Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 02/12/2019
97. Sự phối hợp giữa đức khiêm tốn và đồng trinh thật là tuyệt luân, linh hồn đều có cả hai, trong đó mức độ vui lòng Thiên Chúa vang lên tuyệt vời phi phàm. Bởi vì đức khiêm tốn làm cho sự đồng trinh thêm rực rỡ, và trinh khiết thì làm cho đức khiêm tốn đẹp đẽ gấp bội.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:06 02/12/2019
77. PHÁT TÀI NHỜ NGƯỜI CHẾT
Đời nhà Đường, huyện lệnh Nhiễu Dương thuộc châu Thắng là Đậu Trí Phạm rất tham lam.
Trong huyện có một thôn trưởng nọ vừa chết, thì Đậu Trí Phạm bèn triệu tập các thôn trưởng và các thân bằng quyến thuộc của người chết được hơn hai trăm người lại để quyên tiền, tiếng thì nói là tạc tượng cho người chết nên ra lệnh cho mỗi người phải đóng một quan, được tất cả là hơn hai trăm quan.
Sau khi được tiền, Đậu Trí Phạm lập tức nói:
- “Ông thôn trưởng này hiện nay đang bị trị tội dưới địa ngục, diêm vương bắt ông ta làm tên quỷ mới, chúng ta phải mau cứu ông ta. Bây giờ ta đã tạc xong tượng, nên dùng nó thay thế trước thì có thể làm cho ông ta tránh được khổ nạn”.
Nói xong thì lấy trong tay áo ra một pho tượng dài chừng năm phân.
Mọi người biết là bị lừa kêu khổ luôn miệng.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 77:
Lợi dụng người chết để làm tiền người sống là chuyện có thật, nhất là ở những vùng quê còn lắm nhiều điều dị đoan.
Chết là nhắm mắt tắt hơi, là bất động, là toàn thân lạnh ngắt, đúng là rất đáng sợ với những người yếu bóng vía. Nhưng chết chính là cửa ngõ để con người đi qua thế giới bên kia, thế giới bên kia có thể là thiên đàng và có thể là hỏa ngục, cho nên người chết tức là các linh hồn người Ki-tô hữu rất cần lời cầu nguyện của chúng ta, đây là việc làm chính đáng và tốt lành không phải là dị đoan.
Nhưng nó sẽ là “dị đoan” khi cha sở không dâng lễ cho các linh hồn vì thân nhân họ nghèo xin không đủ số tiền bỗng lễ quy định ! Nó cũng sẽ là dị đoan khi người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng vì mình không có tiền để xin lễ cầu hồn cho ông bà cha mẹ nên không đi lễ…
Tiền xin lễ là để giúp cho cha sở có sinh hoạt phí theo lẽ công bằng mà Giáo Hội đã quy định chứ không phải là giá tiền của một thánh lễ, bởi vì tiền bạc châu báu của cả thế gian này gộp lại cũng không thể mua được một thánh lễ, cho nên đừng làm cho sự thánh thiện trở thành dị đoan và gây gương mù cho người ngoại giáo cũng như người tân tòng…
Tạc tượng để thế cho người chết khỏi bị hình phạt là dị đoan và lừa dối mọi người, nhưng đi dâng thánh lễ cầu nguyện và làm việc hy sinh để cầu nguyện cho các linh hồn là việc làm chính đáng của người Ki-tô hữu vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đời nhà Đường, huyện lệnh Nhiễu Dương thuộc châu Thắng là Đậu Trí Phạm rất tham lam.
Trong huyện có một thôn trưởng nọ vừa chết, thì Đậu Trí Phạm bèn triệu tập các thôn trưởng và các thân bằng quyến thuộc của người chết được hơn hai trăm người lại để quyên tiền, tiếng thì nói là tạc tượng cho người chết nên ra lệnh cho mỗi người phải đóng một quan, được tất cả là hơn hai trăm quan.
Sau khi được tiền, Đậu Trí Phạm lập tức nói:
- “Ông thôn trưởng này hiện nay đang bị trị tội dưới địa ngục, diêm vương bắt ông ta làm tên quỷ mới, chúng ta phải mau cứu ông ta. Bây giờ ta đã tạc xong tượng, nên dùng nó thay thế trước thì có thể làm cho ông ta tránh được khổ nạn”.
Nói xong thì lấy trong tay áo ra một pho tượng dài chừng năm phân.
Mọi người biết là bị lừa kêu khổ luôn miệng.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 77:
Lợi dụng người chết để làm tiền người sống là chuyện có thật, nhất là ở những vùng quê còn lắm nhiều điều dị đoan.
Chết là nhắm mắt tắt hơi, là bất động, là toàn thân lạnh ngắt, đúng là rất đáng sợ với những người yếu bóng vía. Nhưng chết chính là cửa ngõ để con người đi qua thế giới bên kia, thế giới bên kia có thể là thiên đàng và có thể là hỏa ngục, cho nên người chết tức là các linh hồn người Ki-tô hữu rất cần lời cầu nguyện của chúng ta, đây là việc làm chính đáng và tốt lành không phải là dị đoan.
Nhưng nó sẽ là “dị đoan” khi cha sở không dâng lễ cho các linh hồn vì thân nhân họ nghèo xin không đủ số tiền bỗng lễ quy định ! Nó cũng sẽ là dị đoan khi người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng vì mình không có tiền để xin lễ cầu hồn cho ông bà cha mẹ nên không đi lễ…
Tiền xin lễ là để giúp cho cha sở có sinh hoạt phí theo lẽ công bằng mà Giáo Hội đã quy định chứ không phải là giá tiền của một thánh lễ, bởi vì tiền bạc châu báu của cả thế gian này gộp lại cũng không thể mua được một thánh lễ, cho nên đừng làm cho sự thánh thiện trở thành dị đoan và gây gương mù cho người ngoại giáo cũng như người tân tòng…
Tạc tượng để thế cho người chết khỏi bị hình phạt là dị đoan và lừa dối mọi người, nhưng đi dâng thánh lễ cầu nguyện và làm việc hy sinh để cầu nguyện cho các linh hồn là việc làm chính đáng của người Ki-tô hữu vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo dân đau lòng: Giám Mục Hoa Kỳ còn quá trẻ, nổi tiếng tài ba thánh thiện lại qua đời đột ngột
Đặng Tự Do
17:22 02/12/2019
Đức Cha Paul Sirba, mới 59 tuổi, Giám Mục Giáo phận Duluth, Minnesota đã qua đời, sau khi bị một cơn đau tim ngay trước khi ngài dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng, hôm 1 tháng 12.
“Với một tâm hồn cực kỳ nặng nề tôi phải thông báo với các bạn về những tin tức bi thảm liên quan đến Giám mục của chúng ta,” Cha James B. Bissonette, vị linh mục đã từng là tổng đại diện của giáo phận cho đến khi Đức Cha Paul Sirba qua đời, cho biết như trên. Chức vụ tổng đại diện của ngài đã chấm dứt sau cái chết của giám mục giáo phận.
“Không chữ nghĩa nào diễn tả đầy đủ nỗi buồn của chúng tôi trước sự mất mát đột ngột của vị Mục Tử của chúng ta,” cha Bissonette nói.
Tuyên bố của cha Bissonette đã được công bố cho các giáo sĩ trong toàn giáo phận và được đọc sau Thánh lễ hôm Chúa Nhật.
Đức Cha Sirba bị nhồi máu cơ tim vào hôm Chúa Nhật 1 tháng 12 tại Nhà thờ St. Rose ở Proctor, Minnesota. Ngay lập tức, ngài được đưa đến bệnh viện, nhưng những nỗ lực hồi sinh ngài đã không thành công. Ngài đã nhận được các nghi thức cuối cùng từ Cha John Petrich, một tuyên úy của bệnh viện và nhà tù trong giáo phận, và được tuyên bố là đã qua đời ngay sau 9 giờ sáng Chúa Nhật.
Theo báo cáo của giáo phận, Đức Cha Sirba đang chuẩn bị dâng Thánh lễ lúc 7g30 sáng ngày Chúa Nhật thì xảy ra tai biến.
“Chúng tôi rất hy vọng và tin tưởng vào sự phục sinh của Đức cha Sirba trong cuộc sống mới, và tin tưởng mãnh liệt rằng ngài sẽ nghe được những lời này của Chúa chúng ta, ‘Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ (Mt 25:21)”
Các chi tiết về tang lễ dành cho ngài vẫn chưa được loan báo. Đức Cha Sirba còn một mẹ già, và ba anh chị em. Em trai của ngài, Cha Joseph Sirba, là một linh mục của Giáo Phận Duluth.
Đức Cha Sirba, một người gốc ở Thành phố Twin, đã được thụ phong linh mục vào năm 1986 khi mới 25 tuổi và được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm giám mục vào năm 2009. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 14/12/2009. Như thế, chỉ còn 13 ngày nữa là đến dịp kỷ niệm 10 năm ngài được tấn phong Giám Mục.
Trước khi trở thành giám mục thứ chín của Duluth, ngài đã là một linh mục của Tổng giáo phận Saint Paul and Minneapolis. Từ năm 2006 đến năm 2009, ngài là giám đốc đào tạo linh đạo tại Chủng viện Thánh Phaolô của tổng giáo phận.
Người Công Giáo ở Minnesota và xa hơn đã bày tỏ sự ngỡ ngàng và đau buồn khi Đức Cha qua đời một cách đột ngột như thế.
Tổng giáo phận St Paul and Minneapolis cũng bày tỏ nỗi buồn với Giáo phận Duluth trước diễn biến đột ngột này.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila ở Denver nói với thông tấn xã CNA sáng Chúa Nhật rằng cái chết của Đức Cha Sirba là một bi kịch, và lưu ý rằng Đức Cha Sirba là một giám mục tài ba và thánh thiện.
Cha Scott Jablonski, một linh mục của Giáo phận Madison, là người biết Sirba từ khi còn trong chủng viện, nói rằng việc ngài qua đời là tin tức quá đau lòng.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Minnesota ra một tuyên bố bày tỏ sự thương tiếc Đức Cha Sirba như một mục tử thánh thiện tỏa sáng với sự thanh thản của đức tin và niềm vui được biết Chúa Giêsu trong mọi việc ngài đã làm.
“Chúng tôi sẽ nhớ đến ngài rất nhiều,” tuyên bố viết.
Source:Catholic News AgencyDuluth's Bishop Paul Sirba dies unexpectedly at 59
“Với một tâm hồn cực kỳ nặng nề tôi phải thông báo với các bạn về những tin tức bi thảm liên quan đến Giám mục của chúng ta,” Cha James B. Bissonette, vị linh mục đã từng là tổng đại diện của giáo phận cho đến khi Đức Cha Paul Sirba qua đời, cho biết như trên. Chức vụ tổng đại diện của ngài đã chấm dứt sau cái chết của giám mục giáo phận.
“Không chữ nghĩa nào diễn tả đầy đủ nỗi buồn của chúng tôi trước sự mất mát đột ngột của vị Mục Tử của chúng ta,” cha Bissonette nói.
Tuyên bố của cha Bissonette đã được công bố cho các giáo sĩ trong toàn giáo phận và được đọc sau Thánh lễ hôm Chúa Nhật.
Đức Cha Sirba bị nhồi máu cơ tim vào hôm Chúa Nhật 1 tháng 12 tại Nhà thờ St. Rose ở Proctor, Minnesota. Ngay lập tức, ngài được đưa đến bệnh viện, nhưng những nỗ lực hồi sinh ngài đã không thành công. Ngài đã nhận được các nghi thức cuối cùng từ Cha John Petrich, một tuyên úy của bệnh viện và nhà tù trong giáo phận, và được tuyên bố là đã qua đời ngay sau 9 giờ sáng Chúa Nhật.
Theo báo cáo của giáo phận, Đức Cha Sirba đang chuẩn bị dâng Thánh lễ lúc 7g30 sáng ngày Chúa Nhật thì xảy ra tai biến.
“Chúng tôi rất hy vọng và tin tưởng vào sự phục sinh của Đức cha Sirba trong cuộc sống mới, và tin tưởng mãnh liệt rằng ngài sẽ nghe được những lời này của Chúa chúng ta, ‘Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ (Mt 25:21)”
Các chi tiết về tang lễ dành cho ngài vẫn chưa được loan báo. Đức Cha Sirba còn một mẹ già, và ba anh chị em. Em trai của ngài, Cha Joseph Sirba, là một linh mục của Giáo Phận Duluth.
Đức Cha Sirba, một người gốc ở Thành phố Twin, đã được thụ phong linh mục vào năm 1986 khi mới 25 tuổi và được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm giám mục vào năm 2009. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 14/12/2009. Như thế, chỉ còn 13 ngày nữa là đến dịp kỷ niệm 10 năm ngài được tấn phong Giám Mục.
Trước khi trở thành giám mục thứ chín của Duluth, ngài đã là một linh mục của Tổng giáo phận Saint Paul and Minneapolis. Từ năm 2006 đến năm 2009, ngài là giám đốc đào tạo linh đạo tại Chủng viện Thánh Phaolô của tổng giáo phận.
Người Công Giáo ở Minnesota và xa hơn đã bày tỏ sự ngỡ ngàng và đau buồn khi Đức Cha qua đời một cách đột ngột như thế.
Tổng giáo phận St Paul and Minneapolis cũng bày tỏ nỗi buồn với Giáo phận Duluth trước diễn biến đột ngột này.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila ở Denver nói với thông tấn xã CNA sáng Chúa Nhật rằng cái chết của Đức Cha Sirba là một bi kịch, và lưu ý rằng Đức Cha Sirba là một giám mục tài ba và thánh thiện.
Cha Scott Jablonski, một linh mục của Giáo phận Madison, là người biết Sirba từ khi còn trong chủng viện, nói rằng việc ngài qua đời là tin tức quá đau lòng.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Minnesota ra một tuyên bố bày tỏ sự thương tiếc Đức Cha Sirba như một mục tử thánh thiện tỏa sáng với sự thanh thản của đức tin và niềm vui được biết Chúa Giêsu trong mọi việc ngài đã làm.
“Chúng tôi sẽ nhớ đến ngài rất nhiều,” tuyên bố viết.
Source:Catholic News Agency
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bình Tập Đại Cáo
Lê Đình Thông
10:28 02/12/2019
Bình Tập Đại Cáo
平 習 大 誥
Năm 1428, Nguyễn Trãi (1380-1442) viết Bình Ngô Đại Cáo. Đoạn 2 của tuyên cáo lịch sử là bản cáo trạng kể ra các tội ác tày trời của nhà Minh trong 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư (1407-1427). Trước đó, nước ta chìm đắm trong ba lần Bắc thuộc : lần 1 (179 trước CN đến năm 39), lần 2 (43 -541), lần 3 (602 - 905). Ngày nay, tội ác của quân nhà Minh xưa kia, nhà Tập ngày nay đều mang tội danh chống nhân loại (crime contre l’humanité), gồm các trọng tội giết người (meutre de membres du groupe), hủy diệt thân thể (destruction physique totale ou partielle), xâm phạm sự toàn vẹn thân thể (atteinte grave à l’intégrité physique ou mentale de membres du groupe).
Học giả Ngô Tất Tố đã dịch sang tiếng Việt bản cáo trạng quân Tầu của Nguyễn Trãi như sau :
‘‘Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?’’
Bình Ngô Đại Cáo viết năm 1428 nhưng sự việc ngày nay vẫn còn là ‘‘họ Hồ chính sự phiền hà’’, tiếp tay cho Tập Cận Bình từng bước thôn tính nước ta. Nếu ngày xưa, Ức Trai Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô Đại Cáo thì ngày nay, toàn dân ta soạn chung Bình Tập Đại Cáo, tố cáo các tội ác của họ Tập đối với dân tộc ta. Sau khi thu thập đầy đủ các bằng cớ, có thể kiện trước Tòa Hình sự Quốc tế, căn cứ vào Công ước tội phạm chống nhân loại.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đê cập đến tội ác của Tầu Cộng trong việc xây các đập nước trên thượng nguồn sông Mékong, gây tác hại nghiêm trọng đến vùng châu thổ sông Cửu Long. Trong bài báo nhan đề China in Weaponizing Water (The National Interest, 26/08/2017), tác giả Eugene K. Chow viết như sau (bản dịch : Lâm Văn Bé) :
“Trung Quốc sở hữu một vũ khí nguy hiểm cho phép Trung Quốc giữ làm con tin một phần tư dân số trên thế giới mà không cần bắn một phát súng. Trong khi mọi người chỉ quan tâm đến Trung Quốc với một lực lượng quân sự tối tân đáng sợ, nhưng họ không nghĩ đến kho vũ khí vô hình ghê gớm của Trung Quốc là các đập nước. Với hơn 87 000 đập nước và làm chủ cao nguyên Tây Tạng, nơi phát xuất 10 con sông lớn trên thế giới mà 2 tỉ người lệ thuộc, Trung Quốc đang sở hữu một vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chỉ cần bật một nút bấm, Trung Quốc có thể xả hàng trăm triệu gallon nước từ các đập nước khổng lồ, gây ra tai họa lũ lụt và thay đổi các hệ sinh thái cho các quốc gia ở hạ nguồn”.
Sông Mékong dài 4.350 km, phát xuất từ cao nguyện Tây Tạng (bị Tầu Cộng chiếm giữ ngày 07/10/1050), chảy qua 5 nước : Myanmar (Miến Điện), Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tầu Cộng xây các đập Mạn Loan (漫湾), Đại Triều Sơn (大朝山), Cảnh Hồng (景洪), Tiểu Loan (小湾), ngoài ra còn nhiều đập khác trên thượng nguồn sông Mékong có tên là Lan Thương. Các đập nước của Tầu ngăn trầm tích (illuvium) lưu chuyển đến hạ lưu sông Cửu Long, tác hại đến nông nghiệp và ngư nghiệp, ngoài ra còn gây nạn lụt lội.
