Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật II Mùa Vọng A - 4.12.2016
Lm Francis Lý văn Ca
16:28 30/11/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, trình bày cho chúng ta chân dung của Gioan Tiên Hô, còn gọi là Gioan Tẩy Giả. Ông đến chuẩn bị cho việc xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Ông đã chuẩn bị cho con người triệt hạ mọi chướng ngại vật có thể làm cản lối cho việc đón tiếp Đấng Cứu Thế. Nói cách khác, mọi người phải nổ lực cải thiện đời sống cá nhân và xã hội. Chỉ trừ khi nào triệt hạ được hết những chướng ngại cản lối thì con người mới thấy được ơn cứu độ.
Trong cuộc sống giữa thế giới xô bồ, đôi lúc con người cảm thấy thất vọng vì có những việc cần sửa đổi canh tân lại vượt quá sức mình, con người làm những việc đó, không khác nào những công trình đội đá vá trời. Nhưng chúng ta đừng quên, tuy tài hèn sức yếu trước một công trình xem ra quá lớn, thì sự thành công hay thất bại đều nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Chúa chỉ đòi hỏi nơi chúng ta sự nổ lực và sự cố gắng hết sức mình. Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Barúc, là vị thư ký của tiên tri Giêrêmia, đã tiên báo những điều Thiên Chúa hứa sẽ được thực hiện nơi Giêrusalem. Những hình ảnh về núi non thung lũng phải được san bằng hay lắp đi sẽ được Gioan Tẩy Giả dùng lại sau nầy. Đây là những hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn của chúng ta phải được canh tân và đổi mới trong mùa Giáng Sinh năm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Với bản tính yếu hèn, chúng ta thường sống buông trôi. Vì miệt mài hưởng thụ những của cải đời nầy, chúng ta quên đi ngày Chúa đến. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta qua bài đọc hôm nay.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan Tiền Hô khơi dậy cho dân Do thái sự nô nức trông chờ ngày Chúa đến. Phần chúng ta, Mùa Giáng Sinh năm nay, chúng ta chuẩn bị những gì để đón rước Chúa?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Gioan Tiền Hô kêu mời chúng ta dọn đường cho Chúa đến. Giờ đây, cùng với Giáo Hội, Cộng Đoàn Dân Chúa đó đây, chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa, qua những tâm tình nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho thời gian của Mùa Vọng, sẽ là dịp thuận tiện cho các Cộng Đoàn Xứ Đạo đó đây có cơ hội làm hoà với Chúa và anh chị em qua bí tích hòa giải. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi người, mỗi gia đình chuẩn bị đón Chúa đến, bằng chính đời sống đầy ân sủng. Xin cho mỗi gia đình Công Giáo luôn sống yêu thương và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua Chiến Dịch Tình Thương của Mùa Vọng mà Giáo Hội kêu mời chúng ta hưởng ứng, xin cho mỗi người biết quảng đại đáp lại chiến dịch nầy, để những ai kém may mắn hơn chúng ta, cũng được chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo, được đầy tràn ơn thánh Chúa, trong sự học hỏi, chuẩn bị sống trong bậc vợ chồng, qua khoá Giáo Lý Dự Bị Hôn Nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi nam tớ nữ của Chúa đã qua đời qua lời cầu nguyện và thánh lễ chúng ta dâng trong tuần nầy.... được Chúa ban ơn yên nghỉ muôn đời.Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Một của cha đến trần gian. Xin sai phái Thần Linh đến để kiện toàn trong chúng con những gì mà Con Cha đã khởi sự, ngõ hầu chúng con hoàn tất những gì cần thiết cho ngày Con của Cha giáng trần. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
R/ Amen
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, trình bày cho chúng ta chân dung của Gioan Tiên Hô, còn gọi là Gioan Tẩy Giả. Ông đến chuẩn bị cho việc xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Ông đã chuẩn bị cho con người triệt hạ mọi chướng ngại vật có thể làm cản lối cho việc đón tiếp Đấng Cứu Thế. Nói cách khác, mọi người phải nổ lực cải thiện đời sống cá nhân và xã hội. Chỉ trừ khi nào triệt hạ được hết những chướng ngại cản lối thì con người mới thấy được ơn cứu độ.
Trong cuộc sống giữa thế giới xô bồ, đôi lúc con người cảm thấy thất vọng vì có những việc cần sửa đổi canh tân lại vượt quá sức mình, con người làm những việc đó, không khác nào những công trình đội đá vá trời. Nhưng chúng ta đừng quên, tuy tài hèn sức yếu trước một công trình xem ra quá lớn, thì sự thành công hay thất bại đều nằm trong bàn tay Thiên Chúa. Chúa chỉ đòi hỏi nơi chúng ta sự nổ lực và sự cố gắng hết sức mình. Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Barúc, là vị thư ký của tiên tri Giêrêmia, đã tiên báo những điều Thiên Chúa hứa sẽ được thực hiện nơi Giêrusalem. Những hình ảnh về núi non thung lũng phải được san bằng hay lắp đi sẽ được Gioan Tẩy Giả dùng lại sau nầy. Đây là những hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn của chúng ta phải được canh tân và đổi mới trong mùa Giáng Sinh năm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Với bản tính yếu hèn, chúng ta thường sống buông trôi. Vì miệt mài hưởng thụ những của cải đời nầy, chúng ta quên đi ngày Chúa đến. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta qua bài đọc hôm nay.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan Tiền Hô khơi dậy cho dân Do thái sự nô nức trông chờ ngày Chúa đến. Phần chúng ta, Mùa Giáng Sinh năm nay, chúng ta chuẩn bị những gì để đón rước Chúa?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Gioan Tiền Hô kêu mời chúng ta dọn đường cho Chúa đến. Giờ đây, cùng với Giáo Hội, Cộng Đoàn Dân Chúa đó đây, chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa, qua những tâm tình nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho thời gian của Mùa Vọng, sẽ là dịp thuận tiện cho các Cộng Đoàn Xứ Đạo đó đây có cơ hội làm hoà với Chúa và anh chị em qua bí tích hòa giải. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho mỗi người, mỗi gia đình chuẩn bị đón Chúa đến, bằng chính đời sống đầy ân sủng. Xin cho mỗi gia đình Công Giáo luôn sống yêu thương và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Qua Chiến Dịch Tình Thương của Mùa Vọng mà Giáo Hội kêu mời chúng ta hưởng ứng, xin cho mỗi người biết quảng đại đáp lại chiến dịch nầy, để những ai kém may mắn hơn chúng ta, cũng được chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo, được đầy tràn ơn thánh Chúa, trong sự học hỏi, chuẩn bị sống trong bậc vợ chồng, qua khoá Giáo Lý Dự Bị Hôn Nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi nam tớ nữ của Chúa đã qua đời qua lời cầu nguyện và thánh lễ chúng ta dâng trong tuần nầy.... được Chúa ban ơn yên nghỉ muôn đời.Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Một của cha đến trần gian. Xin sai phái Thần Linh đến để kiện toàn trong chúng con những gì mà Con Cha đã khởi sự, ngõ hầu chúng con hoàn tất những gì cần thiết cho ngày Con của Cha giáng trần. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
R/ Amen
Hãy thống hối, vì nước trời gần đến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:22 30/11/2016
Chúa Nhật II Mùa Vọng - A : Hãy thống hối, vì nước trời gần đến
(Mt 3, 1-12)
Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng với chủ đề : Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ) làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Khơi dậy trong ta một lịch sử của sự tha thứ và khám phá ra lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita mách bảo chúng ta : « Hãy sửa đường Chúa », nghĩa là : hãy hoán cải tâm hồn đón chờ Chúa đến.
Bài đọc I vang lên làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ đã loan báo : "Từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống… Ngài sẽ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở... " (x. Is 11, 1-10).
Tin Mừng theo Thánh Matthêu (3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, từ trong hoang địa, rao giảng kêu gọi dân Do Thái sám hối. Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút nhiều người. Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra nhiệm vụ đích thực của ông là để " dọn đường cho Chúa", loan báo Chúa đến.
Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng : "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến ... chớ tự phụ nghĩ rằng : tổ tiên chúng tôi là Abraham. Vì ta bảo cho các người hay : Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa." Kết quả là : "Dân thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với ông, thú tội và chịu phép rửa do tay ông trong sông Giođan." Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay.
Gioan Tiền Hô lớn tiếng kêu gọi : "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận Ân Sũng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Trong năm vừa qua, chúng ta đã đi trọn con đường đặc biệt cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót. Giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, ngõ hầu Mùa Giáng Sinh sắp đến gặp thấy chúng ta sẳn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!
"Hãy ăn năn thống hối". Ðể gặp được Ðấng cứu thế, con người cần phải hoán cải chính mình, nghĩa là tiến đến cùng Chúa Kitô với đức tin tươi vui, bỏ đi những cách thức suy tưởng và nếp sống ngăn cản chúng ta sống theo Chúa cách trọn hảo.
"Vì nước trời gần đến". Công Đồng Va-ti-ca-nô II dạy rằng : Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những gì được gieo vãi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát ; tình yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ phù vân.
Chúng ta đã được cảnh giác là lời lãi cả thế gian mà chính mình hư mất nào ích lợi gì. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân Thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Trích "Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng ", § 39, 1-3.
Chúng ta hãy đặt vào tay Mẹ Maria Nữ Vương của niềm hy vọng mọi ước muốn tốt lành của chúng ta, để Mẹ giúp chúng ta sống Mùa Vọng này cho xứng. Cầu chúc cộng đoàn chúng ta thăng tiến luôn mãi với ơn Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 3, 1-12)
Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng với chủ đề : Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ) làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Khơi dậy trong ta một lịch sử của sự tha thứ và khám phá ra lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita mách bảo chúng ta : « Hãy sửa đường Chúa », nghĩa là : hãy hoán cải tâm hồn đón chờ Chúa đến.
Bài đọc I vang lên làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ đã loan báo : "Từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống… Ngài sẽ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở... " (x. Is 11, 1-10).
Tin Mừng theo Thánh Matthêu (3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, từ trong hoang địa, rao giảng kêu gọi dân Do Thái sám hối. Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút nhiều người. Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra nhiệm vụ đích thực của ông là để " dọn đường cho Chúa", loan báo Chúa đến.
Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng : "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến ... chớ tự phụ nghĩ rằng : tổ tiên chúng tôi là Abraham. Vì ta bảo cho các người hay : Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa." Kết quả là : "Dân thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với ông, thú tội và chịu phép rửa do tay ông trong sông Giođan." Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay.
Gioan Tiền Hô lớn tiếng kêu gọi : "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận Ân Sũng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Trong năm vừa qua, chúng ta đã đi trọn con đường đặc biệt cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót. Giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, ngõ hầu Mùa Giáng Sinh sắp đến gặp thấy chúng ta sẳn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!
"Hãy ăn năn thống hối". Ðể gặp được Ðấng cứu thế, con người cần phải hoán cải chính mình, nghĩa là tiến đến cùng Chúa Kitô với đức tin tươi vui, bỏ đi những cách thức suy tưởng và nếp sống ngăn cản chúng ta sống theo Chúa cách trọn hảo.
"Vì nước trời gần đến". Công Đồng Va-ti-ca-nô II dạy rằng : Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những gì được gieo vãi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát ; tình yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ phù vân.
Chúng ta đã được cảnh giác là lời lãi cả thế gian mà chính mình hư mất nào ích lợi gì. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân Thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Trích "Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng ", § 39, 1-3.
Chúng ta hãy đặt vào tay Mẹ Maria Nữ Vương của niềm hy vọng mọi ước muốn tốt lành của chúng ta, để Mẹ giúp chúng ta sống Mùa Vọng này cho xứng. Cầu chúc cộng đoàn chúng ta thăng tiến luôn mãi với ơn Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 30/11/2016
76. MỒM MÉP TRƠN TRU.
Đảm Kiên Trí tham gia hội thi vừa kết thúc, bởi vì có liên quan đến một vụ án nhỏ mà bị bắt ngồi tù, bèn đến chùa Đại Lý Thiếu Khánh (trưởng pháp quan) tên Lý Đoan Sơ:
- “Tôi là cử nhân ở xa, thật không dễ dàng đến kinh thành để thi cử, hy vọng được sự giúp đỡ của ngài đại nhân.”
Lý Đoan Sơ nhục mạ nói:
- “Mồm mép của người trơn tru như thế, đúng là tên tội đồ xảo quyệt !”
Khi niêm yết bảng thì Đảm Kiên Trí đậu tiến sĩ, và được phóng thích.
Hơn mười năm sau, Đảm Kiên Trí thay thế chức quan của Lý Đoan Sơ làm Chuẩn Nam chuyển vận sứ, lúc giao ban đối mặt, Lý Đoan Sơ quên mất chuyện cũ, nhưng cảm thấy khuôn mặt đối diện rất quen, bèn nói:
- “Lẽ nào chúng ta đã gặp mặt nhau sao, bây giờ ngài dáng vẻ đàng hoàng không như trước đây nữa nhé !”
Đảm Kiên Trí trong lòng có chút bất bình, trả lời:
- “Dáng vẻ thì tôi tự mình nhìn không thấy, nhưng mồm mép không biết so với ngày trước có còn trơn tru không ?”
Lý Đoan Sơ sực nhớ lại chuyện trước kia, mặt đầy bối rối.
(Huy Trần lục)
Suy tư 76:
Tất cả chúng ta đều là tội nhân, nếu không phạm tội lớn thì chắc chắn cũng có tội nhỏ, dù làm quan lớn hay làm phó thường dân thì trước mặt Thiên Chúa vẫn chỉ là một tội nhân không hơn kém.
Tất cả chúng ta đều là anh em chị em con cùng một Cha trên trời, do đó cần phải yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Phục vụ lẫn nhau không chỉ là mời nhau ly nước trong bàn ăn, cũng không phải chỉ là xuống bếp nấu nướng mới là phục vụ, nhưng quan trọng và tình người nhất chính là mau mắn giúp đỡ khi anh em cần đến mà chúng ta có thể giúp được, đó chính là phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã phục vụ người đau yếu kẻ bệnh tật cần đến Ngài.
Khi Đức Chúa Giê-su phục vụ thì Ngài không nói với người bệnh “mồm mép sao nói trơn tru thế” khi họ đến xin Ngài chữa bệnh.
Ai cũng có khuyết điểm và ai cũng có ưu điểm, nên nhìn thấy ưu điểm của tha nhân để phục vụ họ và hợp tác với họ, mà đừng nhìn thấy khuyết điểm của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Đảm Kiên Trí tham gia hội thi vừa kết thúc, bởi vì có liên quan đến một vụ án nhỏ mà bị bắt ngồi tù, bèn đến chùa Đại Lý Thiếu Khánh (trưởng pháp quan) tên Lý Đoan Sơ:
- “Tôi là cử nhân ở xa, thật không dễ dàng đến kinh thành để thi cử, hy vọng được sự giúp đỡ của ngài đại nhân.”
Lý Đoan Sơ nhục mạ nói:
- “Mồm mép của người trơn tru như thế, đúng là tên tội đồ xảo quyệt !”
Khi niêm yết bảng thì Đảm Kiên Trí đậu tiến sĩ, và được phóng thích.
Hơn mười năm sau, Đảm Kiên Trí thay thế chức quan của Lý Đoan Sơ làm Chuẩn Nam chuyển vận sứ, lúc giao ban đối mặt, Lý Đoan Sơ quên mất chuyện cũ, nhưng cảm thấy khuôn mặt đối diện rất quen, bèn nói:
- “Lẽ nào chúng ta đã gặp mặt nhau sao, bây giờ ngài dáng vẻ đàng hoàng không như trước đây nữa nhé !”
Đảm Kiên Trí trong lòng có chút bất bình, trả lời:
- “Dáng vẻ thì tôi tự mình nhìn không thấy, nhưng mồm mép không biết so với ngày trước có còn trơn tru không ?”
Lý Đoan Sơ sực nhớ lại chuyện trước kia, mặt đầy bối rối.
(Huy Trần lục)
Suy tư 76:
Tất cả chúng ta đều là tội nhân, nếu không phạm tội lớn thì chắc chắn cũng có tội nhỏ, dù làm quan lớn hay làm phó thường dân thì trước mặt Thiên Chúa vẫn chỉ là một tội nhân không hơn kém.
Tất cả chúng ta đều là anh em chị em con cùng một Cha trên trời, do đó cần phải yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Phục vụ lẫn nhau không chỉ là mời nhau ly nước trong bàn ăn, cũng không phải chỉ là xuống bếp nấu nướng mới là phục vụ, nhưng quan trọng và tình người nhất chính là mau mắn giúp đỡ khi anh em cần đến mà chúng ta có thể giúp được, đó chính là phục vụ như Đức Chúa Giê-su đã phục vụ người đau yếu kẻ bệnh tật cần đến Ngài.
Khi Đức Chúa Giê-su phục vụ thì Ngài không nói với người bệnh “mồm mép sao nói trơn tru thế” khi họ đến xin Ngài chữa bệnh.
Ai cũng có khuyết điểm và ai cũng có ưu điểm, nên nhìn thấy ưu điểm của tha nhân để phục vụ họ và hợp tác với họ, mà đừng nhìn thấy khuyết điểm của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 30/11/2016
23. Chúng ta nên đem thời gian ngồi trước bí tích Thánh Thể làm thời gian vui vẻ nhất trong cuộc sống.
(Thánh John Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một vài nhận xét của ĐTGM Rino Fisichella về Năm Thánh Lòng Thương Xót
Linh Tiến Khải
09:30 30/11/2016
Sáng Chúa Nhật 20 tháng 11 lễ Chúa Kitô Vua ĐTC Phanxicô đã chủ sự lễ nghi đóng Cửa Thánh đền thờ thánh Phêrô và thánh lễ kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót. Cùng đồng tế với ĐTC có hàng trăm vị gồm các Hồng Y và Tân Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và mấy ngàn Linh Mục. Tham dự thánh lễ có ngoại giao đoàn và phái đoàn chính thức của nhiều nưóc, trong đó có phái đoàn của chính phủ Italia, do tổng thống Matarella hướng dẫn, và hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương.
Giảng trong thánh lễ ĐTC nói Cửa Thánh đã đóng, nhưng cửa con tim thương xót của Chúa Kitô thì vẫn luôn luôn rộng mở và chờ đón chúng ta. Và như dấu chỉ lòng thương xót hải hà đó của Chúa ĐTC đã ký vào trao tông thư “Misericordia et misera” khích lệ toàn thể Giáo Hội tiếp tục sống lòng thương xót với cùng sự sâu đậm như đã sống trong suốt Năm Thánh ngoại thường này. Sau đó ngài đã trao Tông thư cho ĐHY Tagle, TGM Manila, là một trong các giáo phận đông tín hữu nhất thế giới, ĐC Cushey, TGM Saint Andrrews Edinburg, hai Linh Mục thừa sai lòng thương xót đến từ Cộng hòa dân chủ Congo và Brasil, một phó tế vĩnh viễn và gia đình, hai nữ tu một Mêhicô và một Nam Hàn; một gia đình Mỹ gồm ba thế hệ; một đôi bạn trẻ đính hôn, hai bà mẹ giáo lý viên; một người tàn tật và một bệnh nhân.
Thương xót và bần cùng hay khốn nạn là hai từ thánh Agostino dùng để nói về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà ngoại tình. Trong thư ĐTC nới rộng và ban cho tất cả các linh mục trên thế giới quyền tha tội phá thai cho những ai thống hối. Đây là quyền đã chỉ được dành cho các Giám Mục và những linh mục được Giám Mục chỉ định.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị bài phỏng vấn ĐTGM Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, về lễ nghi này và tông thư của ĐTC.
Hỏi: Thưa ĐTGM Fisichella, Chúa Nhật 20 tháng 11 ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kết thúc Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót. ĐTC đã nhấn mạnh rằng Năm Thánh đã kết thúc nhưng cánh cửa lòng thương xót luôn luôn rộng mở. Trong nghĩa nào thưa ĐC?
Đáp: Lòng thương xót là trọng tâm của Tin Mừng, là nòng cốt sứ điệp mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Và vì thế nhiệm vụ của Giáo Hội trong dòng lịch sử là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Đó là lý do tại sao Năm Thánh chúng ta cử hành đã đánh động, không phải chỉ con tim của con người, mà cả cuộc sống thường ngày nữa, bởi vì có biết bao người đã cảm thấy được khích lệ bởi việc loan báo niềm vui. Nó đã cho phép các kitô hữu có một thở phào nhẹ nhõm lớn. Chúng ta đừng quên là đôi khi Giáo Hội xuất hiện như là “mẹ ghẻ” hơn là mẹ. Và Giáo Hội đã xuất hiện với Giáo Luật trong tay hơn là với sách Tin Mừng. Vì thế cái thở phào nhẹ nhõm, mà lòng thương xót trao ban, đã được tiếp nhận như một làn gió mùa xuân.
