Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống công chính đón mừng đấng Emmanuel
Lm Đan Vinh
07:59 16/12/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 4 MÙA VỌNG A
Is 7,10-14 ; Rm 1,1-7 ; Mt 1,18-24
SỐNG CÔNG CHÍNH ĐÓN MỪNG ĐẤNG EMMANUEN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 1,18-24.
(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay đề cao đức công chính của thánh Giu-se, biểu lộ qua cách xử lý trước việc thụ thai lạ lùng của Đức Ma-ri-a.
3. CHÚ THÍCH:
- C 18-19: + Bà Ma-ri-a Mẹ Người: Ma-ri-a là tên của Đức Ma-ri-a, là Mẹ sinh ra Đức Giê-su. + Đã thành hôn với ông Giu-se: Theo phong tục Do thái, nghi lễ đính hôn cử hành trước lễ rước dâu cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước lễ rước dâu. Nhưng nếu có con trong thời gian này thì vẫn được công nhận là con chính thức. Ở đây cho thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã là vợ chồng hợp pháp nhờ lễ đính hôn. + Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần: Việc thụ thai của Đức Ma-ri-a không phải do thánh Giu-se. Trước mặt người đời, Đức Giê-su được nhìn nhận là con bác thợ mộc Giu-se, dù thực sự Giu-se chỉ là cha nuôi (x Lc 3,23). + Giu-se là người công chính: Công chính là sự tuân giữ Lề Luật Chúa cách trọn hảo, và đối xử công minh ngay chính với tha nhân. Sự công chính của Giu-se ở đây không phải là công chính về Lề Luật, vì khi quyết định bỏ Ma-ri-a, Giu-se không làm theo Luật dạy là làm tờ chứng thư ly dị và trao cho vợ (x. Đnl 24,1-4). Do đó sự công chính của Giu-se hệ tại điểm này: Một là Giu-se đã tôn trọng việc Thiên Chúa thực hiện nơi Ma-ri-a. Hai là Giu-se không dám cưới một người đã được Thiên Chúa chọn để dành riêng làm việc của Ngài. Ba là Giu-se không dám nhận làm cha một hài nhi Thần Linh khi chưa nhận được chỉ thị từ nơi Thiên Chúa. + Không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo: Giu-se bị lâm vào một hoàn cảnh nan giải: Một đàng không thể nghi ngờ người bạn mà ông biết là rất trong sạch. Đàng khác vì là người công chính, Giu-se không dám dành cho mình người phụ nữ mà Thiên Chúa đã chọn. Ông phải làm thế nào để vừa bảo toàn được danh dự cho Ma-ri-a, vừa giữ được sự công chính ? Cuối cùng ông quyết định âm thầm bỏ Ma-ri-a để con trẻ sinh ra vẫn có cha, mà ông cũng giữ được sự công minh chính trực trước mặt Thiên Chúa.
- C 20-21: + Ông đang toan tính như vậy: Giu-se chưa kịp thi hành ý định thì Thiên Chúa đã sai thiên thần đến trấn an và trao sứ mệnh cho ông. + Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít: Giu-se được trao sứ mệnh làm cha để con trẻ Giê-su được thuộc về dòng dõi Đa-vít, hầu ứng nghiệm lời sứ thần: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít tổ tiên Người” (x. Lc 1,32), và lời tuyên sấm của các ngôn sứ về dòng dõi Đấng Thiên Sai (x. Is 9,6; 2 Sm 12,16). + Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần: Sứ thần đánh tan sự e ngại của Giu-se bằng cách ra lệnh cho ông mau tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về làm vợ mình vì việc thụ thai là do quyền năng của Thiên Chúa. + Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Đặt tên cho con trẻ là thừa nhận mình là cha của con về pháp luật. Tên Giê-su hay Giô-suê, Giê-su-a có nghĩa là “Gia-vê Đấng cứu độ”. Đây cũng là tên riêng của nhiều người khác trong thời Cựu Ước (x. Xh 24,13; Nkm 7,7). + Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ: Sứ mệnh của Con trẻ là cứu dân khỏi quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và sự chết (x. Tv 130,8), khác với quan niệm cứu thế mang tính trần tục mà dân Do thái đang mong đợi.
- C 22-23: + Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai: Đây là lời tuyên sấm của I-sai-a (x. Is 7,14) nói lên tính siêu phàm của Đấng Thiên Sai. Người do một bà mẹ đồng trinh sinh ra. + Em-ma-nu-en: nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Tên gọi này bao hàm sứ mệnh của Đấng Thiên Sai: Nhờ Đức Giê-su mà Thiên Chúa sẽ hiện diện giữa dân Ngài để cứu độ họ. Tin mừng Mát-thêu cũng kết thúc bằng lời hứa của Đức Giê-su: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
- C 24-25: Sau khi được sứ thần báo mộng, Giu-se không còn ngần ngại. Ông lập tức tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về nhà làm vợ như lệnh sứ thần truyền. + Ông không ăn ở với bà: Sở dĩ ông Giu-se đón Ma-ri-a về nhà làm vợ mà lại không ăn ở với bà như vợ chồng, vì ông tôn trọng lời khấn trọn đời đồng trinh của Ma-ri-a khi “Xin Vâng” để đáp lại lời Chúa mời gọi làm Mẹ của Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,31.38). + Cho đến khi bà sinh một con trai và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Giu-se đã vâng lời sứ thần để đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
4. CÂU HỎI:
Một số người Tin Lành đã dựa vào chữ “cho đến khi” này để khẳng định: Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi sinh Hài Nhi Giê-su như lời ngôn sứ I-sai-a. rồi sau khi sinh, bà lại sống đời làm vợ của ông Giu-se theo đúng nghĩa vợ chồng, nghĩa là có ăn ở với nhau và đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác như Tin Mừng Mát-thêu ghi lại (x. Mt 13,55). Ngoài ra, Tin Mừng Lu-ca cũng có câu: “Ma-ri-a sinh con trai đầu lòng” (x. Lc 2,7).
*GIẢI ĐÁP:
- Chữ “Cho đến khi” trong câu này không có nghĩa là Giu-se đã không ăn ở với Ma-ri-a cho đến khi bà sinh con, rồi sau đó ăn ở như vợ chồng sau khi bà sinh con. Vì khi viết câu này, tác giả Mát-thêu chỉ muốn nhấn mạnh tới sự kiện Giu-se đã không can thiệp gì vào việc Ma-ri-a sinh con, đúng như lời sấm của I-sai-a về một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai (x. Is 7,14). Mát-thêu không lưu tâm tới việc hai ông bà có ăn ở với nhau như vợ chồng hay không sau khi bà sinh con, vì câu Tin Mừng chỉ viết: “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (c. 25).
- Về chữ “con trai đầu lòng” (Lc 2,7), Lu-ca chỉ nhắc lại khoản luật trong Xuất hành (x. Xh 13,2.12.15) sắp được áp dụng cho Đức Giê-su (x. Lc 2,23). Con trai đầu lòng ở đây chỉ có nghĩa là “đứa con thứ nhất, đứa con sinh ra đầu tiên” (primo genitus) chứ không ám chỉ còn có các con khác sẽ sinh ra sau đó.
- Tin Mừng Mát-thêu cũng trưng dẫn lời của một thính giả thông báo rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy” (Mt 12,47). Câu này tượng tự câu nhận định của dân làng Na-da-rét về Đức Giê-su: “Anh em của ông không là các ông Gia-cô-bê, Giô-xép, Si-mon và Giu-đa sao ? Và chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” (Mt 13,55-56; Mc 6,3). Đây là những anh em bà con của Đức Giê-su mà thôi. Nếu thực Đức Giê-su có nhiều anh chị em ruột khác thì người ta đã phải nói: Kìa có Mẹ và các em trai… Các em gái của Thầy” thay vì chỉ nói anh em hay chị em của ông như câu trên. - Cuối cùng sách Công Vụ Tông Đồ cũng viết: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với các anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Anh em đây chỉ là bà con họ nội về phía thánh Giu-se.
- Bằng chứng cho thấy Đức Giê-su là con trai duy nhất của Đức Ma-ri-a là trước khi chết, Đức Giê-su đã trối Mẹ Ma-ri-a để làm mẹ của Gio-an và trối Gio-an để làm con của Mẹ. Và “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Nếu có anh chị em khác nữa thì Đức Giê-su chắc đã không làm như vậy và môn đệ Gio-an cũng không thể rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su được.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông Giu-se chồng bà là người công chính (Mt 1,19)... Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy (Mt 1,24).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỘT HÀNH ĐỘNG KHIÊM TỐN VÀ TRUNG THỰC
Khi vụ OÁT-TƠ GHẾT (Water Gate) xảy ra, thì Tổng Thống NÍCH-SƠN (Nixon) vốn được dân chúng Hoa Kỳ tín nhiệm và đánh giá cao, đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cũng vì muốn thắng cử mà Ních-sơn đã biết nhưng làm ngơ cho các thuộc hạ tổ chức nghe lén điện thoại của đảng đối lập. Bây giờ bị họ phát hiện và ghép vào tội nghe lén, một hành động vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày để tìm lối thoát trong danh dự. Thế rồi một ngày nọ, sau khi làm việc ở văn phòng tại Tòa Bạch Ốc về nhà, Ních-sơn ngồi một mình khá lâu trong phòng riêng. Bỗng ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang nằm trên bàn làm việc. Ông liền cầm lấy mở ra và đọc được câu lời Chúa như sau: “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”. Về sau ông cho biết: Chính lời đó đã nhắc nhở ông phải trung thực trong hành động. Thế là ông mau chóng quyết định dứt khoát. Mấy ngày sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình phát sóng đi toàn nước Mỹ chính thức nhận lỗi, và xin tha thứ. Ông cũng chính thức xin từ chức Tổng Thống, một chức vụ đầy quyền lực và vinh quang mà nhiều chính khách luôn mơ ước. Đây là một hành động được đánh giá là can đảm và có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can đảm trung thực và khiêm tốn nhận lỗi đó mà dân chúng đã thông cảm và kính phục ông như trước.
2) GƯƠNG KHIÊM TỐN CẦN KIỆM CỦA Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ:
Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ là người châu Mỹ Latin đầu tiên và cũng là một tu sĩ dòng Tên đầu tiên được bầu vào vị trí lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
Tờ báo New York Times (Mỹ) đã nhận định việc bầu chọn Hồng Y GIOOC-DƠ MA-RI-Ô BEC-GÔ-GLI-Ô, 76 tuối, làm giáo hoàng thứ 266 thể hiện quyết tâm mang tính lịch sử của Hội Đồng Hồng Y là cải tạo Giáo Hội Công Giáo trước nhiều áp lực hiện tại. Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ được kỳ vọng sẽ mang lại sự cởi mở mạnh mẽ hơn cho Giáo Hội Công Giáo.
Ngài được sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Ý tại thủ đô BUENOS AIRES (Argentina), nổi tiếng là một người khiêm nhường, luôn lên tiếng bênh vực người nghèo và có một cuộc sống cần kiệm khiêm tốn.
Vị Tân Giáo hoàng đã bay đến thủ đô RÔ-MA nước Ý để tham dự Mật nghị Hồng Y bằng vé máy bay hạng du lịch rẻ tiền. Sau đó ngài cũng đã kêu gọi người dân ÁC-HEN-TI-NA hãy chia sẻ số tiền vé máy bay cho người nghèo, thay vì phải bay đến Rô-ma để chúc mừng ngài. Tờ New York Times đã dẫn lời linh mục FÊ-ĐÊ-RI-CÔ LOM-BÁC-ĐI, phát ngôn viên của Vatican, cho biết Giáo hoàng PHAN-XI-CÔ đã có một hành động khiêm tốn là lập tức gọi điện cho vị Giáo hoàng tiền nhiệm BÊ-NÊ-ĐÍCH-TÔ ngay sau khi vừa được Mật nghị bầu chọn làm Giáo Hoàng.
Một phát ngôn viên khác của Vatican, linh mục THOMAS ROSICA, cũng thuật lại về cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế giới (World Youth Day) ở CANADA cách đây 10 năm. Khi đó, Đức Giáo Hoàng đang là Tổng giám mục BUENOS AIRES cho biết: ngài đã bán ngôi biệt thự dành riêng cho Tổng giám mục để ra sống ở một căn hộ giản dị bên ngoài Tòa Tổng giám mục. Ngài cũng tự nấu ăn và thường đi lại bằng xe buýt, thay vì đi xe hơi công vụ.
Khi Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ mới được bầu chọn, Tổng thống Mỹ BA-RACK O-BA-MA là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đã gửi lời chúc mừng ngài. Từ Nhà Trắng, ông đã phát biều về vị Tân Giáo Hoàng như sau: “Với tư cách là nhà vô địch của người nghèo và những người yếu đuối, Đức Giáo Hoàng đã truyền bá thông điệp của lòng yêu thương và sự cảm thông cho thế giới hôm nay”.
3) HỘI THÁNH PHẢI TRỞ THÀNH EM-MA-NU-EN, CHAN HÒA GIỮA MỌI NGƯỜI:
Có một cuốn phim do đạo diễn đã sáng tác ra mang ý nghĩa rất phù hợp với mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta như sau:
Một Đức Giáo Hoàng kia không thích lễ nghi rườm rà trong Tòa Thánh Vatican nên đã cải trang trốn lính canh ra khỏi điện Va-ti-can và đi lạc đến một ngôi làng hẻo lánh nghèo khó cách xa thành phố, do bị bệnh dịch hoành hành nên ngôi làng bị cách ly với bên ngoài. Trong làng gần nhà thờ có một cái giếng ngầm cung cấp nước cho dân làng bằng cái cối xay gió. Nhưng bấy giờ cối xay gió đang bị hư và không ai biết sửa đành bỏ không. Cuộc sống của dân làng rất khổ cực khiến giáo dân chỉ lo chữa bệnh và kiếm ăn nên không ai đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật như trước, nên nhà thờ bị bỏ hoang tiêu điều. Rồi chính Linh mục chính xứ bị thất nghiệp nên bỏ nhà thờ đi ra ngoài làm nghề chăn cừu cho một nhà giàu. Trước hoàn cảnh đó, Đức Giáo Hoàng đã đã dấn thân khôi phục: kêu gọi dân làng làm vệ sinh môi trường cho khu nhà thờ bằng việc hốt rác, đi tiếp xúc với những trẻ em bụi đời, và động viên nhiều người hợp tác sửa lại cối xay gió kéo nước ngầm cho dân làng. Sau một thời gian làm việc vất vả với rất nhiều khó khăn trở ngại. Cuối cùng cối xay gió đã được sửa chữa và hoạt động bơm nước lại. Cho tới lúc đó dân làng mới biết Ngài chính là Giáo hoàng bị mất tích và được người ta đến đón về Tòa Thánh.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Đức Giáo Hoàng chủ tọa một Thánh lễ có rất đông người tham dự, trong đó có dân chúng của cái làng nghèo khổ kia và cả vị Linh mục chính xứ nữa đã quay về nhà thờ ở với đoàn chiên là giáo dân của mình.
Bài học đạo diễn muốn nới qua cuốn phim là: Nếu Hội thánh chỉ sinh hoạt trong các lễ nghi ở nhà thờ thì sẽ dần dần xa lìa dân chúng và quần chúng cũng xa lìa Hội thánh. Nhưng nếu Hội thánh biết quan tâm ở cùng dân chúng để dấn thân phục vụ các nhu cầu thiết thực của họ, thì quân chúng cũng sẽ đến liên kết quanh Hội thánh. Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", thì Hội thánh cũng phải ở cùng các tín hữu và mỗi tín hữu cũng sẽ là EM-MA-NU-EN đối với lương dân.
4) PHỤC VỤ CHÚA HIỆN THÂN NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HÈN:
Vào một buổi sáng mùa đông, một bác thợ giầy kia đã thức dậy rất sớm. Bác ta mau dọn dẹp chỗ làm việc sạch sẽ ngăn nắp rồi đến ngồi vào ghế tại phòng khách chờ đợi vị khách quí sắp đến thăm. Vị khách đó không ai khác hơn chính là Chúa Giê-su. Vì đêm vừa qua, trong giấc mơ, bác đã được Người hiện ra báo chính Người sẽ đến thăm bác trong ngày hôm nay.
Bác thợ giầy ngồi trong phòng khách chờ đợi Chúa đến trong tâm trạng rất háo hức vui mừng. Khi những tia nắng sớm vừa rọi qua khung cửa, bác liền nghe thấy tiếng gõ cửa. Lòng hồi hộp sung sướng, bác vội ra mở cửa, tưởng sẽ được gặp Chúa. Nhưng kẻ đang đứng trước mặt không phải là Chúa Giê-su mà là người đi phát thư mọi khi.
Chính tiết trời mùa Đông lạnh giá đã làm cho mặt mũi tay chân của người phát thư bị sưng đỏ. Bác thợ giầy không nỡ để nhân viên bưu điện phải bị rét run đứng ngòai cửa, nên mời ông ta vào nhà, rồi bác đi pha một bình trà nóng bưng ra mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm và uống nước trà nóng, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.
Bác thợ giầy lại vào phòng khách ngồi chờ Chúa đến. Nhìn qua khung kính, bác thợ giầy thấy một bé gái đang khóc ngay trước cửa nhà. Bác ra mở cửa hỏi thì được biết trên đường đi chợ về nhà, em đã lạc mất mẹ và do tuyết rơi trắng xóa đường đi nên em không tìm ra lối trở về nhà. Người thợ giầy liền lấy giấy bút viết vài chữ thật to dán ngoài cánh cửa để báo cho vị khách quý Giê-su biết mình có việc gấp phải vắng nhà một lát.
Nhưng đi tìm đường để dẫn em bé kia về nhà trong cảnh đường trắng xóa không dễ chút nào, hai ông cháu nhiều lần bị lạc đường, nên mãi đến chiều bác mới tìm ra nhà của em nhỏ, và khi quay lại nhà mình thì trời đã tối mịt.
Về đến nhà, bác thấy có một người đang ngồi trước nhà đợi bác, nhưng không phải là Chúa, mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Bà cho biết đứa con của bà đang ốm nặng và bà đã không biết phải trị bệnh thế nào cho con. Nghe thế, bác thợ giầy lại hối hả đến nhà bà và giúp bà đưa con đến bệnh viện săn sóc.. Mãi đến nửa đêm khi về lại nhà thì vì quá mệt nên bác đã vội nằm lăn ra giường ngủ luôn không kịp thay quần áo ăn bữa tối. Rồi trong giấc mơ, bác thợ giầy nghe thấy tiếng Chúa nói thầm bên tai: ”Hôm nay Ta cảm ơn con đã cho ta uống ly trà nóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta bị lạc về tới nhà. Cám ơn con đã săn sóc ủi an Ta khi bị đau ốm. Cám ơn con đã đón tiếp Ta suốt cả ngày hôm nay quên cả ăn uống”. Qua đó bác thợ giày đã hiểu ra rằng: Giúp đỡ phục vụ người nghèo là đã phục vụ chính Chúa Giê-su.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật thứ Bốn Mùa Vọng hôm nay trình bày cho chúng ta biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Chúa đến qua gương vâng phục và sống công chính như thánh Giu-se, và giúp chúng ta sống mầu nhiệm Em-ma-nu-en của Chúa Giê-su như thế nào:
1) GIU-SE, ĐẤNG CÔNG CHÍNH CỦA Thiên Chúa:
Công chính theo nghĩa Thánh Kinh là luôn tuân giữ Lề Luật của Chúa và cư xử với tha nhân trong tinh thần công bình và ngay chính:
+ Giu-se luôn cư xử theo đức công bình: Ông không hề nghi ngờ Ma-ri-a đã phạm tội ngoại tình, vì hoàn toàn tin tưởng vào sự trong sáng của Ma-ri-a, nên đã “không tố cáo bà”.
+ Giu-se cũng là một người ngay chính: Sự ngay chính biểu lộ qua việc ông không cưới Ma-ri-a về nhà, không dám nhận thai nhi là con của mình và tính âm thầm bỏ đi, khi chưa hiểu thánh ý của Thiên Chúa.
2) GIU-SE, ĐẦY TỚ TRUNG TÍN LẮNG NGHE VÀ VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA:
+ Tin Mừng Mát-thêu đề cập đến việc sứ thần đến truyền tin cho ông Giu-se trong giấc mộng. Sứ thần đã đánh tan sự bối rối của Giu-se khi cho ông biết nguồn gốc thần linh của Thai Nhi trong lòng Ma-ri-a.
+ Sứ thần còn lệnh cho Giu-se phải làm ba việc để cộng tác vào chương trình cứu độ: Một là “đón Ma-ri-a về nhà” làm vợ để Ma-ri-a khỏi bị mang tiếng oan. Hai là tôn trọng lời khấn trọn đời của Ma-ri-a bằng việc “không ăn ở với bà”. Ba là “đặt tên con trẻ là Giê-su” để thừa nhận trẻ Giê-su là con mình, hầu tránh cho Đức Giê-su khỏi bị tiếng xấu khi thi hành sứ mệnh, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se” (Lc 3,23).
+ Ngoài ra, Giu-se cũng bêu gương tuân giữ Luật Chúa: Dâng con đầu lòng vào Đền thờ sau khi trẻ Giê-su sinh ra được bốn mươi ngày, rồi chuộc lại bằng một cặp chim gáy hay bồ câu con theo Luật dạy. Hằng năm, Giu-se đều đưa Đức Ma-ri-a và trẻ Giê-su hành hương về Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Đặc biệt năm trẻ Giê-su mười hai tuổi, đã xảy ra biến cố trẻ Giê-su bị lạc trong Đền thờ x. Lc 2,41-52).
Thánh Giuse chính là mẫu gương đạo đức Mùa Vọng cho các tín hữu chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy học với Thánh Giuse để luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nếu chúng ta biết vâng phục và hoàn toàn tin cậy phó thác trong tay Chúa quan phòng noi gương Giu-se, chúng ta cũng sẽ được nên công chính giống như ngài.
3) PHẢI TRỞ NÊN EM-MA-NU-EN : Thiên Chúa Ở CÙNG CHÚNG TA:
Thiên Chúa đã đến ở với loài người qua việc tạo dựng vũ trụ vạn vật “vì và cho » loài người. Ngài còn luôn quan phòng để mọi tạo vật được tồn tại và tiến hóa theo thánh ý Ngài. Ngài còn hiện diện với loài người qua Lời Chúa trong Thánh Kinh, để dạy dỗ loài người nhận biết tin thờ và vâng theo thánh ý của Ngài. Nhất là Ngài còn sai Con Một xuống trần gian nhập thể làm người, trở thành Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, để ban ơn cứu độ cho chúng ta.
Trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta cần nhận ra Đức Giê-su- là Đấng “Em-ma-nu-en”, đang ở với chúng ta qua mọi người chung quanh, nhất là nhận ra Chúa đang hiện thân qua những người nghèo hèn, đau khổ, tật bệnh và bị bỏ rơi… để khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, là điều kiện để nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.
4. THẢO LUẬN: Trong những ngày Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để trở thành một người công chính noi gương thánh Giu-se ? Bạn sẽ ứng xử thế nào đối với những người nghèo hèn là hiện thân của Chúa Giê-su là Đấng EM-MA-NU-EN ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc của Chúa như thánh Giu-se hôm nay. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa như ngài. Ước gì mỗi ngày con tập bỏ đi một sở thích không cần thiết, bỏ qua một lời nói đụng chạm đến tha nhân. Ước gì chúng con nhìn thấy Chúa đang ở trong những người đau khổ nghèo hèn chung quanh để ân cần phục vụ họ, hầu sau này chúng con đáng được Chúa đón về quê trời hưởng hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết sống khiêm nhường, luôn tin cậy phó thác vào Chúa Quan Phòng như Đức Ma-ri-a xưa. Trong những giờ phút đen tối của cuộc đời, khi chúng con bị người thân hiểu lầm, bị người chung quanh nói xấu xa lánh mà không thể tự mình giải oan, xin giúp chúng con luôn bình tĩnh cậy trông phó thác trong tay Chúa quan phòng như Mẹ khi xưa. Chúng con tin rằng Chúa sẽ kịp thời giải oan và còn “biến sự dữ ra sự lành” để giúp chúng con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Is 7,10-14 ; Rm 1,1-7 ; Mt 1,18-24
SỐNG CÔNG CHÍNH ĐÓN MỪNG ĐẤNG EMMANUEN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 1,18-24.
(18) Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a Mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (19) Ông Giu-se chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (20) Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. (21) Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (22) Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: (23) “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (24) Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (25) Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay đề cao đức công chính của thánh Giu-se, biểu lộ qua cách xử lý trước việc thụ thai lạ lùng của Đức Ma-ri-a.
3. CHÚ THÍCH:
- C 18-19: + Bà Ma-ri-a Mẹ Người: Ma-ri-a là tên của Đức Ma-ri-a, là Mẹ sinh ra Đức Giê-su. + Đã thành hôn với ông Giu-se: Theo phong tục Do thái, nghi lễ đính hôn cử hành trước lễ rước dâu cả năm trời. Thường thì hai người không chung sống trước lễ rước dâu. Nhưng nếu có con trong thời gian này thì vẫn được công nhận là con chính thức. Ở đây cho thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã là vợ chồng hợp pháp nhờ lễ đính hôn. + Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần: Việc thụ thai của Đức Ma-ri-a không phải do thánh Giu-se. Trước mặt người đời, Đức Giê-su được nhìn nhận là con bác thợ mộc Giu-se, dù thực sự Giu-se chỉ là cha nuôi (x Lc 3,23). + Giu-se là người công chính: Công chính là sự tuân giữ Lề Luật Chúa cách trọn hảo, và đối xử công minh ngay chính với tha nhân. Sự công chính của Giu-se ở đây không phải là công chính về Lề Luật, vì khi quyết định bỏ Ma-ri-a, Giu-se không làm theo Luật dạy là làm tờ chứng thư ly dị và trao cho vợ (x. Đnl 24,1-4). Do đó sự công chính của Giu-se hệ tại điểm này: Một là Giu-se đã tôn trọng việc Thiên Chúa thực hiện nơi Ma-ri-a. Hai là Giu-se không dám cưới một người đã được Thiên Chúa chọn để dành riêng làm việc của Ngài. Ba là Giu-se không dám nhận làm cha một hài nhi Thần Linh khi chưa nhận được chỉ thị từ nơi Thiên Chúa. + Không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo: Giu-se bị lâm vào một hoàn cảnh nan giải: Một đàng không thể nghi ngờ người bạn mà ông biết là rất trong sạch. Đàng khác vì là người công chính, Giu-se không dám dành cho mình người phụ nữ mà Thiên Chúa đã chọn. Ông phải làm thế nào để vừa bảo toàn được danh dự cho Ma-ri-a, vừa giữ được sự công chính ? Cuối cùng ông quyết định âm thầm bỏ Ma-ri-a để con trẻ sinh ra vẫn có cha, mà ông cũng giữ được sự công minh chính trực trước mặt Thiên Chúa.
