Phụng Vụ - Mục Vụ
Lắm phúc nhiều may
Lm. Minh Anh
00:32 09/12/2021
LẮM PHÚC NHIỀU MAY
“Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”.
Trong tập “Shadows”, “Những Chiếc Bóng Đổ”, tác giả chia sẻ, “Thật tốt khi bạn chạy, ‘những chiếc bóng đổ’ chạy; khi bạn hạnh phúc, ‘những chiếc bóng đổ’ reo vui; khi bạn ngân nga, ‘những chiếc bóng đổ’ ngân nga. Vì bạn chỉ có những chiếc bóng đổ khi cuộc sống của bạn tràn ngập ánh nắng mặt trời; bạn quả là ‘lắm phúc nhiều may!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu nữ thi sĩ người Mỹ, Martha Wadsworth, đã không tiếc lời để nói về “những chiếc bóng đổ hạnh phúc” của một người mẹ, thì Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm điều tương tự với Gioan Tẩy Giả, một người mà Ngài rất mực ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Ngài bất ngờ kết luận, “Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”. Như thế, với Chúa Giêsu, sẽ có những người ‘lắm phúc nhiều may’ hơn Gioan!
Chúa Giêsu thường ít khen ai, ngoài một vài đối tượng có lòng tin mạnh mẽ! Vậy mà hôm nay, Ngài nức lời về Gioan, “Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”; Ngài coi Gioan như đại ngôn sứ Êlia tái xuất, một nhân vật ‘bản lề’ đưa thời đại của lề luật và các tiên tri đến hồi kết; cũng là người được sai đến để dọn đường cho Đấng Messia. Thế nhưng, bất chợt, Ngài đảo ngược nhận định, “Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”. Tại sao? Hạng nhỏ nhất này là ai; và Nước Trời ở đây là gì?
Hạng nhỏ nhất Chúa Giêsu đang nói là những người ‘lắm phúc nhiều may’ hơn Gioan; trong đó có chúng ta! Đừng ngạc nhiên! Rõ ràng, Gioan thật vĩ đại, nhưng sự vĩ đại của Gioan chỉ để chuẩn bị cho một Đấng Vĩ Đại khác; Gioan biết Ngài, nhưng “không xứng đáng cúi xuống cởi quai dép Ngài”, Đấng mà Gioan đã chỉ tay, nói cho các đồ đệ, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian”; Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Thật tiếc, Gioan không sống để chứng kiến sự cứu độ của Ngài; cái chết và sự phục sinh của Ngài. Gioan không hưởng nhận Thánh Thần của Ngài vào lễ Ngũ Tuần; Gioan cũng không biết gì về Giáo Hội, điều mà Phaolô gọi là Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô; qua đó, chúng ta đang ngụp lặn trong ân sủng. Gioan không biết đến một Vương Quốc mà Con Thiên Chúa thiết lập, Vương Quốc Nước Trời, và những ai thuộc về Vương Quốc này. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói “Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”.
Rõ ràng, chúng ta là những người ‘lắm phúc nhiều may!’. Điều Gioan nói về, hoặc ám chỉ, lại là điều chúng ta đang trải nghiệm và hưởng nhận ‘lúc này và ở đây’. Trong Thánh Thể, cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu hiện diện tràn đầy với chúng ta một cách bí tích. Thánh Thần Ngài đổ vào lòng chúng ta qua phép Rửa Tội và Thêm Sức; chúng ta sở hữu các sách Phúc Âm bằng văn bản, các thư Phaolô và các tài liệu khác tạo nên Tân Ước, tất cả được tôn kính như Lời Hằng Sống của Chúa. Chúa Giêsu từng nói, “Phúc cho mắt các con vì được thấy, phúc cho tai các con vì được nghe!”. Phúc lành đang bao phủ chúng ta, chúng ta đang sống trong một môi trường có tên là “Ân Sủng”; được kêu gọi để hưởng ân sủng, ân sủng đang chạm đến cuộc sống chúng ta, biến chúng ta thành những con trai con gái rất yêu quý, duyên dáng, đầy lòng biết ơn của Thiên Chúa; từ đó, chúng ta có thể chúc phúc người khác. Như vậy, chúng ta ‘vĩ đại’ hơn Gioan, ‘lắm phúc nhiều may’ hơn Gioan; không vì làm được nhiều hơn Gioan, nhưng được ban nhiều hơn.
Anh Chị em,
“Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”. Chúa Giêsu đang ‘nói về’ chúng ta và ‘nói với’ chúng ta. Chúng ta thật ‘lắm phúc nhiều may’ khi không chỉ thấy mà còn được rước Chúa Giêsu vào lòng. Mỗi ngày chúng ta được nuôi sống bằng Máu Thịt Ngài; Ngài đang hiện hữu và hoạt động trong chúng ta. Nhờ được dìm trong Ngài, chúng ta chia sẻ sự sống Thần Linh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đúng thế, chúng ta không hề tầm thường chút nào! Ý thức mình đang trở nên những ‘con người vĩ đại’, chúng ta hãy sống cho xứng với ân sủng Chúa ban, mang lấy sức mạnh của Thần Khí để dám sống, dám nói và dám chết như Gioan, hầu làm chứng cho Tin Mừng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa, con là người ‘lắm phúc nhiều may’. Xin cho con biết giữ gìn ân điển Chúa; và nhất là, biết chia sẻ những ân phúc của Ngài cho những ai ‘vận xúi và bất hạnh”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”.
Trong tập “Shadows”, “Những Chiếc Bóng Đổ”, tác giả chia sẻ, “Thật tốt khi bạn chạy, ‘những chiếc bóng đổ’ chạy; khi bạn hạnh phúc, ‘những chiếc bóng đổ’ reo vui; khi bạn ngân nga, ‘những chiếc bóng đổ’ ngân nga. Vì bạn chỉ có những chiếc bóng đổ khi cuộc sống của bạn tràn ngập ánh nắng mặt trời; bạn quả là ‘lắm phúc nhiều may!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu nữ thi sĩ người Mỹ, Martha Wadsworth, đã không tiếc lời để nói về “những chiếc bóng đổ hạnh phúc” của một người mẹ, thì Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm điều tương tự với Gioan Tẩy Giả, một người mà Ngài rất mực ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Ngài bất ngờ kết luận, “Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”. Như thế, với Chúa Giêsu, sẽ có những người ‘lắm phúc nhiều may’ hơn Gioan!
Chúa Giêsu thường ít khen ai, ngoài một vài đối tượng có lòng tin mạnh mẽ! Vậy mà hôm nay, Ngài nức lời về Gioan, “Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”; Ngài coi Gioan như đại ngôn sứ Êlia tái xuất, một nhân vật ‘bản lề’ đưa thời đại của lề luật và các tiên tri đến hồi kết; cũng là người được sai đến để dọn đường cho Đấng Messia. Thế nhưng, bất chợt, Ngài đảo ngược nhận định, “Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”. Tại sao? Hạng nhỏ nhất này là ai; và Nước Trời ở đây là gì?
Hạng nhỏ nhất Chúa Giêsu đang nói là những người ‘lắm phúc nhiều may’ hơn Gioan; trong đó có chúng ta! Đừng ngạc nhiên! Rõ ràng, Gioan thật vĩ đại, nhưng sự vĩ đại của Gioan chỉ để chuẩn bị cho một Đấng Vĩ Đại khác; Gioan biết Ngài, nhưng “không xứng đáng cúi xuống cởi quai dép Ngài”, Đấng mà Gioan đã chỉ tay, nói cho các đồ đệ, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian”; Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Thật tiếc, Gioan không sống để chứng kiến sự cứu độ của Ngài; cái chết và sự phục sinh của Ngài. Gioan không hưởng nhận Thánh Thần của Ngài vào lễ Ngũ Tuần; Gioan cũng không biết gì về Giáo Hội, điều mà Phaolô gọi là Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô; qua đó, chúng ta đang ngụp lặn trong ân sủng. Gioan không biết đến một Vương Quốc mà Con Thiên Chúa thiết lập, Vương Quốc Nước Trời, và những ai thuộc về Vương Quốc này. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói “Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”.
Rõ ràng, chúng ta là những người ‘lắm phúc nhiều may!’. Điều Gioan nói về, hoặc ám chỉ, lại là điều chúng ta đang trải nghiệm và hưởng nhận ‘lúc này và ở đây’. Trong Thánh Thể, cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu hiện diện tràn đầy với chúng ta một cách bí tích. Thánh Thần Ngài đổ vào lòng chúng ta qua phép Rửa Tội và Thêm Sức; chúng ta sở hữu các sách Phúc Âm bằng văn bản, các thư Phaolô và các tài liệu khác tạo nên Tân Ước, tất cả được tôn kính như Lời Hằng Sống của Chúa. Chúa Giêsu từng nói, “Phúc cho mắt các con vì được thấy, phúc cho tai các con vì được nghe!”. Phúc lành đang bao phủ chúng ta, chúng ta đang sống trong một môi trường có tên là “Ân Sủng”; được kêu gọi để hưởng ân sủng, ân sủng đang chạm đến cuộc sống chúng ta, biến chúng ta thành những con trai con gái rất yêu quý, duyên dáng, đầy lòng biết ơn của Thiên Chúa; từ đó, chúng ta có thể chúc phúc người khác. Như vậy, chúng ta ‘vĩ đại’ hơn Gioan, ‘lắm phúc nhiều may’ hơn Gioan; không vì làm được nhiều hơn Gioan, nhưng được ban nhiều hơn.
Anh Chị em,
“Người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn Gioan!”. Chúa Giêsu đang ‘nói về’ chúng ta và ‘nói với’ chúng ta. Chúng ta thật ‘lắm phúc nhiều may’ khi không chỉ thấy mà còn được rước Chúa Giêsu vào lòng. Mỗi ngày chúng ta được nuôi sống bằng Máu Thịt Ngài; Ngài đang hiện hữu và hoạt động trong chúng ta. Nhờ được dìm trong Ngài, chúng ta chia sẻ sự sống Thần Linh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đúng thế, chúng ta không hề tầm thường chút nào! Ý thức mình đang trở nên những ‘con người vĩ đại’, chúng ta hãy sống cho xứng với ân sủng Chúa ban, mang lấy sức mạnh của Thần Khí để dám sống, dám nói và dám chết như Gioan, hầu làm chứng cho Tin Mừng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa, con là người ‘lắm phúc nhiều may’. Xin cho con biết giữ gìn ân điển Chúa; và nhất là, biết chia sẻ những ân phúc của Ngài cho những ai ‘vận xúi và bất hạnh”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúng tôi phải làm gì đây
Lm. Đan Vinh
00:42 09/12/2021
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG C
Xp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18
CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY?
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 3,10-18
(10) Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (11) Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”. (12) Cũng có những người thu thuế đến chịu phép Rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” (13) Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình”. (14) Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”.(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng là Đấng Mê-si-a! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa. (17) Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào Lửa không hề tắt mà đốt đi”. (18) Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin mừng cho họ.
2. Ý CHÍNH: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Bài Tin mừng hôm nay gồm 3 câu trả lời cho ba hạng người về những việc họ phải làm để tỏ lòng sám hối hầu đón nhận Đấng Thiên Sai sắp đến: dân chúng phải sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho người nghèo; Người thu thuế phải hành xử công bình và binh lính phải biết tôn trọng tha nhân. Gio-an cũng cho biết phép rửa bằng nước do ông thực hiện chỉ là phương thế giúp dân chúng lãnh phép rửa mới trong Thánh Thần và Lửa, do Đấng Thiên Sai sắp đến thực hiện, mà ông không đáng làm nô lệ của Người. Người sẽ ban thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ trong ngày tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 10-11: + “Ai có hai áo thì chia cho người không có”...: Chia sẻ cơm áo vật chất là việc tối thiểu mà dân chúng phải làm để biểu lộ lòng sám hối.
- C 12-14: + Những người thu thế: Bọn người này thường bị dân chúng khinh dể, vì đã thu thuế cho người Rô-ma. Hơn nữa, khi làm việc thu thuế này, họ còn sách nhiễu dân chúng, nên bị dân chúng liệt vào loại người tội lỗi công khai (x. Lc 5,30). Gio-an khuyên họ phải tránh bóc lột kẻ khác cách bất công và tránh thu quá mức số thuế quy định. + Binh lính: Đây chắc không phải là binh lính Rôma vốn chỉ ở trong đồn binh, chứ không trà trộn với đám đông dân chúng. Đây cũng không phải lính Do thái, vì ngừơi Rôma cấm nước đang bị chiếm đóng tổ chức quân đội. Có lẽ đây là dân quân tự vệ thường đi theo bảo vệ người thu thuế. Họ là những người vừa có sức mạnh lại vừa có khí giới, nên thường hay hiếp đáp kẻ yếu, nên họ bị dân chúng căm ghét giống như bọn thu thuế. Khi gọi bọn người này là binh lính, có lẽ Lu-ca muốn nói lên tính phổ quát của lời rao giảng của Gio-an Tiền Sứ. Tuy không buộc họ phải đổi nghề, nhưng ông khuyên họ phải giữ công bình, tránh cáo gian cho người vô tội và bằng lòng với đồng lương của mình.
- C 15-16: + Đấng Mê-si-a: Chữ Hy lạp Chris-tos có nghĩa là “Người được xức dầu”, tương đương với chữ Mê-si-a trong tiếng Do thái (nghĩa là Đấng Thiên Sai). Ở đây tác giả Tin mừng dùng từ Mê-si-a vì ông viết Tin Mừng cho người Do thái theo đạo Công Giáo. Tuy nhiên dân Do thái khi ấy lại hiểu từ Mê-si-a theo nghĩa ái quốc cực đoan. Họ mong chờ Đấng Thiên Sai đến lãnh đạo dân chống lại ách thống trị của ngoại bang (x Lc 23,2). + Cởi quai dép: Đây là hành vi phục vụ dành riêmg cho nô lệ ngoại quốc. Người Do thái không đòi người giúp việc Do thái làm điều này, vì họ là“dòng dõi tổ phụ Áp-ra-ham”, và thuộc dân được Chúa chọn (x. Ga 8,33).
- C 17-18: + Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: Gio-an mô tả Đấng Mê-si-a như một vị Thẩm Phán của ngày tận thế: Đấng Thẩm Phán sẽ đến tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, giống như người nông dân tách lúa thóc khỏi rơm rạ. + Thóc mẩy thì thu vào kho lẫm...: Sau khi đập lúa trước gió, hạt thóc nặng hơn sẽ rơi xuống thúng và được cất vào kho, còn rơm rạ nhẹ hơn sẽ bay ra ngòai thúng và bị thiêu đốt trong lửa (x Gr 15,7). Cũng vậy, trong ngày thẩm phán, kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc trong Nước Thiên Chúa, còn kẻ ác tay sai của ma quỷ sẽ bị phạt trong lửa không hề tắt là hỏa ngục muôn đời (x. Is 66,24; Mc 9,43.48).
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao người thu thuế và binh lính lại bị dân chúng khinh khi thù ghét?
2) Dân Do thái thời Đức Giê-su trông mong Đấng Mê-si-a đến để làm gì?
3) Gio-an đã khuyên đám đông dân chúng, những người thu thuế và binh lính phải sám hối cụ thể thế nào để chuẩn bị đón Đấng Mê-si-a sắp đến?
4) Gio-an cho biết sứ mệnh của Đấng Mê-si-a ra sao?
II SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỢC ĐỔI ĐỜI NHỜ TIN THEO ĐỨC GIÊ-SU:
- Anh đã theo đạo Công Giáo rồi sao?
- Vâng, nói đúng hơn là tôi đã đi theo làm môn đệ Ðức Giê-su.
- Vậy xin hỏi anh, ông Giê-su sinh ra ở đâu?
- Rất tiếc là tôi đã quên mất điều đó.
- Thế ông ta sống ở trần gian được bao nhiêu năm?
- Tôi cũng không nhớ rõ nên không dám trả lời.
- Vậy ông ta đã thuyết giảng bao nhiêu bài?
- Thú thật với anh là tôi cũng không biết !
- Quả thật, anh đã quá hồ đồ khi vội quyết định đi theo làm môn đệ ông Giê-su!
- Anh nói đúng một phần. Tôi rất hỗ thẹn vì mình đã hiểu biết quá ít về Ðức Giê-su. Thế nhưng, điều tôi biết rất rõ là thế này: Ba năm trước, tôi là một người nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ nần chồng chất khiến gia đình có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc. Mỗi tối, khi trở về nhà, vợ con tôi đều tức giận buồn tủi khi tôi không mang tiền về nuôi gia đình. Nhưng từ ngày tôi gặp được một linh mục tốt bụng. Ngài đã hướng dẫn tôi theo học khóa giáo lý kinh thánh và không ngừng động viên tôi phải quyết tâm chừa bỏ các thói hư, như là điều kiện để được chịu phép rửa tội và trở nên môn đệ Đức Giê-su. Từ đó đến nay tôi đã được ơn Chúa ăn năn sám hối: Đã bỏ được rượu chè và trả hết nợ, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc như xưa. Các con tôi đều vui vẻ chờ tôi về nhà sau khi tan sở… Những điều này tôi nhận được là do Đức Giê-su đã ban cho tôi và gia đình. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Người.
Trong Tin Mừng hôm nay, dân chúng đã hỏi Gio-an: "Chúng tôi phải làm gì?" (Lc3,10). Trong những ngày này, chúng ta cũng hãy năng cầu nguyện: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?" và xin vâng ý Chúa như Mẹ Ma-ri-a đã thưa với sứ thần: "Này tôi là nữ tì của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1,38).
2) YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ CHÚA QUA NGƯỜI NGHÈO :
MÁC-TANH thành Tua (Martin de Tours) là một viên sĩ quan trong quân đội nước Pháp. Một hôm, sau chuyến đi thị sát trở về doanh trại, ông gặp một người ăn xin ở cổng thành. Hôm đó trời lạnh giá, nhìn thấy người ăn xin đang run rẩy vì lạnh và chìa tay xin bố thí, Mác-tanh không có sẵn tiền trong túi, ông liền nhảy xuống khỏi lưng ngựa, lấy kiếm đeo bên hông cắt áo choàng đang mặc làm đôi và trao cho người ăn mày một nửa. Đêm hôm đó, trong giấc ngủ, Mác-tanh mơ thấy Chúa Giê-su mặc nửa chiếc áo choàng mà ông vừa cho người ăn mày.
Một thiên thần hỏi Chúa Giê-su lý do mặc nửa chiếc áo choàng như vậy, thì được Người trả lời : Tối qua Người đã thử lòng Mác-tanh, nên cải trang thành người ăn xin ngồi bên vệ đường và Người đã được Mác-tanh quảng đại chia cho phân nửa chiếc áo choàng đang mặc cho đỡ lạnh. Người xác nhận Mác-tanh chính là tôi tớ trung thành, đã sống đúng tinh thần bác ái cụ thể là nhường cơm xẻ áo cho người nghèo khó giữa đời thường.
