Ngày 06-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng Thiên Sai
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
10:34 06/12/2013
Chúa Nhật III MÙA VỌNG, NĂM A
Mt 11, 2-11

ĐẤNG THIÊN SAI

Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện từ lâu, cách đây hơn hai ngàn năm và Ngài đã cho môn đệ của Ngài đến gặp Chúa Giêsu, đặt câu hỏi như sau :” Thưa Thầy, Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến không, hay là chúng tôi phải đợi ai khác “ ( Mt 11, 3 ). Đây là vấn nạn mà Gioan Tẩy Giả trong suốt quãng đời rao giảng đã luôn thắc mắc, do đó, Gioan đã sai các môn đệ đến chất vấn Chúa để xem Chúa trả lời thế nào ? Tuy nhiên, khi các môn đệ trở về để trả lời cho Gioan Tẩy Giả về những lời Chúa Giêsu nói, Gioan đã nhận ra ngay Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế phải đến trong thế gian. Vấn nạn của Gioan cũng cho chúng ta hiểu Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến trần gian, là Đấng cứu độ, Đấng mang ơn cứu rỗi cho mọi người…

Đấng Thiên Sai không phải là một Thiên Chúa như con người tự nghĩ, do con người vẽ ra. Thực tế, dân Do Thái xưa và ngay chính các môn đệ cứ tưởng Đấng cứu thế phải là một Vị Vua thật oai phong, đánh Đông, dẹp Bắc, Đấng tới để khôi phục Vương Quyền cho Israen, để rồi muôn dân sẽ được sung sướng, giầu sang phú quí theo kiểu trần gian và rồi các môn đệ sẽ được chia nhau ghế ngồi trong nội các của Vua Giêsu.Chúa Giêsu đã đến thế giới trong cảnh nghèo nàn của hang đá máng cỏ Bêlem. Chúa Giêsu đã lớn lên trong gia đình Nagiarét nơi làng quê không có gì làm nổi bật, không có gì là giầu có. Chúa đồng hóa với những con người khó nghèo, cơ cực, những người bị tù đầy, những người neo đơn, tất bạt. Chúa đến như một vị Vua hiền từ, khiêm nhượng, và rồi trong ba năm giảng đạo, Ngài đã đi đây đi đó:” Chồn có hang, chim có tổ, con Người không có đá gối đầu “. Ngài đã tiến vào Giêrusalem trên mình con lừa, được trẻ em Do Thái và dân chúng tung hô là Vua, nhưng cái trớ trêu Vua là Vua thiêng liêng, Vua nhân hậu, Vua không quân đội, không có cung điện như các Vị Vua trần gian.Loài người, con người ở muôn thời vẫn cứ mường tượng, vẫn cứ suy nghĩ, vẫn cứ vẽ ra một Vị Vua theo ý của họ. Tuy nhiên, Vua Giêsu là Vua mà ngôn sứ Isaia đã loan báo : “ Đấng làm cho kẻ mù xem thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ què đi được, người cùi được sạch, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe giảng Tin Mừng “ ( Mt 11, 5 ).Té ra Đấng Thiên Sai là như thế ! Ngài là Vua uy quyền, oai phong nhưng lại hết mực nhân từ, khiêm nhường. Câu trả lời duy nhất của Chúa cho các môn đệ của Gioan đến găp Chúa :” Các anh cứ về thuật lại cho ông gioan những điều mắt thấy tai nghe”( Mt 11, 4 ).

Đọc lại Tin Mừng và suy nghĩ kỹ câu trả lời của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Gioan Tẩy Giả, chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì những điều con người vẽ ra về một Đấng Cứu Thế hoàn toàn sai lạc. Đấng Cứu Thế mãi mãi từ muôn đời vẫn chỉ là Một Con Thiên Chúa làm người thật nhân hậu, hiền lành và đầy yêu thương. Chúa Giêsu luôn là Đấng Thiên Sai như ngôn sứ Isaia đã loan báo từ bao nhiêu nghìn năm trước. Dung mạo của Ngài trước sau vẫn chỉ là Đấng Cứu Thế hiền lành và khiêm nhượng.

Gioan Tẩy Giả chỉ là Đấng dọn đường cho Chúa.Ngài cũng là người hạnh phúc vì được giới thiệu Đấng Cứu Thế cho nhiều người.Chúa Nhật III Mùa Vọng nói lên niềm vui vì Đấng Thiên Sai đã gần đến như lời thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê đã viết :” Anh em hãy vui luôn trong Chúa !Tôi nhắc lại : Anh em hãy vui lên ! Vì Chúa đã đến gần “ ( Pl 4, 4-5 ).

Xin mượn lời Véronique Margron để kết luận bài suy niệm này :” Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng chuẩn bị con đường này. Những người bạn đồng hành, những con người nghèo khó hay cả những người tàn tật, họ đang ở đây quanh ta. Nơi đây, không có chỗ cho những ai nghĩ rằng mình tốt lành, hay nghĩ rằng mình có mọi thứ. Đấng chúng ta hy vọng sẽ không lừa dối chúng ta. Ngài không hứa hẹn một thế giới không bạo lực và không có sự dối trá. Sự Giáng sinh, cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Ngài thể hiện cho chúng ta thấy sự gần gũi thân ái bằng chính cả cuộc sống của Ngài…Để tưới mát tâm hồn đang khô cằn trong ta, chúng ta không cần phải chờ đợi một ai khác ngoài Đấng mang hy vọng.

Lạy Chúa Giêsu, xin mau đến. Maranatha, xin hãy đến. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Câu trả lời của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Gioan đến gặp chúa Giêsu?
2.Quan niệm của dân chúng thời Chúa Giêsu nghĩ gì về Ngài ?
3.Dung mạo đích thực của Chúa Giêsu ?
4.Gioan Tẩy Giả là ai ?
5.Chúa Nhật III Mùa Vọng nói lên gì ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần
Lm Jude Siciliano OP
06:48 06/12/2013
Chúa Nhật II VONG - A-
Isaia 11: 1-10; T,vịnh 72; Rôma 15: 4-9; Mátthêu 3: 1-12

HÃY SÁM HỐI VÌ NƯỚC TRỜI ĐÃ ĐẾN GẦN

Xưa có một câu đố rằng: “Khi một cây bị ngã trong rừng, nếu chẳng ai ở đó cả, thì liệu người ta có biết nó gây nên tiếng động nào không?” Có lẽ là không biết, vì khi cây ngã tạo ra những hiệu ứng của các sóng âm thanh, nhưng không có con người hay động vật nào ở đó chịu sự rung động của các sóng âm thanh đó qua tai mình. Đây là một câu đố thú vị, gợi lên những suy tư có giá trị, và không làm tổn thương gì cả. Nhưng khi một số cây cối đổ xuống có thể gợi lên nhiều câu hỏi và nỗi đau; chúng ta không đề cập đến những cây làm gỗ ở đây. So sánh xa hơn nữa, thật chua xót khi cây gia phả bị gãy, hay trong trường hợp của miền Giuđa, khi nhà Đavít bị gãy đổ như một thân cây dưới tay của những người Átsua.

