Phụng Vụ - Mục Vụ
Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:23 06/12/2019
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm
Hôm nay toàn thể Giáo Hội tôn vinh Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ.
Đặc Ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là bằng chứng về sức mạnh của Ân Sủng trên tội lỗi và sự chết. Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng. Thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi. Cánh cửa thiêng liêng mở ra cho dân Chúa bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể.
Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950). Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể - Cứu Chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.
Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.
Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ”. Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm : “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.
Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của dân Chúa. Đặc Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.
Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai.
Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII.
Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ái năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854.
Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Sứ Thần cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa.
“Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ” vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông. Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người” như sách Giáo Lý đã viết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria có được là kết quả đi trước nhờ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách Giáo Lý xác tín : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, Đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ hôm nay :“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.
Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ.
Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ : “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”
Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo Hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người Nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Mẹ Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả nhân loại, những người đã chiến thắng Satan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Năm 1492, hơn 500 năm trước đây Colombô đã khám phá ra Châu Mỹ. Ông đã dùng con tàu mang tên: Maria Vô Nhiễm. Colombô đặt tên cho hòn đảo đầu tiên ông đặt bước chân là San Salvador để tôn kính Đấng Cứu Thế. Hòn đảo thứ nhì mang tên Conception, Mẹ Vô Nhiễm để tôn kính Mẹ Chúa Kitô.
Vào năm 1673, hơn 300 năm trước, cha Monquette, một linh mục thám hiểm gan dạ, người đầu tiên tới sông Mississipi, một thác nước khổng lồ chạy dài 3.000 km xuyên qua 10 tiểu bang Hoa Kỳ. Ngài đặt tên cho con sông miền Tây này là “Maria Vô Nhiễm”.
Balboa và Cortez, hai nhà thám hiểm nổi tiếng cũng có lòng tôn sùng Maria Vô Nhiễm.
Giáo dân Việt Nam rất sùng kính Đức Maria Vô Nhiễm. Năm 1960 khi thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, các Giám mục đã dâng đất nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sửa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với Ân Sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu.
Xin Mẹ cũng giúp chúng con chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh với tâm tình yêu mến như Mẹ. Amen.
Sự Công Chính Và Nền Hòa Bình Viên Mãn Sẽ Triển Nở…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:53 06/12/2019
Sự Công Chính Và Nền Hòa Bình Viên Mãn Sẽ Triển Nở…
Chúa Nhật II Mùa Vọng A
Hằng năm cứ mỗi dịp mùa Vọng về, đoàn tín hữu chúng ta lại được nghe điệp khúc: “Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người” (Tv 71,7). Đã là người, từ cổ chí kim, ai cũng hằng mong được sống trong an bình. Hòa bình mãi là niềm ước mong của mọi dân tộc, mọi quốc gia, dĩ nhiên là ngoại trừ những kẻ lắm tham vọng muốn bá quyền, muốn độc tôn, thống trị kẻ khác… Và dường như sự an bình, yên ổn vẫn đang còn là ước mơ, cho dẫu một đôi lúc, ở một vài nơi đã được nếm hưởng nhưng chưa chắc đã là được bình an thực sự.
Sẽ chẳng có hòa bình nếu không có công bình. Các Đức Giáo Hoàng gần đây đã từng nhấn mạnh điều này vào mỗi dịp đầu năm Dương lịch hay những khi kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Quả thật, làm sao có được sự công bình nếu không có sự công chính. Nói đên sự công chính là nói đến sự công minh, chính trực trong tư tưởng, lời nói và hành động của con người. Như thế cái nguồn gốc của sự hòa bình là nơi chính bản thân con người. Tuy nhiên, vì con người là sinh vật có tính xã hội, do đó một nền hòa bình chính hiệu cần phải có những thể chế luật lệ công minh, những đường lối chính sách ngay thẳng, công bình.
Những hình ảnh “sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt chúng…” chính là niềm ước mơ của mọi người, mọi thời. Với những lời của Tiên Tri Isaia qua bài đọc thứ nhất (Is 11,1-10) và lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Tin Mừng (Mt 3,1-12), xin được góp một vài ý thô thiển để cùng dệt xây một nền hòa bình đích thực và chính hiệu.
1. “Ngài sẽ lấy sự công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở” (Is 11,4). Ngày nay, cảnh người nghèo khó bị áp bức bóc lột, bị xét xử bất công vẫn tồn tại dưới nhiều hình thái. Nhiều nơi trên thế giới và ngay chính trên quê hương chúng ta hiện tượng này vẫn dẫy đầy đó đây. Câu ngạn ngữ “ở hiền, gặp lành” xem ra không phải lúc nào cũng đúng trong thực tiễn mà có vẻ như đang là ngược lại. Càng ở hiền thì càng gặp nhiều điều chẳng may, càng bị thua thiệt nhiều mặt. Chính vì thế người con cái Chúa cần phải nỗ lực, gắng công liên lỉ.
Dĩ nhiên, không phải ôm bom tự sát, không phải cầm gươm giáo, súng ống làm vũ khí, nhưng ta phải biết “dùng lời như gậy đánh người áp chế và dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác” (Is 11,4). Đức Bênêđictô XVI, thời chưa làm Giáo Hoàng đã từng cảnh báo các mục tử trong Hội Thánh không được câm nín trước bất công và tội ác. Là Kitô hữu, người con cái Chúa có bổn phận xây dựng một nền hòa bình chính hiệu để cho Nước Chúa trị đến. Phải chăng chúng ta đã vô tình hay hữu ý ngậm miệng làm thinh trước các bất công xã hội? Chúng ta đã mạnh mẽ làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý như thế nào? Phải chăng chúng ta chưa dám hay không dám lên tiếng bảo vệ người nghèo khó, bênh đỡ người hiền lành?
Không thiếu những lý do bào chữa, nhưng chúng ta cũng đành thú nhận rằng lắm khi vì đã “ăn xôi chùa, nên đành ngọng miệng”, hoặc có thể e sợ “há miệng sẽ mắc quai” hoặc rất có thể vì đã “có tật thì giật mình” nên chọn giải pháp làm thinh. Cũng có thể vin vào lý do tưởng như là khôn ngoan và hợp lý như là thời cơ chưa thuận lợi, chưa phải lúc…thế nhưng, chúng ta đừng quên đòi hỏi của Tin Mừng là dù khi thuận lợi hay không thuận lợi, thì lời chân lý phải được công bố.
2. Phê bình, góp ý để làm cho các đường lối, chủ trương, chính sách trong Hội Thánh và ngoài xã hội được ngay chính.
“Đường Chúa, ta uốn cho ngay…”. Ca từ của một bài hát trong mùa Vọng ta vốn thân quen vì được trích lời, ý, từ Thánh Kinh. Câu hát này có thể làm cho nhiều người hiểu lầm. Mọi đường lối của Chúa đều là từ bi và ngay chính. Cớ sao ta cần phải uốn cho ngay đường lối của Chúa. Không lẽ đường lối của Chúa chưa ngay thẳng hoặc đang cong queo? Chẳng một ai dám to gan khẳng định điều này khi họ là tín hữu Kitô đích thực. Thế thì ta cần phải hiểu chính xác về lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả vốn được trích từ lời của tiên tri Isaia: “Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi , phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho bằng…(Is 40,3.5; Lc 3,4-5; Mt 3,3; Mc 1,2-3). Hóa ra đây là những đường lối của ta, cung cách sống của bản thân ta và cũng không loại trừ những thể chế, luật lệ, chủ trương, đường lối, chính sách của chúng ta.
Hiến Pháp, luật lệ các quốc gia và cả bộ Giáo Luật trong Hội Thánh chúng ta đã từng được chỉnh sửa, thay đổi, tất thảy chỉ vì chúng không còn phù hợp, thiếu chính đáng và rất có thể là chưa được “thẳng” ở điều này hay điểm kia. Thử đặt vấn đề rằng các đường lối, các luật lệ hiện nay vẫn còn nhiều điều cần sửa cho “ngay thẳng” hay không? Hẳn ta sẽ dễ dàng trả lời không chút nghi ngại là vẫn đang còn.
Tiến trình “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” nhắc nhớ cho ta về động thái căn bản là chỉnh sửa cho ngay thẳng cõi lòng, cung cách sống của ta. Tuy nhiên, yếu tố xã hội vẫn có đó mức độ ảnh hưởng đáng kể trên suy nghĩ và hành động của ta. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong bức thư chung năm 2006 đã nhìn nhận sự thật này: “con người vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội” (số 5). Và chắc chắn các cơ chế, luật lệ, các đường lối, chính sách quốc gia, xã hội có ảnh hưởng trên nhân cách và lối sống của con người thật đáng kể. Đất nước chúng ta đã nhìn nhận sai lầm của cơ chế bao cấp, của việc quá đề cao hình thái tổ chức vốn đã từng làm thui chột tinh thần trách nhiệm cá nhân và đã gây hậu quả xấu thật khó khắc phục một sớm một chiều. Và còn nhiều hậu quả xấu khác do bởi cơ chế, đường lối chính sách “không ngay thẳng” mà chúng ta đang phải hứng chịu đây? Việc chạy theo thành tích, chỉ nhắm đến lợi ích kinh tế trong giáo dục hay việc gạt các tập thể tôn giáo ra khỏi quốc sách giáo dục cũng là những “đường lối cong queo” mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng trong thư chung năm 2007 (x.số 11-12;18-19).
Mùa Vọng lại về, Kitô hữu chúng ta không chỉ mong chờ Chúa Kitô lại đến, nhưng chúng ta cần phải loan báo cho thế giới nhận biết rằng Chúa Kitô, Vua Hòa Bình đã đến trong thế gian. Một trong những cách thế loan bào tin vui ấy hữu hiệu nhất là cần nỗ lực làm cho nền hòa bình viên mãn hiện diện cách cụ thể một cách nào đó ngay môi truờng ta đang sống.
Một tín hữu đã thành thật thú nhận rằng để sống lời Chúa dạy như trên chắc là phải tử đạo thôi. Quả không sai vì Đức Kitô đã phán: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,9-10). Lịch sử minh chứng rằng hai mối phúc này thường đi sánh đôi qua mọi thời và mọi nơi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật II Mùa Vọng A
Hằng năm cứ mỗi dịp mùa Vọng về, đoàn tín hữu chúng ta lại được nghe điệp khúc: “Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người” (Tv 71,7). Đã là người, từ cổ chí kim, ai cũng hằng mong được sống trong an bình. Hòa bình mãi là niềm ước mong của mọi dân tộc, mọi quốc gia, dĩ nhiên là ngoại trừ những kẻ lắm tham vọng muốn bá quyền, muốn độc tôn, thống trị kẻ khác… Và dường như sự an bình, yên ổn vẫn đang còn là ước mơ, cho dẫu một đôi lúc, ở một vài nơi đã được nếm hưởng nhưng chưa chắc đã là được bình an thực sự.
Sẽ chẳng có hòa bình nếu không có công bình. Các Đức Giáo Hoàng gần đây đã từng nhấn mạnh điều này vào mỗi dịp đầu năm Dương lịch hay những khi kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Quả thật, làm sao có được sự công bình nếu không có sự công chính. Nói đên sự công chính là nói đến sự công minh, chính trực trong tư tưởng, lời nói và hành động của con người. Như thế cái nguồn gốc của sự hòa bình là nơi chính bản thân con người. Tuy nhiên, vì con người là sinh vật có tính xã hội, do đó một nền hòa bình chính hiệu cần phải có những thể chế luật lệ công minh, những đường lối chính sách ngay thẳng, công bình.
