Ngày 18-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 4 Mùa Vọng Năm C.20.12.2015
Lm Francis Lý văn Ca
05:29 18/12/2015
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những ngày của tháng 12, chân dung của Mẹ Maria nổi bậc nhất trong 2 tuần cuối cùng nầy. Giáo Hội đã dành ra một ngày lễ đặc biệt để tôn kính Mẹ, đó là NGÀY LỄ KÍNH MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, chúng ta đã mừng vào ngày 8.12 vừa qua.
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, hình ảnh của Mẹ thêm một lần hiện rõ trong vai trò người tôi tớ của Thiên Chúa. Đây là hình ảnh đặc biệt và cuối cùng của Mẹ trong thời gian chuẩn bị Chúa Giáng Sinh. Mẹ đã đem tình thương của Thiên Chúa đến chia sẻ với người chị họ là Bà Isave. Chính vì thế, Bà Isave đã ca tụng Mẹ là người diễm phúc trong muôn ngàn người nữ.
Tinh thần của Mẹ là phục vụ, tinh thần nầy chúng ta có thể học hỏi và áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Mỗi người, mỗi gia đình có thể dùng thời gian chuẩn bị trong Mùa Vọng đến viếng thăm những người già lão, đơn côi... Nếu mỗi người, mỗi gia đình thực hiện được những nghĩa cử cao đẹp như thế, thì đấy là những sự chuẩn bị tuyệt hảo trong lộ trình của Mùa Vọng năm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Mikêa xuất hiện trong lúc tinh thần của dân Dothái bắt đầu chán nản, khủng hoảng vì niềm mong đợi của họ gần rơi vào tuyệt vọng. Tiên tri đã an ủi họ vững tin vào lời hứa.

TRƯỚC BÀI II:
Tinh thần vâng phục được thánh Phaolô nhắc nhở trong lá thư có một giá trị cao vượt trên bất cứ của lễ nào chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Qua gương của Đức Kitô, Ngài đã vâng lời cho đến chết.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Mẹ Maria đã đến và chia sẻ niềm vui vì được cưu mang Đấng Cứu Thế, đồng thời cũng để giúp đỡ người chị họ sắp sinh con. Mùa Giáng Sinh là dịp để chúng ta chia sẻ niềm vui Giáng Sinh, năm nay, chúng ta sẽ mời ai là người đến chung vui giáng sinh trong gia đình mình?

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh nữ Isave và Mẹ Maria biết rất rõ về sức mạnh của lời cầu nguyện. Cả hai đã dâng lên Chúa những lời ngợi khen và cảm tạ hồng ân Chúa đã ban cho. Giờ đây, qua Mẹ chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và triều đại Gíáo Hoàng của Ngài luôn được khang an để tiếp tục dẫn đưa con thuyền Giáo Hội Lữ Hành đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu xin Chúa, cho những ngày cuối cùng chuẩn bị mừng Chúa đến, sẽ là những ngày hồng phúc cho chúng con, vì chúng con sẽ lãnh nhận bí tích hòa giải và chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với những anh chị em sống xung quanh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta biết chia sẻ niềm vui giáng sinh với tha nhân, mời một người hay gia đình mà chúng ta vừa quen biết đến gia đình của chúng ta chung vui giáng sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta đang chuẩn bị đón giáng sinh trong những tiên nghi đầy đủ, trong khi nhiều quốc gia đang đói kém. Xin cho tâm hồn chúng con luôn rộng mở, đóng góp cho chiến dịch tình thương mà Giáo Hội đang kêu mời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa đã long trọng khại mạc vào dip lễ kinh Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Thai ngày 8.12 vừa qua. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở cửa Năm Thánh Đền Thánh Phêrô. Đồng thời ở các Giáo Hội Địa Phương cũng cùng khai mạc Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình, cộng đoàn xứ đạo biết dùng thời gian của Năm Thánh Lòng Thương Xót múc lấy nguồn ân sủng dồi dào của Lòng Thương Xót Chúa trong Giáo Hội Lữ Hành. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Xin ban cho họ được an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, Con Cha đã giáng trần, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Qua cái chết trên thập giá, Ngài đã ban cho chúng con cuộc sống vĩnh cửu. Xin nhậm lời chúng con cầu xin hiệp với lễ tế linh mục dâng trên bàn thờ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Thăm viếng chia sẻ thể hiện lòng Chúa thương xót
Lm. Đan Vinh
10:33 18/12/2015
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG C
Mk 5,2-4a ; Dt 10,5-10 ; Lc 1,39-45

THĂM VIẾNG CHIA SẺ THỂ HIỆN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

I HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1,39-45

(39) Hồi ấy, Bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. (40) Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabét. (41) Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, (42) liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc”. (43) Bởi đâu tôi được Thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? (44) Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.

2. Ý CHÍNH:

Sau khi được sứ thần cho biết bà chị họ là Êlisabét đã có thai, Đức Maria đã vội vã lên đường thăm viếng. Cuộc viếng thăm của Maria vừa đem lại niềm vui cho gia đình Dacaria, vừa nói lên đức bác ái cụ thể của Đức Maria đối với bà chị họ, khi bà sắp tới ngày sinh con. Cuộc gặp gỡ cũng đem lại ơn cứu độ của Đấng Mêsia cho thai nhi Gioan, thể hiện qua sự kiện nhảy mừng trong lòng mẹ. Nhờ được Thánh Thần soi sáng, bà Êlisabét đã nhận ra cô em Maria chính là Mẹ của Đấng Thiên Sai và bà đã ca tụng Maria diễm phúc vì đã tin vào Lời Chúa.

3. CHÚ THÍCH:

- C 39-40: + Đức Maria vội vã lên đường : Sự vội vã của Đức Maria nhằm diễn tả lòng yêu mến, muốn đi thăm viếng để chúc mừng bà chị họ và cũng chia vui với chị ơn được làm mẹ như một ơn Chúa ban đang khi bà không còn chút hy vọng có con. Ngòai ra, Mẹ còn muốn giúp đỡ bà chị họ “nay đã có thai được sáu tháng” qua việc “ở lại với bà Êlisabét độ ba tháng”. Ở lại để giúp đỡ bà cho đến khi đứa con chào đời. + Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabét: Người Do thái có nhiều cách chào: Thần dân chào vua chúa thì xuống ngựa và đến sấp mình trước mặt nhà vua (x. 1 Sm 20,41; 25,23); Nếu hai bên là thân thuộc nghĩa thiết hay có quan hệ thầy trò thì sẽ chào hỏi bằng cách ôm hôn nhau (x. 1 V 19,20; Lc 22,47). Lời chào thông thường là “Shalom”, nghĩa là chúc “Bình an ở với anh” hay “Giavê ở cùng anh” (x.Ga 20,19). Trong Tin Mừng hôm nay sứ thần Gáprien đã chào Đức Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28). Do việc chào hỏi dài dòng mất nhiều thời gian, nên Đức Giêsu đã chỉ thị môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường khi đi làm công tác truyền giáo (x. Lc 10,4).

- C 41-42: + Đứa con trong bụng nhảy lên: Có lẽ thai nhi Gioan chỉ co đạp liên hồi trong bụng khiến bà Êlisabét tưởng như em đang nhảy mừng hân hoan khi gặp thai nhi Mêsia (x. Lc 1,14), giống như vua Đa-vít nhảy mừng trước Hòm Bia Giao ước (x 2 Sm 6,14). + Và Bà được đầy Thánh Thần: Nhờ được ơn Thánh Thần soi sáng, bà Êlisabét đã nhận biết bào thai cô em họ đang cưu mang chính là Đấng Thiên Sai. + Em được chúc phúc: Bà Êlisabét ca tụng Đức Maria là người có phúc hơn mọi phụ nữ, vì đã cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ loài người.

