Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 10/12/2013
VOI VÀ CHUỘT.
Có một con chuột đi đến bên một hồ nước trong rừng rậm, kiên quyết muốn con voi đang tự đắc đùa giởn trong hồ nước phải rời khỏi hồ nước.
Voi nói: “Không cần, tao ở đây rất là khoái hoạt, đừng làm rộn tao”.
Chuột nói: “Nếu tôi không làm cho ngài rời khỏi vài phút thì không thể được”.
Voi nói: “Tại sao ?”
Chuột nói: “Đợi ngài ra khỏi hồ nước, tôi mới nói cho ngài biết”.
Voi nói: “Như thế thì tao đây chẳng thèm đi ra"
Cuối cùng, con voi cũng loạng choạng ra khỏi hồ nước, đứng trước mặt con chuột, nói : “Bây giờ, mày có thể nói, tại sao muốn tao phải đi ra khỏi hồ nước hở ?”
- “Để tôi coi nào, có phải ngài mặc cái quần tắm của tôi không ?”
Suy tư:
Con người ta, đôi lúc vì tính tò mò và tham lam mà hay bị mắc lừa người khác, mà cái dễ làm cho người ta mắc lừa nhất chính là quảng cáo và tuyên truyền.
Có những người Ki-tô hữu tuyên bố rằng, đức tin của mình không hề bị lay chuyển, vì đức tin của mình lớn như con voi, thế nhưng lại nghe lời dụ khị của một cô gái mà không đi nhà thờ nữa; có người vỗ ngực la lớn: đức tin của tớ luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng nên không thể bị người khác dụ khị mất đức tin, nhưng chỉ vì một gương xấu của một vài linh mục mà họ mất luôn cả đức tin và “bai bai” Đức Chúa Giê-su mà họ tôn thờ yêu mến.
Con voi quá lớn mà con chuột thì nhỏ tí xíu, thế nhưng con voi đã bước ra khỏi chỗ khoái lạc của mình để nghe câu hỏi của con chuột: có phải ngài mặc cái quần tắm của tôi không ? Đúng là dở khóc dở cười cho con voi.
Đức tin to lớn như con voi nhưng không lớn hơn cô gái mà mình yêu, dù cô gái ấy khiến mình mất đức tin; đức tin được Chúa Thánh Thần hướng dẫn soi sáng, nhưng lại không thấy đường đi trong đêm tối của thử thách, là bởi vì đức tin đã biến thành sự kiêu ngạo, và ơn của Chúa Thánh Thần đã biến thành khẩu hiệu trên môi miệng của người kiêu hãnh.
Không ngu ngơ như con voi và không ma lanh như con chuột, nhưng luôn khiêm tốn cầu nguyện để đức tin hướng dẫn đi giữa con chuột và con voi, đó là khôn ngoan của Chúa Thánh Thần vậy.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một con chuột đi đến bên một hồ nước trong rừng rậm, kiên quyết muốn con voi đang tự đắc đùa giởn trong hồ nước phải rời khỏi hồ nước.
Voi nói: “Không cần, tao ở đây rất là khoái hoạt, đừng làm rộn tao”.
Chuột nói: “Nếu tôi không làm cho ngài rời khỏi vài phút thì không thể được”.
Voi nói: “Tại sao ?”
Chuột nói: “Đợi ngài ra khỏi hồ nước, tôi mới nói cho ngài biết”.
Voi nói: “Như thế thì tao đây chẳng thèm đi ra"
Cuối cùng, con voi cũng loạng choạng ra khỏi hồ nước, đứng trước mặt con chuột, nói : “Bây giờ, mày có thể nói, tại sao muốn tao phải đi ra khỏi hồ nước hở ?”
- “Để tôi coi nào, có phải ngài mặc cái quần tắm của tôi không ?”
Suy tư:
Con người ta, đôi lúc vì tính tò mò và tham lam mà hay bị mắc lừa người khác, mà cái dễ làm cho người ta mắc lừa nhất chính là quảng cáo và tuyên truyền.
Có những người Ki-tô hữu tuyên bố rằng, đức tin của mình không hề bị lay chuyển, vì đức tin của mình lớn như con voi, thế nhưng lại nghe lời dụ khị của một cô gái mà không đi nhà thờ nữa; có người vỗ ngực la lớn: đức tin của tớ luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng nên không thể bị người khác dụ khị mất đức tin, nhưng chỉ vì một gương xấu của một vài linh mục mà họ mất luôn cả đức tin và “bai bai” Đức Chúa Giê-su mà họ tôn thờ yêu mến.
Con voi quá lớn mà con chuột thì nhỏ tí xíu, thế nhưng con voi đã bước ra khỏi chỗ khoái lạc của mình để nghe câu hỏi của con chuột: có phải ngài mặc cái quần tắm của tôi không ? Đúng là dở khóc dở cười cho con voi.
Đức tin to lớn như con voi nhưng không lớn hơn cô gái mà mình yêu, dù cô gái ấy khiến mình mất đức tin; đức tin được Chúa Thánh Thần hướng dẫn soi sáng, nhưng lại không thấy đường đi trong đêm tối của thử thách, là bởi vì đức tin đã biến thành sự kiêu ngạo, và ơn của Chúa Thánh Thần đã biến thành khẩu hiệu trên môi miệng của người kiêu hãnh.
Không ngu ngơ như con voi và không ma lanh như con chuột, nhưng luôn khiêm tốn cầu nguyện để đức tin hướng dẫn đi giữa con chuột và con voi, đó là khôn ngoan của Chúa Thánh Thần vậy.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:21 10/12/2013
N2T |
7. Phẫn nộ là lửa thiêu đốt con mắt con người, nên không thể phân biệt phải trái, đúng sai.
(saint Bernard)------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Powerpoint Chúa Nhật Thứ III Mùa Vọng Năm A - Third Advent Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:59 10/12/2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhân dịp sinh nhật ĐTC: tìm hiểu danh hiệu Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt.
Trần Mạnh Trác
09:41 10/12/2013
Ngày 17 tháng 12 sắp đến sẽ là ngày Đức Thánh Cha Phanxicô được tròn 77 tuổi. Hơn 10 ngàn thanh thiếu niên ở Mỹ đã ký tên và gửi cho Ngài một tấm thiệp sinh nhật vĩ đại cao 1.2m (4 ft) với một hình 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' ('Mary, Un-doer of Knots.')
Tấm thiệp được trưng bày tại Hội nghị Thanh niên Công Giáo Quốc gia ở Indianapolis hồi tháng trước và đã thu được hơn 10.000 chữ ký trong dịp ấy.
"Chúng tôi muốn gửi cho Đức Giáo Hoàng một món quà mà Ngài yêu quí nhất, một cái gì đó mà Ngài đã rất tự hào", là lời cuả ông Mark Nelson, một cựu chủng sinh Phanxicô, là người nêu ra sáng kiến và là chủ nhân cuả công ty Catholic to the Max (Sống Công Giáo tối đa,) một công ty cung cấp những tặng phẩm nghệ thuật ở Ohio.
Phải chăng ảnh 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' là bức hình mà Đức Thánh Cha 'Yêu quí nhất và tự hào nhất' ?
Những sự sùng kính Đức Mẹ cuả Đức Thánh Cha.
Chúng ta đều biết Đức Thánh Cha yêu quí bức linh ảnh Đức Mẹ 'Mary Salus Populi Romani (đấng quan phòng nhân dân La Mã )ở nhà thờ Đức Bà Cả. Hành động đầu tiên sau khi được bầu là Ngài đã đến cầu nguyện trước bức ảnh này.
Chúng ta cũng biết Đức Thánh Cha sùng kính Đức Mẹ Fatima. Ngài đã xin Đức Hồng Y José Policarpo ở Lisbon thay mặt Ngài mà dâng triều đại Giáo Hoàng cho Mẹ Fatima. Mới đây trong ngày Thánh Mẫu, Ngài đã yêu cầu Fatima gửi về Roma bức tượng nguyên thủy và Ngài đã cung hiến Thế Giới cho Mẹ.
Trong dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Brazil, Đức Thánh Cha đã ghi thêm vào lịch trình một ngày thăm viếng linh điạ Đức Mẹ Aparecida. Rõ ràng Ngài đã có nhiều lưu luyến với bức tượng 'Đức Bà Đen' và Ngài hứa sẽ trở lại Aparecida vào năm 2017 để kỷ niệm năm thứ 300 nhân dịp ngày tìm được bức tượng.
Ngài cũng tỏ lòng mộ mến Đức Mẹ Bonaria ở Sardinia. Tên cuả Buenos Aires, giáo phận cũ cuả Ngài, phát xuất ra từ danh hiệu Đức Mẹ Bonaria và do đó Ngài đã dành một cuộc hành hương 'đặc biệt' đến đây.
Dĩ nhiên Đức Mẹ Lujan, quan thầy cuả Argentina, cũng là một danh hiệu mà Ngài yêu quí. Trong văn phòng cuả Ngài luôn có một bức tượng Đức Mẹ Lujan.
Tất cả những biểu lộ về lòng sùng kính Đức Mẹ ấy cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô quả thật xứng đáng chia sẻ một danh hiệu chung với chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tức là một 'Totus Tuus' (Tất cả là cuả Mẹ ).
Vậy thì liên hệ giữa Ngài với Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt là thế nào?
Nguồn gốc bức ảnh Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt.
Người Việt Nam ít nghe đến danh hiệu Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt vì có sự khác biệt về văn hoá và nếp sống. Tuy nhiên ở phương Tây, bên Đức chẳng hạn, những phụ nữ thời xưa không xa lạ với việc đan áo muà đông cho nên việc tháo gỡ những mối rối của những cuộn len là chuyện thường tình và lại rất quan trọng để cứu lấy những công việc tốn nhiều công sức và thời gìờ.
Tháo gỡ nút thắt có nghiã là giải cứu. Danh hiệu này phát xuất từ một điều chiêm nghiệm cuả Thánh Irênê (Giám Mục Lyon và tử đạo năm 202). Dựa theo câu cuả Thánh Phaolô đã đối chọi hình ảnh giữa một Adong gây ra tội Nguyên Thủy và Chuá Giêsu mang ơn Cứu Chuộc đến, Thánh Irênê cũng so sánh bà Evà với Đức Mẹ, Ngài viết "Bà Evà, bởi sự bất tuân, đã ràng buộc mối ô nhục vào nhân loại; Ngược lại, Đức Maria, bởi sự vâng phục, đã tháo gỡ nó ra".
Những Nút Thắt là những khó khăn cuả cuộc sống.. . là những mối bất hòa, sự thiếu thông cảm, thiếu tôn trọng, bạo lực, đau khổ, tuyệt vọng, nghiện ngập, bệnh hoạn, phân ly, xa cách, nạn phá thai, bệnh trầm cảm, nạn thất nghiệp, sự sợ hãi, cô đơn.. .
Những Nút Thắt đó bóp nghẹt tâm hồn, đánh ngã chúng ta xuống tận đất đen, cướp mất niềm vui sống và ngăn cách chúng ta tới Thiên Chúa.
Nhiều người đã biết tìm đến Đức Mẹ nhân từ để xin tháo gỡ các nút thắt đó ra. Nhiều gia đình được tái hợp! Nhiều cơn bệnh được chữa lành! Nhiều người nguội lạnh trở về với Giáo Hội! Nhiều công việc được ban cho! Nhiều người trở lại đạo!
Nếu dùng một câu tục ngữ bình dân cuả Việt Nam thì 'Tháo Gỡ Nút Thắt' nên đổi thành 'tháo rối tơ hồng' cho dễ hiểu và 'ăn khách' hơn. Nghe qua có vẻ là sáo ngữ tầm thường vì Đức Mẹ đã tháo gỡ nhiều chuyện quan trọng đại sự, tuy nhiên lịch sử cuả bức ảnh 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' thực sự đã bắt nguồn từ một cuộc tình duyên đổ vỡ. Câu chuyện như sau:
Một nhà quí tộc Đức tên là Wolfgang Langenmantel ( 1568-1637 ) đã kết hôn với một công nương dòng dõi tên là Sophie Imoff và đã có con cái, nhưng đến năm 1612 thì gia đình không còn cảnh cơm lành canh ngọt nữa.
Để cứu lấy cuộc hôn nhân, ông Wolfgang đã tìm đến linh mục dòng Tên Jakob Rem đang dạy học tại trường đại học Ingolstadt.
Trong suốt 28 ngày, ông Wolfgang đã thăm Cha Rem bốn lần, cùng nhau cầu nguyện tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và nhận được nhiều lời khuyên thánh thiện. Nhưng gia đình vẫn không hàn gắn dược. Vào dịp cuối cùng, ngày 28 tháng 9 1615, ông Wolfgang đã mang dến cho Cha Rem sợi dây 'ru băng' đám cưới của mình. Thời đó có tục lệ là những người phù dâu phù rể cột nhiều nút mắt vào một một sợi dây ru băng rồi cột cô dâu chú rể vào với nhau, với ý nghĩa sợi dây đó là sự trói buộc vô hình cho phần còn lại của cuộc đời họ, và họ cần chung nhau tháo gỡ những nút mắt kia ra. Lúc đó Cha Rem đang cầu nguyện trước bức linh ảnh "Đức Mẹ Tuyết ", Ngài đã dâng sợi dây lên hình Đức Mẹ và cởi những nút thắt ra. Lúc cha Rem vuốt thẳng những nếp nhăn thì lạ lùng thay, sợi dây trở nên trắng như tuyết.
Nhờ điều lạ lùng đó, Wolfgang và Sophie đã làm hoà với nhau.
85 năm sau, vào năm 1700 nhân dịp kỷ niệm thứ 100 việc xây dựng thánh đường St. Peter am Perlach ở Augsburg, cháu trai cuả ông Wolfgang là linh mục Hieronymus Ambrosius Langenmantel đang làm kinh sĩ cuả đền thánh Phêrô, đã xin tặng một bàn thờ cho ngôi thánh đường để nói lên sự tri ân cuả gia đình. Những đóng góp như thế là một truyền thống rất phổ biến hồi đó.
Hoạ sĩ nổi tiếng Johann Georg Melchior Schmittdner đã được thuê để vẽ bức tranh cho bàn thờ. Người hoạ sĩ đã dựa theo câu chuyện cuả gia đình mà mô tả Đức Mẹ: Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội đứng trên mặt trăng lưởi liềm đang tháo gỡ sợi dây ru băng. Dưới chân Ngài, một con rắn là Ma Quỉ bị nghiền nát. Ở trên đầu, một Chim Bồ Câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang hiện xuống. Dưới bức hình, ông Wolfgang đi cùng với Thiên Thần Raphael, gợi ý rằng ngày xưa ông Tobias trong Thánh Kinh đã được TT Raphael dẩn đi hỏi bà Sara làm vợ.
Hình ảnh xinh đẹp và nội dung lãng mạn cuả bức ảnh dần dà đã gây cảm hứng và tăng cường lòng tin ở nhiều người, vào năm 1989 người ta xây dựng một nhà thờ đầu tiên mang danh hiệu 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' ở thành phố Styria cuả nước Áo, để tưởng niệm những nạn nhân cuả tấn thảm kịch nhà máy nguyên tử Chernobyl phát nổ ở bên Ukraine mà ảnh hưởng lan toả sang tận Âu Châu.
Nhưng sự sùng kính thì phát triển và bành trướng mạnh mẽ hơn ở bên Nam Mỹ.
Sự sùng kính 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' cuả Đức Thánh Cha và ở Nam Mỹ.
Năm 1986, sau nhiệm kỳ làm quản giáo cho các sĩ tử dòng Tên ở San Miguel, 'Cha Bergoglio' (ĐTC) đi du học một thời gian tại Frankfurt bên Đức. Trong thời gian đó, Ngài đã có dịp thăm viếng bức ảnh 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' ở Augsburg. Ngài mang một bản sao cuả bức hình về Argentina và trở thành một cổ động viên cho phong trào sùng kính 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' lúc đó mới chớm nở ở Argentina.
Phong trào sùng kính 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt' nở rộ lên sau đó, nhất là sau khi Cha Bergoglio trở thành tổng giám mục Buenos Aires. Phong trào lan tràn qua Brazil vào những năm cuối 1990. Trong khoảng thời gian đó có nhiều nhà thờ được xây lên với danh hiệu này. Tờ báo Guardian cuả Anh đã gọi sự kiện nở rộ ở Brazil và Argentina là một hiện tượng 'tôn giáo cuồng nhiệt' (religious craze).
Trong thời cuả Cựu Giáo Hoàng Benedicto, 'Đức Hồng Y Bergoglio' (ĐTC) đã tặng Ngài một chén thánh khắc hình 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt'. Ngày nay, người dân Argentina cũng nhờ chính người thợ bạc đã khắc chiếc chén thánh cho Đức Benedicto đó, khắc thêm một chén thánh khác mà làm quà tặng cho Đức Phanxicô.
Để quảng bá lòng sùng kính 'Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt', 'Cha Bergoglio' (ĐTC) đã đặt ra một bài kinh cầu Đức Mẹ như sau:
Rất thánh Đức Mẹ Maria, Đức Chuá Trời luôn ở cùng Mẹ, Mẹ đã đón nhận thánh ý Đức Chuá Cha cách khiêm cung, và Ma Quỉ không hề trói buộc được Mẹ bằng những lầm lạc cuả chúng.
Mẹ đã từng cùng Con cuả Mẹ mà bầu chữa những khó khăn của chúng nhân, và với đầy lòng nhân ái và kiên cường, Mẹ đã nêu gương sáng cho chúng con để làm thế nào mà tháo gỡ những nút thắt nơi cuộc sống trần thế.
Mãi mãi là Mẹ cuả chúng con, Mẹ xếp đặt, chỉ rõ đâu là mối dây liên kết với Chúa.
Vậy lạy Mẹ chí thánh, Mẹ cuả Thiên Chúa, và là Mẹ chúng con, chúng con kêu xin trái tim hiền mẫu của Mẹ đã từng tháo gỡ những nút thắt cuộc sống, xin nhận vào trong cánh tay lân ái (tên người) và giải phóng cho (anh / cô) ấy khỏi sự tấn công lầm lạc cuả kẻ thù.
Cậy trông vào ân sủng, lời cầu bầu, và gương sáng cuả Mẹ, xin Mẹ cứu chúng con qua khỏi mọi sự dữ, tháo gỡ những nút thắt làm cho chúng con xa rời Thiên Chúa, để chúng con, thoát xa tội lỗi và lầm lạc, có thể tìm thấy Ngài trong tất cả mọi sự, có một trái tim giống như Mẹ đã đặt để trọn vẹn nơi Ngài, và luôn luôn phục vụ Ngài trong mọi anh chị em của chúng con. Amen
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Hiệp mừng lễ Mẹ Vô Nhiểm quan thầy
JB Hữu Quang
10:55 10/12/2013
XUÂN LỘC - Chiều tối ngày 9/12/2013, hàng ngàn giáo dân GX Tân hiệp sốt sắng dâng lễ mừng Đức Mẹ Vô Nhiểm nguyên tội trước Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tọa lạc trong khuôn viên thánh đường. Thánh lễ trọng thể được linh mục chánh xứ cử hành với cha phó xứ và thấy phó tế. Trong thánh lễ, 7 dự tòng được lãnh nhận bí tích Rữa tội và Thêm sức gia nhập Cộng Đoàn Dân Chúa. Ngoài ra giáo dân cũng tích cựchưởng ứng lời kêu gọi của giáo xứ tham gia đóng góp vật chất giúp đở người nghèo như thông lệ hằng năm.
Hình ảnh
Trong bài giảng, linh mục phó xứ đã giải thích cho cộng đoàn về ơn Vô nhiểm của Mẹ Maria và hướng mọi người về niềm tin vào công cuộc cứu độ của Chúa qua Mẹ Maria. Thánh lễ Đức Mẹ Vô nhiểm là thánh lễ truyền thống của giáo xứ từ ngày thánh lập 29/6/1976. Cha cố Antôn Nguyễn đức Hiếu OP (RIP) là quản xứ tiên khởi và “đồng cam cộng khổ” cùng giáo dân trên 30 năm và đã yên nghỉ ngay trong khuôn viên thánh đường bên hang đá Dức Mẹ. Thánh lễ Đức Mẹ Vô nhiểm vào thời gian đầu là thánh lễ Tạ ơn khi hoàn tấtthu hoach mùa màng khoai sắn trên vùng đất kinh tế mới sau năm 1975. Ban đầu giáo dân từ Sài gòn về lập nghiệp, sau đó từ mọi miền đất nước Bắc, Trung, Nam dều đến sinh sống khi vùng kinh tế mới này có mở ra một nông trường cao su năm 1982 va ngày nay có nhiêu nhà máy xí nghiệp hoạt đông ven quốc lộ 51 (QL 15 củ). Để thể hiện ý nghĩa của Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm cha cố Anton đã thường xuyên ban bí tích Rữa tội trong dịp lễ này. Và đăc biệt dầu trong những tháng ngày đói khổ trên vùng kinh tế mới, cha cố cũng nêu lên điều răn “yêu người”, đã kêu gọi mọi gia đình đóng góp những hoa quả mùa màng như bắp, đậu, khoai, sắn, gạo, tiền… dâng lên Thiên Chúa và chia sẽ cho người nghèo khó. Truyền thống này vẫn được quí cha quản xứ tiếp theo kế thừa và phát huy.
Hiên nay giáo xứ Tân Hiệp thuộc hạt Long thành GP Xuân lộc đang do quí cha Dòng Đa Minh trông coi mục vụ. Giao dân cũng vẫn giữ vững Đức Tin trước mọi thử thách và đã dần qua những khó khăn vật chất ban đầu. Tuy nhiên, trước làn sóng băng hoại của xã hội, giáo xứ đang phải đối mặt với nạn ma túy, cũng như những rạn nứt trong cuộc sống gia đình Công Giáo. Hy vọng sau Năm Đức Tin đến Năm Gia Đình, giáo xứ được Ơn Chúa vững bước tiến về Núi Thánh.
Hình ảnh
Trong bài giảng, linh mục phó xứ đã giải thích cho cộng đoàn về ơn Vô nhiểm của Mẹ Maria và hướng mọi người về niềm tin vào công cuộc cứu độ của Chúa qua Mẹ Maria. Thánh lễ Đức Mẹ Vô nhiểm là thánh lễ truyền thống của giáo xứ từ ngày thánh lập 29/6/1976. Cha cố Antôn Nguyễn đức Hiếu OP (RIP) là quản xứ tiên khởi và “đồng cam cộng khổ” cùng giáo dân trên 30 năm và đã yên nghỉ ngay trong khuôn viên thánh đường bên hang đá Dức Mẹ. Thánh lễ Đức Mẹ Vô nhiểm vào thời gian đầu là thánh lễ Tạ ơn khi hoàn tấtthu hoach mùa màng khoai sắn trên vùng đất kinh tế mới sau năm 1975. Ban đầu giáo dân từ Sài gòn về lập nghiệp, sau đó từ mọi miền đất nước Bắc, Trung, Nam dều đến sinh sống khi vùng kinh tế mới này có mở ra một nông trường cao su năm 1982 va ngày nay có nhiêu nhà máy xí nghiệp hoạt đông ven quốc lộ 51 (QL 15 củ). Để thể hiện ý nghĩa của Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm cha cố Anton đã thường xuyên ban bí tích Rữa tội trong dịp lễ này. Và đăc biệt dầu trong những tháng ngày đói khổ trên vùng kinh tế mới, cha cố cũng nêu lên điều răn “yêu người”, đã kêu gọi mọi gia đình đóng góp những hoa quả mùa màng như bắp, đậu, khoai, sắn, gạo, tiền… dâng lên Thiên Chúa và chia sẽ cho người nghèo khó. Truyền thống này vẫn được quí cha quản xứ tiếp theo kế thừa và phát huy.
Hiên nay giáo xứ Tân Hiệp thuộc hạt Long thành GP Xuân lộc đang do quí cha Dòng Đa Minh trông coi mục vụ. Giao dân cũng vẫn giữ vững Đức Tin trước mọi thử thách và đã dần qua những khó khăn vật chất ban đầu. Tuy nhiên, trước làn sóng băng hoại của xã hội, giáo xứ đang phải đối mặt với nạn ma túy, cũng như những rạn nứt trong cuộc sống gia đình Công Giáo. Hy vọng sau Năm Đức Tin đến Năm Gia Đình, giáo xứ được Ơn Chúa vững bước tiến về Núi Thánh.
Nhìn lại 50 năm thành lập Giáo xứ Bình Xuyên
Đức Dũng
10:48 10/12/2013
Nhìn lại 50 NĂM THÀNH LẬP 1964-2014 GIÁO XỨ BÌNH XUYÊN
Năm 1960, với tinh thần truyền giáo hăng say, nhiệt thành của Đức Cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm (1902-1976) - Lúc bấy giờ Ngài đang là linh mục Chánh Xứ Giáo Xứ Chợ Quán (1953-1961). Cha Phanxicô đã mua một mảnh đất và dựng một Nhà Nguyện Bình Xuyên, tạo điều kiện cho giáo dân mới lập nghiệp tại đây đi Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng được gần gũi, thân thiện. Một năm sau, có các soeur Hội Dòng Mến Thánh giá Chợ Quán đến giúp cộng đoàn này.
Ngày 25.7.1964 Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tổng giáo phận Sàigòn bổ nhiệm cha Giuse Đỗ Đức Hạnh về làm linh mục Chánh xứ tiên khởi. Bình Xuyên trở thành Giáo Xứ chính thức với Thánh hiệu Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội là Bổn mạng. Ngôi Nhà thờ nhỏ bé đầu tiên của Giáo xứ cũng được xây dựng vào năm này. Sau 32 năm phục vụ Giáo xứ, cha Cố Giuse đi nghỉ hưu vào tuổi 78, và được Chúa gọi về lúc 82 tuổi.
Ngày 15.9.1996 cha Giuse Maria Trần Chí Nguyện được bổ nhiệm về làm linh mục Chánh xứ. Vào thời điểm này, Nhà Thờ cũ đã xuống cấp trầm trọng, bị ngập lụt sâu. Do đó, Cha Xứ Giuse Maria tiến hành xây dựng lại Nhà Thờ. Ngày 13.5.1997 Đức Cha Lu-y Phạm Văn Nẫm, giám mục phụ tá đặt viên đá đầu tiên, khởi công. Một năm sau, ngày 01.5.1998 Đức Cha Lu-y làm phép khánh thành Ngôi Thánh Đường mới. Sau 3 năm phục vụ Giáo xứ, cha Giuse Maria được chuyển đi nhiệm sở khác.
Ngày 30.01.1999 cha Phêrô Nguyễn Hoàng Hai được bổ nhiệm về làm linh mục Chánh xứ. Trong thời gian này, giáo xứ đã xây dựng thêm Nhà Giáo lý gồm 1 Hội trường và 3 phòng học nhỏ. Sau 11 năm phục vụ Giáo xứ, cha Phêrô Hai đi nghỉ hưu vào tuổi 76.
Ngày 22.7.2010 Đức Hồng Y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giáo phận Sàigòn bổ nhiệm cha Phêrô Phạm Văn Long về làm linh mục Chánh xứ cho đến nay.
Như vậy, Giáo xứ Bình Xuyên đã hiện diện 50 năm, đã trải qua và được dẫn dắt bởi 6 triều đại Giáo Hoàng, 2 Tổng Giám mục, 2 Tổng Giám mục phó, 4 Giám mục phụ tá. Cùng đồng hành với hơn 2.000 Kitô hữu trong 7 Giáo Khu. Giáo xứ đã đón nhận và có được: - 4 Linh mục chánh xứ. - 47 Soeur Dòng Mến Thánh giá Chợ Quán. - 9 Nhiệm kỳ Hội Đồng mục vụ. - 5 Ca đoàn và các Hội đoàn, các Giới trong Gia đình Giáo xứ hợp nhất với nhau sống đức tin, làm chứng nhân tình yêu và loan báo Tin mừng của Chúa Kitô.