3) HÃY QUAN TÂM GIÚP ĐỠ NGƯỜI BẤT HẠNH Ở GẦN NGAY BÊN:
Một hôm có một thương gia vào một quán ăn bên đường để dùng bữa trưa. Khi ngồi xuống chiếc bàn còn trống thì phát hiện một bé gái khoảng 12 tuổi, áo quần cũ rách đang đứng ngoài cửa sổ nhìn vào bàn ăn và ngửa tay xin bố thí. Thấy mặt cô bé tái xanh và tay chân run rẩy vì đói, ông thương gia động lòng thương. Ông tiến lại gần bên cầm lấy tay cô bé, rồi mời cô cùng vào ngồi ăn chung bàn với mình.
Nhưng thật bất ngờ: cô bé cương quyết từ chối. Gặng hỏi mãi em mới nói lí nhí như sau: “Thưa ông, cháu cám ơn ông đã cho cháu được ngồi ăn chung bàn với ông. Nhưng làm sao cháu có thể ăn được đang khi thằng em của cháu cũng đang đói đứng ngoài kia!” Nhìn theo tay em chỉ, ông thương gia thấy một bé trai thân hình gầy gò ốm yếu, quần áo lôi thôi nhơ bẩn, đang đứng bên cửa sổ đối diện và cặp mắt đang thèm thuồng nhìn vào bàn đầy thức ăn ngon lành trong quán. Chung quanh bàn ăn là năm thanh niên nam nữ đang ngồi ăn uống thoải mái nói cười vui vẻ, không ai thèm để ý đến cậu bé đói khát đang đứng gần ngay bên.
“Làm sao cháu có thể ngồi ăn chung với ông được, đang khi còn thằng em của cháu cũng đang bị đói và đang đứng đàng kia!”, câu nói của cô bé nghèo trong câu chuyện trên là lời nhắc nhở mỗi tín hữu chúng ta suy nghĩ và thành tâm sám hối để biết quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo trong mùa Giáng Sinh săp đến.
4) ÔNG GIÀ NO-EN CÓ THẬT KHÔNG?
Tháng 9 năm 1987, một bé gái tên là VƠ-GI-NI-Ơ (Virginia) đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già No-en như sau: “Ông già No-en có thật không?”
Vài ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau:
“Vơ-gi-ni-ơ yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già No-en. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng sẽ không có những gì trí khôn không hiểu được.
Vơ-gi-ni-ơ ạ ! Ông già No-en có thực đấy. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại, nhờ đó cuộc sống của cháu sẽ vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già No-en thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào?...”.
Được biết ông già No-en là một nhân vật lịch sử có thật. Người Anh gọi ngài là Thánh Ni-cô-la (Santa Claus). Thánh Giám mục Ni-cô-la nầy được mừng lễ ngày 6 tháng 12 hằng năm trước lễ Giáng Sinh. Còn người Pháp lại gọi ngài cách thân mật là Cha No-en, vì ngài có liên hệ nhiều với lễ No-en, nhất là với các trẻ em. Các em được kể rằng nếu chúng ngoan, ông già No-en sẽ đến thăm chúng, chui vào ngôi nhà qua lò sưởi, vào trong phòng ngủ của chúng, bỏ bánh kẹo vào những chiếc giày của chúng bên lò sưởi hay bỏ vào những chiếc vớ treo ở chân giường…
Ông già No-en sẽ tiếp tục công việc làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc trong Mùa Giáng Sinh.
Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay cũng mời gọi chúng ta “Hãy vui lên”. Không phải vui vì được quà tặng, vì nhận được những thiệp chúc mừng, vì ánh đèn ngôi sao lấp lánh, vì máng cỏ với Chúa Hài đồng xinh xinh… Nhưng niềm vui ấy sẽ qua mau sau ngày đại lễ, còn niềm vui đích thực trong tâm hồn sẽ còn mãi, ngay cả những lúc ta cảm thấy lo âu chán chường hay những khi gặp thất bại rủi ro. Niềm vui Giáng Sinh sẽ bén rễ sâu trong lòng chúng ta nhờ trung thành đọc Lời Chúa và cầu nguyện với Lời Chúa trong giờ kinh tối mỗi ngày.
3. THẢO LUẬN:
1) Hãy cho biết trong hai nhân đức công bình và bác ái thì nhân đức nào quan trọng hơn và phải được ưu tiên thực hiện?
2) Để chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp đến, trong những ngày mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ thể hiện lòng thương xót thế nào đối với cha mẹ, thày dạy, anh chị em, bạn bè hay người nghèo khó chung quanh chúng ta?
4. SUY NIỆM:
1) HÃY VUI LUÔN TRONG CHÚA VÀ CHIA SẺ NIỀM VUI CHO THA NHÂN:
- Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Gau-de-te - “Hãy vui lên”. Đạo Công Giáo là đạo của niềm vui và thể hiện qua phẩm phục chủ tế mặc trong thánh lễ hôm nay là mầu hồng thay vì mầu tím. Hai ngàn năm trước, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người để công bố cho nhân loại tin mừng là: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Tin mừng này khởi đầu từ máng cỏ Be-lem qua lời thiên thần báo tin cho các mục đồng (Lc 2,10-11). Tin mừng ấy sẽ đạt đến đỉnh điểm khi Đức Giê-su chịu chết trên thập giá và được Thiên Chúa siêu tôn khi cho Người sống lại và đặt Người làm Chúa Tể muôn loài (x.Pl 2,8-11).
- Niềm vui này phải chứa đầy trong tâm hồn mỗi chúng ta và phải được biểu lộ không những bằng các việc đạo đức ở nhà thờ mà còn qua thái độ ứng xử vui tươi và chia sẻ niềm vui ơn cứu độ của Chúa cho mọi người.
2) SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CỦA GIO-AN TẨY GIẢ:
- Bài Tin mừng ghi lại việc Gio-an Tẩy Giả loan báo tin vui về Đấng Cứu thế sắp xuất hiện (x. Lc 3, 15-18). Dân chúng nghĩ Gio-an chính là Đấng Thiên Sai, nhưng ông lại khẳng định mình không phải là Đấng Thiên Sai, mà chỉ là kẻ đi trước dọn đường cho Người. Ông tiên báo về Đấng sẽ đến sau ông, nhưng có trước ông và ông không đáng làm đầy tớ cởi quai dép cho Người. Đấng ấy sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa. Người sẽ xét xử để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ, giống như người nông dân sàng sảy sân lúa sau mùa gặt: Lúa tốt thì chất vào kho, còn trấu rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt (x Mt 3,11-12).
- Khi Đức Giê-su xuất hiện, Gio-an đã làm phép rửa cho Người và nhận ra Người chính là Đấng Thiên Sai trong cuộc thần hiện. Từ đó ông đã giới thiệu Người với các đồ đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy, nên xin chứng nhận rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,29.34). Ông luôn ý thức vai trò phụ thuộc làm tiền hô cho Người, nên đã nói với các môn đệ: “Người cần phải lớn lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
3) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐÓN ĐẤNG THIÊN SAI?:
Trong Mùa vọng này, Hội Thánh mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Thiên Sai Giê-su đến bằng việc sám hối cụ thể, không những bằng việc tham dự các buổi tĩnh tâm sám hối chung tại nhà thờ, mà còn bằng sự quyết tâm thay đổi lối sống bằng việc thực thi công bình và bác ái như sau:
+ “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” : Áo mặc và của ăn ở đây là thăm viếng chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo đói, săn sóc những bệnh nhân đau liệt, lắng nghe để đồng cảm và ủi an những người bị thua lỗ thất bại trong cuộc sống.
+ “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình” : Đức bác ái cần đi đôi với đức công bình. Chẳng hạn: Không dối trá lường gạt người khác, không làm hàng gian hàng giả, nhưng buôn ngay bán thật. Tránh nói thêm nói bớt nhưng luôn trung thực trong lời nói khi giao tiếp và làm ăn buôn bán với tha nhân.
+ “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình” : Cần tránh thái độ “lấy thịt đè người” hay “Cả vú lấp miệng em”, như thái độ quan liêu hách dịch, hà hiếp bóc lột những người “thân yếu thế cô”. Cần sử dụng chức vụ quyền bính để phục vụ thay vì lo cho bản thân. Người có quyền giải quyết công việc cần tránh hẹn tới hẹn lui, hoặc bắt người xin phải chờ đợi hàng giờ, đang khi công việc chỉ cần giải quyết ngắn gọn trong năm mười phút.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh bằng việc quảng đại chia sẻ cơm áo vật chất, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh như lời Gio-an Tẩy Giả rao giảng hôm nay: “Ai có hai áo, hãy nhường cho người không có. Ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”.
Xin cho chúng con luôn giữ đức công bình trong khi giao tiếp, như Gio-an đã khuyên những người thu thuế: “Các người đừng đòi gì quá mức đã ấn định”.
Cho chúng con biết tôn trọng tha nhân qua cách ứng xử lễ độ, như lời Gio-an đã khuyên binh lính: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai và hãy bằng lòng với số lương của mình”. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ nhận được hồng ân cứu độ của Chúa trong mùa Giáng Sinh sắp đến.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Ngày 10/12: Đức khôn ngoan trong Tin Mừng. Linh mục Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:45 09/12/2021
PHÚC ÂM: Mt 11, 16-19
“Họ không nghe lời Gioan và lời Con Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: “Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!” “Vì Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: “Ông ta phải quỷ ám!” Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: “Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi”. Nhưng sự khôn ngoan được biện minh bằng các công việc của mình”.
Ðó là lời Chúa.
Niềm Vui Đích Thật
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:39 09/12/2021
Niềm Vui Đích Thật
(Chúa Nhật III Mùa Vọng C)
Cũng như Chúa Nhật IV Mùa Chay, Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật mầu hồng. Không biết truyền thống này có từ bao giờ, nhưng chúng ta phần nào hiểu ý của Giáo Hội khi cho phép mặc phẩm phục mầu hồng trong Thánh Lễ. Mầu hồng gợi lên niềm vui, niềm hân hoan. Các bài đọc Lời Chúa cũng tràn đầy niềm hân hoan, phấn khởi. Tất thảy vì một lẽ này: đổi mới vì sợ hãi thì sẽ hời hợt và chóng qua, trái lại vì hân hoan phấn khởi mà canh tân cuộc đời thì sẽ thiết thực và bền lâu.
Sau khi nghe Gioan Tẩy giả rao giảng, dân chúng tuôn đến tham vấn: “chúng tôi phải làm gì đây?” Không ẩn mình trong đám đông, nhóm thu thuế, anh em binh lính cũng đến để xin hướng dẫn cách cụ thể đối với trường hợp của mình (x.Lc 3,11-14). Dân Israel thời bấy giờ đang khát khao sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang. Họ vốn nằm lòng lời tiên báo của ngôn sứ Isaia năm nào về thời của Người: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Is 40,4-5). Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra một vài lý do để phấn khởi, vui mừng:
-“Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel thật cao cả”. Điệp khúc của đáp ca cho chúng ta một lý do để hân hoan đó là vì Đấng Thánh đang ở giữa chúng ta. Gioan Tẩy Giả đã trả lời với một số tư tế và thầy Lêvi được phái đi từ Giêrusalem: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một Đấng đang ở giữa các ông mà các ông không biết” (Ga 1,26). Đấng ấy chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Có Đấng cao cả cũng là Đấng đầy lòng từ bi và hay thương xót ở cùng, chính là niềm hạnh phúc bất tận. Dù người mẹ nào có bỏ con mình đi nữa thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vốn là hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Vấn đề là chúng ta đã thực sự nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa chưa? Câu trả lời nằm ở nơi thái độ của chúng ta, đó là có phấn khởi mừng vui hay không.
Nếu chúng ta chưa thực sự mừng vui thì đó là một trong những dấu chỉ cho biết chúng ta chưa nhận ra Đấng Thánh, Đấng cao cả đang ở giữa chúng ta. Phận phàm hèn, làm thế nào để chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, Đấng ngàn trùng chí thánh? Chính Chúa Giêsu đã minh nhiên cho chúng ta chìa khóa vấn nạn. “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Những lời khuyên của Gioan Tẩy Giả cho dân chúng cũng như cho binh lính và những người thu thuế xưa chính là cách thế giúp họ thanh tẩy tâm hồn để nên trong sạch. Và Ngài đã lưu ý rằng không phải cứ cúi mình xuống nhận dấu thanh tẩy mà được thanh sạch, nhưng phải thay đổi đời sống. Sau này chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định với người Pharisiêu đã mời Người dùng bữa rằng không phải do việc tẩy rửa bên ngoài mà làm cho chúng ta nên thanh sạch, nhưng phải đem những cái bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta (x.Lc 11,37-41).
-Hãy vui mừng vì Thiên Chúa đã rút lại lời kết án. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và vì chúng ta, Người cũng quy tụ những kẻ hư hỏng, người tội lỗi về (x.Soph 3,14-18). Niềm vui của người được tha thứ tội lỗi là niềm vui thật khó tả, hơn nữa, khi đó là một món nợ, vượt quá khả năng chi trả của chúng ta. Một người được thứ tha sẽ trở thành nguyên cớ để nhiều người tội lỗi khác tin tưởng trở về. Bất cứ tội lỗi nào cũng có tính lây nhiễm ít nhiều. Cũng thế và hơn thế nữa, ân phúc tha thứ nào cũng có sức năng động lan tỏa. Đây chính là lý do để ngôn sứ Xôphônia mời gọi chúng ta hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn (Xp 3,14).
-Hãy vui mừng vì Chúa Kitô đã chọn chúng ta, không vì công nghiệp của chúng ta mà chỉ vì tình yêu của Người. Thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Philipphê rằng nếu tự hào về công trạng theo lề luật, thì ngài có thể hơn rất nhiều người. Nhưng ngài bỏ tất cả đằng sau, ngài chấp nhận mọi thua thiệt, trước một mối lợi lớn là được biết chúa Kitô (x.Pl 3,1-16). “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em…” (Ga 15,16). Vì đã chọn chúng ta nên Chúa Giêsu tự nguyện liên đới với chúng ta cho đến cùng. Người không chỉ làm con chiên gánh lấy tội nhân trần mà còn đón nhận loài người như đàn em đông đúc để thông chia phần phúc gia nghiệp đã hứa ban (x.Ep 1,3-14).
Tuy nhiên, một vấn đề cần làm sáng tỏ đó là niềm vui đích thật được biểu lộ như thế nào? Chắc hẳn đó không phải là tiếng cười rôm rả của những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị và rượu bia, và cũng chẳng nhất thiết là trạng thái lâng lâng, sau khi đạt được một thành công trong kinh doanh hay trong thi đấu thể thao…Một niềm vui đích thật đó là tâm trạng của người cảm nhận mình được yêu thương vượt quá mọi công trạng mình đã có, vượt quá mọi khả năng mình đang có hay sẽ có. Tâm trạng này chính là sự bình an tận đáy tâm hồn khiến chúng ta can đảm vượt qua mọi thử thách và gian khổ, đồng thời thúc đẩy chúng ta nỗ lực sống đức ái cách không tính toán, không chỉ với người dễ mến mà còn với người khó thương, với cả những người thù ghét và bách hại chúng ta. Có thể nói rằng các thánh tử đạo là những người đã thể hiện niềm vui đích thực này cách rõ nét.
Nước Trời là vương quốc của tình yêu và của niềm vui đích thật. Chúng ta có thể luận suy chân lý này qua các hình ảnh tiệc cưới mà Chúa Giêsu đã dùng để minh họa về thực tại Nước Trời và các hình ảnh mà Người nói về tình trạng trầm luân đời đời, đó là nơi phải khóc lóc và nghiến răng (x.Mt 22,2; Mt 8,12). Mùa Vọng lại về, một trong những ý nghĩa của Mùa Vọng là chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Chúa nhập thể - nhập thế. Thiên Chúa đã làm người, đã vào trần gian và Người mãi ở với chúng ta cho đến tận thế (x.Mt 28,20). Nước Trời đang ở giữa chúng ta (x.Lc 17,21). Ước gì bà con lương dân, anh em khác đạo và cả những người tự nhận là vô thần, thấy được niềm vui đích thật nơi Kitô hữu chúng ta, một niềm vui được thể hiện qua sự an bình và tình yêu liên đới trong những chia sẻ cách vô vị lợi. Trăm nghe không bằng một thấy. Thiết tưởng rằng đó cũng là một lời loan báo tin mừng khả tín không thua, mà có khi lại hơn những tổ chức “lễ hội đình đám” bên ngoài trong dịp mừng Chúa Giáng Sinh.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật III Mùa Vọng C)
Cũng như Chúa Nhật IV Mùa Chay, Chúa Nhật III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật mầu hồng. Không biết truyền thống này có từ bao giờ, nhưng chúng ta phần nào hiểu ý của Giáo Hội khi cho phép mặc phẩm phục mầu hồng trong Thánh Lễ. Mầu hồng gợi lên niềm vui, niềm hân hoan. Các bài đọc Lời Chúa cũng tràn đầy niềm hân hoan, phấn khởi. Tất thảy vì một lẽ này: đổi mới vì sợ hãi thì sẽ hời hợt và chóng qua, trái lại vì hân hoan phấn khởi mà canh tân cuộc đời thì sẽ thiết thực và bền lâu.
Sau khi nghe Gioan Tẩy giả rao giảng, dân chúng tuôn đến tham vấn: “chúng tôi phải làm gì đây?” Không ẩn mình trong đám đông, nhóm thu thuế, anh em binh lính cũng đến để xin hướng dẫn cách cụ thể đối với trường hợp của mình (x.Lc 3,11-14). Dân Israel thời bấy giờ đang khát khao sự xuất hiện của Đấng Thiên sai để giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang. Họ vốn nằm lòng lời tiên báo của ngôn sứ Isaia năm nào về thời của Người: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Is 40,4-5). Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta có thể nhận ra một vài lý do để phấn khởi, vui mừng:
-“Hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel thật cao cả”. Điệp khúc của đáp ca cho chúng ta một lý do để hân hoan đó là vì Đấng Thánh đang ở giữa chúng ta. Gioan Tẩy Giả đã trả lời với một số tư tế và thầy Lêvi được phái đi từ Giêrusalem: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một Đấng đang ở giữa các ông mà các ông không biết” (Ga 1,26). Đấng ấy chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Có Đấng cao cả cũng là Đấng đầy lòng từ bi và hay thương xót ở cùng, chính là niềm hạnh phúc bất tận. Dù người mẹ nào có bỏ con mình đi nữa thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ chúng ta, vốn là hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Vấn đề là chúng ta đã thực sự nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa chưa? Câu trả lời nằm ở nơi thái độ của chúng ta, đó là có phấn khởi mừng vui hay không.
