Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/11: Thiên Chúa tỏ mình cho những kẻ đơn sơ – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:45 28/11/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Được Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
“Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.”
Rồi Đức Giê-su quay lại với các môn đệ và bảo riêng: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy ! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.”
Đó là lời Chúa
Bình an đích thực
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:52 28/11/2022
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG A
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12
BÌNH AN ĐÍCH THỰC
Chúng ta nghe lại những lời sau đây từ các bài đọc Lời Chúa:
“Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11,6).
“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc” (Is 2,4).
“Thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Nếu Lời Chúa mà chúng ta suy niệm làm cho chúng ta rơi vào khủng hoảng nội tâm, thì đó là dấu chỉ của sự tác động của Lời đó trên chúng ta. Khi so sánh với những cảnh tượng mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày, trên tivi và mặt báo, những lời này xem ra như một điều mỉa mai cay đắng, xa rời thực tiễn. Bình an ở đâu? Thánh lễ kết thúc, nhưng đâu thấy cảnh thái bình thịnh trị xuất hiện? Ngược lại, thế giới tiếp tục với các cuộc chiến tranh. Chiến tranh và rồi một lần nữa tiếp tục chiến tranh: chiến tranh thế giới hay quốc gia, địa phương hay các sắc tộc, chiến tranh bên ngoài hay chiến tranh “dân sự.” Quả thế, thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, xương chất thành núi, máu đổ thành sông. Đất nước chúng ta cũng đã trải qua những kinh nghiệm đau thương như thế.
Trong một bài thơ của mình, Charles Péguy trình bày cho chúng ta nhân vật Jean d’Arc trong thời chiến “một trăm năm” giữa Pháp và Anh, sau khi đã đọc Kinh Lạy Cha, ông chú giải một cách chua xót: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, sao nước Cha lại không đến! Sao ý Cha lại không được thực hiện! Sao chúng con hôm nay không có lương thực hằng ngày!” Chúng ta có thể thêm: “Sao cảnh thái bình thịnh trị của Chúa vẫn mãi xa vời.”
Thánh lễ xong, nhưng sao người ta không đúc gươm đao thành lưỡi cày, cũng không biến giáo mác nên liềm nên hái. Hay đúng hơn, sao hôm nay người ta không biến súng đạn thành đồ chơi trẻ em và tên lửa thành những máy bay miễn phí. Đây là lý do mà người Do Thái không tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Bởi vì họ không thấy Người thực hiện những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế. Họ giải thích lời hứa về một nền thái bình đó theo nghĩa đen và chính trị.
Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này? Trước hết, chúng ta cần tránh cảm tưởng rằng chúng ta có câu trả lời ngay lập tức và dễ dàng cho vấn đề này theo cái nhìn đức tin. Cả những vấn đề khác giống như vấn đề này.
Chúng ta cần khởi đi từ Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu sinh ra, các thiên thần ca hát: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).
Đây không phải là một lời chúc, một lời nguyện cầu, nhưng là một sự kiện, một sự hiện hữu xuất hiện. Bình an đã đến trên trái đất. Nhưng thứ bình an này rất khác, rất mới. Như có lần Chúa Giêsu giải thích: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
Từ những lời này, chúng ta có thể diễn giải thế này: bình an không có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, hoặc là cân bằng lực lượng đối lập, như điều người ta gọi trong những thập niên gần đây, đó là “chiến tranh lạnh.”
Nhưng trước hết, bình an là sự hòa điệu, sự viên mãn, sự an toàn của cuộc sống. Kinh Thánh gọi đó là “hoa quả của công lý.” Theo nghĩa này, thánh Augustinô định nghĩa: “Bình an là bình thản trong trật tự của mình,” nghĩa là giữ đúng trật tự giữa chúng ta với Thiên Chúa, giữa chúng ta với tha nhân, giữa các giai cấp xã hội, giữa lý trí và bản năng trong mỗi người chúng ta. Kinh Thánh định nghĩa: Bình an là “hoa trái của Thánh Thần.” Hay bình an là chính Chúa Kitô, như thánh Phaolô quả quyết: “Người là sự bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
Trong từ bình an có điều gì đó vô biên hơn những gì mà con người suy tưởng. Bình an là “sự viên mãn và là chóp đỉnh của sự thiện hảo cứu độ,” mà chúng ta khao khát, tin tưởng và tìm kiếm. Nếu chúng ta hỏi dân chúng: “Bạn tìm kiếm cái gì nhất trong cuộc sống?” Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ trả lời: “Tôi tìm kiếm sự bình an.”
Vậy, tại sao Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27)?