Tuy nhiên, ngôn sứ Isaia tiên báo sự sụp đổ của nước Átsua hùng mạnh. “Khốn thay Átsua!” (10,5). Hơn nữa, từ cây đã bị ngã đổ của nhà Đavít sẽ mọc ra một chồi non. Những gì có vẻ là tiêu vong và thất vọng trong mắt người khác, thì trong mắt của những người tin đều là đầy sức sống và tràn trề hy vọng. Sẽ có sự sống nảy sinh nơi sự hủy diệt và tuyệt vọng. Ước mơ của ngôn sứ Isaia là từ dòng dõi vua Đavít sẽ xuất hiện một vì vua, giống như vua Đavít, để bảo vệ dân chúng và mang lại một vương quốc hòa bình. Lúc đó con người và thậm chí cả thiên nhiên, sẽ sống hòa hợp với nhau: “Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau.”

Dân chúng không thể mang lại sự tái sinh này cho quốc gia của họ, nhưng Thần Khí của Thiên Chúa thì lại có thể. Sẽ xuất hiện một vị thủ lãnh được ơn “khôn ngoan và minh mẫn”, “mưu lược và dũng mãnh”, “hiểu biết và kính sợ Đức Chúa”. Hình ảnh tuyệt vời của bài đọc này gợi lên những niềm hy vọng về Đấng Mêsia, khi được ứng nghiệm, sẽ có lợi hơn nhiều so với những người Giuđa, “sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này”. Khi Đức Chúa hành động và lời hứa cứu độ xảy đến, tất cả mọi người sẽ được hưởng ân lộc.

Tại sao ai cũng sẵn sàng vượt qua gian nan để đi vào hoang địa nghe một người giảng thuyết nói với họ rằng: “Hãy thay đổi đời sống!”? Hoang địa tự bản chất là nơi không tiện nghi, nhưng ông Gioan Tẩy Giả lại mạo hiểm thêm một “yếu tố đầy ngụ ý”. Thay vì chào đón những người cảm phục ông, mời họ ngồi xuống và làm cho họ được thoải mái, thì lời nói đầu tiên của ông lại là: “Hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần!”

Chẳng phải là những ngày trước Giáng Sinh được coi là thời gian của ánh đèn lập lòe, âm nhạc hân hoan, hăm hở mua sắm cho những người thân yêu và linh đình tiệc tùng đó sao? Nhưng từ giờ trở đi, lời rao giảng của ông Gioan đã cảnh tỉnh chúng ta. Bởi lẽ, ông là sự kết nối của chúng ta từ lời hứa của ngôn sứ Isaia cho tới khi lời hứa được hoàn trọn nơi Đức Kitô. Ông Gioan là người giao thời giữa thế hệ cũ và thế hệ mới. Ông Gioan kêu gọi chúng ta kiểm điểm lại đời sống, suy nghĩ lại các thứ tự ưu tiên, tái định hướng những ước mơ và khát vọng của mình.

Tại sao chúng ta lại làm khó mình với việc tự chất vấn bản thân như thế? Thưa rằng, vì ông Gioan không chỉ nói với chúng ta là phải “ăn năn”. Ông còn nói thêm rằng: “Vì Nước Trời đã đến gần”. Thiên Chúa sắp hoàn trọn những lời hứa và sẽ diễn ra rất gần với chúng ta. Với cuộc thăm viếng sắp đến (“Đấng đến sau tôi”), chúng ta sẽ chuẩn bị cho nhà mình được ngăn nắp. Những lo lắng về việc mua sắm, hoặc nhận lãnh của cải vật chất sẽ không làm chúng ta sao nhãng việc chiêm ngắm và lắng nghe rằng: Một lần nữa, khi ngự đến, Đấng đã được hứa ban sẽ bước vào thông phần với thân phận làm người của chúng ta.

Ông Gioan không rao giảng chốn phồn hoa đô hội, hay nơi một ngai tòa đầy quyền lực ở Giêrusalem. Ông chỉ sống ở bìa rừng. Tuy vậy, những người sống ở trung tâm như Giêrusalem (và những người thuộc quyền thống trị của vùng này ở Giuđê) đang rời khỏi gia đình, công việc và cộng đồng của họ để đến lắng nghe ông giảng dạy. Họ đang rời bỏ các nơi tiện nghi của mình, đi đến những khu vực xa xôi để nghe Lời Chúa. Mùa Vọng là một cơ hội cho ta tạo nên một không gian riêng trong cuộc sống của mình; rời bỏ trung tâm tiện nghi và những nhịp sống được hoạch định, và đến một nơi thanh vắng để nghe những điều Thiên Chúa nói với chúng ta. Trong văn kiện “Evangelii Gaudium” (Niềm Vui Tin Mừng) gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết rằng: “Tôi không muốn Giáo Hội được xem như là trung tâm điểm và cuối cùng bị dính chặt trong một mớ những nỗi ám ảnh và thủ tục.”

Không gian lễ bái của chúng ta được giản lược bớt đi, đặt trong không khí Mùa Vọng, khuyến khích chúng ta đơn giản hóa, bình tâm và lắng nghe. Những điều chúng ta sẽ nghe là “câu chuyện cũ” của lời các ngôn sứ đã hứa về sự hồi sinh. Ông Gioan là một vị ngôn sứ nữa đã đi ra ngoài hoang địa để khuyến khích chúng ta ngóng chờ, trông mong một sự đổi mới sâu xa bởi một Đấng, mà như ông Gioan nói, sẽ làm Phép Rửa cho chúng ta bằng Thánh Thần và bằng lửa.

Đây không chỉ là những điều Thiên Chúa bắt đầu thực hiện trong một thời gian dài trước đó trong vùng sa mạc Giuđê. Thông điệp của ông Gioan là nhắm vào hiện tại; thông điệp này được chia ở thì hiện tại. Ông đang chuẩn bị con đường cho Thiên Chúa. Nếu ta đang bị vướng mắc trong tình trạng thờ ơ hay những thói quen hằng ngày, thì ta sẽ biết là mình cần đến một vị cứu tinh thế nào. Đó là những gì ông Gioan hứa với chúng ta, một Đấng có thể nung nấu và đổi mới tinh thần chúng ta bằng cách làm Phép Rửa cho ta một lần nữa trong Chúa Thánh Thần.