- C 43-45): + Thân mẫu Chúa tôi: Trong Thánh kinh, danh hiệu “Chúa tôi” thường dành riêng cho Đức Chúa, tuy nhiên cũng có lần danh hiệu này được gán cho Đấng Thiên Sai. Danh xưng “Thân Mẫu Chúa tôi” về sau trở thành nền tảng để Hội Thánh tôn vinh Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa“ (Theotokos), và hình thành phần thứ hai của Kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…”. Về danh xưng này, khi hiện ra với các mục đồng ở Belem vào ngày Chúa Giáng Sinh, sứ thần đã nói như sau: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,11). Trong Tin mừng Luca, danh xưng Đức Chúa của Đức Giêsu được nói đến 40 lần. + Em thật có phúc vì đã tin: Tin Mừng Luca đã quy tụ hai ơn phúc của Đức Maria vào trong lời chúc tụng của bà Êlisabét: một là phúc được “làm Mẹ Đấng Cứu Thế” và hai là phúc “đã tin những lời Chúa phán” (x Lc 1,42-45). Về sau trong lúc Đức Giêsu giảng đạo, một phụ nữ cũng ca ngợi thân mẫu của Ngừơi: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm” và Đức Giêsu liền bổ túc thêm: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Nơi Đức Maria hai phúc này liên kết thành một: ngay khi tin mọi lời Thiên Chúa phán sẽ được thực hiện, Đức Maria lập tức trở thành Mẹ của Đấng Cứu Thế. Có thể khi nói câu này, bà Êlisabét đã liên tưởng đến sự nghi ngờ cứng tin của ông Giacaria chồng bà trước đó (Lc 1,20.45).

4. CÂU HỎI:

1) Người Do thái có mấy cách chào và thường chào hỏi nhau thế nào?

2) Thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng bà Êlisabét vào lúc nào, nhảy mừng ra sao và để làm gì?

3) Lý do nào làm cho bà Êlisabét nhận biết Đức Maria là Mẹ Đấng Kitô Đức Chúa ?

4) Bà Êlisabét ca tụng Đức Maria có phúc vì lý do gì?

II SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG CÁCH CỤ THỂ TRONG MÙA GIÁNG SINH:

Một hôm vào buổi chiều áp lễ Giáng Sinh, một sinh viên trẻ cùng đi với vị giáo sư đến thăm các trẻ em bất hạnh trong viện mồ côi ngòai thành. Vị giáo sư này thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông. Trên đường đi, thầy trò đi ngang qua một nông trại, thấy một đôi giày cũ nằm bên vệ đường gần cổng một nông trại. Có lẽ đây là đôi giày của một bác nông dân nghèo làm việc tại đây. Anh sinh viên liền nói với vị giáo sư: "Bây giờ sắp đến giờ tan sở. Em sẽ giấu đôi giày của ông ta vào chỗ khuất rồi thày trò chúng ta sẽ núp quan sát xem thái độ của ông ta thế nào khi bị mất đôi giày. Chắc là sẽ vui lắm đây". Vị giáo sư liền khuyên can: "Này anh bạn trẻ. Chúng ta đừng bao giờ cười vui trên nỗi đau của người khác. Trái lại, theo thầy nghĩ: em được Chúa cho có dư tiền bạc. Chắc em sẽ tìm thấy một niềm vui lớn lao hơn nhiều qua việc chia sẻ với người nghèo này đấy. Vậy em hãy đặt vào đôi giày của ông ta hai đồng tiền và chờ xem phản ứng của ông ta khi bất ngờ nhận được món quà Giáng Sinh”. Anh sinh viên làm theo lời dạy, rồi cả hai cùng đến núp sau gốc cây gần đó.

Chẳng mấy chốc đã thấy một người từ trong nông trại đi chân không đến nơi để giày. Ông ta xỏ chân vào một chiếc giày và phát hiện ra vật lạ. Ông dùng tay moi ra một đồng tiền năm đô-la. Với vẻ ngạc nhiên, ông chăm chú nhìn đồng tiền rồi lật qua lật lại như không tin vào mắt mình. Rồi ông nhìn chung quanh tìm xem ai đã làm điều này nhưng không thấy. Ông bỏ đồng tiền vào túi áo, và tiếp tục xỏ chân kia vào chiếc giày còn lại. Vẻ ngạc nhiên của ông tăng thêm gấp đôi khi phát hiện đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày kia. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, ông liền quì gối ngước mặt lên trời dâng một lời nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Ông cám ơn bàn tay vô hình hào phóng nào đó đã mang lại món quà thiết thực ngay trước lễ Giáng Sinh, cứu gia đình ông qua cơn túng quẫn: vợ đang bị đau phải nằm liệt giường mấy ngày nay và ba đứa con nhỏ dại bụng đói đang chờ bố đi làm mang tiền về nhà.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động. Hai dòng lệ tự nhiên chảy xuống hai bên má khiến anh vội đưa tay gạt đi. Vị giáo sư liền lên tiếng nói: "Bây giờ em có thấy vui hơn nhiều nếu như em mang ông ta ra làm trò cười hay không?" Chàng thanh niên trả lời: "Đúng. Cám ơn giáo sư. Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà có lẽ em sẽ không bao giờ quên được. Bây giờ em mới hiểu ý nghĩa thực sự câu nói của Chúa Giêsu mà hồi nhỏ em đã học qua nhưng chưa hiểu: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35).

2) NHỮNG AI CẦN ĐƯỢC THĂM VIẾNG ? :

Một hôm Mẹ Têrêsa Canquýtta đi thăm một bệnh viện dành cho những người cao tuổi giàu có ở nước Anh mới được xây dựng. Bệnh viện có nhiều phòng ốc khang trang sạch đẹp, được trang bị bằng nhiều loại máy hiện đại, tương xứng với số tiền viện phí to lớn mà người nhà các bệnh nhân phải trả. Thái độ và cung cách phục vụ của các y bác sĩ và nhân viên phục vụ nói chung đều nhã nhặn lịch sự, nhưng mẹ thấy có điều kỳ lạ và đã lên tiếng hỏi vị bác sĩ hướng dẫn đoàn khách tham quan như sau:

- Thưa bác sĩ, tại sao tôi thấy khi đoàn mình đi ngang qua các phòng bệnh, thì đều thấy mọi bệnh nhân đang nằm trong phòng đều quay mặt ra ngoài nhìn vậy?

Viên bác sĩ trả lời:

- Dạ thưa dì, là do các bệnh nhân trong bệnh viện này đều thuộc lớp người giàu có. Họ được con cái đưa vào nằm ở đây để nhờ chúng tôi chăm sóc sức khỏe. Họ không thiếu đồ ăn thức uống và thuốc men chữa bệnh. Nhưng cái họ thiếu nhất là tình thân ruột thịt. Họ luôn mong con cháu hay người thân đến thăm viếng, nhưng hầu như rất ít có người đến thăm, trừ khi đã chết.

Hội Thánh luôn khuyến khích các tín hữu đi thăm những người già cả neo đơn, bệnh tật, các tù nhân, người nghèo khó và tất cả những ai cần được sự trợ giúp, để an ủi động viên họ. Còn mỗi tín hữu chúng ta sẽ làm gì để thăm viếng tha nhân trong những ngày Mùa Giáng Sinh Năm Thánh kính Lòng Chúa Thương Xót này ?

3. THẢO LUẬN: Bạn sẽ tặng món quà gì cụ thể cho người thân trong gia đình, nhân viên cộng tác với mình và những người nghèo khó bất hạnh trong mùa Giáng Sinh Năm nay.