Những hình ảnh “sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt chúng…” chính là niềm ước mơ của mọi người, mọi thời. Với những lời của Tiên Tri Isaia qua bài đọc thứ nhất (Is 11,1-10) và lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Tin Mừng (Mt 3,1-12), xin được góp một vài ý thô thiển để cùng dệt xây một nền hòa bình đích thực và chính hiệu.
1. “Ngài sẽ lấy sự công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở” (Is 11,4). Ngày nay, cảnh người nghèo khó bị áp bức bóc lột, bị xét xử bất công vẫn tồn tại dưới nhiều hình thái. Nhiều nơi trên thế giới và ngay chính trên quê hương chúng ta hiện tượng này vẫn dẫy đầy đó đây. Câu ngạn ngữ “ở hiền, gặp lành” xem ra không phải lúc nào cũng đúng trong thực tiễn mà có vẻ như đang là ngược lại. Càng ở hiền thì càng gặp nhiều điều chẳng may, càng bị thua thiệt nhiều mặt. Chính vì thế người con cái Chúa cần phải nỗ lực, gắng công liên lỉ.
Dĩ nhiên, không phải ôm bom tự sát, không phải cầm gươm giáo, súng ống làm vũ khí, nhưng ta phải biết “dùng lời như gậy đánh người áp chế và dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác” (Is 11,4). Đức Bênêđictô XVI, thời chưa làm Giáo Hoàng đã từng cảnh báo các mục tử trong Hội Thánh không được câm nín trước bất công và tội ác. Là Kitô hữu, người con cái Chúa có bổn phận xây dựng một nền hòa bình chính hiệu để cho Nước Chúa trị đến. Phải chăng chúng ta đã vô tình hay hữu ý ngậm miệng làm thinh trước các bất công xã hội? Chúng ta đã mạnh mẽ làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý như thế nào? Phải chăng chúng ta chưa dám hay không dám lên tiếng bảo vệ người nghèo khó, bênh đỡ người hiền lành?
Không thiếu những lý do bào chữa, nhưng chúng ta cũng đành thú nhận rằng lắm khi vì đã “ăn xôi chùa, nên đành ngọng miệng”, hoặc có thể e sợ “há miệng sẽ mắc quai” hoặc rất có thể vì đã “có tật thì giật mình” nên chọn giải pháp làm thinh. Cũng có thể vin vào lý do tưởng như là khôn ngoan và hợp lý như là thời cơ chưa thuận lợi, chưa phải lúc…thế nhưng, chúng ta đừng quên đòi hỏi của Tin Mừng là dù khi thuận lợi hay không thuận lợi, thì lời chân lý phải được công bố.
2. Phê bình, góp ý để làm cho các đường lối, chủ trương, chính sách trong Hội Thánh và ngoài xã hội được ngay chính.
“Đường Chúa, ta uốn cho ngay…”. Ca từ của một bài hát trong mùa Vọng ta vốn thân quen vì được trích lời, ý, từ Thánh Kinh. Câu hát này có thể làm cho nhiều người hiểu lầm. Mọi đường lối của Chúa đều là từ bi và ngay chính. Cớ sao ta cần phải uốn cho ngay đường lối của Chúa. Không lẽ đường lối của Chúa chưa ngay thẳng hoặc đang cong queo? Chẳng một ai dám to gan khẳng định điều này khi họ là tín hữu Kitô đích thực. Thế thì ta cần phải hiểu chính xác về lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả vốn được trích từ lời của tiên tri Isaia: “Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi , phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho bằng…(Is 40,3.5; Lc 3,4-5; Mt 3,3; Mc 1,2-3). Hóa ra đây là những đường lối của ta, cung cách sống của bản thân ta và cũng không loại trừ những thể chế, luật lệ, chủ trương, đường lối, chính sách của chúng ta.
Hiến Pháp, luật lệ các quốc gia và cả bộ Giáo Luật trong Hội Thánh chúng ta đã từng được chỉnh sửa, thay đổi, tất thảy chỉ vì chúng không còn phù hợp, thiếu chính đáng và rất có thể là chưa được “thẳng” ở điều này hay điểm kia. Thử đặt vấn đề rằng các đường lối, các luật lệ hiện nay vẫn còn nhiều điều cần sửa cho “ngay thẳng” hay không? Hẳn ta sẽ dễ dàng trả lời không chút nghi ngại là vẫn đang còn.
Tiến trình “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” nhắc nhớ cho ta về động thái căn bản là chỉnh sửa cho ngay thẳng cõi lòng, cung cách sống của ta. Tuy nhiên, yếu tố xã hội vẫn có đó mức độ ảnh hưởng đáng kể trên suy nghĩ và hành động của ta. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong bức thư chung năm 2006 đã nhìn nhận sự thật này: “con người vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội” (số 5). Và chắc chắn các cơ chế, luật lệ, các đường lối, chính sách quốc gia, xã hội có ảnh hưởng trên nhân cách và lối sống của con người thật đáng kể. Đất nước chúng ta đã nhìn nhận sai lầm của cơ chế bao cấp, của việc quá đề cao hình thái tổ chức vốn đã từng làm thui chột tinh thần trách nhiệm cá nhân và đã gây hậu quả xấu thật khó khắc phục một sớm một chiều. Và còn nhiều hậu quả xấu khác do bởi cơ chế, đường lối chính sách “không ngay thẳng” mà chúng ta đang phải hứng chịu đây? Việc chạy theo thành tích, chỉ nhắm đến lợi ích kinh tế trong giáo dục hay việc gạt các tập thể tôn giáo ra khỏi quốc sách giáo dục cũng là những “đường lối cong queo” mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên tiếng trong thư chung năm 2007 (x.số 11-12;18-19).
Mùa Vọng lại về, Kitô hữu chúng ta không chỉ mong chờ Chúa Kitô lại đến, nhưng chúng ta cần phải loan báo cho thế giới nhận biết rằng Chúa Kitô, Vua Hòa Bình đã đến trong thế gian. Một trong những cách thế loan bào tin vui ấy hữu hiệu nhất là cần nỗ lực làm cho nền hòa bình viên mãn hiện diện cách cụ thể một cách nào đó ngay môi truờng ta đang sống.
Một tín hữu đã thành thật thú nhận rằng để sống lời Chúa dạy như trên chắc là phải tử đạo thôi. Quả không sai vì Đức Kitô đã phán: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,9-10). Lịch sử minh chứng rằng hai mối phúc này thường đi sánh đôi qua mọi thời và mọi nơi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sám hối mở lối yêu thương
Lm Nguyễn Xuân Trường
13:40 06/12/2019
Phúc Âm tuần này vang lên lời ông Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Vậy sám hối là gì? Nước Trời là chi?
Theo Gioan, sám hối không chỉ là hối hận về tội lỗi mình đã làm, nhưng còn là sửa lối dọn đường cho Chúa đi. Như đường giao thông để nối kết các nơi chốn với nhau, thì sám hối cũng là sửa đổi lối sống, dọn dẹp đường đời để nối kết con người với Chúa và con người với nhau. Thực tế cuộc sống cho thấy: Người ta đến với nhau không phải đường gần hay xa mà là vì yêu hay ghét như lời ca dao: “Yêu nhau xa mấy cũng gần. Ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa.” Như thế, sám hối là mở lối yêu thương, là trải tình nghĩa trên con đường đến với Chúa và đến với tha nhân.
Sám hối là mở lối yêu thương nên bài Sách Thánh thứ nhất cho thấy công lý không chỉ là công bằng, mà còn công ơn Chúa dành cho con người khi “Chúa xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng.”
Chúa chạnh lòng thương người bé mọn, bênh vực quyền lợi người nghèo.
Chúa đứng về phía những người thấp cổ bé miệng.
Chúa thực thi công lý bằng lòng thương xót.
Chính nền công lý dạt dào tình thương mới có thể tạo nên một thế giới kẻ mạnh không ức hiếp kẻ yếu, nhà cầm quyền không thống trị người dân, nhưng là cùng chung sống hiền hòa – đó chính là hình ảnh Nước Trời. Nước mà triều đại Chúa nở hoa công lý và thái bình thịnh trị qua hình ảnh quá đẹp “sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.” Nơi đó, không còn cảnh cá lớn nuốt cá bé, quan đè đầu cưỡi cổ dân, mà chỉ có cảnh mọi người chung sống hiền hòa, yêu thương nhau như anh em một nhà. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:11 06/12/2019
3. Kiên nhẫn bảo vệ chúng ta khỏi phạm tội và không sa hỏa ngục.
(Thánh Cyprian)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:17 06/12/2019
81. THỨC ĂN CỦA CỐNG NGẦM
Vương Phụ là đại thần năm cuối thời bắc Tống, nhà ở của ông ta gần bên một ngôi chùa.
Có một hoà thượng, mỗi ngày đều vớt những hạt cơm từ ống cống của nhà Vương Phụ chảy ra, rửa sạch phơi khô để ăn, qua được mấy năm không ngờ tích trử được một vựa.
Đời Tịnh Đường năm thứ hai, quân Kim đánh phá đô thành bắc Tống là Biện Lương, vợ con của nhà Vương Phụ bị cắt lương thực đói meo, vị hoà thượng ấy bèn lấy cơm đã tích trử được một vựa ấy đem biếu nhà Vương Phụ. Cả nhà lớn nhỏ của Vương Phụ ăn ngon và thấy rất thơm, cám ơn luôn miệng, họ có biết đâu những đồ vật mà họ ăn đó là từ cống ngầm của họ mà ra.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 81:
Có người khi giàu có thì tiêu xài phung phí không tiết kiệm tích trử phòng khi bệnh hoạn tai nạn đột xuất, nên khi chuyện xảy ra thì than trời than đất.
Có những ngừơi nhiều tiền lắm của khi ăn cơm thì chỉ nhúng đũa vào rồi chê dài chê ngắn, quát tháo nạt nộ, họ không nghĩ đến những người nghèo khó đang ăn xin bên vệ đường…
Hôm nay “nhặt” một việc lành, ngày mai làm một việc tốt, mỗi ngày làm một việc thiện thì sẽ có ích cho mọi người, đó chính là tích trử kho tàng trên trời vậy.
Hôm nay ăn bát cơm đầy thì nên để tâm đến ngày mai đói khát, đó là người khôn ngoan; hôm nay ăn một nửa bát cơm để giúp người nửa bát cơm đó là người thánh thiện; hôm nay rộng tay bố thí thì được Thiên Chúa trả công đời này và đời sau, đó là người con của Thiên Chúa.
Hạt cơm thừa của người giàu có đổ ra lại trở thành hạt ngọc trong tay hoà thượng, cũng vậy việc lành của người Ki-tô hữu thực hiện sẽ trở thành phép lạ đem lại niềm vui cho mọi người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vương Phụ là đại thần năm cuối thời bắc Tống, nhà ở của ông ta gần bên một ngôi chùa.
Có một hoà thượng, mỗi ngày đều vớt những hạt cơm từ ống cống của nhà Vương Phụ chảy ra, rửa sạch phơi khô để ăn, qua được mấy năm không ngờ tích trử được một vựa.
