Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 11/12: Thái độ đón nhận Chúa. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:43 10/12/2021
PHÚC ÂM: Mt 17, 10-13
“Elia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi xuống núi, các môn đệ hỏi Chúa Giêsu rằng: “Tại sao các luật sĩ lại nói Elia phải đến trước đã?” Chúa Giêsu trả lời: “Thật Elia phải đến để chấn hưng mọi sự. Và Thầy bảo các con, Elia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông, nhưng đã đối xử với ông như ý họ. Cũng vậy, Con Người sẽ phải đau khổ bởi họ”. Bấy giờ các môn đệ hiểu Chúa Giêsu nói với họ về Gioan Tẩy Giả.
Ðó là lời Chúa.
Phải làm gì ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:03 10/12/2021
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C
PHẢI LÀM GÌ?
Trả lời cho câu hỏi của cả đám đông dân chúng đủ mọi thành phần đang tỏ lòng sám hối: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?", thánh Gioan đưa ra những đề nghị phù hợp cho từng đối tượng :
- Vời đám đông dân chúng, thánh Gioan dạy: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”;
- Người thu thuế, Thánh Gioan dạy: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi”;
- Quân nhân, thánh Gioan dạy: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình”;
Những câu trả lời sát hoàn cảnh của người nghe, cho thấy thánh Gioan rất mực thẳng thắn và thực tế. Bổn phận của từng người, theo từng giai cấp, từng loại ngành nghề..., cứ thế mà sống đúng lương tâm của mình theo cấp bậc và ngành nghề mình đang đảm trách.
Mỗi người cứ thánh thiện trong vai trò, trong môi trường, trong thừa tác vụ, trong tương quan, trong nếp sống... mà mình đang có, đang mang vác là được, không cần đổi địa vị, không cần đổi nghề nghiệp, không cần chạy khỏi thành phố hay lách lên rừng..., miễn là ai ai cũng sống yêu thương, lương thiện, biết nghĩ cho nhau, biết đặt mình vào hoàn cảnh của nhau để sống cho phù hợp, sống cho đúng mức của một người anh em giữa các anh em...
Tuyệt nhiên, trong các đề nghị của mình, không có bất cứ lời mời gọi nào thánh Gioan đòi phải đọc kinh thật nhiều, hay phải siêng năng viếng đền thờ, hoặc đọc kinh cầu nguyện ở hội đường..., dù đó là những việc đạo đức cần thiết.
Thực ra, thánh Gioan không phi bác tất cả mọi hình thức cầu nguyện, Điều cốt yếu thánh Gioan nêu lên là phải thể hiện đức tin một cách cụ thể bằng hành động thiết thực với anh em đồng lọai: "Ai có hai áo hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy".
Qua đó, thánh nhân đòi mỗi người phải luôn ý thức rằng, đã yêu mến Chúa thì phải yêu, phải đón nhận con người. Từng người xung quanh là hình ảnh của Chúa đang hiện diện. Vì thế, việc cầu nguyện không được bỏ mà việc bác ái cũng không được làm ngơ.
Đã có quá nhiều kẻ thờ phượng Chúa trong đền thờ, trong hội đường, trong các giờ kinh nguyện, nhưng trong đời thường họ lại từ chối anh chị em, từ chối đồng cảm, sớt chia, quan tâm đến anh chị em.
Đúng hơn, trong giáo huấn của mình, thánh Gioan như muốn nói, người ta đã tôn thời Chúa rồi, đã nghe rao giảng về lề luật trong các hội đường bởi các rabbi Dothái nhiều rồi.
Đã đến lúc, người ta phải nhìn đến anh chị em, phải sống cho thấu đáo tình đồng loại và đồng đạo. Đừng chỉ có Thiên Chúa trong đền thờ, trong giờ kinh nguyện. Đừng tách Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời. Đúng hơn, đã thờ phượng Chúa trong đền thờ, con người cũng phải lo thờ phượng Chúa cách cụ thể trong đời, nơi biết bao nhiêu người đang sống cùng, sống với.
Đối với chúng ta, lời khuyên của thánh Gioan vẫn còn nguyên ý nghĩa. Bởi không chỉ có thính giả của thánh Gioan mới đặt câu hỏi: "Chúng tôi phải làm gì?". Nhưng câu hỏi đó cũng đã từng có người đặt ra cho Chúa Giêsu.
Và Chúa Giêsu cũng không đòi gì khác ngoài đời sống bác ái, công bằng, yêu thương. Chúa nói: "Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (x.Mc 10, 17-27).
Chúng ta đã hiểu thánh ý Chúa, đã tỏ tường giáo lý của Chúa. Vì thế, trách nhiệm sống công bằng, bác ái, yêu thương mà cả Chúa lẫn thánh Gioan đều đề cao phải là trách nhiệm hàng đầu của chúng ta.
Hãy luôn tự hỏi: "Tôi phải làm gì?" để thúc đẩy mình sống cho đúng tinh thần Kitô giáo. Đừng trở thành kẻ ngoại cuộc đối với Tin Mừng của Chúa. Đừng chỉ là kẻ thờ Chúa trong nhà thờ mà bỏ rơi Chúa ở giữa cuộc đời.
Hãy đinh ninh luôn luôn lời dạy của Chúa: "Không phải những người nói lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu, nhưng là những người thực hiện ý muốn của Cha Ta" (Mt 7,21).
Việc cao cả nhất
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:02 10/12/2021
Trong những công việc người ta thực hiện trên đời, việc nào cao cả nhất, mang lại phần thưởng lớn nhất?
Đối với số đông hôm nay, đó là việc mang lại thu nhập cao, mang lại danh tiếng, lợi ích cho mình nhất…
Tuy nhiên, đối với Thiên Chúa, việc cao cả nhất, mang lại phần thưởng lớn nhất là yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Đây là việc quan trọng hàng đầu vì thuộc về giới răn trọng nhất Chúa Giê-su ban cho nhân loại.
Tin mừng trích đọc hôm nay cho biết: khi đám đông dân chúng lũ lượt đến xin ông Gioan làm phép rửa, họ hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy; những người thu thuế thì đừng bắt chẹt người ta; binh lính thì đừng ức hiếp ai…” Nói tóm lại, mọi người phải yêu thương đùm bọc nhau, chia cơm xẻ áo cho nhau, tức là phải giữ tròn đức mến.
Đây là những điều không mới, chúng ta đã nghe nhiều rồi, nên chẳng mấy quan tâm.
Tuy nhiên, đây là giáo huấn quan trọng bậc nhất của Chúa Giê-su; vì thế, nếu chúng ta bỏ qua không tuân giữ thì phải gánh lấy nhiều hậu quả tai hại như sau:
Thứ 1. Hôm nay, dù chúng ta có làm được những điều trọng đại như: nhân danh Chúa nói tiên tri, xua trừ được nhiều quỷ hay làm nhiều phép lạ… mà không thực hành giới luật yêu thương, thì mai đây, khi ra trước tòa phán xét, cũng sẽ bị Chúa loại trừ (Mt 7,21-23).
Thứ 2. Theo thánh Phao-lô, dù người ta có lập nên kỳ công như: nói được các thứ tiếng của loài người và thiên thần, được ơn tiên tri biết hết mọi điều bí nhiệm trong trời đất, thông biết mọi lẽ cao siêu huyền diệu trong vũ trụ hay có đức tin siêu phàm đến chuyển núi dời non, thậm chí dù có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt… mà không có đức mến, thì cũng chẳng được ơn ích gì trước mặt Chúa. ((IC 13, 1-3).
Thứ 3. Hậu quả đau thương nhất là trong ngày phán xét, những ai không yêu thương đùm bọc người nghèo khổ hay đang gặp khó khăn… thì sẽ bị Chúa Giê-su lên án: “Hỡi quân bị nguyền rủa kia! Đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25, 41-43).
Như thế, dù chúng ta làm nên những kỳ công vĩ đại, thực hiện được những việc phi thường mà không làm những việc bác ái đơn sơ như nhường cơm xẻ áo cho người khốn khó, giúp đỡ những người túng thiếu bần cùng… thì rốt cuộc, chúng ta chẳng thu hoạch được gì cho cuộc sống mai sau.
Trái lại, dù chúng ta không làm được việc lớn lao trọng đại trước mặt người đời nhưng biết sống trọn tình vẹn nghĩa với nhau, yêu thương đùm bọc những người khốn khổ… là chúng ta đã làm được điều quan trọng và cao cả nhất mà Thiên Chúa mong đợi và sẽ được Chúa ban phần thưởng lớn lao trên quê trời.
Lạy Chúa Giê-su,
Trong cuộc sống trần gian, chúng con có rất nhiều việc để làm, nhưng xin cho chúng con đừng lãng quên việc quan trọng nhất, cần phải ưu tiên thực hiện là sống bác ái, yêu thương đùm bọc nhau.
Xin cho chúng con luôn nhớ rằng:
Nếu chúng con không làm việc bác ái thì dù có làm được hàng trăm việc lớn lao cũng chẳng được ích gì trước mặt Chúa. Còn nếu chúng con chăm lo giữ luật mến Chúa yêu người, thì phần thưởng đời đời đã nằm trong tầm tay.
Xin Chúa nhận lời chúng con. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:58 10/12/2021
9. Sau ban ngày thì là đêm tối, sau giữa hè là giữa đông; sau hư vinh và hưởng lạc ở đời này đều là âu sầu và đau khổ.
(Thánh nữ Maxima)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:04 10/12/2021
34. CÁI LƯNG QUỲ BỊ THƯƠNG
Có một đại nhân đi tuần tra, rất thích thuộc hạ tôn kính nịnh nọt ông ta, khi nói chuyện cũng phải quỳ nửa người bên dưới ông ta mới bằng lòng. Một tên thuộc hạ rất biết bợ đít, bởi vì động tác quá mạnh khi quỳ xuống nên cơ bắp sau lưng oằn xuống, làm cho cái lưng không đứng thẳng lại được.
Về sau, có một tuần tra mới đến nhậm chức, ông ta rất ghét những người cúi đầu nịnh nọt, khi tên thuộc hạ bị đau lưng ấy lên gặp, cái lưng cong như cái cung. Quan tuần tra mới trách mắng:
- “Làm quan nên thanh liêm chính trực, tuyệt đối không nên phụ họa bợ đít, mày làm gì mà phải tỏ ra thấp hèn nhục nhã như thế chứ?”
Tên thuộc hạ trả lời:
- “Cái lưng của tôi bị thương khi quỳ đó ạ”.
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 34:
Người ta có thể thấy người khuân vác nặng mà bị đau lưng nên lưng còng, người bị té mà trật khớp xương lưng nên lưng còng, nhưng chưa thấy ai bợ đít nịnh nọt cấp trên mà lưng còng, chẳng qua là họ có thói quen khom lưng bẩm bẩm dạ dạ với cấp trên, nên người khác nhìn không quen mắt mà thôi.
Phục tùng và nịnh bợ thì không giống nhau, bởi vì phục tùng là một nhân đức, nịnh bợ là hành vi không chính đáng; nịnh bợ làm mất ý chí và nhân cách của mình, phục tùng làm cho ý chí nhân cách mình trưởng thành, nó như nhựa sống làm cho cộng đoàn trưởng thành hơn.
Nịnh nọt bợ đỡ là hành vi làm cho thân xác có thói quen khom lưng khúm núm không đẹp mắt, thường làm cho người khác khinh dể, cho nên muốn thẳng lưng thì phải làm cho tâm hồn đứng thẳng trước đã. Ai biết thì thực hành, ai chưa biết thì mở Kinh Thánh ra mà đọc lời Đức Chúa Giê-su đã dạy rất rõ ràng trong đó, mà nếu không hiểu nữa thì tham gia các lớp học về Lời Chúa, hoặc hỏi cha sở của mình, bởi vì khi hỏi là lúc học vậy.
