Ngày 13-12-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa ở cùng chúng ta
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:30 13/12/2022

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG
Is 7,10-14; Rm 1,1-7; Mt 1,18-24
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA

Chúng ta đang tiến gần tới lễ Giáng Sinh với việc cử hành Chúa Nhật IV Mùa Vọng. Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề ‘Đấng Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.’ Chủ đề này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả ba bài đọc. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của danh hiệu Emmanuen.

1. Emmanuen, hơn cả một tên gọi

Đối với văn hóa Do Thái, tên gọi không chỉ đơn thuần là một từ ngữ, nhưng nó diễn tả một thực tại. Khi một người được đặt tên, thì tên gọi đó đại diện cho người đó. Tên gọi nói lên căn tính và sứ vụ của họ. Họ hành xử theo tên gọi của mình. Vậy, tên gọi Emmanuen có nghĩa là gì?

Trong bài đọc I, tiên tri Isaia giới thiệu với chúng ta nhân vật vua Akhát. Vị vua này đang ở trong thời kỳ mà triều đại ông đang gặp thử thách gian truân. Qua tiên tri Isaia, Thiên Chúa báo cho vua biết rằng: Ta sẽ ở đây với ngươi; Ta sẽ bảo vệ ngươi. Ngươi không cần phải ký kết các giao ước với bất kỳ ông vua nào trên trái đất để bảo vệ dân và triều đại ngươi. Ngươi hãy tin tưởng vào Ta và hãy xin một dấu chỉ. Ta là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu chỉ dưới đáy âm phủ hoặc ở trên trời cao xanh (x. Is 7,10-14). Nghĩa là ngươi có thể xin một dấu chỉ lớn lao nhất, vĩ đại nhất làm bảo chứng rằng Ta sẽ ở với ngươi và bảo vệ ngươi.

Chúng ta hãy nhìn vào điều này: Thiên Chúa sẵn sàng ban tặng một dấu chỉ làm bảo chứng cho vua Akhát. Nhưng Akhát đã từ chối sứ điệp của Thiên Chúa với những lời xem ra rất đạo đức: Tôi không muốn làm phiền lòng Thiên Chúa. Tôi không muốn thử thách Thiên Chúa. Tôi không muốn ép Chúa phải làm cho tôi điều này điều kia. Cách thức của ông từ chối là rất đúng, nhưng ở bên trong, ẩn chứa sự cứng lòng của vua Akhát. Bởi vì, ông thích ký kết các giao ước với vua trần thế hơn là sự hiện diện quan phòng của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta hãy lắng nghe điều gì đó rất ý nghĩa đã xảy ra ở đây. Thiên Chúa đã đi bước trước, ngay cả khi Akhát từ chối không xin một dấu lạ nào. Thiên Chúa nói rằng: Ta sẽ ban cho ngươi một dấu chỉ. Dấu nào vậy?

“Này đây, người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai và đặt tên là Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14).

Một con trai sẽ được sinh ra như lời đã hứa; tên con trẻ này có nghĩa là Thiên Chúa ở với dân Người và bảo vệ dân bằng sự hiện diện của mình. Như thế, Thiên Chúa là vị Thiên Chúa hiện diện, ở bên cạnh để sẵn sàng đáp cứu, ý nghĩa đó được thể hiện nơi Đấng Emmanuen. Sự hiện diện này được ban cho chúng ta như là một món quà, mặc dầu bị từ chối, Thiên Chúa vẫn luôn đi bước trước: Ta sẽ ở với ngươi vì Ta là Đấng Emmanuen. Nhưng Đấng Emmanuen là ai?

2. Đức Giêsu là Emmanuen

Thánh Phaolô trong bài đọc II nói rằng: Đó là Đức Giêsu Kitô và theo thánh Phaolô, trung tâm điểm của Tin Mừng chính là Đức Giêsu, là con người Chúa Giêsu, chứ không phải là những khái niệm, những ý tưởng, hay những lý tưởng, nhưng là con người Giêsu, Người xuất thân từ dòng dõi vua Đavít. Như thế, Người thực sự là con của Đavít, đến từ dòng dõi vua, Người thực sự là một con người, nhưng cũng theo Phaolô, con người nhân bản này, Chúa Giêsu Kitô có nguồn gốc rất rõ ràng từ dòng dõi vua Đavít, thực sự là Con Thiên Chúa. Điều này được mạc khải nhờ Chúa Thánh Thần sau khi Người phục sinh.

Như thế, Người không phải là một người con bình thường, cũng không phải là một hậu duệ bình thường của Đavít, nhưng Người thực sự là Con Thiên Chúa, Người được Thiên Chúa sai đến giữa chúng ta. Người là Tin Mừng về ơn cứu độ. Người là Tin Mừng về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, thánh Phaolô được Thiên Chúa tuyển chọn làm Tông Đồ để loan báo Tin Mừng này.

Nhưng ở đây có sự liên hệ đến ‘Đấng Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta’ trong Đức Giêsu Kitô. Điều này có tạo nên sự khác biệt không? Thưa rằng: Có, theo thánh Phaolô, để Chúa Giêsu ở với chúng ta, Thiên Chúa ở với chúng ta. Chúng ta phải ở với Chúa Giêsu. Phaolô rao giảng Chúa Giêsu để chúng ta có thể thuộc về Người theo cách thức mà Chúa Giêsu ở với chúng ta. Vậy chúng ta đáp trả thế nào đối với Đấng Emmanuen? Nếu Người ở với tôi và khi đó tôi có muốn ở với Người không? Như thế, tên Người không chỉ là tên gọi, mà là một lời mời gọi: Chúa ở với bạn và bạn cũng sẽ ở với Chúa.

3. Một dự phóng làm đảo lộn

Trong bài Tin Mừng, chúng ta có một trình thuật về sự sinh hạ của Chúa Giêsu, Đấng Emmanuen. Vâng, đó là một câu chuyện rất bình thường. Nhưng tôi muốn tập trung vào điểm này. Chúng ta nói ‘Đấng Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta,’ nhưng trong kinh nghiệm của Đức Maria và thánh Giuse, Đấng Emmanuen đến trong cuộc đời các ngài như là sự quấy rầy làm đảo lộn toàn bộ đời sống bình thường. Không ai trong chúng ta mong muốn dự phóng đời mình bị đảo lộn. Chúng ta không muốn một sự trở ngại nào cả; chúng ta muốn có một sự hoàn thành thật êm ái cho những dự phóng của mình. Nhưng Đức Maria, như chúng ta biết chuyện xảy ra, trong chương trình này của Chúa, Mẹ phải chấp nhận bị xem là phản bội với Giuse, sẽ phải bị hiểu lầm… nhưng có điều gì đó kỳ diệu xảy ra ở đây phải không? Chúa Thánh Thần đến can thiệp, nhờ đó, thánh Giuse quay trở về và sẵn sàng đón nhận Đức Maria là vợ của mình. Ông nhận ra rằng Maria đã có thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Thật là một sự can thiệp kỳ diệu! Vì là một người Do Thái trung thành, Giuse muốn tuân theo lề luật và phải từ bỏ Maria. Là một người công chính, ông muốn rút lui trong âm thầm, không muốn công khai tố cáo và kết án bà Maria theo lề luật, bởi khi làm như thế Maria phải chết. Những dự định của ông đã sẵn sàng: tôi sẽ bỏ bà, tôi sẽ li dị bà. Một lần nữa, Thiên Chúa đến can thiệp nhờ một thiên sứ trong giấc mơ:
“Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).

Như thế, Thiên Chúa đã đi bước trước. Thiên Chúa đã ra tay hành động nơi Giuse, để ông không chỉ là chồng của bà Maria, nhưng còn là cha của người con này, ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ. Và người con Giêsu này là sự thành toàn, sự viên mãn của lời ngôn sứ Isaia về ‘Đấng Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.’ Ở đây, chúng ta có sự viên mãn của sự hiểu biết về ý nghĩa danh xưng ‘Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta’ như là Đấng đến cứu độ chúng ta. ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’ không phải như một sự hiện diện tĩnh lặng, khô khan. Nhưng Thiên Chúa hiện diện với chúng ta như là tình yêu, là ơn cứu độ, như là một ai đó gần gũi để hướng dẫn chúng ta tới những điều tốt lành và để bảo vệ chúng ta từ cánh tay yêu dấu của Người.

Như thế, chúng ta đừng quá thất vọng khi gặp phải sự đảo lộn trong cuộc sống của mình. Bạn hãy biết rằng lúc đó Chúa đang muốn đồng hành với bạn và muốn cứu độ bạn. Có thể Thiên Chúa đang hỏi bạn: Ta ở với con nhưng con có ở với Ta không? Đó là câu hỏi mà trong Giáng Sinh năm nay bạn hãy tự trả lời với Chúa. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Ngày 14/12: Đấng Phải Đến – Mừng nhớ Thánh Gioan Thánh Giá - Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:31 13/12/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, ông Gio-an sai hai môn đệ đến hỏi Chúa Giê-su rằng: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Khi đến gặp Đức Giê-su, hai người ấy nói: “Ông Gio-an Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy: ‘Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?’” Chính giờ ấy, Đức Giê-su chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy. Người trả lời hai người ấy rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe : người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

Đó là lời Chúa
 
Đang ở đây, giữa chúng ta
Lm Minh Anh
15:11 13/12/2022
ĐANG Ở ĐÂY, GIỮA CHÚNG TA
“Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?”.

Một người tù phải chịu tất cả nỗi kinh hoàng của một ‘trại cải tạo’; ngày kia, anh quỳ gối, nhắm mắt cầu nguyện, một bạn tù khác chế giễu, “Cầu nguyện sẽ không giúp bạn ra khỏi đây nhanh hơn! Chúa của bạn ở đâu?”. Mở mắt, người kia thì thầm đủ cho người bạn ấy nghe, “Tôi không cầu nguyện để ra khỏi tù, nhưng để đủ sức ở tù với Chúa; Ngài ‘đang ở đây, giữa chúng ta!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Cũng vì đang ở tù, Gioan Tẩy Giả sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu, “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?”. Câu hỏi ấy đưa chúng ta về với một trong những cụm từ buồn nhất của Thánh Kinh, “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận!”. Như câu trả lời của người tù đầy lòng tin kia, một lần nữa, Lời Chúa hôm nay nói với chúng ta; rằng, Thiên Chúa ‘đang ở đây, giữa chúng ta!’.

Chỉ trong bài đọc thứ nhất, qua miệng ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa nói đến năm lần, “Chính Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác!”. Ngài cho biết, chính Ngài dựng nên ánh sáng và tối tăm, hạnh phúc và tai hoạ, con người và muôn loài. Ngài là Thiên Chúa cứu thoát, “Chính Ta là Thiên Chúa đã làm những sự ấy!”. Như vậy, trái đất này thuộc về Ngài, nhân loại và mọi vật trong đó thuộc về Ngài. Ngài đang tiếp tục thực hiện từng bước kế hoạch yêu thương của Ngài trong thế giới này, một thế giới mà Ngài đã sai Giêsu, Con Một, đến cắm lều giữa nó. Quả thế, trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa ‘đang ở đây, giữa chúng ta!’.

Vậy mà trớ trêu thay! Câu hỏi ngớ ngẩn của các môn đệ Gioan, một đôi khi, cũng có thể là câu hỏi của mỗi người chúng ta, “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?”. Đừng ngạc nhiên! Tại sao? Vì lẽ, dẫu muốn tìm kiếm Chúa, chúng ta vẫn thường bịt tai trước tiếng của Ngài luôn nói qua tiếng lương tâm; hoặc chúng ta thường nhắm mắt trước những rọi soi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta mải mê đi tìm những cơ hội ‘lớn hơn, ngoạn mục hơn’ và thường bị bắt gặp đang tìm kiếm ‘một thứ gì đó’ ngoài Ngài, đang khi Ngài đến với chúng ta, có mặt với chúng ta trong mọi hoàn cảnh rất đỗi bình thường, qua những con người rất gần gũi của gia đình như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè hay các thành viên của cộng đoàn.

Và đây là câu trả lời của Chúa Giêsu, “Hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe, đã thấy!”. Đây là những gì Isaia tiên báo về thời thiên sai; chính Chúa là Thiên Chúa, chứ không có Chúa nào khác, làm những điều đó. Ngài kêu gọi sự phân định của lý trí qua những gì mắt thấy tai nghe nhằm dẫn chúng ta đến một phản ứng sâu sắc hơn của đức tin. Vậy tại sao Ngài lại ‘nhấn mạnh’ những gì mà chắc chắn Gioan đã biết? Chúa Giêsu muốn nói rằng, “Ta không ngừng hoạt động trong con; hãy khám phá Ta, nghe Ta; và con sẽ biết kế hoạch Ta dành cho con!”.