Trước các tác hại do Tầu Cộng gây ra, từ việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại biển khơi và đất liền, việc bán các thức ăn độc hại sang Việt Nam, việc người Tầu mua nhà đất trong nước, việc xây đập ở thượng nguồn sông Mékong hủy hoại hệ sinh thái hạ lưu sông Cửu Long, chính phủ Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là mau chóng bãi bỏ điều 4 hiến pháp, tách ra khỏi sự chi phối của đảng cộng sản Bắc Kinh và mệnh lệnh của Tập Cận Bình. Họ đừng để lịch sử khinh chê là những kẻ bán nước cầu vinh, như Nguyễn Trãi đã hài tội trong Bình Ngô Đại Cáo.
Trong bài báo đăng trong tạp chí The National Interest (07/11/2019), tiến sĩ Anders Corr khuyến cáo Việt Nam nên mau chóng liên minh với Hoa Kỳ để chống lại Tầu Cộng, đồng thời dân chủ hóa và cải nhân quyền vốn các điều kiện tiên quyết để liên minh với nước Mỹ. Thiết tưởng Việt Nam nên sớm thực hiện các khuyến cáo này vậy.
Lê Đình Thông
(Paris 02/12/2019)
平 習 大 誥
Học giả Ngô Tất Tố đã dịch sang tiếng Việt bản cáo trạng quân Tầu của Nguyễn Trãi như sau :
‘‘Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?’’
Bình Ngô Đại Cáo viết năm 1428 nhưng sự việc ngày nay vẫn còn là ‘‘họ Hồ chính sự phiền hà’’, tiếp tay cho Tập Cận Bình từng bước thôn tính nước ta. Nếu ngày xưa, Ức Trai Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô Đại Cáo thì ngày nay, toàn dân ta soạn chung Bình Tập Đại Cáo, tố cáo các tội ác của họ Tập đối với dân tộc ta. Sau khi thu thập đầy đủ các bằng cớ, có thể kiện trước Tòa Hình sự Quốc tế, căn cứ vào Công ước tội phạm chống nhân loại.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đê cập đến tội ác của Tầu Cộng trong việc xây các đập nước trên thượng nguồn sông Mékong, gây tác hại nghiêm trọng đến vùng châu thổ sông Cửu Long. Trong bài báo nhan đề China in Weaponizing Water (The National Interest, 26/08/2017), tác giả Eugene K. Chow viết như sau (bản dịch : Lâm Văn Bé) :
“Trung Quốc sở hữu một vũ khí nguy hiểm cho phép Trung Quốc giữ làm con tin một phần tư dân số trên thế giới mà không cần bắn một phát súng. Trong khi mọi người chỉ quan tâm đến Trung Quốc với một lực lượng quân sự tối tân đáng sợ, nhưng họ không nghĩ đến kho vũ khí vô hình ghê gớm của Trung Quốc là các đập nước. Với hơn 87 000 đập nước và làm chủ cao nguyên Tây Tạng, nơi phát xuất 10 con sông lớn trên thế giới mà 2 tỉ người lệ thuộc, Trung Quốc đang sở hữu một vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chỉ cần bật một nút bấm, Trung Quốc có thể xả hàng trăm triệu gallon nước từ các đập nước khổng lồ, gây ra tai họa lũ lụt và thay đổi các hệ sinh thái cho các quốc gia ở hạ nguồn”.
Tầu Cộng xây các đập Mạn Loan (漫湾), Đại Triều Sơn (大朝山), Cảnh Hồng (景洪), Tiểu Loan (小湾), ngoài ra còn nhiều đập khác trên thượng nguồn sông Mékong có tên là Lan Thương. Các đập nước của Tầu ngăn trầm tích (illuvium) lưu chuyển đến hạ lưu sông Cửu Long, tác hại đến nông nghiệp và ngư nghiệp, ngoài ra còn gây nạn lụt lội.
Trước các tác hại do Tầu Cộng gây ra, từ việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại biển khơi và đất liền, việc bán các thức ăn độc hại sang Việt Nam, việc người Tầu mua nhà đất trong nước, việc xây đập ở thượng nguồn sông Mékong hủy hoại hệ sinh thái hạ lưu sông Cửu Long, chính phủ Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là mau chóng bãi bỏ điều 4 hiến pháp, tách ra khỏi sự chi phối của đảng cộng sản Bắc Kinh và mệnh lệnh của Tập Cận Bình. Họ đừng để lịch sử khinh chê là những kẻ bán nước cầu vinh, như Nguyễn Trãi đã hài tội trong Bình Ngô Đại Cáo.
Trong bài báo đăng trong tạp chí The National Interest (07/11/2019), tiến sĩ Anders Corr khuyến cáo Việt Nam nên mau chóng liên minh với Hoa Kỳ để chống lại Tầu Cộng, đồng thời dân chủ hóa và cải nhân quyền vốn các điều kiện tiên quyết để liên minh với nước Mỹ. Thiết tưởng Việt Nam nên sớm thực hiện các khuyến cáo này vậy.
Lê Đình Thông
(Paris 02/12/2019)
Văn Hóa
Lá thư Canada : Xin Mừng Ánh Sáng
Trà Lũ
10:31 02/12/2019
Canada có tên là xứ tuyết. Quả đúng vậy. Xưa nay tuyết thường bắt đầu rơi vào đầu năm. Nhưng bao giờ mà đi lễ Giáng Sinh nửa đêm xong, ra về mà trời bắt đầu có tuyết bay bay thì năm đó được coi là sẽ có nhiều may mắn. Năm nay, chưa đến đại lễ, mới giữa tháng Mười Một mà tuyết đã bay bay. Ông hàng xóm da trắng của tôi nhìn tuyết rơi sớm thì bảo tại ông già Santa Claus đến sớm nên ông đem tuyết theo. Ở Toronto này, mở đầu mùa Giáng Sinh là lễ hội rước ông già Santa Claus vào thành phố. Các đấng nhi đồng thì háo hức đón ông già này hết sức.
Đoàn rước ông dài mấy cây số, tham dự có bao nhiêu là ban nhạc, bao nhiêu là xe hoa, bao nhiêu là đoàn thể . Ông ngồi xe có 4 con tuần lộc kéo. Xe của ông được đặt trên một xe tải lớn. Các em bé đôi mắt nai tơ nhìn ông đắm đuối. Em nào lớn đủ và biết viết thư thì sau cuộc rước này, em về nhà rồi vội viết thư cho ông ngay để xin quà. Bao thư chỉ đề gửi Ông Già Santa Claus . Vì ông cư ngụ ở Bắc Cực nên chỉ cần viết địa chỉ ở Bắc Cực là đủ, không cần gián tem gì cả. Bưu điện Canada có một ủy ban nhận thư và trả lời thay cho ông già. Bởi vậy mới có một chuyện mà ngày nay ai cũng nói tới . Ngày xưa bên Pháp có chuyện em bé bán diêm, ngày nay Bắc Mỹ có chuyện em bé viết thư. Rằng có một em bé kia nhà nghèo, trong thư em xin Ông Già 100 đô la để mua một bộ máy chơi games. Thư em viết rất thảm thiết. Mấy nhân viên bưu điện đọc thư xong đều cảm động bèn góp chung được 90 đồng, và họ gửi cho em. Em bé nhận được tiền thì mừng quá liền viết thư cám ơn ngay. Trong thư có câu : Con xin 100 và con biết ông đã cho 100, nhưng nhân viên bưu điện đã ăn cắp 10 đồng. Sang năm xin Ông đừng gửi tiền qua bưu điện nha.
Năm nay các hội viên trong làng An Lạc của tôi đều dắt các cháu các chắt đi đón Ông Già Santa Claus. Vui vẻ và ầm ỹ hết sức. Rước xong thì Chị Ba Biên Hoà mời cả làng về nhà Chị ăn cơm. Bao nhiêu chuyện vui đã nói. Khi Cụ B.95 hỏi anh John chồng của Chị Ba về tin thời sự, anh kể ngay chuyện thời tiết. Theo đài khí tượng Canada thì năm nay mùa đông sẽ lạnh hơn các năm trước vì môi trường khí hậu thế giới đang thay đổi, nhưng Toronto thì không bị ảnh hưởng bao nhiêu. Về mặt chính trị thì tỉnh bang Alberta miền tây đang có phong trào đòi ly khai khỏi liên bang Canada vì lý do tỉnh miền tây này không được liên bang bảo vệ kỹ như dân miền đông. Nghĩ cũng buồn cười phải không các cụ. Bao nhiêu người trên thế giới chỉ ao ước được đến định cư ở Canada, còn dân ở đây no cơm ấm cật không biết cái hạnh phúc của mình đang có, lại rửng mỡ đòi ly khai. Phong trào đòi ly khai có tên là Wexit. Họ đang bắt chước bang Quebec ở miền dông cũng đòi ly khai. Tin thời sự cuối cùng là trong mấy tháng gần đây có 2 ông VN ở Canada trúng độc đắc vé số Max, một ông tên là Trịnh Tài ở Alberta trúng 65 triệu hồi tháng 10, và một ông nữa, báo chí không cho biết tên, cũng ở miền tây tây trúng 60 triệu hồi tháng Tám. Cả 2 ông trúng số này đều gốc thuyền nhân VN.
À, nhân đây tôi xin được đính chính một tin viết trong tháng trước. Đó là tin về tên của cựu thủ tướng Pierre Elliot Trudeau được đặt cho phi trường Toronto. Tôi đã viết sai, không phải Toronto mà là phi trường Dorval ở Montreal.
Tin thời sự quốc tế nổi cộm trên mạng đầu tháng này là tin những trận động đất lớn đã xảy ra ở gần đập Tam Hiệp bên Tàu. Các cụ biết cái đập lớn nhất thế giới này chứ ? Nó đưọc xây trên dòng sông Dương Tử tại thị trấn Tam Đẩu Bình ở tỉnh Hồ Bắc, bắt đầu năm 1994 và hoàn thành năm 2009, cách đây đúng 10 năm. Ông Tàu rất hãnh diện về con đập vĩ đại này. Mục đích là để sản xuất điện lực và kiểm soát lũ lụt. Nó cao tới 185 mét, và hồ chứa nước ở chân nó dài tới 660 cây số. Phí tổn xây con đập này lên tới gần 30 tỷ mỹ kim. Nhưng nó là con dao 2 lưỡi. Nó sinh ra điện, nhưng nếu bị vỡ thì nó sẽ tàn phá 1/3 nước Tàu. Ai có thể phá ? Thứ nhất là các trận động đất, thứ hai là các kẻ thù của TC như Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đại Hàn và CSVN. Bà Thái Anh Văn của Đài Loan đã đe dọa vua Tập : Anh mà tấn công tôi thì tôi sẽ hỏi thăm cái đập Tam Hiệp của anh ngay... Việc bị phá hoại thì chưa xảy ra, nhưng việc động đất thì đã có, như kỳ cuối tháng vừa qua. Vua Tập Cận Bình vẫn còn nín khe chưa nói gì cả, hình như vua mới chỉ són đái ra quần mà thôi. Chuyện nóng nha quý vị.
Bây giờ xin nói về bữa cơm tại nhà Chị Ba. Tháng trước chúng tôi ăn ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ nhân dịp lễ Tạ Ơn ở Canada. Tháng này là lễ tạ ơn của Hoa Kỳ. Chị Ba chủ nhà vẫn bản cũ soạn lại, vẫn món gà tây và món bánh bí ngô. Lần trước Cụ Chánh chủ nhà đọc lời kinh tạ ơn, lần này anh John chủ nhà cũng đọc lời tạ ơn. Anh nóí một hơi dài, không vấp váp gì cả, điều này cho ta thấy anh đã suy ngẫm về đề tài rất kỹ lưỡng.
...Nhân mùa Giáng Sinh, tôi xin nói về Tình Yêu, ý nghĩa chính của lễ trọng này. Theo Thánh Kinh thì Thiên Chúa tạo dựng ra con người theo hình ảnh của Ngài. Cả xác cả hồn con người đều thông phần bản tính Thiên Chúa. Và Chúa cho con người một món quà quý đặc biệt đó là sự Tự Do. Loài cầm thú và cỏ cây không có món quà này nên chúng sống theo bản năng, đói thì ăn, khát thì uống, cứ đến mùa thì sinh nở, cỏ cây đâm bông kết trái. Chúng là một thứ máy, được thảo chương từ trước. Con người thì hơn thế, con người có tự do để lựa chọn. Và con người đã chọn sự dữ nhiều hơn sự lành. Càng ngày con người càng đắm chìm vào sự dữ, càng ngày càng chém giết nhau. Thiên Chúa thấy tác phẩm qúy giá của mình mỗi ngày mỗi chìm xuống bùn đen nên Ngài không thể cầm lòng được. Ngài đã sai con một của Ngài xuống thế để cứu vớt thế gian. Đó là Đức Giêsu đã nhập thế và nhập thể. Chúa Giêsu đã công bố tin mừng : mọi người chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, là anh em với nhau, bởi vậy ta không được giết nhau mà phải yêu nhau như yêu chính mình. Thông điệp của lễ Giáng Sinh là thông điệp Tình yêu, chữ Tình Yêu viết hoa. Chúng ta chúc nhau Merry Christmas là chúc nhau có tình yêu của Thiên Chúa, là chúc nhau biết yêu thương mọi người...
Nghe đến đây thì cả làng đều thưa Amen lớn tiếng, rồi vỗ tay. Không ai ngờ anh John chủ nhà đạo đức như vậy. Bài giảng chưa xong, anh John giảng tiếp:
... Khi chúng ta yêu nhau thì tình yêu biến đổi chúng ta nên người tốt hơn. Các triết gia đã định nghĩa tình yêu là muốn sự tốt cho nhau. Ở Canada này có một tấm bia nói rất rõ về hiệu quả của tình yêu mà ít người biết. Bia nói về Công Chúa Sheila Na Geira gốc Ái Nhĩ Lan. Nàng bị một tên hải tặc bắt. Hải tặc có tên là Gilbert Pike. Bốn mắt vừa nhìn nhau thì tiếng sét ái tình nổ ra. Tự nhiên tướng cướp và nạn nhân yêu nhau. Họ lấy nhau ngay. Gilbert liền bỏ luôn nghề hải tặc và đem vợ sang định cư ở Carbonear thuộc tỉnh bang Newfoundland miền đông Canada, và sống một đời rất lương thiện. Sheila mất năm 1753, thọ 105 tuổi. Nơi này hiện còn giữ được tấm bia ghi tên nàng và biến cố tình yêu.
Anh H.O. lên tiếng : Ông hải tặc Gilbert chỉ yêu có một mình công chúa Sheila. Đó là thời xưa, chứ thời nay thì đấng liền ông nào cũng muốn theo đạo Hồi để được lấy 4 vợ. Cha ông ta đã biết rõ việc này nên đã bảo đàn ông năm bảy lá gan là thế.
Nghe đến đây thì ông ODP bồ chữ của làng lắc đầu. Ông bảo đấy là đàn ông bên tây, đàn ông bên VN này thì khác. Các bạn còn nhớ chuyện anh tiều phu mất rìu không? Rằng có anh tiều phu VN kia đánh rơi cái rìu mưu sinh xuống giếng, được bà tiên vớt lên 3 cái rìu, 1 cái bằng vàng, 1 cái bằng bạc, 1 cái bằng sắt. Anh ta chỉ nhận lại cái rìu bằng sắt của mình mà thôi. Bà tiên thấy anh ta thực thà lương thiện nên đã cho anh cả 3 cái rìu. Vợ anh tiều phu mê qúa và hôm sau đòi chồng đưa đi xem cái giếng thần. Khi đến nơi cô này cuống quýt sao đó mà té luôn xuống giếng. Anh tiều phu lại khóc và bà tiên lại hiện ra, và bà đã vớt lên một cô gái đẹp như hoa khôi, và chàng tiều phu nhận ngay đây là vợ. Bà tiên liền quắc mắt hỏi : sao ngươi gian dối vậy ? Anh tiều phu bèn thưa : Con sợ bà sẽ làm theo công thức hôm qua, là bà sẽ vớt lên 3 cô và cho con cả 3, như bà đã cho con cả 3 cái rìu, thì con sẽ chết. Sức con chỉ đủ cho 1 vợ mà thôi.
Kể đến đây rồi ông ODP kết luận : Đó, các bà thấy chưa, đàn ông VN chỉ một vợ mà thôi. Các bà chưa tin phải không ? Tôi chứng minh nữa nha, chuyện này sử sách có ghi rõ ràng : Vua Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có tới 87 hoàng nam và 54 hoàng nữ, tổng cộng 151 con. Đến đời vua con là Thiệu Trị thì vua này có 29 hoàng nam và 35 hoàng nữ, tổng cộng 64 người con. Nhưng đời cháu là Vua Tự Đức thì vua này không hề có một người con, vì cái vốn của tổ tiên đã hết rồi. Vì nhiều vợ nên Vua Minh Mạng chỉ thọ 50, vua Thiệu Trị chỉ thọ 40...
Phe các bà nghe đến đây thì thích quá : Ừ đúng, chỉ nên có một vợ mà thôi. Thấy các bà thích như vậy thì ông ODP lại như hối hận, liền cười giả lả rồi nói : Tôi nói 1 vợ là nói lý thuyết chứ trên thực tế, đã là liền ông thì ai cũng muốn có thêm 2 hay 3 bà nữa. Kìa xem cụ tổ Abraham của đạo Do Thái và Hồi Giáo. Ban đầu cụ chỉ có 1 vợ là bà Sarah, nhưng vì bà này hiếm hoi nên bà đã dâng cho cụ cô nữ tỳ tên là Hagar người Ả Rập. Cụ nhận liền, và cô Hagar đã đẻ ngay cho cụ cậu con trai đầu lòng và được đặt tên là Ishmael. Và Ishmael này chính là ông tổ của Hồi Giáo. Mãi về sau bà Sarah cố gắng hết sức mới đẻ ra được Isaac, làm tổ phụ cho Do Tháil. Giá mà bà Sarah không tặng chồng cô nữ tỳ Ả Rập thì bây giờ không có Hồi Giáo và nhóm qúa khích. Đó là chuyện cổ ngày xưa. Ngày nay thì ta thấy các vị liền ông ai cũng có máu dê muốn thêm tý nữa. Chuyện gần nhất là chuyện Vua Clinton với cô bồ nhí trong tòa Bạch Ốc. Và mới đây báo chí phanh phui chuyện hoàng tử Andrew bên Anh, ông đã 59 tuổi, con cái đầy đàn mà còn lăng nhăng với 1 cô gái Mỹ tóc vàng tại một ngôi nhà ở London của tỷ phú Epstein...
Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa xin chấm dứt chuyện tỳ thiếp hay bồ nhí, vì theo chị thì anh liền ông nào ngoài việc ăn cơm vẫn còn thích chuyện ăn phở.
Anh John vâng lời vợ, anh xin trở về đề tài Lễ Tạ Ơn. Anh thấy ở VN ngày xưa cũng có lễ tạ ơn, tên là Tết Cơm Mới tháng Mười ta, lúc mùa gặt hái đã xong. Lễ này để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng tốt đẹp. Đây là mùa cốm hồng, chuối trứng cuốc, chim ngói. Trên bàn thờ có bày các thức này.
Cụ B.95 và Cụ Chánh là người gốc Bắc Kỳ thứ thiệt, nghe tới cốm hồng và chim cút thì mắt sáng rực lên và gật đầu đồng ý với anh John lia lịa. Cụ Chánh nói thêm : Ôi hương vị Bắc Kỳ trước 1954 sao mà nó đẹp thế và ngon thế. Hôm nay chúng ta cũng hợp ý với người xưa, cả ở Việt Nam cả ở Canada và Hoa Kỳ này xin tạ ơn Thượng Đế về mọi ơn lành Ngài ban, vừa thức ăn không thiếu một thứ gì, vừa sự dân chủ tự do cũng dư thừa trên dất nước này. Có thiếu chăng là ta chỉ còn thiếu yêu Chúa và thiếu yêu tha nhân. Lão rất thích ý 2 câu thơ này, không còn nhớ ai là tác giả, lão đọc mỗi ngày :
... Xin cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Có thêm ngày nữa để yêu thương...
Ông H.O, góp ý thêm : Bác ơi, bác nói đúng, ta thiếu yêu tha nhân, thiếu yêu người nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, nhưng ta có dư thừa tình yêu đôi lứa. Yêu nhiều lắm, bác ơi. Lời các người yêu nhau đẹp vô cùng, có khắp nơi. Xin chứng minh nha :
Chẳng hạn tôi thấy bài ca tình yêu của nhạc sĩ Từ Công Phụng có lời này đẹp quá :
‘...Nếu có điều gì vĩnh cửu, thì em ơi, đó là tình yêu của chúng ta...’
Chẳng hạn tôi thấy bây giờ giới trẻ ai cũng thuộc bài ca sau đây, bài ca nổi tiếng quốc tế diễn tả tình yêu bằng tiếng Tây Ban Nha. Rồi anh cất tiếng hát và xin mọi người hát theo : Bésame, besame mucho, Como si fuera esta noche la ultima vez, Quiero tenerte muy cerca, Mirarme en tus ojos, Y verte junto a mi, Que tengo miedo perderte, Perderte otra vez..
Thế là gần như cả làng tôi đã vừa hát vừa vỗ tay nhè nhẹ theo dòng nhạc. Bà cụ B.95 ớ ra chả hiểu gì. Thấy vậy Chị Ba Biên Hòa nói ngay : Bác ơi, ngày xưa giới trẻ ở Miền Nam ai cũng biết bài này, đại ý đây là lời tình mà anh con trai nói với cô người yêu : Em ơi, hãy hôn anh, hãy hôn anh thật nhiều như thể đêm nay là đêm cuối. Anh muốn có em thật gần để anh soi bóng anh trong mắt em, và thấy em sát bên anh. Anh rất sợ mất em lần nữa...
Nghe xong Cụ già B.95 gật gù. Cụ Chánh cũng gật đầu. Cụ nói : Trong Nam chúng ta sướng thật, được nói được hát những điều thật lòng mình. Vì thế mới có được những thiên tài như Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, những băng nhạc hay như Thuý Nga, Asia... Ở ngoài Bắc đâu có được như vậy , trừ thiên tài Văn Cao nhưng ông bị bịt miệng, ngoài ra toàn cờ đỏ, toàn sáo ngữ, toàn khẩu hiệu. Người CSVN luôn miệng nói cán bộ là đầy tớ nhân dân nhưng nhân dân thì vẫn nghèo khổ thiếu nhà thiếu đất, còn cán bộ thì nhà ở là những biệt phủ những dinh thự tráng lệ, chết thì không thèm chôn trong nghĩa trang mà trong những lăng tẩm rộng lớn huy hoàng hơn cả lăng các vua Triều Nguyễn ở Huế... Nhưng thôi, mùa Giáng Sinh mà nóí về các quan CSVN thì mất vui. Lão xin nói tiếp về ý nghĩa ngày lễ. Ở đây ai cũng chúc nhau Merry Xmas hay Joyeux Noel, nghĩa là chúc vui vẻ. Nếu chỉ vui vẻ suông thôi thì chưa đủ, ta phải từ cái vui vẻ này mà làm ra hạnh phúc. Mỗi lần nhắc tới chữ Hạnh Phúc thì lão nhớ tới lời ông tỷ phú Warren Buffet. Ông này giàu có như vậy mà vẫn sống trong căn nhà cũ kỹ ngày xưa, vẫn lái cái xe cũ kỹ ngày xưa, và ông cho như vậy là hạnh phúc. Ông bảo điều căn bản để được hạnh phúc là cái tâm ta không có hận thù và lo lắng, ta phải sống cuộc đời giản dị, cho đi nhiều hơn và ham muốn ít hơn. Ta thấy ông không hề nói tới tiền bạc. Chuyện ông Buffet làm lão nghĩ tới A-Lịch-Sơn Đại Đế của cổ đại Hy Lạp. Ông vua trẻ 33 tuổi này ngồi trên danh vọng và tiền bạc, thế mà trước khi chết ông xin triều đình để xác ông với hai bài tay thò ra ngoài quan tài, ý nói : tôi sinh ra thì hai bàn tay trắng mà khi chết đi thì cũng trắng hai bàn tay.
Và cụ Chánh đã kết bài giảng : Lời ca nhập lễ đêm Giáng Sinh có câu : Chúa là Ánh Sáng soi sáng thế gian đang chìm trong tăm tối. Nóí đến đây xong thì Cụ vừa mỉm cười vừa nhìn mọi người rồi nói : Chữ Xmas là chữ viết tắt của 4 tiếng Việt Nam : Xin Mừng Ánh Sáng.
TRÀ LŨ
Đoàn rước ông dài mấy cây số, tham dự có bao nhiêu là ban nhạc, bao nhiêu là xe hoa, bao nhiêu là đoàn thể . Ông ngồi xe có 4 con tuần lộc kéo. Xe của ông được đặt trên một xe tải lớn. Các em bé đôi mắt nai tơ nhìn ông đắm đuối. Em nào lớn đủ và biết viết thư thì sau cuộc rước này, em về nhà rồi vội viết thư cho ông ngay để xin quà. Bao thư chỉ đề gửi Ông Già Santa Claus . Vì ông cư ngụ ở Bắc Cực nên chỉ cần viết địa chỉ ở Bắc Cực là đủ, không cần gián tem gì cả. Bưu điện Canada có một ủy ban nhận thư và trả lời thay cho ông già. Bởi vậy mới có một chuyện mà ngày nay ai cũng nói tới . Ngày xưa bên Pháp có chuyện em bé bán diêm, ngày nay Bắc Mỹ có chuyện em bé viết thư. Rằng có một em bé kia nhà nghèo, trong thư em xin Ông Già 100 đô la để mua một bộ máy chơi games. Thư em viết rất thảm thiết. Mấy nhân viên bưu điện đọc thư xong đều cảm động bèn góp chung được 90 đồng, và họ gửi cho em. Em bé nhận được tiền thì mừng quá liền viết thư cám ơn ngay. Trong thư có câu : Con xin 100 và con biết ông đã cho 100, nhưng nhân viên bưu điện đã ăn cắp 10 đồng. Sang năm xin Ông đừng gửi tiền qua bưu điện nha.
Năm nay các hội viên trong làng An Lạc của tôi đều dắt các cháu các chắt đi đón Ông Già Santa Claus. Vui vẻ và ầm ỹ hết sức. Rước xong thì Chị Ba Biên Hoà mời cả làng về nhà Chị ăn cơm. Bao nhiêu chuyện vui đã nói. Khi Cụ B.95 hỏi anh John chồng của Chị Ba về tin thời sự, anh kể ngay chuyện thời tiết. Theo đài khí tượng Canada thì năm nay mùa đông sẽ lạnh hơn các năm trước vì môi trường khí hậu thế giới đang thay đổi, nhưng Toronto thì không bị ảnh hưởng bao nhiêu. Về mặt chính trị thì tỉnh bang Alberta miền tây đang có phong trào đòi ly khai khỏi liên bang Canada vì lý do tỉnh miền tây này không được liên bang bảo vệ kỹ như dân miền đông. Nghĩ cũng buồn cười phải không các cụ. Bao nhiêu người trên thế giới chỉ ao ước được đến định cư ở Canada, còn dân ở đây no cơm ấm cật không biết cái hạnh phúc của mình đang có, lại rửng mỡ đòi ly khai. Phong trào đòi ly khai có tên là Wexit. Họ đang bắt chước bang Quebec ở miền dông cũng đòi ly khai. Tin thời sự cuối cùng là trong mấy tháng gần đây có 2 ông VN ở Canada trúng độc đắc vé số Max, một ông tên là Trịnh Tài ở Alberta trúng 65 triệu hồi tháng 10, và một ông nữa, báo chí không cho biết tên, cũng ở miền tây tây trúng 60 triệu hồi tháng Tám. Cả 2 ông trúng số này đều gốc thuyền nhân VN.
À, nhân đây tôi xin được đính chính một tin viết trong tháng trước. Đó là tin về tên của cựu thủ tướng Pierre Elliot Trudeau được đặt cho phi trường Toronto. Tôi đã viết sai, không phải Toronto mà là phi trường Dorval ở Montreal.
Tin thời sự quốc tế nổi cộm trên mạng đầu tháng này là tin những trận động đất lớn đã xảy ra ở gần đập Tam Hiệp bên Tàu. Các cụ biết cái đập lớn nhất thế giới này chứ ? Nó đưọc xây trên dòng sông Dương Tử tại thị trấn Tam Đẩu Bình ở tỉnh Hồ Bắc, bắt đầu năm 1994 và hoàn thành năm 2009, cách đây đúng 10 năm. Ông Tàu rất hãnh diện về con đập vĩ đại này. Mục đích là để sản xuất điện lực và kiểm soát lũ lụt. Nó cao tới 185 mét, và hồ chứa nước ở chân nó dài tới 660 cây số. Phí tổn xây con đập này lên tới gần 30 tỷ mỹ kim. Nhưng nó là con dao 2 lưỡi. Nó sinh ra điện, nhưng nếu bị vỡ thì nó sẽ tàn phá 1/3 nước Tàu. Ai có thể phá ? Thứ nhất là các trận động đất, thứ hai là các kẻ thù của TC như Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đại Hàn và CSVN. Bà Thái Anh Văn của Đài Loan đã đe dọa vua Tập : Anh mà tấn công tôi thì tôi sẽ hỏi thăm cái đập Tam Hiệp của anh ngay... Việc bị phá hoại thì chưa xảy ra, nhưng việc động đất thì đã có, như kỳ cuối tháng vừa qua. Vua Tập Cận Bình vẫn còn nín khe chưa nói gì cả, hình như vua mới chỉ són đái ra quần mà thôi. Chuyện nóng nha quý vị.
Bây giờ xin nói về bữa cơm tại nhà Chị Ba. Tháng trước chúng tôi ăn ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ nhân dịp lễ Tạ Ơn ở Canada. Tháng này là lễ tạ ơn của Hoa Kỳ. Chị Ba chủ nhà vẫn bản cũ soạn lại, vẫn món gà tây và món bánh bí ngô. Lần trước Cụ Chánh chủ nhà đọc lời kinh tạ ơn, lần này anh John chủ nhà cũng đọc lời tạ ơn. Anh nóí một hơi dài, không vấp váp gì cả, điều này cho ta thấy anh đã suy ngẫm về đề tài rất kỹ lưỡng.
...Nhân mùa Giáng Sinh, tôi xin nói về Tình Yêu, ý nghĩa chính của lễ trọng này. Theo Thánh Kinh thì Thiên Chúa tạo dựng ra con người theo hình ảnh của Ngài. Cả xác cả hồn con người đều thông phần bản tính Thiên Chúa. Và Chúa cho con người một món quà quý đặc biệt đó là sự Tự Do. Loài cầm thú và cỏ cây không có món quà này nên chúng sống theo bản năng, đói thì ăn, khát thì uống, cứ đến mùa thì sinh nở, cỏ cây đâm bông kết trái. Chúng là một thứ máy, được thảo chương từ trước. Con người thì hơn thế, con người có tự do để lựa chọn. Và con người đã chọn sự dữ nhiều hơn sự lành. Càng ngày con người càng đắm chìm vào sự dữ, càng ngày càng chém giết nhau. Thiên Chúa thấy tác phẩm qúy giá của mình mỗi ngày mỗi chìm xuống bùn đen nên Ngài không thể cầm lòng được. Ngài đã sai con một của Ngài xuống thế để cứu vớt thế gian. Đó là Đức Giêsu đã nhập thế và nhập thể. Chúa Giêsu đã công bố tin mừng : mọi người chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, là anh em với nhau, bởi vậy ta không được giết nhau mà phải yêu nhau như yêu chính mình. Thông điệp của lễ Giáng Sinh là thông điệp Tình yêu, chữ Tình Yêu viết hoa. Chúng ta chúc nhau Merry Christmas là chúc nhau có tình yêu của Thiên Chúa, là chúc nhau biết yêu thương mọi người...
Nghe đến đây thì cả làng đều thưa Amen lớn tiếng, rồi vỗ tay. Không ai ngờ anh John chủ nhà đạo đức như vậy. Bài giảng chưa xong, anh John giảng tiếp:
... Khi chúng ta yêu nhau thì tình yêu biến đổi chúng ta nên người tốt hơn. Các triết gia đã định nghĩa tình yêu là muốn sự tốt cho nhau. Ở Canada này có một tấm bia nói rất rõ về hiệu quả của tình yêu mà ít người biết. Bia nói về Công Chúa Sheila Na Geira gốc Ái Nhĩ Lan. Nàng bị một tên hải tặc bắt. Hải tặc có tên là Gilbert Pike. Bốn mắt vừa nhìn nhau thì tiếng sét ái tình nổ ra. Tự nhiên tướng cướp và nạn nhân yêu nhau. Họ lấy nhau ngay. Gilbert liền bỏ luôn nghề hải tặc và đem vợ sang định cư ở Carbonear thuộc tỉnh bang Newfoundland miền đông Canada, và sống một đời rất lương thiện. Sheila mất năm 1753, thọ 105 tuổi. Nơi này hiện còn giữ được tấm bia ghi tên nàng và biến cố tình yêu.
Anh H.O. lên tiếng : Ông hải tặc Gilbert chỉ yêu có một mình công chúa Sheila. Đó là thời xưa, chứ thời nay thì đấng liền ông nào cũng muốn theo đạo Hồi để được lấy 4 vợ. Cha ông ta đã biết rõ việc này nên đã bảo đàn ông năm bảy lá gan là thế.
Nghe đến đây thì ông ODP bồ chữ của làng lắc đầu. Ông bảo đấy là đàn ông bên tây, đàn ông bên VN này thì khác. Các bạn còn nhớ chuyện anh tiều phu mất rìu không? Rằng có anh tiều phu VN kia đánh rơi cái rìu mưu sinh xuống giếng, được bà tiên vớt lên 3 cái rìu, 1 cái bằng vàng, 1 cái bằng bạc, 1 cái bằng sắt. Anh ta chỉ nhận lại cái rìu bằng sắt của mình mà thôi. Bà tiên thấy anh ta thực thà lương thiện nên đã cho anh cả 3 cái rìu. Vợ anh tiều phu mê qúa và hôm sau đòi chồng đưa đi xem cái giếng thần. Khi đến nơi cô này cuống quýt sao đó mà té luôn xuống giếng. Anh tiều phu lại khóc và bà tiên lại hiện ra, và bà đã vớt lên một cô gái đẹp như hoa khôi, và chàng tiều phu nhận ngay đây là vợ. Bà tiên liền quắc mắt hỏi : sao ngươi gian dối vậy ? Anh tiều phu bèn thưa : Con sợ bà sẽ làm theo công thức hôm qua, là bà sẽ vớt lên 3 cô và cho con cả 3, như bà đã cho con cả 3 cái rìu, thì con sẽ chết. Sức con chỉ đủ cho 1 vợ mà thôi.
Kể đến đây rồi ông ODP kết luận : Đó, các bà thấy chưa, đàn ông VN chỉ một vợ mà thôi. Các bà chưa tin phải không ? Tôi chứng minh nữa nha, chuyện này sử sách có ghi rõ ràng : Vua Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có tới 87 hoàng nam và 54 hoàng nữ, tổng cộng 151 con. Đến đời vua con là Thiệu Trị thì vua này có 29 hoàng nam và 35 hoàng nữ, tổng cộng 64 người con. Nhưng đời cháu là Vua Tự Đức thì vua này không hề có một người con, vì cái vốn của tổ tiên đã hết rồi. Vì nhiều vợ nên Vua Minh Mạng chỉ thọ 50, vua Thiệu Trị chỉ thọ 40...