Thế gian ban bình an như thế nào? Ở Tiểu Á người ta tìm thấy một tấm bia mộ, trên đó hoàng đế Augustô khắc ghi những công trình của mình, nhất là về ‘Pax Romana’ (nền hòa bình La Mã) do ông thiết lập trên thế giới. Ông cho rằng nền hòa bình này có được là nhờ ‘Victoriis Pax’, nghĩa là nền hòa bình này có được nhờ những chiến tích lừng danh. Như vậy, trong nền hòa bình này, cũng như trong tất cả các công trình con người, có những người thất bại và những người chiến thắng. Cả Chúa Giêsu đã chinh phục nền hòa bình cho chúng ta với một chiến thắng, nhưng chiến thắng nào? Câu trả lời là chiến thắng thập giá, như thánh Phaolô quả quyết:
“Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,16-17).
Người đã tiêu diệt mọi sự thù địch, chứ không phải là địch thù, Người đã tiêu diệt sự thù địch nơi chính mình, chứ không phải nơi người khác; nhờ sự tự hủy chính mình, chứ không phải hủy diệt người khác. Trên thập giá, Đức Giêsu là người “chiến thắng vì là nạn nhân” (victor quia victima). Bình an quả thực đã được ban cách dồi dào nhờ Người và không thể tính được có bao nhiêu người có kinh nghiệm về sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,7). Họ sẵn sàng làm chứng cho chân lý qua câu nói nổi tiếng của văn hào Dante Alighieri: “Sống theo ý muốn của Người, chúng ta có bình an.”
Điều mà tiên tri Isaia loan báo đã được ứng nghiệm, nhưng ở trên cấp độ cao cả, theo nghĩa tinh thần và hoàn vũ. Không phải dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi dân tộc. Khởi đi từ Chúa Giêsu, hòa bình không chỉ là ước mơ, nhưng là thực tại đã thực hiện, ít ra là “khả thể” đích thực ban tặng cho tất cả “mọi người thiện tâm.” Bình an của Chúa Giêsu là thứ bình an mà thế gian không thể ban, cũng như không thể xóa bỏ được.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trái tim là trung tâm lưu giữ và lan tỏa sự bình an ra bên ngoài. Trái tim là nguồn gốc phát xuất sự bình an hoặc sự bất an.
“Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? (Gc 4,1).
Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả các cuộc chiến tranh đều phát xuất từ lòng người, thường từ lòng của những người có quyền lực. Lòng người thực sự là “ổ chiến tranh.” Hàng triệu giọt nước bẩn sẽ làm cho đại dương không sạch; cũng vậy, hàng triệu người không có bình an trong tâm hồn, sẽ làm cho nhân loại bất an. Bình an hệ tại nơi lòng người.
Tuy nhiên chúng ta đừng ảo tưởng khi nghĩ rằng ở trần gian này sẽ có sự bình an trọn vẹn. Không phải thế. Sự bình an hoàn toàn và trọn vẹn chỉ có thể đạt được trong ngày cánh chung, nghĩa là vào thời sau hết. Chúng ta chỉ có bình an thực sự khi mọi sự được hoàn tất, “chúng ta mong đợi trời mới và đất mới, nơi công lý sẽ ngự trị” (2 Pr 3,13).
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một phương thế để đạt được bình an: “Anh em hãy sám hối!” Anh em hãy làm những dấu chỉ sám hối.
Cần phải có sự thay đổi tận căn của con tim. Hãy hoán cải để có bình an. Bình an đích thực mà chúng ta có được, vâng, nhờ những “chiến thắng” như Cesare Augustô nói, nhưng là chiến thắng chính mình, chứ không phải chiến thắng người khác.
Tôi không thể làm cho mọi nơi trên thế giới và những nơi đang có chiến tranh được bình an, nhưng tôi có thể mang bình an đến trong gia đình tôi. Tôi không thể mang bình an đến các bộ tộc đang xung đột ở Châu Phi, nhưng tôi có thể mang bình an cho những người anh em tôi, cho vợ, chồng, con cái, bạn bè, người đồng nghiệp, cho những người xung quanh…
Thật đẹp thay khi chúng ta làm những nghĩa cử hòa bình và hòa giải! Chúa Giêsu nói rằng:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Tại sao chúng ta không bắt đầu biến gươm giáo nên liềm nên hái ngay lúc này? Nghĩa là biến những lời nói cứng cỏi, khó nghe, thành những lời nói cảm thông, tha thứ; biến những bàn tay đóng kín và gây gỗ thành những cánh tay mở rộng để hòa giải và yêu thương? Chúng ta đã quá nhiều đau khổ: chúng ta có cần phải làm cho cuộc sống của mình và người khác ra nặng nề hơn không? “Hỡi con người, bình an! Trên mặt đất quá nhiều huyền nhiệm!” Đó là một trong những câu đẹp nhất của triết gia Blaise Pascal. Bình an phụ thuộc nơi tôi và nơi mỗi người. Nếu chúng ta thực hiện những điều đó, thì lời tiên báo trên sẽ được hiện thực:
“Thái bình thịnh trị tới ngày nào tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Chúng ta kết thúc với lời cầu nguyện được cho là của thánh Phanxicô:
“Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp.”
