Ngày 09-12-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng 10/12 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:25 09/12/2023

BÀI ĐỌC 1 Is 40, 1-5. 9-11

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

Thiên Chúa phán: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm.”

Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng bang cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu. Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán.”

Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh.

Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: “Kìa Thiên Chúa các ngươi!”

Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên.

Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.

Đó là lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2 2 Pr 3, 8-14

Bài trích thư thứ hai của thánh Phê-rô tông đồ.

Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ.

Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng. Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị.

Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an.

Đó là lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG Lc 3, 4. 6

Alleluia. Alleluia.

Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Alleluia.

TIN MỪNG Mc 1, 1-8

Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô

Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa: Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng : Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.

Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.”

Đó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:33 09/12/2023

12. Nghe mệnh lệnh của Thiên Chúa thì công lao không nhỏ, nhưng vì yêu Thiên Chúa mà nghe lệnh của Người thì công lao càng lớn hơn, ban thưởng càng bội hậu.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:37 09/12/2023
23. CHỈ NHẬN RA SAU LƯNG

Đại thần Bắc Tống là Vương Văn Chính không thèm để ý đến những chuyện nhỏ. Có tên mã phu phục vụ đã đến ngày nghỉ hưu đến chào cáo biệt Vương Văn Chính, họ Vương hỏi:

- “Mày làm mã phu được mấy năm rồi?”

Trả lời:

- “Được 5 năm”.

Họ Vương thấy kỳ lạ bèn nói:

- “Tại sao ta không thấy mày?”

Mã phu cũng không biết trả lời ra sao, bèn cáo từ mà đi.

Vừa mới bước đi được mấy bước, Vương Văn Chính lớn tiếng kêu dừng lại:

- “Là mày à, mã phu của ta”.

Trả lời:

- “Đúng rồi ạ”.

Thế là Vương Văn Chính hậu thưởng cho tên mã phu.

Nguyên là từ trước đến nay Vương Văn Chính chỉ thấy sau lưng của người nuôi ngựa, mà không thấy mặt của hắn ta, cho nên khi mã phu quay lưng rời khỏi đó thì thấy sau lưng của hắn, nên mới nhận ra đó là tên mã phu của mình !

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 23:

Làm việc 5 năm trong nhà mà không biết mặt của người đầy tớ, thì không phải là chuyện nhỏ nhưng là chuyện quái dị, quái dị là vì ông chủ quá cao sang không thèm nhìn mặt người đầy tớ, quái dị là vì ông chủ là hạng người coi khinh những người đầy tớ nghèo hèn.

Có người nhận ra người quen qua cách ăn nói, có người nhận ra người quen qua hành vi cử chỉ, có người nhận ra người thân qua dáng đứng dáng ngồi của họ, vì tất cả những dáng vẻ ấy của người thân quen họ đã nhìn và “thuộc lòng” tất cả...

Người ta nhận ra tôi là người Ki-tô hữu khi tôi có thói quen làm dấu Thánh Giá trước khi ăn cơm, người ta nhận ra tôi là người Ki-tô hữu khi tôi có thói quen đi tham dự thánh lễ ngày chúa nhật, người ta cũng nhận ra tôi là môn đệ của Đức Chúa Giê-su khi tôi biết cúi xuống phục vụ tha nhân trong vui vẻ, và nhất là họ nhận ra tôi là một linh mục, tu sĩ của Đức Chúa Giê-su khi tôi có tâm hồn khiêm tốn và nhân ái với tất cả mọi người. Bởi vì người ta không nhìn sau lưng tôi để nhận ra tôi người môn đệ của Đức Chúa Ki-tô, nhưng người ta nhìn thấy hành vi cử chỉ và lòng chân thành của tôi để nhận ra tôi là người Ki-tô hữu.

Không cần phải 5 năm hay 10 năm người ta mới biết tôi là người Ki-tô hữu, nhưng chỉ cần một hành vi bác ái đầy khiêm tốn và yêu thương thì người ta sẽ nhận ra ngay, dù cho tôi có theo đạo 5 năm hay 10 năm hoặc là mới lãnh nhận bí tích Rửa Tội ngày hôm qua...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ca ngợi bài hát Giáng sinh để gây quỹ cho hòa bình ở Thánh Địa
Thanh Quảng sdb
02:11 09/12/2023
Đức Thánh Cha ca ngợi bài hát Giáng sinh để gây quỹ cho hòa bình ở Thánh Địa

Trong thông điệp gửi tới Đức Hồng Y Vincent Nichols của Địa phận Westminster, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng bài hát Giáng sinh “Hear Angels Cry” (Lặng nghe tiếng khóc của các thiên thần) mới được phát hành có thể truyền cảm hứng cho tình liên đới và cổ súy hòa bình và hòa giải tại Thánh địa đang bị chiến tranh tàn phá.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá cao với bài hát gây quỹ do một ban nhạc nước Anh và một Kitô hữu người Palestine sáng tác nhân dịp Giáng sinh của Chúa Giêsu, nhằm truyền tải thông điệp “ánh sáng hy vọng” được chiếu rọi từ Quảng trường Máng Cỏ ở Bethlehem sẽ giúp hòa giải cuộc chiến và sự tàn phá ở Thánh địa.

Tiền thu được từ bài ca “Lặng nghe tiếng khóc của các thiên thần” sẽ dành giúp đỡ các gia đình nạn nhân ở giải Gaza

“Lặng nghe tiếng khóc của các thiên thần” (Hear Angels Cry) là sự kết hợp giữa ca sĩ Youstina Safar, một cư dân Bethlehem và một sinh viên người Anh tại Đại học Bethlehem, và ban nhạc Ooberfuse có trụ sở tại London, trung tâm xuất bản và phát hành với sự hợp tác của John Handal, một nhà sản xuất đĩa nhạc ở Bethlehem.

Tất cả số tiền thu được sẽ dành giúp các gia đình bị tang thương vì cuộc chiến ở giải Gaza, đặc biệt giúp các trẻ em, những người đang phải trả giá đắt đỏ vì cuộc xung đột đang tàn phá vùng đất Palestine.

Thông điệp của Đức Thánh Cha

Trong thông điệp gửi tới Đức Hồng Y Vincent, Giáo phận Westminster, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Wales (CBCEW), Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi bài hát đã nói lên “ý nghĩa cao cả của thành phố nơi Chúa Giêsu Kitô sinh ra”.

Thông điệp được Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin thay mặt ĐTC gửi đi, khẳng định Thánh Địa là nơi cư trú của Chúa Giêsu, Vị Hoàng tử Hòa bình, và do đó, “được mời gọi trở thành nơi gặp gỡ, đối thoại và hy vọng cho mọi người”.

Một tia sáng giữa tăm tối của chiến tranh

Theo ca sĩ Youstina Safar, bài “Lặng nghe tiếng khóc của các thiên thần” (Hear Angels Cry) nhằm mục đích nhóm lên một ánh sáng giữa đêm tối của chiến tranh: “Giữa nỗi tuyệt vọng, bài hát của chúng tôi là minh chứng cho niềm hy vọng bền bỉ ở Bethlehem.”

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo Palestine và Chính quyền thành phố phía Tây Tả ngạn đã quyết định hủy bỏ tất cả các lễ hội Giáng sinh năm nay như một nghĩa cử liên đới với những anh chị em đang đau khổ ở giải Gaza và để cầu nguyện cho hòa bình ở Thánh địa.

Cô Youstina Safar nói: “Mặc dù các màn trình diễn Giáng sinh truyền thống năm nay có thể bị mờ nhạt để mặc niệm những sinh mạng đã bị chết ở Gaza, nhưng tiếng nói của chúng tôi nối kết để khẳng định rằng hy vọng sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bóng tối”.

Đức Thánh Cha cũng nói: ước gì bài hát truyền cảm hứng cho tình đoàn kết và cầu nguyện cho hòa bình ở Thánh Địa

Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng bài hát, hiện có trên Youtube, và trên các trang mạng Spotify và Apple Music, “sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người trong mùa Giáng sinh này để cầu nguyện cho sự hưng thịnh mới của tình đoàn kết huynh đệ, sự hòa giải và hòa bình ở Thánh Địa.”

Những nỗ lực gây quỹ nhằm nâng đỡ những đau khổ ở Thánh địa có thể được hỗ trợ bằng cách mua bài hát ở Amazon. Số tiền thu được sẽ được chuyển về tổ chức “Những người bạn của Thánh địa”, (Friends of the Holy Land), một tổ chức từ thiện của Anh quốc, và được đăng ký tại Palestine. Thông qua văn phòng ở Bethlehem, tổ chức này có thể nhận viện trợ khẩn cấp và cá nhân hóa cho các gia đình đang cần giúp đỡ nhất ở Gaza và Bờ Tây ngạn.

Mọi đóng góp có thể đóng góp qua trang mạng của Tổ chức Từ Thiện.
 
Các nhân đức của Israel
Vũ Văn An
17:56 09/12/2023

Faydra Shapiro, thành viên cấp cao của Dự án Philos và điều khiển Trung tâm Quan hệ Do Thái-Kitô giáo Israel, trên tạp chí First Things, ngày 12/07/23, nhận định rằng: Vào ngày 6 tháng 10, Israel là một quốc gia bị chia rẽ. Các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn đã làm rung chuyển đất nước trong nhiều tháng. Hàng trăm quân nhân dự bị đã từ chối phục vụ. Gia đình và tình bạn bắt đầu rạn nứt do niềm tin khác nhau. Cơ cấu xã hội của chúng tôi dường như đang bị tháo gỡ.



Vào ngày 7 tháng 10, tất cả đã thay đổi. Đêm hôm đó, ngay khi ngày lễ kết thúc, chúng tôi nhảy lên xe hơi và bắt đầu đưa binh lính về căn cứ của họ, đón họ từ nhà, bến xe buýt và điểm đón.

Hàng trăm ngàn quân nhân dự bị đã được triệu tập trở lại nghĩa vụ quân sự. Khoảng 150,000 người đã được sơ tán theo lệnh của chính phủ khỏi biên giới phía nam và phía bắc. Số lượng người di dời tự nguyện—những người đã chọn rời khỏi các thành phố đang bị đe dọa tên lửa hàng ngày nhưng không rời khỏi ngay gần biên giới—cũng rất đáng kể. Các căn hộ trống rỗng. Những chiếc ô tô bị bỏ rơi nằm dọc hai bên đường cao tốc. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị đóng cửa. Trong vài tuần qua, khoảng 50,000 người Israel đã mất việc hoặc phải nghỉ phép không lương do ảnh hưởng của chiến tranh.

Công chúng Israel ít tin tưởng vào chính phủ, định chế có nhiệm vụ bảo vệ công dân của mình. Với những rạn nứt trong xã hội Israel, người ta có thể mong đợi sẽ thấy những dấu hiệu tan vỡ xã hội: cướp bóc, đột nhập, bạo lực trên đường phố. Nhưng không có điều nào trong số đó đã xảy ra.

Thay vào đó, hàng triệu người Israel đang đóng gói bánh mì, giao thiết bị, quyên tiền, cho thuê xe, mở trường học đặc biệt cho người sơ tán, dọn dẹp hầm trú ẩn tên lửa, thu hoạch cà chua, v.v., tất cả đều trên cơ sở cộng đồng, tình nguyện, cấp cơ sở. Không việc nào trong số này được tổ chức bởi nhà nước. Đây là việc làm của cá nhân công dân. Trẻ và già, cực kỳ Chính thống và thế tục, giới tinh hoa chuyên nghiệp của Ashkenazi và những người Mizrahim, người Ả Rập và người Do Thái bị tước quyền công dân trong lịch sử — mọi người đều đang làm điều gì đó.

Một nghiên cứu gần đây do Viện Nghiên cứu Xã hội Dân sự và Từ thiện tại Đại học Do Thái công bố cho thấy trong vòng hai tuần, gần 50% công dân Israel đã tình nguyện bằng cách này hay cách khác. Con số đó bao gồm tỷ lệ tình nguyện viên là 29% trong số các công dân Ả Rập.

Phản ứng của Israel gợi nhớ đến phản ứng dân sự của Mỹ trong các cuộc chiến tranh thế giới. Các sáng kiến như thu gom phế liệu và vườn chiến thắng đã giúp ích cho nỗ lực chiến tranh. Tuy nhiên, nước Mỹ đã thay đổi. Trong các cuộc biểu tình BLM [mạng sống da đen đáng kể], ít nhất 30 bang đã triển khai hơn 43,000 lính Vệ binh Quốc gia vào đầu tháng 6 để duy trì luật pháp và trật tự. Hơn 200 thành phố cần phải áp đặt lệnh giới nghiêm và khoảng 14,000 vụ bắt giữ đã được thực hiện. Các vụ phá hoại, cướp bóc và đốt phá diễn ra trong hai tuần đã gây thiệt hại ít nhất một tỷ đô la.

Làm thế nào mà Israel không rơi vào tình trạng hỗn loạn tương tự? Trong cuốn sách mới The Genius of Israel [thiên tài Israel], Dan Senor và Saul Singer đưa ra câu trả lời: Bất chấp các mối đe dọa an ninh, thách thức kinh tế và tranh chấp nội bộ của Israel, người Israel nhìn chung hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và hài lòng hơn với cuộc sống so với công dân của các nước OECD [phương tây phát triển] khác. Người trẻ có nhiều cơ hội đảm nhận các vị trí lãnh đạo sớm hơn và có nhiều khả năng kết hôn hơn; hầu hết sống trong các cộng đồng đa thế hệ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có một ý thức chung về lịch sử và mục đích quốc gia. Thiên tài Israel được viết trước ngày 7 tháng 10, nhưng nhận xét của các tác giả vẫn đứng vững.

Nhiều năm trước, tôi đã đưa ra một quyết định cấp tiến. Tôi từ bỏ vị trí giáo sư đại học êm ái ở Canada và chuyển gia đình trẻ của chúng tôi đến Israel. Mọi người đều bị sốc. Suy cho cùng, chúng tôi sở hữu một ngôi nhà, có một cộng đồng Do Thái thoải mái, và tôi dạy học và viết sách để kiếm sống với công việc ổn định và mức lương cao.

Có những ngày, Israel giống như Đan Mạch. Những ngày khác, nó có cảm giác giống Nigeria hơn. Xe buýt có thể chạy ngang qua bạn ở điểm dừng nếu chúng đến; các ngân hàng và dịch vụ công cộng đóng cửa vào những giờ bất thường vào những ngày ngẫu nhiên trong tuần; mọi người lái xe thất thường. Không có nhiều ranh giới hoặc quyền riêng tư. (Tôi vẫn đang mang trong mình một số cân nặng sau khi sinh con thì một người phụ nữ mà tôi hầu như không biết đã chúc mừng tôi có thai và sau đó, sau khi được đính chính, đã không ngần ngại hỏi tôi tại sao tôi vẫn chưa có thai lại.)

Tôi chắc chắn chưa bao giờ mong đợi sẽ nuôi dạy con mình ở vùng đang có chiến sự. Tuy nhiên tôi tin rằng chúng ta sống ở đây một cuộc sống có ý nghĩa hơn so với ở Bắc Mỹ. Sự thoải mái của một xã hội lái xe [qua tiệm ăn] suốt 24 giờ và sự thoải mái với mức lương cao hơn và hàng tiêu dùng rẻ hơn sẽ không bao giờ đủ để ngăn chặn tình trạng bất ổn hiện hữu của phương Tây.

Những đứa con lớn của tôi khác với những người anh em họ Bắc Mỹ của chúng. Con gái 20 tuổi của tôi sắp sinh đứa cháu đầu lòng sau khi làm tình nguyện viên ở bệnh viện được một năm. Cô con gái không Chính thống của tôi và bạn trai của cô ấy dành phần lớn những ngày nghỉ lễ quý giá từ quân đội về nhà cùng với gia đình của họ - bao gồm cả ông bà - mà không cần suy nghĩ kỹ. Con trai 23 tuổi của tôi dự định kết hôn với người yêu trong năm nay, thậm chí trước cả khi bắt đầu học ban cử nhân, chỉ đến sau thời gian học ở chủng viện Chính thống Do thái giáo [yeshiva] và nghĩa vụ chiến đấu. Trẻ em Israel lớn lên với ý thức thuộc về, ý thức về nghĩa vụ. Họ là những người bảo vệ cộng đồng của chúng tôi và kiểm soát biên giới của chúng tôi. Họ đang định hình diễn ngôn quốc gia và nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo. Họ biết rằng họ được cần đến, rằng cuộc sống và những lựa chọn của họ rất quan trọng và họ không đơn độc.