Ngày 9/12/2013 Giáo xứ Bình Xuyên long trọng mừng kính lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng Giáo xứ và cũng là ngày hân hoan khai mạc Năm Thánh, mở ra một tương lai mới với những bước đi mới
Trong ngày lịch sử trang trọng này, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Giám mục phụ tá TGP Sài Gòn đã về thăm viếng mục vụ và chủ sự Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh, với sự có mặt Cha GB. Huỳnh Công Minh LM Tổng đại diện TGP, Lm Đaminh Ngô Quang Tuyên Trưởng ban Loan Báo Tin mửng TGP, Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ trong và ngoài Giáo phận. Quý khách mời và Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo xứ Bình Xuyên
Kính mời Nghe toàn văn audio: http://tgpsaigon.net/audio/20131209/24143
Cuối Thánh lễ Đức Cha Phêrô đã ban huấn từ và phép lành toàn xá trên Cộng Đoàn, vâng một ngày thật trang trọng và hân hoan đã khép lại, ngày mai Giáo xứ Bình Xuyên hăng hái sống đức tin, làm chứng nhân tình yêu và loan báo Tin mừng của Chúa Kitô. Trong thời đại hôm nay
Sau đây toàn văn những văn kiện liên quan khai mạc Năm Thánh tại Giáo xứ Bình Xuyên
Hồng Y - Tổng Giám Mục
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO
Prot. N. 266/13/I
TRỌNG KÍNH Đức Thánh Cha,
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng Giáo phận Saigon, cùng với Phêrô Phạm Văn Long linh mục chánh xứ của giáo xứ “Bình Xuyên” thuộc tổng giáo phận, kính cẩn đệ trình: từ ngày 09 tháng Mười Hai sắp tới đến ngày 08 tháng Mười Hai 2014, cộng đoàn giáo xứ “Bình Xuyên” sẽ cử hành kỷ niệm năm mươi năm ngày chính thức thành lập.
Mục tiêu đáng mong đợi nhất của việc cử hành Năm Thánh này là làm tăng trưởng các nhân đức Tin Cậy Mến, những nhân đức được thể hiện qua đời sống phù hợp với Luật Tin Mừng. Mục tiêu này sẽ dễ dàng thực hiện hơn, nếu các tín hữu được hổ trợ nhờ Ơn Toàn Xá giúp họ xoá bỏ các hậu quả của tội vạ còn phải đền bù.
Vì thế Đức Hồng Y Thỉnh Nhân tin tưởng trình lên Đức Thánh Cha để xin đặc ân quý báu này cho cộng đoàn Giáo xứ.
Ngày 02 tháng Mười năm 2013
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, thừa đặc ủy của Đức Giáo Hoàng, vui lòng ban Ơn Toàn Xá cho các tín hữu thực lòng sám hối được hưởng nhờ nhà thờ “Bình Xuyên”, với những điều kiện thông lệ (nghĩa là Xưng Tội, Rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nếu họ sốt sắng tham dự các cử hành của Năm Thánh:
a.- Vào ngày long trọng khai mạc và kết thúc Năm Thánh.
b.- Vào 12 ngày đại lễ đã ấn định trong đơn thỉnh nguyện.
c.- Vào những ngày có cử hành nghi thức trọng thể tại đây, do Đức Hồng Y tổng giám mục hay một giám mục khác chủ sự.
d.- Vào những ngày cử hành nghi thức Năm Thánh cho những người đã lãnh nhận thánh bí tích Rửa Tội, Thêm Sức hay Hôn Phối tại giáo xứ.
e.- Hay khi họ thành tâm tham dự những cử hành dẫn giải Kinh Thánh và những nghi thức thánh khác do Linh Mục Chánh Xứ long trọng chủ trì.
Các tín hữu cũng được hưởng nhờ Ơn Tiểu Xá, khi họ có lòng sám hối và tham dự các hoạt động bác ái, sám hối hay truyền giáo do linh mục chánh xứ khởi xướng và được Đức Hồng Y Tổng giám mục phê chuẩn
Christoforus Nykiel
Phụ Tá Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao
Quyết định này có giá trị cho việc kỷ niệm Năm Thánh của Giáo Xứ. Bất cứ điều gì ngược lại không ngăn cản hiệu lực của quyết định này.
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO
Prot. N. 267/13/I
SẮC LỆNH
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, với năng quyền rất đặc biệt từ Đức Thánh Cha Phanxicô trong Chúa Kitô Chúa chúng ta, vui lòng ban phép để trong dịp Năm Thánh của Giáo xứ “Bình Xuyên”, vào ngày thuận tiện do cộng đoàn tín hữu tuyển chọn, sau khi cử hành Thánh Lễ, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, hay một vị có phẩm chức giám mục được Ngài chấp thuận, ban Phép Lành của Đức Thánh Cha cùng với Ơn Toàn Xá, cho mọi tín hữu đã tham dự thánh lễ và có lòng quyết tâm xa lánh mọi tội lỗi, với những điều kiện thông lệ (Xưng Tội, Rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng).
Các tín hữu có thể thành tâm lãnh nhận Phép Lành của Đức Thánh Cha cùng với Ơn Toàn Xá, khi vì lý do chính đáng họ không thể hiện diện để tham dự cử hành, nhưng họ tham dự các nghi thức này qua phương tiện truyền thanh hay truyền hình với lòng đạo đức, miễn là giữ các quy định chung.
Bất cứ điều gì ngược lại không ngăn cản hiệu lực của quyết định này.
Ban hành tại Roma, từ TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO,
ngày 02 tháng Mười năm 2013.
Hồng Y Maurus Piacenza
Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao
Những Ngày lễ tổ chức trong Năm Thánh tại Giáo xứ Bình Xuyên
1. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Thứ Hai 09.12.2013)
(Bổn Mạng Giáo Xứ, Ngày Khai mạc Năm Thánh)
2. Lễ Chúa Giáng Sinh (Thứ Tư 25.12.2013)
3. Lễ Mồng Một Tết Nguyên Đán (Thứ sáu 31.01.2014)
4. Lễ Thánh Giuse (Thứ Tư 19.03.2014)
5. Lễ Chúa Phục Sinh (Chúa Nhật 20.04.2014)
6. Lễ Chúa Hiện Xuống (Chúa Nhật 08.06.2014)
7. Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Chúa Nhật 22.06.2014)
8. Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Thứ sáu 15.08.2014)
9. Lễ Đức Mẹ Mân Côi (Chúa Nhật 05.10.2014)
10. Lễ Các Thánh Nam Nữ (Thứ Bảy 01.11.2014)
11. Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ (Chúa Nhật 23.11.2014)
12. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Thứ Hai 08.12.2014)
(Bổn Mạng Giáo Xứ, Ngày Bế mạc Năm Thánh)
Gioan B Phạm Minh Mẫn
Năm 1960, với tinh thần truyền giáo hăng say, nhiệt thành của Đức Cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm (1902-1976) - Lúc bấy giờ Ngài đang là linh mục Chánh Xứ Giáo Xứ Chợ Quán (1953-1961). Cha Phanxicô đã mua một mảnh đất và dựng một Nhà Nguyện Bình Xuyên, tạo điều kiện cho giáo dân mới lập nghiệp tại đây đi Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng được gần gũi, thân thiện. Một năm sau, có các soeur Hội Dòng Mến Thánh giá Chợ Quán đến giúp cộng đoàn này.
Ngày 15.9.1996 cha Giuse Maria Trần Chí Nguyện được bổ nhiệm về làm linh mục Chánh xứ. Vào thời điểm này, Nhà Thờ cũ đã xuống cấp trầm trọng, bị ngập lụt sâu. Do đó, Cha Xứ Giuse Maria tiến hành xây dựng lại Nhà Thờ. Ngày 13.5.1997 Đức Cha Lu-y Phạm Văn Nẫm, giám mục phụ tá đặt viên đá đầu tiên, khởi công. Một năm sau, ngày 01.5.1998 Đức Cha Lu-y làm phép khánh thành Ngôi Thánh Đường mới. Sau 3 năm phục vụ Giáo xứ, cha Giuse Maria được chuyển đi nhiệm sở khác.
Ngày 30.01.1999 cha Phêrô Nguyễn Hoàng Hai được bổ nhiệm về làm linh mục Chánh xứ. Trong thời gian này, giáo xứ đã xây dựng thêm Nhà Giáo lý gồm 1 Hội trường và 3 phòng học nhỏ. Sau 11 năm phục vụ Giáo xứ, cha Phêrô Hai đi nghỉ hưu vào tuổi 76.
Như vậy, Giáo xứ Bình Xuyên đã hiện diện 50 năm, đã trải qua và được dẫn dắt bởi 6 triều đại Giáo Hoàng, 2 Tổng Giám mục, 2 Tổng Giám mục phó, 4 Giám mục phụ tá. Cùng đồng hành với hơn 2.000 Kitô hữu trong 7 Giáo Khu. Giáo xứ đã đón nhận và có được: - 4 Linh mục chánh xứ. - 47 Soeur Dòng Mến Thánh giá Chợ Quán. - 9 Nhiệm kỳ Hội Đồng mục vụ. - 5 Ca đoàn và các Hội đoàn, các Giới trong Gia đình Giáo xứ hợp nhất với nhau sống đức tin, làm chứng nhân tình yêu và loan báo Tin mừng của Chúa Kitô.
Ngày 9/12/2013 Giáo xứ Bình Xuyên long trọng mừng kính lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng Giáo xứ và cũng là ngày hân hoan khai mạc Năm Thánh, mở ra một tương lai mới với những bước đi mới
Trong ngày lịch sử trang trọng này, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Giám mục phụ tá TGP Sài Gòn đã về thăm viếng mục vụ và chủ sự Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh, với sự có mặt Cha GB. Huỳnh Công Minh LM Tổng đại diện TGP, Lm Đaminh Ngô Quang Tuyên Trưởng ban Loan Báo Tin mửng TGP, Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ trong và ngoài Giáo phận. Quý khách mời và Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo xứ Bình Xuyên
Kính mời Nghe toàn văn audio: http://tgpsaigon.net/audio/20131209/24143
Cuối Thánh lễ Đức Cha Phêrô đã ban huấn từ và phép lành toàn xá trên Cộng Đoàn, vâng một ngày thật trang trọng và hân hoan đã khép lại, ngày mai Giáo xứ Bình Xuyên hăng hái sống đức tin, làm chứng nhân tình yêu và loan báo Tin mừng của Chúa Kitô. Trong thời đại hôm nay
Sau đây toàn văn những văn kiện liên quan khai mạc Năm Thánh tại Giáo xứ Bình Xuyên
Hồng Y - Tổng Giám Mục
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO
Prot. N. 266/13/I
TRỌNG KÍNH Đức Thánh Cha,
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng Giáo phận Saigon, cùng với Phêrô Phạm Văn Long linh mục chánh xứ của giáo xứ “Bình Xuyên” thuộc tổng giáo phận, kính cẩn đệ trình: từ ngày 09 tháng Mười Hai sắp tới đến ngày 08 tháng Mười Hai 2014, cộng đoàn giáo xứ “Bình Xuyên” sẽ cử hành kỷ niệm năm mươi năm ngày chính thức thành lập.
Mục tiêu đáng mong đợi nhất của việc cử hành Năm Thánh này là làm tăng trưởng các nhân đức Tin Cậy Mến, những nhân đức được thể hiện qua đời sống phù hợp với Luật Tin Mừng. Mục tiêu này sẽ dễ dàng thực hiện hơn, nếu các tín hữu được hổ trợ nhờ Ơn Toàn Xá giúp họ xoá bỏ các hậu quả của tội vạ còn phải đền bù.
Vì thế Đức Hồng Y Thỉnh Nhân tin tưởng trình lên Đức Thánh Cha để xin đặc ân quý báu này cho cộng đoàn Giáo xứ.
Ngày 02 tháng Mười năm 2013
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, thừa đặc ủy của Đức Giáo Hoàng, vui lòng ban Ơn Toàn Xá cho các tín hữu thực lòng sám hối được hưởng nhờ nhà thờ “Bình Xuyên”, với những điều kiện thông lệ (nghĩa là Xưng Tội, Rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nếu họ sốt sắng tham dự các cử hành của Năm Thánh:
a.- Vào ngày long trọng khai mạc và kết thúc Năm Thánh.
b.- Vào 12 ngày đại lễ đã ấn định trong đơn thỉnh nguyện.
c.- Vào những ngày có cử hành nghi thức trọng thể tại đây, do Đức Hồng Y tổng giám mục hay một giám mục khác chủ sự.
d.- Vào những ngày cử hành nghi thức Năm Thánh cho những người đã lãnh nhận thánh bí tích Rửa Tội, Thêm Sức hay Hôn Phối tại giáo xứ.
e.- Hay khi họ thành tâm tham dự những cử hành dẫn giải Kinh Thánh và những nghi thức thánh khác do Linh Mục Chánh Xứ long trọng chủ trì.
Các tín hữu cũng được hưởng nhờ Ơn Tiểu Xá, khi họ có lòng sám hối và tham dự các hoạt động bác ái, sám hối hay truyền giáo do linh mục chánh xứ khởi xướng và được Đức Hồng Y Tổng giám mục phê chuẩn
Christoforus Nykiel
Phụ Tá Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao
Quyết định này có giá trị cho việc kỷ niệm Năm Thánh của Giáo Xứ. Bất cứ điều gì ngược lại không ngăn cản hiệu lực của quyết định này.
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO
Prot. N. 267/13/I
SẮC LỆNH
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, với năng quyền rất đặc biệt từ Đức Thánh Cha Phanxicô trong Chúa Kitô Chúa chúng ta, vui lòng ban phép để trong dịp Năm Thánh của Giáo xứ “Bình Xuyên”, vào ngày thuận tiện do cộng đoàn tín hữu tuyển chọn, sau khi cử hành Thánh Lễ, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, hay một vị có phẩm chức giám mục được Ngài chấp thuận, ban Phép Lành của Đức Thánh Cha cùng với Ơn Toàn Xá, cho mọi tín hữu đã tham dự thánh lễ và có lòng quyết tâm xa lánh mọi tội lỗi, với những điều kiện thông lệ (Xưng Tội, Rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng).
Các tín hữu có thể thành tâm lãnh nhận Phép Lành của Đức Thánh Cha cùng với Ơn Toàn Xá, khi vì lý do chính đáng họ không thể hiện diện để tham dự cử hành, nhưng họ tham dự các nghi thức này qua phương tiện truyền thanh hay truyền hình với lòng đạo đức, miễn là giữ các quy định chung.
Bất cứ điều gì ngược lại không ngăn cản hiệu lực của quyết định này.
Ban hành tại Roma, từ TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO,
ngày 02 tháng Mười năm 2013.
Hồng Y Maurus Piacenza
Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao
Những Ngày lễ tổ chức trong Năm Thánh tại Giáo xứ Bình Xuyên
1. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Thứ Hai 09.12.2013)
(Bổn Mạng Giáo Xứ, Ngày Khai mạc Năm Thánh)
2. Lễ Chúa Giáng Sinh (Thứ Tư 25.12.2013)
3. Lễ Mồng Một Tết Nguyên Đán (Thứ sáu 31.01.2014)
4. Lễ Thánh Giuse (Thứ Tư 19.03.2014)
5. Lễ Chúa Phục Sinh (Chúa Nhật 20.04.2014)
6. Lễ Chúa Hiện Xuống (Chúa Nhật 08.06.2014)
7. Lễ Mình Máu Thánh Chúa (Chúa Nhật 22.06.2014)
8. Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Thứ sáu 15.08.2014)
9. Lễ Đức Mẹ Mân Côi (Chúa Nhật 05.10.2014)
10. Lễ Các Thánh Nam Nữ (Thứ Bảy 01.11.2014)
11. Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ (Chúa Nhật 23.11.2014)
12. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Thứ Hai 08.12.2014)
(Bổn Mạng Giáo Xứ, Ngày Bế mạc Năm Thánh)
Gioan B Phạm Minh Mẫn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Karl Rahner: tiến tới một lối giải thích thần học nền tảng về Vatican II
Vũ Văn An
06:19 10/12/2013
Trong một bài trước (1), chúng tôi đã đề cập tới ngã rẽ sau Vatican II giữa hai nhà thần học hàng đầu lúc ấy là Joseph Ratzinger và Karl Rahner. Như mọi người đã biết, vị thứ nhất tiếp tục giải thích Vatican II như một phần trong dòng chẩy liên tục của Giáo Hội từ buổi đầu, và trong Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo (2), ngài cố gắng đem Giáo Hội trở về với đầu nguồn trong cái ngày hôm nay của lịch sử cứu rỗi. Vị thứ hai, thì bước hẳn qua ngả giải thích Vatican II như một đứt đoạn, một ngắt quãng, để đem Giáo Hội tới một thời kỳ khác hẳn, thời kỳ mà ngài gọi là Giáo Hội thế giới. Ý hướng giải thích này được Karl Rahner trình bày khái quát, nhưng tương đối rõ ràng, trong một bài diễn văn đọc ngày 8 tháng Tư năm 1979 tại một hội nghị học thuật tại Cambridge, Massachusetts, trong đó ngài được cấp bằng tiến sĩ danh dự về Văn Chương Nhân Bản. Sau đây là bản tiếng Việt của bài diễn văn này, dựa vào bản tiếng Anh của Leo J. O’Donovan SJ, giáo sư thần học hệ thống tại Weston College.
Trước khi thảo luận một lối giải thích thần học nền tảng về Vatican II, thiển nghĩ nên đưa ra một số nhận xét để chuẩn bị. Nói tới lối giải thích nền tảng, tôi muốn hiểu không phải một lối giải thích từ bên ngoài áp đặt lên Công Đồng, mà đúng hơn do chính Công Đồng gợi ý, thành thử ở đây bản chất nền tảng và giải thích nền tảng đồng nghĩa với nhau. Dĩ nhiên, tiền giả định cho lối giải thích nền tảng này là niềm xác tín cho rằng bất chấp mọi ngẫu nhiên lịch sử chất chồng lên biến cố này, Công Đồng không đơn giản là một chất chồng các biến cố và quyết định cá thể. Không, có một nối kết yếu tính bên trong giữa các biến cố cá thể; chúng không tương liên với nhau chỉ vì đặc tính pháp chế chính thức của một công đồng. Về phương diện này, việc quan niệm nền tảng này có hiện diện hay không hiện diện một cách rõ ràng và toàn diện trong ý thức minh nhiên của các nhà tổ chức ra nó, xét cho cùng, là điều không quan trọng. Ý nghĩa và bản chất các biến cố có ý nghĩa thực sự hiện sinh trong đời sống bất cứ con người nhân bản nào cũng luôn bao gồm nhiều điều hơn chính điều được con người ấy đối tượng hóa và cố gắng vươn tới trong ý thức minh nhiên của họ. Và trên hết, điều này đúng đối với các biến cố có ý nghĩa trong lịch sử Giáo Hội, là các biến cố được Chúa Thánh Thần điều hướng một cách đặc biệt và độc đáo. Nếu ta nhìn vào ý hướng minh nhiên của Đức Gioan XXIII liên quan tới Công Đồng, ta không thể nói chi hơn được điều này: ngay sau Vatican I với chủ nghĩa “giáo hoàng trị” (papalism) của nó, Đức Giáo Hoàng vẫn nghĩ công đồng là điều có ý nghĩa và tạo cơ may, và ngài muốn có một công đồng “mục vụ”. Nhưng điều này không hề loại bỏ khả thể về một quan niệm thần học nền tảng sâu xa hơn và toàn diện hơn.
Tôi đi tìm một lối giải thích thần học nền tảng, vì, mặc dù tôi không thể thảo luận chi tiết việc thần học và lịch sử Giáo Hội liên hệ ra sao, nhưng tôi có ý kiến này: lịch sử Giáo Hội khác lịch sử thế tục một cách chuyên biệt: các mục tiêu chính xác của nó là mô tả lịch sử yếu tính của Giáo Hội. Trong mối tương quan liên lập hỗ tương, yếu tính của Giáo Hội vừa cung cấp nguyên tắc giải thích cho lịch sử của nó vừa tự vén mở qua lịch sử ấy, vì nó vốn là yếu tính của lịch sử này.
Dù khó khăn và có lẽ chỉ thành công một phần, xin vẫn cho phép tôi được cố gắng phát biểu trước ý niệm căn bản liên quan tới vấn đề của chúng ta, ngõ hầu ta không mất hút mối liên kết giữa các quan sát và xem sét cá thể tiếp theo. Tôi nói: trong hình thức thô sơ vẫn còn đang dò dẫm bản sắc mình, Vatican II là việc Giáo Hội tự thể hiện mình lần đầu tiên như một Giáo Hội thế giới. Luận đề này rất có thể bị cường điệu; chắc chắn nó cần sự chính xác và minh giải hơn nữa mới mong được chấp nhận. Dĩ nhiên, nó đã mở đường cho hiểu lầm rồi vì Giáo Hội lúc nào chả là Giáo Hội thế giới “trong tiềm thể” (in potency) và tiềm thể này chỉ có thể được thể hiện trong dòng diễn tiến lịch sử lâu dài mà nguồn gốc phải trở lại buổi đầu chủ nghĩa thực dân Âu Châu và sứ mệnh hoàn cầu thời cận đại của Giáo Hội ở thế kỷ mười sáu. Cả nay nữa, việc thể hiện này vẫn chưa hoàn tất. Nhưng ta vẫn có thể xem sét sinh hoạt chính thức của Giáo Hội một cách vĩ mô để thấy rõ rằng bất chấp tính mâu thuẫn tiềm ẩn đối với yếu tính của nó, hoạt động cụ thể thực sự của Giáo Hội trong tương quan với thế giới bên ngoài Âu Châu, thực sự, là hoạt động của một công ty xuất khẩu (xin lỗi đã dùng từ ngữ này) nhằm xuất khẩu một tôn giáo Âu Châu như một món hàng mà nó thực sự không muốn thay đổi nhưng gửi đi khắp thế giới cùng với những thứ khác thuộc một nền văn hóa và một nền văn minh được nó coi là cao hơn. Nhìn dưới ánh sáng này, xem ra ta có nghĩa và được biện minh khi coi Vatican II như biến cố chính thức đầu tiên trong đó Giáo Hội tự thể hiện mình như một Giáo Hội thế giới. Dĩ nhiên, biến cố này đã có các tiền lệ như việc phong chức giám mục cho người bản địa (dù việc này chỉ xẩy ra nhiều trong thế kỷ 20) hay việc thu hồi các thực hành truyền giáo kiểu Âu Châu từng được Rôma củng cố trong cuộc tranh chấp lễ nghi tại Đông Phương. Ta không nên đối xử hời hợt với các tiền lệ này, cũng không nên tối thiểu hóa tầm quan trọng của chúng nhưng cần phải ghi nhận rằng chúng quả không có bất cứ hậu quả nào đối với Giáo Hội Âu Châu và Bắc Mỹ như khi được ta bắt đầu nhận ra tại Vatican II. Và vì lý do này, chúng thực sự chỉ là các tiền lệ của điều ta quan sát được tại Vatican II, dù chỉ một cách sơ khởi và dò dẫm, đôi khi vẫn còn bị phong thái xưa của Giáo Hội Âu Châu che phủ: một Giáo Hội thế giới như thế chỉ bắt đầu hành động nhờ ảnh hưởng hỗ tương của mọi thành phần của nó.
Như tôi đã nói, luận đề tổng quát trên đây về cái hiểu nền tảng đối với Vatican II không bác bỏ điều này: việc thể hiện yếu tính Giáo Hội thành một Giáo Hội thế giới tại Công Đồng này chỉ tạo dáng cho nó một cách sơ khởi và rụt rè. Ta không nên che dấu sự hiện hữu của các khuynh hướng trái ngược. Trong một ít năm nữa, chẳng hạn, liệu Bộ Giáo Luật Mới đang được soạn thảo tại Rôma có tránh được nguy cơ một lần nữa vẫn là Bộ Luật của Tây Phương được áp đặt lên Giáo Hội thế giới tại Châu Mỹ La Tinh, Á Châu và Phi Châu chăng? Há các thánh bộ của Rôma vẫn đang không có não trạng của một hệ thống bàn giấy tập quyền, một hệ thống nghĩ rằng mình biết hơn hết điều gì cần cho Nước Thiên Chúa và cho sự cứu rỗi các linh hồn trên khắp thế giới, và trong các quyết định như thế, đã không ngây thơ đến phát sợ coi não trạng của Rôma hay của Ý như là một tiêu chuẩn tự nó hiển nhiên đó sao? Phải thừa nhận rằng các câu hỏi liên quan tới việc phi Âu Châu hoá Giáo Hội gợi ra nhiều vấn đề lý thuyết không rõ ràng. Phải chăng nền luân lý vợ chồng của người Masais ở Đông Phi chỉ đơn giản lặplại nền luân lý của Kitô Giáo Tây Phương, hay phải chăng một tù trưởng tại đó, cho dù là một Kitô hữu, phải sống theo phong thái của tổ phụ Ápraham? Liệu một Thánh Lễ, dù ở Alaska, vẫn cứ phải cử hành với rượu nho không? Những câu hỏi lý thuyết như thế này thường ngụ hàm các trở ngại lý thuyết đối với việc thể hiện Giáo Hội thế giới đúng nghĩa. Với nhiều lý do khác, chúng giúp ta hiểu rằng việc thể hiện Giáo Hội thế giới một cách chính thức và trọn vẹn chỉ bắt đầu xuất hiện tại Vatican II một cách sơ khởi và rụt rè. Trong Thánh Lễ bắt đầu mỗi phiên họp, khi các nghi lễ khác nhau trong Giáo Hội được giới thiệu, người ta vẫn chẳng thấy điệu vũ Phi Châu nào.
Sau cùng, dù Giáo Hội cần được hội nhập văn hóa trên khắp thế giới nếu muốn là một Giáo Hội thế giới, tuy nhiên ta không thể coi thường sự kiện này: chính các nền văn hóa cá thể hiện nay cũng đã bước vào một diễn trình thay đổi theo một độ và một mức chưa từng thấy trước đây. Thành thử, không dễ dàng nói các nền văn hóa cá thể có thể cung cấp cho Giáo Hội thế giới trong nghĩa đầy đủ nhất của nó nội dung nào để ảnh hưởng một cách đáng kể trên tương lai của nó. Bất kể ta có thể nói gì về các câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác, không ai chỗi cãi được rằng tại Vatican II, Giáo Hội đã xuất hiện một cách chính thức lần đầu tiên như một Giáo Hội thế giới. Trong những điều sau đây, tôi sẽ đưa ra một chứng minh khái quát cho luận đề này, rồi áp dụng nó vào vấn đề phân chia thời đại trong lịch sử Giáo Hội, và sau cùng xem sét một số hệ luận cụ thể hơn của nó.
