Phụng Vụ - Mục Vụ
Đoàn dân đang trông đợi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:25 01/12/2014
Chúa Nhật II MÙA VỌNG, năm B
Mc 1, 1-8
ĐOÀN DÂN ĐANG TRÔNG ĐỢI
Để chuẩn bị cho Con của Thiên Chúa đến trần gian, Thiên Chúa đã dùng nhiều sứ giả đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu. Nổi bật nhất trong các sứ giả Tin Mừng là Ông Gioan Tẩy Giả. Thánh Gioan là cầu nối để Chúa Giêsu đến gặp dân Ngài và dân Ngài gặp được Ngài qua lời giới thiệu của Gioan.
Đọc lại Tin Mừng, chúng ta nhận ra con người của Gioan Tẩy Giả. Ông là vị tiền hô của Chúa Cứu Thế. Cuộc đời của Gioan Tẩy Giả là một cuộc đời rất kham khổ, đầy hy sinh. Quần áo của Người chỉ là áo lông lạc đà khoác trên mình để che thân. Người mặc loại áo mà các ngôn sứ xưa vì hãm mình, khổ hạnh đã khoác lên mình để tránh gió, tránh nắng, tránh lạnh, ngang lưng Người thắt một giây da thú cho gọn ghẽ. Thức ăn chỉ là châu chấu và mật ong rừng. Người ta có cảm tưởng thánh Gioan như một người rừng. Thánh nhân ăn mặc như thế và đi khắp các vùng Giuđê, Galilê và quanh sông Gio-đan để giảng đạo. Và bởi vì mùa màng của dân chúng các vùng đó vừa mới thu hoạch xong, vụ mùa mới chưa bắt đầu. Chính vì thế, dân chúng kéo đến để nghe Gioan rao giảng rất đông ngoài sức tưởng tượng của con người. Người ta cho biết, khi nghe tin Gioan giảng đạo, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như đời đã sai đệ tử, thuộc hạ của họ đến hỏi xem Gioan là ai ? Thánh Gioan không trả lời trực tiếp những câu hỏi của họ nhưng Người chỉ mượn lời ngôn sứ Isaia để đáp lại những vấn nạn của họ:” Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, có sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế “. Thánh Gioan làm phép rửa và kêu gọi người ta ăn năn sám hối, thay đổi đời sống để đón chờ Đấng Cứu Thế :” Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng “.Thánh Gioan Tẩy Giả có một uy tín rất lớn khiến mọi người sẵn sàng nghe theo lời của thánh nhân giảng dạy và hết mọi hạng người đến gặp Ngài để xin Ngài chỉ dạy cách sống .Tiếp theo lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ Isaia trong bài đọc I hôm nay cũng loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa sẽ giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ tội lỗi, đồng thời Ngài ban ơn bình an và đối xử với dân như người mục tử tốt lành đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Còn thánh Phêrô khuyên nhủ con người hãy tỉnh thức vì ngày Chúa đến bất thình lình như kẻ trộm, nên để đón ngáy Chúa đến kẻ có tội phải ăn năn sám hối, thay đổi đời sống, kẻ lành phải tiếp tục ăn ở thánh thiện và đạo đức.
Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy ăn năn sám hối “ phải chăng đã lỗi thời, đã trở nên nhàm chán ? Phải chăng lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy dọn đường cho ngay thẳng “ không còn hợp thời nữa ? Con người, loài người vì là loài thụ tạo vốn yếu đuối, con người vẫn còn ham mê danh vọng, ham mê xác thịt, ham của ham tiền, con người vẫn còn tính kiêu căng, ngạo mạn, vẫn còn tính ích kỷ, lười biếng, cầu toàn, bất công, tham lam. Cho nên, bao lâu con người còn mang trong người tham, sân, si thì vẫn cần những lời rao giảng, những lời khuyên để sửa đổi, để tu thân tích đức . Bao lâu con người còn tội lỗi, còn yếu đuối, bấy lâu con người cần được đổi mới, cần được thay đổi và như thế lời kêu mời của Gioan Tẩy Giả vẫn mãi mãi cần thiết, không bao giờ nhàm chán, không bao giờ lỗi thời vv…
Mùa vọng là thời gian giúp chúng ta xét mình, giúp chúng ta suy nghĩ lại lối sống, cách ăn nết ở của chúng ta. Mùa vọng đặt chúng ta trước lời mời gọi khẩn thiết của Gioan Tẩy Giả :” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả giúp chúng ta cải thiện đời sống, giúp chúng ta suy nghĩ, sống theo ý Chúa và tránh những gì trái lương tâm và con đường đạo đức của chúng ta. Vâng, đời sống con người chỉ là tạm bợ. Thế gian rồi cũng mau qua. Con người một lúc nào đó rồi cũng ra đi nhưng các Kitô hữu, đời sống chỉ thay đổi chứ không mất đi (Kinh tiền tụng I lễ cầu cho các linh hồn ). Chính vì thế, để chờ Chúa đến, người môn đệ của Chúa luôn phải sẵn sàng tỉnh thức, sám hối và quay trở về với Chúa, với anh em và một khi người môn đệ Chúa sống trong tình thương, hiệp nhất, hòa hợp, sống trong ân sủng là họ đã gặp được Chúa. Do đó, lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy dọn đường cho Chúa, hãy sửa lối cho thẳng để Người đi “ luôn vẫn còn khẩn thiết và mãi mãi quan trọng cho mỗi người.
Xin mượn lời của Đức Cha Raymond Bouchex để kết luận bài chia sẻ này :” …Trong Mùa Vọng, thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta trở nên đoàn “ dân đang trông đợi “.Nơi chúng ta, có rất nhiều nỡi trông chờ: trông được hạnh phúc, được viếng thăm, được khỏe mạnh, có việc làm, những điều kiện sống khá hơn, hòa hợp và yêu thương trong gia đình, được an toàn, bình an, trọng vọng, và những gì nữa tôi không biết. Xã hội đốc thúc chúng ta cứ phải đi nhanh hơn mãi, phải có liền những gì mình muốn.Đồng thời, chúng lại buộc phải đợi chờ luôn: chờ đến phiên mình ở những quầy tính tiền trong các siêu thị lớn, nơi bưu điện, ở trạm xe buýt, trong phòng chờ bác sĩ khám bệnh hay phòng cấp cứu, trên đường giao thông…Chúng ta không còn biết chờ nữa.Chờ đợi đã mất ý nghĩa của nó.Bởi vì, chờ đợi tức là trông cậy, ước mong cái làm cho mình được thỏa lòng và cái chúng ta cần có. Là vươn tới một điều gì đó hay là một ai đó “.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thánh Gioan Tẩy Giả là ai ?
2.Gioan Tẩy Giả có phải là Đấng Mêsia không ?
3.Ai là Đấng Mêsia duy nhất đích thực ?
4.Nhỏ bé trước mặt Chúa là gì ?
5.Tại sao nhiều người lại đến với Gioan Tẩy Giả ?
Mc 1, 1-8
ĐOÀN DÂN ĐANG TRÔNG ĐỢI
Để chuẩn bị cho Con của Thiên Chúa đến trần gian, Thiên Chúa đã dùng nhiều sứ giả đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu. Nổi bật nhất trong các sứ giả Tin Mừng là Ông Gioan Tẩy Giả. Thánh Gioan là cầu nối để Chúa Giêsu đến gặp dân Ngài và dân Ngài gặp được Ngài qua lời giới thiệu của Gioan.
Đọc lại Tin Mừng, chúng ta nhận ra con người của Gioan Tẩy Giả. Ông là vị tiền hô của Chúa Cứu Thế. Cuộc đời của Gioan Tẩy Giả là một cuộc đời rất kham khổ, đầy hy sinh. Quần áo của Người chỉ là áo lông lạc đà khoác trên mình để che thân. Người mặc loại áo mà các ngôn sứ xưa vì hãm mình, khổ hạnh đã khoác lên mình để tránh gió, tránh nắng, tránh lạnh, ngang lưng Người thắt một giây da thú cho gọn ghẽ. Thức ăn chỉ là châu chấu và mật ong rừng. Người ta có cảm tưởng thánh Gioan như một người rừng. Thánh nhân ăn mặc như thế và đi khắp các vùng Giuđê, Galilê và quanh sông Gio-đan để giảng đạo. Và bởi vì mùa màng của dân chúng các vùng đó vừa mới thu hoạch xong, vụ mùa mới chưa bắt đầu. Chính vì thế, dân chúng kéo đến để nghe Gioan rao giảng rất đông ngoài sức tưởng tượng của con người. Người ta cho biết, khi nghe tin Gioan giảng đạo, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như đời đã sai đệ tử, thuộc hạ của họ đến hỏi xem Gioan là ai ? Thánh Gioan không trả lời trực tiếp những câu hỏi của họ nhưng Người chỉ mượn lời ngôn sứ Isaia để đáp lại những vấn nạn của họ:” Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, có sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế “. Thánh Gioan làm phép rửa và kêu gọi người ta ăn năn sám hối, thay đổi đời sống để đón chờ Đấng Cứu Thế :” Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng “.Thánh Gioan Tẩy Giả có một uy tín rất lớn khiến mọi người sẵn sàng nghe theo lời của thánh nhân giảng dạy và hết mọi hạng người đến gặp Ngài để xin Ngài chỉ dạy cách sống .Tiếp theo lời giảng của thánh Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ Isaia trong bài đọc I hôm nay cũng loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa sẽ giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ tội lỗi, đồng thời Ngài ban ơn bình an và đối xử với dân như người mục tử tốt lành đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Còn thánh Phêrô khuyên nhủ con người hãy tỉnh thức vì ngày Chúa đến bất thình lình như kẻ trộm, nên để đón ngáy Chúa đến kẻ có tội phải ăn năn sám hối, thay đổi đời sống, kẻ lành phải tiếp tục ăn ở thánh thiện và đạo đức.
Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy ăn năn sám hối “ phải chăng đã lỗi thời, đã trở nên nhàm chán ? Phải chăng lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy dọn đường cho ngay thẳng “ không còn hợp thời nữa ? Con người, loài người vì là loài thụ tạo vốn yếu đuối, con người vẫn còn ham mê danh vọng, ham mê xác thịt, ham của ham tiền, con người vẫn còn tính kiêu căng, ngạo mạn, vẫn còn tính ích kỷ, lười biếng, cầu toàn, bất công, tham lam. Cho nên, bao lâu con người còn mang trong người tham, sân, si thì vẫn cần những lời rao giảng, những lời khuyên để sửa đổi, để tu thân tích đức . Bao lâu con người còn tội lỗi, còn yếu đuối, bấy lâu con người cần được đổi mới, cần được thay đổi và như thế lời kêu mời của Gioan Tẩy Giả vẫn mãi mãi cần thiết, không bao giờ nhàm chán, không bao giờ lỗi thời vv…
Mùa vọng là thời gian giúp chúng ta xét mình, giúp chúng ta suy nghĩ lại lối sống, cách ăn nết ở của chúng ta. Mùa vọng đặt chúng ta trước lời mời gọi khẩn thiết của Gioan Tẩy Giả :” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả giúp chúng ta cải thiện đời sống, giúp chúng ta suy nghĩ, sống theo ý Chúa và tránh những gì trái lương tâm và con đường đạo đức của chúng ta. Vâng, đời sống con người chỉ là tạm bợ. Thế gian rồi cũng mau qua. Con người một lúc nào đó rồi cũng ra đi nhưng các Kitô hữu, đời sống chỉ thay đổi chứ không mất đi (Kinh tiền tụng I lễ cầu cho các linh hồn ). Chính vì thế, để chờ Chúa đến, người môn đệ của Chúa luôn phải sẵn sàng tỉnh thức, sám hối và quay trở về với Chúa, với anh em và một khi người môn đệ Chúa sống trong tình thương, hiệp nhất, hòa hợp, sống trong ân sủng là họ đã gặp được Chúa. Do đó, lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả :” Hãy dọn đường cho Chúa, hãy sửa lối cho thẳng để Người đi “ luôn vẫn còn khẩn thiết và mãi mãi quan trọng cho mỗi người.
Xin mượn lời của Đức Cha Raymond Bouchex để kết luận bài chia sẻ này :” …Trong Mùa Vọng, thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta trở nên đoàn “ dân đang trông đợi “.Nơi chúng ta, có rất nhiều nỡi trông chờ: trông được hạnh phúc, được viếng thăm, được khỏe mạnh, có việc làm, những điều kiện sống khá hơn, hòa hợp và yêu thương trong gia đình, được an toàn, bình an, trọng vọng, và những gì nữa tôi không biết. Xã hội đốc thúc chúng ta cứ phải đi nhanh hơn mãi, phải có liền những gì mình muốn.Đồng thời, chúng lại buộc phải đợi chờ luôn: chờ đến phiên mình ở những quầy tính tiền trong các siêu thị lớn, nơi bưu điện, ở trạm xe buýt, trong phòng chờ bác sĩ khám bệnh hay phòng cấp cứu, trên đường giao thông…Chúng ta không còn biết chờ nữa.Chờ đợi đã mất ý nghĩa của nó.Bởi vì, chờ đợi tức là trông cậy, ước mong cái làm cho mình được thỏa lòng và cái chúng ta cần có. Là vươn tới một điều gì đó hay là một ai đó “.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thánh Gioan Tẩy Giả là ai ?
2.Gioan Tẩy Giả có phải là Đấng Mêsia không ?
3.Ai là Đấng Mêsia duy nhất đích thực ?
4.Nhỏ bé trước mặt Chúa là gì ?
5.Tại sao nhiều người lại đến với Gioan Tẩy Giả ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay từ Thổ nhĩ kỳ về Roma
LM. Trần Đức Anh OP
22:29 01/12/2014
VATICAN. Trong cuộc họp báo trên máy bay chiều ngày 30-11-2014 ĐTC đã trả lời nhiều câu hỏi của giới báo chí và minh định ý nghĩa một số cử chỉ của ngài tại Thổ nhĩ kỳ.
Trong chuyến bay dài 2 giờ 40 phút từ Istanbul về Roma, như thường lệ ĐTC đã mở cuộc họp báo với sự tham dự của 65 ký giả quốc tế tháp tùng ngài.
- Trả lời câu hỏi của một nữ ký giả đài truyền hình Thổ nhĩ kỳ: tổng thống Erdogan đã nói nhiều về sự ghét bỏ Hồi giáo hiện nay còn ĐGH nói về sự ghét bỏ Kitô giáo ở Trung Đông, các nhóm thiểu số. Và ĐGH thường nhắc về việc đối thoại liên tôn, người ta có thể làm gì hơn nữa không? Theo ĐGH các vị lãnh đạo thế giới phải làm gì?
Trong phần trả lời, trước tiên ĐTC nói về sự ghét bỏ hồi giáo và nói rằng:
”Đúng vậy, đứng trước những vụ khủng bố, không những ở vùng Trung Đông, nhưng cả tại Phi châu nữa, người ta phản ứng và nói: ”Hồi giáo không phải như vậy!” Bao nhiêu tín hữu Hồi giáo cảm thấy bị xúc phạm vì những hành vi khủng bố nhân danh Hồi giáo như thế! Coran là một cuốn sách hòa bình, là một sách ngôn sứ hòa bình. Những vụ khủng bố không phải là Hồi giáo. Tôi tin như thế, và người ta phải nói thành thực rằng không phải mọi tín hữu đạo Hồi là những kẻ khủng bố, cũng như không thể nói mọi Kitô hữu là những người cực đoan, vì trong Kitô giáo cũng có những người cực đoan. Trong mọi tôn giáo đều có những nhóm nhỏ như vậy! Tôi đã nói với Tổng thống Erdogan: ”Thật là điều tốt đẹp nếu tất cả các vị lãnh đạo Hồi giáo - dù là lãnh đạo chính trị, tôn giáo hay các học giả - đều nói rõ ràng và lên án những vụ khủng bố với danh nghĩa Hồi giáo, vì việc nói rõ ràng như thế và lên án những hành vi khủng bố sẽ giúp đại đa số dân Hồi giáo.. Tất cả chúng ta đều cần một sự lên án của toàn thế giới, cả những người Hồi giáo nữa, chống lại những hành vi khủng bố”.
Về điều gọi là ghét bỏ Kitô hữu, Cristianofobia, tôi không muốn dùng cái từ có vẻ bọc đường như thế. Các tín hữu Kitô bị trục xuất khỏi Trung Đông. Đôi lần chúng ta đã thấy ở Irak, ở vùng Mossul, họ phải ra đi, bỏ lại mọi sự, phải trả thuế để được bảo vệ nhưng vô ích.. Và có khi họ bị trục xuất một cách khéo léo hơn, với những găng tay trắng như tại một số nước.
Sau cùng về vấn đề đối thoại liên tôn, có lẽ tôi đã có một cuộc nói chuyện rất đẹp theo nghĩa đó với Ông chủ tịch tôn giáo vụ Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Ban của ông. Cả khi vị đại sứ mới của Thổ Nhĩ kỳ cạnh Tòa Thánh đến trình ủy nhiệm thư tại Vatican cách đây một tháng. Tôi đã thấy ông là một người ngoại thường, một người có lòng đạo đức sâu xa. Cả ông chủ tịch Tôn giáo vụ cũng cùng một trường phái. Cả hai đều nói: cuộc đối thoại liên tôn dường như đến đường cùng rồi, chúng ta phải tăng chất lượng, chúng ta phải đối thoại giữa những người tôn giáo thuộc các nguồn gốc khác nhau.
- Một nữ ký giả khác cũng người Thổ nhĩ kỳ thuộc hãng thông tấn của nước này, đã hỏi ĐGH về ý nghĩa sự kiện ngài giữ thinh lặng cầu nguyện 2 phút đồng hồ khi viếng Đền thờ Xanh của hồi giáo sáng thứ bẩy 29-11. Đó có phải là cách thức ngài ngỏ lời với Thiên Chúa không?