Mùa Vọng không hề thanh lọc và làm cho ta nên xứng đáng. Đây là thời gian cho ta tin tưởng rằng Đức Kitô đang đến và cư ngụ trong chúng ta. Điều khích lệ và trợ giúp chúng ta là sự gợi nhớ lại lời hứa của ngôn sứ Isaia, và lời hứa đó sẽ được hoàn trọn nơi Đức Kitô.

Trong suốt mùa vui chơi và nâng chén hân hoan chúc mừng, chúng ta hãy đề cập đến một điều không nên nói ra là: ăn chay và cầu nguyện; chờ đợi và giữ thinh lặng nội tâm, để nhờ đó, chúng ta có thể được nuôi dưỡng bởi Kinh Thánh trong Mùa Vọng này. Niềm vui và chay tịnh sẽ đến vào dịp Giáng Sinh. Ít nhất là trong một chốc lát, khi các giai điệu của gian hàng bán đồ Giáng Sinh bật lên thì hãy tắt tiếng tivi đi. Hãy rời mắt khỏi màn hình và dâng một lời nguyện thầm với niềm khao khát và tin tưởng: “Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến, xin hãy đến.”

Tuần trước, khởi đầu Mùa Vọng, chúng ta bắt đầu đọc Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Một trong những đặc điểm của ngài là sử dụng cụm từ “Nước Trời” trong suốt Tin Mừng, không như thánh Máccô và thánh Luca thì lại nói về “Nước Thiên Chúa”. Theo truyền thống Do Thái, tác giả Mátthêu tránh nhắc đến thánh danh. Khi đề cập đến “Nước Trời”, ngài không nói về một sự kiện trong tương lai, hay một nơi chốn theo địa lý. Trong suốt Tin Mừng, qua các bài giáo huấn của Đức Giêsu với các dụ ngôn và hành động của Người, thánh Mátthêu cho thấy triều đại Thiên Chúa ở giữa thế giới chúng ta ngay ở đây và vào lúc này.

Ngay từ khởi đầu Tin Mừng này, mầm mống xung đột đã nảy sinh giữa Đức Giêsu và chính quyền Rôma, cũng như với các nhà lãnh đạo tôn giáo có thông đồng với Rôma. Sự thống trị của người Rôma đồng nghĩa với việc kiểm soát bằng áp bức; trong khi đó, uy quyền của Đức Giêsu sẽ được tỏ lộ thông qua lòng trắc ẩn, chữa lành bệnh tật và đón nhận những người tội lỗi. Vì Đức Giêsu đã quy tụ cả những người đàn ông lẫn phụ nữ, Do Thái và dân ngoại, nô lệ và tự do vào một cộng đồng bình đẳng, như thế: “Nước Trời đã đến gần”.

Thánh Mátthêu minh họa cách đa dạng và toàn diện Nước Trời bằng cách nói với chúng ta “nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc” đến với Phép Rửa của ông Gioan. Dường như họ cũng đến để được chịu Phép Rửa. Thế nhưng, khi họ tiến lên phía trước, ông Gioan cũng cảm nhận được sự giả dối của họ. Họ không thể đòi hỏi đặc quyền đặc lợi như các nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng như quyền lợi với tư cách là con cháu ông Ápraham. Họ phải chứng tỏ bằng việc làm rằng, đức tin của mình là chân thành. Người nói với họ: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng ăn năn sám hối”.

Mùa Vọng mời gọi chúng ta ăn năn sám hối, đó là bước khởi đầu. Tiếp đó, chúng ta kiểm điểm lại cuộc sống của mình xem có sinh lợi như là hoa quả của vương quốc mà Đức Giêsu đến rao giảng hay không. Thánh Phaolô kể ra một số hoa thơm trái ngọt phải có trong cộng đoàn mới của Đức Giêsu: “Sống hòa thuận với nhau”, và tôn vinh Thiên Chúa “bằng sự đồng tâm nhất trí với nhau”. Đó là mong muốn của thánh Phaolô đối với cộng đoàn Kitô hữu ở Rôma. Ngài hy vọng cộng đoàn như thế sẽ làm chứng cho Đức Kitô giữa các dân ngoại. Như ông Gioan Tẩy Giả đã làm chứng, chúng ta hy vọng rằng việc làm chứng của cộng đoàn giáo xứ mình sẽ thu hút được những người khác, nhờ đó, họ rời bỏ các trung tâm tiện nghi của mình để tham gia với chúng ta khi cùng chúng ta lắng nghe Lời Chúa và được dưỡng nuôi trong bàn tiệc cuộc đời.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp



2nd SUNDAY OF ADVENT (A)
Isaiah 11: 1-10; Psalm 72; Romans 15: 4-9;,Matthew 3: 1-12

There is that old puzzle which asks, "When a tree falls in a forest does it make a sound if nobody is there to hear it?" Maybe not, if there is no human or animal ear to vibrate with the effects of the sound waves made by the falling tree. It is an interesting question, worth some reflection – and it is pain free. But when some trees fall there can be a lot of questions and pain; we are not talking about trees made of wood. Rather, pain comes when family trees fall or, as in the case of Judah, when the house of David fell like a tree under the Assyrians.

Nevertheless, Isaiah anticipates the fall of mighty Assyria. "Woe to Assyria!" (10:5) What’s more, from the fallen tree of the house of David a sprout will sprout from its roots. What seems lost and hopeless to the eyes of others, is not for those with faith. There will be life where there has been destruction and hopelessness. Isaiah’s dream is that from David’s line will come a king, like David, to protect the people and bring about the peaceable kingdom, when humans and even nature, will live in harmony – "the calf and the young lion will browse together."

The people can not bring about this regeneration of the nation on their own, but the spirit of God can. The leader who emerges will be gifted with "wisdom and understanding," "counsel and strength," "knowledge and fear of the Lord." The reading’s wonderful imagery hints that the hopes for a messiah, when fulfilled, will benefit far more than just the people of Judah – "the earth shall be filled with knowledge of God." When God acts and the promise of salvation comes all people will be beneficiaries.

Why would anyone want to go through the trouble of going out into the desert to hear a preacher tell them to "Shape up!"? The desert is uncomfortable in itself, but John the Baptist adds a "squirm factor" to the venture. Instead of welcoming his admirers and inviting them to sit and make themselves comfortable, his first words are, "Repent, for the kingdom of God is at hand!"

Aren’t the days leading up to Christmas supposed to be a time for lights, cheery music, buying for loved ones and parties? But John’s voice rings out to us now as then. He is our link from the Isaian promise to its fulfillment in Christ. He stands with one foot in the old age and the other in the new. John calls us to examine our lives, rethink our priorities, reorient our dreams and longings.