Nếu chúng ta chưa thực sự mừng vui thì đó là một trong những dấu chỉ cho biết chúng ta chưa nhận ra Đấng Thánh, Đấng cao cả đang ở giữa chúng ta. Phận phàm hèn, làm thế nào để chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, Đấng ngàn trùng chí thánh? Chính Chúa Giêsu đã minh nhiên cho chúng ta chìa khóa vấn nạn. “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Những lời khuyên của Gioan Tẩy Giả cho dân chúng cũng như cho binh lính và những người thu thuế xưa chính là cách thế giúp họ thanh tẩy tâm hồn để nên trong sạch. Và Ngài đã lưu ý rằng không phải cứ cúi mình xuống nhận dấu thanh tẩy mà được thanh sạch, nhưng phải thay đổi đời sống. Sau này chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định với người Pharisiêu đã mời Người dùng bữa rằng không phải do việc tẩy rửa bên ngoài mà làm cho chúng ta nên thanh sạch, nhưng phải đem những cái bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên thanh sạch cho chúng ta (x.Lc 11,37-41).
-Hãy vui mừng vì Thiên Chúa đã rút lại lời kết án. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và vì chúng ta, Người cũng quy tụ những kẻ hư hỏng, người tội lỗi về (x.Soph 3,14-18). Niềm vui của người được tha thứ tội lỗi là niềm vui thật khó tả, hơn nữa, khi đó là một món nợ, vượt quá khả năng chi trả của chúng ta. Một người được thứ tha sẽ trở thành nguyên cớ để nhiều người tội lỗi khác tin tưởng trở về. Bất cứ tội lỗi nào cũng có tính lây nhiễm ít nhiều. Cũng thế và hơn thế nữa, ân phúc tha thứ nào cũng có sức năng động lan tỏa. Đây chính là lý do để ngôn sứ Xôphônia mời gọi chúng ta hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn (Xp 3,14).
-Hãy vui mừng vì Chúa Kitô đã chọn chúng ta, không vì công nghiệp của chúng ta mà chỉ vì tình yêu của Người. Thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Philipphê rằng nếu tự hào về công trạng theo lề luật, thì ngài có thể hơn rất nhiều người. Nhưng ngài bỏ tất cả đằng sau, ngài chấp nhận mọi thua thiệt, trước một mối lợi lớn là được biết chúa Kitô (x.Pl 3,1-16). “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em…” (Ga 15,16). Vì đã chọn chúng ta nên Chúa Giêsu tự nguyện liên đới với chúng ta cho đến cùng. Người không chỉ làm con chiên gánh lấy tội nhân trần mà còn đón nhận loài người như đàn em đông đúc để thông chia phần phúc gia nghiệp đã hứa ban (x.Ep 1,3-14).
Tuy nhiên, một vấn đề cần làm sáng tỏ đó là niềm vui đích thật được biểu lộ như thế nào? Chắc hẳn đó không phải là tiếng cười rôm rả của những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị và rượu bia, và cũng chẳng nhất thiết là trạng thái lâng lâng, sau khi đạt được một thành công trong kinh doanh hay trong thi đấu thể thao…Một niềm vui đích thật đó là tâm trạng của người cảm nhận mình được yêu thương vượt quá mọi công trạng mình đã có, vượt quá mọi khả năng mình đang có hay sẽ có. Tâm trạng này chính là sự bình an tận đáy tâm hồn khiến chúng ta can đảm vượt qua mọi thử thách và gian khổ, đồng thời thúc đẩy chúng ta nỗ lực sống đức ái cách không tính toán, không chỉ với người dễ mến mà còn với người khó thương, với cả những người thù ghét và bách hại chúng ta. Có thể nói rằng các thánh tử đạo là những người đã thể hiện niềm vui đích thực này cách rõ nét.
Nước Trời là vương quốc của tình yêu và của niềm vui đích thật. Chúng ta có thể luận suy chân lý này qua các hình ảnh tiệc cưới mà Chúa Giêsu đã dùng để minh họa về thực tại Nước Trời và các hình ảnh mà Người nói về tình trạng trầm luân đời đời, đó là nơi phải khóc lóc và nghiến răng (x.Mt 22,2; Mt 8,12). Mùa Vọng lại về, một trong những ý nghĩa của Mùa Vọng là chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Chúa nhập thể - nhập thế. Thiên Chúa đã làm người, đã vào trần gian và Người mãi ở với chúng ta cho đến tận thế (x.Mt 28,20). Nước Trời đang ở giữa chúng ta (x.Lc 17,21). Ước gì bà con lương dân, anh em khác đạo và cả những người tự nhận là vô thần, thấy được niềm vui đích thật nơi Kitô hữu chúng ta, một niềm vui được thể hiện qua sự an bình và tình yêu liên đới trong những chia sẻ cách vô vị lợi. Trăm nghe không bằng một thấy. Thiết tưởng rằng đó cũng là một lời loan báo tin mừng khả tín không thua, mà có khi lại hơn những tổ chức “lễ hội đình đám” bên ngoài trong dịp mừng Chúa Giáng Sinh.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Niềm Vui Cứu Độ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
14:21 09/12/2021
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG
NIỀM VUI CỨU ĐỘ
Xp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18
Chúa Nhật III Mùa Vọng được Giáo Hội gọi là “Domenica Gaudete,” Chúa Nhật của niềm vui; hay Chúa Nhật hồng giữa mùa tím. Quả thế, phụng vụ Lời Chúa hôm nay lặp đi lặp lại lời mời gọi: “Hãy vui lên, hãy hân hoan, hãy nhảy mừng.” Đây là sứ điệp căn bản của Tin Mừng, mời gọi mỗi Kitô hữu vui lên vì Chúa sắp đến; vui lên vì ơn cứu độ mà Chúa sắp thực hiện; vui lên vì Người là Đấng Cứu Độ chúng ta.
1- Niềm vui Chúa đến
Trong bài đọc I, ngôn sứ Xôphônia mời gọi dân Chúa: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xion, hò vang dậy đi nào, nhà Ítraen hỡi! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem hãy nức lòng phấn khởi...” (Xp 3,14). Ngôn sứ giải thích những lý do khiến dân Ítraen phải vui mừng, bởi vì Thiên Chúa sẽ đến ngự giữa họ; Người là Đấng quyền năng và yêu thương; Người lấy tình thương mà đổi mới họ; Người vui niềm vui của dân Người (x. Xp 3,14-18a).
Lời loan báo về niềm vui này chỉ được thực hiện một cách cụ thể và viên mãn qua biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa khi tổng lãnh thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, thiếu nữ Xion mới: “Hỡi Trinh Nữ, hãy vui lên!” (Lc 1,28). Nhờ tiếng xin vâng của Đức Maria, Thiên Chúa đến với loài người, trở thành một con người để cứu độ mọi người. Bởi thế, khi Chúa Giêsu sinh ra, thiên thần loan báo với các mục đồng: “Này đây tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).
Vì thế, trong bài đọc II, thánh Phaolô mời gọi các tín hữu thành Philiphê: “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Ước gì sự hòa nhã của anh chị em được mọi người biết đến. Chúa đang gần kề!” (Pl 4,4-5).
Tắt một lời, toàn bộ cuốn Kinh Thánh diễn tả sứ điệp niềm vui này: Thiên Chúa đến viếng thăm và cứu độ dân Người qua biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người.
2- Niềm vui cứu độ
Thế nhưng, niềm vui mà Chúa Giêsu mang đến không phải là một cảm xúc chóng qua, cũng không phải là những niềm vui như thế gian ban tặng, nhưng là niềm vui cứu độ, bền vững, đích thực cho tâm hồn con người. Niềm vui đích thực của con người chính là Thiên Chúa. Niềm vui đó được biểu lộ và ban tặng qua Đức Kitô. Bởi vậy, ai gặp gỡ Chúa Kitô, người đó sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, đau khổ và buồn rầu; người đó sẽ có niềm vui và bình an trong tâm hồn; người đó sẽ biết sống yêu thương và chia sẻ niềm vui đó với tha nhân. Niềm vui này mang lại cho chúng ta sức mạnh, để có thể đứng vững trước những gian nan thử thách xảy ra trong cuộc sống.
Chính vì thế, người Kitô hữu phải là người của niềm vui. Nếu một người Kitô hữu mà luôn sống với một khuôn mặt “đưa đám,” hay chỉ có sống tinh thần Mùa Chay mà không có tinh thần Mùa Phục Sinh, thì chưa thực sự là môn đệ của Đức Kitô. Một người Kitô hữu sống bi quan chán nản, thất vọng buông xuôi, ấy là dấu hiệu của một đức tin hời hợt và xa lạ với Tin Mừng. Nên người ta thường nói: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn! Sống vui tươi là nét đặc trưng của người Kitô hữu. Vì sống vui là sống thánh thiện. Chúng ta cần cảm nghiệm và chia sẻ niềm vui đó cho mọi người.
3- Niềm vui hoán cải
Tuy nhiên, để có niềm vui trong Chúa, điều căn bản là chúng ta phải hoán cải. Bài Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện hoán cải thật tuyệt vời mà Gioan Tẩy Giả đề nghị cho dân chúng thực hiện. Sau khi nghe lời kêu gọi sám hối của ông, nhiều người muốn phục thiện, sẵn sàng thay đổi nếp sống sai lạc của mình. Nhiều người đến xin Gioan những lời khuyên thiết thực: “Chúng tôi phải làm gì đây?” Tùy từng người một mà Gioan khuyên bảo:
- Đối với dân chúng: “Ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy.”
- Đối với người thu thuế: “Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi.”
- Đối với các quân nhân: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (x. Lc 3,10-18).
Như thế, Gioan không có ý khuyên người ta phải bỏ việc đang làm, nhưng ông dạy họ phải làm việc thật tốt, đúng với trách nhiệm họ đã lãnh nhận. Câu trả lời của Gioan cho mỗi hạng người có hành động khác nhau, nhưng tựu trung lại, tất cả đều phải hoán cải.
Cũng vậy, để có niềm vui đích thực, chúng ta phải hoán cải. Hoán cải là điều kiện để chúng ta đón nhận niềm vui ơn cứu độ. Hoán cải là thay đổi cách suy nghĩ, lối sống và hành động của chúng ta cho phù hợp với các giá trị của Tin Mừng. Việc hoán cải cũng bao gồm việc thực thi công bằng, bác ái và sống lương thiện đối với tha nhân.
Lễ Giáng Sinh mừng Con Thiên Chúa giáng trần đang đến gần. Niềm vui Giáng Sinh của người Kitô hữu gắn liền với thái độ sống thức tỉnh và hoán cải để canh tân đời sống. Niềm vui của người Kitô hữu chính là sự kết hợp với Đức Kitô, gắn bó mật thiết với Người. Từ đó, chúng ta hãy lan tỏa niềm vui đó trong môi trường sống của mình bằng việc chu toàn bổn phận và sống yêu thương phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, Chúa đến mang niềm vui và ơn cứu độ cho loài người. Xin cho mỗi người chúng con, luôn cảm nghiệm được niềm vui vì có Chúa đồng hành. Và xin Chúa cho chúng con biết lan tỏa niềm vui ấy cho tha nhân bằng việc sống bác ái và yêu thương mọi người chúng con gặp gỡ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:37 09/12/2021
8. Khắc trị xác thịt chính là phương pháp chiến thắng ma quỷ.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:41 09/12/2021
33. VẼ MẮT TIỀN
Ông quan nọ tham tiền như mạng sống, thường lợi dụng chỗ sơ hở trên tờ đơn tố cáo của người cáo trạng để bắt chẹt.
Phàm chỗ nào ông ta cho rằng có vấn đề, thì phía dưới chữ vẽ một mắt tiền (khoanh tròn như lỗ đồng tiền xu.). Lâu dài như thế, nên bá tánh đều biết cái tật của ông quan nọ, bèn cùng nhau truyền rằng:
- “Quan phụ mẫu là cái gì a? Tận dụng nơi lỗ đồng tiền để làm mướn a !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 33:
Ngày xưa quan được coi như là cha mẹ của bá tánh, nhưng không phải là cha mẹ ruột nên không hề thương con, trái lại còn hành hạ bốc lột con; ngày nay mấy ông quan tự cho mình là đầy tớ của dân, nhưng là đầy tớ không trung thành nên không biết phục vụ dân, trái lại còn ăn hối lộ, tham nhũng và hách dịch với người dân.
Đức Chúa Giê-su dạy rất rõ ràng: ai muốn làm lớn làm đầu giữa anh em thì hãy phục vụ anh em, như chính Ngài đến để phục vụ mọi người.
Mấy ông quan tham chưa một lần nghe biết Lời Chúa, thì làm sao trở nên cha mẹ biết thương yêu bá tánh, và mấy ông có chức quyền cũng chưa một lần đọc Phúc Âm thì làm sao trở nên đầy tớ tốt của dân được, cho nên –xét cho cùng- trách nhiệm làm cho họ biết đến Lời Chúa chính là bổn phận của mọi người Ki-tô hữu.
Quan tham vẽ lỗ đồng tiền dưới chữ để làm khổ dân chúng, nhưng những người Ki-tô hữu được làm quan thì vẽ hình Thánh Giá -không phải trên chữ- nhưng trong lòng người dân, để biết thông cảm, giúp đỡ, yêu thương và phục vụ họ.
Đó chính là truyền giáo vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ông quan nọ tham tiền như mạng sống, thường lợi dụng chỗ sơ hở trên tờ đơn tố cáo của người cáo trạng để bắt chẹt.
Phàm chỗ nào ông ta cho rằng có vấn đề, thì phía dưới chữ vẽ một mắt tiền (khoanh tròn như lỗ đồng tiền xu.). Lâu dài như thế, nên bá tánh đều biết cái tật của ông quan nọ, bèn cùng nhau truyền rằng:
- “Quan phụ mẫu là cái gì a? Tận dụng nơi lỗ đồng tiền để làm mướn a !”
(Khán Sơn Các Nhàn bút)
Suy tư 33:
Ngày xưa quan được coi như là cha mẹ của bá tánh, nhưng không phải là cha mẹ ruột nên không hề thương con, trái lại còn hành hạ bốc lột con; ngày nay mấy ông quan tự cho mình là đầy tớ của dân, nhưng là đầy tớ không trung thành nên không biết phục vụ dân, trái lại còn ăn hối lộ, tham nhũng và hách dịch với người dân.
Đức Chúa Giê-su dạy rất rõ ràng: ai muốn làm lớn làm đầu giữa anh em thì hãy phục vụ anh em, như chính Ngài đến để phục vụ mọi người.
Mấy ông quan tham chưa một lần nghe biết Lời Chúa, thì làm sao trở nên cha mẹ biết thương yêu bá tánh, và mấy ông có chức quyền cũng chưa một lần đọc Phúc Âm thì làm sao trở nên đầy tớ tốt của dân được, cho nên –xét cho cùng- trách nhiệm làm cho họ biết đến Lời Chúa chính là bổn phận của mọi người Ki-tô hữu.
Quan tham vẽ lỗ đồng tiền dưới chữ để làm khổ dân chúng, nhưng những người Ki-tô hữu được làm quan thì vẽ hình Thánh Giá -không phải trên chữ- nhưng trong lòng người dân, để biết thông cảm, giúp đỡ, yêu thương và phục vụ họ.
Đó chính là truyền giáo vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lối Sống Mới
Lm Vũđình Tường
21:19 09/12/2021
Đám đông dân chúng, nhóm người thu thuế và quân lính đến hỏi Gioan cùng một câu hỏi. Họ hỏi ông 'Chúng tôi phải làm gì?. Gioan trả lời cho từng nhóm. Ông nói với dân chúng 'Hãy sống rộng rãi, thực hành bác ái, trong khả năng mình, bất cứ khi nào và bất cứ đâu khi có thể. 'Ai có hai áo thì chia cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy'. Với nhóm thu thuế, Gioan nói với họ 'Đừng đòi quá mức thuế chính quyền ấn định cho các anh'. Với quân lính, Gioan nói với họ điều cần thiết là thi hành trách nhiệm trong khuôn khổ luật pháp ấn định, 'Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy bằng lòng với mức lương ấn định'. Lc 3,10-14.
Hai nhóm người quan trọng trong xã hội Roma thời đó là quân đội và nhóm thu thuế. Họ quan trọng bởi quân đội đại diện sức mạnh của quân Roma; nhóm thu thuế là sức mạnh kinh tế của chính quyền. Cả hai nhóm đều không có quyền tạo ra luật lệ làm thay đổi xã hội, nhưng cả hai đều có quyền áp dụng luật lệ hiện hành trên dân chúng. Gioan nói với họ hãy thay đổi cách hành xử với người khác, đối xử cách phóng khoáng, hành động cách nhẹ nhàng và sống công tâm với mọi người. Thực hành những điều trên họ giúp cho mọi người bớt lo lắng, giảm khổ đau cho toàn dân. Quân lính và nhóm thu thuế đến xin nhận phép rửa từ Gioan là dấu chỉ cho thấy điều Gioan rao giảng ảnh hưởng đến tầng lớp lãnh đạo hạng trung trong xã hội thời đó.
Thay đổi lối giao tiếp tốt hơn, thân thiện hơn, tử tế hơn với người khác chính là hành động trở về với Thiên Chúa. Gioan đến dọn đường cho Đức Chúa. Ông giúp con người dọn tâm hồn họ. Điều Gioan rao giảng nhắm vào cách con người giao tế, đối xử với nhau chân thành hơn. Điểm đầu đầu tiên ông nhắm đến chính là cách sống, lối suy nghĩ của con tim, khối óc. Ông nói với đám đông hãy sống thực hành đức ái. Gioan nhấn mạnh đến nhóm người cần giúp đó là những kẻ thiếu áo che thân, những kẻ kiếm không đủ miếng ăn, suốt ngày lao nhọc, tối đến vẫn đói. Với những người có chức, có quyền Gioan kêu gọi họ đừng lạm quyền, ông đặc biệt nhấn mạnh đến công bằng xã hội. Lời ông khuyên rất đơn giản, hợp lí và nằm trong khả năng nghề nghiệp của mỗi người. Ông kêu gọi họ hành động, làm việc tốt lành, hữu ích cho tha nhân.