Vâng, lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12
BÌNH AN ĐÍCH THỰC
Chúng ta nghe lại những lời sau đây từ các bài đọc Lời Chúa:
“Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau” (Is 11,6).
“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc” (Is 2,4).
“Thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Nếu Lời Chúa mà chúng ta suy niệm làm cho chúng ta rơi vào khủng hoảng nội tâm, thì đó là dấu chỉ của sự tác động của Lời đó trên chúng ta. Khi so sánh với những cảnh tượng mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày, trên tivi và mặt báo, những lời này xem ra như một điều mỉa mai cay đắng, xa rời thực tiễn. Bình an ở đâu? Thánh lễ kết thúc, nhưng đâu thấy cảnh thái bình thịnh trị xuất hiện? Ngược lại, thế giới tiếp tục với các cuộc chiến tranh. Chiến tranh và rồi một lần nữa tiếp tục chiến tranh: chiến tranh thế giới hay quốc gia, địa phương hay các sắc tộc, chiến tranh bên ngoài hay chiến tranh “dân sự.” Quả thế, thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, xương chất thành núi, máu đổ thành sông. Đất nước chúng ta cũng đã trải qua những kinh nghiệm đau thương như thế.
Trong một bài thơ của mình, Charles Péguy trình bày cho chúng ta nhân vật Jean d’Arc trong thời chiến “một trăm năm” giữa Pháp và Anh, sau khi đã đọc Kinh Lạy Cha, ông chú giải một cách chua xót: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, sao nước Cha lại không đến! Sao ý Cha lại không được thực hiện! Sao chúng con hôm nay không có lương thực hằng ngày!” Chúng ta có thể thêm: “Sao cảnh thái bình thịnh trị của Chúa vẫn mãi xa vời.”
Thánh lễ xong, nhưng sao người ta không đúc gươm đao thành lưỡi cày, cũng không biến giáo mác nên liềm nên hái. Hay đúng hơn, sao hôm nay người ta không biến súng đạn thành đồ chơi trẻ em và tên lửa thành những máy bay miễn phí. Đây là lý do mà người Do Thái không tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Bởi vì họ không thấy Người thực hiện những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế. Họ giải thích lời hứa về một nền thái bình đó theo nghĩa đen và chính trị.
Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này? Trước hết, chúng ta cần tránh cảm tưởng rằng chúng ta có câu trả lời ngay lập tức và dễ dàng cho vấn đề này theo cái nhìn đức tin. Cả những vấn đề khác giống như vấn đề này.
Chúng ta cần khởi đi từ Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu sinh ra, các thiên thần ca hát: “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).
Đây không phải là một lời chúc, một lời nguyện cầu, nhưng là một sự kiện, một sự hiện hữu xuất hiện. Bình an đã đến trên trái đất. Nhưng thứ bình an này rất khác, rất mới. Như có lần Chúa Giêsu giải thích: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
Từ những lời này, chúng ta có thể diễn giải thế này: bình an không có nghĩa là vắng bóng chiến tranh, hoặc là cân bằng lực lượng đối lập, như điều người ta gọi trong những thập niên gần đây, đó là “chiến tranh lạnh.”
Nhưng trước hết, bình an là sự hòa điệu, sự viên mãn, sự an toàn của cuộc sống. Kinh Thánh gọi đó là “hoa quả của công lý.” Theo nghĩa này, thánh Augustinô định nghĩa: “Bình an là bình thản trong trật tự của mình,” nghĩa là giữ đúng trật tự giữa chúng ta với Thiên Chúa, giữa chúng ta với tha nhân, giữa các giai cấp xã hội, giữa lý trí và bản năng trong mỗi người chúng ta. Kinh Thánh định nghĩa: Bình an là “hoa trái của Thánh Thần.” Hay bình an là chính Chúa Kitô, như thánh Phaolô quả quyết: “Người là sự bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
Trong từ bình an có điều gì đó vô biên hơn những gì mà con người suy tưởng. Bình an là “sự viên mãn và là chóp đỉnh của sự thiện hảo cứu độ,” mà chúng ta khao khát, tin tưởng và tìm kiếm. Nếu chúng ta hỏi dân chúng: “Bạn tìm kiếm cái gì nhất trong cuộc sống?” Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ trả lời: “Tôi tìm kiếm sự bình an.”