Anh Chị em,

Thiên Chúa ‘đang ở đây, giữa chúng ta!’. Chính Ngài là Chúa, chứ không còn Chúa nào khác. Đừng mong đợi một chúa nào khác có thể cứu chúng ta ngoài Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót. Xác tín này đòi buộc chúng ta phải thay đổi cái nhìn, thay đổi ước muốn. Thiên Chúa đang ở đây với chúng ta, Ngài đang oằn mình chống chọi với chiến tranh, đói và lạnh, thất nghiệp và bệnh tật với chúng ta. Chúng ta không cô đơn! Ngài đang van xin chúng ta hãy cho Ngài một chỗ trong trái tim mình để Ngài thật sự là Chúa cuộc đời mỗi người! Ngài đang ở với chúng ta trong Thánh Thể, trong Lời, trong những anh chị em bên cạnh chúng ta, nhất là trong những người nghèo. Mùa Vọng, mùa mở lòng đón Chúa như là người nhà của mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chưa bao giờ Chúa hứa, cuộc sống của con sẽ dễ dàng; nhưng Chúa hứa ban cho con đủ ân sủng để vác thập giá. Cho con xác tín, Chúa ‘đang ở đây với con và trong con!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine gặp gỡ các nhà báo Vatican, đại diện các cơ quan truyền thông Công Giáo
Đặng Tự Do
05:08 13/12/2022


Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak gặp gỡ đại diện các cơ quan truyền thông Công Giáo.

Sự kiện có sự tham gia của: nhà báo của National Catholic Reporter Christopher White của Hoa Kỳ, phóng viên báo chí thường trú của La Croix tại Vatican Loup Besmond de Senneville của Pháp, nhà báo của ACI Stampa Andrea Gagliarducci, đại diện ANSA cơ quan báo chí Manuela Tulli, phóng viên ảnh Marcin Mazur và nhà báo Truyền thông chính thức của Vatican Vatican News Salvatore Cernuzio.

Tại cuộc gặp, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa Ukraine và Vatican, đồng thời nói về sự đóng góp mà Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thực hiện để chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa do Nga gây ra.

Yermak gọi những tuyên bố gần đây của Giáo hoàng về người dân Ukraine là một quốc gia tử vì đạo đang phải chịu sự tàn bạo của quân đội xâm lược là hết sức mạnh mẽ. Đức Giáo Hoàng cũng trực tiếp tuyên bố rằng kẻ tấn công là nhà nước Nga.

“Đức Thánh Cha Phanxicô là thẩm quyền luân lý trên thế giới, và đất nước chúng tôi rất cần điều đó. Chúng tôi hy vọng ngài sẽ ủng hộ Ukraine trên con đường đi tới hòa bình công chính”, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống cho biết.
Source:president.gov.ua
 
Những ngôi mộ được khám phá của Notre Dame bắt đầu tiết lộ những bí mật
Đặng Tự Do
05:09 13/12/2022


Hai quan tài bằng chì được phát hiện chôn dưới gian giữa của Nhà thờ Đức Bà trong nơi được mô tả là một phát hiện “phi thường và xúc động” đã bắt đầu tiết lộ nhiều bí mật, các nhà khoa học Pháp công bố hôm thứ Sáu.

Phần đầu tiên chứa hài cốt của một thầy tế lễ thượng phẩm qua đời vào năm 1710 sau khi các chuyên gia cho rằng cuộc sống của ngài dường như rất an nhiên. Chủ nhân của ngôi mộ thứ hai vẫn chưa được xác định - và có thể không bao giờ được xác định, nhưng được cho là một quý tộc trẻ tuổi, giàu có và có đặc quyền, người có thể sống ở thế kỷ 14.

Các ngôi mộ được phát hiện là một phần của kho chứa các bức tượng, tác phẩm điêu khắc và các mảnh vỡ của bức bình phong gốc từ thế kỷ 13 của nhà thờ được chôn dưới sàn của lối đi ở trung tâm nhà thờ đã bị hỏa hoạn tàn phá vào tháng 4 năm 2019.

Các khu chôn cất được mô tả là có “phẩm chất khoa học đáng chú ý” và được tìm thấy sau khi đào phòng ngừa dưới sàn, nơi dựng giàn giáo nặng để lắp đặt ngọn tháp mới của nhà thờ.

Trong khi hầu hết các kho báu được phát hiện chỉ cách 20 cm (8 inch) dưới sàn nhà thờ, thì một chiếc quách bằng chì hình cơ thể được chôn sâu một mét.

Sau khi được các chuyên gia ở Toulouse mở ra, nó được tìm thấy chứa những gì còn lại của một người đàn ông, có lẽ ở độ tuổi 30, người mà các nhà nghiên cứu đặt tên là “Le Cavalier”, vì xương chậu của anh ta cho thấy anh ta là một kỵ sĩ lão luyện.

Không có bảng ghi tên trên quan tài, được đúc xung quanh hình dạng của thi thể, và những lỗ thủng trên chì xung quanh đầu có nghĩa là hài cốt đã tiếp xúc với không khí và bị hư hỏng nghiêm trọng.

Các nhà khoa học đang tiếp tục kiểm tra các mảnh vải và vật liệu thực vật được tìm thấy bên trong quan tài và cho biết ông đã được ướp xác - một thông lệ hiếm gặp ở thời trung cổ - và dường như ông đã được chôn cùng với một vòng hoa.

Một tấm bảng bằng đồng trên quan tài bằng chì thứ hai, cũng tiếp xúc với không khí và nước xâm nhập từ trận lụt lịch sử của sông Seine năm 1910, xác nhận rằng nó chứa hài cốt của Antoine de la Porte, giáo sĩ của Nhà thờ Đức Bà qua đời vào đêm Giáng Sinh 1710 ở tuổi 83.

Eric Crubézy, giáo sư nhân chủng học và sinh học tại Đại học Toulouse III, người giám sát việc mở quan tài, cho biết hai người đàn ông rõ ràng có vai trò quan trọng trong thời đại của họ nên đã được chôn cất trong những ngôi mộ uy tín như vậy ở trung tâm nhà thờ.

Người kỵ binh vô danh lẽ ra phải là một thành viên của “giới ưu tú” vào thời điểm ông qua đời đã được an táng dưới chân cây thánh giá lớn trên tấm bình phong đã bị phá hủy trong cuộc Phản Cải cách vào thế kỷ 16 và 17.

Crubézy nói với các nhà báo rằng chàng trai trẻ đã mắc một “căn bệnh mãn tính” đã phá hủy gần hết răng của anh ta trước khi anh ta chết. “Anh ấy sẽ có một kết thúc khó khăn của cuộc sống.” Vị quý tộc đã chết cũng bị biến dạng hộp sọ do đội mũ từ khi còn nhỏ.

Christophe Besnier, người đứng đầu nhóm khoa học cho cuộc khai quật do viện khảo cổ quốc gia Pháp, Inrap, phát biểu trong một cuộc họp báo: “Nếu ngày mất của ông vào khoảng nửa sau thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17, chúng tôi có thể xác định anh ta trong sổ ghi danh khai tử mà chúng tôi có. Nếu sớm hơn thế, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết anh ta là ai.”

Crubézy nói, không giống như anh chàng kỵ sĩ, Cha de la Porte có “hàm răng cực kỳ tốt”. “Chúng rất đáng chú ý so với tuổi của ngài. Chúng tôi rất hiếm khi thấy điều này, nhưng rõ ràng anh ấy đã đánh răng và chăm sóc chúng.”

Sau khi ngọn lửa quét qua nhà thờ 850 tuổi, một trong những di tích mang tính biểu tượng và được viếng thăm nhiều nhất ở Paris, vào tháng 4 năm 2019, gần như phá hủy toàn bộ tòa nhà, Tổng thống Emmanuel Macron cam kết sẽ xây dựng lại và mở cửa cho đại chúng trong 5 năm.

Nhóm Inrap được gọi đến để thực hiện một cuộc “đào phòng ngừa” dưới một phần của sàn nhà thờ từ tháng 2 đến tháng 4 trước khi giàn giáo cao 30 mét, nặng 600 tấn được xây dựng để tái tạo lại ngọn tháp cũ.
Source:The Guardian
 
Phó tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục: Nữ linh mục không phải là vấn đề bỏ ngỏ đối với Giáo hội
Vu Van An
22:19 13/12/2022

Theo bản tin ngày 13 tháng 12, 2022 của hãng tin CNA, người phụ nữ có chức vụ cao nhất trong văn phòng tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục đã nói rằng việc phong chức linh mục Công Giáo cho phụ nữ “không phải là một vấn đề bỏ ngỏ” vào thời điểm này.



Sơ Nathalie Becquart, người phục vụ với tư cách là phó tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục về Tính Đồng Nghị đang diễn ra của Giáo hội, gần đây đã có tên trong danh sách 100 phụ nữ gây cảm hứng và có ảnh hưởng trên toàn thế giới của BBC.

Trong một bài báo đăng ngày 13 tháng 12, nữ tu người Pháp nói rằng có nhiều cách để phụ nữ phục vụ Giáo hội, nhưng thụ phong không phải là một giải pháp.

Nữ tu Becquart nói với BBC, “Đối với Giáo Hội Công Giáo tại thời điểm này, theo quan điểm chính thức, đó không phải là một vấn đề bỏ ngỏ”.

Nữ tu Becquart được trích dẫn trong một bản tin trình bày những câu chuyện về các cuộc phong chức không hợp lệ ở Hoa Kỳ cho các phụ nữ Công Giáo mặc lễ phục phụng vụ, trong đó một phụ nữ đã phát biểu: “Vạ tuyệt thông chỉ là một phần của cuộc hành trình”.

Trả lời về chủ đề của bài báo, nữ tu Becquart nói: “Không chỉ là vấn đề bạn cảm thấy mình được kêu gọi làm linh mục, mà còn luôn là sự thừa nhận rằng Giáo hội sẽ gọi bạn làm linh mục. Vì vậy, cảm giác hoặc quyết định cá nhân của bạn là không đủ.”

Bà nói: “Tôi nghĩ chúng ta cần mở rộng tầm nhìn của mình về Giáo hội. Có rất nhiều cách để phụ nữ phục vụ Giáo hội.”

Tài liệu làm việc gần đây nhất của Thượng hội đồng về tính đồng nghị được công bố vào tháng 10 cho biết nhiều báo cáo được đệ trình lên các nhà tổ chức thượng hội đồng đã yêu cầu phân định về “khả năng phụ nữ được đào tạo đầy đủ để rao giảng trong môi trường giáo xứ và chức phó tế cho phụ nữ”.

“Có nhiều ý kiến đa dạng hơn đã được bày tỏ về chủ đề truyền chức linh mục cho phụ nữ, điều mà một số báo cáo kêu gọi, trong khi những báo cáo khác coi đó là một vấn đề đã đóng lại”, tài liệu làm việc cho Giai đoạn Lục địa của thượng hội đồng cho biết như thế.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã đề cập đến chủ đề phong chức cho phụ nữ gần đây trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí America.

Khi được yêu cầu trả lời cho một phụ nữ cảm thấy được mời gọi làm linh mục, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời một cách dứt khoát: “Và tại sao một phụ nữ không thể bước vào thừa tác vụ thụ phong? Đó là bởi vì nguyên tắc Phêrô không có chỗ cho điều đó.”

“Chiều kích thừa tác vụ, chúng ta có thể nói, là chiều kích của Giáo hội Phêrô. Tôi đang sử dụng một phạm trù của các nhà thần học. Nguyên tắc Phêrô là nguyên tắc thừa tác vụ”, Đức Giáo Hoàng nói thế.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm rằng ngài tin rằng Giáo hội nên dành nhiều không gian hơn cho phụ nữ trong vai trò “quản trị”, lưu ý đến những bổ nhiệm mà ngài đã thực hiện trong việc quản trị Vatican và Hội đồng Kinh tế.

Đức Thánh Cha nói thêm, “Khi một người phụ nữ tham gia chính trị hoặc quản lý mọi thứ, nhìn chung họ sẽ làm tốt hơn. Nhiều nhà kinh tế là phụ nữ, và họ đang đổi mới nền kinh tế một cách xây dựng”.

Nữ tu Becquart là một ví dụ về vai trò lãnh đạo hành chính của nữ giới trong Giáo hội. Nữ tu người Pháp là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ một vị trí cấp cao như vậy trong văn phòng tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục.

Trước đó, nữ tu 53 tuổi thuộc Tu hội Xavières là điều phối viên chung của cuộc họp tiền Thượng Hội đồng Giám mục năm 2018 và từng là nữ giám đốc đầu tiên của dịch vụ truyền giáo toàn quốc cho giới trẻ và ơn gọi của Hội đồng Giám mục Pháp.
 
VietCatholic TV
Phóng sự: ĐTC cử hành thánh lễ đại trào Đức Mẹ Guadalupe bổn mạng Mỹ Châu Latinh và Phi Luật Tân
VietCatholic Media
02:35 13/12/2022


Lúc 6 giờ chiều ngày thứ Hai 12 tháng 12 theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Ðức Mẹ Guadalupe, bổn mạng các nước Mỹ Châu, tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính Đức Mẹ đặc biệt nên năm nào ngài cũng cử hành Lễ Ðức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có các vị trong giáo triều Rôma. Những người được mời tham dự thánh lễ là các vị Đại sứ của các nước Mỹ châu Latinh cạnh Tòa Thánh, và gia đình của họ, cũng như một số đại diện cho các linh mục sinh viên Mỹ châu Latinh.

