2 Sm 7,1-5.6b-12.14a.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38
CÙNG MẸ ĐÓN CHÚA ĐẾN BAN ƠN CỨU ĐỘ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,26-38.
(c 26) Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, (c 27) gặp một Trinh Nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc nhà Đa-vít, Trinh Nữ ấy tên là Ma-ri-a. (c 28) Sứ thần vào nhà Trinh Nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. (c 29) Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. (c 30) Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (c 31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giê-su. (c 32) Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. (c 33) Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.
(c 34) Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” (c 35) Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà. Vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (c 36) Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy đã già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. (c 37) Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.
(c 38) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
2. Ý CHÍNH:
Câu chuyện truyền tin của sứ thần Ga-bri-el cho Đức Trinh Nữ Ma-ri-a biểu lộ tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ loài người. Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Đức Ma-ri-a chính là thái độ mà các tín hữu cần có để chuẩn bị đón Chúa đến ban ơn cứu độ.
3. CHÚ THÍCH:
- (c 26) + Gáp-ri-en: là một trong bảy Tổng Lãnh thiên thần (x. Tb 12,15), trong đó ba vị được nêu rõ tên trong Cựu Ước là: Mi-ka-en, Ra-pha-en, và Gáp-ri-en. Tên của các vị này có ý nghĩa phù hợp với sứ mệnh của mỗi vị như sau: Mi-ka-en nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa?” (Đn 12,1), Ra-pha-en nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành” (Tb 3,17) và Gáp-ri-en nghĩa là “Anh hùng của Thiên Chúa” (Đn 8,16).
- (c 27) + Trinh nữ: Từ này không xác định về đức trinh khiết của Đức Ma-ri-a, vì trinh nữ đơn giản chỉ là một cô gái chưa lấy chồng. Sự thanh khiết của Đức Ma-ri-a được khẳng định qua lời thưa với sứ thần: “Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,34). Sở dĩ trinh nữ Ma-ri-a được chọn cho thấy lời tuyên sấm của I-sai-a về một trinh nữ thụ thai và sinh con trai là Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã được ứng nghiệm nơi Đức Ma-ri-a (x. Is 7,14; Mt 1,23). + Đã đính hôn: Từ khi đính hôn, Giu-se và Ma-ri-a đã được luật pháp công nhận là vợ chồng, và con cái sinh ra trong thời kỳ này được kể là con chính thức của hai người. Tuy nhiên, theo phong tục trong xã hội Do Thái thì việc kết hôn chỉ hoàn tất khi họ đàng trai tổ chức lễ cưới đón rước cô dâu về nhà chồng (x. Mt 1,18). + Thuộc nhà Đa-vít: Chi tiết này thêm vào nhằm chứng minh Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế vì theo sấm ngôn của I-sai-a thì Đấng Cứu Thế phát xuất từ gốc Giê-sê là cha của vua Đa-vít (x. Is 11,1) và nơi sinh của Người là Bê-lem, quê hương của Đa-vít (x. Mk 5,1). + Ma-ri-a: hay Mi-ry-am, là tên gọi của nhiều thiếu nữ Do thái đương thời. Để phân biệt, người ta thường thêm một biệt danh sau tên gọi. Chẳng hạn: Ma-ri-a Mác-đa-la (x. Lc 8,2-3); Ma-ri-a Bê-ta-ni-a (x. Lc 10,39); Ma-ri-a mẹ Gia-cô-bê và Giô-xép (x. Mt 27,56); Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát (x. Ga 19,25); Ma-ri-a mẹ Gio-an (x. Cv 12,12) và bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su (x. Cv 1,14).
- (c 28) + “Mừng vui lên”: Đây không phải là cách chào giữa những người dân bình thường, nhưng là lời chào đặc biệt chỉ dành cho những người được gặp Thiên Chúa (x Dcr 9,9). + “Đầy ân sủng”: Tước hiệu dành riêng cho Đức Ma-ri-a, một người trong sạch vẹn toàn. Ngài đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên đã được Thiên Chúa ban đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội và luôn có Chúa ở cùng.
- (c 29) + “Bà bối rối và tự hỏi”: Khác với thái độ “bối rối sợ hãi” của Da-ca-ri-a (x. Lc 1,12), ở đây Ma-ri-a chỉ ngạc nhiên và băn khoăn về ý nghĩa của lời Chúa vừa mặc khải (x. Lc 1,34 và 2,19).
- (c 31) + Giê-su: nghĩa là “Cứu Chúa” (x. Mt 1,21) hay “Đấng Cứu Thế” (x. Lc 2,11).
- (c 32) + Con Đấng Tối Cao: Đây là tước hiệu thường được áp dụng cho các ông vua dòng tộc Đa-vít. Qua câu này, sứ thần ám chỉ Đức Giê-su là vua thuộc nhà Đa-vít. Người sẽ cai trị Ít-ra-en, và triều đại của Người sẽ vững bền mãi mãi.
- (c 34) + “Việc ấy xảy ra cách nào, vì tôi không ‘biết’ đến người nam!”: “Biết” theo nghĩa Thánh Kinh có nghĩa là “sự giao hợp vợ chồng”. Câu thắc mắc của Ma-ri-a không chứng minh việc Ma-ri-a đã khấn hay có ý khấn giữ mình đồng trinh như có người lầm tưởng. Qua câu này, Ma-ri-a chỉ thắc mắc làm sao thực hiện được việc thụ thai ngay lúc này được, khi mà Ma-ri-a mới chỉ thành hôn làm vợ ông Giu-se về mặt luật pháp, và chưa được Giu-se tổ chức lễ cưới để rước dâu về nhà.
- (c 35) + Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà...”: Sứ thần giải thích cho Ma-ri-a hiểu việc thụ thai của Ma-ri-a xảy ra do quyền năng Thánh Thần, để ứng nghiệm lời tuyên sấm của I-sai-a: Đấng Cứu Thế sẽ do một gái đồng trinh thụ thai và sinh ra (x. Is 7,14). + rợp bóng: hay tỏa bóng. Đây là Kiểu nói nhắc lại sự kiện đã từng xảy ra trong thời gian con cháu Gia-cóp vượt qua sa mạc để về miền Đất Hứa: Đức Chúa luôn hiện diện giữa dân Người bằng cách cho cột mây “rợp bóng” che phủ Nhà Tạm và Lều Hội Ngộ (x. Xh 40,34-38). Ngoài ra, “rợp bóng” cũng ám chỉ sự bang trợ của Đức Chúa, giống như chim phượng hoàng sải cánh bao phủ và che chở Ít-ra-en là con dân của Người (x. Tv 17,8).
+ “Đấng Thánh” sắp sinh ra sẽ là “thánh”: “Thánh” nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, được hiến “thánh” dành riêng cho Thiên Chúa để thi hành sứ mạng cứu thế.
- (c 36) + Kìa bà Ê-li-sa-bét...: Sứ thần chứng minh quyền năng của Thiên Chúa qua việc bà chị họ Ê-li-sa-bét, tuy đã cao tuổi và bị hiếm hoi, nhưng đã được Thiên Chúa ban cho đặc ân thụ thai con trai và tới nay đã được sáu tháng.
- (c 38) +“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa”: Khi tự nhận là “nữ tỳ của Chúa”, Ma-ri-a biểu lộ đức khiêm nhường và lòng tin yêu sâu xa đối với Thiên Chúa. + “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”: Ma-ri-a đại diện nhân loại để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thực vậy, ngay sau lời thưa “Xin Vâng”, Thánh Thần đã tác động làm cho Ma-ri-a thụ thai, mà không cần tri giao vợ chồng (x. Lc 1,34). Rồi Ngôi Lời “đã xuống thế làm người”, nhập vào bào thai ấy trở thành Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Mt 1,23). Như vậy, Đức Giê-su chỉ có một Ngôi là “Ngôi Con”, “Ngôi Hai” hay “Ngôi Lời” của Thiên Chúa, nhưng lại có hai bản tính: vừa có tính Thiên Chúa vừa có tính người phàm.
HỎI: Thắc mắc của Đức Ma-ri-a và của ông Da-ca-ri-a (x. Lc 1,18) có giống nhau hay không?:
ĐÁP: Cả hai cùng đưa ra thắc mắc, nhưng trong hai tâm trạng khác nhau: Thắc mắc của Da-ca-ri-a biểu lộ tâm trạng hoài nghi về quyền năng của Thiên Chúa, nên ông đã bị phạt phải cấm khẩu không thể nói được. Sự cấm khẩu này là dấu chỉ bà Ê-li-sa-bét chắc chắn sẽ có thai khác thường (x. Lc 1,20). Còn lời thắc mắc của Đức Ma-ri-a biểu lộ tâm trạng tin tưởng: Ma-ri-a muốn tìm biết thánh ý Chúa để xin vâng. Do đó, Mẹ đã được sứ thần ca tụng là Đấng “đầy ân phúc hằng làm đẹp lòng Thiên Chúa” (x. Lc 1,30) và được bà Ê-li-sa-bét khen ngợi là “diễm phúc, vì đã tin lời Chúa phán sẽ được thực hiện” (x. Lc 1,45).
4. CÂU HỎI:
1) Thánh Kinh cho biết có mấy Tổng lãnh thiên thần? Các Tổng lãnh thiên thần được nêu đích danh là những ai? Ý nghĩa của các tên gọi của các vị ấy là gì?
2) Tại sao Thiên Chúa lại chọn Ma-ri-a đang là một “Trinh nữ” làm mẹ Đấng Cứu Thế?
3) Lúc thưa “Xin vâng” để thụ thai Đấng Cứu Thế do quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã kết hôn với thánh Giu-se chưa?
4) Câu thắc mắc của Đức Ma-ri-a khác với thắc mắc của ông Gia-ca-ri-a ra sao?
5) Sứ thần muốn nói gì qua câu: ”Quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà”?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐẾN VỚI CHÚA GIÊ-SU NHỜ MẸ MA-RI-A (AD JESUM PER MA-RI-AM):
Vào một buổi chiều đông lạnh giá, PHUN-TƠN (FULTON OURSLER), một tín hữu bị mất đức tin đã bỏ nhà thờ nhiều năm, đang trong tâm trạng tuyệt vọng vì gặp quá nhiều vấn đề khó khăn nan giải. Khi đi ngang qua đại lộ Nhà thờ chính toà của thành phố Nữu Ước, tự nhiên ông cảm thấy có một sức mạnh vô hình nào đó cuốn hút ông đi vào nhà thờ và đẩy ông đến quỳ trước tượng Đức Mẹ. Sau một lát im lặng, tự nhiên Phun-tơn đã thốt ra một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, có thể chỉ một lát nữa thôi là con sẽ lại đổi ý để tiếp tục bài bác chế diễu các việc đạo đức con đang làm và quay trở lại con đường vô tín. Nhưng bây giờ con cảm thấy tâm hồn thật bình an, dù con đang gặp nhiều khó khăn nan giải. Xin Mẹ cầu cùng Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho con”. Ngay lúc đó Phun-tơn cảm thấy một điều lạ lùng kỳ diệu xảy ra nơi bản thân, biến ông trở thành một con người mới: Ông đã có lại đức tin ! Từ đây, ông luôn sống kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a để làm chứng cho Chúa Giê-su bằng một cuộc sống khiêm nhường, cậy trông phó thác và đầy vị tha bác ái. Chính nhờ Mẹ mà ông đã đến được với Chúa Giê-su và tin vào Người.
2) THỰC HÀNH YÊU THƯƠNG CỤ THỂ ĐỂ NÊN CON THẢO CỦA THIÊN CHÚA:
Vào một buổi tối mùa đông lạnh lẽo trước lễ Giáng Sinh, một bé trai khoảng sáu bảy tuổi đang đứng phía ngoài cửa sổ của một cửa hàng quần áo. Cậu bé không có giày nên phải mang đôi dép cùn, còn quần áo của cậu đã bị cũ rách.
Một phụ nữ trẻ đi ngang qua trông thấy cậu bé và đọc được nỗi khao khát trong đôi mắt xanh của cậu. Chị liền đến bên nắm lấy tay cậu bé dắt vào trong cửa hàng, bỏ tiền ra mua cho cậu một đôi giầy mới và một bộ quần áo ấm rồi nói: "Bây giờ cháu có thể về nhà rồi và chúc cháu một lễ Giáng Sinh vui vẻ hạnh phúc".
Cậu bé chăm chú nhìn người phụ nữ trẻ và hỏi: "Cô có phải là Chúa không?".
Người phụ nữ nhìn cậu bé mỉm cười trả lời: "Không đâu cháu à. Cô chỉ là một trong số những đứa con của Chúa thôi".
Quả thực, mỗi người chúng ta đều là con của Thiên Chúa, là môn đệ của Chúa Giê-su. Chúng ta phải làm gì để người đời nhận ra chúng ta là con thảo của Thiên Chúa, là môn đệ thực sự của Chúa Giê-su, như người phụ nữ trẻ trong câu chuyện trên?
3) KHIÊM NHƯỜNG PHỤC VỤ: ĐIỀU KIỆN THÀNH CÔNG TRONG MỌI VIỆC:
Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới đang nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông liền ra lệnh: « Này thằng bé kia, mau xuống nước nhặt chiếc dép lên cho ta ». Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép rồi kính cẩn trao lại cho cụ già. Cụ cầm lấy, không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi mà không được, rồi cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: « Thằng bé, xuống nước nhặt dép lên cho ta ». Trương Lương vẫn vui vẻ làm giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão tự nhủ: « Thằng bé này dạy được đây ». Thì ra ông lão là một vị cao nhân lỗi lạc đã nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương sau này trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp Lưu Bang dựng nên sự nghiệp đế vương.
Trương Lương gặp được thầy giỏi phần nhờ cơ may, nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường sẵn sàng phục vụ tha nhân của ông. Đức Ma-ri-a cũng nhờ đức khiêm nhường thể hiện qua lời thưa « Xin vâng » với sứ thần truyền tin, nên Ngài đã được phúc trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế.
3. THẢO LUẬN:
1) Noi gương Thánh Mẫu Ma-ri-a xưa, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để luôn thưa “Xin Vâng” theo thánh ý Thiên Chúa, dù gặp phải nhiều tai nạn, rủi ro, thất bại hay những điều trái ý cực lòng?
2) Bạn nên làm gì để động viên người khác thưa xin vâng thánh ý Chúa khi thi rớt đại học, khi người thân mới qua đời, khi gặp tai nạn phải nằm điều trị trong bệnh viện, khi làm ăn kinh tế bị thua lỗ thất bại...?
4. SUY NIỆM:
Hôm nay là Chúa Nhật 4 Mùa Vọng, Hội Thánh chọn Tin Mừng Lu-ca (Lc 1,26-38) về việc sứ thần đến truyền tin cho Đức Ma-ri-a, qua đó trình bày cho chúng ta hai điều:
Một là tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ loài người.
Hai là thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Đức Ma-ri-a là thái độ mà các tín hữu cần thực hiện để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giê-su đến ban ơn cứu độ cho chúng ta.
1) THIÊN CHÚA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ LOÀI NGƯỜI QUA MẸ:
- Biến cố truyền tin và lời mời gọi của Thiên Chúa: Sứ thần vào nhà và chào kính Đức Ma-ri-a là đấng đầy ân sủng luôn được Thiên Chúa ở cùng, đồng thời báo tin vui là Ma-ri-a đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Hài nhi Cứu Thế Giê-su. Khi Ma-ri-a thắc mắc làm sao có thai được khi « không biết đến việc vợ chồng », thì sứ thần đã mặc khải cho Ma-ri-a về mầu nhiệm trinh thai: cô sẽ được thụ thai do quyền năng của Thánh Thần, hầu ứng nghiệm sấm ngôn của ngôn sứ I-sai-a: “Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7,14).
- Thái độ tích cực cộng tác của Đức Ma-ri-a: Chúa đã tuyển chọn Đức Ma-ri-a làm Mẹ Đấng Cứu Thế và Mẹ đã mau mắn thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Mỗi người chúng ta sẽ noi gương Mẹ Ma-ri-a bằng cách khi gặp những biến cố xảy ra vui buồn trong cuộc sống, chúng ta cũng phải làm như Mẹ là “Ghi nhớ những sự việc đó và suy đi nghĩ lại trong lòng” (x. Lc 2,19). Chúng ta cũng quan tâm tìm hiểu thánh ý Chúa như ngôn sứ Sa-mu-en khi xưa: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”. Rồi mau mắn thực thi ý Chúa muốn qua sự hướng dẫn của các vị chủ chăn trong Hội Thánh.
2) CÙNG MẸ CỘNG TÁC VÀO CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ:
Trong những ngày cuối của mùa Vọng này, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ loài người noi gương Mẹ Ma-ri-a?
- Khiêm nhường xin vâng ý Chúa: Trái với thái độ kiêu ngạo không vâng lời của bà E-và đã kết hợp với ông A-đam khi xưa trong vườn địa đàng, và đã mang lại cái chết cho cả loài người, Còn Đức Ma-ri-a là E-và Mới thời Tân Ước, đã cộng tác với A-đam Mới là Chúa Giê-su để lắng nghe Lời Chúa, khiêm tốn tìm hiểu thánh ý Thiên Chúa và mau mắn thưa “Xin Vâng”. Ngay sau lời thưa này, Chúa Thánh Thần đã tác động làm cho Đức Ma-ri-a thụ thai, như lời trong kinh truyền tin: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi”. Sau khi thụ thai, Mẹ đã mang Thai Nhi đi thăm gia đình Gia-ca-ri-a và thai nhi Gio-an đã nhảy mừng trong lòng bà Ê-li-sa-bét (Lc 1,41). Sau này Mẹ còn tiếp tục thưa “xin vâng” khi đứng dưới chân thánh giá, dâng Người Con yêu là Chúa Giê-su lên cho Đức Chúa Cha để làm của lễ đền tội thay cho loài người.
Mỗi người chúng ta cần giữ sự khiêm tốn trong cách suy nghĩ nói năng và hành động. Không xét đoán ý trái cho tha nhân. Luôn cố gắng chu toàn trách nhiệm làm chứng cho Chúa với thái độ cậy trông phó thác trong tay Chúa quan phòng.
Ngày nay việc tông đồ truyền giáo như: giúp anh em lương dân nhận biết tin thờ Thiên Chúa, loại trừ các thói hư nơi bản thân mình và góp phần xóa bỏ các tệ nạn xã hội như xì-ke ma-túy, cờ bạc đĩ điếm, lừa đảo cướp giật... thật sự không dễ chút nào. Nhưng lại không phải là điều khó trước mặt Thiên Chúa, vì: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37), nên chúng ta cần kiên trì thực hiện.
- Thực hành Lời Chúa: Để việc tông đồ truyền giáo đạt kết quả, chúng ta cần noi gương Mẹ Ma-ri-a: luôn cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su bằng những lời nguyện tắt; Quyết tâm lắng nghe và thực hành lời Chúa khi tham dự thánh lễ tại nhà thờ, đọc kinh tối gia đình, cũng như làm các công việc đời thường… như Mẹ đã dạy các người giúp việc tại tiệc cưới Ca-na: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,3-5).
- Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa: Khi gặp sự may lành, chúng ta dễ dàng tạ ơn Chúa. Nhưng ngay cả những lúc gặp gian nan thử thách thất bại, chúng ta cũng phải hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a để dâng lời tạ ơn Chúa và cúi đầu thưa “Xin Vâng”, vì biết rằng: mọi sự Chúa để xảy ra đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta. Biết rằng: Chúa có thể « rút từ sự dữ ra sự lành », Chúa giàu lòng xót thương sẽ không bao giờ triệt đường sống của chúng ta như có người nói: “Chúa đóng cửa chính, nhưng Ngài lại mở cửa sổ”, và lời thánh Phao-lô Tông đồ đã dạy: “Tất cả đều là hồng ân” (x. 1 Cr 15,10).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA, chỉ còn ít ngày nữa là tới đại lễ Giáng Sinh. Chung quanh chúng con, người người đang tấp nập mua sắm và trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị mừng ngày Đại lễ. Nhưng có lẽ điều Chúa muốn chúng con làm lúc này là chuẩn bị tâm hồn trở thành hang đá thanh sạch và đầy tràn ánh sáng của Chúa, xứng đáng đón rước Chúa đến thăm vào Đêm Giáng Sinh. Xin Chúa giúp chúng con thật lòng ăn năn sám hối tội lỗi, quyết tâm khiêm nhường phục vụ tha nhân. Nhất là cho chúng con biết chia sẻ tình thương cho những người nghèo khổ như: Các cụ già cô đơn không nơi nương tựa, các người khiếm thị và khuyết tật, các trẻ mồ côi lang thang đầu đường xó chợ kiếm sống, và hết những bệnh nhân bị yếu đau liệt giường không tiền thuốc thang chữa trị, nhất là các bệnh nhân mắc dịch bệnh Covid-19... Nhờ đó chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến ban ơn cứu độ cho chúng con.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời, nay được tỏ bày cho nhân loại. Trong lịch sử Do-thái cũng như lịch sử ơn cứu độ, Vua Đavít và vua Salômôn trị vì dân Do-thái ở Giêrusalem khoảng năm 1020-930 B.C. Khi đã dẹp yên loạn lạc vây quanh, dân chúng sống trong cảnh thái bình và an cư lạc nghiệp. Vua Đavít ngự trong cung điện sang trọng bằng gỗ bá hương nhưng Hòm Bia Chúa vẫn lưu giữ trong Lều Tạm bằng da. Chúng ta biết rằng Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Mười Giới Răn. An cư trong miền Đất Hứa, vua Đavít đã gợi ý với tiên tri Nathan, xây một Đền Thờ để Hòm Bia Chúa và nơi Chúa hiện diện với Dân Ngài.
Chúa luôn giữ lời đã hứa với Đavít là cho ngôi báu vững bền mãi mãi. Ngôi báu uy quyền này không phải là thế quyền cai trị mà là ngôi báu vĩnh cửu sẽ trao ban cho dòng dõi của vua. Qua dòng dõi Đavít, Thiên Chúa sẽ ban Đấng Cứu Thế để giải thoát dân khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Chính Chúa Giêsu đã được xưng tụng là con vua Đavít theo nghĩa này: Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần Đa-vít, Người đã cho xuất hiện. Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta (Lc 1,68-69).
Đi vào lịch sử của dân Chúa chọn, Thiên Chúa đã từng bước vén bức màn mầu nhiệm để hướng dẫn lịch sử cứu độ. Ơn cứu độ rất cần thiết cho con người trong mọi thời đại. Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ trong thời gian. Từ thời vua Đavít cho tới khi dòng dõi của ngài xuất hiện cách nhau cả một ngàn năm. Đã có biết bao nhiêu thế hệ đã qua đi trong thời gian của thiên niên kỷ. Chúng ta biết rằng không mấy ai sống qúa một trăm năm, vậy mà những lời hứa và chương trình cứu độ của Thiên Chúa đều có liên hệ với các thế hệ tiếp theo. Sự liên đới lịch sử ơn cứu độ là một công cuộc cứu chuộc liên tục từ dòng dõi này tới dòng dõi kia. Mọi biến cố của thời đại xảy ra đều liên quan đến chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã quan phòng.
Trong cuộc truyền tin, mầu nhiệm được giữ kín, nay đã được tỏ bày. Đó là Mầu Nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa hạ thân làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Đức Maria đã cúi đầu xin thưa: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền. Qua lời truyền bởi quyền năng Chúa Thánh Thần Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của con người. Lời xin vâng của Đức Maria đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã đích thân hạ thế ban ơn cứu độ và giải thoát chúng sinh.
Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Rôma đã xác tín về mầu nhiệm nhập thể. Nhờ qua các tiên tri loan báo và các chứng nhân thông tri về ơn cứu độ cho các dân ngoại. Mầu nhiệm được tỏ bày và được rao truyền cho mọi người. Chính thánh Phaolô đã được mời gọi để loan truyền lời giảng dạy và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô cho dân ngoại. Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta có sứ mệnh truyền rao chân lý phúc âm của Chúa. Sống chứng nhân niềm tin trong cuộc sống hằng ngày để giới thiệu Chúa tới mọi người, tới gia đình, xóm giềng, nơi làm việc và mọi nơi trong cuộc sống.
Khi đến thời, đến buổi, Thiên Chúa đã chọn riêng cho Con Một của Ngài một cung lòng không vết nhơ, không tì ố và không nhăn nheo, để xuống thế làm người. Sau lời ‘Xin Vâng’ của trinh nữ Maria, Thiên Chúa đã cư ngụ giữa loài người. Ngài là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Với sự khiêm tốn và hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa, Đức Maria đã được Thiên Chúa ban tràn đầy ân sủng. Đức Maria đã dâng lời ngợi khen: Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn (Lc 1,48-49). Đức Maria hoàn toàn phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Maria dâng lời ca ngợi và cảm tạ vì Đấng Toàn Năng đã làm biết bao điều cao cả. Đức Maria nhận biết tất cả mọi hồng ân tuyệt vời đều do bởi Thiên Chúa.