Vậy, tại sao Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27)?
Thế gian ban bình an như thế nào? Ở Tiểu Á người ta tìm thấy một tấm bia mộ, trên đó hoàng đế Augustô khắc ghi những công trình của mình, nhất là về ‘Pax Romana’ (nền hòa bình La Mã) do ông thiết lập trên thế giới. Ông cho rằng nền hòa bình này có được là nhờ ‘Victoriis Pax’, nghĩa là nền hòa bình này có được nhờ những chiến tích lừng danh. Như vậy, trong nền hòa bình này, cũng như trong tất cả các công trình con người, có những người thất bại và những người chiến thắng. Cả Chúa Giêsu đã chinh phục nền hòa bình cho chúng ta với một chiến thắng, nhưng chiến thắng nào? Câu trả lời là chiến thắng thập giá, như thánh Phaolô quả quyết:
“Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,16-17).
Người đã tiêu diệt mọi sự thù địch, chứ không phải là địch thù, Người đã tiêu diệt sự thù địch nơi chính mình, chứ không phải nơi người khác; nhờ sự tự hủy chính mình, chứ không phải hủy diệt người khác. Trên thập giá, Đức Giêsu là người “chiến thắng vì là nạn nhân” (victor quia victima). Bình an quả thực đã được ban cách dồi dào nhờ Người và không thể tính được có bao nhiêu người có kinh nghiệm về sự “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,7). Họ sẵn sàng làm chứng cho chân lý qua câu nói nổi tiếng của văn hào Dante Alighieri: “Sống theo ý muốn của Người, chúng ta có bình an.”
Điều mà tiên tri Isaia loan báo đã được ứng nghiệm, nhưng ở trên cấp độ cao cả, theo nghĩa tinh thần và hoàn vũ. Không phải dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi dân tộc. Khởi đi từ Chúa Giêsu, hòa bình không chỉ là ước mơ, nhưng là thực tại đã thực hiện, ít ra là “khả thể” đích thực ban tặng cho tất cả “mọi người thiện tâm.” Bình an của Chúa Giêsu là thứ bình an mà thế gian không thể ban, cũng như không thể xóa bỏ được.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng trái tim là trung tâm lưu giữ và lan tỏa sự bình an ra bên ngoài. Trái tim là nguồn gốc phát xuất sự bình an hoặc sự bất an.
“Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao? (Gc 4,1).
Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả các cuộc chiến tranh đều phát xuất từ lòng người, thường từ lòng của những người có quyền lực. Lòng người thực sự là “ổ chiến tranh.” Hàng triệu giọt nước bẩn sẽ làm cho đại dương không sạch; cũng vậy, hàng triệu người không có bình an trong tâm hồn, sẽ làm cho nhân loại bất an. Bình an hệ tại nơi lòng người.
Tuy nhiên chúng ta đừng ảo tưởng khi nghĩ rằng ở trần gian này sẽ có sự bình an trọn vẹn. Không phải thế. Sự bình an hoàn toàn và trọn vẹn chỉ có thể đạt được trong ngày cánh chung, nghĩa là vào thời sau hết. Chúng ta chỉ có bình an thực sự khi mọi sự được hoàn tất, “chúng ta mong đợi trời mới và đất mới, nơi công lý sẽ ngự trị” (2 Pr 3,13).
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một phương thế để đạt được bình an: “Anh em hãy sám hối!” Anh em hãy làm những dấu chỉ sám hối.
Cần phải có sự thay đổi tận căn của con tim. Hãy hoán cải để có bình an. Bình an đích thực mà chúng ta có được, vâng, nhờ những “chiến thắng” như Cesare Augustô nói, nhưng là chiến thắng chính mình, chứ không phải chiến thắng người khác.