- C 20-21: + Ông đang toan tính như vậy: Giu-se chưa kịp thi hành ý định thì Thiên Chúa đã sai thiên thần đến trấn an và trao sứ mệnh cho ông. + Này ông Giu-se là con cháu Đa-vít: Giu-se được trao sứ mệnh làm cha để con trẻ Giê-su được thuộc về dòng dõi Đa-vít, hầu ứng nghiệm lời sứ thần: “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít tổ tiên Người” (x. Lc 1,32), và lời tuyên sấm của các ngôn sứ về dòng dõi Đấng Thiên Sai (x. Is 9,6; 2 Sm 12,16). + Đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần: Sứ thần đánh tan sự e ngại của Giu-se bằng cách ra lệnh cho ông mau tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về làm vợ mình vì việc thụ thai là do quyền năng của Thiên Chúa. + Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Đặt tên cho con trẻ là thừa nhận mình là cha của con về pháp luật. Tên Giê-su hay Giô-suê, Giê-su-a có nghĩa là “Gia-vê Đấng cứu độ”. Đây cũng là tên riêng của nhiều người khác trong thời Cựu Ước (x. Xh 24,13; Nkm 7,7). + Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ: Sứ mệnh của Con trẻ là cứu dân khỏi quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và sự chết (x. Tv 130,8), khác với quan niệm cứu thế mang tính trần tục mà dân Do thái đang mong đợi.
- C 22-23: + Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai: Đây là lời tuyên sấm của I-sai-a (x. Is 7,14) nói lên tính siêu phàm của Đấng Thiên Sai. Người do một bà mẹ đồng trinh sinh ra. + Em-ma-nu-en: nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Tên gọi này bao hàm sứ mệnh của Đấng Thiên Sai: Nhờ Đức Giê-su mà Thiên Chúa sẽ hiện diện giữa dân Ngài để cứu độ họ. Tin mừng Mát-thêu cũng kết thúc bằng lời hứa của Đức Giê-su: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
- C 24-25: Sau khi được sứ thần báo mộng, Giu-se không còn ngần ngại. Ông lập tức tổ chức lễ cưới đón Ma-ri-a về nhà làm vợ như lệnh sứ thần truyền. + Ông không ăn ở với bà: Sở dĩ ông Giu-se đón Ma-ri-a về nhà làm vợ mà lại không ăn ở với bà như vợ chồng, vì ông tôn trọng lời khấn trọn đời đồng trinh của Ma-ri-a khi “Xin Vâng” để đáp lại lời Chúa mời gọi làm Mẹ của Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,31.38). + Cho đến khi bà sinh một con trai và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su: Giu-se đã vâng lời sứ thần để đặt tên cho con trẻ là Giê-su.
4. CÂU HỎI:
Một số người Tin Lành đã dựa vào chữ “cho đến khi” này để khẳng định: Ma-ri-a chỉ đồng trinh trước khi sinh Hài Nhi Giê-su như lời ngôn sứ I-sai-a. rồi sau khi sinh, bà lại sống đời làm vợ của ông Giu-se theo đúng nghĩa vợ chồng, nghĩa là có ăn ở với nhau và đã sinh thêm nhiều con trai con gái khác như Tin Mừng Mát-thêu ghi lại (x. Mt 13,55). Ngoài ra, Tin Mừng Lu-ca cũng có câu: “Ma-ri-a sinh con trai đầu lòng” (x. Lc 2,7).
*GIẢI ĐÁP:
- Chữ “Cho đến khi” trong câu này không có nghĩa là Giu-se đã không ăn ở với Ma-ri-a cho đến khi bà sinh con, rồi sau đó ăn ở như vợ chồng sau khi bà sinh con. Vì khi viết câu này, tác giả Mát-thêu chỉ muốn nhấn mạnh tới sự kiện Giu-se đã không can thiệp gì vào việc Ma-ri-a sinh con, đúng như lời sấm của I-sai-a về một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai (x. Is 7,14). Mát-thêu không lưu tâm tới việc hai ông bà có ăn ở với nhau như vợ chồng hay không sau khi bà sinh con, vì câu Tin Mừng chỉ viết: “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su” (c. 25).
- Về chữ “con trai đầu lòng” (Lc 2,7), Lu-ca chỉ nhắc lại khoản luật trong Xuất hành (x. Xh 13,2.12.15) sắp được áp dụng cho Đức Giê-su (x. Lc 2,23). Con trai đầu lòng ở đây chỉ có nghĩa là “đứa con thứ nhất, đứa con sinh ra đầu tiên” (primo genitus) chứ không ám chỉ còn có các con khác sẽ sinh ra sau đó.
- Tin Mừng Mát-thêu cũng trưng dẫn lời của một thính giả thông báo rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy” (Mt 12,47). Câu này tượng tự câu nhận định của dân làng Na-da-rét về Đức Giê-su: “Anh em của ông không là các ông Gia-cô-bê, Giô-xép, Si-mon và Giu-đa sao ? Và chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” (Mt 13,55-56; Mc 6,3). Đây là những anh em bà con của Đức Giê-su mà thôi. Nếu thực Đức Giê-su có nhiều anh chị em ruột khác thì người ta đã phải nói: Kìa có Mẹ và các em trai… Các em gái của Thầy” thay vì chỉ nói anh em hay chị em của ông như câu trên. - Cuối cùng sách Công Vụ Tông Đồ cũng viết: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với các anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Anh em đây chỉ là bà con họ nội về phía thánh Giu-se.
- Bằng chứng cho thấy Đức Giê-su là con trai duy nhất của Đức Ma-ri-a là trước khi chết, Đức Giê-su đã trối Mẹ Ma-ri-a để làm mẹ của Gio-an và trối Gio-an để làm con của Mẹ. Và “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Nếu có anh chị em khác nữa thì Đức Giê-su chắc đã không làm như vậy và môn đệ Gio-an cũng không thể rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su được.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông Giu-se chồng bà là người công chính (Mt 1,19)... Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy (Mt 1,24).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỘT HÀNH ĐỘNG KHIÊM TỐN VÀ TRUNG THỰC
Khi vụ OÁT-TƠ GHẾT (Water Gate) xảy ra, thì Tổng Thống NÍCH-SƠN (Nixon) vốn được dân chúng Hoa Kỳ tín nhiệm và đánh giá cao, đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Cũng vì muốn thắng cử mà Ních-sơn đã biết nhưng làm ngơ cho các thuộc hạ tổ chức nghe lén điện thoại của đảng đối lập. Bây giờ bị họ phát hiện và ghép vào tội nghe lén, một hành động vi phạm pháp luật Hoa Kỳ. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày để tìm lối thoát trong danh dự. Thế rồi một ngày nọ, sau khi làm việc ở văn phòng tại Tòa Bạch Ốc về nhà, Ních-sơn ngồi một mình khá lâu trong phòng riêng. Bỗng ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang nằm trên bàn làm việc. Ông liền cầm lấy mở ra và đọc được câu lời Chúa như sau: “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”. Về sau ông cho biết: Chính lời đó đã nhắc nhở ông phải trung thực trong hành động. Thế là ông mau chóng quyết định dứt khoát. Mấy ngày sau đó, người ta thấy ông xuất hiện trên truyền hình phát sóng đi toàn nước Mỹ chính thức nhận lỗi, và xin tha thứ. Ông cũng chính thức xin từ chức Tổng Thống, một chức vụ đầy quyền lực và vinh quang mà nhiều chính khách luôn mơ ước. Đây là một hành động được đánh giá là can đảm và có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ sự can đảm trung thực và khiêm tốn nhận lỗi đó mà dân chúng đã thông cảm và kính phục ông như trước.
2) GƯƠNG KHIÊM TỐN CẦN KIỆM CỦA Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ:
Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ là người châu Mỹ Latin đầu tiên và cũng là một tu sĩ dòng Tên đầu tiên được bầu vào vị trí lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
Tờ báo New York Times (Mỹ) đã nhận định việc bầu chọn Hồng Y GIOOC-DƠ MA-RI-Ô BEC-GÔ-GLI-Ô, 76 tuối, làm giáo hoàng thứ 266 thể hiện quyết tâm mang tính lịch sử của Hội Đồng Hồng Y là cải tạo Giáo Hội Công Giáo trước nhiều áp lực hiện tại. Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ được kỳ vọng sẽ mang lại sự cởi mở mạnh mẽ hơn cho Giáo Hội Công Giáo.
Ngài được sinh ra trong một gia đình nhập cư gốc Ý tại thủ đô BUENOS AIRES (Argentina), nổi tiếng là một người khiêm nhường, luôn lên tiếng bênh vực người nghèo và có một cuộc sống cần kiệm khiêm tốn.
Vị Tân Giáo hoàng đã bay đến thủ đô RÔ-MA nước Ý để tham dự Mật nghị Hồng Y bằng vé máy bay hạng du lịch rẻ tiền. Sau đó ngài cũng đã kêu gọi người dân ÁC-HEN-TI-NA hãy chia sẻ số tiền vé máy bay cho người nghèo, thay vì phải bay đến Rô-ma để chúc mừng ngài. Tờ New York Times đã dẫn lời linh mục FÊ-ĐÊ-RI-CÔ LOM-BÁC-ĐI, phát ngôn viên của Vatican, cho biết Giáo hoàng PHAN-XI-CÔ đã có một hành động khiêm tốn là lập tức gọi điện cho vị Giáo hoàng tiền nhiệm BÊ-NÊ-ĐÍCH-TÔ ngay sau khi vừa được Mật nghị bầu chọn làm Giáo Hoàng.
Một phát ngôn viên khác của Vatican, linh mục THOMAS ROSICA, cũng thuật lại về cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong Ngày Giới Trẻ Thế giới (World Youth Day) ở CANADA cách đây 10 năm. Khi đó, Đức Giáo Hoàng đang là Tổng giám mục BUENOS AIRES cho biết: ngài đã bán ngôi biệt thự dành riêng cho Tổng giám mục để ra sống ở một căn hộ giản dị bên ngoài Tòa Tổng giám mục. Ngài cũng tự nấu ăn và thường đi lại bằng xe buýt, thay vì đi xe hơi công vụ.
Khi Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-CÔ mới được bầu chọn, Tổng thống Mỹ BA-RACK O-BA-MA là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đã gửi lời chúc mừng ngài. Từ Nhà Trắng, ông đã phát biều về vị Tân Giáo Hoàng như sau: “Với tư cách là nhà vô địch của người nghèo và những người yếu đuối, Đức Giáo Hoàng đã truyền bá thông điệp của lòng yêu thương và sự cảm thông cho thế giới hôm nay”.
3) HỘI THÁNH PHẢI TRỞ THÀNH EM-MA-NU-EN, CHAN HÒA GIỮA MỌI NGƯỜI:
Có một cuốn phim do đạo diễn đã sáng tác ra mang ý nghĩa rất phù hợp với mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta như sau:
Một Đức Giáo Hoàng kia không thích lễ nghi rườm rà trong Tòa Thánh Vatican nên đã cải trang trốn lính canh ra khỏi điện Va-ti-can và đi lạc đến một ngôi làng hẻo lánh nghèo khó cách xa thành phố, do bị bệnh dịch hoành hành nên ngôi làng bị cách ly với bên ngoài. Trong làng gần nhà thờ có một cái giếng ngầm cung cấp nước cho dân làng bằng cái cối xay gió. Nhưng bấy giờ cối xay gió đang bị hư và không ai biết sửa đành bỏ không. Cuộc sống của dân làng rất khổ cực khiến giáo dân chỉ lo chữa bệnh và kiếm ăn nên không ai đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật như trước, nên nhà thờ bị bỏ hoang tiêu điều. Rồi chính Linh mục chính xứ bị thất nghiệp nên bỏ nhà thờ đi ra ngoài làm nghề chăn cừu cho một nhà giàu. Trước hoàn cảnh đó, Đức Giáo Hoàng đã đã dấn thân khôi phục: kêu gọi dân làng làm vệ sinh môi trường cho khu nhà thờ bằng việc hốt rác, đi tiếp xúc với những trẻ em bụi đời, và động viên nhiều người hợp tác sửa lại cối xay gió kéo nước ngầm cho dân làng. Sau một thời gian làm việc vất vả với rất nhiều khó khăn trở ngại. Cuối cùng cối xay gió đã được sửa chữa và hoạt động bơm nước lại. Cho tới lúc đó dân làng mới biết Ngài chính là Giáo hoàng bị mất tích và được người ta đến đón về Tòa Thánh.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Đức Giáo Hoàng chủ tọa một Thánh lễ có rất đông người tham dự, trong đó có dân chúng của cái làng nghèo khổ kia và cả vị Linh mục chính xứ nữa đã quay về nhà thờ ở với đoàn chiên là giáo dân của mình.
Bài học đạo diễn muốn nới qua cuốn phim là: Nếu Hội thánh chỉ sinh hoạt trong các lễ nghi ở nhà thờ thì sẽ dần dần xa lìa dân chúng và quần chúng cũng xa lìa Hội thánh. Nhưng nếu Hội thánh biết quan tâm ở cùng dân chúng để dấn thân phục vụ các nhu cầu thiết thực của họ, thì quân chúng cũng sẽ đến liên kết quanh Hội thánh. Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", thì Hội thánh cũng phải ở cùng các tín hữu và mỗi tín hữu cũng sẽ là EM-MA-NU-EN đối với lương dân.
4) PHỤC VỤ CHÚA HIỆN THÂN NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO HÈN:
Vào một buổi sáng mùa đông, một bác thợ giầy kia đã thức dậy rất sớm. Bác ta mau dọn dẹp chỗ làm việc sạch sẽ ngăn nắp rồi đến ngồi vào ghế tại phòng khách chờ đợi vị khách quí sắp đến thăm. Vị khách đó không ai khác hơn chính là Chúa Giê-su. Vì đêm vừa qua, trong giấc mơ, bác đã được Người hiện ra báo chính Người sẽ đến thăm bác trong ngày hôm nay.
Bác thợ giầy ngồi trong phòng khách chờ đợi Chúa đến trong tâm trạng rất háo hức vui mừng. Khi những tia nắng sớm vừa rọi qua khung cửa, bác liền nghe thấy tiếng gõ cửa. Lòng hồi hộp sung sướng, bác vội ra mở cửa, tưởng sẽ được gặp Chúa. Nhưng kẻ đang đứng trước mặt không phải là Chúa Giê-su mà là người đi phát thư mọi khi.
Chính tiết trời mùa Đông lạnh giá đã làm cho mặt mũi tay chân của người phát thư bị sưng đỏ. Bác thợ giầy không nỡ để nhân viên bưu điện phải bị rét run đứng ngòai cửa, nên mời ông ta vào nhà, rồi bác đi pha một bình trà nóng bưng ra mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm và uống nước trà nóng, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.
Bác thợ giầy lại vào phòng khách ngồi chờ Chúa đến. Nhìn qua khung kính, bác thợ giầy thấy một bé gái đang khóc ngay trước cửa nhà. Bác ra mở cửa hỏi thì được biết trên đường đi chợ về nhà, em đã lạc mất mẹ và do tuyết rơi trắng xóa đường đi nên em không tìm ra lối trở về nhà. Người thợ giầy liền lấy giấy bút viết vài chữ thật to dán ngoài cánh cửa để báo cho vị khách quý Giê-su biết mình có việc gấp phải vắng nhà một lát.
Nhưng đi tìm đường để dẫn em bé kia về nhà trong cảnh đường trắng xóa không dễ chút nào, hai ông cháu nhiều lần bị lạc đường, nên mãi đến chiều bác mới tìm ra nhà của em nhỏ, và khi quay lại nhà mình thì trời đã tối mịt.
Về đến nhà, bác thấy có một người đang ngồi trước nhà đợi bác, nhưng không phải là Chúa, mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Bà cho biết đứa con của bà đang ốm nặng và bà đã không biết phải trị bệnh thế nào cho con. Nghe thế, bác thợ giầy lại hối hả đến nhà bà và giúp bà đưa con đến bệnh viện săn sóc.. Mãi đến nửa đêm khi về lại nhà thì vì quá mệt nên bác đã vội nằm lăn ra giường ngủ luôn không kịp thay quần áo ăn bữa tối. Rồi trong giấc mơ, bác thợ giầy nghe thấy tiếng Chúa nói thầm bên tai: ”Hôm nay Ta cảm ơn con đã cho ta uống ly trà nóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta bị lạc về tới nhà. Cám ơn con đã săn sóc ủi an Ta khi bị đau ốm. Cám ơn con đã đón tiếp Ta suốt cả ngày hôm nay quên cả ăn uống”. Qua đó bác thợ giày đã hiểu ra rằng: Giúp đỡ phục vụ người nghèo là đã phục vụ chính Chúa Giê-su.
3. SUY NIỆM:
Chúa Nhật thứ Bốn Mùa Vọng hôm nay trình bày cho chúng ta biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Chúa đến qua gương vâng phục và sống công chính như thánh Giu-se, và giúp chúng ta sống mầu nhiệm Em-ma-nu-en của Chúa Giê-su như thế nào:
1) GIU-SE, ĐẤNG CÔNG CHÍNH CỦA Thiên Chúa:
Công chính theo nghĩa Thánh Kinh là luôn tuân giữ Lề Luật của Chúa và cư xử với tha nhân trong tinh thần công bình và ngay chính:
+ Giu-se luôn cư xử theo đức công bình: Ông không hề nghi ngờ Ma-ri-a đã phạm tội ngoại tình, vì hoàn toàn tin tưởng vào sự trong sáng của Ma-ri-a, nên đã “không tố cáo bà”.
+ Giu-se cũng là một người ngay chính: Sự ngay chính biểu lộ qua việc ông không cưới Ma-ri-a về nhà, không dám nhận thai nhi là con của mình và tính âm thầm bỏ đi, khi chưa hiểu thánh ý của Thiên Chúa.
2) GIU-SE, ĐẦY TỚ TRUNG TÍN LẮNG NGHE VÀ VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA:
+ Tin Mừng Mát-thêu đề cập đến việc sứ thần đến truyền tin cho ông Giu-se trong giấc mộng. Sứ thần đã đánh tan sự bối rối của Giu-se khi cho ông biết nguồn gốc thần linh của Thai Nhi trong lòng Ma-ri-a.
+ Sứ thần còn lệnh cho Giu-se phải làm ba việc để cộng tác vào chương trình cứu độ: Một là “đón Ma-ri-a về nhà” làm vợ để Ma-ri-a khỏi bị mang tiếng oan. Hai là tôn trọng lời khấn trọn đời của Ma-ri-a bằng việc “không ăn ở với bà”. Ba là “đặt tên con trẻ là Giê-su” để thừa nhận trẻ Giê-su là con mình, hầu tránh cho Đức Giê-su khỏi bị tiếng xấu khi thi hành sứ mệnh, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se” (Lc 3,23).
+ Ngoài ra, Giu-se cũng bêu gương tuân giữ Luật Chúa: Dâng con đầu lòng vào Đền thờ sau khi trẻ Giê-su sinh ra được bốn mươi ngày, rồi chuộc lại bằng một cặp chim gáy hay bồ câu con theo Luật dạy. Hằng năm, Giu-se đều đưa Đức Ma-ri-a và trẻ Giê-su hành hương về Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Đặc biệt năm trẻ Giê-su mười hai tuổi, đã xảy ra biến cố trẻ Giê-su bị lạc trong Đền thờ x. Lc 2,41-52).
Thánh Giuse chính là mẫu gương đạo đức Mùa Vọng cho các tín hữu chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy học với Thánh Giuse để luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nếu chúng ta biết vâng phục và hoàn toàn tin cậy phó thác trong tay Chúa quan phòng noi gương Giu-se, chúng ta cũng sẽ được nên công chính giống như ngài.
3) PHẢI TRỞ NÊN EM-MA-NU-EN : Thiên Chúa Ở CÙNG CHÚNG TA:
Thiên Chúa đã đến ở với loài người qua việc tạo dựng vũ trụ vạn vật “vì và cho » loài người. Ngài còn luôn quan phòng để mọi tạo vật được tồn tại và tiến hóa theo thánh ý Ngài. Ngài còn hiện diện với loài người qua Lời Chúa trong Thánh Kinh, để dạy dỗ loài người nhận biết tin thờ và vâng theo thánh ý của Ngài. Nhất là Ngài còn sai Con Một xuống trần gian nhập thể làm người, trở thành Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, để ban ơn cứu độ cho chúng ta.
Trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta cần nhận ra Đức Giê-su- là Đấng “Em-ma-nu-en”, đang ở với chúng ta qua mọi người chung quanh, nhất là nhận ra Chúa đang hiện thân qua những người nghèo hèn, đau khổ, tật bệnh và bị bỏ rơi… để khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, là điều kiện để nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.
4. THẢO LUẬN: Trong những ngày Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để trở thành một người công chính noi gương thánh Giu-se ? Bạn sẽ ứng xử thế nào đối với những người nghèo hèn là hiện thân của Chúa Giê-su là Đấng EM-MA-NU-EN ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết hy sinh quên mình để lo công việc của Chúa như thánh Giu-se hôm nay. Xin cho chúng con luôn sẵn sàng làm theo ý Chúa như ngài. Ước gì mỗi ngày con tập bỏ đi một sở thích không cần thiết, bỏ qua một lời nói đụng chạm đến tha nhân. Ước gì chúng con nhìn thấy Chúa đang ở trong những người đau khổ nghèo hèn chung quanh để ân cần phục vụ họ, hầu sau này chúng con đáng được Chúa đón về quê trời hưởng hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết sống khiêm nhường, luôn tin cậy phó thác vào Chúa Quan Phòng như Đức Ma-ri-a xưa. Trong những giờ phút đen tối của cuộc đời, khi chúng con bị người thân hiểu lầm, bị người chung quanh nói xấu xa lánh mà không thể tự mình giải oan, xin giúp chúng con luôn bình tĩnh cậy trông phó thác trong tay Chúa quan phòng như Mẹ khi xưa. Chúng con tin rằng Chúa sẽ kịp thời giải oan và còn “biến sự dữ ra sự lành” để giúp chúng con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Chúa xuống thế làm người là thể hiện lòng thương xót
Phó tế Phạm Bá Nha
07:59 16/12/2016
Chúa xuống thế làm người là thể hiện lòng thương xót
Vì thương nhân loại, Chúa Giêsu xuống thế làm người để thể hiện Lòng Thương Xót. Sau khi con người sa phạm, cần cứu chuộc, cần thương xót, bằng sai Con Một xuống thế làm người.
Mùa Giáng Sinh, Giáo Hội đón nhận Thiên Chúa làm người : Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng (Ga, 1,14).
Thánh Phaolô cho biết rõ hơn :
Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần (Pl 2, 6-7)
Nên Giáng Sinh đem đến : Tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã được sinh ra cho anh em, trong thành Đavid, Ngài là Đấng Kitô Đức Chúa. (Lc 2, 10-11)
Chúa Giêsu xuống Thế làm người là thể hiện Lòng Thương Xót
Chính Chúa Giêsu, bản tính là tình yêu Thương Xót của Chúa Cha. Do đó mục đích nhập thể và vượt qua của Chúa Kitô là để ‘‘tỏ Cha ra’’ (Ga 1,18). Nhờ đó, con người biết được Cha là Tình Yêu Thương Xót. ‘’Cha Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy’’(Ga 14, 9). Như môn đệ Chúa yêu thương viết: ’’ Người yêu thương những người thuộc về Người ở trên
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viết : Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đã đi tìm loài người. Đó là một tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời. (Tt. Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, 10.11. 1994)
Nhập Thể Con Thiên Chúa làm người mục đích tìm chiên lạc. Như trong hai dụ ngôn Lòng Thương Xót :
- Tìm chiên lạc (Lc 15, 4-7). Bỏ 99 con, đi tìm một con là loài người trên trần thế.
- Và người cha ở nhà chờ đứa con hoang đàng phung phá trở về (Lc 15, 11-31). Người cha ám chỉ Người Con nhập thể Giáng Sinh.
Trong tông sắc ‘‘Miresicordiae Vultus’’ (Khuôn Mặt Thương Xót), mở Năm Thánh, ĐGH Phanxicô đã cảm nhận Thiên Chúa có bản tính tỏ hiện nơi Chúa Giêsu nhập thể, cứu thế, viết : Chúa Giêsu là dung nhan của tình thương Chúa Cha. Những lời này có thể tóm lại rõ ràng mầu nhiệm đức tin Kitô giáo. Tình thương đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu Nazareth, đạt đến tột đỉnh của mình nơi Người...Đức Giêsu Nazareth là Đấng mạc khải cho thấy tình thương của Thiên Chúa, bằng lời nói của Người, hành động và toàn thể bản thân người. (số 1) 1)
Tình yêu này giờ đây trở thành hữu hình và khả giác nơi tất cả cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Bản thân của Người chẳng khác hơn là tình yêu, một tình yêu được tặng ban nhưng không... Hết mọi sự nơi Người đều nói về tình thương. Không một sự gì nơi Người mà lại trống rỗng lòng cảm thương. (số 8)
NHÂN CHỨNG CHO CHÚA KITÔ
Quan trọng nhất trong mục vụ là làm cho người tín hữu là khí cụ bình an của Chúa (Mt. 1, 12 ; Rm 12, 18). Ai cũng cảm nghiệm được Thiên Chúa đang ở với chúng ta và chia sẻ tình yêu đó với người chung quanh (1Tx 2,8)
Bằng tình yêu tha thiết, Chúa muốn các Môn Đệ các ngài cảm nghiệm niềm vui và bình an trong đời sống. (Lc 34, 39)
Sách Tông Đồ Công Vụ là cuốn sách truyền giáo. Tường thuật về sự phát triển khai sinh, sứ mạng Giáo Hội. Chúa Giêsu mời gọi các Tông Đồ đóng vai trỏ nhân chứng khi đi rao giảng. Chính Chúa sửa soạn cho các ông ra đi làm chứng nhân của Ngài. Ngài có mặt bên các ông, giảng dạy... để tạo thành Giáo Hội truyền giáo (x. Cv 1, 3-5)
Khi rao giảng cho dân ngoại, Thánh Phêrô chẳng nói : Còn chúng tôi đây, xin làm chứng về mọi sự Người đã làm trong cả vùng Do Thái và Giêrusalem. (Cv 10,39). Không gì làm chứng nhân bằng chính cuộc sống của mình.
Tông huấn Evangeli Nuntiandi của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò nhân chứng trong đời sống : Chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo Hội sẽ Phúc Âm hóa thế giới. Bằng chứng tá sống động về lòng trung thành với Chúa Giêsu. Chứng tá về khó nghèo và siêu thoát, tự do khi phải đối đầu với quyền Iực trần gian. (số 41)
Bs Bernie Siegal, tác giả cuốn ‘‘Love, Medecine and Miracles’’ một người tận hiến cả đời cho trẻ em tàn tật, bị bệnh nan y đã nói : Tất cả bệnh tật đều liên hệ đến tình yêu. Tình yêu có thể chữa lành. Khoa học chứng minh rõ ràng thái độ bác ái yêu thương ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoa học khẳng định rằng gắn bó chặt chẽ niềm tin tông giáo giúp cho sức khỏe hồi phục nhanh và tốt hơn. (ns. HN số 281. 5.2016, tr. 8)
Thiên Chúa muốn chúng ta khám phá chính chúng ta là nhân chứng cho Chúa Kitô, mang lại nguồn bình an cho mọi người. (1Ga 3, 16-18).
