Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:43 09/12/2017
26. LỜI CAN NGĂN KHÉO
Giữa năm Vĩnh Huy đời nhà Đường, đại phu gián nghị là Cốc Na Luật cùng với vua Cao Tông đi săn ngoài thành, trên đường đi thì bị mưa nên dừng lại, Cao Tông hỏi:
- “Dùng cách nào để có thể làm cho áo mưa không dính một chút nước mưa ?”
Cốc Na Luật nói:
- “Bẩm có ạ ! Dùng ngói che lên thì không bị ứơt !”
Lời nói đầy hàm ý là để khuyên Cao Tông ở nhà mà chăm lo việc triều chính đừng đi săn nữa. Vua Cao Tông hiểu được ý nghĩa, khen thưởng cho Cốc Na Luật hai trăm xấp tơ lụa.
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 26:
Trong cuộc sống không ai mà không có sai lầm: sai lầm trong lời nói, sai lầm trong hành động, sai lầm trong tư tưởng, tất cả những sai lầm này –xét cho cùng- cũng chỉ là những sai lầm “phổ thông” không có gì đáng sợ, bởi vì nó thuộc phạm vi “yếu đuối” của con người.
Cái sai lầm đáng sợ chính là biết mình sai mà không sửa đổi, biết mình sai mà không nghe lời người khuyên bảo hoặc lời can ngăn của người khác, đây không còn thuộc phạm vi “yếu đuối” nữa, mà là thuộc bản chất “kiêu ngạo cố hữu” của mình.
Một nhà vua anh minh là người biết nghe lời can gián của cận thần, một bề trên sáng suốt là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng một vị thánh là người vui vẻ và khiêm tốn nhận ra cái sai của mình để mà sửa đổi khi người khác chỉ cho.
Có rất nhiều người biết nghe lời can gián, nhưng cũng có rất ít người thật lòng khiêm tốn sửa đổi khuyết điểm của mình khi nghe lời can gián của người khác.
Nên thánh là ở đó vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net /nhantai
http://nhantai.info
Giữa năm Vĩnh Huy đời nhà Đường, đại phu gián nghị là Cốc Na Luật cùng với vua Cao Tông đi săn ngoài thành, trên đường đi thì bị mưa nên dừng lại, Cao Tông hỏi:
- “Dùng cách nào để có thể làm cho áo mưa không dính một chút nước mưa ?”
Cốc Na Luật nói:
- “Bẩm có ạ ! Dùng ngói che lên thì không bị ứơt !”
Lời nói đầy hàm ý là để khuyên Cao Tông ở nhà mà chăm lo việc triều chính đừng đi săn nữa. Vua Cao Tông hiểu được ý nghĩa, khen thưởng cho Cốc Na Luật hai trăm xấp tơ lụa.
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 26:
Trong cuộc sống không ai mà không có sai lầm: sai lầm trong lời nói, sai lầm trong hành động, sai lầm trong tư tưởng, tất cả những sai lầm này –xét cho cùng- cũng chỉ là những sai lầm “phổ thông” không có gì đáng sợ, bởi vì nó thuộc phạm vi “yếu đuối” của con người.
Cái sai lầm đáng sợ chính là biết mình sai mà không sửa đổi, biết mình sai mà không nghe lời người khuyên bảo hoặc lời can ngăn của người khác, đây không còn thuộc phạm vi “yếu đuối” nữa, mà là thuộc bản chất “kiêu ngạo cố hữu” của mình.
Một nhà vua anh minh là người biết nghe lời can gián của cận thần, một bề trên sáng suốt là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng một vị thánh là người vui vẻ và khiêm tốn nhận ra cái sai của mình để mà sửa đổi khi người khác chỉ cho.
Có rất nhiều người biết nghe lời can gián, nhưng cũng có rất ít người thật lòng khiêm tốn sửa đổi khuyết điểm của mình khi nghe lời can gián của người khác.
Nên thánh là ở đó vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net /nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:44 09/12/2017
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG
Tin mừng: Mc 1, 1-8.
“Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.”
Bạn thân mến,
Nói có sách, mách có chứng, thánh Mác-cô đã làm như thế khi viết lời mở đầu sách Phúc Âm của mình. Ngài đã mượn lời loan báo của tiên tri I-sai-a để nói về thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Đấng cứu thế đến- Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, lưng thắt dây da và ăn châu chấu cùng mật ong rừng, đó chính là chân dung của người dọn đường cho Đấng cứu thế mà người Do Thái cũng như muôn dân trông đợi.
Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, còn bạn và tôi hôm nay mặc áo gì? Chắc chắn không phải mặc áo veston để dọn đường cho Chúa, cũng không phải mặc áo dạ hội để loan báo Tin Mừng, và cũng không phải mặc những bộ áo quần mô-đen để loan báo tin vui cứu độ, nhưng cái áo mà bạn và tôi phải mặc đó chính là cái áo của đức áii, cái áo mà dù cho bạn bên ngoài mặc loại áo quần sang trọng hay nghèo hèn, đều có thể làm chứng cho Đức Chúa Giê-su và dọn đường cho Ngài đến.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thắt lưng bằng dây da, còn bạn và tôi thì thắt lưng bằng dây hy sinh, dây hy sinh này chính thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hành trong suốt quãng đời niên thiếu của mình trong hoang địa để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. Dây hy sinh của bạn và tôi chính là từ bỏ ý riêng của mình để nhìn thấy ý Chúa trong cuộc sống của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã ăn châu chấu và mật ong rừng, còn bạn và tôi chắc chắn có những lúc thèm ăn những thứ cao lương mỹ vị, khác hẳn với sự khó nghèo của thánh Gioan Tẩy Giả, chính châu chấu và mật ong rừng đã làm cho ngài trỗi vượt trên các kinh sư luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Thức ăn của bạn và tôi hôm nay chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, chính lương thực hằng sống này đã làm cho chúng ta trở nên người dọn đường cho Ngài đến trong tâm hồn của mọi người.
Bạn thân mến,
Nếu bạn và tôi không trở nên như thánh Gioan Tẩy Giả thì không thể dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn của mình cũng như đến trong tâm hồn của người khác. Khi mà một xã hội chỉ biết hưởng thụ, thì tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả lại nổi bật lên, làm cho mọi người dễ dàng nhận ra chúng ta là người phát quang những cây cỏ dục vọng, ham danh, ham tiền, ham quyền đang mọc chắn cả lối đi, làm cản trở tâm hồn con người ta không thể hướng lòng lên cùng Thiên Chúa và nhìn đến tha nhân.
Trở nên như thánh Gioan tẩy Giả và mặc lấy tinh thần của ngài, là bạn và tôi đã trở nên người phát quang đường sá tâm hồn sạch sẽ, thoáng mát để cho Chúa ngự đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 1, 1-8.
“Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.”
Bạn thân mến,
Nói có sách, mách có chứng, thánh Mác-cô đã làm như thế khi viết lời mở đầu sách Phúc Âm của mình. Ngài đã mượn lời loan báo của tiên tri I-sai-a để nói về thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Đấng cứu thế đến- Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, lưng thắt dây da và ăn châu chấu cùng mật ong rừng, đó chính là chân dung của người dọn đường cho Đấng cứu thế mà người Do Thái cũng như muôn dân trông đợi.
Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, còn bạn và tôi hôm nay mặc áo gì? Chắc chắn không phải mặc áo veston để dọn đường cho Chúa, cũng không phải mặc áo dạ hội để loan báo Tin Mừng, và cũng không phải mặc những bộ áo quần mô-đen để loan báo tin vui cứu độ, nhưng cái áo mà bạn và tôi phải mặc đó chính là cái áo của đức áii, cái áo mà dù cho bạn bên ngoài mặc loại áo quần sang trọng hay nghèo hèn, đều có thể làm chứng cho Đức Chúa Giê-su và dọn đường cho Ngài đến.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thắt lưng bằng dây da, còn bạn và tôi thì thắt lưng bằng dây hy sinh, dây hy sinh này chính thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hành trong suốt quãng đời niên thiếu của mình trong hoang địa để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. Dây hy sinh của bạn và tôi chính là từ bỏ ý riêng của mình để nhìn thấy ý Chúa trong cuộc sống của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã ăn châu chấu và mật ong rừng, còn bạn và tôi chắc chắn có những lúc thèm ăn những thứ cao lương mỹ vị, khác hẳn với sự khó nghèo của thánh Gioan Tẩy Giả, chính châu chấu và mật ong rừng đã làm cho ngài trỗi vượt trên các kinh sư luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Thức ăn của bạn và tôi hôm nay chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, chính lương thực hằng sống này đã làm cho chúng ta trở nên người dọn đường cho Ngài đến trong tâm hồn của mọi người.
Bạn thân mến,
Nếu bạn và tôi không trở nên như thánh Gioan Tẩy Giả thì không thể dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn của mình cũng như đến trong tâm hồn của người khác. Khi mà một xã hội chỉ biết hưởng thụ, thì tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả lại nổi bật lên, làm cho mọi người dễ dàng nhận ra chúng ta là người phát quang những cây cỏ dục vọng, ham danh, ham tiền, ham quyền đang mọc chắn cả lối đi, làm cản trở tâm hồn con người ta không thể hướng lòng lên cùng Thiên Chúa và nhìn đến tha nhân.
Trở nên như thánh Gioan tẩy Giả và mặc lấy tinh thần của ngài, là bạn và tôi đã trở nên người phát quang đường sá tâm hồn sạch sẽ, thoáng mát để cho Chúa ngự đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:46 09/12/2017
17. Con người tặng cho Thiên Chúa quang vinh lớn nhất, đó chính là cầu nguyện.
(Thánh Julian Maunoir)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng 10/12/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
02:47 09/12/2017
Bài Ðọc I: Is 40, 1-5. 9-11
"Hãy dọn đường Chúa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa ngươi phán: Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! Hãy nói với Giêrusalem, và kêu gọi rằng: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.
Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa, vì Ngài đã phán.
Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng. Hãy cất tiếng cao, đừng sợ! Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Ðây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con Xướng: Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi.
Xướng: Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau; đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống.
Xướng: Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
Bài Ðọc II: 2 Pr 3, 8-14
"Chúng ta mong đợi trời mới đất mới".
Trích thơ thứ hai của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, có một điều anh em không thể không biết là một ngày đối với Chúa như ngàn năm, và ngàn năm như một ngày. Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối. Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Trong ngày đó, các tầng trời qua đi trong những tiếng rung chuyển mạnh, ngũ hành đều cháy tiêu tan, trái đất cùng mọi công trình kiến tạo đều bị thiêu huỷ.
