Phụng Vụ - Mục Vụ
Canh thức Giáng Sinh - Năm Thánh Lòng Thương Xót
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:03 11/12/2015
CANH THỨC GIÁNG SINH 2015
NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Giáng Sinh là lễ của Tình yêu, lễ của Hòa bình. Đêm hôm nay khắp hoàn cầu, muôn bài thánh ca bằng mọi ngôn ngữ, mọi thứ tiếng được trổi lên không ngừng : ” Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm “ ( Lc 2, 14 ).
Năm nay trong bầu khí hân hoan, thánh thiện của “ Năm Thánh Lòng Thương Xót “, nhân loại có cơ hội, có thời gian, có dịp thuận tiện để trở về với Chúa, trở về với anh em của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói :” Năm Thánh ngoại thường này cũng là một món quà của ân sủng. Bước vào Cửa đó có nghĩa là khám phá ra sự sâu thẳm lòng thương xót của Thiên Chúa Cha tiếp đón tất cả mọi người và đến gặp gỡ từng người một. Đây là là một Năm trong đó chúng ta lớn lên trong xác tín về lòng thương xót. Biết bao nhiêu sai lạc đã được gán cho Thiên Chúa và ơn thánh của Ngài, khi người ta khẳng định rằng tội lỗi bị phạt bởi sự phán xử của Chúa, mà trái lại không đặt để trước rằng chúng được thứ tha bởi lòng thương xót của Ngài.Như thế, bước qua Cửa Thánh khiến cho chúng ta cảm thấy được chia sẻ mầu nhiệm tình yêu ấy. Chúng ta hãy từ bỏ mọi hình thức sợ hãi và lo lắng, bởi vì người ta không chỉ tay tố cáo người được yêu. Trái lại, chúng ta hãy sống niềm vui của cuộc gặp gỡ với ơn thánh biến đổi mọi sự “. Đêm nay, đêm an bình, đêm thánh thiện.Bài ca bất hủ của đêm Giáng Sinh vẫn là bài ca muôn thuở mà các Thiên Thần dành cho loài người, dành cho con người :” Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta “.
Vũ khúc : Màn Đêm Lung Linh ( với tất cả sự vui nhộn để muôn người đón mừng Giáng Sinh : Con-Thiên-Chúa-sinh-ra-làm-người ).
BẢN TÌNH CA
Bản tình ca tuyệt vời, thánh Gioan thánh sử đã gọi là Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta ( Ga 1, 14 ). Nhân loại đã được Thiên Chúa yêu thương bằng chứng là Ông Bà nguyên tổ Ađam và Evà đã được Thiên Chúa thương yêu một cách tuyệt đối. Kinh Thánh thuật lại cứ chiều chiều Thiên Chúa đều hiện ra và trò chuyện với Ông Ađam…Đây là tình yêu tuyệt vời vì con người có là chi mà Chúa lại để ý quan tâm. Được yêu thương, con người lại phản bội vì ăn trái cấm. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi con người, bỏ rơi loài người nhưng Ngài đã hứa cho Con Một Yêu Dấu của Người , nhập thể bởi phép Chúa Thánh Thần trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Vũ khúc: ( Nhạc đệm êm dịu, du dương ) Diễn tả cảnh vườn địa đàng, cảnh Ông Bà Ađam và Evà ăn trái cấm do con rắn cám dỗ. Cảnh Thiên Chúa hứa sai Con Một của Người là Chúa Giêsu đến trần gian, được cưu mang trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần.
ƠN CỨU ĐỘ CHỨA CHAN NƠI ĐỨC GIÊSU KITÔ :
Mở Cửa Năm thánh “ Lòng Thương Xót Chúa “, Đức Thánh Cha Phanxicô đọc :” Lạy Thiên Chúa, là Đấng mạc khải sự toàn năng của Ngài, nhất là với lòng thương xót, xin ban cho chúng con sống một năm ơn thánh, là thời gian thuận tiện để yêu Chúa và các anh chị em trong niềm vui Phúc Âm.Xin tiếp tục đổ Thánh Thần trên chúng con, để chúng con không mệt mỏi tin tưởng hướng cái nhìn của chúng con tới Đấng chúng con đã đâm thâu, là Con Chúa nhập thể làm người, gương mặt rạng ngời của lòng thương xót vô biên của Chúa, là nơi nương ẩn chắc chắn cho mọi người tội lỗi, cần ơn tha thứ và bình an, chân lý giải thoát và cứu rỗi “.
Năm Thánh là cơ hội tốt, là dịp thuận tiện để con người lãnh nhận ơn tha thứ và tình thương của Lòng Thương Xót của Chúa.Chúa đã đến, Ngài mang ơn cứu độ cho con người, Ngài ban hạnh phúc và tình thương cho con người.
Hát : Hát Lên Mừng Chúa Giáng Sinh ra đời. (Hải Linh)
CHÚA MỜI GỌI CON NGƯỜI ĐI THEO NGÀI :
Câu chuyện được trích trong “ Những Điều Cần Biết Về Niềm Tin Kitô “ của R.D.WAHRHEIT sau đây giúp chúng ta hiều được ơn gọi của một con người :” Một nhà truyền giáo nọ đã kể về cuộc hành trình đức tin của một thanh niên thuộc một bộ lạc bên Phi Châu như sau : Người thanh niên đó tên là Sakar, hằng năm cứ đến ngày Giáng Sinh, anh đều nghe người ta kể rất nhiều chuyện lạ về Hài Nhi Giêsu, nhưng tựu trung trọng tâm câu chuyện vẫn là Ngài sinh ra trong một hang đá dành cho súc vật, tuy nhiên, Ngài là Vua, nên các vua chúa trần gian đã tìm đến để triều bái và dâng cho Ngài rất nhiều lễ vật.
Câu chuyện ám ảnh Sakar, anh muốn gặp cho bằng được Hài Nhi Giêsu và dâng cho Ngài tất cả những gì anh có. Một đêm nọ, anh mơ thấy mình đứng trước hang đá, nơi Hài Nhi Giêsu sinh hạ. Trời lạnh như cắt, trên mình anh chỉ có một tấm chăn. Anh lục lạo trong người để mong tìm được món quà dâng tặng Hài nhi. Chỉ có mỗi chiếc gậy anh đang cầm trong tay xem ra là bửu bối quí giá nhất, vì đây là tất cả sức mạnh đã giúp anh chống lại thú dữ cũng như đánh bại bất cứ kẻ thù nào.Sakar sung sướng cầm chiếc gậy dâng lên Hài Nhi, nhưng hai bà tay bé bỏng của Hài Nhi như làm hiệu khước từ quà tặng, và anh tiếng Ngài nói với anh :” Toàn quyền trên Trời dưới Đất đã được ban cho Ta, Ta đến không phải chiến đấu chống lại loài người, nhưng để yêu thương và cứu rỗi họ. Sakar, con là một người tốt nhưng con hãy giữ lại chiếc gậy của con “.
Sakar tiu ngỉu đón lấy chiếc gậy.Chỉ còn lại vật sở hữu duy nhất, đó là tấm chăn anh đang cuốn trên người. Sakar tháo tấm chăn và mang đến cho Hài Nhi Giêsu với hy vọng sẽ được Ngài đón nhận. Nhưng lần này anh cũng thấy hai bàn tay bé bỏng ra dấu khước từ, và anh nghe có tiếng nói với anh:” Chim có tổ, nhưng Ta sẽ không có một chỗ để gối đầu “. Hài Nhi mỉm cười trả lại tấm chăn cho Sakar.
Một lần nữa, Sakar lại cố lục lạo xem mình còn có gì dâng tặng Hài Nhi. Cuối cùng, anh nghĩ đến lòng dũng cảm của anh, anh liền thưa với Hài Nhi:” Lạy Chúa, con không có gì ngoài quyết tâm phục vụ của con.Con đã từng hy sinh chiến đấu cho tù trưởng của con, nay con xin được làm binh lính của Chúa “. Nhưng Sakar lại nghe tiếng Hài Nhi nói với anh :” Nước của Ta không thuộc thế gian này, nếu nước của Ta thuộc thế gian này, thì Cha Ta đã gửi cho ta cả đạo binh thiên thần “.
Vừa nghe xong những lời đó, Sakar bừng tỉnh dậy, mặt trời cũng vừa lên, anh cầm chiếc gậy ra đi và đi mãi đến tối. Từ xa, anh nghe được những bài thánh ca quen thuộc của lễ Giáng Sinh. Những ánh đuốc soi sáng cả một góc rừng, anh thấy hai bàn tay bé bỏng của Hài Nhi như giơ ra mời gọi anh.
Vài ngày sau, nhà truyền giáo rửa tội cho Sakar…Anh được gọi bằng tên mới là Noel…Noel là tên gọi tắt của danh hiệu Emmanuen – Thiên Chúa ở với con người.
Chúa vẫn mời gọi nhân loại, mời gọi con người nhận ra Ngài, tin theo và đi theo Ngài như Sakar đã nhận ra tiếng Chúa, tin theo Chúa và làm con Chúa.Chúa luôn mời gọi tất cả chúng ta đi theo Ngài. Ngài không cần bất cứ lễ vật nào của con người. Ngài chỉ cần tấm lòng trung thực, sự can đảm, trung tín của chúng ta, bởi vì Chúa vẫn trung thành mãi, dù chúng ta vô ơn bội nghĩa, Ngài vẫn cứ trung thành…
Năm Thánh “ Lòng Thương Xót Chúa “, chúng ta mừng lễ Giáng Sinh trong niềm hạnh phúc vô biên như lời nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô đọc trước khi tuyên xưng đức tin :” Lạy Cha rất thánh, giầu lòng thương xót và cao cả trong tình yêu, chúng con chúc tụng Cha với tất cả tấm lòng và chúng con cảm tạ Cha vì các ơn tràn đầy Cha đã ban cho chúng con. Xin hãy đoái nhìn chúng con, trong ngày hôm nay đã mở Cửa Thánh và vui mừng khai mào thời gian năm thánh.Chúng con xin Cha ban cho tất cả những ai đi qua Cửa của Lòng Thương Xót với tâm hồn thống hối, với dấn thân canh tân và lòng tín thác con thảo, được sống kinh nghiệm sống động sự dịu hiền phụ tử của Cha và nhận được ơn tha tội để làm chứng, bằng lời nói và việc làm, cho gương mặt Lòng Thương Xót của Chúa, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa đến muôn thuở muôn đời.Amen.”.
Ca Đoàn : Hát ca nhập lễ “ Đêm Thánh Vô Cùng “
Chủ tế rước Chúa Hài Đồng và đặt vào Hang Đá ( theo sau là các chú giúp lễ). Xông hương Chúa Hài Đồng. Linh mục dâng thánh Lễ Giáng Sinh 2015
NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Giáng Sinh là lễ của Tình yêu, lễ của Hòa bình. Đêm hôm nay khắp hoàn cầu, muôn bài thánh ca bằng mọi ngôn ngữ, mọi thứ tiếng được trổi lên không ngừng : ” Vinh danh Thiên Chúa trên Trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm “ ( Lc 2, 14 ).
Năm nay trong bầu khí hân hoan, thánh thiện của “ Năm Thánh Lòng Thương Xót “, nhân loại có cơ hội, có thời gian, có dịp thuận tiện để trở về với Chúa, trở về với anh em của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói :” Năm Thánh ngoại thường này cũng là một món quà của ân sủng. Bước vào Cửa đó có nghĩa là khám phá ra sự sâu thẳm lòng thương xót của Thiên Chúa Cha tiếp đón tất cả mọi người và đến gặp gỡ từng người một. Đây là là một Năm trong đó chúng ta lớn lên trong xác tín về lòng thương xót. Biết bao nhiêu sai lạc đã được gán cho Thiên Chúa và ơn thánh của Ngài, khi người ta khẳng định rằng tội lỗi bị phạt bởi sự phán xử của Chúa, mà trái lại không đặt để trước rằng chúng được thứ tha bởi lòng thương xót của Ngài.Như thế, bước qua Cửa Thánh khiến cho chúng ta cảm thấy được chia sẻ mầu nhiệm tình yêu ấy. Chúng ta hãy từ bỏ mọi hình thức sợ hãi và lo lắng, bởi vì người ta không chỉ tay tố cáo người được yêu. Trái lại, chúng ta hãy sống niềm vui của cuộc gặp gỡ với ơn thánh biến đổi mọi sự “. Đêm nay, đêm an bình, đêm thánh thiện.Bài ca bất hủ của đêm Giáng Sinh vẫn là bài ca muôn thuở mà các Thiên Thần dành cho loài người, dành cho con người :” Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta “.
Vũ khúc : Màn Đêm Lung Linh ( với tất cả sự vui nhộn để muôn người đón mừng Giáng Sinh : Con-Thiên-Chúa-sinh-ra-làm-người ).
BẢN TÌNH CA
Bản tình ca tuyệt vời, thánh Gioan thánh sử đã gọi là Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta ( Ga 1, 14 ). Nhân loại đã được Thiên Chúa yêu thương bằng chứng là Ông Bà nguyên tổ Ađam và Evà đã được Thiên Chúa thương yêu một cách tuyệt đối. Kinh Thánh thuật lại cứ chiều chiều Thiên Chúa đều hiện ra và trò chuyện với Ông Ađam…Đây là tình yêu tuyệt vời vì con người có là chi mà Chúa lại để ý quan tâm. Được yêu thương, con người lại phản bội vì ăn trái cấm. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi con người, bỏ rơi loài người nhưng Ngài đã hứa cho Con Một Yêu Dấu của Người , nhập thể bởi phép Chúa Thánh Thần trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Vũ khúc: ( Nhạc đệm êm dịu, du dương ) Diễn tả cảnh vườn địa đàng, cảnh Ông Bà Ađam và Evà ăn trái cấm do con rắn cám dỗ. Cảnh Thiên Chúa hứa sai Con Một của Người là Chúa Giêsu đến trần gian, được cưu mang trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần.
ƠN CỨU ĐỘ CHỨA CHAN NƠI ĐỨC GIÊSU KITÔ :
Mở Cửa Năm thánh “ Lòng Thương Xót Chúa “, Đức Thánh Cha Phanxicô đọc :” Lạy Thiên Chúa, là Đấng mạc khải sự toàn năng của Ngài, nhất là với lòng thương xót, xin ban cho chúng con sống một năm ơn thánh, là thời gian thuận tiện để yêu Chúa và các anh chị em trong niềm vui Phúc Âm.Xin tiếp tục đổ Thánh Thần trên chúng con, để chúng con không mệt mỏi tin tưởng hướng cái nhìn của chúng con tới Đấng chúng con đã đâm thâu, là Con Chúa nhập thể làm người, gương mặt rạng ngời của lòng thương xót vô biên của Chúa, là nơi nương ẩn chắc chắn cho mọi người tội lỗi, cần ơn tha thứ và bình an, chân lý giải thoát và cứu rỗi “.
Năm Thánh là cơ hội tốt, là dịp thuận tiện để con người lãnh nhận ơn tha thứ và tình thương của Lòng Thương Xót của Chúa.Chúa đã đến, Ngài mang ơn cứu độ cho con người, Ngài ban hạnh phúc và tình thương cho con người.
Hát : Hát Lên Mừng Chúa Giáng Sinh ra đời. (Hải Linh)
CHÚA MỜI GỌI CON NGƯỜI ĐI THEO NGÀI :
Câu chuyện được trích trong “ Những Điều Cần Biết Về Niềm Tin Kitô “ của R.D.WAHRHEIT sau đây giúp chúng ta hiều được ơn gọi của một con người :” Một nhà truyền giáo nọ đã kể về cuộc hành trình đức tin của một thanh niên thuộc một bộ lạc bên Phi Châu như sau : Người thanh niên đó tên là Sakar, hằng năm cứ đến ngày Giáng Sinh, anh đều nghe người ta kể rất nhiều chuyện lạ về Hài Nhi Giêsu, nhưng tựu trung trọng tâm câu chuyện vẫn là Ngài sinh ra trong một hang đá dành cho súc vật, tuy nhiên, Ngài là Vua, nên các vua chúa trần gian đã tìm đến để triều bái và dâng cho Ngài rất nhiều lễ vật.
Câu chuyện ám ảnh Sakar, anh muốn gặp cho bằng được Hài Nhi Giêsu và dâng cho Ngài tất cả những gì anh có. Một đêm nọ, anh mơ thấy mình đứng trước hang đá, nơi Hài Nhi Giêsu sinh hạ. Trời lạnh như cắt, trên mình anh chỉ có một tấm chăn. Anh lục lạo trong người để mong tìm được món quà dâng tặng Hài nhi. Chỉ có mỗi chiếc gậy anh đang cầm trong tay xem ra là bửu bối quí giá nhất, vì đây là tất cả sức mạnh đã giúp anh chống lại thú dữ cũng như đánh bại bất cứ kẻ thù nào.Sakar sung sướng cầm chiếc gậy dâng lên Hài Nhi, nhưng hai bà tay bé bỏng của Hài Nhi như làm hiệu khước từ quà tặng, và anh tiếng Ngài nói với anh :” Toàn quyền trên Trời dưới Đất đã được ban cho Ta, Ta đến không phải chiến đấu chống lại loài người, nhưng để yêu thương và cứu rỗi họ. Sakar, con là một người tốt nhưng con hãy giữ lại chiếc gậy của con “.
Sakar tiu ngỉu đón lấy chiếc gậy.Chỉ còn lại vật sở hữu duy nhất, đó là tấm chăn anh đang cuốn trên người. Sakar tháo tấm chăn và mang đến cho Hài Nhi Giêsu với hy vọng sẽ được Ngài đón nhận. Nhưng lần này anh cũng thấy hai bàn tay bé bỏng ra dấu khước từ, và anh nghe có tiếng nói với anh:” Chim có tổ, nhưng Ta sẽ không có một chỗ để gối đầu “. Hài Nhi mỉm cười trả lại tấm chăn cho Sakar.
Một lần nữa, Sakar lại cố lục lạo xem mình còn có gì dâng tặng Hài Nhi. Cuối cùng, anh nghĩ đến lòng dũng cảm của anh, anh liền thưa với Hài Nhi:” Lạy Chúa, con không có gì ngoài quyết tâm phục vụ của con.Con đã từng hy sinh chiến đấu cho tù trưởng của con, nay con xin được làm binh lính của Chúa “. Nhưng Sakar lại nghe tiếng Hài Nhi nói với anh :” Nước của Ta không thuộc thế gian này, nếu nước của Ta thuộc thế gian này, thì Cha Ta đã gửi cho ta cả đạo binh thiên thần “.
Vừa nghe xong những lời đó, Sakar bừng tỉnh dậy, mặt trời cũng vừa lên, anh cầm chiếc gậy ra đi và đi mãi đến tối. Từ xa, anh nghe được những bài thánh ca quen thuộc của lễ Giáng Sinh. Những ánh đuốc soi sáng cả một góc rừng, anh thấy hai bàn tay bé bỏng của Hài Nhi như giơ ra mời gọi anh.
Vài ngày sau, nhà truyền giáo rửa tội cho Sakar…Anh được gọi bằng tên mới là Noel…Noel là tên gọi tắt của danh hiệu Emmanuen – Thiên Chúa ở với con người.
Chúa vẫn mời gọi nhân loại, mời gọi con người nhận ra Ngài, tin theo và đi theo Ngài như Sakar đã nhận ra tiếng Chúa, tin theo Chúa và làm con Chúa.Chúa luôn mời gọi tất cả chúng ta đi theo Ngài. Ngài không cần bất cứ lễ vật nào của con người. Ngài chỉ cần tấm lòng trung thực, sự can đảm, trung tín của chúng ta, bởi vì Chúa vẫn trung thành mãi, dù chúng ta vô ơn bội nghĩa, Ngài vẫn cứ trung thành…
Năm Thánh “ Lòng Thương Xót Chúa “, chúng ta mừng lễ Giáng Sinh trong niềm hạnh phúc vô biên như lời nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô đọc trước khi tuyên xưng đức tin :” Lạy Cha rất thánh, giầu lòng thương xót và cao cả trong tình yêu, chúng con chúc tụng Cha với tất cả tấm lòng và chúng con cảm tạ Cha vì các ơn tràn đầy Cha đã ban cho chúng con. Xin hãy đoái nhìn chúng con, trong ngày hôm nay đã mở Cửa Thánh và vui mừng khai mào thời gian năm thánh.Chúng con xin Cha ban cho tất cả những ai đi qua Cửa của Lòng Thương Xót với tâm hồn thống hối, với dấn thân canh tân và lòng tín thác con thảo, được sống kinh nghiệm sống động sự dịu hiền phụ tử của Cha và nhận được ơn tha tội để làm chứng, bằng lời nói và việc làm, cho gương mặt Lòng Thương Xót của Chúa, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa đến muôn thuở muôn đời.Amen.”.