Đời Tịnh Đường năm thứ hai, quân Kim đánh phá đô thành bắc Tống là Biện Lương, vợ con của nhà Vương Phụ bị cắt lương thực đói meo, vị hoà thượng ấy bèn lấy cơm đã tích trử được một vựa ấy đem biếu nhà Vương Phụ. Cả nhà lớn nhỏ của Vương Phụ ăn ngon và thấy rất thơm, cám ơn luôn miệng, họ có biết đâu những đồ vật mà họ ăn đó là từ cống ngầm của họ mà ra.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 81:
Có người khi giàu có thì tiêu xài phung phí không tiết kiệm tích trử phòng khi bệnh hoạn tai nạn đột xuất, nên khi chuyện xảy ra thì than trời than đất.
Có những ngừơi nhiều tiền lắm của khi ăn cơm thì chỉ nhúng đũa vào rồi chê dài chê ngắn, quát tháo nạt nộ, họ không nghĩ đến những người nghèo khó đang ăn xin bên vệ đường…
Hôm nay “nhặt” một việc lành, ngày mai làm một việc tốt, mỗi ngày làm một việc thiện thì sẽ có ích cho mọi người, đó chính là tích trử kho tàng trên trời vậy.
Hôm nay ăn bát cơm đầy thì nên để tâm đến ngày mai đói khát, đó là người khôn ngoan; hôm nay ăn một nửa bát cơm để giúp người nửa bát cơm đó là người thánh thiện; hôm nay rộng tay bố thí thì được Thiên Chúa trả công đời này và đời sau, đó là người con của Thiên Chúa.
Hạt cơm thừa của người giàu có đổ ra lại trở thành hạt ngọc trong tay hoà thượng, cũng vậy việc lành của người Ki-tô hữu thực hiện sẽ trở thành phép lạ đem lại niềm vui cho mọi người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:19 06/12/2019
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG
Tin mừng : Mt 3, 1-12
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”.
Anh chị em thân mến,
Thánh Mát-thêu viết Tin Mừng cho người Do Thái tin vào Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trích dẫn câu nói của tiên tri I-sai-a để chứng minh cho sứ vụ của thánh Gioan Tiền Hô: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Và thánh Gioan Tiền Hô đã đến, đến một cách công khai, kêu gọi mọi người chuẩn bị đường sá sạch sẽ đẹp đẽ để chờ đón Đức Chúa Giê-su đến.
1. Càng danh vọng càng sám hối ?
Tất cả mọi người đều phải sám hối vì trước mặt Thiên Chúa không ai là người công chính.
Người ta thường cho rằng, người cần sám hối là những người tội lỗi ngập đầu ngập cổ, điều này rất đúng, đó là chuyện đương nhiên, nhưng người cần sám hối và tỉnh thức trước hết là những người lãnh nhận quá nhiều ân sủng của Thiên Chúa, tức là những người được gọi là công chính, những người được hưởng những ơn lành cao quý của Thiên Chúa qua thiên chức linh mục và ơn gọi tu sĩ, qua những chức vụ ngoài xã hội như tổng thống, chủ tịch nước, các bộ trưởng và tất cả những ai có quyền thế trên mặt đất này. Những người này cần phải tỉnh thức và đấm ngực sám hối luôn luôn, bởi vì nếu không sám hối, nếu không tỉnh thức, thì họ sẽ ngủ mê trong quyền cao chức trọng, ngủ mê trong những thỏa mãn của mình.
Thánh Gioan Tiền Hô đã nghiêm khắc cảnh cáo những người Pha-ri-siêu và Sa-đốc là những người quyền cao chức trọng thời bấy giờ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối...” ngài đã kêu gọi tất cả mọi người hãy sám hối, nhưng cách đặc biệt mời gọi và chỉ trích thái độ kiêu căng tự cho mình là thầy dạy thiên hạ mà không chịu sám hối của người Pha-ri-siêu và Sa-đốc. Sám hối để được tha tội, và sám hối để được trở nên những người mong chờ ngày Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang.
Thủ lãnh thế gian không cần và không muốn sám hối vì họ không muốn chờ đón ngày Đức Chúa Giê-su đến, nhưng những thủ lãnh của cộng đoàn dân Thiên Chúa thì cần phải sám hối và chuẩn bị luôn, bởi vì một mục tử biết sám hối thì cả cộng đoàn dân Thiên Chúa được hưởng ơn tha thứ và ơn thánh của Thiên Chúa, đó chính là hoa quả của lòng sám hối vậy.
2. Sám hối là chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa đến.
Con đường, tự nó là sự kết nối giữa điểm nầy với điểm khác, nó cũng là sự hy vọng cho những người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần với nhau. Chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa đến cũng là chuẩn bị cho mình một con đường đến với Thiên Chúa ngay tại trần gian này, đó là con đường của sự sám hối noi gương của Đức Chúa Giê-su trong hoang địa: ăn chay, cầu nguyện và luôn kết hợp với Cha trên trời.
Sám hối là quyết tâm sửa đổi những tính hư tật xấu của mình để phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su dạy; sám hối là quét sạch những kiêu căng, ghen ghét, ích kỷ, giận hờn trong tâm hồn chúng ta, bởi vì đó chính là những rác rưởi dơ bẩn cản ngăn ân sủng của Thiên Chúa đến với chúng ta...
Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta đều có sám hối và mỗi ngày chúng ta đều có phạm tội làm mất lòng Thiên Chúa, chính những tội lỗi ấy đã ngăn cản không cho người anh em chị em chúng ta đến với Thiên Chúa, và cũng làm cản trở bước chân của chúng ta đến với Ngài trong cuộc sống hôm nay.
Thánh Gioan Tiền Hô đã mời gọi chúng ta -tất cả mọi thành phần dân Thiên Chúa- phải sám hối không miễn trừ một ai, bởi vì chỉ có sám hối và quyết tâm hối cải, chúng ta mới đón nhận được ơn sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó chính là chuẩn bị con đường để Thiên Chúa đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mt 3, 1-12
“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”.
Anh chị em thân mến,
Thánh Mát-thêu viết Tin Mừng cho người Do Thái tin vào Đức Chúa Giê-su, nên ngài đã trích dẫn câu nói của tiên tri I-sai-a để chứng minh cho sứ vụ của thánh Gioan Tiền Hô: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Và thánh Gioan Tiền Hô đã đến, đến một cách công khai, kêu gọi mọi người chuẩn bị đường sá sạch sẽ đẹp đẽ để chờ đón Đức Chúa Giê-su đến.
1. Càng danh vọng càng sám hối ?
Tất cả mọi người đều phải sám hối vì trước mặt Thiên Chúa không ai là người công chính.
Người ta thường cho rằng, người cần sám hối là những người tội lỗi ngập đầu ngập cổ, điều này rất đúng, đó là chuyện đương nhiên, nhưng người cần sám hối và tỉnh thức trước hết là những người lãnh nhận quá nhiều ân sủng của Thiên Chúa, tức là những người được gọi là công chính, những người được hưởng những ơn lành cao quý của Thiên Chúa qua thiên chức linh mục và ơn gọi tu sĩ, qua những chức vụ ngoài xã hội như tổng thống, chủ tịch nước, các bộ trưởng và tất cả những ai có quyền thế trên mặt đất này. Những người này cần phải tỉnh thức và đấm ngực sám hối luôn luôn, bởi vì nếu không sám hối, nếu không tỉnh thức, thì họ sẽ ngủ mê trong quyền cao chức trọng, ngủ mê trong những thỏa mãn của mình.
Thánh Gioan Tiền Hô đã nghiêm khắc cảnh cáo những người Pha-ri-siêu và Sa-đốc là những người quyền cao chức trọng thời bấy giờ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối...” ngài đã kêu gọi tất cả mọi người hãy sám hối, nhưng cách đặc biệt mời gọi và chỉ trích thái độ kiêu căng tự cho mình là thầy dạy thiên hạ mà không chịu sám hối của người Pha-ri-siêu và Sa-đốc. Sám hối để được tha tội, và sám hối để được trở nên những người mong chờ ngày Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang.
Thủ lãnh thế gian không cần và không muốn sám hối vì họ không muốn chờ đón ngày Đức Chúa Giê-su đến, nhưng những thủ lãnh của cộng đoàn dân Thiên Chúa thì cần phải sám hối và chuẩn bị luôn, bởi vì một mục tử biết sám hối thì cả cộng đoàn dân Thiên Chúa được hưởng ơn tha thứ và ơn thánh của Thiên Chúa, đó chính là hoa quả của lòng sám hối vậy.
2. Sám hối là chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa đến.
Con đường, tự nó là sự kết nối giữa điểm nầy với điểm khác, nó cũng là sự hy vọng cho những người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần với nhau. Chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa đến cũng là chuẩn bị cho mình một con đường đến với Thiên Chúa ngay tại trần gian này, đó là con đường của sự sám hối noi gương của Đức Chúa Giê-su trong hoang địa: ăn chay, cầu nguyện và luôn kết hợp với Cha trên trời.
Sám hối là quyết tâm sửa đổi những tính hư tật xấu của mình để phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su dạy; sám hối là quét sạch những kiêu căng, ghen ghét, ích kỷ, giận hờn trong tâm hồn chúng ta, bởi vì đó chính là những rác rưởi dơ bẩn cản ngăn ân sủng của Thiên Chúa đến với chúng ta...
Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta đều có sám hối và mỗi ngày chúng ta đều có phạm tội làm mất lòng Thiên Chúa, chính những tội lỗi ấy đã ngăn cản không cho người anh em chị em chúng ta đến với Thiên Chúa, và cũng làm cản trở bước chân của chúng ta đến với Ngài trong cuộc sống hôm nay.
Thánh Gioan Tiền Hô đã mời gọi chúng ta -tất cả mọi thành phần dân Thiên Chúa- phải sám hối không miễn trừ một ai, bởi vì chỉ có sám hối và quyết tâm hối cải, chúng ta mới đón nhận được ơn sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó chính là chuẩn bị con đường để Thiên Chúa đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Để có thể thay đổi tất cả ...
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
23:10 06/12/2019
Để có thể thay đổi tất cả...... hãy bắt đầu bằng một thay đổi...
Chúng ta thường than thở về điều này, điều kia và cho rằng quá khó để một mình có thể hoàn thànhh hay cáng đáng.
Ai đó nói: Thà đốt lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm.
Đúng là cá nhân sẽ khó thay đổi một tác động to tát, khó làm rung chuyển một nếp nghĩ, nếp sống nào, khó làm lung lay quyết định của đồng loại.
Nhưng “khó” không có nghĩa là không thể. Để có thể thay đổi tất cả, hãy bắt đầu bằng một thay đổi: THAY ĐỔI CHÍNH BẢN THÂN.
Khi còn trẻ, bản thân đầy tràn sức sống, đầy nhiệt huyết, tôi muốn thay đổi thế giới. Nhưng chẳng lâu sau, tôi nhận ra thay đổi thế giới là điều khó khăn.
Tôi bắt đầu nghĩ đến thay đổi đất nước. Và rồi tôi lại thấy thay đổi đất nước vẫn là việc vượt quá tầm tay.
Giai đoạn cuối tuổi trẻ, tôi nghĩ, mình sẽ thay đổi quê hương, nơi mình sống. Nhưng chưa bao giờ tôi làm được chấn hưng nào cho quê hương.
Tuổi đời càng ngày càng qua đi. Rất nhanh, tôi đã trung niên. Tôi luống cuống, buồn, lo vì không còn trẻ, khỏe, vậy mà bản thân vẫn loay hoay với hai tiếng thay đổi, mà chưa bao giờ có thể làm gì cho ước mơ "thay đổi" của mình.