Vì mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi. Nhưng theo lời Người hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 1-8
"Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".
Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.
Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".
Ðó là lời Chúa
"Hãy dọn đường Chúa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa ngươi phán: Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! Hãy nói với Giêrusalem, và kêu gọi rằng: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.
Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa, vì Ngài đã phán.
Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng. Hãy cất tiếng cao, đừng sợ! Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Ðây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con Xướng: Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi.
Xướng: Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau; đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống.
Xướng: Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
Bài Ðọc II: 2 Pr 3, 8-14
"Chúng ta mong đợi trời mới đất mới".
Trích thơ thứ hai của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, có một điều anh em không thể không biết là một ngày đối với Chúa như ngàn năm, và ngàn năm như một ngày. Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối. Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Trong ngày đó, các tầng trời qua đi trong những tiếng rung chuyển mạnh, ngũ hành đều cháy tiêu tan, trái đất cùng mọi công trình kiến tạo đều bị thiêu huỷ.
Vì mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi. Nhưng theo lời Người hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 1-8
"Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".
Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.
Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".
Ðó là lời Chúa
Những Con Đường Cần Phải Dọn
LM. Anphong Nguyễn công Minh, ofm
09:22 09/12/2017
Những Con Đường Cần Phải Dọn
Dọn đường là chủ điểm của Tin Mừng hôm nay. Dọn đường nào ? Đường 2/4 hay đường Lang Liêu ? Đường Nguyễn Đình Chiểu hay đường nội bộ trải nhựa, dính nhựa đây ? Chắc phải là những con đường dính … Kinh Thánh ! Gioan đã kể một số đường : quanh co, gập ghềnh, lồi lõm… mà Mùa Vọng nào ta cũng nghe. Hôm nay ta lại nương theo Kinh Thánh để tìm ra một số con đường khác cần phải dọn, dọn sạch; cần phải chữa, chữa cho ngay để đón Chúa đến.
1. Đường vòng vo : Đó là con đường Kinh Thánh kể dân Do Thái đã đi qua trong sa mạc: một con đường quanh co đi hoài đi mãi suốt 40 năm mới về tới Đất Hứa. Thật ra quãng đường từ Ai Cập về Đất Hứa Ca-na-an, đi chừng hơn một tháng là tới. Không quá xa. Nhưng chuyện gì đã xảy ra để đi mãi 40 mùa thu mới tới. Là vì họ ca thán Chúa. Số là thám thính viên thuật rằng đất chảy sữa và mật thật, mùa màng cây trái tốt tươi thật, nhưng cũng nhờ đó mà dân chúng Đất Hứa mập mạp lực lưỡng. Làm sao người Do Thái chúng ta lang thang trong sa mạc ăn toàn manna chán ngấy lại có thể địch lại họ. Thế là dân lo, dân phản đối: thà chết bên Ai Cập còn hơn chết dưới cánh tay lực lưỡng của người Ca-na-an. Kết quả là Chúa phạt. Một ngày đi thám thính biến thành một năm—nhất nhật thám thính thành nhất niên lưu lạc—40 ngày thám thính thành 40 năm đi lang thang trong hoang địa, mục đích là thế hệ cứng đầu chết hết đi. Chỉ con cháu họ mới được vào đất Hứa.
Đường vòng vo của dân Do Thái xưa nay vẫn còn diễn lại nơi cuộc sống hiện tại của người Kitô hữu. Sống vòng vo là sống giả hình. Sống vòng vo là sống lươn lẹo. Sống vòng vo là cứ ở mãi trong đam mê thú vui tiền tình, làm ăn bất chính. Cứ lén lút lấp ló sống trong tội lỗi. Cứ thích ở trong đó, không muốn thoát ra. Thánh Augustino có một lời kinh thật dễ thương diễn tả tâm tình này, thánh nhân ghi trong cuốn Tự Thú của ngài, khi ngài đã trở lại với Chúa như sau, ngài xin : Lạy Chúa xin ban cho đức khiết tịnh (trong sạch), nhưng từ từ hẵng ban, đừng ban ngay bây giờ. Đó là ví dụ về đường vòng vo quanh co. Kẻ dọn đường đón Chúa phải sửa lại cho ngay, thì Thầy Giêsu mới tới.
2. Đường chặn lại. Chúa Giêsu và các môn đồ muốn đi từ Galilê xuống Giê-ru-sa-lem thì phải qua Samaria. Dân Samari chận lại không cho đi, khiến hai anh em con của sấm sét là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?" (Lc 9:54).
Con đường bị chặn lại đó, hay con đường kẽm gai ngày nay vẫn còn giăng đầy trên lối bước. Những thù hận, oán ghét chính là kẽm gai rào kín lối vào. Hai người thù oán nhau thì hết tiếp xúc, hết giáp mặt. Nếu có giáp mặt là sẽ giáp mặt để xin lửa bởi trời xuống tiêu huỷ hắn thôi.
Tôi nghe có nhiều chị nói với tôi thế này: Con tha nhưng nhất định con không quên.
Có anh chồng kia xúc phạm đến chị khi đi lăng nhăng gì đó. Chị biết được, nên chàng xin lỗi chị, chị tha cho. Nhưng thỉnh thoảng chị vẫn nhắc lại chuyện xưa. Hơi bị chạm, nên chàng nói.
-“Chuyện đó em đã tha thứ cho anh rồi mà.”
-“Thì em nhắc lại cho anh biết là em đã tha thứ.”
Tha nhưng không quên thì cũng gần như chưa tha. Đài truyền hình Mỹ kia tuần nào cũng có một chương trình mang tựa đề: Forgive and Forget. Tha thứ và Quên luôn. Bấy giờ cuộn gai mới được dẹp lại cất đi, chứ nếu dẹp lại rồi để đó thì con đường vẫn có thể bị chặn lại, vì sơ ý là kẽm gai bung ra liền. Hãy dọn đường bằng cách cuộn kẽm gai lại cất đi thì mới không chặn bước Chúa đến với bạn.
3. Đường hiểm trở. Đó là con đường từ Giêrusalem xuống thành Giêricô: một con đường hiểm trở đầy những ổ phục kích của bọn cướp. Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về một người lữ hành đi qua con đường đó bị bọn cướp đánh dở sống dở chết. Một thầy Lê-vi đi qua, gặp thấy, bỏ mặc. Một linh mục đi qua, nhận ra, phớt lờ. Và một người Samaritanô chợt trông, liền xuống ngựa đưa vào nhà thương Hoàn Mỹ.
Đường hiểm trở ngày nay dẫy đầy. Có những người mang danh Kitô hữu đó nhưng cạnh tranh nhau, rình rập phục kích chờ những sơ hở của bạn bè, đồng nghiệp mà nhảy ra khai thác, ăn có, làm hại. Một lời nói sai, một cơ hội lỡ, một hành vi lầm là họ chụp ngay, ra tay làm hại. Đường hiểm trở như vậy, nếu ta không dọn dẹp, chắc chắc “chăm phần chăm” Chúa chẳng chịu chen chân vào đâu mà chớ !
4. Đường mù sương. Có lẽ phải qua Đảo Anh Quốc khi mùa đông tới, xe hơi chiếu đèn sáng, chạy san sát nhau, mà chẳng nhận ra nhau. Hay lên miền Sapa mây mù, Đalat mờ sương, đi bên nhau mà không nhận được mặt, thì ta mới hiểu được thế nào là con đường mù sương. Con đường mù sương trong Kinh Thánh chính là con đường về làng Emmau mà có lần sau phục sinh, hai môn đệ của Chúa Giêsu đã cùng Ngài sánh bước: đi chung đường, mà bị sương mù che khuất, không nhận ra Thầy.
Con đường mù sương không thời nào không có, không nước nào vắng bóng, không chỗ nào nó không hiện diện. Mù sương khiến ta không nhận ra Chúa là ai—đúng hơn, không nhận ra ai là Chúa, và không nhận ra đồng loại là anh em. Ta chỉ dừng lại nơi con đường mù sương khiến ta không nhận ra đồng loại là anh em trên con đường đón Chúa.
Con người nhiều khi cư xử với nhau như thú dữ, điều mà ngạn ngữ Latinh nói: Con người là chó sói của nhau (Homo lupus homini).
Chỉ cần dán cho họ một nhãn hiệu, một cái mác, là ta không còn coi họ là anh em, là tứ hải giai huynh đệ, mà nhiều khi, tệ hơn không muốn thấy mặt họ nữa, muốn họ biến mất trên đời. Cái nhãn, cái mác đó có thể là da màu. Đảng 3K Ku Klux Klan thề không cho da màu sống trên đất Mỹ. Cái mác đó có thể là khủng bố, trục ác quỉ: ai khủng bố và ai chứa chấp khủng bố đều bị xử sự như nhau, tức là bom dội trên đầu họ, như TT Bush đã nói như thế sau biến cố 11-9, như Thủ Tướng Sharone của Israel dán cho Arafat cái nhãn là kẻ dung dưỡng khủng bo để tự cho mình làm những hành vi còn mạnh hơn khủng bố tức là tự do bắn phá giết hại từ trên không… Trước đây ít lâu, cái mác đó có thể là xét lại, là phản động, địa chủ, là thế này là thế nọ… Rồi cho bọn họ lên máy chém hết.
Ta cũng đừng quên ngay trong giòng lịch sử giáo hội, cũng có những bóng đen lớn như thế, cũng có những sương mù dày như vậy, khi vào thời mà muốn kết án ai, giáo hội dán cho họ nhãn “phù thuỷ”, phù thuỷ là đi với quỷ, với ma, thế là cho lên dàn thiêu, cho lên máy chém. Phát minh một cái gì mới : coi chừng trò phù thuỷ. Những cái mác, cái nhãn đó như lớp mây mù dày đặc làm cho ta không nhận ra họ là người, là đồng loại, và là con Chúa, có một Cha chung.
Ta mải nói chuyện thế sự, lịch sử, nói chuyện đâu đâu, có thể làm ta quên con đường sương mù không cho người nhận ra người là anh chị em vẫn còn nằm ngay trên mi cửa của gia đình, nằm ngay trong chính cảnh đẹp thay êm ái thay của cộng đoàn đời tu, nói chi đến nơi chợ đời, nơi công ăn sở làm, nó càng nằm chình ình ngay giữa.