Trong khi Đức Thánh Cha tiến lên bàn thờ, ca đoàn hát một bài thánh ca bằng tiếng Tây Ban Nha có tựa đề “América despierta” nghĩa là “Mỹ Châu hãy bừng tỉnh” với những lời như sau:

Mẹ của người nghèo, của những người hành hương, chúng con xin Mẹ cho Mỹ Châu La Tinh. Vùng đất mà Mẹ đến thăm bằng đôi chân trần, ôm chặt một đứa trẻ trong tay.

Ánh sáng của một đứa trẻ mong manh làm cho chúng con mạnh mẽ, ánh sáng của một đứa trẻ nghèo làm cho chúng con giàu có. Ánh sáng của đứa trẻ nô lệ khiến chúng ta được tự do, ánh sáng mà một ngày kia bạn đã ban cho chúng ta ở Bêlem.

Mẹ của những người nghèo, còn nhiều khốn khó vì bánh mì luôn thiếu trong nhiều nhà. Bánh của sự thật thiếu nhiều tâm trí, bánh của tình yêu, thiếu trong nhiều người.

Mẹ liên đới nhân loại; khi nói với Sứ Thần: “Xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền” Hôm nay, chúng con cần sự can thiệp của Mẹ để chúng con không ra hư nát.

Mẹ của Giáo Hội, đấng đã sinh Con Mẹ, cùng với Mẹ, chúng con chờ đợi sự tái lâm của Người.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Thiên Chúa của chúng ta luôn dẫn dắt lịch sử nhân loại, không có gì nằm ngoài quyền năng của Người, đó là sự dịu dàng và tình yêu quan phòng, được thể hiện thông qua những cử chỉ, những sự kiện, những con người. Ngài không ngừng nhìn vào thế giới của chúng ta, những người thiếu thốn, đau khổ, lo lắng, để giúp đỡ bằng lòng trắc ẩn và lòng thương xót của Người. Cách Ngài can thiệp, biểu lộ, luôn làm chúng ta ngạc nhiên và làm chúng ta tràn ngập niềm vui. Chúa khiến chúng ta sững sờ, và Ngài làm như vậy với phong cách riêng của mình.

Bài đọc thư gửi tín hữu Galát cống hiến cho chúng ta một dấu chỉ chính xác giúp chúng ta chiêm ngắm với lòng biết ơn chương trình cứu chuộc chúng ta và làm cho chúng ta trở thành nghĩa tử của Người: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4).

Và như vậy, việc Chúa Con đến làm người là biểu hiện cao nhất trong chương trình cứu rỗi của Người. Thiên Chúa, Đấng quá yêu thế gian, đã sai Con của Ngài “sinh bởi người nữ” cho chúng ta, để “hễ ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Như thế, nơi Chúa Giêsu, được sinh ra bởi Đức Maria, Đấng Hằng Hữu bước vào sự bấp bênh của thời đại chúng ta, trở thành “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” mãi mãi, không thể đảo ngược và đồng hành bên cạnh chúng ta như anh em và bạn đồng hành. Ngài đến ở cùng chúng ta. Không có gì thuộc về chúng ta mà xa lạ với Người vì Người đã nên như một “người trong chúng ta”, thân thiết, bạn bè, bình đẳng với chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.

Và một việc như thế này, theo phong cách này, đã xảy ra gần năm thế kỷ trước, vào thời điểm phức tạp và khó khăn đối với cư dân của thế giới, Chúa muốn biến sự hỗn loạn do cuộc chạm trán giữa hai thế giới khác nhau thành một sự phục hồi ý nghĩa, một sự phục hồi của phẩm giá, trong sự cởi mở với Tin Mừng, Chúa biến nó thành một cuộc gặp gỡ. Và Người đã làm như vậy bằng cách gởi Đức Maria, Mẹ của Người, đến với chúng ta theo logic mà Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta: sau lời loan báo của sứ thần, “Bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa” (Lc 1L39). Đấng Trinh Nữ đã vội vã. Như vậy, Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta đã đến những vùng đất được chúc phúc của Mỹ Châu, tự giới thiệu mình là “Mẹ của Thiên Chúa chân thật nhất mà nhờ Người chúng ta được sống” (x. Nican Mopohua); và Mẹ đến để an ủi, đáp ứng nhu cầu của các con cái, không loại trừ một ai, để bao bọc chúng như một người mẹ ân cần với sự hiện diện, tình yêu và sự an ủi. Đó là Mẹ lai chủng tộc của chúng ta.

Và năm nay chúng ta kỷ niệm Guadalupe vào thời điểm khó khăn cho nhân loại. Đó là một thời kỳ cay đắng, đầy tiếng ồn ào của chiến tranh, những bất công, thiếu thốn, nghèo đói, đau khổ ngày càng gia tăng. Và mặc dù chân trời này có vẻ ảm đạm và hoang mang, với những điềm báo về sự tàn phá và hoang tàn lớn hơn, nhưng đức tin, tình yêu đến mức hạ mình của Thiên Chúa vẫn dạy chúng ta và nói với chúng ta rằng đây cũng là thời gian cứu rỗi thuận lợi, trong đó Chúa, qua Mẹ Đồng Trinh, tiếp tục ban cho chúng ta Con của Mẹ, Đấng gọi chúng ta trở thành anh em, gạt bỏ tính ích kỷ, dửng dưng và đối kháng, mời gọi chúng ta chăm sóc nhau “không chậm trễ”, ra đi gặp gỡ những anh chị em bị lãng quên và bị xã hội tiêu dùng và thờ ơ của chúng ta loại bỏ, là những anh chị em của chúng ta bị bỏ lại phía sau. Và Đức Mẹ làm điều đó không chậm trễ: Mẹ là người mẹ vội vàng, người mẹ ân cần.

Hôm nay cũng như xưa, Santa María de Guadalupe - Đức Mẹ Guadalupe muốn gặp chúng ta, như ngày Mẹ gặp Juan Diego trên đồi Tepeyac. Mẹ muốn ở lại với chúng ta. Mẹ cầu xin chúng ta hãy để Mẹ làm mẹ chúng ta, hãy mở rộng cuộc đời chúng ta cho Chúa Giêsu Con Mẹ và đón nhận sứ điệp của Mẹ là hãy học yêu thương như Ngài. Mẹ đến để đồng hành cùng người dân Mỹ Châu trên con đường khó khăn đầy rẫy đói nghèo, bóc lột, thực dân kinh tế xã hội và văn hóa. Mẹ ở giữa đoàn lữ hành, tìm kiếm tự do, đi về phía bắc. Mẹ đang ở giữa những người Mỹ Latinh mà bản sắc của họ bị đe dọa bởi một chủ nghĩa ngoại giáo man rợ và bóc lột, bị tổn thương bởi sự rao giảng tích cực của một thuyết vô thần thực tế và thực dụng. Và Mẹ ở đó. Mẹ nói với chúng ta: “Mẹ là Mẹ của các con”. Mẹ của tình yêu trao ban sự sống.

Hôm nay, ngày 12 tháng 12, Tuần cửu nhật Guadalupana liên lục địa bắt đầu ở lục địa Mỹ Châu, một chặng đường chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm Biến cố Guadalupano lần thứ 5 vào năm 2031. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu của Giáo hội, là những người hành hương ở Mỹ Châu, các mục tử và tín hữu, hãy tham gia vào chặng đường chuẩn bị này. Nhưng, làm ơn, hãy làm điều đó với tinh thần Guadalupan thực sự. Tôi lo ngại về các đề xuất thuộc nhiều loại ý thức hệ-văn hóa, những người muốn chiếm đoạt cuộc gặp gỡ của một dân tộc với Mẹ của họ, những người muốn de-mestizo, muốn tạo nên một người Mẹ khác. Xin vui lòng, chúng ta đừng cho phép thông điệp của Đức Mẹ bị chắt lọc thành những khuôn mẫu trần tục và ý thức hệ. Thông điệp thật giản dị, thật dịu dàng: “Mẹ không ở đây sao, Mẹ không là Mẹ của con sao?”

Xin Chúa Giêsu Kitô, Đấng muôn dân hằng mong ước, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Guadalupe, ban cho chúng ta những ngày vui tươi và thanh thản, để bình an của Chúa ngự trong tâm hồn chúng ta và trong tâm hồn mọi người nam nữ thiện chí.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Moscow sững sờ: Rắn mất đầu, quân Nga lũ lượt bỏ chạy, chỉ 24h: 620 lính Nga tử trận, mất 24 xe tăng
VietCatholic Media
03:02 13/12/2022


1. Tổng Hành Dinh Wagner bị phá hủy đã có tác dụng sâu sắc đến chiến trường: trong 24 giờ Nga mất 620 binh sĩ, 24 xe tăng và 8 xe thiết giáp

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 13 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết vụ tấn công bằng HIMARS vào Tổng Hành Dinh Wagner tại thành phố Kadiivka ở vùng Luhansk, hôm thứ Bẩy 10 tháng 12, đã có một tác động sâu sắc trên chiến trường.

Không nhận được lệnh từ các chỉ huy Wagner đã tử trận, nhóm Wagner hoang mang và cuối cùng quyết định bỏ chạy khỏi phía bắc đường Fyodor Maksimenko mà họ đã cam go lắm mới chiếm được. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại các vùng ngoại ô Andriivka, Ozarianivka, và Zelenopillia. Đây là những vị trí chiến thuật đe dọa thành phố Bakhmut. Trung Đoàn 1 Khan của cái gọi là quân đội Cộng hòa Nhân Dân Donetsk đang trú đóng tại các khu vực này thấy quân Wagner bỏ chạy cũng đã lũ lượt bỏ chạy theo.

Lữ Đoàn 24 Cơ Giới của Ukraine đoán được ý đồ bỏ chạy của quân Nga đã phục kích tàn quân đang bỏ chạy về phía Đông thành phố Bakhmut. Một số binh sĩ Ukraine có kinh nghiệm cho biết có sự phân biệt đối xử sâu sắc trong hàng ngũ của Nga. Cụ thể, trong các trường hợp tháo chạy như thế này, nếu là quân Nga thì dù hỏa lực phòng không của quân Ukraine dày đặc đến thế nào, các tướng lãnh Nga sẽ điều các chiến đấu cơ và các trực thăng đến hỗ trợ hỏa lực, và như thế rất khó phục kích. Tuy nhiên, nếu là quân Wagner hay quân của những cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk và Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, thì họ bỏ mặc sống chết.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết chỉ trong 24 giờ qua, quân Nga mất đến 620 binh sĩ, cùng với 24 xe tăng và 8 xe thiết giáp, một số bị quân Ukraine bắn cháy nhưng đa số là do các tổ lái bỏ chiến xa chạy bộ cho chắc ăn vì các chiến xa thường thu hút hỏa lực của không quân và pháo binh Ukraine. Một hệ thống pháo còn nguyên vẹn cũng được tìm thấy tại Ozarianivka.

Tính chung, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 12 tháng 12, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 94,760 binh sĩ Nga. Tổng thiệt hại chiến đấu của kẻ thù còn bao gồm 2,966 xe tăng, 5,928 xe thiết giáp, 1,929 hệ thống pháo, 397 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 211 hệ thống phòng không, 281 máy bay chiến đấu, 264 máy bay trực thăng, 1,617 máy bay không người lái, 592 hỏa tiễn hành trình, 4,544 xe cơ giới, 16 tàu chiến, và 169 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Ukraine báo cáo: Nga mất 24 xe tăng trong một ngày khi gần 100,000 người thiệt mạng

Biến cố Nga mất 24 xe tăng trong một ngày đang gây rất nhiều chú ý từ các quan sát viên và đặc biệt là các bloggers quân sự Nga. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 24 Tanks in a Day As 100,000 Death Toll Nears: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine báo cáo: Nga mất 24 xe tăng trong một ngày khi gần 100,000 người thiệt mạng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng Nga ở Ukraine đã mất thêm 24 xe tăng tính đến hôm thứ Hai, theo số liệu mới nhất từ lực lượng vũ trang Ukraine, khi tổng con số thương vong được tường trình của người Nga trong cuộc xâm lược kéo dài 9 tháng là gần 100,000 quân.

Theo số liệu mới nhất của Ukraine công bố vào sáng thứ Ba, Nga hiện đã mất 2,966 xe tăng kể từ khi quân đội Mạc Tư Khoa tiến vào lãnh thổ Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

620 binh sĩ Nga khác đã bị lực lượng vũ trang Ukraine loại khỏi vòng chiến, nâng tổng số lên 94,760 kể từ ngày 24 tháng 2. Với tốc độ hiện tại là 300 đến 400 người chết được báo cáo mỗi ngày, số tử sĩ của quân đội Nga có thể đạt mốc 100,000 vào ngày Giáng Sinh. Các lực lượng Ukraine ước tính Mạc Tư Khoa cho đến nay có khoảng 284,280 người bị thương và hàng ngàn người khác bị bắt.

Số liệu hôm thứ Hai cũng bao gồm 8 xe thiết giáp, nâng tổng số lên 5,928 chiếc; thêm bốn xe chuyển quân và nhiên liệu nâng tổng số lên 4,544; một hệ thống pháo nâng tổng số lên 1,929; bốn máy bay không người lái nâng tổng số lên 1,617; và hai thiết bị đặc biệt nâng tổng số lên 169.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận.