(Lắng nghe tiếng của loài ếch).
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một đại nhân đi tuần tra, rất thích thuộc hạ tôn kính nịnh nọt ông ta, khi nói chuyện cũng phải quỳ nửa người bên dưới ông ta mới bằng lòng. Một tên thuộc hạ rất biết bợ đít, bởi vì động tác quá mạnh khi quỳ xuống nên cơ bắp sau lưng oằn xuống, làm cho cái lưng không đứng thẳng lại được.
Về sau, có một tuần tra mới đến nhậm chức, ông ta rất ghét những người cúi đầu nịnh nọt, khi tên thuộc hạ bị đau lưng ấy lên gặp, cái lưng cong như cái cung. Quan tuần tra mới trách mắng:
- “Làm quan nên thanh liêm chính trực, tuyệt đối không nên phụ họa bợ đít, mày làm gì mà phải tỏ ra thấp hèn nhục nhã như thế chứ?”
Tên thuộc hạ trả lời:
- “Cái lưng của tôi bị thương khi quỳ đó ạ”.
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 34:
Người ta có thể thấy người khuân vác nặng mà bị đau lưng nên lưng còng, người bị té mà trật khớp xương lưng nên lưng còng, nhưng chưa thấy ai bợ đít nịnh nọt cấp trên mà lưng còng, chẳng qua là họ có thói quen khom lưng bẩm bẩm dạ dạ với cấp trên, nên người khác nhìn không quen mắt mà thôi.
Phục tùng và nịnh bợ thì không giống nhau, bởi vì phục tùng là một nhân đức, nịnh bợ là hành vi không chính đáng; nịnh bợ làm mất ý chí và nhân cách của mình, phục tùng làm cho ý chí nhân cách mình trưởng thành, nó như nhựa sống làm cho cộng đoàn trưởng thành hơn.
Nịnh nọt bợ đỡ là hành vi làm cho thân xác có thói quen khom lưng khúm núm không đẹp mắt, thường làm cho người khác khinh dể, cho nên muốn thẳng lưng thì phải làm cho tâm hồn đứng thẳng trước đã. Ai biết thì thực hành, ai chưa biết thì mở Kinh Thánh ra mà đọc lời Đức Chúa Giê-su đã dạy rất rõ ràng trong đó, mà nếu không hiểu nữa thì tham gia các lớp học về Lời Chúa, hoặc hỏi cha sở của mình, bởi vì khi hỏi là lúc học vậy.
(Lắng nghe tiếng của loài ếch).
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:06 10/12/2021
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG
Tin Mừng: Lc 3, 10-18
“Chúng tôi phải làm gì?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ ba mùa vọng, theo truyền thống của Giáo Hội, chúa nhật này được gọi là chúa nhật của vui mừng và hy vọng, cho nên các linh mục được dùng áo lễ màu hồng khi cử hành thánh lễ, để niềm hi vọng ngày Chúa đến được hát vang trong tâm hồn người tín hữu.
Ánh sáng trong đêm tối là ánh sáng của hy vọng, dù ánh sáng ấy chỉ mù mờ lóe lên, như ông Gioan Tiền Hô xuất hiện mà người Do Thái thời ấy lầm tưởng là vị cứu tinh, nhưng ông không phải là vị cứu thế của nhân loại, ông chỉ đến để dọn đường cho Đấng sẽ đến sau ông nhưng quyền thế hơn ông.
Dọn đường cho Chúa đến cần có hai thái độ: một là phải biết kiểm thảo mình, hai là phải biết mình là ai.
1. Phải biết kiểm thảo mình như những người đến nghe lời rao giảng của ông Gioan Tiền Hô và đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?” – Ông Gioan Tiền Hô đã trả lời rất rõ ràng: ai có hai áo thì chia sẻ với người không có áo, ai có chức quyền thì đừng áp bức người cô thế, ai có của ăn của mặc thì hãy nhớ đến những người không có gì để ăn...
Câu trả lời rất rõ ràng và thực tế của ông đã làm cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- hiểu rõ thêm về giới luật yêu thương của Đức Chúa Giê-su, ngài không bắt chúng ta phải từ khước những gì mình có, nhưng ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Thiên Chúa nơi người anh em của mình. Đó chính là cách kiểm thảo hay nhất và hiệu quả nhất, khi mỗi người trong chúng ta tự hỏi: tôi phải làm gì?
2. Biết mình là ai?- Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là ai, ông không phải là đấng cứu thế, cũng không phải là đấng phải đến, nhưng ông biết mình chỉ là kẻ dọn đường cho người đến sau nhưng cao trọng hơn, đó là Đức Chúa Giê-su.
Biết mình là ai chính là thái độ đổi mới cách chân thành, không ồn ào của người được ánh sáng Lời Chúa soi sáng:
- Biết mình là người có nhiều khuyết điểm hơn anh chị em nên chúng ta không phê bình ai.
- Biết mình còn có rất nhiều những thói hư tật xấu cần phải sửa đổi nên chúng ta luôn cầu xin sự thứ tha của Thiên Chúa.
- Biết mình là người không xứng đáng để trở nên linh mục, tu sĩ của Chúa, nên chúng ta luôn khiêm tốn cầu xin cho được sống xứng đáng với ơn gọi của mình...
Bạn thân mến,
Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là người không xứng đáng cởi dây giày cho Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trở nên người cao trọng hơn các tiên tri.
Nếu mỗi người trong chúng ta luôn biết mình là ai, thì chúng ta đã đem hi vọng đến cho người chung quanh, bởi vì hoa trái của hi vọng chỉ được đâm chồi nẫy lộc trên cây khiêm tốn mà thôi. Đó cũng là ý nghĩa của Tin Mừng chúa nhật hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Lc 3, 10-18
“Chúng tôi phải làm gì?”
Bạn thân mến,
Hôm nay chúa nhật thứ ba mùa vọng, theo truyền thống của Giáo Hội, chúa nhật này được gọi là chúa nhật của vui mừng và hy vọng, cho nên các linh mục được dùng áo lễ màu hồng khi cử hành thánh lễ, để niềm hi vọng ngày Chúa đến được hát vang trong tâm hồn người tín hữu.
Ánh sáng trong đêm tối là ánh sáng của hy vọng, dù ánh sáng ấy chỉ mù mờ lóe lên, như ông Gioan Tiền Hô xuất hiện mà người Do Thái thời ấy lầm tưởng là vị cứu tinh, nhưng ông không phải là vị cứu thế của nhân loại, ông chỉ đến để dọn đường cho Đấng sẽ đến sau ông nhưng quyền thế hơn ông.
Dọn đường cho Chúa đến cần có hai thái độ: một là phải biết kiểm thảo mình, hai là phải biết mình là ai.
1. Phải biết kiểm thảo mình như những người đến nghe lời rao giảng của ông Gioan Tiền Hô và đã hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?” – Ông Gioan Tiền Hô đã trả lời rất rõ ràng: ai có hai áo thì chia sẻ với người không có áo, ai có chức quyền thì đừng áp bức người cô thế, ai có của ăn của mặc thì hãy nhớ đến những người không có gì để ăn...
Câu trả lời rất rõ ràng và thực tế của ông đã làm cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- hiểu rõ thêm về giới luật yêu thương của Đức Chúa Giê-su, ngài không bắt chúng ta phải từ khước những gì mình có, nhưng ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn ra để đón nhận Thiên Chúa nơi người anh em của mình. Đó chính là cách kiểm thảo hay nhất và hiệu quả nhất, khi mỗi người trong chúng ta tự hỏi: tôi phải làm gì?
2. Biết mình là ai?- Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là ai, ông không phải là đấng cứu thế, cũng không phải là đấng phải đến, nhưng ông biết mình chỉ là kẻ dọn đường cho người đến sau nhưng cao trọng hơn, đó là Đức Chúa Giê-su.
Biết mình là ai chính là thái độ đổi mới cách chân thành, không ồn ào của người được ánh sáng Lời Chúa soi sáng:
- Biết mình là người có nhiều khuyết điểm hơn anh chị em nên chúng ta không phê bình ai.
- Biết mình còn có rất nhiều những thói hư tật xấu cần phải sửa đổi nên chúng ta luôn cầu xin sự thứ tha của Thiên Chúa.
- Biết mình là người không xứng đáng để trở nên linh mục, tu sĩ của Chúa, nên chúng ta luôn khiêm tốn cầu xin cho được sống xứng đáng với ơn gọi của mình...
Bạn thân mến,
Ông Gioan Tiền Hô đã biết mình là người không xứng đáng cởi dây giày cho Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trở nên người cao trọng hơn các tiên tri.
Nếu mỗi người trong chúng ta luôn biết mình là ai, thì chúng ta đã đem hi vọng đến cho người chung quanh, bởi vì hoa trái của hi vọng chỉ được đâm chồi nẫy lộc trên cây khiêm tốn mà thôi. Đó cũng là ý nghĩa của Tin Mừng chúa nhật hôm nay vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vui có Chúa, Vui cùng nhau
Lm. Nguyễn Xuân Trường
23:22 10/12/2021
VUI CÓ CHÚA, VUI CÙNG NHAU
Lời Chúa tuần này dào dạt niềm vui. Bài đọc 1 và Đáp Ca mời gọi dân Chúa: Hãy nức lòng phấn khởi, hãy mừng rỡ reo hò. Bài đọc 2 Thánh Phaolô nhấn mạnh thêm: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em.” Và chính Chúa cũng vui quá sức tưởng tượng đến độ “Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội.” Nghe câu này có bà đạo đức sững sờ thốt lên: Giêsu ma! Chúa mà cũng nhảy à! hihii. Chúa đến đem niềm vui cho toàn nhân loại.
1. Vui có Chúa. Trong đời, chúng ta vui vì có được cái này cái kia, nhưng vui nhất là có được người yêu. Em bé vui nhất khi có mẹ, nàng vui nhất khi có chàng. Trong Đạo cũng thế, chúng ta vui vì được ơn này ơn khác, nhưng vui nhất là được chính Chúa là tình yêu đến làm người ở giữa chúng ta. Chúa đến để yêu thương, cứu độ, đổi mới đời chúng ta.
2. Vui cùng nhau. Chúa muốn con người vui cùng nhau bằng lối sống hiền hoà rộng rãi với nhau. Lối sống ấy được Gioan thúc giục thể hiện bằng những hành động thực thi công bằng bác ái tôn trọng nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền của nhau, đó là chia sẻ cơm áo, thực thi công lý, không hà hiếp, chiếm đoạt của người khác. Mình vui vì làm cho người khác vui. Cả nhà cùng vui.
Để chúng ta có niềm vui lớn nhất thì Thiên Chúa đã rộng rãi trao ban chính Con Một Ngài như món quà vĩ đại nhất cho nhân loại. Ngày xưa, dân chúng đã hỏi Gioan: “Chúng tôi phải làm gì?” Ngày nay, trong khi chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, cũng vẫn rất cần câu hỏi đó: Chúng ta phải làm gì? Phải làm gì để đem niềm vui cho nhau và để Chúa vui lòng. Nói theo tinh thần hiệp hành, thì chúng ta cùng nhau và cùng Chúa “nhảy múa” điệu vũ của tình yêu cứu độ. Amen.
Lời Chúa tuần này dào dạt niềm vui. Bài đọc 1 và Đáp Ca mời gọi dân Chúa: Hãy nức lòng phấn khởi, hãy mừng rỡ reo hò. Bài đọc 2 Thánh Phaolô nhấn mạnh thêm: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em.” Và chính Chúa cũng vui quá sức tưởng tượng đến độ “Chúa sẽ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội.” Nghe câu này có bà đạo đức sững sờ thốt lên: Giêsu ma! Chúa mà cũng nhảy à! hihii. Chúa đến đem niềm vui cho toàn nhân loại.