Phe các bà nghe đến đây thì thích quá : Ừ đúng, chỉ nên có một vợ mà thôi. Thấy các bà thích như vậy thì ông ODP lại như hối hận, liền cười giả lả rồi nói : Tôi nói 1 vợ là nói lý thuyết chứ trên thực tế, đã là liền ông thì ai cũng muốn có thêm 2 hay 3 bà nữa. Kìa xem cụ tổ Abraham của đạo Do Thái và Hồi Giáo. Ban đầu cụ chỉ có 1 vợ là bà Sarah, nhưng vì bà này hiếm hoi nên bà đã dâng cho cụ cô nữ tỳ tên là Hagar người Ả Rập. Cụ nhận liền, và cô Hagar đã đẻ ngay cho cụ cậu con trai đầu lòng và được đặt tên là Ishmael. Và Ishmael này chính là ông tổ của Hồi Giáo. Mãi về sau bà Sarah cố gắng hết sức mới đẻ ra được Isaac, làm tổ phụ cho Do Tháil. Giá mà bà Sarah không tặng chồng cô nữ tỳ Ả Rập thì bây giờ không có Hồi Giáo và nhóm qúa khích. Đó là chuyện cổ ngày xưa. Ngày nay thì ta thấy các vị liền ông ai cũng có máu dê muốn thêm tý nữa. Chuyện gần nhất là chuyện Vua Clinton với cô bồ nhí trong tòa Bạch Ốc. Và mới đây báo chí phanh phui chuyện hoàng tử Andrew bên Anh, ông đã 59 tuổi, con cái đầy đàn mà còn lăng nhăng với 1 cô gái Mỹ tóc vàng tại một ngôi nhà ở London của tỷ phú Epstein...
Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa xin chấm dứt chuyện tỳ thiếp hay bồ nhí, vì theo chị thì anh liền ông nào ngoài việc ăn cơm vẫn còn thích chuyện ăn phở.
Anh John vâng lời vợ, anh xin trở về đề tài Lễ Tạ Ơn. Anh thấy ở VN ngày xưa cũng có lễ tạ ơn, tên là Tết Cơm Mới tháng Mười ta, lúc mùa gặt hái đã xong. Lễ này để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng tốt đẹp. Đây là mùa cốm hồng, chuối trứng cuốc, chim ngói. Trên bàn thờ có bày các thức này.
Cụ B.95 và Cụ Chánh là người gốc Bắc Kỳ thứ thiệt, nghe tới cốm hồng và chim cút thì mắt sáng rực lên và gật đầu đồng ý với anh John lia lịa. Cụ Chánh nói thêm : Ôi hương vị Bắc Kỳ trước 1954 sao mà nó đẹp thế và ngon thế. Hôm nay chúng ta cũng hợp ý với người xưa, cả ở Việt Nam cả ở Canada và Hoa Kỳ này xin tạ ơn Thượng Đế về mọi ơn lành Ngài ban, vừa thức ăn không thiếu một thứ gì, vừa sự dân chủ tự do cũng dư thừa trên dất nước này. Có thiếu chăng là ta chỉ còn thiếu yêu Chúa và thiếu yêu tha nhân. Lão rất thích ý 2 câu thơ này, không còn nhớ ai là tác giả, lão đọc mỗi ngày :
... Xin cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Có thêm ngày nữa để yêu thương...
Ông H.O, góp ý thêm : Bác ơi, bác nói đúng, ta thiếu yêu tha nhân, thiếu yêu người nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, nhưng ta có dư thừa tình yêu đôi lứa. Yêu nhiều lắm, bác ơi. Lời các người yêu nhau đẹp vô cùng, có khắp nơi. Xin chứng minh nha :
Chẳng hạn tôi thấy bài ca tình yêu của nhạc sĩ Từ Công Phụng có lời này đẹp quá :
‘...Nếu có điều gì vĩnh cửu, thì em ơi, đó là tình yêu của chúng ta...’
Chẳng hạn tôi thấy bây giờ giới trẻ ai cũng thuộc bài ca sau đây, bài ca nổi tiếng quốc tế diễn tả tình yêu bằng tiếng Tây Ban Nha. Rồi anh cất tiếng hát và xin mọi người hát theo : Bésame, besame mucho, Como si fuera esta noche la ultima vez, Quiero tenerte muy cerca, Mirarme en tus ojos, Y verte junto a mi, Que tengo miedo perderte, Perderte otra vez..
Thế là gần như cả làng tôi đã vừa hát vừa vỗ tay nhè nhẹ theo dòng nhạc. Bà cụ B.95 ớ ra chả hiểu gì. Thấy vậy Chị Ba Biên Hòa nói ngay : Bác ơi, ngày xưa giới trẻ ở Miền Nam ai cũng biết bài này, đại ý đây là lời tình mà anh con trai nói với cô người yêu : Em ơi, hãy hôn anh, hãy hôn anh thật nhiều như thể đêm nay là đêm cuối. Anh muốn có em thật gần để anh soi bóng anh trong mắt em, và thấy em sát bên anh. Anh rất sợ mất em lần nữa...
Nghe xong Cụ già B.95 gật gù. Cụ Chánh cũng gật đầu. Cụ nói : Trong Nam chúng ta sướng thật, được nói được hát những điều thật lòng mình. Vì thế mới có được những thiên tài như Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, những băng nhạc hay như Thuý Nga, Asia... Ở ngoài Bắc đâu có được như vậy , trừ thiên tài Văn Cao nhưng ông bị bịt miệng, ngoài ra toàn cờ đỏ, toàn sáo ngữ, toàn khẩu hiệu. Người CSVN luôn miệng nói cán bộ là đầy tớ nhân dân nhưng nhân dân thì vẫn nghèo khổ thiếu nhà thiếu đất, còn cán bộ thì nhà ở là những biệt phủ những dinh thự tráng lệ, chết thì không thèm chôn trong nghĩa trang mà trong những lăng tẩm rộng lớn huy hoàng hơn cả lăng các vua Triều Nguyễn ở Huế... Nhưng thôi, mùa Giáng Sinh mà nóí về các quan CSVN thì mất vui. Lão xin nói tiếp về ý nghĩa ngày lễ. Ở đây ai cũng chúc nhau Merry Xmas hay Joyeux Noel, nghĩa là chúc vui vẻ. Nếu chỉ vui vẻ suông thôi thì chưa đủ, ta phải từ cái vui vẻ này mà làm ra hạnh phúc. Mỗi lần nhắc tới chữ Hạnh Phúc thì lão nhớ tới lời ông tỷ phú Warren Buffet. Ông này giàu có như vậy mà vẫn sống trong căn nhà cũ kỹ ngày xưa, vẫn lái cái xe cũ kỹ ngày xưa, và ông cho như vậy là hạnh phúc. Ông bảo điều căn bản để được hạnh phúc là cái tâm ta không có hận thù và lo lắng, ta phải sống cuộc đời giản dị, cho đi nhiều hơn và ham muốn ít hơn. Ta thấy ông không hề nói tới tiền bạc. Chuyện ông Buffet làm lão nghĩ tới A-Lịch-Sơn Đại Đế của cổ đại Hy Lạp. Ông vua trẻ 33 tuổi này ngồi trên danh vọng và tiền bạc, thế mà trước khi chết ông xin triều đình để xác ông với hai bài tay thò ra ngoài quan tài, ý nói : tôi sinh ra thì hai bàn tay trắng mà khi chết đi thì cũng trắng hai bàn tay.
Và cụ Chánh đã kết bài giảng : Lời ca nhập lễ đêm Giáng Sinh có câu : Chúa là Ánh Sáng soi sáng thế gian đang chìm trong tăm tối. Nóí đến đây xong thì Cụ vừa mỉm cười vừa nhìn mọi người rồi nói : Chữ Xmas là chữ viết tắt của 4 tiếng Việt Nam : Xin Mừng Ánh Sáng.
TRÀ LŨ
Khát vọng Hòa Bình
Đinh Văn Tiến Hùng
22:31 02/12/2019
* Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gởi Sứ Điệp nhân ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2018,
Với chủ đề : ‘ Di dân và tị nạn- Những người nam nữ tìm kiếm Hòa bình ‘
ĐTC khẳng định “…Cởi mở tâm hồn trước những đau khổ của tha nhân, điều này chưa đủ, còn phải làm sao để cho anh chị em di dân và tị nạn có thể sống an bình trong một căn nhà an ninh…”
*”Bấy giờ họ sẽ lấy lưỡi gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng mước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh” ( E-sai.2 : 4 )
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Ngài vẫn hiện diện trong thế giới này ,
Dưới thân phận người nghèo loài thụ tạo,
Đem tình thương thay cho lòng tàn bạo.
Mang an bình trải rộng khắp muôn nơi,
Đổ Hồng ân cứu độ cho loài người
Để nhân loại sống Hòa bình bất diệt.
Lạy Thiên Chúa Đấng Toàn Năng diễm tuyệt!
Con dâng Ngài lời nguyện ước Hoà bình
Cho địa cầu chấm dứt cảnh đao binh,
Mượn danh Thượng Đế, mưu đồ quỉ quyệt,
Thôi thù hận đừng bày trò chém giết,
Vì an bình thật sự ở trong tim,
Ngông cuồng càng cao, càng lạc hướng tìm,
Hòa bình sẽ chôn vùi trong ác mộng,
Cho nhân loại đừng lao vào tuyệt vọng,
Biết nhận ra một chân lý ngàn đời,
Trong Phúc âm mang ấn tích từ trời,
Đuổi Ác quỉ và dẹp tan Thần chết.
Hòa bình – Chiến tranh thật là khác biệt,
Bom bạo tàn khác hoa nở yêu thương,
Say chiến thắng làm sao thấy Thiên đường,
Mà nhân loại muôn đời hằng mong ước.
Nhưng hiện nay bao triệu người không được,
Sống nơi mảnh đất yêu quí của mình,
Phải chạy sang sứ lạ để mưu sinh,
Tránh tàn sát dưới chiêu bài chủng tộc,
Phân biệt tôn giáo lại càng thâm độc,
Yêu công lý phải được sống yên lành,
Yêu Hòa bình đừng hủy diệt tan tành.
Nhân hậu trung thành phải cùng gặp gỡ,
Công minh bình an cùng nhau gắn bó,
Trên mặt đất trung thành sẽ nở hoa,
Từ trời nhìn xuống công minh hòa ca. (*)
Đó chính là thiên đường nơi trần thế !
Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Con cúi đầu dâng nguyện ước lời kinh,
Tâm hồn thiết tha KHÁT VỌNG HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi……
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú:Dựa theo ý Thánh Vịnh 84 :” Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau. Đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất đức trung thành sẽ nở hoa và đức công minh từ trời nhìn xuống. “
VietCatholic TV
Giáo Hội, người nghèo và các thánh đường lộng lẫy. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục San Francisco
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:15 02/12/2019
Ngày 12 tháng 12, tại Vatican, Đức Thánh Cha sẽ cử hành lễ Đức Mẹ Guadalupe. Tại các nước Mỹ Châu lễ này có thể được mừng sớm hơn.
Tờ The First Things số ra ngày 28 tháng 11 vừa qua đã đăng bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco trong “thánh lễ các dân tộc Mỹ Châu” tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thủ đô Washington.
Nguyên bản tiếng Anh có nhan đề “No Unity without The Cross” – “Không có Hiệp Nhất nếu không có Thánh Giá”. Bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, ngay tại vị trí nơi Thánh giá của Chúa chúng ta, có một bàn thờ nghi lễ Đông phương. Ngay bên cạnh là một bàn thờ nghi lễ Latinh, và ở giữa hai bàn thờ treo một bức ảnh Mẹ Thiên Chúa. Ngay tại địa điểm gặp gỡ này, nơi Mẹ đã đứng gần 2,000 năm trước dưới chân Thánh giá, giờ đây Mẹ đứng kết hiệp giữa Đông và Tây, giữa Đông phương và Latinh.
Mẹ là Mẹ của chúng ta, là người mà tất cả chúng ta tôn kính, và Mẹ muốn các môn đệ của Con mình nên một. Mẹ tiếp tục cầu bầu cho ý nguyện, là lời trăn trối của con Mẹ, có thể được hoàn thành: “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Thánh lễ mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay, “thánh lễ của các dân tộc Mỹ châu” nói lên quyền thế của Mẹ trong việc hiệp nhất tất cả chúng ta, những đứa con của Mẹ. Mẹ đứng đó giữa mọi thế hệ của Giáo Hội, cầu thay nguyện giúp cho con cái Mẹ và tích cực dẫn họ đến với Con Mẹ, để chúng có thể được hợp nhất nên một trong Ngài. Trong suốt lịch sử, Mẹ đã xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, đặc biệt là trong những thời khắc hỗn loạn và hoang mang, khiến Mẹ phải có mặt để khuyên nhủ và an ủi, để hô hào và mạc khải, để kêu gọi cầu nguyện và đền tội, để tất cả con cái Mẹ có thể được dẫn sâu hơn vào trái tim của Con Mẹ.
Ai trong chúng ta cũng đều biết câu chuyện về sự hiện ra của Mẹ Vô nhiễm của chúng ta trên lục địa này vào năm 1531 với một người đàn ông bản địa nghèo khổ, mù chữ và sùng đạo tên là Juan Diego, cũng như câu chuyện đông đảo dân chúng trở lại đạo, quay về với Con Mẹ sau khi Mẹ hiện ra tại Tepeyac. Mẹ hiện ra vào thời điểm có những xung đột lớn, hỗn loạn và đổ máu, để thành lập một dân Kitô mới cho Con Mẹ không phải bằng những thanh kiếm cũng không phải bởi sự hy sinh của con người, mà bởi tình yêu của một người mẹ tự đồng hóa với những con cái của mình. Người Aztec đã nhìn thấy nơi hình ảnh của người phụ nữ trên chiếc tilma của Juan Diego hình ảnh của chính họ: Mẹ mặc một chiếc áo choàng màu ngọc lam, là một vinh dự dành cho các vị thần Aztec và hoàng gia Aztec, và Mẹ được rước đi, như một dấu hiệu danh dự khác được trao cho gia đình hoàng tộc của đế chế Aztec.
Nhưng Mẹ còn hơn cả một nàng công chúa: Những ngôi sao trang trí áo choàng của Đức Mẹ Guadalupe, và Mẹ đứng trên mặt trăng lưỡi liềm. Đầu Mẹ cúi xuống và hai tay khoanh lại trong sự cầu xin khiêm nhường, mặc dù Mẹ vượt lên trên tất cả những người khác, Mẹ tôn sùng một Đấng uy thế hơn mình. Và Mẹ đeo một dải băng màu tối của sản phụ, chỉ ra rằng Mẹ đang mang một hài nhi. Chiếc trâm cài của Mẹ là một cây thánh giá. Người phụ nữ cao cả nhưng khiêm nhường này là Mẹ của Con Thiên Chúa, “là nữ tỳ của Chúa”, Đấng mọi loài ngợi khen là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Người Tây Ban Nha cũng đã chấp nhận người phụ nữ hiện ra này là Mẹ của Thiên Chúa nhập thể của họ, bởi vì họ nhìn thấy nơi Mẹ một hình ảnh của Đấng Vô nhiễm Nguyên tội. Họ nhìn thấy trong hình ảnh này, người phụ nữ trong Sách Sáng thế đã nghiền nát đầu con rắn. Họ cũng nhìn thấy trong đó người phụ nữ trong Sách Khải Huyền, người phụ nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và trên đầu có vương miện mười hai ngôi sao và sắp hạ sinh một hài nhi (Kh 12: 1-2). Người Tây Ban Nha nhìn thấy trong hình ảnh này, Người phụ nữ mà họ tôn sùng là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội, một giáo điều mà các nhà thần học của họ đã tuyên xưng và các nghệ sĩ của họ đã miêu tả với vẻ đẹp sâu sắc trong nhiều thế kỷ trước khi Đức Giáo Hoàng Pius IX tuyên bố như thế vào năm 1854.
Sau Tepeyac, Mễ Tây Cơ trở thành quốc gia Công Giáo. Đức Mẹ Guadalupe hợp nhất Thế giới cũ và mới, và do đó, một dân Kitô mới được hình thành từ hai dân tộc nên một dân mestizo [Danh từ chỉ dân tộc pha trộn giữa Tây Ban Nha và bản địa. Tĩnh từ là mestiza - chú thích của người dịch]. Một nền văn minh Kitô giáo mới được sinh ra từ sự kết hợp này và Mẹ được tôn kính với cả hai danh hiệu La Morenita và La Inmaculada.
Tầm quan trọng của sự kiện lịch sử vô song này, đặc biệt là ở Mỹ châu, đã không bị quên lãng đối với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong Tông huấn Giáo Hội Mỹ Châu, ngài viết:
Việc Đức Maria hiện ra với Juan Diego, một người bản địa, trên ngọn đồi Tepeyac năm 1531 có ảnh hưởng quyết định đến việc truyền giáo. Ảnh hưởng của cuộc hiện ra này vượt qua rất nhiều ranh giới của Mễ Tây Cơ, lan rộng ra toàn lục địa. Mỹ Châu, nơi về mặt lịch sử mà nói đã là và vẫn là một nồi hòa nhập của các dân tộc, đã được công nhận nơi gương mặt mestiza của Đức Trinh Nữ Tepeyac, nơi Đức Maria Guadalupe như một ví dụ đầy ấn tượng về việc loan báo Tin Mừng một cách hội nhập văn hóa hoàn hảo.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều sự chú ý đã tập trung vào Đức Mẹ như một hình ảnh, hay một biểu tượng của Giáo Hội. Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh giáo huấn của Thánh Ambrose về chủ đề này. Công đồng nói trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội như sau:
Như thánh Ambrose đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là một gương mẫu của Giáo Hội về đức tin, đức ái và sự kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô.. . . Thực thế, Giáo Hội trở thành một người mẹ khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện của Mẹ, bắt chước đức ái của Mẹ và trung thành thực hiện thánh ý Chúa Cha, bằng cách đón nhận lời Chúa trong đức tin. Bằng lời rao giảng, Giáo Hội mang đến một cuộc sống mới và bất tử cho những người con được sinh ra cho Giáo Hội trong bí tích rửa tội, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Thiên Chúa. Giáo Hội là một trinh nữ, giữ gìn đức tin được trao cho mình bởi vị Hôn Phu một cách trọn vẹn và toàn bộ. Bắt chước mẹ Thiên Chúa và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội giữ một đức tin thuần khiết trinh nguyên, một niềm hy vọng vững chắc và một đức ái chân thành.