Ukraine cũng báo cáo về con số thương vong của mình, cho đến nay chỉ thừa nhận 13,000 người chết kể từ ngày 24 tháng 2.

Các đối tác nước ngoài đã làm sáng tỏ tình hình hơn, với cả Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đều ám chỉ rằng tổng số thương vong của phía Ukraine là khoảng 100,000 người, mặc dù điều này có thể bao gồm cả quân sự và dân sự, cả số người chết lẫn số người bị thương.

Mặc dù các hoạt động dự kiến sẽ chậm lại trong mùa lầy lội - được gọi là “rasputitsa” trong tiếng Nga, có nghĩa là “thời điểm không có đường” - các nhà lãnh đạo Ukraine đã rõ ràng về mong muốn duy trì động lực và từ chối bất cứ ban cho các đơn vị Nga đang bị bao vây thời gian để tái vũ trang và quay lại tấn công họ.

Kiến thức về địa hình của Ukraine, sự hỗ trợ mở rộng từ các đối tác NATO, khả năng cơ động chiến thuật và hệ thống tác chiến linh động và hiệu quả của các đơn vị nhỏ đã làm dấy lên hy vọng rằng các lực lượng của Kyiv có thể mang lại thành công cho họ trong những điều kiện khó khăn.

Đợt đóng băng truyền thống vào giữa mùa đông, thường vào tháng Giêng sẽ làm cứng mặt đất, tạo cơ hội quan trọng cho các hoạt động tấn công cơ giới cho đến khi băng tan vào mùa xuân một lần nữa mang bùn đến thảo nguyên Ukraine.

Số lượng xe tăng Nga thiệt hại đột ngột được báo cáo hôm Chúa Nhật cho thấy giao tranh vẫn diễn ra khốc liệt ở nhiều nơi trên mặt trận khi thời điểm cuối năm đang đến gần.

Kyiv sẽ bước vào năm 2023 với nhiều chiến thắng ấn tượng trong tay. Sống sót sau cuộc tấn công dữ dội ban đầu của Nga, Ukraine tiêu diệt phần lớn lực lượng xâm lược tấn công từ Belarus vào tháng Hai, giải phóng toàn bộ miền bắc đất nước vào tháng Tư. Một mùa hè nóng nực đã chứng kiến một cuộc tấn công dữ dội nhằm tái chiếm những vùng lãnh thổ quan trọng ở phía đông.

Cuộc phản công chớp nhoáng của Ukraine ở tỉnh Kharkiv ở phía đông bắc của đất nước được theo sau bởi một chiến dịch chậm hơn, nhưng cuối cùng thành công, nhằm giải phóng thành phố Kherson ở phía nam và quét sạch quân đội Nga khỏi bờ tây sông Dnipro.

Chiến tuyến đã được củng cố kể từ đó, trùng hợp với sự xuất hiện của tuyết mùa đông, bùn và nhiệt độ đóng băng. Giao tranh ác liệt đang diễn ra ở thành phố Bakhmut phía đông, nơi các lực lượng Nga dường như muốn đạt được một chiến thắng chủ yếu mang tính biểu tượng với cái giá là thương vong cao cho cả hai bên.

Rộng hơn, Ukraine được cho là đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea và thành phố Melitopol phía nam bị xâm lược, với hy vọng cắt đứt các tuyến tiếp tế quan trọng của Nga chạy dọc bờ biển Azov qua thành phố Mariupol bị tàn phá.

3. Zelenskiy kêu gọi Nga bắt đầu rút quân vào Giáng Sinh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi Nga cuối cùng hãy chấm dứt hành động gây hấn và rút quân vào Giáng Sinh này.

“Chúng ta sẽ sớm có những ngày lễ được tổ chức bởi hàng tỷ người. Giáng Sinh - theo lịch Grêgoriô hoặc Năm mới và Giáng Sinh - theo lịch Juliô. Đây là lúc những người bình thường nghĩ về hòa bình, không gây hấn. Tôi đề nghị Nga ít nhất hãy cố gắng chứng minh rằng họ có khả năng từ bỏ hành động xâm lược. Sẽ là đúng đắn nếu bắt đầu rút quân đội Nga khỏi lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận vào dịp Giáng Sinh này. Nếu Nga rút quân khỏi Ukraine, điều đó sẽ bảo đảm chấm dứt chiến sự lâu dài,” Tổng thống đưa ra lập trường trên khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7.

Ông lưu ý rằng câu trả lời từ Mạc Tư Khoa sẽ cho thấy người Nga thực sự muốn gì: hòa bình hay chiến tranh.

“Quân xâm lược phải ra đi. Nó chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi thấy không có lý do gì mà Nga không làm điều đó ngay bây giờ – vào dịp Giáng Sinh. Câu trả lời từ Mạc Tư Khoa sẽ cho thấy điều họ thực sự muốn – tiếp tục đối đầu với thế giới thì cuối cùng cũng phải chấm dứt cuộc xâm lược. Kẻ đã mang chiến tranh đến với chúng tôi phải lấy nó đi”, Tổng thống Ukraine nói.

4. Olena Zelenska gặp Brigitte Macron tại Pháp

Pháp đã trải thảm đỏ chào đón Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska, và Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal trong chuyến viếng thăm bắt đầu từ hôm thứ Hai 12 tháng 12. Trong khi chồng điều hành các nỗ lực kháng chiến chống quân xâm lược Nga, Olena Zelenska đã đi thăm Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác để vận động hỗ trợ cho cuộc kháng chiến này. Với khuôn mặt hiền lành, và khiêm nhường, bà đã giành được nhiều cảm tình.

Trong chuyến đến thăm Pháp, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã gặp Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron.

“Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron là một trong những người mà tôi vinh dự được gọi không chỉ là đồng nghiệp mà còn là bạn bè. Và, tất nhiên, một người bạn tuyệt vời của Ukraine: cô ấy đã chào đón những đứa trẻ Ukraine bị ung thư khi chúng tôi di tản các cháu khỏi Ukraine bằng máy bay “đoàn xe sự sống” trong những ngày đầu tiên của cuộc tấn công của Nga. Quỹ của cô ấy đã đóng góp to lớn vào việc khôi phục nền y học Ukraine”, Zelenska nói.

Bà cảm ơn Đệ nhất phu nhân Cộng hòa Pháp và toàn thể nhân dân Pháp đã ủng hộ và giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến chống quân xâm lược.

Đệ nhất phu nhân Ukraine nói thêm rằng bà có một lịch trình bận rộn trong những ngày tới, một trong những mục của chương trình là chuyến thăm chung đến một trường học ở Paris, nơi trẻ em Ukraine từ các gia đình di cư tạm thời theo học.

“Tôi rất vui vì Paris đã trở thành thành phố đầu tiên của Pháp bắt đầu nghiên cứu chính thức tiếng Ukraine trong các trường học. Chính phủ Pháp thậm chí còn tạo ra các lớp học ảo để dạy tiếng Ukraine”.

Theo bà, Brigitte Macron đã nói một cách nhiệt tình về các phụ nữ Ukraine trong cuộc gặp gỡ với các phụ nữ Ukraine rằng họ là những người tuyệt vời với nghị lực đáng kinh ngạc.

Đồng thời, Đệ nhất phu nhân Ukraine đã công bố buổi giới thiệu Quỹ của bà vào một buổi tối đặc biệt vào ngày thứ Ba để mọi người trên thế giới có thể tham gia vào việc khôi phục Ukraine, chủ yếu là cung cấp viện trợ nhân đạo, tái thiết bệnh viện và trường học.

“Tôi nghĩ rằng người Pháp, những người luôn coi trọng quyền con người, và quyền không thể tranh cãi nhất trong số đó – là quyền được sống, cũng sẽ không đứng ngoài cuộc ở đây. Xét cho cùng, nhân quyền là không có biên giới,” Zelenska nói thêm.

5. Thủ tướng Shmyhal kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp các khẩu đội Patriot, và các hệ thống phòng không khác để chống lại các cuộc tấn công của Nga

Ukraine cần các khẩu đội hỏa tiễn Patriot và các hệ thống phòng không khác để chống lại các cuộc tấn công của Nga.

“Thủ tướng Ukraine đang kêu gọi các khẩu đội hỏa tiễn Patriot và các hệ thống phòng không công nghệ cao khác chống lại các cuộc tấn công của Nga, khi có nhiều vụ pháo kích của Nga vào hôm thứ Hai ở các khu vực phía đông Ukraine, nơi Mạc Tư Khoa đang cố gắng giành lợi thế trên chiến trường”.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska và các quan chức chính phủ Ukraine đang có chuyến thăm tới Pháp. Trong dịp này, Thủ tướng Shmyhal đã nói với đài truyền hình LCI /e lơ xê i/ của Pháp rằng Nga bắn từ 50,000 đến 70,000 quả đạn mỗi ngày vào các mục tiêu Ukraine.

Thủ tướng Ukraine cho biết: “Chúng tôi cần ít nhất một phần ba số lượng đó mỗi ngày.

Theo cách nói của ông, Nga muốn tràn ngập Âu Châu bằng một làn sóng người tị nạn Ukraine mới bằng cách tấn công vào cơ sở hạ tầng ở Ukraine.

6. Shmyhal, Pannier-Runacher thảo luận về hỗ trợ của Pháp cho ngành năng lượng của Ukraine

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã gặp Bộ trưởng Chuyển giao Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher. Các bên đã thảo luận về việc hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine sau các cuộc tấn công của Nga và sự cần thiết phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, liên quan đến việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân và các công nghệ năng lượng hạt nhân.

Ông Shmyhal cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để bảo đảm Ukraine vượt qua mùa đông thành công và tiến tới phục hồi bền vững cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại mới trong lĩnh vực năng lượng.

Thủ tướng Ukraine bày tỏ lòng biết ơn đối với Pháp về sự hỗ trợ đã cung cấp, cụ thể là khoảng 73 tấn thiết bị điện, đã được chuyển giao cho các công ty Ukraine nhằm khôi phục và ổn định hệ thống năng lượng của đất nước.

Trong cuộc họp, Shmyhal nhấn mạnh sự cần thiết phải cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố hạt nhân của Nga.

“An toàn bức xạ và hạt nhân là điểm đầu tiên trong kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine. Nga phải rút quân khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và chấm dứt các hành động phi pháp đối với nhà máy điện Ukraine. Chúng ta phải mở rộng sứ mệnh của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế để tạo ra một khu vực phi quân sự và bắt đầu thực hiện các biện pháp trừng phạt hiệu quả đối với Nga và các công ty của nước này trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân”, ông Shmyhal lưu ý.

Theo Pannier-Runacher, Pháp đang chuẩn bị một lô thiết bị khác cần thiết để khôi phục hệ thống năng lượng của Ukraine.

7. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận xét rằng Ukraine đang đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở Bakhmut khi trận chiến đi vào bế tắc

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Repels Russian Assaults in Bakhmut as Battle Reaches Impasse—ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận xét rằng Ukraine đang đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở Bakhmut khi trận chiến đi vào bế tắc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga gần thành phố Bakhmut khi cuộc chiến giành thành phố này dẫn đến bế tắc.

Hôm thứ Bảy, ISW cho biết Bộ Tổng tham mưu Ukraine tuyên bố rằng các lực lượng do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn đã bị đẩy lùi gần Bakhmut ở vùng Donetsk của Ukraine.

Báo cáo cho biết các cuộc tấn công vào các thị trấn và làng mạc trong vòng 13 dặm xung quanh thành phố đã bị đẩy lùi, trích dẫn các blog của Nga được viết bởi các cựu chiến binh hoặc các blogger.

“Một blogger Nga tuyên bố rằng các lực lượng Nga cũng tiếp tục tấn công các công sự của Ukraine gần Bakhmut, nơi họ được cho là đã đạt được những thành công nhỏ về mặt chiến thuật. Một blogger khác của Nga tuyên bố rằng các lực lượng Nga vẫn chưa chiếm được Opytne và có khả năng sẽ không tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào Bakhmut trong thời gian tới do chi phí liên quan có thể quácao”, ISW cho biết trong đánh giá mới nhất của mình.

ISW cũng cho biết, các binh sĩ Nga đã thực hiện các hoạt động tấn công ở khu vực thành phố Avdiivka-Donestsk vào hôm thứ Bảy.

Trong khi đó, các quan chức Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở phía tây nam Avdiivka, với một blogger người Nga mô tả cuộc chiến như một “máy xay thịt chậm chạp”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có nguy cơ mất sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo ủy nhiệm ở khu vực Donetsk sau khi các lực lượng của ông ta không thể đẩy binh lính Ukraine ra khỏi tầm bắn pháo binh của thành phố Donetsk, theo báo cáo của ISW.

Igor Girkin, một cựu quân nhân Nga và là cựu bộ trưởng quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, nằm trong số những người “trực tiếp” chỉ trích nhà lãnh đạo Nga.

Theo ISW, Girkin “đặc biệt chỉ trích” tuyên bố của Putin vào ngày 9 tháng 12 mô tả tiến trình của “chiến dịch quân sự đặc biệt” là “ổn định”.