Một bài bình luận của người Do Thái ở thế kỷ thứ năm về sách Lêvi đưa ra một câu chuyện đơn giản nhưng gợi hình được cho là của Rabbi Shimon bar Yohai. Nó minh họa mối quan hệ giữa tội lỗi cá nhân và dân tộc Israel: “Một người đàn ông trên thuyền bắt đầu khoan một lỗ dưới ghế ngồi. Những hành khách đồng hành của anh phản đối. ‘Anh quan tâm đến vấn đề gì?’ anh trả lời. ‘Tôi đang khoét một lỗ dưới ghế của tôi, không phải của bạn.’ Họ trả lời: ‘Đúng vậy, nhưng khi nước tràn vào, nó sẽ làm chìm cả chiếc thuyền và tất cả chúng ta sẽ chết đuối.’”

Ở Israel, chúng tôi biết rằng quyền lực thực sự không nằm ở cá nhân hay chính phủ mà ở đâu đó ở giữa. Nó cư trú trong gia đình, cộng đồng, khu phố. Đây là những không gian cho phép chúng ta sống đích thực và cá nhân, nhưng không cô đơn. Tích cực và xây dựng khi đối mặt với nguy hiểm. Và để tự do không đồng ý và chỉ trích mà không làm chìm con thuyền mà tất cả chúng tôi đều cùng đang ở trong với nhau.
 
Mỹ phủ quyết nghị quyết của LHQ về lệnh ngừng bắn ở giải Gaza
Thanh Quảng sdb
23:25 09/12/2023
Mỹ phủ quyết nghị quyết của LHQ về lệnh ngừng bắn ở giải Gaza

Xe tăng Israel đang tiến về trung tâm Khan Younis khi giao tranh ác liệt đang tiếp diễn ở phía nam giải Gaza.

(Tin Vatican - Nathan Morley)

Chiến dịch phản quân của Israel vẫn đang diễn tiến mãnh liệt...

Trong vài giờ qua, đã có giao tranh ở vùng Khan Younis. Được biết đa số dân chúng đã chạy trốn đến các khu vực ven biển hoặc xa hơn nữa về phía nam tới Rafah, không xa biên giới Ai Cập.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cáo buộc Mỹ đồng lõa với tội ác chiến tranh sau khi nước này phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện ở giải Gaza.

Vương quốc Anh đã bỏ phiếu trắng.

Trước cuộc bỏ phiếu do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vận động, ông chủ tịch Liên hợp quốc António Guterres cho biết người dân Gaza đang trên bờ “vực thẳm”.

Trong một số cuộc công kích vào thứ Bảy, lực lượng không quân Israel đã tấn công các mục tiêu Hezbollah ở Lebanon.

Đã 9 tuần trôi qua kể từ khi Hamas tấn công miền nam Israel – gây thiệt mạng 1,200 người và bắt 240 người làm con tin, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Kể từ đó, Hamas cho biết Israel đã gây thiệt hại mạng sống của hơn 17,400 người qua chiến dịch trả đũa...
 
Văn Hóa
Bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời
Nguyễn Đức Cung
15:36 09/12/2023
Bài thánh ca 'Nửa đêm mừng Chúa ra đời'

http://vietcatholic.com/Media/MidnightJesusBirth.pdf
 
Church Documents
Thủy News 10 Dec 2023
VietCatholic Media
23:27 09/12/2023
1. Chỉ huy Nga khẳng định rằng Ukraine chỉ là 'điểm khởi đầu' trong cuộc chiến rộng lớn hơn nhiều

Theo tin tưởng chung của nhiều người chúng ta, Bí mật thứ ba của Fatima, trong đó Đức Mẹ cảnh báo rằng nước Nga sẽ gieo rắc lầm lạc và chiến tranh, đề cập đến thời kỳ cộng sản. Tuy nhiên, Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Giáo Nga, cho rằng không phải như thế.

Chủ nghĩa cộng sản phát sinh từ Đức chứ không phải là Nga, Hơn thế nữa, dù Nga là nước tiên phong trong khối cộng sản, nó không phải là nước duy nhất truyền bá chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đều là những nước truyền bá chủ nghĩa cộng sản.

“Khái niệm cho rằng, trào lưu Satan đang thống trị thế giới, kể cả Vatican, và phải chiến đấu bằng quân sự để bảo vệ nước Nga và thế giới Nga, mới là một lầm lạc đặc thù của Nga,” vị linh mục nói.

Cha Ioann Koval hiện đang coi sóc một giáo xứ Chính Thống Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Thượng Phụ Kirill huyền chức vì chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin, cho rằng Bí mật thứ ba của Fatima đề cập đến chính thời kỳ chúng ta đang sống, trong đó những lầm lạc đang được gieo rắc bởi chính Thượng Phụ Kirill và hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Nga, những người ủng hộ cho một cuộc chiến kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người Nga, chưa kể những người Ukraine.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Is 'Starting Point' in War Against 'Satanism': Russian Commander”, nghĩa là “Chỉ huy Nga cho rằng Ukraine là 'điểm khởi đầu' trong cuộc chiến chống lại Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Chỉ huy Nga Apti Alaudinov gần đây đã nói với người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov rằng Ukraine là “điểm khởi đầu” trong cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa Satan”.

Solovyov là một nhà tuyên truyền người Nga, người dẫn chương trình truyền hình có tên gọi “Buổi tối với Vladimir Solovyov”, và là người ủng hộ trung thành cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin, gọi đây là một “hoạt động chính đáng”.

Trong một đoạn clip về chương trình của Solovyov được nhà báo Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russian Media Monitor đăng lên X, trước đây là Twitter, vào hôm thứ Bảy, Alaudinov chia sẻ quan điểm của mình về việc Nga sẽ thấy cuộc chiến sẽ diễn ra ở đâu.

Khi Solovyov hỏi về tình trạng chiến tranh, gần hai năm sau khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu vào tháng 2 năm 2022, Alaudinov nói: “Cuộc chiến mà chúng ta hiện đang tiến hành ở Ukraine trên thực tế, đối với Nga, đây là một cuộc thánh chiến và không có gì khác”.

Alaudinov giải thích rằng Nga không tấn công Ukraine để giành đất đai của mình mà thay vào đó, “chúng ta đang bảo vệ lợi ích của người dân chúng ta về mặt tâm linh, đạo đức, giá trị thiêng liêng, giá trị nhân văn phổ quát”.

Chỉ huy Nga nói thêm: “Ở đó, chúng ta trở thành vùng đệm chống lại trào lưu Satan đang ngày càng tiến gần đến biên giới của chúng ta. Về cơ bản, nó hoàn toàn bao vây nước Nga. Trào lưu Satan này sẽ phá hủy đất nước chúng ta, tiêu diệt nó và chia nhỏ nó thành nhiều phần nhỏ. Cuộc chiến này sẽ là điểm khởi đầu.”

“Những gì chúng ta đang thấy hôm nay là sự khởi đầu. Tất nhiên, chiến dịch quân sự đặc biệt này sẽ kết thúc, nhưng đừng nghĩ sau đó họ sẽ để chúng ta sống yên bình. Chúng ta không thể thư giãn được!” Alaudinov nói. “Chúng ta còn một con đường rất dài để đến được chiến thắng khi chúng ta sẽ là quốc gia số một! Chúng ta đã làm được điều đó nhưng chúng tôi phải chứng minh điều đó với thế giới.”

Trong vài tuần qua, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào Avdiivka, một thị trấn ở vùng Donetsk phía đông Ukraine mà Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố là lãnh thổ của mình. Nó diễn ra sau một cuộc phản công lớn của Ukraine trong mùa hè và mùa thu. Kyiv đã giành lại được một số lãnh thổ, nhưng đã thất bại trong mục tiêu lớn hơn là tiến tới Hắc Hải, cắt đứt cây cầu đất liền của Nga với Crimea, khu vực mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014.

Ý tưởng cho rằng Nga có mục đích ngăn chặn sự lây lan của trào lưu Satan ở Ukraine không phải là một khái niệm mới. Vào tháng 10 năm 2022, Aleksey Pavlov, trợ lý thư ký hội đồng an ninh Liên bang Nga, đã kêu gọi “phi satan hóa” Ukraine, nói rằng có “hàng trăm giáo phái” ở quốc gia mà công dân đã từ bỏ các giá trị Chính thống giáo.

Vào thời điểm đó, Pavlov cho biết: “Tôi tin rằng, với việc tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt, việc thực hiện việc phi satan hóa Ukraine ngày càng trở nên cấp bách hơn”. “Sử dụng thao túng internet và công nghệ tâm lý, chế độ mới đã biến Ukraine từ một quốc gia có chủ quyền thành một quốc gia độc tài quá khích.”

Tháng trước, có thông tin tiết lộ rằng một người đàn ông Nga, Nikolai Ogolobyak, người bị kết án 20 năm tù vì giết 4 thiếu niên trong một nghi lễ với giáo phái Satan của mình, đã được Putin ân xá sau khi phục vụ trong quân đội Nga.

Cha của Ogolobyak nói với hãng truyền thông Nga 76.RU rằng Ogolobyak đã phục vụ trong sáu tháng với đơn vị “Storm Z”, đơn vị mà Nga đã sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công địa phương trên tiền tuyến ở Ukraine.

Theo cha anh, Ogolobyak trở về nhà vào ngày 2 tháng 11 và đang sống với mẹ ở quận Dzerzhinsky của Yaroslavl.

2. Xin chúc mừng Quân đội Nga: Các bạn đã phát minh ra xe tải tự nổ.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Congratulations, Russian Army: You’ve Invented A Self-Exploding Truck.”, nghĩa là “Xin chúc mừng Quân đội Nga: Các bạn đã phát minh ra xe tải tự nổ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Rõ ràng là một số binh sĩ Nga không biết bộ giáp của xe cộ hoạt động như thế nào.

Những bức ảnh được lan truyền trên mạng gần đây cho thấy xe tải Gaz-66 của Nga được mặc nhiều khối bộ giáp phản ứng nổ.

Bộ giáp sẽ không bảo vệ được xe tải. Quả thực, nó gần như chắc chắn sẽ góp phần phá hủy các xe tải khi lực lượng Ukraine tấn công chúng.

Đó là bởi vì bộ giáp phản ứng nổ, gọi tắt là ERA, hoạt động bằng cách phát nổ. Khi một viên đạn tới tấn công khối ERA, nó sẽ kích hoạt các lớp thuốc nổ bên trong khối. Chúng phát nổ ra bên ngoài, làm chệch hướng của viên đạn đang lao tới.

Mặc dù bộ giáp phản ứng không có tác dụng chống lại tất cả các loại đạn, nhưng nó có thể tăng gấp đôi khả năng bảo vệ của xe trước một số loại đạn nhất định. Đó là lý do tại sao quân đội Nga và Ukraine đều bổ sung bộ giáp phản ứng nổ cho nhiều phương tiện của họ.

Nhưng hãy lưu ý những loại phương tiện nào mà người Nga và Ukraine thường không thêm ERA vào. Xe Jeep, xe tải, pháo di động và xe phòng không, đó là chỉ mới kể tên một vài loại.

Có lý do chính đáng cho việc này. Tất cả những chiếc xe này đều có vỏ kim loại mỏng. Và điều đó khiến ERA trở nên không thực tế, thậm chí phản tác dụng.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ giải thích trong một báo cáo năm 2012: “Cần có mức độ vừa phải của lớp giáp cơ bản trên một phương tiện để tồn tại được sau các vụ nổ của bộ giáp phản ứng nổ”. “Do đó, bộ giáp phản ứng nổ không thể được bổ sung cho tất cả các phương tiện, chẳng hạn như xe tải.”

Dán ERA lên một chiếc xe tải thì chính bộ giáp đó thực sự có thể phá hủy chiếc xe tải khi nó nổ tung, trước một đợt tấn công của đối phương.

Rõ ràng là đội lái xe tải Gaz của Nga đánh giá thấp rủi ro cơ bản. Họ đã thêm các tấm kim loại mỏng bên dưới ERA, dường như hy vọng các tấm này sẽ bảo vệ xe tải khỏi khả năng bị chính các ERA này tàn phá.

Nhưng những tấm này có thể không đủ dày hoặc không có phẩm chất luyện kim phù hợp để thực hiện công việc. Nhóm Tình báo Xung đột độc lập lưu ý: “Những chiếc xe tải này thiếu lớp giáp cơ bản của chính nó, khiến việc lắp đặt bộ giáp phản ứng nổ trên chúng trở nên nguy hiểm và không hiệu quả”. “Mặc dù có thể nhìn thấy những tấm giáp mỏng nhỏ bên dưới khối ERA trong ảnh, nhưng điều này không làm thay đổi kết luận của chúng tôi.”

Người Ukraine hầu như không cần phải tốn đạn để hạ gục những chiếc xe tải này. Chỉ cần bắn một viên đạn nhỏ để kích hoạt một trong những bộ giáp phản ứng nổ của chúng. Vào thời điểm đó, các bộ giáp có thể sẽ giúp đỡ người Ukraine... và cho nổ tung xe của người Nga.

3. Bức ảnh chiếc xe tăng Challenger 2 của Ukraine cô đơn trong tuyết nói lên nhiều điều

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “A Lonely Ukrainian Challenger 2 Tank In The Snow: A Symbol Of Disappointment... And Hope”, nghĩa là “Xe tăng Challenger 2 của Ukraine cô đơn trong tuyết: Biểu tượng của sự thất vọng... và hy vọng.”Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một bức ảnh đầy tâm trạng về chiếc xe tăng Challenger 2 của Ukraine cô đơn, nép mình trong tuyết dường như ở Robotyne, tỉnh Zaporizhzhia phía nam Ukraine, là một bức chân dung của sự thất vọng—và hy vọng.

Nếu cuộc phản công được mong đợi từ lâu vào năm 2023 của Ukraine đã đạt được tất cả các mục tiêu, thì chiếc xe tăng đó đã không có mặt ở Robotyne khi tuyết rơi gần đây. Lẽ ra nó phải ở Melitopol, cách 40 dặm về phía nam.

Nhưng việc chiếc Challenger 2 được chụp ảnh là lời nhắc nhở rằng quân đội Ukraine vẫn có hầu hết các thiết bị mới hơn do phương Tây sản xuất. Và nếu người Ukraine có thể định hình lại chiến trường, họ có thể thử tấn công Melitopol một lần nữa.

Tất nhiên là sẽ không dễ dàng. Trên thực tế, lần thứ hai có thể còn khó khăn hơn.

Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine đã tấn công phía nam Mala Tokmachka vào ngày 8 tháng 6, mở đầu nỗ lực phản công chính của Kyiv, mục tiêu là giải phóng Robotyne, cách đó 5 dặm về phía nam, trong vòng 24 giờ.

Nhưng thay vào đó, phải mất 10 tuần – và vì một lý do chính: các bãi mìn của Nga giữa Mala Tokmachka và Robotyne dày đặc hơn lực lượng Ukraine dự đoán. Dày đặc hơn nhiều. Lữ đoàn 47 đã mất hàng chục phương tiện và có thể hàng trăm người trong cuộc tấn công thảm khốc đầu tiên.

Kế hoạch này, như được trình bày chi tiết trong một báo cáo mới đầy đủ từ The Washington Post, là để Robotyne làm bàn đạp cho quân Ukraine tấn công vào Melitopol bị tạm chiếm.

Thay vào đó, quân đoàn phản công của Ukraine đã dừng lại ở Robotyne, ngay sau khi chọc thủng lớp ngoài cùng của tuyến chiến hào chính của Nga xuyên qua thị trấn đó và vùng lân cận Verbove.

Lữ đoàn 47 bị cầm chân và đối tác của nó, Lữ đoàn 33, dẫn đầu cuộc tấn công bằng xe tăng Leopard 2 của họ cho đến khi Lữ Đoàn Dù số 82 được triển khai vào tháng 8, giải vây cho lữ đoàn 47 để những người lính mệt mỏi của họ có thể nghỉ ngơi và sửa chữa phương tiện của họ.