ĐTC đáp: ”Tôi đến Thổ Nhĩ kỳ như một người hành hương, chứ không phải như một du khách. Tôi đến đó với lý do chính là mừng lễ thánh Anrê Tông đồ và chia sẻ với Đức Thượng Phụ Bartolomeo. Nhưng khi tôi đến Đền thờ Hồi giáo, tôi không thể nào tự nhủ: ”A, bây giờ tôi là du khách!”. Tôi đã viếng Đền thờ tuyệt vời, và khi vị Mufti giải thích cho tôi nhiều điều, một cách rất dịu dàng, cả kinh Coran, cũng nói về Mẹ Maria và Gioan Tẩy Giả, ông giải thích cho tôi mọi điều, chính lúc ấy tôi cảm thấy cần cầu nguyện. Và tôi nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện một chút! và ông cũng đồng ý. Tôi đã cầu nguyện cho Thổ nhĩ kỳ, cho hòa bình, cho vị Mufti, cho tất cả, và cho cả tôi nữa vì tôi đang cần. Cầu nguyện cho hòa bình, xin Chúa chấm dứt chiến tranh.. Đó thực là một lúc cầu nguyện chân thành!
- Trong số giới báo chí tháp tùng ĐTC có một ký giả kỳ cựu người Nga là ông Alexey Bukalov, tín hữu Chính Thống: ông hỏi ĐTC xem sau cuộc viếng thăm này, sau cuộc gặp gỡ đặc biệt với Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, có viễn tượng nào với những cuộc tiếp xúc của Tòa Thượng phụ Chính Thống Mascơva hay không?
ĐTC kể rằng trong dịp Thượng HĐGM thế giới hồi tháng 10 vừa qua, có Đức TGM Hilarion đến Roma như đại biểu của Đức Thượng Phụ Kirill. Đức TGM đã muốn nói với tôi không phải với tư cách là đại biểu một Giáo Hội Kitô anh em tại Thượng HĐGM, nhưng với tư cách là Chủ tịch Ủy ban đối thoại Chính Thống và Công Giáo.
Trước tiên tôi muốn nói về quan hệ giữa Công Giáo với Chính Thống nói chung. Tôi tin rằng chúng tôi đang đồng hành với Chính Thống giáo. Các Giáo Hội này cũng có các bí tích và sự kế nghiệp các tông đồ, như Công Giáo, chúng ta đang đồng hành. Nhưng chúng ta phải đợi cái gì? Đợi cho các nhà thần học đồng ý với nhau sao? Tôi nghĩ là ngày đó sẽ không bao giờ tới. Tôi nghi ngờ về điều này. Các nhà thần học làm việc rất tốt, nhưng tôi nhớ điều mà Đức Thượng Phụ Athenagoras đã nói với Đức Phaolô 6: ”Chúng ta cứ tiến bước riêng, và chúng ta đặt tất cả các nhà thần học trên một hòn đảo!”. Tôi tưởng câu nói đó không phải là điều thật, nhưng Đức Bartolomeo nói với tôi: Không, đúng là Đức Athenagoras đã nói như vậy. Ta không thể chờ đợi điều ấy. Hiệp nhất là một hành trình. Đó là phong trào đại kết linh đạo: cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau.. các công tác bác ái, giảng dạy chung với nhau... Và rồi cũng có phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu là Kitô hữu đã bị giết, bao nhiêu là vị tử đạo, bắt đầu từ Uganda, cách đây hơn kém 50 năm, có lễ phong hiển thánh ở Uganda, một nửa là tín hữu Anh giáo và một nửa là Công Giáo. Các vị tử đạo của chúng ta đang nhìn chúng ta và kêu kêu: ”Chúng ta là một!”... Tôi tin rằng chúng ta phải tiến bước theo chiều hướng đó; chia sẻ các ghế giáo sư đại học chẳng hạn.
Về vấn đề quan hệ với Chính Thống Nga, ĐTC đáp: ”Tôi nói điều này, có lẽ có người không hiểu được, đó là các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ đông phương có quyền được hiện hữu.!”
”Với Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Mascơva có lần tôi đã tỏ cho Đức Thượng Phụ biết ước muốn muốn gặp ngài và ngài cũng đồng ý. Tôi nói: ”Tôi đến nơi nào Đức Thượng Phụ muốn. Đức Thượng Phụ gọi tôi và tôi sẽ đi đến đó”. Cả Đức Thượng Phụ cũng ước muốn như thế. Nhưng trong thời gian gần đây có vấn đề chiến tranh. Tôi nghiệp ngài có bao nhiêu vấn đề tại Ucraina, và việc du hành và gặp gỡ với Giáo Hoàng bị liệt xuống hàng thứ yếu. Nhưng cả hai chúng tôi đều muốn gặp nhau và tiến bước. Đức TGM Hilarion đề nghị một cuộc họp nghiên cứu với ủy ban do Đức TGM ấy làm chủ tịch và bàn về vấn đề quyền tối thượng của Giáo Hoàng, vì cần tiếp tục yêu cầu mà Đức Gioan Phaolô 2 đã đưa ra: Xin hãy giúp tôi tim ra một hình thức quyền tối thượng mà chún gta có thể chấp nhận được”.
- Nữ ký giả của báo El Mundo, Tây Ban Nha, hỏi ĐTC về cử chỉ lịch sử ngài cúi đầu trước Đức Thượng Phụ Bartolomeo để xin chúc lành. ĐGH nghĩ gì về những lời phê bình của những người không hiểu cử chỉ cởi mở của ngài như vậy, nhất là những người bảo thủ vẫn nhìn cử chỉ ấy với thái độ nghi ngờ...
ĐGH đáp: Tôi muốn nói đây không phải chỉ là vấn đề từ phía Công Giáo chúng ta nhưng từ phía Chính Thống nữa. Trong Chính Thống giáo cũng có một số đan sĩ, đan viện đi theo chiều hướng đó. Ví dụ một vấn đề người ta đã thảo luận từ thời chân phước Phaolô 6 về ngày lễ Phục Sinh và cho đến nay giữa các Giáo Hội Kitô vẫn chưa có sự đồng thuận vì lễ Phục sinh là ngày trăng đầu tiên sau ngày 14 tháng Nissan, và điều này có nguy cơ là với thời gian, gần này chúng ta sẽ cử hành lễ Phục sinh vào tháng 8. Đức Chân phước Phaolô 6 đề nghị mừng lễ phục sinh vào 1 ngày nhất định, thí dụ một Chúa Nhật tháng 4. Đức Thượng Phụ Bartolomeo cũng can đảm đi theo chiều hướng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận.
- Trong phần còn lại của cuộc họp báo, ĐTC đã trả lời những câu hỏi liên quan một số đề tài khác như ý định viếng thăm Irak. Ngài tái khẳng định ý muốn đến viếng thăm nước này nhưng bây giờ không thể vì cuộc viếng thăm này sẽ tạo ra vấn đề an ninh cho chính quyền.
ĐTC cũng tái xác nhận nhận xét của ngài, theo đó nhân loại đang sống chiến tranh thứ ba từng mảnh. Có những lý do thù nghịch nhưng cũng có những lý do kinh tế, thần tiền bạc được đặt ở trong trung tâm các vấn đề đó chứ không phải con người. Sự buôn bán võ khí thật là kinh khủng và ngày nay là công nghệ thịnh hành nhất. Ai đã bán võ khí cho Siria có lẽ chính là những kẻ bây giờ tố cáo Siria sở hữu các võ khí đó. Và về các loại võ khí hạt nhân, tôi đã nói rằng nhân loại vẫn chưa học bài học.
Về việc kỷ niệm 100 năm cuộc diệt chủng Arméni sắp được cử hành trong năm 2015, ĐTC nhắc đến lá thư mà tổng thống Erdogan đã viết về vấn đề này: một số người đã phê bình ông vì đã chưa nhìn nhận những gì đã xảy ra, nhưng vẫn luôn có những bước tiến tích cực, những cử chỉ nhỏ xích lại gần. Chúng ta phải cầu nguyện cho sự hòa giải các dân tộc và ngài cầu mong biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Arméni được mở ra.
Ký giả của hãng tin AP Hoa Kỳ hỏi ĐTC về Thượng HĐGM vừa qua và những đoạn trong tài liệu chung kết cởi mở đối với những người đồng tính luyến ái.. ngài nhắc lại rằng: Thượng HĐHM là một hành trình, nói không phải là một nghị viện, nhưng là một không gian được bảo vệ để Chúa Thánh Linh có thể nói. Cả bản tường trình chung kết cũng không chấm dứt hành trình đó. Phúc trình chung kết cũng chỉ là một tường trình tạm thời, vì nó sẽ trở thành tài liệu Lineamenta, tài liệu đề cương, cho Thượng HĐGM vào tháng 10 năm tới. Tài liệu này được gửi tới các HĐGM để thảo luận và gửi những đề nghị thay đổi, và dựa vào đó để soạn một tài liệu làm việc khác, và Thượng HĐGM năm tới sẽ thảo luận. Không thể lấy ý kiến của một người, hoặc một dự thảo. Cần phải nhìn Thượng HĐGM trong toàn bộ.
Trong chuyến bay dài 2 giờ 40 phút từ Istanbul về Roma, như thường lệ ĐTC đã mở cuộc họp báo với sự tham dự của 65 ký giả quốc tế tháp tùng ngài.
- Trả lời câu hỏi của một nữ ký giả đài truyền hình Thổ nhĩ kỳ: tổng thống Erdogan đã nói nhiều về sự ghét bỏ Hồi giáo hiện nay còn ĐGH nói về sự ghét bỏ Kitô giáo ở Trung Đông, các nhóm thiểu số. Và ĐGH thường nhắc về việc đối thoại liên tôn, người ta có thể làm gì hơn nữa không? Theo ĐGH các vị lãnh đạo thế giới phải làm gì?
Trong phần trả lời, trước tiên ĐTC nói về sự ghét bỏ hồi giáo và nói rằng:
”Đúng vậy, đứng trước những vụ khủng bố, không những ở vùng Trung Đông, nhưng cả tại Phi châu nữa, người ta phản ứng và nói: ”Hồi giáo không phải như vậy!” Bao nhiêu tín hữu Hồi giáo cảm thấy bị xúc phạm vì những hành vi khủng bố nhân danh Hồi giáo như thế! Coran là một cuốn sách hòa bình, là một sách ngôn sứ hòa bình. Những vụ khủng bố không phải là Hồi giáo. Tôi tin như thế, và người ta phải nói thành thực rằng không phải mọi tín hữu đạo Hồi là những kẻ khủng bố, cũng như không thể nói mọi Kitô hữu là những người cực đoan, vì trong Kitô giáo cũng có những người cực đoan. Trong mọi tôn giáo đều có những nhóm nhỏ như vậy! Tôi đã nói với Tổng thống Erdogan: ”Thật là điều tốt đẹp nếu tất cả các vị lãnh đạo Hồi giáo - dù là lãnh đạo chính trị, tôn giáo hay các học giả - đều nói rõ ràng và lên án những vụ khủng bố với danh nghĩa Hồi giáo, vì việc nói rõ ràng như thế và lên án những hành vi khủng bố sẽ giúp đại đa số dân Hồi giáo.. Tất cả chúng ta đều cần một sự lên án của toàn thế giới, cả những người Hồi giáo nữa, chống lại những hành vi khủng bố”.
Về điều gọi là ghét bỏ Kitô hữu, Cristianofobia, tôi không muốn dùng cái từ có vẻ bọc đường như thế. Các tín hữu Kitô bị trục xuất khỏi Trung Đông. Đôi lần chúng ta đã thấy ở Irak, ở vùng Mossul, họ phải ra đi, bỏ lại mọi sự, phải trả thuế để được bảo vệ nhưng vô ích.. Và có khi họ bị trục xuất một cách khéo léo hơn, với những găng tay trắng như tại một số nước.
Sau cùng về vấn đề đối thoại liên tôn, có lẽ tôi đã có một cuộc nói chuyện rất đẹp theo nghĩa đó với Ông chủ tịch tôn giáo vụ Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Ban của ông. Cả khi vị đại sứ mới của Thổ Nhĩ kỳ cạnh Tòa Thánh đến trình ủy nhiệm thư tại Vatican cách đây một tháng. Tôi đã thấy ông là một người ngoại thường, một người có lòng đạo đức sâu xa. Cả ông chủ tịch Tôn giáo vụ cũng cùng một trường phái. Cả hai đều nói: cuộc đối thoại liên tôn dường như đến đường cùng rồi, chúng ta phải tăng chất lượng, chúng ta phải đối thoại giữa những người tôn giáo thuộc các nguồn gốc khác nhau.
- Một nữ ký giả khác cũng người Thổ nhĩ kỳ thuộc hãng thông tấn của nước này, đã hỏi ĐGH về ý nghĩa sự kiện ngài giữ thinh lặng cầu nguyện 2 phút đồng hồ khi viếng Đền thờ Xanh của hồi giáo sáng thứ bẩy 29-11. Đó có phải là cách thức ngài ngỏ lời với Thiên Chúa không?
ĐTC đáp: ”Tôi đến Thổ Nhĩ kỳ như một người hành hương, chứ không phải như một du khách. Tôi đến đó với lý do chính là mừng lễ thánh Anrê Tông đồ và chia sẻ với Đức Thượng Phụ Bartolomeo. Nhưng khi tôi đến Đền thờ Hồi giáo, tôi không thể nào tự nhủ: ”A, bây giờ tôi là du khách!”. Tôi đã viếng Đền thờ tuyệt vời, và khi vị Mufti giải thích cho tôi nhiều điều, một cách rất dịu dàng, cả kinh Coran, cũng nói về Mẹ Maria và Gioan Tẩy Giả, ông giải thích cho tôi mọi điều, chính lúc ấy tôi cảm thấy cần cầu nguyện. Và tôi nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện một chút! và ông cũng đồng ý. Tôi đã cầu nguyện cho Thổ nhĩ kỳ, cho hòa bình, cho vị Mufti, cho tất cả, và cho cả tôi nữa vì tôi đang cần. Cầu nguyện cho hòa bình, xin Chúa chấm dứt chiến tranh.. Đó thực là một lúc cầu nguyện chân thành!
- Trong số giới báo chí tháp tùng ĐTC có một ký giả kỳ cựu người Nga là ông Alexey Bukalov, tín hữu Chính Thống: ông hỏi ĐTC xem sau cuộc viếng thăm này, sau cuộc gặp gỡ đặc biệt với Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, có viễn tượng nào với những cuộc tiếp xúc của Tòa Thượng phụ Chính Thống Mascơva hay không?
ĐTC kể rằng trong dịp Thượng HĐGM thế giới hồi tháng 10 vừa qua, có Đức TGM Hilarion đến Roma như đại biểu của Đức Thượng Phụ Kirill. Đức TGM đã muốn nói với tôi không phải với tư cách là đại biểu một Giáo Hội Kitô anh em tại Thượng HĐGM, nhưng với tư cách là Chủ tịch Ủy ban đối thoại Chính Thống và Công Giáo.
Trước tiên tôi muốn nói về quan hệ giữa Công Giáo với Chính Thống nói chung. Tôi tin rằng chúng tôi đang đồng hành với Chính Thống giáo. Các Giáo Hội này cũng có các bí tích và sự kế nghiệp các tông đồ, như Công Giáo, chúng ta đang đồng hành. Nhưng chúng ta phải đợi cái gì? Đợi cho các nhà thần học đồng ý với nhau sao? Tôi nghĩ là ngày đó sẽ không bao giờ tới. Tôi nghi ngờ về điều này. Các nhà thần học làm việc rất tốt, nhưng tôi nhớ điều mà Đức Thượng Phụ Athenagoras đã nói với Đức Phaolô 6: ”Chúng ta cứ tiến bước riêng, và chúng ta đặt tất cả các nhà thần học trên một hòn đảo!”. Tôi tưởng câu nói đó không phải là điều thật, nhưng Đức Bartolomeo nói với tôi: Không, đúng là Đức Athenagoras đã nói như vậy. Ta không thể chờ đợi điều ấy. Hiệp nhất là một hành trình. Đó là phong trào đại kết linh đạo: cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau.. các công tác bác ái, giảng dạy chung với nhau... Và rồi cũng có phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu là Kitô hữu đã bị giết, bao nhiêu là vị tử đạo, bắt đầu từ Uganda, cách đây hơn kém 50 năm, có lễ phong hiển thánh ở Uganda, một nửa là tín hữu Anh giáo và một nửa là Công Giáo. Các vị tử đạo của chúng ta đang nhìn chúng ta và kêu kêu: ”Chúng ta là một!”... Tôi tin rằng chúng ta phải tiến bước theo chiều hướng đó; chia sẻ các ghế giáo sư đại học chẳng hạn.
Về vấn đề quan hệ với Chính Thống Nga, ĐTC đáp: ”Tôi nói điều này, có lẽ có người không hiểu được, đó là các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ đông phương có quyền được hiện hữu.!”