Trong một bài đăng trên Telegram, Girkin cho biết: “Putin bảo đảm với chúng ta rằng chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra bình thường, bình tĩnh, theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, lần này ông ta không nói thêm bất cứ điều gì về việc hoàn thành trước thời hạn.”

Ngoài ra, ISW còn bổ sung trong đánh giá của mình rằng chính quyền Nga đã lên kế hoạch khởi động các chương trình ở Nga và các khu vực bị xâm lược của Ukraine “để chuẩn bị cho trẻ em tham gia nghĩa vụ quân sự sau này”.

Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ báo cáo: “Việc tạo ra các chương trình như vậy cho thấy chính quyền Nga đang đầu tư vào khả năng tạo lực lượng lâu dài. Một hãng tin chống động viên của Nga đưa tin vào ngày 9 tháng 12 rằng chính quyền Nga có kế hoạch mở các trung tâm huấn luyện quân sự ở 10 khu vực của Nga để cung cấp cho trẻ em từ 14 đến 18 tuổi 'huấn luyện thể thao quân sự' và 'giáo dục lòng yêu nước'“.

ISW cho biết tiếp: “Phó Thủ tướng Nga và Đặc phái viên của Tổng thống tại Vùng Liên bang Viễn Đông Yury Trutnev tuyên bố rằng các trung tâm sẽ tồn tại bởi vì mọi trẻ em Nga phải 'có thể bảo vệ Tổ quốc của mình' và để những người lính Nga chiến đấu ở Ukraine có thể 'trở về nhà còn sống.'“

Trutnev dự kiến chương trình thí điểm vào năm 2023 sẽ tuyển 45,000 học sinh, mặc dù ISW cho biết không rõ các nhà chức trách Nga dự định khuyến khích các chương trình này như thế nào.

Newsweek đã liên hệ với Michael Clark, giáo sư thỉnh giảng tại King's College London, và Điện Cẩm Linh để xin bình luận.

Ngoài ra, Nga đã cố gắng củng cố những lợi ích đạt được sau cuộc xâm lược quốc gia Đông Âu vào cuối tháng 2 bằng cách sáp nhập các khu vực của nó. Vào tháng 9, Mạc Tư Khoa đã sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia trong một động thái bị Hoa Kỳ và các đồng minh coi là bất hợp pháp.

Theo Reuters, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Nga không có thêm kế hoạch chiếm thêm lãnh thổ từ Ukraine.
 
Những ngôi mộ kỳ bí trong Notre Dame de Paris. Vụ án gián điệp liên quan đến Chính Thống Ukraine
VietCatholic Media
05:04 13/12/2022


1. Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine gặp gỡ các nhà báo Vatican, đại diện các cơ quan truyền thông Công Giáo

Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak gặp gỡ đại diện các cơ quan truyền thông Công Giáo.

Sự kiện có sự tham gia của: nhà báo của National Catholic Reporter Christopher White của Hoa Kỳ, phóng viên báo chí thường trú của La Croix tại Vatican Loup Besmond de Senneville của Pháp, nhà báo của ACI Stampa Andrea Gagliarducci, đại diện ANSA cơ quan báo chí Manuela Tulli, phóng viên ảnh Marcin Mazur và nhà báo Truyền thông chính thức của Vatican Vatican News Salvatore Cernuzio.

Tại cuộc gặp, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa Ukraine và Vatican, đồng thời nói về sự đóng góp mà Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thực hiện để chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa do Nga gây ra.

Yermak gọi những tuyên bố gần đây của Giáo hoàng về người dân Ukraine là một quốc gia tử vì đạo đang phải chịu sự tàn bạo của quân đội xâm lược là hết sức mạnh mẽ. Đức Giáo Hoàng cũng trực tiếp tuyên bố rằng kẻ tấn công là nhà nước Nga.

“Đức Thánh Cha Phanxicô là thẩm quyền luân lý trên thế giới, và đất nước chúng tôi rất cần điều đó. Chúng tôi hy vọng ngài sẽ ủng hộ Ukraine trên con đường đi tới hòa bình công chính”, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống cho biết.
Source:president.gov.ua

2. Những ngôi mộ được khám phá của Notre Dame bắt đầu tiết lộ những bí mật

Hai quan tài bằng chì được phát hiện chôn dưới gian giữa của Nhà thờ Đức Bà trong nơi được mô tả là một phát hiện “phi thường và xúc động” đã bắt đầu tiết lộ nhiều bí mật, các nhà khoa học Pháp công bố hôm thứ Sáu.

Phần đầu tiên chứa hài cốt của một thầy tế lễ thượng phẩm qua đời vào năm 1710 sau khi các chuyên gia cho rằng cuộc sống của ngài dường như rất an nhiên. Chủ nhân của ngôi mộ thứ hai vẫn chưa được xác định - và có thể không bao giờ được xác định, nhưng được cho là một quý tộc trẻ tuổi, giàu có và có đặc quyền, người có thể sống ở thế kỷ 14.

Các ngôi mộ được phát hiện là một phần của kho chứa các bức tượng, tác phẩm điêu khắc và các mảnh vỡ của bức bình phong gốc từ thế kỷ 13 của nhà thờ được chôn dưới sàn của lối đi ở trung tâm nhà thờ đã bị hỏa hoạn tàn phá vào tháng 4 năm 2019.

Các khu chôn cất được mô tả là có “phẩm chất khoa học đáng chú ý” và được tìm thấy sau khi đào phòng ngừa dưới sàn, nơi dựng giàn giáo nặng để lắp đặt ngọn tháp mới của nhà thờ.

Trong khi hầu hết các kho báu được phát hiện chỉ cách 20 cm (8 inch) dưới sàn nhà thờ, thì một chiếc quách bằng chì hình cơ thể được chôn sâu một mét.

Sau khi được các chuyên gia ở Toulouse mở ra, nó được tìm thấy chứa những gì còn lại của một người đàn ông, có lẽ ở độ tuổi 30, người mà các nhà nghiên cứu đặt tên là “Le Cavalier”, vì xương chậu của anh ta cho thấy anh ta là một kỵ sĩ lão luyện.

Không có bảng ghi tên trên quan tài, được đúc xung quanh hình dạng của thi thể, và những lỗ thủng trên chì xung quanh đầu có nghĩa là hài cốt đã tiếp xúc với không khí và bị hư hỏng nghiêm trọng.

Các nhà khoa học đang tiếp tục kiểm tra các mảnh vải và vật liệu thực vật được tìm thấy bên trong quan tài và cho biết ông đã được ướp xác - một thông lệ hiếm gặp ở thời trung cổ - và dường như ông đã được chôn cùng với một vòng hoa.

Một tấm bảng bằng đồng trên quan tài bằng chì thứ hai, cũng tiếp xúc với không khí và nước xâm nhập từ trận lụt lịch sử của sông Seine năm 1910, xác nhận rằng nó chứa hài cốt của Antoine de la Porte, giáo sĩ của Nhà thờ Đức Bà qua đời vào đêm Giáng Sinh 1710 ở tuổi 83.

Eric Crubézy, giáo sư nhân chủng học và sinh học tại Đại học Toulouse III, người giám sát việc mở quan tài, cho biết hai người đàn ông rõ ràng có vai trò quan trọng trong thời đại của họ nên đã được chôn cất trong những ngôi mộ uy tín như vậy ở trung tâm nhà thờ.

Người kỵ binh vô danh lẽ ra phải là một thành viên của “giới ưu tú” vào thời điểm ông qua đời đã được an táng dưới chân cây thánh giá lớn trên tấm bình phong đã bị phá hủy trong cuộc Phản Cải cách vào thế kỷ 16 và 17.

Crubézy nói với các nhà báo rằng chàng trai trẻ đã mắc một “căn bệnh mãn tính” đã phá hủy gần hết răng của anh ta trước khi anh ta chết. “Anh ấy sẽ có một kết thúc khó khăn của cuộc sống.” Vị quý tộc đã chết cũng bị biến dạng hộp sọ do đội mũ từ khi còn nhỏ.

Christophe Besnier, người đứng đầu nhóm khoa học cho cuộc khai quật do viện khảo cổ quốc gia Pháp, Inrap, phát biểu trong một cuộc họp báo: “Nếu ngày mất của ông vào khoảng nửa sau thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17, chúng tôi có thể xác định anh ta trong sổ ghi danh khai tử mà chúng tôi có. Nếu sớm hơn thế, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết anh ta là ai.”

Crubézy nói, không giống như anh chàng kỵ sĩ, Cha de la Porte có “hàm răng cực kỳ tốt”. “Chúng rất đáng chú ý so với tuổi của ngài. Chúng tôi rất hiếm khi thấy điều này, nhưng rõ ràng anh ấy đã đánh răng và chăm sóc chúng.”

Sau khi ngọn lửa quét qua nhà thờ 850 tuổi, một trong những di tích mang tính biểu tượng và được viếng thăm nhiều nhất ở Paris, vào tháng 4 năm 2019, gần như phá hủy toàn bộ tòa nhà, Tổng thống Emmanuel Macron cam kết sẽ xây dựng lại và mở cửa cho đại chúng trong 5 năm.

Nhóm Inrap được gọi đến để thực hiện một cuộc “đào phòng ngừa” dưới một phần của sàn nhà thờ từ tháng 2 đến tháng 4 trước khi giàn giáo cao 30 mét, nặng 600 tấn được xây dựng để tái tạo lại ngọn tháp cũ.
Source:The Guardian

3. Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ bắt đầu chuẩn bị mừng 500 năm Đức Mẹ Guadalupe

Giáo Hội Công Giáo tại Mễ Tây Cơ bắt đầu chương trình 9 năm chuẩn bị mừng kỷ niệm vào năm 2031, 500 năm Đức Mẹ hiện ra với thánh Juan Diego tại Guadalupe. Việc chuẩn bị gồm nhiều hoạt động khác nhau nhắm đào sâu biến cố Đức Mẹ hiện ra.

Trong cuộc họp báo hôm 07 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Tổng giám mục Giáo phận thành phố Mễ Tây Cơ và cũng là vị bảo quản ảnh Đức Mẹ Guadalupe, đã cùng với Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera López, của Giáo phận Monterrey, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mễ Tây Cơ và cha Quản đốc Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe, giới thiệu chương trình chuẩn bị.

Đức Hồng Y Aguiar Retes giải thích rằng 9 năm chuẩn bị sẽ chính thức bắt đầu với thánh lễ hoa hồng tại Vương cung thánh đường Guadalupe thuộc Tổng giáo phận Mễ Tây Cơ, vào ngày thứ Hai, ngày 12 tháng Mười Hai sắp tới, và rất có thể Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đặc biệt nhắc đến điều này trong thánh lễ ngài cử hành lúc 6 giờ chiều, thứ Hai, 12 tháng Mười Hai này, tại Đền thờ thánh Phêrô. Đức Hồng Y mời gọi tất cả các giáo phận, các tổ chức và nhóm trong Giáo hội tham gia sáng kiến này qua các hoạt động khác nhau.

Chương trình 9 năm chuẩn bị cũng có đặc tính đại lục dựa trên 5 đường hướng hoạt động, là thường huấn về biến cố Guadalupe, nghiên cứu toàn diện, thăng tiến lòng sùng mộ có nền tảng và chứng tá, quảng bá rộng rãi biến cố Guadalupe và thực hiện các công trình sáng tác.

Đức Tổng Giám Mục Cabrera nói rằng chương trình 9 năm chuẩn bị cũng thuộc Dự án mục vụ hoàn cầu 2031-2033, để chuẩn bị kỷ niệm 2.000 năm ơn cứu độ, qua đó các tín hữu trên thế giới được mời gọi tái khám phá ý nghĩa sâu xa sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, qua Đức Mẹ Guadalupe. Đức Tổng Giám Mục nói: giữa thời điểm xung đột xã hội tại Mễ Tây Cơ và trên thế giới, “giữa những hành vi bạo lực chưa từng có, chiến tranh tàn ác, bất công xã hội, tiếng kêu của những người nghèo đòi chúng ta quan tâm, Giáo hội kêu gọi chúng ta hãy đặt mình trong tay Đức Mẹ Guadalupe, để noi gương yêu thương và tận tụy của Mẹ”.

4. Vụ án gián điệp đang làm chao đảo Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa

Ký giả Jamie Dettmer của tờ Politico có trụ sở ở có bài tường trình nhan đề “Ukraine hunts collaborators in its divided church”, nghĩa là “Ukraine săn lùng cộng tác viên trong giáo hội bị chia rẽ của nước này”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

“Ông ta đã thánh hiến xe tăng của họ - chúc lành cho các thiết bị quân sự của họ!”

Cảnh sát trưởng khu vực của Kyiv, Andrii Nebytov, không che giấu sự ghê tởm của mình khi mô tả cách Cha Mykola Yevtushenko, một linh mục của Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, đã hợp tác với người Nga, chúc lành và kêu gọi giáo dân của ông chào đón các lực lượng xâm lược.

Vị giáo sĩ 75 tuổi, người đang bị xét xử ở Kyiv, bị cáo buộc không chỉ cố gắng đóng dấu phê chuẩn cho cuộc xâm lược, mà còn chỉ điểm những co chiên bổn đạo trong địa phương có nhiều khả năng nhất sẽ chống lại sự xâm lược man rợ trong 33 ngày của Nga đối với Bucha, vùng ngoại ô thị trấn phía tây bắc Kyiv đã trở thành một biểu tượng cho các tội ác chiến tranh của Nga.