Lữ đoàn 82 là đơn vị chính, thậm chí là duy nhất, được sử dụng, một số phương tiện chiến đấu tốt nhất do nước ngoài tài trợ cho Ukraine, bao gồm xe chiến đấu bánh lốp Stryker do Mỹ sản xuất, xe chiến đấu bánh xích Marder từ Đức và tất cả 14 chiếc Challenger 2 do Vương quốc Anh cung cấp.

Nhưng những phương tiện đó, dù phức tạp hơn những phương tiện của Liên Xô cũ mà hầu hết các lữ đoàn Ukraine vẫn sử dụng, vẫn dễ bị trúng mìn. Vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, một trong những chiếc Challenger 2 nặng 69 tấn, chở bốn người đã trúng phải một quả mìn bên ngoài Robotyne.

Bị bất động, nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho một hỏa tiễn chống tăng của Nga khiến nó bốc cháy và dường như đã đốt cháy các viên đạn 120 ly trong tháp pháo. Phi hành đoàn được cho là đã trốn thoát trước khi chiếc xe cháy rụi.

Chiếc Challenger 2 cháy đen, tan nát đó cũng có thể đã báo hiệu sự kết thúc của cuộc phản công của Ukraine - và sự đóng băng của chiến tuyến. Robotyne được cho là mục tiêu đầu tiên của cuộc phản công. Thay vào đó, nó là mục tiêu cuối cùng.

Ngay sau khi Lữ đoàn 47 rời tiền tuyến - tạm thời, vì nó nhanh chóng lao đến phòng thủ Avdiivka, ở phía đông - quân đoàn phản công, bao gồm cả Lữ đoàn 82 mới được triển khai, đã tạm dừng cuộc tấn công chính.

Người Nga đang tiến dần về phía Avdiivka, với cái giá thảm khốc về con người và trang thiết bị. Trong khi đó, thủy quân lục chiến Ukraine đã vượt sông Dnipro ở Kherson và thiết lập một đầu cầu đầy hứa hẹn ở tả ngạn sông.

Nhưng ở mọi nơi khác, nơi giao tranh vẫn tiếp diễn, cả hai đội quân đều không đạt được tiến bộ đáng kể. Thay vào đó, cả hai bên đang đào sâu, thăm dò, trao đổi pháo binh và máy bay không người lái cảm tử, huy động lực lượng mới, trang bị thiết bị mới và, nếu họ thông minh, hãy suy ngẫm về một năm chiến tranh vừa qua.

Đối với người Ukraine, bài học chính phải rõ ràng: các công sự của Nga – chủ yếu là mìn – là trở ngại lớn hơn nhiều cho việc tiến quân nhanh chóng hơn bất kỳ ai đã dự đoán.

Tin xấu đối với Kyiv là quân đội của họ vẫn chưa giải phóng được Melitopol. Tin vui là các lữ đoàn Ukraine đã dừng lại rất gần Melitopol trong khi vẫn sở hữu hầu hết các Stryker, Marders, Leopard 2 và Challenger 2. Chiếc Challenger 2 nổ tung bên ngoài Robotyne là Challenger 2 duy nhất mà chúng tôi biết chắc chắn về người Ukraine đã mất.

Tất cả những thiết bị đó có thể hỗ trợ các cuộc tấn công trong tương lai.

Nhưng khi người Ukraine tấn công lần nữa, họ có thể sẽ phải đối mặt với hàng phòng ngự thậm chí còn cứng rắn hơn lần đầu tiên. Người Nga biết bãi mìn của họ có tác dụng. Họ có thời gian để gài thêm nhiều quả mìn hơn nữa trước khi mặt đất bắt đầu đóng băng.

Vì vậy, cần phải thay đổi điều gì đó để Ukraine có cơ hội thành công lớn hơn trong cuộc phản công thứ hai. Cần phải giảm thiểu mối nguy hiểm sâu sắc mà mìn gây ra cho các lữ đoàn đang tiến lên.

4. Nga thành lập Sư đoàn Dù thứ năm Nó chưa sẵn sàng cho ngày tận thế của máy bay không người lái và pháo binh

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia Formed A Fifth Airborne Division. It Wasn’t Ready For The Drone and Artillery Apocalypse.”, nghĩa là “Nga thành lập Sư đoàn Dù thứ năm. Sư đoàn vẫn chưa sẵn sàng cho ngày tận thế gây ra bởi máy bay không người lái và pháo binh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trước khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine 22 tháng trước, lực lượng Dù tinh nhuệ của Điện Cẩm Linh có 4 sư đoàn cộng với một số lữ đoàn riêng biệt: tổng cộng có khoảng 40.000 lính dù.

Nhưng rất nhiều binh sĩ trong số này đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine đến mức vào tháng 8, Điện Cẩm Linh tuyên bố sẽ thành lập một sư đoàn Dù mới, là sư đoàn 104, bằng cách mở rộng và tái vũ trang cho một lữ đoàn hiện có.

Về lý thuyết, lính dù Nga được huấn luyện nhiều hơn trong quân đội chính quy. Trên thực tế, Sư đoàn 104 đã tổ chức quá nhanh để có thể huấn luyện đáng kể. Bây giờ sư đoàn mới đang chiến đấu ở tả ngạn sông Dnipro—và đang gặp khó khăn.

Hai tháng trước, thủy quân lục chiến Ukraine đã di chuyển qua Dnipro và dưới sự yểm trợ của pháo binh, máy bay không người lái và gây nhiễu sóng vô tuyến, đã bảo vệ được đầu cầu tại khu định cư Krynky ở bờ trái do Nga nắm giữ.

Đó là một mặt trận mới trong cuộc chiến—mặt trận mà người Ukraine hy vọng khai thác để đẩy quân xâm lược của Nga ra khỏi miền nam Ukraine.

Thủy quân lục chiến Nga, được tăng cường bởi một trung đoàn cơ giới, đã không thể đánh bật được thủy quân lục chiến Ukraine. Vì vậy, sau một số đợt huấn luyện ngắn gọn vào tháng 9 và tháng 10, Sư đoàn 104 mới của lực lượng dù đã đến miền nam Ukraine - và dẫn đầu.

“Vụ đặt cược chính sẽ thuộc về chúng tôi và thủy quân lục chiến,” một binh sĩ Sư đoàn 104 viết trong một bức thư lan truyền trên mạng xã hội.

Đó không phải là một vụ cá cược an toàn. Có vẻ như cuộc tấn công ban đầu của Sư đoàn 104 hoặc đơn vị Dù lân cận đã kết thúc thất bại khi lực lượng Ukraine tấn công một số phương tiện chiến đấu BMD của quân xâm lược.

Rõ ràng là hiện nay Ukraine đã tập trung các máy bay không người lái, pháo binh, phòng không tốt nhất và các lực lượng hỗ trợ khác trong và xung quanh Krynky, mặc dù điều này đòi hỏi quân đội ở các khu vực khác - đặc biệt là Avdiivka và Bakhmut - phải giữ vị trí của họ với ít sự hỗ trợ hơn.

Người lính viết: “Điều đầu tiên khiến bạn chú ý là hoạt động của pháo binh ở cả hai bên, và khách quan mà nói, Đức Quốc xã đang làm tốt hơn nhiều”.

Tuyên truyền của Nga mô tả người Ukraine là “Đức Quốc xã” mặc dù Ukraine là một nước dân chủ và Nga là một nhà nước độc tài có lực lượng thường xuyên gây ra tội ác chiến tranh đối với dân thường ở những vùng lãnh thổ mà họ xâm lược.

Người lính viết: Xung quanh Krynky, pháo binh Ukraine bắn thường xuyên hơn và chính xác hơn pháo binh Nga. Đạn chùm của Ukraine đặc biệt nguy hiểm khi chúng trút mưa xuống “nơi quân đội của chúng tôi thỉnh thoảng hành quân”.

Máy bay không người lái mang theo chất nổ của Ukraine có mặt ở mọi nơi, mọi lúc. Người lính viết: “Máy bay không người lái Kamikaze tạo ra bán kính hủy diệt rất lớn. Mặc dù có thể chiến đấu chống lại đám máy bay không người lái nhưng việc cứu người bị thương sẽ khó khăn hơn nhiều. Người lính nhớ lại một người Nga bị thương nằm trên chiến trường hai ngày để chờ giải cứu.

Người lính này khẳng định lợi thế của Ukraine về pháo binh và máy bay không người lái không phải là vấn đề duy nhất. Anh ta cũng than phiền về sự thiếu lãnh đạo và phối hợp trong các lực lượng Nga xung quanh Krynky. “Bộ chỉ huy cao cấp không tìm được tiếng nói chung với một số đơn vị, điều này rất kỳ lạ”.

Nhưng nó không có gì lạ. Không một sư đoàn nào có thể mong đợi hoàn toàn sẵn sàng tham gia trận chiến lớn với một đối phương giàu kinh nghiệm chỉ sau vài tháng huấn luyện.

5. Nga cho rằng Israel làm ngập lụt địa đạo ở Gaza là 'Tội ác chiến tranh'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Warns Israel Over Flooding Tunnels in Gaza: 'War Crime'“, nghĩa là “Nga cảnh báo Israel về việc làm ngập lụt địa đạo ở Gaza: Đó là 'Tội ác chiến tranh'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga đã phản ứng trước những tuyên bố rằng Israel đang xem xét việc làm ngập các đường hầm ở Dải Gaza mà nước này coi là một phần của mạng lưới Hamas, đồng thời nói rằng động thái như vậy sẽ là một tội ác chiến tranh.

Hôm thứ Sáu, Mỹ đã phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức trong cuộc chiến đang nổ ra giữa Israel và Hamas ở Gaza, kể từ khi phiến quân Palestine phát động cuộc tấn công vào miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10.

Nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đưa ra và nhận được sự ủng hộ của 13 thành viên khác. Anh đã bỏ phiếu trắng. Nó diễn ra sau lời cảnh báo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres tới hội đồng gồm 15 thành viên về mối đe dọa toàn cầu từ cuộc chiến ở Trung Đông.

Dmitry Polyanskiy, đại biện Nga tại Liên Hiệp Quốc, cho biết Mạc Tư Khoa vô cùng thất vọng vì Hội đồng Bảo an đã không đưa ra quyết định mang tính ràng buộc mà chỉ kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực.

Tuyên bố của Mạc Tư Khoa cũng lưu ý một báo cáo trong tuần này rằng Lực lượng Phòng vệ Israel đã lắp ráp một hệ thống máy bơm lớn. Theo các quan chức Mỹ được The Wall Street Journal trích dẫn, những thứ này có thể làm ngập mạng lưới đường hầm rộng lớn của Hamas dưới dải Gaza bằng nước biển. Tờ báo cho biết mỗi máy trong số ít nhất 5 máy bơm có thể lấy nước từ Biển Địa Trung Hải và mặc dù chiến thuật này có thể đẩy các chiến binh Hamas ra khỏi nơi ẩn náu dưới lòng đất của họ nhưng nó cũng có thể đe dọa nguồn cung cấp nước của dải đất.

Nga cho biết các báo cáo về đề xuất làm ngập đường hầm là gây sốc và cảnh báo “nếu thực hiện, đây sẽ là tội ác chiến tranh”.

“Lũ lụt như vậy có thể được coi là tương tự như lệnh 'không tha cho họ', nhưng nó không chỉ nói về điều đó và không chỉ về những thường dân có thể ở trong những đường hầm đó”, tuyên bố viết. “Tất nhiên, rất có thể sẽ có dân thường, vì họ sẽ đi đâu sau vụ đánh bom bừa bãi vào Gaza xảy ra.” Khi được liên hệ để yêu cầu phản hồi, IDF nói với Newsweek rằng họ “không có bình luận” về tuyên bố của Nga.

Trong hai tháng qua, Nga đã nhiều lần lên án các hành động của Israel ở Gaza, trong đó Vladimir Putin ban đầu đổ lỗi cho các cuộc tấn công của Hamas ở Israel là một “ví dụ rõ ràng về chính sách thất bại ở Trung Đông của Hoa Kỳ”.

Các nhà phân tích cho rằng Mạc Tư Khoa đang lợi dụng tình hình hỗn loạn để làm giảm bớt những chú ý chặt chẽ vào cuộc xâm lược toàn diện của Putin ở Ukraine. Cuộc xung đột ở Gaza cũng làm suy yếu lời kêu gọi cung cấp vũ khí của Kyiv khi Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự và tinh thần cho Israel.

Trong khi Nga chỉ trích cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc, với tư cách là thành viên thường trực, Mạc Tư Khoa cũng phủ quyết các nghị quyết lên án các khía cạnh của cuộc xâm lược Ukraine, một trong số đó là tuyên bố rằng họ đã sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

Tuần trước, đã có lệnh ngừng bắn, trong đó các con tin bị bắt từ Israel được trao đổi với các tù nhân Palestine và viện trợ được đưa vào dải đất này. Tuy nhiên, qua đêm thứ Sáu, chiến đấu cơ của Israel vẫn tiếp tục ném bom, hãng tin AP đưa tin, đồng thời cho biết thêm rằng số người chết ở Dải Gaza đã vượt quá 17.400.

Trước cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu, Ủy ban Cấp cứu Quốc tế đã cảnh báo về tình hình nhân đạo thảm khốc ở Gaza, mô tả việc cung cấp viện trợ gần như không thể và một số dịch vụ y tế còn lại đã hoàn toàn bị quá tải.

Trong bình luận gửi qua email cho Newsweek, Ủy ban Cấp cứu Quốc tế cho biết: “Từ quan điểm nhân đạo, ngừng chiến đấu là cách duy nhất để giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân ở Gaza, cả về viện trợ và bảo vệ”. Thực phẩm và nước uống “khan hiếm và ngày càng giảm” và “nhu cầu đang tăng lên từng giờ”.

6. Cảnh báo chiến tranh lan tràn của Iran

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Iran Fires Ominous 'Explosion' Warning to US and Israel”, nghĩa là “Iran tung cảnh báo tới Mỹ và Israel về sự 'bùng nổ' đáng ngại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Iran cảnh báo rằng việc Mỹ ngăn cản nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về lệnh ngừng bắn ở Gaza có thể gây ra hậu quả thảm khốc.

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ đã sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để bảo vệ Israel khỏi yêu cầu ngừng bắn trong một nghị quyết mà 13 trong số 15 thành viên của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu, trong khi Vương quốc Anh bỏ phiếu trắng.

Nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đưa ra, kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và thả tất cả con tin, được đưa ra sau khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, kích hoạt Điều 99 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, do nguy cơ “sụp đổ” của hệ thống nhân đạo” ở Gaza.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nói rằng, chừng nào Mỹ còn “ủng hộ tội ác của chế độ Do Thái và việc tiếp tục chiến tranh… thì có khả năng xảy ra một sự bùng nổ không thể kiểm soát được trong tình hình khu vực, “ tờ The Guardian của Anh đưa tin.

Thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tuần giữa Israel và Hamas, trong đó các con tin được thả và viện trợ được chuyển đến Gaza đã kết thúc vào ngày 1 tháng 12 sau khi Israel tuyên bố rằng các chiến binh Palestine đã vi phạm lệnh ngừng bắn. Amir-Abdollahian bác bỏ điều này là hoàn toàn sai và nói rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel “đã gây khó khăn cho việc đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài”. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để bình luận.

Các lực lượng ủy nhiệm của Iran đã tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ trong khu vực trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc xung đột, bắt đầu sau khi Hamas tấn công miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10, có thể lan rộng ra xa hơn. Iran hỗ trợ quân sự và tinh thần cho Hamas cũng như các bộ phận khác của nhóm “Trục kháng chiến” do Tehran hậu thuẫn hoạt động trên toàn khu vực.

Trong khi Amir-Abdollahian ca ngợi quyết định của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Guterres, ông cũng kêu gọi mở ngay cửa khẩu biên giới Rafah giữa Gaza và Ai Cập để cho phép viện trợ nhân đạo được chuyển đến Dải Gaza.