Lạy Chúa, những ngày Mùa Vọng sắp kết thúc, niềm vui mong chờ Ơn Cứu Độ đã xuất hiện như vầng đông. Con Thiên Chúa đã giáng thế làm người. Một ngàn năm đối với Chúa như một ngày, Giáng Sinh năm xưa cũng là Giáng Sinh hôm nay. Chúng con cần chuẩn bị tâm hồn thật chu đáo để đón rước Chúa. Chúng con cũng thưa ‘xin vâng’ để Chúa ở lại với chúng con. Xin Chúa ban bình an cho chúng con.
Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ dân Chúa! Mỗi khi Giáng Sinh về, từng giáo xứ, nhà nhà bắt đầu dành thời giờ làm hang đá. Dù hang đá có hoành tráng hay đơn sơ, có lấp lánh ánh đèn bừng sáng hay chỉ lung linh huyền ảo, có to lớn hay nhỏ bé đi chăng nữa, thì không thể thiếu bộ tượng Thánh Gia Thất: Chúa Giê-su Hài Đồng nằm giang tay, Mẹ Maria và Thánh Cả Giu-se cung kính bái quỳ bên Con Chúa. Ngoài ra, đâu đó nơi hang đá có một dòng chữ “Em-ma-nu-el - Thiên Chúa ở cùng chúng ta” nữa!
Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta đều nghe đến và hiểu dòng chữ này, đặc biệt khi chờ trông, dọn lòng đón Chúa Hài Nhi giáng trần cứu chuộc nhân loại. Danh xưng “Em-ma-nu-el - Thiên Chúa ở cùng chúng ta” không những xuất hiện trong Tân Ước mà đã được nhắc tới trong Cựu Ước khi nói đến một vị Thiên Chúa có tính nhân vị, hằng hữu và luôn ở cùng với Dân của Ngài. Tuy nhiên, danh xưng này được cảm nhận rõ rệt, cụ thể qua Con Một Thiên Chúa được sinh hạ bởi một người phụ nữ vẹn tuyền khiết trinh Ma-ri-a tại Bê-lem, quê hương Vua Đa-vít mà đã được tiên tri loan báo từ lâu “Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-el” (Is 7, 14). Và lời tiên tri phán xưa đã được ứng nghiệm hầu hoàn tất Lời Chúa và chương trình Cứu độ của Ngài “…người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Mt 1, 22-23)
Nói như Thánh Phao-lô Tông Đồ, Thiên Chúa là người nhất quán, tín trung, thực hiện lời hứa cứu độ của Ngài. Thiên Chúa sống đúng với danh xưng “Em-ma-nu-en - Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Ngài chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta; Ngài chẳng loại chúng ta ra khỏi ý định cứu độ của Ngài; và như lời xác tín gửi cho giáo đoàn Rô-ma “…theo mạc khải mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời, nhưng nay được tỏ bày…” (x. Rm 16, 25-26)
Thật vậy, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” trong mọi biến cố cuộc đời: vui mừng hay buồn tủi, thành công hay thất bại, tín thác hay nghi ngờ, thịnh vượng hay suy vong, hạnh phúc hay bất hạnh, mở lòng đón nhận hay khép kín cô độc, lúc mạnh khoẻ hay bệnh tật, khi thuận lợi hay bất lợi, những lúc được hẫu thuận hay bị chống đối…Về phần chúng ta, dường như chúng ta chưa cảm nhận sâu xa về điều này; hoặc vì nhiều nỗi lo toan cuộc sống, bôn ba công việc, kiếm kế sinh nhai, lo hoà nhập vào xã hội, hay đang đi tìm chỗ đứng trong xã hội, mà làm cho đôi mắt đức tin chúng ta trở nên mờ căm trước sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta!
Trong tinh thần Mùa Vọng - dịp thuận lơi, khoảnh khắc vô giá cho mỗi người chúng ta nhìn lại bản thân, hết lòng ăn năn, sám hối, dọn lòng đón mừng Chúa Hài Đồng sinh lại nơi tâm hồn, nơi gia đình, nơi cộng đoàn, giáo xứ, xã hội và cả thế giới đầy những sự bất an này. Hơn nữa, đây cũng là thời cơ vắn vỏi cho mỗi người chúng ta đến với Chúa, sống cùng với Chúa trong mọi trạng huống cuộc đời. Con người chúng ta thường chỉ nhận ra sự cần thiết của việc chạy đến với Chúa mỗi khi gặp khó khăn, gian nan, hay gặp những nỗi buồn chán, mà quên trở về bên Chúa nép vào lòng Ngài những lúc vui tươi, thành công hay hạnh phúc! Chúng ta không quên noi theo gương Mẹ Ma-ri-a sẵn sàng đáp lời “xin vâng” với Chúa, ngay cả thời khắc sợ hãi, hay đứng trước nguy cơ rủi ro, khi chưa hiểu thấu chương trình và ý định của Ngài, “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền” (x. Lc 1, 38)
Hơn nữa, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” và Ngài cũng ở cùng với anh chị em chúng ta nữa. Vì thế, mỗi khi chúng ta sống trong sự hiện diện của Chúa, sống kết hiệp với Chúa mọi giây phút, thì chúng ta cũng được mời gọi sống với anh chị em trong gia đình, lối xóm, cộng đoàn giáo xứ nữa. Thiết nghĩ, chẳng ai sống kết hợp với Chúa mọi lúc mà lại xa lánh tha nhân, anh chị em mình mà chính nơi họ “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” đang hiện diện cả! Hình ảnh “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” được bộc lộ cụ thể, rõ nét nơi mọi hành vi, lời nói, cử chỉ, tư tưởng của chúng ta; đặc biệt, trong Mùa Giáng Sinh này, chúng ta chọn cho mình một quyết tâm mà bấy lâu nay chúng ta chưa thực hiện được. Có thể chúng ta chọn tha thứ cho ai đó vì Giáng Sinh là mùa để thứ tha; hoặc chúng ta làm hoà với một ai đó vì Giáng Sinh là thời gian để giao hoà; và trên hết Giáng Sinh là Mùa hồng ân, nơi đó “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” tỏ hiện nơi xác phàm, ngõ hầu cứu độ chúng ta.
Giờ đây, chúng ta cùng lắng đọng ít phút trước Chúa Tình Yêu và thầm thỉ nguyện rằng:
Em-ma-nu-el, Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Xin thương ân ban luôn được bên Chúa
Em-ma-nu-el, Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Ra đi chia san, phó dâng trọn đời. Amen!
“Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Đavít, con của Abraham”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một ‘quãng tám’, tám ngày chuẩn bị gần cho đại lễ; sau ‘quãng tám’ này, chúng ta long trọng mừng ngày Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Phụng vụ Lời Chúa cho thấy ‘một sự thật ngàn đời’, Thiên Chúa là Đấng trung thành.
Bài đọc Sáng Thế nói về một Đấng thiên sai, Đấng chư dân trông đợi qua lời chúc phúc cũng là lời trối trăng của Giacóp cho các con mình, “Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa, gậy chỉ huy không rời khỏi chân nó, cho đến lúc Đấng thiên sai ngự đến, Đấng chư dân đợi trông”. Nếu lời chúc phúc này nên hiện thực thì quả, Thiên Chúa là Đấng trung thành, ‘một sự thật ngàn đời’.
Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một gia phả dài, liệt kê tổ tiên của Đấng Cứu Thế; khởi đầu với Abraham, kết thúc với Chúa Giêsu. Matthêu kể ra ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có 14 đời; gia phả không bắt đầu với Adam nhưng từ Abraham, người đã tin. Niềm tin mới là quan trọng, bao thế hệ trước Abraham, Matthêu không quan tâm; chỉ khi có lòng tin mới đáng để ghi vào. Mặc dù các nhà chuyên môn Thánh Kinh có thể rút ra nhiều sự thật thú vị từ bản gia phả này và tất cả những ai có tên trong đó, nhưng trái tim, linh hồn và của ý nghĩa của bản gia phả vẫn được tìm thấy ngay trong câu đầu tiên, “Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Đavít, con của Abraham”. Điều này cho thấy ‘mối liên hệ trực tiếp từ lời hứa’ Thiên Chúa đã thiết lập với Abraham, ‘đến sự hoàn thành lời hứa’ đó trong ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô, Con Một của Người. Rõ ràng, Thiên Chúa giữ lời Người hứa, ‘một sự thật ngàn đời’. Như vậy, phải mất nhiều thế kỷ để lời hứa đó được thực hiện, dẫu sao, điều đó cũng đã xảy ra và chắc chắn Abraham đã rất vui mừng khi chứng kiến sự ra đời vinh quang của một trong những con cháu mình với tư cách là Đấng Cứu Độ Thế Giới.
Cũng thế, với mỗi người chúng ta, kế hoạch của Thiên Chúa cũng là một kế hoạch dài hạn và hoàn hảo; Người biết những gì Người đang làm, đang thực hiện cho chúng ta; Người đang từ từ chủ ý hướng dẫn chúng ta trên con đường dẫn đến sự cứu rỗi đời đời; đó có thể không phải là cách chúng ta nghĩ, nhưng đó là cách hoàn hảo vì Người vẫn mãi yêu thương chúng ta, và đó cũng là ‘một sự thật ngàn đời’. Thời gian của Thiên Chúa và đường lối của Người thật khác với những gì chúng ta có thể hình dung; chúng ta có thể đưa ra nhiều ‘ý tưởng hay’ và hy vọng chúng thành hiện thực; vậy mà, rất thường xuyên, không được như thế và chúng ta có thể nản lòng.
Anh Chị em,
Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta một điều, đó là tin tưởng tuyệt đối vào Người; tin như Abraham, tin như Đức Mẹ, tin như các thánh đã tin. Một đòi hỏi xem ra khá khắt khe và dứt khoát, nhưng đó cũng là một niềm tin đem lại bình an và hy vọng cho những ai luôn phó mình cho một Thiên Chúa mãi mãi xót thương, đó cũng là ‘một sự thật ngàn đời’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đường lối Chúa là hoàn hảo; xin giúp con biết khuất phục và đầu hàng hơn nữa trước tất cả những gì Chúa đã chuẩn bị cho con, vì sự khôn ngoan của Chúa luôn luôn hoàn hảo, và đó cũng là ‘một sự thật ngàn đời’, Amen.
(Tgp. Huế)
(Mt 1, 18 – 24 )
Theo các nhà khoa học tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP23) diễn ra ở thành phố Bonn của Đức thì tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Thống kê từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên cho biết, có khoảng 17% diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy. Trái đất nóng lên từ 1-3 độ C có thể khiến biển băng ở Bắc Cực tan chảy, nhiều rạn san hô và sông băng trên núi cũng bị biến mất. Nhân loại đang ở giữa Cuộc Đại tuyệt chủng.
Nhân loại đang sống trên trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm
Sông ngòi, biển cả và không khí bị ô nhiễm, con người chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
Trái đất rung mình chuyển động, núi lửa phun trào bốc khói, toàn thân run rẩy, sóng thần và biển động gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, dịch bệnh bùng phát khắp nơi, cũng như các triệu chứng ác liệt khiến con người càng ngày càng khó sống… nói chung, sự sống trên mặt đất của con người và mọi sinh vật đang bị đe dọa, và người ta vẫn đang tìm một hành tinh xanh khác dễ sống hơn.
Về phương diện con người theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên cao trong khu vực Ðông – Nam Á cũng như trên thế giới. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta có khoảng 250 đến 300 nghìn ca nạo phá thai được báo cáo chính thức. Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, khoảng từ 20 đến 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và từ 60 đến 70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 19. Khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số này thật đáng sợ.
Một vài dẫn chứng trên cho thấy trái đất này, con người ngay nay khó sống và khó yêu quá.
Trái đất và con người đang như thế, nhưng Đức Giêsu con Thiên Chúa đã đến sống cùng chúng ta, như Isaia loan báo: “Này đây, Chúa toàn năng đến: Người sẽ được gọi là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi“. Những lời trên đây được lặp lại trong các ngày này, đặc biệt Chúa nhật thứ IV, để khẳng định rằng Trái đất vẫn rất đáng yêu và con người vẫn còn đáng mến. Thiên Chúa đến vì mến địa cầu, Thiên Chúa thương vì tình thương vấn vương khi tạo dựng.
Toàn bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ: “Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta“. (Is 7,14; Mt 1,23). Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên Chúa hứa: “Sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai…” ((Is 7,14), thì lời hứa ấy được thực hiện trong Bài Tin Mừng: Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: “Này đây một trinh nữ sẽ mang thai …” Mt 1,23). Câu này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và cả phần Ca hiệp lễ nữa.
Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta, vì Ngài vẫn còn tin tưởng chúng ta!… Ngài đến để sống với con người, Ngài chọn cư ngụ trên trái đất để ở lại với con người, để sống tại nơi con người vẫn sống trong niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, Trái đất không còn là ‘thung lũng đầy nước mắt’ nữa mà là nơi Thiên Chúa đến cắm lều, gặp gỡ con người, là nơi Thiên Chúa liên đới với con người.
Thiên Chúa xuống thế làm người vì chúng ta, tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được yêu thương và được đón nhận; chúng ta khám phá mình có phẩm vị quý giá và duy nhất trước nhan Ðấng Tạo Hoá.
Ðấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi sinh ra trong cảnh khó nghèo tại Bêlem, Chúa Giêsu đã muốn trở thành bạn đồng hành với mỗi người chúng ta. Trên mặt đất này, kể từ khi Người muốn “dựng lều” để cư ngụ, thì không còn ai là kẻ xa lạ nữa. Thật vậy, tất cả chúng ta là những khách lữ hành sống tạm qua trên trần gian này, chính Chúa Giêsu là Ðấng làm cho chúng ta có cảm nghiệm dường như mình đang sống tại nhà mình, trên mặt đất này, nơi được thánh hoá do bởi sự hiện diện của Chúa. Và Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biến trái đất này trở thành căn nhà đón tiếp tất cả mọi người.
” Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta“. (Is 7,14; Mt 1,23). Các Giáo Phụ đã giải thích. Con Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, đến độ vào được trong máng cỏ. Ngài trở nên trẻ thơ để dạy chúng ta yêu thương những trẻ thơ và những kẻ yếu đuối. Bằng cách thế như vậy, Ngài dạy chúng ta tôn trọng trẻ thơ, những em đang đau khổ và bị lạm dụng trên thế giới, những em đã được sinh ra cũng như những trẻ không được sinh ra. Ngài dạy chúng ta nhìn đến những trẻ bị đưa vào trong thế giới của bạo lực, như làm lính, phải đi ăn xin, phải khổ vì nghèo vì đói, những trẻ em không được hưởng chút tình thương. Chính Thiên Chúa, Ðấng đã trở nên trẻ thơ, mời gọi chúng ta dấn thân, ngõ hầu sức mạnh của tình yêu Chúa chăm sóc cho tất cả các trẻ em này; để phẩm giá của các em được tôn trọng.
Nhưng khi Thiên Chúa chia sẻ thân phận con người của chúng ta, Ngài không hiện diện giữa nhân loại ở một nơi an nhàn lý tưởng, nhưng ở trong thế giới thực này, với bao điều tốt đẹp và xấu xa, với những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, lạm dụng quyền lực và chiến tranh. Ngài chọn tham gia vào lịch sử của chúng ta như lịch sử ấy vốn thế, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và bi kịch của nó…. Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta… trong mọi nỗi khổ đau của lịch sử. Chúa Giêsu được sinh ra là minh chứng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía con người, một lần và mãi mãi, để cứu chúng ta và nâng chúng ta lên khỏi bụi bặm của khổ đau, của khó khăn và tội lỗi chúng ta”.
Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa ở cùng, ấy là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khổ nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền… Chúa Giêsu được sinh ra mang đến cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và yêu thương mọi người và từng người trong chúng ta. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
2 Samuen 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Tvịnh 88; Roma 16: 25-27; Luca 1: 26-38
Mùa Vọng sắp kết thúc. Chúng ta gọi đó là mùa của sự mong đợi. Bạn có mệt mỏi vì phải chờ đợi không? Đây là một mùa chờ đợi kinh khủng trong cơn đại dịch covid đã giết đến 300,000 người. Chúng ta còn phải chờ đợi bao lâu nữa để được tiêm chủng? Còn những quốc gia nghèo trên thế giới thì sao? Dân chúng của họ có được tiêm chủng hay không? Bạn có mệt mỏi như tôi trong việc chờ đợi và lo lắng này không? Dân chúng vẫn còn đau ốm, đói khát, vô gia cư, và vô nghề nghiệp. Bao giờ những chuyện này sẽ bớt đi?
Đây là một điều khác kêu gọi chúng ta phải chờ đợi, nhưng với một lời hứa chắc là sẽ được thực hiện. Trong Mùa Vọng chúng ta chờ đợi Chủa Kitô đến. Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Ngài được sinh ra rong 5 ngày nữa, ngay cả trong lúc các việc chờ đợi khác vẫn còn phải tiếp diễn! Còn điều gì phải chờ hơn nữa khi chúng ta chờ đợi ngày Chúa Kitô sẽ trở lại lần cuối? Chúng ta phải làm gì trong thời gian chờ đợi này? Chắc là chúng ta không chỉ yên vị trong nhà, tự cô lập như các vận động viên thể thao chuyên nghiệp trước trận đấu của họ. Kinh Thánh hứng dẫn cho chúng ta ý nghĩa và khuyến khích chúng ta chờ đợi.
Hôm nay, chúng ta nghe sứ thần Gabriel báo tin cho cô Maria về việc thụ thai sắp đến. Chúng ta cũng được nhắc nhở là các người được chịu phép Rửa tội cũng đang mang thai sự sống Chúa Kitô. Tôi biết ý nghĩ của sự mang thai hơi khó chịu cho các nam nhân. Nhưng, dù vậy, với ý nghĩ Chúa Thánh Thần bao trùm cô Maria, chúng ta cũng mang thai sự sống của Chúa Kitô trong chúng ta và sẽ sinh Chúa Kitô ra trong thế gian qua lời nói và việc làm của chúng ta. "Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên cô, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên cô". Lời hứa đó cũng nói với chúng ta. Thánh Thần đã đến trong lòng chúng ta: một đời sống mới đã ban cho chúng ta. Vậy chúng ta làm sao nuôi dưởng đời sống đó? Chúng ta sẽ sinh nó ra ở đâu và khi nào? Đó là những ý nghĩ để chúng ta suy ngẫm trong lúc chúng ta chờ đợi đến lễ Chúa Giáng Sinh.
Một nhà thần học lớn Karl Rahner của dòng Tên đã viết (Trong sách “Gặp sự Yên lặng”, 1937) về nhận xét trong lời kinh nguyện mà chúng ta thường nói "Chúa Kitô sẽ trở lại" - "trở lại" là từ không đúng vì theo nhà thần học Rahner thì Chúa Kitô không bao giờ ra đi. Ngài luôn hiện hữu trong đời sống ở trần thế giữa loài người. Chúa Kitô không bao giờ bỏ chúng ta. Sự Chúa Kitô đến với chúng ta là một điều luôn luôn hiện thực và một ngày nào sẽ được ứng nghiệm. Không phải là việc Chúa Kitô sẽ đến hay không? Ngài sẽ đến. Câu hỏi là: chúng ta sẽ đón tiếp Ngài như thế nào? Đây không phải chỉ là mùa của tiếng chuông và lời ca. Đây không phải là sự hoài niệm ký ức về việc Chúa Kitô đến, nhớ đến lễ Chúa Giáng Sinh là nhớ ý nghĩa đón sơ hồn nhiên, trẻ trung trong quá khứ. Việc Chúa Kitô đến là một lời kêu gọi chúng ta phải đổi mới.
Đức Maria có thể hướng dẫn chúng ta theo kịp lời hứa Chúa Kitô sẽ đến. Thánh Luca diễn tả việc truyền tin theo khung cảnh những câu chuyện tương tự được nhắc đến trong Kinh Thánh (St 16:7-16; Các Vua 13: 2-7) Những câu chuyện này đánh thức những người đọc Kinh Thánh nhận thấy tầm quan trọng của việc Đấng Hài Nhi sẽ được sinh ra. Thí dụ như, khi nói với chúng ta rằng thánh Giuse "thuộc dòng dõi vua David". Thánh Luca cho chúng ta thấy điều gì đã xãy ra cho một cặp vợ chồng có vẻ tầm thường, trong một làng quê nhỏ ở phương xa mà Thiên Chúa dự định dành cho dân Israel. Một lần nữa Thiên Chúa ra tay vươn tới việc mang lại lợi ích cho loài người thông qua người nghèo khổ và yếu mền, không có địa vị trong xã hội.
Vì sao cô Maria lại "lo sợ nhiều"? Thật thế, cô ta là người chưa lập gia đình mà lại mang thai, đây là điều Cô có thể trả giá bằng chính mạng sống của cô. Có phải vì những người được Thiên Chúa để ý đến trong lịch sử Israel thường bị đau khổ vì ơn gọi của họ? Hãy nghĩ đến số phận của các các ngôn sứ. Cô Maria tin lời cúa sứ thần, nhưng vấn đề là: Làm sao việc này xãy ra được, vì cô Maria là một trinh nữ? Quyền năng Thánh thần sẽ rợp bóng trên cô ta, giống như hình ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa đã đến trên dân Israel trong hành trình qua sa mạc xuyên suốt 40 năm.
Thánh Luca không chỉ diển tả một phụ nữ trẻ, bằng lòng chấp nhận mang thai Con Thiên Chúa. Ngay từ chương đầu trong Phúc âm, thánh Luca đã diển tả cô Maria như là một môn đồ. Không phải như các môn đệ khác mà Chúa Giêsu đã mời gọi. Ngài gọi họ hằng ngày sống theo Ngài. Còn cô ta khi nghe tin vui từ Sứ thần loan báo cho cô và cô đã đáp lại lời Sứ thần. Đối với thánh Luca, một môn đệ thật sự phải là một người nghe và hành động theo Lời Thiên Chúa. Như hình ảnh cô Maria được mô tả rất phù hợp với ý nghĩa này.
Cô Maria thưa vâng là một phần trong chương trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa. Rồi còn thêm vào những mối nguy hiểm đã được đề cập trước đó, cô Maria có thể nghĩ "Tôi chỉ là một phụ nữ bình thường, không có quyền lực hay uy quyền trong thế gian”. Cô ta có đủ lý do để từ chối lời mời gọi của Sứ thần. Nhưng Sứ thần kêu gọi đến lòng tin của cô ta vào Thiên Chúa của Israel và cô ấy quyết định hiến thân cho Thiên Chúa. Như Sứ thần đã nhắc cô Maria về việc mang thai của bà Elizabeth một người chị họ lớn tuổi của cô là "không có điều gì mà Thiên Chúa không làm được". Hãy để ý, Tin Mừng về hiện tại và tương lai. Thiên Chúa đến ở giữa chúng ta ngay lúc này đây và cùng đi với chúng ta vào một tương lai không biết trước được và có thể đáng sợ.
Cô Maria không chỉ được mô tả như một môn đệ đích thực, cô cũng được giao nhiệm vụ như là một Ngôn sứ. Cô ta lắng nghe chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho loài người, và chấp nhận vai trò của cô trong chương trình đó. Qua việc chấp nhận đó, cô Maria sẽ là nhân chứng cho hành động của Thiên Chúa trong thế gian. Mặc dù cô ấy đã được hứa là Chúa Thánh Thần sẽ rợp bóng trên cô, nhưng tương lai sẽ không dễ dàng. Nhưng cô ta tin tưởng vào lời cam đoan của Sứ thần là Thiên Chúa sẽ luôn ở cùng cô. Cũng nhờ lời cam đoan đó mà chúng ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Khi Chúa Thánh Thần cũng đến "rợp bóng trên” chúng ta, chúng ta trở thành những người nghe Lời Thiên Chúa, và được mời gọi tin tưởng vào sự rợp bóng Chúa Thánh Thần trên chúng ta, và cô Maria đã làm điều đó.
Chúng ta có thể đã chán ngấy và sẵn sàng từ bỏ việc chờ đợi. Nhưng Thiên Chúa không chán và sẽ không sẵn sàng rời bỏ chúng ta, Đấng đã tạo ra mọi sự từ chốn hư không. Một lần nữa Thiên Chúa đã nhận thấy, dân chúng cần được giúp đở, và Ngài đang sáng tạo điều gì đó để giúp họ. Nếu trong những ngày này, chúng ta cảm thấy đuối sức, thì lời Chúa hôm nay nói với chúng ta rằng chỉ có riêng mình ta là không làm được còn Thiên Chúa thì có thể. Một lần nữa, Thiên Chúa sẽ ra tay trợ giúp những gì chúng ta mắc phải. Đó có phải là ý tưởng lạc quan sai lầm? Bánh từ trời? Hãy cùng thông hiệp với Maria bằng lời cầu nguyện "Vâng, tôi là nữ tỳ của Chúa, xin chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th ADVENT (B)
2 Samuel 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Psalm 89; Romans 16: 25-27; Luke 1: 26-38
Advent is coming to a close. We call it a season of waiting. Aren’t you tired of waiting? This has been an awful season of waiting while the virus has taken almost 300,000 lives. When will we get the vaccine? How long will it take for all of us to be vaccinated? What about the poor countries of the world, will their populations also be vaccinated? Are you as tired as I am of this waiting and worrying? People are still sick, hungry, homeless and unemployed. When will relief come?