Why should we make ourselves uncomfortable by such self-conscious examinings? Because John doesn’t just tell us to "Repent." He adds, "for the kingdom of God is at hand." God is about to fulfill promises and will draw very close to us. With that visitation about to happen ("one is coming after me") we will want to put our house in order. The material things we worry about buying or receiving will not focus our eyes and ears to see and hear the promised One when he enters our lives anew this time.

John isn’t preaching in a big city, or at the seat of power in Jerusalem. He’s out on the fringe. Those in the center, Jerusalem (and the people under its sway in Judea) are leaving homes, jobs and their communities to come out to hear him. They are leaving their comfort zones to move out to the edges to hear the Word of God. Advent is our chance to make space in our lives; to leave our center of comfort and scheduled routines and search out a listening place to hear what God has to say to us. In a recent document, "Evangelii Gaudium" (the "Joy of the Gospel"), Pope Francis wrote, "I do not want a church concerned with being at the center and then ends by being caught up in a web of obsessions and procedures."

Our stripped-down worship space, set in Advent tones, encourages us to simplify, calm down and listen. What we will hear is the "old story" of the prophets’ promise of restoration. John is another prophet who has gone out to the wilderness to encourage us to stand on tip toes of expectation, anticipating a deep-down renewal by the One, John says, will wash us with the Holy Spirit and fire.

It’s not just about what God began to do a long time ago out in the Judean desert. John’s messages is for now; it is in the present tense. He is preparing the way for our God. If we are stuck in a present condition of apathy or routine, then we experience our need for a savior. That’s what John is promising us, one who can fire us up and renew our spirits by baptizing us anew with the Holy Spirit.

Advent is not about purifying and making ourselves worthy. It’s about a trust that Christ is coming to make a dwelling place in us. What encourages us and helps us is our recalling Isaiah’s promise and its coming to fulfillment in Christ.

During a season of revelry and toasting let’s mention the unmentionable – fasting and prayer; waiting and keeping an interior silence so we can be nourished by the Advent scriptures. The cheer and fasting will come at Christmas. For a while, at least, put the TV on mute when the pitches for Christmas shopping pop up. Look away from the screen and voice a silent prayer of longing and trust, "Come Jesus, come."

Last week, with the beginning of Advent, we began reading selections from Matthew’s gospel. One of his characteristics is his use of the phrase "kingdom of heaven" throughout his gospel – unlike Mark and Luke who speak of the "kingdom of God." Following the Jewish tradition, Matthew avoids using the divine name. When he refers to "kingdom of heaven" he’s not speaking of a future event, or of a geographical place. Throughout the gospel, through Jesus’ teachings, parables and actions, Matthew shows God’s reign breaking into our world here and now.

From the beginning of this gospel the seeds for conflict are sown between Jesus and the Roman powers, as well as with the religious leaders who collude with Rome. Roman rule meant control by coercion; whereas Jesus’ power will be shown through his compassion, healing and welcome to sinners. "The kingdom of heaven is at hand," as Jesus gathers women and men, Jews and Gentiles, slaves and free persons into a community of equals.

Matthew illustrates how diverse and inclusive the kingdom of heaven is by telling us "many of the Pharisees and Sadducees" came to John’s baptism. It seems that they too came to be baptized. But as they come forward, John senses their insincerity. They can’t claim privilege as religious leaders, nor their rights as descendants of Abraham. They must show by their works that their faith is sincere. He tells them, "Produce good fruit as evidence of your repentance."

Advent calls us to repentance — that’s step one. Then, we examine our lives to see if we are producing the goods fruit of the kingdom Jesus came to proclaim. Paul spells out just some of the good fruit required of Jesus’ new community: "harmony with one another," and glorifying God "with one accord." That’s Paul’s wish for the Christian community in Rome. He hopes such a community will bear witness to Christ among the Gentiles. We hope that the witness of our parish community will draw others, as John the Baptist did, away from their centers of comfort to join us as we hear the Word of God and are nourished at the table of life.
 
Điện văn của Đức Giáo hoàng gửi dân Nam Phi nhân cái chết của cố TT Nelson Mandela
Đồng Nhân
11:08 06/12/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu (5/12/2013) đã vinh danh ông Nelson Mandela và bày tỏ hy vọng rằng gương của cố Tổng thống sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ người dân Nam Phi đưa công lý và lợi ích chung lên hàng đầu trong những khát vọng chính trị của họ.

Những lời của Đức Giáo Hoàng gửi qua một điện thư chia buồn cho Tổng thống Jacob Zuma của Nam Phi.

Toàn văn bản telegramme như sau:

Thật là nỗi buồn khi tôi nhận được tin về cái chết của cựu Tổng thống Nelson Mandela, tôi gửi lời chia buồn và cầu nguyện đến gia đình ông Mandela, và tới các thành viên của Chính phủ và cho tất cả người dân Nam Phi. Xin phó thác linh hồn của người quá cố cho lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa toàn năng, tôi cầu xin Chúa an ủi và củng cố tất cả những ai đang than khóc sự mất mát này. Xin cho các cam kết kiên định mà ông Nelson Mandela đã dấn thân trong việc thúc đẩy nhân phẩm của tất cả các công dân của quốc gia và trong việc xây dựng một Nam Phi mới được xây dựng trên nền tảng vững chắc về bất bạo động, hòa giải và sự thật, tôi cầu nguyện rằng gương của cố Tổng thống sẽ truyền cảm hứng những thế hệ của Nam Phi đưa công lý và công ích lên hàng đầu trong những ước vọng chính trị của họ. Với những tâm tình này, tôi nguyện xin Thiên Chúa cho tất cả người dân Nam Phi những quà tặng của hòa bình và thịnh vượng.

+ Giáo hoàng Franciscus PP
 
Đại sứ Mỹ Ken Hackett nói về liên hệ Mỹ Tòa Thánh
Vũ Văn An
19:37 06/12/2013
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bên cạnh Tòa Thánh đang được giới truyền thông chú ý nhiều trong mấy ngày gần đây. Ngay sau khi Đại Sứ Ken Hackett trình ủy nhiệm thư lên Đức Phanxicô, đã có tường trình cho hay tòa đại sứ bên cạnh Tòa Thánh sẽ được di chuyển về gần toà đại sứ Mỹ tại Ý. Bộ Ngoại Giao Mỹ đã họp báo để đánh tan những điều họ cho là “huyền thoại” liên quan tới việc nhiều người cho là lạnh nhạt trong các liên hệ của Mỹ với Tòa Thánh.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 5 tháng Mười Hai, Đại Sứ Hackett nói với hãng tin Zenit niềm hy vọng của ông trong việc phát huy mối liên hệ tích cực với Tòa Thánh, chia sẽ các suy tư của ông về các cuộc viếng thăm mới đây của Tổng Thống Nga Vladimir Putin và của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, đồng thời đề cập tới khả năng Tổng Thống Obama thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô.