Điều này là do ngày càng có nhiều báo động về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Gaza. Ủy ban Cấp cứu Quốc tế, gọi tắt là IRC, cho biết, ngay cả ở những nơi có dịch vụ y tế hạn chế, việc bắn phá, pháo kích và hạn chế di chuyển “có nghĩa là mọi người đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận sự trợ giúp cứu mạng mà họ cần”.

IRC nói với Newsweek trong một tuyên bố gửi qua email: “Từ quan điểm nhân đạo, việc ngừng chiến đấu là cách duy nhất để giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân ở Gaza, cả về viện trợ và bảo vệ”.

Theo hãng tin AP, sau cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc, các máy bay của Israel tiếp tục ném bom vào Thành phố Gaza, bao gồm cả vùng đất mà người Palestine được yêu cầu di tản ở phía nam lãnh thổ.

Sau các cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10 khiến ít nhất 1.200 người thiệt mạng, các cuộc ném bom của Israel đã giết chết hơn 17.400 người ở Gaza, AP đưa tin, dẫn lời các quan chức y tế của lãnh thổ do Hamas kiểm soát.
 
VietCatholic TV
Putin tê tái: Nga giấu trực thăng, Kyiv lần ra, hỏa tiễn lao tới. 800 lối vào địa đạo Hamas bị lộ
VietCatholic Media
02:30 09/12/2023


1. Ukraine tìm thấy căn cứ trực thăng bí mật của Nga bên trong một khu nghỉ dưỡng trên bãi biển, sau đó tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái

Khi lực lượng Ukraine chọc thủng phòng tuyến của Nga ở miền nam Ukraine vào cuối năm 2022 và chạy về phía sông Dnipro, người Nga đã tranh nhau di dời các trực thăng tấn công quý giá của họ.

Căn cứ trực thăng chính của lực lượng không quân Nga, ở Chaplynka, cách Dnipro 25 dặm về phía nam, sẽ sớm nằm trong tầm bắn của máy bay không người lái và bệ phóng hỏa tiễn của Ukraine. Để bảo vệ các máy bay trực thăng này, người Nga đã phân tán chúng đến các căn cứ nhỏ hơn, ẩn giấu xa mặt trận hơn.

Bây giờ người Ukraine đang tìm kiếm và tấn công những căn cứ đó. Nhưng việc thiếu vũ khí tấn công sâu có thể hạn chế các cuộc đột kích.

Thiệt hại mà một số hỏa tiễn nhắm tốt có thể gây ra cho những chiếc trực thăng mỏng manh là đáng kinh ngạc. Ngay sau khi nhận được khoảng 20 hỏa tiễn M39 cũ từ kho của Quân đội Hoa Kỳ vào mùa thu, quân đội Ukraine đã bắn một số hỏa tiễn nặng 2 tấn, tầm bắn 100 dặm vào các căn cứ trực thăng của Nga ở Berdyansk và Luhansk, phá hủy hoặc gây thiệt hại nặng nề cho 21 chiếc trực thăng.

Mỗi chiếc M39 có thể phóng ra hàng nghìn quả bom cỡ lựu đạn, bất kỳ quả nào trong số đó đều có thể vô hiệu hóa một máy bay trực thăng tinh vi.

Để giảm thiểu rủi ro này ở phía nam, lực lượng không quân Nga đã bố trí lại một số máy bay trực thăng có trụ sở tại Chaplynka ở Strilkove, một thị trấn nghỉ mát trên Arabat Spit gần Crimea, cách tiền tuyến Dnipro một trăm dặm.

Nhóm phân tích Frontelligence Insight đã xem xét kỹ lưỡng hình ảnh vệ tinh và tìm thấy bằng chứng cho thấy khoảng 20 máy bay trực thăng đang hoạt động từ một bãi đất có hàng rào bên trong khu nghỉ mát bãi biển. Frontelligence Insight lưu ý: “Việc di tản và di dời căn cứ không quân Chaplynka… cho thấy sự cần thiết của Nga trong việc thiết lập các địa điểm bí mật mới do lo ngại về khả năng bị tấn công”.

Nhưng quân đội Ukraine có quyền truy cập vào hình ảnh giống như các nhà phân tích độc lập, cộng với hình ảnh quân sự có độ chính xác cao hơn từ NATO cũng như các chỉ số tình báo khác, chẳng hạn như hoạt động chặn sóng vô tuyến. Tất nhiên người Ukraine đã tìm thấy căn cứ Strilkove.

Đầu tháng trước, máy bay ném bom Sukhoi Su-24M của không quân Ukraine được cho là đã bắn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow vào trụ sở ở Strilkove. Một tháng sau, vào ngày 5 tháng 12, cơ quan tình báo Ukraine đã phóng máy bay không người lái mang chất nổ vào căn cứ, được cho là đã tấn công radar P-18, dàn hỏa tiễn phòng không và phi trường trực thăng.

Hệ thống phòng không của Nga rõ ràng đã không ngăn chặn được các cuộc tấn công, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trở lại mùa thu, người Ukraine đã tiến hành một chiến dịch chuyên sâu nhằm vào các radar và khẩu đội phòng không trong và xung quanh Crimea, đầu tiên khiến người Nga nhầm lẫn với các mồi nhử do Mỹ sản xuất, sau đó tấn công họ bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không và trên mặt đất.

Các cuộc tấn công này đã tấn công 2 trong số 5 tổ hợp S-400 tầm xa của Nga ở Ukraine, mở ra những lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Nga mà Ukraine hiện có thể khai thác để tấn công các mục tiêu có giá trị nhất trên Crimea và các vùng lân cận. Các mục tiêu có giá trị như căn cứ trực thăng Strilkove.

Frontellect Insight cho biết: “Với phạm vi ngày càng tăng của vũ khí Ukraine, mô hình này sẽ tiếp tục”. Nhưng phạm vi không phải là vấn đề. Vấn đề là nguồn cung.

Có lẽ một nửa số vũ khí tấn công sâu của Ukraine đến từ các đồng minh của nước này. Vương quốc Anh đã tặng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow. Pháp đã tặng hỏa tiễn SCALP-EG tương tự. Hoa Kỳ đã cam kết sử dụng M39 và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất.

Rõ ràng là từ tốc độ chậm của các cuộc tấn công sâu, chúng ta có thể hiểu rằng tất cả các loại đạn dược này đều đang bị thiếu hụt. Người Ukraine dường như đã không bắn một quả M39 nào trong sáu tuần, có thể cho thấy họ đã sử dụng hết toàn bộ lô hỏa tiễn đầu tiên và không có lô thứ hai nào được tung ra.

Các loại vũ khí tấn công sâu trong nước của Ukraine – máy bay không người lái cộng với hỏa tiễn đạn đạo S-200 và Tochka phóng từ mặt đất và hỏa tiễn hành trình Neptune – đều có hiệu quả, nhưng chúng không phong phú hơn số vũ khí được tài trợ. Đó là một tin tức lớn khi quân đội Ukraine gần đây đã nhận được một lô Tochka mới sau 6 tháng thiếu hụt năng lực cụ thể đó.

Sự xuất hiện sắp xảy ra nhưng muộn màng của những quả bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất đầu tiên sẽ thúc đẩy kho vũ khí tấn công sâu của Ukraine, nhưng có lẽ chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn.

Và đừng mong đợi một sự gia tăng lớn từ người Mỹ sớm, hoặc có lẽ là không bao giờ. Chỉ trong tuần này, các thành viên thân Nga tại Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu của Tòa Bạch Ốc chi 60 tỷ Mỹ Kim mua vũ khí cho Ukraine vào năm tới.

2. Nga cảnh báo Mỹ rằng Ukraine sẽ là 'Việt Nam thứ hai'

Ký giả Laura Hülsemann của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia warns US that Ukraine will be its ‘second Vietnam’”, nghĩa là “Russia warns US that Ukraine will be its ‘second Vietnam’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Giám đốc tình báo Điện Cẩm Linh Sergei Naryshkin phấn khởi nhận xét rằng Ukraine sẽ trở thành “Việt Nam thứ hai” trong bối cảnh Quốc hội bất đồng về việc tài trợ cho Kyiv.

“Ukraine sẽ biến thành một 'hố đen' hấp thụ ngày càng nhiều tài nguyên và con người”, giám đốc tình báo đối ngoại Nga Naryshkin cho biết hôm thứ Sáu trong một cuộc phỏng vấn với các cơ quan truyền thông Nga.

Ông nói thêm: “Cuối cùng, Mỹ có nguy cơ tạo ra một ‘Việt Nam thứ hai’ cho riêng mình và mọi chính quyền mới của Mỹ sẽ phải đối phó với điều đó”.

Lời cảnh báo được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư kêu gọi Quốc hội hỗ trợ thêm về tài chính cho Ukraine. “Chúng ta không thể để Putin thắng,” Tổng thống Biden nói.

Tổng thống Biden đang cố gắng thông qua yêu cầu tài trợ khẩn cấp trị giá 61,4 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv, nhưng sự phản đối việc viện trợ thêm cho Ukraine đã gia tăng trong Quốc Hội Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã tham gia vào Chiến tranh Việt Nam - một bên là Nam Việt Nam và Mỹ và một bên là Bắc Việt cộng sản được Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn - trong gần hai thập kỷ. Cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người, trong đó có hàng chục nghìn người Mỹ và kết thúc với chiến thắng toàn diện cho lực lượng Bắc Việt.

Theo một cuộc thăm dò gần đây, 59% người Mỹ vẫn ủng hộ gửi viện trợ quân sự cho Ukraine.

3. Reuters: Tòa Bạch Ốc sẵn sàng đàm phán vấn đề biên giới với các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện để xúc tiến dự luật tài trợ cho Ukraine

Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sàng thỏa hiệp các điều khoản an ninh biên giới với các đảng viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện, với hy vọng bảo đảm nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine và Israel.

Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 51-49 chống lại gói tài trợ trị giá 110 tỷ Mỹ Kim vào ngày 6 tháng 12, trong đó có khoảng 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine, cùng với tài trợ cho Israel, các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và an ninh biên giới Hoa Kỳ. Tất cả các đảng viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại đạo luật này, bày tỏ rằng nó không bao gồm đủ các biện pháp để giảm lượng người di cư qua biên giới Mễ Tây Cơ và Mỹ.

Tổng thống Biden cho biết ông sẽ sẵn sàng nhượng bộ về chính sách biên giới, bao gồm nâng cao tiêu chuẩn sàng lọc người tị nạn, thực hiện điều khoản “nước thứ ba an toàn” và mở rộng quy trình trục xuất nhanh chóng.

Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang thảo luận về giới hạn số lượng đối với yêu cầu tị nạn và các cuộc đàm phán đang diễn ra để tìm ra điểm chung.

Khung thời gian lập pháp chặt chẽ trước kỳ nghỉ lễ của quốc hội đã tạo thêm áp lực để đạt được một thỏa thuận, điều mà cho đến nay vẫn chưa thể đạt được do những bất đồng đáng kể giữa các bên về chính sách nhập cư.

Tòa Bạch Ốc cảnh báo rằng quỹ hỗ trợ Ukraine sẽ cạn kiệt trong những tuần tới trừ khi Quốc hội hành động kịp thời.

4. Kadyrov khoe khoang về việc quân đội của ông ta làm nổ tung tháp truyền thông ở Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kadyrov Brags About Troops Blowing Up Communications Tower in Russia”, nghĩa là “Kadyrov khoe khoang về việc quân đội làm nổ tung tháp truyền thông ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Lãnh đạo Chechen Ramzan Kadyrov vừa cho biết quân đội của ông đã cho nổ tung một tháp liên lạc ở vùng Belgorod của Nga. Tuyên bố này đã vấp phải sự hoài nghi từ phát ngôn nhân của lực lượng dân quân chống Putin.

Kadyrov, một đồng minh thân cận của Putin, cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình rằng một cuộc tấn công vào tháp liên lạc của Nga bởi các chiến binh của ông đã tước đi liên lạc của “đối phương”.

Ông ta nói: “Cuộc tấn công đầu tiên đã tước đi liên lạc của đối phương bằng cách đánh trúng một tháp chuyển tiếp ở vùng Belgorod, trúng ngay mục tiêu”.

Có thể ông ta đang đề cập đến các nhóm chiến binh Nga phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Ukraine – bao gồm Quân đoàn Tình nguyện Nga, gọi tắt là RVC, và Quân đoàn Tự do Nga - đã nhiều lần tiến vào khu vực Belgorod, giáp biên giới Ukraine, trong năm nay.

Quân đoàn Tự do Nga được thành lập vài tuần sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 và bao gồm những người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Nga cũng như các tình nguyện viên Nga và Belarus. RVC cũng cho biết các thành viên của tổ chức này bao gồm người Nga chiến đấu bên phía Ukraine chống lại chế độ Điện Cẩm Linh.

Các nhóm này đã vượt biên giới từ Ukraine vào vùng Belgorod của Nga vào cuối tháng 5. Vài ngày sau, vào đầu tháng 6, binh lính Nga chiến đấu với lực lượng dân quân chống Mạc Tư Khoa phàn nàn rằng “toàn bộ trung đoàn” đã bị tiêu diệt, trong khi Newsweek được thông báo rằng các chiến binh đã chiếm được một số thiết bị “chiến lợi phẩm” của Nga.

Ilya Ponomarev, một chính trị gia người Nga lưu vong và là đại diện chính trị của Quân đoàn Tự do Nga, bày tỏ sự nghi ngờ trước những tuyên bố của Kadyrov.

Ponomarev nói với Newsweek: “Chính người của chúng tôi đã cho nổ tung một tháp liên lạc gần đây trong khu vực đó”. “Nghe có vẻ là một ý tưởng điên rồ khi cho rằng người của Kadyrov có thể cho nổ tung thứ gì đó trên lãnh thổ Nga.”

Kadyrov nói rằng cuộc tấn công có nghĩa là “đối phương mất liên lạc và khả năng gọi quân tiếp viện”.

Ông nói: “Điều này cho phép các chiến binh của chúng tôi nhanh chóng chiếm thế chủ động và nhanh chóng tiêu diệt đối phương”.

“Tôi cảm ơn các chiến binh và đặc biệt là các chỉ huy của họ, các anh em thân yêu - Apty Alaudinov và Rustam Aguev vì đã tổ chức thành thạo các hoạt động đặc biệt cho phép chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu mà không bị tổn thất về nhân sự. Cố lên! “, thủ lĩnh Chechen nói thêm.

Anh ta đã đăng một đoạn video được cho là quay cảnh vụ tấn công.

Theo Agentstvo, một trang điều tra của Nga ra mắt vào năm 2021, các cơ quan truyền thông nhà nước Nga đã không đề cập đến biến cố mà Ramzan Kadyrov mô tả.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Kadyrov giữ chức lãnh đạo Chechnya từ năm 2007 và bị các nhóm quốc tế cáo buộc giám sát các hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm bắt cóc, tra tấn, giết người ngoài vòng pháp luật và đàn áp.

Các chiến binh Chechnya của ông đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Putin trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Vào ngày 27 tháng 11, Kadyrov cho biết thêm 3.000 chiến binh của ông đã sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine với tư cách là một phần của các đơn vị mới của Bộ Quốc phòng Nga và Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga.

Một quan chức tình báo Ukraine cho biết vào tháng 10 rằng RVC và Quân đoàn Tự do Nga đang trong quá trình lên kế hoạch cho một hoạt động sẽ “gây bất ngờ” cho Mạc Tư Khoa.

Vadym Skibitsky, phó giám đốc cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine, nói với cơ quan truyền thông Ukraine Ukrainska Pravda rằng họ đang “chuẩn bị cho các hoạt động mở rộng” nhằm tấn công các mục tiêu quan trọng bên trong nước Nga.

Ponomarev đã xác nhận điều này trong các bình luận trên Newsweek.

5. Ba Lan, Pháp và Bỉ huấn luyện chiến tranh chiến hào cho quân Ukraine

Trên cánh đồng phủ đầy tuyết ở phía tây Ba Lan, binh lính Ukraine đang được huấn luyện về chiến tranh chiến hào, vài ngày trước khi được gửi ra mặt trận trong một cuộc chiến tranh tiêu hao khốc liệt chống lại Nga.