”Với Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Mascơva có lần tôi đã tỏ cho Đức Thượng Phụ biết ước muốn muốn gặp ngài và ngài cũng đồng ý. Tôi nói: ”Tôi đến nơi nào Đức Thượng Phụ muốn. Đức Thượng Phụ gọi tôi và tôi sẽ đi đến đó”. Cả Đức Thượng Phụ cũng ước muốn như thế. Nhưng trong thời gian gần đây có vấn đề chiến tranh. Tôi nghiệp ngài có bao nhiêu vấn đề tại Ucraina, và việc du hành và gặp gỡ với Giáo Hoàng bị liệt xuống hàng thứ yếu. Nhưng cả hai chúng tôi đều muốn gặp nhau và tiến bước. Đức TGM Hilarion đề nghị một cuộc họp nghiên cứu với ủy ban do Đức TGM ấy làm chủ tịch và bàn về vấn đề quyền tối thượng của Giáo Hoàng, vì cần tiếp tục yêu cầu mà Đức Gioan Phaolô 2 đã đưa ra: Xin hãy giúp tôi tim ra một hình thức quyền tối thượng mà chún gta có thể chấp nhận được”.
- Nữ ký giả của báo El Mundo, Tây Ban Nha, hỏi ĐTC về cử chỉ lịch sử ngài cúi đầu trước Đức Thượng Phụ Bartolomeo để xin chúc lành. ĐGH nghĩ gì về những lời phê bình của những người không hiểu cử chỉ cởi mở của ngài như vậy, nhất là những người bảo thủ vẫn nhìn cử chỉ ấy với thái độ nghi ngờ...
ĐGH đáp: Tôi muốn nói đây không phải chỉ là vấn đề từ phía Công Giáo chúng ta nhưng từ phía Chính Thống nữa. Trong Chính Thống giáo cũng có một số đan sĩ, đan viện đi theo chiều hướng đó. Ví dụ một vấn đề người ta đã thảo luận từ thời chân phước Phaolô 6 về ngày lễ Phục Sinh và cho đến nay giữa các Giáo Hội Kitô vẫn chưa có sự đồng thuận vì lễ Phục sinh là ngày trăng đầu tiên sau ngày 14 tháng Nissan, và điều này có nguy cơ là với thời gian, gần này chúng ta sẽ cử hành lễ Phục sinh vào tháng 8. Đức Chân phước Phaolô 6 đề nghị mừng lễ phục sinh vào 1 ngày nhất định, thí dụ một Chúa Nhật tháng 4. Đức Thượng Phụ Bartolomeo cũng can đảm đi theo chiều hướng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận.
- Trong phần còn lại của cuộc họp báo, ĐTC đã trả lời những câu hỏi liên quan một số đề tài khác như ý định viếng thăm Irak. Ngài tái khẳng định ý muốn đến viếng thăm nước này nhưng bây giờ không thể vì cuộc viếng thăm này sẽ tạo ra vấn đề an ninh cho chính quyền.
ĐTC cũng tái xác nhận nhận xét của ngài, theo đó nhân loại đang sống chiến tranh thứ ba từng mảnh. Có những lý do thù nghịch nhưng cũng có những lý do kinh tế, thần tiền bạc được đặt ở trong trung tâm các vấn đề đó chứ không phải con người. Sự buôn bán võ khí thật là kinh khủng và ngày nay là công nghệ thịnh hành nhất. Ai đã bán võ khí cho Siria có lẽ chính là những kẻ bây giờ tố cáo Siria sở hữu các võ khí đó. Và về các loại võ khí hạt nhân, tôi đã nói rằng nhân loại vẫn chưa học bài học.
Về việc kỷ niệm 100 năm cuộc diệt chủng Arméni sắp được cử hành trong năm 2015, ĐTC nhắc đến lá thư mà tổng thống Erdogan đã viết về vấn đề này: một số người đã phê bình ông vì đã chưa nhìn nhận những gì đã xảy ra, nhưng vẫn luôn có những bước tiến tích cực, những cử chỉ nhỏ xích lại gần. Chúng ta phải cầu nguyện cho sự hòa giải các dân tộc và ngài cầu mong biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Arméni được mở ra.
Ký giả của hãng tin AP Hoa Kỳ hỏi ĐTC về Thượng HĐGM vừa qua và những đoạn trong tài liệu chung kết cởi mở đối với những người đồng tính luyến ái.. ngài nhắc lại rằng: Thượng HĐHM là một hành trình, nói không phải là một nghị viện, nhưng là một không gian được bảo vệ để Chúa Thánh Linh có thể nói. Cả bản tường trình chung kết cũng không chấm dứt hành trình đó. Phúc trình chung kết cũng chỉ là một tường trình tạm thời, vì nó sẽ trở thành tài liệu Lineamenta, tài liệu đề cương, cho Thượng HĐGM vào tháng 10 năm tới. Tài liệu này được gửi tới các HĐGM để thảo luận và gửi những đề nghị thay đổi, và dựa vào đó để soạn một tài liệu làm việc khác, và Thượng HĐGM năm tới sẽ thảo luận. Không thể lấy ý kiến của một người, hoặc một dự thảo. Cần phải nhìn Thượng HĐGM trong toàn bộ.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ
LM. Trần Đức Anh OP
12:44 01/12/2014
VATICAN. Sáng 1-12-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến 11 GM của 6 giáo phận tại Thụy Sĩ và ngài kêu gọi Giáo Hội tại nước này nỗ lực duy trì đức tin sinh động tại quê hương mình.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có hai cha Bề trên của hai Đan viện biệt hạt cổ kính, Einsiedeln của dòng Biển Đức và Saint-Maurice của dòng Kinh sĩ thánh Augustino.
Trong bài huấn dụ trao cho các GM, ĐTC nói đến sự kiện năm tới đây, 2015, Đan viện Saint-Maurice sẽ mừng kỷ niệm 1.500 năm đời sống tu trì liên tục, không hề bị gián đoạn, đây là một sự kiện ngoại thường trong toàn Âu Châu. Ngài viết: ”Anh em thân mến, anh em có trách nhiệm lớn lao và đẹp đẽ duy trì đức tin sinh động tại đất nước anh em. Nếu không có niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô phục sinh, thì những thánh đường và đan viện đẹp đẽ sẽ dần dần trở thành bảo tàng viện, và tất cả những công trình đáng ca ngợi và các tổ chức sẽ mất hồn, và chỉ để lại mội trường chung quanh trống rỗng và những con người bị bỏ rơi”.
Ám chỉ đến một số vùng tại Thụy Sĩ, có những giáo dân chống đối Giám Mục và muốn điều khiển Giáo Hội, buộc các chủ chăn phải chiều ý họ, ĐTC khẳng định rằng: ”Sứ mạng được ủy thác cho anh em là chăn dắt đoàn chiên, theo những hoàn cảnh, đi trước, đi giữa và đi sau họ. Dân Chúa không thể tồn tại mà không có các vị mục tử là các GM và linh mục; Chúa đã ban cho Giáo Hội hồng ân là sự kế truyền các Tông Đồ, để phục vụ sự hiệp nhất trong đức tin và để đức tin được thông truyền trọn vẹn (Xc LG 49). Đó là một hồng ân quí giá, với đoàn thể tính từ đó mà ra, nếu chúng ta biết làm cho hồng ân ấy trở nên hữu hiệu, để cao giá trị của nó để nâng đỡ nhau, để sống và dẫn dắt những người được ủy thác cho chúng ta đến cùng Chúa..”.
Trong bài huấn dụ trao cho các GM Thụy Sĩ, ĐTC cũng nhắc nhở các vị tiếp tục nỗ lực huấn luyện các chủng sinh, vì điều này có liên hệ tới tương lai Giáo Hội. Ngài viết: ”Giáo Hội cần những LM ngày càng đạt được sự quen thuộc vững chắc với Truyền Thống và Giáo huấn của Hội Thánh, để cho mình được gặp Chúa Kitô, và trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, dẫn đưa con người trên những nẻo đường của Chúa (Xc Ga 1,40-42). Để được vậy, cần dạy cho các chủng sinh càng ngày càng ở trước mặt Chúa, đón nhận Lời Chúa, nuôi dưỡng mình bằng Thánh Thể, làm chứng về giá trị cứu độ của bí tích hòa giải và tìm kiếm những ”điều thuộc về Chúa Cha” (Xc Lc 2,49).
ĐTC viết thêm rằng: ”Trong đời sống huynh đệ các chủng sinh tìm được một sự nâng đỡ hữu hiệu đứng trước cám dỗ co cụm vào mình hoặc sống tiềm thể, và họ cũng tìm được thuốc giải độc chống lại sự cô đơn nhiều khi nặng nề. Tôi mời gọi anh em quan tâm đến các linh mục của mình, dành thời giờ cho họ, nhất là những LM đã rời xa hoặc quên ý nghĩa tình phụ tử của Giám Mục, hoặc nghĩ rằng mình chẳng cần Giám Mục. Một cuộc đối thoại khiêm tốn, chân thành và huynh đệ nhiều khi giúp một cuộc khởi hành mới”.
Trong số gần 8 triệu dân cư ở Thụy Sĩ, hiện có khoảng 43% là tín hữu Công Giáo, 33% theo Tin Lành và 1,8% theo Chính Thống giáo (SD 1-12-2014)
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có hai cha Bề trên của hai Đan viện biệt hạt cổ kính, Einsiedeln của dòng Biển Đức và Saint-Maurice của dòng Kinh sĩ thánh Augustino.
Trong bài huấn dụ trao cho các GM, ĐTC nói đến sự kiện năm tới đây, 2015, Đan viện Saint-Maurice sẽ mừng kỷ niệm 1.500 năm đời sống tu trì liên tục, không hề bị gián đoạn, đây là một sự kiện ngoại thường trong toàn Âu Châu. Ngài viết: ”Anh em thân mến, anh em có trách nhiệm lớn lao và đẹp đẽ duy trì đức tin sinh động tại đất nước anh em. Nếu không có niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô phục sinh, thì những thánh đường và đan viện đẹp đẽ sẽ dần dần trở thành bảo tàng viện, và tất cả những công trình đáng ca ngợi và các tổ chức sẽ mất hồn, và chỉ để lại mội trường chung quanh trống rỗng và những con người bị bỏ rơi”.
Ám chỉ đến một số vùng tại Thụy Sĩ, có những giáo dân chống đối Giám Mục và muốn điều khiển Giáo Hội, buộc các chủ chăn phải chiều ý họ, ĐTC khẳng định rằng: ”Sứ mạng được ủy thác cho anh em là chăn dắt đoàn chiên, theo những hoàn cảnh, đi trước, đi giữa và đi sau họ. Dân Chúa không thể tồn tại mà không có các vị mục tử là các GM và linh mục; Chúa đã ban cho Giáo Hội hồng ân là sự kế truyền các Tông Đồ, để phục vụ sự hiệp nhất trong đức tin và để đức tin được thông truyền trọn vẹn (Xc LG 49). Đó là một hồng ân quí giá, với đoàn thể tính từ đó mà ra, nếu chúng ta biết làm cho hồng ân ấy trở nên hữu hiệu, để cao giá trị của nó để nâng đỡ nhau, để sống và dẫn dắt những người được ủy thác cho chúng ta đến cùng Chúa..”.
Trong bài huấn dụ trao cho các GM Thụy Sĩ, ĐTC cũng nhắc nhở các vị tiếp tục nỗ lực huấn luyện các chủng sinh, vì điều này có liên hệ tới tương lai Giáo Hội. Ngài viết: ”Giáo Hội cần những LM ngày càng đạt được sự quen thuộc vững chắc với Truyền Thống và Giáo huấn của Hội Thánh, để cho mình được gặp Chúa Kitô, và trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, dẫn đưa con người trên những nẻo đường của Chúa (Xc Ga 1,40-42). Để được vậy, cần dạy cho các chủng sinh càng ngày càng ở trước mặt Chúa, đón nhận Lời Chúa, nuôi dưỡng mình bằng Thánh Thể, làm chứng về giá trị cứu độ của bí tích hòa giải và tìm kiếm những ”điều thuộc về Chúa Cha” (Xc Lc 2,49).
ĐTC viết thêm rằng: ”Trong đời sống huynh đệ các chủng sinh tìm được một sự nâng đỡ hữu hiệu đứng trước cám dỗ co cụm vào mình hoặc sống tiềm thể, và họ cũng tìm được thuốc giải độc chống lại sự cô đơn nhiều khi nặng nề. Tôi mời gọi anh em quan tâm đến các linh mục của mình, dành thời giờ cho họ, nhất là những LM đã rời xa hoặc quên ý nghĩa tình phụ tử của Giám Mục, hoặc nghĩ rằng mình chẳng cần Giám Mục. Một cuộc đối thoại khiêm tốn, chân thành và huynh đệ nhiều khi giúp một cuộc khởi hành mới”.
Trong số gần 8 triệu dân cư ở Thụy Sĩ, hiện có khoảng 43% là tín hữu Công Giáo, 33% theo Tin Lành và 1,8% theo Chính Thống giáo (SD 1-12-2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký mục vụ Mùa Vọng 2015 tại Điện Biên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
14:51 01/12/2014
HƯNG HÓA - Nhật ký Mục vụ Điện Biên -
Ngày thứ hai (Chúa nhật 30/11/2014)
Từ 5g30 sáng, giáo dân đã kéo về nhà anh chị Huân-Thoan để bắt đầu ngày Chầu Lượt. Ở ngoài Bắc, mà nhất là tại giáo phận Vinh, giáo dân còn giữ được thói quen tốt lành là tham dự ngày Chầu Lượt rất đông đảo, sốt sắng. Có những giáo phận mà ngày Chầu Lượt được kéo dài tới 3 ngày, giáo dân nô nức đi xưng tội, nhà nhà dọn dẹp đón các giáo xứ bạn tấp nập đến, người ta lấy làm hân hạnh đãi khách ăn uống trong những ngày chầu, ai đi làm ăn xa cũng cố gắng trở về sum họp với giáo xứ trong ngày này.
Trong khi các giáo họ thay phiên chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận, thì chúng tôi tiếp tục ngồi tòa giải tội. Chúng tôi ngồi cho đến khi không còn người xưng tội mới thôi, vì mong muốn giáo dân bước vào Mùa Vọng với tâm hồn “tỉnh thức và sẵn sàng”.
10g00 là phiên chầu kết thúc. Đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long chủ sự giờ chầu này cùng với toàn thể giáo dân. Thật cảm động khi thấy giáo dân sốt sắng ca hát, đọc kinh râm ran. Ở một nơi không có cha, không có nữ tu mà giáo dân được như vậy thì thật là hiếm có.
Thánh lễ khai mạc Mùa Vọng được cử hành do đức cha phụ tá và hai cha đồng tế: Phêrô Phạm Thanh Bình và Giuse Nguyễn Văn Thành. Bài thánh ca truyền thống “Trời cao hãy đổ sương xuống” được cất lên trong cái se lạnh của miền thượng du làm ấm lòng người, hơn thế còn rung động con tim giáo dân hướng về kỷ niệm Giáng Sinh sẽ lại đến với nhân loại như mỗi năm qua.
Trong Thánh lễ, đức cha phụ tá đã cử hành bí tích Thêm sức cho 31 em thiếu nhi, trong số này có 9 em người H’Mông. Sẽ là một điều ngạc nhiên và cảm phục khi biết rằng các em đã phải học giáo lý với rất nhiều cố gắng, vì Nậm Pồ, Huổi Thủng, Na Cô Sa, Nậm Chẩn, Nà Bủng, Nậm Vì thuộc huyện Mường Nhé, nơi các em ở lâu nay tuyệt không có bóng dáng linh mục hay nữ tu lui tới. Các em chỉ được học giáo lý cách sơ sài, không được tham dự Thánh lễ như các nơi khác, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động linh nghiệm ở nơi và vào lúc mà Giáo Hội không thể làm gì để giúp cho con cái mình !
Giáo dân Điện Biên rất hào phóng, đã bảo nhau góp tay dọn một bữa cơm nóng hổi để thiết đãi mọi người, để rồi sau đó, ai nấy vui vẻ ra về, lòng hân hoan vì tình huynh đệ Kitô được thắt chặt hơn qua ngày Chầu Lượt này.
15 giờ chiều, chúng tôi lại lên đường đi Mường Ảng, cách Điện Biên 40 cây số. Ở đây, 150 giáo dân từ các tỉnh miền xuôi như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội. .. đã đến lập nghiệp vào thập niên 1970. Thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây cà phê, nên bà con đã khai khẩn cả một vùng núi rừng thành những đồn điền cà phê phong nhiêu. Năm nay cà phê không được mùa, nhưng giá lại cao, nên xem ra bà con cũng phấn khởi. Đời sống vật chất của bà con ở đây khá hơn nhiều nơi khác. Tuy vậy, tôi nhận thấy bà con giáo dân ở đây khao khát đức tin lắm, thật đáng khen ! Có những người ở xa từ 40 đến 90 cây số như Tuần Giáo, Tủa Chùa, mỗi khi biết có lễ tại Mường Ảng, cũng tìm cách đến tham dự Thánh lễ. Như hôm nay, bà con muốn xưng tội để có thể rước lễ, chúng tôi đã ngồi tòa cho đến hết, do đó mà Thánh lễ tại Mường Ảng bắt đầu khi trời đã nhá nhem tối, và khi kết thúc thì trời đã tối đen. Mọi người bịn rịn không muốn ra về, vì phải mấy tháng nữa mới lại có Thánh lễ. Ôi, giá mà các anh chị em tín hữu ở những nơi có linh mục và Thánh lễ thường xuyên có được tâm tình thiết tha với Thánh lễ như các anh chị em H’Mông ở Mường Nhé, Nậm Pồ và ở Mường Ảng thì các linh mục chúng tôi hạnh phúc biết bao !
Gia đình anh chị Tâm đã tỏ lòng quý mến các linh mục chúng tôi bằng việc dọn cho một bữa ăn nóng sốt, vừa ăn vừa thổi, lại còn nhường gần hết cả căn nhà với chăn mền ấm cúng để chúng tôi được một giấc ngủ yên hàn, lấy lại sức lực cho ngày mai phải đi xa hơn.
Mặc dù thế, chúng tôi khó lòng ngủ ngon, vì trong tâm hồn trĩu nặng hai nỗi buồn. Thứ nhất là chuyện phá thai. Ở Mường Ảng có những dịch vụ phá thai tư, người ta mách miệng tìm đến. Một số chị em phụ nữ Công giáo tìm mọi cách nhận các thai nhi về mai táng, để các em ít là được một nấm mồ an nghỉ. Con số không phải là ít. Trong 6 tháng, các chị đã gom được 600 thai nhi bất hạnh. Tôi chợt nhớ mới đây, tại Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh miền Bắc, Đức Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli đã lên tiếng cảnh báo với các bạn trẻ rằng Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, - trời ơi, kỷ lục này thật không đáng hãnh diện ! - Ngài không ngần ngại nói rằng đó là tội ác, rằng chớ gì người ta đừng giết các thai nhi vô tội nữa, rằng ước gì các bạn trẻ sống thanh cao và thanh sạch tuổi xuân xanh của mình, đừng phóng túng để rồi hủy hoại một mạng sống vô tội. Mường Ảng chỉ là một góc nhỏ trong toàn nước Việt Nam.
Tại những thành phố lớn, thành phố công nghiệp, du lịch và văn hóa, nơi có đông di dân, người đi làm kinh tế, sinh viên đi học..., tệ nạn này ở mức độ nào ? Nỗi buồn thứ hai cũng tại Mường Ảng này là nạn ma túy đang hoành hành. Rất nhiều người, trẻ có già có, mắc vào bệnh dịch thế kỷ này, khiến nạn trộm cướp, trấn lột cũng gia tăng. Trên một đoạn đường ngắn đi bộ, chúng tôi thấy những ống tiêm, kim chích vất ngổn ngang ! Nhiều gia đình cha mẹ con cái đều nghiền ma túy thuốc phiện. Bù lại, chúng tôi có một niềm an ủi là trong số bà con có đạo ở đây không ai lâm vào tình trạng này. Phải chăng giáo huấn Kitô giáo, nề nếp gia đình Công giáo đã giúp cho anh chị em tín hữu giữ được mình và gia đình mình. Nếu thế thì phải tạo điều kiện để đạo Công giáo được phát triển, lan tỏa trong xã hội Việt Nam hôm nay, nếu không thì các thế hệ, nhất là giới trẻ, sẽ bị băng hoại.
Thăm viếng Sapa
Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa muốn khởi động mùa Vọng 2015 bằng việc thực hiện chuyến đi mục vụ ở những miền xa xôi, nhiều khó khăn nhất của giáo phận, trong ý thức đáp lại lời mời gọi của Đức thánh cha Phanxicô là ra đi đến vùng ngoại biên, nơi anh chị em chúng ta đang khao khát Đức Kitô và niềm vui của Tin Mừng. Quả thật tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, cho đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa công nhận sự có mặt của đạo Công giáo tại đây, chưa cho thiết lập giáo xứ, xây dựng nhà thờ, bổ nhiệm linh mục đến làm việc mục vụ, tuy trong thực tế, vẫn để cha Phạm thanh Bình từ Sapa tỉnh Lào Cai đến Điện Biên làm mục vụ vài tháng một lần. Chuyến mục vụ đầu tiên được thực hiện từ ngày 29.11.2014 đến 04.12.2014 tại tỉnh Điện Biên.
Hình ảnh
Ngày thứ nhất (thứ 7, ngày 29.11.2014)
Chiều hôm nay, đức cha phụ tá cùng cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa kiêm cộng đoàn Điện Biên và cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, bắt đầu chuyến đi mục vụ Điện Biên. Vì buổi sáng có lễ khấn dòng của 23 nữ tu Mến Thánh Giá, nên đoàn phải đáp máy bay Hà Nội – Điện Biên để kịp dâng thánh lễ khai mạc Năm Phụng Vụ cho bà con giáo dân. Nếu đi bằng đường bộ phải mất một ngày, còn đi máy bay thì chỉ mất một tiếng đồng hồ mà được lợi mọi mặt: thời gian, sức khỏe và chi phí!
Điện Biên nằm ở phía Tây-Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội hơn 500km, là thành phố lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến năm 1954 tại đây đã đặt dấu chấm hết cho nền đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Thành phố Điện Biên hôm nay đã thay da đổi thịt để trở nên một thành phố du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan những di tích lịch sử.
Về mặt tôn giáo, như đã nói ở trên, đến nay chính quyền Điện Biên vẫn chưa chính thức công nhận đạo Công giáo được sinh hoạt như Tin Lành và Phật giáo. Theo cha Bình, số giáo dân ở tỉnh Điện Biên gồm 2.200 người tại các nhóm như sau: Điện Biên 500 người, Mường Ảng 150 người, Tủa Chùa 150 người, Huổi Thủng 460 người, Na Cô Sa 430 người, Nậm Chẩn 260 người, Nà Bủng 100 người, Nậm Vì 70 người, Mường Nhé 80 người.
Khi máy bay sắp sửa hạ cánh, từ trên cao chúng tôi thấy Điện Biên thật đẹp với núi rừng trùng điệp, cánh đồng Mường Thanh trở nên độc đáo lạ lùng giữa miền cao nguyên núi rừng. Cánh đồng này cung cấp một loại lúa nếp dẻo thơm độc đáo.
Chúng tôi được đón về nghỉ tại nhà anh chị Đaminh Vũ Văn Thiết và Maria Nguyễn Thị Vóc tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Anh chị đã tỏ lòng hiếu khách với chúng tôi trong việc nhường căn lầu trên cho chúng tôi, dọn những bữa cơm ngon lành để lấy sức mà làm việc mục vụ, đi đây đi đó, khiến tôi nhớ đến gia đình Bêthania xưa đã đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà mình.
Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà anh chị Huân- Thoan ở xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên. Từ 7 năm nay, cộng đoàn đã mượn gia đình anh để làm nơi cầu nguyện và dâng lễ. Có thể nói gia đình anh như là nhà nguyện của của cộng đoàn. Khoảng 200 giáo dân từ các nơi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Sapa, hay từ trong thành phố Điện Biên đã có mặt. Ngày mai cũng là phiên chầu lượt của cộng đoàn Điện Biên. Các giáo xứ, giáo họ muốn thể hiện tâm tình hiệp thông, liên kết với cộng đoàn Điện Biên, nên không quản ngại đường xá xa xôi, như đoàn Sapa cách xa 300 cây số, đoàn dân tộc H’Mông Nậm Pồ cách tới 200 cây số. Thật là một sự nâng đỡ trong đức tin cho cộng đoàn Điện Biên. Chúng tôi được biết rằng để đến Điện Biên, anh em H’Mông ở Mường Nhé phải tốn khoảng 500 ngàn đồng, điều không dễ dàng đối với anh em dân tộc.
Chúng tôi dành thời giờ ngồi tòa cho giáo dân, giúp họ đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chúng tôi tiếp cận giáo dân, nhờ đó hiểu họ hơn và có kế hoạch thích hợp cho việc mục vụ. Trong khi chúng tôi ngồi tòa thì cộng đoàn chầu Thánh Thể. Bầu khí sốt sắng giúp cho cộng đoàn đi vào nề nếp của một họ đạo.
Thánh lễ Chúa nhật I Mùa Vọng được cử hành vào lúc 8 giờ tối. Trong bài giảng, đức cha phụ tá đã nêu bật ý nghĩa của Mùa Vọng là mùa chuẩn bị tâm hồn người tín hữu đón mừng kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, và chờ mong Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, bằng thái độ tỉnh thức, sẵn sàng như đang cầm nến cháy sáng. Ngài cũng ví bà con giáo dân ở Điện Biên hôm nay như đang ở trong một mùa Vọng khác, là chờ mong ngày được công khai nhìn nhận quyền tự do tôn giáo như tại các nơi khác trong giáo phận hay đất nước Việt Nam. Trong khi chờ đợi ngày ấy, giáo dân phải tỉnh thức và sẵn sàng, như đang cầm đèn cháy sáng chờ đợi Chúa Kitô đến, bằng cách sống đức tin. Ngài nói: “Nếu vậy, anh chị em cần phải làm hai việc này. Thứ nhất, củng cố bản thân, gia đình và cộng đoàn thật vững chắc trong đức tin; Thứ hai, loan báo cho mọi người biết về tình thương của Thiên Chúa, tức là truyền giáo”.
Đây là lần thứ hai đức cha Anphong đến thăm cộng đoàn Công giáo tại Điện Biên. Ngài cảm thương cộng đoàn nhỏ bé thân thương này. Ngày thứ nhất đã qua đi với biết bao ơn lành. Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho chuyến đi mục vụ này. Chúa nhật ngày mai sẽ là một ngày vất vả với bao công việc bộn bề.
Ngày thứ hai (Chúa nhật 30/11/2014)
Từ 5g30 sáng, giáo dân đã kéo về nhà anh chị Huân-Thoan để bắt đầu ngày Chầu Lượt. Ở ngoài Bắc, mà nhất là tại giáo phận Vinh, giáo dân còn giữ được thói quen tốt lành là tham dự ngày Chầu Lượt rất đông đảo, sốt sắng. Có những giáo phận mà ngày Chầu Lượt được kéo dài tới 3 ngày, giáo dân nô nức đi xưng tội, nhà nhà dọn dẹp đón các giáo xứ bạn tấp nập đến, người ta lấy làm hân hạnh đãi khách ăn uống trong những ngày chầu, ai đi làm ăn xa cũng cố gắng trở về sum họp với giáo xứ trong ngày này.
Trong khi các giáo họ thay phiên chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận, thì chúng tôi tiếp tục ngồi tòa giải tội. Chúng tôi ngồi cho đến khi không còn người xưng tội mới thôi, vì mong muốn giáo dân bước vào Mùa Vọng với tâm hồn “tỉnh thức và sẵn sàng”.
10g00 là phiên chầu kết thúc. Đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long chủ sự giờ chầu này cùng với toàn thể giáo dân. Thật cảm động khi thấy giáo dân sốt sắng ca hát, đọc kinh râm ran. Ở một nơi không có cha, không có nữ tu mà giáo dân được như vậy thì thật là hiếm có.
Thánh lễ khai mạc Mùa Vọng được cử hành do đức cha phụ tá và hai cha đồng tế: Phêrô Phạm Thanh Bình và Giuse Nguyễn Văn Thành. Bài thánh ca truyền thống “Trời cao hãy đổ sương xuống” được cất lên trong cái se lạnh của miền thượng du làm ấm lòng người, hơn thế còn rung động con tim giáo dân hướng về kỷ niệm Giáng Sinh sẽ lại đến với nhân loại như mỗi năm qua.
Trong Thánh lễ, đức cha phụ tá đã cử hành bí tích Thêm sức cho 31 em thiếu nhi, trong số này có 9 em người H’Mông. Sẽ là một điều ngạc nhiên và cảm phục khi biết rằng các em đã phải học giáo lý với rất nhiều cố gắng, vì Nậm Pồ, Huổi Thủng, Na Cô Sa, Nậm Chẩn, Nà Bủng, Nậm Vì thuộc huyện Mường Nhé, nơi các em ở lâu nay tuyệt không có bóng dáng linh mục hay nữ tu lui tới. Các em chỉ được học giáo lý cách sơ sài, không được tham dự Thánh lễ như các nơi khác, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động linh nghiệm ở nơi và vào lúc mà Giáo Hội không thể làm gì để giúp cho con cái mình !
Giáo dân Điện Biên rất hào phóng, đã bảo nhau góp tay dọn một bữa cơm nóng hổi để thiết đãi mọi người, để rồi sau đó, ai nấy vui vẻ ra về, lòng hân hoan vì tình huynh đệ Kitô được thắt chặt hơn qua ngày Chầu Lượt này.
15 giờ chiều, chúng tôi lại lên đường đi Mường Ảng, cách Điện Biên 40 cây số. Ở đây, 150 giáo dân từ các tỉnh miền xuôi như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội. .. đã đến lập nghiệp vào thập niên 1970. Thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây cà phê, nên bà con đã khai khẩn cả một vùng núi rừng thành những đồn điền cà phê phong nhiêu. Năm nay cà phê không được mùa, nhưng giá lại cao, nên xem ra bà con cũng phấn khởi. Đời sống vật chất của bà con ở đây khá hơn nhiều nơi khác. Tuy vậy, tôi nhận thấy bà con giáo dân ở đây khao khát đức tin lắm, thật đáng khen ! Có những người ở xa từ 40 đến 90 cây số như Tuần Giáo, Tủa Chùa, mỗi khi biết có lễ tại Mường Ảng, cũng tìm cách đến tham dự Thánh lễ. Như hôm nay, bà con muốn xưng tội để có thể rước lễ, chúng tôi đã ngồi tòa cho đến hết, do đó mà Thánh lễ tại Mường Ảng bắt đầu khi trời đã nhá nhem tối, và khi kết thúc thì trời đã tối đen. Mọi người bịn rịn không muốn ra về, vì phải mấy tháng nữa mới lại có Thánh lễ. Ôi, giá mà các anh chị em tín hữu ở những nơi có linh mục và Thánh lễ thường xuyên có được tâm tình thiết tha với Thánh lễ như các anh chị em H’Mông ở Mường Nhé, Nậm Pồ và ở Mường Ảng thì các linh mục chúng tôi hạnh phúc biết bao !
Gia đình anh chị Tâm đã tỏ lòng quý mến các linh mục chúng tôi bằng việc dọn cho một bữa ăn nóng sốt, vừa ăn vừa thổi, lại còn nhường gần hết cả căn nhà với chăn mền ấm cúng để chúng tôi được một giấc ngủ yên hàn, lấy lại sức lực cho ngày mai phải đi xa hơn.
Mặc dù thế, chúng tôi khó lòng ngủ ngon, vì trong tâm hồn trĩu nặng hai nỗi buồn. Thứ nhất là chuyện phá thai. Ở Mường Ảng có những dịch vụ phá thai tư, người ta mách miệng tìm đến. Một số chị em phụ nữ Công giáo tìm mọi cách nhận các thai nhi về mai táng, để các em ít là được một nấm mồ an nghỉ. Con số không phải là ít. Trong 6 tháng, các chị đã gom được 600 thai nhi bất hạnh. Tôi chợt nhớ mới đây, tại Đại hội Giới Trẻ giáo tỉnh miền Bắc, Đức Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli đã lên tiếng cảnh báo với các bạn trẻ rằng Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, - trời ơi, kỷ lục này thật không đáng hãnh diện ! - Ngài không ngần ngại nói rằng đó là tội ác, rằng chớ gì người ta đừng giết các thai nhi vô tội nữa, rằng ước gì các bạn trẻ sống thanh cao và thanh sạch tuổi xuân xanh của mình, đừng phóng túng để rồi hủy hoại một mạng sống vô tội. Mường Ảng chỉ là một góc nhỏ trong toàn nước Việt Nam.
Tại những thành phố lớn, thành phố công nghiệp, du lịch và văn hóa, nơi có đông di dân, người đi làm kinh tế, sinh viên đi học..., tệ nạn này ở mức độ nào ? Nỗi buồn thứ hai cũng tại Mường Ảng này là nạn ma túy đang hoành hành. Rất nhiều người, trẻ có già có, mắc vào bệnh dịch thế kỷ này, khiến nạn trộm cướp, trấn lột cũng gia tăng. Trên một đoạn đường ngắn đi bộ, chúng tôi thấy những ống tiêm, kim chích vất ngổn ngang ! Nhiều gia đình cha mẹ con cái đều nghiền ma túy thuốc phiện. Bù lại, chúng tôi có một niềm an ủi là trong số bà con có đạo ở đây không ai lâm vào tình trạng này. Phải chăng giáo huấn Kitô giáo, nề nếp gia đình Công giáo đã giúp cho anh chị em tín hữu giữ được mình và gia đình mình. Nếu thế thì phải tạo điều kiện để đạo Công giáo được phát triển, lan tỏa trong xã hội Việt Nam hôm nay, nếu không thì các thế hệ, nhất là giới trẻ, sẽ bị băng hoại.
Thăm viếng Sapa
Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa muốn khởi động mùa Vọng 2015 bằng việc thực hiện chuyến đi mục vụ ở những miền xa xôi, nhiều khó khăn nhất của giáo phận, trong ý thức đáp lại lời mời gọi của Đức thánh cha Phanxicô là ra đi đến vùng ngoại biên, nơi anh chị em chúng ta đang khao khát Đức Kitô và niềm vui của Tin Mừng. Quả thật tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, cho đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa công nhận sự có mặt của đạo Công giáo tại đây, chưa cho thiết lập giáo xứ, xây dựng nhà thờ, bổ nhiệm linh mục đến làm việc mục vụ, tuy trong thực tế, vẫn để cha Phạm thanh Bình từ Sapa tỉnh Lào Cai đến Điện Biên làm mục vụ vài tháng một lần. Chuyến mục vụ đầu tiên được thực hiện từ ngày 29.11.2014 đến 04.12.2014 tại tỉnh Điện Biên.
Hình ảnh
Ngày thứ nhất (thứ 7, ngày 29.11.2014)
Chiều hôm nay, đức cha phụ tá cùng cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa kiêm cộng đoàn Điện Biên và cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai, bắt đầu chuyến đi mục vụ Điện Biên. Vì buổi sáng có lễ khấn dòng của 23 nữ tu Mến Thánh Giá, nên đoàn phải đáp máy bay Hà Nội – Điện Biên để kịp dâng thánh lễ khai mạc Năm Phụng Vụ cho bà con giáo dân. Nếu đi bằng đường bộ phải mất một ngày, còn đi máy bay thì chỉ mất một tiếng đồng hồ mà được lợi mọi mặt: thời gian, sức khỏe và chi phí!
Điện Biên nằm ở phía Tây-Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội hơn 500km, là thành phố lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến năm 1954 tại đây đã đặt dấu chấm hết cho nền đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Thành phố Điện Biên hôm nay đã thay da đổi thịt để trở nên một thành phố du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan những di tích lịch sử.
Về mặt tôn giáo, như đã nói ở trên, đến nay chính quyền Điện Biên vẫn chưa chính thức công nhận đạo Công giáo được sinh hoạt như Tin Lành và Phật giáo. Theo cha Bình, số giáo dân ở tỉnh Điện Biên gồm 2.200 người tại các nhóm như sau: Điện Biên 500 người, Mường Ảng 150 người, Tủa Chùa 150 người, Huổi Thủng 460 người, Na Cô Sa 430 người, Nậm Chẩn 260 người, Nà Bủng 100 người, Nậm Vì 70 người, Mường Nhé 80 người.
Khi máy bay sắp sửa hạ cánh, từ trên cao chúng tôi thấy Điện Biên thật đẹp với núi rừng trùng điệp, cánh đồng Mường Thanh trở nên độc đáo lạ lùng giữa miền cao nguyên núi rừng. Cánh đồng này cung cấp một loại lúa nếp dẻo thơm độc đáo.
Chúng tôi được đón về nghỉ tại nhà anh chị Đaminh Vũ Văn Thiết và Maria Nguyễn Thị Vóc tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Anh chị đã tỏ lòng hiếu khách với chúng tôi trong việc nhường căn lầu trên cho chúng tôi, dọn những bữa cơm ngon lành để lấy sức mà làm việc mục vụ, đi đây đi đó, khiến tôi nhớ đến gia đình Bêthania xưa đã đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà mình.
Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà anh chị Huân- Thoan ở xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên. Từ 7 năm nay, cộng đoàn đã mượn gia đình anh để làm nơi cầu nguyện và dâng lễ. Có thể nói gia đình anh như là nhà nguyện của của cộng đoàn. Khoảng 200 giáo dân từ các nơi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Sapa, hay từ trong thành phố Điện Biên đã có mặt. Ngày mai cũng là phiên chầu lượt của cộng đoàn Điện Biên. Các giáo xứ, giáo họ muốn thể hiện tâm tình hiệp thông, liên kết với cộng đoàn Điện Biên, nên không quản ngại đường xá xa xôi, như đoàn Sapa cách xa 300 cây số, đoàn dân tộc H’Mông Nậm Pồ cách tới 200 cây số. Thật là một sự nâng đỡ trong đức tin cho cộng đoàn Điện Biên. Chúng tôi được biết rằng để đến Điện Biên, anh em H’Mông ở Mường Nhé phải tốn khoảng 500 ngàn đồng, điều không dễ dàng đối với anh em dân tộc.
Chúng tôi dành thời giờ ngồi tòa cho giáo dân, giúp họ đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chúng tôi tiếp cận giáo dân, nhờ đó hiểu họ hơn và có kế hoạch thích hợp cho việc mục vụ. Trong khi chúng tôi ngồi tòa thì cộng đoàn chầu Thánh Thể. Bầu khí sốt sắng giúp cho cộng đoàn đi vào nề nếp của một họ đạo.
Thánh lễ Chúa nhật I Mùa Vọng được cử hành vào lúc 8 giờ tối. Trong bài giảng, đức cha phụ tá đã nêu bật ý nghĩa của Mùa Vọng là mùa chuẩn bị tâm hồn người tín hữu đón mừng kỷ niệm Chúa Giáng Sinh, và chờ mong Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, bằng thái độ tỉnh thức, sẵn sàng như đang cầm nến cháy sáng. Ngài cũng ví bà con giáo dân ở Điện Biên hôm nay như đang ở trong một mùa Vọng khác, là chờ mong ngày được công khai nhìn nhận quyền tự do tôn giáo như tại các nơi khác trong giáo phận hay đất nước Việt Nam. Trong khi chờ đợi ngày ấy, giáo dân phải tỉnh thức và sẵn sàng, như đang cầm đèn cháy sáng chờ đợi Chúa Kitô đến, bằng cách sống đức tin. Ngài nói: “Nếu vậy, anh chị em cần phải làm hai việc này. Thứ nhất, củng cố bản thân, gia đình và cộng đoàn thật vững chắc trong đức tin; Thứ hai, loan báo cho mọi người biết về tình thương của Thiên Chúa, tức là truyền giáo”.
Đây là lần thứ hai đức cha Anphong đến thăm cộng đoàn Công giáo tại Điện Biên. Ngài cảm thương cộng đoàn nhỏ bé thân thương này. Ngày thứ nhất đã qua đi với biết bao ơn lành. Xin tạ ơn Chúa và cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho chuyến đi mục vụ này. Chúa nhật ngày mai sẽ là một ngày vất vả với bao công việc bộn bề.
Dòng Mân Côi Bùi Chu khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến
BTT Dòng Mân Côi
09:26 01/12/2014
Dòng Mân Côi Bùi Chu: khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến
Hiệp cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng Năm « Đời Sống Thánh Hiến », chị em Mân Côi Bùi Chu đã tổ chức các giờ chầu canh thức tại Nhà Mẹ Trung Linh vào tối thứ 2 ngày 01/12 vừa qua, từ 18h00-22h00.
Mở đầu cho nghi thức khai mạc Năm Thánh Hiến tại Dòng, tất cả các chị em cùng hướng về cuối nhà nguyện dõi theo đoàn rước Logo biểu tượng năm ĐSTH. Đi trong đoàn rước Logo có một số chị em khấn đại diện, tay cầm nến, hương, hoa và chị Tổng phụ trách. Khi đoàn rước lên tới gian cung thánh, chị Tổng phụ trách M.Ignatio Nguyễn Thị Nga giải thích ý nghĩa biểu tượng Logo cho các chị em hiểu. Chị còn nói đến 3 mục tiêu của năm ĐSTH mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi:
Xem Hình
1° Nhìn lại quá khứ với tâm tình tạ ơn Chúa về đời sống thánh hiến và thống hối về những yếu đuối.
2° Sống đời thánh hiến với đầy nhiệt huyết, tiếp tục Phúc Âm hóa ơn gọi thánh hiến để làm chứng về vẻ đẹp của việc bước theo Chúa Kitô qua sứ mạng được ủy thác để trở thành « những chuyên gia về sự hiệp thông và hiệp nhất, những chứng nhân của Tin Mừng ».
3° Đón nhận tương lai với niềm hy vọng mặc dù có đủ loại khó khăn.
Chị nhấn mạnh đến lời khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho người sống đời thánh hiến là hãy “sẵn sàng vất bỏ tất cả để bắt chước theo Đức Kitô” bằng cách «Hãy lay động thế giới ! Hãy chiếu sáng thế giới bằng chứng tá ngôn sứ của mình». « Hãy chỉ cho mọi người thấy tình huynh đệ đại đồng không phải là sự ảo tưởng, nhưng chính là ước nguyện của Đức Giêsu đối với toàn thể nhân loại ».
Đồng thời, mượn lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong tông huấn về Đời Sống Thánh Hiến, chị nói đến sứ vụ truyền giáo của đời thánh hiến: « Những người tận hiến sẽ trở thành những nhà truyền giáo trước tiên bằng việc thường xuyên ý thức sâu xa rằng họ đã được Thiên Chúa kêu gọi và chọn lựa, nên phải quy hướng và dâng hiến cho Người toàn thể cuộc đời của họ và tất cả những gì họ có, bằng cách tự giải thoát khỏi những trở ngại làm trì trệ việc đáp trả trọn vẹn trong tình yêu. Như thế họ sẽ trở thành một dấu chỉ trung thực về Đức Ki-tô trong thế giới. Lối sống của họ phải phản ánh lý tưởng họ tuyên xưng, khi xuất hiện như là những dấu chỉ sống động của Thiên Chúa và là những nhà rao giảng Tin Mừng đầy sức thuyết phục, cho dù họ thường im hơi lặng tiếng” (Vita Consacrata, 25).
Tiếp theo, để đánh dấu khai mạc Năm ĐSTH chính thức tại Hội Dòng, chị thắp lên cây nến sáng và chị em toàn dòng vui mừng vỗ tay. Sau đó, chị em cùng nhau chầu Thánh Thể đến 22h00.
Lậy Mẹ Maria Mân Côi, Mẹ là người môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô, khuôn mẫu và bảo trợ cho đời sống thánh hiến, xin Mẹ dậy cho chúng con « biết làm chứng cho Người bằng một cuộc sống được biến hình, bằng cách vui vẻ tiến lên, cùng với mọi anh chị em, tới quê hương Thiên Quốc và tới ánh sáng không bao giờ tàn lụi » (VC, 112).
BTT Dòng Mân Côi
Hiệp cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng Năm « Đời Sống Thánh Hiến », chị em Mân Côi Bùi Chu đã tổ chức các giờ chầu canh thức tại Nhà Mẹ Trung Linh vào tối thứ 2 ngày 01/12 vừa qua, từ 18h00-22h00.
Mở đầu cho nghi thức khai mạc Năm Thánh Hiến tại Dòng, tất cả các chị em cùng hướng về cuối nhà nguyện dõi theo đoàn rước Logo biểu tượng năm ĐSTH. Đi trong đoàn rước Logo có một số chị em khấn đại diện, tay cầm nến, hương, hoa và chị Tổng phụ trách. Khi đoàn rước lên tới gian cung thánh, chị Tổng phụ trách M.Ignatio Nguyễn Thị Nga giải thích ý nghĩa biểu tượng Logo cho các chị em hiểu. Chị còn nói đến 3 mục tiêu của năm ĐSTH mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi:
Xem Hình
1° Nhìn lại quá khứ với tâm tình tạ ơn Chúa về đời sống thánh hiến và thống hối về những yếu đuối.
2° Sống đời thánh hiến với đầy nhiệt huyết, tiếp tục Phúc Âm hóa ơn gọi thánh hiến để làm chứng về vẻ đẹp của việc bước theo Chúa Kitô qua sứ mạng được ủy thác để trở thành « những chuyên gia về sự hiệp thông và hiệp nhất, những chứng nhân của Tin Mừng ».
3° Đón nhận tương lai với niềm hy vọng mặc dù có đủ loại khó khăn.
Chị nhấn mạnh đến lời khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho người sống đời thánh hiến là hãy “sẵn sàng vất bỏ tất cả để bắt chước theo Đức Kitô” bằng cách «Hãy lay động thế giới ! Hãy chiếu sáng thế giới bằng chứng tá ngôn sứ của mình». « Hãy chỉ cho mọi người thấy tình huynh đệ đại đồng không phải là sự ảo tưởng, nhưng chính là ước nguyện của Đức Giêsu đối với toàn thể nhân loại ».
Đồng thời, mượn lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong tông huấn về Đời Sống Thánh Hiến, chị nói đến sứ vụ truyền giáo của đời thánh hiến: « Những người tận hiến sẽ trở thành những nhà truyền giáo trước tiên bằng việc thường xuyên ý thức sâu xa rằng họ đã được Thiên Chúa kêu gọi và chọn lựa, nên phải quy hướng và dâng hiến cho Người toàn thể cuộc đời của họ và tất cả những gì họ có, bằng cách tự giải thoát khỏi những trở ngại làm trì trệ việc đáp trả trọn vẹn trong tình yêu. Như thế họ sẽ trở thành một dấu chỉ trung thực về Đức Ki-tô trong thế giới. Lối sống của họ phải phản ánh lý tưởng họ tuyên xưng, khi xuất hiện như là những dấu chỉ sống động của Thiên Chúa và là những nhà rao giảng Tin Mừng đầy sức thuyết phục, cho dù họ thường im hơi lặng tiếng” (Vita Consacrata, 25).
Tiếp theo, để đánh dấu khai mạc Năm ĐSTH chính thức tại Hội Dòng, chị thắp lên cây nến sáng và chị em toàn dòng vui mừng vỗ tay. Sau đó, chị em cùng nhau chầu Thánh Thể đến 22h00.
Lậy Mẹ Maria Mân Côi, Mẹ là người môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô, khuôn mẫu và bảo trợ cho đời sống thánh hiến, xin Mẹ dậy cho chúng con « biết làm chứng cho Người bằng một cuộc sống được biến hình, bằng cách vui vẻ tiến lên, cùng với mọi anh chị em, tới quê hương Thiên Quốc và tới ánh sáng không bao giờ tàn lụi » (VC, 112).
BTT Dòng Mân Côi
Caritas Gp. Hải Phòng trong ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
09:50 01/12/2014
Trong những ngày vừa qua tôi được ở Hải Phòng và được tham dự chương trình Vòng tay nhân ái hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV-AIDS của Caritas giáo phận Hải Phòng.
Bắt đầu từ 12g30 ngày 28/12, miền Bắc đang trong đợt nắng nóng. Cái nắng chói chang của mùa đông và mồ hôi mồ kê nhã nhượi, nhưng trên gương mặt của 500 anh chị em có H tham gia hôm nay cùng với rất đông khách mời của Caritas Hải Phòng như: phái đoàn Caritas Việt Nam, Caritas các giáo phận đang hoạt động trong chương trình phòng chống HIV/ AIDS như Vinh, Phú Cường, Long Xuyên…
Xem Hình
Từ ngoài cổng giáo xứ An Hải người ta đã nhìn thấy các băng rôn, áp phích cùng với 11 gian hàng của các nhóm: Khát Vọng Sống, Trường Sơn Xanh, Cỏ Ba Lá, Nắng Mai, Sống Tích Cực, Hoa Trinh Nữ, Cát Trắng, Vòng Tay Bè Bạn, Hoa Hải Đường và Nồi Cháo Bác Ái, Vay Vốn…Các nhóm giới thiệu về những hoạt động, hình ảnh poster và sản phẩm của nhóm mình trên những tấm băng rôn in khổ lớn và những sản phẩm do nhóm làm ra. Cũng có thuyết trình, cũng có chấm điểm thật hào hứng.
Cha G.B Vũ Văn Kiện cho biết Caritas Hải Phòng hiện nay đang giúp khoảng 6 ngàn người có H tại Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng tuy nhiên vì sức chứa của nơi tổ chức có hạn và chưa có đủ nhân lực nên hôm nay chỉ mời đại diện nhóm mà con số đã lên đến 500 người.
Các nhóm tham gia phần thi khéo tay hay làm với phần thi cắm hoa. Bốn anh chị em được tổ phân công lên cắm hoa, ai cũng muốn bình hoa của mình diễn tả hết cái rực rỡ của nó. Tiếp đến là phần thi vượt lên chính mình qua việc thi rán bánh rán( bánh cam). Bột, nhân, bếp, dầu, chảo, đũa đều do ban tổ chức chuẩn bị cho các tổ như nhau. Phần thi này khá hào hứng vì sản phẩm sẽ được khan giả ủng hộ nhiệt tình. Không chỉ có thí sinh hồi hộp mà khán giả cũng hồi hộp không kém vì mình sẽ được thưởng thức các loại sản phẩm của các tổ.
Tuy nhiên phần thi làm cho tôi hào hứng và cảm động nhất là phần thi Rung chuông vàng về kiến thức HIV. Tôi quan sát thấy các anh chị em tham dự nhiệt tình dù trời nắng nóng, dù ngồi thi giống như các em cấp một xếp hàng ngồi giữa sân, mỗi người được phát cho một cái bảng con, một viên phấn và một miếng vải để lau bảng. Mỗi câu hỏi được đọc lên là lúc tôi nghe được tiếng phấn viết rột roạt trên bảng, gương mặt của ai cũng chăm chú. Tôi quan sát hai cô gái trước mặt mình. Họ ấn tượng vì cô gái ngồi sau với hàng răng đen và giống như mòn đi vì thiếu vôi, cô nói miệng móm mém khi nhắc bài cho bạn trong khi đó tay cô cầm điếu thuốc rít liên tục. Vậy mà cô trả lời hầu như đúng gần hết các câu hỏi về kiến thức HIV. Tôi ấn tượng một cô gái khác, người nhỏ thó nhưng có nhiều vết xăm trên tay, miệng luôn cười tươi, cô ngồi dự thi với một đứa con trên tay…tôi thấy cô vô tư và đáng yêu đến lạ. Tôi chú ý đến những người thanh niên khác, nhìn họ hầm hố, có lẽ đã ngang dọc một thời… nhưng hôm nay và lúc này tôi thấy họ đáng yêu quá. Vượt lên chính mình, họ đã qua được những mặc cảm tự ti để bước vào cuộc đời với lòng tự tin và quay sang giúp đỡ những anh chị em đang có H bằng những công việc truyền thông, bằng sự giúp đỡ chân tình, bằng những hoạt động riêng lẻ hay của nhóm.
Chương trình thành công hay không tôi cũng không biết, có lẽ thành công không chỉ đánh dấu bằng số người tham dự nhưng sự thành công của Caritas Hải Phòng là đã quy tụ được các nhóm làm việc cùng nhau và giúp nhau trở nên thân thiết gần gũi như anh em một nhà.
Sau đó là thánh lễ đặc biệt do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế, được biết Cha GB Vũ Văn Kiện, Giám Đốc Caritas Hải Phòng hôm nay cũng mừng lễ tạ ơn 9 năm linh mục của ngài. Và mỗi năm vào dịp này Cha đều tổ chức cho anh chị em có H, những phần quà mừng đều xin dành cho anh chị kém may mắn là những bao gạo và những tấm chăn dành cho mùa đông. Không hoa, chẳng quà…tất cả là tình thương mến dành cho người nghèo. Trong phần dâng của lễ, có lẽ mọi người đều ấn tượng với những của lễ độc nhất vô nhị của Caritas Hải Phòng, đó là những hoạt động của Caritas Hải Phòng đã và đang thi hành làm bằng mô hình xốp: người ngồi trên xe lăn, căn nhà tình nghĩa, quyển vở và cây bút là quỹ học bổng, tô cháo, hình một gia đình đầy đủ cha mẹ và con cái tượng trưng cho bảo vệ sự sống…
Sau thánh lễ là phần văn nghệ, tôi ấn tượng với vở múa Xóm lụa ven đô của hai cô bé song sinh Bầu-Bí. Trong khi xem trình diễn tôi được biết thêm thông tin về hai em: Mẹ của em nhiễm H, chị đã muốn quyên sinh khi đã nấu nồi cháo và cho thuốc vào, nhưng lại kịp dừng lại vì nghĩ đến hai đứa con gái. Trong hai em sinh đôi, một em có H. Trong những động tác múa của hai em, tôi thấy có một điều gì đó như bức xúc, muốn phá cách, muốn tung mình ra khỏi một cái gì đó vướng bận, những động tác dứt khoát và đẹp của hai em đã cuốn hút người xem. Tôi cũng thích nhạc kịch của ba mẹ con chị trình diễn. Lời ru con của chị nghe da diết, thu hết hồn khán giả….và những tiết mục khác được nhiều ca sĩ diễn viên trình bày dù chuyên nghiệp nhưng không lột tả hết những u uất, những khắc khoải, nhưng ưu tư, những thăng trầm và những khát khao vươn lên sống như mẹ con của chị.
Tạ ơn Chúa đã cho mọi người một ngày để cảm nhận được sức sống của các nhóm, các tổ chức xã hội, các hội đoàn đạo đức và quý ân nhân chung tay trong công việc bác ái và phòng chống HIV/AIDS. Sự kiện này là một lời mời gọi mọi người giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H. Tạ ơn Chúa đã cho anh chị em có H và gia đình của họ có được một sân chơi bổ ích, để đến hẹn lại lên, anh em lúc ra về lại hẹn nhau sang năm bằng giờ này gặp nhau và cùng chia cho nhau những cái bắt tay, những nụ cười và sự cảm thông giữa cuộc đời bao la này.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Bắt đầu từ 12g30 ngày 28/12, miền Bắc đang trong đợt nắng nóng. Cái nắng chói chang của mùa đông và mồ hôi mồ kê nhã nhượi, nhưng trên gương mặt của 500 anh chị em có H tham gia hôm nay cùng với rất đông khách mời của Caritas Hải Phòng như: phái đoàn Caritas Việt Nam, Caritas các giáo phận đang hoạt động trong chương trình phòng chống HIV/ AIDS như Vinh, Phú Cường, Long Xuyên…
Xem Hình
Từ ngoài cổng giáo xứ An Hải người ta đã nhìn thấy các băng rôn, áp phích cùng với 11 gian hàng của các nhóm: Khát Vọng Sống, Trường Sơn Xanh, Cỏ Ba Lá, Nắng Mai, Sống Tích Cực, Hoa Trinh Nữ, Cát Trắng, Vòng Tay Bè Bạn, Hoa Hải Đường và Nồi Cháo Bác Ái, Vay Vốn…Các nhóm giới thiệu về những hoạt động, hình ảnh poster và sản phẩm của nhóm mình trên những tấm băng rôn in khổ lớn và những sản phẩm do nhóm làm ra. Cũng có thuyết trình, cũng có chấm điểm thật hào hứng.
Cha G.B Vũ Văn Kiện cho biết Caritas Hải Phòng hiện nay đang giúp khoảng 6 ngàn người có H tại Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng tuy nhiên vì sức chứa của nơi tổ chức có hạn và chưa có đủ nhân lực nên hôm nay chỉ mời đại diện nhóm mà con số đã lên đến 500 người.
Các nhóm tham gia phần thi khéo tay hay làm với phần thi cắm hoa. Bốn anh chị em được tổ phân công lên cắm hoa, ai cũng muốn bình hoa của mình diễn tả hết cái rực rỡ của nó. Tiếp đến là phần thi vượt lên chính mình qua việc thi rán bánh rán( bánh cam). Bột, nhân, bếp, dầu, chảo, đũa đều do ban tổ chức chuẩn bị cho các tổ như nhau. Phần thi này khá hào hứng vì sản phẩm sẽ được khan giả ủng hộ nhiệt tình. Không chỉ có thí sinh hồi hộp mà khán giả cũng hồi hộp không kém vì mình sẽ được thưởng thức các loại sản phẩm của các tổ.
Tuy nhiên phần thi làm cho tôi hào hứng và cảm động nhất là phần thi Rung chuông vàng về kiến thức HIV. Tôi quan sát thấy các anh chị em tham dự nhiệt tình dù trời nắng nóng, dù ngồi thi giống như các em cấp một xếp hàng ngồi giữa sân, mỗi người được phát cho một cái bảng con, một viên phấn và một miếng vải để lau bảng. Mỗi câu hỏi được đọc lên là lúc tôi nghe được tiếng phấn viết rột roạt trên bảng, gương mặt của ai cũng chăm chú. Tôi quan sát hai cô gái trước mặt mình. Họ ấn tượng vì cô gái ngồi sau với hàng răng đen và giống như mòn đi vì thiếu vôi, cô nói miệng móm mém khi nhắc bài cho bạn trong khi đó tay cô cầm điếu thuốc rít liên tục. Vậy mà cô trả lời hầu như đúng gần hết các câu hỏi về kiến thức HIV. Tôi ấn tượng một cô gái khác, người nhỏ thó nhưng có nhiều vết xăm trên tay, miệng luôn cười tươi, cô ngồi dự thi với một đứa con trên tay…tôi thấy cô vô tư và đáng yêu đến lạ. Tôi chú ý đến những người thanh niên khác, nhìn họ hầm hố, có lẽ đã ngang dọc một thời… nhưng hôm nay và lúc này tôi thấy họ đáng yêu quá. Vượt lên chính mình, họ đã qua được những mặc cảm tự ti để bước vào cuộc đời với lòng tự tin và quay sang giúp đỡ những anh chị em đang có H bằng những công việc truyền thông, bằng sự giúp đỡ chân tình, bằng những hoạt động riêng lẻ hay của nhóm.
Chương trình thành công hay không tôi cũng không biết, có lẽ thành công không chỉ đánh dấu bằng số người tham dự nhưng sự thành công của Caritas Hải Phòng là đã quy tụ được các nhóm làm việc cùng nhau và giúp nhau trở nên thân thiết gần gũi như anh em một nhà.
Sau đó là thánh lễ đặc biệt do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế, được biết Cha GB Vũ Văn Kiện, Giám Đốc Caritas Hải Phòng hôm nay cũng mừng lễ tạ ơn 9 năm linh mục của ngài. Và mỗi năm vào dịp này Cha đều tổ chức cho anh chị em có H, những phần quà mừng đều xin dành cho anh chị kém may mắn là những bao gạo và những tấm chăn dành cho mùa đông. Không hoa, chẳng quà…tất cả là tình thương mến dành cho người nghèo. Trong phần dâng của lễ, có lẽ mọi người đều ấn tượng với những của lễ độc nhất vô nhị của Caritas Hải Phòng, đó là những hoạt động của Caritas Hải Phòng đã và đang thi hành làm bằng mô hình xốp: người ngồi trên xe lăn, căn nhà tình nghĩa, quyển vở và cây bút là quỹ học bổng, tô cháo, hình một gia đình đầy đủ cha mẹ và con cái tượng trưng cho bảo vệ sự sống…
Sau thánh lễ là phần văn nghệ, tôi ấn tượng với vở múa Xóm lụa ven đô của hai cô bé song sinh Bầu-Bí. Trong khi xem trình diễn tôi được biết thêm thông tin về hai em: Mẹ của em nhiễm H, chị đã muốn quyên sinh khi đã nấu nồi cháo và cho thuốc vào, nhưng lại kịp dừng lại vì nghĩ đến hai đứa con gái. Trong hai em sinh đôi, một em có H. Trong những động tác múa của hai em, tôi thấy có một điều gì đó như bức xúc, muốn phá cách, muốn tung mình ra khỏi một cái gì đó vướng bận, những động tác dứt khoát và đẹp của hai em đã cuốn hút người xem. Tôi cũng thích nhạc kịch của ba mẹ con chị trình diễn. Lời ru con của chị nghe da diết, thu hết hồn khán giả….và những tiết mục khác được nhiều ca sĩ diễn viên trình bày dù chuyên nghiệp nhưng không lột tả hết những u uất, những khắc khoải, nhưng ưu tư, những thăng trầm và những khát khao vươn lên sống như mẹ con của chị.
Tạ ơn Chúa đã cho mọi người một ngày để cảm nhận được sức sống của các nhóm, các tổ chức xã hội, các hội đoàn đạo đức và quý ân nhân chung tay trong công việc bác ái và phòng chống HIV/AIDS. Sự kiện này là một lời mời gọi mọi người giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H. Tạ ơn Chúa đã cho anh chị em có H và gia đình của họ có được một sân chơi bổ ích, để đến hẹn lại lên, anh em lúc ra về lại hẹn nhau sang năm bằng giờ này gặp nhau và cùng chia cho nhau những cái bắt tay, những nụ cười và sự cảm thông giữa cuộc đời bao la này.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
TGP Huế chuẩn bị Năm Tân Phúc Âm Hóa Giáo xứ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:45 01/12/2014
TGP HUẾ - Buổi họp chuẩn bị cho Năm Tân Phúc Âm hóa Đời sống Giáo xứ và Đời sống Thánh hiến do Đức Cha Phanxicô Xaviê, Tổng Giám Mục Huế, điều hành đã diễn ra vào lúc 08h30, sáng ngày 25 tháng Mười Một 2014, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận. Thành phần tham dự còn có Cha Tổng Đại Diện, Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ ; quý cha Quản hạt ; quý tu sĩ đại diện các dòng tu trong giáo phận và ba đại biểu giáo dân.
Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê phác thảo đường hướng cho năm này dựa trên chỉ dẫn được nêu trong thư chung của HĐGM Việt Nam nhằm xây dựng cộng đoàn giáo xứ theo bốn chiều kích : cầu nguyện, tham dự phụng vụ, học hỏi giáo huấn Giáo Hội và loan báo Tin Mừng.
Để cụ thể hóa, cuộc họp đã bầu ra Ban Năm Tân Phúc Hóa Giáo xứ do cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện, làm Trưởng Ban và cha G.B. Lê Quang Quý, Đặc Trách Ban Truyền Giáo của giáo phận, làm Phó Ban, đồng thời cũng lập ra Ban Soạn Thảo Tài liệu Học hỏi, do cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Trưởng Ban Giáo Dân làm Chủ Biên.
Thư chung của HĐGM Việt Nam cho năm này sẽ được sử dụng làm kim chỉ nam cho việc soạn thảo tài liệu. Dự kiến các đề tài học hỏi sẽ đề cập đến việc xây dựng cộng đoàn trưởng thành nhằm củng cố giáo phận cả về vật chất lẫn tinh thần ; vai trò của Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ trong hoàn cảnh ngày nay ; mô hình cộng đoàn hiệp thông huynh đệ ; và sứ mệnh của cộng đoàn trong việc loan báo Tin Mừng.
Các sinh hoạt xuyên suốt Năm Tân Phúc Âm Hóa Giáo xứ cũng được thông qua trên cấp độ giáo phận, giáo hạt và giáo xứ. Lễ khai mạc đồng loạt diễn ra tại các giáo hạt vào dịp Lễ Hiển Linh, 04/01/2015, kèm theo các hoạt động như thuyết trình và học hỏi. Toàn giáo phận sẽ tổ chức Ngày Hội Đồng Giáo xứ vào Thứ Năm, 12/02/2015. Mỗi giáo xứ cũng được khuyến khích học hỏi tài liệu về Năm Tân Phúc Âm Giáo xứ. Cũng có logo và bài hát chủ đề được sử dụng chung trong giáo phận.
Ngoài ra, trên trang mạng giáo phận cũng mở một chuyên mục đặc biệt cho Năm Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ nhằm thu hút mọi Kitô hữu có thể tham gia dễ dàng.
Theo thống kê năm 2013, Giáo Phận Huế có diện tích 9.809 km² trải dài trên hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với 68.862 giáo dân, 120 linh mục và 79 giáo xứ.
Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê phác thảo đường hướng cho năm này dựa trên chỉ dẫn được nêu trong thư chung của HĐGM Việt Nam nhằm xây dựng cộng đoàn giáo xứ theo bốn chiều kích : cầu nguyện, tham dự phụng vụ, học hỏi giáo huấn Giáo Hội và loan báo Tin Mừng.
Để cụ thể hóa, cuộc họp đã bầu ra Ban Năm Tân Phúc Hóa Giáo xứ do cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện, làm Trưởng Ban và cha G.B. Lê Quang Quý, Đặc Trách Ban Truyền Giáo của giáo phận, làm Phó Ban, đồng thời cũng lập ra Ban Soạn Thảo Tài liệu Học hỏi, do cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Trưởng Ban Giáo Dân làm Chủ Biên.
Thư chung của HĐGM Việt Nam cho năm này sẽ được sử dụng làm kim chỉ nam cho việc soạn thảo tài liệu. Dự kiến các đề tài học hỏi sẽ đề cập đến việc xây dựng cộng đoàn trưởng thành nhằm củng cố giáo phận cả về vật chất lẫn tinh thần ; vai trò của Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ trong hoàn cảnh ngày nay ; mô hình cộng đoàn hiệp thông huynh đệ ; và sứ mệnh của cộng đoàn trong việc loan báo Tin Mừng.
Các sinh hoạt xuyên suốt Năm Tân Phúc Âm Hóa Giáo xứ cũng được thông qua trên cấp độ giáo phận, giáo hạt và giáo xứ. Lễ khai mạc đồng loạt diễn ra tại các giáo hạt vào dịp Lễ Hiển Linh, 04/01/2015, kèm theo các hoạt động như thuyết trình và học hỏi. Toàn giáo phận sẽ tổ chức Ngày Hội Đồng Giáo xứ vào Thứ Năm, 12/02/2015. Mỗi giáo xứ cũng được khuyến khích học hỏi tài liệu về Năm Tân Phúc Âm Giáo xứ. Cũng có logo và bài hát chủ đề được sử dụng chung trong giáo phận.
Ngoài ra, trên trang mạng giáo phận cũng mở một chuyên mục đặc biệt cho Năm Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ nhằm thu hút mọi Kitô hữu có thể tham gia dễ dàng.
Theo thống kê năm 2013, Giáo Phận Huế có diện tích 9.809 km² trải dài trên hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với 68.862 giáo dân, 120 linh mục và 79 giáo xứ.
Thánh lễ Tiên Khấn của 23 Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
14:08 01/12/2014
Thánh lễ Tiên Khấn của 23 Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa
Vào lúc 8g30 thứ Bảy, 29/11/2014, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đã chủ tế Thánh lễ Tiên Khấn cho 23 nữ tu Mến Thánh Giá Hưng Hóa tại nhà thờ Chính Tòa Sơn Lộc, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đồng tế với Đức cha Gioan Maria, có Đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long, cha Tổng Đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn và 30 linh mục trong và ngoài giáo phận. Tham dự Thánh lễ còn có khá nhiều tu sỹ nam nữ và đông đảo thân nhân, ân nhân cũng như bạn bè xa gần của các tân khấn sinh.
Xem Hình
Đúng 8g00, đoàn đồng tế được rước từ nhà khách giáo xứ Chánh tòa. Đi đầu là Thánh giá nến cao. Đi tiếp theo là gia đình và các tân khấn sinh. Đi cuối cùng là quí cha và 2 Đức cha giáo phận. Đoàn rước hân hoan bước vào Nhà Chúa.
Ngỏ đầu Thánh lễ, Đức cha chủ tế nêu bật ý nghĩa của việc khấn dòng là cam kết riêng tư của một người nào đó với Chúa mà, trước mặt đấng bản quyền giáo phận, bề trên Hội Dòng chuẩn nhận. Lời khấn này có thời hiệu phụ thuộc vào đối tượng mà Hiến chương của Dòng đó qui định.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức cha Anphong so sánh giữa hai giao ước Hôn Nhân và Tận Hiến. Ngài nói: “Hôn Nhân là giao ước giữa một người nam và một người nữ. Khấn Dòng là giao ước giữa con người với Thiên Chúa. Không ai có thể nói giao ước nào hơn giao ước nào. Tuy nhiên, giao ước nào cũng phát xuất từ Thiên Chúa mà đương sự phải tìm ra cho được ý Chúa”.
Thật cảm động khi thấy các chị tiến lên, đặt tay mình trong tay chị Tổng Phụ trách Maria Nguyễn Thị Vĩnh, mạnh dạn tuyên khấn tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Khi đó, trên khuôn mặt các tân khấn sinh, mọi người thấy xuất hiện những giọt nước mắt rơi trên gò má. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc!
Thánh lễ Khấn Dòng trọng thể kết thúc lúc 10g00, mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc mừng các tân khấn sinh tại khuôn viên Hội dòng.
Được biết, với lễ tuyên khấn này, Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa có tổng số 290 nữ tu, trong đó 158 khấn trọn, 132 khấn tạm. Số lượng khá đông các nữ tu như vậy nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu mục vụ và truyền giáo trong giáo phận. Sự hiện diện của các nữ tu tại các giáo xứ và vùng truyền giáo là một chứng tá hùng hồn cho Nước Thiên Đàng mai sau.
Trong những năm vừa qua, Nhà Dòng luôn quan tâm đến việc đào tạo lớp trẻ vì tương lai tùy thuộc chủ yếu vào điều này. Hằng năm cứ vào dịp trung tuần tháng 8, Nhà Dòng bắt đầu tuyển sinh. Con số tăng lên theo năm tháng. Hiện nay, Nhà Dòng có 44 em Tập viện, trong đó Tập I có 21 em, Tập II có 23 em. Tiền Tập có 30 em. Đệ tử có 100 em.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
Vào lúc 8g30 thứ Bảy, 29/11/2014, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đã chủ tế Thánh lễ Tiên Khấn cho 23 nữ tu Mến Thánh Giá Hưng Hóa tại nhà thờ Chính Tòa Sơn Lộc, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đồng tế với Đức cha Gioan Maria, có Đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long, cha Tổng Đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn và 30 linh mục trong và ngoài giáo phận. Tham dự Thánh lễ còn có khá nhiều tu sỹ nam nữ và đông đảo thân nhân, ân nhân cũng như bạn bè xa gần của các tân khấn sinh.
Xem Hình
Đúng 8g00, đoàn đồng tế được rước từ nhà khách giáo xứ Chánh tòa. Đi đầu là Thánh giá nến cao. Đi tiếp theo là gia đình và các tân khấn sinh. Đi cuối cùng là quí cha và 2 Đức cha giáo phận. Đoàn rước hân hoan bước vào Nhà Chúa.
Ngỏ đầu Thánh lễ, Đức cha chủ tế nêu bật ý nghĩa của việc khấn dòng là cam kết riêng tư của một người nào đó với Chúa mà, trước mặt đấng bản quyền giáo phận, bề trên Hội Dòng chuẩn nhận. Lời khấn này có thời hiệu phụ thuộc vào đối tượng mà Hiến chương của Dòng đó qui định.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức cha Anphong so sánh giữa hai giao ước Hôn Nhân và Tận Hiến. Ngài nói: “Hôn Nhân là giao ước giữa một người nam và một người nữ. Khấn Dòng là giao ước giữa con người với Thiên Chúa. Không ai có thể nói giao ước nào hơn giao ước nào. Tuy nhiên, giao ước nào cũng phát xuất từ Thiên Chúa mà đương sự phải tìm ra cho được ý Chúa”.
Thật cảm động khi thấy các chị tiến lên, đặt tay mình trong tay chị Tổng Phụ trách Maria Nguyễn Thị Vĩnh, mạnh dạn tuyên khấn tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Khi đó, trên khuôn mặt các tân khấn sinh, mọi người thấy xuất hiện những giọt nước mắt rơi trên gò má. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc!
Thánh lễ Khấn Dòng trọng thể kết thúc lúc 10g00, mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc mừng các tân khấn sinh tại khuôn viên Hội dòng.
Được biết, với lễ tuyên khấn này, Hội dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa có tổng số 290 nữ tu, trong đó 158 khấn trọn, 132 khấn tạm. Số lượng khá đông các nữ tu như vậy nhưng cũng chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu mục vụ và truyền giáo trong giáo phận. Sự hiện diện của các nữ tu tại các giáo xứ và vùng truyền giáo là một chứng tá hùng hồn cho Nước Thiên Đàng mai sau.
Trong những năm vừa qua, Nhà Dòng luôn quan tâm đến việc đào tạo lớp trẻ vì tương lai tùy thuộc chủ yếu vào điều này. Hằng năm cứ vào dịp trung tuần tháng 8, Nhà Dòng bắt đầu tuyển sinh. Con số tăng lên theo năm tháng. Hiện nay, Nhà Dòng có 44 em Tập viện, trong đó Tập I có 21 em, Tập II có 23 em. Tiền Tập có 30 em. Đệ tử có 100 em.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
Văn Hóa
Mùa Vọng: Chúa về !
Sơn Ca Linh
09:17 01/12/2014
Như cơn mưa chợt về trong nắng hạn,
Để đất hồn con lên những búp non xanh.
Để cây hoang chợt nẩy lộc đâm cành,
Để suối khô tràn dòng xanh nước mát.
Chúa về !
Để lòng con qua bao mùa héo hắt,
Tìm được niềm vui, hy vọng nở hoa.
Mảnh đời con chợt tươi sáng ngọc ngà,
Chân mở lối thênh thang đường đi tới.
Chúa về !
Như anh sao đêm chợt về trong đêm tối,
Thắp đời con dài những tối mênh mang.
Sáng ấm lên ngày xuân mới huy hoàng,
Tim reo hát khúc tình ca rộn rã.
Chúa về !
Cho đời hoang bát ngát xanh màu mạ,
Vết hoang tàn giờ thay thịt đổi da,
Vầng khăn tang từng phủ trắng muôn nhà,
Nay tiếng hát, nụ cười vang khắp ngõ.
Chúa về !
Như cánh bồ câu từ miền đất lạ,
Mang cành non về nhắn gởi tin vui.
Đã qua rồi cơn hồng thủy dập vùi,
Một đất mới một trời tươi khai mở.
Chúa về !
Như ông chủ tìm đến nhà tôi tớ,
Như Đức Vua đi tìm gặp thứ dân.
Căn nhà hoang thân tội lỗi ngập tràn,
Bổng bừng dậy tin yêu niềm vui mới.
Chúa về !
Cho con thỏa bao năm chờ tháng đợi,
Sương hồng ân tuôn đỗ tự mây trời.
Mắt mõi mòn thôi giọt đắng tuôn rơi,
Lòng ca hát khúc tân ca hớn hở.
Chúa về !
Để nối lại những chuyện tình duyên nợ,
Cho đất trời thôi cách biệt từ đây.
Để hôm nay và đường tới tương lai,
Tình Chúa, tình người thắm nồng mãi mãi !
Son Ca Linh
Tươi tắn nụ cười
Phạm Đình Ngọc
21:10 01/12/2014
Tươi tắn nụ cười
Nụ cười là ân ban của Thượng Đế mà con người dùng để bày tỏ niềm vui. Nụ cười không chỉ là ngôn ngữ của một tâm hồn bình an hạnh phúc mà còn hướng tâm hồn ta về với thiên nhiên và về với người khác. Ta cười cùng chim muông gió ngàn, cùng cánh hoa khoe sắc… để cảm tạ Đấng Tạo Hóa đã tài tình khéo dựng. Ta nở một nụ cười với người khác để khơi mở một tâm hồn chân thành dễ mến, đó là ta muốn nói với họ rằng: “Chúng ta cần đến nhau.”
William James với nụ cười hạnh phúc nói rằng: “Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc, nhưng chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười”. Chỉ có con người mới được Tạo Hóa ban cho tiếng cười để diễn tả hạnh phúc. Có muôn vàn kiểu cười để ta diễn tả hạnh phúc ấy: cười sảng khoái khi đạt được thành công, cười mỉm chi khi thưởng thức mùi ngọc lan giữa bầu trời lấp lánh các vì sao sáng, cười khoái chí với lời giải đáp của một vấn đề hóc búa, cười rũ rượi trước những cảnh vui nhộn của cuộc sống và còn cả những nụ cười ẩn sâu trong tâm hồn. Tựu trung, con người tự nhiên thể hiện cảm xúc hạnh phúc của mình bằng những đóa hoa tươi cười trên đôi nhánh môi hồng. Khi đó, sức mạnh của nụ cười sẽ gia tăng và lưu giữ cho ta hạnh phúc ấy. Ước chi ta đừng tiết kiệm nụ cười, đừng so đo tính toán với hạnh phúc những tiếng cười hồn nhiên.
Một nụ cười đúng cách luôn chân thành trao cho nhau một thông điệp yêu thương. Khi đó, niềm vui hòa vào cảm xúc thương yêu sẽ trao về cho hai phía. Hóa ra, nụ cười là hương thơm tỏa lan từ những tâm hồn muốn san sẻ niềm vui bình an cho người khác. Kẻ lạnh lùng chẳng thích tươi cười, người khép kín có mấy khi cười. Họ quên rằng từng nụ cười có thể khơi lên đốm lửa ấm áp sưởi ta trong mùa đông buốt giá; mỗi nụ cười là làn gió mát buổi trưa hè. Thử hỏi trong đời ai, có thể tránh khỏi cảnh lầm than gian khổ, bức bối, giận hờn oán nghét hay thất bại? Thử một lần cho nụ cười dễ thương được hiện diện trong hoàn cảnh đó, ta sẽ thấy được kết quả diệu kỳ để ta vươn mình sống vui và sống khỏe. Nếu ta cười với cuộc đời thì cuộc đời sẽ cười lại với ta, để cùng cất vang: “Cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi …”
Tuy một nụ cười không có tác dụng xua tan hết mọi đau khổ u buồn, nhưng khổ đau sẽ vơi đi và nỗi buồn sẽ dần xa cách trong mỗi tiếng cười đáng mến. Những tình thương ấy sẽ được nhân lên khi ta vui với người vui và khóc với người khóc. Bởi đó, nụ cười vô duyên có thể khoét một hố sâu vào nỗi đau của người khác; nụ cười ấy sẽ khơi dậy theo dòng lệ của tha thân và rồi sẽ đóng lại các mối tương quan. Như thế, một nụ cười được đặt đúng chỗ và kịp lúc sẽ là thông điệp sinh nhiều hoa trái, lan tỏa nhiều hương hoa; ngược lại, tiếng cười sẽ bị lụi tàn tức khắc khi ta viết sứ điệp ấy sai chỗ, trao thông điệp ấy trật nơi. Ước chi giá trị đích thực của cuộc sống sẽ tươi cười với bạn bởi bạn đã nở một nụ cười chân thành với chúng.
Người ta thường nói nụ cười là tài sản tinh thần mà Thiên Chúa muốn ta dành tặng cho cuộc đời. Sau tiếng khóc chào đời oe oe là chân trời tươi sáng cho ta mặc sức nở nụ cười. “Mỗi lần bạn mỉm cười với một người, thì đó là một hành động của tình yêu, một món quà cho người đó và là một điều tốt đẹp”. Chính chân phước Têrêsa Calcuta đã sống trọn vẹn câu nói này của mẹ với từng con người mẹ gặp gỡ. Hơn nữa chẳng có ai nghèo đến nỗi không thể trao ban cho nhau nụ cười. Khi ý thức được giá trị của nụ cười chắc hẳn người ta khoan khoái bày tỏ tiếng cười ấy đúng cách để làm bừng sáng một ngày đen tối của cuộc đời. Để tinh thần sảng khoái, ước chi tôi nở nụ cười khi thức giấc, trao một tiếng cười yêu thương đến anh chị em và giữ mãi nụ cười để dành tặng cho nhau.
Lạy Chúa Giêsu, Ngài muốn con người được dồi dào sức sống, bình an và hạnh phúc. Xin tiếp sức cho những nụ cười của chúng con chan chứa tình người, những nghĩa cử của chúng con thắm đượm tiếng cười. Qua đó, chúng con có thể góp phần đổi thay thế giới: chiến tranh bằng hòa bình, hận thù bằng hòa giải, khóc thương bằng nụ cười tươi tắn và khổ đau bằng hạnh phúc ngập tràn. Xin Chúa giúp chúng con mỉm cười thật dễ thương với anh chị em để nâng đỡ nhau bằng chính đôi cánh yêu thương của Chúa. Amen.
Phạm Đình Ngọc
William James với nụ cười hạnh phúc nói rằng: “Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc, nhưng chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười”. Chỉ có con người mới được Tạo Hóa ban cho tiếng cười để diễn tả hạnh phúc. Có muôn vàn kiểu cười để ta diễn tả hạnh phúc ấy: cười sảng khoái khi đạt được thành công, cười mỉm chi khi thưởng thức mùi ngọc lan giữa bầu trời lấp lánh các vì sao sáng, cười khoái chí với lời giải đáp của một vấn đề hóc búa, cười rũ rượi trước những cảnh vui nhộn của cuộc sống và còn cả những nụ cười ẩn sâu trong tâm hồn. Tựu trung, con người tự nhiên thể hiện cảm xúc hạnh phúc của mình bằng những đóa hoa tươi cười trên đôi nhánh môi hồng. Khi đó, sức mạnh của nụ cười sẽ gia tăng và lưu giữ cho ta hạnh phúc ấy. Ước chi ta đừng tiết kiệm nụ cười, đừng so đo tính toán với hạnh phúc những tiếng cười hồn nhiên.
Một nụ cười đúng cách luôn chân thành trao cho nhau một thông điệp yêu thương. Khi đó, niềm vui hòa vào cảm xúc thương yêu sẽ trao về cho hai phía. Hóa ra, nụ cười là hương thơm tỏa lan từ những tâm hồn muốn san sẻ niềm vui bình an cho người khác. Kẻ lạnh lùng chẳng thích tươi cười, người khép kín có mấy khi cười. Họ quên rằng từng nụ cười có thể khơi lên đốm lửa ấm áp sưởi ta trong mùa đông buốt giá; mỗi nụ cười là làn gió mát buổi trưa hè. Thử hỏi trong đời ai, có thể tránh khỏi cảnh lầm than gian khổ, bức bối, giận hờn oán nghét hay thất bại? Thử một lần cho nụ cười dễ thương được hiện diện trong hoàn cảnh đó, ta sẽ thấy được kết quả diệu kỳ để ta vươn mình sống vui và sống khỏe. Nếu ta cười với cuộc đời thì cuộc đời sẽ cười lại với ta, để cùng cất vang: “Cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi …”
Tuy một nụ cười không có tác dụng xua tan hết mọi đau khổ u buồn, nhưng khổ đau sẽ vơi đi và nỗi buồn sẽ dần xa cách trong mỗi tiếng cười đáng mến. Những tình thương ấy sẽ được nhân lên khi ta vui với người vui và khóc với người khóc. Bởi đó, nụ cười vô duyên có thể khoét một hố sâu vào nỗi đau của người khác; nụ cười ấy sẽ khơi dậy theo dòng lệ của tha thân và rồi sẽ đóng lại các mối tương quan. Như thế, một nụ cười được đặt đúng chỗ và kịp lúc sẽ là thông điệp sinh nhiều hoa trái, lan tỏa nhiều hương hoa; ngược lại, tiếng cười sẽ bị lụi tàn tức khắc khi ta viết sứ điệp ấy sai chỗ, trao thông điệp ấy trật nơi. Ước chi giá trị đích thực của cuộc sống sẽ tươi cười với bạn bởi bạn đã nở một nụ cười chân thành với chúng.
Người ta thường nói nụ cười là tài sản tinh thần mà Thiên Chúa muốn ta dành tặng cho cuộc đời. Sau tiếng khóc chào đời oe oe là chân trời tươi sáng cho ta mặc sức nở nụ cười. “Mỗi lần bạn mỉm cười với một người, thì đó là một hành động của tình yêu, một món quà cho người đó và là một điều tốt đẹp”. Chính chân phước Têrêsa Calcuta đã sống trọn vẹn câu nói này của mẹ với từng con người mẹ gặp gỡ. Hơn nữa chẳng có ai nghèo đến nỗi không thể trao ban cho nhau nụ cười. Khi ý thức được giá trị của nụ cười chắc hẳn người ta khoan khoái bày tỏ tiếng cười ấy đúng cách để làm bừng sáng một ngày đen tối của cuộc đời. Để tinh thần sảng khoái, ước chi tôi nở nụ cười khi thức giấc, trao một tiếng cười yêu thương đến anh chị em và giữ mãi nụ cười để dành tặng cho nhau.
Lạy Chúa Giêsu, Ngài muốn con người được dồi dào sức sống, bình an và hạnh phúc. Xin tiếp sức cho những nụ cười của chúng con chan chứa tình người, những nghĩa cử của chúng con thắm đượm tiếng cười. Qua đó, chúng con có thể góp phần đổi thay thế giới: chiến tranh bằng hòa bình, hận thù bằng hòa giải, khóc thương bằng nụ cười tươi tắn và khổ đau bằng hạnh phúc ngập tràn. Xin Chúa giúp chúng con mỉm cười thật dễ thương với anh chị em để nâng đỡ nhau bằng chính đôi cánh yêu thương của Chúa. Amen.
Phạm Đình Ngọc
Cái Tôi Là Kẻ Thù Dấu Mặt.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:29 01/12/2014
Cái Tôi Là Kẻ Thù Dấu Mặt.
Ai đã lao vào cuộc chiến đấu thì đều muốn mình thắng. Mà muốn thắng thì phải biết mình và biết đối phương. Binh thư pháp có câu “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” là vậy. Nhìn vào lịch sử chiến tranh thế giới, nước nào cũng có cơ quan phản gián, một cơ quan chuyên lo việc vạch mặt những kẻ nội tuyến, đứng trong hàng ngũ của ta, mà lại làm việc cho địch, cung cấp thông tin cho địch nhằm triệt tiêu những kế sách của ta. Những tay gián điệp luôn dấu kín tông tích của mình.
Đối với cuộc chiến thiêng liêng của người Công Giáo, chúng ta cũng phải biết mặt kẻ thù và tỉnh thức với những kẻ nội tuyến nguy hiểm.
Trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Năm ngày 30 tháng10 năm 2014 tại nguyện đường Santa Marta, Ngài đã mô tả đời sống của người Kitô hữu như là một trận chiến liên tục chống lại ma quỷ, thế gian và những đam mê của xác thịt.(VRNs 31.10.2014).
Giáo Hội chỉ cho tôi thấy kẻ thù của tôi mà sách Giáo Lý Công Giáo gọi là ba thù. Ba thù này biến hóa muôn hình vạn trạng và luôn hoạt động trong mọi nơi mọi lúc. Là thân phận con người,tôi không mong gì thắng nổi cuộc chiến này, nhất là từ ngày tổ tông phạm tội. Sức mạnh của tôi là Chúa, cho nên tôi sẽ mãi luôn chiến đấu với lòng trông cậy phó thác nơi Ngài.
Trong cuốn sách tựa đề là “Ma quỷ trong thế giới ngày nay”, Đức Ông Cristiani đã kể về những vụ trừ quỷ nổi tiếng và qua đó tôi thấy được sự dối trá và lì lợm của bọn quỷ. Đọc kinh thánh tôi thấy Chúa Giêsu đã từng bị quỷ cám dỗ, Chúa đã trừ quỷ, không những quỷ câm, mà cả bầy quỷ…
Thế mà trong thời đại của chúng ta, đang nổi lên phong trào cho rằng ma quỷ không hiện hữu và rằng chẳng có tội hay phúc gì. Thật là khủng khiếp khi con người không còn ý thức tội là gì! Không ý thức về tội làm sao có thể ăn năn và quay về với Thiên Chúa.
Ma quỷ chẳng phải là những hình người, hình thú thật gớm ghiếc với răng nanh nhọn hoắt, lưỡi dài thò ra nhát thiên hạ nhưng ma quỷ cũng có thể là những người mẫu chân dài quyến rũ, minh tinh màn bạc, danh ca, kẻ quyền cao chức trọng hay là chính những kẻ thân cận với mình. Ma quỷ cũng chính là những lời nguyền rủa cay độc thốt ra từ miệng lưỡi chúng ta.
Ma quỷ luôn hoạt động không ngừng qua cuốn phim Công Giáo “Satan Never Sleep" (Satan Không Bao Giờ Ngủ) của Leo MaCarey được post lên Youtube.. thế mà để chống lại ma quỷ tôi cứ bình chân như vại, có khi cả ngày không có lấy một phút dành cho Chúa thì làm sao thắng quỷ được.!
Khi nói về thế gian, chúng ta có thể hiểu thế gian là vũ trụ,là trái đất(… vì Cha đã yêu mến Con trước khi thế gian được tạo thành - Ga17, 24);cũng có thể hiểu thế gian là nhân loại..(Thiên Chúa yêu mến thế gian đến nỗi đã sai Con Một… - Ga 3,16);thế gian là những kẻ chưa tin (...Con cũng sai họ đến thế gian.. - Ga 17,18). Nhưng theo nghĩa của nhóm “ba thù”, thì thế gian là tất cả những gì trong cuộc sống lôi kéo con người xa rời Thiên Chúa. Thay vì tôi được làm chủ thế gian, được cai quản những thụ tạo này theo ý định ban đầu của Thiên Chúa từ khi tạo thành vũ trụ (St 1, 26), thì tôi lại từ bỏ địa vị làm chủ của mình để làm nô lệ cho danh vọng, tiền của. Thay vì dùng những ngày tháng nơi trần gian này để ca ngợi, tôn vinh và phụng thờ Thiên Chúa thì tôi lại say mê những thứ phù phiếm, gắn chặt đời mình với những thứ giả tạo và quên đi lý tưởng cùng đích của đời mình.Đã hoàn toàn thuộc về thế gian, chịu khuất phục thế gian thì làm sao thắng được thế gian?
Đam mê xác thịt là chạy theo những đòi hỏi cần được thỏa mãn của con người. Mà những đòi hỏi ấy thì vô tận, những khao khát ấy thì không bao giờ thỏa mãn được. Biết bao người trong xã hội hôm nay đang liều mình trôi theo dòng xoáy của cuộc đời, quay cuồng với tình, đắm say với tiền và lao đao với danh vọng. Họ không còn chút thì giờ nào dành cho mình, cho gia đình thì làm sao có được những giây phút bình tâm hướng về Chúa và dành cho tha nhân. Đam mê đã trói buộc và biến con người thành nô lệ cho những nhu cầu của mình. Để làm chủ được bản thân mình, kiềm chế được những đam mê của mình thì sức người không làm được mà cần phải trông chờ vào sự trợ giúp của Chúa.
Ma quỷ, thế gian và đam mê xác thịt là ba thù lôi kéo con người về đường tội lỗi, chống lại Thiên Chúa, nhưng chúng là kẻ thù có tên, được Giáo Hội vạch mặt cho chúng ta nhận diện, nhưng có một kẻ thù không tên, dấu mặt và rất nguy hiểm. Đó chính là cái tôi(Ego). Chiến đấu với chính mình là cuộc chiến cam go, khó khăn nhất.
Chúa Giêsu đã dạy rằng : « Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”(Mc 8,34). Nếu tôi biết xóa bỏ cái tôi của mình mà phụng thờ Thiên Chúa và yêu thương tha nhân thì việc xóa mình đi sẽ đưa tôi tới sự thánh thiện. Chính Chúa cũng đã nêu gương, đã xóa bỏ cái tôi của Ngài, một Thiên Chúa, để nhận lấy thân phận con người.(Pl 2, 6-8)
Nếu tôi không bỏ được cái tôi của mình thì tất cả mọi việc tôi làm, dù là tốt lành như thế nào thì cũng chỉ là màn đóng kịch thôi. Tôi chỉ làm để thỏa mãn cái tôi chứ không phải vì yêu mến Chúa đâu?
Cái tôi không được xóa bỏ trước Thiên Chúa và tha nhân là một tên nội tuyến nằm ẩn trong tôi. Nó ru ngủ tôi bằng lời ngụy biện. Nó làm tôi huênh hoang khi thành công, chán nản khi thất bại. Nó vừa cùng tôi làm những việc đạo đức thánh thiện vừa kín đáo vận động để tung hô đánh bóng mình và làm cho mọi trật tự rối tung, dẫn đến chia rẽ, bè phái, ghen ghét, hận thù, ngạo mạn,giả dối, khoe khoang… đúng như âm mưu của ba thù. Cái tôi rất tinh khôn luôn lèo lái mọi hoạt đông của tôi theo ý nó, mà ý của nó thì chỉ là tự tôn, giả hình, tự ái và ích kỷ.
Vì tự tôn cho nên lúc nào tôi cũng muốn vượt lên người khác, lúc nào cũng cho mình là đúng, tôi là "cái rốn của vũ trụ" và chẳng còn quan tâm những lời khuyên bảo, ý kiến của bất cứ ai.
Vì giả hình nên tôi luôn đóng kịch. Bề ngoài thì lịch sự, khoan dung, đạo đức thánh thiện mà trong lòng thì bao nhiêu toan tính thiệt hơn.
Vì tự ái nên tôi không thể chịu thiệt, chịu nhịn. Tôi cưu mang lòng hận thù và không thể thông cảm với bất cứ ai.
Vì ích kỷ nên tôi chỉ biết tôi. Tôi làm gì cũng chỉ vì tôi, vì quyền lợi, danh dự của tôi. Tôi có làm việc bác ái thì cũng vì ý đồ riêng.
Trong cuộc chiến thiêng liêng tôi không những phải chiến đấu với ba thù mà còn phải nhận ra kẻ thù dấu mặt là cái tôi. Nhận ra cái tôi để không bị nó mê hoặc, không bị nó làm phản.
Lạy Chúa, Với sức lực của con người, con sẽ chẳng làm được gì, nhất là một việc lành. Nhưng Chúa ơi, con biết con không chiến đấu một mình, vì :
Chính Thiên Chúa là khiên che thuẫn đỡ
cho những ai ẩn náu bên Người.
Ngoài Chúa ra, hỏi ai là Thiên Chúa?
Ai là núi đá độ trì, ngoài Thiên Chúa của con?
Chính Thiên Chúa đã làm cho con nên hùng dũng,
và cho đường nẻo con đi được thiện toàn.
Chúa cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai,
Người đặt con đứng vững trên đỉnh núi.
Tập cho con theo phép binh đao,
luyện đôi tay rành nghề cung nỏ.
Lạy Chúa, Ngài ban ơn cứu độ làm khiên mộc chở che con,
Ngài đưa tay uy quyền nâng đỡ,
săn sóc ân cần giúp con lớn mạnh.
Đường con đi, Chúa mở rộng thênh thang,
chân con bước không bao giờ lảo đảo.(Tv17,31-37)
Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ai đã lao vào cuộc chiến đấu thì đều muốn mình thắng. Mà muốn thắng thì phải biết mình và biết đối phương. Binh thư pháp có câu “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” là vậy. Nhìn vào lịch sử chiến tranh thế giới, nước nào cũng có cơ quan phản gián, một cơ quan chuyên lo việc vạch mặt những kẻ nội tuyến, đứng trong hàng ngũ của ta, mà lại làm việc cho địch, cung cấp thông tin cho địch nhằm triệt tiêu những kế sách của ta. Những tay gián điệp luôn dấu kín tông tích của mình.
Đối với cuộc chiến thiêng liêng của người Công Giáo, chúng ta cũng phải biết mặt kẻ thù và tỉnh thức với những kẻ nội tuyến nguy hiểm.
Trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Năm ngày 30 tháng10 năm 2014 tại nguyện đường Santa Marta, Ngài đã mô tả đời sống của người Kitô hữu như là một trận chiến liên tục chống lại ma quỷ, thế gian và những đam mê của xác thịt.(VRNs 31.10.2014).
Giáo Hội chỉ cho tôi thấy kẻ thù của tôi mà sách Giáo Lý Công Giáo gọi là ba thù. Ba thù này biến hóa muôn hình vạn trạng và luôn hoạt động trong mọi nơi mọi lúc. Là thân phận con người,tôi không mong gì thắng nổi cuộc chiến này, nhất là từ ngày tổ tông phạm tội. Sức mạnh của tôi là Chúa, cho nên tôi sẽ mãi luôn chiến đấu với lòng trông cậy phó thác nơi Ngài.
Trong cuốn sách tựa đề là “Ma quỷ trong thế giới ngày nay”, Đức Ông Cristiani đã kể về những vụ trừ quỷ nổi tiếng và qua đó tôi thấy được sự dối trá và lì lợm của bọn quỷ. Đọc kinh thánh tôi thấy Chúa Giêsu đã từng bị quỷ cám dỗ, Chúa đã trừ quỷ, không những quỷ câm, mà cả bầy quỷ…
Thế mà trong thời đại của chúng ta, đang nổi lên phong trào cho rằng ma quỷ không hiện hữu và rằng chẳng có tội hay phúc gì. Thật là khủng khiếp khi con người không còn ý thức tội là gì! Không ý thức về tội làm sao có thể ăn năn và quay về với Thiên Chúa.
Ma quỷ chẳng phải là những hình người, hình thú thật gớm ghiếc với răng nanh nhọn hoắt, lưỡi dài thò ra nhát thiên hạ nhưng ma quỷ cũng có thể là những người mẫu chân dài quyến rũ, minh tinh màn bạc, danh ca, kẻ quyền cao chức trọng hay là chính những kẻ thân cận với mình. Ma quỷ cũng chính là những lời nguyền rủa cay độc thốt ra từ miệng lưỡi chúng ta.
Ma quỷ luôn hoạt động không ngừng qua cuốn phim Công Giáo “Satan Never Sleep" (Satan Không Bao Giờ Ngủ) của Leo MaCarey được post lên Youtube.. thế mà để chống lại ma quỷ tôi cứ bình chân như vại, có khi cả ngày không có lấy một phút dành cho Chúa thì làm sao thắng quỷ được.!
Khi nói về thế gian, chúng ta có thể hiểu thế gian là vũ trụ,là trái đất(… vì Cha đã yêu mến Con trước khi thế gian được tạo thành - Ga17, 24);cũng có thể hiểu thế gian là nhân loại..(Thiên Chúa yêu mến thế gian đến nỗi đã sai Con Một… - Ga 3,16);thế gian là những kẻ chưa tin (...Con cũng sai họ đến thế gian.. - Ga 17,18). Nhưng theo nghĩa của nhóm “ba thù”, thì thế gian là tất cả những gì trong cuộc sống lôi kéo con người xa rời Thiên Chúa. Thay vì tôi được làm chủ thế gian, được cai quản những thụ tạo này theo ý định ban đầu của Thiên Chúa từ khi tạo thành vũ trụ (St 1, 26), thì tôi lại từ bỏ địa vị làm chủ của mình để làm nô lệ cho danh vọng, tiền của. Thay vì dùng những ngày tháng nơi trần gian này để ca ngợi, tôn vinh và phụng thờ Thiên Chúa thì tôi lại say mê những thứ phù phiếm, gắn chặt đời mình với những thứ giả tạo và quên đi lý tưởng cùng đích của đời mình.Đã hoàn toàn thuộc về thế gian, chịu khuất phục thế gian thì làm sao thắng được thế gian?
Đam mê xác thịt là chạy theo những đòi hỏi cần được thỏa mãn của con người. Mà những đòi hỏi ấy thì vô tận, những khao khát ấy thì không bao giờ thỏa mãn được. Biết bao người trong xã hội hôm nay đang liều mình trôi theo dòng xoáy của cuộc đời, quay cuồng với tình, đắm say với tiền và lao đao với danh vọng. Họ không còn chút thì giờ nào dành cho mình, cho gia đình thì làm sao có được những giây phút bình tâm hướng về Chúa và dành cho tha nhân. Đam mê đã trói buộc và biến con người thành nô lệ cho những nhu cầu của mình. Để làm chủ được bản thân mình, kiềm chế được những đam mê của mình thì sức người không làm được mà cần phải trông chờ vào sự trợ giúp của Chúa.
Ma quỷ, thế gian và đam mê xác thịt là ba thù lôi kéo con người về đường tội lỗi, chống lại Thiên Chúa, nhưng chúng là kẻ thù có tên, được Giáo Hội vạch mặt cho chúng ta nhận diện, nhưng có một kẻ thù không tên, dấu mặt và rất nguy hiểm. Đó chính là cái tôi(Ego). Chiến đấu với chính mình là cuộc chiến cam go, khó khăn nhất.
Chúa Giêsu đã dạy rằng : « Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”(Mc 8,34). Nếu tôi biết xóa bỏ cái tôi của mình mà phụng thờ Thiên Chúa và yêu thương tha nhân thì việc xóa mình đi sẽ đưa tôi tới sự thánh thiện. Chính Chúa cũng đã nêu gương, đã xóa bỏ cái tôi của Ngài, một Thiên Chúa, để nhận lấy thân phận con người.(Pl 2, 6-8)
Nếu tôi không bỏ được cái tôi của mình thì tất cả mọi việc tôi làm, dù là tốt lành như thế nào thì cũng chỉ là màn đóng kịch thôi. Tôi chỉ làm để thỏa mãn cái tôi chứ không phải vì yêu mến Chúa đâu?
Cái tôi không được xóa bỏ trước Thiên Chúa và tha nhân là một tên nội tuyến nằm ẩn trong tôi. Nó ru ngủ tôi bằng lời ngụy biện. Nó làm tôi huênh hoang khi thành công, chán nản khi thất bại. Nó vừa cùng tôi làm những việc đạo đức thánh thiện vừa kín đáo vận động để tung hô đánh bóng mình và làm cho mọi trật tự rối tung, dẫn đến chia rẽ, bè phái, ghen ghét, hận thù, ngạo mạn,giả dối, khoe khoang… đúng như âm mưu của ba thù. Cái tôi rất tinh khôn luôn lèo lái mọi hoạt đông của tôi theo ý nó, mà ý của nó thì chỉ là tự tôn, giả hình, tự ái và ích kỷ.
Vì tự tôn cho nên lúc nào tôi cũng muốn vượt lên người khác, lúc nào cũng cho mình là đúng, tôi là "cái rốn của vũ trụ" và chẳng còn quan tâm những lời khuyên bảo, ý kiến của bất cứ ai.
Vì giả hình nên tôi luôn đóng kịch. Bề ngoài thì lịch sự, khoan dung, đạo đức thánh thiện mà trong lòng thì bao nhiêu toan tính thiệt hơn.
Vì tự ái nên tôi không thể chịu thiệt, chịu nhịn. Tôi cưu mang lòng hận thù và không thể thông cảm với bất cứ ai.
Vì ích kỷ nên tôi chỉ biết tôi. Tôi làm gì cũng chỉ vì tôi, vì quyền lợi, danh dự của tôi. Tôi có làm việc bác ái thì cũng vì ý đồ riêng.
Trong cuộc chiến thiêng liêng tôi không những phải chiến đấu với ba thù mà còn phải nhận ra kẻ thù dấu mặt là cái tôi. Nhận ra cái tôi để không bị nó mê hoặc, không bị nó làm phản.
Lạy Chúa, Với sức lực của con người, con sẽ chẳng làm được gì, nhất là một việc lành. Nhưng Chúa ơi, con biết con không chiến đấu một mình, vì :
Chính Thiên Chúa là khiên che thuẫn đỡ
cho những ai ẩn náu bên Người.
Ngoài Chúa ra, hỏi ai là Thiên Chúa?
Ai là núi đá độ trì, ngoài Thiên Chúa của con?
Chính Thiên Chúa đã làm cho con nên hùng dũng,
và cho đường nẻo con đi được thiện toàn.
Chúa cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai,
Người đặt con đứng vững trên đỉnh núi.
Tập cho con theo phép binh đao,
luyện đôi tay rành nghề cung nỏ.
Lạy Chúa, Ngài ban ơn cứu độ làm khiên mộc chở che con,
Ngài đưa tay uy quyền nâng đỡ,
săn sóc ân cần giúp con lớn mạnh.
Đường con đi, Chúa mở rộng thênh thang,
chân con bước không bao giờ lảo đảo.(Tv17,31-37)
Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Sớm Trên Công Viên
Đặng Đức Cương
22:26 01/12/2014
Ảnh của Đặng Đức Cương
Liễu mùa thu mái tóc còn xanh mượt
Bên hồ trong mắt ươn ướt vì sao?
Gió mùa thu bên hồ vẫn dạt dào
Liễu xanh biếc chắc vì đôi mắt liếc?
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)