1. Vui có Chúa. Trong đời, chúng ta vui vì có được cái này cái kia, nhưng vui nhất là có được người yêu. Em bé vui nhất khi có mẹ, nàng vui nhất khi có chàng. Trong Đạo cũng thế, chúng ta vui vì được ơn này ơn khác, nhưng vui nhất là được chính Chúa là tình yêu đến làm người ở giữa chúng ta. Chúa đến để yêu thương, cứu độ, đổi mới đời chúng ta.
2. Vui cùng nhau. Chúa muốn con người vui cùng nhau bằng lối sống hiền hoà rộng rãi với nhau. Lối sống ấy được Gioan thúc giục thể hiện bằng những hành động thực thi công bằng bác ái tôn trọng nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền của nhau, đó là chia sẻ cơm áo, thực thi công lý, không hà hiếp, chiếm đoạt của người khác. Mình vui vì làm cho người khác vui. Cả nhà cùng vui.
Để chúng ta có niềm vui lớn nhất thì Thiên Chúa đã rộng rãi trao ban chính Con Một Ngài như món quà vĩ đại nhất cho nhân loại. Ngày xưa, dân chúng đã hỏi Gioan: “Chúng tôi phải làm gì?” Ngày nay, trong khi chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, cũng vẫn rất cần câu hỏi đó: Chúng ta phải làm gì? Phải làm gì để đem niềm vui cho nhau và để Chúa vui lòng. Nói theo tinh thần hiệp hành, thì chúng ta cùng nhau và cùng Chúa “nhảy múa” điệu vũ của tình yêu cứu độ. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao Vương Cung Thánh Đường Sagrada Familia của Barcelona mất hơn 100 năm để xây dựng?
Đặng Tự Do
16:48 10/12/2021
Cuối tuần này, một ngôi sao khổng lồ nặng 5 tấn, gọi là “Ngôi Sao Bêlem” sẽ được treo trên đỉnh Tháp Đức Mẹ Đồng trinh Maria. Tháp này đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Công trình xây dựng kiệt tác tôn giáo này đã được tiến hành từ năm 1882.
Ngôi Sao Bêlem là bổ sung mới nhất cho ngôi thánh đường “xây dựng lâu nhất thế giới” trong thời hiện đại.
Nhưng điều gì đã khiến việc xây dựng Sagrada Familia mất một thời gian lâu như vậy?
Những người có trách nhiệm nói rằng Rôma không được xây dựng trong một ngày, và La Sagrada Familia của Barcelona cũng vậy.
Đây là dòng thời gian của tất cả các cuộc chiến tranh, xung đột và chết chóc đã khiến tiến trình xây dựng ngôi thánh đường bị khựng lại.
Năm 1874: Chiến dịch cho một ngôi thánh đường mới ở Tây Ban Nha bắt đầu
Người bán sách Josep Maria Bocabella trở về sau chuyến đi đến Vatican vào năm 1872 cảm thấy rất phấn khích với các tác phẩm nghệ thuật Công Giáo vĩ đại thống trị đường chân trời của thành phố Rôma.
Ông đã dành tám năm để vận động và gây quỹ cho Barcelona để xây dựng một nhà thờ hoàn toàn mới.
Sử dụng mối quan hệ của mình với tư cách là người sáng lập một trong những Hiệp hội Tâm linh của thành phố, Bocabella đã mời kiến trúc sư Francisco de Paula del Villar đưa ra một thiết kế lấy cảm hứng từ các nhà thờ tân gothic trên khắp Âu Châu.
Đất đã được mua tại quận Eixample của Barcelona với giá tương đương với ngày nay là 1,034 Euros.
Mối quan hệ hợp tác của họ kéo dài chưa đầy một thập kỷ trong tuổi thọ gian nan của tòa nhà sau khi một số mâu thuẫn nảy sinh về thiết kế phức tạp của Sagrada Família.
Bocabella hình dung ngôi thánh đường là cao nhất Âu Châu, theo hình dáng của Đền Thờ Thánh Phêrô. Nhưng tầm nhìn của người kiến trúc sư ban đầu này là một tòa nhà thấp hơn rất nhiều. Bocabella càng ngày càng bất mãn, quay sang tìm kiếm một người có ước mơ lớn như mình. Rõ ràng là dự án cần một người có thể đối phó với các nhu cầu kỹ thuật và chi phí khổng lồ của nó.
1882-1884: Đất được xây dựng và đặt nền móng, sự ra đời của Antoni Gaudí
Kiến trúc sư Antoni Gaudí đã vào cuộc với tham vọng không thể kiềm chế là khiến dự án có một hình dạng hoàn toàn khác vào năm 1883, một năm sau khi viên đá góc của nó được đặt bởi Đức Cha Urquinaona.
Với tư cách là Kiến trúc sư trưởng, ông đã hình dung lại vương cung thánh đường với hình thức rộng lớn, chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, với đầy đủ các đường cong lấy cảm hứng từ trường phái Tân nghệ thuật và 12 tòa tháp – mỗi tháp đại diện cho một vị tông đồ.
Những thiết kế phức tạp của ông khi thành hiện thực sẽ trở thành trung tâm Công Giáo Sagrada cao nhất Âu Châu.
Gaudí ngay từ đầu đã biết rằng đây sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng - ông đã nói rằng các công trình xây dựng sẽ không thể hoàn thành trong cuộc đời của ông.
Phần lớn công việc của ông được dành để phát triển các mô hình 3D chi tiết sâu sắc thay vì các bản phác thảo truyền thống để bảo đảm rằng bất kỳ ai được chuyển giao dự án sẽ biết chính xác nó trông như thế nào.
Khi được hỏi liệu điều này có làm chậm lại tiến trình xây dựng ngôi thánh đường không, ông trả lời: “Khách hàng của tôi, là Chúa, không vội.”
Ban đầu kiến trúc sư Gaudí không làm việc toàn thời cho Sagrada, vì ông còn bận bịu với các khách hàng khác cho đến năm 1914, khi ông đặt mọi thứ khác sang một bên để toàn tâm làm việc cho ngôi thánh đường này. Ông thậm chí đã rời bỏ ngôi nhà của mình ở Park Guell để chuyển đến địa điểm xây dựng. Ngôi nhà ông ở Park Guell bây giờ là bảo tàng viện mang tên ông.
1926: Gaudí chết trong một tai nạn thảm khốc
Sau khi cống hiến hết mình cho Sagrada trong 43 năm, Antoni Gaudí đã bị xe điện đâm khi đang đi bộ, như ông vẫn làm hàng ngày.
Vẻ bề ngoài xuềnh xoàng của người đàn ông 73 tuổi khiến người ta tin rằng ông là một người ăn xin, hơn là kiến trúc sư nổi tiếng nhất Tây Ban Nha. Vệ sinh và dinh dưỡng đã bị bỏ qua trong khi theo đuổi dự án đam mê của ông.
Một đám tang có sự tham dự của hàng ngàn người đưa tang, kết thúc tại nhà thờ chưa hoàn chỉnh, nhưng to lớn.
Gaudí chỉ sống để xem một trong những tháp chuông mang tính biểu tượng của không gian thánh được hoàn thành vào năm trước.
Vương cung thánh đường đã dừng ở mức hoàn thành từ 15 đến 25% vào năm nó mất đi người sáng tạo.
Cái chết bất ngờ của ông đã làm trật bánh hoàn toàn mọi tiến bộ trong hơn một thập kỷ.
1936: Nhân viên bị giết, các mô hình bị phá hủy trong Nội chiến Tây Ban Nha
Một thời kỳ bất ổn dân sự chứng kiến những kẻ vô chính phủ đột nhập vào văn phòng cũ của Gaudí.
Các mô hình bị phá hủy, các kế hoạch bị đốt cháy, và hầm mộ của nhà thờ bị phá hủy trong quá trình này.
Sự tàn phá nặng nề hơn diễn ra sau đó khi 12 người tham gia vào việc duy trì sự sáng tạo này đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Quá trình xây dựng bị dừng lại khi các thành viên còn lại của đội La Sagrada Familia cố gắng ghép những mảnh có thể thu hồi lại với nhau.
Mặc dù bên ngoài của nó vẫn còn nguyên sơ, nhưng không có tiến bộ thực sự nào được thực hiện cho đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1939.
Năm 1938: George Orwell chê bai thiết kế
Tiểu thuyết gia người Anh có ảnh hưởng George Orwell đã đến thăm địa điểm này vào một trong những giai đoạn đình trệ lớn nhất của nó.
Ông mô tả nhà thờ là “một trong những tòa nhà gớm ghiếc nhất trên thế giới.”
“Không giống như hầu hết các nhà thờ ở Barcelona, nó không bị hư hại trong cuộc cách mạng - nó đã được tha thứ vì ‘giá trị nghệ thuật’ của nó, người ta nói. Tôi nghĩ những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã thể hiện sự kém cỏi trong việc không thổi bay nó khi họ có cơ hội”.
1939-1986: Cánh cửa xoay trở của các kiến trúc sư và các vấn đề kinh phí
Công việc lại được tái tục dưới chế độ độc tài của tướng Francisco Franco.
Franco tỏ ra không mấy quan tâm đến La Sagrada, nhưng ông cũng không cản trở nó. Gaudí đã khẳng định rằng ngôi thánh đường được tài trợ bởi những người trong cộng đồng Công Giáo Tây Ban Nha.
Bốn kiến trúc sư khác nhau chịu trách nhiệm vào thời điểm này: Francesc de Paula Quintana năm 1939, Isidre Puig i Boada và Lluís Bonet i Garí năm 1966, Francesc Cardoner i Blanch năm 1983 và Jordi Bonet i Armengol năm 1985.
Không hạng mục đáng kể nào đạt được cho đến năm 1976, khi các tháp chuông đi kèm với mặt tiền mô tả cuộc thương khó Chúa Kitô của Gaudí được hoàn thành, mang lại cho người Tây Ban Nha cảm giác thực sự về những gì có thể trở thành tác phẩm kiến trúc cuối cùng.
2007: Chính phủ Tây Ban Nha đề xuất đường hầm xe lửa gây tranh cãi bên dưới tòa nhà
Sau khi những đóng góp của Gaudí cho Giáo Hội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2005, mọi thứ đang được khởi động cho đội ngũ 200 người hùng hậu phía sau La Sagrada.
Ngay vào thời điểm đó chính phủ của José Luis Rodríguez Zapatero thuộc đảng Công Nhân Xã Hội, là đảng đang cầm quyền hiện nay, đưa ra các đề xuất xây dựng một mạng lưới đường sắt tốc độ cao chạy bên dưới những nền móng có tuổi đời gần một thế kỷ.
Câu hỏi được đặt ra là điều này có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của tòa nhà như thế nào. Với rất nhiều điều phải làm, đó là điều cuối cùng các kiến trúc sư và kỹ sư cần biết.
Việc xây dựng tái tục vào năm 2010 sau khi các quan chức chính phủ khẳng định các đường hầm dưới lòng đất sẽ không cản trở bất kỳ công việc nào đang diễn ra.
Các cử hành bắt đầu hoạt động vào năm 2013, kéo theo một cuộc chiến kéo dài 6 năm để khiến mọi chuyện phải dừng lại một cách vô nghĩa.
2010: Được Đức Bênêđíctô XVI thánh hiến
Đức Bênêđíctô XVI đã viếng thăm La Sagrada vào năm 2010 để thánh hiến nơi này làm vương cung thánh đường chính thức.