Reuters nằm trong số các tổ chức truyền thông được mời trong tuần này để theo dõi cuộc huấn luyện do binh sĩ Ba Lan, Pháp và Bỉ thực hiện tại Wedrzyn, cách biên giới Đức khoảng 40 km.

Một binh sĩ Ukraine cho biết: “Hầu hết mọi người không có kinh nghiệm quân sự và họ được dạy cách thực hiện một số chiến thuật cơ bản”. “Chúng tôi được dạy cách sử dụng vũ khí ở khu vực thành thị và trong chiến hào”.

Cuộc huấn luyện được thực hiện bởi Bộ Tư lệnh Huấn luyện Vũ khí Kết hợp, được thành lập như một phần trong nỗ lực của Liên minh Âu Châu nhằm hỗ trợ quân đội Ukraine. Các cuộc tập trận đã được tổ chức ở 24 trong số 27 quốc gia thành viên của khối.

Tướng Michiel van der Laan, tổng giám đốc quân đội Liên minh Âu Châu cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thích nghi vì tình hình trên chiến trường đang thay đổi hàng ngày”.

6. Quân đội Israel cho biết hai binh sĩ của họ đã bị thương nặng trong nỗ lực giải thoát các con tin Israel bị giam giữ ở Gaza nhưng thất bại.

Phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Tướng Daniel Hagari, cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, rằng Israel đã tiêu diệt nhiều chiến binh trong chiến dịch qua đêm, nhưng không thể giải cứu bất kỳ con tin nào.

Cánh vũ trang của Hamas cho biết một binh sĩ Israel đang bị bắt làm con tin đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa phiến quân và một đơn vị lực lượng đặc biệt của Israel đang tiến hành chiến dịch giải cứu. Họ xác định người lính bị bắt là Sa'ar Baruch, 25 tuổi.

Tướng Daniel Hagari cho biết ông không có bình luận gì về tuyên bố này.

Kể từ khi bắt đầu các hoạt động trên bộ ở Dải Gaza, binh sĩ Lực Lượng Phòng Vệ Israel đã xác định được hơn 800 miệng đường hầm dẫn đến các đường hầm dưới lòng đất của Hamas. Khoảng 500 miệng đường hầm đã bị phá hủy bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả bằng thuốc nổ và lựu đạn. Một số đường hầm kết nối các tài sản chiến lược của Hamas thông qua mạng lưới đường hầm dưới lòng đất. Ngoài ra, nhiều dặm đường hầm đã bị phá hủy.

Các đường hầm được đặt tại các khu vực dân sự, nhiều trong số đó nằm gần hoặc bên trong các tòa nhà và công trình dân sự, chẳng hạn như trường học, nhà trẻ, đền thờ Hồi giáo và sân chơi. Hamas đã đặt một lượng lớn vũ khí bên trong một số hầm. Những phát hiện này là bằng chứng nữa về cách Hamas cố tình sử dụng dân thường và cơ sở hạ tầng làm vỏ bọc cho hoạt động khủng bố của mình ở Gaza.

Sau khi xác định được vị trí của các đường hầm, Lực Lượng Phòng Vệ Israel tiến hành điều tra kỹ lưỡng để hiểu đặc điểm của các đường hầm và sau đó phá hủy nó.

7. Ủy ban quốc phòng Quốc Hội Bulgaria ủng hộ viện trợ phòng không, và huấn luyện F-16 cho Ukraine

Đài phát thanh quốc gia Bulgaria đưa tin, Ủy ban quốc phòng của Quốc hội Bulgaria đã phê chuẩn vào ngày 7/12 việc cung cấp các hệ thống phòng không cũ hơn, có những khiếm khuyết cho Ukraine, cũng như hỗ trợ huấn luyện F-16.

Năng lực phòng không rất quan trọng đối với Ukraine khi mùa đông đang đến. Nga dự kiến sẽ áp dụng chiến lược của mình từ năm ngoái bằng cách tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này trên quy mô lớn.

Đại diện của ba đảng chính trị (bao gồm cả GERB và PP-DB cầm quyền) đề xuất cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không di động, lỗi thời và các loại hỏa tiễn phòng không.

Theo trang tin Novinite của Bulgaria, hỏa tiễn phòng không có thể bao gồm S-300 do Liên Xô sản xuất.

Ủy ban quốc phòng tiếp tục phê duyệt việc đào tạo phi công Ukraine trên máy bay F-16, bao gồm cả việc sử dụng không phận Bulgaria.

Kho dự trữ Liên Xô của Bulgaria và ngành công nghiệp quốc phòng lớn có thể là chìa khóa thành công của Ukraine

Sofia cũng nên huấn luyện tối đa 4 đại đội bộ binh hoặc cơ giới với tổng số 160 binh sĩ Ukraine mỗi năm.

Quyết định hiện chuyển sang các cuộc thảo luận tại toàn thể Quốc Hội với sự hỗ trợ của các nhà lập pháp thân chính phủ.

Nếu được thông qua, chính phủ Bulgaria sẽ có nhiệm vụ đàm phán với các đối tác NATO về việc triển khai hệ thống phòng không và chống hạm ven biển ở Bulgaria nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trong nước.

Đến Tháng Giêng hoặc tháng 2, Bộ Quốc phòng sẽ chuẩn bị danh sách thiết bị có thể được chuyển đến Kyiv.

Bulgaria đã cung cấp cho Ukraine nhiều hỗ trợ quân sự khác nhau khi chính phủ hiện tại dưới thời Thủ tướng Nikolai Denkov có lập trường kiên quyết ủng hộ Ukraine.

Điều này khiến liên minh của Denkov mâu thuẫn với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người nhiều lần chỉ trích viện trợ quân sự cho Kyiv.

Tổng thống gần đây đã phủ quyết việc cung cấp 100 xe thiết giáp cho Ukraine, nhưng thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng quốc hội sẽ có thể bác bỏ quyền phủ quyết này.

8. Đại sứ Nga tại Mỹ đã mô tả những lời của Tổng thống Biden về khả năng NATO và các lực lượng Nga xung đột trực tiếp là “không thể chấp nhận được”.

Anatoly Antonov, Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ tuyên bố với các phóng viên báo chí hôm thứ Năm 7 Tháng Mười Hai, rằng:

“Trong nỗ lực đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine, mà họ đã hoàn toàn mất liên lạc với thực tế, thật dễ dàng để nói về khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa các lực lượng vũ trang với chúng tôi. Kiểu hùng biện khiêu khích này là không thể chấp nhận được đối với một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm.”

Tổng thống Mỹ từng nói nếu Vladimir Putin giành chiến thắng ở Ukraine, ông ta sẽ không dừng lại ở đó, và dự đoán Putin sẽ tiếp tục tấn công một đồng minh NATO của Mỹ.

Antonov cáo buộc Tổng thống Biden bịa đặt những câu chuyện kinh dị để biện minh cho cái giá phải trả của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nga, Antonov nói thêm:

“Hãy để tôi nhấn mạnh: Washington và tổ hợp công nghiệp quân sự vô độ của họ là những người hưởng lợi trực tiếp từ cuộc đổ máu ở Ukraine. Điều này được xác nhận bằng gói vũ khí mới nhất được phân bổ ngày hôm nay để phục vụ nhu cầu của những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới điên cuồng ở Kyiv. Chẳng phải đã đến lúc chính quyền địa phương tỉnh táo lại và ngừng tàn phá khắp thế giới chỉ để tự cứu mình khỏi sự suy tàn của bá quyền Mỹ hay sao?”

9. Phòng không hoạt động gần Kyiv trong bối cảnh có các cảnh báo hỏa tiễn trên khắp Ukraine

Phòng không đang hoạt động ở ngoại ô Kyiv, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết như trên vào sáng ngày 8/12 trong bối cảnh có cảnh báo về mối đe dọa hỏa tiễn hành trình trên khắp Ukraine.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 8 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết một nhóm hỏa tiễn khác đang hướng tới tỉnh Dnipropetrovsk qua tỉnh Kharkiv.

Các lực lượng Nga được cho là đã tấn công Kharkiv vào đêm ngày 7 rạng sáng 8 tháng 12 bằng sáu hỏa tiễn S-300, làm ít nhất một người bị thương và tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các quận Kholodnohirskyi và Shevchenkivskyi.

Nga cũng đã triển khai 7 máy bay không người lái “kamikaze” Shahed tấn công tỉnh Dnipropetrovsk, 5 chiếc trong số đó đã bị bắn hạ, Không quân cho biết.

Thủ đô trước đó đã bị tấn công hỏa tiễn vào ngày 11 tháng 11 lần đầu tiên sau 52 ngày tạm ngưng. Một hỏa tiễn đạn đạo bắn vào thành phố vào ngày hôm đó được cho là đã bị hệ thống phòng không Patriot bắn hạ.

Các quan chức Ukraine cảnh báo rằng Nga có thể sẽ tăng cường tấn công hỏa tiễn khi nhiệt độ giảm xuống.

10. Mỹ buộc tội hai công dân Nga hack vào máy tính của NATO

Hôm 8/12, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố bản cáo trạng cáo buộc các công dân Nga Ruslan Peretyatko và Andrei Korinets giám sát chiến dịch đột nhập vào máy tính ở các quốc gia thành viên NATO thay mặt cho Mạc Tư Khoa.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho biết: “Chính phủ Nga tiếp tục tấn công vào các mạng quan trọng của Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi, như được nhấn mạnh trong bản cáo trạng được đưa ra ngày hôm nay”.

Washington cáo buộc các hoạt động mạng được thực hiện bởi nhóm Star Blizzard, còn được gọi là Tập đoàn Callisto, một thực thể liên kết với Trung tâm 18 của Nga. Nhóm này có liên kết với một đơn vị FSB đứng đằng sau nhiều cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào các nước NATO.

“ Bản cáo trạng hôm nay là một phần trong phản ứng phối hợp quốc tế nhằm gửi thông điệp tới những kẻ âm mưu rằng toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ sát cánh cùng nhau và với các đối tác quốc tế của chúng tôi để xác định và ngăn chặn các tác nhân gián điệp mạng, đặc biệt là những kẻ tìm cách lấy thông tin của chính phủ và cố gắng tạo ra sự hỗn loạn trong các quá trình dân chủ”

Washington cho biết hai công dân Nga bị buộc tội âm mưu lừa đảo trên máy tính và lừa đảo qua mạng chống lại Mỹ. Nếu bị kết tội, các bị cáo phải đối mặt với mức án tối đa lên tới 20 năm tù.

Bloomberg đưa tin vào tháng 5, một nhóm tội phạm nói tiếng Nga có tên CL0P đã xâm phạm địa chỉ email của 632.000 nhân viên từ Bộ Tư pháp và Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 5.

Các hãng hàng không, trường đại học và các cơ quan liên bang khác của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng có liên quan đến Nga.

Quy mô và độ sâu của các cuộc tấn công mạng có liên quan đến Nga nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ vẫn chưa được biết rõ.

“Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ… với FBI và với các đối tác liên bang của chúng tôi để hiểu mức độ phổ biến trong các cơ quan liên bang”, một quan chức an ninh mạng Hoa Kỳ nói với Politico vào đầu năm nay.

11. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán trong nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trước hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu sau khi nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi đe dọa ngăn chặn các cuộc đàm phán gia nhập Ukraine. Theo Tổng thống Pháp, Macron đã chào đón Orban tại Điện Élysée trong một bữa tối làm việc để thảo luận về “một số chủ đề” trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu vào tuần tới, bao gồm “các khía cạnh khác nhau của sự hỗ trợ của Âu Châu dành cho Ukraine”.

Cuộc gặp gỡ diễn ra sau khi Orbán yêu cầu hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu vào tuần tới tránh bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc bật đèn xanh cho các cuộc đàm phán thành viên Liên Hiệp Âu Châu.

Trong một bức thư gởi Charles Michel, Orbán gợi ý rằng Budapest có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc giải ngân khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro theo kế hoạch cho Ukraine – đó là số tiền cần thiết để tài trợ cho chính phủ Ukraine trong khi các lực lượng vũ trang của nước này chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga.

Ngoài 50 tỷ euro, Orbán còn đe dọa sẽ chặn 500 triệu euro viện trợ quân sự theo kế hoạch cho Ukraine, cũng như chặn đứng việc mở các cuộc đàm phán chính thức để Kyiv gia nhập liên minh gồm 27 thành viên, là điều mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ thông qua vào thời điểm tới trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu vào ngày 14 và 15 tháng 12.

Nhiều người cho rằng việc Orbán công bố ý định phủ quyết của mình cho thấy ông ta không thực tâm muốn phủ quyết, nhưng muốn dùng quyền phủ quyết để tống tiền Liên Hiệp Âu Châu. Nếu ông ta thực tâm nghĩ rằng không nên viện trợ cho Ukraine và cũng không nên cho Ukraine vào Liên Hiệp Âu Châu, ông ta sẽ lặng lẽ đợi đến cuộc họp của Hội đồng Âu Châu và đưa ra ý kiến của mình.

Liên Hiệp Âu Châu có chính sách tài trợ cho các nước thành viên để tránh tình trạng chênh lệch giữa các nước. Một số tiền khoảng 27 tỷ euro dành cho Hung Gia Lợi đang bị giữ lại vì những động thái của chính phủ Hung Gia Lợi trong những năm gần đây nhằm làm suy yếu các thể chế độc lập trong nước, cũng như những lo ngại về tham nhũng và cáo buộc lạm dụng các quỹ của Âu Châu.

Orbán muốn nhân dịp này để tống tiền Liên Hiệp Âu Châu; buộc Liên Hiệp Âu Châu phải giải ngân ít nhất là 10 tỷ euro.

12. Tại sao F-18 Hornet sẽ khiến Ukraine trở nên lợi hại hơn trong không chiến

Đứng trước sự tàn bạo của người Nga thể hiện rõ nét nhất trong vụ phá đập Nova Kakhovka, Úc Đại Lợi quyết định sẽ chuyển giao 41 chiến đấu cơ F-18 cho Ukraine để tăng cường ưu thế trên không.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Complain That 'Entire Regiments' Are Being Wiped Out”, nghĩa là “Tại sao F-18 Hornet sẽ khiến Ukraine trở nên lợi hại hơn trong không chiến”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Việc bổ sung các máy bay phản lực F/A-18 và hệ thống vũ khí của chúng cho lực lượng không quân Ukraine sẽ khiến quân đội Kyiv trở thành một lực lượng “thậm chí còn lợi hại hơn”, Newsweek được cho biết.

Tờ The Australian Financial Review đưa tin hôm thứ Ba rằng Washington “hoan hỉ” chấp nhận việc Úc gửi hơn 41 chiếc F-18 Hornet của lực lượng không quân Australia tới hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Canberra hiện đang nâng cấp lực lượng không quân của mình bằng những chiếc F-35 do Mỹ sản xuất, nhưng Washington sẽ cần phải chấp thuận việc chuyển giao các máy bay F-18 Ong Bắp Cày của nước này cho Ukraine.

“Vẫn còn nhiều trở ngại cần giải quyết trước khi những chiếc F-18 có thể được gửi tới Ukraine,” một quan chức quen thuộc với các cuộc đàm phán giữa Kyiv, Canberra và Washington nói với Australian Broadcasting Corporation. Các chiến đấu cơ F-18 được đề cập đến là các chiến đấu cơ được đưa vào sử dụng trong thập niên 1980, chứ không phải là những chiếc Super Hornets sau Chiến tranh Lạnh tiên tiến hơn.

Ukraine từ lâu đã yêu cầu các chiến đấu cơ phương Tây từ những người ủng hộ quốc tế của mình, và các chuyên gia cho rằng F-16 là sự lựa chọn tốt nhất của chiến đấu cơ thế hệ thứ tư cho lực lượng không quân Ukraine. Tuy nhiên, mặc dù một số quốc gia đã tham gia một “liên minh quốc tế” chiến đấu cơ cho Ukraine, vẫn chưa có quốc gia nào hứa cung cấp cho Kyiv những máy bay này.

Ukraine hiện đang vận hành các máy bay phản lực thời Liên Xô, bao gồm cả MiG-29, và đã yêu cầu 100 máy bay phản lực phương Tây, chủ yếu là F-16 cho lực lượng không quân của mình. Nhưng các đồng minh của Kyiv coi việc cung cấp chiến đấu cơ của phương Tây là một cam kết lâu dài hơn để bổ sung cho lực lượng không quân Ukraine.