Giáo Hội là mẹ của chúng ta: Một người mẹ chào đón, nuôi dưỡng, an ủi và hiệp nhất. Đâu là nơi những người mới đến một vùng đất xa lạ hướng về khi họ cảm thấy mất phương hướng, sợ hãi hoặc không được chăm sóc? Đó là Giáo Hội. Cách riêng, đối với người Công Giáo, Giáo Hội là mái nhà ở bất cứ nơi nào họ có mặt trên thế giới. Và những người nghèo khổ, đau khổ hoặc đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, ngay cả với những người hiếm khi bước chân tới cửa nhà thờ, khi đến lúc họ tìm kiếm sự giải thoát họ sẽ đến với Giáo Hội. Họ biết những người ở đó sẽ không quay đầu lại với họ mà bỏ đi, nhưng nâng đỡ họ trong các nhu cầu của họ.
Đối với một số người, có vẻ như đạo đức giả khi nói về việc chăm sóc người nghèo trong một ngôi nhà thờ trang hoàng lộng lẫy như thế này. Chúng ta phải nhớ câu chuyện về người phụ nữ với lọ dầu thơm, là người đã đổ thuốc thơm đắt tiền trên đầu của Chúa Giêsu. Đối với những người phản đối, những người phàn nàn rằng dầu thơm ấy có thể bán được tiền mà bố thí cho người nghèo, Chúa Giêsu đáp lại: “Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu” (Mt 26:11)
Là một người đến từ San Francisco, một ví dụ khác loé lên trong tâm trí tôi. Đầu những năm 1970, chỉ vài tháng sau khi nhà thờ chính tòa Đức Maria mới tinh được thánh hiến, không ai khác mà chính là sơ Dorothy Day đã đến đó để tham gia một cuộc họp được tổ chức tại trung tâm hội nghị bên dưới nhà thờ. Không có gì đáng ngạc nhiên, một người hay bắt bẻ đã lên tiếng phàn nàn rằng cuộc họp của họ nhằm thảo luận về nhu cầu của người nghèo lại đang diễn ra trong một tòa nhà xa hoa sang trọng. Nhiều người cổ vũ cho anh ta, nhưng sơ Dorothy Day không nằm trong số họ. Sơ ấy nói:
Giáo Hội có nghĩa vụ nuôi sống người nghèo và chúng ta không thể tiêu hết tiền vào các tòa nhà. Tuy nhiên, có nhiều loại đói. Có một sự đói khát của ăn, và chúng ta phải cung cấp cho mọi người thực phẩm. Nhưng cũng có một sự khao khát về cái đẹp và có rất ít nơi đẹp mà người nghèo có thể vào được. Đây là một nơi có vẻ đẹp siêu việt, và người vô gia cư ở Tenderloin cũng có thể vào được như ngài thị trưởng San Francisco.
Chúng ta phải làm nhiều việc để phục vụ người nghèo, và chắc chắn đáp ứng nhu cầu vật chất của họ là một trong số đó. Nhưng như sơ Dorothy Day chỉ ra, chúng ta cũng phải nuôi sống linh hồn của họ. Có lẽ điều mà người nghèo thiếu nhất trong cuộc sống của họ là vẻ đẹp: vẻ đẹp đó làm say mê và nâng cao tâm hồn, bảo đảm cho họ về phẩm giá của họ như những đứa con của Thiên Chúa mà Ngài tạo ra theo hình ảnh và chân dung của Người. Như thế, hoàn toàn không phải là cường điệu, khi nói rằng những gì chúng ta làm ngày hôm nay là một dịch vụ dành cho người nghèo. Như sơ Dorothy Day đã từng nói, người nghèo nhất trên đường phố thủ đô của đất nước chúng ta cũng có quyền bước vào ngôi nhà thờ tráng lệ này được xây dựng để tôn vinh Thiên Chúa, tiếp cận với âm nhạc tuyệt đẹp, tiếp cận với vẻ đẹp của các nghi lễ.
Giáo Hội trong sự khôn ngoan của mình luôn hiểu rằng sự thật, vẻ đẹp và lòng tốt là tất cả những điều cần thiết để sửa chữa một xã hội tan vỡ và xây dựng một nền văn minh hưng thịnh. Đây thực sự là ba trụ cột mà Giáo Hội xây dựng trong nền văn minh phương Tây và đã cống hiến rất nhiều cho thế giới. Lòng tốt mà thôi thì không đi đến đâu, vì nếu không có sự thật nó sẽ chỉ làm dịu các triệu chứng đau khổ, nhưng không đi đến cùng tận nguyên nhân gốc rễ; sự thật mà thôi cũng không đủ, vì sự thật cần phải được chuyển thành hành động cụ thể và được thể hiện thông qua sức mạnh của cái đẹp.
Cả ba đều là cần thiết, bởi vì con người là một chỉnh thể: Lòng tốt nuôi sống thân xác, sự thật nuôi dưỡng tâm trí và vẻ đẹp nuôi sống tâm hồn. Có lẽ đó là vẻ đẹp thiếu nhất trên thế giới hiện nay, điều này giải thích cho sự bất ổn về tinh thần mà chính chúng ta có thể thấy. Chúng ta phải cống hiến hết mình cho vẻ đẹp, đòi lại sức mạnh của nó trong việc chữa lành và đoàn kết.
Hôm nay chúng ta đến với nhau để dâng một điều gì đó đẹp đẽ lên Thiên Chúa và bày tỏ tình yêu của chúng ta dành cho Mẹ của Con Ngài. Và ở đây, Đức Mẹ của chúng ta một lần nữa hợp nhất chúng ta: những người nghèo với những người thượng lưu giàu có và những người trung lưu, từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc và tiếng nói.
Cách đây rất lâu và xa xôi, Mẹ đứng dưới chân Thánh giá khi Con Mẹ hiến dâng cuộc đời mình để mang lại sự hòa giải lớn nhất cho tất cả: đó là hoà giải nhân loại tội lỗi với Đấng Tạo Hóa. Mẹ đã mô hình hóa những gì Con Mẹ đã dạy: đó là không có sự hiệp nhất nếu không có Thánh giá. Đối với những người có con mắt đức tin, vẻ đẹp trông rất khác biệt. Nó có dáng vẻ khiêm tốn, tự hy sinh, đặt trọng tâm nơi người khác và xả kỷ. Đức Mẹ rất đẹp bởi vì Mẹ phản ánh vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa, Con Mẹ. Mẹ là gương mẫu của sự khiêm nhu mà chúng ta cần ngõ hầu có thể thực hiện di nguyện của con Mẹ “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Source:The First ThingsNo Unity Without the Cross - by Salvatore J. Cordileone
Tờ The First Things số ra ngày 28 tháng 11 vừa qua đã đăng bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco trong “thánh lễ các dân tộc Mỹ Châu” tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thủ đô Washington.
Nguyên bản tiếng Anh có nhan đề “No Unity without The Cross” – “Không có Hiệp Nhất nếu không có Thánh Giá”. Bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, ngay tại vị trí nơi Thánh giá của Chúa chúng ta, có một bàn thờ nghi lễ Đông phương. Ngay bên cạnh là một bàn thờ nghi lễ Latinh, và ở giữa hai bàn thờ treo một bức ảnh Mẹ Thiên Chúa. Ngay tại địa điểm gặp gỡ này, nơi Mẹ đã đứng gần 2,000 năm trước dưới chân Thánh giá, giờ đây Mẹ đứng kết hiệp giữa Đông và Tây, giữa Đông phương và Latinh.
Mẹ là Mẹ của chúng ta, là người mà tất cả chúng ta tôn kính, và Mẹ muốn các môn đệ của Con mình nên một. Mẹ tiếp tục cầu bầu cho ý nguyện, là lời trăn trối của con Mẹ, có thể được hoàn thành: “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Thánh lễ mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay, “thánh lễ của các dân tộc Mỹ châu” nói lên quyền thế của Mẹ trong việc hiệp nhất tất cả chúng ta, những đứa con của Mẹ. Mẹ đứng đó giữa mọi thế hệ của Giáo Hội, cầu thay nguyện giúp cho con cái Mẹ và tích cực dẫn họ đến với Con Mẹ, để chúng có thể được hợp nhất nên một trong Ngài. Trong suốt lịch sử, Mẹ đã xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, đặc biệt là trong những thời khắc hỗn loạn và hoang mang, khiến Mẹ phải có mặt để khuyên nhủ và an ủi, để hô hào và mạc khải, để kêu gọi cầu nguyện và đền tội, để tất cả con cái Mẹ có thể được dẫn sâu hơn vào trái tim của Con Mẹ.
Ai trong chúng ta cũng đều biết câu chuyện về sự hiện ra của Mẹ Vô nhiễm của chúng ta trên lục địa này vào năm 1531 với một người đàn ông bản địa nghèo khổ, mù chữ và sùng đạo tên là Juan Diego, cũng như câu chuyện đông đảo dân chúng trở lại đạo, quay về với Con Mẹ sau khi Mẹ hiện ra tại Tepeyac. Mẹ hiện ra vào thời điểm có những xung đột lớn, hỗn loạn và đổ máu, để thành lập một dân Kitô mới cho Con Mẹ không phải bằng những thanh kiếm cũng không phải bởi sự hy sinh của con người, mà bởi tình yêu của một người mẹ tự đồng hóa với những con cái của mình. Người Aztec đã nhìn thấy nơi hình ảnh của người phụ nữ trên chiếc tilma của Juan Diego hình ảnh của chính họ: Mẹ mặc một chiếc áo choàng màu ngọc lam, là một vinh dự dành cho các vị thần Aztec và hoàng gia Aztec, và Mẹ được rước đi, như một dấu hiệu danh dự khác được trao cho gia đình hoàng tộc của đế chế Aztec.
Nhưng Mẹ còn hơn cả một nàng công chúa: Những ngôi sao trang trí áo choàng của Đức Mẹ Guadalupe, và Mẹ đứng trên mặt trăng lưỡi liềm. Đầu Mẹ cúi xuống và hai tay khoanh lại trong sự cầu xin khiêm nhường, mặc dù Mẹ vượt lên trên tất cả những người khác, Mẹ tôn sùng một Đấng uy thế hơn mình. Và Mẹ đeo một dải băng màu tối của sản phụ, chỉ ra rằng Mẹ đang mang một hài nhi. Chiếc trâm cài của Mẹ là một cây thánh giá. Người phụ nữ cao cả nhưng khiêm nhường này là Mẹ của Con Thiên Chúa, “là nữ tỳ của Chúa”, Đấng mọi loài ngợi khen là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Người Tây Ban Nha cũng đã chấp nhận người phụ nữ hiện ra này là Mẹ của Thiên Chúa nhập thể của họ, bởi vì họ nhìn thấy nơi Mẹ một hình ảnh của Đấng Vô nhiễm Nguyên tội. Họ nhìn thấy trong hình ảnh này, người phụ nữ trong Sách Sáng thế đã nghiền nát đầu con rắn. Họ cũng nhìn thấy trong đó người phụ nữ trong Sách Khải Huyền, người phụ nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và trên đầu có vương miện mười hai ngôi sao và sắp hạ sinh một hài nhi (Kh 12: 1-2). Người Tây Ban Nha nhìn thấy trong hình ảnh này, Người phụ nữ mà họ tôn sùng là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội, một giáo điều mà các nhà thần học của họ đã tuyên xưng và các nghệ sĩ của họ đã miêu tả với vẻ đẹp sâu sắc trong nhiều thế kỷ trước khi Đức Giáo Hoàng Pius IX tuyên bố như thế vào năm 1854.
Sau Tepeyac, Mễ Tây Cơ trở thành quốc gia Công Giáo. Đức Mẹ Guadalupe hợp nhất Thế giới cũ và mới, và do đó, một dân Kitô mới được hình thành từ hai dân tộc nên một dân mestizo [Danh từ chỉ dân tộc pha trộn giữa Tây Ban Nha và bản địa. Tĩnh từ là mestiza - chú thích của người dịch]. Một nền văn minh Kitô giáo mới được sinh ra từ sự kết hợp này và Mẹ được tôn kính với cả hai danh hiệu La Morenita và La Inmaculada.
Tầm quan trọng của sự kiện lịch sử vô song này, đặc biệt là ở Mỹ châu, đã không bị quên lãng đối với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong Tông huấn Giáo Hội Mỹ Châu, ngài viết:
Việc Đức Maria hiện ra với Juan Diego, một người bản địa, trên ngọn đồi Tepeyac năm 1531 có ảnh hưởng quyết định đến việc truyền giáo. Ảnh hưởng của cuộc hiện ra này vượt qua rất nhiều ranh giới của Mễ Tây Cơ, lan rộng ra toàn lục địa. Mỹ Châu, nơi về mặt lịch sử mà nói đã là và vẫn là một nồi hòa nhập của các dân tộc, đã được công nhận nơi gương mặt mestiza của Đức Trinh Nữ Tepeyac, nơi Đức Maria Guadalupe như một ví dụ đầy ấn tượng về việc loan báo Tin Mừng một cách hội nhập văn hóa hoàn hảo.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều sự chú ý đã tập trung vào Đức Mẹ như một hình ảnh, hay một biểu tượng của Giáo Hội. Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh giáo huấn của Thánh Ambrose về chủ đề này. Công đồng nói trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội như sau:
Như thánh Ambrose đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là một gương mẫu của Giáo Hội về đức tin, đức ái và sự kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô.. . . Thực thế, Giáo Hội trở thành một người mẹ khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện của Mẹ, bắt chước đức ái của Mẹ và trung thành thực hiện thánh ý Chúa Cha, bằng cách đón nhận lời Chúa trong đức tin. Bằng lời rao giảng, Giáo Hội mang đến một cuộc sống mới và bất tử cho những người con được sinh ra cho Giáo Hội trong bí tích rửa tội, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Thiên Chúa. Giáo Hội là một trinh nữ, giữ gìn đức tin được trao cho mình bởi vị Hôn Phu một cách trọn vẹn và toàn bộ. Bắt chước mẹ Thiên Chúa và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội giữ một đức tin thuần khiết trinh nguyên, một niềm hy vọng vững chắc và một đức ái chân thành.
Giáo Hội là mẹ của chúng ta: Một người mẹ chào đón, nuôi dưỡng, an ủi và hiệp nhất. Đâu là nơi những người mới đến một vùng đất xa lạ hướng về khi họ cảm thấy mất phương hướng, sợ hãi hoặc không được chăm sóc? Đó là Giáo Hội. Cách riêng, đối với người Công Giáo, Giáo Hội là mái nhà ở bất cứ nơi nào họ có mặt trên thế giới. Và những người nghèo khổ, đau khổ hoặc đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, ngay cả với những người hiếm khi bước chân tới cửa nhà thờ, khi đến lúc họ tìm kiếm sự giải thoát họ sẽ đến với Giáo Hội. Họ biết những người ở đó sẽ không quay đầu lại với họ mà bỏ đi, nhưng nâng đỡ họ trong các nhu cầu của họ.
Đối với một số người, có vẻ như đạo đức giả khi nói về việc chăm sóc người nghèo trong một ngôi nhà thờ trang hoàng lộng lẫy như thế này. Chúng ta phải nhớ câu chuyện về người phụ nữ với lọ dầu thơm, là người đã đổ thuốc thơm đắt tiền trên đầu của Chúa Giêsu. Đối với những người phản đối, những người phàn nàn rằng dầu thơm ấy có thể bán được tiền mà bố thí cho người nghèo, Chúa Giêsu đáp lại: “Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu” (Mt 26:11)
Là một người đến từ San Francisco, một ví dụ khác loé lên trong tâm trí tôi. Đầu những năm 1970, chỉ vài tháng sau khi nhà thờ chính tòa Đức Maria mới tinh được thánh hiến, không ai khác mà chính là sơ Dorothy Day đã đến đó để tham gia một cuộc họp được tổ chức tại trung tâm hội nghị bên dưới nhà thờ. Không có gì đáng ngạc nhiên, một người hay bắt bẻ đã lên tiếng phàn nàn rằng cuộc họp của họ nhằm thảo luận về nhu cầu của người nghèo lại đang diễn ra trong một tòa nhà xa hoa sang trọng. Nhiều người cổ vũ cho anh ta, nhưng sơ Dorothy Day không nằm trong số họ. Sơ ấy nói:
Giáo Hội có nghĩa vụ nuôi sống người nghèo và chúng ta không thể tiêu hết tiền vào các tòa nhà. Tuy nhiên, có nhiều loại đói. Có một sự đói khát của ăn, và chúng ta phải cung cấp cho mọi người thực phẩm. Nhưng cũng có một sự khao khát về cái đẹp và có rất ít nơi đẹp mà người nghèo có thể vào được. Đây là một nơi có vẻ đẹp siêu việt, và người vô gia cư ở Tenderloin cũng có thể vào được như ngài thị trưởng San Francisco.
Chúng ta phải làm nhiều việc để phục vụ người nghèo, và chắc chắn đáp ứng nhu cầu vật chất của họ là một trong số đó. Nhưng như sơ Dorothy Day chỉ ra, chúng ta cũng phải nuôi sống linh hồn của họ. Có lẽ điều mà người nghèo thiếu nhất trong cuộc sống của họ là vẻ đẹp: vẻ đẹp đó làm say mê và nâng cao tâm hồn, bảo đảm cho họ về phẩm giá của họ như những đứa con của Thiên Chúa mà Ngài tạo ra theo hình ảnh và chân dung của Người. Như thế, hoàn toàn không phải là cường điệu, khi nói rằng những gì chúng ta làm ngày hôm nay là một dịch vụ dành cho người nghèo. Như sơ Dorothy Day đã từng nói, người nghèo nhất trên đường phố thủ đô của đất nước chúng ta cũng có quyền bước vào ngôi nhà thờ tráng lệ này được xây dựng để tôn vinh Thiên Chúa, tiếp cận với âm nhạc tuyệt đẹp, tiếp cận với vẻ đẹp của các nghi lễ.