Công việc tốt lành Gioan ví như là những hại lúa mì tốt. Lời nói rỗng tuyếch, lời hứa suông coi như là những hạt lúa lép, hạt lúa mì không nhân. Gioan cũng cho họ biết số phận của từng hạt lúa mì. Hạt mẩy, hạt tốt, được cho vào kho lẫm cất đi, còn hạt lép, không nhân sẽ bị đem đốt đi. Những ai đón nhận lời ông khuyên dậy và đem ra thực hành được ví như hạt lúa tốt, bởi nó tạo ra thành quả tốt. Gioan cho biết, Đấng đến sau ông, quyền thế hơn ông sẽ thanh tẩy những người đó bằng Thần Khí Ngài. Những ai từ chối nghe theo lời ông giảng dậy, bởi hậu quả hành động của họ gây đau khổ, tang thương cho tha nhân. Gioan cho biết, Đấng đến sau ông sẽ thanh tẩy họ bằng lửa. Gioan bắt đầu công việc bằng cách chuẩn bị lòng người đón nhận đường lối Chúa. Đức Kitô đến kiện toàn điều Gioan rao giảng. Gioan rất trung thành với ơn gọi của ông; là tiếng kêu trong hoang địa, dọn đường cho Đức Chúa. Đức Kitô đến hoàn thành điều Gioan khởi sự bởi chính Ngài là Đường là sự thật và là sự sống.
Lời Gioan rao giảng là Tin Mừng cho những ai thống hối trở về cùng Thiên Chúa. Lời Gioan rao giảng cũng là tin dữ cho những ai ngoan cố, chọn đi theo í riêng mình. Là Tin Mừng bởi những ngày mong đợi Đấng Cứu Thế do tiên tri Isaiah tiên báo đến gần. Là Tin Mừng bởi ơn cứu độ đến trong vòng tay với. Ơn cứu độ do Đức Kitô ban cho những ai thành tâm đón nhận Ngài. Là Tin Mừng bởi từ nay con người nghe tiếng Chúa không qua các ngôn sứ nhưng qua chính Con Một Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô. Là Tin Mừng bởi qua lời Gioan rao giảng, kêu gọi, Thiên Chúa ban cho con người cơ hội thống hối, ăn năn trở về với Thiên Chúa.
Gioan không những rao giảng Tin Mừng cứu độ và chính ông là dấu chỉ tình yêu Chúa ban cho muôn dân.
Chúng ta chung lời cảm tạ.
TiengChuong.org
New Way Of Life
The crowds, tax collectors and soldiers, all three groups, surprisingly, asked John the same question: 'What must we do'? To each group, John gave a different answer. John told the crowds to be generous and charitable wherever, and whenever they could assist others, 'If anyone has two tunics he must share with the man who has none'. To the tax collectors, John told them that they should follow their guidelines, 'exact no more than your rate'. To soldiers, John told them that they needed to carry out their duty with moderation, 'No intimidation! No extortion! Be content with your pay' Luke 3,10-14.
The two important groups in the Roman society were soldiers and tax collectors. They were important because soldiers represented the Roman's might, and tax collectors represented the economic power. These two prominent groups were mentioned because they had power over the whole population. They had no power to change the structure of society at the national level, but in carrying out their daily duties, they had power over the life of individuals. John told them to adopt a new way of doing their work, to be more generous, more gentle, and just in dealing with others. By doing that, they would significantly reduce stress and pain for many. The tax collectors and soldiers who came to John for baptism were the clear sign that John's preaching had made tremendous impact on the middle level power holders of Roman society.
Mending human relationships meant returning to God. John came to prepare a way for the Lord. His preaching aimed at the new way of human relationships. The first way John talked about was the way of a person's mind and heart. He then talked to the crowds about acts of charity. He specifically mentioned the needy, the ones who had not enough clothing to cover themselves, and people who went to bed with an empty stomach. To those who had power, John talked to them about their jurisdictions, and that related to the issues of social justice. John's advice was reasonable and within the capacity of each profession. John called people to act, to do something useful and good for others.
Good works would be understood as wheat; while empty words, and empty promises would be understood as chaff. John forewarned the people of what would happen to wheat and chaff. Wheat would be stored and chaff was good for fire. For those who listened to John, doing good work, The One Who came after John would baptise them with the Holy Spirit; for those who refused John's preaching, The One Who came after John would baptise them with fire. John began the good work, preparing the way for the Lord. Jesus came to perfect the way. John was faithful to his vocation: a voice in the wilderness, preparing the way for the Lord. Jesus developed the ways and He himself was the way, the truth and life.
John's message was Good News for those who repent and was a threat to those who refused to repent.
a/ It was Good News because people had longed to see the Promised Messiah.
b/ It was a Good News because God's salvation was very near. It was in the person of Jesus, and the Good News was given to people of good will.
c/ It was Good News because people would soon hear God's voice. God would no longer speak through prophets, but through God's only Son, Jesus.
d/ It was Good News because God, in His mercy, gave people the opportunity to return to God, to repent. John had the message of Good News and also the sign of God's generosity to God's people.
Hai nhóm người quan trọng trong xã hội Roma thời đó là quân đội và nhóm thu thuế. Họ quan trọng bởi quân đội đại diện sức mạnh của quân Roma; nhóm thu thuế là sức mạnh kinh tế của chính quyền. Cả hai nhóm đều không có quyền tạo ra luật lệ làm thay đổi xã hội, nhưng cả hai đều có quyền áp dụng luật lệ hiện hành trên dân chúng. Gioan nói với họ hãy thay đổi cách hành xử với người khác, đối xử cách phóng khoáng, hành động cách nhẹ nhàng và sống công tâm với mọi người. Thực hành những điều trên họ giúp cho mọi người bớt lo lắng, giảm khổ đau cho toàn dân. Quân lính và nhóm thu thuế đến xin nhận phép rửa từ Gioan là dấu chỉ cho thấy điều Gioan rao giảng ảnh hưởng đến tầng lớp lãnh đạo hạng trung trong xã hội thời đó.
Thay đổi lối giao tiếp tốt hơn, thân thiện hơn, tử tế hơn với người khác chính là hành động trở về với Thiên Chúa. Gioan đến dọn đường cho Đức Chúa. Ông giúp con người dọn tâm hồn họ. Điều Gioan rao giảng nhắm vào cách con người giao tế, đối xử với nhau chân thành hơn. Điểm đầu đầu tiên ông nhắm đến chính là cách sống, lối suy nghĩ của con tim, khối óc. Ông nói với đám đông hãy sống thực hành đức ái. Gioan nhấn mạnh đến nhóm người cần giúp đó là những kẻ thiếu áo che thân, những kẻ kiếm không đủ miếng ăn, suốt ngày lao nhọc, tối đến vẫn đói. Với những người có chức, có quyền Gioan kêu gọi họ đừng lạm quyền, ông đặc biệt nhấn mạnh đến công bằng xã hội. Lời ông khuyên rất đơn giản, hợp lí và nằm trong khả năng nghề nghiệp của mỗi người. Ông kêu gọi họ hành động, làm việc tốt lành, hữu ích cho tha nhân.
Công việc tốt lành Gioan ví như là những hại lúa mì tốt. Lời nói rỗng tuyếch, lời hứa suông coi như là những hạt lúa lép, hạt lúa mì không nhân. Gioan cũng cho họ biết số phận của từng hạt lúa mì. Hạt mẩy, hạt tốt, được cho vào kho lẫm cất đi, còn hạt lép, không nhân sẽ bị đem đốt đi. Những ai đón nhận lời ông khuyên dậy và đem ra thực hành được ví như hạt lúa tốt, bởi nó tạo ra thành quả tốt. Gioan cho biết, Đấng đến sau ông, quyền thế hơn ông sẽ thanh tẩy những người đó bằng Thần Khí Ngài. Những ai từ chối nghe theo lời ông giảng dậy, bởi hậu quả hành động của họ gây đau khổ, tang thương cho tha nhân. Gioan cho biết, Đấng đến sau ông sẽ thanh tẩy họ bằng lửa. Gioan bắt đầu công việc bằng cách chuẩn bị lòng người đón nhận đường lối Chúa. Đức Kitô đến kiện toàn điều Gioan rao giảng. Gioan rất trung thành với ơn gọi của ông; là tiếng kêu trong hoang địa, dọn đường cho Đức Chúa. Đức Kitô đến hoàn thành điều Gioan khởi sự bởi chính Ngài là Đường là sự thật và là sự sống.
Lời Gioan rao giảng là Tin Mừng cho những ai thống hối trở về cùng Thiên Chúa. Lời Gioan rao giảng cũng là tin dữ cho những ai ngoan cố, chọn đi theo í riêng mình. Là Tin Mừng bởi những ngày mong đợi Đấng Cứu Thế do tiên tri Isaiah tiên báo đến gần. Là Tin Mừng bởi ơn cứu độ đến trong vòng tay với. Ơn cứu độ do Đức Kitô ban cho những ai thành tâm đón nhận Ngài. Là Tin Mừng bởi từ nay con người nghe tiếng Chúa không qua các ngôn sứ nhưng qua chính Con Một Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô. Là Tin Mừng bởi qua lời Gioan rao giảng, kêu gọi, Thiên Chúa ban cho con người cơ hội thống hối, ăn năn trở về với Thiên Chúa.
Gioan không những rao giảng Tin Mừng cứu độ và chính ông là dấu chỉ tình yêu Chúa ban cho muôn dân.
Chúng ta chung lời cảm tạ.
TiengChuong.org
New Way Of Life
The crowds, tax collectors and soldiers, all three groups, surprisingly, asked John the same question: 'What must we do'? To each group, John gave a different answer. John told the crowds to be generous and charitable wherever, and whenever they could assist others, 'If anyone has two tunics he must share with the man who has none'. To the tax collectors, John told them that they should follow their guidelines, 'exact no more than your rate'. To soldiers, John told them that they needed to carry out their duty with moderation, 'No intimidation! No extortion! Be content with your pay' Luke 3,10-14.
The two important groups in the Roman society were soldiers and tax collectors. They were important because soldiers represented the Roman's might, and tax collectors represented the economic power. These two prominent groups were mentioned because they had power over the whole population. They had no power to change the structure of society at the national level, but in carrying out their daily duties, they had power over the life of individuals. John told them to adopt a new way of doing their work, to be more generous, more gentle, and just in dealing with others. By doing that, they would significantly reduce stress and pain for many. The tax collectors and soldiers who came to John for baptism were the clear sign that John's preaching had made tremendous impact on the middle level power holders of Roman society.
Mending human relationships meant returning to God. John came to prepare a way for the Lord. His preaching aimed at the new way of human relationships. The first way John talked about was the way of a person's mind and heart. He then talked to the crowds about acts of charity. He specifically mentioned the needy, the ones who had not enough clothing to cover themselves, and people who went to bed with an empty stomach. To those who had power, John talked to them about their jurisdictions, and that related to the issues of social justice. John's advice was reasonable and within the capacity of each profession. John called people to act, to do something useful and good for others.
Good works would be understood as wheat; while empty words, and empty promises would be understood as chaff. John forewarned the people of what would happen to wheat and chaff. Wheat would be stored and chaff was good for fire. For those who listened to John, doing good work, The One Who came after John would baptise them with the Holy Spirit; for those who refused John's preaching, The One Who came after John would baptise them with fire. John began the good work, preparing the way for the Lord. Jesus came to perfect the way. John was faithful to his vocation: a voice in the wilderness, preparing the way for the Lord. Jesus developed the ways and He himself was the way, the truth and life.
John's message was Good News for those who repent and was a threat to those who refused to repent.
a/ It was Good News because people had longed to see the Promised Messiah.
b/ It was a Good News because God's salvation was very near. It was in the person of Jesus, and the Good News was given to people of good will.
c/ It was Good News because people would soon hear God's voice. God would no longer speak through prophets, but through God's only Son, Jesus.
d/ It was Good News because God, in His mercy, gave people the opportunity to return to God, to repent. John had the message of Good News and also the sign of God's generosity to God's people.
Đang thổi sáo và đang hát
Lm. Minh Anh
22:46 09/12/2021
ĐANG THỔI SÁO VÀ ĐANG HÁT
“Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!”.
Một nhà thơ cổ đã viết, “Thiên thần của Niềm Tin đi vào phòng tôi, vừa cất tiếng hát, vừa thổi sáo; những vị khách khác lần lượt ra đi. Sợ Hãi và Lo Lắng, Đau Buồn và Ảm Đạm lao vào màn đêm! Tôi tự hỏi, làm sao có thể có được sự hoà bình như vậy? Nhưng Thiên thần của Niềm Tin nhẹ nhàng nói, “Bạn không thấy sao? Các nhân vật đó thực sự không thể sống cùng tôi, Niềm Tin!””.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất thú vị khi Lời Chúa hôm nay cho biết, không phải một Thiên thần, nhưng chính Thiên Chúa vẫn ‘đang thổi sáo và đang hát’ vào lòng chúng ta! Các bài đọc hôm nay xoay quanh việc lắng nghe các sứ điệp của Chúa. Isaia ước ao dân Chúa nghe tiếng Ngài qua các giới răn; Chúa Giêsu ước ao sứ điệp của Gioan và sự xuất hiện của Ngài được đón nhận!
Bài đọc Isaia tiết lộ những ‘giai điệu yêu thương’ của Thiên Chúa, “Ta là Chúa, Đấng phán dạy ngươi những điều hữu ích. Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, công chính của ngươi sẽ như sóng biển”. Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu lấy làm tiếc vì Ngài ‘cất giọng’ mà xem ra, không ai thèm nghe! Ngài sánh họ như lũ trẻ ngoài chợ, phàn nàn với các bạn cùng chơi, “Chúng tôi thổi sáo, sao các anh không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các anh không khóc lên!”. Họ gán cho Gioan, một người bị quỷ ám; Chúa Giêsu, một bợm nhậu.
Với chúng ta, nếu không muốn nghe những gì Thiên Chúa nói ngang qua những con người và những tình huống trong cuộc sống, chúng ta sẽ dễ dàng hợp lý hoá để từ chối sứ điệp vì sự yếu đuối của người mang sứ điệp; và trong quá trình này, chúng ta từ chối Tin Mừng! Điều này thực ra, khá phi logic! Có người nói, “Một linh mục đã hét vào tôi khi tôi đi xưng tội; vì vậy, tôi không đến nhà thờ nữa”; khác nào việc một người từ chối dân chủ vì sự tham nhũng của một quan chức được bầu chọn một cách dân chủ!
Chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa bản chất sứ điệp yêu thương của Vương Quốc mà Chúa Giêsu đã để lại và cách thức sứ điệp đó được lưu truyền hằng thiên niên kỷ. Phaolô nói, chúng ta, Kitô hữu, mang sứ điệp Phúc Âm trong những bình đất sét, dễ vỡ, thường hay rò rỉ. Điều đó không quan trọng, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng, Thiên Chúa có thể ‘đang thổi sáo và đang hát’ cho chúng ta ngang qua các phương tiện và các tác nhân ‘rất bất ngờ’. Có lẽ đúng khi nói, một số các thánh vĩ đại nhất có những điểm yếu nghiêm trọng nhất; thế nhưng, trên thực tế, nhiều người trong các ngài đã làm thánh ‘vì’ những yếu đuối của họ, và ‘nhờ’ những yếu đuối của họ!
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, ai theo Chúa, sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống!”; nghĩa là, chúng ta sẽ nhận được ánh sáng của Chúa nếu thực sự biết nghe và thực hành sứ điệp yêu thương Chúa Giêsu mang đến. Rất ít người trong chúng ta lắng nghe một sứ điệp mà không cần phải ‘lọc nó’ qua lịch sử của người nói hoặc qua phong cách của người thuyết giảng. Là một người chia sẻ Lời Chúa, tôi có thể nói, khi tôi viết cho 20 người, sẽ có 20 thông điệp khác nhau được nghe. Và điều đó không có gì sai, với điều kiện, là mỗi người thực sự cố gắng lắng nghe những gì Thiên Chúa ‘đang thổi sáo và đang hát’ cho mình.
Anh Chị em,
Thiên Chúa ‘đang thổi sáo và đang hát’ cho chúng ta ngay giữa những tháng ngày đầy biến động này. Quả thật, qua cơn đại dịch, con người mới khiêm tốn đấm ngực để thú nhận sự bất lực của mình. Rõ ràng, không ai dù tài giỏi hay quyền lực đến đâu lại cho mình có thể vượt qua sự chết chóc do dịch bệnh. Chính Thiên Chúa đang điều hành lịch sử vũ trụ theo chương trình và kế hoạch của Ngài. Như thế, dẫu vạn vật có đổi thay, thì chỉ có một điều, là lòng thương xót của Ngài vẫn muôn đời bền vững. Chúa Giêsu vẫn ‘đang thổi sáo và đang hát’ cho chúng ta mỗi ngày, trên các bàn thờ, qua Lời Ngài, qua các Bí tích, trong những người anh em, nhất là những ai đang khốn khổ. Chúng ta cần con mắt đức tin để nhận ra sự hiện diện của Ngài; Ngài sẽ cho chúng ta sống trong bình an để hoàn thành mục đích cao cả của mình ngay giữa những biến động, với điều kiện, làm sao chúng ta nghe được ‘những giai điệu yêu thương’ của Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con nghe được điều Chúa muốn nói vào ngày bình an, cũng như ngày khốn khó. Con tin rằng, qua các biến cố, Chúa vẫn ‘đang thổi sáo và đang hát’ cho linh hồn con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Aldo Giordano, sứ thần của Đức Giáo Hoàng tại Liên Hiệp Âu Châu, qua đời ở tuổi 67 vì COVID
Đặng Tự Do
03:34 09/12/2021
Đức Tổng Giám Mục Aldo Giordano, vừa mới được bổ nhiệm vào đầu năm nay làm Sứ thần Tòa thánh tại Liên Hiệp Âu Châu, đã qua đời ngày 2 tháng 12 tại Leuven, Bỉ, nơi ngài đã phải nhập viện vì COVID-19.
Theo Vatican News, tình trạng của vị giám mục 67 tuổi người Ý đã trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần qua và ngài đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt thì qua đời.
Đức Cha Giordano đã làm Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trong tám năm và, trong một tuyên bố, hội đồng giám mục Venezuela đã thương tiếc cái chết của ngài và gọi ngài là một tôi tớ “thân thiết và huynh đệ” của Giáo Hội.
Các giám mục cho biết Đức Tổng Giám Mục Giordano đã chiến đấu với COVID-19 kể từ tuần đầu tiên của tháng Mười.
Trước khi lâm bệnh, Đức Tổng Giám Mục nằm trong số những người đã cử hành thánh lễ cuối cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại đền thánh Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Sastin, Slovakia, ngày 15 tháng 9.
Một số giám mục, bao gồm cả Hồng Y người Ý Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu, đã được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 sau khi tham dự thánh lễ này.
Hội đồng Giám mục Venezuela đã tưởng nhớ Đức Tổng Giám Mục Giordano như một người coi mình là “một trong những người dân Venezuela”.
“Trong nhiều dịp, ngài đã kể một giai thoại rằng, trước khi đến Venezuela, ngài đã hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô ngài nên đóng gói những gì trong vali” cho công việc của mình tại quốc gia Mỹ Châu Latinh này.
“Và ngài chia sẻ rằng câu trả lời của Đức Giáo Hoàng là “hãy đóng gói rất nhiều sự hài hước và niềm vui trong vali của bạn,” và ngài trả lời rằng ngài sẽ vâng lời và ngài đã làm như vậy.”
Sinh tại Cuneo, bên Ý, ngài từng là quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hiệp Âu Châu. Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Giordano kế vị Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin khi đó làm Sứ thần Tòa thánh tại Venezuela.
Vào tháng 5, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần Tòa thánh tại Liên Hiệp Âu Châu.
Giáo phận Cuneo thông báo ngày 2 tháng 12 rằng tang lễ của ngài sẽ được tổ chức tại quê hương Cuneo. Tuy nhiên, giáo phận chưa cho biết thông tin chính xác về thời điểm tang lễ được tổ chức.
Source:Crux
Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô XVI đã tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba vì tin tưởng
Đặng Tự Do
03:35 09/12/2021
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã nói rằng cả ngài và Đức Bênêđíctô XVI đều đã nhận được ba liều vắc-xin COVID-19 vì “tin tưởng” vào y học.
Thư ký riêng của Giáo hoàng danh dự đã đưa ra nhận xét trong một cuộc phỏng vấn dài 9 trang trong ấn bản tháng 12 của ấn phẩm tiếng Đức Vatican Magazin.
Tòa thánh bắt đầu cung cấp các liều vắc-xin Pfizer-BioNtech vào tháng Giêng và xác nhận vào tháng Hai rằng Đức Giáo Hoàng danh dự đã nhận được liều vắc-xin thứ hai. Từ tháng 10, Tòa Thánh bắt đầu cung cấp liều thứ ba.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã được hỏi về sự phản đối của người Công Giáo đối với vắc-xin coronavirus, một số vắc-xin được sản xuất bằng cách sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá thai.
Người phỏng vấn nói rằng Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, đã chỉ trích Vatican vì đã thúc đẩy một chiến dịch tiêm chủng.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng ngài không thể hiểu được những lời chỉ trích.
“Người ta không thể nâng vấn đề tiêm chủng lên mức độ đức tin. Nhân tiện, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và tôi đã được chủng ngừa lần thứ ba. Và chúng tôi đã làm như vậy vì tin tưởng”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein thừa nhận rằng “mọi loại vắc xin đều có ưu điểm và nhược điểm.” Nhưng ngài nhớ lại rằng Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, bị ốm nặng sau khi nhiễm COVID-19 và sau đó đã cảnh báo “chống lại bất kỳ hình thức thập tự chinh ý thức hệ nào chống lại việc tiêm chủng”.
“Người ta không được ép buộc ai phải tiêm phòng, điều đó khá rõ ràng. Nhưng người ta nên kêu gọi lương tâm”, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhận xét.
Khi được hỏi liệu Benedict XVI có nhìn nhận vấn đề này theo cách tương tự hay không, ngài trả lời khẳng định: “Nếu không thì ngài đã không tiêm ba lần.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người đến từ vùng Schwarzwald, phía Tây Nam của Đức, cũng chỉ trích phản ứng của Giáo hội đối với virus ở quê hương ngài.
Ngài nói: “Đối với những gì có liên quan đến nước Đức, tôi chưa bao giờ hiểu tại sao các nhà chức trách Giáo hội đôi khi thậm chí còn vượt quá các hướng dẫn của nhà nước và trung thành quá mức với nhà nước trong suốt cuộc khủng hoảng”.
“Tôi hiểu mối quan tâm về an toàn và an ninh. Nhưng khi phúc lợi của thể xác được đặt lên trên sự cứu rỗi của linh hồn, và đó không chỉ là ấn tượng của tôi, thì điều gì đó thật tồi tệ đang diễn ra”.
Đức Tổng Giám Mục mô tả Đức Bênêđíctô XVI là người “ổn định về thể chất mặc dù yếu ớt và cảm ơn Chúa, trong đầu ngài mọi chuyện vẫn hiện rõ như pha lê”.
“Nhưng cũng có thể hiểu được rằng ở tuổi 94 và sau cái chết của người anh trai khiến ngài đau buồn, thể lực của ngài tiếp tục suy giảm. Nó cũng tương tự với giọng nói của ngài. Vị thuốc tốt nhất cho ngài là sự hài hước và nhịp điệu đều đặn hàng ngày,” vị tổng giám mục nói.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein trở thành thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI tương lai vào năm 2003.
Ngài được bổ nhiệm làm Quản Gia Phủ Giáo hoàng vào năm 2012, và tiếp tục đảm nhiệm vai trò này sau khi Đức Bênêđíctô XVI từ chức và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu ngài đảm trách chức vụ này một năm sau đó.
Nhưng ngài đã được cho nghỉ việc với tư cách là Quản Gia Phủ Giáo Hoàng vào năm 2020 để có thể dành riêng thời gian của mình cho Đức Giáo Hoàng danh dự.
Source:National Catholic Register
Mười sáu vị tử vì đạo trong Nội chiến Tây Ban Nha sắp được tuyên chân phước ở Granada
Đặng Tự Do
03:36 09/12/2021
Lễ tuyên chân phước cho mười sáu vị tử đạo trong Nội chiến Tây Ban Nha sẽ được tổ chức vào tháng Hai tại nhà thờ chính tòa Granada.
Cha Cayetano Giménez Martín và 15 bạn tử đạo của ngài sẽ được tuyên chân phước vào ngày 26 tháng 2 năm 2022. Trong nhóm, hầu như tất cả các vị đều là linh mục, ngoại trừ một chủng sinh và một giáo dân.
Nội chiến Tây Ban Nha diễn ra từ năm 1936 đến năm 1939 giữa các lực lượng Quốc gia, do Francisco Franco lãnh đạo và Mặt Trận Bình Dân của cộng sản. Trong chiến tranh, cộng sản đã giết hàng ngàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân; trong số này, 11 vị đã được tuyên thánh, và hơn 2,000 vị đã được tuyên chân phước.
Cha Cayetano từ chối trốn đến nơi an toàn khi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Khi nhà thờ giáo xứ của ngài bị đốt cháy, ngài đã lánh nạn cùng một gia đình trong hai tuần nhưng bị bắt, và sau đó bị bắn vào ngày 1 tháng 8 năm 1936. Khi bị bắn, ngài hét lên “Viva Cristo Rey”, nghĩa là “Vạn tuế Chúa Kitô Vua”.
Trong số các bạn tử đạo cùng với Cha Cayetano có chủng sinh Antonio Caba Pozo, khoảng 22 tuổi khi bị bắt vào ngày 19 tháng 7 năm 1936. Anh bị bắn khi đang đọc kinh Mân Côi hai ngày sau đó.
Một vị khác là Muñoz Calvo, một giáo dân, chủ tịch của thanh niên Công Giáo Tiến hành. Anh bị bỏ tù ngày 27 tháng 7 năm 1936 vì từ chối từ bỏ tư cách thành viên của mình trong nhóm, và bị giết vào ngày 30 tháng 7.
Giai đoạn giáo phận nghiên cứu án phong chân phước cho các ngài được mở vào ngày 1 tháng 7 năm 1999 và kết thúc vào ngày 28 tháng 9 cùng năm. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2019, Tòa Thánh đã công bố việc ban hành sắc lệnh về các cuộc tử đạo.
Theo một linh mục người Tây Ban Nha phục vụ ở Rome, mặc dù có xu hướng chỉ liên kết các vị tử đạo Tây Ban Nha vào thế kỷ 20 với cuộc nội chiến 1936-39, nhưng thực ra tại Tây Ban Nha đã có nhiều thập kỷ chuẩn bị dẫn đến điều này, qua các chống báng Giáo Hội.
Đức Ông José Jaime Brosel Gavilà, Giám đốc Đền thờ Quốc gia Santa Maria ở Monserrato degli Spagnoli nhận định rằng: Cuộc đàn áp tôn giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 20 cần “một số chuẩn bị. Nó không phải là thứ có thể bùng nổ tức khắc, nó không thể bị giới hạn đơn thuần trong những tháng đầu tiên của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha”.
Trong khi một số lớn các vị tử đạo đã hy sinh trong cuộc nội chiến, cũng có những thời kỳ khác, chẳng hạn như Tuần lễ bi thảm, cuộc nổi dậy của Mặt Trận Bình Dân, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa vô chính phủ ở Catalonia vào tháng 7 năm 1909; tuyên ngôn của nền Cộng hòa Tây Ban Nha thứ hai vào năm 1931; và cuộc Cách mạng năm 1934.
Những biến cố này cũng đi kèm với việc phá hủy các nhà thờ, các cuộc khủng bố, bắt bớ, và giết hại các linh mục, giám mục, nam nữ tu sĩ, và giáo dân vì lòng căm thù đức tin.
Source:Catholic News Agency
Ankara đe dọa Nicosia sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:02 09/12/2021
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ công kích chính quyền Síp, cáo buộc nước này vi phạm thềm lục địa của mình bằng cách cấp giấy phép cho Exxon Mobil và Qatar Petroleum để thăm dò vùng biển dầu và khí đốt tự nhiên.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ankara cho biết nước này “sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia, công ty hoặc tàu nước ngoài nào thực hiện các hoạt động thăm dò hydrocacbon trái phép trong phạm vi lãnh hải của mình”.
Cuộc đối đầu mới nhất này xảy ra ngay sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Síp và Hy Lạp để khởi động lại các giá trị của lòng khoan dung, đối thoại, chào đón người di cư và hòa bình ở Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp lại chuyến tông du này bằng một mặt trận căng thẳng mới đang mở ra giữa giới lãnh đạo Ankara và Nicosia.
Ankara cáo buộc người Síp vi phạm biên giới trên biển và nhắc lại rằng họ không sẵn sàng dung thứ cho việc khoan và thăm dò bất hợp pháp ở khu vực mà họ coi là “vùng đặc quyền kinh tế” ở phía đông Địa Trung Hải.
Khu vực này đã trở thành một khu vực trọng tâm trong cuộc chạy đua khai thác khí đốt và hydrocacbon cho Síp, Israel và Ai Cập, với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đụng độ trực tiếp giữa các đối thủ kình chống nhau hàng thế kỷ. Hơn nữa, yếu tố kinh tế được kết hợp bởi yếu tố tôn giáo, cụ thể là sự chia rẽ sâu sắc giữa các Kitô hữu ở phần Hy Lạp và người Hồi giáo ở phần Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã có dấu hiệu “Hồi giáo hóa” mọi cư dân.
Liên Hiệp Âu Châu đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Ankara xoa dịu căng thẳng, tái khẳng định ý định bảo vệ lợi ích của các nước thành viên là Síp và Hy Lạp. Câu trả lời của Thổ Nhĩ Kỳ rất nhanh chóng, vì họ không có ý định lùi một bước nào trong các khẳng định liên quan đến các lợi ích kinh tế, chính trị và thương mại, cũng như bảo vệ các lợi ích trong khu vực họ chiếm đóng trái phép của Síp.
Trong số các nút thắt chưa được giải quyết là thiếu một thỏa thuận về giới hạn các thềm lục địa giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
Source:Asia News
Tập Cận Bình mở hội nghị tôn giáo quốc gia để bài trừ tôn giáo, nhiều giám mục tham gia
Đặng Tự Do
16:04 09/12/2021
Tân Hoa xã đưa tin, Tập Cận Bình muốn cải thiện “dân chủ hóa” việc điều hành các tôn giáo. Chủ tịch Trung Quốc phát biểu cuối tuần qua tại một hội nghị tôn giáo quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc kể từ năm 2016.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh về dân chủ của Joe Biden từ 9 đến 10 tháng 12, ông Tập tiếp tục che giấu các chính sách của chế độ bằng những cạm bẫy dân chủ, xuyên tạc các thuật ngữ để áp dụng trong nước ý nghĩa thực sự của thuật ngữ “dân chủ”.
“Dân chủ hóa” việc điều hành các tôn giáo không gì khác hơn là sự đàn áp lớn hơn đối với các tôn giáo bởi chế độ Cộng sản. Trước hết, nó có ý nghĩa là hàng giáo phẩm phải chia bớt quyền hạn cho các nhóm giáo dân, thực tế là bọn giáo gian được cài vào để khống chế các tôn giáo.
Ngoài ra, ông Tập cho biết đất nước sẽ thúc đẩy hơn nữa việc “Trung quốc hóa” tôn giáo, là một quá trình được chính thức triển khai vào năm 2015, bao gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tôn giáo trực tuyến.
Ông Tập lưu ý rằng các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và không can thiệp vào các hoạt động hành chính, tư pháp và giáo dục của nhà nước cũng như đời sống xã hội của đất nước.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin rằng tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa Trung Quốc vào danh sách các quốc gia “cần quan tâm đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo.
Trung Quốc đã đáp trả mạnh mẽ bằng cách xuất bản một báo cáo rất quan trọng về tình trạng dân chủ ở Hoa Kỳ.
Theo Bắc Kinh, nền chính trị Hoa Kỳ bị chi phối bởi tiền bạc, được kiểm soát bởi một số ít người, và bị bế tắc bởi các quyền phủ quyết lẫn nhau của các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội.
Đây thực ra chính là thực tại dân chủ của Trung Quốc vì các quyết định chính của đất nước được đưa ra bởi nhóm bảy người, cụ thể là các thành viên không được bầu của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, với một nhân vật chi phối tất cả là đại đế Tập Cận Bình, tổng bí thư Đảng.
Phát biểu cuối tuần qua tại một hội nghị tôn giáo do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, ông Tập giải thích rằng các tôn giáo phải thích ứng với thực tế rằng Trung Quốc là một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Theo nhà lãnh đạo tối cao, quần chúng tín hữu phải đoàn kết xung quanh Đảng và chính quyền, từ chối mọi ảnh hưởng của nước ngoài.
Vào tháng Hai, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Các vấn đề Tôn giáo đã ban hành các quy tắc hành chính công khai đối với các nhân viên tôn giáo, về cách quản lý các thành viên của hàng giáo phẩm, tức là các nhà sư, các linh mục, giám mục, v.v.
Vào tháng 2 năm 2018, UBND xã đã thông qua các quy định mới về hoạt động tôn giáo, theo đó các nhân viên tôn giáo chỉ có thể thực hiện chức năng của mình nếu họ là thành viên của các cơ quan chính thức và chịu sự điều động của UBND xã.
Đối với Giáo Hội Công Giáo, Thỏa thuận Trung-Vatican 2018 về việc bổ nhiệm giám mục, được gia hạn vào tháng 10 năm 2020, vẫn chưa ngăn chặn được việc đàn áp các quan chức và thành viên của Giáo hội, đặc biệt là trong các cộng đồng thầm lặng.
Source:Asia News
100 gương mặt hùng anh của nữ nhi nổi bật trong năm 2021 do đài BBC thu tập
Thanh Quảng sdb
19:52 09/12/2021
100 gương mặt hùng anh của nữ nhi nổi bật trong năm 2021 do đài BBC thu tập
Một nửa trong số "100 phụ nữ" mà BBC thu tập trong năm 2021 là người gốc Afghanistan đã từng là mục tiêu của quân giải phóng Taliban. Trong số những người nổi bật khác là sơ Ann Rose Nu Tawng, một nữ tu Công Giáo người Myanmar.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Nằm trong “danh sách 100 phụ nữ can cường và có ảnh hưởng trên khắp thế giới trong năm 2021” của BBC, có một nữ tu Công Giáo của Myanmar. Sơ Ann Rose Nu Tawng ở Myitkyina, ở thủ phủ của bang Chin, đã dũng cảm đến ngỡ ngàng, lúc sơ đối diện với nguy hiểm tính mạng vào ngày 28 tháng 2, khi sơ quỳ gối và dang rộng tay trước lực lượng an ninh, cầu xin họ đừng tấn công vào những người biểu tình không vũ trang đang trú ẩn trong trung tâm y tế của dòng, phục vụ cho các bệnh nhân...
Phương tiện truyền thông
Người nữ tu 45 tuổi thuộc Dòng Thánh Phanxicô Xaviê địa phương được lệnh phải rời đi ngay lập tức, nhưng sơ vẫn giữ vững lập trường và nói: “Cứ bắn tôi nếu các ông muốn. Những người biểu tình không có vũ khí và họ chỉ muốn nói lên mong ước của họ một cách hòa bình”. Đoạn video về hành động táo bạo của sơ đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, và nhiều mạng truyền thông khác, bao gồm cả BBC, khi đưa tin về sơ.
"Người Nữ tu Công Giáo này đã trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình ở Myanmar sau khi quân đội đảo chánh ở Myanmar trong cuộc chính biến ngày 1 tháng Hai, đài BBC cho hay... “Bức ảnh sơ dang rộng cánh tay đối diện với các sĩ quan cảnh sát được vũ trang đã lan truyền trên các mạng xã hội vào tháng 3 năm 2021 và giành được sự kính nể rộng rãi,” đài truyền hình cho hay sơ là một trong số 31 phụ nữ thuộc nhóm chính trị và hoạt động.
“Sơ Ann Rose Nu Tawng đã công khai lên tiếng bảo vệ thường dân, đặc biệt trẻ em. Sơ đã được đào tạo làm một nữ hộ sinh và đã phục vụ cả 20 năm qua, giờ đây sơ còn chăm sóc các bệnh nhân Covid ở bang Kachin của Myanmar”, đài BBC cho hay tin....
Hành động nhỏ với tình yêu lớn
Sơ Tawng cho hay “Tôi có thể làm được điều ấy, vì Chúa đã đã xử dụng tôi như công cụ của Ngài và Chúa Thánh Thần cũng ban cho tôi lòng can đảm.... Tôi dùng chính mạng sống mình để có đủ thời gian cho những người trẻ chạy trốn. Đó là một hành động nhỏ, nhưng với một tình yêu rộng lớn, hành động này đã thu hút được cộng đồng quốc tế và được dư luận quan tâm. Tôi cảm nghiệm rằng đây cũng là điều Chúa muốn để cho cả thế giới biết những gì đang xảy ra ở Myanmar. "
Đức Thánh Cha Phanxicô
Cử chỉ của Sơ Tawng đã làm rung động trái tim hàng triệu người trên thế giới, trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi cũng quỳ gối trên đường phố Myanmar và nói: hãy dừng bạo lực lại,” Đức Thánh Cha phát biểu vào ngày 17 tháng 3, ám chỉ về người nữ tu: "Cha cũng xin mở rộng vòng tay để nói lên: hãy dùng đối thoại mà giải quyết!"
Sơ Tawng đã bình luận với hãng thông tấn Fides sau khi biết được nhận xét của Đức Thánh Cha. “Chúng tôi được an ủi và khích lệ trước lời mời gọi của ĐTC hãy dùng “đối thoại” mà giải quyết các bạo lực”, “Tôi rất ngạc nhiên và tạ ơn Chúa, vì cử chỉ của tôi đã đánh động vị Cha chung. Tôi đã làm điều đó với lòng mến của tôi. Đây là những hành động mà các Kitô hữu cần làm!" sơ nói thêm.
Tòa thánh và ĐTC Phanxicô, cũng như một số nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo và các hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới, đã kêu gọi đối thoại và giải quyết hòa bình trong tình đoàn kết với yêu sách chính đáng của người dân là phóng thích các nhà lãnh đạo được dân bầu lên và khôi phục lại tiến trình dân chủ cho quốc gia Đông Nam Á nghèo khó này...
Đức Hồng Y Bo
Hồng Y Charles Bo của Giáo phận Yangon cũng rất xúc động khi chứng kiến hành động của Sơ Tawng. “Thế giới đã theo dõi với sự kính phục trước một nhân chứng dám hy sinh đối diện với cơn sóng thần ác độc,” ĐHY viết trong một thông điệp nhân ngày Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, ngày 11 tháng 4. “Tôi ngợi khen một chứng tá yêu thương dành cho dân chúng Myanmar (CBCM) cũng như Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC).
BBC của phụ nữ Afghanistan
BBC viết: “Năm nay 100 Phụ nữ đang làm nổi bật gương mặt những người phụ nữ, đóng vai trò của họ để tái tạo xã hội, văn hóa và thế giới của chúng ta”. BBC đã phân loại 100 người nữ thành 5 loại: Afghanistan, văn hóa và giáo dục, giải trí và thể thao, chính trị và hoạt động, và khoa học và sức khỏe.
BBC cho biết: “Phụ nữ Afghanistan chiếm một nửa trong danh sách năm nay, một số xuất hiện dưới ngòi bút vô danh vì sự an toàn của chính họ. “Sự trỗi dậy của quân đội Taliban vào tháng 8 năm 2021 đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người Afghanistan - với các bé gái bị cấm đi học trung học, Bộ phụ nữ bị giải tán và phụ nữ trong nhiều trường hợp được yêu cầu không được đi làm. Danh sách năm nay ghi nhận phạm vi dũng cảm và thành tích của họ khi họ buộc phải thiết lập lại cuộc sống của chính mình”.
Trong số đó có bác sĩ, doanh nhân, nữ cảnh sát, vận động viên bóng rổ ngồi xe lăn, nữ diễn viên, giáo viên, nhà thiên văn học, quản thủ thư viện, nhà hoạt động nhân quyền, phụ nữ truyền thông và luật sư.
Những người nữ Khác
Trong số những người khác trong danh sách có Malala Yousafzai của Pakistan, người đoạt giải Nobel Hòa bình, nữ thủ tướng đầu tiên của Samoa, Fiamē Naomi Mata'afa, Giáo sư Hoa Kỳ Heidi J Larson, người đứng đầu Dự án Vắc xin, và tác giả người Nigeria Chimamanda Ngozi Adichie nổi tiếng.
Ngoài ra còn có y tá người Ethiopia Mulu Mefsin, người chăm sóc phụ nữ và trẻ em nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục ở Mekelle, thủ phủ của vùng Tigray bị chiến tranh tàn phá, Mia Krisna Pratiwi của Indonesia, người đang cố gắng giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở Bali, Sevidzem Ernestine Leikeki, người Cameroon, đang sử dụng nuôi ong như một chiến lược để kiểm soát cháy rừng và nạn phá rừng.
“100 Women” là một loạt chương trình thường niên với nhiều định dạng của BBC đề cập đến vai trò của phụ nữ trong thế kỷ 21. Nó được thành lập vào năm 2013 sau vụ cưỡng hiếp tập thể và giết hại một phụ nữ ở thủ đô Delhi của Ấn Độ vào năm 2012. Các quan chức và nhà báo của BBC, những người cảm thấy rằng nhiều vấn đề mà phụ nữ phải đối diện không được loan tin, đã truyền cảm hứng để tạo ra một sức mạnh...
Một nửa trong số "100 phụ nữ" mà BBC thu tập trong năm 2021 là người gốc Afghanistan đã từng là mục tiêu của quân giải phóng Taliban. Trong số những người nổi bật khác là sơ Ann Rose Nu Tawng, một nữ tu Công Giáo người Myanmar.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Nằm trong “danh sách 100 phụ nữ can cường và có ảnh hưởng trên khắp thế giới trong năm 2021” của BBC, có một nữ tu Công Giáo của Myanmar. Sơ Ann Rose Nu Tawng ở Myitkyina, ở thủ phủ của bang Chin, đã dũng cảm đến ngỡ ngàng, lúc sơ đối diện với nguy hiểm tính mạng vào ngày 28 tháng 2, khi sơ quỳ gối và dang rộng tay trước lực lượng an ninh, cầu xin họ đừng tấn công vào những người biểu tình không vũ trang đang trú ẩn trong trung tâm y tế của dòng, phục vụ cho các bệnh nhân...
Phương tiện truyền thông
Người nữ tu 45 tuổi thuộc Dòng Thánh Phanxicô Xaviê địa phương được lệnh phải rời đi ngay lập tức, nhưng sơ vẫn giữ vững lập trường và nói: “Cứ bắn tôi nếu các ông muốn. Những người biểu tình không có vũ khí và họ chỉ muốn nói lên mong ước của họ một cách hòa bình”. Đoạn video về hành động táo bạo của sơ đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, và nhiều mạng truyền thông khác, bao gồm cả BBC, khi đưa tin về sơ.
"Người Nữ tu Công Giáo này đã trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình ở Myanmar sau khi quân đội đảo chánh ở Myanmar trong cuộc chính biến ngày 1 tháng Hai, đài BBC cho hay... “Bức ảnh sơ dang rộng cánh tay đối diện với các sĩ quan cảnh sát được vũ trang đã lan truyền trên các mạng xã hội vào tháng 3 năm 2021 và giành được sự kính nể rộng rãi,” đài truyền hình cho hay sơ là một trong số 31 phụ nữ thuộc nhóm chính trị và hoạt động.
“Sơ Ann Rose Nu Tawng đã công khai lên tiếng bảo vệ thường dân, đặc biệt trẻ em. Sơ đã được đào tạo làm một nữ hộ sinh và đã phục vụ cả 20 năm qua, giờ đây sơ còn chăm sóc các bệnh nhân Covid ở bang Kachin của Myanmar”, đài BBC cho hay tin....
Hành động nhỏ với tình yêu lớn
Sơ Tawng cho hay “Tôi có thể làm được điều ấy, vì Chúa đã đã xử dụng tôi như công cụ của Ngài và Chúa Thánh Thần cũng ban cho tôi lòng can đảm.... Tôi dùng chính mạng sống mình để có đủ thời gian cho những người trẻ chạy trốn. Đó là một hành động nhỏ, nhưng với một tình yêu rộng lớn, hành động này đã thu hút được cộng đồng quốc tế và được dư luận quan tâm. Tôi cảm nghiệm rằng đây cũng là điều Chúa muốn để cho cả thế giới biết những gì đang xảy ra ở Myanmar. "
Đức Thánh Cha Phanxicô
Cử chỉ của Sơ Tawng đã làm rung động trái tim hàng triệu người trên thế giới, trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi cũng quỳ gối trên đường phố Myanmar và nói: hãy dừng bạo lực lại,” Đức Thánh Cha phát biểu vào ngày 17 tháng 3, ám chỉ về người nữ tu: "Cha cũng xin mở rộng vòng tay để nói lên: hãy dùng đối thoại mà giải quyết!"
Sơ Tawng đã bình luận với hãng thông tấn Fides sau khi biết được nhận xét của Đức Thánh Cha. “Chúng tôi được an ủi và khích lệ trước lời mời gọi của ĐTC hãy dùng “đối thoại” mà giải quyết các bạo lực”, “Tôi rất ngạc nhiên và tạ ơn Chúa, vì cử chỉ của tôi đã đánh động vị Cha chung. Tôi đã làm điều đó với lòng mến của tôi. Đây là những hành động mà các Kitô hữu cần làm!" sơ nói thêm.
Tòa thánh và ĐTC Phanxicô, cũng như một số nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo và các hội đồng giám mục từ khắp nơi trên thế giới, đã kêu gọi đối thoại và giải quyết hòa bình trong tình đoàn kết với yêu sách chính đáng của người dân là phóng thích các nhà lãnh đạo được dân bầu lên và khôi phục lại tiến trình dân chủ cho quốc gia Đông Nam Á nghèo khó này...
Đức Hồng Y Bo
Hồng Y Charles Bo của Giáo phận Yangon cũng rất xúc động khi chứng kiến hành động của Sơ Tawng. “Thế giới đã theo dõi với sự kính phục trước một nhân chứng dám hy sinh đối diện với cơn sóng thần ác độc,” ĐHY viết trong một thông điệp nhân ngày Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, ngày 11 tháng 4. “Tôi ngợi khen một chứng tá yêu thương dành cho dân chúng Myanmar (CBCM) cũng như Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC).
BBC của phụ nữ Afghanistan
BBC viết: “Năm nay 100 Phụ nữ đang làm nổi bật gương mặt những người phụ nữ, đóng vai trò của họ để tái tạo xã hội, văn hóa và thế giới của chúng ta”. BBC đã phân loại 100 người nữ thành 5 loại: Afghanistan, văn hóa và giáo dục, giải trí và thể thao, chính trị và hoạt động, và khoa học và sức khỏe.
BBC cho biết: “Phụ nữ Afghanistan chiếm một nửa trong danh sách năm nay, một số xuất hiện dưới ngòi bút vô danh vì sự an toàn của chính họ. “Sự trỗi dậy của quân đội Taliban vào tháng 8 năm 2021 đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người Afghanistan - với các bé gái bị cấm đi học trung học, Bộ phụ nữ bị giải tán và phụ nữ trong nhiều trường hợp được yêu cầu không được đi làm. Danh sách năm nay ghi nhận phạm vi dũng cảm và thành tích của họ khi họ buộc phải thiết lập lại cuộc sống của chính mình”.
Trong số đó có bác sĩ, doanh nhân, nữ cảnh sát, vận động viên bóng rổ ngồi xe lăn, nữ diễn viên, giáo viên, nhà thiên văn học, quản thủ thư viện, nhà hoạt động nhân quyền, phụ nữ truyền thông và luật sư.
Những người nữ Khác
Trong số những người khác trong danh sách có Malala Yousafzai của Pakistan, người đoạt giải Nobel Hòa bình, nữ thủ tướng đầu tiên của Samoa, Fiamē Naomi Mata'afa, Giáo sư Hoa Kỳ Heidi J Larson, người đứng đầu Dự án Vắc xin, và tác giả người Nigeria Chimamanda Ngozi Adichie nổi tiếng.
Ngoài ra còn có y tá người Ethiopia Mulu Mefsin, người chăm sóc phụ nữ và trẻ em nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục ở Mekelle, thủ phủ của vùng Tigray bị chiến tranh tàn phá, Mia Krisna Pratiwi của Indonesia, người đang cố gắng giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở Bali, Sevidzem Ernestine Leikeki, người Cameroon, đang sử dụng nuôi ong như một chiến lược để kiểm soát cháy rừng và nạn phá rừng.
“100 Women” là một loạt chương trình thường niên với nhiều định dạng của BBC đề cập đến vai trò của phụ nữ trong thế kỷ 21. Nó được thành lập vào năm 2013 sau vụ cưỡng hiếp tập thể và giết hại một phụ nữ ở thủ đô Delhi của Ấn Độ vào năm 2012. Các quan chức và nhà báo của BBC, những người cảm thấy rằng nhiều vấn đề mà phụ nữ phải đối diện không được loan tin, đã truyền cảm hứng để tạo ra một sức mạnh...
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tụy Hiền TGP. Hà Nội Bế Mạc Năm Thánh Giuse
Giáo xứ Tụy Hiền
10:15 09/12/2021
Ngày 08/12/2020 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố khai mở NĂM THÁNH GIUSE với những ơn toàn xá ban kèm cho các tín hữu làm giờ chầu suy niệm về Thánh Giuse, tham dự các lễ nghi cử hành đã ấn định trong năm cũng như các ngày thứ Tư hàng tuần, nhất là đầu tháng.
Xem Hình
Thứ Tư ngày 16/12/2020, giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội đã long trọng khai mạc Thánh Giuse với các hoạt động ý nghĩa. Ngày khai mạc được diễn ra trong bầu khí của Tuần Đại phúc, càng làm gia tăng lòng tin vào sự cầu bầu mạnh thế của Thánh Cả nơi cộng đoàn Giáo xứ. Trước lễ trọng thể kính Thánh Giuse ngày 19/3, cả 2 giáo xứ Vạn Thắng và Tụy Hiền làm tuần 9 ngày kính Thánh Giuse. Mỗi ngày thứ Tư, nếu không có gì cản trở, giáo xứ cử hành lễ kính Thánh Giuse.
Trong hai ngày 07 và 08/12/2021, vào lúc 16 giờ 00, Cha Antôn đã hướng dẫn các bổn đạo 2 giáo Giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng tổ chức ngày bế mạc Năm Thánh Giuse với việc Chầu Thánh Thể, đọc Tin Mừng, suy niệm về cuộc đời và sứ mạng của Thánh Giuse, cùng long trọng cung nghinh Thánh Cả và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cử hành Thánh lễ nhân ngày lễ trọng kính Mẹ.
Năm Thánh Giuse do Đức Thánh Cha Phanxicô mở ra đã khép lại, nhưng lòng mến mộ Thánh Giuse nơi cộng đoàn tín hữu vẫn không ngừng ra tăng. Ngày kết thúc Năm Thánh Giuse kết thúc với lời nguyện và Kinh Khấn Thánh Giuse do Đức Thánh Cha ban truyền.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ Maria trợ giúp chúng con.
BTTGx. Tụy Hiền
Xem Hình
Thứ Tư ngày 16/12/2020, giáo xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội đã long trọng khai mạc Thánh Giuse với các hoạt động ý nghĩa. Ngày khai mạc được diễn ra trong bầu khí của Tuần Đại phúc, càng làm gia tăng lòng tin vào sự cầu bầu mạnh thế của Thánh Cả nơi cộng đoàn Giáo xứ. Trước lễ trọng thể kính Thánh Giuse ngày 19/3, cả 2 giáo xứ Vạn Thắng và Tụy Hiền làm tuần 9 ngày kính Thánh Giuse. Mỗi ngày thứ Tư, nếu không có gì cản trở, giáo xứ cử hành lễ kính Thánh Giuse.
Trong hai ngày 07 và 08/12/2021, vào lúc 16 giờ 00, Cha Antôn đã hướng dẫn các bổn đạo 2 giáo Giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng tổ chức ngày bế mạc Năm Thánh Giuse với việc Chầu Thánh Thể, đọc Tin Mừng, suy niệm về cuộc đời và sứ mạng của Thánh Giuse, cùng long trọng cung nghinh Thánh Cả và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cử hành Thánh lễ nhân ngày lễ trọng kính Mẹ.
Năm Thánh Giuse do Đức Thánh Cha Phanxicô mở ra đã khép lại, nhưng lòng mến mộ Thánh Giuse nơi cộng đoàn tín hữu vẫn không ngừng ra tăng. Ngày kết thúc Năm Thánh Giuse kết thúc với lời nguyện và Kinh Khấn Thánh Giuse do Đức Thánh Cha ban truyền.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ Maria trợ giúp chúng con.
BTTGx. Tụy Hiền
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Chương Ba, Sống theo Sứ mệnh
Vũ Văn An
19:25 09/12/2021
Sống theo sứ mệnh
Và vì vậy sự trưởng thành của Kitô hữu không phải là vấn đề đơn giản và dễ hiểu như hầu hết mọi người tin tưởng. Nó không đơn thuần chỉ là vấn đề đào tạo lương tâm người ta theo một số loại nguyên tắc được cho là của Kitô giáo. Lương tâm, bao lâu còn thuộc bản chất con người chúng ta, quả thực là nền tảng của các hành động luân lý tự nhiên của chúng ta, nhưng bao lâu còn là Kitô hữu, lương tâm của chúng ta vẫn phải thường xuyên cởi mở và chú ý đến Thần Khí của Chúa Kitô, Đấng ngự trị và cai trị trong chúng ta và trên chúng ta, một cách tự do và ngoài mệnh lệnh của chúng ta. Thần Khí không phải là điều chúng ta có thể đóng nắp, một lần và mãi mãi, trong chai và nguyên tắc; chỉ có sự tươi mát sống động của một lắng nghe vĩnh viễn mới có cơ hội nghe thấy Người, chứ đừng nói là hiểu Người. Điều này giả định một tinh thần cực kỳ ngoan ngoãn, một bản năng vâng lời siêu nhiên nhập thể, nói cách khác, trái ngược với những gì chúng ta, trong tính nhạy cảm hết sức thô thiển của mình, có thể tự hình dung như là “trưởng thành”. Càng vâng phục Thần Khí tự do của Chúa Kitô, chúng ta càng có thể tự coi mình là tự do và trưởng thành hơn. Tất cả những điều còn lại chỉ là sự tự lừa dối mình cách gian xảo.
Các điều kiện để đạt được trạng thái như vậy đã được phác thảo. Nói một cách nghiêm túc, đây là vấn đề coi cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá như hình thức căn bản của đời sống trên mặt đất của chúng ta, vì chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được “các sức mạnh của thời đại sắp tới” trong “sự tốt lành của lời Thiên Chúa ”, những sức mạnh vĩnh cửu, bất diệt ấy, nghĩa là các sức mạnh mà từ tính ưu trội siêu việt của chúng, Kitô hữu có nghĩa vụ phải biện phân, quản lý, làm chủ trên mọi sự việc trần thế. Những “sức mạnh” này về bản chất không phải là của chúng ta, nhưng chúng được tạo sẵn đó cho chúng ta; chúng ta có thể “mặc chúng vào” như một bộ quần áo hoặc đúng hơn, như một thân thể mới; chúng ta có thể mặc chúng vào và đồng hóa với chúng. Đây là điều được Kinh thánh gọi là “mặc lấy Chúa Kitô”, “mặc lấy con người mới” (Rm 13:14; Gl 3:27; Ep 4:24; Cl 3:10). Nếu chúng ta làm những gì con người- Kitô mới này mong muốn, thì thực sự chúng ta là người tự do và trưởng thành. Nhưng chừng nào chúng ta còn ở trên trái đất, sự tự do này vẫn phải duy trì đặc tính phục vụ. Vì chúng ta đâu có cho mình con người mới, tự do này; đúng hơn, chúng ta mắc nợ chúng nơi ân sủng của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Từng là nô lệ tội lỗi, giờ đây chúng ta đã trở thành “tôi tớ của Thiên Chúa”, để kết quả của sự phục vụ này là “sự nên thánh”, và “cùng đích của nó, là sự sống đời đời” (Rm 6:22). Người ta có thể mô tả cuộc sống tự do phụng sự Thiên Chúa này như sự hiện hữu trong sứ mệnh. Để được giao phó việc này, người ta phải hiến thân cho nó một lần và mãi mãi. Về mặt bí tích, tính dứt khoát [finality] này là phép rửa và dấu ấn không thể xóa nhòa của nó, nhưng điều này đòi hỏi sự phê chuẩn ở bình diện hiện sinh. Với Thiên Chúa, không có điều gọi là một cử nhiệm hay một ủy nhiệm “tạm thời”. “Việc nhân dụng toàn thời gian” này là cơ sở để người đầy tớ có thể liên tục nhận được những mệnh lệnh cá nhân mới và bất ngờ. Họ thường xuyên phải chờ lệnh: “người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì” (Cv 9: 6). Cuối cùng thì không một đầy tớ nào được tự ý bỏ đi không chờ lệnh, với ảo tưởng họ đã hiểu trọn vẹn và đầy đủ nhiệm vụ, không cần phải kiểm tra lại nữa, không cần tìm hiểu ý muốn của Chủ nhân nữa, cứ tự tiện thi hành nó. Dù sao, những sức mạnh mà nhờ đó họ đang sống không thuộc về thế giới này, mà thuộc “thời đại sắp tới”; bản thân họ là một “hữu thể cánh chung”; con người mới của họ hoàn toàn dựa vào các hành vi đức tin (vào Chúa Kitô), đức cậy (vào điều vẫn chưa nắm được), đức mến (tránh xa những điều của bản thân, hướng về Thiên Chúa và người lân cận). Khả năng di chuyển vĩnh viễn của hành vi ba chiều này giữ cho người đầy tớ có một khởi đầu mới vĩnh viễn, một sự liên tục chạy trở lại với Thiên Chúa.
Rồi, có một điều thứ hai. Kitô hữu chỉ là một Kitô hữu trong tư cách là một thành viên của Giáo hội. Bí tích Rửa tội là một hành vi của Giáo hội kết hợp chúng ta vào sự hiệp thông sống động của Giáo hội. Không ai là Kitô hữu cho riêng mình. Và Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho người ta trưởng thành, với điều kiện họ sẵn lòng, trước hết và trên hết là Thần Khí của Giáo Hội. Giáo Hội là Thân thể thánh thiện của Chúa Kitô và là Nàng dâu không tì vết của Người. Trong trường hợp này, Giáo hội không có nghĩa là hàng giáo sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Giáo Hội cũng không chỉ có nghĩa là bất cứ loại hiệp hội nào mà người ta có thể tham gia với hội phí tối thiểu. Thần Khí của Giáo Hội là Thần Khí của sự thánh thiện. Thần Khí của Đức Maria, của các tông đồ, của các thánh vĩ đại mà Chúa đã biến thành “cột trụ trong Đền Thờ Thiên Chúa của Ta” (x. Kh 3:12). Kitô hữu chưa trưởng thành là người không muốn hoặc không cố gắng biến Thần Khí này thành của mình. Họ được "các nhà giáo dục" cảnh cáo về sự kiện này; họ được dẫn nhập vào các phương pháp và thực hành để nó có thể xâm nhập và phát triển bên trong họ, tháo gỡ mối liên hệ bên ngoài và biến nó thành mối liên hệ bên trong. Chừng nào họ còn tiếp tục thù nghịch đối với Thần Khí này, thì đối với họ, các thực hành của nó cũng sẽ có vẻ xa lạ và vụ luật, và họ sẽ ta thán về chủ nghĩa hình thức của Giáo hội. Họ phải qui những nhạy cảm như vậy cho sự non nớt của chính mình. Nếu họ quyết tâm đồng nhất hóa với Thần Khí của Giáo hội một lần và mãi mãi, thì họ sẽ trở thành một Kitô hữu trưởng thành, và nay, vì đã đảm nhiệm một phần trách nhiệm chung, họ không còn có thể áp dụng thái độ xa cách và chống đối, hững hờ quan sát và ghi chép nữa (8).
Bởi vì cá nhân là thành viên của Giáo hội, và tinh thần và sự sống đến với họ từ toàn thể Chúa Kitô, như Đầu và Thân thể, nên sứ mạng Kitô giáo của họ luôn cùng một lúc là một “đặc sủng” của Giáo hội (sứ mệnh phục vụ nhờ ân sủng). Thánh Phaolô mô tả việc Chúa Thánh Thần phân phối các ân sủng trong Giáo Hội giữa các thành viên của Giáo Hội như là tùy theo nhu cầu của toàn thể cơ thể nói chung, theo “thước đo đức tin” hoặc “tương xứng với đức tin của chúng ta” (Rm 12: 3, 6). Theo quan điểm Kitô giáo, “thước đo” nhiệm vụ được giao cho tôi không nằm ở nơi tôi; tôi phải chấp nhận nó như là thước đo được trao cho tôi, và đây là “sự tuân phục có tính giáo hội” rất căn bản đối với các thành viên; nó sâu sắc hơn và căn bản hơn sự vâng lời của giáo dân đối với hàng giáo sĩ, đến mức sự vâng lời sau biểu thị một chức năng bên ngoài để bảo vệ trật tự và một thẩm quyền chính thức để bảo vệ sự tinh ròng và việc truyền tải tín lý và các bí tích. Mối liên hệ của thành viên với việc chỉ định nhiệm vụ, như một mối liên hệ dựa trên mạc khải, là mối liên hệ khách quan và đồng thời quan yếu về mặt tâm linh, đến nỗi biểu thức cụ thể của nó trong mối liên hệ đặc sủng-chính thức của sự vâng lời đối với “bề trên” ( trong điều gọi là "lời khuyên" vâng lời của Tin Mừng) là hoàn toàn phù hợp với những điều đã nói ở trên (9). Theo cách này, các Tông đồ, những người đã bỏ mọi sự vì Chúa Giêsu Kitô, đã vâng lời Người như một người phát biểu cụ thể ý muốn của Thiên Chúa cho họ rất lâu trước khi họ nhận ra rằng người này, theo nghĩa chặt chẽ nhất, chính là Con Thiên Chúa. Cũng theo cách này, Thánh Phaolô đòi hỏi các cộng đồng của ngài (chẳng hạn, trong Thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô) một sự vâng lời mà, trong những đòi hỏi quyết liệt và đột ngột cũng như sự đa dạng và cường độ thực thi nó, vốn vượt xa thẩm quyền chỉ có tính thừa tác của hàng giáo sĩ thông thường. Do đó, quả là vô nghĩa khi, từ giọng điệu của những mệnh lệnh khẩn thiết như vậy, người ta có thể cho rằng cộng đồng ở Côrintô chủ yếu chứng tỏ mình “chưa trưởng thành”. Thánh Phaolô rất có thể, với việc hoàn toàn ý thức được các ân sủng do Chúa Thánh Thần ban cho (1 Cr 7:40), phản công các Kitô hữu chưa trưởng thành (bị đánh dấu bởi thái độ khoe khoang giả trưởng thành), khá thường xuyên với giọng mỉa mai trổi vượt:
“Tôi xin anh em chớ bắt buộc tôi, khi có mặt, phải mạnh dạn ra oai mà tính đến chuyện thẳng tay với những kẻ cho rằng chúng tôi chỉ biết sống theo tính xác thịt... Thật vậy, khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn luỹ. Chúng tôi đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa. Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô. Chúng tôi sẵn sàng sửa trị mọi kẻ bất tuân, một khi anh em đã hoàn toàn vâng phục (2 Cr 10: 2–6)”.
Thánh Phaolô tin rằng chỉ khi đó, nhờ đức vâng lời, cộng đồng mới đạt tới sự trưởng thành giúp họ mở mắt nhìn thấy tính chân thật và đúng đắn của sự can thiệp khuyên răn của ngài.
Bất cứ ai không hiểu được sự hợp nhất giữa sự trưởng thành và sự vâng lời Kitô giáo và Giáo hội thì người ấy vẫn chưa trưởng thành. Tuy nhiên, vì các mối liên kết giữa chúng chỉ được tỏ lộ cho người cầu nguyện bằng một đức tin sống động và vì nếu không có điều kiện tiên quyết này, mọi thứ đều biến mất trong những câu chuyện phiếm nông cạn và nguy hiểm, chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “trưởng thành” một cách chừng mực và cẩn thận. Hầu hết những người thường xuyên có nó trên môi rõ ràng không hiểu ngữ điệu của Kinh thánh. Với Chúa ở sau lưng, họ nói về những điều (vox temporis, vox Dei = tiếng thời đại là tiếng Thiên Chúa) vốn được cho là bắt buộc bởi hoàn cảnh của thời đại và cấu trúc của con người hiện đại. Họ không tự hỏi Chúa Kitô đòi hỏi điều gì. Họ tự nghĩ ra sứ mệnh cho chính họ; họ cho là họ biết Vương quốc của Thiên Chúa được phục vụ tốt nhất bằng cách nào; và do đó, họ không ngại cả việc loại bỏ những phần quan trọng nhất của mạc khải cho phù hợp với chiếc giường Procrustes (*) của họ bất cứ khi nào những điều này không phù hợp với các khái niệm hiện đại của họ. Họ gọi quá trình này là phi thần thoại hóa.
____________________________________________________________________
(*) Trong thần thoại Hy Lạp, Procrustes tấn công người ta bằng cách kéo dài hay cắt ngắn cẳng chân nạn nhân cho vừa với chiếc giường sắt của y. Từ đó, tĩnh từ "Procrustean" có nghĩa 1 tiểu chuẩn võ đán dùng để đo thành công, hoàn toàn không đếm xỉa tới các nguy hại việc này gây ra (Theo Từ điển mở Wikipedia)
Kỳ tới: Tình yêu, Mô thức của Đời sống Kitô hữu
VietCatholic TV
Âu lo: Sứ thần Tòa Thánh đồng tế với ĐTC qua đời vì virút. Sức khoẻ của Đức Bênêđíctô XVI
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:27 09/12/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Aldo Giordano, sứ thần của Đức Giáo Hoàng tại Liên Hiệp Âu Châu, qua đời ở tuổi 67 vì COVID
Đức Tổng Giám Mục Aldo Giordano, vừa mới được bổ nhiệm vào đầu năm nay làm Sứ thần Tòa thánh tại Liên Hiệp Âu Châu, đã qua đời ngày 2 tháng 12 tại Leuven, Bỉ, nơi ngài đã phải nhập viện vì COVID-19.
Theo Vatican News, tình trạng của vị giám mục 67 tuổi người Ý đã trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần qua và ngài đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt thì qua đời.
Đức Cha Giordano đã làm Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trong tám năm và, trong một tuyên bố, hội đồng giám mục Venezuela đã thương tiếc cái chết của ngài và gọi ngài là một tôi tớ “thân thiết và huynh đệ” của Giáo Hội.
Các giám mục cho biết Đức Tổng Giám Mục Giordano đã chiến đấu với COVID-19 kể từ tuần đầu tiên của tháng Mười.
Trước khi lâm bệnh, Đức Tổng Giám Mục nằm trong số những người đã cử hành thánh lễ cuối cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại đền thánh Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Sastin, Slovakia, ngày 15 tháng 9.
Một số giám mục, bao gồm cả Hồng Y người Ý Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu, đã được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 sau khi tham dự thánh lễ này.
Hội đồng Giám mục Venezuela đã tưởng nhớ Đức Tổng Giám Mục Giordano như một người coi mình là “một trong những người dân Venezuela”.
“Trong nhiều dịp, ngài đã kể một giai thoại rằng, trước khi đến Venezuela, ngài đã hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô ngài nên đóng gói những gì trong vali” cho công việc của mình tại quốc gia Mỹ Châu Latinh này.
“Và ngài chia sẻ rằng câu trả lời của Đức Giáo Hoàng là “hãy đóng gói rất nhiều sự hài hước và niềm vui trong vali của bạn,” và ngài trả lời rằng ngài sẽ vâng lời và ngài đã làm như vậy.”
Sinh tại Cuneo, bên Ý, ngài từng là quan sát viên thường trực của Vatican tại Liên Hiệp Âu Châu. Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Giordano kế vị Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin khi đó làm Sứ thần Tòa thánh tại Venezuela.
Vào tháng 5, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần Tòa thánh tại Liên Hiệp Âu Châu.
Giáo phận Cuneo thông báo ngày 2 tháng 12 rằng tang lễ của ngài sẽ được tổ chức tại quê hương Cuneo. Tuy nhiên, giáo phận chưa cho biết thông tin chính xác về thời điểm tang lễ được tổ chức.
Source:Crux
2. Đức Tổng Giám Mục Gänswein cho biết Đức Bênêđíctô XVI đã tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba vì 'tin tưởng'
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã nói rằng cả ngài và Đức Bênêđíctô XVI đều đã nhận được ba liều vắc-xin COVID-19 vì “tin tưởng” vào y học.
Thư ký riêng của Giáo hoàng danh dự đã đưa ra nhận xét trong một cuộc phỏng vấn dài 9 trang trong ấn bản tháng 12 của ấn phẩm tiếng Đức Vatican Magazin.
Tòa thánh bắt đầu cung cấp các liều vắc-xin Pfizer-BioNtech vào tháng Giêng và xác nhận vào tháng Hai rằng Đức Giáo Hoàng danh dự đã nhận được liều vắc-xin thứ hai. Từ tháng 10, Tòa Thánh bắt đầu cung cấp liều thứ ba.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã được hỏi về sự phản đối của người Công Giáo đối với vắc-xin coronavirus, một số vắc-xin được sản xuất bằng cách sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá thai.
Người phỏng vấn nói rằng Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, đã chỉ trích Vatican vì đã thúc đẩy một chiến dịch tiêm chủng.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng ngài không thể hiểu được những lời chỉ trích.
“Người ta không thể nâng vấn đề tiêm chủng lên mức độ đức tin. Nhân tiện, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và tôi đã được chủng ngừa lần thứ ba. Và chúng tôi đã làm như vậy vì tin tưởng”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein thừa nhận rằng “mọi loại vắc xin đều có ưu điểm và nhược điểm.” Nhưng ngài nhớ lại rằng Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, bị ốm nặng sau khi nhiễm COVID-19 và sau đó đã cảnh báo “chống lại bất kỳ hình thức thập tự chinh ý thức hệ nào chống lại việc tiêm chủng”.
“Người ta không được ép buộc ai phải tiêm phòng, điều đó khá rõ ràng. Nhưng người ta nên kêu gọi lương tâm”, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhận xét.
Khi được hỏi liệu Benedict XVI có nhìn nhận vấn đề này theo cách tương tự hay không, ngài trả lời khẳng định: “Nếu không thì ngài đã không tiêm ba lần.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người đến từ vùng Schwarzwald, phía Tây Nam của Đức, cũng chỉ trích phản ứng của Giáo hội đối với virus ở quê hương ngài.
Ngài nói: “Đối với những gì có liên quan đến nước Đức, tôi chưa bao giờ hiểu tại sao các nhà chức trách Giáo hội đôi khi thậm chí còn vượt quá các hướng dẫn của nhà nước và trung thành quá mức với nhà nước trong suốt cuộc khủng hoảng”.
“Tôi hiểu mối quan tâm về an toàn và an ninh. Nhưng khi phúc lợi của thể xác được đặt lên trên sự cứu rỗi của linh hồn, và đó không chỉ là ấn tượng của tôi, thì điều gì đó thật tồi tệ đang diễn ra”.
Đức Tổng Giám Mục mô tả Đức Bênêđíctô XVI là người “ổn định về thể chất mặc dù yếu ớt và cảm ơn Chúa, trong đầu ngài mọi chuyện vẫn hiện rõ như pha lê”.
“Nhưng cũng có thể hiểu được rằng ở tuổi 94 và sau cái chết của người anh trai khiến ngài đau buồn, thể lực của ngài tiếp tục suy giảm. Nó cũng tương tự với giọng nói của ngài. Vị thuốc tốt nhất cho ngài là sự hài hước và nhịp điệu đều đặn hàng ngày,” vị tổng giám mục nói.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein trở thành thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI tương lai vào năm 2003.
Ngài được bổ nhiệm làm Quản Gia Phủ Giáo hoàng vào năm 2012, và tiếp tục đảm nhiệm vai trò này sau khi Đức Bênêđíctô XVI từ chức và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu ngài đảm trách chức vụ này một năm sau đó.
Nhưng ngài đã được cho nghỉ việc với tư cách là Quản Gia Phủ Giáo Hoàng vào năm 2020 để có thể dành riêng thời gian của mình cho Đức Giáo Hoàng danh dự.
Source:National Catholic Register
3. Mười sáu vị tử vì đạo trong Nội chiến Tây Ban Nha sắp được tuyên chân phước ở Granada
Lễ tuyên chân phước cho mười sáu vị tử đạo trong Nội chiến Tây Ban Nha sẽ được tổ chức vào tháng Hai tại nhà thờ chính tòa Granada.
Cha Cayetano Giménez Martín và 15 bạn tử đạo của ngài sẽ được tuyên chân phước vào ngày 26 tháng 2 năm 2022. Trong nhóm, hầu như tất cả các vị đều là linh mục, ngoại trừ một chủng sinh và một giáo dân.
Nội chiến Tây Ban Nha diễn ra từ năm 1936 đến năm 1939 giữa các lực lượng Quốc gia, do Francisco Franco lãnh đạo và Mặt Trận Bình Dân của cộng sản. Trong chiến tranh, cộng sản đã giết hàng ngàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân; trong số này, 11 vị đã được tuyên thánh, và hơn 2,000 vị đã được tuyên chân phước.