Ca Đoàn : Hát ca nhập lễ “ Đêm Thánh Vô Cùng “
Chủ tế rước Chúa Hài Đồng và đặt vào Hang Đá ( theo sau là các chú giúp lễ). Xông hương Chúa Hài Đồng. Linh mục dâng thánh Lễ Giáng Sinh 2015
Năm thánh: Năm hồng phúc, năm hạnh phúc
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
10:33 11/12/2015
Năm thánh: Năm hồng phúc, năm hạnh phúc
Ngày 8 thánh 12,năm 2015, đã bắt đầu Năm thánh từ bi, cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2016. Cánh cửa Năm thánh đã được mở ra; lòng từ bi của Chúa; của Giáo Hội đã được mở và mỗi người chúng ta cũng cần phải mở cửa lòng ra nữa. Chúng ta mở lòng để đón nhận lòng từ bi và ân sủng của Chúa; cũng như tỏ lòng từ bi với người khác. Năm thánh là năm hồng phúc, năm hạnh phúc của đời ta. Ta phải cố gắng hết mình mà tận dụng triệt để Năm thánh để ta nhận được nhiều ơn thánh trong Năm thánh này.
Nói đến Năn thánh là nói đến Ân xá mà ta sẽ được lãnh nhận trong Năm thánh. Vì thế ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa việc lãnh Ân xá này như thế nào và ta phải làm gì để lãnh nhận Ân xá đó.
1. Ân xá là gì?
“Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người ky-tô hữu phải hội những điều kiện và thi hành những gì Hội thánh dạy. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Ky-tô và các thánh”. “Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá hoặc nhường cho người đã qua đời”(GLCG 1471). Trong Năm thánh thì gọi là ơn toàn xá.
Về việc hưởng ân xá, hằng năm vào đầu tháng 11, từ trưa ngày lễ các thánh cho tới nửa đêm ngày cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh lạy cha và một kinh tin kính thì được hưởng một ơn đại xá. Hoặc từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa, dù có đọc kinh thầm cũng được hưởng một ơn đại xá, mỗi ngày chỉ được hưởng một ơn đại xá. Còn các ngày trong năm, ai đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn thì được một ơn tiểu xá.(Theo “Những ngày lễ Công Giáo 2014-2015 tr.132-133).
2. Những hình phạt tạm do tội.
“Để hiểu giáo lý và cách thực hành của Hội thánh, chúng ta biết tội có hai hậu quả. Tội nặng hay tội trọng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này là “Hình phạt đời đời”.
Ngoài ra tất cả các tội dù là tội nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy ở đời này hay sau khi chết trong luyện ngục. Sự thanh luyện ở đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi “hình phạt tạm”(x. GLCL 1472).
Khi ta đi xưng tội, thì ta “Được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các hình phạt đời đời do tội, nhưng hình phạt tạm vẫn còn”(x.GLCG 1473). Ta được tha hình phạt đời đời là do công nghiệp của Đức Giê-su; còn hình phạt tạm thì do ta đền.
3. Hiệu quả thiêng liêng của bí tích thống hối.
“Giao hòa với Thiên Chúa, nhờ đó nối hối nhân lại được ân nghĩa với Chúa. Giao hòa với Hội thánh. Tha hình phạt đời đới dáng chịu vì tội trong. Tha ít là một phần, các hình phạt do tội. Lương tâm được bình an thư thái và được an ủi thiêng liêng và tăng cường sức mạnh thiêng liêng cho người ky-tô hữu để họ chiến đấu”(x.GLCG 1496).
4. Việc đền tội.
“Có những tội gây thiệt hại cho tha nhân, chúng ta phải hết sức để đền bù (Như trả lại đồ vật đã đánh cắp; phục hồi danh dự cho người mình xúc phạm, bồi thường thiệt hại). Đức công bình đòi buộc như vậy. Hơn nữa, tội lỗi gây tổn thương và làm suy yếu chính tội nhân cũng như mối liên hệ giữa họ với Chúa và tha nhân. Bí tích hoà giải tha thứ tội lỗi nhưng không xóa bỏ những hậu quả do tội gây nên”(x.GLCG 1459). Do đó mà ta phải đền.
Lý do phải đền là “ai phạm tội là xúc phạm đến danh dự và tình yêu của Thiên Chúa; làm tổn thương đến phẩm giá của mình và của người khác”(x.GLCG 1487) và “Tội ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa”(x.GLCG 1489). Lại nữa, “Thưởng khi có công, phạt khi có tội, đây là đòi hỏi của đức công bình vì phù hợp với nguyên tắc bình đẳng”(x.GLCG 2006).
Thế nhưng “Thiên Chúa đã tự do an bài cho con người cộng tác với ân sủng nên trong cuộc sống, người ky-tô hữu có thể lập được công trạng trước mặt Chúa”(x.GLCG 2008).
Vấn đề là Chúa đã đền bù cho ta rồi, ta còn phải đền làm chi nữa?
Ta có thể ví sự đền bù của Đức Giê-su như tiền thuê bao điện thoại hàng tháng. Còn ta gọi bao nhiêu cuộc thì ta tự trả. Nghĩa là Chúa đã đền rồi, Chúa đã “bao” rồi; đã tha hình phạt đời đời cho ta rồi. Còn ta mà phạm tội bao nhiêu thì ta tự đền tội bấy nhiêu.
Sự đền đó gọi là đền “Những hình phạt tạm”. Những hình phạt tạm là những hình phạt ta chịu ở đời này trong cuộc sống và ở đời sau trong luyện ngục.
Chúa làm như vậy để ta khỏi ỷ y vào Chúa. Có Chúa đền rồi mà, ta cứ phạm tội xả láng. Nếu ta phải đền thì ta sẽ có chừng mực. Thứ đến là ta được cộng tác với Chúa để làm cho cuộc đời của ta có giá trị và để ta hăng hái, phấn khởi sống và làm việc.
5. Điều kiện để lãnh ân xá.
“Những người đã được rửa tội, không bị vạ tuyệt thông và sống trong tình trạng ân sủng. Có ý muốn lãnh nhận ân xá và thi hành công tác vào thời gian và theo cách thức mà Giáo quyền đã ấn định”(x.Giáo luật số 996).
Vậy ta sẽ làm gì và sống thế nào đây?
“Ân xá tha các hình phạt tạm do tội gây nên dù tội đã được tha”. Nghĩa là ta phạm tội thì ta bị phạt. Ta đi xưng tội thì Chúa tha, nhưng hình phạt thì ta phải chịu phạt. Ân xá sẽ tha các hình phạt này. Như thế việc lãnh nhận ân xá là rất cần thiết cho ta đấy, để sau này ta đỡ phải ở lâu trong luyện ngục.
Các tội ta đã phạm, đã xưng rất nhiều và đã được tha do bí tích giải tội, nhưng hình phạt ta vẫn phải chịu và cũng rất nhiều. Việc lành nhận ân xá xóa bỏ các hình phạt này, nhờ công nghiệp của Đức Giê-su và các thánh, nên ta phải ra sức nhận cho được nhiều ân xá trong Năm thánh, để ta xóa bỏ được nhiều các hình phạt ta phải chịu. Ơn tiểu xá thì tha những hình phạt nhỏ; ơn đại xá thì tha những hình phạt lớn; ơn toàn xá thì tha toàn bộ các hình phạt.
Vậy thì ta chỉ cần lãnh nhận một ơn toàn xá là đủ sao? Ta lãnh nhận ơn toàn xá là tha toàn bộ những hình phạt từ lúc đó trở về trước; nhưng ta từ lúc đó trở về sau, cho đến khi chết, chẳng lẽ ta không phạm tội nữa sao? Lại nữa, ta có thể chuyển ơn toàn xá đó cho các linh hồn đã qua đời mà. Nên ta cần lãnh nhận càng nhiều ơn toàn xá thì càng tốt; vừa tốt cho mình lại có thể cứu giúp các linh hồn.
Dù ta có chuyển ơn toàn xá đó cho các linh hồn, nhưng các Ngài có được hưởng hết hay chỉ một phần là do Chúa quyết định; Chúa xem họ có đáng được hưởng hay không. Vì các ngài bây giờ như “người ở trong tù” vậy. Trong Năm thánh, ta có thể nhận được nhiều ơn toàn xá đó.
Như ta biết, các phạm nhân bị kết án tù, có lúc họ được ân xá, cho về trước thời hạn hay giảm án; giảm từ tử hình xuống chung thân chẳng hạn. Bị kết án, tất nhiên là do họ phạm tội rồi. Tội nhẹ thì từ mấy tháng; nặng thì mấy năm; nghiêm trọng thì bị tử hình. Nhưng có những dịp đặc biệt như lễ Quốc khánh, hay sinh nhật Vua,…họ được ân xá.
Nhưng ai được ân xá? Không phải hết mọi phạm nhân đều được ân xá, chỉ những phạm nhân nào biết ăn năn, hối cải và tích cực làm việc để đền bù những tội lỗi do mình gây ra và họ làm đơn xin ân xá.
Cũng vậy, Năm thánh là dịp rất đặc biệt để ta lãnh nhận ân xá. Con người ai cũng phạm tội nên đều là phạm nhân và mong được ân xá. Ta muốn lãnh nhận ân xá, trước tiên ta cũng phải nhận biết con người yếu đuối và tội lỗi của mình và cố gắng sống tốt hơn. Sau là ta “làm đơn”. Làm đơn có nghĩa là tôi muốn được ân xá. Mình muốn lãnh nhận ân xá thì phải có ý muốn lãnh nhận và làm theo cách Giáo quyền chỉ định, như xưng tội, rước lễ; đi viếng nhà thờ đã được chỉ định thì ta mới được lãnh ân xá. Mỗi ngày chỉ lãnh được một lần thôi.
Đến viếng nhà thờ ta đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Đọc kinh Năm thánh là cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, vì chính Ngài đã đặt ra kinh này.
Về việc xưng tội thì sao? Chẳng lẽ ngày nào ta cũng đi xưng tội, nếu ngày nào ta cũng đi viếng nhà thờ và muốn lãnh nhận ân xá. Ta chỉ xưng tội khi cần thiết hoặc mắc tội trọng; còn ta đang sống trong tình trạng ân sủng, có nghĩa là vẫn còn rước lễ thì không buộc phải xưng, ta vẫn đủ điều kiện đẻ lãnh nhận ân xá.(x.Giáo luật số 966).
Có phải ta cứ xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ là ta lãnh được ân xá không? Theo luật thì đúng là như vậy, nhưng không phải khi ta làm việc đó thì ta phải được, Chúa và Giáo Hội phải ban cho ta. Không, ân xá là ơn nhưng không của Chúa nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su và các thánh. Như các phạm nhân được ân xá, không phải cứ đến ngày Quốc khánh hay sinh nhật của Vua là họ phải được ân xá. Không, cái quan trọng là anh có cố gắng sống tốt, anh có ăn năn, hối cải không.
Cũng vậy, trong Năm thánh từ bi, ta phải noi gương Chúa, nghe lời Chúa dạy mà cũng có lòng từ bi như Chúa, biết tha thứ cho người khác; biết xót thương người khác thì ta mới có cơ may lãnh nhận được lòng từ bi và thương xót cũng như ân xá của Chúa.
Đó là lý do chính, là điều kiện tiên quyết để ta lãnh nhận được ân xá.
Còn việc xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ, điều đó nói lên rằng mình muốn lãnh nhận ân xá.
Nếu ta chỉ lo đi xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ mà không lo cải thiện đời sống; không lo sống tốt lành, công bằng thì ta cũng lãnh được ân xá đấy, nhưng lòng ta bị lủng, ân sủng, ân xá sẽ rơi ra hết; không giúp ích gì cho ta, cũng không xóa bỏ những hình phạt ta phải chịu. Ta có nên thánh, nên thiện đâu mà được lên thiên đàng. Lòng ta mà vẫn gian tà, độc ác; bất công, bất chính thì làm sao chứa đựng, làm sao giữ được ân sủng, ân xá đây.
Giáo Hội cố ý lập ra Năm thánh là để ta cố gắng sống tốt lành, sống thánh thiện hơn và ân xá như là phần thưởng khuyến khích ta cố gắng, chứ Năm thánh không chỉ cử hành để ban ân xá. Sự cố gắng đó là cả đời chứ không chỉ trong Năm thánh mà thôi.
Nếu ta không lo cải thiện đời sống mà nên thánh, nên thiện thì có lãnh nhận được ân xá bao nhiêu cũng không sinh ích cho ta bao nhiêu. Ta lãnh nhận ân xá vì luật chứ không vì Chúa, không vì yêu mến Chúa, yêu mến thiên đàng.. Lãnh nhận ân xá là để ta nên thánh, nên thiện mỗi ngày một hơn, nên ta hãy chú ý và ý thức mà lãnh nhận ân xá.
Ví như phạm nhân được ân xá, nhưng khi được tha về, anh ta lại phạm những tội như trước đây, thì anh ta sẽ bị bắt lại và lần này thì khó mà được ân xá. Ta cũng vậy, khi lãnh được ân xá mà ta vẫn cứ “chứng nào tật nấy”; không sửa đổi, không cải thiện, không nên thánh, không nên thiện chút nào, thử hỏi, ân xá đó có ích lợi gì cho ta; Năm thánh có ích gì cho ta?
Bởi đó thật là hồng phúc và hạnh phúc cho ta khi được sống trong Năm thánh từ bi, ta hãy tận dụng hết khả năng mình có để lãnh thật nhiều ân xá. Ta sẽ được xóa bỏ nhiều những hình phạt ta phải chịu ở đời và ở luyện ngục đời sau và nhất là giúp ta nên thánh, nên thiện mỗi ngày.
Quả thật, Năm thánh là năm hồng phúc, năm hạnh phúc cho ta. Năm Hồng phúc vì ta có thể lãnh nhận được phúc lớn, phúc vĩ đại. Vì HỒNG là lớn, là vĩ đại mà. Năm thánh là năm hạnh phúc, vì ta sẽ được xóa bỏ những hình phạt do tội ta phạm. Tội thì ta được tha nơi bí tích giải tội; còn các hình phạt chỉ được xóa bỏ trong Năm thánh mà thôi. Thế thì hạnh phúc biết bao cho ta, khi có được nhiều ân xá. Không chỉ cho riêng ta, mà ta còn có thể nhường, có thể tặng ân xá đó cho những người thân đã qua đời nữa. Cho ông bà, cho cha mẹ, cho anh chị em, cho bạn bè thân thuộc của ta đã qua đời chẳng hạn. Còn người còn sống thì không được. Vì họ cũng có khả năng lãnh nhận ân xá mà. Họ phải tự lãnh cho mình. Có ai cho tiền giúp cho người giàu hay người khỏe mạnh bao giờ?
Ta hãy nhận ra tất cả những điều đó để Năm thánh từ bi trở thành Năm Hồng phúc của đời ta và là Năm hạnh phúc của ta.
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
Ngày 8 thánh 12,năm 2015, đã bắt đầu Năm thánh từ bi, cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2016. Cánh cửa Năm thánh đã được mở ra; lòng từ bi của Chúa; của Giáo Hội đã được mở và mỗi người chúng ta cũng cần phải mở cửa lòng ra nữa. Chúng ta mở lòng để đón nhận lòng từ bi và ân sủng của Chúa; cũng như tỏ lòng từ bi với người khác. Năm thánh là năm hồng phúc, năm hạnh phúc của đời ta. Ta phải cố gắng hết mình mà tận dụng triệt để Năm thánh để ta nhận được nhiều ơn thánh trong Năm thánh này.
Nói đến Năn thánh là nói đến Ân xá mà ta sẽ được lãnh nhận trong Năm thánh. Vì thế ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa việc lãnh Ân xá này như thế nào và ta phải làm gì để lãnh nhận Ân xá đó.
1. Ân xá là gì?
“Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người ky-tô hữu phải hội những điều kiện và thi hành những gì Hội thánh dạy. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Ky-tô và các thánh”. “Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá hoặc nhường cho người đã qua đời”(GLCG 1471). Trong Năm thánh thì gọi là ơn toàn xá.
Về việc hưởng ân xá, hằng năm vào đầu tháng 11, từ trưa ngày lễ các thánh cho tới nửa đêm ngày cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh lạy cha và một kinh tin kính thì được hưởng một ơn đại xá. Hoặc từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa, dù có đọc kinh thầm cũng được hưởng một ơn đại xá, mỗi ngày chỉ được hưởng một ơn đại xá. Còn các ngày trong năm, ai đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn thì được một ơn tiểu xá.(Theo “Những ngày lễ Công Giáo 2014-2015 tr.132-133).
2. Những hình phạt tạm do tội.
“Để hiểu giáo lý và cách thực hành của Hội thánh, chúng ta biết tội có hai hậu quả. Tội nặng hay tội trọng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này là “Hình phạt đời đời”.
Ngoài ra tất cả các tội dù là tội nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy ở đời này hay sau khi chết trong luyện ngục. Sự thanh luyện ở đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi “hình phạt tạm”(x. GLCL 1472).
Khi ta đi xưng tội, thì ta “Được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các hình phạt đời đời do tội, nhưng hình phạt tạm vẫn còn”(x.GLCG 1473). Ta được tha hình phạt đời đời là do công nghiệp của Đức Giê-su; còn hình phạt tạm thì do ta đền.
3. Hiệu quả thiêng liêng của bí tích thống hối.
“Giao hòa với Thiên Chúa, nhờ đó nối hối nhân lại được ân nghĩa với Chúa. Giao hòa với Hội thánh. Tha hình phạt đời đới dáng chịu vì tội trong. Tha ít là một phần, các hình phạt do tội. Lương tâm được bình an thư thái và được an ủi thiêng liêng và tăng cường sức mạnh thiêng liêng cho người ky-tô hữu để họ chiến đấu”(x.GLCG 1496).
4. Việc đền tội.
“Có những tội gây thiệt hại cho tha nhân, chúng ta phải hết sức để đền bù (Như trả lại đồ vật đã đánh cắp; phục hồi danh dự cho người mình xúc phạm, bồi thường thiệt hại). Đức công bình đòi buộc như vậy. Hơn nữa, tội lỗi gây tổn thương và làm suy yếu chính tội nhân cũng như mối liên hệ giữa họ với Chúa và tha nhân. Bí tích hoà giải tha thứ tội lỗi nhưng không xóa bỏ những hậu quả do tội gây nên”(x.GLCG 1459). Do đó mà ta phải đền.
Lý do phải đền là “ai phạm tội là xúc phạm đến danh dự và tình yêu của Thiên Chúa; làm tổn thương đến phẩm giá của mình và của người khác”(x.GLCG 1487) và “Tội ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa”(x.GLCG 1489). Lại nữa, “Thưởng khi có công, phạt khi có tội, đây là đòi hỏi của đức công bình vì phù hợp với nguyên tắc bình đẳng”(x.GLCG 2006).
Thế nhưng “Thiên Chúa đã tự do an bài cho con người cộng tác với ân sủng nên trong cuộc sống, người ky-tô hữu có thể lập được công trạng trước mặt Chúa”(x.GLCG 2008).
Vấn đề là Chúa đã đền bù cho ta rồi, ta còn phải đền làm chi nữa?
Ta có thể ví sự đền bù của Đức Giê-su như tiền thuê bao điện thoại hàng tháng. Còn ta gọi bao nhiêu cuộc thì ta tự trả. Nghĩa là Chúa đã đền rồi, Chúa đã “bao” rồi; đã tha hình phạt đời đời cho ta rồi. Còn ta mà phạm tội bao nhiêu thì ta tự đền tội bấy nhiêu.
Sự đền đó gọi là đền “Những hình phạt tạm”. Những hình phạt tạm là những hình phạt ta chịu ở đời này trong cuộc sống và ở đời sau trong luyện ngục.
Chúa làm như vậy để ta khỏi ỷ y vào Chúa. Có Chúa đền rồi mà, ta cứ phạm tội xả láng. Nếu ta phải đền thì ta sẽ có chừng mực. Thứ đến là ta được cộng tác với Chúa để làm cho cuộc đời của ta có giá trị và để ta hăng hái, phấn khởi sống và làm việc.
5. Điều kiện để lãnh ân xá.
“Những người đã được rửa tội, không bị vạ tuyệt thông và sống trong tình trạng ân sủng. Có ý muốn lãnh nhận ân xá và thi hành công tác vào thời gian và theo cách thức mà Giáo quyền đã ấn định”(x.Giáo luật số 996).
Vậy ta sẽ làm gì và sống thế nào đây?
“Ân xá tha các hình phạt tạm do tội gây nên dù tội đã được tha”. Nghĩa là ta phạm tội thì ta bị phạt. Ta đi xưng tội thì Chúa tha, nhưng hình phạt thì ta phải chịu phạt. Ân xá sẽ tha các hình phạt này. Như thế việc lãnh nhận ân xá là rất cần thiết cho ta đấy, để sau này ta đỡ phải ở lâu trong luyện ngục.
Các tội ta đã phạm, đã xưng rất nhiều và đã được tha do bí tích giải tội, nhưng hình phạt ta vẫn phải chịu và cũng rất nhiều. Việc lành nhận ân xá xóa bỏ các hình phạt này, nhờ công nghiệp của Đức Giê-su và các thánh, nên ta phải ra sức nhận cho được nhiều ân xá trong Năm thánh, để ta xóa bỏ được nhiều các hình phạt ta phải chịu. Ơn tiểu xá thì tha những hình phạt nhỏ; ơn đại xá thì tha những hình phạt lớn; ơn toàn xá thì tha toàn bộ các hình phạt.