4. SUY NIỆM: BÀI HỌC TỪ CUỘC THĂM VIẾNG CỦA ĐỨC MARIA:

Tin Mừng thuật lại cuộc viếng thăm của Đức Maria cho chúng ta nhiều bài học giúp chúng ta sống tinh thần chia sẻ của Mùa Vọng để chuẩn bị đón mừng Chúa Cứu Thế đến trong ngày Giáng Sinh, và trong Năm Thánh kính Lòng Chúa Thương Xót này như sau:

1) Thăm viếng là một hành động chia sẻ tình thương:

- Tình yêu thực sự trong tâm hồn đòi phải được biểu lộ ra ngoài bằng hành động: Đức Maria đã thể hiện đức bác ái cụ thể bằng việc đi bước trước đến thăm bà chị họ Êlisabét khi vừa hay tin bà có thai trong lúc tuổi già và cái thai đến nay đã được sáu tháng.

- Trong Năm Thánh này, mỗi người chúng ta cũng cần hành động bác ái cụ thể: đi thăm chia sẻ vật chất cho các bệnh nhân đau liệt tại tư gia, thăm viếng tặng quà các cụ già neo đơn tại tư gia hay viện dưỡng lão, thăm hàng xóm người lương trong khu xóm, thăm các đôi vợ chồng bất hoà có nguy cơ ly hôn hay đang trong tình trạng rối… để chia sẻ và đáp ứng phần nào nhu cầu.

2) Hãy quảng đại cho đi và biết khiêm nhường nhận lãnh:

- Bác sĩ Tom Dolly, người đã hy sinh cả cuộc đời đến ở giữa chốn rừng thiêng nước độc bên Lào vào đầu thế kỷ này, đã phát biểu rằng: “Không ai nghèo đến độ không có một thứ gì đó để trao tặng tha nhân”. Thực vậy, một người ăn xin ư? Anh ta vẫn có thể cho chúng ta cơ hội để thể hiện sự chia sẻ quảng đại của chúng ta đối với anh. Một người tàn tật ốm đau cũng có thể mời gọi chúng ta bày tỏ cảm thông và nâng đỡ. Một kẻ thù cũng có thể cho chúng ta cơ hội thực tập nhẫn nhịn chịu đựng sự xỉ nhục và thể hiện lòng bao dung để tha thứ vô điều kiện... Phải, bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta một điều gì đó. Vấn đề là chúng ta có nhận ra chân lý này và có sẵn sàng mở lòng đón nhận những món quà quý giá đó hay không.

- Có nhiều người do tự ái cao và thói sĩ diện hão nên chỉ muốn ban phát cho đi mà không muốn nhận lại. Tuy nhiên, chúng ta hãy ý thức rằng: “Có đi có lại mới toại lòng nhau”. Chỉ khi chấp nhận nguyên tắcmứng xử: “quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh” thì quan hệ đôi bên mới được bình đẳng và tình cảm hai người mới được bền lâu. Sự nhận lại ở đây không nhất thiết phải là quà tặng hay tiền bạc tương xứng như trong quan hệ bạn bè thân quen, mà có thể là tình cảm chân thành, lời nói biết ơn như trong quan hệ gia đình hay hai bạn trẻ đang yêu…

3) Thăm viếng là thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng:

- Sau khi nghe sứ thần cho biết tin vui của bà chị Êlisabét, Đức Maria đã vội vã lên đường để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho gia đình bà. Ngôn sứ Isaia cũng đã tuyên sấm về cuộc hành trình thăm viếng này của Đức Maria như sau: “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an; Người loan tin hạnh phúc công bố ơn cứu độ” (Is 52,7a).

- Khi đi thăm viếng bà chị họ, Đức Maria đã “đi bước trước” đến với bà, không đòi bà phải mời như ngày nay người ta thường nói: “Ăn có mời, làm có khiến !”. Đối với Đức Maria: Chính tình thương đã thôi thúc vội vã lên đường đi thăm Mẹ khi vừa nghe sứ thần cho biết tin vui của bà. Qua đó cho thấy Mẹ đã thực hiện đức ái qua thái độ cảm thông chia sẻ như lời dạy của thánh Phaolô: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15). Sự thăm viếng của Mẹ đã lập tức mang lại hiệu quả: thai nhi Gioan đã giãy đạp trong dạ mẹ vì được khỏi tội tổ tông truyền, như bà Êlisabét đã thốt lên ca tụng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc… Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (Lc 2,42-44).

4) Thăm viếng chia sẻ là phương cách truyền giáo hữu hiệu hôm nay:

- Mùa Giáng Sinh trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này, mỗi người chúng ta hãy dành ra một số tiền để chia sẻ các trẻ em bụi đời, các người già cả neo đơn, các bệnh nhân liệt giường không tiền thuốc thang chữa trị, các người mù què câm điếc bất hạnh… noi gương Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi thương xót như lời Thánh vịnh: “Chúa là Đấng Từ Bi và Nhân Hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương” (Tv 103,8).

- Chính hành động thăm viếng chia sẻ cụ thể và phục vụ “Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi” nơi những người bệnh tật nghèo hèn, sẽ giúp họ dễ dàng nhận biết và tôn vinh “Thiên Chúa là Tình Thương” (1 Ga 4,8), và nhận được niềm vui ơn cứu độ của Chúa như lời Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊSU. Xin giữ gìn nơi con trái tim của trẻ thơ, tinh tuyền và trong ngần như dòng suối. Xin ban cho con trái tim đơn sơ, mau quên những nỗi buồn phiền do tha nhân đem lại. Một trái tim hào hiệp dám dấn thân và dễ cảm thông với tha nhân. Một trái tim trung thành và quảng đại, không quên ơn và tránh báo oán. Xin ban cho con trái tim hiền hậu và khiêm tốn: Dấn thân yêu thương mà không mong được đáp trả, luôn quên mình để Chúa được lớn lên trong anh em như thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với các môn đồ: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

LẠY CHÚA. Trong những ngày này, xin cho con biết mở rộng lòng để chia sẻ trao tặng cho tha nhân những món quà vật chất cũng như tinh thần. Xin cho con biết nghĩ tới những bệnh nhân liệt giường lâu ngày không tiền thuốc thang chữa trị, chia sẻ những món quà cho những cụ già không người thân thích trong các trại dưỡng lão, những trẻ em lang thang sống tạm bợ dưới những cầu đường vì không có một mái ấm để đi về... Xin cho chúng con biết chia sẻ tình thương và niềm vui ơn cứu độ của Chúa Giáng Sinh đến cho họ.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chân Phước Têrêsa thành Calcutta sắp được phong thánh
Bùi Hữu Thư
09:25 18/12/2015
Rome, ngày 17/12/2015. (Zenit.org) Trong một cuộc tiếp kiến riêng với Đức Hồng Y Angelo Amato, bộ trưởng Thánh Bộ Phong Thánh tại Vatican ngày hôm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép Bộ Phong Thánh thông cáo một sắc lệnh về một phép lạ được gán cho sự can thiệp của Chân Phước Têrêsa, được toàn thế giới nhận biết là Mẹ Têrêsa.

Sanh ngày 26 tháng 8, 1910, Agnes Gonxha Bojaxhiu đã lớn lên và thành lập Dòng Nữ Tử Bác Ái và Hiệp Hội Các Thừa Sai Bác Ái. Nhà Dòng này khởi sự từ Calcutta đã làn tràn sang trên 130 quốc gia, đã điều khiển các nhà dưỡng bệnh cho những người mắc bệnh HIV/AIDS, phong hủi và lao phổi. Được biết đến qua các công trình bác ái đối với người nghèo khó và bệnh họan, Mẹ Têrêsa sắp được phong thánh đã qua đời ngày 5 tháng 9, 1997.

Ngay sau khi Mẹ qua đời năm 1997, Giáo Hội Công Giáo đã tiến hành thủ tục phong chân phước cho ngài. Mẹ được Thánh Gioan Phaolô II phong chân phước năm 2002, sau khi nhận biết về phép lạ chữa lành một phụ nữ Ấn Độ có cục bướu trong bụng. Hôm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận phép lạ thứ hai cần thiết, theo tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý L'Avvenire, về một người đàn ông có nhiều ung nhọt trong óc, và sau một ngày hôn mê, đã được khỏi bệnh.