Here is something else that calls us to wait, but with a sure promise of fulfillment. In Advent we await Christ’s coming. We will celebrate his coming in the flesh in five days, even while all the other waitings drag on! There’s more: we also await his final return? What should we do during this waiting time? Certainly not sit content in our private bubbles, isolated the way those professional athletes are before their big games. The scriptures give us guide and encouragement as we wait.
Today we hear Gabriel announce to Mary her coming pregnancy. We are reminded that the baptized are also pregnant with the life of Christ. I know the thought of being pregnant with God may be an uncomfortable description for us men to ponder. But still, by the same overshadowing of the Spirit Mary experienced, we also bear the life of Christ with us and give birth to him in the world by our words and actions. "The Holy Spirit will come upon you and the power of the Most High will overshadow you." The very same promise is spoken to us as well. The Spirit has been planted in us; new life given us. How shall we nurture it? Where and when shall we give birth to it? Thoughts to ponder as we approach the Christmas celebration.
Karl Rahner ("Encounters with Silence," 1937), the great Jesuit theologian, observed in a prayer that when we say "Christ will come again," – "again" is misleading because Christ has never really gone away Rahner reminds us. In his human existence Christ has never left us. Christ’s coming is always present and will someday come to fulfillment. It is not a matter of will Christ come – He will! The question is: how will we receive him? This is not merely a season of jingles and slogans. It’s not a nostalgic trip down memory lane, recalling Christmas from a more innocent, youthful past. Christ’s coming is a call to renewal and to transformation.
Mary can be our guide for the opportunity for renewal Christ’s coming promises. Luke tells the Annunciation story in the pattern of other similar biblical accounts (Gen 16:7-16, Judges 13:2-7). These stories alert the reader to the importance of the child to be born. For example, by telling us that Joseph was "of the house of David," Luke is showing us that what is happening to the seeming insignificant couple in a remote village fits God’s plan for Israel. Once again God is reaching out to benefit humanity through the poor and fragile, people of no social rank.
Why is Mary "greatly troubled?" Well, she is single and pregnant – that could cost her life. Could it be because those who were favored by God in Israel’s history often had to suffer for their calling? Consider the fate of the prophets. Mary believes the angel’s news, but the issue is: how will all this happen, she is a virgin? The Spirit will come upon her with power, just as God’s presence came upon and stayed with Israel during its 40 year desert journey.
Luke is not just portraying a young woman who agrees to bear the Son of God. From the very first chapter of his gospel, he depicts her as a disciple. Not because, like the other disciples Jesus called her from her daily to follow him. She hears the good news the angel announced to her and responds it. For Luke, a true disciple is one who hears and acts on the Word of God. From the beginning of the gospel Mary fits this description.
Mary gives her consent to be part of God’s plan for redemption. Besides the previously mentioned dangers, she could have thought, "I am just an insignificant woman with no power, or authority in the world." She had plenty of reason to decline the angel’s invitation. But the messenger called on our faith in the God of Israel and she decides to throw her lot in with God. As the angel reminds Mary, after telling her of the pregnancy of her elderly cousin Elizabeth, "For nothing will be impossible for God." Notice the good news is about the present and the future. God comes among us now and journeys with us into our unpredictable and sometimes scary future.
Mary is not only depicted as a true disciple, she is also commissioned as a prophet. She hears God’s plan for humanity and accepts her role in it. By her consent she will give witness to God’s activity in the world. Though she is promised that the Holy Spirit will come upon her, the future will not be easy. But she trusts the angel’s assurance that God’s presence will be with her. The same assurance we have by our baptism. When the Holy Spirit also "comes upon" us, we become hearers of God’s Word and are invited to trust in the overshadowing presence of God’s Spirit with us. Which is what Mary did.
We may be fed up and ready to quit our waiting. But God is not fed up and ready to quit on us. God, who created something out of nothing, can do it again: be creative when there is so little to work with. When we think we are done, God is just beginning. If these days feel too much for us today’s gospel reminds us that we are not on our own. Once again God has noticed a needy people and is doing something about it. We may not be able to handle what’s happening in our lives, but God can. Is this false optimism? Pie in the sky? With Mary we can pray, "Behold I am the handmaid of the Lord. May it be done to me according to your word."
7. Ai có thể trung thực kiểm thảo bản thân mình, thì đối với những trách cứ của người khác lại càng rất dễ im hơi lặng tiếng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một vị làm quan nhỏ ở làng, một hôm đang ngồi ở trên thuyền thì gặp một kỷ nữ đang xuống thuyền, vội vàng hỏi:
- “Tại sao gọi cô là “thiếu phụ”, tuổi đã lớn rồi sao?”
Kỷ nữ trả lời:
- “Thế thì có gì là không phải chứ, tại sao người ta gọi ông là lão gia mà ông thì lại làm chức quan quá nhỏ?”
Những người khách trong thuyền đều vỗ tay cười ha ha, nhưng kỷ nữ lại không nói tiếng nào.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 11:
Người ta nói đừng nên hỏi tuổi đàn bà con gái, vậy mà ông quan chức nhỏ kia “chơi dại” hỏi nên mới bị trả lời làm cho sượng mặt, đó cũng là một bài học dành cho những ông quan chức nhỏ mà thích làm bộ mặt ta đây...
Cái nên hỏi là: anh (chị) có mạnh khỏe không, con cái thế nào có ngoan không, người nhà bệnh đã khỏe lại chưa?.v.v...tất cả những câu hỏi quan tâm đến người khác thì nên hỏi, bởi vì không một ai trả lời bốp chát khi nghe người khác quan tâm đến mình hoặc gia đình mình.
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta phải yêu mến tha nhân, không có nghĩa là Ngài chỉ dạy chúng ta cho kẻ đói ăn, cho người khát uống mà thôi, nhưng bao gồm dạy chúng ta biết quan tâm hỏi han đến những người khác, dù họ là quan to hay quan nhỏ, dù họ là nhà giàu hay nhà nghèo, tất cả đều là đối tượng để chúng ta quan tâm hỏi han chia sẻ, đó chính là nét ưu việt của người Ki-tô hữu vậy.
Dù nhỏ tuổi nhưng đã có chồng thì kêu bằng thiếu phụ có chết ai đâu, nhưng được người ta kêu bằng lão gia mà chức vụ chỉ là anh sai dịch thì mới là gượng gùng cho cái thân...lão gia.
Khốn khổ thay cho người luôn hách dịch với người khác !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Video bắt đầu lúc 7g tối 18/12/2020 theo giờ Việt Nam
Phúc Âm: Lc 1, 5-25
“Thiên Thần Gabriel báo trước việc Gioan Tẩy Giả sinh ra”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Vào thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế tên là Giacaria, thuộc phiên ban Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là Elisabéth.
Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì.
Nhưng họ lại không con, vì Elisabéth son sẻ, và cả hai đã đến tuổi già.
Xảy ra khi Giacaria chu toàn chức vụ tư tế trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của phiên mình như tục lệ hàng tư tế, ông bắt thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa mà dâng hương.
Ðang lúc toàn thể đám đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài, trong giờ dâng hương.
Bấy giờ Thiên Thần Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải hương án.
Giacaria thấy vậy hoảng hốt, sự kinh hoàng đột nhập vào ông.
Nhưng Thiên Thần nói với ông rằng: “Giacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện đã được nhậm rồi.
Elisabéth vợ ngươi sẽ hạ sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên trẻ là Gioan.
Ngươi sẽ được vui mừng hân hoan, và nhiều người cũng sẽ vui mừng, vì việc trẻ sinh ra.
Vì trẻ nầy sẽ nên cao trọng trước mắt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men, sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa.
Trẻ này sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Elia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngổ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị.
Giacaria thưa với Thiên Thần rằng: “Làm sao tôi biết được, vì tôi đây đã già, và vợ tôi cũng đã cao niên?”
Thiên Thần liền đáp: “Ta là Gabriel, ta đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, ta được sai đến nói với ngươi, và báo cho ngươi tin lành nầy.
Thì đây, ngươi sẽ nín câm và không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra; bởi vì ngươi đã không tin lời ta, là những lời sẽ nên trọng khi đến thời của chúng”.
Dân chúng đang trông đợi Giacaria, lấy làm lạ vì ông ở lâu trong cung thánh.
Nhưng lúc ra, ông không nói được, và họ biết ông đã thấy điềm lạ trong cung thánh.
Còn ông thì chỉ làm hiệu cho họ, và vẫn bị câm.
Khi những ngày thánh vụ của ông đã mãn, ông trở về nhà.
Sau những ngày ấy, Elisabéth vợ ông thụ thai, và bà ẩn mình trong năm tháng, bà nói rằng: “Chúa đã làm cho tôi thế nầy, trong những ngày Người đoái thương, cất nổi khổ nhục tôi khỏi người đời.
Ðó là lời Chúa.
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Tư 16 tháng 12, Sở Cảnh Sát New York, gọi tắt là NYPD xác định kẻ nổ súng mưu toan thảm sát các Kitô hữu hát mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Thiên Chúa ở New York là một người đàn ông 52 tuổi, có một hồ sơ dài phạm các tội hình sự. Anh ta tên là Luis Vasquez, cư dân của quận Bronx của New York.
Tưởng cũng nên nhắc lại tiếng súng bắt đầu ngay trước 4 giờ chiều ngày Chúa Nhật 13 tháng 12 tại Nhà thờ Thánh Gioan Thiên Chúa, là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Anh Giáo New York.
Một buổi hòa nhạc kéo dài 45 phút được tổ chức trên các bậc thềm của nhà thờ vừa kết thúc và khi đám đông vài trăm người đang đứng dậy để về nhà thì tay súng này bắt đầu nổ súng, khiến nhiều người chạy xuống Đại lộ Amsterdam la hét trong kinh hoàng và nằm xuống vỉa hè tránh đạn.
Trong video do NYPD cung cấp, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, cảnh kinh hoàng nhất là một cặp vợ chồng đứng cách tên hung thủ chưa đầy 20m. Họ sợ quá đứng chết trân tại chỗ, họ không có cả can đảm ngồi thụp xuống tránh đạn. Họ cứ đứng như trời trồng như thế trong khi hung thủ đang giao tranh với cảnh sát bất chấp những lời khuyên của cảnh sát là hãy nằm xuống tránh đạn.
Linh mục Patrick Malloy là Cha sở nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Thiên Chúa cho biết ngài đã đưa mọi người vào nhà thờ để bảo đảm an toàn. Hung thủ đã bắn theo khi cửa nhà thờ được khép lại.
Một hình ảnh ớn lạnh cho thấy tay súng mang theo một chiếc ba lô chứa đầy xăng, một cuốn kinh thánh, dây điện, băng keo, dao và một số cuộn dây thừng. Ủy viên Cảnh sát NYPD Dermot Shea phát biểu trong cuộc họp báo rằng:
“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể phỏng đoán ý đồ xấu xa của kẻ chủ mưu từ tang vật thu được từ chiếc túi này. Chính nhờ ơn Chúa mà không ai ngoài tay súng này bị thương tích”.
Steven Wilson, người đã tham dự buổi hòa nhạc Giáng sinh cùng gia đình, đã chạy và trốn sau khi họ nghe thấy tiếng súng.
“Tất cả chúng ta núp phía sau xe,” Wilson nói. “Nhìn thấy mọi sự diễn ra ngay trước mắt thực sự khiến bạn cảm kích rằng các nhân viên cảnh sát đang đặt tính mạng của họ trong tình trạng nguy hiểm để bảo vệ người dân”.
Source:NET-TV
Trong bản tin đánh đi hôm 15 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết anh Imran Masih, một tín hữu năm nay 38 tuổi cư ngụ ở Faisalabad, là người bị kết án tù chung thân vì tội báng bổ tiên tri Muhammad của Hồi Giáo, đã được tuyên bố trắng án khi kháng cáo trước Tòa án tối cao Lahore. Phán quyết đã được đưa ra hôm 15 tháng 12 và anh Imran Masih được phóng thích ngay tại tòa. Tuy nhiên, trước các cuộc biểu tình của những người Hồi Giáo cực đoan đang đòi phải treo cổ anh, thủ tục trả tự do cho anh rất phức tạp. Anh được cảnh sát hộ tống đến một địa điểm bí mật và sẽ được phóng thích tại đó vào một thời điểm thích hợp.
Theo luật sư Công Giáo Khalil Tahir Sandhu, người bào chữa cho Imran, tòa án đã bác bỏ bản án sơ thẩm đã kết án anh ta tù chung thân vào năm 2010. Luật sư Khalil Tahir Sandhu cho biết giống như nhiều Kitô hữu Pakistan khác, anh Imran đã bị buộc tội báng bổ một cách vô cớ.
“Đây là tin tốt cho công lý, cho các Kitô hữu, cho đất nước. Chúng tôi vui mừng vì kết quả tích cực của quá trình cuối cùng công nhận quyền tự do cho một người vô tội. Nhưng mặt khác cũng có một mặt cay đắng: các phiên xét xử vụ án đã bị hoãn hơn 70 lần. Imran bị giam oan suốt 12 năm, không còn được gặp cha mẹ vì cả hai đều đã chết trong thời gian anh bị giam cầm, và anh bị mất đi một phần tuổi trẻ trong tù vì một tội ác không hề xảy ra”, vị luật sư nói với Fides.
Đối mặt với những trường hợp như vậy, Sandhu nhận xét: “Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, ở tất cả các cấp, để thay đổi luật báng bổ bất công này. Đạo luật này đã bị lạm dụng quá lâu và các Kitô hữu thường là nạn nhân vô tội. Cần lưu ý rằng cho đến năm 1986 hoàn toàn không có trường hợp nào bị buộc tội báng bổ ở Pakistan. Từ năm 1986 trở đi – sau khi Tướng Zia-ul-Haq ban hành luật báng bổ quái quỷ này - các trường hợp bị cáo buộc phạm thượng bùng nổ hầu như ở khắp mọi nơi. Nhưng phần lớn các cáo buộc là hoàn toàn sai sự thật và bị lạm dụng để trả thù cá nhân”.
Imran Masih đã ở tù từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Vào tháng 1 năm 2010, anh ta bị kết án tù chung thân. Những cáo buộc chống lại anh ta là bịa đặt và hoàn toàn sai sự thật. Một người hàng xóm cáo buộc anh ta đã đốt một bản sao của Kinh Koran. Người đàn ông trẻ tuổi đã bị dụ vào một cái bẫy: trong khi dọn dẹp cửa hàng của mình, anh ta muốn bỏ đi một số cuốn sách viết bằng tiếng Ả Rập, một ngôn ngữ mà anh ta không hiểu, và vì lý do này, anh ta đã nhờ một người hàng xóm xem chúng để xem những cuốn sách đó có phải là sách Hồi giáo hay không. Người hàng xóm bảo đảm với anh rằng đó không phải là những sách Hồi Giáo, vì thế, Imran Masih đã đốt chúng. Sau đó, người hàng xóm gian manh ấy lại đâm đơn kiện anh tội báng bổ.
Source:Fides
Hôm thứ Tư 16 tháng 12, tại Naples tiếng Ý gọi là Napoli, máu của Thánh Gennariô vẫn khô đặc, không có bất cứ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.
Diễn biến này được nhiều người Ý xem là một điềm rất xấu. Vài ngày trước đó, một cây cầu đột nhiên gẫy làm đôi trong đêm. Một chiếc xe chở khách đã lao xuống dòng sông. Tổn thất cho đến nay vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.
Trong khi đó, tính đến chiều tối thứ Tư 16 tháng 12, tử vong tại Ý đã lên đến 66,537 người, trong số 1,888,144 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp nhiễm bệnh trong một ngày 15 tháng 12 thôi là 14,840 người. Cũng trong ngày 15 tháng 12, có 846 người đã chết vì virus Tầu độc địa, nghĩa là ngang ngửa với con số người chết trong một ngày tại đỉnh cao của đại dịch coronavirus hồi cuối tháng Ba. Ngày 27 tháng Ba được kể là ngày đen tối nhất, số trường hợp tử vong trong ngày hôm ấy là 921 người.
Cha Vincenzo de Gregorio, phụ trách nhà nguyện Thánh Gennariô ở nhà thờ chính tòa Naples cho biết:
“Khi chúng tôi lấy thánh tích từ két sắt ra, máu đã hoàn toàn khô đặc và vẫn hoàn toàn khô đặc.”
Sau Thánh lễ sáng ngày 16 tháng 12 tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Maria, theo thông lệ bình máu Thánh Gennariô đã được đưa ra cho anh chị em giáo dân kính viếng.
Trước sự thất vọng của họ, máu Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như trông đợi.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy phản ứng mất bình tĩnh của anh chị em giáo dân. Nhiều người đã cất tiếng đọc kinh, và những người khác đọc theo.
Cha Vincenzo de Gregorio an ủi họ và nói rằng phép lạ đôi khi xảy ra vài giờ sau đó trong ngày. Ngài nói “cách đây vài năm vào lúc 5 giờ chiều, máu đã hóa lỏng. Vì vậy, chúng ta chưa thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra”.
“Tình trạng thực tế hiện nay, như anh chị em có thể thấy, hoàn toàn khô đặc. Không có bất cứ dấu chỉ nào, thậm chí một chút cũng không có. Nhưng không sao đâu, chúng ta sẽ chờ đợi dấu chỉ này với niềm tin của chúng ta”.
Tuy nhiên, đến cuối thánh lễ buổi tối ngày thứ Tư, tức là vào sáng thứ Năm theo giờ Việt Nam, máu vẫn còn khô đặc.
Thánh Gennariô là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diôclêtiô vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sosius, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Đức Hồng Y Crescenzio Sepe đã cai quản tổng giáo phận Napoli, một trong những giáo phận quan trọng của Ý, trong 14 năm qua. Hai năm trước, khi đến tuổi 75, ngài đã nộp đơn từ chức theo luật định. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu nhiệm ngài thêm 2 năm và hôm thứ Bẩy 12 tháng 12, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức của ngài và bổ nhiệm Đức Cha Domenico Battaglia, 57 tuổi, đang là Giám Mục của giáo phận Cerreto Sannita-Telese-Sant'Agata de' Goti lên thay. Ngài được biết đến như một “linh mục đường phố”, một người rất gần gũi với người nghèo.
Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa hôm 16 tháng 12.
Khi phép lạ vẫn chưa xảy ra, Đức Hồng Y Sepe nói với những người tụ tập, “chúng ta cần phải thực hiện một hành động thể hiện lòng sùng kính chân chính và sâu sắc đối với Thánh Gennariô của chúng ta, chúng ta cần hiệp nhất với nhau nhân danh ngài”.
“Chính Người đã giúp chúng ta sống, làm chứng cho đức tin và dù máu không hóa lỏng cũng không có nghĩa là những điều không may sẽ xảy ra. Điều quan trọng là chúng ta cần cảm thấy thực sự hiệp nhất, tham dự vào sự kiện vô cùng đặc biệt này với sự thành kính của chúng ta đối với vị thánh bổn mạng”.
Đức Hồng Y khuyên anh chị em làm các việc phạt tạ và thống hối, đặc biệt trong bối cảnh đón mừng Chúa đến.
Source:Catholic News Agency
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau trong bối cảnh bọn cầm quyền Trung Quốc xét xử nhà hoạt động nhân quyền Công Giáo Jimmy Lai.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
By George Weigel
Bàn Về Ngục Tù Và Truyền Giảng Tin Mừng Tại Trung Quốc
Joshua Wong (Hoàng Chí Phong, 黃之鋒) là một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi người Hoa, gần đây bị kết án 13 tháng rưỡi tù giam bằng một cáo buộc gây phương hại cho tự do xã hội của bọn cầm quyền. Anh bị kết tội “cố ý kích động tham gia một cuộc hội họp trái phép” —cụ thể, trên tờ Chinese Newspeak (Tân Văn Báo, 新闻报) anh kêu gọi những người khác phản đối một cách hòa bình cái chế độ chuyên chế hiện đang bóp nghẹt Hương Cảng. Trong lá thư đầu tiên từ nhà tù, anh Joshua viết, “Tù ngục không thể nhốt linh hồn”. Thật thế, chúng không thể. Nhưng việc thất bại không bảo vệ được những người bị nhốt trong các nhà tù bằng cách liên đới với họ có thể gây ra các thiệt hại nặng nề nhất cho việc truyền giáo.
Jimmy Lai (Lê Trí Anh, 黎智英) một trong những người Công Giáo nổi tiếng nhất Hương Cảng về phương diện bảo vệ tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác của con người, đã trở lại nhà tù vào đầu tháng 12; việc đóng tiền để tại ngoại hầu tra của anh trong một vụ tranh chấp thuê nhà dân sự đã bị bác bỏ với lý do anh ta có thể bỏ trốn và khởi động một nguy cơ an ninh quốc gia. Tất nhiên, lý do thực sự khiến anh ta phải ngồi tù là việc giam giữ anh Lai trong tù ngăn cản những thách thức liên tục của anh ta đối với chính sách đàn áp của bọn cầm quyền. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Jimmy Lai đã nhấn mạnh rằng đức tin Công Giáo của anh là nền tảng và là sự nâng đỡ đối với những dấn thân của anh cho nhân quyền của tất cả mọi người, bất kể chế độ Tập Cận Bình đang cố gắng hủy hoại công việc kinh doanh của anh cũng như đe dọa tính mạng của anh. Jimmy Lai có được khích lệ bởi một lời phản đối công khai từ Vatican chống lại cuộc đàn áp anh kể từ khi anh trở thành mục tiêu chính của các bạo chúa Trung Quốc không? Thưa: Không.
Martin Lee (Lý Trú Minh, 李柱銘) là một người Công Giáo sùng đạo khác - một luật sư nổi tiếng và là một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ - là người đã phải chứng kiến cơ nghiệp của mình bị hủy hoại khi Bắc Kinh thắt chặt vòng vây đối với Hương Cảng một cách trắng trợn, coi thường những cam kết mà chúng đã đưa ra vào năm 1997, khi Vương quốc Anh trao lại chủ quyền lãnh thổ này cho Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal nêu bật một câu nói bất hủ của ông Lee khi ông bác bỏ mọi đề nghị khuyên ông nên rời khỏi Hương Cảng: “Nếu tôi được lựa chọn để chết một cách yên bình trên giường bên ngoài Hương Cảng, hoặc chết trong đau đớn trong nhà tù Trung Quốc, câu hỏi dành cho tôi là không phải tôi chết như thế nào, mà là tôi sẽ lên thiên đàng hay không? Chết mà không có niềm tin là điều thực sự khiến tôi đau đớn”. Hiện thân của tinh thần Thánh Thomas More ở Trung Quốc này có được khích lệ bởi một lời phản đối công khai từ Vatican chống lại chế độ chuyên chế của Bắc Kinh không? Thưa: Không.
Ngay trước Lễ Tạ ơn, Vatican đã khởi xướng một cuộc họp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với một nhóm cầu thủ NBA và đại diện công đoàn của họ, rõ ràng là để thảo luận về các vấn đề liên quan đến công lý ở Hoa Kỳ. Có bất kỳ sự tiếp cận tương tự nào được thực hiện đối với các nhà hoạt động nhân quyền Công Giáo Trung Quốc — hoặc thậm chí với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng và là một người bảo vệ can đảm khác cho tự do tôn giáo trên khắp Trung Quốc không? Thưa: Không.
Những nỗ lực để bảo vệ sự miễn cưỡng đáng xấu hổ này của Vatican trong việc hỗ trợ những người Công Giáo Trung Quốc bị bách hại một cách công khai vẫn tỏ ra thiếu thuyết phục, thậm chí là lố bịch. Một số người cho rằng chính sách đối với Trung Quốc hiện tại của Vatican là cần thiết để điều hòa tình hình Công Giáo ở Trung Quốc, nơi đang bị thiếu hụt các giám mục. Làm thế nào một phương pháp bổ nhiệm các giám mục trong đó dành hết các động thái mở đầu trong tiến trình cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, lại không tự nó cho thấy rõ ràng là một sự vi phạm giáo huấn của Công đồng Vatican II (được ban hành có hiệu lực pháp lý trong Điều 377.5 của Bộ Giáo luật). Những người khác cho rằng Giáo hội phải tiếp nhận các chế độ côn đồ trong tình trạng hiện tại của chúng và cố gắng tạo ra không gian rộng mở cho đời sống Công Giáo trong hoàn cảnh đó; nhưng điều này không có ý nghĩa gì trong tình hình Trung Quốc ngày nay, nơi chế độ Tập Cận Bình đang sử dụng đe dọa và tra tấn để áp đặt lên toàn bộ đất nước những gì tương đương với một sự thay thế cho tôn giáo — đó là lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà lãnh đạo tối cao của nó. Còn cái tuyên bố nực cười cho rằng thỏa thuận bắt đầu vào năm 2018 là một bước tiến vì nó công nhận vị thế của Giáo hoàng là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo thì xin nói thế này: Sự công nhận một điều hiển nhiên như thế thì có ích gì, khi đối mặt với sự tuyên truyền phổ biến của một chế độ đang kháo rằng Tập Cận Bình là một thần minh, một nhân vật khôn ngoan nhân từ mà tất cả chúng ta phải chiều theo?