Đường vòng vo, đường chặn lại, đường hiểm trở, đường mờ sương… đó là những con đường Kinh Thánh gợi ý để chúng ta tìm cách dọn dẹp trong chính lối sống chúng ta. Ước mong được vậy để Chúa boon boon đến với con người. Amen
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Dọn đường là chủ điểm của Tin Mừng hôm nay. Dọn đường nào ? Đường 2/4 hay đường Lang Liêu ? Đường Nguyễn Đình Chiểu hay đường nội bộ trải nhựa, dính nhựa đây ? Chắc phải là những con đường dính … Kinh Thánh ! Gioan đã kể một số đường : quanh co, gập ghềnh, lồi lõm… mà Mùa Vọng nào ta cũng nghe. Hôm nay ta lại nương theo Kinh Thánh để tìm ra một số con đường khác cần phải dọn, dọn sạch; cần phải chữa, chữa cho ngay để đón Chúa đến.
1. Đường vòng vo : Đó là con đường Kinh Thánh kể dân Do Thái đã đi qua trong sa mạc: một con đường quanh co đi hoài đi mãi suốt 40 năm mới về tới Đất Hứa. Thật ra quãng đường từ Ai Cập về Đất Hứa Ca-na-an, đi chừng hơn một tháng là tới. Không quá xa. Nhưng chuyện gì đã xảy ra để đi mãi 40 mùa thu mới tới. Là vì họ ca thán Chúa. Số là thám thính viên thuật rằng đất chảy sữa và mật thật, mùa màng cây trái tốt tươi thật, nhưng cũng nhờ đó mà dân chúng Đất Hứa mập mạp lực lưỡng. Làm sao người Do Thái chúng ta lang thang trong sa mạc ăn toàn manna chán ngấy lại có thể địch lại họ. Thế là dân lo, dân phản đối: thà chết bên Ai Cập còn hơn chết dưới cánh tay lực lưỡng của người Ca-na-an. Kết quả là Chúa phạt. Một ngày đi thám thính biến thành một năm—nhất nhật thám thính thành nhất niên lưu lạc—40 ngày thám thính thành 40 năm đi lang thang trong hoang địa, mục đích là thế hệ cứng đầu chết hết đi. Chỉ con cháu họ mới được vào đất Hứa.
Đường vòng vo của dân Do Thái xưa nay vẫn còn diễn lại nơi cuộc sống hiện tại của người Kitô hữu. Sống vòng vo là sống giả hình. Sống vòng vo là sống lươn lẹo. Sống vòng vo là cứ ở mãi trong đam mê thú vui tiền tình, làm ăn bất chính. Cứ lén lút lấp ló sống trong tội lỗi. Cứ thích ở trong đó, không muốn thoát ra. Thánh Augustino có một lời kinh thật dễ thương diễn tả tâm tình này, thánh nhân ghi trong cuốn Tự Thú của ngài, khi ngài đã trở lại với Chúa như sau, ngài xin : Lạy Chúa xin ban cho đức khiết tịnh (trong sạch), nhưng từ từ hẵng ban, đừng ban ngay bây giờ. Đó là ví dụ về đường vòng vo quanh co. Kẻ dọn đường đón Chúa phải sửa lại cho ngay, thì Thầy Giêsu mới tới.
2. Đường chặn lại. Chúa Giêsu và các môn đồ muốn đi từ Galilê xuống Giê-ru-sa-lem thì phải qua Samaria. Dân Samari chận lại không cho đi, khiến hai anh em con của sấm sét là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?" (Lc 9:54).
Con đường bị chặn lại đó, hay con đường kẽm gai ngày nay vẫn còn giăng đầy trên lối bước. Những thù hận, oán ghét chính là kẽm gai rào kín lối vào. Hai người thù oán nhau thì hết tiếp xúc, hết giáp mặt. Nếu có giáp mặt là sẽ giáp mặt để xin lửa bởi trời xuống tiêu huỷ hắn thôi.
Tôi nghe có nhiều chị nói với tôi thế này: Con tha nhưng nhất định con không quên.
Có anh chồng kia xúc phạm đến chị khi đi lăng nhăng gì đó. Chị biết được, nên chàng xin lỗi chị, chị tha cho. Nhưng thỉnh thoảng chị vẫn nhắc lại chuyện xưa. Hơi bị chạm, nên chàng nói.
-“Chuyện đó em đã tha thứ cho anh rồi mà.”
-“Thì em nhắc lại cho anh biết là em đã tha thứ.”
Tha nhưng không quên thì cũng gần như chưa tha. Đài truyền hình Mỹ kia tuần nào cũng có một chương trình mang tựa đề: Forgive and Forget. Tha thứ và Quên luôn. Bấy giờ cuộn gai mới được dẹp lại cất đi, chứ nếu dẹp lại rồi để đó thì con đường vẫn có thể bị chặn lại, vì sơ ý là kẽm gai bung ra liền. Hãy dọn đường bằng cách cuộn kẽm gai lại cất đi thì mới không chặn bước Chúa đến với bạn.
3. Đường hiểm trở. Đó là con đường từ Giêrusalem xuống thành Giêricô: một con đường hiểm trở đầy những ổ phục kích của bọn cướp. Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về một người lữ hành đi qua con đường đó bị bọn cướp đánh dở sống dở chết. Một thầy Lê-vi đi qua, gặp thấy, bỏ mặc. Một linh mục đi qua, nhận ra, phớt lờ. Và một người Samaritanô chợt trông, liền xuống ngựa đưa vào nhà thương Hoàn Mỹ.
Đường hiểm trở ngày nay dẫy đầy. Có những người mang danh Kitô hữu đó nhưng cạnh tranh nhau, rình rập phục kích chờ những sơ hở của bạn bè, đồng nghiệp mà nhảy ra khai thác, ăn có, làm hại. Một lời nói sai, một cơ hội lỡ, một hành vi lầm là họ chụp ngay, ra tay làm hại. Đường hiểm trở như vậy, nếu ta không dọn dẹp, chắc chắc “chăm phần chăm” Chúa chẳng chịu chen chân vào đâu mà chớ !
4. Đường mù sương. Có lẽ phải qua Đảo Anh Quốc khi mùa đông tới, xe hơi chiếu đèn sáng, chạy san sát nhau, mà chẳng nhận ra nhau. Hay lên miền Sapa mây mù, Đalat mờ sương, đi bên nhau mà không nhận được mặt, thì ta mới hiểu được thế nào là con đường mù sương. Con đường mù sương trong Kinh Thánh chính là con đường về làng Emmau mà có lần sau phục sinh, hai môn đệ của Chúa Giêsu đã cùng Ngài sánh bước: đi chung đường, mà bị sương mù che khuất, không nhận ra Thầy.
Con đường mù sương không thời nào không có, không nước nào vắng bóng, không chỗ nào nó không hiện diện. Mù sương khiến ta không nhận ra Chúa là ai—đúng hơn, không nhận ra ai là Chúa, và không nhận ra đồng loại là anh em. Ta chỉ dừng lại nơi con đường mù sương khiến ta không nhận ra đồng loại là anh em trên con đường đón Chúa.
Con người nhiều khi cư xử với nhau như thú dữ, điều mà ngạn ngữ Latinh nói: Con người là chó sói của nhau (Homo lupus homini).
Chỉ cần dán cho họ một nhãn hiệu, một cái mác, là ta không còn coi họ là anh em, là tứ hải giai huynh đệ, mà nhiều khi, tệ hơn không muốn thấy mặt họ nữa, muốn họ biến mất trên đời. Cái nhãn, cái mác đó có thể là da màu. Đảng 3K Ku Klux Klan thề không cho da màu sống trên đất Mỹ. Cái mác đó có thể là khủng bố, trục ác quỉ: ai khủng bố và ai chứa chấp khủng bố đều bị xử sự như nhau, tức là bom dội trên đầu họ, như TT Bush đã nói như thế sau biến cố 11-9, như Thủ Tướng Sharone của Israel dán cho Arafat cái nhãn là kẻ dung dưỡng khủng bo để tự cho mình làm những hành vi còn mạnh hơn khủng bố tức là tự do bắn phá giết hại từ trên không… Trước đây ít lâu, cái mác đó có thể là xét lại, là phản động, địa chủ, là thế này là thế nọ… Rồi cho bọn họ lên máy chém hết.
Ta cũng đừng quên ngay trong giòng lịch sử giáo hội, cũng có những bóng đen lớn như thế, cũng có những sương mù dày như vậy, khi vào thời mà muốn kết án ai, giáo hội dán cho họ nhãn “phù thuỷ”, phù thuỷ là đi với quỷ, với ma, thế là cho lên dàn thiêu, cho lên máy chém. Phát minh một cái gì mới : coi chừng trò phù thuỷ. Những cái mác, cái nhãn đó như lớp mây mù dày đặc làm cho ta không nhận ra họ là người, là đồng loại, và là con Chúa, có một Cha chung.
Ta mải nói chuyện thế sự, lịch sử, nói chuyện đâu đâu, có thể làm ta quên con đường sương mù không cho người nhận ra người là anh chị em vẫn còn nằm ngay trên mi cửa của gia đình, nằm ngay trong chính cảnh đẹp thay êm ái thay của cộng đoàn đời tu, nói chi đến nơi chợ đời, nơi công ăn sở làm, nó càng nằm chình ình ngay giữa.
Đường vòng vo, đường chặn lại, đường hiểm trở, đường mờ sương… đó là những con đường Kinh Thánh gợi ý để chúng ta tìm cách dọn dẹp trong chính lối sống chúng ta. Ước mong được vậy để Chúa boon boon đến với con người. Amen
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Dọn đường đón chờ Chúa đến
Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Hưng, ĐCV Giuse Sài Gòn
21:47 09/12/2017
Chúa nhật thứ hai mùa Vọng B
(Mc 1,1-8)
Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay, thánh sử Máccô có ý ám chỉ Gioan Tẩy Giả chính là nhân vật được ngôn sứ Isaia tiên báo: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con”; Gioan Tẩy Giả chính là tiếng hô trong hoang địa: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.
Gioan Tẩy Giả là đấng tiền hô, đến trước để kêu mời dân chúng dọn đường cho Đấng Cứu Thế sẽ đến. Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả cũng gởi đến mỗi người chúng ta: hãy dọn đường, mở lòng đón chờ Chúa đến, cách đặc biệt trong mùa Giáng Sinh sắp đến. Chúng ta phải mở lối thế nào? Chúng ta phải sửa đường ra sao?
Đường là để đi. Đường là để nối anh với em, nối thành thị với thôn quê, nối con cá con tôm với rau trái hoa quả, nối lúa gạo với máy móc… Giao thông là một trong những yếu tố quyết định của nền kinh tế. Để kinh tế phát triển nhà nước phải có những chính sách thúc đẩy việc đầu tư làm đường, sửa đường. Làm đường là để đi, sửa đường là để cho xe chạy thêm nhanh. Tuy nhiên, có đường rồi chưa chắc đã đi được vì còn biết bao cản trở do chính con người tự trói cột mình, sửa đường rồi chưa chắc đã đi thêm nhanh vì còn biết bao chướng ngại do chính con người dựng nên.
Chúng ta quá rõ điều này! Không cần nhắc lại thời ngăn sông cấm chợ nghe như chuyện cổ tích, không nói đến nạn kẹt xe hằng ngày chúng ta phải đối mặt, hãy nói đến những con đường đang nóng dư luận những ngày qua: những con đường có trạm thu phí mà BOT Cai Lậy là một.
Quái! Đầu tư tuyến đường tránh 12km những 1.386 tỉ, đường rộng thênh thang mà sao lại cứ ùn tắc, xe cộ không lưu thông được? Trước mắt nó tắc là bởi cánh tài xế làm khó, dùng tiền lẻ, thậm chí đòi thối lại đúng 100 đồng tiền lẻ, kéo dài thời gian trả tiền, khiến xe cộ rồng rắn xếp hàng không qua trạm được… Nhưng nguyên nhân phía sau, ai cũng hiểu, nó tắc là bởi những quanh co lươn lẹo của lòng người, bởi sự tham lam làm mờ mắt lương tri, khiến kẻ có tiền câu kết với kẻ có quyền, biến những điều vô lý thành hợp lý đúng quy trình… Trạm thu tiền đặt chình ình tại một nơi mà dẫu bạn không đi đường tránh cũng bị thu tiền, một kiểu móc túi công khai, một trò trấn lột trắng trợn… Người dân đâu có chịu! Họ tìm cách phản đối, phản đối… đúng quy trình, cốt sao gây ra tắc nghẽn. Tắc nghẽn thì phải xả trạm. Cứ tắc lại xả, xả rồi lại tiếp tục thu tiền, rồi lại tắc... Thế lực của bên có tiền được hỗ trợ của bên có quyền đã vận dụng nhiều biện pháp: tuyên bố dùng tiền lẻ là bất hợp pháp, lập khu riêng cho xe trả tiền lẻ, xua công an ra hù dọa, bắt một số tài xế trả tiền lẻ, sử dụng côn đồ gây sự… Cuối cùng tắc vẫn tắc, thủ tướng phải tuyên bố tạm xả trạm một vài tháng để xem xét…
Vấn đề là vị trí đặt trạm không đúng vị trí. Việc sai lè lè ra đó, tại sao không giải quyết được? Không giải quyết được bởi lẽ nếu đưa trạm về đúng vị trí sẽ kéo theo phải dời hàng loạt những trạm BOT khác, cũng đặt sai vị trí như thế… và như vậy là thừa nhận đã có những sai phạm đúng quy trình… cũng có nghĩa là phải phanh phui những đường dây chung chi nhằng nhịt… có nguy cơ dẫn đến đầu mút là các ông to pháp luật không đụng tới được.
Sự tắc nghẽn của một con đường chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Đây là cuộc đối đầu của dân nghèo thấp cổ bé họng với và kẻ có tiền có quyền, thường được gọi là nhóm lợi ích. Về bản chất, sự cố đường cao tốc Cai Lậy không khác sự cố Formosa ô nhiễm biển, sự cố đất ở Đồng Tâm… Cuối cùng, vấn đề của mọi vấn đề chính là ở thể chế chính trị đã đẻ ra những cơ chế vô lý, bất công, đẩy người dân vào thế đối đầu. Cách giải quyết duy nhất là người dân phải có tiếng nói, là quyền con người mà nước ta đã ký kết trong tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc phải được thực sự tôn trọng.
Suy nghĩ về sự tắc nghẽn của con đường rộng thênh thang mà phi lý đó gợi mở và soi sáng, giúp ta nhìn ra những tắc nghẽn của chính lòng mình, cũng như những tắc nghẽn của các mối tương quan trong gia đình, trong xã hội và trên toàn thế giới.
Những nguyên nhân khiến tuyến đường đó bế tắc cũng gợi ý để ta nhận ra những nguyên nhân khiến đất trời không thông, khiến tôi không đến được với Chúa và Chúa không đến được với tôi, khiến Nước Chúa không hiển trị trong tâm hồn tôi, trong lòng xã hội và trên phạm vi thế giới.
Đường đi tắc nghẽn sẽ khiến kinh tế đình trệ, kiệt quệ. Những con đường của lòng người mà không thông thì gây bao rối loạn, đổ vỡ, xâu xé…
Vậy làm thế nào để dọn con đường nối đất với trời? Cần thực thi lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả. Gioan đến “rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Nghĩa là cần phải sám hối.
Sám hối không phải là nói xuông, cũng không phải là đấm ngực, xé áo. Sám hối là nhận ra cái sai trái của mình và quyết tâm sửa đổi. Vậy sám hối là không còn làm nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực; sám hối là sống công bằng, không tham lam nhũng lạm, không dùng quyền để cưỡng đoạt, áp bức người khác.
Nếu lòng còn mãi quanh co, gập ghềnh, đầy những dối lừa biện minh cho những sai trái của mình… thì làm sao mà sám hối, mà sửa đổi.
Làm sao con đường có thể thông nếu không chịu sửa đổi. Sửa đổi thế nào được nếu chỉ chữa ở ngọn mà không sửa tận gốc. Làm thế nào có thể sửa tận gốc nếu không nhìn nhận mình sai lỗi. Mà nếu không nhìn nhận mình sai lỗi thì làm sao có lòng sám hối thật. Không có lòng sám hối thật thì cũng chẳng thật tâm sửa lỗi. Không thật tâm sửa lỗi thì con đường vẫn mãi bế tắc và chúng ta sẽ lỗi hẹn với nhau và với Chúa.
Hành động của những tài xế ở Cai Lậy cũng cho chúng ta một bài học về sự sám hối. Để cho con đường được thông, dễ nhất, phải chăng là im lặng, nhắm mắt, nộp tiền… như đã từng im lặng, nhắm mắt, nộp tiền? Rõ ràng, chấp nhận nộp tiền mãi lộ như thế hoàn toàn khác với việc chi trả khi ta mua một ổ bánh mì, không thoải mái như khi ta trả tiền khi đi một cuốc taxi, vì đây là sự trả tiền sòng phẳng, hài lòng cả đôi bên. Im lặng trả tiền cho sự bất công, con đường bên ngoài có thể thông nhưng con đường trong cõi lòng thì không…
Cho nên sám hối không phải là cứ thụ động cầu mong cho hoàn cảnh thay đổi. Sám hối đích thực là phải có hành động cụ thể, ta đó gọi là hoán cải. Hoán cải đích thực đòi hỏi chính tôi phải hành động chứ không phải chờ ai đó hành động, để tôi được hưởng. Để hoán cải đích thực tôi cần ra khỏi mối lo lắng cho bản thân mình. Nói cách khác, hoán cải đích thực đòi tôi phải trả giá, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, mất mát liên quan đến sự an toàn và tiện nghi của bản thân.
Chỉ có sám hối và hoán cải cách đích thực như thế con đường mới được mở ra và thông suốt… gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới an lành, và bình an của Thiên Chúa mới ngự trị trên thế giới.
Xin Chúa cho chúng ta có lòng hoán cải thực sự đồng thời được ơn can đảm để đổi mới lòng mình, góp phần đổi mới bộ mặt địa cầu này.
(Mc 1,1-8)
Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay, thánh sử Máccô có ý ám chỉ Gioan Tẩy Giả chính là nhân vật được ngôn sứ Isaia tiên báo: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con”; Gioan Tẩy Giả chính là tiếng hô trong hoang địa: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.
Gioan Tẩy Giả là đấng tiền hô, đến trước để kêu mời dân chúng dọn đường cho Đấng Cứu Thế sẽ đến. Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả cũng gởi đến mỗi người chúng ta: hãy dọn đường, mở lòng đón chờ Chúa đến, cách đặc biệt trong mùa Giáng Sinh sắp đến. Chúng ta phải mở lối thế nào? Chúng ta phải sửa đường ra sao?
Đường là để đi. Đường là để nối anh với em, nối thành thị với thôn quê, nối con cá con tôm với rau trái hoa quả, nối lúa gạo với máy móc… Giao thông là một trong những yếu tố quyết định của nền kinh tế. Để kinh tế phát triển nhà nước phải có những chính sách thúc đẩy việc đầu tư làm đường, sửa đường. Làm đường là để đi, sửa đường là để cho xe chạy thêm nhanh. Tuy nhiên, có đường rồi chưa chắc đã đi được vì còn biết bao cản trở do chính con người tự trói cột mình, sửa đường rồi chưa chắc đã đi thêm nhanh vì còn biết bao chướng ngại do chính con người dựng nên.
Chúng ta quá rõ điều này! Không cần nhắc lại thời ngăn sông cấm chợ nghe như chuyện cổ tích, không nói đến nạn kẹt xe hằng ngày chúng ta phải đối mặt, hãy nói đến những con đường đang nóng dư luận những ngày qua: những con đường có trạm thu phí mà BOT Cai Lậy là một.
Quái! Đầu tư tuyến đường tránh 12km những 1.386 tỉ, đường rộng thênh thang mà sao lại cứ ùn tắc, xe cộ không lưu thông được? Trước mắt nó tắc là bởi cánh tài xế làm khó, dùng tiền lẻ, thậm chí đòi thối lại đúng 100 đồng tiền lẻ, kéo dài thời gian trả tiền, khiến xe cộ rồng rắn xếp hàng không qua trạm được… Nhưng nguyên nhân phía sau, ai cũng hiểu, nó tắc là bởi những quanh co lươn lẹo của lòng người, bởi sự tham lam làm mờ mắt lương tri, khiến kẻ có tiền câu kết với kẻ có quyền, biến những điều vô lý thành hợp lý đúng quy trình… Trạm thu tiền đặt chình ình tại một nơi mà dẫu bạn không đi đường tránh cũng bị thu tiền, một kiểu móc túi công khai, một trò trấn lột trắng trợn… Người dân đâu có chịu! Họ tìm cách phản đối, phản đối… đúng quy trình, cốt sao gây ra tắc nghẽn. Tắc nghẽn thì phải xả trạm. Cứ tắc lại xả, xả rồi lại tiếp tục thu tiền, rồi lại tắc... Thế lực của bên có tiền được hỗ trợ của bên có quyền đã vận dụng nhiều biện pháp: tuyên bố dùng tiền lẻ là bất hợp pháp, lập khu riêng cho xe trả tiền lẻ, xua công an ra hù dọa, bắt một số tài xế trả tiền lẻ, sử dụng côn đồ gây sự… Cuối cùng tắc vẫn tắc, thủ tướng phải tuyên bố tạm xả trạm một vài tháng để xem xét…
Vấn đề là vị trí đặt trạm không đúng vị trí. Việc sai lè lè ra đó, tại sao không giải quyết được? Không giải quyết được bởi lẽ nếu đưa trạm về đúng vị trí sẽ kéo theo phải dời hàng loạt những trạm BOT khác, cũng đặt sai vị trí như thế… và như vậy là thừa nhận đã có những sai phạm đúng quy trình… cũng có nghĩa là phải phanh phui những đường dây chung chi nhằng nhịt… có nguy cơ dẫn đến đầu mút là các ông to pháp luật không đụng tới được.
Sự tắc nghẽn của một con đường chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Đây là cuộc đối đầu của dân nghèo thấp cổ bé họng với và kẻ có tiền có quyền, thường được gọi là nhóm lợi ích. Về bản chất, sự cố đường cao tốc Cai Lậy không khác sự cố Formosa ô nhiễm biển, sự cố đất ở Đồng Tâm… Cuối cùng, vấn đề của mọi vấn đề chính là ở thể chế chính trị đã đẻ ra những cơ chế vô lý, bất công, đẩy người dân vào thế đối đầu. Cách giải quyết duy nhất là người dân phải có tiếng nói, là quyền con người mà nước ta đã ký kết trong tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc phải được thực sự tôn trọng.
Suy nghĩ về sự tắc nghẽn của con đường rộng thênh thang mà phi lý đó gợi mở và soi sáng, giúp ta nhìn ra những tắc nghẽn của chính lòng mình, cũng như những tắc nghẽn của các mối tương quan trong gia đình, trong xã hội và trên toàn thế giới.
Những nguyên nhân khiến tuyến đường đó bế tắc cũng gợi ý để ta nhận ra những nguyên nhân khiến đất trời không thông, khiến tôi không đến được với Chúa và Chúa không đến được với tôi, khiến Nước Chúa không hiển trị trong tâm hồn tôi, trong lòng xã hội và trên phạm vi thế giới.
Đường đi tắc nghẽn sẽ khiến kinh tế đình trệ, kiệt quệ. Những con đường của lòng người mà không thông thì gây bao rối loạn, đổ vỡ, xâu xé…
Vậy làm thế nào để dọn con đường nối đất với trời? Cần thực thi lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả. Gioan đến “rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Nghĩa là cần phải sám hối.
Sám hối không phải là nói xuông, cũng không phải là đấm ngực, xé áo. Sám hối là nhận ra cái sai trái của mình và quyết tâm sửa đổi. Vậy sám hối là không còn làm nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực; sám hối là sống công bằng, không tham lam nhũng lạm, không dùng quyền để cưỡng đoạt, áp bức người khác.
Nếu lòng còn mãi quanh co, gập ghềnh, đầy những dối lừa biện minh cho những sai trái của mình… thì làm sao mà sám hối, mà sửa đổi.
Làm sao con đường có thể thông nếu không chịu sửa đổi. Sửa đổi thế nào được nếu chỉ chữa ở ngọn mà không sửa tận gốc. Làm thế nào có thể sửa tận gốc nếu không nhìn nhận mình sai lỗi. Mà nếu không nhìn nhận mình sai lỗi thì làm sao có lòng sám hối thật. Không có lòng sám hối thật thì cũng chẳng thật tâm sửa lỗi. Không thật tâm sửa lỗi thì con đường vẫn mãi bế tắc và chúng ta sẽ lỗi hẹn với nhau và với Chúa.
Hành động của những tài xế ở Cai Lậy cũng cho chúng ta một bài học về sự sám hối. Để cho con đường được thông, dễ nhất, phải chăng là im lặng, nhắm mắt, nộp tiền… như đã từng im lặng, nhắm mắt, nộp tiền? Rõ ràng, chấp nhận nộp tiền mãi lộ như thế hoàn toàn khác với việc chi trả khi ta mua một ổ bánh mì, không thoải mái như khi ta trả tiền khi đi một cuốc taxi, vì đây là sự trả tiền sòng phẳng, hài lòng cả đôi bên. Im lặng trả tiền cho sự bất công, con đường bên ngoài có thể thông nhưng con đường trong cõi lòng thì không…
Cho nên sám hối không phải là cứ thụ động cầu mong cho hoàn cảnh thay đổi. Sám hối đích thực là phải có hành động cụ thể, ta đó gọi là hoán cải. Hoán cải đích thực đòi hỏi chính tôi phải hành động chứ không phải chờ ai đó hành động, để tôi được hưởng. Để hoán cải đích thực tôi cần ra khỏi mối lo lắng cho bản thân mình. Nói cách khác, hoán cải đích thực đòi tôi phải trả giá, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, mất mát liên quan đến sự an toàn và tiện nghi của bản thân.
Chỉ có sám hối và hoán cải cách đích thực như thế con đường mới được mở ra và thông suốt… gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới an lành, và bình an của Thiên Chúa mới ngự trị trên thế giới.
Xin Chúa cho chúng ta có lòng hoán cải thực sự đồng thời được ơn can đảm để đổi mới lòng mình, góp phần đổi mới bộ mặt địa cầu này.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ điều tra tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch về việc bán mô thai nhi
Giuse Thẩm Nguyễn
09:18 09/12/2017
(EWTN Mews/CNA) Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng Mười Hai đã chính thức vào cuộc điều tra tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch (Planned Parenthood), một cơ sở chuyên phá thai lớn nhất nước, về vai trò của họ trong việc tố cáo bán cơ phận của thai nhi.
Marjorie Danenfelser, Chủ tịch phò sự sống Susan B. Anthony List cho biết vào hôm 8 tháng Mười Hai rằng “Việc điều tra của Bộ Tư Pháp đối với tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch là một bước ngoặc lớn trong cuộc chiến chống lại doanh nghiệp phá thai lớn nhất nước.”
Bà nói tiếp “Có bằng chứng cho thấy tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch đã tìm mọi cơ hội để kiếm tiền qua việc bán tim, óc, phổi và gan của những trẻ em bị phá thai…”
Việc điều tra được tiến hành sau hai năm nhà báo bí mật David Daleiden cho phát hành đoạn phim cho thấy các nhân viên của Phá Thai Theo Kế Hoạch thỏa thuận về giá cả cũng như tiền trả cho những mô thai nhi bị phá thai. Đoạn phim cũng có đoạn ghi âm cuộc đàm thoại của những người từ công ty StemExpress, một cơ quan chuyên cung cấp vật liệu sinh học cho công ty nghiên cứu y khoa.
Theo hãng tin Fox thì Dalaiden đã nói vào ngày 8 Tháng Mười Hai rằng “cách đây hai năm, các nhà báo tại Trung Tâm Phát Triển Y Khoa lần đầu tiên bắt gặp các bác sĩ hàng đầu về phá thai của tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch trong một loại băng hình bí mật ghi lại cảnh họ mặc cả với nhau một cách vô cảm và coi thường sinh mạng con người về việc bán các quả tim, phổi, gan và bộ óc nhỏ xíu của các hài nhi.”
Ông nói tiếp “Đã đến lúc các cơ quan chính phủ bắt tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp phá thai mang tội hình của họ theo luật pháp.”
Trong khi luật liên bang cho phép trả tiền những mô thai được dùng cho mục đích nghiên cứu, số tiền nhận được của các cơ sở phá thai thì không thể được “đánh giá bằng tiền” và có chăng chỉ tính tiền di chuyển và bảo quản mà thôi.
Phá Thai Theo Kế Hoạch và các cơ sở phá thai khác cũng đã được Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện là Chuck Grassley (Cộng Hòa- bang Iowa) lưu ý vào tháng Mười Hai năm 2016 sau bản bá cáo có tên là “Nghiên Cứu Mô Thai Con Người :Nội Dung và Trang luận”.
Thượng Nghị Sĩ Grassley tường trình rằng ủy ban đã tìm ra “bằng chứng quan trọng” cho thấy tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch và các cơ sở liên hệ “có thể đã vi phạm” luật qua việc bán mô thai và cơ phận thai nhi cao hơn giá thực tế cho phép.
Stephen Boyd, Luật Sư trợ lý Tư Pháp cho các vấn đề lập pháp, lúc đầu đã yêu cầu Ủy Ban Tư Pháp cung cấp các tài liệu gốc,chưa được soạn lại, từ bản tường trình năm 2016. Năm ngoài, Ban Điều Tra Liên Bang cũng đòi hỏi những tài liệu này để điều tra.
Cũng theo hãng tin Fox, Boyd đã nói rằng “Bộ Tư Pháp đánh giá cao việc giúp thu thập những tài liệu này và sẽ yêu cầu ủy ban cung cấp bản sao của những tài liệu gốc trong bản tường trình để có thể tiến hành đánh giá dựa trên những thông tin đầy đủ hơn.”
Tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch đã bác bỏ việc tố cáo họ vi phạm luật.
Giuse Thẩm Nguyễn
Marjorie Danenfelser, Chủ tịch phò sự sống Susan B. Anthony List cho biết vào hôm 8 tháng Mười Hai rằng “Việc điều tra của Bộ Tư Pháp đối với tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch là một bước ngoặc lớn trong cuộc chiến chống lại doanh nghiệp phá thai lớn nhất nước.”
Bà nói tiếp “Có bằng chứng cho thấy tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch đã tìm mọi cơ hội để kiếm tiền qua việc bán tim, óc, phổi và gan của những trẻ em bị phá thai…”
Việc điều tra được tiến hành sau hai năm nhà báo bí mật David Daleiden cho phát hành đoạn phim cho thấy các nhân viên của Phá Thai Theo Kế Hoạch thỏa thuận về giá cả cũng như tiền trả cho những mô thai nhi bị phá thai. Đoạn phim cũng có đoạn ghi âm cuộc đàm thoại của những người từ công ty StemExpress, một cơ quan chuyên cung cấp vật liệu sinh học cho công ty nghiên cứu y khoa.