Trong buổi tiếp kiến hôm qua, Đức Thánh Cha cũng chuẩn y một sắc lệnh khác bao gồm các nhân chứng anh hùng sau đây:

-- Đầy Tớ Thiên Chúa Giuseppe Ambrosoli, linh mục Dòng Truyền Giáo Comboni Thánh Tâm Chúa Giêsu (25, tháng 7, 1923 - 27, tháng 3, 1987)
-- Đầy Tớ Thiên Chúa Adolfo (Lanzuela Leonardo Martínez), Tu Sĩ Hiệp Hội các Thầy Dòng lo cho các Trường Công Giáo (8, tháng11, 1894 - 14, tháng 3, 1976)
-- Đầy Tớ Thiên Chúa Henry Hahn, Laico (29, tháng 8, 1800 -11, tháng 3, 1882)
 
Đức Giáo Hoàng : Chúa Giêsu thì miễn phí, ơn cứu rỗi thì không thể mua được.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:44 18/12/2015
Đức Giáo Hoàng nói :Chúa Giêsu thì miễn phí, ơn cứu rỗi thì không thể mua được.

VATICAN CITY (CNS) – Đức Giáo Hoàng cảnh báo những khách hành hương phải coi chừng những kẻ lợi dụng Năm Thánh để tìm lợi nhuận bởi vì ơn cứu độ là một món quà không thể mua được bằng tiền.

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào ngày 16 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng “ Hãy cẩn thận! Coi chừng những kẻ xấu lừa đảo nói là các con phải trả tiền. Ơn cứu rỗi không thể trả bằng tiền và ơn cứu rỗi cũng không thể mua bằng tiền được. Chúa Giesu là cửa vào và vào cửa Giesu thì miễn phí.”

Đức Giáo Hoàng đã cảnh báo sau một ngày từ khi cảnh sát tài chánh đã tịch thu những bằng chứng nhận giả, ước tính trị giá khoảng 70,000 euros, được bày bán tại các quầy hàng lưu niệm gần tòa thánh. Theo tờ tường trình của hiệp hội báo chí AP ngày 14 tháng 12 thì cảnh sát đã tịch thu 3,500 bằng chứng nhận giả được đồn thổi là đã được tòa thánh ban phép lành như bằng kỷ niệm hôn nhân, rửa tội hay hành hương Năm Thánh.

Trước khi bắt đầu Năm Thánh, Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về tăng cường Tân Phúc Âm Hóa, đã nói là khách hành hương phải tỉnh thức không những đối với sự đe dọa của khủng bố mà còn đối với những kẻ lừa đảo lợi dụng Năm Thánh để kiếm lợi.

Ngài nói các phóng viên rằng “ Không phải chỉ lo về an ninh vì sợ nhóm Hồi Giáo mà còn phải lo về an ninh để ý đến phẩm giá của con người,”

Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxico bày tỏ hy vọng rằng việc tổ chức Năm Thánh ở các giáo phận trên toàn thế giới sẽ là “ dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông toàn cầu”, và của tình yêu và lòng thương xót của Chúa dành cho thế giới.

Ngài nói : Cửa Năm Thánh là biểu tượng của Chúa Giesu Kito và những khách hành hương đi qua cửa đó ở Roma hay ở các nhà thờ trên khắp thế giới làm nên một dấu chỉ của lòng tín thác nơi Thiên Chúa “ một Thiên Chúa không đến để xét phạt nhưng đến để mang ơn cứu rỗi.”

“ Đó là một dấu chỉ của việc hoán cải thực sự nơi tâm hồn. Khi chúng ta ngang qua cánh cửa đó, cũng nhắc bảo chúng ta rằng chúng ta cũng cần mở rộng cánh cửa tâm hồn mình.”

Đức Giáo Hoàng nói tiếp “ Phép hòa giải cũng là một khía cạnh quan trọng khác của Năm Thánh, tạo cơ hội cho những tín hữu “ một trải nghiệm trực tiếp” của lòng thương xót. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta phải nhận ra tội lỗi của mình và cũng tha thứ cho những người khác để được trải nghiệm đầy đủ tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa.

“Khi chúng ta nhận ra tội lỗi của mình và xin ơn tha thứ thì trên thiên đàng vui mừng và Chúa Giesu vui mừng. Đây chính là lòng thương xót của Thiên Chúa”, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nói như vậy.

Bắt đầu cuộc tiếp kiến chung, khách hành hương đã hát bài “ Happy Birthday” chúc mừng sinh nhật thứ 79 của Đức Giáo Hoàng vào ngày 17 tháng 12. Khi Ngài tiến về phía khán đài, nhà báo kỳ cựu Valentina Alazraki, đại diện người dân Mexico đã dâng lên Đức Giáo Hoàng chiếc bánh sinh nhật hình nón rộng vành tiêu biểu Mexican.
 
Thắp sáng cây Giáng sinh tại Vatican
Đặng Tự Do
17:39 18/12/2015
Cây Giáng sinh khổng lồ tại Quảng trường Thánh Phêrô đã được thắp sáng cùng với việc khánh thành máng cỏ Giáng Sinh trong một buổi lễ vào ngày 18 tháng 12.

Cây Giáng sinh năm nay tại Vatican, là một món quà từ Bavaria, cao hơn 100 feet và được trang trí bằng đèn LED để tiết kiệm năng lượng.

Cảnh Giáng Sinh, từ tổng giáo phận Trento tại Ý, bao gồm 24 pho tượng có kích thước như người thật, trong đó có một con tượng khá đặc biệt là tượng của một người đàn ông già được những người khác dìu bước, như một thông điệp cho năm thánh Lòng Thương Xót.
 
Đức Thánh Cha mở cửa thánh tại trung tâm dành cho người vô gia cư
Đặng Tự Do
18:07 18/12/2015
Hôm thứ Sáu 18 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một trung tâm vô gia cư mới tại nhà ga Termini của Rôma, còn được gọi là nhà ga xe lửa Gioan Phaolô II. Tại đây, Đức Thánh Cha đã mở một cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đây là cửa Năm Thánh thứ Tư đã được mở tại Rôma, sau lễ mở cửa thánh trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đền Thờ Thánh Gioan Laterano bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Cửa Thánh ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành đã được mở bởi Đức Hồng Y James Harvey, linh mục trưởng của Đền Thờ.

Đền Thờ Giáo Hoàng thứ tư là Đền Thờ Đức Bà Cả, sẽ được Đức Thánh Cha mở cửa vào ngày 1 tháng Giêng Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.

Quyết định mở một cửa Thánh đặc biệt tại một trung tâm dành cho người vô gia cư là một nét độc đáo của Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót. Điều này nhấn mạnh vai trò trung tâm của các tổ chức bác ái trong đời sống của Giáo Hội.

Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã không được sinh ra như một hoàng tử trong hoàng cung, nhưng Ngài đã đến trong sự khiêm tốn dân giã ở một vùng ngoại ô của Đế quốc La Mã. Thánh Giuse cũng đã hành động trong sự khiêm nhường. Ngài đã lấy Maria làm vợ, bất chấp những tin đồn và những vu khống xung quanh cái thai của bà.

Cũng thế, ngày hôm nay, chúng ta sẽ không tìm thấy Thiên Chúa ở giữa những người giàu có và quyền thế nhưng chúng ta tìm thấy Ngài ẩn dật giữa những người thiếu thốn cơ bần, những người bệnh, những người đói khát và những tù nhân.

Đức Thánh Cha cảnh báo rằng: “Anh chị em không thể trả tiền để được lên thiên đàng”. Ngài nói thêm rằng ngài đã mở trung tâm vô gia cư này để mở rộng trái tim của tất cả người dân Rôma. Con đường cứu rỗi, không được tìm thấy nơi những gì là sang trọng, phù phiếm, giàu có hay quyền lực, mà là thông qua vòng tay âu yếm và sự tha thứ của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha kết luận rằng:

Trong khi rất nhiều người, bị xã hội từ chối, đang được trợ giúp thông qua cánh cửa này, xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ân sủng để cảm thấy bị từ chối và hiểu rằng chúng ta cũng đang cần lòng thương xót của Thiên Chúa.
 