ZENIT: Thưa Đại Sứ Hackett, ông có thể cho chúng biết chút ít về chính ông không?

Đại Sứ Hackett: Tôi gốc Boston. Tôi học tại Cao Đẳng Boston. Rốt cuộc tôi đã thuê rồi cưới vợ tôi cũng người khu vực Boston. Dù chúng tôi không bao giờ thực sự sống tại đó. Sau khi cưới nhau, chúng tôi dọn qua Phi Luật Tân, và có đứa con đầu tiên tại Phi Luật Tân. Năm năm sau đó, tôi được chuyển qua Kenya và chúng tôi có đứa con thứ hai tại Kenya. Tôi trở lại Hoa Kỳ làm Tổng Giám Đốc Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo. Tôi sống gần 24 năm tại Baltimore, cố gắng quản trị tốt Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo. Tháng Hai năm 2012, tôi về hưu, rời về Florida và rất hạnh phúc. Tôi ra bờ biển, chơi quần vợt, chơi khúc gôn cầu. Thế rồi nhận được cú điện thoại từ Tòa Bạch Ốc hỏi xem chúng tôi có muốn nhận chức vụ này hay không, một chức vụ chúng tôi rất trân trọng và lấy làm vui. Và thế là chúng tôi ở đây!

Với Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, chúng tôi đã sống ở Phi Luật Tân. Trong 12 năm, tôi là giám đốc miền Phi Châu nên đã dành phần lớn thì giờ du hành quanh vùng Hạ Sahara của Phi Châu. Tôi được chức vụ với Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo sau một chức vụ trong đó tôi phải liên hệ với mọi giáo phận của Hoa Kỳ và việc gây quĩ.

ZENIT: Ông đã trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha? Có điều gì làm ông bỡ ngỡ cách riêng trong cuộc gặp gỡ đó hay trong lúc thảo luận không?

Đại Sứ Hackett: Vâng, tôi trình ủy nhiệm thư ngày 21 tháng Mười, ngày lễ Thánh Kateri Tekakwitha của Hoa Kỳ. Vợ tôi đã đặt mua một đồng tiền kỷ niệm có hình Thánh Nữ, nhưng chúng tôi không nhận được đồng tiền này kịp thời nên tôi không có nó từ quê nhà. Chúng tôi đề cập tới tình hình trên thế giới, tình hình bi thảm tại Syria, nỗi đau khổ, niềm hy vọng hòa bình, niềm hy vọng có những cố gắng mà chính phủ Hoa Kỳ và Tòa Thánh có thể hợp tác trong các vấn đề cả từ các vấn đề cục bộ như buôn bán người tới các vấn đề lớn hơn về hòa bình và tranh chấp. Chúng tôi không đi vào các kế hoạch hành động nhưng chỉ bàn luận tổng quát thôi.

Điều tôi nhận được từ buổi yết kiến là, trước nhất, ngài có một cung cách rất mục vụ về chính con người của ngài. Ngài phát ra những rung cảm khiến bạn cảm thấy rất gần gũi, rất thoải mái, và điều này nữa: ngài thực sự quan tâm. Và ngài nói với bạn như một con người. Ngài nói tiếng Tây Ban Nha, tôi nói tiếng Anh và chúng tôi có một thông dịch viên. Ngài hiểu tiếng Anh hơn tôi hiểu tiếng Tây Ban Nha. Ngài nói chậm rãi và cố gắng thông đạt bằng tiếng Tây Ban Nha dù tôi không hiểu gì. Và ngài quả đã biểu lộ một sự gần gũi rất ấm áp với hầu hết mọi người. Quả là một hào quang đặc biệt tỏa ra từ đức tin sâu sắc của ngài.

ZENIT: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh nhiều tới các vấn đề như nghèo đói, di dân và các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên thế giới, những vấn đề có liên hệ với Hoa Kỳ. Là Đại Sứ Hoa Kỳ, ông nghĩ gì về chủ trương của Đức Thánh Cha trong các vấn đề này? Ông thấy Tòa Thánh và Hoa Kỳ có thể hợp tác với nhau trong các phạm vi nào?

Đại Sứ Hackett: Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đối với thân phận các di dân. Không phải chỉ là các di dân xuất phát từ Bắc Phi, từ các nơi như Eritrea và Syria tới Âu Châu, mà là toàn bộ vấn đề di dân. Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ vốn tích cực hỗ trợ các cố gắng nhằm xử lý các người tị nạn, các người rời cư và chúng tôi muốn tiếp tục thực hiện việc này.

Hình như Đức Thánh Cha quan tâm đặc biệt tới toàn bộ vấn đề buôn bán. Buôn người, buôn lao động, và phần khủng khiếp là buôn người để lấy bộ phận thân thể và buôn bán tình dục. Và ngài luôn khuyến khích mọi người tại Vatican tìm cách giải quyết. Chính phủ Hoa Kỳ chúng ta cũng muốn tham gia và chúng ta sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề này. Chẳng hạn, tại thành phố này đang có một nữ tu. Bà là người Phi Luật Tân và bà đã thực hiện được một việc tuyệt vời trong việc mời gọi và giúp các nữ tu khác hiểu toàn bộ hiện tượng buôn bán này, hiểu nó khủng khiếp như thế nào và ta có thể làm gì đối với nó. Phần chúng ta, chúng ta đang hỗ trợ họ về tài chánh và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục làm việc này. Đây chỉ là vấn đề nhỏ. Tuần tới, sẽ có buổi sinh hoạt báo chí cho World Hunger. Buổi này sẽ diễn ra tại khu Trastevere. Toàn bộ mạng lưới Caritas, bao gồm cả Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo cũ của tôi, sẽ tham dự buổi này. Chính tôi cũng sẽ tới và hiện diện tại đó. Đây là một cố gắng nhỏ chúng tôi làm ở đây, nhưng chính phủ Hoa Kỳ làm nhiều hơn thế khắp trên thế giới. Trong việc đảm nhiệm săn sóc người tị nạn Syria, phần lớn các trợ giúp là của Hoa Kỳ trên bình diện nhân đạo. Và chúng tôi muốn tiếp tục một số việc như thế, cũng như đảm nhiệm những việc có chất lượng nhất trong đó có cơ hội làm việc chung với nhau trong các vấn đề hòa bình giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh. Đó là các phạm vi chúng tôi sẽ hợp tác.

ZENIT: Xét theo tình hình tại Syria, xem ra Nga và Tòa Thánh có cùng một suy nghĩ hơn là Hoa Kỳ. Ông nghĩ gì về chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha của Tổng Thống Vladimir Putin?

Đại Sứ Hackett: Tôi không nghĩ y hệt cách đó. Tôi nghĩ [Tổng Thống] Putin có hơi cơ hội chủ nghĩa một chút. Tôi nghĩ Tòa Thánh nói “Ta hãy tìm thương thức hòa bình”. Tổng Thống Obama cũng muốn có phương thức hòa bình. Nhưng cho tới nay, vẫn còn những khinh hoàng khiếp đảm giáng xuống dân tộc Syria và ta chưa tìm được một cách giải quyết hòa bình. Do đó, để đem người ta tới bàn thương nghị, một việc xem ra sắp sửa diễn ra, nhưng vẫn cần một vài áp lực nào đó. Đó chẳng qua cũng là một phần của ngoại giao: đôi khi, bạn cần phải tạo áp lực mạnh mới khiến người ta nhìn ra đường đi phía trước.

Tôi tin Tòa Thánh đang tích cực dấn thân vào việc hỗ trợ các cách giải quyết hòa bình cho tình thế ở đó. Và về phương diện này, chúng ta chắc chắn có thể tìm ra chính nghĩa chung. Nhưng mỗi ngày ta đều nghe thấy nhiều kinh hoàng hơn: 12 nữ tu bị bắt giữ, ta không biết chuyện gì xẩy ra cho các vị này. Nhưng tôi sẽ không định đặc điểm cho việc này vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng Thống Putin đứng vào một phe, còn Tổng Thống Obama và Tổng Thống Hollande (Pháp) thì đứng vào phe kia. Theo tôi, việc định đặc điểm đó không đúng.

ZENIT: Ông nghĩ gì về cuộc viếng thăm Đức Thánh Cha của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu?

Đại Sứ Hackett: Điều tôi học được rất tích cực. Thủ Tướng Netanyahu chắc chắn muốn được viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo những người tôi được nói chuyện với, thì chưa có thời biểu chuyên biệt, các vị vẫn còn đang thảo luận. Đang có những cuộc thảo luận với người Do Thái, với Thượng Phụ Bartholomew, với người Palestine, với người Giócđăng. Và xem ra sẽ có cuộc viếng thăm trong tháng Năm. Bạn có nghe người ta suy đoán vào cuối tháng Năm nhưng người khác lại bảo tôi rằng hiện chưa định được ngày giờ (1). Đấy là một phía của câu truyện.

Phía kia là toàn bộ cuộc thương thuyết về các liên hệ giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Do Thái về tài sản, trường học, thuế khóa… Tôi không tin Đức Thánh Cha sẽ đi vào các chi tiết này nhưng tôi buộc phải tin rằng Đức Tổng Giám Mục [Pietro] Parolin sẽ làm việc này.

Và rồi còn vấn đề lớn hơn, nhiều chất lượng hơn và cũng nền tảng hơn là hòa bình giữa Israel và Palestine. Tôi tin rất có thể có việc nhắc tới tình hình Iran trong buổi gặp gỡ giữa Thủ Tướng và Đức Thánh Cha. Tôi biết đã có cuộc thảo luận về việc này trong một buổi gặp gỡ với Quốc Vụ Khanh [Vatican].

Các cơ hội để đối thoại này rất tốt. Và tôi hy vọng rằng vào một lúc nào đó Ngoại Trưởng Kerry hoặc Tổng Thống Obama sẽ có mặt ở đây. Tôi hy vọng thế.

ZENIT: Đó sẽ là câu hỏi sắp tới của tôi. Có kế hoạch nào không để Ngoại Trưởng Kerry hoặc Tổng Thống Obama tới viếng thăm?

Đại Sứ Hackett: Chưa có thời biểu được đệ trình. Ngoại Trưởng Kerry cho tôi hay lúc gặp ông tại Washington: ông quả ước mong được tới và vợ ông cũng mong được tới nữa. Tôi biết Tổng Thống Obama muốn tới vào lúc thuận tiện và lúc có dịp tốt. Tôi biết việc đó chưa được ghi vào lịch bàn nhưng chắc chắn sắp sửa được ghi vào rồi.

ZENIT: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bên cạnh Tòa Thánh từ trước đến nay vốn rất rõ ràng về các lý do tại sao họ di chuyển tòa đại sứ. Một số người lý luận rằng không có khác nhau gì nhiều về phương diện ngân sách, an ninh hay xa xôi. Ông nói gì về việc này?

Đại Sứ Hackett: Nếu ông nhìn qua cửa sổ, gần hàng rào, chỉ vào khoảng 20 yards. Nếu tôi có hòn đá lớn, tôi có thể đứng đó và ném qua chiếc cửa sổ này. Thành thử về phương diện an ninh, đây không hẳn là trạng thái lý tưởng.

Do đó, đang có việc cân nhắc theo quan điểm an ninh này, nhất là an ninh, tiếp theo tình trạng tại Benghazi. Nó được Hội Đồng Lượng Giá Benghazi và Quốc Hội khuyến cáo để cải thiện an ninh. Và vấn đề này đã được thảo luận khá lâu nay, từ thời chính phủ Bush đã có việc cân nhắc để di chuyển rồi.

Tình thế thứ hai ông đang ngồi trong phòng họp của tôi chỉ lớn đủ để vừa chỗ ngồi cho 12 người. Đây không hẳn là một tòa đại sứ thực tiễn nhất để tổ chức các cuộc họp. Chiều nay, tôi có buổi ăn trưa với một nhóm người chuẩn bị nói về Cộng Hòa Trung Phi và buổi họp này phải tổ chức tại nhà tôi vì không đủ chỗ cho họ tại đây. Tóm lại chúng tôi không đủ chỗ hội họp cho thoả đáng.

Giữa lúc ấy thì thấy có sẵn tòa nhà đã mua có lẽ cách nay 5 năm, có cả một phần hoàn toàn chưa có ai chiếm và đó là nơi chúng tôi sẽ dọn tới.

Chúng tôi sẽ có cổng ra vào riêng, bảng hiệu riêng, trong một tòa nhà của riêng chúng tôi với chỗ hội họp thỏa đáng. Như Bộ Ngoại Giáo từng nhận định, một trong các huyền thoại là chúng tôi từng ở bên trong Vatican, nhưng như ông thấy làm gì có tòa đại sứ nào bên trong Vatican. Thành thử chúng tôi đâu có di chuyển ra ngoài Thành Vatican, chúng tôi vốn ở ngoài Vatican rồi. Việc (di chuyển) này sẽ đem lại cho chúng tôi một môi trường làm việc tốt hơn. Một cơ hội để hội họp nhiều hơn, một không gian rộng hơn, ít phí tổn hơn, và nhiều an ninh hơn. Thiển nghĩ đây không phải là một việc tệ.