Vậy thì ta chỉ cần lãnh nhận một ơn toàn xá là đủ sao? Ta lãnh nhận ơn toàn xá là tha toàn bộ những hình phạt từ lúc đó trở về trước; nhưng ta từ lúc đó trở về sau, cho đến khi chết, chẳng lẽ ta không phạm tội nữa sao? Lại nữa, ta có thể chuyển ơn toàn xá đó cho các linh hồn đã qua đời mà. Nên ta cần lãnh nhận càng nhiều ơn toàn xá thì càng tốt; vừa tốt cho mình lại có thể cứu giúp các linh hồn.
Dù ta có chuyển ơn toàn xá đó cho các linh hồn, nhưng các Ngài có được hưởng hết hay chỉ một phần là do Chúa quyết định; Chúa xem họ có đáng được hưởng hay không. Vì các ngài bây giờ như “người ở trong tù” vậy. Trong Năm thánh, ta có thể nhận được nhiều ơn toàn xá đó.
Như ta biết, các phạm nhân bị kết án tù, có lúc họ được ân xá, cho về trước thời hạn hay giảm án; giảm từ tử hình xuống chung thân chẳng hạn. Bị kết án, tất nhiên là do họ phạm tội rồi. Tội nhẹ thì từ mấy tháng; nặng thì mấy năm; nghiêm trọng thì bị tử hình. Nhưng có những dịp đặc biệt như lễ Quốc khánh, hay sinh nhật Vua,…họ được ân xá.
Nhưng ai được ân xá? Không phải hết mọi phạm nhân đều được ân xá, chỉ những phạm nhân nào biết ăn năn, hối cải và tích cực làm việc để đền bù những tội lỗi do mình gây ra và họ làm đơn xin ân xá.
Cũng vậy, Năm thánh là dịp rất đặc biệt để ta lãnh nhận ân xá. Con người ai cũng phạm tội nên đều là phạm nhân và mong được ân xá. Ta muốn lãnh nhận ân xá, trước tiên ta cũng phải nhận biết con người yếu đuối và tội lỗi của mình và cố gắng sống tốt hơn. Sau là ta “làm đơn”. Làm đơn có nghĩa là tôi muốn được ân xá. Mình muốn lãnh nhận ân xá thì phải có ý muốn lãnh nhận và làm theo cách Giáo quyền chỉ định, như xưng tội, rước lễ; đi viếng nhà thờ đã được chỉ định thì ta mới được lãnh ân xá. Mỗi ngày chỉ lãnh được một lần thôi.
Đến viếng nhà thờ ta đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Đọc kinh Năm thánh là cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, vì chính Ngài đã đặt ra kinh này.
Về việc xưng tội thì sao? Chẳng lẽ ngày nào ta cũng đi xưng tội, nếu ngày nào ta cũng đi viếng nhà thờ và muốn lãnh nhận ân xá. Ta chỉ xưng tội khi cần thiết hoặc mắc tội trọng; còn ta đang sống trong tình trạng ân sủng, có nghĩa là vẫn còn rước lễ thì không buộc phải xưng, ta vẫn đủ điều kiện đẻ lãnh nhận ân xá.(x.Giáo luật số 966).
Có phải ta cứ xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ là ta lãnh được ân xá không? Theo luật thì đúng là như vậy, nhưng không phải khi ta làm việc đó thì ta phải được, Chúa và Giáo Hội phải ban cho ta. Không, ân xá là ơn nhưng không của Chúa nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su và các thánh. Như các phạm nhân được ân xá, không phải cứ đến ngày Quốc khánh hay sinh nhật của Vua là họ phải được ân xá. Không, cái quan trọng là anh có cố gắng sống tốt, anh có ăn năn, hối cải không.
Cũng vậy, trong Năm thánh từ bi, ta phải noi gương Chúa, nghe lời Chúa dạy mà cũng có lòng từ bi như Chúa, biết tha thứ cho người khác; biết xót thương người khác thì ta mới có cơ may lãnh nhận được lòng từ bi và thương xót cũng như ân xá của Chúa.
Đó là lý do chính, là điều kiện tiên quyết để ta lãnh nhận được ân xá.
Còn việc xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ, điều đó nói lên rằng mình muốn lãnh nhận ân xá.
Nếu ta chỉ lo đi xưng tội, rước lễ, đi viếng nhà thờ mà không lo cải thiện đời sống; không lo sống tốt lành, công bằng thì ta cũng lãnh được ân xá đấy, nhưng lòng ta bị lủng, ân sủng, ân xá sẽ rơi ra hết; không giúp ích gì cho ta, cũng không xóa bỏ những hình phạt ta phải chịu. Ta có nên thánh, nên thiện đâu mà được lên thiên đàng. Lòng ta mà vẫn gian tà, độc ác; bất công, bất chính thì làm sao chứa đựng, làm sao giữ được ân sủng, ân xá đây.
Giáo Hội cố ý lập ra Năm thánh là để ta cố gắng sống tốt lành, sống thánh thiện hơn và ân xá như là phần thưởng khuyến khích ta cố gắng, chứ Năm thánh không chỉ cử hành để ban ân xá. Sự cố gắng đó là cả đời chứ không chỉ trong Năm thánh mà thôi.
Nếu ta không lo cải thiện đời sống mà nên thánh, nên thiện thì có lãnh nhận được ân xá bao nhiêu cũng không sinh ích cho ta bao nhiêu. Ta lãnh nhận ân xá vì luật chứ không vì Chúa, không vì yêu mến Chúa, yêu mến thiên đàng.. Lãnh nhận ân xá là để ta nên thánh, nên thiện mỗi ngày một hơn, nên ta hãy chú ý và ý thức mà lãnh nhận ân xá.
Ví như phạm nhân được ân xá, nhưng khi được tha về, anh ta lại phạm những tội như trước đây, thì anh ta sẽ bị bắt lại và lần này thì khó mà được ân xá. Ta cũng vậy, khi lãnh được ân xá mà ta vẫn cứ “chứng nào tật nấy”; không sửa đổi, không cải thiện, không nên thánh, không nên thiện chút nào, thử hỏi, ân xá đó có ích lợi gì cho ta; Năm thánh có ích gì cho ta?
Bởi đó thật là hồng phúc và hạnh phúc cho ta khi được sống trong Năm thánh từ bi, ta hãy tận dụng hết khả năng mình có để lãnh thật nhiều ân xá. Ta sẽ được xóa bỏ nhiều những hình phạt ta phải chịu ở đời và ở luyện ngục đời sau và nhất là giúp ta nên thánh, nên thiện mỗi ngày.
Quả thật, Năm thánh là năm hồng phúc, năm hạnh phúc cho ta. Năm Hồng phúc vì ta có thể lãnh nhận được phúc lớn, phúc vĩ đại. Vì HỒNG là lớn, là vĩ đại mà. Năm thánh là năm hạnh phúc, vì ta sẽ được xóa bỏ những hình phạt do tội ta phạm. Tội thì ta được tha nơi bí tích giải tội; còn các hình phạt chỉ được xóa bỏ trong Năm thánh mà thôi. Thế thì hạnh phúc biết bao cho ta, khi có được nhiều ân xá. Không chỉ cho riêng ta, mà ta còn có thể nhường, có thể tặng ân xá đó cho những người thân đã qua đời nữa. Cho ông bà, cho cha mẹ, cho anh chị em, cho bạn bè thân thuộc của ta đã qua đời chẳng hạn. Còn người còn sống thì không được. Vì họ cũng có khả năng lãnh nhận ân xá mà. Họ phải tự lãnh cho mình. Có ai cho tiền giúp cho người giàu hay người khỏe mạnh bao giờ?
Ta hãy nhận ra tất cả những điều đó để Năm thánh từ bi trở thành Năm Hồng phúc của đời ta và là Năm hạnh phúc của ta.
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
Chia sẻ tình thương và niềm vui của chúa cho tha nhân
Lm. Đan Vinh
10:35 11/12/2015
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG C
Xp 3,14-18a ; Pl 4,4-7 ; Lc 3,10-18
CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG VÀ NIỀM VUI CỦA CHÚA CHO THA NHÂN
I HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 3,10-18
(10) Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (11) Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”. (12) Cũng có những người thu thuế đến chịu phép Rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” (13) Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”. (14) Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”.(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng là Đấng Mê-si-a! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa. (17) Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào Lửa không hề tắt mà đốt đi”. (18) Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin mừng cho họ.
2. Ý CHÍNH: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Bài Tin mừng hôm nay gồm có 3 câu trả lời cho ba hạng người về những việc họ phải làm để sám hối: dân chúng phải chia sẻ cơm áo cho người nghèo, người thu thuế phải ăn ở công bình và binh lính phải biết tôn trọng tha nhân. Gio-an cho biết phép rửa bằng nước của ông chỉ là một phương thế chuẩn bị lòng trí dân chúng để họ được lãnh phép rửa mới trong Thánh Thần và Lửa, do Đấng Thiên Sai sắp đến thực hiện, mà ông không đáng làm nô lệ cho Người. Người sẽ xét xử để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ vào ngày tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 10-11: + “Ai có hai áo thì chia cho người không có”...: Chia sẻ cơm áo vật chất cụ thể là một yêu cầu tối thiểu mà dân chúng phải làm để biểu lộ lòng sám hối.
- C 12-14: + Những người thu thế: Bọn người này thường bị dân chúng khinh thường thù ghét, vì họ đã cộng tác thu thuế cho người Rô-ma. Rồi khi làm việc này, họ còn sách nhiễu dân chúng. Họ bị dân chúng liệt vào loại người tội lỗi công khai (x. Lc 5,30). Gio-an khuyên họ phải tránh bóc lột kẻ khác bất công và không được tham lam thu quá mức thuế quy định. + Binh lính: Đây chắc không phải là binh lính Rô-ma vốn chỉ ở trong đồn binh, chứ không đi trà trộn với đám đông dân chúng. Đây cũng không phải lính Do thái, vì ngừơi Rô-ma cấm nước bị chiếm đóng tổ chức quân đội. Có lẽ đây là dân quân tự vệ thường đi theo bảo vệ người thu thuế. Họ là những người vừa có sức mạnh lại vừa có khí giới, nên thường hiếp đáp kẻ yếu, nên bị dân chúng căm ghét giống như bọn thu thuế tội lỗi. Khi gọi bọn người này là binh lính, có lẽ Lu-ca muốn nói lên tính phổ quát của lời rao giảng của Gioan Tiền Sứ. Tuy không buộc họ phải đổi nghề, nhưng ông khuyên họ phải giữ công bình, tránh cáo gian bách hại người vô tội và hãy bằng lòng với đồng lương của mình.
- C 15-16: + Đấng Mê-si-a: Chữ Hy lạp Chris-tos có nghĩa là “Người được xức dầu”, tương đương với chữ Mê-si-a trong tiếng Do thái (nghĩa là Đấng Thiên Sai). Ở đây tác giả Tin mừng dùng từ Mê-si-a vì ông viết Tin Mừng cho người Do thái theo đạo Công Giáo. Tuy nhiên dân Do thái khi ấy lại hiểu từ Mê-si-a theo nghĩa ái quốc cực đoan. Họ mong chờ Đấng Thiên Sai đến lãnh đạo dân chống lại ách thống trị của ngoại bang (x Lc 23,2). + Cởi quai dép: Đây là hành vi phục vụ dành cho nô lệ ngoại quốc. Người Do thái không có quyền đòi người giúp việc Do thái làm điều này, vì họ là“dòng dõi tổ phụ Áp-ra-ham”, và thuộc dân được Chúa chọn (x. Ga 8,33).
- C 17-18: + Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Gio-an mô tả Đấng Mê-si-a như một vị Thẩm Phán của ngày tận thế: Đấng Thẩm Phán sẽ đến tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, giống như chủ ruộng tách lúa thóc khỏi rơm rạ. + Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm...: Sau khi đập lúa trước gió, hạt thóc nặng hơn sẽ rơi xuống thúng và được cất vào kho, còn rơm rạ nhẹ hơn sẽ bay ra ngòai thúng và sẽ bị thu gom thiêu đốt trong lửa (x Gr 15,7). Cũng vậy, trong ngày thẩm phán, kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc trong Nước Thiên Chúa, còn kẻ ác làm tay sai cho ma quỷ sẽ bị phạt trong lửa không hề tắt là hỏa ngục muôn đời (x. Is 66,24; Mc 9,43.48).
4. CÂU HỎI: 1) Tại sao người thu thuế và binh lính lại bị dân chúng khinh khi thù ghét? 2) Dân Do thái thời Đức Giê-su trông mong Đấng Mê-si-a đến để làm gì? 3) Gio-an đã khuyên đám đông dân chúng, những người thu thuế và binh lính phải sám hối cụ thể thế nào để chuẩn bị đón Đấng Mê-si-a sắp đến? 4) Gio-an cho biết sứ mệnh của Đấng Mê-si-a ra sao?
II SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ÔNG GIÀ NOEL CÓ THẬT KHÔNG ?
Tháng 9 năm 1987, một bé gái tên là Virginia đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già Noel như sau: Ông già Noel có thật không?
Vài ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: “Virginia yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già Noel. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.
Virginia ạ! Ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại, nhờ đó cuộc sống của cháu sẽ trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào?...”.
Được biết ông già Noel là một nhân vật lịch sử có thật. Người Anh gọi ngài là Thánh Nicola (Santa Claus). Thánh Giám mục Nicola nầy được mừng lễ ngày 6/12 mỗi năm trước lễ Giáng Sinh. Còn người Pháp lại gọi ngài cách thân mật là Cha Noel, vì ngài có liên hệ nhiều với lễ Noel, nhất là với trẻ em. Các em được kể rằng nếu chúng ngoan, ông già Noel sẽ đến thăm chui vào nhà qua lò sưởi, vào phòng ngủ của chúng, bỏ bánh kẹo vào những chiếc giày của chúng để bên lò sưởi hay bỏ vào những chiếc vớ các em treo ở chân giường…
Ông già Noel sẽ tiếp tục công việc làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc trong Mùa Giáng Sinh. Lời Chúa Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay cũng mời gọi chúng ta “Hãy vui lên”. Không phải vui vì quà tặng, vì những thiệp chúc mừng, vì ánh đèn ngôi sao lấp lánh, vì những máng cỏ với Chúa Hài đồng xinh xinh… Những niềm vui vẻ bên ngoài ấy sẽ qua mau sau ngày lễ, còn niềm vui đích thực trong tâm hồn chúng ta sẽ còn mãi, ngay cả những lúc ta cảm thấy lo âu chán chường hay những khi gặp thất bại rủi ro. Niềm vui Giáng Sinh sẽ bén rễ sâu trong lòng chúng ta nhờ trung thành đọc Lời Chúa và cầu nguyện với Lời Chúa trong giờ kinh tối mỗi ngày.
2) HÃY LUÔN NGHĨ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI BẤT HẠNH:
Một hôm có một thương gia vào một quán ăn bên đường để dùng bữa trưa. Khi ngồi xuống chiếc bàn còn trống thì phát hiện một bé gái độ 12 tuổi, áo quần cũ rách đang đứng ngoài cửa sổ nhìn vào bàn ăn và ngửa tay ra xin bố thí. Thấy mặt cô bé tái xanh và tay chân run rẩy vì đói, ông thương gia động lòng thương. Ông tiến lại gần bên cầm lấy tay cô bé, rồi mời cô cùng vào ngồi ăn chung bàn với mình. Nhưng thật bất ngờ: cô bé cương quyết từ chối. Gặng hỏi mãi em mới nói lí nhí như sau: “Thưa ông, cháu cám ơn ông đã tôn trọng cho cháu được ngồi ăn chung bàn với ông. Nhưng làm sao cháu có thể ăn được đang khi thằng em của cháu cũng đang đói và đang đứng kia!” Nhìn theo tay em chỉ, ông thương gia thấy một bé trai thân hình gầy gò ốm yếu, quần áo lôi thôi nhơ bẩn, đang đứng bên cửa sổ đối diện và cặp mắt đang nhìn cách thèm thuồng vào bàn đầy thức ăn ngon lành trong quán. Chung quanh bàn ăn là năm thanh niên nam nữ đang ngồi ăn uống thoải mái nói cười vui vẻ, không ai thèm để ý đến cậu bé đói khát đang đứng ngay bên.
Câu nói của cô bé nghèo trong câu chuyện trên : “Làm sao cháu có thể ngồi ăn chung với ông được, đang khi còn thằng em của cháu cũng đang bị đói và đang đứng đàng kia!”, là lời nhắc nhở mỗi tín hữu chúng ta hãy suy nghĩ dưới góc độ Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót và thành tâm sám hối bằng cách quảng đại chia sẻ cụ thể trong những ngày mừng Giáng Sinh sắp tới.
3. THẢO LUẬN: 1) Hãy cho biết trong hai nhân đức công bình và bác ái thì nhân đức nào quan trọng hơn và phải được ưu tiên thực hiện? 2) Để chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến, trong những ngày mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ chứng tỏ là ngôn sứ của lòng Chúa Thương Xót như thế nào đối với cha mẹ, thày dạy, anh chị em, bạn bè hay người nghèo khó chung quanh?
4. SUY NIỆM:
Tin mừng CN III Mùa Vọng hôm nay ghi lại việc Gioan Tẩy Giả loan báo tin vui về Đấng Cứu thế sắp xuất hiện, Đấng mà ông không đáng cởi quai dép cho Người (x. Lc 3, 15-18). Trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này, noi gương ngôn sứ Gioan, chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến ?
1) SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CHO ĐẤNG THIÊN SAI CỦA GIO-AN TẨY GIẢ:
Dân chúng nghĩ Gio-an là Đấng Thiên Sai Mê-si-a, nhưng chính ông lại phủ nhận và khẳng định mình không phải Đấng Mê-si-a nhưng chỉ là kẻ đi trước dọn đường cho Người. Ông tiên báo về Người đến sau nhưng lại có trước ông, cao cả hơn ông và ông không đáng hầu hạ Người. Đấng ấy sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa. Người sẽ xét xử mọi người, giống như người nông dân sàng sảy sân lúa sau mùa gặt: Lúa tốt thì chất vào kho, còn trấu rơm thì thiêu cháy trong lò lửa không hề tắt (x Mt 3,11-12). Khi Đức Giê-su xuất hiện, Gio-an đã làm phép rửa cho Người và nhận biết Người chính là Đấng Thiên Sai. Sau đó ông đã giới thiệu Người cho các đồ đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy, nên xin chứng nhận rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,29.34). Ông cũng tỏ ra khiêm tốn khi đề cao Đức Giê-su với các môn đệ: “Người cần phải lớn lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2) ANH EM HÃY VUI LUÔN TRONG CHÚA VÀ CHIA SẺ NIỀM VUI CHO THA NHÂN (x. Pl 4,4):
Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Gaudete - “Hãy vui lên”. Đạo Công Giáo là đạo của niềm vui và thể hiện qua phẩm phục chủ tế mặc trong thánh lễ hôm nay là mầu hồng thay vì mầu tím. Hai ngàn năm trước, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người để công bố cho nhân loại một tin mừng, đó là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Tin mừng này khởi đầu từ máng cỏ Belem qua lời thiên thần báo tin cho các mục đồng: “Đây ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11). Tin mừng ấy sẽ đạt đến đỉnh điểm khi Đức Giêsu chịu chết trên thập giá và được Thiên Chúa siêu tôn bằng việc cho Người sống lại và đặt Người làm Chúa Tể muôn loài (x.Pl 2,8-11). Niềm vui này phải được chứa đầy trong tâm hồn mỗi người chúng ta và phải được biểu lộ không những bằng các việc đạo đức ở nhà thờ mà chủ yếu qua thái độ ứng xử vui tươi khoan dung và sẵn sàng chia sẻ niềm vui cho mọi người như lời thánh Phanxicô Salêsiô: “Một ông thánh buồn rầu là một ông thánh đáng buồn! ”. Ước chi mỗi người chúng ta cảm nhận được niềm vui thánh thiện của Chúa trong Chúa Nhật hôm nay và làm nhiều việc bác ái cụ thể để chia sẻ niềm vui cho tha nhân trong mùa Giáng Sinh sắp tới.
3) CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ ĐỂ DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA ĐẾN HÔM NAY ?:
Trong những ngày Mùa Vọng này Hội Thánh cũng mời gọi chúng ta hãy hồi tâm sám hối. Sám hối không những bằng việc tham dự các buổi tĩnh tâm và dọn mình xưng tôi, mà quan trọng hơn là sự quyết tâm thay đổi đời sống bằng việc lắng nghe Lời Chúa với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Tránh làm theo ý riêng do ma quỷ cám dỗ hoặc theo thói thế gian, nhưng biết noi theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su tóm lại như sau:
+ “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”: Áo mặc và của ăn ở đây có thể là một số tiền ủng hộ cho việc “Làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”, là tổ chức quyên góp để thăm viếng chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo khó, săn sóc những ai đau liệt, là lắng nghe và đồng cảm, ủi an những người gặp thất bại đau khổ trong cuộc sống. Câu nói của cô bé nghèo trong câu chuyện trên : “Làm sao cháu có thể ngồi ăn chung với ông được, đang khi thằng em của cháu cũng đang bị đói đang đứng đàng kia!”. Đây cũng là lời nhắc nhở mõi chúng ta hãy xét lại mình và thành tâm sám hối bằng cách quan tâm chia sẻ cụ thể, để mang lại niềm vui cho những người bất hạnh bên cạnh chúng ta.