Hỏi: Thưa ĐC làm thế nào để sống “nhịp thở” này trong cuộc sống thường ngày?
Đáp: ĐTC nhấn mạnh nhiều trên tính cách xã hội của lòng thương xót. Trong Tông thư “Misericordia et misera” có các điểm rất hay, trong đó ĐTC cống hiến các thí dụ giải thích các công việc của lòng thương xót đối với thân xác và tinh thần như thế nào. Ngài giải thích ngày nay cho người trần truồng mặc có nghĩa là gì, và giải thích rằng sự trần truồng thực sự là việc thiếu phẩm giá. Có một kiểu diễn tả rất đẹp đã luôn luôn đánh động tôi trong tài liệu “Ánh sáng đức tin”: các kitô hữu có nhiệm vụ xây dựng một thành phố có thể tin cậy được. Các công việc bác ái là điều đó: là phần đóng góp mà các tín hữu kitô cống hiến, để cho kinh thành được hữu hình và đáng tin cậy. Trong nghĩa này, chúng ta cũng phải đọc thông điệp “Laudato si’”, nghĩa là lồng khung mình vào trong bối cảnh, bối cảnh của thế giới và của vũ trụ, trao ban sự thanh thản cho cuộc sống con nguời. Trong cùng cách thức đó, ĐTC mời gọi tái khám phá ra các công việc của lòng thương xót tinh thần trong một nền văn hóa in dấu chủ thuyết tương đối. Chúng ta có thể trợ giúp con người ra khỏi sự không chắc chắn của mình. Đối với tôi xem ra tông thư là một dấn thân cụ thể đối với Giáo Hội, và đối với từng tín hữu “xắn tay áo lên” để nhận lấy một kiểu sống theo tinh thần Tin Mừng hơn.
Hỏi: Đâu là các mới mẻ mà ĐC nhận ra trong tông thư của ĐTC?
Đáp: ĐTC Phanxicô cống hiến cho chúng ta biết bao nhiêu gợi ý cho một cuộc sống mục vụ tích cực chừng nào có thể, và hướng tới ánh sáng của lòng thương xót. Trước hết tôi nghĩ tới sáng kiến “Hai mươi bốn giờ với Chúa”, qua đó ĐTC nêu bật đề tài hoà giải. Thêm vào đó có cả lễ Thánh Kinh, lễ Lời Chúa, giúp suy tư về các kiểu mới liên quan tới việc phổ biến sứ điệp lòng thương xót trong các cộng đoàn kitô, làm sao để tổ chức các buổi đọc, giải thích và áp dụng việc sống lời Chúa liên quan tới lòng thương xót. Từ chính viễn tượng này lại nảy sinh ra ước muốn của ĐTC kéo dài thời gian phục vụ của các thừa sai lòng thương xót. ĐTC đã nhận được biết bao nhiêu chứng từ của các thừa sai lòng thương xót. Các kinh nghiệm của họ đã thuyết phục ngài rằng không có chướng ngại nào có thể ngăn cản Thiên Chúa Cha ôm trở lại trong vòng tay người con đi hoang của mình.
Hỏi: Chính vì vậy mà ĐTC đã cho phép tất cả mọi linh mục quyền tha tội cho những người phạm tội phá thai nhưng hối lỗi, có đúng thế không thưa ĐC?
Đáp: Tôi nghĩ đây là một sự kiện cũng đánh động một cách sâu xa dư luận công cộng, bởi vì ở đây tay chúng ta đụng chạm tới và hiểu sự trầm trọng của tội lỗi thực sự có nghĩa là gì. Nó là việc giết một mạng người cả trong giai đoạn khởi đầu. ĐTC nhấn mạnh với tất cả sức mạnh của mình rằng đây là một tội trọng. Tuy nhiên, cả khi đó là tội nặng nhất, nó cũng không thể và không được lấy mất đi khả thể của việc giao hoà với Thiên Chúa. Từ viễn tượng này ĐTC hoàn toàn tiếp tục giáo huấn của các vị tiền nhiệm, và hoàn toàn ở trong truyền thống giáo lý của Giáo Hội. Chúng ta đừng quên rằng chỉ có các phụ nữ phạm tội này thôi. Họ mang gánh nặng sâu xa hơn và trầm trọng hơn, nhưng còn có bối cảnh do các bác sĩ, y tá, và những ai khuyên họ phá thai nữa. Tất cả đều liên lụy tới tội phá thai này, nhưng tất cả đều có thể được lòng thương xót của Thiên Chúa ôm vào lòng, nếu họ thống hối, và nhất là nếu họ có khả năng nhìn nhận sự dữ khách quan mà họ đã phạm. Đây là kinh nghiệm mà các linh mục chúng tôi sống hằng ngày. Một người muốn xưng tội phá thai và đến gặp vị linh mục, thì đến từ một lộ trình dài đã đưa họ tới chỗ thừa nhận sự dữ đã phạm , nhưng nhất là diễn tả sư khổ đau mà họ mang trong chính mình. Như vậy làm như thể là ĐTC muốn, với cái vuốt ve của Thiên Chúa, trao trả lại niềm vui vì đã tìm lại được một người đã sai lầm, người con trở về nhà.
Hỏi: Thưa ĐC, có các mới mẻ nào khác nữa trong tông thư của ĐTC hay không?
Đáp: Một trong các điều mới mẻ đó là việc thành lập “Ngày Quốc Tế Người Nghèo”. Các người nghèo là những kẻ được ưu tiên của Tin Mừng. Từ trang đầu tiên cho tới trang cuối cùng của Thánh Kinh các “anawim” là các người nghèo. Trong từ này bao gồm biết bao nhiêu người: trẻ mồ côi, người goá bụa, những người sống cô đơn và bị bỏ rơi. Ngày nay chúng ta có một quan niệm về người nghèo quy chiếu một cách mâu thuẫn về điều kiện xã hội. Như thế, khi có tâm thức luôn nhắm tới lợi lộc và tiền bạc, chúng ta nghĩ rằng những người nghèo duy nhất là những người sống trên vỉa hè. Trong khi ý niệm về người nghèo trong Thánh Kinh và trong lịch sử là đa diện. Tắt một lời, những người nghèo là những người ở các vùng ngoại biên của cuộc sống mà ĐTC nói tới, và họ thực sự diễn tả không gian, trong đó cần hành động. Và tuy một ngày dành cho họ không đủ, nhưng cũng giúp nhắc nhớ Giáo Hội biết rằng ít nhất là trong một ngày con mắt của tất cả mọi người phải hướng tới người nghèo.
Hỏi: Vượt ngoài các tranh luận, ĐC nhận thấy thành phố Roma và nhất là cộng đoàn Giáo Hội tại Roma đã đáp trả lại Năm Thánh như thế nào?
Đáp: Tôi tin rằng dân chúng Roma đã đáp trả lại Năm Thánh rất tốt, vì họ đã rất là kiên nhẫn, không phải chỉ đối với Năm Thánh, nhưng vì nhiều lý do khác. Chẳng hạn chỉ nghĩ tới việc phải đương đầu với cảnh lưu thông và tất cả mọi cuộc biểu lộ thường tạo ra khó khăn cho việc di chuyển trong thành phố. Trên bình diện này người dân Roma đã cống hiến điều tốt lành nhất của họ là tinh thần hiếu khách và sự tiếp đón. Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên rằng người dân Roma cũng có nghĩa là 350 giáo xứ bao gồm cuộc sống thường ngày của thành phố. Các giáo xứ đã phản ứng một cách mạnh mẽ tích cực, và cả với lòng hăng say nữa. Tôi nhớ tới sự sẵn sàng của hầu như mọi giáo xứ đã tiếp đón các bạn trẻ về Roma cử hành Năm Thánh của giới trẻ: các giáo xứ đã mở rộng cánh cửa, và cống hiến mọi sự họ có. Thế rồi, chúng ta cũng không quên ngày Năm Thánh của các thiện nguyện viên, hay ngày tiếp đón thánh tích của cha thánh Piô. Ở gần đây đã có 3 nhà thờ Năm thánh là ba giáo xứ. Với một sự sẵn sàng không thể tin được, các giáo xứ này đã thay đổi giờ giấc để luôn luôn phục vụ các tín hữu hành hương về Roma cử hành Năm Thánh. Vì thế biết ơn là tâm tình đầu tiên đến với tôi.
Hỏi: Thưa ĐC, giữa biết bao sáng kiến của lịch trình Năm Thánh đâu đã là sáng kiến đánh động ĐC nhất?
Đáp: Có biết bao nhiêu sáng kiến , nhưng sáng kiến đánh động tôi nhất đó là kinh nghiệm đã sống bên cạnh ĐTC Phanxicô trong các ngày thứ sáu của lòng thương xót, bởi vì tôi đã luôn luôn có thể nhận ra tính nhân bản sâu xa, sự cảm động trong một vài lúc, và nhất là sự dễ thương của ĐTC đối với tất cả mọi người. Các ngày thứ sáu này đã thực sự là một cuộc gặp gỡ với các nghèo túng mới của thế giới. ĐTC đã đi tìm các người ngày nay đại diện cho các người nghèo mới. Sự dễ thương của ngài và sự gần gũi với tất cả mọi người không phân biệt ai là một trong các dấu chỉ của Năm Thánh mà tôi mang theo trong tim. (SD 22-11-2016)
Giảng trong thánh lễ ĐTC nói Cửa Thánh đã đóng, nhưng cửa con tim thương xót của Chúa Kitô thì vẫn luôn luôn rộng mở và chờ đón chúng ta. Và như dấu chỉ lòng thương xót hải hà đó của Chúa ĐTC đã ký vào trao tông thư “Misericordia et misera” khích lệ toàn thể Giáo Hội tiếp tục sống lòng thương xót với cùng sự sâu đậm như đã sống trong suốt Năm Thánh ngoại thường này. Sau đó ngài đã trao Tông thư cho ĐHY Tagle, TGM Manila, là một trong các giáo phận đông tín hữu nhất thế giới, ĐC Cushey, TGM Saint Andrrews Edinburg, hai Linh Mục thừa sai lòng thương xót đến từ Cộng hòa dân chủ Congo và Brasil, một phó tế vĩnh viễn và gia đình, hai nữ tu một Mêhicô và một Nam Hàn; một gia đình Mỹ gồm ba thế hệ; một đôi bạn trẻ đính hôn, hai bà mẹ giáo lý viên; một người tàn tật và một bệnh nhân.
Thương xót và bần cùng hay khốn nạn là hai từ thánh Agostino dùng để nói về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà ngoại tình. Trong thư ĐTC nới rộng và ban cho tất cả các linh mục trên thế giới quyền tha tội phá thai cho những ai thống hối. Đây là quyền đã chỉ được dành cho các Giám Mục và những linh mục được Giám Mục chỉ định.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị bài phỏng vấn ĐTGM Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, về lễ nghi này và tông thư của ĐTC.
Hỏi: Thưa ĐTGM Fisichella, Chúa Nhật 20 tháng 11 ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kết thúc Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót. ĐTC đã nhấn mạnh rằng Năm Thánh đã kết thúc nhưng cánh cửa lòng thương xót luôn luôn rộng mở. Trong nghĩa nào thưa ĐC?
Đáp: Lòng thương xót là trọng tâm của Tin Mừng, là nòng cốt sứ điệp mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Và vì thế nhiệm vụ của Giáo Hội trong dòng lịch sử là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Đó là lý do tại sao Năm Thánh chúng ta cử hành đã đánh động, không phải chỉ con tim của con người, mà cả cuộc sống thường ngày nữa, bởi vì có biết bao người đã cảm thấy được khích lệ bởi việc loan báo niềm vui. Nó đã cho phép các kitô hữu có một thở phào nhẹ nhõm lớn. Chúng ta đừng quên là đôi khi Giáo Hội xuất hiện như là “mẹ ghẻ” hơn là mẹ. Và Giáo Hội đã xuất hiện với Giáo Luật trong tay hơn là với sách Tin Mừng. Vì thế cái thở phào nhẹ nhõm, mà lòng thương xót trao ban, đã được tiếp nhận như một làn gió mùa xuân.
Hỏi: Thưa ĐC làm thế nào để sống “nhịp thở” này trong cuộc sống thường ngày?
Đáp: ĐTC nhấn mạnh nhiều trên tính cách xã hội của lòng thương xót. Trong Tông thư “Misericordia et misera” có các điểm rất hay, trong đó ĐTC cống hiến các thí dụ giải thích các công việc của lòng thương xót đối với thân xác và tinh thần như thế nào. Ngài giải thích ngày nay cho người trần truồng mặc có nghĩa là gì, và giải thích rằng sự trần truồng thực sự là việc thiếu phẩm giá. Có một kiểu diễn tả rất đẹp đã luôn luôn đánh động tôi trong tài liệu “Ánh sáng đức tin”: các kitô hữu có nhiệm vụ xây dựng một thành phố có thể tin cậy được. Các công việc bác ái là điều đó: là phần đóng góp mà các tín hữu kitô cống hiến, để cho kinh thành được hữu hình và đáng tin cậy. Trong nghĩa này, chúng ta cũng phải đọc thông điệp “Laudato si’”, nghĩa là lồng khung mình vào trong bối cảnh, bối cảnh của thế giới và của vũ trụ, trao ban sự thanh thản cho cuộc sống con nguời. Trong cùng cách thức đó, ĐTC mời gọi tái khám phá ra các công việc của lòng thương xót tinh thần trong một nền văn hóa in dấu chủ thuyết tương đối. Chúng ta có thể trợ giúp con người ra khỏi sự không chắc chắn của mình. Đối với tôi xem ra tông thư là một dấn thân cụ thể đối với Giáo Hội, và đối với từng tín hữu “xắn tay áo lên” để nhận lấy một kiểu sống theo tinh thần Tin Mừng hơn.
Hỏi: Đâu là các mới mẻ mà ĐC nhận ra trong tông thư của ĐTC?
Đáp: ĐTC Phanxicô cống hiến cho chúng ta biết bao nhiêu gợi ý cho một cuộc sống mục vụ tích cực chừng nào có thể, và hướng tới ánh sáng của lòng thương xót. Trước hết tôi nghĩ tới sáng kiến “Hai mươi bốn giờ với Chúa”, qua đó ĐTC nêu bật đề tài hoà giải. Thêm vào đó có cả lễ Thánh Kinh, lễ Lời Chúa, giúp suy tư về các kiểu mới liên quan tới việc phổ biến sứ điệp lòng thương xót trong các cộng đoàn kitô, làm sao để tổ chức các buổi đọc, giải thích và áp dụng việc sống lời Chúa liên quan tới lòng thương xót. Từ chính viễn tượng này lại nảy sinh ra ước muốn của ĐTC kéo dài thời gian phục vụ của các thừa sai lòng thương xót. ĐTC đã nhận được biết bao nhiêu chứng từ của các thừa sai lòng thương xót. Các kinh nghiệm của họ đã thuyết phục ngài rằng không có chướng ngại nào có thể ngăn cản Thiên Chúa Cha ôm trở lại trong vòng tay người con đi hoang của mình.
Hỏi: Chính vì vậy mà ĐTC đã cho phép tất cả mọi linh mục quyền tha tội cho những người phạm tội phá thai nhưng hối lỗi, có đúng thế không thưa ĐC?
Đáp: Tôi nghĩ đây là một sự kiện cũng đánh động một cách sâu xa dư luận công cộng, bởi vì ở đây tay chúng ta đụng chạm tới và hiểu sự trầm trọng của tội lỗi thực sự có nghĩa là gì. Nó là việc giết một mạng người cả trong giai đoạn khởi đầu. ĐTC nhấn mạnh với tất cả sức mạnh của mình rằng đây là một tội trọng. Tuy nhiên, cả khi đó là tội nặng nhất, nó cũng không thể và không được lấy mất đi khả thể của việc giao hoà với Thiên Chúa. Từ viễn tượng này ĐTC hoàn toàn tiếp tục giáo huấn của các vị tiền nhiệm, và hoàn toàn ở trong truyền thống giáo lý của Giáo Hội. Chúng ta đừng quên rằng chỉ có các phụ nữ phạm tội này thôi. Họ mang gánh nặng sâu xa hơn và trầm trọng hơn, nhưng còn có bối cảnh do các bác sĩ, y tá, và những ai khuyên họ phá thai nữa. Tất cả đều liên lụy tới tội phá thai này, nhưng tất cả đều có thể được lòng thương xót của Thiên Chúa ôm vào lòng, nếu họ thống hối, và nhất là nếu họ có khả năng nhìn nhận sự dữ khách quan mà họ đã phạm. Đây là kinh nghiệm mà các linh mục chúng tôi sống hằng ngày. Một người muốn xưng tội phá thai và đến gặp vị linh mục, thì đến từ một lộ trình dài đã đưa họ tới chỗ thừa nhận sự dữ đã phạm , nhưng nhất là diễn tả sư khổ đau mà họ mang trong chính mình. Như vậy làm như thể là ĐTC muốn, với cái vuốt ve của Thiên Chúa, trao trả lại niềm vui vì đã tìm lại được một người đã sai lầm, người con trở về nhà.
Hỏi: Thưa ĐC, có các mới mẻ nào khác nữa trong tông thư của ĐTC hay không?
Đáp: Một trong các điều mới mẻ đó là việc thành lập “Ngày Quốc Tế Người Nghèo”. Các người nghèo là những kẻ được ưu tiên của Tin Mừng. Từ trang đầu tiên cho tới trang cuối cùng của Thánh Kinh các “anawim” là các người nghèo. Trong từ này bao gồm biết bao nhiêu người: trẻ mồ côi, người goá bụa, những người sống cô đơn và bị bỏ rơi. Ngày nay chúng ta có một quan niệm về người nghèo quy chiếu một cách mâu thuẫn về điều kiện xã hội. Như thế, khi có tâm thức luôn nhắm tới lợi lộc và tiền bạc, chúng ta nghĩ rằng những người nghèo duy nhất là những người sống trên vỉa hè. Trong khi ý niệm về người nghèo trong Thánh Kinh và trong lịch sử là đa diện. Tắt một lời, những người nghèo là những người ở các vùng ngoại biên của cuộc sống mà ĐTC nói tới, và họ thực sự diễn tả không gian, trong đó cần hành động. Và tuy một ngày dành cho họ không đủ, nhưng cũng giúp nhắc nhớ Giáo Hội biết rằng ít nhất là trong một ngày con mắt của tất cả mọi người phải hướng tới người nghèo.
Hỏi: Vượt ngoài các tranh luận, ĐC nhận thấy thành phố Roma và nhất là cộng đoàn Giáo Hội tại Roma đã đáp trả lại Năm Thánh như thế nào?
Đáp: Tôi tin rằng dân chúng Roma đã đáp trả lại Năm Thánh rất tốt, vì họ đã rất là kiên nhẫn, không phải chỉ đối với Năm Thánh, nhưng vì nhiều lý do khác. Chẳng hạn chỉ nghĩ tới việc phải đương đầu với cảnh lưu thông và tất cả mọi cuộc biểu lộ thường tạo ra khó khăn cho việc di chuyển trong thành phố. Trên bình diện này người dân Roma đã cống hiến điều tốt lành nhất của họ là tinh thần hiếu khách và sự tiếp đón. Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên rằng người dân Roma cũng có nghĩa là 350 giáo xứ bao gồm cuộc sống thường ngày của thành phố. Các giáo xứ đã phản ứng một cách mạnh mẽ tích cực, và cả với lòng hăng say nữa. Tôi nhớ tới sự sẵn sàng của hầu như mọi giáo xứ đã tiếp đón các bạn trẻ về Roma cử hành Năm Thánh của giới trẻ: các giáo xứ đã mở rộng cánh cửa, và cống hiến mọi sự họ có. Thế rồi, chúng ta cũng không quên ngày Năm Thánh của các thiện nguyện viên, hay ngày tiếp đón thánh tích của cha thánh Piô. Ở gần đây đã có 3 nhà thờ Năm thánh là ba giáo xứ. Với một sự sẵn sàng không thể tin được, các giáo xứ này đã thay đổi giờ giấc để luôn luôn phục vụ các tín hữu hành hương về Roma cử hành Năm Thánh. Vì thế biết ơn là tâm tình đầu tiên đến với tôi.
Hỏi: Thưa ĐC, giữa biết bao sáng kiến của lịch trình Năm Thánh đâu đã là sáng kiến đánh động ĐC nhất?
Đáp: Có biết bao nhiêu sáng kiến , nhưng sáng kiến đánh động tôi nhất đó là kinh nghiệm đã sống bên cạnh ĐTC Phanxicô trong các ngày thứ sáu của lòng thương xót, bởi vì tôi đã luôn luôn có thể nhận ra tính nhân bản sâu xa, sự cảm động trong một vài lúc, và nhất là sự dễ thương của ĐTC đối với tất cả mọi người. Các ngày thứ sáu này đã thực sự là một cuộc gặp gỡ với các nghèo túng mới của thế giới. ĐTC đã đi tìm các người ngày nay đại diện cho các người nghèo mới. Sự dễ thương của ngài và sự gần gũi với tất cả mọi người không phân biệt ai là một trong các dấu chỉ của Năm Thánh mà tôi mang theo trong tim. (SD 22-11-2016)
Hồi giáo quá khích dọa đốt nhà thờ Công giáo đang xây ở Indonesia
Hồng Thủy
09:32 30/11/2016
Jakarta – “Chúng tôi sẽ đốt nhà thờ nếu nó tiếp tục được xây cất.” Hơn 500 người Hồi giáo ở Bekasi, ngoại ô của Jakarta phản đối chống việc xây nhà thờ Công Giáo thánh Clara.
Các người chống đối tụ họp với các biểu ngữ và tuyên bố là nhà thờ vi phạm luật, giả mạo chữ ký của những công dân ủng hộ việc xây dựng.
Theo luật, ở Indonesia, phép xây một đền thờ cho bất cứ tôn giáo nào cần có một thỉnh cầu công khai được ký bởi một số tín hữu, cư dân trong tỉnh liên hệ.
Cha Raymundus Sianipar, dòng Cappichino, cha xứ giáo xứ thánh Clara cho hãng tin Fides biết là giáo xứ đã xin phép và được cho phép xây nhà thờ. Ngài nói: “Yêu cầu đã được đệ trình cách đây 17 năm. Trong những năm này chúng tôi đã theo các yêu cầu và luật lệ. Chúng tôi chờ đợi cách kiên nhẫn trong sự tôn trọng luật pháp và đón nhận những thử thách cần thiết.”
Giáo xứ có 9422 giáo dân sống rải rác trong vùng rộng lớn. Ngày Chúa Nhật, Thánh lễ được cử hành trong một nhà tạm thời, chứa được 300 người. Rất nhiều tín hữu phải tham dự Thánh lễ bên ngoài.
Sau thời gian xác minh 17 năm, ngày 28/07/2015, tỉnh trưởng của Belasi đã cho phép xây nhà thờ Công Giáo thánh Clara. Cha Rasnius, một trong 4 Linh mục của giáo xứ nói: “Chúng tôi đã đáp ứng thích đáng các yêu cầu.” Cha loại bỏ cáo buộc là nhà thờ đang xây là nhà thờ lớn nhất Á châu. Cha cũng cho biết là cộng đoàn Công Giáo không có thù oán đối với cư dân ở Bekasi và nhà thờ là nơi mở rộng đón tất cả mọi người và ngài yêu cầu các cư dân tỏ cùng một tinh thần đón tiếp và khoan dung hỗ tương. (Agenzia Fides 29/11/2016
Các người chống đối tụ họp với các biểu ngữ và tuyên bố là nhà thờ vi phạm luật, giả mạo chữ ký của những công dân ủng hộ việc xây dựng.
Theo luật, ở Indonesia, phép xây một đền thờ cho bất cứ tôn giáo nào cần có một thỉnh cầu công khai được ký bởi một số tín hữu, cư dân trong tỉnh liên hệ.
Cha Raymundus Sianipar, dòng Cappichino, cha xứ giáo xứ thánh Clara cho hãng tin Fides biết là giáo xứ đã xin phép và được cho phép xây nhà thờ. Ngài nói: “Yêu cầu đã được đệ trình cách đây 17 năm. Trong những năm này chúng tôi đã theo các yêu cầu và luật lệ. Chúng tôi chờ đợi cách kiên nhẫn trong sự tôn trọng luật pháp và đón nhận những thử thách cần thiết.”
Giáo xứ có 9422 giáo dân sống rải rác trong vùng rộng lớn. Ngày Chúa Nhật, Thánh lễ được cử hành trong một nhà tạm thời, chứa được 300 người. Rất nhiều tín hữu phải tham dự Thánh lễ bên ngoài.
Sau thời gian xác minh 17 năm, ngày 28/07/2015, tỉnh trưởng của Belasi đã cho phép xây nhà thờ Công Giáo thánh Clara. Cha Rasnius, một trong 4 Linh mục của giáo xứ nói: “Chúng tôi đã đáp ứng thích đáng các yêu cầu.” Cha loại bỏ cáo buộc là nhà thờ đang xây là nhà thờ lớn nhất Á châu. Cha cũng cho biết là cộng đoàn Công Giáo không có thù oán đối với cư dân ở Bekasi và nhà thờ là nơi mở rộng đón tất cả mọi người và ngài yêu cầu các cư dân tỏ cùng một tinh thần đón tiếp và khoan dung hỗ tương. (Agenzia Fides 29/11/2016
Kết quả 50 năm truyền giáo tại Morobe thuộc Papua New Guinea, châu Đại Dương
Nguyễn Long Thao
10:52 30/11/2016
Lae (Agenzia Fides) - Năm mươi năm trước đây vào năm 1927 Tin Mừng bắt rễ ở tỉnh Morobe thuộc quần đảo Papua New Guinea châu Đại Dương. Và vào năm 1966, Giáo Phận Lae thuộc tỉnh Morobe được chính thức thành lập
Các tín hữu Công Giáo, cũng như các Kitô hữu khác tại Lae đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm biến cố đáng ghi nhớ này. Buổi lễ đã được Đức Sứ thần Tòa Thánh ở Papua New Guinea và quần đảo Solomon, Đức Tổng Giám mục Matthew Kurian Vayalunkal, và các giám mục, linh mục cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà truyền giáo đã hy sinh công sức để có được những thành quả như ngày hôm nay tại tỉnh Morobe.
Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với cộng đoàn tham dự thánh lễ: "Chúng ta đang tập hợp ở đây để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo phận Lae. Đây là dịp để chúng ta ghi nhớ lịch sử Giáo Hội trên đất nước này Chúng ta vui mừng, chúng ta ngợi khen Chúa, và chúng ta cùng tiến về phía trước ".
Đức Giám Mục Christian Blouin, cai quản giáo phận Lae ngỏ lời cảm ơn bốn nhà truyền giáo tiên phong của giáo phận. Đặc biệt Cha Anthony Mulderink, một trong bốn vị truyền giáo tiên khởi đó đang hiện diện nơi đây để tham dự lễ kỷ niệm. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để tri ơn các cha và các chư huynh thuộc dòng truyền giáo Mariannhill. Đồng thời chúng tôi cũng xin ngỏ lời tri ân tới tất cả những người thiện chí nơi đây,cũng như ở hải ngoại đã giúp đỡ hy sinh cho giáo phận.
Trong những năm đầu hoạt động truyền giáo, nơi đây không có phương tiện giao thông hoặc thông tin liên lạc nên các linh mục và nữ tu phải đối diện với biết bao khó khăn trở ngại
Linh Mục Tổng đại diện giáo phận, cha Arnold Schmitt, nhận xét: ". Công việc chính của các nhà truyền giáo ban đầu là chú trọng vào vấn đề giáo dục và tạo dựng mẫu mực gia đình Công Giáo. Chúng tôi đã làm như vậy và hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục làm công việc đó.
Cha Tổng Đại Diện nói thêm ngày nay xuất hiện những dấu chỉ thời đại như hiện tượng thanh thiếu niên hè phố, hoặc những thách đố xã hội khác thì chúng tôi phải kiếm cách đối phó..
Cộng Đồng Công Giáo tỉnh Morobe khai sinh từ thời cơn sốt vàng vào năm 1927. Tuy nhiên, mãi tới năm 1959, thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII Toà Thánh mới cho thiết lập giáo phận tông toà. Quyền cai quản được trao phó cho dòng truyền giáp Mariannhill. Vào năm 1966 giáo phận tông tòa chính thức trở thành giáo phận Lae.
Được biết ngày nay, giáo phận Lae có 35.000 giáo dân 16 giáo xứ, và 14 linh mục trong khi đó có tới 28 trường Công Giáo phục vụ cho tất cư cư dân trong giáo phận.
Nguyễn Long Thao
Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với cộng đoàn tham dự thánh lễ: "Chúng ta đang tập hợp ở đây để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo phận Lae. Đây là dịp để chúng ta ghi nhớ lịch sử Giáo Hội trên đất nước này Chúng ta vui mừng, chúng ta ngợi khen Chúa, và chúng ta cùng tiến về phía trước ".
Đức Giám Mục Christian Blouin, cai quản giáo phận Lae ngỏ lời cảm ơn bốn nhà truyền giáo tiên phong của giáo phận. Đặc biệt Cha Anthony Mulderink, một trong bốn vị truyền giáo tiên khởi đó đang hiện diện nơi đây để tham dự lễ kỷ niệm. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để tri ơn các cha và các chư huynh thuộc dòng truyền giáo Mariannhill. Đồng thời chúng tôi cũng xin ngỏ lời tri ân tới tất cả những người thiện chí nơi đây,cũng như ở hải ngoại đã giúp đỡ hy sinh cho giáo phận.
Trong những năm đầu hoạt động truyền giáo, nơi đây không có phương tiện giao thông hoặc thông tin liên lạc nên các linh mục và nữ tu phải đối diện với biết bao khó khăn trở ngại
Linh Mục Tổng đại diện giáo phận, cha Arnold Schmitt, nhận xét: ". Công việc chính của các nhà truyền giáo ban đầu là chú trọng vào vấn đề giáo dục và tạo dựng mẫu mực gia đình Công Giáo. Chúng tôi đã làm như vậy và hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục làm công việc đó.
Cha Tổng Đại Diện nói thêm ngày nay xuất hiện những dấu chỉ thời đại như hiện tượng thanh thiếu niên hè phố, hoặc những thách đố xã hội khác thì chúng tôi phải kiếm cách đối phó..
Cộng Đồng Công Giáo tỉnh Morobe khai sinh từ thời cơn sốt vàng vào năm 1927. Tuy nhiên, mãi tới năm 1959, thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII Toà Thánh mới cho thiết lập giáo phận tông toà. Quyền cai quản được trao phó cho dòng truyền giáp Mariannhill. Vào năm 1966 giáo phận tông tòa chính thức trở thành giáo phận Lae.
Được biết ngày nay, giáo phận Lae có 35.000 giáo dân 16 giáo xứ, và 14 linh mục trong khi đó có tới 28 trường Công Giáo phục vụ cho tất cư cư dân trong giáo phận.
Nguyễn Long Thao
Phần hai bài phỏng vấn ĐTC của nhà báo Stefania Falasca
Linh Tiến Khải
11:33 30/11/2016
Trước khi kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC Phanxicô đã dành cho nữ phóng viên Stefania Falasca của nhật báo Avvenire một bài phỏng vấn dài. Sau đây là nội dung phần hai của bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo Quan Sát Viên Roma của Tòa Thánh số ra ngày 19 tháng 11 vừa qua.
Hỏi: Thưa ĐTC, ĐTC tiếp tục gặp gỡ các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô khác. Nhưng vị Giám Mục Roma lại không phải dành toàn thời giờ lo lắng trước tiên cho Giáo Hội Công Giáo hay sao?
Đáp: Chính Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha cho các môn đệ của Ngài nên một, để cho thế gian tin. Đó là lời cầu xin của Ngài với Thiên Chúa Cha. Từ luôn luôn Giám Mục Roma được kêu mời duy trì, tìm kiếm và phục vụ sự hiệp nhất này. Chúng ta cũng biết rằng các vết thương của các chia rẽ của chúng ta xé rách thân mình Chúa Kitô, chúng ta không thể tự mình chữa lành chúng được. Vì thế không thể áp đặt các chương trình hay các hệ thống để trở về hiệp nhất. Để xin sự hiệp nhất giữa các kitô hữu chúng ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu và xin Chúa Thánh Thần hoạt động. Xin Ngài tạo dựng sự hiệp nhất. Trong cuộc gặp gỡ tại Lund với các anh em Luther tôi đã lập lại các lời của Chúa Giêsu, khi Ngài nói với các môn đệ: “Không có Thầy các con không thể làm được gì”
Hỏi: Việc cùng các tín hữu Luther tưởng niệm 500 năm Cải Cách có ý nghĩa gì thưa ĐTC? Đó có phải là việc ĐTC “chạy trốn vào tương lai” hay không?
Đáp: Cuộc gặp gỡ với Giáo Hội Luther tại Lund đã là một bước nữa trên con đường đại kết, đã bắt đầu cách đây 50 năm trong một cuộc đối thoại thần học luther Công Giáo, đã có hoa trái với “Tuyên ngôn chung về giáo lý của sự Công chính hoá” ký kết năm 1999, nghĩa là về việc Chúa Kitô làm cho chúng ta nên công chính như thế nào, khi cứu chuộc chúng ta với ơn thánh cần thiết, tức từ điểm khởi hành các suy tư của Luther. Như vậy là trở về với nòng cốt của đức tin để tái khám phá ra bản chất của điều hiệp nhất. Trước tôi ĐTC Biển Đức XVI đã đến Erfurt, và đã nói rất chi tiết rõ ràng về điều này. Ngài đã lập lại câu hỏi: “Tôi có thể có một Thiên Chúa thương xót như thế nào?” là câu hỏi đi sâu vào con tim của Luther, và nó ở đàng sau mọi tìm kiếm thần học và nội tâm của ông. Đã có một việc thanh tẩy ký ức. Luther đã muốn làm một cuộc cải cách phải như là một phương dược. Rồi các sự việc đã tinh thể hóa, trộn lẫn với các lợi lộc chính trị thời đó, và kết cục với nguyên tắc “cuius regis eius religio” - ai cai trị ở đâu thì tôn giáo của người ấy” – vì thế phải theo tôn giáo của người cầm quyền.
Hỏi: Thưa ĐTC có người nghĩ rằng trong các cuộc gặp gỡ đại kết này ĐTC muốn “bán rẻ” giáo lý Công Giáo. Có người nói rằng người ta muốn “tin lành hoá” Giáo Hội? ĐTC nghĩ sao?
Đáp: Nó không khiến cho tôi mất ngủ đâu. Tôi theo đuổi con đuờng của người đã đi trước tôi, tôi theo Công Đồng. Liên quan tới các ý kiến luôn cần phân biệt tinh thần mà chúng được nói ra. Khi không có tinh thần xấu, các ý kiến đó cũng giúp bước đi. Khi khác người ta thấy ngay rằng các phê bình lượm lặt đó đây để biện minh cho một lập trường đã có sẵn, chúng không liêm chính, chúng được làm với tinh thần xấu để gieo chia rẽ. Người ta thấy ngay rằng vài chủ trương cứng nhắc, nảy sinh từ một sự thiếu sót, từ ý muốn dấu sau khí giới của mình một sự không thoả mãn đáng buồn. Nếu chị xem phim “Bữa ăn trưa của Babette”, thì chị sẽ nhận ra thái độ cứng nhắc này.
Hỏi: Cả với các tín hữu Luther nữa, cũng đã có lời kêu gọi mạnh mẽ cùng nhau làm việc cho người ở trong tình trạng cần được trợ giúp. Như vậy cần bỏ qua một bên các vấn đề thần học và bí tích, và chỉ nhắm tới dấn thân chung trên bình diện xã hội và văn hóa thôi, có phải vậy không thưa ĐTC?
Đáp: Đây không phải là việc bỏ sang một bên điều gì đó. Phục vụ người nghèo có nghĩa là phục vụ Chúa Kitô, bởi vì người nghèo là thịt xác của Chúa Kitô. Và nếu chúng ta cùng nhau phục vụ người nghèo, thì điều này có nghĩa là kitô hữu chúng ta hiệp nhất trong việc sờ mó các vết thương của Chúa Kitô. Tôi nghĩ tới công việc mà sau cuộc gặp gỡ tại Lund tổ chức Caritas và các tổ chức bác ái Luther có thể cùng làm. Đây không phải là một cơ cấu, nhưng là một lộ trình. Trái lại, vài kiểu đối đầu “các điều của giáo lý” với “các điều của bác ái mục vụ” không theo Tin Mừng và tạo ra lẫn lộn.
Hỏi: Việc cùng nhau tưởng niệm tại Lund đã ghi dấu một lúc chấp nhận nhau, và một mức độ hiểu biết nhau sâu xa hơn. Nhưng từ đây làm thế nào để giải quyết các vấn đề Giáo Hội học còn bỏ ngỏ, và các vấn đề liên quan tới chức thừa tác và các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, còn chia rẽ Giáo Hội Công Giáo với Giáo Hội Luther?
Đáp: Tuyên ngôn chung về việc công chính hóa là nền tảng giúp có thể tiếp tục công việc thần học. Việc nghiên cứu thần học phải tiến tới. Có công việc mà Hội Đồng Toà Thánh hiệp nhất các tín hữu kitô đang làm. Con đường thần học quan trọng, nhưng luôn luôn cùng với con đường cầu nguyện, cùng nhau làm việc bác ái. Đó là các công việc hữu hình.
Hỏi: ĐTC cũng đã nói với Đức Thượng Phụ Kirill rằng “sự hiệp nhất được làm khi bước đi”, “sự hiệp nhất sẽ không đến như một phép lạ sau cùng, “cùng nhau bước đi đã là làm sự hiệp nhất”. ĐTC thường lập đi lập lại như vậy. Nhưng nó có ý nghĩa gì?
Đáp: Sự hiệp nhất không được làm bởi vì chúng ta đồng ý với nhau, nhưng bởi vì chúng ta bước theo Chúa Giêsu. Và khi bước đi vì hoạt động của Đấng chúng ta đi theo, chúng ta có thể khám phá ra mình hiệp nhất với nhau. Việc bước theo Chúa Giêsu hiệp nhất. Hoán cải có nghĩa là để cho Chúa sống và hoạt động trong chúng ta. Như thế chúng ta khám phá ra rằng chúng ta hiệp nhất cả trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của chúng ta. Khi cùng nhau bước đi và làm việc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã hiệp nhất trong danh Chúa, và như vậy sự hiệp nhất không phải do chúng ta tạo ra. Chúng ta nhận ra rằng Thần Linh thúc đẩy chúng ta và đưa chúng ta tiến tới. Nếu bạn ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần, thì chính Ngài sẽ nói cho bạn biết bước đi bạn có thể làm, Ngài làm điều còn lại. Không thể đi theo Chúa Kitô, nếu Ngài không đưa bạn đi, nếu Thánh Thần không thúc đẩy bạn với sức mạnh của Ngài. Vì thế chính Thánh Linh là đấng làm ra sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng sự hiệp nhất đuợc làm khi bước đi, bởi vì sự hiệp nhất là một ơn phải xin, và cũng bởi vì tôi lập lại rằng mọi chủ trương chiêu dụ tín đồ giữa các kitô hữu là tội lỗi. Giáo Hội không bao giờ lớn lên do việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bởi “sự hấp dẫn” như ĐTC Biển Đức XVI đã viết. Vì thế chủ trương chiêu dụ tín đồ giữa các kitô hữu tự nó là một tội trọng.
Hỏi: Tại sao vậy thưa ĐTC?
Đáp: Bởi vì nó chống lại chính năng động của việc làm sao trở thành kitô hữu và sống như là kitô hữu. Giáo Hội không phải là một đội túc cầu tìm những người ủng hộ.
Hỏi: Như thế đâu là các con đường phải theo để hiệp nhất thưa ĐTC?
Đáp: Tiến bước thay vì chiếm chỗ cũng là chià khóa của con đường đại kết. Trong thời điểm lịch sử này sự hiệp nhất được làm trên ba con đường: cùng nhau bước đi với các công việc bác ái, cùng nhau cầu nguyện, và rồi thừa nhận việc tuyên xưng chung như được diễn tả trong việc chứng tá chung nhận lãnh từ Chúa Kitô, trong việc đại kết của máu. Ở đó người ta thấy chính Kẻ Thù thừa nhận sự hiệp nhất của chúng ta, sự hiệp nhất của các người đã được rửa tội. Trong điều này thì Kẻ Thù không sai lầm. Và tất cả là những kiểu diễn tả sự hiệp nhất hữu hình. Cùng nhau cầu nguyện là điều có thể trông thấy. Cùng nhau thực thi các việc bác ái là việc hữu hình. Sự tử đạo được chia sẻ nhân danh Chúa Kitô là điều có thể trông thấy.
Hỏi: Tuy nhiên, giữa các tín hũu Công Giáo xem ra chưa có một sự nhậy cảm sống động đối với việc tìm về hiệp nhất giữa các kitô hữu và một nhận thức về nỗi đau của sự chia rẽ…
Đáp: Cả cuộc gặp gỡ tại Lund cũng như mọi bước đại kết khác, đã có một bước tiến tới giứp hiểu gương mù gương xấu của sự chia rẽ, đả thương thân mình Chúa Kitô, và cả trước mặt thế giới chúng ta không thể cho phép mình làm điều đó. Làm sao chúng ta có thể làm chứng cho tình yêu, nếu chúng ta cãi nhau và chia rẽ nhau? Ngày tôi còn bé người ta không nói chuyện với các tín hữu tin lành. Tại Buenos Aires đã có một linh mục sai một nhóm bạn trẻ đi đốt lều của các anh em tin lành, khi họ đến dựng lều để truyền giáo. Giờ đây thời đại đã thay đổi. Gương mù gương xấu đã được vượt thắng, một cách đơn sơ bằng cách cùng nhau làm việc với các cử chỉ của sự hiệp nhất và tình huynh đệ.
Hỏi: Thưa ĐTC, tại Cuba khi gặp gỡ Đức Thượng Phụ Kirill, các lời đầu tiên ĐTC nói đã là “Chúng ta có cùng bí tích Rửa Tội. Chúng ta là Giám Mục”.
Đáp: Hồi tôi còn là Giám Mục Buenos Aires tất cả mọi cố gắng do các linh mục đưa ra để tạo dễ dàng cho việc ban bí tích Rửa Tội đã khiến cho tôi rất vui mừng. Bí tích Rửa Tội là cử chỉ qua đó Chúa lựa chọn chúng ta, và nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta hiệp nhất trong bí tích Rửa Tội, thì nó có nghĩa là chúng ta hiệp nhất trong điều nòng cốt. Đó là suối nguồn chung hiệp nhất chúng ta tất cả là kitô hữu với nhau, và dưỡng nuôi mọi bước đi mới có thể giúp trở về sự hiệp thông trọn ven giữa chúng ta. Để tái khám phá ra sự hiệp nhất của mình chúng ta phải đi qua bí tích Rửa Tội. Có cùng bí tích Rửa Tội có nghĩa là cùng nhau tuyên xưng rằng Ngôi Lời đã nhập thể: điều này cứu rỗi chúng ta. Tất cả mọi ý thức hệ và các lý thuyết nảy sinh từ đó không dừng lại ở điều này, không ở lại trong đức tin thừa nhận Chúa Kitô đã đến trong thịt xác, và chúng muốn đi xa hơn. Từ đó mới nảy sinh ra tất cả mọi lập trường cất khỏi Giáo Hội thịt xác của Chúa Kitô, róc thịt Giáo Hội. Nếu chúng ta cùng nhìn vào bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng được giải thoát khỏi cám dỗ của chủ thuyết Pelagiansenismo, muốn tự thuyết phục mình rằng chúng ta có thể tự cứu thoát với sức mạnh của chúng ta, với các chủ trương hoạt động của chúng ta. Và ở lại trong bí tích Rửa Tội cũng cứu chúng ta khỏi thuyết ngộ đạo. Nó làm mất bản chất của Kitô giáo bằng cách giản lược Kitô giáo vào một lộ trình của sự hiểu biết, có thể không cần gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô.
Hỏi: Trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Avvenire, Đức Thượng Phụ Bartolomaios đã nói rằng nguồn gốc của sự chia rẽ đã là việc tư tưởng trần tục gia nhập Giáo Hội. Cả đối với ĐTC đây cũng là lý do của sự chia rẽ sao?
Đáp: Tôi tiếp tục nghĩ rằng bệnh ung thư trong Giáo Hội đó là ban vinh dự cho nhau. Nếu một người không biết Chúa Giêsu là ai, hay đã không bao giờ gặp gỡ Ngài, thì họ vẫn có luôn luôn có thể gặp gỡ Chúa; nhưng nếu một người ở trong Giáo Hội, di chuyển trong đó, bởi vì chính trong môi trường của Giáo Hội mà họ vun trồng và dưỡng nuôi sự đói khát thống trị và tự khẳng định mình, thì họ bị một bệnh tinh thần, vì tin rằng Giáo Hội là một thực tại trần tục tự đủ cho chính mình, nơi mọi sự di chuyển theo các luận lý của tham vọng và quyền bính. Trong phản ứng của Luther cũng đã có sự khước từ này của một hình ảnh Giáo Hội như là một tổ chức có thể tiến tới mà không cần tới ơn thánh Chúa, hay coi nó như một chiếm hữu tự động, đã được bảo đảm từ trước. Và cám dỗ xây dựng một Giáo Hội tự quy chiếu về mình này dẫn đưa tới chỗ chống đối và chia rẽ, luôn luôn trở lại.
Hỏi: Liên quan tới các anh em chính thống người ta thường trích cái gọi là “công thức Ratzinger” đã được nói lên bởi thần học gia sau này trở thành Giáo Hoàng, theo đó “liên quan tới quyền tối thượng của Giáo Hoàng, Roma phải đòi hỏi các Giáo Hội khác không gì khác hơn điều đã được thiết định và sống trong ngàn năm đầu tiên”. Nhưng viễn tượng của Giáo Hội thuở khai mào và của các thế kỷ đầu cái gì có thể gợi lên điều nòng cốt, cả trong thời đại hiện nay thưa ĐTC?
Đáp: Chúng ta phải nhìn vào ngàn năm đầu tiên, nó luôn luôn có thể gợi hứng cho chúng ta. Đây không phải là việc trở lại đàng sau một cách máy móc, nó không phải chỉ đơn sơ là “việc đi giật lùi”: ở đó có các kho tàng có giá trị đối với cả ngày nay nữa. Truớc đây tôi đã nói tới việc tự quý chiếu về mình, thói quen tội lỗi của Giáo Hội nhìn vào chính mình quá nhiều, như thể tin rằng mình có ánh sáng riêng. Đức Thượng Phụ Bartolomaios cũng nói cùng điều này, khi đề cập tới “thái độ nội hướng của Giáo Hội”. Các Giáo Phụ của các thế kỷ đầu có tư tưởng rõ ràng về sự kiện Giáo Hội sống từng lúc một nhờ ơn thánh Chúa Kitô. Vì thế như tôi đã nói nhiều lần khác, các vị đã nói rằng Giáo Hội không có ánh sáng riêng, và các vị gọi nó là “mysterium lunae” mầu nhiệm mặt trăng. Bởi vì Giáo Hội cho ánh sáng, nhưng không chiếu sáng bởi ánh sáng riêng. Và khi Giáo Hội, thay vì nhìn vào Chúa Kitô, lại quá nhìn vào chính mình, thì cũng xảy ra các chia rẽ. Và đó là điều đã xảy ra sau ngàn năm thứ nhất. Nhìn vào Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi thói quen này, và cả khỏi cám dỗ của chủ trương chiến thắng và cứng nhắc nữa. Và nó làm cho chúng ta cùng nhau bước đi trên con đường của sự ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần, là Đấng đưa chúng ta tới sự hiệp nhất.
Hỏi: Thưa ĐTC, trong nhiều Giáo Hội chính thống khác nhau như các Giáo Hội cuả những tín hữu mà Đức Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas định nghĩa là “các người chính thống cuồng tín”. Cũng có các kháng cự từ phía các tín hữu Công Giáo. Vậy cần phải làm gì?
Đáp: Chúa Thánh Thần đưa các sự việc tới chỗ thành toàn, với các thời gian mà Ngài thiết định. Vì thế chúng ta không thể mất kiên nhẫn, mất tin tưởng và âu lo. Lộ trình đòi hỏi kiên nhẫn trong việc giữ gìn và cải thiện những gì hiện hữu, là điều nhiều hơn những gì chia rẽ chúng ta. Và làm chứng cho tình yêu của Chúa đối với tất cả mọi người, để cho thế giới tin. (Oss. Rom 19-11-2016)
Đáp: Chính Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha cho các môn đệ của Ngài nên một, để cho thế gian tin. Đó là lời cầu xin của Ngài với Thiên Chúa Cha. Từ luôn luôn Giám Mục Roma được kêu mời duy trì, tìm kiếm và phục vụ sự hiệp nhất này. Chúng ta cũng biết rằng các vết thương của các chia rẽ của chúng ta xé rách thân mình Chúa Kitô, chúng ta không thể tự mình chữa lành chúng được. Vì thế không thể áp đặt các chương trình hay các hệ thống để trở về hiệp nhất. Để xin sự hiệp nhất giữa các kitô hữu chúng ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu và xin Chúa Thánh Thần hoạt động. Xin Ngài tạo dựng sự hiệp nhất. Trong cuộc gặp gỡ tại Lund với các anh em Luther tôi đã lập lại các lời của Chúa Giêsu, khi Ngài nói với các môn đệ: “Không có Thầy các con không thể làm được gì”
Hỏi: Việc cùng các tín hữu Luther tưởng niệm 500 năm Cải Cách có ý nghĩa gì thưa ĐTC? Đó có phải là việc ĐTC “chạy trốn vào tương lai” hay không?
Đáp: Cuộc gặp gỡ với Giáo Hội Luther tại Lund đã là một bước nữa trên con đường đại kết, đã bắt đầu cách đây 50 năm trong một cuộc đối thoại thần học luther Công Giáo, đã có hoa trái với “Tuyên ngôn chung về giáo lý của sự Công chính hoá” ký kết năm 1999, nghĩa là về việc Chúa Kitô làm cho chúng ta nên công chính như thế nào, khi cứu chuộc chúng ta với ơn thánh cần thiết, tức từ điểm khởi hành các suy tư của Luther. Như vậy là trở về với nòng cốt của đức tin để tái khám phá ra bản chất của điều hiệp nhất. Trước tôi ĐTC Biển Đức XVI đã đến Erfurt, và đã nói rất chi tiết rõ ràng về điều này. Ngài đã lập lại câu hỏi: “Tôi có thể có một Thiên Chúa thương xót như thế nào?” là câu hỏi đi sâu vào con tim của Luther, và nó ở đàng sau mọi tìm kiếm thần học và nội tâm của ông. Đã có một việc thanh tẩy ký ức. Luther đã muốn làm một cuộc cải cách phải như là một phương dược. Rồi các sự việc đã tinh thể hóa, trộn lẫn với các lợi lộc chính trị thời đó, và kết cục với nguyên tắc “cuius regis eius religio” - ai cai trị ở đâu thì tôn giáo của người ấy” – vì thế phải theo tôn giáo của người cầm quyền.
Hỏi: Thưa ĐTC có người nghĩ rằng trong các cuộc gặp gỡ đại kết này ĐTC muốn “bán rẻ” giáo lý Công Giáo. Có người nói rằng người ta muốn “tin lành hoá” Giáo Hội? ĐTC nghĩ sao?
Đáp: Nó không khiến cho tôi mất ngủ đâu. Tôi theo đuổi con đuờng của người đã đi trước tôi, tôi theo Công Đồng. Liên quan tới các ý kiến luôn cần phân biệt tinh thần mà chúng được nói ra. Khi không có tinh thần xấu, các ý kiến đó cũng giúp bước đi. Khi khác người ta thấy ngay rằng các phê bình lượm lặt đó đây để biện minh cho một lập trường đã có sẵn, chúng không liêm chính, chúng được làm với tinh thần xấu để gieo chia rẽ. Người ta thấy ngay rằng vài chủ trương cứng nhắc, nảy sinh từ một sự thiếu sót, từ ý muốn dấu sau khí giới của mình một sự không thoả mãn đáng buồn. Nếu chị xem phim “Bữa ăn trưa của Babette”, thì chị sẽ nhận ra thái độ cứng nhắc này.
Hỏi: Cả với các tín hữu Luther nữa, cũng đã có lời kêu gọi mạnh mẽ cùng nhau làm việc cho người ở trong tình trạng cần được trợ giúp. Như vậy cần bỏ qua một bên các vấn đề thần học và bí tích, và chỉ nhắm tới dấn thân chung trên bình diện xã hội và văn hóa thôi, có phải vậy không thưa ĐTC?
Đáp: Đây không phải là việc bỏ sang một bên điều gì đó. Phục vụ người nghèo có nghĩa là phục vụ Chúa Kitô, bởi vì người nghèo là thịt xác của Chúa Kitô. Và nếu chúng ta cùng nhau phục vụ người nghèo, thì điều này có nghĩa là kitô hữu chúng ta hiệp nhất trong việc sờ mó các vết thương của Chúa Kitô. Tôi nghĩ tới công việc mà sau cuộc gặp gỡ tại Lund tổ chức Caritas và các tổ chức bác ái Luther có thể cùng làm. Đây không phải là một cơ cấu, nhưng là một lộ trình. Trái lại, vài kiểu đối đầu “các điều của giáo lý” với “các điều của bác ái mục vụ” không theo Tin Mừng và tạo ra lẫn lộn.
Hỏi: Việc cùng nhau tưởng niệm tại Lund đã ghi dấu một lúc chấp nhận nhau, và một mức độ hiểu biết nhau sâu xa hơn. Nhưng từ đây làm thế nào để giải quyết các vấn đề Giáo Hội học còn bỏ ngỏ, và các vấn đề liên quan tới chức thừa tác và các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, còn chia rẽ Giáo Hội Công Giáo với Giáo Hội Luther?
Đáp: Tuyên ngôn chung về việc công chính hóa là nền tảng giúp có thể tiếp tục công việc thần học. Việc nghiên cứu thần học phải tiến tới. Có công việc mà Hội Đồng Toà Thánh hiệp nhất các tín hữu kitô đang làm. Con đường thần học quan trọng, nhưng luôn luôn cùng với con đường cầu nguyện, cùng nhau làm việc bác ái. Đó là các công việc hữu hình.
Hỏi: ĐTC cũng đã nói với Đức Thượng Phụ Kirill rằng “sự hiệp nhất được làm khi bước đi”, “sự hiệp nhất sẽ không đến như một phép lạ sau cùng, “cùng nhau bước đi đã là làm sự hiệp nhất”. ĐTC thường lập đi lập lại như vậy. Nhưng nó có ý nghĩa gì?
Đáp: Sự hiệp nhất không được làm bởi vì chúng ta đồng ý với nhau, nhưng bởi vì chúng ta bước theo Chúa Giêsu. Và khi bước đi vì hoạt động của Đấng chúng ta đi theo, chúng ta có thể khám phá ra mình hiệp nhất với nhau. Việc bước theo Chúa Giêsu hiệp nhất. Hoán cải có nghĩa là để cho Chúa sống và hoạt động trong chúng ta. Như thế chúng ta khám phá ra rằng chúng ta hiệp nhất cả trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của chúng ta. Khi cùng nhau bước đi và làm việc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã hiệp nhất trong danh Chúa, và như vậy sự hiệp nhất không phải do chúng ta tạo ra. Chúng ta nhận ra rằng Thần Linh thúc đẩy chúng ta và đưa chúng ta tiến tới. Nếu bạn ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần, thì chính Ngài sẽ nói cho bạn biết bước đi bạn có thể làm, Ngài làm điều còn lại. Không thể đi theo Chúa Kitô, nếu Ngài không đưa bạn đi, nếu Thánh Thần không thúc đẩy bạn với sức mạnh của Ngài. Vì thế chính Thánh Linh là đấng làm ra sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng sự hiệp nhất đuợc làm khi bước đi, bởi vì sự hiệp nhất là một ơn phải xin, và cũng bởi vì tôi lập lại rằng mọi chủ trương chiêu dụ tín đồ giữa các kitô hữu là tội lỗi. Giáo Hội không bao giờ lớn lên do việc chiêu dụ tín đồ, nhưng bởi “sự hấp dẫn” như ĐTC Biển Đức XVI đã viết. Vì thế chủ trương chiêu dụ tín đồ giữa các kitô hữu tự nó là một tội trọng.
Hỏi: Tại sao vậy thưa ĐTC?
Đáp: Bởi vì nó chống lại chính năng động của việc làm sao trở thành kitô hữu và sống như là kitô hữu. Giáo Hội không phải là một đội túc cầu tìm những người ủng hộ.
Hỏi: Như thế đâu là các con đường phải theo để hiệp nhất thưa ĐTC?
Đáp: Tiến bước thay vì chiếm chỗ cũng là chià khóa của con đường đại kết. Trong thời điểm lịch sử này sự hiệp nhất được làm trên ba con đường: cùng nhau bước đi với các công việc bác ái, cùng nhau cầu nguyện, và rồi thừa nhận việc tuyên xưng chung như được diễn tả trong việc chứng tá chung nhận lãnh từ Chúa Kitô, trong việc đại kết của máu. Ở đó người ta thấy chính Kẻ Thù thừa nhận sự hiệp nhất của chúng ta, sự hiệp nhất của các người đã được rửa tội. Trong điều này thì Kẻ Thù không sai lầm. Và tất cả là những kiểu diễn tả sự hiệp nhất hữu hình. Cùng nhau cầu nguyện là điều có thể trông thấy. Cùng nhau thực thi các việc bác ái là việc hữu hình. Sự tử đạo được chia sẻ nhân danh Chúa Kitô là điều có thể trông thấy.
Hỏi: Tuy nhiên, giữa các tín hũu Công Giáo xem ra chưa có một sự nhậy cảm sống động đối với việc tìm về hiệp nhất giữa các kitô hữu và một nhận thức về nỗi đau của sự chia rẽ…
Đáp: Cả cuộc gặp gỡ tại Lund cũng như mọi bước đại kết khác, đã có một bước tiến tới giứp hiểu gương mù gương xấu của sự chia rẽ, đả thương thân mình Chúa Kitô, và cả trước mặt thế giới chúng ta không thể cho phép mình làm điều đó. Làm sao chúng ta có thể làm chứng cho tình yêu, nếu chúng ta cãi nhau và chia rẽ nhau? Ngày tôi còn bé người ta không nói chuyện với các tín hữu tin lành. Tại Buenos Aires đã có một linh mục sai một nhóm bạn trẻ đi đốt lều của các anh em tin lành, khi họ đến dựng lều để truyền giáo. Giờ đây thời đại đã thay đổi. Gương mù gương xấu đã được vượt thắng, một cách đơn sơ bằng cách cùng nhau làm việc với các cử chỉ của sự hiệp nhất và tình huynh đệ.
Hỏi: Thưa ĐTC, tại Cuba khi gặp gỡ Đức Thượng Phụ Kirill, các lời đầu tiên ĐTC nói đã là “Chúng ta có cùng bí tích Rửa Tội. Chúng ta là Giám Mục”.
Đáp: Hồi tôi còn là Giám Mục Buenos Aires tất cả mọi cố gắng do các linh mục đưa ra để tạo dễ dàng cho việc ban bí tích Rửa Tội đã khiến cho tôi rất vui mừng. Bí tích Rửa Tội là cử chỉ qua đó Chúa lựa chọn chúng ta, và nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta hiệp nhất trong bí tích Rửa Tội, thì nó có nghĩa là chúng ta hiệp nhất trong điều nòng cốt. Đó là suối nguồn chung hiệp nhất chúng ta tất cả là kitô hữu với nhau, và dưỡng nuôi mọi bước đi mới có thể giúp trở về sự hiệp thông trọn ven giữa chúng ta. Để tái khám phá ra sự hiệp nhất của mình chúng ta phải đi qua bí tích Rửa Tội. Có cùng bí tích Rửa Tội có nghĩa là cùng nhau tuyên xưng rằng Ngôi Lời đã nhập thể: điều này cứu rỗi chúng ta. Tất cả mọi ý thức hệ và các lý thuyết nảy sinh từ đó không dừng lại ở điều này, không ở lại trong đức tin thừa nhận Chúa Kitô đã đến trong thịt xác, và chúng muốn đi xa hơn. Từ đó mới nảy sinh ra tất cả mọi lập trường cất khỏi Giáo Hội thịt xác của Chúa Kitô, róc thịt Giáo Hội. Nếu chúng ta cùng nhìn vào bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng được giải thoát khỏi cám dỗ của chủ thuyết Pelagiansenismo, muốn tự thuyết phục mình rằng chúng ta có thể tự cứu thoát với sức mạnh của chúng ta, với các chủ trương hoạt động của chúng ta. Và ở lại trong bí tích Rửa Tội cũng cứu chúng ta khỏi thuyết ngộ đạo. Nó làm mất bản chất của Kitô giáo bằng cách giản lược Kitô giáo vào một lộ trình của sự hiểu biết, có thể không cần gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô.
Hỏi: Trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Avvenire, Đức Thượng Phụ Bartolomaios đã nói rằng nguồn gốc của sự chia rẽ đã là việc tư tưởng trần tục gia nhập Giáo Hội. Cả đối với ĐTC đây cũng là lý do của sự chia rẽ sao?
Đáp: Tôi tiếp tục nghĩ rằng bệnh ung thư trong Giáo Hội đó là ban vinh dự cho nhau. Nếu một người không biết Chúa Giêsu là ai, hay đã không bao giờ gặp gỡ Ngài, thì họ vẫn có luôn luôn có thể gặp gỡ Chúa; nhưng nếu một người ở trong Giáo Hội, di chuyển trong đó, bởi vì chính trong môi trường của Giáo Hội mà họ vun trồng và dưỡng nuôi sự đói khát thống trị và tự khẳng định mình, thì họ bị một bệnh tinh thần, vì tin rằng Giáo Hội là một thực tại trần tục tự đủ cho chính mình, nơi mọi sự di chuyển theo các luận lý của tham vọng và quyền bính. Trong phản ứng của Luther cũng đã có sự khước từ này của một hình ảnh Giáo Hội như là một tổ chức có thể tiến tới mà không cần tới ơn thánh Chúa, hay coi nó như một chiếm hữu tự động, đã được bảo đảm từ trước. Và cám dỗ xây dựng một Giáo Hội tự quy chiếu về mình này dẫn đưa tới chỗ chống đối và chia rẽ, luôn luôn trở lại.
Hỏi: Liên quan tới các anh em chính thống người ta thường trích cái gọi là “công thức Ratzinger” đã được nói lên bởi thần học gia sau này trở thành Giáo Hoàng, theo đó “liên quan tới quyền tối thượng của Giáo Hoàng, Roma phải đòi hỏi các Giáo Hội khác không gì khác hơn điều đã được thiết định và sống trong ngàn năm đầu tiên”. Nhưng viễn tượng của Giáo Hội thuở khai mào và của các thế kỷ đầu cái gì có thể gợi lên điều nòng cốt, cả trong thời đại hiện nay thưa ĐTC?
Đáp: Chúng ta phải nhìn vào ngàn năm đầu tiên, nó luôn luôn có thể gợi hứng cho chúng ta. Đây không phải là việc trở lại đàng sau một cách máy móc, nó không phải chỉ đơn sơ là “việc đi giật lùi”: ở đó có các kho tàng có giá trị đối với cả ngày nay nữa. Truớc đây tôi đã nói tới việc tự quý chiếu về mình, thói quen tội lỗi của Giáo Hội nhìn vào chính mình quá nhiều, như thể tin rằng mình có ánh sáng riêng. Đức Thượng Phụ Bartolomaios cũng nói cùng điều này, khi đề cập tới “thái độ nội hướng của Giáo Hội”. Các Giáo Phụ của các thế kỷ đầu có tư tưởng rõ ràng về sự kiện Giáo Hội sống từng lúc một nhờ ơn thánh Chúa Kitô. Vì thế như tôi đã nói nhiều lần khác, các vị đã nói rằng Giáo Hội không có ánh sáng riêng, và các vị gọi nó là “mysterium lunae” mầu nhiệm mặt trăng. Bởi vì Giáo Hội cho ánh sáng, nhưng không chiếu sáng bởi ánh sáng riêng. Và khi Giáo Hội, thay vì nhìn vào Chúa Kitô, lại quá nhìn vào chính mình, thì cũng xảy ra các chia rẽ. Và đó là điều đã xảy ra sau ngàn năm thứ nhất. Nhìn vào Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi thói quen này, và cả khỏi cám dỗ của chủ trương chiến thắng và cứng nhắc nữa. Và nó làm cho chúng ta cùng nhau bước đi trên con đường của sự ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần, là Đấng đưa chúng ta tới sự hiệp nhất.
Hỏi: Thưa ĐTC, trong nhiều Giáo Hội chính thống khác nhau như các Giáo Hội cuả những tín hữu mà Đức Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas định nghĩa là “các người chính thống cuồng tín”. Cũng có các kháng cự từ phía các tín hữu Công Giáo. Vậy cần phải làm gì?
Đáp: Chúa Thánh Thần đưa các sự việc tới chỗ thành toàn, với các thời gian mà Ngài thiết định. Vì thế chúng ta không thể mất kiên nhẫn, mất tin tưởng và âu lo. Lộ trình đòi hỏi kiên nhẫn trong việc giữ gìn và cải thiện những gì hiện hữu, là điều nhiều hơn những gì chia rẽ chúng ta. Và làm chứng cho tình yêu của Chúa đối với tất cả mọi người, để cho thế giới tin. (Oss. Rom 19-11-2016)
ĐTC: Cầu nguyện cho kẻ sống kẻ chết và chôn xác kẻ chết
Linh Tiến Khải
11:35 30/11/2016
Cầu nguyện cho kẻ sống kẻ chết và chôn xác kẻ chết là các công việc của lòng thương xót diễn tả sự hiệp thông trong Giáo Hội, diễn tả niềm tin vào sự sống lại và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa đã ban họ cho chúng ta, và vì tình yêu và tình bạn của họ đối với chúng ta.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 8.000 ngàn tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.
Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: với bài giáo lý hôm nay chúng ta kết thúc loạt giáo lý nói về lòng thương xót. Các bài giáo lý kết thúc, nhưng lòng thương xót phải tiếp tục nhé! Chúng ta cám ơn Chúa vì tất cả những điều này, và giữ gìn nó trong tim như sự ủi an và khích lệ. Đề cập đến bổn phận cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết ĐTC nói:
Công việc cuối cùng của lòng thương xót tinh thần xin chúng ta cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Chúng ta cũng có thể để bện cạnh công việc này của lòng thương xót thân xác lời mời gọi chôn xác kẻ chết. Lời xin cuối cùng nay xem ra có thể là một lời xin lạ lùng. Nhưng trái lại trong một vài vùng trên thế giới đang sống dưới tệ nạn của chiến tranh, với các cuộc dội bom ngày đêm gieo rắc sợ hãi và các nạn nhân vô tội, công việc này thời sự một cách đáng buồn. Thánh Kinh có một thí dụ đẹp liên quan tới việc này: đó là thí dụ của ông già Tobi liều mạng chôn cất các người chết, mặc dù có lênh cấm của vua (x. Tb 1,17-19; 2,2-4). Cả ngày nay nữa cũng có người liều mạng để chôn cất các nạn nhân chiến tranh. Như vậy công việc này của lòng thương xót thân xác không xa lạ đối với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Và nó khiến chúng ta nghĩ tới điều đã xảy ra ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Đức Trinh Nữ Maria cùng với Gioan và vài phụ nữ đứng gần thập giá Chúa Giêsu. Sau khi Chúa chết, ông Giuse Arimathia, là một nguời giầu, thành viên của Thượng Hội Đồng, nhưng đã trở thành môn đệ Chúa Giêsu, đến và cống hiến cho Người ngôi mộ mới đục trong đá. Ông đến gặp quan Philatô và xin xác Chúa Giêsu: đây là một việc đích thật của lòng thương xót, được làm với lòng can đảm lớn (x. Mt 27,57-60). Đối với các kitô hữu việc chôn cất là một hành động đạo đức, nhưng cũng là một hành động của lòng tin lớn lao. Chúng ta đặt trong mộ thân xác của các người thân, với niềm hy vọng họ sống lại (x. 1 Cr 15,1-34). Đây là một nghi thức tồn tại mạnh mẽ và rất được dân kitô cảm nhận, và nó vang vọng trong tháng 11 dành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các kẻ đã qua đời.
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: cầu nguyện cho kẻ qua đời trước hết là một dấu chỉ của lòng biết ơn đối với chứng tá mà họ đã để lại cho chúng ta, và điều thiện họ đã làm. Đó là một lởi cám ơn Chúa vì đã ban họ cho chúng ta, và vì tình yêu thương và tình bạn của họ đối với chúng ta. Giáo Hội cầu nguyện cho các người đã qua đời một cách đặc biệt trong Thánh Lễ. Vị Linh Mục nói: “Lậy Chúa, xin hãy nhớ đến các tôi tớ Chúa đã ra đi trước chúng con với dấu chỉ của đức tin và ngủ giấc ngủ bình an. Xin hãy ban cho họ và tất cả những người an nghỉ trong Chúa Kitô, hạnh phúc, ánh sáng và bình an” Đây là một tưởng nhớ đơn sơ, hữu hiệu và đầy ý nghĩa, bởi vì nó tín thác các người thân yêu của chúng ta cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện với niềm hy vọng kitô cho họ ở với Ngài trên thiên đàng, trong khi chờ đợi được cùng họ ở trong mầu nhiệm tình yêu, mà chúng ta không hiểu, nhưng biết rằng nó có thật, bởi vì đó là một lời hứa Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.Tất cả sẽ sống lại và tất cả sẽ luôn mãi ở với Chúa Giêsu, với Người.
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ cuối cùng về lòng thương xót: Việc tưởng nhớ các người đã qua đời không được làm cho chúng ta quên đi bổn phận cũng phải cầu nguyện cho người sống, là những người đang cùng với chúng ta đương đầu với các thử thách trong cuộc sống thường ngày. Sự cần thiết của việc cầu nguyện này lại càng hiển nhiên hơn nữa, khi chúng ta đặt để nó dưới ánh sáng của lời tuyên xưng đức tin nói rằng: “Tôi tin sự hiêp thông của các thánh”. Đó là mầu nhiệm diễn tả vẻ đẹp của lòng thương xót mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Thật vậy, sự hiệp thông của các thánh chỉ cho thấy chúng ta được chìm ngập trong sự sống của Thiên Chúa, và chúng ta sống trong tình yêu của Ngài. Tất cả, kẻ sống cũng như kẻ chết, chúng ta ở trong sự hiệp thông, nghĩa là chúng ta tất cả hiệp nhất đúng không? như một sự hiệp nhất, hiệp nhất, nghĩa là trong cộng đọàn của những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đã dưỡng nuôi mình bằng Mình Chúa Kitô, và là thành phần của đại gia đình của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta là cùng một gia đình, hiệp nhất. Và vì thế chúng ta cầu nguyện cho nhau.
Đề cập tới các cách thức cầu nguyện khác nhau cho tha nhân ĐTC nói:
Có biết bao kiểu khác nhau cầu nguyện cho tha nhân! Tất cả mọi kiểu đều có giá trị và đều được Thiên Chúa chấp nhận, nếu chúng được làm với con tim. Một cách đặc biệt tôi nghĩ tới các bà mẹ và các người cha chúc lành cho con cái ban sáng và ban tối: trong vài gia đình còn có thói quen này, chúc lành cho con là một lời cầu. Tôi nghĩ tới lời cầu nguyện cho những người bệnh, khi chúng ta đến thăm họ và cầu nguyện cho họ. Tôi nghĩ tới lời cầu thinh lặng, đôi khi với nước mắt trong biết bao nhiêu tình trạng khó khăn, cầu nguyện cho tình trạng khó khăn này. Hôm qua có một ông tốt lành, một doanh nhân, đến nhà Thánh Marta tham dự thánh lễ. Ông ta đã phải đóng cửa hãng của ông vì không thể tiếp tục nữa, và ông ta, một người đàn ông trẻ, đã khóc và nói: “Con cảm thấy không thể để cho hơn 50 gia đình không có công việc làm. Con có thể tuyên bố hãng vỡ nợ, và con về nhà với tiền của con, nhưng trái tim con sẽ khóc suốt đời cho 50 gia đình này”. Đó, đây là một kitô hữu giỏi! Đó, ông cầu nguyện với các công việc của ông, ông cầu nguyện. Ông đến tham dự thánh lễ để cầu nguyện xin Chúa cho ông một lối thoát, không phải chỉ cho ông, vì ông đã có nó rồi: việc vỡ nợ. Không, không phải cho ông, mà cho 50 gia đình của các công nhân. Đó là một người biết cầu nguyện, với con tim và với các việc làm, biết cầu nguyện cho người khác. Đây là một tình trạng khó khăn. Và ông không tìm ngõ thoát dễ nhất: “Thôi để họ tự lo liệu lấy”, không. Đây là một kitô hữu. Lắng nghe ông đã khiến cho tôi được lợi ích biết bao! Và chắc hẳn là ngày nay có biết bao nhiêu người như vậy, trong một lúc khó khăn, trong đó có biết bao người đau khổ vì thiếu công việc làm. Tôi cũng nghĩ tới lời tạ ơn vì một tin vui liên quan tới một người bạn, một người bà con, một đồng nghiệp: “Lậy Chúa cám ơn Chúa vì tin vui này!”, đó cũng là cầu nguyện cho tha nhân, như vậy. Chúng ta cảm tạ Chúa vì các điều tốt đẹp. Đôi khi, như thánh Phaolô nói, “chúng ta không biết phải cầu nguyện cách nào cho phù hợp, nhưng chính Thánh Thần bầu cử cho chúng ta với các rên siết khôn tả” (Rm 8,26). Chính Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta. Vì thế chúng ta hãy mở rộng con tim, làm sao để Chúa Thánh Thần, là Đấng do thấu các ước mong của chúng ta, có thể thanh tẩy chúng và đưa chúng tới chỗ thành toàn. Dầu sao đi nữa, đối với chúng ta và đối với các người khác, chúng ta hãy luôn luôn xin cho ý Chúa được thể hiện như chúng ta đọc trong Kinh Lậy Cha, bởi vì ý của Ngài chắc chắn là thiện ích lớn lao nhất, là hạnh phúc của một Người Cha, không bao giờ bỏ rơi chúng ta: cầu nguyện và để cho Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta. Và đây là điều hay đẹp trong cuộc sống: cầu nguyện bằng cách tạ ơn, chúc tụng Thiên Chúa, bằng cách xin điều gì đó, bằng cách khóc khi có điều gì khó khăn, như người đàn ông nói trên, biết bao nhiêu điều. Nhưng con tim luôn luôn rộng mở cho Chúa Thánh Thần để Ngài cầu nguyện trong chúng ta, với chúng ta và cho chúng ta.
Kết thúc các bài giáo lý này về lòng thương xót, chúng ta hãy dấn thân cầu nguyện cho nhau, để các việc của lòng thương xót đối với thân xác và tinh thần luôn ngày càng trở thành kiểu sống của chúng ta. Như tôi đã nói từ đầu, các bài giáo lý kết thúc ở đây. Chúng ta đã duyệt qua 14 công việc của lòng thương xót, nhưng lòng thương xót tiếp tục và chúng ta phải thực thi nó trong 14 cách thức này. Xin cám ơn anh chị em.
Nhân mùng 1 tháng 12 hôm nay là Ngày quốc tế chống bệnh liệt kháng AIDS, do Liên Hiệp Quốc phát động, ĐTC đã mời gọi nhớ tới các bệnh nhân. Ngài nói: Trên thế giới co hàng triệu người sống với bệnh này và chỉ có phân nửa có được các điều trị cứu sống. Tôi xin mời anh chị em cầu nguyện cho họ và các người thân của họ và thăng tiến tình liên đới, để cả những người nghèo nhất cũng được hưởng việc chẩn bệnh và chữa bệnh thích đáng. Sau cùng tôi kêu gọi tất cả mọi người có cung cách hành xử có trách nhiệm giúp phòng ngừa bệnh lan tràn.
Trong hai ngày mùng 2-3 tháng 12 có đại hội quốc tế về việc bảo vệ gia tài trong các vùng có xung khắc, do sáng kiến của nước Pháp và các Vương quốc A Rập thống nhất. Đây là một đề tài thời sự một cách thê thảm. Trong xác tín việc bảo vệ các gia tài văn hóa thuộc chiều kích nòng cốt của việc bảo vệ con người, tôi cầu chúc cho biến cố này ghi dấu một giai đoạn mới trong tiến trình thực thi các quyền con người.
Chào tín hữu đến từ các nước nói tiếng Pháp, ĐTC nhắc cho mọi người biết Mùa Vọng là dịp canh tân trong con tim ước mong gặp Chúa đến cứu chúng ta. Tôi xin phó thác thời gian đào sâu tinh thần này cho Mẹ Chúa Giêsu: xin Mẹ dẫn chúng ta tới với Con Mẹ, và giúp chúng ta thực thi ý muốn của Chúa trong cuộc sống chúng ta.
Chào các nhóm nói tiếng Anh, đặc biệt các tín hữu Hoa Kỳ, Anh quốc và Philippines ĐTC xin Chúa ban cho họ và gia đình họ niềm vui và sự an bình.
Với các nhóm nói tiếng Đức ngài nhắn nhủ đừng quên cầu nguyện cho các người đã qua đời, kết hiệp với họ sau cái chết, và ngài cầu mong họ có những ngày hành hương Roma bổ ích.
Chào các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ĐTC nói trong đầu Mùa Vọng chúng ta được mời gọi đi gặp Chúa Giêsu, đang chờ đợi chúng ta nơi tất cả mọi người nghèo mà chúng ta có thể cứu giúp với các công việc của lòng thương xót. ĐTC nói: hôm nay tôi cũng muốn nhớ tới sự khổ đau của nhân dân Brasil vì tai nạn của các cầu thủ túc cầu qua đời và gia đình họ. Tại Italia chúng ta hiểu điều này vì tai nạn xảy ra hồi năm 1949.
Chào các nhóm nói tiếng A Rập ngài xin họ đừng quên cầu nguyện cho những người qua đời tại Siria và vùng Trung Đông, và những người phải sống trong âu lo, kinh hoàng, bạo lực và mất quê hương và người thân vì chiến tranh. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho tất cả những người can đảm liều mình chôn cất người chết và cứu chữa những người bị thương.
Quay qua các nhóm nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào các trẻ em bị bệnh đang được điều trị tại nhà thương Chúa Hài Đồng, các chuyên viên kỹ thuật Không quân Fiumicino, các thành viên Liên hiệp các học viện giáo dục mừng kỷ niệm 70 năm thành lập. Ngài khích lệ họ tiếp tục nâng đỡ các trường Công Giáo để cho cha mẹ được tự do lựa chọn nền giáo dục cho con cái họ.
ĐTC đặc biệt cám ơn phái đoàn tình Cervia đem muối về Roma biếu ĐTC.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc tới lễ thánh Anrê Tông Đồ, em của thánh Phêrô. Việc thánh nhân chạy đi gặp Chúa là gương sáng nhắc cho các bạn trẻ biết cuộc sống là cuộc hành hương tiến về nhà Cha; sức mạnh của ngài đương đầu với cuộc tử đạo giúp các bệnh nhân chịu đựng đau khổ, và sự hăng say theo Chúa của thánh nhân giúp các đôi tân hôn ý thức tiếp nhận tầm quan trọng của tình yêu trong gia đình.
ĐTC cũng gửi lời chào Giáo Hội Costantinopoli và Đức Thượng Phụ Bartolomaios I yêu quý, và hiệp ý với Đức Thượng Phụ và Giáo Hội anh em Costantinopoli mừng lễ thánh bổn mạng Anrê. Phêrô và Anrê cùng nhau. Và ĐTC cầu chúc Đức Bartolomaios và Giáo Hội Costantinopoli mọi thiện ích và phúc lành của Chúa, và ngài gửi đến Đức Thượng Phụ một vòng tay ôm chào thăm thân ái.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 8.000 ngàn tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.
Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: với bài giáo lý hôm nay chúng ta kết thúc loạt giáo lý nói về lòng thương xót. Các bài giáo lý kết thúc, nhưng lòng thương xót phải tiếp tục nhé! Chúng ta cám ơn Chúa vì tất cả những điều này, và giữ gìn nó trong tim như sự ủi an và khích lệ. Đề cập đến bổn phận cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết ĐTC nói:
Công việc cuối cùng của lòng thương xót tinh thần xin chúng ta cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Chúng ta cũng có thể để bện cạnh công việc này của lòng thương xót thân xác lời mời gọi chôn xác kẻ chết. Lời xin cuối cùng nay xem ra có thể là một lời xin lạ lùng. Nhưng trái lại trong một vài vùng trên thế giới đang sống dưới tệ nạn của chiến tranh, với các cuộc dội bom ngày đêm gieo rắc sợ hãi và các nạn nhân vô tội, công việc này thời sự một cách đáng buồn. Thánh Kinh có một thí dụ đẹp liên quan tới việc này: đó là thí dụ của ông già Tobi liều mạng chôn cất các người chết, mặc dù có lênh cấm của vua (x. Tb 1,17-19; 2,2-4). Cả ngày nay nữa cũng có người liều mạng để chôn cất các nạn nhân chiến tranh. Như vậy công việc này của lòng thương xót thân xác không xa lạ đối với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Và nó khiến chúng ta nghĩ tới điều đã xảy ra ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Đức Trinh Nữ Maria cùng với Gioan và vài phụ nữ đứng gần thập giá Chúa Giêsu. Sau khi Chúa chết, ông Giuse Arimathia, là một nguời giầu, thành viên của Thượng Hội Đồng, nhưng đã trở thành môn đệ Chúa Giêsu, đến và cống hiến cho Người ngôi mộ mới đục trong đá. Ông đến gặp quan Philatô và xin xác Chúa Giêsu: đây là một việc đích thật của lòng thương xót, được làm với lòng can đảm lớn (x. Mt 27,57-60). Đối với các kitô hữu việc chôn cất là một hành động đạo đức, nhưng cũng là một hành động của lòng tin lớn lao. Chúng ta đặt trong mộ thân xác của các người thân, với niềm hy vọng họ sống lại (x. 1 Cr 15,1-34). Đây là một nghi thức tồn tại mạnh mẽ và rất được dân kitô cảm nhận, và nó vang vọng trong tháng 11 dành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các kẻ đã qua đời.
ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: cầu nguyện cho kẻ qua đời trước hết là một dấu chỉ của lòng biết ơn đối với chứng tá mà họ đã để lại cho chúng ta, và điều thiện họ đã làm. Đó là một lởi cám ơn Chúa vì đã ban họ cho chúng ta, và vì tình yêu thương và tình bạn của họ đối với chúng ta. Giáo Hội cầu nguyện cho các người đã qua đời một cách đặc biệt trong Thánh Lễ. Vị Linh Mục nói: “Lậy Chúa, xin hãy nhớ đến các tôi tớ Chúa đã ra đi trước chúng con với dấu chỉ của đức tin và ngủ giấc ngủ bình an. Xin hãy ban cho họ và tất cả những người an nghỉ trong Chúa Kitô, hạnh phúc, ánh sáng và bình an” Đây là một tưởng nhớ đơn sơ, hữu hiệu và đầy ý nghĩa, bởi vì nó tín thác các người thân yêu của chúng ta cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cầu nguyện với niềm hy vọng kitô cho họ ở với Ngài trên thiên đàng, trong khi chờ đợi được cùng họ ở trong mầu nhiệm tình yêu, mà chúng ta không hiểu, nhưng biết rằng nó có thật, bởi vì đó là một lời hứa Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.Tất cả sẽ sống lại và tất cả sẽ luôn mãi ở với Chúa Giêsu, với Người.
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ cuối cùng về lòng thương xót: Việc tưởng nhớ các người đã qua đời không được làm cho chúng ta quên đi bổn phận cũng phải cầu nguyện cho người sống, là những người đang cùng với chúng ta đương đầu với các thử thách trong cuộc sống thường ngày. Sự cần thiết của việc cầu nguyện này lại càng hiển nhiên hơn nữa, khi chúng ta đặt để nó dưới ánh sáng của lời tuyên xưng đức tin nói rằng: “Tôi tin sự hiêp thông của các thánh”. Đó là mầu nhiệm diễn tả vẻ đẹp của lòng thương xót mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta. Thật vậy, sự hiệp thông của các thánh chỉ cho thấy chúng ta được chìm ngập trong sự sống của Thiên Chúa, và chúng ta sống trong tình yêu của Ngài. Tất cả, kẻ sống cũng như kẻ chết, chúng ta ở trong sự hiệp thông, nghĩa là chúng ta tất cả hiệp nhất đúng không? như một sự hiệp nhất, hiệp nhất, nghĩa là trong cộng đọàn của những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đã dưỡng nuôi mình bằng Mình Chúa Kitô, và là thành phần của đại gia đình của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta là cùng một gia đình, hiệp nhất. Và vì thế chúng ta cầu nguyện cho nhau.
Đề cập tới các cách thức cầu nguyện khác nhau cho tha nhân ĐTC nói:
Có biết bao kiểu khác nhau cầu nguyện cho tha nhân! Tất cả mọi kiểu đều có giá trị và đều được Thiên Chúa chấp nhận, nếu chúng được làm với con tim. Một cách đặc biệt tôi nghĩ tới các bà mẹ và các người cha chúc lành cho con cái ban sáng và ban tối: trong vài gia đình còn có thói quen này, chúc lành cho con là một lời cầu. Tôi nghĩ tới lời cầu nguyện cho những người bệnh, khi chúng ta đến thăm họ và cầu nguyện cho họ. Tôi nghĩ tới lời cầu thinh lặng, đôi khi với nước mắt trong biết bao nhiêu tình trạng khó khăn, cầu nguyện cho tình trạng khó khăn này. Hôm qua có một ông tốt lành, một doanh nhân, đến nhà Thánh Marta tham dự thánh lễ. Ông ta đã phải đóng cửa hãng của ông vì không thể tiếp tục nữa, và ông ta, một người đàn ông trẻ, đã khóc và nói: “Con cảm thấy không thể để cho hơn 50 gia đình không có công việc làm. Con có thể tuyên bố hãng vỡ nợ, và con về nhà với tiền của con, nhưng trái tim con sẽ khóc suốt đời cho 50 gia đình này”. Đó, đây là một kitô hữu giỏi! Đó, ông cầu nguyện với các công việc của ông, ông cầu nguyện. Ông đến tham dự thánh lễ để cầu nguyện xin Chúa cho ông một lối thoát, không phải chỉ cho ông, vì ông đã có nó rồi: việc vỡ nợ. Không, không phải cho ông, mà cho 50 gia đình của các công nhân. Đó là một người biết cầu nguyện, với con tim và với các việc làm, biết cầu nguyện cho người khác. Đây là một tình trạng khó khăn. Và ông không tìm ngõ thoát dễ nhất: “Thôi để họ tự lo liệu lấy”, không. Đây là một kitô hữu. Lắng nghe ông đã khiến cho tôi được lợi ích biết bao! Và chắc hẳn là ngày nay có biết bao nhiêu người như vậy, trong một lúc khó khăn, trong đó có biết bao người đau khổ vì thiếu công việc làm. Tôi cũng nghĩ tới lời tạ ơn vì một tin vui liên quan tới một người bạn, một người bà con, một đồng nghiệp: “Lậy Chúa cám ơn Chúa vì tin vui này!”, đó cũng là cầu nguyện cho tha nhân, như vậy. Chúng ta cảm tạ Chúa vì các điều tốt đẹp. Đôi khi, như thánh Phaolô nói, “chúng ta không biết phải cầu nguyện cách nào cho phù hợp, nhưng chính Thánh Thần bầu cử cho chúng ta với các rên siết khôn tả” (Rm 8,26). Chính Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta. Vì thế chúng ta hãy mở rộng con tim, làm sao để Chúa Thánh Thần, là Đấng do thấu các ước mong của chúng ta, có thể thanh tẩy chúng và đưa chúng tới chỗ thành toàn. Dầu sao đi nữa, đối với chúng ta và đối với các người khác, chúng ta hãy luôn luôn xin cho ý Chúa được thể hiện như chúng ta đọc trong Kinh Lậy Cha, bởi vì ý của Ngài chắc chắn là thiện ích lớn lao nhất, là hạnh phúc của một Người Cha, không bao giờ bỏ rơi chúng ta: cầu nguyện và để cho Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta. Và đây là điều hay đẹp trong cuộc sống: cầu nguyện bằng cách tạ ơn, chúc tụng Thiên Chúa, bằng cách xin điều gì đó, bằng cách khóc khi có điều gì khó khăn, như người đàn ông nói trên, biết bao nhiêu điều. Nhưng con tim luôn luôn rộng mở cho Chúa Thánh Thần để Ngài cầu nguyện trong chúng ta, với chúng ta và cho chúng ta.
Kết thúc các bài giáo lý này về lòng thương xót, chúng ta hãy dấn thân cầu nguyện cho nhau, để các việc của lòng thương xót đối với thân xác và tinh thần luôn ngày càng trở thành kiểu sống của chúng ta. Như tôi đã nói từ đầu, các bài giáo lý kết thúc ở đây. Chúng ta đã duyệt qua 14 công việc của lòng thương xót, nhưng lòng thương xót tiếp tục và chúng ta phải thực thi nó trong 14 cách thức này. Xin cám ơn anh chị em.
Nhân mùng 1 tháng 12 hôm nay là Ngày quốc tế chống bệnh liệt kháng AIDS, do Liên Hiệp Quốc phát động, ĐTC đã mời gọi nhớ tới các bệnh nhân. Ngài nói: Trên thế giới co hàng triệu người sống với bệnh này và chỉ có phân nửa có được các điều trị cứu sống. Tôi xin mời anh chị em cầu nguyện cho họ và các người thân của họ và thăng tiến tình liên đới, để cả những người nghèo nhất cũng được hưởng việc chẩn bệnh và chữa bệnh thích đáng. Sau cùng tôi kêu gọi tất cả mọi người có cung cách hành xử có trách nhiệm giúp phòng ngừa bệnh lan tràn.
Trong hai ngày mùng 2-3 tháng 12 có đại hội quốc tế về việc bảo vệ gia tài trong các vùng có xung khắc, do sáng kiến của nước Pháp và các Vương quốc A Rập thống nhất. Đây là một đề tài thời sự một cách thê thảm. Trong xác tín việc bảo vệ các gia tài văn hóa thuộc chiều kích nòng cốt của việc bảo vệ con người, tôi cầu chúc cho biến cố này ghi dấu một giai đoạn mới trong tiến trình thực thi các quyền con người.
Chào tín hữu đến từ các nước nói tiếng Pháp, ĐTC nhắc cho mọi người biết Mùa Vọng là dịp canh tân trong con tim ước mong gặp Chúa đến cứu chúng ta. Tôi xin phó thác thời gian đào sâu tinh thần này cho Mẹ Chúa Giêsu: xin Mẹ dẫn chúng ta tới với Con Mẹ, và giúp chúng ta thực thi ý muốn của Chúa trong cuộc sống chúng ta.
Chào các nhóm nói tiếng Anh, đặc biệt các tín hữu Hoa Kỳ, Anh quốc và Philippines ĐTC xin Chúa ban cho họ và gia đình họ niềm vui và sự an bình.
Với các nhóm nói tiếng Đức ngài nhắn nhủ đừng quên cầu nguyện cho các người đã qua đời, kết hiệp với họ sau cái chết, và ngài cầu mong họ có những ngày hành hương Roma bổ ích.
Chào các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha ĐTC nói trong đầu Mùa Vọng chúng ta được mời gọi đi gặp Chúa Giêsu, đang chờ đợi chúng ta nơi tất cả mọi người nghèo mà chúng ta có thể cứu giúp với các công việc của lòng thương xót. ĐTC nói: hôm nay tôi cũng muốn nhớ tới sự khổ đau của nhân dân Brasil vì tai nạn của các cầu thủ túc cầu qua đời và gia đình họ. Tại Italia chúng ta hiểu điều này vì tai nạn xảy ra hồi năm 1949.
Chào các nhóm nói tiếng A Rập ngài xin họ đừng quên cầu nguyện cho những người qua đời tại Siria và vùng Trung Đông, và những người phải sống trong âu lo, kinh hoàng, bạo lực và mất quê hương và người thân vì chiến tranh. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho tất cả những người can đảm liều mình chôn cất người chết và cứu chữa những người bị thương.
Quay qua các nhóm nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt chào các trẻ em bị bệnh đang được điều trị tại nhà thương Chúa Hài Đồng, các chuyên viên kỹ thuật Không quân Fiumicino, các thành viên Liên hiệp các học viện giáo dục mừng kỷ niệm 70 năm thành lập. Ngài khích lệ họ tiếp tục nâng đỡ các trường Công Giáo để cho cha mẹ được tự do lựa chọn nền giáo dục cho con cái họ.
ĐTC đặc biệt cám ơn phái đoàn tình Cervia đem muối về Roma biếu ĐTC.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc tới lễ thánh Anrê Tông Đồ, em của thánh Phêrô. Việc thánh nhân chạy đi gặp Chúa là gương sáng nhắc cho các bạn trẻ biết cuộc sống là cuộc hành hương tiến về nhà Cha; sức mạnh của ngài đương đầu với cuộc tử đạo giúp các bệnh nhân chịu đựng đau khổ, và sự hăng say theo Chúa của thánh nhân giúp các đôi tân hôn ý thức tiếp nhận tầm quan trọng của tình yêu trong gia đình.
ĐTC cũng gửi lời chào Giáo Hội Costantinopoli và Đức Thượng Phụ Bartolomaios I yêu quý, và hiệp ý với Đức Thượng Phụ và Giáo Hội anh em Costantinopoli mừng lễ thánh bổn mạng Anrê. Phêrô và Anrê cùng nhau. Và ĐTC cầu chúc Đức Bartolomaios và Giáo Hội Costantinopoli mọi thiện ích và phúc lành của Chúa, và ngài gửi đến Đức Thượng Phụ một vòng tay ôm chào thăm thân ái.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ cho sáng kiến của UNESCO
Thanh Quảng sdb
16:17 30/11/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ cho sáng kiến của UNESCO
Theo Đài Vatican ngày 30/11/2016 thì Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ cho một hội nghị quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa ở các vùng xung đột sẽ diễn ra tại Abu Dhabi vào các ngày 2-3 tháng mười hai sắp tới đây.
Hội nghị Di sản văn hóa cứu nguy nhằm Bảo vệ các di sản được tổ chức bởi Pháp và Hợp chủng Ả Rập Emirates được cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO bảo trợ.
Hội nghị sẽ qui tụ các đại diện từ hơn 40 quốc gia, cũng như các tổ chức công tư tham gia vào những cuộc hội thảo về các di sản.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết chủ đề là "Điều không may đang bộc phá hiện nay."
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Tôi xác tín rằng việc bảo vệ những kho tàng văn hóa tạo nên một chiều kích cấp thiết trong việc bảo bệ cho con người, sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình thực hiện quyền lợi cho con người."
Hội nghị Di sản văn hóa cứu nguy nhằm Bảo vệ các di sản được tổ chức bởi Pháp và Hợp chủng Ả Rập Emirates được cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO bảo trợ.
Hội nghị sẽ qui tụ các đại diện từ hơn 40 quốc gia, cũng như các tổ chức công tư tham gia vào những cuộc hội thảo về các di sản.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết chủ đề là "Điều không may đang bộc phá hiện nay."
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Tôi xác tín rằng việc bảo vệ những kho tàng văn hóa tạo nên một chiều kích cấp thiết trong việc bảo bệ cho con người, sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình thực hiện quyền lợi cho con người."
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tiếp tục tiến bước trên con đường của lòng thương xót
Thanh Quảng sdb
17:21 30/11/2016
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tiếp tục tiến bước trên con đường của lòng thương xót
Theo Đài Vatican ngày 30/11/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích tất cả các tín hữu cầu nguyện cho nhau, và cầu nguyện với Chúa khi chúng ta đang cần tới Chúa và cảm tạ Chúa.
Kết thúc loạt bài giáo lý dành riêng cho năm Từ Bi, Đức Thánh Cha giảng giải cho các tín hữu tụ tập tại sảnh đường Đức Phaolô VI tại Vatican trong cuộc triều yết chung hàng tuần vào mỗi ngày thứ Tư hàng tuần, ĐTC nhắc nhở mọi người, mặc dù Năm Thánh Từ Bi đã kết thúc, chúng ta phải tiếp tục thực hành lòng thương xót trong cuộc sống của chúng ta.
ĐTC nói về công việc phúc đức mời gọi chúng ta hãy chôn người chết là một lời mời gọi kỳ lạ. Trong thực tế, đây là ý tưởng đáng buồn cho thời đại ngày nay - ĐTC nói - khi chúng ta nghĩ tới những người dám liều mạng sống của mình để chôn cất các nạn nhân của chiến tranh, mạng sống họ đang bị đe dọa dưới hỏa lực bắn phá.
Và đối với các Kitô hữu chúng ta, ĐTC nói tiếp, việc chôn cất là một hành động của đức tin tuyệt vời bởi vì khi chúng ta vùi lấp thân xác của những người thân yêu của chúng ta dưới những nấm mồ là chúng ta đang làm với niềm tin hy vọng về sự phục sinh mai hậu của họ.
Nói về những ngày giờ sau chót của Năm thánh Từ Bi, và những ngày cuối cùng của tháng các đẳng (11), ĐTC mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho người sống lẫn người chết đang khi chúng ta tưởng nhớ tới tất cả các tín hữu và cảm ơn Chúa đã cho chúng ta được thông dự vào tình yêu và tình bằng hữu với họ.
Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha nói, cầu nguyện cho người sống và kẻ chết là một biểu hiện hùng hồn của sự hiệp thông của các thánh cùng thông công và nhắc nhở chúng ta về sự hiệp nhất trong đại gia đình của Thiên Chúa.
"Đây là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện cho nhau", và ĐTC khuyến khích tất cả chúng ta hãy mở lòng chúng ta ra cho Chúa Thánh Thần, Đấng thấu xuất mọi ước muốn và khát vọng sâu thẳm nhất của chúng ta, sẽ nối kết tất cả mọi tâm tình cầu nguyện của chúng ta trước những nhu cầu của cuộc sống.
Kết thúc bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng chuỗi 14 bài về lòng thương xót mà chúng ta đã suy niệm trong suốt Năm Thánh có thể tiếp tục truyền cảm hứng và hướng dẫn chúng ta trên con đường
Theo Đài Vatican ngày 30/11/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích tất cả các tín hữu cầu nguyện cho nhau, và cầu nguyện với Chúa khi chúng ta đang cần tới Chúa và cảm tạ Chúa.
Kết thúc loạt bài giáo lý dành riêng cho năm Từ Bi, Đức Thánh Cha giảng giải cho các tín hữu tụ tập tại sảnh đường Đức Phaolô VI tại Vatican trong cuộc triều yết chung hàng tuần vào mỗi ngày thứ Tư hàng tuần, ĐTC nhắc nhở mọi người, mặc dù Năm Thánh Từ Bi đã kết thúc, chúng ta phải tiếp tục thực hành lòng thương xót trong cuộc sống của chúng ta.
ĐTC nói về công việc phúc đức mời gọi chúng ta hãy chôn người chết là một lời mời gọi kỳ lạ. Trong thực tế, đây là ý tưởng đáng buồn cho thời đại ngày nay - ĐTC nói - khi chúng ta nghĩ tới những người dám liều mạng sống của mình để chôn cất các nạn nhân của chiến tranh, mạng sống họ đang bị đe dọa dưới hỏa lực bắn phá.
Và đối với các Kitô hữu chúng ta, ĐTC nói tiếp, việc chôn cất là một hành động của đức tin tuyệt vời bởi vì khi chúng ta vùi lấp thân xác của những người thân yêu của chúng ta dưới những nấm mồ là chúng ta đang làm với niềm tin hy vọng về sự phục sinh mai hậu của họ.
Nói về những ngày giờ sau chót của Năm thánh Từ Bi, và những ngày cuối cùng của tháng các đẳng (11), ĐTC mời gọi tất cả hãy cầu nguyện cho người sống lẫn người chết đang khi chúng ta tưởng nhớ tới tất cả các tín hữu và cảm ơn Chúa đã cho chúng ta được thông dự vào tình yêu và tình bằng hữu với họ.
Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha nói, cầu nguyện cho người sống và kẻ chết là một biểu hiện hùng hồn của sự hiệp thông của các thánh cùng thông công và nhắc nhở chúng ta về sự hiệp nhất trong đại gia đình của Thiên Chúa.
"Đây là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện cho nhau", và ĐTC khuyến khích tất cả chúng ta hãy mở lòng chúng ta ra cho Chúa Thánh Thần, Đấng thấu xuất mọi ước muốn và khát vọng sâu thẳm nhất của chúng ta, sẽ nối kết tất cả mọi tâm tình cầu nguyện của chúng ta trước những nhu cầu của cuộc sống.
Kết thúc bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng chuỗi 14 bài về lòng thương xót mà chúng ta đã suy niệm trong suốt Năm Thánh có thể tiếp tục truyền cảm hứng và hướng dẫn chúng ta trên con đường
Diễn biến hai lễ tấn phong giám mục mới đây ở Trung Quốc
Chân Phương
22:16 30/11/2016
Diễn biến hai lễ tấn phong giám mục mới đây ở Trung Quốc
Lễ tấn phong Cha Gioan Baotixita Vương Hiểu Huân (Wang Xiaoxun) làm giám mục phó của Giáo phận An Khang (tỉnh Thiểm Tây) đã diễn ra ngày hôm qua 30 tháng 11, nhân lễ kính Thánh Anrê Tông Đồ. Thánh lễ được cử hành vào buổi sáng tại nhà thờ chính tòa Thánh Tâm của Giáo phận An Khang, cách thành phố Tây An khoảng 360 km về phía nam. Đức tân giám mục đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến vị giám mục cao niên của giáo phận là Đức Cha Gioan Diệp Vinh Hoa (Ye Ronghua) vì đã động viên và ủng hộ ngài.
Đức Cha Diệp Vinh Hoa năm nay 85 tuổi, thời gian vừa qua ngài trở bệnh nặng nên không thể tham dự nghi thức tấn phong này. Thánh lễ do Đức Cha Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting) của Giáo phận Ngọc Lâm chủ sự, cùng với các giám mục khác trong tỉnh Thiểm Tây gồm: Đức Cha Đảng Minh Ngạn (Dang Mingyan) của Giáo phận Tây An, Đức Cha Dư Nhuận Thâm (Yu Runchen) của Giáo phận Hán Trung, Đức Cha Đồng Trường Bình (Tong Changping) của Giáo phận Vi An, Đức Cha Ngô Khâm Kính (Wu Jingqin) của Giáo phận Chu Chí, Đức Cha Hàn Anh Tiến (Han Yinjin) của Giáo phận Tam Nguyên.
Thánh lễ còn có sự tham dự của ít nhất 50 linh mục từ các giáo phận khác nhau trong tỉnh, hơn 200 tín hữu và hơn 30 nữ tu.
Đức Cha chủ tế Dương Hiểu Đình đã xin mọi người cầu nguyện cho vị tân giám mục, hy vọng rằng ngài có thể sống trách nhiệm mới của mình và can đảm dẫn dắt đoàn chiên vào công cuộc truyền giáo trong xã hội.
Tân giám mục Vương Hiểu Huân và tất cả các giám mục hiện diện đều hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và cũng được chính phủ Trung Quốc công nhận. Tuy nhiên, bổ nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng dành cho Đức Cha Vương Hiểu Huân chỉ được đọc "cách riêng tư" trong cuộc gặp gỡ với tất cả các linh mục trước khi thánh lễ diễn ra.
Đức Cha Vương Hiểu Huân sinh năm 1966, ngài tu học tại chủng viện Tây An, được Đức Cha Lí Đốc An (Li Duan) truyền chức linh mục vào năm 1992, ngài đã phục vụ nhiều giáo xứ. Năm 2005, ngài được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Giáo xứ chính tòa An Khang. Ngài được bầu làm giám mục phó của Giáo phận An Khang vào ngày 13 tháng 10 năm 2010.
Giáo phận An Khang là giáo phận rất nhỏ và nghèo khó, chỉ có chín linh mục và sáu nữ tu phục vụ cho 5.000 tín hữu.
Trong một diễn biến khác tại thành phố Thành Đô, với sự hỗ trợ của công an, một giám mục bị vạ tuyệt thông là ngụy giám mục Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) ở Giáo phận Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên) đã đến tham dự lễ tấn phong Cha Giuse Đường Viễn Các (Tang Yuange) làm giám mục chính tòa của Giáo phận Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên). Các tín hữu đã thể hiện sự phản đối của họ bằng nhiều cách.
Thánh lễ do Đức Cha Bàng Hưng Diệu (Fang Xingyao) của Giáo phận Lâm Nghi (tỉnh Sơn Đông) chủ phong; hai giám mục phụ phong là Đức Cha La Tuyết Cương (Luo Xuegang) từ Giáo phận Nghi Tân và Đức Cha Hà Dịch Thanh (He Zeqing) của Giáo phận Vạn Châu.
Ngoài ra còn có ba ba vị giám mục khác tham gia là Đức Cha Trần Công Ngao (Chen Gongao) của Giáo phận Nam Sung; Đức Cha Tiêu Thích Giang (Xiao Zejiang) của Giáo phận Quý Châu và ngụy giám mục bị vạ tuyệt thông Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) từ Lạc Sơn. Tất cả các giám mục này đều được chính phủ Trung Quốc công nhận và được Tòa Thánh phê chuẩn, ngoại trừ ngụy giám mục Lôi Thế Ngân không được Tòa Thánh công nhận. Ngay cả Đức Cha Bàng Hưng Diệu, mặc dù bị chỉ trích nặng nề vì quan điểm gần gũi với quan chức chính trị, nhưng vẫn được Vatican công nhận.
Nhiều tín hữu đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để ngăn chặn ngụy giám mục Lôi Thế Ngân vào tham dự thánh lễ. Một nữ tu đã cố chặn đường giám mục này bước vào nhà thờ, nhưng công an đã bảo vệ ông và ông đã được quyền đi vào nhà thờ mang tên Bình An Kiều (Ping'an Qiao) là nơi cử hành lễ tấn phong. Khi đó, nhà thờ này bị nhiều công an bao vây để phòng chống bất ổn có thể xảy ra.
Những người Công Giáo đã đăng một bức ảnh trên các mạng xã hội cho thấy có một biểu ngữ được treo lên để phản đối sự hiện diện của Lôi Thế Ngân tại lễ tấn phong. Biểu ngữ này đã được treo vài giờ trước và sau Thánh Lễ hôm Chúa Nhật 27 tháng 11, nhưng sau đó công an đã tiến hành tháo bỏ nó.
Biểu ngữ được ký tên là "các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Bình An Kiều", viết rằng: "Theo Giáo Luật 1382 của Bộ Giáo Luật, chúng tôi cực lực phản đối Lôi Thế Ngân, người đã bị vạ tuyệt thông tiền kết, đến nhà thờ của chúng tôi để tham dự đồng tế nghi thức tấn phong Giám Mục".
Lôi Thế Ngân được tấn phong giám mục hồi năm 2011 mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng. Hiện nay, ông là chủ đề của cuộc tranh luận nóng bỏng và thậm chí còn bị cáo buộc là có tình nhân và con cái. Một số người Công Giáo lo sợ rằng ông cũng sẽ có mặt trong lễ tấn phong giám mục mới của Giáo phận Tây Xương (tỉnh Tứ Xuyên) sẽ được cử hành vào ngày 2 tháng 12 sắp tới.
Theo một số nhận định thì ngụy giám mục Lôi Thế Ngân được chính phủ Trung Quốc ủy quyền đến hiện diện nhằm để cho Vatican thấy rằng họ có quyền ra lệnh cho Giáo Hội tại Trung Quốc.
Đức Cha Đường Viễn Các năm nay 53 tuổi, được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Thành Đô hồi tháng 5 năm 2014. Là người gốc Tứ Xuyên, ngài học tại chủng viện địa phương. Được thụ phong linh mục vào tháng 4 năm 1991 và từ đó ngài luôn phục vụ tại giáo phận Thành Đô.
Giáo phận Thành Đô có 20 linh mục, 9 nữ tu và 1 chủng sinh, phục vụ cộng đoàn khoảng 100.000 người Công Giáo. (AsiaNews)
Chân Phương
Đức Cha Diệp Vinh Hoa năm nay 85 tuổi, thời gian vừa qua ngài trở bệnh nặng nên không thể tham dự nghi thức tấn phong này. Thánh lễ do Đức Cha Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting) của Giáo phận Ngọc Lâm chủ sự, cùng với các giám mục khác trong tỉnh Thiểm Tây gồm: Đức Cha Đảng Minh Ngạn (Dang Mingyan) của Giáo phận Tây An, Đức Cha Dư Nhuận Thâm (Yu Runchen) của Giáo phận Hán Trung, Đức Cha Đồng Trường Bình (Tong Changping) của Giáo phận Vi An, Đức Cha Ngô Khâm Kính (Wu Jingqin) của Giáo phận Chu Chí, Đức Cha Hàn Anh Tiến (Han Yinjin) của Giáo phận Tam Nguyên.
Thánh lễ còn có sự tham dự của ít nhất 50 linh mục từ các giáo phận khác nhau trong tỉnh, hơn 200 tín hữu và hơn 30 nữ tu.
Đức Cha chủ tế Dương Hiểu Đình đã xin mọi người cầu nguyện cho vị tân giám mục, hy vọng rằng ngài có thể sống trách nhiệm mới của mình và can đảm dẫn dắt đoàn chiên vào công cuộc truyền giáo trong xã hội.
Tân giám mục Vương Hiểu Huân và tất cả các giám mục hiện diện đều hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và cũng được chính phủ Trung Quốc công nhận. Tuy nhiên, bổ nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng dành cho Đức Cha Vương Hiểu Huân chỉ được đọc "cách riêng tư" trong cuộc gặp gỡ với tất cả các linh mục trước khi thánh lễ diễn ra.
Đức Cha Vương Hiểu Huân sinh năm 1966, ngài tu học tại chủng viện Tây An, được Đức Cha Lí Đốc An (Li Duan) truyền chức linh mục vào năm 1992, ngài đã phục vụ nhiều giáo xứ. Năm 2005, ngài được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Giáo xứ chính tòa An Khang. Ngài được bầu làm giám mục phó của Giáo phận An Khang vào ngày 13 tháng 10 năm 2010.
Giáo phận An Khang là giáo phận rất nhỏ và nghèo khó, chỉ có chín linh mục và sáu nữ tu phục vụ cho 5.000 tín hữu.
Trong một diễn biến khác tại thành phố Thành Đô, với sự hỗ trợ của công an, một giám mục bị vạ tuyệt thông là ngụy giám mục Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) ở Giáo phận Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên) đã đến tham dự lễ tấn phong Cha Giuse Đường Viễn Các (Tang Yuange) làm giám mục chính tòa của Giáo phận Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên). Các tín hữu đã thể hiện sự phản đối của họ bằng nhiều cách.
Thánh lễ do Đức Cha Bàng Hưng Diệu (Fang Xingyao) của Giáo phận Lâm Nghi (tỉnh Sơn Đông) chủ phong; hai giám mục phụ phong là Đức Cha La Tuyết Cương (Luo Xuegang) từ Giáo phận Nghi Tân và Đức Cha Hà Dịch Thanh (He Zeqing) của Giáo phận Vạn Châu.
Ngoài ra còn có ba ba vị giám mục khác tham gia là Đức Cha Trần Công Ngao (Chen Gongao) của Giáo phận Nam Sung; Đức Cha Tiêu Thích Giang (Xiao Zejiang) của Giáo phận Quý Châu và ngụy giám mục bị vạ tuyệt thông Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) từ Lạc Sơn. Tất cả các giám mục này đều được chính phủ Trung Quốc công nhận và được Tòa Thánh phê chuẩn, ngoại trừ ngụy giám mục Lôi Thế Ngân không được Tòa Thánh công nhận. Ngay cả Đức Cha Bàng Hưng Diệu, mặc dù bị chỉ trích nặng nề vì quan điểm gần gũi với quan chức chính trị, nhưng vẫn được Vatican công nhận.
Nhiều tín hữu đã cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để ngăn chặn ngụy giám mục Lôi Thế Ngân vào tham dự thánh lễ. Một nữ tu đã cố chặn đường giám mục này bước vào nhà thờ, nhưng công an đã bảo vệ ông và ông đã được quyền đi vào nhà thờ mang tên Bình An Kiều (Ping'an Qiao) là nơi cử hành lễ tấn phong. Khi đó, nhà thờ này bị nhiều công an bao vây để phòng chống bất ổn có thể xảy ra.
Những người Công Giáo đã đăng một bức ảnh trên các mạng xã hội cho thấy có một biểu ngữ được treo lên để phản đối sự hiện diện của Lôi Thế Ngân tại lễ tấn phong. Biểu ngữ này đã được treo vài giờ trước và sau Thánh Lễ hôm Chúa Nhật 27 tháng 11, nhưng sau đó công an đã tiến hành tháo bỏ nó.
Biểu ngữ được ký tên là "các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Bình An Kiều", viết rằng: "Theo Giáo Luật 1382 của Bộ Giáo Luật, chúng tôi cực lực phản đối Lôi Thế Ngân, người đã bị vạ tuyệt thông tiền kết, đến nhà thờ của chúng tôi để tham dự đồng tế nghi thức tấn phong Giám Mục".
Lôi Thế Ngân được tấn phong giám mục hồi năm 2011 mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng. Hiện nay, ông là chủ đề của cuộc tranh luận nóng bỏng và thậm chí còn bị cáo buộc là có tình nhân và con cái. Một số người Công Giáo lo sợ rằng ông cũng sẽ có mặt trong lễ tấn phong giám mục mới của Giáo phận Tây Xương (tỉnh Tứ Xuyên) sẽ được cử hành vào ngày 2 tháng 12 sắp tới.
Theo một số nhận định thì ngụy giám mục Lôi Thế Ngân được chính phủ Trung Quốc ủy quyền đến hiện diện nhằm để cho Vatican thấy rằng họ có quyền ra lệnh cho Giáo Hội tại Trung Quốc.
Đức Cha Đường Viễn Các năm nay 53 tuổi, được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Thành Đô hồi tháng 5 năm 2014. Là người gốc Tứ Xuyên, ngài học tại chủng viện địa phương. Được thụ phong linh mục vào tháng 4 năm 1991 và từ đó ngài luôn phục vụ tại giáo phận Thành Đô.
Giáo phận Thành Đô có 20 linh mục, 9 nữ tu và 1 chủng sinh, phục vụ cộng đoàn khoảng 100.000 người Công Giáo. (AsiaNews)
Chân Phương
Chương trình mùa Giáng Sinh tại Vatican
Trần Mạnh Trác
22:35 30/11/2016
Vatican, 29 - 11 - 2016: Trong lúc những di tích của Năm Thánh Thương Xót được dọn dẹp đi thì những dấu hiệu mới của một mùa Giáng sinh cũng được dựng lên chung quanh Đền Thánh Phêrô: Đó là một Máng cỏ Giáng sinh lớn nằm ngay trung tâm quảng trường và bên cạnh là một cây giáng sinh vĩ đại, một cây thông cao 82-foot (25m) lấy từ rặng núi cao chót vót Dolomites, miền Bắc Ý.
Hai công trình trên là tặng phẩm cuả Tổng Giáo Phận Malta và sẽ được nhiều nghệ sĩ cuả đảo quốc Malta đóng góp vào việc trang hoàng.
Một cảnh hang đá mô tả vùng thôn quê cuả đảo Malta, do nghệ sĩ Manwel Gretch thiết kế. Ông là một cư dân cuả đảo và 17 nhân vật trong cảnh giáng sinh sẽ vận trang phục cuả thổ dân, đồ̀ng thời mọi vật dụng đều là những dụng cụ truyền thống của dân địa phương.
Một cây Thánh Giá truyền thống gọi là "Cross of Malta" sẽ được lồng vào trong phong cảnh và một chiếc thuyền điển hình của đảo cũng được đưa vào, chiếc thuyền này đại diện cho sinh hoạt chính cuả đảo là nghề chài lưới, đồng thời cũng nói lên một thảm trạng đang xảy ra cho hàng ngàn người đang phải đánh đổi sự sống trong cuộc hành trình vượt biển để di cư đến nước Ý.
Một phái đoàn 30 người Malta sẽ có mặt trong dịp khai mạc và ĐTC sẽ thắp sáng cây thông Giáng Sinh vào ngày 09 tháng 12 tới.
Sau đó, là một lịch trình Giáng Sinh bận rộn trong 2 tháng trời, từ tháng Mười Hai năm nay sang đến tháng Giêng năm tới.
Ngày 12 tháng 12 này là một thánh lễ đặc biệt tôn kính Đức Mẹ Guadalupe dành cho người Mỹ Châu. Đặc biệt hơn nữa là vì trong dịp này, nhiều bài thánh ca cổ xưa cuả các thổ dân Da Đỏ như Nahuatl, Quechua, Mapuche và Guarani sẽ được khơi vực lại.
Ca đoàn Sistine Choir hợp tác với các ca đoàn đến từ Châu Mỹ Latinh và được đặt dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Eduardo Notrica, người Argentina, đã làm việc nhiều nơi ở Âu Châu.
Vào đêm Giáng sinh, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào lúc 9:30 pm, và vào ngày Giáng sinh sẽ ban thông điệp truyền thống "Urbi et Orbi" và ban phép lành cho thế giới từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Trước thềm năm mới, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ trì buổi kinh chiều ngày 31 tháng 12, trong đó bài hát "Te Deum" truyền thống sẽ được cất lên trong tâm tình tạ ơn để kết thúc năm 2016.
Ngày 01 tháng 1, Ngài sẽ dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và đồng thời cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình.
Rồi mấy hôm sau đó, Ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Hiển Linh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và vào ngày 08 tháng 1, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành lễ Chúa chịu Phép Rửa trong nguyện đường Sistine Chapel. Như thông lệ mới được thiết lập trong triều đại cuả ngài, ngài sẽ rửa tội cho nhiều trẻ sơ sinh.
Để kết thúc tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ trì một buổi kinh chiểu vào tối ngày 25 tháng 1 ghi dấu ngày 'Thánh Phaolô Trở Lại', đây cũng là dịp để kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Phỏng Vấn Linh Mục Nhạc Sĩ Xuân Đường DCCT giáo phận Vinh về tình hình lũ lụt miền Trung và giúp trẻ em nghèo khó
Vietcatholic Adelaide
04:35 30/11/2016
Thông Báo
Phân ưu: Ông Gioan Baotixita Trương Văn Nga đã tạ thế tại Nam California
VietCatholic Network
10:18 30/11/2016
Chúng tôi nhận được Ai tín
Ông Gioan Baotixita Trương Văn Nga
sinh ngày 2 tháng 8 năm 1945 tại Cái Nhum, Bến Tre, Việt Nam
đã được Chúa gọi về lúc 5g20 phút chiều ngày 26//11/2016 tại Nam California.
Hưởng thọ 71 tuổi.
Chương trình Tang lễ:
Thứ Sáu 2//12/2016:
1:00 - 4:30pm Thăm viếng và cầu nguyện
4:30 - 5:30pm Thánh lễ.
Thứ Bảy 3/12/2016
7:00am Thánh lễ tại nhà thờ La Purissima (CĐ Orange)
11712 Hewes St., Orange, CA 92869
Sau thánh lễ linh cữu sẽ được đưa về hỏa táng tại Melrose Abbey Crematory, Anaheim.
Xin thành kính phân ưu cùng Bà Quả phụ Trương Văn Nga, Các con cháu, và tang quyến
đặc biệt Anh chị Trương Nguyễn Phương Chi (cộng tác viên VietCatholic)
LM Trần Công Nghị
và tòan Ban Giám Đốc VietCatholic Network
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Dại Bên Sỏi Đá
Đặng Đức Cương
20:19 30/11/2016
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thương loài hoa dại không tên
Nép mình e ấp tựa bên đá già. .
(Trích thơ của Dung Nguyên)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 24 – 30/11/2016: 12 diễn biến quan trọng trong năm Phụng Vụ vừa kết thúc.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:02 30/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi tiếp kiến giáo triều Rôma sáng thứ Hai ngày 21-12-2015, Đức Thánh Cha đã liệt kê một danh sách 12 cặp đức tính cần thiết cho những người phục vụ trong giáo triều và tất cả những ai muốn phong phú hoá đời sống thánh hiến của họ cũng như việc phục vụ của họ dành cho Giáo Hội.
Các Hồng Y, Giám Mục và các chức sắc cấp cao của Tòa Thánh đến chúc mừng Đức Thánh Cha nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong dịp gặp gỡ năm ngoái, ngài đã nói đến 15 thứ bệnh và cám dỗ có thể xảy ra cho mỗi Kitô hữu, mỗi giáo triều hay giáo phủ, các cộng đoàn, dòng tu, giáo xứ và phong trào Giáo Hội. Các thứ bệnh đó đòi phải phòng ngừa, cảnh giác, chữa trị và đôi khi có những can thiệp đau thương và kéo dài. Một vài thứ bệnh đó, rất tiếc là đã xảy ra trong năm nay, gây đau khổ không ít cho toàn thể thân mình và làm tổn thương bao nhiêu linh hồn”.
Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng: “Thật là một bất công rất lớn nếu không biểu lộ lòng biết ơn sâu đạm và khích lệ đúng phép đối với tất cả những người lành mạnh và lương thiện đang tận tụy làm việc, với lòng trung thành và khả năng chuyên môn, cống hiến cho Giáo Hội và người kế vị Thánh Phêrô, sự an ủi, liên đới, vâng phục cũng như kinh nguyện quảng đại của họ”.
Rồi Đức Thánh Cha lần lượt liệt kê và giải thích các đức tính mà những người phục vụ tại Tòa Thánh và Giáo Hội cần phải đó. Ngài cũng kêu gọi các vị Tổng trưởng, Chủ tịch và các Bề trên hãy đào sâu thêm và bổ túc các đức tính này cho các cơ quan liên hệ thuộc quyền.
Trong số các đức tính đó có: tinh thần truyền giáo và mục vụ, khả năng thích hợp và tinh tế, linh đạo và tình người, gương mẫu và trung thành, hợp lý và dễ mến, thận trọng và cương quyết, bác ái và sự thật, lương thiện và trưởng thành, tôn trọng và khiêm tốn, quảng đại và quan tâm, can đảm và mau mắn, đáng tín nhiệm và điều độ.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng tất cả các đức tính trên đây có thể là một sự vắn tắt về lòng thương xót, và trong phần kết luận, ngài nói:
“Lòng thương xót không phải là một tình cảm chóng qua, nhưng là tổng hợp Tin Mừng, là sự chọn lựa của người muốn có những tâm tình của Trái Tim Chúa Giêsu, của người muốn nghiêm túc bước theo Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta: “Các con hãy có lòng thương xót như Cha các con” (Lc 6,36, Xc 5,48).
Vì vậy, “Ước gì lòng thương xót hướng dẫn những bước đường của chúng ta, soi sáng các cuộc cải tổ và những quyết định của chúng ta. Ước gì lòng thương xót là cột trụ nâng đỡ hoạt động của chúng ta, dạy chúng ta khi nào chúng ta phải tiến bước và khi nào chúng ta phải bước lui..
2. Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
Sáng thứ Hai 11 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm đại diện của 180 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ trên cấp đại sứ, cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.
Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã đặc biệt lưu ý cộng đồng quốc tế cần quan tâm và giải quyết hợp lý vấn đề làn sóng người di dân. Đây cũng là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự hiện nay.
Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ của nước Angola, Ông Armindo Fernandes do Espírito Santo Vieira, Đức Thánh Cha đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn, và hài lòng ghi nhận trong năm qua, con số các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh thường trú ở Rôma đã gia tăng từ 80 lên 86 vị. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc ký kết và phê chuẩn các hiệp định giữa Tòa Thánh và các nước trong năm qua, kể cả hiệp định với Palestine, hiệp định về thuế khóa với Italia và Hoa Kỳ. Ngài cũng nói đến những nét nổi bật trong các cuộc viếng thăm ngài thực hiện trong năm qua tại Philippines, Sri Lanka, Sarajevo, 3 nước Nam Mỹ, Cuba, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và 3 nước Phi châu: Kenya, Uganda, và Cộng hòa Trung Phi. Sau cùng Đức Thánh Cha nói đến việc mở Năm Thánh lòng thương xót. Trong phần kế tiếp, Đức Thánh Cha đặc biệt nói đến vấn đề di dân trong thế giới ngày nay, nhất là tại Âu Châu, với những vấn đề đi kèm.
3. Đức Thánh Cha thăm Hội Đường Do Thái tại Rome
Chúa Nhật 17 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Hội đường Do Thái Roma thăm cộng đồng Do Thái giáo. Ngài là vị giáo hoàng thứ ba, và là lần đầu tiên trong triều đại của mình đến Hội đường nổi tiếng này.
Trong diễn từ ngài nói:
“Trong lần đầu tiên đến Hội đường này với tư cách giám mục Roma, tôi muốn bày tỏ với quý vị và xin gửi đến tất cả các cộng đồng Do Thái giáo lời chúc bình an huynh đệ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Lòng tôi luôn canh cánh mối tương giao giữa chúng ta. Lúc còn ở Buenos Aires, tôi vẫn thường đến các hội đường và gặp gỡ các cộng đoàn Do Thái quy tụ ở đó. Tôi thường theo sát những ngày đại lễ, các lễ kỷ niệm của Do Thái giáo và tạ ơn Chúa đã ban sự sống và đồng hành cùng chúng ta trên con đường lịch sử.”
“Cuộc viếng thăm này là sự tiếp bước các vị tiền nhiệm của tôi. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến đây 30 năm trước, vào ngày 13 tháng Tư 1986; và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã được quý vị đón tiếp 6 năm trước đây.”
Kết thúc diễn từ, Đức Thánh Cha cầu chúc như sau:
“Nguyện xin Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện xin Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và ban ơn cho anh em! Nguyện xin Chúa ghé mắt ân cần nhìn đến anh em và ban bình an cho anh em” Shalom Alechem!
4. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill
Lúc 7h45 sáng thứ Sáu ngày 12 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến sân bay Fiumicino để đáp chuyến máy bay của hãng hàng không Alitalia đi La Habana, thủ đô Cuba trên đường tông du Mễ Tây Cơ.
Sau chuyến bay dài 12 giờ 15 phút, máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đáp xuống phi trường José Martí của thủ đô La Habana, Cuba, lúc 2 giờ chiều giờ địa phương.
Ngài dừng lại đây hơn 3 tiếng đồng hồ để gặp gỡ lần đầu tiên trong lịch sử với Đức Thượng Phụ Kirill I, Giáo chủ Chính Thống Nga.
Đức Thánh Cha đã được chủ tịch Raoul Castro của Cuba tiếp đón cùng với Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục La Habana sở tại, một vài Giám Mục nước này và các chức sắc thuộc Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đón tiếp. Liền đó, Chủ tịch Raoul Castro hướng dẫn Đức Thánh Cha vào phòng khách của ông, để rồi từ đây tiến vòng phòng khánh tiết của phi trường, cùng lúc Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Nga tiến vào phòng này từ một cửa khác.
Theo Cha Lombardi và Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ đề chính cuộc hội kiến là những cuộc bách hại các tín hữu Kitô tại Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Cả Đức Thánh Cha lẫn Đức Thượng Phụ Kirill nhiều lần lên tiếng tố giác các cuộc bách hại Kitô hữu tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Trung Đông trong thời gian gần đây.
5. Đức Thánh Cha thăm Mễ Tây Cơ
Chuyến tông du thứ 12 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài nước Ý đã được đánh dấu bằng một buổi lễ ngoạn mục chưa từng thấy. Một phần của phi trường quốc tế Benito Juárez ở thủ đô Mễ Tây Cơ đã được biến thành một nhà hát khổng lồ với 3 lễ đài được dựng ngay gần phi đạo với hàng ngàn nhạc sĩ, nhạc công với những màn vũ dân tộc rất đẹp mắt. Họ ca hát và trình diễn những điệu vũ chào mừng Đức Thánh Cha từ 5 giờ chiều, tức là hai tiếng rưỡi đồng hồ trước khi máy bay đáp xuống.
Máy bay chở Đức Thánh Cha đáp xuống phi trường quốc tế Benito Juárez lúc 7 giờ rưỡi chiều giờ địa phương. Đây là lần thứ 7 một vị Giáo Hoàng đến thăm nước này: 5 lần do Đức Gioan Phaolô 2 và một lần do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 từ 23 đến 26 tháng 3 năm 2012, nhưng ngài không đến thủ đô Mễ Tây Cơ vì thành phố này ở cao độ 2,240 mét, không hợp cho sức khỏe của ngài theo lời khuyên của các bác sĩ.
Trên con đường từ sân bay về tòa Sứ Thần Tòa Thánh dài 23 cây số, rất đông đảo dân chúng đứng hai bên đường dành cho ngài một cuộc tiếp đón rất nồng nhiệt.
Đức Thánh Cha đã thăm Mễ Tây Cơ từ 12 đến 18 tháng Hai.
6. Công bố Tông Huấn Amoris Laetitia – Niềm Vui Yêu Thương
Hôm thứ Sáu 8 tháng Tư, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, là Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới; Đức Hồng Y Christoph Schoenborn, Tổng Giám Mục giáo phận Vienna, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo; và hai vợ chồng Giáo Sư Francesco Miano, giáo sư triết học luân lý tại Đại học Tor Vergata Roma và Giáo Sư Giuseppina De Simone in Miano, giáo sư triết tại Phân khoa Thần học Nam Italia ở Napoli đã chủ tọa một buổi họp báo để công bố Tông Huấn “Amoris Laetitia”, nghĩa là “Niềm Vui Yêu Thương”. Tông huấn tổng kết gần ba năm tham vấn với người Công Giáo ở các nước trên thế giới và 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
Tông huấn “Amoris Laetitia” khẳng định giáo huấn của Giáo Hội theo đó các gia đình ổn định là những khối xây dựng một xã hội lành mạnh và là một nơi mà trẻ em học cách yêu thương, tôn trọng và tương tác với những người khác.
Đồng thời văn bản cũng cảnh báo chống lại việc lý tưởng hóa những thách đố mà cuộc sống gia đình phải đối diện, thúc giục người Công Giáo chăm sóc, chứ không phải lên án, tất cả những ai không sống theo các giáo huấn của Giáo Hội.
Cách riêng, tài liệu tập trung vào nhu cầu cần phải có sự phân định có tính cách mục vụ và phù hợp từng trường hợp cho các cá nhân, trong khi thừa nhận rằng “cả Thượng Hội Đồng, lẫn Tông huấn này đều không thể thiết lập các quy tắc tổng quát, phù hợp với giáo luật về bản chất và áp dụng được cho tất cả các trường hợp”.
7. Đức Thánh Cha thăm đảo Lesbos
Trong chuyến tông du thứ 13, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đảo Lesbos của Hy Lạp vào ngày thứ Bẩy 16 tháng Tư.
Ngài đã rời Roma lúc 7 giờ sáng để bay đến phi trường Mytilene của đảo Lesbos. Trên chuyến bay, trong lời chào thăm hàng chục ký giả tháp tùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đây là cuộc viếng thăm khác với những chuyến khác. Trong các cuộc tông du chúng ta đi để làm bao nhiêu chuyện, thăm hỏi dân chúng và có niềm vui của cuộc gặp gỡ. Cuộc viếng thăm này có sắc thái đau buồn. Chúng ta đến gặp một thảm trạng nhân đạo lớn nhất từ sau thế chiến thứ hai. Chúng ta đến gặp những người đau khổ, không biết đi đâu, họ là những người phải chạy trốn. Chúng ta cũng ra một nghĩa trang là biển cả. Bao nhiêu người đã bị chết đuối trong đó. Tôi nói điều này không phải vì cay đắng, nhưng cũng để công việc của anh chị em ngày hôm nay có thể thông truyền qua các phương tiện truyền thông của anh chị em tâm trạng của tôi khi thực hiện chuyến viếng thăm này.
Trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha cùng với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô và 2 vị Tổng Giám Mục Chính Thống và Công Giáo đã thăm trại tị nạn ở Moria cách đó 16 cây số. Trại này có khoảng 3,000 người đang xin quy chế tị nạn.
Trong chuyến máy bay từ đảo Lesbos Hy Lạp về Roma chiều ngày 16 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã đưa 12 người tị nạn về Vatican.
8. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bác bỏ tin đồn thất thiệt về bí mật Fatima
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói rằng ngài không bao giờ nói với bất cứ ai rằng việc công bố “bí mật thứ ba Fatima” vào năm 2000 là không đầy đủ, và khẳng định các tài liệu đã được công bố trọn vẹn.
Trong thông cáo công bố hôm thứ Bẩy 21 tháng 5, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ tin thất thiệt gây xôn xao dư luận cho rằng bí mật thứ ba Fatima đã không được công bố trọn vẹn.
“Một vài bài báo xuất hiện gần đây đăng những lời tuyên bố được gán cho Giáo Sư Ingo Dollinger, theo đó Đức Hồng Y Ratzinger, sau khi công bố bí mật thứ ba Fatima (hồi tháng 6 năm 2000), đã tâm sự với ông rằng việc công bố ấy không trọn vẹn.
Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố rằng ngài ‘không bao giờ nói với Giáo Sư Dollinger về Fatima”, và quả quyết là những lời gán cho Giáo Sư Dollinger về đề tài này là ‘hoàn toàn là bịa đặt, tuyệt đối không đúng sự thật’, và ngài quyết liệt khẳng định rằng: ‘Việc công bố bí mật thứ ba Fatima là trọn vẹn’”.
Ba trẻ em ở Bồ Đào Nha là Lucia, Giacinta và Phanxicô đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra sáu lần từ tháng Năm đến tháng 10 năm 1917.
Một trong các trẻ em này là Sơ Lucia de Jesus Rosa Santos cho biết vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ trao phó cho các trẻ em ba bí mật, mà sau này sơ đã viết xuống và giao cho Đức Giáo Hoàng.
Hai bí mật đầu nói về thế chiến thứ hai, và sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Nga.
Bí mật thứ ba đã không được tiết lộ cho đến khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định công bố vào Năm Thánh 2000. Bí mật này liên quan đến vụ mưu sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, lễ Đức Mẹ Fatima, tại Quảng trường Thánh Phêrô.
9. Đức Thánh Cha tông du Armenia
Chuyến tông du Armenia là cuộc tông du thứ 14 bên ngoài nước Ý của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Với dân số khoảng 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 công nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Trong bài diễn văn được dọn sẵn của Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống, thuật ngữ “Metz Yeghern” của Armenia có nghĩa là “Đại ác” đã được dùng để đề cập đến tội ác tận diệt 1.5 triệu người Armenia của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Nhưng ngay sau đó, bỏ văn bản đã được soạn sẵn sang một bên, Đức Thánh Cha đã dùng từ “diệt chủng” để tham chiếu đến tội ác mà ngài gọi là “tội ác đầu tiên của hàng loạt các thảm họa tồi tệ của thế kỷ trước”.
Đức Thánh Cha nói:
“Đáng buồn, thảm kịch đó, cuộc diệt chủng đó, là thảm họa đầu tiên trong nhiều loạt thảm họa tồi tệ của thế kỷ qua, một thảm kịch xẩy ra được là do các mục tiêu sắc tộc, ý thức hệ hay tôn giáo bị bóp méo; các mục tiêu này làm tối đen tâm trí những kẻ hành hình thậm chí đến độ lên kế hoạch cho cuộc tận diệt toàn thể một dân tộc.”
“Càng đáng buồn là trong trường hợp này và trong cả hai trường hợp kia, các siêu cường quốc tế đã nhìn đi chỗ khác”.
10. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã bắt đầu với thánh lễ khai mạc lúc 17:30 ngày 26 tháng 7 theo giờ địa phương tại công viên Błonia do Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz cử hành.
Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, năm nay 77 tuổi, từng là bí thư của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong nhiều năm. Từ năm 2005, ngài là Tổng Giám Mục Krakow và được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vinh thăng Hồng Y vào năm 2006.
Lúc 14:00h ngày 27 tháng 7 Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Ba Lan.
Sau hai giờ bay, ngài đã đến phi trường quốc tế Balice của Krakow. Sau đó, Đức Thánh Cha đã lên xe đến cố đô Wawel nơi các lễ nghi đón tiếp được diễn ra long trọng tại hoàng cung Wawel, nơi người ta có thể thấy dấu ấn vàng son, lộng lẫy của các vương triều phồn hoa đô hội bậc nhất Ba Lan.
Trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ ngày thứ Năm 28 tại Đền thánh Częstochowa, nơi đã diễn ra Ngày Giới trẻ Thế giới năm 1991, nhân dịp kỷ niệm 1050 năm Ba Lan chịu phép rửa. Buổi chiều, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ giới trẻ trong một lễ hội đón tiếp.
Một điểm nhấn khác của chuyến tông du rất được cộng đồng người Do Thái chờ đợi, đó là việc Đức Thánh Cha viếng thăm trại tập trung Auschwitz vào sáng ngày 29-07. Buổi chiều cùng ngày, ngài tới thăm một bệnh viện nhi đồng, trước khi gặp lại các người trẻ để cử hành chặng Đàng Thánh Giá truyền thống vào ngày thứ Sáu.
Thứ Bảy 30-07, Đức Thánh Cha đã tới Đền thánh Chúa thương xót ở Krakow để bước qua cửa Thánh tại đây. Ngài giải tội cho một số bạn trẻ và sẽ chủ sự Thánh lễ với các linh mục, chủng sinh, và tu sĩ. Buổi tối, Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức cầu nguyện với các người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Cuối cùng, ngày Chúa Nhật 31-07, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới với 3 triệu người trẻ Ba Lan và thế giới.
Chuyến tông du Ba Lan này là chuyến tông du thứ 15 của Đức Thánh Cha và là chuyến tông du thứ 11 của một vị giáo hoàng đến Ba Lan. Thánh Gioan Phaolô II đã trở về quê hương của ngài 9 lần, trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 2002, và Đức Bênêđictô XVI cũng đã tới Ba Lan vào năm 2006 trong một cuộc hành hương theo dấu chân của vị tiền nhiệm.
11. Đức Thánh Cha tông du Georgia và Azerbaigian
Chuyến viếng thăm thứ 16 của Đức Thánh Cha bên ngoài Ý Đại Lợi đã đưa ngài đến hai quốc gia Georgia và Azerbaigian từ chiều thứ Sáu 30 tháng 9 đến tối Chúa Nhật 02 tháng 10.
Đây là chuyến viếng thăm thứ 16 của Đức Thánh Cha tại nước ngoài và là phần thứ 2 trong cuộc viếng thăm miền Caucase. Phần đầu ngài đã thực hiện tại Cộng hòa Armenia từ ngày 24 đến 26-6 năm nay.
Cả 3 quốc gia này đều có con số tín hữu Công Giáo rất ít ỏi, nhưng như giải thích của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, qua các cuộc viếng thăm này, Đức Thánh Cha muốn cổ võ những quan hệ đại kết, hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc. Nói khác đi ngài muốn thi hành một sứ mạng hòa bình và hiệp nhất.
Chuyến tông du giống như một cuộc hành hương chỉ mất có vài tiếng đồng hồ di chuyển nhưng để lại nhiều hệ quả quan trọng. Bởi vì vùng Caucase là một khu vực khá xa cách với niềm tin Kitô và nằm giữa các nước láng giềng hùng cường như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Do đó, hòa bình là một mấu chốt quan trọng. Đức Thánh Cha nói: ‘Tôi đến để cổ võ những con đường và niềm hy vọng. Hòa bình đòi hỏi sự kiên trì và những bước đi liên tục, phụ thuộc vào sự góp sức của mỗi người.” Với điểm nhắm này, Đức Thánh Cha đã có 10 bài phát biểu trong chương trình viếng thăm của ngài.
12. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho dân nước Iraq
Chiến dịch giải phóng Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, đã chính thức bắt đầu vào sáng sớm ngày thứ 17 tháng 10.
Để trấn áp các cuộc nổi loạn của dân chúng, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã xử tử 284 người đàn ông, kể cả một số trẻ nhỏ và bắt cóc hàng chục ngàn người đưa vào các tòa nhà trong thành Mosul làm bia đỡ đạn cho chúng.
Trước hành động dã man này của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23 tháng 10 năm 2016, với khoảng 60,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người cùng hợp ý cầu nguyện cho dân nước Iraq. Ngài nói:
“Trong các giờ thê thảm này, tôi gần gũi toàn dân Iraq, đặc biệt dân thành Mossul. Tâm hồn chúng ta bị rúng động bởi các hành động bạo lực người ta đang vi phạm từ quá lâu chống lại dân chúng vô tội, Hồi giáo cũng như Kitô, thuộc các chủng tộc và các tôn giáo khác nhau.
Tôi đau đớn nghe tin việc sát hại lạnh lùng nhiều người con của vùng đất thân yêu này, trong đó có biết bao nhiêu là trẻ em. Sự tàn ác này khiến cho chúng ta khóc và không nói lên lời. Cùng với tình liên đới là việc bảo đảm của tôi nhớ tới họ trong lời cầu nguyện, để Iraq, tuy bị đánh phá khốc liệt, nhưng mạnh mẽ và vững vàng trong niềm hy vọng có thể tiến tới một tương lai an ninh, hoà giải và hoà bình. Vì thế xin tất cả mọi người hiệp ý cầu nguyện trong thinh lặng.”
Sau một chút thinh lặng Đức Thánh Cha đã cùng tín hữu đọc một kinh Kính Mừng cầu nguyện theo ý chỉ này.