Một thời gian ngắn trước khi chết, Tom Dooley, vị bác sỹ truyền giáo nổi tiếng ở Mỹ, đã trở lại Hoa Kỳ để cổ động gây qũi cho bệnh nhân bên Đông Nam Á. Ông bác sỹ này bị ung thư, biết mình sẽ chết. nhưng trong hoàn cảnh này có nên về quê hương hay bệnh viện Đông Nam Á, nơi dân chúng cần ông. Đang suy tính, thì ông nhận được điện tín: Chúng tôi cần bác sỹ ở đây...(ns. HN số 281. 5.2016, tr. 9)
Chúa Giêsu cũng hứa ban Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần đến làm vui tươi và bình an như Tin Mừng công bố : bình an cho các con (Ga 20, 19). Chúa Thánh Thần là món quà vô giá (x. 1Cr 1, 4-9). Thế giới cần Chúa Thánh Thần hướng dẫn mang đến hoàn thành công trình sáng tạo và cứu rỗi. (x. Ep 1, 3-14)
ĐGH Phanxicô, dịp thăm Thụy Điển 31.10.2016 đã ký thông cáo chung với giám mục Mounib Youman, chủ tịch Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới. Mở đầu thông cáo bằng câu:
Hãy ở lại trong Thày
như Thày ở lại trong anh em.
Cũng như cành nho không thể
tự mình sinh hoa trái,
nếu không gắn liền với cây nho,
anh em cũng thế nếu không ở lại trong Thày. (Ga 15, 4)
Và trong thông cáo có mục ‘‘Chúng tôi dấn thân cùng chung làm chứng’’. Chúng tôi tình nguyện làm chứng cho ân sủng lòng thương xót của Thiên Chúa, được thấy rõ nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Chúa Kitô muốn chúng tôi nên Một, để cho thế gian có thể tin (x. Ga 17, 21). Cầu nguyện cho Công Giáo, Tin Lành cùng nhau làm chứng cho Phúc Âm mời gọi mọi người lắng nghe Lời Chúa và phục vụ tha nhân.
LÀM NGƯỜI HOÀN THIỆN GIỮA ĐỜI
Thiên Chúa dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26-27) và được gọi nên hoàn thiện như Cha trên Trời.
Làm người hoàn thiện giữa đời không dễ. Con người từ đầu muốn thành ‘’thần’’ như Evà muốn(x. St 2,4), và con cháu sau nay cũng muốn hơn ai. Trong khi đó, Chúa nói muốn nên thánh thiện phải giống như trẻ nhỏ (x. Mt 19, 13-15). Chúa Giêsu làm người trước, tự xưng là ‘’Con Người’’ (x. Mc 2,10) và trở nên giống con người mọi sự ’’đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội’’ (x. Dt 4, 5).
Nên Chúa mới kêu gọi : Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường (Mt 11,29) và Anh em hãy yêu thương nhau như tôi đã yêu anh em. (Ga 13,34)
Nhập thể, Chúa Giêsu không muốn ưu tiên. Muốn đóng vai trò tôi tớ, phục vụ : Đến để hầu hạ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn dân. (Mt 20,28)
Thiên Chúa cứu độ, nghĩa là tha thứ hòa giải. Chúa tha thứ để chúng ta hòa giải với Người : Khi chúng ta còn là thù địch mà Con Thiên Chúa đã chết để hòa giải chúng ta với Thiên Chúa (Rm 5,10). Đễ hòa giải với chúng ta, như Thánh Phêrô xác nhận : Bao nhiêu tội chúng ta, chính Người đã mang vào thân thế mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội, chúng ta sống đời công chính. (1Pr 2, 24)
Mầu nhiệm Giáng Sinh là Thiên Chúa hạ mình làm người, ngang hàng với mọi người, chia sẻ cho con người trong địa vị con cái Thiên Chúa. Mầu nhiệm mời gọi đồng hành như anh em trong xã hội. Cùng nhau thực hiện làm con Thiên Chúa, yêu thương nhau.
Kết bài, chúng ta cùng hát lên ca tụng mừng Đấng Cứu Độ trần gian :
1. Hát lên mừng Chúa một bài ca mới
vì Chúa làm nên bao việc lạ lùng,
Người chiến thắng bởi cánh tay hùng mạnh
bởi cánh tay thần thánh của Người
2. Chúa biểu dương ơn Người cứu độ
mạc khải đức công binh trước chư dân
Người nhớ lại ân nghĩa tín thành
Dành cho tổ phụ Israel
3. Khắp cõi đất này đã từng xem thấy ơn cứu độ của Chúa chúng ta
tung hô Chúa bởi toàn thể địa cầu
Hãy vui lên reo hò mà đàn hát
4. Nào dâng lên Chúa khúc hạc cầm dìu dặt
Nương khúc hạc cầm réo rắt giọng ca
Kèn thổi vang lên, xen tiếng tù và
tung hô Chúa là vị Quân vương. (TV.97)
Mầu nhiệm nhập thể là Thiên Chúa lấp khoảng cách giữa Tạo Hóa và tạo vật, giữa Thánh Thiện và tội lỗi, giữa Trời Cao và đất thấp. Từ đáy lòng, dâng lên Chúa Hài Nhi niềm khao khát mong chờ :
Trời cao hãy đổ xương xuống
và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội
Trời Cao hãy đổ sương xuống
và ngàn mây, hãy mưa Đấng cứu đời
Trong đêm u tối, chúng con mong ngày mau tới.
Như nai đang khát ước mong mau tìm thấy suối
Chúa ôi ! Dừng cơn giận Chúa lại thôi.
Chúa ôi ! Đoàn con đã hối tội rồi.
Vì thương nhân loại, Chúa Giêsu xuống thế làm người để thể hiện Lòng Thương Xót. Sau khi con người sa phạm, cần cứu chuộc, cần thương xót, bằng sai Con Một xuống thế làm người.
Mùa Giáng Sinh, Giáo Hội đón nhận Thiên Chúa làm người : Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng (Ga, 1,14).
Thánh Phaolô cho biết rõ hơn :
Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần (Pl 2, 6-7)
Nên Giáng Sinh đem đến : Tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã được sinh ra cho anh em, trong thành Đavid, Ngài là Đấng Kitô Đức Chúa. (Lc 2, 10-11)
Chúa Giêsu xuống Thế làm người là thể hiện Lòng Thương Xót
Chính Chúa Giêsu, bản tính là tình yêu Thương Xót của Chúa Cha. Do đó mục đích nhập thể và vượt qua của Chúa Kitô là để ‘‘tỏ Cha ra’’ (Ga 1,18). Nhờ đó, con người biết được Cha là Tình Yêu Thương Xót. ‘’Cha Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy’’(Ga 14, 9). Như môn đệ Chúa yêu thương viết: ’’ Người yêu thương những người thuộc về Người ở trên
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viết : Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đã đi tìm loài người. Đó là một tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời. (Tt. Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, 10.11. 1994)
Nhập Thể Con Thiên Chúa làm người mục đích tìm chiên lạc. Như trong hai dụ ngôn Lòng Thương Xót :
- Tìm chiên lạc (Lc 15, 4-7). Bỏ 99 con, đi tìm một con là loài người trên trần thế.
- Và người cha ở nhà chờ đứa con hoang đàng phung phá trở về (Lc 15, 11-31). Người cha ám chỉ Người Con nhập thể Giáng Sinh.
Trong tông sắc ‘‘Miresicordiae Vultus’’ (Khuôn Mặt Thương Xót), mở Năm Thánh, ĐGH Phanxicô đã cảm nhận Thiên Chúa có bản tính tỏ hiện nơi Chúa Giêsu nhập thể, cứu thế, viết : Chúa Giêsu là dung nhan của tình thương Chúa Cha. Những lời này có thể tóm lại rõ ràng mầu nhiệm đức tin Kitô giáo. Tình thương đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu Nazareth, đạt đến tột đỉnh của mình nơi Người...Đức Giêsu Nazareth là Đấng mạc khải cho thấy tình thương của Thiên Chúa, bằng lời nói của Người, hành động và toàn thể bản thân người. (số 1) 1)
Tình yêu này giờ đây trở thành hữu hình và khả giác nơi tất cả cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Bản thân của Người chẳng khác hơn là tình yêu, một tình yêu được tặng ban nhưng không... Hết mọi sự nơi Người đều nói về tình thương. Không một sự gì nơi Người mà lại trống rỗng lòng cảm thương. (số 8)
NHÂN CHỨNG CHO CHÚA KITÔ
Quan trọng nhất trong mục vụ là làm cho người tín hữu là khí cụ bình an của Chúa (Mt. 1, 12 ; Rm 12, 18). Ai cũng cảm nghiệm được Thiên Chúa đang ở với chúng ta và chia sẻ tình yêu đó với người chung quanh (1Tx 2,8)
Bằng tình yêu tha thiết, Chúa muốn các Môn Đệ các ngài cảm nghiệm niềm vui và bình an trong đời sống. (Lc 34, 39)
Sách Tông Đồ Công Vụ là cuốn sách truyền giáo. Tường thuật về sự phát triển khai sinh, sứ mạng Giáo Hội. Chúa Giêsu mời gọi các Tông Đồ đóng vai trỏ nhân chứng khi đi rao giảng. Chính Chúa sửa soạn cho các ông ra đi làm chứng nhân của Ngài. Ngài có mặt bên các ông, giảng dạy... để tạo thành Giáo Hội truyền giáo (x. Cv 1, 3-5)
Khi rao giảng cho dân ngoại, Thánh Phêrô chẳng nói : Còn chúng tôi đây, xin làm chứng về mọi sự Người đã làm trong cả vùng Do Thái và Giêrusalem. (Cv 10,39). Không gì làm chứng nhân bằng chính cuộc sống của mình.
Tông huấn Evangeli Nuntiandi của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò nhân chứng trong đời sống : Chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo Hội sẽ Phúc Âm hóa thế giới. Bằng chứng tá sống động về lòng trung thành với Chúa Giêsu. Chứng tá về khó nghèo và siêu thoát, tự do khi phải đối đầu với quyền Iực trần gian. (số 41)
Bs Bernie Siegal, tác giả cuốn ‘‘Love, Medecine and Miracles’’ một người tận hiến cả đời cho trẻ em tàn tật, bị bệnh nan y đã nói : Tất cả bệnh tật đều liên hệ đến tình yêu. Tình yêu có thể chữa lành. Khoa học chứng minh rõ ràng thái độ bác ái yêu thương ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoa học khẳng định rằng gắn bó chặt chẽ niềm tin tông giáo giúp cho sức khỏe hồi phục nhanh và tốt hơn. (ns. HN số 281. 5.2016, tr. 8)
Thiên Chúa muốn chúng ta khám phá chính chúng ta là nhân chứng cho Chúa Kitô, mang lại nguồn bình an cho mọi người. (1Ga 3, 16-18).
Một thời gian ngắn trước khi chết, Tom Dooley, vị bác sỹ truyền giáo nổi tiếng ở Mỹ, đã trở lại Hoa Kỳ để cổ động gây qũi cho bệnh nhân bên Đông Nam Á. Ông bác sỹ này bị ung thư, biết mình sẽ chết. nhưng trong hoàn cảnh này có nên về quê hương hay bệnh viện Đông Nam Á, nơi dân chúng cần ông. Đang suy tính, thì ông nhận được điện tín: Chúng tôi cần bác sỹ ở đây...(ns. HN số 281. 5.2016, tr. 9)
Chúa Giêsu cũng hứa ban Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần đến làm vui tươi và bình an như Tin Mừng công bố : bình an cho các con (Ga 20, 19). Chúa Thánh Thần là món quà vô giá (x. 1Cr 1, 4-9). Thế giới cần Chúa Thánh Thần hướng dẫn mang đến hoàn thành công trình sáng tạo và cứu rỗi. (x. Ep 1, 3-14)
ĐGH Phanxicô, dịp thăm Thụy Điển 31.10.2016 đã ký thông cáo chung với giám mục Mounib Youman, chủ tịch Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới. Mở đầu thông cáo bằng câu:
Hãy ở lại trong Thày
như Thày ở lại trong anh em.
Cũng như cành nho không thể
tự mình sinh hoa trái,
nếu không gắn liền với cây nho,
anh em cũng thế nếu không ở lại trong Thày. (Ga 15, 4)
Và trong thông cáo có mục ‘‘Chúng tôi dấn thân cùng chung làm chứng’’. Chúng tôi tình nguyện làm chứng cho ân sủng lòng thương xót của Thiên Chúa, được thấy rõ nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Chúa Kitô muốn chúng tôi nên Một, để cho thế gian có thể tin (x. Ga 17, 21). Cầu nguyện cho Công Giáo, Tin Lành cùng nhau làm chứng cho Phúc Âm mời gọi mọi người lắng nghe Lời Chúa và phục vụ tha nhân.
LÀM NGƯỜI HOÀN THIỆN GIỮA ĐỜI
Thiên Chúa dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26-27) và được gọi nên hoàn thiện như Cha trên Trời.
Làm người hoàn thiện giữa đời không dễ. Con người từ đầu muốn thành ‘’thần’’ như Evà muốn(x. St 2,4), và con cháu sau nay cũng muốn hơn ai. Trong khi đó, Chúa nói muốn nên thánh thiện phải giống như trẻ nhỏ (x. Mt 19, 13-15). Chúa Giêsu làm người trước, tự xưng là ‘’Con Người’’ (x. Mc 2,10) và trở nên giống con người mọi sự ’’đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội’’ (x. Dt 4, 5).
Nên Chúa mới kêu gọi : Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường (Mt 11,29) và Anh em hãy yêu thương nhau như tôi đã yêu anh em. (Ga 13,34)
Nhập thể, Chúa Giêsu không muốn ưu tiên. Muốn đóng vai trò tôi tớ, phục vụ : Đến để hầu hạ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn dân. (Mt 20,28)
Thiên Chúa cứu độ, nghĩa là tha thứ hòa giải. Chúa tha thứ để chúng ta hòa giải với Người : Khi chúng ta còn là thù địch mà Con Thiên Chúa đã chết để hòa giải chúng ta với Thiên Chúa (Rm 5,10). Đễ hòa giải với chúng ta, như Thánh Phêrô xác nhận : Bao nhiêu tội chúng ta, chính Người đã mang vào thân thế mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội, chúng ta sống đời công chính. (1Pr 2, 24)
Mầu nhiệm Giáng Sinh là Thiên Chúa hạ mình làm người, ngang hàng với mọi người, chia sẻ cho con người trong địa vị con cái Thiên Chúa. Mầu nhiệm mời gọi đồng hành như anh em trong xã hội. Cùng nhau thực hiện làm con Thiên Chúa, yêu thương nhau.
Kết bài, chúng ta cùng hát lên ca tụng mừng Đấng Cứu Độ trần gian :
1. Hát lên mừng Chúa một bài ca mới
vì Chúa làm nên bao việc lạ lùng,
Người chiến thắng bởi cánh tay hùng mạnh
bởi cánh tay thần thánh của Người
2. Chúa biểu dương ơn Người cứu độ
mạc khải đức công binh trước chư dân
Người nhớ lại ân nghĩa tín thành
Dành cho tổ phụ Israel
3. Khắp cõi đất này đã từng xem thấy ơn cứu độ của Chúa chúng ta
tung hô Chúa bởi toàn thể địa cầu
Hãy vui lên reo hò mà đàn hát
4. Nào dâng lên Chúa khúc hạc cầm dìu dặt
Nương khúc hạc cầm réo rắt giọng ca
Kèn thổi vang lên, xen tiếng tù và
tung hô Chúa là vị Quân vương. (TV.97)
Mầu nhiệm nhập thể là Thiên Chúa lấp khoảng cách giữa Tạo Hóa và tạo vật, giữa Thánh Thiện và tội lỗi, giữa Trời Cao và đất thấp. Từ đáy lòng, dâng lên Chúa Hài Nhi niềm khao khát mong chờ :
Trời cao hãy đổ xương xuống
và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội
Trời Cao hãy đổ sương xuống
và ngàn mây, hãy mưa Đấng cứu đời
Trong đêm u tối, chúng con mong ngày mau tới.
Như nai đang khát ước mong mau tìm thấy suối
Chúa ôi ! Dừng cơn giận Chúa lại thôi.
Chúa ôi ! Đoàn con đã hối tội rồi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
'Mẹ Teresa' cuả Úc Châu: Sơ Mary Glowrey đang trên lịch trình phong thánh.
Trần Mạnh Trác
11:45 16/12/2016
Liệu Úc Châu sẽ có thêm một vị thánh nữa chăng? Kể ra thì đã 6 năm rồi, Thánh Mary MacKillop vẫn là vị thánh duy nhất sinh ra ở Úc, nhưng có vẻ sự việc sẽ thay đổi mau chóng nếu án phong thánh cho Sơ Mary Glowrey tiến triển tốt đẹp qua giai đoạn điều tra ở cấp giaó phận.
Theo tờ báo Herald Sun, thì người ta đã khai quật ngôi mộ cuả Sơ Glowrey ở Bangalore, Ấn Độ và chuyển giao cho giáo phận Guntur là nơi mà Sơ đã phục vụ gần như suốt đời cho những người nghèo nhất của Ấn Độ. Sự kiện này được xem như là một "bước quan trọng trên lịch trình phong thánh" vì đó là điều sau hết trước khi kết thúc giai đoạn ở giáo phận.
Sinh năm 1887 tại Birregurra, phía tây nam thành phố Melbourne, Úc, 'Cô' Glowrey từng là một sinh viên giỏi từ thuở bé và được cấp học bổng cuả trường cao đẳng South Melbourne College. Sau đó, cô theo học Đại học Melbourne, bắt đầu là ban Cử nhân Nghệ thuật nhưng rồi chuyển sang y học vi có sự khuyến khích của người cha.
Học Y khoa là điều bất thường cho một người phụ nữ tại thời điểm này, nhưng Glowrey vẫn kiên trì và tốt nghiệp năm 1910 với văn bằng Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật.
Cô tập sự ở New Zealand, là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào một bệnh viện ở New Zealand. Sau đó, trở về Úc, cô làm việc tại Sydney và Melbourne. Glowrey đã mở một văn phòng tư trong khi vẫn tiếp túc phục vụ trong các bệnh viện Tai Mắt Victorian và bệnh viện St Vincent.
Glowrey nổi tiếng về những công việc phục vụ phụ nữ và trẻ em và đã thành lập một "phòng khám sức khỏe trẻ em ở Camberwell, cô phân phảt miễn phí các thông tin về việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và, trong khi có các cuộc đình công lớn xảy ra ở trong thời kỳ này, cô đã giúp thành lập nhà nấu súp cho những công nhân mất việc và gia đình cuả họ cũng như cung cấp cho họ những nhu cầu y tế ".
Glowrey bất đắc dỉ phải nhận chức chủ tịch sáng lập của Liên đoàn Phụ nữ Công Giáo ở Victoria và Wagga Wagga, là một tổ chức tìm cách thay đổi xã hội qua việc cầu nguyện và hành động.
Cũng chưa hết, Glowrey tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực y tế với trọng tâm về sản khoa, phụ khoa và nhãn khoa và đã tốt nghiệp Tiến sĩ Y học năm 1919.
Giai đoạn tiếp theo của cuộc đời bắt đầu khi cô đọc một cuốn cẩm nang 'cầm tay' mô tả "tỷ lệ tử vong khủng khiếp cuả những đứa trẻ" ở Ấn Độ và cô đã nhận ra Ơn Gọi gia nhập Hội dòng 'Giêsu, Maria và Giuse' và trở thành người 'phụ nữ bác sĩ truyền giáo' đầu tiên ở Ấn Độ.
Sau đó thì cả đời cuả Sơ Glowrey là dành từng hơi thở của mình để giúp những người nghèo nhất trong những người nghèo ở Ấn Độ, mang đến cho họ sự chăm sóc thích hợp về y tế, chú trọng đến phụ nữ và trẻ em.
Nhận thấy cần phải thúc đẩy y khoa Kitô giáo ở trong nước, Sơ Glowrey đã thành lập "Hiệp hội Bệnh viện Công Giáo Ấn Độ (CHAI) và một vài năm sau đó thành lập một trường Cao đẳng Y tế Công Giáo ở Ấn Độ để đào tạo các chuyên gia sức khỏe với những mục đích là chăm sóc y tế cũng như truyền bá giáo lý Công Giáo và sự hiểu biết về sự sống con người là bất khả xâm phạm".
Cả hai phiá Ấn Độ và Úc hiện đang chào đón những tin tức cuả việc phong thánh cho Sơ và một số nói rằng, "Nếu Sơ ấy được phong thánh, thì 'Mary Glowrey vĩ đại' sẽ là một biểu tượng của mối quan hệ ràng buộc giữa Australia và Ấn Độ và là biểu tượng sức mạnh của lòng từ bi, tình yêu và nhân phẩm. "
Đức Tổng Giám Mục Denis Hart cuả Melbourne nói, "Mary Glowrey là một bác sĩ tài năng, là một nữ tu và một nhà truyền giáo. Sự làm việc không mệt mỏi của Sơ đối với nhân loại và đức tin tôn giáo sâu sắc của Sơ làm cho Sơ trở thành một người lý tưởng mà nguyên nhân cho sự thánh thiện cần phải được điều tra".
Người ta đã so sánh Sơ Mary Glowrey với Thánh Têrêsa Calcutta, là người cũng đã cảm thấy cần phải trợ giúp những người nghèo nhất trong những người nghèo của Ấn Độ. Một nhà bình luận nói, "Mary Glowrey đã kết hợp hai việc là sự cương quyểt và thánh thiện của Mẹ Teresa với thiên tài tổ chức của một nhà cải cách y tế lớn của Úc."
Sơ Glowrey hiện đã được ban cho danh hiệu "Tôi Tớ Chúa", và sau khi các thông tin được thu thập xong và cuộc sống của Sơ được điều tra kỹ lưỡng, thì giai đoạn ở giáo phận sẽ kết thúc và được gửi lên Roma.
Một bước thụt luì trong quan hệ Hồi giáo-Kitô giáo ở Philippines
Xavier Nguyễn Đông
12:39 16/12/2016
Zamboanga (Agenzia Fides,16/12/2016) -. "Ở một số nơi ở Philippines, đặc biệt là Mindanao, một số nhà lãnh đạo Hồi giáo đã khuyến khích tín đồ tẩy chay lễ Giáng sinh cuả người Kitô hữu. Đây là một dấu hiệu đáng báo động. Sự chia cách triệt để như thế đã gây đau buồn cho cả đôi bên, người Hồi giáo tốt và người Kitô hữu tốt, vì nó phá vỡ một truyền thống tốt đẹp là cả hai bên cùng nhau chúc mừng các ngày lễ tôn giáo quan trọng và cùng chia sẻ niềm vui tôn giáo của nhóm khác. "
Đó là lời trong một thông điệp gửi đến Agenzia Fides từ phong trào " Silsilah ", là phong trào đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo, hoạt động trong vùng Zamboanga del Sur (Mindanao), ở miền nam Philippines, và bắt đầu cách đây 30 năm bởi linh mục Sebastiano D'Ambra, thuộc hội truyền giáo PIME.
Phong trào nhắc lại những truyền thống lâu đời của sự đối thoại liên tôn, qua đó "Kitô hữu gửi thông điệp chúc mừng tới người Hồi giáo trong dịp lễ Ramadan và đôi lại người Hồi giáo gửi thông điệp chúc mừng đến các Kitô hữu trong Mùa Vọng và Giáng Sinh".
Đây là lý do tại sao tất cả các tín hữu cần "tiếp tục ăn mừng Giáng sinh và lễ Ramadan", nhấn mạnh rằng "đây là những cơ hội để thể hiện sự tôn trọng và chia sẻ niềm vui của tình bạn, trong khi tất cả mọi người được khuyến khích trung thành với đức tin của họ".
"Các tin tức về các cuộc tấn công mới vào các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở một số khu vực ở Philippines" nhấn mạnh đến một điểm quan trọng là "Kitô hữu và người Hồi giáo cần phải kết hợp với nhau để cho mọi người thấy rằng mối quan hệ thực sự giữa Kitô hữu và người Hồi giáo là một mối quan hệ tình bạn chân thành. chúng ta đều là anh chị em trong nhân loại, mặc dù khác tôn giáo, và chúng ta được mời gọi để thể hiện tình đoàn kết trong lúc vui cũng như lúc buồn".
Sự hiện diện của các nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS), mà một số dấu hiệu đã lộ ra ở các khu vực của người Hồi giáo ở miền nam Philippines, "là một cơ hội cho tất cả chúng ta phải tự xét mình và hiểu rằng có lẽ chúng ta đã phải rơi vào trong tình trạng này bởi vì chúng ta đã không thể sống đức tin Kitô giáo và Hồi giáo một cách đích thực: Cả hai đức tin có những điểm chung có thể làm điểm khởi đầu cho việc xây dựng một xã hội hòa bình và hài hòa ", bản thông điệp kết luận.
Phim tài liệu về Thánh GH Gioan Phaolo II đoạt 2 giải thưởng Emmys.
Kateri Diễm Châu
13:21 16/12/2016
(CNA, 14/12/2016) .- Hai giải thưởng Emmy Awards đã được trao cho một phim tài liệu mô tả vai trò quan trọng cuả Th. Gioan Phaolo II trong giai đoạn cuối của chế độ cộng sản.
"Giải phóng một lục địa: Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản" đã đoạt được một Emmy vì xuất sắc về tài liệu lịch sử. Giải thưởng được trao cho vị giám đốc sản xuất phim và là chủ tịch điều hành cuả hội hiệp sĩ Knights of Columbus là ông Carl Anderson, cùng với nhà sản xuất Justyna Czyszek, Szymon Czyszek, David Naglieri, và Michele Nuzzo-Naglieri.
"Chúng tôi rất vinh hạnh nhận được giải thưởng và biết ơn đối với sự công nhận mà nó mang lại cho bộ phim quan trọng này, tức là câu chuyện của các xứ Đông Âu giành lại tự do mà không cần đến bạo lực và như thế đã thúc đẩy những gì là tốt đẹp nhất trong tinh thần cuả con người", Anderson nói. "Tài liệu cho thấy Gioan Phaolo là người lãnh đạo cần thiết, làm cho việc này xảy ra và trong một cách đầy hy vọng và đầy truyền cảm."
Ông Anderson đã từng làm việc với Thánh Gioan Phaolo II khi ông phục vụ trong chính quyền cuà TT Reagan. Ông hiện là Hiệp sĩ tối cao của Knights of Columbus, một tổ chức tương trợ Công Giáo với 1,9 triệu thành viên trên toàn thế giới.
Bộ phim tập trung vào vai trò của thánh Giáo hoàng trong việc chấm dứt chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu và ảnh hưởng tinh thần của ngài trên phong trào lao động Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, là phong trào đã đóng góp một vai trò quan trọng dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vào năm 1989.
Một giải Emmy thứ 2 được trao cho vị giám đốc nhiếp ảnh của bộ phim, ông George Hosek.
Giải Emmy Awards, là giải thưởng cuả viện 'Chicago/Midwest Chapter of the National Academy of Television Arts & Sciences' (Học viện quốc gia về nghệ thuật truyền hình & Khoa học ở Chicago / Midwest ) là một trong những giải thưởng lớn nhất.
Bộ phim dài 90 phút, do nam diễn viên Jim Caviezel làm MC, đã sử dụng nhiều cảnh quý hiếm và nhiều cuộc phỏng vấn với một số nguyên thủ quốc gia. Một số phỏng vấn khác bao gồm người viết tiểu sử của ĐHG là George Weigel; Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục nghỉ hưu cuả Krakow, từng là trợ tá lâu năm của Thánh Gioan Phaolo II; và Richard Allen, cựu cố vấn an ninh quốc gia cuà TT Ronald Reagan.
Bộ phim tài liệu đã được phát sóng trên truyền hình công cộng trên khắp Hoa Kỳ, hợp tác với WTTW Chicago và Hiệp hội Viễn thông giáo dục quốc gia.
Vị cuối cùng được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tấn phong Hồng Y đã qua đời
Đặng Tự Do
23:14 16/12/2016
Đức Hồng Y Paulo Evaristo Arns, là Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Sao Paulo, đã được tấn phong Hồng Y vào năm 1973. Trước khi qua đời, ngài là vị cuối cùng còn sống trong số các vị được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tấn phong Hồng Y.
Đức Hồng Y Arns từng là Tổng giám mục Sao Paulo từ năm 1970 đến năm 1998. Ngài là một mục tử nhiệt thành, không rời xa đoàn chiên cả trong những tình huống bi đát nhất. Chính vì thế, Đức Hồng Y Hồng Y Arns đã được các tín hữu rất yêu quý.
Ngài được cả thế giới biết đến khi dám công khai thách thức chế độ độc tài quân sự tàn bạo cai trị Brazil từ 1964 đến 1985.
Ngài cũng rất nhiệt thành trong cuộc chiến chống lại nạn tra tấn ở Mỹ Châu Latinh. Ngài đã thành lập một ủy ban tại Tổng Giáo Phận Sao Paulo để ghi nhận các trường hợp tra tấn và trợ giúp các nạn nhân thưa kiện buộc các chính phủ phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân và đưa các thủ phạm ra trước công lý.
Trong thông cáo báo chí về sự qua đi của Đức Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Odilo Scherer của Sao Paulo viết:
“Chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vì cuộc đời theo gương thánh Phanxicô của Đức Hồng Y Paulo, và về sự dũng cảm của ngài trong việc bảo vệ phẩm giá con người và các quyền bất khả xâm phạm của mỗi người”
Đức Hồng Y Arns sẽ được chôn cất tại khu hầm mộ của nhà thờ Chánh Tòa Sao Paulo.
Sau cái chết của ngài, Hồng Y đoàn còn 227 Hồng Y, trong đó, có 120 Hồng Y cử tri.
Trong một bức điện chia buồn, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng Đức cố Hồng Y Paulo Evaristo Arns là một “mục tử dũng cảm” là “một nhân chứng đích thực của Tin Mừng giữa đàn chiên của mình.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng Đức cố Hồng Y đã chỉ ra “con đường chân lý trong bác ái và trong sự phục vụ cho cộng đồng, và trong sự chú ý liên tục đến các hoàn cảnh khó khăn nhất.”
Source: Radio Vatican - Brazilian Cardinal Paulo Evaristo Arns dies aged 95
Catholic World News - Pope Francis: Cardinal Arns showed ‘path of truth in charity’
Phát ngôn viên Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa yêu cầu chính quyền Nga cấm bao gồm phá thai trong bảo hiểm sức khoẻ
Đặng Tự Do
16:15 16/12/2016
Các công ty bảo hiểm tại Nga gần đây đã bao gồm chi phí phá thai trong các bảo hiểm về sức khoẻ. Người mua bảo hiểm bắt buộc phải trả chi phí đó.
Vụ trưởng Vụ Truyền Thông Xã Hội của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, là cha Vladimir Legoyda, đã cực lực lên án điều này và lên tiếng yêu cầu chính quyền Nga can thiệp buộc các công ty bảo hiểm chấm dứt ngay hành động trên.
Cha nói:
“Nạo phá thai không thể là một phần của bảo hiểm y tế bắt buộc. Nó không thể trở thành một chuẩn mực của cuộc sống đối với các bác sĩ, phụ nữ và nam giới. Nó không thể được cổ vũ để trở thành một thực hành chấp nhận được đối với xã hội”
Ngài nói thêm:
“Mang thai không phải là một căn bệnh, và phá thai không phải là một hoạt động y tế bình thường.”
Source: Catholic World News - Russian Orthodox spokesman: end mandatory abortion coverage
Vụ trưởng Vụ Truyền Thông Xã Hội của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, là cha Vladimir Legoyda, đã cực lực lên án điều này và lên tiếng yêu cầu chính quyền Nga can thiệp buộc các công ty bảo hiểm chấm dứt ngay hành động trên.
Cha nói:
“Nạo phá thai không thể là một phần của bảo hiểm y tế bắt buộc. Nó không thể trở thành một chuẩn mực của cuộc sống đối với các bác sĩ, phụ nữ và nam giới. Nó không thể được cổ vũ để trở thành một thực hành chấp nhận được đối với xã hội”
Ngài nói thêm:
“Mang thai không phải là một căn bệnh, và phá thai không phải là một hoạt động y tế bình thường.”
Source: Catholic World News - Russian Orthodox spokesman: end mandatory abortion coverage
Bên cạnh danh sách CPC, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật hình thành danh sách “Những cá nhân vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo”
Đặng Tự Do
16:42 16/12/2016
Trước khi từ nhiệm vào tháng Giêng năm 2015, dân biểu Frank R. Wolf đã đệ đạt lên Quốc Hội Hoa Kỳ một dự luật nhằm tăng cường tự do tôn giáo trên thế giới. Ông Frank R. Wolf đã là dân biểu đại diện cho tiểu bang Virginia từ năm 1981 đến 2015. Ông đã bôn ba đến nhiều nơi trên thế giới và tận mắt chứng kiến các hành vi đàn áp tôn giáo của các bọn cầm quyền tại Sudan và Trung Quốc và các nước khác trên thế giới. Theo dân biểu Frank, bên cạnh danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt, Hoa Kỳ cần phải thẳng thừng điểm mặt cả các cá nhân “cần quan tâm đặc biệt”.
Trước kỳ nghỉ lễ, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo do dân biểu Frank R. Wolf đề nghị nhằm tăng cường Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế được ban bố vào năm 1998.
Dân biểu Chris Smith, người bảo trợ của cho dự luật này nói:
“Bên cạnh danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt [Countries of Particular Concern, gọi tắt là CPC], luật mới đề nghị thành lập thêm ‘Danh sách các cá nhân có hành vi vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo’ và ‘Danh sách các tù nhân tôn giáo’ bao gồm những người đang bị giam giữ, bỏ tù, tra tấn và bị bỏ buộc từ bỏ đức tin của mình.”
Dự luật hiện đang chờ chữ ký của Tổng thống Barack Obama.
Source: Catholic World News - Congress strengthens international religious freedom law
Trước kỳ nghỉ lễ, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo do dân biểu Frank R. Wolf đề nghị nhằm tăng cường Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế được ban bố vào năm 1998.
Dân biểu Chris Smith, người bảo trợ của cho dự luật này nói:
“Bên cạnh danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt [Countries of Particular Concern, gọi tắt là CPC], luật mới đề nghị thành lập thêm ‘Danh sách các cá nhân có hành vi vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo’ và ‘Danh sách các tù nhân tôn giáo’ bao gồm những người đang bị giam giữ, bỏ tù, tra tấn và bị bỏ buộc từ bỏ đức tin của mình.”
Dự luật hiện đang chờ chữ ký của Tổng thống Barack Obama.
Source: Catholic World News - Congress strengthens international religious freedom law
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, TGM Yagon kêu gọi mọi người không phân biệt tôn giáo của Myanmar hãy “Ăn chay cầu nguyện hầu năm 2017 là năm của Công Lý và Hòa Bình” cho đất nước.
Thanh Quảng sdb
16:43 16/12/2016
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, TGM Yagon kêu gọi mọi người không phân biệt tôn giáo của Myanmar hãy “Ăn chay cầu nguyện hầu năm 2017 là năm của Công Lý và Hòa Bình” cho đất nước.
Yangon - Theo Thông Tấn Xã Fides ngày 16/12 cho hay ĐHY Charles Maung Bo, Đức Tổng Giám mục của Yangon đã kêu gọi tất cả các tôn giáo hãy dành ngày 01 Tháng 1 năm 2017 là một ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình và công lý hầu năm 2017 thực sự trở thành năm của công lý Hòa bình qua các cuộc đàm phán chân thành.
"Ước mong tất cả những người tìm đến các tu viện, nhà thờ, đền thờ cũng như các thánh thất chùa chiền và đền thờ Hồi giáo của chúng ta đều mang chung một nhãn hiệu một tâm tình “ Hãy dừng lại tất cả các cuộc chiến!". Chúng ta hãy cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình, làm thay đổi trái tim của tất cả mọi người hầu chấm dứt cuộc chiến ở Myanmar và làm cho năm 2017 thành năm của công lý và hòa bình".
Đức Hồng Y kêu gọi rất chân thành rằng: " Tất cả chúng ta những người dân Myanmar đều nói: "Chúc mừng năm mới”. Hàng năm chúng ta đều chào hỏi nhau với thông điệp này, nhưng thật có rất nhiều nơi trên đất nước này không có hạnh phúc vì vẫn còn chiến tranh triền miên... Và đối với hơn 200.000 người phải di cư trong các trại tị nạn, thì hạnh phúc là viễn tượng trống vắng và xa vời với họ!
Cuộc chiến đã bắt đầu sáu mươi năm trước đây vẫn còn đằm đằm sát khí xục xôi! Các cuộc chiến ở Campuchia đã được giải quyết các mâu thuẫn; Việt Nam đã kết thúc cuộc chiến tranh… Những nước láng giềng chúng ta đang trên con đường xây dựng hòa bình và phát triển thịnh vượng. Chúng ta ở Myanmar này vẫn còn nội chiến, tranh giành thắng thua không lối thoát, gây lên biết bao đau thương cho thường dân vô tội phải di tản hầu tránh chết chóc... Đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết cùng nhau tìm kiếm công lý hòa bình cho đất nước chúng ta". (Fides 16/12/2016)
"Ước mong tất cả những người tìm đến các tu viện, nhà thờ, đền thờ cũng như các thánh thất chùa chiền và đền thờ Hồi giáo của chúng ta đều mang chung một nhãn hiệu một tâm tình “ Hãy dừng lại tất cả các cuộc chiến!". Chúng ta hãy cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình, làm thay đổi trái tim của tất cả mọi người hầu chấm dứt cuộc chiến ở Myanmar và làm cho năm 2017 thành năm của công lý và hòa bình".
Đức Hồng Y kêu gọi rất chân thành rằng: " Tất cả chúng ta những người dân Myanmar đều nói: "Chúc mừng năm mới”. Hàng năm chúng ta đều chào hỏi nhau với thông điệp này, nhưng thật có rất nhiều nơi trên đất nước này không có hạnh phúc vì vẫn còn chiến tranh triền miên... Và đối với hơn 200.000 người phải di cư trong các trại tị nạn, thì hạnh phúc là viễn tượng trống vắng và xa vời với họ!
Cuộc chiến đã bắt đầu sáu mươi năm trước đây vẫn còn đằm đằm sát khí xục xôi! Các cuộc chiến ở Campuchia đã được giải quyết các mâu thuẫn; Việt Nam đã kết thúc cuộc chiến tranh… Những nước láng giềng chúng ta đang trên con đường xây dựng hòa bình và phát triển thịnh vượng. Chúng ta ở Myanmar này vẫn còn nội chiến, tranh giành thắng thua không lối thoát, gây lên biết bao đau thương cho thường dân vô tội phải di tản hầu tránh chết chóc... Đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết cùng nhau tìm kiếm công lý hòa bình cho đất nước chúng ta". (Fides 16/12/2016)
Lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập thăm hỏi Đức Thượng Phụ Chính Thống Coptic sau vụ đánh bom tại Cairo
Đặng Tự Do
16:58 16/12/2016
Hôm 14 tháng 12, Sheikh Ahmed al-Tayyib, Hiệu Trưởng Đại học Al Alzhar, đã đến thăm hỏi Đức Thượng Phụ Chính Thống Coptic Tawadros II, và bày tỏ sự cảm thông và tình đoàn kết của ông sau cuộc tấn công ném bom vào nhà thờ Thánh Máccô ở Cairo, khiến 26 người bị thiệt mạng.
Sheikh Ahmed al-Tayyib nhận xét rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS, là nhóm đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ ném bom vào nhà thờ, không hề “phân biệt các Kitô hữu và người Hồi giáo” trong việc lựa chọn các mục tiêu tấn công. Mục đích thực sự của những kẻ khủng bố này tho ông là để phá vỡ “sự hiệp nhất của người dân Ai Cập.”
Sheikh Ahmed al-Tayyib năm nay 70 tuổi, đã từng học về tư tưởng Hồi giáo ở Đại học Sorbonne, Paris. Đại học Al-Azhar ở thủ đô Cairo được coi là thẩm quyền cao nhất của Hồi giáo Sunni. Hôm 23 tháng 5, ông đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến lần đầu tiên.
Source: Catholic World News - Egypt: top Islamic cleric visits Coptic Orthodox leader after Cairo church bombing
Sheikh Ahmed al-Tayyib nhận xét rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS, là nhóm đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ ném bom vào nhà thờ, không hề “phân biệt các Kitô hữu và người Hồi giáo” trong việc lựa chọn các mục tiêu tấn công. Mục đích thực sự của những kẻ khủng bố này tho ông là để phá vỡ “sự hiệp nhất của người dân Ai Cập.”
Sheikh Ahmed al-Tayyib năm nay 70 tuổi, đã từng học về tư tưởng Hồi giáo ở Đại học Sorbonne, Paris. Đại học Al-Azhar ở thủ đô Cairo được coi là thẩm quyền cao nhất của Hồi giáo Sunni. Hôm 23 tháng 5, ông đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến lần đầu tiên.
Source: Catholic World News - Egypt: top Islamic cleric visits Coptic Orthodox leader after Cairo church bombing
Đại diện Vatican tại OSCE bày tỏ lo âu là ý thức hệ bài Kitô giáo đang gia tăng ở châu Âu
Đặng Tự Do
17:22 16/12/2016
Đại diện của Vatican tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, gọi tắt là OSCE, đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi cần hành động để ngăn chặn bạo lực và sự phân biệt đối xử chống lại các Kitô hữu.
Phát biểu tại một hội nghị của OSCE tại Vienna, Đức Ông Janusz Urbanczyk báo cáo rằng “những biểu hiện của sự bất khoan dung, của các tội ác vì căm thù, và các hình thái bạo lực hoặc phá hoại chống lại những nơi thờ tự tôn giáo hay các các tín hữu” đang gia tăng trong khu vực châu Âu. Ngài cũng quan sát rằng “những hình thức xúc xiểm, và các hình thức tấn công các Kitô hữu khác” đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông và trong các cuộc tranh luận công cộng.
Đức Ông Urbanczyk đã hướng sự chú ý của các đại biểu OSCE đến “những hành động tấn kích được dàn dựng có hệ thống trên các phương tiện truyền thông và trong công luận” nhằm chống lại các Kitô hữu. Những cuộc tấn công này minh họa sự thúc đẩy một ý thức hệ nhằm áp đặt một thứ đạo đức thế tục mới:
“Sự tấn kích này là nghiêm trọng, được đặc biệt dàn dựng để chống lại những ai dám lên tiếng bảo vệ không để cho bản chất của con người bị hạ giá và những ai dám chống lại ý thức hệ thực dân mới đang tấn kích vào tư tưởng con người, dưới những chiêu bài giả vờ là đức hạnh, hiện đại và cởi mở, nhưng thực tế là khinh bỉ các thực tại Thiên Chúa đã tạo thành. Tự do phát biểu của những người này bị đe dọa, và những tín hữu công khai chia sẻ những xác tín của họ được thường bị chụp mũ là bất khoan dung và cố chấp.”
Source: Catholic World News - Anti-Christian ideology on the rise in Europe, Vatican envoy tells OSCE
Phát biểu tại một hội nghị của OSCE tại Vienna, Đức Ông Janusz Urbanczyk báo cáo rằng “những biểu hiện của sự bất khoan dung, của các tội ác vì căm thù, và các hình thái bạo lực hoặc phá hoại chống lại những nơi thờ tự tôn giáo hay các các tín hữu” đang gia tăng trong khu vực châu Âu. Ngài cũng quan sát rằng “những hình thức xúc xiểm, và các hình thức tấn công các Kitô hữu khác” đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông và trong các cuộc tranh luận công cộng.
Đức Ông Urbanczyk đã hướng sự chú ý của các đại biểu OSCE đến “những hành động tấn kích được dàn dựng có hệ thống trên các phương tiện truyền thông và trong công luận” nhằm chống lại các Kitô hữu. Những cuộc tấn công này minh họa sự thúc đẩy một ý thức hệ nhằm áp đặt một thứ đạo đức thế tục mới:
“Sự tấn kích này là nghiêm trọng, được đặc biệt dàn dựng để chống lại những ai dám lên tiếng bảo vệ không để cho bản chất của con người bị hạ giá và những ai dám chống lại ý thức hệ thực dân mới đang tấn kích vào tư tưởng con người, dưới những chiêu bài giả vờ là đức hạnh, hiện đại và cởi mở, nhưng thực tế là khinh bỉ các thực tại Thiên Chúa đã tạo thành. Tự do phát biểu của những người này bị đe dọa, và những tín hữu công khai chia sẻ những xác tín của họ được thường bị chụp mũ là bất khoan dung và cố chấp.”
Source: Catholic World News - Anti-Christian ideology on the rise in Europe, Vatican envoy tells OSCE
Tòa Thánh lên tiếng tại Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu về việc kỳ thị các Ki Tô Hữu: không thể nại cớ ‘khoan dung’ để chống lại tự do tôn giáo
Vũ Văn An
18:08 16/12/2016
Ngày 14 tháng Mười Hai vừa qua, tại hội nghị của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (OSCE) ở Vienna, bàn về việc chống bất khoan dung và kỳ thị đối với người Kitô Hữu, Đức Ông Antoine Camilleri, thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, đã đọc bài tham luận sau đây:
Tòa Thánh coi việc nhấn mạnh tới tầm quan trọng liên tục và kéo dài của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một nghĩa vụ. Từ việc cam kết đầu tiên của Tòa Thánh đối với các cuộc thương thảo Helsinki, qua nhiều thập niên hội nghị và gặp gỡ tại Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (CSCE) tới việc làm sâu rộng của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu hiện nay, việc bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã là và vẫn là ưu tiên chủ chốt và cốt yếu trong các cố gắng không ngừng của Tòa Thánh nhằm duy trì phẩm giá cố hữu của mọi người nam nữ. Tòa Thánh làm như thế không phải vì mình đang theo đuổi quyền lợi riêng trong tư cách thẩm quyền cai quản tối cao của Giáo Hội Công Giáo hay vì không quan tâm tới các quyền hay tự do khác, mà vì tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là thước đo việc tôn trọng mọi nhân quyền và tự do căn bản khác, vì nó là tổng hợp và là yếu tố chủ chốt của chúng.
Thật vậy, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách đáng ghi nhớ rằng tự do tôn giáo tạo thành "chính trái tim của các nhân quyền" (1). Tự do tôn giáo, do đó, là điều chủ yếu đối với việc bảo vệ các nhân quyền của mọi người, bất chấp họ là tín đồ hay là người không tin, vì trong lãnh vực lương tâm, là điều vốn tạo nên phẩm giá con người, các nhân quyền tương liên với nhau và bất khả phân chia, như tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, tự do lương tâm và tự do ngôn luận. Thực thế, việc chống lại bất khoan dung và kỳ thị đối với các Kitô hữu có thể là một khí cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ các nhân quyền của tín đồ các tôn giáo khác, và, đúng ra, là bảo vệ cả các nhân quyền của những người không tuyên xưng bất cứ một tôn giáo nào.
Do đó, Tòa Thánh lấy làm vinh dự lớn lao khi được mời đọc bài diễn văn chủ chốt trước Hội nghị này về việc chống bất khoan dung và kỳ thị đối với các Kitô hữu. Trước khi làm thế, tôi muốn bắt đầu bằng việc cảm ơn Đại sứ Eberhard Pohl, Chủ tịch Hội đồng Thường trực, và Tiến sĩ Michael Link, Giám đốc Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR), vì những lời giới thiệu sâu sắc của các vị. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của Tòa Thánh đối với các nhân viên của Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền vì đã tổ chức biến cố này.
Về chủ đề hội nghị của chúng ta, tôi muốn nhấn mạnh - dù ngắn ngủi- tới ba vấn đề: 1) bất khoan dung tôn giáo và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; 2) Các hình thức khác nhau, trong đó có các hình thức gần đây hơn, của bất khoan dung và kỳ thị đối với các Kitô hữu; và 3) tiềm năng tốt hệ ở việc bắt tay với tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và bất khoan dung / kỳ thị
Kỳ thị và bất khoan dung đối với các Kitô hữu, cả nam lẫn nữ, không phải vì lý do chủng tộc, giới tính hay ngôn ngữ của họ, nhưng vì đức tin của họ, là một sự vi phạm và một thách thức trực tiếp đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, một trong những nhân quyền được đề cập một cách rõ ràng trong Văn Kiện Cuối Cùng của Hội Nghị Helsinki, và được duy trì trong các cam kết kế tiếp của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, coi như ưu tiên của tổ chức này và 57 quốc gia thành viên.
Mặc dù, mới thoạt nhìn, xem ra có vẻ ngạc nhiên khi Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu và Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu – trong tư cách một sắp xếp an ninh khu vực - lại dấn thân vào các vấn đề tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và các nỗ lực nhằm chống kỳ thị và bất khoan dung đối với các Kitô hữu, nhưng nếu suy nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan ta sẽ thấy rõ các lý do khiến có sự chú ý này. Bất khoan dung và kỳ thị chống lại các Kitô hữu, giống như bất cứ sự bất khoan dung và kỳ thị nào dựa trên cơ sở tôn giáo, không chỉ là một dấu hiệu vi phạm nhân quyền mà chúng còn chứng tỏ là một mảnh đất màu mỡ cho các vi phạm nhân quyền khác nhằm làm suy yếu và đe dọa sự gắn bó xã hội; điều này có thể dẫn đến bạo lực và xung đột, thậm chí giữa các quốc gia với nhau. Nếu Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu thực sự cố gắng đem lại an ninh và hợp tác – cho từ Vladivostok đến Vancouver – thì nó phải luôn cảnh giác đối với việc bất khoan dung và kỳ thị nhắm vào các người nam nữ chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô.
Bất khoan dung và kỳ thị chống các Kitô hữu dưới nhiều hình thức
Mặc dù mục tiêu rõ ràng của Hội Nghị này là về khu vực Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, và chắc chắn, có nhiều điển hình và phạm vi quan tâm trong khu vực của chúng ta, nhưng tôi sẽ thật thiếu sót nếu không ít nhất nhắc tới cuộc bách hại dã man các Kitô hữu đang diễn ra tại các nơi khác trên thế giới, cũng thật đáng buồn là ở ngay bậc cửa của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu. Các bạo tàn chống lại các Kitô hữu ở Syria và Iraq khủng khiếp đến nỗi lời nói không thể nào diễn tả thỏa đáng được, và ta không thể quên được số phận của họ. Thật vậy, trong ít ngày vừa qua, bóng tử thần của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố bạo lực đã một lần nữa trùm phủ lên cộng đồng Coptic ở Ai Cập.
Căn cứ vào thực tế của khu vực Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, chúng ta phải công nhận rằng kỳ thị và bất khoan dung, trong đó có tội căm thù, đang tác động lên nhiều Kitô hữu và cộng đồng Kitô Giáo, bất chấp quan niệm thường gặp cho rằng trong phần thế giới này, việc kỳ thị hay bất khoan dung như thế không hề xảy ra. Hình như, việc thuộc về một tôn giáo đa số khiến người ta không coi các Kitô hữu là nạn nhân của bất khoan dung. Tuy nhiên, quan niệm này không dựa vào thực tế.
Các cuộc tấn công liên tiếp chống lại các nhà thờ Kitô giáo và các tòa nhà tôn giáo, hết lần này tới lần khác, được các dữ kiện của Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền xác nhận, đã dễ dàng đánh đổ quan niệm cho rằng các Kitô hữu không phải chịu sự bất khoan dung. Việc cố ý tiêu hủy các nhà thờ, nhà nguyện và hội trường, việc chủ ý phá hoại các địa điểm và biểu tượng tôn giáo, kể cả thánh giá, tượng ảnh và các đồ tạo tác Kitô giáo khác, cũng như các hành vi trộm cắp và lạm dụng phạm thánh những đồ vật được các Kitô hữu coi là thánh, đều là những điển hình của các hành vi không những bất kính, mà còn bất khoan dung, và trong hầu hết các trường hợp, còn là hành vi tội ác nữa, vi phạm do thành kiến.
Các hình thức mới của sự bất khoan dung và kỳ thị các Kitô hữu
Tòa Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc bất khoan dung và kỳ thị chống các Kitô hữu không phải chỉ là các cuộc tấn công bạo lực hay phá hoại bừa bãi các đồ tạo tác tôn giáo và diễn ra dưới nhiều hình thức mới. Các hình thức bất khoan dung và kỳ thị mới này cần được thừa nhận. Trong một bài diễn văn chính của ngài về Kitô giáo trong xã hội, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhận diện một số xu hướng rất đáng lo ngại như sau:
“Tôn giáo ... không phải là một vấn đề để các nhà lập pháp giải quyết, mà là một đóng góp chủ yếu cho cuộc đàm thoại quốc gia. Dưới ánh sáng này, tôi không thể không nói lên quan ngại của tôi đối với việc càng ngày người ta càng đặt tôn giáo, nhất là Kitô Giáo, ra bên lề, điều đang diễn ra ở một số nơi, thậm chí cả ở những quốc gia vốn nhấn mạnh tới sự khoan dung. Có những người sẵn sàng cổ vũ việc bắt tôn giáo phải im tiếng, hoặc ít nhất phải lui vào phạm vi hoàn toàn tư riêng. Có những người cho rằng không nên khuyến khích việc cử hành công cộng các lễ hội như Giáng sinh, vì lầm tin rằng việc này phần nào có thể xúc phạm đến những người của các tôn giáo khác hoặc không tôn giáo nào. Và có những người lý luận - một cách oái oăm với ý định loại bỏ kỳ thị - rằng đôi khi, nên đòi hỏi các Kitô hữu đang đảm nhiệm các vai trò công phải hành động trái với lương tâm của họ. Đó là các dấu hiệu đáng lo ngại của việc không biết đánh giá cao không những quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của các tín hữu, mà còn cả vai trò hợp pháp của tôn giáo trong các nơi công cộng. Do đó, tôi muốn mời gọi tất cả các bạn, trong lĩnh vực gây ảnh hưởng riêng của các bạn, tìm mọi cách để cổ vũ và khuyến khích cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí ở mọi bình diện của đời sống quốc gia" (2).
Những điển hình trên của điều ta có thể đúng đắn gọi là "tình cảm chống Kitô giáo" đều là hình thức mới của sự bất khoan dung và kỳ thị chống lại các Kitô hữu. Như Đức Bênêđictô XVI đã chỉ rõ, nó dựa vào việc đặt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trên cơ sở một khái niệm chung chung nào đó về sự khoan dung và bất kỳ thị.
Tuy nhiên, ta không nên sử dụng hay giải thích lòng khoan dung và sự bất kỳ thị một cách khiến quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng hay các quyền tự do căn bản khác bị hạn chế. Luật lệ chống kỳ thị nào phủ nhận tự do tôn giáo hay tín ngưỡng - và thường làm ngơ quyền của các Kitô hữu được hành động theo niềm tin và quan tâm của họ - đều hoàn toàn đi ngược lại các cam kết lâu đời của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu. Ở đây, tôi xin đưa ra một phân biệt quan trọng: Tòa Thánh mạnh mẽ tôn trọng nguyên tắc này: mọi quyền đều kéo theo các nghĩa vụ và bổn phận. Do đó, một người tự xưng là Kitô hữu không thể cho rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho phép họ dùng bạo lực chống lại người không tin. Tuy nhiên, cũng cùng một cách, nhà giảng thuyết Kitô Giáo nào biết giảng dạy một cách tôn kính và trung thành các giáo điều tôn giáo hay đạo đức của Giáo Hội mình đều được bảo vệ bởi quyền tự do tôn giáo cả khi ý kiến đa số không hài lòng với lời giảng thuyết của vị này. Chúng ta phải làm cho người ta nhận thức được nạn kỳ thị chống lại các Kitô hữu, ngay ở những nơi mà công luận quốc tế thông thường không cho rằng điều này có thực. Hành động và lên tiếng công khai như một Kitô hữu dấn thân trong cuộc sống chuyên nghiệp của mình chưa bao giờ bị đe dọa nhiều hơn như hiện nay. Do đó, các Kitô hữu, cũng như những người khác, nên được phép phát biểu công khai danh tính tôn giáo của họ, không bị bất cứ áp lực nào khiến phải che giấu hoặc ngụy trang nó.
Sự bất nhất trí như trên hoặc, chính xác hơn, sự chống đối bất cứ vai trò công cộng nào của tôn giáo nằm đằng sau điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là "cuộc khủng bố lịch sự các Kitô hữu" ở nhiều nước. Dưới chiêu bài "chính xác về chính trị", đức tin và luân lý Kitô giáo bị coi là thù địch và xúc phạm, và do đó, là một điều gì đó cần được loại bỏ khỏi cuộc bàn luận công cộng. Nhưng tại sao lại phải thế? Tại sao lại phải sợ tôn giáo, nhất là Kitô giáo, khi nó tìm cách làm cho tiếng nói của mình được người khác nghe về những vấn đề có liên quan không những đối với các tín hữu, mà còn đối với cả lợi ích chung của xã hội nữa? Nỗi sợ Kitô giáo đóng vai trò hợp pháp của nó tại các nơi công cộng cho thấy một quan niệm hay phương thức "duy giản lược" (reductionist) đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, giới hạn nó một cách đơn thuần chỉ còn là quyền tự do thờ phượng. Chống lại xu hướng này, Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng:
"Tự do tôn giáo chắc chắn là quyền thờ phượng Thiên Chúa, từng cá nhân và từng cộng đồng, theo tiếng lương tâm của chúng ta. Nhưng, do bản chất của nó, tự do tôn giáo vượt quá các nơi thờ phượng và phạm vi tư riêng của các cá nhân và và các gia đình. Vì chính tôn giáo, chiều kích tôn giáo, không phải là một nền tiểu văn hóa (subculture); nó là thành phần tạo nên nền văn hóa của mọi dân tộc và mọi quốc gia" (3).
Những hạn chế về tự do tôn giáo cần phải bị thách thức, vì tội ác căm thù luôn triển nở trong một môi trường nơi mà tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ và là nơi tôn giáo bị kỳ thị.
Tôn giáo hay tín ngưỡng như một nhân tố tích cực
Bất chấp nhiều thách thức chúng ta đang phải đương đầu trong cuộc chiến chống sự bất khoan dung đối với các Kitô hữu, chúng ta không nên quên rằng tôn giáo hay tín ngưỡng - và do đó Kitô giáo - có khả năng vô giới hạn làm điều tốt, không những cho các cá nhân hoặc cộng đồng (ta chỉ cần xem xét các công việc từ thiện khổng lồ được thực hiện bởi các Kitô hữu), mà còn cho xã hội như một toàn thể nữa.
Trong khi thừa nhận vai trò tích cực mà tôn giáo có thể đảm nhiệm trong lĩnh vực công cộng và trong xã hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Thông điệp Laudato Si của ngài, tái khẳng định rằng "Giáo Hội không không đòi ... thay thế chính trị" (4). Giáo Hội cũng không cho là mình có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề của thế giới vì trách nhiệm làm điều này thuộc những nơi khác. Tuy nhiên, tôn giáo có nhiệm vụ đặc biệt phải cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn cho cộng đồng các tín hữu và cho xã hội nói chung. Do chính bản chất của nó, tôn giáo mở cửa hướng ra một thực tế lớn hơn và nhờ đó, nó có thể dẫn con người và các định chế hướng tới một viễn kiến phổ quát hơn, đến một chân trời của tình huynh đệ phổ quát có khả năng cao thượng hóa và phong phú hóa đặc tính của sự trợ giúp nhân đạo. Người thực sự được đào luyện bởi viễn kiến tôn giáo không thể thờ ơ đối với những đau khổ của mọi người nam nữ. Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu vốn rõ ràng thừa nhận chiều kích công cộng hết sức quan trọng và chủ yếu này của các cộng đồng tôn giáo. Về phương diện này, tôi xin qúy vị lưu ý nguyên tắc 16 của Văn Kiện Kết Thúc Hội Nghị Vienna năm 1989 và Quyết Định Số 3/13 của Hội đồng Bộ trưởng. Những cam kết này yêu cầu những nước tham gia bao gồm các cộng đồng tôn giáo vào cuộc đối thoại công cộng, thông qua cả các phương tiện truyền thông đại chúng.
Do đó, các nước nên hoan nghênh các tham luận của đại diện các cộng đồng tôn giáo để họ nói lên quan điểm của họ - dựa trên các xác tín luân lý dẫn khởi từ đức tin của họ - về cuộc sống hàng ngày, và đặc biệt, dựa trên các quy định pháp lý và hành chính của đất nước họ. Tòa Thánh xác tín rằng đối với các cá nhân cũng như các cộng đồng, chiều kích tín ngưỡng có thể cổ xúy việc tôn trọng các tự do và nhân quyền căn bản, ủng hộ dân chủ và pháp quyền và góp phần vào việc tìm kiếm sự thật và công lý. Hơn nữa, đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo, và với các tôn giáo, là một phương tiện quan trọng để cổ xúy lòng tự tin, sự tin cậy nhau, sự hòa giải, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cũng như cổ vũ hòa bình. Các nỗ lực chung của chúng ta nhằm chống lại sự bất khoan dung hoặc kỳ thị người Kitô hữu bắt đầu từ sự nhìn nhận chung của chúng ta đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và - như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ rõ-: "Điều này bao gồm ‘quyền được tự do chọn lựa tôn giáo mà ta phán đoán là chân thật và quyền biểu lộ các tín ngưỡng của mình nơi công cộng'. Một tính đa nguyên lành mạnh, tức tính đa nguyên biết thực sự tôn trọng các khác biệt và trân qúy chúng như thế, không bao hàm việc tư riêng hóa các tôn giáo, nhằm giản lược chúng vào cõi tối tăm trầm lặng của lương tâm cá nhân hoặc đẩy nó vào những khuôn viên vây kín của nhà thờ, hội đường hay đền thờ Hồi giáo. Điều này thực sự nói lên một hình thức mới của kỳ thị và độc đoán " (5). Cảm ơn tất cả qúy vị đã tốt bụng lắng nghe.
______________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú:
(1) Đức Gioan Phaolô II, Sứ Điệp cho việc Cử Hành Ngày Hòa Bình Thế Giới, 1 Tháng 1 năm 1999, số 5.
(2) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Gặp Đại Diện Xã Hội Anh, trong đó có Ngoại Giao Đoàn, Chính Khách, Các Nhà Khoa Bảng và Các Nhà Lãnh Đạo Kinh Doanh tại Đại Sảnh Westminster, ngày 17 tháng Chín năm 2010.
(3) Đức Phanxicô, Gặp Mặt vì Tự Do Tôn Giáo Philadelphia, 26 tháng Chín năm 2015.
(4) Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato Si’, số 188.
(5) Đức Phanxicô, Evangelii gaudium, số 255.
Tòa Thánh coi việc nhấn mạnh tới tầm quan trọng liên tục và kéo dài của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một nghĩa vụ. Từ việc cam kết đầu tiên của Tòa Thánh đối với các cuộc thương thảo Helsinki, qua nhiều thập niên hội nghị và gặp gỡ tại Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (CSCE) tới việc làm sâu rộng của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu hiện nay, việc bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã là và vẫn là ưu tiên chủ chốt và cốt yếu trong các cố gắng không ngừng của Tòa Thánh nhằm duy trì phẩm giá cố hữu của mọi người nam nữ. Tòa Thánh làm như thế không phải vì mình đang theo đuổi quyền lợi riêng trong tư cách thẩm quyền cai quản tối cao của Giáo Hội Công Giáo hay vì không quan tâm tới các quyền hay tự do khác, mà vì tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là thước đo việc tôn trọng mọi nhân quyền và tự do căn bản khác, vì nó là tổng hợp và là yếu tố chủ chốt của chúng.
Thật vậy, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách đáng ghi nhớ rằng tự do tôn giáo tạo thành "chính trái tim của các nhân quyền" (1). Tự do tôn giáo, do đó, là điều chủ yếu đối với việc bảo vệ các nhân quyền của mọi người, bất chấp họ là tín đồ hay là người không tin, vì trong lãnh vực lương tâm, là điều vốn tạo nên phẩm giá con người, các nhân quyền tương liên với nhau và bất khả phân chia, như tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, tự do lương tâm và tự do ngôn luận. Thực thế, việc chống lại bất khoan dung và kỳ thị đối với các Kitô hữu có thể là một khí cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ các nhân quyền của tín đồ các tôn giáo khác, và, đúng ra, là bảo vệ cả các nhân quyền của những người không tuyên xưng bất cứ một tôn giáo nào.
Do đó, Tòa Thánh lấy làm vinh dự lớn lao khi được mời đọc bài diễn văn chủ chốt trước Hội nghị này về việc chống bất khoan dung và kỳ thị đối với các Kitô hữu. Trước khi làm thế, tôi muốn bắt đầu bằng việc cảm ơn Đại sứ Eberhard Pohl, Chủ tịch Hội đồng Thường trực, và Tiến sĩ Michael Link, Giám đốc Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR), vì những lời giới thiệu sâu sắc của các vị. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của Tòa Thánh đối với các nhân viên của Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền vì đã tổ chức biến cố này.
Về chủ đề hội nghị của chúng ta, tôi muốn nhấn mạnh - dù ngắn ngủi- tới ba vấn đề: 1) bất khoan dung tôn giáo và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; 2) Các hình thức khác nhau, trong đó có các hình thức gần đây hơn, của bất khoan dung và kỳ thị đối với các Kitô hữu; và 3) tiềm năng tốt hệ ở việc bắt tay với tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và bất khoan dung / kỳ thị
Kỳ thị và bất khoan dung đối với các Kitô hữu, cả nam lẫn nữ, không phải vì lý do chủng tộc, giới tính hay ngôn ngữ của họ, nhưng vì đức tin của họ, là một sự vi phạm và một thách thức trực tiếp đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, một trong những nhân quyền được đề cập một cách rõ ràng trong Văn Kiện Cuối Cùng của Hội Nghị Helsinki, và được duy trì trong các cam kết kế tiếp của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, coi như ưu tiên của tổ chức này và 57 quốc gia thành viên.
Mặc dù, mới thoạt nhìn, xem ra có vẻ ngạc nhiên khi Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu và Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu – trong tư cách một sắp xếp an ninh khu vực - lại dấn thân vào các vấn đề tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và các nỗ lực nhằm chống kỳ thị và bất khoan dung đối với các Kitô hữu, nhưng nếu suy nghĩ sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan ta sẽ thấy rõ các lý do khiến có sự chú ý này. Bất khoan dung và kỳ thị chống lại các Kitô hữu, giống như bất cứ sự bất khoan dung và kỳ thị nào dựa trên cơ sở tôn giáo, không chỉ là một dấu hiệu vi phạm nhân quyền mà chúng còn chứng tỏ là một mảnh đất màu mỡ cho các vi phạm nhân quyền khác nhằm làm suy yếu và đe dọa sự gắn bó xã hội; điều này có thể dẫn đến bạo lực và xung đột, thậm chí giữa các quốc gia với nhau. Nếu Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu thực sự cố gắng đem lại an ninh và hợp tác – cho từ Vladivostok đến Vancouver – thì nó phải luôn cảnh giác đối với việc bất khoan dung và kỳ thị nhắm vào các người nam nữ chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô.
Bất khoan dung và kỳ thị chống các Kitô hữu dưới nhiều hình thức
Mặc dù mục tiêu rõ ràng của Hội Nghị này là về khu vực Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, và chắc chắn, có nhiều điển hình và phạm vi quan tâm trong khu vực của chúng ta, nhưng tôi sẽ thật thiếu sót nếu không ít nhất nhắc tới cuộc bách hại dã man các Kitô hữu đang diễn ra tại các nơi khác trên thế giới, cũng thật đáng buồn là ở ngay bậc cửa của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu. Các bạo tàn chống lại các Kitô hữu ở Syria và Iraq khủng khiếp đến nỗi lời nói không thể nào diễn tả thỏa đáng được, và ta không thể quên được số phận của họ. Thật vậy, trong ít ngày vừa qua, bóng tử thần của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố bạo lực đã một lần nữa trùm phủ lên cộng đồng Coptic ở Ai Cập.
Căn cứ vào thực tế của khu vực Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, chúng ta phải công nhận rằng kỳ thị và bất khoan dung, trong đó có tội căm thù, đang tác động lên nhiều Kitô hữu và cộng đồng Kitô Giáo, bất chấp quan niệm thường gặp cho rằng trong phần thế giới này, việc kỳ thị hay bất khoan dung như thế không hề xảy ra. Hình như, việc thuộc về một tôn giáo đa số khiến người ta không coi các Kitô hữu là nạn nhân của bất khoan dung. Tuy nhiên, quan niệm này không dựa vào thực tế.
Các cuộc tấn công liên tiếp chống lại các nhà thờ Kitô giáo và các tòa nhà tôn giáo, hết lần này tới lần khác, được các dữ kiện của Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền xác nhận, đã dễ dàng đánh đổ quan niệm cho rằng các Kitô hữu không phải chịu sự bất khoan dung. Việc cố ý tiêu hủy các nhà thờ, nhà nguyện và hội trường, việc chủ ý phá hoại các địa điểm và biểu tượng tôn giáo, kể cả thánh giá, tượng ảnh và các đồ tạo tác Kitô giáo khác, cũng như các hành vi trộm cắp và lạm dụng phạm thánh những đồ vật được các Kitô hữu coi là thánh, đều là những điển hình của các hành vi không những bất kính, mà còn bất khoan dung, và trong hầu hết các trường hợp, còn là hành vi tội ác nữa, vi phạm do thành kiến.
Các hình thức mới của sự bất khoan dung và kỳ thị các Kitô hữu
Tòa Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc bất khoan dung và kỳ thị chống các Kitô hữu không phải chỉ là các cuộc tấn công bạo lực hay phá hoại bừa bãi các đồ tạo tác tôn giáo và diễn ra dưới nhiều hình thức mới. Các hình thức bất khoan dung và kỳ thị mới này cần được thừa nhận. Trong một bài diễn văn chính của ngài về Kitô giáo trong xã hội, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhận diện một số xu hướng rất đáng lo ngại như sau:
“Tôn giáo ... không phải là một vấn đề để các nhà lập pháp giải quyết, mà là một đóng góp chủ yếu cho cuộc đàm thoại quốc gia. Dưới ánh sáng này, tôi không thể không nói lên quan ngại của tôi đối với việc càng ngày người ta càng đặt tôn giáo, nhất là Kitô Giáo, ra bên lề, điều đang diễn ra ở một số nơi, thậm chí cả ở những quốc gia vốn nhấn mạnh tới sự khoan dung. Có những người sẵn sàng cổ vũ việc bắt tôn giáo phải im tiếng, hoặc ít nhất phải lui vào phạm vi hoàn toàn tư riêng. Có những người cho rằng không nên khuyến khích việc cử hành công cộng các lễ hội như Giáng sinh, vì lầm tin rằng việc này phần nào có thể xúc phạm đến những người của các tôn giáo khác hoặc không tôn giáo nào. Và có những người lý luận - một cách oái oăm với ý định loại bỏ kỳ thị - rằng đôi khi, nên đòi hỏi các Kitô hữu đang đảm nhiệm các vai trò công phải hành động trái với lương tâm của họ. Đó là các dấu hiệu đáng lo ngại của việc không biết đánh giá cao không những quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của các tín hữu, mà còn cả vai trò hợp pháp của tôn giáo trong các nơi công cộng. Do đó, tôi muốn mời gọi tất cả các bạn, trong lĩnh vực gây ảnh hưởng riêng của các bạn, tìm mọi cách để cổ vũ và khuyến khích cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí ở mọi bình diện của đời sống quốc gia" (2).
Những điển hình trên của điều ta có thể đúng đắn gọi là "tình cảm chống Kitô giáo" đều là hình thức mới của sự bất khoan dung và kỳ thị chống lại các Kitô hữu. Như Đức Bênêđictô XVI đã chỉ rõ, nó dựa vào việc đặt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trên cơ sở một khái niệm chung chung nào đó về sự khoan dung và bất kỳ thị.
Tuy nhiên, ta không nên sử dụng hay giải thích lòng khoan dung và sự bất kỳ thị một cách khiến quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng hay các quyền tự do căn bản khác bị hạn chế. Luật lệ chống kỳ thị nào phủ nhận tự do tôn giáo hay tín ngưỡng - và thường làm ngơ quyền của các Kitô hữu được hành động theo niềm tin và quan tâm của họ - đều hoàn toàn đi ngược lại các cam kết lâu đời của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu. Ở đây, tôi xin đưa ra một phân biệt quan trọng: Tòa Thánh mạnh mẽ tôn trọng nguyên tắc này: mọi quyền đều kéo theo các nghĩa vụ và bổn phận. Do đó, một người tự xưng là Kitô hữu không thể cho rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho phép họ dùng bạo lực chống lại người không tin. Tuy nhiên, cũng cùng một cách, nhà giảng thuyết Kitô Giáo nào biết giảng dạy một cách tôn kính và trung thành các giáo điều tôn giáo hay đạo đức của Giáo Hội mình đều được bảo vệ bởi quyền tự do tôn giáo cả khi ý kiến đa số không hài lòng với lời giảng thuyết của vị này. Chúng ta phải làm cho người ta nhận thức được nạn kỳ thị chống lại các Kitô hữu, ngay ở những nơi mà công luận quốc tế thông thường không cho rằng điều này có thực. Hành động và lên tiếng công khai như một Kitô hữu dấn thân trong cuộc sống chuyên nghiệp của mình chưa bao giờ bị đe dọa nhiều hơn như hiện nay. Do đó, các Kitô hữu, cũng như những người khác, nên được phép phát biểu công khai danh tính tôn giáo của họ, không bị bất cứ áp lực nào khiến phải che giấu hoặc ngụy trang nó.
Sự bất nhất trí như trên hoặc, chính xác hơn, sự chống đối bất cứ vai trò công cộng nào của tôn giáo nằm đằng sau điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là "cuộc khủng bố lịch sự các Kitô hữu" ở nhiều nước. Dưới chiêu bài "chính xác về chính trị", đức tin và luân lý Kitô giáo bị coi là thù địch và xúc phạm, và do đó, là một điều gì đó cần được loại bỏ khỏi cuộc bàn luận công cộng. Nhưng tại sao lại phải thế? Tại sao lại phải sợ tôn giáo, nhất là Kitô giáo, khi nó tìm cách làm cho tiếng nói của mình được người khác nghe về những vấn đề có liên quan không những đối với các tín hữu, mà còn đối với cả lợi ích chung của xã hội nữa? Nỗi sợ Kitô giáo đóng vai trò hợp pháp của nó tại các nơi công cộng cho thấy một quan niệm hay phương thức "duy giản lược" (reductionist) đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, giới hạn nó một cách đơn thuần chỉ còn là quyền tự do thờ phượng. Chống lại xu hướng này, Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng:
"Tự do tôn giáo chắc chắn là quyền thờ phượng Thiên Chúa, từng cá nhân và từng cộng đồng, theo tiếng lương tâm của chúng ta. Nhưng, do bản chất của nó, tự do tôn giáo vượt quá các nơi thờ phượng và phạm vi tư riêng của các cá nhân và và các gia đình. Vì chính tôn giáo, chiều kích tôn giáo, không phải là một nền tiểu văn hóa (subculture); nó là thành phần tạo nên nền văn hóa của mọi dân tộc và mọi quốc gia" (3).
Những hạn chế về tự do tôn giáo cần phải bị thách thức, vì tội ác căm thù luôn triển nở trong một môi trường nơi mà tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ và là nơi tôn giáo bị kỳ thị.
Tôn giáo hay tín ngưỡng như một nhân tố tích cực
Bất chấp nhiều thách thức chúng ta đang phải đương đầu trong cuộc chiến chống sự bất khoan dung đối với các Kitô hữu, chúng ta không nên quên rằng tôn giáo hay tín ngưỡng - và do đó Kitô giáo - có khả năng vô giới hạn làm điều tốt, không những cho các cá nhân hoặc cộng đồng (ta chỉ cần xem xét các công việc từ thiện khổng lồ được thực hiện bởi các Kitô hữu), mà còn cho xã hội như một toàn thể nữa.
Trong khi thừa nhận vai trò tích cực mà tôn giáo có thể đảm nhiệm trong lĩnh vực công cộng và trong xã hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Thông điệp Laudato Si của ngài, tái khẳng định rằng "Giáo Hội không không đòi ... thay thế chính trị" (4). Giáo Hội cũng không cho là mình có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề của thế giới vì trách nhiệm làm điều này thuộc những nơi khác. Tuy nhiên, tôn giáo có nhiệm vụ đặc biệt phải cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn cho cộng đồng các tín hữu và cho xã hội nói chung. Do chính bản chất của nó, tôn giáo mở cửa hướng ra một thực tế lớn hơn và nhờ đó, nó có thể dẫn con người và các định chế hướng tới một viễn kiến phổ quát hơn, đến một chân trời của tình huynh đệ phổ quát có khả năng cao thượng hóa và phong phú hóa đặc tính của sự trợ giúp nhân đạo. Người thực sự được đào luyện bởi viễn kiến tôn giáo không thể thờ ơ đối với những đau khổ của mọi người nam nữ. Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu vốn rõ ràng thừa nhận chiều kích công cộng hết sức quan trọng và chủ yếu này của các cộng đồng tôn giáo. Về phương diện này, tôi xin qúy vị lưu ý nguyên tắc 16 của Văn Kiện Kết Thúc Hội Nghị Vienna năm 1989 và Quyết Định Số 3/13 của Hội đồng Bộ trưởng. Những cam kết này yêu cầu những nước tham gia bao gồm các cộng đồng tôn giáo vào cuộc đối thoại công cộng, thông qua cả các phương tiện truyền thông đại chúng.
Do đó, các nước nên hoan nghênh các tham luận của đại diện các cộng đồng tôn giáo để họ nói lên quan điểm của họ - dựa trên các xác tín luân lý dẫn khởi từ đức tin của họ - về cuộc sống hàng ngày, và đặc biệt, dựa trên các quy định pháp lý và hành chính của đất nước họ. Tòa Thánh xác tín rằng đối với các cá nhân cũng như các cộng đồng, chiều kích tín ngưỡng có thể cổ xúy việc tôn trọng các tự do và nhân quyền căn bản, ủng hộ dân chủ và pháp quyền và góp phần vào việc tìm kiếm sự thật và công lý. Hơn nữa, đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo, và với các tôn giáo, là một phương tiện quan trọng để cổ xúy lòng tự tin, sự tin cậy nhau, sự hòa giải, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cũng như cổ vũ hòa bình. Các nỗ lực chung của chúng ta nhằm chống lại sự bất khoan dung hoặc kỳ thị người Kitô hữu bắt đầu từ sự nhìn nhận chung của chúng ta đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và - như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ rõ-: "Điều này bao gồm ‘quyền được tự do chọn lựa tôn giáo mà ta phán đoán là chân thật và quyền biểu lộ các tín ngưỡng của mình nơi công cộng'. Một tính đa nguyên lành mạnh, tức tính đa nguyên biết thực sự tôn trọng các khác biệt và trân qúy chúng như thế, không bao hàm việc tư riêng hóa các tôn giáo, nhằm giản lược chúng vào cõi tối tăm trầm lặng của lương tâm cá nhân hoặc đẩy nó vào những khuôn viên vây kín của nhà thờ, hội đường hay đền thờ Hồi giáo. Điều này thực sự nói lên một hình thức mới của kỳ thị và độc đoán " (5). Cảm ơn tất cả qúy vị đã tốt bụng lắng nghe.
______________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú:
(1) Đức Gioan Phaolô II, Sứ Điệp cho việc Cử Hành Ngày Hòa Bình Thế Giới, 1 Tháng 1 năm 1999, số 5.
(2) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Gặp Đại Diện Xã Hội Anh, trong đó có Ngoại Giao Đoàn, Chính Khách, Các Nhà Khoa Bảng và Các Nhà Lãnh Đạo Kinh Doanh tại Đại Sảnh Westminster, ngày 17 tháng Chín năm 2010.
(3) Đức Phanxicô, Gặp Mặt vì Tự Do Tôn Giáo Philadelphia, 26 tháng Chín năm 2015.
(4) Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato Si’, số 188.
(5) Đức Phanxicô, Evangelii gaudium, số 255.
Nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine nói người Công giáo bị phân biệt đối xử tại Odessa
Đặng Tự Do
18:11 16/12/2016
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tại Ukraine, là Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, nói người Công Giáo tại Odessa, thành phố lớn thứ ba của nước này, “có lẽ là cộng đồng tôn giáo bị kỳ thị nặng nề nhất tại Ukraine.”
“Tại Odessa, người Công Giáo chúng tôi phải cầu nguyện trong một tư gia, được xem như nhà thờ chính tòa của chúng tôi”. Đức Tổng Giám Mục nói như trên hôm 11 tháng 12 trong một chuyến thăm thành phố với một triệu dân cư này.
Khích lệ các tín hữu, ngài nói:
“Hãy là các Kitô hữu đích thực, hãy là những người đầu tiên đến với mọi người, bất kể ngôn ngữ, quốc tịch hoặc niềm tin tôn giáo của họ. Như thế, chúng ta sẽ thoát ra được tình trạng hầm trú tại Odessa.”
Source: Catholic World News - Leading Ukrainian prelate: Catholics suffer discrimination in Odessa
“Tại Odessa, người Công Giáo chúng tôi phải cầu nguyện trong một tư gia, được xem như nhà thờ chính tòa của chúng tôi”. Đức Tổng Giám Mục nói như trên hôm 11 tháng 12 trong một chuyến thăm thành phố với một triệu dân cư này.
Khích lệ các tín hữu, ngài nói:
“Hãy là các Kitô hữu đích thực, hãy là những người đầu tiên đến với mọi người, bất kể ngôn ngữ, quốc tịch hoặc niềm tin tôn giáo của họ. Như thế, chúng ta sẽ thoát ra được tình trạng hầm trú tại Odessa.”
Source: Catholic World News - Leading Ukrainian prelate: Catholics suffer discrimination in Odessa
Đức Giáo Hoàng khích lệ các tân đại sứ nuôi dưỡng hòa bình bằng cách thúc đẩy bất bạo động
Đặng Tự Do
18:36 16/12/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp sáu tân đại sứ đến trình quốc thư hôm 15 và kêu gọi họ cổ vũ bất bạo động, là chủ đề của thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2017 của ngài.
“Bất bạo động là một ví dụ điển hình của một giá trị phổ quát, tìm thấy sự viên mãn trong Tin Mừng của Chúa Kitô, nhưng cũng là một phần trong các truyền thống tâm linh cao quý và cổ kính khác” Đức Giáo Hoàng đã nói như trên với các tân đại sứ đến từ Burundi, Fiji, Mauritius, Moldova, Thụy Điển, và Tunisia .
Ngài nói tiếp:
“Thế giới như thế giới của chúng ta đây, được đánh dấu thật đáng buồn bằng các cuộc chiến tranh và vô số các xung đột, chưa kể đến tình trạng bạo lực lan rộng hiển nhiên dưới nhiều cách thế khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong một thế giới như thế, lựa chọn bất bạo động là một lối sống ngày càng cần thiết khi thực thi trách nhiệm ở mọi cấp độ, từ giáo dục gia đình, các cam kết xã hội và dân sự, cho đến các hoạt động chính trị và quan hệ quốc tế”
Bất bạo động, theo Đức Giáo Hoàng, “không phải là hèn yếu hoặc thụ động; trái lại nó bao hàm một sự cứng rắn, một lòng can đảm và khả năng đối mặt với các vấn đề và các cuộc xung đột với một trí tuệ trung thực, thực sự tìm kiếm thiện ích chung trên tất cả các lợi ích phe phái, hay các ý thức hệ về kinh tế và chính trị. “
Ngài nói thêm:
“Trong suốt thế kỷ qua, hoen ố bởi các cuộc chiến tranh và diệt chủng ở mức độ chưa từng có, chúng ta đã vẫn tìm thấy những ví dụ nổi bật trong đó bất bạo động, khi được chấp nhận với một niềm xác tín và được thực hành nhất quán, có thể mang lại các kết quả đáng kể như thế nào trên các bình diện xã hội và chính trị.”
Đức Thánh Cha kết luận:
“Đây là con đường phải theo đuổi ngay bây giờ và trong tương lai. Đây là con đường hòa bình. Không phải thứ hòa bình được công bố trên môi miệng mà không có trong thực tế vì sự theo đuổi các chiến lược thống trị, được hỗ trợ bởi các chi tiêu tai tiếng cho chiến tranh, trong khi rất nhiều người phải thiếu thốn những nhu cầu trong cuộc sống.”
Source: Catholic World News - Cultivate peace by promoting nonviolence, Pope tells ambassadors
“Bất bạo động là một ví dụ điển hình của một giá trị phổ quát, tìm thấy sự viên mãn trong Tin Mừng của Chúa Kitô, nhưng cũng là một phần trong các truyền thống tâm linh cao quý và cổ kính khác” Đức Giáo Hoàng đã nói như trên với các tân đại sứ đến từ Burundi, Fiji, Mauritius, Moldova, Thụy Điển, và Tunisia .
Ngài nói tiếp:
“Thế giới như thế giới của chúng ta đây, được đánh dấu thật đáng buồn bằng các cuộc chiến tranh và vô số các xung đột, chưa kể đến tình trạng bạo lực lan rộng hiển nhiên dưới nhiều cách thế khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong một thế giới như thế, lựa chọn bất bạo động là một lối sống ngày càng cần thiết khi thực thi trách nhiệm ở mọi cấp độ, từ giáo dục gia đình, các cam kết xã hội và dân sự, cho đến các hoạt động chính trị và quan hệ quốc tế”
Bất bạo động, theo Đức Giáo Hoàng, “không phải là hèn yếu hoặc thụ động; trái lại nó bao hàm một sự cứng rắn, một lòng can đảm và khả năng đối mặt với các vấn đề và các cuộc xung đột với một trí tuệ trung thực, thực sự tìm kiếm thiện ích chung trên tất cả các lợi ích phe phái, hay các ý thức hệ về kinh tế và chính trị. “
Ngài nói thêm:
“Trong suốt thế kỷ qua, hoen ố bởi các cuộc chiến tranh và diệt chủng ở mức độ chưa từng có, chúng ta đã vẫn tìm thấy những ví dụ nổi bật trong đó bất bạo động, khi được chấp nhận với một niềm xác tín và được thực hành nhất quán, có thể mang lại các kết quả đáng kể như thế nào trên các bình diện xã hội và chính trị.”
Đức Thánh Cha kết luận:
“Đây là con đường phải theo đuổi ngay bây giờ và trong tương lai. Đây là con đường hòa bình. Không phải thứ hòa bình được công bố trên môi miệng mà không có trong thực tế vì sự theo đuổi các chiến lược thống trị, được hỗ trợ bởi các chi tiêu tai tiếng cho chiến tranh, trong khi rất nhiều người phải thiếu thốn những nhu cầu trong cuộc sống.”
Source: Catholic World News - Cultivate peace by promoting nonviolence, Pope tells ambassadors
Đức Giáo Hoàng mời các phe nhóm ở Columbia họp chung để mưu tìm Hoà Bình.
Biển Đức Phan Anh
19:39 16/12/2016
Hôm thứ sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời tổng thống Colombia và đối thủ cuả ông ngồi chung bàn để thảo luận về những bất đồng giữa hai người về thỏa thuận hòa bình mà Columbia vừa đạt được với nhóm nổi loạn.
Đây là cố gắng mới nhất cuả Ngài nhằm thúc đẩy hoà bình, chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài lâu nhất ở Châu Mỹ Latinh.
Nhưng sau cuộc họp 25 phút, cả Tổng thống Juan Manuel Santos và vị tiền nhiệm cánh hữu của ông là cựu Tổng thống Alvaro Uribe, đã không tỏ ra bất kỳ dấu hiệu nào là sẵn sàng gạt sang một bên những khác biệt của họ. Những khác biệt đó có lẽ sẽ phải chờ cuộc bầu cử tổng thống năm 2018 để được giải quyết trên lá phiếu.
Vatican đã công bố bức ảnh của ba người ngồi đàm đạo trên bàn giấy cuả ĐGH và cho biết đề tài thảo luận là "văn hóa của sự gặp gỡ " và nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc đối thoại chân thành giữa tất cả các thành viên của Colombia tại thời điểm lịch sử này."
TT Santos đã có chương trình gặp gỡ ĐGH như là một phần của cuộc du hành châu Âu sau khi nhận giải Nobel Hòa bình năm nay tại Oslo.
Tuy nhiên Vatican vào phút cuối cũng muốn mời Uribe, người cầm đầu chiến dịch chống lại thỏa thuận của Santos với các lực lượng vũ trang cách mạng Colombia, và đã đánh bại bản hiệp định trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng mười, làm cho cả Thế giới phải ngỡ ngàng.
Uribe đã bay đêm từ Bogota sang, và gặp riêng với ĐGH trong một chương trình không báo trước. Sau đó ba người đã họp chung trong văn phòng riêng cuả ĐGH để nghiên cứu phương cách gỡ rối.
Nhắc lại, sau thất bại của cuộc trưng cầu dân ý, TT Santos đã đưa ra một số thay đổi để xoa dịu đối lập và thậm chí đã ngồi xuống với Uribe, lần đầu tiên trong sáu năm. Nhưng TT Santos vẫn không thể giành được sự hỗ trợ cuả ông cựu TT này.
Trong cuộc họp với ĐGH, TT Santos nhắc với ông Uribe là ông sẵn lòng duy trì cuộc đối thoại cởi mở với phe đối lập để đảm bảo sự thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hòa bình.
"Sự phân cực không có lợi cho bất cứ ai," Santos nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Uribe, trong khi đó, nhấn mạnh rằng sự bất đồng của ông với Santos không phải là cá nhân nhưng dựa trên một niềm tin được chia sẻ bởi hàng triệu người Colombia.
Uribe nói: "Tổng thống Santos đã trình bày một số lý luận ... nhưng tôi nói, 'Thưa ĐứcThánh Cha, hãy bảo ông ta nới lỏng thêm chút nữa.'"
ĐGH Phanxicô, vị giáo hoàng Mỹ Latin đầu tiên trong lịch sử, đã nhấn mạnh rằng đối thoại là cách duy nhất để tiến tới. Dưới triều đại của ngài, Vatican cũng đã giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba và kết thúc một nửa thế kỷ xung đột.
Uribe, chính trị gia đang được lòng dân nhất, cho biết ông tham dự cuộc họp vì sự tôn trọng ĐTC Phanxicô. Ông không đưa ra dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng nhượng bộ về việc hiêp định đã không phạt tù cấp chỉ huy phiến quân mà thay vào đó thì lại trao một số ghế quốc hội cho họ .
Tuy nhiên, Vatican có một đòn bẩy đáng kể trong các quốc gia Công Giáo La Mã, đặc biệt là giữa các phe phái bảo thủ đang làm hậu thuẫn cho Uribe, nhưng Đức Giáo Hoàng đã cẩn thận không tỏ ra bênh đỡ một phe nào trong tiến trình hòa bình.
ĐứcThánh Cha đã tránh không đến thăm Colombia cho đến khi tiến trình hòa bình thành công, mặc dù TT Santos vẫn hy vọng ĐGH Phanxicô sẽ đến thăm Colombia vào đầu năm 2017.
Âm mưu đánh bom chợ bán hàng Noel ở Đức bị phát hiện: thủ phạm mới 12 tuổi
Biển Đức Phan Anh
20:36 16/12/2016
Nhà chức trách Đức cho biết một bé trai 12 tuổi đã đặt bom nhằm phá nổ một chợ bán hàng Noel ở Đức.
Quả bom đã được phát hiện ở gẩn khu Town Hall ở Ludwigshafen vào đầu tháng này.
Nhưng ông Hubert Stroeber, phát ngôn viên cho văn phòng công tố cũng cho biết sẽ không chính thức mở cuộc "điều tra" vì thủ phạm là một bé trai dưới 14 tuổi.
Tuy nhiên, ông cho biết viện Công Tố cuả Liên Bang đã được thông báo.
Thủ phạm sinh ra ở Đức, người gốc Iraq.
Các viên chức cho biết đó là một cái bao mầu đen trong một thùng rác vào ngày 5 tháng 12, chứa đựng loại chất nổ thường dùng làm pháo. Cái bao đó đã được phá hủy sau đó.
Theo điều tra thì trước đó vào ngày 26 tháng 11, thằng bé cũng đã tìm cách phá nổ khu chợ Noel ở Ludwigshafen với một tuí đeo lưng có chất nổ trộn với đinh.
Các viên chức không cho biết những chiếc bao vừa nói là 2 chiếc khác nhau hay chỉ là một.
Họ cho biết có thể em bé này là nạn nhân "tuyên truyền" cuả một phần tử bí mật "ISIS".
Em đã bày tỏ hy vọng được đi qua Iraq để gia nhập ISIS, theo lời viên chức.
Vì luật ở Đức không qui tội những thủ phạm trẻ, cho nên em bé 12 tuổi đã không bị giam, thay vào đó, em bị đưa vào chương trình 'con nuôi' (foster care.)
Người giáo sĩ trở nên tệ hại khi xa cách dân Chúa
Tứ Quyết SJ
20:46 16/12/2016
Tinh thần “giáo sĩ trị” là điều xấu và tiếp tục có mặt trong Giáo Hội ngày nay. Và hậu quả là: dân Chúa trở thành nạn nhân, dân Chúa cảm thấy bị chối từ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác các mục tử rằng, đừng trở thành những nhà trí thức tôn giáo theo kiểu rời xa Mặc khải của Thiên Chúa.
Luật lệ của các thượng tế không đến từ Thiên Chúa
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ lão trong dân. Chúa tập trung vào vai trò của họ. Họ có thẩm quyền về luật pháp, về luân lý, về tôn giáo. Họ quyết định mọi sự. Anna và Caipha đã xét xử Chúa Giêsu. Các thượng tế và giới lãnh đạo quyết định giết anh Lazarô. Họ cũng thương lượng với Giuđa về giá cả để bán Chúa Giêsu. Họ cho thấy sự kiêu ngạo, độc tài của họ và hậu quả là người dân phải chịu đựng.
Họ khai thác luật lệ. Các điều luật lên tới con số 500. Họ thiết lập mọi sự, mọi thứ! Họ làm nên luật lệ một cách rất khoa học, bởi vị họ là những nhà thông thái, vì họ hiểu biết rất nhiều. Họ thực thi những điều ấy, hay là không? Có một luật mà họ không nhớ. Họ quên mất điều răn đầu tiên mà Thiên Chúa ban cho tổ phụ Abraham: “Bước đi trong sự hiện diện của Chúa và không chê trách được điều gì.” Họ không bước đi, mà luôn khẳng định ý kiến của mình. Và họ không phải là không đáng trách!
Người dân bị quên lãng
Họ quên đi Mười điều răn Chúa trao cho Môsê. Họ chỉ biết luật do họ làm ra một cách tỉ mỉ tinh tế với những nghiên cứu kỹ lưỡng. Họ hủy bỏ luật pháp của Thiên Chúa. Nạn nhân của họ chính là người dân, những người nghèo, người bé nhỏ, người tin tưởng nơi Thiên Chúa, những người bị loại trừ. Ngay cả có những người ăn năn sám hối mà chưa thực thi những điều luật, thì cũng bị đau khổ bởi những bất công.
Giuđa là kẻ phản bội. Ông phạm trọng tội! Đúng thế. Nhưng sau đó Tin Mừng nói: ông hối hận, ông trả lại những đồng bạc cho các thượng tế và kỳ mục. Còn họ, họ đã làm gì? Có thể họ nói: “Nhưng anh là bạn của chúng tôi. Đừng lo… Chúng tôi có quyền tha thứ tất cả cho anh!” Không có điều ấy! Họ nói với Giuđa: “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!” Giuđa bị bỏ lại một mình và ông bỏ đi! Giuđa nghèo hèn khốn khổ, đã sám hối, nhưng không được các mục tử là chính các thượng tế và kỳ mục chấp nhận. Họ đã quên mất vai trò mục tử. Họ là những trí thức tôn giáo, là những người cầm quyền, là những người dạy giáo lý cho dân chúng bằng sự học thức của họ, chứ không bằng mặc khải của Thiên Chúa.
Ai được vào Nước Thiên Chúa
Ngay cả ngày nay, trong Giáo Hội, vẫn còn tinh thần của một thứ “giáo sĩ trị”. Những vị giáo sĩ ấy luôn cảm thấy mình hơn người và xa lánh người dân. Các vị ấy không còn giờ để lắng nghe người nghèo, lắng nghe người đau khổ, người bị tù đày, người bệnh tật.
Điều tệ hại của thứ gọi là “giáo sĩ trị” vẫn tồn tại và xuất hiện những phiên bản mới. Nhưng những con người phải chịu đựng điều ấy thì luôn là những người nghèo, những người bé nhỏ và những người chờ đợi ngày Chúa đến. Thiên Chúa là Cha luôn tìm mọi cách để đến với chúng ta: Ngài đã sai Con của Ngài đến. Chúng ta đang mong chờ trong niềm vui hoan hỉ. Chúa Con đến với những người đau bệnh, người nghèo khó, người bị loại trừ, những người thu thuế và kẻ tội lỗi, ngay cả những cô gái điếm. Ngày nay, Chúa Giêsu tiếp tục nói với những người đang bị quyến rũ bởi tinh thần "giáo sĩ trị", giống như Chúa đã nói với các thượng tế và kỹ lão rằng: “Quả thật, Ta bảo các ông, những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”
Luật lệ của các thượng tế không đến từ Thiên Chúa
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ lão trong dân. Chúa tập trung vào vai trò của họ. Họ có thẩm quyền về luật pháp, về luân lý, về tôn giáo. Họ quyết định mọi sự. Anna và Caipha đã xét xử Chúa Giêsu. Các thượng tế và giới lãnh đạo quyết định giết anh Lazarô. Họ cũng thương lượng với Giuđa về giá cả để bán Chúa Giêsu. Họ cho thấy sự kiêu ngạo, độc tài của họ và hậu quả là người dân phải chịu đựng.
Họ khai thác luật lệ. Các điều luật lên tới con số 500. Họ thiết lập mọi sự, mọi thứ! Họ làm nên luật lệ một cách rất khoa học, bởi vị họ là những nhà thông thái, vì họ hiểu biết rất nhiều. Họ thực thi những điều ấy, hay là không? Có một luật mà họ không nhớ. Họ quên mất điều răn đầu tiên mà Thiên Chúa ban cho tổ phụ Abraham: “Bước đi trong sự hiện diện của Chúa và không chê trách được điều gì.” Họ không bước đi, mà luôn khẳng định ý kiến của mình. Và họ không phải là không đáng trách!
Người dân bị quên lãng
Họ quên đi Mười điều răn Chúa trao cho Môsê. Họ chỉ biết luật do họ làm ra một cách tỉ mỉ tinh tế với những nghiên cứu kỹ lưỡng. Họ hủy bỏ luật pháp của Thiên Chúa. Nạn nhân của họ chính là người dân, những người nghèo, người bé nhỏ, người tin tưởng nơi Thiên Chúa, những người bị loại trừ. Ngay cả có những người ăn năn sám hối mà chưa thực thi những điều luật, thì cũng bị đau khổ bởi những bất công.
Giuđa là kẻ phản bội. Ông phạm trọng tội! Đúng thế. Nhưng sau đó Tin Mừng nói: ông hối hận, ông trả lại những đồng bạc cho các thượng tế và kỳ mục. Còn họ, họ đã làm gì? Có thể họ nói: “Nhưng anh là bạn của chúng tôi. Đừng lo… Chúng tôi có quyền tha thứ tất cả cho anh!” Không có điều ấy! Họ nói với Giuđa: “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!” Giuđa bị bỏ lại một mình và ông bỏ đi! Giuđa nghèo hèn khốn khổ, đã sám hối, nhưng không được các mục tử là chính các thượng tế và kỳ mục chấp nhận. Họ đã quên mất vai trò mục tử. Họ là những trí thức tôn giáo, là những người cầm quyền, là những người dạy giáo lý cho dân chúng bằng sự học thức của họ, chứ không bằng mặc khải của Thiên Chúa.
Ai được vào Nước Thiên Chúa
Ngay cả ngày nay, trong Giáo Hội, vẫn còn tinh thần của một thứ “giáo sĩ trị”. Những vị giáo sĩ ấy luôn cảm thấy mình hơn người và xa lánh người dân. Các vị ấy không còn giờ để lắng nghe người nghèo, lắng nghe người đau khổ, người bị tù đày, người bệnh tật.
Điều tệ hại của thứ gọi là “giáo sĩ trị” vẫn tồn tại và xuất hiện những phiên bản mới. Nhưng những con người phải chịu đựng điều ấy thì luôn là những người nghèo, những người bé nhỏ và những người chờ đợi ngày Chúa đến. Thiên Chúa là Cha luôn tìm mọi cách để đến với chúng ta: Ngài đã sai Con của Ngài đến. Chúng ta đang mong chờ trong niềm vui hoan hỉ. Chúa Con đến với những người đau bệnh, người nghèo khó, người bị loại trừ, những người thu thuế và kẻ tội lỗi, ngay cả những cô gái điếm. Ngày nay, Chúa Giêsu tiếp tục nói với những người đang bị quyến rũ bởi tinh thần "giáo sĩ trị", giống như Chúa đã nói với các thượng tế và kỹ lão rằng: “Quả thật, Ta bảo các ông, những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”
Trung quốc chính thức trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới
Mai Anh
20:52 16/12/2016
Mới đây, Trung quốc đã chính thức trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, đặc biệt là tại vùng Bắc Kinh, Tianjin, Hebei, là những lãnh thổ kỹ nghệ hóa.
Tất cả các loại khí thải độc hại đều hiện diện tại đây từ anidride solforosa, đến khí azoto, khí thải than…Đó là lời cảnh báo của Kỹ sư Wang Jinnan, chủ tịch Hàn lâm viện Trung quốc chuyên về kế hoạch hóa môi trường trong một hội nghị quy tụ các doanh nghiệp chuyên môn về kinh tế xanh, nhóm tại Quảng Đông những ngày vừa qua.
Kỹ sư Wang khẳng định rằng lẽ ra cần phải đầu tư ngân khoản khổng lồ 1750 tỷ quan, tức khoảng 237 tỷ euro, thì mới có thể giảm bớt một phần ô nhiễm theo những chương trình do nhà nước Trung quốc thiết lập, thế nhưng trên thực tế, ngân khoảng đầu tư cho lãnh vực này rất ít ỏi.
Một trong những vấn đề gây lo âu nhiều nhất, theo kỹ sư Wang là sự kiện các chất bụi li ti Pm2,5 gia tăng mạnh, chỉ trong vòng vài năm nay đã giảm khả năng nhìn xa chỉ còn 50 kilomet trên không trung vùng Bắc Kinh – Tianjin – Hebei. Các thành phố lớn tại Trung quốc dường như luôn bị bao phủ bởi một lớp màn do các loại bụi li ti này tạo thành.
Còn ông Lei Wen, thuộc Bộ Kỹ nghệ trung quốc thì khẳng định rằng vấn đề chính là tại kiểu mẫu sản xuất kỹ nghệ hiện nay, chỉ chú trọng đến khả năng sản xuất tối đa và bất chấp hậu quả ảnh hưởng trên môi trường.
Một vấn đề khác cũng chi phối tiêu cực trong lãnh vực này là ngân khoản ít ỏi dành cho môi sinh trong ngân sách chính quyền. Trên nguyên tắc, chính quyền Trung quốc hứa dành ít nhất 1,5 tổng sản lượng quốc nội cho việc bảo vệ môi sinh, nhưng trên thực tế, suốt nhiều năm vừa qua, chi phí bảo vệ môi sinh chỉ lên đến gần 1%. (AsiaNews 07.12.2016)
Tất cả các loại khí thải độc hại đều hiện diện tại đây từ anidride solforosa, đến khí azoto, khí thải than…Đó là lời cảnh báo của Kỹ sư Wang Jinnan, chủ tịch Hàn lâm viện Trung quốc chuyên về kế hoạch hóa môi trường trong một hội nghị quy tụ các doanh nghiệp chuyên môn về kinh tế xanh, nhóm tại Quảng Đông những ngày vừa qua.
Kỹ sư Wang khẳng định rằng lẽ ra cần phải đầu tư ngân khoản khổng lồ 1750 tỷ quan, tức khoảng 237 tỷ euro, thì mới có thể giảm bớt một phần ô nhiễm theo những chương trình do nhà nước Trung quốc thiết lập, thế nhưng trên thực tế, ngân khoảng đầu tư cho lãnh vực này rất ít ỏi.
Một trong những vấn đề gây lo âu nhiều nhất, theo kỹ sư Wang là sự kiện các chất bụi li ti Pm2,5 gia tăng mạnh, chỉ trong vòng vài năm nay đã giảm khả năng nhìn xa chỉ còn 50 kilomet trên không trung vùng Bắc Kinh – Tianjin – Hebei. Các thành phố lớn tại Trung quốc dường như luôn bị bao phủ bởi một lớp màn do các loại bụi li ti này tạo thành.
Còn ông Lei Wen, thuộc Bộ Kỹ nghệ trung quốc thì khẳng định rằng vấn đề chính là tại kiểu mẫu sản xuất kỹ nghệ hiện nay, chỉ chú trọng đến khả năng sản xuất tối đa và bất chấp hậu quả ảnh hưởng trên môi trường.
Một vấn đề khác cũng chi phối tiêu cực trong lãnh vực này là ngân khoản ít ỏi dành cho môi sinh trong ngân sách chính quyền. Trên nguyên tắc, chính quyền Trung quốc hứa dành ít nhất 1,5 tổng sản lượng quốc nội cho việc bảo vệ môi sinh, nhưng trên thực tế, suốt nhiều năm vừa qua, chi phí bảo vệ môi sinh chỉ lên đến gần 1%. (AsiaNews 07.12.2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Sàigòn : Thánh ca Giáng Sinh
Người Giồng Trôm
15:48 16/12/2016
GIÁO PHẬN SÀI GÒN: THÁNH CA GIÁNG SINH 2016
Trong bầu khí tưng bừng đón ngày Chúa Giáng Trần, ngày mà Trời nối với Đất, ngày mà Tình Yêu Ngôi Hai Nhập Thể, Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn đã tổ chức đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2016 với chủ đề "Đêm Thánh, Đêm Lung Linh Tình Mến". Và phải nói đêm hôm nay là đêm hồng ân, đêm bình an bởi lẽ chỉ vài ngày trước, Sài Gòn gần như phải ôm trọn những cơn mưa chiều do áp thấp nhiệt đới.
Xem hình
19 g 00 hôm nay, 16 tháng 12 năm 2016, Trung Tâm Mục Vụ lung linh rực rỡ dưới nhiều màu sắc đã khai mở chương trình đêm Thánh Ca Giáng Sinh trong nhạc phẩm Trời Cao của Cố nhạc sĩ Duy Tân và Mây ơi ! Mưa xuống của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy.
MC ca sĩ Thanh Sử và Vy Oanh đã đưa cộng đoàn vào đêm Thánh Ca hôm nay với cung giọng ấm áp và sâu lắng cùng với những lời dẫn nhẹ nhàng và lắng đọng.
Sau 2 tiết mục mở đầu, Lời Thì Thầm của các thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tân”, Lời Thì Thầm là chính Hài Nhi Giêsu xuống thế làm người và ở cùng chúng ta và Lời Thì Thầm của Mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng được gửi đến qua các nhạc phẩm Vị Cứu Tinh, Tầng Trời hân hoan, Tình Trời tỏa sáng, Noel ! Noel !, Xanh Trời Noel, Khúc ca Belem, Auld Langsyne, Tình đã đến, Carol Sing !, Mùa Đông năm ấy.
Các nhạc phẩm được trình bày với những giọng ca của các Ca Sĩ Công Giáo quen thuộc như linh mục Đặng Lĩnh, Hoàng Kim, Vy Oanh, Xuân Trường, Hồng Mơ, Nguyễn Phi Hùng, Bích Ngân, Thủy Tiên, Khắc Triệu, Duyên Quỳnh. .. Và đặc biệt, phần các bài hợp xướng được thể hiện do các ca sĩ, các linh mục, ca đoàn tổng hợp, nhóm Ladies Singers, Nhóm Lumen, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa.
Phần 1 với chủ đề “Đêm Thánh” của đêm Thánh Ca Giáng Sinh khép lại nhường chỗ cho phần 2 với chủ đề “Đêm lung linh tình mến”.
“Đêm lung linh tình mến” được gói ghém qua các nhạc phẩm Dinh Dong ! Niềm vui sum vầy, Silent Night !, Amazing Grace, Ánh sao rạng ngời, Giáng Sinh Góc Phố, Thiên thần ca vang, Nghĩ về bước chân con, Ba ngọn nến lung linh, Vinh quang trên trời, Last Christmas, Trời hân hoan.
Các nhạc phầm phần 2 do các ca sĩ Bảo Thy, Hiền Thục, Kha Ly, Gia Ân, Bích Hiền, Mai Thủy. Đặc biệt 2 nhạc phẩm Noel quen thuộc Silent Night !, Amazing Grace được Trần Mạnh Tuấn và An Trần thổi kèn điệu nghệ và trầm lắng đã đi vào lòng người. Cạnh đó, cộng đoàn được xem các em thiếu nhi giáo xứ Tân Phước, Nhóm Emmanuel và cộng đoàn Công Giáo Hàn Quốc gửi đến qua những nhạc khúc múa và hợp xướng thật công phu và đẹp mắt.
Và rồi, phần kết của đêm nhạc Thánh hôm nay cũng phải khép lại sau khi được trình diễn.
Chương trình Thánh Ca khép lại, linh mục nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy - Trưởng ban Mục Vụ Thánh Nhạc TGP Sàigòn-TPHCM cũng là Thư ký UBTN-HĐGMVN và cũng là Trưởng Ban Tổ Chức đêm nhạc Thánh Ca Giáng Sinh 2016 – đã ngỏ đôi lời cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn Phaolô, Đức Cha Giuse Vũ Đình Hiệu – Giám Mục giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Giuse phụ tá Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Cha Rôcô cũng ngỏ lời cảm ơn đến các ca đoàn, các ca sĩ, cộng đoàn Công Giáo Hàn Quốc đã hết tình đóng góp cho đêm Thánh Ca hôm nay. Đặc biệt, Cha Rôcô cảm ơn nhạc sĩ Minh Châu và nghệ sĩ Thùy Vân là 2 vị đã có công rất đặc biệt là đạo diễn và lên ý tưởng trang trí cho chương trình đêm nay. Cùng niềm vui đó, cộng đoàn cùng hát với nhau bài mừng sinh nhật để tặng nghệ sĩ Thùy Vân nhân hôm nay mừng sinh nhật của Cô.
Và, Đức Tổng Giám Mục Phaolô đã bước lên sân khấu cùng 2 Đức Cha. Đức Tổng Phaolô ngỏ lời cảm ơn tất cả, Đức Tổng cũng đã ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới đến với cộng đoàn. Cạnh đó, Đức Tổng cũng đã ngỏ lời cảm ơn Cha Rôcô Nguyễn Duy đã có công lo tổ chức đêm Thánh Cha Giáng Sinh 2016 năm nay.
Lời cảm ơn của Đức Tổng được tiếp nối với tâm tình Hang Bê Lem của cố nhạc sĩ Hải Linh của cả cộng đoàn. Hết sức đặc biệt, Phép Lành trọng thể được gửi đến qua lời chúc lành của 3 Đức Cha hiện diện trong đêm Thánh Ca này.
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2016 của Giáo Phận Sài Gòn đã chấm dứt nhưng những tâm tình, hình ảnh của những nhạc phẩm còn đọng lại trong lòng của những người đã tham dự hôm nay. Đêm Thánh – Đêm Lung Linh Tình Mến vẫn lung linh trong lòng của những người thụ hưởng và của cả những ca sĩ, diễn viên và của những ai đã góp phần cho đêm Thánh Ca hôm nay được thành công tốt đẹp.
Trong bầu khí tưng bừng đón ngày Chúa Giáng Trần, ngày mà Trời nối với Đất, ngày mà Tình Yêu Ngôi Hai Nhập Thể, Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn đã tổ chức đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2016 với chủ đề "Đêm Thánh, Đêm Lung Linh Tình Mến". Và phải nói đêm hôm nay là đêm hồng ân, đêm bình an bởi lẽ chỉ vài ngày trước, Sài Gòn gần như phải ôm trọn những cơn mưa chiều do áp thấp nhiệt đới.
Xem hình
19 g 00 hôm nay, 16 tháng 12 năm 2016, Trung Tâm Mục Vụ lung linh rực rỡ dưới nhiều màu sắc đã khai mở chương trình đêm Thánh Ca Giáng Sinh trong nhạc phẩm Trời Cao của Cố nhạc sĩ Duy Tân và Mây ơi ! Mưa xuống của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy.
MC ca sĩ Thanh Sử và Vy Oanh đã đưa cộng đoàn vào đêm Thánh Ca hôm nay với cung giọng ấm áp và sâu lắng cùng với những lời dẫn nhẹ nhàng và lắng đọng.
Sau 2 tiết mục mở đầu, Lời Thì Thầm của các thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tân”, Lời Thì Thầm là chính Hài Nhi Giêsu xuống thế làm người và ở cùng chúng ta và Lời Thì Thầm của Mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng được gửi đến qua các nhạc phẩm Vị Cứu Tinh, Tầng Trời hân hoan, Tình Trời tỏa sáng, Noel ! Noel !, Xanh Trời Noel, Khúc ca Belem, Auld Langsyne, Tình đã đến, Carol Sing !, Mùa Đông năm ấy.
Các nhạc phẩm được trình bày với những giọng ca của các Ca Sĩ Công Giáo quen thuộc như linh mục Đặng Lĩnh, Hoàng Kim, Vy Oanh, Xuân Trường, Hồng Mơ, Nguyễn Phi Hùng, Bích Ngân, Thủy Tiên, Khắc Triệu, Duyên Quỳnh. .. Và đặc biệt, phần các bài hợp xướng được thể hiện do các ca sĩ, các linh mục, ca đoàn tổng hợp, nhóm Ladies Singers, Nhóm Lumen, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa.
Phần 1 với chủ đề “Đêm Thánh” của đêm Thánh Ca Giáng Sinh khép lại nhường chỗ cho phần 2 với chủ đề “Đêm lung linh tình mến”.
“Đêm lung linh tình mến” được gói ghém qua các nhạc phẩm Dinh Dong ! Niềm vui sum vầy, Silent Night !, Amazing Grace, Ánh sao rạng ngời, Giáng Sinh Góc Phố, Thiên thần ca vang, Nghĩ về bước chân con, Ba ngọn nến lung linh, Vinh quang trên trời, Last Christmas, Trời hân hoan.
Các nhạc phầm phần 2 do các ca sĩ Bảo Thy, Hiền Thục, Kha Ly, Gia Ân, Bích Hiền, Mai Thủy. Đặc biệt 2 nhạc phẩm Noel quen thuộc Silent Night !, Amazing Grace được Trần Mạnh Tuấn và An Trần thổi kèn điệu nghệ và trầm lắng đã đi vào lòng người. Cạnh đó, cộng đoàn được xem các em thiếu nhi giáo xứ Tân Phước, Nhóm Emmanuel và cộng đoàn Công Giáo Hàn Quốc gửi đến qua những nhạc khúc múa và hợp xướng thật công phu và đẹp mắt.
Và rồi, phần kết của đêm nhạc Thánh hôm nay cũng phải khép lại sau khi được trình diễn.
Chương trình Thánh Ca khép lại, linh mục nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy - Trưởng ban Mục Vụ Thánh Nhạc TGP Sàigòn-TPHCM cũng là Thư ký UBTN-HĐGMVN và cũng là Trưởng Ban Tổ Chức đêm nhạc Thánh Ca Giáng Sinh 2016 – đã ngỏ đôi lời cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn Phaolô, Đức Cha Giuse Vũ Đình Hiệu – Giám Mục giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Giuse phụ tá Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Cha Rôcô cũng ngỏ lời cảm ơn đến các ca đoàn, các ca sĩ, cộng đoàn Công Giáo Hàn Quốc đã hết tình đóng góp cho đêm Thánh Ca hôm nay. Đặc biệt, Cha Rôcô cảm ơn nhạc sĩ Minh Châu và nghệ sĩ Thùy Vân là 2 vị đã có công rất đặc biệt là đạo diễn và lên ý tưởng trang trí cho chương trình đêm nay. Cùng niềm vui đó, cộng đoàn cùng hát với nhau bài mừng sinh nhật để tặng nghệ sĩ Thùy Vân nhân hôm nay mừng sinh nhật của Cô.
Và, Đức Tổng Giám Mục Phaolô đã bước lên sân khấu cùng 2 Đức Cha. Đức Tổng Phaolô ngỏ lời cảm ơn tất cả, Đức Tổng cũng đã ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới đến với cộng đoàn. Cạnh đó, Đức Tổng cũng đã ngỏ lời cảm ơn Cha Rôcô Nguyễn Duy đã có công lo tổ chức đêm Thánh Cha Giáng Sinh 2016 năm nay.
Lời cảm ơn của Đức Tổng được tiếp nối với tâm tình Hang Bê Lem của cố nhạc sĩ Hải Linh của cả cộng đoàn. Hết sức đặc biệt, Phép Lành trọng thể được gửi đến qua lời chúc lành của 3 Đức Cha hiện diện trong đêm Thánh Ca này.
Đêm Thánh Ca Giáng Sinh 2016 của Giáo Phận Sài Gòn đã chấm dứt nhưng những tâm tình, hình ảnh của những nhạc phẩm còn đọng lại trong lòng của những người đã tham dự hôm nay. Đêm Thánh – Đêm Lung Linh Tình Mến vẫn lung linh trong lòng của những người thụ hưởng và của cả những ca sĩ, diễn viên và của những ai đã góp phần cho đêm Thánh Ca hôm nay được thành công tốt đẹp.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính danh học Việt Nam : Nghệ Danh
Nguyễn Long Thao
18:12 16/12/2016
DANH XƯNG ĐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM : NGHỆ DANH
6 : NGHỆ DANH.
6.1. Định Nghĩa: Nghệ danh là danh hiệu của giới nghệ sĩ trong các ngành ca nhạc kịch, hội họa, điêu khắc. Theo dõi sự phát triển của ngành ca nhạc kịch qua dòng lịch sử, ta thấy nghệ danh có hình thức và nội dung khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử.
6.2. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Hán Nho: Khi xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ giới trí thức mới lấy tên tự, tên hiệu. Còn nghiệp cầm ca bị coi là “xướng ca vô loại” nên không ai đặt nghệ danh cho mình. Nhưng, đọc cổ sử ta thấy giới nghệ sĩ lấy nghệ danh như sau:
a. Lấy tên họ làm nghệ danh: Nghệ thuật sân khấu có mặt tại Việt Nam từ thời Lý. Tuy vậy, lịch sử không liệt kê nghệ danh của các nghệ sĩ. Duy một trường hợp được ghi:
Năm Ất Sửu (1025) Lý Thái Tổ định người đứng đầu các con hát là Quản Giáp. Khi ấy có con hát họ Đào giỏi nghề hát nổi tiếng, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng tăm của người họ Đào ấy cho nên phàm con hát đều gọi cô Đào[i].
b. Lấy tên chính làm nghệ danh. Khi xưa, tại nông thôn, ngoài hội hè đình đám, còn có những buổi hát tuồng, hát chèo, hát ví. Diễn viên trong các phường hát này là những người trong làng. Họ không có nghệ danh, dân chúng gọi họ bằng tên chính. Ví dụ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh, có những đêm hát ví phường vải của các bà Thơn, Chánh Diên, Dũng, o Lượng và các tay lỗi lạc như Phan Bội Châu, Vương Thúc Qúi, Tú Sách, Tú Cò, Cử Quyền[ii].
6.3. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Văn Hóa Tây Phương: Vào đầu thế kỷ 20, khi văn hóa tây phương bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý người Việt thì quan niệm xướng ca vô loại thời Nho học bớt dần. Đến khoảng giữa thế kỷ 20, phong trào tân cổ nhạc phát triển mạnh nhờ những chương trình phát thanh, đại nhạc hội, phòng trà. Số nghệ sĩ tăng lên và họ cũng bắt chước nhà văn, nhà thơ, lấy cho mình một nghệ danh để che dấu tên thật. Về nghệ danh ta có thể phân hai loại:
a. Nghệ danh trong ngành cải lương: Khuynh hướng rất phổ quát là các nghệ sĩ trong ngành cải lương đã lấy những chữ rất mộc mạc để đặt nghệ danh cho mình. Xin nêu ra một số ví dụ: Sáu Lầu,Tám Chí, Chín Đình, Cô Năm Phỉ, Phùng Há, Ba Vân, Sáu Hẩu, Tư Đàn Cò, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huê, Thanh Thanh Hoa. Nguyên nhân sự mộc mạc này là vì ngành cải lương xuất phát từ đồng quê miền Nam và theo phong tục ở đây, dân chúng thường gọi một người nào đó bằng tên thứ tự trong gia đình và tên chính. Đến khoảng thập niên 1950-1960, tại thành thị xuất hiện nhiều gánh hát cải lương, lúc đó mới thấy những nghệ danh có ý nghĩa và bóng bảy.Ví dụ: Hùng Cường, Bạch Tuyết, Thanh Nga .
b. Nghệ danh trong ngành tân nhạc và kịch nghệ: Vào khoảng năm 1930, một cuộc cách mạng về văn học và nghệ thuật xảy ra tại Việt Nam. Về âm nhạc, loại nhạc ngũ cung mất dần vị thế và thay vào đó là âm nhạc chịu ảnh hưởng tây phương. Trong loại âm nhạc mới này, các tác giả viết nhạc không đặt nghệ danh cho mình như các văn thi sĩ đương thời, trừ một số nhỏ như Văn Cao, Văn Giảng, Văn Chung, Đan Thọ, Tuấn Khanh v.v…Còn tuyệt đại đa số bắt chước nhạc sĩ tây phương lấy tên thật làm nghệ danh. Ví dụ: Tư Chơi Huỳnh Hữu Trung, Năm Châu Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Văn Tuyên, Doãn Mẫn, Lê Yên, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Quý, Nguyễn Hiền, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh v.v…
Ngược lại, những người hát các nhạc phẩm này là các ca sĩ lại chọn cho mình một nghệ danh. Và nếu nghiên cứu nghệ danh từ những năm 1930 đến giờ, ta thấy có ba khuynh hướng rõ rệt.
Chọn nghệ danh từ những từ ngữ có ý nghĩa hoa mỹ, đọc lên có âm thanh hài hòa. Đa số các ca sĩ chọn loại nghệ danh này như: Quỳnh Giao, Ái Vân, Mai Hương, Khánh Ly, Hoài Bắc, Thanh Lan, Phương Dung, Anh Ngọc, Nhật Trường v.v…
Chọn nghệ danh từ những từ ngữ gợi lên hình ảnh, âm thanh trong trẻo, cao vút của các loại chim quý như Kim Tước, Sơn Ca, Hoàng Oanh, Thái Thanh, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Họa Mi v.v…
Chọn một tên Pháp hay Mỹ làm nghệ danh. Khi làn sóng âm nhạc Pháp Mỹ tràn ngập Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1960, người ta thấy ngay một hiện tượng là một số ca sĩ Việt Nam nhận tên ngoại quốc làm nghệ danh. Có ba lý do để giải thích hiện tượng này: Thứ nhất, có thể họ là người có quốc tịch ngoại quốc như trường hợp Julie, Jo Marcel. Thứ hai, vì muốn bắt chước tiếng hát, cách trình diễn của ca sĩ ngoại quốc. Đó là trường hợp Elvis Phương muốn bắt chước Elvis Presley của Mỹ. Thứ ba, vì muốn có tên lạ để thu hút khán giả, nhất là tâm trạng giới trẻ đang có khuynh hướng thích văn hóa tây phương.
Ngày nay, tại hải ngoại, nhiều ca sĩ trẻ đã chọn hai từ một Việt, một Mỹ làm nghệ danh Ví dụ: Don Hồ, Tommy Ngô, Linda Trang Đài, Cathy Huệ v.v…Nghệ danh mới xuất hiện khoảng hơn nửa thế kỷ, nhưng đã biến hóa rất đa dạng. Hiện nay, một khuynh hướng đã thấy xuất hiện là các ca sĩ trẻ thích chọn cho mình nghệ danh đọc lên nghe “kêu” hơn là có ý nghĩa.
[i] ÐVSKTB. Sđd. Tr. 204.
[ii] Ninh Viết Giáo. Sinh Hoạt Văn Nghệ Trong Làng Xã Ở Nghệ Tĩnh Trước Cách Mạng Tháng Tám, in trong Nông Thôn Việt Nam Trong Lịch Sử. Tập II. Sđd. Tr. 326.
6 : NGHỆ DANH.
6.1. Định Nghĩa: Nghệ danh là danh hiệu của giới nghệ sĩ trong các ngành ca nhạc kịch, hội họa, điêu khắc. Theo dõi sự phát triển của ngành ca nhạc kịch qua dòng lịch sử, ta thấy nghệ danh có hình thức và nội dung khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử.
6.2. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Hán Nho: Khi xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ giới trí thức mới lấy tên tự, tên hiệu. Còn nghiệp cầm ca bị coi là “xướng ca vô loại” nên không ai đặt nghệ danh cho mình. Nhưng, đọc cổ sử ta thấy giới nghệ sĩ lấy nghệ danh như sau:
a. Lấy tên họ làm nghệ danh: Nghệ thuật sân khấu có mặt tại Việt Nam từ thời Lý. Tuy vậy, lịch sử không liệt kê nghệ danh của các nghệ sĩ. Duy một trường hợp được ghi:
Năm Ất Sửu (1025) Lý Thái Tổ định người đứng đầu các con hát là Quản Giáp. Khi ấy có con hát họ Đào giỏi nghề hát nổi tiếng, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng tăm của người họ Đào ấy cho nên phàm con hát đều gọi cô Đào[i].
b. Lấy tên chính làm nghệ danh. Khi xưa, tại nông thôn, ngoài hội hè đình đám, còn có những buổi hát tuồng, hát chèo, hát ví. Diễn viên trong các phường hát này là những người trong làng. Họ không có nghệ danh, dân chúng gọi họ bằng tên chính. Ví dụ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh, có những đêm hát ví phường vải của các bà Thơn, Chánh Diên, Dũng, o Lượng và các tay lỗi lạc như Phan Bội Châu, Vương Thúc Qúi, Tú Sách, Tú Cò, Cử Quyền[ii].
6.3. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Văn Hóa Tây Phương: Vào đầu thế kỷ 20, khi văn hóa tây phương bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý người Việt thì quan niệm xướng ca vô loại thời Nho học bớt dần. Đến khoảng giữa thế kỷ 20, phong trào tân cổ nhạc phát triển mạnh nhờ những chương trình phát thanh, đại nhạc hội, phòng trà. Số nghệ sĩ tăng lên và họ cũng bắt chước nhà văn, nhà thơ, lấy cho mình một nghệ danh để che dấu tên thật. Về nghệ danh ta có thể phân hai loại:
a. Nghệ danh trong ngành cải lương: Khuynh hướng rất phổ quát là các nghệ sĩ trong ngành cải lương đã lấy những chữ rất mộc mạc để đặt nghệ danh cho mình. Xin nêu ra một số ví dụ: Sáu Lầu,Tám Chí, Chín Đình, Cô Năm Phỉ, Phùng Há, Ba Vân, Sáu Hẩu, Tư Đàn Cò, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huê, Thanh Thanh Hoa. Nguyên nhân sự mộc mạc này là vì ngành cải lương xuất phát từ đồng quê miền Nam và theo phong tục ở đây, dân chúng thường gọi một người nào đó bằng tên thứ tự trong gia đình và tên chính. Đến khoảng thập niên 1950-1960, tại thành thị xuất hiện nhiều gánh hát cải lương, lúc đó mới thấy những nghệ danh có ý nghĩa và bóng bảy.Ví dụ: Hùng Cường, Bạch Tuyết, Thanh Nga .
b. Nghệ danh trong ngành tân nhạc và kịch nghệ: Vào khoảng năm 1930, một cuộc cách mạng về văn học và nghệ thuật xảy ra tại Việt Nam. Về âm nhạc, loại nhạc ngũ cung mất dần vị thế và thay vào đó là âm nhạc chịu ảnh hưởng tây phương. Trong loại âm nhạc mới này, các tác giả viết nhạc không đặt nghệ danh cho mình như các văn thi sĩ đương thời, trừ một số nhỏ như Văn Cao, Văn Giảng, Văn Chung, Đan Thọ, Tuấn Khanh v.v…Còn tuyệt đại đa số bắt chước nhạc sĩ tây phương lấy tên thật làm nghệ danh. Ví dụ: Tư Chơi Huỳnh Hữu Trung, Năm Châu Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Văn Tuyên, Doãn Mẫn, Lê Yên, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Công Kỳ, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Quý, Nguyễn Hiền, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh v.v…
Ngược lại, những người hát các nhạc phẩm này là các ca sĩ lại chọn cho mình một nghệ danh. Và nếu nghiên cứu nghệ danh từ những năm 1930 đến giờ, ta thấy có ba khuynh hướng rõ rệt.
Chọn nghệ danh từ những từ ngữ có ý nghĩa hoa mỹ, đọc lên có âm thanh hài hòa. Đa số các ca sĩ chọn loại nghệ danh này như: Quỳnh Giao, Ái Vân, Mai Hương, Khánh Ly, Hoài Bắc, Thanh Lan, Phương Dung, Anh Ngọc, Nhật Trường v.v…
Chọn nghệ danh từ những từ ngữ gợi lên hình ảnh, âm thanh trong trẻo, cao vút của các loại chim quý như Kim Tước, Sơn Ca, Hoàng Oanh, Thái Thanh, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Họa Mi v.v…
Chọn một tên Pháp hay Mỹ làm nghệ danh. Khi làn sóng âm nhạc Pháp Mỹ tràn ngập Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1960, người ta thấy ngay một hiện tượng là một số ca sĩ Việt Nam nhận tên ngoại quốc làm nghệ danh. Có ba lý do để giải thích hiện tượng này: Thứ nhất, có thể họ là người có quốc tịch ngoại quốc như trường hợp Julie, Jo Marcel. Thứ hai, vì muốn bắt chước tiếng hát, cách trình diễn của ca sĩ ngoại quốc. Đó là trường hợp Elvis Phương muốn bắt chước Elvis Presley của Mỹ. Thứ ba, vì muốn có tên lạ để thu hút khán giả, nhất là tâm trạng giới trẻ đang có khuynh hướng thích văn hóa tây phương.
Ngày nay, tại hải ngoại, nhiều ca sĩ trẻ đã chọn hai từ một Việt, một Mỹ làm nghệ danh Ví dụ: Don Hồ, Tommy Ngô, Linda Trang Đài, Cathy Huệ v.v…Nghệ danh mới xuất hiện khoảng hơn nửa thế kỷ, nhưng đã biến hóa rất đa dạng. Hiện nay, một khuynh hướng đã thấy xuất hiện là các ca sĩ trẻ thích chọn cho mình nghệ danh đọc lên nghe “kêu” hơn là có ý nghĩa.
[i] ÐVSKTB. Sđd. Tr. 204.
[ii] Ninh Viết Giáo. Sinh Hoạt Văn Nghệ Trong Làng Xã Ở Nghệ Tĩnh Trước Cách Mạng Tháng Tám, in trong Nông Thôn Việt Nam Trong Lịch Sử. Tập II. Sđd. Tr. 326.
Văn Hóa
Chuyện cổ, huyền thoại mùa Giáng Sinh
Phó tế Phạm Bá Nha
08:06 16/12/2016
Chuyện cổ, huyền thoại mùa Giáng Sinh
Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris xin cống hiến độc giả mấy chuyện huyền thoại, cùng suy nghĩ trong Mùa Giáng Sinh. Và kính chúc mùa Giáng Sinh vui tươi.
1. Ổ nhện trước cửa hang
Ba nhà Đạo sỹ từ phương Đông xa xôi đến kính bái Hài Nhi Giêsu, có ghé vua Herode, hỏi thăm dò đường. Hêrode lo sợ mất ngôi do hoàng tử mới. Nên ra lệnh giết hết trẻ em. Thánh Giuse được báo mộng, bồng bế gia đình trốn khỏi Belem. Hành trình bao mệt mỏi , nguy hiểm. Dọc đường, càng khuya, những con đom đóm, cánh dơi chập chờn trong sa mạc đều liên hệ đến Thánh Gia. Đàng sau, quân lính lùng bắt ráo riết, Thánh Gia đành tránh vào sau một hang nhỏ, bên đồi. Chuyện huyền thoại kể:
Ngoài cửa hang một chú nhện con đang kéo sợi làm tổ. Chú vô cùng phấn khởi vì được đón tiếp gia đình Hài Nhi lánh nạn đến trú ẩn nhà mình. Chú muốn tặng quà cho Hài Nhi. Chẳng có gì, lấy gì ra? Chú quyết định làm một màng nhện thật lớn, nhất trong đời, che kín cửa hang. Chú nghĩ che kín hang tránh cơn gió lạnh tứ phía lùa vào, may ra ấm áp đôi chút, người bên trong.
Thế là chú làm việc không ngừng, đêm ngày nhả tơ, dệt tổ. Bình minh ló dạng, làm quá, mệt sức, chú ngã gục. Nhưng công việc hoàn tất. Cửa hang che kín bằng màng nhện.
Ngay sau đó, có tiếng ồn ào, dồn dập của những bước chân ngựa vang trên mặt đất. Tiếng ngựa hí inh trời. Tiếng la hét của quân lính. Lúc đầu còn xa, rồi lớn dần. Tiếng lính la lên : à, chắc đây rồi. Có hang, có lẽ họ trốn trong này.
Lúc này, mọi sinh vật trong sa mạc nín thở. Viên chỉ huy bọn lính khát máu chạy đến trước cửa hang. Chú nhện con ngồi thù lù ngay giữa ổ nhện, nín thinh, không nhúc nhích. Bỗng, cơn gió lạnh thổI mạnh, màng nhện bay phất phơ. NgườI chỉ huy nhìn màng nhện, suy nghĩ, rồi quát: Đồ khùng, nào có ai trong hang này. Nhìn màng nhện thì biết. Nó đã hoang vắng nhiều năm. Ai mà ở đây nổi. Đừng phí giờ lục soát vô ích. Đi đi thôi
Khi những ngườI lính lên ngựa đi rồi. Chú nhện thở phào nhẹ nhõm. Tổ nhện đã cứu gia đình Hài Nhi thoát cơn nguy biến. Ngay lúc đó, Hài Nhi mỉm cườI nhìn chú nhện. Nụ cườI sáng ngờI, long lanh, chiếu qua màng nhện óng ánh như giây kim tuyến.(Ns Hiệp Nhất. Số 276. 12.2015. tr. 14)
Câu chuyện giải thích, tại sao ngày nay người ta trang hoàng hang đá bằng giây kim tuyến óng ánh. Nhắc nhở chú nhện cứu Thánh Gia trong đường tơ kẽ tóc.
2. Căn nhà lát vàng
Ngày xưa, có cậu bé siêng năng, chăm chỉ việc nhà. Nhà nông, nên suốt ngày cậu ở ngoài đồng bắp, thu dọn chuồng bò. Mỗi ngày, khi hoàng hôn xế bóng, cậu thường tản bộ lên đỉnh đồi, ngắm nhìn cảnh vật chung quanh. Trên đỉnh đồi này lại có ngôi biệt thự nhỏ, rất xinh đẹp, với những cánh cửa sổ tỏa ánh sáng chiếu ngời, lấp lánh như vàng bạc kim cương.