Tôi quay nhìn gia đình. Bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực, tôi tin, chính gia đình mà tôi yêu quý sẽ là môi trường vừa trưởng thành trong nhận thức, vừa trưởng thành trong ơn gọi. Nhưng tôi chuốc lấy thất bại. Tới bây giờ, tôi chưa thể thay đổi ai, thay đổi gì, hoàn cảnh nào...
Tôi muốn thay đổi người bạn thân bên cạnh. Chẳng mấy chốc tôi tự thấy hỗ thẹn, vì khám phá ra, bản thân đầy bất toàn, kém cõi.
Tôi nhận thấy, ước mơ "thay đổi" ấy nguy hiểm. Tôi là ai mà dám nghĩ mình có thể thay đổi người xung quanh? Tôi đang biến mình thành kẻ kiêu ngạo!
Giờ đây, thật quá trễ tràng, khi đã thật sự vào tuổi già, tôi nhận ra, điều duy nhất tôi có thể làm được, chính là THAY ĐỔI BẢN THÂN.
Tôi xác tín, nếu cố gắng biến đổi mình từ lúc trẻ, tôi đã có thể làm thay đổi bạn bè, gia đình, gây ảnh hưởng đẹp nơi quê hương và tổ quốc... TRƯỚC KHI CÓ THỂ THAY ĐỔI TẤT CẢ, TÔI CẦN BẮT ĐẦU BẰNG MỘT THAY ĐỔI, ĐÓ LÀ THAY ĐỔI CHÍNH TÔI!
Tự biến đổi, dẫu khó, không ai có quyền cho rằng, mình không làm được. Ai cho rằng, mình không thể tự thay đổi là cố chấp trong tình trạng cũ kỹ, có khi tội lỗi. Nếu cố chấp, ta là kẻ tự mình tách khỏi Thiên Chúa, từ chối ơn Chúa.
Thông thường, chúng ta hay đổ lỗi cho số đông để không làm gì nên tốt hơn, ngay cả khi cần phải vượt qua tình trạng sống nửa vời của bản thân.
Chẳng hạn, sống giữa những kẻ tham lam, hối lộ, lưu manh…, thay vì phải vươn lên cho lòng mình thanh thoát, ta lại ngã nhào vào đám đông ấy, để chước cám dỗ lôi kéo mình.
Còn các Kitô hữu, lắm khi miệng thì nói mình có đức tin, còn biểu hiện của hành vi, lối suy nghĩ lại đi xa đức tin, nhưng vẫn cho rằng nhiều người cũng sống như tôi, vì thế “ai sao tôi vậy”, không hề nuôi một chút ý thức biến đổi nào.
Nếu không chiến đấu với bản thân, ngược lại còn để cho loại suy nghĩ “ai sao tôi vậy” len lỏi vào đời sống đức tin, đó là một mối nguy khó lường. Như thế là tự mình giết chết đức tin của mình.
Ta không bao giờ được phép cho rằng, mình là người Công Giáo, là người của Thiên Chúa, mà không cần cố gắng. Vì không ai tự hào mình có đức tin, nhưng trong thực tế không sống đức tin, lại có thể đạt lý tưởng ơn phần rỗi.
Thánh Gioan Tẩy giả khẳng định điều đó, khi dùng những lời rất cứng rắn, đến nỗi như một lời răn đe mạnh:
“Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi. Hãy làm việc lành cho xứng với lòng thống hối; chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng ta là Abraham. Vì ta bảo cho các ngươi hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa…” (Mt 3, 7-10).
Có nhiều con đường. Nhưng đường quan trọng là đường dẫn đến cõi lòng.
Con đường không chăm sóc sẽ sinh bụi cây, bờ cỏ, rác rưởi…, cản mất lối.
Cũng vậy, đường vào tâm hồn phải là con đường quang đãng, sạch sẽ. Phải ra sức canh giữ để đường vào tâm hồn không đánh mất nét đẹp ấy.
Đường vào tâm hồn là con đường đưa Chúa đến cõi hồn.
Để Chúa có thể ngự đến, ta hãy biến đổi bằng cách bạt phẳng núi đồi của tự kiêu, tự mãn; lấp những mấp mô, hay hố sâu ngăn cách tình yêu, lòng tha thứ.
Ăn năn thống hối là dọn lòng. Hãy ăn năn thống hối vì Chúa đã gần đến. Nếu không, sẽ rơi vào nguy hiểm. Bởi “Cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân tổng thống Mễ Tây Cơ chỉ là con ma nhà họ Hứa. Trị an tồi tệ đến mức giáo phận phải hủy bỏ lễ Đêm Giáng Sinh
Đặng Tự Do
07:25 06/12/2019
Trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, một năm sau ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.
Trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.
Điều này cho thấy tình trạng bạo lực đang hoành hành trắng trợn tại Mễ Tây Cơ và tác động của tình trạng này đối với Giáo Hội Công Giáo.
Cuernavaca ở ngay sát bên thủ đô Mexico City và vẫn thường là nơi du lịch của người dân thủ đô.
Đức Cha Ramon Fidel Castro, Giám mục Cuernavaca, cho biết các buổi lễ sẽ không được tổ chức sau khi trời tối vì người dân ở khu vực phía nam thành phố Mễ Tây Cơ không muốn mạo hiểm ra khỏi nhà sau khi trời tối.
“Đây là những tình huống mà mọi người đang sợ hãi. Đó là một nỗi sợ hãi làm tê liệt họ,” Đức Cha Fidel nói với truyền thông địa phương hôm 4 tháng 12.
“Có rất nhiều người mà tôi biết không liên quan gì đến bọn tội phạm có tổ chức, nhưng thấy mình bị ảnh hưởng bởi bạo lực này và đã thay đổi lối sống của họ.”
Đức Cha cho biết ngài đã phải đi đến quyết định này sau khi bốn trường hợp tống tiền các nữ tu trong giáo phận đã xảy ra.
Mễ Tây Cơ đã có tỷ lệ bạo lực và giết người cao nhất trong 13 năm qua khi nước này tiến hành một cuộc hành quân triệt hạ các băng đảng ma túy và bọn tội phạm có tổ chức.
Tỷ lệ giết người đã đạt đến mức kỷ lục vào năm 2018 và tỷ lệ này dự kiến sẽ vượt qua kỷ lục trước đó. Trong năm 2019, có thể có đến 36,000 vụ giết người. Đất nước này ghi nhận ngày đẫm máu nhất là ngày 1 tháng 12 vừa qua, với 128 vụ giết người. Số người thiệt mạng bao gồm 21 người ở bang Coahuila, miền bắc, gần biên giới Texas, nơi hàng chục tay súng tấn công tòa thị chính.
Đức Cha Fidel là một tiếng nói bất khuất khi lên án chính quyền tiểu bang và địa phương tham nhũng và tổ chức một cuộc tuần hành hòa bình hàng năm ở Cuernavaca.
Source:Crux NowMexican diocese suspends evening Masses due to insecurity
Trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.
Điều này cho thấy tình trạng bạo lực đang hoành hành trắng trợn tại Mễ Tây Cơ và tác động của tình trạng này đối với Giáo Hội Công Giáo.
Cuernavaca ở ngay sát bên thủ đô Mexico City và vẫn thường là nơi du lịch của người dân thủ đô.
Đức Cha Ramon Fidel Castro, Giám mục Cuernavaca, cho biết các buổi lễ sẽ không được tổ chức sau khi trời tối vì người dân ở khu vực phía nam thành phố Mễ Tây Cơ không muốn mạo hiểm ra khỏi nhà sau khi trời tối.
“Đây là những tình huống mà mọi người đang sợ hãi. Đó là một nỗi sợ hãi làm tê liệt họ,” Đức Cha Fidel nói với truyền thông địa phương hôm 4 tháng 12.
“Có rất nhiều người mà tôi biết không liên quan gì đến bọn tội phạm có tổ chức, nhưng thấy mình bị ảnh hưởng bởi bạo lực này và đã thay đổi lối sống của họ.”
Đức Cha cho biết ngài đã phải đi đến quyết định này sau khi bốn trường hợp tống tiền các nữ tu trong giáo phận đã xảy ra.
Mễ Tây Cơ đã có tỷ lệ bạo lực và giết người cao nhất trong 13 năm qua khi nước này tiến hành một cuộc hành quân triệt hạ các băng đảng ma túy và bọn tội phạm có tổ chức.
Tỷ lệ giết người đã đạt đến mức kỷ lục vào năm 2018 và tỷ lệ này dự kiến sẽ vượt qua kỷ lục trước đó. Trong năm 2019, có thể có đến 36,000 vụ giết người. Đất nước này ghi nhận ngày đẫm máu nhất là ngày 1 tháng 12 vừa qua, với 128 vụ giết người. Số người thiệt mạng bao gồm 21 người ở bang Coahuila, miền bắc, gần biên giới Texas, nơi hàng chục tay súng tấn công tòa thị chính.
Đức Cha Fidel là một tiếng nói bất khuất khi lên án chính quyền tiểu bang và địa phương tham nhũng và tổ chức một cuộc tuần hành hòa bình hàng năm ở Cuernavaca.
Source:Crux Now
Diễn biến mới trong vụ đòi một linh mục trả 25,000 vì ngài dám nói lên chân lý đức tin
Đặng Tự Do
16:21 06/12/2019
Thông tấn xã Catholic News Agency, gọi tắt là CNA, vừa đưa ra thêm các thông tin cập nhật liên quan đến phản ứng của tổng giáo phận Detroit đối với trường hợp một linh mục bị kiện vì nói lên chân lý đức tin trong thánh lễ an táng một người tự tử.
Tuy nhiên, trước hết chúng tôi xin được tóm tắt lại vụ việc như chúng tôi đã tường trình.
Trong một vụ kiện được coi là lố bịch nhất khiến nhiều tín hữu Công Giáo tại tổng giáo phận Detroit bất bình, một gia đình Công Giáo đã đâm đơn kiện cha sở của họ đòi bồi thường 25,000 Mỹ Kim vì vị linh mục này đã can đảm nói lên một chân lý đức tin trong bài giảng tại thánh lễ an táng đứa con của họ.
Gia đình này nói rằng cha Don LaCuesta đã gây ra cho họ những tổn thương và đau đớn không thể khắc phục được vì trong đám tang con trai của họ, cha LaCuesta đã nhiều lần nhắc đến chuyện con trai họ đã chết vì tự tử, và thúc giục cộng đoàn cầu nguyện một cách đặc biệt cho linh hồn của người quá cố.
Maison Hullibarger, mười tám tuổi, đã tự sát vào ngày 4 tháng 12 năm ngoái 2018. Bốn ngày sau đó, tức là vào ngày 8 tháng 12 năm 2018, cha LaCuesta đã cử hành Thánh lễ an táng Maison tại giáo xứ Đức Mẹ Núi Carmelô ở Temperance, Michigan.
Tuần trước, cha mẹ Maison, là ông Jeff và bà Linda Hullibarger, đã đệ đơn kiện cha LaCuesta, giáo xứ Đức Mẹ Núi Carmelô, và cả Tổng giáo phận Detroit để đòi 25,000 đô la thiệt hại.
Trong một tuyên bố được các luật sư của gia đình công bố hôm 14 tháng 11, họ nói rằng:
“Không có bậc làm cha làm mẹ nào, không có người anh, người chị, người em nào, không có thân bằng quyến thuộc nào trong gia đình, phải ngồi chịu trận như chúng tôi trong thánh lễ an táng này”.
