Ngày 14-12-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 14/12/2023

15. Ai không muốn vâng lời chủ nhân thì không phải đầy tớ của chủ nhân.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:55 14/12/2023
26. HỌC TRÒ PHONG LƯU

Giải Tấn đi thăm phò mã, gặp lúc phò mã không có nhà.

Công chúa nghe đại danh Giải học sĩ đã lâu, bèn muốn tận mắt nhìn dáng vẻ, bèn đứng sau rèm cửa kêu người lưu Giải Tấn ở lại uống trà.

Giải Tấn tìm bút viết đề thơ:

“Áo bông công tử chưa trả về nhà,

phấn hồng giai nhân gọi thưởng trà.

Trong sân thầm lặng người không thấy,

cách rèm lại ngửi một bông hoa”.


Công chúa nổi giận tấu báo phụ thân là Minh Thành Tổ Chu Đệ, phụ thân cười nói:

- “Đấy là học trò phong lưu, trách anh ta làm quái gì chứ?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 26:

Tuổi học trò là tuổi dễ thương, hồn nhiên và nghịch ngợm, tuổi học trò cũng là tuổi thần tiên, nhưng cũng sẽ là tuổi của tiểu ma tiểu quỷ nếu chúng ta không đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu.

Thời nay có nhiều học trò không biết viết văn nhưng thích coi những phim ảnh bạo lực và đồi truỵ, đó không phải là học trò hồn nhiên nhưng là mầm móng của tội ác ngày mai; đó không phải là sự ham hiểu biết về cuộc sống qua màn ảnh, nhưng là phản ảnh của một nền giáo dục quá chú trong đến thành tích mà không có thành tích “tích đức” trong nhà trường, và đó cũng là những lỗ hổng để cho sâu đục thân cây con là ma quỷ chen vào trong tâm hồn của học trò...

Học trò phong lưu và công tử phong lưu thì không giống nhau, bởi vì phong lưu của học trò thì ăn nói phun châu nhả ngọc, xuất khẩu thành thơ, mặt mày đoan chính, còn công tử phong lưu thì tiêu tiền như đốt giấy, ăn chơi trác táng, hại cửa hại nhà và mặt mày thì đĩ thoã.v.v...

Người học trò Ki-tô hữu thì luôn nỗ lực học hành vì đó là bổn phận phải làm của người làm con Thiên Chúa, hơn nữa, các học trò Ki-tô hữu đều biết noi gương Đức Chúa Giê-su, chăm chú nghe giảng Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống thời học trò của mình, cũng như trong bất cứ môi trường sinh hoạt nào...

Hạnh phúc thay cho xã hội có những người học trò như thế.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 15/12: Đức khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
02:35 14/12/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông rằng: “Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói :

‘Tụi tôi thổi sáo cho các anh,

mà các anh không nhảy múa;

tụi tôi hát bài đưa đám,

mà các anh không đấm ngực khóc than.’

Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám.’ Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.’ Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động.”

Đó là lời Chúa
 
Chứng Nhân
Lm Vũđình Tường
04:51 14/12/2023
Tuần này, Phúc âm thánh Marco đặt trọng tâm vào thánh Gioan Tẩy Giả, được biết đến như là Đấng Mở Đường, đi trước Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Ngài là Ánh Sáng chiếu soi thế gian. Thế gian bị tội lỗi làm ra tối tăm, u mê. Đức Kitô là Ánh Sáng thật mở đường, soi lối, ban ơn cứu độ cho những ai thành tâm muốn đi theo con đường ngay thẳng, công chính.

Thánh Gioan tự nhận ông không phải là ánh sáng như nhiều người lầm tưởng. Ông là người được sai đi, đi trước mở đường, dọn tâm hồn con người để khi Ánh Sáng thật xuất hiện họ sẵn sàng đón nhận Ngài vào trong tâm hồn. Những ai từ chối lời Gioan rao giảng, họ tự nguyện sống trong tăm tối trần gian.

Lời Gioan kêu gọi vắn gọn, trong sáng, rõ ràng, mạch lạc. Thiên hạ khắp nơi đồn thổi kéo đến nghe ông rao giảng. Điều này cho biết Ánh Sáng đến mang ơn cứu độ cho muôn dân, không ai bị loại ra ngoài, ngoại trừ cá nhân đó tự chọn sống bên lề Ánh Sáng. Chính vì thiên hạ đổ xô đến nghe Gioan mà lãnh đạo Đền Thờ lo lắng, ghen ghét. Lo lắng vì uy tín của Gioan tăng vọt, trong khi uy tín của họ sụt giảm. Vì thế họ sai Thượng Tế và các thầy Levites đến chất vấn Gioan. Họ hỏi ông là ai? Gioan nói thẳng, xác quyết, 'Tôi không phải là Đấng Thiên Sai'. Họ hỏi thêm, vẫn không nhận được câu trả lời thoả đáng. Họ chất vấn ông về quyền rao giảng và ban phép rửa.

'Ông không phải là Đấng Thiên Sai, cũng không phải là tiên tri Elijah, cũng không phải là một trong số các tiên tri; thế tại sao ông làm phép rửa?'. c.25.

Gioan đáp, thực ra tôi không phải là tiên tri Elijah; tôi là tiếng kêu trong sa mạc, không phải cho tôi, mà kêu cho Đấng đến sau tôi, điều mà tiên tri Malachi 3,1 tiên báo. Tôi là sứ giả được sai đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai, điều mà tiên tri Isaiah 40,3 tiên báo. Sự thật Gioan loan báo quá cay đắng cho những người chất vấn Gioan và lãnh đạo của họ. Vì sao? Vì họ lúc nào cũng tự hào mình là thầy thiên hạ, học sâu, biết rộng về Thánh Kinh. Gioan cho biết, họ mù mờ về Gioan. Điều Gioan rao giảng và sứ mạng của ông còn gây cho họ hoang mang hơn. Gioan mở mắt cho họ biết. Ông ban phép rửa bằng nước, còn một Đấng nữa, Đấng này có quyền ban phép rửa bằng Thánh thần. Ngài ở giữa các ông mà các ông không biết. Ngài cao trọng, quyền phép, đến độ Gioan không xứng đáng cởi quai dép Ngài (c. 26). Như thế có hai đấng họ không biết: Một là Gioan và hai là Đấng uy quyền cao trọng. Gioan giúp họ nhận biết Đấng Thiên Sai nhưng do cao ngạo họ không nhận biết Ngài. Họ tin là họ không cần Gioan giúp; họ dựa vào kiến thức học hỏi, đào sâu về Kinh Thánh giúp họ nhận biết Đấng Thiên Sai khi Ngài xuất hiện.

Kiến thức con người hữu dụng cho việc học hỏi, đào sâu về đức tin Kitô giáo. Kiến thức không ban đức tin, bởi có người học biết nhiều về Kinh Thánh, nói rất hay về Kinh thánh nhưng bản thân họ không tin. Để có niềm tin cần đến Thánh Thần Chúa mặc khải. Đây là điều Gioan rao giảng. Đấng đến sau tôi rửa bằng Thánh Thần.c. 26. Điều kiện để nhận ơn Thánh Thần mặc khải là phải có lòng khiêm nhường. Chính nhờ mặc khải dẫn đến niềm tin và kiến thức giúp đào sâu niềm tin. Theo thánh Gioan, khiêm nhường thể hiện qua hành động thực tiễn, đón nhận phép rửa ông trao ban. Thánh Thần Chúa đánh động con tim khiêm nhường. Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp người đó nhận ra Ánh Sáng Thật là Đức Kitô. Ngài là Thầy nguồn công lí chân chính.

Đấng đến sau tôi, tôi không đáng cởi quai dép Ngài.

Gioan cho biết sự khác biệt sâu thẳm, vô hạn giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo. Con người là loài thụ tạo không thể tự khả năng mình hiểu biết Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên họ, mà cần đến ơn mặc khải. Đức Kitô đến trần gian mặc khải cho nhân loại biết tình yêu cực cao, cực trọng Thiên Chúa. Để hiểu biết ít nhiều về tình yêu này cần khiêm nhường đón nhận lời Đức Kitô mặc khải. Đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn, người đó được nếm thử tình yêu thật, hạnh phúc thật, vị ngọt ngào, êm đềm của một tâm hồn thanh thản, con tim an bình. Món quà thiên quốc này Đức Kitô trao ban cho tâm hồn khiêm nhường đón nhận chân lí Ngài trao ban.

TiengChuong.org

Testimony

In today's reading, the Gospel of Mark focuses on John The Baptist, known as the Precursor for Jesus the Son of God, who is the true Light for the world. The world is darkened by human sin; Jesus comes to the world as the Light for the world to follow. He himself is the true Light. John came as a witness to testify for the Light, and those who love the Light come to John; those who prefer darkness refuse to heed John's message; they remain in the darkness of sin.

John's message is clear and loud. The crowds from all over the place flocked in to see him, and that made the Temple authority live in fear and jealousy. From Jerusalem, they sent Priests and Levites to question John. They asked him,

'Who are you'?

John came straight to the point,

'I am not the Christ'.

They put further questions to him, before putting even more pressure on him,

'Then why are you baptizing, if you are not the Messiah, or Elijah, or the prophets? Jn 1: 25.

John confirmed that he is not Elijah. He is the voice, not to himself, but to the Lord, said prophet Malachi 3:1. He is a messenger who prepares the way for the Lord, said prophet Isaiah 40:3. It is hard for the questioners and the Temple authority to swallow this bitter truth, because they prided themselves on their expertise of the scriptures, and yet they didn't know John, a new prophet, who lived amongst them. His message and his mission confused them even more when he said,

'I baptise you with water, but among you stand one whom you do not know' Jn 1: 26.

They now have two unknown persons. The first one was John, and the second was much more important than John. John opened their eyes to see, but pride and jealousy concealed their eyes to recognize the One who is not far away, but 'stands among you', and they do not know. They failed to recognize Jesus simply because they thought they could bypass John. They believed they didn't need John but simply relied on their knowledge, and that would be enough for them to know the Messiah when he came.

Human knowledge is useful to query faith, but knowledge alone can't lead to faith. It needs revelation, and the two leads to have faith in Jesus. The revelation is the work of the Spirit and that is what Jesus gives to anyone with a humble heart. Humility is shown through repentance and manifests itself through the water of baptism John gave. John is very strong about this when he says,

'Jesus(He) will baptise you with the Holy Spirit'. Jn 1:33

The Spirit is given to a humble heart. The Spirit will lead, guide, and direct that person to a deeper faith in Jesus. The Spirit has been working quietly in a person's heart before that person came to John's baptism.

John is not the Light but the herald, and witness for the Light. John declared openly that the Light is much more power than him, and he is unworthy to undo his sandals. John, a creature, and the Light the Creator; according to John, there is an immense gap between a creature and the Creator. We come to know something about the Light, simply because the Light comes to live among us and reveals himself to us.
Welcoming Jesus into our lives can make us truly happy because He is the endless source of joy and peace. This special heavenly gift is given to a humble heart.
 
Đờ đẫn thiêng liêng
Lm. Minh Anh
13:54 14/12/2023

ĐỜ ĐẪN THIÊNG LIÊNG
“Chúng tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa!”.

Một nhà thơ cổ viết, “Thiên thần Niềm Tin đi vào căn phòng lòng tôi; vừa đi, vừa hát, vừa thổi sáo. Những vị khách lần lượt ra đi. Sợ Hãi và Lo Lắng, Đau Buồn và Ảm Đạm lao vào màn đêm! Tôi tự hỏi, làm sao có thể có được hoà bình như vậy? Thiên thần thì thầm, ‘Bạn không thấy sao? Các nhân vật đó thực sự không thể cùng tôi chung sống!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ rất thú vị khi Lời Chúa hôm nay cho biết, không chỉ thiên thần của niềm tin, nhưng chính Chúa Giêsu vẫn đi vào lòng chúng ta; Ngài vừa đi, vừa hát, vừa thổi sáo. Tiếc thay, nhiều lúc không hơn gì lũ trẻ ngoài chợ, chúng ta cứ ‘đờ đẫn thiêng liêng!’.

Bài đọc Isaia biểu lộ ‘nhã nhạc’, những giai điệu yêu thương, Thiên Chúa hát cho dân Ngài, “Giả như ngươi lưu ý đến mệnh lệnh của Ta, thì bình an của ngươi sẽ chan chứa như dòng sông, công chính của ngươi dạt dào như sóng biển”. Nhưng Israel bỏ ngoài tai! Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu gặp điều tương tự, Ngài cất giọng mà xem ra không ai hưởng ứng! Họ từ chối Ngài; gán cho Ngài là ‘bợm nhậu’, gán cho Gioan là ‘quỷ ám’.

Với chúng ta, nếu không muốn nghe những gì Thiên Chúa nói, chúng ta cũng thường hợp lý hoá cách này cách khác để khéo từ chối thông điệp của Ngài; và ngày này qua ngày khác, chúng ta đi đến chỗ ‘đờ đẫn thiêng liêng!’. Bạn và tôi cần phân biệt bản chất sứ điệp và cách thức sứ điệp loan truyền! Phaolô viết, “Chúng tôi mang kho tàng ấy trong những bình sành”. Chiếc bình thực sự không quan trọng cho bằng những gì nó ẩn chứa. Cũng thế, điều quan trọng không phải là các tác nhân hoặc phát ngôn nhân, nhưng điều quan trọng là nhận ra rằng, Thiên Chúa có thể đang ‘thổi sáo và hát’ cho tôi qua họ. Một số các thánh có những điểm yếu nghiêm trọng; nhưng trên thực tế, nhiều vị đã làm thánh ‘vì’ và ‘nhờ’ những yếu đuối đó!

Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật sâu sắc, “Lạy Chúa, ai theo Ngài, sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống!”. Chúng ta sẽ nhận được ánh sáng nếu thực sự biết lắng nghe và nhận ra mình đang ở trong bóng tối. Rất ‘ít người’ trong chúng ta lắng nghe một sứ điệp mà không ‘sàng lọc’ nó qua lịch sử hoặc phong cách của người chuyển tải. Khi tôi chia sẻ Lời Chúa cho 20 người, có thể sẽ có đến 20 thông điệp khác nhau. Điều đó không có gì sai, với điều kiện, mỗi người thực sự nghe cho được những gì Chúa đang soi rọi và không để mình rơi vào ‘đờ đẫn thiêng liêng!’.

Anh Chị em,

“Các anh không nhảy múa?”; “Không đấm ngực khóc than!”. Có thể bạn và tôi không nhảy múa, không khóc than vì chúng ta để cho “sợ hãi và lo lắng, đau buồn và ảm đạm” chiếm cứ. Đó không phải là những gì Thiên Chúa muốn! Bên cạnh đó, là thái độ ‘không nóng không lạnh’ của mỗi người. Tất cả những điều này có thể dẫn chúng ta đi đến chỗ ‘đờ đẫn’. Chúa Giêsu vẫn ‘đang thổi sáo và đang hát’ mỗi ngày trên các bàn thờ, trong Lời, các Bí tích, các biến cố và qua những anh chị em chung quanh; Ngài đang làm điều đó cách nhẫn nhịn. Mùa Vọng, mùa bạn và tôi để cho “sợ hãi và lo lắng, đau buồn và ảm đạm lao vào màn đêm” hầu có thể nghe được ‘nhã nhạc’ yêu thương của Chúa!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con tin rằng, Chúa vẫn đang đi vào căn phòng lòng con mỗi ngày, đang ‘hát’, đang ‘thổi sáo’ nhằm biến đổi con. Đừng để con ‘đờ đẫn mãn tính!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 16/12: Dọn Đường cho Chúa đến – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
23:22 14/12/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, các môn đệ hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao các kinh sư nói rằng ông Ê-li-a phải đến trước?” Người đáp: “Đúng thế, ông Ê-li-a đến và sẽ chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi và họ không nhận ra ông, nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.

Đó là lời Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại sứ Palestine bên cạnh Tòa Thánh trả lời phỏng vấn về cuộc chiến ở Gaza
Vũ Văn An
14:22 14/12/2023

Elise Ann Allen, ngày 12 tháng 12 năm 2023, cho đăng bài tạp chí Crux phỏng vấn Issa J. Kassissieh, Đại sứ Palestine tại Tòa thánh và Dòng có chủ quyền của Malta.



Crux: Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã gặp gỡ các gia đình của những người sống ở Gaza hoặc những người đã rời Gaza do chiến tranh. Ông có thể giải thích cuộc gặp gỡ này có ý nghĩa gì đối với những gia đình đó và người dân Palestine không?

Kassissieh: Đức Thánh Cha đau buồn khi thấy tình hình ngày càng xấu đi ở Thánh địa. Ngài muốn bày tỏ tình đoàn kết trước nỗi đau của người Palestine. Chúng tôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến thăm với sự phối hợp của Tòa Thượng phụ Latinh và Ủy ban cấp cao về các vấn đề Giáo hội của Chủ tịch, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, nhằm cho thấy tình hình thảm khốc ở bình diện nhân đạo do chiến tranh gây ra. Ngài muốn gặp gỡ các gia đình trên cơ sở này, trên cơ sở nhân đạo.

Ngài lắng nghe những lời than phiền của các gia đình, một trong số đó, Mohammad Hal-alo, cả gia đình anh đã bị xóa sổ. Ngoài ra, một phụ nữ theo Kitô giáo tên là Suheir Anistas cùng với con gái Zara Tarazi vừa rời Gaza, và họ đang trú ẩn trong nhà thờ, và họ đã sống dưới trận pháo kích trong 40 ngày. Họ mô tả những khoảng thời gian khó khăn mà họ đã trải qua vì các cuộc bắn phá liên tục, và họ nói về vụ đánh bom nhà thờ Chính thống giáo và những thương vong trong các gia đình Kitô hữu. Một trong số họ là nhân viên của Caritas ở Gaza. Viola Amash bị giết cùng với các con, chồng, chị gái và chồng của chị gái cô. Người duy nhất sống sót trong gia đình này là mẹ cô. Hãy tưởng tượng người mẹ hiện đang sống cuộc sống của mình mà không có con gái và (cháu).

Một câu chuyện khác là một người phụ nữ đang nói chuyện điện thoại với mẹ cho đến khi điện thoại bị cắt. Khoảng 20 phút sau, cô mới biết mẹ cô cùng gia đình đã qua đời. Khadija Darabeih, người phụ nữ mang thai đã nhận được sự chúc phúc của Đức Thánh Cha, đã mất cả gia đình vào tuần trước trong một cuộc không kích tàn khốc của Israel vào ngôi nhà của gia đình cô. Mười người trong gia đình cô đã qua đời, bao gồm cha, mẹ, chị gái, anh trai và cháu gái của cô. Fatimah Abu Muaileq, 11 tuổi, là người trẻ nhất trong đoàn được tiếp kiến. Vì vậy, bạn có tất cả những câu chuyện khốn khổ này vì cuộc chiến tranh xâm lược ở Gaza. Tất nhiên, những câu chuyện như vậy sẽ có nhiều (tác động đến) bất cứ con người nào, bởi vì thông thường chúng ta nên sống trong hòa bình và yên tĩnh chứ không phải chiến tranh, đơn giản như vậy.

Kết quả của cuộc gặp gỡ và nghe những câu chuyện của mỗi cá nhân về những câu chuyện đau buồn và tàn khốc của họ vì cuộc chiến ở Gaza, tôi có thể nói rằng Đức Giáo Hoàng rất cảm động. Và sau đó, khi tiếp kiến công chúng, ngài đã nói rằng 'chiến tranh là một thất bại' và 'đây không phải là chiến tranh, đây là khủng bố.' Một cách nhất quán, Đức Thánh Cha yêu cầu ngừng bắn và viện trợ nhân đạo, nhưng tôi có thể nói [ngài nói] điều đó sau khi nghe những giọng nói và câu chuyện của các gia đình, bản thân ngài rất xúc động.

Kể từ đó, chúng ta thấy Tòa Thánh tham gia nhiều hơn để cố gắng đạt được lệnh ngừng bắn. Có lúc, Đức Thánh Cha tỏ ra lạc quan vì lệnh ngừng bắn tạm thời, nhưng như bạn thấy trên TV, quay lại chiến tranh và quay lại với nhiều thương vong về dân thường hơn và nhiều tình huống thảm khốc hơn. Các gia đình có buổi tiếp kiến riêng với Đức Thánh Cha cũng đề cập đến những lời lẽ mạnh mẽ về những gì đang diễn ra ở Gaza, nhưng tôi không thể đích thân trích dẫn ngài trong tư cách một viên chức, bởi vì tôi không có mặt ở đó và đó là buổi tiếp kiến riêng với các gia đình.

Đã có một số cuộc tranh luận về những gì Đức Giáo Hoàng nói, và liệu ngài có dùng từ ‘diệt chủng’ hay không. Ngay cả khi ông không thể trích dẫn lời ngài, thì các gia đình cảm thấy thế nào? Ông nghĩ họ đã nhận được thông điệp gì từ Đức Giáo Hoàng?

Một người trong số họ nói với tôi rằng ngài thực sự đại diện cho quan điểm đạo đức cao nhất, và ngài thực sự đại diện cho Chúa chúng ta trên thực địa. Ngài nói với họ rằng chiến tranh là một thất bại. Nói cách khác, chiến tranh là một tội lỗi. Vì vậy, ngài để họ cảm thấy rằng ngài đã nghe thấy họ, ngài đã lắng nghe trái tim và khối óc của họ, đồng thời ngài quan tâm nhiều đến người Pales-tine, và ngài nhận thức được nỗi đau khổ thường xuyên của họ vì hoàn cảnh bất công mà họ đang gặp phải.

Ông cho biết sự tham gia của Đức Giáo Hoàng và Vatican trong việc thúc đẩy lệnh ngừng bắn đã tăng lên kể từ khi cuộc gặp gỡ với các gia đình diễn ra. Ông thấy mức độ tương tác này tăng lên như thế nào?

Như bạn biết, ngài thường xuyên liên lạc với giáo xứ, kiểm tra các gia đình ở đó và ngài thường xuyên liên lạc với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Hơn nữa, mỗi thứ Tư với buổi tiếp kiến chung và mỗi Chúa nhật với giờ kinh Truyền Tin, ngài đề cập đến tình hình một cách công khai, cầu nguyện và yêu cầu đình chiến, ngừng bắn. Tòa Thánh cũng liên lạc với các tổ chức liên quan đến Giáo hội như Caritas, Phái đoàn Giáo hoàng, Tòa Thượng phụ Latinh, Đại diện Tông tòa, các tu sĩ dòng Phanxicô, v.v., để dang tay giúp đỡ nhiều nhất có thể.