“Ngữ vựng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” hay nghệ thuật truyền thông của ngài
Vũ Văn An
22:10 18/12/2015
Nhà Xuất Bản Salesian vừa phát hành cuốn “Ngữ Vựng Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, dầy tới 300 trang, bao gồm các suy tư của 50 nhà chuyên môn, nhà báo và nhà văn về các từ ngữ chủ yếu của triều giáo hoàng Bergoglio.

Tác phẩm trên được coi là một phép lạ vì nó đã thành công trong việc đem lại với nhau “những con người thuộc các nguồn gốc và chuẩn bị khác nhau, để tạo ra một dụng cụ hữu ích trong Năm Thánh” như nhận định của Alessandro Gisotti, một nhà chuyên môn về Vatican của Đài Phát Thanh Vatican và là tác giả một bài đóng góp (“Người”), trong buổi ra mắt sách chiều ngày 17 tháng 12, tại trụ sở Đài Phát Thanh Vatican.

Đây là công trình của Cha Antonio Carriero, SDB, một linh mục trẻ đầy nhiệt huyết của Dòng Salesian. Ngài đã “đi gõ thật nhiều cửa” mới phối trí thành công tác phẩm trên, một tác phẩm mang lại cho người đọc nhiều khía cạnh về một vị giáo hoàng từng biến việc truyền thông, không phải chỉ bằng lời mà còn bằng cả ‘ngôn ngữ không lời’, thành một trong các chiến mã của mình. Từ chữ A trong “abbraccio” [ôm ấp, bảo bọc] tới chữ V trong “vergogna” [ô danh] (Cha Carriero quên mất chữ Z, nếu nhớ thì hẳn sẽ là ‘zanzare’, [sâu bọ phá hoại]”), tác phẩm này vẽ ra một bức họa đồ hữu ích giúp người đọc hiểu rõ hơn ngôn ngữ chân thực của vị giáo hoàng người Á Căn Đình.

Đức Ông Claudio Maria Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, nói trong buổi ra mắt sách rằng đây là một ngôn ngữ lần giở lại “tinh thần Mỹ Châu La Tinh” và “cuộc hành trình mục tử” của Đức Phanxicô. Đức Ông Enrico dal Covolo, Viện Trưởng Giáo Hoàng Đại Học Lateran, thì cho đây là một ngôn ngữ giống như “một tia sáng nhắc người ta nhớ tới ngọn lửa thần linh”. Đối với Linh Mục Antonio Sparado, Giám Đốc Tập San La Civilta Cattolica, đây là một ngôn ngữ hoa trái Tây Ban Nha, với giọng Buenos Aires, pha trộn âm sắc Piedmont (Ý) từ bà nội ngài”.

Trên hết, đây là một ngôn ngữ luôn gây một hiệu quả trong đời sống hàng ngày của người ta như đã được chứng minh trong các bài viết của các nhà báo tự nguyện đóng góp vào tác phẩm.

Họ đã tỉ mỉ xem xét các từ ngữ của Đức Phanxicô mà từ lúc xuất hiện lần đầu trên ban công Nhà Thờ Thánh Phêrô ngày 13 tháng Ba, năm 2013 đã chứng tỏ ngài là một nhà truyền thông vĩ đại. Tuy nhiên, lời lẽ của vị giáo hoàng Á Căn Đình này từ lâu vốn đã có chất lượng đáng kể. Như Cha Spadaro nhắc nhớ: “Trong một bài diễn văn năm 1999, Đức Cha Bergoglio hồi đó cho biết ngài rất ưu tư đối với diễn trình hạ giá lời nói. Những lời nói không có chất lượng, không ‘nhập thể’, rỗng tuếch nội dung”. Đối với ngài, “lời nói là phân biệt giữa Chúa Kitô ý niệm và Chúa Kitô người thật”.

Bởi thế, ngài luôn rất thận trọng trong những điều ngài nói và viết. Cha Sparado nhận định rằng: ngay trong các bài nói ứng khẩu “những gì ngài nói đều không phát sinh từ các ý tưởng đã đóng gói sẵn mà là từ cái nhìn vào thực tại”. Nên chúng luôn có “chiều kích sáng tạo – nói ứng khẩu đối với ngài là nói sáng tạo, phát sinh từ một linh hứng”.

Tính sáng tạo ấy thấy rõ trong những từ như “spuzza” [hôi thối], “misericordiare” [có lòng thương xót], “balconear” [nhìn kỹ], hay các thành ngữ như “scaricare le tenebre” [xua tan bóng tối]: chúng là những từ ngữ hay thành ngữ mới, được nhào nặn từ nhiều ngôn ngữ và thổ ngữ khác nhau, nhưng làm mạnh thêm ý niệm khiến người nghe khó có thể quên được. Theo cha Sparado, người thứ nhất phỏng vấn ngài lúc ngài mới lên ngôi giáo hoàng, “Đức Phanxicô không phát biểu như thông cáo báo chí, mà dùng ngôn ngữ nói chuyện (oral) ‘có tính bắt chước’ (mimetic), tức thứ ngôn ngữ của một người quen tiếp xúc với người ta”.

Không như Đức Gioan Phaolô II, người có lối truyền thông thi ca và kịch nghệ, một lối truyền thông trong đó cử chỉ đơm bông từ lời nói, nơi Đức Phanxicô, “chính lời nói phát sinh ra cử chỉ”, một cử chỉ gây tác động “giúp nhà báo viết ra hàng tít lớn”. Cha Sparado quả quyết rằng Đức Phanxicô “luôn ở trong biến cố truyền thông; ngài không phải là diễn viên của một bài diễn văn viết”. Mục tiêu của ngài luôn nhất quán: “giải phóng Logos Tin Mừng”, “công bố Tin Mừng”.

Đức Ông Celli, người cũng lưu ý tới các khía cạnh khác trong nghệ thuật truyền thông của Đức Phanxicô, đồng ý: “âm sắc trong lời nói của ngài, cái nháy mắt, các cử động của ngài…Cái độc đáo của Đức Giáo Hoàng là ‘tạo ra truyền thông’, khi lắng nghe ngài tại Nhà Thánh Mácta hay tại các buổi yết kiến chung hoặc trong các bài diễn văn khác, ngài luôn tạo ra biến cố” chứ “ngài không chỉ đọc lên các lời nói mà thôi”.

Và quả thực hình thức truyền thông của ngài làm cho “nền văn hóa gặp gỡ”, một nền văn hóa ngài hay giảng giải, trở thành như rờ mó được. “Đức Giáo Hoàng có khả năng ở gần gũi, ở sát bên những người nam nữ thời nay, nhưng với dáng vẻ của một người hành hương, không bao giờ ở trên, không bao giờ ở đàng trước, không bao giờ ở đàng sau, nhưng ở bên cạnh”. Và ai ai cũng cảm nhận được sự gần gũi của ngài, khả năng đồng hành không bao giờ dán nhãn hiệu của ngài.

Trong phần góp ý của mình, Đức Ông Celli cho hay “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có khả năng rất lớn trong việc biểu lộ thiện cảm và lòng hiếu khách. Người ta không cảm thấy bị phê phán mà chỉ cảm thấy được tiếp nhận” vì nền tảng nghệ thuật truyền thông của ngài là “thái độ của người Samariatanô nhân hậu: không những gần gũi và đồng hành, mà còn chịu trách nhiệm nữa”.