ZENIT: Có một số người còn phao tin đồn rằng Hoa Kỳ sắp sửa đóng cửa tòa đại sứ bên cạnh Tòa Thánh.

Đại Sứ Hackett: ‘Như thế, thì lời đồn tôi chết đã bị cường điệu thái quá!’ Hoàn toàn sai, không đúng sự thật chút nào. Không có việc giảm ngân sách về nhân viên và cam kết. Thực vậy, tôi chỉ xin nói điều ngược lại. Sự hiện diện của tôi ở đây cho thấy điều này: chính phủ Obama thừa nhận họ phải tìm một người từng điều khiển một cơ quan chính của Công Giáo, hiểu biết mọi người tại Vatican. Do đó, tôi không thấy sự hạ giá nào, ngược lại mới đúng.

ZENIT: Một vấn đề được nhiều người Công Giáo bàn tán mấy lúc gần đây là chỉ thị (y tế) HHS. Có cập nhật hóa gì về vấn đề này hay không?

Đại Sứ Hackett: Không, tôi không thể nói với ông bất cứ điều gì hơn là điều ông hay các độc giả của ông đã biết rồi vì không có gì khác trong bản tóm lược của tôi cả. Bản tóm lược của tôi chỉ nói về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và tìm ra các phạm vi trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà chúng tôi có thể cùng làm việc với Tòa Thánh mà thôi. Đó là vấn đề nội trị mà tôi không can dự cũng như làm cho Tòa Thánh can dự vào. Việc ấy xin nhường cho các vị giám mục của Hoa Kỳ.

ZENIT: Là một người Công Giáo, đôi lúc ông có thấy khó khăn khi các vấn đề đức tin tranh chấp với các vấn đề không thuộc cùng luồng suy nghĩ như chính phủ hiện nay hay không?

Đại Sứ Hackett: Tôi tìm tòi các phạm vi trong đó đức tin của tôi chỉ cho tôi các cơ hội để thay đổi tình huống của người nghèo và cư xử với những người đang đau khổ, khốn cùng. Không thể cân bằng mọi khía cạnh trong đức tin của tôi với mọi chính sách của bất cứ chính phủ nào nhưng tôi tìm được khá nhiều phạm vi gặp nhau giữa đức tin của tôi và các mục tiêu chính sách của chính phủ Obama về các vấn đề nghèo đói và các vấn đề của người túng thiếu. Do đó, tôi tìm tòi các phạm vi trong đó tôi thấy được, từ tận đáy lòng mình, các lãnh vực tôi đang say mê và phát xuất từ tín ngưỡng của tôi.

Tôi cũng thấy sự cởi mở được Đức Phanxicô đem lại về một Giáo Hội cho mọi người: nó quả dành cho bất cứ ai. Và tôi nhận ra một sự ấm áp và gợi hứng to lớn từ quan điểm này.

ZENIT: Ông hy vọng gì trong vai trò mới mẻ làm Đại Sứ Hoa Kỳ này? Ông hy vọng đóng góp được gì?

Đại Sứ Hackett: Tôi muốn nói điều này: nếu di sản của tôi để lại được câu nói này “Ông ta đã phát huy được một mối liên hệ rất tích cực; ông ta đã đẩy mạnh mối liên hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Hoa Kỳ trong hàng loạt các vấn đề khác nhau” thì tôi đủ hãnh diện rồi. Tôi có thể trở về hưu trí tại Florida và nhủ thầm “Mình đã làm được một diều gì đó”.

Tôi nghĩ điều tôi vốn có khả năng đóng góp hơn một chút là 40 năm làm việc với Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo. Tôi đã gặp những con người cao thượng, diệu kỳ làm việc cho Giáo Hội Công Giáo khắp trên thế giới. Các nữ tu điều khiển một trạm y tế nơi bụi rừng xa xôi, vị cha sở làm việc tận tình tại miền Nam Phi Luật Tân, vị giám mục đang thực hiện các sứ vụ thương thuyết hòa bình giữa các phe nổi loạn. Và tôi đã gặp tất cả những con người này, họ hiến tặng tôi sự hiếu khách, tình thân hữu, đôi khi một chiếc giường trong nhà họ, một bữa ăn. Bây giờ tôi thấy họ ở đây, ở Rôma này. Họ rẽ qua, họ tới thăm. Và do đó, tôi muốn phục hồi các mối liên hệ mà tôi đã khai triển trong 40 năm, một ít người trong số họ tôi chưa được gặp lại trong suốt 40 năm qua. Khi họ rẽ qua đây, tôi mời họ một ly cà phê, một bữa ăn, một cuộc chuyện trò và một cơ hội để thảo luận các vấn đề của họ. Phần lớn, tôi biết các vấn đề của họ, vì trong cuộc sống trước đây của tôi, tôi đã phải xử lý các vấn đề của họ.

Thành thử (chức vụ của tôi) mở rộng sự cam kết của tòa đại sứ này với các bộ sở của Giáo Triều (Rôma) ra cả bên ngoài, tới các cộng đoàn tu trì và các cộng đoàn khác, tới mạng lưới Caritas, các phong trào và tôi cảm thấy thoải mái trong môi trường này. Bởi thế, tôi hy vọng có thể phát huy được cả mối liên hệ kia nữa.
__________________________________________________________________________________________
(1) Thực ra, Thủ Tướng Netanyahu đã tới viếng Đức Phanxicô ngày 2 tháng Mười Hai vừa qua (vietcatholic 3/12/2013)
¬¬
 
Top Stories
Pope Francis receives International Theological Commission
Vatican Radio
09:57 06/12/2013
2013-12-06 Vatican - Pope Francis received the participants in the Plenary Assembly of the International Theological Commission on Friday at the Apostolic Palace in the Vatican. The three main themes the Commission is addressing throughout the course of its current five-year study period are: the relations between monotheism and violence; the social doctrine of the Church; and, the “sense of the faith” – which Pope Francis described in his remarks to the participants as, “a sort of ‘spiritual instinct’,” that makes it possible for those attuned to it to think with the Church and to discern that, which is in conformity with the Apostolic Faith and with the spirit of the Gospel.

Speaking of the possible perversions of authentic faith in the one true God, Pope Francis said, “The definitive revelation of God in Jesus Christ makes every recourse to violence in God’s name ultimately impossible. It is precisely because of [Christ’s] refusal of violence, because of his having overcome evil with good, with the blood of his Cross, that Jesus has reconciled men to God and each other.”