+ “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”: Đức bác ái cần phải đi đôi với đức công bình bằng những hành động cụ thể như: Không dối trá lường gạt người khác, không làm hàng gian hàng giả, nhưng phải luôn buôn ngay bán thật. Tránh nói thêm nói bớt nhưng luôn trung thực trong quan hệ giao tiếp hằng ngày và trong việc làm ăn kinh tế với tha nhân.
+ “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”: Cần tránh thái độ “lấy thịt đè người” hoặc “Cả vú lấp miệng em” thể hiện qua thái độ quan liêu hách dịch, hà hiếp bóc lột những người “thân yếu thế cô”. Cũng cần sử dụng chức vụ quyền bính để phục vụ tha nhân thay vì lạm dụng quyền hạn để trục lợi cho mình và phe nhóm cục bộ. Tránh hẹn hết lần này đến lần khác hoặc bắt người xin phải chờ đợi hàng giờ trong khi công việc phục vụ thực sự chỉ cần giải quyết trong giây lát.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊSU. Xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh bằng việc quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh như lời thánh Gioan hôm nay: “Ai có hai áo, hãy nhường cho người không có. Ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Xin cho chúng con luôn ý thức giữ đức công bình khi giao tiếp làm ăn buôn bán, như thánh Gioan đã khuyên những người thu thuế: “Các người đừng đòi gì quá mức đã ấn định”. Cho chúng con biết tôn trọng tha nhân qua cách ứng xử vui vẻ lễ độ, để thực hành lời thánh Gio-an khuyên các binh lính: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai và hãy bằng lòng với số lương của mình”. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ đón nhận được niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng sinh và cho chúng con chu toàn sứ vụ làm chứng nhân của tình thương trong Năm Thánh kính lòng Chúa thương xót này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Xp 3,14-18a ; Pl 4,4-7 ; Lc 3,10-18
CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG VÀ NIỀM VUI CỦA CHÚA CHO THA NHÂN
I HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 3,10-18
(10) Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (11) Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”. (12) Cũng có những người thu thuế đến chịu phép Rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” (13) Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”. (14) Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”.(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng là Đấng Mê-si-a! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa. (17) Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào Lửa không hề tắt mà đốt đi”. (18) Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin mừng cho họ.
2. Ý CHÍNH: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Bài Tin mừng hôm nay gồm có 3 câu trả lời cho ba hạng người về những việc họ phải làm để sám hối: dân chúng phải chia sẻ cơm áo cho người nghèo, người thu thuế phải ăn ở công bình và binh lính phải biết tôn trọng tha nhân. Gio-an cho biết phép rửa bằng nước của ông chỉ là một phương thế chuẩn bị lòng trí dân chúng để họ được lãnh phép rửa mới trong Thánh Thần và Lửa, do Đấng Thiên Sai sắp đến thực hiện, mà ông không đáng làm nô lệ cho Người. Người sẽ xét xử để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ vào ngày tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 10-11: + “Ai có hai áo thì chia cho người không có”...: Chia sẻ cơm áo vật chất cụ thể là một yêu cầu tối thiểu mà dân chúng phải làm để biểu lộ lòng sám hối.
- C 12-14: + Những người thu thế: Bọn người này thường bị dân chúng khinh thường thù ghét, vì họ đã cộng tác thu thuế cho người Rô-ma. Rồi khi làm việc này, họ còn sách nhiễu dân chúng. Họ bị dân chúng liệt vào loại người tội lỗi công khai (x. Lc 5,30). Gio-an khuyên họ phải tránh bóc lột kẻ khác bất công và không được tham lam thu quá mức thuế quy định. + Binh lính: Đây chắc không phải là binh lính Rô-ma vốn chỉ ở trong đồn binh, chứ không đi trà trộn với đám đông dân chúng. Đây cũng không phải lính Do thái, vì ngừơi Rô-ma cấm nước bị chiếm đóng tổ chức quân đội. Có lẽ đây là dân quân tự vệ thường đi theo bảo vệ người thu thuế. Họ là những người vừa có sức mạnh lại vừa có khí giới, nên thường hiếp đáp kẻ yếu, nên bị dân chúng căm ghét giống như bọn thu thuế tội lỗi. Khi gọi bọn người này là binh lính, có lẽ Lu-ca muốn nói lên tính phổ quát của lời rao giảng của Gioan Tiền Sứ. Tuy không buộc họ phải đổi nghề, nhưng ông khuyên họ phải giữ công bình, tránh cáo gian bách hại người vô tội và hãy bằng lòng với đồng lương của mình.
- C 15-16: + Đấng Mê-si-a: Chữ Hy lạp Chris-tos có nghĩa là “Người được xức dầu”, tương đương với chữ Mê-si-a trong tiếng Do thái (nghĩa là Đấng Thiên Sai). Ở đây tác giả Tin mừng dùng từ Mê-si-a vì ông viết Tin Mừng cho người Do thái theo đạo Công Giáo. Tuy nhiên dân Do thái khi ấy lại hiểu từ Mê-si-a theo nghĩa ái quốc cực đoan. Họ mong chờ Đấng Thiên Sai đến lãnh đạo dân chống lại ách thống trị của ngoại bang (x Lc 23,2). + Cởi quai dép: Đây là hành vi phục vụ dành cho nô lệ ngoại quốc. Người Do thái không có quyền đòi người giúp việc Do thái làm điều này, vì họ là“dòng dõi tổ phụ Áp-ra-ham”, và thuộc dân được Chúa chọn (x. Ga 8,33).
- C 17-18: + Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Gio-an mô tả Đấng Mê-si-a như một vị Thẩm Phán của ngày tận thế: Đấng Thẩm Phán sẽ đến tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, giống như chủ ruộng tách lúa thóc khỏi rơm rạ. + Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm...: Sau khi đập lúa trước gió, hạt thóc nặng hơn sẽ rơi xuống thúng và được cất vào kho, còn rơm rạ nhẹ hơn sẽ bay ra ngòai thúng và sẽ bị thu gom thiêu đốt trong lửa (x Gr 15,7). Cũng vậy, trong ngày thẩm phán, kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc trong Nước Thiên Chúa, còn kẻ ác làm tay sai cho ma quỷ sẽ bị phạt trong lửa không hề tắt là hỏa ngục muôn đời (x. Is 66,24; Mc 9,43.48).
4. CÂU HỎI: 1) Tại sao người thu thuế và binh lính lại bị dân chúng khinh khi thù ghét? 2) Dân Do thái thời Đức Giê-su trông mong Đấng Mê-si-a đến để làm gì? 3) Gio-an đã khuyên đám đông dân chúng, những người thu thuế và binh lính phải sám hối cụ thể thế nào để chuẩn bị đón Đấng Mê-si-a sắp đến? 4) Gio-an cho biết sứ mệnh của Đấng Mê-si-a ra sao?
II SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ÔNG GIÀ NOEL CÓ THẬT KHÔNG ?
Tháng 9 năm 1987, một bé gái tên là Virginia đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già Noel như sau: Ông già Noel có thật không?
Vài ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: “Virginia yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già Noel. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.
Virginia ạ! Ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại, nhờ đó cuộc sống của cháu sẽ trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào?...”.
Được biết ông già Noel là một nhân vật lịch sử có thật. Người Anh gọi ngài là Thánh Nicola (Santa Claus). Thánh Giám mục Nicola nầy được mừng lễ ngày 6/12 mỗi năm trước lễ Giáng Sinh. Còn người Pháp lại gọi ngài cách thân mật là Cha Noel, vì ngài có liên hệ nhiều với lễ Noel, nhất là với trẻ em. Các em được kể rằng nếu chúng ngoan, ông già Noel sẽ đến thăm chui vào nhà qua lò sưởi, vào phòng ngủ của chúng, bỏ bánh kẹo vào những chiếc giày của chúng để bên lò sưởi hay bỏ vào những chiếc vớ các em treo ở chân giường…
Ông già Noel sẽ tiếp tục công việc làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc trong Mùa Giáng Sinh. Lời Chúa Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay cũng mời gọi chúng ta “Hãy vui lên”. Không phải vui vì quà tặng, vì những thiệp chúc mừng, vì ánh đèn ngôi sao lấp lánh, vì những máng cỏ với Chúa Hài đồng xinh xinh… Những niềm vui vẻ bên ngoài ấy sẽ qua mau sau ngày lễ, còn niềm vui đích thực trong tâm hồn chúng ta sẽ còn mãi, ngay cả những lúc ta cảm thấy lo âu chán chường hay những khi gặp thất bại rủi ro. Niềm vui Giáng Sinh sẽ bén rễ sâu trong lòng chúng ta nhờ trung thành đọc Lời Chúa và cầu nguyện với Lời Chúa trong giờ kinh tối mỗi ngày.
2) HÃY LUÔN NGHĨ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI BẤT HẠNH:
Một hôm có một thương gia vào một quán ăn bên đường để dùng bữa trưa. Khi ngồi xuống chiếc bàn còn trống thì phát hiện một bé gái độ 12 tuổi, áo quần cũ rách đang đứng ngoài cửa sổ nhìn vào bàn ăn và ngửa tay ra xin bố thí. Thấy mặt cô bé tái xanh và tay chân run rẩy vì đói, ông thương gia động lòng thương. Ông tiến lại gần bên cầm lấy tay cô bé, rồi mời cô cùng vào ngồi ăn chung bàn với mình. Nhưng thật bất ngờ: cô bé cương quyết từ chối. Gặng hỏi mãi em mới nói lí nhí như sau: “Thưa ông, cháu cám ơn ông đã tôn trọng cho cháu được ngồi ăn chung bàn với ông. Nhưng làm sao cháu có thể ăn được đang khi thằng em của cháu cũng đang đói và đang đứng kia!” Nhìn theo tay em chỉ, ông thương gia thấy một bé trai thân hình gầy gò ốm yếu, quần áo lôi thôi nhơ bẩn, đang đứng bên cửa sổ đối diện và cặp mắt đang nhìn cách thèm thuồng vào bàn đầy thức ăn ngon lành trong quán. Chung quanh bàn ăn là năm thanh niên nam nữ đang ngồi ăn uống thoải mái nói cười vui vẻ, không ai thèm để ý đến cậu bé đói khát đang đứng ngay bên.
Câu nói của cô bé nghèo trong câu chuyện trên : “Làm sao cháu có thể ngồi ăn chung với ông được, đang khi còn thằng em của cháu cũng đang bị đói và đang đứng đàng kia!”, là lời nhắc nhở mỗi tín hữu chúng ta hãy suy nghĩ dưới góc độ Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót và thành tâm sám hối bằng cách quảng đại chia sẻ cụ thể trong những ngày mừng Giáng Sinh sắp tới.
3. THẢO LUẬN: 1) Hãy cho biết trong hai nhân đức công bình và bác ái thì nhân đức nào quan trọng hơn và phải được ưu tiên thực hiện? 2) Để chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến, trong những ngày mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ chứng tỏ là ngôn sứ của lòng Chúa Thương Xót như thế nào đối với cha mẹ, thày dạy, anh chị em, bạn bè hay người nghèo khó chung quanh?
4. SUY NIỆM:
Tin mừng CN III Mùa Vọng hôm nay ghi lại việc Gioan Tẩy Giả loan báo tin vui về Đấng Cứu thế sắp xuất hiện, Đấng mà ông không đáng cởi quai dép cho Người (x. Lc 3, 15-18). Trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này, noi gương ngôn sứ Gioan, chúng ta sẽ làm gì cụ thể để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến ?
1) SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CHO ĐẤNG THIÊN SAI CỦA GIO-AN TẨY GIẢ:
Dân chúng nghĩ Gio-an là Đấng Thiên Sai Mê-si-a, nhưng chính ông lại phủ nhận và khẳng định mình không phải Đấng Mê-si-a nhưng chỉ là kẻ đi trước dọn đường cho Người. Ông tiên báo về Người đến sau nhưng lại có trước ông, cao cả hơn ông và ông không đáng hầu hạ Người. Đấng ấy sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa. Người sẽ xét xử mọi người, giống như người nông dân sàng sảy sân lúa sau mùa gặt: Lúa tốt thì chất vào kho, còn trấu rơm thì thiêu cháy trong lò lửa không hề tắt (x Mt 3,11-12). Khi Đức Giê-su xuất hiện, Gio-an đã làm phép rửa cho Người và nhận biết Người chính là Đấng Thiên Sai. Sau đó ông đã giới thiệu Người cho các đồ đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy, nên xin chứng nhận rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,29.34). Ông cũng tỏ ra khiêm tốn khi đề cao Đức Giê-su với các môn đệ: “Người cần phải lớn lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2) ANH EM HÃY VUI LUÔN TRONG CHÚA VÀ CHIA SẺ NIỀM VUI CHO THA NHÂN (x. Pl 4,4):
Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Gaudete - “Hãy vui lên”. Đạo Công Giáo là đạo của niềm vui và thể hiện qua phẩm phục chủ tế mặc trong thánh lễ hôm nay là mầu hồng thay vì mầu tím. Hai ngàn năm trước, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người để công bố cho nhân loại một tin mừng, đó là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Tin mừng này khởi đầu từ máng cỏ Belem qua lời thiên thần báo tin cho các mục đồng: “Đây ta báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11). Tin mừng ấy sẽ đạt đến đỉnh điểm khi Đức Giêsu chịu chết trên thập giá và được Thiên Chúa siêu tôn bằng việc cho Người sống lại và đặt Người làm Chúa Tể muôn loài (x.Pl 2,8-11). Niềm vui này phải được chứa đầy trong tâm hồn mỗi người chúng ta và phải được biểu lộ không những bằng các việc đạo đức ở nhà thờ mà chủ yếu qua thái độ ứng xử vui tươi khoan dung và sẵn sàng chia sẻ niềm vui cho mọi người như lời thánh Phanxicô Salêsiô: “Một ông thánh buồn rầu là một ông thánh đáng buồn! ”. Ước chi mỗi người chúng ta cảm nhận được niềm vui thánh thiện của Chúa trong Chúa Nhật hôm nay và làm nhiều việc bác ái cụ thể để chia sẻ niềm vui cho tha nhân trong mùa Giáng Sinh sắp tới.
3) CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ ĐỂ DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA ĐẾN HÔM NAY ?:
Trong những ngày Mùa Vọng này Hội Thánh cũng mời gọi chúng ta hãy hồi tâm sám hối. Sám hối không những bằng việc tham dự các buổi tĩnh tâm và dọn mình xưng tôi, mà quan trọng hơn là sự quyết tâm thay đổi đời sống bằng việc lắng nghe Lời Chúa với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Tránh làm theo ý riêng do ma quỷ cám dỗ hoặc theo thói thế gian, nhưng biết noi theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su tóm lại như sau:
+ “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”: Áo mặc và của ăn ở đây có thể là một số tiền ủng hộ cho việc “Làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”, là tổ chức quyên góp để thăm viếng chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo khó, săn sóc những ai đau liệt, là lắng nghe và đồng cảm, ủi an những người gặp thất bại đau khổ trong cuộc sống. Câu nói của cô bé nghèo trong câu chuyện trên : “Làm sao cháu có thể ngồi ăn chung với ông được, đang khi thằng em của cháu cũng đang bị đói đang đứng đàng kia!”. Đây cũng là lời nhắc nhở mõi chúng ta hãy xét lại mình và thành tâm sám hối bằng cách quan tâm chia sẻ cụ thể, để mang lại niềm vui cho những người bất hạnh bên cạnh chúng ta.
+ “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”: Đức bác ái cần phải đi đôi với đức công bình bằng những hành động cụ thể như: Không dối trá lường gạt người khác, không làm hàng gian hàng giả, nhưng phải luôn buôn ngay bán thật. Tránh nói thêm nói bớt nhưng luôn trung thực trong quan hệ giao tiếp hằng ngày và trong việc làm ăn kinh tế với tha nhân.
+ “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”: Cần tránh thái độ “lấy thịt đè người” hoặc “Cả vú lấp miệng em” thể hiện qua thái độ quan liêu hách dịch, hà hiếp bóc lột những người “thân yếu thế cô”. Cũng cần sử dụng chức vụ quyền bính để phục vụ tha nhân thay vì lạm dụng quyền hạn để trục lợi cho mình và phe nhóm cục bộ. Tránh hẹn hết lần này đến lần khác hoặc bắt người xin phải chờ đợi hàng giờ trong khi công việc phục vụ thực sự chỉ cần giải quyết trong giây lát.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊSU. Xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh bằng việc quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh như lời thánh Gioan hôm nay: “Ai có hai áo, hãy nhường cho người không có. Ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Xin cho chúng con luôn ý thức giữ đức công bình khi giao tiếp làm ăn buôn bán, như thánh Gioan đã khuyên những người thu thuế: “Các người đừng đòi gì quá mức đã ấn định”. Cho chúng con biết tôn trọng tha nhân qua cách ứng xử vui vẻ lễ độ, để thực hành lời thánh Gio-an khuyên các binh lính: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai và hãy bằng lòng với số lương của mình”. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ đón nhận được niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng sinh và cho chúng con chu toàn sứ vụ làm chứng nhân của tình thương trong Năm Thánh kính lòng Chúa thương xót này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Thương xót
Lm Vũđình Tường
22:19 11/12/2015
Từ ngàn xưa, từ thuở tạo thiên lập địa Thiên Chúa đầy lòng xót thương. Điều này không có gì mới lạ bởi tình yêu Chúa tạo dựng vũ trụ và con người và khi con người sa ngã Chúa không nỡ hủy diệt bởi Chúa nhân từ, đầy xót thương. Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu năm thánh năm ‘Lòng Chúa thương xót’ với mục đích gợi nhớ cho mọi người trở về với lòng Chúa xót thương. Ngài mời gọi con người nhớ lại lòng Chúa xót thương mà trở về với tình yêu Chúa. Tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới, nạn khủng bố khắp nơi, nhiều nơi coi mạng con người rẻ mạt, giá trị gia đình chao đảo, thuần phong mĩ tục trộn chung với tà dục trong tâm trí các bạn trẻ. Chính những điều này làm nhiều người cảm thấy lòng Chúa xót thương xa vời vợi. Đức Thánh Cha mở cửa thánh khai mạc năm thánh, năm ‘Lòng Chúa xót thương’ nhắc toàn thể nhân loại lòng Chúa xót thương không bao giờ vơi, Chúa không bao giờ xa dân Ngài chọn. Con người không cảm thấy lòng Chúa nhân từ vì lòng con người từ bỏ, lánh xa lòng Chúa xót thương, còn chính Chúa luôn gần kề, luôn ban ơn cho những tâm hồn thành tâm tìm kiếm. Sách Xuất Hành 34,6 ghi lại biến cố khi Môisen hỏi Chúa là đấng nào. Ngài đáp Ngài là "Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, chậm bất bình, giầu bác ái và trung tín với lời Ngài."
Năm Lòng Chúa Xót Thương mời gọi con người nhìn lại, xét lòng mình để nhận ra lòng Chúa xót thương. Con người không nhận ra lòng Chúa xót thương bởi người ta trộn chung tình yêu Chúa với mọi thứ trong xã hội và trong cuộc sống. Xét mình chính là tìm tiếm, bới vạch, mò tìm cho thấy điều gì trong cuộc sống đang phủ lấp lòng Chúa xót thương trong đời. Thiếu nhìn lại, không chịu tìm tòi, hay xét mình sơ sài, qua loa, chóng quánh sẽ không nhận ra lòng Chúa xót thương trong cuộc sống. Mỗi lần tham dự thánh lễ phần kinh thương xót cho thấy bao nhiêu cách cầu xin đều chú trọng đến lòng Chúa xót thương. Kinh thương xót nhắc chúng ta lòng Chúa xót thương từ ngàn xưa và còn lưu lại cho mọi thế hệ. Thiên Chúa tỏ lòng xót thương bằng cách ban chính con Chúa cho thế giới mà nhân loại đang rộn rã chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh.
Chúa được sai đến để cứu những tâm hồn thống hối; Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta; Chúa đến kêu gọi muôn dân, muôn nước sống trong an bình của Chúa; Chúa hiện diện trong Lời Chúa và bí tích để thêm sức cho chúng ta; Chúa đến trong vinh quang mang ơn cứu độ cho dân Ngài; Chúa đến hoà giải con người với nhau và với Chúa; Chúa đến chữa lành, tha tội và san bằng ngăn cách; Chúa đến ban sự sống trường sinh cho dân Chúa; Chúa đến dọi ánh vinh quang vào chốn tối tăm; Chúa nuôi dưỡng dân bằng Mình và Máu thánh; Chúa đến chỉ đường cho ta tiến về nhà Cha.
Linh mục đại diện cộng đoàn xướng lên những lời cầu xin thắm thiết và kết thúc với lời ca tụng lòng Chúa xót thương. Xin Chúa Thương Xót Chúng Con và cộng đoàn lập lại lòng Chúa xót thương.
Lòng Chúa xót thương trải dài qua mọi thế hệ, luôn sẵn sàng đến với tâm hồn thống hối. Bởi thiếu thống hối sẽ không nhận ra lòng Chúa xót thương. Như thế thống hối là điều kiện tiên quyết nhận ra lòng Chúa xót thương. Bởi có thống hối mới có thứ tha và thứ tha xảy ra sau khi thống hối. Thống hối đi trước, thứ tha theo sau. Thứ tha đi sau thống hối và thống hối mở cửa chiếu sáng lòng Chúa xót thương. Lòng Chúa xót thương là món quà thiên quốc Chúa trao ban nhân loại. Phát quà cần có người nhận quà và cần nhận với tâm tình biết ơn bởi nhận quà với tâm tình biết ơn sẽ giúp tấm lòng bừng lên niềm vui. Quà thiên quốc giúp thay đổi lối sống thường nhật, từ bỏ nếp sống cũ và thay vào đó là nếp sống mới, khởi đầu thay đổi phát xuất từ tâm hồn, từ trong tim. Như thế quà thiên quốc giúp con người tái sinh, hoàn toàn đổi mới, trở thành con người mới thuộc về Thiên Chúa và do Thánh Thần Chúa hướng dẫn cuộc sống. Bề ngoài con người không thay đổi nhưng tâm hồn, lối suy nghĩ và cách xử thế đổi thay, hướng về Chúa nhiều hơn và yêu tha nhân hơn. Lòng Chúa xót thương biến đổi tâm hồn, từ trong ra ngoài, không phải từ ngoài vào trong. Thay đổi bề ngoài mà không thay đổi bên trong là dấu chỉ cho biết thay đổi đó đến từ vật chất, từ thế gian, không phải từ Chúa bởi lòng Chúa xót thương tác động từ trong tâm hồn, từ trong ra ngoài. Tiên tri Ezekel 36,24 nói đến một trái tim mới do lòng Chúa xót thương mang lại.
Ta sẽ cho ngươi một quả tim mới và đặt thần trí ta vào trong ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi quà tim bằng thịt thay thế quả tim chai đá trong ngươi.
Quà thiên quốc Chúa trao tặng nếu không đón nhận quà đó thuộc về chủ nó. Nhận quà mà không dùng đến quà đó sẽ không mang lại ích lợi thiết thực cho người nhận. Thay đổi xảy ra khi ta nhận quà thiên quốc với tâm tình tạ ơn và lắng nghe hướng dẫn, chỉ bảo quà thiên quốc hướng dẫn như thế mới đích thực nhận quà một cách khôn ngoan.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Năm Lòng Chúa Xót Thương mời gọi con người nhìn lại, xét lòng mình để nhận ra lòng Chúa xót thương. Con người không nhận ra lòng Chúa xót thương bởi người ta trộn chung tình yêu Chúa với mọi thứ trong xã hội và trong cuộc sống. Xét mình chính là tìm tiếm, bới vạch, mò tìm cho thấy điều gì trong cuộc sống đang phủ lấp lòng Chúa xót thương trong đời. Thiếu nhìn lại, không chịu tìm tòi, hay xét mình sơ sài, qua loa, chóng quánh sẽ không nhận ra lòng Chúa xót thương trong cuộc sống. Mỗi lần tham dự thánh lễ phần kinh thương xót cho thấy bao nhiêu cách cầu xin đều chú trọng đến lòng Chúa xót thương. Kinh thương xót nhắc chúng ta lòng Chúa xót thương từ ngàn xưa và còn lưu lại cho mọi thế hệ. Thiên Chúa tỏ lòng xót thương bằng cách ban chính con Chúa cho thế giới mà nhân loại đang rộn rã chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh.
Chúa được sai đến để cứu những tâm hồn thống hối; Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta; Chúa đến kêu gọi muôn dân, muôn nước sống trong an bình của Chúa; Chúa hiện diện trong Lời Chúa và bí tích để thêm sức cho chúng ta; Chúa đến trong vinh quang mang ơn cứu độ cho dân Ngài; Chúa đến hoà giải con người với nhau và với Chúa; Chúa đến chữa lành, tha tội và san bằng ngăn cách; Chúa đến ban sự sống trường sinh cho dân Chúa; Chúa đến dọi ánh vinh quang vào chốn tối tăm; Chúa nuôi dưỡng dân bằng Mình và Máu thánh; Chúa đến chỉ đường cho ta tiến về nhà Cha.
Linh mục đại diện cộng đoàn xướng lên những lời cầu xin thắm thiết và kết thúc với lời ca tụng lòng Chúa xót thương. Xin Chúa Thương Xót Chúng Con và cộng đoàn lập lại lòng Chúa xót thương.
Lòng Chúa xót thương trải dài qua mọi thế hệ, luôn sẵn sàng đến với tâm hồn thống hối. Bởi thiếu thống hối sẽ không nhận ra lòng Chúa xót thương. Như thế thống hối là điều kiện tiên quyết nhận ra lòng Chúa xót thương. Bởi có thống hối mới có thứ tha và thứ tha xảy ra sau khi thống hối. Thống hối đi trước, thứ tha theo sau. Thứ tha đi sau thống hối và thống hối mở cửa chiếu sáng lòng Chúa xót thương. Lòng Chúa xót thương là món quà thiên quốc Chúa trao ban nhân loại. Phát quà cần có người nhận quà và cần nhận với tâm tình biết ơn bởi nhận quà với tâm tình biết ơn sẽ giúp tấm lòng bừng lên niềm vui. Quà thiên quốc giúp thay đổi lối sống thường nhật, từ bỏ nếp sống cũ và thay vào đó là nếp sống mới, khởi đầu thay đổi phát xuất từ tâm hồn, từ trong tim. Như thế quà thiên quốc giúp con người tái sinh, hoàn toàn đổi mới, trở thành con người mới thuộc về Thiên Chúa và do Thánh Thần Chúa hướng dẫn cuộc sống. Bề ngoài con người không thay đổi nhưng tâm hồn, lối suy nghĩ và cách xử thế đổi thay, hướng về Chúa nhiều hơn và yêu tha nhân hơn. Lòng Chúa xót thương biến đổi tâm hồn, từ trong ra ngoài, không phải từ ngoài vào trong. Thay đổi bề ngoài mà không thay đổi bên trong là dấu chỉ cho biết thay đổi đó đến từ vật chất, từ thế gian, không phải từ Chúa bởi lòng Chúa xót thương tác động từ trong tâm hồn, từ trong ra ngoài. Tiên tri Ezekel 36,24 nói đến một trái tim mới do lòng Chúa xót thương mang lại.
Ta sẽ cho ngươi một quả tim mới và đặt thần trí ta vào trong ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi quà tim bằng thịt thay thế quả tim chai đá trong ngươi.
Quà thiên quốc Chúa trao tặng nếu không đón nhận quà đó thuộc về chủ nó. Nhận quà mà không dùng đến quà đó sẽ không mang lại ích lợi thiết thực cho người nhận. Thay đổi xảy ra khi ta nhận quà thiên quốc với tâm tình tạ ơn và lắng nghe hướng dẫn, chỉ bảo quà thiên quốc hướng dẫn như thế mới đích thực nhận quà một cách khôn ngoan.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 3 Mùa Vọng Năm C.13.12.2015
Lm Francis Lý văn Ca
16:47 11/12/2015
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay gọi là Chúa Nhật Vui Mừng. Chúng ta có nhiều lý do để vui vì: Ngày trông đợi Chúa đến đã gần kề và sẽ cùng với anh chị em trong gia đình, bà con, cộng đoàn chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh năm 2015.
Mùa Giáng sinh sắp đến gợi nhớ cho từng người trong chúng ta những ý nghĩa khác nhau của từng tâm hồn và hoàn cảnh sống. Dù với ý nghĩa nào đi nữa thì chúng ta đã cùng với Giáo Hội đi nửa đoạn đường của những ngày chuẩn bị để mừng lễ trọng sắp đến. Cùng với những sự chuẩn bị tinh thần, chúng ta đã dành sẵn món quà nào cho Chúa Hài Đồng chưa?
Cùng với Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, trong ngày lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên Hoàn Vũ, long trọng khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa. Xin cho Năm Thánh nầy sẽ là Năm Hồng Ân Xá Giải-Hòa Giải cho những ai cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Sôphônia an ủi dân riêng Chúa hãy kiên cường và vui mừng vì án công thẳng của Chúa sẽ rút lại. Hồng ân của Chúa sẽ trao ban cho những ai tuân giữ những huấn vụ của Ngài trong đời sống thường nhật.
TRƯỚC BÀI II:
Trên con đường theo Chúa, đôi lúc chúng ta phải khước từ những sự cản trở bước đường nên trọn lành. Hãy nhìn cuối chặng đường thánh giá là chính Chúa. Là những môn đồ của Chúa, chúng ta không hơn Thầy của mình, chấp nhận vác thập giá và đi theo chân Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm hôm nay thuật lại đủ hạng người đổ dồn về gặp Gioan Tẩy Giả, để xin chịu phép rửa. Họ đã hỏi Gioan phải chuẩn bị những gì để đón Đức Kitô? Phần chúng ta, hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: Tôi đang chuẩn bị những gì để đón mùa Giáng Sinh sắp đến?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Gioan Tiền Hô đã loan báo: "Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện sau ông và ban phép rửa của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta biết những điều phải khấn xin cùng Thiên Chúa Cha:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Lữ Hành: Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục (Giám Mục)…, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội, luôn trung thành rao truyền Tin Mừng Giáng Sinh cho nhân loại cho đến ngày Chúa lại đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi người trong chúng ta, biết chuẩn bị một máng cỏ thiêng liêng nơi tâm hồn, nơi gia đình, cho Chúa Hài Đồng ngự đến trong đêm Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cảm tạ ơn Chúa cùng với các con em trong Cộng Đoàn Xứ Đạo, một năm học đã qua, với những thành công trên đường học vấn. Xin cho những ngày tháng hè của các sinh viên học sinh sẽ trở nên hữu ích cho bản thân, gia đình và Cộng Đoàn Xứ Đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đang bước vào những ngày đầu của Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa. Năm Thánh Ngoại Thường là tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Xin cho mỗi cộng đoàn xứ đạo, gia đình biết dùng những tháng ngày của Năm Hồng Ân để phong phú hoá đời sống thiêng liêng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo. Xin Chúa chúc lành và thánh hiến họ qua bí tích họ sắp cử hành, để họ yêu thương, giúp đỡ nhau sống đời hôn nhân Công Giáo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha đến trần gian, để chỉ cho chúng con đường về Nhà Cha. Xin sai Thánh Thần hướng dẫn chúng con bước đi trên đường ngay nẻo chính. Nhất là bết xử dụng Năm Thánh của Lòng Thương Xót Chúa mưu ích cho đời sống thiêng liêng. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay gọi là Chúa Nhật Vui Mừng. Chúng ta có nhiều lý do để vui vì: Ngày trông đợi Chúa đến đã gần kề và sẽ cùng với anh chị em trong gia đình, bà con, cộng đoàn chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh năm 2015.
Mùa Giáng sinh sắp đến gợi nhớ cho từng người trong chúng ta những ý nghĩa khác nhau của từng tâm hồn và hoàn cảnh sống. Dù với ý nghĩa nào đi nữa thì chúng ta đã cùng với Giáo Hội đi nửa đoạn đường của những ngày chuẩn bị để mừng lễ trọng sắp đến. Cùng với những sự chuẩn bị tinh thần, chúng ta đã dành sẵn món quà nào cho Chúa Hài Đồng chưa?
Cùng với Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, trong ngày lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên Hoàn Vũ, long trọng khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa. Xin cho Năm Thánh nầy sẽ là Năm Hồng Ân Xá Giải-Hòa Giải cho những ai cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Sôphônia an ủi dân riêng Chúa hãy kiên cường và vui mừng vì án công thẳng của Chúa sẽ rút lại. Hồng ân của Chúa sẽ trao ban cho những ai tuân giữ những huấn vụ của Ngài trong đời sống thường nhật.
TRƯỚC BÀI II:
Trên con đường theo Chúa, đôi lúc chúng ta phải khước từ những sự cản trở bước đường nên trọn lành. Hãy nhìn cuối chặng đường thánh giá là chính Chúa. Là những môn đồ của Chúa, chúng ta không hơn Thầy của mình, chấp nhận vác thập giá và đi theo chân Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm hôm nay thuật lại đủ hạng người đổ dồn về gặp Gioan Tẩy Giả, để xin chịu phép rửa. Họ đã hỏi Gioan phải chuẩn bị những gì để đón Đức Kitô? Phần chúng ta, hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: Tôi đang chuẩn bị những gì để đón mùa Giáng Sinh sắp đến?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Gioan Tiền Hô đã loan báo: "Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện sau ông và ban phép rửa của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta biết những điều phải khấn xin cùng Thiên Chúa Cha:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Lữ Hành: Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục (Giám Mục)…, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội, luôn trung thành rao truyền Tin Mừng Giáng Sinh cho nhân loại cho đến ngày Chúa lại đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi người trong chúng ta, biết chuẩn bị một máng cỏ thiêng liêng nơi tâm hồn, nơi gia đình, cho Chúa Hài Đồng ngự đến trong đêm Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cảm tạ ơn Chúa cùng với các con em trong Cộng Đoàn Xứ Đạo, một năm học đã qua, với những thành công trên đường học vấn. Xin cho những ngày tháng hè của các sinh viên học sinh sẽ trở nên hữu ích cho bản thân, gia đình và Cộng Đoàn Xứ Đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Cùng với Giáo Hội Hoàn Vũ, chúng ta đang bước vào những ngày đầu của Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa. Năm Thánh Ngoại Thường là tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Xin cho mỗi cộng đoàn xứ đạo, gia đình biết dùng những tháng ngày của Năm Hồng Ân để phong phú hoá đời sống thiêng liêng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo. Xin Chúa chúc lành và thánh hiến họ qua bí tích họ sắp cử hành, để họ yêu thương, giúp đỡ nhau sống đời hôn nhân Công Giáo. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha đến trần gian, để chỉ cho chúng con đường về Nhà Cha. Xin sai Thánh Thần hướng dẫn chúng con bước đi trên đường ngay nẻo chính. Nhất là bết xử dụng Năm Thánh của Lòng Thương Xót Chúa mưu ích cho đời sống thiêng liêng. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phúc Chiếu của Đức Thánh Cha về thi hành luật giải hôn phối
Lm Trần Đức Anh, OP
09:26 11/12/2015
VATICAN. Ngày 11-12-2015, Phòng báo chí Tòa Thánh đã phổ biến Phúc chiếu (Rescritto) của ĐTC Phanxicô về việc thi hành và tuân giữ qui luật mới ngài ban hành việc thủ tục giải hôn phối.
Phúc chiếu được ĐTC ký ngày 7-12-2015 (Rescritto ex audientia) nhắm tạo nên hòa hợp giữa thủ tục mới giải hôn phối với các qui luật riêng của Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, trong khi chờ đợi cải tổ tòa án này.
Việc hòa hợp này trở nên cần thiết sau khi ĐTC ban hành hai Tự Sắc ”Chúa Giêsu là Thẩm Phán hiền lành (Mitis Iudex Dominus Iesus) và ”Chúa Giêsu hiền lành và thương xót” (Mitis et Misericors Iesus) ngày 15-8 năm nay để đơn giản và mau lẹ hóa thủ tục cứu xét để tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Hai tự sắc này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8-12-2015.
Một trong những quyết định của ĐTC là: ”Các luật cải tổ thủ tục giải hôn phối nói trên bãi bỏ hoàn toàn mọi luật lệ trái ngược với luật vừa bắt đầu có hiệu lực, luật chung cũng như luật riêng cho địa phương, hay luật đặc biệt, kể cả những luật đã được phê chuẩn dưới hình thức đặc biệt.
Trong một khoản khác, ĐTC qui định rằng Tòa Thượng Thẩm Rota hãy cứu xét các án xin giải hôn phối theo tinh thần nhưng không theo Tin Mừng, nghĩa là không bắt phải trả án phí luật sư, nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa vụ luân lý của các tín hữu giàu có đóng góp theo công lý để giúp đỡ các án nghèo”.
Trong Phúc Chiếu, ĐTC cũng khẳng định rằng các luật vừa bắt đầu có hiệu lực muốn biểu lộ sự gần gũi của các gia đình bị thương tổn, và mong muốn rằng nhiều người đang phải sống trong thảm trạng hôn phối thất bại được hưởng hoạt động chữa lành của Chúa Kitô, qua các cơ cấu Giáo Hội, với mong ước họ sẽ trở thành các thừa sai mới của lòng Chúa Thương Xót đối với các anh chị em khác, mưu ích cho định chế gia đình”.
Bình luận của Đức Ông Pinto
Trong một bài bình luận ngắn đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, số ra chiều ngày 11--12-2015, Đức Ông Pio Vito Pinto, niên trưởng tòa Thượng Thẩm Rota (và là chủ tịch Ủy ban 9 người giúp ĐTC đi tới quyết định ban hành 2 tự sắc nói trên), nhận xét rằng Phúc chiếu gồm 2 phần:
- Trong phần thứ I: vì mỗi luật có tầm mức quan trọng như luật cải tổ thủ tục giải hôn phối, đều gặp sự chống đối, đó là điều dễ hiểu, nên ĐTC muốn tái khẳng định rằng luật mới nay đã ban hành thì đòi phải tuân giữ. (Như hồi ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành bộ giáo luật năm 1983 cũng có sự chống đối. Phúc chiếu hôm nay của ĐTC Phanxicô, cũng như hồi ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố bộ giáo luật, vâng theo qui luật tối hậu là phần rỗi các linh hồn, và Người Kế Nhiệm thánh Phêrô là thầy đầu tiên và cũng là người phục vụ qui luật ấy.
- Phần thứ hai liên hệ tới Tòa Thượng Thẩm Rota là tòa án tông tòa, luôn nổi bật về sự khôn ngoan trong các quyết định xử án. (SD 11-12-2015)
Phúc chiếu được ĐTC ký ngày 7-12-2015 (Rescritto ex audientia) nhắm tạo nên hòa hợp giữa thủ tục mới giải hôn phối với các qui luật riêng của Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, trong khi chờ đợi cải tổ tòa án này.
Việc hòa hợp này trở nên cần thiết sau khi ĐTC ban hành hai Tự Sắc ”Chúa Giêsu là Thẩm Phán hiền lành (Mitis Iudex Dominus Iesus) và ”Chúa Giêsu hiền lành và thương xót” (Mitis et Misericors Iesus) ngày 15-8 năm nay để đơn giản và mau lẹ hóa thủ tục cứu xét để tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Hai tự sắc này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8-12-2015.
Một trong những quyết định của ĐTC là: ”Các luật cải tổ thủ tục giải hôn phối nói trên bãi bỏ hoàn toàn mọi luật lệ trái ngược với luật vừa bắt đầu có hiệu lực, luật chung cũng như luật riêng cho địa phương, hay luật đặc biệt, kể cả những luật đã được phê chuẩn dưới hình thức đặc biệt.
Trong một khoản khác, ĐTC qui định rằng Tòa Thượng Thẩm Rota hãy cứu xét các án xin giải hôn phối theo tinh thần nhưng không theo Tin Mừng, nghĩa là không bắt phải trả án phí luật sư, nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa vụ luân lý của các tín hữu giàu có đóng góp theo công lý để giúp đỡ các án nghèo”.
Trong Phúc Chiếu, ĐTC cũng khẳng định rằng các luật vừa bắt đầu có hiệu lực muốn biểu lộ sự gần gũi của các gia đình bị thương tổn, và mong muốn rằng nhiều người đang phải sống trong thảm trạng hôn phối thất bại được hưởng hoạt động chữa lành của Chúa Kitô, qua các cơ cấu Giáo Hội, với mong ước họ sẽ trở thành các thừa sai mới của lòng Chúa Thương Xót đối với các anh chị em khác, mưu ích cho định chế gia đình”.
Bình luận của Đức Ông Pinto
Trong một bài bình luận ngắn đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, số ra chiều ngày 11--12-2015, Đức Ông Pio Vito Pinto, niên trưởng tòa Thượng Thẩm Rota (và là chủ tịch Ủy ban 9 người giúp ĐTC đi tới quyết định ban hành 2 tự sắc nói trên), nhận xét rằng Phúc chiếu gồm 2 phần:
- Trong phần thứ I: vì mỗi luật có tầm mức quan trọng như luật cải tổ thủ tục giải hôn phối, đều gặp sự chống đối, đó là điều dễ hiểu, nên ĐTC muốn tái khẳng định rằng luật mới nay đã ban hành thì đòi phải tuân giữ. (Như hồi ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành bộ giáo luật năm 1983 cũng có sự chống đối. Phúc chiếu hôm nay của ĐTC Phanxicô, cũng như hồi ĐGH Gioan Phaolô 2 công bố bộ giáo luật, vâng theo qui luật tối hậu là phần rỗi các linh hồn, và Người Kế Nhiệm thánh Phêrô là thầy đầu tiên và cũng là người phục vụ qui luật ấy.
- Phần thứ hai liên hệ tới Tòa Thượng Thẩm Rota là tòa án tông tòa, luôn nổi bật về sự khôn ngoan trong các quyết định xử án. (SD 11-12-2015)
Top Stories
Vietnam: Mobilisation populaire pour garder à l’Histoire son caractère propre au sein de l’enseignement scolaire
Eglises d'Asie
09:11 11/12/2015
11/12/2015 - Bien qu’elle ait à sa disposition les puissantes institutions de l’Etat vietnamien, l’idéologie n’arrive pas toujours à imposer ses choix à la volonté populaire. C’est aujourd’hui le cas au sein de l’Education nationale pour l’enseignement de l’histoire. Voilà de nombreux mois que les décideurs des programmes scolaires veulent dépouiller cette discipline de son indépendance et la lier étroitement à la morale civique et à la défense nationale.
Une tentative qui se heurte à une vraie résistance populaire, renforcée et confortée par les protestations d’un grand nombre d’intellectuels et personnalités politiques. Le corps enseignant proteste, des intellectuels bien connus élèvent la voix, y compris dans les journaux officiels, des séminaires rassemblent les opposants et même l’Assemblée nationale vient d’écarter, pour la deuxième fois, l’application des nouvelles mesures.
« Ne pas maintenir l’histoire comme discipline indépendante et obligatoire pour tous les élèves. » Telle a été la proposition qui a mis le feu aux poudres et a suscité la colère des érudits, des enseignants, des familles et des nombreux férus d’histoire que compte le Vietnam. La colère des opposants s’est surtout concentrée sur les propositions contenues dans un projet de programme d’études élaboré par le ministère de l’Education nationale. La nouvelle discipline devrait être désormais appelée : « Le citoyen et la patrie ». L’histoire y est « intégrée » (c’est le terme employé par le projet) et « intimement associée » à deux autres matières sans véritable rapport avec elle, à savoir l’instruction civique et un nouvel enseignement intitulé : « La sécurité nationale ». On comprend que dans ce contexte l’histoire intervient surtout à titre d’exemple.
Un peu partout, des protestations se sont élevées contre ce qu’on a appelé « la disparition programmée » de l’histoire dans les programmes d’enseignement vietnamiens. Celui qui est considérée comme le plus grand historien de cette génération, Phan Huu Lê, a déclaré : « (…) Les membres de la génération qui grandit vont devenir des citoyens n’ayant de l’histoire qu’une connaissance approximative ou, ce qui est pire, erronée (…) ». Un peu partout, y compris dans les journaux officiels, les intellectuels et certains hommes politiques ont fait entendre leur réprobation concernant le traitement infligé à l’histoire au sein de l’Education nationale. Ils ont en particulier mis en évidence l’incompatibilité des deux disciplines associées à l’histoire dans le nouveau programme « Le citoyen et la patrie ».
Tout récemment, des débats ont eu lieu au cours desquelles les directives de l’Education nationale en matière d’histoire ont été mises en cause. Le 15 novembre dernier, un séminaire était organisé à Hanoi dans le cadre du Musée national d’histoire du Vietnam (qui se trouve dans l’ancien bâtiment de l’Ecole française d’Extrême-Orient). Les débats ont été vifs et animés. La majorité des nombreux intervenants, des chercheurs et des enseignants, y ont affirmé la nécessité de l’enseignement de l’histoire comme discipline indépendante et obligatoire, avant de l’utiliser comme illustration de l’instruction civique.
Le lendemain, 16 novembre, le ministre de l’Education nationale répondait aux questions de l’Assemblée nationale à ce sujet : « L’histoire va-t-elle être intégrée à l’intérieur d’une discipline comportant également la morale civique et la défense nationale ? » Le doyen de l’assemblée a même demandé au ministre de déclarer franchement si l’histoire resterait une discipline indépendante dans les manuels scolaires. Le ministre a répondu qu’il n’avait pas encore achevé ses consultations.
A la fin de la session parlementaire, une proposition a été mise aux voix demandant de maintenir l’histoire comme matière unique avec un manuel scolaire dédié. Quatre cent quarante-hui des 456 députés ont voté pour l’adoption de la proposition. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 11 décembre 2015)
Une tentative qui se heurte à une vraie résistance populaire, renforcée et confortée par les protestations d’un grand nombre d’intellectuels et personnalités politiques. Le corps enseignant proteste, des intellectuels bien connus élèvent la voix, y compris dans les journaux officiels, des séminaires rassemblent les opposants et même l’Assemblée nationale vient d’écarter, pour la deuxième fois, l’application des nouvelles mesures.
« Ne pas maintenir l’histoire comme discipline indépendante et obligatoire pour tous les élèves. » Telle a été la proposition qui a mis le feu aux poudres et a suscité la colère des érudits, des enseignants, des familles et des nombreux férus d’histoire que compte le Vietnam. La colère des opposants s’est surtout concentrée sur les propositions contenues dans un projet de programme d’études élaboré par le ministère de l’Education nationale. La nouvelle discipline devrait être désormais appelée : « Le citoyen et la patrie ». L’histoire y est « intégrée » (c’est le terme employé par le projet) et « intimement associée » à deux autres matières sans véritable rapport avec elle, à savoir l’instruction civique et un nouvel enseignement intitulé : « La sécurité nationale ». On comprend que dans ce contexte l’histoire intervient surtout à titre d’exemple.
Un peu partout, des protestations se sont élevées contre ce qu’on a appelé « la disparition programmée » de l’histoire dans les programmes d’enseignement vietnamiens. Celui qui est considérée comme le plus grand historien de cette génération, Phan Huu Lê, a déclaré : « (…) Les membres de la génération qui grandit vont devenir des citoyens n’ayant de l’histoire qu’une connaissance approximative ou, ce qui est pire, erronée (…) ». Un peu partout, y compris dans les journaux officiels, les intellectuels et certains hommes politiques ont fait entendre leur réprobation concernant le traitement infligé à l’histoire au sein de l’Education nationale. Ils ont en particulier mis en évidence l’incompatibilité des deux disciplines associées à l’histoire dans le nouveau programme « Le citoyen et la patrie ».
Tout récemment, des débats ont eu lieu au cours desquelles les directives de l’Education nationale en matière d’histoire ont été mises en cause. Le 15 novembre dernier, un séminaire était organisé à Hanoi dans le cadre du Musée national d’histoire du Vietnam (qui se trouve dans l’ancien bâtiment de l’Ecole française d’Extrême-Orient). Les débats ont été vifs et animés. La majorité des nombreux intervenants, des chercheurs et des enseignants, y ont affirmé la nécessité de l’enseignement de l’histoire comme discipline indépendante et obligatoire, avant de l’utiliser comme illustration de l’instruction civique.
Le lendemain, 16 novembre, le ministre de l’Education nationale répondait aux questions de l’Assemblée nationale à ce sujet : « L’histoire va-t-elle être intégrée à l’intérieur d’une discipline comportant également la morale civique et la défense nationale ? » Le doyen de l’assemblée a même demandé au ministre de déclarer franchement si l’histoire resterait une discipline indépendante dans les manuels scolaires. Le ministre a répondu qu’il n’avait pas encore achevé ses consultations.
A la fin de la session parlementaire, une proposition a été mise aux voix demandant de maintenir l’histoire comme matière unique avec un manuel scolaire dédié. Quatre cent quarante-hui des 456 députés ont voté pour l’adoption de la proposition. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 11 décembre 2015)
Amnesty International Urgent Action: Tran Thi Thuy
Amnesty International
14:00 11/12/2015
Amnesty International, 11 December 2015, Index number: ASA 41/3052/2015
DENIED MEDICAL TREATMENT UNLESS SHE "CONFESSES"
Prisoner of conscience Tran Thi Thuy, currently serving an eight year sentence in Viet Nam, is being denied medical treatment for a tumour on her uterus in circumstances that could amount to torture. Although diagnosed by a prison doctor and despite being in severe pain, she has been told she will receive no treatment unless she “confesses” to the crimes for which she was convicted.
Tran Thi Thuy first became ill around April 2015 while detained in a facility at Long Khánh town in Ðồng Nai Province. A prison doctor diagnosed a tumour on her uterus, but she was not provided with treatment. A prison officer told her to admit her crimes or “die in prison”. She has difficulty walking, needing a crutch or help. Her family have provided her with traditional medicine. She also has high blood pressure for which she takes medication. Tran Thi Thuy is in severe physical pain and has told her family that she has felt on the verge of death at several points in recent months. The denial of medical treatment in these circumstances could amount to torture and therefore a violation of the Convention against Torture, which came into force in Viet Nam in February after ratification last year.
Tran Thi Thuy is a trader, Hoa Hao Buddhist and land rights activist. She was arrested in August 2010 and tried with six other land rights activists by BếnTre Provincial People’s Court on 30 May 2011. She was sentenced to eight years’ imprisonment under Article 79 of the Penal Code for “activities aimed at overthrowing” the state, and five years’ house arrest on release. According to the indictment, all the activists accused of having joined or been associated with Viet Tan, an overseas-based group peacefully campaigning for democracy in Viet Nam. The UN Working Group on Arbitrary Detention has stated that the detention of the seven activists including Tran Thi Thuy is arbitrary and should be remedied by their release and compensation.
Tran Thi Thuy is currently detained in An Phýớc Detention Centre, Bình Dýõng province, which is approximately 900 km from where her family lives; it takes them three days to get there.
DENIED MEDICAL TREATMENT UNLESS SHE "CONFESSES"
Prisoner of conscience Tran Thi Thuy, currently serving an eight year sentence in Viet Nam, is being denied medical treatment for a tumour on her uterus in circumstances that could amount to torture. Although diagnosed by a prison doctor and despite being in severe pain, she has been told she will receive no treatment unless she “confesses” to the crimes for which she was convicted.
Tran Thi Thuy first became ill around April 2015 while detained in a facility at Long Khánh town in Ðồng Nai Province. A prison doctor diagnosed a tumour on her uterus, but she was not provided with treatment. A prison officer told her to admit her crimes or “die in prison”. She has difficulty walking, needing a crutch or help. Her family have provided her with traditional medicine. She also has high blood pressure for which she takes medication. Tran Thi Thuy is in severe physical pain and has told her family that she has felt on the verge of death at several points in recent months. The denial of medical treatment in these circumstances could amount to torture and therefore a violation of the Convention against Torture, which came into force in Viet Nam in February after ratification last year.
Tran Thi Thuy is a trader, Hoa Hao Buddhist and land rights activist. She was arrested in August 2010 and tried with six other land rights activists by BếnTre Provincial People’s Court on 30 May 2011. She was sentenced to eight years’ imprisonment under Article 79 of the Penal Code for “activities aimed at overthrowing” the state, and five years’ house arrest on release. According to the indictment, all the activists accused of having joined or been associated with Viet Tan, an overseas-based group peacefully campaigning for democracy in Viet Nam. The UN Working Group on Arbitrary Detention has stated that the detention of the seven activists including Tran Thi Thuy is arbitrary and should be remedied by their release and compensation.
Tran Thi Thuy is currently detained in An Phýớc Detention Centre, Bình Dýõng province, which is approximately 900 km from where her family lives; it takes them three days to get there.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tấn phong Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục Vĩnh Long
Người La Mã
10:13 11/12/2015
Ngày 18 tháng 08 năm 1954 tại Họ đạo Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, thuộc giáo phận Vĩnh Long, cậu bé Phêrô Huỳnh Văn Hai cất tiếng khóc chào đời.
Hình ảnh
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nhỏ bé Thạnh Phú, cùng với gia đình học tập và lao động như bao trẻ khác. Ngày 15 tháng 06 năm 1966, "chú" Phêrô Hai vào học tại Tiểu chủng viện Vĩnh Long và sau đó, ngày 1 tháng 3 năm 1973, "chú" Hai học tại Đại chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long.
Đến ngày 8 tháng 8 năm 1977, "chú" lãnh tác vụ đọc sách, ngày 7 tháng 5 năm sau lãnh tác vụ Giúp lễ,
Theo dòng chảy của đất nước sau "ngày ấy", năm 1978 "chú" về sống tại gia đình. Mãi đến năm năm 1991, "chú Hai" tiếp tục học tại Chủng viện Vĩnh Long. Ngày 6 tháng 3 năm 1993, "chú Hai" lãnh sứ vụ Phó tế. Và đến ngày Ngày 31 tháng 08 năm 1994, thầy Sáu Huỳnh Văn Hai được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu trao sứ vụ linh mục.
10 năm sau đó, cha Phêrô Huỳnh Văn Hai học tại Institut Catholique de Paris, Pháp và đậu bằng tiến sĩ triết học.
Trở về quê nhà, Cha Phêrô đặc trách ơn gọi tại giáo phận Vĩnh Long, phụ trách lớp Tiền Chủng viện Giáo phận Vĩnh Long, Giáo sư Triết học tại Đại chủng viện Cần Thơ và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - Hà Nội, Phó Giám đốc Đại chủng viện Cần Thơ.
Và rồi, ngày 7 tháng 10 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm cha Phê rô Huỳnh Văn Hai làm tân giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
Đến hôm nay, ngày 11 tháng 12 năm 2015, ngày hồng phúc đến với "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú, với gia đình, với bè bạn, với giáo phận Vĩnh Long và Giáo Hội Việt Nam nữa.
Chiều hôm trước ngày chúc phong giám mục, nhiều người cùng với Ban Tổ Chức lo những việc cuối cùng cho Thánh Lễ.
Vất vả, âm thầm nhất vẫn là âm thanh, ánh sáng và những anh em lo truyền thông. Ban truyền thông cố gắng bố trí máy làm sao đến giờ Lễ hạn chế hết sức sự di chuyển để giữ bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Ban âm thanh, ánh sáng cũng đã trang bị dàn âm thanh tốt nhất có thể để phục vụ cho Thánh Lễ sang1mai. Cạnh đó, các soeurs cùng một số cộng tác viên lo trang trí và cắm những bình hoa tươi thắm.
Cơn mưa chiều ngày 10 tháng 12 như hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống trên giáo phận Vĩnh Long.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, sáng hôm nay 11 tháng 12, Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Vĩnh Long thời tiết tuyệt đẹp.
Bạn bè, bà con, giáo dân xa gần khắp giáo phận Vĩnh Long đã tề tựu về Tòa Giám Mục Vĩnh Long để cùng nhau đón nhận ngày hồng phúc này. Có những người ở xa, những công tác chuẩn bị đã đến từ nhiều ngày trước hay ít nhất từ ngày hôm qua để lo cho Thánh Lễ phong chức Giám Mục hôm nay.
Từ tờ mờ sáng, nhiều đoàn con dân từ khắp giáo phận đã trở về ngôi nhà thờ Chính Tòa của giáo phận để tham dự Thánh Lễ chúc phong hôm nay.
Chủ tế cũng là chủ phong trong Thánh Lễ phong chức giám mục hôm nay đó là Đức Tổng Giám Mục Phao lô Bùi Văn Đọc - Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn. Cùng hiện diện và đồng tế với Đức Tổng Phaolô có các giám mục và các linh mục trong và ngoài giáo phận Vĩnh Long. Bà con giáo dân từ các giáo xứ trong giáo phận tuôn về Tòa Giám Mục Vĩnh Long hôm nay ước tính của Ban Tổ Chức khoảng 15 ngàn người.
9 giờ 20 phút, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy - dẫn Thánh Lễ - đã lược lại một chút về cuộc đời của Đức Cha Phêrô.
Trước khi kết thúc, Cha Matthêu mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Giáo phận cũng như quý Đức Cha đã ra đi của giáo phận. Cha cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện yêu mến, trân trọng, gìn giữ món quà vô giá mà cộng đoàn cầu nguyện hơn 2 năm vừa qua. Chúng ta cùng với Đức Tân Giám Mục ra khơi và thả lưới.
9 g 30 cộng đoàn cùng nhau cất cao lời ca: "Tình yêu ôi cao siêu ôi là tình yêu Thiên Chúa đã đoái thương trông phận mọn hèn. .." và rước đoàn đồng tế.
9 g 45 đoàn rước an vị trong ngôi thánh đường nhà thờ Chính Tòa Vĩnh Long thân thương.
Thánh Lễ hôm nay được chủ tế bởi Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cùng 29 giám mục, 3 viện phụ, 320 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Chút tâm tình của giáo phận được Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy gởi đến cộng đoàn.
Cha Matthêu giới thiệu với cộng đoàn sự hiện diện đặc biệt của Đức Tổng Leopoldo Girelli.
Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn - chủ phong trong Thánh Lễ chúc phong giám mục hôm nay.
Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn.
Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - TGM Giáo phận Hà Nội
Sau lời giới thiệu các vị đặc biệt, cha Matthêu giới thiệu quý Đức Cha đến từ từng Giáo Tỉnh để cộng đoàn đón chào.
Cha Matthêu cũng không quên giới thiệu sự hiện diện của các vị chức sắc, á tôn giáo bạn và các vị đại diện chính quyền các cấp.
Sau lời giới thiệu Thánh Lễ chúc phong giám mục giáo phận Vĩnh Long hôm nay được bắt đầu.
Trang Tin Mừng hôm nay cũng là khẩu hiệu của Đức Tân Giám Mục được công bố (Lc 5, 1-11).
Sau khi Tin mừng được công bố đến phần quan trọng nhất của Thánh Lễ chúc phong hôm nay.
Nghi thức truyền chức gồm những phần sau:
Giới thiệu tiến chức: Nghi thức phong chức cho Đức Tân Giám Mục Phêrô do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và 2 vị phụ phong là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh - giám mục giáo phận Thanh Hóa và Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên - giám mục giáo phận Cần Thơ.
Khởi đầu là lời thỉnh cầu của Cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh.
Sau lời thỉnh cầu là lời công bố tông sắc của Đức Thánh Cha.
Lời công bố Tông sắc vừa công bố, cộng đoàn thưa Tạ ơn Chúa và một tràng pháo tay thật lớn được vỗ lên.
Và rồi lời huấn dụ của vị giám mục Chủ phong.
Anh chị em rất thân mến ! Chúng ta quy tụ nhau về đây rất đông đảo tại nhà thờ chính tòa Vĩnh Long để tham dự lễ tấn phong giám mục của Đức Cha Phêrô. Chúng ta hân hoan vui sướng vì chờ đợi đã hơn 2 năm. Chúng ta chúc mừng Đức Cha và giáo phận và hãy cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha và giáo phận.
Để cho việc tham dự của chúng ta tham dự được sốt sắng. Chúng ta để lời Chúa chiếu soi ánh sáng tâm hồn chúng ta. Bài trích sách Edekien dạy chúng ta chính Chúa là mục tử săn sóc đoàn chiên của Ngài. Giám mục được cất nhắc lên để chăm lo đoàn chiên. Giám mục hãy chăm sóc đoàn chiên thật chu đáo và không để con nào hư mất, hãy dẫn dắt, hãy nuôi dưỡng con chiên bằng của ăn mang sự sống đời đời là Mình Máu Thánh Chúa.
Sứ mạng quan trọng nhất của Giám mục là rao giảng Tin Mừng, rao giảng Lời Chúa.
Trong lúc truyền chức, sách Thánh được để trên đầu Giám mục.
Thư Thánh Phaolo ta vừa nghe mời gọi giám mục trở nên mẫu gương về đức tin, đức ái và cả đức khiết tịnh nữa. Hãy suy niệm Lời Chúa và giáo lý của Hội Thánh. Đừng bao giờ quên Lời Chúa ngày tấn phong giám mục. Hãy làm cho mọi người thấy rõ cho việc trao nhẫn cho giám mục là dấu ấn của đức tin. Đức Tin là trang sức của Giám mục. Giám mục nhận mũ là đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Trong đoạn Tin Mừng Luca mà chúng ta vừa nghe Chúa nói với ông Phêrô hãy ra chỗ sâu mà bắt cá. Chúa mời gọi giám mục không ngại ngùng ta chỗ nước sâu để thả lưới bắt cá, có khi khó khọc mà không có gì. Nhưng nếu theo Lời Chúa thì tin ơn Chúa. Nhiệt tình truyền giáo nhắc các giám mục làm thế nào để loan báo Tin mừng tận cùng thế giới, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời.
Chúng ta là những kẻ có tội, giám mục cũng thế nhưng chúng ta được mời gọi để truyền giáo cho Ngài.
Với cây gậy mà giám mục nhận từ tay giám mục chủ phong đó là dấu hiệu, nhiệm vụ của giám mục chăm sóc toàn thể đoàn chiên nơi mà Thánh Thần đặt Ngài để cai trị hội thánh Chúa. Như lời Chúa nói với Simon: Từ nay con là kẻ chinh phục người ta.
Điều cuối cùng tôi muốn nói với anh chị em, giám mục không thuộc về thế gian. Thế giới hôm nay có quá nhiều vấn đề làm cho con người điên đầu và khủng hoảng. Chính vì thế linh mục và nhất là giám mục phải có lòng thương xót như Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót, chăm sóc những người nghèo, bị bỏ rơi, di dân. Giám mục phải chăm sóc hàng giáo sĩ. Xin Chúa chúc lành cho Đức Cha và cộng đoàn.
Sau lời huấn dụ của Giám Mục chủ phong là lời hứa của tiến chức.
Thời khắc quan trọng đã đến, cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để cùng đọc kinh cầu các Thánh.
Kinh cầu các Thánh Kết thúc, cộng đoàn cùng bước sang nghi thức đặt tay và lời nguyện truyền chức.
10 g 47 phút, giây phút quan trọng nhất là lời nguyện truyền chức được cất lên từ Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc.
Lời nguyện phong chức kết thúc và kế đến là nghi thức xức dầu trên đầu, trao sách Phúc Âm, trao Nhẫn Giám Mục, đội mũ Mitra và trao gậy mục tử.
10 g 52 phút, Đức Tổng Phaolô trao ngai tòa giám mục Vĩnh Long cho Đức Tân Tổng Giám Mục Phêrô hôm nay.
Và rồi các vị giám mục hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay trao ban bình cho Tân Giám Mục.
Thánh Lễ được tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Nhớ lại, tâm tình của Đức Tân Giám Mục thật dễ thương sau khi nghe tin được bổ nhiệm giám mục Tin tức này đến với tôi rất bất ngờ, vì cảm thấy mình không xứng đáng, dù trước đó có nghe nhiều tin đồn về mình, tôi cầu nguyện và suy nghĩ trong lòng vì giáo phận Vĩnh Long, tôi chấp nhận và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các Thánh cầu xin Chúa giúp đỡ tôi.
Đức Cha không ngần ngại chia sẻ: 21 năm qua tôi đi du học và làm cha giáo, không có sinh hoạt các họ đạo, đó cũng là một hạn chế lớn đối với tôi. Mỗi ngày Chúa Nhật, tôi chỉ đi dâng lễ cho một họ đạo và cũng chỉ học biết một tí gì đó về sinh hoạt mà thôi.
Kèm theo tâm tình đó, Đức Cha Phêrô nói rằng chức vụ Giám mục là một sứ mạng tương lai rất nặng nề và khó khăn.
Sau khi được bổ nhiệm, Đức Cha Phêrô chọn huy hiệu cho mình và Ngài chia sẻ: Qua cuộc hội ý của ban tư vấn Giáo Phận và qua những ngày suy nghĩ trước đó, tôi chọn câu Luca 5, 4: "Duc in altum, et laxate…" "Hãy ra khơi và thả lưới…". Câu nầy có hai vế liên quan rất nhiều đến việc truyền giáo và động lực truyền giáo. Về thứ nhất "Hãy ra khơi" (Ra chỗ nước sâu) diễn ý ở vùng đồng bằng sông Cửu long có rất nhiều tôn giáo khác, người Khơ Me hiện diện và còn rất nhiều vùng sâu và xa không có một dấu vết gì về Kitô giáo, không hề nghe được chữ Giêsu Kitô; Ra chỗ nước sâu là đi vào sự nguy hiểm theo kinh nghiệm đánh cá; Nhưng ra chỗ nước sâu lại có nhiều cá để đánh bắt. Đến vế thứ hai "Thả lưới…" muốn nói lên rằng khi đi ra chỗ nước sâu thì còn phải làm việc nữa, làm việc vất vả, chớ không thì uổng công, cho nên cần có sự hy sinh, thức đêm thức ngày và nhờ thế mới mong được kết quả … "hầu như rách cả lưới"…
Ngoài ra, trong biểu tượng huy hiệu có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa là sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn con thuyền Giáo phận thu được nhiều cá và cập bến bình an.
Nói về bận tâm của mình, Đức Cha không ngần ngại ưu tư: Anh em chúng tôi Giáo Phận Vĩnh Long có những bận tâm đến vấn đề mục vụ và truyền giáo. Nhiều mối bận tâm: Thiếu nhi, Giới trẻ, Sinh viên, Gia đình, Ơn gọi, Truyền giáo..vv.. Mỗi giới đều có một dự hướng sinh hoạt để giữ vững đức tin và sống đức tin. Riêng vấn đề truyền giáo. Giáo phận Vĩnh Long là một Giáo phận cần thúc đẩy việc truyền giáo, vì trong Giáo phận có rất nhiều tôn giáo khác, người Khơ Me hiện diện, còn rất nhiều người chưa biết đến Chúa và dĩ nhiên chưa biết đến Tin mừng. Mặc dù có những khó khăn của nó, nhưng tinh thần chung của Giáo phận là truyền giáo, truyền giáo bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Thánh Lễ trao sứ vụ giám mục cho "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú khép lại và mở ra một hướng đi mới cho giáo phận Vĩnh Long sau hơn 2 năm trống Tòa.
Tin vào lời chuyển cầu của Thánh Phêrô - Bổn mạng của "chàng dân chài" Huỳnh Văn Hai quê Thạnh Phú, Bến Tre - sẽ dẫn dắt con thuyền của giáo phận Vĩnh Long bước đi trong Thánh Ý Chúa. Và, cũng tin vào sự hiệp nhất, yêu thương của từng con dân trong giáo phận Vĩnh Long cộng tác, cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Phêrô để Ngài hoàn thành sứ vụ là một chủ chăn tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn.
Sau Lời nguyện kết Lễ, cộng đoàn cùng đón nhận phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục.
Phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục được trao đến cho cộng đoàn như ơn lành của Chúa gửi đến cho toàn giáo phận qua đại diện cộng đoàn tham dự Thánh Lễ hôm nay.
Sự hiện diện đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli và giờ đây Đức Tổng có đôi lời với cộng đoàn: Tôi vui mừng hiện diện trong ngày phong chức cho Tân Giám Mục.
Tôi xin chúc mừng Đức Tân Giám Mục và cộng đoàn giáo phận Vĩnh Long. Tôi cũng xin chuyển đến tất cả lời chào mừng và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxico nhân dịp đặc biệt này. Ngày hôm nay đánh dấu bước hành trình mới của giáo phận Vĩnh Long. Chúng ta có Đức Tân Giám Mục Phêrô.
Đức Cha Phêrô kính mến ! Tôi thân ái và chào đón Đức Tân Giám Mục. Đối với mỗi linh mục, noi gương mục tử là nhiệm vụ để vị mục tử thi hành nhiệm vụ có trách nhiệm. .. một trong nhiệm vụ của các giám mục là làm gương sáng và tình huynh đệ. Đức Giám Mục luôn nỗ lực thiết lập mối tương quan với linh mục và quan tâm đến các linh mục để họ an tâm về tâm linh, sứ vụ và tài chánh. Thánh Sử Luca viết rằng sau 1 đêm cầu nguyện, Đức Kitô chọn 12 tông đồ và Thánh Maccô nói là Chúa chọn và sai các Ngài. Cũng như các tông đồ, thưa Đức Cha Phêrô, Đức Cha cũng được mời gọi trải nhiệm như các Ngài.
Các tông đồ hiểu rất rõ lắng nghe trong cầu nguyện và công bố những gì họ nghe và các ngài quyết định cầu nguyện và chia sẻ Lời. Cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng là chương trình tông đồ mang tính tức thời hơn bao giờ hết. Trong vai trò Mục tử của giám mục hiện nay có quá nhu cầu thì vô số nhưng tiêu chí đặt ưu tiên dành cho Thiên Chúa.
Đức Cha Phe\êrô thân mến ! Đức Cha hãy biến ngôi nhà thờ này là nơi cầu nguyện đặc biệt để ca ngợi và khẩn cầu Thiên Chúa. Xuất phát từ cầu nguyện mà Đức Cha nhận từ công việc mục vụ, cầu nguyện. .. Đức Cha cũng nhớ đến những người không Công Giáo. Giáo phận Vĩnh Long phải cầu nguyện không ngừng và loan báo Tin Mừng không mệt mỏi.
Thưa Cha Phêrô Dương Văn Thạnh, tôi xin cảm ơn Cha trong vai trò giám quản trong địa phận Vĩnh Long suốt 2 năm qua.
Thưa Đức Cha Phêrô xin cảm ơn Đức Cha đã lãnh nhận sứ mạng mục tử coi sóc Giáo Phận Vĩnh Long. Khởi đầu cho sứ vụ, Đức Cha hãy làm sao cho Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót cũng cố đức tin trong Giáo phận của Đức Cha.
Tôi tin Đức Cha Tôma cầu nguyện cho Đức Cha và tôi xin ơn Chúa xuống tràn đầy trên Đức Cha. Tôi xin Thánh Tử Đạo Philipphê Phan Văn Minh và Đức Trinh Nữ Maria ban thêm ơn cho Đức Cha.
Sau đó, Đức Tổng F.X Lê Văn Hồng có đôi lời với cộng đoàn, với Đức Tân Giám Mục. Hội Đồng Giám mục xin chia sẻ với Đức Cha bằng tình hiệp thông huynh đệ và bằng lời cầu nguyện.
Chúng tôi hân hoan đón Đức Cha làm thành viên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Xin chia vui với cộng đoàn và xin Chúc mừng Đức Cha.
Cộng đoàn cũng hân hoan đón Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn nên rồi Ngài có đôi lời với cộng đoàn. Ngài nói Ngài chia vui với giáo phận Vĩnh Long, xin chúc mừng và chia vui với mọi người.
Đức Hồng Y nhắc đến kỷ niệm 2013 2 giáo phận Vĩnh Long và Mỹ Tho vắng giám mục. 2014 Mỹ Tho có giám mục. Tôi hỏi Vĩnh Long Đức Tổng Giám mục đại diện Tòa Thánh. .. sau nhiều tháng, cuối 2014 sao Vĩnh Long chưa có giám mục. Đức Tổng chọc tôi là Chúa Thánh Thần đi vắng và không biết đường về.
Đức Giám Mục Vĩnh Long chào tôi và tôi nói Chúa Thánh Thần đã trở lại. Từ Bắc chí Nam vui mừng đón sự trở lại của Chúa Thánh Thần.
Tôi thấy Tân Giám Mục không khỏe lắm. .. cộng đoàn liên kết cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần cho Tân Giám Mục sống lâu lâu một chút.
Sau lời của Đức Hồng Y G.B, cha Phêrô Dương Văn Thạnh có đôi lời với cộng đoàn. Cha Phêrô đại diện linh mục đoàn và giáo phận Vĩnh Long bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha. .. chúng con vui mừng. .. chúng con cùng nhau tạ ơn Chúa và dâng việc hy sinhh cầu nguyện cho Đức Cha. Từ nay, Đức Cha là vị giám mục chính tòa thứ 5 để dẫn dắt giáo phận Vĩnh Long. .. khẩu hiệu và biểu tượng Đức Cha đã chọn: Hãy ra khơi và thả lưới nhắc chúng con rất nhiều trong việc truyền giáo. .. nhất là giáo phận chúng ta còn nhiều vùng sâu vùng xa chưa nghe tên Giêsu Kitô. .. nhắc chúng con đi ra chỗ nước sâu thì làm việc vất vả. .. cần có sự hy sinh. .. Ngoài ra có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa Chúa Thánh Thần hướng dẫn con thuyền của giáo phận.
Trọng kính Đức Cha, chúng con hy vọng với ơn Chúa và dưới sự hướng dẫn của Đức Cha thì giáo phận sẽ phát triển, đưa nhiều người về đoàn chiên. .. chúng con linh mục đoàn và toàn thể giáo dân, tu sĩ linh mục tuyệt đối vâng phục Đức Cha nhằm vinh danh Chúa và mang lợi ích cho các linh hồn.
Chúng con chúc Đức Cha khỏe để hoàn thành công việc. Chúng con hứa cầu nguyện cho Đức Cha và loan báo Tin mừng cho muôn dân.
Nguyện xin ơn Chúa, Đức Mẹ Maria và lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse giúp Đức Cha hoàn thành sứ vụ của Đức Cha. Chúng con xin gửi đến Đức Cha lòng yêu mến của chúng con qua lẵng hoa tươi.
Sau lời của Cha nguyên giám quản, Đức Tân Giám Mục Phêrô gửi đến Đức Tổng, quý Đức Hồng Y, quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Viện Phụ, quý cha Tổng Đại Diện, quý tu sĩ nam nữ và thân bằng quyến thuộc xa gần: Hãy tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Lời Thánh Vịnh 117 là lời mời gọi mà con mời cộng đoàn tạ ơn Chúa.
Yếu đuối nhưng Chúa vẫn chọn con. Con muốn mượn lời Mẹ Maria là người Mẹ bao bọc con suốt cuộc hành trình: Linh hồn con ngợi khen Thiên Chúa, vui mừng trong Đấng Cứu Độ con.
Con xin cảm ơn Đức Tổng đại diện tòa Thánh. Kính xin Đức Tổng chuyển đến Đức Thánh Cha và Tòa Thánh lời cảm ơn của con. Con xin cảm ơn Đức Tổng Phaolô, quý Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, và cộng đoàn. .. trong những ngày qua gọi điện, chúc mừng và hôm nay hiện diện trong Thánh Lễ. Cách riêng con xin cảm ơn Đức Tổng Phaolô chủ phong và hai giám mục phụ phong.
Cùng với Giáo Hội bước vào Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, sự hiện diện của quý Đức Cha là niềm khích lệ và an ủi con rất nhiều trong sứ vụ mới. Con xin cảm ơn sự hiện diện của mọi người từ miền Bắc, từ hải ngoại. ..
Con hy vọng khoảng cách địa lý không còn là cản trở con người đến với nhau. Xin hãy xem giáo phận Vĩnh Long như ngôi nhà của quý vị. .. với tâm tình biết ơn, con kính nhớ quý Đức Cha tiền nhiệm, Hội Thừa Sai Paris và Học Viện Công Giáo Paris. .. Con có được ngày hôm nay là do bao công sức của các ngài. Con xin Chúa trả công cho các ngài
Con nhớ đến các bậc sinh thành, công ơn của các Ngài luôn ở tâm khảm con, Xin Chúa cho các Ngài được hưởng nhan Chúa. Con cũng tri ân thân bằng quyến thuộc. Con có ngày hôm nay cũng do thân bằng quyến thuộc. Xin cảm ơn các bạn đồng môn, có người là giám mục, linh mục hay sống đời giáo dân. Tình bạn gắn kết chúng ta trong tình bạn sướng khổ. .. vẫn có nhau.
Tôi cảm ơn chính quyền các cấp để ngày hôm nay được thuận lợi.
Tôi cảm ơn sự hiện diện của anh em tôn giáo bạn.
Xin cảm ơn từng anh chị em giáo phận Vĩnh Long. Giáo phận Vĩnh Long cho tôi làm người và con Chúa. Chiếc nhẫn là chiếc nhẫn hôn ước gắn vào đời tôi để gắn cuộc đời tôi và anh chị em. Xin cảm ơn mọi người đặc biệt cầu nguyện cho tôi bằng việc đạo đức.
Chúng ta tiếp tục sứ mạng của các Ngài. Các Ngài không quản cho việc truyền giáo. Ngày nay chúng ta tiếp nối các Ngài bằng đời sống yêu thương của chúng ta.
Nguyện xin lời bầu cử của các ngài cho chúng ta.
Con xin cảm ơn tất cả mọi người đã chuẩn bị và làm việc chu đáo. Xin Chúa trả công cho mọi người.
Xin quý vị thương tiếp tục nâng đỡ và cầu nguyện cho con. Con xin đa tạ.
Và rồi, cộng đoàn cùng nhận phép lành cuối lễ.
Sau Thánh Lễ, những tấm hình cùng với những đoạn hình ghi lại kỷ niệm ngày hồng phúc này của tân giám mục Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Và, sau cùng, như Ban Tổ Chức lo liệu, những ai tham dự Thánh Lễ chúc phong giám mục hôm nay đều nhận được một phần ăn và một phần quà.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh Phêrô - bổn mạng Đức Tân Giám Mục - ban cho Đức Cha Huỳnh Văn Hai tràn đầy sức khỏe hồn xác để Ngài dẫn dắt con thuyền của giáo phận Vĩnh Long thân yêu.
Hình ảnh
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nhỏ bé Thạnh Phú, cùng với gia đình học tập và lao động như bao trẻ khác. Ngày 15 tháng 06 năm 1966, "chú" Phêrô Hai vào học tại Tiểu chủng viện Vĩnh Long và sau đó, ngày 1 tháng 3 năm 1973, "chú" Hai học tại Đại chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long.
Đến ngày 8 tháng 8 năm 1977, "chú" lãnh tác vụ đọc sách, ngày 7 tháng 5 năm sau lãnh tác vụ Giúp lễ,
Theo dòng chảy của đất nước sau "ngày ấy", năm 1978 "chú" về sống tại gia đình. Mãi đến năm năm 1991, "chú Hai" tiếp tục học tại Chủng viện Vĩnh Long. Ngày 6 tháng 3 năm 1993, "chú Hai" lãnh sứ vụ Phó tế. Và đến ngày Ngày 31 tháng 08 năm 1994, thầy Sáu Huỳnh Văn Hai được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu trao sứ vụ linh mục.
10 năm sau đó, cha Phêrô Huỳnh Văn Hai học tại Institut Catholique de Paris, Pháp và đậu bằng tiến sĩ triết học.
Trở về quê nhà, Cha Phêrô đặc trách ơn gọi tại giáo phận Vĩnh Long, phụ trách lớp Tiền Chủng viện Giáo phận Vĩnh Long, Giáo sư Triết học tại Đại chủng viện Cần Thơ và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - Hà Nội, Phó Giám đốc Đại chủng viện Cần Thơ.
Và rồi, ngày 7 tháng 10 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm cha Phê rô Huỳnh Văn Hai làm tân giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
Đến hôm nay, ngày 11 tháng 12 năm 2015, ngày hồng phúc đến với "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú, với gia đình, với bè bạn, với giáo phận Vĩnh Long và Giáo Hội Việt Nam nữa.
Chiều hôm trước ngày chúc phong giám mục, nhiều người cùng với Ban Tổ Chức lo những việc cuối cùng cho Thánh Lễ.
Vất vả, âm thầm nhất vẫn là âm thanh, ánh sáng và những anh em lo truyền thông. Ban truyền thông cố gắng bố trí máy làm sao đến giờ Lễ hạn chế hết sức sự di chuyển để giữ bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Ban âm thanh, ánh sáng cũng đã trang bị dàn âm thanh tốt nhất có thể để phục vụ cho Thánh Lễ sang1mai. Cạnh đó, các soeurs cùng một số cộng tác viên lo trang trí và cắm những bình hoa tươi thắm.
Cơn mưa chiều ngày 10 tháng 12 như hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống trên giáo phận Vĩnh Long.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, sáng hôm nay 11 tháng 12, Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Vĩnh Long thời tiết tuyệt đẹp.
Bạn bè, bà con, giáo dân xa gần khắp giáo phận Vĩnh Long đã tề tựu về Tòa Giám Mục Vĩnh Long để cùng nhau đón nhận ngày hồng phúc này. Có những người ở xa, những công tác chuẩn bị đã đến từ nhiều ngày trước hay ít nhất từ ngày hôm qua để lo cho Thánh Lễ phong chức Giám Mục hôm nay.
Từ tờ mờ sáng, nhiều đoàn con dân từ khắp giáo phận đã trở về ngôi nhà thờ Chính Tòa của giáo phận để tham dự Thánh Lễ chúc phong hôm nay.
Chủ tế cũng là chủ phong trong Thánh Lễ phong chức giám mục hôm nay đó là Đức Tổng Giám Mục Phao lô Bùi Văn Đọc - Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn. Cùng hiện diện và đồng tế với Đức Tổng Phaolô có các giám mục và các linh mục trong và ngoài giáo phận Vĩnh Long. Bà con giáo dân từ các giáo xứ trong giáo phận tuôn về Tòa Giám Mục Vĩnh Long hôm nay ước tính của Ban Tổ Chức khoảng 15 ngàn người.
9 giờ 20 phút, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy - dẫn Thánh Lễ - đã lược lại một chút về cuộc đời của Đức Cha Phêrô.
Trước khi kết thúc, Cha Matthêu mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Giáo phận cũng như quý Đức Cha đã ra đi của giáo phận. Cha cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện yêu mến, trân trọng, gìn giữ món quà vô giá mà cộng đoàn cầu nguyện hơn 2 năm vừa qua. Chúng ta cùng với Đức Tân Giám Mục ra khơi và thả lưới.
9 g 30 cộng đoàn cùng nhau cất cao lời ca: "Tình yêu ôi cao siêu ôi là tình yêu Thiên Chúa đã đoái thương trông phận mọn hèn. .." và rước đoàn đồng tế.
9 g 45 đoàn rước an vị trong ngôi thánh đường nhà thờ Chính Tòa Vĩnh Long thân thương.
Thánh Lễ hôm nay được chủ tế bởi Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cùng 29 giám mục, 3 viện phụ, 320 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Chút tâm tình của giáo phận được Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy gởi đến cộng đoàn.
Cha Matthêu giới thiệu với cộng đoàn sự hiện diện đặc biệt của Đức Tổng Leopoldo Girelli.
Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn - chủ phong trong Thánh Lễ chúc phong giám mục hôm nay.
Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn.
Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - TGM Giáo phận Hà Nội
Sau lời giới thiệu các vị đặc biệt, cha Matthêu giới thiệu quý Đức Cha đến từ từng Giáo Tỉnh để cộng đoàn đón chào.
Cha Matthêu cũng không quên giới thiệu sự hiện diện của các vị chức sắc, á tôn giáo bạn và các vị đại diện chính quyền các cấp.
Sau lời giới thiệu Thánh Lễ chúc phong giám mục giáo phận Vĩnh Long hôm nay được bắt đầu.
Trang Tin Mừng hôm nay cũng là khẩu hiệu của Đức Tân Giám Mục được công bố (Lc 5, 1-11).
Sau khi Tin mừng được công bố đến phần quan trọng nhất của Thánh Lễ chúc phong hôm nay.
Nghi thức truyền chức gồm những phần sau:
Giới thiệu tiến chức: Nghi thức phong chức cho Đức Tân Giám Mục Phêrô do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và 2 vị phụ phong là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh - giám mục giáo phận Thanh Hóa và Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên - giám mục giáo phận Cần Thơ.
Khởi đầu là lời thỉnh cầu của Cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh.
Sau lời thỉnh cầu là lời công bố tông sắc của Đức Thánh Cha.
Lời công bố Tông sắc vừa công bố, cộng đoàn thưa Tạ ơn Chúa và một tràng pháo tay thật lớn được vỗ lên.
Và rồi lời huấn dụ của vị giám mục Chủ phong.
Anh chị em rất thân mến ! Chúng ta quy tụ nhau về đây rất đông đảo tại nhà thờ chính tòa Vĩnh Long để tham dự lễ tấn phong giám mục của Đức Cha Phêrô. Chúng ta hân hoan vui sướng vì chờ đợi đã hơn 2 năm. Chúng ta chúc mừng Đức Cha và giáo phận và hãy cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha và giáo phận.
Để cho việc tham dự của chúng ta tham dự được sốt sắng. Chúng ta để lời Chúa chiếu soi ánh sáng tâm hồn chúng ta. Bài trích sách Edekien dạy chúng ta chính Chúa là mục tử săn sóc đoàn chiên của Ngài. Giám mục được cất nhắc lên để chăm lo đoàn chiên. Giám mục hãy chăm sóc đoàn chiên thật chu đáo và không để con nào hư mất, hãy dẫn dắt, hãy nuôi dưỡng con chiên bằng của ăn mang sự sống đời đời là Mình Máu Thánh Chúa.
Sứ mạng quan trọng nhất của Giám mục là rao giảng Tin Mừng, rao giảng Lời Chúa.
Trong lúc truyền chức, sách Thánh được để trên đầu Giám mục.
Thư Thánh Phaolo ta vừa nghe mời gọi giám mục trở nên mẫu gương về đức tin, đức ái và cả đức khiết tịnh nữa. Hãy suy niệm Lời Chúa và giáo lý của Hội Thánh. Đừng bao giờ quên Lời Chúa ngày tấn phong giám mục. Hãy làm cho mọi người thấy rõ cho việc trao nhẫn cho giám mục là dấu ấn của đức tin. Đức Tin là trang sức của Giám mục. Giám mục nhận mũ là đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Trong đoạn Tin Mừng Luca mà chúng ta vừa nghe Chúa nói với ông Phêrô hãy ra chỗ sâu mà bắt cá. Chúa mời gọi giám mục không ngại ngùng ta chỗ nước sâu để thả lưới bắt cá, có khi khó khọc mà không có gì. Nhưng nếu theo Lời Chúa thì tin ơn Chúa. Nhiệt tình truyền giáo nhắc các giám mục làm thế nào để loan báo Tin mừng tận cùng thế giới, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời.
Chúng ta là những kẻ có tội, giám mục cũng thế nhưng chúng ta được mời gọi để truyền giáo cho Ngài.
Với cây gậy mà giám mục nhận từ tay giám mục chủ phong đó là dấu hiệu, nhiệm vụ của giám mục chăm sóc toàn thể đoàn chiên nơi mà Thánh Thần đặt Ngài để cai trị hội thánh Chúa. Như lời Chúa nói với Simon: Từ nay con là kẻ chinh phục người ta.
Điều cuối cùng tôi muốn nói với anh chị em, giám mục không thuộc về thế gian. Thế giới hôm nay có quá nhiều vấn đề làm cho con người điên đầu và khủng hoảng. Chính vì thế linh mục và nhất là giám mục phải có lòng thương xót như Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót, chăm sóc những người nghèo, bị bỏ rơi, di dân. Giám mục phải chăm sóc hàng giáo sĩ. Xin Chúa chúc lành cho Đức Cha và cộng đoàn.
Sau lời huấn dụ của Giám Mục chủ phong là lời hứa của tiến chức.
Thời khắc quan trọng đã đến, cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để cùng đọc kinh cầu các Thánh.
Kinh cầu các Thánh Kết thúc, cộng đoàn cùng bước sang nghi thức đặt tay và lời nguyện truyền chức.
10 g 47 phút, giây phút quan trọng nhất là lời nguyện truyền chức được cất lên từ Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc.
Lời nguyện phong chức kết thúc và kế đến là nghi thức xức dầu trên đầu, trao sách Phúc Âm, trao Nhẫn Giám Mục, đội mũ Mitra và trao gậy mục tử.
10 g 52 phút, Đức Tổng Phaolô trao ngai tòa giám mục Vĩnh Long cho Đức Tân Tổng Giám Mục Phêrô hôm nay.
Và rồi các vị giám mục hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay trao ban bình cho Tân Giám Mục.
Thánh Lễ được tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Nhớ lại, tâm tình của Đức Tân Giám Mục thật dễ thương sau khi nghe tin được bổ nhiệm giám mục Tin tức này đến với tôi rất bất ngờ, vì cảm thấy mình không xứng đáng, dù trước đó có nghe nhiều tin đồn về mình, tôi cầu nguyện và suy nghĩ trong lòng vì giáo phận Vĩnh Long, tôi chấp nhận và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các Thánh cầu xin Chúa giúp đỡ tôi.
Đức Cha không ngần ngại chia sẻ: 21 năm qua tôi đi du học và làm cha giáo, không có sinh hoạt các họ đạo, đó cũng là một hạn chế lớn đối với tôi. Mỗi ngày Chúa Nhật, tôi chỉ đi dâng lễ cho một họ đạo và cũng chỉ học biết một tí gì đó về sinh hoạt mà thôi.
Kèm theo tâm tình đó, Đức Cha Phêrô nói rằng chức vụ Giám mục là một sứ mạng tương lai rất nặng nề và khó khăn.
Sau khi được bổ nhiệm, Đức Cha Phêrô chọn huy hiệu cho mình và Ngài chia sẻ: Qua cuộc hội ý của ban tư vấn Giáo Phận và qua những ngày suy nghĩ trước đó, tôi chọn câu Luca 5, 4: "Duc in altum, et laxate…" "Hãy ra khơi và thả lưới…". Câu nầy có hai vế liên quan rất nhiều đến việc truyền giáo và động lực truyền giáo. Về thứ nhất "Hãy ra khơi" (Ra chỗ nước sâu) diễn ý ở vùng đồng bằng sông Cửu long có rất nhiều tôn giáo khác, người Khơ Me hiện diện và còn rất nhiều vùng sâu và xa không có một dấu vết gì về Kitô giáo, không hề nghe được chữ Giêsu Kitô; Ra chỗ nước sâu là đi vào sự nguy hiểm theo kinh nghiệm đánh cá; Nhưng ra chỗ nước sâu lại có nhiều cá để đánh bắt. Đến vế thứ hai "Thả lưới…" muốn nói lên rằng khi đi ra chỗ nước sâu thì còn phải làm việc nữa, làm việc vất vả, chớ không thì uổng công, cho nên cần có sự hy sinh, thức đêm thức ngày và nhờ thế mới mong được kết quả … "hầu như rách cả lưới"…
Ngoài ra, trong biểu tượng huy hiệu có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa là sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn con thuyền Giáo phận thu được nhiều cá và cập bến bình an.
Nói về bận tâm của mình, Đức Cha không ngần ngại ưu tư: Anh em chúng tôi Giáo Phận Vĩnh Long có những bận tâm đến vấn đề mục vụ và truyền giáo. Nhiều mối bận tâm: Thiếu nhi, Giới trẻ, Sinh viên, Gia đình, Ơn gọi, Truyền giáo..vv.. Mỗi giới đều có một dự hướng sinh hoạt để giữ vững đức tin và sống đức tin. Riêng vấn đề truyền giáo. Giáo phận Vĩnh Long là một Giáo phận cần thúc đẩy việc truyền giáo, vì trong Giáo phận có rất nhiều tôn giáo khác, người Khơ Me hiện diện, còn rất nhiều người chưa biết đến Chúa và dĩ nhiên chưa biết đến Tin mừng. Mặc dù có những khó khăn của nó, nhưng tinh thần chung của Giáo phận là truyền giáo, truyền giáo bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Thánh Lễ trao sứ vụ giám mục cho "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú khép lại và mở ra một hướng đi mới cho giáo phận Vĩnh Long sau hơn 2 năm trống Tòa.
Tin vào lời chuyển cầu của Thánh Phêrô - Bổn mạng của "chàng dân chài" Huỳnh Văn Hai quê Thạnh Phú, Bến Tre - sẽ dẫn dắt con thuyền của giáo phận Vĩnh Long bước đi trong Thánh Ý Chúa. Và, cũng tin vào sự hiệp nhất, yêu thương của từng con dân trong giáo phận Vĩnh Long cộng tác, cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Phêrô để Ngài hoàn thành sứ vụ là một chủ chăn tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn.
Sau Lời nguyện kết Lễ, cộng đoàn cùng đón nhận phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục.
Phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục được trao đến cho cộng đoàn như ơn lành của Chúa gửi đến cho toàn giáo phận qua đại diện cộng đoàn tham dự Thánh Lễ hôm nay.
Sự hiện diện đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli và giờ đây Đức Tổng có đôi lời với cộng đoàn: Tôi vui mừng hiện diện trong ngày phong chức cho Tân Giám Mục.
Tôi xin chúc mừng Đức Tân Giám Mục và cộng đoàn giáo phận Vĩnh Long. Tôi cũng xin chuyển đến tất cả lời chào mừng và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxico nhân dịp đặc biệt này. Ngày hôm nay đánh dấu bước hành trình mới của giáo phận Vĩnh Long. Chúng ta có Đức Tân Giám Mục Phêrô.
Đức Cha Phêrô kính mến ! Tôi thân ái và chào đón Đức Tân Giám Mục. Đối với mỗi linh mục, noi gương mục tử là nhiệm vụ để vị mục tử thi hành nhiệm vụ có trách nhiệm. .. một trong nhiệm vụ của các giám mục là làm gương sáng và tình huynh đệ. Đức Giám Mục luôn nỗ lực thiết lập mối tương quan với linh mục và quan tâm đến các linh mục để họ an tâm về tâm linh, sứ vụ và tài chánh. Thánh Sử Luca viết rằng sau 1 đêm cầu nguyện, Đức Kitô chọn 12 tông đồ và Thánh Maccô nói là Chúa chọn và sai các Ngài. Cũng như các tông đồ, thưa Đức Cha Phêrô, Đức Cha cũng được mời gọi trải nhiệm như các Ngài.
Các tông đồ hiểu rất rõ lắng nghe trong cầu nguyện và công bố những gì họ nghe và các ngài quyết định cầu nguyện và chia sẻ Lời. Cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng là chương trình tông đồ mang tính tức thời hơn bao giờ hết. Trong vai trò Mục tử của giám mục hiện nay có quá nhu cầu thì vô số nhưng tiêu chí đặt ưu tiên dành cho Thiên Chúa.
Đức Cha Phe\êrô thân mến ! Đức Cha hãy biến ngôi nhà thờ này là nơi cầu nguyện đặc biệt để ca ngợi và khẩn cầu Thiên Chúa. Xuất phát từ cầu nguyện mà Đức Cha nhận từ công việc mục vụ, cầu nguyện. .. Đức Cha cũng nhớ đến những người không Công Giáo. Giáo phận Vĩnh Long phải cầu nguyện không ngừng và loan báo Tin Mừng không mệt mỏi.
Thưa Cha Phêrô Dương Văn Thạnh, tôi xin cảm ơn Cha trong vai trò giám quản trong địa phận Vĩnh Long suốt 2 năm qua.
Thưa Đức Cha Phêrô xin cảm ơn Đức Cha đã lãnh nhận sứ mạng mục tử coi sóc Giáo Phận Vĩnh Long. Khởi đầu cho sứ vụ, Đức Cha hãy làm sao cho Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót cũng cố đức tin trong Giáo phận của Đức Cha.
Tôi tin Đức Cha Tôma cầu nguyện cho Đức Cha và tôi xin ơn Chúa xuống tràn đầy trên Đức Cha. Tôi xin Thánh Tử Đạo Philipphê Phan Văn Minh và Đức Trinh Nữ Maria ban thêm ơn cho Đức Cha.
Sau đó, Đức Tổng F.X Lê Văn Hồng có đôi lời với cộng đoàn, với Đức Tân Giám Mục. Hội Đồng Giám mục xin chia sẻ với Đức Cha bằng tình hiệp thông huynh đệ và bằng lời cầu nguyện.
Chúng tôi hân hoan đón Đức Cha làm thành viên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Xin chia vui với cộng đoàn và xin Chúc mừng Đức Cha.
Cộng đoàn cũng hân hoan đón Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn nên rồi Ngài có đôi lời với cộng đoàn. Ngài nói Ngài chia vui với giáo phận Vĩnh Long, xin chúc mừng và chia vui với mọi người.
Đức Hồng Y nhắc đến kỷ niệm 2013 2 giáo phận Vĩnh Long và Mỹ Tho vắng giám mục. 2014 Mỹ Tho có giám mục. Tôi hỏi Vĩnh Long Đức Tổng Giám mục đại diện Tòa Thánh. .. sau nhiều tháng, cuối 2014 sao Vĩnh Long chưa có giám mục. Đức Tổng chọc tôi là Chúa Thánh Thần đi vắng và không biết đường về.
Đức Giám Mục Vĩnh Long chào tôi và tôi nói Chúa Thánh Thần đã trở lại. Từ Bắc chí Nam vui mừng đón sự trở lại của Chúa Thánh Thần.
Tôi thấy Tân Giám Mục không khỏe lắm. .. cộng đoàn liên kết cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần cho Tân Giám Mục sống lâu lâu một chút.
Sau lời của Đức Hồng Y G.B, cha Phêrô Dương Văn Thạnh có đôi lời với cộng đoàn. Cha Phêrô đại diện linh mục đoàn và giáo phận Vĩnh Long bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha. .. chúng con vui mừng. .. chúng con cùng nhau tạ ơn Chúa và dâng việc hy sinhh cầu nguyện cho Đức Cha. Từ nay, Đức Cha là vị giám mục chính tòa thứ 5 để dẫn dắt giáo phận Vĩnh Long. .. khẩu hiệu và biểu tượng Đức Cha đã chọn: Hãy ra khơi và thả lưới nhắc chúng con rất nhiều trong việc truyền giáo. .. nhất là giáo phận chúng ta còn nhiều vùng sâu vùng xa chưa nghe tên Giêsu Kitô. .. nhắc chúng con đi ra chỗ nước sâu thì làm việc vất vả. .. cần có sự hy sinh. .. Ngoài ra có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa Chúa Thánh Thần hướng dẫn con thuyền của giáo phận.
Trọng kính Đức Cha, chúng con hy vọng với ơn Chúa và dưới sự hướng dẫn của Đức Cha thì giáo phận sẽ phát triển, đưa nhiều người về đoàn chiên. .. chúng con linh mục đoàn và toàn thể giáo dân, tu sĩ linh mục tuyệt đối vâng phục Đức Cha nhằm vinh danh Chúa và mang lợi ích cho các linh hồn.
Chúng con chúc Đức Cha khỏe để hoàn thành công việc. Chúng con hứa cầu nguyện cho Đức Cha và loan báo Tin mừng cho muôn dân.
Nguyện xin ơn Chúa, Đức Mẹ Maria và lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse giúp Đức Cha hoàn thành sứ vụ của Đức Cha. Chúng con xin gửi đến Đức Cha lòng yêu mến của chúng con qua lẵng hoa tươi.
Sau lời của Cha nguyên giám quản, Đức Tân Giám Mục Phêrô gửi đến Đức Tổng, quý Đức Hồng Y, quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Viện Phụ, quý cha Tổng Đại Diện, quý tu sĩ nam nữ và thân bằng quyến thuộc xa gần: Hãy tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Lời Thánh Vịnh 117 là lời mời gọi mà con mời cộng đoàn tạ ơn Chúa.
Yếu đuối nhưng Chúa vẫn chọn con. Con muốn mượn lời Mẹ Maria là người Mẹ bao bọc con suốt cuộc hành trình: Linh hồn con ngợi khen Thiên Chúa, vui mừng trong Đấng Cứu Độ con.
Con xin cảm ơn Đức Tổng đại diện tòa Thánh. Kính xin Đức Tổng chuyển đến Đức Thánh Cha và Tòa Thánh lời cảm ơn của con. Con xin cảm ơn Đức Tổng Phaolô, quý Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, và cộng đoàn. .. trong những ngày qua gọi điện, chúc mừng và hôm nay hiện diện trong Thánh Lễ. Cách riêng con xin cảm ơn Đức Tổng Phaolô chủ phong và hai giám mục phụ phong.
Cùng với Giáo Hội bước vào Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, sự hiện diện của quý Đức Cha là niềm khích lệ và an ủi con rất nhiều trong sứ vụ mới. Con xin cảm ơn sự hiện diện của mọi người từ miền Bắc, từ hải ngoại. ..
Con hy vọng khoảng cách địa lý không còn là cản trở con người đến với nhau. Xin hãy xem giáo phận Vĩnh Long như ngôi nhà của quý vị. .. với tâm tình biết ơn, con kính nhớ quý Đức Cha tiền nhiệm, Hội Thừa Sai Paris và Học Viện Công Giáo Paris. .. Con có được ngày hôm nay là do bao công sức của các ngài. Con xin Chúa trả công cho các ngài
Con nhớ đến các bậc sinh thành, công ơn của các Ngài luôn ở tâm khảm con, Xin Chúa cho các Ngài được hưởng nhan Chúa. Con cũng tri ân thân bằng quyến thuộc. Con có ngày hôm nay cũng do thân bằng quyến thuộc. Xin cảm ơn các bạn đồng môn, có người là giám mục, linh mục hay sống đời giáo dân. Tình bạn gắn kết chúng ta trong tình bạn sướng khổ. .. vẫn có nhau.
Tôi cảm ơn chính quyền các cấp để ngày hôm nay được thuận lợi.
Tôi cảm ơn sự hiện diện của anh em tôn giáo bạn.
Xin cảm ơn từng anh chị em giáo phận Vĩnh Long. Giáo phận Vĩnh Long cho tôi làm người và con Chúa. Chiếc nhẫn là chiếc nhẫn hôn ước gắn vào đời tôi để gắn cuộc đời tôi và anh chị em. Xin cảm ơn mọi người đặc biệt cầu nguyện cho tôi bằng việc đạo đức.
Chúng ta tiếp tục sứ mạng của các Ngài. Các Ngài không quản cho việc truyền giáo. Ngày nay chúng ta tiếp nối các Ngài bằng đời sống yêu thương của chúng ta.
Nguyện xin lời bầu cử của các ngài cho chúng ta.
Con xin cảm ơn tất cả mọi người đã chuẩn bị và làm việc chu đáo. Xin Chúa trả công cho mọi người.
Xin quý vị thương tiếp tục nâng đỡ và cầu nguyện cho con. Con xin đa tạ.
Và rồi, cộng đoàn cùng nhận phép lành cuối lễ.
Sau Thánh Lễ, những tấm hình cùng với những đoạn hình ghi lại kỷ niệm ngày hồng phúc này của tân giám mục Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Và, sau cùng, như Ban Tổ Chức lo liệu, những ai tham dự Thánh Lễ chúc phong giám mục hôm nay đều nhận được một phần ăn và một phần quà.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh Phêrô - bổn mạng Đức Tân Giám Mục - ban cho Đức Cha Huỳnh Văn Hai tràn đầy sức khỏe hồn xác để Ngài dẫn dắt con thuyền của giáo phận Vĩnh Long thân yêu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
21:35 11/12/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mười hai là tháng tuyệt vời
Nhân gian mừng đón Chúa Trời giáng sinh.
(nđc)