Theo hãng tin Fox thì Dalaiden đã nói vào ngày 8 Tháng Mười Hai rằng “cách đây hai năm, các nhà báo tại Trung Tâm Phát Triển Y Khoa lần đầu tiên bắt gặp các bác sĩ hàng đầu về phá thai của tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch trong một loại băng hình bí mật ghi lại cảnh họ mặc cả với nhau một cách vô cảm và coi thường sinh mạng con người về việc bán các quả tim, phổi, gan và bộ óc nhỏ xíu của các hài nhi.”
Ông nói tiếp “Đã đến lúc các cơ quan chính phủ bắt tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp phá thai mang tội hình của họ theo luật pháp.”
Trong khi luật liên bang cho phép trả tiền những mô thai được dùng cho mục đích nghiên cứu, số tiền nhận được của các cơ sở phá thai thì không thể được “đánh giá bằng tiền” và có chăng chỉ tính tiền di chuyển và bảo quản mà thôi.
Phá Thai Theo Kế Hoạch và các cơ sở phá thai khác cũng đã được Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện là Chuck Grassley (Cộng Hòa- bang Iowa) lưu ý vào tháng Mười Hai năm 2016 sau bản bá cáo có tên là “Nghiên Cứu Mô Thai Con Người :Nội Dung và Trang luận”.
Thượng Nghị Sĩ Grassley tường trình rằng ủy ban đã tìm ra “bằng chứng quan trọng” cho thấy tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch và các cơ sở liên hệ “có thể đã vi phạm” luật qua việc bán mô thai và cơ phận thai nhi cao hơn giá thực tế cho phép.
Stephen Boyd, Luật Sư trợ lý Tư Pháp cho các vấn đề lập pháp, lúc đầu đã yêu cầu Ủy Ban Tư Pháp cung cấp các tài liệu gốc,chưa được soạn lại, từ bản tường trình năm 2016. Năm ngoài, Ban Điều Tra Liên Bang cũng đòi hỏi những tài liệu này để điều tra.
Cũng theo hãng tin Fox, Boyd đã nói rằng “Bộ Tư Pháp đánh giá cao việc giúp thu thập những tài liệu này và sẽ yêu cầu ủy ban cung cấp bản sao của những tài liệu gốc trong bản tường trình để có thể tiến hành đánh giá dựa trên những thông tin đầy đủ hơn.”
Tổ chức Phá Thai Theo Kế Hoạch đã bác bỏ việc tố cáo họ vi phạm luật.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đặc sứ của Đức Thánh Cha cho biết các cuộc hành hương chính thức đến Medjugorje đã được cho phép
Đặng Tự Do
20:55 09/12/2017
Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser của Warsaw-Praga, là vị được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phái đến Medjugorje, nói với thông tấn xã Aleteia: “Các hình thức tôn sùng Đức Mẹ tại Medjugorje đã được cho phép. Điều này không bị cấm nữa, và không cần phải thực hiện trong bí mật.”
Cho đến nay, các giáo phận và các tổ chức chính thức không được phép tổ chức các cuộc hành hương đến Medjugorje, mặc dù cá nhân những người Công Giáo có thể hành hương tự túc hay thông qua các tổ chức du lịch do tư nhân điều hành.
“Các quyết định của các Hội Đồng Giám Mục Nam Tư, trước cuộc chiến Balkan, có ý hướng chống lại các cuộc hành hương ở Medjugorje do các giám mục tổ chức trên thế giới, không còn phù hợp nữa”, ngài nói thêm.
Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng gần đây đã yêu cầu một Hồng Y người Albania ban phép lành cho những người Công Giáo đến hành hương ở Medjugorje.
Về tình hình mục vụ, Đức Tổng Giám Mục nói ngài “đầy lòng ngưỡng mộ” đối với các tu sĩ Phanxicô làm việc tại Medjugorje.
“Với một đội ngũ tương đối nhỏ - chỉ có một chục người - họ làm rất nhiều công việc để chào đón những người hành hương. Mỗi mùa hè họ tổ chức một lễ hội thanh thiếu niên. Năm nay, đã có 50,000 người trẻ tuổi trên khắp thế giới cùng với hơn 700 linh mục tụ tập về đây.”
Đức Tổng Giám Mục cho biết có một số lượng rất lớn những người xưng tội tại khu vực này. “Có đến 50 tòa giải tội, mà vẫn không đủ. Đây là những việc hóan cải rất sâu sắc.”
“Đây là một hiện tượng. Và điều xác nhận tính xác thực của nơi này là số lượng lớn các tổ chức bác ái chung quanh đền thánh. Và có một khía cạnh khác nữa là một nỗ lực lớn đang được thực hiện cho việc hình thành đức tin Kitô Giáo. Hàng năm, họ tổ chức các hội nghị ở các cấp độ khác nhau, cho nhiều đối tượng (linh mục, bác sỹ, cha mẹ, người trẻ, các cặp vợ chồng...)”
Bất kể những báo cáo của Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ vẫn phải đưa ra quyết định cuối cùng về tính xác thực của những cuộc hiện ra.
“Hồ sơ hiện tại đang nằm ở Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Tôi tin rằng quyết định cuối cùng sẽ sớm được đưa ra,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan bác bỏ những lời đe dọa của Liên Hiệp Âu Châu
Đặng Tự Do
21:07 09/12/2017
Một phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã lên tiếng bác bỏ những lời đe dọa của Liên minh Châu Âu nếu quốc hội nước này thông qua một dự luật nhằm ngăn chặn phá thai được Giáo Hội hậu thuẫn.
Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nói: “Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhấn mạnh rằng quyền sống là điều cơ bản đối với mọi người, vì vậy tất cả chúng ta đều phải bảo vệ quyền này cho những đứa trẻ vô phương thế tự vệ. “Không ai có thể lấy phủ nhận, hoặc áp lực từ bên ngoài hay bên trong nhằm thay đổi một thực tế đã được khoa học chứng minh rằng cuộc sống của con người bắt đầu từ lúc thụ thai.”
Nghị viện châu Âu cho biết họ sẽ yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu hành động nếu các nhà lập pháp Ba Lan thông qua những hạn chế mới, đã được 830,000 người Ba Lan đưa ra trong một kiến nghị được trao cho viện Sejm, tức là Hạ viện của Quốc hội Ba Lan vào ngày 30 tháng 11 vừa qua.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 8 tháng 12 với Catholic News Service, linh mục Rytel-Andrianik nói rằng sẽ rất khó để “đánh giá trước” tác động các mối đe dọa của Liên Hiệp Âu Châu. Những lời đe dọa này bị chỉ trích là can thiệp vào đất nước Công Giáo Bal Lan.
Cha Rytel-Andrianik nói: “Nghiên cứu cho thấy trẻ phát triển như thế nào trước khi sinh, vì thế đây không chỉ là vấn đề về tôn giáo, mà là vấn đề về mặt khoa học.”
Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nói: “Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhấn mạnh rằng quyền sống là điều cơ bản đối với mọi người, vì vậy tất cả chúng ta đều phải bảo vệ quyền này cho những đứa trẻ vô phương thế tự vệ. “Không ai có thể lấy phủ nhận, hoặc áp lực từ bên ngoài hay bên trong nhằm thay đổi một thực tế đã được khoa học chứng minh rằng cuộc sống của con người bắt đầu từ lúc thụ thai.”
Nghị viện châu Âu cho biết họ sẽ yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu hành động nếu các nhà lập pháp Ba Lan thông qua những hạn chế mới, đã được 830,000 người Ba Lan đưa ra trong một kiến nghị được trao cho viện Sejm, tức là Hạ viện của Quốc hội Ba Lan vào ngày 30 tháng 11 vừa qua.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 8 tháng 12 với Catholic News Service, linh mục Rytel-Andrianik nói rằng sẽ rất khó để “đánh giá trước” tác động các mối đe dọa của Liên Hiệp Âu Châu. Những lời đe dọa này bị chỉ trích là can thiệp vào đất nước Công Giáo Bal Lan.
Cha Rytel-Andrianik nói: “Nghiên cứu cho thấy trẻ phát triển như thế nào trước khi sinh, vì thế đây không chỉ là vấn đề về tôn giáo, mà là vấn đề về mặt khoa học.”
Đức Giám Mục thành phố Castenaso than phiền chính quyền địa phương về việc cải biên hang đá Giáng Sinh
Đặng Tự Do
21:37 09/12/2017
Một giám mục Ý đã đụng độ với thị trưởng địa phương về việc thành phố này thay thế cái nôi trong cảnh giáng sinh bằng một chiếc xuồng.
Đức Giám Mục Vecchi nói rằng, việc đưa một chiếc xuồng vào cảnh Giáng Sinh có thể là chính đáng, nhưng bỏ hẳn chiếc nôi Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ làm sai lạc quá xa ý nghĩa việc Chúa Giêsu hạ mình xuống thế làm người.
Thị trưởng Castenaso, Stefano Sermenghi, nói ông đã thay đổi để thu hút sự chú ý của dân chúng đối với cuộc khủng hoảng người nhập cư.
Nhưng Đức Giám Mục Ernesto Vecchi, một Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Bologna, nói rằng việc sử dụng chiếc xuồng trong cảnh Giáng Sinh là một bước đi quá xa. Đức Giám Mục Vecchio nói với tờ Il Resto di Carlino, rằng chiếc nôi là một dấu hiệu cho thấy Chúa Kitô khiêm tốn tự hạ mình để chết trên thập tự giá cho chúng ta. Ở đây, cảnh Giáng Sinh phải tuân theo Phúc Âm “từng chữ một”.
Cảnh máng cỏ Giáng Sinh của Vatican năm ngoái cũng bao gồm một chiếc thuyền thể hiện hành trình nguy hiểm của người nhập cư qua Địa Trung Hải. Nhưng cảnh Giáng Sinh ở Castenaso năm nay đi xa hơn nữa, nó miêu tả Đức Trinh Nữ Maria đang ngồi, với Chúa Giêsu trong vòng tay, trên chiếc thuyền cao su, cùng với Thánh Giuse đứng bên họ.
Đức Giám Mục Vecchi nói rằng việc đưa chiếc xuồng vào là có thể hiểu được, nhưng nó không có vai trò trung tâm như vậy.
Vị giám phụ tá đồng ý rằng sự thay đổi này có ý hướng tốt, nhưng nói rằng nó làm méo mó ý nghĩa của lễ Giáng sinh, vì “Chúa Giêsu là Đấng cứu thế cho mọi vấn đề, chứ không phải chỉ một vấn đề đặc thù.”
Đức Giám Mục Vecchi nói rằng, việc đưa một chiếc xuồng vào cảnh Giáng Sinh có thể là chính đáng, nhưng bỏ hẳn chiếc nôi Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ làm sai lạc quá xa ý nghĩa việc Chúa Giêsu hạ mình xuống thế làm người.
Thị trưởng Castenaso, Stefano Sermenghi, nói ông đã thay đổi để thu hút sự chú ý của dân chúng đối với cuộc khủng hoảng người nhập cư.
Nhưng Đức Giám Mục Ernesto Vecchi, một Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Bologna, nói rằng việc sử dụng chiếc xuồng trong cảnh Giáng Sinh là một bước đi quá xa. Đức Giám Mục Vecchio nói với tờ Il Resto di Carlino, rằng chiếc nôi là một dấu hiệu cho thấy Chúa Kitô khiêm tốn tự hạ mình để chết trên thập tự giá cho chúng ta. Ở đây, cảnh Giáng Sinh phải tuân theo Phúc Âm “từng chữ một”.
Cảnh máng cỏ Giáng Sinh của Vatican năm ngoái cũng bao gồm một chiếc thuyền thể hiện hành trình nguy hiểm của người nhập cư qua Địa Trung Hải. Nhưng cảnh Giáng Sinh ở Castenaso năm nay đi xa hơn nữa, nó miêu tả Đức Trinh Nữ Maria đang ngồi, với Chúa Giêsu trong vòng tay, trên chiếc thuyền cao su, cùng với Thánh Giuse đứng bên họ.
Đức Giám Mục Vecchi nói rằng việc đưa chiếc xuồng vào là có thể hiểu được, nhưng nó không có vai trò trung tâm như vậy.
Vị giám phụ tá đồng ý rằng sự thay đổi này có ý hướng tốt, nhưng nói rằng nó làm méo mó ý nghĩa của lễ Giáng sinh, vì “Chúa Giêsu là Đấng cứu thế cho mọi vấn đề, chứ không phải chỉ một vấn đề đặc thù.”
Đức Hồng Y Christoph Schönborn chỉ trích một phán quyết của Tòa Án Tối Cao nước này
Đặng Tự Do
23:22 09/12/2017
Chủ tịch hội đồng giám mục Áo đã chỉ trích một phán quyết gần đây của Toà án Hiến pháp là dọn đường cho hôn nhân đồng tính ở một đất nước có truyền thống Công Giáo.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục Vienna, nói: "Nếu toà án bác bỏ tính độc đáo và đặc quyền pháp lý của hôn nhân, dựa trên sự khác biệt giới tính, nó phủ nhận thực tế và không phục vụ xã hội. "Nó cũng làm hại đến tất cả mọi người, kể cả những gì nó cho rằng đang tìm kiếm để bảo vệ và những ai cần được bảo vệ."
Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Áo vào ngày 5 tháng 12 cho rằng luật hôn nhân hiện tại của Áo vi phạm các quy tắc không được phân biệt đối xử khi cấm các kết hiệp tính dục đồng giới và buộc các cặp vợ chồng phải minh nhiên xác nhận xu hướng tính dục của họ. Phán quyết này là một mưu toan nhằm mở đường cho hôn nhân đồng giới trở nên hợp pháp vào năm 2019.
Nếu điều này xảy ra, Áo sẽ là quốc gia Châu Âu thứ 16 cho phép kết hôn đồng giới; 11 quốc gia châu Âu khác đã cho phép các quan hệ dân sự đồng tính.
Trong buổi họp toàn thể đầu tháng 11, các giám mục Công Giáo Áo cảnh báo về những mưu toan hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Trong một bản tuyên bố được thông tấn Kathpress của Áo đăng tải, Đức Hồng Y Schonborn nói rằng 14 thẩm phán toà án tối cao đã đánh "mất đi tính độc đáo của hôn nhân" như là một mối quan hệ giữa nam và nữ "sinh sản, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái, do đó bảo đảm sự kế thừa của các thế hệ. "
Ngài nói thêm rằng phán quyết cũng mâu thuẫn với những phán quyết đã được lặp đi lặp lại của Toà án Châu Âu về Nhân Quyền theo đó hôn nhân giữa người nam và người nữ không thể bị phân biệt đối xử.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục Vienna, nói: "Nếu toà án bác bỏ tính độc đáo và đặc quyền pháp lý của hôn nhân, dựa trên sự khác biệt giới tính, nó phủ nhận thực tế và không phục vụ xã hội. "Nó cũng làm hại đến tất cả mọi người, kể cả những gì nó cho rằng đang tìm kiếm để bảo vệ và những ai cần được bảo vệ."
Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Áo vào ngày 5 tháng 12 cho rằng luật hôn nhân hiện tại của Áo vi phạm các quy tắc không được phân biệt đối xử khi cấm các kết hiệp tính dục đồng giới và buộc các cặp vợ chồng phải minh nhiên xác nhận xu hướng tính dục của họ. Phán quyết này là một mưu toan nhằm mở đường cho hôn nhân đồng giới trở nên hợp pháp vào năm 2019.
Nếu điều này xảy ra, Áo sẽ là quốc gia Châu Âu thứ 16 cho phép kết hôn đồng giới; 11 quốc gia châu Âu khác đã cho phép các quan hệ dân sự đồng tính.
Trong buổi họp toàn thể đầu tháng 11, các giám mục Công Giáo Áo cảnh báo về những mưu toan hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Trong một bản tuyên bố được thông tấn Kathpress của Áo đăng tải, Đức Hồng Y Schonborn nói rằng 14 thẩm phán toà án tối cao đã đánh "mất đi tính độc đáo của hôn nhân" như là một mối quan hệ giữa nam và nữ "sinh sản, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái, do đó bảo đảm sự kế thừa của các thế hệ. "
Ngài nói thêm rằng phán quyết cũng mâu thuẫn với những phán quyết đã được lặp đi lặp lại của Toà án Châu Âu về Nhân Quyền theo đó hôn nhân giữa người nam và người nữ không thể bị phân biệt đối xử.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mục Sư Graham: Việt Nam nên coi người Thiên Chúa Giáo là tốt
Người-Viet.com
18:41 09/12/2017
HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Hơn 10,000 người ngồi chật kín cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội, trong một sự kiện tôn giáo hiếm hoi, để cầu nguyện cùng Mục Sư Franklin Graham, người nói rằng ông muốn chính quyền Cộng Sản nên coi người Thiên Chúa Giáo là những công dân tốt nhất.
Mặc dù có những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong 30 năm qua, làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong vùng, đảng Cộng Sản vẫn duy trì chính sách kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của xã hội, từ thông tin đến tôn giáo.
Theo tổ chức Human Rights Watch, hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì các hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa của họ.
Mục Sư Graham nói với AP rằng buổi cầu nguyện ở Hà Nội hôm Thứ Sáu là chưa từng có, nếu nói về số người tham dự, tại Việt Nam, và chính quyền không đưa ra bất cứ điều kiện nào cả.
Ông cho biết phải mất một năm để chuẩn bị, và sự kiện mới có giấy phép hồi tuần trước.
“Sự kiện này là chưa có tiền lệ cho cả chúng tôi lẫn chính quyền,” vị mục sư nói. “Chúng tôi không muốn làm gì để chính quyền hoặc người dân Việt Nam khó chịu. Chúng tôi chỉ là khách, chính quyền chưa nói với tôi là được nói gì hoặc không được nói gì. Tôi chỉ nói về Chúa, chứ không đến đây để nói về chính trị.”
Mục Sư Graham nói rằng ông hy vọng, qua sự kiện này, chính quyền sẽ nhìn Thiên Chúa Giáo với một cái nhìn khác.
“Tôi hy vọng chính quyền thấy người Thiên Chúa Giáo không phải là kẻ thù, mà là những công dân tốt nhất ở Việt Nam, là người có thể tin và làm việc với nhau được,” ông nói. “Tôi hy vọng điều này cũng tốt cho các giáo hội và tôi hy vọng buổi cầu nguyện này sẽ tốt cho chính quyền và họ sẽ thấy chúng tôi bằng con mắt khác sau sự kiện này.”
Ban tổ chức cho biết cũng sẽ có một buổi cầu nguyện khác vào tối Thứ Bảy.
AP cho biết phía Việt Nam không có ai thuận tiện để trả lời phỏng vấn.
Mục Sư Franklin Graham hiện là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp Hội Truyền Bá Phúc Âm Billy Graham, và là một trong những mục sư nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ.
Ông là con trai Mục Sư Billy Graham, một người nổi tiếng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Mỹ.
Mục Sư Franklin Graham nói rằng tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện dần dần.
“Sự kiện mà tôi đến đây hôm nay, được cầu nguyện trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một sự kiện lớn,” ông nói. “Điều này cho thấy chính quyền thay đổi như thế nào trong 20 năm qua.”
Mặc dù có những tiến triển, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo rằng chính quyền Việt Nam vẫn giới hạn hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận và những nhóm không được cấp giấy phép cho hoạt động, đặc biệt là các nhóm bị coi là có dính dáng đến hoạt động chính trị.
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết họ bị sách nhiễu, tấn công, tạm giam, truy tố, theo dõi, giới hạn đi lại, và tịch thu hoặc phá hoại tài sản, theo bản báo cáo.
Linh Mục Công Giáo Nguyễn Văn Lý, người sáng lập nhóm đấu tranh dân chủ, Khối 8406, được thả hồi năm ngoái sau tám năm ngồi tù vì bị tố cáo là “tuyên truyền chống nhà nước.”
Những người tham dự buổi cầu nguyện hôm Thứ Sáu nói họ vô cùng ngạc nhiên.
“Không thể ngờ,” bà Nguyễn Thị Lan nói, và cho biết bà tham dự buổi cầu nguyện qua màn ảnh truyền hình lớn để bên ngoài cung thể thao.
Bà nói thêm: “Tôi hy vọng, qua sự kiện này, nhiều người sẽ biết đến Chúa hơn và tin vào Thượng Đế.”
Hiện có khoảng 6.5 triệu người Công Giáo và hơn 1 triệu người Tin Lành trong số 95 triệu dân Việt Nam. Đa số còn lại theo Phật Giáo. (Đ.D.)
(Nguồn: Người Việt online ngày Dec 7, 2017)
Mục Sư Franklin Graham cầu nguyện ở Hà Nội. (Hình: AP Photo/Hau Dinh) |
Theo tổ chức Human Rights Watch, hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì các hoạt động tôn giáo và chính trị ôn hòa của họ.
Mục Sư Graham nói với AP rằng buổi cầu nguyện ở Hà Nội hôm Thứ Sáu là chưa từng có, nếu nói về số người tham dự, tại Việt Nam, và chính quyền không đưa ra bất cứ điều kiện nào cả.
Ông cho biết phải mất một năm để chuẩn bị, và sự kiện mới có giấy phép hồi tuần trước.
“Sự kiện này là chưa có tiền lệ cho cả chúng tôi lẫn chính quyền,” vị mục sư nói. “Chúng tôi không muốn làm gì để chính quyền hoặc người dân Việt Nam khó chịu. Chúng tôi chỉ là khách, chính quyền chưa nói với tôi là được nói gì hoặc không được nói gì. Tôi chỉ nói về Chúa, chứ không đến đây để nói về chính trị.”
Dân Hà Nội cầu nguyện cùng Mục Sư Graham. (Hình: AP Photo/Hau Dinh) |
“Tôi hy vọng chính quyền thấy người Thiên Chúa Giáo không phải là kẻ thù, mà là những công dân tốt nhất ở Việt Nam, là người có thể tin và làm việc với nhau được,” ông nói. “Tôi hy vọng điều này cũng tốt cho các giáo hội và tôi hy vọng buổi cầu nguyện này sẽ tốt cho chính quyền và họ sẽ thấy chúng tôi bằng con mắt khác sau sự kiện này.”
Ban tổ chức cho biết cũng sẽ có một buổi cầu nguyện khác vào tối Thứ Bảy.
AP cho biết phía Việt Nam không có ai thuận tiện để trả lời phỏng vấn.
Mục Sư Franklin Graham hiện là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp Hội Truyền Bá Phúc Âm Billy Graham, và là một trong những mục sư nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ.
Ông là con trai Mục Sư Billy Graham, một người nổi tiếng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Mỹ.
Mục Sư Franklin Graham nói rằng tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện dần dần.
“Sự kiện mà tôi đến đây hôm nay, được cầu nguyện trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một sự kiện lớn,” ông nói. “Điều này cho thấy chính quyền thay đổi như thế nào trong 20 năm qua.”
Mặc dù có những tiến triển, Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo rằng chính quyền Việt Nam vẫn giới hạn hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận và những nhóm không được cấp giấy phép cho hoạt động, đặc biệt là các nhóm bị coi là có dính dáng đến hoạt động chính trị.
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo cho biết họ bị sách nhiễu, tấn công, tạm giam, truy tố, theo dõi, giới hạn đi lại, và tịch thu hoặc phá hoại tài sản, theo bản báo cáo.
Linh Mục Công Giáo Nguyễn Văn Lý, người sáng lập nhóm đấu tranh dân chủ, Khối 8406, được thả hồi năm ngoái sau tám năm ngồi tù vì bị tố cáo là “tuyên truyền chống nhà nước.”
Những người tham dự buổi cầu nguyện hôm Thứ Sáu nói họ vô cùng ngạc nhiên.
“Không thể ngờ,” bà Nguyễn Thị Lan nói, và cho biết bà tham dự buổi cầu nguyện qua màn ảnh truyền hình lớn để bên ngoài cung thể thao.
Bà nói thêm: “Tôi hy vọng, qua sự kiện này, nhiều người sẽ biết đến Chúa hơn và tin vào Thượng Đế.”
Hiện có khoảng 6.5 triệu người Công Giáo và hơn 1 triệu người Tin Lành trong số 95 triệu dân Việt Nam. Đa số còn lại theo Phật Giáo. (Đ.D.)
(Nguồn: Người Việt online ngày Dec 7, 2017)
Ca đoàn Vô Nhiễm Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
19:22 09/12/2017
Melbourne, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 9/12/2017. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Ca đoàn Vô Nhiễm đã cùng cộng đoàn dâng thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm thật trọng thể.
Xem hình
Trong một ngày trời đẹp, các ca viên đã mặc đồng phục thật đặc biệt của ca đoàn. Ca viên nam mặc áo dài thụng đỏ, ca viên nữ mặc áo dài trắng. Ca đoàn đã chọn những bài thánh ca đặc sắc và nhiều ý nghĩa để dâng lên Chúa qua sự cầu bầu của Đức Maria Vô Nhiễm là bổn mạng cộng đoàn.
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế. Trước khi dâng lễ. Linh mục chủ tế đã mời cộng đoàn hợp ý cầu nguyện cho Ca đoàn Vô Nhiễm, cầu nguyện cho từng ca viên và gia đình của họ. Xin Chúa ban sự bình an đến từng người để họ có sức khỏe, thời giờ dấn thân phục vụ. Mang lời ca, tiếng đàn cùng những tài năng Chúa ban cho họ để họ cùng cộng đoàn ca ngợi tình yêu Thiên Chúa. Và cũng không quên đến những ca viên đã qua đời.
Trong phần chia sẻ lời Chúa của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng, linh mục chủ tế cũng chúc mọi thành viên cũng biết sửa soạn tâm hồn mỗi người, để có những con đường thênh thang trong lòng để đón Chúa đến trong mỗi con người. Chúc mọi thành viên của Ca đoàn Vô Nhiễm biết noi gương Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm, sống khiêm nhường, sống trong yêu thương phục vụ.
Được biết, Ca đoàn Vô Nhiễm được thành lập cách nay 28 năm. Một ca đoàn trẻ từng cặp, từng cặp bạn hữu rủ nhau sinh hoạt. Mỗi tuần ca đoàn hát lễ chiều Thứ Bảy cùng cộng đoàn. Chiều Thứ Sáu, các ca viên dẫn theo con cái đến trung tâm để tập hát.
Cũng để thắt chặt tình thân ái, hằng năm, ca đoàn có tổ chức các buổi nghỉ Hè, hoặc nghỉ Đông để cả đại gia đình ca đoàn có những thời gian thư giãn vui vẻ bên nhau. Theo thông báo ca đoàn vừa bầu được tân ban chấp hành mới cho nhiệm kỳ 2017-2019 với các thành phần như sau:
Trưởng ca đoàn anh: Ngô Hồng Vũ
Phó nội vụ: anh Hoàng Cao Thái
Phó nội vụ: anh Ngô Quốc Toản
Thư ký: chị Nguyễn Hà Anh
Thủ quỹ: chị Nguyễn Trâm Anh.
Sau thánh lễ, một bữa tiệc mừng nội bộ ca đoàn được tổ chức tại hội trường Trung tâm Vinh Sơn Liêm để các ca viên có dịp vui chơi ca hát mừng bổn mạng 2017.
Xem hình
Trong một ngày trời đẹp, các ca viên đã mặc đồng phục thật đặc biệt của ca đoàn. Ca viên nam mặc áo dài thụng đỏ, ca viên nữ mặc áo dài trắng. Ca đoàn đã chọn những bài thánh ca đặc sắc và nhiều ý nghĩa để dâng lên Chúa qua sự cầu bầu của Đức Maria Vô Nhiễm là bổn mạng cộng đoàn.
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế. Trước khi dâng lễ. Linh mục chủ tế đã mời cộng đoàn hợp ý cầu nguyện cho Ca đoàn Vô Nhiễm, cầu nguyện cho từng ca viên và gia đình của họ. Xin Chúa ban sự bình an đến từng người để họ có sức khỏe, thời giờ dấn thân phục vụ. Mang lời ca, tiếng đàn cùng những tài năng Chúa ban cho họ để họ cùng cộng đoàn ca ngợi tình yêu Thiên Chúa. Và cũng không quên đến những ca viên đã qua đời.
Trong phần chia sẻ lời Chúa của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng, linh mục chủ tế cũng chúc mọi thành viên cũng biết sửa soạn tâm hồn mỗi người, để có những con đường thênh thang trong lòng để đón Chúa đến trong mỗi con người. Chúc mọi thành viên của Ca đoàn Vô Nhiễm biết noi gương Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm, sống khiêm nhường, sống trong yêu thương phục vụ.
Được biết, Ca đoàn Vô Nhiễm được thành lập cách nay 28 năm. Một ca đoàn trẻ từng cặp, từng cặp bạn hữu rủ nhau sinh hoạt. Mỗi tuần ca đoàn hát lễ chiều Thứ Bảy cùng cộng đoàn. Chiều Thứ Sáu, các ca viên dẫn theo con cái đến trung tâm để tập hát.
Cũng để thắt chặt tình thân ái, hằng năm, ca đoàn có tổ chức các buổi nghỉ Hè, hoặc nghỉ Đông để cả đại gia đình ca đoàn có những thời gian thư giãn vui vẻ bên nhau. Theo thông báo ca đoàn vừa bầu được tân ban chấp hành mới cho nhiệm kỳ 2017-2019 với các thành phần như sau:
Trưởng ca đoàn anh: Ngô Hồng Vũ
Phó nội vụ: anh Hoàng Cao Thái
Phó nội vụ: anh Ngô Quốc Toản
Thư ký: chị Nguyễn Hà Anh
Thủ quỹ: chị Nguyễn Trâm Anh.
Sau thánh lễ, một bữa tiệc mừng nội bộ ca đoàn được tổ chức tại hội trường Trung tâm Vinh Sơn Liêm để các ca viên có dịp vui chơi ca hát mừng bổn mạng 2017.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mừng Chúa Giáng Sinh/Holiday Season
Robert Helfman
09:29 09/12/2017
Ảnh của Robert Helfman
Hằng năm cứ tháng mười hai
Nhân gian chào đón Ngôi Hai giáng trần.
(bt)
Thánh Ca
Một Lần Cho Muôn Đời - Trình Bày: Ca sĩ Huy Tuấn
VietCatholic Network
10:50 09/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
MỘT LẦN CHO MUÔN ĐỜI
Sáng tác: Lm. Quang Uy
Ca sĩ: Huy Tuấn
Chỉ một lần thôi Chúa đến khoác áo con người,
nằm ngủ trong nôi nụ cười thở dại trên môi.
Chỉ một lần thôi yêu thương trào tuôn như suối,
rót tràn niềm hy vọng mới đến cho đời vui.
Emmanuel Thiên Chúa xuống thăm con người,
Emmanuel Thiên Chúa sống giữa con người,
Emmanuel Thiên Chúa đến ban nguồn vui,
xin Chúa nhân từ mãi ngự trong tim chúng con.
Chỉ một lần thôi Chúa đã đến với con người,
để làm anh em với nhau khó vạn tả tơi.
Chỉ một lần thôi như men bừng lên thế giới,
chói ngời tình yêu trời mới đất tươi đời vui.
Vui lên vui lên cùng cất tiếng ca chan hòa,
vui lên vui lên cùng thắp sáng câu nguyện cầu,
vui lên vui lên cùng đón lấy Tin Mừng thiêng,
xin Chúa an bình đến ngự trong tim chúng con.