Trong bài giảng của ngài, cha LaCuesta nói rằng tự tử là một hành động chống lại thánh ý Chúa, nhưng ngài cũng kêu gọi cộng đoàn trông cậy vào lòng thương xót Thiên Chúa, và đừng tuyệt vọng nhưng phải cầu nguyện đặc biệt sốt sắng cho người quá cố.
Trong đơn kiện, ông Jeff, cha của Maison, nói rằng ông đã tiến lên bục giảng trong khi cha LaCuesta đang giảng và yêu cầu ngài “Xin làm ơn đừng nói đến chuyện tự tử nữa.” Nhưng cha LaCuesta vẫn tiếp tục bài giảng của ngài theo chiều hướng đó.
Cho nên, tuần trước, cha mẹ Maison, là ông Jeff và bà Linda Hullibarger, đã đệ đơn kiện cha LaCuesta, giáo xứ Đức Mẹ Núi Carmelô, và cả Tổng giáo phận Detroit để đòi 25,000 đô la thiệt hại.
Vụ kiện này đang gây ra một làn sóng bất bình không chỉ trong tổng giáo phận Detroit mà còn nhanh chóng lan rộng ra các giáo phận khác của Hoa Kỳ. Các chuyên gia về phục vụ tại Hoa Kỳ nói Cha LaCuesta giảng hoàn toàn đúng, hoàn toàn phù hợp với sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo; và cho biết thêm rằng vị giảng thuyết trong thánh lễ là người duy nhất có quyền quyết định nội dung bài giảng. Việc gia đình chạy lên bục giảng yêu cầu chủ tế giảng theo ý mình là quá đáng.
Sau tang lễ, gia đình Hullibargers đã phàn nàn với Tổng giáo phận Detroit, đe dọa thưa kiện và đòi cha LaCuesta phải bị thuyên chuyển đi nơi khác.
Để tránh bị thưa kiện, Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron đã đồng ý gặp gỡ gia đình này; và một ngày sau đó, cụ thể là ngày 17 tháng 12 năm ngoái 2018, Tổng giáo phận Detroit đã đưa ra một tuyên bố về vấn đề này.
Tuyên bố của tổng giáo phận Detroit là một sự nhượng bộ rõ rệt trước những phản ứng gay gắt của gia đình Hullibargers. Tuyên bố này có đoạn viết như sau:
“Hy vọng của chúng tôi là luôn mang lại niềm an ủi cho những tình huống đau đớn tột cùng, thông qua các nghi lễ an táng tập trung vào tình yêu và sức mạnh chữa lành của Chúa Kitô. Thật không may, điều đó đã không xảy ra trong trường hợp này. Chúng tôi hiểu rằng có thể chúng tôi đã gây ra một tình huống thậm chí còn khó khăn hơn, và chúng tôi xin lỗi về điều này.”
“Chúng tôi biết rằng gia đình đã bị tổn thương hơn nữa bởi sự lựa chọn của Cha LaCuesta khi ngài muốn chia sẻ giáo huấn của Giáo hội về hành vi tự tử. Trong khi, lẽ ra ngài nên nhấn mạnh hơn đến sự gần gũi của Chúa với những người than khóc.”
Tuy nhiên, Tổng giáo phận không đồng ý với yêu sách của gia đình đòi cha LaCuesta phải bị thuyên chuyển đi nơi khác. Tuyên bố chỉ nói một cách nhân nhượng rằng cha LaCuesta sẽ không giảng trong các thánh lễ an táng những người tự tử nữa, hay nếu không có linh mục thì bài giảng của ngài sẽ được một vị nào đó duyệt qua. Đó là một nhượng bộ mà gia đình Hullibargers cho là quá ít, không thể chấp nhận.
Trong đơn kiện, gia đình Hullibarger cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron tuy đồng ý gặp gỡ họ nhưng khi bà mẹ của người quá cố là bà Linda Hullibarger bắt đầu công kích cha LaCuesta thì Đức Tổng Giám Mục tỏ vẻ không hài lòng. Ngài đứng dậy và yêu cầu chấm dứt cuộc họp với gia đình.
Gia đình Hullibarger cũng tố cáo cha LaCuesta đã cố gắng ngăn cha mẹ của Maison không cho đọc điếu văn cho con trai của họ trong Thánh lễ, mặc dù đã được thỏa thuận ngay trước khi thánh lễ được cử hành.
Tổng giáo phận đã không bình luận về cáo buộc cho rằng cha LaCuesta đã đồng ý cho phép Hullibargers đọc điếu văn con trai của họ, và sau đó đổi ý.
Đức Ông Robert Dempsey, cha sở giáo xứ Lake Forest, Illinois và là giáo sư về luật phụng vụ tại Đại Chủng viện Mundelein, của tổng giáo phận Chicago, nói với thông tấn xã CNA rằng quy tắc phụng vụ chính thức của Giáo hội cấm hành vi đọc điếu văn trong Thánh lễ an táng, nhưng ngài cho biết các quy tắc phụng vụ của Giáo hội đưa ra khả năng một thành viên hoặc một người bạn của gia đình nói ít lời tưởng nhớ đến người quá cố sau phần hiệp lễ ngay trước lời chào cuối lễ. Khả năng đó thường được xác định bởi quy chế giáo phận.
“Tang lễ Công Giáo không phải là một lễ kỷ niệm cuộc sống của người quá cố, mà là một lễ kỷ niệm sự tham gia của các tín hữu được rửa tội trong cuộc đời và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô,” Đức Ông Demsey giải thích.
“Lời nói tưởng nhớ ấy, nên nói ngắn gọn và nên tập trung vào việc người quá cố làm chứng trong cuộc đời của người ấy với những gì chúng ta tuyên xưng trong mầu nhiệm vượt qua.”
Các quy tắc tang lễ cho Tổng giáo phận Detroit cho phép khả năng nói vài lời ‘tưởng nhớ’ trong Thánh lễ an táng, nhưng nhấn mạnh rằng đó không được là một điếu văn.
Thành ra, có, hay không có, chuyện cha LaCuesta đã hứa cho gia đình đọc một điếu văn, và sau đó ngài đổi ý, không phải là điều quan trọng, vì nó không phù hợp với luật Phụng Vụ.
Cha Pius Pietrzyk, dòng Đa Minh, khoa trưởng khoa mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, nói với CNA rằng theo quan điểm của ngài, vụ kiện dân sự sẽ không thành công vì “không có tòa án nào, dù là tòa án ở Michigan, hay tòa án liên bang, và chắc chắn càng không phải là Tòa án tối cao, sẽ ủng hộ một chuyện kiện cáo vô lý như thế, và chắc chắn họ sẽ không bao giờ yêu cầu Giáo hội loại bỏ một linh mục như thế.”
“Cặp vợ chồng có thể có những bất đồng với bài giảng và cách thức thánh lễ an táng được tiến hành, nhưng ý kiến cho rằng đây là vấn đề pháp lý, và các tòa án nên tham gia vào việc này, trái với tất cả các tiền lệ của Hiến pháp Mỹ. Nó sẽ không đi đến đâu, và cũng không nên đi đến đâu”.
“Ngay cả khi ta có thể đồng cảm với hoàn cảnh của cặp vợ chồng này, vì ta nên thông cảm với hoàn cảnh của bất kỳ cha mẹ nào mất con, vấn đề về quyền dân sự, và pháp lý lại là một vấn đề khác. Vì thế, tôi nghĩ ta có thể và phải chỉ trích vụ kiện dân sự này, ngay cả khi chúng ta nên thông cảm trước nỗi buồn của cặp vợ chồng ấy.”
Source:Catholic News AgencyDetroit priest faces lawsuit over homily at suicide victim’s funeral
Tuy nhiên, trước hết chúng tôi xin được tóm tắt lại vụ việc như chúng tôi đã tường trình.
Trong một vụ kiện được coi là lố bịch nhất khiến nhiều tín hữu Công Giáo tại tổng giáo phận Detroit bất bình, một gia đình Công Giáo đã đâm đơn kiện cha sở của họ đòi bồi thường 25,000 Mỹ Kim vì vị linh mục này đã can đảm nói lên một chân lý đức tin trong bài giảng tại thánh lễ an táng đứa con của họ.
Gia đình này nói rằng cha Don LaCuesta đã gây ra cho họ những tổn thương và đau đớn không thể khắc phục được vì trong đám tang con trai của họ, cha LaCuesta đã nhiều lần nhắc đến chuyện con trai họ đã chết vì tự tử, và thúc giục cộng đoàn cầu nguyện một cách đặc biệt cho linh hồn của người quá cố.
Maison Hullibarger, mười tám tuổi, đã tự sát vào ngày 4 tháng 12 năm ngoái 2018. Bốn ngày sau đó, tức là vào ngày 8 tháng 12 năm 2018, cha LaCuesta đã cử hành Thánh lễ an táng Maison tại giáo xứ Đức Mẹ Núi Carmelô ở Temperance, Michigan.
Tuần trước, cha mẹ Maison, là ông Jeff và bà Linda Hullibarger, đã đệ đơn kiện cha LaCuesta, giáo xứ Đức Mẹ Núi Carmelô, và cả Tổng giáo phận Detroit để đòi 25,000 đô la thiệt hại.
Trong một tuyên bố được các luật sư của gia đình công bố hôm 14 tháng 11, họ nói rằng:
“Không có bậc làm cha làm mẹ nào, không có người anh, người chị, người em nào, không có thân bằng quyến thuộc nào trong gia đình, phải ngồi chịu trận như chúng tôi trong thánh lễ an táng này”.
Trong bài giảng của ngài, cha LaCuesta nói rằng tự tử là một hành động chống lại thánh ý Chúa, nhưng ngài cũng kêu gọi cộng đoàn trông cậy vào lòng thương xót Thiên Chúa, và đừng tuyệt vọng nhưng phải cầu nguyện đặc biệt sốt sắng cho người quá cố.
Trong đơn kiện, ông Jeff, cha của Maison, nói rằng ông đã tiến lên bục giảng trong khi cha LaCuesta đang giảng và yêu cầu ngài “Xin làm ơn đừng nói đến chuyện tự tử nữa.” Nhưng cha LaCuesta vẫn tiếp tục bài giảng của ngài theo chiều hướng đó.
Cho nên, tuần trước, cha mẹ Maison, là ông Jeff và bà Linda Hullibarger, đã đệ đơn kiện cha LaCuesta, giáo xứ Đức Mẹ Núi Carmelô, và cả Tổng giáo phận Detroit để đòi 25,000 đô la thiệt hại.
Vụ kiện này đang gây ra một làn sóng bất bình không chỉ trong tổng giáo phận Detroit mà còn nhanh chóng lan rộng ra các giáo phận khác của Hoa Kỳ. Các chuyên gia về phục vụ tại Hoa Kỳ nói Cha LaCuesta giảng hoàn toàn đúng, hoàn toàn phù hợp với sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo; và cho biết thêm rằng vị giảng thuyết trong thánh lễ là người duy nhất có quyền quyết định nội dung bài giảng. Việc gia đình chạy lên bục giảng yêu cầu chủ tế giảng theo ý mình là quá đáng.
Sau tang lễ, gia đình Hullibargers đã phàn nàn với Tổng giáo phận Detroit, đe dọa thưa kiện và đòi cha LaCuesta phải bị thuyên chuyển đi nơi khác.
Để tránh bị thưa kiện, Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron đã đồng ý gặp gỡ gia đình này; và một ngày sau đó, cụ thể là ngày 17 tháng 12 năm ngoái 2018, Tổng giáo phận Detroit đã đưa ra một tuyên bố về vấn đề này.