Các chuyên gia đánh giá lực lượng không quân Ukraine đã hoạt động tốt trong suốt cuộc chiến, trong đó không bên nào có thể thiết lập ưu thế trên không. Nga có một số máy bay đáng gờm, bao gồm cả Su-35, được thiết kế đặc biệt để bắn hạ các chiến đấu cơ như F-16.

Các chuyên gia đã lập luận rằng các máy bay như F-16 khó có thể tham gia vào các cuộc không chiến với máy bay phản lực Nga, vì hệ thống vũ khí đáng gờm của chúng.

Theo David Jordan, đồng giám đốc của Viện Hàng không và Không gian Freeman tại King's College London, cả F-16 và F-18 đều là các đối thủ vượt trội so với các máy bay phản lực trong phi đội của Nga nếu hoạt động hiệu quả, mặc dù Su-27 và Su-35 của Nga “không nên bị đánh giá thấp”,

“Việc sở hữu F-16 hoặc F-18 sẽ khiến Ukraine trở thành những đối thủ nguy hiểm hơn trong không chiến,” Jordan nói với Newsweek.

Ông Jordan cho biết F-18 hay chính xác hơn là những chiếc F-18A, mặc dù là một máy bay đã cũ, nhưng là chiến binh thế hệ thứ tư do phương Tây sản xuất, được bảo dưỡng tốt và luôn cập nhật cho đến khi không quân Australia quyết định nâng cấp lên F-35. Nếu Ukraine có được các máy bay như F-18 và F-16, những máy bay phản lực này “sẽ cải thiện đáng kể khả năng tranh giành quyền kiểm soát trên không và thậm chí có thể chứng tỏ là người thay đổi cuộc chơi đối với họ”, ông nói thêm.

Jordan nhấn mạnh phẩm chất và chiến thuật của phi công là vô cùng quan trọng, đồng thời cho biết thêm rằng chỉ so sánh các loại máy bay mà thôi là “đơn giản hóa mọi thứ”. “Phi công đóng một vai trò quan trọng,” ông nói.

Greg Bagwell, cựu chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh và Thống chế Không quân, cho biết hiệu quả của bất kỳ máy bay mới nào do Ukraine vận hành sẽ phụ thuộc vào kỹ năng của phi công, chiến thuật sử dụng, vũ khí được cung cấp và trình độ huấn luyện, cũng như nhận thức tình huống.

“Không bao giờ chỉ có máy bay đấu với máy bay,” Bagwell nói với Newsweek. “Tôi nghĩ Ukraine sẽ có lợi thế về những thứ đó.”

Bagwell cho biết các loại vũ khí có thể được trang bị cho F-18 là một sự cân nhắc quan trọng.

Jordan cho biết, nếu Australia trao những chiếc F-18 này cho Ukraine, điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ sử dụng hỏa tiễn không đối không tầm ngắn tiên tiến AIM-132.

Jordan lập luận: “Đây là một loại vũ khí đặc biệt tốt và sẽ làm gia tăng các vấn đề mà người Nga gặp phải trong các cuộc không chiến nếu Ukraine được cung cấp”.

Các chuyên gia trước đây đã nói với Newsweek rằng quyết định gửi F-18 và mức độ tăng cường mà họ có thể mang lại cho Ukraine, phụ thuộc vào tiến trình của các cuộc đàm phán xung quanh F-16. Các chuyên gia lập luận rằng việc tích hợp cả hai hệ thống mới vào lực lượng không quân của Ukraine có thể khó khăn hơn và F-18 là một giải pháp ngắn hạn.

“Chúng tôi muốn những chiếc F-16. Quá khó để duy trì và cung cấp nhiều loại máy bay”, Yuriy Sak, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ukraine, nói với The Times of London.

Hôm thứ Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông “đã nhận được sự đồng cảm” từ một số đồng minh Âu Châu của Ukraine về chủ đề chiến đấu cơ.

Sự đồng cảm ấy là gì? Theo tờ Kyiv Post, sự đồng cảm ấy dựa trên quyết tâm rằng Ukraine không thể thua, và Nga không thể thắng. Nếu Nga thắng trong cuộc xâm lược hiện nay, chỉ có những kẻ ngây ngô mới nghĩ rằng Putin sẽ dừng lại ở Ukraine. Toàn bộ nền văn minh Âu Châu, hệ thống tài chính, kỹ nghệ và tương lai của lục địa này gặp nguy hiểm.

Trong trường hợp của các chiến đấu cơ phương Tây, sự đồng cảm có thể đi xa đến mức các chiến đấu cơ này có thể được bảo trì tại các nước khác thay vì tại Ukraine, và không quân của các nước khác có thể lái những chiến đấu cơ này thay cho không quân Ukraine trong thời gian ít nhất 6 tháng để làm quen với các chiến đấu cơ phương Tây.
 
Trận Avdiivka: Kyiv thắng lớn. EU lấy tiền của Putin ủng hộ Ukraine. Israel-Hamas: Diễn biến dồn dập
VietCatholic Media
15:27 09/12/2023


1. Quân đội Nga đang tấn công Avdiivka bằng chân. Xe tăng Ukraine đang chờ đợi họ.

Khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine bước sang năm thứ ba, xe tăng của cả hai nước hầu như không chiến đấu như xe tăng. Bị truy đuổi bởi máy bay không người lái và pháo binh, bị bao vây bởi mìn, xe tăng Ukraine và Nga có xu hướng lùi lại phía sau chiến tuyến một hoặc hai dặm, chĩa súng chính lên cao và bắn vào các mục tiêu mà tổ lái của họ không thể nhìn thấy. Giống như những khẩu pháo nhỏ cứng rắn.

Đó không phải là những gì đang xảy ra trong một khu vực quan trọng. Trong hai tháng nay, Điện Cẩm Linh đã tấn công mọi trung đoàn và lữ đoàn hiện có tại Avdiivka, một cứ điểm quan trọng của Ukraine ngay phía tây bắc thành phố Donetsk ở vùng Donbas phía đông Ukraine.

Để bắt quân Nga phải trả giá cho mỗi thước tiến quân, quân Ukraine đã triển khai xe tăng. Và họ đang chiến đấu khi những chiếc xe tăng—lăn tới gần các nhóm tấn công của Nga để bắn đại bác trong khi hỏa tiễn Nga nổ tung xung quanh họ.

“Chúng tôi giữ được tuyến phòng thủ nhờ xe tăng”, một binh sĩ Ukraine nói với thông tấn xã Anadolu.

Một video máy bay không người lái lan truyền trực tuyến trong tuần này mô tả một trong những cuộc phản công bằng thiết giáp này. Một chiếc xe tăng Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 116 – có vẻ như là một chiếc T-64 – lao tới một đội bộ binh Nga đang trú ẩn trong một ngôi nhà ngay phía đông nhà máy than cốc rộng lớn neo đậu ở sườn phía bắc của Avdiivka.

Tiến nhanh rồi rút lui rồi lại tiến nhằm làm phức tạp mục tiêu của quân Nga, tổ lái ba người của T-64 bắn nhiều phát đạn từ pháo chính 125 ly và phá hủy một số công trình. Thứ có vẻ là hỏa tiễn chống tăng của Nga đã suýt bắn trượt xe tăng. Cuối cùng nhận ra mình đã thua, bộ binh Nga hốt hoảng bỏ chạy.

Cuộc giao tranh làm nổi bật điểm mạnh của xe tăng: tính cơ động, hỏa lực và khả năng bảo vệ. Nó cũng nêu bật mức độ dễ bị tổn thương của bộ binh trước các cuộc tấn công của xe tăng khi bộ binh không có cơ hội tiến sâu và không được xe tăng hỗ trợ.

Không phải là các trung đoàn và lữ đoàn Nga xung quanh Avdiivka, tổng cộng khoảng 40.000 quân, không có xe tăng và các phương tiện bọc thép khác. Họ có. Gần đây chúng tôi đã quan sát thấy, ở phía bắc Avdiivka, một trận chiến xe tăng hiếm gặp.

Nhưng người Nga đã học được một cách khó khăn rằng những đoàn xe dài rất dễ bị tổn thương khi dàn dựng một cuộc tấn công. Trong tháng đầu tiên của chiến dịch Avdiivka, người Nga đã gửi từng đoàn xe tăng về phía Avdiivka, chỉ để đụng phải các khu vức tiêu diệt xe tăng mà quân Ukraine đã bố trí trước ở phía nam, phía đông và phía bắc thành phố.

Bị nổ tung bởi mìn, pháo binh và máy bay không người lái, những đoàn xe này đã mất hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các phương tiện khác. Vào giữa tháng 11, các chỉ huy Nga đã thay đổi phương pháp của họ. Có lẽ nhận thấy những thành công mà người Ukraine đạt được trong mùa hè này khi triển khai các đội bộ binh nhỏ xuống ngựa, người Nga bắt đầu bỏ lại phương tiện của họ.

Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine đưa tin vào ngày 24 tháng 11: “Các lực lượng Nga đang sử dụng ít phương tiện hơn với số lượng nhỏ hơn”. “Có sự gia tăng đáng chú ý trong việc sử dụng các nhóm chiến thuật nhỏ”.

Khi không được hỗ trợ, những bộ binh này sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các đội xe tăng giàu kinh nghiệm. Và các chỉ huy Ukraine dường như đánh giá cao điều đó. Họ đã triển khai tới hai bên sườn Avdiivka một số hoặc tất cả không dưới năm lữ đoàn. Bốn lữ đoàn cơ giới, mỗi lữ đoàn có một đại đội hoặc tiểu đoàn tương ứng khoảng 10 hoặc 30 xe tăng. Một lữ đoàn xe tăng thực sự với một số tiểu đoàn xe tăng.

Không rõ chính xác Ukraine đã triển khai bao nhiêu xe tăng để bảo vệ Avdiivka. Có thể là vài chục, có thể là một trăm? Bất chấp điều đó, đó là sự kết hợp lộn xộn giữa các loại: T-64 cũ và mới hơn, T-72, một số Leopard 2 và thậm chí có thể là một vài chiếc T-90 cũ của Nga. Nhưng bất kỳ chiếc xe tăng nào trong số này cũng là nỗi khiếp sợ đối với một đội bộ binh không được hỗ trợ.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chiến thuật xe tăng của quân Ukraine xung quanh Avdiivka không bảo đảm sự sống còn của thành phố. Người Nga có nhiều nghìn quân ở khu vực Avdiivka hơn người Ukraine. Và mặc dù được cho là mất hàng trăm người mỗi ngày, người Nga không có dấu hiệu nhượng bộ.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, quyết định tấn công Avdiivka của Điện Cẩm Linh đã khiến tổn thất của Nga trên toàn chiến tuyến dài 600 dặm tăng 90%.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC kết luận: “Các lực lượng của Nga có thể phải chịu tổn thất trên toàn bộ mặt trận ở Ukraine với tốc độ gần bằng tốc độ mà Nga hiện đang xây dựng lực lượng mới”.

Số lượng quân mới đến mỗi ngày cũng gần bằng số lượng quân có kinh nghiệm bị giết hoặc bị thương. Điện Cẩm Linh có thể duy trì chiến dịch Avdiivka của mình “miễn là Vladimir Putin sẵn sàng và có khả năng gánh chịu những hậu quả trong nước.

Nhưng khi sử dụng toàn bộ nhân lực mới được huy động cho những mục đích cho đến nay chỉ mang lại lợi ích không đáng kể xung quanh Avdiivka, Điện Cẩm Linh có thể đang từ bỏ cơ hội tấn công ở nơi khác, bây giờ hoặc trong tương lai gần.

Theo ISW, “thương vong cao của Nga có thể sẽ ngăn cản Nga bổ sung và tái thiết đầy đủ các đơn vị hiện có ở Ukraine cũng như hình thành lực lượng dự trữ chiến lược bổ sung hoạt động mới nếu nỗ lực xây dựng lực lượng của Nga tiếp tục với tốc độ hiện tại trong khi quân đội Nga tiếp tục gánh chịu những thương vong kinh hoàng”.

Để xây dựng lực lượng cho những nỗ lực khác, người Nga sẽ phải thành công trong việc chiếm Avdiivka - hoặc rút lui khỏi đó. Điều đầu tiên nói thì dễ hơn làm khi xe tăng của quân đội Ukraine tiếp tục cản đường.

2. Liên Hiệp Âu Châu tăng tốc việc giao tài sản bị tịch thu của Nga cho Ukraine

Các quan chức và nguồn tin ngoại giao cho biết, giám đốc điều hành của Liên minh Âu Châu sẽ phê duyệt vào tuần tới một đề xuất pháp lý về việc sử dụng số tiền thu được từ các tài sản của Nga bị phong tỏa do lệnh trừng phạt, và tìm cách vượt qua những nghi ngờ ở Pháp, Đức và Bỉ để Ukraine có thể sớm nhận được tiền.

Dự thảo luật dự kiến được ban hành vào ngày 12 tháng 12, hai ngày trước hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm của 27 nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu, tại đó hàng tỷ viện trợ quân sự và ngân sách rất cần thiết cho Kyiv đang bị đe dọa, cùng với nỗ lực trở thành thành viên của Ukraine.

Reuters đưa tin, khả năng Hung Gia Lợi phủ quyết và tranh chấp ngân sách giữa các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu đè nặng lên cơ hội đạt được thỏa thuận cho Ukraine, vốn đã kiệt sức khi phải chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga trong suốt mùa đông thứ hai của cuộc chiến.

3. Mỹ đổ lỗi cho Hamas về quyết định phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza

Hoa Kỳ đổ lỗi cho việc Hamas từ chối tuân thủ thỏa thuận thả các con tin, đặc biệt là các phụ nữ trẻ và việc Liên Hiệp Quốc không lên án các cuộc tấn công của nhóm này nhằm vào Israel, đã dẫn đến quyết định của Hoa Kỳ phủ quyết nghị quyết của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Gaza.

Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, vừa nói với hội đồng rằng lệnh ngừng bắn sẽ “gieo hạt giống cho cuộc chiến tiếp theo”:

Ngay cả khi chúng ta ủng hộ quyền của một quốc gia thành viên khác được bảo vệ người dân của mình trước những tội ác tàn bạo và hành động khủng bố, Hoa Kỳ ở cấp cao nhất đã thực hiện chính sách ngoại giao sâu rộng để cứu mạng sống và đặt nền móng cho hòa bình lâu dài.

Ngoại giao Mỹ mở đường cho những chiếc xe tải đầu tiên tràn vào Gaza. Với viện trợ hợp tác với Qatar và Ai Cập, Hoa Kỳ đã giúp đoàn tụ hơn 100 con tin với người thân của họ và mở rộng đáng kể viện trợ cho dân thường ở Gaza trong thời gian tạm dừng nhân đạo kéo dài bảy ngày.

Tuy nhiên, Hamas có một loạt mục tiêu khác. Việc từ chối thả con tin phụ nữ trẻ đã dẫn đến sự gián đoạn trong việc tạm dừng và tiếp tục cuộc giao tranh. Việc hội đồng này không lên án các cuộc tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 của Hamas, bao gồm cả các hành vi bạo lực tình dục và những tội ác không thể tưởng tượng được khác, là một sự thất bại nghiêm trọng về mặt đạo đức.

Hoa Kỳ nhấn mạnh sự mất kết nối cơ bản giữa các cuộc thảo luận mà chúng ta đang có trong phòng này và thực tế tại hiện trường. Một phần không thể phủ nhận của thực tế đó là nếu Israel đơn phương hạ vũ khí ngày hôm nay như một số quốc gia thành viên đã kêu gọi, Hamas sẽ tiếp tục bắt giữ con tin.

Hamas tiếp tục gây ra mối đe dọa cho Israel và vẫn nắm quyền ở Gaza. Đó không phải là mối đe dọa mà bất kỳ chính phủ nào của chúng ta sẽ cho phép tiếp tục ở lại biên giới của chúng ta.

Vì lý do đó, mặc dù Mỹ ủng hộ mạnh mẽ một nền hòa bình lâu dài, trong đó cả người Israel và người Palestine đều có thể sống trong hòa bình và an ninh, nhưng chúng tôi không ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Điều này sẽ chỉ gieo mầm mống cho cuộc chiến tiếp theo.