6,500 người theo dõi thánh lễ từ bên trong và hơn 50,000 người tập trung trên các đường phố để hiệp thông với hàng trăm giám mục và linh mục.
Chỉ 15 năm trước, phần bên trong của nhà thờ không có mái che, vì nó nằm giữa hai mặt tiền với tám tháp chuông, một bên trông giống như lâu đài cát, bên kia là một tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ hội họa lập thể.
Một đàn đại phong cầm đã được lắp đặt và gian giữa chính được che phủ để cho phép các cử hành tôn giáo được diễn ra.
Giống như tất cả những thứ khác ở La Sagrada, các cử hành hàng tuần chính thức đã không được thực hiện trong bảy năm sau đó.
Bây giờ, ngôi thánh đường mở cửa cho du khách vào Chúa Nhật hàng tuần lúc 9 giờ sáng.
Năm 2019: Ngày hoàn thành được ấn định vào năm 2026 sau khi các giấy phép mới được phê duyệt
La Sagrada Familia hiện đã quá cũ nên các bộ phận cũ được hoàn thành vào đầu thế kỷ 20 đã phải được tân trang lại.
Ở giai đoạn này, chính phủ Pedro Sánchez của đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha quyết định moi thêm tiền của các tín hữu Công Giáo trong một cuộc chiến khủng bố trường kỳ.
Những lời đe dọa được đưa ra là nếu dự án không được cấp phép, công việc xây dựng sẽ không thể diễn ra được nữa.
UNESCO đã có thể hỗ trợ các vấn đề trong năm 2017 bằng cách trả 37 triệu euro cho việc cấp giấy phép. Giấy phép bảy năm được cấp và năm hoàn thành được ấn định là 2026.
Nếu không có gì thay đổi, vương cung thánh đường sẽ được hoàn thành vào dịp kỷ niệm một trăm năm ngày mất của Gaudí. Mọi người thấy điều đó là tất nhiên, cho đến khi COVID-19 tấn công Âu Châu hai năm trước.
2021: Chúng ta đang ở đâu?
Mọi việc diễn ra suôn sẻ trong hai năm cho đến khi một đại dịch toàn cầu bùng phát trong xã hội như chúng ta đã biết.
Lần đầu tiên kể từ khi Nội chiến Tây Ban Nha, COVID đã tạm dừng việc xây dựng cấu trúc này.
Nhiều tháng không hoạt động trong năm ngoái có khả năng đã đẩy lùi thời hạn năm 2026 khi đội đứng sau việc hoàn thành nó cố gắng bù đắp những điểm đã mất.
Điều này cũng chứng tỏ một bi kịch đối với sự tài trợ cho La Sagrada. Cho đến năm 2026, Giáo Hội còn phải trả cho chính phủ 36 triệu euro.
20 triệu người đến thăm khu vực này mỗi năm để chiêm ngưỡng ngoại thất của nhà thờ và 4 triệu trong số đó phải mua vé với giá 26 € một vé để vào bên trong. Số tiền lớn đó đã mất trong suốt thời gian đại dịch coronavirus vẫn còn đang tiếp diễn.
Gaudí đã rất đúng. Ông sẽ không sống được đến ngày có thể nhìn dự án này hoàn tất.
Nhiều kiến trúc sư cũng không có may mắn như ông. Nhà thờ Thánh Basilô nổi tiếng của Nga mất 123 năm để hoàn thành, còn Đền Thờ Thánh Phêrô đã mất tới 150 năm. Tương truyền tượng đài Stonehenge trong thời cổ đại phải mất một thời gian khổng lồ là 1,600 năm.
Source:Euro News
Sinh viên tốt nghiệp người Ý bị đâm chết ở New York được nhớ đến vì các hoạt động hăng say cho Giáo Hội
Đặng Tự Do
16:49 10/12/2021
Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Columbia, người được báo cáo là rất tích cực trong công việc của Giáo Hội và các hoạt động bác ái ở quê hương Ý và ở New York, đã bị đâm chết vào tuần trước.
Davide Giri, 30 tuổi, đang sắp nhập học tiến sĩ khoa học máy tính tại Columbia, đã bị tấn công khi đang đi bộ qua Công viên Morningside, gần khuôn viên trường Columbia ở thành phố New York, vào cuối ngày thứ Năm. Anh đang trở về nhà sau khi luyện tập với đội bóng đá của mình, là đội NY International FC.
Giri đến Mỹ cách đây 8 năm để theo học Đại Học, được biết đến ở giáo xứ quê nhà vì công việc bác ái trong giáo xứ địa phương, tờ New York Post đưa tin.
Cesare Mercurio, một người bạn của anh, nói với tờ báo “Anh ấy có lẽ là người nhiệt thành nhất mà tôi từng gặp trong đời. Anh ấy có cách để khiến bạn quên đi những điều tồi tệ. Anh ấy thông minh và rất có triển vọng về mặt học thuật”.
Sinh ra ở Alba, Ý và lớn lên gần Turin, nơi cha mẹ anh vẫn sống, Giri “rất nổi tiếng ở Alba,” Thị trưởng Carlo Bo nói với Quotidiano Nazionale. “Gia đình anh ấy luôn tham gia vào các nhóm tình nguyện và các hoạt động của giáo xứ.”
Cựu Thị trưởng Alba, Maurizio Marello nói với tờ Post, “Tôi biết rõ về gia đình của David. Họ là một tấm gương cho tất cả chúng tôi và là một kiểu mẫu rất hiếm, họ là những người luôn tham gia các hoạt động vì cộng đồng “.
Theo tờ New York Post, hồ sơ LinkedIn của Giri cho biết anh ấy đã làm việc với tư cách là “người lãnh đạo và điều phối hoạt động” tại trại hè của một giáo xứ.
Vincent Pinkney, một thành viên băng đảng 25 tuổi, đã bị bắt vì vụ đâm chết người này và một vụ tấn công khác khiến một du khách 27 tuổi bị thương.
Cha mẹ, em gái và anh trai của mình vẫn còn sống.
Source:Aleteia
Tòa án tối cao Iran ra phán quyết rằng các nhà thờ tư gia không phải là kẻ thù của nhà nước
Đặng Tự Do
16:49 10/12/2021
Tòa án tối cao Iran vừa đưa ra phán quyết lịch sử, theo đó việc trở thành thành viên của một nhà thờ tư gia và tụ tập để cầu nguyện, đặc biệt là giữa những người theo đạo Tin lành, không khiến các tín hữu Kitô trở thành “kẻ thù của nhà nước”.
Phán quyết này được đưa ra sau khi chín người cải đạo sang Kitô Giáo đã bị kết án năm năm tù vì tham gia vào các buổi cầu nguyện tại gia.
Hiện tại, khoảng 20 Kitô Hữu đang bị giam giữ vì lý do an ninh quốc gia. Kể từ năm 2012, hơn một trăm người đã bị bỏ tù vì tội danh tương tự.
Các Kitô Hữu vừa được đề cập thuộc về một nhà thờ Tin lành ở Rasht, phía đông bắc của Tehran, trên biển Caspi. Họ đã bị bắt hai năm trước vì tội cải đạo và “hành động chống lại an ninh quốc gia”.
Cảnh sát ập vào nhà của họ và ngôi nhà được sử dụng làm nơi thờ tự, tịch thu nhiều đồ vật và tư trang.
Phán quyết của Tòa án Tối cao được đưa ra vào ngày 3 tháng 11 nhưng chỉ mới được đưa tin rộng rãi trong vài ngày qua.
“Việc chỉ đơn thuần là rao giảng Kitô Giáo thông qua các buổi họp mặt tại gia không phải là biểu hiện của sự tụ tập và cấu kết để phá vỡ an ninh của đất nước, dù bên trong hay bên ngoài”, Tòa án Tối cao cho biết như trên.
Phán quyết tiếp tục tuyên bố rằng việc hình thành các nhà thờ tư gia không vi phạm Điều 498 và 499 của Bộ luật Hình sự Hồi giáo, liên quan đến cái gọi là các nhóm chống nhà nước.
Đối với Open Doors, quyết định của tòa án là “quan trọng” vì hai điều luật trên thường được sử dụng để kết tội các tín hữu Kitô và nhốt họ trong các nhà tù chỉ vì họ chỉ tuyên xưng đức tin và tụ tập để cầu nguyện.
Quyết định này có thể trở thành một bước ngoặt và ảnh hưởng tích cực đến các trường hợp bắt bớ trong tương lai chống lại các tín hữu Kitô.
Phán quyết có thể mở đường cho việc trả tự do cho chín Kitô Hữu bị kết án trước đó, sau khi phiên tòa xét xử họ được xem xét lại dưới ánh sáng của phán quyết mới này.
Nó cũng có thể mang lại cho hàng nghìn người khác trên khắp Iran hy vọng thực hành tôn giáo của họ “mà không sợ bị bỏ tù.”
Bước cuối cùng để đảm bảo tự do tôn giáo là cung cấp “một nơi thờ tự cụ thể” phù hợp với hiến pháp của Iran.
Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu lạc quan này, nhiều người kêu gọi thận trọng, cảnh báo không nên quá tin vào một phán quyết duy nhất, dù cho là nó đến từ Tòa án Tối cao.
Các vụ án trong quá khứ có thể được đưa trở lại phòng xử án, nơi các thẩm phán sẽ phải xem xét lại các quyết định. Tuy nhiên, không phải tất cả họ sẽ tuân theo phán quyết của Tòa án Tối cao.
Hormoz Shariat, một mục sư Iran cho biết: “Chính phủ Iran có lịch sử không tuân theo các quy tắc của riêng mình.
Source:Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Rước Lễ Lần Đầu
Diệp Hải Dung
10:03 10/12/2021
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Rước Lễ Lần Đầu
Tối thứ Sáu 10/12/2021. Có 47 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt.Pritchard Sydney lãnh nhận Bí tích Thánh Thể (Rước Lễ Lần Đầu) do Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chủ tế và Cha Phêrô Trần Văn Trợ đồng tế.
Xem Hình
Ngoài quý Phụ Huynh còn có Sơ Mariam Vũ Lành Hải Trợ Úy Liên Đoàn, Sơ Hương Trợ úy Xứ đoàn Mt. Pritchard và Xứ đoàn Granville, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Quan Khách tham dự.
Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Nguyễn Văn Tuyết chúc mừng các em hôm nay được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể rước Chúa Giêsu KiTô ngự vào trong tâm hồn và Cha cũng nhắn nhủ với những bậc cha mẹ hãy luôn làm gương tốt cho các em noi theo và Cha khuyến khích các em cũng hãy vâng lời Cha Mẹ để sống xứng đáng là con cái của Chúa Giêsu KiTô.
Trước khi kết thúc Thánh lễ em Teresa Ngoc Diep Van đại diện các em Thiếu Nhi lên ngỏ lời cám ơn Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt năm qua để hôm nay được vinh hạnh đón nhận Anh Cả Giêsu vào tâm hồn. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt.Pritchard, và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu KiTô là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, Cha Đặc trách, Cha Trợ và qúy Sơ Trợ úy phát Chứng Chỉ và qùa cho các em và và cùng các em chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Diệp Hải Dung
Tối thứ Sáu 10/12/2021. Có 47 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt.Pritchard Sydney lãnh nhận Bí tích Thánh Thể (Rước Lễ Lần Đầu) do Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chủ tế và Cha Phêrô Trần Văn Trợ đồng tế.
Xem Hình
Ngoài quý Phụ Huynh còn có Sơ Mariam Vũ Lành Hải Trợ Úy Liên Đoàn, Sơ Hương Trợ úy Xứ đoàn Mt. Pritchard và Xứ đoàn Granville, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý và quý Quan Khách tham dự.
Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Nguyễn Văn Tuyết chúc mừng các em hôm nay được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể rước Chúa Giêsu KiTô ngự vào trong tâm hồn và Cha cũng nhắn nhủ với những bậc cha mẹ hãy luôn làm gương tốt cho các em noi theo và Cha khuyến khích các em cũng hãy vâng lời Cha Mẹ để sống xứng đáng là con cái của Chúa Giêsu KiTô.
Trước khi kết thúc Thánh lễ em Teresa Ngoc Diep Van đại diện các em Thiếu Nhi lên ngỏ lời cám ơn Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt năm qua để hôm nay được vinh hạnh đón nhận Anh Cả Giêsu vào tâm hồn. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt.Pritchard, và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu KiTô là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, Cha Đặc trách, Cha Trợ và qúy Sơ Trợ úy phát Chứng Chỉ và qùa cho các em và và cùng các em chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Diệp Hải Dung
Video tĩnh tâm : Thánh Giuse và Mẹ Maria trong mầu nhiệm nhập thể
Thái Phạm
17:32 10/12/2021
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nếp sống lòng bác ái nhân đạo-Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:08 10/12/2021
Hình ảnh nếp sống lòng bác ái nhân đạo
Bên bờ sông Jordan nước Do Thái lúc thời Chúa Giêsu Kitô chưa bắt đầu sứ vụ rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian, Ông Gioan, người anh em họ hàng với Chúa Giêsu, xuất hiện. Kinh Thánh viết thuật lại Ông có sức thu hút dân chúng đến nghe ông giảng đạo, và cùng xin chịu phép rửa thanh tẩy để được ông ấn nhận chìm xuống dòng nước sông Jordan.
Ông rao giảng kêu gọi về sự ăn năn thống hối sửa dọn con đường tâm hồn cho Chúa ngự đến. Phép rửa mà ông thực hiện là hình ảnh dấu chỉ về điều đó.
Dân chúng kéo đến nghe ông giảng đạo thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Họ muốn được ông chỉ dẫn cách sống ra sao, nên hỏi ông: Chúng tôi phải làm gì?
Ông Gioan không trả lời là họ phải đi hành hương đến đền thờ Jerusalem đọc kinh cầu nguyện, dâng tiến lễ vật toàn thiêu lên Giave Thiên Chúa, hay làm việc đạo đức như luật truyền gì khác. Nhưng ông đưa ra chỉ dẫn cách sống làm người theo công minh chính trực trong chiều tương quan giữa con người với nhau cùng chung sống trong xã hội tương xứng theo địa vị trách nhiệm nghề nghiệp của mình.
"Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy". Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi". Các quân nhân cũng hỏi: "Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp: "Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình".(Lc 3, 10-14)
Câu trả lời chỉ dẫn của Gioan nói lên hình ảnh của người sống lòng khiêm nhượng sâu thẳm biết tôn trọng luật pháp xã hội cũng như thiên nhiên.
Ông Gioan biết mình không thể thay đổi được hệ thống xã hội thời ông đang sống. Nhưng chính con người có thể tự thay đổi mình. Con người có thể hành xử sống đúng và công mình chính trực. Nếu mỗi người bắt đầu điều thay đổi cung cách sống tự bản thân mình ngay trong đời sống hằng ngày, trong nghề nghiệp mình, trong gia đình mình. Và như thế đã thực hiện và gặt hái được nhiều rồi.
Ông Gioan đưa ra chỉ dẫn khuyên họ trở về với việc bổn phận, nghề nghiệp sinh sống hằng ngày của mình. Nơi môi trường sinh sống đó, họ chuẩn bị sửa dọn con đường tâm hồn cho Chúa đến qua cung cách sống làm việc đúng đắn công minh chính trực.
Hình ảnh lời rao giảng chỉ dẫn của Ông Gioan về cung cách sống làm người dọn con đường cho Chúa đến cũng là hình ảnh con đường sống, mà Thiên Chúa sẽ căn cứ vào đó xét xử trong ngày phán xét sau cùng, khi ra trước tòa Thiên Chúa nguồn sự sống: cung cách sống lòng bác ái nhân đạo.
Hình ảnh con đường này Chúa Giêsu Kitô sau này nói đến trong dụ ngôn ngày phán xét chung, khi Ngài rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa:
“Nào những người Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, đã cho ăn, Ta khát đã cho uống,Ta là khách lạ, đã đón nhận, Ta trần truồng đã cho quần áo mặc, Ta đau yếu đã thăm viếng, Ta bị tù đày đã hỏi han an ủi.”( Mt 25,34-35).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bên bờ sông Jordan nước Do Thái lúc thời Chúa Giêsu Kitô chưa bắt đầu sứ vụ rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian, Ông Gioan, người anh em họ hàng với Chúa Giêsu, xuất hiện. Kinh Thánh viết thuật lại Ông có sức thu hút dân chúng đến nghe ông giảng đạo, và cùng xin chịu phép rửa thanh tẩy để được ông ấn nhận chìm xuống dòng nước sông Jordan.
Ông rao giảng kêu gọi về sự ăn năn thống hối sửa dọn con đường tâm hồn cho Chúa ngự đến. Phép rửa mà ông thực hiện là hình ảnh dấu chỉ về điều đó.
Dân chúng kéo đến nghe ông giảng đạo thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Họ muốn được ông chỉ dẫn cách sống ra sao, nên hỏi ông: Chúng tôi phải làm gì?
Ông Gioan không trả lời là họ phải đi hành hương đến đền thờ Jerusalem đọc kinh cầu nguyện, dâng tiến lễ vật toàn thiêu lên Giave Thiên Chúa, hay làm việc đạo đức như luật truyền gì khác. Nhưng ông đưa ra chỉ dẫn cách sống làm người theo công minh chính trực trong chiều tương quan giữa con người với nhau cùng chung sống trong xã hội tương xứng theo địa vị trách nhiệm nghề nghiệp của mình.
"Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy". Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi". Các quân nhân cũng hỏi: "Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp: "Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình".(Lc 3, 10-14)
Câu trả lời chỉ dẫn của Gioan nói lên hình ảnh của người sống lòng khiêm nhượng sâu thẳm biết tôn trọng luật pháp xã hội cũng như thiên nhiên.
Ông Gioan biết mình không thể thay đổi được hệ thống xã hội thời ông đang sống. Nhưng chính con người có thể tự thay đổi mình. Con người có thể hành xử sống đúng và công mình chính trực. Nếu mỗi người bắt đầu điều thay đổi cung cách sống tự bản thân mình ngay trong đời sống hằng ngày, trong nghề nghiệp mình, trong gia đình mình. Và như thế đã thực hiện và gặt hái được nhiều rồi.
Ông Gioan đưa ra chỉ dẫn khuyên họ trở về với việc bổn phận, nghề nghiệp sinh sống hằng ngày của mình. Nơi môi trường sinh sống đó, họ chuẩn bị sửa dọn con đường tâm hồn cho Chúa đến qua cung cách sống làm việc đúng đắn công minh chính trực.
Hình ảnh lời rao giảng chỉ dẫn của Ông Gioan về cung cách sống làm người dọn con đường cho Chúa đến cũng là hình ảnh con đường sống, mà Thiên Chúa sẽ căn cứ vào đó xét xử trong ngày phán xét sau cùng, khi ra trước tòa Thiên Chúa nguồn sự sống: cung cách sống lòng bác ái nhân đạo.
Hình ảnh con đường này Chúa Giêsu Kitô sau này nói đến trong dụ ngôn ngày phán xét chung, khi Ngài rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa:
“Nào những người Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, đã cho ăn, Ta khát đã cho uống,Ta là khách lạ, đã đón nhận, Ta trần truồng đã cho quần áo mặc, Ta đau yếu đã thăm viếng, Ta bị tù đày đã hỏi han an ủi.”( Mt 25,34-35).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Chung quanh tin lan nhanh của Newsmax nói ĐTC sắp qua đời và Vatican đang chuẩn bị cho Cơ Mật Viện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:18 10/12/2021
1. Bác bỏ tin giả của tờ Newmax cho rằng Đức Giáo Hoàng sắp qua đời
Trong 24 giờ qua, các phương tiện truyền thông đã rộ lên với tin tức cho rằng Đức Giáo Hoàng sắp qua đời và Vatican đang chuẩn bị cho Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng. Tin giả này xuất phát từ John Gizzi.
John Gizzi là ai?
John Gizzi, là người phụ trách chuyên mục chính trị của Newsmax và là phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. Với thế giá này anh ta vừa tung ra một bài báo có nhan đề “Vatican Preps for Conclave as 'Pope Is Dying'“ nghĩa là “Vatican chuẩn bị cho Cơ Mật Viện vì ‘Đức Giáo Hoàng sắp qua đời’”
John Gizzi, cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô nghiêm trọng đến mức những người thân cận ngài không tin rằng ngài sẽ sống qua năm sau. Trích dẫn các liên hệ đáng tin cậy tại Vatican như một nguồn, bao gồm “thư ký của một trong những Hồng Y quyền lực nhất của Vatican”, anh ta quả quyết là Vatican đang chuẩn bị cho Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.
Anh ta cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trải qua cuộc phẫu thuật do bệnh viêm đại tràng, một chứng rối loạn ở thành ruột kết, vào tháng 7, và có vẻ như ở tuổi gần 85, “thể chất và tinh thần đều không tốt”.
Trích dẫn một nhân vật tên Luis Badiolla Morales, được Gizzi quảng cáo là một nhân vật thân thiết với Đức Giáo Hoàng, anh ta quả quyết Đức Giáo Hoàng bị ung thư, và tình trạng thể lực và tinh thần của ngài trầm trọng hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo.
Bác bỏ tin giả này của Gizzi, mạng truyền thông Công Giáo Hoa Kỳ ChurchPOP có bài viết nhan đề “Is Pope Francis Really Dying? What We Know About the Viral Claim”, nghĩa là “Có thực sự là Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp qua đời không? Những điều chúng tôi biết về tuyên bố đang lan nhanh này”. Bài báo của ChurchPOP cho biết như sau:
Phóng viên của Newsmax tại Tòa Bạch Ốc và là cây bút chuyên mục chính trị John Gizzi đã viết một bài báo khẳng định Đức Thánh Cha Phanxicô “đang sắp qua đời” và Vatican không hy vọng ngài sẽ sống sót sau năm 2022. Bài báo cho biết thêm rằng Vatican đang chuẩn bị cho một mật nghị.
Gizzi cho biết nguồn tin của anh ta là từ thư ký của một trong những Hồng Y quyền lực nhất của Vatican. Tuy nhiên, câu chuyện online không cung cấp thông tin dễ tiếp cận. Nó đứng đằng sau một paywall, tức là bức tường lệ phí. Kim Thúy xin mở ngoặc để giải thích một chút về thuật ngữ này. Một bài báo gọi là đứng đằng sau một paywall, hay bức tường lệ phí, nếu như người coi phải trả một lệ phí để có thể vào xem. Trong trường hợp này, những ai muốn vào xem bài báo của Gizzi phải trả cho Newsmax một đô la. Căn cứ vào các thông tin về Web traffic, người ta ước lượng trong trò lừa đảo này Newsmax đã kiếm được cả triệu đô la. Một ký giả của National Catholic Register đã hy sinh mất một đô la để vào xem và cho các ký giả Công Giáo khác biết bên trong Gizzi đã viết những gì.
Trở lại với tờ ChurchPOP. Bài báo của cơ quan thông tin Công Giáo này viết tiếp như sau:
Nhà tổ chức cuộc hành hương Công Giáo và nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Mountain Butorac, còn được gọi là ‘The Catholic Traveller’, tức là những người du lịch Công Giáo đã đáp lại tuyên bố này này trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ông sống ở Rome và tổ chức các cuộc hành hương khắp Âu Châu và Thánh địa.
Bài đăng của Butorac có nội dung như sau: “Tôi muốn cảm ơn nhà báo giỏi đã viết bài báo nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ qua đời trong 13 tháng tới. Tôi đã trả lời các câu hỏi về nó trong suốt cả buổi chiều nay”.
“Thật tài tình khi đặt một bài báo với tiêu đề giật gân như thế đằng sau một bức tường lệ phí”.
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô 84 tuổi, chỉ có một lá phổi, và gần đây đã trải qua một cuộc phẫu thuật lớn. Không thổi phồng lắm để đưa ra tuyên bố như thế này mỗi năm.
“Ngoài ra, Vatican luôn ở chế độ Tiền Mật Nghị. Nó không giống như họ chỉ ném những thứ đó lại với nhau một cách hoàn toàn không cố ý.
“Và cuối cùng, tất cả chúng ta đều đang chết. Memento mori”.
Memento mori là tiếng Latinh nghĩa là “Hãy nhớ rằng ai cũng phải chết”.
Ý kiến của chúng tôi.
Xuất phát điểm trong bài báo của John Gizzi là từ cái vấp té của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài bước lên thang máy bay để quay trở lại Rôma sau chuyến tông du thứ 35 của ngài. Tuy nhiên, như chúng tôi đã khẳng định với quý vị lúc đó tại phi trường quốc tế Athens gió rất mạnh. Xin kính mời quý vị và anh chị em xem lại đoạn video đó.
Source:Church POP
2. Khoảng khắc Đức Thánh Cha bị vấp té khi lên máy bay trở về Rôma
Sáng thứ Hai, 6 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón Chủ tịch Quốc Hội tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Athens. Sau đó, ngài đã có cuộc gặp gỡ những người trẻ tại Trường Thánh Dionysius do các Nữ tu Dòng Ursula ở Maroussi, Athens điều hành.
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 11:15, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Athens, người địa phương gọi là phi trường Eleftherios Venizelos, để đáp máy bay về Rôma. Tại đây có lễ nghi tiễn biệt rất đơn sơ. Ra tiễn Đức Thánh Cha có Thủ tướng Hy Lạp là ông Kyriakos Mitsotakis. Ông cũng chính là người đã đón Đức Thánh Cha khi ngài đến Hy Lạp vào trưa thứ Bẩy.
Khi gần lên đến cửa máy bay, Đức Thánh Cha Phanxicô bị mất thăng bằng, ngã chúi xuống, trên các bậc thềm.
Theo các nguồn tin địa phương, phi trường này rất gần bờ biển nên đôi khi gió giật từng cơn rất mạnh. Có lẽ gió thổi mạnh khiến ngài ngã chúi xuống hơn là sức khoẻ ngài có vấn đề.
Một phụ tá vội vã leo lên các bậc thang để giúp ngài lên máy bay. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã gượng dậy được trước khi vị này lên đến nơi. Có vẻ như Đức Thánh Cha không bị thương tích gì, và ngài vẫn mỉm cười chào từ biệt lần cuối những người ra tiễn ngài.
Trước đó, Giáo hoàng đã gặp các học sinh tại một trường Công Giáo ở Athens trong sự kiện cuối cùng của chuyến thăm 5 ngày tới Síp và Hy Lạp với ước muốn cải thiện quan hệ với Chính Thống Giáo và nêu bật tình cảnh của những người di cư tìm cách nhập cảnh vào Âu Châu.
Đức Giáo Hoàng nói: “Khi sự cám dỗ khép mình vào bản thân, hãy tìm kiếm những người khác”.
Sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha đã có cuộc hội đàm ngắn với Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, Konstantinos Tassoulas, và với lãnh đạo của đảng đối lập chính, Alexis Tsipras, là người đã cảm ơn ngài vì “sự bảo vệ kiên định của ngài đối với nhân quyền và công bằng xã hội”.
Alexis Tsipras là một người vô thần thuộc Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp. Ông đã từng giữ chức Thủ tướng Hy Lạp từ ngày 21 tháng 9 năm 2015. Khi mới lên cầm quyền, ông ta đã lập tức tung ra các chính sách chống lại các giá trị truyền thống của Kitô Giáo.
Ngày 23 tháng 7, 2018, một trận hỏa hoạn kinh hoàng đã diễn ra tại các khu vực quanh thủ đô Athens làm hơn 60 người bị thiệt mạng. Nơi bị thiệt hại nặng nhất là Mati, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hy Lạp. Người ta tìm thấy ít nhất 26 thi thể gồm đa số là phụ nữ và trẻ em. Dường như họ đã cố chạy ra biển nhưng ngọn lửa kinh hoàng đã chụp xuống họ. Thi thể của 26 người này trong tư thế như ôm cứng lấy nhau trước khi chết.
Tính chất bất ngờ và kinh hoàng của trận hỏa hoạn đã khiến nhiều nhà bình luận liên hệ biến cố này với thảm họa được mô tả trong Kinh Thánh. Nhiều người cho rằng đó là hậu quả của các đường lối bài Kitô Giáo của Alexis Tsipras. Nhờ đó, chỉ vài tháng sau, Đảng Tân Dân Chủ đã chiến thắng vẻ vang.
Trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha đã gặp nhà lãnh đạo Chính thống giáo Hy Lạp và đến thăm trại tị nạn trên Lesbos, nơi ngài gọi họ là “con tàu bị chìm đắm của nền văn minh”.
Trong bài phát biểu của mình, ngài cảnh báo rằng Địa Trung Hải “đang trở thành một nghĩa trang nghiệt ngã không bia mộ” và “sau ngần ấy thời gian, chúng ta thấy rằng trên thế giới đã có rất ít thay đổi liên quan đến vấn đề di cư”.
Ngài nói thêm: “Cần phải đối mặt với các nguyên nhân gốc rễ - chứ không phải là đối phó với những người nghèo là những người đã phải gánh chịu những hậu quả và thậm chí còn bị sử dụng để tuyên truyền chính trị”.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, chỉ trong năm 2021 này đã có 1,559 người đã chết hoặc mất tích khi cố gắng vượt Địa Trung Hải đầy hiểm nguy.
Cảnh sát đã tăng cường 2,000 nhân viên để giữ an ninh cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha vì e ngại có những cuộc biểu tình phản đối của các thành phần cực đoan trong Chính Thống Giáo. Tuy nhiên, ngoài biến cố một linh mục cao niên la ó phản đối Đức Thánh Cha, không có rắc rối nào khác được ghi nhận.
Mức độ đưa tin của các phương tiện truyền thông mà chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng nhận được trong những ngày này — những ngày ngài ở đây — thật đáng kinh ngạc. Tất cả các kênh truyền hình đều chiếu gần hết mọi thứ, mọi hoạt động của ngài đều được phát trực tiếp trên truyền hình. Điều này chưa từng xảy ra với chuyến thăm của bất kỳ ai khác.
Không có nhiều tin tức trong những ngày trước khi Giáo hoàng đến Hy Lạp. Nhưng điều này đã thay đổi trong vài ngày qua.
Các bài phát biểu của Đức Thánh Cha, toàn bộ thái độ của ngài, cách ngài xem xét các vấn đề khác nhau, cách ngài phân tích các vấn đề khác nhau, rất lớn và phức tạp đối với người dân, đã gây ấn tượng với mọi người và khiến mọi người suy nghĩ và nói về Đức Thánh Cha. những lời rất đẹp.
Trong một diễn biến rất đáng khích lệ, Thị trưởng Thành phố Athens, là Kostas Bakoyannis, đã trao tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô một huy chương vàng của thành phố tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh trước sự chứng kiến của Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy.
Huy chương vàng của Thành phố Athens là danh hiệu cao quý nhất của thủ đô Hy Lạp, được trao để ghi nhận công lao, đóng góp xã hội và sự nhạy cảm sâu sắc của Giáo Hội Công Giáo Rôma.
Thị trưởng thành phố Athens đã chuyển tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô sự kính trọng sâu sắc của ông, cũng như của các đại diện của Hội đồng thành phố, và cảm ơn ngài vì những đóng góp của ngài cho nhân loại, là điều mà ngài luôn đặt làm trọng tâm trong các bài phát biểu và hành động của mình.
Có mặt tại buổi lễ, trong số những người khác, có Bộ trưởng Phát triển và Đầu tư, Adonis Georgiadis, Bộ trưởng Giáo dục và Tôn giáo, Niki Kerameos, và Bộ trưởng Văn hóa và Thể thao, Lina Mendoni.
Source:The National News
3. Lễ Ðức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12
Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính Đức Mẹ nên năm nào ngài cũng cử hành Lễ Ðức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12. Năm nay, tiếc rằng vì có sự bùng phát của biến thể Omicron nên Đức Thánh Cha sẽ không cử hành thánh lễ này.
Chúng tôi xin mạn phép trình bày lại diễn biến của thánh lễ năm ngoái. Năm 2020 là kỷ niệm 125 năm lễ đội triều thiên cho ảnh Ðức Mẹ. Do đó, bất kể các khó khăn do đại dịch coronavirus gây ra Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ này và ban Ơn Toàn Xá cho mọi tín hữu trên thế giới theo dõi qua truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.
Thánh lễ đã được cử hành tại Bàn thờ Ngai tòa bên trong Ðền thờ thánh Phêrô với số người tham dự giới hạn do những hạn chế liên quan đến đại dịch coronavirus.
Những người được mời tham dự là các vị Đại sứ của các nước Mỹ châu Latinh cạnh Tòa Thánh, và gia đình của họ, cũng như một số đại diện cho các linh mục sinh viên Mỹ châu Latinh.
Trong khi Đức Thánh Cha tiến lên bàn thờ, ca đoàn hát một bài thánh ca bằng tiếng Tây Ban Nha có tựa đề “América despierta” nghĩa là “Mỹ Châu hãy bừng tỉnh” với những lời như sau:
Mẹ của người nghèo, của những người hành hương, chúng con xin Mẹ cho Mỹ Châu La Tinh. Vùng đất mà Mẹ đến thăm bằng đôi chân trần, ôm chặt một đứa trẻ trong tay.
Ánh sáng của một đứa trẻ mong manh làm cho chúng con mạnh mẽ, ánh sáng của một đứa trẻ nghèo làm cho chúng con giàu có. Ánh sáng của đứa trẻ nô lệ khiến chúng ta được tự do, ánh sáng mà một ngày kia bạn đã ban cho chúng ta ở Bêlem.
Mẹ của những người nghèo, còn nhiều khốn khó vì bánh mì luôn thiếu trong nhiều nhà. Bánh của sự thật thiếu nhiều tâm trí, bánh của tình yêu, thiếu trong nhiều người.
Mẹ liên đới nhân loại; khi nói với Sứ Thần: “Xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền” Hôm nay, chúng con cần sự can thiệp của Mẹ để chúng con không ra hư nát.
Mẹ của Giáo Hội, đấng đã sinh Con Mẹ, cùng với Mẹ, chúng con chờ đợi sự tái lâm của Người.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Phụng vụ hôm nay, có ba từ, ba ý tưởng nổi bật: đó là sự quảng đại, phước lành và hồng ân. Và, khi nhìn vào hình ảnh của Đức Trinh Nữ Guadalupe, phần nào chúng ta cũng thấy một sự phản ánh của ba thực tại: quảng đại, phước lành và hồng ân.
Quảng đại, vì Chúa luôn trao ban chính mình một cách hào phóng, luôn ban một cách dư dật. Ngài không biết liều lượng. Ngài để cho mình được “đo lường” bằng sự kiên nhẫn của mình. Chính chúng ta – do bản chất của chúng ta, do những giới hạn của chúng ta – mới biết đến nhu cầu cần phải có các hạn ngạch. Ngược lại, Ngài tự ban phát chính mình một cách dồi dào, và hoàn toàn. Và ở đâu có Chúa, ở đó có sự hào phóng.
Suy nghĩ về mầu nhiệm Giáng sinh, phụng vụ Mùa Vọng lấy ý tưởng hào phóng từ tiên tri Isaia. Thiên Chúa trao ban chính Ngài tất cả, như Ngài là, toàn bộ. Tôi thích nghĩ sự hào phóng là một “hạn chế” của Thiên Chúa. Ngài không thể hiến thân một cách khác không dồi dào dư dật.
Từ thứ hai là chúc phúc. Cuộc gặp gỡ của Đức Maria với bà Elizabeth là một sự chúc phúc, một phước lành. Chúc phúc có nghĩa là “nói tốt”. Và Thiên Chúa, từ trang đầu tiên của sách Sáng thế ký, đã làm chúng ta quen thuộc với phong cách nói tốt của Ngài. Từ thứ hai mà Ngài phán, theo Kinh thánh, là: “Và điều đó thật tốt”, “nó tốt”, “nó rất tốt”. Phong cách của Thiên Chúa là luôn luôn nói tốt, vì vậy nguyền rủa là phong cách của ma quỷ, của kẻ thù; phong cách của sự hèn hạ, không có khả năng cống hiến trọn vẹn chính mình, nhưng nói kiểu “độc địa”. Chúa luôn luôn nói tốt. Và Ngài nói điều đó với niềm vui, Ngài nói điều đó bằng cách cống hiến chính mình. Tốt. Ngài tự trao ban chính mình một cách dồi dào, nói tốt, và chúc phúc.
Từ thứ ba là hồng ân. Hai thực tại dư dật, và chúc phúc, là một hồng ân, là một món quà. Đó là một món quà được ban cho chúng ta trong Đấng là tất cả mọi ân sủng, Đấng là tất cả, tất cả mọi thần tính: trong Đấng Đầy Ân Sủng. Một món quà được ban cho chúng ta nơi Mẹ là Đấng “đầy ơn phúc”, “Đấng được đầy ơn sủng”. Đấng Đầy Ân Sủng đầy ân sủng tự bản chất và Đấng đầy ơn phúc đầy ân sủng nhờ được chúc phúc: đây là hai tham chiếu mà Kinh thánh chỉ ra. Đối với Mẹ, Kinh Thánh nói: Mẹ “được chúc phúc giữa những người phụ nữ”, “đầy ân phúc”. Chúa Giêsu là Đấng mang những ân phúc ấy đến.
Và khi nhìn hình ảnh Mẹ chúng ta đang trông đợi Đấng Đầy Ân Sủng, Đấng đầy ơn phúc đang trông đợi Đấng Đầy Ân Sủng, chúng ta mới hiểu được phần nào sự dồi dào dư dật, và sự chúc phúc. Và chúng ta hiểu món quà này, món quà của Thiên Chúa, Đấng đã tự hiến cho chúng ta trong sự phong phú tự bản chất của Con Chúa, trong sự phong phú của Mẹ Người, nhờ ân sủng. Đó là món quà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta như một phước lành, nơi Đấng đầy ơn phúc tự bản chất và Đấng đầy ơn phúc nhờ ân sủng. Đây là món quà mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và Ngài không ngừng muốn làm nổi bật trong quá trình mặc khải.
“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” - “Em là Mẹ Thiên Chúa là Đấng nhờ Người chúng ta được sống, Đấng ban sự sống, Đấng chúc phúc”.
Hôm nay nay khi chiêm ngắm hình ảnh của Mẹ chúng ta, chúng ta có thể “đánh cắp” từ Thiên Chúa một chút phong cách mà Ngài có: đó là quảng đại, hào phóng, “nói tốt”, không bao giờ nguyền rủa, và rồi biến cuộc sống của chúng ta thành một món quà, một món quà cho tất cả mọi người. Xin cho được như thế.
Source:Vatican News
Tiết lộ mới: Tại sao ngôi thánh đường quá đẹp của Tây Ban Nha xây hơn 100 năm vẫn chưa xong?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:47 10/12/2021
1. Tại sao Vương Cung Thánh Đường Sagrada Familia của Barcelona mất hơn 100 năm để xây dựng?
Cuối tuần này, một ngôi sao khổng lồ nặng 5 tấn, gọi là “Ngôi Sao Bêlem” sẽ được treo trên đỉnh Tháp Đức Mẹ Đồng trinh Maria. Tháp này đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Công trình xây dựng kiệt tác tôn giáo này đã được tiến hành từ năm 1882.
Ngôi Sao Bêlem là bổ sung mới nhất cho ngôi thánh đường “xây dựng lâu nhất thế giới” trong thời hiện đại.
Nhưng điều gì đã khiến việc xây dựng Sagrada Familia mất một thời gian lâu như vậy?
Những người có trách nhiệm nói rằng Rôma không được xây dựng trong một ngày, và La Sagrada Familia của Barcelona cũng vậy.
Đây là dòng thời gian của tất cả các cuộc chiến tranh, xung đột và chết chóc đã khiến tiến trình xây dựng ngôi thánh đường bị khựng lại.
Năm 1874: Chiến dịch cho một ngôi thánh đường mới ở Tây Ban Nha bắt đầu
Người bán sách Josep Maria Bocabella trở về sau chuyến đi đến Vatican vào năm 1872 cảm thấy rất phấn khích với các tác phẩm nghệ thuật Công Giáo vĩ đại thống trị đường chân trời của thành phố Rôma.
Ông đã dành tám năm để vận động và gây quỹ cho Barcelona để xây dựng một nhà thờ hoàn toàn mới.
Sử dụng mối quan hệ của mình với tư cách là người sáng lập một trong những Hiệp hội Tâm linh của thành phố, Bocabella đã mời kiến trúc sư Francisco de Paula del Villar đưa ra một thiết kế lấy cảm hứng từ các nhà thờ tân gothic trên khắp Âu Châu.
Đất đã được mua tại quận Eixample của Barcelona với giá tương đương với ngày nay là 1,034 Euros.
Mối quan hệ hợp tác của họ kéo dài chưa đầy một thập kỷ trong tuổi thọ gian nan của tòa nhà sau khi một số mâu thuẫn nảy sinh về thiết kế phức tạp của Sagrada Família.
Bocabella hình dung ngôi thánh đường là cao nhất Âu Châu, theo hình dáng của Đền Thờ Thánh Phêrô. Nhưng tầm nhìn của người kiến trúc sư ban đầu này là một tòa nhà thấp hơn rất nhiều. Bocabella càng ngày càng bất mãn, quay sang tìm kiếm một người có ước mơ lớn như mình. Rõ ràng là dự án cần một người có thể đối phó với các nhu cầu kỹ thuật và chi phí khổng lồ của nó.
1882-1884: Đất được xây dựng và đặt nền móng, sự ra đời của Antoni Gaudí
Kiến trúc sư Antoni Gaudí đã vào cuộc với tham vọng không thể kiềm chế là khiến dự án có một hình dạng hoàn toàn khác vào năm 1883, một năm sau khi viên đá góc của nó được đặt bởi Đức Cha Urquinaona.
Với tư cách là Kiến trúc sư trưởng, ông đã hình dung lại vương cung thánh đường với hình thức rộng lớn, chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, với đầy đủ các đường cong lấy cảm hứng từ trường phái Tân nghệ thuật và 12 tòa tháp – mỗi tháp đại diện cho một vị tông đồ.
Những thiết kế phức tạp của ông khi thành hiện thực sẽ trở thành trung tâm Công Giáo Sagrada cao nhất Âu Châu.
Gaudí ngay từ đầu đã biết rằng đây sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng - ông đã nói rằng các công trình xây dựng sẽ không thể hoàn thành trong cuộc đời của ông.
Phần lớn công việc của ông được dành để phát triển các mô hình 3D chi tiết sâu sắc thay vì các bản phác thảo truyền thống để bảo đảm rằng bất kỳ ai được chuyển giao dự án sẽ biết chính xác nó trông như thế nào.
Khi được hỏi liệu điều này có làm chậm lại tiến trình xây dựng ngôi thánh đường không, ông trả lời: “Khách hàng của tôi, là Chúa, không vội.”
Ban đầu kiến trúc sư Gaudí không làm việc toàn thời cho Sagrada, vì ông còn bận bịu với các khách hàng khác cho đến năm 1914, khi ông đặt mọi thứ khác sang một bên để toàn tâm làm việc cho ngôi thánh đường này. Ông thậm chí đã rời bỏ ngôi nhà của mình ở Park Guell để chuyển đến địa điểm xây dựng. Ngôi nhà ông ở Park Guell bây giờ là bảo tàng viện mang tên ông.
1926: Gaudí chết trong một tai nạn thảm khốc
Sau khi cống hiến hết mình cho Sagrada trong 43 năm, Antoni Gaudí đã bị xe điện đâm khi đang đi bộ, như ông vẫn làm hàng ngày.
Vẻ bề ngoài xuềnh xoàng của người đàn ông 73 tuổi khiến người ta tin rằng ông là một người ăn xin, hơn là kiến trúc sư nổi tiếng nhất Tây Ban Nha. Vệ sinh và dinh dưỡng đã bị bỏ qua trong khi theo đuổi dự án đam mê của ông.
Một đám tang có sự tham dự của hàng ngàn người đưa tang, kết thúc tại nhà thờ chưa hoàn chỉnh, nhưng to lớn.
Gaudí chỉ sống để xem một trong những tháp chuông mang tính biểu tượng của không gian thánh được hoàn thành vào năm trước.
Vương cung thánh đường đã dừng ở mức hoàn thành từ 15 đến 25% vào năm nó mất đi người sáng tạo.
Cái chết bất ngờ của ông đã làm trật bánh hoàn toàn mọi tiến bộ trong hơn một thập kỷ.
1936: Nhân viên bị giết, các mô hình bị phá hủy trong Nội chiến Tây Ban Nha
Một thời kỳ bất ổn dân sự chứng kiến những kẻ vô chính phủ đột nhập vào văn phòng cũ của Gaudí.
Các mô hình bị phá hủy, các kế hoạch bị đốt cháy, và hầm mộ của nhà thờ bị phá hủy trong quá trình này.
Sự tàn phá nặng nề hơn diễn ra sau đó khi 12 người tham gia vào việc duy trì sự sáng tạo này đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Quá trình xây dựng bị dừng lại khi các thành viên còn lại của đội La Sagrada Familia cố gắng ghép những mảnh có thể thu hồi lại với nhau.
Mặc dù bên ngoài của nó vẫn còn nguyên sơ, nhưng không có tiến bộ thực sự nào được thực hiện cho đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1939.
Năm 1938: George Orwell chê bai thiết kế
Tiểu thuyết gia người Anh có ảnh hưởng George Orwell đã đến thăm địa điểm này vào một trong những giai đoạn đình trệ lớn nhất của nó.
Ông mô tả nhà thờ là “một trong những tòa nhà gớm ghiếc nhất trên thế giới.”
“Không giống như hầu hết các nhà thờ ở Barcelona, nó không bị hư hại trong cuộc cách mạng - nó đã được tha thứ vì ‘giá trị nghệ thuật’ của nó, người ta nói. Tôi nghĩ những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã thể hiện sự kém cỏi trong việc không thổi bay nó khi họ có cơ hội”.
1939-1986: Cánh cửa xoay trở của các kiến trúc sư và các vấn đề kinh phí
Công việc lại được tái tục dưới chế độ độc tài của tướng Francisco Franco.
Franco tỏ ra không mấy quan tâm đến La Sagrada, nhưng ông cũng không cản trở nó. Gaudí đã khẳng định rằng ngôi thánh đường được tài trợ bởi những người trong cộng đồng Công Giáo Tây Ban Nha.
Bốn kiến trúc sư khác nhau chịu trách nhiệm vào thời điểm này: Francesc de Paula Quintana năm 1939, Isidre Puig i Boada và Lluís Bonet i Garí năm 1966, Francesc Cardoner i Blanch năm 1983 và Jordi Bonet i Armengol năm 1985.
Không hạng mục đáng kể nào đạt được cho đến năm 1976, khi các tháp chuông đi kèm với mặt tiền mô tả cuộc thương khó Chúa Kitô của Gaudí được hoàn thành, mang lại cho người Tây Ban Nha cảm giác thực sự về những gì có thể trở thành tác phẩm kiến trúc cuối cùng.
2007: Chính phủ Tây Ban Nha đề xuất đường hầm xe lửa gây tranh cãi bên dưới tòa nhà
Sau khi những đóng góp của Gaudí cho Giáo Hội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2005, mọi thứ đang được khởi động cho đội ngũ 200 người hùng hậu phía sau La Sagrada.
Ngay vào thời điểm đó chính phủ của José Luis Rodríguez Zapatero thuộc đảng Công Nhân Xã Hội, là đảng đang cầm quyền hiện nay, đưa ra các đề xuất xây dựng một mạng lưới đường sắt tốc độ cao chạy bên dưới những nền móng có tuổi đời gần một thế kỷ.
Câu hỏi được đặt ra là điều này có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của tòa nhà như thế nào. Với rất nhiều điều phải làm, đó là điều cuối cùng các kiến trúc sư và kỹ sư cần biết.
Việc xây dựng tái tục vào năm 2010 sau khi các quan chức chính phủ khẳng định các đường hầm dưới lòng đất sẽ không cản trở bất kỳ công việc nào đang diễn ra.
Các cử hành bắt đầu hoạt động vào năm 2013, kéo theo một cuộc chiến kéo dài 6 năm để khiến mọi chuyện phải dừng lại một cách vô nghĩa.
2010: Được Đức Bênêđíctô XVI thánh hiến
Đức Bênêđíctô XVI đã viếng thăm La Sagrada vào năm 2010 để thánh hiến nơi này làm vương cung thánh đường chính thức.
6,500 người theo dõi thánh lễ từ bên trong và hơn 50,000 người tập trung trên các đường phố để hiệp thông với hàng trăm giám mục và linh mục.
Chỉ 15 năm trước, phần bên trong của nhà thờ không có mái che, vì nó nằm giữa hai mặt tiền với tám tháp chuông, một bên trông giống như lâu đài cát, bên kia là một tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ hội họa lập thể.
Một đàn đại phong cầm đã được lắp đặt và gian giữa chính được che phủ để cho phép các cử hành tôn giáo được diễn ra.
Giống như tất cả những thứ khác ở La Sagrada, các cử hành hàng tuần chính thức đã không được thực hiện trong bảy năm sau đó.
Bây giờ, ngôi thánh đường mở cửa cho du khách vào Chúa Nhật hàng tuần lúc 9 giờ sáng.
Năm 2019: Ngày hoàn thành được ấn định vào năm 2026 sau khi các giấy phép mới được phê duyệt
La Sagrada Familia hiện đã quá cũ nên các bộ phận cũ được hoàn thành vào đầu thế kỷ 20 đã phải được tân trang lại.
Ở giai đoạn này, chính phủ Pedro Sánchez của đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha quyết định moi thêm tiền của các tín hữu Công Giáo trong một cuộc chiến khủng bố trường kỳ.
Những lời đe dọa được đưa ra là nếu dự án không được cấp phép, công việc xây dựng sẽ không thể diễn ra được nữa.
UNESCO đã có thể hỗ trợ các vấn đề trong năm 2017 bằng cách trả 37 triệu euro cho việc cấp giấy phép. Giấy phép bảy năm được cấp và năm hoàn thành được ấn định là 2026.
Nếu không có gì thay đổi, vương cung thánh đường sẽ được hoàn thành vào dịp kỷ niệm một trăm năm ngày mất của Gaudí. Mọi người thấy điều đó là tất nhiên, cho đến khi COVID-19 tấn công Âu Châu hai năm trước.
2021: Chúng ta đang ở đâu?
Mọi việc diễn ra suôn sẻ trong hai năm cho đến khi một đại dịch toàn cầu bùng phát trong xã hội như chúng ta đã biết.
Lần đầu tiên kể từ khi Nội chiến Tây Ban Nha, COVID đã tạm dừng việc xây dựng cấu trúc này.
Nhiều tháng không hoạt động trong năm ngoái có khả năng đã đẩy lùi thời hạn năm 2026 khi đội đứng sau việc hoàn thành nó cố gắng bù đắp những điểm đã mất.
Điều này cũng chứng tỏ một bi kịch đối với sự tài trợ cho La Sagrada. Cho đến năm 2026, Giáo Hội còn phải trả cho chính phủ 36 triệu euro.
20 triệu người đến thăm khu vực này mỗi năm để chiêm ngưỡng ngoại thất của nhà thờ và 4 triệu trong số đó phải mua vé với giá 26 € một vé để vào bên trong. Số tiền lớn đó đã mất trong suốt thời gian đại dịch coronavirus vẫn còn đang tiếp diễn.
Gaudí đã rất đúng. Ông sẽ không sống được đến ngày có thể nhìn dự án này hoàn tất.
Nhiều kiến trúc sư cũng không có may mắn như ông. Nhà thờ Thánh Basilô nổi tiếng của Nga mất 123 năm để hoàn thành, còn Đền Thờ Thánh Phêrô đã mất tới 150 năm. Tương truyền tượng đài Stonehenge trong thời cổ đại phải mất một thời gian khổng lồ là 1,600 năm.
Source:Euro News
2. Sinh viên tốt nghiệp người Ý bị đâm chết ở New York được nhớ đến vì các hoạt động hăng say cho Giáo Hội
Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Columbia, người được báo cáo là rất tích cực trong công việc của Giáo Hội và các hoạt động bác ái ở quê hương Ý và ở New York, đã bị đâm chết vào tuần trước.
Davide Giri, 30 tuổi, đang sắp nhập học tiến sĩ khoa học máy tính tại Columbia, đã bị tấn công khi đang đi bộ qua Công viên Morningside, gần khuôn viên trường Columbia ở thành phố New York, vào cuối ngày thứ Năm. Anh đang trở về nhà sau khi luyện tập với đội bóng đá của mình, là đội NY International FC.
Giri đến Mỹ cách đây 8 năm để theo học Đại Học, được biết đến ở giáo xứ quê nhà vì công việc bác ái trong giáo xứ địa phương, tờ New York Post đưa tin.
Cesare Mercurio, một người bạn của anh, nói với tờ báo “Anh ấy có lẽ là người nhiệt thành nhất mà tôi từng gặp trong đời. Anh ấy có cách để khiến bạn quên đi những điều tồi tệ. Anh ấy thông minh và rất có triển vọng về mặt học thuật”.
Sinh ra ở Alba, Ý và lớn lên gần Turin, nơi cha mẹ anh vẫn sống, Giri “rất nổi tiếng ở Alba,” Thị trưởng Carlo Bo nói với Quotidiano Nazionale. “Gia đình anh ấy luôn tham gia vào các nhóm tình nguyện và các hoạt động của giáo xứ.”
Cựu Thị trưởng Alba, Maurizio Marello nói với tờ Post, “Tôi biết rõ về gia đình của David. Họ là một tấm gương cho tất cả chúng tôi và là một kiểu mẫu rất hiếm, họ là những người luôn tham gia các hoạt động vì cộng đồng “.
Theo tờ New York Post, hồ sơ LinkedIn của Giri cho biết anh ấy đã làm việc với tư cách là “người lãnh đạo và điều phối hoạt động” tại trại hè của một giáo xứ.
Vincent Pinkney, một thành viên băng đảng 25 tuổi, đã bị bắt vì vụ đâm chết người này và một vụ tấn công khác khiến một du khách 27 tuổi bị thương.
Cha mẹ, em gái và anh trai của mình vẫn còn sống.
Source:Aleteia
3. Tòa án tối cao Iran ra phán quyết rằng các nhà thờ tư gia không phải là 'kẻ thù' của nhà nước
Tòa án tối cao Iran vừa đưa ra phán quyết lịch sử, theo đó việc trở thành thành viên của một nhà thờ tư gia và tụ tập để cầu nguyện, đặc biệt là giữa những người theo đạo Tin lành, không khiến các tín hữu Kitô trở thành “kẻ thù của nhà nước”.
Phán quyết này được đưa ra sau khi chín người cải đạo sang Kitô Giáo đã bị kết án năm năm tù vì tham gia vào các buổi cầu nguyện tại gia.
Hiện tại, khoảng 20 Kitô Hữu đang bị giam giữ vì lý do an ninh quốc gia. Kể từ năm 2012, hơn một trăm người đã bị bỏ tù vì tội danh tương tự.
Các Kitô Hữu vừa được đề cập thuộc về một nhà thờ Tin lành ở Rasht, phía đông bắc của Tehran, trên biển Caspi. Họ đã bị bắt hai năm trước vì tội cải đạo và “hành động chống lại an ninh quốc gia”.
Cảnh sát ập vào nhà của họ và ngôi nhà được sử dụng làm nơi thờ tự, tịch thu nhiều đồ vật và tư trang.
Phán quyết của Tòa án Tối cao được đưa ra vào ngày 3 tháng 11 nhưng chỉ mới được đưa tin rộng rãi trong vài ngày qua.
“Việc chỉ đơn thuần là rao giảng Kitô Giáo thông qua các buổi họp mặt tại gia không phải là biểu hiện của sự tụ tập và cấu kết để phá vỡ an ninh của đất nước, dù bên trong hay bên ngoài”, Tòa án Tối cao cho biết như trên.
Phán quyết tiếp tục tuyên bố rằng việc hình thành các nhà thờ tư gia không vi phạm Điều 498 và 499 của Bộ luật Hình sự Hồi giáo, liên quan đến cái gọi là các nhóm chống nhà nước.
Đối với Open Doors, quyết định của tòa án là “quan trọng” vì hai điều luật trên thường được sử dụng để kết tội các tín hữu Kitô và nhốt họ trong các nhà tù chỉ vì họ chỉ tuyên xưng đức tin và tụ tập để cầu nguyện.
Quyết định này có thể trở thành một bước ngoặt và ảnh hưởng tích cực đến các trường hợp bắt bớ trong tương lai chống lại các tín hữu Kitô.
Phán quyết có thể mở đường cho việc trả tự do cho chín Kitô Hữu bị kết án trước đó, sau khi phiên tòa xét xử họ được xem xét lại dưới ánh sáng của phán quyết mới này.
Nó cũng có thể mang lại cho hàng nghìn người khác trên khắp Iran hy vọng thực hành tôn giáo của họ “mà không sợ bị bỏ tù.”
Bước cuối cùng để đảm bảo tự do tôn giáo là cung cấp “một nơi thờ tự cụ thể” phù hợp với hiến pháp của Iran.
Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu lạc quan này, nhiều người kêu gọi thận trọng, cảnh báo không nên quá tin vào một phán quyết duy nhất, dù cho là nó đến từ Tòa án Tối cao.
Các vụ án trong quá khứ có thể được đưa trở lại phòng xử án, nơi các thẩm phán sẽ phải xem xét lại các quyết định. Tuy nhiên, không phải tất cả họ sẽ tuân theo phán quyết của Tòa án Tối cao.
Hormoz Shariat, một mục sư Iran cho biết: “Chính phủ Iran có lịch sử không tuân theo các quy tắc của riêng mình.
Source:Asia News