Các gia đình nói với tôi rằng họ cảm thấy Đức Thánh Cha được thông tin đầy đủ về tình hình ở đó, và thực sự gần như hàng ngày ngài gọi điện đến giáo xứ ở Gaza và ngài lo lắng về tình hình thảm khốc ở đó, vì thiếu nước tinh khiết, thực phẩm, điện và thuốc men, và bây giờ là bệnh tật. Ngài đang làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe, và tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo thế giới và chủ yếu là Tổng thống Joe Biden với tư cách là một tổng thống Công Giáo, sẽ thực sự nghe thấy tiếng nói của Đức Thánh Cha và dành sự tôn trọng cho tiếng nói của ngài. Đức Thánh Cha xứng đáng được các nhà lãnh đạo thế giới lắng nghe, không chỉ Biden, mà còn các nhà lãnh đạo châu Âu, bởi vì những gì đang diễn ra trên Lãnh thổ Pales-tine bị chiếm đóng là một đòn thực sự đối với những người luôn ủng hộ các giá trị nhân quyền, và luật nhân đạo quốc tế.

Tôi tin rằng trật tự thế giới hiện đang gặp khủng hoảng thực sự do quan điểm tiêu chuẩn hai mặt. Bạn không thể nói về sự chiếm đóng bất hợp pháp của một bên, trong khi bên kia lại hợp pháp hóa việc chiếm đóng. Nếu những nhà lãnh đạo đó quan tâm đến tương lai của Israel, chắc chắn họ nên công nhận và bảo vệ Israel trong phạm vi biên giới của mình, nhưng không bảo vệ Is-rael bằng các biện pháp áp bức chống lại người khác. Nếu tôi là một người cha và có một cậu con trai hư, tôi sẽ không tiếp tục chiều chuộng nó nữa. Đúng hơn là tôi đưa cháu đi đúng đường để tôi chắc chắn rằng khi cháu lớn lên, cháu sẽ đi đúng hướng. Các nhà lãnh đạo thế giới phương Tây phải đi theo con đường này chứ không phải con đường khác. Thực ra, con đường chiều chuộng cậu bé và khiến cậu vượt lên trên các quy tắc của ngôi nhà và luật pháp sẽ không làm cho cậu trở nên tốt đẹp. Hãy tin tôi đi, chính sách này đang gây tổn hại cho Israel và người Israel hơn bất cứ ai khác.

(Thủ tướng Israel Benjamin) Netanyahu đã có một cơ hội duy nhất để tạo dựng hòa bình thực sự với thế giới Ả Rập nếu ông công nhận và nếu phía Israel tán thành Sáng kiến Hòa bình Ả Rập, vốn được các nước Ả Rập và Hồi giáo tán thành. Các ông đang nói về 57 quốc gia đã sẵn sàng có hòa bình thực sự với nhà nước Israel, với điều kiện nhà nước này sẽ rút lui hoặc xuống thang hướng tới chấm dứt sự chiếm đóng dựa trên tính hợp pháp quốc tế. Điều này đã không xảy ra nên người có lỗi cũng chính là cộng đồng quốc tế. Họ đã chứng kiến tình hình ngày càng xấu đi ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và không ai biểu lộ bất cứ ý chí chính trị thực sự nào để ngăn chặn sự leo thang và thay đổi động lực theo hướng tích cực. Hiệp định Abraham là một công thức nhằm tránh làm bài tập ở nhà thực sự và giải quyết Câu hỏi về người Palestine.

Còn vụ tấn công ngày 7 tháng 10 thì sao? Ông có nghĩ đó là kết quả của việc áp lực ngày càng gia tăng và sôi sục do tình hình đang diễn ra không?

Chủ tịch của chúng tôi đã nói rõ ràng nhiều lần rằng chúng tôi chống lại việc làm tổn thương bất cứ con người nào, tất cả con người đều là sự phản ảnh hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng tôi hy vọng rằng lần đầu tiên người Israel sẽ làm bài tập ở nhà và không trốn tránh nhiệm vụ của mình và để cho những kẻ phá hoại tiếp tục làm hỏng và đầu độc bầu không khí và bắt đầu xử lý nghiêm túc gốc rễ của vấn đề. Nguyên tắc cơ bản ở đây là: ‘sống và để [người khác] sống’.

Các ông có nhà nước của mình, các ông đã đạt được khát vọng quốc gia của mình, và phía bên kia đang đấu tranh trong nhiều năm cho chính quyền của họ và quyền dân tộc của họ. Đã đến lúc hai bên phải trao đổi quyền khai sinh để chúng ta trao cho nhau những giấy khai sinh hợp pháp để cùng chung sống, cùng nhau dọn đường cho tương lai con cháu và gạt bỏ hận thù và phân biệt đối xử và nỗ lực tăng cường các lực lượng ôn hòa, không để các thế lực cực đoan kiểm soát hiện trường. Thật không may, đây là những gì đang xảy ra vào thời điểm này.

Bản thân Chủ tịch Mahmoud Abbas của chúng tôi đã nhiều lần nói tại các diễn đàn khác nhau rằng hiện trạng chính trị không bền vững và tình hình thực tế đang xấu đi. Ông phàn nàn về sự vi phạm chưa từng có của những người lập cư, và ông luôn cảnh báo về những hành vi và thực hành bất hợp pháp của họ cũng như việc tiếp tục mở rộng các khu lập cư một cách bất hợp pháp và đơn phương ở trung tâm các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Hơn nữa, hằng ngày sống và nếm trải sự tủi nhục, áp bức; phủ nhận những quyền căn bản của bà, phủ nhận bà với tư cách là một con người, nhìn bà từ quan điểm tối cao, kiêu ngạo, không đối xử với bà như một con người bình đẳng, cuối cùng sẽ dẫn đến chỗ rơi vào điểm đen tối. Tình trạng này đã diễn ra trong 75 năm qua, thế hệ này qua thế hệ khác, chiến tranh này nối chiến tranh khác, nhưng cuối cùng, có thể chương xấu xí này, với tất cả những đau khổ của nó, sẽ là một khoảnh khắc thức tỉnh, hoặc một lời cảnh báo cho người Israel cũng như cho cả cộng đồng thế giới rằng việc chiếm đóng này không mang lại lợi ích cho bất cứ ai và tiến trình hợp luận lý sẽ chiếm ưu thế chứ không phải luận lý sức mạnh.

Vatican luôn ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine. Có phải giải pháp này vẫn có thể thực hiện được nếu xét đến tình hình hiện tại hay không? Nếu vậy, ông nghĩ Vatican có thể có vai trò gì?

Nếu chúng ta nói về một nền hòa bình lâu dài và toàn diện thì đây là con đường duy nhất. Nhiều người không còn tin vào điều đó nữa và không còn sự tin tưởng từ bên nào nữa. Những kẻ cực đoan đang kiểm soát hiện trường, nhưng bà có chủ tịch của chúng tôi và thế giới Ả Rập, họ bám sát chiến lược hòa bình về giải pháp hai nhà nước dựa trên các nghị quyết quốc tế và tính hợp pháp quốc tế, bao gồm cả Sáng kiến Hòa bình Ả Rập, nó vẫn còn trên bàn, chúng ta phải ghi nhớ nó.

Đối với Tòa Thánh, họ đã thực hiện vai trò của mình bằng cách công nhận Nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới năm '67. Tôi tin rằng thế giới Công Giáo lẽ ra phải noi gương Đức Thánh Cha và tôn trọng bước đi của ngài. Người châu Âu đã công nhận các nghị quyết quốc tế liên quan đến vấn đề Pal-estine. Vì về nguyên tắc, họ ủng hộ quyền tự quyết của chúng tôi là quyền không thể xâm phạm của chúng tôi, nên việc công nhận nhà nước Palestine là điều bắt buộc, đây là nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ pháp lý và việc thực hiện công thức hai nhà nước. Ở đây đề cập đến việc cửa sổ của công thức hai nhà nước đang đóng lại quá nhanh. Mọi người nên nhìn vào thực tế để hiểu rằng cơ hội này đang dần tan biến.

Tôi tin rằng nếu người châu Âu và những người khác công nhận Nhà nước Palestine, chúng tôi sẽ ở một (vị thế) khác. Nhân dân chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào thời điểm bắt đầu tiến trình Hòa bình Trung Đông, tin rằng mình đã gần đạt được khát vọng dân tộc, đúng hơn là họ đã nhìn thấy những chính sách khác, những chính sách bất hợp pháp, trong đó có việc đàn áp khát vọng dân tộc của họ. Nó đã đến mức thực sự đối với thế hệ trẻ, họ không còn tin vào giải pháp hai nhà nước nữa. Tôi tin rằng điều tương tự cũng áp dụng ở phía bên kia. Trên thực tế, nếu người châu Âu thực hiện một bước như vậy, họ sẽ tăng cường lực lượng ôn hòa, họ sẽ cho người dân của chúng tôi thấy rằng con đường can dự ngoại giao và đàm phán chính trị sẽ đưa chúng ta đến một kết quả tích cực, một sự công nhận.

Tuy nhiên, cá nhân tôi, cũng như chủ tịch của chúng tôi, tin rằng điều đó vẫn có thể xảy ra, nhưng người châu Âu nên đủ can đảm để đứng ra và công nhận Nhà nước Pal-estine, đồng thời họ nên lôi kéo người Mỹ cũng như cộng đồng thế giới, hợp tác với chúng tôi để đạt được một lộ trình có điểm chuẩn và khung thời gian rõ ràng để đảm bảo rằng chúng tôi có kết quả cuối cùng với cơ chế quốc tế đảm bảo việc thực thi. Trận đấu cuối cùng có thể mất hai năm để xây dựng lại niềm tin, sự tin tưởng và chuẩn bị mặt bằng, nhưng ít nhất lần này chúng ta phải chắc chắn rằng ở cuối đường hầm sẽ có một ánh sáng. Và bài học rút ra là chúng ta nên tránh những sai lầm trong các cuộc đàm phán trước đây. Việc chấm dứt các vụ lập cư sẽ là bước cụ thể đầu tiên hướng tới việc giảm căng thẳng.

Bây giờ có thể giữ lập trường đạo đức như Đức Thánh Cha đã làm khi ngài thực hiện chuyến hành hương đến Thánh địa vào tháng 5 năm 2015. Ngài đã đi thẳng bằng trực thăng từ Amman đến Bêlem, và đó là tín hiệu đầu tiên phát xuất từ ngài rằng ngài có ý định công nhận Nhà nước Palestine. Sau đó, ngài cầu nguyện hòa bình trong khu vườn của Thị quốc Vatican. Chúng tôi cũng đã ký thỏa thuận toàn diện giữa Tòa thánh và Nhà nước Palestine vào ngày 26 tháng 6 năm 2015. Vì vậy, Tòa thánh đã cho thấy rằng họ có tầm nhìn và tầm nhìn này là con đường đúng đắn cho một nền hòa bình lâu dài. Người châu Âu và những người khác nên tán thành tầm nhìn này, nhưng tại thời điểm này mọi nỗ lực nên tập trung vào lệnh ngừng bắn.

Vì vậy, thật công bằng khi nói rằng ông hài lòng với sự ủng hộ của Vatican đối với giải pháp hai nhà nước và với sự tham gia của Đức Giáo Hoàng vào cuộc chiến hiện tại?

Tôi là ai mà có thể vui mừng với Đức Thánh Cha? Ngài đã làm theo lương tâm của mình; ngài đã thực hiện được niềm tin của mình. Ngài có động thái và đưa ra các quyết định của mình dựa trên Tin Mừng, và Tin Mừng là con đường dẫn đến lẽ phải, công lý và hòa bình, cho sự vĩnh cửu và cho sự cứu rỗi.

Tình trạng hiện tại của cộng đồng Kitô giáo ở Gaza như thế nào?

Bà phải tham khảo Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres, người đã viện dẫn Điều 99 của Hiến chương Liên hiệp quốc, thúc giục Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hành động trong cuộc chiến ở Gaza. Bà cũng phải tham khảo các tổ chức quốc tế khác nói chuyện bằng đồ họa thông tin [infographs] về tình hình tàn khốc ở Gaza. Hôm nọ, Tổng thống Brazil, ông Luiz Inacio Lula da Silva đã mô tả cuộc chiến ở Gaza là một cuộc diệt chủng. Điều làm tôi buồn là chứng kiến các nhà lãnh đạo thế giới chứng kiến tình trạng thảm khốc này, việc giết hại bừa bãi trẻ em, phụ nữ và người dân vô tội nhưng lại không hành động phù hợp để chấm dứt sự điên rồ này. Người dân của chúng tôi đang trú ẩn ở khu vực lân cận nhà thờ mô tả tình hình như địa ngục. Một người nói với tôi rằng Tin Mừng đã mô tả địa ngục nhưng thực tế là chúng ta đã sống trong địa ngục suốt 60 ngày qua nên việc này phải chấm dứt. Ai muốn sống trong địa ngục này? Đó là một thảm họa cho toàn thể nhân loại.

Chúng ta hãy mang theo ngọn đuốc hy vọng và ơn cứu độ khi chúng ta hướng tới lễ Giáng Sinh. Thật vậy, chúng ta đang sống mùa Giáng Sinh, và tầm mắt của chúng ta phải hướng về Thánh Địa, về thành phố nơi sinh ra của Hài Nhi Giêsu, về Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh. Ở đó, chúng ta có được thông điệp hòa bình, thông điệp của niềm hy vọng. Những gì đang diễn ra trong khu vực của chúng tôi hoàn toàn trái ngược với những gì lẽ ra phải xảy ra. Nó làm bà buồn; thay vì trang trí và thắp sáng cây thông Noel, bà đang chứng kiến sự tàn phá, nỗi đau khổ của các gia đình ở đó, cũng như sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ở Gaza. Những gì đang xảy ra mâu thuẫn với thông điệp của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Nói về Gaza và nói về sự leo thang nguy hiểm ở West Bank, trong đó có Đông Jerusa-lem, đòi hỏi mọi người phải nói rằng điều này phải dừng lại, cần có một sự thay đổi hoàn toàn bầu không khí hướng tới niềm hy vọng. Bạo lực nuôi dưỡng bạo lực. Nếu chúng ta không có hy vọng thì chúng ta không có sự sống và hiện tại không có sự sống.

Và như Đức Thánh Cha đã nói: ‘chiến tranh là một thất bại.’ Đó là một tội lỗi. Tất nhiên, khi chúng ta nói về các Kitô hữu ở Gaza, chúng ta nên nói về các Kitô hữu ở West Bank. Chừng nào chúng ta còn có bức tường ngăn cách này, ngăn cách nhà thờ Chúa Giáng Sinh với nhà thờ Mộ Thánh ở Terra Sancta [Đất Thánh], do đó chia cắt các gia đình Kitô giáo với nhau, thực tế cay đắng này không mang lại hy vọng cho sự hiện diện của Kitô giáo ở Thánh địa, nhưng bà cũng có bức tường tâm lý; không chỉ chia cắt gia đình mà còn chia cắt hai dân tộc với nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quan điểm này khi ngài đến thăm Bêlem vào năm 2014, và ngài đứng đối diện với bức tường và chạm vào nó, trong khi ngài cầu nguyện cho những cây cầu từ bi và tha thứ được xây dựng chứ không phải những bức tường. Bức tường Berlin sụp đổ vào một thời điểm trong lịch sử, và trường hợp này được áp dụng ở đây. Tâm lý phân biệt và loại trừ không nên chiếm ưu thế.

Thực ra, chúng ta không thể nói về Kitô giáo trên thế giới mà không dành sự quan tâm tối đa đến cái nôi của Kitô giáo ở Thánh Địa. Nếu chúng ta nói về tương lai của các Kitô hữu Palestine, thì chúng ta không thể không cho phép các gia đình phát triển mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Vấn đề không đoàn tụ các gia đình và việc thu hồi chứng minh nhân dân là một trở ngại nghiêm trọng cho một tương lai thực sự đối với sự hiện diện của Kitô giáo. Số lượng Kitô hữu đang giảm nhanh chóng. Chúng ta không thể nói về Kitô giáo mà không bảo tồn những viên đá sống. Sự bất ổn chính trị là một trong những lý do chính khiến số lượng Kitô hữu ở Pales-tine ngày càng giảm.

Tôi tin rằng Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã yêu cầu điều này trong chuyến thăm của ngài vào năm 2014 từ chính quyền Israel, để cho phép các gia đình được đoàn tụ để chúng ta bảo tồn được bức tranh khảm của Thành Thánh theo hiện trạng chính trị hiện nay. Tôi không nghĩ rằng yêu cầu của Đức Thánh Cha đã được đáp ứng, nhưng tôi nhân cơ hội này kêu gọi Tòa Thánh và Đức Thánh Cha dành sự quan tâm tối đa đến Thánh Địa. Hôm nọ, Đức Thánh Cha đã phát biểu về sự cần thiết phải có một quy chế đặc biệt cho Jerusalem với một cơ chế được quốc tế bảo đảm. Chúng tôi hy vọng rằng chúng ta thấy lời nói sẽ chuyển thành hành động, để bảo vệ cái nôi của Kitô giáo và làm việc siêng năng với các Thượng Phụ và Người đứng đầu các Giáo hội ở Giêrusalem.

Trong bối cảnh này, Tòa Thánh cần lưu ý đến nhiều lời kêu gọi của những người đứng đầu Giáo hội trong hai năm qua. Dù sao đi nữa, việc nâng phẩm giá của Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa báo hiệu rằng Tòa Thánh đang chú ý đến Thành Thánh Giêrusalem.

Ông đã đề cập đến sự cần thiết phải giảm căng thẳng. Xét về cuộc xung đột hiện tại, đã có một thời gian ngừng bắn ngắn ngủi, nhưng giao tranh lại bắt đầu. Điều gì sẽ xảy ra để một lệnh ngừng bắn lâu dài và giảm leo thang xảy ra?

Tuân theo lời của Đức Thánh Cha: ngừng bắn, viện trợ nhân đạo, thả con tin, và cũng nên nhớ rằng, từ phía Palestine, có những tù nhân chính trị, có những người bị giam giữ hành chính đã bị bắt mà không bị buộc tội gì, và hàng chục thi thể được giữ trong tủ lạnh nhà xác của Israel. Vì vậy, tất cả chỉ là những câu chuyện đau lòng và đau khổ. Nhưng cuối cùng, cần phải có một nhà lãnh đạo dũng cảm để đưa khu vực thoát khỏi vòng xoáy bạo lực, hận thù và đổ máu này, sang một lập trường khác. Chủ tịch Abbas dang tay cầu hòa. Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi ông là người của hòa bình.

Vì vậy, việc giảm leo thang sẽ thực sự bắt đầu từ lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, viện trợ nhân đạo và tiến trình can thiệp đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Đổ máu đủ rồi. Cần có một nỗ lực thực sự để chuyển khu vực của chúng ta sang một hướng khác, để cho phép thế hệ trẻ của chúng ta cạnh tranh với những người khác về Kỹ thuật Thông tin, và về kỹ thuật thông tin thông minh và có được sự phát triển kinh tế khả thi, thịnh vượng, có một cuộc sống bình thường. Người ta có thể sẽ hỏi các gia đình ở Gaza và West Bank, cuối cùng họ muốn gì? Chắc chắn cha mẹ muốn có cơm ăn cho gia đình mình và họ muốn cảm thấy an toàn, được tôn trọng và cảm thấy rằng họ không bị hạ nhục, nhưng họ có phẩm giá, và phẩm giá đó được tôn trọng. Nói cách khác, chấm dứt sự chiếm đóng là con đường tự cứu rỗi cho tất cả mọi người.

Cá nhân tôi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tập trung vào tiến trình hòa bình, tôi là một trong những người tham gia vào các cuộc đàm phán. Tin tôi đi, chúng ta có hàng chục nghìn tài liệu và văn bản chính sách liên quan đến hồ sơ tình trạng cuối cùng, bao gồm cả quan hệ giữa các nhà nước, nhưng thực ra điều chúng ta cần là một ý chí chính trị để đạt được một thỏa thuận. Chúng ta không cần đàm phán thêm nữa. Các thông số cho hòa bình là ở đó. Chúng ta cần một nhà lãnh đạo tin tưởng vào hòa bình và sẵn sàng đạt được thỏa thuận để đưa khu vực này từ địa ngục lên thiên đường. Thủ tướng (Yitzhak) Rabin là người duy nhất, nhưng không may, ông đã bị ám sát. Thủ tướng (Ehud) Olmert cũng có mặt để hòa giải nhưng bị ám sát về mặt chính trị.

Ông có thể nói ngắn gọn về sự kiện cầu nguyện hòa bình diễn ra với Tổng thống Peres, Chủ tịch Abbas và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican năm 2014 không? Có kế hoạch nào cho lễ kỷ niệm 10 năm vào năm tới không?

Đức Thánh Cha đã cầu nguyện hòa bình ở khu vực lân cận Thành Vatican. Ngay sau chuyến hành hương tới Thánh địa, chúng ta đã có Tổng thống Peres, Chủ tịch Abbas và đoàn tùy tùng. Đó là một thời điểm rất đặc biệt cho hòa bình và công lý ở Trung Đông.

Bây giờ, năm tới, sẽ kỷ niệm 10 năm trồng cây ô liu, và tôi tin chắc rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục con đường điều phối và làm việc vì công lý và hòa bình ở Thánh địa, và tôi tin chắc với lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện lời cầu nguyện hòa bình này và gieo hạt giống hòa bình qua cây ô liu ở Thành phố Vatican, rằng năm tới, Đức Thánh Cha sẽ đưa ra một tín hiệu, sẽ chia sẻ điều gì đó để ngài nhấn mạnh rằng đây là con đường duy nhất và rằng hai bên nên đến với nhau và tham gia mang tính xây dựng để chấm dứt xung đột này.
 
Thông điệp Hòa bình Thế giới năm 2024, Đức Thánh Cha cảnh báo những may rủi của Trí tuệ Nhân tạo đối với nền hòa bình thế giới.
Thanh Quảng sdb
21:25 14/12/2023
Thông điệp Hòa bình Thế giới năm 2024, Đức Thánh Cha cảnh báo những may rủi của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đối với nền hòa bình thế giới.

Trong thông điệp Hòa bình Thế giới lần thứ 57, Đức Thánh Cha Phanxicô phản ảnh về tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hòa bình thế giới và kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua một hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc nhằm điều chỉnh sự phát triển và ứng dụng nó.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Mọi công nghệ phải luôn hướng tới “việc xây dựng hòa bình và lợi ích chung, phục vụ tiến trình phát triển toàn diện cho cá nhân và cộng đồng”.

Trong Thông điệp hàng năm nhân Ngày Hòa bình Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đảm bảo rằng mọi tiến bộ trong việc phát triển các hình thức trí tuệ nhân tạo “đều nhằm phục vụ cho tình huynh đệ và hòa bình của thế giới”.

Thông điệp này riêng chủ đề ‘Trí tuệ nhân tạo và Hòa bình’, được Vatican công bố hôm thứ Năm trước Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 57, ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Sự mâu thuẫn cố hữu của những tiến bộ khoa học-kỹ thuật

Trong đó, Đức Thánh Cha Phanxicô tập chú ý vào “chiều kích đạo đức” của những công nghệ mới đang cách mạng hóa nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống, làm nổi bật sự mâu thuẫn vốn có trong bất kỳ tiến bộ nào về khoa học và công nghệ.

Một mặt, ĐTC nói, nó có thể dẫn đến sự tốt đẹp hơn cho nhân loại và sự biến đổi thế giới nếu nó “góp phần vào trật tự to lớn trong xã hội loài người và sự hiệp thông huynh đệ và tự do hơn.”

Mặt khác, những tiến bộ khoa học-kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số, “đang đặt vào tay con người vô số lựa chọn, bao gồm một số lựa chọn có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của chúng ta và gây nguy hiểm cho ngôi nhà chung của chúng ta”.

Không có sự đổi mới công nghệ nào là “trung lập”

Thông điệp nhắc lại rằng không có nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ nào là “trung lập”: “Là những hoạt động hoàn toàn của con người, những hướng đi họ thực hiện phản ánh những lựa chọn được điều chỉnh bởi các giá trị cá nhân, xã hội và văn hóa ở bất kỳ thời đại nào. Điều tương tự cũng phải nói về những kết quả mà chúng tạo ra: chính xác là kết quả của những cách tiếp cận thế giới xung quanh chúng ta một cách cụ thể cho con người, những cách này luôn có chiều kích đạo đức, liên kết chặt chẽ với các quyết định được đưa ra bởi những người thiết kế thử nghiệm và hướng sản phẩm họ hướng tới là những mục tiêu cụ thể.”

Điều này cũng áp dụng cho Trí tuệ nhân tạo (AI), vì “tác động của bất kỳ thiết bị trí tuệ nhân tạo nào - bất kể công nghệ cơ bản của nó - không chỉ phụ thuộc vào thiết kế kỹ thuật của nó mà còn phụ thuộc vào mục tiêu và lợi ích của chủ sở hữu và nhà phát triển cũng như các tình huống mà nó sẽ được tuyển dụng.”

Vì vậy, chúng ta “không thể tiên nghiệm rằng sự phát triển của nó sẽ mang lại sự đóng góp hữu ích cho tương lai của nhân loại và hòa bình giữa các dân tộc. Kết quả tích cực đó sẽ chỉ đạt được nếu chúng ta chứng tỏ mình có khả năng hành động có trách nhiệm và tôn trọng những giá trị cơ bản của con người như ‘hòa nhập, minh bạch, an ninh, công bằng, quyền riêng tư và sự đang tin cậy’”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết.

Vấn đề đạo đức

Do đó cần phải “thành lập các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra các vấn đề đạo đức nảy sinh trong lĩnh vực này và bảo vệ quyền lợi của những người sử dụng các hình thức trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc bị ảnh hưởng bởi chúng”.

“Chúng ta có nhiệm vụ mở rộng tầm nhìn của mình và hướng nghiên cứu khoa học-kỹ thuật hướng tới việc theo đuổi hòa bình và lợi ích chung, nhằm phục vụ sự phát triển toàn diện của cá nhân và cộng đồng”.

Đức Thánh Cha nói: “Những sự phát triển công nghệ không dẫn đến sự cải thiện chất lượng cuộc sống của toàn nhân loại, mà trái lại làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng và xung đột, không bao giờ có thể được coi là tiến bộ thực sự”.

Thông điệp tiếp tục nêu bật nhiều thách đố do Trí tuệ nhân tạo (AI) có liên quan đến, đó là “nhân chủng học, giáo dục, xã hội và chính trị”.

Rủi ro cho xã hội dân chủ

Ví dụ, khả năng của một số thiết bị nhất định trong việc tạo ra các văn bản mạch lạc “không đảm bảo sự đang tin cậy của chúng”. Điều này, Đức Thánh Cha diễn giải “đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi trí tuệ nhân tạo (AI) được triển khai trong các chiến dịch thông tin sai lệch nhằm truyền bá tin tức sai, đưa đến sự mất lòng tin ngày càng tăng đối với các phương tiện truyền thông”.

Việc lạm dụng các công nghệ này cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực khác “như phân biệt đối xử, can thiệp vào bầu cử, sự gia tăng của một xã hội giám sát, loại trừ kỹ thuật số và làm trầm trọng thêm chủ nghĩa cá nhân ngày càng xa rời xã hội”, tất cả đều là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới.

Sau đó, Đức Thánh Cha cảnh báo về những rủi ro đối với các xã hội dân chủ và sự chung sống hòa bình của mô hình thống trị đằng sau Trí tuệ nhân tạo (AI) và sự sùng bái quyền lực vô hạn của con người: “Bằng cách đề xuất vượt qua mọi giới hạn thông qua công nghệ, với mong muốn kiểm soát mọi thứ, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát hơn chính chúng ta.”

Các thuật toán không được xác định cách chúng ta hiểu về nhân quyền

ĐTC nhấn mạnh về các vấn đề đạo đức “nóng bỏng” do Trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra, bao gồm phân biệt đối xử, thao túng hoặc kiểm soát xã hội: “Việc phụ thuộc vào các quy trình tự động phân loại các cá nhân, chẳng hạn như bằng cách sử dụng rộng rãi biện pháp giám sát hoặc áp dụng hệ thống tín dụng xã hội, cũng có thể có tác động sâu sắc đến kết cấu xã hội bằng cách thiết lập thứ hạng giữa các dân chúng.”
 
Văn Hóa
Bài Học Khó Nghèo Nơi Hang Đá
Phạm Bá Nha
18:09 14/12/2023

Bài Học Khó Nghèo Nơi Hang Đá

Mỗi lần ngắm nhìn hang đá, không ai mà không thấy cảnh đập vào mắt là cảnh nghèo nàn của Thánh Gia. Đây là bài học đầu tiên Chúa Hài Đồng muốn căn dặn. Dễ thu nhận và thực hiện, Vì trước mặt, chung quanh nhan nhàn người nghèo khó túng bấn. Không thể làm ngơ. Thánh Gia không nhà. Thiếu thốn đủ thứ, từ nhà cửa, giường chiếu, qun áo đến tiện nghi khác.. Và lớn lên trong cảnh thanh bần... Mục đích nêu cao đời sống khó nghèo. Khi đi truyền giáo, bài giảng đầu tiên Chúa nói trước dân chúng : Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ. (Mt 5, 3)

Tinh thần khó nghèo:

Lối sống xã hội đã tạo ra ‘‘Cơn Sốt Tiền Của’’, ngăn cách giàu nghèo. Người sống vì tiền, vơ vét tiền của. Vàng båc là thần tượng của người giàu. Trong khi đó người nghèo hận thù oán ghét người giàu và mong tai họa đến với người giàu. Đối nghịch với hai người trên, là người có tinh thần khó nghèo. Tinh thÀn khó nghèo được hiểu :
- Người có tinh thần nghèo khó dù có dư tiền, giàu có... không phạm tội về tiền bạc.Họ khôn ngoan dùng chính tiền để mưu lợi ích cho mình và người khác. Họ giống như giòng nước mát nơi sa mạc khô cằn. Giòng nước quảng đại nước uống giải khát cho những ai tìm đến. Cho đi dồi dào vui tươi, không tính toán
- Người cò tinh thần nghèo khó dù có nghèo xác xơ vẫn sống vui vẻ, trong cảnh bần cùng của mình. Không oán trách, ghen tỵ. Vì họ không bọ cơn khát tiền dày vò. Họ ngủ ngon lành an bình, êm ấm. An vui với mọi tình huống cuộc sống. Thanh thản.
- Giàu có thường hiểu nghĩa vật chất, nhà cửa tiện nghi, ruộng vườn, xe cộ. Nhưng cũng hiểu theo tinh thần luân lý nữa. Như quyền lực, trách nhiệm công việc, liên hệ thân thuộc bạn bè. Người giàu có vật chất không mảy may thèm khát tiền bạc. Nhiều người miệt mài kiếm tiền, giàu sang, bỏ bê giáo dục con cái tiền trở thành nô lệ
-Giàu có luân lý thì người có tinh thần nghèo khó không dính bén hoặc bám vứu vào tình yêu liên hệ thân thuộc hay bạn bè. Nhờ có thoát khỏi ràng buộc luân lý
Để tự do hướng niềm vui hoàn toàn. Để yêu mợi người kẻ gần người xa.
Nhưng người nghèo tiền mà không tinh thần không dính dáng của cải trần gian. Theo truyền thống Do Thái, người nghèo tinh thần là người không biết luật Thiên Chúa

Giáo Huấn Giáo Hội

Thánh Phaolô khích lệ tự nguyện sống nghèo : Anh em biết Đức Kitô quảng đại như thế nào : Người vốn giàu sang phú qúy, nhưng đã tự trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có (2Cr 8,9). Thánh nhân mong ước : Không phải bắt anh em sống eo hẹp cho người khác biết nghèo khó. Cần thiết là phải sống đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, giúp đỡ ai đang lâm cảnh túng thiếu để rồi khi được dư giả họ cũng sẽ lại giúp đỡ« anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế sẽ có đồng đều. Hợp với lời chép : Kẻ được nhiều thì không dư, mà người được ít thì không thiếu. (2Cr 13- 15)

Thánh Tông Đồ cũng nghĩ đến những người giàu cả đời này và đời sau : Những người giàu ở trần gian này, anh hãy truyền cho họ sống tự cao tự đại, cùng đừng đặt hy vọng của cải phù vân, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng dùng. Họ phải làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sống thật. (1Tm 6, 17-19)

Công Đồng Vatican cắt nghĩa thêm : Khó nghèo trong đời tu không phải hạn hẹp trong lệ thuộc bề trên khi sử dụng của cải, nhưng phải nghèo khó trong thực tế và trong tinh thần để chỉ lo thu tích kho tàng trên trời. (x.Mt 6,20) (Sl. Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Dòng Tu, tr. 13)

Những người sống Phúc Nghèo

Người tốt. Thời trung cổ, Giáo Hội Công Giáo bị rơi vào tình trạng thối nát vì hàng giáo sĩ sống giầu sang, lạm dụng chúc quyền để kiếm tiền, Thiên Chúa tỏ cho giáo hoàng đương thời qua thị kiến : Một vương cung thánh đường bị nghiêng sụp đổ.

Và hai người xuất hiện là thánh Phanxicô và Đaminh. Hai vị sáng lập dòng sống khó nghèo, ăn xin theo tinh thần Phúc Âm. Thời ấy chúa chiên bị chê bai vì chỉ mong uống sữa, lấy lông chiên mà không cho chiên ăn, không canh giữ chiên khỏi sói rừng ăn thịt

Ngày xưa, có vị vua giàu sang, nhưng không hạnh phúc, như thiếu cái gì. Vua cho vời vị ẩn tu đến hỏi bí quyết sông hạnh phúc. Nhà ẩn sĩ cho biết ‘‘vua có thể mặc áo của người sung sướng nhất đời, ngài sẽ hạnh phúc. Vua mới sai quân đi khắp nơi tìm người sung sướng nhất trên đời, và mượn áo của người ấy đem về. Quan quân đi cùng khấp nước gặp đủ hạng, nhưng áo của họ đều xa áo nhà vua. Hơn nữa họ không phải là người hạnh phúc, ngày đêm yến tiệc truy hoa, nét mặt ưu phiền. Ngày nọ, quan quân đến miền quê hẻo lánh, nghèo nàn, gặp anh nông dân vui vẻ vác cuốc ra đồng. Anh vui vẻ, vừa đi ca hát ngêu ngao, mặt tươi tỉnh hÒn nhiên, rạng lên niềm hạnh phúc trong tim. Họ gật gù bảo nhau : Đây đúng là người hạnh phúc nhất trên đời. Quân lính định đè anh ta xuống mượn chiếc áo, nhưng anh không có áo che thân, vì quá nghèo. Trở về, quần thần thuật lại sự việc. Nhà vua chợt hiểu ý nhà đạo sỹ. Vua đem của cải phân phát cho người nghèo, sống thanh đạm như anh nông phu. Và vua đã tìm thấy hạnh phúc trong đời. (TTTM. 2. 1998, tr. 3)

Người ta thường nghĩ rằng giàu có tiền bạc là mua được hạnh phúc. Có tiền mua tiên cũng được’’ Nhưng chưa chắc, vì ‘‘tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng cũng là ông chủ khắc nghiệt’. Nhiều người nhờ đức nghèo tôi luyện trở thành anh hùng, thánh thiện. Như Thánh Antôn tu rừng bán gia sản cha mẹ để lại phân phát cho người nghèo, và tìm hạnh phúc trong đồng hoang cô tịch

Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết trong nhật ký Một Tâm Hồn về ‘‘quan niệm giới răn mới’’ giúp người khác :

-Trong dòng, chẳng mấy khi gặp kẻ thù nghịch. Cũng không thiếu kẻ mình ưa thích. Chị này ta cảm thấy lòng tự nhiên yêu, muốn lui tới chuyện trò. Còn chị kia muốn đi quanh cho khỏi gặp mặt. Đó là tự nhiên. Đức Giêsu dạy chị khó yêu, khó thương kia. Ta phải thương yêu hết lòng, phải cầu nguyện cho nhiều, dầu cho cách ăn ở của chị chẳng yêu gì ta, ta cũng phải thương yêu chị.
- Nếu tôi là người có của, tôi không thể nhìn một người đói khát mà không cho uống. Tôi thực hành dấu ấy trong đời thiêng liêng, tùy kiếm được nhiều ít, tôi đem phân phát cho những linh hồn đang bên bờ vực thẳm trầm vong đời đời. Hành động như thế, thật không không còn lúc nào nói được là tôi hành động cho bản thân tôi.
- Ai xin cũng cho con chưa lấy làm đủ, con phải đi trước lòng ước ao của người con phải tỏ mình rất hảo tâm, rất hân hạnh giúp đỡ chị em, và khi lấy đồ vật con quen dùng, con ở như sung sướng vì bớt được một bên
rồi
- Một chị nhà tập kể giai thoại sau : Có người xin tôi chiếc kim đan mà tôi vÅn thích dùng, tôi lấy làm tiếc lắm. Bấy giờ chị Têrêxa bảo tôi : Chị giàu có quá. Chị không thể sung sướng được đâu. Thánh Nữ khiển trách khéo.
- Yêu trong lòng mà thôi, chưa đủ, phải có việc làm minh chứng tình yêu ấy. Làm vui lòng người bán, người cảm thấy tự nhiên sung sướng, nhưng sự có chẳng thuộc về đức thương yêu, bởi vì kẻ có tội cũng làm được. (Bản dịch của Kim Thiếu. tr.222-223)

Thế giới ngày nay, không thiếu người giàu có lòng quảng đại sống tinh thần nghèo, giúp người nghèo. Năm 1998, Hoa Kỳ đã đóng góp 130 tỷ Mỹ Kim cho các cơ quan từ thiện. Số người đóng góp nhỏ những gia đình có lợi nhuận nhỏ, dưới 50.000 Mỷ Kim. Bà Barbara Decker, ở Cleveland, Ohaio, đã lập ra ‘‘qũi nhỏ’’ giúp các em kém may mắn, phát biểu : Chúng tôi như giọt nước nhỏ vào thùng sẽ làm cho đầy tràn. Nhà triệu phú Andrew Carnegie đã viết trong tác phẩm The Gospel of Wealth (Phúc Âm Của Sự Giàu Có) kêu gợi những nhà giàu tùy từ tâm, giúp người nghèo. (TTTM, 2.1998, ttr.12-13)

Lối sống của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, là Giáo Hoàng của người nghèo, sống gần gũi với quần chúng.

- Thời gian làm việc bên Argentine, ĐHY Jorge Marino Bergoglio vẫn đi làm bằng xe bus, hay di chuyển bằng taxi và tự nấu cơm lấy. Viếng thăm an ủi những khu ổ chuột…Mỗi khi về Roma họp, Ngài không bao giờ yêu cầu mang xe đón.
- Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ĐGH đã trả lại nhà trọ Casta Santa Marta trả tiền trọ trong thời gian tham gia mật viện, và cám ơn nhân viên phục vụ tại đây.
- Chọn tên là Phanxicô là tên Thánh Phanxicô. Trong mật viện khi thấy số phiếu nghiêng về ĐHY Jorge Marino Bergoglio, vị Hồng Y ngồi bên cạnh ghé tai nói : Nên nghĩ đến người nghèo. Và khi kết quả, vị Hồng Y niên trưởng hỏi ngài lấy tên gì. Thì Ngài trả lời : Xin nhận tên Phanxicô
- Đức Phanxicô không ở trong cung điện Vatican, làm việc tại khách sạn Casta Santa, Marta, nơi các Hồng Y trú ngụ khi bầu giáo hoàng. Để dễ tiếp xúc với những người chung quanh.
- Trong nghi lễ phụng vụ, Ngài ngồi ngai giáo hoàng không trải nệm đỏ, nhẫn giáo hoàng thưởng, không bằng kim loại qúi giá. Trang phục thường.
- Ngài vẫn đi giầy đen cũ sửa lại khi còn ở bên Argentine, và điện thoại cho người thợ giày bên nhà để dành những đôi giầy còn tốt cho ngài
- Thứ Năm Tuần Thánh (11.04. 2013) rửa chân cho tù nhân trẻ, trong đó có phụ nữ không Công Giáo
- Đi thăm, dâng lễ với hơn 10 ngàn người nhập cư trại tỵ nạn đảo Lampedusa (13.7.2013), ngoài Roma. Tiếp xúc với những người tỵ nạn, Đức Thánh Cha nói : Những người anh em chúng ta là : những người đang khóc trên con tàu vượt biên, những bà mẹ đang khóc sướt mướt khi ôm trẻ con, những người cha lo âu cùng cực không biết gì nuôi gia đình. (Vietcatholic New 8.7.2013)
- Trên đường dự Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ ở Argentine ngài sách cặp da và cho biết trong cặp chỉ có dao cạo râu, sách Kinh Nguyện và sách viết về Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
- Trước khi tới chủ tọa Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Brasil (22.7.2013) ĐGH đi bộ tới thăm làng ổ chuột, ghé thăm một số gia đình. Tại đại hội, Ngài chỉ dùng xe Jeep, không dùng xe tránh đạn papemobile.
- Ngày 26.10.2013, tại công trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đang huấn dụ các gia đình biết ‘‘ xin lỗi và cám ơn’’.Thì em Carlos, 6 tuổi, mồ côi, trong gia đình Columbia, rất tự nhiên lên ôm chân ĐGH và tự nhiên ngồi vào ghế của ngài. Ngài xoa đầu và cười với em.
- Ngày 06.11.2013, sau triều yết chung, Đức Giáo Hoàng đã ôm hôn và cầu nguyện cho một người dị hình (neurofibromatosist)

Ngày 31.10.2013, Đức Phanxicô đã tiếp 200 thành viên Hội Thánh Phêrô, trao cho Ngài số tiền quyên giúp trong giáo phận Roma, do Giáo Hội tài trợ hoạt động từ thiện. Trong dịp này Ngài đã khuyến khích Kitô hữu biểu lộ niềm tin trong đời sống hàng ngày qua hoạt động bác ái. Một niềm tin được sống cách nghiêm túc thường gợi lên lối sống bác ái chân thực. Chúng ta có biết bao nhiêu nhân chứng đơn sơ trở thành tông đồ bác ái trong gia đình, nơi trường học, giáo xứ, nơi làm việc và cuộc sống gặp gỡ ngoài xã hội, đường phố và mọi nơi. Họ coi trọng Tin Mừng, là người môn đệ chân thực của Chúa, sẵn sàng ra bảo vệ những nghèo khó. Mỗi người chúng ta được mời gọi là người an ủi, động cơ khiêm tốn nhưng quảng đại của Chúa Quan Phòng và lòng thương xót của Chúa. Hãy trở thành tông đồ cảm thông chia sẻ an ủi với mọi người. (Radio Catican 31.10.2013)

Xin dâng lên Chúa lời cầu tận đáy lòng biết từ tâm :
Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi
Con mù lòa, bên vệ đường hành khất
Xin chữa cho con nhìn thấy mặt Ngài.

Cúi lạy Ngài, cho tai con nghe rõ
Trong tha nhân cầu khẩn lượng hải hà
Họ khổ đau, họ kêu gào tha thứ
Đừng để con cứ giả điếc làm ngơ.

Cúi lạy Ngài, xin mở rộng tay con
Luôn nắm lại giữ khư tất cả
Trước cửa nhà có người nghèo đói lả
Xin dåy con biết chia sẻ vui lòng.

Cúi lạy Ngài, cho chân con vững chãi
Để tiến bước dẫu dng sá hiểm nguy
Nguyện theo Ngài, thập giá đâu quản ngại
Chúa cầm tay mà dẫn con đi.

Cúi lạy Ngài, giữ lòng con tin tưởng
Mặc ai bảo : Chúa đã chết đâu còn
Khi chiều về gánh thời gian trĩu nặng
Xin dừng chân ở lại với con luôn.
(Thánh thi Kinh Nhật Tụng, Thứ V, tuần 2)
 
Church Documents
Bích Ngọc News 14 Dec 2023
VietCatholic Media
06:54 14/12/2023
1. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Sư đoàn Dù Cận vệ 104 của Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Vào đầu tháng 12 năm 2023, Sư đoàn Dù Cận vệ 104 mới thành lập của lực lượng Dù Nga rất có thể đã phải chịu tổn thất đặc biệt nặng nề và không đạt được mục tiêu trong lần ra mắt chiến đấu ở Kherson.

Hoạt động này diễn ra sau khi sư đoàn gia nhập Nhóm Lực lượng Dnipro của Nga và tham gia vào nỗ lực đánh bật đầu cầu Ukraine gần làng Krynky trên bờ phía đông của Dnipro.

Sư đoàn Dù Cận vệ 104 được cho là được hỗ trợ kém bởi không lực và pháo binh, trong khi nhiều binh sĩ rất có thể còn thiếu kinh nghiệm.

Sau vụ việc, các blogger quân sự Nga Nga đã kêu gọi Tư lệnh Nhóm Lực lượng Dnipro, Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, từ chức.

Đây là một đòn giáng mạnh vào danh tiếng của Teplinsky với tư cách là một trong những chỉ huy chiến trường có năng lực hơn cả của Nga: trong vai trò thường lệ của mình, ông cũng là Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù.

2. Putin nói chỉ có hòa bình ở Ukraine sau khi Nga đạt được mục tiêu

Mỗi năm vào trung tuần Tháng Mười Hai, Vladimir Putin tổ chức một cuộc họp báo trong đó, ông ta sẽ trả lời các thắc mắc được gọi vào, hay từ những người tham dự. Phe đối lập cho rằng những người được phép đặt ra câu hỏi là những người đã được chọn lọc. Nói cách khác, đó chỉ là một trò đóng kịch của Putin.

Năm ngoái, trong bối cảnh Nga đang phải hứng chịu các thất bại quân sự nặng nề, cuộc họp báo đã không diễn ra. Năm nay, nó đã diễn ra vào ngày thứ Năm 14 Tháng Mười Hai, chỉ vài giờ trước khi chúng tôi thu hình chương trình này.

Putin bắt đầu cuộc họp báo bằng cách nói rằng chủ quyền của Nga đang bị đe dọa và “sự tồn tại của đất nước chúng ta mà không có chủ quyền là không thể… cả nước không thể tồn tại nếu không có chủ quyền”.

Ông ta nhanh chóng nhận được câu hỏi về cuộc chiến ở Ukraine, và Pavel Zarubin, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước, hỏi: “Khi nào sẽ có hòa bình?”

Putin nói: “Sẽ có hòa bình khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình”. “Những mục tiêu ấy không hề thay đổi. Phi Quốc Xã hóa Ukraine, phi quân sự hóa Ukraine.”

Đó là một số thuật ngữ mang tính hung hăng hơn mà Putin đã sử dụng khi bắt đầu cuộc xâm lược ở Ukraine, trước khi Nga hứng chịu một loạt thất bại quân sự vào năm ngoái. Nhưng với sự thất bại trong cuộc phản công gần đây của Ukraine, Putin nói với khán giả rằng ông ta vẫn đang tìm cách buộc Ukraine đầu hàng hoàn toàn.

Putin cũng được hỏi liệu có một đợt điều động mới ở Nga hay không, ông nói rằng hiện tại Nga có đủ binh lính và lính nghĩa vụ sẵn sàng để nâng quy mô lực lượng vũ trang Nga lên 500.000 vào cuối năm nay.

“Tại sao chúng ta cần huy động? Hôm nay không cần huy động.”

Putin cũng tuyên bố rằng viện trợ quân sự cho Ukraine từ phương Tây đang cạn kiệt và nước này sẽ sớm cạn kiệt vũ khí nước ngoài để chống lại cuộc xâm lược của Nga.

“Ukraine gần như không sản xuất được gì, mọi thứ đều đến từ phương Tây, nhưng một ngày nào đó những thứ miễn phí sẽ cạn kiệt và có vẻ như điều đó đã xảy ra rồi,” ông ta nói.

3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo rằng không thể để Putin thắng tại Ukraine

'Rủi ro thực sự' Vladimir Putin sẽ không dừng lại với Ukraine nếu ông đạt được chiến thắng quân sự, nhà lãnh đạo NATO nói

Nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Năm rằng có “nguy cơ thực sự” là Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine nếu ông đạt được chiến thắng quân sự ở đó.

Triển vọng đó là lý do tại sao các đồng minh NATO của Ukraine phải tiếp tục hỗ trợ Kyiv về mặt quân sự, ông Stoltenberg nhấn mạnh:

Nếu Putin thắng ở Ukraine, có nguy cơ thực sự là hành động gây hấn của ông ta sẽ không kết thúc ở đó. Sự hỗ trợ của chúng tôi không phải là bác ái. Đó là một khoản đầu tư cho an ninh của chúng ta… Cách duy nhất để đạt được một giải pháp công bằng và lâu dài là thuyết phục Putin rằng ông ta sẽ không giành chiến thắng trên chiến trường. Và cách duy nhất để bảo đảm rằng Putin nhận ra mình không giành chiến thắng trên chiến trường là tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Bình luận của Tổng thư ký NATO được đưa ra trong bối cảnh sự ủng hộ viện trợ thêm cho Ukraine đang chững lại ở Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu do các hoạt động chính trị nội bộ.

Một số thành phần trong Quốc Hội Hoa Kỳ phản đối việc cung cấp thêm viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, trong khi ở Liên Hiệp Âu Châu, Hung Gia Lợi đã từ chối phê duyệt gói trị giá 50 tỷ euro (55 tỷ Mỹ Kim) để ổn định tài chính bị ảnh hưởng bởi chiến tranh của Ukraine trong ba năm tới.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã tập trung tại Brussels hôm thứ Năm để tham dự một hội nghị thượng đỉnh, trong đó viện trợ cho Kyiv và nỗ lực của Ukraine một ngày nào đó sẽ gia nhập khối là những vấn đề hàng đầu.
 
Thủy 15 Dec 2023
VietCatholic Media
21:38 14/12/2023
1. Putin tuyên bố chỉ chấm dứt chiến tranh khi Ukraine giải giáp, đầu hàng vô điều kiện

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Shares Demands for Ending War”, nghĩa là “Putin chia sẻ yêu cầu chấm dứt chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Putin nói rằng Mạc Tư Khoa sẽ không kết thúc cuộc chiến chống lại Kyiv cho đến khi đất nước của ông đạt được “phi Quốc Xã hóa”, “phi quân sự hóa” và trung lập ở Ukraine.

Phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm thường niên ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Năm, lãnh đạo Điện Cẩm Linh nói rằng Nga sẽ không nhượng bộ trước các yêu cầu của mình và thề sẽ chỉ chấm dứt cuộc tấn công ở Ukraine nếu đạt được mục tiêu hoặc nếu Kyiv chấp nhận một thỏa thuận nhằm đạt đến 3 mục tiêu vừa nêu.

“Hòa bình sẽ đến khi chúng ta đạt được những mục tiêu mà các bạn đã đề cập”, ông Putin nói trong khi trả lời các câu hỏi từ truyền thông và công chúng Nga. “Và quay trở lại với các mục tiêu, chúng vẫn không thay đổi. Tôi sẽ nhắc bạn rằng điều đó có nghĩa là phi Quốc Xã hóa, phi quân sự hóa Ukraine và tình trạng trung lập của nước này.” Theo lối nói của Nga phi quân sự hóa Ukraine nghĩa là Ukraine phải giải giáp quân đội hiện nay và không được quyền có quân đội riêng về sau này.

Sự kiện hôm thứ Năm là lần đầu tiên Putin đưa ra bình luận trước công chúng kể từ khi phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Sự kiện này cũng diễn ra chưa đầy một tuần sau khi ông tuyên bố chiến dịch tái tranh cử, trước khi cử tri Nga tham gia cuộc bầu cử vào tháng Ba.

Theo báo cáo của Reuters, Putin nói thêm trong hội nghị rằng nếu Ukraine không muốn đạt được thỏa thuận đáp ứng các yêu cầu của ông, chẳng hạn như phi quân sự hóa Ukraine, “Chà, thì chúng tôi buộc phải thực hiện các biện pháp khác, bao gồm cả các biện pháp quân sự”.

Putin nói: “Hoặc chúng ta đạt được một thỏa thuận, đồng ý về một số giới hạn nhất định hoặc chúng ta giải quyết vấn đề này bằng vũ lực”. “Đây là điều chúng tôi sẽ cố gắng đạt được.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng các cuộc đàm phán với Mạc Tư Khoa không thể được thảo luận cho đến khi toàn bộ lãnh thổ bị Nga tạm chiếm được trả lại cho Kyiv kiểm soát. Các nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhiều lần phủ nhận cáo buộc của ông Putin rằng đất nước này được điều hành bởi chế độ Đức Quốc xã.

Theo các quan chức Kyiv quen thuộc với các cuộc đàm phán, ngay sau khi phát động cuộc xâm lược, Nga đã đề nghị chấm dứt giao tranh ở Ukraine nếu Kyiv đồng ý từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO. Putin trước đây đã đổ lỗi cho sự hỗ trợ của phương Tây dành cho quân đội Ukraine đã làm leo thang cuộc chiến kéo dài gần 22 tháng, và hôm thứ Năm đổ lỗi cho ảnh hưởng của phương Tây đối với chính phủ Kyiv đã buộc Nga phải tham chiến.

Theo Reuters, ông nói: “Mong muốn không thể kiềm chế được tiến về phía biên giới của chúng tôi, đưa Ukraine vào NATO, tất cả những điều này đã dẫn đến thảm kịch này”. Putin cũng gây áp lực buộc Mỹ phải tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho cuộc chiến thay vì dựa vào “các lệnh trừng phạt và can thiệp quân sự”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc lại trong chuyến thăm của Zelenskiy tới Washington, DC trong tuần này rằng ông “sẽ không rời bỏ Ukraine và người dân Mỹ cũng vậy”.

Mỗi năm vào trung tuần Tháng Mười Hai, Vladimir Putin tổ chức một cuộc họp báo trong đó, ông ta sẽ trả lời các thắc mắc được gọi vào, hay từ những người tham dự. Phe đối lập cho rằng những người được phép đặt ra câu hỏi là những người đã được chọn lọc. Nói cách khác, đó chỉ là một trò đóng kịch của Putin.

Năm ngoái, trong bối cảnh Nga đang phải hứng chịu các thất bại quân sự nặng nề, cuộc họp báo đã không diễn ra. Năm nay, nó đã diễn ra vào ngày hôm qua, thứ Năm 14 Tháng Mười Hai, tại phòng triển lãm Gostiny Dvor ở trung tâm Mạc Tư Khoa.

Putin tỏ ra rất phấn khởi trước các tin tức liên quan đến viện trợ bị chặn lại tại Hoa Kỳ và có thể cả tại Liên Hiệp Âu Châu trước sự chống đối quyết liệt của Thủ tướng Hung Gia Lợi. Lần đầu tiên, người ta thấy ông ta lặp lại những đòi hỏi như “phi Quốc Xã hóa, phi quân sự hóa Ukraine.” Putin phấn khởi và tự tin quá mức đến nỗi đã cho công chúng gởi các tin nhắn trực tiếp lên màn hình.

Vì thế, mới có một tin nhắn làm Putin và mọi người trong phòng họp tái mặt. Tờ Daily Mail cho biết nội dung tin nhắn là “Putin, ông cút đi cho chúng tôi nhờ.”

2. Lính Nga đề nghị nổi dậy chống lại Mạc Tư Khoa

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Suggest Mutiny Against Moscow”, nghĩa là “Lính Nga đề nghị làm binh biến chống lại Mạc Tư Khoa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Tình báo quân đội Ukraine gần đây đã công bố đoạn ghi âm về những gì họ nói là một cuộc điện thoại bị chặn, trong đó hai binh sĩ Nga bày tỏ sự thất vọng và đề nghị quân đội Nga nên lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại Điện Cẩm Linh, mặc dù không rõ hai người này nghiêm chỉnh đến mức nào về khái niệm này.

Đoạn ghi âm ban đầu được ban giám đốc tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, đăng trên kênh Telegram của họ vào ngày 8 tháng 12, nhưng Kyiv Post đã dịch cuộc trò chuyện thành một câu chuyện đăng lên hôm thứ Năm 14 Tháng Mười Hai.

GUR thường xuyên đăng tải đoạn ghi âm về những gì họ cho là các thông tin liên lạc bị chặn liên quan đến quân đội Nga. Các cuộc gọi này thường là ví dụ về tinh thần xuống thấp của lực lượng của Putin ở Ukraine. Vào tháng 10, GUR đã chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh một người lính Nga nói về việc quá yếu vì thiếu lương thực đến nỗi không mặc nổi áo chống đạn.

Tờ Kyiv Post viết rằng đoạn ghi âm được GUR đăng tải là cuộc gọi giữa một người lính Nga đóng quân ở tiền tuyến và một chiến binh khác đang điều trị tại bệnh viện quân đội.

Trong cuộc gọi, người lính vẫn ở tiền tuyến nói với bạn mình rằng anh ta “đã không đi nghỉ trong nhiều năm”, khiến người lính bị thương hỏi khi nào anh ta sẽ về nhà.

“Tôi ước gì tôi biết,” người lính đầu tiên trả lời, theo bản dịch của Kyiv Post.

Khi người lính đầu tiên hỏi có bao nhiêu binh sĩ khác đang được điều trị tại bệnh viện, người lính bị thương nói rằng có “hơn 500 người” trước khi nói thêm rằng “nhiều người nữa sẽ đến”.

Mô tả bối cảnh chiến đấu, người lính vẫn đóng quân ở tiền tuyến cho biết “mọi thứ vẫn như cũ” và nói thêm rằng anh sẽ sớm chuyển đến Synkivka, một thị trấn cách Kupyansk khoảng 6 dặm về phía đông bắc ở tỉnh Kharkiv.

Người đàn ông bị thương nói: “Họ đang gây khó khăn cho chúng tôi, siết chặt quyền lợi của chúng tôi ở khắp mọi nơi”. “Năm thứ hai đã trôi qua rồi, chết tiệt! Nếu tôi không bị thương thì tôi đã ở lại đó rồi.”

Sau đó, người lính ở tiền tuyến phàn nàn về việc binh lính hợp đồng – tức là quân do một công ty quân sự tư nhân thuê – thì được nghỉ phép trong khi quân nhân chính thức thì không.

Ông nói: “Chúng tôi chỉ có lính hợp đồng là được đi nghỉ.”

Người lính trên chiến trường nói tiếp về sự thất vọng ngày càng tăng trong hàng ngũ Nga và đưa ra đề xuất về việc quân đội nên tuần hành chống lại Điện Cẩm Linh.

Người lính tiền tuyến nói: “Chúng tôi sẽ sớm tập hợp đám đông và tiến về phía Nga.

“Đúng như thế! Tôi cũng nghĩ vậy”, người lính bị thương trả lời. “Đến một lúc nào đó, bạn sẽ chán ngán đến mức tóm lấy một chiếc xe thiết giáp và rời khỏi tiền tuyến, tới đâu thì tới”.

3. Zelenskiy ca ngợi chiến thắng cho Ukraine ở Liên Hiệp Âu Châu trong khi đồng minh của Putin mất cả chì lẫn chài

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Hails 'Victory for Ukraine' in Europe as Putin Ally Stands Down”, nghĩa là “Zelenskiy ca ngợi chiến thắng cho Ukraine ở Âu Châu khi đồng minh của Putin nhượng bộ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố “chiến thắng cho Ukraine” sau khi Liên Hiệp Âu Châu quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Hội đồng Âu Châu đã bỏ phiếu ủng hộ việc tiến hành các cuộc đàm phán để Ukraine và nước láng giềng Moldova trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu vào thứ Năm, giáng một đòn mạnh vào Putin, vốn phản đối mạnh mẽ động thái này.

Cuộc bỏ phiếu được thực hiện tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu ở Brussels đã gây bất ngờ. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban, người được nhiều người mô tả là đồng minh của Putin, trước đó đã đe dọa phủ quyết các cuộc đàm phán.

Sau vài giờ thảo luận khó khăn về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova, vì Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán quyết liệt cản trở với quyền phủ quyết của mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz là người đã đưa ra giải pháp.

Hai quan chức tóm tắt về cuộc đàm phán cho biết Scholz đã nói với Orbán trước mặt các nhà lãnh đạo khác rằng nếu ông thực sự không sẵn lòng đồng ý, ông có thể rời khỏi phòng để các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu có thể đưa ra quyết định đồng thanh về việc mở rộng khi ông vắng mặt.

Theo một quan chức quốc gia và một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu, Orbán đã rời khỏi phòng họp sau những lời của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người tỏ ra rất cương quyết và nóng giận.

Ngay sau khi Orbán bước ra, tất cả các thành viên khác bỏ phiếu ủng hộ biện pháp này.

Nhiều người thắc mắc không biết như thế có hợp lệ không. Nhưng một chuyên gia cho biết “Nếu ai đó vắng mặt, thì là họ vắng mặt. Về mặt pháp lý, nó hoàn toàn hợp lệ”, quan chức này nói thêm, và nhận xét rằng việc bỏ ra ngoài của Orbán có thể coi là bỏ phiếu trắng, khác xa với việc phủ quyết.

Trước diễn biến bất ngờ, này Tổng thống Zelenskiy nói: “Đây là một chiến thắng cho Ukraine. Một chiến thắng cho toàn bộ Âu Châu. Một chiến thắng tạo động lực, truyền cảm hứng và tiếp thêm sức mạnh.”

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel đã công bố quyết định này và gọi đây là “tín hiệu hy vọng rõ ràng cho người dân Ukraine và cho lục địa của chúng ta”.

Orban, người có mối quan hệ thân thiết với Mạc Tư Khoa, nói rằng quyết định không phủ quyết cuộc bỏ phiếu không có nghĩa là quan điểm của ông đối với tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine đã thay đổi.

Theo hãng tin AP, ông nói: “Quan điểm của Hung Gia Lợi rất rõ ràng: Ukraine chưa sẵn sàng để chúng tôi bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của nước này”. “Đó là một quyết định hoàn toàn phi logic, phi lý và không đúng đắn.”

Mặc dù quyết định bỏ phiếu trắng của Orban là một đòn giáng mạnh vào Putin cũng như hy vọng của ông trong việc giữ Ukraine và Modolva rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu, nhưng chắc chắn rằng Orbán sẽ còn gây thêm khó khăn.

Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels cũng nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng căng thẳng của Nga với đồng minh mạnh mẽ một thời là Armenia, khi Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Ararat Mirzoyan nói rằng chính phủ của ông “nồng nhiệt hoan nghênh” đề xuất mở “các cuộc đàm phán gia nhập với Moldova và Ukraine”.

Dmitry Polyanskiy, phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, năm ngoái đã lập luận rằng không có “sự khác biệt lớn” giữa việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và gia nhập NATO, điều mà một số người cho rằng có thể châm ngòi cho sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Ukraine nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu vài ngày sau khi Nga xâm chiếm lãnh thổ nước này vào ngày 24/2/2022. Nước này được cấp tư cách ứng cử viên vào tháng 6/2022.

Năm ngoái, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng khả năng Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có thể mất “vài thập kỷ”, trong đó các quốc gia bao gồm Montenegro và Serbia đã không đạt được tư cách thành viên mặc dù đã trở thành ứng cử viên từ nhiều năm trước.

4. Vương quốc Anh cho biết lực lượng Dù ưu tú của Nga chịu 'tổn thất đặc biệt nghiêm trọng '

Đó là tựa đề của một bài báo trên tờ Newsweek. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Sư Đoàn Dù của Nga ở Kherson “đã chịu tổn thất đặc biệt nghiêm trọng” trong cuộc giao tranh với quân đội Ukraine vào đầu tháng 12.

Trong bản cập nhật hôm thứ Năm về cuộc chiến ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã viết rằng Sư đoàn Dù cận vệ 104 của Lực lượng Dù Nga mới được thành lập gần đây “đã không đạt được mục tiêu của mình” ở Kherson trong hoạt động chiến trường đầu tiên của sư đoàn.

Trận thua của lính dù Nga, những người thường được coi là những chiến binh tinh nhuệ nhất của Nga, đã xảy ra gần thị trấn nhỏ Krynky trên bờ đông sông Dnipro.

Krynky và khu vực xung quanh là nơi giao tranh dữ dội trong những tuần gần đây, và tháng trước Kyiv tuyên bố rằng lực lượng của họ đã thiết lập một tiền đồn trên bờ biển mà các nhà quan sát chiến tranh gọi là một chiến thắng chiến lược quan trọng trước lực lượng của Putin.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh viết rằng hoạt động tốn kém liên quan đến Sư Đoàn Dù cận vệ 104 “diễn ra sau khi sư đoàn này gia nhập Nhóm Lực lượng Dnipro của Nga và tham gia trong nỗ lực đánh bật đầu cầu Ukraine gần làng Krynky trên bờ đông sông Dnipro.”

Bản cập nhật tình báo của Anh cho rằng sự thiếu thành công của sư đoàn là do sư đoàn này “được hỗ trợ kém bởi không quân và pháo binh, trong khi nhiều binh sĩ rất có thể còn thiếu kinh nghiệm”.

5. Kyiv cho biết Nga mất 1.300 quân, 12 hệ thống pháo binh trong một ngày

Theo tờ Newsweek, Kyiv cho biết lực lượng Nga ở Ukraine đã mất hơn 1.300 binh sĩ và hàng chục hệ thống pháo binh trong 24 giờ qua khi cái giá về nhân mạng trong cuộc chiến mệt mỏi ngày càng gia tăng.

Theo Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 342.800 quân kể từ khi tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Việc Kyiv phá hủy 12 hệ thống pháo binh của Nga trong ngày qua nâng tổng số thiệt hại được báo cáo của Mạc Tư Khoa lên tới 8.088 hệ thống.

Những con số của Ukraine là dấu hiệu mới nhất về tổn thất nhân mạng đáng kinh ngạc trong cuộc chiến tranh tiêu hao. Thật khó để biết chính xác có bao nhiêu binh sĩ tinh nhuệ, lính dù, đội xe tăng, tù nhân nghĩa vụ và lính đánh thuê của Mạc Tư Khoa đã thiệt mạng hoặc bị thương, nhưng các nhà phân tích phương Tây tin rằng Nga đã phải chịu hàng trăm nghìn thương vong trong gần hai năm chiến tranh. chiến tranh.

Hôm thứ Ba, Reuters đưa tin gần 90% quân nhân trước chiến tranh của Nga hiện đã chết hoặc bị thương, trích dẫn một nguồn tin quen thuộc với một tài liệu tình báo được giải mật của Mỹ. Con số này lên tới khoảng 315.000 quân Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong nhiều tháng chiến tranh với thương vong nặng nề.

Vào giữa tháng 11, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh, James Heappey, nói với các nhà lập pháp Anh rằng Luân Đôn tin rằng khoảng 302.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực.

Nga hiện nay thường xuyên mất hơn 1.000 binh sĩ trong một ngày, theo thống kê của Kyiv. Điều này trùng hợp với thời điểm Nga bắt đầu nỗ lực phối hợp nhằm vào thị trấn công nghiệp tiền tuyến kiên cố Avdiivka mà Mạc Tư Khoa đã triển khai vào ngày 10 tháng 10.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng trước rằng những tuần từ ngày 10 tháng 10 đến cuối tháng 11 “có thể đã chứng kiến tỷ lệ thương vong của Nga trong cuộc chiến ở mức cao nhất cho đến nay”.

Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson nói với CNN trong tuần này rằng kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc tấn công nhằm bao vây Avdiivka, nước này đã phải hứng chịu hơn 13.000 thương vong quanh thị trấn.

Giống như Nga, Ukraine không công bố số liệu thiệt hại của mình, nhưng Kyiv cũng có những thương vong đáng kinh ngạc. Newsweek trước đây đã nói rằng tổn thất của Ukraine có thể thấp hơn tổn thất của Nga, nhưng bất kỳ con số thương vong nào cũng sẽ gây tổn hại cho quân đội Ukraine nhiều hơn cho Nga vì Nga có lực lượng lớn hơn nhiều.
 
Bích Ngọc News 15 Dec 2023
VietCatholic Media
22:44 14/12/2023
1. Phần Lan mở cửa biên giới vài giờ sau đóng lại ngay lập tức

Phần Lan sẽ một lần nữa đóng cửa toàn bộ biên giới với Nga để ngăn chặn dòng người xin tị nạn, Bộ trưởng Nội vụ nước này, Mari Rantanen, cho biết hôm thứ Năm, chỉ vài giờ sau khi quốc gia Bắc Âu này kết thúc hai tuần đóng cửa tất cả các tuyến đường giữa hai nước.

Helsinki cho biết sự gia tăng gần đây về số người xin tị nạn đến qua Nga là một động thái được Mạc Tư Khoa dàn dựng nhằm trả đũa quyết định của quốc gia Bắc Âu này nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, một cáo buộc mà Điện Cẩm Linh phủ nhận.

Lực lượng biên phòng Phần Lan cho biết, lượng người đến đã dừng lại khi Phần Lan đóng cửa biên giới vào cuối tháng 11 nhưng lại tiếp tục vào thứ Năm khi hai trong số tám cửa khẩu được mở, với khoảng 36 người đang xin tị nạn.

Rantanen nói với quốc hội: “Bây giờ hiện tượng này đã bắt đầu lại và chúng tôi sẽ đóng cửa toàn bộ biên giới vô thời hạn”.

2. Nga đã xử rồi xử lại thêm lần nữa để dằn mặt công chúng

Một tòa án ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Năm đã ra lệnh xét xử lại vụ án của một nhà vận động nhân quyền kỳ cựu người Nga. Ông với cáo buộc làm mất uy tín của lực lượng vũ trang nước này.

Oleg Orlov, 70 tuổi, đã hơn hai thập kỷ là một trong những người lãnh đạo Đài tưởng niệm, tổ chức đã giành được một phần giải Nobel hòa bình vào năm 2022, một năm sau khi bị cấm và giải thể ở Nga.

Một tòa án quận vào tháng 10 đã phạt Orlov 150.000 rúp hay 1.687 Mỹ Kim – một mức án tương đối nhẹ đối với một người chỉ trích cuộc chiến Ukraine, do tuổi tác và sức khỏe của ông – sau khi ông này viết một bài báo nói rằng nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã rơi vào chủ nghĩa phát xít.

Orlov đã kháng cáo bản án đó. Để dằn mặt ông, các công tố viên sau đó đề nghị mức án 3 năm tù, cáo buộc ông “căm thù chính trị đối với Nga”, là điều mà ông phủ nhận.

Trong phiên điều trần hôm thứ Năm, Orlov khẳng định ông là một người yêu nước thực sự và lặp lại những lời chỉ trích về cuộc chiến Ukraine cũng như sự xói mòn nhân quyền ở Nga, theo kênh Telegram của Memorial.

Việc tái thẩm được yêu cầu dựa trên tính kỹ thuật pháp lý sau khi các công tố viên thay đổi quan điểm của họ. Kể từ khi gửi xe tăng đến Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Nga đã tăng cường trấn áp lâu dài đối với mọi hình thức bất đồng chính kiến và coi việc làm mất uy tín của lực lượng vũ trang hoặc đi chệch khỏi các luận điệu của chính phủ về cái mà họ gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” là hành vi phạm tội.

3. Phần Lan cấp quyền cho quân đội Mỹ tiến đến biên giới với Nga

Chính phủ Phần Lan cho biết Phần Lan sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng với Mỹ để cấp cho quân đội Mỹ quyền tiếp cận rộng rãi khắp quốc gia Bắc Âu này tới cả khu vực lân cận biên giới dài với Nga.

Nước láng giềng Bắc Âu của Nga Phần Lan đã trở thành thành viên mới nhất của liên minh quân sự NATO vào đầu năm nay để đáp trả việc Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022.

Ngoại trưởng Phần Lan, Elina Valtonen, cho biết trong bình luận do Reuters đưa tin: “Chúng tôi ký hiệp ước này để trên thực tế sẽ không cần phải thống nhất mọi thứ riêng biệt, như vậy việc tổ chức các hoạt động trong thời bình trở nên dễ dàng hơn, nhưng trên hết, nó có thể rất quan trọng trong một cuộc khủng hoảng”.

Các quan chức cho biết, thỏa thuận với Mỹ nhằm mục đích cho phép nhanh chóng tiếp cận quân sự và viện trợ cho Phần Lan trong trường hợp xảy ra xung đột.

Nó liệt kê 15 cơ sở và khu vực ở Phần Lan mà quân đội Hoa Kỳ sẽ có quyền tiếp cận không bị cản trở và là nơi họ cũng có thể lưu trữ các thiết bị quân sự và đạn dược.

Thỏa thuận cho thấy, các khu vực này sẽ bao gồm 4 căn cứ không quân, một cảng quân sự và tuyến hỏa xa dẫn tới miền bắc Phần Lan, nơi quân đội Mỹ sẽ có một khu kho chứa đồ dọc theo tuyến hỏa xa dẫn đến biên giới Nga.

4. Rumani triệu tập đại sứ Nga sau khi nước này phát hiện ra một miệng hố máy bay không người lái gần biên giới với Ukraine.

Theo Bộ Quốc phòng, một miệng núi lửa đã được tìm thấy ở một khu vực không có người ở gần thị trấn Grindu thuộc hạt Tulcea, đối diện với cảng Reni ở miền nam Ukraine qua sông Danube.

Trong một tuyên bố do AFP đưa tin, Bộ Ngoại giao Rumani cho biết, để đối phó với “hành vi vi phạm không phận Rumani, trái với luật pháp quốc tế”, nhà lãnh đạo cơ quan đại diện ngoại giao của Nga đã bị triệu tập.

Bộ này cho biết họ lên án mạnh mẽ “các cuộc tấn công liên tục” của Mạc Tư Khoa; và nhấn mạnh rằng các cuộc tham vấn với “các đồng minh NATO về những diễn biến ở biên giới Rumani-Ukraine, bao gồm cả vụ việc ngày hôm nay” đang được tiến hành.

Quân đội Rumani cũng phát hiện máy bay không người lái trên hệ thống giám sát radar của họ và “cho thấy có thể có hành vi xâm nhập trái phép vào không phận quốc gia, với tín hiệu được phát hiện ở độ cao thấp trên đường tới Grindu”, họ cho biết thêm.
 
Thu Trinh 15 Dec 2023
VietCatholic Media
22:46 14/12/2023
1. Putin nói về quan hệ với Âu Châu và Mỹ

Putin cho biết ông sẵn sàng sửa chữa quan hệ với Âu Châu và Mỹ nhưng cũng nói rằng Nga không làm gì sai trong việc xâm lược Ukraine và đổ lỗi cho phương Tây đã “làm hỏng mối quan hệ” với Nga.

“Chúng tôi không hủy hoại mối quan hệ với phương Tây,” ông nói, bắt đầu một bài giảng dài về quan điểm của Điện Cẩm Linh về lịch sử Ukraine. “Họ đã hủy hoại mối quan hệ với chúng tôi và họ luôn cố gắng đẩy chúng tôi xuống vị trí thứ hai hoặc thứ ba mà phớt lờ lợi ích của chúng tôi”.

Có lúc, ông kể lại lịch sử của cuộc cách mạng Ukraine năm 2014, “họ khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào trong hành động của mình”.

Putin không đưa ra nhiều tin tức ngày hôm nay nhưng nhà lãnh đạo Nga đã có đường lối hung hăng, nói nhiều về cuộc chiến và không làm gì nhiều để chứng tỏ rằng ông đang rút lui khỏi các mục tiêu theo chủ nghĩa tối đa của Nga.

Ông cũng dành lời khen ngợi cho nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi, Victor Orbán, và thủ tướng dân túy của Slovakia, Robert Fico. Đặc biệt, Orban đã từ chối viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine khi ông thúc đẩy Brussels giải phóng cho Hung Gia Lợi hàng tỷ euro viện trợ bị giữ lại do lo ngại về quy định pháp luật.

“Họ không phải là những chính trị gia thân Nga,” ông nói về Orbán và Fico. “Họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc.”

Chỉ trích hành vi “đế quốc” của Mỹ, ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng sắp xếp quan hệ với họ… Chúng tôi cho rằng Mỹ là một quốc gia quan trọng, cần thiết trên thế giới. Nhưng nền chính trị đế quốc của họ đã cản trở họ.”

2. Vladimir Putin tiết lộ số lính Nga đang chiến đấu ở Ukraine

Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết tổng cộng 617.000 binh sĩ Nga hiện đang chiến đấu ở Ukraine. Theo ông, khoảng 244.000 người trong số họ là những người lính được triệu tập để chiến đấu bên cạnh quân đội chuyên nghiệp của Nga.

Chi tiết hiếm hoi về hoạt động quân sự của Mạc Tư Khoa ở Ukraine được đưa ra trong cuộc họp báo cuối năm của Putin hôm thứ Năm 14 Tháng Mười Hai.

Putin đặc biệt nhấn mạnh rằng Điện Cẩm Linh không cần đợt huy động quân dự bị thứ hai.

Ông cho biết mỗi ngày có 1.500 người được tuyển mộ vào quân đội trên khắp đất nước. Tính đến tối thứ Tư, ông cho biết tổng cộng 486.000 binh sĩ đã ký hợp đồng với quân đội Nga.

3. Kyiv tố cáo Nga tấn công miền nam Ukraine bằng 42 máy bay không người lái chỉ trong đêm

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 15 Tháng Mười Hai,Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ hàng chục máy bay không người lái do Iran thiết kế do lực lượng Nga phóng nhằm vào thành phố phía nam Odesa, trong cuộc tấn công qua đêm mới nhất của Mạc Tư Khoa khiến 11 người bị thương.

“Tổng cộng, quân xâm lược đã phóng 42 máy bay không người lái tấn công chúng ta”, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết và nhấn mạnh rằng 41 máy bay không người lái Shahed đã bị bắn hạ. Chúng được triển khai từ lãnh thổ do Nga kiểm soát, bao gồm cả bán đảo Crimea do Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.

Các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hỏng một ký túc xá ở Odesa, AFP đưa tin.

Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết 11 người trong đó có 3 trẻ em bị thương. Cô nói thêm: “Quỷ Nga bắt đầu buổi tối thứ hai liên tiếp bằng cuộc tấn công vào Odesa.”

Sáng thứ Sáu 15 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ 9 máy bay không người lái của Ukraine đang tiến về thủ đô, vài giờ trước cuộc họp báo rất được mong đợi của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi phát động cuộc tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

“Các đơn vị phòng không đang làm nhiệm vụ đã phá hủy và đánh chặn 9 máy bay không người lái của Ukraine trên lãnh thổ khu vực Kaluga và Mạc Tư Khoa”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố, đồng thời đổ lỗi cho Kyiv về vụ tấn công.

4. Thủ tướng Estonia mô tả cuộc họp căng thẳng tại Liên Hiệp Âu Châu

Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, hôm thứ Năm cho biết Liên Hiệp Âu Châu đã đạt được thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Cô cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi, Victor Orbán, đã nói với cô rằng ông ta không đồng ý việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

“Tôi đã nói chuyện với Viktor Orbán, và tìm cách thuyết phục ông ta. Nhưng, ông ấy nói rằng hiện tại ông ấy không thấy có một lý do nào để đồng ý.”

Orbán nói với các phóng viên báo chí rằng: “Xem xét các con số, phân tích kinh tế và xem xét nghiêm chỉnh rằng các cuộc đàm phán với Ukraine sẽ nhằm mục đích cấp tư cách thành viên - chúng ta không được sử dụng nó như một động thái chính trị - vì tư cách thành viên không nhằm mục đích đó… vì thế, chúng tôi phải nói rằng suy nghĩ như thế là vô lý, lố bịch và không nghiêm chỉnh.”

Tuy nhiên, Thủ tướng Estonia cho biết Ukraine đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để mở các cuộc đàm phán gia nhập vốn sẽ mất vài năm.

Cô cho biết cuộc họp đã diễn ra hết sức căng thẳng. Sau vài giờ thảo luận khó khăn về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova, trước thái độ khăng khăng một cách vô lý của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, là người quyết liệt cản trở với quyền phủ quyết của mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz bắt đầu “mất kiên nhẫn”.

Kallas cho biết Scholz đã nói với Orbán trước mặt các nhà lãnh đạo khác rằng nếu ông thực sự không sẵn lòng đồng ý, ông có thể rời khỏi phòng để các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu có thể đưa ra quyết định đồng thanh về việc mở rộng khi ông vắng mặt.

Orbán hậm hực bước ra, mặc dù ông ta có thể cứ ngồi đó và tiếp tục phủ quyết.

Kallas nhận xét rằng việc bỏ ra ngoài của Orbán có thể coi là bỏ phiếu trắng. Những người còn lại đã đồng thanh đồng ý việc mở cuộc đàm phán cho Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Cô nói cô cảm thấy bất ngờ vì mọi chuyện trở nên dễ dàng như thế.
 
VietCatholic TV
Tiết lộ của Zelenskiy về quân lực Kyiv. Các nước Bắc Âu cho gần 8 tỷ. Đức đưa ngay Patriot sang Kyiv
VietCatholic Media
02:54 14/12/2023


1. Tổng thống Zelenskiy cho biết về quân số của quân Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Reveals Number of Ukraine Troops Fighting Against Russia”, nghĩa là “Tổng thống Zelenskiy tiết lộ số lượng quân Ukraine chiến đấu chống lại Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Trong lời chúc mừng quân đội nước mình nhân Ngày Lực lượng Lục Quân được đánh dấu vào ngày 12 tháng 12, tổng thống Ukraine nói rằng có gần 600.000 binh sĩ “thuộc nhiều nhánh khác nhau của quân đội”.

“Anh hùng dũng cảm. Mạnh mẽ,” ông cho biết như trên bên cạnh hình ảnh binh lính Ukraine ở nhiều địa điểm khác nhau, bên cạnh xe tăng và một số mang theo vũ khí.

Con số của Tổng thống Zelenskiy khác với ước tính 500.000 quân Ukraine được nền tảng thu thập và phân tích dữ liệu Statista liệt kê và đây là con số mới nhất được một trong những quan chức Ukraine tiết lộ về quy mô quân đội của nước này.

Vào tháng 11, cựu giám đốc cơ quan báo chí của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, Vladislav Seleznev nói với hãng tin TSN của Ukraine rằng có 1,3 triệu người trong Lực lượng vũ trang Ukraine “tất cả đều cần vũ khí và đạn dược”.

Lực lượng vũ trang Ukraine bao gồm nhiều nhánh, trong đó Lực lượng Lục Quân chỉ là một. Những lực lượng khác bao gồm Không quân, Hải quân, Lực lượng Dù, Thủy quân lục chiến, Lực lượng hoạt động đặc biệt và Lực lượng phòng thủ lãnh thổ hay Địa Phương Quân.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov hồi tháng 9 cho biết Lực lượng vũ trang Ukraine đã tăng hơn gấp ba lần kể từ tháng 2 năm 2022, từ 261.000 lên hơn 800.000 người.

Về phía Nga, đầu tháng 12, Putin đã ra lệnh tăng quân số thêm 170.000 lên tổng số 1,32 triệu.

Zelenskiy bày tỏ lòng kính trọng đối với những người lính Ukraine. “Nhiều người sẽ luôn được đồng đội ghi nhớ vì sức mạnh và sự giúp đỡ của họ trong trận chiến. Nhân dân chúng ta biết ơn nhiều người vì đã giải phóng đất đai, thành phố và làng mạc của chúng ta, để có cơ hội tự hào về sức mạnh của quân đội Ukraine.

“Hôm nay chúng ta tưởng nhớ rất nhiều người khi tôn vinh những anh hùng Ukraine đã hy sinh mạng sống vì đất nước và nhân dân chúng ta,” Zelenskiy viết, “Vinh quang cho những người bảo vệ chúng ta! Cảm ơn mọi người lính, mọi trung sĩ, mọi chỉ huy vì sức mạnh mà các bạn đã trao cho quốc gia của chúng tôi.”

Thông điệp của Tổng thống Zelenskiy được đăng vào ngày ông gặp các nhà lãnh đạo chính trị ở Washington, DC, trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc cảnh báo rằng viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine có thể cạn kiệt khi các cuộc đàm phán về viện trợ mới đã bị đình trệ tại Quốc hội.

Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu khoảng 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ mới cho Ukraine như một phần của gói khẩn cấp lớn hơn, bao gồm cả hỗ trợ cho Israel.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Zelenskiy đã gặp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga để thảo luận về việc củng cố hệ thống tài chính của Ukraine. Ông cũng tổ chức các cuộc đàm phán với các đồng minh chủ chốt để tiếp tục bảo đảm sự hỗ trợ quân sự bổ sung.

Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, Oleksii Danilov, nói với BBC rằng hy vọng của Ukraine về cuộc phản công được phát động vào tháng 6 đã không được thực hiện đầy đủ nhưng điều đó không có nghĩa là Kyiv sẽ không giành được chiến thắng trong cuộc chiến.

Ông nói hôm thứ Hai: “Vào tháng 5, mọi người dân ở đất nước chúng tôi đều muốn chiến tranh kết thúc nhanh chóng”. “Có những hy vọng nhưng chúng đã không thành hiện thực.” Ông nói thêm rằng đất nước của ông “sẽ không dừng lại” và sẽ tiếp tục “đấu tranh vì tự do, vì độc lập của chúng tôi”.

2. Người Ukraine bị mất Internet

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainians Lose Internet as Major Mobile Operator Down”, nghĩa là “Người Ukraine mất Internet khi nhà khai thác điện thoại di động lớn gặp trục trặc”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Người dùng Internet trên khắp Ukraine đã phải đối mặt với tình trạng ngừng hoạt động sau sự việc kỹ thuật trên mạng của công ty truyền thông Kyivstar, công ty cho biết họ đã trở thành nạn nhân của tin tặc.

Việc ngừng hoạt động lần đầu tiên được công ty thông báo ngay sau 8 giờ sáng thứ Ba trên trang Facebook của mình. Tuyên bố của họ cho biết các vấn đề kỹ thuật có nghĩa là các dịch vụ liên lạc và truy cập Internet có thể không khả dụng đối với người ghi danh.

Kyivstar là nhà khai thác truyền thông điện tử lớn nhất Ukraine với hơn 24 triệu thuê bao điện thoại di động và một triệu thuê bao internet tại nhà. Nó cũng cung cấp các giải pháp 4G, Big Data, Cloud, dịch vụ an ninh mạng và truyền hình kỹ thuật số.

Kyivstar cho biết: “Các chuyên gia của công ty đang nỗ lực giải quyết vấn đề”. “Chúng tôi xin lỗi những người ghi danh vì những khó khăn tạm thời và cảm ơn sự thông cảm của các bạn.”

Trong một tuyên bố tiếp theo vài giờ sau đó, Kyivstar cho biết họ đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công “mạnh mẽ” của tin tặc gây ra “lỗi kỹ thuật khiến các dịch vụ kết nối di động và truy cập Internet tạm thời không khả dụng”.

Kyivstar cho biết: “Các chuyên gia đang làm việc để loại bỏ hậu quả của một cuộc tấn công hack nhằm khôi phục liên lạc và dịch vụ càng sớm càng tốt”. “Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện tạm thời và cảm ơn sự thông cảm của bạn.”

Kyivstar mô tả công việc khôi phục các dịch vụ của mình là một “thách thức” và liên quan đến việc hợp tác với các dịch vụ nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật. Nó nói rằng dữ liệu cá nhân của người ghi danh không bị xâm phạm.

“Phải, đối phương của chúng ta rất nguy hiểm. Nhưng chúng tôi sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, vượt qua chúng và tiếp tục làm việc vì người Ukraine”, tuyên bố cho biết.

Trong suốt cuộc chiến do Mạc Tư Khoa khởi xướng, điện và nước liên tục bị mất do các cuộc tấn công liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Mạc Tư Khoa cũng bị đổ lỗi cho các cuộc tấn công mạng vào Ukraine, mặc dù Nga không được nhắc đến đích danh trong tuyên bố của Kyivstar. Newsweek đã liên hệ với Kyivstar để bình luận thêm.

Mọi người lên mạng xã hội để báo cáo sự việc xảy ra với cả mạng di động và mạng có dây ở các tỉnh Odesa, Dnipropetrovsk và Kyiv. Trang web chính thức của nhà điều hành cũng ngừng hoạt động.

Bên dưới các tuyên bố của công ty là hơn một nghìn bình luận từ người dùng Facebook hỏi làm cách nào họ có thể truy cập các dịch vụ internet và khi nào chúng sẽ bắt đầu hoạt động trở lại. Ngoài ra còn có những tin nhắn ủng hộ công ty truyền thông. “Chúng ta sẽ sống sót sau chuyện này,” một người dùng viết. “Chúng tôi tin vào công việc của bạn,” một người khác viết.

Vào tháng 10, Kyivstar, có tập đoàn mẹ là công ty VEON có trụ sở tại Amsterdam, cho biết hoạt động của họ không bị ảnh hưởng bởi việc tịch thu tài sản do các nhà tài phiệt Nga nhắm vào lệnh trừng phạt là Mikhail Fridman, Petr Aven và Andrey Kosogov nắm giữ.

3. Đức sẽ giao hệ thống Patriot thứ hai cho Ukraine trước cuối năm nay

Hệ thống phòng không Patriot thứ hai sẽ đến Ukraine từ Đức trước cuối tháng này để bảo vệ bầu trời Ukraine khỏi các cuộc tấn công của Nga.

Điều này đã được Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz nêu trong bài phát biểu trước các đại biểu Bundestag hôm thứ Tư trong một “tuyên bố của chính phủ” trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Âu Châu.

Thủ tướng Scholz đề cập đến cuộc chiến mà Nga tiến hành chống lại Ukraine trong gần hai năm là thách thức chính trị và an ninh chính đối với lục địa Âu Châu. Đồng thời, thủ tướng nhấn mạnh vai trò của Đức trong việc tăng cường phòng không Ukraine, lực lượng mà mùa đông này có khả năng bảo vệ đất nước tốt hơn nhiều khỏi hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga nhờ pháo tự hành Gepard cũng như hệ thống Iris-T và Patriot được Đức bàn giao.

Thủ tướng hứa: “Hệ thống phòng không Patriot thứ hai của Đức sẽ bắt đầu hoạt động ở Ukraine vào đầu năm nay”.

Nhà lãnh đạo chính phủ Đức cảm ơn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Boris Pistorius, người trong chuyến thăm Kyiv gần đây đã hứa sẽ chuyển giao thêm hệ thống Iris-T, khả năng chống máy bay không người lái và cảm biến. Ông cũng đề cập rằng trong số những thứ được quyên góp như một phần của gói viện trợ mùa đông bao gồm xe chiến đấu bộ binh, đạn dược, quân phục mùa đông cho binh lính và máy phát điện. Scholz lưu ý đây là tất cả những gì Ukraine cần nhất và ngay lập tức.

Ông thông báo về quyết định được thông qua gần đây nhằm duy trì viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine ở mức đã hứa là 8 tỷ EUR vào năm tới.

Thủ tướng nói thêm rằng ông không bao giờ vơi đi những ấn tượng tốt đẹp với những gì binh sĩ Ukraine, và những gì họ đã làm trên chiến trường.

Như đã đưa tin, ngân sách hỗ trợ quân sự cho Ukraine của Cộng hòa Liên bang Đức dự tính sẽ tăng gấp đôi, từ 4 tỷ EUR lên 8 tỷ EUR..

4. Liên Hiệp Âu Châu thực hiện bước đi đầu tiên để huy động tiền cho Ukraine từ tài sản bị đóng băng của Nga

Ký giả GREGORIO SORGI của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU takes first step to raise money for Ukraine from Russian frozen assets”, nghĩa là “Liên Hiệp Âu Châu thực hiện bước đi đầu tiên để huy động tiền cho Ukraine từ tài sản bị đóng băng của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Kyiv muốn có tiền ngay bây giờ, nhưng kế hoạch Brussels sẽ chỉ thành hiện thực một cách chậm chạp.

Hôm thứ Tư, Ủy ban Âu Châu đã trình bày một kế hoạch nhằm chuyển số tiền thu được từ tài sản của Nga bị đóng băng ở Liên Hiệp Âu Châu để giúp tái thiết Ukraine.

Nhưng đề xuất này – phải được các nước Liên Hiệp Âu Châu đồng thanh thông qua – chỉ là bước đầu tiên trong một quá trình có thể sẽ kéo dài, có nghĩa là quốc gia bị chiến tranh tàn phá này khó có thể sớm nhận được tiền.

Vấn đề này gắn liền với một cuộc thảo luận rộng rãi hơn về một quỹ dành riêng cho Ukraine sẽ được các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tổ chức trong hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm và thứ Sáu.

Trong nhiều tháng, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đã tìm mọi cách để hớt váng số tiền kiếm được từ các tài sản trị giá khoảng 200 tỷ euro bị giữ ở Liên Hiệp Âu Châu kể từ khi Vladimir Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Khi chứng khoán của Nga đến hạn và được các trung gian tài chính tái đầu tư, chúng sẽ tạo ra lợi nhuận. Một quan chức Liên Hiệp Âu Châu được giấu tên cho biết Liên Hiệp Âu Châu muốn tấn công vào những khoản thu đó.

Đề xuất ban đầu của Ủy ban sẽ buộc số tiền thu được từ tài sản đầu tư phải được gửi vào một tài khoản riêng của cơ quan thanh toán bù trừ - là tổ chức tài chính hỗ trợ giao dịch - nơi chúng được giữ.

Sau khi điều đó được thống nhất, cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải đưa ra đề xuất thứ hai để kích hoạt việc chuyển tiền mặt vào ngân sách Liên Hiệp Âu Châu và sau đó đến Ukraine.

Ngân hàng Trung ương Âu Châu đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa, cảnh báo rằng nó có thể gây bất ổn cho đồng tiền euro. Theo đuổi các “khoản lợi nhuận thu được” là một lựa chọn an toàn hơn về mặt pháp lý so với việc bàn giao tài sản toàn diện.

Vladyslav Vlasyuk, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói với POLITICO: “Cuộc thảo luận tích cực xoay quanh lãi suất… từ quan điểm pháp lý, lãi suất không thuộc về Nga”. “Nói đúng ra thì đây không phải là quỹ có chủ quyền,” Ông ước tính rằng động thái này sẽ tạo ra khoảng 3 tỷ euro mỗi năm.

Dự trữ ngoại hối của Nga đã bị đóng băng bởi các quốc gia tham gia lệnh trừng phạt khi bắt đầu cuộc chiến của Mạc Tư Khoa với Ukraine và phần lớn nằm trong Liên Hiệp Âu Châu. Đề xuất của Ủy ban sẽ nhắm tới tài sản bị phong tỏa trị giá 180 tỷ euro tại Euroclear của Bỉ, một cơ quan thanh toán bù trừ đóng vai trò là người giám sát các khoản dự trữ của Nga.

Chủ tịch Ủy ban Ursula Von der Leyen nhấn mạnh rằng số tiền thu được từ các quỹ bị đóng băng của Nga sẽ tài trợ cho việc tái thiết lâu dài ở Ukraine, vốn được Ngân hàng Thế giới ước tính trị giá 411 tỷ Mỹ Kim.

Quỹ Ukraine rộng hơn do Liên Hiệp Âu Châu đề xuất đã được thiết kế để cung cấp khoản vay 33 tỷ euro và 17 tỷ euro tài trợ cho Ukraine cho đến năm 2027, nhưng hiện bị Hung Gia Lợi chặn.

5. Thủ tướng Na Uy công bố viện trợ 1,8 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine

Na Uy sẽ viện trợ 1,8 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine vào cuối năm nay và sẽ tiếp tục hỗ trợ nước này từ những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere đã tuyên bố điều này tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Oslo.

Theo Thủ tướng Stoere, Na Uy có cơ hội hỗ trợ 1 tỷ Mỹ Kim cho năm 2023c. Ông nói: “Chúng tôi cũng đang tăng cường hỗ trợ tài chính và nhân đạo thêm khoảng 800 triệu Mỹ Kim trong năm nay”.

Thủ tướng Na Uy nhấn mạnh nước ông sẽ hỗ trợ Ukraine vào năm 2024 ngay từ những tháng đầu tiên. Điều này sẽ bao gồm hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho các dịch vụ quan trọng ở Ukraine để không bị chậm trễ trong việc cung cấp cho người Ukraine.

Thủ tướng Stoere nói thêm rằng Na Uy đang cố gắng tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng bằng cách cung cấp thiết bị phòng không và đang tăng tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng với các đối tác Âu Châu để sản xuất thêm đạn dược cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Như chúng tôi đã đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tới Na Uy để tham gia Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Bắc Âu lần thứ hai. Trước đó, ông đã có chuyến thăm làm việc tại Hoa Kỳ, nơi ông gặp Tổng thống Joe Biden và các thượng nghị sĩ.

Các nguồn thạo tin cho biết Na Uy đã cam kết hỗ trợ Ukraine với số tiền khoảng 7 tỷ EUR trong vòng 5 năm tới.

6. Zelenskiy phát biểu tại quốc hội Na Uy

Ukraine vẫn thiếu vũ khí để có thể chiến đấu trong cuộc chiến này theo tính toán của mình chứ không phải phản ứng theo kế sách của đối phương.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói điều này trong bài phát biểu của ông tại phiên họp toàn thể đặc biệt của Quốc Hội Na Uy.

“Chúng tôi cần sự quan tâm và hỗ trợ của thế giới hơn bao giờ hết. Tại sao? Bởi vì mặc dù hiện nay chúng tôi có vũ khí hiệu quả nhưng chúng tôi vẫn thiếu vũ khí để chiến đấu trong cuộc chiến này với điều kiện tự do chứ không phải do đối phương sai khiến”, ông Zelenskiy nhấn mạnh.

Ông lưu ý rằng đa số thế giới hiện coi sự xâm lược của Nga là một tội ác. Nhưng Putin đã tìm ra đồng phạm ở Iran và Bắc Hàn, để có thể nhận vũ khí giết người Ukraine.

Tổng thống cũng nói rằng, thật không may, các chế độ độc tài cung cấp cho Nga thường xuyên và nhiều hơn những gì các nền dân chủ cung cấp cho Ukraine. Ông nhắc nhở rằng Putin đã nhận được một triệu quả đạn pháo từ Bình Nhưỡng.

“Và tôi cảm ơn tất cả mọi người ở Âu Châu đã giúp chúng tôi chống chọi với áp lực này và hỗ trợ chúng tôi một cách chính xác khi cần thiết – để bảo vệ tự do và trật tự thế giới dựa trên luật lệ,” Zelenskiy nói.

Ukraine và Mỹ đã ký bản ghi nhớ bên lề Hội nghị Công nghiệp Quốc phòng về sản xuất vũ khí chung và trao đổi dữ liệu kỹ thuật. Vào năm 2024, Ukraine sẽ phân bổ ngân sách chưa từng có để phát triển sản xuất quốc phòng.

7. Tổng thống Zelenskiy khẳng định với các nhà lãnh đạo Bắc Âu rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp Ukraine

Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nhận được một “tín hiệu tích cực” trong chuyến đi tới Washington tuần này rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ Ukraine - bất chấp những gợi ý rằng nước này có thể mất đi sự hỗ trợ từ đồng minh trung thành nhất của mình.

Phát biểu tại Oslo trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Bắc Âu hôm thứ Tư, Tổng thống Ukraine thừa nhận có thể có các vấn đề về thời gian và chính trị nội bộ, nhưng ông tin tưởng vào sự hỗ trợ của Mỹ.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi ông thực hiện một chuyến công du đến Hoa Kỳ nhằm thuyết phục Quốc Hội Mỹ ủng hộ gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Hoa Kỳ cho đến nay vẫn là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine.

Zelenskiy cho biết ông tin tưởng vào sự ủng hộ của Mỹ. Trích dẫn các cuộc trò chuyện với “các nghị sĩ, thượng nghị sĩ, đại diện của cả hai đảng, với chính quyền của tổng thống và cá nhân chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ”, ông nói: “Tôi đã nhận được tín hiệu tích cực liên quan đến sự hỗ trợ của Ukraine và sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ.”

Phát biểu cùng với các thủ tướng Na Uy, Thụy Điển, Iceland, Phần Lan và Đan Mạch, ông nói thêm: “Có vấn đề về khung thời gian, có vấn đề về tình hình chính trị nội bộ, nhưng tôi có thể xác tín vào sự ủng hộ không lay chuyển của Hoa Kỳ.”

Đáp lại những lời chỉ trích rằng Ukraine nên tự vệ thay vì tấn công, ông nhấn mạnh rằng đất nước của ông không gặp khủng hoảng trong cuộc chiến với Nga.

Ông nói: “Xét về tuyên bố của các tướng lĩnh Hoa Kỳ và một số nhân vật, một số quân nhân, tôi nên nói rằng trong mọi trường hợp, đó không phải là vấn đề khủng hoảng”. “Đó là về mùa đông. Và trong suốt mùa đông, chúng tôi luôn có sự chậm lại trong hoạt động này hay hoạt động khác, phản công hay phòng thủ. Tuy nhiên, đó không thành vấn đề.”

Ông nói Ukraine đã đạt được “thành công to lớn” trên biển, đồng thời nhấn mạnh hoạt động quân sự của Ukraine trên Hắc Hải và nói thêm: “Vì vậy, chúng tôi phải chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo”.

Ông nói rằng phần còn lại của Âu Châu nên noi gương các nước Bắc Âu trong việc hỗ trợ Ukraine, đồng thời nói: “Những gì Âu Châu có thể làm, hãy làm giống như những gì các nước Bắc Âu làm”.

Các nhà lãnh đạo Bắc Âu nhấn mạnh đây là một “điểm quan trọng” trong cuộc chiến khi họ công bố cách họ sẽ gửi các gói hỗ trợ mới tới Ukraine cũng như cam kết tiếp tục hỗ trợ trong “những năm” tới.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre cho biết các nước đã thảo luận về cách họ có thể “xác nhận, duy trì và tăng cường hỗ trợ cho Ukraine vào thời điểm rất quan trọng này trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của Ukraine”. Ông cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ “lâu dài” và nói thêm: “Tổng thống Zelenskiy, chúng tôi ủng hộ công thức hòa bình của ông.”

Petteri Orpo, thủ tướng Phần Lan, kêu gọi nhiều nước Âu Châu coi trọng việc sản xuất vũ khí công nghiệp, khi đất nước của ông tuyên bố sẽ tăng gấp đôi sản lượng của chính mình. Ông nói: “Thời thế đã thay đổi”, đồng thời kêu gọi Âu Châu thích nghi.

Zelenskiy đang đến thăm Na Uy để hội đàm với lãnh đạo các nước Bắc Âu về việc giúp đỡ nhiều hơn cho Ukraine cũng cho biết, các hoạt động trên chiến trường luôn diễn ra chậm hơn vào mùa đông.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết chính phủ của bà sẽ trình quốc hội gói hỗ trợ mới trị giá 1 tỷ euro cho Ukraine vào thứ Năm.

8. Tổng thống Zelenskiy nói rằng thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán không có lý do gì để ngăn cản Ukraine trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu.

Hầu hết trong số 27 thành viên của Liên minh Âu Châu muốn mở các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập tại hội nghị thượng đỉnh trong tuần này và đồng thanh hỗ trợ thêm hàng chục tỷ euro cho Kyiv trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Nhưng cả hai động thái này đều đang bị Hung Gia Lợi chặn lại.

Trích dẫn cuộc trò chuyện gần đây với thủ tướng Hung Gia Lợi, Viktor Orbán, người hôm thứ Tư đã tăng cường phản đối các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu với Kyiv, Zelenskiy cho biết ông đã hỏi tận mặt Viktor Orbán ở Á Căn Đình về lý do để ngăn chặn tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine và ông “vẫn đang chờ đợi” một câu trả lời từ Thủ tướng Hung Gia Lợi.

Theo ký giả David Axe của tờ Forbes, Putin đã tung 40.000 quân vào đánh thị trấn Avdiivka trong 3 đợt tấn công dữ dội nhưng đã thất bại. Trong 2 đợt đầu, quân Nga tấn công bằng xe tăng và xe thiết giáp. Kết quả thị trấn Avdiivka đã là nghĩa trang khổng lồ xác chiến xa Nga. Trong đợt cuối cùng, các tướng Nga cho bộ binh đi bộ tấn công. Một tù binh Nga bị bắt cho biết: “Đơn vị tôi chịu ít tổn thất hơn các đơn vị vì ở tuyến sau. Dù vậy, đại đội của chúng tôi có 75 người, chỉ còn lại 14 người.” Bây giờ, các tướng Nga chuyển qua đánh bằng drone vào các tuyến tiếp tế cho quân Ukraine. Hàng ngàn drone bay trên bầu trời cả ngày lẫn đêm. Nếu không diệt được đám drone đó, quân phòng thủ Ukraine không được tiếp tế chỉ còn cách là rút lui. Tuy nhiên, muốn tiêu diệt chúng, Ukraine cần có các hệ thống tác chiến điện tử đắt tiền. Nếu Viktor Orbán thành công trong việc ngăn chặn số tiền Liên Hiệp Âu Châu dự định trao cho Ukraine, Nga sẽ chiếm được thị trấn Avdiivka.

9. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ưu tiên quan trọng của ông là tăng cường phòng không Ukraine.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere và các nhà lãnh đạo Bắc Âu khác ở Oslo, ông Zelenskiy nói: “Hôm nay chúng tôi đã và sẽ nói về những điều cụ thể có thể cứu sống hàng nghìn, hàng nghìn người Ukraine, cũng như gia tăng áp lực đối với kẻ xâm lược”. Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra lập trường trên khi ông kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho Kyiv trong cuộc chiến với Nga.

Nga đã tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo trong cuộc tấn công thứ hai như vậy trong tuần này. Zelenskiy nói rằng Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự trong cuộc tấn công qua đêm.

Stoere cho biết Na Uy sẽ tặng 1.8 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Khoản tiền này là một phần của gói đã được quốc hội Na Uy đồng ý trước đó, trị giá 7 tỷ Mỹ Kim trong 5 năm.

“Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine chiến đấu để tự vệ. Chúng tôi đang cung cấp sự hỗ trợ lâu dài, có mục tiêu để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến vì tự do và dân chủ”, Thủ tướng Stoere nói.

“Những nỗ lực của Ukraine cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ tự do và an ninh ở Na Uy.”
 
Phải chăng Bí Mật Fatima thứ hai về nước Nga chính là vào thời kỳ này? Giáng Sinh thời chiến ở Kyiv
VietCatholic Media
05:14 14/12/2023

1. Công Giáo Ukraine Đông phương bị Nga cấm hoạt động

Nhà cầm quyền tại miền Zaporizhia, mạn đông của Ukraine bị Nga xâm lược, đã ra lệnh cấm các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cũng như Hội Hiệp sĩ Colombo và Caritas dấn thân phục vụ xã hội tại miền này.

Ban thông tin của Giáo hội này cho biết nhà cầm quyền ở Zaporizhizia, - một miền rộng hơn 10.000 cây số vuông, giáp giới với Nga, và có khoảng một triệu 600.000 dân cư trước chiến tranh, - viện cớ rằng có những “chất nổ và võ khí được tích chứa trong các cơ sở tôn giáo và những nhà phụ cận, cũng như vì các hoạt động của Công Giáo Ukraine Đông phương vi phạm luật lệ về tôn giáo và các tổ chức công cộng của Liên bang Nga”. Cụ thể là vì các giáo dân Công Giáo đã tham gia cuộc nổi loạn và các cuộc biểu tình chống Nga trong tháng Ba và tháng Tư năm ngoái (2022), phân phát các truyền đơn xách động vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, sự tích cực tham gia của các cộng đoàn Công Giáo Ukraine Đông phương vào các hoạt động của những tổ chức cực đoàn và tuyên truyền tân quốc xã...”

Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói thêm rằng ngoài việc cấm các hoạt động trên đây, nhà cầm quyền Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine cũng ra lệnh:

- chuyển giao các động sản và bất động sản cũng như các khu đất của Giáo Hội Công Giáo Ukraine cho chính quyền quân sự và dân sự tại miền Zaporizhizia.

- chấm dứt việc ghi danh các cộng đoàn Công Giáo Ukraine Đông phương tại miền này;

- cấm những người giữ các vai trò lãnh đạo và hành chánh trong Giáo hội này không được nhận ghi danh cc tổ chức công cộng và tôn giáo tại miền Zaporizhizia;

Ngoài ra, nhà cầm quyền cũng cấm các hoạt động của các tổ chức bác ái như hiệp sĩ Colombo, và các tổ chức Caritas từ Canada, Mỹ, Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Caritas Donetsk và Caritas Melitopol.

Qua thông cáo trên đây, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương kêu gọi các tổ chức tôn giáo quốc tế hãy làm tất cả những gì có thể để bảo đảm tự do tôn giáo tại những lãnh thổ của Ukraine bị tạm chiếm.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine có khoảng 5 triệu người trên thế giới, trong số này có hơn bốn triệu ở Ukraine. Ngoài Giáo hội này, tại Ukraine còn có khoảng 800.000 tín hữu Công Giáo Latinh.

Trong một diễn biến có liên quan, một linh mục Chính Thống Giáo Nga vừa cho rằng cách hiểu của nhiều người chúng ta về Bí mật thứ hai của Fatima có thể không chính xác.

Trong Bí mật thứ hai của Fatima, Sơ Lucia Dos Santos, cho biết: “Nếu người ta thực thi lời yêu cầu của Đức Mẹ, thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ được hòa bình. Nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết của mình ra khắp thế giới, sẽ làm bùng nổ các cuộc chiến tranh và những cuộc đàn áp Giáo Hội, nhiều kẻ lành sẽ bị giết chết và Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt.”

Theo tin tưởng chung của nhiều người chúng ta, Bí mật thứ hai cảnh báo rằng nước Nga sẽ gieo rắc lầm lạc và chiến tranh, đề cập đến thời kỳ cộng sản. Tuy nhiên, Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Giáo Nga, cho rằng không phải như thế.

Chủ nghĩa cộng sản phát sinh từ Đức chứ không phải là Nga, Hơn thế nữa, dù Nga là nước tiên phong trong khối cộng sản, nó không phải là nước duy nhất truyền bá chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đều là những nước truyền bá chủ nghĩa cộng sản.

“Khái niệm đang thịnh hành ở Ng cho rằng, trào lưu Satan đang thống trị thế giới, kể cả Vatican, và phải chiến đấu bằng quân sự để bảo vệ nước Nga và thế giới Nga, mới là một lầm lạc đặc thù của Nga,” vị linh mục nói.

Cha Ioann Koval hiện đang coi sóc một giáo xứ Chính Thống Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Thượng Phụ Kirill huyền chức vì chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin, cho rằng Bí mật thứ ba của Fatima đề cập đến chính thời kỳ chúng ta đang sống, trong đó những lầm lạc đang được gieo rắc bởi chính Thượng Phụ Kirill và hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Nga, những người ủng hộ cho một cuộc chiến kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người Nga, chưa kể những người Ukraine.

2. Kyiv thắp sáng cây thông Giáng Sinh theo lịch mới

Đám đông đã đổ về một trong những quảng trường được yêu thích nhất ở Kyiv để xem cây Giáng Sinh chính của Ukraine được thắp sáng để đánh dấu Ngày Thánh Nicholas theo lịch mới kỷ niệm Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.

Với việc quân đội của họ đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng chống lại Nga, đây là lần đầu tiên nhiều người Ukraine đánh dấu ngày lễ theo lịch mới được Giáo hội Chính thống chính của đất nước thông qua để tránh xa các hoạt động ở Nga.

Người nội trợ Olesia Polyarosh, 29 tuổi, cho biết: “Ngay cả trong những thời điểm khó khăn này, chúng tôi vẫn có cơ hội đến xem cây thông Noel ở trung tâm thủ đô của chúng tôi”.

“ Có thể không phải để ăn mừng, nhưng để cảm nhận tinh thần Giáng Sinh bất chấp mọi thứ, mà chúng tôi vẫn có thể cử hành ở đất nước mình.”

Tiếng reo hò vang lên khi đèn được bật trên cây ở quảng trường ngay bên ngoài Nhà thờ St. Sophia từ thế kỷ 11, trong khi các gia đình nếm thử bánh kếp và rượu ngâm ở các ki-ốt liền kề.

Hầu hết người Ukraine theo Chính thống giáo và giáo hội chính của nước này hồi đầu năm nay đã đồng ý thay đổi lịch Giuliô, theo đó lễ Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 25 Tháng Mười Hai, thay vì ngày 7 Tháng Giêng.

Hầu hết các quốc gia chủ yếu theo Chính thống giáo đều tổ chức Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12, nhưng Nga và Serbia nằm trong số những quốc gia vẫn tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày muộn hơn.

Nhiều người tại quảng trường cho biết họ đồng ý với ngày thay đổi.

Polyarosh nói: “Chúng ta không nên có bất kỳ điểm chung nào với đất nước đó. “Nicholas và các chàng trai của chúng ta ngày nay đang cùng nhau giữ vững đất nước. Cái cây tỏa sáng rực rỡ, không quá lớn, chính xác là thứ chúng ta cần trong thời điểm này.”

Kỹ sư Kateryna Didyk, 32 tuổi, cho biết đây là lần đầu tiên cô đánh dấu ngày Thánh Nicholas sớm như vậy, thay vì vào ngày 19 tháng 12, nhưng thừa nhận: “Thực ra, trong bảy năm qua tôi đã tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 25”.

Didyk cho biết cảm thấy hơi sớm để tổ chức lễ Giáng Sinh nhưng cô đã mua một cây thông vào thứ Ba và bắt đầu trang trí nó.

Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko đã thắp sáng cây thông một cách tượng trưng và nói rằng các khoản quyên góp tư nhân đã tài trợ cho cây thông này để tiền công được dành cho quân đội.


Source:en.abouna.org

3. Đức Thánh Cha kêu gọi sự hiệp nhất và tuân phục khi nhà lãnh đạo Giáo hội Syro-Malabar từ chức

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y George Alencherry, 78 tuổi, Tổng Giám mục trưởng của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, và cảnh báo rằng sự bất đồng chính kiến trong Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt theo giáo luật.

Đức Thánh Cha cũng chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Andrews Thazhath, người mà ngài đã bổ nhiệm vào tháng 7 làm Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận đang gặp khó khăn trong nỗ lực giải quyết một tranh chấp gay gắt về phụng vụ. Đức Giám Mục Sebastian Vaniyapurackal, Giám Mục Phụ Tá từ năm 2017, sẽ giữ chức vụ Giám Quản Tông Tòa cho đến khi bầu được một Tổng Giám mục cao cấp mới.

Trong thư gửi Đức Hồng Y Alencherry, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:

Vì yêu mến Chúa phục sinh và Giáo hội của Người, vào năm 2019, Đức Hồng Y đã đề nghị rời bỏ quyền quản lý mục vụ của Giáo hội Syro-Malabar thân yêu khi phải đối mặt với sự chia rẽ và phản đối. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tòa thánh đã chấp nhận phán quyết của Thượng hội đồng Giám mục Syro-Malabar, không coi đây là thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Thượng hội đồng không thể không nhìn nhận lời cầu xin của Đức Hồng Y với tấm lòng của một Mục tử, người đặt sự hiệp nhất và sứ mệnh của Giáo hội lên trên hết mọi thứ khác... Luôn quan tâm đến lợi ích và sự hiệp nhất của dân Chúa, tôi bây giờ đã quyết định chấp nhận việc từ chức của Đức Hồng Y như một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở và ngoan ngoãn của chư huynh đối với Chúa Thánh Thần.

Trong một thông điệp video bằng tiếng Ý gửi tới người Công Giáo Syro-Malabar, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu xin sự chấp nhận quyết định của thượng hội đồng giáo hội về việc thực hiện phương pháp thống nhất để cử hành phụng vụ thánh.

Phương pháp đồng nhất là người chủ tế quay về phía tín hữu trong các nghi thức ban đầu nhưng sau đó quay về phía bàn thờ trong Hy lễ Thánh Thể. Tuy nhiên, ở một số giáo phận đông phương, bao gồm cả Giáo phận chính thống Ernakulam–Angamaly, toàn bộ phụng vụ đã được cử hành quay về phía giáo dân trong những thập kỷ gần đây – và quyết định ủng hộ việc thờ phượng ad orientem đã dẫn đến bất đồng chính kiến lan rộng và đôi khi xung đột bạo lực.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi cũng đã nhiều lần kêu gọi anh chị em hãy ngoan ngoãn với Giáo hội của anh chị em. Làm sao có thể là Bí tích Thánh Thể nếu sự hiệp thông bị phá vỡ, nếu có sự thiếu tôn trọng Bí tích Thánh Thể, giữa những trận đánh và cãi vã?”

Xin hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận đừng để ma quỷ dẫn dắt anh chị em theo một giáo phái nào đó. Anh chị em là nhà thờ, đừng trở thành giáo phái. Đừng ép buộc cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội phải lưu ý rằng anh chị em đã rời bỏ Giáo hội, bởi vì anh chị em không còn hiệp thông với các mục tử của mình và với Người kế vị Thánh Phêrô Tông đồ, người được kêu gọi củng cố tất cả anh chị em trong đức tin và bảo tồn anh chị em trong sự hiệp nhất của Giáo Hội. Khi đó, với nỗi đau lớn, các biện pháp trừng phạt liên quan sẽ phải được thực hiện. Tôi không muốn nó đến mức đó.


Source:Catholic World News
 
Sư đoàn Dù 104 Nga đại bại, yêu cầu Tư Lệnh từ chức. EU cúng 10,2 tỷ cho Hungary. Tuyên bố của Putin
VietCatholic Media
14:39 14/12/2023


1. Các nước NATO tăng cường lực lượng hải quân Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Countries Beef Up Ukraine's Navy With 'Viking' Vehicles, Raiding Boats”, nghĩa là “Các nước NATO tăng cường hải quân Ukraine bằng xe 'Viking', tàu đột kích.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Các đồng minh NATO của Ukraine đang tăng cường lực lượng hải quân còn ít ỏi của Kyiv, xây dựng khả năng của Ukraine để chống lại sức mạnh của Nga ở Hắc Hải khi Ukraine đang nỗ lực đẩy lùi lực lượng của Mạc Tư Khoa trên đất liền.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ sẽ nhận hai tàu rà phá bom mìn, 23 tàu đột kích và 20 phương tiện đổ bộ Viking từ Anh và Na Uy, nhằm củng cố sức mạnh của Hải quân Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Luân Đôn và Oslo, thành lập một Liên minh Năng lực Hàng hải mới, sẽ giúp “tăng cường khả năng hoạt động trên biển của Ukraine” và tạo tiền đề cho việc Kyiv hội nhập NATO trong tương lai.

Chính phủ Anh cho biết thêm: “Điều này sẽ mang tính lâu dài để giúp Ukraine chuyển đổi lực lượng hải quân của mình, khiến lực lượng này tương thích hơn với các đồng minh phương Tây, tương tác tốt hơn với NATO và tăng cường an ninh ở Hắc Hải”.

Viking là những chiếc xe thiết giáp lội nước hoạt động trên mọi địa hình và tàu chống mìn lớp Sandown là những con tàu được thiết kế đặc biệt nhằm mục đích phá mìn trên biển.

Hải quân Ukraine là một lực lượng nhỏ nhưng được bổ sung bởi hạm đội máy bay không người lái trên biển của Kyiv, thường xuyên tấn công các tài sản của Nga ở Hắc Hải, cùng với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các tàu và căn cứ quan trọng của Nga. Vùng biển này cũng được Mạc Tư Khoa sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào bờ biển phía nam Ukraine, bao gồm cả thành phố cảng Odesa ở Hắc Hải.

Vùng biển xung quanh bờ biển Ukraine có nhiều mìn, gây ra mối đe dọa cho tất cả các loại tàu thuyền cố gắng đi qua vùng biển xung quanh Ukraine và bán đảo Crimea do Nga kiểm soát. Nga đã phong tỏa các cảng của Ukraine sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, gây ra lo ngại toàn cầu về việc xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết các tàu dò mìn “sẽ mang lại khả năng quan trọng cho Ukraine, giúp cứu sống nhiều người trên biển và mở ra các tuyến xuất khẩu quan trọng”.

“Ukraine đã thắng ở Hắc Hải”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai. “Chúng tôi đã nối lại hoạt động thương mại hàng hải, đặc biệt là xuất khẩu lương thực, bảo vệ hàng chục quốc gia ở Phi Châu và Á Châu khỏi nạn đói và hỗn loạn. Ông nói thêm vào năm 2024, Ukraine sẽ thông suốt nhiều tuyến đường thương mại hơn.

Tư lệnh lực lượng hải quân Ukraine, Oleksiy Neizhpapa, nói với truyền thông Ukraine hôm thứ Hai rằng liên quân dự định sẽ tồn tại đến năm 2035 và hai tàu rà phá bom mìn đã sẵn sàng cho hải quân Ukraine sử dụng.

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjørn Arild Gram cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là góp phần xây dựng năng lực hải quân lâu dài của Ukraine”.

Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi về việc các tàu dò mìn của Anh sẽ di chuyển từ Anh đến Ukraine như thế nào.

Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, kiểm soát quyền tiếp cận Hắc Hải thông qua eo biển Bosphorus, nhưng đã đi theo đường lối thận trọng với Mạc Tư Khoa, duy trì quan hệ kinh tế với Điện Cẩm Linh trong khi đàm phán về dòng ngũ cốc từ Ukraine ra thế giới rộng lớn hơn.

Ankara sử dụng quyền lực về việc tàu nào có thể đi vào Hắc Hải theo một thỏa thuận được gọi là Công ước Montreux, nhằm hạn chế việc đi lại của các tàu chiến liên quan đến xung đột qua Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Dardanelles và Bosphorus.

2. Bạo chúa Putin đang phạm sai lầm lớn THỨ HAI sau Ukraine

Hai ký giả Jerome Starkey và Juliana Cruz Lima của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “'DISASTROUS' Tyrant Putin is making a SECOND huge blunder after Ukraine… and it’ll be devastating, says UK armed forces boss”, nghĩa là “'Thảm họa'. Tư Lệnh lực lượng vũ trang Anh nói. Bạo chúa Putin đang phạm sai lầm lớn THỨ HAI sau Ukraine... và nó sẽ có sức tàn phá khủng khiếp”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Anh cảnh báo, Vladimir Putin đang phạm phải “sai lầm tai hại thứ hai” gần hai năm sau khi xâm chiếm Ukraine.

Đô đốc Tony Radakin chế nhạo kẻ độc tài ở Điện Cẩm Linh là “thiếu vắng một bậc thầy về chiến lược” vì những ván cờ chính của Putin đã thất bại hoặc phản tác dụng – quân đội của ông ta bị dàn trải và Hạm đội Hắc Hải của ông ta bị phân tán.

Nhưng sai lầm lớn nhất của tên bạo chúa là đẩy nền kinh tế Nga tới chỗ sụp đổ theo kiểu Xô Viết.

“Nếu sai lầm thảm khốc đầu tiên của ông ta là xâm lược Ukraine, thì giờ đây ông ta đang mắc phải sai lầm tai hại thứ hai”, Đô đốc Radakin nói khi phát biểu trong diễn từ hàng năm tại hội nghị Tham mưu trưởng Quốc phòng tại Luân Đôn.

“Nền kinh tế Nga thậm chí còn bị biến dạng hơn nữa.

“Gần 40% tổng chi tiêu công của Nga được chi cho quốc phòng.

“Con số đó còn hơn cả sức khỏe và giáo dục tổng hợp.

“Và lần cuối cùng chúng ta thấy những mức độ này là vào cuối Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô.”

Ông nói thêm: “Đây là thảm họa đối với Nga và người dân nước này”.

Đô đốc Radakin thừa nhận rằng cuộc phản công của Ukraine đã đạt được ít tiến bộ hơn mong đợi và hệ thống phòng thủ của Nga mạnh hơn dự kiến.

Ông cho biết Ukraine đang chiến đấu với một “đội quân công dân” gồm những người đàn ông ở độ tuổi 30 và 40 trong khi gia đình ở quê nhà.

“Ukraine thận trọng với mạng sống của công dân mình. Chúng ta cũng vậy.

Ông nói: “Điều đó nói lên nhiều điều về đường lối trái ngược nhau của các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine”.

Nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Anh cũng ủng hộ khẳng định của Tổng thống Zelenskiy rằng cuộc xung đột chưa đi đến bế tắc, ông nói: “Lãnh thổ không phải là thước đo duy nhất để đánh giá cuộc chiến này tiến triển như thế nào.

“Nói về sự bế tắc hay những lợi ích mà Nga có được khi đề cập đến một cuộc chiến lâu dài là quá hời hợt”.

Ông nói thêm nỗ lực của Nga nhằm vũ khí hóa xuất khẩu năng lượng đã phản tác dụng khi Âu Châu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

“Putin đã tìm cách hạn chế nguồn cung thực phẩm toàn cầu. Nhưng thế giới đã phản ứng bằng Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải”.

“Ông ấy tìm cách ép buộc phương Tây bằng những lời đe dọa hạt nhân liều lĩnh.

“Nhưng đã gây ra sự lên án toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ và Ả Rập Saudi.

“Và bây giờ anh ta đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã.

“Ông ấy đã phải chịu đựng cú sốc và sự sỉ nhục sau một âm mưu đảo chính.

“Crimea không còn an toàn nữa. Hạm đội Hắc Hải đã phân tán.

“Ông ấy phải giữ 400 nghìn quân ở Ukraine để giữ vững những gì ông ấy đã chiếm được.

“ Và ông ấy không thể ra lệnh tổng động viên - ít nhất là trước cuộc bầu cử năm sau - vì sợ người dân của ông ấy sẽ phản ứng.”

Ông nói rằng Nga có “rất ít người bạn thực sự ở nước ngoài”, và Putin ngày càng “giống như một tù nhân do chính mình tạo ra”.

Diễn biến này xảy ra sau khi Kyiv trải qua một đêm địa ngục sau khi Nga tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn trong đêm khiến 53 người bị thương.

Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 10 hỏa tiễn - được cho là hỏa tiễn Iskander mạnh của Nga - nhưng thiệt hại là do các mảnh hỏa tiễn rơi xuống.

Vụ tấn công kinh hoàng đã làm hư hại một bệnh viện nhi đồng và một tòa nhà chung cư, đồng thời làm bị thương 53 người trong đó có 6 trẻ em, một trẻ chỉ mới 5 tuổi.

Đây là một trong những vụ có số người bị thương lớn nhất ở thủ đô Ukraine trong nhiều tháng.

Hai mươi người phải vào bệnh viện do bị oanh tạc nặng nề ở Kyiv, trong đó có hai trẻ em.

Chính quyền quân sự ở thủ đô Ukraine cho biết thành phố này đã phải đối mặt với “cuộc tấn công hỏa tiễn tốc độ cao thứ hai vào Kyiv trong hai ngày qua.

Các cuộc tấn công xảy ra khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đang ở nước ngoài trong chuyến thăm Washington, nơi Tổng thống Joe Biden cảnh báo rằng Nga đang mong đợi Hoa Kỳ từ bỏ Ukraine.

Tổng thống Biden cảnh báo đối phương của mình rằng họ đang tặng “món quà Giáng Sinh” cho Vladimir Putin bằng cách từ chối phê duyệt các loại đạn dược mới khẩn cấp cho Kyiv và nói rằng Mỹ sẽ “tiếp tục cung cấp cho Ukraine vũ khí và thiết bị quan trọng miễn là chúng tôi có thể”.

Nhà lãnh đạo Ukraine bác bỏ những gợi ý rằng ông có thể chấp nhận nhường cho Putin những lãnh thổ bị Nga chiếm giữ kể từ cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022 để tiến gần hơn đến bất kỳ lệnh ngừng bắn nào.

3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Sư đoàn Dù Cận vệ 104 của Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Vào đầu tháng 12 năm 2023, Sư đoàn Dù Cận vệ 104 mới thành lập của lực lượng Dù Nga rất có thể đã phải chịu tổn thất đặc biệt nặng nề và không đạt được mục tiêu trong lần ra mắt chiến đấu ở Kherson.

Hoạt động này diễn ra sau khi sư đoàn gia nhập Nhóm Lực lượng Dnipro của Nga và tham gia vào nỗ lực đánh bật đầu cầu Ukraine gần làng Krynky trên bờ phía đông của Dnipro.

Sư đoàn Dù Cận vệ 104 được cho là được hỗ trợ kém bởi không lực và pháo binh, trong khi nhiều binh sĩ rất có thể còn thiếu kinh nghiệm.

Sau vụ việc, các blogger quân sự Nga Nga đã kêu gọi Tư lệnh Nhóm Lực lượng Dnipro, Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, từ chức.

Đây là một đòn giáng mạnh vào danh tiếng của Teplinsky với tư cách là một trong những chỉ huy chiến trường có năng lực hơn cả của Nga: trong vai trò thường lệ của mình, ông cũng là Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù.

4. Xe thiết giáp chuyển quân 'Phiên bản giới hạn' BTR-90 của Nga bị bỏ rơi trong đoàn xe bị phá hủy

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Limited Edition' Russian BTR-90 Seen Abandoned in Destroyed Vehicle Column”, nghĩa là “'Phiên bản giới hạn' BTR-90 của Nga bị bỏ rơi trong đoàn xe bị phá hủy.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Đoạn phim mới cho thấy lực lượng Nga tại điểm nóng giao tranh ở miền Đông Ukraine đã mất một xe thiết giáp chở quân hiếm thấy cách thị trấn Avdiivka đang bị bao vây không xa.

Đoạn phim do Lữ đoàn cơ giới độc lập số 110 của Ukraine đăng tải trực tuyến cho thấy một chiếc xe thiết giáp chở quân BTR-90 bị bỏ hoang có thể được nhìn thấy trong một đoàn xe bị phá hủy và hư hỏng gần làng Krasnohorivka, thuộc khu vực tranh chấp Donetsk ở miền đông Ukraine.

Theo Forbes, BTR-90 được phát triển vào thời kỳ hậu Xô Viết ngay đầu những năm 1990 nhưng chưa đến chục chiếc BTR-90 được chế tạo. Theo cơ quan truyền thông này, những chiếc xe tám bánh này chưa bao giờ bị tấn công, được cất vào kho và không được sử dụng bởi các lực lượng Nga vốn có sẵn rất nhiều xe thiết giáp mẫu trước đó.

Nhưng giờ đây, khi bước sâu vào mùa đông thứ hai của cuộc chiến tranh tổng lực ở Ukraine, cả hai bên đều đã đốt cháy các nguồn tài nguyên như xe thiết giáp, đặc biệt kể từ khi Ukraine phát động cuộc phản công mùa hè vào đầu tháng 6.

Hồi tháng 10, truyền thông Ukraine và quốc tế đã đăng tải đoạn phim lan truyền trên mạng cho thấy ít nhất một trong những chiếc BTR-90 của Nga được triển khai xung quanh thị trấn Avdiivka phía đông trong lần đầu tiên tham gia cuộc chiến tranh tiêu hao mệt mỏi này.

Các lực lượng của Mạc Tư Khoa bắt đầu tấn công phối hợp xung quanh thị trấn vào ngày 10 tháng 10, đối đầu với các tuyến phòng thủ được củng cố dày đặc của Ukraine. Nhưng trong những tuần kể từ đó, Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc bao vây Avdiivka - nhưng không phải là không gây tổn thất nặng nề cho lực lượng dự trữ xe thiết giáp của Mạc Tư Khoa và nhân sự vận hành chúng.

Bằng chứng về sự xuất hiện của BTR-90 ở miền đông Ukraine vào tháng 10 nhanh chóng được coi là dấu hiệu cho thấy tổn thất xe thiết giáp của Nga ở mức cao ngất trời. Trong tháng đầu tiên của chiến dịch Avdiivka, quân đội Mạc Tư Khoa đã mất số phương tiện nhiều gấp 14 lần so với số lượng xe chiến đấu của Ukraine xung quanh thị trấn, Forbes đưa tin vào giữa tháng 11.

Hôm thứ Ba, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã “đẩy lùi” 14 cuộc tấn công của Nga trên khu vực tiền tuyến bao quanh thị trấn Marinka của Donetsk, bao gồm Novomykhaiivka ở phía nam thị trấn và làng Krasnohorivka. Không rõ liệu đánh giá này đề cập đến thị trấn ngay phía bắc Advivka hay khu định cư mang cùng tên ở phía tây Thành phố Donetsk.

Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến Avdiivka hay Krasnohorivka trong bản cập nhật hoạt động hôm thứ Hai, có lẽ vì tổn thất quá nặng của họ ở những vị trí này, nhưng chính phủ Anh mô tả Avdiivka là “nơi diễn ra trận chiến khốc liệt nhất trên mặt trận”.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Hai cho biết các chiến binh của Ukraine có thể đã ngăn chặn được việc Mạc Tư Khoa tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thị trấn Stepove mà Nga hy vọng sẽ sử dụng để bao vây thị trấn này.

5. Putin nói chỉ có hòa bình ở Ukraine sau khi Nga đạt được mục tiêu

Mỗi năm vào trung tuần Tháng Mười Hai, Vladimir Putin tổ chức một cuộc họp báo trong đó, ông ta sẽ trả lời các thắc mắc được gọi vào, hay từ những người tham dự. Phe đối lập cho rằng những người được phép đặt ra câu hỏi là những người đã được chọn lọc. Nói cách khác, đó chỉ là một trò đóng kịch của Putin.

Năm ngoái, trong bối cảnh Nga đang phải hứng chịu các thất bại quân sự nặng nề, cuộc họp báo đã không diễn ra. Năm nay, nó đã diễn ra vào ngày thứ Năm 14 Tháng Mười Hai, chỉ vài giờ trước khi chúng tôi thu hình chương trình này.

Putin bắt đầu cuộc họp báo bằng cách nói rằng chủ quyền của Nga đang bị đe dọa và “sự tồn tại của đất nước chúng ta mà không có chủ quyền là không thể… cả nước không thể tồn tại nếu không có chủ quyền”.

Ông ta nhanh chóng nhận được câu hỏi về cuộc chiến ở Ukraine, và Pavel Zarubin, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước, hỏi: “Khi nào sẽ có hòa bình?”

Putin nói: “Sẽ có hòa bình khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình”. “Những mục tiêu ấy không hề thay đổi. Phi Quốc Xã hóa Ukraine, phi quân sự hóa Ukraine.”

Đó là một số thuật ngữ mang tính hung hăng hơn mà Putin đã sử dụng khi bắt đầu cuộc xâm lược ở Ukraine, trước khi Nga hứng chịu một loạt thất bại quân sự vào năm ngoái. Nhưng với sự thất bại trong cuộc phản công gần đây của Ukraine, Putin nói với khán giả rằng ông ta vẫn đang tìm cách buộc Ukraine đầu hàng hoàn toàn.

Putin cũng được hỏi liệu có một đợt điều động mới ở Nga hay không, ông nói rằng hiện tại Nga có đủ binh lính và lính nghĩa vụ sẵn sàng để nâng quy mô lực lượng vũ trang Nga lên 500.000 vào cuối năm nay.

“Tại sao chúng ta cần huy động? Hôm nay không cần huy động.”

Putin cũng tuyên bố rằng viện trợ quân sự cho Ukraine từ phương Tây đang cạn kiệt và nước này sẽ sớm cạn kiệt vũ khí nước ngoài để chống lại cuộc xâm lược của Nga.

“Ukraine gần như không sản xuất được gì, mọi thứ đều đến từ phương Tây, nhưng một ngày nào đó những thứ miễn phí sẽ cạn kiệt và có vẻ như điều đó đã xảy ra rồi,” ông ta nói.

6. Lính Nga sử dụng những người Ukraine bị bắt làm lá chắn sống

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Soldiers Using Captured Ukrainians as Shields”, nghĩa là “Video cho thấy lính Nga sử dụng những người Ukraine bị bắt làm lá chắn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Một tổ chức truyền thông do chính phủ Mỹ tài trợ đưa tin rằng họ đã nhận được đoạn video cho thấy binh lính Nga sử dụng các thành viên quân đội Ukraine bị bắt làm lá chắn.

Đài Âu Châu Tự do, gọi tắt là RFE, đã lấy được đoạn video từ lực lượng vũ trang Ukraine và chia sẻ chi tiết về đoạn phim trên Radio Svoboda, dịch vụ tin tức tiếng Nga. RFE cũng đưa tin rằng họ đã yêu cầu luật sư và thành viên quân đội phân tích đoạn video và các chuyên gia cho biết họ tin rằng nó cung cấp bằng chứng cho thấy quân đội Nga đã phạm tội ác chiến tranh chống lại quân đội Ukraine.

Đoạn video được cho là được quay gần làng Robotyne ở tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine. Robotyne là địa điểm thường xuyên xảy ra giao tranh trong cuộc chiến mà Putin phát động vào tháng 2 năm 2022. Vào cuối tháng 8, Kyiv tuyên bố họ đã giải phóng khu định cư, được cho là một vị trí chiến lược quan trọng, từ lực lượng của Putin.

RFE đã đăng phiên bản cô đọng của video trên kênh YouTube của mình. Trong phiên bản rút gọn, một người được xác định là lính Nga có vũ trang được nhìn thấy đứng đằng sau một người được cho là quân nhân Ukraine. Người Nga dường như đang dẫn người đàn ông kia đi trước để anh ta có thể đang lẩn trốn. Những người lính Nga khác theo sau họ.

RFE mô tả âm thanh của súng máy Nga được nghe thấy khi quân Nga dẫn người đàn ông Ukraine đi trên một con đường. Ngay sau đó, quân nhân Nga ném thứ có vẻ là lựu đạn về phía vị trí của Ukraine. Có một vụ nổ và quân đội Ukraine có thể được nhìn thấy đang chạy.

Các thành viên quân đội Ukraine cung cấp video cho RFE nói với hãng tin này rằng Nga đang sử dụng chiến thuật lá chắn như một cách để “trinh sát chiến trường” nhằm phát hiện các vị trí bắn của lực lượng Ukraine.

RFE cho biết quân đội Ukraine không có thông tin gì về tình trạng của người lính đội Ukraine trong video.

Khi nhà báo RFE cho xem phiên bản video, Dmytro Lubinets, người giữ chức vụ ủy viên nhân quyền trong quốc hội Ukraine, cho biết nếu các sự kiện được mô tả trong clip là chính xác thì đó sẽ là vi phạm Công ước Geneva.

Lubinets cho biết: “Nghiêm cấm sử dụng tù nhân chiến tranh để tham gia chiến sự”. “Tức là, tù binh chiến tranh phải ở trong một trại được thành lập đặc biệt dành cho tù binh chiến tranh ở xa nơi xảy ra chiến sự và chờ làm thủ tục trao đổi.”

7. Ủy ban giải tỏa 10,2 tỷ euro cho Hung Gia Lợi khi Liên Hiệp Âu Châu cố gắng thuyết phục Viktor Orbán về Ukraine

Đó là tựa đề một báo cáo của Nicolas Camut trên tờ Politico có trụ sở ở Washington DC. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã giải tỏa 10,2 tỷ euro trong quỹ gắn kết Liên Hiệp Âu Châu bị đóng băng dành cho Hung Gia Lợi, một ngày trước khi các nhà lãnh đạo Âu Châu chuẩn bị thảo luận về viện trợ mới cho Ukraine và việc mở các cuộc đàm phán gia nhập cho Kyiv, điều mà Thủ tướng Viktor Orbán đã kịch liệt phản đối.

Ủy ban cho biết trong một thông cáo báo chí: “Sau khi đánh giá kỹ lưỡng và có một số trao đổi với chính phủ Hung Gia Lợi, Ủy ban cho rằng Hung Gia Lợi đã thực hiện các biện pháp mà họ cam kết thực hiện”, cho phép cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu giải phóng tiền.

Tuyên bố cho biết: “Điều này có nghĩa là một phần nguồn tài trợ cho chính sách gắn kết sẽ không còn bị chặn nữa và do đó Hung Gia Lợi có thể bắt đầu yêu cầu khoản hỗ trợ lên tới khoảng 10,2 tỷ euro”.

Chính phủ của Orbán đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp kéo dài với Brussels, nơi đã đóng băng hàng tỷ Mỹ Kim từ quỹ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Hung Gia Lợi vì lo ngại về nhân quyền và luật pháp ở nước này.

Vào tháng 12 năm 2022, Ủy ban đã quyết định phong tỏa khoảng 22 tỷ euro vào các quỹ gắn kết của Liên Hiệp Âu Châu, nhằm giúp các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nghèo hơn đầu tư vào nền kinh tế của họ. Phần lớn các quỹ này được thanh toán dưới dạng hỗ trợ cho số tiền mà chính phủ các quốc gia đã chi cho các chương trình trong nước.

Ủy ban đã đặt ra các điều kiện mà Budapest phải đáp ứng để tiếp cận được nguồn tiền mặt.

Những biện pháp này bao gồm việc thực hiện một loạt các biện pháp nhằm tăng cường tính độc lập của ngành tư pháp.

Kể từ đó, chính quyền Hung Gia Lợi đã thực hiện một số thay đổi pháp lý nhằm tăng cường vai trò và quyền hạn của Hội đồng Tư pháp Quốc gia – là cơ quan giám sát việc điều hành các tòa án Hung Gia Lợi - và tính độc lập của Tòa án Tối cao.

Những thay đổi này đủ để giải phóng một số, chứ không phải tất cả các quỹ bị đóng băng, vì Hung Gia Lợi vẫn cần thực hiện một loạt cải cách khác liên quan đến bảo vệ nhân quyền và tự do học thuật. Song song đó, họ cũng đang chờ đợi để tiếp cận được 10,4 tỷ euro tiền tài trợ và các khoản vay giá rẻ từ Liên Hiệp Âu Châu, do đó họ sẽ phải thực hiện một loạt các biện pháp chống tham nhũng.

Tuyên bố của Ủy ban cho biết: “Nhìn chung, nguồn tài trợ vẫn bị khóa đối với Hung Gia Lợi lên tới khoảng 21 tỷ euro”.

Quyết định từ cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu được đưa ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh lớn của Âu Châu tại Brussels vào cuối tuần này, tại đó các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập cho Ukraine.

Nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi, người đang đe dọa chặn thêm viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine, được biết đến là người có quan điểm gần Mạc Tư Khoa và thân thiết với Tổng thống Vladimir Putin.

Viễn cảnh Orbán làm hỏng hội nghị thượng đỉnh đã làm dấy lên cảnh báo ở các thủ đô Âu Châu và khiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải tổ chức bữa tối cho nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi ở Paris vào tuần trước, trong nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp về Ukraine.

Khi được hỏi về thời điểm Ủy ban quyết định cho phép Hung Gia Lợi tiếp cận nguồn vốn ngay trước hội nghị thượng đỉnh Âu Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban về Giá trị và Minh bạch Věra Jourová hôm thứ Ba tuyên bố rằng có một “thời hạn thủ tục mà chúng tôi phải tuân thủ”.

Jourová nói với các phóng viên ở Strasbourg: “Đó hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi thời điểm diễn ra trùng với thời điểm diễn ra Hội đồng Âu Châu.

Tuy nhiên, động thái của Ủy ban có thể sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ Nghị viện Âu Châu, vốn từ lâu đã chỉ trích Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen vì quá mềm mỏng trong các vấn đề pháp quyền.

Trong một lá thư dự thảo được POLITICO xem hôm thứ Tư, các nhà lãnh đạo của bốn nhóm chính trị lớn nhất ở Âu Châu – Đảng Nhân dân Âu Châu, Đảng Xã hội và Dân chủ, Đổi mới Âu Châu và Đảng Xanh – đã cảnh báo không nên giải ngân quỹ này trước sự tống tiền của Hung Gia Lợi.

Theo quan điểm của họ, các nhà lãnh đạo cho biết các điều kiện đặt ra cho Hung Gia Lợi “chưa được đáp ứng”.

Petri Sarvamaa, một thành viên của Nghị Viện Âu Châu của Phần Lan thuộc nhóm EPP, cho biết quyết định giải tỏa quỹ là “thảm họa”.

Sarvamaa, phát ngôn nhân của EPP về chương trình nghị sự ngân sách, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản cho POLITICO: “Bây giờ chúng tôi đã đưa ra cho Orbán một tín hiệu rõ ràng: khi bạn chơi đủ cứng rắn, bạn sẽ trở thành người chiến thắng”.

8. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo rằng không thể để Putin thắng tại Ukraine

'Rủi ro thực sự' Vladimir Putin sẽ không dừng lại với Ukraine nếu ông đạt được chiến thắng quân sự, nhà lãnh đạo NATO nói

Nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Năm rằng có “nguy cơ thực sự” là Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine nếu ông đạt được chiến thắng quân sự ở đó.

Triển vọng đó là lý do tại sao các đồng minh NATO của Ukraine phải tiếp tục hỗ trợ Kyiv về mặt quân sự, ông Stoltenberg nhấn mạnh:

Nếu Putin thắng ở Ukraine, có nguy cơ thực sự là hành động gây hấn của ông ta sẽ không kết thúc ở đó. Sự hỗ trợ của chúng tôi không phải là bác ái. Đó là một khoản đầu tư cho an ninh của chúng ta… Cách duy nhất để đạt được một giải pháp công bằng và lâu dài là thuyết phục Putin rằng ông ta sẽ không giành chiến thắng trên chiến trường. Và cách duy nhất để bảo đảm rằng Putin nhận ra mình không giành chiến thắng trên chiến trường là tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Bình luận của Tổng thư ký NATO được đưa ra trong bối cảnh sự ủng hộ viện trợ thêm cho Ukraine đang chững lại ở Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu do các hoạt động chính trị nội bộ.

Một số thành phần trong Quốc Hội Hoa Kỳ phản đối việc cung cấp thêm viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, trong khi ở Liên Hiệp Âu Châu, Hung Gia Lợi đã từ chối phê duyệt gói trị giá 50 tỷ euro (55 tỷ Mỹ Kim) để ổn định tài chính bị ảnh hưởng bởi chiến tranh của Ukraine trong ba năm tới.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã tập trung tại Brussels hôm thứ Năm để tham dự một hội nghị thượng đỉnh, trong đó viện trợ cho Kyiv và nỗ lực của Ukraine một ngày nào đó sẽ gia nhập khối là những vấn đề hàng đầu.
 
Linh mục bị cướp trong nhà xứ đã qua đời. ĐGH tiết lộ kế hoạch đáng ngạc nhiên cho tang lễ của ngài
VietCatholic Media
15:50 14/12/2023


1. Giám mục Á Căn Đình mới được bổ nhiệm xin từ chức trước khi nhận nhiệm sở mới

Trong một diễn biến bất thường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của một giám mục người Á Căn Đình khỏi chức vụ mới chỉ ba tuần sau khi được bổ nhiệm, nhưng trước khi nhận tòa.

Vào ngày 24 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Phụ Tá José María Baliña của Buenos Aires, 64 tuổi, làm giám mục mới của Mar del Plata, thành phố lớn thứ năm của Á Căn Đình. Được thụ phong linh mục của Tổng giáo phận Buenos Aires năm 1989, Cha Baliña được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2015.

Khi thảo luận về việc từ chức của mình, Đức Giám Mục Baliña đã trích dẫn hai ca phẫu thuật gần đây cho một võng mạc bị bong ra, với ca thứ ba dự kiến diễn ra vào tháng Hai.

Ngài nói: “Khi việc bổ nhiệm của tôi được công bố, tôi đã nhận được rất nhiều lời chào mừng, báo cáo và đề xuất đến mức tôi nhận ra rằng mình không đủ tư cách để đảm nhận sứ mệnh ở đó”. “Sau khi nhận thức rõ hơn và tham khảo ý kiến của Tòa Thánh, tôi quyết định nộp đơn từ chức.”

Đức Giám Mục Baliña cho biết ngài sẽ tiếp tục phục vụ như một linh mục tại Tổng giáo phận Buenos Aires.

Khi chấp nhận đơn từ chức của Đức Giám Mục Baliña, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Gustavo Manuel Larrazábal, CMF, của San Juan de Cuyo làm giám mục mới của Mar del Plata.

2. Một Linh mục ở Nebraska, Hoa Kỳ bị cướp trong nhà xứ, và mất mạng

Tổng giáo phận Omaha đã thông báo xin các tín hữu cầu nguyện cho Cha Stephen Gutgsell và gia đình ngài trong thời khắc bi thảm này.

Một linh mục ở Nebraska đã bị đâm chết vào sáng Chúa Nhật, ngày 10 tháng 12, khi nhà xứ bị kẻ lạ đột nhập. Mặc dù cảnh sát chưa công bố tất cả thông tin chi tiết về cuộc điều tra, nhưng họ cho hay một nghi phạm đang bị giam giữ.

Theo tờ Fox News, cảnh sát đã nhận một cú điện thoại gọi về một vụ đột nhập vào Nhà xứ Thánh Gioan Tẩy Giả vào khoảng 5 giờ sáng. Khi đến nơi, họ tìm thấy Cha Stephen Gutgsell, 65 tuổi, bị thương nặng và nghi phạm Kierre Williams, 43 tuổi, đang ở trong nhà xứ. Cha Gutgsell được đưa đến Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, nhưng vì vết thương quá nặng cha đã qua đời và Williams đã bị bắt vì tội giết người.

Trong khi chưa có đầy đủ về các thông tin chi tiết, về động cơ đằng sau vụ đột nhập hoặc cướp này, đài ABC lưu ý rằng Williams sống ở Iowa, cách nhà thờ khoảng 85 phút.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Omaha World Herald, một giáo dân tên là Mike Fitzgerald đã nói về Cha Gutgsell, về những công việc phục vụ cha làm cho cộng đoàn giáo xứ St. John the Baptist trong hơn một thập kỷ qua như sau:

Ông Fitzgerald nói: “Cha Gutgsell ở đây được 11 năm và tôi nghĩ ngài là một người tốt lành. Cha đã làm rất nhiều điều cho cộng đồng. Cha luôn bảo đảm rằng bản tin của nhà thờ có tất cả mọi thông tin mà chúng tôi cần biết về những gì đang xảy ra cho giáo xứ.”

Tổng giáo phận Omaha yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Cha Gutgsell và gia đình của ngài trong thời khắc bi thương này. Thông cáo của tổng giáo phận viết:

“Tổng giáo phận Omaha xin anh chị em cầu nguyện cho Cha Stephen Gutgsell, người đã bị hành hung trong một cuộc đột nhập vào giáo xứ St. John the Baptist ở Fort Calhoun vào sáng sớm Chúa Nhật 10 Tháng Mười Hai,. Xin hiệp ý cùng Đức Tổng Giám Mục George Lucas cầu nguyện cho Cha Gutgsell được yên nghỉ, cho gia đình cha và cộng đồng giáo xứ Thánh Gioan Tẩy Giả trong thời điểm bi thương này.”

3. Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ những kế hoạch đáng ngạc nhiên cho tang lễ của ngài

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pope Francis Reveals Surprising Plans for His Funeral”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ những kế hoạch đáng ngạc nhiên cho tang lễ của ngài.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ là giáo hoàng đầu tiên được chôn cất bên ngoài Vatican trong hơn một thế kỷ sau khi tránh tổ chức tang lễ hoành tráng.

Vị Giáo Hoàng 86 tuổi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình N+ của Mexico hôm thứ Ba rằng ngài muốn đơn giản hóa thủ tục tang lễ cho một giáo hoàng, ngài thường tránh xa những truyền thống phức tạp trong suốt thập kỷ đảm nhiệm chức vụ này.

Đức Thánh Cha nói với phóng viên Valentina Alazraki của N+ Vatican rằng ngài muốn được chôn cất tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, nơi cầu nguyện của ngài trước các chuyến công du nước ngoài, sau thánh lễ an táng tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã làm việc với Đức Tổng Giám Mục Diego Ravelli để lên kế hoạch sắp xếp, đây sẽ là một công việc đơn giản, không có vị giáo hoàng nào được chôn cất bên ngoài các bức tường của Vatican kể từ Đức Lêô thứ 13 vào năm 1903.

Tuy nhiên, mặc dù đã trình bày chi tiết về sự sắp xếp, nhưng ngài nhấn mạnh rằng ngài không dự đoán được tình trạng suy sụp sắp xảy ra của mình và rằng ngài đã bị viêm phế quản khiến ngài phải hủy chuyến đi tới Dubai trong tháng này để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Cop 28.

“Tôi cảm thấy tốt, tôi cảm thấy được cải thiện,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Alazraki. “Đôi khi tôi bị nói là không thận trọng vì tôi thích làm việc gì đó và di chuyển khắp nơi. Tôi đoán đó là những dấu hiệu tốt, phải không? Tôi khá tốt.”

Đức Thánh Cha đã có cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông Mexico trước ngày cử hành lễ Đức Mẹ Guadalupe ngay trước sinh nhật lần thứ 87 của ngài vào Chúa Nhật. Ngài được coi là một nhà cải cách đi ngược lại truyền thống, không mặc chiếc áo choàng mozzetta viền lông màu đỏ thẫm thường được tặng cho giáo hoàng, và ngài cũng từ chối đổi cây thánh giá bạc trước đây của mình lấy một cây thánh giá vàng. Ngoài ra, ngài còn giữ chiếc đồng hồ nhựa của mình và tặng bất kỳ món quà nào người ta tặng cho ngài để làm từ thiện.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ từ chức sớm nếu sức khỏe của ngài trở nên quá nặng nề, như người tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđictô XVI, đã làm khi vị Giáo Hoàng người Đức từ chức vào năm 2013. Tuy nhiên, ngài cũng nói rằng việc từ chức của các giáo hoàng không nên trở thành “chuẩn mực”, và các giáo hoàng dự kiến sẽ giữ vai trò này cho đến khi qua đời, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm vào năm 2005.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha nói thêm rằng ngài đã quyết tâm đứng lên chống lại các thành viên bảo thủ hơn của Giáo Hội Công Giáo, những người đã ủng hộ Đức Bênêđíctô XVI quá cố.

Vừa rồi, ngài đã gây phẫn nộ khi trừng phạt Đức Hồng Y Raymond Burke, một người Mỹ bảo thủ và là một trong những người chỉ trích ngài thẳng thắn nhất. Ngài nói với những người đứng đầu các văn phòng Vatican trong một cuộc họp vào ngày 20 tháng 11 rằng ngài có ý định lấy lại nhà của Đức Hồng Y Burke và cắt lương của Đức Hồng Y vì vị Hồng Y người Mỹ là nguyên nhân gây ra “sự mất đoàn kết” trong giáo hội, là điều vị Hồng Y đã không thừa nhận.