Cha Cayetano từ chối trốn đến nơi an toàn khi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Khi nhà thờ giáo xứ của ngài bị đốt cháy, ngài đã lánh nạn cùng một gia đình trong hai tuần nhưng bị bắt, và sau đó bị bắn vào ngày 1 tháng 8 năm 1936. Khi bị bắn, ngài hét lên “Viva Cristo Rey”, nghĩa là “Vạn tuế Chúa Kitô Vua”.
Trong số các bạn tử đạo cùng với Cha Cayetano có chủng sinh Antonio Caba Pozo, khoảng 22 tuổi khi bị bắt vào ngày 19 tháng 7 năm 1936. Anh bị bắn khi đang đọc kinh Mân Côi hai ngày sau đó.
Một vị khác là Muñoz Calvo, một giáo dân, chủ tịch của thanh niên Công Giáo Tiến hành. Anh bị bỏ tù ngày 27 tháng 7 năm 1936 vì từ chối từ bỏ tư cách thành viên của mình trong nhóm, và bị giết vào ngày 30 tháng 7.
Giai đoạn giáo phận nghiên cứu án phong chân phước cho các ngài được mở vào ngày 1 tháng 7 năm 1999 và kết thúc vào ngày 28 tháng 9 cùng năm. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2019, Tòa Thánh đã công bố việc ban hành sắc lệnh về các cuộc tử đạo.
Theo một linh mục người Tây Ban Nha phục vụ ở Rome, mặc dù có xu hướng chỉ liên kết các vị tử đạo Tây Ban Nha vào thế kỷ 20 với cuộc nội chiến 1936-39, nhưng thực ra tại Tây Ban Nha đã có nhiều thập kỷ chuẩn bị dẫn đến điều này, qua các chống báng Giáo Hội.
Đức Ông José Jaime Brosel Gavilà, Giám đốc Đền thờ Quốc gia Santa Maria ở Monserrato degli Spagnoli nhận định rằng: Cuộc đàn áp tôn giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 20 cần “một số chuẩn bị. Nó không phải là thứ có thể bùng nổ tức khắc, nó không thể bị giới hạn đơn thuần trong những tháng đầu tiên của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha”.
Trong khi một số lớn các vị tử đạo đã hy sinh trong cuộc nội chiến, cũng có những thời kỳ khác, chẳng hạn như Tuần lễ bi thảm, cuộc nổi dậy của Mặt Trận Bình Dân, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa vô chính phủ ở Catalonia vào tháng 7 năm 1909; tuyên ngôn của nền Cộng hòa Tây Ban Nha thứ hai vào năm 1931; và cuộc Cách mạng năm 1934.
Những biến cố này cũng đi kèm với việc phá hủy các nhà thờ, các cuộc khủng bố, bắt bớ, và giết hại các linh mục, giám mục, nam nữ tu sĩ, và giáo dân vì lòng căm thù đức tin.
Source:Catholic News Agency
Hồi hộp: Năm ngoái, Delta bùng phát máu thánh Gennario KHÔNG hóa lỏng. Năm nay thì sao với Omicron?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 09/12/2021
1. Ankara đe dọa Nicosia sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ công kích chính quyền Síp, cáo buộc nước này vi phạm thềm lục địa của mình bằng cách cấp giấy phép cho Exxon Mobil và Qatar Petroleum để thăm dò vùng biển dầu và khí đốt tự nhiên.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ankara cho biết nước này “sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia, công ty hoặc tàu nước ngoài nào thực hiện các hoạt động thăm dò hydrocacbon trái phép trong phạm vi lãnh hải của mình”.
Cuộc đối đầu mới nhất này xảy ra ngay sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Síp và Hy Lạp để khởi động lại các giá trị của lòng khoan dung, đối thoại, chào đón người di cư và hòa bình ở Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp lại chuyến tông du này bằng một mặt trận căng thẳng mới đang mở ra giữa giới lãnh đạo Ankara và Nicosia.
Ankara cáo buộc người Síp vi phạm biên giới trên biển và nhắc lại rằng họ không sẵn sàng dung thứ cho việc khoan và thăm dò bất hợp pháp ở khu vực mà họ coi là “vùng đặc quyền kinh tế” ở phía đông Địa Trung Hải.
Khu vực này đã trở thành một khu vực trọng tâm trong cuộc chạy đua khai thác khí đốt và hydrocacbon cho Síp, Israel và Ai Cập, với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đụng độ trực tiếp giữa các đối thủ kình chống nhau hàng thế kỷ. Hơn nữa, yếu tố kinh tế được kết hợp bởi yếu tố tôn giáo, cụ thể là sự chia rẽ sâu sắc giữa các Kitô hữu ở phần Hy Lạp và người Hồi giáo ở phần Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đã có dấu hiệu “Hồi giáo hóa” mọi cư dân.
Liên Hiệp Âu Châu đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Ankara xoa dịu căng thẳng, tái khẳng định ý định bảo vệ lợi ích của các nước thành viên là Síp và Hy Lạp. Câu trả lời của Thổ Nhĩ Kỳ rất nhanh chóng, vì họ không có ý định lùi một bước nào trong các khẳng định liên quan đến các lợi ích kinh tế, chính trị và thương mại, cũng như bảo vệ các lợi ích trong khu vực họ chiếm đóng trái phép của Síp.
Trong số các nút thắt chưa được giải quyết là thiếu một thỏa thuận về giới hạn các thềm lục địa giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
Source:Asia News
2. Biến thể Omicron bùng phát mạnh khiến nhiều người quan tâm đến phép lạ máu Thánh Gennariô hóa lỏng
Ngày 16 tháng 12, năm ngoái 2020, tại Naples tiếng Ý gọi là Napoli, máu của Thánh Gennariô đã khô đặc, không có bất cứ dấu chỉ hóa lỏng nào, một giọt cũng không có.
Diễn biến này được nhiều người Ý xem là một điềm rất xấu. Ở nhiều thành phố trên đất Ý, đợt bùng phát đại dịch coronavirus lần thứ tư đã khiến cho nhiều nhà thờ không thể cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Biến thể Delta hay B.1.617 được phát hiện đầu tiên vào cuối Tháng 11 ở Ấn Độ đã tràn vào Âu Châu.
Vài ngày trước đó, một cây cầu đột nhiên gẫy làm đôi trong đêm. Một chiếc xe chở khách đã lao xuống dòng sông. Tổn thất cho đến nay vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.
Trong khi đó, tính đến chiều tối thứ Tư 16 tháng 12, 2020 tử vong tại Ý đã lên đến 66,537 người, trong số 1,888,144 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp nhiễm bệnh trong một ngày 15 tháng 12 thôi là 14,840 người. Cũng trong ngày 15 tháng 12, có 846 người đã chết vì virus Tầu độc địa, nghĩa là ngang ngửa với con số người chết trong một ngày tại đỉnh cao của đại dịch coronavirus hồi cuối tháng Ba. Ngày 27 tháng Ba được kể là ngày đen tối nhất, số trường hợp tử vong trong ngày hôm ấy là 921 người.
Cha Vincenzo de Gregorio, phụ trách nhà nguyện Thánh Gennariô ở nhà thờ chính tòa Naples cho biết:
“Khi chúng tôi lấy thánh tích từ két sắt ra, máu đã hoàn toàn khô đặc và vẫn hoàn toàn khô đặc.”
Sau Thánh lễ sáng ngày 16 tháng 12 tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Maria, theo thông lệ bình máu Thánh Gennariô đã được đưa ra cho anh chị em giáo dân kính viếng.
Trước sự thất vọng của họ, máu Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như trông đợi.
Trong đoạn video này, chúng ta có thể thấy phản ứng mất bình tĩnh của anh chị em giáo dân. Nhiều người đã cất tiếng đọc kinh, và những người khác đọc theo.
Cha Vincenzo de Gregorio an ủi họ và nói rằng phép lạ đôi khi xảy ra vài giờ sau đó trong ngày. Ngài nói “cách đây vài năm vào lúc 5 giờ chiều, máu đã hóa lỏng. Vì vậy, chúng ta chưa thể chắc chắn điều gì sẽ xảy ra”.
“Tình trạng thực tế hiện nay, như anh chị em có thể thấy, hoàn toàn khô đặc. Không có bất cứ dấu chỉ nào, thậm chí một chút cũng không có. Nhưng không sao đâu, chúng ta sẽ chờ đợi dấu chỉ này với niềm tin của chúng ta”.
Tuy nhiên, đến cuối thánh lễ buổi tối máu vẫn còn khô đặc.
Tình hình năm nay xem ra cũng có những dấu chỉ tương tự. Trong những ngày cuối cùng của tháng 11 vừa qua, biến thể Omicron hay B.1.1.529 cũng đang bùng phát và lây lan siêu nhanh.
Trong bản báo cáo hôm 3 tháng 12, Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, cho biết Omicron đã được phát hiện ở 38 quốc gia nhưng không có trường hợp tử vong nào liên quan đến biến thể Omicron được báo cáo cho đến nay.
Tuy chưa ai được ghi nhận là qua đời vì biến thể Omicron, khả năng lây lan siêu nhanh đã khiến Israel và Nhật Bản đóng cửa hoàn toàn với thế giới. Lệnh đóng cửa của Nhật Bản gieo rắc nỗi đau khổ cho người nước ngoài, và các doanh nghiệp. Trong khi đó, lệnh đóng cửa của Israel đã đập tan ước mơ có một mùa Giáng Sinh khởi sắc của người dân Bethlehem.
Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan kêu gọi mọi người không nên hoảng sợ trước sự xuất hiện của biến thể Omicron coronavirus và cho biết còn quá sớm để nói liệu vắc xin COVID-19 có phải được sửa đổi để chống lại nó hay không. Bất kể sự trấn an của WHO, lo sợ đã gia tăng rất mạnh sau khi Israel báo cáo hai người đã tiêm đến 3 mũi vắc xin Pfizer mà vẫn nhiễm phải biến thể Omicron.
Thánh Gennariô là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diôclêtiô vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sosius, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
3. Đức Giáo Hoàng nói rằng Đức Tổng Giám Mục Paris là nạn nhân của “tin đồn”
“Tôi chấp nhận sự từ chức của Đức Cha Aupetit không phải trên bàn thờ sự thật, mà trên bàn thờ của sự giả hình,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trên máy bay trở về Rôma sau chuyến tông du đến Síp và Hy Lạp vào ngày 6 tháng 12 năm 2021. Cần lưu ý rằng trong ngữ cảnh Đức Thánh Cha nói, ngài không có ý nói Đức Tổng Giám Mục Paris là người đạo đức giả.
Thật vậy, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo cho biết ngài coi Đức Tổng Giám Mục Paris là nạn nhân của “tin đồn” đã phá hủy danh tiếng của ngài và ngăn cản ngài cai quản. “Đó là một sự bất công”.
Hôm 2 tháng 12, không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit khỏi chức vụ Tổng Giám mục Paris. Vị giám mục 70 tuổi đã bàn giao tương lai của ngài cho Đức Thánh Cha định đoạt sau khi một bài báo trên tạp chí hàng tuần Le Point được công bố vào ngày 22 tháng 11. Le Point đưa tin rằng vị giám mục đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ vào năm 2012. Bài báo cũng đưa ra vấn đề với phong cách quản lý của tổng giám mục.
Được các nhà báo đặt câu hỏi về quyết định của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thời gian để bày tỏ sự phẫn nộ của mình về cách mà mọi thứ đang diễn ra.
Đức Thánh Cha bắt đầu bằng cách nói rằng ngài không biết chính xác “Đức Cha Aupetit đã làm điều gì nghiêm trọng đến mức phải từ chức”. “Nếu không biết nguyên nhân thì không thể lên án. Nguyên nhân là gì? Ai biết?” ngài hỏi các nhà báo, và yêu cầu họ điều tra.
Sau đó, ngài khẳng định rằng chính “dư luận” và “tin đồn” đã hãm hại Đức Tổng Giám Mục Paris.
Về phần mình, trong một bài phát biểu cách đây vài ngày với Đài Notre Dame, Đức Tổng Giám Mục phủ nhận có quan hệ tình cảm với một người phụ nữ. Ngài thừa nhận rằng khi chưa là một Giám Mục, một người phụ nữ đã tiếp xúc “nhiều lần qua các cuộc thăm viếng, thư từ, v.v., đến mức đôi khi tôi phải thực hiện các bước để tạo khoảng cách giữa chúng tôi.” Ngài nói rằng “hành vi của ngài đối với cô ấy có thể không rõ ràng, do đó ngụ ý rằng giữa chúng tôi tồn tại một mối quan hệ thân mật và quan hệ tình dục, là điều mà tôi mạnh mẽ bác bỏ. Tôi quyết định không gặp lại cô ấy nữa và tôi đã thông báo cho cô ấy biết điều này”.
Đức Thánh Cha nói: “Aupetit là một người tội lỗi. Tôi cũng thế. Thánh Phêrô cũng vậy”.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý những cáo buộc chống lại Đức Tổng Giám Mục Aupetit là “một lỗi chống lại điều răn thứ 6, không hoàn toàn, mà cùng lắm là những cái vuốt ve, xoa bóp nhỏ mà ngài dành cho thư ký của mình. Đó là lời buộc tội”.
Đức Giáo Hoàng nói những hành động được cho là đã xảy ra này “là một tội lỗi”, mặc dù ông nói thêm rằng tội lỗi xác thịt “không phải là nghiêm trọng nhất”.
“Đức Cha Aupetit là một người tội lỗi. Tôi cũng thế, và Thánh Phêrô, vị giám mục mà Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội, cũng thế,” vị Giáo hoàng thứ 266 nói.
Và một lần nữa ngài hỏi: “Làm thế nào cộng đồng ngày đó có thể chấp nhận một giám mục tội lỗi?”
Đối với Đức Giáo Hoàng, “một Giáo hội bình thường” phải quen với việc luôn cảm thấy mình có tội. Giáo hội của thời Thánh Phêrô, Giáo hội sơ khai, là “một Giáo hội khiêm tốn”. Ngài tố cáo thái độ thường hời hợt ngày nay đối với các giám mục khi nói rằng, “chúng ta giả vờ nói: ‘Giám mục của tôi là một vị thánh’. Nhưng trên thực tế, “tất cả chúng ta đều là kẻ có tội”.
“Bàn thờ của sự giả hình”
Để kết thúc câu trả lời của mình, Đức Giáo Hoàng đã tóm tắt lập trường của mình như sau: “Khi tin đồn ngày càng phát triển… chúng phá hủy danh tiếng của một người, đến mức người ấy không còn có thể cai quản được nữa. Đối với anh ta, tình huống như vậy là ‘một sự bất công’, bởi vì danh tiếng của anh ta bị hủy hoại, không phải vì tội lỗi của anh ta […] mà vì tin đồn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bằng công thức táo bạo này: “Đây là lý do tại sao tôi chấp nhận sự từ chức của Aupetit, không phải trên bàn thờ của sự thật, mà là trên bàn thờ của sự giả hình.”
Tung tin đồn là một trong những tội lỗi mà Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng chống lại thường xuyên và mạnh mẽ nhất. Ngài đã so sánh nó với một kiểu khủng bố - như khi một quả bom được tung ra một cách ẩn danh, tiêu diệt tất cả những người trong khu vực.
Source:Aleteia
4. Tập Cận Bình muốn 'dân chủ hóa' việc cai quản trong các tôn giáo
Tân Hoa xã đưa tin, Tập Cận Bình muốn cải thiện “dân chủ hóa” việc điều hành các tôn giáo. Chủ tịch Trung Quốc phát biểu cuối tuần qua tại một hội nghị tôn giáo quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc kể từ năm 2016.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh về dân chủ của Joe Biden từ 9 đến 10 tháng 12, ông Tập tiếp tục che giấu các chính sách của chế độ bằng những cạm bẫy dân chủ, xuyên tạc các thuật ngữ để áp dụng trong nước ý nghĩa thực sự của thuật ngữ “dân chủ”.
“Dân chủ hóa” việc điều hành các tôn giáo không gì khác hơn là sự đàn áp lớn hơn đối với các tôn giáo bởi chế độ Cộng sản. Trước hết, nó có ý nghĩa là hàng giáo phẩm phải chia bớt quyền hạn cho các nhóm giáo dân, thực tế là bọn giáo gian được cài vào để khống chế các tôn giáo.
Ngoài ra, ông Tập cho biết đất nước sẽ thúc đẩy hơn nữa việc “Trung quốc hóa” tôn giáo, là một quá trình được chính thức triển khai vào năm 2015, bao gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tôn giáo trực tuyến.
Ông Tập lưu ý rằng các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và không can thiệp vào các hoạt động hành chính, tư pháp và giáo dục của nhà nước cũng như đời sống xã hội của đất nước.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin rằng tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa Trung Quốc vào danh sách các quốc gia “cần quan tâm đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo.
Trung Quốc đã đáp trả mạnh mẽ bằng cách xuất bản một báo cáo rất quan trọng về tình trạng dân chủ ở Hoa Kỳ.
Theo Bắc Kinh, nền chính trị Hoa Kỳ bị chi phối bởi tiền bạc, được kiểm soát bởi một số ít người, và bị bế tắc bởi các quyền phủ quyết lẫn nhau của các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội.
Đây thực ra chính là thực tại dân chủ của Trung Quốc vì các quyết định chính của đất nước được đưa ra bởi nhóm bảy người, cụ thể là các thành viên không được bầu của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, với một nhân vật chi phối tất cả là đại đế Tập Cận Bình, tổng bí thư Đảng.
Phát biểu cuối tuần qua tại một hội nghị tôn giáo do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, ông Tập giải thích rằng các tôn giáo phải thích ứng với thực tế rằng Trung Quốc là một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Theo nhà lãnh đạo tối cao, quần chúng tín hữu phải đoàn kết xung quanh Đảng và chính quyền, từ chối mọi ảnh hưởng của nước ngoài.
Vào tháng Hai, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Các vấn đề Tôn giáo đã ban hành các quy tắc hành chính công khai đối với các nhân viên tôn giáo, về cách quản lý các thành viên của hàng giáo phẩm, tức là các nhà sư, các linh mục, giám mục, v.v.
Vào tháng 2 năm 2018, UBND xã đã thông qua các quy định mới về hoạt động tôn giáo, theo đó các nhân viên tôn giáo chỉ có thể thực hiện chức năng của mình nếu họ là thành viên của các cơ quan chính thức và chịu sự điều động của UBND xã.
Đối với Giáo Hội Công Giáo, Thỏa thuận Trung-Vatican 2018 về việc bổ nhiệm giám mục, được gia hạn vào tháng 10 năm 2020, vẫn chưa ngăn chặn được việc đàn áp các quan chức và thành viên của Giáo hội, đặc biệt là trong các cộng đồng thầm lặng.
Source:Asia News