Yevtushenko không phải là giáo sĩ duy nhất lọt vào tầm ngắm của chính quyền Ukraine vì những cáo buộc cộng tác. Hơn 30 linh mục của Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đang bị điều tra, và các cơ quan tình báo đã tiến hành một loạt cuộc đột kích vào các tu viện và nhà thờ trên khắp đất nước để loại bỏ các giáo sĩ thân Nga.

Các cuộc điều tra đã chạm vào trung tâm của một cuộc chia rẽ chính trị sâu sắc và cao độ đang chia rẽ các Giáo Hội của quốc gia chủ yếu là Chính thống giáo này. Căng thẳng ngày càng gia tăng đặt ra những câu hỏi quan trọng về việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy có thể tiến xa đến mức nào trong việc gia tăng áp lực đối với những gì bề ngoài là một tổ chức tôn giáo vì lo ngại rằng đó là điểm nóng của đội quân thứ năm nguy hiểm.

Năm 2018, Chính Thống Giáo Ukraine đã bị chia cắt thành hai phần với những cái tên giống nhau một cách vô ích. Trước sự phản đối từ Điện Cẩm Linh, Giáo Hội Chính thống Ukraine, gọi tắt là OCU, đã được Tòa Thượng phụ Constantinople trao quyền độc lập về mặt giáo hội vào năm 2019. Trong một dấu hiệu cho thấy rõ rệt ý hướng chính trị, các giáo xứ của OCU đã hỗ trợ những người biểu tình Maidan vào năm 2014, là những người đã lật đổ Viktor Yanukovych, là tổng thống bù nhìn thân Nga ở Ukraine.

Điều này gây ra xung khắc với Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, vẫn trung thành với Mạc Tư Khoa và là Giáo Hội mà Yevtushenko và các giáo sĩ bị điều tra khác thuộc về. UOC có nhiều đất đai và tòa nhà hơn nhưng OCU tuyên bố ít nhất gấp đôi số lượng tín hữu. Mặc dù vào tháng 5, UOC tuyên bố đã chấm dứt sự phụ thuộc vào Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, một người ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng ít người tin rằng sự đoạn tuyệt này là thật lòng. Kirill coi cuộc xâm lược là một cuộc chiến tôn giáo, một trận chiến tận thế chống lại các thế lực tà ác quyết tâm phá vỡ sự thống nhất do Chúa ban cho Nước Nga Thánh thiện, và các nhà lập pháp Ukraine cũng như các nhà phê bình khác cáo buộc UOC dàn dựng của chia tay giả mạo với Thượng Phụ Kirill.

Đội quân mà linh mục Yevtushenko chúc lành ở Bucha đã phạm tội ác.

Khi rút lui, họ bỏ lại 458 thi thể, chủ yếu là dân thường, bao gồm cả trẻ em. Tất cả đều là nạn nhân của một chính sách hãm hiếp và giết người, đã chứng kiến một ông già bị bắn chết trong vườn của mình và một gia đình bị bắn chết trong xe của họ khi họ cố gắng chạy trốn đến nơi an toàn. Sau khi quân Nga rút đi, thị trấn ngập tràn xác chết, một số được chôn cất còn số khác thì không. Mười tám xác chết bị cắt xén của đàn ông, phụ nữ và trẻ em được tìm thấy trong một tầng hầm — và trên một con đường dưới tấm chăn là ba phụ nữ khỏa thân, những người mà lính Nga đã cố gắng thiêu hủy trước khi rút lui.

Tuy nhiên các hành vi thú tính ấy không ngăn cản được linh mục Yevtushenko.

Theo các nhà điều tra, khi các hành vi tàn bạo này diễn ra, ông ta vẫn kiên trì ủng hộ người Nga, chỉ ra các quan chức địa phương, cựu quân nhân Ukraine và “những ngôi nhà nơi những người giàu có sinh sống, để quân xâm lược biết mà đánh cướp”

Vị linh mục bào chữa rằng ông ta bị ép buộc phải hành động, nhưng cảnh sát trưởng không mấy thông cảm.

“Anh ta không nhận tội và nói rằng người Nga đã đe dọa giết anh ta, hoặc đại loại như thế,” Nebytov lắc đầu nói.

Trong số 30 linh mục khác đang bị điều tra có linh mục Oleksandr Boyko đến từ làng Deptivka ở Sumy Oblast, bị giam giữ vì nghi ngờ “tuyên truyền tư tưởng thù địch, biện minh cho các hành động của quốc gia xâm lược Ukraine và ủng hộ việc xâm lược,” các công tố viên cho biết như trên. Người dân địa phương nói với truyền thông Ukraine rằng Boyko đã đi cùng những người Nga trên xe hơi của ông ta quanh làng, đưa ra một bài thuyết giáo ủng hộ Mạc Tư Khoa: “Chúng ta phải yêu nước Nga. Không có Nga, chúng ta chẳng là gì cả”.

Các công tố viên Ukraine đã công bố hôm thứ Tư rằng một linh mục từ vùng Luhansk đã bị kết tội cộng tác với người Nga và bị kết án 12 năm. Ông ta bị kết tội cung cấp cho người Nga thông tin tình báo về lực lượng Ukraine.

“Một linh mục từ Nhà thờ Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa ở vùng Luhansk đã bị kết án 12 năm tù vì đã thông báo cho kẻ thù về các vị trí phòng thủ của Ukraine. Các công tố viên đã chứng minh trước tòa rằng linh mục từ nhà thờ có trụ sở tại Lysychansk đã hỗ trợ các nhóm vũ trang Nga trong các cuộc chiến chống lại quân đội Ukraine,” Văn phòng Tổng Công tố cho biết trên kênh Telegram của mình.

Khi các bằng chứng về các linh mục phản bội được đưa ra ngày càng nhiều, công chúng đang kêu gọi lệnh cấm UOC. Một bản kiến nghị công khai vào tuần trước kêu gọi đóng cửa UOC đã nhanh chóng thu hút được 25,000 chữ ký cần thiết để nó được chính thức chuyển đến Tổng thống Zelenskiyy.

Cấm hay không cấm

Ngay cả trước khi bản kiến nghị đến được bàn của Zelenskiyy, hơn 30 nhà lập pháp Ukraine do Kniazhytskyi lãnh đạo và bao gồm nhiều đảng phái chính trị khác nhau, đã bảo trợ luật cấm UOC và chuyển tất cả các tài sản của Giáo Hội này cho OCU.

Trong quá khứ, chính phủ của Zelenskiyy đã cảnh giác với các hành động chống lại Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, không muốn vượt qua bất kỳ ranh giới nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc vi phạm các quy tắc của Liên minh Âu Châu hoặc các quy tắc quốc tế trong việc bảo vệ tự do thờ phượng. Chính phủ Ukraine muốn tránh xúc phạm các tín hữu của Giáo Hội này, nhận thức sâu sắc rằng trong hàng ngũ các linh mục và tín hữu của UOC có rất nhiều người Ukraine yêu nước, một số chiến đấu trên tiền tuyến chống lại người Nga.

Nhưng bằng chứng cho thấy các nhà lãnh đạo Giáo Hội này đã hành động ở các mức độ khác nhau như những người cổ vũ cho kẻ thù đã khiến họ thay đổi quan điểm.

Trong một trong những bài phát biểu hàng đêm của mình, Zelenskiyy tuyên bố chính phủ của ông đang soạn thảo luật để bảo vệ “sự độc lập về tinh thần” của đất nước và khiến “các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng” ở Nga không thể hoạt động ở Ukraine. Ông đã kêu gọi nêu tên và làm xấu hổ những nhân vật và các linh mục hàng đầu của nhà thờ đã hỗ trợ Nga.

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng đã ra lệnh điều tra việc quản lý UOC và mối quan hệ kinh điển của nó với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, sẽ được hoàn thành trong vòng hai tháng.

Việc cấm UOC đã khiến Điện Cẩm Linh giận dữ. Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov, đã cáo buộc Kyiv tiến hành một “cuộc chiến chống lại Giáo Hội Chính thống Nga” – đó là một cách nói kỳ quặc khi UOC tuyên bố không còn liên kết với nhà thờ mẹ của nó ở Mạc Tư Khoa.

Phát ngôn nhân của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, Vladimir Legoyda, đã gọi các động thái được đề xuất là một “hành động đe dọa” và là đợt đàn áp mới nhất đối với các tín hữu Chính thống giáo mà ông tuyên bố đã bắt đầu vào năm 2014 sau khi Yanukovych bị lật đổ. Ông đưa ra lập trường trên mà không đưa ra được ví dụ nào về sự ngược đãi. Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Putin cùng các phụ tá của ông viện dẫn việc Kyiv đàn áp UOC để biện minh cho các động thái quân sự vào vùng Donbass của Ukraine sau năm 2014.


Source:POLITICO
 
Khiếp đảm, tầm nhìn kém, quân Nga tấn công lẫn nhau. Ukraine phá cầu chặn đường tiếp tế ở Melitopol.
VietCatholic Media
15:53 13/12/2022


1. Kuleba kêu gọi phương Tây không nên dạy Ukraine về chiến thuật tấn công

Ukraine biết ơn các đối tác phương Tây vì sự giúp đỡ của họ nhưng không hài lòng trước các lo ngại rằng việc Ukraine tấn công sâu bên trong nước Nga có thể gây ra các mối đe dọa trực tiếp hay không.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Bericht aus Berlin” trên ARD.

Khi được hỏi liệu Ukraine có đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào các căn cứ quân sự của Nga hay không, Kuleba không trả lời trực tiếp: “Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi không thể bình luận về những gì đang xảy ra trên lãnh thổ Nga,” ông nói. Đồng thời, ông nhắc lại rằng chính từ những sân bay này, máy bay ném bom cất cánh, bắn hỏa tiễn vào hệ thống năng lượng của Ukraine và giết chết người Ukraine.

“Không cần phải dạy Ukraine về đạo đức,” Kuleba nói, đáp lại những người ở phương Tây, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, đang chỉ trích các cuộc tấn công có thể xảy ra của Ukraine nhắm vào lãnh thổ Nga.

“Tôi không hiểu ý nghĩa của việc họ nói Ukraine đang đùa với lửa. Putin đến để tiêu diệt chúng tôi – với tư cách là một nước, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền. Nếu một kẻ giết người đến nhà bạn và định giết bạn, và sau đó người hàng xóm của bạn nói: 'Đừng đùa với lửa, bạn không cần phải chọc tức hắn', thì bạn có thể sẽ nói rằng người hàng xóm của bạn đã mất trí.”

Nhận xét về các cuộc không kích hàng loạt thường xuyên của Liên bang Nga, Kuleba thừa nhận khả năng mất điện hoàn toàn, coi kịch bản như vậy là thực tế. Đồng thời, người đứng đầu Bộ Ngoại giao không mong đợi một cuộc di cư ồ ạt của người Ukraine khỏi đất nước do tình hình khó khăn trong mùa đông này. Những người sống ở thành phố có nhiều khả năng chuyển đến vùng nông thôn, nơi có thể sử dụng bếp củi.

Nhà ngoại giao hàng đầu cho biết để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, Ukraine cần viện trợ phi quân sự, đặc biệt là máy phát điện và máy biến thế. Kuleba cảm ơn Đức, quốc gia đã làm rất nhiều việc trong lĩnh vực phi quân sự để hỗ trợ Ukraine.

“Chúng tôi rất biết ơn vì điều đó,” Kuleba nói, đồng thời nói thêm rằng “cách tốt nhất để ngăn chặn Nga tất nhiên là bằng cách cung cấp vũ khí”.

Về vũ khí, ông Kuleba nói rằng Kyiv “không hiểu lý do” đằng sau việc Đức do dự cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2 trong bối cảnh các loại vũ khí khác, bao gồm cả những loại hiện đại, đang được cung cấp. Bộ trưởng thừa nhận rằng Đức đã hứa cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine như các thỏa thuận mới nhất liên quan, trước hết là các hệ thống phòng không, chẳng hạn như SAMS Iris-T tối tân và xe tăng phòng không Gepard. Nhưng danh sách này không bao gồm Leopard-2 MBT mà Chính phủ Ukraine đã nhiều lần yêu cầu.

“Quyết định như vậy vẫn chưa được đưa ra, không có cam kết nào. Nhưng chúng tôi đang vận động”.

Cần nhắc lại rằng Đức hiện là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Ukraine ở Âu Châu.

2. Ukraine tuyên bố tấn công cây cầu quan trọng bên ngoài lãnh thổ sáp nhập của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Claims Attack on Key Bridge Outside Putin's Annexed Territory”, nghĩa là “Ukraine tuyên bố tấn công cây cầu quan trọng bên ngoài lãnh thổ sáp nhập của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một thị trưởng Ukraine đã chế nhạo Nga sau cuộc tấn công vào cây cầu được quân đội Nga sử dụng để vận chuyển thiết bị quân sự vào lãnh thổ bị sáp nhập.