Chứng minh luận đề một cách khái quát
Trước nhất, Công Đồng lần đầu tiên chính thức là một công đồng của Giáo Hội thế giới. Ta chỉ cần so sánh nó với Vatican I thì thấy ngay rằng Công Đồng lần này là một biến cố mới về phương diện pháp chế chính thức. Dĩ nhiên, tại Vatican I cũng đã có các đại diện của các tòa giám mục Á Phi rồi. Nhưng họ là các giám mục truyền giáo gốc Âu Châu và Bắc Mỹ. Lúc đó, khắp trên thế giới chưa có hàng giám mục bản xứ. Nhưng đó là điều đã xuất hiện tại Vatican II. Có lẽ hàng giám mục này không tương ứng với đoàn đại biểu của hàng giám mục Tây Phương chút nào. Nhưng hàng giám mục này đã có mặt ở đấy. Các giám mục này không đến Rôma như những người khách cá thể, tầm thường, đến để tính sổ và đem của bố thí về. Tại Vatican II, lần đầu tiên, ta có cuộc tập họp của hàng giám mục thế giới không phải như một bộ phận tư vấn cho Đức Giáo Hoàng mà đúng hơn, cùng với ngài và dưới quyền ngài, như một bộ phận giáo huấn và ra quyết định tối hậu trong Giáo Hội. Lần đầu tiên, một Giáo Hội khắp thế giới và một hàng giám mục khắp thế giới đã bước vào hiện hữu và hành xử một cách độc lập.
Thực ra, sự quan trọng của thành phần không Tây Phương trong hàng giám mục hoàn cầu này có thể vẫn còn tương đối khiêm tốn. Các tác động của diễn trình công đồng này trên đời sống phi thường của Giáo Hội có thể vẫn hết sức giới hạn, như các thượng hội đồng giám mục sau này tại Rôma sẽ chứng tỏ. Nhưng điều đó không thay đổi được sự kiện này: tại Vatican II, một Giáo Hội đã xuất hiện và trở thành chủ động, không còn là Giáo Hội của Tây Phương với các lãnh vực gây ảnh hưởng của Hoa Kỳ và việc xuất khẩu nó tới Á Châu và Phi Châu nữa. Dưới dáng vẻ một khai triển rõ ràng nhưng từ từ, một điều gì đó giống như một bước nhẩy vọt về phẩm chất đã diễn ra tại đây, dù yếu tính mới của Giáo Hội thế giới này bị các đặc điểm của Giáo Hội Tây Phương xưa cũ che phủ phần lớn không chỉ trong tiềm thể mà cả trong hiện thể nữa.
Bước nhẩy vọt sang một Giáo Hội thế giới có thể được minh xác hơn nữa qua việc xem sét các sắc lệnh của Công Đồng. Về việc sử dụng ngôn ngữ bình dân (vernacular), Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Đồng có thể đã trở thành lỗi thời; nhưng nếu không có nó và nếu không có Công Đồng, thì không ai dám nghĩ tới chiến thắng của ngôn ngữ bình dân cả. Về phương diện thế tục, tiếng La Tinh trước đây vốn là ngôn ngữ văn hóa chung của nền văn minh Tây Phương, và chính vì lý do này, nó từng là và vẫn còn nấn ná là ngôn ngữ phụng vụ của Giáo Hội Tây Phương. Nhưng tiếng La Tinh không thể trở thành ngôn ngữ phụng vụ của một Giáo Hội thế giới, vì nó chỉ là ngôn ngữ của một miền văn hóa nhỏ và đặc thù. Sự chiến thắng của ngôn ngữ bình dân trong phụng vụ Giáo Hội báo hiệu một cách không nhầm lẫn sự ra đời của một Giáo Hội thế giới gồm các Giáo Hội cá biệt hiện hữu một cách độc lập trong các lãnh vực văn hóa liên hệ của họ, được hội nhập văn hóa, và không còn là đồ xuất khẩu của Âu Châu nữa. Dĩ nhiên, nó cũng báo hiệu nhiều vấn đề mới cho một Giáo Hội thế giới trong đó, các Giáo Hội địa phương không Âu Châu, dù có mối liên hệ chặt chẽ với Rôma, nhưng không còn bị Âu Châu và não trạng Âu Châu thống trị nữa.
Trong Gaudium et Spes, với một hành động của toàn thể Giáo Hội đúng nghĩa, Giáo Hội như một toàn bộ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với hừng đông lịch sử nhân loại. Ta có thể quan niệm phần lớn hiến chế này theo cách Âu Châu, nếu chỉ căn cứ vào các chi tiết, nhưng Thế Giới Thứ Ba cũng đã có mặt ở đó như là thành phần của Giáo Hội và như đối tượng cho trách nhiệm của Giáo Hội rồi. Việc làm cho Giáo Hội Âu Châu nhậy cảm đối với trách nhiệm thế giới của nó có thể tiến triển hết sức chậm chạp. Nhưng trách nhiệm này, tức nền thần học chính trị của ta, không thể bị loại ra khỏi ý thức về một Giáo Hội thế giới.
Liên quan tới các hiến chế tín lý của Công Đồng, tức các hiến chế về Giáo Hội và mạc khải, rất có thể chúng lên tiếng phần lớn từ chân trời hiểu biết đặc thù của Âu Châu và rất có thể chúng chỉ xem sét các vấn đề có tính sinh tử đối với nền thần học Âu Châu mà thôi. Nhưng ta vẫn có thể nói rằng những hiến chế này đã cố gắng đạt tới những tuyên bố không hoàn toàn bị phong thái ngôn từ của thần học Tân Kinh Viện điều kiện hóa nhưng được làm cho dễ hiểu hơn đối với toàn thể thế giới. Để điều này rõ ràng hơn, chúng ta phải so sánh những bản văn này với những sơ đồ Tân Kinh Viện tương ứng đã được soạn thảo tại Rôma trước khi Công Đồng nhóm họp. Ta cũng có thể cho rằng giáo huấn của Công Đồng về toàn bộ giám mục đoàn và chức năng của nó trong Giáo Hội cũng như về ý nghĩa các Giáo Hội đặc thù tại địa phương đã tạo ra hay minh xác các giả định tín lý vốn có tính nền tảng cho việc Giáo Hội tự hiểu mình như một Giáo Hội thế giới.
Rất có thể Hiến Chế về Mạc Khải, khởi đầu với mạc khải trong Cựu Ước mà thôi, với “Ápraham”, không chính xác loan truyền được dễ dàng ý niệm mạc khải cho các nền văn hóa Phi Châu và Á Châu, nhất là vì (khoảng cách) hàng trăm nghìn năm giữa mạc khải nguyên sơ và Ápraham đã không được trám đầy. Nhưng ta cũng có thể nói rằng về phương diện tín lý, Công Đồng đã thực hiện được hai điều có ý nghĩa nền tảng đối với cố gắng truyền giáo khắp thế giới. Trong tuyên ngôn về liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo không phải là Kitô Giáo, việc đánh giá thực sự có tính tích cực các tôn giáo vĩ đại trên thế giới lần đầu tiên đã được khởi diễn trong lịch sử tín lý của Giáo Hội. Hơn nữa, ngay từ vọng nhìn hậu sa ngã (infralapsarian, như các nhà Kinh Viện vốn nói), các văn kiện về Giáo Hội, về truyền giáo, và về Giáo Hội trong thế giới ngày nay đã tuyên xưng một ý muốn cứu rỗi phổ quát và hữu hiệu của Thiên Chúa, một ý muốn chỉ bị giới hạn bởi quyết định ác ý của lương tâm con người chứ không bởi bất cứ điều gì khác. Điều này hàm ngụ khả thể có thể có một đức tin mạc khải có tính cứu rỗi thực sự ở bên ngoài lời mạc khải Kitô Giáo. Thành thử, khi so sánh nền thần học trước đây với nền thần học thời ta, các tiền giả định căn bản đối với việc truyền giáo khắp thế giới của Giáo Hội thế giới đã được lên khuôn mà trước đây chưa bao giờ có. Tuyên ngôn về tự do tôn giáo cũng có thể được nhìn dưới vọng nhìn này, vì đối với mọi tình huống khắp thế giới, Giáo Hội đã minh nhiên từ khước mọi phương thế cưỡng bức trong việc công bố đức tin của mình, những phương thế dù sao không nằm trong quyền lực của chính Tin Mừng. Mọi người đều biết việc chia rẽ Giáo Hội trong thế giới Kitô Giáo cũng đã gây trở ngại lớn lao xiết bao cho việc truyền bá Kitô Giáo trên thế giới, tại những nơi vốn được gọi là “các nước truyền giáo”. Chính vì thế, bất cứ hoạt động đại kết nào được Giáo Hội khai triển, hay phê chuẩn và khuyến khích cũng phải được lượng giá như các đóng góp cho việc Giáo Hội trở thành một tôn giáo thế giới. Tóm lại, ít là một cách thô sơ, Giáo Hội tại Công Đồng này, về phương diện tín lý, cũng đã bắt đầu hành động như một Giáo Hội thế giới. Dưới hiện điển hình (phenotype) vẫn còn thịnh hành lúc đó của một Giáo Hội Âu Châu và Bắc Mỹ, chúng ta bắt đầu nhìn ra ẩn điển hình (genotype), có thể nói như thế, của một Giáo Hội thế giới.
Các thời kỳ trong lịch sử Giáo Hội
Nhưng có lẽ ta còn có thể hiểu sâu hơn nữa diễn trình xuất hiện của một Giáo Hội thế giới. Thành thử, ta hãy xét tới điểm thứ hai, tức vấn đề các thời đại trong lịch sử Giáo Hội. Khi viết lịch sử Giáo Hội, người ta luôn thắc mắc trước việc phân chia tư liệu một cách thích đáng về phương diện thần học. Rõ ràng việc phân chia lịch sử Âu Châu thành cổ đại, trung cổ và hiện đại không đem lại cho ta một đề cương có ý nghĩa nào về thần học đối với việc phân chia lịch sử Giáo Hội. Dĩ nhiên, ở đây tôi tạm gác qua một bên các vấn đề tái phân (subdivision) một cách thích đáng về thần học các thời kỳ chính của lịch sử Giáo Hội. Thêm vào đó, tôi xác tín rằng, đối với lịch sử nói chung và đặc biệt lịch sử Giáo Hội, các giai đoạn riêng rẽ của một lịch sử được đo lường bằng thời gian không chứa các biến cố có cùng một khoảng thời gian bằng nhau; đúng hơn, một giai đoạn tuy ngắn về thời gian vẫn mang theo nó một thời kỳ chính của lịch sử.
Với những tiền giả định như trên, tôi cho rằng: về phương diện thần học, có ba thời kỳ lớn trong lịch sử Giáo Hội, trong đó, thời kỳ thứ ba chỉ mới bắt đầu và chính thức làm mình được nhìn thấy tại Vatican II. Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn ngắn ngủi của Kitô Giáo gốc Do Thái. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn Giáo Hội tại một miền văn hóa khác biệt, tức Văn Hóa Hy Lạp và văn hóa cùng văn minh Âu Châu. Thời kỳ thứ ba là giai đoạn trong đó lãnh vực sinh hoạt của Giáo Hội thực sự là toàn thể thế giới. Ba thời kỳ này đại biểu cho ba tình thế căn bản có tính yếu tính và dị biệt đối với Kitô Giáo và việc giảng dạy của nó. Dĩ nhiên, bên trong các thời kỳ này, có những tái phân (subdivisions) rất quan trọng nữa: chẳng hạn, trong thời kỳ thứ hai, ta thấy có những ngắt quãng (caesuras) xẩy ra với việc chuyển tiếp từ cổ đại qua trung cổ, và chuyển tiếp từ văn hóa trung cổ qua chủ nghĩa thực dân Âu Châu và Phong Trào Ánh Sáng. Về phương diện này, người ta phải làm sáng tỏ các nguyên nhân gây ra các ngắt quãng đa dạng nhưng có liên quan với nhau này. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự phân chia ba thời kỳ cho lịch sử Giáo Hội này đúng về phương diện thần học, dù thời kỳ thứ nhất rất ngắn. Giai đoạn thứ nhất này, tức giai đoạn Kitô Giáo gốc Do Thái, với việc mở rộng ảnh hưởng do phong trào cải đạo Do Thái mang lại, thực sự có đặc điểm rất nền tảng, rất chuyên biệt và độc đáo vì hoàn cảnh nhân bản có tính lịch sử của nó là hoàn cảnh của biến cố cứu rỗi hết sức nền tảng của Kitô Giáo, tức sự chết và sự sống lại của chính Chúa Giêsu; biến cố này được công bố ngay bên trong hoàn cảnh lịch sử của riêng nó chứ không phải trong một hoàn cảnh khác với nó; đó là một công bố ngay tại Israel và cho Israel.
Trên căn bản đó, một điều gì giống như truyền giáo cho dân ngoại vẫn có thể có. Thành thử, ta vẫn có thể thấy rằng việc Thánh Phaolô khai sáng con đường chuyển tiếp từ một Kitô Giáo gốc Do Thái sang một Kitô Giáo cho dân ngoại đúng nghĩa không hẳn tự hiển nhiên về phương diện thần học. Đúng hơn, việc này đưa tới một giai đoạn hoàn toàn mới trong lịch sử Giáo Hội, một Kitô Giáo không xuất khẩu Kitô Giáo gốc Do Thái cho các kiều bào Do Thái tứ tán phương xa (diaspora) mà là một Kitô Giáo, bất chấp các liên hệ của nó với Chúa Giêsu lịch sử, vẫn có thể lớn lên trên mảnh đất dân ngoại. Tôi biết tôi đang nói một cách mờ mờ ảo ảo. Nhưng tôi nghĩ sự khó khăn này tựu trung phát sinh từ các nan đề thần học liên quan tới việc chuyển tiếp từ Kitô Giáo gốc Do Thái sang Kitô Giáo cho dân ngoại, những nan đề không hề đơn giản chút nào như người ta nghĩ, những nan đề khó khăn về thần học cần phải được giải quyết đúng đắn; cho tới nay ta vẫn chưa hiểu rõ Thánh Phaolô “đã đem lại” gì khi ngài tuyên bố rằng việc cắt bì và mọi điều liên quan tới nó hoàn toàn dư thừa đối với những người không phải là Do Thái (và có lẽ chỉ đối với họ).
Bất chấp thế nào, nếu ta muốn phân chia lịch sử Giáo Hội trước đây một cách chính xác và chân chính về thần học, thì lối phân chia ba thời kỳ đề nghị ở đây đối với tôi xem ra duy nhất đúng. Điều này có nghĩa: trong lịch sử Kitô Giáo, việc chuyển tiếp từ một hoàn cảnh lịch sử và thần học sang một hoàn cảnh mới ngay trong yếu tính của nó đã từng diễn ra một lần, và nay, trong sự chuyển tiếp từ một Kitô Giáo của Âu Châu (với các phụ lưu Mỹ của nó) sang một tôn giáo hoàn toàn thế giới, nó lại đang bắt đầu xẩy ra lần thứ hai. Dĩ nhiên, người ta chỉ có thể dám đưa ra quả quyết này nếu họ thấy rằng sự chuyển tiếp từ một Kitô Giáo Dân Ngoại cổ xưa ở khu vực Địa Trung Hải sang một Kitô Giáo trung cổ và cận đại ở Âu Châu kém có tính quyết định về phương diện thần học hơn cả hai cuộc ngắt quãng đang liên quan tới ta ở đây. Nhưng xem ra điều này hoàn toàn được biện minh, nếu ta xét tới sự thống nhất của nền văn hóa Địa Trung Hải nặng tính Rôma và Hy Lạp và việc truyền bá nó tới các dân tộc Đức, mặc dù tôi không thể nói nhiều chi tiết hơn ở đây và bây giờ về khía cạnh này.
Nếu điều tôi trình bày trên đây đúng ít hay nhiều, thì ta có vấn đề thần học kép sau đây: nói một cách chính xác hơn, đặc điểm thần học chứ không phải nguyên đặc tính văn hóa lịch sử của sự chuyển tiếp, của sự ngắt quãng này, hệ ở điều gì? Và hậu quả sẽ ra sao nếu ta áp dụng nền thần học của sự chuyển tiếp này vào nền thần học ta đang sống hiện nay, một sự chuyển tiếp mà Vatican II đã ngụ ý nói đến như một khởi đầu chính thức theo nghĩa Giáo Hội?
Đối với câu hỏi thứ nhất, ta có thể bắt đầu bằng cách ít nhất nói rằng nó liên quan tới một biến cố không những quan trọng đối với lịch sử văn hóa mà còn đối với thần học và lịch sử cứu rõi nữa. Đối với tôi, điều này thấy rõ nơi Thánh Phaolô. Ngài tuyên bố hủy bỏ việc cắt bì đối với Kitô hữu gốc dân ngoại, một việc hủy bỏ mà chắc chắn Chúa Giêsu không dự kiến và khó có thể được dẫn khởi một cách thuyết phục từ lời giảng minh nhiên của Người hay từ lời giảng về ý nghĩa cứu chuộc của cái chết và sự phục sinh của Người. Ấy thế nhưng đối với Thánh Phaolô, nguyên tắc này thuộc tin mừng của Người và có nghĩa mạc khải một phần nào đó. Đây là sự gián đoạn trong tính liên tục của lịch sử cứu rỗi, điều mà một con người không thể đưa ra được nhân danh thẩm quyền riêng của mình. Như thế, xuất hiện một vấn đề thực sự có tính thần học, một vấn đề mà chính Thánh Phaolô cũng không khai triểm thêm một cách thỏa đáng: Điều gì vẫn còn có thể tồn tại và vẫn còn phải tồn tại từ lịch sử cứu rỗi của Cựu Ước và từ Giáo Hội, nếu việc cắt bì có thể bị loại bỏ; vì cắt bì vốn là một trong các thực tại thuộc bản thể tối hậu của cứu rỗi đối với người Do Thái lúc ấy, một điều theo Thánh Phaolô đáng lẽ có thể và nên còn tồn tại với các Kitô hữu gốc Do Thái lúc ấy? Đối với ngài, sự chuyển tiếp này tạo nên một ngắt quãng thực sự. Ta còn phải sét thêm rằng nhiều bãi bỏ và đứt đoạn trong liên tục tính của lịch sử cứu rỗi có liên hệ với sự thay đổi này: bãi bỏ ngày Sabát, chuyển trung tâm Giáo Hội từ Giêrusalem tới Rôma, các thích ứng tầm xa trong học thuyết luân lý, việc xuất hiện và chấp nhận nhiều trước tác qui điển mới, v.v… Và vào lúc này, tôi không quan tâm tới việc liệu ta có thể qui chiếu các điểm ngoặt này cho Chúa Giêsu hay một cách minh nhiên cho Thánh Phaolô hay liệu chúng có diễn ra cách nào hay ở nơi nào đó trong thời đại các tông đồ hay không. Mà thực ra, hiện nay, có lẽ ngược cả với nền thần học giáo phụ và trung cổ, ta không có được một nền thần học rõ ràng và có suy nghĩ về sự ngắt quãng này, về buổi bắt đầu mới của Kitô Giáo này với Thánh Phaolô làm người khai sáng; có lẽ việc này chỉ có thể từ từ thành hình trong cuộc đối thoại với Hội Đường ngày nay. Và do đó, tôi hy vọng sẽ không có ai phản đối tôi nếu tôi không thể nói được gì ngoài những gợi ý trình bày ở đây. Ấy thế nhưng tôi vẫn cứ mạo muội đưa ra luận đề này: ngày nay, ta đang trải nghiệm một ngắt quãng giống như sự ngắt quãng từng diễn ra một lần duy nhất trước đây, tức sự chuyển tiếp từ Kitô Giáo gốc Do Thái qua Kitô Giáo dành cho dân ngoại.
Liệu người ta có thể liều đưa ra luận đề này và qua nó xác định được ý nghĩa của Vatican II theo nghĩa ở đó, dù chỉ một cách thô sơ và không rõ ràng, Giáo Hội quả đã công bố sự chuyển tiếp từ một Giáo Hội Tây Phương qua một Giáo Hội thế giới trong một cung cách chỉ xẩy ra một lần duy nhất trước đây khi Giáo Hội thay đổi từ một Giáo Hội dành cho người Do Thái qua một Giáo Hội dành cho dân ngoại không? Xin nhắc lại: tôi nghĩ người ta có thể và nên trả lời câu hỏi này một cách khẳng định. Dĩ nhiên, điều này không thể có nghĩa: về nội dung, hai sự ngắt quãng và chuyển tiếp này đơn thuần chỉ là một, y như nhau. Không biến cố lịch sử nào xẩy ra hai lần cả. Tôi cũng sẽ không nói ngược bất cứ ai xác tín rằng sự ngắt quãng do Thánh Phaolô khai sáng cũng có các đặc tính không thể nào lặp lại được của một bản chất thần học chính thức, đến nỗi sự chuyển tiếp sang một Giáo Hội thế giới thực sự không thể so sánh về mọi phương diện với sự chuyển tiếp từ Kitô Giáo của Chúa Giêsu Do Thái sang Kitô Giáo của Thánh Phaolô. Tôi cũng không hoài nghi rằng những chuyển tiếp như thế, nếu phân tích đến cùng, phần lớn đã diễn ra một cách không có suy nghĩ (unreflectively); chúng đã không được đặt kế sách trước về phương diện thần học, rồi sau đó, đem ra thực hành, nhưng đã được thể hiện một cách không suy nghĩ nhờ một thiên hướng dấu ẩn của Chúa Thánh Thần và của ơn thánh mãi mãi huyền nhiệm, cho dù không nên loại bỏ hay coi là dư thừa yếu tố suy nghĩ có thể diễn ra song song với hành động này. Nhưng với các xem sét này, tôi muốn được khẳng định và bênh vực luận đề đưa ra.
Kế tiếp, tôi mạo muội quả quyết rằng sự khác nhau giữa hoàn cảnh lịch sử của Kitô Giáo gốc Do Thái và hoàn cảnh trong đó Thánh Phaolô bứng trồng Kitô Giáo như một sáng tạo hoàn toàn mới không lớn lao gì hơn sự khác nhau giữa nền văn hóa Tây Phương và các nền văn hóa hiện nay tại khắp Phi Châu và Á Châu trong đó Kitô Giáo phải hội nhập nếu nó muốn thực sự là một Giáo Hội thế giới, như nó bắt đầu là. Sự khác nhau hôm nay rất có thể bị dấu kín phần nào do cái lớp san bằng (levelling layer) của nền văn hóa thuần lý và kỹ nghệ của Âu Châu và Hoa Kỳ phủ lên các nền văn hóa này, đến nỗi sự khác nhau giữa nền văn hóa của ta và các nền văn hóa này bị che mất, khiến người ta hy vọng rằng Kitô Giáo vẫn còn được chào đón khắp thế giới như một sản phẩm xuất khẩu tại bất cứ nơi nào nó trùng hợp với các phúc lợi đáng hoài nghi của Tây Phương. Cổ thời quả cũng đã có một trường hợp tương tự, tức khối người Do Thái tứ tán, với chính sách cải đạo của họ khắp thế giới cổ thời; vì trên nền tảng này, một Kitô Giáo gốc Do Thái đáng lẽ đã có thể xuất khẩu vào thế giới ấy rồi. Nhưng chỉ trừ một số ngoại lệ nhỏ nhoi, lịch sử truyền giáo cận đại chứng minh rằng Kitô Giáo như một xuất phẩm Tây Phương thực sự đã không thành công cả với các nền văn hóa cao cấp của Phương Đông lẫn với thế giới Hồi Giáo, chỉ vì nó là một Kitô Giáo Tây Phương và do đó luôn tìm cách tự thiết lập mình ở khắp mọi nơi, mà không liều khởi diễn một khởi đầu mới hay tách khỏi các liên tục tính xem ra tự hiển nhiên với chúng ta. Điều này thấy rõ trong các cuộc tranh cãi về lễ nghi; trong việc xuất khẩu tiếng La Tinh làm ngôn ngữ phụng vụ tới các nước trong đó tiếng La Tinh chưa hề bao giờ là một thực tại lịch sử; trong việc xuất khẩu luật Tây Phương và luật Rôma qua bộ giáo luật một cách không thắc mắc; trong việc áp đặt một cách không thắc mắc nền luân lý trưởng giả của Tây Phương với mọi chi tiết của nó lên các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác hẳn; trong việc bác bỏ các trải nghiệm tôn giáo trong các nền văn hóa khác, v.v… Do đó, vấn đề là: một là Giáo Hội nhìn ra và thừa nhận các khác biệt có tính yếu tính này nơi các nền văn hóa khác mà vì chúng, Giáo Hội muốn trở thành một Giáo Hội thế giới và với sự dạn dĩ của Thánh Phaolô sẵn sàng chấp nhận các hậu quả của việc thừa nhận này, hoặc tiếp tục vẫn là một Giáo Hội Tây Phương và do đó, phân tích đến cùng, phản bội lại ý nghĩa của Vatican II.
Một số hệ luận khác
Thứ ba và sau hết, nếu một quan điểm như trên có thể nêu ra được đối với ý nghĩa của Vatican II, thì đâu là những hệ luận xa hơn của nó, có tính cụ thể hơn? Dĩ nhiên, đây là câu hỏi thứ ba. Trước nhất, vì xét theo phương diện chất thể, cuộc ngắt quãng thứ hai này, tức để bước qua một Giáo Hội thế giới, lẽ dĩ nhiên đã và bắt buộc phải có một nội dung hoàn toàn khác với cuộc ngắt quãng đầu tiên, tức cuộc ngắt quãng để hướng tới Giáo Hội dân ngoại của cổ thời và Trung Cổ. Và thứ hai, vì việc liệu Giáo Hội thời hậu tông đồ còn có được những quyền hành và thẩm quyền mà mình đã có ở giai đoạn trước đó, tức thời tông đồ hay không, và nếu có, thì có tới mức nào, vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ và chưa được minh giải. Vào thời đó, khi làm cho các quyết định căn bản từng tạo nên yếu tính của mình trở thành không thể hay xem ra không thể nào đảo ngược được nữa, Giáo Hội đã dành cho mình một thẩm quyền vượt trên cả thẩm quyền từng được Chúa Giêsu, nay đã Phục Sinh, trực tiếp trao cho. Câu hỏi còn để ngỏ là: trong những ngắt quãng lịch sử như cuộc ngắt quãng thứ hai đang được ta thảo luận, liệu Giáo Hội có thể nhận ra một cách hợp pháp các khả thể của điều Giáo Hội chưa bao giờ sử dụng trong suốt thời kỳ thứ hai vì các khả thể này vô nghĩa vào thời ấy và do đó bất hợp pháp hay không. Thứ ba, bất chấp mọi hình thức tương lai học hiện nay, không ai có thể tiên đoán đúng được tương lai của thế giới, một tương lai mà Giáo Hội phải công bằng trong lối giải thích mới đối với đức tin và yếu tính của mình như là một Giáo Hội thế giới. Lẽ dĩ nhiên, đối với mức độ đó, Vatican II mới chỉ là một kiểu mẫu trách vụ có tính trừu tượng và chính thức mà Giáo Hội, trong tư cách Giáo Hội thế giới, đạt được mà thôi. Ta vẫn còn phải cố gắng nói một điều gì đó hơn nữa về hình ảnh Giáo Hội như một Giáo Hội thế giới, một trách vụ vẫn còn phải được bàn bạc. Thiển nghĩ, việc này cũng thuộc chủ đề ta đang bàn, vì một giải thích thần học đối với bản chất nền tảng của Vatican II, phân tích đến cùng, phải được tiến hành từ nguyên nhân sau cùng của nó, tức từ tương lai Giáo Hội, một tương lai được Công Đồng này dấn thân.