4. Những dấu hiệu cho thấy quyền lực của Putin đang trượt dốc vì cuộc xâm lược Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Inner Circle Shows Signs They're Worried About His Power Slipping”, nghĩa là “Vòng trong thân cận của Putin cho thấy dấu hiệu họ lo lắng về việc quyền lực của ông bị trượt dốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Các quan chức Điện Cẩm Linh đang ngày càng có những động thái cho thấy họ lo ngại về sự phản kháng ngày càng tăng đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đặc biệt là từ người thân của những người lính chiến đấu ở đó.

Các báo cáo cho thấy các quan chức Nga lo ngại rằng những biểu hiện bất đồng chính kiến công khai này có thể làm giảm uy tín của Putin và khả năng nắm giữ quyền lực của ông ta.

Cùng với việc tổ chức các cuộc biểu tình công khai, các thành viên gia đình quân nhân Nga đã kêu gọi đưa người thân của họ về nước thông qua các video và văn bản tuyên bố đăng trên các nền tảng mạng xã hội. Một trong những kênh nổi tiếng nhất được thân nhân bất mãn của các binh sĩ sử dụng là kênh Telegram có tên “Đường về nhà”.

Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh báo cáo rằng Điện Cẩm Linh có thể đã cố gắng dập tắt những tiếng nói này bằng cách đề nghị trả tiền cho họ. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cũng đã viết về những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm chống lại các tin nhắn từ những người dùng “Đường về nhà” bằng cách sử dụng hồ sơ giả để bôi nhọ họ trên mạng.

ISW đưa tin thêm rằng mối quan ngại lớn nhất của Điện Cẩm Linh đối với những người thân giận dữ có thể là cuộc biểu tình của họ có thể tác động tiêu cực đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của Putin, mà ông đã chính thức công bố hôm thứ Sáu.

ISW viết: “Chiến dịch tranh cử tổng thống của Putin được cho là sẽ không tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và Điện Cẩm Linh có thể coi người thân của các quân nhân bị gọi nhập ngũ là một nhóm xã hội có thể gây ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với chiến dịch tranh cử của ông”.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm dập tắt sự bất đồng chính kiến từ thân nhân các binh sĩ đã không thành công.

Đầu tuần này, trang điều tra độc lập của Nga có tên “Những câu chuyện quan trọng” đã mô tả một bức thư có chữ ký của khoảng 100 thành viên gia đình những người lính chiến đấu ở Avdiivka. Lá thư của họ yêu cầu Putin ngừng đưa lực lượng của mình vào “các cuộc tấn công máy xay thịt” chống lại quân đội Ukraine.

WarTranslation—một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến sang tiếng Anh—đã chia sẻ một video trên X về một video ban đầu được đăng trên “Đường về nhà”. Đoạn clip cho thấy một nhóm đông đảo vợ và người thân của các quân nhân cầm biểu ngữ có thông điệp phản chiến.

Một người phụ nữ trong video nói: “Chúng tôi quyết tâm đưa những người đàn ông của mình trở lại bằng bất cứ giá nào”.

Giáo sư Mark N. Katz, Trường Chính sách và Chính phủ của Đại học George Mason, Mark N. Katz, nói với Newsweek rằng mối lo ngại của các quan chức xung quanh Putin có thể vượt ra ngoài cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3.

“ Điện Cẩm Linh thực sự tỏ ra lo ngại rằng người thân (đặc biệt là mẹ và vợ) của các binh sĩ có thể làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng Nga đối với nỗ lực chiến tranh chỉ bằng cách kể những câu chuyện về những gì đang xảy ra với những người thân yêu của họ,” Katz nói trong một email.

Vì cuộc bầu cử tổng thống ở Nga bị nhiều người cho là có gian lận, Katz cho biết ông không nghĩ rằng bản thân Putin lo lắng về kết quả cuối cùng. Ông cũng lưu ý rằng “Mạc Tư Khoa có thể tạo ra số liệu” nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp do người dân ở nhà như một hình thức phản kháng.

Katz nói: “Tuy nhiên, tác động lâu dài của những câu chuyện về điều kiện khủng khiếp mà binh lính Nga phải đối mặt là điều có thể làm cơ sở làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng đối với Putin, hoặc ít nhất là đối với nỗ lực chiến tranh của ông ta”.

David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và là giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington, cũng đồng tình với những quan điểm đó.

“Tôi không nghĩ Putin thực sự lo lắng về tình trạng bất ổn nội bộ vào lúc này, ông ấy thường thành công khi đi trước xu hướng, vì vậy tôi có cảm giác rằng giới lãnh đạo Nga đang cố gắng bảo đảm rằng điều này không dẫn đến bất cứ điều gì,” Silbey nói với Newsweek.

Ông nói thêm: “Điều họ không muốn thấy là những cuộc biểu tình trên đường phố rất rõ ràng.”

Igor Girkin - còn được gọi là Igor Strelkov - bị truy nã ở phương Tây vì vụ bắn hạ chuyến bay MH17 ở miền đông Ukraine vào năm 2014; và hiện nay đang ngồi tù vì chỉ trích Putin.

Girkin thường xuyên chọc giận Putin bằng cách đề cập đến nhà độc tài Gaddafi vì người ta đều rõ về phản ứng của Putin trước cái chết của viên đại tá này. Người ta tin rằng Putin bị ám ảnh bởi những cảnh mà nhà độc tài Gaddafi bị hành quyết trước khi bị giày xéo bởi một đám đông.

Tất cả đều được ghi lại trên video, điều này càng làm cho Putin lo lắng, và coi đó là một phát súng cảnh cáo đối với chế độ của chính mình.

Theo The Atlantic, Putin được cho là đã bị “chấn động” khi xem đoạn video hàng quyết Gaddafi. Ông ta đã tức giận lên án cái chết của Gaddafi và trực tiếp đề cập đến đoạn phim đáng lo ngại tại một cuộc họp báo vào năm 2011.

Ông nói: “Gần như toàn bộ gia đình của Gaddafi đã bị giết, xác chết của ông ấy được chiếu trên tất cả các kênh truyền hình toàn cầu, không thể xem mà không ghê tởm.”

“Người đàn ông bê bết máu, vẫn còn sống và anh ta đang bị đám đông cuồng nộ kết liễu mạng sống.”

Putin đã tỏ ra tàn bạo hơn rất nhiều sau biến cố này, có lẽ ông ta học được từ cái chết của Gaddafi rằng “sự yếu đuối và thỏa hiệp không phải là một lựa chọn.” Lo âu nhất của Putin ngày nay là bị giày xéo bởi một đám đông trong khi đôi mắt vẫn đang mở trừng trừng.

5. Điện Cẩm Linh nói ý tưởng tham gia đàm phán hòa bình theo những điều kiện của Kyiv là 'không thực tế'

Điện Cẩm Linh hôm thứ Sáu cho biết ý tưởng Nga sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong năm 2024 với Ukraine theo các điều kiện của Kyiv là không thực tế. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã cho biết như trên.

Reuters cho biết có thể Peskov đang phản ứng trước tin tức Thượng viện Hoa Kỳ đã chặn nguồn tài trợ mới cho Ukraine. Tuy nhiên, cũng có khả năng Peskov đang phản ứng trước một thông tin từ các cơ quan truyền thông cho biết Washington muốn một kịch bản hòa đàm như vậy xảy ra.

Cũng trong ngày thứ Sáu, 8 Tháng Mười Hai, Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia tuyên bố rằng Nga không chấp nhận hòa đàm với Ukraine. “Chỉ có một điều có thể chấp nhận được là đầu hàng vô điều kiện,” ông ta nói.

Medvedev, người từng làm Tổng thống Nga, thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên nhiều phương diện, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.

6. Nga phóng loạt hỏa tiễn mùa đông mới vào Kyiv

Thủ đô của Ukraine bị tấn công bằng hỏa tiễn hành trình lần đầu tiên sau gần ba tháng, nhà lãnh đạo quân đội cho biết.

Mùa đông ở thủ đô Kyiv của Ukraine giữa lúc Nga xâm lược

Nga đã ném bom Ukraine hôm thứ Sáu, bắn hỏa tiễn hành trình vào Kyiv lần đầu tiên sau nhiều tháng và nhắm vào các cơ sở hạ tầng.

Tổng cộng có 7 máy bay phản lực Nga đã bắn 19 hỏa tiễn hành trình X-101 và X-555 vào Ukraine từ vùng Saratov phía tây nam nước Nga, Không quân Ukraine hôm thứ Sáu cho biết. Mười bốn hỏa tiễn đã bị bắn hạ nhưng một số đã tấn công mục tiêu.

Lực lượng không quân cho biết: “Một số hỏa tiễn của đối phương nhằm vào các cơ sở hạ tầng ở khu vực Dnipro” trong khi những hỏa tiễn khác nhắm vào Kyiv.

Serhiy Popko, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự Kyiv, cho biết trong một tuyên bố rằng tại khu vực Kyiv, tất cả các hỏa tiễn của Nga đều bị bắn hạ.

Popko nói: “Sau một thời gian dài tạm dừng 79 ngày, đối phương lại bắt đầu sử dụng không quân chiến lược để tấn công các thành phố yên bình”. Các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hại một số ngôi nhà và một đường ống dẫn khí đốt, cảnh sát khu vực Kyiv cho biết.

Vào tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo rằng Nga sẽ tăng cường tấn công hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong mùa đông. Tình báo quân sự Ukraine cũng cho biết lực lượng Điện Cẩm Linh đã chuẩn bị hơn 800 hỏa tiễn các loại để tấn công Ukraine khi nhiệt độ giảm xuống.

Tại Pavlohrad, một thành phố thuộc vùng Dnipro, miền đông Ukraine, một doanh nghiệp công nghiệp, hơn chục ngôi nhà riêng và một nhà thờ bị hư hại do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.

Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk, cho biết trong tuyên bố ban đầu rằng một người đã thiệt mạng. Sau đó, ông xác nhận có 8 người bị thương ở Pavlohrad, tất cả đều là nam giới từ 32 đến 66 tuổi.

“Hai người trong số họ sẽ hồi phục ở nhà. Những người còn lại đang ở bệnh viện. Hai trong số những người bị thương vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng. Ông nói: “13 người dân đã được hỗ trợ tâm lý”.

Thiệt hại về cơ sở hạ tầng năng lượng cũng được báo cáo ở khu vực Kharkiv và Kherson.

Sáng thứ Bẩy, Ukrenergo đưa tin hơn 400 thị trấn ở Ukraine hiện không có điện hoặc hệ thống sưởi vì các cuộc tấn công của Nga.

7. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhấn mạnh nhu cầu của Kyiv về phòng không nhiều hơn và tầm quan trọng của sự đoàn kết của Liên Hiệp Âu Châu trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào tuần tới.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết trong cuộc gọi với thủ tướng Estonia Kaja Kallas, các nhà lãnh đạo “đã thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì sự hỗ trợ tài chính và chính trị của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine, cũng như sự đoàn kết của Liên Hiệp Âu Châu trước các quyết định của hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Âu Châu dự kiến sẽ mở ra cuộc đàm phán cho Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và cung cấp hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro.”

Ông cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào, và nhấn mạnh rằng về phần mình, Ukraine đang thực hiện mọi nghĩa vụ của mình đối với Liên Hiệp Âu Châu.

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết hôm thứ Sáu rằng các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu nhận thức được viện trợ tài chính có ý nghĩa “sống còn” như thế nào đối với Ukraine và sẽ tôn trọng các cam kết của họ, một quan chức cao cấp cho biết hôm thứ Sáu, chưa đầy một tuần trước hội nghị thượng đỉnh nơi hàng tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Kyiv đang bị bấp bênh vì những chống đối dữ dội của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán.

Trước hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels vào ngày 14 và 15 tháng 12, Hung Gia Lợi đã đe dọa phủ quyết đề xuất Liên Hiệp Âu Châu cấp 50 tỷ euro viện trợ ngân sách cho Kyiv đến năm 2027.

“Chúng tôi biết nó tồn tại như thế nào. Các nhà lãnh đạo Âu Châu là những người có trách nhiệm - ít nhất là 26 người, Họ sẽ tuân thủ các cam kết của mình,” cô nói.

8. Người theo chủ nghĩa dân tộc Nga đang bị bỏ tù Igor Girkin lo sợ bị tận diệt như Prigozhin của Wagner

Kẻ sát nhân MH17 giờ đây lo sợ bị chính mình giết chết.

Igor Girkin, một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh bị bỏ tù vì thách thức Tổng thống Vladimir Putin, lo lắng rằng ông sẽ gặp số phận tương tự như ông trùm lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin của Wagner, người đã chết trong một vụ tai nạn máy bay hồi đầu năm nay sau khi nổi dậy chống lại nhà lãnh đạo Nga.

“Việc bắt giữ tôi xảy ra một tháng sau cuộc nổi dậy của Prigozhin,” Girkin nói với truyền thông Nga Baza trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm thứ Năm.

“Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là thay vì bị trừng phạt hình sự thông thường, tôi sẽ được 'ân xá' giống như anh chàng đầu bếp,” Girkin nói, ám chỉ Prigozhin, người được mệnh danh là “đầu bếp của Putin” sau khi gần gũi với nhà lãnh đạo Nga, là người đã cho phép anh ta bảo đảm các hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống béo bở cho chính phủ.

Girkin, một cựu đại tá 52 tuổi của cơ quan tình báo Nga, bí danh Strelkov, nghĩa là “xạ thủ”, nổi tiếng với việc chỉ huy lực lượng bán quân sự Nga tiến vào vùng Donbas của Ukraine vào năm 2014, và nhanh chóng trở thành bộ trưởng quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, một quốc gia bù nhìn của Nga.

Năm 2022, anh ta bị kết tội giết người vắng mặt vì vụ bắn rơi máy bay chở khách của Hãng hàng không Malaysia trên bầu trời Ukraine vào năm 2014, khiến 298 người thiệt mạng.

Sau Donbas, Girkin tự tái tạo mình thành một nhà bình luận quân sự theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người liên tục chỉ trích các chiến thuật và chiến lược của Nga trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Giống như những người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ chiến tranh khác, ông đã chỉ trích sự vụng về của quân đội Nga trong cuộc xâm lược, gọi các tướng lĩnh hàng đầu là kém hiệu quả và chỉ trích tổng thống cũng như các quan chức hàng đầu khác.

Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đối với anh ta khi Girki thay đổi chiến thuật từ việc chỉ trích các quyết định quân sự của Bộ Quốc Phòng Nga chuyển sang vấn đề lãnh đạo đất nước của Putin nói chung. Hôm 19 Tháng Bẩy, Girkin cho biết Nga sẽ không chịu nổi thêm một nhiệm kỳ tổng thống nào nữa của Putin.

Girkin nói: “Đất nước sẽ không thể tồn tại thêm sáu năm nữa dưới sự nắm quyền của tên tầm thường hèn nhát này.”

Hai ngày sau đó, hôm 21 Tháng Bẩy, ông ta đã bị “tên tầm thường hèn nhát” bắt giam cho đến nay.

Một tấm hình từ nhà tù lọt ra ngoài cho thấy một Girkin thật nhục nhã bị đánh máu me đầy mặt. Vài ngày sau, Girkin quyết định ra tranh cử. Nhiều người cho rằng quyết định ra tranh cử của Girkin là một cách để anh ta không bị đánh chết trong tù.

Với quyết định mới nhất của tòa án, Girkin không thể ra tranh cử và nhiều người dự đoán Putin sẽ sớm đánh chết ông ta trong tù.

9. Nga cho rằng Mỹ và Anh đồng lõa với Israel

Nga gay gắt chỉ trích Mỹ và Anh lần lượt bỏ phiếu chống và bỏ phiếu trắng ủng hộ nghị quyết ngừng bắn ở Gaza, đồng thời cho rằng “lịch sử sẽ phán xét hành động của Washington DC”.