Cuộc tấn công diễn ra hơn 9 tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2, với hy vọng giành được chiến thắng nhanh chóng nhưng đã bị cản trở bởi nỗ lực kháng chiến của Kyiv và được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây. Quân đội của Putin đã phải vật lộn để đạt được các mục tiêu quan trọng ở Ukraine, và đã chuyển sang các cuộc tấn công gần đây vào cơ sở hạ tầng dân sự Ukraine trước mùa đông.

Trong bối cảnh các cuộc tấn công này, Ukraine gần đây đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Melitopol, một thành phố ở tỉnh Zaporizhzhia, mà Nga đã sáp nhập vào tháng 9 sau các cuộc trưng cầu dân ý bị phương Tây coi là giả mạo.

Cuộc tấn công mới nhất nhắm vào một cây cầu được binh lính Nga sử dụng để đưa thiết bị quân sự vào khu vực. Nhiều chi tiết về cuộc tấn công, bao gồm cả việc có ai bị thương hay loại vũ khí được sử dụng, vẫn chưa được biết cho đến hôm thứ Hai.

Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov cho biết về vụ tấn công như sau:

“Ở Melitopol, cây cầu nối thành phố với làng Kostyantynivka đã 'mệt mỏi'. Đây là một trong những đối tượng quan trọng về mặt chiến lược sau sự 'mệt mỏi' của cây cầu Crimea. Chính nhờ cây cầu này mà quân xâm lược Nga đã vận chuyển thiết bị quân sự từ hướng đông.”

Fedorov nói thêm: “Hỡi những người Nga liều lĩnh rẻ tiền, lực lượng Vũ trang Ukraine đã ở gần đây. Các bạn sẽ phải cắm đầu bỏ chạy mà dám ngoái nhìn lại!”

Hãng tin Ria Novosti của Nga đưa tin rằng cây cầu bị hư hại trong cuộc tấn công, nhưng cuối cùng vẫn tồn tại. Nó tuyên bố vụ nổ được kích hoạt bởi chất nổ được đặt trong mố cầu và giao thông qua nhịp cầu đã bị đình chỉ. Newsweek không thể xác minh độc lập tuyên bố của cơ quan truyền thông Nga về tình trạng của cây cầu.

Cuối tuần qua, Ukraine cũng đã phá hủy 2 doanh trại ở Melitopol bằng cách sử dụng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, là hệ thống hỏa tiễn mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine và được cho là đã xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho người Ukraine.

Các nhà chức trách do Nga cài đặt trong khu vực cho biết hai người đã thiệt mạng trong vụ tấn công, trong khi các quan chức Ukraine ước tính số người chết lên tới khoảng 200. Newsweek không thể xác minh độc lập cả hai tuyên bố.

Yevgeny Balitsky, thống đốc khu vực do Nga bổ nhiệm của Zaporizhzhia, cho biết một “trung tâm giải trí” nơi thường dân tụ tập ăn uống đã “bị phá hủy hoàn toàn” trong cuộc không kích.

Melitopol là một thành phố có vị trí chiến lược mà người Nga đã sử dụng làm trung tâm hậu cần kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược. Fedorov cho biết Nga đã chuyển các tổ hợp hỏa tiễn S300 và các “vũ khí có độ chính xác cao” khác tới thành phố này, chúng được sử dụng để bắn phá các khu dân cư của Zaporizhzhia.

Những cuộc tấn công vào Zaporizhzhia đã khiến cộng đồng quốc tế phải kinh ngạc vì thành phố này là nơi có nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu.

Nó cũng gần Crimea, khu vực Nga sáp nhập từ Ukraine năm 2014. Vào tháng 10, một cây cầu ở Crimea cũng bị rung chuyển do một vụ nổ.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga để bình luận.

3. Ukraine cho biết Lực lượng Nga vô tình giết chết những người lính của chính họ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Forces Are Accidentally Killing Their Own Soldiers: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Lực lượng Nga vô tình giết chết những người lính của chính họ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Quân đội Ukraine đã cung cấp thông tin cập nhật về cuộc chiến với Nga, trong đó nói rằng các lực lượng của đối phương đã vô tình giết hại quân đội của chính họ.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết “ngoài những tổn thất đáng kể về nhân mạng của lực lượng xâm lược Nga trên lãnh thổ Ukraine do hành động của các đơn vị Lực lượng Phòng vệ Ukraine, kẻ thù cũng chịu tổn thất từ cái gọi là 'hỏa lực thân thiện'“.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhận định rằng những cái chết do tai nạn trong hàng ngũ quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin là kết quả của sự chuẩn bị không tốt của họ.

“Đây là hậu quả của việc huấn luyện kém cho các đội xe tăng và pháo binh, cũng như thiếu sự tương tác và liên lạc giữa các đơn vị”.

Nga đã bị bủa vây bởi các báo cáo về việc quân đội của họ không được huấn luyện đúng cách ít nhất là từ mùa hè. Vào tháng 7, hãng tin độc lập MediaZona đã nói chuyện với các thành viên gia đình của những người lính Nga đã chết, họ nói rằng các tân binh đã không được huấn luyện một cách bài bản trước khi được đưa vào chiến tranh.

Tháng trước, một đánh giá của Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, gọi tắt là MOD, đã mô tả lực lượng Nga là thiếu sự chuẩn bị cho chiến đấu. Báo cáo cho biết những người nhập ngũ đã phàn nàn về việc thiếu thiết bị và họ không được trả lương.

“Những người lính nghĩa vụ mới được huy động có khả năng được đào tạo tối thiểu hoặc không được đào tạo gì cả,” MOD của Vương quốc Anh cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng “các sĩ quan và huấn luyện viên có kinh nghiệm đã được triển khai để chiến đấu ở Ukraine, và một số có thể đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.”

Bản đánh giá cho biết thêm rằng việc có quân đội chưa qua đào tạo dường như không mang lại nhiều lợi ích cho quân đội Nga. Việc triển khai lực lượng mà ít hoặc không được huấn luyện sẽ mang lại ít khả năng bổ sung cho các cuộc tấn công.

Các báo cáo về việc quân đội chưa được đào tạo chỉ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về tinh thần vốn được cho là một vấn đề nghiêm trọng đối với quân đội Nga kể từ khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai.

Tháng trước, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Mỹ, cho biết tinh thần của quân đội Nga đặc biệt tồi tệ sau những thất bại trong chiến đấu gần đây.

ISW cho biết: “Tinh thần và trạng thái tâm lý của các lực lượng Nga ở các tỉnh Luhansk và Donetsk là cực kỳ thấp. “Những tổn thất đáng kể trên chiến trường, việc huy động ra tiền tuyến mà không được huấn luyện thích hợp và nguồn cung cấp kém đã dẫn đến các trường hợp đào ngũ.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.

4. Thị trưởng lưu vong của Melitopol nói rằng người Nga đang “tái triển khai” trong thành phố

Ivan Fedorov, thị trưởng lưu vong của Melitopol, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ukraine rằng quân đội Nga trong thành phố đang “tái triển khai” và hiện đang “hoảng loạn” trước các cuộc tấn công của Ukraine vào thành phố vào cuối tuần qua.

Ông nói, “họ đang bận di chuyển các nhóm quân sự của họ đến những nơi khác để cố gắng che giấu địa điểm của mình.”

Fedorov cũng đưa ra một bản cập nhật về số người bị thương và thiệt mạng do các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, “có hàng chục tên phát xít Nga đã thiệt mạng, và có những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện và đến Crimea: khoảng 200 tên phát xít Nga đã được chở đến các bệnh viện.”

Thành phố do Nga xâm lược ở miền nam Ukraine đã hứng chịu các đợt pháo kích dữ dội vào cuối tuần, theo báo cáo từ cả hai nguồn tin của Nga và Ukraine - nhưng có những báo cáo trái ngược nhau về số người bị thương và thiệt mạng.

5. Vladimir Putin hủy một sự kiện làm dấy lên tin đồn về sức khỏe của ông ta

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Vladimir Putin Canceling Event Sparks Rumors About His Health”, nghĩa là “Vladimir Putin hủy một sự kiện làm dấy lên tin đồn về sức khỏe của ông ta.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hủy cuộc họp báo thường niên cuối năm, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov thông báo hôm thứ Hai. Đây là lần đầu tiên Putin hủy bỏ sự kiện này sau khi đã liên tục tổ chức trong 10 năm qua. Vì thế, việc hủy bỏ sự kiện đã dẫn đến tin đồn rằng nhà lãnh đạo có thể đang có những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Ông Peskov nói với các phóng viên rằng Điện Cẩm Linh hy vọng ông Putin “sẽ sớm tìm được cơ hội” để nói chuyện với báo chí nhưng sẽ không có sự kiện truyền thông nào diễn ra trước Năm mới, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin.

Một báo cáo trên tờ The Sun của Anh cho biết lý do khiến Putin hủy bỏ hội nghị bao gồm cảm giác ngày càng tăng rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang diễn ra tồi tệ cũng như Putin có thể mắc ít nhất một căn bệnh không được tiết lộ. Tin đồn về tình trạng sức khỏe kém của Putin cũng lan truyền trên mạng xã hội.

Mặc dù The Sun không nêu tên nguồn đưa ra tuyên bố về tình trạng sức khỏe hiện tại của Putin, nhưng câu chuyện của tờ báo đã nêu chi tiết một số tin đồn trong quá khứ và cho biết ông “đã nhiều lần tỏ ra không khỏe trước máy quay”.

Tin đồn về sức khỏe của Putin đã tăng lên kể từ khi ông xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai. Một số phương tiện truyền thông đã trích dẫn các video quay cảnh tổng thống Nga có vẻ run rẩy hoặc căng thẳng như một bằng chứng cho thấy ông có thể mắc bệnh Parkinson, mặc dù một số chuyên gia y tế đã bác bỏ ý kiến đó.

Vào tháng 4, một báo cáo điều tra từ Proekt Media tuyên bố Putin đã đi cùng với các bác sĩ - bao gồm cả bác sĩ phẫu thuật ung thư tuyến giáp - trong các chuyến đi từ năm 2016 đến 2019. Báo cáo cũng cho biết Putin có thể đã trải qua phẫu thuật vài năm trước, nhưng không trực tiếp nói liệu ông có được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác.

Mùa hè này, nhà báo điều tra người Anh John Sweeney đã viết trong cuốn sách mới nhất của mình, “Killer in the Kremlin”, nghĩa là “Tên sát nhân trong Điện Cẩm Linh” rằng ông đã nhận thấy những thay đổi đáng kể trong phong thái và ngoại hình của Putin trong suốt những năm ông đưa tin về tổng thống Nga.

Sweeney nói rằng Putin trông “ốm nặng” với đôi má sưng húp khiến ông giống như một chú chuột đồng.

Nhà báo đưa ra giả thuyết rằng steroid có thể là thủ phạm gây ra những thay đổi, và viết rằng Putin có thể đã bắt đầu dùng thuốc này từ nhiều năm trước để điều trị vết thương ở lưng sau khi ngã ngựa. Theo Sweeney, điều này có thể dẫn đến một kiểu lạm dụng steroid, có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như tổn thương các cơ quan chính và khối u.

The Sun cũng đã đưa ra những tuyên bố trước đây về sức khỏe của Putin. Vào năm 2020, tờ báo viết rằng Putin có thể mắc cả bệnh ung thư và bệnh Parkinson, là điều mà Điện Cẩm Linh vào thời điểm đó đã bác bỏ là “hoàn toàn vô nghĩa”.

Valery Solovei, người được cho là từng là trưởng phòng quan hệ công chúng tại Viện Quan hệ Nội bộ Nhà nước Mạc Tư Khoa, được The Sun trích dẫn trong câu chuyện năm 2020 nói rằng ông không thể đưa ra chẩn đoán y tế về Putin, nhưng các viên chức của Điện Cẩm Linh “tại tâm điểm của việc ra các quyết định”, đã nói với ông về những căn bệnh được cho là của Putin.

Lawrence C. Reardon, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học New Hampshire, nói với Newsweek rằng có khả năng không chỉ các tờ báo đang theo dõi sức khỏe của Putin.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, các bộ phận y tế của các cơ quan tình báo trên thế giới đã và đang điều tra những lời kể và tin đồn tương tự,” Reardon nói. “Có lẽ việc biết sớm về bất kỳ căn bệnh nào là lý do khiến Putin dàn dựng một số cảnh trong kỳ nghỉ không mặc áo của mình, cưỡi ngựa và cầm vũ khí để chứng tỏ rằng ông ấy không chỉ trẻ trung, mạnh mẽ mà còn rất khỏe mạnh.”

Ông nói thêm: “Đây là hành vi rất kỳ lạ đối với bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào và là chủ đề chế giễu của các nhà lãnh đạo G-7 khác vào tháng 2 vừa qua. Có lẽ sự hài hước của họ ngụ ý rằng họ biết nhiều hơn về tình trạng sức khỏe của Putin. Tất cả đều là suy đoán, nhưng hành vi như vậy của Putin là rất lạ đối với các nhà lãnh đạo thế giới.”

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để bình luận.

6. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gợi ý triệu tập một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt để thực hiện công thức hòa bình Ukraine.

“Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia, tôi đã đề xuất Công thức hòa bình Ukraine - 10 điểm rõ ràng khá thực tế để thực hiện. Vì hòa bình ở Ukraine, hòa bình ở Âu Châu và trên thế giới. Tất cả các bạn đều biết về 10 điểm đó. Tôi biết ơn các bạn vì đã ủng hộ sáng kiến này. Tôi đề xuất triệu tập một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt – Hội nghị thượng đỉnh Công thức Hòa bình Toàn cầu – để xác định cách thức và thời điểm chúng ta có thể thực hiện các điểm của Công thức Hòa bình Ukraine. Tôi mời các bạn cũng như các quốc gia có lương tâm khác thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong việc thực hiện Công thức Hòa bình nói chung hoặc một số điểm cụ thể nói riêng”, Tổng thống nói trước các nhà lãnh đạo G7.

Nhóm Bảy quốc gia sẽ điều phối viện trợ được tích lũy để phục hồi Ukraine. Việc thành lập nền tảng tương ứng đã được Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G7.

7. Zelenskiy yêu cầu G7 duy trì hỗ trợ cho Ukraine vào năm tới, vạch ra các bước để bảo đảm hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã yêu cầu các nhà lãnh đạo G7 duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine vào năm tới đồng thời vạch ra ba bước để bảo đảm hòa bình.

Thêm thiết bị quân sự: Trong một tuyên bố qua video, Zelenskiy cho biết bước đầu tiên là một “lực lượng mới” và ông đã yêu cầu G7 cung cấp thêm thiết bị quân sự.

“Nga vẫn có lợi thế về pháo binh và hỏa tiễn, đây là sự thật,” Zelenskiy nói trong tuyên bố của mình. “Ukraine cần xe tăng hiện đại - và tôi yêu cầu các bạn cung cấp khả năng phòng thủ này cho chúng tôi. Nó có thể được thực hiện ngay bây giờ.”

Ông cũng cho biết Ukraine cần thêm “pháo phản lực và nhiều hỏa tiễn tầm xa hơn”, đồng thời nói thêm rằng Ukraine cần “hỗ trợ pháo binh liên tục bằng súng và đạn pháo”.

Ông nói: “Chúng ta sử dụng những vũ khí như vậy càng hiệu quả bao nhiêu thì cuộc xâm lược của Nga sẽ càng ngắn lại bấy nhiêu.

Hỗ trợ ổn định tài chính và năng lượng: Bước thứ hai, theo Zelenskiy, các nhà lãnh đạo là duy trì ổn định tài chính, năng lượng và xã hội trong năm tới.

Ông cũng đề nghị G7 cam kết tăng viện trợ khí đốt cho Ukraine.

“Cuộc khủng bố nhằm vào các nhà máy điện của chúng tôi buộc chúng tôi phải sử dụng nhiều khí đốt hơn dự kiến. Đây là lý do tại sao chúng tôi cần hỗ trợ thêm trong mùa đông đặc biệt này,” Zelenskiy nói. “Chúng tôi đang nói về khối lượng khoảng 2 tỷ mét khối khí phải được mua thêm.”

Ngoại giao mới: Trong bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng, Zelenskiy cho biết Ukraine muốn đưa ra một giải pháp hòa bình, bắt đầu bằng việc yêu cầu Nga bắt đầu rút quân vào Giáng Sinh này.

“Tôi đề nghị Nga thực hiện một bước đi cụ thể và có ý nghĩa hướng tới một giải pháp ngoại giao, điều mà Mạc Tư Khoa thường xuyên đề cập đến,” ông nói. “Chúng ta sẽ sớm có những ngày lễ được tổ chức bởi hàng tỷ người. Giáng Sinh - theo lịch Grêgoriô hoặc Năm mới và Giáng Sinh - theo lịch Juliô”

“Đây là lúc để những người dân bình thường nghĩ về hòa bình, không phải sự xâm lược. Tôi đề nghị Nga ít nhất hãy cố gắng chứng minh rằng họ có khả năng từ bỏ hành động gây hấn”.

“Nếu Nga rút quân khỏi Ukraine, điều đó sẽ bảo đảm chấm dứt chiến sự lâu dài.”

Trước đó vào thứ Hai, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết dành “sự ủng hộ vững chắc và tình đoàn kết với Ukraine” bằng cách hứa sẽ tăng cường sức mạnh cho quốc gia này bằng các hệ thống quân sự và phòng không, đồng thời lên án “cuộc chiến tranh xâm lược” đang diễn ra của Nga.
 
Anh của Thánh Gioan Phaolô II có thể được tuyên thánh. Cấm Chính Thống liên kết với Nga hoạt động?
VietCatholic Media
17:26 13/12/2022


1. Dư luận tại Ukraine kêu gọi cấm Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoạt động tại Ukraine

Đức Tổng Giám Mục Yevstratiy của Chính Thống Giáo Ukraine tân lập, gọi tắt là OCU, cho rằng việc Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, tuyên bố viết lại điều lệ “chỉ là một trò chơi” Ngài nói với POLITICO. “Đó là mỹ phẩm và chỉ là lời hoa mỹ; đó không phải là một quyết định thực sự muốn đoạn tuyệt với Mạc Tư Khoa. Họ nói rằng họ đã thay đổi luật của Giáo Hội để loại bỏ mối quan hệ của họ với Nhà thờ Chính thống Nga. Nhưng hơn sáu tháng đã trôi qua và họ vẫn chưa công bố phiên bản mới”

Theo Đức Cha Yevstratiy, một lệnh cấm không cho OCU hoạt động là hợp lý. “Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga không chỉ trên chiến trường mà còn trên các lĩnh vực khác nhau. Ukraine cấm hoạt động các ngân hàng Nga, các phương tiện truyền thông Nga và Ukraine đã cấm các đảng chính trị thân Nga, và tôi nghĩ rằng nên có luật cấm một Giáo Hội gắn liền với Nga, mà Mạc Tư Khoa sử dụng như một công cụ để xâm lược ý thức hệ. Điều đó không có nghĩa là mọi người không thể tin những gì họ muốn và cầu nguyện theo cách họ muốn, nhưng chúng ta không thể để các thực thể tôn giáo Ukraine bị Mạc Tư Khoa kiểm soát”.

Đức Tổng Giám Mục nêu bật nguồn gốc của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và việc thành lập vào năm 1943 bởi nhà độc tài cộng sản Joseph Stalin với tư cách là cơ quan quản lý để điều hành các vấn đề tôn giáo thuộc Chính Thống Giáo ở Liên Xô. “Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một cơ quan nhà nước của Nga,” Yevstratiy nói.

Đó cũng là quan điểm của nhà lưu trữ quá cố KGB Vasili Mitrokhin, người đã đào thoát sang Anh vào đầu những năm 1990. Trong một cuốn sách tiếp theo, Mitrokhin tiết lộ rằng Tòa Thượng Phụ được thành lập như một tổ chức bình phong của các cơ quan tình báo Nga, với các linh mục của tổ chức này được sử dụng làm “tác nhân gây ảnh hưởng” và thậm chí thực hiện “các biện pháp tích cực” và các nhiệm vụ gián điệp.

Theo một số nhà phân tích phương Tây và các nhà lập pháp Ukraine, kể từ khi Liên Xô tan rã, không có nhiều thay đổi, kể cả Kniazhytskyi, người từ lâu đã vận động cho lệnh cấm UOC.

Kniazhytskyi nói với POLITICO rằng Giáo Hội Chính Thống Nga và UOC là một và giống nhau - “một phần của nhà nước Nga” được Điện Cẩm Linh sử dụng ở Ukraine và các nơi khác trong chiến tranh hỗn hợp lật đổ và như một công cụ của chính sách đối ngoại cũng như một cơ quan cho các dịch vụ tình báo của Nga.

Kniazhytskyi và những người khác nói rằng việc sử dụng Giáo Hội cho các mục đích của nhà nước có trước thời Stalin - tính chính thống đã được các nhà lãnh đạo Nga, bao gồm cả Catherine Đại đế và Sa hoàng Nicholas I, sử dụng như một sự biện minh về ý thức hệ cho sự bành trướng của đế chế Nga trong thế kỷ 18 và 19.

“Chính Thống Giáo Nga không có bản chất tôn giáo; nó thực hiện chính sách nhà nước của Liên bang Nga,” ông nói.

2. Anh trai của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được tuyên bố là một vị thánh?

Có khả năng không chỉ cha mẹ của Đức Gioan Phaolô II mà cả anh trai của ngài cũng có thể được Giáo hội tuyên thánh.

Thánh Gioan Phaolô II là một trong những vị thánh được yêu mến nhất của thế kỷ 21, và sự thánh thiện của ngài phần lớn nhờ vào sự huấn luyện mà ngài nhận được trong gia đình Wojtyła.

Vào năm 2020, Tổng Giám mục Krakow, Ba Lan, đã nhận được sự chấp thuận của Vatican để điều tra về cuộc đời của cha mẹ của Đức Gioan Phaolô II, Karol Wojtyła,và Emilia nhủ danh Kaczorowska. Sau khi hoàn tất cuộc điều tra kỹ lưỡng về cuộc đời của họ, Vatican sẽ xem xét có nên phong cho họ danh hiệu “đáng kính” hay không.

Gần đây, một cuộc họp báo ở Ba Lan đã thảo luận về ý tưởng tuyên thánh cho anh trai của Đức Gioan Phaolô II, Edmund Wojtyła.

Edmund Wojtyła là một bác sĩ y khoa đã phục vụ bệnh nhân trong trận dịch ban đỏ.

Bất chấp những rủi ro đối với sức khỏe cá nhân của mình, Edmund vẫn tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân, khiến bản thân gặp nguy hiểm.

Edmund qua đời ở tuổi 26 khi điều trị cho một cô gái trẻ mắc bệnh ban đỏ. Sự hy sinh mạng sống của ngài đã được nhiều người biết ngài ca ngợi, và điều đó đã tác động sâu xa đến Thánh Gioan Phaolô II.

Những người có mặt trong cuộc họp báo ở Ba Lan đã chỉ ra một hình thức tử đạo mới mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn, đó là “sự dâng hiến mạng sống”. Điều này có thể áp dụng cho bất kỳ ai hy sinh mạng sống của mình cho người khác, chẳng hạn như Edmund, người đã chết trong khi điều trị bệnh ban đỏ.

Chưa có gì chính thức bắt đầu cho vụ án của Edmund, nhưng ý tưởng đã được đề xuất và có thể được theo đuổi để xem xét sự thánh thiện của anh trai Thánh Gioan Phaolô II.
Source:Aleteia

3. Hơn 1.000 Kitô hữu ở Gaza làm đơn xin đến Giêrusalem và Bethlehem

Năm nay có hơn 1,000 tín hữu Kitô tại miền Gaza làm đơn xin đến Giêrusalem và Bethlehem, nhân dịp lễ Giáng Sinh sắp tới.

Theo hãng tin Wafa của Palestine, truyền đi hôm mùng 08 tháng Mười Hai vừa qua, có khoảng 800 đơn được nhà chức trách Israel chấp thuận và 200 đơn bị từ chối, tuy nhiên đây không phải là tin chính thức.

Miền Gaza rộng 360 cây số vuông, bị Israel phong tỏa từ năm 2007 sau khi đảng Hamas lên nắm chính quyền tại đây. Theo Văn phòng Liên Hiệp Quốc về nhân đạo, gọi tắt là OCHA, trong 5 tháng đầu năm nay, cửa ải Rafah giữa Gaza và Ai Cập được mở 95 ngày trên tổng số 151 ngày.

Tại Gaza, có khoảng hai triệu dân cư, hầu hết theo Hồi giáo, chỉ có 1.066 tín hữu Kitô, hầu hết là tín hữu Chính thống, và chỉ có 136 tín hữu Công Giáo họp thành một giáo xứ do cha Gabriel Romanelli, người Argentina, thuộc dòng Ngôi Lời Nhập Thể, coi sóc.

Israel phong tỏa Gaza vì cho rằng Hamas là một tổ chức khủng bố. Các tín hữu Kitô muốn tới Giêrusalem và Bethlehem vào dịp lễ Giáng Sinh phải làm đơn xin phép chính quyền Israel. Lễ Giáng Sinh năm ngoái (2021), Israel cho phép 500 Kitô hữu được ra khỏi Gaza. Cha Romanelli nói rằng cho đến nay người ta không biết có bao nhiêu Kitô hữu sẽ được thị thực ra khỏi Gaza trong dịp Giáng Sinh, vì có những giấy phép được Israel cấp, nhưng sau đó lại thu hồi.

Nhà cầm quyền Hamas ở Gaza phê bình chính sách của Israel về việc cấp thị thực xuất cảnh cho các Kitô hữu ở Gaza và gọi việc làm này là trái với công pháp quốc tế. Thông cáo của Hamas công bố hôm mùng 08 tháng Mười Hai vừa qua, nói rằng: “Chúng tôi lên án việc Israel cấm các tín hữu Kitô ở Gaza không được đến các nơi thánh trong những ngày lễ ở Giêrusalem và Bethlehem. Đó là một sự vi phạm trắng trợn quyền tự do hành đạo”. Hamas kêu gọi Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế cũng như các tổ chức nhân quyền “lãnh trách nhiệm bảo vệ nhân quyền đối với nhân dân Palestine và buộc Israel là quyền lực xâm lược phải chịu trách nhiệm”.