Đức Ông dal Covolo thì cho rằng: ngôn ngữ của Đức Phanxicô độc đáo đến nỗi đã được nâng lên hàng một đối tượng nghiên cứu tại Giáo Hoàng Đại Học Lateran: “là một tu sĩ Salesian 46 tuổi, ưa hoạt động trong lãnh vực giáo dục, tôi thấy nghệ thuật truyền thông của Đức Phanxicô có hai điều học được từ việc ngài dạy dỗ trẻ em : không bao giờ bắt đầu giảng giải điều gì đó mà chính mình chưa hiểu rõ, và phải lưu ý phát biểu điều đó bằng thứ ngôn ngữ thích ứng với ngôn ngữ của những người lắng nghe mình”.

Đức Phanxicô làm tất cả các điều trên hiển hiện bằng cách nói rất đáng mến của ngài, cách nói của một người đã nội tâm hóa sâu sắc điều mình nói và muốn người khác hiều. Do đó, theo Đức Ông Viện Trưởng, ngữ vựng của Đức Giáo Hoàng đã trở thành đối tượng nghiên cứu tại Đại Học của ngài. Thí dụ, tại Viện Redemptor Hominis, là viện quan tâm tới việc huấn luyện các linh mục, có một khóa học về Nghệ Thuật Giảng Lễ (Homeletics) trong đó, phần chính yếu được lồng vào là Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), nói về giảng thuyết, theo kinh nghiệm trực tiếp của Đức Phanxicô.
 
Cha Raniero Cantalamessa phê bình một số thái độ của người Công Giáo và Tin Lành đối với Đức Mẹ
Đặng Tự Do
22:52 18/12/2015
Cha Raniero Cantalamessa, tu sĩ dòng Capuchin Phanxicô, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng từ năm 1980, đã dành những bài giảng tĩnh tâm Mùa Vọng để trình bày về đề tài "Đức Maria trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội."

Mỗi ngày thứ Sáu trong Mùa Vọng và Mùa Chay, cha Raniero Cantalamessa giảng một bài giảng cho Đức Giáo Hoàng và các thành viên trong giáo triều Rôma. Chủ đề của các bài giảng trong Mùa Vọng năm 2015 của cha Cantalamessa là “Chúa Kitô là ánh sáng các dân nước: Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân dưới cách đọc Kitô học”.

Trong bài giảng ngày thứ Sáu 18 tháng 12 tại nhà nguyện Redemptoris Mater của Dinh Tông Tòa, cha đã trình bày ba đề tài là “Thánh mẫu học trong Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân”, “Một cái nhìn đại kết về Đức Maria là Mẹ của các tín hữu,” và “Maria, là Mẹ và là Nữ Tử của Lòng Thương Xót Thiên Chúa.”

Trong bài giảng, cha Cantalamessa nhận xét rằng:

“Đặc biệt trong những thế kỷ gần đây, chúng ta những người Công Giáo, đã góp phần làm cho Đức Mẹ trở nên không thể chấp nhận được đối với người Tin Lành bằng cách vinh danh Mẹ bằng những cách thường là phóng đại quá đáng và thiếu khôn ngoan; và trên tất cả là không giữ cho lòng sùng kính Mẹ trong một khuôn khổ Kinh Thánh rõ rệt, trong đó, cho thấy vai trò của Mẹ ở một mức khiêm tốn hơn so với vai trò của Lời Chúa, của Chúa Thánh Thần, và của chính Chúa Giêsu. Thánh mẫu học trong những thế kỷ gần đây đã trở thành một nhà máy không ngừng tạo ra các danh xưng mới, các hình thức tôn sùng mới, thường là nhằm bút chiến với người Tin lành, đôi khi sử dụng Đức Maria - Mẹ chung của chúng ta - như một vũ khí chống lại họ. ..

Về phía người Tin Lành, tôi ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ những cuộc bút chiến chống Công Giáo mà còn từ chủ nghĩa duy lý trong thái độ của họ đối với Đức Mẹ. Đức Maria không phải là một ý tưởng nhưng một con người cụ thể, một người phụ nữ, và như thế người ta không thể đơm đặt tùy tiện các giả thuyết về Mẹ hoặc giản lược Mẹ đến mức chỉ còn là một ý tưởng trừu tượng. Mẹ là biểu tượng sự đơn sơ của Thiên Chúa. Vì lý do này, trong một bầu không khí thống trị nặng nề bởi chủ nghĩa duy lý, người ta tìm cách loại bỏ Mẹ khỏi ngữ cảnh thần học.
 
Top Stories
Vietnam: Nouvelle arrestation de Nguyên Van Dai, défenseur de la liberté religieuse
Eglises d'Asie
09:31 18/12/2015
Un grand nombre d’associations de défense des droits de l’homme, parmi lesquelles Amnesty International, se sont émues de la nouvelle arrestation de l’avocat Nguyên Van Dai. Celui-ci venait d’achever de purger une peine de quatre ans de prison pour propagande antigouvernementale, suivie de quatre ans en résidence surveillée. Le 16 décembre dernier, l’organe d’enquête de la Sécurité publique décidait de l’inculper – et de le placer en détention provisoire –, pour « propagande antigouvernementale », délit défini dans l’ancien code pénal ainsi que dans le nouveau qui rentrera en vigueur en 2016.

Nguyên Van Dai, résidant aujourd’hui à Hanoi, est né en 1969 d’une famille de petits fonctionnaires dans la province de Hung Yên, au nord-ouest du Vietnam. Après ses études secondaires et une courte formation technique, il est allé travailler en Allemagne où il était présent lors de la chute du mur de Berlin en 1989. A son retour au Vietnam, il entame des études de droit à l’université de Hanoi. Après avoir obtenu son diplôme, il travaille pendant un temps dans divers cabinets d’avocats de la capitale. En 1999, il s’inscrit au barreau de la province de Vinh Phuoc, puis, en 2002, à celui de Hanoi. Entre-temps, en 1997, il s’était porté candidat indépendant à la députation mais n’a pas été élu. En 2003, il fonde le bureau de conseil et de service dont il est le directeur. A la même époque, il est chef de bureau au cabinet d’avocats Thiên An.

Dès 1999, l’avocat s’engage dans des activités en faveur des droits de l’homme et plus particulièrement de la liberté religieuse. En 2004, Me Nguyên Van Dai assure la défense du célèbre pasteur mennonite Nguyên Hông Quang. Il devient membre de l’Association internationale des pasteurs protestants, ainsi que de sa branche asiatique. En avril 2004, avec onze de ses confrères, il fonde l’Association des avocats pour la justice.

Il est également l’auteur d’un certain nombre de textes où il commente le droit vietnamien. En particulier, il met en cause l’article 4 de la Constitution vietnamienne de 1982 institutionnalisant le monopole politique du Parti communiste.

A la fin de l’année 2006 et au début de l’année 2007, la Sécurité publique lance une campagne d’arrestations contre les opposants politiques. Nguyên Van Dai sera le 20e sur la liste. Le 3 février 2007, la police opère une perquisition dans les locaux de son cabinet d’avocats, où son adjointe, l’avocate Lê Thi Công Nhân, est en train d’initier un groupe d’étudiants aux droits de l’homme. Le 6 mars suivant, les deux avocats sont arrêtés.

Le procès en première instance aura lieu deux mois plus tard, le 11 mai 2007. Les deux avocats sont accusés de « propagande antigouvernementale menaçant la sécurité nationale » ; en réalité, ce sont bien leurs activités en faveur de la démocratie et des droits de l’homme qui sont visées. Lors du procès, qui a duré seulement quatre heures, le 11 mai 2007, Nguyên Van Dai est condamné à cinq ans de prison et quatre ans de résidence surveillée. Lê Thi Công Nhân écope de quatre ans de prison et trois ans de résidence surveillée. Le procès avait soulevé la réprobation internationale tandis que les médias officiels menaient une campagne de dénonciation des crimes que les deux avocats sont supposés avoir commis. Au procès en appel, qui a eu lieu en novembre 2007, leurs peines de prison respectives ont été réduites d’un an. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 18 décembre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo tỉnh Saigon ngày họp mặt quý Đức cha và 187 Bề trên Dòng tu, tu hội và tu đoàn
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
21:48 18/12/2015
Xem hình

Khởi đi từ sáng kiến của quý Đức Cha, Văn Phòng Đặc Trách Tu sĩ TGP Sài Gòn đã tổ chức buổi họp mặt giữa quý Đức Cha 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Sài Gòn với Bề trên các Dòng tu, tu đoàn và tu hội tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn nhân dịp năm Đời sống thánh hiến.

Theo cha Tôma Vũ Quang Trung, SJ, Trưởng ban tổ chức, hiện là thư ký Ủy ban Tu sĩ trực thuộc HĐGMVN và cũng là Đại diện giám mục Đặc trách Tu sĩ TGP. Saigon, mục đích của quý Đức Cha thuộc giáo tỉnh Sài Gòn muốn tổ chức ngày họp mặt để có dịp gặp gỡ và trao đổi về đời sống thánh hiến, đặc biệt là tương quan giữa anh chị em sống đời thánh hiến với quý Đức Cha, với các linh mục để tăng thêm sự hiểu biết và thông cảm với nhau hầu làm cho việc cộng tác lẫn nhau được chặt chẽ hơn, giúp công việc phục vụ ngày càng tốt đẹp hơn.

Được biết TGP. Saigon hiện nay có đến 211 dòng tu, tu đoàn, tu hội. Hiện diện trong ngày hôm nay có 187 đơn vị và số tu sĩ tham dự chính thức là 312 vị cùng với 7 cha đặc trách tu sĩ của các giáo phận.

Trong ngày đầu tiên, anh chị em được chia thành 12 tổ để thảo luận chung với nhau 4 câu hỏi xoay quanh những tương quan giữa dòng tu và các Đấng bản quyền, đâu là những thuận lợi, những khó khăn trong công việc cộng tác lẫn nhau trong sứ mạng loan báo Tin Mừng và tìm ra những giải pháp khắc phục. Trong 12 tổ có đến 3 tổ là các dòng tu ngoại quốc mới đến Việt Nam trong những năm vừa qua . Do vậy, cha Tôma đã phải đưa ra giải pháp “một kèm một”, nghĩa là mời một anh chị em tu sĩ Việt Nam thông dịch tại chỗ cho một vị bề trên nước ngoài trong hai ngày họp.

Những vấn đề trong các tổ thảo luận đưa ra được mọi người coi là chuyện “xưa như trái đất” như những khó khăn giữa cha xứ và các cộng đoàn nữ tu. Theo lời các Đức Cha, chuyện này bao giờ cũng có và ở đâu cũng có vì sự bất toàn của con người. Cần kiên nhẫn, đối thoại và biết tôn trọng, lắng nghe nhau để tìm được tiếng nói chung. Nhờ đó, công việc truyền giáo, mục vụ sẽ được hài hòa và đạt hiệu quả tốt hơn

Dù là những “chuyện cũ”, nhưng đây cũng là dịp để các tu sĩ nhìn lại vấn đề và cũng là dịp các vị chủ chăn được lắng nghe những thao thức, băn khoăn, những trăn trở của đoàn con cái đang phục vụ trong giáo phận của mình. Chuyện cũ nhưng đó cũng là những thách đố có thể gây trở ngại cho sứ mạng phục vụ mà một số cộng đoàn đang phãi đổi diện và tìm cách vượt qua. Ước mơ của anh chị em tu sĩ là ngoài việc quý Đức quan tâm đến chủ tế các dịp lễ khấn của hội Dòng thì thỉnh thoảng, như một người cha hiền, nếu có dịp đi ngang cộng đoàn thì xin ngài dành chút ít thì giờ ghé thăm nhà Dòng. Đó là một cách “vặn dây cót” cho anh chị em tu sĩ rất hữu hiệu. Đó là cách ai cũng cảm thấy mình được quan tâm ân cần một cách thân thương gần gũi, và được khích lệ can đảm dấn thân hơn nữa trong sứ vụ mình được trao phó. Không biết ước mơ này có lớn lao quá không nhưng anh chị em trong hội trường Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn hôm ấy ai cũng vỗ tay tán thưởng nơng nhiệt về ước mơ “bé bỏng” và đơn giản này.

Trong ngày họp mặt có sự hiện diện của năm Đức Cha: Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, ĐC Stêphanô Tri Bửu Thiên, ĐC Giuse Đinh Đức Đạo, ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm và ĐC Giuse Nguyễn Tấn Tước. Đức Cha phó Gp. Xuân Lộc cho biết quý Đức Cha của các giáo phận còn lại rất muốn đến tham dự, nhưng vào giờ chót vì không thể sắp xếp công việc mục vụ của giáo phận nên các ngài không thể đến hiện diện được. Các ngài vắng mặt nhưng không “vắng lòng”.

Mỗi vị chủ chăn đều gửi gắm tâm tình của mình với anh chị em tu sĩ. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm: hy vọng trong thời gian tới các Đức Cha sẽ ngồi lại với nhau và tìm ra một cái khung làm việc thống nhất giữa các linh mục và tu sĩ, để việc truyền giáo đem lại hiệu quả tích cực hơn. Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên mời gọi mọi người chấp nhận nhau vì ở đâu cũng có những khó khăn nhưng lòng trân quý ta dành cho nhau sẽ giúp giải quyết hết những khó khăn vướng mắc này. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước ước mong anh chị em linh mục tu sĩ hãy chung nhau phục vụ, không phân biệt để sự kết nối và hiệp thông được thăng hoa hơn giữa các linh mục và tu sĩ. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc ước muốn tu sĩ hãy sống vui và hạnh phúc, nhất là có con tim biết thương xót mọi người, đặc biệt trong Năm thánh Lòng Thương Xót.

Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo ước mong anh chị em tu sĩ hãy có lòng khát khao chính Chúa Giêsu và mang trong mình tinh thần truyền giáo. Đồng thời, noi gương ĐTC Phanxicô mang mùi chiên vào người, nhưng trước tiên mang mùi chiên thì hãy mang mùi của Giêsu trước đã.

Tạ ơn Chúa với những nỗ lực của Quý Đức Cha và Ban tổ chức, giáo tỉnh Saigon đã có hai ngày họp mặt giữa cạc vị chủ chăn với các anh chị em sống đời Thánh Hiến. Hai ngày gặp gỡ, lắng nghe và nhận được những kinh nghiệm sống từ anh chị em Dòng bạn, nhận được những giáo huấn của các vị chủ chăn và chắc chắn hai ngày hồng phúc của sự hiệp thông sâu sắc giữa các cộng đoàn dòng tu và các vị Cha chung của mình.

Cha Tôma Vũ Quang Trung mơ ước, dù đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa Quý Đức Cha và các anh chị em sống đời thánh hiến tring Giáo Tỉnh Sài Gòn nhưng sẽ không phải là lần cuối cùng.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho những ước mơ lành thánh của chúng con trong những ngày hồng phúc Mùa Vọng của Năm Lòng Thương Xót này. Amen

Saigon 17/12/2015
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn tha thứ - Lòng thương xót
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:36 18/12/2015
Chúng ta đều là tội nhân. Ai trong chúng ta cũng cần đến lòng Chúa thương xót thứ tha. Chúa Giêsu đến trần gian để kêu gọi người tội lỗi, chứ không phải gọi người công chính. Truyện kể: Có một bà thánh thiện, chiều tối đi dạo quanh làng xóm một vòng, trước khi lên giường đi ngủ. Bầu trời quang đãng, các ngôi sao chập chờn và ánh trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp. Bà cảm động sâu thẳm khi nhìn ngắm bầu trời. Bà ngưỡng mộ sự vĩ đại và huyền diệu của Tạo Hóa và các loài thụ tạo của Ngài. Với thân phận con người yếu đuối, bà qùy gối và cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa tốt lành và tuyệt mỹ vô song, xin đừng bao giờ để con phạm lỗi với Chúa, dù là một hành vi nhỏ nhất. Và bà đã nghe một giọng nói dịu dàng trong tâm: Hỡi con, nếu Cha chấp nhận nguyện vọng đó đối với mọi người, làm sao Cha có thể bày tỏ lòng thương xót và sự tha thứ vô bờ của Cha, điều này là một trong những cách thế rõ ràng nhất Cha để mọi người biết và cảm nghiệm tình yêu của Cha?

Trái tim yêu thương của Chúa là nguồn suối ân sủng không bao giờ khô cạn. Thiên Chúa luôn yêu thương Dân mà Chúa đã chọn, cho dù đã bao lần Dân bỏ Chúa chạy theo thờ lạy bụt thần dân ngoại. Chúa phạt họ đó, rồi Chúa lại thứ tha. Tác giả Thánh Vịnh đã phải thốt lên: Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài (Tv 130, 3-4). Con người yếu đuối vì thân xác nặng nề, ước muốn thấp hèn và có khuynh hướng trở về với bản năng thú tính. Ưa thích những cảm giác mới lạ, những tư tưởng phàm tục và đòi hỏi thỏa mãn những khát vọng lạc thú. Con đường dốc rất dễ xuôi theo. Càng nhẹ bước, chúng ta càng lạc xa. Mọi sự trong cuộc sống đều theo kiểu trước lạ, sau quen. Quen riết rồi nghiền. Sống giữa một xã hội tục hóa, tiêu thụ, hưởng thụ và mọi thứ tạm bợ chóng qua. Sứ réo gọi chạy đua với cuộc sống làm cho chúng ta quay cuồng trôi chảy theo dòng. Cảm giác về tội lỗi không còn bén nhậy. Lương tâm không còn bị áy náy về sự sai trái và lỗi tội. Đây là điều chúng ta cần để tâm suy xét.

Tại sao chúng ta phải xin tha lỗi mình và tha thứ cho tha nhân? Chúng ta nhớ rằng sống là sống chung với người khác, nên chúng ta cần giúp nhau để nên hoàn thiện. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Colossê đã khuyên dạy: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3, 13). Sự tha thứ rất cần thiết để mọi người sống chung được hài hòa và hợp nhất. Nhân gian thường nói: Quá tam ba bận. Ba lần lỗi là tối đa rồi đó, đừng lỗi phạm nữa, nếu phạm thì khó mà tha. Đối với Chúa Giêsu giầu lòng thương xót thì sự tha thứ không có giới hạn: Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? " Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy."(Mt 18, 21-22).

Như thế, trong bất cứ hoàn cảnh lỗi phạm nào, chúng ta vẫn có thể nhận được ơn tha thứ. Con người có thể không tha cho nhau, nhưng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi. Năm Thánh Lòng Thương Xót là cơ hội rất quý báu, mời gọi chúng ta chạy đến với lòng nhân hậu của Chúa để nhận lãnh ơn tha thứ. Chúa có uy quyền tẩy xóa mọi lỗi lầm và đổi mới chữa lành con người cả hồn lẫn xác. Khi chữa bệnh cho người bị bại liệt, Chúa Giêsu đã phán: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt 9, 6) . Hoặc Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi.”( Lc 7, 48) . Quyền năng của Thiên Chúa vô biên, nhưng Ngài vẫn tôn trọng quyền tự do của con người. Chúa ban ân sủng một cách nhưng không, nhưng Chúa cần sự cộng tác của chúng ta. Mọi người cần ăn năn sám hối để được tha thứ. Chúa mời gọi chúng ta thực hành việc bác ái này để xây dựng tình người. Chúa phán: Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6, 15) .

Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về sự tha thứ. Chúa nài xin Chúa Cha tha cho chính những kẻ đã gây khổ đau, phản bội, chống đối và hành xử Chúa. Trên cây thánh giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã thân thưa với Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lk 23, 34) . Chúa Giêsu bênh đỡ những người đã làm hại Chúa. Chúa đã tha thứ cho họ và nại lý do rằng họ không biết việc họ làm. Phần chúng ta, có nhiều lần vô tình hoặc vô ý gây nên lỗi lầm phạm đến anh chị em. Cũng có rất nhiều lần chúng ta hiểu lầm và gây ra biết bao phiền não cho người khác. Chúng ta cũng có thể gây thương đau cho người thân yêu vì sự nghi ngờ, nhẹ dạ và cả nghe. Đôi khi chúng ta cũng đã cố ý phạm tội chia rẽ, gây đổ vỡ, thù óan, phản bội và xúc phạm đến tha nhân. Những tội lỗi này làm cho lòng của chúng ta ra trĩu nặng, u buồn, ai oán và sầu đau. Chúng ta có thể chạy đến với Lòng Thương Xót của Chúa để xưng thú, giãi bầy và xin ơn tha thứ: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11) .

Đôi khi chúng ta có thể tha thứ cho anh chị em, nhưng lại khó quên. Tha rồi đó, nhưng mỗi lần nghĩ đến hay nhớ lại, lòng chúng ta lại quặn đau và xôi sục. Chúng ta nhớ rằng qua Bí tích Hòa Giải, khi chân thành sám hối và xưng thú tội đã phạm, chúng ta lãnh nhận hồng ân tha thứ và được tẩy sạch các tội lỗi. Chúa tha và Chúa quên luôn. Trong cuộc sống va chạm hằng ngày, vì sự nhỏ nhen, ích kỷ và kiêu căng, chúng ta rất thường xúc phạm đến anh chị em. Chúng ta luôn có thể làm hòa và tha thứ cho nhau: Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em (Mc 11, 25) . Đây là liều thuốc rất hiệu nghiệm giúp chúng ta tìm được sự bình an đích thực trong tâm hồn.

Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm buộc cho Giáo Hội qua các thánh Tông đồ và những người kế vị: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20, 23) . Giáo Hội đã ủy quyền tha tội cho các linh mục là những thừa tác viên sống động để có thể giúp mọi người giao hòa cùng Thiên Chúa và tha nhân. Biết rằng các linh mục cũng là con người và là tội nhân. Các linh mục cũng yếu đuối phạm lỗi lầm như mọi người. Giáo Hội tin tưởng trao ban năng quyền cho các linh mục để tiếp tục phân phát ân sủng của Chúa qua các Bí tích. Các linh mục cũng cần ơn tha thứ và được tha thứ qua Bí tích Hòa Giải. Vì cũng là tội nhân, nên các linh mục cảm thông được những lầm lỗi, thiếu xót, yếu đuối và những cám dỗ thường xuyên trong đời sống. Nơi tòa cáo giải, các linh mục chia sẻ đồng phận với tội nhân và cùng sám hối cho chính tội lỗi của mình.

Chúa Giêsu hiến dâng hy tế trên thánh giá để đền thay tội lỗi cho nhân loại. Chúa phán: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt 26, 27) . Máu châu báu của Chúa Giêsu đã đổ ra để chuộc tội cho chúng ta. Năm Thánh Lòng Thương Xót là thời gian đặc biệt, chúng ta hãy tìm đến lòng từ bi nhân hậu của Chúa để xin ơn tha thứ. Xin Chúa tha thứ cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ đã xúc phạm đến chúng con. Xin nguồn ân sủng của Chúa tràn đổ vào tâm hồn để chúng con tìm được sự bình an đích thực.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
22:06 18/12/2015
CÂY GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
“Cây Giáng sinh làm phong phú
ý nghĩa biểu tượng của lễ Giáng sinh,
là một thông điệp về tình
huynh đệ và bằng hữu,
là lời mời gọi hiệp nhất và bình an,
cũng là lời mời, trong cuộc sống của mình
và trong xã hội, hãy nhận lấy Thiên Chúa..”
(Lời của ĐGH Bênêđictô XVI)
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Xin Ơn Bình An - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
21:18 18/12/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây