Phụng Vụ - Mục Vụ
Sứ điệp từ hoang điạ
Lm. Phêrô Hồng Phúc
21:55 11/12/2010
SỨ ĐIỆP TỪ HOANG ĐỊA
Gioan Tẩy Giả đã sai người đến để hỏi Chúa Giêsu điều mà ông đã biết: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác”(Mt 11,3). Gioan Tẩy Giả có ý cho chính những người mình sai đến được nghe, để được thấy và họ đã được Chúa Giêsu trả lời. Câu trả lời của Chúa Giêsu cũng chính là sứ mệnh mà Ngài đã thực thi. Đó là những thi thố của lòng thương xót, kẻ điếc được nghe, người mù được thấy, người phong được khỏi, kẻ chết sống lại và nhất là Tin Mừng được loan báo cho người nghèo khó. Tin Mừng đó là gì? Là “Thời giờ đã mãn và triều đại Nước Thiên Chúa đã đến gần”(Mc 1,15). Lời loan báo Tin Mừng của Đức Ki tô được củng cố bằng những phép lạ kèm theo. Không phải tất cả vì phép lạ, nhưng tất cả mọi phép lạ là để củng cố cho lời loan báo Tin Mừng. Vì thế, những người được Gioan Tẩy Giả sai đến là những người được chứng kiến sứ mệnh mà Đức Giêsu Kitô đã thi hành. Sứ mệnh ấy đem ơn cứu độ phổ quát đến cho muôn dân. Những gì mà những người Gioan Tẩy Giả cử đến, quan sát thấy là những bằng chứng để nói lên quyền năng của Thiên Chúa và cánh tay quyền năng ấy đã ở giữa họ.
Đức Giêsu không diễn giải, không lý luận. Ngài chỉ cho các môn đệ của Gioan thấy sự thật: “Hãy về thuật lại cho ông Gioan những gì mà các ngươi xem thấy”(Mt 11,4). Đức Giê su không thêm, không bớt sứ điệp mà Chúa gửi đến cho muôn dân là sự thật và sự thật ấy được nói lên bằng hành động và hành động ấy được ướp đậm trong lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô. Chính vì thế, Đức Giêsu không cần phải dài dòng, Ngài cho muôn dân thấy cánh tay quyền năng và nhất là thấy “Nước Trời đã đến giữa các con”(Lc 17,21). Điều mà những người Do Thái được lôi cuốn đến với Đức Giêsu ở giữa hoang địa không phải là đi nghiên cứu cây sậy phất phơ trước gió, cũng không phải là đi xem những trò mới lạ... Tất cả những điều đó, Đức Giêsu đã cho những người Do Thái thấy họ tìm ở nơi khác, còn ở giữa nơi hoang địa này chỉ xuất hiện Lời Hằng Sống. Cũng như đã từng ở giữa sa mạc, Đức Giêsu đã chiến thắng ma quỉ, chiến thắng Satan để bắt đầu cho một sứ vụ mới, thì cũng ở nơi sa mạc này, Ngài đã tuyên bố cho mọi người thấy: “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn cả Ngôn sứ nữa” (Mt 11,9b). Đối với người Do Thái, Ngôn sứ là Đấng đáng kính nhất. Bởi vì Ngôn sứ là người của Thiên Chúa, là người dâng những ý khẩn cầu của dân lên Thiên Chúa và truyền đạt ý của Thiên Chúa lại cho dân. Một sức sống hữu cơ được đan kết như vậy không thể thiếu trong đời sống du mục của người Do Thái. Cũng như trong hoang địa ngày xưa, ban ngày là cột mây, ban đêm là cột lửa để chỉ cánh tay quyền năng của Chúa dẫn dắt dân Israel đi trong sa mạc không bị lầm đường lạc lối và tiến về nơi mà Thiên Chúa ban đất hứa.
Trong sa mạc, là nơi diễn ra rất nhiều những trận chiến. Trận chiến với Satan cám dỗ; trận chiến với rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Ngày xưa Thiên Chúa đã cho dân nhìn lên con rắn bằng đồng đúc mà Môisê treo lên để dân được khỏi. Có nghĩa là niềm hy vọng được bừng lên từ giữa nơi sa mạc khô cằn. Nhìn lên con rắn để được chữa khỏi. Đó chỉ là những hình bóng lấy độc trị độc. Thiên Chúa lấy cái chết của Ngài trên cây Thập Giá để sau này những người biết ngước nhìn lên cái chết của Đức Giêsu Kitô thì họ lại được sống muôn đời. Và vì thế, giữa nơi hoang địa khô cháy này đã vang lên bao nhiêu là sứ mệnh. Gioan Tẩy Giả đã thốt lên: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa”(Ga 1, 23). Sứ mệnh dọn đường cho Chúa được vang lên từ hoang địa này. Nếu chúng ta không tự ái, không kiêu căng, chúng ta sớm nhận ra hoang địa ấy chính là cõi lòng của chúng ta. Nếu không có sứ điệp, không có sứ mệnh của Thiên Chúa đến thì mãi mãi nó sẽ khô cằn và chết cháy vì những cảnh trong sa mạc, thiếu nước Hằng Sống, thiếu Lời Hằng Sống, thiếu lòng thương xót. Mọi sự ở trong sa mạc chỉ là nắng và cát. Nhưng với sứ điệp của Đức Giêsu vang lên và với sứ mệnh của ngài thực thi trên những con người xấu số thì hoang mạc khô cháy ấy sẽ trở nên tươi tốt và thấm đượm ơn trời. Vì vậy người ta đến trong hoang địa này không phải để xem cây sậy phất phơ trước gió nhưng là để nghe Lời Hằng Sống, để xem Đấng dùng cánh tay của mình mà thi thố lòng thương xót và nhất là để nghe lời tuyên bố “Thời giờ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1,15). Những người nào tin ở nơi Gioan Tẩy Giả thì họ cũng sẽ thấy Nước Thiên Chúa. Những người nào biết vâng lời Gioan Tẩy Giả thì họ sẽ được đón nhận ơn cứu độ vì Gioan Tẩy Giả là người đi trước dọn đường cho Chúa.
Một lần nữa, sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả đến đây càng trở nên quan trọng. Bởi vì không có ông thì cầu nối giữa Cựu Ước và Tân Ước mãi mãi là bức màn che khép kín nơi cực thánh. Với Gioan Tẩy Giả thì cầu nối đã hiện ra và ông chính là cầu nối đó. Xét về Cựu Ước, không ai có thể trọng hơn Gioan Tẩy Giả. Nhưng xét về Tân Ước, Gioan Tẩy Giả mới bước được bước đầu tiên. Còn tất cả các tông đồ cũng như Hội Thánh của Chúa Kitô sau này không chỉ bước một bước mà bước hẳn vào trong “Nước Trời đã đến giữa các con”. Nước Trời ấy chính là Nước của Thiên Chúa thiết lập. Ở trong đó, Tin Mừng được loan báo và chính Đức Giêsu Kitô tuyên bố “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”(Ga 14,6) để những người nào bước vào trong Nước Trời thì họ sẽ đạt được sự sống đời đời. Họ tìm thấy con đường chân lý và họ sẽ đạt được tới sự thật của Tin Mừng. Và vì vậy, Gioan Tẩy Giả có một vị trí quan trọng giúp cho toàn thể những gì là nụ, là hình bóng trong Cựu Ước được hiện thực trong Tân Ước. Khi Đức Giê su khen Gioan Tẩy Giả không phải là Ngài khen cá nhân của ông nhưng qua con người của Gioan Tẩy Giả, Đức Giê su làm sống lại tất cả niềm hy vọng của Cựu Ước được thực hiện nơi Tân Ước; Đức Giê su khen Gioan Tẩy Giả không phải là cho mọi người thấy được ông là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến và vì thuộc về Chúa cho nên Chúa khen ông, nhưng Đức Giê su tuyên bố những sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả đem đến những ơn cứu độ cần thiết cho tất cả mọi người để ai biết và tin vào ông thì dọn đường lĩnh ơn cứu độ. Như vậy cũng ở trong hoang địa khô cháy này mà những người nghèo đã được nghe loan báo Tin Mừng, được chứng kiến những phép lạ, được đón nhận Lời Hằng Sống.
Nếu chúng ta hôm nay biết đi vào hoang địa của lòng mình, biết lắng nghe, biết khiêm tốn, biết canh tân và biết lãnh nhận thì những người đó sẽ thấy ở trong hoang địa khô cằn này vang lên biết bao nhiêu những điều lạ lùng, những sứ mệnh, những sứ điệp, những cánh tay quyền năng, những lòng thương xót được thi thố và nhất là Đường, Sự Thật, Sự Sống đã hiện ra. Đường dẫn chúng ta tới Thiên Chúa là Cha để dạy chúng ta biết chúng ta là con cái, là anh em một nhà. Sự thật để chúng ta hiểu được rằng: Thiên Chúa yêu thương loài người và vì yêu thương Thiên Chúa đã hiến cả Con Một của mình làm giá cứu chuộc cho muôn người. Sự Sống để chúng ta được sống đời đời, không phải là một cuộc sống vất vả, một cuộc sống bị đe dọa kết thúc trong cái chết của đời trần gian. Nhưng sự sống trong Đức Giêsu Kitô là một kỷ nguyên mới, triều đại viên mãn và sự sống đạt tới đời đời.
Lạy Chúa Giê su Ki tô,
Xin cho mỗi người chúng con nhận ra
những sứ điệp, những sứ mệnh trong hoang địa của tâm hồn
để lời Chúa vang lên
và cánh tay quyền năng của Chúa chữa lành chúng con.
Xin cho chúng con đạt tới hạnh phúc Nước Trời
như tiếng của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa đã vang lên kêu gọi
mọi người dọn đường để được thấy ơn cứu độ của Chúa. Amen.
Gioan Tẩy Giả đã sai người đến để hỏi Chúa Giêsu điều mà ông đã biết: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác”(Mt 11,3). Gioan Tẩy Giả có ý cho chính những người mình sai đến được nghe, để được thấy và họ đã được Chúa Giêsu trả lời. Câu trả lời của Chúa Giêsu cũng chính là sứ mệnh mà Ngài đã thực thi. Đó là những thi thố của lòng thương xót, kẻ điếc được nghe, người mù được thấy, người phong được khỏi, kẻ chết sống lại và nhất là Tin Mừng được loan báo cho người nghèo khó. Tin Mừng đó là gì? Là “Thời giờ đã mãn và triều đại Nước Thiên Chúa đã đến gần”(Mc 1,15). Lời loan báo Tin Mừng của Đức Ki tô được củng cố bằng những phép lạ kèm theo. Không phải tất cả vì phép lạ, nhưng tất cả mọi phép lạ là để củng cố cho lời loan báo Tin Mừng. Vì thế, những người được Gioan Tẩy Giả sai đến là những người được chứng kiến sứ mệnh mà Đức Giêsu Kitô đã thi hành. Sứ mệnh ấy đem ơn cứu độ phổ quát đến cho muôn dân. Những gì mà những người Gioan Tẩy Giả cử đến, quan sát thấy là những bằng chứng để nói lên quyền năng của Thiên Chúa và cánh tay quyền năng ấy đã ở giữa họ.
Đức Giêsu không diễn giải, không lý luận. Ngài chỉ cho các môn đệ của Gioan thấy sự thật: “Hãy về thuật lại cho ông Gioan những gì mà các ngươi xem thấy”(Mt 11,4). Đức Giê su không thêm, không bớt sứ điệp mà Chúa gửi đến cho muôn dân là sự thật và sự thật ấy được nói lên bằng hành động và hành động ấy được ướp đậm trong lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô. Chính vì thế, Đức Giêsu không cần phải dài dòng, Ngài cho muôn dân thấy cánh tay quyền năng và nhất là thấy “Nước Trời đã đến giữa các con”(Lc 17,21). Điều mà những người Do Thái được lôi cuốn đến với Đức Giêsu ở giữa hoang địa không phải là đi nghiên cứu cây sậy phất phơ trước gió, cũng không phải là đi xem những trò mới lạ... Tất cả những điều đó, Đức Giêsu đã cho những người Do Thái thấy họ tìm ở nơi khác, còn ở giữa nơi hoang địa này chỉ xuất hiện Lời Hằng Sống. Cũng như đã từng ở giữa sa mạc, Đức Giêsu đã chiến thắng ma quỉ, chiến thắng Satan để bắt đầu cho một sứ vụ mới, thì cũng ở nơi sa mạc này, Ngài đã tuyên bố cho mọi người thấy: “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn cả Ngôn sứ nữa” (Mt 11,9b). Đối với người Do Thái, Ngôn sứ là Đấng đáng kính nhất. Bởi vì Ngôn sứ là người của Thiên Chúa, là người dâng những ý khẩn cầu của dân lên Thiên Chúa và truyền đạt ý của Thiên Chúa lại cho dân. Một sức sống hữu cơ được đan kết như vậy không thể thiếu trong đời sống du mục của người Do Thái. Cũng như trong hoang địa ngày xưa, ban ngày là cột mây, ban đêm là cột lửa để chỉ cánh tay quyền năng của Chúa dẫn dắt dân Israel đi trong sa mạc không bị lầm đường lạc lối và tiến về nơi mà Thiên Chúa ban đất hứa.
Trong sa mạc, là nơi diễn ra rất nhiều những trận chiến. Trận chiến với Satan cám dỗ; trận chiến với rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Ngày xưa Thiên Chúa đã cho dân nhìn lên con rắn bằng đồng đúc mà Môisê treo lên để dân được khỏi. Có nghĩa là niềm hy vọng được bừng lên từ giữa nơi sa mạc khô cằn. Nhìn lên con rắn để được chữa khỏi. Đó chỉ là những hình bóng lấy độc trị độc. Thiên Chúa lấy cái chết của Ngài trên cây Thập Giá để sau này những người biết ngước nhìn lên cái chết của Đức Giêsu Kitô thì họ lại được sống muôn đời. Và vì thế, giữa nơi hoang địa khô cháy này đã vang lên bao nhiêu là sứ mệnh. Gioan Tẩy Giả đã thốt lên: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa”(Ga 1, 23). Sứ mệnh dọn đường cho Chúa được vang lên từ hoang địa này. Nếu chúng ta không tự ái, không kiêu căng, chúng ta sớm nhận ra hoang địa ấy chính là cõi lòng của chúng ta. Nếu không có sứ điệp, không có sứ mệnh của Thiên Chúa đến thì mãi mãi nó sẽ khô cằn và chết cháy vì những cảnh trong sa mạc, thiếu nước Hằng Sống, thiếu Lời Hằng Sống, thiếu lòng thương xót. Mọi sự ở trong sa mạc chỉ là nắng và cát. Nhưng với sứ điệp của Đức Giêsu vang lên và với sứ mệnh của ngài thực thi trên những con người xấu số thì hoang mạc khô cháy ấy sẽ trở nên tươi tốt và thấm đượm ơn trời. Vì vậy người ta đến trong hoang địa này không phải để xem cây sậy phất phơ trước gió nhưng là để nghe Lời Hằng Sống, để xem Đấng dùng cánh tay của mình mà thi thố lòng thương xót và nhất là để nghe lời tuyên bố “Thời giờ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1,15). Những người nào tin ở nơi Gioan Tẩy Giả thì họ cũng sẽ thấy Nước Thiên Chúa. Những người nào biết vâng lời Gioan Tẩy Giả thì họ sẽ được đón nhận ơn cứu độ vì Gioan Tẩy Giả là người đi trước dọn đường cho Chúa.
Một lần nữa, sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả đến đây càng trở nên quan trọng. Bởi vì không có ông thì cầu nối giữa Cựu Ước và Tân Ước mãi mãi là bức màn che khép kín nơi cực thánh. Với Gioan Tẩy Giả thì cầu nối đã hiện ra và ông chính là cầu nối đó. Xét về Cựu Ước, không ai có thể trọng hơn Gioan Tẩy Giả. Nhưng xét về Tân Ước, Gioan Tẩy Giả mới bước được bước đầu tiên. Còn tất cả các tông đồ cũng như Hội Thánh của Chúa Kitô sau này không chỉ bước một bước mà bước hẳn vào trong “Nước Trời đã đến giữa các con”. Nước Trời ấy chính là Nước của Thiên Chúa thiết lập. Ở trong đó, Tin Mừng được loan báo và chính Đức Giêsu Kitô tuyên bố “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”(Ga 14,6) để những người nào bước vào trong Nước Trời thì họ sẽ đạt được sự sống đời đời. Họ tìm thấy con đường chân lý và họ sẽ đạt được tới sự thật của Tin Mừng. Và vì vậy, Gioan Tẩy Giả có một vị trí quan trọng giúp cho toàn thể những gì là nụ, là hình bóng trong Cựu Ước được hiện thực trong Tân Ước. Khi Đức Giê su khen Gioan Tẩy Giả không phải là Ngài khen cá nhân của ông nhưng qua con người của Gioan Tẩy Giả, Đức Giê su làm sống lại tất cả niềm hy vọng của Cựu Ước được thực hiện nơi Tân Ước; Đức Giê su khen Gioan Tẩy Giả không phải là cho mọi người thấy được ông là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến và vì thuộc về Chúa cho nên Chúa khen ông, nhưng Đức Giê su tuyên bố những sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả đem đến những ơn cứu độ cần thiết cho tất cả mọi người để ai biết và tin vào ông thì dọn đường lĩnh ơn cứu độ. Như vậy cũng ở trong hoang địa khô cháy này mà những người nghèo đã được nghe loan báo Tin Mừng, được chứng kiến những phép lạ, được đón nhận Lời Hằng Sống.
Nếu chúng ta hôm nay biết đi vào hoang địa của lòng mình, biết lắng nghe, biết khiêm tốn, biết canh tân và biết lãnh nhận thì những người đó sẽ thấy ở trong hoang địa khô cằn này vang lên biết bao nhiêu những điều lạ lùng, những sứ mệnh, những sứ điệp, những cánh tay quyền năng, những lòng thương xót được thi thố và nhất là Đường, Sự Thật, Sự Sống đã hiện ra. Đường dẫn chúng ta tới Thiên Chúa là Cha để dạy chúng ta biết chúng ta là con cái, là anh em một nhà. Sự thật để chúng ta hiểu được rằng: Thiên Chúa yêu thương loài người và vì yêu thương Thiên Chúa đã hiến cả Con Một của mình làm giá cứu chuộc cho muôn người. Sự Sống để chúng ta được sống đời đời, không phải là một cuộc sống vất vả, một cuộc sống bị đe dọa kết thúc trong cái chết của đời trần gian. Nhưng sự sống trong Đức Giêsu Kitô là một kỷ nguyên mới, triều đại viên mãn và sự sống đạt tới đời đời.
Lạy Chúa Giê su Ki tô,
Xin cho mỗi người chúng con nhận ra
những sứ điệp, những sứ mệnh trong hoang địa của tâm hồn
để lời Chúa vang lên
và cánh tay quyền năng của Chúa chữa lành chúng con.
Xin cho chúng con đạt tới hạnh phúc Nước Trời
như tiếng của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa đã vang lên kêu gọi
mọi người dọn đường để được thấy ơn cứu độ của Chúa. Amen.
Gioan Tiền Hô - ''Người có phúc hơn mọi người nam''
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
22:06 11/12/2010
Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm A
Một trong những khuôn mặt nổi bật được nhắc đến rất nhiều trong Phụng vụ Mùa Vọng đó chính là Gioan Tẩy giả, vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế. Thánh sử Mathêu cho thấy Chúa Giêsu đã hết lời ca tụng Gioan, khi gọi ngài là “người cao trọng hơn tất cả nam nhân do người nữ sinh ra”. Nói một cách nôm na thì Gioan là “người có phúc hơn mọi người nam”. Dựa theo những gì Tin Mừng thuật lại, chúng ta thấy ngài có những nét hết sức đặc biệt làm cho ngài trở thành con người nổi bật ấy.
- Đặc biệt trong cách thức chào đời.
Cha mẹ ngài đã già nua tuổi tác, lại son sẻ không con. Nhưng rồi Thiên Chúa đã can thiệp cách kỳ diệu, qua biến cố truyền tin cho cha của ngài tại Đền thờ Giêrusalem. Có thể nói được rằng ngài là đứa con của lời hứa, đứa con của giao ước. Ngài đã được thánh hóa ngay từ khi còn trong lòng mẹ mới được 6 tháng, và được chính Thiên thần đặt tên cho là Gioan. Lúc được đặt tên cũng là lúc cha của ngài là Giacaria nói được. Bà con láng giềng cũng đã nhận ra nét đặc biệt này ngay khi ngài mới chào đời.
- Đặc biệt trong cung cách ăn mặc và lối sống.
Vì là con của Giacaria, nên ngài thuộc giai cấp tư tế, mà tư tế là giai cấp được ưu tuyển để phục vụ Đền Thờ. Hơn nữa ngài là người con duy nhất trong gia đình, người có quyền thừa hưởng gia tài do cha mẹ để lại. Như vậy, ngài có đủ điều kiện để sống một cuộc sống sung túc dư dật. Thế nhưng vì lòng yêu mến Giavê Thiên Chúa, ngài đã sẵn lòng chấp nhận từ bỏ tất cả, để sống một cuộc đời khắc khổ hầu toàn tâm toàn ý tận hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Sự khắc khổ được thể hiện qua cung cách ăn mặc và lối sống. Ăn thì ăn châu chấu. Uống thì uống mật ong rừng. Ở thì ở trong sa mạc, nơi khắc nghiệt và thiếu thốn đủ thứ. Mặc thì cũng rất đơn sơ: chỉ là lông thú. Tin Mừng cho thấy những chi tiết rất rõ về đồ đạc mà ngài mang trên mình (x. Mt 3,4). Nói chung chẳng có gì đáng giá!
- Đặc biệt trong ơn gọi và sứ mạng.
Sứ mạng của Ngài là sứ mạng có một không hai. Là vị Tiền hô cho Đấng Cứu Thế, ngài được Thiên Chúa trao cho một sứ mạng đặc biệt, đó là trực tiếp dọn đường cho Đức Kitô đến, và là người dẫn người ta vào một thời kỳ mới của Lịch sử Cứu độ, thời kỳ Tân Ước. Nói cách khác, ngài là gạch nối giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chính Chúa Giêsu cũng đã xác nhận vai trò này của ngài, khi nói: “Chính ông là người Kinh Thánh nói tới khi có lời chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” Mt 11,10). Ngài còn đặc biệt cả trong cái chết của mình: bị chém đầu vì dám nói những lời sự thật và dám sống sự thật. Cái chết của ngài đã trở thành một tiên trưng cho cái chết của Đấng Cứu Thế sau này.
Với con người - ơn gọi – và sứ mạng của ngài đặc biệt như thế, nên Gioan đã được Chúa ca tụng là “cao trọng nhất trong số các nam nhân do người nữ sinh ra” (Mt 11,11). Nghĩa là ngài được xếp ngang hàng với các tổ phụ cỡ Abraham hay các tiên tri như Elia, Isaia…. Ngài còn hơn hẳn họ, vì ngài được diễm phúc cận kề bên Chúa Cứu Thế, và làm phép rửa cho chính Đấng Cứu Thế.
Dĩ nhiên, sự trỗi vượt của ngài chỉ là so với thời Cựu Ước, chứ không thể sánh với thời Tân Ước được. Chúa Giêsu đã quả quyết điều này: “Nhưng kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông” (Mt 11,11). Những kẻ trong Nước trời là những kẻ đã được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng máu châu trân của Người. Bởi đó Gioan không thể cao trọng hơn Đức Mẹ hay thánh Giuse.
Dù chúng ta không giống Gioan trong cách thức chào đời, trong lối sống và trong ơn gọi Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế, nhưng qua Bí tích Thánh Tẩy, đặc biệt là qua Bí tích Thêm Sức, chúng ta cũng được trao phó ơn gọi và sứ mạng làm chứng cho Tin mừng, sứ mạng loan báo Đấng Cứu Thế cho người khác. Hãy tạ ơn Chúa về ơn gọi và sứ mạng cao cả đó. Đồng thời hãy biết nổ lực, cố gắng chu toàn với tất cả con tim, với tất cả lòng yêu mến. Có như thế mai sau chúng ta cũng được vinh dự đồng bàn với thánh Gioan Tiền Hô và các thánh trên quê trời vĩnh phúc.
- Đặc biệt trong cách thức chào đời.
Cha mẹ ngài đã già nua tuổi tác, lại son sẻ không con. Nhưng rồi Thiên Chúa đã can thiệp cách kỳ diệu, qua biến cố truyền tin cho cha của ngài tại Đền thờ Giêrusalem. Có thể nói được rằng ngài là đứa con của lời hứa, đứa con của giao ước. Ngài đã được thánh hóa ngay từ khi còn trong lòng mẹ mới được 6 tháng, và được chính Thiên thần đặt tên cho là Gioan. Lúc được đặt tên cũng là lúc cha của ngài là Giacaria nói được. Bà con láng giềng cũng đã nhận ra nét đặc biệt này ngay khi ngài mới chào đời.
- Đặc biệt trong cung cách ăn mặc và lối sống.
Vì là con của Giacaria, nên ngài thuộc giai cấp tư tế, mà tư tế là giai cấp được ưu tuyển để phục vụ Đền Thờ. Hơn nữa ngài là người con duy nhất trong gia đình, người có quyền thừa hưởng gia tài do cha mẹ để lại. Như vậy, ngài có đủ điều kiện để sống một cuộc sống sung túc dư dật. Thế nhưng vì lòng yêu mến Giavê Thiên Chúa, ngài đã sẵn lòng chấp nhận từ bỏ tất cả, để sống một cuộc đời khắc khổ hầu toàn tâm toàn ý tận hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Sự khắc khổ được thể hiện qua cung cách ăn mặc và lối sống. Ăn thì ăn châu chấu. Uống thì uống mật ong rừng. Ở thì ở trong sa mạc, nơi khắc nghiệt và thiếu thốn đủ thứ. Mặc thì cũng rất đơn sơ: chỉ là lông thú. Tin Mừng cho thấy những chi tiết rất rõ về đồ đạc mà ngài mang trên mình (x. Mt 3,4). Nói chung chẳng có gì đáng giá!
- Đặc biệt trong ơn gọi và sứ mạng.
Sứ mạng của Ngài là sứ mạng có một không hai. Là vị Tiền hô cho Đấng Cứu Thế, ngài được Thiên Chúa trao cho một sứ mạng đặc biệt, đó là trực tiếp dọn đường cho Đức Kitô đến, và là người dẫn người ta vào một thời kỳ mới của Lịch sử Cứu độ, thời kỳ Tân Ước. Nói cách khác, ngài là gạch nối giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chính Chúa Giêsu cũng đã xác nhận vai trò này của ngài, khi nói: “Chính ông là người Kinh Thánh nói tới khi có lời chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” Mt 11,10). Ngài còn đặc biệt cả trong cái chết của mình: bị chém đầu vì dám nói những lời sự thật và dám sống sự thật. Cái chết của ngài đã trở thành một tiên trưng cho cái chết của Đấng Cứu Thế sau này.
Với con người - ơn gọi – và sứ mạng của ngài đặc biệt như thế, nên Gioan đã được Chúa ca tụng là “cao trọng nhất trong số các nam nhân do người nữ sinh ra” (Mt 11,11). Nghĩa là ngài được xếp ngang hàng với các tổ phụ cỡ Abraham hay các tiên tri như Elia, Isaia…. Ngài còn hơn hẳn họ, vì ngài được diễm phúc cận kề bên Chúa Cứu Thế, và làm phép rửa cho chính Đấng Cứu Thế.
Dĩ nhiên, sự trỗi vượt của ngài chỉ là so với thời Cựu Ước, chứ không thể sánh với thời Tân Ước được. Chúa Giêsu đã quả quyết điều này: “Nhưng kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông” (Mt 11,11). Những kẻ trong Nước trời là những kẻ đã được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng máu châu trân của Người. Bởi đó Gioan không thể cao trọng hơn Đức Mẹ hay thánh Giuse.
Dù chúng ta không giống Gioan trong cách thức chào đời, trong lối sống và trong ơn gọi Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế, nhưng qua Bí tích Thánh Tẩy, đặc biệt là qua Bí tích Thêm Sức, chúng ta cũng được trao phó ơn gọi và sứ mạng làm chứng cho Tin mừng, sứ mạng loan báo Đấng Cứu Thế cho người khác. Hãy tạ ơn Chúa về ơn gọi và sứ mạng cao cả đó. Đồng thời hãy biết nổ lực, cố gắng chu toàn với tất cả con tim, với tất cả lòng yêu mến. Có như thế mai sau chúng ta cũng được vinh dự đồng bàn với thánh Gioan Tiền Hô và các thánh trên quê trời vĩnh phúc.
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
05:52 11/12/2010
Chuyện Phiếm Đạo Đời
“Tình có ghi lên đôi môi,
sầu có phai nhoà cuộc đời
Người vẫn thương yêu loài người
và yên vui cuộc sống vui.
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi. ..”.
(Cung Tiến – Hương Xưa)
(1Ph 4: 8-10)
Phải thế không, lời em hát vẫn là quyết tâm, khi anh bảo: “Người vẫn yêu thương loài người”, và “đời êm như tiếng hát của lứa đôi”? Tiếng hát của lứa đôi, hay của những trai tài gái sắc nào đó, có chăng chỉ là: hát đó rồi quên đó? Đã nào có nhớ chi đâu loài người, mà ân ái với thương yêu?
“Người vẫn thương yêu loài người”, “và yên vui cuộc sống vui”, hỏi rằng: đó có là thực tế ở đời, thực đấy chứ? Thực ra thì, ở đời thường, vẫn có chuyện thực tế cũng rất vui như truyện tiếu lâm bần đạo vừa bắt gặp, ở đây đó. Rất “huề vốn”. Cũng mặn, cũng nhạt, như truyền tụng:
“Tục truyền rằng, thời trước các cụ thường bảo: “chém cha không bằng pha tiếng”.
Thời nay, có bạn lại nói: pha tiếng, đâu nào để chém mấy ông cha, và cụ cố! Dù có chém cha hay chém cố, thì người chém cũng chỉ để muốn cuộc đời mình vui thôi. Chứ, có chết thằng Tây con nào đâu chứ. Quyết như thế, nay ta hãy dõi theo câu chuyện pha tiếng rất “nẫu” mình, như sau:
Hôm ấy, có chàng trai trẻ thấy đời đáng chán, bèn đi lòng vòng “thăm dân cho biết sự tình”. Thăm đâu không thăm, lại chốn quán xá chiều hôm, thử ghé kinh làng có “cà phê dê ngỗng” để “lai rai ba sợi”, cho yêu đời. Chợt nghe cô chủ nói giọng “nẫu” mình, chàng bèn lân la bằng ba câu hỏi rất vắn, chỉ để nói:
-Chắc em mới đến đây nhận việc?
-Dạ!
-Em tên gì thế?
-Dạ, Tém (Tám).
-Công việc có nhàn hạ lắm không?
-Dạ nhèng!
-Em có điện thoại không? Anh hỏi, là vì có nhỏ em muốn rút kinh nghiệm làm
việc ấy mà! Số em là mấy vậy?
-Dạ, Hơ ba bữa tém tém một bữa (=237 8817)
-Không. Anh chỉ muốn điện thoại của em thôi, không xen vào chuyện đời tư đâu.
-Dạ, biết!
Ít hôm sau, có dịp trở về quán, khách lại thêm:
-Số em cho, sao gọi hoài không được?
-Dạ, em có số mới “rầu” (=rồi).
-Số mấy dzậy?
-Tém hơi, tém hơi tém hơi không? (=8282 820)
-Không! Anh chẳng thích mấy chuyện tắm rửa, lăng nhăng thế đâu!
-Dạ không …siao!
Ít bữa sau, có dịp gặp cô chủ, chàng trai lại trách móc:
-Số em gọi mãi cũng không xong. Thế nghĩa là làm sao?
-Em qua số khác nữa “rầu”! Số mới là: nem xéo bữa hông tắm hông tắm (=567 0808)
-Trời đất! Cái gì mà cứ tắm với rửa hoài vậy? Thôi đành chịu!!!
Kể cũng ngộ. Đời người, dù có tắm lâu hay lâu lâu không tắm, cũng đâu thành chuyện. Những chuyện tợ “êm vui, như tiếng hát của lứa đôi” vẫn là, nỗi nhớ mà người nghệ sĩ xưa thường vẫn hát:
“Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm lên ao.
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao.
Còn đó, tiếng khung quay tơ,
Còn đó, con diều vật vờ,
Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu cho đến kiếp nào cho vừa.”
(Cung Tiến – bđd)
Vâng. Quả có thế. Nghệ sĩ đời thường, cứ “nhớ mãi”. “Yêu hoài”. Yêu và nhớ, vẫn một niềm nghe mãi “tiếng ru êm êm”. Của, khung tơ. Diều vật vờ. Lời thơ yêu muôn kiếp. Ở nhà Đạo, dù khờ khại, cũng vẫn thế. Vẫn yêu hoài/yêu mãi, niềm thương yêu nhung nhớ. Rất hạnh phúc. Nỗi niềm hạnh phúc Chúa vẫn ban, dù người người có gặp thử thách sao đó, như thánh Phêrô từng dặn:
“Anh em hãy hết tình yêu thương nhau,
vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.
Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca.
Ơn riêng Thiên Chúa đã ban,
mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác.
Như vậy, anh em mới là những người
khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa..”
(1Phêrô 4: 8-10)
Quản lý thiên hình vạn trạng của ân huệ, nghệ sĩ ở ngoài đời, lại vẫn hát:
“Người ơi, môt chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò
Còn đó, tiếng tre êm ru?
Còn đó, bóng đa hẹn hò?
Còn đó, những đêm sao mờ
hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu?
(Cung Tiến – bđd)
“Bóng đa hẹn hò”. “Nghe sáo vi vu”. Là, kinh nghiệm đời thường, bạn và tôi, ta vẫn gặp. Kinh nghiệm, là kinh qua những cảm nghiệm về chuyện đời xảy đến với ta qua cung cách cảm nhận những điều khó hiểu trong thi ca/âm nhạc, như ca từ còn viết tiếp:
“Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi.
Buồn sớm đưa chân cuộc đời,
lời Đuờng Thi nghe vẫn rền trong sương mưa
dù có bao giờ lắng men đợi chờ…”
(Cung Tiến – bđd)
Đời người cũng thế. Bao giờ mà chả có “những đêm dài, hồn vẫn mơ hoài”! Để rồi, người người sẽ mơ về “Lời Đường Thi trong mưa”, với đời. Mơ, là “mơ hoài một kiếp xa xôi” ở nơi đó, có “lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa”. Vẫn “lắng men đợi chờ” tưởng chừng không dứt. Lắng men đợi chờ lời thơ thành hiện thực. Với người. Với mình.
Đời nhà Đạo, cũng thế! Cũng có cảnh trí trong đó Lời Thầy dạy vẫn cứ “rền vang trong mưa”. Đợi chờ. Mà, dân con nhà Đạo nào biết đưa vào hiện thực, ngay lập tức! Nếu cố làm như thế, vẫn thấy gượng gạo. Miễn cưỡng. Khó khăn! Chứ đâu nào ngọt ngào như lời mình đoan quyết ở buổi Tiệc Thánh, có Chúa. Đoan quyết, là lời cam kết rất quyết tâm với người người. Để rồi, mọi người sẽ hình dung ra một nhận định: lối sống nhà Đạo, nào có khác động thái của chính khách, ở nghị trường!
Bởi sống và làm theo kiểu chính khách ở nghị trường, như nhà hùng biện vẫn thường nói một đằng, nhưng lại làm một nẻo. Bàn dân thiên hạ nghe không hết, hoặc không kịp. Ở nhà Đạo, dân con người người nghe Thầy dạy, vẫn quyết tâm sống vui/sống đẹp, để thực hiện Lời Thầy bảo ban. Dù, rất khó. Như có cái gì đó nghịch chống đời thường. Như lời thánh Mát-thêu, còn mạnh hơn:
“Thầy bảo với anh em:
hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,
Đấng ngự trên trời…”
(Mt 5: 44)
“Yêu thương kẻ thù” là một trong những đòi hỏi gắt gao. Cao quý. Người người đâu muốn và có muốn cũng đâu dễ thực hiện. Thông thường, khi nói “yêu kẻ thù” là ta hiểu ngay đây là một lệnh truyền ít khi thấy. Nếu không muốn nói là nghịch ngạo. Nghịch thường. Rất thông thường ở phố chợ.
“Yêu thương kẻ thù”, có là yêu những người làm ta đau buồn? Tổn hại? Những người chẳng ưa gì ta. Hoặc, những người mà ta cũng chẳng ưa gì họ. Có thể, là người đối xử với ta không lịch lãm. Tốt đẹp. Đó là thách thức rất gay go, trong hiện thực.
Thế nhưng, “yêu thương kẻ thù” là yêu như thế nào, mới đúng?
Lời Chúa ở trên, tuyệt nhiên, không bắt ta phải “ưa thích” những người khiến ta thương đau. Tổn hại. “Yêu thương kẻ thù”, chỉ nên hiểu theo nghĩa: hãy đối xử tử tế với người thù ghét mình. Trên thực tế, chẳng mấy ai làm được như thế. Nói khác đi, thực tế ở đời, thật khó đối xử tử tế với những người làm mình đớn đau. Sầu khổ. Cả thể xác lẫn tinh thần.
Thật ra, điều Chúa dạy, chỉ có nghĩa: ta nên cầu nguyện cho những người đối xử với ta như thế. Hãy cầu và chúc cho những người như thế, được mọi sự tốt đẹp. Không gặp chuyện xấu xa. Tai hại. Như các thánh khi xưa minh định: “Thương yêu theo đúng nghĩa, là cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến với người khác. Tốt hơn mình” (x. Thánh Tôma Akinô I-II, 26,Corp Art; GLHTCG #1766)
Xem thế, cũng nên hỏi: điều đó có buộc ta xử sự với kẻ thù, theo cung cách lịch sự và kính trọng như ta thường đối xử với những người có cảm tình hoặc thương yêu ta, không?
Để trả lời, có lẽ cũng nên trở lại với Lời Chúa qua Tin Mừng, như sau:
“Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình,
thì anh em nào có công chi?
Cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi,
thì anh em có làm gì khác thường đâu?
Cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?
Vậy anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời
là Đấng hoàn thiện.”
(Mt 5: 45-48)
Về với thi ca/âm nhạc, lại có vấn nạn, hỏi rằng: sống và thực hiện điều Chúa dạy như trên, khác nào bảo rằng mình hãy hát lên lời người nghệ sĩ, vẫn từng ca và hát, đoản khúc sau đây:
“Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa.
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô.
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ
Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó.”
(Cung Tiến – bđd)
Đời người, sao tránh khỏi các tình tự mà nhà Phật gọi là “tham-sân-si”. Ngũ giới. Với, đủ mọi tình tiết của những đam mê. Dục vọng. Bởi, đã làm người ai lại chả buồn bã, tức giận. Hoặc, hãi sợ khi giáp mặt ác thần/sự dữ, như kẻ thù. Ngược lại, ta hẳn sẽ thấy niềm vui tươi/mến mộ khi giáp mặt điều tốt, với nét đẹp?
Sống đời đi đạo, mọi đam mê/cảm xúc vẫn giúp ích rất nhiều người. Khi có được niềm đam mê sâu lắng trong yêu thương, thì việc ấy sẽ giúp mọi người nguyện cầu/hành thiện, cũng không khó. Bởi, nếu ai có được cảm xúc mê say yêu Chúa rất đích thực, thì khi gặp cảnh khô khan nguội lạnh, lại có thể dễ rời xa Chúa hiện diện nơi người anh em mình được nhỉ?
Thành thử, muốn hiện thực cuộc sống hài hoà, trong Đạo/ngoài đời, có lẽ người người cần quyết chí/quyết tâm đi theo Ngài. Cần đến tình yêu Thiên Chúa rất mãnh liệt. Có như thế, mọi người mới có thể yêu thương người khác, theo tinh thần Phúc Âm, Chúa vẫn dạy.
Cũng thế, ai ai cũng đều thấy mình dễ nổi nóng, dễ ghét cay ghét đắng kẻ làm hại đời mình. Ai ai cũng chỉ muốn xử tốt với người mến mộ/thương yêu mình, thôi. Nói như thế, e có người sẽ phản đối, mà bảo rằng: đối xử tốt với kẻ thù, có thể chỉ là thái độ của kẻ phô trương, giả hình? Chú, nào đã yêu, đã thương thật lòng?
Để trả lời, có lẽ cũng nên bảo: không phải lúc nào cũng thế. Đôi khi, cũng nên coi thái độ ấy là động thái của người cố gắng trở thành người Công giáo, rất đích thự. Cố gắng sống hiền lành, như thánh nhân. Tức, những vị dễ ngâm nga hát câu “Đời êm như tiếng hát của lứa đôi”.
Quả thật, đời bạn/đời tôi dù có hát hay không câu “đời êm như tiếng hát của lứa đôi”, thì xin bạn/xin tôi, ta hãy để đó mọi sự, hạ hồi sẽ tính. Nay, chỉ nên tính mỗi điều, là: ta cứ nhẹ nhàng bước vào khung trời của truyện kể, có đoạn kể rất “nhẹ”, để cho qua đi, mọi hờn căm. Giận dữ.
Vậy thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta hãy cứ để lòng mình trùng xuống, mà thư giãn và thưởng thức truyện kể nhè nhẹ, về tình và cảnh của đôi tân hôn còn rất mới, như sau:
“Khách khứa đã ra về. Còn lại ở buồng cưới, có mỗi vợ chồng trẻ đang nâng ly hợp cẩn cùng nhau uống. Uống rồi, nhìn nhau say đắm hồi lâu, chú rể hăng hái giục:
-Thôi, ta vào việc đi em!
Cô dâu bẽn lẽn, cứ nhỏ nhẹ:
-Sao mà vội thế? Còn sớm mà anh!
Chú rể càng nôn nón:
-Sớm gì nữa, cũng đã mười giờ rồi chứ ít gì!
Cô dâu xấu hổ, cứ ôn tồn bảo:
-Nhỡ ai gọi cửa thì phiền lắm!
Nghe thế, chú rể càng nóng lòng:
-Giờ này chẳng còn ai quấy rầy mình nữa đâu. Thôi nhanh lên đi em! Anh chịu không nổi nữa rồi!
Thấy thế, cô dâu càng rụt rè, vội bảo:
-Thế thì… anh tắt đèn đi vậy. Để đèn sáng, xấu hổ lắm!
-Ơ kìa. Sao lại phải tắt đèn? Tắt đèn thì làm sao… ừ, làm sao đếm tiền được cơ chú?!?
“Tắt đèn”, dù để đếm tiền, vẫn xin anh/xin chị cũng hãy nhớ: chớ nên tắt thứ lửa ngọn yêu thương, Chúa căn dặn. Bởi, khi tắt lửa ấy, ví dù ta có ca hay hát rất nhiều lần câu yêu đương mà nghệ sĩ Cung Tiến từng viết, người người cũng chẳng thể nói: “Đời êm như tiếng hát của lứa đôi”, được nữa rồi.
Lứa đôi nào, chứ đôi lứa trên, chỉ muốn tắt thứ lửa điện với đèn đóm, chứ nào đã tắt thứ lửa “tiền”, tạo êm cuộc đời vật chất, những là tất bật?
Tắt một lời, lửa yêu thương mà người người từng nghe dặn, là nền tảng cuộc sống sáng soi mọi người. Để sống đời. Nhất là đời mình và đời người, đi Đạo. Tức, những đấng bậc chỉ muốn sống hiền hoà với mọi người. Trong yêu thương.
Trần Ngọc Mười Hai
Xin được nhớ mãi
Lời Thầy dặn,
vẫn như thế.
Suy Niệm Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng năm A 12.12.2010
“Gió chiều cầu nguyện đâu đây.”
“Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu”.
Mt 11: 2-11
Nguyện cầu có nắng gió ngày cuối thu, hãy cứ làm. Đợi chờ ngày Chúa đến, có vui chơi hát hò ngày Chúa đến, cứ hân hoan.
Phụng vụ tuần thứ 3 mùa Vọng, mang sắc mầu hân hoan rất vui chơi và nguyện cầu. Nguyện và cầu với sắc mầu hồng tía, vào mùa tím. Một mùa, có lời dặn “hãy vui lên, hỡi sa mạc nóng cháy. Hãy vui mừng, hỡi cỏ khô hoang địa”. Vui và mừng, có nụ cười râm ran. Chứa chan hy vọng, một buổi chiều. Dù mùa Đông lạnh lẽo. Hoặc, mùa hạ ở Nam bán cầu, rất nóng cháy.
Trình thuật, nay nhấn mạnh một điều quan trọng và mừng vui hơn những gì dân con Đạo Chúa đáng được hưởng. Đó, cũng là ý tưởng của thánh Gioan, khi thánh nhân khuyên răn mọi người hãy để lòng mình trùng xuống, mà sám hối. Với thánh Gioan, sám hối là sám hối trong nguyện cầu, chưa có nụ cười nở trên môi. Đợi tới lúc Đức Giêsu đến, Ngài mới đem theo nụ cười, cả vào lúc loài người chủ trương sám hối, để ngóng chờ.
Nụ cười vui, Chúa đem đến cho kẻ đợi chờ Ngài, nay thấy rất rõ nơi tâm tình mừng kính Chúa Giáng Sinh, ở đời người. Tâm tình, thể hiện nơi cung cách lẫn ý nghĩa của mỗi hành xử. Trước nhất, là lẵng hoa có lá cành của cây trạng nguyên quấn vòng quanh 4 ngọn nến. Để thắp sáng suốt 4 tuần lễ mùa đợi chờ. Màu xanh của lá, là mầu truyền thống có từ thời xưa ở Yuletide, xứ Xcăng-đi-na-vi.
Người Na-Uy rất thích mầu xanh, cả trên băng tuyết. Người Ái Nhĩ Lan cũng làm thế, là để tỏ rõ một biểu tượng của lễ hội, dù người người đang ở vào mùa băng giá. Trong khi đó, cây thông Noel lại có gốc nguồn từ sử hạnh của thánh Bônifaxiô, ở bên Đức. Nến cháy ở lẵng hoa, lại xuất xứ từ Đức, vào thời Luther, người khởi xướng đạo Thệ Phản. Chí ít, là tập tục của đêm ca hát nhạc Giáng Sinh, rất linh đình như bài “Đêm Thánh Vô Cùng”, “O Tannebaum”, cũng xuất xứ từ các nền văn hoá rất đa dạng. Có khi còn kình chống nhau về chánh kiến, với thần học.
Tóm lại, lễ hội mừng ngày Chúa Giáng Hạ, rày diễn tả tình tự hài hoà, bình an. Không cần biết người mừng lễ, có gốc nguồn từ đâu tới.
Truyện kể về Ông già tuyết mà mọi người ở trời Tây có thói quen gọi là “Santa Claus”, là truyện tích kể về sử hạnh thánh Nicholas, một đấng bậc người Hoà Lan nhưng lại có nguồn gốc phát xuất từ tập tục miền Nam nước Ý. Trong khi đó, nai gạc tuần lộc chuyên chở quà giúp ông Già Tuyết phân phối lộc thánh lại thuộc giống giòng chốn Nữu Ước, nhiều năm trước.
Tóm lại, mỗi khi mừng ngày hội Chúa Giáng Trần, đa phần người các nước đều tổ chức giữa mùa Đông rất băng giá, đều là tập tục của lễ hội từ người ngoài Đạo, chỉ muốn chuyện vui tươi, hiền hoà gửi đến hết mọi người. 25 tháng Chạp, chưa hẳn là ngày Chúa chào đời. Tuy nhiên, ngày ấy vẫn đánh dấu một kỷ niệm Giáo hội thời tiên khởi vẫn muốn chung vui ngày lễ mừng thần nông Satuya, từng định vị ngày 17-19, rất tháng Chạp.
Tất cả mọi chi tiết dù có khác, vẫn chỉ muốn nói lên tính đa dạng ở văn hoá dân con Đạo Chúa, suốt từ lâu. Đa dạng, nhưng không đa tạp, cả vào lúc người Việt ở Nam Bán Cầu vẫn hát bài “Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Đời” của Hùng Lân. Dù, những ngày ấy thời tiết nóng cháy đến 38 độ. Hát gì thì hát. Mừng gì thì mừng. Ta vẫn cứ mừng bằng niềm tin ngày Con Thiên Chúa Giáng hạ làm người, để ở với chúng dân. Rất hài hoà. Bình an.
Biết được thế, là nhờ các đoạn Tin Mừng được thánh Mát-thêu và Luca ghi chép. Hai thánh sử đểu đã bỏ ra nguyên hai chương đầu của Sách để kể về Đức Giêsu, thuở thiếu thời. Về trình thuật thời niên thiếu của Chúa, thánh Luca viết nhiều hơn thánh Mát-thêu. Nhất thứ, là chi tiết/dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai thánh sử đều ghi chép theo văn phong/văn bản, rất khác biệt về tình tiết. Ý niệm. Mặc dù thế, cốt lõi của trình thuật, vẫn giống nhau.
Trình thuật được hai thánh sử ghi lại, đều có kể về hạnh thánh Giuse và Đức Maria. Dù, hai đấng đã đính hôn theo tập tục Do thái, nhưng các ngài lại không sống chung. Cùng nhà. Thánh Giuse thuộc giống giòng hào kiệt, rất trâm anh. Giòng Đavít. Còn Đức Maria, lại là thiếu nữ trắng trong, một lòng một dạ giữ mình khiết tịnh. Chợt đến lúc, sứ thần thiên quốc hiện đến báo tin lành Mẹ sẽ cưu mang và hạ sinh, Đấng Cứu Thế. Rồi, đề nghị đặt tên Trẻ Bé, là Giêsu. Và, Hài nhi Giêsu đà Giáng hạ ở thôn làng Bét-Lê-Hem, xứ Đạo cùng cực thuộc vùng Giuđêa, rất nổi tiếng. Kịp đến khi Ngài khôn lớn, Thiếu Niên Giêsu mới trở về Nadarét thuộc đất miền Galilê, trở thành Giêsu Nadarét, như Kinh Sách từng báo trước.
Truyện kể ngày Chúa Giáng Hạ, mang tính chất rất “người”, là để nói lên đặc tính “có một không hai” Tình Chúa Thương, rất đặc biệt. Ngài thương yêu loài người đến độ đã tặng ban cho ta, chính Người Con Duy Nhất của Ngài. Chính đó là quà Giáng Sinh, thật chân tình. Chính đó, là quà quý giá, Ngài đem đến có đính kèm sự Bình An/hài hoà cho muôn người. Ngài chính là sự Bình An, Hài Hoà bằng xương thịt. Vì ngày xưa, loài người vẫn sử dụng tập tục Giáng Sinh để biểu trưng tính Hài hoà/Bình an, rất chân chính.
Tin Mừng mùa Vọng, còn hàm ngụ một chi tiết khiến mọi người ngạc nhiên. Đó là: vào các tuần trước đó, Tin Mừng từng đề cập đến ngày thế tận, có bạo lực, khổ đau, âu sầu mà người người đều cảm nghiệm. Tiếp theo đó, các thánh sử còn trích dẫn lời thánh Gioan Tẩy Giả, kêu gọi mọi người hãy về nơi vắng vẻ, để sdám hối/nguyện cầu, nơi hoang vắng. Tất cả, cốt ý làm nổi bật hình ảnh Đức Giêsu, Đấng Mêsia Giáng hạ mà mọi người kỳ vọng.
Dù là bà con bàng tộc với Đức Giêsu, thánh Gioan vẫn chủ trương cuộc sống nhiệm nhặt, nặng chất âm thầm, khắc khổ. Ăn, thì thánh nhân kêu gọi đoàn người theo chân ngài hãy dùng thức ăn đặc biệt của sa mạc. Tức, gồm toàn cây trái. Mật ngọt của đàn ong. Mặc, thì chỉ mặc vải áo giản đơn, rất bắt nắng. Nóng bỏng. Và, lời thánh nhân khuyên răn, lại chuyên chú những cải tân. Sám hối. Dọn lòng cho trống vắng, hầu đón rước Đức Chúa vào với đời mình. Thánh nhân chủ trương khuyên bảo mọi người hãy đón rước Đấng Cứu Độ, trong tinh thần nhiệm nhặt, giản đơn mà Cựu Ước từng đề cập.
Còn, Đức Giêsu, thì Ngài lại bảo: Thời đã đến. Thời đây, là Thời của An Bình/Hài Hoà, rất đích thật. Và, muốn được Bình An/Hài Hoà Chúa hứa ban, dân con mọi người hãy một lòng đổi thay cả tâm can, lẫn đầu óc. Thay và đổi, ngay cả động thái mình quyết sống. Thay và đổi, để rồi sẽ bỏ lại đằng sau, mọi tranh chấp. Rất bạo động. Thay và đổi, không chỉ trong phút chốc. Nhưng còn đổi và thay, như Tin Mừng Ngài mang đến.
Tin Mừng Chúa đem đến, sẽ không còn như tin về ngày thế tận, rất đáng sợ. Tin rất Mừng, Ngài chủ trương, chính là quà tặng Chúa đem đến với mọi người. Chính là Bình An, Hài hoà mà trước đây chẳng ai đem đến. An Bình/Hài hoà, không chỉ xảy đến, mỗi ngày vui. Dù, người người có gọi ngày ấy là lễ hội Giáng Sinh hay linh đình ngày Ông Già Tuyết phát quà cho em bé. An Bình/hài hoà, vẫn sẽ là và luôn là, quà đích thực Chúa gửi đến hết mọi người. Mỗi ngày, và mọi ngày. Chí ít, là những người được Chúa đoái hoài. Thương mến.
Thành thử, vào với Tiệc Thánh ta tham dự ngày Đại Lễ, hãy chuyển đến hết mọi người quà tặng Bình An/Hài Hoà Chúa vẫn ban. Để, người người không chỉ vui chơi nhận lãnh thứ quà tặng hời hợt chóng qua, dù được bao bọc bằng sắc mầu/hình thái gì đi nữa. Chuyển quà Chúa ban, còn để mọi người nhớ mà cảm tạ. Cảm tạ Chúa, vì nay mình có thể sử dụng mọi hình thức biểu tượng, đặc trưng của văn hoá đa dạng, từ ngàn xưa, như ảnh hình của Bình An và Ân Sủng. Ảnh hình ấy, đích thực là chính Đức Giêsu bằng xương bằng thịt, đã đến với thế gian. Đã trở thành người, như mọi người. Đó, chính là lý do rất thực, để ta vui chơi. Ăn mừng. Và, tưởng nhớ. Nhớ Đức Chúa đang hiện diện nơi mọi người, bằng sự kiện Giáng Sinh. Linh đình. Ngày Hội lớn.
“Tình có ghi lên đôi môi,
sầu có phai nhoà cuộc đời
Người vẫn thương yêu loài người
và yên vui cuộc sống vui.
Đời êm như tiếng hát của lứa đôi. ..”.
(Cung Tiến – Hương Xưa)
(1Ph 4: 8-10)
Phải thế không, lời em hát vẫn là quyết tâm, khi anh bảo: “Người vẫn yêu thương loài người”, và “đời êm như tiếng hát của lứa đôi”? Tiếng hát của lứa đôi, hay của những trai tài gái sắc nào đó, có chăng chỉ là: hát đó rồi quên đó? Đã nào có nhớ chi đâu loài người, mà ân ái với thương yêu?
“Người vẫn thương yêu loài người”, “và yên vui cuộc sống vui”, hỏi rằng: đó có là thực tế ở đời, thực đấy chứ? Thực ra thì, ở đời thường, vẫn có chuyện thực tế cũng rất vui như truyện tiếu lâm bần đạo vừa bắt gặp, ở đây đó. Rất “huề vốn”. Cũng mặn, cũng nhạt, như truyền tụng:
“Tục truyền rằng, thời trước các cụ thường bảo: “chém cha không bằng pha tiếng”.
Thời nay, có bạn lại nói: pha tiếng, đâu nào để chém mấy ông cha, và cụ cố! Dù có chém cha hay chém cố, thì người chém cũng chỉ để muốn cuộc đời mình vui thôi. Chứ, có chết thằng Tây con nào đâu chứ. Quyết như thế, nay ta hãy dõi theo câu chuyện pha tiếng rất “nẫu” mình, như sau:
Hôm ấy, có chàng trai trẻ thấy đời đáng chán, bèn đi lòng vòng “thăm dân cho biết sự tình”. Thăm đâu không thăm, lại chốn quán xá chiều hôm, thử ghé kinh làng có “cà phê dê ngỗng” để “lai rai ba sợi”, cho yêu đời. Chợt nghe cô chủ nói giọng “nẫu” mình, chàng bèn lân la bằng ba câu hỏi rất vắn, chỉ để nói:
-Chắc em mới đến đây nhận việc?
-Dạ!
-Em tên gì thế?
-Dạ, Tém (Tám).
-Công việc có nhàn hạ lắm không?
-Dạ nhèng!
-Em có điện thoại không? Anh hỏi, là vì có nhỏ em muốn rút kinh nghiệm làm
việc ấy mà! Số em là mấy vậy?
-Dạ, Hơ ba bữa tém tém một bữa (=237 8817)
-Không. Anh chỉ muốn điện thoại của em thôi, không xen vào chuyện đời tư đâu.
-Dạ, biết!
Ít hôm sau, có dịp trở về quán, khách lại thêm:
-Số em cho, sao gọi hoài không được?
-Dạ, em có số mới “rầu” (=rồi).
-Số mấy dzậy?
-Tém hơi, tém hơi tém hơi không? (=8282 820)
-Không! Anh chẳng thích mấy chuyện tắm rửa, lăng nhăng thế đâu!
-Dạ không …siao!
Ít bữa sau, có dịp gặp cô chủ, chàng trai lại trách móc:
-Số em gọi mãi cũng không xong. Thế nghĩa là làm sao?
-Em qua số khác nữa “rầu”! Số mới là: nem xéo bữa hông tắm hông tắm (=567 0808)
-Trời đất! Cái gì mà cứ tắm với rửa hoài vậy? Thôi đành chịu!!!
Kể cũng ngộ. Đời người, dù có tắm lâu hay lâu lâu không tắm, cũng đâu thành chuyện. Những chuyện tợ “êm vui, như tiếng hát của lứa đôi” vẫn là, nỗi nhớ mà người nghệ sĩ xưa thường vẫn hát:
“Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm lên ao.
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao.
Còn đó, tiếng khung quay tơ,
Còn đó, con diều vật vờ,
Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu cho đến kiếp nào cho vừa.”
(Cung Tiến – bđd)
Vâng. Quả có thế. Nghệ sĩ đời thường, cứ “nhớ mãi”. “Yêu hoài”. Yêu và nhớ, vẫn một niềm nghe mãi “tiếng ru êm êm”. Của, khung tơ. Diều vật vờ. Lời thơ yêu muôn kiếp. Ở nhà Đạo, dù khờ khại, cũng vẫn thế. Vẫn yêu hoài/yêu mãi, niềm thương yêu nhung nhớ. Rất hạnh phúc. Nỗi niềm hạnh phúc Chúa vẫn ban, dù người người có gặp thử thách sao đó, như thánh Phêrô từng dặn:
“Anh em hãy hết tình yêu thương nhau,
vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.
Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca.
Ơn riêng Thiên Chúa đã ban,
mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác.
Như vậy, anh em mới là những người
khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa..”
(1Phêrô 4: 8-10)
Quản lý thiên hình vạn trạng của ân huệ, nghệ sĩ ở ngoài đời, lại vẫn hát:
“Người ơi, môt chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò
Còn đó, tiếng tre êm ru?
Còn đó, bóng đa hẹn hò?
Còn đó, những đêm sao mờ
hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu?
(Cung Tiến – bđd)
“Bóng đa hẹn hò”. “Nghe sáo vi vu”. Là, kinh nghiệm đời thường, bạn và tôi, ta vẫn gặp. Kinh nghiệm, là kinh qua những cảm nghiệm về chuyện đời xảy đến với ta qua cung cách cảm nhận những điều khó hiểu trong thi ca/âm nhạc, như ca từ còn viết tiếp:
“Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi.
Buồn sớm đưa chân cuộc đời,
lời Đuờng Thi nghe vẫn rền trong sương mưa
dù có bao giờ lắng men đợi chờ…”
(Cung Tiến – bđd)
Đời người cũng thế. Bao giờ mà chả có “những đêm dài, hồn vẫn mơ hoài”! Để rồi, người người sẽ mơ về “Lời Đường Thi trong mưa”, với đời. Mơ, là “mơ hoài một kiếp xa xôi” ở nơi đó, có “lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa”. Vẫn “lắng men đợi chờ” tưởng chừng không dứt. Lắng men đợi chờ lời thơ thành hiện thực. Với người. Với mình.
Đời nhà Đạo, cũng thế! Cũng có cảnh trí trong đó Lời Thầy dạy vẫn cứ “rền vang trong mưa”. Đợi chờ. Mà, dân con nhà Đạo nào biết đưa vào hiện thực, ngay lập tức! Nếu cố làm như thế, vẫn thấy gượng gạo. Miễn cưỡng. Khó khăn! Chứ đâu nào ngọt ngào như lời mình đoan quyết ở buổi Tiệc Thánh, có Chúa. Đoan quyết, là lời cam kết rất quyết tâm với người người. Để rồi, mọi người sẽ hình dung ra một nhận định: lối sống nhà Đạo, nào có khác động thái của chính khách, ở nghị trường!
Bởi sống và làm theo kiểu chính khách ở nghị trường, như nhà hùng biện vẫn thường nói một đằng, nhưng lại làm một nẻo. Bàn dân thiên hạ nghe không hết, hoặc không kịp. Ở nhà Đạo, dân con người người nghe Thầy dạy, vẫn quyết tâm sống vui/sống đẹp, để thực hiện Lời Thầy bảo ban. Dù, rất khó. Như có cái gì đó nghịch chống đời thường. Như lời thánh Mát-thêu, còn mạnh hơn:
“Thầy bảo với anh em:
hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em,
Đấng ngự trên trời…”
(Mt 5: 44)
“Yêu thương kẻ thù” là một trong những đòi hỏi gắt gao. Cao quý. Người người đâu muốn và có muốn cũng đâu dễ thực hiện. Thông thường, khi nói “yêu kẻ thù” là ta hiểu ngay đây là một lệnh truyền ít khi thấy. Nếu không muốn nói là nghịch ngạo. Nghịch thường. Rất thông thường ở phố chợ.
“Yêu thương kẻ thù”, có là yêu những người làm ta đau buồn? Tổn hại? Những người chẳng ưa gì ta. Hoặc, những người mà ta cũng chẳng ưa gì họ. Có thể, là người đối xử với ta không lịch lãm. Tốt đẹp. Đó là thách thức rất gay go, trong hiện thực.
Thế nhưng, “yêu thương kẻ thù” là yêu như thế nào, mới đúng?
Lời Chúa ở trên, tuyệt nhiên, không bắt ta phải “ưa thích” những người khiến ta thương đau. Tổn hại. “Yêu thương kẻ thù”, chỉ nên hiểu theo nghĩa: hãy đối xử tử tế với người thù ghét mình. Trên thực tế, chẳng mấy ai làm được như thế. Nói khác đi, thực tế ở đời, thật khó đối xử tử tế với những người làm mình đớn đau. Sầu khổ. Cả thể xác lẫn tinh thần.
Thật ra, điều Chúa dạy, chỉ có nghĩa: ta nên cầu nguyện cho những người đối xử với ta như thế. Hãy cầu và chúc cho những người như thế, được mọi sự tốt đẹp. Không gặp chuyện xấu xa. Tai hại. Như các thánh khi xưa minh định: “Thương yêu theo đúng nghĩa, là cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến với người khác. Tốt hơn mình” (x. Thánh Tôma Akinô I-II, 26,Corp Art; GLHTCG #1766)
Xem thế, cũng nên hỏi: điều đó có buộc ta xử sự với kẻ thù, theo cung cách lịch sự và kính trọng như ta thường đối xử với những người có cảm tình hoặc thương yêu ta, không?
Để trả lời, có lẽ cũng nên trở lại với Lời Chúa qua Tin Mừng, như sau:
“Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình,
thì anh em nào có công chi?
Cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi,
thì anh em có làm gì khác thường đâu?
Cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?
Vậy anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời
là Đấng hoàn thiện.”
(Mt 5: 45-48)
Về với thi ca/âm nhạc, lại có vấn nạn, hỏi rằng: sống và thực hiện điều Chúa dạy như trên, khác nào bảo rằng mình hãy hát lên lời người nghệ sĩ, vẫn từng ca và hát, đoản khúc sau đây:
“Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa.
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô.
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ
Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó.”
(Cung Tiến – bđd)
Đời người, sao tránh khỏi các tình tự mà nhà Phật gọi là “tham-sân-si”. Ngũ giới. Với, đủ mọi tình tiết của những đam mê. Dục vọng. Bởi, đã làm người ai lại chả buồn bã, tức giận. Hoặc, hãi sợ khi giáp mặt ác thần/sự dữ, như kẻ thù. Ngược lại, ta hẳn sẽ thấy niềm vui tươi/mến mộ khi giáp mặt điều tốt, với nét đẹp?
Sống đời đi đạo, mọi đam mê/cảm xúc vẫn giúp ích rất nhiều người. Khi có được niềm đam mê sâu lắng trong yêu thương, thì việc ấy sẽ giúp mọi người nguyện cầu/hành thiện, cũng không khó. Bởi, nếu ai có được cảm xúc mê say yêu Chúa rất đích thực, thì khi gặp cảnh khô khan nguội lạnh, lại có thể dễ rời xa Chúa hiện diện nơi người anh em mình được nhỉ?
Thành thử, muốn hiện thực cuộc sống hài hoà, trong Đạo/ngoài đời, có lẽ người người cần quyết chí/quyết tâm đi theo Ngài. Cần đến tình yêu Thiên Chúa rất mãnh liệt. Có như thế, mọi người mới có thể yêu thương người khác, theo tinh thần Phúc Âm, Chúa vẫn dạy.
Cũng thế, ai ai cũng đều thấy mình dễ nổi nóng, dễ ghét cay ghét đắng kẻ làm hại đời mình. Ai ai cũng chỉ muốn xử tốt với người mến mộ/thương yêu mình, thôi. Nói như thế, e có người sẽ phản đối, mà bảo rằng: đối xử tốt với kẻ thù, có thể chỉ là thái độ của kẻ phô trương, giả hình? Chú, nào đã yêu, đã thương thật lòng?
Để trả lời, có lẽ cũng nên bảo: không phải lúc nào cũng thế. Đôi khi, cũng nên coi thái độ ấy là động thái của người cố gắng trở thành người Công giáo, rất đích thự. Cố gắng sống hiền lành, như thánh nhân. Tức, những vị dễ ngâm nga hát câu “Đời êm như tiếng hát của lứa đôi”.
Quả thật, đời bạn/đời tôi dù có hát hay không câu “đời êm như tiếng hát của lứa đôi”, thì xin bạn/xin tôi, ta hãy để đó mọi sự, hạ hồi sẽ tính. Nay, chỉ nên tính mỗi điều, là: ta cứ nhẹ nhàng bước vào khung trời của truyện kể, có đoạn kể rất “nhẹ”, để cho qua đi, mọi hờn căm. Giận dữ.
Vậy thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta hãy cứ để lòng mình trùng xuống, mà thư giãn và thưởng thức truyện kể nhè nhẹ, về tình và cảnh của đôi tân hôn còn rất mới, như sau:
“Khách khứa đã ra về. Còn lại ở buồng cưới, có mỗi vợ chồng trẻ đang nâng ly hợp cẩn cùng nhau uống. Uống rồi, nhìn nhau say đắm hồi lâu, chú rể hăng hái giục:
-Thôi, ta vào việc đi em!
Cô dâu bẽn lẽn, cứ nhỏ nhẹ:
-Sao mà vội thế? Còn sớm mà anh!
Chú rể càng nôn nón:
-Sớm gì nữa, cũng đã mười giờ rồi chứ ít gì!
Cô dâu xấu hổ, cứ ôn tồn bảo:
-Nhỡ ai gọi cửa thì phiền lắm!
Nghe thế, chú rể càng nóng lòng:
-Giờ này chẳng còn ai quấy rầy mình nữa đâu. Thôi nhanh lên đi em! Anh chịu không nổi nữa rồi!
Thấy thế, cô dâu càng rụt rè, vội bảo:
-Thế thì… anh tắt đèn đi vậy. Để đèn sáng, xấu hổ lắm!
-Ơ kìa. Sao lại phải tắt đèn? Tắt đèn thì làm sao… ừ, làm sao đếm tiền được cơ chú?!?
“Tắt đèn”, dù để đếm tiền, vẫn xin anh/xin chị cũng hãy nhớ: chớ nên tắt thứ lửa ngọn yêu thương, Chúa căn dặn. Bởi, khi tắt lửa ấy, ví dù ta có ca hay hát rất nhiều lần câu yêu đương mà nghệ sĩ Cung Tiến từng viết, người người cũng chẳng thể nói: “Đời êm như tiếng hát của lứa đôi”, được nữa rồi.
Lứa đôi nào, chứ đôi lứa trên, chỉ muốn tắt thứ lửa điện với đèn đóm, chứ nào đã tắt thứ lửa “tiền”, tạo êm cuộc đời vật chất, những là tất bật?
Tắt một lời, lửa yêu thương mà người người từng nghe dặn, là nền tảng cuộc sống sáng soi mọi người. Để sống đời. Nhất là đời mình và đời người, đi Đạo. Tức, những đấng bậc chỉ muốn sống hiền hoà với mọi người. Trong yêu thương.
Trần Ngọc Mười Hai
Xin được nhớ mãi
Lời Thầy dặn,
vẫn như thế.
Suy Niệm Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng năm A 12.12.2010
“Gió chiều cầu nguyện đâu đây.”
“Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu”.
Mt 11: 2-11
Nguyện cầu có nắng gió ngày cuối thu, hãy cứ làm. Đợi chờ ngày Chúa đến, có vui chơi hát hò ngày Chúa đến, cứ hân hoan.
Phụng vụ tuần thứ 3 mùa Vọng, mang sắc mầu hân hoan rất vui chơi và nguyện cầu. Nguyện và cầu với sắc mầu hồng tía, vào mùa tím. Một mùa, có lời dặn “hãy vui lên, hỡi sa mạc nóng cháy. Hãy vui mừng, hỡi cỏ khô hoang địa”. Vui và mừng, có nụ cười râm ran. Chứa chan hy vọng, một buổi chiều. Dù mùa Đông lạnh lẽo. Hoặc, mùa hạ ở Nam bán cầu, rất nóng cháy.
Trình thuật, nay nhấn mạnh một điều quan trọng và mừng vui hơn những gì dân con Đạo Chúa đáng được hưởng. Đó, cũng là ý tưởng của thánh Gioan, khi thánh nhân khuyên răn mọi người hãy để lòng mình trùng xuống, mà sám hối. Với thánh Gioan, sám hối là sám hối trong nguyện cầu, chưa có nụ cười nở trên môi. Đợi tới lúc Đức Giêsu đến, Ngài mới đem theo nụ cười, cả vào lúc loài người chủ trương sám hối, để ngóng chờ.
Nụ cười vui, Chúa đem đến cho kẻ đợi chờ Ngài, nay thấy rất rõ nơi tâm tình mừng kính Chúa Giáng Sinh, ở đời người. Tâm tình, thể hiện nơi cung cách lẫn ý nghĩa của mỗi hành xử. Trước nhất, là lẵng hoa có lá cành của cây trạng nguyên quấn vòng quanh 4 ngọn nến. Để thắp sáng suốt 4 tuần lễ mùa đợi chờ. Màu xanh của lá, là mầu truyền thống có từ thời xưa ở Yuletide, xứ Xcăng-đi-na-vi.
Người Na-Uy rất thích mầu xanh, cả trên băng tuyết. Người Ái Nhĩ Lan cũng làm thế, là để tỏ rõ một biểu tượng của lễ hội, dù người người đang ở vào mùa băng giá. Trong khi đó, cây thông Noel lại có gốc nguồn từ sử hạnh của thánh Bônifaxiô, ở bên Đức. Nến cháy ở lẵng hoa, lại xuất xứ từ Đức, vào thời Luther, người khởi xướng đạo Thệ Phản. Chí ít, là tập tục của đêm ca hát nhạc Giáng Sinh, rất linh đình như bài “Đêm Thánh Vô Cùng”, “O Tannebaum”, cũng xuất xứ từ các nền văn hoá rất đa dạng. Có khi còn kình chống nhau về chánh kiến, với thần học.
Tóm lại, lễ hội mừng ngày Chúa Giáng Hạ, rày diễn tả tình tự hài hoà, bình an. Không cần biết người mừng lễ, có gốc nguồn từ đâu tới.
Truyện kể về Ông già tuyết mà mọi người ở trời Tây có thói quen gọi là “Santa Claus”, là truyện tích kể về sử hạnh thánh Nicholas, một đấng bậc người Hoà Lan nhưng lại có nguồn gốc phát xuất từ tập tục miền Nam nước Ý. Trong khi đó, nai gạc tuần lộc chuyên chở quà giúp ông Già Tuyết phân phối lộc thánh lại thuộc giống giòng chốn Nữu Ước, nhiều năm trước.
Tóm lại, mỗi khi mừng ngày hội Chúa Giáng Trần, đa phần người các nước đều tổ chức giữa mùa Đông rất băng giá, đều là tập tục của lễ hội từ người ngoài Đạo, chỉ muốn chuyện vui tươi, hiền hoà gửi đến hết mọi người. 25 tháng Chạp, chưa hẳn là ngày Chúa chào đời. Tuy nhiên, ngày ấy vẫn đánh dấu một kỷ niệm Giáo hội thời tiên khởi vẫn muốn chung vui ngày lễ mừng thần nông Satuya, từng định vị ngày 17-19, rất tháng Chạp.
Tất cả mọi chi tiết dù có khác, vẫn chỉ muốn nói lên tính đa dạng ở văn hoá dân con Đạo Chúa, suốt từ lâu. Đa dạng, nhưng không đa tạp, cả vào lúc người Việt ở Nam Bán Cầu vẫn hát bài “Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Đời” của Hùng Lân. Dù, những ngày ấy thời tiết nóng cháy đến 38 độ. Hát gì thì hát. Mừng gì thì mừng. Ta vẫn cứ mừng bằng niềm tin ngày Con Thiên Chúa Giáng hạ làm người, để ở với chúng dân. Rất hài hoà. Bình an.
Biết được thế, là nhờ các đoạn Tin Mừng được thánh Mát-thêu và Luca ghi chép. Hai thánh sử đểu đã bỏ ra nguyên hai chương đầu của Sách để kể về Đức Giêsu, thuở thiếu thời. Về trình thuật thời niên thiếu của Chúa, thánh Luca viết nhiều hơn thánh Mát-thêu. Nhất thứ, là chi tiết/dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai thánh sử đều ghi chép theo văn phong/văn bản, rất khác biệt về tình tiết. Ý niệm. Mặc dù thế, cốt lõi của trình thuật, vẫn giống nhau.
Trình thuật được hai thánh sử ghi lại, đều có kể về hạnh thánh Giuse và Đức Maria. Dù, hai đấng đã đính hôn theo tập tục Do thái, nhưng các ngài lại không sống chung. Cùng nhà. Thánh Giuse thuộc giống giòng hào kiệt, rất trâm anh. Giòng Đavít. Còn Đức Maria, lại là thiếu nữ trắng trong, một lòng một dạ giữ mình khiết tịnh. Chợt đến lúc, sứ thần thiên quốc hiện đến báo tin lành Mẹ sẽ cưu mang và hạ sinh, Đấng Cứu Thế. Rồi, đề nghị đặt tên Trẻ Bé, là Giêsu. Và, Hài nhi Giêsu đà Giáng hạ ở thôn làng Bét-Lê-Hem, xứ Đạo cùng cực thuộc vùng Giuđêa, rất nổi tiếng. Kịp đến khi Ngài khôn lớn, Thiếu Niên Giêsu mới trở về Nadarét thuộc đất miền Galilê, trở thành Giêsu Nadarét, như Kinh Sách từng báo trước.
Truyện kể ngày Chúa Giáng Hạ, mang tính chất rất “người”, là để nói lên đặc tính “có một không hai” Tình Chúa Thương, rất đặc biệt. Ngài thương yêu loài người đến độ đã tặng ban cho ta, chính Người Con Duy Nhất của Ngài. Chính đó là quà Giáng Sinh, thật chân tình. Chính đó, là quà quý giá, Ngài đem đến có đính kèm sự Bình An/hài hoà cho muôn người. Ngài chính là sự Bình An, Hài Hoà bằng xương thịt. Vì ngày xưa, loài người vẫn sử dụng tập tục Giáng Sinh để biểu trưng tính Hài hoà/Bình an, rất chân chính.
Tin Mừng mùa Vọng, còn hàm ngụ một chi tiết khiến mọi người ngạc nhiên. Đó là: vào các tuần trước đó, Tin Mừng từng đề cập đến ngày thế tận, có bạo lực, khổ đau, âu sầu mà người người đều cảm nghiệm. Tiếp theo đó, các thánh sử còn trích dẫn lời thánh Gioan Tẩy Giả, kêu gọi mọi người hãy về nơi vắng vẻ, để sdám hối/nguyện cầu, nơi hoang vắng. Tất cả, cốt ý làm nổi bật hình ảnh Đức Giêsu, Đấng Mêsia Giáng hạ mà mọi người kỳ vọng.
Dù là bà con bàng tộc với Đức Giêsu, thánh Gioan vẫn chủ trương cuộc sống nhiệm nhặt, nặng chất âm thầm, khắc khổ. Ăn, thì thánh nhân kêu gọi đoàn người theo chân ngài hãy dùng thức ăn đặc biệt của sa mạc. Tức, gồm toàn cây trái. Mật ngọt của đàn ong. Mặc, thì chỉ mặc vải áo giản đơn, rất bắt nắng. Nóng bỏng. Và, lời thánh nhân khuyên răn, lại chuyên chú những cải tân. Sám hối. Dọn lòng cho trống vắng, hầu đón rước Đức Chúa vào với đời mình. Thánh nhân chủ trương khuyên bảo mọi người hãy đón rước Đấng Cứu Độ, trong tinh thần nhiệm nhặt, giản đơn mà Cựu Ước từng đề cập.
Còn, Đức Giêsu, thì Ngài lại bảo: Thời đã đến. Thời đây, là Thời của An Bình/Hài Hoà, rất đích thật. Và, muốn được Bình An/Hài Hoà Chúa hứa ban, dân con mọi người hãy một lòng đổi thay cả tâm can, lẫn đầu óc. Thay và đổi, ngay cả động thái mình quyết sống. Thay và đổi, để rồi sẽ bỏ lại đằng sau, mọi tranh chấp. Rất bạo động. Thay và đổi, không chỉ trong phút chốc. Nhưng còn đổi và thay, như Tin Mừng Ngài mang đến.
Tin Mừng Chúa đem đến, sẽ không còn như tin về ngày thế tận, rất đáng sợ. Tin rất Mừng, Ngài chủ trương, chính là quà tặng Chúa đem đến với mọi người. Chính là Bình An, Hài hoà mà trước đây chẳng ai đem đến. An Bình/Hài hoà, không chỉ xảy đến, mỗi ngày vui. Dù, người người có gọi ngày ấy là lễ hội Giáng Sinh hay linh đình ngày Ông Già Tuyết phát quà cho em bé. An Bình/hài hoà, vẫn sẽ là và luôn là, quà đích thực Chúa gửi đến hết mọi người. Mỗi ngày, và mọi ngày. Chí ít, là những người được Chúa đoái hoài. Thương mến.
Thành thử, vào với Tiệc Thánh ta tham dự ngày Đại Lễ, hãy chuyển đến hết mọi người quà tặng Bình An/Hài Hoà Chúa vẫn ban. Để, người người không chỉ vui chơi nhận lãnh thứ quà tặng hời hợt chóng qua, dù được bao bọc bằng sắc mầu/hình thái gì đi nữa. Chuyển quà Chúa ban, còn để mọi người nhớ mà cảm tạ. Cảm tạ Chúa, vì nay mình có thể sử dụng mọi hình thức biểu tượng, đặc trưng của văn hoá đa dạng, từ ngàn xưa, như ảnh hình của Bình An và Ân Sủng. Ảnh hình ấy, đích thực là chính Đức Giêsu bằng xương bằng thịt, đã đến với thế gian. Đã trở thành người, như mọi người. Đó, chính là lý do rất thực, để ta vui chơi. Ăn mừng. Và, tưởng nhớ. Nhớ Đức Chúa đang hiện diện nơi mọi người, bằng sự kiện Giáng Sinh. Linh đình. Ngày Hội lớn.
Tu sĩ sống Lời Chúa
Hiền Lâm
07:28 11/12/2010
Có lẽ khi gặp thấy tựa đề: “TU SĨ SỐNG LỜI CHÚA” sẽ không ít người xầm xì: chẳng có gì mới mẻ, chuyện biết rồi nói mãi, hoặc vấn đề xưa như trái đất… Thật vậy, là tu sĩ đương nhiên tràn ngập trong Lời Chúa, vì lời Chúa khắc trên cổng nhà dòng, trên lịch treo tường, trên sách vở, trên các tấm thiệp, trên cả bàn giấy… Hằng ngày, tu sĩ tiếp xúc với Lời Chúa qua các bài đọc, qua giảng huấn; tu sĩ đọc Lời Chúa qua Lectio Divina, qua các giờ kinh nguyện… Có thể nói, cả thời gian và không gian, tu sĩ luôn luôn chìm ngập trong Lời Chúa. Thật vậy, nhưng không phải những ai sống trong một một không gian và thời gian được bao quanh bằng Lời Chúa đều cảm nhận và sống được trọn vẹn tinh thần Lời Chúa cả đâu. Vì đọc Lời Chúa, nghe Lời Chúa, nói về Lời Chúa, viết về Lời Chúa nhớ từng chương từng câu là một chuyện, nhưng cảm nhận và để cho Lời Chúa nhập thể vào đời sống mình lại là chuyện khác. Vì thế, sau khi đọc tông huấn Verbum Domini của ĐTC Benedicto XVI, người viết có một vài suy nghĩ về sự cảm nhận và sống Lời Chúa ngày hôm nay.
1. CẢM NHẬN LỜI CHÚA
Có một thời, có lẽ ít có bạn trẻ nào bỏ qua chương trình “Làn Sóng Xanh” tối thứ tư hàng tuần của đài FM 99,9MHz, vì chương trình này phát những bài cảm nhận của các thính giả viết về những bài hát đánh động tâm hồn họ. Điều này cho thấy thính giả nghe đài có hàng triệu người, ai cũng nghe một bài hát đó, cũng thưởng thức một dòng nhạc đó và thậm chí biết ngay bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác và ca sĩ nào thể hiện, nhưng cảm nhận về bài hát thì rất ít và trong số rất ít đó lại có sự rung cảm tâm hồn rất khác nhau. Cũng thế, không thiếu những người nói Lời Chúa rất hay, nói đến đâu trích thuộc lòng từng chương từng câu đến đó, hoặc nghe người khác nói hay đọc là biết ngay tác phẩm của thánh ký nào… nhưng sự cảm nhận lại không dừng lại ở giác quan, thậm chí không dừng lại ở những suy luận lý trí, mà là sự rung cảm của trái tim và sự khao khát hưởng nếm của nội tâm sâu xa, nghĩa là cảm nhận Lời Chúa như một bức thư tình, một dòng lưu bút và sự hiện diện của Chúa trên cuộc đời. Nói đến đây, người viết nhớ lại một bức thư tình rất hay được đăng trên blog.yahoo.com/thuthuydtm như sau:
“Anh yêu quý của em ! Thế là chúng mình xa nhau gần một năm rồi anh nhỉ, em nhớ anh nhiều lắm! Em không sao quên được những ngày mình bên nhau với bao kỷ niệm… Giờ này mỗi đứa mỗi phương, em không còn được hưởng những cử chỉ âu yếm, những lời yêu thương, những cuộc hẹn hò, những sự giận dỗi, những sự vui đùa lãng mạn… Anh biết không, xa anh rồi mọi thứ trở nên buồn, không gian bao trùm một nỗi nhớ tha thiết. Những đêm không ngủ được, em chỉ biết nhìn lên bức hình của anh đặt trên bàn học, em lần giở từng trang lưu bút của anh, đặc biệt những lá thư anh gửi cho em, em đọc ngấu nghiến không biết bao nhiêu lần, em ôm chặt vào lồng ngực cho vơi nỗi nhớ… Ôi ! Những dòng lưu bút, những bức thư như là sự hiện diện của anh và trở thành của ăn tinh thần nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta và là động lực giúp em vượt qua những “cây si” trước cổng trường, cũng như quanh ngõ nhà em…
Nhớ anh nhiều…”
Bức thư có lẽ khơi lên cho chúng ta một chút xao xuyến, vì mấy ai lại không một lần yêu hay không chút kỷ niệm tình đời. Ước gì sự cảm nhận Lời Chúa cũng đánh động tâm hồn mọi người như thế. Đức Giêsu đã đến với con người trong kiếp phàm nhân, đã từng sống, từng ăn uống và đồng hành với con người… bây giờ Người về trời và Thánh Kinh đã trở thành bức thư tình, trở thành trang lưu bút ghi lại lời của Người để lại cho hiền thê Giáo Hội.
Theo nghĩa rộng hơn, ngày tuyên khấn, tu sĩ lập hôn ước với Chúa Giêsu. Đó là một cuộc hôn nhân vĩnh cữu, Đức giêsu đã trở thành người tình của tu sĩ, để đến trên cuộc đời tu sĩ, đặc biệt là nên một với tu sĩ trong tình yêu. Nhưng sự hiện diện vô hình của bản tính Thiên Chúa, xem như là một sự vắng mặt trong mắt phàm nhân, nên Lời Chúa trở nên một sự hiện diện với đầy đủ ý nghĩa của một cuộc tình: âu yếm có, hờn dỗi có, thầm trách có, tâm sự có và cả ghen tương cũng có. Cũng như cô gái trong bức thư kia cảm nhận rằng, những dòng lưu bút và những bức thư của người yêu trở thành một sự hiện diện, một dấu chỉ, một “bí tích” để qua đó họ thấy nhau, họ trân trọng ôm ấp, nâng niu và âu yếm hôn lên những bức thư tình để thoả nỗi nhớ mong và để giúp họ vượt qua những cám dỗ bất trung có thể xảy ra. Sự cảm nhận Lời Chúa trong đời sống tu sĩ cũng thế, Lời Chúa trở nên một sự hiện diện có tính bí tích và tạo nên sự gặp gỡ thân tình. Lời Chúa trở thành kỷ vật để họ nâng niu tôn kính và đặc biệt Lời Chúa trở thành nguồn sức mạnh giúp họ trung thành với Đấng Tình Quân của mình.
Mùa World Cup đã qua, hình ảnh một số cầu thủ sau khi ghi được bàn thắng đã hôn lên chiếc nhẫn đính hôn của mình, cử chỉ đó ai cũng hiểu là họ hôn tặng người tình của họ, nghĩa là chiếc nhẫn diễn tả trọn vẹn sự hiện diện của người yêu. Vì thế, một cách nào đó việc Thừa Tác Viên cung kính hôn lên sách Tin Mừng mang một ý nghĩa về sự yêu mến Lời của Đấng Tình Quân.
Tin Mừng là lời Chúa dùng để nói với ta mỗi ngày và là lời thân thưa đẹp nhất ta dùng để tâm sự với Chúa. Chính vì lẽ đó mà không một kinh nguyện nào của Kitô giáo lại không xuất phát từ Thánh Kinh, hay nói cách khác, Thánh Kinh hàm chứa mọi kinh nguyện Kitô giáo.
2. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Như nước mưa làm cho hoa hồng tươi tắn và toả hương, Lời Chúa cũng thấm vào tín hữu trước khi toả sáng cho đời. Cảm nhận Lời Chúa và thực hành Lời Chúa chỉ là một, vì chỉ thực hành Lời Chúa cách trọn vẹn khi cảm nhận được Lời Chúa. Không ai cho cái mình không có và cũng không ai nhận món quà rỗng tuếch. Người cho quà có vỏ mà không có ruột là kẻ lừa bịp và chỉ gây bực mình cho kẻ nhận. Thật vậy, không thể nhập thế được nếu chưa nhập thể, Lời Chúa phải thấm nhuần đời tín hữu mới giúp họ sống và rao giảng Lời Chúa cho tha nhân.
Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh, nên lời Người cần được hiểu theo nghĩa thánh thiện nhất. Cần nắm được điều này để tránh sự lạm dụng lèo lái Lời Chúa theo ý mình và giải thích Lời Chúa theo hướng có lợi cho mình. Thực trạng này hiện nay xảy ra rất nhiều, như một giáo dân nọ than phiền rằng: “Cha sở tôi rất tài, bất kỳ đọc bài Tin Mừng nào thì ngài cũng cắt nghĩa thành bằng chứng trách móc giáo dân thiếu tinh thần đóng góp xây dựng cả…”.
Có người còn sử dụng Lời Chúa như một bức bình phong để che chắn cho những lầm lỗi của mình hoặc để áp đặt người khác. Đôi khi họ lại tìm cách tương đối hoá Lời Chúa, nghĩa là Lời Chúa chẳng có gì dứt khoát hay quyết liệt cả và có thể né tránh như người ta lách luật vậy. Chẳng hạn một tu sĩ kia đã tuyên khấn nhưng vẫn còn dây dưa với người yêu rồi biện minh rằng: “Đành rằng Chúa dạy khi đã cầm cày thì không ngoảnh lại sau, nhưng khi mệt mỏi giữa nắng hè oi bức, thì người cầm cày đó cũng được đón nhận ‘chiếc khăn’ lau mồ hôi hay ‘ly nước mát’ từ ai đó đem đến cho mình. Tu sĩ này còn trích dẫn chuyện bà Verônica lau mặt cho Chúa Giêsu trên đường thập giá để bào chữa cho việc yêu đương của mình… Thế đấy, cũng là trích dẫn Lời Chúa cả, nhưng người ta muốn ép Chúa theo ý mình, chứ không phải ép mình theo ý Chúa. Chính ma quỷ cũng từng trích dẫn Lời Chúa để cám dỗ Đức Giêsu trong sa mạc.
Có người lại thích dùng Lời Chúa như một “mốt” trang trí. Có lẽ đây là vấn đề cần được nhìn nhận cách nghiêm túc hơn trong cuộc sống tu trì. Dĩ nhiên, không phủ nhận tâm tình thực của rất nhiều người khi chọn những câu Lời Chúa làm biểu ngữ, xuất phát từ sự cảm nhận sâu xa để in trên thiệp trong dịp khấn dòng, tiến chức, hoặc các dịp kỷ niệm như ngân khánh, ngọc khánh, kim khánh… tuy nhiên, cũng không thiếu những người chỉ là ăn theo cho giống người ta. Chẳng hạn một tập sinh chọn câu biểu ngữ ghi trên thiệp mời lễ khấn là: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài”, nhưng khi vào xin bề trên để đi gửi thiệp, bề trên đã chỉ định cho một người khác đi thay, thì ngay lập tức tập sinh kia buồn bực khó chịu và trách bề trên.
Điều đáng nói hơn nữa là “ngôn hành bất nhất”. Nói Lời Chúa có bài bản, logic, lúc trầm, lúc bổng, thậm chí trích đoạn trích câu chính xác, nhưng những gì được nói ra chỉ là để áp dụng cho ai, còn bản thân mình thì chẳng liên quan. Chính người viết tận mắt chứng kiến một cha sở nọ giảng lễ Chúa Nhật rất hùng hồn và khi đang thao thao bất tuyệt về thư 1Cr 13,4-7: “Đức mến thì nhẫn nhục… không nóng giận…” bất chợt cái micro trục trặc, cha sở nổi nóng vứt cái micro xuống nền cung thánh và quay sang mắng xối xả vào người phục vụ âm thanh, sau đó cha sở lại tiếp tục: “Thưa quý ông bà anh chị em, thánh Phaolô dạy chúng ta: ‘Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả”.
Kể lại trường hợp trên để thấy được từ nói đến thực hành Lời Chúa vẫn còn khoảng cách rất lớn đối với không ít người. Tuy nhiên, không vì thế mà bi quan vơ đũa cả nắm. Cách riêng đối với tu sĩ, được xem là những người có cơ hội được sống trong một môi trường tràn ngập Lời Chúa qua kinh nguyện, qua thánh lễ, qua việc học hỏi, qua các giờ chia sẻ, qua lectio divina, qua các biểu ngữ và châm ngôn sống hằng ngày… Như thế, thì ít ra cũng “mưa dầm thấm đất’. Người viết tin rằng sự cảm nhận và thực hành Lời Chúa của các tu sĩ sẽ tích cực hơn. Người viết mạo muội đưa ra vài phương thế thực hành lời chúa như sau:
Tin tưởng vào Lời Chúa.
Có người cho rằng Thánh Kinh như một tiệm tạp hoá, nghĩa là vào đó cái gì cũng có. Không phải thế, đúng hơn không phải thứ gì cũng có mà là điều gì căn bản nhất cho đời người đếu có, đều đúng cho mọi trường hợp và thích hợp cho mọi cảm nhận riêng tư nhất của từng người. Điều đầu tiên làm cho ta tin tưởng vào Thánh Kinh là trên thế giới này, không có một tác phẩm nào được ấn bản nhiều như Thánh Kinh. Tác phẩm Thánh Kinh có hàng tỉ bản, từ chép tay đến kỹ thuật in hiện đại, từ in trọn bộ đến việc chia thể loại (sử, giáo huấn, ngôn sứ…). Vả lại, không có tác phẩm nào có thời gian nào có thời gian lưu hành và phát hành dài như Thánh Kinh, từ cổ chí kim không bao giờ bị thời gian làm cho mai một. Thật đúng “Lời Chúa thì tồn tại muôn đời” (x. Đnl 6,1; Cn 30, 59, Is 55,1-11, Tv 18,8-12).
Giống như một lễ Ngũ Tuần nối dài trong cuộc đời Kitô hữu, vì ngày xưa các Tông Đồ nói một thứ tiếng mà nhiều người tuy ngôn ngữ bất đồng cũng đều hiểu cả, thì ngày nay cũng một đoạn Tin Mừng được công bố, mà mọi tín hữu bá nhân bá tánh, khác biệt cả về tri thức và nhận thức, khác biệt nhau về hoàn cảnh sống và tình trạng tâm hồn, nhưng ai cũng thấy Lời Chúa nói riêng với mình và đúng với hoàn cảnh của mình ngày hôm ấy. Chẳng hạn khi nghe dụ ngôn người cha nhân hậu, người gia trưởng muốn noi gương người cha nhân từ, kẻ thất vọng sa lầy trong tội lỗi vững niềm tin trở về như người con thứ và người thiếu rộng lượng thấy mình đáng trách như người anh cả… thật đúng như lời Vịnh Gia: “Lạy Chúa, một lời Ngài phán dạy, con nghe được hai điều” (Tv 62, 12). Không chỉ là nghe được hai điều, mà là muôn điều hướng dẫn cuộc nhân sinh.
Cũng như có tin ai hoặc tin một điều gì, người ta mới dấn thân theo chỉ dẫn của người đó hoặc điều đó. Chính vì tin vào Lời Chúa, chúng ta mới dùng Lời Chúa làm cố vấn cho ta trong mọi trường hợp phải lựa chọn. Đó chính là lý do khi gặp tình huống nào khó xử, chúng ta bình tĩnh tìm đọc trong Lời Chúa, cũng như dùng Lời Chúa soi sáng cho quyết định của chúng ta. Cũng chính sự tin tưởng vào Lời Chúa đã tạo nên một động lực giúp vượt qua sự nóng giận, đặc biệt đối với những ai dùng Lời Chúa làm lời nguyện tắt, làm châm ngôn sống của mình. Giống như một người kia kể rằng, họ có thói quen khi nóng giận thì đứng kiểu chống nạnh, hai tay thọc vào túi quần, và họ đã nghĩ ra cách lấy một hòn đá cuội khắc lên đó câu: “Ai trong các ngươi sạch tội thì cầm hòn đá này ném trước đi” Từ đó hòn đá luôn ở trong túi quần và thu về kết quả kiềm chế rất khả quan.
Một điểm nữa giúp tin tưởng vào Lời Chúa và thực hành cách chắc chắn là vì Lời Chúa là sự thật, Thiên Chúa không thể dối trá vì người là Đấng Chân Thật. Hơn nữa, mọi lời Thánh Kinh đều được Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý linh hứng, nên dùng Lời Chúa sẽ không sai lầm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tự bản chấr Lời Chúa thì không sai lầm, nhưng khi thực hành, con người bị tình cảm chi phối nên đã đem ý mình vào và làm cho Lời chúa bị bóp méo xuyên tạc. Vì thế, một trong những cách để thực hành lời Chúa thì rất cần đến sự yêu mến hơn là bó buộc.
Thực hành Lời Chúa trong sự yêu mến.
Có thể nói, không thể thực hành Lời Chúa, nếu không yêu mến Lời Chúa, nhưng thật đáng trách là có những tu sĩ khi nói đến các minh tinh màn bạc hay ca sĩ “topten” thì trả lời răm rắp, nhưng hỏi đến các nhân vật Thánh Kinh thì trả lời lắp bắp. Những người như thế chắc chắn chưa dành cho Lời Chúa ưu tiên trong khoa học thánh mà tu sĩ phải học và sống trong công việc cộng tác và cứu độ các linh hồn. Khi đánh mất sự mộ mến Lời Chúa thì Lời chúa không còn là “bí tích” giúp họ sống cùng Chúa nữa, mà việc tìm đến Lời Chúa của họ như là hành động ma thuật mà thôi.
Tiêu chuẩn đúng đắn giúp tu sĩ không thể lầm lẫn khi thực hành Lời Chúa mà không bị ý mình chi phối là tìm Ý Chúa trong đức ái. Thiên Chúa là Tình Yêu và Lời Người là Lời đem lại đạo đức, đem lại bình an cho mọi người. Chính vì thế, khi thực hành Lời Chúa phải biết phân định xem cách áp dụng của mình có hợp với đức ái Kitô giáo hay không, nghĩa là mục đích cuối cùng có mang lại hiệp nhất và lợi ích cho đối tượng không? Đức ái đích thực là chuẩn mực giúp sống Lời Chúa cách trọn vẹn mà tu sĩ phải đạt tới.
Kho tàng Lời Chúa vừa hiện sinh nhưng cũng rất mầu nhiệm, vừa đơn giản nhưng cũng rất phong phú, chút suy tư của người viết trên đây cũng chỉ giống như kẻ tiều phu đi nhặt lá rừng. Hơn nữa, đã là cảm nhận thì cũng chỉ hiểu bằng cảm nhận, chứ ngôn ngữ không thể diễn tả hết được điều muốn nói, bởi bản tính của con người đầy giới hạn bất toàn. Tuy nhiên, với xác tín rằng Chúa đã làm người và vì yêu con người, nên Lời Chúa trước hết không phải cho Chúa mà cho con người, cũng thế, con người sống Lời Chúa không phải chỉ để cho Chúa mà cho chính đồng loại của mình.
Ước gì Lời Chúa trở thành đèn soi bước đi của bạn và là ánh sáng dẫn bạn về với Đấng Tạo Thành.
1. CẢM NHẬN LỜI CHÚA
Có một thời, có lẽ ít có bạn trẻ nào bỏ qua chương trình “Làn Sóng Xanh” tối thứ tư hàng tuần của đài FM 99,9MHz, vì chương trình này phát những bài cảm nhận của các thính giả viết về những bài hát đánh động tâm hồn họ. Điều này cho thấy thính giả nghe đài có hàng triệu người, ai cũng nghe một bài hát đó, cũng thưởng thức một dòng nhạc đó và thậm chí biết ngay bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác và ca sĩ nào thể hiện, nhưng cảm nhận về bài hát thì rất ít và trong số rất ít đó lại có sự rung cảm tâm hồn rất khác nhau. Cũng thế, không thiếu những người nói Lời Chúa rất hay, nói đến đâu trích thuộc lòng từng chương từng câu đến đó, hoặc nghe người khác nói hay đọc là biết ngay tác phẩm của thánh ký nào… nhưng sự cảm nhận lại không dừng lại ở giác quan, thậm chí không dừng lại ở những suy luận lý trí, mà là sự rung cảm của trái tim và sự khao khát hưởng nếm của nội tâm sâu xa, nghĩa là cảm nhận Lời Chúa như một bức thư tình, một dòng lưu bút và sự hiện diện của Chúa trên cuộc đời. Nói đến đây, người viết nhớ lại một bức thư tình rất hay được đăng trên blog.yahoo.com/thuthuydtm như sau:
“Anh yêu quý của em ! Thế là chúng mình xa nhau gần một năm rồi anh nhỉ, em nhớ anh nhiều lắm! Em không sao quên được những ngày mình bên nhau với bao kỷ niệm… Giờ này mỗi đứa mỗi phương, em không còn được hưởng những cử chỉ âu yếm, những lời yêu thương, những cuộc hẹn hò, những sự giận dỗi, những sự vui đùa lãng mạn… Anh biết không, xa anh rồi mọi thứ trở nên buồn, không gian bao trùm một nỗi nhớ tha thiết. Những đêm không ngủ được, em chỉ biết nhìn lên bức hình của anh đặt trên bàn học, em lần giở từng trang lưu bút của anh, đặc biệt những lá thư anh gửi cho em, em đọc ngấu nghiến không biết bao nhiêu lần, em ôm chặt vào lồng ngực cho vơi nỗi nhớ… Ôi ! Những dòng lưu bút, những bức thư như là sự hiện diện của anh và trở thành của ăn tinh thần nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta và là động lực giúp em vượt qua những “cây si” trước cổng trường, cũng như quanh ngõ nhà em…
Nhớ anh nhiều…”
Bức thư có lẽ khơi lên cho chúng ta một chút xao xuyến, vì mấy ai lại không một lần yêu hay không chút kỷ niệm tình đời. Ước gì sự cảm nhận Lời Chúa cũng đánh động tâm hồn mọi người như thế. Đức Giêsu đã đến với con người trong kiếp phàm nhân, đã từng sống, từng ăn uống và đồng hành với con người… bây giờ Người về trời và Thánh Kinh đã trở thành bức thư tình, trở thành trang lưu bút ghi lại lời của Người để lại cho hiền thê Giáo Hội.
Theo nghĩa rộng hơn, ngày tuyên khấn, tu sĩ lập hôn ước với Chúa Giêsu. Đó là một cuộc hôn nhân vĩnh cữu, Đức giêsu đã trở thành người tình của tu sĩ, để đến trên cuộc đời tu sĩ, đặc biệt là nên một với tu sĩ trong tình yêu. Nhưng sự hiện diện vô hình của bản tính Thiên Chúa, xem như là một sự vắng mặt trong mắt phàm nhân, nên Lời Chúa trở nên một sự hiện diện với đầy đủ ý nghĩa của một cuộc tình: âu yếm có, hờn dỗi có, thầm trách có, tâm sự có và cả ghen tương cũng có. Cũng như cô gái trong bức thư kia cảm nhận rằng, những dòng lưu bút và những bức thư của người yêu trở thành một sự hiện diện, một dấu chỉ, một “bí tích” để qua đó họ thấy nhau, họ trân trọng ôm ấp, nâng niu và âu yếm hôn lên những bức thư tình để thoả nỗi nhớ mong và để giúp họ vượt qua những cám dỗ bất trung có thể xảy ra. Sự cảm nhận Lời Chúa trong đời sống tu sĩ cũng thế, Lời Chúa trở nên một sự hiện diện có tính bí tích và tạo nên sự gặp gỡ thân tình. Lời Chúa trở thành kỷ vật để họ nâng niu tôn kính và đặc biệt Lời Chúa trở thành nguồn sức mạnh giúp họ trung thành với Đấng Tình Quân của mình.
Mùa World Cup đã qua, hình ảnh một số cầu thủ sau khi ghi được bàn thắng đã hôn lên chiếc nhẫn đính hôn của mình, cử chỉ đó ai cũng hiểu là họ hôn tặng người tình của họ, nghĩa là chiếc nhẫn diễn tả trọn vẹn sự hiện diện của người yêu. Vì thế, một cách nào đó việc Thừa Tác Viên cung kính hôn lên sách Tin Mừng mang một ý nghĩa về sự yêu mến Lời của Đấng Tình Quân.
Tin Mừng là lời Chúa dùng để nói với ta mỗi ngày và là lời thân thưa đẹp nhất ta dùng để tâm sự với Chúa. Chính vì lẽ đó mà không một kinh nguyện nào của Kitô giáo lại không xuất phát từ Thánh Kinh, hay nói cách khác, Thánh Kinh hàm chứa mọi kinh nguyện Kitô giáo.
2. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Như nước mưa làm cho hoa hồng tươi tắn và toả hương, Lời Chúa cũng thấm vào tín hữu trước khi toả sáng cho đời. Cảm nhận Lời Chúa và thực hành Lời Chúa chỉ là một, vì chỉ thực hành Lời Chúa cách trọn vẹn khi cảm nhận được Lời Chúa. Không ai cho cái mình không có và cũng không ai nhận món quà rỗng tuếch. Người cho quà có vỏ mà không có ruột là kẻ lừa bịp và chỉ gây bực mình cho kẻ nhận. Thật vậy, không thể nhập thế được nếu chưa nhập thể, Lời Chúa phải thấm nhuần đời tín hữu mới giúp họ sống và rao giảng Lời Chúa cho tha nhân.
Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh, nên lời Người cần được hiểu theo nghĩa thánh thiện nhất. Cần nắm được điều này để tránh sự lạm dụng lèo lái Lời Chúa theo ý mình và giải thích Lời Chúa theo hướng có lợi cho mình. Thực trạng này hiện nay xảy ra rất nhiều, như một giáo dân nọ than phiền rằng: “Cha sở tôi rất tài, bất kỳ đọc bài Tin Mừng nào thì ngài cũng cắt nghĩa thành bằng chứng trách móc giáo dân thiếu tinh thần đóng góp xây dựng cả…”.
Có người còn sử dụng Lời Chúa như một bức bình phong để che chắn cho những lầm lỗi của mình hoặc để áp đặt người khác. Đôi khi họ lại tìm cách tương đối hoá Lời Chúa, nghĩa là Lời Chúa chẳng có gì dứt khoát hay quyết liệt cả và có thể né tránh như người ta lách luật vậy. Chẳng hạn một tu sĩ kia đã tuyên khấn nhưng vẫn còn dây dưa với người yêu rồi biện minh rằng: “Đành rằng Chúa dạy khi đã cầm cày thì không ngoảnh lại sau, nhưng khi mệt mỏi giữa nắng hè oi bức, thì người cầm cày đó cũng được đón nhận ‘chiếc khăn’ lau mồ hôi hay ‘ly nước mát’ từ ai đó đem đến cho mình. Tu sĩ này còn trích dẫn chuyện bà Verônica lau mặt cho Chúa Giêsu trên đường thập giá để bào chữa cho việc yêu đương của mình… Thế đấy, cũng là trích dẫn Lời Chúa cả, nhưng người ta muốn ép Chúa theo ý mình, chứ không phải ép mình theo ý Chúa. Chính ma quỷ cũng từng trích dẫn Lời Chúa để cám dỗ Đức Giêsu trong sa mạc.
Có người lại thích dùng Lời Chúa như một “mốt” trang trí. Có lẽ đây là vấn đề cần được nhìn nhận cách nghiêm túc hơn trong cuộc sống tu trì. Dĩ nhiên, không phủ nhận tâm tình thực của rất nhiều người khi chọn những câu Lời Chúa làm biểu ngữ, xuất phát từ sự cảm nhận sâu xa để in trên thiệp trong dịp khấn dòng, tiến chức, hoặc các dịp kỷ niệm như ngân khánh, ngọc khánh, kim khánh… tuy nhiên, cũng không thiếu những người chỉ là ăn theo cho giống người ta. Chẳng hạn một tập sinh chọn câu biểu ngữ ghi trên thiệp mời lễ khấn là: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài”, nhưng khi vào xin bề trên để đi gửi thiệp, bề trên đã chỉ định cho một người khác đi thay, thì ngay lập tức tập sinh kia buồn bực khó chịu và trách bề trên.
Điều đáng nói hơn nữa là “ngôn hành bất nhất”. Nói Lời Chúa có bài bản, logic, lúc trầm, lúc bổng, thậm chí trích đoạn trích câu chính xác, nhưng những gì được nói ra chỉ là để áp dụng cho ai, còn bản thân mình thì chẳng liên quan. Chính người viết tận mắt chứng kiến một cha sở nọ giảng lễ Chúa Nhật rất hùng hồn và khi đang thao thao bất tuyệt về thư 1Cr 13,4-7: “Đức mến thì nhẫn nhục… không nóng giận…” bất chợt cái micro trục trặc, cha sở nổi nóng vứt cái micro xuống nền cung thánh và quay sang mắng xối xả vào người phục vụ âm thanh, sau đó cha sở lại tiếp tục: “Thưa quý ông bà anh chị em, thánh Phaolô dạy chúng ta: ‘Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả”.
Kể lại trường hợp trên để thấy được từ nói đến thực hành Lời Chúa vẫn còn khoảng cách rất lớn đối với không ít người. Tuy nhiên, không vì thế mà bi quan vơ đũa cả nắm. Cách riêng đối với tu sĩ, được xem là những người có cơ hội được sống trong một môi trường tràn ngập Lời Chúa qua kinh nguyện, qua thánh lễ, qua việc học hỏi, qua các giờ chia sẻ, qua lectio divina, qua các biểu ngữ và châm ngôn sống hằng ngày… Như thế, thì ít ra cũng “mưa dầm thấm đất’. Người viết tin rằng sự cảm nhận và thực hành Lời Chúa của các tu sĩ sẽ tích cực hơn. Người viết mạo muội đưa ra vài phương thế thực hành lời chúa như sau:
Tin tưởng vào Lời Chúa.
Có người cho rằng Thánh Kinh như một tiệm tạp hoá, nghĩa là vào đó cái gì cũng có. Không phải thế, đúng hơn không phải thứ gì cũng có mà là điều gì căn bản nhất cho đời người đếu có, đều đúng cho mọi trường hợp và thích hợp cho mọi cảm nhận riêng tư nhất của từng người. Điều đầu tiên làm cho ta tin tưởng vào Thánh Kinh là trên thế giới này, không có một tác phẩm nào được ấn bản nhiều như Thánh Kinh. Tác phẩm Thánh Kinh có hàng tỉ bản, từ chép tay đến kỹ thuật in hiện đại, từ in trọn bộ đến việc chia thể loại (sử, giáo huấn, ngôn sứ…). Vả lại, không có tác phẩm nào có thời gian nào có thời gian lưu hành và phát hành dài như Thánh Kinh, từ cổ chí kim không bao giờ bị thời gian làm cho mai một. Thật đúng “Lời Chúa thì tồn tại muôn đời” (x. Đnl 6,1; Cn 30, 59, Is 55,1-11, Tv 18,8-12).
Giống như một lễ Ngũ Tuần nối dài trong cuộc đời Kitô hữu, vì ngày xưa các Tông Đồ nói một thứ tiếng mà nhiều người tuy ngôn ngữ bất đồng cũng đều hiểu cả, thì ngày nay cũng một đoạn Tin Mừng được công bố, mà mọi tín hữu bá nhân bá tánh, khác biệt cả về tri thức và nhận thức, khác biệt nhau về hoàn cảnh sống và tình trạng tâm hồn, nhưng ai cũng thấy Lời Chúa nói riêng với mình và đúng với hoàn cảnh của mình ngày hôm ấy. Chẳng hạn khi nghe dụ ngôn người cha nhân hậu, người gia trưởng muốn noi gương người cha nhân từ, kẻ thất vọng sa lầy trong tội lỗi vững niềm tin trở về như người con thứ và người thiếu rộng lượng thấy mình đáng trách như người anh cả… thật đúng như lời Vịnh Gia: “Lạy Chúa, một lời Ngài phán dạy, con nghe được hai điều” (Tv 62, 12). Không chỉ là nghe được hai điều, mà là muôn điều hướng dẫn cuộc nhân sinh.
Cũng như có tin ai hoặc tin một điều gì, người ta mới dấn thân theo chỉ dẫn của người đó hoặc điều đó. Chính vì tin vào Lời Chúa, chúng ta mới dùng Lời Chúa làm cố vấn cho ta trong mọi trường hợp phải lựa chọn. Đó chính là lý do khi gặp tình huống nào khó xử, chúng ta bình tĩnh tìm đọc trong Lời Chúa, cũng như dùng Lời Chúa soi sáng cho quyết định của chúng ta. Cũng chính sự tin tưởng vào Lời Chúa đã tạo nên một động lực giúp vượt qua sự nóng giận, đặc biệt đối với những ai dùng Lời Chúa làm lời nguyện tắt, làm châm ngôn sống của mình. Giống như một người kia kể rằng, họ có thói quen khi nóng giận thì đứng kiểu chống nạnh, hai tay thọc vào túi quần, và họ đã nghĩ ra cách lấy một hòn đá cuội khắc lên đó câu: “Ai trong các ngươi sạch tội thì cầm hòn đá này ném trước đi” Từ đó hòn đá luôn ở trong túi quần và thu về kết quả kiềm chế rất khả quan.
Một điểm nữa giúp tin tưởng vào Lời Chúa và thực hành cách chắc chắn là vì Lời Chúa là sự thật, Thiên Chúa không thể dối trá vì người là Đấng Chân Thật. Hơn nữa, mọi lời Thánh Kinh đều được Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý linh hứng, nên dùng Lời Chúa sẽ không sai lầm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tự bản chấr Lời Chúa thì không sai lầm, nhưng khi thực hành, con người bị tình cảm chi phối nên đã đem ý mình vào và làm cho Lời chúa bị bóp méo xuyên tạc. Vì thế, một trong những cách để thực hành lời Chúa thì rất cần đến sự yêu mến hơn là bó buộc.
Thực hành Lời Chúa trong sự yêu mến.
Có thể nói, không thể thực hành Lời Chúa, nếu không yêu mến Lời Chúa, nhưng thật đáng trách là có những tu sĩ khi nói đến các minh tinh màn bạc hay ca sĩ “topten” thì trả lời răm rắp, nhưng hỏi đến các nhân vật Thánh Kinh thì trả lời lắp bắp. Những người như thế chắc chắn chưa dành cho Lời Chúa ưu tiên trong khoa học thánh mà tu sĩ phải học và sống trong công việc cộng tác và cứu độ các linh hồn. Khi đánh mất sự mộ mến Lời Chúa thì Lời chúa không còn là “bí tích” giúp họ sống cùng Chúa nữa, mà việc tìm đến Lời Chúa của họ như là hành động ma thuật mà thôi.
Tiêu chuẩn đúng đắn giúp tu sĩ không thể lầm lẫn khi thực hành Lời Chúa mà không bị ý mình chi phối là tìm Ý Chúa trong đức ái. Thiên Chúa là Tình Yêu và Lời Người là Lời đem lại đạo đức, đem lại bình an cho mọi người. Chính vì thế, khi thực hành Lời Chúa phải biết phân định xem cách áp dụng của mình có hợp với đức ái Kitô giáo hay không, nghĩa là mục đích cuối cùng có mang lại hiệp nhất và lợi ích cho đối tượng không? Đức ái đích thực là chuẩn mực giúp sống Lời Chúa cách trọn vẹn mà tu sĩ phải đạt tới.
Kho tàng Lời Chúa vừa hiện sinh nhưng cũng rất mầu nhiệm, vừa đơn giản nhưng cũng rất phong phú, chút suy tư của người viết trên đây cũng chỉ giống như kẻ tiều phu đi nhặt lá rừng. Hơn nữa, đã là cảm nhận thì cũng chỉ hiểu bằng cảm nhận, chứ ngôn ngữ không thể diễn tả hết được điều muốn nói, bởi bản tính của con người đầy giới hạn bất toàn. Tuy nhiên, với xác tín rằng Chúa đã làm người và vì yêu con người, nên Lời Chúa trước hết không phải cho Chúa mà cho con người, cũng thế, con người sống Lời Chúa không phải chỉ để cho Chúa mà cho chính đồng loại của mình.
Ước gì Lời Chúa trở thành đèn soi bước đi của bạn và là ánh sáng dẫn bạn về với Đấng Tạo Thành.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gia Đình ở tại trọng tâm của cuộc viếng thăm của Tổng Thống Lithuania tại Vatican
Bùi Hữu Thư
01:23 11/12/2010
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến bà Dalia Grybauskaite
ROME, Thứ sáu ngày 10 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Gia đình và giới trẻ nằm tại trọng tâm của các đề tài được thảo luận trong cuộc tiếp kiến ngày thứ sáu này, giữa Đức Thánh Cha Benedict XVI và bà Dalia Grybauskaite, tổng thống Lithuania.
Tổng thống Lituania đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến trước khi gặp gỡ Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh, với sự tháp tùng của Đức Cha Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao các quốc gia.
Trong cuộc tiếp xúc này, một sự “trao đổi các quan điểm có lợi ích” đã được trình bày về “vai trò của Lithuania đang sắp sửa đảm trách là chức vụ chủ tịch Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (Organisation pour la sécurité et la coopération en Europe: OSCE), cũng như về tình hình kinh tế và xã hội hiện hành, với sự chú tâm đặc biệt đến gia đình và giới trẻ.”
Theo một bản tin được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh phổ biến ngày thứ sáu: Ngoài ra còn có vấn đề “sự hiện diện tích cực của Giáo Hội Công Giáo trong lịch sử và đời sống của quốc gia Lithuania, và quyết chí chung trong việc tăng cường các mối tương quan tốt đẹp song phương hiện diện, cũng đã được phát biểu.
Lithuania có dân số 3 triệu rưỡi, trong đó có 79% là người Công Giáo.
ROME, Thứ sáu ngày 10 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Gia đình và giới trẻ nằm tại trọng tâm của các đề tài được thảo luận trong cuộc tiếp kiến ngày thứ sáu này, giữa Đức Thánh Cha Benedict XVI và bà Dalia Grybauskaite, tổng thống Lithuania.
Tổng thống Lituania đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến trước khi gặp gỡ Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh, với sự tháp tùng của Đức Cha Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao các quốc gia.
Trong cuộc tiếp xúc này, một sự “trao đổi các quan điểm có lợi ích” đã được trình bày về “vai trò của Lithuania đang sắp sửa đảm trách là chức vụ chủ tịch Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (Organisation pour la sécurité et la coopération en Europe: OSCE), cũng như về tình hình kinh tế và xã hội hiện hành, với sự chú tâm đặc biệt đến gia đình và giới trẻ.”
Theo một bản tin được Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh phổ biến ngày thứ sáu: Ngoài ra còn có vấn đề “sự hiện diện tích cực của Giáo Hội Công Giáo trong lịch sử và đời sống của quốc gia Lithuania, và quyết chí chung trong việc tăng cường các mối tương quan tốt đẹp song phương hiện diện, cũng đã được phát biểu.
Lithuania có dân số 3 triệu rưỡi, trong đó có 79% là người Công Giáo.
Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khảo Cổ học mừng kỷ niệm 200 năm
BTGH
07:09 11/12/2010
VATICAN (Zenit) - Viện Hàn Lâm giáo hoàng về khảo cổ học mừng kỷ niệm 200 năm với sự hiện diện của các ĐHY Bertyone,Quốc Vụ Khanh và Gianfranco Ravasi, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá, tại dinh Cancelleria, ở Roma vào ngày 9.12. 2010
Cuộc gặp sẽ gồm những bài thuyết trình của các giáo sư fausto Zevi,Silvia Pani Ermini, chủ tịch Viện Hàn Lâm. Sau đó ĐHY sẽ chủ tề Thánh Lễ ở vương cung thánh đường San Lorenzo ở Damaso.
Viện Hàn Lâm nầy được thành lập năm 1810 với tên gọi “Accademia Romana di Archeologia” (Viện Hàn Lâm La Mã về khảo cổ), trước đó là “Accademia delle Romane Antichità”, được thiết lập năm 1740 do Đức Benêđictô XIV và “Accademia Romana” do Pomponio Leto thành lập vào thế kỷ 15.
Chính Đức giáo hoàng Piô 8 là người ban cho nó tước hiệu “giáo hoàng” vào năm 1829. Viện Hàn Lâm nầy có nhiệm vụ đẩy mạnh khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật thượng cổ và trung cổ.Dưới quyển của ĐHY quốc vụ khanh, Viện gồm 140 thành viên, trong đó 20 vị là Viện sĩ danh dự; 80 viện sĩ thông tấn và 40 viện sĩ thực thụ.
Cuộc gặp sẽ gồm những bài thuyết trình của các giáo sư fausto Zevi,Silvia Pani Ermini, chủ tịch Viện Hàn Lâm. Sau đó ĐHY sẽ chủ tề Thánh Lễ ở vương cung thánh đường San Lorenzo ở Damaso.
Viện Hàn Lâm nầy được thành lập năm 1810 với tên gọi “Accademia Romana di Archeologia” (Viện Hàn Lâm La Mã về khảo cổ), trước đó là “Accademia delle Romane Antichità”, được thiết lập năm 1740 do Đức Benêđictô XIV và “Accademia Romana” do Pomponio Leto thành lập vào thế kỷ 15.
Chính Đức giáo hoàng Piô 8 là người ban cho nó tước hiệu “giáo hoàng” vào năm 1829. Viện Hàn Lâm nầy có nhiệm vụ đẩy mạnh khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật thượng cổ và trung cổ.Dưới quyển của ĐHY quốc vụ khanh, Viện gồm 140 thành viên, trong đó 20 vị là Viện sĩ danh dự; 80 viện sĩ thông tấn và 40 viện sĩ thực thụ.
Vị giám mục không được Vatican công nhân được bầu làm lãnh đạo các Giám mục Trung quốc
BTGH
07:11 11/12/2010
HỒNG KÔNG - Bị nhà cầm quyền Cộng sản ép buộc tụ họp tại Bắc kinh, các giám mục được nhà nước Trung Quốc công nhận - một số hiệp thông với Toà Thánh,một số không – đã bầu GM Ma Yinglin, một giáo phẩm không được Roma công nhận, làm chủ tịch HĐGM của họ.
Hãng tin Asianews đưa tin rằng “các quyết định thuộc về giá hội được đưa ra trên cơ sở những cuộc bầu bán gian lận” và rằng trước hội nghị nầy, “tất cả những người tham dự đã nhận được chỉ thị rõ ràng về những gì pjải làm và phải bầu gì”.
Hãng tin Asianews đưa tin rằng “các quyết định thuộc về giá hội được đưa ra trên cơ sở những cuộc bầu bán gian lận” và rằng trước hội nghị nầy, “tất cả những người tham dự đã nhận được chỉ thị rõ ràng về những gì pjải làm và phải bầu gì”.
Hơn 200.000 người đã ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011.
Tiền Hô
08:37 11/12/2010
Madrid, Tây Ban Nha, ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2010 (ZENIT) - Ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (WYD) tại Madrid đang có nhiều phương tiện, bao gồm cả các trang mạng xã hội như Facebook, để thu hút người tham gia sự kiện này. Hơn 200.000 người đang theo dõi tin tức của WYD trên Facebook với 20 ngôn ngữ; và hơn một triệu người đã truy cập trang web chính thức của sự kiện này trên Internet.
Thông qua các phương tiện đó, các bạn trẻ có thể nhận được tin tức cập nhật của WYD và gửi ý kiến của họ về những vấn đề liên quan. Hai ngôn ngữ mới nhất vừa được tích hợp trên trang Facebook là tiếng Lỗ Ma Ni và tiếng Hung Gia Lợi.
Cristina del Campo, người quản lý truyền thông của WYD 2011, giải thích rằng, "các thiện nguyện viên là những người đã đề nghị mở các trang này theo ngôn ngữ của họ, quản trị trang web, thông dịch các văn bản mà chúng tôi gửi cho, và quản lý những thay đổi thường nhật". Cô nói thêm, "Bằng cách này, WYD Madrid 11 có thể đến với giới trẻ ở tất cả mọi nơi trên thế giới".
Hầu hết các thắc mắc, câu hỏi đều liên quan đến việc ghi danh và cách làm thiện nguyện viên tại WYD. Tất cả đều nhận được câu trả lời từ ban tổ chức. Nhiều độc giả đã bày tỏ sự vui mừng trước triển vọng sẽ được tham dự sự kiện này.
Cũng có các cuộc thi được tổ chức, thu hút nhiều sự chú ý. Ví dụ như là tuyển lựa các câu hay nhất nằm trong sứ điệp của Đức Giáo Hoàng gửi cho WYD. Độc giả chọn ra câu ưa thích của họ, ai nhận được sự đồng thuận lớn nhất từ những người khác thì được trao tặng cặp vé ở hàng ghế đầu trong đêm canh thức và Thánh lễ Bế mạc WYD tại phi trường Cuatro Vientos.
Quan hệ quốc tế:
Hiện nay đang có 70 thiện nguyện viên phụ trách trang web, thông dịch và trả lời các câu hỏi phát sinh thông qua Facebook. Họ cũng tương tác với người tham dự sự kiện này từ quốc gia bản xứ của họ. WYD Madrid còn có mặt trong các mạng xã hội hàng đầu như: Orkut ở Ba Tây, Mixi tại Nhật Bản; Tuenti ở Tây Ban Nha, và Vkontakte ở Nga. Hơn nữa, tin tức của sự kiện cũng được truyền đi thông qua Twitter cho 5.600 người theo dõi, trên YouTube với gần 400.000 lượt coi video, và trên Flickr với hơn 57.000 lượt coi.
Ngoài các mạng xã hội, WYD cũng đã có mặt trên Internet thông qua trang web chính thức. Kể từ ra mắt vào Tháng Mười năm 2009, lượt truy nhập vào trang web đã tiếp tục gia tăng, hiện nay là một triệu lượt. Trang web này đã nhận được 4 triệu lượt tra cứu của độc giả, họ quan tâm được chủ yếu trong việc tổ chức sự kiện, lịch trình của tuần lễ diễn ra đại hội và việc ghi danh. Đã có 200.000 người xác nhận là họ sẽ đến WYD Madrid. Quốc gia đang có nhiều người ghi danh nhất là Pháp, với hơn 45.000 người tham dự, theo sau là Ý với hơn 41.000, Tây Ban Nha với 25.000 và Hoa Kỳ với trên 13.000.
Thông qua các phương tiện đó, các bạn trẻ có thể nhận được tin tức cập nhật của WYD và gửi ý kiến của họ về những vấn đề liên quan. Hai ngôn ngữ mới nhất vừa được tích hợp trên trang Facebook là tiếng Lỗ Ma Ni và tiếng Hung Gia Lợi.
Cristina del Campo, người quản lý truyền thông của WYD 2011, giải thích rằng, "các thiện nguyện viên là những người đã đề nghị mở các trang này theo ngôn ngữ của họ, quản trị trang web, thông dịch các văn bản mà chúng tôi gửi cho, và quản lý những thay đổi thường nhật". Cô nói thêm, "Bằng cách này, WYD Madrid 11 có thể đến với giới trẻ ở tất cả mọi nơi trên thế giới".
Hầu hết các thắc mắc, câu hỏi đều liên quan đến việc ghi danh và cách làm thiện nguyện viên tại WYD. Tất cả đều nhận được câu trả lời từ ban tổ chức. Nhiều độc giả đã bày tỏ sự vui mừng trước triển vọng sẽ được tham dự sự kiện này.
Cũng có các cuộc thi được tổ chức, thu hút nhiều sự chú ý. Ví dụ như là tuyển lựa các câu hay nhất nằm trong sứ điệp của Đức Giáo Hoàng gửi cho WYD. Độc giả chọn ra câu ưa thích của họ, ai nhận được sự đồng thuận lớn nhất từ những người khác thì được trao tặng cặp vé ở hàng ghế đầu trong đêm canh thức và Thánh lễ Bế mạc WYD tại phi trường Cuatro Vientos.
Quan hệ quốc tế:
Hiện nay đang có 70 thiện nguyện viên phụ trách trang web, thông dịch và trả lời các câu hỏi phát sinh thông qua Facebook. Họ cũng tương tác với người tham dự sự kiện này từ quốc gia bản xứ của họ. WYD Madrid còn có mặt trong các mạng xã hội hàng đầu như: Orkut ở Ba Tây, Mixi tại Nhật Bản; Tuenti ở Tây Ban Nha, và Vkontakte ở Nga. Hơn nữa, tin tức của sự kiện cũng được truyền đi thông qua Twitter cho 5.600 người theo dõi, trên YouTube với gần 400.000 lượt coi video, và trên Flickr với hơn 57.000 lượt coi.
Ngoài các mạng xã hội, WYD cũng đã có mặt trên Internet thông qua trang web chính thức. Kể từ ra mắt vào Tháng Mười năm 2009, lượt truy nhập vào trang web đã tiếp tục gia tăng, hiện nay là một triệu lượt. Trang web này đã nhận được 4 triệu lượt tra cứu của độc giả, họ quan tâm được chủ yếu trong việc tổ chức sự kiện, lịch trình của tuần lễ diễn ra đại hội và việc ghi danh. Đã có 200.000 người xác nhận là họ sẽ đến WYD Madrid. Quốc gia đang có nhiều người ghi danh nhất là Pháp, với hơn 45.000 người tham dự, theo sau là Ý với hơn 41.000, Tây Ban Nha với 25.000 và Hoa Kỳ với trên 13.000.
Tòa Thánh bác bỏ Wikileaks
LM Trần Đức Anh OP
09:48 11/12/2010
VATICAN - Ngày 11-12-2010, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi SJ bày tỏ dè dặt về sự đáng tin của những tài liệu được phổ biến trên mạng Wikileaks.
Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Ansa của Italia về những tài liệu của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ được đăng trên mạng Wikileaks, cha Lombardi nói:
”Không đi vào việc thẩm định tính rất cực kỳ trầm trọng của việc công bố một số lượng lớn các văn kiện kín và mật với những hậu quả có thể xảy ra, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nhận xét rằng một phần lớn các văn kiện do Wikileaks công bố gần đây là những phúc trình được Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh gửi về Bộ ngoại giao Mỹ.
”Dĩ nhiên những phúc trình đó phản ánh nhận thức và ý kiến của những người soạn thảo và không thể được coi như lập trường của Tòa Thánh và cũng không phải là các trích dẫn chính xác những lời của các viên chức Tòa Thánh. Vì thế, tính chất đáng tin của các tài liệu đó phải được đánh giá một cách dè dặt và hết sức thận trọng, để ý tới những hoàn cảnh như vậy”.
Hôm 8-12 vừa qua, mạng Wikileaks của ông Julian Assange người Úc đã đăng một phúc trình bí mật đề ngày 21-1 năm nay của một viên chức đại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh nhấn mạnh sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với nỗ lực của Hoa Kỳ tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước đối với lập trường của Mỹ trong việt đạt tới một hiệp định ở Copenhague về môi sinh trước ngày 31-1-2010. Wikileaks cho biết hiện có lối 850 tài liệu của Đại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh, và hôm 11-12-2010 báo The Guardian ở Anh đăng một số tài liệu liên quan tới sự phản đối của Tòa Thánh về vụ Ủy ban điều tra Murphy về những lạm dụng tính dục ở Ai Len không tôn trọng qui luật ngoại giao, hoặc về vụ GM Williamson thuộc nhóm Lefebvre Công giáo thủ cựu, những nhận định về ĐHY Bertone, thái độ bài Do thái nơi một số quan chức Tòa Thánh v.v..
Về phần đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, ông Miguel Diaz, ông đã ra thông báo lên án một cách quyết liệt nhất việc công bố những điều gọi là thông báo mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Ông cũng khẳng định rằng ”Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh nỗ lực dấn thân của với Tòa Thánh để biến cuộc đối thoại liên tôn thành những hoạt động trong nhiều lãnh vực để phục vụ công ích.. Tại nhiều nơi trên thế giới cũng như cạnh Tòa Thánh, chúng tôi đang làm việc với các đồng minh để đạt tới những mục tiêu quan trọng”. Đại sứ Diaz tin tưởng rằng sự đối tác mà Tổng thống Obama, ngoại trưởng Hilary Clinton và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tận tụy đã làm với bao nhiêu quyết tâm sẽ vượt thắng thách đố này” (SD 11-12-2010)
Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Ansa của Italia về những tài liệu của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ được đăng trên mạng Wikileaks, cha Lombardi nói:
”Không đi vào việc thẩm định tính rất cực kỳ trầm trọng của việc công bố một số lượng lớn các văn kiện kín và mật với những hậu quả có thể xảy ra, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nhận xét rằng một phần lớn các văn kiện do Wikileaks công bố gần đây là những phúc trình được Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh gửi về Bộ ngoại giao Mỹ.
”Dĩ nhiên những phúc trình đó phản ánh nhận thức và ý kiến của những người soạn thảo và không thể được coi như lập trường của Tòa Thánh và cũng không phải là các trích dẫn chính xác những lời của các viên chức Tòa Thánh. Vì thế, tính chất đáng tin của các tài liệu đó phải được đánh giá một cách dè dặt và hết sức thận trọng, để ý tới những hoàn cảnh như vậy”.
Hôm 8-12 vừa qua, mạng Wikileaks của ông Julian Assange người Úc đã đăng một phúc trình bí mật đề ngày 21-1 năm nay của một viên chức đại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh nhấn mạnh sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với nỗ lực của Hoa Kỳ tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước đối với lập trường của Mỹ trong việt đạt tới một hiệp định ở Copenhague về môi sinh trước ngày 31-1-2010. Wikileaks cho biết hiện có lối 850 tài liệu của Đại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh, và hôm 11-12-2010 báo The Guardian ở Anh đăng một số tài liệu liên quan tới sự phản đối của Tòa Thánh về vụ Ủy ban điều tra Murphy về những lạm dụng tính dục ở Ai Len không tôn trọng qui luật ngoại giao, hoặc về vụ GM Williamson thuộc nhóm Lefebvre Công giáo thủ cựu, những nhận định về ĐHY Bertone, thái độ bài Do thái nơi một số quan chức Tòa Thánh v.v..
Về phần đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, ông Miguel Diaz, ông đã ra thông báo lên án một cách quyết liệt nhất việc công bố những điều gọi là thông báo mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Ông cũng khẳng định rằng ”Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh nỗ lực dấn thân của với Tòa Thánh để biến cuộc đối thoại liên tôn thành những hoạt động trong nhiều lãnh vực để phục vụ công ích.. Tại nhiều nơi trên thế giới cũng như cạnh Tòa Thánh, chúng tôi đang làm việc với các đồng minh để đạt tới những mục tiêu quan trọng”. Đại sứ Diaz tin tưởng rằng sự đối tác mà Tổng thống Obama, ngoại trưởng Hilary Clinton và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tận tụy đã làm với bao nhiêu quyết tâm sẽ vượt thắng thách đố này” (SD 11-12-2010)
Top Stories
Hanoi's Persecution of Catholics Continues as Vietnam's Martyrs Remembered in Sydney Archdiocese
Catholic Communication
08:52 11/12/2010
More than 6000 members of Sydney's Vietnamese community are expected to attend an open air Mass in Bankstown on Saturday, 27 November to commemorate the feast day of the Vietnamese Martyrs. They will also pray for an end to the increasing persecution of Catholics by the government in Hanoi.
"Saturday is an important event for us as it gives us a chance to pay tribute to those who died for their faith dating back to the time of the first Portuguese missionaries to Vietnam, as well as helping us raise awareness about the Vietnam Communist Government's persecution of Catholics," says Fr Paul Van Chi Chu, Chaplain to Sydney's Vietnamese Community.
The Mass, which will be held at the Paul Keating Park, will be celebrated by the Archdiocese of Sydney's Auxiliary Bishop, the Most Rev Terry Brady and will feature young men and women in the brilliant red and yellow national costumes of Vietnam performing liturgical dancing. At least six priests will also be on hand concelebrating the Mass including Fr Paul, Fr Toan Khoa Nguyen and Fr Tuyet Nguyen.
Often referred to as the Martyrs of Indochina, the Vietnamese Martyrs - the known and unknown souls martyred in defence of their faith over the past three centuries - were canonised by Pope John Paul II in 1988.
The feast day of the Vietnamese Martyrs on 24 November each year is an important date for Sydney's Vietnamese Catholics and always celebrated with a large outdoor Mass the following Saturday.
In Vietnam it is an equally important part of the Church year for the nation's 6 million Catholics. One of the largest and oldest Catholic communities in Asia, Vietnam's Archbishops and Bishops as well as ordinary Catholics nevertheless continue to face discrimination, intimidation and persecution.
In May this year, the courage and popular Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Qang Kiet stepped down and, although deteriorating health was cited as the official reason, the 57 year old is believed to have been forced aside by the Communist government which had long viewed him as a thorn in its side.
Risking his life and liberty, Archbishop Kiet had championed justice and freedom of religion as well as a return of Church property and land confiscated by the Communists when they seized power more than 50 years ago.
The courage and unwavering faith of Archbishop Kiet inspired hundreds of thousands of Vietnamese Catholics who rallied at huge gatherings to protest the confiscation of Catholic property, and in particular the historic and beautiful Nunciature, or Vatican Embassy which adjoined Hanoi's magnificent St Joseph's Cathedral.
The Government not only refused to return the property but thumbing its nose at the protests, and the nation's Catholics, proceeded to demolish the building and replace it with a park.
Mgr Peter Nguyen Van Nhon took over from Archbishop Kiet in May this year when the 72-year-old was installed as Bishop Co-adjutor of Hanoi. The appointment, as Vietnam's state media was at pains to stress, had been fully approved by the nation's prime minister, angering Vietnamese Catholics who launched a series of angry protests against the Archbishop's replacement.
Sadly, it now seems almost certain that Archbishop Kiet, who like his predecessor Cardinal Xavier Nguyen van Thuan, is undergoing medical treatment in Rome.
And like the Cardinal, he too could find himself exiled and refused a visa to return to his homeland.
Cardinal van Thuan, who died in Rome in 2002, was arrested by the Communists in 1975, just one week after he was installed as Co-adjutor Archbishop of Saigon. He spent the next 13 years behind bars, nine of which were in solitary confinement.
Fr Paul says Cardinal Van Thuan, whose mother and sisters fled Vietnam to make their home in Sydney, will also be remembered at Saturday's Mass.
Almost 40 years after the Vietnam War ended, religious freedom under Vietnam's Communist regime shows no signs of easing, despite last year's much publicised meeting between Pope Benedict XVI and Vietnam's President Nguyen Minh Triket, and the resumption after half a century of diplomatic relations between Hanoi and the Vatican.
But it is not only leaders of the Catholic Church in Vietnam who suffer persecution, he says, and points out that ordinary people are having their land confiscated, Catholic journalists continue to be hounded, beaten up or imprisoned and in January this year Hanoi's police tore down a Catholic Cross and desecrated a Christian cemetery.
As recently as four weeks ago the independent US Commission on International Religious Freedom accused Vietnam of using violence and intimidation to force Catholic residents of Con Dau village to sell their land as a tourist resort and yet again, criticised the republic's record, citing abuses against Catholics, Christians, Buddhists and indigenous sects such as the Hoa Hao.
"On Saturday when we celebrate Mass, we will also be praying for justice and peace in Vietnam and will not only pay tribute to the Vietnamese Martyrs but also to those like Cardinal Van Thuan and Archbishop Kiet who defended their faith despite persecution and intimidation," says Fr Paul.
The Mass, which will be held at the Paul Keating Park, will be celebrated by the Archdiocese of Sydney's Auxiliary Bishop, the Most Rev Terry Brady and will feature young men and women in the brilliant red and yellow national costumes of Vietnam performing liturgical dancing. At least six priests will also be on hand concelebrating the Mass including Fr Paul, Fr Toan Khoa Nguyen and Fr Tuyet Nguyen.
Often referred to as the Martyrs of Indochina, the Vietnamese Martyrs - the known and unknown souls martyred in defence of their faith over the past three centuries - were canonised by Pope John Paul II in 1988.
The feast day of the Vietnamese Martyrs on 24 November each year is an important date for Sydney's Vietnamese Catholics and always celebrated with a large outdoor Mass the following Saturday.
In Vietnam it is an equally important part of the Church year for the nation's 6 million Catholics. One of the largest and oldest Catholic communities in Asia, Vietnam's Archbishops and Bishops as well as ordinary Catholics nevertheless continue to face discrimination, intimidation and persecution.
In May this year, the courage and popular Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Qang Kiet stepped down and, although deteriorating health was cited as the official reason, the 57 year old is believed to have been forced aside by the Communist government which had long viewed him as a thorn in its side.
The courage and unwavering faith of Archbishop Kiet inspired hundreds of thousands of Vietnamese Catholics who rallied at huge gatherings to protest the confiscation of Catholic property, and in particular the historic and beautiful Nunciature, or Vatican Embassy which adjoined Hanoi's magnificent St Joseph's Cathedral.
The Government not only refused to return the property but thumbing its nose at the protests, and the nation's Catholics, proceeded to demolish the building and replace it with a park.
Mgr Peter Nguyen Van Nhon took over from Archbishop Kiet in May this year when the 72-year-old was installed as Bishop Co-adjutor of Hanoi. The appointment, as Vietnam's state media was at pains to stress, had been fully approved by the nation's prime minister, angering Vietnamese Catholics who launched a series of angry protests against the Archbishop's replacement.
Sadly, it now seems almost certain that Archbishop Kiet, who like his predecessor Cardinal Xavier Nguyen van Thuan, is undergoing medical treatment in Rome.
And like the Cardinal, he too could find himself exiled and refused a visa to return to his homeland.
Cardinal van Thuan, who died in Rome in 2002, was arrested by the Communists in 1975, just one week after he was installed as Co-adjutor Archbishop of Saigon. He spent the next 13 years behind bars, nine of which were in solitary confinement.
Fr Paul says Cardinal Van Thuan, whose mother and sisters fled Vietnam to make their home in Sydney, will also be remembered at Saturday's Mass.
Almost 40 years after the Vietnam War ended, religious freedom under Vietnam's Communist regime shows no signs of easing, despite last year's much publicised meeting between Pope Benedict XVI and Vietnam's President Nguyen Minh Triket, and the resumption after half a century of diplomatic relations between Hanoi and the Vatican.
As recently as four weeks ago the independent US Commission on International Religious Freedom accused Vietnam of using violence and intimidation to force Catholic residents of Con Dau village to sell their land as a tourist resort and yet again, criticised the republic's record, citing abuses against Catholics, Christians, Buddhists and indigenous sects such as the Hoa Hao.
"On Saturday when we celebrate Mass, we will also be praying for justice and peace in Vietnam and will not only pay tribute to the Vietnamese Martyrs but also to those like Cardinal Van Thuan and Archbishop Kiet who defended their faith despite persecution and intimidation," says Fr Paul.
Twins Celebrate 100 Years in the Priesthood Share Stories of Family, Perseverance, Vocation, Church
Zenit
09:23 11/12/2010
PARANA, Argentina, DEC. 7, 2010 (Zenit.org).- On Dec. 18, the city of Parana will witness a record-breaking event: The twin priests Father César and Father Raúl Molaro will celebrate together their 50 years in the priesthood.
The theme for the celebration is: "100 Years in the Priesthood, Saviors With Jesus."
The interview with the Molaro brothers, of the Archdiocese of Parana, was suggested to ZENIT by Father Leandro Bonnin.
Father Bonnin was ordained in 2005 and is the vicar of the San Francisco de Borja parish in Parana. In this interview, he asked the twins about their vocational call, the secret to their perseverance, and other insights they have gained over the past 50 years.
Q: It is surprising that twin brothers should have experienced the same vocation to the priesthood, have studied at the seminary, and should be preparing to celebrate their 50 years in the ministry on the same day. Could you tell us how each of you felt the call to the priesthood?
Father Raúl: The Lord's call came to me when I was still a child, one evening when I was attending the month of Mary with my sister, in the chapel of the Don Bosco School in Parana. I felt something like an inner urge, an invitation from the Lord and the Blessed Virgin, to become a priest.
I also think that the testimony of love and self-denial of Father José Müller, a German Salesian priest who went out of his way to serve the boys of the Salesian Oratory, also weighed upon my decision: the testimony of an abnegated, self-surrendered, generous, and always cheerful priest. Later on, Father Müller departed to be a missionary in the Paraguayan region of Chaco, where he underwent many hardships and suffering.
He never said anything to me about vocation, but I saw in him a true priest. Later on, as a member of a children's group in the Catholic Action of the glorious Pentecost Center, at the old seminary, after completing fifth grade, I joined the Parana Seminary, with the help of Father Marcos Kemerer and Father Ángel Armelín.
Father César: When we attended the Don Bosco Oratory, the Salesians wanted us to join their seminary. In 1947, we took part in the Catholic Action at the old seminary and, at the end of the year, Father Marcos Kemerer asked us if we would like to join the seminary. That is how we entered, in March 1948.
When the summer holidays came, the rector of the seminary, Monsignor Herminio Bidal remarked: "You behaved well; I thought you were going to give us trouble."
Q: What role did your family play in your vocational discernment process and in your fidelity to the ministry?
Father Raúl: Our parents, who were simple, humble, country people, formed a Christian family.
We were nine brothers and sisters. Two of our little sisters died before we were born, when they were only a few months old, around 1930 and 1933. My parents suffered a lot, and that made them decide to go and live in Parana.
Later on, once we had been ordained priests, we learned that our mother, in the midst of her bereavement at the loss of her daughters, had said: "If God gives me sons, I will consecrate them to become priests."
In Parana, life was not easy for them; they underwent many hardships and much suffering, but they managed to raise their family. We are very close with my brothers and sisters, and we support one another a lot. During our years at the seminary, we were often visited by our mother and sisters.
I definitely believe that the family is very important in a priest's life, a root to uphold the tree of life.
Father César: I think my family was extremely important. My father had an uncle who was a Salesian priest and a cousin who was a nun. My mother attended the nuns' school in Villa Urquiza.
In spite of the vow she made before we were born, my mother found it very hard to see us join the seminary. Even before we wore a soutane, from the first year of philosophy, when the holidays came, she would always beg us to stay.
On the day of our ordination, she wept for emotion throughout the whole ceremony, and was delighted and proud of her sons in the priesthood.
I have always thought how much the prayers and support of our parents and of our brothers and sisters have helped us in our fidelity to our priestly ministry. I think the family is essential in a priest's faithfulness and perseverance to the ministry.
Q: For you, what does it mean to be a priest?
Father Raúl: Being a priest is to discover Jesus' love and his call to follow him and to work with him, so as that our brothers get to know him and love him.
It is to try to identify with Jesus as a priest and shepherd in service of the Church. "Saviors with Jesus" was the motto inscribed on the ordination card fifty years ago. With all the failures and deficiencies, it has been the ideal of my life as a priest.
Father César: Being a priest is a grace, a call from God. It is to take part in the priesthood of Jesus Christ; that is why a priest can act in the person of Christ, the Head, because he receives a special consecration and a deeper configuration with Christ the Priest.
Jesus has carried out the work of salvation through his triple role of priest, prophet, and king. In the priestly ministry, one shares in his triple task of announcing God's word; sanctifying through the sacraments, (especially Holy Mass, which is the center and culmination of Christian life); and ensuring unity within Christ's Body, the Church, as shepherds of the community.
In other words, one acts on behalf of Jesus, as saviors with Jesus.
Q: During your first years of ministry, you were faced with the application of the reform involved in the Second Vatican Council, with all the liturgical, pastoral, and disciplinary changes that entailed, and with the lights and shadows within which it took place. How did you experience that stage, and what insights can you share with us?
Father Raúl: During the council, one could follow its progress through L'Osservatore Romano. One could see the Church opening to the action of the Holy Spirit, becoming renewed, attentive to God's will for those times.
That brought much joy and enthusiasm: the Church is alive!
And all thanks to the great popes John XXIII and Paul VI. The latter was faced with the most difficult part, and became a good steersman, often in advance of the reform proposals of the Council Fathers. I think the changes brought a lot of good to the Church, particularly a change of mentality, as in the encounter with our separated brethren and ecumenism. Also, a wholesome change was the active role granted to laypeople in the Church.
Pope Paul VI was also firm about certain matters. After the council, it was difficult to deal with the false interpretation of the council, which brought a great amount of confusion and difficulty to the Church and the world. There were some very hard times, with much chaos.
I feel, and this is a personal interpretation, that we have not studied Vatican II enough, and that we have not put it into practice. Many years have gone by, and that council sought to prepare us for the third millennium.
Father César: The council came as a great joy to me. I spoke to the seminarians of the minor seminary about the commissions being formed by John XXIII and other preparations.
Then came the council, the documents, and sometime later I realized that there were ecclesiastics who spoke of reform; almost everything was being discarded: prayer, devotion to the Virgin and the rosary, obedience, celibacy, liturgy, etc. These were difficult and obscure years.
Now I see that thanks to my mother's prayers, the confidence Archbishop Tortolo bestowed upon me more than ever, and the grace of God, I did not wander further afield nor leave the priesthood, as some of them did.
I was fortunate to come to Parana once a month or every month-and-a-half, to talk to archbishop about the problems of the institute. He was the only one I spoke to. I then learned the importance of trust and obedience toward the bishop.
On the other hand, I was then busy at the Santa Elena Technical Institute, and I did not have much time to afford. I think that also worked in my favor.
Q: You have served the Church of Parana in various communities throughout these years. Which has been the most intense moment of your priestly ministry?
Father César: I think it was in the city of La Paz, where, already as a parish priest, I worked a lot in the city and in the country, and attending confessions. To think that they almost did away with confessionals in the post-council period.
In general, in all the parishes I was sent to, I spent very happy times, with an abundance of God's grace. I have to be very grateful to the Christian faithful in each community who, due to their baptism and confirmation, exerted their triple role as priests, prophets, and kings, as faithful Christians.
Father Raúl: After the first youthful years, in which I undertook with joy and enthusiasm all the priestly work, came the responsibility of being a parish priest. In Santa Lucia, I lived the parish community life intensely, and the experience of the various groups and people who worked with great energy in building the parish church. Our motto was: "While we construct the parish Church, let us build the community; while we build the community, let us construct the parish Church."
The priestly experiences at other parishes were also very significant and deeply stirring to me, particularly that of discovering the action of the Lord and his grace among the faithful. Also, the work with children at the schools where I have been a priest.
Another event that marked me is when I was parish priest of the Basilica of Our Lady of Mount Carmel of Nogoya, and the Lord and the Blessed Virgin deemed suitable that, in what proved to be a real miracle of Our Lady of Mount Carmel, it took less than six months to build 500 meters of the walling-off of the property (because of the convent's condition as a closed convent) and 500 meters of building of the future convent. And there had been no money. A real miracle!
Q: You have both had the occasion to take part in Church scenarios beyond the diocese, and experience the universal nature of the Church. What aspects of these experiences would you like to highlight?
Father Raúl: I have been greatly impressed seeing the multitudes that gather for the Pope's audiences in Rome, flocking with so much faith and love towards Christ's Vicar.
Also, I am impressed how the Holy Spirit has inspired numerous ecclesial movements of spiritual rebirth and apostolate that are renewing the Church, in the midst of so much trouble and of brothers who break away from God and the Church. These movements are the new yeast that is transforming the dough.
In relation to this last point, there is a very significant and important fact in my priestly life: the inner call of the Blessed Virgin to join the Institute of Diocesan Priests of Schoenstatt for many years now. This has marked my life deeply.
Father César: Relating this to the difficult years after the council, in Santa Elena, although at first I prayed a lot (I was there from 1965 to 1978), after 1968 or 1970, I stopped praying due to my activity, and I felt a great inner emptiness. In September 1976, I went to a retreat called by Monsignor Tortolo, which was preached by an Opus Dei priest: Father Fernando Lázaro. After that, he used to come every month from Buenos Aires to visit me and many other priests of the diocese. He invited me to join Opus Dei.
Over the years, I have seen that Opus Dei looks after you and looks after the priesthood. Once a week, you have fraternal conversation (spiritual direction), confession, and a formation meeting. It does not impose anything on you, while demanding more and more from you in your spiritual life, with all its requirements. There is no double obedience: to the bishop and to Opus Dei. One continues to be a diocesan priest and not a religious (Opus Dei priests are not religious), and one owes obedience to the bishop only.
In 1992, I had the grace of attending the beatification of Father Josemaría Escrivá. Although I wanted to, I was not going to the canonization because I had undergone a stomach operation on May 17, 2002, and the canonization was on Oct. 6. Opus Dei paid for my entire trip and lodging; on board the plane, there was a priest looking after me, while, at the canonization, the vicar of Opus Dei in Argentina, himself, was by me, looking after me.
Really, as the founder of Opus Dei used to say, it is a good place to live and to die. It pleases me to remember that I was able to go twice to Rome and see the Pope and the prelate of Opus Dei, in the center of Catholicity, to experience the universality of the Church: faithful from all over the world, taking part in the beatification and canonization.
Q: A lot of young people, immersed in the instability of present day life, are doubtful whether it is possible to remain faithful to a state of life for many years. What are the keys to fidelity and perseverance?
Father César:Nowadays, more than ever, there is that instability among young people, who do not want to undertake a lifelong commitment. They consider perseverance and fidelity very difficult.
However, thanks to God, there are still married couples who celebrate their golden wedding anniversary, and people who remain faithful. And marriage is more difficult, because he or she can fail. In the priesthood, there is one who does not fail, and that is Jesus. In other words, a priest has 50% assured.
If one remains faithful to the norms of piety, if one is obedient, and accepts one's crosses in an endeavor to follow God's will, with his grace, one perseveres in fidelity. I am pleased and I thank God, when some of the faithful say to me: "Thank you for your fidelity."
Father Raúl: These are certainly very difficult times, and more so for the young.
I think one key point is to know what one wants and where one is going; in other words, to have a very clear personal ideal in life. To ask the Lord, in prayer, that he show us his paths, what he wishes of us, his will. And then, trusting in the Lord's help, to decide to live that inconditional surrender, "without looking back," trying to be faithful in the small-great things of everyday life.
For perseverance, what has sustained me is having a considerable amount of personal prayer with the Lord every day, trying to discover there the "God of Life." To listen to what the Lord says to me, what he expects of me.
Without prayer, it is very difficult to persevere in self-surrender. Additionally, having a life group where, fraternally, we can help each other with our brothers in the priesthood.
Q: What could you advise the current candidates to the priesthood, and young people discerning their vocation?
Father Raúl: That if they are doubtful, for them not to continue! Vocation is a personal response, in love and self-surrender, to the Lord and to the Church, like someone getting married, who acquires the commitment with someone else to love them forever.
That they should believe that the Lord will not fail; he is always faithful! He does not abandon the task he has undertaken. We, poor sinners, can fail, but Jesus does not withdraw his love.
If you feel the Lord's call to love him and to give yourself to him, do not hesitate to take the plunge, and you will succeed in swimming.
Father César: That they should consider the fact that if they are in the seminary it is because Jesus "looked at them and loved them," and that he is calling them for this great vocation: the priesthood. It is an enormous gift and the light that illuminates the path.
That one is freer when, relinquishing everything, one wants to follow Jesus. One gains the hundredfold return and eternal life. What more can one ask for? Come on, and go ahead!
Q: Both of you have been very close to the Blessed Virgin during your ministry. What role does Mary play in the life of a priest, and what role did she play in yours?
Father Raúl: She is the mother and educator of Jesus the priest; she is also, according to the Lord's will, the mother and educator of the priest, who is another Christ.
As St. Pius X stated previously "the shortest, easiest, safest path to Christ is Mary." She is her Son's right hand in the work of salvation, and God wants her to be the right hand of those who are "other Christs," priests, in their priestly ministry.
Personally, I have to point out how much my alliance of love with the Blessed Virgin, within the Schoenstatt Movement, has meant in my personal life and in my life as a priest.
Father César: After Jesus, the Blessed Virgin Mary occupies an essential place in the life of a priest.
She is Jesus' mother and our mother, who cares especially for her sons in the priesthood.
If one gives oneself to the Blessed Virgin, one may go through troubles, but the Virgin does not neglect one. How important it is to trust in her!
On Oct. 12, the day of Our Lady of Pilar, it was 54 years since my vow of servitude of St. Louis Marie Grignon de Montfort. I was finishing the first year of theology. I have always felt that being in theology means that you are convinced you are going to be a priest. You cannot study theology if you are not sure of your priestly vocation.
I remember that once, at least, I went to the basilica of Our Lady of Lujan, to pray to the Virgin for my priesthood. I had occasion to touch and be very close to Our Lady of Lujan when Pope John Paul II came for the first time, in the midst of the Falklands crisis. Every day I rediscover how important the three Hail Marys are, the praying of the holy rosary, the scapular, in other words, that we should feel that we are Mary's sons.
The theme for the celebration is: "100 Years in the Priesthood, Saviors With Jesus."
The interview with the Molaro brothers, of the Archdiocese of Parana, was suggested to ZENIT by Father Leandro Bonnin.
Father Bonnin was ordained in 2005 and is the vicar of the San Francisco de Borja parish in Parana. In this interview, he asked the twins about their vocational call, the secret to their perseverance, and other insights they have gained over the past 50 years.
Q: It is surprising that twin brothers should have experienced the same vocation to the priesthood, have studied at the seminary, and should be preparing to celebrate their 50 years in the ministry on the same day. Could you tell us how each of you felt the call to the priesthood?
Father Raúl: The Lord's call came to me when I was still a child, one evening when I was attending the month of Mary with my sister, in the chapel of the Don Bosco School in Parana. I felt something like an inner urge, an invitation from the Lord and the Blessed Virgin, to become a priest.
I also think that the testimony of love and self-denial of Father José Müller, a German Salesian priest who went out of his way to serve the boys of the Salesian Oratory, also weighed upon my decision: the testimony of an abnegated, self-surrendered, generous, and always cheerful priest. Later on, Father Müller departed to be a missionary in the Paraguayan region of Chaco, where he underwent many hardships and suffering.
He never said anything to me about vocation, but I saw in him a true priest. Later on, as a member of a children's group in the Catholic Action of the glorious Pentecost Center, at the old seminary, after completing fifth grade, I joined the Parana Seminary, with the help of Father Marcos Kemerer and Father Ángel Armelín.
Father César: When we attended the Don Bosco Oratory, the Salesians wanted us to join their seminary. In 1947, we took part in the Catholic Action at the old seminary and, at the end of the year, Father Marcos Kemerer asked us if we would like to join the seminary. That is how we entered, in March 1948.
When the summer holidays came, the rector of the seminary, Monsignor Herminio Bidal remarked: "You behaved well; I thought you were going to give us trouble."
Q: What role did your family play in your vocational discernment process and in your fidelity to the ministry?
Father Raúl: Our parents, who were simple, humble, country people, formed a Christian family.
We were nine brothers and sisters. Two of our little sisters died before we were born, when they were only a few months old, around 1930 and 1933. My parents suffered a lot, and that made them decide to go and live in Parana.
Later on, once we had been ordained priests, we learned that our mother, in the midst of her bereavement at the loss of her daughters, had said: "If God gives me sons, I will consecrate them to become priests."
In Parana, life was not easy for them; they underwent many hardships and much suffering, but they managed to raise their family. We are very close with my brothers and sisters, and we support one another a lot. During our years at the seminary, we were often visited by our mother and sisters.
I definitely believe that the family is very important in a priest's life, a root to uphold the tree of life.
Father César: I think my family was extremely important. My father had an uncle who was a Salesian priest and a cousin who was a nun. My mother attended the nuns' school in Villa Urquiza.
In spite of the vow she made before we were born, my mother found it very hard to see us join the seminary. Even before we wore a soutane, from the first year of philosophy, when the holidays came, she would always beg us to stay.
On the day of our ordination, she wept for emotion throughout the whole ceremony, and was delighted and proud of her sons in the priesthood.
I have always thought how much the prayers and support of our parents and of our brothers and sisters have helped us in our fidelity to our priestly ministry. I think the family is essential in a priest's faithfulness and perseverance to the ministry.
Q: For you, what does it mean to be a priest?
Father Raúl: Being a priest is to discover Jesus' love and his call to follow him and to work with him, so as that our brothers get to know him and love him.
It is to try to identify with Jesus as a priest and shepherd in service of the Church. "Saviors with Jesus" was the motto inscribed on the ordination card fifty years ago. With all the failures and deficiencies, it has been the ideal of my life as a priest.
Father César: Being a priest is a grace, a call from God. It is to take part in the priesthood of Jesus Christ; that is why a priest can act in the person of Christ, the Head, because he receives a special consecration and a deeper configuration with Christ the Priest.
Jesus has carried out the work of salvation through his triple role of priest, prophet, and king. In the priestly ministry, one shares in his triple task of announcing God's word; sanctifying through the sacraments, (especially Holy Mass, which is the center and culmination of Christian life); and ensuring unity within Christ's Body, the Church, as shepherds of the community.
In other words, one acts on behalf of Jesus, as saviors with Jesus.
Q: During your first years of ministry, you were faced with the application of the reform involved in the Second Vatican Council, with all the liturgical, pastoral, and disciplinary changes that entailed, and with the lights and shadows within which it took place. How did you experience that stage, and what insights can you share with us?
Father Raúl: During the council, one could follow its progress through L'Osservatore Romano. One could see the Church opening to the action of the Holy Spirit, becoming renewed, attentive to God's will for those times.
That brought much joy and enthusiasm: the Church is alive!
And all thanks to the great popes John XXIII and Paul VI. The latter was faced with the most difficult part, and became a good steersman, often in advance of the reform proposals of the Council Fathers. I think the changes brought a lot of good to the Church, particularly a change of mentality, as in the encounter with our separated brethren and ecumenism. Also, a wholesome change was the active role granted to laypeople in the Church.
Pope Paul VI was also firm about certain matters. After the council, it was difficult to deal with the false interpretation of the council, which brought a great amount of confusion and difficulty to the Church and the world. There were some very hard times, with much chaos.
I feel, and this is a personal interpretation, that we have not studied Vatican II enough, and that we have not put it into practice. Many years have gone by, and that council sought to prepare us for the third millennium.
Father César: The council came as a great joy to me. I spoke to the seminarians of the minor seminary about the commissions being formed by John XXIII and other preparations.
Then came the council, the documents, and sometime later I realized that there were ecclesiastics who spoke of reform; almost everything was being discarded: prayer, devotion to the Virgin and the rosary, obedience, celibacy, liturgy, etc. These were difficult and obscure years.
Now I see that thanks to my mother's prayers, the confidence Archbishop Tortolo bestowed upon me more than ever, and the grace of God, I did not wander further afield nor leave the priesthood, as some of them did.
I was fortunate to come to Parana once a month or every month-and-a-half, to talk to archbishop about the problems of the institute. He was the only one I spoke to. I then learned the importance of trust and obedience toward the bishop.
On the other hand, I was then busy at the Santa Elena Technical Institute, and I did not have much time to afford. I think that also worked in my favor.
Q: You have served the Church of Parana in various communities throughout these years. Which has been the most intense moment of your priestly ministry?
Father César: I think it was in the city of La Paz, where, already as a parish priest, I worked a lot in the city and in the country, and attending confessions. To think that they almost did away with confessionals in the post-council period.
In general, in all the parishes I was sent to, I spent very happy times, with an abundance of God's grace. I have to be very grateful to the Christian faithful in each community who, due to their baptism and confirmation, exerted their triple role as priests, prophets, and kings, as faithful Christians.
Father Raúl: After the first youthful years, in which I undertook with joy and enthusiasm all the priestly work, came the responsibility of being a parish priest. In Santa Lucia, I lived the parish community life intensely, and the experience of the various groups and people who worked with great energy in building the parish church. Our motto was: "While we construct the parish Church, let us build the community; while we build the community, let us construct the parish Church."
The priestly experiences at other parishes were also very significant and deeply stirring to me, particularly that of discovering the action of the Lord and his grace among the faithful. Also, the work with children at the schools where I have been a priest.
Another event that marked me is when I was parish priest of the Basilica of Our Lady of Mount Carmel of Nogoya, and the Lord and the Blessed Virgin deemed suitable that, in what proved to be a real miracle of Our Lady of Mount Carmel, it took less than six months to build 500 meters of the walling-off of the property (because of the convent's condition as a closed convent) and 500 meters of building of the future convent. And there had been no money. A real miracle!
Q: You have both had the occasion to take part in Church scenarios beyond the diocese, and experience the universal nature of the Church. What aspects of these experiences would you like to highlight?
Father Raúl: I have been greatly impressed seeing the multitudes that gather for the Pope's audiences in Rome, flocking with so much faith and love towards Christ's Vicar.
Also, I am impressed how the Holy Spirit has inspired numerous ecclesial movements of spiritual rebirth and apostolate that are renewing the Church, in the midst of so much trouble and of brothers who break away from God and the Church. These movements are the new yeast that is transforming the dough.
In relation to this last point, there is a very significant and important fact in my priestly life: the inner call of the Blessed Virgin to join the Institute of Diocesan Priests of Schoenstatt for many years now. This has marked my life deeply.
Father César: Relating this to the difficult years after the council, in Santa Elena, although at first I prayed a lot (I was there from 1965 to 1978), after 1968 or 1970, I stopped praying due to my activity, and I felt a great inner emptiness. In September 1976, I went to a retreat called by Monsignor Tortolo, which was preached by an Opus Dei priest: Father Fernando Lázaro. After that, he used to come every month from Buenos Aires to visit me and many other priests of the diocese. He invited me to join Opus Dei.
Over the years, I have seen that Opus Dei looks after you and looks after the priesthood. Once a week, you have fraternal conversation (spiritual direction), confession, and a formation meeting. It does not impose anything on you, while demanding more and more from you in your spiritual life, with all its requirements. There is no double obedience: to the bishop and to Opus Dei. One continues to be a diocesan priest and not a religious (Opus Dei priests are not religious), and one owes obedience to the bishop only.
In 1992, I had the grace of attending the beatification of Father Josemaría Escrivá. Although I wanted to, I was not going to the canonization because I had undergone a stomach operation on May 17, 2002, and the canonization was on Oct. 6. Opus Dei paid for my entire trip and lodging; on board the plane, there was a priest looking after me, while, at the canonization, the vicar of Opus Dei in Argentina, himself, was by me, looking after me.
Really, as the founder of Opus Dei used to say, it is a good place to live and to die. It pleases me to remember that I was able to go twice to Rome and see the Pope and the prelate of Opus Dei, in the center of Catholicity, to experience the universality of the Church: faithful from all over the world, taking part in the beatification and canonization.
Q: A lot of young people, immersed in the instability of present day life, are doubtful whether it is possible to remain faithful to a state of life for many years. What are the keys to fidelity and perseverance?
Father César:Nowadays, more than ever, there is that instability among young people, who do not want to undertake a lifelong commitment. They consider perseverance and fidelity very difficult.
However, thanks to God, there are still married couples who celebrate their golden wedding anniversary, and people who remain faithful. And marriage is more difficult, because he or she can fail. In the priesthood, there is one who does not fail, and that is Jesus. In other words, a priest has 50% assured.
If one remains faithful to the norms of piety, if one is obedient, and accepts one's crosses in an endeavor to follow God's will, with his grace, one perseveres in fidelity. I am pleased and I thank God, when some of the faithful say to me: "Thank you for your fidelity."
Father Raúl: These are certainly very difficult times, and more so for the young.
I think one key point is to know what one wants and where one is going; in other words, to have a very clear personal ideal in life. To ask the Lord, in prayer, that he show us his paths, what he wishes of us, his will. And then, trusting in the Lord's help, to decide to live that inconditional surrender, "without looking back," trying to be faithful in the small-great things of everyday life.
For perseverance, what has sustained me is having a considerable amount of personal prayer with the Lord every day, trying to discover there the "God of Life." To listen to what the Lord says to me, what he expects of me.
Without prayer, it is very difficult to persevere in self-surrender. Additionally, having a life group where, fraternally, we can help each other with our brothers in the priesthood.
Q: What could you advise the current candidates to the priesthood, and young people discerning their vocation?
Father Raúl: That if they are doubtful, for them not to continue! Vocation is a personal response, in love and self-surrender, to the Lord and to the Church, like someone getting married, who acquires the commitment with someone else to love them forever.
That they should believe that the Lord will not fail; he is always faithful! He does not abandon the task he has undertaken. We, poor sinners, can fail, but Jesus does not withdraw his love.
If you feel the Lord's call to love him and to give yourself to him, do not hesitate to take the plunge, and you will succeed in swimming.
Father César: That they should consider the fact that if they are in the seminary it is because Jesus "looked at them and loved them," and that he is calling them for this great vocation: the priesthood. It is an enormous gift and the light that illuminates the path.
That one is freer when, relinquishing everything, one wants to follow Jesus. One gains the hundredfold return and eternal life. What more can one ask for? Come on, and go ahead!
Q: Both of you have been very close to the Blessed Virgin during your ministry. What role does Mary play in the life of a priest, and what role did she play in yours?
Father Raúl: She is the mother and educator of Jesus the priest; she is also, according to the Lord's will, the mother and educator of the priest, who is another Christ.
As St. Pius X stated previously "the shortest, easiest, safest path to Christ is Mary." She is her Son's right hand in the work of salvation, and God wants her to be the right hand of those who are "other Christs," priests, in their priestly ministry.
Personally, I have to point out how much my alliance of love with the Blessed Virgin, within the Schoenstatt Movement, has meant in my personal life and in my life as a priest.
Father César: After Jesus, the Blessed Virgin Mary occupies an essential place in the life of a priest.
She is Jesus' mother and our mother, who cares especially for her sons in the priesthood.
If one gives oneself to the Blessed Virgin, one may go through troubles, but the Virgin does not neglect one. How important it is to trust in her!
On Oct. 12, the day of Our Lady of Pilar, it was 54 years since my vow of servitude of St. Louis Marie Grignon de Montfort. I was finishing the first year of theology. I have always felt that being in theology means that you are convinced you are going to be a priest. You cannot study theology if you are not sure of your priestly vocation.
I remember that once, at least, I went to the basilica of Our Lady of Lujan, to pray to the Virgin for my priesthood. I had occasion to touch and be very close to Our Lady of Lujan when Pope John Paul II came for the first time, in the midst of the Falklands crisis. Every day I rediscover how important the three Hail Marys are, the praying of the holy rosary, the scapular, in other words, that we should feel that we are Mary's sons.
Vatican hits back against WikiLeaks revelations
The Age
09:26 11/12/2010
VATICAN (Dec. 12, 2010) - The Vatican hit back Saturday after cables released by WikiLeaks indicated it had refused to cooperate with an Irish probe into child sex abuse by Catholic priests in Dublin.
The Vatican press office expressed scepticism at the reliability of the reports in a statement that referred to "the extreme seriousness of publishing such a large amount of secret and confidential material, and its possible consequences".
"Naturally these reports reflect the perceptions and opinions of the people who wrote them and cannot be considered as expressions of the Holy See itself, nor as exact quotations of the words of its officials," it said.
Advertisement: Story continues below "Their reliability must, then, be evaluated carefully and with great prudence, bearing this circumstance in mind."
A cable from the US embassy in Rome, carried by The Guardian, had said requests for information by Ireland's Murphy Commission "offended many in the Vatican... because they saw them as an affront to Vatican sovereignty".
The Murphy commission's findings, published in November 2009, caused shock across Ireland and the worldwide Catholic community by detailing how Church authorities covered up for paedophile priests in Dublin for three decades.
Dated February 26 this year, the cable quoted US diplomat in Rome Julieta Noyes as saying, "While Vatican contacts immediately expressed deep sympathy for the victims and insisted that the first priority was preventing a recurrence, they also were angered by how the situation played out politically".
Apart from the "affront to Vatican sovereignty", the cable said Vatican officials were annoyed that Dublin "did not step in to direct the Murphy Commission to follow standard procedures in communications with Vatican City.
"Adding insult to injury, Vatican officials also believed some Irish opposition politicians were making political hay with the situation by calling publicly on the government to demand that the Vatican reply."
Ultimately, the Vatican secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, wrote to the Irish embassy and ordered that any further requests go through diplomatic channels.
The US ambassador to the Holy See, Miguel Diaz, said in a separate statement, "We condemn in the strongest possible terms the disclosure of what is alleged to be classified State Department information. We will not comment on the content or the authenticity of that information."
Diaz hailed the Obama administration's "robust foreign policy that focuses on promoting America?s national interests and leading the world in solving the most complex challenges of our time".
"The Embassy of the United States to the Holy See has engaged in ongoing efforts with the Vatican to turn interfaith dialogue into actions in many of these areas, for the sake of the common good," he said.
Another cable concerning the Vatican revealed by WikiLeaks Saturday showed that Britain feared Pope Benedict XVI's invitation for disgruntled Anglicans to switch to Catholicism might spark anti-Catholic violence at home.
A 2002 cable published by the New York Times revealed that US diplomats believe some top members of the Vatican's hierarchy still harbour anti-Semitic views.
Other cables said the Vatican agreed to help the United States in behind-the-scenes lobbying of states to join the Copenhagen Accord on climate change, and was instrumental in securing the release of 15 British navy personnel detained by Iran in 2007.
(Source: http://news.theage.com.au/breaking-news-world/vatican-hits-back-against-wikileaks-revelations-20101211-18tc2.html)
The Vatican press office expressed scepticism at the reliability of the reports in a statement that referred to "the extreme seriousness of publishing such a large amount of secret and confidential material, and its possible consequences".
"Naturally these reports reflect the perceptions and opinions of the people who wrote them and cannot be considered as expressions of the Holy See itself, nor as exact quotations of the words of its officials," it said.
Advertisement: Story continues below "Their reliability must, then, be evaluated carefully and with great prudence, bearing this circumstance in mind."
A cable from the US embassy in Rome, carried by The Guardian, had said requests for information by Ireland's Murphy Commission "offended many in the Vatican... because they saw them as an affront to Vatican sovereignty".
The Murphy commission's findings, published in November 2009, caused shock across Ireland and the worldwide Catholic community by detailing how Church authorities covered up for paedophile priests in Dublin for three decades.
Dated February 26 this year, the cable quoted US diplomat in Rome Julieta Noyes as saying, "While Vatican contacts immediately expressed deep sympathy for the victims and insisted that the first priority was preventing a recurrence, they also were angered by how the situation played out politically".
Apart from the "affront to Vatican sovereignty", the cable said Vatican officials were annoyed that Dublin "did not step in to direct the Murphy Commission to follow standard procedures in communications with Vatican City.
"Adding insult to injury, Vatican officials also believed some Irish opposition politicians were making political hay with the situation by calling publicly on the government to demand that the Vatican reply."
Ultimately, the Vatican secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, wrote to the Irish embassy and ordered that any further requests go through diplomatic channels.
The US ambassador to the Holy See, Miguel Diaz, said in a separate statement, "We condemn in the strongest possible terms the disclosure of what is alleged to be classified State Department information. We will not comment on the content or the authenticity of that information."
Diaz hailed the Obama administration's "robust foreign policy that focuses on promoting America?s national interests and leading the world in solving the most complex challenges of our time".
"The Embassy of the United States to the Holy See has engaged in ongoing efforts with the Vatican to turn interfaith dialogue into actions in many of these areas, for the sake of the common good," he said.
Another cable concerning the Vatican revealed by WikiLeaks Saturday showed that Britain feared Pope Benedict XVI's invitation for disgruntled Anglicans to switch to Catholicism might spark anti-Catholic violence at home.
A 2002 cable published by the New York Times revealed that US diplomats believe some top members of the Vatican's hierarchy still harbour anti-Semitic views.
Other cables said the Vatican agreed to help the United States in behind-the-scenes lobbying of states to join the Copenhagen Accord on climate change, and was instrumental in securing the release of 15 British navy personnel detained by Iran in 2007.
(Source: http://news.theage.com.au/breaking-news-world/vatican-hits-back-against-wikileaks-revelations-20101211-18tc2.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tam Hà tĩnh tâm Mùa Vọng
Tam Hà
07:04 11/12/2010
Trong suốt mùa Vọng này, Cộng đoàn Gx. Tam Hà đã có những tâm tình sống Mùa Vọng để chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón nhận Hồng ân Cứu Độ. Tại thánh đường Gx. đã diễn ra các chương trình và các buổi tĩnh tâm.
Ngay từ khi bước vào Mùa Vọng, các Quí chức HĐMV/Giáo xứ đã tĩnh tâm một buổi sáng vào ngày 01/12/2010, do cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, SDB giúp chia sẻ đề tài: “Đi tìm ánh sao” theo tinh thần của Sứ diệp Đại hội Dân Chúa Giáo Hội Việt Nam năm Thánh 2010.
Ngày 03/12/2010, Quí Hội viên GĐTT tĩnh tâm vào lúc 19g00 tối thứ sáu đầu tháng, do Cha Anrê Ngọc Dũng, DCCT chia sẻ và Chủ tế Thánh lễ hiệp thông thứ sáu đầu tháng, có rất đông cộng đoàn trong và ngoài Gx. Tham dự.
Trong suốt tuần vừa qua, Hội Con Đức Mẹ đã có những hoạt động đạo đức và tĩnh tâm chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (08/12), bổn mạng của Hội.
- Thứ ba, ngày 07/12/2010 GĐ. Thánh Gia đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa vọng và chuẩn bị tâm hồn mừng lễ bổn mạng, lễ Thánh Gia Thất (26/12/2010) cho Quí hội viên, và cũng mời gọi các gia đình trong CĐ.giáo xứ tham dự tương đối đông, do cha Ba Dòng Don Bôscô chia sẻ đề tài: “Giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói suông” dựa theo Tông Huấn Gia Đình của ĐTC Gioan Phaolô II. Thời gian từ 19g00 – 21g00. Sau đó có Chầu Thánh Thể thật sốt sắng.
- Vào hai buổi tối thứ tư và thứ năm, ngày 08 & 09 /12 2010 từ 19g00-21g00 giới trẻ Giáo hạt Thủ Đức, cụm 1, gồm hai giáo xứ: Thánh Khang và Tam Hà, Do cha Thảo, Dòng Đồng Công phụ trách và chia sẻ đề tài:” YÊU VÀ GHÉT”. Chương trình Tĩnh tâm được chia làm 3 phần:
Phần I: Nghe giảng
Phần II: Sám hồi & Xưng tội
Phần III: Thánh lễ
Với lối giảng ngắn gọn súc tích, có minh họa bằng hình ảnh rộng, cha Phụ trách tĩnh tâm đã làm cho bài giảng thêm phần sinh động và gợi nhớ. Qua hai buổi tĩnh tâm Mùa Vọng khởi điểm của giới trẻ giáo hạt Thủ Đức, cụm 1 năm nay đã thu hút được số đông các bạn trẻ trong hai giáo xứ đến tham dự, Ngày đầu tiên (08/12/2010) VTV3 có trực tiếp trận bóng đá giải Suzuki giữa hai đội VN và Singapore, nhưng các bạn trẻ của chúng ta đã hy sinh không ở nhà xem mà lại đến thánh đường tham dự buổi tĩnh tâm, nhất là các bạn nam. Thật đáng biểu dương tinh thần của các bạn trẻ.
Vào những ngày sắp tới, các Hội đoàn như: GĐ.Hiền mẫu, HĐ Đaminh, GĐ.Phạt tạ, GĐ. Mân côi cũng đã có chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng và được thông báo đến cộng đoàn mời gọi tham dự.
- Ngoài ra, trong suốt Mùa Vọng, cũng như mọi năm tại Thánh đường giáo xứ, hàng ngày có các giờ chầu Thánh Thể luân phiên từ 07g00 đến 16g30, do 06 Giáo khu và các Đoàn thể phụ trách, nhiều người trong cộng đoàn Gx. đã đến tham dự các giờ chầu này.
Với tâm tình Sám hối & Hy vọng, xin Chúa giúp Cộng đoàn của chúng con qua Mùa Vọng này biết nhận ra những yếu đuối, khuyết điểm của mình, để từ đó nhờ ơn Chúa nâng đỡ chúng con uốn nắn, sửa mình lại sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn, theo như lòng Chúa mong ước.
Ngày 03/12/2010, Quí Hội viên GĐTT tĩnh tâm vào lúc 19g00 tối thứ sáu đầu tháng, do Cha Anrê Ngọc Dũng, DCCT chia sẻ và Chủ tế Thánh lễ hiệp thông thứ sáu đầu tháng, có rất đông cộng đoàn trong và ngoài Gx. Tham dự.
Trong suốt tuần vừa qua, Hội Con Đức Mẹ đã có những hoạt động đạo đức và tĩnh tâm chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (08/12), bổn mạng của Hội.
- Thứ ba, ngày 07/12/2010 GĐ. Thánh Gia đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa vọng và chuẩn bị tâm hồn mừng lễ bổn mạng, lễ Thánh Gia Thất (26/12/2010) cho Quí hội viên, và cũng mời gọi các gia đình trong CĐ.giáo xứ tham dự tương đối đông, do cha Ba Dòng Don Bôscô chia sẻ đề tài: “Giáo dục con cái không chỉ bằng lời nói suông” dựa theo Tông Huấn Gia Đình của ĐTC Gioan Phaolô II. Thời gian từ 19g00 – 21g00. Sau đó có Chầu Thánh Thể thật sốt sắng.
- Vào hai buổi tối thứ tư và thứ năm, ngày 08 & 09 /12 2010 từ 19g00-21g00 giới trẻ Giáo hạt Thủ Đức, cụm 1, gồm hai giáo xứ: Thánh Khang và Tam Hà, Do cha Thảo, Dòng Đồng Công phụ trách và chia sẻ đề tài:” YÊU VÀ GHÉT”. Chương trình Tĩnh tâm được chia làm 3 phần:
Phần I: Nghe giảng
Phần II: Sám hồi & Xưng tội
Phần III: Thánh lễ
Với lối giảng ngắn gọn súc tích, có minh họa bằng hình ảnh rộng, cha Phụ trách tĩnh tâm đã làm cho bài giảng thêm phần sinh động và gợi nhớ. Qua hai buổi tĩnh tâm Mùa Vọng khởi điểm của giới trẻ giáo hạt Thủ Đức, cụm 1 năm nay đã thu hút được số đông các bạn trẻ trong hai giáo xứ đến tham dự, Ngày đầu tiên (08/12/2010) VTV3 có trực tiếp trận bóng đá giải Suzuki giữa hai đội VN và Singapore, nhưng các bạn trẻ của chúng ta đã hy sinh không ở nhà xem mà lại đến thánh đường tham dự buổi tĩnh tâm, nhất là các bạn nam. Thật đáng biểu dương tinh thần của các bạn trẻ.
Vào những ngày sắp tới, các Hội đoàn như: GĐ.Hiền mẫu, HĐ Đaminh, GĐ.Phạt tạ, GĐ. Mân côi cũng đã có chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng và được thông báo đến cộng đoàn mời gọi tham dự.
- Ngoài ra, trong suốt Mùa Vọng, cũng như mọi năm tại Thánh đường giáo xứ, hàng ngày có các giờ chầu Thánh Thể luân phiên từ 07g00 đến 16g30, do 06 Giáo khu và các Đoàn thể phụ trách, nhiều người trong cộng đoàn Gx. đã đến tham dự các giờ chầu này.
Với tâm tình Sám hối & Hy vọng, xin Chúa giúp Cộng đoàn của chúng con qua Mùa Vọng này biết nhận ra những yếu đuối, khuyết điểm của mình, để từ đó nhờ ơn Chúa nâng đỡ chúng con uốn nắn, sửa mình lại sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn, theo như lòng Chúa mong ước.
Giáo xứ Du Sinh hành hương nhà thờ Lang Biang
Dân Du Sinh
07:13 11/12/2010
ĐÀ LẠT - Như chương trình đã định trước, rằng trong Năm Thánh, điểm nổi bật nhất bên ngoài là hành hương tập thể, nên giáo xứ Du Sinh đã “đi” hành hương điểm cuối trong Năm Thánh này là Nhà thờ Lang Biang. Hai lần hành hương kia là đi bộ đến Nhà thờ Chính toà Đalat (thứ hai 21-6-10) và đi xe đường trường đến các trung tâm hành hương miền Trung như La Vang, Trà Kiệu, Anrê Phú Yên… (16 đến 20-8-10). Lần này là nhà thờ miền xa của hạt Đalat, cách Du Sinh mười mấy cây số ngàn. Vì “xa” vượt khỏi tầm đi bộ, nên lữ khách hành hương phải nhờ tới 3 chiếc xe Phương Trang cõng tới. Điểm chung của cả ba lần hành hương là con số người đồng hành xoay quanh 140, dẫu đi bộ, đi xe, hay đi xa.
Xem hình ảnh
Đúng 3 giờ chiều thứ sáu 10-12-10, ba chiếc xe lớn lăn bánh trực chỉ điểm hành hương. Xe vửa rời thành phố Đalat đi vào ranh giới huyện Lạc Dương thì 2 đỉnh núi cao (núi ông núi bà như người ta thường gọi) của dãy Lang Biang lộ mặt. Và nhà thờ Lang Biang nằm vùng chân núi.
Tất cả vào nhà thờ và được cha xứ Grêgôriô Nguyễn Quý Trung giới thiệu về vùng truyền giáo anh chị em dân tộc rộng lớn này và sự hình thành của giáo xứ và nhà thờ Lang Biang. Cha đã gần 63 tuổi nhưng vẫn hằng tuần lên xe hai bánh băng núi vượt ngàn 67 km đường rừng để đến giáo họ Dơng Kơnơh xa xôi, nơi đó có 1.200 người dân tộc có Đạo.
Sau phần giới thiệu của cha xứ Lang Biang, anh chị em Du Sinh gồm cả các thầy tập sinh Phan Sinh đã vào ngay phần “hành hương lên đền” với các kinh đọc liên hệ và giờ kinh chiều phụng vụ của ngày “lên đền thờ.”
Giờ tham quan, giải lao sau đó cũng đồng thời là giờ giải tội cho những ai cần Chúa cho giải lao (giải khỏi lao tù của tội lỗi !).
Cuối cùng là thánh lễ chung với anh chị em dân tộc Làc (Lạch) (một vùng miền của tộc Kơhoh), hát tiếng dân tộc, đọc tiếng Việt, do cha xứ Lang Biang chủ tế và cha xứ Du Sinh đồng tế phụ giảng. Thánh lễ chiều tối mùa đông xứ lạnh mà ấm áp lạ thường khiến cha xứ Lang Biang phải lên công tắc cho chiếc quạt chân bàn thờ khởi động !
Anh chị em Du Sinh lên xe ra về sau thánh lễ, trên đường về “gẫm” (sic) nhấm ổ bánh mì thịt vừa kịp đưa từ nội thành Đalat tới. Về đến Du Sinh kim ngắn đồng hồ chỉ số 7 hơn một tí. Tạ ơn Chúa, Mẹ và thánh cả Giuse bổn mạng xứ Du Sinh vì một chuyến hành hương bình an.
Vậy là Năm thánh gần kết thúc, giáo xứ Du Sinh cố gắng thực thi những gì Năm thánh gợi ý, như học hỏi về năm thánh (mỗi tối thứ hai hằng tuần), góp quĩ bác ái Năm thánh, dự các ngày toàn xá theo lịch và nhất là hành hương tập thể.
Xem hình ảnh
Đúng 3 giờ chiều thứ sáu 10-12-10, ba chiếc xe lớn lăn bánh trực chỉ điểm hành hương. Xe vửa rời thành phố Đalat đi vào ranh giới huyện Lạc Dương thì 2 đỉnh núi cao (núi ông núi bà như người ta thường gọi) của dãy Lang Biang lộ mặt. Và nhà thờ Lang Biang nằm vùng chân núi.
Tất cả vào nhà thờ và được cha xứ Grêgôriô Nguyễn Quý Trung giới thiệu về vùng truyền giáo anh chị em dân tộc rộng lớn này và sự hình thành của giáo xứ và nhà thờ Lang Biang. Cha đã gần 63 tuổi nhưng vẫn hằng tuần lên xe hai bánh băng núi vượt ngàn 67 km đường rừng để đến giáo họ Dơng Kơnơh xa xôi, nơi đó có 1.200 người dân tộc có Đạo.
Sau phần giới thiệu của cha xứ Lang Biang, anh chị em Du Sinh gồm cả các thầy tập sinh Phan Sinh đã vào ngay phần “hành hương lên đền” với các kinh đọc liên hệ và giờ kinh chiều phụng vụ của ngày “lên đền thờ.”
Giờ tham quan, giải lao sau đó cũng đồng thời là giờ giải tội cho những ai cần Chúa cho giải lao (giải khỏi lao tù của tội lỗi !).
Cuối cùng là thánh lễ chung với anh chị em dân tộc Làc (Lạch) (một vùng miền của tộc Kơhoh), hát tiếng dân tộc, đọc tiếng Việt, do cha xứ Lang Biang chủ tế và cha xứ Du Sinh đồng tế phụ giảng. Thánh lễ chiều tối mùa đông xứ lạnh mà ấm áp lạ thường khiến cha xứ Lang Biang phải lên công tắc cho chiếc quạt chân bàn thờ khởi động !
Anh chị em Du Sinh lên xe ra về sau thánh lễ, trên đường về “gẫm” (sic) nhấm ổ bánh mì thịt vừa kịp đưa từ nội thành Đalat tới. Về đến Du Sinh kim ngắn đồng hồ chỉ số 7 hơn một tí. Tạ ơn Chúa, Mẹ và thánh cả Giuse bổn mạng xứ Du Sinh vì một chuyến hành hương bình an.
Vậy là Năm thánh gần kết thúc, giáo xứ Du Sinh cố gắng thực thi những gì Năm thánh gợi ý, như học hỏi về năm thánh (mỗi tối thứ hai hằng tuần), góp quĩ bác ái Năm thánh, dự các ngày toàn xá theo lịch và nhất là hành hương tập thể.
Thánh lễ Tạ Ơn của 8 tân linh mục giáo phận Qui Nhơn
Hữu Quang
07:19 11/12/2010
QUI NHƠN - Sau thánh lễ thụ phong sáng 11/12/2010 tại nhà thờ chánh tòa Qui nhơn, 8 tân linh mục dâng thánh lễ đầu tay tại nguyện đường chủng viện GP Qui nhơn, cùng đồng tế với cha Giám Đốc chủng viện và 8 linh mục, có tham dự của toàn thể chủng sinh dự tu, Cựu chủng sinh GP và thân nhân.
Xem hình ảnh
Thánh lễ đầu tay của các tân linh mục GP Qui nhơn đều được cử hành tại ch ủng viện từ nhiều năm nay. Đó cũng chính là một đặc trưng của các tân linh muc giáo phận Qui nhơn. Thánh lễ Tạ ơn đầu tay cử hành để cầu cho hội viên Hội Phao lồ Châu.Hội Phao lô Châu đã được ĐC Grangeon Mẫn thành lập năm 1921. “Qua đó các hội viên Hội Phao lồ Châu quảng đại mở cánh cửa lòng ra đóng góp tài sản nhằm giúp giáo phận nuôi dưỡng giáo dục chủng sinh cho đến khi làm linh mục” Theo qui định của Hôi đã được Tòa thánh chuẩn nhận ngày 30/5/1953, “mỗi tân linh mục, trong tháng đầu tiên làm linh mục, phải dâng một lễ cầu nguyện cho Hội viên còn sống và đã qua đời”. Hiện nay các tân linh mục h ầu như dâng thánh lễ đầu tay để cầu nguyện cho hội viên hội Phao lô Châu.
Trong b ài giảng, cha giám đốc chủng viện đã triển khai tinh th ần tạ ơn của Đức Maria trong bài ca Magnificat và nhắc nhở các tân linh mục giữ trọn tâm tình đó cho khởi đầu của ngày lãnh nhận chức thánh và trong suốt cuộc đời tận hiến của chức Linh mục.
Sau th ánh lễ tân linh mục đã cùng đứng trước bàn thờ cảm tạ quí ĐC, quí cha giáo, quí ân nhân và mọi người đã giúp đở để các tân linh mục có ngày hôm nay.
Tiệc mừng sau thánh lễ do thân nhân v à Hội Cựu Chủng Sinh Làng Sông Qui nhơn-Hải ngoại tài tr ợ. Trước giờ nhập tiệc, Hội trưởng Hội CCSGP Qui nhơn lên tặng quà kỷ niệm cho các tân linh muc. CCSGPQuinhơn vùng Sài Gon cũng cử Đại diện về tham dự lễ thụ phong và lễ tạ ơn cho ân nhân Hội Phao lô Châu và cũng hiệp thông với các tân linh mục bằng cách tặng “quà cho các tân linh mục sắm áo l ễ”
Trong lời nguyện cho bữa tiệc ĐGM phó Matheo đã d âng lên Chúa tâm tình hiệp thông của Hội viên Hội Phao lồ Châu và của các Cựu Chủng sinh khắp nơi với các tân chức.
Xem hình ảnh
Thánh lễ đầu tay của các tân linh mục GP Qui nhơn đều được cử hành tại ch ủng viện từ nhiều năm nay. Đó cũng chính là một đặc trưng của các tân linh muc giáo phận Qui nhơn. Thánh lễ Tạ ơn đầu tay cử hành để cầu cho hội viên Hội Phao lồ Châu.Hội Phao lô Châu đã được ĐC Grangeon Mẫn thành lập năm 1921. “Qua đó các hội viên Hội Phao lồ Châu quảng đại mở cánh cửa lòng ra đóng góp tài sản nhằm giúp giáo phận nuôi dưỡng giáo dục chủng sinh cho đến khi làm linh mục” Theo qui định của Hôi đã được Tòa thánh chuẩn nhận ngày 30/5/1953, “mỗi tân linh mục, trong tháng đầu tiên làm linh mục, phải dâng một lễ cầu nguyện cho Hội viên còn sống và đã qua đời”. Hiện nay các tân linh mục h ầu như dâng thánh lễ đầu tay để cầu nguyện cho hội viên hội Phao lô Châu.
Trong b ài giảng, cha giám đốc chủng viện đã triển khai tinh th ần tạ ơn của Đức Maria trong bài ca Magnificat và nhắc nhở các tân linh mục giữ trọn tâm tình đó cho khởi đầu của ngày lãnh nhận chức thánh và trong suốt cuộc đời tận hiến của chức Linh mục.
Sau th ánh lễ tân linh mục đã cùng đứng trước bàn thờ cảm tạ quí ĐC, quí cha giáo, quí ân nhân và mọi người đã giúp đở để các tân linh mục có ngày hôm nay.
Tiệc mừng sau thánh lễ do thân nhân v à Hội Cựu Chủng Sinh Làng Sông Qui nhơn-Hải ngoại tài tr ợ. Trước giờ nhập tiệc, Hội trưởng Hội CCSGP Qui nhơn lên tặng quà kỷ niệm cho các tân linh muc. CCSGPQuinhơn vùng Sài Gon cũng cử Đại diện về tham dự lễ thụ phong và lễ tạ ơn cho ân nhân Hội Phao lô Châu và cũng hiệp thông với các tân linh mục bằng cách tặng “quà cho các tân linh mục sắm áo l ễ”
Trong lời nguyện cho bữa tiệc ĐGM phó Matheo đã d âng lên Chúa tâm tình hiệp thông của Hội viên Hội Phao lồ Châu và của các Cựu Chủng sinh khắp nơi với các tân chức.
Gương một Giám mục lượm rác
Kỹ sư vườn
07:25 11/12/2010
GIA LAI - Cách đây đã 2 ngày rồi nhưng tôi vẫn bị “ám ảnh” về một hình ảnh Giám mục lượm rác. Thú thực mà nói, là một kỹ sư vườn về lãnh vực tin học – điện tử, nói là kỹ sư vườn bởi vì tôi biết về nó dưới góc cạnh tự học và kinh nghiệm thu lượm được qua thời gian, chứ không phải có bằng cấp Đại Học hẳn hoi như người khác. Tôi đi nhiều, biết nhiều nơi, nghe nhiều chuyện, đọc nhiều tin… đặc biệt trên internet, có lẽ không có trang nào mà tôi không vào được, cho dù bị bức tường lửa “firewall”. Tôi đã đọc nhiều bài viết về Giám mục Kon Tum, nhưng hôm lễ tại tượng đài Đức Mẹ ở Măng Đen ngày 9/12/2010 vừa qua làm tôi “hơi quá bị” ấn tượng.
Xem hình ảnh
Như hơn 4000 người khác về hành hương và tham dự thánh lễ mừng Đức Mẹ tại Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, tôi để ý mọi người đi lễ, họ thành tâm thiện chí đến mức tôi rung động con tim của mình, mặc dù tôi là kẻ lý luận, trái tim sắt đá. Họ thầm thĩ cầu nguyện, trước, trong và sau giờ lễ, họ van nài một điều gì đó với Mẹ. Những tín hữu thành tâm thiện chí đã đành, trong số đó tôi thấy không ít là những người lương họ cũng rất thành tâm cầu nguyện, vì cách vái của họ không như người Công Giáo, tôi cũng thấy không ít công an chìm đang lấm lét theo dõi trong đám đông, nhìn họ ai không biết là công an, tóc tai đàng hoàng, quần jean, áo pull, có anh để lộ cả đôi vớ CA và giầy CA do Trung Quốc cung cấp.
Và giờ cao điểm về viếng Mẹ là thánh lễ, 10 giờ đoàn các cha, đức cha tiến ra bàn thờ; sau khi chào hỏi dân chúng như thường lệ, ngài căn dặn mấy điều có liên quan đến trật tự giao thông đi lại cẩn thật, chậm hết sức có thể để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc vì người đông mà khu đất qua hẹp (đã hơn 4 năm, chính quyền vẫn chưa cho đất). Ngài cũng mời gọi mỗi người hãy sống tinh thần yêu thương như Chúa dạy, nhất là noi gương Mẹ sống với người chung quanh, không phân biệt lương giáo, sắc tộc vì mọi người là anh em, con chung một Cha trên trời, cách đặc biệt sống tình huynh đệ như Mẹ đã sống, đã chia sẻ khi đi thăm chị họ Isave.
Thánh lễ kết thúc khoảng 11g30. Sau thánh lễ, tôi đi chụp vài tấm ảnh lưu niệm cho năm hành hương 2010 này, tôi chụp cảnh cộng đoàn hành hương dưới mọi góc nhìn, cảnh mà tôi cho là ấn tượng trong tập ảnh tôi là cảnh Giám mục lượm rác. Ấn tượng đến hôm nay mà vẫn còn “ấn tượng”, Ngài đi lượm rác trong khu “lễ đài”, khu ghề ngồi, vườn cây, rồi ra đường, đến bãi xe ôtô, vì quá ấn tượng, nên tôi theo dõi, chụp ảnh và xem Ngài lượm được bao lâu, thật không ngờ mãi đến 14giờ (tức là gần 3 tiếng Ngài miệt mài lượm rác), mọi người ra về gần hết, Ngài vẫn còn lượm rác. Tôi thấy một số người cũng lượm theo, còn rất đông khách hành hương được sống trong “văn hoá xả rác” thì đứng nhìn. Tôi cũng thuộc một trong số họ, tôi cũng thấy nghẹn lòng và mắc cỡ, nhưng chỉ lượm được vài rác rưởi quanh chỗ tôi đứng.
Thật là ấn tượng, sự việc này làm tôi nhớ lại cũng cách đây mấy năm, khi còn là sinh viên cao đẳng, tôi về tham dự ngày sinh viên truyền thống Giáo phận Kon Tum dịp Tết Nguyên Đán, sau thánh lễ, Đức Cha Micae cũng lượm rác như thế trong khuôn viên sinh viên sinh hoạt.
Tôi nghĩ ngợi miết, tại sao ban tổ chức không cầm micro kêu gọi mọi người cùng lượm? tại sao Đức Cha Micae không chỉ tay 5 ngón để con chiên lượm? Tôi trộm nghĩ nếu Ngài nói thì khoảng 5 phút là sạch sẽ. Nhưng không, Ngài đã làm 1 mình để nêu gương cho chúng ta tinh thần phục vụ, và hơn thế nữa dạy một bài học nhân bản “không xả rác” để sống văn minh vì người khác và vì môi trường.
Qua hình ảnh này, lại nằm trong Mùa Vọng, tôi nghe các Cha giảng, tôi nghĩ đến thứ rác rưởi lương tâm là tội lỗi của tôi, của mọi người, các mục tử đang đi lượm rác cho Chúa nơi mỗi giáo dân như tôi. Thế mà tôi và mọi người cứ hiên ngang xả rác tội mình ra, dám coi đó là bình thường khi lương tâm chai lì xả rác “tội”.
Hình ảnh người mục tử Giám Mục Kon Tum làm tôi nghĩ ngợi mãi, và cảm phục con người mục tử không chỉ nói mà làm, làm tận tâm tận lực, nêu cao gương phục vụ cho đoàn chiên.
Gia Lai, 11/12/2010
Xem hình ảnh
Như hơn 4000 người khác về hành hương và tham dự thánh lễ mừng Đức Mẹ tại Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, tôi để ý mọi người đi lễ, họ thành tâm thiện chí đến mức tôi rung động con tim của mình, mặc dù tôi là kẻ lý luận, trái tim sắt đá. Họ thầm thĩ cầu nguyện, trước, trong và sau giờ lễ, họ van nài một điều gì đó với Mẹ. Những tín hữu thành tâm thiện chí đã đành, trong số đó tôi thấy không ít là những người lương họ cũng rất thành tâm cầu nguyện, vì cách vái của họ không như người Công Giáo, tôi cũng thấy không ít công an chìm đang lấm lét theo dõi trong đám đông, nhìn họ ai không biết là công an, tóc tai đàng hoàng, quần jean, áo pull, có anh để lộ cả đôi vớ CA và giầy CA do Trung Quốc cung cấp.
Và giờ cao điểm về viếng Mẹ là thánh lễ, 10 giờ đoàn các cha, đức cha tiến ra bàn thờ; sau khi chào hỏi dân chúng như thường lệ, ngài căn dặn mấy điều có liên quan đến trật tự giao thông đi lại cẩn thật, chậm hết sức có thể để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc vì người đông mà khu đất qua hẹp (đã hơn 4 năm, chính quyền vẫn chưa cho đất). Ngài cũng mời gọi mỗi người hãy sống tinh thần yêu thương như Chúa dạy, nhất là noi gương Mẹ sống với người chung quanh, không phân biệt lương giáo, sắc tộc vì mọi người là anh em, con chung một Cha trên trời, cách đặc biệt sống tình huynh đệ như Mẹ đã sống, đã chia sẻ khi đi thăm chị họ Isave.
Thánh lễ kết thúc khoảng 11g30. Sau thánh lễ, tôi đi chụp vài tấm ảnh lưu niệm cho năm hành hương 2010 này, tôi chụp cảnh cộng đoàn hành hương dưới mọi góc nhìn, cảnh mà tôi cho là ấn tượng trong tập ảnh tôi là cảnh Giám mục lượm rác. Ấn tượng đến hôm nay mà vẫn còn “ấn tượng”, Ngài đi lượm rác trong khu “lễ đài”, khu ghề ngồi, vườn cây, rồi ra đường, đến bãi xe ôtô, vì quá ấn tượng, nên tôi theo dõi, chụp ảnh và xem Ngài lượm được bao lâu, thật không ngờ mãi đến 14giờ (tức là gần 3 tiếng Ngài miệt mài lượm rác), mọi người ra về gần hết, Ngài vẫn còn lượm rác. Tôi thấy một số người cũng lượm theo, còn rất đông khách hành hương được sống trong “văn hoá xả rác” thì đứng nhìn. Tôi cũng thuộc một trong số họ, tôi cũng thấy nghẹn lòng và mắc cỡ, nhưng chỉ lượm được vài rác rưởi quanh chỗ tôi đứng.
Thật là ấn tượng, sự việc này làm tôi nhớ lại cũng cách đây mấy năm, khi còn là sinh viên cao đẳng, tôi về tham dự ngày sinh viên truyền thống Giáo phận Kon Tum dịp Tết Nguyên Đán, sau thánh lễ, Đức Cha Micae cũng lượm rác như thế trong khuôn viên sinh viên sinh hoạt.
Tôi nghĩ ngợi miết, tại sao ban tổ chức không cầm micro kêu gọi mọi người cùng lượm? tại sao Đức Cha Micae không chỉ tay 5 ngón để con chiên lượm? Tôi trộm nghĩ nếu Ngài nói thì khoảng 5 phút là sạch sẽ. Nhưng không, Ngài đã làm 1 mình để nêu gương cho chúng ta tinh thần phục vụ, và hơn thế nữa dạy một bài học nhân bản “không xả rác” để sống văn minh vì người khác và vì môi trường.
Qua hình ảnh này, lại nằm trong Mùa Vọng, tôi nghe các Cha giảng, tôi nghĩ đến thứ rác rưởi lương tâm là tội lỗi của tôi, của mọi người, các mục tử đang đi lượm rác cho Chúa nơi mỗi giáo dân như tôi. Thế mà tôi và mọi người cứ hiên ngang xả rác tội mình ra, dám coi đó là bình thường khi lương tâm chai lì xả rác “tội”.
Hình ảnh người mục tử Giám Mục Kon Tum làm tôi nghĩ ngợi mãi, và cảm phục con người mục tử không chỉ nói mà làm, làm tận tâm tận lực, nêu cao gương phục vụ cho đoàn chiên.
Gia Lai, 11/12/2010
Caritas giáo phận Bắc ninh trao quà cho các em bị ảnh hưởng dịch HIV/AIDS
Caritas Bắc Ninh
08:34 11/12/2010
BẮC NINH - Nhân dịp Ngân Hàng Thế Giới và cục phòng chống HIV/AIDS tổ chức ngày sáng tạo phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, sáng ngày 10/12/2010,tại Bắc Ninh, BAXH- Caritas Bắc Ninh, kết hợp với Trung Tâm Phòng Chống HIV/AIDS của Tỉnh Bắc Ninh, tổ chức gặp gỡ giao lưu và tặng quà cho 50 trẻ em bị ảnh hưởng dịch HIV/AIDS đang sinh sống tại thành phố Bắc Ninh và những vùng lân cận.
Tới tham dự buổi tặng quà, có cha giám đốc Caritas giáo phận Bắc Ninh, giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS tỉnh Bắc Ninh, giám đốc bệnh viện da liễu tỉnh Bắc Ninh, phó giám đốc sở y tế tỉnh Bắc Ninh cùng những người phụ trách các nhóm trẻ và đông đảo các phụ huynh và người thân của các cháu.
Trong số các cháu đến nhận quà hôm nay, có nhiều cháu mồ côi cha mẹ, một số cháu đã mất cha hoặc mẹ, một số còn cha mẹ nhưng họ đang phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ nên cuộc sống hết sức khó khăn vì bị sa sút cả về tinh thần lẫn vật chất. Họ đang rất cần sự đồng cảm sẻ chia và nâng đỡ của mọi người xung quanh.
Trong buổi gặp mặt, cha giám đốc Caritas giáo phận Bắc Ninh đã gặp gỡ các cháu, bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ với từng hoàn cảnh của các cháu. Đồng thời cha cũng gặp gỡ lãnh đạo của các ban ngành có liên quan bày tỏ sự mong muốn được các ban ngành tích cực cộng tác, quan tâm nâng đỡ những người thiếu may mắn trong xã hội. Đặc biệt là các bệnh nhân có HIV/AIDS và những trẻ em đang chịu ảnh hưởng của dịch HIV trong xã hội hôm nay. Qua đó, giúp họ xóa đi những mặc cảm bị tách biệt cũng như giúp họ dễ dàng hòa nhập lại với cộng đồng.
Buổi họp mặt kết thúc lúc 10 giờ sáng, các cháu cùng những người thân ra về lòng tràn đầy niềm vui và hy vọng, vì được gặp gỡ, vui chơi và cùng nhau chia sẻ những món quà tuy nhỏ bé, nhưng chứa đầy tình thương mến của các ân nhân đã gửi tặng. Qua đó, các cháu cũng cảm nhận được sự quan tâm của những người xung quanh và cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người có trách nhiệm của Giáo Hội và xã hội.
Trong số các cháu đến nhận quà hôm nay, có nhiều cháu mồ côi cha mẹ, một số cháu đã mất cha hoặc mẹ, một số còn cha mẹ nhưng họ đang phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ nên cuộc sống hết sức khó khăn vì bị sa sút cả về tinh thần lẫn vật chất. Họ đang rất cần sự đồng cảm sẻ chia và nâng đỡ của mọi người xung quanh.
Trong buổi gặp mặt, cha giám đốc Caritas giáo phận Bắc Ninh đã gặp gỡ các cháu, bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ với từng hoàn cảnh của các cháu. Đồng thời cha cũng gặp gỡ lãnh đạo của các ban ngành có liên quan bày tỏ sự mong muốn được các ban ngành tích cực cộng tác, quan tâm nâng đỡ những người thiếu may mắn trong xã hội. Đặc biệt là các bệnh nhân có HIV/AIDS và những trẻ em đang chịu ảnh hưởng của dịch HIV trong xã hội hôm nay. Qua đó, giúp họ xóa đi những mặc cảm bị tách biệt cũng như giúp họ dễ dàng hòa nhập lại với cộng đồng.
Buổi họp mặt kết thúc lúc 10 giờ sáng, các cháu cùng những người thân ra về lòng tràn đầy niềm vui và hy vọng, vì được gặp gỡ, vui chơi và cùng nhau chia sẻ những món quà tuy nhỏ bé, nhưng chứa đầy tình thương mến của các ân nhân đã gửi tặng. Qua đó, các cháu cũng cảm nhận được sự quan tâm của những người xung quanh và cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người có trách nhiệm của Giáo Hội và xã hội.
Tím son sắt cho đi không đòi lại
Micae Trần Kim Đạt
21:51 11/12/2010
TÍM SON SẮT CHO ĐI KHÔNG ĐÒI LẠI
(Diễn văn mừng cha mới Phêrô Bùi Huy Ngọc
Trong thánh lễ Tạ Ơn ngày 11.12.2010 tại Tuy Hoà)
Kính thưa quý cha đồng tế,
Kính thưa quý tu sĩ nam nữ,
Kính thưa cha sở Tuy Hòa,
Kính thưa tân linh mục chủ tế,
Liệu hôm nay có phải là ngày đáng nhớ nhất của cha? Cộng đoàn Tuy Hòa có lẽ ai cũng nói: đúng vậy - chính hôm nay. Nhưng với cha dường như không phải ! Ngày này nếu có nhớ không phải vì nó quan trọng nhưng vì nó đi cạnh một ngày quan trọng hơn, ngày hôm qua, ngày cha được Đức Giám Mục đặt tay, ngày cha trở thành cánh tay mặt của Đức Kitô. Ngày hôm qua sẽ đi theo cha đến suốt cuộc đời; vẫn biết rằng ngày sinh nhật thứ nhất, ngày rửa tội, ngày cha trở thành con cái Chúa là ngày trọng đại. Nhưng rất tiếc chưa thấy ai mở tiệc kỷ niệm ngày này và thường là nhường chỗ cho ngày sinh thành người và ngày sinh SỨ VỤ. Chia vui với cha vì cha có một ngày để nhớ, để biết rằng mình bước đi tới đâu trên đường trọn lành, có một ngày để cha nói với Chúa rằng: “con đang bước tới, con đang gần Ngài.”
Trong Thư Chung “Gởi Chủng sinh”, được công bố hôm 18 tháng 10, cách đây chưa đầy hai tháng, ĐTC Bênêđictô 16 khai triển ý tưởng trong thư của Phaolô gởi cho Timôtê, Ngài nhấn mạnh “Ai muốn trở thành LM, trước tiên phải là người của TC” (1Tm 6,11). Phaolô gởi cho Timôtê và hôm nay ngài gởi cho một Timôtê mới, “Timôtê Phêrô Bùi Huy Ngọc” với nhiều lời nhắn nhủ cụ thể như “hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa…”. Khi nói lên điều này cộng đoàn muốn nói lên với Cha rằng, ơn gọi linh mục thật cao quý để cộng đoàn yêu mến và hy vọng
Cộng đoàn biết rằng làm linh mục là để chính mình nên thánh cũng như giúp mọi người nên thánh và không biết sợ hãi, nếu có sợ thì chỉ sợ rằng chưa yêu mến đủ. Với các linh mục khác, cha có thuận lợi về điểm này khi nhìn về linh mục Bùi huy Bích, cha bác của cha, một linh mục gần gũi, vui vẻ, nhất là với người nghèo và không biết sợ dẫu gặp rất nhiều khó khăn. Chúng con biết rằng sở dĩ ngài không sợ vì ngài luôn lặp lại lời thánh vịnh “Trong tay Ngài con xin phó thác hồn con”; và Ngài đã nhận ra rằng: tình yêu Chúa luôn phủ kín đời mình. Như vậy là “thánh” rồi đó dẫu chưa được phong và không có ngày kính. Thêm một lần chia vui nữa vì Chúa đã để cha đươc sinh ra và lớn lên trong một dòng họ có nhiều linh mục, tu sĩ…
Kính thưa quý cha đồng tế, chúng con xin chia vui với quý cha vì từ hôm nay gia đình linh mục nói chung và gia đình linh mục giáo hạt Phú Yên nói riêng có thêm một thành viên mới để với thành viên mới này, các cha mạnh mẽ hơn, được chia sẻ nhiều hơn trong việc loan báo Tin Mừng.
Kính thưa cha Hạt Trưởng cũng là cha sở Tuy Hòa, thêm một nghĩa tử nữa, chúng con chắc rằng cha đang rất vui vì Chúa cho cha “mát tay”, rất khéo nuôi con, những đứa con linh mục lần lượt ra đời.
Kính thưa anh Hạc, chị Như, không phải vô tình chúng tôi có cách xưng hô này, chúng tôi không sử dụng danh xưng “ông bà cố” như thường được nghe. Chúng tôi không chia vui nhưng chúng tôi xin anh chị chia niềm vui trong anh chị cho chúng tôi để chúng tôi nhận được sự hãnh diện vì được trở nên chú, bác, cô, dì, anh Chị em của đứa con linh mục của anh chị. Khi xưng hô anh chị, chúng tôi hiểu rằng chúng ta đang sống trong cùng một gia đình.
Có lẽ không ai trong chúng ta hiểu ý Chúa nhiệm mầu khi đứa con Bùi huy Ngọc của anh chị suýt bị thiêu cháy lúc còn nằm nôi tại Phú Bổn, của cái thuở ban đầu mà đời sống gia đình đầy sóng và gió trong căn nhà gỗ ấy. Phải chăng cái đám cháy đúng giờ cơm chiều hôm ấy đã chưa biến con anh chị thành “của lễ toàn thiêu” để hôm nay, “ngọn lửa yêu mến” đã rứt đứa con này ra khỏi anh chị ! Anh Chị đã hai lần tạ ơn khác nhau, ngày đó, anh chị tạ ơn vì “còn con”, hôm nay tạ ơn vì anh chị “mất con”; còn con cho mình và mất con cho Chúa.
Cưu mang, sinh ra, nuôi dưỡng… để cho đi không là điều dễ dàng, nhất là đứa con trưởng nam; anh chị đã làm được việc đó. Xin anh chị nhận nơi cộng đoàn lòng ngưỡng mộ và yêu mến (xin cộng đoàn cho một tràng pháo tay ).
Để chuẩn bị cho ngày vinh quy của con, chị Như may cho mình chiếc áo dài nhung màu tím. Có người góp ý: sao lại chọn màu tím buồn như vậy ? Sao không chọn cho mình cái màu nào đó rực rỡ hơn? Chắc là có lý do ! Chúng tôi biết, anh chị rất vui nhưng anh chị cũng hiểu rằng mình phải dấn thân nhiều hơn nữa, nhiều hơn lúc khi con mình còn là chủng sinh. Thì ra, màu tím muốn nói lên lòng trông chờ của Mùa Vọng, lòng sám hối của Mùa Chay ! Cảm ơn anh chị về lòng quảng đại anh chị dành cho Tuy Hòa, dành cho Giáo Hội, dành cho Nước Trời vì:
Tím son sắt cho đi không đòi lại
Tím đã yêu ai là mãi mãi
Tím không cần nhung lụa với vàng son.( trích ý nghĩa màu tím)
Chúng tôi biết làm cha, làm mẹ của một linh mục phải là như thế.
Ước chi cả cộng đoàn được chia sẻ trách nhiệm tinh thần này của anh chị bằng cách sống Tin Mừng cách triệt để hầu xứng đáng món quà vô giá mà anh chị đã trao tặng.
Chúng con xin tân linh mục, linh mục nghĩa phụ, và chúng tôi cũng xin anh Hạc – chị Như nhận chút quà tượng trưng biểu lộ lòng biết ơn của cả cộng đoàn về niềm vui mà quý vị đã mang đến cho Tuy Hòa hôm nay.
Xin kính chào
Micae Trần Kim Đạt, Chủ tịch Hội Đồng Chức Việc GXTH
(Diễn văn mừng cha mới Phêrô Bùi Huy Ngọc
Trong thánh lễ Tạ Ơn ngày 11.12.2010 tại Tuy Hoà)
Kính thưa quý cha đồng tế,
Kính thưa quý tu sĩ nam nữ,
Kính thưa cha sở Tuy Hòa,
Kính thưa tân linh mục chủ tế,
Liệu hôm nay có phải là ngày đáng nhớ nhất của cha? Cộng đoàn Tuy Hòa có lẽ ai cũng nói: đúng vậy - chính hôm nay. Nhưng với cha dường như không phải ! Ngày này nếu có nhớ không phải vì nó quan trọng nhưng vì nó đi cạnh một ngày quan trọng hơn, ngày hôm qua, ngày cha được Đức Giám Mục đặt tay, ngày cha trở thành cánh tay mặt của Đức Kitô. Ngày hôm qua sẽ đi theo cha đến suốt cuộc đời; vẫn biết rằng ngày sinh nhật thứ nhất, ngày rửa tội, ngày cha trở thành con cái Chúa là ngày trọng đại. Nhưng rất tiếc chưa thấy ai mở tiệc kỷ niệm ngày này và thường là nhường chỗ cho ngày sinh thành người và ngày sinh SỨ VỤ. Chia vui với cha vì cha có một ngày để nhớ, để biết rằng mình bước đi tới đâu trên đường trọn lành, có một ngày để cha nói với Chúa rằng: “con đang bước tới, con đang gần Ngài.”
Trong Thư Chung “Gởi Chủng sinh”, được công bố hôm 18 tháng 10, cách đây chưa đầy hai tháng, ĐTC Bênêđictô 16 khai triển ý tưởng trong thư của Phaolô gởi cho Timôtê, Ngài nhấn mạnh “Ai muốn trở thành LM, trước tiên phải là người của TC” (1Tm 6,11). Phaolô gởi cho Timôtê và hôm nay ngài gởi cho một Timôtê mới, “Timôtê Phêrô Bùi Huy Ngọc” với nhiều lời nhắn nhủ cụ thể như “hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa…”. Khi nói lên điều này cộng đoàn muốn nói lên với Cha rằng, ơn gọi linh mục thật cao quý để cộng đoàn yêu mến và hy vọng
Cộng đoàn biết rằng làm linh mục là để chính mình nên thánh cũng như giúp mọi người nên thánh và không biết sợ hãi, nếu có sợ thì chỉ sợ rằng chưa yêu mến đủ. Với các linh mục khác, cha có thuận lợi về điểm này khi nhìn về linh mục Bùi huy Bích, cha bác của cha, một linh mục gần gũi, vui vẻ, nhất là với người nghèo và không biết sợ dẫu gặp rất nhiều khó khăn. Chúng con biết rằng sở dĩ ngài không sợ vì ngài luôn lặp lại lời thánh vịnh “Trong tay Ngài con xin phó thác hồn con”; và Ngài đã nhận ra rằng: tình yêu Chúa luôn phủ kín đời mình. Như vậy là “thánh” rồi đó dẫu chưa được phong và không có ngày kính. Thêm một lần chia vui nữa vì Chúa đã để cha đươc sinh ra và lớn lên trong một dòng họ có nhiều linh mục, tu sĩ…
Kính thưa quý cha đồng tế, chúng con xin chia vui với quý cha vì từ hôm nay gia đình linh mục nói chung và gia đình linh mục giáo hạt Phú Yên nói riêng có thêm một thành viên mới để với thành viên mới này, các cha mạnh mẽ hơn, được chia sẻ nhiều hơn trong việc loan báo Tin Mừng.
Kính thưa cha Hạt Trưởng cũng là cha sở Tuy Hòa, thêm một nghĩa tử nữa, chúng con chắc rằng cha đang rất vui vì Chúa cho cha “mát tay”, rất khéo nuôi con, những đứa con linh mục lần lượt ra đời.
Kính thưa anh Hạc, chị Như, không phải vô tình chúng tôi có cách xưng hô này, chúng tôi không sử dụng danh xưng “ông bà cố” như thường được nghe. Chúng tôi không chia vui nhưng chúng tôi xin anh chị chia niềm vui trong anh chị cho chúng tôi để chúng tôi nhận được sự hãnh diện vì được trở nên chú, bác, cô, dì, anh Chị em của đứa con linh mục của anh chị. Khi xưng hô anh chị, chúng tôi hiểu rằng chúng ta đang sống trong cùng một gia đình.
Có lẽ không ai trong chúng ta hiểu ý Chúa nhiệm mầu khi đứa con Bùi huy Ngọc của anh chị suýt bị thiêu cháy lúc còn nằm nôi tại Phú Bổn, của cái thuở ban đầu mà đời sống gia đình đầy sóng và gió trong căn nhà gỗ ấy. Phải chăng cái đám cháy đúng giờ cơm chiều hôm ấy đã chưa biến con anh chị thành “của lễ toàn thiêu” để hôm nay, “ngọn lửa yêu mến” đã rứt đứa con này ra khỏi anh chị ! Anh Chị đã hai lần tạ ơn khác nhau, ngày đó, anh chị tạ ơn vì “còn con”, hôm nay tạ ơn vì anh chị “mất con”; còn con cho mình và mất con cho Chúa.
Cưu mang, sinh ra, nuôi dưỡng… để cho đi không là điều dễ dàng, nhất là đứa con trưởng nam; anh chị đã làm được việc đó. Xin anh chị nhận nơi cộng đoàn lòng ngưỡng mộ và yêu mến (xin cộng đoàn cho một tràng pháo tay ).
Để chuẩn bị cho ngày vinh quy của con, chị Như may cho mình chiếc áo dài nhung màu tím. Có người góp ý: sao lại chọn màu tím buồn như vậy ? Sao không chọn cho mình cái màu nào đó rực rỡ hơn? Chắc là có lý do ! Chúng tôi biết, anh chị rất vui nhưng anh chị cũng hiểu rằng mình phải dấn thân nhiều hơn nữa, nhiều hơn lúc khi con mình còn là chủng sinh. Thì ra, màu tím muốn nói lên lòng trông chờ của Mùa Vọng, lòng sám hối của Mùa Chay ! Cảm ơn anh chị về lòng quảng đại anh chị dành cho Tuy Hòa, dành cho Giáo Hội, dành cho Nước Trời vì:
Tím son sắt cho đi không đòi lại
Tím đã yêu ai là mãi mãi
Tím không cần nhung lụa với vàng son.( trích ý nghĩa màu tím)
Chúng tôi biết làm cha, làm mẹ của một linh mục phải là như thế.
Ước chi cả cộng đoàn được chia sẻ trách nhiệm tinh thần này của anh chị bằng cách sống Tin Mừng cách triệt để hầu xứng đáng món quà vô giá mà anh chị đã trao tặng.
Chúng con xin tân linh mục, linh mục nghĩa phụ, và chúng tôi cũng xin anh Hạc – chị Như nhận chút quà tượng trưng biểu lộ lòng biết ơn của cả cộng đoàn về niềm vui mà quý vị đã mang đến cho Tuy Hòa hôm nay.
Xin kính chào
Micae Trần Kim Đạt, Chủ tịch Hội Đồng Chức Việc GXTH
Thánh lễ an táng một Linh mục giáo xứ Lộc Mỹ
Cửa Lò
09:32 11/12/2010
Cửa Lò - Vinh vào lúc 9h 30’ tại thánh đường giáo xứ Lộc Mỹ, hạt Cửa Lò được Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng hơn 70 linh mục đoàn trong giáo phận và đông đảo tu sĩ nam nữ các dòng tu trong và ngoài giáo phận cùng hàng ngàn giáo dân trong và ngoài giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ an táng tiễn biệt người con thân yêu của giáo phận, người cha nhân hiền của con cái giáo xứ Lộc Mỹ.
Xem hình ảnh
Trước khi dâng thánh lễ, đại diện Ban lễ tang đọc qua tiểu sử của ngài:
Cha Gioan Nguyễn Thanh Lan sinh ngày 13/6/1944 ngài được sinh ra trong một gia đình đạo hạnh và là đứa con trai duy nhất trong gia đình có sáu người con. Từ nhỏ được sự quan tâm giáo dục của ông bà cố Trần Đức Hậu nên khi đang là một chú Lan trường làng đã có ý dâng mình vào nhà Chúa, chăm học hành và trau dồi kiến thức đạo đời.
Lên 15 tuổi, tức mùa hè năm 1959 dự khoá tuyển sinh vào trường Chủng viện dự bị Xuân Phong và đã trúng tuyển, ngày 21/8/1959 chú Lan được bề trên gọi vào nhập học ở Chủng Viện dự bị Xuân Phong thuộc xã Diễn Tiến, Diễn Châu, Nghệ An. Sau 3 năm trau dồi đức hạnh và miệt mài học tập tại trường dự bị Tiểu Chủng Viện Xuân Phong.
Ngày 23/8/1962 thầy Lan được vào trường Tiểu Chủng Viện Xã Đoài, dưới sự dìu dắt, nâng đỡ của cha nghĩa phụ: Tôma Nguyễn văn Cường. Nhưng mọi sự không xuôi chảy như ý muốn, học được 2 năm thì trường Tiểu Chủng Viện Xã Đoài phải đóng cửa vì hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ…, đất nước trong thời kỳ chiến tranh. Thầy Lan phải về quê nhà sinh sống trong một tâm tình phó thác đợi chờ, tất cả tín thác và dâng lên Thiên Chúa Cha. Sau gần 30 năm sinh sống bằng nghề ngư nghiệp cùng với quê hương, với bao nhiêu thử thách và giằng co giữa trường đời nhưng thầy Lan đã vượt qua được sau những ngày đen tối đó và Thiên Chúa đã thưởng công xứng đáng cho thầy.
Vào năm 1994, thầy Gioan Trần Thanh Lan đã được bề trên giáo phận gọi về trường Đại Chủng Viện Vinh Thanh để tiếp tục chương trình tu luyện và học tập, niềm vui nối tiếp niềm vui biến cố trọng đại nhất sau 49 năm dâng mình vào nhà Chúa lại đến với thầy đó là: ngày 3/10/1999 thầy Gioan Trần Thanh Lan được cố Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp phong chức linh mục trong niềm vui sướng với tuổi đời 55 là gần cái tuổi: “ Con lom khom bước lên bàn thánh ”. Sau khi được thụ phong linh mục ngài được bề trên giáo phận sai đi quản xứ Xuân Hoà, phụ trách cả giáo xứ Trừng Hải và Thuỷ Vực Quảng Bình. Sau một thời gian làm công tác của một chủ chăn trên 3 xứ đạo phía nam giáo phận.
Ngày 25/8/2008 ngài được sai về quản xứ Lộc Mỹ, hạt Cửa Lò, một giáo xứ 60% giáo dân làm nghề ngư nghiệp và 40% là nghề thuần nông, gồm các giáo họ Lộc Mỹ, Văn Sơn, ba Phần và Đông Ngàn nằm rải rác trên một chu vi khoảng 3km. Hơn hai năm về coi sóc giáo xứ, Cha Gioan Trần Thanh Lan không ngừng tìm mọi cách cùng giáo dân đưa giáo xứ đi lên về mọi mặt, đặc biệt là về mặt đào tạo đức tin cho giáo dân qua các lớp giáo lý của giáo xứ nói riêng và toàn giáo hạt nói chung, một con người ít nói làm nhiều, khiên nhường, thánh thiện chịu thương, chịu khó trong mọi lãnh vực, với con người hiền lành và khiêm nhường đó, ngài đã chiếm được lòng yêu mến của con chiên trong và ngoài giáo hạt, như đã đề cập trong một bài viết trước “ngài đã xây dựng xong hai ngôi trường giáo lý khang trang đầy đủ mỗi tiện nghi trên hai giáo họ Lộc Mỹ và Đông Ngàn”, ngoài các giờ phụng vụ và những công tác khác lúc rãnh là ngài đi thăm các lớp giáo lý có khi quên cả nghỉ trưa. Nhìn lại một quảng đời với tuổi 66 và 11 năm trong chức vụ linh mục, cha đã hết mình vì đoàn chiên, đã để lại bao nhiêu ân tình và lòng mến yêu kính phục cho nhiều người noi theo. Chúa Tình Yêu thấu suốt tấm lòng quảng đại và bao dung của cha. Sau nhiều năm vất vả hy sinh cho giáo hội, Chúa muốn sớm đưa ngài về hưởng vinh phúc nước trời sau khi Ngài đã thấy cần phải thưởng công sớm cho cha.
Vào lúc 5h 45’ ngày 9/12/2010 trên đường đi mục vụ ngài đã bị tai nạn giao thông, ngài đã ra đi trong sự thương tiếc của đoàn chiên và trong sự thanh thản gặp Đức Kytô phục sinh.
Xem hình ảnh
Trước khi dâng thánh lễ, đại diện Ban lễ tang đọc qua tiểu sử của ngài:
Cha Gioan Nguyễn Thanh Lan sinh ngày 13/6/1944 ngài được sinh ra trong một gia đình đạo hạnh và là đứa con trai duy nhất trong gia đình có sáu người con. Từ nhỏ được sự quan tâm giáo dục của ông bà cố Trần Đức Hậu nên khi đang là một chú Lan trường làng đã có ý dâng mình vào nhà Chúa, chăm học hành và trau dồi kiến thức đạo đời.
Lên 15 tuổi, tức mùa hè năm 1959 dự khoá tuyển sinh vào trường Chủng viện dự bị Xuân Phong và đã trúng tuyển, ngày 21/8/1959 chú Lan được bề trên gọi vào nhập học ở Chủng Viện dự bị Xuân Phong thuộc xã Diễn Tiến, Diễn Châu, Nghệ An. Sau 3 năm trau dồi đức hạnh và miệt mài học tập tại trường dự bị Tiểu Chủng Viện Xuân Phong.
Ngày 23/8/1962 thầy Lan được vào trường Tiểu Chủng Viện Xã Đoài, dưới sự dìu dắt, nâng đỡ của cha nghĩa phụ: Tôma Nguyễn văn Cường. Nhưng mọi sự không xuôi chảy như ý muốn, học được 2 năm thì trường Tiểu Chủng Viện Xã Đoài phải đóng cửa vì hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ…, đất nước trong thời kỳ chiến tranh. Thầy Lan phải về quê nhà sinh sống trong một tâm tình phó thác đợi chờ, tất cả tín thác và dâng lên Thiên Chúa Cha. Sau gần 30 năm sinh sống bằng nghề ngư nghiệp cùng với quê hương, với bao nhiêu thử thách và giằng co giữa trường đời nhưng thầy Lan đã vượt qua được sau những ngày đen tối đó và Thiên Chúa đã thưởng công xứng đáng cho thầy.
Vào năm 1994, thầy Gioan Trần Thanh Lan đã được bề trên giáo phận gọi về trường Đại Chủng Viện Vinh Thanh để tiếp tục chương trình tu luyện và học tập, niềm vui nối tiếp niềm vui biến cố trọng đại nhất sau 49 năm dâng mình vào nhà Chúa lại đến với thầy đó là: ngày 3/10/1999 thầy Gioan Trần Thanh Lan được cố Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp phong chức linh mục trong niềm vui sướng với tuổi đời 55 là gần cái tuổi: “ Con lom khom bước lên bàn thánh ”. Sau khi được thụ phong linh mục ngài được bề trên giáo phận sai đi quản xứ Xuân Hoà, phụ trách cả giáo xứ Trừng Hải và Thuỷ Vực Quảng Bình. Sau một thời gian làm công tác của một chủ chăn trên 3 xứ đạo phía nam giáo phận.
Ngày 25/8/2008 ngài được sai về quản xứ Lộc Mỹ, hạt Cửa Lò, một giáo xứ 60% giáo dân làm nghề ngư nghiệp và 40% là nghề thuần nông, gồm các giáo họ Lộc Mỹ, Văn Sơn, ba Phần và Đông Ngàn nằm rải rác trên một chu vi khoảng 3km. Hơn hai năm về coi sóc giáo xứ, Cha Gioan Trần Thanh Lan không ngừng tìm mọi cách cùng giáo dân đưa giáo xứ đi lên về mọi mặt, đặc biệt là về mặt đào tạo đức tin cho giáo dân qua các lớp giáo lý của giáo xứ nói riêng và toàn giáo hạt nói chung, một con người ít nói làm nhiều, khiên nhường, thánh thiện chịu thương, chịu khó trong mọi lãnh vực, với con người hiền lành và khiêm nhường đó, ngài đã chiếm được lòng yêu mến của con chiên trong và ngoài giáo hạt, như đã đề cập trong một bài viết trước “ngài đã xây dựng xong hai ngôi trường giáo lý khang trang đầy đủ mỗi tiện nghi trên hai giáo họ Lộc Mỹ và Đông Ngàn”, ngoài các giờ phụng vụ và những công tác khác lúc rãnh là ngài đi thăm các lớp giáo lý có khi quên cả nghỉ trưa. Nhìn lại một quảng đời với tuổi 66 và 11 năm trong chức vụ linh mục, cha đã hết mình vì đoàn chiên, đã để lại bao nhiêu ân tình và lòng mến yêu kính phục cho nhiều người noi theo. Chúa Tình Yêu thấu suốt tấm lòng quảng đại và bao dung của cha. Sau nhiều năm vất vả hy sinh cho giáo hội, Chúa muốn sớm đưa ngài về hưởng vinh phúc nước trời sau khi Ngài đã thấy cần phải thưởng công sớm cho cha.
Vào lúc 5h 45’ ngày 9/12/2010 trên đường đi mục vụ ngài đã bị tai nạn giao thông, ngài đã ra đi trong sự thương tiếc của đoàn chiên và trong sự thanh thản gặp Đức Kytô phục sinh.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Văn hoá phong bì
Thanh Tâm
00:41 11/12/2010
Ngày còn bé, nghe người ta hay nói, hay bàn tán về chiếc phong bì. Nghe thì nghe nhưng chẳng hiểu công lực của chiếc phong bì là như thế nào. Càng ngày, càng lớn và đặc biệt là mỗi khi có việc gì đó giao tiếp thì thấy “thần lực” của chiếc phong bì mạnh là dường bao.
Lần nọ, vào trung tâm xét nghiệm y khoa lớn nhất của thành phố. Một người kia có thể theo thói quen của văn hóa phong bì để rồi sau khi được một người quen chỉ dẫn dúi chiếc phong bì vào tay người nhân viên y tế. Nhân viên ấy cảm thấy khó chịu với hành động ấy và phản ứng mạnh đó là không nhận chiếc phong bì ấy. Nhân viên y tế ấy nhắn nhủ với tôi rằng lần sau đừng gửi những người ấy vì lẽ cô ta không đi giúp để đi tìm chiếc phong bì sau khi giúp.
Chuyện mới xảy ra, thật cũng như đùa. Xảy ra tại một bệnh viện chuyên khoa cũng lớn nhất thành phố này. Chú em quê tận Quãng Ngãi mù mờ vào bệnh viện. Cũng nhờ người quen hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh cho mau chóng. Trước khi rời bệnh viện, chú em lại dấm dúi phong bì cho người hướng dẫn và người hướng dẫn lại từ chối. Chiều đến, người hướng dẫn kể lại câu chuyện phong bì thật là vui. Nhà quê lên tỉnh nhưng có lẽ đi đâu cũng phong bì phong bì để rồi chú em cũng phải hoàn tất cái thủ tục lạ đời ấy như bao người khác.
Thật ra mà nói nhìn chiếc phong bì bên trong có những tờ giấy xanh xanh đỏ đỏ mà nhất là xanh đọt chuối nhạt nhạt thì ai mà chẳng thích. Nó mỏng mỏng, mang màu xanh đọt chuối vô tri vô giác ấy nhưng nó có một sức mạnh cực lớn. Nó làm cho con người ta nhiều lần nhiều lúc phải cân não là nhận nó hay không nhận nó. Nhận nó với sức lao động chân chính hay nhận nó vì lý do này lý do nọ.
Mới đây, vào thăm chú em nằm ở bệnh viện nọ. Gia đình của chú em cho biết là chú em vừa qua cơn cấp cứu nguy kịch. Vì có người làm trong bệnh viện ấy nên gia đình mới được biết một bác sĩ làm ở phòng cấp cứu của bệnh viện ấy quần quật cả ngày mà bảng lương cuối tháng hiện lên được bốn triệu rưỡi !
Nghe sao mà chua xót quá. Bao nhiêu năm trời ròng rã để đi tìm con chữ mà đặc biệt là con chữ của ngành Y thì không cần nói nhiều ai cũng biết cực khó để rồi nhận lại những đồng lương quá bèo. Đứng trước hoàn cảnh như vậy, người lương y một lần nữa phải giằng co giữa đồng lương chính thức và những phong bì từ tay gia đình bệnh nhân.
Một chuyện hết sức lạ lùng, hình như chẳng ai bảo ai cả cứ mỗi lần đặt chân vào bệnh viện là phải tìm cho bằng được bác sĩ điều trị và y tá đang chăm sóc cùng hộ lý đang phục vụ. Tìm những người ấy để gửi chiếc phong bì nho nhỏ như “thay lời muốn nói” cho bệnh nhân và gia đình của họ.
Cũng với thói quen nghịch lý ấy. Gia đình bệnh nhân nọ cố tìm cho bằng được địa chỉ của bác sĩ đang điều trị cho người nhà để mong được xếp hàng gửi gấm chiếc phong bì nho nhỏ cho bác sĩ ấy.
Với đồng lương vô cùng nghịch lý như vậy phải nói rằng thật khó mà giữ mình “từ mẫu” của những lương y tâm huyết. Bốn triệu rưỡi có lẽ chưa đủ để lo cho bản thân của vị bác sĩ ấy chứ đừng nói gì đến nuôi vợ dưỡng con. Thật sự mà nói thì khó có vị nào can đảm nói tiếng “không” trước những chiếc phong bì đầy sức mạnh.
Chẳng phải vào bệnh viện mới gặp văn hóa phong bì nhưng hình như đi đâu cũng vậy, đặc biệt là đến các cửa quan.
Cứ thử hỏi những ai “gặp may” khi nghe được tiếng tuýt còi của chú cảnh sát đứng đường thì sẽ rõ. Rõ hơn nữa với những người chạy xe đời mới và chạy xe đường dài. Người bị thổi sẽ phải làm gì cho người thổi thì chỉ có hai người đó biết. Nếu không có thủ tục “đầu tiên” ấy thì khó lòng cho xe di chuyển tiếp.
Mới đây thôi, hai mẹ con nhà nọ bồng bế vào sân bay trở về “đất khách quê người”. Nhân viên sân bay ra giá thẳng “10 đô nhé ! Tính mình chị chứ không tính thằng nhỏ đó !”. Câu nói như ban bố ân huệ, như bớt chút đỉnh làm quà. Lẽ ra phải lấy thêm phần thằng nhóc 5 đô nhưng sáng sớm mở hàng hạ giá cho !
Ai đã một lần qua cửa khẩu sẽ hiểu rõ hơn chuyện này chứ không cần phải đi xâu hơn nữa.
Cũng thông cảm thôi vì lẽ để được vào cái chân “đứng đường” như những chú áo vàng lang thang ngoài đường phố dù nắng dù mưa hay “đứng cổng” như những chú áo xanh dù nóng dù lạnh trong sân bay đâu phải là chuyện đơn giản. Để có cái chân đứng đó họ phải đầu tư trước với một cái giá không phải là rẻ để rồi từ ngày được vào cái chân đó họ phải tìm đủ mọi cách lấy lại “vốn”.
Bệnh viện cũng thế thôi ! Nạp đơn là một chuyện, được một chân đứng vào đó là chuyện khác. Những bác sĩ đã từng nộp đơn xin việc sẽ rõ hơn ai hết. Xin vào rồi nhưng lại nhận một mức lương quá khiêm tốn như vậy thì bác sĩ làm sao thoát được lòng trắc ẩn trước những chiếc phong bì của gia đình bệnh nhân.
Thật ra mà nói thì không nên vơ đũa cả nắm ! Trong đầm lầy nặng bóng chiếc phong bì vẫn còn đó những tâm hồn hết sức đẹp là giúp bệnh nhân, giúp người nghèo một cách vô tư và hoàn toàn vô vị lợi. Những tâm hồn ấy hết sức đẹp khi ý thức được phận người và ý thức được họ sinh ra để phục vụ anh chị em đồng loại để rồi họ không mong nhận gì hơn.
Khi và chỉ khi người ta trả lương, trả thù lao đúng với công việc họ làm và đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ thì may ra khi ấy chiếc phong bì mới không xuất hiện nữa.
Người viết vẫn mơ một ngày nào đó vào bệnh viện, đến cửa quan, ra ngoài đường, vào sân bay không thấy cảnh dấm dúi phong bì, dấm dúi những tờ giấy bạc. Mơ thì vẫn là mơ nhưng ngày ấy thật khó đến khi mà văn hóa phong bì đã in đậm vào nền văn hóa nặng cơ chế xin cho, chờ đợi và đặc biệt là “nhất thân nhì thế”.
Lần nọ, vào trung tâm xét nghiệm y khoa lớn nhất của thành phố. Một người kia có thể theo thói quen của văn hóa phong bì để rồi sau khi được một người quen chỉ dẫn dúi chiếc phong bì vào tay người nhân viên y tế. Nhân viên ấy cảm thấy khó chịu với hành động ấy và phản ứng mạnh đó là không nhận chiếc phong bì ấy. Nhân viên y tế ấy nhắn nhủ với tôi rằng lần sau đừng gửi những người ấy vì lẽ cô ta không đi giúp để đi tìm chiếc phong bì sau khi giúp.
Chuyện mới xảy ra, thật cũng như đùa. Xảy ra tại một bệnh viện chuyên khoa cũng lớn nhất thành phố này. Chú em quê tận Quãng Ngãi mù mờ vào bệnh viện. Cũng nhờ người quen hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh cho mau chóng. Trước khi rời bệnh viện, chú em lại dấm dúi phong bì cho người hướng dẫn và người hướng dẫn lại từ chối. Chiều đến, người hướng dẫn kể lại câu chuyện phong bì thật là vui. Nhà quê lên tỉnh nhưng có lẽ đi đâu cũng phong bì phong bì để rồi chú em cũng phải hoàn tất cái thủ tục lạ đời ấy như bao người khác.
Thật ra mà nói nhìn chiếc phong bì bên trong có những tờ giấy xanh xanh đỏ đỏ mà nhất là xanh đọt chuối nhạt nhạt thì ai mà chẳng thích. Nó mỏng mỏng, mang màu xanh đọt chuối vô tri vô giác ấy nhưng nó có một sức mạnh cực lớn. Nó làm cho con người ta nhiều lần nhiều lúc phải cân não là nhận nó hay không nhận nó. Nhận nó với sức lao động chân chính hay nhận nó vì lý do này lý do nọ.
Mới đây, vào thăm chú em nằm ở bệnh viện nọ. Gia đình của chú em cho biết là chú em vừa qua cơn cấp cứu nguy kịch. Vì có người làm trong bệnh viện ấy nên gia đình mới được biết một bác sĩ làm ở phòng cấp cứu của bệnh viện ấy quần quật cả ngày mà bảng lương cuối tháng hiện lên được bốn triệu rưỡi !
Nghe sao mà chua xót quá. Bao nhiêu năm trời ròng rã để đi tìm con chữ mà đặc biệt là con chữ của ngành Y thì không cần nói nhiều ai cũng biết cực khó để rồi nhận lại những đồng lương quá bèo. Đứng trước hoàn cảnh như vậy, người lương y một lần nữa phải giằng co giữa đồng lương chính thức và những phong bì từ tay gia đình bệnh nhân.
Một chuyện hết sức lạ lùng, hình như chẳng ai bảo ai cả cứ mỗi lần đặt chân vào bệnh viện là phải tìm cho bằng được bác sĩ điều trị và y tá đang chăm sóc cùng hộ lý đang phục vụ. Tìm những người ấy để gửi chiếc phong bì nho nhỏ như “thay lời muốn nói” cho bệnh nhân và gia đình của họ.
Cũng với thói quen nghịch lý ấy. Gia đình bệnh nhân nọ cố tìm cho bằng được địa chỉ của bác sĩ đang điều trị cho người nhà để mong được xếp hàng gửi gấm chiếc phong bì nho nhỏ cho bác sĩ ấy.
Với đồng lương vô cùng nghịch lý như vậy phải nói rằng thật khó mà giữ mình “từ mẫu” của những lương y tâm huyết. Bốn triệu rưỡi có lẽ chưa đủ để lo cho bản thân của vị bác sĩ ấy chứ đừng nói gì đến nuôi vợ dưỡng con. Thật sự mà nói thì khó có vị nào can đảm nói tiếng “không” trước những chiếc phong bì đầy sức mạnh.
Chẳng phải vào bệnh viện mới gặp văn hóa phong bì nhưng hình như đi đâu cũng vậy, đặc biệt là đến các cửa quan.
Cứ thử hỏi những ai “gặp may” khi nghe được tiếng tuýt còi của chú cảnh sát đứng đường thì sẽ rõ. Rõ hơn nữa với những người chạy xe đời mới và chạy xe đường dài. Người bị thổi sẽ phải làm gì cho người thổi thì chỉ có hai người đó biết. Nếu không có thủ tục “đầu tiên” ấy thì khó lòng cho xe di chuyển tiếp.
Mới đây thôi, hai mẹ con nhà nọ bồng bế vào sân bay trở về “đất khách quê người”. Nhân viên sân bay ra giá thẳng “10 đô nhé ! Tính mình chị chứ không tính thằng nhỏ đó !”. Câu nói như ban bố ân huệ, như bớt chút đỉnh làm quà. Lẽ ra phải lấy thêm phần thằng nhóc 5 đô nhưng sáng sớm mở hàng hạ giá cho !
Ai đã một lần qua cửa khẩu sẽ hiểu rõ hơn chuyện này chứ không cần phải đi xâu hơn nữa.
Cũng thông cảm thôi vì lẽ để được vào cái chân “đứng đường” như những chú áo vàng lang thang ngoài đường phố dù nắng dù mưa hay “đứng cổng” như những chú áo xanh dù nóng dù lạnh trong sân bay đâu phải là chuyện đơn giản. Để có cái chân đứng đó họ phải đầu tư trước với một cái giá không phải là rẻ để rồi từ ngày được vào cái chân đó họ phải tìm đủ mọi cách lấy lại “vốn”.
Bệnh viện cũng thế thôi ! Nạp đơn là một chuyện, được một chân đứng vào đó là chuyện khác. Những bác sĩ đã từng nộp đơn xin việc sẽ rõ hơn ai hết. Xin vào rồi nhưng lại nhận một mức lương quá khiêm tốn như vậy thì bác sĩ làm sao thoát được lòng trắc ẩn trước những chiếc phong bì của gia đình bệnh nhân.
Thật ra mà nói thì không nên vơ đũa cả nắm ! Trong đầm lầy nặng bóng chiếc phong bì vẫn còn đó những tâm hồn hết sức đẹp là giúp bệnh nhân, giúp người nghèo một cách vô tư và hoàn toàn vô vị lợi. Những tâm hồn ấy hết sức đẹp khi ý thức được phận người và ý thức được họ sinh ra để phục vụ anh chị em đồng loại để rồi họ không mong nhận gì hơn.
Khi và chỉ khi người ta trả lương, trả thù lao đúng với công việc họ làm và đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ thì may ra khi ấy chiếc phong bì mới không xuất hiện nữa.
Người viết vẫn mơ một ngày nào đó vào bệnh viện, đến cửa quan, ra ngoài đường, vào sân bay không thấy cảnh dấm dúi phong bì, dấm dúi những tờ giấy bạc. Mơ thì vẫn là mơ nhưng ngày ấy thật khó đến khi mà văn hóa phong bì đã in đậm vào nền văn hóa nặng cơ chế xin cho, chờ đợi và đặc biệt là “nhất thân nhì thế”.
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Phaolô Lê Thanh Thiên tạ thế tại Ban Mê Thuột
TGM Ban Mê Thuột
21:06 11/12/2010
Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh
Trong niềm thương tiếc vô hạn
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Xin kính báo:
Linh mục Phaolô Lê Thanh Thiên
Đã an nghỉ trong Chúa
Lúc 23g20 thứ bảy, ngày 11 tháng 12 năm 2010
Tại Nhà hưu dưỡng Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Hưởng thọ 82 tuổi, với 49 năm Linh mục
Nghi thức tẩm liệm: 09g00 Chúa nhật, ngày 12/12/2010
Tại Nhà hưu dưỡng Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Thánh lễ an táng: 08g00 thứ ba, ngày 14/12/2010
Tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Do Đức Giám mục Giáo phận chủ sự
An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Thánh Tâm – Ban Mê Thuột
Cha già Phaolô:
Sinh ngày 01.01.1928, tại Giáo xứ Hướng Đạo, Giáo phận Phát Diệm
Học Tiểu Chủng viện Ninh Cường – Bùi Chu (1942-1949)
Học Đại Chủng viện Quần Phương – Bùi Chu (1950-1953)
Thụ phong Linh mục ngày 14.08.1961 tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn
Đã phục vụ:
1961 - 1963: Phó xứ Giang Sơn
1963 - 1968: Quản xứ Giang Sơn
1968 - 1970: Quản lý và Giáo sư Tiểu Chủng viện Lê Bảo Tịnh - Ban Mê Thuột
1970 - 1994: Quản xứ Vinh Hương kiêm Quản hạt Quảng Đức
1994 - 1997: Quản xứ Phú Long
1997 - 2001: Quản xứ Vinh Đức
Từ 2001: Hưu tại Tòa Giám mục
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Phaolô
(Xin miễn vòng hoa, phướn
Xin quý Cha thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột dâng 3 (ba) lễ cầu nguyện cho cha Phaolô)
Văn Hóa
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Ngựa Nào Ngựa Chiến?
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:32 11/12/2010
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Ngựa Nào Ngựa Chiến?
□ Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.
Trời cuối tháng Mười Hai, Giáng Sinh quay về ghé thăm địa cầu khiến đất và trời rùng mình buốt lạnh. Trời Đông tái xám buồn. Gió rít lành lạnh thổi qua khung cửa. Mây tuyết nặng chĩu như muốn buông mình rơi xuống bôi trắng đất đen giờ này héo úa vàng vàng màu cỏ. Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, Giáng Sinh lại về. Tiếng khóc ngây thơ đâu đây lanh lảnh cất lên nhắc nhở tiếng khóc hài nhi máng cỏ năm nào.
Từ trong nhà bếp vợ cất tiếng gọi chồng,
— Anh ơi! Bé Bon đang khóc…
Đáp trả tiếng vợ gọi, bên ngoài sân vườn vẫn là lao xao tiếng gió thổi.
Vợ liếc nhìn ra sân, lại cất tiếng gọi,
— Anh! Bé Bon khóc!
Vợ nhắc nhở,
— Em đang nấu ăn trong bếp!
Vợ tiếp tục gọi, nhưng sân vườn vẫn không lay động bóng dáng ngoại trừ tiếng đinh tiếng búa vang xa côm cốp.
Vợ thôi không nhồi bột, nhìn ngó ra sân. Vợ quyết định… Mặc cho đôi tay bị kem của bánh bông lang phủ kín, mặc cho gió lạnh chiều đông thổi hắt vào làn da đỏ hồng hồng bởi bếp lửa, vợ bước thẳng ra sân vườn. Thấy chồng đứng trên thang gỗ cạnh mái nhà, tay cầm đinh, tay cầm búa, vợ giọng cáu gắt,
— Anh! Em gọi anh lần này là lần thứ ba rồi. Con Bon nó vừa thức dậy, tè ướt cả người...
Vợ giải thích,
— Em đang bận nấu cơm và làm bánh Noel cho cả nhà...
Vợ năn nỉ,
— Anh vô phòng thay tã cho con hộ em đi…
Không nhìn vợ, chồng chép miệng, dáng vẻ ngần ngừ,
— Ừ! Thì cứ vô nhà trước đi…
Cau mặt, vợ cương quyết,
— Anh! Em nói thêm một lần nữa thôi. Bé Bon nó tè ướt hết cả người rồi. Em để cho anh toàn quyền quyết định đó. Anh muốn con mình bị ướt lạnh bị cảm cúm thì tùy...
Vợ xoay lưng bước thẳng một mạch vô nhà,
— Em hứa em sẽ không nói gì thêm nữa đâu.
Nhìn mái nhà, chồng nhận ra những ngọn đèn Giáng Sinh màu trắng đã bám phủ gần kín mái ngói. Chỉ cần đóng thêm mấy cái đinh sắt, chạy thêm ba giây bóng đèn nữa thôi, mái nhà sẽ được phủ kín bởi những ngọn đèn sao Giáng Sinh. Đêm đêm đèn bật lên, căn nhà sẽ bừng sáng rực rỡ, lấp lánh hào quang như hang lừa Bêlem vào đêm mầu nhiệm.
Chồng bâng quơ nghĩ ngợi…
Trong khi đó, tiếng khóc bé Bon tiếp tục lảnh lót gào thét bay cao dội vang thông thốc. Chưa hết, trong phòng khách, thằng Bòn đang ngồi chơi game điện tử bắn súng đoàng đoàng! chíu chíu! Ngứa tay, nó vặn hết cỡ âm thanh cặp loa khiến căn phòng khách ngập ngụa tiếng súng, tiếng ngựa hí, tiếng thắng dây cương, tiếng người ngã ngựa, cứ y như rạp hát đang chiếu phim cao bồi Clint Eastwood.
Nhưng mặc cho con gái khóc trong phòng ngủ, mặc cho thằng Bòn bắn súng đùng đùng trong căn phòng khách, vợ trong bếp vẫn đang thi đua chơi trò lì với chồng; tiếp tục ngậm miệng, giả điếc, phớt tỉnh ăng lê.
Thấy vợ mặt lì, máu lì của chồng tự nhiên sôi âm ẩm, rồi nhanh chóng chuyển sang sôi sùng sục, sau cùng bốc hơi nổi bọt từng cục ùng ục. Thế là chồng mở dây cương dẫn chú ngựa tự ái ra sân thi lì với vợ; tiếp tục cầm búa giơ cao đóng mạnh đinh sắt lên mái ngói.
Tiếng đinh sắc nhọn cốp cốp lại đâm thông thốc xoáy tròn vào màng nhĩ của vợ. Biết chồng đang gửi thông điệp “lì”, thoạt tiên vợ bịt hai tai lại, nhưng nghĩ ngợi sao đó, lại bỏ hai tay xuống làm mặt tỉnh bơ tiếp tục nấu nướng.
Chồng đã tính tiếp đua lì với vợ, xem coi đường trường ngựa chiến ngựa nào lì hơn. Bất chợt chồng nhớ lại chương trình cấm phòng Mùa Vọng chủ đề Tỉnh Thức tuần trước. Bữa đó, cha Giảng Phòng nhắc nhở là hãy cẩn thận hãy tỉnh thức, đừng để mùa Vọng, mùa của hy vọng hóa ra mùa mất hy vọng; đừng để công việc trang hoàng nhà cửa, nấu nướng thức ăn, và mua sắm cho mùa Giáng Sinh lấy hết thì giờ đúng ra phải dành cho Chúa Hài Đồng và dành cho những người thân yêu trong gia đình...
Nhớ tới bài giảng tỉnh thức, chồng thở nhè nhẹ muốn bước xuống thang gỗ. Nhưng nhớ tới bộ mặt lì lợm của vợ, tự nhiên chồng lại muốn tiếp tục đua ngựa lì. Chồng lẩm bẩm trong miệng, “Để coi, ai lì hơn ai?”. Nhưng nhớ tới con gái đang khóc khàn cả tiếng trong nhà, chồng gõ nhẹ lên trán hai ba lần, rồi lắc lắc đầu quyết định bước xuống thang đi vô nhà, mặc cho cảm giác khó chịu với chính mình đang dâng cao trong lòng.
Chồng hậm hực mở cửa bước vào phòng ngủ. Nhìn thấy bố, bé Bon ngưng gào. Dường như mủi lòng, con bé từ giọng rè đĩa nhão băng đổi hẳn sang cung nức nở dỗi hờn, “Hu! Hu!”.
Thấy con khóc, tự nhiên chồng quên hết những bực dọc. Bế con lên, chồng nựng yêu con gái,
— U! U! Bé Bon ngoan! Thôi, cho bố xin lỗi. Để bố thay tã cho con gái của bố nhé.
Chồng đổi sang giọng bà già trầu,
— Mèng đéc ơi! Trời thì lạnh teo lại mà con gái rượu của tui lại tè ướt nhem cả người rồi...
Chồng mắng yêu con,
— Bé Bon hư nhé! Bố không chơi với bé Bon nữa.
Được bố thay tã mới, bé Bon khóc nhỏ tiếng lại, giọng bớt hơi điệu ấm ức. Được bố bế vào lòng, bé Bon ngưng hẳn tiếng khóc, cái đầu nho nhỏ lưa thưa những sợi tóc tơ dựa hẳn vào bờ vai trái của bố. Chồng bế con trên tay, một tay vỗ nhè nhẹ lên lưng con gái, miệng ầu ơ ví dầu,
— À ơi, ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi.
Khó đi “bố bế” con đi.
Con đi trường học, “bố” đi trường đời.
Miệng ru con gái, chồng bước chân ra phòng khách, đi thẳng tới bàn máy vi tính, đưa tay ra vặn nhỏ âm thanh dàn máy,
— Bòn hư quá! Con ồn ào điếc tai như vậy, ai chịu cho thấu!
Bị bố mắng cho mấy mắng, thằng Bòn phụng phịu, miệng nhè ra, chuẩn bị mếu. Thấy con mít ướt, chồng giơ một ngón tay cảnh cáo,
— Con mà khóc nhè, con không được chơi game nữa mà bố bắt vô góc nhà vừa quỳ vừa khóc cho con coi.
Mặc cho bố cảnh cáo, thằng Bòn tiếp tục mếu. Chồng giơ ba ngón tay lên cao,
— Bố đếm tới ba mà con vẫn khóc thì đứng dậy bước thẳng vô góc nhà quỳ. Một…
Nghe tiếng bố đếm “Một”, thằng Bòn chưa chịu bỏ cuôc, nhưng quay ngang quay ngửa tìm kiếm đồng minh. Nó mếu máo kêu cứu,
— Mommy? Mommy ơi?
Nhưng mặc cho con gọi, mẹ vẫn im lìm đua lì với bố, không thèm trả lời. Thấy mẹ không hưởng ứng lời kêu cứu SOS, trong khi đó hai ngón tay bố đã đưa lên, miệng bố đã đếm tới “Hai”, thằng Bòn thôi không mếu máo nữa nhưng yên lặng cúi mặt xuống. Thấy thằng Bòn buông hạ Đồ Long đao cải tà quy chánh, chồng thôi không đếm nữa, nhìn ra ngoài sân.
Nhận ra trời mùa đông đã bị màn đêm lờ mờ che phủ, chồng bật công tắc đèn lên. Dưới ngón tay kỳ diệu của chồng, dàn đèn Noel trong nhà và ngoài sân do chồng cất công trang hoàng sau nguyên ngày Chúa Nhật đồng loạt bừng lên ánh sáng. Những bóng đèn điện bám trên những cành cây ngoài sân vườn bắt đầu thay phiên chớp tắt tương tự như điệu luân vũ của những ngôi sao bạc trên nền trời tối đen tháng Mười Hai. Những con nai của Santa Claus ngoài sân cỏ ngẩng lên cúi xuống nhịp nhàng như đang gặm cỏ. Cạnh ngay bên những chú nai là Ông Già Noel mập tròn, trên vai ôm gói quà lớn đang đứng cười tươi. Hàng chữ Merry Christmas treo ngay cửa ngõ dẫn vào căn nhà của hai vợ chồng liên tục chớp tắt đổi sang ba chữ Happy New Year, rồi lại Merry Christmas, rồi lại Happy New Year, cứ thế. Bên trong căn nhà, bóng đèn Giáng Sinh cây Noel chớp tắt sáng rực một góc của căn phòng khách hớp hồn hai anh em thằng Bòn. Cả hai anh em cùng ngẩng đầu lên mở to mắt yên lặng nhìn cây Noel rực rỡ hào quang. Thằng Bòn nhảy lên, bật tiếng,
— Wow! Đẹp quá bố ơi!
Nhìn cây Noel sáng rực, chồng chợt nghĩ tới ánh sáng sao của đêm Noel đầu tiên chiếu sáng rực rỡ hang đá bò lừa của Hài Đồng Giêsu. Đêm đó chỉ có những người chăn chiên trong cánh đồng tỉnh thức, còn bao nhiêu cư dân thôn làng Bethlehem đều ngủ say. Cho nên không lạ chi chẳng có mấy người vào đêm Giáng Sinh đầu tiên có dịp lắng nghe tiếng hát thiên đàng cất cao chào mừng giây phút Con Trời nhập thể. Chồng lẩm bẩm trong miệng,
— Mùa Vọng, mùa tỉnh thức. Mùa Giáng Sinh, mùa thanh bình.
Chồng cảm thấy thích thú, thanh thản nhẹ nhàng. Trong cuộc đua ngựa vừa qua, chồng chịu thua, ghìm lại dây cương lòng tự ái, để vợ vượt qua mặt về hạng nhất. Tay vỗ nhè nhẹ vào lưng bé Bon, chồng nói với chính mình, “Còn ba giây bóng đèn điện nữa. Nhưng thôi, để chiều mai đi làm về, sẽ tiếp tục”. Quay sang thằng Bòn, chồng hỏi con trai một câu thừa thãi,
— Bòn thích không?
Thằng Bòn cười toe toét nhe ra hai hàm răng sữa,
— Con “thít”.
Bố dụ con trai,
— “Thít” thì đi vô phòng tắm. Bố sẽ tắm cho con với em Bon, rồi mình đi ăn cơm nhé.
Thằng Bòn níu kéo,
— Bố ơi, bố hứa rồi đó nghen. Rồi bố cũng phải làm một cái máng cỏ Chúa trong phòng của con đó nhe.
Chồng gật đầu, nói với con mà như nói với vợ,
— Bố hứa! Nhưng mà con thấy không? Mẹ con đang bận nấu cơm với làm bánh Noel cho nhà mình, cho nên bố sẽ tắm cho tụi con nhé. Rồi bố con mình sẽ dọn bàn cơm, vợ chồng con cái cùng ăn cơm chung…
Thấy vợ yên lặng, không nói chi, chồng tiếp tục đổ nước đường cho vợ uống,
— Ăn cơm xong, bố sẽ mình ên dọn dẹp, mình ên lau bàn, mình ên rửa chén. Rửa chén xong, bố sẽ hút bụi, đổ rác cho mẹ con có dịp được nghỉ ngơi, bởi mommy làm việc nguyên cả một ngày Chúa Nhật mệt mỏi rồi…
Vợ vẫn tiếp tục yên lặng, nhưng đôi môi điểm thoáng một nụ cười. Thấy vợ cười, chồng nói,
— Bòn thấy mẹ con cười tươi chưa. Mẹ con mà cười thì đẹp hơn tiên. Thôi đi vô phòng, bố tắm cho cả hai anh em.
Chồng bế con bé Bon đi vô phòng tắm, thằng Bòn đi theo sau. Vừa đi chồng vừa nghêu ngao hát, “Từ trần gian con ngước trông lên Chúa ơi. Cầu xin hãy mưa đấng Thiên Sai Chúa ơi, nghe lời van thiết tha”.
www.nguyentrungtay.com
□ Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.
Trời cuối tháng Mười Hai, Giáng Sinh quay về ghé thăm địa cầu khiến đất và trời rùng mình buốt lạnh. Trời Đông tái xám buồn. Gió rít lành lạnh thổi qua khung cửa. Mây tuyết nặng chĩu như muốn buông mình rơi xuống bôi trắng đất đen giờ này héo úa vàng vàng màu cỏ. Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, Giáng Sinh lại về. Tiếng khóc ngây thơ đâu đây lanh lảnh cất lên nhắc nhở tiếng khóc hài nhi máng cỏ năm nào.
Từ trong nhà bếp vợ cất tiếng gọi chồng,
— Anh ơi! Bé Bon đang khóc…
Đáp trả tiếng vợ gọi, bên ngoài sân vườn vẫn là lao xao tiếng gió thổi.
Vợ liếc nhìn ra sân, lại cất tiếng gọi,
— Anh! Bé Bon khóc!
Vợ nhắc nhở,
— Em đang nấu ăn trong bếp!
Vợ tiếp tục gọi, nhưng sân vườn vẫn không lay động bóng dáng ngoại trừ tiếng đinh tiếng búa vang xa côm cốp.
Vợ thôi không nhồi bột, nhìn ngó ra sân. Vợ quyết định… Mặc cho đôi tay bị kem của bánh bông lang phủ kín, mặc cho gió lạnh chiều đông thổi hắt vào làn da đỏ hồng hồng bởi bếp lửa, vợ bước thẳng ra sân vườn. Thấy chồng đứng trên thang gỗ cạnh mái nhà, tay cầm đinh, tay cầm búa, vợ giọng cáu gắt,
— Anh! Em gọi anh lần này là lần thứ ba rồi. Con Bon nó vừa thức dậy, tè ướt cả người...
Vợ giải thích,
— Em đang bận nấu cơm và làm bánh Noel cho cả nhà...
Vợ năn nỉ,
— Anh vô phòng thay tã cho con hộ em đi…
Không nhìn vợ, chồng chép miệng, dáng vẻ ngần ngừ,
— Ừ! Thì cứ vô nhà trước đi…
Cau mặt, vợ cương quyết,
— Anh! Em nói thêm một lần nữa thôi. Bé Bon nó tè ướt hết cả người rồi. Em để cho anh toàn quyền quyết định đó. Anh muốn con mình bị ướt lạnh bị cảm cúm thì tùy...
Vợ xoay lưng bước thẳng một mạch vô nhà,
— Em hứa em sẽ không nói gì thêm nữa đâu.
Nhìn mái nhà, chồng nhận ra những ngọn đèn Giáng Sinh màu trắng đã bám phủ gần kín mái ngói. Chỉ cần đóng thêm mấy cái đinh sắt, chạy thêm ba giây bóng đèn nữa thôi, mái nhà sẽ được phủ kín bởi những ngọn đèn sao Giáng Sinh. Đêm đêm đèn bật lên, căn nhà sẽ bừng sáng rực rỡ, lấp lánh hào quang như hang lừa Bêlem vào đêm mầu nhiệm.
Chồng bâng quơ nghĩ ngợi…
Trong khi đó, tiếng khóc bé Bon tiếp tục lảnh lót gào thét bay cao dội vang thông thốc. Chưa hết, trong phòng khách, thằng Bòn đang ngồi chơi game điện tử bắn súng đoàng đoàng! chíu chíu! Ngứa tay, nó vặn hết cỡ âm thanh cặp loa khiến căn phòng khách ngập ngụa tiếng súng, tiếng ngựa hí, tiếng thắng dây cương, tiếng người ngã ngựa, cứ y như rạp hát đang chiếu phim cao bồi Clint Eastwood.
Nhưng mặc cho con gái khóc trong phòng ngủ, mặc cho thằng Bòn bắn súng đùng đùng trong căn phòng khách, vợ trong bếp vẫn đang thi đua chơi trò lì với chồng; tiếp tục ngậm miệng, giả điếc, phớt tỉnh ăng lê.
Thấy vợ mặt lì, máu lì của chồng tự nhiên sôi âm ẩm, rồi nhanh chóng chuyển sang sôi sùng sục, sau cùng bốc hơi nổi bọt từng cục ùng ục. Thế là chồng mở dây cương dẫn chú ngựa tự ái ra sân thi lì với vợ; tiếp tục cầm búa giơ cao đóng mạnh đinh sắt lên mái ngói.
Tiếng đinh sắc nhọn cốp cốp lại đâm thông thốc xoáy tròn vào màng nhĩ của vợ. Biết chồng đang gửi thông điệp “lì”, thoạt tiên vợ bịt hai tai lại, nhưng nghĩ ngợi sao đó, lại bỏ hai tay xuống làm mặt tỉnh bơ tiếp tục nấu nướng.
Chồng đã tính tiếp đua lì với vợ, xem coi đường trường ngựa chiến ngựa nào lì hơn. Bất chợt chồng nhớ lại chương trình cấm phòng Mùa Vọng chủ đề Tỉnh Thức tuần trước. Bữa đó, cha Giảng Phòng nhắc nhở là hãy cẩn thận hãy tỉnh thức, đừng để mùa Vọng, mùa của hy vọng hóa ra mùa mất hy vọng; đừng để công việc trang hoàng nhà cửa, nấu nướng thức ăn, và mua sắm cho mùa Giáng Sinh lấy hết thì giờ đúng ra phải dành cho Chúa Hài Đồng và dành cho những người thân yêu trong gia đình...
Nhớ tới bài giảng tỉnh thức, chồng thở nhè nhẹ muốn bước xuống thang gỗ. Nhưng nhớ tới bộ mặt lì lợm của vợ, tự nhiên chồng lại muốn tiếp tục đua ngựa lì. Chồng lẩm bẩm trong miệng, “Để coi, ai lì hơn ai?”. Nhưng nhớ tới con gái đang khóc khàn cả tiếng trong nhà, chồng gõ nhẹ lên trán hai ba lần, rồi lắc lắc đầu quyết định bước xuống thang đi vô nhà, mặc cho cảm giác khó chịu với chính mình đang dâng cao trong lòng.
Chồng hậm hực mở cửa bước vào phòng ngủ. Nhìn thấy bố, bé Bon ngưng gào. Dường như mủi lòng, con bé từ giọng rè đĩa nhão băng đổi hẳn sang cung nức nở dỗi hờn, “Hu! Hu!”.
Thấy con khóc, tự nhiên chồng quên hết những bực dọc. Bế con lên, chồng nựng yêu con gái,
— U! U! Bé Bon ngoan! Thôi, cho bố xin lỗi. Để bố thay tã cho con gái của bố nhé.
Chồng đổi sang giọng bà già trầu,
— Mèng đéc ơi! Trời thì lạnh teo lại mà con gái rượu của tui lại tè ướt nhem cả người rồi...
Chồng mắng yêu con,
— Bé Bon hư nhé! Bố không chơi với bé Bon nữa.
Được bố thay tã mới, bé Bon khóc nhỏ tiếng lại, giọng bớt hơi điệu ấm ức. Được bố bế vào lòng, bé Bon ngưng hẳn tiếng khóc, cái đầu nho nhỏ lưa thưa những sợi tóc tơ dựa hẳn vào bờ vai trái của bố. Chồng bế con trên tay, một tay vỗ nhè nhẹ lên lưng con gái, miệng ầu ơ ví dầu,
— À ơi, ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi.
Khó đi “bố bế” con đi.
Con đi trường học, “bố” đi trường đời.
Miệng ru con gái, chồng bước chân ra phòng khách, đi thẳng tới bàn máy vi tính, đưa tay ra vặn nhỏ âm thanh dàn máy,
— Bòn hư quá! Con ồn ào điếc tai như vậy, ai chịu cho thấu!
Bị bố mắng cho mấy mắng, thằng Bòn phụng phịu, miệng nhè ra, chuẩn bị mếu. Thấy con mít ướt, chồng giơ một ngón tay cảnh cáo,
— Con mà khóc nhè, con không được chơi game nữa mà bố bắt vô góc nhà vừa quỳ vừa khóc cho con coi.
Mặc cho bố cảnh cáo, thằng Bòn tiếp tục mếu. Chồng giơ ba ngón tay lên cao,
— Bố đếm tới ba mà con vẫn khóc thì đứng dậy bước thẳng vô góc nhà quỳ. Một…
Nghe tiếng bố đếm “Một”, thằng Bòn chưa chịu bỏ cuôc, nhưng quay ngang quay ngửa tìm kiếm đồng minh. Nó mếu máo kêu cứu,
— Mommy? Mommy ơi?
Nhưng mặc cho con gọi, mẹ vẫn im lìm đua lì với bố, không thèm trả lời. Thấy mẹ không hưởng ứng lời kêu cứu SOS, trong khi đó hai ngón tay bố đã đưa lên, miệng bố đã đếm tới “Hai”, thằng Bòn thôi không mếu máo nữa nhưng yên lặng cúi mặt xuống. Thấy thằng Bòn buông hạ Đồ Long đao cải tà quy chánh, chồng thôi không đếm nữa, nhìn ra ngoài sân.
Nhận ra trời mùa đông đã bị màn đêm lờ mờ che phủ, chồng bật công tắc đèn lên. Dưới ngón tay kỳ diệu của chồng, dàn đèn Noel trong nhà và ngoài sân do chồng cất công trang hoàng sau nguyên ngày Chúa Nhật đồng loạt bừng lên ánh sáng. Những bóng đèn điện bám trên những cành cây ngoài sân vườn bắt đầu thay phiên chớp tắt tương tự như điệu luân vũ của những ngôi sao bạc trên nền trời tối đen tháng Mười Hai. Những con nai của Santa Claus ngoài sân cỏ ngẩng lên cúi xuống nhịp nhàng như đang gặm cỏ. Cạnh ngay bên những chú nai là Ông Già Noel mập tròn, trên vai ôm gói quà lớn đang đứng cười tươi. Hàng chữ Merry Christmas treo ngay cửa ngõ dẫn vào căn nhà của hai vợ chồng liên tục chớp tắt đổi sang ba chữ Happy New Year, rồi lại Merry Christmas, rồi lại Happy New Year, cứ thế. Bên trong căn nhà, bóng đèn Giáng Sinh cây Noel chớp tắt sáng rực một góc của căn phòng khách hớp hồn hai anh em thằng Bòn. Cả hai anh em cùng ngẩng đầu lên mở to mắt yên lặng nhìn cây Noel rực rỡ hào quang. Thằng Bòn nhảy lên, bật tiếng,
— Wow! Đẹp quá bố ơi!
Nhìn cây Noel sáng rực, chồng chợt nghĩ tới ánh sáng sao của đêm Noel đầu tiên chiếu sáng rực rỡ hang đá bò lừa của Hài Đồng Giêsu. Đêm đó chỉ có những người chăn chiên trong cánh đồng tỉnh thức, còn bao nhiêu cư dân thôn làng Bethlehem đều ngủ say. Cho nên không lạ chi chẳng có mấy người vào đêm Giáng Sinh đầu tiên có dịp lắng nghe tiếng hát thiên đàng cất cao chào mừng giây phút Con Trời nhập thể. Chồng lẩm bẩm trong miệng,
— Mùa Vọng, mùa tỉnh thức. Mùa Giáng Sinh, mùa thanh bình.
Chồng cảm thấy thích thú, thanh thản nhẹ nhàng. Trong cuộc đua ngựa vừa qua, chồng chịu thua, ghìm lại dây cương lòng tự ái, để vợ vượt qua mặt về hạng nhất. Tay vỗ nhè nhẹ vào lưng bé Bon, chồng nói với chính mình, “Còn ba giây bóng đèn điện nữa. Nhưng thôi, để chiều mai đi làm về, sẽ tiếp tục”. Quay sang thằng Bòn, chồng hỏi con trai một câu thừa thãi,
— Bòn thích không?
Thằng Bòn cười toe toét nhe ra hai hàm răng sữa,
— Con “thít”.
Bố dụ con trai,
— “Thít” thì đi vô phòng tắm. Bố sẽ tắm cho con với em Bon, rồi mình đi ăn cơm nhé.
Thằng Bòn níu kéo,
— Bố ơi, bố hứa rồi đó nghen. Rồi bố cũng phải làm một cái máng cỏ Chúa trong phòng của con đó nhe.
Chồng gật đầu, nói với con mà như nói với vợ,
— Bố hứa! Nhưng mà con thấy không? Mẹ con đang bận nấu cơm với làm bánh Noel cho nhà mình, cho nên bố sẽ tắm cho tụi con nhé. Rồi bố con mình sẽ dọn bàn cơm, vợ chồng con cái cùng ăn cơm chung…
Thấy vợ yên lặng, không nói chi, chồng tiếp tục đổ nước đường cho vợ uống,
— Ăn cơm xong, bố sẽ mình ên dọn dẹp, mình ên lau bàn, mình ên rửa chén. Rửa chén xong, bố sẽ hút bụi, đổ rác cho mẹ con có dịp được nghỉ ngơi, bởi mommy làm việc nguyên cả một ngày Chúa Nhật mệt mỏi rồi…
Vợ vẫn tiếp tục yên lặng, nhưng đôi môi điểm thoáng một nụ cười. Thấy vợ cười, chồng nói,
— Bòn thấy mẹ con cười tươi chưa. Mẹ con mà cười thì đẹp hơn tiên. Thôi đi vô phòng, bố tắm cho cả hai anh em.
Chồng bế con bé Bon đi vô phòng tắm, thằng Bòn đi theo sau. Vừa đi chồng vừa nghêu ngao hát, “Từ trần gian con ngước trông lên Chúa ơi. Cầu xin hãy mưa đấng Thiên Sai Chúa ơi, nghe lời van thiết tha”.
www.nguyentrungtay.com
Giấc mơ bay
Hiền Lâm
07:29 11/12/2010
Giữa đêm buồn, trời mùa đông lạnh giá
Thiếp giấc nồng, đêm dài, ngả canh hai
Tôi chiêm bao: mơ mộng… giấc thiệt dài
Ngược thời gian tìm về Ngày Sáng Thế:
Tôi bơ vơ tìm địa đàng nguyên thủy
Kiếm cội nguồn nơi nguyên tổ phát sinh
Tìm cây xanh: muôn hoa ngọt trái lành
Và trái cây biết điều lành điều dữ…
Tôi buồn rầu nhìn địa đàng dang dở
Cây “trường sanh bất tử” có còn đâu,
Không trái ngon… chỉ còn đất bạc màu
Bao thú muông… trốn về đâu chẳng rõ?
Và A-đam, E-và đâu còn nữa,
Thầm trách hờn nguyên tổ dại kiêu căng
Muốn cao sang ngang sánh Đấng Vĩnh Hằng
Để tội đời làm tiêu tan tất cả.
Giấc mơ bay… lại giấc mơ kỳ lạ:
Đưa tôi vào nơi hoang dã đồng hoang
Thôn Bêlem trong lạnh giá đêm trường
Tiếng dế kêu… đám mục đồng canh thức.
Bỗng từ đâu: tiếng sứ thần ca hát
Lời “vinh danh Thiên chúa chốn cung trời
Và bình an cho nhân loại khắp nơi”
Hoà tiếng chuông giao thời vang rộn rã.
Tôi giật mình trước những điều kỳ lạ
Khi nhìn vào một hang đá nhỏ xinh
Có ánh sao chiếu sáng khóm đùng đình
Từ trong hang một vầng hồng toả rạng,
Một trẻ thơ mới sinh nằm trong máng,
Một mẹ hiền quỳ chiêm ngắm niệm suy,
Một người cha nhóm lửa… ấm Hài Nhi
Mấy chú lừa con thở làn hơi ấm…
Tôi cung chiêm và thì thầm tự hỏi:
Cảnh địa đàng… có phải đã tái sinh?
A-đam mới phải chăng đã thành hình?
E-và mới nay lại là Mẫu Thánh?
Trong trí tôi vọng lên lời Kinh Thánh
Này Ngôi Hai – Cứu Chúa đã hạ sinh
Đầy khiêm nhu, mang lấy kiếp tội tình,
Chính Ngài là cây Trường Sinh Bất Tử.
Vườn địa đàng nay là hang đá nhỏ,
Aùnh sao đông thay tinh tú muôn trùng
Maria – Eva mới khiêm nhường
Đám lừa chiên thay muôn ngàn muông thú.
Tôi vui quá và vỗ tay mừng rỡ
Nào ngờ đâu đụng phải bức tường thưa
Bừng tỉnh dậy tôi mới biết mình mơ
Kinh ngạc quá! Ôi giấc mơ kỳ diệu!
Thiếp giấc nồng, đêm dài, ngả canh hai
Tôi chiêm bao: mơ mộng… giấc thiệt dài
Ngược thời gian tìm về Ngày Sáng Thế:
Tôi bơ vơ tìm địa đàng nguyên thủy
Kiếm cội nguồn nơi nguyên tổ phát sinh
Tìm cây xanh: muôn hoa ngọt trái lành
Và trái cây biết điều lành điều dữ…
Tôi buồn rầu nhìn địa đàng dang dở
Cây “trường sanh bất tử” có còn đâu,
Không trái ngon… chỉ còn đất bạc màu
Bao thú muông… trốn về đâu chẳng rõ?
Và A-đam, E-và đâu còn nữa,
Thầm trách hờn nguyên tổ dại kiêu căng
Muốn cao sang ngang sánh Đấng Vĩnh Hằng
Để tội đời làm tiêu tan tất cả.
Giấc mơ bay… lại giấc mơ kỳ lạ:
Đưa tôi vào nơi hoang dã đồng hoang
Thôn Bêlem trong lạnh giá đêm trường
Tiếng dế kêu… đám mục đồng canh thức.
Bỗng từ đâu: tiếng sứ thần ca hát
Lời “vinh danh Thiên chúa chốn cung trời
Và bình an cho nhân loại khắp nơi”
Hoà tiếng chuông giao thời vang rộn rã.
Tôi giật mình trước những điều kỳ lạ
Khi nhìn vào một hang đá nhỏ xinh
Có ánh sao chiếu sáng khóm đùng đình
Từ trong hang một vầng hồng toả rạng,
Một trẻ thơ mới sinh nằm trong máng,
Một mẹ hiền quỳ chiêm ngắm niệm suy,
Một người cha nhóm lửa… ấm Hài Nhi
Mấy chú lừa con thở làn hơi ấm…
Tôi cung chiêm và thì thầm tự hỏi:
Cảnh địa đàng… có phải đã tái sinh?
A-đam mới phải chăng đã thành hình?
E-và mới nay lại là Mẫu Thánh?
Trong trí tôi vọng lên lời Kinh Thánh
Này Ngôi Hai – Cứu Chúa đã hạ sinh
Đầy khiêm nhu, mang lấy kiếp tội tình,
Chính Ngài là cây Trường Sinh Bất Tử.
Vườn địa đàng nay là hang đá nhỏ,
Aùnh sao đông thay tinh tú muôn trùng
Maria – Eva mới khiêm nhường
Đám lừa chiên thay muôn ngàn muông thú.
Tôi vui quá và vỗ tay mừng rỡ
Nào ngờ đâu đụng phải bức tường thưa
Bừng tỉnh dậy tôi mới biết mình mơ
Kinh ngạc quá! Ôi giấc mơ kỳ diệu!
Ngôi sao Giáng sinh
Trầm Thiên Thu
07:30 11/12/2010
Đây là Giáng sinh đầu tiên Bà Nội vắng Ông Nội, à chúng tôi đã hứa với Ông Nội trước khi Ông Nội qua đời rằn chúng tôi sẽ tạo cho Bà lễ Giáng sinh tuyệt vời. Khi Ba Mẹ tôi, ba người em gái và tôi đến căn nhà nhỏ của Bà Nội ở núi Blue Ridge thuộc Bắc Carolina, chúng tôi thấy Bà Nội suốt đêm chờ chúng tôi đến từ Texas. Sau khi ôm nhau hạnh phúc, Donna, Karen, Kristi và tôi chạy ùa vô nhà. Căn nhà có vẻ trống vắng khi vắng bóng Ông Nội, chúng tôi biết đến lúc chúng tôi tạo lễ Giáng sinh này đặc biệt đối với Bà Nội.
Ông luôn nói rằng cây Noel là vật trang trí quan trọng nhất. Vì vậy chúng tôi cùng trang trí cây Noel đẹp vẫn được giữ trong nhà kho của Ông Nội. Cây Noel nhìn rất đẹp. Nhiều đồ trang trí cũng được cất giữ cẩn thận với cây Noel, nhiều thứ có từ khi Ba tôi còn nhỏ. Khi mỗi người chúng tôi mở quà của mình, Bà Nội kể một câu chuyện. Mẹ tôi treo lên cây Noel những bóng đèn trắng và những dây băng đỏ, các em và tôi cẩn thận treo các vật trang trí lên cây Noel. Cuối cùng, Ông Già Noel đã làm vinh dự cho cây Noel.
Chúng tôi lùi ra để chiêm ngưỡng “tác phẩm” của mình. Đối với chúng tôi, nó nhìn tuyệt vời, đẹp như cây Noel ở Trung tâm Rockefeller vậy. Nhưng vẫn thiếu điều gì đó.
Tôi hỏi: “Ngôi sao của Bà Nội đâu?”. Ngôi sao là vật yêu quý nhất của Bà Nội. Bà Nội vừa tìm trong các hộp vừa nói: “Quái thật! Nó ở đây kia mà. Ông Nội của các con luôn gói mọi thứ cẩn thận khi dọn dẹp cây Noel mà”.
Chúng tôi tìm hết các hộp cũng thấy ngôi sao đâu, mắt Bà Nội rưng rưng. Đây hẳn không là vật trang trí bình thường, ngôi sao vàng phủ đồ trang sức màu sắc và đèn xanh chớp nháy. Vả lại, Ông Nội đã tặng Bà Nội khoảng 50 năm trước, dịp lễ Giáng sinh đầu tiên sống đời phu thê. Bây giờ là lễ Giáng sinh đầu tiên không có Ông Nội, ngôi sao cũng biến mất.
Tôi an ủi: “Bà Nội đừng lo. Chúng con sẽ tìm cho Bà Nội”. Mấy chị em tôi cùng tìm. Donna nói: “Mình tìm trong kho xem. Có thể chiếc hộp khuất đâu đó”. Nghe có vẻ hợp lý nên chúng tôi đứng lên ghế và tìm khắp nhà kho. Chúng tôi thấy cuốn sổ cũ của Ông Nội, những tấm hình chụp người thân, những tấm thiệp Giáng sinh cũ, cả những chiếc áo dạ tiệc và các hộp đựng đồ trang sức, nhưng không thấy ngôi sao. Chúng tôi tìm cả dưới gầm giường và trên các kệ, hết bên trong ra bên ngoài cũng không thấy gì. Chúng tôi mệt đừ. Bà Nội có vẻ thất vọng dù Bà Nội cố gắng không để lộ ra.
Kristi đề nghị: “Chúng ta mua một ngôi sao mới vậy”. Bà Nội nói ngay: “Không. Năm nay chúng ta không có ngôi sao”. Lúc này, bên ngoài trời đã tối. Đến giờ đi ngủ vì Ông Già Noel sẽ đến sớm. Chúng tôi nằm trên giường, bên ngoài tuyết rơi lặng lẽ.
Sáng hôm sau, các em và tôi thức dậy sớm vì đó là thói quen của chúng tôi vào ngày lễ Giáng sinh. Đầu tiên, để xem Ông Già Noel đã để gì dưới cây Noel, sau đó tìm ngôi sao Giáng sinh trên trời. Sau bữa điểm tâm truyền thống với bánh táo, cả gia đình cùng mở quà. Ông Già Noel đã đem đến cho tôi món quà mà tôi thích là Lò Nướng Bánh, còn Donna được Búp-bê. Karen vui mừng vì được chiếc xe độc mã, còn Kristi được bộ tách trà bằng sứ. Ba tôi có nhiệm vụ phát quà để mọi người đều có quà cùng mở ra.
Ba nói với giọng rất lạ: “Món quà cuối cùng dành cho Bà là của Ông”. Bà Nội ngạc nhiên: “Của ai?”. Mẹ tôi giải thích: “Con thấy món quà đó ở trong nhà kho khi chúng con lấy cây Noel xuống. Nó được gói kỹ và con đặt nó dưới cây Noel. Con nghĩ đó là quà của Mẹ”. Karen hối: “Mau mở ra đi!”.
Tay Bà Nội run run mở quà. Mặt Bà Nội tươi hẳn khi mở lớp giấy và lấy ra một ngôi sao vàng chói. Có giấy ghi chú bên dưới. Giọng run run khi Bà Nội đọc cho cả nhà nghe:
Đừng giận tôi, Bà xã nhé! Tôi làm bể ngôi sao của Bà khi dọn dẹp đồ trang trí, và tôi không dám cho Bà biết. Dù đó là lúc mua ngôi sao mới tôi vẫn hy vọng nó mang lại cho Bà nhiều niềm vui như ngôi sao đầu tiên. Chúc mừng Giáng sinh Bà xã.
Yêu Bà nhiều,
Bryant
Thế nên cây Noel của Bà Nội có một ngôi sao, ngôi sao này diễn tả tình yêu của Ông Bà Nội tôi dành cho nhau. Điều đó đã mang lại cho Ông Nội tôi một nơi dành cho lễ Giáng sinh trong mỗi trái tim chúng tôi và làm thành lễ Giáng sinh tuyệt vời nhất chưa từng có!
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Ông luôn nói rằng cây Noel là vật trang trí quan trọng nhất. Vì vậy chúng tôi cùng trang trí cây Noel đẹp vẫn được giữ trong nhà kho của Ông Nội. Cây Noel nhìn rất đẹp. Nhiều đồ trang trí cũng được cất giữ cẩn thận với cây Noel, nhiều thứ có từ khi Ba tôi còn nhỏ. Khi mỗi người chúng tôi mở quà của mình, Bà Nội kể một câu chuyện. Mẹ tôi treo lên cây Noel những bóng đèn trắng và những dây băng đỏ, các em và tôi cẩn thận treo các vật trang trí lên cây Noel. Cuối cùng, Ông Già Noel đã làm vinh dự cho cây Noel.
Chúng tôi lùi ra để chiêm ngưỡng “tác phẩm” của mình. Đối với chúng tôi, nó nhìn tuyệt vời, đẹp như cây Noel ở Trung tâm Rockefeller vậy. Nhưng vẫn thiếu điều gì đó.
Tôi hỏi: “Ngôi sao của Bà Nội đâu?”. Ngôi sao là vật yêu quý nhất của Bà Nội. Bà Nội vừa tìm trong các hộp vừa nói: “Quái thật! Nó ở đây kia mà. Ông Nội của các con luôn gói mọi thứ cẩn thận khi dọn dẹp cây Noel mà”.
Chúng tôi tìm hết các hộp cũng thấy ngôi sao đâu, mắt Bà Nội rưng rưng. Đây hẳn không là vật trang trí bình thường, ngôi sao vàng phủ đồ trang sức màu sắc và đèn xanh chớp nháy. Vả lại, Ông Nội đã tặng Bà Nội khoảng 50 năm trước, dịp lễ Giáng sinh đầu tiên sống đời phu thê. Bây giờ là lễ Giáng sinh đầu tiên không có Ông Nội, ngôi sao cũng biến mất.
Tôi an ủi: “Bà Nội đừng lo. Chúng con sẽ tìm cho Bà Nội”. Mấy chị em tôi cùng tìm. Donna nói: “Mình tìm trong kho xem. Có thể chiếc hộp khuất đâu đó”. Nghe có vẻ hợp lý nên chúng tôi đứng lên ghế và tìm khắp nhà kho. Chúng tôi thấy cuốn sổ cũ của Ông Nội, những tấm hình chụp người thân, những tấm thiệp Giáng sinh cũ, cả những chiếc áo dạ tiệc và các hộp đựng đồ trang sức, nhưng không thấy ngôi sao. Chúng tôi tìm cả dưới gầm giường và trên các kệ, hết bên trong ra bên ngoài cũng không thấy gì. Chúng tôi mệt đừ. Bà Nội có vẻ thất vọng dù Bà Nội cố gắng không để lộ ra.
Kristi đề nghị: “Chúng ta mua một ngôi sao mới vậy”. Bà Nội nói ngay: “Không. Năm nay chúng ta không có ngôi sao”. Lúc này, bên ngoài trời đã tối. Đến giờ đi ngủ vì Ông Già Noel sẽ đến sớm. Chúng tôi nằm trên giường, bên ngoài tuyết rơi lặng lẽ.
Sáng hôm sau, các em và tôi thức dậy sớm vì đó là thói quen của chúng tôi vào ngày lễ Giáng sinh. Đầu tiên, để xem Ông Già Noel đã để gì dưới cây Noel, sau đó tìm ngôi sao Giáng sinh trên trời. Sau bữa điểm tâm truyền thống với bánh táo, cả gia đình cùng mở quà. Ông Già Noel đã đem đến cho tôi món quà mà tôi thích là Lò Nướng Bánh, còn Donna được Búp-bê. Karen vui mừng vì được chiếc xe độc mã, còn Kristi được bộ tách trà bằng sứ. Ba tôi có nhiệm vụ phát quà để mọi người đều có quà cùng mở ra.
Ba nói với giọng rất lạ: “Món quà cuối cùng dành cho Bà là của Ông”. Bà Nội ngạc nhiên: “Của ai?”. Mẹ tôi giải thích: “Con thấy món quà đó ở trong nhà kho khi chúng con lấy cây Noel xuống. Nó được gói kỹ và con đặt nó dưới cây Noel. Con nghĩ đó là quà của Mẹ”. Karen hối: “Mau mở ra đi!”.
Tay Bà Nội run run mở quà. Mặt Bà Nội tươi hẳn khi mở lớp giấy và lấy ra một ngôi sao vàng chói. Có giấy ghi chú bên dưới. Giọng run run khi Bà Nội đọc cho cả nhà nghe:
Đừng giận tôi, Bà xã nhé! Tôi làm bể ngôi sao của Bà khi dọn dẹp đồ trang trí, và tôi không dám cho Bà biết. Dù đó là lúc mua ngôi sao mới tôi vẫn hy vọng nó mang lại cho Bà nhiều niềm vui như ngôi sao đầu tiên. Chúc mừng Giáng sinh Bà xã.
Yêu Bà nhiều,
Bryant
Thế nên cây Noel của Bà Nội có một ngôi sao, ngôi sao này diễn tả tình yêu của Ông Bà Nội tôi dành cho nhau. Điều đó đã mang lại cho Ông Nội tôi một nơi dành cho lễ Giáng sinh trong mỗi trái tim chúng tôi và làm thành lễ Giáng sinh tuyệt vời nhất chưa từng có!
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Chúa nhật màu hồng
Ngô xuân Tịnh, CVK
21:56 11/12/2010
Hôm nay lễ phục màu hồng
Hoa tươi khoe sắc cõi lòng hân hoan
Vì điều mong đợi đến gần
Con đường mong đợi bớt gần độ xa
Vào thời thế kỷ xa xưa
Sống trong khổ chế thiết tha nguyện cầu
Mong ngày Chúa đến chờ lâu
Ăn chay khổ hạnh thấm vào xác thân
Mẹ hiền giáo hội ân cần
Giữ cho con cái tinh thần vững tin
Nhắc rằng Chúa đã đến gần
Mỗi con tim nốt nhạc mừng hân hoan
Sứ ngôn nhắc nhở Si-on
Chúa ngươi sắp đến ngươi còn sợ chi
Vui cười ca hát lên đi
Gia-liêm trinh nữ bước đi nhảy mừng
Chúa ngươi là Đấng tín trung
Dẫn đưa dân thoát khỏi vùng khổ đau
Gio-an Tẩy Giả mở đầu
Ăn năn thống hối khẩn cầu Chúa ban
Hồng ân cứu độ đến gần
Canh tân sửa đổi tâm hồn thẳm sâu
Chia cơm sẻ áo cho nhau
Công bình chính trực trong khâu xủ đời
Thành con người mới đón mời
Ngôi Hai Cứu Chúa ngự nơi cõi lòng
Mùa hy vọng bắc cầu vồng
Hồng ân cứu độ sáng trưng muôn nhà
Hòa bình công lý chói lòa
Trần gian vui hưởng chan hòa phúc vinh
Hoa tươi khoe sắc cõi lòng hân hoan
Vì điều mong đợi đến gần
Con đường mong đợi bớt gần độ xa
Vào thời thế kỷ xa xưa
Sống trong khổ chế thiết tha nguyện cầu
Mong ngày Chúa đến chờ lâu
Ăn chay khổ hạnh thấm vào xác thân
Mẹ hiền giáo hội ân cần
Giữ cho con cái tinh thần vững tin
Nhắc rằng Chúa đã đến gần
Mỗi con tim nốt nhạc mừng hân hoan
Sứ ngôn nhắc nhở Si-on
Chúa ngươi sắp đến ngươi còn sợ chi
Vui cười ca hát lên đi
Gia-liêm trinh nữ bước đi nhảy mừng
Chúa ngươi là Đấng tín trung
Dẫn đưa dân thoát khỏi vùng khổ đau
Gio-an Tẩy Giả mở đầu
Ăn năn thống hối khẩn cầu Chúa ban
Hồng ân cứu độ đến gần
Canh tân sửa đổi tâm hồn thẳm sâu
Chia cơm sẻ áo cho nhau
Công bình chính trực trong khâu xủ đời
Thành con người mới đón mời
Ngôi Hai Cứu Chúa ngự nơi cõi lòng
Mùa hy vọng bắc cầu vồng
Hồng ân cứu độ sáng trưng muôn nhà
Hòa bình công lý chói lòa
Trần gian vui hưởng chan hòa phúc vinh