Giống như cuộc chiến giữa Công Giáo và chủ nghĩa cộng sản ở Đông Trung Âu trong Chiến tranh Lạnh, cuộc chiến giữa Công Giáo và chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc cuối cùng là một trò chơi phải có thắng có bại. Không có một trạng thái lưng chừng để sau cuộc chiến cả hai bên đều vui vẻ cả làng. Sẽ có một bên thắng thắng, và một bên thua. Ostpolitik của Vatican trong những thập niên 1960 và 1970 chưa bao giờ nắm bắt được điều này; Đức Gioan Phaolô II đã làm được điều đó, và sự tự giải phóng của Ba Lan và các nước thuộc Khối Warszawa khác đã được diễn ra vào năm 1989.
Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc không phải là bất tử. Khi nó kết thúc, Trung Quốc sẽ là cánh đồng truyền giáo Kitô lớn nhất trong nhiều thế kỷ. Một đạo Công Giáo đồng hóa với cái chế độ cũ bị khinh miệt sẽ gặp bất lợi nghiêm trọng về mặt truyền giáo ở Trung Hoa trong thời hậu cộng sản: đặc biệt là khi người ta thấy rõ Công Giáo đã phản bội những người như Jimmy Lai, Martin Lee, Trần Nhật Quân, và rất nhiều những người cao thượng và can đảm tuyên xưng đức tin khác.
Source:First Things
Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã ký sắc lệnh công bố sự cho phép này vào ngày 16 tháng 12.
Sắc lệnh nói rằng “theo các năng quyền được ủy thác cho Bộ này bởi Đức Thánh Cha Phanxicô”, qua sắc lệnh vừa được công bố, các giám mục giáo phận có thể cho phép các linh mục trong giáo phận của mình cử hành đến bốn Thánh lễ trong ba ngày lễ trọng nêu trên “xét vì tình hình gây ra bởi sự lây lan đại dịch trên toàn thế giới, và đứng trước sự lây lan dai dẳng toàn cầu của cái gọi là vi rút COVID-19”.
Theo Bộ Giáo Luật, thông thường một linh mục chỉ được cử hành một Thánh lễ duy nhất trong một ngày.
Điều 905 nói rằng các linh mục có thể được phép của giám mục địa phương để dâng đến hai Thánh lễ mỗi ngày “nếu thiếu linh mục,” hoặc tối đa ba Thánh lễ mỗi ngày vào các ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Buộc “nếu cần thiết vì nhu cầu mục vụ”.
Các giới hạn về số người được phép hiện diện trong nhà thờ đã được các chính quyền dân sự áp đặt ở một số nơi trên thế giới, nhằm mục đích kiểm soát sự lây lan của coronavirus, đã hạn chế đáng kể số tín hữu có mặt trong các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự và một số giáo xứ đã phải dâng thêm các Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và trong tuần để tạo điều kiện cho nhiều người tham dự hơn.
Ngày Lễ Giáng sinh và ngày 1 tháng Giêng là ngày lễ trọng và do đó người Công Giáo bắt buộc phải tham dự Thánh lễ. Tại Hoa Kỳ, Lễ Hiển Linh đã được dời sang Chúa Nhật.
Trong thời gian đại dịch, một số giám mục đã chuẩn chước cho người Công Giáo trong giáo phận của các ngài nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Buộc nếu việc tham dự sẽ khiến họ có nguy cơ lây nhiễm vi rút.
Source:Catholic News Agency
(UCN - Ben Joseph)
Không phân biệt quốc gia, tôn giáo, khu vực và sự phát triển kinh tế, các quốc gia châu Á bảo thủ đang bắt đầu chấp nhận hôn nhân đồng tính, mặc dù rất coi trọng các giá trị gia đình.
Những người LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) hiện có ở khắp nơi tại châu Á, nên luật nới lỏng do nhiều chính phủ châu Á chấp nhận là một dấu hiệu bất thường.
Với cái nhìn ưu tư mục vụ gần đây của ĐTC cho những người có khuynh hướng tình dục khác biệt cũng làm vơi nhẹ thái độ gay gắt về lãnh vực này ở các quốc gia châu Á...
Với việc nhiều chính phủ châu Á thông qua luật công nhận các quan hệ đồng tính, hôn nhân và sinh con cái không còn là nghĩa vụ xã hội, như trong hôn nhân bình thường so với các hôn nhân đồng tính.
Mặc dù cộng đồng LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) đã trở thánh hiển nhiên trong khu vực, nhưng sự phân biệt đối xử và ánh nhìn xa lạ đối với các cặp đồng tính vẫn còn mạnh trong xã hội Á Châu, vốn luôn nhìn nhận các giá trị gia đình truyền thống là cao quí.
Đài Loan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm ngoái. Tuy nhiên, các cặp đồng tính không được hưởng các đặc quyền như các cặp hôn nhân nam nữ.
Vì các cử tri trước đó đã bác bỏ hôn nhân đồng tính trong một loạt các cuộc trưng cầu dân ý, nên danh tiếng của hòn đảo tự trị này đã trở nên như ngọn hải đăng cho châu Á về sự nhìn nhận hôn nhân đồng tính...
Do đó, Đài Loan đã ban hành luật đặc khu và là chính phủ châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào tháng 5/2019.
Ấn Độ đã bãi bỏ luật cấm các cuộc hôn nhân đồng tính, tồn tại hàng thế kỷ và vô hiệu hóa nó vào năm 2018. Các cuộc thảo luận đang được tiến hành ở quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hindu.
Ở Ấn Độ, luật pháp quy định về hôn nhân rất khác nhau, tùy theo các tôn giáo. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp ở quốc gia Nam Á này, các cặp chuyển giới đã được kết hôn theo nghi lễ tôn giáo.
Thái Lan đã loại bỏ luật chống lại đồng tính luyến ái vào năm 1956 và thông qua một đạo luật chấp nhận hôn nhân đồng tính vào tháng 7 năm nay, mang lại cho những cặp đồng tính những lợi ích tương tự như các cuộc hôn nhân bình thường ở đất nước Phật giáo, nhưng rất phóng khoáng về tự do tình dục.
Năm ngoái, Hồng Kông đã sửa đổi một số điều luật hình, chấp nhận hôn nhân đồng tính, trong khi các cặp đồng tính được hưởng quyền bình đẳng theo luật thừa kế được thông qua vào tháng 9 năm nay.
Việt Nam cũng là một quốc gia tiến bộ về vấn đề hôn nhân đồng tính. Vào năm 2013, quốc gia cộng sản này đã bãi bỏ hình phạt đối với các đám cưới đồng tính và cho phép các cặp đồng tính sống chung.
Hai năm sau, Việt Nam lại rút lại luật hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam lại nhìn nhận các quyền hạn đầy đủ cho các cuộc hôn nhân đồng tính.
Nepal là quốc gia đầu tiên ở châu Á đăng ký công dân của mình theo giới tính thứ ba trong cuộc kiểm tra dân số vào năm 2011.
Ở Bangladesh cũng có điều khoản tương tự dành cho những người chuyển giới, nhưng đồng tính vẫn là còn cấm ở quốc gia mà đa số dân chúng theo đạo Hồi.
Đồng tính luyến ái không phải là một tội phạm ở Trung Quốc, kể từ năm 2001. Một cộng đồng LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) nổi lên ở quốc gia cộng sản này và mong được sự chấp thuận hợp pháp cho các hôn nhân đồng tính...
Quan hệ tình dục đồng giới đã được hợp pháp ở Nhật Bản từ năm 1880, mặc dù các quan hệ đồng tính thì chưa có. Tuy nhiên, nhiều tòa án đã trao quyền cho các cặp đồng tính tương tự được kết hôn.
Đồng tính không phải là bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, nó không còn bị coi là "một tình trạng bệnh hoạn và dâm dật."
Tại Vương quốc Bhutan trên dãy Himalaya đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính. Vào ngày 10 tháng 12, quốc hội của đất nước này đã bỏ phiếu ủng hộ việc bãi bỏ luật kết tội "quan hệ tình dục không tự nhiên" ở đất nước mà Phật giáo là quốc giáo và có dân số khoảng 775.000 người.
Ở một khu vực mà việc kết hôn với người khác giới được coi là nghĩa vụ của gia đình, hầu có con cái nối dõi tông đường, thì một số quốc gia tại châu Á nhìn nhận hôn nhân đồng tính được coi như là một bước tiến lớn.
Các quốc gia châu Á đang thay đổi luật pháp bởi vì hầu mọi người trong xã hội bảo thủ của họ không còn coi đồng tính luyến ái là một "điều chống lại tự nhiên."
Sự Đồng cảm và Mục vụ của Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo luôn duy trì Hôn nhân nam nữ và không chấp nhận các cuộc hôn nhân đồng tính và hợp pháp hóa nó, gọi nó là "đi ngược lại với quy luật tự nhiên" do "Thiên Chúa sáng tạo ra chúng ta có nam và có nữ."
Tuy nhiên, mới gần đây báo giới đã đánh lận con đen khi loan tin rằng ĐTC ủng hộ nhìn nhận các cuộc hôn nhân đồng tính dân sự trong một bộ phim tài liệu. Tài liệu đó đã cắt nghĩa lệch lạc lập trường của Vatican chống lại bất kỳ sự công nhận hợp pháp nào đối với các cuộc hôn nhân đồng tính luyến ái.
ĐTC Phanxicô phát biểu trong một trong những cuộc phỏng vấn được trích trong bộ phim là "Người đồng tính có quyền được ở trong một gia đình. Họ là con cái của Chúa và theo luật dân sự; họ được bảo vệ về mặt pháp lý."
Vatican đã công bố rõ rằng ĐTC không đi ngược lại với quan điểm chính ngôn của Giáo hội, nhưng cũng nhìn nhận rằng các gia đình không nên loại bỏ những người có khuynh hướng đồng tính hay tính dục khác nhau ra khỏi cuộc sống gia đình...
Trong thời gian làm tổng giám mục Buenos Aires, Đức Phanxicô đã ưu tâm lo lắng mục vụ nâng đỡ các cặp đôi đồng tính. Tuy nhiên, Vị giáo hoàng Dòng Tên này chưa bao giờ công khai ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng tính dân sự cả!
Thông điệp Ngày Hoà bình Thế giới năm 2021 của Đức Phanxicô đã được Phòng Báo chí của Tòa thánh phát đi ngày 17 tháng 12 vừa qua. Sau đây là nội dung thông điệp:
Văn hóa quan tâm, đường dẫn tới hòa bình
1. Vào buổi bình minh của năm mới, tôi xin gửi lời chào thân ái tới các Nguyên thủ quốc gia và Chính phủ, các nhà lãnh đạo các Tổ chức quốc tế, các vị lãnh đạo tinh thần và tín hữu các tôn giáo khác nhau và các người thiện chí nam nữ. Với mọi người, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất của tôi là năm tới sẽ giúp nhân loại tiến hơn nữa trên con đường huynh đệ, công lý và hòa bình giữa các cá nhân, cộng đồng, dân tộc và quốc gia.
Năm 2020 được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng sức khỏe Covid-19 hết sức lớn lao, một cuộc khủng hoảng đã trở thành một hiện tượng hoàn cầu xuyên biên giới, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng vốn có liên quan sâu sắc với nhau như khí hậu, lương thực, kinh tế và di dân, và gây ra nhiều đau khổ và gian khó. Tôi đặc biệt nghĩ đến tất cả những người mất các thành viên trong gia đình hoặc những người thân yêu, và tất cả những người bị mất việc làm. Tôi cũng nghĩ đến các bác sĩ và y tá, dược sĩ, nhà nghiên cứu, tình nguyện viên, tuyên úy và nhân viên các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe. Họ đã và đang tiếp tục thực hiện các hy sinh to lớn để hiện diện với người bệnh, giảm bớt đau khổ và cứu sống họ; thực vậy, nhiều người trong số họ đã chết trong diễn trình này. Để tỏ lòng kính trọng đối với họ, tôi xin lặp lại lời kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và các khu vực tư không tiếc một cố gắng nào để bảo đảm quyền được tiêm chủng vắc xin Covid-19 và các kỹ thuật chủ yếu cần thiết cho việc chăm sóc người bệnh, người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất [1].
Đáng buồn khi phải nói rằng, bên cạnh tất cả những chứng từ yêu thương và liên đới này, chúng ta cũng đã chứng kiến sự gia tăng trong nhiều hình thức khác nhau của chủ nghĩa duy dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại, và các cuộc chiến tranh và xung đột chỉ để lại chết chóc và hủy diệt đàng sau chúng.
Những sự kiện này và những sự kiện khác, vốn đánh dấu con đường của nhân loại trong năm qua, đã dạy chúng ta rằng việc quan tâm đến nhau và đến sáng thế quan trọng biết dường nào trong các cố gắng của chúng ta nhằm xây dựng một xã hội huynh đệ hơn. Đó là lý do tại sao tôi đã chọn làm tiêu đề của Thông điệp năm nay, Văn hóa Quan tâm như con đường dẫn đến hòa bình. Văn hóa quan tâm như một cách chống lại văn hóa dửng dưng, lãng phí và đối đầu rất thịnh hành thời ta.
2. Thiên Chúa Tạo Hóa, nguồn ơn gọi con người chúng ta chăm sóc
Nhiều truyền thống tôn giáo đã kể về nguồn gốc của con người và mối liên hệ của họ với Đấng Tạo Hóa, với thiên nhiên và với đồng loại nam nữ của họ. Trong Kinh thánh, Sách Sáng thế cho thấy ngay từ những trang đầu tiên tầm quan trọng của việc chăm sóc hoặc bảo vệ trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nó làm nổi bật mối liên hệ giữa con người ('adam) và trái đất (' adamah), và giữa chúng ta với tư cách là anh chị em. Theo trình thuật của Kinh thánh về sự sáng thế, Thiên Chúa giao khu vườn “trồng ở Êđen” (xem St 2: 8) cho Ađam chăm sóc, để “canh tác và gìn giữ” (St 2:15). Điều này hàm nghĩa phải làm cho trái đất trở nên có năng suất, đồng thời bảo vệ nó và duy trì khả năng hỗ trợ sự sống của nó [2]. Các động từ “canh tác” và “gìn giữ” mô tả mối liên hệ của Ađam với ngôi nhà vườn của ông, nhưng cả niềm tín thác mà Thiên Chúa đã đặt nơi ông bằng cách biến ông thành chủ nhân ông và người bảo vệ mọi tạo vật.
Sự ra đời của Cain và Abel bắt đầu lịch sử anh chị em, mà mối liên hệ của họ - ngay cả khi Cain hiểu sai – cũng được hiểu theo nghĩa bảo vệ hoặc “giữ gìn”. Sau khi giết em trai mình là Abel, Cain trả lời câu hỏi của Thiên Chúa bằng câu: "Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?" (St 4: 9) [3]. Giống như tất cả chúng ta, Cain được gọi là “người canh giữ em trai mình". "Những câu chuyện cổ, đầy tính biểu tượng này, làm chứng cho niềm xác tín được chúng ta ngày nay chia sẻ, đó là: mọi sự được liên kết với nhau, và sự quan tâm thực sự tới cuộc sống của chúng ta và mối liên hệ của chúng ta với thiên nhiên là điều không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung thành với người khác” [ 4].
3 Thiên Chúa Tạo Hóa, kiểu mẫu của sự quan tâm
Sách Thánh trình bày Thiên Chúa không chỉ là Đấng Tạo Hóa, mà còn là Đấng quan tâm đến các tạo vật của Người, nhất là Ađam, Evà và con cái của họ. Mặc dù bị nguyền rủa vì tội đã phạm, Cain vẫn được Đấng Tạo Hóa ban cho dấu hiệu bảo vệ, để mạng sống hắn được dung thứ (xem St 4:15). Trong khi xác nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của con người được tạo ra theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa muốn bảo tồn sự hòa điệu nơi sáng thế của Người, vì “hòa bình và bạo lực không thể tồn tại với nhau” [5].
Việc quan tâm tới sáng thế, vốn nằm ở tâm điểm của việc định ra ngày Sabát, một việc, ngoài việc sắp xếp việc thờ phượng Thiên Chúa ra, còn nhằm mục đích khôi phục trật tự xã hội và quan tâm đến người nghèo (xem St 1: 1-3; Lv 25: 4). Việc cử hành Năm Thánh vào mọi năm sabát thứ bẩy cung cấp thời gian nghỉ ngơi cho đất đai, cho nô lệ và cho những người mắc nợ. Trong năm hồng ân đó, những người có nhu cầu lớn nhất được quan tâm và dành cho một cơ hội mới trong cuộc sống, để không còn người nghèo trong dân nữa (xem Đnl 15: 4).
Trong truyền thống tiên tri, cái hiểu trong Kinh thánh về công lý tìm được biểu thức cao nhất trong cách một cộng đồng đối xử với những thành viên yếu nhất của họ. Đặc biệt, Amốt (xem 2: 6-8; 8) và Isaia (xem 58), kiên quyết đòi hỏi công lý cho người nghèo, những người, trong tình trạng dễ bị tổn thương và bất lực của họ, đã kêu lên và được Thiên Chúa khứng nghe, Đấng luôn trông nom họ (xem Tv 34: 7; 113: 7-8).
4. Quan tâm trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu
Cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu trình bầy với ta việc mặc khải tối cao tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại (x. Ga 3:16). Trong hội đường ở Nadarét, Chúa Giêsu cho thấy Người được Chúa thánh hiến và “được sai đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức” (Lc 4,18). Những hành động thiên sai này, vốn được liên kết với Năm Thánh, làm chứng hùng hồn cho sứ mệnh Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha. Trong lòng thương xót của Người, Chúa Kitô đã đến gần những người đau yếu về thể xác và tinh thần, và chữa lành cho họ; Người đã ân xá tội nhân và ban cho họ sự sống mới. Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên của Người (x. Ga 10: 11-18; Edk 34: 1-31). Người là người Samaritanô nhân hậu, cúi xuống cứu giúp người bị thương, băng bó các vết thương của họ và chăm sóc họ (x. Lc 10:30-37).
Ở đỉnh cao của sứ mệnh, Chúa Giêsu đã đưa ra bằng chứng cuối cùng về sự chăm sóc của Người dành cho chúng ta bằng cách tự hiến mình trên thập giá để giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết. Bằng việc hiến tế sự sống của Người, Người đã mở ra cho chúng ta con đường tình yêu. Người nói với mỗi người chúng ta: “Hãy theo Ta; hãy đi và hãy làm như vậy” (x. Lc 10:37).
5. Văn hóa quan tâm trong đời sống những người theo Chúa Giêsu
Các việc thương xót về tinh thần và thể xác nằm ở tâm điểm đức bác ái như đã được Giáo hội sơ khai thực hành. Thế hệ Kitô hữu đầu tiên đã chia sẻ những gì họ có, để không ai trong số họ phải túng thiếu (xem Cv 4: 34-35). Họ cố gắng biến cộng đồng của họ thành một ngôi nhà biết nghinh đón, quan tâm đến mọi nhu cầu của con người và sẵn sàng chăm sóc những người cần nhất. Họ có thói quen tự ý dâng cúng để nuôi người nghèo, chôn cất người chết và chăm sóc trẻ mồ côi, người già và nạn nhân các thảm họa như đắm tàu. Vào thời sau đó, khi lòng quảng đại của các Kitô hữu đã mất đi sức sốt sắng ban đầu, một số Giáo phụ khẳng định rằng tài sản đã được Thiên Chúa dự liệu cho ích chung. Đối với Thánh Ambrôsiô, “thiên nhiên tuôn đổ mọi sự mọi người sử dụng chung… và do đó tạo ra quyền chung cho tất cả mọi người, nhưng lòng tham đã biến nó thành quyền chỉ dành cho một số ít người” [6]. Sau những cuộc bách hại trong những thế kỷ đầu tiên, Giáo hội đã sử dụng quyền tự do mới tìm thấy của mình để truyền cảm hứng cho xã hội và nền văn hóa của nó. “Nhu cầu của thời đại đòi hỏi những nỗ lực mới trong việc phục vụ bác ái Kitô giáo. Lịch sử ghi lại vô số thí dụ về những việc thương xót thực tiễn … Việc làm của Giáo hội nơi những người nghèo phần lớn đã được tổ chức rất cao. Từ đó, đã nảy sinh nhiều cơ sở để cứu trợ mọi nhu cầu của con người: bệnh viện, nhà dành cho người nghèo, trại mồ côi, nhà giữ trẻ bị bỏ rơi, nơi trú ẩn cho du khách... ”[7].
6. Các nguyên tắc trong học thuyết xã hội của Giáo hội như căn bản cho nền văn hóa quan tâm
Nguồn gốc Tác vụ phục dịch (Diakonia) của Giáo hội, được phong phú hóa nhờ suy tư của các Giáo phụ và được chấn hưng qua nhiều thế kỷ nhờ lòng bác ái tích cực của nhiều nhân chứng sáng chói đối với đức tin, đã trở thành trái tim sống động trong học thuyết xã hội của Giáo hội. Học thuyết này được cung ứng cho tất cả những người có thiện chí như một gia bảo quý giá gồm các nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề xuất có thể dùng như một “văn phạm” của việc quan tâm: cam kết cổ vũ phẩm giá của mỗi nhân vị, liên đới với người nghèo và người dễ bị tổn thương, theo đuổi ích chung và quan tâm đến việc bảo vệ sáng thế.
Quan tâm như việc cổ vũ phẩm giá và quyền lợi của mỗi người
“Chính khái niệm về con người, một khái niệm bắt nguồn và phát triển trong Kitô giáo, đã cổ vũ việc theo đuổi sự phát triển toàn diện con người. Con người luôn hàm nghĩa mối liên hệ, không phải chủ nghĩa cá nhân; nó khẳng định việc bao gồm, chứ không loại trừ, phẩm giá độc nhất và bất khả xâm phạm, chứ không bóc lột” [8]. Mỗi nhân vị là một mục đích trong chính họ, chứ không bao giờ chỉ là một phương tiện để được trân quí vì sự hữu ích của họ. Con người được tạo ra để sống với nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Nhân quyền dẫn khởi từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của con người, như trách nhiệm nghinh đón và trợ giúp người nghèo, người bệnh tật, người bị loại trừ, mọi người “hàng xóm gần hay xa trong không gian và thời gian” của chúng ta (9).
Quan tâm đến lợi ích chung
Mọi khía cạnh của đời sống xã hội, chính trị và kinh tế đều đạt được mục đích trọn vẹn nhất khi được đặt vào việc phục vụ ích chung, hay nói cách khác “tổng số các điều kiện xã hội cho phép người ta, như các nhóm hay như các cá nhân, đạt được sự thành toàn của họ một cách trọn vẹn và dễ dàng hơn” [10]. Do đó, các kế hoạch và dự án của chúng ta phải luôn tính đến hiệu quả của chúng đối với toàn thể gia đình nhân loại, và xem xét các hậu quả của chúng đối với các thế hệ hiện tại và sắp tới. Đại dịch Covid-19 đã cho chúng ta thấy sự thật và đúng lúc của sự kiện này. Đứng trước đại dịch, “chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả chúng ta đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời quan trọng và cần thiết, tất cả chúng ta đều được kêu gọi cùng nhau chèo chống” [11] vì “không một ai tự mình đạt đến sự cứu rỗi” [12] và không nhà nước nào có thể bảo đảm ích chung của dân chúng mình nếu nó mãi cô lập [13].
Quan tâm bằng liên đới
Tình liên đới cụ thể nói lên tình yêu thương của chúng ta đối với người khác, không phải như một tình cảm mơ hồ mà là một “quyết tâm vững chắc và kiên trì dấn thân vì ích chung; nghĩa là vì lợi ích của mọi người và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta thực sự có trách nhiệm với mọi người” [14]. Tình liên đới giúp chúng ta coi những người khác – bất chấp như những cá nhân hay nói rộng hơn như các dân tộc hay quốc gia - không chỉ là số liệu thống kê, hay như một phương tiện để được sử dụng và sau đó bị vứt đi một khi không còn hữu ích nữa, mà là như những người hàng xóm, những người bạn đồng hành trên hành trình của chúng ta, được kêu gọi như chính chúng ta để tham dự bàn tiệc sự sống mà mọi người đều được Thiên Chúa mời gọi như nhau.
Chăm sóc và bảo vệ sáng thế
Thông điệp Laudato Si ’hoàn toàn ý thức rằng mọi tạo vật đều được nối kết với nhau. Nó cũng nhấn mạnh nhu cầu của chúng ta muốn lắng nghe tiếng kêu cứu của người nghèo, đồng thời, tiếng kêu cứu của sáng thế. Đến lượt nó, việc lắng nghe liên tục và chú ý dẫn đến việc chăm sóc hữu hiệu cho trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, và cho những anh chị em đang gặp khó khăn. Ở đây, một lần nữa tôi muốn nhấn mãnh rằng “cảm thức hiệp thông sâu sắc với toàn bộ thiên nhiên sẽ không thể chân chính nếu trái tim chúng ta thiếu sự âu yếm, cảm thương và quan tâm đối với đồng loại nhân bản của chúng ta” [15]. “Hòa bình, công lý và việc quan tâm tới sáng thế là ba vấn đề vốn có liên hệ qua lại với nhau, không thể tách rời để có thể nói tới một cách riêng lẻ, làm thế chúng ta có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy giản lược” [16].