Giáo Hội trong sự khôn ngoan của mình luôn hiểu rằng sự thật, vẻ đẹp và lòng tốt là tất cả những điều cần thiết để sửa chữa một xã hội tan vỡ và xây dựng một nền văn minh hưng thịnh. Đây thực sự là ba trụ cột mà Giáo Hội xây dựng trong nền văn minh phương Tây và đã cống hiến rất nhiều cho thế giới. Lòng tốt mà thôi thì không đi đến đâu, vì nếu không có sự thật nó sẽ chỉ làm dịu các triệu chứng đau khổ, nhưng không đi đến cùng tận nguyên nhân gốc rễ; sự thật mà thôi cũng không đủ, vì sự thật cần phải được chuyển thành hành động cụ thể và được thể hiện thông qua sức mạnh của cái đẹp.
Cả ba đều là cần thiết, bởi vì con người là một chỉnh thể: Lòng tốt nuôi sống thân xác, sự thật nuôi dưỡng tâm trí và vẻ đẹp nuôi sống tâm hồn. Có lẽ đó là vẻ đẹp thiếu nhất trên thế giới hiện nay, điều này giải thích cho sự bất ổn về tinh thần mà chính chúng ta có thể thấy. Chúng ta phải cống hiến hết mình cho vẻ đẹp, đòi lại sức mạnh của nó trong việc chữa lành và đoàn kết.
Hôm nay chúng ta đến với nhau để dâng một điều gì đó đẹp đẽ lên Thiên Chúa và bày tỏ tình yêu của chúng ta dành cho Mẹ của Con Ngài. Và ở đây, Đức Mẹ của chúng ta một lần nữa hợp nhất chúng ta: những người nghèo với những người thượng lưu giàu có và những người trung lưu, từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc và tiếng nói.
Cách đây rất lâu và xa xôi, Mẹ đứng dưới chân Thánh giá khi Con Mẹ hiến dâng cuộc đời mình để mang lại sự hòa giải lớn nhất cho tất cả: đó là hoà giải nhân loại tội lỗi với Đấng Tạo Hóa. Mẹ đã mô hình hóa những gì Con Mẹ đã dạy: đó là không có sự hiệp nhất nếu không có Thánh giá. Đối với những người có con mắt đức tin, vẻ đẹp trông rất khác biệt. Nó có dáng vẻ khiêm tốn, tự hy sinh, đặt trọng tâm nơi người khác và xả kỷ. Đức Mẹ rất đẹp bởi vì Mẹ phản ánh vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa, Con Mẹ. Mẹ là gương mẫu của sự khiêm nhu mà chúng ta cần ngõ hầu có thể thực hiện di nguyện của con Mẹ “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Source:The First Things
Tông thư Admirabile Signum của Đức Thánh Cha về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:39 02/12/2019
Lúc 15g15 ngày Chúa Nhật 1 tháng 12, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay trực thăng của Vatican để bay đến Greccio cách Vatican 96km về phía Bắc. Đến nơi lúc 15g45, ngài được Đức Cha Domenico Pompili, Giám Mục giáo phận Rieti và Cha Francesco Rossi, bề trên dòng Phanxicô quản thủ đền thờ Giáng Sinh tại Greccio ra đón. Tại đền thờ này, Đức Thánh Cha đã ký Tông thư sau đây và truyền công bố trong toàn Giáo Hội đến tất cả các tín hữu Công Giáo.
Nguyên bản tiếng Ý, và các ngôn ngữ khác có thể đọc tại đây. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt.
Tông thư dưới dạng tự sắc
ADMIRABILE SIGNUM – DẤU CHỈ TUYỆT VỜI
của Đức Thánh Cha Phanxicô
về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh
Bản dịch sang Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
1. Hình ảnh làm say mê của máng cỏ Giáng Sinh, rất thân thương đối với dân Kitô, không bao giờ ngừng khơi dậy sự kinh ngạc và suy tư trong lòng. Việc mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu tự nó là một lời công bố đơn sơ và vui mừng về mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Cảnh Chúa Giáng Sinh giống như một Tin mừng sống động mọc lên từ các trang của Kinh thánh. Khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện Giáng Sinh, chúng ta được mời tham gia vào một cuộc hành trình tâm linh, kín múc từ sự khiêm nhường của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành phàm nhân để gặp gỡ mọi người nam nữ. Chúng ta nhận ra rằng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta quá lớn khi Người trở thành một trong số chúng ta, để đến lượt mình chúng ta nên một với Người.
Với Thư này, tôi muốn khuyến khích không chỉ truyền thống tốt đẹp của các gia đình chuẩn bị cảnh Giáng Sinh vào những ngày trước dịp lễ, mà cả phong tục bày trí cảnh Giáng Sinh ở nơi làm việc, trong trường học, bệnh viện, nhà tù và các quảng trường thị trấn. Trí tưởng tượng tuyệt vời và sự sáng tạo luôn được thể hiện trong việc sử dụng các vật liệu đa dạng nhất để tạo ra những kiệt tác nhỏ của thẩm mỹ. Khi còn nhỏ, chúng ta học hỏi từ cha mẹ và ông bà của mình để tiếp tục truyền thống hân hoan này, trong đó gói gọn rất nhiều lòng đạo đức bình dân. Tôi hy vọng rằng phong tục này sẽ không bao giờ bị mất và bất cứ nơi nào nó rơi vào tình trạng không được dùng đến, nó có thể được tái khám phá lại và hồi sinh.
2. Trên tất cả, nguồn gốc của máng cỏ Giáng Sinh được tìm thấy trong các chi tiết nhất định về việc Chúa Giêsu được sinh hạ tại Bêlem, như được tường trình trong Tin Mừng. Thánh Sử Luca nói đơn giản rằng Đức Maria “sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2: 7). Bởi vì Chúa Giêsu đã được đặt trong máng cỏ, cảnh Giáng Sinh được biết đến ở Ý như một presepe, từ chữ praesepium trong tiếng Latinh, có nghĩa là “máng cỏ”.
Đến với thế giới này, Con Thiên Chúa được đặt ở nơi các động vật được cho ăn. Cỏ trở thành chiếc giường đầu tiên của Đấng sẽ tự mạc khải mình là “bánh từ trời xuống” (Ga 6:41). Thánh Augustinô, và các Giáo Phụ khác, đã rất cảm kích trước hình ảnh biểu tượng này: “Được đặt trong máng cỏ, Người đã trở thành của ăn nuôi sống chúng ta” (Bài Giảng 189, 4). Thật vậy, cảnh Giáng Sinh gợi lên một số mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu và đưa các mầu nhiệm ấy gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy quay trở lại nguồn gốc của máng cỏ Giáng Sinh rất quen thuộc với chúng ta. Chúng ta cần tưởng tượng mình đang ở thị trấn nhỏ Greccio của Ý, gần thành Rieti. Thánh Phanxicô đã dừng lại ở đó, rất có thể trên đường trở về từ Rôma, vào ngày 29 tháng 11 năm 1223, sau khi Đức Giáo Hoàng Honorius III đã chuẩn y Luật Dòng của ngài. Trước đó, Thánh Phanxicô đã viếng thăm Thánh địa, cho nên các hang động ở Greccio khiến ngài nhớ về vùng quê Bêlem. Cũng có thể là “Người Nghèo của thành Assisi” đã bị đánh động trước các bức tranh khảm trong đền thờ Đức Bà Cả ở Rôma mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu, gần nơi, theo một truyền thống cổ kính, các tấm gỗ của máng cỏ được bảo tồn.
Tài liệu Phan sinh mô tả chi tiết những gì đã diễn ra sau đó ở Greccio. Mười lăm ngày trước lễ Giáng Sinh, Thánh Phanxicô hỏi một người đàn ông địa phương tên là Gioan giúp ngài hiện thực hóa mong muốn của mình là “mang đến trong cuộc sống những ký ức về hài nhi được sinh hạ ở Bêlem, để chứng kiến càng nhiều càng tốt với đôi mắt của chính thân thể riêng mình sự khó chịu của hài nhi sơ sinh, cách Ngài được đặt nằm trong máng cỏ, và cách Ngài được đặt trên một chiếc giường bằng cỏ, với một con bò và một con lừa đứng cạnh”. [1] Lúc đó, người bạn trung thành của Ngài đã đi ngay lập tức để chuẩn bị tất cả những gì thánh nhân yêu cầu. Vào ngày 25 tháng 12, các tu sĩ đã tuốn đến Greccio từ nhiều nơi khác nhau, cùng với những người từ các trang trại trong khu vực, là những người đã mang hoa và đuốc đến để thắp sáng đêm thánh đó. Khi Thánh Phanxicô đến, ngài thấy một máng cỏ đầy cỏ khô, một con bò và một con lừa. Tất cả những người có mặt đã trải nghiệm một niềm vui mới không thể diễn tả được trước sự hiện diện của cảnh Giáng Sinh. Sau đó, vị linh mục đã long trọng cử hành Bí tích Thánh Thể trên máng cỏ, cho thấy mối liên kết giữa việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và Bí tích Thánh Thể. Tại Greccio không có các bức tượng; cảnh Giáng Sinh được diễn lại và trải nghiệm bởi tất cả những người có mặt. [2]
Đây là cách mà truyền thống của chúng ta đã bắt đầu: với tất cả mọi người tụ tập trong niềm vui xung quanh máng cỏ, không có khoảng cách nào giữa sự kiện ban đầu và những người chia sẻ trong mầu nhiệm ấy.
Thomas thành Celano, người viết tiểu sử đầu tiên của Thánh Phanxicô, lưu ý rằng cảnh Giáng Sinh đơn sơ và cảm động này được đi kèm với ân sủng là một thị kiến thật kỳ diệu: một trong những người có mặt đã nhìn thấy Hài nhi Giêsu đang nằm trong máng cỏ. Từ cảnh Giáng Sinh trong đêm Giáng Sinh năm 1223, “tất cả mọi người trở về nhà với niềm vui”. [3]
3. Với sự đơn sơ của dấu chỉ này, Thánh Phanxicô đã thực hiện một công cuộc truyền giáo vĩ đại. Giáo lý của ngài đã chạm đến con tim của các Kitô hữu và cho đến hôm nay vẫn tiếp tục đưa ra một phương tiện đơn sơ nhưng chân thực để mô tả vẻ đẹp của đức tin chúng ta. Thật vậy, nơi mà cảnh Giáng Sinh đầu tiên được diễn lại thể hiện và gợi lên những tình cảm này. Greccio đã trở thành nơi ẩn náu cho linh hồn, một ngọn núi bảo vệ được bao trùm trong im lặng.
Tại sao cảnh Giáng Sinh lại khơi dậy sự ngạc nhiên như thế và khiến chúng ta cảm động sâu sắc đến vậy? Đầu tiên, bởi vì nó cho thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa: Đấng tạo dựng vũ trụ đã tự hạ mình để mặc lấy sự yếu đuối của chúng ta. Hồng ân sự sống, trong tất cả mầu nhiệm của nó, trở nên kỳ diệu hơn khi chúng ta nhận ra rằng Con của Đức Maria là nguồn mạch và là sự nâng đỡ cho mọi sự sống. Trong Chúa Giêsu, Chúa Cha đã ban cho chúng ta một người anh em đến để tìm kiếm chúng ta bất cứ khi nào chúng ta bối rối hoặc lạc lối, một người bạn trung thành luôn ở bên chúng ta. Ngài đã ban cho chúng ta Con của Người, Đấng đã tha thứ cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi.
Việc bài trí cảnh Giáng Sinh trong nhà giúp chúng ta làm sống lại lịch sử của những gì diễn ra ở Bêlem. Đương nhiên, các sách Phúc Âm vẫn là nguồn để chúng ta hiểu và suy ngẫm về sự kiện đó. Đồng thời, mô tả của sự kiện ấy nơi máng cỏ giúp chúng ta tưởng tượng ra khung cảnh này. Nó chạm đến trái tim của chúng ta và làm cho chúng ta đi vào lịch sử cứu độ như những người đương thời của một sự kiện đang sống động và rất thật trong một loạt các bối cảnh lịch sử và văn hóa.
Một cách đặc biệt, kể từ thời điểm nguyên thủy bắt đầu với các tu sĩ Phanxicô, cảnh Giáng Sinh đã mời gọi chúng ta “cảm nghiệm” và “động chạm đến” sự nghèo hèn mà Con Thiên Chúa mặc lấy trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nó gián tiếp hiệu triệu chúng ta bước theo Ngài trên con đường khiêm hạ, nghèo đói và tự chối bỏ mình dẫn từ máng cỏ Bêlem đến thập giá. Nó kêu mời chúng ta gặp gỡ Ngài và phục vụ Ngài bằng cách tỏ lòng thương xót với những anh chị em của chúng ta đang quẫn bách nhất (x. Mt 25: 31-46).
4. Giờ đây, tôi muốn trình bày các suy tư về các yếu tố khác nhau của cảnh Giáng Sinh để chúng ta cảm nhận ý nghĩa sâu sắc hơn của chúng. Đầu tiên, là bối cảnh của một bầu trời đầy sao được bao bọc trong bóng tối và sự im lặng của màn đêm. Chúng ta trình bày điều này không chỉ vì lòng trung thành với các trình thuật Tin Mừng, mà còn vì giá trị biểu tượng của nó. Chúng ta có thể nghĩ về tất cả những khoảng thời gian trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta trải qua bóng tối của màn đêm. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài vẫn có ở đó để trả lời những câu hỏi quan trọng của chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống. Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tại sao tôi được sinh ra vào thời điểm này trong lịch sử? Tại sao tôi yêu? Tại sao tôi đau khổ? Tại sao tôi sẽ chết? Chính là để trả lời những câu hỏi đó mà Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân. Sự gần gũi của Ngài mang lại ánh sáng nơi có bóng tối và chỉ đường cho những người sống trong bóng tối của khổ đau (x. Lc 1, 79).
Cũng đáng được nhắc đến là những cảnh quan, là một phần trong cảnh Giáng Sinh. Thường thì chúng bao gồm các tàn tích của những ngôi nhà cổ hoặc các tòa nhà, trong một số trường hợp thay thế hang Bêlem và trở thành một ngôi nhà cho Thánh gia. Những tàn tích này dường như được lấy cảm hứng từ Truyền thuyết Vàng của tu sĩ Dòng Đa Minh Jacobus de Varagine sống ở thế kỷ thứ mười ba, liên quan đến một niềm tin ngoại giáo rằng Đền thờ Hòa bình ở Rôma sẽ sụp đổ khi một Trinh nữ hạ sinh một hài nhi. Trên hết, những tàn tích là dấu hiệu hữu hình của loài người sa ngã, của tất cả mọi thứ chắc chắn sẽ rơi vào cảnh hoang tàn, suy tàn và thất vọng. Bối cảnh này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là sự mới mẻ giữa một thế giới già cỗi, rằng Ngài đã đến để chữa lành và xây dựng lại, để khôi phục thế giới và cuộc sống của chúng ta trở lại với vẻ huy hoàng ban đầu.
5. Thật đầy cảm xúc khi sắp xếp những ngọn núi, dòng suối, những con cừu và các mục đồng trong cảnh Giáng Sinh! Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta được nhắc nhở rằng, như các tiên tri đã báo trước, tất cả các loài thọ tạo đều vui mừng trước sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai. Các thiên thần và ngôi sao dẫn đường là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cũng được kêu gọi lên đường đến hang đá và thờ phượng Chúa.
“Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” (Lc 2:15). Các mục đồng đã nói với nhau như thế sau lời loan báo của các thiên thần. Một bài học đẹp xuất hiện từ những từ đơn giản này. Không giống như nhiều người khác, bận rộn về nhiều thứ, các mục đồng trở thành người đầu tiên nhìn thấy điều thiết yếu nhất trong tất cả: đó là hồng ân cứu độ. Chính những người khiêm tốn và nghèo khổ là những người chào đón sự kiện Nhập thể. Các mục đồng đáp lại Thiên Chúa, Đấng đến gặp chúng ta qua Hài nhi Giêsu, bằng cách lên đường gặp Người với tình yêu, lòng biết ơn và sự tôn kính. Nhờ Chúa Giêsu, cuộc gặp gỡ này giữa Thiên Chúa và con cái Người đã sinh ra tôn giáo của chúng ta và giải thích cho vẻ đẹp độc đáo của nó, rất rõ ràng một cách tuyệt vời trong cảnh Giáng Sinh.
6. Thông thường chúng ta thêm vào cảnh Giáng Sinh của chúng ta nhiều nhân vật biểu tượng. Đầu tiên, là những người ăn xin và những người khác là những người chú trọng đến sự giàu có của tâm hồn. Họ cũng có mọi quyền để đến gần Chúa Giêsu Hài Đồng; không ai có thể đuổi họ đi hoặc bảo họ tránh xa một chiếc nôi quá tạm bợ đến nỗi người nghèo dường như thấy hoàn toàn quen thuộc như đang ở nhà mình. Thật vậy, người nghèo là một phần đặc quyền của mầu nhiệm này; thường thì họ là những người đầu tiên nhận ra sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta.
Sự hiện diện của người nghèo và người thấp hèn trong cảnh Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa hóa thành phàm nhân cho những ai cảm thấy cần tình yêu của Người nhất, và cho những ai cầu xin Ngài đến gần họ. Chúa Giêsu, “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), được sinh ra trong cảnh nghèo đói và có một cuộc sống đơn giản để dạy chúng ta nhận ra những gì là cần thiết và hành động cho phù hợp. Cảnh Giáng Sinh dạy rõ ràng rằng chúng ta không thể để mình bị lừa dối bởi sự giàu có và những hứa hẹn hạnh phúc thoáng qua. Chúng ta thấy cung điện vua Hêrôđê ở phía sau, đóng cửa và điếc lác trước những tin tức đầy hân hoan. Khi được sinh ra trong máng cỏ, chính Thiên Chúa đã phát động một cuộc cách mạng thực sự duy nhất có thể mang lại hy vọng và phẩm giá cho những người bị khinh miệt và bị ruồng bỏ: đó là cuộc cách mạng của tình yêu, cuộc cách mạng của sự dịu dàng. Từ máng cỏ, Chúa Giêsu tuyên bố, một cách hiền lành nhưng mạnh mẽ, nhu cầu chia sẻ với người nghèo như là con đường hướng đến một thế giới nhân bản và huynh đệ hơn, trong đó không ai bị loại trừ hay bị gạt ra ngoài lề.
Trẻ em - nhưng cả người lớn cũng thế! - thường thích thêm vào cảnh Giáng Sinh các nhân vật khác không có mối liên hệ rõ ràng với các trình thuật Tin Mừng. Tuy nhiên, cách này cách khác, những bổ sung tưởng tượng thêm này cho thấy rằng trong thế giới mới được khai mạc bởi Chúa Giêsu, có chỗ cho bất cứ điều gì thực sự là nhân bản và cho tất cả các tạo vật của Chúa. Từ người chăn cừu đến người thợ rèn, từ người thợ làm bánh đến nhạc sĩ, từ những người phụ nữ mang bình nước đến những trẻ em chơi đùa: tất cả những điều này nói lên sự thánh thiện hàng ngày, và niềm vui làm những việc bình thường một cách phi thường, được sinh ra mỗi khi Chúa Giêsu chia sẻ cuộc sống thánh thiêng của Người với chúng ta.
7. Dần dần, chúng ta đến hang đá, nơi chúng ta gặp gỡ hình ảnh của Đức Maria và Thánh Giuse. Đức Maria là một người mẹ đang chiêm ngưỡng con mình và cho mọi người khách được thấy hài nhi. Hình dáng của Đức Maria khiến chúng ta suy ngẫm về mầu nhiệm vĩ đại bao quanh người phụ nữ trẻ này khi Chúa gõ cửa trái tim vô nhiễm của Mẹ. Đức Maria đáp lại trong sự vâng phục hoàn toàn sứ điệp của thiên thần yêu cầu Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa. Những lời này của Mẹ, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38), chỉ cho tất cả chúng ta thấy làm thế nào để từ bỏ chính mình trong đức tin để tuân theo thánh ý Chúa. Do lời “xin vâng” của Mẹ, Đức Maria đã trở thành mẹ của Con Thiên Chúa, không mất đi, nhưng nhờ Người, thánh hiến sự trinh tiết của mình. Ở Mẹ, chúng ta thấy Mẹ Thiên Chúa không chỉ giữ Con Mẹ cho riêng mình, nhưng mời mọi người tuân theo lời Người và đưa lời Chúa vào thực hành (x. Ga 2: 5).
Ở bên cạnh Đức Maria, Thánh Giuse đứng đó cho thấy sự bảo vệ Hài Nhi và Mẹ Ngài. Thánh Giuse thường được mô tả với cây gậy trong tay, hoặc cầm một chiếc đèn. Thánh Giuse đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Đức Maria. Ngài là người bảo vệ không mệt mỏi gia đình mình. Khi Chúa cảnh báo ngài về mối đe dọa của vua Hêrôđê, ngài đã không ngần ngại lên đường và chạy trốn đến Ai Cập (x. Mt 2: 13-15). Và một khi nguy hiểm đã qua, ngài đưa gia đình trở về Nagiarét, nơi ngài sẽ trở thành thầy dạy đầu tiên của Chúa Giêsu khi còn là một cậu bé và sau đó là một chàng trai trẻ. Thánh Giuse trân trọng trong lòng mình mầu nhiệm lớn lao xung quanh Chúa Giêsu và Đức Maria là người phối ngẫu của ngài; và với tư cách là một người đàn công chính, ngài luôn tin tưởng vào thánh ý Chúa và đem ra thực hành.
8. Trong ngày lễ Giáng Sinh, khi chúng ta đặt bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vào máng cỏ, khung cảnh Giáng Sinh đột nhiên trở nên sống động. Thiên Chúa xuất hiện như một đứa trẻ, để chúng ta ôm trong vòng tay của mình. Bên dưới sự yếu đuối và mỏng dòn, Ngài che giấu sức mạnh có thể tạo ra và biến đổi tất cả mọi thứ. Điều đó dường như là không thể, nhưng đó là sự thật: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một hài nhi, và qua đó, Người muốn tiết lộ sự vĩ đại trong tình yêu của Người: đó là bằng cách mỉm cười và mở rộng vòng tay với tất cả mọi người.
Sự ra đời của một đứa trẻ đánh thức niềm vui và sự ngạc nhiên; nó đặt ra trước mắt chúng ta mầu nhiệm lớn lao của cuộc sống. Nhìn thấy đôi mắt sáng của một cặp vợ chồng trẻ đang chăm chú nhìn đứa con mới sinh của mình, chúng ta có thể hiểu cảm giác của Đức Maria và Thánh Giuse, khi các ngài nhìn vào Hài nhi Giêsu, và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của các ngài.
“Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày” (1 Ga 1: 2). Trong những lời này, Thánh Tông đồ Gioan tổng hợp mầu nhiệm Nhập thể. Máng cỏ cho phép chúng ta nhìn và chạm vào sự kiện độc đáo và vô song, đã thay đổi tiến trình lịch sử, đến mức thời gian sau đó sẽ được tính lại là trước hoặc sau khi Chúa giáng sinh.
Đường lối Chúa thật đáng kinh ngạc, vì [theo suy nghĩ của chúng ta] dường như không thể nào lại có chuyện Thiên Chúa từ bỏ vinh quang để trở thành một người như chúng ta. Trước sự ngạc nhiên của chúng ta, chúng ta thấy Chúa hành động chính xác như chúng ta: Ngài ngủ, bú sữa từ mẹ mình, khóc lóc và chơi đùa như mọi đứa trẻ khác! Như mọi khi, Chúa làm chúng ta phải lúng túng. Chúng ta không thể đoán trước được, vì Ngài liên tục thực hiện những gì chúng ta ít mong đợi nhất. Cảnh Giáng Sinh cho thấy Thiên Chúa khi Người bước vào thế giới của chúng ta, nhưng nó cũng khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc sống của chúng ta như là một phần cuộc sống của chính Thiên Chúa. Nó mời gọi chúng ta trở thành môn đệ của Ngài nếu chúng ta muốn đạt đến ý nghĩa tối hậu trong cuộc sống.
9. Khi lễ Hiển linh đến gần, chúng ta đặt các bức tượng của ba vị đạo sĩ vào máng cỏ Giáng Sinh. Khi quan sát các ngôi sao, những người thông thái từ phương Đông đã lên đường đến Bêlem, để tìm Chúa Giêsu và dâng cho Ngài những món quà bằng vàng, nhũ hương và mộc dược. Những món quà đắt giá này có một ý nghĩa ngụ ngôn: vàng tôn vinh vương quyền của Chúa Giêsu, nhũ hương là thiên tính của Người, và mộc dược nói lên bản tính nhân loại thiêng liêng của Người sẽ trải nghiệm cái chết và sự chôn cất.
Khi chúng ta suy ngẫm về khía cạnh này của cảnh Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi Kitô hữu trong việc truyền bá Tin Mừng. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi mang tin mừng đó đến với tất cả mọi người, làm chứng bằng những việc làm thực tế đầy lòng thương xót của chúng ta đối với niềm vui được biết Chúa Giêsu và tình yêu của Người.
Các vị đạo sĩ dạy chúng ta rằng mọi người có thể đến với Chúa Kitô bằng một con đường rất dài. Những người giàu có, các bậc hiền triết từ phương xa, khao khát sự vô hạn, họ bắt đầu cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm sẽ đưa họ đến Bêlem (x. Mt 2: 1-12). Niềm vui lớn đến với họ trước sự hiện diện của Vua Hài Nhi. Họ không bị chi phối bởi môi trường nghèo nàn xung quanh, nhưng ngay lập tức quỳ xuống để tôn thờ Ngài. Quỳ xuống trước Ngài, họ hiểu rằng Thiên Chúa với thượng trí của Ngài đang hướng dẫn tiến trình của các vì sao, cũng hướng dẫn tiến trình của lịch sử, hạ bệ những kẻ quyèn thế và nâng cao những ai khiêm nhường. Khi trở về nhà, chắc chắn họ sẽ nói với những người khác về cuộc gặp gỡ tuyệt vời này với Đấng Thiên Sai, do đó khởi xướng việc truyền bá Tin Mừng giữa các quốc gia.
10. Đứng trước máng cỏ Giáng Sinh, chúng ta nhớ lại thời gian khi còn nhỏ, háo hức chờ đợi để được thiết trí nó. Những ký ức này làm cho tất cả chúng ta ý thức hơn về món quà quý giá nhận được từ những người truyền bá niềm tin cho chúng ta. Đồng thời, chúng nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ của chúng ta là phải chia sẻ kinh nghiệm tương tự này với con cháu chúng ta. Sắp xếp cảnh Giáng Sinh như thế nào không quan trọng: nó có thể giống nhau hoặc có thể thay đổi từ năm này sang năm khác. Điều quan trọng là nó nói lên cuộc sống của chúng ta. Dù ở bất cứ nơi đâu và dù ở bất kỳ hình thức nào, máng cỏ Giáng Sinh nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một trẻ thơ để làm cho chúng ta biết Ngài gần gũi với mọi người nam nữ và trẻ em như thế nào, bất kể tình trạng của họ.
Anh chị em thân mến, máng cỏ Giáng Sinh là một phần của quá trình quý giá nhưng đầy thách đố trong việc truyền lại đức tin. Bắt đầu từ thời thơ ấu, và ở mỗi giai đoạn của cuộc đời chúng ta, máng cỏ dạy chúng ta biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, biết trải nghiệm tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, biết cảm nhận và tin rằng Chúa ở cùng chúng ta và chúng ta ở cùng Người, cùng với con cái Người, là anh chị em với nhau, nhờ Hài Nhi là Con Thiên Chúa và Con của Đức Trinh Nữ Maria. Và để nhận ra rằng trong hiểu biết đó, chúng ta tìm thấy hạnh phúc thực sự. Như Thánh Phanxicô, chúng ta có thể mở lòng mình ra với ân sủng đơn sơ này, để từ sự ngạc nhiên của chúng ta, một lời cầu nguyện khiêm nhường có thể được nảy sinh: đó là một lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa, Đấng muốn chia sẻ với chúng ta tất cả, và vì thế không bao giờ để chúng ta cô đơn.
Công bố tại Greccio, nơi Đền thờ Chúa Giáng Sinh, vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, năm thứ bảy trong triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
[1] Thomas thành Celano, Cuộc sống đầu tiên, 84; Tài liệu Phan sinh, 469.
[2] Ibid., 85; Tài liệu Phan sinh, 469.
[3] Ibid., 86: Tài liệu Phan sinh, 470.
Source:Holy See Press OfficeLettera Apostolica "Admirabile signum" del Santo Padre Francesco sul significato e il valore del Presepe, 01.12.2019
Nguyên bản tiếng Ý, và các ngôn ngữ khác có thể đọc tại đây. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt.
Tông thư dưới dạng tự sắc
ADMIRABILE SIGNUM – DẤU CHỈ TUYỆT VỜI
của Đức Thánh Cha Phanxicô
về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh
Bản dịch sang Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
1. Hình ảnh làm say mê của máng cỏ Giáng Sinh, rất thân thương đối với dân Kitô, không bao giờ ngừng khơi dậy sự kinh ngạc và suy tư trong lòng. Việc mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu tự nó là một lời công bố đơn sơ và vui mừng về mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Cảnh Chúa Giáng Sinh giống như một Tin mừng sống động mọc lên từ các trang của Kinh thánh. Khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện Giáng Sinh, chúng ta được mời tham gia vào một cuộc hành trình tâm linh, kín múc từ sự khiêm nhường của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành phàm nhân để gặp gỡ mọi người nam nữ. Chúng ta nhận ra rằng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta quá lớn khi Người trở thành một trong số chúng ta, để đến lượt mình chúng ta nên một với Người.
Với Thư này, tôi muốn khuyến khích không chỉ truyền thống tốt đẹp của các gia đình chuẩn bị cảnh Giáng Sinh vào những ngày trước dịp lễ, mà cả phong tục bày trí cảnh Giáng Sinh ở nơi làm việc, trong trường học, bệnh viện, nhà tù và các quảng trường thị trấn. Trí tưởng tượng tuyệt vời và sự sáng tạo luôn được thể hiện trong việc sử dụng các vật liệu đa dạng nhất để tạo ra những kiệt tác nhỏ của thẩm mỹ. Khi còn nhỏ, chúng ta học hỏi từ cha mẹ và ông bà của mình để tiếp tục truyền thống hân hoan này, trong đó gói gọn rất nhiều lòng đạo đức bình dân. Tôi hy vọng rằng phong tục này sẽ không bao giờ bị mất và bất cứ nơi nào nó rơi vào tình trạng không được dùng đến, nó có thể được tái khám phá lại và hồi sinh.
2. Trên tất cả, nguồn gốc của máng cỏ Giáng Sinh được tìm thấy trong các chi tiết nhất định về việc Chúa Giêsu được sinh hạ tại Bêlem, như được tường trình trong Tin Mừng. Thánh Sử Luca nói đơn giản rằng Đức Maria “sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2: 7). Bởi vì Chúa Giêsu đã được đặt trong máng cỏ, cảnh Giáng Sinh được biết đến ở Ý như một presepe, từ chữ praesepium trong tiếng Latinh, có nghĩa là “máng cỏ”.
Đến với thế giới này, Con Thiên Chúa được đặt ở nơi các động vật được cho ăn. Cỏ trở thành chiếc giường đầu tiên của Đấng sẽ tự mạc khải mình là “bánh từ trời xuống” (Ga 6:41). Thánh Augustinô, và các Giáo Phụ khác, đã rất cảm kích trước hình ảnh biểu tượng này: “Được đặt trong máng cỏ, Người đã trở thành của ăn nuôi sống chúng ta” (Bài Giảng 189, 4). Thật vậy, cảnh Giáng Sinh gợi lên một số mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu và đưa các mầu nhiệm ấy gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy quay trở lại nguồn gốc của máng cỏ Giáng Sinh rất quen thuộc với chúng ta. Chúng ta cần tưởng tượng mình đang ở thị trấn nhỏ Greccio của Ý, gần thành Rieti. Thánh Phanxicô đã dừng lại ở đó, rất có thể trên đường trở về từ Rôma, vào ngày 29 tháng 11 năm 1223, sau khi Đức Giáo Hoàng Honorius III đã chuẩn y Luật Dòng của ngài. Trước đó, Thánh Phanxicô đã viếng thăm Thánh địa, cho nên các hang động ở Greccio khiến ngài nhớ về vùng quê Bêlem. Cũng có thể là “Người Nghèo của thành Assisi” đã bị đánh động trước các bức tranh khảm trong đền thờ Đức Bà Cả ở Rôma mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu, gần nơi, theo một truyền thống cổ kính, các tấm gỗ của máng cỏ được bảo tồn.
Tài liệu Phan sinh mô tả chi tiết những gì đã diễn ra sau đó ở Greccio. Mười lăm ngày trước lễ Giáng Sinh, Thánh Phanxicô hỏi một người đàn ông địa phương tên là Gioan giúp ngài hiện thực hóa mong muốn của mình là “mang đến trong cuộc sống những ký ức về hài nhi được sinh hạ ở Bêlem, để chứng kiến càng nhiều càng tốt với đôi mắt của chính thân thể riêng mình sự khó chịu của hài nhi sơ sinh, cách Ngài được đặt nằm trong máng cỏ, và cách Ngài được đặt trên một chiếc giường bằng cỏ, với một con bò và một con lừa đứng cạnh”. [1] Lúc đó, người bạn trung thành của Ngài đã đi ngay lập tức để chuẩn bị tất cả những gì thánh nhân yêu cầu. Vào ngày 25 tháng 12, các tu sĩ đã tuốn đến Greccio từ nhiều nơi khác nhau, cùng với những người từ các trang trại trong khu vực, là những người đã mang hoa và đuốc đến để thắp sáng đêm thánh đó. Khi Thánh Phanxicô đến, ngài thấy một máng cỏ đầy cỏ khô, một con bò và một con lừa. Tất cả những người có mặt đã trải nghiệm một niềm vui mới không thể diễn tả được trước sự hiện diện của cảnh Giáng Sinh. Sau đó, vị linh mục đã long trọng cử hành Bí tích Thánh Thể trên máng cỏ, cho thấy mối liên kết giữa việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và Bí tích Thánh Thể. Tại Greccio không có các bức tượng; cảnh Giáng Sinh được diễn lại và trải nghiệm bởi tất cả những người có mặt. [2]
Đây là cách mà truyền thống của chúng ta đã bắt đầu: với tất cả mọi người tụ tập trong niềm vui xung quanh máng cỏ, không có khoảng cách nào giữa sự kiện ban đầu và những người chia sẻ trong mầu nhiệm ấy.
Thomas thành Celano, người viết tiểu sử đầu tiên của Thánh Phanxicô, lưu ý rằng cảnh Giáng Sinh đơn sơ và cảm động này được đi kèm với ân sủng là một thị kiến thật kỳ diệu: một trong những người có mặt đã nhìn thấy Hài nhi Giêsu đang nằm trong máng cỏ. Từ cảnh Giáng Sinh trong đêm Giáng Sinh năm 1223, “tất cả mọi người trở về nhà với niềm vui”. [3]
3. Với sự đơn sơ của dấu chỉ này, Thánh Phanxicô đã thực hiện một công cuộc truyền giáo vĩ đại. Giáo lý của ngài đã chạm đến con tim của các Kitô hữu và cho đến hôm nay vẫn tiếp tục đưa ra một phương tiện đơn sơ nhưng chân thực để mô tả vẻ đẹp của đức tin chúng ta. Thật vậy, nơi mà cảnh Giáng Sinh đầu tiên được diễn lại thể hiện và gợi lên những tình cảm này. Greccio đã trở thành nơi ẩn náu cho linh hồn, một ngọn núi bảo vệ được bao trùm trong im lặng.
Tại sao cảnh Giáng Sinh lại khơi dậy sự ngạc nhiên như thế và khiến chúng ta cảm động sâu sắc đến vậy? Đầu tiên, bởi vì nó cho thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa: Đấng tạo dựng vũ trụ đã tự hạ mình để mặc lấy sự yếu đuối của chúng ta. Hồng ân sự sống, trong tất cả mầu nhiệm của nó, trở nên kỳ diệu hơn khi chúng ta nhận ra rằng Con của Đức Maria là nguồn mạch và là sự nâng đỡ cho mọi sự sống. Trong Chúa Giêsu, Chúa Cha đã ban cho chúng ta một người anh em đến để tìm kiếm chúng ta bất cứ khi nào chúng ta bối rối hoặc lạc lối, một người bạn trung thành luôn ở bên chúng ta. Ngài đã ban cho chúng ta Con của Người, Đấng đã tha thứ cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi.
Việc bài trí cảnh Giáng Sinh trong nhà giúp chúng ta làm sống lại lịch sử của những gì diễn ra ở Bêlem. Đương nhiên, các sách Phúc Âm vẫn là nguồn để chúng ta hiểu và suy ngẫm về sự kiện đó. Đồng thời, mô tả của sự kiện ấy nơi máng cỏ giúp chúng ta tưởng tượng ra khung cảnh này. Nó chạm đến trái tim của chúng ta và làm cho chúng ta đi vào lịch sử cứu độ như những người đương thời của một sự kiện đang sống động và rất thật trong một loạt các bối cảnh lịch sử và văn hóa.
Một cách đặc biệt, kể từ thời điểm nguyên thủy bắt đầu với các tu sĩ Phanxicô, cảnh Giáng Sinh đã mời gọi chúng ta “cảm nghiệm” và “động chạm đến” sự nghèo hèn mà Con Thiên Chúa mặc lấy trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nó gián tiếp hiệu triệu chúng ta bước theo Ngài trên con đường khiêm hạ, nghèo đói và tự chối bỏ mình dẫn từ máng cỏ Bêlem đến thập giá. Nó kêu mời chúng ta gặp gỡ Ngài và phục vụ Ngài bằng cách tỏ lòng thương xót với những anh chị em của chúng ta đang quẫn bách nhất (x. Mt 25: 31-46).
4. Giờ đây, tôi muốn trình bày các suy tư về các yếu tố khác nhau của cảnh Giáng Sinh để chúng ta cảm nhận ý nghĩa sâu sắc hơn của chúng. Đầu tiên, là bối cảnh của một bầu trời đầy sao được bao bọc trong bóng tối và sự im lặng của màn đêm. Chúng ta trình bày điều này không chỉ vì lòng trung thành với các trình thuật Tin Mừng, mà còn vì giá trị biểu tượng của nó. Chúng ta có thể nghĩ về tất cả những khoảng thời gian trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta trải qua bóng tối của màn đêm. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài vẫn có ở đó để trả lời những câu hỏi quan trọng của chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống. Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tại sao tôi được sinh ra vào thời điểm này trong lịch sử? Tại sao tôi yêu? Tại sao tôi đau khổ? Tại sao tôi sẽ chết? Chính là để trả lời những câu hỏi đó mà Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân. Sự gần gũi của Ngài mang lại ánh sáng nơi có bóng tối và chỉ đường cho những người sống trong bóng tối của khổ đau (x. Lc 1, 79).
Cũng đáng được nhắc đến là những cảnh quan, là một phần trong cảnh Giáng Sinh. Thường thì chúng bao gồm các tàn tích của những ngôi nhà cổ hoặc các tòa nhà, trong một số trường hợp thay thế hang Bêlem và trở thành một ngôi nhà cho Thánh gia. Những tàn tích này dường như được lấy cảm hứng từ Truyền thuyết Vàng của tu sĩ Dòng Đa Minh Jacobus de Varagine sống ở thế kỷ thứ mười ba, liên quan đến một niềm tin ngoại giáo rằng Đền thờ Hòa bình ở Rôma sẽ sụp đổ khi một Trinh nữ hạ sinh một hài nhi. Trên hết, những tàn tích là dấu hiệu hữu hình của loài người sa ngã, của tất cả mọi thứ chắc chắn sẽ rơi vào cảnh hoang tàn, suy tàn và thất vọng. Bối cảnh này cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là sự mới mẻ giữa một thế giới già cỗi, rằng Ngài đã đến để chữa lành và xây dựng lại, để khôi phục thế giới và cuộc sống của chúng ta trở lại với vẻ huy hoàng ban đầu.
5. Thật đầy cảm xúc khi sắp xếp những ngọn núi, dòng suối, những con cừu và các mục đồng trong cảnh Giáng Sinh! Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta được nhắc nhở rằng, như các tiên tri đã báo trước, tất cả các loài thọ tạo đều vui mừng trước sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai. Các thiên thần và ngôi sao dẫn đường là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cũng được kêu gọi lên đường đến hang đá và thờ phượng Chúa.
“Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” (Lc 2:15). Các mục đồng đã nói với nhau như thế sau lời loan báo của các thiên thần. Một bài học đẹp xuất hiện từ những từ đơn giản này. Không giống như nhiều người khác, bận rộn về nhiều thứ, các mục đồng trở thành người đầu tiên nhìn thấy điều thiết yếu nhất trong tất cả: đó là hồng ân cứu độ. Chính những người khiêm tốn và nghèo khổ là những người chào đón sự kiện Nhập thể. Các mục đồng đáp lại Thiên Chúa, Đấng đến gặp chúng ta qua Hài nhi Giêsu, bằng cách lên đường gặp Người với tình yêu, lòng biết ơn và sự tôn kính. Nhờ Chúa Giêsu, cuộc gặp gỡ này giữa Thiên Chúa và con cái Người đã sinh ra tôn giáo của chúng ta và giải thích cho vẻ đẹp độc đáo của nó, rất rõ ràng một cách tuyệt vời trong cảnh Giáng Sinh.
6. Thông thường chúng ta thêm vào cảnh Giáng Sinh của chúng ta nhiều nhân vật biểu tượng. Đầu tiên, là những người ăn xin và những người khác là những người chú trọng đến sự giàu có của tâm hồn. Họ cũng có mọi quyền để đến gần Chúa Giêsu Hài Đồng; không ai có thể đuổi họ đi hoặc bảo họ tránh xa một chiếc nôi quá tạm bợ đến nỗi người nghèo dường như thấy hoàn toàn quen thuộc như đang ở nhà mình. Thật vậy, người nghèo là một phần đặc quyền của mầu nhiệm này; thường thì họ là những người đầu tiên nhận ra sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng ta.
Sự hiện diện của người nghèo và người thấp hèn trong cảnh Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa hóa thành phàm nhân cho những ai cảm thấy cần tình yêu của Người nhất, và cho những ai cầu xin Ngài đến gần họ. Chúa Giêsu, “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), được sinh ra trong cảnh nghèo đói và có một cuộc sống đơn giản để dạy chúng ta nhận ra những gì là cần thiết và hành động cho phù hợp. Cảnh Giáng Sinh dạy rõ ràng rằng chúng ta không thể để mình bị lừa dối bởi sự giàu có và những hứa hẹn hạnh phúc thoáng qua. Chúng ta thấy cung điện vua Hêrôđê ở phía sau, đóng cửa và điếc lác trước những tin tức đầy hân hoan. Khi được sinh ra trong máng cỏ, chính Thiên Chúa đã phát động một cuộc cách mạng thực sự duy nhất có thể mang lại hy vọng và phẩm giá cho những người bị khinh miệt và bị ruồng bỏ: đó là cuộc cách mạng của tình yêu, cuộc cách mạng của sự dịu dàng. Từ máng cỏ, Chúa Giêsu tuyên bố, một cách hiền lành nhưng mạnh mẽ, nhu cầu chia sẻ với người nghèo như là con đường hướng đến một thế giới nhân bản và huynh đệ hơn, trong đó không ai bị loại trừ hay bị gạt ra ngoài lề.
Trẻ em - nhưng cả người lớn cũng thế! - thường thích thêm vào cảnh Giáng Sinh các nhân vật khác không có mối liên hệ rõ ràng với các trình thuật Tin Mừng. Tuy nhiên, cách này cách khác, những bổ sung tưởng tượng thêm này cho thấy rằng trong thế giới mới được khai mạc bởi Chúa Giêsu, có chỗ cho bất cứ điều gì thực sự là nhân bản và cho tất cả các tạo vật của Chúa. Từ người chăn cừu đến người thợ rèn, từ người thợ làm bánh đến nhạc sĩ, từ những người phụ nữ mang bình nước đến những trẻ em chơi đùa: tất cả những điều này nói lên sự thánh thiện hàng ngày, và niềm vui làm những việc bình thường một cách phi thường, được sinh ra mỗi khi Chúa Giêsu chia sẻ cuộc sống thánh thiêng của Người với chúng ta.
7. Dần dần, chúng ta đến hang đá, nơi chúng ta gặp gỡ hình ảnh của Đức Maria và Thánh Giuse. Đức Maria là một người mẹ đang chiêm ngưỡng con mình và cho mọi người khách được thấy hài nhi. Hình dáng của Đức Maria khiến chúng ta suy ngẫm về mầu nhiệm vĩ đại bao quanh người phụ nữ trẻ này khi Chúa gõ cửa trái tim vô nhiễm của Mẹ. Đức Maria đáp lại trong sự vâng phục hoàn toàn sứ điệp của thiên thần yêu cầu Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa. Những lời này của Mẹ, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền.” (Lc 1:38), chỉ cho tất cả chúng ta thấy làm thế nào để từ bỏ chính mình trong đức tin để tuân theo thánh ý Chúa. Do lời “xin vâng” của Mẹ, Đức Maria đã trở thành mẹ của Con Thiên Chúa, không mất đi, nhưng nhờ Người, thánh hiến sự trinh tiết của mình. Ở Mẹ, chúng ta thấy Mẹ Thiên Chúa không chỉ giữ Con Mẹ cho riêng mình, nhưng mời mọi người tuân theo lời Người và đưa lời Chúa vào thực hành (x. Ga 2: 5).
Ở bên cạnh Đức Maria, Thánh Giuse đứng đó cho thấy sự bảo vệ Hài Nhi và Mẹ Ngài. Thánh Giuse thường được mô tả với cây gậy trong tay, hoặc cầm một chiếc đèn. Thánh Giuse đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Đức Maria. Ngài là người bảo vệ không mệt mỏi gia đình mình. Khi Chúa cảnh báo ngài về mối đe dọa của vua Hêrôđê, ngài đã không ngần ngại lên đường và chạy trốn đến Ai Cập (x. Mt 2: 13-15). Và một khi nguy hiểm đã qua, ngài đưa gia đình trở về Nagiarét, nơi ngài sẽ trở thành thầy dạy đầu tiên của Chúa Giêsu khi còn là một cậu bé và sau đó là một chàng trai trẻ. Thánh Giuse trân trọng trong lòng mình mầu nhiệm lớn lao xung quanh Chúa Giêsu và Đức Maria là người phối ngẫu của ngài; và với tư cách là một người đàn công chính, ngài luôn tin tưởng vào thánh ý Chúa và đem ra thực hành.
8. Trong ngày lễ Giáng Sinh, khi chúng ta đặt bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vào máng cỏ, khung cảnh Giáng Sinh đột nhiên trở nên sống động. Thiên Chúa xuất hiện như một đứa trẻ, để chúng ta ôm trong vòng tay của mình. Bên dưới sự yếu đuối và mỏng dòn, Ngài che giấu sức mạnh có thể tạo ra và biến đổi tất cả mọi thứ. Điều đó dường như là không thể, nhưng đó là sự thật: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một hài nhi, và qua đó, Người muốn tiết lộ sự vĩ đại trong tình yêu của Người: đó là bằng cách mỉm cười và mở rộng vòng tay với tất cả mọi người.
Sự ra đời của một đứa trẻ đánh thức niềm vui và sự ngạc nhiên; nó đặt ra trước mắt chúng ta mầu nhiệm lớn lao của cuộc sống. Nhìn thấy đôi mắt sáng của một cặp vợ chồng trẻ đang chăm chú nhìn đứa con mới sinh của mình, chúng ta có thể hiểu cảm giác của Đức Maria và Thánh Giuse, khi các ngài nhìn vào Hài nhi Giêsu, và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của các ngài.
“Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày” (1 Ga 1: 2). Trong những lời này, Thánh Tông đồ Gioan tổng hợp mầu nhiệm Nhập thể. Máng cỏ cho phép chúng ta nhìn và chạm vào sự kiện độc đáo và vô song, đã thay đổi tiến trình lịch sử, đến mức thời gian sau đó sẽ được tính lại là trước hoặc sau khi Chúa giáng sinh.
Đường lối Chúa thật đáng kinh ngạc, vì [theo suy nghĩ của chúng ta] dường như không thể nào lại có chuyện Thiên Chúa từ bỏ vinh quang để trở thành một người như chúng ta. Trước sự ngạc nhiên của chúng ta, chúng ta thấy Chúa hành động chính xác như chúng ta: Ngài ngủ, bú sữa từ mẹ mình, khóc lóc và chơi đùa như mọi đứa trẻ khác! Như mọi khi, Chúa làm chúng ta phải lúng túng. Chúng ta không thể đoán trước được, vì Ngài liên tục thực hiện những gì chúng ta ít mong đợi nhất. Cảnh Giáng Sinh cho thấy Thiên Chúa khi Người bước vào thế giới của chúng ta, nhưng nó cũng khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc sống của chúng ta như là một phần cuộc sống của chính Thiên Chúa. Nó mời gọi chúng ta trở thành môn đệ của Ngài nếu chúng ta muốn đạt đến ý nghĩa tối hậu trong cuộc sống.
9. Khi lễ Hiển linh đến gần, chúng ta đặt các bức tượng của ba vị đạo sĩ vào máng cỏ Giáng Sinh. Khi quan sát các ngôi sao, những người thông thái từ phương Đông đã lên đường đến Bêlem, để tìm Chúa Giêsu và dâng cho Ngài những món quà bằng vàng, nhũ hương và mộc dược. Những món quà đắt giá này có một ý nghĩa ngụ ngôn: vàng tôn vinh vương quyền của Chúa Giêsu, nhũ hương là thiên tính của Người, và mộc dược nói lên bản tính nhân loại thiêng liêng của Người sẽ trải nghiệm cái chết và sự chôn cất.
Khi chúng ta suy ngẫm về khía cạnh này của cảnh Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi Kitô hữu trong việc truyền bá Tin Mừng. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi mang tin mừng đó đến với tất cả mọi người, làm chứng bằng những việc làm thực tế đầy lòng thương xót của chúng ta đối với niềm vui được biết Chúa Giêsu và tình yêu của Người.
Các vị đạo sĩ dạy chúng ta rằng mọi người có thể đến với Chúa Kitô bằng một con đường rất dài. Những người giàu có, các bậc hiền triết từ phương xa, khao khát sự vô hạn, họ bắt đầu cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm sẽ đưa họ đến Bêlem (x. Mt 2: 1-12). Niềm vui lớn đến với họ trước sự hiện diện của Vua Hài Nhi. Họ không bị chi phối bởi môi trường nghèo nàn xung quanh, nhưng ngay lập tức quỳ xuống để tôn thờ Ngài. Quỳ xuống trước Ngài, họ hiểu rằng Thiên Chúa với thượng trí của Ngài đang hướng dẫn tiến trình của các vì sao, cũng hướng dẫn tiến trình của lịch sử, hạ bệ những kẻ quyèn thế và nâng cao những ai khiêm nhường. Khi trở về nhà, chắc chắn họ sẽ nói với những người khác về cuộc gặp gỡ tuyệt vời này với Đấng Thiên Sai, do đó khởi xướng việc truyền bá Tin Mừng giữa các quốc gia.
10. Đứng trước máng cỏ Giáng Sinh, chúng ta nhớ lại thời gian khi còn nhỏ, háo hức chờ đợi để được thiết trí nó. Những ký ức này làm cho tất cả chúng ta ý thức hơn về món quà quý giá nhận được từ những người truyền bá niềm tin cho chúng ta. Đồng thời, chúng nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ của chúng ta là phải chia sẻ kinh nghiệm tương tự này với con cháu chúng ta. Sắp xếp cảnh Giáng Sinh như thế nào không quan trọng: nó có thể giống nhau hoặc có thể thay đổi từ năm này sang năm khác. Điều quan trọng là nó nói lên cuộc sống của chúng ta. Dù ở bất cứ nơi đâu và dù ở bất kỳ hình thức nào, máng cỏ Giáng Sinh nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một trẻ thơ để làm cho chúng ta biết Ngài gần gũi với mọi người nam nữ và trẻ em như thế nào, bất kể tình trạng của họ.
Anh chị em thân mến, máng cỏ Giáng Sinh là một phần của quá trình quý giá nhưng đầy thách đố trong việc truyền lại đức tin. Bắt đầu từ thời thơ ấu, và ở mỗi giai đoạn của cuộc đời chúng ta, máng cỏ dạy chúng ta biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, biết trải nghiệm tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, biết cảm nhận và tin rằng Chúa ở cùng chúng ta và chúng ta ở cùng Người, cùng với con cái Người, là anh chị em với nhau, nhờ Hài Nhi là Con Thiên Chúa và Con của Đức Trinh Nữ Maria. Và để nhận ra rằng trong hiểu biết đó, chúng ta tìm thấy hạnh phúc thực sự. Như Thánh Phanxicô, chúng ta có thể mở lòng mình ra với ân sủng đơn sơ này, để từ sự ngạc nhiên của chúng ta, một lời cầu nguyện khiêm nhường có thể được nảy sinh: đó là một lời cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa, Đấng muốn chia sẻ với chúng ta tất cả, và vì thế không bao giờ để chúng ta cô đơn.
Công bố tại Greccio, nơi Đền thờ Chúa Giáng Sinh, vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, năm thứ bảy trong triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
[1] Thomas thành Celano, Cuộc sống đầu tiên, 84; Tài liệu Phan sinh, 469.
[2] Ibid., 85; Tài liệu Phan sinh, 469.
[3] Ibid., 86: Tài liệu Phan sinh, 470.
Source:Holy See Press Office