Ngày 09-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nào Ta Vui Lên
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:24 09/12/2015
Nào Ta Vui Lên

Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng - C

(Lc 3, 10 - 18)

“Vui lên” là chủ đề của Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng. Hôm nay Phụng vụ Giáo Hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo Hội mời gọi con cái mình “Gaudete - Hãy vui lên”.

Với lời thánh ca du dương phỏng theo lời của thánh Phaolô : Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Vui như Isaia nói :“Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi” (Is 61, 10). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề” (Lời nguyện nhập lễ Cn III Mùa Vọng).

Những lời trên làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, dẫn chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ. Nghe những lời loan báo của Xôphônia chúng ta không thể không vui : “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn!” (Xp 3, 14-15). Cũng sứ điệp của niềm vui, Thiên Thần chào Đức Maria : “Hỡi Bà đầy ơn phúc, hãy vui lên” (Lc 1,26). Lý do chính để thiếu nữ Sion vui là có : “Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và vì ngươi, Người sung sướng reo mừng” (Xp 3, 16-18).

Xôphônia muốn chúng ta phải vui mừng, không có lý do gì để thất vọng, nản chí, buồn sầu, dù tình trạng ta phải đương đầu có thế nào đi nữa, chúng ta chắc chắn về sự hiện diện của Chúa, nguyên sự hiện diện ấy cũng đủ để làm cho tâm hồn ta hân hoan.

Trong thư gửi tín hữu thành Philiphê, thánh Phaolô mời gọi con cái mình vui lên trong niềm vui của Chúa, và ngài đưa ra lý do tại sao phải vui mừng. Thưa vì “Chúa đang đến gần!” (Pl 4,5)

Cánh cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót cấp Giáo Hội địa phương được mở ra làm cho con cái Chúa hết sức vui mừng và phấn khởi. Với khẩu hiệu “Thương Xót Như Chúa Cha” (x. Lc 6,36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6,37-38).

Chúa sắp ngự đến rồi, vậy để đón Chúa, chúng ta làm gì đây? Cám ơn những người thu thuế, các quân nhân và những người đã đến hỏi Gioan về cách thức chuẩn bị đón Chúa đến, vì nhờ họ chúng ta mới có câu trả lời, Thiên Chúa không đòi điều gì ngoại thường, nhưng Chúa muốn mỗi người sống theo các tiêu chuẩn liên đới và công bằng; nếu không có những đức tính này thì ta không thể chuẩn bị tốt đẹp để gặp gỡ Chúa.

Khi dân chúng đến hỏi Gioan Tẩy Giả, ông khuyên : “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy” (Lc 3, 11). Thật là phù hợp với Năm Thánh, bởi đức bác ái được đề cao, yêu thương được chú trọng phải thực hành như Thiên Chúa. Bác ái thúc đẩy quan tâm đến người khác và đáp ứng nhu cầu của họ. Công lý đòi phải vượt thắng sự chênh lệch giữa người có của dư thừa và người thiếu những điều tối cần thiết. Công lý và bác ái không đối nghịch nhau, nhưng cả hai chắp lại thành đôi cánh để con người thăng tiến trong yêu thương. Theo Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđitô XVI thì, “Tình thương luôn là điều cần thiết, cả trong một xã hội công bằng nhất, vì luôn luôn có những tình trạng thiếu thốn về vật chất trong đó sự trợ giúp là điều tối cần thiết trong sự yêu thương cụ thể đối với tha nhân” (Trích Deus caritas est, số 28)

Đối với người làm nghề thu thuế, họ thường bị khinh rể bởi lợi dụng địa vị. Gioan không bảo họ phải đổi nghề, nhưng đừng đòi thêm điều gì khác ngoài mức đã được ấn định (x. Lc 3,13). Theo Gioan, tiên vàn hãy chu toàn nghĩa vụ của mình một cách lương thiện. Hãy tuân giữ các giới răn (x. Xh 20,15).

Đến lượt các quân nhân, hạng người dễ bị cám dỗ lạm quyền. Thánh Gioan nói: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình” (Lc 3,14). Cả trong trường hợp này, sự hoán cải bắt đầu bằng sự lương thiện và tôn trọng tha nhân: chỉ dẫn này có giá trị đối với mọi người, nhất là những người có trách nhiệm lớn hơn.

Israel vui vì có Chúa, để có được niềm vui đích thực, niềm vui trong Chúa và có Chúa ở cùng. Mượn lời các quân nhân, chúng ta hỏi Gioan Tiền Hô : Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì? Chắc ngài sẽ chỉ cho chúng ta những việc phải làm. Chỉ dẫn của Gioan Tẩy Giả vẫn luôn thời sự: cả trong thế giới phức tạp của chúng ta ngày nay, tình thế sẽ khá hơn nếu mỗi người tuân giữ các qui luật hành xử này.

Cửa Năm Thánh đã được mở ra, để sống Năm Thánh cách tốt đẹp nhất, theo lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô:

- Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, hãy tha thứ và cho đi, tránh tật nói hành nói xấu, tránh lời nói ghen tương, phân bì, đón nhận điều tốt lành ở nơi mỗi người.

- Cởi mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.

- Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).

Ước chi Lễ Giáng Sinh nay đã gần, thôi thúc chúng ta khắp nơi trên trần thế canh tân niềm tin của mình vào Thiên Chúa và vào Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, đồng thời chuẩn bị một nơi xứng đáng để đón tiếp Chúa Kitô.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn để đón rước Chúa Giêsu. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Niềm Vui Trong Chúa
Lm. Anthony Trung Thành
10:26 09/12/2015
Chúa Nhật III MÙA VỌNG NĂM C

Niềm Vui Trong Chúa

Chúa Nhật III Mùa Vọng còn được gọi là Chúa Nhật màu hồng, là Chúa Nhật vui. Vui vì “Chúa sắp đến”. Vui vì ngày lễ Giáng Sinh gần kề. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta: “Anh em hãy vui luôn trong Chúa!”(Pl 4,4). Niềm vui mà Thánh Phaolô nhắc tới là niềm vui trong Chúa. Niềm vui có Chúa. Niềm vui được gặp gỡ Chúa. Niềm vui “đặc thù” của người Kitô hữu. Hay nói theo ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đây là “Niềm vui của Tin Mừng”. Ngài nói: “Niềm vui của Tin Mừng đổ tràn đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu”(x. Tông thư Niềm Vui Tin Mừng, số 1). Và để chứng minh điều đó, trong số 5 của Tông thư vừa nêu, Đức Thánh Cha đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể của người có niềm vui Tin Mừng: Đó là niềm vui mà thiên thần mời gọi Đức Maria trong biến cố truyền tin “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà”(Lc 1,28). Đó là niềm vui của Gioan Tẩy Giả nhảy mừng trong lòng bà thánh Êlizabét khi Đức Mẹ đến thăm(x. Lc 1,41). Đó là “Niềm vui trọn vẹn” của Gioan Tẩy Giả khi Đức Giêsu bắt đầu thi hành sứ vụ (x. Ga 3,29). Đó là niềm vui mà Đức Giêsu hứa với các môn đệ: “Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui”(Ga 16,20). Đó là niềm vui của các môn đệ khi nhìn thấy Chúa Kitô phục sinh(x.Ga 20,20). Đó là niềm vui gặp gỡ của các kitô hữu đầu tiên, họ “Dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ”(Cv 2,46). Đặc biệt, các môn đệ đi đến đâu họ đem niềm vui tới đó(x. Cv 8,8); ngay cả giữa cơn bách hại, họ vẫn “Ngập tràn niềm vui”(13,52)…

Trong tập sách "Bước qua ngưỡng cửa hy vọng", Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã khẳng định Tin Mừng là tin vui, Ngài nói: "Tin Mừng có nghĩa là tin mang đến niềm vui mừng và Tin Mừng luôn là một lời mời gọi con người sống vui tươi”.

Thật vậy, Tin Mừng là tin mang đến niềm vui mừng. Nhờ Tin Mừng chúng ta mới biết Chúa. Nhờ Tin Mừng chúng ta mới trở thành người Kitô hữu. Nhờ Tin Mừng chúng ta gặp được Chúa qua các bí tích: Bí tích Rửa tội, bí tích Giao Hoà, Bí tích Thánh Thể…Nhờ Tin Mừng chúng ta gặp được Chúa qua cầu nguyện, qua việc đọc và suy niệm Lời Chúa, qua đời sống bác ái yêu thương. Nhờ gặp Chúa qua Tin Mừng cuộc đời của chúng ta được biến đổi và từ đó chúng ta gặp gỡ mọi người trong tình yêu thương như lời bài hát: “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình gặp mình. Gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh”.

Để có được niềm vui trong Chúa, niềm vui Tin Mừng, tâm hồn chúng ta cần phải trong sạch, không vướng mắc tội lỗi. Lời Chúa hôm nay phần nào giúp chúng ta có được điều đó: Hãy giữ đức công bằng và hãy thực thi bác ái.

1. Hãy giữ đức công bằng: Khi những người thu thuế và các binh lính hỏi Thánh Gioan phải làm gì để đón chờ Chúa đến. Thánh Gioan mời gọi họ hãy giữ đức công bằng, Ngài nói: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh"(Lc 3,13); "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình" (Lc 3, 14). Tuy lời mời gọi này dành riêng cho những người thu thuế và binh lính nhưng rất thích hợp với tất cả mọi người qua mọi thời đại. Bởi vì, ai cũng có thể lỗi đức công bằng. Điều răn thứ bảy trong mười điều răn của Chúa đã liệt kê những tội lỗi đức công bằng như sau:

Thứ nhất, tội lấy của người khác cách bất công: Trộm cướp, gian lận, cho vay ăn lời quá đáng, nhận của hối lộ hoặc tham lam của công và đầu cơ tích trữ hoặc bắt chẹt người tiêu dùng.

Thứ hai, tội giữ của người khác cách bất công: Không trả nợ, không hoàn lại của đã mượn hay lượm được, không trả tiền công xứng đáng, trốn thuế, oa trử của gian.

Thứ ba, tội làm hư hại của người khác: Trực tiếp hay gián tiếp làm hư hại tài sản người khác, vu cáo hay là nói xấu khiến người ta làm ăn thất bại, lỗi các hợp đồng đã được thoả thuận cách công bằng.

Xã hội chúng ta đang sống có rất nhiều người tham ô tham nhũng, trộm cắp gian tham, ức hiếp của người, bỏ vạ cáo gian. Họ phải hoàn trả lại những tài sản đã chiềm đoạt và bồi thường cân xứng những thiệt hại đã gây ra. Về vấn đề này, Tin Mừng cho chúng ta thấy gương của ông Giakêu. Ông là một người thu thuế, đã từng tham ô tham nhũng, nhưng khi gặp được Chúa Giêsu, ông đã quyết định phân chia phần nữa của cải của mình cho người nghèo và nếu ông chiếm đoạt của ai cái gì thì ông xin đền trả gấp bốn (x. Lc 19,8).

2. Hãy thực thi bác ái: Bác ái là bản chất của Đạo Công Giáo. Thực thi bác ái là bổn phận của mỗi người kitô hữu. Có nhiều cách để thực thi bác ái. Trong bài Tin mừng hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta thực thi bác ái bằng cách cho đi: “Ai có hai áo hãy cho người không có”(Lc 3,11). Cho đi không phải nơi môi miệng mà phải bằng những việc làm cụ thể. Thánh Giacôbê nói: “Nếu có anh em hoặc chị em bị ở trần, hoặc nếu họ không có của ăn hằng ngày và nếu có ai trong anh em bảo họ: ‘Hãy đi bằng an, hãy mặc ấm và hãy ăn no’ mà không cho họ những gì cần thiết cho thân xác họ, thì có ích lợi gì đâu?” (Gc 2,15-16).

Khi biết thực thi bác ái là chúng ta gặp gỡ Chúa. Chính Chúa Giêsu đã đồng hoá Ngài nơi những người nghèo, những người bệnh tật, những người tù tội(x. Mt 25,40). Chính vì vậy, khi mẹ của Thánh Rosa thành Lima trách Ngài vì đã đưa những người nghèo và những người tàn tật về trong gia đình để săn sóc, Ngài thưa với mẹ Ngài rằng: “Khi chúng ta phục vụ những người nghèo và những bệnh nhân, đó là chúng ta phục vụ Chúa Giêsu. Chúng ta phải không ngừng giúp đỡ người đồng loại, bởi vì chúng ta phục vụ Chúa Giêsu ở nơi họ”.

Khi biết thực thi bác ái chúng ta sẽ gặp được niềm vui. Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta thấy điều đó: Khi cho ai cái gì với lòng bác ái chân thật chúng ta sẽ cảm thấy an vui.

Tại văn phòng của một cố vấn tâm lý, một thiếu phụ vừa trẻ đẹp vừa giàu sang bước vào giải bày tâm sự:

- Bất cứ thứ gì tôi muốn thì chồng tôi đều cho tất cả. Tôi có đủ mọi “sự” nhưng lòng của tôi lúc nào cũng trống vắng vô cùng. Xin bà hãy cho tôi một lời khuyên.

Nhà cố vấn tâm lý không trả lời, nhưng bảo cô thư ký của bà kể lại chuyện đời cô cho người phư nữ này nghe. Cô thư ký kể:

- Chồng tôi đã chết cách nay 3 tháng; con tôi cũng chết vì xe đụng. Tôi cảm thấy mất tất cả. Tôi không ngủ được. Tôi không muốn ăn uống. Tôi không bao giờ cười. Rồi một hôm, tôi đi làm về hơi khuya. Một chú mèo con cứ lẽo đẽo đi theo tôi. Trời lạnh. Tôi thấy tội nghiệp nó quá, nên tôi mở cửa cho nó vào nhà. Tôi pha cho nó một ly sữa. Nó kêu meo meo và cọ mình vào chân tôi. Lần đầu tiên từ sau những thảm kịch bi đát của gia đình... tôi cười. Rồi tôi nghĩ: nếu việc giúp cho một chú mèo con có thể làm tôi cười, thì việc giúp cho người nào đó chắc có thể làm tôi hạnh phúc. Thế là ngay ngày hôm sau, tôi nướng vài ổ bánh đem sang cho bà cụ hàng xóm đang nằm bệnh. Mỗi ngày tôi cố làm vài việc gì đó cho những người tôi gặp, được vui vẻ. Và quả thực, tôi đã tìm thấy hạnh phúc. Tôi nghiệm ra được điều này là ta sẽ không có hạnh phúc khi ta chỉ chờ người khác đem lại hạnh phúc cho mình. Ngược lại, ta sẽ hạnh phúc thật, khi ta làm cho người khác hạnh phúc.

Nghe đến đó, người thiếu phụ trẻ bật khóc. Cô đã có bất cứ thứ gì mà đồng tiền có thể mua được nhưng cô đã đánh mất những thứ mà đồng tiền không mua nổi. Và cô quyết định noi gương cô thư ký nọ (Câu chuyện trích từ bài chia sẻ của Lm. Giuse Đinh Tất Quý).

Nhìn vào xã hội hôm nay, chúng ta thấy có rất ít người tìm kiếm niềm vui trong Chúa. Trái lại, có rất nhiều người tìm kiếm những thú vui trần gian nơi chức quyền danh vọng, nơi tiền bạc của cải, nơi tình cảm ngang trái. Vui nơi cờ bạc rượu chè. Đó là niềm vui tạm bợ, niềm vui chóng qua mau hết. Chỉ có niềm vui trong Chúa mới là niềm vui đích thực. Niềm vui trọn vẹn. Niềm vui “Không ai lấy mất được”(Ga 16,20). Mỗi người chúng ta hãy tự xét mình xem: Tôi đang có niềm vui nào? Niềm vui trong Chúa hay niềm vui của thế gian?

Lạy Chúa, trong khi chờ đợi Chúa đến, xin cho chúng con biết siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích, suy gẫm Lời Chúa. Đặc biệt, xin Chúa cho chúng con biết sống công bằng, biết thực thi bác ái, biết cho đi hơn là lãnh nhận, để chúng con có được niềm vui trong Chúa, niềm vui của Tin Mừng. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 09/12/2015
N2T
74. ĂN CẮP VỐN LÀ KHÔNG LỄ.
Chung Dục, Chung Hội lúc còn nhỏ, có một lần, nhìn thấy phụ thân đang ngủ bèn cùng nhau ăn cắp rượu thuốc uống.
Phụ thân biết được nhưng vẫn cứ làm bộ ngủ và len lén quan sát, chỉ có Chung Dục trước khi uống thì lạy mấy cái, còn em là Chung Hội lại thuận tay cầm uống.
Sau việc ấy, phụ thân hỏi hai anh em chúng nó:
- “Lúc tụi bây ăn cắp rượu uống, tại sao một đứa lạy cón một đứa không lạy ?”
Chung Dục nói:
- “Rượu đã thành lễ nên không dám không lạy.”
Chung Hội nói:
- “Ăn cắp vốn là không lễ, cho nên không lạy.”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 74:
Có người trước khi làm một điều ác thì khấn vái xin Trời Phật phù hộ cho thành công ! Có người sau khi giết người rồi thì vái vái vong hồn đừng...buồn, vì bất đắc dĩ mới làm như thế. Cũng giống như câu nói của những người làm biếng đi lễ nhà thờ nhưng đi đánh bạc thì rất sốt sắng: “Đánh cờ đánh bạc thì siêng, lạy Chúa thiêng liêng cho con đầy túi !”
“Rượu đã thành lễ nên không dám không lạy”, câu nói bày tỏ sự sợ hãi trước khi...ăn trộm rượu. Đây cũng là thái độ của những người vừa tin vào Chúa hiện diện trong hình Bánh và Rượu sau khi được linh mục truyền phép, vừa dễ dàng xúc phạm đến Thánh Thể khi còn mắc tội trọng.
“Rượu đã thành lễ” cũng có nghĩa là bánh và rượu trên bàn thờ đã trở nên Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, đây là giây phút linh thiêng và uy nghiêm nhất, giây phút mà các thần thánh thiên quốc phải kính cẩn nghiêng mình bái lạy đức khiêm nhường của Ngôi Hai Thiên Chúa Làm Người. Đây là mầu nhiệm mà trí khôn loài người không thể suy thấu.
Vậy mà có những người trong chúng ta vẫn trơ trơ cười nói khi linh mục chủ tế truyền phép, vẫn có người tỉnh bơ hút thuốc bên ngoài cửa nhà thờ, chẳng khác gì những người qua đường vừa lắc đầu vừa nhục mạ Chúa bị đóng đinh trên thập giá: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào !” .
Tôi cũng sẽ trở thành tên đạo tặc ăn cắp “rượu đã thành lễ”, khi tôi không cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho tôi nơi bí tích Thánh Thể nhiệm mầu này !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 09/12/2015
N2T

6. Trách nhiệm mà chúng ta hứa với Thiên Chúa mặc dù lớn nhưng Thiên Chúa ban thưởng cho chúng ta càng lớn hơn, chỉ cần chúng ta bắt tay thực hiện, không lừa dối Thiên Chúa thì Thiên Chúa cũng nhất định thực hiện và cũng không lừa dối chúng ta. (Thánh Francis of Assisi)



Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video và Hình ảnh Đức Thánh Cha mở cửa Năm Thánh Đền Thánh Phêrô
Rome Report & AFP
11:22 09/12/2015




(Source: Angus Mackinnon AFP)
 
Một tiến bộ: Linh Mục Nam Hàn có thể cử hành thánh lễ tại Bắc Hàn
Nguyễn Long Thao
00:02 09/12/2015
Một tiến bộ: Linh Mục Nam Hàn có thể cử hành thánh lễ tại Bắc Hàn

Thể theo lời mời của tổ chức Công Giáo Bắc Hàn, một phái đoàn Công Giáo Nam Hàn gồm 4 Giám Mục và 13 Linh Mục đã đi thăm Bắc Hàn trong 4 ngày. Sau khi trở về , trong một cuộc họp báo ngày 7 tháng 12 năm 2015, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cho biết chính quyền Bắc Hàn và Hội Đồng Giámg Mục Nam Hàn đã đạt được hai thoả hiệp:

Thứ nhất, các Linh Mục Nam Hàn từ nay sẽ được thường xuyên lên Bắc Hàn trong các dịp lễ lớn để cử hành thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Changchung ở Bình Nhưỡng. Đây là thánh đường Công Giáo duy nhất còn lại sau khi cộng sản cai trị Bắc Hàn

Thứ hai, trong những năm tới đây, phía Bắc Hàn và Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn sẽ mở ra các kênh đối thoại nhằm cải thiện những trao đổi về tôn giáo giữa Nam và Bắc Hàn. Phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cho biết sự kiện này đặt nền tảng cho việc gia tăng hợp tác và trao đổi giữa hai Giáo Hội Công Giáo Nam và Bắc Hàn.

Theo hiến pháp Bắc Hàn,nhà nước bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng trong thực tế, người dân không được hưởng quyền này. Duy nhất một tín ngưỡng được chính quyền Bắc Hàn chấp nhận là tôn sùng hai lãnh tụ : Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) mà họ gọi là Cha Già Dân Tộc, và người con là Kim Chính Nhật (Kim Jong Il). Tất cả tín hữu các tôn giáo nều hành đạo, đều bị nghiêm trị bằng những hình phạt tàn bạo, kể cả việc xử bắn.

Hiện giờ ở thủ đô Bình Nhuỡng còn 3 nhà thờ: 2 nhà thờ Tin Lành và một nhà thờ Công Giáo. Giới quan sát cho rằng các nhà thờ này chỉ là những trò bịp bợp đánh lừa du khách. Hiện nay Bắc Hàn không còn Linh Mục Công Giáo, không còn Mục Sư Tin Lành, không còn Chư Tăng của Phật Giáo

Tổ Chức Công Giáo Giáo Bắc Hàn cho biết có 3000 người Công Giáo nhưng theo giới am hiểu tình hình thì tại Bắc Hàn chỉ còn khoảng 800 người Công Giáo và đa số họ là những người già, được rửa tội trước khi có chiến tranh Cao Ly vào năm 1950. Vào các dịp lễ lớn như lễ Giáng Sinh, người Công Giáo có gặp nhau chỉ dám nói “Chúc Bình An”. Ngoài ra không dám biểu lộ một hình thức tôn giáo nào.
 
Đức Phanxicô: Mẹ là chiến thắng của lòng Chúa thương xót
Vũ Văn An
00:06 09/12/2015
Ngày đầu tiên của Năm Thánh Thương Xót trùng hợp với ngày kỷ niệm 50 năm kết thúc Công Đồng Vatican II và Lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong các bài phát biểu của ngài, Đức Phanxicô đã không quên nối kết cả ba biến cố này.

Năm Thương Xót và Công Đồng Vatican II

Đề cập tới mối liên kết giữa Năm Thánh Thương Xót và Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng Năm Thánh Thương Xót là một thách đố để chúng ta có được tinh thần cởi mở mà Công Đồng Vatican II vốn linh hứng.

Công đồng quả là “cuộc gặp gỡ thực sự giữa Giáo Hội và con người nam nữ thời đại ta” trong đó, Chúa Thánh Thần “thúc đẩy Giáo Hội ra khỏi những chỗ mắc cạn mà bao năm trước vốn làm Giáo Hội tự giam hãm chính mình để lại hứng khởi lên đường một lần nữa ra đi truyền giáo”.

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Ở đâu có người, Giáo Hội đều được mời gọi tới với họ và đem niềm vui Tin Mừng đến cho họ”.

Ngài quả quyết “Năm Thánh thách đố chúng ta bước vào sự cởi mở trên và truyền cho ta đừng quên tinh thần vốn xuất hiện từ Vatican II, tinh thần Người Samaritanô Nhân Hậu, như Chân Phúc Phaolô VI vốn mô tả lúc bế mạc Công Đồng”.

Mẹ Vô Nhiễm, chứng tá tuyệt vời của lòng Chúa thương xót

Tuy nhiên, sự liên kết giữa Năm Thánh Thương Xót và Đức Nữ Trinh Maria đã được Đức Phanxicô đặc biệt nêu bật, không phải chỉ trong lễ khai mạc Năm Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, mà còn trong lúc Đọc Kinh Truyền Tin và nhất là tại PIazza di Spagna vào chiều tối cùng ngày.

Trong Lễ Khai Mạc Năm Thánh Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên kết Cửa Năm Thánh với câu truyện Thiên Sứ Gabriel tới thông tri cho Đức Mẹ rằng ngài sẽ là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Phanxicô nói rằng “chúng ta thực hiện hành vi này, một hành vi hết sức đơn giản nhưng có tính biểu tượng rất cao, dưới ánh sáng Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe. Lời này làm nổi bật tính tối thượng của ơn thánh… Ơn Thánh của Thiên Chúa bảo bọc Đức Mẹ và làm ngài xứng đáng trở thành Mẹ Chúa Kitô”.

Khi Thiên Sứ Gabriel bước vào nhà Đức Mẹ, “ngay mầu nhiệm sâu xa nhất và khó hiểu thấu nhất trong các mầu nhiệm cũng đã trở thành nguồn vui, nguồn tin, và nguồn phó thác vào sứ điệp đang được mạc khải cho ngài”.

Đức Phanxicô mô tả ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội như một biểu thức nói lên “sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa… Không những Người tha thứ tội lỗi, mà nơi Đức Mẹ, Người còn ngăn ngừa không cho tội nguyên tổ ở đó, dù nó hiện diện trong mọi người nam nữ sinh vào thế giới này” như bài đọc thứ nhất trích từ Sách Sáng Thế đã quả quyết.

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, câu truyện trích dẫn trên phản ảnh kinh nghiệm hàng ngày của ta: ta luôn luôn bị cám dỗ bất tuân phục, muốn quyết định lấy đời mình, không đếm xỉa gì tới thánh ý Thiên Chúa.

“Nhưng lịch sử tội lỗi chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Nếu tội lỗi là điều duy nhất đáng kể, thì chúng ta là những tạo vật khốn khổ nhất ở trên đời”.

Đức Phanxicô quả quyết rằng chiến thắng của tình yêu Chúa Kitô, một chiến hắng từng được Người đoan hứa, sẽ bảo bọc mọi sự trong lòng thương xót của Chúa Cha. Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm đứng trước chúng ta như chứng tá tuyệt vời của sự đoan hứa này và sự nên trọn của nó”.

Mẹ Vô Nhiễm, hình ảnh tối cao của lòng Chúa thương xót

Rồi sau đó trong ngày, trước khi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với họ rằng “Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội có nghĩa: Đức Mẹ là người thứ nhất được lòng thương xót vô bờ của Chúa Cha cứu rỗi, là hoa trái thứ nhất của ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa muốn ban cho mọi người nam nữ trong Chúa Kitô. Do đó, Trinh Nữ Vô Nhiễm trở thành hình ảnh tối cao của Lòng Chúa Thương Xót, một lòng thương xót đã chiến thắng tội lỗi. Và chúng ta ngày nay, vào lúc khai mạc Năm Thánh Thương Xót này, chúng ta cũng muốn nhìn lên hình ảnh này với một tình yêu tin tưởng và chiêm ngắm Mẹ trong mọi vẻ huy hoàng của Mẹ, mô phỏng đức tin của Mẹ”.

Đức Phanxicô nói thêm: “nhân dịp Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta được mời gọi nhận ra hừng đông của thế giới mới, được biến đổi nhờ công trình cứu rỗi của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hừng đông sáng thế mới do Lòng Chúa Thương Xót tạo ra. Bởi đó, Trinh Nữ Maria, vì chưa bao giờ bị ô nhiễm bởi tội lỗi và lúc nào cũng tràn đầy Thiên Chúa, nên là Mẹ của nhân loại mới. Ngài là Mẹ của thế giới tân tạo”.

Cử hành ngày Lễ này, vì thế, bao hàm hai việc: hoàn toàn chấp nhận Thiên Chúa và ơn thánh thương xót của Người trong đời ta; và trở thành các kiến trúc sư của lòng thương xót bằng hành trình phúc âm chân chính, nghĩa là chiến thắng vị kỷ, giúp anh chị em ta hạnh phúc hơn, đem lại cho họ hy vọng, lau khô nước mắt họ và đem lại niềm vui cho họ, nhất là cho những người được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt: người nghèo và người bị hất hủi.

Ngoài ra, Lễ này cũng nhắc ta nhớ rằng trong đời ta, “mọi sự đều là ơn phúc, mọi sự đều là thương xót… Xin Đức Mẹ… giúp ta luôn khám phá thêm lòng Chúa thương xót như là đặc điểm nổi bật của người Kitô hữu. Lòng thương xót chính là chữ tổng hợp trọn Tin Mừng. Nó là nét nền tảng trên gương mặt Chúa Kitô…”

Mẹ Vô Nhiễm là chiến thắng của lòng Chúa thương xót

Nhưng đặc biệt vào chiều tối ngày 8 tháng 12, Đức Phanxicô đã tới Piazza di Spagna kính viếng Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đặt trên một cột cao, như các vị tiền nhiệm quen làm vào dịp Lễ này.

Và ở đây, ngài đã dâng lên Đức Mẹ lời kinh rất cảm động trong đó, ngài xưng tụng Đức Mẹ là “chiến thắng của Lòng Chúa Thương Xót”:

Lạy Mẹ đồng trinh,
Hôm nay, ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm Thai,
Nhân danh dân thánh đang sống trong thành phố và giáo phận này,
Con dâng lên Mẹ lòng thành kính trong tin yêu.

Con đến trước nhan Mẹ nhân danh các gia đình, với những vui buồn của họ;
Nhân danh trẻ em và giới trẻ, đang gặp thử thách trong đời;
Nhân danh người cao niên, nặng chĩu tuổi tác và năm tháng trải nghiệm;
Đặc biệt, con đến
Nhân danh người bệnh, người bị giam cầm,
Và những người đang lao đao.

Trong tư cách một người lãnh đạo, con cũng đến vì tất cả những ai
Từ các lãnh thổ xa xăm tới đây tìm hòa bình và công việc.

Dưới áo Mẹ, có chỗ cho mọi người,
Vì Mẹ là Mẹ Thương Xót.
Trái tim Mẹ đầy tình âu yếm dành cho mọi con cái:
Tình âu yếm của Thiên Chúa, Đấng, đã nhờ Mẹ mà nhập thể
Và trở thành anh em chúng con, là Chúa Giêsu,
Cứu Chúa của mọi người nam nữ.

Ôi Mẹ Vô Nhiễm của chúng con, nhìn Mẹ,
Chúng con thấy chiến thắng của lòng Chúa thương xót
Chiến thắng tội lỗi và mọi hậu quả của nó;
Và niềm hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn lại được nhóm lên trong chúng con,
Hoàn toàn thoát khỏi cảnh nô lệ, hiềm thù và sợ sệt.

Hôm nay, tại đây, giữa lòng Rôma này, chúng con nghe tiếng mẹ từ mẫu
Kêu gọi tất cả chúng con tiến về chiếc cửa kia,
Vốn tượng trưng cho Chúa Kitô.

Mẹ nói với mọi người: “hỡi những kẻ trung thành, các con hãy đến, hãy đến gần hơn;
Hãy bước vào và lãnh nhận ơn phúc thương xót;
Đừng sợ, đừng xấu hổ:
Chúa Cha đang giang rộng đôi tay chờ đợi các con.
Người sẽ tha thứ và và đón chào các con vào nhà Người.
Các con hãy đến, tất cả những ai tìm kiếm hòa bình và niềm vui”.

Lạy Mẹ Vô Nhiễm, chúng con cám ơn Mẹ,
Vì Mẹ không khiến chúng con bước theo đường này một mình;
Mẹ hướng dẫn chúng con,
Mẹ ở gần chúng con và giúp chúng con vượt qua mọi khó khăn.
Xin Chúa chúc lành cho Mẹ, bây giờ và mãi mãi. Amen.

Rocco Palmo khi tường thuật việc trên, có cho xem cuốn video của CTV. Cuốn video này cho thấy: sau nghi thức tôn kính Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới gặp từng người bệnh ngồi dọc theo hành lang của Piazza. Có tới cả trăm người, nhưng ngài không bỏ sót ai, ân cần hỏi thăm, sẵn sàng cúi xuống nghe họ tâm sự. Có những người nắm chặt lấy bàn tay ngài, nhất định không chịu buông mà ngài cũng không làm bất cứ dấu hiệu gì muốn rút tay lại. Một video thật ý nghĩa vào ngày đầu tiên của Năm Thánh Thương Xót.

Nhiều lần ngài bảo ta nói nhiều quá mà làm không bao nhiêu. Hôm nay quả ngài “làm” nhiều hơn “nói”. Ấy thế mà văng vẳng bên tai, người xem cuốn video của CTV vẫn nghe thấy những giọng van lơn papa Francesco, papa Francesco không hẳn hân hoan chào đón cho bằng nài nỉ kêu van, nghe thảm như tiếng kêu xin của người mù từ lúc mới sinh hay người bất toại ngồi bên giếng ngày nào ở Giêrusalem. Người cần lòng thương nhiều hơn ta tưởng.
 
ĐTC: Năm Thánh là thời gian học sống tha thứ và thương xót là điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất
Linh Tiến Khải
09:54 09/12/2015
09/12/2015 - Năm Thánh là thời gian ưu tiên để học sống điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất là tha thứ và xót thương

Năm Thánh là một lúc ưu tiên để Giáo Hội học chỉ lựa chọn điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất: đó là tha thứ cho các con cái Ngài, thương xót chúng, để đến lượt chúng, chúng cũng có thể tha thứ cho các anh em khác và chiếu toả rạng ngời như các ánh đuốc lòng xót thương của Thiên Chúa trong thế giới này. Việc canh tân các cơ quan và cấu trúc của Giáo Hội cũng là một phương thế dẫn đưa chúng ta tới kinh nghiệm sinh động làm sống lại lòng thương xót của Thiên Chúa.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Như quý vị đã biết, sáng thứ ba vừa qua ĐTC đã chủ sự thánh lễ và lễ nghi mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót, sau khi đã mở Cửa Thánh tại Bangui thủ đô Cộng hòa Trung Phi trong chuyến công du Phi châu hồi hạ tuần tháng 11 vừa qua. Chính vì thế trong bài huấn dụ ĐTC đã cùng mọi người suy tư về ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Giải thích lý do Giáo Hội cử hành Năm Thánh ngoại thường này. ĐTC nói:

Giáo Hội cần thời điểm ngoại thường này. Tôi không nói lúc này là tốt cho Giáo Hội. Tôi nói: Giáo Hội cần lúc ngoại thường này. Trong thời đại có các đổi thay sâu rộng của chúng ta Giáo Hội được mời gọi cống hiến phần đóng góp đặc thù của mình, bằng cách làm cho các dấu chỉ sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa được hữu hình. Và Năm Thánh là một thời gian thuận tiện cho tất cả chúng ta, để khi chiêm ngưỡng Thiên Chúa Thương Xót, vượt mọi hạn hẹp của con người và tỏa rạng trên sự tối tăm của tội lỗi, chúng ta có thể trở thành các chứng nhân xác tín và hữu hiệu hơn.

Hướng cái nhìn về Thiên Chúa từ bi và tới các anh chị em cần lòng thương xót, có nghĩa là tập trung chú ý trên nội dung nòng cốt của Phúc Âm là Chúa Giêsu, Lòng Thương Xót nhập thể , khiến cho con mắt của chúng ta trông thấy mầu nhiệm vĩ đại của Tình Yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa. Cử hành một Năm Thánh Lòng Thương Xót đồng nghĩa với việc đặt để vào trung tâm cuộc sống cá nhân và cuộc sống của các cộng đoàn của chúng ta sự chuyên biệt của đức tin kitô, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa từ nhân.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Như vậy một Năm Thánh để sống lòng thương xót. Phải, thưa anh chị em thân mến, Năm Thánh này được cống hiến cho chúng ta để chúng ta kinh nghiệm được trong cuộc sống sự đụng chạm êm dịu và ngọt ngào của ơn tha thứ của Thiên Chúa, sự hiện diện của Ngài bên cạnh chúng ta, sự gần gũi của Ngài nhất là trong những lúc cần thiết hơn.

Tóm lại, Năm Thánh này là một thời gian đặc ân để Giáo Hội học chỉ lựa chọn “điều hài lòng lòng Thiên Chúa nhất”. Và cái gì “đẹp lòng Thiên Chúa nhất?” Đó là tha thứ cho các con cái Ngài, thương xót chúng, để tới lượt chúng, chúng cũng tha thứ cho các anh em khác, bằng cách chiếu toả rạng ngời như các ánh đuốc của lòng thương xót trên thế giới này. Anh chị em thân mến, Năm Thánh sẽ là một “thời gian thuận tiện” đối với Giáo Hội, nếu chúng ta học lựa chọn “điều làm hài lòng Thiên Chúa nhất”, mà không nhượng bộ cám dỗ nghĩ rằng có điều gì đó quan trọng hay ưu tiên hơn. Không có gì quan trọng hơn là việc lựa chọn điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất”, đó là lòng thương xót, tình yêu của Ngài, sự hiền dịu của Ngài, vòng tay ôm của Ngài, các vuốt ve của Ngài!

Đó là điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất. Trong một cuốn sách thần học thánh Ambrrogio đã viết về Ađam. Ngài lấy lại lịch sử tạo dựng thế giới và nói rằng: mỗi ngày sau khi làm ra một vật – mặt trăng, mặt trời hay các thú vật – trình thuật nói rằng: “Và Thiên Chúa thấy điều này tốt lành”. Nhưng khi tạo dựng nên người nam và người nữ thì trinh thuật nói: “Và Thiên Chúa thấy điều này rất tốt lành”. Thánh Ambrrogio hỏi: “Mà tại sao lại rất tốt lành?” Bởi vì Thiên Chúa hài lòng sau việc tạo dựng nên người nam và người nữ chăng?” Bởi vì sau cùng Ngài đã có ai đó để tha thứ. Điều này thật là đẹp: niềm vui của Thiên Chúa là tha thứ, bản thể của Thiên Chúa là lòng thương xót. Vì vậy trong năm nay chúng ta phải mở con tim ra, để cho tình yêu này, để cho niềm vui này của Thiên Chúa làm tràn đầy con tim của chúng ta với lòng xót thương của Ngài.

Áp dụng hiệu qủa Năm Thánh vào cuộc sống cụ thể của Giáo Hội, ĐTC nói:

Cả việc cần thiết canh tân các cơ quan và cấu trúc của Giáo Hội cũng là một phương thế phải dẫn đưa tới chỗ sống kinh nghiệm sinh động và tái sinh về lòng thương xót của Thiên Chúa, là điều duy nhất có thể bảo đảm cho Giáo Hội là kinh thành xây trên một ngọn núi cao không thể che dấu được “ (x. Mt 5,14). Chỉ một Giáo Hội thương xót rạng ngời thôi! Nếu chỉ trong một lúc thôi, mà chúng ta quên rằng lòng thương xót là “điều làm Thiên Chúa hài lòng nhất”, thì mọi cố gắng sẽ vô ích, vì chúng ta sẽ trở thành nô lệ các cơ quan và cấu trúc của chúng ta, dù chúng có được canh tân thế nào đi nữa. Nhưng chúng ta sẽ luôn mãi là nô lệ chúng!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: “Cảm nhận mạnh mẽ trong chúng ta niềm vui được Chúa Giêsu tìm lại, như là Mục Tử Nhân Lành Chúa đến tìm kiếm chúng ta, vì chúng ta đã đi lạc” (Bài giảng trong buổi hát Kinh Chiều Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11-4-2015): đó là mục đích mà Giáo Hội đề ra trong Năm Thánh này. Như thế, chúng ta sẽ củng cố nơi mình xác tín rằng lòng thương xót có thể thực sự góp phần vào việc xây dựng một thế giới mới nhân bản hơn. Một cách đặc biệt trong thời đại chúng ta, trong đó sự tha thứ là một khách trọ hiếm có trong các môi trường của cuộc sống con người, việc kêu gọi lòng thương xót lại càng cấp bách hơn nữa, và điều này ở khắp mọi nơi: trong xã hội, trong các cơ cấu, trong nơi làm việc và cả trong gia đình nữa.

Chắc chắn rồi, ai đó có thể phản bác: “Nhưng mà thưa Cha, Giáo Hội trong Năm này không phải làm một cái gì hơn nữa sao?”. Thật là đúng chiêm ngưỡng lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng cũng có nhiều nhu cầu cấp thiết khác”. Đúng thế, có nhiều việc phải làm lắm, và tôi là người đầu tiên không mệt mỏi nhắc tới điều này. Tuy nhiên, cần để ý rằng nguồn gốc của việc lãng quên lòng thương xót là tình yêu riêng mình. Trong thế giới nó có hình thái của việc chỉ tìm kiếm các lợi lộc riêng tư, các thú vui và danh dự, hiệp nhất với việc tích trữ của cải giầu sang, trong khi trong cuộc sống kitô người ta thường mặc áo giả hình và thế tục. Tất cả các điều này chống lại lòng thương xót. Các lý do của tình yêu riêng khiến cho lòng thương xót trở thành xa lạ trong thế giới thì nhiều tới độ thường khi chúng ta không còn khả năng nhận biết chúng như các hạn hẹp và như là tội lỗi nữa. Đó là lý do tại sao cần phải thừa nhận mình là những người tội lỗi, để củng cố nơi chúng ta xác tín về lòng thương xót Chúa. “Lậy Chúa, con là một người nam tội lỗi; Lạy Chúa con là một người nữ tội lỗi: xin Chúa hãy đến với lòng xót thương của Chúa”. Đây là một lời cầu rất đẹp. Nó là một lời cầu dễ dàng cần phải nói lên mỗi ngày. “Lậy Chúa con là một người nam tội lỗi; con là một người nữ tội lỗi: xin Chúa đến với lòng xót thương của Chúa”

Và ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, tôi cầu chúc rằng trong Năm Thánh này mỗi người trong chúng ta sống kinh nghiệm lòng nhân từ của Thiên Chúa, để là các chứng nhân của “điều làm cho Chúa hài lòng nhất”. Tin rằng điều này có thể thay đổi thế giới có phải là ngây thơ không? Đúng, nói một cách nhân loại thì đó là điên, nhưng “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1,25).

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu. Ngài đã đặc biệt chào các đoàn hành hương hai nước Libăng và Gabon bên Phi châu, cũng như các đoàn hành hương đến từ các nước Indonesia và Nhật Bản.

Trong số các nhóm hành hương Italia ngài chào các nữ thừa sai Bác Ái, hiệp hội Thiên Chúa giầu lòng thương xót của giáo phận Piazza Armerina, nhóm Caffo vùng Lombardia, và các nghệ sĩ Hiệp hội Don Bosco trên thế giới. Ngài nói hôm qua chúng ta đã mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót, xin Đức Mẹ bầu cử cho mọi người gặt được nhiều hoa trái thiêng liêng trong Năm Thánh và được Mẹ hướng dẫn làm các việc lành phước đức trên bình diện vật chất và tinh thần.

Chào các bạn trẻ ĐTC xin Mẹ dậy cho họ biết tiếp đón Chúa Cứu Thế sinh ra trong tâm lòng họ. Ngài chúc các anh chị em đau yếu biết tín thác nhiều hơn nơi Chúa Quan Phòng, và xin Chúa ban cho các đôi tân hôn biết lấy lòng thương xót làm tiêu chuẩn cho cuộc sống hôn nhân của họ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Thương Xót là điều Thiên Chúa thích nhất!
Phạm Đình Ngọc, S.J.
19:06 09/12/2015
Thương Xót là điều Thiên Chúa thích nhất!

Một ngày sau khi mở Cửa Thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích tại buổi tiếp kiến chung rằng tại sao ngài cho mở Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Ngài nói rằng Năm thánh không đơn thuần là một cái gì đó tốt cho Giáo Hội. Tốt hơn vì nó là cần thiết. Đầu tiên, ngài tin rằng thật cần thiết để thế giới thấy được lý do tại sao tha thứ lại là quan trọng. Và thứ hai, Năm thánh còn cho thấy con người khao khát mãnh liệt: Thiên Chúa tha thứ cho mình.

Đức Giáo Hoàng nói: “Niềm vui của Thiên Chúa là tha thứ. Thiên Chúa là lòng thương xót và đó là lý do tại sao năm nay, chúng ta phải mở lòng chúng ta để niềm vui của Thiên Chúa có thể đổ đầy trong chúng ta.”

Đức Thánh Cha nói thêm rằng Giáo Hội có trách nhiệm thể hiện sự gần gũi thế giới của Thiên Chúa và căn tính chính yếu của Thiên Chúa là lòng thương xót. Năm Thánh là dịp duy nhất để trải nghiệm lòng thương xót.

Đức Giáo Hoàng nói: “Thật ý nghĩa biết bao để học cách tha thứ và thương xót vốn là những gì Thiên Chúa ước mong cho con người. Và những gì thế giới đang cần, trên tất cả và trong thời điểm hiện nay, đó là lòng thứ tha nơi xã hội, trong các tổ chức, tại nơi làm việc, và trong gia đình nữa. “

Hơn nữa, ngài cho rằng việc làm để cải thiện cơ cấu của Giáo Hội là phải đưa Giáo Hội trở nên một “thành phố sáng ngời” về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đức Giáo Hoàng chia sẻ: “Trong một khoảnh khắc nào đó, nếu chúng ta quên mất lòng thương xót vốn là điều Thiên Chúa thích nhất, thì tất cả nỗ lực của chúng ta sẽ trở nên vô ích; vì chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho các tổ chức của chúng ta, cho những cấu trúc của chúng ta, và không tài nào canh tân những tổ chức và cơ cấu ấy.”

Đức Thánh Cha kết luận với mong ước: mọi người hãy trải nghiệm sự gần gũi của Thiên Chúa trong suốt Năm Thánh này. Ngài đưa ra một yêu cầu quan trọng: đối với những tội nhân hãy sám hối ăn năn. Đó là bước đầu tiên và không thể thiếu để mở cánh cửa lòng thương xót của Thiên Chúa.

(Romereports, 9-12-2015)

Chuyển ngữ: Phạm Đình Ngọc, S.J
 
Top Stories
Japon: La Constitution du Japon, un socle sur lequel construire la paix
Eglises d'Asie
09:03 09/12/2015
09/12/2015 -Ces derniers mois, le Japon s’est interrogé sur le rôle qu’il devait jouer dans le monde : devait-il rester un modèle de pacifisme ou se donner les moyens d’intervenir militairement si des pays alliés étaient menacés ? Les évêques catholiques du Japon ont depuis longtemps prôné la première solution. Les fidèles, à l’image de la société japonaise, sont plus divisés.

Le Japon célèbre cette année 2015 le 70e anniversaire de la fin de la guerre. Guerre de libération des peuples asiatiques colonisés par l’Occident dans les intentions de ses responsables, devenue vite l’instrument inavoué des rêves de l’hégémonie japonaise sur le continent asiatique, elle n’est plus, pour une grande majorité de la population d’aujourd’hui, qu’une guerre perdue, une guerre honteuse, odieuse et folle que la population civile a payée très cher (Hiroshima, Nagasaki, Okinawa) et pour laquelle toute une jeune génération, trompée par les militaires, a été sacrifiée sans pitié à leur démence.

Le mois d’août est chaque année l’occasion de rappeler les horreurs de cette guerre, puisqu’il est le mois de la destruction par la bombe atomique d’Hiroshima et de Nagasaki et de la reddition du Japon. Mais cette année, à cette commémoration de la fin de la guerre, est venue s’ajouter une autre commémoration, celle de l’engagement du peuple japonais, par l’Article 9 de sa Constitution, de ne plus recourir à la guerre pour régler les conflits. Or, le parti libéral démocrate, en soumettant une série de projets de loi sur la sécurité au Parlement, remet en cause une interprétation communément admise jusqu’à ces jours de cet article. Il s’agit d’étendre le droit à l’auto-défense au-delà des frontières du Japon. Dans l’idée de ses promoteurs, le Japon, de pair avec les Etats-Unis, prendrait une part plus active au maintien de la sécurité mondiale, et à l’occasion pourrait être amené à s’engager dans un conflit armé si ses intérêts et sa sécurité se trouvaient menacés. Mais pour cela il faut une nouvelle interprétation et une nouvelle vision de l’auto-défense. Qui sera désigné comme véritable ennemi ? Quand et comment les intérêts du Japon seront-ils menacés ? Qui en jugera ? Le cœur du débat est là.

Ce débat mobilise un large éventail de la population. Les lycéens et les étudiants ont leur mot à dire, la jeune génération des mères de famille prend la parole, l’opinion des intellectuels et des vedettes du spectacle est sollicitée, les religions forment un front uni, bon nombre de juristes signalent le caractère non constitutionnel du projet. L’opposition au projet, partagée par une majorité de la population et dépassant les clivages politiques habituels, peut amener le parti libéral démocrate à faire des concessions sinon à retirer son projet de loi.

Pour éclairer ce débat, nous vous proposons trois points de vue : celui de l’évêque catholique de Nagoya, Mgr Matsuura, et celui d’un prêtre de Tokyo, le P. Okura, qui donnent une idée de la position de la hiérarchie catholique et des ecclésiastiques japonais en général ; et le texte d’un laïc catholique, M. Honda, qui reflète une tendance parmi les laïcs à se démarquer de la position officielle de l’Eglise catholique sur les questions politiques, jugée généreuse certes mais utopique.

La Constitution du Japon, un socle sur lequel construire la paix par Mgr Matsuura Goro

[Mgr Matsuura Goro, né en 1952, a été nommé évêque de Nagoya au mois de mars de l’année 2015. L’article ci-dessous a été publié dans la revue catholique Catholic Seikatsu en août 2014 alors qu’il était encore évêque auxiliaire du diocèse d’Osaka.

Parmi les membres de la Conférence épiscopale du Japon, Mgr Matsuura est sans doute l’un des évêques le plus sensibles à tout ce qui touche aux questions sociales et politiques du Japon. S’exprimant haut et clair, il sait joindre l’action à la parole comme en témoigne le mouvement qu’il a lancé pour le respect de l’Article 9 de la constitution et auquel il fait allusion dans son article.

La traduction française est du P. Jean-Paul Bayzelon, MEP ; elle a été initialement publiée dans le n° 510 (novembre 2015) de la Revue MEP.]

« Peu après la guerre du Golfe, au cours d’un voyage d’études que je faisais en Jordanie, un Arabe m’a posé une question : « Pourquoi le Japon, en prenant sa part de la dépense, a-t-il collaboré à l’entreprise des Américains venus nous attaquer ? Le Japon n’a-t-il pas une Constitution pacifiste ? Pourquoi ne comprenez-vous pas que c’est en respectant cette Constitution que vous pourrez contribuer de la manière la plus efficace au maintien de l’ordre dans le monde ? » J’ai été très surpris d’entendre cet homme me parler ainsi. Je peux dire sans exagérer que cela a été pour moi un choc de constater que ce dernier, citoyen d’un pays du Moyen-Orient, connaissait la Constitution japonaise et m’invitait à comprendre que c’est précisément en la respectant que nous pouvons apporter notre pierre à la construction de l’ordre international.

Renoncer à l’Article 9 de notre Constitution, ce serait désespérer tous ceux qui, de par le monde, aspirent à la paix. Ce jour-là, j’ai réalisé qu’il fallait absolument prendre au sérieux l’invitation qui m’était faite.

L’article 9 de la Constitution et le droit à l’autodéfense collective

On dit souvent que le XXe siècle a été un siècle de tueries sans précédent qui a fait d’innombrables victimes, mais on peut dire aussi qu’il aura été un siècle où l’humanité éprouvée par les horreurs de la guerre a commencé à chercher des voies pacifiques de résolution des conflits et au cours duquel toutes sortes de traités internationaux ont été conclus.

Ainsi après la première guerre mondiale, d’abord le traité de Locarno, puis le pacte de renonciation à la guerre signé à Paris, et ensuite, après la deuxième guerre mondiale, dans le même esprit que les traités précédents, l’adoption en 1945 de la Charte de l’Organisation des Nations Unies.

Cette Charte de l’ONU considère la guerre comme un acte illicite, mais elle reconnaît qu’en cas d’agression ou d’invasion, ou encore quand la paix se trouve menacée, le recours à la lutte armée peut se justifier s’il s’agit d’assurer la défense d’un pays ou d’un ensemble de pays(ch.7, art.51), en sorte qu’il n’est pas possible de faire cesser complètement les guerres en s’en tenant au seul respect de ses dispositions.

Dans le passé, la guerre c’était souvent l’invasion du territoire de la partie adverse, mais à notre époque des guerres ont pu commencer d’abord pour défendre une idéologie ou les droits de tel ou tel pays, des guerres qu’on peut regarder comme des luttes acharnées entre systèmes de pensée. Si on parle à leur propos de légitime défense, toutes les guerres deviennent alors des guerres de légitime défense et il devient impossible d’éliminer la guerre.

Quand les hommes au pouvoir, abusant de leurs droits, se mettent à dépasser les bornes, l’opposition qu’ils provoquent devient vite un conflit où se trouvent impliqués d’autres pays. C’est un fait qu’il en a toujours et partout été ainsi. L’histoire de l’humanité montre assez la tristesse engendrée par l’engrenage des haines et des guerres fratricides qui l’ont jalonnée. Si nous désirons une paix véritable, nous n’avons pas d’autre option possible que le choix de la voie de la non-violence.

La Constitution du Japon est tout entière inspirée par ce choix. L’Article 9 incarne cette aspiration à laquelle la communauté internationale avait été incapable de donner une forme concrète : le Japon « renonce pour toujours (à la guerre) comme moyen de résoudre les conflits internationaux ».

Arguant du fait que la Constitution actuelle a été promulguée alors que, le pays étant occupé par l’armée américaine, les droits souverains des citoyens étaient limités, le Parti libéral démocrate (le Jimintô) qui est aujourd’hui au pouvoir soutient qu’elle ne reflète pas la volonté libre du peuple japonais. Il a dès son origine posé comme principe fondateur le droit de se doter librement une Constitution. Et en 2005, dans le but de faire du Japon un pays doté d’un régime réellement digne d’un pays souverain, il a publié un « Avant-projet de nouvelle Constitution » et en 2012 un nouvel « Avant-projet de révision de la Constitution ».

Le gouvernement actuel, en particulier, considère l’Article 9 comme une entrave à l’exercice du droit à l’autodéfense collective, un droit pourtant reconnu par la Charte des Nations Unies. Il multiplie les proclamations à propos des tensions en Asie extrême-orientale. Insistant sur les changements survenus dans la région et leurs conséquences pour la sécurité du Japon, il fait tout pour aviver en nous une inquiétude. Et à peine s’est-il aperçu qu’il est encore difficile de changer la Constitution elle-même, voilà qu’il propose de modifier son interprétation pour justifier une participation à la guerre.

Mais sur tout ce qui se passe en Asie, jusqu’à quel point sommes-nous capables de nous faire une opinion et de porter un jugement éclairé ? Je pense que si l’existence de notre force de défense n’a jusqu’à présent jamais constitué une menace pour l’Asie, c’est bien grâce à l’Article 9 de la Constitution qui interdit absolument l’usage de la force armée japonaise dans un pays étranger. Mais si, au nom du droit à l’autodéfense collective, le recours à la force pour venir en aide à un pays allié devient possible, alors même notre force de défense devra peut-être intervenir outremer. Et à l’avenir c’est l’existence même d’une force armée au Japon qui risque de devenir une cause de tensions en Asie.

En vertu de ce droit à l’autodéfense collective que prétend exercer le gouvernement de Abe Shinzo, si par exemple nos alliés américains sont attaqués en Irak, alors notre force de défense peut aller prendre part à la contre-attaque. Ainsi s’ouvrirait pour le Japon la possibilité d’outrepasser le droit qu’il a de se défendre pour prendre part aux combats de l’armée américaine.

Un objectif et un bel idéal à atteindre

Vous est-il arrivé de lire le préambule de la Constitution japonaise ? J’ai moi-même eu l’occasion dans le passé d’entendre proclamer cette introduction à la fin d’une rencontre. J’ai été impressionné par la beauté du style, dont la noblesse tranche avec la banalité de la prose de l’avant-projet de nouvelle Constitution. Ainsi, dès les premiers mots, c’est « le peuple japonais » qui est le sujet de l’action. L’énoncé qui suit, c’est : « promulgue cette Constitution ». Autrement dit, la Constitution japonaise spécifie que, pour éviter qu’un gouvernement entreprenne une nouvelle guerre, c’est le peuple qui, en vertu de la liberté qu’elle lui garantit, promulgue les dispositions qu’elle contient.

La présente Constitution, conformément à l’esprit et aux principes du droit constitutionnel moderne, reconnait au peuple un droit souverain. Tout en donnant aux gouvernants les pouvoirs nécessaires pour exercer leurs fonctions, elle stipule que la volonté du peuple peut mettre un terme à ces pouvoirs quand ils en abusent.

L’introduction à l’avant-projet de révision de la Constitution proposé par le parti libéral démocrate parle bien du Japon ou encore de « notre pays » comme d’un acteur responsable mais, quand « le peuple japonais » devient sujet de la phrase, l’énoncé qui suit ne parle plus que de « défendre le pays et son territoire » ou de « constituer la nation » en pratiquant l’entraide entre les familles et l’ensemble de la société dans le respect des droits fondamentaux de chacun. Et ainsi le rapport du peuple avec le pays se trouve subtilement modifié.

Le préambule de la présente Constitution précise clairement que la Constitution japonaise, conformément aux principes de droit ayant une portée universelle, « ne doit pas se limiter à la défense des intérêts du Japon au point d’ignorer les autres pays ». Partout dans le monde, les hommes ont droit à vivre dans la paix, libérés de ces fléaux que sont la tyrannie, l’esclavage, l’oppression et les préjugés, et c’est pourquoi le Japon proclame sa résolution de servir la cause de la paix sans avoir d’armée.

Mais voilà que le projet de révision parle, lui, du devoir de « défendre ce beau pays et son environnement naturel », de le « faire grandir » et de « transmettre à nos descendants nos belles traditions afin de le faire vivre à jamais », spécifiant que c’est pour cela que le peuple promulgue la Constitution. Que devient alors la réalisation du bel idéal qu’est la coexistence pacifique des hommes du monde entier ?

Certains se demanderont peut-être pourquoi les représentants des religions donnent leur avis sur la question de la Constitution, mais, quand on a compris ce qu’entendent signifier le préambule et l’Article 9, il devient évident, me semble-t-il, que l’idéal qui inspire la Constitution japonaise et sa signification sont proches de l’esprit de l’Evangile. La dignité de l’homme et le caractère universel de cette dignité ne dépendent pas du bon vouloir de la société, mais cette dignité lui appartient dès l’instant même où il commence à vivre. C’est là une vérité qui, pour les hommes de religion, est en lien avec l’essence même de leurs croyances respectives. Il est peut-être étrange de parler de la Constitution comme si elle avait une personnalité, mais, pour ma part, j’ai l’impression qu’en elle c’est « un vouloir » qui s’exprime. Quand cette Constitution a été promulguée, ne savait-elle pas déjà qu’un jour les hommes trouveraient peut-être toutes sortes de prétextes pour entreprendre de la modifier ? Ce jour est venu ; le « vouloir » de la Constitution ne continue-t-il pas à nous interpeller, invitant le peuple japonais à faire usage de la liberté et du droit qu’elle lui garantit pour garder toujours sans faillir le bel idéal qu’elle propose ?

Article 12 : « Le peuple japonais s’efforcera sans cesse (…) ». J’ai l’impression qu’elle nous le répète : vous avez ce droit, et qu’elle nous adresse un message : « Ce droit est imprescriptible. »

Le préambule se termine ainsi : « L’objectif étant ainsi fixé, le peuple japonais s’engage, pour l’honneur du pays, à mettre toutes ses forces au service de la réalisation de ce noble idéal (de paix) ». Ce n’est pas « le Japon » mais chacun d’entre nous, membres de ce peuple, qui prend cet « engagement ». La question se pose alors : à qui faisons-nous cette promesse ? Je crois que c’est d’abord à toutes les victimes des guerres du passé, et aussi en particulier à tous les habitants des pays d’Asie, à qui nous devons promettre de ne plus jamais faire la guerre. C’est ainsi que nous pourrons vraiment réparer les fautes commises. Nous devons penser ensuite à tous ceux qui dans le monde ont aujourd’hui à souffrir de la guerre, à ceux qui souhaitent renoncer à l’usage de la force armée et voir leur pays adopter une Constitution semblable à la Constitution japonaise, à tous les hommes qui aujourd’hui aspirent à la paix. Pensons enfin aux hommes des générations futures, à nos enfants et à nos petits-enfants. Pour le bien de l’humanité à venir, promettons de ne jamais renoncer à notre trésor et de continuer nos efforts pour mettre en pratique notre idéal.

Elevons la voix !

La Constitution japonaise n’est plus la propriété du seul Japon. Je crois que nous avons le devoir de faire connaitre aux autres l’esprit qui l’anime et en particulier l’Article 9, pour que partout dans le monde les hommes puissent s’en inspirer. Chose étonnante, de cet Article 9 rayonne une énergie dont le champ d’action n’a pas de frontières. Quelles que soient les différences d’opinion ou de religion, la force intérieure qui fait aspirer à la paix relie les hommes entre eux. Un mouvement s’est mis en route qui permet à tous et même à ceux qui jusqu’alors ne pouvaient pas se donner la main de s’unir sous la bannière de « l’Article 9 de la Constitution ».

C’est en 2002 que j’ai lancé le mouvement Association Peace 9, association de citoyens décidés à manifester leur opposition quand le projet de modification de la Constitution sera soumis au vote de la population. A la base, des groupes de trois personnes chacun. Quand le nombre des membres d’un groupe augmente jusqu’à six, il doit se scinder. Si l’association grandit et s’organise, ses membres risquent de se contenter d’y appartenir et d’avoir peu d’occasions de prendre des initiatives à titre individuel. Quand trois personnes sont d’accord pour former un groupe, elles s’inscrivent au bureau de l’association, qui se trouve au siège de la Commission épiscopale ‘Justice et Paix’, mais l’inscription ne signifie pas qu’on tombe sous la coupe de ce bureau. On doit considérer ce dernier plutôt comme un relais permettant de prendre des contacts. Un groupe qui prépare un colloque cherche-t-il un avocat membre de l’Association Peace 9 ?, il s’adresse au bureau et celui-ci lance un appel qui en un clin d’œil peut atteindre plus de cent autres groupes dans le voisinage. Actuellement, il y a plus de mille groupes dans tout le pays. Je crois que jusqu’ici, face à des problèmes de ce genre, la société japonaise est resté trop souvent silencieuse, incapable d’agir. Mais aujourd’hui, si nous n’élevons pas la voix, la politique de notre pays risque de changer complètement d’orientation sans que nous nous en apercevions.

Abusés par des discours faisant appel à l’imagination, nous ne devons pas abandonner les convictions que nous avons gardées jusqu’ici. Nous ne devons pas renoncer à cette image que nous avons su donner de nous-mêmes depuis la fin de la deuxième guerre mondiale, l’image d’un peuple qui ne fait pas la guerre. Notre ennemi le plus dangereux, ce sont nos hésitations. La démocratie n’est pas seulement un système où les décisions sont prises à la majorité. C’est le pouvoir de chacun des individus qui lui permet de fonctionner. C’est pourquoi, même si je suis seul à le faire, je fais entendre ma voix. Même si je suis seul à le faire, je résiste. Et ainsi la rencontre des convictions des uns et des autres arrive à constituer une grande force.

Aujourd’hui, il est encore temps puisque l’Article 9 de la Constitution est toujours en vigueur, précieux trésor pour la cause de la paix dans le monde. Alors que la communauté internationale, si c’est pour « lutter contre le terrorisme », est en train de reconnaitre l’usage de la force armée et la guerre comme des moyens d’action normaux, réfléchissons ensemble à ce que nous pouvons faire et agissons pour construire la paix véritable sans laquelle les hommes ne peuvent être heureux. » (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 9 décembre 2015)
 
Viet Nam: End wave of brutal attacks against human rights defenders
Amnesty International Press Release
09:06 09/12/2015
AMNESTY INTERNATIONAL PRESS RELEASE
9 December 2015

Viet Nam: End wave of brutal attacks against human rights defenders

The Vietnamese authorities must put an end to a wave of vicious and violent attacks on human rights defenders and end the persistent impunity by ensuring those responsible are brought to justice, Amnesty International said.

In the latest attack on Sunday 6 December, four activists – including prominent human rights lawyer and former prisoner of conscience Nguyễn Vãn Ðài – were abducted and beaten by a group of 20 men in plainclothes. They were returning from a public forum on constitutional rights in Nghệ An province, which the authorities had tried to shut down.

“Brutal attacks on human rights defenders have become routine in Viet Nam yet no steps have been taken to bring those responsible to justice. This wave of violence must end immediately,” said John Coughlan, Amnesty International’s Viet Nam Researcher.

“Peaceful activists in Viet Nam are working under harsh conditions and suffer impermissible restrictions on their rights to freedom of expression and assembly. It is outrageous that they have to risk both their health and liberty simply for speaking up for human rights.”

The four activists - Nguyễn Vãn Ðài, Trần Quang Trung, Vũ Vãn Minh and a fourth, unnamed man - were intercepted when travelling home to Ha Noi by taxi. They were pulled out of a taxi along with the driver, and assaulted with wooden clubs. The plainclothes men put Nguyễn Vãn Ðài in the back of a van where he was repeatedly punched and bludgeoned with wooden sticks before being dumped on Cua Lo beach, some 20 kms from Vinh city. The other men were beaten on the side of the road, Trần Quang Trung was hit with a wooden club until the club broke.

Nguyễn Vãn Ðài received injuries to his face and eye, and was robbed of his wallet, mobile phone and jacket, while Trần Quang Trung suffered an injury to his ankle.

Since being released from prison in March 2011 after serving four years on trumped up charges of conducting propaganda against the state, Nguyễn Vãn Ðài has been the victim of intimidation and several attacks.

In May 2014, he sustained head injuries after being assaulted by six men in plainclothes. In January this year, two unidentified men broke into his home, and threatened to assault Ðài and burn his home down.

A pattern of violence

This is the latest in a series of attacks and violence against human rights defenders in Viet Nam, which have intensified over the past 18 months. Amnesty International is aware of dozens of such attacks, most of which are not reported by the state controlled media.

On 3 November, two lawyers Trần Thu Nam and Lê Vãn Luân were beaten by masked men as they left the family home of Do Dang Du, a 17-year-old who died in custody in Hà Nội in October. The lawyers had been providing legal advice to the young man’s family. While the authorities announced an investigation into the attack, following complaints by the victims, no arrests have been made.

On 22 November, labour activists and former prisoners of conscience, Ðỗ Thị Minh Hạnh and Trýõng Minh Ðức, were beaten by men in plainclothes before being detained by uniformed police in Long Bình, Ðồng Nai province. The pair had travelled to Long Bình to provide advice on the case of 2,000 factory workers who had been sacked by their South Korean employers.

No one has been held responsible for any of these attacks.

Independent investigative body

Amnesty International is calling on the Vietnamese authorities to take immediate steps to end the pattern of attacks and violence and to hold those responsible to account.

Viet Nam must establish an independent and impartial body to investigate these attacks and prosecute those responsible, regardless of their status or official capacity.

“The only way to stop this cycle of attacks and violence is to put an end to the impunity of perpetrators, and send a clear signal that beatings of human rights defenders are unacceptable,” said John Coughlan.

Public Document

For more information please call Amnesty International's press office in London, UK, on
+44 20 7413 5566 or +44 (0)777 847 2126
email: press@amnesty.org twitter: @amnestypress
International Secretariat, Amnesty International, 1 Easton St., London WC1X 0DW, UK
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Thái Bình mừng Đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
BTT Thái Bình
09:30 09/12/2015
Giáo phận Thái Bình mừng Đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Trong niềm hân hoan vui mừng hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội hoàn vũ khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót, Giáo phận Thái Bình đã long trọng mừng Đại lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội – Quan thầy Đệ Nhị của Giáo phận, vào sáng thứ Ba (08.12.2015).

Xem Hình

Khi ánh hừng đông vừa ló rạng, từng đoàn người từ khắp các nẻo đường trong toàn Giáo phận lũ lượt đổ về khuôn viên Nhà chung và Nhà thờ Chính Tòa để hiệp thông trong ngày trọng đại này. Trong số những đoàn người đông đảo đó, có các bậc phụ huynh của 26 thầy chủng sinh lớp triết I đang học tại Chủng Viện Thánh Tâm Mỹ Đức mà hôm nay được nhận áo giáo sĩ cũng đã vui mừng và đến từ rất sớm.

Đặc biệt, hôm nay các linh mục đoàn của Giáo phận đã tập trung về Nhà chung Giáo phận sớm hơn các dịp lễ Đại triều khác, để tham dự buổi tĩnh tâm thay cho thứ Năm đầu tháng như thường lệ.

Sau khi trao gửi các văn bản cần thiết tại các bàn thư ký, đúng 8g00 chương trình tĩnh tâm của các linh mục được bắt đầu qua phần cầu nguyện đầu giờ tại Nhà nguyện tầng V Nhà chung Giáo phận. Tiếp đến là bài gợi ý chia sẻ của cha Vinc. Vũ Văn Hướng – Quản hạt Kiến Xương, với đề tài “Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa”. Từ đề tài này, cha giảng phòng đã gợi lên cho linh mục đoàn những suy tư về sự cần thiết và tinh thần thao thức mang Chúa đến cho mọi người qua đời sống chứng tá và sự say mê loan báo Tin Mừng; trở nên mọi sự cho mọi người như gương Đức Giêsu đã Nhập thể và Nhập thế để cứu độ nhân loại.

Kết thúc phần gợi ý và những phút suy gẫm, các linh mục lắng nghe những lời huấn đức của Bề trên Giáo phận. Trong năm mừng Năm Thánh 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình và Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ mời gọi các linh mục không chỉ dừng lại những thành quả mà quá khứ đã đạt được, nhưng cần phải can đảm cùng với Giáo phận vượt qua những thách đố như: thách đố về đời sống đức tin, về trình độ văn hóa tại các vùng thôn quê và về công ăn việc làm liên quan đến đời sống kinh tế. Đứng trước thực tại đó, các linh mục cũng phải có trách nhiệm. Bởi vì, những gì chúng ta làm trong hiện tại sẽ là kết quả hứa hẹn cho tương lai của Giáo phận; tương lai tùy thuộc vào sự gieo trồng trong hiện tại. Do đó, trong vai trò là những người hữu trách, các linh mục cần đầu tư tất cả, trao ban tất cả cho những người trẻ.

Sau bài huấn đức và những tâm tình chia sẻ về đường hướng mục vụ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ là phần báo cáo về tài chính trong tháng qua của cha Tổng Quản lý Fx. Ngô Văn Toan.

Trong thời gian các linh mục tĩnh tâm, đông đảo cộng đoàn Dân Chúa cùng hiệp thông trong giờ chầu Thánh Thể kính Lòng Chúa Thương Xót tại Nhà thờ Chính Tòa.

Đúng 9g45 là cuộc rước kiệu Đức Maria được khởi hành từ quảng trường Nhà chung. Khi đã tiến vào Nhà thờ Chính Tòa, mọi thành phần hiệp với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Chủ chăn Giáo phận - trong nghi thức dâng Giáo phận Thái Bình cho Đức Mẹ; đồng thời còn hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ cất cao lời kinh của Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Thánh lễ mừng kính trọng thể Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được cử hành một cách long trọng và sốt sắng với sự hiện diện và hiệp thông của đông đảo các thành phần Dân Chúa trong toàn Giáo phận.

Đầu thánh lễ, Đức Cha ngỏ lời chào chúc cộng đoàn và ngài mời gọi mọi thành phần hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trong tâm tình chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn hiệp lời tạ ơn Đức Mẹ đã đồng hành, cầu bầu, che chở và ban muôn ơn lành cho Giáo phận.

Trong bài giảng, Đức Cha Nguyễn Văn Đệ đã nhấn mạnh đến đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ. Qua đó, ngài mời gọi mọi thành phần noi gương và cầu xin Đức Mẹ gìn giữ, giúp giúp đỡ để vượt thắng những cơn cám dỗ để được thoát khỏi mọi tội lỗi, đặc biệt là những cám dỗ về tính dục trong con người của mình. Đồng thời ngài cũng nói rõ về mục đích và ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Nhân ngày trao áo giáo sĩ cho quý thầy chủng sinh, Đức Cha cũng dành ít phút để nhắn nhủ các thầy. Ngài cho thấy, 26 người con của Giáo phận hôm nay mang trên mình chiếc áo chùng thâm, tức là cởi bỏ con người cũ và mặc lấy Chúa Kitô. Đây chính là khởi đầu cho đời sống dâng hiến của các thầy, nên hôm nay là ngày vô cùng quan trọng đối với các thầy. Vì nếu không có ngày hôm nay thì cũng sẽ không có những ngày kế tiếp.

Sau bài giảng, cha Gioan B. Nguyễn Sơn Hải - Giám đốc ĐCVTTMĐ – xướng tên 26 thầy được nhận áo giáo sĩ hôm nay, các thầy tiến lên chào Đức Giám Mục. Sau đó, Đức Cha cử hành nghi thức làm phép những chiếc áo Soutane mà các bậc phụ huỳnh của quý thầy đang nâng trên đôi bàn tay. Rồi lần lượt từng phụ huynh tiến lên dâng tấm áo đó để Đức Cha trao cho từng chủng sinh. Khi đã mặc tấm áo ấy trên mình, quý thầy tiến ra cúi chào Đức Cha, quý cha và toàn thể cộng đoàn.

Sau lời nguyện hiệp lễ, thầy Lớp trưởng đại diện cho 26 anh em được trao áo Giáo sĩ hôm nay bày tỏ tâm tình biết ơn Đức Cha, quý cha, các bậc cha mẹ và toàn thể cộng đoàn đã hiệp thông cầu nguyện cho các thầy trong thánh lễ trọng đại này.

Nhân dịp bước vào Năm Thánh Lòng Thương Xót và hướng tới Đại lễ Giáng sinh 2015 sắp tới, cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám cũng có tâm tình chúc mừng tới Đức Cha, quy cha và mọi người hiện diện.

Kết thúc thánh lễ, 26 thầy cùng các bậc phụ huynh của các thầy chụp chung tâm hình lưu niệm với Đức Cha và quý cha tại bặc tam cấp Nhà chung Giáo phận; sau đó là bữa cơm tình gia đình tại phòng ăn tầng trệt Nhà chung.

Ngày Đại lễ mừng Quan thầy Đệ Nhị của Giáo phận đã khép lại. Từ đây, niềm vui của đoàn chiên trong Giáo phận lại càng trào dâng, vì Năm Thánh Lòng Thương Xót đã đến trong khi nguồn hồng ân Năm Thánh Kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình vẫn còn đó. Chia tay nhau, mà mọi người vẫn vui mừng, lòng hẹn lòng sẽ gặp lại nhau tại nơi Nhà thờ Chính Tòa này trong dịp Đại lễ Mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật, ngày 13 tháng 12 năm 2015 tới đây.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Giáo xứ Bắc Hải, GP. Xuân Lộc mừng lễ bổn mạng : Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
BTT Bắc Hải
09:29 09/12/2015
GIÁO XỨ BẮC HẢI MỪNG LỄ ĐỨC MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI BỔN MẠNG

Chiều thứ Ba 08.12.2015, Cộng đoàn Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Bổn Mạng.

Trước thánh lễ là cuộc kiệu cung nghinh Đức Mẹ đi một vòng quanh nhà thờ, đoàn rước vừa đi vừa hát ca thánh vịnh tôn vinh Mẹ.

Xe hoa Đức Mẹ về đến gần lễ đài nơi tiền sảnh nhà thờ thì trời bất ngờ đổ mưa; nhưng với lòng yêu mến Mẹ, Cộng đoàn không nản chí mà giữ nghiêm trang trật tự tiến vào trong nhà thờ cùng với Cha xứ Đaminh, Vị chủ chăn kính yêu của mình hiệp dâng lễ thánh.

Xem Hình

Từ cuối nhà thờ, Tượng Mẹ được hai vị tông đồ rước đi giữa đoàn con hòa vang tiếng hát tung hô Mẹ Maria và với bao ánh mắt trìu mến đều hướng về Mẹ, gói trọn tình con thảo kính dâng Mẹ.

Cùng dâng lễ với Cha xứ Đaminh có Cha cố Phero, Cha phó Vinh Sơn.

Cùng tham dự lễ với mọi thành phần trong Cộng đoàn Giáo xứ Bắc Hải có Quý Dì hội dòng Mến Thánh Gía Xuân Lộc.

Mở đầu thánh lễ, Cha xứ dâng lời chào Quý Cha, Quý Tu sĩ và Cộng đoàn, Ngài nói: “hôm nay cùng với Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta long trọng mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, cách đặc biệt, giáo xứ chúng ta nhận Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng, vì thế có thể nói là một ngày hội lớn của Giáo xứ Bắc Hải.

Ngày mà cộng đoàn giáo xứ hân hoan chung lời Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Đức Mẹ. Ngày mà chúng ta nhớ ơn các vị Tiền Nhân đã có công với Giáo xứ Bắc Hải trong hơn 60 năm qua. Nhớ đến Cha cố Phêro chánh xứ tiên khởi, Quý Cha cố, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý Chức Ban hành giáo, Quý Ân nhân và tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi thành phần trong giáo xứ, ở khắp nơi trong nước và hải ngoại còn sống cũng như đã qua đời.

Và lúc 3 giờ 30 chiều hôm nay, tại Đền Thờ Thánh Phero, Đức Thánh Cha Phanxico đã cử hành mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót...” sau vài lời chia sẻ về ý nghĩa của năm thánh

Ngài mời mọi người sốt sắng hiệp dâng thánh lễ.

Trong bài giảng lễ, với chất giọng rõ ràng trìu mến, Cha phó Vinh Sơn đã chia sẻ với cộng đoàn Lời Chúa "Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ". (Lc 1,26-38).

Và Ngài ân cần nhắc nhở cộng đoàn: Hôm nay, lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là ngày mà Đức Thánh Cha Phanxicô chọn để khai mạc chính thức Năm Thánh Lòng Thương Xót với chủ đề: “Thương Xót Như Chúa Cha”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người Cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta. Người thấu hiểu chúng ta, chờ đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta mà không bao giờ mệt mỏi, nếu chúng ta chạy đến với Người với tâm hồn sám hối… Lòng thương xót sẽ biến đổi thế giới. Một chút lòng thương xót thôi cũng làm cho thế giới bớt lạnh lẽo và thêm công chính”.

Nguyện chúc tất cả anh chị em luôn cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa dành cho mình, để rồi chúng ta cũng mang lòng thương xót đó đến với anh chị em mình.

Trước khi nhận phép lành, Cha xứ đại diện cộng đoàn cảm ơn Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, và Ngài đại diện Quý Cha, Quý Tu sĩ chia sẻ niềm vui chúc mừng, Quý chức, Quý Cụ Ông Bà Anh Chị Em và mọi thành phần trong Giáo xứ mừng bổn mạng hôm nay.

Ngài nói lời cảm ơn đến Quý vị trong Ban Khánh tiết, Quý vị trong Ban Thiện chí, Quý Chức Ban hành giáo, Quý Ban Trị sự, Dì phụ trách và anh chị em Ca Đoàn giáo xứ, Ban Âm thanh ánh sáng….đã giúp cho buổi lễ hôm nay được mọi sự tốt đẹp. Tuy thời tiết mưa gió, không thể tổ chức thánh lễ tại lễ đài; nhưng những việc làm hy sinh của chúng ta sẽ không uổng công mà sẽ được Chúa và Đức Mẹ đón nhận chúc lành.

Trong dịp này, Cha Đaminh chánh xứ Bắc Hải kiêm Quản hạt Hố Nai lưu ý nhắc nhở Cộng đoàn về Lễ Khai mạc Năm Thánh Lòng Thương xót tại Giáo phận sẽ được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa vào lúc 8g30 thứ Bảy 12.12.2015 và hôm sau tại Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi lúc 9g00 Chúa Nhật 13.12.2015.

Để giáo dân trong Giáo phận, nhất là những nơi xa Tòa Giám mục và Nhà thờ Chính Tòa, có thể được hưởng nhờ những ơn ích thiêng liêng trong Năm Thánh ngoại thường này, Đức Cha giáo phận đã chỉ định 06 điểm hành hương của Giáo phận như sau: Nhà thờ Chính Tòa, Nhà nguyện Tòa Giám mục, Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, Nhà thờ Bắc Hải, Nhà thờ Phú Lâm, Nhà thờ Thái Lạc.

Tại Nhà thờ Thái Lạc: Lễ Khai mạc sẽ được cử hành lúc 17g00 thứ Bảy 12.12.2015

Nhà thờ Bắc Hải: Lễ Khai mạc sẽ được cử hành lúc 9g00 Chúa Nhật 13.12.2015

Nhà thờ Phú Lâm: Lễ Khai mạc sẽ được cử hành lúc 17g00 Chúa Nhật 13.12.2015

Nhà nguyện TGM: Lễ Khai mạc sẽ được cử hành lúc 5g15 thứ Bảy 19.12.2015

Nhận phép lành của Chúa, Qúy Cha và Cộng đoàn hướng về Mẹ đồng thanh hát vang bài ca “Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây dó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm qua hôm nay và ngày mai xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai và suốt đời…”.

Trời tháng mười mau tối! Lễ xong, ngoài trời lúc này hết mưa, đèn điện thành phố tỏa sáng muôn mầu, mọi người vui sướng ra về với mái nhà nhỏ bé thân yêu của mình.

Truyền Thông Giáo xứ Bắc Hải

 
Phỏng vấn Đức Cha Nguyễn Hồng Sơn, Tân Giám mục phó giáo phận Bà Rịa
Gioan Lê Quang Vinh
11:16 09/12/2015
Trước hết, Cha Giám Đốc, Ban Biên Tập, cộng tác viên và độc giả VietCatholic chúng con xin tạ ơn Chúa và chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mới. Chúng con xin Đức Cha vui lòng cho chúng con biết một số thông tin nhân dịp này.

PV. Kính thưa Đức Cha, xin Đức Cha vui lòng chia sẻ cho chúng con vài tâm tình của Đức Cha khi nhận được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha làm Giám Mục Phó Giáo Phận Bà Rịa.

Đức Cha Emmanuel: Chỉ là ý tưởng: lại thêm một trường hợp Chúa đi qua, với ánh nhìn ‘miserando atque eligendo’. lại thương xót và chọn gọi, như với Matthêô và Đức Phanxicô. Việc tuyển chọn tôi vào hàng giám mục chỉ có thể là một quyết định của lòng thương xót, và cũng chính vì thế mà tôi vẫn an tâm, vì biết là khi Chúa đã thương thì Người sẽ thương đến cùng.

PV. Giáo phận Bà Rịa nổi tiếng hào hùng với các Anh Hùng Tử Đạo, có tổng số giáo dân bị chết thiêu là 444 người, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với Giáo Hội địa phương cũng như đối với Giáo Hội Việt Nam, thưa Đức Cha?

Đức Cha Emmanuel: Bà Rịa là đồng lúa trổ sinh từ dòng máu tử đạo. Trang sử của đêm 7 rạng sáng ngày 8 tháng 1 năm 1862, không chỉ là một ký ức của quá khứ, nhưng là chứng từ đức tin cho các thế hệ tín hữu, như lời bài thơ còn ghi trên ngôi mộ của các ngài: “vì Chúa, tù lao dư ba tháng – cam lòng chịu cháy chết chỗ này - lập mộ táng chung vào một huyệt – giáo nhơn coi đó nhớ hàng ngày”. Trong bản danh sách các vị Tử đạo Bà Rịa, không có tiểu sử, chỉ ghi tên thánh, tên gọi, nơi bị giam giữ và tử đạo. Không có những chi tiết riêng, điều này càng làm nổi rõ ý nghĩa của một hiến lễ chung, vì thế không chỉ các tín hữu hiện đang ở Bà Rịa, nhưng tất cả những người con của Giáo phận ở nhiều nơi khác, đều được mời gọi để sống xứng đáng với hồng phúc cha ông đã để lại. Cầu mong những hạt giống vùi trong lòng đất Bà Rịa hơn trăm năm qua, sẽ trổ sinh mùa lúa dồi dào cho Giáo phận ngày nay.

PV. Xin Đức Cha cho độc giả chúng con biết về khẩu hiệu và biểu tượng huy hiệu Giám mục của Đức Cha.

Đức Cha Emmanuel: Ý nghĩa huy hiệu giám mục

Ý tưởng chung: Đức Ái Mục Tử

- cây gậy chăn chiên mang hình Thánh Giá: người mục tử theo mẫu gương của Chúa Giêsu, yêu thương đến cùng (x. Ga 13,1)

- ngọn lửa luôn bừng cháy mang hình ảnh trái tim của Thiên Chúa là Tình yêu (x. 1Ga 4,8)

- những ánh lửa tạo nét cho biểu tượng Chúa Thánh Thần qua hình chim bồ câu, không phải trong tư thế “ngự xuống”, nhưng là đang bay để dẫn đường (x. Cv 13,2)

- đầu gậy xoay theo cùng hướng nhìn của chim bồ câu: mục tử tiến bước nhờ Thánh Thần (x. Gl 5,25) để dẫn chiên đến và giữ chiên ở lại mãi trên đồng cỏ xanh với dòng suối mát của ân sủng, để chiên được sống, và sống dồi dào (x. Ga 10,10)

Phương châm sống: “Vâng nghe Thánh Thần" (Docilis Spiritu Sancto)

Ý nghĩa trọn vẹn là “ngoan ngoãn vâng nghe Thánh Thần”, dễ dạy, dễ bảo trước sự soi dẫn của Thánh Thần

- dễ dàng đón nhận tác động, mau mắn làm theo sự thúc đẩy, vâng nghe những soi dẫn của Chúa Thánh Thần (Thánh Gioan-Phaolô II)

- vâng theo tác động của Thánh Thần để trung thành bước theo Chúa Kitô, tận tâm phục vụ Nước Trời, xây dựng Nhiệm Thể Giáo Hội (Đức Thánh Cha Benêđictô XVI)

- để cho Chúa Thánh Thần thăng tiến bản thân, hoạt động cách sáng tạo và cuộc sống được vui tươi, an bình (Đức Thánh Cha Phanxicô)

Có thể nói thêm là những biểu tượng trên huy hiệu có thể nhìn cả từ hướng mục tử và từ phía đoàn chiên: nếu mục tử phải dẫn chiên đi theo Chúa Thánh Thần với Đức Ái mục tử trọn vẹn xuất phát từ Tình yêu Thiên Chúa và hy sinh Thánh giá, thì đoàn chiên cứ luôn an tâm vì người đang dẫn chiên đi cũng được hướng dẫn bởi Thánh Thần, và nhất là ví cả mục tử lẫn đoàn chiên đều được bao bọc trong lòng thương xót vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Xin cám ơn cha Giám Đốc, Ban biên tập, cộng tác viên và các độc giả Vietcatholic. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện nhiều cho Giáo phận Bà Rịa.

PV. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha và cầu xin Chúa ban tràn đầy ơn lành cho Đức Cha trong sứ vụ mới.
 
Đền thánh Mẹ La Vang Las Vegas ; Tĩnh tâm và hòa giải
Phan Văn Sỹ
10:02 09/12/2015
ĐỀN THÁNH MẸ LA VANG LAS VEGAS: TĨNH TÂM & HOÀ GIẢI

1-DẪN NHẬP: Trong không khí hân hoan mong chờ ngày Mở Cửa bước vòa năm thánh đúng vào Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng ngày 13-12-2015 của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, con chiên khắp nơi hướng về Rôma, thủ đô của đức tin trông chờ Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mở cửa năm thánh tại nhà thờ Chính Tòa Giáo Phận Rôma, Vương Cung Thánh Đường Gioan Laterano, sau đó các cửa Năm Thánh tại các Vương Cung Thánh Đường Giáo Hoàng khác ở Rôma cũng được mở, song song trong các Giáo Phận và các Đền Thánh cũng sẽ mở cửa Thương Xót như vậy ở cấp địa phương như dấu chỉ hiệp thông của toàn thể Giáo Hội. Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas cũng trong tiến trình mong mỏi Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót và cũng là không khí bước vào Mùa Vọng, nên cha Giám Đốc Đền Thánh Giuse Đồng Minh quang đã mời cha Sáng Lập Giuse Nguyễn Đức Trọng đến giúp tĩnh tâm để chuẩn bị bước vào Năm Thánh và cũng là bước vào Mùa Vọng, sau đó hai cha cùng giúp Ban Phép Hòa Giải cho giáo hữu tại Đền Thánh va khách hành hương khắp nơi viếng thăm, để như đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô qua Thư về Ân Xá ngày 1-9-2015: “Tôi muốn rằng Ân Xá Năm Thánh vươn đến từng người, như là một cảm nghiệm đích thực về Tình Thương của Thiên Chúa, điều quan trọng là thời điểm này, trước hết và trên hết, cần phải liên hệ với Bí Tích Hòa Giài cũng như với việc cử hành thánh thể kèm theo việc suy niệm về tình thương…”

2-TĨNH TÂM: Qua đề tài: “Tỉnh thức qua nhiều lối sống nguy hiểm – Xét mình Mùa Vọng 2015 – Mở tâm hồn đón Năm Thánh Lòng Thương Xót”. Đúng 6:00pm. ngày 5-12-2015, cha Trọng bước vào buổi tĩnh tâm, ngài nói qua về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Châu Phi, với nghĩa cử nhân ái đầy lòng thương xót, ĐTC. Đã mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên sớm hơn ấn định tại đây ở nhà thờ chính tòa Thánh Giuse thuộc thủ đô Bangui ngày Chúa Nhật 29-11-2015, trước ngày chính thức Khai Mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót 13-12-2015, được biết nơi đây đã có vụ thảm sát trên hai trăm giáo dân đã bỏ mình vì đức tin tại Thánh Đường này. ĐTC. Nói: “ Tôi muốn bắt đầu năm Thánh Lòng Thương Xót ở một vùng đất nghèo, cần lòng thương xót, tha thứ, hòa giải, tình yêu. Đó là một thông điệp mạnh mẽ đối với Châu Phi và khắp nơi trên thế giới ”. Sau đó cha Trọng mời mọi người đứng lên hát kinh “ Cầu Xin Chúa Thánh Thần ” để xin ơn Chúa Thánh Linh soi dẫn cho buổi tĩnh tâm, xét mình hòa giải với Chúa qua hai sự kiện trọng đại trong năm: Mùa Vọng và Năm Thánh Lòng Chúa Thương xót. Tiếp theo ngài mời mọi người nghe đoạn Tin Mừng theo thánh Mathêu: “ Quỷ thấy nhà bỏ trống , lại được quét tước trang hoàng hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rút cuộc tình trạng của người ấy còn tệ hơn trước. (Mt 12,44-45). Hết đoạn Phúc Âm theo thánh Mathêu, cha Trọng mời mọi người ngồi xuống và cha giúp mọi người: “ Xét mình để sống Năm Thánh và bước vào Mùa Vọng”. Ngài chia làm ba phần gợi ý để xét mình để Hòa Giải với Chúa hầu sống trọn vẹn Năm Thánh và bước vào Mùa Vọng đón Mừng Chúa Giáng Sinh:

a)Nguy hiểm thứ nhất là lối sống không trưởng thành về “Nhân Bản”: Ngài chia thành các tiểu mục và giải thích rộng rãi cho mọi người dễ cảm nghiệm với thực tế ngoài đời hầu xét mình cho sâu để hòa giải cho kỹ:

(1)-Quá chú trọng đến bản thân mình, mà ít quan tâm đến tha nhân.

(2)-Coi trọng việc riêng, mà coi nhẹ việc chung.

(3)-Chỉ làm những điều mình muốn làm, mà không làm những điều mình phải làm.

(4)-Đòi hỏi người khác, mà không hề đòi hỏi bản thân mình.

(5)-Góp phần xây dựng thì ít, mà chê bai, phê phán thì nhiều.

(6)-Chỉ ham quyền hành, chức vụ, mà không chịu khiêm tốn phục vụ.

(7)-Phục vụ theo ý mình, mà không theo ý Chúa, hay theo nhu cầu của tha nhân.

(8)-Ưa chuộng và quí mến người này, nhưng ghét bỏ và khinh thường người kia.

(9)-Cởi mở và vui vẻ với anh chị em này, nhưng đóng kín và lạnh lùng với anh chị em khác.

(10)-Hay phán đoàn bên ngoài, mà không tìm hiểu bên trong ( nông cạn, hình thức , hời hợt).

(11)-Biết lỗi mà không nhận lỗi, nhận lỗi mà không sửa lỗi ( Cố chấp).

(12)-Làm theo những gì mình nghĩ, mà không nghĩ về những gì mình làm.

(13)-Nhiệt thành mà thiếu khôn ngoan ( Chủ quan, nhẹ dạ).

(14)-Ham nghe người khác tâng bốc, mà không muốn nghe sự thật về mình ( Tự lừa dối mình).

(15)-Muốn mọi người phải giúp mình, nhưng mình chẳng muốn giúp ai ( Ích kỷ).

b-Nguy Hiểm thứ hai đáng sợ là lối sống không trưởng thành về “Tâm Linh”: Cha Trọng tiếp tục giúp mọi người xét mình qua các tiểu mục về phần hai: “Tâm Linh”, ngài cũng chia thành 16 tiểu mục và giải thích thật cặn kẽ:

(1)-Đặt nặng hình thức tổ chức bên ngoài, mà coi thường nội dung và đời sống bên trong.

(2)-Lao mình vào sự hiếu động ồn ào, còn nội tâm thì lạnh lùng, trống vắng.

(3)-Đặt nặng việc hưởng thụ, coi nhẹ việc khổ chế.

(4)-Bám vào những công việc của Chúa, còn chính Chúa thì sao lãng, bỏ quên.

(5)-Lo được lòng mọi người , mà quên không lo được lòng Chúa.

(6)-Chuyên chăm chú việc đời , mà sao nhãng việc đạo.

(7)-Lo bồi dưỡng thân xác , mà không lo bồi dưỡng tâm hồn.

(8)-Sống bác ái mà thiếu chân thật.

(9)-Làm việc vì muốn được danh thơm tiếng tốt, hơn là vì lòng yêu mến Chúa và anh chị em.

(10)-Tìm cách thay đổi mọi người, mà không thay đổi chính bản thân mình.

(11)-Lo xây đắp tương lai , mà không sống trọn giây phút hiện tại.

(12)-Muốn được thành quả, mà không muốn hy sinh dấn thân.

(13)-Thực thi bác ái, mà lại không sống công bằng.

(14)-Yêu mến Chúa, mà lại không yêu mến anh chị em.

(15)-Cầu nguyện một đàng, sống một nẻo.

(16)-Nhiều thiện chí, mà không có hành động.

C-Nguy Hiểm Thứ Ba, thường xuyên là lối sống không trưởng thành về “ Tri Thức”: Ngài chia làm 10 tiểu mục và giải thích cặn kẽ từng tiểu mục:

(1)-Biết nhiều thứ, mà không biết mình.

(2)-Biết thì nhiều, mà sống không bao nhiêu.

(3)-Biết chẳng bao nhiêu, mà tự kiêu, tự mãn.

(4)-Trí thức uyên thâm, mà lại thiếu đức độ.

(5)-Thông minh, tài trí nhưng lại sống ích kỷ, hẹp hòi.

(6)-Thấy chi tiết , mà không thấy tổng quát ( Thấy cây mà không thấy rừng).

(7)-Hiểu biết nhiều, nhưng không biết điều chính yếu.

(8)-Hiểu biết nhiều, mà không biết những điều mình cần phải biết.

(9)-Hiểu biết nhiều, mà không biết sống yêu thương.

(10)-Hiểu biết sâu xa về nhiều thứ, nhưng lại hiểu biết nông cạn về Thiên Chúa, Giáo Hội, Cộng Đoàn mình sinh hoạt.

d-Kết Luận Phần Tĩnh Tâm: Mục đích giúp mọi người xét mình để Hòa Giải với Chúa một cách sốt sáng hơn, chân thành hơn hầu xứng đáng bước vào Năm Thánh Lòng Thương Xót và Mùa Vọng chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh, ngài nói: “Những lối sống trên đây, luôn nằm trong tình trạng nguy hiểm khó lường, nhưng tệ hại lón nhất là tôi không nhận ra mình đang sống trong tình trạng hụt hẫng như trên. Sống tỉnh thức là nhận thấy sự nguy hiểm do sự thiếu quân bình, không cân đối trong đời sống thường nhật của mình về ba mặt: Nhân Bản, Tâm Linh và Tri Thức. Chỉ một chút quá đà, sẽ gây ra hư hại khó lường. Chỉ một chút hụt hẫng sẽ rơi vào cảnh trống vắng nội tâm, dễ bị Ma Quỷ khống chế và thống trị chúng ta như đoạn Phúc Âm của Thánh Mathêu chúng ta nghe lúc đầu. Đây là những ý xét mình tôi soạn theo ý hướng của Đức Thánh Cha Phanxicô để chúng ta chuẩn bị bước vào Năm Thánh “Lòng Chúa Thương Xót”, mong rằng những gợi ý chia sẻ của tôi, phần nào giúp anh chị em xét mình để Hòa Giải với Chúa hầu hân hoan, thanh thản bước vào Năm Thánh”. Sau gần một tiếng đồng hồ chia sẻ, cha Trọng mời mọi người đứng lên hát bài: “ Con Nay Trở Về ” của nhạc sĩ Hùng Lân: “ Con nay trở về, trở về cùng Chúa, Chúa ơi, con nay trở về lòng sầu thống hối khôn nguôi…Ngài là Thiên Chúa rất nhân hậu và hay tha thứ…”.

3-BAN PHÉP HÒA GIẢI: Sau bài hát “Con nay trở về”, mọi người quỳ gối giữ im lặng xét mình và lần lượt bước đến tòa Hòa Giải do hai cha: Sáng Lập Đền Thánh Giuse Nguyễn Đức Trọng và Giám đốc Đền Thánh Giuse Đồng Minh Quang cùng ngồi tòa để giúp mọi người Hòa Giải với Chúa hầu lãnh nhận ơn tha thứ để chuẩn bị bước vào Năm Thánh Lòng Thương xót sẽ được mở cửa vào Tuần Lễ Thứ Ba Mùa Vọng, Chúa Nhật 13-12-2015, cũng như chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giáng Sinh. Trong khi mọi người nhận lãnh ơn Hòa Giải, các soeur Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp trực thuo65cc Dđền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas hiệp cùng các anh chị Ca Đoàn La Vang hát những bài hát đưa tâm hòn mọi người đến với Chúa để xin ơn tha thứ như bài: Là Hạt Bụi của nhạc sĩ Nguyễn Duy, Tân Ca Mai Đệ Liên của nhạc sĩ Vân Chi… “Xin thương con tội lỗi chúa ơi! Xin thương con thành tâm hối hận…nâng đỡ con trong tình thứ tha…”.

4-THÁNH LỄ: Đúng 7:30pm. sau khi mọi người đã lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa qua phép Hòa Giải, tất cả hướng lên bàn thánh để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa cao cả, nhân từ vì qua Thánh Thần Thiên Chúa soi dẫn, cha Trọng đã giúp giáo dân Đền Thánh Mẹ và du khách hành hương được chuẩn bị tâm hồn chu đáo để đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua phép Hòa Giải do hai cha hy sinh cả giờ đồng hồ ngồi giúp giáo dân Hòa Giải với Chúa để chuẩn bị tâm hồn cho Năm Thánh Lòng Thương Xót và Đón Mừng Chúa Giáng Sinh./.

Đón mừng Năm Thánh 2015

Joseph Phan Văn Sỹ
 
Legio Mariae Tây Ninh: Tổng hội thường niên kính mừng Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội.
Nguyễn Hữu Lộc
10:21 09/12/2015
Legio Mariae TÂY NINH: Tổng hội thường niên kính mừng Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội.

Ngày 08.12.2015, tại Nhà thờ Giáo xứ Tây Ninh, Legio Mariae Tây Ninh tổ chức Tổng hội thường niên long trọng mừng kính Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội.

Về dự Tổng hội, có khoảng gần 500 anh chị em Legio Mariae đến từ Curia Tây Ninh; Châu Thành…và các Curia trực thuộc. Mọi người vui mừng niềm nở chào hỏi nhau, tay bắt mặt mừng và chuẩn bị ôn lại những bài hát lễ.

Về tham dự ngày trọng đại này, còn có Quý Cha Linh giám, Quý Soeur Linh giám, Quý tu sĩ nam nữ các Hội dòng, cùng đông đảo bà con giáo dân các Giáo xứ lân cận hành hương đến Nhà thờ Tây Ninh để lãnh nhận Ơn Toàn xá (do Nhà thờ Tây Ninh là điểm hành hương năm thánh mừng Kim khánh Giáo phận).

Xem Hình

Đúng 8g00, Tổng hội Thường niên 2015 Legio Mariae Tây Ninh chính thức khai mạc bằng Kinh Mân Côi.

Đến với ngày Tổng Hội này, các hội viên được nghe Cha Đa Minh Lương Đức Toàn, Cha Linh Giám Curia Châu Thành (Chánh xứ Phong Cốc) thuyết trình về đề tài Lòng Thương xót Chúa. Qua đề tài này, Cha muốn diễn tả cho thấy rằng:

Thiên Chúa rất giàu lòng thương xót và chính lòng thương xót của Chúa mà người Công Giáo chúng ta mới có danh từ Tên Trộm lành. Và Cha cũng lấy hình ảnh Giáo xứ của Ngài để chứng minh được Lòng Chúa thương xót đã ban cho Giáo xứ Ngài qua việc xây dựng trùng tu Giáo xứ trong những năm qua. Và Ngài cũng thừa nhận rằng: “Ngài không có đi xin tiền ở đâu cả, và chỉ biết hàng ngày cứ 03g00 chiều Ngài ăn vạ vào Lòng thương xót Chúa qua việc lần chuổi Lòng thương xót Chúa”. Và qua bài thuyết trình của Mình, Cha cũng đã mời gọi Cộng đoàn hãy đến với Lòng thương xót Chúa bằng mọi cách; bằng mọi lúc vì chỉ cần có lòng hướng đến với Lòng thương xót Chúa là Chúa đã nhận lời rồi.

Bước vào Thánh lễ là đoàn rước kiệu tôn kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và Lòng Thương xót Chúa, xuất hành từ Nhà Giáo xứ long trọng tiến vào Nhà thờ. Thánh lễ đồng tế do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Hạt trưởng Hạt Tây Ninh (Linh giám Curia Tây Ninh) chủ sự, cùng đồng tế với Ngài còn có Cha Phê rô Trương Huy Hoàng – Cha Linh giám Comitium Phú Cường; Cha Đaminh Lương Đức Toàn – Cha Linh giám Curia Châu Thành (Chánh xứ Phong Cốc); cùng Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt Tây Ninh.

Dẫn vào Thánh lễ, cha chủ tế hướng cộng đoàn vào ý của ngày lễ, ngài nói: Hôm nay, cộng đoàn chúng ta hợp cùng với Giáo Hội long trọng mừng lễ kính trọng thể Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong mùa Vọng này, Đức Mẹ như ngọn đèn rực sáng chiếu rọi cho chúng ta xuyên suốt mùa trông đợi; mỗi chúng ta hãy bắt chước Đức Mẹ, sống khiêm nhu nhỏ bé để tâm hồn chúng ta trở thành hang đá xứng đáng để Chúa giáng sinh. Cách riêng hôm nay, còn là ngày Tổng hội thường niên của Curia – Tây Ninh và Châu Thành, chúng ta họp mặt với nhau trong ngôi nhà thờ này với tâm tình con thảo, học theo gương khiêm nhu của Mẹ, và biết xin vâng theo lời của Chúa.

Sau phần công bố Tin Mừng, Cha Phêrô đã dùng hình ảnh Người đàn Bà đã bỏ qua hình ảnh Bình hoa tàn hoa héo có mùi trước bàn thờ để thì thầm với Chúa và để dâng lên Chúa Đoá hoa tươi thắm của Tâm hồn. Cha cũng lấy hình ảnh này để chia sẻ cùng cộng đoàn về vai trò cần thiết của Đức Maria trong việc thực hiện công trình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người. Khởi nguồn từ tội nguyên tổ (St 3,9-15.20) con người đã bất trung, bất tín với Thiên Chúa, nhân loại đã để mình rơi vào thảm họa vực thẳm của tội lỗi, chính khi đó, lời phán của Đức Chúa: “Này đây dòng giống người nữ sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Lời phán đó đã trở thành Giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người, là Phúc Âm khởi nguyên nói lên tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa. Trong công trình yêu thương đó, Thiên Chúa đã tạo dựng nên người nữ trong sự bảo bọc, yêu thương, thánh hóa của Ngài, đó là Đức Trinh Nữ Maria. Qua lời “Xin Vâng” với cả tấm lòng phó thác, khiêm tốn của Đức Maria, nơi cung lòng của Trinh Nữ ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chính Con Chí Ái của Ngài đến để khai mở ra một trời mới, đất mới nơi nhân loại chúng ta.

Nhân ngày lễ hôm nay, cộng đoàn chúng ta, cách riêng với các hội viên Legio Mariae, hãy học theo gương Đức Mẹ vui mừng, sẵn sàng đón nhận Lời của Sứ thần trong sự khiêm hạ. Chúng ta cũng biết vui mừng đón nhận Niềm vui của Phúc Âm vào trong tâm hồn của chúng ta, nhất là trong mùa Vọng này, chúng ta cần phải biết bỏ qua những cái xấu, những tật xấu như hình ảnh Bình hoa tàn, hoa héo để mở lòng ra, để biết dâng lên Chúa những đoá hoa tươi thắm và nhất là để Lời Chúa thấm sâu nơi mỗi chúng ta, chuẩn bị cách xứng đáng để là nơi Chúa giáng sinh trong tâm hồn chúng ta.

Trước khi vào phần Phụng vụ Thánh Thể, đại diện Legio đã thay mặt cộng đoàn dâng lên những lời nguyện cầu cũng như các lễ vật, và được cha chủ tế đón nhận tiến dâng lên Thiên Chúa.

Trước khi kết thúc thánh lễ sau phần cám ơn của Đại diện Legio là lời cám ơn của Cha Gioan Võ Hoàn Sinh đến với Quý Cha Linh Giám Comitium Phú Cường- Phêrô Trương Huy Hoàng; Cha Linh giám Curia Châu Thành-Đaminh Lương Đức Toàn; cùng Quý Cha trong và ngoài Giáo hạt Tây Ninh; Quý tu sĩ nam nữ và Anh chị em Legio cùng tất cả Bà con trong và ngoài Giáo xứ Tây Ninh đã đến hiệp dâng thánh lễ ngày hôm nay.

Trong phần đáp từ của mình Cha Phê rô khuyên nhủ: “Anh chị em Legio hãy cùng đi với Mẹ, xin Mẹ hướng dẫn chúng ta biết lắng nghe những chia sẻ của người khác trong tâm tình khiêm tốn, biết hiệp nhất với Giáo xứ nhất là với Cha Sở của mình…”. Ngài chúc Legio tiếp tục phát triển và phát triển có hiệu quả để làm sáng danh Chúa.

Thánh lễ khép lại sau phép lành nhận Ơn Toàn xá cuối lễ. Ngày Tổng hội kết thúc trong buổi liên hoan chia sẻ tại Hoa Viên nhà thờ Tây Ninh.

Ước mong rằng, ngày Tổng hội thường niên Legio 2015 không trôi qua một cách vô ích; nhưng sẽ trở thành một hành trang cho các anh chị em Legio trong năm Thánh mừng Kim Khánh Giáo phận và nhất là để mỗi người đều là một tông đồ của Chúa, đem Lòng Thương xót Chúa đến cho anh chị em lương dân trong Năm Thánh này.
 
Giáo xứ Bảo Nham giáo phận Vinh mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Jos. Trọng Tấn
10:45 09/12/2015
Giáo xứ Bảo Nham giáo phận Vinh mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Nằm trên địa bàn xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, giáo xứ Bảo Nham vốn là mảnh đất linh thiêng, cùng với những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa và lịch sử, đã từng ghi dấu những biến cố bi hùng của cộng đoàn đức tin nơi đây.

Ai đã từng đặt chân đến đây đều không thể quên được ngôi thánh đường được xây bằng đá năm 1888 (tái thiết năm 1904) với ngọn tháp sừng sững. Cách thánh đường chừng 200m là ngọn lèn đá Đức Mẹ (khánh thành năm 1950) được gọi bằng cái tên thân thương là núi Đức Mẹ Lộ Đức hay lèn đá Bảo Nham, cùng với 14 chặng Thánh giá do cha già Phêrô Nguyễn Nguyên Hanh cho đắp vào thời điểm 1946 -1950. Hang đá Đức Mẹ ở độ cao khoảng 16m, được cha Giuse Bùi Như Lạc đặt tượng Đức Mẹ vào năm 1938. Phía sau chân lèn còn có cả khu vườn Gethsemani. Hang đá hiện nay được mở rộng với tổng diện tích là 1800m2. Cả hai công trình nói trên lâu nay đã trở nên điểm thu hút khách hành hương, tham quan và xin ơn Đức Mẹ, không phân biệt lương - giáo. Trong tương lai gần, nơi đây sẽ là Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu của giáo phận Vinh.

Xem Hình

Giáo xứ gần 130 tuổi này đã từng trải qua nhiều biến cố lịch sử bi thương trong đời sống Đức tin, để đến hôm nay, những thế hệ con cháu của vùng đất Bảo Nham lịch sử này được kế thừa một tinh thần sống đức tin sinh động, mạnh mẽ mà các tiền nhân nơi đây đã để lại. Ngôi thánh đường cũbằng đá mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, nhưng đến hôm nay không gian không còn đủ cho hơn 2.300 giáo dân Bảo Nham trong các sinh hoạt phụng vụ và kinh nguyện cộng đồng. Vì thế, sau bao trăn trở và bàn thảo, cha quản xứ Martin Nguyễn Xuân Hoàng đã cùng với cộng đoàn giáo xứ chính thức bắt tay vào việc xây dựng ngôi thánh đường mới tại một địa điểm mới nhằm đáp ứng như cầu sinh hoạt tôn giáo ngày càng gia tăng và xứng hợp với tầm mức của một Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu của giáo phận.

Sau 02 tháng chuẩn bị mặt bằng và phần nền móng, hôm nay, 8/12/2015, cộng đoàn giáo xứ Bảo Nham hân hoan chào đón Đức Cha Phaolô, chủ chăn giáo phận về dâng lễ tạ ơn mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn mạng của giáo xứ và chủ sự nghi thức làm phép và đặt viên đá góc xây dựng nhà thờ mới. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ còn có quý cha trong và ngoài giáo hạt Bảo Nham, các chủng sinh, nam nữ tu sĩ, đông đảo quý khách xa gần và cộng đoàn giáo xứ Bảo Nham.

Đặc biệt, với đặc ân của Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh, Bề trên giáo phận đã cho phép tất cả các tín hữu khi tham dự thánh lễ hôm nay tại Bảo Nham sẽ được lãnh nhận Ơn Toàn Xá với những điều kiện thông thường kèm theo như xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.

Ngôi nhà thờ mới bắt đầu được xây dựng mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được thiết kế theo lối kiến trúc gothic, với chiều dài 64,5m, chiều rộng 23m, 2 cánh gà rộng 36,6m và tòa tháp đôi cao 49,8m. Nhà thờ gồm có 2 tầng: Tầng trệt là không gian dành cho các sinh hoạt cộng đồng, tầng 2 được dùng làm nơi thờ phượng. Ngôi thánh đường mới là một công trình nằm trong quy hoạch quần thể Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu Bảo Nham - giáo phận Vinh với một số công trình phụ trợ khác sẽ được xây dựng trong tương lai. Trong đó, các công trình hiện hữu gồm nhà thờ đá, núi đá Đức Mẹ và ngôi nhà thờ mới đang được xây dựng. Trung tâm hành hương Thánh Mẫu Bảo Nham dự kiến quy hoạch với diện tích gần 5ha.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha Phaolô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôi nhà thờ bằng vật chất đối với người Kitô hữu, nhưng cũng không quên xây dựng ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa là tâm hồn mỗi người. Ngài mời gọi cộng đoàn Bảo Nham cùng đồng lòng xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển, luôn ý thức việc sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng, hầu xứng với bao công sức của các bậc tiền nhân đã đổ ra nơi mảnh đất linh thiêng này.

Một ngôi thánh đường mới sắp được mọc lên trên mảnh đất Bảo Nham linh thiêng như là minh chứng cho niềm tin son sắc, kiên vững vào Thiên Chúa của bao đời người tín hữu nơi đây và góp phần làm cho quần thể thắng cảnh Bảo Nham thực sự trở thành trung tâm hành hương tham quan du lịch có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách thập phương trong tương lai
 
Curia Phú Thọ : Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Martino Lê Hoàng Vũ
10:49 09/12/2015
Curia Phú Thọ : Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lúc 17 giờ chiều thứ ba ngày 8.12.2015, các hội viên Legio Mariae thuộc Curia Phú Thọ I đã về nhà thờ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn để hiệp dâng thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và tham dự ngày sinh hoạt Tổng hội thường niên.Curia Phú Thọ I có 4 giáo xứ trong hạt Phú Thọ: Phú Bình, Thăng Long,Tân Trang và Tân Phước.

Thánh lễ trong bầu khí thiêng liêng do cha Linh giám Giuse Nguyễn Văn Niệm chủ tế,ngài cũng là cha chánh xứ giáo xứ Phú Bình.Trước thánh lễ, lúc 16 giờ 30 các hội viên đã cùng đọc kinh Acies.

Trong lời mở đầu thánh lễ, cha chủ tế nhắc nhở mọi người lòng yêu mến Đức Mẹ,xin Mẹ cầu bầu cho đời sống và trong những hoạt động tông đồ của mỗi hội viên Legio.

Kế đó, trong bài chia sẻ Tin Mừng cha Giuse khai triển về sự hình thành tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội,trong truyền thống lâu đời của Hội Thánh từ thời các giáo phụ,tức là niềm tin vào Đức Maria là Đấng chẩng hề mắc tội tổ tông truyền.Nhưng cho đến năm 1854, Đức Thánh Cha Piô IX đã tuyên bố việc Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là điều buộc phải tin.Bốn năm sau, tức là vào năm 1858, chính Đức Mẹ đã hiện ra tại Lộ Đức với thánh nữ Bernadette,và nói rằng : “Ta là Đấng chẳng hề mắc tội tổ tông truyền”.Mẹ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội vì chính Thiên Chúa đã chuẩn bị một nơi xứng đáng cho Con Thiên Chúa làm người,đó là nơi cung lòng Mẹ. Mẹ được gìn giữ khỏi vết nhơ tội lỗi và Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa.Đó cũng là điều phù hợp với lời chào của Thiên thần Gabriel trong bài Tin Mừng :Kính mừng Maria đầy ơn phúc.Ơn Vô Nhiễm Nguyên tội là nền tảng từ đó kéo theo các ơn khác nhằm muốn diễn tả điều Đức Mẹ là Đấng đầy ân sủng của Thiên Chúa: Đức Mẹ cũng được ơn trinh thai,mang thai,sinh con mà vẫn đồng trinh,trinh tiết vẹn toàn khi sinh hạ Đấng cứu thế,bởi phép Chúa Thánh Thần.Đặc ân thứ hai là Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.Và cuối cùng là Đức Mẹ được Lên Trời cả hồn xác khi cuộc đời của Mẹ luôn gắn bó với Chúa Giêsu, chu toàn bổn phận và thiên chức mà Chúa giao phó.Tất cả những gì Đức Mẹ đã được hưởng là nhờ công nghiệp sự chết và sống lại của Đức Giêsu Kitô,Con của Mẹ. Đối với những anh chị em hội viên Legio, lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội rấtthân thiết,nhất là chúng ta được đi theo Đức Mẹ trong cuộc sống.Hôm nay cũng là ngày tổng hội thường niên, chúng ta có dịp ngồi lai chia sẻ với nhau sứ mạng Truyền giáo và hoạt động tông đồ của con cái của Đức Mẹ, cầm quân dưới sự hướng dẫn của Mẹ và chúng ta cũng xin Đức Mẹ nâng đỡ ban mọi ơn phúc cho chúngta,gia tăng lòng tin cậy mến.Hơn nữa,trong công việc tông đồ và trong đời thường, chúng ta phải biết gắn bó với Chúa Giêsu,nhờ Mẹ đến với chúa Giêsu.

Sau thánh lễ,các hội viên cùng với cha linh giám sinh hoạt tổng hội thường niên tại hội trường giáo xứ Phú Bình, để chia sẻ công việc tông đồ của hội viên Legio,những kinh nghiệm loan báo Tin mừng giữa môi trường xã hội Việt Nam hôm nay.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
​Đức ông Giuse Maria Nguyễn Thế Thoại tuyên khấn trong Đan Viện Xitô Mỹ Ca.
Thới Hoa
11:09 09/12/2015
​Đức ông Giuse Maria Nguyễn Thế Thoại tuyên khấn trong Đan Viện Xitô Mỹ Ca.

Vào lúc 7g30 ngày 7.12.2015 tại Nguyện Đường Đan Viện Xitô Mẫu Tâm Mỹ Ca, Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận Nha Trang chủ tế thánh lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, đồng tế với ngài có hơn 50 linh mục trong và ngoài giáo phận, cùng đông đảo quý tu sĩ và anh chị em giáo dân các giáo xứ nơi Đức Ông Giuse Maria đã từng chăm sóc mục vụ về tham dự.

Xem Hình

Trong Thánh lễ đặc biệt hôm nay Đức ông Giuse Maria Nguyễn Thế Thoại tuyên khấn lần đầu trong Đan Viện Xitô Mỹ Ca, với tước hiệu Đan sĩ là Phêrô Thi Nguyễn Thế Thoại.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse nói về ý nghĩa của ngày lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria đã được đặc sủng nơi Thiên Chúa, chính vì thế Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Mẹ và cho Đức Mẹ những hồng ân cao quí nhất mà không một ai trên trần thế có được như Mẹ. Thiên Chúa quả thực đã yêu thương Mẹ, đã cất nhắc Mẹ và chọn Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa, chính Ngài đã gìn giữ Mẹ ngay từ giây phút đầu tiên của đời Mẹ, đã không để cho Mẹ vướng mắc bất cứ một chút bợn nhơ nào…

Trong phần chia sẽ còn lại Đức Cha nhắc đến cuộc đời của Đức Ông Giuse Nguyễn Thế Thoại, Ngài là một linh mục uyên thâm, thánh thiện.

Trong linh mục đoàn Giáo phận, Đức ông đã sống một đời sống yêu thương, khiêm tốn, ngài đã được Đức Giám Mục Giáo phận trao phó nhiều trọng trách: quản xứ, giáo sư Đại Chủng Viện Sao Biển và nhiều Hội Dòng cũng như đảm trách giảng dạy nhiều nơi, đặc biệt hơn Đức ông là người kề cận Đức Giám Mục Giáo Phận trong cương vị Tổng Đại Diện… Hội Thánh ghi nhận công lao phục vụ của ngài và trao cho ngài tước vị Đức Ông.

Sau khi đã chu toàn tất cả nhiệm vụ Đức Giám Mục giao phó, vào ngày 27/12/2013 Đức ông đã rời Tòa Giám Mục để vào nghỉ dưỡng tại Đan Viện Xitô Mỹ Ca. Tại Đan Viện này, Đức ông đã muốn dấn thân hơn nữa trong đời sống tu trì để sống linh đạo của Đan Viện Xitô: Làm việc và cầu nguyện.Đức Giám Mục giáo phận nhấn mạnh Đức ông là người chân tu đích thực qua những cuộc sống chứng tá mỗi ngày, với tuổi đời 82 nhưng Đức ông đã sống chan hòa, vâng phục bề trên, nhất với quí Cha quí Thầy đáng hàng con cháu trong đời sống tập viện…

Sau bài giảng Đức Viện Phụ Xitô Mỹ Ca Bảotịnh Trần Văn Bảo nhận lời khấn.

Giây phút cảm động nhất là phần tuyên khấn của Đức ông Giuse, nghi thức khấn lần đầu gồm 5 phần: Giới thiệu, huấn từ và thẩm vấn, lời nguyện, tuyên khấn, làm phép và trao tu phục mới cho khấn sinh. Cha Tập sư giới thiệu khấn sinh cho Viện phụ. Khấn sinh qùy, Viện phụ ban huấn từ và thẩm vấn. Sau đó khấn sinh đọc lời tuyên khấn lần đầu: khiết tịnh, thanh bần, vâng phục, theo Tu luật và Hiến pháp Đan viện Xitô. Đọc xong khấn sinh ký và trao cho Viện phụ. Sau đó khấn sinh được Viện phụ mặc cho tu phục mới….

Trước khi kết lễ Viện Phụ dâng lời cảm tạ.

Thánh lễ kết thúc với phép lành toàn xá từ Đức Cha Giuse giám mục địa phận.

Xin hiệp ý cầu nguyện cho Đức ông sức khỏe và ơn Chúa để trở nên chứng tá trong đới sống mỗi ngày tại Đan Viện Xitô

Thới Hoa
 
Cắt băng khánh thành nhà Mục vụ Giáo xứ Thủ Chính, Gp. Thái Bình
BTT Thái Bình
20:45 09/12/2015
Cắt băng khánh thành nhà Mục vụ Giáo xứ Thủ Chính, Gp. Thái Bình

Sau những năm tháng các vị chủ chăn và mọi người cùng đồng tâm hiệp sức xây dựng, ngôi nhà Mục vụ của Giáo xứ Thủ Chính nay đã hoàn thành; hôm nay cộng đoàn Giáo xứ Thủ Chính hân hoan chào đón cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám, cha Giám tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Micae Hoàng Đô Đốc và đông đảo quý cha, quý khách về cắt băng khánh thành và dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa.

Xem Hình

Mặc dù đang là giữa mùa Đông, nhưng bầu khí tại khuôn viên Giáo xứ Thủ Chính hôm nay dường như không hề có chút gì là giá lạnh, bởi hơi ấm của tình người đổ về mừng lễ tạ ơn nhân ngày cắt băng khánh thành trung tâm Mục vụ Giáo xứ Thủ Chính đã lan tỏa cả một vùng trời phía Nam Tiền Hải.

Vào lúc 9g15 ngày 09.12.2015, giây phút linh thiêng mà cộng đoàn Giáo xứ Thủ chính mong đợi đã đến; Khi đoàn rước từ cuối Nhà thờ tiến đến lễ đài tại sân trước ngôi nhà Mục vụ, Cha Tổng Đại Diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám, cha Giám tỉnh Micae Hoàng Đô Đốc, cha Hạt trưởng Nam Tiền Hải Đaminh Nguyễn Văn Thao, cha Giuse Đào Văn Riệp và cha quản nhiệm Phêrô Phan Anh Tuấn đã cắt băng khánh thành trung tâm Mục vụ của Giáo xứ, trước sự chứng kiến của quý cha trong cũng như ngoài Giáo phận và đông đảo cộng đoàn hiện diện.

Trong ngày vui hôm nay, các vị đại diện của Giáo xứ đã dâng lên Tổng Đại diện F.Ass., cha Giám tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin và cha Hạt trưởng Nam Tiền Hải những lãng hoa tươi thắm, thể hiện lòng yêu mến của đoàn chiên nơi đây đối với các ngài. Bên cạnh đó, các đoàn đại diện Chính quyền và quý khác cũng có những lẵng hoa chúc mừng Giáo xứ Thủ Chính.

Trước khi cử hành nghi thức làm phép trung tâm Mục vụ của Giáo xứ Thủ Chính, cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám đã cho cộng đoàn biết, lẽ ra hôm nay Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Chủ chăn Giáo phận - về cắt băng, làm phép ngôi nhà này và chủ tế thánh lễ tạ ơn, nhưng vì lý do công tác mục vụ nên ngài không thể hiện diện nơi đây. Cha Tổng Đại diện đã thay mặt cho Đức Cha Phêrô gửi tới Giáo xứ Thủ Chính và cộng đoàn hiện diện lời chúc mừng trân trọng.

Sau khi cha Tổng Đại diện thúc lời nguyện của nghi thức làm phép, cha Giám tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Micae Hoàng Đô Đốc và cha quản nhiệm Phêrô Phan Anh Tuấn đi rẩy nước thánh tất cả các phòng của trung tâm Mục vụ.

Thánh lễ được diễn ra một các trang trọng và sốt sắng ngay tại lễ đài sân trước ngôi nhà Mục vụ. Mở đầu thánh lễ, cùng với lời chào chúc, cha Tổng Đại diện mời gợi cộng đoàn phụng vụ cùng với Giáo xứ Thủ Chính hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các bậc tiền nhân, cầu nguyện cho những người đã góp công góp của để xây dựng và phát triển Giáo xứ, cách riêng là xây dựng ngôi nhà Mục vụ này.

Trong bài giảng hôm nay, cha Quản hạt Nam Tiền Hải Đaminh Nguyễn Văn Thao đã chia sẻ cùng cộng đoàn rằng: Đến với Giáo xứ Thủ Chính hôm nay, trước mắt cộng đoàn là một ngôi nhà to, đẹp và đầy ý nghĩa. Nó mang ý nghĩa là vì được mang tên “Ngôi nhà Mục vụ Giáo xứ”, ngôi nhà này sẽ mang lại lợi ích đặc biệt cho ttoàn thể cộng đoàn Giáo xứ Thủ chính và cả những người xung quanh khu vực. Ngôi nhà này sẽ là trung tâm sinh hoạt của Giáo xứ, đào tạo và nâng cao sự hiểu biết cho con người, giúp con người được nên mỗi ngày một tốt hơn cả về mặt đạo và mặt đời. Do đó, chúng ta dâng công trình này cho Thiên Chúa và cầu xin Ngài thi ân, giáng phúc để mọi người được hưởng nhờ.

Cuối thánh lễ, quản nhiệm Phêrô Phan Anh Tuấn bày tỏ tâm tình cám ơn cha Tổng Đại diện, cha Giám tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin và quý cha, quý ân nhân, quý khách và cộng đoàn đã tới hiệp thông, cầu nguyện cho Giáo xứ trong ngày vui trọng đại này.

Sau thánh lễ, mọi người tiếp chung chia niềm vui với Giáo xứ Thủ Chính trong bữa tiệc đầy tình thân tại khuôn viên Giáo xứ.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Vàng
Đặng Đức Cương
21:46 09/12/2015
TRĂNG VÀNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Trăng tròn ánh sáng dịu dàng
Hiếu tròn khuya sớm lòng càng thảnh thơi.
(Ca dao)