7. Chiếc la bàn chỉ con đường chung
Ở thời điểm bị thống trị bởi nền văn hóa lãng phí, đối diện với nhiều bất bình đẳng ngày càng gia tăng cả bên trong lẫn giữa các quốc gia [17], tôi xin kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ và các các nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các khoa học gia, các nhà truyền thông và các nhà giáo dục, tiếp nhận các nguyên tắc này như một “la bàn”có khả năng chỉ hướng đi chung và bảo đảm “ một tương lai nhân ái hơn” [18] trong diễn trình hoàn cầu hóa. Điều này sẽ giúp chúng ta trân quí giá trị và phẩm giá của mọi người, cùng nhau hành động trong tình liên đới vì ích chung, và cứu trợ những người đang chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật, nô dịch, xung đột có vũ trang và kỳ tghị. Tôi xin mọi người cầm trên tay chiếc la bàn này và trở thành nhân chứng tiên tri cho nền văn hóa quan tâm, nỗ lực để vượt qua nhiều bất bình đẳng xã hội đang hiện hữu. Điều này chỉ có thể diễn ra qua việc tham gia rộng rãi và có ý nghĩa của phụ nữ, trong gia đình và trong mọi lĩnh vực xã hội, chính trị và định chế.
Chiếc la bàn các nguyên tắc xã hội này, rất cần thiết cho sự phát triển của nền văn hóa quan tâm, cũng chỉ cho thấy các mối liên hệ giữa các quốc gia cần được gợi hứng bởi tình huynh đệ, bởi việc tôn trọng lẫn nhau, bởi tình liên đới và việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Về phương diện này, chúng ta phải thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ và cổ vũ các nhân quyền căn bản, vốn có tính bất khả nhượng, phổ biến và không thể phân chia [19].
Cũng cấp bách tương tự là sự cần thiết phải tôn trọng luật nhân đạo, đặc biệt vào lúc này khi các cuộc xung đột và chiến tranh vẫn tiếp diễn không ngừng. Bi thảm thay, nhiều khu vực và cộng đồng không còn nhớ được thời gian họ từng được an ninh và hòa bình. Nhiều thành phố đã trở thành tâm điểm của mất an ninh: các công dân phải vật lộn để duy trì sinh hoạt bình thường của họ trước các cuộc tấn công bừa bãi bằng chất nổ, pháo binh và vũ khí nhỏ. Trẻ em không còn khả năng học tập. Đàn ông và đàn bà không thể làm việc để hỗ trợ gia đình họ. Nạn đói đang lan rộng ở những nơi mà trước đây nó chưa bao giờ được biết đến. Người ta đang bị buộc phải trốn chạy, bỏ lại không những nhà cửa mà cả lịch sử gia đình và cội nguồn văn hóa của họ.
Trong khi những xung đột như vậy có nhiều nguyên nhân, kết quả luôn giống nhau: hủy diệt và các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Chúng ta cần dừng lại và tự hỏi điều gì đã khiến thế giới của chúng ta coi xung đột như một điều bình thường, và làm sao trái tim chúng ta có thể được hoán cải và cách suy nghĩ của chúng ta thay đổi, để hoạt động cho hòa bình thực sự trong tình liên đới và huynh đệ.
Biết bao nguồn lực đang được chi cho vũ khí, nhất là vũ khí hạt nhân [20], có thể được sử dụng cho các ưu tiên có ý nghĩa hơn như bảo đảm an toàn cho các cá nhân, cổ vũ hòa bình và phát triển toàn diện con người, chống nghèo đói và cung cấp việc chăm sóc sức khỏe. Các vấn đề hoàn cầu như đại dịch Covid-19 hiện nay và thay đổi khí hậu chỉ làm cho những thách thức này trở nên hiển nhiên hơn. Quả là một quyết định dũng cảm khi “thành lập ‘Quỹ hoàn cầu’ bằng số tiền chi cho vũ khí và các chi phí quân sự khác, nhằm xóa bỏ nạn đói vĩnh viễn và góp phần vào việc phát triển các nước nghèo nhất”! [21]
8. Giáo dục cho một nền văn hóa quan tâm
Cổ vũ nền văn hóa quan tâm đòi hỏi một diễn trình giáo dục. “La bàn” các nguyên tắc xã hội có thể tỏ ra hữu ích và đáng tin cậy trong nhiều bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ qua lại với nhau. Cho phép tôi đưa ra một số thí dụ:
- Giáo dục người ta quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản của xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với người khác trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này.
- Cùng với gia đình, các trường học và đại học - và ở một số khía cạnh, các phương tiện truyền thông - cũng có trách nhiệm giáo dục [22]. Họ được kêu gọi truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá của mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo và mỗi dân tộc, cũng như các quyền căn bản phát sinh từ sự công nhận đó. Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ hơn.
- Các tôn giáo nói chung và các nhà lãnh đạo tôn giáo nói riêng có thể đóng một vai trò không thể thiếu trong việc truyền lại cho tín hữu của họ và xã hội nói chung các giá trị liên đới, tôn trọng các dị biệt và quan tâm đến anh chị em đang gặp khó khăn của chúng ta. Ở đây, tôi nghĩ đến những lời đã phát biểu vào năm 1969 của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trước Quốc hội Uganda: “Đừng sợ Giáo hội; Giáo Hội tôn vinh các bạn, Giáo Hội giáo dục những công dân trung thực và trung thành cho các bạn, Giáo Hội không xúi giục các tranh chấp và chia rẽ, Giáo Hội tìm cách cổ vũ tự do lành mạnh, công bằng xã hội và hòa bình. Nếu Giáo Hội có bất cứ ưu tiên nào, thì ưu tiên đó dành cho người nghèo, cho việc giáo dục các em bé và người ta, cho việc chăm sóc những người đau khổ và bị bỏ rơi ” [23].
- Một lần nữa, tôi xin khuyến khích tất cả những người tham gia công vụ và trong các tổ chức quốc tế, cả chính phủ lẫn phi chính phủ, và tất cả những người khác đang tham gia nhiều cách vào các lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, làm việc hướng tới mục tiêu có được “một nền giáo dục cởi mở và bao hàm nhiều hơn, bao gồm việc kiên nhẫn lắng nghe, đối thoại xây dựng và hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn” [24]. Tôi hy vọng rằng lời kêu gọi này, đưa ra trong bối cảnh Hiệp ước Hoàn cầu về Giáo dục, sẽ được thừa nhận và chấp nhận rộng rãi.
9. Không thể có hòa bình nếu không có nền văn hóa quan tâm
Do đó, nền văn hóa quan tâm đòi hỏi một cam kết chung, có tính hỗ trợ và bao gồm để bảo vệ và cổ vũ phẩm giá và sự thiện của mọi người, một việc sẵn lòng biểu lộ mối quan tâm và cảm thương, làm việc để hòa giải và hàn gắn, cũng như thăng tiến việc tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau. Như thế, nó đại diện cho một con đường ưu tuyển dẫn đến hòa bình. “Ở nhiều nơi trên thế giới, đang cần có những con đường hòa bình để hàn gắn các vết thương chưa lành" (25).
Vào thời điểm như thế này, khi con thuyền nhân loại, bị sóng bão của cuộc khủng hoảng hiện tại xô đẩy, đang vật lộn để tiến tới một chân trời thanh bình và thanh thản hơn, thì “bánh lái” phẩm giá con người và “la bàn” các nguyên tắc xã hội căn bản có thể giúp chúng ta cùng nhau lèo lái đúng hướng an toàn. Là các Kitô hữu, chúng ta nên luôn hướng về Đức Mẹ, Ngôi sao Biển và Mẹ niềm Hy vọng. Xin cho chúng ta cùng nhau làm việc tiến tới một chân trời mới của yêu thương và hòa bình, của tình huynh đệ và liên đới, của việc hỗ trợ và chấp nhận lẫn nhau. Xin cho chúng ta đừng bao giờ sa vào cơn cám dỗ coi thường người khác, nhất là những người túng thiếu nhất, và nhìn đi hướng khác [26]; thay vào đó, xin cho chúng ta hàng ngày cố gắng, một cách cụ thể và thiết thực, “hình thành một cộng đồng gồm các anh chị em biết chấp nhận và quan tâm lẫn nhau ” [27].
Từ Điện Vatican, ngày 8 tháng 12 năm 2020
Phanxicô
______________________
Ghi chú
[1] Xem Thông điệp Video gửi Phiên họp thứ 75 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, 25 Tháng 9 năm 2020.
[2] Xem Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5, 2015), 67.
[3] Xem “Tình Huynh đệ, Nền tảng và Đường đi tới Hòa bình”, Thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2014 (8 tháng 12, 2013), 2.
[4] Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5, 2015), 70.
[5] Hội đồng Giáo Hoàng về công lý và hòa bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 488.
[6] De Officiis, 1, 28, 132: PL 16, 67.
[7] K. Bihlmeyer-H. Tüchle, Church History, vol. 1, Westminster, The Newman Press, 1958, pp. 373, 374.
[8] Diễn văn với Các Tham dự viên Hội nghị do Bộ Cổ vũ Việc Phát triển Con người Tòan diện tổ chức để đánh dấu Năm thứ 50 thông điệp Populorum Progressio (4 tháng 4, 2017).
[9] Thông điệp gửi Phiên họp thứ 22 của Hội Nghị Các Bên tham dự Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (COP22), 10 tháng 11, 2016. Xem Hội nghị Bàn tròn Liên bộ của Tòa Thánh về Nền Sinh thái Toàn diện, Hành trình tiến tới việc Chăm só Ngôi Nhà chung của Chúng ta: 5 Năm sau Laudato Si’, Libreria Editrice Vaticana, 31 tháng 5, 2020.
[10] Công Đồng Vatican II, Gaudium et Spes, 26.
[11] Thời khắc Cầu nguyện Ngoại thường thời Đại dịch, 27 tháng 3, 2020.
[12] Đã dẫn
[13] Xem Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10, 2020), 8; 153.
[14] Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (30 tháng 12, 1987), 38.
[15] Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5, 2015), 91.
[16] Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Dominican, Thư Mục vụ Sobre la relación del hombre con la naturaleza (21 tháng 1, 1987); xem Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5, 2015), 92.
[17] Xem Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10, 2020), 125.
[18] Đã dẫn, 29.
[19] Xem Thông điệp gửi các Tham dự viên Hội Nghị Quốc tế “Nhân quyền tong Thế giới Ngày nay: Các thành tựu, Bỏ sót, Bác bỏ”, Rome, 10-11 tháng 12, 2018.
[20] Xem Thông điệp gửi Hội nghị Liên Hiệp Quốc nhằm Thương thảo một Dụng cụ Trói buộc Hợp pháp Ngăn cấm Vũ khí Hạt nhân, Dẫn tới Việc Loại bỏ Chúng Hoàn toàn, 23 tháng 3, 2017.
[21] Thông điệp Video nhân ngày Thực Phẩm Thế Giới năm 2020 (16 tháng 10, 2020).
[22] Xem Đức Bênêđíctô XVI, “Giáo dục Người trẻ về Công lý và Hòa bình”, Thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới năm 2012, (8 tháng 12, 2011), 2; “Vượt qua Dửng dưng và Chiến thắng Hòa bình”, Thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới năm 2016, (8 tháng 12, 2015), 6.
[23] Diễn văn với Quốc Hội Uganda, Kampala, 1 tháng 8, 1969.
[24] Thông điệp nhân ngày Phát động Tác dụng Hoàn cầu về Giáo dục, 12 tháng 9, 2019.
[25] Thông điệp Fratelli Tutti (3 tháng 10, 2020), 225.
[26] Xem Đã dẫn 64.
[27] Đã dẫn, 96; xem “Tình Huynh đệ, Nền tảng và Đường đi tới Hòa bình”, Thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2014 (8 tháng 12, 2013), 1.
Phía sau Chủng viện Làng Sông, Quy Nhơn là một cánh đồng ruộng lúa nước, tiếp giáp với chùa Vân Sơn và xóm đạo Tân Quán với ngọn tháp nhà thờ vươn cao bên bầu nước trong xanh... Nơi cánh đồng nầy, có khu “đất ruộng” thuộc “Nhà Chung giáo phận Qui Nhơn” vừa được Nhà nước giao lại để Giáo phận tuỳ nghi sử dụng theo yêu cầu mục vụ. Trong khi đợi chờ việc thực thi quy hoạch tổng thể, Toà Giám Mục đã giao cho Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương tạm quản lý và tranh thủ canh tác, ít ra, vụ mùa lúa Đông Xuân 2020.
Và thế là, những “ma xơ” thường nhật kín cổng cao tường, quen những công việc lao động nhẹ nhàng với hoa với cỏ, với sách vở, kinh nguyện…, đã “hè nhau ra đồng” ! Các chị “ra đồng” đúng vào mùa Đông Xuân, mùa gió dập mưa dầm của Miền Trung và Miền Bắc; mùa của những cơn rét bất chợt ùa về có thể làm tím da môi nứt…
Thế đấy ! Hầu hết các chị đều là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, là những tập sinh, khấn sinh đến từ mọi miền đất nước. Dĩ nhiên, trong số đó, cũng có nhiều chị xuất thân từ những gia đình nông dân, từng kinh qua nhịp sống cần lao chân lấm tay bùn của gia đình. Nhưng phần đông, đi qua tuổi học trò, rồi đến tu viện, mà gần như chưa biết “làm ruộng”, nhất là “làm ruộng lúa nước kiểu nhà quê Bình Định”, là gì !
Nhưng vì “Em hiền như Ma Xơ”, nên mấy anh trai làng của hai xóm đạo Tân Dinh và Tân Quán không nỡ để các chị “bươn chải” cách “khó khăn khờ khạo”, trên những mảnh ruộng nối liền nhau với diện tích trên 25.000 mét vuông ! Và đây lại là câu chuyện mà các nhà thần học có thể “tám tùm lum” bằng những ngôn từ bác học như “Hiệp thông”, “Hiệp hành”, “Bổ trợ”, “Liên đới”…
Nói gì thì nói, việc các chị nữ tu “ra đồng” đúng vào những ngày cuối của Mùa Vọng, những ngày cả Giáo Hội đang chuẩn bị “tấp nập” để đón mừng Mầu Nhiệm Con Chúa Giáng trần, nên hình như cũng mang thêm một “ý nghĩa đậm đà” cho việc “sửa dọn” mà “tiếng hô trong hoang địa” của ngôn sứ Gioan đã thúc nhắc trong suốt những ngày qua.
Thật vậy, nào chẳng phải mỗi tâm hồn là một mảnh ruộng đó sao ! Mùa lúa Đông Xuân chỉ có thể vàng đồng, nặng hạt, nếu hôm nay những mảnh ruộng Làng Sông được sửa dọn kỹ càng. Cũng thế, niềm vui và ân sủng Giáng Sinh sẽ tràn trào, nếu hôm nay mảnh đất tâm hồn của mỗi người chúng ta được sửa dọn đúng mức.
Nào chẳng phải, những mảnh đất tâm hồn của Giacaria, Isave, Simeon, Anna, Giuse… và nhất là, Mẹ Maria, rất xứng đáng để đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể. Chẳng thế mà đã có một tác giả nào đó, xưa lắm rồi, đã ngụ ý bằng một câu thơ ca tụng Mẹ rằng:
Vạn Phương khát vọng từ vân vũ hoá nhi,
Nhất phiến cô hoài tịnh thổ sản phúc quả.
Riêng với các chị Nữ Tỳ Chúa Giêsu tình thương, chỉ xin gởi tặng mấy câu lục bát như một chút ghi niệm về “chuyến ra đồng đầu tiên” vụ Đông Xuân 2020 để cảm nhận thế nào là “chân lấm tay bùn” của những ngày Vọng – Giáng Sinh...
Mộng dài giống gọi Đông Xuân
Chị tôi “chân lấm tay bùn”…sáng nay.
Dẫu mong manh phận vai gầy,
Chắt chiu mấy giọt vơi đầy hy sinh.
Đợi mùa lên nối cuộc tình,
Đợi Ngài lại đến hồi sinh xuân thì !
Sơn Ca Linh (Chiều 17/12/2020)
Cuộc đi thăm này khiến nhiều tiểu thương và cả lẫn người đi chợ bất ngờ, vui và khó diễn tả. Với sự tháp tùng vả cũng trong vai trò dẫn đường của Cha Laurenso Đỗ Nam Trấn, Chánh xứ Phúc Nhạc, Đức Cha Giuse đã đi một vòng chợ, gặp gỡ những người bán hàng nơi đây, từ bà cụ bán rau lang trên chiếc xe đạp, cô bán bánh cam, bà bán đậu hũ, chị bán trái cây…cho đến những tiểu thương có sạp hàng lớn, có cửa tiệm hàng hóa ngay mặt tiền quốc lộ.
Xem Hình
Không chỉ là thăm, là hỏi chuyện buôn bán đắt hàng hay ế ẩm của họ ra sao, nhưng Đức Cha còn nhắn gửi những bà con bán hàng nơi chợ này, khi Đức Cha thấy nhóm đông đang vây quanh Ngài. “Các bà, các chị hãy nhớ là mỗi khi chúng ta bán hàng, gặp gỡ tiếp xúc với những người đi mua hàng, dù họ là ai, thì hãy cố gắng cư xử bán hàng cách dịu dàng, yêu thương, để những người đi mua hàng, khi về nhà, họ mang theo niềm vui mà chúng ta gieo vào trong họ, về đến gia đình của họ. Vì thế, khi làm được việc này, chúng ta không chỉ bán được hàng để kiếm sống nhưng còn là thực thi sứ mạng yêu thương của chính mình.”
Chị Têrêsa Thu Trâm, thuộc giáo xứ Phúc Nhạc, bán bún ngay giữa chợ, một quầy ăn mà Đức Cha vui vẻ ghé thăm và còn hài hước ngồi xuống ghế như muốn ăn thử một tô bún Chị bán, đã chia sẻ “Con rất vui mừng khi Đức Cha đến thăm hàng bún của con. Thực sự con rất là bất ngờ luôn! Lúc Đức Cha đi con mới tiếc là con không xin Đức Cha ban phép lành cho, vì con quá bất ngờ đi!” Thật là những tâm tình rất đơn sơ, mộc mạc, diễn tả niềm vui bất ngờ có một không hai của chị.
Còn Chị Maria Kim Anh, bán hàng trái cây, người đã than với Đức Cha “Sáng giờ con bán ế quá!”, nhưng từ lo lắng đã chuyển sang niềm vui khi được Đức Cha đến hỏi thăm. Ngoài việc bày tỏ niềm vui, chị còn ao ước “Lúc nào Đức Cha cũng khỏe mạnh để với chúng con lần nữa! Bởi con thấy hình ảnh Chúa đến với chúng con khi Đức Cha đến gặp chúng con nơi đây. Thêm nữa, khi được chụp hình với Đức Cha ngay tại sạp con bán hàng, con thấy vinh dự quá luôn! Và khi nhận được yêu thương của Đức Cha, con thấy mình cần phải lan tỏa tình yêu thương đến cho người khác.”
Còn với bà cụ Bài, bán đậu hũ chiên rất hào hứng để nói về niềm vui của mình “Mặc dù Đức Cha không đứng lại chỗ con bán hàng, vì Đức Cha đứng bên hàng đối diện, nhưng con vui lắm rồi, vì chưa bao giờ thấy Đức Cha gần gũi đến thế, và được xem Đức Cha gần lắm, chẳng giống như những lần Đức Cha về ban phép Thêm Sức ở xứ, con chỉ đứng xa mà nhìn thôi!”
Chị Maria Nguyễn Thị Hà chia sẻ” Khi Đức Cha đến thăm, trong lòng con vui lắm. Nhìn hình ảnh nhiều người bán hàng ở chợ và cả khách đi chợ vãng lai xúm lại quanh Đức Cha thật đông, thấy được họ quý mến Đức Cha ra sao. Trong lòng con rất là rộn ràng, vì ở đây mấy chục năm rồi, mà chợ này chưa bao giờ có được diễm phúc là Đức Cha đến thăm. Và qua hình ảnh Đức Cha đến thăm, con cảm thấy niềm vui của Chúa đến. Và như Đức Cha chia sẻ, khi mình bán hàng là mình sẽ loan truyền niềm vui có Chúa, niềm vui Chúa đến cho người khác.”
Còn Chị Anna Phạm Thị Thảo, có cửa hàng tên Chiến ngay tại mặt tiền quốc lộ, đối diện Nhà Thờ Phúc Nhạc, nói trong hân hoan “Con sung sướng khi Đức Cha ghé vào tiệm của con. Nên khi gặp Đức Cha, con thưa “Lạy Chúa, lạy Đức Cha, con là kẻ có tội, mà hôm nay được Đức Cha đến thăm. Và con nhận được lời nhắn gửi đến chúng con là: khi con có điều kiện bán hàng, gặp gỡ, tiếp xúc với những người nghèo đến mua hàng, con cố gắng bày tỏ tình yêu thương, lòng thương xót đến họ. Cả những người nếu như họ tỏ ra khó chịu khi mua hàng, con dần dần nhận ra điều này, họ không phải là khó tính khi mua hàng, chọn lựa hàng rồi không mua, nhưng là vì họ không đủ tiền, nên dù đẹp, họ vẫn bảo “cái này tôi không thích, không hợp”. Trong những trường hợp như vậy, con hiểu cái lý do ẩn giấu của họ… Và lời Đức Cha nhắn nhủ hôm nay thật ý nghĩa!”
Một chuyến viếng thăm của Đức Cha Giáo Phận đến những người buôn bán nhỏ, lẻ nơi chợ Phúc Nhạc sáng hôm qua, quả thật đem lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa trong thời gian Mùa Vọng, mùa mà mọi người đang chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa đến. Trong số những người tụ tập lại rất đông tại khu chợ này lúc Đức Cha đến thăm, có cả những người đang đi chợ, khi nghe thấy, cũng vội vàng kéo đến, xin Đức Cha đặt tay, chúc lành, để được lãnh những cỗ tràng hạt mà Đức Cha mang theo rất nhiều để làm quà cho mọi người.
Chị Maria Nhung, thuộc giáo xứ Gia Yên, đang đi chợ mua đồ, cũng chạy vội đến chỗ Đức Cha, khi nghe biết tin. Chị nói “Nhìn thấy Đức Cha là con sung sướng lắm luôn. Vì mỗi lần đi lễ Thêm Sức, con có bao giờ được nhìn thấy tận mặt Đức Cha đâu…chưa đến tận lần mình được Đức Cha chúc lành. Hôm nay, con được gặp Đức Cha như là con gặp Chúa vậy!”
Chuyến thăm viếng của Đức Cha Giáo Phận xem ra thật bất ngờ với những tiểu thương, với những người đang đi chợ vào buổi sáng hôm ấy, nhưng lại đem lại nhiều niềm vui, và giúp những người buôn bán nơi đây cố gắng luôn trao ban yêu thương, sự dịu dàng và cả lòng thương xót đến những người mua hàng, ngay trong chính môi trường buôn bán của họ. Để rồi, như Đức Cha Giáo phận vẫn mời gọi “Giáo phận Xuân Lộc sẽ trở thành thánh địa của lòng thương xót”, được khởi đi từ sự đóng góp nhỏ nhoi và cố gắng của những nơi như thế này trong Giáo phận.
Tin, hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P và BTT Hạt Gia Kiệm
Phần 1: Phương pháp Phân tích Xã hội
Khoa học và Tôn giáo. Ngày nay, mâu thuẫn kéo dài giữa khoa học và tôn giáo lại rõ mồn một trong mục vụ Giáo hội. Có những người tin rằng Giáo hội là một tổ chức thuần tuý con người, mặc dù không phủ nhận tính huyền nhiệm thánh thiêng, vì thế, công việc mục vụ phải được giao phó hết cho phân tích khoa học của con người để nó hiệu quả hơn. Lối tiếp cận này bị chống đối bởi những ai nhìn nhận Giáo hội là tổ chức thánh thiêng, mà trong đó con người vận hành không thể nhận xét–lượng giá bằng các phương pháp luận cũng như phân tích khoa học, và chắc chắn không đơn thuần theo những tiêu chí của tính hiệu quả do con người đặt ra. Họ nghi ngờ và né tránh mọi phương pháp luận khoa học xã hội cũng như tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động mục vụ của Giáo hội vốn dĩ quá “thiêng liêng”, cho nên không thể nào phân tích được. Lập trường hệ trọng và không thể thiếu được của Giáo hội là giữ cân bằng giữa hai quan điểm này vì chúng thường phân tán nỗ lực mục vụ của Giáo hội.
Trong quá khứ, khoa học thế tục của nền triết lý nhờ bởi tư duy của nó truy tầm tri thức tột cùng, đã thách thức đức tin Giáo hội và buộc đi đến tổng luận giữa hai chiều kích trong thần học, đó là khoa học của đức tin. Do đó, ngày nay, phương pháp luận và những phát kiến của khoa học xã hội cũng đang thách đố đức tin có khuynh hướng tiến tới một tổng hợp luận mới.
Hội chứng Dị ứng với Phân tích Xã hội. Đối với một số người, “phân tích xã hội” gợi lên những hình ảnh điềm gỡ của nạn phê bình tàn nhẫn, cũng như đương đầu kịch liệt với chính quyền, với các giá trị truyền thống và hiện trạng chung sống hoà bình. Họ tin rằng điều này sẽ vô tình dẫn tới chủ nghĩa vô thần Mar-xít, bạo loạn và cuộc cách mạng.
Điều này nhắc nhớ đến biến cố suốt thời kỳ BISA VII diễn ra, mà trong đó một vị giám mục với vai trò thư ký của nhóm, yêu cầu diễn giải chương trình gặp gỡ–hoà nhập bằng cách dùng phương pháp phân tích xã hội, ngài trình bày: “Chúng tôi dành trọn thời gian phân tích xã hội vì sao chúng ta không nên làm việc này”. Lúc ấy tất cả các giám mục tham dự hội nghị khoáng đại bật cười. Nếu xét một cách nhẹ nhàng hơn thì cũng nên nhấn mạnh đến nhu cầu cảm giác dễ hiểu này, đó là hội chứng dị ứng nặng nề với phân tích xã hội.
Nhìn vào Xã hội để Thay đổi nó. Giai đoạn Phân tích Xã hội theo sau trải nghiệm và suy tư về hoàn cảnh thực tế của người lao động đang cố sắp xếp lại những cảm nghiệm của họ sao cho quy cũ. Vấn đề chính yếu của công nhân là gì? Họ liên đới với nhau và kết nối với các vấn đề khác thế nào? Nguyên nhân gốc rễ của những vấn nạn là gì?
Bất kể nhìn từ góc cạnh nào đi chăng nữa, chúng ta nên chú trọng đến tình hình thực tế của một dân nước, chúng ta nhận ra sự tồn tại của hàng loạt vấn đề rộng lớn với các giải pháp hết sức khó khăn.
Để phân loại các vấn đề đó, tìm ra gốc rễ của chúng, đưa ra giải pháp vững vàng và đào luyện/huấn luyện các nhân tố nhằm thay đổi, v.v... là một tác vụ của nhiều lãnh vực khác nhau. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực đều khởi sự từ lối phân tích chính xác vấn đề mà phải đối mặt. Tắt một lời, phân tích xã hội một cách toàn diện chính là cơ sở của bất kỳ kế hoạch nào.
Phân tích là “tách phân một khối tổng thể ra thành từng phần, nhằm tìm ra bản chất của nó”.
Do đó, phân tích xã hội là “phương pháp nhìn vào xã hội để hiểu biết hơn, và trong trường hợp này, để thay đổi nó”.
Điều kiện tiên quyết cho một Phân tích Xã hội Đúng đắn:
Sự cần thiết của một “tầm nhìn/tôn chỉ” và “đức tin”
Không thể giữ thế “trung lập” hay yêu cầu như vậy, khi phân tích thực tế và đề ra kế hoạch bất cứ hành động nào. Phương pháp khoa học được dùng để kiểm duyệt bản phân tích vẫn giữ được tính khách quan hay không, nhưng khi hành động, thì các tác nhân trở thành những người của “từng phần”. Là Ki-tô hữu, “tôn chỉ” và “đức tin” của chúng ta sẽ phải đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô và dân Thiên Chúa.
Ngoài ra, khi phân tích xã hội, chúng ta không thể tránh né thực tế ngay cả nó trái ngược với tôn chỉ của chúng ta. Đây sẽ là trường hợp đối diện với các cách nhìn và tập quán mà chúng sẽ tạo ra sự đổi thay.
Bắt đầu từ cảm nghiệm, chúng ta sẽ thấy hầu như không thể tách rời phân tích xã hội khỏi ý thức hệ của một người.
Bản phân tích phải được thực hiện
Một khi hiểu rõ thực tế rồi, chúng ta phải đi đến hành động. Lương tâm thuần tuý, phân tích dựa trên lý thuyết, cung cấp dữ liệu cho các cuộc khảo sát, v.v...không chỉ vô dụng mà còn tạo ra sự ngán ngẫm và nỗi thất vọng. Đi đôi với bản phân tích, cần phải đưa ra giải pháp, ít ra “hạt giống” của niềm hy vọng phải được gieo trồng.
Sự tham gia của tầng lớp Dân thường
Lẽ dĩ nhiên, giới hạn thành phần tham dự với não trạng đặc quyền sẽ gây ra chủ nghĩa giáo điều, sự lệch lạc, hay đúng nhất là, dẫn tới những giải pháp hão huyền viển vong. Ở giai đoạn này, kẻ thù tệ hại nhất chính là tính nôn nóng và giả định thấu tỏ mọi sự.
Chấp nhận những rủi ro có thể
Bởi lẽ phân tích xã hội không thể “trung lập” và cần phải thực hiện, nên rủi ro là điều tất yếu. Cấu thành rủi ro xâm nhập vì thông thường các hệ thống xã hội đều dựa trên sự bất công và được nó dưỡng nuôi. Với kinh nghiệm, chúng ta biết được rằng để thiết lập công bình và hoà bình, thì gian nan khổ đau, đấu tranh và chiến bại luôn luôn hiện hữu.
Khám phá ra cơ chế bóc lột và nô dịch con người qua cách phân tích, biến lối phân tích thành khí giới cho hoạt động trong thực tế xã hội. Tuy nhiên, có hai cách thức tiếp cận chính để phân tích thực tại xã hội, đó là: thuyết chức năng luận và chủ thuyết Mar-xít.
Tư tưởng Mar-xít cơ bản khăng khăng dựa trên những cấu trúc xã hội và quá trình lịch sử của sự tiến hoá của chúng trong xã hội. Điều này vượt qua thuyết chức năng luận chỉ chú trọng đến hệ thống xã hội. Tuy nhiên, để phân tích trọn vẹn, cần phải hiểu mối liên hệ giữa các hệ thống xã hội với những cấu trúc xã hội; tựa như giữa hệ thống hô hấp và các bộ phận hô hấp, các ưu tiên hay trật tự của những bộ phận trong hệ thống này được bố trí cụ thể. Cũng vậy, giữa những cơ cấu/cơ chế chính trị của xã hội như chính phủ, các toà án, sở cảnh sát, tổ chức nhân dân, với hệ thống chính trị là quyền lực của xã hội hầu đưa ra mọi quyết định trọn vẹn, tồn tại các cấu trúc chính trị.
Cấu trúc tập thể của một xã hội là sự sắp xếp các vị thế xã hội lâu dài và ổn định hơn, vd: địa vị hoặc vị thế của một nhóm hay một cá nhân nắm giữ vai trò trong cấu trúc xã hội. Cách thông thường được trông chờ là việc sử dụng quyền hành từ địa vị hay vị thế và chức năng xã hội, vd: đóng góp cho tổ chức từ những nhóm có cùng chung vị thế xã hội, cùng giữ chung vai trò xã hội và thực hiện chung chức năng xã hội. Các nhóm xã hội này thường được gọi là “tầng lớp”, chúng tương tác qua lại theo cách mà chúng là cấu trúc xã hội tổng thể, nhưng khác với những phần cấu thành của nó.
Lối phân tích cấu trúc quan tâm chính yếu đến những mối liên hệ đang tồn tại giữa các nhóm người ít nhiều có cùng chung vị thế xã hội, vai trò với chức năng. Thuật ngữ “tầng lớp” phân loại nhóm theo thu nhập và các tiêu chuẩn khác, cũng như mở đầu ý niệm mâu thuẫn trong cấu trúc xã hội. Sự đối lập này được cho là mang tính biện chứng; vì thế, mọi tầng lớp giai cấp đều chuyển biến trong bối cảnh lịch sử của xã hội.
Trong khi sự khác biệt giữa hai lối tiếp cận chính, đối trọng với cách phân tích thực tế xã hội – thuyết chức năng luận và chủ nghĩa Mar-xít – không nên cường điệu hoá, thì cũng đừng bỏ qua những điều dị biệt này. Từ lúc phong trào công đoàn và các lĩnh vực lao động bị lối phân tích Mar-xít chỉ phối mạnh mẽ, thì đứng trên quan điểm của giai cấp công nhân, tất cả các hệ thống xã hội, nào là y tế, luật pháp, giáo dục, v.v...đều mang dấu ấn định kiến sâu sắc vì ủng hộ cho giai cấp giàu có, trung lưu, nhưng chống lại giai cấp lao động mà họ chiếm đa phần dân số. Giới thượng lưu tích trữ tài sản, sở hữu phương thức sản xuất trong hệ thống kinh tế trên hao tổn lao động của tầng lớp công nhân, đó chính là tình trạng bóc lột kinh nghiệm của họ.
Với các giá trị nhân bản bất diệt, thay vì lực lượng giải phóng, thì tôn giáo thông thường được hệ thống chính trị bám víu và giản lược thành ý thức hệ, lại trở nên công cụ để thống trị giai cấp lao động. Vấn đề thực sự là cả hai phía từ Ki-tô hữu đến những ai theo chủ nghĩa Mar-xít, họ đều không hiểu nhau.
Phần 2: Hoàn cảnh Lao động Châu Á
(Nhằm hiểu rõ cảm nghiệm gặp gỡ–hoà nhập của các tham dự viên AISA I, giới chuyên môn được mời đến cung cấp kiến thức cần thiết và đưa ra những cuộc thảo luận về vấn đề trọng yếu. Bối cảnh Châu Á của tình hình lao động được Norma Bias – cộng tác viên trước kia của Giới Công nhân Trẻ Ki-tô giáo Á Châu, trình bày.
Những nhà đối tác Hoa Kỳ và phương Tây chú trọng nhiều đến vùng Đông Nam Á như một đối tác lợi nhuận trong hạng mục lao động quốc tế bởi vì:
nhân công đông đảo, rẻ tiền, lại lành nghề
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
vị trí địa lý chiến lược
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gây sức ép lên chính phủ–khách hàng như thành viên các nước thuộc khối ASEAN, tái cấu trúc nền kinh tế của họ theo dòng chiến lược phụ thuộc vào xuất khẩu định hướng nhập khẩu. Những nền kinh tế các quốc gia này được tự do tiếp nhận hàng hoá thặng dư cũng như vốn đầu tư từ các nước công nghiệp hoá, đồng thời họ phải tuân thủ cam kết chỉ trở thành nhà cung cấp nguyên vật liệu thô và rẻ tiền.
Việc thành lập các Khu Chế xuất (EPZ) khắp nơi tại nhiều nước là một phần của chiến lược xây dựng những “nơi trú ngụ” đầy lợi nhuận và hàng rào thuế quan cho công ty đa quốc gia ở các nước thuộc Thế giới Thứ ba.
Tuy nhiên, đây chính là thiệt hai ghê gớm cho giới công nhân. Hơn nữa, tình hình lao động tại nhiều nước Á Châu lại tồi tệ nhất trên thế giới. Cùng xem xét những thực tế sau:
Hầu hết công nhân Châu Á nhận mức lương thấp kinh khủng.
Mức đền bù cho công nhân bị cố ý giảm sút như để khích lệ kinh doanh nước ngoài.
Các chính phủ Châu Á hầu hết tuân theo chỉ thị của Ngân hàng Thế giới–Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho chính sách “đóng băng tiền lương”.
Thậm chí, một số quốc gia không đưa ra tiêu chuẩn cho mức lương tối thiểu.
Chính phủ các quốc gia Châu Á hầu hết giới hạn công nhân quyền bãi công và lập hội. Sự trấn áp công đoàn lan tràn. Xu thế đang lớn mạnh mà chính quyền sử dụng nhằm bắt giữ, lạm dụng thể lý, hoặc ngay cả sát hại để bịt miệng các nhà lãnh đạo công nhân đấu tranh. Tình trạng quân đội hoá ngày càng leo thang và vi phạm nhân quyền khốc liệt đang đương đầu với phong trào lao động Á Châu. Vì thế, không ngạc nhiên gì khi phong trào lao động tại hầu hết các quốc gia Châu Á vẫn đình trệ và bất lực.
Công nhân Châu Á cũng phải hài lòng với công việc dài hàng giờ, sự bất ổn lao động, mạo hiểm nghề nghiệp, điều kiện bảo hiểm y tế yếu kém và thiếu lợi tức phụ.
Trong lúc chủ nghĩa công đoàn áo vàng chiếm ưu thế toàn cảnh Châu Á, thì một xu thế trổi dậy tại nhiều quốc gia nhằm thiết lập những công đoàn chân chính, ngay cả giữa bối cảnh bị áp chế.
Phần 3: Tình hình Lao động tại Phi-luật-tân
Thấu hiểu sự Nghèo khổ của người Lao động. “Tại tạo người công nhân lại nghèo và những lời giải đáp phải có là gì?” Đây chính là câu hỏi mà ba thuyết trình viên được mời tham dự đến từ các thành phần khác nhau trong xã hội – giới quản lý, công đoàn và học thuật, sẽ trình bày.
Vị thế một người nắm giữ trong cấu trúc tập thể của những điều kiện xã hội, quan điểm về vấn đề thảo luận của đương sự, cũng như nhận thức của người hành động đều liên quan trong luận đề này. Không một nhóm xã hội nào có thể tự mình nhận trách nhiệm trở thành nhân tố thay đổi cả. Sự chuyển hoá xã hội đích thật của cấu trúc xã hội hướng tới nền công lý lớn lao hơn có lẽ chỉ xuất hiện từ những nỗ lực phối hợp của các nhóm hành động khác nhau cùng điều hành song đôi.
Trong một quốc gia hầu hết theo đạo Công Giáo như Phi-luật-tân, dường như vai trò của linh mục và Giám mục dễ dàng ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng nếu lợi ích giai cấp thông thường có thế lực hơn tôn giáo, thì khám phá nó thật sự lại là một tư tưởng nghiêm túc. Hơn thế, tương tác qua lại giữa ba vị thuyết trình Công Giáo đại diện cho thành phần hệ trọng trong xã hội rất cần thiết cho thách đố thay đổi xã hội.
Thảo luận với Thuyết trình viên: Quan điểm về bản Phân tích “Vì sao người Lao động lại Nghèo và những Lời giải đáp có thể
Cách nhìn từ giới Quản lý, được Bà Lourdes Jose, Giám đốc Nhân sự, trình bày: Sự nghèo khổ nói chung có thể lược lại quá khứ thời chế độ độc tài Mar-cos ròng rã 20 năm đã cướp đi nền kinh tế.
Nợ nần nước ngoài tăng ngất ngưỡng và sự thoái vốn đầu tư vẫn tiếp diễn.
Chính phủ cung cấp một môi trường kinh doanh hữu hiệu nhằm khuyến khích các khoản đầu tư nước ngoài. Và chính phủ không thể quy định mức lương tối thiểu cho lực lượng nhân công ở các công ty. Quyền lợi phụ nữ không được bảo vệ và lao động trẻ em ngày càng gia tăng. Ngoài ra, giá trị xã hội hoặc yếu tố liên quan đến thái độ chắc hẳn được coi là amor proprio (yêu bản thân), hiya (xấu hổ), pakikisama (hợp tác) và utang na loob (nợ lòng biết ơn). Đồng thời, kỹ năng người công nhân chưa được nâng cao.
Những lời giải đáp có thể được đề xuất như sau:
duy trì mối liên hệ tích cực giữa chủ nhân–nhân công;
giới quản lý hoà nhập vào các sinh hoạt hằng ngày của người công nhân;
tận dụng các chương trình chính phủ nhằm nâng cao kỹ năng và tổ chức hội thảo hầu đối phó, thay đổi những thái độ tiêu cực.
Cách nhìn từ giới Học thuật, được Gs. Réné Ofreneo, đến từ Học viện Quan hệ Công nghiệp thuộc Đại học Phi-luật-tân, trình bày
Nguyên nhân trực tiếp của sự đói nghèo là thất nghiệp, không có vườn tượt canh tác và mức thu nhập thấp. Quá nhiều nguyên nhân xâu xa cho các vấn nạn này, có thể được liệt kê ra như sau:
Triết lý không thích hợp hay chính sách phát triễn hoặc bắt buộc hoặc nhồi nhét từ các thế lực bên ngoài như Quỹ Tiền tệ Quốc tế–Ngân hàng Thế giới (IMF–WB), Cục Tình báo Trung ương (CIA) và các cơ chế tương tự.
Tiến trình công nghiệp hoá sai lầm, trở thành hệ chính sách phát triễn sai lệch mà tập trung đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của những Tập đoàn Đa Quốc gia (MNCs) và đối tác nội địa – nhưng lại không đáp ứng yêu cầu của người dân được có công ăn việc làm và các sản phẩm thiết yếu.
Những chương trình phát triễn nông nghiệp không đúng đắn.
Trật tự kinh tế thế giới bất công, nơi mà các nền kinh tế thị trường tiên tiến chiếm đoạt từ các nước thuộc Thế giới thứ Ba, qua những ký kết thương mại bất bình đẳng, bẫy nợ, kiểm soát kỹ thuật; và Thế giới thứ Ba giờ đây là nhà xuất khẩu “tân thời” vốn đầu tư cho Thế giới thứ Nhất.
Trật tự chính trị–xã hội quốc gia vô dân chủ, nơi mà giới thượng lưu bản địa được nắm giữ vị thế đặc quyền về quyền lực chính trị–kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai đều tập trung vào tay họ.
Trật tự chính trị–kinh tế này được các cơ chế xã hội thượng lưu gia cố như hệ thống giáo dục, cơ sở truyền thông và thậm chí Giáo hội.
Sau cùng, xã hội bị một vài cá thể đặc quyền chiếm lĩnh nhờ vào giới thượng lưu trong và ngoài nước, và đây chính là nguyên nhân xâu xa của sự nghèo khổ.
Cần phải giáo dục lương tâm hay nâng cao tầm nhận thức giữa các bậc công nhân, và ý thức đối trọng khác biệt so với hiện trạng bất biến cần được phát huy.
Cách nhìn từ giới Lao động, được một vị Lãnh đạo Công đoàn trình bày
Sự nghèo khổ diễn ra do động thái chính phủ chốt hạn mức lương tối thiểu 57 pê-sô/1 ngày theo chỉ thị của Ngân hàng Thế giới–Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự thông đồng giữa chính quyền và giới tư bản chống lại người lao động, cũng như những vị gọi là đại diện lao động trong chính phủ không thật sự đại diện cho người lao động.
Phần 4: Diễn đàn Mở rộng
Bàn về Kỹ năng và mối Liên hệ. Một đại diện công nhân đặt câu hỏi: nếu giới quản lý cũng quan tâm về kỹ năng của chính họ thì họ luôn luôn chú trọng đến các kỹ năng của người lao động. Anh ấy cho hay: nhiều chủ sở hữu thiên về lợi nhuận hơn là chú tâm đến con người.
Đại diện giới quản lý đáp lời: trong lúc tìm ra các kỹ năng lao động, quan tâm trước nhất của họ chính là trao dồi những kỹ năng quản lý. Thực tế, họ đang đào tạo kỹ năng cho các quản đốc về cách đối đãi với người lao động, vd: làm thế nào tận dụng nét đặc trưng cũng như giá trị dân tộc (trong trường hợp này là Phi-luật-tân) một cách tích cực. Vị thuyết trình này tiếp tục cho biết thêm: khi người công nhân có vấn đề gì sai, nói chung đây là thất bại của ban quản lý. Và họ cũng sa thải những nhân viên quản lý, ngay cả chủ tịch hoặc phó chủ tịch.
Một giáo sư đại học phân khoa lao động phát biểu rằng: bộ phận quản lý nơi quốc gia này không đồng nhất. Nhiều nơi nổi trội và cũng nhiều nơi cần được giáo dục hơn bao giờ hết. Họ nhìn vào mô hình công đoàn nhưng chẳng hiểu sự ra đời của chúng chính là kết quả từ quá trình dân chủ trong một xã hội công nghiệp hoá.
Ông ấy cho biết thêm: sự kháng cự của một số chủ nhân thường bạo lực và tiêu tốn rất nhiều so với cách họ cứ đơn giản hành xử hoà hợp với quan điểm của người lao động. Nhưng điều này rất hiếm hoi vì ông thấy giới quản lý đã thực sự hành xử một cách vô lối tại nhiều quốc gia.
Vị giáo sư này nêu ý kiến: việc sử dụng tích cực các giá trị văn hoá để tăng cường mối liên hệ hài hoà giữa chủ nhân–nhân công là tốt, nhưng nó lại chẳng bao giờ đủ cả, một khi đối mặt với các vấn đề công bằng xã hội hoặc trả những gì thuộc về người lao động. Truyền thông tốt đẹp giữa nhân công–ban quản lý qua cách dùng tích cực các giá trị dân tộc Phi-luật-tân không được “hất cẳng” những gì cần thiết cho công nhân, và những gì chính đáng thuộc về họ.
Ông cũng trình bày thêm rằng: công nhân thực sự làm việc 10-12 giờ đồng hồ mỗi ngày nơi công sở, bao gồm giờ nghỉ ngơi, chuẩn bị cũng như thời gian di chuyển. Vì thế, phải công bằng với người lao động, họ đã bỏ hết nữa cuộc đời tạo ra của cải, vật chất; và bởi lẽ họ chiếm đa số trong xã hội, nên chính họ là chủ nhân quyết định xã hội này được vận hành ra sao, khi trưng dẫn câu nói của tổng thống Ab-ra-ham Lin-cohn “khi không có lao động, thì sẽ không có vốn”.
Bàn về Phong trào Lao động. Cũng vị giáo sư đại học đó phát biểu rằng: phong trào lao động tại Phi-luật-tân ngày nay phân tán sâu sắc. Vì thế, cần giới lao động hợp lực hầu thực sự thay đổi hữu hiệu. Sức mạnh của một phong trào liên hiệp lao động lộ diện qua cuộc tổng đình công bất bại vào ngày 27 tháng 8 năm 1987, mà trong đó thực tế tất cả các nhóm lao động có sắc thái cũng như khuynh hướng ý thức hệ khác biệt đã cùng tham gia. Ông khuyên rằng: phải không được quên những khác biệt về mặt tổ chức và ý thức hệ, nhằm bàn luận các vấn đề và đưa ra những giải pháp cụ thể. Ông cũng thận trọng khuyến cáo rằng: đừng để một nhóm nào nỗ lực chiếm lĩnh liên minh hợp tác, vì lẽ KMU, TUCP hay TUPA không thể tự mình mang đến thay đổi thật sự.
Luận bàn về Phân chia Lợi nhuận. Đại diện giới quản lý cho hay: nói về khái niệm phân chia lợi tức, giới kinh doanh chắc hẳn yêu cầu phân chia theo mức chi phí, hầu nhận lại đầu tư hay tái đầu tư.
Mặt khác, đại diện từ giới học thuật phát biểu rằng: cách phân chia lợi nhuận đích thật phụ thuộc vào thông tin thực sự về chi phí, thu nhập, cũng như phụ cấp hành chính. Người lao động nên truy cập các dữ liệu này nhằm đi đến một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa.
Bàn về những Trường hợp Lao động. Các đại diện giới quản lý cho rằng giải pháp tranh chấp chắc sẽ hiệu quả hơn nếu được dàn xếp ổn thoả từ cả hai phía. Họ cũng cảm thấy nên định ra thời hạn để giải quyết mọi trường hợp.
Gs. Ofreneo thì cho hay lối quản lý mất lý trí, chống lại lao động có lẽ nại tới mọi mánh khoé luật định nhằm kéo dài trường hợp kiện tụng. Ông đưa ra một ví dụ mà Viện toà án Tối cao đã mất 20 năm để đưa ra phán quyết về một vụ tranh chấp lao động. Ông phát biểu rằng phong trào lao động tại đất nước này bị giới luật sư chiếm lĩnh, cho nên nó có xu hướng hợp pháp hoá. Hơn nữa, ngược lại với một vài người quản lý nghĩ, thật sự cần tiết chế hơn khi đối đãi với những công đoàn. Và ông cũng cho biết: giới đầu tư vùng Scan-đi-na-vi-a (Bắc u) thực tế thường khuyến khích công nhân họ thành lập công đoàn của chính họ.
Về Khoảng cách Lương bổng. Một đại diện quản lý, bà Jose trình bày: người dân phải được trả lương hợp lý để đáp ứng các nhu cầu của họ. Bà tin rằng khoảng cách không nên quá rộng, nhưng cũng thừa nhận thiếu hiểu biết về sự chênh lệch to lớn này cũng cần được điều chỉnh.
Gs. Ofreneo giải thích thật đúng đắn khi công nhận khoảng cách lương bổng gây ra do việc đào tạo và trách nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là sự trái ngược quá ư tàn bạo. Ông cho biết khoảng cách bình thường lớn gấp 5 lần so với cấp bậc và hồ sơ tuyển dụng. Nhưng ở đây, ông quả quyết nó nhiều gấp 100 lần.
Ngoài ra, ông thêm rằng: người Nhật thực hiện mô hình ban quản lý hoà nhập với công nhân. Đôi khi, không phân biệt được chủ nhân người Nhật với nhân viên của họ, bởi lẽ họ mặc chung đồng phục, vì thế khuyến khích động viên mối liên hệ và sự gần gũi.
Phần 5: Lĩnh vực Quan tâm Đặc biệt: Lao động nữ
Lao động nữ tại Châu Á. Kể từ tháng 6 năm nay, hơn 400 nữ công nhân tại nhà máy đan Sri-kao Thái Lan đã đình công. Họ phải chịu những điều kiện quá ư vô nhân đạo như: nhiệt độ cao quá mức và tiếng ồn nơi công xưởng, làm việc 8 tiếng suốt đêm không nghỉ giải lao, lao động vào các ngày nghỉ không được trả lương tăng ca, bị buộc phải ký hợp đồng lại cứ sau 6 tháng để không được trở thành nhân viên chính thức, bị đuổi việc không bồi thường, khối lượng công việc quá áp lực, v.v...Cảnh ngộ của lao động nữ Sri-kao, cũng như cuộc chiến mưu cầu cuộc sống tươm tất hơn là một trong những minh hoạ gần nhất cho vấn đề: lao động nữ tại Châu á sau cùng đã ý thức tự vực dậy như thế nào khi chính họ là những nạn nhân bị áp bức.
Chính sách công nghiệp hoá của các quốc gia đang phát triễn trong thập niên 70 đều kéo theo việc lao động nữ tham gia quá nhiều trong lĩnh vực công nghiệp. Ngày nay, phụ nữ đóng vai trò trọng yếu của dân số lao động, đặc biệt trong ngành nghề sản xuất và dịch vụ. Tại Châu Á, hiện phụ nữ đại diện 45% dân số lao động. Hơn thế, vị thế của họ như công nhân ăn lương dường như bị bóc lột và xem thường liên miên. Họ tham gia vào lực lượng lao động không ngang sức với nhân công nam.
Là nhân công ăn lương, họ cảm nghiệm bị trả công khác biệt và nhận mức lương thấp, điều kiện làm việc tồi tệ, không an toàn lao động, tiềm năng công việc mù mịt và công việc kỹ năng thấp. Là lao động nữ, họ phải chịu các vấn đề đặc biệt như: thời kỳ nghỉ sanh, xin nghỉ vì ‘đến tháng’, và bị quấy rối tình dục. Sau cùng, là phụ nữ trong xã hội bất công, họ tiếp tục phải gánh vác trách nhiệm gia đình nặng nề như chăm sóc con cái và nội trợ. Tất cả những điều này khắc hoạ đậm nét cuộc sống và hoàn cảnh của hàng triệu nữ công nhân tại khu vực Á Châu hôm nay.
Quan tâm đến Lao động Nữ. Phải đối mặt với điều kiện bị bóc lột và đàn áp, hẳn ai đấy kỳ vọng các vấn đề của công nhân nữ phải trở thành mối bận tâm lớn lao của phong trào lao động. Nhưng, ngược lại, một bức tranh khác hé lộ. Các phong trào lao động hiếm khi đề cập tới các vấn đề của công nhân nữ. Phong trào lao động tại Châu Á nói chung được những cơ cấu tổ chức chính thức hơn đại diện, vốn dĩ phần lớn do các đồng sự nam chiếm lĩnh. Mặc dù, công nhân nữ tham gia vào công đoàn lao động, nhưng vấn nạn và vấn đề của họ chỉ được coi là thứ yếu trong trăn trở tổng thể của người công nhân.
Sự thất bại của các công đoàn lao động chính thức đề cập đến những quan ngại lao động nữ, đã dẫn tới việc xuất hiện các nhóm lao động không chính thức, cũng như nhiều nhóm phụ nữ liên kết với vô số vấn đề của công nhân nữ hoạt động. Vài năm gần đây, có những tiến triễn tích cực mà trong đó công việc bắt đầu được tổ chức một cách quy cũ. Tuần san phụ nữ ra đời, xuất bản nhiều giúp hiểu biết sâu sắc hơn về hoàn cảnh và cuộc sống của nữ công nhân tại Châu Á. Đời sống họ cũng trở nên nặng nề do kinh tế–văn hoá đè nén khiến họ càng bị thương tổn trước tình trạng điều khiển và bốc lột trong xã hội.
Tổ chức Lao động Nữ. Xu hướng nổi bật của phong trào lao động phụ nữ tiếp tục định hình tại Á Châu. Các nhà lãnh đạo/hoạt động công nhân nữ bắt đầu lên tiếng cho mọi quan tâm đặc biệt của họ và việc hình thành nhóm lao động phụ nữ trở thành xu thế tích cực, do đó, trăn trở của họ có một cái nhìn mới – nữ công nhân hiện thời tự tổ chức các buổi yêu sách và nhu cầu của họ. Ở nhiều quốc gia như Phi-luật-tân, Hàn Quốc, các cuộc đấu tranh của nữ công nhân đã trở thành bước nhảy vọt trọng yếu so với những tranh đấu của người dân. Tại nhiều nước Châu Á khác, các sự kiện này như những thí dụ điển hình cho nữ giới đang nỗ lực tự mình tổ chức.
Sự kiện nữ công nhân gầy dựng tổ chức là một hiện tượng xã hội khá mới mẻ. Lao động nữ ở địa phương đều nhận ra nhu cầu bản thân như nữ giới và nhân công nói chung, đó là cần đoàn kết nỗ lực để giải phóng họ, và nó trở nên một công việc mới mẻ đầy thách thức.
Uỷ ban Phụ nữ Á Châu (CAW) là một chương trình đại kết được thành lập nhờ Hội nghị Ki-tô hữu Truyền giáo Thành thị Nông thôn Châu Á và Văn phòng Phát triễn Con người trực thuộc FABC. Được khởi sự vào năm 1981, CAW đóng vai trò cộng tác và hướng dẫn về các vấn đề lao động nữ tại vùng Á Châu. Là tổ chức miền duy nhất cho nữ công nhân, CAW liên tiếp nỗ lực hành động vì nhu cầu và thay đổi tình trạng của lao động nữ. Được công nhận là nữ công nhân tự mình sở hữu tiềm năng phát triễn, cho nên vai trò miền chính là hướng dẫn các hoạt động địa phương, đồng thời đưa ra nhiều kênh nối kết vùng miền với các vấn đề của lao động nữ. Và đây là sinh hoạt ưu tiên của CAW.
Hoạt động CAW bao gồm:
tạo kết nối và mạng lưới: chương trình giao lưu, tư vấn và hội thảo
Chương trình địa phương và các đề án sáng kiến: CAW hỗ trợ địa phương nỗ lực trong việc huấn luyện, tổ chức và tạo nguồn tư liệu giáo dục
Mạng lưới Đoàn kết Kêu gọi–Hỗ tương cho lao động nữ Á Châu
Thu thập tài liệu và xuất bản
Một số ấn bản CAW đã được phát hành:
Thư chung gửi cho Giới Lao động Nữ Á Châu (một năm 4 ấn bản)
Cảnh ngộ của Nữ nhân công Ngành Điện tử tại Châu Á, năm 1982
Chuyện của Nữ Công nhân người Phi-luật-tân, năm 1984
Cổ phần Hợp lý của Chúng tôi – Luật Lao động về Nữ nhân công, năm 1984
Nữ Nhân công ngành Công nghiệp tại Châu Á, ISIS/CAW, xuất bản năm 1985
Dưới Hình bóng Phong lưu – Những câu chuyện của Nữ lao động Nhật Bản, năm 1986.
Phần 6: Thử nhìn vào những Lời giải đáp của Chính phủ và các Cơ quan Phi Chính phủ tại Phi-luật-tân
Sở vụ Phúc lợi Xã hội và Phát triễn (DSWD)
Bản chất Phúc lợi Xã hội
Phúc lợi xã hội là nhu cầu thiết yếu cho đời sống và nguồn hạnh phúc của người nghèo, người túng thiếu cũng như người bị áp bức, phụ thuộc vào.
Nhu cầu phúc lợi xã hội ngày nay không gì khác hơn là suy tư về sự yếu kém, tụt hậu và thất bại của xã hội. Qua hàng chục năm, chính phủ chẳng hề đề cập đến các vấn nạn của người nghèo. Sự thụ động của chính phủ đã gia tăng tình trạng bất lực của người nghèo, tách họ ra khỏi vòng chảy tăng trưởng.
Một khái niệm thường thấy: phúc lợi chỉ làm hao hụt tài nguyên chính phủ và tạo ra cơ chế lệ thuộc là kết quả của thông tin sai lệch.
Chú trọng nhiều vào chương trình nghị sự của DSWD, hướng phúc lợi xã hội đến một hoạt động đáp ứng, xác đáng và dễ tiếp cận.
Sứ mệnh của DSWD
chăm sóc, bảo vệ và phục hồi các cấu thành xã hội què quặt và hết thảy những người khuyết tật về mặt thể lý cũng như tinh thần nhằm thực hiện chức năng xã hội hiệu quả;
Chặn đứng sự sa sút thêm nữa của những điều kiện phi nhân đạo hay khiếm khuyết về mặt xã hội nơi bộ phận bất lợi ở mức độ cộng đồng;
Liên kết với cơ sở dịch vụ từ các ban ngành/sở, chính phủ và phi chính phủ, cung cấp phúc lợi trọn gọi đến các cơ sở cấu thành dựa trên nhu cầu của họ;
Hậu thuẫn các chính sách và quy định mà nêu lên những mối quan tâm phúc lợi xã hội.
Hội đồng Kinh tế Nhân dân thời Rizal (PEC)
PEC là một nhóm đa bộ phận đặt nền tảng trên cộng đồng (có các đại diện từ thương mại, công nghiệp, dịch vụ, dân sự, tôn giáo, học thuật, và chuyên gia) được tổ chức nhằm tận dụng nguồn lực khác nhau nơi địa phương để hướng tới việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề, đặc biệt vấn đề ảnh hưởng đến người nghèo.
PEC liên kết “sức mạnh quần chúng” và các nguồn lực chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn, vấn đề trong thương mại và công nghiệp.
PEC nhắm đến việc tận dụng hết mức những nguồn lực và kỹ năng địa phương hầu đạt mức tăng trưởng kinh tế cũng như phúc lợi quốc gia.
PEC chia sẻ phụ trợ ngành nghề công nghiệp bằng việc cung cấp những dự án mưu sinh như:
đồ thủ công, giỏ, kẹp tóc làm từ tre lá tại An-ti-pô-lô
sản xuất đồ chơi tại Ca-in-ta
khu chế xuất thực phẩm và chất bảo dưỡng thực phẩm tại Ta-nay
chế biến chuối rán và hạt điều, tạo ra khối huỳnh quang rắn chắc và vật dụng vệ sinh, hút vôi và cát từ các tảng đá xanh, trồng rau muống và nuôi dê.
Đối tượng được hưởng lợi từ những dự án:
công nhân nghèo vùng thành thị
công nhân bán thất nghiệp
giới trẻ nghỉ học
nhân viên bị ảnh hưởng do các cuộc đình công, cũng như gia cảnh.
Hàng loạt Dịch vụ Xã hội Thánh Giu-se
Dịch vụ Xã hội Thánh Giu-se là một cơ sở dịch vụ phi lợi nhuận và phi chính phủ, được chính thức thành lập vào năm 1982. Nhận tên Thánh Giu-su Thợ, cơ sở này là kết quả của tinh thần hiệp nhất đại kết giữa Giáo hội với người lao động. Tổ chức cam kết phục vụ và bảo vệ lợi ích của công nhân Phi-luật-tân bất kể tôn giáo, địa vị xã hội, lập trường chính trị hay hội đoàn nào. Nó mạnh mẽ thực thi nguyên tắc giúp người công nhân tự lập, ngược lại, khuyến khích họ ra đi hỗ trợ đồng nghiệp đang cần hỗ trợ.
Cơ sở Thánh Giu-se kêu gọi sự tương trợ và giúp đỡ từ các cá nhân, cơ quan và tổ chức bác ái, đang dấn thân hoạt động cho phúc lợi người lao động, khó khăn cũng như nghèo túng.
Mục đích và các Mục tiêu chính
Mục đích của cơ sở Thánh Giu-su nhằm đẩy mạnh phát triễn con người hoàn thiện nơi người lao động dẫn đến sự chuyển hoá xã hội như: công nhận vai trò quan trọng của họ trong tiến trình tăng trưởng và tiến bộ của xã hội chúng ta. Mục đích này được neo chặt vào thông điệp của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã đặt Giáo hội vai trò kiên vững hỗ trợ người lao động.
Mục tiêu chung của cơ sở là cung cấp cơ hội cho người lao động và gia đình họ hầu phát triễn chính khả năng, nhằm giúp cải thiện những điều kiện xã hội của họ.
Những mục tiêu riêng biệt là:
nâng cao vị thế người lao động trên các lĩnh vực xã hội–kinh tế–chính trị–văn hoá qua việc giáo dục không chính quy;
tăng cường cơ hội tham gia cho người lao động cũng như gia đình họ bằng cách hỗ trợ xã hội ý nghĩa nhằm đạt được những cộng đồng tự lập;
hỗ trợ tích cực về mặt xã hội cho các nạn nhân thiên tai, tranh chấp trong lĩnh vực công nghiệp, vi phạm nhân quyền và bị tước đoạt vị thế xã hội;
lưu trữ tài liệu, cũng như phân tích những nghiên cứu về mối liên hệ lao động, điều kiện sống/làm việc và các vấn đề chung giữa người lao động;
thông truyền kết quả nghiên cứu và khảo cứu cứ liệu qua việc xuất bản, buổi thuyết trình bằng âm thanh–hình ảnh về sự phát triễn con người của người lao động.
Quy mô và Giới hạn của các Cơ sở Dịch vụ
Cơ sở Dịch vụ Thánh Giu-se thực hiện những chương trình toàn diện và trường kỳ, hầu nhắm tới việc hỗ trợ công nhân và gia đình họ nhận ra các dự án do họ khởi sự. Và một số chương trình được tập trung như sau:
Huấn luyện và Triển khai. Các hội thảo huấn luyện được phân loại:
Những Khoá học Phát triễn Xã hội
Giáo dục Sức khoẻ
Dược thảo
Dinh dưỡng
Châm cứu Sơ cứu
Bấm huyệt
Hợp tác xã
Loại hình kinh doanh nhỏ
Thu thập tài liệu qua hình ảnh
Nghiên cứu Lao động Căn bản
Chủ trương báo giới công đoàn
Minh hoạ/Hoạt hình
Những Khoá học Công đoàn
Giới thiệu đại cương về các mối Liên hệ Nhân công–Quản lý
Chương trình Toàn diện về các mối Liên hệ Nhân công–Quản lý
Đào tạo người Huấn luyện
Hùng biện
Huấn luyện cho cương vị Lãnh đạo
Bộ luật Lao động
Giải quyết Bất bình
Chương trình CBA Toàn diện
Xây dựng/Quản trị Công đoàn
Quản trị Tài chính
Nghiên cứu và Thông tin. Cung cấp tài liệu giáo dục như danh bạ liên lạc, sách báo, tờ rơi, thủ bản và truyện tranh cho người lao động, công đoàn, liên minh, liên đoàn, cũng như nhiều cộng đoàn luận bàn về mối liên hệ lao động, điều kiện làm việc/sinh sống và dữ liệu. Cơ sở cũng hy vọng thực hiện những tài liệu dạng hình ảnh–âm thanh, bài viết/triển lãm với hình ảnh minh hoạ, video, trình chiếu, và mọi phương tiện có sẵn cho công chúng. Ngoài ra, cũng sẽ khởi đầu các dịch vụ thư viện và ngân hàng dữ liệu chuyên về lĩnh vực lao động.
Phát triễn Xã hội. Cung cấp dịch vụ sức khoẻ/y tế, hỗ trợ pháp lý, chăm sóc trẻ em, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp và chương trình mưu sinh vi mô. Trong tương lai, những dịch vụ thế này sẽ được mở rộng tại các cộng đoàn mà người lao động tập trung đông.
Nếu bạn đang đau buồn, thì hãy vui lên,
vì Giáng Sinh chính là niềm hoan lạc.
Nếu bạn đang có thù oán, thì hãy hoà giải,
vì Giáng Sinh chính là sự bình an.
Nếu bạn có thái độ kiêu căng, thì hãy khiêm nhường,
vì Giáng Sinh chính là sự khiêm hạ.
Nếu bạn đang mắc nợ ai, thì hãy hoàn trả,
vì Giáng Sinh chinh là sự công chính.
Nếu bạn đang trong vòng tội lỗi, thì hãy ăn năn hoán cải,
vì Giáng Sinh chính là ân sủng.
Nếu bạn đang chìm đắm trong bóng tối u mê, thì hãy thắp sáng cõi lòng,
vì Giáng Sinh chính là nguồn ánh sáng.
Nếu bạn đang còn nung nấu hiềm tị, ghen ghét, thì hãy loại bỏ chúng đi,
vì Giáng Sinh chính là tình yêu.
Nếu bạn đang tuyệt vọng ê chề, thì hãy hướng nhìn lên Ki-tô,
vì Giáng Sinh chính là nguồn hy vọng.
Nếu bạn đang mong chờ bạn hữu, thì hãy vội vã ra đi tìm kiếm,
vì Giáng Sinh chính là cuộc tái ngộ.
Nếu bạn đang được yêu mến, thì hãy loan truyền tình thương,
vì Giáng Sinh chính là thông điệp tình yêu.
Nếu chung quanh bạn, vô sô người nghèo hèn hiện diện, thì hãy ra tay đỡ nâng họ,
vì Giáng Sinh chính là món quà tặng quý giá mà bạn được trao ban.
Lm. Xuân Hy Vọng
(Phỏng dịch từ ‘クリスマスとは’)
1. Máu Thánh Gennariô đã KHÔNG hoá lỏng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát khiến nhiều người Ý âu lo
Hôm thứ Tư 16 tháng 12, tại Naples tiếng Ý gọi là Napoli, máu của Thánh Gennariô vẫn khô đặc, không có bất cứ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.
Diễn biến này được nhiều người Ý xem là một điềm rất xấu. Vài ngày trước đó, một cây cầu đột nhiên gẫy làm đôi trong đêm. Một chiếc xe chở khách đã lao xuống dòng sông. Tổn thất cho đến nay vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.
Trong khi đó, tính đến chiều tối thứ Tư 16 tháng 12, tử vong tại Ý đã lên đến 66,537 người, trong số 1,888,144 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp nhiễm bệnh trong một ngày 15 tháng 12 thôi là 14,840 người. Cũng trong ngày 15 tháng 12, có 846 người đã chết vì virus Tầu độc địa, nghĩa là ngang ngửa với con số người chết trong một ngày tại đỉnh cao của đại dịch coronavirus hồi cuối tháng Ba. Ngày 27 tháng Ba được kể là ngày đen tối nhất, số trường hợp tử vong trong ngày hôm ấy là 921 người.
Cha Vincenzo de Gregorio, phụ trách nhà nguyện Thánh Gennariô ở nhà thờ chính tòa Naples cho biết:
“Khi chúng tôi lấy thánh tích từ két sắt ra, máu đã hoàn toàn khô đặc và vẫn hoàn toàn khô đặc.”
Sau Thánh lễ sáng ngày 16 tháng 12 tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Maria, theo thông lệ bình máu Thánh Gennariô đã được đưa ra cho anh chị em giáo dân kính viếng.
Trước sự thất vọng của họ, máu Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như trông đợi.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy phản ứng mất bình tĩnh của anh chị em giáo dân. Nhiều người đã cất tiếng đọc kinh, và những người khác đọc theo.
Cha Vincenzo de Gregorio an ủi họ và nói rằng phép lạ đôi khi xảy ra vài giờ sau đó trong ngày. Ngài nói “cách đây vài năm vào lúc 5 giờ chiều, máu đã hóa lỏng. Vì vậy, chúng ta chưa thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra”.
“Tình trạng thực tế hiện nay, như anh chị em có thể thấy, hoàn toàn khô đặc. Không có bất cứ dấu chỉ nào, thậm chí một chút cũng không có. Nhưng không sao đâu, chúng ta sẽ chờ đợi dấu chỉ này với niềm tin của chúng ta”.
Tuy nhiên, đến cuối thánh lễ buổi tối ngày thứ Tư, tức là vào sáng thứ Năm theo giờ Việt Nam, máu vẫn còn khô đặc.
Thánh Gennariô là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diôclêtiô vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sosius, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Đức Hồng Y Crescenzio Sepe đã cai quản tổng giáo phận Napoli, một trong những giáo phận quan trọng của Ý, trong 14 năm qua. Hai năm trước, khi đến tuổi 75, ngài đã nộp đơn từ chức theo luật định. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu nhiệm ngài thêm 2 năm và hôm thứ Bẩy 12 tháng 12, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức của ngài và bổ nhiệm Đức Cha Domenico Battaglia, 57 tuổi, đang là Giám Mục của giáo phận Cerreto Sannita-Telese-Sant'Agata de' Goti lên thay. Ngài được biết đến như một “linh mục đường phố”, một người rất gần gũi với người nghèo.
Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa hôm 16 tháng 12.
Khi phép lạ vẫn chưa xảy ra, Đức Hồng Y Sepe nói với những người tụ tập, “chúng ta cần phải thực hiện một hành động thể hiện lòng sùng kính chân chính và sâu sắc đối với Thánh Gennariô của chúng ta, chúng ta cần hiệp nhất với nhau nhân danh ngài”.
“Chính Người đã giúp chúng ta sống, làm chứng cho đức tin và dù máu không hóa lỏng cũng không có nghĩa là những điều không may sẽ xảy ra. Điều quan trọng là chúng ta cần cảm thấy thực sự hiệp nhất, tham dự vào sự kiện vô cùng đặc biệt này với sự thành kính của chúng ta đối với vị thánh bổn mạng”.
Đức Hồng Y khuyên anh chị em làm các việc phạt tạ và thống hối, đặc biệt trong bối cảnh đón mừng Chúa đến.
Source:Catholic News Agency
2. Bài Giáo Lý Hàng Tuần Của Đức Phanxicô: Cầu Nguyện Chuyển Cầu
Bản dịch của Vũ Văn An
Trong buổi yết kiến chung ngày 16 tháng 12, được trực tiếp phát tuyến từ Thư Viện Tông Tòa, Đức Phanxicô tiếp tục nói về việc cầu nguyện, nhấn mạnh đến hình thức chuyển cầu tức hình thức cầu nguyện cho người khác. Theo ngài, đã cầu nguyện, ta phải cầu nguyện cho người khác: vì người năng cầu nguyện không thể quay lưng lại thế giới.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, căn cứ vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Những người cầu nguyện không bao giờ quay lưng lại với thế giới. Nếu không thu thập các niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và lo lắng của con người, lời cầu nguyện trở thành một hoạt động “trang trí”, một cách hành xử hời hợt, đóng kịch, đơn độc. Tất cả chúng ta đều cần có nội tâm tính: rút lui vào một không gian và một thời gian dành riêng cho mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta trốn tránh thực tại. Trong lời cầu nguyện, Thiên Chúa “tiếp nhận chúng ta, ban phước cho chúng ta, rồi bẻ bánh và ban cho chúng ta”, để thỏa mãn cơn đói của mọi người. Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi trở nên bánh ăn, được bẻ ra và chia sẻ trong bàn tay Thiên Chúa. Đó là, đó là lời cầu nguyện cụ thể, đó không phải là một việc trốn tránh.
Vì vậy, những người nam nữ cầu nguyện tìm kiếm sự thanh vắng và im lặng, không phải để khỏi bị quấy rầy, nhưng để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa cách tốt hơn. Đôi khi họ rút lui hoàn toàn khỏi thế giới, trong cảnh bí mật của căn phòng riêng của họ, như Chúa Giêsu vốn khuyến cáo (x. Mt 6:6). Nhưng dù ở đâu, họ vẫn luôn giữ cho cánh cửa tâm hồn họ rộng mở: cánh cửa rộng mở cho những ai cầu nguyện mà không biết phải cầu nguyện ra sao; cho những người không cầu nguyện gì cả nhưng mang trong mình một tiếng kêu ngột ngạt, một lời khẩn cầu tiềm ẩn; cho những người lầm đường lạc lối… Bất cứ ai gõ cửa người cầu nguyện đều thấy một tấm lòng nhân ái không loại trừ một ai. Lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim và tiếng nói của chúng ta và mang trái tim và tiếng nói lại cho rất nhiều người không biết cách cầu nguyện hoặc không muốn cầu nguyện hoặc không thể cầu nguyện: chúng ta là trái tim và tiếng nói của những người này, vươn lên tới Chúa Giêsu, vươn lên tới Chúa Cha như những người chuyển cầu. Trong cảnh yên tĩnh của những người cầu nguyện, cho dù sự yên tĩnh này kéo dài một thời gian lâu hay chỉ nửa giờ, để cầu nguyện, những người cầu nguyện tách mình ra khỏi mọi sự và khỏi mọi người để tìm thấy mọi sự và mọi người trong Thiên Chúa. Những người này cầu nguyện cho cả thế giới, gánh trên vai những nỗi buồn và tội lỗi của họ. Họ cầu nguyện cho mỗi người và mọi người: họ giống như những chiếc “ăng-ten” của Thiên Chúa trong thế giới này. Người cầu nguyện nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô nơi mọi người nghèo đến gõ cửa, nơi mọi người đã đánh mất ý nghĩa của sự vật. Trong Sách Giáo Lý chúng ta đọc: “việc chuyển cầu, tức cầu xin cho người khác (…) là đặc điểm của một tấm lòng cùng rung nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa”. Điều này thật đẹp đẽ. Khi cầu nguyện, chúng ta cùng rung nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa; có lòng thương xót đối với tội lỗi của chúng ta, thương xót với chính chúng ta, nhưng cũng thương xót với tất cả những người đã yêu cầu được cầu nguyện, những người mà chúng ta muốn cầu nguyện cho cùng nhịp với trái tim của Thiên Chúa. Đây là lời cầu nguyện đích thực: cùng nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa, với trái tim thương xót của Người. “Trong thời đại của Giáo hội, sự chuyển cầu của Kitô hữu tham dự vào sự chuyển cầu của Chúa Kitô, như một biểu thức của sự hiệp thông các thánh” (n. 2635). Tham dự vào sự chuyển cầu của Chúa Kitô nghĩa là gì? Khi tôi chuyển cầu cho ai đó hoặc cầu nguyện cho ai đó: thì Chúa Kitô ở trước mặt Chúa Cha, Người là Đấng chuyển cầu, Người cầu nguyện cho chúng ta, Người cầu nguyện, cho Chúa Cha thấy những vết thương trên tay của Người, thì Chúa Giêsu hiện diện trước mặt Chúa Cha với nhiệm thể của Người. Và Chúa Giêsu là người chuyển cầu của chúng ta và cầu nguyện là giống như Chúa Giêsu một chút: chuyển cầu trong Chúa Giêsu cùng Chúa Cha, cho những người khác. Điều này rất đẹp đẽ.
Trái tim con người hướng về việc cầu nguyện. Điều này hoàn toàn nhân bản. Ai không yêu thương anh chị em mình thì không cầu nguyện nghiêm túc. Ai đó có thể nói: người ta không thể cầu nguyện khi chìm đắm trong hận thù; người ta không thể cầu nguyện khi chìm đắm trong sự dửng dưng. Lời cầu nguyện chỉ được dâng lên trong tinh thần yêu thương. Những người không yêu chỉ giả vờ cầu nguyện, họ tin họ đang cầu nguyện, nhưng họ không cầu nguyện vì họ thiếu tinh thần thích hợp, đó là tình yêu. Trong Giáo hội, những người quen với nỗi buồn và niềm vui của người khác đào sâu hơn những người điều tra “hệ thống chủ yếu” của thế giới. Vì thế, kinh nghiệm của con người hiện diện trong mọi lời cầu nguyện, vì bất kể người ta có thể đã phạm phải những lỗi lầm nào, họ không bao giờ bị bác bỏ hoặc bị gạt sang một bên.
Khi các tín hữu, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, cầu nguyện cho những người tội lỗi, họ không được lựa chọn, không được phán xét hay lên án ai: họ cầu nguyện cho tất cả mọi người. Và họ cầu nguyện cho chính họ. Lúc đó, họ biết rằng họ không khác những người được họ cầu nguyện cho. Họ nhận ra mình là những kẻ tội lỗi giữa những kẻ tội lỗi và họ cầu nguyện cho mọi người. Bài học của dụ ngôn người Pharisiêu và người thu thuế luôn sống động và có liên quan (xem Lc 18: 9-14): chúng ta không tốt hơn ai hết, tất cả chúng ta đều là anh chị em, những người mang thân phận mong manh, đau khổ và tội lỗi chung.
Vì vậy, một lời cầu nguyện chúng ta có thể thưa với Chúa là: “Lạy Chúa, không ai công chính trong tầm mắt Chúa” (xem Tv 143: 2), đây là lời một trong các Thánh vịnh nói: “Lạy Chúa, không ai đang sống mà công chính, trong tầm mắt của Chúa, không ai trong chúng con: tất cả chúng con đều là những kẻ có tội - tất cả chúng con đều mắc nợ, mỗi người đều có món nợ phải trả; không ai không có tội trong mắt Người. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!" Và với tinh thần này, lời cầu nguyện sinh hoa trái vì chúng ta khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa và cầu nguyện cho mọi người. Thay vào đó, người Pharisiêu cầu nguyện cách tự đắc: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì con không giống như những người khác, các kẻ tội lỗi: Con công chính, luôn luôn làm… ”. Đấy không phải là cầu nguyện: đấy là nhìn chính mình trong gương, không phải là nhìn vào thực tại của chính mình, không. Nó giống như việc anh chị tự trang điểm mình trong gương vì sự kiêu ngạo của anh chị em.
Thế giới tiếp tục tiến bước nhờ vào chuỗi những người cầu nguyện này, những người chuyển cầu, và là những người phần lớn không được biết đến … nhưng không phải Thiên Chúa không biết đến! Có nhiều Kitô hữu vô danh, trong thời gian bị bách hại, đã lặp lại lời của Chúa chúng ta: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ đang làm”(Lc 23:34).
Vị Mục Tử Nhân Lành vẫn trung thành ngay khi biết tội lỗi của dân Người: Vị Mục Tử Nhân Lành tiếp tục làm Cha ngay cả khi con cái của Người tách ra xa và bỏ rơi Người. Người kiên trì trong việc phục vụ như chủ chăn ngay cả với những người đã vấy máu tay Người; Người không đóng cửa trái tim của Người với những người thậm chí đã làm cho Người phải đau khổ.
Trong tất cả các chi thể của mình, Giáo Hội có sứ mạng thực hành lối cầu nguyện chuyển cầu: chuyển cầu cho người khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những người thực thi các vai trò trách nhiệm: cha mẹ, giáo viên, thừa tác viên thụ phong, cấp trên của các cộng đồng… Giống như Ápraham và Môsê, đôi khi họ phải “bênh vực” dân đã được giao phó cho họ trước mặt Thiên Chúa. Trên thực tế, chúng ta đang nói về việc bảo vệ họ bằng đôi mắt và trái tim của Thiên Chúa, bằng lòng từ bi và sự dịu dàng bách chiến bách thắng của Người. Cầu nguyện cho người khác một cách âu yếm.
Thưa anh chị em, chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một thân cây: mỗi chiếc rơi xuống nhắc nhở chúng ta về lòng đạo đức cao cả cần được nuôi dưỡng trong lời cầu nguyện, cho nhau. Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Nó sẽ mang lại điều tốt cho chúng ta và cho mọi người. Cảm ơn anh chị em.
1. Những chi tiết kinh hoàng vụ xả súng thảm sát các Kitô hữu hát mừng Chúa Giáng Sinh tại New York
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Tư 16 tháng 12, Sở Cảnh Sát New York, gọi tắt là NYPD xác định kẻ nổ súng mưu toan thảm sát các Kitô hữu hát mừng Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Thiên Chúa ở New York là một người đàn ông 52 tuổi, có một hồ sơ dài phạm các tội hình sự. Anh ta tên là Luis Vasquez, cư dân của quận Bronx của New York.
Tưởng cũng nên nhắc lại tiếng súng bắt đầu ngay trước 4 giờ chiều ngày Chúa Nhật 13 tháng 12 tại Nhà thờ Thánh Gioan Thiên Chúa, là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Anh Giáo New York.
Một buổi hòa nhạc kéo dài 45 phút được tổ chức trên các bậc thềm của nhà thờ vừa kết thúc và khi đám đông vài trăm người đang đứng dậy để về nhà thì tay súng này bắt đầu nổ súng, khiến nhiều người chạy xuống Đại lộ Amsterdam la hét trong kinh hoàng và nằm xuống vỉa hè tránh đạn.
Trong video do NYPD cung cấp, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, cảnh kinh hoàng nhất là một cặp vợ chồng đứng cách tên hung thủ chưa đầy 20m. Họ sợ quá đứng chết trân tại chỗ, họ không có cả can đảm ngồi thụp xuống tránh đạn. Họ cứ đứng như trời trồng như thế trong khi hung thủ đang giao tranh với cảnh sát bất chấp những lời khuyên của cảnh sát là hãy nằm xuống tránh đạn.
Linh mục Patrick Malloy là Cha sở nhà thờ chính tòa Thánh Gioan Thiên Chúa cho biết ngài đã đưa mọi người vào nhà thờ để bảo đảm an toàn. Hung thủ đã bắn theo khi cửa nhà thờ được khép lại.
Một hình ảnh ớn lạnh cho thấy tay súng mang theo một chiếc ba lô chứa đầy xăng, một cuốn kinh thánh, dây điện, băng keo, dao và một số cuộn dây thừng. Ủy viên Cảnh sát NYPD Dermot Shea phát biểu trong cuộc họp báo rằng:
“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể phỏng đoán ý đồ xấu xa của kẻ chủ mưu từ tang vật thu được từ chiếc túi này. Chính nhờ ơn Chúa mà không ai ngoài tay súng này bị thương tích”.
Steven Wilson, người đã tham dự buổi hòa nhạc Giáng sinh cùng gia đình, đã chạy và trốn sau khi họ nghe thấy tiếng súng.
“Tất cả chúng ta núp phía sau xe,” Wilson nói. “Nhìn thấy mọi sự diễn ra ngay trước mắt thực sự khiến bạn cảm kích rằng các nhân viên cảnh sát đang đặt tính mạng của họ trong tình trạng nguy hiểm để bảo vệ người dân”.
Source:NET-TV
2. Nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng: Các chính trị gia không có quyền cấm thánh lễ.
Ðức Hồng Y Gerhard Muller, nguyên Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, nói rằng: “Các chính trị gia không có quyền cấm các thánh lễ và việc cử hành các bí tích”.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng LifeSiteNews ở Mỹ, truyền đi hôm 11 tháng 12 năm 2020, Ðức Hồng Y Muller nói: “Trong khi Giáo hội sẵn sàng chấp nhận một số biện pháp an ninh để phòng ngừa chống Coronavirus, nhưng một số chính phủ và chính trị gia lợi dụng cơ hội đại dịch này để dẹp bỏ Giáo Hội Công Giáo”.
Ðức Hồng Y phê bình đường lối của một số chính phủ là không nhất quán, vì một đàng, họ cho phép những cuộc tụ họp quần chúng và những nhóm dân chúng đứng đông chật với nhau, nhưng họ lại cấm các thánh lễ trong các thánh đường to lớn. Ðức Hồng Y nói: “Chúng ta cần phải tranh đấu cho các quyền cơ bản của chúng ta, quyền tự do tôn giáo, để thực hành tôn giáo của chúng ta. Chúng ta cần phải rất cương quyết trong việc dành ưu tiên cho việc thờ phượng Thiên Chúa và đến gần nhau trong tư cách là chi thể của Thân Mình Chúa Giêsu Kitô là Giáo hội”.
Và để trả lời cho một số chính trị gia muốn khuyên các tín hữu Công Giáo chỉ cầu nguyện tại gia, Ðức Hồng Y Muller nói: Chính Chúa Kitô đã kêu gọi Giáo hội tụ họp nhau để tưởng niệm Người. “Chúng ta không phải là một tôn giáo duy linh. Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, chúng ta là những hữu thể có thịt, máu và linh hồn. Chúng ta sống trong thực tại của thế giới vật chất - cũng được Thiên Chúa dựng nên - và vì thế chúng ta cần sự trung gian hữu hình qua các bí tích trong cộng đồng các tín hữu”.
Source:Lifesite News
3. Một người Công Giáo vừa được trả tự do sau khi ngồi tù oan ròng rã 12 năm
Trong bản tin đánh đi hôm 15 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết anh Imran Masih, một tín hữu năm nay 38 tuổi cư ngụ ở Faisalabad, là người bị kết án tù chung thân vì tội báng bổ tiên tri Muhammad của Hồi Giáo, đã được tuyên bố trắng án khi kháng cáo trước Tòa án tối cao Lahore. Phán quyết đã được đưa ra hôm 15 tháng 12 và anh Imran Masih được phóng thích ngay tại tòa. Tuy nhiên, trước các cuộc biểu tình của những người Hồi Giáo cực đoan đang đòi phải treo cổ anh, thủ tục trả tự do cho anh rất phức tạp. Anh được cảnh sát hộ tống đến một địa điểm bí mật và sẽ được phóng thích tại đó vào một thời điểm thích hợp.
Theo luật sư Công Giáo Khalil Tahir Sandhu, người bào chữa cho Imran, tòa án đã bác bỏ bản án sơ thẩm đã kết án anh ta tù chung thân vào năm 2010. Luật sư Khalil Tahir Sandhu cho biết giống như nhiều Kitô hữu Pakistan khác, anh Imran đã bị buộc tội báng bổ một cách vô cớ.
“Đây là tin tốt cho công lý, cho các Kitô hữu, cho đất nước. Chúng tôi vui mừng vì kết quả tích cực của quá trình cuối cùng công nhận quyền tự do cho một người vô tội. Nhưng mặt khác cũng có một mặt cay đắng: các phiên xét xử vụ án đã bị hoãn hơn 70 lần. Imran bị giam oan suốt 12 năm, không còn được gặp cha mẹ vì cả hai đều đã chết trong thời gian anh bị giam cầm, và anh bị mất đi một phần tuổi trẻ trong tù vì một tội ác không hề xảy ra”, vị luật sư nói với Fides.
Đối mặt với những trường hợp như vậy, Sandhu nhận xét: “Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, ở tất cả các cấp, để thay đổi luật báng bổ bất công này. Đạo luật này đã bị lạm dụng quá lâu và các Kitô hữu thường là nạn nhân vô tội. Cần lưu ý rằng cho đến năm 1986 hoàn toàn không có trường hợp nào bị buộc tội báng bổ ở Pakistan. Từ năm 1986 trở đi – sau khi Tướng Zia-ul-Haq ban hành luật báng bổ quái quỷ này - các trường hợp bị cáo buộc phạm thượng bùng nổ hầu như ở khắp mọi nơi. Nhưng phần lớn các cáo buộc là hoàn toàn sai sự thật và bị lạm dụng để trả thù cá nhân”.
Imran Masih đã ở tù từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Vào tháng 1 năm 2010, anh ta bị kết án tù chung thân. Những cáo buộc chống lại anh ta là bịa đặt và hoàn toàn sai sự thật. Một người hàng xóm cáo buộc anh ta đã đốt một bản sao của Kinh Koran. Người đàn ông trẻ tuổi đã bị dụ vào một cái bẫy: trong khi dọn dẹp cửa hàng của mình, anh ta muốn bỏ đi một số cuốn sách viết bằng tiếng Ả Rập, một ngôn ngữ mà anh ta không hiểu, và vì lý do này, anh ta đã nhờ một người hàng xóm xem chúng để xem những cuốn sách đó có phải là sách Hồi giáo hay không. Người hàng xóm bảo đảm với anh rằng đó không phải là những sách Hồi Giáo, vì thế, Imran Masih đã đốt chúng. Sau đó, người hàng xóm gian manh ấy lại đâm đơn kiện anh tội báng bổ.
Source:Fides
4. First Things: Joe Biden là tay sát thủ giết hại thai nhi tàn bạo nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
Joe Biden thường tự xưng mình là người Công Giáo, luôn đeo tràng chuỗi Mân Côi bên người. Tuy nhiên, trên tờ First Things, luật sư Kenneth Craycraft, và đồng thời là Giáo sư Thần học Luân lý tại Chủng viện và Trường Thần học Mount St. Mary của Los Angeles cho rằng chính quyền do ông ta lãnh đạo sẽ là chính quyền Mỹ giết hại các thai nhi hung hăng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không chỉ bảo vệ cho cái gọi là “quyền phá thai”, Joe Biden còn cố bắt mọi người “phải đồng tâm nhất trí ủng hộ phá thai, không có bất cứ thỏa hiệp nào, không thảo luận gì cả, không có ngoại lệ gì cả”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.Đã có các dự đoán cho rằng, chính quyền của ông ta sẽ là chính quyền hung hăng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ về vấn đề phá thai, và Joe Biden, người được giả định sẽ đắc cử tổng thống, đang hiện thực hoá một cách đầy đủ các dự đoán ấy. Việc ông ta bổ nhiệm Bộ Trưởng Tư Pháp California Xavier Becerra làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh là một thể hiện cụ thể cam kết của Biden trong việc áp đặt các chính sách phá thai cực đoan, áp chế lên công chúng Mỹ. Với tư cách là Bộ Trưởng Tư Pháp California, Becerra đã là một công cụ của ngành công nghiệp phá thai. Biden đã hậu tạ cho sự ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông ta của ngành công nghiệp phò phá thai bằng cách bổ nhiệm Becerra, là người phát ngôn và người bênh vực không chính thức của Planned Parenthood. Việc lựa chọn Becerra không liên quan gì đến các chính sách chăm sóc sức khỏe ở Hoa Kỳ, nhưng mọi thứ chỉ liên quan đến việc thực thi các chương trình nghị sự phá thai triệt để.
Với bằng cử nhân kinh tế và bằng luật của Đại học Stanford, Becerra không có chứng chỉ hoặc chuyên môn nào về y học, sức khỏe cộng đồng hoặc bất kỳ chuyên ngành nào khác liên quan đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Là một chính trị gia chuyên nghiệp ở cấp tiểu bang và liên bang, ông ta chẳng có bất kỳ trình độ nào cho trách nhiệm đứng đầu bộ máy hành chính liên bang với trọng trách chăm sóc sức khỏe quốc gia. “Trình độ” duy nhất của ông ta là tích cực tham gia vào các hoạt động ủng hộ phá thai. Và việc Becerra được đề cử làm người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh chứng tỏ cho chúng ta thấy thâm ý của Joe Biden là muốn rằng khả năng các hoạt động phá thai được tài trợ công khai và vô phương kiểm soát sẽ là trọng tâm trong chương trình nghị sự về “sức khỏe” công cộng trong chính quyền Biden. Việc này được giao cho Becerra, và nếu được xác nhận, hắn ta sẽ thực hiện nó một cách tàn bạo.
Trong suốt hai mươi bốn năm ở Hạ viện Hoa Kỳ, Becerra liên tục nhận được điểm tuyệt đối từ Planned Parenthood và NARAL Pro-Choice America. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, không có thành viên Quốc hội nào vượt qua được Becerra về mặt nhiệt tình ủng hộ phá thai vì bất kỳ lý do nào thậm chí phá thai ngay vào lúc đứa bé sắp chào đời. Không có gì ngạc nhiên khi Planned Parenthood tán thành sự lựa chọn này, và gọi Becerra là “nhà vô địch trong nhiều thập kỷ” về “quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục”. Planned Parenthood ca ngợi Becerra vì đã “chiến đấu” để phá thai được tài trợ công khai theo yêu cầu và không có ngoại lệ.
Becerra không bằng lòng với việc chỉ đơn giản là bảo vệ quyền tiếp cận với các dịch vụ phá thai. Khi đánh giá nhiệm kỳ của ông ta với tư cách là Bộ Trưởng Tư Pháp California, chúng ta có thể thấy rằng với tư cách là Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, ông ta chắc chắn sẽ nhấn mạnh rằng những người bất đồng chính kiến với phá thai phải bị trừng phạt và những ai phản đối phá thai phải bị truy tố. Khi kế nhiệm Kamala Harris làm Bộ trưởng Tư Pháp California vào năm 2017, Becerra đã tích cực áp dụng các chính sách và các hoạt động ủng hộ phá thai của Harris. Điển hình là hắn ta đã tiếp tục truy tố hình sự nhà báo công dân David Daleiden vì phóng sự điều tra kiểu 60 Phút của anh ta — chỉ vì nó vạch trần hành vi buôn bán các bộ phận cơ thể thai nhi của Planned Parenthood.
Becerra cũng đại diện cho California trong vụ kiện về việc tiểu bang bảo vệ không thành công “Đạo luật Tự do Sinh sản, Trách nhiệm Giải trình, Chăm sóc Toàn diện và Minh bạch”, gọi tắt là FACT. Đạo luật FACT yêu cầu các trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai nhưng gặp khủng hoảng vì cuộc sống phải đăng các thông báo quảng cáo cho các phòng khám phá thai và cung cấp tài liệu quảng cáo thông tin cho khách hàng về các dịch vụ phá thai và tránh thai miễn phí gần đó. Đạo luật FACT đã biến California trở thành cơ quan tiếp thị và quảng cáo cho Planned Parenthood và các cơ sở phá thai khác, và sẽ buộc các trung tâm trợ giúp mang thai phải đồng lõa trong chiến dịch của mình. Đạo luật đã bị Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác bỏ vào năm 2018, nhưng nó chứng tỏ mức độ trung thành của Becerra đối với ngành công nghiệp phá thai. Quan trọng hơn, nó thể hiện cam kết của hắn ta trong việc buộc mọi người đều phải có tư tưởng phá thai cực đoan, kể cả những người có thiện chí phản đối việc phá thai. Đạo luật FACT không nhằm bảo vệ quyền tiếp cận phá thai; đó là việc áp đặt một chương trình nghị sự về đạo đức và chính trị. Mọi người phải đồng tâm nhất trí ủng hộ phá thai, không có bất cứ thỏa hiệp nào, không thảo luận gì cả, không có ngoại lệ gì cả.
Ngay cả Thẩm Phán vào thời đó là Anthony Kennedy, là người có thành tích ủng hộ phá thai đến mức miễn tranh cãi, cũng đã lên án Đạo luật vì “mối đe dọa nghiêm trọng... khi áp đặt thông điệp phá thai này lên trên quyền tự do phát biểu, suy nghĩ và diễn đạt của các cá nhân. Vì trong trường hợp này, tiểu bang về cơ bản đang bó buộc các trung tâm trợ giúp mang thai phải quảng bá thông điệp quảng cáo phá thai mà tiểu bang ưa thích.” Thẩm Phán Kennedy nhấn mạnh rằng “Điều này buộc các cá nhân phải mâu thuẫn với niềm tin sâu sắc nhất của họ, đó là những niềm tin dựa trên các giới luật triết học, đạo đức hoặc tôn giáo cơ bản, hay tất cả những điều này”.
Năm 2017, Becerra gia nhập với tiểu bang Pennsylvania trong vụ kiện dòng Chị Em Hèn Mọn Của Người Nghèo lên tòa án liên bang, cố gắng buộc dòng tu này phải tạo điều kiện và tài trợ cho việc phá thai và tránh thai cho các nhân viên giáo dân theo Đạo Luật Chăm Sóc Giá Cả Phải Chăng, gọi tắt là ACA, của Obama. Các nữ tu đã giành chiến thắng 7-2 đầy cam go tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2020. Nhưng Biden đã nói rằng chính quyền của ông ta sẽ kiện các nữ tu một lần nữa. Nếu được xác nhận là người đứng đầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Becerra sẽ có trách nhiệm thực hiện lời hứa tiếp tục cuộc đàn áp đó. Ông ta sẽ giám sát việc hình thành và thực thi các chính sách theo ACA nhằm tìm cách buộc người sử dụng lao động phải tài trợ và tạo điều kiện cho việc phá thai và tránh thai cho nhân viên của họ bất chấp sự phản đối lương tâm đối với các thủ tục đó. Đây là sự ép buộc mà Planned Parenthood đang nhiệt liệt hô hào.
Năm 2007, Becerra đã đồng tài trợ một dự luật tại Quốc hội nhằm yêu cầu những người sử dụng nhân công lao động nào phải trả tiền thuốc theo toa trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của họ cũng phải chi trả cho việc tránh thai. Và hắn ta đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật Bảo vệ Lương tâm năm 2016, vì đạo luật này sẽ cấm chính phủ liên bang không được cắt giảm các quỹ liên bang dành cho các bệnh viện Công Giáo và các cơ sở khác chỉ vì họ từ chối thực hiện phẫu thuật phá thai. Đối với Becerra, việc bảo vệ quyền tiếp cận phá thai là chưa đủ. Là cậu bé sai vặt của Planned Parenthood, hắn ta sẽ khăng khăng buộc người nộp thuế phải tài trợ cho phá thai; và hắn sẽ quyết liệt từ chối tài trợ cho những người chăm sóc sức khỏe không chịu uốn cong đầu gối.
Việc đề cử Becerra làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh không phải là về chính sách chăm sóc sức khỏe. Nó là về việc áp đặt một hệ tư tưởng cứng nhắc, cực đoan, phò phá thai lên đất nước và ân thưởng Planned Parenthood vì đã ủng hộ chiến dịch tranh cử của Biden. Planned Parenthood đang tung ra các giai điệu. Biden, Harris và Becerra sẽ nhảy múa theo.
Source:First Things