnh phương diện của Chúa Kitô như là gương mẫu, ông tập trung trên một phương diện khác khi khẳng định rằng Chúa Kitô như là quà tặng và quà tặng này đòi hỏi có đức tin để đón nhận Người.[9] Ngày hôm nay tất cả chúng ta đồng ý rằng chúng ta không đặt hai phương diện này trong sự đối nghịch với nhau nhưng là giữ cho chúng hiệp nhất. Trên tất cả Chúa Kitô là một món quà để đón nhận qua đức tin, nhưng Người cũng là mẫu gương cho chúng ta noi theo trong cuộc sống. Ông ghi lòng tạc dạ ý tưởng này trong Tin Mừng: “Thầy ban cho anh em một mẫu gương, là anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,15); “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
3. Những vị thánh hay những người thất bại
Đây là lý tưởng mới về sự thánh thiện trong Tân Ước. Một điểm không thay đổi và rất sâu sắc mà nó chuyển từ Cựu Ước sang Tân Ước, và đó là lý do nền tảng cho ơn gọi nên thánh. “Lý do căn bản” cho đòi hỏi nên thánh là bởi vì Thiên Chúa là thánh: “Hãy nên thánh theo hình ảnh của Đấng Thánh đã kêu gọi anh em”. Các môn đệ của Đức Kitô phải yêu mến kẻ thù của họ “để anh em có thể trở thành con cái của Cha anh em là Đấng ngự trên trời; vì Người cho mưa xuống trên người công chính và trên cả người tội lỗi” (Mt 5,45).
Sự thánh thiện như thế không phải là một sự áp đặt, một ách nặng nề đặt trên vai chúng ta, nhưng là một đặc ân, một quà tặng, một danh dự cao thượng. Nó là một sự đòi buộc, đương nhiên, nhưng nó đến từ phẩm giá chúng ta như là con cái Thiên Chúa. Người Pháp nói “đòi buộc cao thượng” áp dụng ở đây trong một ý nghĩa đầy đủ nhất.
Bản tính thụ tạo của con người đòi hỏi nên thánh thiện. Đây không phải liên quan đến điều mà triết học gọi là các phụ thể nhưng chính là yếu tính con người. Mọi người phải nên thánh để hoàn tất căn tính sâu thẳm của họ, đó là trở thành “theo hình ảnh và giống Thiên Chúa”. Theo Kinh Thánh, căn bản con người không phải điều con người được xác định để trở nên từ sự sinh ra (physis) và nghĩa là “hữu thể có lý trí” như đối với triết học Hy Lạp, nhưng là điều mà con người được mời gọi trở thành, với việc sử dụng tự do, trong sự vâng phục Thiên Chúa. Đây không thuộc bản tính, nhưng là ơn gọi.
Như vậy nếu chúng ta được mời gọi trở thành thánh nhân, nếu chúng ta “là những vị thánh nhờ ơn gọi”, như thế rõ ràng là chúng ta sẽ là những con người đích thực, thành công trong mức độ mà chúng ta trở thành những vị thánh. Ngược lại, chúng sẽ là những người thất bại. Sự trái nghịch với vị thánh không phải là tội nhân, nhưng là người thất bại! Con người có thể thất bại trong cuộc sống theo nhiều cách thế, nhưng đó là những sự thất bại tương đối mà nó không làm hại đến bản chất; ở đây sự thất bại trong chính mình một cách sâu xa, trong điều mà một người là, không chỉ trong điều một người làm. Mẹ Têrêxa đã có lý khi trả lời cho một nhà báo hỏi mẹ cách bất ngờ rằng mẹ cảm thấy điều gì trong việc được tuyên xưng bởi mọi người như là một vị thánh, “sự thánh thiện không phải là một điều xa xỉ, nó là một sự cần thiết”.
Triết gia Blaise Pascal đã hình thành nguyên lý của ba cấp bậc về sự cao cả: cấp bậc của thân xác và cấp bậc của vật chất, cấp bậc của sự thông minh, và cấp bậc của sự thánh thiện. Một khoảng cách gần như vô tận phân biệt cấp bậc của sự thông minh khỏi cấp bậc của thân xác, nhưng khoảng cách “vô cùng vô tận” phân biệt cấp bậc của sự thánh thiện khỏi cấp bậc của sự thông minh. Những thiên tài không cần sự cao cả về cấp bậc vật chất, nó không thêm không bớt điều gì từ họ. Cũng thế, các thánh không cần sự cao cả của sự thông minh bởi vì cao cả của họ được tìm thấy ở một cấp bậc khác. “Họ được nhận biệt bởi Thiên Chúa và các thiên thần, không phải bởi những thân xác hay bởi những trí óc hiếu kỳ, Thiên Chúa là đủ đối với họ”.[10]
Đây là nguyên lý cho phép chúng ta đánh giá mọi sự và con người xung quanh chúng ta một cách đúng đắn. Hầu hết con người dừng lại ở cấp bậc thứ nhất và không có thắc mắc về sự hiện hữu của một cấp bậc cao hơn. Đó là những người sống cuộc sống mà chỉ lo tích trữ những sự giàu có, chăm sóc sắc đẹp thể lý, hay tìm kiếm quyền lực cho mình. Những người khác tin rằng giá trị tối thượng và đỉnh cao của sự vĩ đại là bậc của thông minh. Họ tìm kiếm trở thành những người nổi tiếng trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật, suy tư. Chỉ có một số ít biết rằng có một cấp bậc thứ ba của sự vĩ đại, đó là sự thánh thiện.
Đây là sự vĩ đại lớn hơn cả bởi vì nó vĩnh cửu, bởi vì đó là điều đối với cặp mắt Thiên Chúa là sự đo lường đích thực của sự vĩ đại và bởi vì đây cũng là sự viên mãn của điều cao cao nhất trong con người, nghĩa là sự tự do. Điều này không tùy thuộc trên chúng ta sinh ra mạnh khỏe hay yếu đuối, đẹp hay ít đẹp, giàu hay nghèo, thông minh hay ít thông minh. Ngược lại nó tùy thuộc vào chúng ta là lương thiện hay không lương thiện, tốt hay xấu, thánh nhân hay tội nhân. Nhạc sỹ Charle – Francois Gounod, người là một thiên tài, có lý khi nói: “Một giọt của sự thánh thiện thì đáng trân trọng hơn một đại dương thiên tài”.
Tin mừng về sự thánh thiện là con người không không bắt buộc phải chọn chỉ một trong những cấp bậc của sự cao cả này. Họ có thể thánh thiện trong mỗi cấp bậc. Đã có và đang có những vị thánh ở giữa những người nghèo và người giàu, người khỏe và người yếu, thiên tài và người ít học. Không ai bị ngăn chăn khỏi sự cao cả của cấp bậc thứ ba.
4. Tóm tắt con đường tới sự Thánh thiện
Chúng ta theo đuổi sự thánh thiện giống như người chọn hành trình trong sa mạc. Đó cũng là một hành trình có những trạm dừng liên tiếp và những điểm phát xuất mới. Khi thì có người dừng lại và căng lều; hoặc để lấy nước và thức ăn, hoặc đơn giản vì đi nhiều nên mệt. Nhưng đây, một cách bất ngờ, có lệnh của Thiên Chúa cho Môisê là hãy dỡ các lều và hãy tiếp tục đi: “Cố lên, ra khỏi đây, ngươi và dân ngươi, hướng về đất mà Ta đã hứa (Xh 33,1).
Trong đời sống của Giáo Hội những lời mời gọi tiếp tục lên đường được lắng nghe cách đặc biệt tại lúc khai mạc một mùa mới của năm phụng vụ và nhân dịp đặc biệt của Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa vừa được khai mở bởi Đức Giáo Hoàng. Đối với mỗi người chúng ta, cách cá nhân, thời gian dỡ lều và tiếp tục lên đường trong hành trình của chúng ta hướng tới sự thánh thiện xảy ra khi chúng ta nhận thấy trong chúng ta lời mời gọi huyền nhiệm đến từ ân sủng. Ngay từ đầu, nó giống như một lúc dừng chân. Ta dừng lại trong dòng xoáy của những lo lắng riêng, giữa khoảng cách, khỏi mọi sự để nhìn lại đời sống mình gần như từ bên ngoài hay từ trên cao, sub specie aeternimatis như người ta nói. Lúc đó sẽ nổi lên những câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi muốn gì? Tôi đang làm gì trong đời sống?”
Tân Ước miêu tả một dạng của hoán cải mà chúng ta có thể giải thích như là một sự hoán cải – giác ngộ hay một sự hoán cải khỏi sự thờ ơ. Trong sách Khải Huyền có bảy lá thư viết cho các thiên thần (nghĩa là, cho các giám mục, theo một số nhà chú giải) thuộc bảy Giáo Hội tại Tiểu Á. Trong lá thư gửi thiên thần ở Ephêsô, Chúa Kitô bắt đầu bởi sự nhận biết rằng đây là Giáo Hội đã làm một số điều tốt: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vã và lòng kiên nhẫn của ngươi… Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi” (Kh 2,2-3). Sau đó thiên thần đề cập những điều không làm hài lòng ngài: “Nhưng ta trách ngươi. Ngươi đã để mất tình yêu thủa ban đầu!” (Kh 2,4), và ở điểm này tiếng kêu của Đấng Phục Sinh được nghe như một tiếng trống vang lên bởi những người đang ngủ, Metanoeson, hãy sám hối, hãy thay đổi mình, hãy tỉnh thức!
Đây là thư thứ nhất của bảy lá thư. Lá thứ cuối gửi cho thiên thân của Giáo Hội ở Laodicea, thì là nghiêm khắc hơn: “Ta biết việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi!” (Kh 3,15). Hãy thay đổi và trở về với nhiệt thành và sốt sắng: Zelêu oun kai metanoeson! (Kh 3,18 tt). Lá thư này, giống lá thư khác, kết luận với lời cảnh báo mầu nhiệm: “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh”.
Thánh Augustinô cho chúng ta vài lời khuyên: “Bắt đầu làm sống lại trong chính chúng ta khát khao nên thánh, ngài viết: “Toàn bộ đời sống của một Kitô hữu tốt là một ước ao (nghĩa là một ước ao nên thánh): “Tota vita christiani boni, sanctum desiderium est”.[11] Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được thỏa lòng” (Mt 5,6). Sự công chính theo Kinh Thánh, như chúng ta biết, là sự thánh thiện. Chúng ta hãy kết thúc với một câu hỏi đơn sơ và trực tiếp để suy niệm: “Tôi có đói khát sự thánh thiện, hay tôi đang nộp mình cho sự tầm thường?”
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chuyển dich từ nguồn: http://www.zenit.org/en/articles/fr-cantalamessa-s-2nd-advent-sermon
[1] www.vatican2voice.org/91docs/opening_speech.htm. All papal quotes for this book are from the Vatican website.
[2] Augustine, The Spirit and the Letter, 32, 56, PL 44, p. 237; see Augustine: Later Works, trans. and intro. John Burnaby (Philadelphia: Westminster Press, 1955), p. 241.
[3] x. The History of Vatican II, Vol 4: Church as Communion: Third Period and Intersession: September 1964--September 1965, ed. Giuseppe Alberigo, English ed. Joseph A. Komonchak (Maryknoll, NY: Orbis Books, 2002), p. 46ff.
[4] Lumen gentium, 39, in Vatican Council II: Constitutions, Decrees, Declarations, gen. ed. Austin Flannery (Northport, NY: Costello, 1996), p. 58.
[5] x. Đnl 32,4; Đnl 3,31; Kh 16,7.
[6] Nicholas Cabasilas, Life in Christ, 4, 15, trans. Carmino J. deCatanzaro (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1974), pp. 138-139.
[7] William of St. Thierry, The First Life of Bernard, in St. Bernard of Clairvaux, trans. Geoffrey Webb and Adrian Walker (London: A. R. Mowbray, 1960), p. 37.
[8] Lumen gentium, 40, p. 59.
[9] x. Søren Kierkegaard, The Diary of Søren Kierkegaard, X1, A 154, ed. Peter Rhode (New York: Kensington, 1960), pp. 168-170.
[10] Blaise Pascal, Pensées, 593, trans. A. J. Krailsheimer (New York: Penguin, 1995), p. 94.
[11] St. Augustine, “Homily 4,” 6, in Homilies on the First Epistle of John, trans. and notes Boniface Ramsey, The Works of Saint Augustine, Part 3, vol. 14 (Hyde Park, NY: New City Press, 2008), p. 69; see also PL 35, p. 2008.
Lễ Chúa Giáng Sinh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
20:29 21/12/2015
Đêm đông giá lạnh trăng mờ,
Gui-se lặng lẽ, nương nhờ trú chân.
Người thành từ chối đôi lần,
Nhà tôi hết chỗ, nếu cần xuống hang.
Ma-ry dạ chửa bụng mang,
Lữ hành vất vả, dở dang tới ngày.
Hạ sinh con trẻ đêm nay,
Chuồng bò hôi hám, khổ thay Vua Trời.
Cỏ rơm lót đệm tạm thời,
Phà hơi sưởi ấm, đầy vơi khổ sầu.
Chiên cừu quanh quẩn bái chầu,
Phụng thờ kính mến, khấu đầu lặng thinh.
Mục đồng chiêm ngắm uy linh,
Thiên Thần ca hát, tôn vinh Chúa Trời.
Linh thiêng cao cả diệu vời,
Ngôi Lời giáng thế, phận người xót xa.
Yêu thương chịu khổ vì ta,
Hạ thân trút bỏ, bao la hải hà.
Vâng lời thánh ý Chúa Cha,
Cứu nhân độ thế, thứ tha tội đời.
Thiên Chúa giáng trần để giao hòa giữa trời và đất. Đây là một câu truyện tình yêu dài ngàn năm. Tình yêu kiên trung của Thiên Chúa đối với loài người. Từ thời xa xưa ấy, nguyên tổ loài người được Thiên Chúa yêu thương nhưng lại bất tuân lệnh. Thiên Chúa đã phạt vì yêu. Ngài không bỏ rơi con người trong cùng khổ mà đã hứa ban chính Con của Ngài để hòa giải và cứu độ.
Chúa đến đem bình an cho những ai thiện tâm. Nhiều mục đồng đơn sơ và chất phát đã tìm gặp được Chúa nơi hang lừa máng cỏ. Bình an trong tâm hồn chính là sự khiêm tốn, không tự phụ; đơn sơ, không giả dối và ngay thẳng, không điêu ngoa. Chỉ có sự bình an khi chúng ta biết chấp nhận ý Chúa. Đừng đòi hỏi mọi điều mình mong muốn. Thí dụ: Tôi muốn mưa, bạn muốn nắng, trời thì râm, làm sao chúng ta có thể an vui với cuộc sống. Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi như khí hậu thời tiết hay mưa nắng.
Chúa giáng trần để giao hòa giữa đất trời và con người. Chúa đã đến và hiện diện đó nhưng nhiều người giả điếc làm ngơ và có khi còn chối từ sự hiện hữu của Chúa. Truyện kể: Một giáo sư tâm lý làm một cuộc trắc nghiệm với 40 sinh viên. Ông trao cho mỗi người một mảnh giấy và bảo viết chữ Noel và hãy giải thích ý nghĩa đầu tiên đến trong trí họ. Khi mở giấy bài kiểm, ông thấy các sinh viên đã diễn tả: Ý tưởng đầu tiên là cây thông, là ông già Noel, là ngôi sao, là tuyết trắng, là qùa tặng, tiệc mừng, ngày nghỉ, thánh ca… nhưng tuyệt đối không ai nhắc đến sinh nhật của Chúa Giêsu.
Ý nghĩa về biến cố Chúa giáng trần đã mất dần trong tâm hồn con người. Nhiều người mừng Giáng Sinh chỉ là kỷ niệm sinh nhật của Chúa trên 2000 năm qua. Chúng ta biết rằn mừng Sinh Nhật Chúa không chỉ là kỷ niệm sinh nhật mà là một biến cố có một không hai. Biến cố Thiên Chúa giáng sinh làm người. Ngài mặc lấy thân phận khó nghèo và hèn hạ như chúng ta. Ngài chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Ngôi Lời đã có từ đời đời. Chính Ngài là món qùa qúi báu nhất mà Thiên Chúa Cha đã trao ban cho nhân loại.
Đi tìm ý nghĩa lễ Giáng Sinh. Truyện kể: Vào thời thế chiến thứ hai, một người lính phải trực vào lễ Giáng Sinh. Cùng với vài người bạn đến thăm một trại mồ côi. Nơi đây có nhiều em bị mất cha và mất mẹ vì chiến tranh. Trong nhà không có bóng dáng của ngày lễ, không có đèn, không cây noel và không qùa cáp gì cả. Các anh lính đi vòng quanh chúc mừng Giáng Sinh các em. Họ chú ý một em ngồi trong góc nhà buồn rầu. Một người lính đến bên em và gạ hỏi: Em muốn gì trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Em chỉ trả lời rằng:“Em muốn được ôm ẵm”. Người lính cảm động và ôm em vào lòng.
Đó là ý nghĩa của lễ Chúa Giáng Sinh. Tìm một chút hơi ấm của tình người. Trong anh em chung quanh đây, chúng ta có nhiều người đang cần lời an ủi, sự nâng đỡ và chút tình sưởi ấm tâm hồn. Hãy đến với Chúa. Chúa đang hiện diện bên cạnh để đón mời chúng ta vào vòng tay yêu thương của Chúa.
Văn Hóa
Chúc Mừng 30 Năm Hồng Ân Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang - Houston
NS Viễn Phương, hòa âm: Quốc ToảnQuốc Toản
17:55 21/12/2015
Hoạt cảnh Giáng Sinh 2015 - Phong trào Cursillo TGP Los Angeles
Dung Hóa
20:33 21/12/2015
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Muôn Nhà Đón Mừng Noel
Nguyễn Bá Khanh
22:53 21/12/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Khắp nơi, nhà nhà đón mừng mùa Noel
Chúa giáng trần…