The Holy Father went on to say that Christ’s peace also informs the Church’s social doctrine, which, he said, “Aims at translating the love of God for humanity manifested in Jesus Christ into the concrete terms of social life.”

Pope Francis called the mission of the theologian, “At once fascinating and risky,” because, while theological teaching and research can be a true way toward holiness, they can also tempt theologians to dryness of heart, pride and even ambition. He prayed that the Blessed Virgin might obtain for all those who live the theological life an increase in the spirit of prayer and devotion, so that they might be true servants of the Church in a profound spirit of humility.
 
Pope Francis pays tribute to Nelson Mandela
+ FRANCISCUS PP.
09:58 06/12/2013
2013-12-06 Vatican- Pope Francis on Friday paid tribute to Nelson Mandela expressing his hope that the late President's example will inspire generations of South Africans to put justice and common good at the forefront of their political aspirations.

The Pope's words came in a telegramme of condolences that he sent to the South African President, Jacob Zuma.

Please find below the full text of the telegramme:

It was with sadness that I learned of the death of former President Nelson Mandela, and I send prayerful condolences to all the Mandela family, to the members of the Government and to all the people of South Africa. In commending the soul of the deceased to the infinite mercy of Almighty God, I ask the Lord to console and strengthen all who mourn his loss. Paying tribute to the steadfast commitment shown by Nelson Mandela in promoting the human dignity of all the nation’s citizens and in forging a new South Africa built on the firm foundations of non-violence, reconciliation and truth, I pray that the late President’s example will inspire generations of South Africans to put justice and the common good at the forefront of their political aspirations. With these sentiments, I invoke upon all the people of South Africa divine gifts of peace and prosperity.
 
Tin Đáng Chú Ý
Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Manedela qua đời
Thanh Sơn
10:18 06/12/2013
Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela Qua Đời Hôm Thứ Năm 05.12 Thọ 95 Tuổi

Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Quốc Đại (ANC). Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân.

Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.

Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.

Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.

Những tuyên bố và câu nói bất hủ của Nelson Mandela

Khi phải đối mặt với án tử hình, trong phiên xét xử tại một tòa án ở Rivonia tháng 4/1964

Ông Mandela nói: “Tôi đã dành cả cuộc đời mình, không màng đến bản thân để đấu tranh vì người dân châu Phi. Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi đã ấp ủ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người sống với nhau trong sự hài hòa và cơ hội được chia đều. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng có thể sống để chứng kiến nó thành hiện thực. Nhưng nếu cần, tôi sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Khi được phóng thích sau 27 năm ngồi tù, phát biểu trước công chúng từ ban công của Tòa thị chính Cape Town ngày 11/2/1990

“Nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do cho tất cả chúng ta, xin chào các bạn. Tôi đứng đây trước các bạn không phải như là một nhà tiên tri mà như là một người đầy tớ khiêm tốn của các bạn. Sự hy sinh không mệt mỏi và anh dũng của của các bạn đã cho tôi cơ hội có mặt ở đây ngày hôm nay. Vì vậy, tôi nguyện dành phần đời còn lại phục vụ các bạn”.


Về vấn đề phân biệt chủng tộc, trong cuốn tự truyện Long Walk to Freedom được xuất bản vào năm 1994.

Ông Mandela viết: “Không ai sinh ra đã ghét những người khác màu da với mình hoặc có nền giáo dục không tương xứng hay khác biệt về tôn giáo. Mọi người phải học để ghét và nếu họ có thể tìm hiểu để ghét thì họ cũng có thể được dạy để yêu, vì tình yêu đến theo cách tự nhiên hơn là sự thù địch”.

Nói về tự do

“Tôi rất quý tự do của tôi nhưng tôi còn quan tâm nhiều hơn tới tự do của các bạn. Tự do mà người ta đang kêu gọi dành cho tôi có nghĩa gì khi mà Tổ chức ANC (Đại hội dân tộc Phi) vẫn bị mất tự do?”.

Nói về lòng can đảm

Tôi đã học được rằng, lòng can đảm không phải là sự vắng mặt của sự sợ hãi là là sự chiến thắng sợ hãi. Tôi thậm chí còn không thể nhớ nổi mình đã cảm thấy sợ bản thân mình bao nhiêu lần, nhưng tôi giấu nó đằng sau vỏ bọc của sự táo bạo. Một người đàn ông dũng cảm không có nghĩa là anh ta không cảm thấy sợ hãi, nhưng anh ta có thể chiến thắng nỗi sợ hãi đó”.

Trong lễ nhậm chức ở Pretoria, tháng 5/1994

“Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ vùng đất xinh đẹp này một lần nữa phải nếm trải sự áp bức bóc lột của người khác và phải chịu sự sỉ nhục là một nơi tồi tệ của thế giới”.

Về cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu tại Iraq tháng 9/2002

“Chúng tôi thực sự bàng hoàng khi một nước, dù đó là một siêu cường hay chỉ là một nước nhỏ sẵn sàng bỏ qua Liên Hợp quốc để tấn công vào một quốc gia độc lập. Không một quốc gia nào có thể tự cho phép mình hành động như vậy”.

Về cái chết, trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 1996

“Chết là một điều gì đó không thể tranh khỏi. Khi một người đàn ông đã làm những gì ông xem là nhiệm vụ của mình với người dân và đất nước, ông ta có thể yên nghỉ thanh thản. Tôi tin rằng mình đã nỗ lực hết sức và đó là lý do tại sao tôi sẽ thảnh thơi an nghỉ trong cõi vĩnh hằng”.

Dưới đây là một số tuyên bố sâu sắc khác của ông Mandela .

"Tôi không phải là một đấng cứu thế, tôi là một người đàn ông bình thường đã trở thành một nhà lãnh đạo vì hoàn cảnh đặc biệt".

" Nếu bạn muốn dàn hòa với kẻ thù của bạn, bạn phải làm việc với anh ta. Sau đó, anh ấy sẽ trở thành đối tác của bạn. "

" Lòng tốt của con người tựa như một ngọn lửa, ngọn lửa này có thể bị ẩn đi nhưng không bao giờ bị dập tắt".

" Sau khi leo lên một ngọn đồi lớn, người ta chỉ thấy rằng có nhiều ngọn đồi khác lớn hơn cần phải chinh phục".

" Đừng đánh giá tôi bởi những thành công của tôi, mà hãy đánh giá tôi qua việc tôi vấp ngã và đứng lên bao nhiêu lần"./.


Thanh Sơn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rừng Thu
Lê Trị
22:16 06/12/2013
RỪNG THU
Ảnh của Lê Trị
Tôi yêu những cánh rừng thu
Khi trên mặt đất lá khô phủ đầy
Khi cây trơ trụi hao gầy
Và cô đơn tiếng gió bay xạc xào.
(Trích thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao)