Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy tư Tin Mừng trong tuần thứ Nhất mùa Vọng
Mai Tá
11:54 30/11/2013
Suy tư Tin Mừng trong tuần thứ Nhất mùa Vọng năm A 01.12.2013
“Chờ mong như suốt đêm qua,”
“Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mt 24: 37-44
Với nhà thơ, chờ mong trông đợi người yêu suốt đêm qua vẫn rất buồn. Với nhà Đạo, ngóng đợi trông chờ Chúa suốt một đời, nào thấy lâu.
Vọng chờ ngày Chúa đến, thánh Mát-thêu nay lại ghi về một trông ngóng ngày Chúa đến lại, tựa như thế. Chúa đến, không theo cung-cách của lễ-hội đình-đám có vui chơi, ăn uống nhưng chỉ âm-thầm trầm-lắng qua hành-trình mời gọi mọi người đồng-hành với Chúa, đi muôn nơi. Đồng hành, tựa tháng ngày người người hành xử trước cơn lụt Đại Hồng Thuỷ. Đồng hành, cả vào lúc dân con ngoài đời chẳng chờ đón Ngài đến với. Chúa đến đồng hành với con người, trong thoáng chốc, rất không ngờ.
Vọng mùa đợi chờ, là buổi đầu phụng vụ kéo dài mãi tới ngày Giáng Sinh, đến bốn tuần. Đây là tập tục cổ/xưa được thánh Hội đưa vào từ thế kỷ thứ 6 và tồn tại đến hôm nay. Vọng mùa đợi chờ, không giống như Chay Mùa nghiêm túc, căng thẳng với chủ đề sầu não, khổ đau, có nỗi chết và hy vọng một trỗi dậy. Vọng mùa chờ đợi, nặng một tình-tự tươi vui /phúc hạnh ngày Chúa đến. Mùa đợi chờ, lại cũng không giống chay mùa Hồi giáo, rất Ramadan. Tự-vựng “Vọng chờ” mang ý-nghĩa của sự kiện “đang trờ đến” như “hành trình đang tiến tới” với chốn miền nhiều cảnh giác, có ý-thức. Mùa vọng chờ, là mùa chờ mong Chúa lại đến với ta, như ân huệ to lớn chưa từng có.
Thế nên, Vọng mùa chờ đợi là thời của lễ hội mừng vui, ngóng đợi với bất ngờ, mạo hiểm có quà tặng đầy cảm kích trờ đến trước với bầu khí sục sôi, trôi nổi. Vọng mùa chờ đợi, đặc biệt còn kêu mời mọi người sống có phẩm-chất rất đặc-biệt bằng cuộc sống tràn đầy niềm vui tươi, phấn khởi rất an bình và hài hoà cả thế giới. Vui tươi đợi chờ, thật ra không là chuyện của tâm tính hoặc tâm tình chờ cơ may. Cũng không là chuyện chờ “định mệnh đã an bài” nhưng là niềm tin yêu vững chắc. Vững và chắc, bởi vì: tin là tính-chất rất tích-cực của cuộc sống.
Dù sao, trình thuật Chúa-nhật thứ nhất Mùa Vọng chờ trích-dẫn từ Tin Mừng thánh Mát-thêu cộng thêm các bài đọc đem đến cho người nghe cùng một tâm trạng. Các bài đọc, mang ý-nghĩa Đức Kitô lại đến nữa theo cung-cách “năm cùng tháng tận”, nhưng không ghi rõ ngày giờ năm tháng, ở đâu hết. Rõ ràng, sự việc nảy sinh vấn đề hỏi rằng: làm sao ta sẵn sàng cho sự-kiện to lớn như thế? Câu trả lời, là: ta tạo cho mình tâm-tính lướt vượt hãi sợ, để không bị gỡ bỏ niềm vui chung.
Nhưng làm sao lướt vượt được tính hãi sợ? Đó là: bằng việc nhận ra rằng: Chúa hiền từ/tử tế với ta và cho ta. Và, Đức Giêsu cũng đã có mặt với thế-giới của ta vào lễ Giáng sinh, ngõ hầu Ngài chứng-thực với ta, rằng: mọi sự dù xảy đến, cũng vẫn tốt. Ta vẫn có lý-do để sống vui, sống mạnh, sống vững chãi mà chờ đón Chúa đến với ta. Mãi hôm nay, nhiều người vẫn còn bị nỗi hãi-sợ ràng buộc đến độ vẫn bị lôi kéo vào với lo-âu, sầu buồn, ngán ngẫm. Kết quả là: người người rơi vào tình trạng “trầm cảm” chẳng chút lạc quan cũng chán ngán, buồn tẻ nhiều ưu-tư. Đó, cũng là tâm-trạng kéo dài của người tỵ nạn xin ở lại, nhưng chưa nhận được lời đáp trả. Và, cả những người về hưu không niềm vui; hoặc, những người bệnh-hoạn lo sợ nhiều điều xấu, sẽ xảy đến.
Vọng mùa đợi chờ hôm nay, là thời khắc nhắc nhở con người cần chất xúc-tác để ra khỏi nỗi chán chường của cuộc sống hầu tự tạo niềm vui tươi cho riêng mình, cho mọi người.
Phụng vụ mùa đợi chờ, nay lại có các bài đọc tập-trung vào niềm phấn-chấn trong vui sống. Với Ysaya, hành trình về Giêrusalem là một giải đáp. Còn thánh Phaolô, lại cũng nhắn nhủ giáo đoàn ở Rôma về việc Đức Kitô sẽ đến lại một lần nữa. Trong khi đó, thánh-sử Mát-thêu lại cũng sử-dụng cùng một ý-tưởng như thế, để kích-thích người đọc Tin Mừng cứ thế mà vui luôn.
Thật ra, Giêrusalem là chốn an bình hiền hoà, nhưng trước đấy lại là nơi xảy ra nhiều trận chiến đến trăm lần. Cả người theo Do-thái-giáo, lẫn đạo Hồi và Đạo Chúa cũng đều tranh chấp giành giựt phần thắng thua, qua nhiều thế kỷ. Nay, thì người Do thái và Palestine tranh nhau kiểm soát đồi núi có đền thờ Chúa. Thật cũng khó mà coi đó như biểu-tượng của niềm vui ngày Chúa giáng hạ làm người. Bởi thế nên, cũng hãy nhớ: Chúa chẳng khi nào giáng hạ ở chốn miền đầy tranh chấp rất Giêrusalem mà chỉ ở khung trời thầm lặng ở Bét-lê-hem, thôi.
Tín-hữu thời đầu, luôn kỳ-vọng Chúa đến lại, khi trời đất đi vào chốn kết tận và việc này sẽ xảy đến vào thời buổi mà người người còn sống. Nhưng, chuyện này đã không xảy đến vào thời của các ngài và cũng sẽ không xảy ra vào thời của ta; chí ít là theo nghĩa đen của tự-vựng. Tín-hữu Chúa, nay từ từ nhận ra rằng Đức Giêsu đã thực sự rời xa họ và chẳng thấy kích bốc về việc Ngài đến lại trong ồn ào. Bởi, Ngài đang có mặt ở đây, cách linh thiêng trầm lắng qua cuộc sống lặng lẽ, mỗi ngày. Cuộc sống không kích-bốc trổi trang, nhưng vẫn làng nhàng bằng nhiều tiếng than câu vãn mỗi ngày. May mà than vãn ấy không đi vào với tính khí của Giáng sinh.
Vậy, đâu là thông-điệp của Giáng sinh, hôm nay?
Đức Phaolô 6 từng nói trong tông-thư Marialis Cultus rằng: “Thiên Chúa đã để trong Gia đình Ngài là Hội thánh, một vị nữ-phụ sống âm thầm phục vụ, luôn coi ngó các gia đình và chăm sóc hết mọi người, cho đến ngày Chúa đến lại…” Đức Giáo Hoàng muốn nói đến Đức Maria luôn có mặt ở với Hội thánh để giảm bớt nỗi lo sợ và san sẻ thị kiến về tình thương yêu không bao giờ nhạt phai.
Đức Phaolô 6 còn coi Vọng Mùa Đợi Chờ như lễ hội hàng năm ta mừng kính Đức Maria là người Mẹ luôn chăm sóc ngó ngàng mọi người trong gia đình như người Mẹ. Và Mẹ vẫn đem niềm vui gia đình đến với con dân vào ngày Chúa Giáng Sinh. Mẹ chính là Mẹ Hiền cống hiến cho mọi gia đình tinh thần Giáng sinh, vui tươi phấn khởi. Tinh thần ấy, khởi sự trong gia đình, chứ không phải với Hội thánh. Khởi sự, là khởi đầu mọi sự vui tươi cười nói cho con trẻ trước nhất. Khởi đầu, một tính-khí đầy phấn-kích, tự do và Phúc hạnh. Thế nên, nay lúc này, nếu ta thấy không có con trẻ nào ở nơi mình đang sinh sống, thì cũng hãy đem con trẻ đến đó rồi sẽ vui tươi luôn mãi.
Nhưng làm sao để mang tinh thần của Giáng sinh vào với gia đình?
Muốn thế, đừng làm những việc những sự như mua sắm, trang trí, nấu ăn. Cũng đừng viết thiệp chúc, đừng điên lên vì người nhà đến thăm. Từ nay đến ngày Chúa Giáng sinh, có rất nhiều việc để làm chứ không chỉ mỗi dọn dẹp lau chùi cửa ngõ, cắt cỏ, đổ rác, mua bia rượu để phung phí. Hãy chỉ nên làm mỗi việc, là: tỏ ra tử tế với những người mà từ Giáng sinh năm trước mình chưa có cơ hội để làm thế.
Và có thể, cũng nên có động thái, nụ cười cái nhìn hoặc đại loại một cảm giác tích cực quanh chòm xóm, nói với mọi người ở quanh mình, rằng: do bởi Đức Kitô đã giáng trần, nên ta là những người vui sướng. Ta tin vào Niềm Vui, tin vào tính tích-cực của Sự sống.
Thế nên, Vọng Mùa Đợi Chờ hôm nay, ta cảm tạ Chúa đã có Đức Maria. Và cũng cảm tạ Ngài về các người nữ trong gia đình và cơ ngơi của mình. Cảm tạ Chúa vì có con trẻ ở quanh quất, bởi chúng mang đến cho ta bầu khí vui tươi, sôi động của ngày Chúa Giáng Hạ làm người như ta. Ngày đến với ta là để mang niềm vui, phúc hạnh đến với mọi người. Niềm vui ấy, nỗi niềm phúc hạnh này sẽ mãi mãi ở lại nơi ta và mọi người cho đến năm cùng tháng tận, chẳng bao giờ phai. Nguyện cầu Niềm Vui Chúa Giáng Hạ, sẽ như thế mãi cho ta, cho mọi người.
Trong niềm phấn kích được Đấng-là-Niềm-Vui đến với ta, hãy ngâm tiếp lời thơ đợi chờ, rằng:
“Chờ mong như suốt đêm qua,
Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày.
Lần lần lá rụng rồi đây,
Tơ đàn rã rợi cho tay lỗi đàn.”
(Nguyễn Bính – Chờ Mong)
Những chờ và mong như thế, dù cho đàn có lỗi nhịp hay rã rợi cũng vẫn chờ. Bởi, Đức Chúa từng đợi và chờ nhân-gian trần-thế nhiều hơn thế. Bởi thế nên, chớ nản lòng, hoặc “rã rợi” khi người người chờ đón ngày Chúa giáng hạ đem niềm vui tươi, phấn kích đến với ta, dù chậm nhưng vẫn vui.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
“Chờ mong như suốt đêm qua,”
“Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mt 24: 37-44
Với nhà thơ, chờ mong trông đợi người yêu suốt đêm qua vẫn rất buồn. Với nhà Đạo, ngóng đợi trông chờ Chúa suốt một đời, nào thấy lâu.
Vọng chờ ngày Chúa đến, thánh Mát-thêu nay lại ghi về một trông ngóng ngày Chúa đến lại, tựa như thế. Chúa đến, không theo cung-cách của lễ-hội đình-đám có vui chơi, ăn uống nhưng chỉ âm-thầm trầm-lắng qua hành-trình mời gọi mọi người đồng-hành với Chúa, đi muôn nơi. Đồng hành, tựa tháng ngày người người hành xử trước cơn lụt Đại Hồng Thuỷ. Đồng hành, cả vào lúc dân con ngoài đời chẳng chờ đón Ngài đến với. Chúa đến đồng hành với con người, trong thoáng chốc, rất không ngờ.
Vọng mùa đợi chờ, là buổi đầu phụng vụ kéo dài mãi tới ngày Giáng Sinh, đến bốn tuần. Đây là tập tục cổ/xưa được thánh Hội đưa vào từ thế kỷ thứ 6 và tồn tại đến hôm nay. Vọng mùa đợi chờ, không giống như Chay Mùa nghiêm túc, căng thẳng với chủ đề sầu não, khổ đau, có nỗi chết và hy vọng một trỗi dậy. Vọng mùa chờ đợi, nặng một tình-tự tươi vui /phúc hạnh ngày Chúa đến. Mùa đợi chờ, lại cũng không giống chay mùa Hồi giáo, rất Ramadan. Tự-vựng “Vọng chờ” mang ý-nghĩa của sự kiện “đang trờ đến” như “hành trình đang tiến tới” với chốn miền nhiều cảnh giác, có ý-thức. Mùa vọng chờ, là mùa chờ mong Chúa lại đến với ta, như ân huệ to lớn chưa từng có.
Thế nên, Vọng mùa chờ đợi là thời của lễ hội mừng vui, ngóng đợi với bất ngờ, mạo hiểm có quà tặng đầy cảm kích trờ đến trước với bầu khí sục sôi, trôi nổi. Vọng mùa chờ đợi, đặc biệt còn kêu mời mọi người sống có phẩm-chất rất đặc-biệt bằng cuộc sống tràn đầy niềm vui tươi, phấn khởi rất an bình và hài hoà cả thế giới. Vui tươi đợi chờ, thật ra không là chuyện của tâm tính hoặc tâm tình chờ cơ may. Cũng không là chuyện chờ “định mệnh đã an bài” nhưng là niềm tin yêu vững chắc. Vững và chắc, bởi vì: tin là tính-chất rất tích-cực của cuộc sống.
Dù sao, trình thuật Chúa-nhật thứ nhất Mùa Vọng chờ trích-dẫn từ Tin Mừng thánh Mát-thêu cộng thêm các bài đọc đem đến cho người nghe cùng một tâm trạng. Các bài đọc, mang ý-nghĩa Đức Kitô lại đến nữa theo cung-cách “năm cùng tháng tận”, nhưng không ghi rõ ngày giờ năm tháng, ở đâu hết. Rõ ràng, sự việc nảy sinh vấn đề hỏi rằng: làm sao ta sẵn sàng cho sự-kiện to lớn như thế? Câu trả lời, là: ta tạo cho mình tâm-tính lướt vượt hãi sợ, để không bị gỡ bỏ niềm vui chung.
Nhưng làm sao lướt vượt được tính hãi sợ? Đó là: bằng việc nhận ra rằng: Chúa hiền từ/tử tế với ta và cho ta. Và, Đức Giêsu cũng đã có mặt với thế-giới của ta vào lễ Giáng sinh, ngõ hầu Ngài chứng-thực với ta, rằng: mọi sự dù xảy đến, cũng vẫn tốt. Ta vẫn có lý-do để sống vui, sống mạnh, sống vững chãi mà chờ đón Chúa đến với ta. Mãi hôm nay, nhiều người vẫn còn bị nỗi hãi-sợ ràng buộc đến độ vẫn bị lôi kéo vào với lo-âu, sầu buồn, ngán ngẫm. Kết quả là: người người rơi vào tình trạng “trầm cảm” chẳng chút lạc quan cũng chán ngán, buồn tẻ nhiều ưu-tư. Đó, cũng là tâm-trạng kéo dài của người tỵ nạn xin ở lại, nhưng chưa nhận được lời đáp trả. Và, cả những người về hưu không niềm vui; hoặc, những người bệnh-hoạn lo sợ nhiều điều xấu, sẽ xảy đến.
Vọng mùa đợi chờ hôm nay, là thời khắc nhắc nhở con người cần chất xúc-tác để ra khỏi nỗi chán chường của cuộc sống hầu tự tạo niềm vui tươi cho riêng mình, cho mọi người.
Phụng vụ mùa đợi chờ, nay lại có các bài đọc tập-trung vào niềm phấn-chấn trong vui sống. Với Ysaya, hành trình về Giêrusalem là một giải đáp. Còn thánh Phaolô, lại cũng nhắn nhủ giáo đoàn ở Rôma về việc Đức Kitô sẽ đến lại một lần nữa. Trong khi đó, thánh-sử Mát-thêu lại cũng sử-dụng cùng một ý-tưởng như thế, để kích-thích người đọc Tin Mừng cứ thế mà vui luôn.
Thật ra, Giêrusalem là chốn an bình hiền hoà, nhưng trước đấy lại là nơi xảy ra nhiều trận chiến đến trăm lần. Cả người theo Do-thái-giáo, lẫn đạo Hồi và Đạo Chúa cũng đều tranh chấp giành giựt phần thắng thua, qua nhiều thế kỷ. Nay, thì người Do thái và Palestine tranh nhau kiểm soát đồi núi có đền thờ Chúa. Thật cũng khó mà coi đó như biểu-tượng của niềm vui ngày Chúa giáng hạ làm người. Bởi thế nên, cũng hãy nhớ: Chúa chẳng khi nào giáng hạ ở chốn miền đầy tranh chấp rất Giêrusalem mà chỉ ở khung trời thầm lặng ở Bét-lê-hem, thôi.
Tín-hữu thời đầu, luôn kỳ-vọng Chúa đến lại, khi trời đất đi vào chốn kết tận và việc này sẽ xảy đến vào thời buổi mà người người còn sống. Nhưng, chuyện này đã không xảy đến vào thời của các ngài và cũng sẽ không xảy ra vào thời của ta; chí ít là theo nghĩa đen của tự-vựng. Tín-hữu Chúa, nay từ từ nhận ra rằng Đức Giêsu đã thực sự rời xa họ và chẳng thấy kích bốc về việc Ngài đến lại trong ồn ào. Bởi, Ngài đang có mặt ở đây, cách linh thiêng trầm lắng qua cuộc sống lặng lẽ, mỗi ngày. Cuộc sống không kích-bốc trổi trang, nhưng vẫn làng nhàng bằng nhiều tiếng than câu vãn mỗi ngày. May mà than vãn ấy không đi vào với tính khí của Giáng sinh.
Vậy, đâu là thông-điệp của Giáng sinh, hôm nay?
Đức Phaolô 6 từng nói trong tông-thư Marialis Cultus rằng: “Thiên Chúa đã để trong Gia đình Ngài là Hội thánh, một vị nữ-phụ sống âm thầm phục vụ, luôn coi ngó các gia đình và chăm sóc hết mọi người, cho đến ngày Chúa đến lại…” Đức Giáo Hoàng muốn nói đến Đức Maria luôn có mặt ở với Hội thánh để giảm bớt nỗi lo sợ và san sẻ thị kiến về tình thương yêu không bao giờ nhạt phai.
Đức Phaolô 6 còn coi Vọng Mùa Đợi Chờ như lễ hội hàng năm ta mừng kính Đức Maria là người Mẹ luôn chăm sóc ngó ngàng mọi người trong gia đình như người Mẹ. Và Mẹ vẫn đem niềm vui gia đình đến với con dân vào ngày Chúa Giáng Sinh. Mẹ chính là Mẹ Hiền cống hiến cho mọi gia đình tinh thần Giáng sinh, vui tươi phấn khởi. Tinh thần ấy, khởi sự trong gia đình, chứ không phải với Hội thánh. Khởi sự, là khởi đầu mọi sự vui tươi cười nói cho con trẻ trước nhất. Khởi đầu, một tính-khí đầy phấn-kích, tự do và Phúc hạnh. Thế nên, nay lúc này, nếu ta thấy không có con trẻ nào ở nơi mình đang sinh sống, thì cũng hãy đem con trẻ đến đó rồi sẽ vui tươi luôn mãi.
Nhưng làm sao để mang tinh thần của Giáng sinh vào với gia đình?
Muốn thế, đừng làm những việc những sự như mua sắm, trang trí, nấu ăn. Cũng đừng viết thiệp chúc, đừng điên lên vì người nhà đến thăm. Từ nay đến ngày Chúa Giáng sinh, có rất nhiều việc để làm chứ không chỉ mỗi dọn dẹp lau chùi cửa ngõ, cắt cỏ, đổ rác, mua bia rượu để phung phí. Hãy chỉ nên làm mỗi việc, là: tỏ ra tử tế với những người mà từ Giáng sinh năm trước mình chưa có cơ hội để làm thế.
Và có thể, cũng nên có động thái, nụ cười cái nhìn hoặc đại loại một cảm giác tích cực quanh chòm xóm, nói với mọi người ở quanh mình, rằng: do bởi Đức Kitô đã giáng trần, nên ta là những người vui sướng. Ta tin vào Niềm Vui, tin vào tính tích-cực của Sự sống.
Thế nên, Vọng Mùa Đợi Chờ hôm nay, ta cảm tạ Chúa đã có Đức Maria. Và cũng cảm tạ Ngài về các người nữ trong gia đình và cơ ngơi của mình. Cảm tạ Chúa vì có con trẻ ở quanh quất, bởi chúng mang đến cho ta bầu khí vui tươi, sôi động của ngày Chúa Giáng Hạ làm người như ta. Ngày đến với ta là để mang niềm vui, phúc hạnh đến với mọi người. Niềm vui ấy, nỗi niềm phúc hạnh này sẽ mãi mãi ở lại nơi ta và mọi người cho đến năm cùng tháng tận, chẳng bao giờ phai. Nguyện cầu Niềm Vui Chúa Giáng Hạ, sẽ như thế mãi cho ta, cho mọi người.
Trong niềm phấn kích được Đấng-là-Niềm-Vui đến với ta, hãy ngâm tiếp lời thơ đợi chờ, rằng:
“Chờ mong như suốt đêm qua,
Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày.
Lần lần lá rụng rồi đây,
Tơ đàn rã rợi cho tay lỗi đàn.”
(Nguyễn Bính – Chờ Mong)
Những chờ và mong như thế, dù cho đàn có lỗi nhịp hay rã rợi cũng vẫn chờ. Bởi, Đức Chúa từng đợi và chờ nhân-gian trần-thế nhiều hơn thế. Bởi thế nên, chớ nản lòng, hoặc “rã rợi” khi người người chờ đón ngày Chúa giáng hạ đem niềm vui tươi, phấn kích đến với ta, dù chậm nhưng vẫn vui.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:03 30/11/2013
Rev. Anthony de Mello, SJ.
Ý RỘNG
Lời ngõ:
Các bạn thân mến,
“Mỗi ngày một câu chuyện” là những câu truyện được dịch từ tiếng Hoa, với những nội dung phong phú giúp cho chúng ta sống đạo làm người, và được kết hợp với những suy tư theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, có thể giúp các hướng dẫn viên giáo lý hoặc các nhóm chia sẻ cầu nguyện làm ý tưởng suy tư và áp dụng trong bài giảng hoặc làm đề tài bắt đầu câu chuyện của mình.
Tập truyện “Ý rộng ngoài lời” của linh mục Anthony de Mello thuộc Dòng Tên, ngài chuyên trách về tu đức và triết học đông phương, cho nên những câu truyện của ngài đều nhiều tính triết học đông phương.
Xin giới thiệu với các bạn tập truyện “Ý rộng ngoài lời” để suy tư.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết Suy tư
NHƯ NGƯỜI UỐNG NƯỚC.
Có một đệ tử phàn nàn với sư phụ, nói: “Xưa nay lúc thầy kể chuyện, không bao giờ giải thích hàm ý ở trong”.
Sư phụ trả lời: “Nếu có người đưa cho con một trái cây đã nhai rồi, con có vui lòng mà ăn không ?”
Suy tư:
Học là phải hiểu bài, hiểu ít cũng là hiểu, hiểu bài được là do thầy cô giảng giải...
Con nguời ta không ai có thể nói mình không học mà hiểu hết được mọi sự, nhưng tất cả đều phải học và phải được thầy cô giảng giải mới hiểu được cách rốt ráo.
Việc thờ phượng Thiên Chúa của người Ki-tô hữu cũngvậy, không ai tự nhiên mà biết được Thiên Chúa, nhưng phải nhờ chính Thiên Chúa tỏ mình cho mà biết qua Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, và qua Giáo Hội Công Giáo do chính Ngài thiết lập ở trần gian này.
Có những người Ki-tô hữu giữ đạo theo kinh sách, mà không đào sâu thêm về Lời Chúa trong kinh sách, họ chỉ muốn người khác mớm cho mà ăn, ngon dở gì cũng mặc kệ, cho nên cuộc sống của họ chưa thể làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Ki-tô. Lại có những người Ki-tô hữu không muốn ai hướng dẫn chỉ bảo mình cả, tự mình đi tìm và giải thích Lời Chúa theo ý của mình, cho nên, có những lúc họ giải thích Lời Chúa không đúng với tinh thần của Giáo Hội, rất dễ lầm lạc trong việc sống Lời Chúa và có khi trở thành gương mù cho người khác...
Tự mình –với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và Giáo Hội- khám phá trong kho tàng Lời Chúa những bổ ích cho linh hồn và cho cuộc sống, thì mới thấy được việc mình tin theo Đức Chúa Giê-su là chính đáng, bằng không thì cũng giống như anh lính ngồi trong pháo đài lô cốt, chỉ giới hạn vào mấy lỗ châu mai để nhìn ra ngoài, mà địch quân thì tứ phương tám hướng đánh vào...
Hiểu Lời Chúa như thế nào thì sống như thế ấy...
----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ý RỘNG
NGOÀI LỜI
Lời ngõ:
Các bạn thân mến,
“Mỗi ngày một câu chuyện” là những câu truyện được dịch từ tiếng Hoa, với những nội dung phong phú giúp cho chúng ta sống đạo làm người, và được kết hợp với những suy tư theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, có thể giúp các hướng dẫn viên giáo lý hoặc các nhóm chia sẻ cầu nguyện làm ý tưởng suy tư và áp dụng trong bài giảng hoặc làm đề tài bắt đầu câu chuyện của mình.
Tập truyện “Ý rộng ngoài lời” của linh mục Anthony de Mello thuộc Dòng Tên, ngài chuyên trách về tu đức và triết học đông phương, cho nên những câu truyện của ngài đều nhiều tính triết học đông phương.
Xin giới thiệu với các bạn tập truyện “Ý rộng ngoài lời” để suy tư.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết Suy tư
N2T |
NHƯ NGƯỜI UỐNG NƯỚC.
Có một đệ tử phàn nàn với sư phụ, nói: “Xưa nay lúc thầy kể chuyện, không bao giờ giải thích hàm ý ở trong”.
Sư phụ trả lời: “Nếu có người đưa cho con một trái cây đã nhai rồi, con có vui lòng mà ăn không ?”
Suy tư:
Học là phải hiểu bài, hiểu ít cũng là hiểu, hiểu bài được là do thầy cô giảng giải...
Con nguời ta không ai có thể nói mình không học mà hiểu hết được mọi sự, nhưng tất cả đều phải học và phải được thầy cô giảng giải mới hiểu được cách rốt ráo.
Việc thờ phượng Thiên Chúa của người Ki-tô hữu cũngvậy, không ai tự nhiên mà biết được Thiên Chúa, nhưng phải nhờ chính Thiên Chúa tỏ mình cho mà biết qua Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, và qua Giáo Hội Công Giáo do chính Ngài thiết lập ở trần gian này.
Có những người Ki-tô hữu giữ đạo theo kinh sách, mà không đào sâu thêm về Lời Chúa trong kinh sách, họ chỉ muốn người khác mớm cho mà ăn, ngon dở gì cũng mặc kệ, cho nên cuộc sống của họ chưa thể làm chứng nhân cho Chúa Giê-su Ki-tô. Lại có những người Ki-tô hữu không muốn ai hướng dẫn chỉ bảo mình cả, tự mình đi tìm và giải thích Lời Chúa theo ý của mình, cho nên, có những lúc họ giải thích Lời Chúa không đúng với tinh thần của Giáo Hội, rất dễ lầm lạc trong việc sống Lời Chúa và có khi trở thành gương mù cho người khác...
Tự mình –với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và Giáo Hội- khám phá trong kho tàng Lời Chúa những bổ ích cho linh hồn và cho cuộc sống, thì mới thấy được việc mình tin theo Đức Chúa Giê-su là chính đáng, bằng không thì cũng giống như anh lính ngồi trong pháo đài lô cốt, chỉ giới hạn vào mấy lỗ châu mai để nhìn ra ngoài, mà địch quân thì tứ phương tám hướng đánh vào...
Hiểu Lời Chúa như thế nào thì sống như thế ấy...
----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 30/11/2013
Chúa Nhật I MÙA VỌNG
(Năm A)
Tin mừng : Mt 24, 37-44
“Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng”.
Anh chị em thân mến,
Lại thêm một năm phụng vụ mới bắt đầu, với lời cảnh cáo của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến” .
Giờ phút không ngờ là sự chờ đợi của hy vọng.
Trong hai tuần này, giáo xứ chúng ta có hai giáo dân được Chúa gọi về: một người được gọi khi đang ngủ, và người kia Ngài gọi khi bệnh ung thư đến ngày cuối, cả hai người này, theo cái nhìn của một mục tử thì tôi thấy họ đã chuẩn bị rất kỹ cho mình trong những giây phút cuối: một người đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa trên giường bệnh rất thảnh thơi, lạc quan và tin tưởng vào Thiên Chúa; và một người khác đã chuẩn bị cho mình vì không biết lúc nào thì “ra đi”, cho nên đã sắp xếp rất chu đáo cho gia đình và cho sự ra đi của mình, và Chúa đến gọi bà khi bà ta đang ngủ, một giấc ngủ bình an dài thiên thu...
Cả hai trường hợp trên đây nếu chúng ta thật tâm suy tư thì thật là đáng sợ, bởi vì mạng sống của con người không tùy thuộc vào con người, nhưng tùy thuộc vào Đấng đã làm cho bùn đất trở thành con cái của Ngài. Không có gì đáng lo sợ cho bằng “giờ phút không ngờ”, thật ra nó không phải là bất ngờ, nhưng đã được Đức Chúa Giê-su báo trước, và cái “giây phút không ngờ ấy” đã trở thành “giây phút chờ đợi trong hy vọng” của chúng ta.
Có người chờ đợi trong lo âu và sợ hãi, cho nên họ tìm đến những thú vui để che lấp những lỗ hổng trong khi chờ đợi, họ không nhẫn nại chờ đợi Đấng luôn trung tín đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đến.
Có người chờ đợi trong hân hoan và hy vọng, họ chờ đợi với tất cả tin tưởng và yêu mến, cho nên dù sống trong cảnh xô bồ của thế gian, thì tâm hồn của họ vẫn hướng đến Đấng mà họ đang chờ đợi, đó là Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu độ nhân loại.
Vì chờ đợi trong hy vọng nên họ -người Ki-tô hữu-biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết phục vụ anh chị em với tất cả nhiệt tình,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết tha thứ những lỗi lầm cho nhau...
Vì chờ đợi trong hy vọng nến giờ phút bất ngờ sẽ không bất ngờ nữa đối với họ nữa, nhưng là giây phút linh thiêng nhất, thánh thiện nhất của người Ki-tô hữu tại trần gian này.
Anh chị em thân mến,
Theo Kinh Thánh, ông No-ê đóng tàu một trăm năm mới hoàn thành, một trăm năm là giây phút chờ đợi và cũng là một cơ hội để mọi người có dư đủ thời gian xét mình, ăn năn tội, và sửa đỗi tính tình của mình, nhưng họ không muốn nghe và cũng chẳng muốn thấy, nên đại họa hồng thủy thình lình ập đến...
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng đã bắt đầu, cũng là thời điểm mỗi người Ki-tô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm, nghe và thực hành lời của Chúa cách đặc biệt hơn, để chúng ta có đủ thời gian chuẩn bị, có thời gian vui mừng trong hy vọng của đợi chờ ngày Chúa đến...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
(Năm A)
Tin mừng : Mt 24, 37-44
“Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng”.
Anh chị em thân mến,
Lại thêm một năm phụng vụ mới bắt đầu, với lời cảnh cáo của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến” .
Giờ phút không ngờ là sự chờ đợi của hy vọng.
Trong hai tuần này, giáo xứ chúng ta có hai giáo dân được Chúa gọi về: một người được gọi khi đang ngủ, và người kia Ngài gọi khi bệnh ung thư đến ngày cuối, cả hai người này, theo cái nhìn của một mục tử thì tôi thấy họ đã chuẩn bị rất kỹ cho mình trong những giây phút cuối: một người đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa trên giường bệnh rất thảnh thơi, lạc quan và tin tưởng vào Thiên Chúa; và một người khác đã chuẩn bị cho mình vì không biết lúc nào thì “ra đi”, cho nên đã sắp xếp rất chu đáo cho gia đình và cho sự ra đi của mình, và Chúa đến gọi bà khi bà ta đang ngủ, một giấc ngủ bình an dài thiên thu...
Cả hai trường hợp trên đây nếu chúng ta thật tâm suy tư thì thật là đáng sợ, bởi vì mạng sống của con người không tùy thuộc vào con người, nhưng tùy thuộc vào Đấng đã làm cho bùn đất trở thành con cái của Ngài. Không có gì đáng lo sợ cho bằng “giờ phút không ngờ”, thật ra nó không phải là bất ngờ, nhưng đã được Đức Chúa Giê-su báo trước, và cái “giây phút không ngờ ấy” đã trở thành “giây phút chờ đợi trong hy vọng” của chúng ta.
Có người chờ đợi trong lo âu và sợ hãi, cho nên họ tìm đến những thú vui để che lấp những lỗ hổng trong khi chờ đợi, họ không nhẫn nại chờ đợi Đấng luôn trung tín đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đến.
Có người chờ đợi trong hân hoan và hy vọng, họ chờ đợi với tất cả tin tưởng và yêu mến, cho nên dù sống trong cảnh xô bồ của thế gian, thì tâm hồn của họ vẫn hướng đến Đấng mà họ đang chờ đợi, đó là Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu độ nhân loại.
Vì chờ đợi trong hy vọng nên họ -người Ki-tô hữu-biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết phục vụ anh chị em với tất cả nhiệt tình,
vì chờ đợi trong hy vọng nên họ biết tha thứ những lỗi lầm cho nhau...
Vì chờ đợi trong hy vọng nến giờ phút bất ngờ sẽ không bất ngờ nữa đối với họ nữa, nhưng là giây phút linh thiêng nhất, thánh thiện nhất của người Ki-tô hữu tại trần gian này.
Anh chị em thân mến,
Theo Kinh Thánh, ông No-ê đóng tàu một trăm năm mới hoàn thành, một trăm năm là giây phút chờ đợi và cũng là một cơ hội để mọi người có dư đủ thời gian xét mình, ăn năn tội, và sửa đỗi tính tình của mình, nhưng họ không muốn nghe và cũng chẳng muốn thấy, nên đại họa hồng thủy thình lình ập đến...
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng đã bắt đầu, cũng là thời điểm mỗi người Ki-tô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm, nghe và thực hành lời của Chúa cách đặc biệt hơn, để chúng ta có đủ thời gian chuẩn bị, có thời gian vui mừng trong hy vọng của đợi chờ ngày Chúa đến...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:08 30/11/2013
N2T |
3. Người lấy hận thù báo đáp hận thù là tự mình đóng cửa thiên đàng, mặc dù họ cầu nguyện lớn tiếng thì cũng không đến được tai của Thiên Chúa.
(Thánh Augustine)------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 30/11/2013
GIỜ NGHỈ TRƯA
Điện thoại reo, cha sở nghe tiếng người thư ký nói:
- “Cha sở nghỉ trưa rồi, có gì chiều ông phone lại.”
Cha sở vội vàng đi qua hỏi chuyện gì thì biết là có người bệnh muốn xức dầu thánh.
Ngài nghiêm mặt nói với thư ký:
- “Gọi lại cho họ và hỏi địa chỉ, tôi sẽ đến ngay.”
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Điện thoại reo, cha sở nghe tiếng người thư ký nói:
- “Cha sở nghỉ trưa rồi, có gì chiều ông phone lại.”
Cha sở vội vàng đi qua hỏi chuyện gì thì biết là có người bệnh muốn xức dầu thánh.
Ngài nghiêm mặt nói với thư ký:
- “Gọi lại cho họ và hỏi địa chỉ, tôi sẽ đến ngay.”
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ngài đến đây làm gì?
Lm Nguyễn Công Đoan, SJ.
12:03 30/11/2013
Lời ngỏ
Ba vòng con giáp đã xoay qua giữa hai lần tôi tra tay vào bài viết này: lần thứ nhất gõ máy chữ lóc cóc ở Phú Nhuận, trong nỗi thúc bách của Hội Thánh tại Việt Nam bước vào một hoàn cảnh lịch sử mới mẻ đầy thách đố, theo yêu cầu của Ban Thần Học thuộc Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt-Nam. Sau đó cha Chân Tín và ông Nguyễn ngọc Lan đề nghị tôi soạn lại để có thể đăng trên báo Đứng Dậy. Báo Đứng Dậy đã đăng bài này trước khi vĩnh viễn “nằm xuống” “vì đã hoàn thành sứ mạng lịch sử”. Đa số các vị trong Ban Thần Học thời ấy đã về hưởng mặt Chúa, khỏi cần suy tư nữa. Cũng ít người biết là đã có một ban thần học của Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam, lại càng không biết cái ủy ban đó đã làm được gì, vì các tài liệu chỉ được đánh máy trao tay cho các giám mục. Những người chủ trương báo Đứng Dậy cũng đã nằm xuống. Thế hệ điện tử không chắc mấy người biết là đã có một tờ báo tên là Đứng Dậy…
Từ năm năm nay tôi muốn đưa đề tài này trở lại trên một trang báo điện tử để nhiều người có thể cùng suy nghĩ, vì mầu nhiệm Nhập Thể không bao giờ là cũ xưa mà luôn mới mẻ, hiện đại đối với Kitô hữu chúng ta. Có một người chia sẻ với tôi rằng hồi đó đang là sinh viên y khoa, đã toan vượt biên, nhưng sau khi đọc bài báo này đã dứt khoát ở lại tiếp tục học y khoa để phục vụ đồng bào. Hiện nay ông là bác sĩ phục vụ trong một bệnh viện lớn ở Saigon.
Thế hệ chúng tôi đã làm nhiệm vụ của mình để giúp Hội Thánh tại Việt Nam định hướng mục vụ trong những năm nhai “bo bo” và những hạt cơm còn chất sỏi đá, vì Đất Nước phát triển theo khẩu hiệu“với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Lần này từ Giêrusalem, tôi muốn trao cây gậy của cuộc chạy tiếp sức xuyên lịch sử vào tay thế hệ điện tử. Nhờ một người anh em đã chép lại bài trên máy vi tính, từ những trang giấy báo đã đổi màu, tôi có thể “phủi bụi”cho nó và đưa cho thế hệ Ipad đọc, không phải như một công trình hoàn chỉnh để truyền từ đời này qua đời kia, nhưng như một đề nghị tiếp nối dòng suy tư mà thế hệ “máy đánh chữ” đã khởi đầu, khi Đất Nước đi vào một giai đoạn lịch sử mới.
Thời đó chúng tôi được học tập đầy hai lỗ tai về “ba dòng thác cách mạng”. Thế hệ Ipad đang bơi trong dòng “nước lũ” của cách mạng, một cuộc cách mạng toàn cầu đang làm đảo lộn mọi giá trị truyền thống, kể cả Xã Hội Chủ Nghĩa.
Chỉ có “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi mãi đến muôn đời”(Hr 13,8).
Mỗi thế hệ phải theo Đức Kitô trong ngày hôm nay của mình.
Các bạn thế hệ điện tử hãy can đảm vào cuộc chạy tiếp sức này với tốc độ điện tử để không bị “dòng lũ cách mạng” cuốn trôi. Các bạn đừng sợ, vì các bạn có Đức KITÔ là mỏ neo (Hr 6,19).
Giêrusalem, Mùa Vọng 2013
NỘI DUNG
I. NGÀI ĐẾN CỨU CHUỘC LOÀI NGƯỜI
1. Ngài đến để cứu chuộc con người
a. Kế hoạch của Thiên Chúa và lời xúi giục của Satan
b. Thiên Chúa khẳng định bằng mầu nhiệm Nhập thể
2. Ngài đến cứu chuộc cuộc sống con người
a. Tội làm mất ý nghĩa cuộc sống
b. Mầu nhiệm con Thiên Chúa làm người, cuộc sống được lại ý nghĩa tuyệt đối
3. Ngài đến cứu chuộc loài người
a. Tội lỗi làm cho loài người tan rã
b. Ngài đến cứu chuộc loài người
II. NGÀI ĐẾN CỨU CHUỘC THẾ GIỚI VẬT CHẤT
III. NGÀI ĐẾN CỨU CHUỘC LỊCH SỬ
Cùng với thánh Phê-rô và các tông đồ, người Ki-tô giáo tuyên xưng Đức Giê-su Nadaret là Con Thiên Chúa đã sinh làm người, đã đến trong thế giới loài người. Sự kiện được tuyên xưng đó có thêm gì cho cuộc sống con người không? Ngài đến đây làm gì? Phải chăng Ngài đến tham quan thế giới loài người rồi lại ra đi, để lại thế giới này như cũ, chẳng thêm gì cũng chẳng bớt gì? Phải chăng Ngài chỉ đem lại một lời hứa hẹn xa vời để làm dịu bớt nỗi đau của cuộc sống con người? Phải chăng tin là tin rằng Ngài đã đem lại cho loài người, cho vũ trụ này và cho lịch sử một biến đổi vô cùng sâu sắc, một ý nghĩa tuyệt đối, ngay từ bây giờ?
Trong Phụng vụ trước Công đồng Vatican II, Giáo Hội cho đọc lại đoạn mở đầu Tin Mừng theo Thánh Gioan sau thánh lễ, trước khi linh mục rời bàn thờ, đọc tới câu “Ngôi Lời đã làm Người và ở giữa chúng tôi” thì bái gối. Hai sự kiện đều có ý nghĩa. Bái gối là thờ lạy và cảm tạ vì mầu nhiệm tuyệt vời Thiên Chúa đã thực hiện. Đọc lại bài Tin Mừng này kết thúc thánh lễ, như để mời gọi người tín hữu tiếp tục sống thánh lễ, tức là sống mầu nhiệm nhập thể trong cuộc sống của mình. Nhưng người ta chẳng chú ý bao nhiêu tới ý nghĩa thiết thực đó, mà chỉ nghĩ tới tôn thờ. Cũng như lễ Giáng sinh thường mang ý nghĩa thờ lạy Chúa Hài Nhi hơn là đưa người ta cảm nghiệm niềm vui có “Chúa ở giữa chúng ta”, hoặc đưa người ta suy nghĩ về ý nghĩa của Mầu nhiệm Nhập thể đối với cuộc sống. Ngay cả trong lãnh vực thần học, nhiều khi người ta cũng dành nhiều thời giờ tìm hiểu và trình bày khía cạnh “thế nào” hơn là khía cạnh “cho ai” của Mầu Nhiệm Nhập thể. Trong Kinh Tin Kính, Giáo Hội tuyên xưng rõ ràng: “Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế.” Nhưng thường người ta chỉ nghĩ đến Chúa chết vì loài người hơn là nghĩ đến Chúa sinh ra và sống lại vì loài người. Thực ra không thể hiểu được ý nghĩa của ơn cứu chuộc, nếu chỉ cắt lấy một khúc nào đó trong Mầu nhiệm của Chúa Giêsu mà kinh Tin Kính phát biểu trong mấy mệnh đề liên tục; muốn hiểu đúng, phải đi từ đầu đến cuối đoạn tuyên xưng về Chúa Giêsu như một mầu nhiệm duy nhất, và đọc kỹ yếu tố “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”. Thiếu mệnh đề “vì loài người…” thì tất cả những điều tôi tuyên xưng về Đức Giêsu trở thành một trò chơi của Thiên Chúa, tôi chẳng cần biết đến, chẳng cần phải tuyên xưng. Còn một yếu tố cuối cùng đáng lưu ý hơn nữa là trong cách giải thích mệnh đề “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”, người ta hay ngầm biến nó thành “vì linh hồn chúng tôi và để cứu rỗi linh hồn chúng tôi”; hoặc tiến xa hơn một bước thì người ta lại phân con người làm hai: Ngài cứu “linh hồn chúng tôi” ngay bây giờ, còn xác sẽ được sống lại trong ngày sau hết. Xét về một phương diện nào thì nói như thế cũng đúng thôi, nhưng có hoàn toàn đầy đủ không? Khoảng cách giữa hôm nay của ơn cứu chuộc và ngày sau hết, phải chăng là một khoảng trống to lớn đối với thể xác con người, đối với vũ trụ vật chất? Khi thánh Phaolô nói rằng chúng ta và cả thụ tạo cùng rên rỉ chờ đợi ngày vinh quang con cái Thiên Chúa tỏ hiện, thì hiện thời cả thụ tạo đã được cứu chuộc hay chưa? Mầu nhiệm phục sinh có ý nghĩa cho cả vũ trụ hay mới chỉ có ý nghĩa cho con người?
Có thể nêu cả hàng chục câu hỏi như thế về mầu nhiệm Đức Giêsu đối với thân phận con người, đối với vũ trụ vất chất và đối với lịch sử. Câu trả lời đòi một suy nghĩ toàn bộ về Mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người.
Nói rằng Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta nghĩa là gì? Ở đây chúng tôi không có tham vọng bàn sâu rộng về chính bản chất của mầu nhiệm ấy, nhưng chỉ xin gợi ý để nhìn vào ý nghĩa của mầu nhiệm Nhập thể cho chúng ta. Ngôi lời đã làm người, trước hết có nghĩa là Ngài đã thành một trong chúng ta, chia sẻ trọn vẹn thân phận và cuộc sống con người, như thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Philiphê: “Ngài đã trở nên giống một kẻ phàm nhân, cuộc đời chẳng khác chi người thế” (2,7). Điều ấy có đem thêm chút gì cho con người, cho cuộc sống của con người không? Nguyên sự kiện ấy đã có ý nghĩa cứu chuộc hay chưa?
Ngài đã làm người và ở giữa chúng ta, nghĩa là Ngài đã từ địa vị siêu vượt của Thiên Chúa mà đi vào một tương quan với vũ trụ vất chất giống như chúng ta. Ngài cũng đã cần đến vũ trụ vật chất này để sống, để lớn lên. Nếu vũ trụ này trở thành máu thịt của con người, thì nó cũng đã trở thành máu thịt của Ngài, Con Thiên Chúa. Điều ấy có thêm ý nghĩa gì cho vũ trụ vật chất này không, hay Ngài cũng chỉ là một mảnh vụn nào đó xuất hiện một lần rồi lại tan đi trong cái bao la bát ngát của vũ trụ không ngừng tiến hóa này?
Ngài đã làm người, nghĩa là Ngài đã từ vĩnh cửu của Thiên Chúa đi vào lịch sử con người, trong một khoảng thời gian cố định. Có thể nói được rõ ràng: Ngài đã sinh ra vào thời vua Hê-rô-đê và hoàng đế Augustô; Ngài đã chịu đóng đinh vào thập giá, đã chết và được mai táng thời Phong-xi-tô Phi-la-tô làm toàn quyền xứ Giu-đê-a. Sự có mặt của Ngài trong lịch sử có làm gì cho lịch sử không, hay Ngài cũng chỉ là một trong muôn ngàn biến cố của dòng lịch sử tưởng chừng như vô tận đối với kiếp sống của một con người?
Nếu quả thực “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta” mà Ngài đã từ trời xuống thế, thì biến cố ấy phải có giá trị cứu chuộc đối với ba yếu tố: con người, vũ trụ và lịch sử; vì cả ba yếu tố ấy mới làm thành “loài người chúng ta”: không có vũ trụ thì làm sao có loài người, mà có loài người thì không thể không có một lịch sử. Nếu công trình cứu chuộc của Người bỏ sót một trong ba yếu tố này thì kể như Ngài chưa làm người, chưa xuống thế để “cứu thế”.
I. NGÀI ĐẾN CỨU CHUỘC LOÀI NGƯỜI
“Ngôi lời đã làm người và ở giữa chúng ta”. Đó là một tiếng reo hò vui sướng. Sau khi con người đã nhận ra mình trần truồng, kinh Thánh đặt vào miệng Thiên Chúa câu bí ẩn này: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi”(St 3,22). Con người đã muốn đoạt lấy quyền tự mình định đoạt điều thiện điều ác để rồi chỉ biết được một điều: thấy mình trần truồng và xấu hổ. Bây giờ thì sẽ phải học cho biết rằng “được sống mãi” là ơn huệ của Thiên Chúa ban chứ không chiếm đoạt được. Khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người là vô cùng, con người không thể vượt qua để nên bằng Thiên Chúa mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể “tự hạ để xuống ngang hàng với con người” (x. Pl 2,6-8). Bây giờ con người reo vui và biết ơn vì gặp được Thiên Chúa đã làm người và đang ở giữa chúng ta.
Nhưng ngày hôm nay người tín hữu nói lại câu ấy phải chăng là nhắc lại một câu chuyện mà một lần nào đó có người đã chứng kiến, cũng như một câu quen thuộc nào đó trong cuốn biên niên sử của một triều đại? Niềm vui ấy chỉ là của một người nào đó đã được hưởng trong lịch sử hay vẫn còn là niềm vui của tôi hôm nay? Câu trả lời tùy ở chỗ biến cố ấy có đem một biến đổi nào trong tôi, trong cuộc sống con người của tôi, và trong loài người chúng ta không?
Nếu như biến cố Ngôi lời làm người không thay đổi gì trong tôi, trong loài người chúng ta hôm nay đây, thì nhiều lắm chỉ là một sự vinh dự cho loài người, vì đã có một lần Thiên Chúa làm người để tham quan thế giới loài người, và là một vinh dự đáng xây đài kỷ niệm. Nhưng Thánh Gioan đã trả lời cho chúng ta trong lời mở đầu Thư thứ nhất của ngài: “Ðiều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống…Ðiều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Ðức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này, chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn”(1Ga 1, 1.3-4). Vậy thì đó là niềm vui cho tôi, và cho cả loài người chúng ta. Nhờ được hiệp thông với anh em và với Thiên Chúa, tôi được là con người, cuộc sống của tôi được có ý nghĩa và loài người được là loài người.
1. Ngài đến để cứu chuộc con người.
Trong bài suy niệm về mầu nhiệm Nhập thể, nhà thần học Karl Rahner[1] đi từ yếu tính con người là cởi mở đón vô biên để nhận ra rằng trong Mầu nhiệm Nhập thể, yếu tính của con người đã được thể hiện một lần, và là lần duy nhất ở cấp độ trọn vẹn nhất. Tính cởi mở đối với vô biên của con người là một đà vươn lên, chứ không phải là một đòi hỏi. Thiên Chúa không mắc nợ con người, không ai bắt buộc Thiên Chúa phải làm người, nhưng do một hành động tuyệt vời, hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương của Ngài, Thiên Chúa đã đến và làm tròn đầy khao khát ấy của con người. Biến cố ấy đã diễn ra một lần và kéo dài trong vĩnh cửu: Đức Giêsu Nadaret. Chính ở nơi Đức Giêsu, sự gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa, giữa giới hạn và vô hạn đã thể hiện tuyệt vời, con người đã thả mình trọn vẹn vào lòng Thiên Chúa để nhận lấy cái vô biên của Ngài. Đức Giêsu là con người, là Ađam mới, vì Ngài là sự thành tựu tròn đầy nhất của nhân loại. Đức Giêsu đạt tới sự tròn đấy ấy nhờ đã vâng phục cho đến chết, và dâng hiến chính mình làm của lễ. Và khi đã tới mức thành toàn, Ngài không giữ lấy cho riêng mình cũng như Ngài đã “chẳng khư khư giữ lấy địa vị ngang hàng với Thiên Chúa” (Pl 2,6). Ngài đã đạt tới thành toàn là để thông cho chúng ta (xem Hr 5, 8-9; 10,14). Ngài đã trở nên kiểu mẫu của chúng ta đến mức thánh Phaolô mời gọi: “anh em hãy mặc lấy Đức Ki-tô” (Ga 3,37). Và thánh Phaolô dám kêu gọi như thế là vì “ai tin vào danh Ngài thì Ngài ban cho quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12).
a. Kế hoạch của Thiên Chúa và lời xúi giục của Satan.
Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người cho lại tôi con người, vì Đức Giêsu làm chứng rằng con người là một thành tựu, kế hoạch của Thiên Chúa về con người không phải là một thất bại. Ngài đã trả lời cho loài người thấy rằng Satan nói dối khi nó xúi dục loài người từ chối thân phận của mình. Thiên Chúa muốn con người là hình ảnh của Ngài (St 1,26-27), giống như Ngài, để con người có đủ khả năng làm chủ vũ trụ bao la và mặt đất đầy sức sống này. Nhưng chỉ có Ngài biết Ngài như thế nào và con người có thể là hình ảnh của Ngài như thế nào, nên những đường nét của con người phải do Thiên Chúa xác định. Như vậy con người là một hoạch định của Thiên Chúa. Hoạch định này phát xuất từ tình thương vô biên của Thiên Chúa; Tình Thương muốn cho, muốn trao tặng, muốn chia sẻ. Nhưng trong câu chuyện của Ađam – Eva bị cám dỗ và sa ngã, Satan đã xúi con người nghi ngờ chính tình thương ấy. Nó trình bày dự định của Thiên Chúa như một kế hoạch đàn áp, nhằm nhận chìm con người, không cho con người “nên như Thiên Chúa” (St 3,1-5). Và con người đã theo lời dụ dỗ của Satan, coi dự định của Thiên Chúa là một thất bại. Con người không muốn là hình ảnh của Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa, nhưng muốn nên bằng Thiên Chúa, muốn “làm Thiên Chúa” nhờ con đường tắt Satan bày cho (St 3,6-7). Nghĩa là con người từ chối kế hoạch của Thiên Chúa và muốn làm một kế hoạch của chính mình. Nhưng thế nào là con người từ chối chính mình, chính yếu tính của mình, vì yếu tính con người là một kế hoạch của Tình Thương Tuyệt Đối. Chính vì thế sau khi phạm tội, con người mới “mở mắt ra, thấy mình trần truồng”: thấy mình không còn là mình.
b. Thiên Chúa khẳng định bằng mầu nhiệm Nhập thể.
Trong mầu nhiệm con Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa đã khẳng định lại rằng Con Người là một kế hoạch của Tình Thương Tuyệt Đối muốn thông chia, chứ không phải là một kế hoạch lừa bịp. Bằng chứng là chính Con Thiên Chúa đã thành người, đã làm người: “Khi đến thời đến buổi, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài sinh làm con một người đàn bà” (Ga 4,4). Hơn thế nữa, Thiên Chúa đã đặt một căn bản vững chắc cho sự thành tựu tuyệt vời của con người, vì “Ngài đã gửi Thánh Thần của Con Ngài vào lòng của chúng ta để Thánh Thần kêu lên: Abba, Cha” (Gl 4,6). Thiên Chúa đã khẳng định ngược lại với Satan rằng: sự việc con người là một kế hoạch của Thiên Chúa thì không phải là điều ô nhục cho con người, nhưng là thành tựu duy nhất của con người. Thiên Chúa cũng dứt khoát làm cho con người là hình ảnh của Ngài, giống như Ngài và, một cách nào đó, bằng Ngài nữa, vì được thông dự vào chính cuộc sống của Ngài trong tư thế là con, là kẻ đồng thừa tự với Con Một Yêu Dấu của Ngài (x. Rm 8,17). Hai tiếng kêu xuất thần của thánh Gioan giải thích điều ấy: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban con Một của Ngài cho thế gian” (Ga 3,16). “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa… Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.”(1Ga 3,1-2). Nhờ mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, chúng ta có CON NGƯỜI đang ngự bên hữu Thiên Chúa, đang thi hành quyền năng Thiên Chúa, và tất cả những ai tin vào Ngài, đến với Ngài thì cũng sẽ tới đó với Ngài, vì Ngài ở đâu thì những kẻ phụng sự Ngài cũng được ở đó (x. Ga 12,26). Thế là con người muốn bằng Thiên Chúa nhưng tự mình không vươn lên được, thì Thiên Chúa đã “giáng sinh” làm người để nâng con người lên cho bằng Ngài. Thiên Chúa làm người đã cứu chuộc con người, đã cho lại tôi “địa vị con người”, vì Ngài cho lại tôi kế hoạch yêu thương của Ngài về tôi, cho tôi lại được là hình ảnh của Ngài để làm chủ và vươn tới quyền làm chủ tuyệt đối mà Ngài đang thi hành.
(Nguồn: http://dongten.net/noidung/27243)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople
Lm. Trần Đức Anh OP
12:13 30/11/2013
ISTANBUL. ĐTC Phanxicô tái khẳng định quyết tâm tiếp tục những quan hệ huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo Roma và Chính Thống Constantinople, đồng thời bày tỏ quan tâm vì nhiều Kitô hữu còn bị bách hại.
Sứ điệp của ĐTC được ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô trao cho Đức Thượng Phụ Bartolomaios, Giáo Chủ Chính Thống Constantonople, và công bố vào cuối thánh lễ sáng ngày 30-11-2013, lễ thánh Anrê Tông Đồ bổn mạng Giáo Hội Chính Thống này. Cùng tháp tùng ĐHY Koch đến viếng thăm Đức Thượng Phụ và dự lễ, còn có Đức Cha Tổng thư ký Brian Farell và vị Phó Tổng thư ký của hội đồng này là Đức Ông Andrea Palmieri, cũng như Đức TGM Antonio Lucibello, Sứ Thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong sứ điệp đầu tiên gửi Đức Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo, ĐTC Phanxicô bày tỏ quyết tâm vừa nói trên đây đồng thời ngài khẳng định rằng: ”Ký ức về cuộc tử đạo của thánh Anrê Tông Đồ làm cho chúng ta nghĩ đến nhiều Kitô hữu thuộc tất cả các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới đang bị kỳ thị và đôi khi phải trả bằng giá máu cho việc tuyên xưng đức tin của họ. Chúng ta đang mừng kỷ niệm 1.700 sắc chỉ của Hoàng đế Constantino, chấm dứt cuộc bách hại đạo trong đế quốc Roma, ở phương đông cũng như phương tây, và mở ra những con đường mới cho việc phổ biến Tin Mừng. Vì thế ngày nay các tín hữu Kitô Đông cũng như Tây phương phải làm chứng chung rằng, được Thánh Linh của Chúa Kitô phục sinh củng cố, họ có thể truyền bá sứ điệp cứu độ cho toàn thế giới. Cũng vậy hiện có một nhu cầu cấp thiết là sự cộng tác hữu hiệu và quyết liệt giữa các tín hữu Kitô để bảo vệ quyền được công khai tuyên xưng đức tin ở mọi nơi, cũng như được đối xử tốt đẹp khi họ thăng tiến sự cộng tác mà Kitô giáo tiếp tục cống hiến cho xã hội và nền văn hóa ngày nay”.
Hàng năm từ gần 50 năm nay, vào dịp lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô, 29-6, Bổn mạng của Giáo Hội Công Giáo Roma, Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople đều gửi phái đoàn đến Roma mừng lễ, và đối lại Tòa Thánh cũng gửi phái đoàn đến Istanbul để chúc mừng và dự kễ kính thánh Anrê Tông Đồ bổn mạng Giáo Hội Chính Thống này.
Phái đoàn Tòa Thánh do ĐHY Kurt Koch người Thụy Sĩ hướng dẫn, đến Istantul từ ngày 28-11 cho đến hôm nay, 1-12. Đoàn đã được Đức Thượng Phụ Bartolomaios tiếp kiến, và sau đó đã thảo luận với Ủy ban của Tòa Thượng Phụ đặc trách quan hệ với Giáo Hội Công Giáo.
Trong thời gian lưu lại Thổ Nhĩ Kỳ, Phái đoàn Tòa Thánh cũng viếng thăm trụ sở thần học viện của Tòa Thượng Phụ ở đảo Halki, bị nhà cầm quyền Thổ đóng cửa từ 42 năm nay (1971), nhưng dưới áp lực từ lâu của quốc tế, Nhà Nước Thổ sắp cho phép mở lại Học viện này để đào tạo các LM tương lai cho Giáo Hội Chính Thống tại đây (SD 30-11-2013)
Sứ điệp của ĐTC được ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô trao cho Đức Thượng Phụ Bartolomaios, Giáo Chủ Chính Thống Constantonople, và công bố vào cuối thánh lễ sáng ngày 30-11-2013, lễ thánh Anrê Tông Đồ bổn mạng Giáo Hội Chính Thống này. Cùng tháp tùng ĐHY Koch đến viếng thăm Đức Thượng Phụ và dự lễ, còn có Đức Cha Tổng thư ký Brian Farell và vị Phó Tổng thư ký của hội đồng này là Đức Ông Andrea Palmieri, cũng như Đức TGM Antonio Lucibello, Sứ Thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong sứ điệp đầu tiên gửi Đức Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo, ĐTC Phanxicô bày tỏ quyết tâm vừa nói trên đây đồng thời ngài khẳng định rằng: ”Ký ức về cuộc tử đạo của thánh Anrê Tông Đồ làm cho chúng ta nghĩ đến nhiều Kitô hữu thuộc tất cả các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới đang bị kỳ thị và đôi khi phải trả bằng giá máu cho việc tuyên xưng đức tin của họ. Chúng ta đang mừng kỷ niệm 1.700 sắc chỉ của Hoàng đế Constantino, chấm dứt cuộc bách hại đạo trong đế quốc Roma, ở phương đông cũng như phương tây, và mở ra những con đường mới cho việc phổ biến Tin Mừng. Vì thế ngày nay các tín hữu Kitô Đông cũng như Tây phương phải làm chứng chung rằng, được Thánh Linh của Chúa Kitô phục sinh củng cố, họ có thể truyền bá sứ điệp cứu độ cho toàn thế giới. Cũng vậy hiện có một nhu cầu cấp thiết là sự cộng tác hữu hiệu và quyết liệt giữa các tín hữu Kitô để bảo vệ quyền được công khai tuyên xưng đức tin ở mọi nơi, cũng như được đối xử tốt đẹp khi họ thăng tiến sự cộng tác mà Kitô giáo tiếp tục cống hiến cho xã hội và nền văn hóa ngày nay”.
Hàng năm từ gần 50 năm nay, vào dịp lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô, 29-6, Bổn mạng của Giáo Hội Công Giáo Roma, Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople đều gửi phái đoàn đến Roma mừng lễ, và đối lại Tòa Thánh cũng gửi phái đoàn đến Istanbul để chúc mừng và dự kễ kính thánh Anrê Tông Đồ bổn mạng Giáo Hội Chính Thống này.
Phái đoàn Tòa Thánh do ĐHY Kurt Koch người Thụy Sĩ hướng dẫn, đến Istantul từ ngày 28-11 cho đến hôm nay, 1-12. Đoàn đã được Đức Thượng Phụ Bartolomaios tiếp kiến, và sau đó đã thảo luận với Ủy ban của Tòa Thượng Phụ đặc trách quan hệ với Giáo Hội Công Giáo.
Trong thời gian lưu lại Thổ Nhĩ Kỳ, Phái đoàn Tòa Thánh cũng viếng thăm trụ sở thần học viện của Tòa Thượng Phụ ở đảo Halki, bị nhà cầm quyền Thổ đóng cửa từ 42 năm nay (1971), nhưng dưới áp lực từ lâu của quốc tế, Nhà Nước Thổ sắp cho phép mở lại Học viện này để đào tạo các LM tương lai cho Giáo Hội Chính Thống tại đây (SD 30-11-2013)
Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự kinh chiều đầu tiên với các sinh viên Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
12:27 30/11/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các sinh viên đừng chiều theo lối sống tầm thường, nhưng hãy nhắm những dự án cao thượng và can đảm đi ngược dòng đời.
Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong buổi hát kinh chiều I của Chúa Nhật thứ I mùa vọng với các sinh viên đại học Roma tại Đền thờ Thánh Phêrô chiều thứ bẩy 30-11-2013, cùng với ĐHY Agostino Vallini, giám quản giáo phận Roma và nhiều LM tuyên úy các đại học.
Trong số hơn 9 ngàn sinh viên hiện diện, cũng có một phái đoàn các bạn trẻ Brazil và Italia đã tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Rio de Janeiro, hồi hạ tuần tháng 7 năm nay, và 200 sinh viên đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức ở Roma.
Cạnh bàn thờ trong thánh đường, có bức ảnh Đức Mẹ là Tòa Đấng Khôn ngoan là bổn mạng của các sinh viên đại học. Ảnh này được các sinh viên Brazil giữ trong thời gian qua, và được trao cho các sinh viên người Pháp vào cuối buổi hát kinh.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC nhắc đến nhiều thứ thách đố mà các sinh viên đại học đang phải đương đầu. Ngài nói: ”Bối cảnh văn hóa xã hội các con đang sống trong đó mang nặng tính chất tầm thường và nhàm chán. Các con đừngg cam chịu sự đều đều của cuộc thường nhật, trái lại hãy vun trồng những dự phóng rộng lớn, đi xa hơn những gì thông thường: các con đừng để mình bị cướp mất lòng nhiệt thành của người trẻ! Thật là một sai lầm khi để mình bị cầm tù vì tư tưởng yếu thế và tư tưởng đồng nhất, cũng như vì một thứ hoàn cầu hóa, được hiểu như một sự đồng điệu hóa. Để vượt thắng những nguy cơ ấy, kiểu mẫu phải theo không phải là một thứ quả cầu, trong đó mọi sự trồi ra đều được gạt cho rằng, và biến mất mọi sự khác biệt; trái lại kiểu mẫu phải theo là một khối đa diện, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng tôn trọng sự hiệp nhất trong sự khác biệt”.
ĐTC cũng nhắc nhở các sinh viên rằng ”Tư tưởng là phong phú khi nó diễn tả một tâm trí cởi mở, biết phân định thiện ác và luôn được chân thiện mỹ soi sáng. Nếu các con không để mình bị ảnh hưởng vì những ý kiến thời thượng, nhưng tiếp tục trung thành với nguyên tắc luân lý đạo đức và Kitô giáo, các con sẽ tìm được can đảm đi ngược dòng. Trong thế giới hoàn cầu hóa, các con có thể góp phần cứu vãn những đặc tính riêng, nhưng cố gắng đừng hạ thấp mức độ luân lý đạo đức. Thực vậy sự đa diện về tư tưởng và đặc tính riêng phản ánh sự khôn ngoan đa dạng của Thiên Chúa, khi chúng ta tiếp cận sự thật trong thái độ lương thiện và nghiêm túc về trí thức, như thế mỗi người có thể là một món quà, ích lợi cho tất cả mọi người”.
Đầu buổi đọc kinh, giáo sư Luigi Frati viện trưởng đại học Sapienza ở Roma đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Đến cuối, cô Simona Piccirilli, sinh viên năm thứ II đại học Sapienđa, ngành khoa học truyền thông, cũng chào mừng ĐTC và nói lên những ưu tư khắc khoải của nhiều sinh viên không thấy viễn tượng tương lai. Tại Italia có tới 41% người trẻ thất nghiệp.
Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong buổi hát kinh chiều I của Chúa Nhật thứ I mùa vọng với các sinh viên đại học Roma tại Đền thờ Thánh Phêrô chiều thứ bẩy 30-11-2013, cùng với ĐHY Agostino Vallini, giám quản giáo phận Roma và nhiều LM tuyên úy các đại học.
Trong số hơn 9 ngàn sinh viên hiện diện, cũng có một phái đoàn các bạn trẻ Brazil và Italia đã tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Rio de Janeiro, hồi hạ tuần tháng 7 năm nay, và 200 sinh viên đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức ở Roma.
Cạnh bàn thờ trong thánh đường, có bức ảnh Đức Mẹ là Tòa Đấng Khôn ngoan là bổn mạng của các sinh viên đại học. Ảnh này được các sinh viên Brazil giữ trong thời gian qua, và được trao cho các sinh viên người Pháp vào cuối buổi hát kinh.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC nhắc đến nhiều thứ thách đố mà các sinh viên đại học đang phải đương đầu. Ngài nói: ”Bối cảnh văn hóa xã hội các con đang sống trong đó mang nặng tính chất tầm thường và nhàm chán. Các con đừngg cam chịu sự đều đều của cuộc thường nhật, trái lại hãy vun trồng những dự phóng rộng lớn, đi xa hơn những gì thông thường: các con đừng để mình bị cướp mất lòng nhiệt thành của người trẻ! Thật là một sai lầm khi để mình bị cầm tù vì tư tưởng yếu thế và tư tưởng đồng nhất, cũng như vì một thứ hoàn cầu hóa, được hiểu như một sự đồng điệu hóa. Để vượt thắng những nguy cơ ấy, kiểu mẫu phải theo không phải là một thứ quả cầu, trong đó mọi sự trồi ra đều được gạt cho rằng, và biến mất mọi sự khác biệt; trái lại kiểu mẫu phải theo là một khối đa diện, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng tôn trọng sự hiệp nhất trong sự khác biệt”.
ĐTC cũng nhắc nhở các sinh viên rằng ”Tư tưởng là phong phú khi nó diễn tả một tâm trí cởi mở, biết phân định thiện ác và luôn được chân thiện mỹ soi sáng. Nếu các con không để mình bị ảnh hưởng vì những ý kiến thời thượng, nhưng tiếp tục trung thành với nguyên tắc luân lý đạo đức và Kitô giáo, các con sẽ tìm được can đảm đi ngược dòng. Trong thế giới hoàn cầu hóa, các con có thể góp phần cứu vãn những đặc tính riêng, nhưng cố gắng đừng hạ thấp mức độ luân lý đạo đức. Thực vậy sự đa diện về tư tưởng và đặc tính riêng phản ánh sự khôn ngoan đa dạng của Thiên Chúa, khi chúng ta tiếp cận sự thật trong thái độ lương thiện và nghiêm túc về trí thức, như thế mỗi người có thể là một món quà, ích lợi cho tất cả mọi người”.
Đầu buổi đọc kinh, giáo sư Luigi Frati viện trưởng đại học Sapienza ở Roma đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Đến cuối, cô Simona Piccirilli, sinh viên năm thứ II đại học Sapienđa, ngành khoa học truyền thông, cũng chào mừng ĐTC và nói lên những ưu tư khắc khoải của nhiều sinh viên không thấy viễn tượng tương lai. Tại Italia có tới 41% người trẻ thất nghiệp.
Sách hát Gotteslob mới của Giáo Hội Đức
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
13:53 30/11/2013
Sách Hát GOTTESLOB Mới (Ngợi Ca Thiên Chúa) của Giáo Hội Đức
Freiburg - Sách Hát GOTTESLOB mới (Ngợi Ca Thiên Chúa) của Giáo Hội Đức sẽ được chính thức sử dụng trong Giáo Hội Đức ngày 01.12.2013, Chúa Nhật I Mùa Vọng. Sách được biên soạn và dùng thử nghiệm trong 2 năm qua: mỹ thuật trình bầy đẹp bằng 2 mầu mực đen và đỏ, nhiều bài hát mới (136 bài), kể cả một số bài hát Thiếu Nhi, sách dầy 1.296 trang và khoảng 25% được tăng cường về phần nội dung.
Số lượng cần in ra trong đợt đầu khoảng 4 triệu bản cho toàn nước Đức.
Sách hát Gotteslob được chia ra làm 2 mầu bìa tùy theo Liên Giáo Phận, ví dụ ở Vùng Bắc Đức: Sách mầu Sám được xem là tài sản riêng của các Giáo Xứ để sử dụng trong nhà thờ. Còn Sách bià mầu Đỏ là của cá nhân mua riêng.
Như thế từ 1975 đến nay, qua 38 năm sách Gotteslob cũ đã hoàn thành một chặng đường thật dài. Sách mới sau 10 năm chuẩn bị với 100 chuyên gia và được 3 quốc gia đưa vào sử dụng là Đức, Áo và GP Bozen-Brixen (Südtirol – Nam Ý) cho tất cả 37 Giáo Phận nói tiếng Đức gồm có: 27 GP ở Đức; 9 GP ở Áo và GP Bozen-Brixen.
Không chỉ đơn thuần sách Gotteslob chứa đựng những bài hát mà nội dung còn có rất nhiều lời cầu nguyện cho mọi hoàn cảnh, các nghi thức Bí Tích, Thánh Vịnh với giờ Kinh Phụng Vụ, giờ Chầu Thánh Thể, v.v... Thật hữu ích nếu mỗi gia đình Công Giáo tại Đức có được một sách hát Gotteslob ở trong nhà.
- Sách lớn hơn với sách cũ một chút. Khổ: 17,5 cm x 12 cm - và dầy 3,6 cm.
- Ai muốn mua riêng Sách bià mầu Đỏ có thể đặt ngay tại GX Đức của mình hoặc tại các nhà sách.
- Giá bán cho 1 cuốn Gotteslob loại bià mầu Đỏ là: 19,95 €.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Số lượng cần in ra trong đợt đầu khoảng 4 triệu bản cho toàn nước Đức.
Sách hát Gotteslob được chia ra làm 2 mầu bìa tùy theo Liên Giáo Phận, ví dụ ở Vùng Bắc Đức: Sách mầu Sám được xem là tài sản riêng của các Giáo Xứ để sử dụng trong nhà thờ. Còn Sách bià mầu Đỏ là của cá nhân mua riêng.
Như thế từ 1975 đến nay, qua 38 năm sách Gotteslob cũ đã hoàn thành một chặng đường thật dài. Sách mới sau 10 năm chuẩn bị với 100 chuyên gia và được 3 quốc gia đưa vào sử dụng là Đức, Áo và GP Bozen-Brixen (Südtirol – Nam Ý) cho tất cả 37 Giáo Phận nói tiếng Đức gồm có: 27 GP ở Đức; 9 GP ở Áo và GP Bozen-Brixen.
Không chỉ đơn thuần sách Gotteslob chứa đựng những bài hát mà nội dung còn có rất nhiều lời cầu nguyện cho mọi hoàn cảnh, các nghi thức Bí Tích, Thánh Vịnh với giờ Kinh Phụng Vụ, giờ Chầu Thánh Thể, v.v... Thật hữu ích nếu mỗi gia đình Công Giáo tại Đức có được một sách hát Gotteslob ở trong nhà.
- Sách lớn hơn với sách cũ một chút. Khổ: 17,5 cm x 12 cm - và dầy 3,6 cm.
- Ai muốn mua riêng Sách bià mầu Đỏ có thể đặt ngay tại GX Đức của mình hoặc tại các nhà sách.
- Giá bán cho 1 cuốn Gotteslob loại bià mầu Đỏ là: 19,95 €.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
Pope to visit Jordan during Holy Land trip
AFP
13:32 30/11/2013
Amman (AFP) - Pope Francis will visit Jordan during a trip to the Holy Land next year, the state Petra news agency reported on Saturday, citing a senior Vatican source.
"During his (August) visit to the Vatican, King Abdullah II invited His Holiness to visit Jordan," Petra quoted Vatican foreign affairs official Dominique Mamberti as saying in Amman.
"We are currently looking at the preparations in detail for the visit, which should take place next year.
"The pope's visit to the Holy Land will begin in Jordan," Mamberti said after meeting Jordan's Foreign Minister Nasser Judeh.
He said Pope Francis considers Jordan to be "a holy land, and one that respects religious pluralism... necessary to create a climate of peace not only in the Arab world but also across the entire Middle East."
During an audience at the Vatican on October 17, Palestinian president Mahmud Abbas invited Pope Francis to the Middle East, saying he would "walk in the footsteps of Jesus Christ".
The invitation from Abbas followed one from Israeli President Shimon Peres earlier in the year.
Francis had already said he would like to visit the Middle East in 2014, but the Vatican has not yet officially confirmed the trip, despite a report by Israel's Channel 2 television that it will take place in March.
Francis has said he would like to visit the patriarch of Constantinople, Bartholomew I, spiritual leader of the world's Orthodox Christians.
Last month, Abbas was the fourth Middle East leader to meet Pope Francis after Peres, Lebanese President Michel Sleiman and the Jordanian monarch.
Unconfirmed information from Roman Catholic sources in the Holy Land indicated a possible papal visit to a refugee camp for Syrians in Jordan.
Maronite sources have also hoped for a possible trip to Lebanon to preach reconciliation in the region.
(Source: http://news.yahoo.com/pope-visit-jordan-during-holy-land-trip-082628782.html)
"During his (August) visit to the Vatican, King Abdullah II invited His Holiness to visit Jordan," Petra quoted Vatican foreign affairs official Dominique Mamberti as saying in Amman.
"We are currently looking at the preparations in detail for the visit, which should take place next year.
"The pope's visit to the Holy Land will begin in Jordan," Mamberti said after meeting Jordan's Foreign Minister Nasser Judeh.
He said Pope Francis considers Jordan to be "a holy land, and one that respects religious pluralism... necessary to create a climate of peace not only in the Arab world but also across the entire Middle East."
During an audience at the Vatican on October 17, Palestinian president Mahmud Abbas invited Pope Francis to the Middle East, saying he would "walk in the footsteps of Jesus Christ".
The invitation from Abbas followed one from Israeli President Shimon Peres earlier in the year.
Francis had already said he would like to visit the Middle East in 2014, but the Vatican has not yet officially confirmed the trip, despite a report by Israel's Channel 2 television that it will take place in March.
Francis has said he would like to visit the patriarch of Constantinople, Bartholomew I, spiritual leader of the world's Orthodox Christians.
Last month, Abbas was the fourth Middle East leader to meet Pope Francis after Peres, Lebanese President Michel Sleiman and the Jordanian monarch.
Unconfirmed information from Roman Catholic sources in the Holy Land indicated a possible papal visit to a refugee camp for Syrians in Jordan.
Maronite sources have also hoped for a possible trip to Lebanon to preach reconciliation in the region.
(Source: http://news.yahoo.com/pope-visit-jordan-during-holy-land-trip-082628782.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Việt Nam: Hội nghị thường niên năm 2013 & kỷ niệm 5 năm hoạt động.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:43 30/11/2013
Hình ảnh
Tham dự hội nghị có 3 vị Giám mục: Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Gm Gp Xuân Lộc, Chủ tịch UBBAXH - Caritas VN; Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Gm Phụ tá Gp Xuân lộc; Lm Đaminh Ngô Quang Tuyên, TTK Ủy ban LBTM; Lm Gioan Nguyễn Văn Ty TTK Ủy ban Di dân; Giuse Maria Lê Quốc Thăng TTK Ủy ban công lý hòa bình; Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Giám đốc Caritas Việt Nam; nhóm liên kết, nhóm chuyên viên xã hội; đại diện Ban tôn giáo Trung ương, Ban tôn giáo Tỉnh Đồng nai; cùng tham dự có hơn 80 đại biểu Caritas của 26 giáo phận, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời. Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, tân Chủ tịch UBBAXH vì bận công việc Giáo phận nên không đến được, ngài hiệp thông bằng bức thư chia sẽ và quà tặng cho mỗi tham dự viên.
Từ chiều ngày 26/11, ban tổ chức đã đón tiếp ân cần các đại biểu từ các Giáo phận miền Bắc, vùng Cao nguyên, miền Tây. TGM Xuân Lộc mới xây thêm nhiều cơ sở nên rất rộng rãi, khang trang, các tham dự viên được phục vụ thật ân cần chu đáo.
1. Ngày 27/11.
Khoá tập huấn đặc biệt dành cho quý cha Giám đốc và phó Giám đốc Caritas 26 Giáo phận. Sư huynh Phêrô Thái Sơn Minh FSC hướng dẫn với đề tài “Khía cạnh tâm lý trong việc quản trị nhân sự”. Những nội dung chính được triển khai rất thực tế và sống động: thuật tâm lý, kỹ thuật tác động tâm lý trong nhân sự, tìm hiểu tâm lý tự nhiên của cộng đồng. Người lãnh đạo thực thi sứ vụ trên nền tảng tình yêu, sự thân tình, chân thành, thấu hiểu, cảm thông, tạo nên các mối tương quan chan chứa tình người nơi các cộng sự sẽ mang lại nhiều thành quả.
2. Ngày 28/11
a. Buổi sáng
Thánh lễ khai mạc lúc 7giờ tại Nhà nguyện TGM. Đức cha Đaminh chủ tế thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho hoạt động bác ái. Đồng tế có Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, các Linh mục đại diện Ủy ban Loan báo Tin Mừng, Mục vụ Di dân, Công lý Hoà bình, các Linh mục thuộc Caritas 26 Giáo phận và các chuyên viên xã hội, các tu sĩ và các nhân viên văn phòng Caritas.
Hội nghị bắt đầu lúc 8g30 tại Hội trường TGM với sự hiện diện của 3 Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và anh chị em trong Gia đình Caritas Việt Nam. Phía chính quyền có ông Phạm Dũng – Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trưởng ban Dân Vận Trung ương; ông Dương Ngọc Tấn – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ và Đại diện Chính quyền tỉnh Đồng Nai.
Mở đầu, Đức Cha Đaminh đọc bài tham luận từ chủ đề: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Ngài suy tư câu chuyện Phúc âm, Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều từ 5 cái bánh và 2 con cá nhỏ. Ngài mời gọi mỗi thành viên Caritas hãy bước ra khỏi bản thân để “đi” và “xem”. Thế giới ngày hôm nay còn tồn tại rất nhiều vấn đề xã hội mà mỗi người tín hữu không được phép làm ngơ. Với những khả năng bé nhỏ đang có, chúng ta phải trở nên những tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho anh em mình. Chúng ta phải can đảm, tin tưởng và phó thác trao phó cho Chúa những gì mình đang có để được Chúa sử dụng, làm chiếc bánh bẻ ra cho anh chị em mình.
Trọng kính Quý Đức Cha,
Kính thưa Quý cha, Quý Tu sĩ và anh chị em Caritas các Giáo phận thân mến.
Lời đầu tiên, trong tư cách là Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, con xin có lời chào mừng Quý Đức Cha, Quý Tu sĩ và anh chị em Caritas từ 26 giáo phận về đây để tham dự Hội Nghị Thường Niên Năm 2013 của Ủy Ban Bác Ái Xã Hội, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Tòa Giám mục Xuân Lộc chúng con từ 5 năm qua đã trở nên nơi thân quen đối với Quý Đức Cha, Quý cha, và anh chị em Caritas qua những cuộc Hội nghị thường niên. Chúng con luôn cảm thấy vui mừng và hạnh phúc vì được đón tiếp và phục vụ Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em. Xin Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em hãy xem đây như là nhà, là gia đình của mình.
Nguyên là Chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội- Caritas trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam, con xin thay mặt cho Đức Cha Thomas Vũ Đình Hiệu, Tân Chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Caritas, tri ân Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em, đã đáp lại lời mời của chúng con về đây tham dự Hội nghị thường niên năm 2013. Xin Chúa ban dồi dào muôn phúc lành xuống trên Quý Đức Cha, Quý cha và tất cả anh chị em.
Hội nghị thường niên năm nay có một ý nghĩa thật đặc biệt, vì nó đánh dấu chặng đường 5 năm tái lập hoạt động Caritas tại Việt Nam. Thế nên đây sẽ là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua để lượng giá và định hướng cho hoạt động Caritas trong những năm sắp tới, và nhất là để tri ân Chúa, Đấng đã qui tụ chúng ta trong gia đình Caritas Việt Nam và trao chúng ta sứ mệnh phục vụ những anh chị em đồng bào của mình.
Trong ba ngày Hội nghị, ngoài việc học hỏi, tập huấn và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm Tông đồ trong các giáo phận của mình, trong lãnh vực chuyên môn của mình, con cũng mời Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em cùng suy tư và cầu nguyện với chủ đề của Hội nghị thường niên năm nay, đó là: "Chính anh em hãy cho họ ăn". Chủ đề này được lấy từ Tin Mừng theo Thánh Luca chương 9, 13.
"Chính anh em hãy cho họ ăn", đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các môn đệ khi thấy đám dân chúng đến với Ngài và khi chiều họ không có gì để ăn. Tin Mừng theo Thánh Luca thuật lại: "Rất đông dân chúng đi theo Chúa Giê-su và họ chạnh lòng thương họ, chữa lành các bệnh tật của họ. Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: "Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn". Chúa Giê-su bảo: "Họ không phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn". Các ông đáp: "Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!". Người bảo: "Đem lại đây cho Thầy!". Rồi sau đó, người truyền cho đám đông ngả lưng trên cỏ. Người cấm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các môn đệ, và các môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con (x. Lc 14, 13-21).
Tường thuật của Thánh Luca cho thấy sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các môn đệ trong hướng giải quyết vấn đề tìm đâu ra bánh cho đám đông giữa nơi hoang vắng lúc chiều tà. Giải pháp của các môn đệ là giải tán đám đông để họ có thể vào làng mua thức ăn, trong khi Chúa Giêsu lại muốn chính các ông phải lo cho họ ăn.
Trước nhu cầu quá lớn của đám đông, các môn đệ cảm thấy như bất lực, lệnh truyền của Chúa "Chính anh em hãy cho họ ăn" như thể dồn các ông vào đường cùng và làm cho các ông trở nên lo lắng, bối rối hơn, vì chuyện ấy xảy ra thế nào được! Nhưng đối với Chúa, sao lại không! Ngài biết trước những gì Ngài sắp làm nên mới bảo các ông ĐI và XEM- Xem bản thân các ông và xem đám đông dân chúng có những thứ gì. Và rồi từ năm cái bánh và hai con cá ít ỏi, Ngài đã làm cho dân được no thỏa.
Vâng, chúng ta không thể hoàn thành sứ vụ rao giảng nếu như chúng ta không ĐI và XEM để hiểu được những người lắng nghe chúng ta nói. Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương phản, chênh lệch giàu nghèo: "Người ăn không hết, kẻ lần không ra". Con người ngày càng thỏa mãn hơn với những của ăn vật chất, nhưng tự trong sâu tâm hồn, vẫn luôn cảm thấy những cơn đói khát thiêng liêng: đói khát sự thật, đói khát tình thương, đói khát sự công chính, đói khát hòa bình, đói khát sự giải thoát, đói khát sự sống.
Nhân dân Philippine vừa trải qua cơn bão lịch sử làm cho hàng chục ngàn người chết và nhiều người phải sống vô gia cư, đói khát. Đất nước chúng ta, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, đang phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng do hai cơn bão số 10 và 11 gây ra vào tháng 10 năm nay.
Trước những nhu cầu lớn lao của con người hôm nay, chúng ta đôi khi cũng cảm thấy bất lực và mất đi phần nào sự tự tin cần thiết của người rao giảng Tin Mừng. Những lúc ấy Chúa mời gọi chúng ta ĐI và XEM, đi gặp gỡ và đối thoại với con người, đồng thời làm tất cả những gì có thể làm để cảm thông và yêu thương họ. Chúng ta không được sợ hãi, nhưng hãy biết "Sống liên đới". "Chúng ta hãy biết đặt những gì chúng ta có để Chúa sử dụng, đặt những khả năng khiêm hạ của chúng ta, vì chỉ trong sự chia sẻ, trao ban, cuộc sống của chúng ta mới được phong phú, và mang lại nhiều hoa trái".
"Chính anh em hãy cho họ ăn". Đúng vậy, chính chúng ta chứ không ngoài ai khác. Chúng ta có sẵn sàng trở thành "cánh tay nối dài của Đức Giêsu" để mà "cầm, dâng, bẻ ra và trao cho" tha nhân là những người nghèo khó, những người bệnh tật yếu đau, những người già không nơi nương tựa, những trẻ em lang thang đường phố, những bà mẹ đơn thân, những thai nhi bị vứt bỏ ngoài đường, những em nhỏ không một lần thấy cả Mẹ lẫn Cha?
Nếu chúng ta sẵn sàng thì đừng ngần ngại mà thưa với Đức Giêsu rằng: "Này con xin đến để thực thi ý Ngài" (Dt 10,9).
Vị tôi tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, khi suy niệm đoạn Tin Mừng này đã viết lại trong tác phẩm Năm chiếc bánh và hai con cá như sau: "Các môn đệ muốn chọn con đường dễ nhất, khỏe nhất: 'Xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn'. Nhưng Chúa Giêsu muốn các môn đệ hành động ngay trong phút hiện tại. 'Chính các con hãy cho họ ăn'. Chúng ta cũng hãy hành động ngay trong phút hiện tại với tất cả những gì mình có. Không chọn dễ dãi nhưng chọn tình yêu"
Cũng như các môn đệ, chúng ta cần quan tâm học hỏi cách xử sự của Chúa Giêsu: Ngài chạnh lòng thương yêu cứu giúp mọi người đến quên bản thân mình. Chúng ta cũng chỉ có thể học được bài học này, nếu chúng ta có trái tim của Chúa Giêsu: Thương cảm sâu sắc trước tình cảnh của người anh em chị em, tức là quan tâm đến hoàn cảnh sống của anh chị em mình, với trái tim đầy tình yêu thương. Hãy học cách yêu thương như Chúa bằng cách đáp ứng ngay, chia sẻ ngay, không tìm cách giải quyết né tránh, cũng không chọn cách phục vụ theo kiểu dễ dãi không dính bén đến mình.
Xưa Chúa Giêsu đã quan tâm đến nỗi khổ của dân chúng về vật chất lẫn tinh thần, hôm nay Giáo Hội cũng phải đặc biệt quan tâm đến mọi người, nhất là những người nghèo khổ. Là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta hãy noi gương Ngài, biết san sẻ cảm thông và liên đới với những người nghèo khổ. Chúng ta hãy xây dựng nước Thiên Chúa ở trần gian bằng chứng tá đời sống yêu thương. Người Kitô hữu hướng về Nước Trời, nhưng không thờ ơ với những thực tại trần gian, ngược lại họ phải góp phần xây dựng cuộc sống trần gian, vì Nước Thiên Chúa bắt đầu ngay ở trần gian này.
Mừng kỷ niệm 5 năm tái thiết lập hoạt động của Ủy ban Bác Ái Xã Hội- Caritas tại Việt Nam và 3 năm gia nhập Caritas Á Châu và Caritas quốc tế, chúng ta mời gọi tái xác định sứ vụ và vai trò của mình: "Thúc đẩy tinh thần bác ái, chia sẻ tình thương của Thiên Chúa cho mọi người [...] cổ vũ việc loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô cách thiết thực qua việc giúp đỡ những người nghèo khổ, tật bệnh, bị gạt ra ngoài lề xã hội" . Đối tượng phục vụ của chúng ta là "Những người nghèo khổ, bệnh tật, những nạn nhân thiên tai, những nạn nhân xã hội như những người nhiễm HIV/AIDS, những người nghiện ma túy, những phụ nữ trẻ em bị lạm dụng tình dục..." . Sứ vụ ấy thật cao cả mà con người chúng ta thì yếu đuối, bất toàn. Những tin tưởng vào tình thương và sự quan phòng của Chúa, chúng ta can đảm dấn bước, để Đức Kitô được rao giảng và con người được cứu độ.
Như Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em đã biết: Từ ngày 10/10/2013, Ủy Ban Bác Ái Xã Hội- Caritas trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có Tân Chủ tịch là Đức Cha Thomas Vũ Đình Hiệu, một người anh em thân thuộc của chúng ta, đã cùng chúng ta sinh hoạt trong gia đình Caritas từ 5 năm qua. Chúng ta tạ ơn Chúa đã luôn dẫn dắt chúng ta qua các vị mục tử nhân lành của Ngài. Rất tiếc, vì bận rộn công việc giáo phận, Đức Cha Tân Chủ tịch đã không thể hiện diện trong những ngày Hội nghị thường niên này. Tuy nhiên, ngài đã nhờ con chuyển lời chào thăm và chúc sức khỏe đến Quý Đức Cha, Quý cha và tất cả anh chị em tham dự viên.
Về phần con, vì tuổi cao sức yếu, con đã được các Đức Cha trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho nghỉ trách vụ Chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội- Caritas. Nhân dịp này, con muốn nói với Quý Đức Cha, Quý cha, và anh chị em trong suốt những năm tháng qua. Con luôn tâm niệm rằng: Tất cả là hồng ân Chúa. Bản thân con không thể làm được gì nếu không có ơn Chúa giúp cũng như em. Con xin khắc ghi tất cả những ân tình cao đẹp ấy. Con cũng xin mọi người tha thứ cho những lỗi lầm thiết xót của con, nếu có. Sự rộng lượng tha thứ của Quý Đức Cha, Quý cha và tất cả anh chị em sẽ là một niềm an ủi lớn lao cho con trong lúc tuổi già.
Sau cùng, trước khi kết thúc, con xin kính chúc Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em tràn đầy sức khỏe và ơn Chúa. Kính chúc Hội nghị thường niên năm 2013 thành công tốt đẹp.
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc lành và Đức Mẹ La Vang cùng các Thánh Tử Đạo Việt Nam chuyển cầu cho tất cả chúng ta.
Tiếp theo, ông Dương Ngọc Tấn – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện cho Nhà nước phát biểu: “Qua 5 năm hoạt động, Caritas Việt Nam đã dấn thân mạnh mẽ trong các hoạt động bác ái xã hội và mở rộng đến các cấp Giáo phận, Giáo xứ, các Dòng tu với những hình thức phong phú… Nhà nước khuyến khích tất cả các Tôn giáo tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo, và ước mong chính sách Nhà nước trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Caritas Việt Nam chủ động tích cực trong các hoạt động bác ái xã hội… Cảm ơn Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã thúc đẩy sự phát triển của Caritas tại Việt Nam và tạo tương quan tốt đẹp giữa Giáo phận Xuân Lộc với Nhà nước…”.
Sau phần tặng hoa và quà, Đức Cha Giuse đưa các vị chính quyền đi thăm Đại Chủng Viện Xuân lộc.
Tiếp tục chương trình, Lm Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng SDB, báo cáo tổng quát hoạt động bác ái xã hội của Caritas Việt Nam trong 3 năm (2011-2013). Ngài cũng điểm lại công lao của Đức cha Đaminh và cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên TTK UBBAXH (2008 – 2010) đã nỗ lực để tái lập Caritas tại Việt Nam, đặt nền móng cho việc mở rộng hoạt động bác ái xã hội trên mọi miền đất nước.
Đóng góp cho Hội nghị năm nay có phần tham luận của đại diện Ủy ban: Loan báo Tin Mừng, Di Dân, Công lý Hòa bình. Làm thế nào để phối hợp hoạt động giữa các Ủy ban với Caritas Việt Nam? Tất cả các Ủy ban có chung một đối tượng phục vụ là con người. Giáo Hội chăm lo hỗ trợ khi dân chúng gặp khó khăn, bênh vực quyền lời cho những người bị áp bức... Các Ủy ban liên kết và hỗ tương với nhau một cách hữu hiệu sẽ tạo nên những cặp bài trùng để cùng chung tay lo cho con người có một cuộc sống an bình, hạnh phúc với đầy đủ nhân vị của họ.
Đại diện cho 3 Giáo tỉnh, có 6 Giáo phận trình bày về các hoạt động điển hình đang thực hiện: Caritas Hải phòng với chương trình phòng chống và chăm sóc người nhiễm HIV. Caritas Vinh với hoạt động cứu trợ khẩn cấp. Caritas Kontum thúc đẩy tinh thần bác ái nơi người tín hữu. Caritas Huế chuyên biệt trong lãnh vực bảo vệ sự sống. Caritas Phú Cường mở rộng chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng. Caritas Long Xuyên có nhiều đặc nét trong lãnh vực chăm sóc người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
b. Buổi chiều:
Các nhóm theo Giáo tỉnh, đại diện các Dòng tu và nhóm chuyên viên xã hội thảo luận theo nội dung của Hội nghị và những gợi ý do Caritas Việt Nam đề nghị.
Tiếp theo, các tham dự viên nghe cha giáo Phêrô Nguyễn Quốc Việt trình bày theo giáo luật về khung pháp lý của công việc Bác ái xã hội qua Tự sắc “Bản chất thâm sâu của Hội Thánh”. Nhờ đó, những người trực tiếp thực hiện công việc bác ái theo đúng đường hướng của Giáo Hội.
Theo Tự sắc “Bản chất thâm sâu của Hội Thánh”, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo trình bày vấn đề tu đức của Caritas. Ngài nhấn mạnh đến cái tâm của người thực hiện công việc bác ái. Đối với người Kitô hữu nói chung và những người trực tiếp làm việc bác ái nói riêng thì làm việc tốt thôi vẫn chưa đủ mà mỗi người phải có cái tâm tốt.Mặc dù bản chất của Giáo Hội là thi hành bác ái, nhưng không chỉ là giải quyết các vấn đề nhân sinh mà là làm cho con người cảm nhận được tình yêu thương của Chúa dành cho nhân loại. Chúng ta phải là những người say mê Chúa Giêsu và say mê người nghèo và làm thế nào để hai niềm say mê này có thể hòa lẫn vào nhau. Caritas với tư cách là một tổ chức bác ái chính thức của Giáo Hội,phải làm thế nào để trở thành một tổ chức nối kết được với các tổ chức khác của Giáo Hội trong tinh thần liên kết, tôn trọng để cùng nhau thực thi công việc bác ái theo đúng tinh thần và sự hướng dẫn của Giáo Hội. Đó chính là tu đức của việc bác ái xã hội của Giáo Hội.
c. Buổi tối
Chương trình văn nghệ đặc sắc do các Thầy Chủng viện, các Nữ tu và Ca đoàn Sao Mai thực hiện theo chủ đề: “Tri ân tình Chúa, cảm ơn tình người".
Ca đoàn Sao Mai hợp ca 3 nhạc phẩm “Cho Đi”, “Sống hiệp thông, phục vụ”, “Tình Chúa khôn vơi”, đây là những sáng tác mới của Nhạc sĩ Thế Thông.
Vũ điệu: “Hạt Giống niềm tin trên miền đất mới”, do các Nữ tu dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục biểu diễn.
Quý Thầy Đại Chủng viện Xuân Lộc đóng góp các tiết mục “Bác ái ca”, “Tấm lòng bác ái” với những điệu múa minh họa sinh động; ca sĩ Đình Khôi đơn ca “Chúa không lầm”, ca sĩ Hoài Nam với ca khúc “Và con tim đã vui trở lại”. Đêm nhạc khơi lên cho mọi người sứ vụ hiệp thông trong tinh thần khiêm tốn, sống thực thi đức ái, niềm vui phục vụ, đó là ơn gọi mỗi tín hữu.
Đêm nhạc khép lại với lời cám ơn của Cha Vinhsơn. Ngài ngỏ lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Nữ Tu, Quý Ca Đoàn đã đem đến cho Hội nghị nhiều niềm vui, thắp sáng niềm hy vọng trong đời phục vụ. Cộng đoàn cùng hát “Kinh hoà bình” như ước nguyện mặc lấy tâm tư của Đức Kitô: Quảng Đại - Dấn Thân phụng sự Chúa và phục vụ con người trong tinh thần hiệp thông vì một sứ vụ yêu thương.
3. Ngày 29/11
Kinh sáng và Thánh lễ khởi đầu một ngày mới trong ân sủng và tình yêu Thiên Chúa. Đức Cha Đaminh chủ tế. Cuối thánh lễ ngài trao bằng ân nhân đến Caritas các Giáo phận.
Sau phần báo cáo tài chính của Caritas Việt Nam, đại diện các nhóm tổng kết thảo luận và các đề nghị. Nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong giờ thảo luận chung tại hội trường.Mọi người đều mong muốn phát triển nội lực và tìm cách để hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động.
Ba giáo tĩnh bầu vị đại diện của mình.
Sài gòn: Lm Giuse Nguyễn Văn Uy (Xuân lộc);
Huế: Lm Marcello Đoàn Minh (Đà nẵng);
Hà nội: Lm GB Vũ Văn Kiện (Hải phòng).
Bế mạc Hội nghị
Cha Vinhsơn đúc kết nội dung chương trình Hội nghị thường niên, giới thiệu quý Lm đại diện 3 Giáo tỉnh.
Đức Cha Đaminh cảm ơn cha Tổng thư ký và các nhân viên trong văn phòng Trung ương đã hết lòng chuẩn bị và tổ chức HNTN 2013, cảm ơn sự hiện diện của quý cha giám đốc và các đại biểu từ 26 Giáo phận, các Dòng tu, các khách mời đã tề tựu, dù mệt nhọc vẫn luôn hăng say. Một bầu khí tốt đẹp của những tâm hồn cùng một ý hướng, cùng một tâm tình cầu nguyện cho tình bác ái được thể hiện trong những ngày qua.
Cha Vinhsơn đại diện ban tổ chức cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Cha và toàn thể Quý Đại biểu về tham dự Hội nghị. Lời cảm ơn đặc biệt được gởi đến Đức Cha Đaminh, Đức Cha Giuse, Quý Cha, Quý Thầy và toàn thể những người cộng tác đã đón tiếp, phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của các Đại biểu suốt những ngày qua.
Giờ chầu Thánh Thể do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến chủ sự với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn ơn lành.
Hội nghị thường niên năm 2013 kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của Caritas Việt Nam với nhiều đổi mới và nổ lực hơn trong việc phục vụ bác ái.
Sau cơm trưa thân mật, mọi người chia tay trở về nhiệm sở với những công việc bề bộn cuối năm.
Ngày 2/7/2008, Caritas Việt Nam chính thức trở lại với tư cách pháp nhân đầy đủ sau 32 năm ngưng hoạt động.
Ngày 22-23/10/2008, Caritas Việt Nam tổ chức Lễ Ra Mắt tại TGM Xuân Lộc, đến nay đã 5 năm đi vào nhiều hoạt động bác ái xã hội.
Trong lời ngỏ đặc san “Kỷ niệm 5 năm hoạt động”, ban biên tập viết:
5 năm ghi dấu một chặng đường.
Phúc lành Thiên Chúa mãi trào tuôn.
Chung lòng chung sức, chung thao thức.
Mọi nẻo đường đẹp nghĩa yêu thương.
5 năm qua là hành trình đặt nền móng và xây dựng cho mạng lưới hoạt động của Caritas Việt Nam.
5 năm – dấu ấn tình Chúa, tình người chung chia đan kết.
5 năm, thật ngắn trong “hành trình trồng người”, nhưng 5 năm cũng thật dài trong lời “cam kết dấn thân cho và với người nghèo”.
Chỉ có thời gian mới hiểu được giá trị của tình yêu. Năm năm hôm nay mở đường cho 5 năm ngày mai và cho cả tương lai đang vẫy gọi phía trước.
Kỷ niệm 5 năm hoạt động của Caritas Việt Nam là cơ hội để canh tân lời cam kết “dấn thân cho và với người nghèo” là lời mời gọi nỗ lực kiên trì hơn mỗi ngày để ghi lại những dấu ấn mến thương trong lòng dân tộc.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
40 trí thức, cựu đảng viên CSVN tại Sài gòn kiến nghị tổ chức “Hôi Đồng Nhân Quyền''
Hội đồng Nhân quyền
11:01 30/11/2013
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Kính gửi:
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Đồng kính gửi :
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
V/v Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó 5 ngày (ngày 7/11) Việt Nam ký kết tham gia Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc, đồng thời Cam kết 14 điều khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước các cấp niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.
Nhiều tác giả, từ những góc nhìn, tầm nhìn khác nhau đã đưa ra những thẩm định đa dạng, nhiều chiều. Trong đó có những viên chức cao cấp của nhà nước, như ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội đưa ra nhận định : “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam và một số ít nước khác tuy có vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền cũng được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là tạo điều kiện cho các nước này phấn đấu.
Trước tình hình này, chúng tôi một số nhân sĩ, trí thức, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy:
Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân…cần phải được thực thi đúng theo tinh thần “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên.
Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền. Để nhân quyền của mỗi người dân được thực thi và để sự hãnh diện của nhà nước đúng tầm với trách nhiệm đã cam kết, chúng tôi, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ chí Minh muốn nói lên nguyện vọng bức xúc của các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kiến nghị:
1/ Nhân ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức mit- tinh, xuống đường chào mừng sự kiện trọng đại Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhằm vinh danh thắng lợi và đề cao ý thức trách nhiệm thực thi nhân quyền của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân. Công bố thành lập “Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước”, “Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp” và tại các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội cùng đồng thời cho thành lập các “Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân”.
2/ “Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước”, “Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc các cấp” cùng các “Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân” có các nhiệm vụ chính như sau:
a) Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, tham gia… cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước chống tra tấn, cam kết 14 Điều khi ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền và Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước Quốc tế ( Luật số: 41/2005/QH11).
b) Chủ trì phối với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, rà soát, phát hiện các văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam qui định khác với qui định của Điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, nghiêm túc phổ biến một cách minh bạch và công khai cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, áp dụng theo qui định của Điều ước quốc tế (khoản 1 Điều 6: . Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước. Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế ).
c) Kịp thời cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN.
d) Tiếp xúc, phối hợp giữa Hội Đồng Nhân Quyền nhà nước, Hội đồng nhân quyền của các đoàn thể, Nhóm xúc tiến nhân quyền của nhân dân với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền.
e) Phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân.
g) Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân dân bị vi phạm nhân quyền.
Chúng tôi đồng ký tên:
1. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN Tp HCM.
2. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội
3. Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư thường trực Thành đoàn TNCS tpHCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TPHCM
5. Lê Văn Oanh, Chủ nhiệm Khối Trí thức, CLB Truyền thống kháng chiến TP HCM
6. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM
7. Nguyễn Văn Kết [Tư Kết], nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa-Thông tin TPHCM
8. Bùi Tiến An, cựu tù Chính trị Côn Đảo, nguyên Cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TPHCM
9. Hà Thúc Huy, PGS.TS, GS Đại học TPHCM
10. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Khu Du lịch Bình Quới
11. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng
12. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TPHCM
13. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS
14. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức TPHCM
15. Trần Công Thạch, Hưu trí, TPHCM
16. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn, TPHCM
17. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch UB Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TPHCM
18. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên văn hóa, TPHCM
19. Nguyễn Mai Oanh, Chuyên gia Nông nghiệp nông thôn, TPHCM
20. Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ, Giảng viên TPHCM
21. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký UB vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó bí thư Thành đoàn TNCS TPHCM
22. Lê Thân, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo
23. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, Ủy viên UBTW MTTQ VN, Phó chủ tịch UB MTTQ TPHCM, nguyên Giám đốc chính trị Chủ bút nhật báo Tin Sáng, TPHCM
24. Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TPHCM
25. Nguyễn Thế Thanh, Nhà báo, Cán bộ hưu trí, TPHCM
26. Lưu Trọng Văn, Nhà báo, TPHCM
27. Lê Phú Khải, Nhà báo, nguyên Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại miền Nam
28. Trần Minh Quốc, Hội viên CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM, Thường trực khối Thanh niên
29. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ nha khoa, TPHCM
30. Đào Duy Chữ, Tiến sĩ, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,TPHCM
31. Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM
32. Phan Văn Thuận, Doanh nhân, Giám đốc công ty Phú An Định, TPHCM
33. Trần Văn Mỹ, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giảng viên Đại học Sài Gòn, TPHCM
34. Nguyễn Lê Thu An, cựu tù chính trị CônTPHCM Đảo, nguyên Tổng biên tập Báo Điện ảnh TPHCM
35. Nguyễn Lê Thu Mỹ, cựu chiến sĩ biệt động khu Sài Gòn- Gia Định, CB hưu trí.
36. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh Văn phòng Khu đoàn Sài Gòn-Gia Định, nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân Vận TPHCM,
37. Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao Động-TB và XH TpHCM
38. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM
39. Huy Đức. Nhà báo. TPHCM
40. Hoàng Lại Giang, nhà văn. TPHCM"
Phản ứng về Hiến Pháp đã được sửa đổi của Việt Nam
Hoài Hương /VOA
11:19 30/11/2013
Hiến pháp năm 2013 do quốc hội Việt Nam thông qua với đa số phiếu áp đảo hôm qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2014, thay thế Hiến pháp 1992, nhưng trên thực chất không có sửa đổi đáng kể nào trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Hiến pháp mới của Việt Nam vẫn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò chủ đạo của các công ty quốc doanh, đã gây thất vọng cho các tổ chức doanh nghiệp và thành phần ủng hộ cải cách, trước đó đã hy vọng rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một sân chơi công bình hơn để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.
Đó là nhận định được đăng trên báo The Wall St. Journal số ra hôm 29 tháng 11. Tờ báo tường thuật phản ứng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, AmCham, nói rằng thật là đáng tiếc, Hiến pháp mới tái khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế, AmCham trước đó đã hy vọng rằng hiến pháp được sửa đổi sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân, như thế không những sẽ kích thích lĩnh vực tư, mà còn có khả năng cải thiện việc quản lý các công ty quốc doanh qua cạnh tranh.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, nói thật là đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào cho một sự chuyển đổi sang một chế độ đa đảng. Như nhiều người chỉ trích, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói văn kiện này “không có thay đổi gì đáng nói so với Hiến pháp cũ, bởi vì đa số các thành viên trong Ủy ban Dự thảo Hiến pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng sản, không thực sự đại diện cho quần chúng”.
Tin của Reuters hôm nay nhắc đến ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam nay trở thành một trong những người chỉ trích đường lối của Đảng, cực lực phản đối lần sửa đổi Hiến pháp kỳ này. Ông nói ông đã “chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng hơn cho người dân. Nhưng nay, người lao động vẫn nghèo, nông dân thì mất đất”, và ông cho rằng “sự thể này là không thể chấp nhận được. Việt Nam đang nằm dưới quyền độc tôn chính trị của một chế độ độc tài.”
Một trong những động cơ chủ yếu của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tạo tính chính danh và được quần chúng ủng hộ trong vai trò độc quyền cai trị đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng một mục tiêu khác là tạo sự ổn định trong quyền lực cai trị trong nội bộ Đảng, trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến pháp mới như sau:
“Họ đã duy trì sự độc tôn và họ chối từ tất cả những khát vọng, những đòi hỏi dân chủ tự do của người dân thì rõ ràng là sự chính danh này nó không có. Tuy nhiên trong Hiến pháp kỳ này, họ bị áp lực của những xu thế chung họ có một số thay đổi. Đầu tiên là đưa hẳn một chương liên quan về quyền con người, thì rõ ràng trong xu hướng dân chủ hóa. Và điều thứ hai là vị trí của đảng càng ngày càng suy yếu trong sự vận hành của nhà nước cho nên họ phải tăng cường vị trí của Chủ tịch nước, để cân bằng với vị trí của Thủ tướng, để tránh sự lộng quyền của Thủ tướng. Chính vì vậy mà tôi nghĩ kỳ sửa đổi Hiến pháp này, một trong các mục tiêu của họ không phải là để thay đổi kinh tế hay tạo sự chính danh, mà mục tiêu là sắp xếp làm sao tạo sự ổn định trong vấn đề quyền lực cai trị của đảng trong bối cảnh thay đổi này.”
Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.
Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.
“Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”
Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt tân từ năm 2001. Đảng Việt tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà Nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt tân là một tổ chức khủng bố.
(Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-ve-hien-phap-da-duoc-sua-doi-cua-viet-nam/1800145.html)
Hiến pháp mới của Việt Nam vẫn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò chủ đạo của các công ty quốc doanh, đã gây thất vọng cho các tổ chức doanh nghiệp và thành phần ủng hộ cải cách, trước đó đã hy vọng rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một sân chơi công bình hơn để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.
Đó là nhận định được đăng trên báo The Wall St. Journal số ra hôm 29 tháng 11. Tờ báo tường thuật phản ứng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, AmCham, nói rằng thật là đáng tiếc, Hiến pháp mới tái khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế, AmCham trước đó đã hy vọng rằng hiến pháp được sửa đổi sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân, như thế không những sẽ kích thích lĩnh vực tư, mà còn có khả năng cải thiện việc quản lý các công ty quốc doanh qua cạnh tranh.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, nói thật là đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào cho một sự chuyển đổi sang một chế độ đa đảng. Như nhiều người chỉ trích, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói văn kiện này “không có thay đổi gì đáng nói so với Hiến pháp cũ, bởi vì đa số các thành viên trong Ủy ban Dự thảo Hiến pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng sản, không thực sự đại diện cho quần chúng”.
Tin của Reuters hôm nay nhắc đến ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam nay trở thành một trong những người chỉ trích đường lối của Đảng, cực lực phản đối lần sửa đổi Hiến pháp kỳ này. Ông nói ông đã “chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng hơn cho người dân. Nhưng nay, người lao động vẫn nghèo, nông dân thì mất đất”, và ông cho rằng “sự thể này là không thể chấp nhận được. Việt Nam đang nằm dưới quyền độc tôn chính trị của một chế độ độc tài.”
Một trong những động cơ chủ yếu của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tạo tính chính danh và được quần chúng ủng hộ trong vai trò độc quyền cai trị đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng một mục tiêu khác là tạo sự ổn định trong quyền lực cai trị trong nội bộ Đảng, trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến pháp mới như sau:
“Họ đã duy trì sự độc tôn và họ chối từ tất cả những khát vọng, những đòi hỏi dân chủ tự do của người dân thì rõ ràng là sự chính danh này nó không có. Tuy nhiên trong Hiến pháp kỳ này, họ bị áp lực của những xu thế chung họ có một số thay đổi. Đầu tiên là đưa hẳn một chương liên quan về quyền con người, thì rõ ràng trong xu hướng dân chủ hóa. Và điều thứ hai là vị trí của đảng càng ngày càng suy yếu trong sự vận hành của nhà nước cho nên họ phải tăng cường vị trí của Chủ tịch nước, để cân bằng với vị trí của Thủ tướng, để tránh sự lộng quyền của Thủ tướng. Chính vì vậy mà tôi nghĩ kỳ sửa đổi Hiến pháp này, một trong các mục tiêu của họ không phải là để thay đổi kinh tế hay tạo sự chính danh, mà mục tiêu là sắp xếp làm sao tạo sự ổn định trong vấn đề quyền lực cai trị của đảng trong bối cảnh thay đổi này.”
Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.
Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.
“Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”
Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt tân từ năm 2001. Đảng Việt tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà Nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt tân là một tổ chức khủng bố.
(Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-ve-hien-phap-da-duoc-sua-doi-cua-viet-nam/1800145.html)
Ý kiến: Nên 'giải tán Quốc hội'
BBC
11:24 30/11/2013
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói Quốc hội nên "giải tán" sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhưng lại không cho người dân tư hữu đất đai và Quân đội Nhân dân lại trung thành với Đảng thay vì với nhân dân.
"Quốc hội này không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tôi nữa nên cá nhân tôi là tôi muốn giải tán Quốc hội này.
"Tôi đang muốn làm thế nào để có một Quốc hội khác, đại diện cho ý chí của nhân dân."
Mặc dù vậy ông Thắng thừa nhận rằng có thể những người phản đổi Hiến pháp mới thông qua chỉ là thiểu số trong một đất nước mà Đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông.
Ông cũng nói thêm: "Hoàn toàn chưa có cách nào [để giải tán Quốc hội].
"Nhưng trong thực tiễn thì tất cả mọi chuyển đổi...đều bắt đầu từ thiểu số."
Không đồng tình
Nói về bản Hiến pháp sửa đổi, ông Thắng cho biết:
"Có mấy điểm tôi không đồng tình.
Về Hội không đồng ý Hiến pháp mới Ông Nguyễn Lân Thắng nói về mục tiêu của Hội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua' vừa được lập ra.
"Điểm thứ nhất là Điều 4 của Hiến pháp [giữ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản].
"Điểm thứ hai là quy định về quyền sở hữu, không tôn trọng cái quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
"Và một điều nữa liên quan tới quân đội. Tôi không chấp nhận cái chuyện quân đội phải trung thành với Đảng.
"Quân đội theo tôi phải trung thành với nhân dân."
Một điểm khác gây tranh cãi là chuyện kinh tế nhà nước vẫn được xác định đóng vai trò chủ đạo cho dù điều này không có trong dự thảo Hiến pháp hồi đầu năm nay.
Với các vụ bê bối Vinalines và Vinashin bên cạnh xung đột ở Tiên Lãng và Văn Giang, sở hữu nhà nước đối với các công ty và đất đai gây nhiều tranh luận.
Thêm vào đó sự bao trùm không gian xã hội của Đảng Cộng sản cũng bị chỉ trích.
Hội phản đối
Ông Thắng cũng là một trong những người sáng lập Bấm Hội những người không đồng ý Hiến Pháp mới được quốc hội thông qua trên mạng Facebook.
Tính tới tối 29/11, Hội đã thu hút được 1.500 thành viên sau 24 giờ xuất hiện trên mạng xã hội Facebook.
Ông Thắng nói mục tiêu của Hội là thăm dò ý kiến của công dân mạng, tăng cường nhận thức của người dân và nói thêm:
"Cái việc hành động thế nào tiếp phụ thuộc vào ý chí của nhóm này... nó đòi hỏi những người hoạt động thực tế bởi vì những người tham gia hội nhóm trên mạng nó cũng rất là ảo, nó chưa biến được thành chuyển biến trên thực tiễn cuộc sống.
"...Điều này là sự phát huy trí tuệ tập thể bởi vì khi tham gia một nhóm sẽ có rất nhiều ý kiến. Khi người ta cùng chung lý tưởng, cùng chia sẻ giá trị thì người ta sẽ đưa ra những sáng kiến.
"Khi một sáng kiến của một cá nhân trong nhóm mà hay thì chắc chắn những người khác nếu người ta nhận thấy nó hợp lý thì nó sẽ được đưa vào hành động thực tiễn."
Ông Thắng nói Hội hy vọng sẽ nâng cao sự hiểu biết của người dân và dẫn tới phong trào "bất tuân dân sự và tẩy chay Hiến pháp."
Nhà hoạt động này cho rằng các hoạt động của những người ủng hộ dân chủ ở Việt Nam sẽ giúp thay đổi nhận thức nhưng sẽ khó tạo ra thay đổi "ngay lập tức" mà cần có "điều kiện xã hội thuận lợi".
Ông cũng nói ông và nhiều nhà hoạt động khác đã sẵn sàng trả giá cao hơn so với mức phạt 100 triệu đồng mà Việt Nam vừa quy định trong Nghị định 174 được ban hành hôm 13/11 về phạt hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước ...; phá hoại khối đoàn kết dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".
Mới đây ông Thắng đã bị lực lượng công an Việt Nam Bấm giam qua đêm khi về tới sân bay Nội Bài sau một thời gian tham gia những hoạt động vì dân chủ ở nước ngoài.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131129_lan_thang_giai_tan_quoc_hoi.shtml)
"Quốc hội này không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tôi nữa nên cá nhân tôi là tôi muốn giải tán Quốc hội này.
"Tôi đang muốn làm thế nào để có một Quốc hội khác, đại diện cho ý chí của nhân dân."
Mặc dù vậy ông Thắng thừa nhận rằng có thể những người phản đổi Hiến pháp mới thông qua chỉ là thiểu số trong một đất nước mà Đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông.
Ông cũng nói thêm: "Hoàn toàn chưa có cách nào [để giải tán Quốc hội].
"Nhưng trong thực tiễn thì tất cả mọi chuyển đổi...đều bắt đầu từ thiểu số."
Không đồng tình
Nói về bản Hiến pháp sửa đổi, ông Thắng cho biết:
"Có mấy điểm tôi không đồng tình.
Về Hội không đồng ý Hiến pháp mới Ông Nguyễn Lân Thắng nói về mục tiêu của Hội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua' vừa được lập ra.
"Điểm thứ nhất là Điều 4 của Hiến pháp [giữ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản].
"Điểm thứ hai là quy định về quyền sở hữu, không tôn trọng cái quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
"Và một điều nữa liên quan tới quân đội. Tôi không chấp nhận cái chuyện quân đội phải trung thành với Đảng.
"Quân đội theo tôi phải trung thành với nhân dân."
Một điểm khác gây tranh cãi là chuyện kinh tế nhà nước vẫn được xác định đóng vai trò chủ đạo cho dù điều này không có trong dự thảo Hiến pháp hồi đầu năm nay.
Với các vụ bê bối Vinalines và Vinashin bên cạnh xung đột ở Tiên Lãng và Văn Giang, sở hữu nhà nước đối với các công ty và đất đai gây nhiều tranh luận.
Thêm vào đó sự bao trùm không gian xã hội của Đảng Cộng sản cũng bị chỉ trích.
Hội phản đối
Ông Thắng cũng là một trong những người sáng lập Bấm Hội những người không đồng ý Hiến Pháp mới được quốc hội thông qua trên mạng Facebook.
Tính tới tối 29/11, Hội đã thu hút được 1.500 thành viên sau 24 giờ xuất hiện trên mạng xã hội Facebook.
Ông Thắng nói mục tiêu của Hội là thăm dò ý kiến của công dân mạng, tăng cường nhận thức của người dân và nói thêm:
"Cái việc hành động thế nào tiếp phụ thuộc vào ý chí của nhóm này... nó đòi hỏi những người hoạt động thực tế bởi vì những người tham gia hội nhóm trên mạng nó cũng rất là ảo, nó chưa biến được thành chuyển biến trên thực tiễn cuộc sống.
"...Điều này là sự phát huy trí tuệ tập thể bởi vì khi tham gia một nhóm sẽ có rất nhiều ý kiến. Khi người ta cùng chung lý tưởng, cùng chia sẻ giá trị thì người ta sẽ đưa ra những sáng kiến.
"Khi một sáng kiến của một cá nhân trong nhóm mà hay thì chắc chắn những người khác nếu người ta nhận thấy nó hợp lý thì nó sẽ được đưa vào hành động thực tiễn."
Ông Thắng nói Hội hy vọng sẽ nâng cao sự hiểu biết của người dân và dẫn tới phong trào "bất tuân dân sự và tẩy chay Hiến pháp."
Nhà hoạt động này cho rằng các hoạt động của những người ủng hộ dân chủ ở Việt Nam sẽ giúp thay đổi nhận thức nhưng sẽ khó tạo ra thay đổi "ngay lập tức" mà cần có "điều kiện xã hội thuận lợi".
Ông cũng nói ông và nhiều nhà hoạt động khác đã sẵn sàng trả giá cao hơn so với mức phạt 100 triệu đồng mà Việt Nam vừa quy định trong Nghị định 174 được ban hành hôm 13/11 về phạt hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước ...; phá hoại khối đoàn kết dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".
Mới đây ông Thắng đã bị lực lượng công an Việt Nam Bấm giam qua đêm khi về tới sân bay Nội Bài sau một thời gian tham gia những hoạt động vì dân chủ ở nước ngoài.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131129_lan_thang_giai_tan_quoc_hoi.shtml)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu Niên Lịch năm Phụng Vụ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
19:58 30/11/2013
Niên lịch năm phụng vụ
Hằng năm vào cuối tháng 11. sang đầu tháng 12. Dương lịch, Gíao hội Công Giáo bắt đầu năm phụng vụ mới. Đang khi ngày tháng năm dương lịch cũ kết thúc vào ngày 31.12., và năm dương lịch mới bắt đầu từ ngày 01.01.
Tại sao lại có hai cách tính hay sắp đặt hai niên lịch chồng chéo nhau như vậy, và đâu là ý nghĩa của việc này ?
1. Năm Dương lịch và năm phụng vụ
Năm mới dương lịch bắt đầu vào ngày 01.01. và kết thúc năm vào ngày 31.12., ngày này còn có tên là ngày Silvester. Cách tính năm dương lịch với 12 tháng từng năm cùng có bốn mùa Xuân Hạ, Thu, Đông căn cứ trên chu kỳ của trái đất địa cầu luân chuyển xoay quanh mặt trời. Như thế, năm dương lịch có liên quan chặt chẽ với công trình sáng tạo của thiên nhiên.
Còn lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo theo khía cạch đạo đức thần học căn cứ dựa trên công trình cứu chuộc thiên nhiên, mà Chúa Giêsu Kitô đã một lần mang đến cho vũ trụ. Vì thế lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo mừng kính công cuộc cứu chuộc thiên nhiên của Chúa Giêsu Kito, và lấy ngày Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian làm mốc điểm năm của Chúa, năm của ơn cứu chuộc. Như thế tính đến nay là 2014 năm sau Chúa Giêsu Kito giáng sinh.
Trong cách tính năm dương lịch chung trong đời sống xã hội cho cả thế giới khắp năm châu bốn bể ngày nay cũng dựa theo thời điểm Chúa giáng sinh làm mốc chốt, niên đại lịch sử ghi trước hoặc sau Chúa giáng sinh. Lẽ dĩ nhiên Do Thái gíao, hay Hồi giáo vẫn giữ niên lịch theo tôn giáo văn hóa của riêng họ. Nhưng niên lịch đó không mang tính cách quốc tế phổ thông trong toàn thế giới, như theo niên lịch của Kitô giáo. Và trong qúa khứ, như thời Napoleon, thời Stalin hay cả dưới thời cộng sản Đông Đức, đã có những cố gắng, những thử nghiệm đặt ra cách tính niên lịch mới khác, nhưng cho tới nay đều không thành công.
Có thể nói, niên lịch theo chu kỳ sáng tạo trong thiên nhiên và niên lịch theo ơn cứu độ, năm tháng theo Dương lịch và lịch phụng vụ đều song song với nhau như những ngón tay của đôi bàn tay đan quyện vào nhau.
2 . Trong tương quan với Do Thái giáo
Lịch phụng vụ Giáo Hội Công Giáo dựa theo sát lịch của Do Thái giáo. Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh vào thập gía trước ngày lễ Vượt qua theo Do Thái giáo. Người công gíao mừng kính ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chết ngày thứ sáu tuần thánh. Đạo Công Giáo mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh và ngày lễ Vượt qua chung với Do Thái giáo, ngày đó là ngày trăng tròn thứ nhất của mùa Xuân. Theo Do Thái giáo niên lịch và những ngày lễ được tính theo tuần mặt trăng, nên ngày lễ Chúa Giêsu phục sinh và lễ Vượt qua thay đổi tới lui mỗi năm mỗi khác.
Lễ Vượt qua là lễ mừng ơn cứu chuộc. Lễ này tưởng nhớ đến dân Do Thái ngày xưa được Thiên Chúa cứu thoát khỏi ách nô lệ bên Ai Cập cho trở về quê hương Do Thái.
Lễ phục sinh là ngày lễ mừng ơn cứu chuộc Chúa Giêsu Kito mang đến sự giải thoát khỏi ách sự chết vì tội lỗi cho toàn thể địa cầu.
Người Do Thái khắp nơi trên thế giới, 50 ngày sau lễ Vượt qua mừng lễ Ngũ Tuần. Cũng vậy 50 ngày sau lễ Chúa Giêsu phục sinh, người Công Giáo mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ này nhắc nhớ đến ngày khai sinh Giáo Hội Chúa ở trần gian. Thần khí Chúa là động cơ đem sức sống, sức năng động sự sống trong Giáo Hội.
Giáo Hội Công Giáo còn mừng kính lễ một Chúa ba ngôi. Lễ này nói đến trong vũ trụ, trong đời sống con người Thiên Chúa hiện diện trong ba cách thế: Thiên Chúa, Đấng tạo hóa, Đức Chúa Cha, Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gia, Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa, Đấng là thần khí sự sống, Đức Chúa thánh Thần. Ba vị mà là một Thiên Chúa. Nhưng Do Tháo giáo và Hồi giáo không chia xẻ qua niệm này.
Nhưng dẫu thế, vẫn còn chưa có ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Đấng khai sinh sáng lập ra đạo Công Giáo.
3. Lễ ánh sáng mặt trời công chính
Khởi đầu Giáo Hội mừng lễ Chúa Phục sinh và lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, nhưng mãi đến năm 330 mới chính thức mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh xuống thế làm người. Lý do vì sau khi Chúa Giêsu lên trời, Giáo Hội Chúa được loan truyền đi khắp nơi rộng rãi, nhưng lại gặp phải hoàn cảnh bị cấm cách bắt bớ của vua chúa thời đế quốc Roma trong suốt ba thế kỷ. Đến năm 311 Vua Constantino của đế quốc Roma ra chiếu chỉ công nhận đạo Công Giáo được tự do trong toàn đế quốc. Từ lúc đó người Công Giáo mới chính thức mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh.
Gíao hội Công gíao chọn lấy ngày 25.12., ngày người Roma thời đó làm ngày lễ thờ kính thần mặt trời chiến thắng. Cùng trùng hợp với biến chuyển ngoài thiên nhiên, ngày đó là ngày bản lề xoay chuyển sang mùa Đông. Có thể nói được, Công Giáo đã rửa tội ngày 25.121. từ lễ thờ kính thần Mặt Trời của dân ngoại Roma thành ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh trên trần gian, Đấng là mặt trời công chính.
Giáo Hội Công Giáo chọn ngày 25.12. mừng sinh nhật Chúa Giêsu sinh xuống trần gian vừa nói lên ý nghĩa Chúa Giêsu Kitô là mặt trời công chính từ trời cao mang ánh sáng ơn cứu độ đến cho trần gian trong đêm tối tội lỗi, vừa nói lên ý nghĩa bản lề xoay chuyển đạo Công gíao đã từ thời kỳ dài suốt ba thế kỷ bị cấm cách bắt bớ giờ được công nhận cho tự do. Cả hai đều hiển thị ý nghĩa ánh sáng soi chiếu vào đêm tối, bóng tối bị ánh sáng xua đuổi làm cho tan biến.
Và từ thời điểm đó đạo Công Giáo sống động vươn lên với những cấu trúc xây dựng cũng như văn hóa. Chu kỳ làm ra lịch phụng vụ bất đầu khai sinh ra trong toàn thể Giáo Hội.
4. Mùa khởi đầu năm phụng vụ
Lịch Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo bắt đầu năm phụng vụ mới với bốn tuần lể mùa Vọng trước lễ Chúa giánh sinh ngày 25.12. hằng năm.
Theo ý nghĩa nguyên thủy mùa Vọng - Adventus - có nguồn gốc từ chữ Hylạp Epiphaneia, và có ý nghĩa trong đế quốc Roma là đến, có mặt, cuộc thăm viếng của vị vua quan chức quyền. Nhưng cũng có ý nghĩa nói về sự đến của Thần Thánh trong đền thờ. Vì thế, người tín hữu Chúa Kito dùng chữ này để nói lên cuộc đến của Chúa Giêsu Kito.
Thời gian mùa Vọng khởi đầu trong Giáo Hội thời xa xưa là thời gian chay tịnh được ấn định từ ngày 11.11. đến lễ Chúa Hiển linh ngày 06.01. hằng năm. Trong thời gian mùa Vọng chay tịnh này không được nhảy múa, không được có những lễ hội mừng vui. Cả lễ hôn phối cũng không được phép cử hành. Nhưng từ 1917 không còn luật cấm ngặt như thế trong mùa Vọng nữa.
Mùa Vọng như hình thức có hiện nay bắt đầu từ thế kỷ thứ 07. Thời gian này được gọi là „Tempus ante natale Domini - Thời gian trước sinh nhật của Chúa Giêsu“, hay còn có tên „Tempus adventus Domini - Thời gian Chúa Giêsu đến“.
Trong Giáo Hội Công Giáo Roma lúc đầu có 6 Chúa Nhật mùa Vọng, nhưng Đức Giáo Hoàng Gregor cả đã ấn định 4 Chúa Nhật mùa vọng thôi cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo Roma. Bốn Chúa Nhật nói lên ý nghĩa bốn ngàn năm trông đợi Đấng cứu thế đến từ sau biến cố con người phạm tội lỗi luật Thiên Chúa bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Riêng tổng giáo phận Milano bên Ý theo lễ nghi phụng vụ Thánh Ambrosio cho tới bây giờ vẫn giữ lại mùa Vọng với 6 Chúa Nhật.
Năm Phụng vụ của Giáo Hội khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc vào Chúa Nhật thứ 34. mùa thường niên, Chúa Nhật mừng lễ Chúa Kito Vua vũ trụ vào cuối tháng 11. dương lịch.
Năm Phụng vụ của Gíao hội không phải chỉ là những luật lệ ấn định cho việc thờ phượng, nhưng còn hơn thế nữa. Nó bao gồm những chỉ dẫn, đúng hơn lời nhắc nhớ mời gọi mừng lễ những biến cố ơn cứu chuộc Chúa thực hiện trong công trình sáng tạo thiên nhiên hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Năm Phụng Vụ 2013 - 2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào cuối tháng 11. sang đầu tháng 12. Dương lịch, Gíao hội Công Giáo bắt đầu năm phụng vụ mới. Đang khi ngày tháng năm dương lịch cũ kết thúc vào ngày 31.12., và năm dương lịch mới bắt đầu từ ngày 01.01.
Tại sao lại có hai cách tính hay sắp đặt hai niên lịch chồng chéo nhau như vậy, và đâu là ý nghĩa của việc này ?
1. Năm Dương lịch và năm phụng vụ
Năm mới dương lịch bắt đầu vào ngày 01.01. và kết thúc năm vào ngày 31.12., ngày này còn có tên là ngày Silvester. Cách tính năm dương lịch với 12 tháng từng năm cùng có bốn mùa Xuân Hạ, Thu, Đông căn cứ trên chu kỳ của trái đất địa cầu luân chuyển xoay quanh mặt trời. Như thế, năm dương lịch có liên quan chặt chẽ với công trình sáng tạo của thiên nhiên.
Còn lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo theo khía cạch đạo đức thần học căn cứ dựa trên công trình cứu chuộc thiên nhiên, mà Chúa Giêsu Kitô đã một lần mang đến cho vũ trụ. Vì thế lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo mừng kính công cuộc cứu chuộc thiên nhiên của Chúa Giêsu Kito, và lấy ngày Chúa Giêsu sinh ra trên trần gian làm mốc điểm năm của Chúa, năm của ơn cứu chuộc. Như thế tính đến nay là 2014 năm sau Chúa Giêsu Kito giáng sinh.
Trong cách tính năm dương lịch chung trong đời sống xã hội cho cả thế giới khắp năm châu bốn bể ngày nay cũng dựa theo thời điểm Chúa giáng sinh làm mốc chốt, niên đại lịch sử ghi trước hoặc sau Chúa giáng sinh. Lẽ dĩ nhiên Do Thái gíao, hay Hồi giáo vẫn giữ niên lịch theo tôn giáo văn hóa của riêng họ. Nhưng niên lịch đó không mang tính cách quốc tế phổ thông trong toàn thế giới, như theo niên lịch của Kitô giáo. Và trong qúa khứ, như thời Napoleon, thời Stalin hay cả dưới thời cộng sản Đông Đức, đã có những cố gắng, những thử nghiệm đặt ra cách tính niên lịch mới khác, nhưng cho tới nay đều không thành công.
Có thể nói, niên lịch theo chu kỳ sáng tạo trong thiên nhiên và niên lịch theo ơn cứu độ, năm tháng theo Dương lịch và lịch phụng vụ đều song song với nhau như những ngón tay của đôi bàn tay đan quyện vào nhau.
2 . Trong tương quan với Do Thái giáo
Lịch phụng vụ Giáo Hội Công Giáo dựa theo sát lịch của Do Thái giáo. Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh vào thập gía trước ngày lễ Vượt qua theo Do Thái giáo. Người công gíao mừng kính ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chết ngày thứ sáu tuần thánh. Đạo Công Giáo mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh và ngày lễ Vượt qua chung với Do Thái giáo, ngày đó là ngày trăng tròn thứ nhất của mùa Xuân. Theo Do Thái giáo niên lịch và những ngày lễ được tính theo tuần mặt trăng, nên ngày lễ Chúa Giêsu phục sinh và lễ Vượt qua thay đổi tới lui mỗi năm mỗi khác.
Lễ Vượt qua là lễ mừng ơn cứu chuộc. Lễ này tưởng nhớ đến dân Do Thái ngày xưa được Thiên Chúa cứu thoát khỏi ách nô lệ bên Ai Cập cho trở về quê hương Do Thái.
Lễ phục sinh là ngày lễ mừng ơn cứu chuộc Chúa Giêsu Kito mang đến sự giải thoát khỏi ách sự chết vì tội lỗi cho toàn thể địa cầu.
Người Do Thái khắp nơi trên thế giới, 50 ngày sau lễ Vượt qua mừng lễ Ngũ Tuần. Cũng vậy 50 ngày sau lễ Chúa Giêsu phục sinh, người Công Giáo mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ này nhắc nhớ đến ngày khai sinh Giáo Hội Chúa ở trần gian. Thần khí Chúa là động cơ đem sức sống, sức năng động sự sống trong Giáo Hội.
Giáo Hội Công Giáo còn mừng kính lễ một Chúa ba ngôi. Lễ này nói đến trong vũ trụ, trong đời sống con người Thiên Chúa hiện diện trong ba cách thế: Thiên Chúa, Đấng tạo hóa, Đức Chúa Cha, Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gia, Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa, Đấng là thần khí sự sống, Đức Chúa thánh Thần. Ba vị mà là một Thiên Chúa. Nhưng Do Tháo giáo và Hồi giáo không chia xẻ qua niệm này.
Nhưng dẫu thế, vẫn còn chưa có ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Đấng khai sinh sáng lập ra đạo Công Giáo.
3. Lễ ánh sáng mặt trời công chính
Khởi đầu Giáo Hội mừng lễ Chúa Phục sinh và lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, nhưng mãi đến năm 330 mới chính thức mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh xuống thế làm người. Lý do vì sau khi Chúa Giêsu lên trời, Giáo Hội Chúa được loan truyền đi khắp nơi rộng rãi, nhưng lại gặp phải hoàn cảnh bị cấm cách bắt bớ của vua chúa thời đế quốc Roma trong suốt ba thế kỷ. Đến năm 311 Vua Constantino của đế quốc Roma ra chiếu chỉ công nhận đạo Công Giáo được tự do trong toàn đế quốc. Từ lúc đó người Công Giáo mới chính thức mừng lễ Chúa Giêsu giáng sinh.
Gíao hội Công gíao chọn lấy ngày 25.12., ngày người Roma thời đó làm ngày lễ thờ kính thần mặt trời chiến thắng. Cùng trùng hợp với biến chuyển ngoài thiên nhiên, ngày đó là ngày bản lề xoay chuyển sang mùa Đông. Có thể nói được, Công Giáo đã rửa tội ngày 25.121. từ lễ thờ kính thần Mặt Trời của dân ngoại Roma thành ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh trên trần gian, Đấng là mặt trời công chính.
Giáo Hội Công Giáo chọn ngày 25.12. mừng sinh nhật Chúa Giêsu sinh xuống trần gian vừa nói lên ý nghĩa Chúa Giêsu Kitô là mặt trời công chính từ trời cao mang ánh sáng ơn cứu độ đến cho trần gian trong đêm tối tội lỗi, vừa nói lên ý nghĩa bản lề xoay chuyển đạo Công gíao đã từ thời kỳ dài suốt ba thế kỷ bị cấm cách bắt bớ giờ được công nhận cho tự do. Cả hai đều hiển thị ý nghĩa ánh sáng soi chiếu vào đêm tối, bóng tối bị ánh sáng xua đuổi làm cho tan biến.
Và từ thời điểm đó đạo Công Giáo sống động vươn lên với những cấu trúc xây dựng cũng như văn hóa. Chu kỳ làm ra lịch phụng vụ bất đầu khai sinh ra trong toàn thể Giáo Hội.
4. Mùa khởi đầu năm phụng vụ
Lịch Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo bắt đầu năm phụng vụ mới với bốn tuần lể mùa Vọng trước lễ Chúa giánh sinh ngày 25.12. hằng năm.
Theo ý nghĩa nguyên thủy mùa Vọng - Adventus - có nguồn gốc từ chữ Hylạp Epiphaneia, và có ý nghĩa trong đế quốc Roma là đến, có mặt, cuộc thăm viếng của vị vua quan chức quyền. Nhưng cũng có ý nghĩa nói về sự đến của Thần Thánh trong đền thờ. Vì thế, người tín hữu Chúa Kito dùng chữ này để nói lên cuộc đến của Chúa Giêsu Kito.
Thời gian mùa Vọng khởi đầu trong Giáo Hội thời xa xưa là thời gian chay tịnh được ấn định từ ngày 11.11. đến lễ Chúa Hiển linh ngày 06.01. hằng năm. Trong thời gian mùa Vọng chay tịnh này không được nhảy múa, không được có những lễ hội mừng vui. Cả lễ hôn phối cũng không được phép cử hành. Nhưng từ 1917 không còn luật cấm ngặt như thế trong mùa Vọng nữa.
Mùa Vọng như hình thức có hiện nay bắt đầu từ thế kỷ thứ 07. Thời gian này được gọi là „Tempus ante natale Domini - Thời gian trước sinh nhật của Chúa Giêsu“, hay còn có tên „Tempus adventus Domini - Thời gian Chúa Giêsu đến“.
Trong Giáo Hội Công Giáo Roma lúc đầu có 6 Chúa Nhật mùa Vọng, nhưng Đức Giáo Hoàng Gregor cả đã ấn định 4 Chúa Nhật mùa vọng thôi cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo Roma. Bốn Chúa Nhật nói lên ý nghĩa bốn ngàn năm trông đợi Đấng cứu thế đến từ sau biến cố con người phạm tội lỗi luật Thiên Chúa bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Riêng tổng giáo phận Milano bên Ý theo lễ nghi phụng vụ Thánh Ambrosio cho tới bây giờ vẫn giữ lại mùa Vọng với 6 Chúa Nhật.
Năm Phụng vụ của Giáo Hội khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc vào Chúa Nhật thứ 34. mùa thường niên, Chúa Nhật mừng lễ Chúa Kito Vua vũ trụ vào cuối tháng 11. dương lịch.
Năm Phụng vụ của Gíao hội không phải chỉ là những luật lệ ấn định cho việc thờ phượng, nhưng còn hơn thế nữa. Nó bao gồm những chỉ dẫn, đúng hơn lời nhắc nhớ mời gọi mừng lễ những biến cố ơn cứu chuộc Chúa thực hiện trong công trình sáng tạo thiên nhiên hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Năm Phụng Vụ 2013 - 2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Thông báo về giải viết văn đường trường năm 2014 - Bản tin số 1
Lm Trăng Thập Tự
20:00 30/11/2013
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014 – Bản tin 01
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các trang truyền thông Công Giáo, cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ 2 (2014) được biết đến khá rộng rãi, hứa hẹn sẽ có nhiều tác giả tham gia. Tới nay đã có 10 tác giả gửi bài về. Để các giám khảo không bị quá tải vào những tháng cuối, chúng tôi ước mong các tác giả gửi bài về càng sớm càng tốt.
Theo hướng ấy, ban tổ chức sẽ dành một món quà nhỏ cho những vị gửi bài về trước ngày 31-12-2013. Món quà nhỏ này là quyển BƯỚC THEO THẦY GIÊSU, của Lm Trăng Thập Tự, được biên soạn để giúp các bạn trẻ tự đào sâu kinh nghiệm gặp Chúa dưới ơn tác động của Chúa Thánh Thần, qua lộ trình 9 tháng tự luyện. Hy vọng những kinh nghiệm trong quyển này vừa giúp người đọc tiến bước trên đường tâm linh vừa nhận được nhiều cảm hứng và đề tài sáng tác.
Về bản thể lệ cuộc thi 2014, xin mời xem tại:
http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Kính chúc quý độc giả và quý tác giả luôn an vui và đầy tràn ơn phước.
Qui Nhơn, 30-11-2013
Lm Trăng Thập Tự
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các trang truyền thông Công Giáo, cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ 2 (2014) được biết đến khá rộng rãi, hứa hẹn sẽ có nhiều tác giả tham gia. Tới nay đã có 10 tác giả gửi bài về. Để các giám khảo không bị quá tải vào những tháng cuối, chúng tôi ước mong các tác giả gửi bài về càng sớm càng tốt.
Theo hướng ấy, ban tổ chức sẽ dành một món quà nhỏ cho những vị gửi bài về trước ngày 31-12-2013. Món quà nhỏ này là quyển BƯỚC THEO THẦY GIÊSU, của Lm Trăng Thập Tự, được biên soạn để giúp các bạn trẻ tự đào sâu kinh nghiệm gặp Chúa dưới ơn tác động của Chúa Thánh Thần, qua lộ trình 9 tháng tự luyện. Hy vọng những kinh nghiệm trong quyển này vừa giúp người đọc tiến bước trên đường tâm linh vừa nhận được nhiều cảm hứng và đề tài sáng tác.
Về bản thể lệ cuộc thi 2014, xin mời xem tại:
http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Kính chúc quý độc giả và quý tác giả luôn an vui và đầy tràn ơn phước.
Qui Nhơn, 30-11-2013
Lm Trăng Thập Tự
Văn Hóa
Thánh Anrê tông đồ
LM. Nguyễn Hồng Phúc
11:22 30/11/2013
THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ
Ra đi loan báo Tin Mừng
Chúa Giêsu đến với từng tội nhân
Ba năm rao giảng ân cần
Nguồn ơn cứu độ thiên ân hải hà.
Mưa ơn tưới phúc bao la
Trung gian trời đất giải hoà tội khiên.
Cuối đời Chúa lại lập nên
Hiền thê Hội Thánh trung kiên vững bền,
Dưỡng nuôi coi sóc đoàn chiên
Năm châu bốn biển khắp trên mọi miền.
Tông đồ Chúa đã chọn riêng
Mười hai Thánh cả trao quyền phép thiêng
Anrê Chúa gọi đầu tiên
Dân chài chất phác dưới thuyền làm ăn
Ông về gọi cả Simon
Anh em một dạ đồng lòng sắt son.
Nắng mưa, lội suối, trèo non
Vững vàng theo Chúa chí tôn giảng truyền
Thấm nhuần Lời Chúa giảng khuyên
Ghi sâu đời sống thiêng liêng của Người.
Sau khi Chúa đã về trời
Thánh Thần thêm sức, cuộc đời đổi thay
Mười hai thánh cả chia tay
Bốn phương cõi thế tung bay giảng truyền
Tin Mừng Con Chúa diệu huyền
Là đường, sự sống, là niềm tin yêu
Anrê sung sướng bao nhiêu
Được sang thành đất An-kiêu (Antiôkia) giảng truyền
Làm nhiều phép lạ phi thường
Chứng minh chân lý chính đường Phúc âm
Đưa dân từ chốn tối tăm
Tới nơi ánh sáng muôn năm chói ngời.
Sau nghe tiếng Đức Chúa Trời
A-kai ( Akaia) tiếp bước giảng lời Phúc âm
Dân theo trở lại rất đông
Nhà thờ xây dựng hiệp thông khắp miền
Quan trên lửa giận bốc lên
Ra tay cấm đạo lệnh truyền khắp nơi
Đó đây máu chảy đầu rơi
An-rê đau đớn kíp thời gặp quan
Lấy lời cương trực khuyên can:
“Quan trên có phép vua ban nhất thời
Nhưng đây còn Đức Chúa Trời
Sau này phán xét cuộc đời của quan”
Quan rằng: “Ngươi dám cả gan
Giảng điều dối trá dị đoan hại người
Rôma vua đã cấm rồi
Tại sao còn dám trái lời của vua?”
Anrê bình tĩnh thân thưa:
“Vua và quan lớn vẫn chưa hiểu gì
Tôn thờ tượng bụt làm chi
Đấy là ma quỷ gian phi dối đời.
Chỉ nên thờ Đức Chúa Trời
Con Chiên Thiên Chúa làm người như ta,
Khổ hình đau đớn nhuốc nha
Chết trên Thập giá giải hoà tội nhân”
Quan liền trở mặt hầm hầm:
“Mày là tên bịp hại dân rõ ràng
Giê-su một kẻ ngang tàng
Mày chẳng biết rằng phải đóng đanh sao?
Hắn là tội phạm tự cao
Xưng mình vương đế lẽ nào được yên
Chết trên Thập tự thô hèn
Có gì cao trọng mà đem tuyên truyền?”
Thánh nhân được dịp giảng thêm
Về Thầy chí thánh đáp đền tội nhân
Tự mình Người đã hiến thân
Chính vì thương xót cứu dân tội tình
Quan nghe vị thánh phân minh
Lửa hờn bốc cháy nghiêng mình quát đe:
“ Mày không được nói nữa nghe!
Tế thần thì được tha về, bằng không
Khổ hìnhThập tự hãy trông
Đời mày chấm dứt, bụi hồng mây bay”
Anrê khẳng khái đáp ngay:
“Đời đời tôi chẳng chối Thầy của tôi,
Thà rằng chịu chết thì thôi
Quyết không thờ lạy Bụt đời của quan!”
Quan nghe tím mặt cắt ngang
Truyền cho quân lính bắt giam ngục tù
Toàn dân lo lắng ưu tư
Không phân lương giáo, sĩ phu, hợp lòng
Liệu phương tìm cách để hòng
Cứu ông thoát cảnh sống trong ngục hình.
Thánh nhân nghe biết liền xin
Để mình được chết vì tin Chúa Trời
Dân đành vâng phục y lời
Đau thương luyến tiếc cuộc đời thánh nhân.
Hôm sau quan lại đích thân
Truyền cho lính điệu thánh nhân đến toà
Ngón đòn quen thuộc giở ra:
“Nếu mày lạy Bụt sẽ tha tức thì!”
Thánh nhân khả kính uy nghi
Trần đầy ơn Chúa lẽ gì thua quan
Lý hình một đội nghênh ngang
Roi tua thẳng cánh vút toàn khắp thân
Máu hồng ướt đấm thánh nhân
Thịt da dập nát, rách dần tới xương
Quan kia không chút tình thương
Ngoại thành Thánh Giá còn đương đón chờ
Tông đồ của Chúa Kitô
Hân hoan sung sướng trước giờ lâm ly:
“Chúa ơi bút tích nào ghi
Gương Thày chí thánh con đi khổ hình
Mây hồng tô điểm bình minh
Máu đào con nhuộm thắm tình thiêng liêng”
Anrê anh dũng trung kiên
Pháp trường bước tới mắt thêm sáng ngời:
“Đây rồi Thánh Giá Chúa ôi,
Khiến con thổn thức bồi hồi tâm can
Đây cờ chiến thắng thế gian
Đây giường Vua Cả cứu toàn sinh linh.
Con yêu Thánh Giá - hy sinh
Con tìm, nay thấy phúc vinh đợi chờ.
Xin thương nhận lấy con thơ
Đưa về đoàn tụ cùng Vua muôn đời.”
Thánh nhân vừa nói dứt lời
Lý hình lập tức trói người treo lên
Hai tay giang thẳng hướng thiên
Xoải chân vững chắc đạp trên thế trần
Tử thần chậm đón Thánh nhân
Hai ngày trên giá muôn phần đớn đau
Thánh nhân vẫn cứ trước sau
Giảng khuyên con cái nguyện cầu xung quanh.
Đoàn chiên thương xót cha lành
Ngập ngừng suối chảy, mây xanh lững lờ.
Giáo dân luyến tiếc vô bờ
Đồng lòng sức mạnh bất ngờ dâng cao.
Biểu tình: yêu sách xôn xao
Đòi quan tha án, ai nào nỡ tâm
Khổ hình một sự bất nhân
Giết người không giáo, oái oăm lòng người!
Quan trên bối rối bồi hồi
Tha thì không muốn, để ngồi sao yên?
Sau rồi sợ loạn nổi lên
Quan liền gọi lính, lệnh truyền cởi dây.
Thế nhưng sức nhiệm lạ thay
Quan quân sợ hãi, mặt mày tái xanh
Không ai đủ sức thi hành
Lệnh truyền quan lớn bất thành không xuôi.
Anrê dồn sức lấy hơi
Ngước nhìn lên Đức Chúa Trời thở than:
“Chúa ơi! xin Chúa thương ban
Giơ tay cất lấy đời tàn con đây
Đời con giây phút hôm nay
Con mong tử đạo chết ngay với Thầy”
Một luồng ánh sáng từ trời
Êm êm nhẹ đón hồn Người bay lên
Xác Người: thiếu phụ Ma-xim
Tháo về mai táng nghỉ yên trong mồ
Trọn đời vì Chúa Kitô
Anrê gương sáng Tông đồ quý thay!
Về sau giáo hữu chung tay
Công- tăng-ti-nốp dựng xây thánh mồ
Sau rời về chính Giáo đô
Táng an trọng thể đền thờ Phêrô
Lạy ơn Thánh cả Anrê
Xin hằng chuyển phúc tràn trề khắp nơi.
Chúng con đồng kính nhận người
Quan thày bầu cử trọn đời mến tin,
Lòng thành tha thiết nguyện xin
Thánh nhân chuyền phúc xuống trên mỗi người.
Bình an trong Đức Chúa Trời
Khổ đau dâng hiến trọn đời hy sinh
Hầu sau hưởng phúc cực vinh
Trên trời hưởng Chúa Thiên Đình. Amen.
Ra đi loan báo Tin Mừng
Chúa Giêsu đến với từng tội nhân
Ba năm rao giảng ân cần
Nguồn ơn cứu độ thiên ân hải hà.
Mưa ơn tưới phúc bao la
Trung gian trời đất giải hoà tội khiên.
Cuối đời Chúa lại lập nên
Hiền thê Hội Thánh trung kiên vững bền,
Dưỡng nuôi coi sóc đoàn chiên
Năm châu bốn biển khắp trên mọi miền.
Tông đồ Chúa đã chọn riêng
Mười hai Thánh cả trao quyền phép thiêng
Anrê Chúa gọi đầu tiên
Dân chài chất phác dưới thuyền làm ăn
Ông về gọi cả Simon
Anh em một dạ đồng lòng sắt son.
Nắng mưa, lội suối, trèo non
Vững vàng theo Chúa chí tôn giảng truyền
Thấm nhuần Lời Chúa giảng khuyên
Ghi sâu đời sống thiêng liêng của Người.
Sau khi Chúa đã về trời
Thánh Thần thêm sức, cuộc đời đổi thay
Mười hai thánh cả chia tay
Bốn phương cõi thế tung bay giảng truyền
Tin Mừng Con Chúa diệu huyền
Là đường, sự sống, là niềm tin yêu
Anrê sung sướng bao nhiêu
Được sang thành đất An-kiêu (Antiôkia) giảng truyền
Làm nhiều phép lạ phi thường
Chứng minh chân lý chính đường Phúc âm
Đưa dân từ chốn tối tăm
Tới nơi ánh sáng muôn năm chói ngời.
Sau nghe tiếng Đức Chúa Trời
A-kai ( Akaia) tiếp bước giảng lời Phúc âm
Dân theo trở lại rất đông
Nhà thờ xây dựng hiệp thông khắp miền
Quan trên lửa giận bốc lên
Ra tay cấm đạo lệnh truyền khắp nơi
Đó đây máu chảy đầu rơi
An-rê đau đớn kíp thời gặp quan
Lấy lời cương trực khuyên can:
“Quan trên có phép vua ban nhất thời
Nhưng đây còn Đức Chúa Trời
Sau này phán xét cuộc đời của quan”
Quan rằng: “Ngươi dám cả gan
Giảng điều dối trá dị đoan hại người
Rôma vua đã cấm rồi
Tại sao còn dám trái lời của vua?”
Anrê bình tĩnh thân thưa:
“Vua và quan lớn vẫn chưa hiểu gì
Tôn thờ tượng bụt làm chi
Đấy là ma quỷ gian phi dối đời.
Chỉ nên thờ Đức Chúa Trời
Con Chiên Thiên Chúa làm người như ta,
Khổ hình đau đớn nhuốc nha
Chết trên Thập giá giải hoà tội nhân”
Quan liền trở mặt hầm hầm:
“Mày là tên bịp hại dân rõ ràng
Giê-su một kẻ ngang tàng
Mày chẳng biết rằng phải đóng đanh sao?
Hắn là tội phạm tự cao
Xưng mình vương đế lẽ nào được yên
Chết trên Thập tự thô hèn
Có gì cao trọng mà đem tuyên truyền?”
Thánh nhân được dịp giảng thêm
Về Thầy chí thánh đáp đền tội nhân
Tự mình Người đã hiến thân
Chính vì thương xót cứu dân tội tình
Quan nghe vị thánh phân minh
Lửa hờn bốc cháy nghiêng mình quát đe:
“ Mày không được nói nữa nghe!
Tế thần thì được tha về, bằng không
Khổ hìnhThập tự hãy trông
Đời mày chấm dứt, bụi hồng mây bay”
Anrê khẳng khái đáp ngay:
“Đời đời tôi chẳng chối Thầy của tôi,
Thà rằng chịu chết thì thôi
Quyết không thờ lạy Bụt đời của quan!”
Quan nghe tím mặt cắt ngang
Truyền cho quân lính bắt giam ngục tù
Toàn dân lo lắng ưu tư
Không phân lương giáo, sĩ phu, hợp lòng
Liệu phương tìm cách để hòng
Cứu ông thoát cảnh sống trong ngục hình.
Thánh nhân nghe biết liền xin
Để mình được chết vì tin Chúa Trời
Dân đành vâng phục y lời
Đau thương luyến tiếc cuộc đời thánh nhân.
Hôm sau quan lại đích thân
Truyền cho lính điệu thánh nhân đến toà
Ngón đòn quen thuộc giở ra:
“Nếu mày lạy Bụt sẽ tha tức thì!”
Thánh nhân khả kính uy nghi
Trần đầy ơn Chúa lẽ gì thua quan
Lý hình một đội nghênh ngang
Roi tua thẳng cánh vút toàn khắp thân
Máu hồng ướt đấm thánh nhân
Thịt da dập nát, rách dần tới xương
Quan kia không chút tình thương
Ngoại thành Thánh Giá còn đương đón chờ
Tông đồ của Chúa Kitô
Hân hoan sung sướng trước giờ lâm ly:
“Chúa ơi bút tích nào ghi
Gương Thày chí thánh con đi khổ hình
Mây hồng tô điểm bình minh
Máu đào con nhuộm thắm tình thiêng liêng”
Anrê anh dũng trung kiên
Pháp trường bước tới mắt thêm sáng ngời:
“Đây rồi Thánh Giá Chúa ôi,
Khiến con thổn thức bồi hồi tâm can
Đây cờ chiến thắng thế gian
Đây giường Vua Cả cứu toàn sinh linh.
Con yêu Thánh Giá - hy sinh
Con tìm, nay thấy phúc vinh đợi chờ.
Xin thương nhận lấy con thơ
Đưa về đoàn tụ cùng Vua muôn đời.”
Thánh nhân vừa nói dứt lời
Lý hình lập tức trói người treo lên
Hai tay giang thẳng hướng thiên
Xoải chân vững chắc đạp trên thế trần
Tử thần chậm đón Thánh nhân
Hai ngày trên giá muôn phần đớn đau
Thánh nhân vẫn cứ trước sau
Giảng khuyên con cái nguyện cầu xung quanh.
Đoàn chiên thương xót cha lành
Ngập ngừng suối chảy, mây xanh lững lờ.
Giáo dân luyến tiếc vô bờ
Đồng lòng sức mạnh bất ngờ dâng cao.
Biểu tình: yêu sách xôn xao
Đòi quan tha án, ai nào nỡ tâm
Khổ hình một sự bất nhân
Giết người không giáo, oái oăm lòng người!
Quan trên bối rối bồi hồi
Tha thì không muốn, để ngồi sao yên?
Sau rồi sợ loạn nổi lên
Quan liền gọi lính, lệnh truyền cởi dây.
Thế nhưng sức nhiệm lạ thay
Quan quân sợ hãi, mặt mày tái xanh
Không ai đủ sức thi hành
Lệnh truyền quan lớn bất thành không xuôi.
Anrê dồn sức lấy hơi
Ngước nhìn lên Đức Chúa Trời thở than:
“Chúa ơi! xin Chúa thương ban
Giơ tay cất lấy đời tàn con đây
Đời con giây phút hôm nay
Con mong tử đạo chết ngay với Thầy”
Một luồng ánh sáng từ trời
Êm êm nhẹ đón hồn Người bay lên
Xác Người: thiếu phụ Ma-xim
Tháo về mai táng nghỉ yên trong mồ
Trọn đời vì Chúa Kitô
Anrê gương sáng Tông đồ quý thay!
Về sau giáo hữu chung tay
Công- tăng-ti-nốp dựng xây thánh mồ
Sau rời về chính Giáo đô
Táng an trọng thể đền thờ Phêrô
Lạy ơn Thánh cả Anrê
Xin hằng chuyển phúc tràn trề khắp nơi.
Chúng con đồng kính nhận người
Quan thày bầu cử trọn đời mến tin,
Lòng thành tha thiết nguyện xin
Thánh nhân chuyền phúc xuống trên mỗi người.
Bình an trong Đức Chúa Trời
Khổ đau dâng hiến trọn đời hy sinh
Hầu sau hưởng phúc cực vinh
Trên trời hưởng Chúa Thiên Đình. Amen.
Mùa vọng: Đức Mẹ Maria sống tâm tình mùa vọng
Anmai, CSsR
20:03 30/11/2013
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
Một ngày đẹp trời kia, ở cái vườn nọ có cái tên là Ê-đen có hai vợ chồng đang sống trong an bình hạnh phúc bỗng dưng hóa trần truồng ...
Không gian, thời gian, con người và sự kiện đó nhiều người biết đến qua câu chuyện ghi lại trong sách Sáng Thế.
Thiên Chúa là vị Thiên Chúa tuyệt hảo. Thiên Chúa tạo dựng trời đất, muôn vật muôn loài và Ngài đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài. Hơn thế nữa, nét đẹp của tấm lòng Thiên Chúa đó là :
Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy,
ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,
cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo,
đặt muôn loài muôn sự dưới chân:
Nào chiên bò đủ loại,
nào thú vật ngoài đồng,
nào chim trời cá biển,
mọi loài ngang dọc khắp trùng dương. (Tv 8, 6-9)
Nhưng, hỡi ôi, hai ông bà nguyên tổ đã không đủ tỉnh thức đủ để nhận ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Hai ông bà đã khước từ, đã đánh đổ tình thương đó. Và, ngay lúc ông bà phạm tội, tình yêu Thiên Chúa vẫn dẫy tràn trên cuộc đời của hai ông bà. Ta bắt gặp tình thương đó ở sách Sáng Thế, chương 3, 14.15 : Đức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn: "Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."
Dòng giống được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu thương đó sẽ là dân riêng của Ngài và sẽ chiến thắng con rắn dữ xưa, chiến thắng kẻ thù mưu ma chước quỷ xưa trong vườn Địa Đàng. Dòng giống Thiên Chúa tuyển chọn ấy có tên là Israel.
Qua dòng chảy lịch sử cứu độ, ta thấy Israel là một dân sống bằng hy vọng bởi vì họ đã ra đời, đã dựng nước, đã sống dựa trên một lời hứa của Thiên Chúa làm nền tảng. Lời hứa mà Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham được nhiều lần lặp lại bằng cách này hay cách khác với các con cháu của ông : “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc hùng mạnh, sẽ ban cho ngươi một miền đất phì nhiêu làm quê hương, Ta sẽ chúc phúc cho ngươi và con cháu ngươi, và qua ngươi, Ta chúc phúc cho các dân tộc khác. Ta sẽ là Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân riêng của Ta”.
Lời hứa mà Thiên Chúa hứa với Abraham đã được long trọng lặp lại nhiều thế kỷ sau với vua Đavít qua miệng Ngôn sứ Nathan. Ngôn sứ nói rằng Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện từ dòng dõi nhà vua một người con; người con này sẽ là vị Cứu Tinh, Người sẽ tái lập vương quốc Đavít và sẽ trị vì mãi mãi.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, lịch sử của dân tộc Israel cũng vậy. Ta thấy có những thời Israel cực thịnh nhưng cũng có những lúc cực suy và có những lúc rơi vào hoàn cảnh bi đát gần như tuyệt vọng. Trong nỗi thất vọng nhưng có một niềm hy vọng vẫn lóe lên trong cuộc đời của họ. Niềm hy vọng của Israel như là sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt qua dòng lịch sử. Họ luôn luôn quay về với Lời Hứa của Chúa để tìm lẽ sống cho mình, nhất là những khi cùng đường tuyệt vọng. Và Chúa luôn luôn tỏ ra rất trung thành với lời hứa, có điều là lắm khi đường lối của Người theo rất lạ lùng, khó hiểu.
Sống dưới ách nô lệ của Ai Cập, dân Do Thái vẫn ngóng trông, vẫn mong đợi ngày giải phóng suốt mấy trăm năm. Thế rồi Thiên Chúa đã sai Môsê đến làm vị cứu tinh của họ.
Vừa bước chân ra khỏi Ai Cập, dân Do Thái lại ngóng chờ được vào chỗ định cư, nơi có sữa và mật chảy thành suối như lời hứa.
Niềm hy vọng của dân Do Thái không dừng lại ở đất hứa. Khi vừa đặt chân đến đất hứa rồi, họ vẫn chưa hết chờ mong vì vẫn chưa được như lòng sở nguyện. Sau những thế kỷ lập quốc khá hùng mạnh, đến lúc họ lại bị nước mất nhà tan và bị bắt đi lưu đầy ở Babylon, năm 586 trước công nguyên. Nơi chốn lưu đày họ lại mong lại chờ, và Chúa đã sai vua Kyrô nuớc Ba Tư đưa họ về quê cha đất tổ và tái thiết lại Đền Thờ. Đền thờ cuối cùng bị phá huỷ là vào năm 70 thời tướng Lamã Titus. Dân Israel lại rơi vào ách thống trị của đế quốc Rôma. Và họ lại chờ mong một vị cứu tinh mới.
Nhìn lại niềm hy vọng của Do Thái, ta thấy niềm hy vọng của họ chỉ gói ghém, chỉ hạn hẹp, chỉ được giới hạn ở cái nhìn của phàm tục, của vật chất, của hư danh dẫu rằng quá nhiều lần cũng như quá nhiều ngôn sứ nhiều lần dạy họ phải mở rộng cái nhìn vật chất hẹp hòi đó. Các ngôn sứ đã hướng họ nhìn và trông mong Đấng Cứu Độ trần gian chứ không phải đấng đến để làm cho họ được vinh quang với cái vẻ bên ngoài.
Thiên Chúa cũng đã thử thách dân Do Thái nhiều lần và nhiều cách. Có lúc niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian bừng lên mạnh mẹ nhưng rồi cũng có những người chán nản thất tín bất trung. Nhiều đại họa đến với dân và làm cho dân nản chí nản lòng.
Trong số những người Do Thái chờ đợi trong niềm tin, hy vọng trong niềm cậy trông đó nổi lên khuôn mặt hết sức dễ thương đó chính là Đức Trinh Nữ Maria.
Maria (Miryam), một tên rất phổ biến, giống như tên Mai, Lan, Cúc, Trúc trong giới phụ nữ Việt Nam ta. Giả như Maria sinh ra ở Việt Nam, Maria sẽ mang một cái tên hết sức gần gụi Trần Thị ..., Đặng Thị ... Đơn giản là như thế. Về quê quán, Đức Maria là người làng Nazareth (Lc 1, 26), một làng rất tầm thường như về sau ông Nathanael một môn đệ Đức Giêsu đã nhận xét: “Từ Nazareth làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1, 46).
Mẹ đã đến thế gian, Mẹ đã đi vào trần gian, Mẹ được sinh hạ bởi tình yêu, bởi huyết nhục của GioaKim và Anna.
Cũng như bao nhiêu người nữ khác nói riêng và như bao nhiêu người Do Thái, Mẹ Maria cũng trông chờ Đấng Cứu Độ trần gian đến. Giản đơn, qua lịch sử, ta thấy Đức Trinh Nữ Maria là ai: là một thiếu nữ Do thái, hết lòng mong đợi ơn cứu chuộc dân tộc của mình. Ngày ngày, Maria lên Đền Thờ cầu nguyện và nghe Lời Chúa. Maria đã sống niềm hy vọng vào Đấng Cứu Độ trần gian từ độ còn xuân. Maria luôn luôn nghiền ngẫm Thánh Kinh để rồi Maria nhớ lại lời Chúa đã dùng ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavít xưa.
Và rồi, cũng bỗng đến ngày kia, giờ kia, không phải là cái giờ đại họa đến cho con người khi ông bà nguyên tổ phạm tội mà đến cái giờ con người được hưởng hồng phúc, được hưởng ơn cứu độ. Giờ ấy chính là giờ sứ thần truyền tin cho Maria.
Hoàn toàn bất ngờ, hoàn toàn không hiểu, hoàn toàn ngạc nhiên. Chẳng bao giờ Maria nghĩ đến lời ngôn sứ ngày xưa lại rơi vào cuộc đời của mình. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình có thể sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi?
Thế nhưng, bình tĩnh để nghe sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, Maria đã khiêm nhường thưa lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Niềm hy vọng của Maria được nung nấu, được nuôi dưỡng trong tâm tình tỉnh thức, chờ đợi và đặc biệt nhất đó là hoàn toàn khiêm hạ để đón Ơn Cứu Độ trần gian đến trong đời của Mẹ. Nếu như Mẹ không tỉnh thức, không suy niệm lời Chúa, không hoàn toàn bỏ ngõ đời mình cho Thiên Chúa, cho Thánh Ý Thiên Chúa thì Đấng Cứu Độ trần gian sẽ không đến với Mẹ.
Với tâm tình đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.
Ta bắt gặp Đức Maria đã sống hết sức mạnh mẽ niềm hy vọng chờ mong ơn cứu độ của dân tộc mình. Hơn thế nữa, Mẹ đã trở thành dụng cụ đặc biệt Chúa dùng để thực hiện ý định cứu độ vì Mẹ là một tâm hồn nghèo khó, khiêm nhường, tuyệt đối tin tưởng và gắn bó trọn vẹn vào Thiên Chúa.
Sống Mùa Vọng, Giáo Hội đặt chúng ta lại trong thái độ khao khát chờ mong Chúa đến cứu độ chúng ta.
Ta chờ ai, mong ai, đón ai đến trong cuộc đời của ta ?
Bài học của dân Do Thái ngày xưa dẫu là xưa nhưng vẫn là bài học còn rất mới và rất tốt cho mỗi người chúng ta. Đôi khi, ta cũng lầm đường lạc lối là hy vọng, chờ mong, đạt được những cái gì hạn hẹp trong cái đợi, cái mong của vật chất, của hạ giới chứ không về thượng giới, về Ơn Cứu Độ.
Nếu chúng ta cứ lầm lũi chờ đợi vật chất, danh vọng, quyền lực, lợi lộc trần gian ta sẽ đánh mất cái cảm thức của chờ đợi Đấng Cứu Thế. Và với tâm tình đó, ta sẽ không khiêm hạ đủ như Mẹ Maria để đón Đấng Cứu Độ trần gian vào đời mình như bao nhiêu người đã đánh mất Ơn Cứu Độ.
Ta hãy thức tỉnh và đặc biệt hơn cả là hãy noi gương Đức Maria: ý thức mình là kẻ nghèo khó khiêm nhu, sống phó thác vào Chúa. Và cũng cần lắm là noi gương của Mẹ sẵn sàng để cho Chúa sử dụng vào công cuộc cứu độ của Người đang thực hiện cho bản thân chúng ta và cho toàn thế giới.
Anmai, CSsR
Một ngày đẹp trời kia, ở cái vườn nọ có cái tên là Ê-đen có hai vợ chồng đang sống trong an bình hạnh phúc bỗng dưng hóa trần truồng ...
Không gian, thời gian, con người và sự kiện đó nhiều người biết đến qua câu chuyện ghi lại trong sách Sáng Thế.
Thiên Chúa là vị Thiên Chúa tuyệt hảo. Thiên Chúa tạo dựng trời đất, muôn vật muôn loài và Ngài đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài. Hơn thế nữa, nét đẹp của tấm lòng Thiên Chúa đó là :
Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy,
ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,
cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo,
đặt muôn loài muôn sự dưới chân:
Nào chiên bò đủ loại,
nào thú vật ngoài đồng,
nào chim trời cá biển,
mọi loài ngang dọc khắp trùng dương. (Tv 8, 6-9)
Nhưng, hỡi ôi, hai ông bà nguyên tổ đã không đủ tỉnh thức đủ để nhận ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Hai ông bà đã khước từ, đã đánh đổ tình thương đó. Và, ngay lúc ông bà phạm tội, tình yêu Thiên Chúa vẫn dẫy tràn trên cuộc đời của hai ông bà. Ta bắt gặp tình thương đó ở sách Sáng Thế, chương 3, 14.15 : Đức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn: "Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."
Dòng giống được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu thương đó sẽ là dân riêng của Ngài và sẽ chiến thắng con rắn dữ xưa, chiến thắng kẻ thù mưu ma chước quỷ xưa trong vườn Địa Đàng. Dòng giống Thiên Chúa tuyển chọn ấy có tên là Israel.
Qua dòng chảy lịch sử cứu độ, ta thấy Israel là một dân sống bằng hy vọng bởi vì họ đã ra đời, đã dựng nước, đã sống dựa trên một lời hứa của Thiên Chúa làm nền tảng. Lời hứa mà Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham được nhiều lần lặp lại bằng cách này hay cách khác với các con cháu của ông : “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc hùng mạnh, sẽ ban cho ngươi một miền đất phì nhiêu làm quê hương, Ta sẽ chúc phúc cho ngươi và con cháu ngươi, và qua ngươi, Ta chúc phúc cho các dân tộc khác. Ta sẽ là Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân riêng của Ta”.
Lời hứa mà Thiên Chúa hứa với Abraham đã được long trọng lặp lại nhiều thế kỷ sau với vua Đavít qua miệng Ngôn sứ Nathan. Ngôn sứ nói rằng Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện từ dòng dõi nhà vua một người con; người con này sẽ là vị Cứu Tinh, Người sẽ tái lập vương quốc Đavít và sẽ trị vì mãi mãi.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, lịch sử của dân tộc Israel cũng vậy. Ta thấy có những thời Israel cực thịnh nhưng cũng có những lúc cực suy và có những lúc rơi vào hoàn cảnh bi đát gần như tuyệt vọng. Trong nỗi thất vọng nhưng có một niềm hy vọng vẫn lóe lên trong cuộc đời của họ. Niềm hy vọng của Israel như là sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt qua dòng lịch sử. Họ luôn luôn quay về với Lời Hứa của Chúa để tìm lẽ sống cho mình, nhất là những khi cùng đường tuyệt vọng. Và Chúa luôn luôn tỏ ra rất trung thành với lời hứa, có điều là lắm khi đường lối của Người theo rất lạ lùng, khó hiểu.
Sống dưới ách nô lệ của Ai Cập, dân Do Thái vẫn ngóng trông, vẫn mong đợi ngày giải phóng suốt mấy trăm năm. Thế rồi Thiên Chúa đã sai Môsê đến làm vị cứu tinh của họ.
Vừa bước chân ra khỏi Ai Cập, dân Do Thái lại ngóng chờ được vào chỗ định cư, nơi có sữa và mật chảy thành suối như lời hứa.
Niềm hy vọng của dân Do Thái không dừng lại ở đất hứa. Khi vừa đặt chân đến đất hứa rồi, họ vẫn chưa hết chờ mong vì vẫn chưa được như lòng sở nguyện. Sau những thế kỷ lập quốc khá hùng mạnh, đến lúc họ lại bị nước mất nhà tan và bị bắt đi lưu đầy ở Babylon, năm 586 trước công nguyên. Nơi chốn lưu đày họ lại mong lại chờ, và Chúa đã sai vua Kyrô nuớc Ba Tư đưa họ về quê cha đất tổ và tái thiết lại Đền Thờ. Đền thờ cuối cùng bị phá huỷ là vào năm 70 thời tướng Lamã Titus. Dân Israel lại rơi vào ách thống trị của đế quốc Rôma. Và họ lại chờ mong một vị cứu tinh mới.
Nhìn lại niềm hy vọng của Do Thái, ta thấy niềm hy vọng của họ chỉ gói ghém, chỉ hạn hẹp, chỉ được giới hạn ở cái nhìn của phàm tục, của vật chất, của hư danh dẫu rằng quá nhiều lần cũng như quá nhiều ngôn sứ nhiều lần dạy họ phải mở rộng cái nhìn vật chất hẹp hòi đó. Các ngôn sứ đã hướng họ nhìn và trông mong Đấng Cứu Độ trần gian chứ không phải đấng đến để làm cho họ được vinh quang với cái vẻ bên ngoài.
Thiên Chúa cũng đã thử thách dân Do Thái nhiều lần và nhiều cách. Có lúc niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian bừng lên mạnh mẹ nhưng rồi cũng có những người chán nản thất tín bất trung. Nhiều đại họa đến với dân và làm cho dân nản chí nản lòng.
Trong số những người Do Thái chờ đợi trong niềm tin, hy vọng trong niềm cậy trông đó nổi lên khuôn mặt hết sức dễ thương đó chính là Đức Trinh Nữ Maria.
Maria (Miryam), một tên rất phổ biến, giống như tên Mai, Lan, Cúc, Trúc trong giới phụ nữ Việt Nam ta. Giả như Maria sinh ra ở Việt Nam, Maria sẽ mang một cái tên hết sức gần gụi Trần Thị ..., Đặng Thị ... Đơn giản là như thế. Về quê quán, Đức Maria là người làng Nazareth (Lc 1, 26), một làng rất tầm thường như về sau ông Nathanael một môn đệ Đức Giêsu đã nhận xét: “Từ Nazareth làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1, 46).
Mẹ đã đến thế gian, Mẹ đã đi vào trần gian, Mẹ được sinh hạ bởi tình yêu, bởi huyết nhục của GioaKim và Anna.
Cũng như bao nhiêu người nữ khác nói riêng và như bao nhiêu người Do Thái, Mẹ Maria cũng trông chờ Đấng Cứu Độ trần gian đến. Giản đơn, qua lịch sử, ta thấy Đức Trinh Nữ Maria là ai: là một thiếu nữ Do thái, hết lòng mong đợi ơn cứu chuộc dân tộc của mình. Ngày ngày, Maria lên Đền Thờ cầu nguyện và nghe Lời Chúa. Maria đã sống niềm hy vọng vào Đấng Cứu Độ trần gian từ độ còn xuân. Maria luôn luôn nghiền ngẫm Thánh Kinh để rồi Maria nhớ lại lời Chúa đã dùng ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavít xưa.
Và rồi, cũng bỗng đến ngày kia, giờ kia, không phải là cái giờ đại họa đến cho con người khi ông bà nguyên tổ phạm tội mà đến cái giờ con người được hưởng hồng phúc, được hưởng ơn cứu độ. Giờ ấy chính là giờ sứ thần truyền tin cho Maria.
Hoàn toàn bất ngờ, hoàn toàn không hiểu, hoàn toàn ngạc nhiên. Chẳng bao giờ Maria nghĩ đến lời ngôn sứ ngày xưa lại rơi vào cuộc đời của mình. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình có thể sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi?
Thế nhưng, bình tĩnh để nghe sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, Maria đã khiêm nhường thưa lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Niềm hy vọng của Maria được nung nấu, được nuôi dưỡng trong tâm tình tỉnh thức, chờ đợi và đặc biệt nhất đó là hoàn toàn khiêm hạ để đón Ơn Cứu Độ trần gian đến trong đời của Mẹ. Nếu như Mẹ không tỉnh thức, không suy niệm lời Chúa, không hoàn toàn bỏ ngõ đời mình cho Thiên Chúa, cho Thánh Ý Thiên Chúa thì Đấng Cứu Độ trần gian sẽ không đến với Mẹ.
Với tâm tình đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.
Ta bắt gặp Đức Maria đã sống hết sức mạnh mẽ niềm hy vọng chờ mong ơn cứu độ của dân tộc mình. Hơn thế nữa, Mẹ đã trở thành dụng cụ đặc biệt Chúa dùng để thực hiện ý định cứu độ vì Mẹ là một tâm hồn nghèo khó, khiêm nhường, tuyệt đối tin tưởng và gắn bó trọn vẹn vào Thiên Chúa.
Sống Mùa Vọng, Giáo Hội đặt chúng ta lại trong thái độ khao khát chờ mong Chúa đến cứu độ chúng ta.
Ta chờ ai, mong ai, đón ai đến trong cuộc đời của ta ?
Bài học của dân Do Thái ngày xưa dẫu là xưa nhưng vẫn là bài học còn rất mới và rất tốt cho mỗi người chúng ta. Đôi khi, ta cũng lầm đường lạc lối là hy vọng, chờ mong, đạt được những cái gì hạn hẹp trong cái đợi, cái mong của vật chất, của hạ giới chứ không về thượng giới, về Ơn Cứu Độ.
Nếu chúng ta cứ lầm lũi chờ đợi vật chất, danh vọng, quyền lực, lợi lộc trần gian ta sẽ đánh mất cái cảm thức của chờ đợi Đấng Cứu Thế. Và với tâm tình đó, ta sẽ không khiêm hạ đủ như Mẹ Maria để đón Đấng Cứu Độ trần gian vào đời mình như bao nhiêu người đã đánh mất Ơn Cứu Độ.
Ta hãy thức tỉnh và đặc biệt hơn cả là hãy noi gương Đức Maria: ý thức mình là kẻ nghèo khó khiêm nhu, sống phó thác vào Chúa. Và cũng cần lắm là noi gương của Mẹ sẵn sàng để cho Chúa sử dụng vào công cuộc cứu độ của Người đang thực hiện cho bản thân chúng ta và cho toàn thế giới.
Anmai, CSsR