Trước hết, ta có việc công bố Kitô Giáo. Không ai trong chúng ta có thể nói chính xác sứ điệp xưa của Kitô Giáo, trong tương lai, phải được công bố ra sao, với cách quan niệm nào, dưới những khía cạnh mới mẻ nào, tại Á Châu, tại Phi Châu, tại các vùng Hồi Giáo, có lẽ ở cả Châu Mỹ La Tinh nữa, nếu sứ điệp này thực sự muốn có mặt khắp thế giới. Người thuộc các hoàn cảnh văn hóa khác tự họ phải từ từ khám phá ra điều này – và ở đây, dĩ nhiên, không ai hoài nghi việc phải chính thức tuyên bố sự cần thiết của những công bố như thế, cũng như việc phải dựa vào việc phân tích đặc điểm các dân tộc này để rút ra các công bố này. Đối với trách vụ này, một trách vụ chưa có giải pháp và thực sự không thuộc người Âu Châu chúng ta, điều cần thiết là dựa vào bậc thang chân lý (hierarchy of truths) được Công Đồng nói tới và trở lại với bản thể sau cùng và nền tảng của sứ điệp Kitô Giáo, ngõ hầu từ đó, có thể lên công thức mới cho toàn bộ đức tin của Giáo Hội một cách đầy sáng tạo tự tại, một sáng tạo luôn tương ứng với hoàn cảnh lịch sử hiện tại. Việc rút gọn hay trở lại với bản thể sau cùng và nền tảng như bước thứ nhất tiến tới lối phát biểu mới toàn bộ nội dung đức tin không phải là một việc dễ dàng. Trong diễn tiến của nó, ta phải tính đến các cố gắng từng được đưa ra trong mấy năm gần đây nhằm khám phá ra các công thức căn bản của đức tin. Tuy nhiên, ta vẫn phải nêu ra một câu hỏi ít khi được bàn bạc là: Có chăng một tiêu chuẩn chính thức giúp ta quyết định điều gì thực sự, điều gì không thể thực sự thuộc về mạc khải siêu nhiên theo nghĩa chặt chẽ của nó? Hoàn thành trách vụ này, có lẽ ta sẽ tìm được tính đa nguyên cho các công bố, một tính đa nguyên thực sự chân chính, một tính đa nguyên chắc chắn có nhiều ý nghĩa hơn tính đa nguyên trong các công bố và các nền thần học của Giáo Hội Tây Phương. Trên nguyên tắc, vì mọi con người nhân bản đều có thể nói với nhau và làm cho nhau được hiểu biết, nên các công bố khác nhau này không phải chỉ là các công bố rời rạc (disparate). Chúng có thể tự phê bình và phong phú hóa lẫn nhau. Nhưng mỗi công bố này vẫn sẽ tạo ra một cá thể tính lịch sử, một cá thể tính nhiên hậu không ai đo lường được giữa chúng với nhau.
Một câu hỏi nữa được đặt ra: Làm thế nào duy trì và chứng nghiệm được sự thống nhất của đức tin khi có quá nhiều cách công bố, và bộ phận Giáo Hội cao nhất tại Rôma phải cố gắng ra sao đối với trách vụ này vì trách vụ này rõ ràng khác với trách vụ được các thẩm quyền Rôma về đức tin đảm nhiệm trước đây bên trong chân trời hiểu biết chung của Tây Phương? Điều cũng hiển nhiên là: phải khai triển nơi các Giáo Hội lớn tại địa phương một tính đa nguyên có ý nghĩa cho giáo luật (cũng như cho lý thuyết hành động [praxis] nói chung trong Giáo Hội), mà không có nó, ta không thể mong đợi có được những tiến bộ chân thực hướng tới sự hợp nhất đại kết. Người ta thường nhận xét rằng một tính đa nguyên tương tự về phụng vụ cũng cần phải có, tính đa nguyên này không chỉ bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ bình dân mà thôi. Đã đành, đây chỉ là các phát biểu chính thức, trừu tượng chưa nói hết được hình thức cụ thể mà Giáo Hội thế giới trong tương lai sẽ mang lấy. Nhưng còn có thể nói được điều gì hơn thế nữa?
Xin cũng cho phép tôi lưu ý tới một đặc điểm của Vatican II mà tôi từng thảo luận ở một nơi khác và không thể khai triển ở đây. Ít nhất trong Gaudium et Spes, Công Đồng đã, một cách không suy nghĩ, sử dụng lối phát biểu không có đặc tính của một giáo huấn tín điều có giá trị vĩnh viễn mà cũng không có đặc tính của một qui định có tính giáo luật, nhưng đúng hơn phải được hiểu như một biểu thức của “chỉ thị mục vụ” (Weisungen, pastoral instructions) hay lời kêu gọi mục vụ. (Điều này cần một khảo luận thần học nói về các phát biểu chính thức của Giáo Hội, một khảo luận hiện chưa hề minh nhiên, vì trước đây, ta vẫn chỉ quen thuộc với các phát biểu tín lý cũng như các qui định hay lệnh lạc chính thức của Giáo Hội mà thôi). Liệu loại phát biểu khác này có một ý nghĩa khẩn thiết hơn đối với tương lai hay không? Dưới những giả thiết nào, ta có thể làm cho các chỉ thị này thành hữu hiệu? Lại một lần nữa, tôi không thể đi vào các câu hỏi này ở đây, mặc dù, từ một vọng nhìn khác, chúng có thể giúp ta trả lời câu hỏi về tính độc đáo thần học của Công Đồng này.
Cuối cùng, ta nên nói hay nhắc lại một cách minh nhiên rằng: cùng với và dưới quyền Đức Giáo Hoàng, Công Đồng là chủ thể tích cực của các quyền lực trọn vẹn và cao nhất trong Giáo Hội, trong mọi sử dụng và áp dụng của chúng. Điều này là điều hiển nhiên, được minh nhiên truyền dạy, và trong căn bản, không bị Đức Phaolô VI tranh biện. Nhưng thẩm quyền trọn vẹn và cao nhất này, do Đức Giáo Hoàng “một mình” và công đồng mang lấy, có thể hiện hữu thực sự ra sao và có khả năng hành động như thế nào trong hai chủ thể, ít nhất, có khác nhau một phần nào này? Điều này thực sự chưa được minh xác trong lý thuyết; và trong thực hành, cũng chưa có một biểu lộ có ý nghĩa lâu dài và kịp thời nào cho thấy sự kiện: toàn bộ hợp đoàn giám mục, cùng với và dưới quyền Đức Giáo Hoàng, nhưng đúng ra cùng với Đức Giáo Hoàng, là bộ phận lãnh đạo hợp đoàn cao nhất trong Giáo Hội. Tầm ý nghĩa hợp thời của nguyên tắc định chế hợp đoàn này trong Giáo Hội vẫn tiếp tục không rõ ràng tận cho đến thời ta và một lần nữa, sau Công Đồng, còn bị Đức Phaolô VI dồn nén nữa là đàng khác. Liệu Đức Gioan Phaolô II có thay đổi điều gì ở đây hay không? Trong một Giáo Hội thế giới thực sự, một thay đổi như thế là điều cần thiết, vì một Giáo Hội thế giới đơn thuần không thể được cai quản bằng thứ tập trung quyền hành tại Rôma rất thông thường trong thời các Đức Giáo Hoàng mang tên Piô.
Nhưng tôi xin được kết luận. Mọi xem sét của ta giả thiết có liên quan tới việc phải giải thích Công Đồng Vatican II ra sao về phương diện thần học. Tôi cố gắng giải thích nó như một biến cố trong lịch sử Giáo Hội trong đó Giáo Hội thế giới khiêm tốn bắt đầu hành xử như thế. Bằng một số xem sét có vấn đề, tôi cố gắng làm sáng tỏ điều này rằng việc ra đời của một Giáo Hội thế giới đúng nghĩa không chỉ có nghĩa một gia tăng về số lượng trong Giáo Hội trước đó, mà đúng hơn phải có một ngắt quãng về thần học trong lịch sử Giáo Hội, một ngắt quãng vẫn chưa rõ ràng về ý niệm và khó có thể so sánh với bất cứ điều gì khác ngoài sự chuyển tiếp từ một Kitô Giáo gốc Do Thái sang một Kitô Giáo dành cho dân ngoại. Đây là sự ngắt quãng từng làm Thánh Phaolô bận tâm, mặc dù ta không nên nghĩ rằng ngài đã suy nghĩ thỏa đáng về phương diện thần học đối với chính sự chuyển tiếp mà ngài là người chủ đạo này. Đó là tất cả những điều tôi muốn nói. Mọi sự khác đều chỉ mới được xem sét một cách mờ mờ ảo ảo, và có lẽ chỉ mới được khai triển một cách không sáng sủa về hệ thống. Nhưng tôi muốn lưu ý tới những vấn đề ít được nền thần học trước đây để ý.
_____________________________________________________________________
(1) Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Vatican II, Vũ Văn An, Vietcatholic.net 28/11/2013
(2) Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo, Vũ Văn An, Vietcatholic.net 2/12/2013
Trước khi thảo luận một lối giải thích thần học nền tảng về Vatican II, thiển nghĩ nên đưa ra một số nhận xét để chuẩn bị. Nói tới lối giải thích nền tảng, tôi muốn hiểu không phải một lối giải thích từ bên ngoài áp đặt lên Công Đồng, mà đúng hơn do chính Công Đồng gợi ý, thành thử ở đây bản chất nền tảng và giải thích nền tảng đồng nghĩa với nhau. Dĩ nhiên, tiền giả định cho lối giải thích nền tảng này là niềm xác tín cho rằng bất chấp mọi ngẫu nhiên lịch sử chất chồng lên biến cố này, Công Đồng không đơn giản là một chất chồng các biến cố và quyết định cá thể. Không, có một nối kết yếu tính bên trong giữa các biến cố cá thể; chúng không tương liên với nhau chỉ vì đặc tính pháp chế chính thức của một công đồng. Về phương diện này, việc quan niệm nền tảng này có hiện diện hay không hiện diện một cách rõ ràng và toàn diện trong ý thức minh nhiên của các nhà tổ chức ra nó, xét cho cùng, là điều không quan trọng. Ý nghĩa và bản chất các biến cố có ý nghĩa thực sự hiện sinh trong đời sống bất cứ con người nhân bản nào cũng luôn bao gồm nhiều điều hơn chính điều được con người ấy đối tượng hóa và cố gắng vươn tới trong ý thức minh nhiên của họ. Và trên hết, điều này đúng đối với các biến cố có ý nghĩa trong lịch sử Giáo Hội, là các biến cố được Chúa Thánh Thần điều hướng một cách đặc biệt và độc đáo. Nếu ta nhìn vào ý hướng minh nhiên của Đức Gioan XXIII liên quan tới Công Đồng, ta không thể nói chi hơn được điều này: ngay sau Vatican I với chủ nghĩa “giáo hoàng trị” (papalism) của nó, Đức Giáo Hoàng vẫn nghĩ công đồng là điều có ý nghĩa và tạo cơ may, và ngài muốn có một công đồng “mục vụ”. Nhưng điều này không hề loại bỏ khả thể về một quan niệm thần học nền tảng sâu xa hơn và toàn diện hơn.
Tôi đi tìm một lối giải thích thần học nền tảng, vì, mặc dù tôi không thể thảo luận chi tiết việc thần học và lịch sử Giáo Hội liên hệ ra sao, nhưng tôi có ý kiến này: lịch sử Giáo Hội khác lịch sử thế tục một cách chuyên biệt: các mục tiêu chính xác của nó là mô tả lịch sử yếu tính của Giáo Hội. Trong mối tương quan liên lập hỗ tương, yếu tính của Giáo Hội vừa cung cấp nguyên tắc giải thích cho lịch sử của nó vừa tự vén mở qua lịch sử ấy, vì nó vốn là yếu tính của lịch sử này.
Dù khó khăn và có lẽ chỉ thành công một phần, xin vẫn cho phép tôi được cố gắng phát biểu trước ý niệm căn bản liên quan tới vấn đề của chúng ta, ngõ hầu ta không mất hút mối liên kết giữa các quan sát và xem sét cá thể tiếp theo. Tôi nói: trong hình thức thô sơ vẫn còn đang dò dẫm bản sắc mình, Vatican II là việc Giáo Hội tự thể hiện mình lần đầu tiên như một Giáo Hội thế giới. Luận đề này rất có thể bị cường điệu; chắc chắn nó cần sự chính xác và minh giải hơn nữa mới mong được chấp nhận. Dĩ nhiên, nó đã mở đường cho hiểu lầm rồi vì Giáo Hội lúc nào chả là Giáo Hội thế giới “trong tiềm thể” (in potency) và tiềm thể này chỉ có thể được thể hiện trong dòng diễn tiến lịch sử lâu dài mà nguồn gốc phải trở lại buổi đầu chủ nghĩa thực dân Âu Châu và sứ mệnh hoàn cầu thời cận đại của Giáo Hội ở thế kỷ mười sáu. Cả nay nữa, việc thể hiện này vẫn chưa hoàn tất. Nhưng ta vẫn có thể xem sét sinh hoạt chính thức của Giáo Hội một cách vĩ mô để thấy rõ rằng bất chấp tính mâu thuẫn tiềm ẩn đối với yếu tính của nó, hoạt động cụ thể thực sự của Giáo Hội trong tương quan với thế giới bên ngoài Âu Châu, thực sự, là hoạt động của một công ty xuất khẩu (xin lỗi đã dùng từ ngữ này) nhằm xuất khẩu một tôn giáo Âu Châu như một món hàng mà nó thực sự không muốn thay đổi nhưng gửi đi khắp thế giới cùng với những thứ khác thuộc một nền văn hóa và một nền văn minh được nó coi là cao hơn. Nhìn dưới ánh sáng này, xem ra ta có nghĩa và được biện minh khi coi Vatican II như biến cố chính thức đầu tiên trong đó Giáo Hội tự thể hiện mình như một Giáo Hội thế giới. Dĩ nhiên, biến cố này đã có các tiền lệ như việc phong chức giám mục cho người bản địa (dù việc này chỉ xẩy ra nhiều trong thế kỷ 20) hay việc thu hồi các thực hành truyền giáo kiểu Âu Châu từng được Rôma củng cố trong cuộc tranh chấp lễ nghi tại Đông Phương. Ta không nên đối xử hời hợt với các tiền lệ này, cũng không nên tối thiểu hóa tầm quan trọng của chúng nhưng cần phải ghi nhận rằng chúng quả không có bất cứ hậu quả nào đối với Giáo Hội Âu Châu và Bắc Mỹ như khi được ta bắt đầu nhận ra tại Vatican II. Và vì lý do này, chúng thực sự chỉ là các tiền lệ của điều ta quan sát được tại Vatican II, dù chỉ một cách sơ khởi và dò dẫm, đôi khi vẫn còn bị phong thái xưa của Giáo Hội Âu Châu che phủ: một Giáo Hội thế giới như thế chỉ bắt đầu hành động nhờ ảnh hưởng hỗ tương của mọi thành phần của nó.
Như tôi đã nói, luận đề tổng quát trên đây về cái hiểu nền tảng đối với Vatican II không bác bỏ điều này: việc thể hiện yếu tính Giáo Hội thành một Giáo Hội thế giới tại Công Đồng này chỉ tạo dáng cho nó một cách sơ khởi và rụt rè. Ta không nên che dấu sự hiện hữu của các khuynh hướng trái ngược. Trong một ít năm nữa, chẳng hạn, liệu Bộ Giáo Luật Mới đang được soạn thảo tại Rôma có tránh được nguy cơ một lần nữa vẫn là Bộ Luật của Tây Phương được áp đặt lên Giáo Hội thế giới tại Châu Mỹ La Tinh, Á Châu và Phi Châu chăng? Há các thánh bộ của Rôma vẫn đang không có não trạng của một hệ thống bàn giấy tập quyền, một hệ thống nghĩ rằng mình biết hơn hết điều gì cần cho Nước Thiên Chúa và cho sự cứu rỗi các linh hồn trên khắp thế giới, và trong các quyết định như thế, đã không ngây thơ đến phát sợ coi não trạng của Rôma hay của Ý như là một tiêu chuẩn tự nó hiển nhiên đó sao? Phải thừa nhận rằng các câu hỏi liên quan tới việc phi Âu Châu hoá Giáo Hội gợi ra nhiều vấn đề lý thuyết không rõ ràng. Phải chăng nền luân lý vợ chồng của người Masais ở Đông Phi chỉ đơn giản lặplại nền luân lý của Kitô Giáo Tây Phương, hay phải chăng một tù trưởng tại đó, cho dù là một Kitô hữu, phải sống theo phong thái của tổ phụ Ápraham? Liệu một Thánh Lễ, dù ở Alaska, vẫn cứ phải cử hành với rượu nho không? Những câu hỏi lý thuyết như thế này thường ngụ hàm các trở ngại lý thuyết đối với việc thể hiện Giáo Hội thế giới đúng nghĩa. Với nhiều lý do khác, chúng giúp ta hiểu rằng việc thể hiện Giáo Hội thế giới một cách chính thức và trọn vẹn chỉ bắt đầu xuất hiện tại Vatican II một cách sơ khởi và rụt rè. Trong Thánh Lễ bắt đầu mỗi phiên họp, khi các nghi lễ khác nhau trong Giáo Hội được giới thiệu, người ta vẫn chẳng thấy điệu vũ Phi Châu nào.
Sau cùng, dù Giáo Hội cần được hội nhập văn hóa trên khắp thế giới nếu muốn là một Giáo Hội thế giới, tuy nhiên ta không thể coi thường sự kiện này: chính các nền văn hóa cá thể hiện nay cũng đã bước vào một diễn trình thay đổi theo một độ và một mức chưa từng thấy trước đây. Thành thử, không dễ dàng nói các nền văn hóa cá thể có thể cung cấp cho Giáo Hội thế giới trong nghĩa đầy đủ nhất của nó nội dung nào để ảnh hưởng một cách đáng kể trên tương lai của nó. Bất kể ta có thể nói gì về các câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác, không ai chỗi cãi được rằng tại Vatican II, Giáo Hội đã xuất hiện một cách chính thức lần đầu tiên như một Giáo Hội thế giới. Trong những điều sau đây, tôi sẽ đưa ra một chứng minh khái quát cho luận đề này, rồi áp dụng nó vào vấn đề phân chia thời đại trong lịch sử Giáo Hội, và sau cùng xem sét một số hệ luận cụ thể hơn của nó.
Chứng minh luận đề một cách khái quát
Trước nhất, Công Đồng lần đầu tiên chính thức là một công đồng của Giáo Hội thế giới. Ta chỉ cần so sánh nó với Vatican I thì thấy ngay rằng Công Đồng lần này là một biến cố mới về phương diện pháp chế chính thức. Dĩ nhiên, tại Vatican I cũng đã có các đại diện của các tòa giám mục Á Phi rồi. Nhưng họ là các giám mục truyền giáo gốc Âu Châu và Bắc Mỹ. Lúc đó, khắp trên thế giới chưa có hàng giám mục bản xứ. Nhưng đó là điều đã xuất hiện tại Vatican II. Có lẽ hàng giám mục này không tương ứng với đoàn đại biểu của hàng giám mục Tây Phương chút nào. Nhưng hàng giám mục này đã có mặt ở đấy. Các giám mục này không đến Rôma như những người khách cá thể, tầm thường, đến để tính sổ và đem của bố thí về. Tại Vatican II, lần đầu tiên, ta có cuộc tập họp của hàng giám mục thế giới không phải như một bộ phận tư vấn cho Đức Giáo Hoàng mà đúng hơn, cùng với ngài và dưới quyền ngài, như một bộ phận giáo huấn và ra quyết định tối hậu trong Giáo Hội. Lần đầu tiên, một Giáo Hội khắp thế giới và một hàng giám mục khắp thế giới đã bước vào hiện hữu và hành xử một cách độc lập.
Thực ra, sự quan trọng của thành phần không Tây Phương trong hàng giám mục hoàn cầu này có thể vẫn còn tương đối khiêm tốn. Các tác động của diễn trình công đồng này trên đời sống phi thường của Giáo Hội có thể vẫn hết sức giới hạn, như các thượng hội đồng giám mục sau này tại Rôma sẽ chứng tỏ. Nhưng điều đó không thay đổi được sự kiện này: tại Vatican II, một Giáo Hội đã xuất hiện và trở thành chủ động, không còn là Giáo Hội của Tây Phương với các lãnh vực gây ảnh hưởng của Hoa Kỳ và việc xuất khẩu nó tới Á Châu và Phi Châu nữa. Dưới dáng vẻ một khai triển rõ ràng nhưng từ từ, một điều gì đó giống như một bước nhẩy vọt về phẩm chất đã diễn ra tại đây, dù yếu tính mới của Giáo Hội thế giới này bị các đặc điểm của Giáo Hội Tây Phương xưa cũ che phủ phần lớn không chỉ trong tiềm thể mà cả trong hiện thể nữa.
Bước nhẩy vọt sang một Giáo Hội thế giới có thể được minh xác hơn nữa qua việc xem sét các sắc lệnh của Công Đồng. Về việc sử dụng ngôn ngữ bình dân (vernacular), Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Đồng có thể đã trở thành lỗi thời; nhưng nếu không có nó và nếu không có Công Đồng, thì không ai dám nghĩ tới chiến thắng của ngôn ngữ bình dân cả. Về phương diện thế tục, tiếng La Tinh trước đây vốn là ngôn ngữ văn hóa chung của nền văn minh Tây Phương, và chính vì lý do này, nó từng là và vẫn còn nấn ná là ngôn ngữ phụng vụ của Giáo Hội Tây Phương. Nhưng tiếng La Tinh không thể trở thành ngôn ngữ phụng vụ của một Giáo Hội thế giới, vì nó chỉ là ngôn ngữ của một miền văn hóa nhỏ và đặc thù. Sự chiến thắng của ngôn ngữ bình dân trong phụng vụ Giáo Hội báo hiệu một cách không nhầm lẫn sự ra đời của một Giáo Hội thế giới gồm các Giáo Hội cá biệt hiện hữu một cách độc lập trong các lãnh vực văn hóa liên hệ của họ, được hội nhập văn hóa, và không còn là đồ xuất khẩu của Âu Châu nữa. Dĩ nhiên, nó cũng báo hiệu nhiều vấn đề mới cho một Giáo Hội thế giới trong đó, các Giáo Hội địa phương không Âu Châu, dù có mối liên hệ chặt chẽ với Rôma, nhưng không còn bị Âu Châu và não trạng Âu Châu thống trị nữa.
Trong Gaudium et Spes, với một hành động của toàn thể Giáo Hội đúng nghĩa, Giáo Hội như một toàn bộ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với hừng đông lịch sử nhân loại. Ta có thể quan niệm phần lớn hiến chế này theo cách Âu Châu, nếu chỉ căn cứ vào các chi tiết, nhưng Thế Giới Thứ Ba cũng đã có mặt ở đó như là thành phần của Giáo Hội và như đối tượng cho trách nhiệm của Giáo Hội rồi. Việc làm cho Giáo Hội Âu Châu nhậy cảm đối với trách nhiệm thế giới của nó có thể tiến triển hết sức chậm chạp. Nhưng trách nhiệm này, tức nền thần học chính trị của ta, không thể bị loại ra khỏi ý thức về một Giáo Hội thế giới.
Liên quan tới các hiến chế tín lý của Công Đồng, tức các hiến chế về Giáo Hội và mạc khải, rất có thể chúng lên tiếng phần lớn từ chân trời hiểu biết đặc thù của Âu Châu và rất có thể chúng chỉ xem sét các vấn đề có tính sinh tử đối với nền thần học Âu Châu mà thôi. Nhưng ta vẫn có thể nói rằng những hiến chế này đã cố gắng đạt tới những tuyên bố không hoàn toàn bị phong thái ngôn từ của thần học Tân Kinh Viện điều kiện hóa nhưng được làm cho dễ hiểu hơn đối với toàn thể thế giới. Để điều này rõ ràng hơn, chúng ta phải so sánh những bản văn này với những sơ đồ Tân Kinh Viện tương ứng đã được soạn thảo tại Rôma trước khi Công Đồng nhóm họp. Ta cũng có thể cho rằng giáo huấn của Công Đồng về toàn bộ giám mục đoàn và chức năng của nó trong Giáo Hội cũng như về ý nghĩa các Giáo Hội đặc thù tại địa phương đã tạo ra hay minh xác các giả định tín lý vốn có tính nền tảng cho việc Giáo Hội tự hiểu mình như một Giáo Hội thế giới.
Rất có thể Hiến Chế về Mạc Khải, khởi đầu với mạc khải trong Cựu Ước mà thôi, với “Ápraham”, không chính xác loan truyền được dễ dàng ý niệm mạc khải cho các nền văn hóa Phi Châu và Á Châu, nhất là vì (khoảng cách) hàng trăm nghìn năm giữa mạc khải nguyên sơ và Ápraham đã không được trám đầy. Nhưng ta cũng có thể nói rằng về phương diện tín lý, Công Đồng đã thực hiện được hai điều có ý nghĩa nền tảng đối với cố gắng truyền giáo khắp thế giới. Trong tuyên ngôn về liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo không phải là Kitô Giáo, việc đánh giá thực sự có tính tích cực các tôn giáo vĩ đại trên thế giới lần đầu tiên đã được khởi diễn trong lịch sử tín lý của Giáo Hội. Hơn nữa, ngay từ vọng nhìn hậu sa ngã (infralapsarian, như các nhà Kinh Viện vốn nói), các văn kiện về Giáo Hội, về truyền giáo, và về Giáo Hội trong thế giới ngày nay đã tuyên xưng một ý muốn cứu rỗi phổ quát và hữu hiệu của Thiên Chúa, một ý muốn chỉ bị giới hạn bởi quyết định ác ý của lương tâm con người chứ không bởi bất cứ điều gì khác. Điều này hàm ngụ khả thể có thể có một đức tin mạc khải có tính cứu rỗi thực sự ở bên ngoài lời mạc khải Kitô Giáo. Thành thử, khi so sánh nền thần học trước đây với nền thần học thời ta, các tiền giả định căn bản đối với việc truyền giáo khắp thế giới của Giáo Hội thế giới đã được lên khuôn mà trước đây chưa bao giờ có. Tuyên ngôn về tự do tôn giáo cũng có thể được nhìn dưới vọng nhìn này, vì đối với mọi tình huống khắp thế giới, Giáo Hội đã minh nhiên từ khước mọi phương thế cưỡng bức trong việc công bố đức tin của mình, những phương thế dù sao không nằm trong quyền lực của chính Tin Mừng. Mọi người đều biết việc chia rẽ Giáo Hội trong thế giới Kitô Giáo cũng đã gây trở ngại lớn lao xiết bao cho việc truyền bá Kitô Giáo trên thế giới, tại những nơi vốn được gọi là “các nước truyền giáo”. Chính vì thế, bất cứ hoạt động đại kết nào được Giáo Hội khai triển, hay phê chuẩn và khuyến khích cũng phải được lượng giá như các đóng góp cho việc Giáo Hội trở thành một tôn giáo thế giới. Tóm lại, ít là một cách thô sơ, Giáo Hội tại Công Đồng này, về phương diện tín lý, cũng đã bắt đầu hành động như một Giáo Hội thế giới. Dưới hiện điển hình (phenotype) vẫn còn thịnh hành lúc đó của một Giáo Hội Âu Châu và Bắc Mỹ, chúng ta bắt đầu nhìn ra ẩn điển hình (genotype), có thể nói như thế, của một Giáo Hội thế giới.
Các thời kỳ trong lịch sử Giáo Hội
Nhưng có lẽ ta còn có thể hiểu sâu hơn nữa diễn trình xuất hiện của một Giáo Hội thế giới. Thành thử, ta hãy xét tới điểm thứ hai, tức vấn đề các thời đại trong lịch sử Giáo Hội. Khi viết lịch sử Giáo Hội, người ta luôn thắc mắc trước việc phân chia tư liệu một cách thích đáng về phương diện thần học. Rõ ràng việc phân chia lịch sử Âu Châu thành cổ đại, trung cổ và hiện đại không đem lại cho ta một đề cương có ý nghĩa nào về thần học đối với việc phân chia lịch sử Giáo Hội. Dĩ nhiên, ở đây tôi tạm gác qua một bên các vấn đề tái phân (subdivision) một cách thích đáng về thần học các thời kỳ chính của lịch sử Giáo Hội. Thêm vào đó, tôi xác tín rằng, đối với lịch sử nói chung và đặc biệt lịch sử Giáo Hội, các giai đoạn riêng rẽ của một lịch sử được đo lường bằng thời gian không chứa các biến cố có cùng một khoảng thời gian bằng nhau; đúng hơn, một giai đoạn tuy ngắn về thời gian vẫn mang theo nó một thời kỳ chính của lịch sử.