Tuyên bố sau khi Mỹ đã phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza, và Anh đã bỏ phiếu trắng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói

Người ta có thể nói một cách cay độc bằng những lời lẽ sáo rỗng hay ho về dân chủ, nhân quyền, phụ nữ, hòa bình, an ninh, luật lệ, trật tự, bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, giá trị thực sự của những điều chúng ta vừa chứng kiến khi hai thành viên Hội đồng Bảo an vẫn ưa tiếp tục đồng lõa với vụ tắm máu tàn nhẫn của Israel.

Tôi tin tưởng rằng kết quả cuộc bỏ phiếu của chúng ta đã vang dội một cách đau đớn trong lòng những người dân bình thường ở Mỹ và Anh, những người mà những lời kêu gọi hòa bình và lẽ phải thông thường đã không được giới tinh hoa cầm quyền của những quốc gia đó phớt lờ. Tôi tin chắc rằng họ vẫn sẽ bày tỏ quan điểm của mình.

Nga là quốc gia xâm lược, gây ra biết bao nhiêu tai họa cho người dân Ukraine, nhưng thường xuyên tự cao như thể mình là gương sáng cho lương tâm thế giới.

10. Israel bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã tấn công vào miền Nam Syria

Chiều thứ Sáu, 8 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Trung Tá Jonathan Conricus, đã bác bỏ một báo cáo cùng ngày của AFP, theo đó ba chiến binh Hezbollah và một người Syria đã thiệt mạng hôm thứ Sáu trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel nhằm vào xe hơi của họ ở phía nam Syria.

“Một người Syria và ba chiến binh Hezbollah người Li Băng thuộc đơn vị giám sát và phóng hỏa tiễn đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel vào chiếc xe hơi thuê của họ” tại thị trấn Madinat al-Baath thuộc tỉnh Quneitra, gần Cao nguyên Golan do Israel sáp nhập. AFP cho biết như trên trích dẫn nhà lãnh đạo Đài quan sát nhân quyền Syria Rami Abdel Rahman.

Sau đó vào thứ Sáu, Hezbollah cho biết ba chiến binh của họ đã thiệt mạng mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Israel đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích ở nước láng giềng Syria kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến ở nước này năm 2011, nhắm vào các vị trí của quân đội Syria và các nhóm liên kết với Iran, như Hezbollah.

Những nhiệm vụ đó đã được tăng cường kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Dải Gaza vào ngày 7 tháng 10, vốn được kích hoạt bởi cuộc tấn công chưa từng có của nhóm Hồi giáo này trên đất Israel.

Israel hiếm khi bình luận về các hoạt động của mình ở Syria, nhưng nói rằng họ muốn ngăn chặn Iran, đối phương không đội trời chung của mình, đang muốn thiết lập vị thế ngay trước cửa nhà Israel.

11. Quân đội Israel tin rằng họ cần thêm 3 đến 4 tuần nữa để hoàn thành cuộc tấn công quân sự ở Khan Younis ở miền nam Gaza.

Theo Tờ Walla của Israel, phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Tướng Daniel Hagari, cho biết ông tin rằng cần một khoảng thời gian 3 hay 4 tuần sau đó nữa để kết thúc giai đoạn đầu của cuộc chiến ở Gaza.

Tờ báo nói rằng Mỹ chưa đưa ra thời hạn cứng rắn cho Israel nhưng Washington đã nói rằng thời gian không còn nhiều.

Theo báo cáo, chính quyền Tổng thống Biden sẽ vui mừng nếu Lực Lượng Phòng Vệ Israel hoàn thành các hoạt động chuyên sâu vào cuối tháng, nhưng Israel tin rằng họ cần phải đến cuối Tháng Giêng. Quan chức này được trích dẫn nói:

Thông điệp của Mỹ là họ muốn thấy chúng ta kết thúc cuộc chiến sớm hơn, ít gây tổn hại hơn cho thường dân Palestine và hỗ trợ nhân đạo nhiều hơn cho Gaza. Chúng ta cũng mong muốn điều này xảy ra nhưng không phải lúc nào đối phương cũng đồng ý.

12. Phát ngôn nhân lực lượng không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 14 trong số 19 hỏa tiễn do Nga bắn trong cuộc không kích sáng thứ Sáu.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 9 Tháng Mười Hai, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết 14 hỏa tiễn đã bị bắn hạ ở khu vực bên ngoài Kyiv và khu vực miền trung Dnipropetrovsk.

Thống đốc khu vực Serhiy Lysak cho biết một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga đã giết chết một thường dân và làm bị thương bốn người khác ở khu vực miền trung Dnipropetrovsk của Ukraine hôm thứ Sáu.

“Thật không may, một người đã chết. Bước đầu có 4 người bị thương. Họ đều đang ở bệnh viện. Hai người đang trong tình trạng nghiêm trọng”, Lysak nói.
 
Ơn Toàn Xá Mùa Giáng Sinh. Bí mật Fatima nhãn tiền: Nước Nga gieo rắc lầm lạc, chiến tranh
VietCatholic Media
17:04 09/12/2023


1. Đức Giám Mục Austin cử hành Thánh lễ đặc biệt tại nhà tù Texas dành cho các nữ tử tù

Đức Giám Mục Joe Vasquez của Giáo phận Austin đã cử hành Thánh lễ hôm thứ Sáu tại nhà tù giam giữ bảy nữ tử tù ở Texas, năm người trong số họ đã chuyển sang đạo Công Giáo trong thời gian chờ thi hành án.

Thánh lễ diễn ra tại nhà tù Mountain View Unit ở Gatesville, Texas, là một phần của hội nghị kéo dài ba ngày về mục vụ nhà tù được tổ chức bởi Liên minh Mục vụ Nhà tù Công Giáo, gọi tắt là CPMC. Đây là một nhóm bắt đầu như một dự án của Liên minh Mục vụ Nhà tù Quốc gia. Hiệp hội Tuyên úy Công Giáo.

Trong bài giảng trước các phụ nữ trong tù, rao giảng về Dụ ngôn Người con hoang đàng của Chúa Giêsu, Đức Giám Mục Vasquez đã suy ngẫm về sự phản bội của người con trai đối với tình yêu của cha mình, sự ăn năn của anh ta, cũng như sự tha thứ và tán dương bất ngờ, tràn ngập tâm hồn người con trai.

Ngài nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa khi kêu gọi những người tội lỗi trở về với gia đình Ngài, bất kể họ đã làm gì trong quá khứ.

“Chị em thuộc về Giáo hội cũng như bất kỳ ai khác. Những bức tường có thể ngăn cách chúng ta, nhưng những bức tường không bao giờ có thể ngăn cản Chúa Kitô”, Đức Giám Mục Vasquez nói với các phụ nữ.

“Có rất nhiều điều chúng tôi không thể làm cho chị em, nhưng chúng tôi có thể có mặt; chúng tôi có thể đi cùng. Chúng tôi muốn tiếp tục mang đến thông điệp hy vọng.”

Karen Clifton, điều phối viên điều hành của CPMC, nói với CNA rằng mục tiêu của nhóm là cung cấp nền tảng đào tạo cơ bản cho những người Công Giáo muốn mục vụ cho những người bị giam giữ, đáp ứng tình trạng thiếu nguồn lực để đào tạo người Công Giáo thực hiện mục vụ trong tù ở nhiều giáo phận trên khắp đất nước.

Clifton trước đây đã phục vụ một số phụ nữ bị tử hình ở Texas - nhiều người trong số họ đã ở đó hàng thập kỷ - từ những năm 1990. Bà cho biết, trong suốt những thập kỷ đó, 5 phụ nữ đã chuyển sang đạo Công Giáo, phần lớn nhờ vào nỗ lực của Phó tế Ronnie Lastovica, điều phối viên chăm sóc mục vụ của Giáo phận Austin cho khu vực nơi có nhà tù.

Ngoài ra, Clifton cho biết, sáu trong số các tù nhân hiện tại là giáo dân của Dòng Nữ tu Mary Morning Star, một dòng nữ tu Công Giáo nằm gần Waco đã coi việc phục vụ các phụ nữ tử tù là một phần sứ mệnh của họ với tư cách là các nữ tu. Clifton cho biết tất cả sáu người phụ nữ đó đã cam kết cầu nguyện theo những ý định giống như các nữ tu, coi tình trạng bị giam giữ của họ giống như một “đời sống tu viện”.

Clifton cho biết cô tin rằng ít nhất hai trong số những phụ nữ tử tù “gần như chắc chắn” sẽ chính thức gia nhập dòng với tư cách là nữ tu nếu họ được thả.

“Tôi đã chứng kiến sự biến đổi của những người phụ nữ này, từng gặp họ vào những năm 90 và sau đó gặp lại họ bây giờ. Đây là những người phụ nữ cầu nguyện… đời sống cầu nguyện của họ rất sâu sắc. Chỉ cần ở trong các đơn vị và nhìn thấy sự biến đổi… họ đang tham gia vào đặc sủng [của các nữ tu] và vào lời cầu nguyện của họ, “ Clifton nói.

Trong bài giảng của mình, Đức Giám Mục Vasquez đã suy tư thêm về tầm quan trọng của việc người Công Giáo thực hành các việc thương xót về thể xác.

“Sứ vụ ở bên các tù nhân và đồng hành cùng họ rất quan trọng. Đó là một trong những điều thiết yếu. … Chúa Kitô sẽ hỏi vào ngày cuối cùng: Các ngươi có ở đó không? Các ngươi có đến thăm Ta không?' Đó là những gì chúng ta sẽ bị phán xét,” ngài kết luận.

“Chúa Giêsu không nói chúng ta đã đến nhà thờ bao nhiêu lần; chúng ta đã cầu nguyện bao nhiêu lần? Nhưng ngài sẽ hỏi chúng ta đã chăm sóc người khác như thế nào? Chúng ta đã cho người khát nước chưa? Chúng ta có cho kẻ rách rưới ăn mặc không? Có đến thăm người bệnh không?Có có đến thăm những người trong tù không?'“

Theo Trung tâm Thông tin Hình phạt Tử hình, Texas đã thực hiện gần 600 vụ hành quyết cấp tiểu bang và 6 vụ hành quyết liên bang kể từ năm 1976. Texas đã hành quyết nhiều phụ nữ hơn – sáu người - hơn bất kỳ nơi nào khác.

Hiện tại không có phụ nữ nào bị tử hình ở Texas có ngày hành quyết được lên lịch.


Source:National Catholic Register

2. Pháp sư dự đoán Alaska và California sẽ trở thành một phần của Nga

Nga có 142 triệu dân, trong đó Chính Thống Giáo được cho là chiếm 15% dân số. Tuy nhiên, trong số 21.3 triệu Kitô Hữu Chính Thống Giáo, chỉ có 1% thực hành đạo. Thành ra, sẽ là sai lầm khi nói rằng Nga là một quốc gia Kitô Giáo. Điều đó được minh chứng một lần nữa trong dịp Giáng Sinh Chính Thống Giáo vừa qua. Các đài truyền hình Nga, trong ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh đã chiếu một chương trình trong đó các Pháp Sư thay nhau lên dây cót tinh thần cho người Nga bằng cách đưa ra các tiên đoán về tương lai trong bối cảnh những thất bại quân sự dồn dập của Nga tại Ukraine.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Shaman Predicts Alaska and California Will Become Part of Russia”, nghĩa là “Pháp sư dự đoán Alaska và California sẽ trở thành một phần của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Một Pháp sư từ Siberia đã dự đoán rằng Alaska và California sẽ trở thành một phần của Nga vào năm 2023.

Trong một đoạn clip do kênh truyền hình Mash đăng tải, phó pháp sư toàn Nga Artur Tsybikov đã đưa ra cái mà ông ta gọi là một cái nhìn sâu sắc về năm nay sẽ diễn ra như thế nào.

Ông dự đoán hai tiểu bang Hoa Kỳ sẽ được sáp nhập vào Nga và một năm thịnh vượng cho đất nước Nga của ông.

Đoạn video cũng được Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, chia sẻ, nơi nó đã được xem hơn 100.000 lần.

Mở đầu Tsybikov nói “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và người dân của họ, tất nhiên, thật đáng tiếc. Nước Mỹ có thể sớm bị chia thành nhiều phần và một số tiểu bang sẽ tuyên bố độc lập. Riêng Alaska và California sẽ trở lại với Liên bang Nga”.

Alaska là một phần của Nga cho đến tháng 5 năm 1867—nó được bán cho Hoa Kỳ với giá 7,2 triệu Mỹ Kim sau khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Andrew Johnson ký Hiệp ước Alaska.

Alaska chính thức được Nga chuyển giao cho Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 10 năm 1867 và được công nhận là một tiểu bang vào ngày 3 tháng Giêng năm 1959.

Và vào đầu thế kỷ 19, Nga có Pháo đài Ross ở California, với những người thực dân Nga sống ở một số khu vực trong khoảng thời gian từ 1812 đến 1841.

Phó pháp sư tối cao của Nga cũng lên tiếng về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

“Ukraine là một quốc gia nghèo, chịu đựng lâu dài, một quốc gia láng giềng của chúng ta đang bước vào thế giới Nga với những hậu quả thảm khốc, nhưng tôi tin rằng sẽ có hòa bình. Hòa bình sẽ đến rất sớm, và chúng ta phải kiên nhẫn một chút để có được sức mạnh tinh thần,” ông nói.

“Liên bang Nga của chúng ta đang phát triển, thịnh vượng và cả thế giới sẽ đi theo chúng ta. Nước Nga của chúng ta là động lực đằng sau sự trỗi dậy, phát triển của nền văn minh Nga và là sự cứu rỗi của thế giới,” Tsybikov nhấn mạnh.

Theo thầy cúng này, “không có biến động lớn nào”sẽ xảy ra ở Nga vào năm 2023, bởi vì đất nước “đã vượt qua điểm chia rẽ và đang trên đà phát triển”.

Ông nói thêm: “Những đứa trẻ hiện đại của chúng ta ngày nay được sinh ra trong những điều kiện khó khăn này, nhưng như các triết gia đã nói, 'Khó khăn cho người mạnh mẽ, thời điểm tốt cho người yếu đuối’”, ông nói thêm.

“Bây giờ thời kỳ khó khăn đã đến—chúng ta đang sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, những người sẽ bảo vệ đất nước, nhà nước của chúng ta trong tương lai.”

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, Tsybikov đã được trao tư cách là phó pháp sư tối cao của Liên bang Nga vào năm 2018 và trước đó anh ta đã phục vụ trong lực lượng mật vụ đặc biệt của Nga.


Source:Newsweek

3. Đức Thánh Cha nhóm họp với Hội đồng Hồng Y Cố vấn

Trong hai ngày 04 và 05 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhóm họp Hội đồng các Hồng Y Cố vấn của ngài, quen gọi là Hội đồng C-9.

Trước đó, hôm 30 tháng Mười Một, trong buổi tiếp kiến Ủy ban Thần học quốc tế, ngài cho biết một trong những đề tài suy tư trong Hội đồng Hồng Y Cố vấn này, là vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Trong dịp gặp gỡ với các thần học gia quốc tế, Đức Thánh Cha mong rằng số nữ thần học gia trong Ủy ban thần học quốc tế sẽ được tăng cường, thay vì chỉ có năm người trong số ba mươi thành viên của Ủy ban như hiện nay. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh chiều kích nữ của Hội thánh.

Đây là cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Hồng Y Cố vấn trong năm nay. Lần họp trước đây tiến hành trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, và trong số các đề tài được bàn đến có cuộc xung đột tại Ukraine, việc áp dụng tại các Giáo hội địa phương Tông hiến “Các con hãy loan báo Tin mừng” (Praedicate Evangelium), cải tổ Giáo triều Roma. Ngoài ra, các vị cũng bàn tới công việc của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên, nhóm khóa họp toàn thể hồi hạ tuần tháng Sáu năm nay.

Hội đồng C-9 hiện nay được Đức Thánh Cha bổ sung các thành viên vào ngày 07 tháng Ba năm nay, trong đó Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, người Tây Ban Nha, thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), hiện là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Quốc gia thành Vatican. Các vị còn lại đến từ Congo Dân chủ, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Canada, Luxemburg, Brazil. Từ Á châu, vẫn là Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Giáo phận Bombay bên Ấn Độ. Hội đồng có một vị Tổng thư ký, là Đức Cha Marco Mellino, thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.