Tuyên bố của tổng giáo phận Detroit là một sự nhượng bộ rõ rệt trước những phản ứng gay gắt của gia đình Hullibargers. Tuyên bố này có đoạn viết như sau:
“Hy vọng của chúng tôi là luôn mang lại niềm an ủi cho những tình huống đau đớn tột cùng, thông qua các nghi lễ an táng tập trung vào tình yêu và sức mạnh chữa lành của Chúa Kitô. Thật không may, điều đó đã không xảy ra trong trường hợp này. Chúng tôi hiểu rằng có thể chúng tôi đã gây ra một tình huống thậm chí còn khó khăn hơn, và chúng tôi xin lỗi về điều này.”
“Chúng tôi biết rằng gia đình đã bị tổn thương hơn nữa bởi sự lựa chọn của Cha LaCuesta khi ngài muốn chia sẻ giáo huấn của Giáo hội về hành vi tự tử. Trong khi, lẽ ra ngài nên nhấn mạnh hơn đến sự gần gũi của Chúa với những người than khóc.”
Tuy nhiên, Tổng giáo phận không đồng ý với yêu sách của gia đình đòi cha LaCuesta phải bị thuyên chuyển đi nơi khác. Tuyên bố chỉ nói một cách nhân nhượng rằng cha LaCuesta sẽ không giảng trong các thánh lễ an táng những người tự tử nữa, hay nếu không có linh mục thì bài giảng của ngài sẽ được một vị nào đó duyệt qua. Đó là một nhượng bộ mà gia đình Hullibargers cho là quá ít, không thể chấp nhận.
Trong đơn kiện, gia đình Hullibarger cáo buộc rằng Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron tuy đồng ý gặp gỡ họ nhưng khi bà mẹ của người quá cố là bà Linda Hullibarger bắt đầu công kích cha LaCuesta thì Đức Tổng Giám Mục tỏ vẻ không hài lòng. Ngài đứng dậy và yêu cầu chấm dứt cuộc họp với gia đình.
Gia đình Hullibarger cũng tố cáo cha LaCuesta đã cố gắng ngăn cha mẹ của Maison không cho đọc điếu văn cho con trai của họ trong Thánh lễ, mặc dù đã được thỏa thuận ngay trước khi thánh lễ được cử hành.
Tổng giáo phận đã không bình luận về cáo buộc cho rằng cha LaCuesta đã đồng ý cho phép Hullibargers đọc điếu văn con trai của họ, và sau đó đổi ý.
Đức Ông Robert Dempsey, cha sở giáo xứ Lake Forest, Illinois và là giáo sư về luật phụng vụ tại Đại Chủng viện Mundelein, của tổng giáo phận Chicago, nói với thông tấn xã CNA rằng quy tắc phụng vụ chính thức của Giáo hội cấm hành vi đọc điếu văn trong Thánh lễ an táng, nhưng ngài cho biết các quy tắc phụng vụ của Giáo hội đưa ra khả năng một thành viên hoặc một người bạn của gia đình nói ít lời tưởng nhớ đến người quá cố sau phần hiệp lễ ngay trước lời chào cuối lễ. Khả năng đó thường được xác định bởi quy chế giáo phận.
“Tang lễ Công Giáo không phải là một lễ kỷ niệm cuộc sống của người quá cố, mà là một lễ kỷ niệm sự tham gia của các tín hữu được rửa tội trong cuộc đời và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô,” Đức Ông Demsey giải thích.
“Lời nói tưởng nhớ ấy, nên nói ngắn gọn và nên tập trung vào việc người quá cố làm chứng trong cuộc đời của người ấy với những gì chúng ta tuyên xưng trong mầu nhiệm vượt qua.”
Các quy tắc tang lễ cho Tổng giáo phận Detroit cho phép khả năng nói vài lời ‘tưởng nhớ’ trong Thánh lễ an táng, nhưng nhấn mạnh rằng đó không được là một điếu văn.
Thành ra, có, hay không có, chuyện cha LaCuesta đã hứa cho gia đình đọc một điếu văn, và sau đó ngài đổi ý, không phải là điều quan trọng, vì nó không phù hợp với luật Phụng Vụ.
Cha Pius Pietrzyk, dòng Đa Minh, khoa trưởng khoa mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, nói với CNA rằng theo quan điểm của ngài, vụ kiện dân sự sẽ không thành công vì “không có tòa án nào, dù là tòa án ở Michigan, hay tòa án liên bang, và chắc chắn càng không phải là Tòa án tối cao, sẽ ủng hộ một chuyện kiện cáo vô lý như thế, và chắc chắn họ sẽ không bao giờ yêu cầu Giáo hội loại bỏ một linh mục như thế.”
“Cặp vợ chồng có thể có những bất đồng với bài giảng và cách thức thánh lễ an táng được tiến hành, nhưng ý kiến cho rằng đây là vấn đề pháp lý, và các tòa án nên tham gia vào việc này, trái với tất cả các tiền lệ của Hiến pháp Mỹ. Nó sẽ không đi đến đâu, và cũng không nên đi đến đâu”.
“Ngay cả khi ta có thể đồng cảm với hoàn cảnh của cặp vợ chồng này, vì ta nên thông cảm với hoàn cảnh của bất kỳ cha mẹ nào mất con, vấn đề về quyền dân sự, và pháp lý lại là một vấn đề khác. Vì thế, tôi nghĩ ta có thể và phải chỉ trích vụ kiện dân sự này, ngay cả khi chúng ta nên thông cảm trước nỗi buồn của cặp vợ chồng ấy.”
Source:Catholic News Agency
Bài giảng của cha Raniero Cantalamessa - Tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma: Đức Maria trong biến cố truyền tin
J.B. Đặng Minh An dịch
19:19 06/12/2019
Sáng thứ Sáu 6 tháng 12, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Vọng. Vị giảng thuyết là cha Raniero Cantalamessa, thần học gia, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.
Bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây.
Dưới đây là bản dịch toàn văn phần 1 sang Việt Ngữ.
Bài tĩnh tâm thứ nhất Mùa Vọng của cha Raniero Cantalamessa, OFMCap
Em thật có phúc, vì đã tin!
Mỗi năm phụng vụ dẫn chúng ta đến lễ Giáng sinh với ba người hướng dẫn: tiên tri Isaia, Thánh Gioan Tiền Hô và Đức Maria, như thế, chúng ta có một tiên tri, một người loan báo, và một người mẹ. Vị đầu tiên tuyên bố Đấng Cứu Thế từ xa, vị thứ hai chỉ cho chúng ta thấy Người có mặt trên thế giới, và vị thứ ba mang Người trong cung lòng mình. Mùa Vọng này tôi nghĩ chúng ta sẽ giao phó hoàn toàn cho Mẹ của Chúa Giêsu. Không ai tốt hơn Mẹ có thể chuẩn bị cho chúng ta chào đón sự ra đời của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Mẹ không cử hành Mùa Vọng, Mẹ sống Mùa Vọng trong xương trong thịt mình. Giống như mọi bà mẹ sinh con, Mẹ biết ý nghĩa của việc chờ đợi ai đó và có thể giúp chúng ta tiến đến lễ Giáng Sinh với một đức tin trông mong. Chúng ta sẽ chiêm ngưỡng Mẹ Thiên Chúa trong ba thời điểm mà Kinh Thánh trình bày Mẹ ở trung tâm của các sự kiện: Truyền tin, Thăm viếng và Giáng sinh.
“Nầy, tôi là nữ tỳ của Chúa”
Chúng ta bắt đầu với biến cố Truyền tin. Khi Đức Maria đến thăm bà Êlisabét, người chị họ này chào đón Đức Maria với niềm vui dạt dào và khen ngợi Mẹ vì đức tin của Mẹ “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1:45). Điều kỳ diệu đã xảy ra ở Nagiarét sau lời chào của thiên thần là Đức Maria đã “tin” và vì thế Mẹ đã trở thành “Mẹ của Chúa.” Chúng ta không có chút nghi ngờ rằng từ ‘tin’ ở đây đề cập đến câu trả lời của Đức Maria với thiên thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38).
Trong vài từ đơn giản này, hành động đức tin lớn nhất và quyết định nhất trong lịch sử đã diễn ra. Câu trả lời của Đức Maria tiêu biểu cho “đỉnh cao của tất cả các hành vi tôn giáo trước mặt Thiên Chúa, bởi vì nó thể hiện, đến mức cao nhất, cả thái độ sẵn sàng thụ động lẫn thái độ sẵn sàng chủ động, khoảng trống sâu nhất đi kèm với sự sung mãn nhất.” [1] Origen nói rằng như thể Đức Maria đã nói với Thiên Chúa, ‘Này tôi là tấm bảng để được viết trên đó: Xin Người Viết cứ viết bất cứ điều gì Ngài muốn, xin Thiên Chúa mọi loài làm cứ làm cho tôi như Ngài mong muốn’ [ 2]. Ông đã so sánh Đức Maria với một tấm bảng bằng sáp được dùng trong thời của ông. Ngày nay, chúng ta có thể nói rằng Đức Maria dâng mình cho Chúa như một tờ giấy trắng mà Chúa có thể viết bất cứ điều gì Ngài muốn.
Trong một khoảnh khắc, sẽ tồn tại trong mọi thời và còn mãi cho đến muôn đời, lời của Đức Maria là lời của loài người và tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ là tiếng Amen của mọi tạo vật để trả lời ‘xin vâng’ với Thiên Chúa (K. Rahner). Như thể Chúa một lần nữa thách thức sự tự do của tạo vật thông qua Mẹ, cho nó cơ hội được cứu chuộc. Đây là ý nghĩa sâu sắc của sự đối ứng Evà - Maria, rất có ý nghĩa đối với các Giáo phụ của Giáo hội và tất cả các truyền thống. “Điều mà bà Evà đã trói buộc vì sự không tin của mình, thì Đức Maria đã cởi trói qua đức tin của mình.” [3]
Từ lời nói của bà Êlisabét “Em thật có phúc, vì đã tin” chúng ta lưu ý rằng trước đó Phúc Âm nói rằng việc Đức Mẹ mang thai Chúa không chỉ có ý nghĩa vật lý nhưng, hơn thế nữa, điều này còn có một ý nghĩa thiêng liêng, dựa trên đức tin. Đây là những gì Thánh Augustinô đã dựa vào khi ngài nói: “Đức Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Chúa với niềm tin mà Mẹ đã cưu mang trong lòng.... Khi được thiên thần truyền tin, Mẹ, tràn đầy niềm tin (fide plena), đã thụ thai Chúa Kitô trong tâm hồn mình trước khi Mẹ thụ thai Chúa trong cung lòng Mẹ, vì thế, Mẹ đáp lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.’ Sự viên mãn trong đức tin về phía Đức Maria tương ứng với sự viên mãn của ân sủng về phía Thiên Chúa, fide plena tương ứng với gratia plena.
Cô độc với Chúa
Thoạt nhìn, hành động đức tin của Đức Maria có vẻ rất dễ dàng và thậm chí có thể được coi là điều đương nhiên. Mẹ sắp trở thành mẹ của một vị vua sẽ trị vì mãi mãi trong nhà của Giacóp, Mẹ của Đấng Thiên Sai! Chẳng lẽ đó không phải là giấc mơ của mọi cô gái Do Thái sao? Nhưng đây là một cách suy luận khá nhân văn và trần tục. Đức tin thực sự không bao giờ là một đặc quyền hay vinh dự; nó có nghĩa là chết đi một chút, và điều này đặc biệt đúng với đức tin của Đức Maria tại thời điểm đó.
Trước hết, Thiên Chúa không bao giờ lừa dối và không bao giờ lặng lẽ bó buộc sự đồng ý của con cái mình bằng cách che giấu những hậu quả không cho họ biết những gì sẽ xảy đến. Chúng ta có thể thấy điều này trong mọi lời kêu gọi về phía Thiên Chúa. Ngài cảnh báo tiên tri Giêrêmia: “Chúng sẽ giao chiến với ngươi” (Jer 1:19), và để cho ông Anania nói với Saolô rằng: “Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta.” (Cv 9:16). Liệu Người có hành động khác đi với riêng một mình Đức Maria trước một sứ vụ như sứ vụ của Mẹ không? Trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần đi kèm với tiếng gọi của Chúa, Mẹ chắc chắn cảm nhận được rằng con đường Mẹ sẽ không có gì khác biệt so với tất cả “những người được chọn” khác. Trong thực tế, không lâu sau đó, ông Simêon sẽ diễn tả linh tính này thành lời, khi ông nói với Mẹ rằng một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Mẹ.
Nhưng ngay cả trên bình diện người ta thường tình, Đức Maria cũng thấy mình hoàn toàn cô độc. Mẹ giải thích làm sao về những gì đã xảy ra với Mẹ? Ai có thể tin Mẹ khi Mẹ nói rằng hài nhi mà Mẹ mang trong bụng là công việc của Chúa Thánh Thần? Đây là điều chưa từng diễn ra trước đây và sẽ không bao giờ diễn ra lần nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức Maria đã nhận thức rõ luật pháp sẽ được áp dụng thế nào nếu các dấu chỉ trinh tiết không được tìm thấy nơi một phụ nữ trẻ khi kết hôn: Mẹ sẽ bị đưa đến cửa nhà cha mình và bị những người đàn ông trong thành phố ném đá đến chết (xem Đnl 22:20 f.).
Ngày nay chúng ta nhanh chóng nói về rủi ro của đức tin, và chúng ta thường muốn nói đến các rủi ro về mặt tri thức, nhưng Đức Maria phải đối mặt với những rủi ro thực sự! Trong cuốn sách về Đức Mẹ, Carlo Carretto đã nói với chúng ta về cách ông hiểu đức tin của Đức Maria [4]. Khi ông sống ở sa mạc, ông đã nghe một số bạn bè người Tuareg nói rằng có một cô gái trẻ ở trong trại đã được hứa hôn với một chàng trai trẻ nhưng cô ta đã không đến sống với anh này vì cô ta còn nhỏ quá. Carretto đã liên kết thực tế này với những gì Thánh Sử Luca nói về Đức Maria. Vì thế, hai năm sau đó, khi trở lại trại này, ông hỏi thăm về cô gái. Carretto nhận thấy có một sự ngượng ngùng nhất định nơi những người đang trò chuyện với mình, và sau đó, một người trong số họ, bí mật gặp ông, ra dấu cho ông thế này: anh ta dùng tay nắm cổ họng của mình trong cử chỉ đặc trưng của người Ả Rập khi họ muốn nói “Cổ họng của cô ta bị siết lại” Người ta đã phát hiện ra rằng cô ấy đã có con trước khi kết hôn, và cái chết của cô là điều cần thiết vì danh dự của gia đình. Rồi ông nghĩ đến Đức Maria, về ánh mắt tàn nhẫn của người dân Nagiarét, về những cái nháy mắt ra hiệu, và ông hiểu sự cô độc của Đức Maria, và ngay tối hôm đó, ông đã chọn Mẹ làm người bạn đồng hành và là vị bảo trợ đức tin.
Đức Maria là người duy nhất đã tin tưởng vào một “tình huống tức thời”, nghĩa là, Mẹ tin trong khi sự kiện đang được diễn ra và trước khi có bất kỳ xác nhận nào bởi sự kiện này hay bởi lịch sử. Mẹ tin trong một trạng huống hoàn toàn đơn lẻ. Chúa Giêsu nói với Tôma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Đức Maria là người đầu tiên không thấy mà tin.
Trong một tình huống có thể nói là một chiến thắng và một sự ngạc nhiên tương tự, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng tổ phụ Abraham, người đã được hứa sẽ có một con trai mặc dù ông đã lớn tuổi, “Ông tin ĐỨC CHÚA, và vì thế, ĐỨC CHÚA kể ông là người công chính”. (Stk 15: 6). Và giờ đây chúng ta có thể nói chiến thắng của Đức Maria còn vinh quang đến mức nào! Đức Maria có niềm tin vào Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa xem Mẹ là người công chính – đó là hành vi công chính vĩ đại nhất được thực hiện trên trái đất bởi một con người, kế đó là hành vi công chính của Chúa Giêsu, tuy nhiên, Ngài cũng là Thiên Chúa.
Thánh Phaolô nói rằng “ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cor 9: 7), và Đức Maria thốt lên tiếng ‘xin vâng’ đầy hân hoan. Động từ Đức Maria sử dụng để thể hiện sự đồng ý của Mẹ được dịch ra từ văn bản gốc là fiat, hay “xin cứ làm như vậy”, là nói với một tâm trạng mong mỏi (genoito). Nó không thể hiện một sự chấp nhận cam chịu nhưng là một khát vọng sống động. Như thể Mẹ đang nói, tôi cũng vậy, tôi cũng mong muốn với tất cả lòng trí mình những gì Chúa muốn; hãy để ước muốn của Người nhanh chóng được thực hiện. Thật vậy, như thánh Augustinô đã nói, trước khi thụ thai Chúa Kitô trong thân xác mình, Mẹ đã hoài thai trong lòng mình.
Đức Maria đã không sử dụng từ fiat trong tiếng Latinh; Mẹ cũng không sử dụng từ genoito trong tiếng Hy Lạp. Như thế Mẹ đã nói thế nào? Từ nào hoặc thành ngữ nào? Một người Do Thái sẽ nói gì khi muốn nói “xin vâng như thế”? Người ấy sẽ nói “Amen!” Nếu chúng ta cung kính cố gắng quay trở lại cái ipsissima vox, có nghĩa là, chính xác từ ngữ Đức Maria sử dụng - hoặc ít nhất là từ ngữ đã tồn tại ở điểm này trong nguồn Hêbrơ mà Thánh Sử Luca sử dụng - nó thực sự phải là từ “amen”. “Amen” - một từ Hêbrơ mà gốc gác của nó có nghĩa là sự kiên vững, sự tốt lành - được sử dụng trong phụng vụ như một câu trả lời trong đức tin đối với Lời Chúa. Mỗi lần trong bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh, bản phổ thông Vulgate, nơi có từ fiat, thường xuất hiện ở cuối các thánh vịnh nhất định (trong phiên bản Septuagint, genoito, genoito), thì bên tiếng Do Thái gốc, mà Đức Maria biết, là từ amen, amen!
Từ “amen” được dùng để nhìn nhận những gì được nói như là vững chắc, ổn định, hợp lệ, và ràng buộc. Cách dịch chính xác của từ này trong ngữ cảnh một câu trả lời đối với Lời Chúa là: “Chính thế, xin cho được như thế.” Nó chỉ ra cả đức tin lẫn sự vâng phục; nó công nhận rằng những gì Chúa nói là đúng và ta phục tùng điều đó. Đó là nói tiếng xin vâng với Chúa. Đây là cách Chúa Giêsu sử dụng từ ấy: “Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11:26). Hơn thế nữa, Chúa Giêsu là tiếng Amen được nhân cách hóa (xem Kh 3:14), và đó là lý do tại sao chúng ta nhờ Người mà thốt lên tiếng amen để tôn vinh Thiên Chúa (xem 2 Cor 1:20). Như tiếng fiat của Đức Maria đi trước tiếng fiat của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani thế nào, thì tiếng amen của Mẹ cũng đi trước Chúa Con. Đức Maria cũng là một tiếng amen với Chúa được nhân cách hóa.
[1] H. Schurmann, Das Lukasevangelium – Diễn giải Phúc Âm Luca, Freiburg ở Br., 1982, ad loc.
[2] Origen, Commentary on the Gospel of Luke - Bình luận về Tin mừng Luca, Đoạn 18 (GCS 49, trang 227).
[3] Thánh Irenaeus, Against the Heresies - Chống lại các dị giáo, III, 22, 4 (SCh 211, tr. 442).
[4] Xem C. Carretto, Blessed Are You Who Believed - Phúc cho bạn là người tin, London, Burns & Oates, 1982, tr. 3 f.
Source:Vatican NewsFr Cantalamessa gives first Advent reflection to Pope and Roman Curia
Bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây.
Dưới đây là bản dịch toàn văn phần 1 sang Việt Ngữ.
Bài tĩnh tâm thứ nhất Mùa Vọng của cha Raniero Cantalamessa, OFMCap
Em thật có phúc, vì đã tin!
Mỗi năm phụng vụ dẫn chúng ta đến lễ Giáng sinh với ba người hướng dẫn: tiên tri Isaia, Thánh Gioan Tiền Hô và Đức Maria, như thế, chúng ta có một tiên tri, một người loan báo, và một người mẹ. Vị đầu tiên tuyên bố Đấng Cứu Thế từ xa, vị thứ hai chỉ cho chúng ta thấy Người có mặt trên thế giới, và vị thứ ba mang Người trong cung lòng mình. Mùa Vọng này tôi nghĩ chúng ta sẽ giao phó hoàn toàn cho Mẹ của Chúa Giêsu. Không ai tốt hơn Mẹ có thể chuẩn bị cho chúng ta chào đón sự ra đời của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Mẹ không cử hành Mùa Vọng, Mẹ sống Mùa Vọng trong xương trong thịt mình. Giống như mọi bà mẹ sinh con, Mẹ biết ý nghĩa của việc chờ đợi ai đó và có thể giúp chúng ta tiến đến lễ Giáng Sinh với một đức tin trông mong. Chúng ta sẽ chiêm ngưỡng Mẹ Thiên Chúa trong ba thời điểm mà Kinh Thánh trình bày Mẹ ở trung tâm của các sự kiện: Truyền tin, Thăm viếng và Giáng sinh.
“Nầy, tôi là nữ tỳ của Chúa”
Chúng ta bắt đầu với biến cố Truyền tin. Khi Đức Maria đến thăm bà Êlisabét, người chị họ này chào đón Đức Maria với niềm vui dạt dào và khen ngợi Mẹ vì đức tin của Mẹ “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1:45). Điều kỳ diệu đã xảy ra ở Nagiarét sau lời chào của thiên thần là Đức Maria đã “tin” và vì thế Mẹ đã trở thành “Mẹ của Chúa.” Chúng ta không có chút nghi ngờ rằng từ ‘tin’ ở đây đề cập đến câu trả lời của Đức Maria với thiên thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38).
Trong vài từ đơn giản này, hành động đức tin lớn nhất và quyết định nhất trong lịch sử đã diễn ra. Câu trả lời của Đức Maria tiêu biểu cho “đỉnh cao của tất cả các hành vi tôn giáo trước mặt Thiên Chúa, bởi vì nó thể hiện, đến mức cao nhất, cả thái độ sẵn sàng thụ động lẫn thái độ sẵn sàng chủ động, khoảng trống sâu nhất đi kèm với sự sung mãn nhất.” [1] Origen nói rằng như thể Đức Maria đã nói với Thiên Chúa, ‘Này tôi là tấm bảng để được viết trên đó: Xin Người Viết cứ viết bất cứ điều gì Ngài muốn, xin Thiên Chúa mọi loài làm cứ làm cho tôi như Ngài mong muốn’ [ 2]. Ông đã so sánh Đức Maria với một tấm bảng bằng sáp được dùng trong thời của ông. Ngày nay, chúng ta có thể nói rằng Đức Maria dâng mình cho Chúa như một tờ giấy trắng mà Chúa có thể viết bất cứ điều gì Ngài muốn.
Trong một khoảnh khắc, sẽ tồn tại trong mọi thời và còn mãi cho đến muôn đời, lời của Đức Maria là lời của loài người và tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ là tiếng Amen của mọi tạo vật để trả lời ‘xin vâng’ với Thiên Chúa (K. Rahner). Như thể Chúa một lần nữa thách thức sự tự do của tạo vật thông qua Mẹ, cho nó cơ hội được cứu chuộc. Đây là ý nghĩa sâu sắc của sự đối ứng Evà - Maria, rất có ý nghĩa đối với các Giáo phụ của Giáo hội và tất cả các truyền thống. “Điều mà bà Evà đã trói buộc vì sự không tin của mình, thì Đức Maria đã cởi trói qua đức tin của mình.” [3]
Từ lời nói của bà Êlisabét “Em thật có phúc, vì đã tin” chúng ta lưu ý rằng trước đó Phúc Âm nói rằng việc Đức Mẹ mang thai Chúa không chỉ có ý nghĩa vật lý nhưng, hơn thế nữa, điều này còn có một ý nghĩa thiêng liêng, dựa trên đức tin. Đây là những gì Thánh Augustinô đã dựa vào khi ngài nói: “Đức Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Chúa với niềm tin mà Mẹ đã cưu mang trong lòng.... Khi được thiên thần truyền tin, Mẹ, tràn đầy niềm tin (fide plena), đã thụ thai Chúa Kitô trong tâm hồn mình trước khi Mẹ thụ thai Chúa trong cung lòng Mẹ, vì thế, Mẹ đáp lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.’ Sự viên mãn trong đức tin về phía Đức Maria tương ứng với sự viên mãn của ân sủng về phía Thiên Chúa, fide plena tương ứng với gratia plena.
Cô độc với Chúa
Thoạt nhìn, hành động đức tin của Đức Maria có vẻ rất dễ dàng và thậm chí có thể được coi là điều đương nhiên. Mẹ sắp trở thành mẹ của một vị vua sẽ trị vì mãi mãi trong nhà của Giacóp, Mẹ của Đấng Thiên Sai! Chẳng lẽ đó không phải là giấc mơ của mọi cô gái Do Thái sao? Nhưng đây là một cách suy luận khá nhân văn và trần tục. Đức tin thực sự không bao giờ là một đặc quyền hay vinh dự; nó có nghĩa là chết đi một chút, và điều này đặc biệt đúng với đức tin của Đức Maria tại thời điểm đó.
Trước hết, Thiên Chúa không bao giờ lừa dối và không bao giờ lặng lẽ bó buộc sự đồng ý của con cái mình bằng cách che giấu những hậu quả không cho họ biết những gì sẽ xảy đến. Chúng ta có thể thấy điều này trong mọi lời kêu gọi về phía Thiên Chúa. Ngài cảnh báo tiên tri Giêrêmia: “Chúng sẽ giao chiến với ngươi” (Jer 1:19), và để cho ông Anania nói với Saolô rằng: “Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta.” (Cv 9:16). Liệu Người có hành động khác đi với riêng một mình Đức Maria trước một sứ vụ như sứ vụ của Mẹ không? Trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần đi kèm với tiếng gọi của Chúa, Mẹ chắc chắn cảm nhận được rằng con đường Mẹ sẽ không có gì khác biệt so với tất cả “những người được chọn” khác. Trong thực tế, không lâu sau đó, ông Simêon sẽ diễn tả linh tính này thành lời, khi ông nói với Mẹ rằng một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Mẹ.
Nhưng ngay cả trên bình diện người ta thường tình, Đức Maria cũng thấy mình hoàn toàn cô độc. Mẹ giải thích làm sao về những gì đã xảy ra với Mẹ? Ai có thể tin Mẹ khi Mẹ nói rằng hài nhi mà Mẹ mang trong bụng là công việc của Chúa Thánh Thần? Đây là điều chưa từng diễn ra trước đây và sẽ không bao giờ diễn ra lần nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức Maria đã nhận thức rõ luật pháp sẽ được áp dụng thế nào nếu các dấu chỉ trinh tiết không được tìm thấy nơi một phụ nữ trẻ khi kết hôn: Mẹ sẽ bị đưa đến cửa nhà cha mình và bị những người đàn ông trong thành phố ném đá đến chết (xem Đnl 22:20 f.).
Ngày nay chúng ta nhanh chóng nói về rủi ro của đức tin, và chúng ta thường muốn nói đến các rủi ro về mặt tri thức, nhưng Đức Maria phải đối mặt với những rủi ro thực sự! Trong cuốn sách về Đức Mẹ, Carlo Carretto đã nói với chúng ta về cách ông hiểu đức tin của Đức Maria [4]. Khi ông sống ở sa mạc, ông đã nghe một số bạn bè người Tuareg nói rằng có một cô gái trẻ ở trong trại đã được hứa hôn với một chàng trai trẻ nhưng cô ta đã không đến sống với anh này vì cô ta còn nhỏ quá. Carretto đã liên kết thực tế này với những gì Thánh Sử Luca nói về Đức Maria. Vì thế, hai năm sau đó, khi trở lại trại này, ông hỏi thăm về cô gái. Carretto nhận thấy có một sự ngượng ngùng nhất định nơi những người đang trò chuyện với mình, và sau đó, một người trong số họ, bí mật gặp ông, ra dấu cho ông thế này: anh ta dùng tay nắm cổ họng của mình trong cử chỉ đặc trưng của người Ả Rập khi họ muốn nói “Cổ họng của cô ta bị siết lại” Người ta đã phát hiện ra rằng cô ấy đã có con trước khi kết hôn, và cái chết của cô là điều cần thiết vì danh dự của gia đình. Rồi ông nghĩ đến Đức Maria, về ánh mắt tàn nhẫn của người dân Nagiarét, về những cái nháy mắt ra hiệu, và ông hiểu sự cô độc của Đức Maria, và ngay tối hôm đó, ông đã chọn Mẹ làm người bạn đồng hành và là vị bảo trợ đức tin.
Đức Maria là người duy nhất đã tin tưởng vào một “tình huống tức thời”, nghĩa là, Mẹ tin trong khi sự kiện đang được diễn ra và trước khi có bất kỳ xác nhận nào bởi sự kiện này hay bởi lịch sử. Mẹ tin trong một trạng huống hoàn toàn đơn lẻ. Chúa Giêsu nói với Tôma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Đức Maria là người đầu tiên không thấy mà tin.
Trong một tình huống có thể nói là một chiến thắng và một sự ngạc nhiên tương tự, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng tổ phụ Abraham, người đã được hứa sẽ có một con trai mặc dù ông đã lớn tuổi, “Ông tin ĐỨC CHÚA, và vì thế, ĐỨC CHÚA kể ông là người công chính”. (Stk 15: 6). Và giờ đây chúng ta có thể nói chiến thắng của Đức Maria còn vinh quang đến mức nào! Đức Maria có niềm tin vào Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa xem Mẹ là người công chính – đó là hành vi công chính vĩ đại nhất được thực hiện trên trái đất bởi một con người, kế đó là hành vi công chính của Chúa Giêsu, tuy nhiên, Ngài cũng là Thiên Chúa.
Thánh Phaolô nói rằng “ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cor 9: 7), và Đức Maria thốt lên tiếng ‘xin vâng’ đầy hân hoan. Động từ Đức Maria sử dụng để thể hiện sự đồng ý của Mẹ được dịch ra từ văn bản gốc là fiat, hay “xin cứ làm như vậy”, là nói với một tâm trạng mong mỏi (genoito). Nó không thể hiện một sự chấp nhận cam chịu nhưng là một khát vọng sống động. Như thể Mẹ đang nói, tôi cũng vậy, tôi cũng mong muốn với tất cả lòng trí mình những gì Chúa muốn; hãy để ước muốn của Người nhanh chóng được thực hiện. Thật vậy, như thánh Augustinô đã nói, trước khi thụ thai Chúa Kitô trong thân xác mình, Mẹ đã hoài thai trong lòng mình.
Đức Maria đã không sử dụng từ fiat trong tiếng Latinh; Mẹ cũng không sử dụng từ genoito trong tiếng Hy Lạp. Như thế Mẹ đã nói thế nào? Từ nào hoặc thành ngữ nào? Một người Do Thái sẽ nói gì khi muốn nói “xin vâng như thế”? Người ấy sẽ nói “Amen!” Nếu chúng ta cung kính cố gắng quay trở lại cái ipsissima vox, có nghĩa là, chính xác từ ngữ Đức Maria sử dụng - hoặc ít nhất là từ ngữ đã tồn tại ở điểm này trong nguồn Hêbrơ mà Thánh Sử Luca sử dụng - nó thực sự phải là từ “amen”. “Amen” - một từ Hêbrơ mà gốc gác của nó có nghĩa là sự kiên vững, sự tốt lành - được sử dụng trong phụng vụ như một câu trả lời trong đức tin đối với Lời Chúa. Mỗi lần trong bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh, bản phổ thông Vulgate, nơi có từ fiat, thường xuất hiện ở cuối các thánh vịnh nhất định (trong phiên bản Septuagint, genoito, genoito), thì bên tiếng Do Thái gốc, mà Đức Maria biết, là từ amen, amen!
Từ “amen” được dùng để nhìn nhận những gì được nói như là vững chắc, ổn định, hợp lệ, và ràng buộc. Cách dịch chính xác của từ này trong ngữ cảnh một câu trả lời đối với Lời Chúa là: “Chính thế, xin cho được như thế.” Nó chỉ ra cả đức tin lẫn sự vâng phục; nó công nhận rằng những gì Chúa nói là đúng và ta phục tùng điều đó. Đó là nói tiếng xin vâng với Chúa. Đây là cách Chúa Giêsu sử dụng từ ấy: “Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11:26). Hơn thế nữa, Chúa Giêsu là tiếng Amen được nhân cách hóa (xem Kh 3:14), và đó là lý do tại sao chúng ta nhờ Người mà thốt lên tiếng amen để tôn vinh Thiên Chúa (xem 2 Cor 1:20). Như tiếng fiat của Đức Maria đi trước tiếng fiat của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani thế nào, thì tiếng amen của Mẹ cũng đi trước Chúa Con. Đức Maria cũng là một tiếng amen với Chúa được nhân cách hóa.
[1] H. Schurmann, Das Lukasevangelium – Diễn giải Phúc Âm Luca, Freiburg ở Br., 1982, ad loc.
[2] Origen, Commentary on the Gospel of Luke - Bình luận về Tin mừng Luca, Đoạn 18 (GCS 49, trang 227).
[3] Thánh Irenaeus, Against the Heresies - Chống lại các dị giáo, III, 22, 4 (SCh 211, tr. 442).
[4] Xem C. Carretto, Blessed Are You Who Believed - Phúc cho bạn là người tin, London, Burns & Oates, 1982, tr. 3 f.
Source:Vatican News