Với những tiền giả định như trên, tôi cho rằng: về phương diện thần học, có ba thời kỳ lớn trong lịch sử Giáo Hội, trong đó, thời kỳ thứ ba chỉ mới bắt đầu và chính thức làm mình được nhìn thấy tại Vatican II. Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn ngắn ngủi của Kitô Giáo gốc Do Thái. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn Giáo Hội tại một miền văn hóa khác biệt, tức Văn Hóa Hy Lạp và văn hóa cùng văn minh Âu Châu. Thời kỳ thứ ba là giai đoạn trong đó lãnh vực sinh hoạt của Giáo Hội thực sự là toàn thể thế giới. Ba thời kỳ này đại biểu cho ba tình thế căn bản có tính yếu tính và dị biệt đối với Kitô Giáo và việc giảng dạy của nó. Dĩ nhiên, bên trong các thời kỳ này, có những tái phân (subdivisions) rất quan trọng nữa: chẳng hạn, trong thời kỳ thứ hai, ta thấy có những ngắt quãng (caesuras) xẩy ra với việc chuyển tiếp từ cổ đại qua trung cổ, và chuyển tiếp từ văn hóa trung cổ qua chủ nghĩa thực dân Âu Châu và Phong Trào Ánh Sáng. Về phương diện này, người ta phải làm sáng tỏ các nguyên nhân gây ra các ngắt quãng đa dạng nhưng có liên quan với nhau này. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự phân chia ba thời kỳ cho lịch sử Giáo Hội này đúng về phương diện thần học, dù thời kỳ thứ nhất rất ngắn. Giai đoạn thứ nhất này, tức giai đoạn Kitô Giáo gốc Do Thái, với việc mở rộng ảnh hưởng do phong trào cải đạo Do Thái mang lại, thực sự có đặc điểm rất nền tảng, rất chuyên biệt và độc đáo vì hoàn cảnh nhân bản có tính lịch sử của nó là hoàn cảnh của biến cố cứu rỗi hết sức nền tảng của Kitô Giáo, tức sự chết và sự sống lại của chính Chúa Giêsu; biến cố này được công bố ngay bên trong hoàn cảnh lịch sử của riêng nó chứ không phải trong một hoàn cảnh khác với nó; đó là một công bố ngay tại Israel và cho Israel.
Trên căn bản đó, một điều gì giống như truyền giáo cho dân ngoại vẫn có thể có. Thành thử, ta vẫn có thể thấy rằng việc Thánh Phaolô khai sáng con đường chuyển tiếp từ một Kitô Giáo gốc Do Thái sang một Kitô Giáo cho dân ngoại đúng nghĩa không hẳn tự hiển nhiên về phương diện thần học. Đúng hơn, việc này đưa tới một giai đoạn hoàn toàn mới trong lịch sử Giáo Hội, một Kitô Giáo không xuất khẩu Kitô Giáo gốc Do Thái cho các kiều bào Do Thái tứ tán phương xa (diaspora) mà là một Kitô Giáo, bất chấp các liên hệ của nó với Chúa Giêsu lịch sử, vẫn có thể lớn lên trên mảnh đất dân ngoại. Tôi biết tôi đang nói một cách mờ mờ ảo ảo. Nhưng tôi nghĩ sự khó khăn này tựu trung phát sinh từ các nan đề thần học liên quan tới việc chuyển tiếp từ Kitô Giáo gốc Do Thái sang Kitô Giáo cho dân ngoại, những nan đề không hề đơn giản chút nào như người ta nghĩ, những nan đề khó khăn về thần học cần phải được giải quyết đúng đắn; cho tới nay ta vẫn chưa hiểu rõ Thánh Phaolô “đã đem lại” gì khi ngài tuyên bố rằng việc cắt bì và mọi điều liên quan tới nó hoàn toàn dư thừa đối với những người không phải là Do Thái (và có lẽ chỉ đối với họ).
Bất chấp thế nào, nếu ta muốn phân chia lịch sử Giáo Hội trước đây một cách chính xác và chân chính về thần học, thì lối phân chia ba thời kỳ đề nghị ở đây đối với tôi xem ra duy nhất đúng. Điều này có nghĩa: trong lịch sử Kitô Giáo, việc chuyển tiếp từ một hoàn cảnh lịch sử và thần học sang một hoàn cảnh mới ngay trong yếu tính của nó đã từng diễn ra một lần, và nay, trong sự chuyển tiếp từ một Kitô Giáo của Âu Châu (với các phụ lưu Mỹ của nó) sang một tôn giáo hoàn toàn thế giới, nó lại đang bắt đầu xẩy ra lần thứ hai. Dĩ nhiên, người ta chỉ có thể dám đưa ra quả quyết này nếu họ thấy rằng sự chuyển tiếp từ một Kitô Giáo Dân Ngoại cổ xưa ở khu vực Địa Trung Hải sang một Kitô Giáo trung cổ và cận đại ở Âu Châu kém có tính quyết định về phương diện thần học hơn cả hai cuộc ngắt quãng đang liên quan tới ta ở đây. Nhưng xem ra điều này hoàn toàn được biện minh, nếu ta xét tới sự thống nhất của nền văn hóa Địa Trung Hải nặng tính Rôma và Hy Lạp và việc truyền bá nó tới các dân tộc Đức, mặc dù tôi không thể nói nhiều chi tiết hơn ở đây và bây giờ về khía cạnh này.
Nếu điều tôi trình bày trên đây đúng ít hay nhiều, thì ta có vấn đề thần học kép sau đây: nói một cách chính xác hơn, đặc điểm thần học chứ không phải nguyên đặc tính văn hóa lịch sử của sự chuyển tiếp, của sự ngắt quãng này, hệ ở điều gì? Và hậu quả sẽ ra sao nếu ta áp dụng nền thần học của sự chuyển tiếp này vào nền thần học ta đang sống hiện nay, một sự chuyển tiếp mà Vatican II đã ngụ ý nói đến như một khởi đầu chính thức theo nghĩa Giáo Hội?
Đối với câu hỏi thứ nhất, ta có thể bắt đầu bằng cách ít nhất nói rằng nó liên quan tới một biến cố không những quan trọng đối với lịch sử văn hóa mà còn đối với thần học và lịch sử cứu rõi nữa. Đối với tôi, điều này thấy rõ nơi Thánh Phaolô. Ngài tuyên bố hủy bỏ việc cắt bì đối với Kitô hữu gốc dân ngoại, một việc hủy bỏ mà chắc chắn Chúa Giêsu không dự kiến và khó có thể được dẫn khởi một cách thuyết phục từ lời giảng minh nhiên của Người hay từ lời giảng về ý nghĩa cứu chuộc của cái chết và sự phục sinh của Người. Ấy thế nhưng đối với Thánh Phaolô, nguyên tắc này thuộc tin mừng của Người và có nghĩa mạc khải một phần nào đó. Đây là sự gián đoạn trong tính liên tục của lịch sử cứu rỗi, điều mà một con người không thể đưa ra được nhân danh thẩm quyền riêng của mình. Như thế, xuất hiện một vấn đề thực sự có tính thần học, một vấn đề mà chính Thánh Phaolô cũng không khai triểm thêm một cách thỏa đáng: Điều gì vẫn còn có thể tồn tại và vẫn còn phải tồn tại từ lịch sử cứu rỗi của Cựu Ước và từ Giáo Hội, nếu việc cắt bì có thể bị loại bỏ; vì cắt bì vốn là một trong các thực tại thuộc bản thể tối hậu của cứu rỗi đối với người Do Thái lúc ấy, một điều theo Thánh Phaolô đáng lẽ có thể và nên còn tồn tại với các Kitô hữu gốc Do Thái lúc ấy? Đối với ngài, sự chuyển tiếp này tạo nên một ngắt quãng thực sự. Ta còn phải sét thêm rằng nhiều bãi bỏ và đứt đoạn trong liên tục tính của lịch sử cứu rỗi có liên hệ với sự thay đổi này: bãi bỏ ngày Sabát, chuyển trung tâm Giáo Hội từ Giêrusalem tới Rôma, các thích ứng tầm xa trong học thuyết luân lý, việc xuất hiện và chấp nhận nhiều trước tác qui điển mới, v.v… Và vào lúc này, tôi không quan tâm tới việc liệu ta có thể qui chiếu các điểm ngoặt này cho Chúa Giêsu hay một cách minh nhiên cho Thánh Phaolô hay liệu chúng có diễn ra cách nào hay ở nơi nào đó trong thời đại các tông đồ hay không. Mà thực ra, hiện nay, có lẽ ngược cả với nền thần học giáo phụ và trung cổ, ta không có được một nền thần học rõ ràng và có suy nghĩ về sự ngắt quãng này, về buổi bắt đầu mới của Kitô Giáo này với Thánh Phaolô làm người khai sáng; có lẽ việc này chỉ có thể từ từ thành hình trong cuộc đối thoại với Hội Đường ngày nay. Và do đó, tôi hy vọng sẽ không có ai phản đối tôi nếu tôi không thể nói được gì ngoài những gợi ý trình bày ở đây. Ấy thế nhưng tôi vẫn cứ mạo muội đưa ra luận đề này: ngày nay, ta đang trải nghiệm một ngắt quãng giống như sự ngắt quãng từng diễn ra một lần duy nhất trước đây, tức sự chuyển tiếp từ Kitô Giáo gốc Do Thái qua Kitô Giáo dành cho dân ngoại.
Liệu người ta có thể liều đưa ra luận đề này và qua nó xác định được ý nghĩa của Vatican II theo nghĩa ở đó, dù chỉ một cách thô sơ và không rõ ràng, Giáo Hội quả đã công bố sự chuyển tiếp từ một Giáo Hội Tây Phương qua một Giáo Hội thế giới trong một cung cách chỉ xẩy ra một lần duy nhất trước đây khi Giáo Hội thay đổi từ một Giáo Hội dành cho người Do Thái qua một Giáo Hội dành cho dân ngoại không? Xin nhắc lại: tôi nghĩ người ta có thể và nên trả lời câu hỏi này một cách khẳng định. Dĩ nhiên, điều này không thể có nghĩa: về nội dung, hai sự ngắt quãng và chuyển tiếp này đơn thuần chỉ là một, y như nhau. Không biến cố lịch sử nào xẩy ra hai lần cả. Tôi cũng sẽ không nói ngược bất cứ ai xác tín rằng sự ngắt quãng do Thánh Phaolô khai sáng cũng có các đặc tính không thể nào lặp lại được của một bản chất thần học chính thức, đến nỗi sự chuyển tiếp sang một Giáo Hội thế giới thực sự không thể so sánh về mọi phương diện với sự chuyển tiếp từ Kitô Giáo của Chúa Giêsu Do Thái sang Kitô Giáo của Thánh Phaolô. Tôi cũng không hoài nghi rằng những chuyển tiếp như thế, nếu phân tích đến cùng, phần lớn đã diễn ra một cách không có suy nghĩ (unreflectively); chúng đã không được đặt kế sách trước về phương diện thần học, rồi sau đó, đem ra thực hành, nhưng đã được thể hiện một cách không suy nghĩ nhờ một thiên hướng dấu ẩn của Chúa Thánh Thần và của ơn thánh mãi mãi huyền nhiệm, cho dù không nên loại bỏ hay coi là dư thừa yếu tố suy nghĩ có thể diễn ra song song với hành động này. Nhưng với các xem sét này, tôi muốn được khẳng định và bênh vực luận đề đưa ra.
Kế tiếp, tôi mạo muội quả quyết rằng sự khác nhau giữa hoàn cảnh lịch sử của Kitô Giáo gốc Do Thái và hoàn cảnh trong đó Thánh Phaolô bứng trồng Kitô Giáo như một sáng tạo hoàn toàn mới không lớn lao gì hơn sự khác nhau giữa nền văn hóa Tây Phương và các nền văn hóa hiện nay tại khắp Phi Châu và Á Châu trong đó Kitô Giáo phải hội nhập nếu nó muốn thực sự là một Giáo Hội thế giới, như nó bắt đầu là. Sự khác nhau hôm nay rất có thể bị dấu kín phần nào do cái lớp san bằng (levelling layer) của nền văn hóa thuần lý và kỹ nghệ của Âu Châu và Hoa Kỳ phủ lên các nền văn hóa này, đến nỗi sự khác nhau giữa nền văn hóa của ta và các nền văn hóa này bị che mất, khiến người ta hy vọng rằng Kitô Giáo vẫn còn được chào đón khắp thế giới như một sản phẩm xuất khẩu tại bất cứ nơi nào nó trùng hợp với các phúc lợi đáng hoài nghi của Tây Phương. Cổ thời quả cũng đã có một trường hợp tương tự, tức khối người Do Thái tứ tán, với chính sách cải đạo của họ khắp thế giới cổ thời; vì trên nền tảng này, một Kitô Giáo gốc Do Thái đáng lẽ đã có thể xuất khẩu vào thế giới ấy rồi. Nhưng chỉ trừ một số ngoại lệ nhỏ nhoi, lịch sử truyền giáo cận đại chứng minh rằng Kitô Giáo như một xuất phẩm Tây Phương thực sự đã không thành công cả với các nền văn hóa cao cấp của Phương Đông lẫn với thế giới Hồi Giáo, chỉ vì nó là một Kitô Giáo Tây Phương và do đó luôn tìm cách tự thiết lập mình ở khắp mọi nơi, mà không liều khởi diễn một khởi đầu mới hay tách khỏi các liên tục tính xem ra tự hiển nhiên với chúng ta. Điều này thấy rõ trong các cuộc tranh cãi về lễ nghi; trong việc xuất khẩu tiếng La Tinh làm ngôn ngữ phụng vụ tới các nước trong đó tiếng La Tinh chưa hề bao giờ là một thực tại lịch sử; trong việc xuất khẩu luật Tây Phương và luật Rôma qua bộ giáo luật một cách không thắc mắc; trong việc áp đặt một cách không thắc mắc nền luân lý trưởng giả của Tây Phương với mọi chi tiết của nó lên các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác hẳn; trong việc bác bỏ các trải nghiệm tôn giáo trong các nền văn hóa khác, v.v… Do đó, vấn đề là: một là Giáo Hội nhìn ra và thừa nhận các khác biệt có tính yếu tính này nơi các nền văn hóa khác mà vì chúng, Giáo Hội muốn trở thành một Giáo Hội thế giới và với sự dạn dĩ của Thánh Phaolô sẵn sàng chấp nhận các hậu quả của việc thừa nhận này, hoặc tiếp tục vẫn là một Giáo Hội Tây Phương và do đó, phân tích đến cùng, phản bội lại ý nghĩa của Vatican II.
Một số hệ luận khác
Thứ ba và sau hết, nếu một quan điểm như trên có thể nêu ra được đối với ý nghĩa của Vatican II, thì đâu là những hệ luận xa hơn của nó, có tính cụ thể hơn? Dĩ nhiên, đây là câu hỏi thứ ba. Trước nhất, vì xét theo phương diện chất thể, cuộc ngắt quãng thứ hai này, tức để bước qua một Giáo Hội thế giới, lẽ dĩ nhiên đã và bắt buộc phải có một nội dung hoàn toàn khác với cuộc ngắt quãng đầu tiên, tức cuộc ngắt quãng để hướng tới Giáo Hội dân ngoại của cổ thời và Trung Cổ. Và thứ hai, vì việc liệu Giáo Hội thời hậu tông đồ còn có được những quyền hành và thẩm quyền mà mình đã có ở giai đoạn trước đó, tức thời tông đồ hay không, và nếu có, thì có tới mức nào, vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ và chưa được minh giải. Vào thời đó, khi làm cho các quyết định căn bản từng tạo nên yếu tính của mình trở thành không thể hay xem ra không thể nào đảo ngược được nữa, Giáo Hội đã dành cho mình một thẩm quyền vượt trên cả thẩm quyền từng được Chúa Giêsu, nay đã Phục Sinh, trực tiếp trao cho. Câu hỏi còn để ngỏ là: trong những ngắt quãng lịch sử như cuộc ngắt quãng thứ hai đang được ta thảo luận, liệu Giáo Hội có thể nhận ra một cách hợp pháp các khả thể của điều Giáo Hội chưa bao giờ sử dụng trong suốt thời kỳ thứ hai vì các khả thể này vô nghĩa vào thời ấy và do đó bất hợp pháp hay không. Thứ ba, bất chấp mọi hình thức tương lai học hiện nay, không ai có thể tiên đoán đúng được tương lai của thế giới, một tương lai mà Giáo Hội phải công bằng trong lối giải thích mới đối với đức tin và yếu tính của mình như là một Giáo Hội thế giới. Lẽ dĩ nhiên, đối với mức độ đó, Vatican II mới chỉ là một kiểu mẫu trách vụ có tính trừu tượng và chính thức mà Giáo Hội, trong tư cách Giáo Hội thế giới, đạt được mà thôi. Ta vẫn còn phải cố gắng nói một điều gì đó hơn nữa về hình ảnh Giáo Hội như một Giáo Hội thế giới, một trách vụ vẫn còn phải được bàn bạc. Thiển nghĩ, việc này cũng thuộc chủ đề ta đang bàn, vì một giải thích thần học đối với bản chất nền tảng của Vatican II, phân tích đến cùng, phải được tiến hành từ nguyên nhân sau cùng của nó, tức từ tương lai Giáo Hội, một tương lai được Công Đồng này dấn thân.
Trước hết, ta có việc công bố Kitô Giáo. Không ai trong chúng ta có thể nói chính xác sứ điệp xưa của Kitô Giáo, trong tương lai, phải được công bố ra sao, với cách quan niệm nào, dưới những khía cạnh mới mẻ nào, tại Á Châu, tại Phi Châu, tại các vùng Hồi Giáo, có lẽ ở cả Châu Mỹ La Tinh nữa, nếu sứ điệp này thực sự muốn có mặt khắp thế giới. Người thuộc các hoàn cảnh văn hóa khác tự họ phải từ từ khám phá ra điều này – và ở đây, dĩ nhiên, không ai hoài nghi việc phải chính thức tuyên bố sự cần thiết của những công bố như thế, cũng như việc phải dựa vào việc phân tích đặc điểm các dân tộc này để rút ra các công bố này. Đối với trách vụ này, một trách vụ chưa có giải pháp và thực sự không thuộc người Âu Châu chúng ta, điều cần thiết là dựa vào bậc thang chân lý (hierarchy of truths) được Công Đồng nói tới và trở lại với bản thể sau cùng và nền tảng của sứ điệp Kitô Giáo, ngõ hầu từ đó, có thể lên công thức mới cho toàn bộ đức tin của Giáo Hội một cách đầy sáng tạo tự tại, một sáng tạo luôn tương ứng với hoàn cảnh lịch sử hiện tại. Việc rút gọn hay trở lại với bản thể sau cùng và nền tảng như bước thứ nhất tiến tới lối phát biểu mới toàn bộ nội dung đức tin không phải là một việc dễ dàng. Trong diễn tiến của nó, ta phải tính đến các cố gắng từng được đưa ra trong mấy năm gần đây nhằm khám phá ra các công thức căn bản của đức tin. Tuy nhiên, ta vẫn phải nêu ra một câu hỏi ít khi được bàn bạc là: Có chăng một tiêu chuẩn chính thức giúp ta quyết định điều gì thực sự, điều gì không thể thực sự thuộc về mạc khải siêu nhiên theo nghĩa chặt chẽ của nó? Hoàn thành trách vụ này, có lẽ ta sẽ tìm được tính đa nguyên cho các công bố, một tính đa nguyên thực sự chân chính, một tính đa nguyên chắc chắn có nhiều ý nghĩa hơn tính đa nguyên trong các công bố và các nền thần học của Giáo Hội Tây Phương. Trên nguyên tắc, vì mọi con người nhân bản đều có thể nói với nhau và làm cho nhau được hiểu biết, nên các công bố khác nhau này không phải chỉ là các công bố rời rạc (disparate). Chúng có thể tự phê bình và phong phú hóa lẫn nhau. Nhưng mỗi công bố này vẫn sẽ tạo ra một cá thể tính lịch sử, một cá thể tính nhiên hậu không ai đo lường được giữa chúng với nhau.
Một câu hỏi nữa được đặt ra: Làm thế nào duy trì và chứng nghiệm được sự thống nhất của đức tin khi có quá nhiều cách công bố, và bộ phận Giáo Hội cao nhất tại Rôma phải cố gắng ra sao đối với trách vụ này vì trách vụ này rõ ràng khác với trách vụ được các thẩm quyền Rôma về đức tin đảm nhiệm trước đây bên trong chân trời hiểu biết chung của Tây Phương? Điều cũng hiển nhiên là: phải khai triển nơi các Giáo Hội lớn tại địa phương một tính đa nguyên có ý nghĩa cho giáo luật (cũng như cho lý thuyết hành động [praxis] nói chung trong Giáo Hội), mà không có nó, ta không thể mong đợi có được những tiến bộ chân thực hướng tới sự hợp nhất đại kết. Người ta thường nhận xét rằng một tính đa nguyên tương tự về phụng vụ cũng cần phải có, tính đa nguyên này không chỉ bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ bình dân mà thôi. Đã đành, đây chỉ là các phát biểu chính thức, trừu tượng chưa nói hết được hình thức cụ thể mà Giáo Hội thế giới trong tương lai sẽ mang lấy. Nhưng còn có thể nói được điều gì hơn thế nữa?
Xin cũng cho phép tôi lưu ý tới một đặc điểm của Vatican II mà tôi từng thảo luận ở một nơi khác và không thể khai triển ở đây. Ít nhất trong Gaudium et Spes, Công Đồng đã, một cách không suy nghĩ, sử dụng lối phát biểu không có đặc tính của một giáo huấn tín điều có giá trị vĩnh viễn mà cũng không có đặc tính của một qui định có tính giáo luật, nhưng đúng hơn phải được hiểu như một biểu thức của “chỉ thị mục vụ” (Weisungen, pastoral instructions) hay lời kêu gọi mục vụ. (Điều này cần một khảo luận thần học nói về các phát biểu chính thức của Giáo Hội, một khảo luận hiện chưa hề minh nhiên, vì trước đây, ta vẫn chỉ quen thuộc với các phát biểu tín lý cũng như các qui định hay lệnh lạc chính thức của Giáo Hội mà thôi). Liệu loại phát biểu khác này có một ý nghĩa khẩn thiết hơn đối với tương lai hay không? Dưới những giả thiết nào, ta có thể làm cho các chỉ thị này thành hữu hiệu? Lại một lần nữa, tôi không thể đi vào các câu hỏi này ở đây, mặc dù, từ một vọng nhìn khác, chúng có thể giúp ta trả lời câu hỏi về tính độc đáo thần học của Công Đồng này.
Cuối cùng, ta nên nói hay nhắc lại một cách minh nhiên rằng: cùng với và dưới quyền Đức Giáo Hoàng, Công Đồng là chủ thể tích cực của các quyền lực trọn vẹn và cao nhất trong Giáo Hội, trong mọi sử dụng và áp dụng của chúng. Điều này là điều hiển nhiên, được minh nhiên truyền dạy, và trong căn bản, không bị Đức Phaolô VI tranh biện. Nhưng thẩm quyền trọn vẹn và cao nhất này, do Đức Giáo Hoàng “một mình” và công đồng mang lấy, có thể hiện hữu thực sự ra sao và có khả năng hành động như thế nào trong hai chủ thể, ít nhất, có khác nhau một phần nào này? Điều này thực sự chưa được minh xác trong lý thuyết; và trong thực hành, cũng chưa có một biểu lộ có ý nghĩa lâu dài và kịp thời nào cho thấy sự kiện: toàn bộ hợp đoàn giám mục, cùng với và dưới quyền Đức Giáo Hoàng, nhưng đúng ra cùng với Đức Giáo Hoàng, là bộ phận lãnh đạo hợp đoàn cao nhất trong Giáo Hội. Tầm ý nghĩa hợp thời của nguyên tắc định chế hợp đoàn này trong Giáo Hội vẫn tiếp tục không rõ ràng tận cho đến thời ta và một lần nữa, sau Công Đồng, còn bị Đức Phaolô VI dồn nén nữa là đàng khác. Liệu Đức Gioan Phaolô II có thay đổi điều gì ở đây hay không? Trong một Giáo Hội thế giới thực sự, một thay đổi như thế là điều cần thiết, vì một Giáo Hội thế giới đơn thuần không thể được cai quản bằng thứ tập trung quyền hành tại Rôma rất thông thường trong thời các Đức Giáo Hoàng mang tên Piô.
Nhưng tôi xin được kết luận. Mọi xem sét của ta giả thiết có liên quan tới việc phải giải thích Công Đồng Vatican II ra sao về phương diện thần học. Tôi cố gắng giải thích nó như một biến cố trong lịch sử Giáo Hội trong đó Giáo Hội thế giới khiêm tốn bắt đầu hành xử như thế. Bằng một số xem sét có vấn đề, tôi cố gắng làm sáng tỏ điều này rằng việc ra đời của một Giáo Hội thế giới đúng nghĩa không chỉ có nghĩa một gia tăng về số lượng trong Giáo Hội trước đó, mà đúng hơn phải có một ngắt quãng về thần học trong lịch sử Giáo Hội, một ngắt quãng vẫn chưa rõ ràng về ý niệm và khó có thể so sánh với bất cứ điều gì khác ngoài sự chuyển tiếp từ một Kitô Giáo gốc Do Thái sang một Kitô Giáo dành cho dân ngoại. Đây là sự ngắt quãng từng làm Thánh Phaolô bận tâm, mặc dù ta không nên nghĩ rằng ngài đã suy nghĩ thỏa đáng về phương diện thần học đối với chính sự chuyển tiếp mà ngài là người chủ đạo này. Đó là tất cả những điều tôi muốn nói. Mọi sự khác đều chỉ mới được xem sét một cách mờ mờ ảo ảo, và có lẽ chỉ mới được khai triển một cách không sáng sủa về hệ thống. Nhưng tôi muốn lưu ý tới những vấn đề ít được nền thần học trước đây để ý.
_____________________________________________________________________
(1) Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Vatican II, Vũ Văn An, Vietcatholic.net 28/11/2013
(2) Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo, Vũ Văn An, Vietcatholic.net 2/12/2013
Tin Đáng Chú Ý
Trung thực đánh giá Mandela
Vũ Văn An
22:08 10/12/2013
Gọi ông là một trong “những người gây ảnh hưởng, can đảm hơn hết và tốt lành một cách sâu sắc xưa nay”, Tổng Thống Obama đã ra lệnh treo cờ rũ khắp nước để tôn kính Nelson Mandela, người vừa qua đời hôm Thứ Năm, ngày 5 tháng Mười Hai vừa qua. Cùng với những lời tán tụng ào ạt tuôn tới nhà lãnh đạo quá cố của Quốc Đại Phi Châu (African National Congress) và là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, thiển nghĩ nên tìm hiểu Mandela thực ra là người thế nào và không là người thế nào.
Là Tổng Thống Nam Phi, dù theo xã hội chủ nghĩa hết mình, Mandela đã không có óc trả thù. Sau khi sống phần lớn quãng đời trưởng thành của mình trong nhà tù, ông đã được mọi người khen ngợi không những vì đã từ khước việc trả đũa các nhà cai trị da trắng trước đây, mà còn thúc đẩy chính sách hòa giải và thỏa hiệp đối với chế độ Apartheid bất công. Tuy là một nhà Mácxít đầy dấn thân, Mandela cũng là người thực tiễn, từng làm thất vọng các đồng chí nôn nóng muốn trả thù của mình qua việc không lập tức quốc hữu hóa hàng loạt kỹ nghệ như đã hứa, nhờ thế đã duy trì được mức đầu tư của ngoại quốc. Ông cũng là người thức thời, biết nhìn nhận giới hạn của mình, cả về thể lý lẫn chính trị, qua việc quyết định không tiếp tục cầm quyền sau nhiệm kỳ đầu tiên.
Phần lớn người da trắng Nam Phi cho rằng Nelson Mandela không có lý do gì để trả thù bất cứ ai, cũng không có bất cứ căn bản nào để tha thứ cho những người trước đây cầm tù mình. Dù sao, là tù nhân nổi tiếng nhất của chế độ Apartheid trước đây, ông đã được xử án khá công minh và bị kết tội đồng loã trong nhiều vụ sát nhân. Chính ông thú nhận có tham gia 156 vụ khủng bố, những tội ác đáng đem lại án tử hình ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đàng khác, thời gian ngồi tù của ông khá thoải mái. Suốt 27 năm ngồi tù đó, Mandela được tự do giao tiếp với các người ủng hộ mình và phần nào tích lũy được một gia tài đáng kể. Ông liên tiếp được chính phủ Apartheid da trắng đề nghị phóng thích, với một điều kiện duy nhất là từ bỏ bạo lực. Ông liên tiếp bác bỏ điều kiện này.
Theo chứng từ rõ ràng trước Ủy Ban Chân Lý và Hòa Giải, Mandela đích thân can dự vào việc định mục tiêu và thời điểm cho các cuộc ném bom khủng bố diễn ra lúc ông đang ngồi tù, như vụ “Thảm Sát Phố Nhà Thờ” rất tai tiếng nhằm tối đa hóa các tử vong cho phụ nữ và trẻ em Afrikaner (hậu duệ những người da trắng lập nghiệp trong khoảng 1652-1795). Ngay cơ quan có khuynh hướng thiên tả là Ân Xá Quốc Tế cũng từ khước không cấp tư cách tù nhân chính trị cho Mandela vì đặc tính bạo lực hiển nhiên trong ý thức hệ và các hành động của ông. Đảng Quốc Đại Phi Châu của ông điều hành một trại giam kinh hoàng dành cho các tù nhân chính trị tại Angola, hàng ngày đều có những vụ tra tấn và sát nhân, qua phương pháp “đeo dây chuyền” tức cột một vỏ xe đầy dầu hỏa quanh cổ nạn nhân rồi châm lửa đốt. Hầu hết các nạn nhân của nỗi kinh hoàng đặc biệt này là người da đen.
Tại Nam Phi, dưới lệnh trực tiếp của Winnie và Nelson Madela, Quốc Đại Phi Châu không chỉ nhằm người da trắng, mà cả mọi công chức, thầy giáo, luật sư, và thương gia da đen, chủ yếu bất cứ ai dám tưởng nghĩ một Nam Phi hậu Apartheid khác với Nam Phi của Quốc Đại Phi Châu Mácxít. Ngay các nông dân đa đen thông thường, nếu từ khước việc thi hành các cuộc tấn công khủng bố, đều bị coi là kẻ thù, và những người này bị giết khá nhiều. Do đó, giống phong trào khủng bố FLN từng sát hại nhiều người Angiêri hơn người Pháp suốt trong chiến tranh dành độc lập của nước này, Quốc Đại Phi Châu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hơn hết cho người Nam Phi da đen suốt thời Apartheid.
Thực tại duy nhất khiến người ta coi Mandela như một “chính khách” là ông sống tại một lục địa nơi người ta định nghĩa “thuật cai trị đất nước” một cách chẳng chặt chẽ và gương mẫu gì. Từ đợt phi thực dân hóa sau Thế Chiến II, con số các nhà nước Phi Châu được cai trị bởi các nhà độc tài tàn bạo luôn luôn vẫn ở phía đại đa số, thậm chí có lúc còn gần như nhất loạt nữa. Con số chính xác các bạo chúa liên hệ là điều rất khó xác định. Người ta đơn thuần đã không còn đếm được nữa và cái bóng của những tên tồi tệ nhất trong số này xem ra đã che khuất những tội ác “tàn bạo vừa vừa” của những tên bạo chúa ít bạo chúa hơn, đến nỗi không ai lưu ý tới tên tuổi của chúng, khiến nhiều khi ta tự hỏi “tên này tên nọ có thực sự phù hợp với câu định nghĩa của người Phi Châu về bạo chúa hay không?”
Trong số những người gây tội ác từng làm mưa làm gió tại lục địa này, ta thấy những tên buôn bán ma túy, nhập lậu kim cương và buôn bán nô lệ lớn nhất thế giới. Hình như một quốc gia Phi Châu càng nghèo, thì “ông tổng thống mãn đời” của nó càng giầu có hơn. Hầu như mọi quốc gia do người da đen cai trị tại Phi Châu đều có hệ thống gulags. Mọi cuộc bầu cử đều bị gian lận, tự do báo chí không có, và mọi người bất đồng đều xuất phát từ những nơi đầy ải. Trong 50 năm qua, tại Phi Châu xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh hơn mọi lục địa cộng lại. Và mọi sự đều được coi là vũ khí chiến tranh: thanh trừng sắc tộc, bắt trẻ em đi lính và hiếp dâm trẻ em, thậm chí cả ăn thịt người nữa. Chỉ hạn chế không phạm tội diệt chủng ở Phi Châu cũng đủ để bạn được sánh với Mẹ Têrêxa.
Thành thử về phương diện này, Mandela (ít nhất ở thời hậu Apartheid), quả tình có dáng của một người tốt lành. Dù có liên lụy tới nhiều vụ sát nhân, nhưng không có hồ sơ nào cho thấy ông làm thịt một kẻ thù chính trị, cổ vũ việc hiếp dâm trẻ em hay diệt chủng cả. Và chính ông đã từ bỏ chức vụ vào năm 1999, dù vì lý do tuổi cao, sức khỏe kém chứ không hẳn vì lợi ích của dân chủ. Nhưng dù sao, căn cứ vào tiêu chuẩn Phi Châu, điều ấy cũng đã đáng để ông được lãnh giải Nobel về Hòa Bình.
Tuy nhiên, Mandela để lại một cơn ác mộng xã hội chủ nghĩa đang thành hình. Với khẩu hiệu “Giải phong trước giáo dục”, Quốc Đại Phi Châu tự chứng tỏ mình không có khả năng cai trị. Và do đó, Nam Phi đang rơi dần vào hỗn loạn ở mức báo động. Từ năm 2004, Nam Phi gần như lúc nào cũng có những cuộc biểu tình chính trị, nhiều cuộc có bạo động. Các nhà tranh đấu thích gọi Nam Phi là nước “giầu biểu tình nhất trên thế giới”. Nước này đang lao đao về nạn thất nghiệp, tham nhũng ở mọi cấp cảnh sát, quân đội, công chức… Cuộc sống tại Nam Phi hiện nay nguy hiểm hơn dưới thời Apartheid, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Với khoảng 50 vụ sát nhân mỗi ngày, Nam Phi hiện là một trong các thủ phủ sát nhân lớn nhất thế giới; đa số các vụ sát nhân này không được điều tra. Những ước lượng về con số các tội ác khác, kể cả hiếp dâm, cũng khó có thể tin được. Chỉ cần nhìn vào con số nhân viên an ninh tư nhân cũng đủ rõ mức tội ác ở đây cao nhất thế giới như thế nào: hơn một phần tư triệu nhân viên an ninh tư nhân cho một dân số không quá 53 triệu!
Học được kinh nghiệm thảm bại của nước láng giềng Zimbabwe, chính phủ Nam Phi đang nhìn hướng khác khi nông gia da trắng đang bị những vụ đốt nhà cố ý và sát hại lùa ra khỏi đất đai của họ. Người ta cho hay các quảng cáo tuyển dụng nhân viên, dù là của chính phủ, thường bao giờ cũng có câu “người da trắng không nên nạp đơn”. Có quá đáng chăng khi bảo rằng tại Nam Phi đang có thứ “Apartheid lộn đầu”? Gần một triệu người Nam Phi da trắng từng trốn chạy khỏi cảnh hỗn loạn mỗi ngày một gia tăng này không nghĩ vậy.
Và dĩ nhiên, sự sống tại Nam Phi hiện nay đang nguy hiểm nhất đối với những người ít tự bảo vệ được mình hơn cả, tức các trẻ em đang chờ được sinh ra. Hồi làm tổng thống, Mandela, một người luôn duy thực tiễn, đã ký ban hành đạo luật phá thai dễ dàng nhất trên thế giới, không cần bất cứ lý do gì phụ nữ cũng được phá thai lúc thai nhi dưới 20 tuần lễ của thai kỳ. Từ khi đạo luật này có hiệu lực vào năm 1997, dù ước lượng thật dè dặt người ta cũng cho rằng có tới 1 triệu vụ phá thai xẩy ra. Một lần nữa, những người xã hội chủ nghĩa và những người duy thực tiễn thuộc đủ mọi khuynh hướng đều giống nhau ở một điểm: họ không thể quan niệm được một hình thức cai trị nào mà không bao gồm việc sát hại hàng loạt.
Đúng, nhiều người Nam Phi coi Mandela gần như một nhân vật thiên sai. Tổng Giám Mục Desmond Tutu từng công khai tạ ơn Thiên Chúa vì “hồng ân” Mandela. Nhưng cũng vị giám mục (Anh Giáo) này gần đây tuyên bố rằng ông sẽ từ chối giấy mời ông vào thiên đàng nếu Thiên Chúa hóa thành người kỳ thị đồng tính! Thành thử bất cứ xưng tụng nào của ông giám mục này cũng đáng hoài nghi cả. Ta cũng khó có thể tin tưởng Barack Obama khi ông này tuyên bố rằng Mandela “thực hiện được nhiều điều hơn người ta chờ đợi ở bất cứ con người nào” và “ông ta là người của muôn thời đại”. Chắc chắn ông Obama cũng tin mình là “người của muôn thời đại” vì “các thành tựu” mang chữ ký của ông: chính phủ giành quyền chăm sóc sức khỏe, đề cao phá thai, và cổ vũ “hôn nhân” đồng tính, đều là các chính sách được Quốc Đại Phi Châu phát huy tại Nam Phi. Thành thử, ta không bao giờ nghe chính phủ Obama than phiền về quá khứ của Mandela. Những người theo chủ nghĩa duy nhà nước chả bao giờ tìm được điều gì đáng trách trong hàng ngũ của họ.
Theo tiến sĩ Timothy J. Williams, giáo sư Pháp Văn tại Đại Học Phan Sinh ở Steubenville, Nelson Mandela: A Candid Assessment, Crisis Magazine, số ngày 10 tháng 12, 2013.
Là Tổng Thống Nam Phi, dù theo xã hội chủ nghĩa hết mình, Mandela đã không có óc trả thù. Sau khi sống phần lớn quãng đời trưởng thành của mình trong nhà tù, ông đã được mọi người khen ngợi không những vì đã từ khước việc trả đũa các nhà cai trị da trắng trước đây, mà còn thúc đẩy chính sách hòa giải và thỏa hiệp đối với chế độ Apartheid bất công. Tuy là một nhà Mácxít đầy dấn thân, Mandela cũng là người thực tiễn, từng làm thất vọng các đồng chí nôn nóng muốn trả thù của mình qua việc không lập tức quốc hữu hóa hàng loạt kỹ nghệ như đã hứa, nhờ thế đã duy trì được mức đầu tư của ngoại quốc. Ông cũng là người thức thời, biết nhìn nhận giới hạn của mình, cả về thể lý lẫn chính trị, qua việc quyết định không tiếp tục cầm quyền sau nhiệm kỳ đầu tiên.
Phần lớn người da trắng Nam Phi cho rằng Nelson Mandela không có lý do gì để trả thù bất cứ ai, cũng không có bất cứ căn bản nào để tha thứ cho những người trước đây cầm tù mình. Dù sao, là tù nhân nổi tiếng nhất của chế độ Apartheid trước đây, ông đã được xử án khá công minh và bị kết tội đồng loã trong nhiều vụ sát nhân. Chính ông thú nhận có tham gia 156 vụ khủng bố, những tội ác đáng đem lại án tử hình ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đàng khác, thời gian ngồi tù của ông khá thoải mái. Suốt 27 năm ngồi tù đó, Mandela được tự do giao tiếp với các người ủng hộ mình và phần nào tích lũy được một gia tài đáng kể. Ông liên tiếp được chính phủ Apartheid da trắng đề nghị phóng thích, với một điều kiện duy nhất là từ bỏ bạo lực. Ông liên tiếp bác bỏ điều kiện này.
Theo chứng từ rõ ràng trước Ủy Ban Chân Lý và Hòa Giải, Mandela đích thân can dự vào việc định mục tiêu và thời điểm cho các cuộc ném bom khủng bố diễn ra lúc ông đang ngồi tù, như vụ “Thảm Sát Phố Nhà Thờ” rất tai tiếng nhằm tối đa hóa các tử vong cho phụ nữ và trẻ em Afrikaner (hậu duệ những người da trắng lập nghiệp trong khoảng 1652-1795). Ngay cơ quan có khuynh hướng thiên tả là Ân Xá Quốc Tế cũng từ khước không cấp tư cách tù nhân chính trị cho Mandela vì đặc tính bạo lực hiển nhiên trong ý thức hệ và các hành động của ông. Đảng Quốc Đại Phi Châu của ông điều hành một trại giam kinh hoàng dành cho các tù nhân chính trị tại Angola, hàng ngày đều có những vụ tra tấn và sát nhân, qua phương pháp “đeo dây chuyền” tức cột một vỏ xe đầy dầu hỏa quanh cổ nạn nhân rồi châm lửa đốt. Hầu hết các nạn nhân của nỗi kinh hoàng đặc biệt này là người da đen.
Tại Nam Phi, dưới lệnh trực tiếp của Winnie và Nelson Madela, Quốc Đại Phi Châu không chỉ nhằm người da trắng, mà cả mọi công chức, thầy giáo, luật sư, và thương gia da đen, chủ yếu bất cứ ai dám tưởng nghĩ một Nam Phi hậu Apartheid khác với Nam Phi của Quốc Đại Phi Châu Mácxít. Ngay các nông dân đa đen thông thường, nếu từ khước việc thi hành các cuộc tấn công khủng bố, đều bị coi là kẻ thù, và những người này bị giết khá nhiều. Do đó, giống phong trào khủng bố FLN từng sát hại nhiều người Angiêri hơn người Pháp suốt trong chiến tranh dành độc lập của nước này, Quốc Đại Phi Châu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hơn hết cho người Nam Phi da đen suốt thời Apartheid.
Thực tại duy nhất khiến người ta coi Mandela như một “chính khách” là ông sống tại một lục địa nơi người ta định nghĩa “thuật cai trị đất nước” một cách chẳng chặt chẽ và gương mẫu gì. Từ đợt phi thực dân hóa sau Thế Chiến II, con số các nhà nước Phi Châu được cai trị bởi các nhà độc tài tàn bạo luôn luôn vẫn ở phía đại đa số, thậm chí có lúc còn gần như nhất loạt nữa. Con số chính xác các bạo chúa liên hệ là điều rất khó xác định. Người ta đơn thuần đã không còn đếm được nữa và cái bóng của những tên tồi tệ nhất trong số này xem ra đã che khuất những tội ác “tàn bạo vừa vừa” của những tên bạo chúa ít bạo chúa hơn, đến nỗi không ai lưu ý tới tên tuổi của chúng, khiến nhiều khi ta tự hỏi “tên này tên nọ có thực sự phù hợp với câu định nghĩa của người Phi Châu về bạo chúa hay không?”
Trong số những người gây tội ác từng làm mưa làm gió tại lục địa này, ta thấy những tên buôn bán ma túy, nhập lậu kim cương và buôn bán nô lệ lớn nhất thế giới. Hình như một quốc gia Phi Châu càng nghèo, thì “ông tổng thống mãn đời” của nó càng giầu có hơn. Hầu như mọi quốc gia do người da đen cai trị tại Phi Châu đều có hệ thống gulags. Mọi cuộc bầu cử đều bị gian lận, tự do báo chí không có, và mọi người bất đồng đều xuất phát từ những nơi đầy ải. Trong 50 năm qua, tại Phi Châu xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh hơn mọi lục địa cộng lại. Và mọi sự đều được coi là vũ khí chiến tranh: thanh trừng sắc tộc, bắt trẻ em đi lính và hiếp dâm trẻ em, thậm chí cả ăn thịt người nữa. Chỉ hạn chế không phạm tội diệt chủng ở Phi Châu cũng đủ để bạn được sánh với Mẹ Têrêxa.
Thành thử về phương diện này, Mandela (ít nhất ở thời hậu Apartheid), quả tình có dáng của một người tốt lành. Dù có liên lụy tới nhiều vụ sát nhân, nhưng không có hồ sơ nào cho thấy ông làm thịt một kẻ thù chính trị, cổ vũ việc hiếp dâm trẻ em hay diệt chủng cả. Và chính ông đã từ bỏ chức vụ vào năm 1999, dù vì lý do tuổi cao, sức khỏe kém chứ không hẳn vì lợi ích của dân chủ. Nhưng dù sao, căn cứ vào tiêu chuẩn Phi Châu, điều ấy cũng đã đáng để ông được lãnh giải Nobel về Hòa Bình.
Tuy nhiên, Mandela để lại một cơn ác mộng xã hội chủ nghĩa đang thành hình. Với khẩu hiệu “Giải phong trước giáo dục”, Quốc Đại Phi Châu tự chứng tỏ mình không có khả năng cai trị. Và do đó, Nam Phi đang rơi dần vào hỗn loạn ở mức báo động. Từ năm 2004, Nam Phi gần như lúc nào cũng có những cuộc biểu tình chính trị, nhiều cuộc có bạo động. Các nhà tranh đấu thích gọi Nam Phi là nước “giầu biểu tình nhất trên thế giới”. Nước này đang lao đao về nạn thất nghiệp, tham nhũng ở mọi cấp cảnh sát, quân đội, công chức… Cuộc sống tại Nam Phi hiện nay nguy hiểm hơn dưới thời Apartheid, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Với khoảng 50 vụ sát nhân mỗi ngày, Nam Phi hiện là một trong các thủ phủ sát nhân lớn nhất thế giới; đa số các vụ sát nhân này không được điều tra. Những ước lượng về con số các tội ác khác, kể cả hiếp dâm, cũng khó có thể tin được. Chỉ cần nhìn vào con số nhân viên an ninh tư nhân cũng đủ rõ mức tội ác ở đây cao nhất thế giới như thế nào: hơn một phần tư triệu nhân viên an ninh tư nhân cho một dân số không quá 53 triệu!
Học được kinh nghiệm thảm bại của nước láng giềng Zimbabwe, chính phủ Nam Phi đang nhìn hướng khác khi nông gia da trắng đang bị những vụ đốt nhà cố ý và sát hại lùa ra khỏi đất đai của họ. Người ta cho hay các quảng cáo tuyển dụng nhân viên, dù là của chính phủ, thường bao giờ cũng có câu “người da trắng không nên nạp đơn”. Có quá đáng chăng khi bảo rằng tại Nam Phi đang có thứ “Apartheid lộn đầu”? Gần một triệu người Nam Phi da trắng từng trốn chạy khỏi cảnh hỗn loạn mỗi ngày một gia tăng này không nghĩ vậy.
Và dĩ nhiên, sự sống tại Nam Phi hiện nay đang nguy hiểm nhất đối với những người ít tự bảo vệ được mình hơn cả, tức các trẻ em đang chờ được sinh ra. Hồi làm tổng thống, Mandela, một người luôn duy thực tiễn, đã ký ban hành đạo luật phá thai dễ dàng nhất trên thế giới, không cần bất cứ lý do gì phụ nữ cũng được phá thai lúc thai nhi dưới 20 tuần lễ của thai kỳ. Từ khi đạo luật này có hiệu lực vào năm 1997, dù ước lượng thật dè dặt người ta cũng cho rằng có tới 1 triệu vụ phá thai xẩy ra. Một lần nữa, những người xã hội chủ nghĩa và những người duy thực tiễn thuộc đủ mọi khuynh hướng đều giống nhau ở một điểm: họ không thể quan niệm được một hình thức cai trị nào mà không bao gồm việc sát hại hàng loạt.
Đúng, nhiều người Nam Phi coi Mandela gần như một nhân vật thiên sai. Tổng Giám Mục Desmond Tutu từng công khai tạ ơn Thiên Chúa vì “hồng ân” Mandela. Nhưng cũng vị giám mục (Anh Giáo) này gần đây tuyên bố rằng ông sẽ từ chối giấy mời ông vào thiên đàng nếu Thiên Chúa hóa thành người kỳ thị đồng tính! Thành thử bất cứ xưng tụng nào của ông giám mục này cũng đáng hoài nghi cả. Ta cũng khó có thể tin tưởng Barack Obama khi ông này tuyên bố rằng Mandela “thực hiện được nhiều điều hơn người ta chờ đợi ở bất cứ con người nào” và “ông ta là người của muôn thời đại”. Chắc chắn ông Obama cũng tin mình là “người của muôn thời đại” vì “các thành tựu” mang chữ ký của ông: chính phủ giành quyền chăm sóc sức khỏe, đề cao phá thai, và cổ vũ “hôn nhân” đồng tính, đều là các chính sách được Quốc Đại Phi Châu phát huy tại Nam Phi. Thành thử, ta không bao giờ nghe chính phủ Obama than phiền về quá khứ của Mandela. Những người theo chủ nghĩa duy nhà nước chả bao giờ tìm được điều gì đáng trách trong hàng ngũ của họ.
Theo tiến sĩ Timothy J. Williams, giáo sư Pháp Văn tại Đại Học Phan Sinh ở Steubenville, Nelson Mandela: A Candid Assessment, Crisis Magazine, số ngày 10 tháng 12, 2013.
Văn Hóa
Phút hồi tâm: Canh tân đời sống gia đình
Hoa Tâm
11:09 10/12/2013
“Gia đình là nơi giáo dục đầu tiên cho con cái. Gia đình là nôi ươm mầm ơn gọi. Gia đình là nơi nuôi dưỡng đức tin. Gia đình là nơi đào tạo người Kitô hữu đích thực”.
Lời mời gọi trên đây đã thôi thúc tôi đến tham dự buổi chia sẻ của nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP, phụ trách Chương trình Chuyên đề Giáo dục thuộc Ban Mục vụ Gia đình TGP TPHCM với đề tài: “Phút Hồi Tâm” tại 14g30 ngày 07/12/2013, tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM.
Tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình
Khởi đi từ Thư Chung HĐGMVN ngày 10/10/2013 về đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong 3 năm 2014, 2015, 2016 về Tân Phúc-Âm-Hóa, Sr. Maria nhắc nhớ đến từ ngữ Tân Phúc-Âm-Hóa đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dùng khi ngài về thăm quê hương Ba Lan. Theo Đức Thánh Cha, “mới” không phải là một Phúc Âm mới, vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp và mới trong cách diễn tả. Sr. Maria quảng diễn thêm:
- Mới về lòng nhiệt thành: Là làm mới lại tương quan giữa chúng ta với Đức Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta.
- Mới trong phương pháp: Là biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật.
- Mới trong cách diễn tả: Là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những phương cách diễn tả phù hợp, để con người ngày hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
Đặc biệt, trong năm 2014, Giáo Hội Việt Nam quan tâm đến việc Tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình. Theo Sr. Maria, việc giáo dục đức tin cho con cái trong gia đình rất cần thiết, bởi lẽ “Gia đình là nơi giáo dục đầu tiên cho con cái. Gia đình là nôi ươm mầm ơn gọi. Gia đình là nơi nuôi dưỡng đức tin. Gia đình là nơi đào tạo người Kitô hữu đích thực”. Thế nhưng, với xu hướng phát triển của thời đại, việc giúp con cái suy niệm Tin Mừng, và giờ đọc kinh chung trong gia đình cũng cần được đổi mới, để giúp người trẻ có thể cảm nhận và chạm đến tình yêu của Chúa nhiều hơn. Theo Sr. Maria, có nhiều cách để canh tân kinh nguyện gia đình, và Sr. Maria đã giới thiệu việc dùng cách cầu nguyện với “Phút Hồi Tâm” để canh tân. PHT đã được các gia đình, hội đoàn và 43 quốc gia trên thế giới áp dụng.
Phút hồi tâm - Giúp gia đình hạnh phúc
Với những hình ảnh sinh động, Sr. Maria quảng diễn: Thánh Phêrô phải có đức tin mạnh mẽ mới dám đi trên mặt nước để đến với Chúa Giêsu. Nhưng khi gió lồng lên dữ dội, nỗi sợ hãi ùa vào, lòng tin bị chao đảo với sóng gió, lúc đó Phêrô thấy mình bị hút xuống lòng biển. Ông chỉ kịp kêu lên: “Lạy Thầy, xin cứu con”. Hoài nghi và sợ hãi đã làm Phêrô trở nên nặng nề, và ông bị nhận chìm xuống. Từ đó, Sr. Maria đã mời gọi mọi người, dù trong hoàn cảnh nào, với những lý do nào, chúng ta hãy dành cho Chúa một phút riêng tư để cầu nguyện với Chúa, đặc biệt là giờ kinh tối.
Qua trao đổi, nhiều người nhận định: Sau một ngày lao động vất vả để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, cùng với những bon chen, thách đố trong nghề nghiệp, học tập và cuộc sống... khiến giờ kinh tối không còn mấy gia đình Công Giáo duy trì, hoặc có duy trì thì vẫn chủ yếu là đọc cho đủ kinh rồi đi ngủ. Thế nhưng, kinh nguyện là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái, và là chất keo gắn kết mọi người lại với nhau hầu mang lại hạnh phúc cho tổ ấm gia đình. Tiếc thay, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay thế vào đó bằng những loại hình giải trí như: phim ảnh, truyền hình, computer, game, điện thoại…
Do đó, để củng cố đức tin và xây dựng gia đình hạnh phúc, chúng ta cần phải tái lập lại những giờ kinh nguyện trong gia đình, và chính cha mẹ phải đóng vai trò quyết định cho vấn đề này. Tuy nhiên, nội dung kinh nguyện gia đình phải chính là cuộc sống gia đình: “Vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn, ngày sinh và ngày kỷ niệm chu niên, kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, những chuyến xa nhà và trở về, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, cái chết của những người thân yêu... đều là những dấu hiệu về sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình; những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho lời tạ ơn, khẩn nguyện, cho sự tin tưởng phó thác của gia đình trong bàn tay Cha chung trên trời” (FC 59).
PHT là dịp giúp cho cha mẹ con cái gần nhau, tình thân gia đình được gắn bó, biết được các sinh hoạt trong ngày của con cái, giúp đức tin con cái được vững mạnh, biết phó thác mọi việc cho Chúa.
Mỗi gia đình nên dành riêng một góc thân mật, ấm cúng, nơi gia đình quây quần bên nhau mỗi tối, nơi anh chị em nói lên lời thương yêu nhau, hòa giải với nhau, tìm hiểu nhau.
Mỗi cộng đoàn, khối văn phòng… cũng nên dành thời gian trong một ngày, một tháng để thực hiện PHT. Theo dõi PHT của khối Văn phòng thuộc Chương trình Chuyên đề, mọi người đã nhận thấy đây là giây phút tuyệt vời để các thành viên cầu nguyện, tạ ơn Chúa vì bao hồng ân Ngài trao ban, cũng như tạ lỗi với Chúa và xin lỗi anh em với những gì mình đã xúc phạm đến Chúa và với anh em, để từ đó có được những quyết tâm để thay đổi chính mình, hầu ngày càng trở nên hoàn thiện hơn… Qua đó, các thành viên hiểu được công việc của nhau, cũng như nỗi ưu tư và khắc khoải của từng người…
Để giúp cộng đoàn hiểu và thực hành cầu nguyện với “Phút Hồi Tâm” một cách hữu hiệu nhất trong gia đình, gia đình Anh Chị Thiện - Cúc và 3 cháu nhỏ đã cầu nguyện với “Phút Hồi Tâm”, trong đó cha mẹ, con cái đã luôn trải lòng mình ra, để đón nhận được tình thương của mọi người trong gia đình, hầu hạnh phúc gia đình luôn bền chặt.
Buổi học kết thúc, mọi người ra về với quyết tâm: Mỗi người sẽ cố gắng tạo sự đồng cảm của mọi thành viên trong gia đình cũng như cộng đoàn, để sau một ngày làm việc, mỗi gia đình sẽ thực hiện PHT. PHT sẽ mỗi người sẽ dành thời gian để đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngài đang ở với tôi, Ngài thấy tôi và nghe tôi. Ngài biết rõ con người của tôi hiện nay. Ngài sẽ nâng đỡ tôi vững bước vào ngày mai. Để từ đó tôi sẽ trở nên con người “mới” mỗi ngày.
Lời mời gọi trên đây đã thôi thúc tôi đến tham dự buổi chia sẻ của nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP, phụ trách Chương trình Chuyên đề Giáo dục thuộc Ban Mục vụ Gia đình TGP TPHCM với đề tài: “Phút Hồi Tâm” tại 14g30 ngày 07/12/2013, tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM.
Tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình
- Mới về lòng nhiệt thành: Là làm mới lại tương quan giữa chúng ta với Đức Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta.
- Mới trong phương pháp: Là biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật.
- Mới trong cách diễn tả: Là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những phương cách diễn tả phù hợp, để con người ngày hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
Đặc biệt, trong năm 2014, Giáo Hội Việt Nam quan tâm đến việc Tân Phúc-Âm-Hóa đời sống gia đình. Theo Sr. Maria, việc giáo dục đức tin cho con cái trong gia đình rất cần thiết, bởi lẽ “Gia đình là nơi giáo dục đầu tiên cho con cái. Gia đình là nôi ươm mầm ơn gọi. Gia đình là nơi nuôi dưỡng đức tin. Gia đình là nơi đào tạo người Kitô hữu đích thực”. Thế nhưng, với xu hướng phát triển của thời đại, việc giúp con cái suy niệm Tin Mừng, và giờ đọc kinh chung trong gia đình cũng cần được đổi mới, để giúp người trẻ có thể cảm nhận và chạm đến tình yêu của Chúa nhiều hơn. Theo Sr. Maria, có nhiều cách để canh tân kinh nguyện gia đình, và Sr. Maria đã giới thiệu việc dùng cách cầu nguyện với “Phút Hồi Tâm” để canh tân. PHT đã được các gia đình, hội đoàn và 43 quốc gia trên thế giới áp dụng.
Phút hồi tâm - Giúp gia đình hạnh phúc
Với những hình ảnh sinh động, Sr. Maria quảng diễn: Thánh Phêrô phải có đức tin mạnh mẽ mới dám đi trên mặt nước để đến với Chúa Giêsu. Nhưng khi gió lồng lên dữ dội, nỗi sợ hãi ùa vào, lòng tin bị chao đảo với sóng gió, lúc đó Phêrô thấy mình bị hút xuống lòng biển. Ông chỉ kịp kêu lên: “Lạy Thầy, xin cứu con”. Hoài nghi và sợ hãi đã làm Phêrô trở nên nặng nề, và ông bị nhận chìm xuống. Từ đó, Sr. Maria đã mời gọi mọi người, dù trong hoàn cảnh nào, với những lý do nào, chúng ta hãy dành cho Chúa một phút riêng tư để cầu nguyện với Chúa, đặc biệt là giờ kinh tối.
Qua trao đổi, nhiều người nhận định: Sau một ngày lao động vất vả để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, cùng với những bon chen, thách đố trong nghề nghiệp, học tập và cuộc sống... khiến giờ kinh tối không còn mấy gia đình Công Giáo duy trì, hoặc có duy trì thì vẫn chủ yếu là đọc cho đủ kinh rồi đi ngủ. Thế nhưng, kinh nguyện là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái, và là chất keo gắn kết mọi người lại với nhau hầu mang lại hạnh phúc cho tổ ấm gia đình. Tiếc thay, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay thế vào đó bằng những loại hình giải trí như: phim ảnh, truyền hình, computer, game, điện thoại…
Do đó, để củng cố đức tin và xây dựng gia đình hạnh phúc, chúng ta cần phải tái lập lại những giờ kinh nguyện trong gia đình, và chính cha mẹ phải đóng vai trò quyết định cho vấn đề này. Tuy nhiên, nội dung kinh nguyện gia đình phải chính là cuộc sống gia đình: “Vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn, ngày sinh và ngày kỷ niệm chu niên, kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, những chuyến xa nhà và trở về, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, cái chết của những người thân yêu... đều là những dấu hiệu về sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình; những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho lời tạ ơn, khẩn nguyện, cho sự tin tưởng phó thác của gia đình trong bàn tay Cha chung trên trời” (FC 59).
PHT là dịp giúp cho cha mẹ con cái gần nhau, tình thân gia đình được gắn bó, biết được các sinh hoạt trong ngày của con cái, giúp đức tin con cái được vững mạnh, biết phó thác mọi việc cho Chúa.
Mỗi gia đình nên dành riêng một góc thân mật, ấm cúng, nơi gia đình quây quần bên nhau mỗi tối, nơi anh chị em nói lên lời thương yêu nhau, hòa giải với nhau, tìm hiểu nhau.
Mỗi cộng đoàn, khối văn phòng… cũng nên dành thời gian trong một ngày, một tháng để thực hiện PHT. Theo dõi PHT của khối Văn phòng thuộc Chương trình Chuyên đề, mọi người đã nhận thấy đây là giây phút tuyệt vời để các thành viên cầu nguyện, tạ ơn Chúa vì bao hồng ân Ngài trao ban, cũng như tạ lỗi với Chúa và xin lỗi anh em với những gì mình đã xúc phạm đến Chúa và với anh em, để từ đó có được những quyết tâm để thay đổi chính mình, hầu ngày càng trở nên hoàn thiện hơn… Qua đó, các thành viên hiểu được công việc của nhau, cũng như nỗi ưu tư và khắc khoải của từng người…
Để giúp cộng đoàn hiểu và thực hành cầu nguyện với “Phút Hồi Tâm” một cách hữu hiệu nhất trong gia đình, gia đình Anh Chị Thiện - Cúc và 3 cháu nhỏ đã cầu nguyện với “Phút Hồi Tâm”, trong đó cha mẹ, con cái đã luôn trải lòng mình ra, để đón nhận được tình thương của mọi người trong gia đình, hầu hạnh phúc gia đình luôn bền chặt.
Buổi học kết thúc, mọi người ra về với quyết tâm: Mỗi người sẽ cố gắng tạo sự đồng cảm của mọi thành viên trong gia đình cũng như cộng đoàn, để sau một ngày làm việc, mỗi gia đình sẽ thực hiện PHT. PHT sẽ mỗi người sẽ dành thời gian để đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngài đang ở với tôi, Ngài thấy tôi và nghe tôi. Ngài biết rõ con người của tôi hiện nay. Ngài sẽ nâng đỡ tôi vững bước vào ngày mai. Để từ đó tôi sẽ trở nên con người “mới” mỗi ngày.
Canh tân kinh nguyện gia đình qua Phút Hồi Tâm
Tạ Ân Phúc
19:03 10/12/2013
Canh tân kinh nguyện gia đình qua Phút Hồi Tâm
Trong cuộc sống hôm nay, các gia đình có còn quay quần bên nhau trong các giờ kinh hôm, kinh mai? Tại sao giờ kinh gia đình không có sức hút, chưa giúp chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa? Trong khi đó, theo Tông huấn Familiaris Consortio của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì “Kinh nguyện phải là phần thiết yếu và là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu, giúp gia đình góp phần vào việc biến đổi thế giới” (FC 62).
Trong đường hướng “Phúc - Âm - Hóa đời sống gia đình” theo định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chiều thứ Bảy 07/12/2013, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP, Đặc trách Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã giới thiệu một phương thế canh tân kinh nguyện trong gia đình mang tên: “PHÚT HỒI TÂM - Cách sống đức tin của gia đình hiện đại” tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Kinh nguyện và Đời sống
Mở đầu, Sr. Maria nói rằng giờ kinh tối trong gia đình là giờ “ngồi bên nhau” và “cùng nhau ngồi bên Chúa”, là giờ của chân lý, là một khám phá kỳ diệu, là một liều thuốc thần tiên xây dựng gia đình hạnh phúc. Kinh nguyện gia đình là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái và chất keo xây dựng gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay vào đó bằng những phương thế giải trí: phim ảnh, truyền hình, computer, game, điện thoại, những cuộc vui chơi bên ngoài gia đình… Do đó, để củng cố đức tin cho cả nhà và xây dựng gia đình hạnh phúc, chúng ta cần phải tái lập lại những giờ kinh tối trong gia đình, và chính cha mẹ đóng vai trò quyết định cho vấn đề nầy.
Nội dung kinh nguyện gia đình là chính cuộc sống gia đình vì “vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn, ngày sinh và ngày kỷ niệm chu niên, kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, những chuyến xa nhà và trở về, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, cái chết của những đều là những dấu hiệu về sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình; những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho lời tạ ơn, khẩn nguyện, cho sự tin tưởng phó thác của gia đình trong bàn tay Cha chung trên trời” ( FC 59).
Các thành viên càng cầu nguyện chung với nhau thì càng hiệp nhất bền chặt vì cảm nhận được sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu, vì “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).
Chất lượng kinh nguyện của từng gia đình sẽ tỷ lệ thuận với đời sống hạnh phúc. Mẹ Têrêsa Calcutta đã từng nhắn nhủ: “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc gia đình cùng nhau cầu nguyện”.
Canh tân kinh nguyện gia đình
Có nhiều cách để gặp gỡ Chúa và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong đời sống, trong giờ kinh gia đình. Sr. Maria đã giới thiệu cách cầu nguyện với Phút Hồi Tâm để canh tân kinh nguyện gia đình. Phút Hồi Tâm là “vượt qua” đời thường để “chạm đến” Thiên Chúa, gặp Chúa trong đời thường. Nếu có tương quan thường xuyên với Chúa, chúng ta sẽ đọc được bài học Ngài gửi đến cho chúng ta trong từng biến cố của cuộc đời cách dễ dàng hơn. Giác quan giúp thấy dấu chỉ, lý trí giúp đọc ý nghĩa, và Đức tin là “chìa khóa” đọc “mật thư” đời sống.
Kinh tối phối hợp với Phút Hồi Tâm là dịp giúp cho cha mẹ con cái gần nhau, tình thân gia đình được gắn bó, biết được các sinh hoạt trong ngày của con cái, giúp đức tin con cái được vững mạnh, biết phó thác mọi việc cho Chúa. Mỗi gia đình nên dành riêng một góc thân mật, ấm cúng, nơi gia đình quây quần bên nhau mỗi tối, nơi anh chị em nói lên lời thương yêu nhau, hòa giải với nhau, tìm hiểu nhau. Phút Hồi Tâm diễn tả hai chiều của cây Thánh giá: chiều thẳng đứng nối chúng ta với Chúa và chiều ngang nối chúng ta với nhau, giữa vợ chồng và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Đừng trang trí rườm rà, chỉ một ảnh tượng, một đèn cầy nhỏ, một bình hoa nếu có, để tất cả tập trung vào điểm chính yếu: Gia đình ở bên nhau trước mặt Chúa. Sr. Maria cũng giới thiệu hai mẫu Kinh Tối phối hợp với Phút Hồi Tâm:
Mẫu 1: Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Lạy Nữ Vương... hoặc kinh nào mà gia đình thích đọc. Sau đó, cùng làm Phút Hồi Tâm với nhau. Hát bài tạ ơn hay bài dâng mình cho Chúa hoặc kính Đức Mẹ.
Mẫu 2: Hát kính Chúa Thánh Thần. Đọc Lời Chúa trong ngày hoặc Lời Chúa tự chọn. Làm Phút Hồi Tâm. Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Cám ơn. Hát một bài tạ ơn hoặc bài Đức Mẹ thích hợp.
Phút Hồi Tâm là gì?
Phút Hồi Tâm là một phương pháp cầu nguyện nhằm giúp gặp gỡ Chúa trong đời sống thường nhật, qua đó, phần nào giúp chúng ta nhận ra được sự săn sóc yêu thương của Người trong từng giây phút của cuộc đời. Để rồi từ nơi thâm sâu đáy lòng, một thái độ biết ơn trào dâng và cũng từ nơi đáy lòng ấy, lời mời gọi hoán cải được cất lên một khi ta vô tâm trước những ơn lành Chúa ban. Tất cả hướng tới sự biến đổi đời sống của chúng ta cho phù hợp với Thánh ý Chúa hơn.
Phút Hồi Tâm còn là một cách cầu nguyện, một phương thế nuôi dưỡng tình bạn với Chúa, một phương thế giúp nhận định ý Chúa vì tương quan cá nhân, thân thiết với Chúa là đặc nét của đời sống kitô hữu. Với chất liệu là cuộc đời, là những biến cố vui buồn hằng ngày nhằm mục đích tìm gặp Chúa trong mọi sự bằng phương pháp chiêm niệm trong hoạt động. Đời sống thiêng liêng là mối tương quan sống động, thân thiết giữa Chúa với ta: “Chúa muốn ta ở lại trong tình yêu của Người, trở nên bạn hữu của Người” (Ga 15, 9.14-15).
Hoa trái của Phút Hồi Tâm
Phút Hồi Tâm giúp chúng ta sống tình thân mật, nghĩa thiết với Thiên Chúa, trưởng thành hơn trong đời sống Đức Tin. Nó đem đến cho ta những phút lắng đọng, bình yên khi mệt mỏi, chán chường, cũng như những lúc vui tươi, hạnh phúc. Đó chính là môi trường dinh dưỡng chất lượng cao cho tất cả những ai đang khao khát biết Chúa, biết mình hơn. Nó mang lại cho chúng ta lòng tín thác tuyệt đối nơi Chúa vì những biến cố trong ngày cũng có thể để lại trong chúng ta bao ưu sầu, xao xuyến, ngờ vực… Ðiều quan trọng là chúng ta nhận ra những thiếu sót, những vết thương lòng và có được niềm tin tưởng Chúa đã, đang và sẽ tiếp tục chữa lành chúng ta. “Khi tôi cảm thấy được một sự bình thản, an bình trong tâm hồn. Khi tôi cảm thấy được Chúa nâng tôi trong tình thương của Ngài dù cho tôi có bao nhiêu vết thương và thiếu sót. Khi tôi cảm nhận sâu xa được Chúa giải thoát tôi ra khỏi những xiềng xích của chính tôi và tâm hồn tôi được mở ra với Chúa hơn”.
Phút Hồi Tâm giúp chúng ta gặp gỡ và sống chan hòa với nhau, là “phương tiện” để gia đình hiểu nhau hơn, cha mẹ hiểu con cái của mình hơn và ngược lại. Nó giúp các con giải hòa giữa những kèn cựa, hiểu lầm… sống mật thiết với nhau, thấy cần đoàn kết, giúp nhau thăng tiến. Nơi đây, cha mẹ có thể kiềm chế được sự nóng giận của mình trước lỗi lầm của con cái và hướng dẫn con sống thánh hơn.
Phút Hồi Tâm giúp trẻ trưởng thành, biết biểu lộ tình cảm, xúc cảm tiêu cực và tích cực của một cách lành mạnh, bớt cộc cằn, đến lớp dễ hòa đồng, dạn dĩ phát biểu, biết dùng đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn, bớt đấm đá.
Phút Hồi Tâm cần được nuôi dưỡng, cần phải kiên trì, chuyên cần, nuôi dưỡng hằng ngày tựa như việc chúng ta tập thể dục. Rất có thể lúc đầu chúng ta chưa đạt được hoa trái, nhưng chúng ta cứ an tâm bởi đây không phải là chuyện thành công hay thất bại, nhưng là một tiến trình của gặp gỡ, của cảm nghiệm.
Phút Hồi Tâm là một tiến trình liên tục của cả đời. Giúp chúng ta cảm nhận và ý thức Chúa luôn đi bên cạnh, trong tình thương của Ngài và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Phút Hồi Tâm giúp chúng ta chủ động tận dụng mọi hoàn cảnh để huấn luyện bản thân về mọi mặt, và qua Phút Hồi Tâm, chính Chúa huấn luyện chúng ta.
Phút Hồi Tâm có thể áp dụng cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đoàn, hội đoàn… nó cũng có thể áp dụng cho những dịp gặp gỡ cá nhân, bạn bè hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để tạo bầu khí vui tươi, hạnh phúc, truyền cảm hứng trong một nhóm, lớp học, hội trại… như sau một buổi học/khóa học, một buổi, một ngày, một kỳ tĩnh tâm, một chuyến đi nghỉ, đi công tác từ thiện xã hội, một cuộc hội ngộ...
Cách thực hiện Phút Hồi Tâm
Để làm Phút Hồi Tâm hiệu quả cần những yếu tố:
- Về thời gian, chỉ cần 10 đến 15 phút, chúng ta có thể làm Phút Hồi Tâm hằng ngày, trong ngày, buổi tối hoặc mỗi tuần một lần vào ngày cuối tuần, hay những dịp quan trọng như: sau một ngày làm việc, sau một tuần làm việc, sau một bữa ăn hay bữa tiệc, một cuộc gặp gỡ thân tình, kỷ niệm ngày cưới, ngày lễ bổn mạng, ngày sinh của một thành viên trong gia đình, ngày cuối năm, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, ngày lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh. Nhưng tốt nhất, nên tập thói quen làm Phút Hồi Tâm mỗi ngày trong giờ kinh nguyện gia đình.
- Về nơi chốn, chúng ta có thể thực hiện Phút Hồi Tâm ở bất cứ nơi đâu miễn là nơi ấy giúp chúng ta tập trung và lắng đọng tâm hồn, tốt nhất nên chọn một nơi có không khí trong lành và yên tĩnh.
- Về thái độ tâm hồn, nên dành vài phút lắng đọng tâm trí trước khi bước vào Phút Hồi Tâm, có thể đi lại hay nghe nhạc không lời để thư giãn, biện pháp hít thở cũng là cách giúp chúng ta lắng đọng tâm hồn, hãy hít vào thật dài và sâu bằng mũi rồi từ từ thở ra bằng miệng với làn hơi mỏng và nhỏ. Trong khi hít thở, toàn thân thả lỏng và chú ý dõi theo hơi thở của mình, sau 3-4 lần chúng ta sẽ thấy thư giãn và lắng đọng.
Các bước thực hiện Phút Hồi Tâm:
Bước 1: Tâm tình tri ân
Hãy nhìn lại những món quà Thiên Chúa đã tặng ban cho mình trong ngày hôm nay, và dâng lời tạ ơn Người. Hãy ý thức Chúa đang ở bên mình, người đang nhìn bạn trìu mến. Hãy xin Ngài giúp bạn nhìn lại mọi hoạt động, và cảm xúc đã diễn ra nơi bạn trong suốt một ngày qua (hay một tuần, một tháng, một năm hoặc một khoảng thời gian nào đó).
Hãy tự hỏi mình xem “tôi thấy biết ơn nhất về khoảnh khắc nào trong ngày? Vào lúc nào trong ngày hôm nay tôi cho và nhận tình thương nhiều nhất? Hay đơn giản đâu là lúc tôi vui nhất trong ngày hôm nay? Tôi muốn tạ ơn Chúa vì điều gì nhất?”
Bước 2: Xin ơn tha thứ và chữa lành
Cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ và hay tha thứ, chữa lành tâm hồn mình và cất đi những gánh nặng nề khi bạn nhận ra những yếu đuối, thói quen không tốt, ý nghĩ lệch lạc, vết thương nơi lòng mình. Hãy nhớ lại đâu là giây phút bạn thấy khó biết ơn Chúa nhất. Có thể khi bạn gặp chuyện buồn trái ý, hoặc khi bị mất niềm vui… Chia sẻ với các thành viên trong gia đình hoặc trong nhóm những gì bạn vừa cảm nghiệm.
Bước 3: Quyết tâm đổi mới
Tôi sẽ làm gì để có thể sống một ngày hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn? Tôi cần thay đổi điều gì trong cách hành xử và lối sống của tôi? Nếu trong hoàn cảnh của tôi, Chúa sẽ làm gì?
Kết thúc Phút Hồi Tâm, trong tâm tình cầu nguyện: Bạn tạ ơn Chúa vì thời gian trôi qua với những niềm vui, ơn lành; bạn cũng bày tỏ với Người mọi nỗi phiền muộn, chán nản đã gặp phải.
Mẫu gia đình làm Phút Hồi Tâm
Sr. Maria Hồng Quế mời gọi cộng đoàn cùng làm Phút Hồi Tâm với gia đình chị Hiền Minh, gia đình chị đã thực hiện Phút Hồi Tâm từ ngày học giáo lý hôn nhân, từ khi còn yêu nhau đến lúc lập gia đình và cho đến nay, khi con cái ngày càng lớn khôn. Xin ghi lại lời thuật của Sr. Maria về những tâm tình của các thành viên trong gia đình chị Hiền Minh trong một ngày điển hình cùng những nhận xét của Sr. về hoa trái của Phút Hồi Tâm:
Sau khi đọc 3 kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh, người mẹ nói: “Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì hai con rất ngoan: sau khi học xong biết thu xếp đồ chơi gọn gang, biết xuống bếp phụ mẹ nhặt rau, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình ta. Bữa cơm gia đình ta hôm nay ngon hẳn vì có bàn tay giúp đỡ của hai con”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người mẹ biết chấp nhận giá trị sự đóng góp của con trẻ và đứa trẻ rất vui vì được mẹ đánh giá cao, để sau đó trẻ sẽ tiếp tục làm những điều tốt.
“Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì ba đi làm về bình an, khỏe mạnh. Ba mua quà cho cả nhà. Dù mệt mỏi nhưng Ba vẫn dành thời gian chơi và dạy chúng con học bài”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người vợ, người mẹ đã biết nâng cao giá trị của người cha trong gia đình và dạy cho con biết nhìn ra ơn lành của Chúa, và cầu nguyện với Chúa trong những chuyện rất bình thường, ngay cả việc ba đi làm về một ngày bình an, chúng ta cũng phải cảm ơn Chúa vì trong cuộc sống thường nhật một ngày xảy ra biết bao nhiêu tai nạn trên đường phố. Và qua đó, cho con nhìn thấy được vai trò, giá trị sự đóng góp của người chồng, người cha trong gia đình.
“Hôm nay, hai con ở nhà có chuyện gì vui không, chúng con có thể kể cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con vui vì ông bà và các dì từ xa tới thăm cho rất nhiều đồ chơi, con chia sẻ cho bạn hàng xóm cùng chơi rất vui. Con được ra vườn nằm chơi với ông Ngoại, ông kể cho con nghe chuyện Hoàng Tử Nhỏ ngoan hiền… Hôm nay, con vui vì con đã giúp mẹ thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Cả nhà đi tắm biển rất vui, con được chơi, bắt được 2 con ốc và được ăn ngon”.
“Hôm nay, điều gì làm cho các con buồn không? các con có thể nói lên cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con buồn vì đã cãi nhau với bạn và con buồn vì bị đau bụng suốt cả ngày, con rất mệt và điều làm con buồn là con đã giành đồ chơi với em, và đã làm bể ly, con đã làm cho Chúa và ba mẹ buồn. Hôm nay, con cũng buồn vì xem TV thấy nhiều người đói khổ, và ở miền Trung đang bị lũ lụ,t nhiều bạn rất lạnh, không được đến trường”.
Chính những thổ lộ của con mà anh Lâm và chị Hiền Minh mới biết là con mình bị đau bụng vì anh chị suốt ngày phải đi làm. Khi thấy mấy đứa trẻ bị đánh động bởi hình ảnh xem được trên TV, anh chị đã hỏi: “Chúng ta làm những điều gì cho những điều chúng con vừa thấy trên TV?” Những đứa trẻ quyết định để dành tiền bỏ vào heo đất để giúp đỡ cho những người nghèo khổ.
Đến lượt anh Minh, người chồng trong gia đình thổ lộ: “Điều làm ba buồn hôm nay là ba muốn xin lỗi Chúa, xin lỗi mẹ và hai con vì ba đã không làm chủ được bản thân, trưa nay ba có to tiếng với mẹ, làm mẹ buồn và gây ra gương mù cho các con”.
Thật là khó nói điều này vì khi làm cha, làm mẹ, chúng ta rất là khó xin lỗi vợ, chồng, con của mình mặc dù biết mình sai; chúng ta tự ái trước chính những người thân yêu nhất của mình. Nhưng nhờ khiêm tốt trước mặt Chúa, anh đã có cơ hội xin lỗi vợ mình và giúp con cái yêu thương anh hơn.
“Hôm nay, ba cảm thấy bầu khí gia đình ta căng thẳng vì Sơn lề mề, không ăn uống ngay, không sửa soạn đi học ngay, phải đợi nhắc, đôi khi ba mẹ phải lên giọng mới chịu làm… vì phải chờ con mà ba đi làm trễ, bị trừ lương”.
Khi kể lại về giờ kinh hôm đó, anh Lâm tâm sự, anh rất tức giận đến nỗi muốn tát con khi con ăn chậm, nói mãi con không nghe, anh trễ giờ làm, nhưng anh đã cố nén lòng để chờ tối đến giờ kinh để góp ý cho con chứ không phải trút giận lên con. Khi uốn nắn con trước mặt Chúa, đứa trẻ chịu nghe và nhận lỗi, đứa bé đã quỳ xuống và xin lỗi ba vì con mà ba bị trễ, bị trừ lương.
Sau đó, cả nhà họ chúc bình an của Chúa cho nhau, mỗi người dâng một lời nguyện ngắn lên Chúa và cả nhà cùng hát một bài tạ ơn hoặc kính Đức Mẹ:
“Lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa những niềm vui của con trong ngày hôm nay, để con luôn giữ trong lòng những món quà quý báu này Chúa đã ban cho con. Con cũng xin dâng lên Chúa những điều buồn phiền của ngày hôm nay, và xin Chúa cho con luôn cảm nhận sự an ủi và hiện diện của Chúa bên cạnh con. Tạ ơn Chúa và cám ơn cả nhà”.
Thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng
Sau khi giới thiệu mẫu thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng, Sr. Maria Hồng Quế cùng các thành viên thường trực: Sr. Ánh Hường, em Như Mai, em Quang Thức của Tiểu ban Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tái hiện việc thực hành Phút Hồi Tâm mỗi thứ Ba hằng tuần tại văn phòng thay cho các cuộc họp giao ban hằng tuần. Đó là những phút nhìn lại những điểm đẹp, những ân huệ của mỗi người nhận được sau một tuần làm việc và nhận ra những thiếu sót đã ảnh hưởng đến công việc chung.
Đó là những chia sẻ, những cảm nghiệm hết sức chân thật, cụ thể từng công việc, từng sự việc xảy ra trong tuần. Cả Sr. Hồng Quế và 3 thành viên đều cảm nhận về niềm vui, hồng ân của cuộc tĩnh tâm vào đầu tháng 12 của toàn Tiểu ban. Sr. Hồng Quế còn vui mừng khi những người trẻ dần trưởng thành, lần đầu tiên đảm trách đêm diễn nguyện trong buổi tĩnh tâm nhưng đã thực hiện thật tốt. Đó là sự hối tiếc của Sr. Hường, em Thức khi hoàn thành tờ rơi quảng cáo chuyên đề Khóa 28 chậm trễ, góp phần làm cho buổi nói chuyện này ít khán giả. Đó là lời xin lỗi của em Như Mai về sự phàn nàn những người cùng làm việc, không hoàn thành tốt mọi công việc khi có những điều phát sinh. Cả những nỗi buồn trong cuộc sống cũng được Sr. chia sẻ như người quen thân đột ngột qua đời, bị người bạn hiểu lầm…
Sau mỗi lời chia sẻ niềm vui là câu hát ngắn để tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, sau mỗi lời nhận thiếu sót, khuyết điểm của mỗi người là lời ca xin Chúa thương xót. Và họ kết thúc bằng lời cầu xin ơn trưởng thành và soi sáng cho công việc của tuần kế tiếp.
Thực hành Phút Hồi Tâm trong giờ kinh nguyện gia đình
Gia đình anh chị Thiện Cúc cùng 3 người con, hai gái, một trai đã đến với buổi chuyên đề để thực hành Phút Hồi Tâm cho cộng đoàn thấy được không khí kinh nguyện gia đình mà anh chị và các con đã thường thực hiện hằng đêm. Tuy nhiên, anh đề nghị cả nhà mình làm Phút Hồi Tâm cho một tuần qua.
Sau khi làm dấu và hát kinh Chúa Thánh Thần, anh chị và các con đã chia sẻ những điều bình thường nhất, bình dị nhất, chân thật nhất trong cuộc sống khi thực hiện Phút Hồi Tâm. Anh đã chia sẻ niềm vui khi được gặp lại những anh chị em trong Khóa Đời sống Hôn nhân Gia đình, và được ông bà ngoại đến thăm. Anh lo lắng cho công việc trong tuần không thuận lợi có thể dẫn đến mất việc, anh cũng lo lắng cho kỳ thi sắp tới của các con. Anh cũng xin lỗi chị và các con vì có những lúc nóng giận, to tiếng với chị và các con.
Chị chia sẻ niềm vui khi cảm nhận không khí Giáng Sinh đến gần, đây đó hang đá, cây thông được trang trí nơi các khu xóm. Chị cũng thổ lộ nỗi buồn vì không may nhà bị trộm, chị cũng lo lắng cho việc học của các con, đôi khi la mắng vì các con lơ là việc học, nhưng sự la mắng đó cũng chỉ hy vọng các con ngoan ngoãn hơn. Khi anh hỏi các con có ghét mẹ khi mẹ la mắng không, cả 3 bé đều nói: có, nhưng bây giờ thì không còn ghét mẹ nữa.
Các con anh chị cũng chia sẻ nhiều niềm vui vì trong tuần có sinh nhật, dự tiệc liên hoan trong trường, có ông bà đến chơi, và cũng lo lắng không biết sắp tới có làm bài thi được không. Bé trai thì xin lỗi đã làm phiền lòng mẹ vì chọc em. Anh trấn an các con hãy tự tin vì nếu nghiêm chỉnh học bài thì sẽ làm bài thi tốt, hãy cố gắng học bài và cầu nguyện trước khi thi.
Kết thúc phần chia sẻ, các bé cầu xin Chúa cho bình an, mạnh khỏe, được học giỏi, thi tốt. Nhân dịp mùa Vọng, dọn lòng chờ Chúa đến, anh đã cầu xin cho cả nhà chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh thật sốt sắng. Chúa sẽ đến qua những hình ảnh như người ăn xin, một người bệnh tật xanh xao, khi gặp những người đó có thể mình sẽ gặp Chúa, hãy cố gắng nhận ra Chúa ở những người đó. Chị cảm tạ Chúa đã bảo vệ gia đình chị một tuần bình an, cám ơn Chúa vì gia đình có nhiều niềm vui, và qua những biến cố đã nhắc gia đình hãy sống tốt hơn, cẩn thận hơn, quan tâm hơn đến người khác. Anh chị cũng xin Chúa cho mỗi thành viên ý thức rằng Chúa vẫn luôn hiện diện trong mỗi biến cố của gia đình và xin phó thác những niềm vui, nỗi buồn trong tay Chúa để. Kết thúc buổi cầu nguyện, họ đã cùng nhau hát bài ca “Xin Vâng”.
Nhận ra yếu đuối của mình không phải là điều dễ dàng trước mặt vợ/chồng, con cái vì hạnh phúc và khổ đau luôn song hành trong đời sống thường nhật. Nhưng Tim Mừng Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người hãy thành thật với bản thân, với gia đình để các thành viên trong gia đình hiểu nhau, yêu thương nhau hơn trước sự hiện diện của Chúa. Tóm lại, Kinh Tối và Phút Hồi Tâm là một “đầu tư” lớn vào đời sống thiêng liêng cho con cái. Là phương thế giúp gia đình trở thành “Hội Thánh tại gia”.
Tạ Ân Phúc
Trong đường hướng “Phúc - Âm - Hóa đời sống gia đình” theo định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chiều thứ Bảy 07/12/2013, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP, Đặc trách Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã giới thiệu một phương thế canh tân kinh nguyện trong gia đình mang tên: “PHÚT HỒI TÂM - Cách sống đức tin của gia đình hiện đại” tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Kinh nguyện và Đời sống
Mở đầu, Sr. Maria nói rằng giờ kinh tối trong gia đình là giờ “ngồi bên nhau” và “cùng nhau ngồi bên Chúa”, là giờ của chân lý, là một khám phá kỳ diệu, là một liều thuốc thần tiên xây dựng gia đình hạnh phúc. Kinh nguyện gia đình là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái và chất keo xây dựng gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay vào đó bằng những phương thế giải trí: phim ảnh, truyền hình, computer, game, điện thoại, những cuộc vui chơi bên ngoài gia đình… Do đó, để củng cố đức tin cho cả nhà và xây dựng gia đình hạnh phúc, chúng ta cần phải tái lập lại những giờ kinh tối trong gia đình, và chính cha mẹ đóng vai trò quyết định cho vấn đề nầy.
Các thành viên càng cầu nguyện chung với nhau thì càng hiệp nhất bền chặt vì cảm nhận được sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu, vì “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).
Chất lượng kinh nguyện của từng gia đình sẽ tỷ lệ thuận với đời sống hạnh phúc. Mẹ Têrêsa Calcutta đã từng nhắn nhủ: “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc gia đình cùng nhau cầu nguyện”.
Canh tân kinh nguyện gia đình
Có nhiều cách để gặp gỡ Chúa và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong đời sống, trong giờ kinh gia đình. Sr. Maria đã giới thiệu cách cầu nguyện với Phút Hồi Tâm để canh tân kinh nguyện gia đình. Phút Hồi Tâm là “vượt qua” đời thường để “chạm đến” Thiên Chúa, gặp Chúa trong đời thường. Nếu có tương quan thường xuyên với Chúa, chúng ta sẽ đọc được bài học Ngài gửi đến cho chúng ta trong từng biến cố của cuộc đời cách dễ dàng hơn. Giác quan giúp thấy dấu chỉ, lý trí giúp đọc ý nghĩa, và Đức tin là “chìa khóa” đọc “mật thư” đời sống.
Mẫu 1: Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Lạy Nữ Vương... hoặc kinh nào mà gia đình thích đọc. Sau đó, cùng làm Phút Hồi Tâm với nhau. Hát bài tạ ơn hay bài dâng mình cho Chúa hoặc kính Đức Mẹ.
Mẫu 2: Hát kính Chúa Thánh Thần. Đọc Lời Chúa trong ngày hoặc Lời Chúa tự chọn. Làm Phút Hồi Tâm. Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Cám ơn. Hát một bài tạ ơn hoặc bài Đức Mẹ thích hợp.
Phút Hồi Tâm là gì?
Phút Hồi Tâm là một phương pháp cầu nguyện nhằm giúp gặp gỡ Chúa trong đời sống thường nhật, qua đó, phần nào giúp chúng ta nhận ra được sự săn sóc yêu thương của Người trong từng giây phút của cuộc đời. Để rồi từ nơi thâm sâu đáy lòng, một thái độ biết ơn trào dâng và cũng từ nơi đáy lòng ấy, lời mời gọi hoán cải được cất lên một khi ta vô tâm trước những ơn lành Chúa ban. Tất cả hướng tới sự biến đổi đời sống của chúng ta cho phù hợp với Thánh ý Chúa hơn.
Phút Hồi Tâm còn là một cách cầu nguyện, một phương thế nuôi dưỡng tình bạn với Chúa, một phương thế giúp nhận định ý Chúa vì tương quan cá nhân, thân thiết với Chúa là đặc nét của đời sống kitô hữu. Với chất liệu là cuộc đời, là những biến cố vui buồn hằng ngày nhằm mục đích tìm gặp Chúa trong mọi sự bằng phương pháp chiêm niệm trong hoạt động. Đời sống thiêng liêng là mối tương quan sống động, thân thiết giữa Chúa với ta: “Chúa muốn ta ở lại trong tình yêu của Người, trở nên bạn hữu của Người” (Ga 15, 9.14-15).
Hoa trái của Phút Hồi Tâm
Phút Hồi Tâm giúp chúng ta gặp gỡ và sống chan hòa với nhau, là “phương tiện” để gia đình hiểu nhau hơn, cha mẹ hiểu con cái của mình hơn và ngược lại. Nó giúp các con giải hòa giữa những kèn cựa, hiểu lầm… sống mật thiết với nhau, thấy cần đoàn kết, giúp nhau thăng tiến. Nơi đây, cha mẹ có thể kiềm chế được sự nóng giận của mình trước lỗi lầm của con cái và hướng dẫn con sống thánh hơn.
Phút Hồi Tâm giúp trẻ trưởng thành, biết biểu lộ tình cảm, xúc cảm tiêu cực và tích cực của một cách lành mạnh, bớt cộc cằn, đến lớp dễ hòa đồng, dạn dĩ phát biểu, biết dùng đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn, bớt đấm đá.
Phút Hồi Tâm cần được nuôi dưỡng, cần phải kiên trì, chuyên cần, nuôi dưỡng hằng ngày tựa như việc chúng ta tập thể dục. Rất có thể lúc đầu chúng ta chưa đạt được hoa trái, nhưng chúng ta cứ an tâm bởi đây không phải là chuyện thành công hay thất bại, nhưng là một tiến trình của gặp gỡ, của cảm nghiệm.
Phút Hồi Tâm là một tiến trình liên tục của cả đời. Giúp chúng ta cảm nhận và ý thức Chúa luôn đi bên cạnh, trong tình thương của Ngài và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Phút Hồi Tâm giúp chúng ta chủ động tận dụng mọi hoàn cảnh để huấn luyện bản thân về mọi mặt, và qua Phút Hồi Tâm, chính Chúa huấn luyện chúng ta.
Phút Hồi Tâm có thể áp dụng cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đoàn, hội đoàn… nó cũng có thể áp dụng cho những dịp gặp gỡ cá nhân, bạn bè hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để tạo bầu khí vui tươi, hạnh phúc, truyền cảm hứng trong một nhóm, lớp học, hội trại… như sau một buổi học/khóa học, một buổi, một ngày, một kỳ tĩnh tâm, một chuyến đi nghỉ, đi công tác từ thiện xã hội, một cuộc hội ngộ...
Cách thực hiện Phút Hồi Tâm
Để làm Phút Hồi Tâm hiệu quả cần những yếu tố:
- Về thời gian, chỉ cần 10 đến 15 phút, chúng ta có thể làm Phút Hồi Tâm hằng ngày, trong ngày, buổi tối hoặc mỗi tuần một lần vào ngày cuối tuần, hay những dịp quan trọng như: sau một ngày làm việc, sau một tuần làm việc, sau một bữa ăn hay bữa tiệc, một cuộc gặp gỡ thân tình, kỷ niệm ngày cưới, ngày lễ bổn mạng, ngày sinh của một thành viên trong gia đình, ngày cuối năm, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, ngày lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh. Nhưng tốt nhất, nên tập thói quen làm Phút Hồi Tâm mỗi ngày trong giờ kinh nguyện gia đình.
- Về nơi chốn, chúng ta có thể thực hiện Phút Hồi Tâm ở bất cứ nơi đâu miễn là nơi ấy giúp chúng ta tập trung và lắng đọng tâm hồn, tốt nhất nên chọn một nơi có không khí trong lành và yên tĩnh.
- Về thái độ tâm hồn, nên dành vài phút lắng đọng tâm trí trước khi bước vào Phút Hồi Tâm, có thể đi lại hay nghe nhạc không lời để thư giãn, biện pháp hít thở cũng là cách giúp chúng ta lắng đọng tâm hồn, hãy hít vào thật dài và sâu bằng mũi rồi từ từ thở ra bằng miệng với làn hơi mỏng và nhỏ. Trong khi hít thở, toàn thân thả lỏng và chú ý dõi theo hơi thở của mình, sau 3-4 lần chúng ta sẽ thấy thư giãn và lắng đọng.
Các bước thực hiện Phút Hồi Tâm:
Bước 1: Tâm tình tri ân
Hãy nhìn lại những món quà Thiên Chúa đã tặng ban cho mình trong ngày hôm nay, và dâng lời tạ ơn Người. Hãy ý thức Chúa đang ở bên mình, người đang nhìn bạn trìu mến. Hãy xin Ngài giúp bạn nhìn lại mọi hoạt động, và cảm xúc đã diễn ra nơi bạn trong suốt một ngày qua (hay một tuần, một tháng, một năm hoặc một khoảng thời gian nào đó).
Hãy tự hỏi mình xem “tôi thấy biết ơn nhất về khoảnh khắc nào trong ngày? Vào lúc nào trong ngày hôm nay tôi cho và nhận tình thương nhiều nhất? Hay đơn giản đâu là lúc tôi vui nhất trong ngày hôm nay? Tôi muốn tạ ơn Chúa vì điều gì nhất?”
Bước 2: Xin ơn tha thứ và chữa lành
Cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ và hay tha thứ, chữa lành tâm hồn mình và cất đi những gánh nặng nề khi bạn nhận ra những yếu đuối, thói quen không tốt, ý nghĩ lệch lạc, vết thương nơi lòng mình. Hãy nhớ lại đâu là giây phút bạn thấy khó biết ơn Chúa nhất. Có thể khi bạn gặp chuyện buồn trái ý, hoặc khi bị mất niềm vui… Chia sẻ với các thành viên trong gia đình hoặc trong nhóm những gì bạn vừa cảm nghiệm.
Bước 3: Quyết tâm đổi mới
Tôi sẽ làm gì để có thể sống một ngày hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn? Tôi cần thay đổi điều gì trong cách hành xử và lối sống của tôi? Nếu trong hoàn cảnh của tôi, Chúa sẽ làm gì?
Kết thúc Phút Hồi Tâm, trong tâm tình cầu nguyện: Bạn tạ ơn Chúa vì thời gian trôi qua với những niềm vui, ơn lành; bạn cũng bày tỏ với Người mọi nỗi phiền muộn, chán nản đã gặp phải.
Mẫu gia đình làm Phút Hồi Tâm
Sr. Maria Hồng Quế mời gọi cộng đoàn cùng làm Phút Hồi Tâm với gia đình chị Hiền Minh, gia đình chị đã thực hiện Phút Hồi Tâm từ ngày học giáo lý hôn nhân, từ khi còn yêu nhau đến lúc lập gia đình và cho đến nay, khi con cái ngày càng lớn khôn. Xin ghi lại lời thuật của Sr. Maria về những tâm tình của các thành viên trong gia đình chị Hiền Minh trong một ngày điển hình cùng những nhận xét của Sr. về hoa trái của Phút Hồi Tâm:
Sau khi đọc 3 kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh, người mẹ nói: “Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì hai con rất ngoan: sau khi học xong biết thu xếp đồ chơi gọn gang, biết xuống bếp phụ mẹ nhặt rau, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình ta. Bữa cơm gia đình ta hôm nay ngon hẳn vì có bàn tay giúp đỡ của hai con”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người mẹ biết chấp nhận giá trị sự đóng góp của con trẻ và đứa trẻ rất vui vì được mẹ đánh giá cao, để sau đó trẻ sẽ tiếp tục làm những điều tốt.
“Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì ba đi làm về bình an, khỏe mạnh. Ba mua quà cho cả nhà. Dù mệt mỏi nhưng Ba vẫn dành thời gian chơi và dạy chúng con học bài”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người vợ, người mẹ đã biết nâng cao giá trị của người cha trong gia đình và dạy cho con biết nhìn ra ơn lành của Chúa, và cầu nguyện với Chúa trong những chuyện rất bình thường, ngay cả việc ba đi làm về một ngày bình an, chúng ta cũng phải cảm ơn Chúa vì trong cuộc sống thường nhật một ngày xảy ra biết bao nhiêu tai nạn trên đường phố. Và qua đó, cho con nhìn thấy được vai trò, giá trị sự đóng góp của người chồng, người cha trong gia đình.
“Hôm nay, hai con ở nhà có chuyện gì vui không, chúng con có thể kể cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con vui vì ông bà và các dì từ xa tới thăm cho rất nhiều đồ chơi, con chia sẻ cho bạn hàng xóm cùng chơi rất vui. Con được ra vườn nằm chơi với ông Ngoại, ông kể cho con nghe chuyện Hoàng Tử Nhỏ ngoan hiền… Hôm nay, con vui vì con đã giúp mẹ thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Cả nhà đi tắm biển rất vui, con được chơi, bắt được 2 con ốc và được ăn ngon”.
“Hôm nay, điều gì làm cho các con buồn không? các con có thể nói lên cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con buồn vì đã cãi nhau với bạn và con buồn vì bị đau bụng suốt cả ngày, con rất mệt và điều làm con buồn là con đã giành đồ chơi với em, và đã làm bể ly, con đã làm cho Chúa và ba mẹ buồn. Hôm nay, con cũng buồn vì xem TV thấy nhiều người đói khổ, và ở miền Trung đang bị lũ lụ,t nhiều bạn rất lạnh, không được đến trường”.
Chính những thổ lộ của con mà anh Lâm và chị Hiền Minh mới biết là con mình bị đau bụng vì anh chị suốt ngày phải đi làm. Khi thấy mấy đứa trẻ bị đánh động bởi hình ảnh xem được trên TV, anh chị đã hỏi: “Chúng ta làm những điều gì cho những điều chúng con vừa thấy trên TV?” Những đứa trẻ quyết định để dành tiền bỏ vào heo đất để giúp đỡ cho những người nghèo khổ.
Đến lượt anh Minh, người chồng trong gia đình thổ lộ: “Điều làm ba buồn hôm nay là ba muốn xin lỗi Chúa, xin lỗi mẹ và hai con vì ba đã không làm chủ được bản thân, trưa nay ba có to tiếng với mẹ, làm mẹ buồn và gây ra gương mù cho các con”.
Thật là khó nói điều này vì khi làm cha, làm mẹ, chúng ta rất là khó xin lỗi vợ, chồng, con của mình mặc dù biết mình sai; chúng ta tự ái trước chính những người thân yêu nhất của mình. Nhưng nhờ khiêm tốt trước mặt Chúa, anh đã có cơ hội xin lỗi vợ mình và giúp con cái yêu thương anh hơn.
“Hôm nay, ba cảm thấy bầu khí gia đình ta căng thẳng vì Sơn lề mề, không ăn uống ngay, không sửa soạn đi học ngay, phải đợi nhắc, đôi khi ba mẹ phải lên giọng mới chịu làm… vì phải chờ con mà ba đi làm trễ, bị trừ lương”.
Khi kể lại về giờ kinh hôm đó, anh Lâm tâm sự, anh rất tức giận đến nỗi muốn tát con khi con ăn chậm, nói mãi con không nghe, anh trễ giờ làm, nhưng anh đã cố nén lòng để chờ tối đến giờ kinh để góp ý cho con chứ không phải trút giận lên con. Khi uốn nắn con trước mặt Chúa, đứa trẻ chịu nghe và nhận lỗi, đứa bé đã quỳ xuống và xin lỗi ba vì con mà ba bị trễ, bị trừ lương.
Sau đó, cả nhà họ chúc bình an của Chúa cho nhau, mỗi người dâng một lời nguyện ngắn lên Chúa và cả nhà cùng hát một bài tạ ơn hoặc kính Đức Mẹ:
“Lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa những niềm vui của con trong ngày hôm nay, để con luôn giữ trong lòng những món quà quý báu này Chúa đã ban cho con. Con cũng xin dâng lên Chúa những điều buồn phiền của ngày hôm nay, và xin Chúa cho con luôn cảm nhận sự an ủi và hiện diện của Chúa bên cạnh con. Tạ ơn Chúa và cám ơn cả nhà”.
Thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng
Sau khi giới thiệu mẫu thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng, Sr. Maria Hồng Quế cùng các thành viên thường trực: Sr. Ánh Hường, em Như Mai, em Quang Thức của Tiểu ban Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tái hiện việc thực hành Phút Hồi Tâm mỗi thứ Ba hằng tuần tại văn phòng thay cho các cuộc họp giao ban hằng tuần. Đó là những phút nhìn lại những điểm đẹp, những ân huệ của mỗi người nhận được sau một tuần làm việc và nhận ra những thiếu sót đã ảnh hưởng đến công việc chung.
Đó là những chia sẻ, những cảm nghiệm hết sức chân thật, cụ thể từng công việc, từng sự việc xảy ra trong tuần. Cả Sr. Hồng Quế và 3 thành viên đều cảm nhận về niềm vui, hồng ân của cuộc tĩnh tâm vào đầu tháng 12 của toàn Tiểu ban. Sr. Hồng Quế còn vui mừng khi những người trẻ dần trưởng thành, lần đầu tiên đảm trách đêm diễn nguyện trong buổi tĩnh tâm nhưng đã thực hiện thật tốt. Đó là sự hối tiếc của Sr. Hường, em Thức khi hoàn thành tờ rơi quảng cáo chuyên đề Khóa 28 chậm trễ, góp phần làm cho buổi nói chuyện này ít khán giả. Đó là lời xin lỗi của em Như Mai về sự phàn nàn những người cùng làm việc, không hoàn thành tốt mọi công việc khi có những điều phát sinh. Cả những nỗi buồn trong cuộc sống cũng được Sr. chia sẻ như người quen thân đột ngột qua đời, bị người bạn hiểu lầm…
Sau mỗi lời chia sẻ niềm vui là câu hát ngắn để tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, sau mỗi lời nhận thiếu sót, khuyết điểm của mỗi người là lời ca xin Chúa thương xót. Và họ kết thúc bằng lời cầu xin ơn trưởng thành và soi sáng cho công việc của tuần kế tiếp.
Thực hành Phút Hồi Tâm trong giờ kinh nguyện gia đình
Gia đình anh chị Thiện Cúc cùng 3 người con, hai gái, một trai đã đến với buổi chuyên đề để thực hành Phút Hồi Tâm cho cộng đoàn thấy được không khí kinh nguyện gia đình mà anh chị và các con đã thường thực hiện hằng đêm. Tuy nhiên, anh đề nghị cả nhà mình làm Phút Hồi Tâm cho một tuần qua.
Sau khi làm dấu và hát kinh Chúa Thánh Thần, anh chị và các con đã chia sẻ những điều bình thường nhất, bình dị nhất, chân thật nhất trong cuộc sống khi thực hiện Phút Hồi Tâm. Anh đã chia sẻ niềm vui khi được gặp lại những anh chị em trong Khóa Đời sống Hôn nhân Gia đình, và được ông bà ngoại đến thăm. Anh lo lắng cho công việc trong tuần không thuận lợi có thể dẫn đến mất việc, anh cũng lo lắng cho kỳ thi sắp tới của các con. Anh cũng xin lỗi chị và các con vì có những lúc nóng giận, to tiếng với chị và các con.
Chị chia sẻ niềm vui khi cảm nhận không khí Giáng Sinh đến gần, đây đó hang đá, cây thông được trang trí nơi các khu xóm. Chị cũng thổ lộ nỗi buồn vì không may nhà bị trộm, chị cũng lo lắng cho việc học của các con, đôi khi la mắng vì các con lơ là việc học, nhưng sự la mắng đó cũng chỉ hy vọng các con ngoan ngoãn hơn. Khi anh hỏi các con có ghét mẹ khi mẹ la mắng không, cả 3 bé đều nói: có, nhưng bây giờ thì không còn ghét mẹ nữa.
Các con anh chị cũng chia sẻ nhiều niềm vui vì trong tuần có sinh nhật, dự tiệc liên hoan trong trường, có ông bà đến chơi, và cũng lo lắng không biết sắp tới có làm bài thi được không. Bé trai thì xin lỗi đã làm phiền lòng mẹ vì chọc em. Anh trấn an các con hãy tự tin vì nếu nghiêm chỉnh học bài thì sẽ làm bài thi tốt, hãy cố gắng học bài và cầu nguyện trước khi thi.
Kết thúc phần chia sẻ, các bé cầu xin Chúa cho bình an, mạnh khỏe, được học giỏi, thi tốt. Nhân dịp mùa Vọng, dọn lòng chờ Chúa đến, anh đã cầu xin cho cả nhà chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh thật sốt sắng. Chúa sẽ đến qua những hình ảnh như người ăn xin, một người bệnh tật xanh xao, khi gặp những người đó có thể mình sẽ gặp Chúa, hãy cố gắng nhận ra Chúa ở những người đó. Chị cảm tạ Chúa đã bảo vệ gia đình chị một tuần bình an, cám ơn Chúa vì gia đình có nhiều niềm vui, và qua những biến cố đã nhắc gia đình hãy sống tốt hơn, cẩn thận hơn, quan tâm hơn đến người khác. Anh chị cũng xin Chúa cho mỗi thành viên ý thức rằng Chúa vẫn luôn hiện diện trong mỗi biến cố của gia đình và xin phó thác những niềm vui, nỗi buồn trong tay Chúa để. Kết thúc buổi cầu nguyện, họ đã cùng nhau hát bài ca “Xin Vâng”.
Nhận ra yếu đuối của mình không phải là điều dễ dàng trước mặt vợ/chồng, con cái vì hạnh phúc và khổ đau luôn song hành trong đời sống thường nhật. Nhưng Tim Mừng Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người hãy thành thật với bản thân, với gia đình để các thành viên trong gia đình hiểu nhau, yêu thương nhau hơn trước sự hiện diện của Chúa. Tóm lại, Kinh Tối và Phút Hồi Tâm là một “đầu tư” lớn vào đời sống thiêng liêng cho con cái. Là phương thế giúp gia đình trở thành “Hội Thánh tại gia”.
Tạ Ân Phúc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Việt Nam La Vang
Diệp Hải Dung Australia
22:22 10/12/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Là người Việt, được diễm phúc có Mẹ
Mẹ La Vang, sao tên nghe đẹp đẽ
Mẹ thương Việt Nam, giòng giống da vàng
Mẹ xuất hiện, tăng niềm tin vững vàng
Nhờ ơn Mẹ, nhiều người đã trở lại.
(Trích thơ của Nguyễn Dzân Thương)