Ngày nọ, thấy con mình làm việc vất vả, cha nói với cậu: con nên nghỉ đôi chút, lấy một ngày để học hỏi. Thế là cậu lên đường đi bộ sang ngọn đòi bên kia, quan sát ngôi nhà lát vàng, mơ ước. Thất vọng, cậu chỉ thấy căn nhà làm bằng kiếng trong suốt, giống như nhà cậu, chẳng thấy căn nhà vàng đâu cả.
Đang suy nghĩ mung lung, thì trong nhà, một bà tử tế bước ra hỏi xem cậu muốn gì. Cậu thưa: cháu đang sống bên đồi kia, nhìn cánh cửa nhà bà lát bằng vàng óng ánh, nên cháu sang xem đẹp thế nào. Nhưng bây giờ cháu thấy toàn kiếng. Nghe vậy bà già cắt nghĩa: cháu vào đây bà chỉ cho ngôi nhà cửa sổ bằng vàng, vì bây giờ hoàng hôn cũng xuống rồi. Rồi bà chỉ sang bên kia, nơi cậu bé bỏ ra đi. ở đó trên đồi cao, có căn nhà với cánh cửa óng ánh bằng vàng. Đó chính là căn nhà gia đình cậu.
Về nhà, cậu thưa với ba: Con đã học biết, căn nhà chúng ta đang sinh sống có những cửa sổ lát bằng vàng. (Bđd. tr.15)
Ý nghĩa trong chuyện: Gia đình là Giáo Hội tại gia. Con cái đón nhận giá trị đạo đức từ nhỏ trong gia đình. Cha mẹ phải dạy con cái và con cái lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa (GLCG. số 2685). Thánh Phaolo đề nghị nhân đức làm căn bản cho gia đình có nhà xinh xắnlấp lánh vàng bạc kim cương : từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, chịu đựng và tha thứ (x. Col 3, 12-21)
3. Hoa Đêm Thánh.
Ở Mễ Tây Cơ có huyền thoại về ‘’Hoa Đêm Thánh’’ còn gọi là ’Hoa Trạng Nguyên’, có 5 cánh, đỏ tươi. Người ta kể : hai chị em nọ, chị là Maria và em là Pablo. Tuy nhà nghèo, hai chị em vẫn mong Giáng Sinh đến. Theo tục lệ, năm nào dân làng cũng làm hang đá lớn, đẹp trong nhà thờ làng. Rồi hội họp ăn uống, tặng quà. Vì gia đình nghèo, không có tiền mua quà, dân làng loại hai chị em ra bỏ ra ngoài xã hội. Dù vậy, hai chị em vẫn thích lễ Giáng Sinh. Mong có cái gì cho Chúa Hài Nhi. Vào đêm vọng Giáng Sinh, hai chị em đến nhà thờ dự lễ.Trên đường đi, họ nhặt những cánh lá dại, làm qùa cho Chúa trong hang đá. Vào nhà thờ, hai chị em bị trẻ em chọc nghẹo, chế diễu. Tuy vậy, họ vẫn đặt chùm lá xanh bên cạnh Chúa Hài Đồng.
Lạ lùng thay, những chiếc lá xanh, trên đọt cây, vọt lên những bông hoa xinh đẹp. Chẳng mấy chốc, chung quanh hang đá tràn ngập, đầy hoa đẹp tươi. Thất vọng của hai chị em thành niềm vui, hy vọng chan hòa. (Bđd.tr. 9)
Hoa Poinsettia (tiếng Mỹ là Poinsett) do đại sứ Mỹ đầu tiên ở Mễ Tây Cơ tên Joel Roberts Poinsett (1779-1851) đem về Mỹ, nên mang tên ông.
4. Con chim trên cành
Trong sách Let Go Of Fear, tác giả Carlos Valles kể: một hôm đi bộ trên cánh rừng, bỗng ông thấy con chim trên cành, thân cứng đờ, muốn bay mà bay không được, mỏ run lập cập không hót được.
Ông đến gần quan sát thì dưới gốc cây có con rắn hổ mang đang cất cao cổ phun khì khì, toan phóng lên. Con rắn biết sức mạnh của nó. Còn con chim có bầu trời bao la với đôi cánh lại không bay thoát, vì sợ hãi bởi con rắn.
Thấy cảnh đáng thương, Carlos nghĩ cách, liền ho lên mấy tiếng. Con rắn rụt cổ, có vẻ thòm thèm , bỏ đi. Con chim sực hoàn hồn, nhận ra : trong cơn sợ hãi đã đánh mất. Đó là niềm tin chính mình. Nhận ra con rắn thì xa. Mình chỉ vỗ cánh, thì nó làm gì được. (Tin Vui Thời Đại. 2000. Lm. Trần Cao Tường. Bđd. tr.9)
Giáo Hội kêu gọi :HỡI Israel, hãy hoan hỉ, hỡi Sion, đừng sợ...Chúa là Thiên Chúa ngươi. Là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi. Chính Người cứu thoát ngươi. (Tiên tri Sophonia, 3, 14-18a)
5. Cây gậy đánh Golf
Anh Arnold Palmer, tay chơi Golf tuyệt hảo. Đã bay qua Saudi Arabia biểu diễn tài nghệ. Tài nghệ ông làm vua Saudi thán phụ. Khi Arnold từ giã Saudi Arabia, vua mốn tặng anh món quà đặc biệt. Tuy nhiên, anh cho biết anh thích cuộc viếng thăm nay, nhưng món quà không cần thiết. và anh đề nghị cây gậy đánh Golf. Hôm sau viên sứ giả đến khách sạn Palmer loan báo, vua tặng anh một sân Golf rộng 300 mẫu.(Bđd. tr. 10)
Quà Noel, cho rằng có từ thánh Nicolas, hay Ba Vua. Nhưng gốc gác có khi Thiên Chúa tặng cho Đức Mẹ qua Thiên Sứ Gabriel (Lc 1,26). Nhập Thể của Con Thiên Chúa
(Lc 1, 35-37).
6. Con nhện và con bọ
Chuyện cổ kể: có chú nhện to béo, công phu nhả tơ, làm tổ sống yên hàn trong vườn bắp. Chú đã đớp no bao nhiêu con bọ sa cơ vướng lưới. Tổ nhện là ngôi nhà yêu qúi, chú nghĩ suốt đờI hạnh phúc ở đây. Một ngày kia, chú tóm cổ được con bọ loay hoay vướng kẹt trong ổ nhện. Chú định đớp, thì con bọ khẩn khoản phân trần xin thả, và loan báo cho nhện mùa gặt bắp sắp ới, chủ vườn sẽ thu hoạch và dọn vườn sạch cho vụ mới. Trái bắp thu lại. Còn các cây bắp sẽ bị chặt hết, xếp đống. Ngài sẽ bị máy chém nghiền nát. Nói gì thì nói, đến hết đường năn nỉ. Nhện không tin và cho rằng phịa chuyện. Cứ mực muốn nuốt sống ăn tươi con bọ nhỏ.
Con bọ hết lời và cho rằng vườn bắp là của chủ. Con nhện dùng sức mạnh, áp đảo ‘‘đớp gọn’’ con bọn, chưa đủ bữa ăn sáng của tên vật hung bạo. Thế là con bọ chết queo râu.
Vài ngày sau, con nhện nghĩ đến con bọ hôm nọ mà buồn cười. Tự nghĩ, mùa gặt, nào có chuyện ngu suẩn như vậy? Ta ở đây cả đời từ khi bắp nhu nhú mầm, thấp lè tè, lớn lên có bông, kết trái.. Ta ở đây suốt đời. Không có gì quấy rối ta. Sẽ không gì thay đổi trong vườn này. Đời ta thế này là sướng. Sợ gì nữa.
Ngày hôm sau, nắng ấm, trời xanh. Giữa ban ngày, lúc nhện sắp ngủ trưa. Bỗng có luồng gió mạnh tới. Chú nhện nghe tiếng gầm thét của máy gặt ào ào, cây bắp gẫy đổ. Chú hoảng hốt lên với chính mình : Chuyện gì xảy đến thế này nhỉ ! (Bđd. tr. 3)
Chúa khuyên : Chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi những điều sắp đến và đứng vững trước mặt Con NgườI (Lc 21, 36)
7. Hành trình đức tin
Tại bộ lạc Lulu bên Phi châu có anh Jacka, hàng năm đến hay đến hang đá mùa Giáng Sinh. Câu chuyện ám ảnh anh mãi : các vua đến biếu quà Chúa Hài Đồng. Anh muốn đến gặp và tặng Hài Nhi Giêsu những gì anh có.
Một hôm anh đến trước hang. Anh chỉ có chiếc mền che thân và gậy chống đi tuyết. Anh đưa gậy tặng Chúa Hài Đồng. Nhưng hai bàn tay bé bỏng của Hài Nhi làm hiệu khước từ. Anh nghe như có tiếng nói vọng ra :
Tất cả quyền lực trên trời dưới đất là của Ta. Ta đến không phải chống, nhưng yêu thương và cứu rỗi loài người. Con thật tốt, hãy giữ lại gậy của con.
Jacka tiu khuỷu, bây giờ còn duy nhất chiếc mền cuốn người. Anh tháo ra, mang đến cho Hài Nhi. Hy vọng là lễ vật đơn thành. Lần này, Hài Nhi lại lại lắc đầu. Rồi anh lại nghe có tiếng nói :
Con chim có tổ, nhưng Ta không có nơi gối đầu.
Cuối cùng anh thưa: Con không còn gì ngoài quyết tâm, con xin làm binh lính của Chúa. Hài Nhi mỉm cười. Anh nghe có tiếng nói:
Nước Ta không thuộc thế gian này...
Nghe đến đây, anh bừng tỉnh... Anh đi và gặp vị truyền giáo. Ít lâu sau anh được rửa tội, mang tên Noel, gọi tắt của Emanuel. Thiên Chúa ở giữa con người...
(Radio Veritas. 252. HN 12. 2013. tr. 47)
Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris xin cống hiến độc giả mấy chuyện huyền thoại, cùng suy nghĩ trong Mùa Giáng Sinh. Và kính chúc mùa Giáng Sinh vui tươi.
1. Ổ nhện trước cửa hang
Ba nhà Đạo sỹ từ phương Đông xa xôi đến kính bái Hài Nhi Giêsu, có ghé vua Herode, hỏi thăm dò đường. Hêrode lo sợ mất ngôi do hoàng tử mới. Nên ra lệnh giết hết trẻ em. Thánh Giuse được báo mộng, bồng bế gia đình trốn khỏi Belem. Hành trình bao mệt mỏi , nguy hiểm. Dọc đường, càng khuya, những con đom đóm, cánh dơi chập chờn trong sa mạc đều liên hệ đến Thánh Gia. Đàng sau, quân lính lùng bắt ráo riết, Thánh Gia đành tránh vào sau một hang nhỏ, bên đồi. Chuyện huyền thoại kể:
Ngoài cửa hang một chú nhện con đang kéo sợi làm tổ. Chú vô cùng phấn khởi vì được đón tiếp gia đình Hài Nhi lánh nạn đến trú ẩn nhà mình. Chú muốn tặng quà cho Hài Nhi. Chẳng có gì, lấy gì ra? Chú quyết định làm một màng nhện thật lớn, nhất trong đời, che kín cửa hang. Chú nghĩ che kín hang tránh cơn gió lạnh tứ phía lùa vào, may ra ấm áp đôi chút, người bên trong.
Thế là chú làm việc không ngừng, đêm ngày nhả tơ, dệt tổ. Bình minh ló dạng, làm quá, mệt sức, chú ngã gục. Nhưng công việc hoàn tất. Cửa hang che kín bằng màng nhện.
Ngay sau đó, có tiếng ồn ào, dồn dập của những bước chân ngựa vang trên mặt đất. Tiếng ngựa hí inh trời. Tiếng la hét của quân lính. Lúc đầu còn xa, rồi lớn dần. Tiếng lính la lên : à, chắc đây rồi. Có hang, có lẽ họ trốn trong này.
Lúc này, mọi sinh vật trong sa mạc nín thở. Viên chỉ huy bọn lính khát máu chạy đến trước cửa hang. Chú nhện con ngồi thù lù ngay giữa ổ nhện, nín thinh, không nhúc nhích. Bỗng, cơn gió lạnh thổI mạnh, màng nhện bay phất phơ. NgườI chỉ huy nhìn màng nhện, suy nghĩ, rồi quát: Đồ khùng, nào có ai trong hang này. Nhìn màng nhện thì biết. Nó đã hoang vắng nhiều năm. Ai mà ở đây nổi. Đừng phí giờ lục soát vô ích. Đi đi thôi
Khi những ngườI lính lên ngựa đi rồi. Chú nhện thở phào nhẹ nhõm. Tổ nhện đã cứu gia đình Hài Nhi thoát cơn nguy biến. Ngay lúc đó, Hài Nhi mỉm cườI nhìn chú nhện. Nụ cườI sáng ngờI, long lanh, chiếu qua màng nhện óng ánh như giây kim tuyến.(Ns Hiệp Nhất. Số 276. 12.2015. tr. 14)
Câu chuyện giải thích, tại sao ngày nay người ta trang hoàng hang đá bằng giây kim tuyến óng ánh. Nhắc nhở chú nhện cứu Thánh Gia trong đường tơ kẽ tóc.
2. Căn nhà lát vàng
Ngày xưa, có cậu bé siêng năng, chăm chỉ việc nhà. Nhà nông, nên suốt ngày cậu ở ngoài đồng bắp, thu dọn chuồng bò. Mỗi ngày, khi hoàng hôn xế bóng, cậu thường tản bộ lên đỉnh đồi, ngắm nhìn cảnh vật chung quanh. Trên đỉnh đồi này lại có ngôi biệt thự nhỏ, rất xinh đẹp, với những cánh cửa sổ tỏa ánh sáng chiếu ngời, lấp lánh như vàng bạc kim cương.
Ngày nọ, thấy con mình làm việc vất vả, cha nói với cậu: con nên nghỉ đôi chút, lấy một ngày để học hỏi. Thế là cậu lên đường đi bộ sang ngọn đòi bên kia, quan sát ngôi nhà lát vàng, mơ ước. Thất vọng, cậu chỉ thấy căn nhà làm bằng kiếng trong suốt, giống như nhà cậu, chẳng thấy căn nhà vàng đâu cả.
Đang suy nghĩ mung lung, thì trong nhà, một bà tử tế bước ra hỏi xem cậu muốn gì. Cậu thưa: cháu đang sống bên đồi kia, nhìn cánh cửa nhà bà lát bằng vàng óng ánh, nên cháu sang xem đẹp thế nào. Nhưng bây giờ cháu thấy toàn kiếng. Nghe vậy bà già cắt nghĩa: cháu vào đây bà chỉ cho ngôi nhà cửa sổ bằng vàng, vì bây giờ hoàng hôn cũng xuống rồi. Rồi bà chỉ sang bên kia, nơi cậu bé bỏ ra đi. ở đó trên đồi cao, có căn nhà với cánh cửa óng ánh bằng vàng. Đó chính là căn nhà gia đình cậu.
Về nhà, cậu thưa với ba: Con đã học biết, căn nhà chúng ta đang sinh sống có những cửa sổ lát bằng vàng. (Bđd. tr.15)
Ý nghĩa trong chuyện: Gia đình là Giáo Hội tại gia. Con cái đón nhận giá trị đạo đức từ nhỏ trong gia đình. Cha mẹ phải dạy con cái và con cái lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa (GLCG. số 2685). Thánh Phaolo đề nghị nhân đức làm căn bản cho gia đình có nhà xinh xắnlấp lánh vàng bạc kim cương : từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, chịu đựng và tha thứ (x. Col 3, 12-21)
3. Hoa Đêm Thánh.
Ở Mễ Tây Cơ có huyền thoại về ‘’Hoa Đêm Thánh’’ còn gọi là ’Hoa Trạng Nguyên’, có 5 cánh, đỏ tươi. Người ta kể : hai chị em nọ, chị là Maria và em là Pablo. Tuy nhà nghèo, hai chị em vẫn mong Giáng Sinh đến. Theo tục lệ, năm nào dân làng cũng làm hang đá lớn, đẹp trong nhà thờ làng. Rồi hội họp ăn uống, tặng quà. Vì gia đình nghèo, không có tiền mua quà, dân làng loại hai chị em ra bỏ ra ngoài xã hội. Dù vậy, hai chị em vẫn thích lễ Giáng Sinh. Mong có cái gì cho Chúa Hài Nhi. Vào đêm vọng Giáng Sinh, hai chị em đến nhà thờ dự lễ.Trên đường đi, họ nhặt những cánh lá dại, làm qùa cho Chúa trong hang đá. Vào nhà thờ, hai chị em bị trẻ em chọc nghẹo, chế diễu. Tuy vậy, họ vẫn đặt chùm lá xanh bên cạnh Chúa Hài Đồng.
Lạ lùng thay, những chiếc lá xanh, trên đọt cây, vọt lên những bông hoa xinh đẹp. Chẳng mấy chốc, chung quanh hang đá tràn ngập, đầy hoa đẹp tươi. Thất vọng của hai chị em thành niềm vui, hy vọng chan hòa. (Bđd.tr. 9)
Hoa Poinsettia (tiếng Mỹ là Poinsett) do đại sứ Mỹ đầu tiên ở Mễ Tây Cơ tên Joel Roberts Poinsett (1779-1851) đem về Mỹ, nên mang tên ông.
4. Con chim trên cành
Trong sách Let Go Of Fear, tác giả Carlos Valles kể: một hôm đi bộ trên cánh rừng, bỗng ông thấy con chim trên cành, thân cứng đờ, muốn bay mà bay không được, mỏ run lập cập không hót được.
Ông đến gần quan sát thì dưới gốc cây có con rắn hổ mang đang cất cao cổ phun khì khì, toan phóng lên. Con rắn biết sức mạnh của nó. Còn con chim có bầu trời bao la với đôi cánh lại không bay thoát, vì sợ hãi bởi con rắn.
Thấy cảnh đáng thương, Carlos nghĩ cách, liền ho lên mấy tiếng. Con rắn rụt cổ, có vẻ thòm thèm , bỏ đi. Con chim sực hoàn hồn, nhận ra : trong cơn sợ hãi đã đánh mất. Đó là niềm tin chính mình. Nhận ra con rắn thì xa. Mình chỉ vỗ cánh, thì nó làm gì được. (Tin Vui Thời Đại. 2000. Lm. Trần Cao Tường. Bđd. tr.9)
Giáo Hội kêu gọi :HỡI Israel, hãy hoan hỉ, hỡi Sion, đừng sợ...Chúa là Thiên Chúa ngươi. Là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi. Chính Người cứu thoát ngươi. (Tiên tri Sophonia, 3, 14-18a)
5. Cây gậy đánh Golf
Anh Arnold Palmer, tay chơi Golf tuyệt hảo. Đã bay qua Saudi Arabia biểu diễn tài nghệ. Tài nghệ ông làm vua Saudi thán phụ. Khi Arnold từ giã Saudi Arabia, vua mốn tặng anh món quà đặc biệt. Tuy nhiên, anh cho biết anh thích cuộc viếng thăm nay, nhưng món quà không cần thiết. và anh đề nghị cây gậy đánh Golf. Hôm sau viên sứ giả đến khách sạn Palmer loan báo, vua tặng anh một sân Golf rộng 300 mẫu.(Bđd. tr. 10)
Quà Noel, cho rằng có từ thánh Nicolas, hay Ba Vua. Nhưng gốc gác có khi Thiên Chúa tặng cho Đức Mẹ qua Thiên Sứ Gabriel (Lc 1,26). Nhập Thể của Con Thiên Chúa
(Lc 1, 35-37).
6. Con nhện và con bọ
Chuyện cổ kể: có chú nhện to béo, công phu nhả tơ, làm tổ sống yên hàn trong vườn bắp. Chú đã đớp no bao nhiêu con bọ sa cơ vướng lưới. Tổ nhện là ngôi nhà yêu qúi, chú nghĩ suốt đờI hạnh phúc ở đây. Một ngày kia, chú tóm cổ được con bọ loay hoay vướng kẹt trong ổ nhện. Chú định đớp, thì con bọ khẩn khoản phân trần xin thả, và loan báo cho nhện mùa gặt bắp sắp ới, chủ vườn sẽ thu hoạch và dọn vườn sạch cho vụ mới. Trái bắp thu lại. Còn các cây bắp sẽ bị chặt hết, xếp đống. Ngài sẽ bị máy chém nghiền nát. Nói gì thì nói, đến hết đường năn nỉ. Nhện không tin và cho rằng phịa chuyện. Cứ mực muốn nuốt sống ăn tươi con bọ nhỏ.
Con bọ hết lời và cho rằng vườn bắp là của chủ. Con nhện dùng sức mạnh, áp đảo ‘‘đớp gọn’’ con bọn, chưa đủ bữa ăn sáng của tên vật hung bạo. Thế là con bọ chết queo râu.
Vài ngày sau, con nhện nghĩ đến con bọ hôm nọ mà buồn cười. Tự nghĩ, mùa gặt, nào có chuyện ngu suẩn như vậy? Ta ở đây cả đời từ khi bắp nhu nhú mầm, thấp lè tè, lớn lên có bông, kết trái.. Ta ở đây suốt đời. Không có gì quấy rối ta. Sẽ không gì thay đổi trong vườn này. Đời ta thế này là sướng. Sợ gì nữa.
Ngày hôm sau, nắng ấm, trời xanh. Giữa ban ngày, lúc nhện sắp ngủ trưa. Bỗng có luồng gió mạnh tới. Chú nhện nghe tiếng gầm thét của máy gặt ào ào, cây bắp gẫy đổ. Chú hoảng hốt lên với chính mình : Chuyện gì xảy đến thế này nhỉ ! (Bđd. tr. 3)
Chúa khuyên : Chúng con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi những điều sắp đến và đứng vững trước mặt Con NgườI (Lc 21, 36)
7. Hành trình đức tin
Tại bộ lạc Lulu bên Phi châu có anh Jacka, hàng năm đến hay đến hang đá mùa Giáng Sinh. Câu chuyện ám ảnh anh mãi : các vua đến biếu quà Chúa Hài Đồng. Anh muốn đến gặp và tặng Hài Nhi Giêsu những gì anh có.
Một hôm anh đến trước hang. Anh chỉ có chiếc mền che thân và gậy chống đi tuyết. Anh đưa gậy tặng Chúa Hài Đồng. Nhưng hai bàn tay bé bỏng của Hài Nhi làm hiệu khước từ. Anh nghe như có tiếng nói vọng ra :
Tất cả quyền lực trên trời dưới đất là của Ta. Ta đến không phải chống, nhưng yêu thương và cứu rỗi loài người. Con thật tốt, hãy giữ lại gậy của con.
Jacka tiu khuỷu, bây giờ còn duy nhất chiếc mền cuốn người. Anh tháo ra, mang đến cho Hài Nhi. Hy vọng là lễ vật đơn thành. Lần này, Hài Nhi lại lại lắc đầu. Rồi anh lại nghe có tiếng nói :
Con chim có tổ, nhưng Ta không có nơi gối đầu.
Cuối cùng anh thưa: Con không còn gì ngoài quyết tâm, con xin làm binh lính của Chúa. Hài Nhi mỉm cười. Anh nghe có tiếng nói:
Nước Ta không thuộc thế gian này...
Nghe đến đây, anh bừng tỉnh... Anh đi và gặp vị truyền giáo. Ít lâu sau anh được rửa tội, mang tên Noel, gọi tắt của Emanuel. Thiên Chúa ở giữa con người...
(Radio Veritas. 252. HN 12. 2013. tr. 47)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tu Viện Nhà Chúa
Tấn Đạt
19:29 16/12/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Đường đời gió bụi long đong
Tìm về bên Chúa thỏa lòng ước mơ
Vườn nho Chúa rộng vô bờ
Tôi được diễm phúc chọn vô vườn Ngài.
(Trích thơ của Hương Quê)
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 16/12/2016: Bầu khí Giáng Sinh trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:37 16/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hy vọng đón Giáng Sinh tại Mosul của các tín hữu Kitô tị nạn đã nhạt nhòa sau những tổn thất nặng nề của quân chính phủ.
Chiến dịch giải phóng Mosul được bắt đầu vào ngày 16 tháng 10. Quân Kurd và quân Iraq tấn công bọn khủng bố Hồi Giáo IS trên ba mặt trận và trong 2 tuần lễ đầu tiên, 120 làng mạc và thị trấn đã được giải phóng. Bình minh ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11, Lực Lượng Đặc Biệt Iraq tiến vào thành Mosul từ phía Đông trong khi hầu hết các làng mạc và thị trấn bên ngoài Mosul đã hoàn toàn được giải phóng.
Những diễn biến đầy khích lệ này khiến nhiều tín hữu Kitô tị nạn tại Erbil lạc quan hy vọng có thể đón Giáng Sinh năm nay tại Mosul. Tuy nhiên, chiến dịch giải phóng Mosul đang chậm hẳn lại. Một trong những lý do là chiến dịch này được thiết kế để phục vụ cho cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ, cụ thể là để giúp cho bà Hilary Clinton thắng cử. Khi không còn giá trị lợi dụng, người ta ít mặn mà hơn.
Bên cạnh đó, cố nhiên còn có những lý do khác về phương diện thuần tuý quân sự. Ít nhất 2000 quân Iraq được báo cáo là đã thiệt mạng trong những cuộc đụng độ bên trong thành phố Mosul. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã có ít nhất là 2 năm để đào những địa đạo bên trong thành phố để đánh nhanh rút gọn, gây kinh hoàng cho đối phương. Bên cạnh đó quân Iraq còn phải đối diện với những xe bom tự sát, và tình trạng bọn khủng bố Hồi Giáo IS trà trộn trong dân để bắn tỉa và lấy dân làm bia đỡ đạn khiến cho phi pháo yểm trợ quân Iraq từ trên không trở nên vô hiệu.
Khi chúng tôi thực hiện chương trình này 28 quận phía Đông Mosul đã được giải phóng. Tuy nhiên, an ninh trong các khu vực này vẫn còn rất bấp bênh nhất là vào ban đêm khi quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ các địa đạo.
Chiến dịch giải phóng Mosul sẽ cam go hơn khi quân Iraq vượt qua sông Tigris để tái chiếm phần phía Tây thành phố nơi đông đảo người Hồi Giáo Sunni sống chen chúc trong các đường phố và các con hẻm chật hẹp.
2. Chợ Giáng sinh tại Âu Châu
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chúng tôi sẽ không trung thực nếu chỉ mô tả bầu khí Giáng Sinh trên thế giới một cách ảm đạm như những gì đang diễn ra tại Mosul. Thật vậy, tại nhiều nước khác trên thế giới, bầu khí Giáng Sinh đang diễn ra rất tưng bừng.
Trúc Ly xin đặc biệt nhắc đến các hình thức chợ Giáng Sinh.
Chợ Giáng sinh, tiếng Đức là Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp là Marché de Noël, là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden (tổ chức lần đầu năm 1434) hay chợ Giáng sinh Bautzen (tổ chức lần đầu năm 1384).
Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg (nơi có chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp), Colmar và Reims, trong đó chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570.
Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa châu Âu như ở Anh (tại Leeds, Birmingham) hay Hoa Kỳ (do những người Mỹ gốc Đức tổ chức).