Tôi không thể làm cho mọi nơi trên thế giới và những nơi đang có chiến tranh được bình an, nhưng tôi có thể mang bình an đến trong gia đình tôi. Tôi không thể mang bình an đến các bộ tộc đang xung đột ở Châu Phi, nhưng tôi có thể mang bình an cho những người anh em tôi, cho vợ, chồng, con cái, bạn bè, người đồng nghiệp, cho những người xung quanh…
Thật đẹp thay khi chúng ta làm những nghĩa cử hòa bình và hòa giải! Chúa Giêsu nói rằng:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Tại sao chúng ta không bắt đầu biến gươm giáo nên liềm nên hái ngay lúc này? Nghĩa là biến những lời nói cứng cỏi, khó nghe, thành những lời nói cảm thông, tha thứ; biến những bàn tay đóng kín và gây gỗ thành những cánh tay mở rộng để hòa giải và yêu thương? Chúng ta đã quá nhiều đau khổ: chúng ta có cần phải làm cho cuộc sống của mình và người khác ra nặng nề hơn không? “Hỡi con người, bình an! Trên mặt đất quá nhiều huyền nhiệm!” Đó là một trong những câu đẹp nhất của triết gia Blaise Pascal. Bình an phụ thuộc nơi tôi và nơi mỗi người. Nếu chúng ta thực hiện những điều đó, thì lời tiên báo trên sẽ được hiện thực:
“Thái bình thịnh trị tới ngày nào tuế nguyệt chẳng còn” (Tv 71,7).
Chúng ta kết thúc với lời cầu nguyện được cho là của thánh Phanxicô:
“Lạy Chúa, xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp.”
Vâng, lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên khí cụ bình an của Chúa. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Những đôi mắt hạnh phúc
Lm Minh Anh
23:24 28/11/2022
NHỮNG ĐÔI MẮT HẠNH PHÚC
“Phúc thay mắt nào được thấy điều các con thấy!”.
Một nhà thơ vô danh viết, “Tôi bước vào mùa xuân, khi mọi thứ dường như quá tươi mới; dù mưa hay nắng, tôi thật hạnh phúc. Tôi vào hạ, khi ngày trở nên ấm áp và dài hơn; khi các cô gái trở nên bí ẩn và chậm một chút là bạn đã ngoài ba mươi. Tôi đi qua mùa thu, khi mọi thứ đổi thay; và tôi thực sự kinh ngạc, vì thời gian trôi quá nhanh và tình yêu không chỉ là cảm xúc. Và này, tôi sang đông, khi ngày lạnh hơn; bạn hầu như không nghe tiếng nói và những lời tạm biệt xem ra khá nhạt nhẽo. Nhưng ước gì bạn và tôi có thể nhìn thấy một mùa xuân thiên đường, nó sẽ không bao giờ đổi thay nhưng tồn tại mãi; mắt bạn và mắt tôi, ‘những đôi mắt hạnh phúc!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ước gì bạn và tôi có thể nhìn thấy một mùa xuân thiên đường!”. Thật bất ngờ, cùng với nhà thơ, cả hai bài đọc Lời Chúa hôm nay nói đến ‘những đôi mắt hạnh phúc!’. Isaia có một đôi mắt hạnh phúc khi vị ngôn sứ thấy trước một mùa xuân thiên sai; các môn đệ Chúa Giêsu có ‘những đôi mắt hạnh phúc’ khi họ nhìn thấy Giêsu, mùa xuân thiên đường.
Bài đọc Cựu Ước cho thấy Isaia thật có phúc, ông nhìn thấy một triều đại thiên sai như mùa xuân đang đến; ông tuyên sấm cách lạ lùng, “Ngày ấy, từ gốc tổ Giesê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ; từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn; thần khí mưu lược và dũng mãnh”. “Mầm Non” ấy sẽ thiết lập một triều đại chan hoà yêu thương, “Bấy giờ sói ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ”. Thánh Vịnh đáp ca cũng xác nhận, “Triều đại Người, đua nở hoa công lý, và thái bình thịnh trị đến muôn đời!”.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi các môn đệ là người có phúc, “Phúc thay mắt nào được thấy điều các con thấy!”. Nhưng điều gì khiến mắt các môn đệ “được hạnh phúc?”. Rõ ràng, họ được phúc nhìn thấy Đấng mà các tiên tri và các vua chúa ngày xưa ao ước thấy; đó là một vị Thiên Sai bằng xương bằng thịt, giờ đây đang ở giữa họ. Không chỉ nhìn thấy, họ còn được ở với Ngài, nên môn đệ của Ngài. Phần chúng ta, dẫu không có đặc ân “nhìn thấy” Chúa Giêsu như các môn đệ đã thấy, nhưng nếu có một đôi mắt đức tin biết nhìn thấy, một đôi tai đức tin biết lắng nghe, chúng ta vẫn được đặc ân nhìn thấy Ngài theo vô số cách khác nhau trong cuộc sống; từ đó, tai và mắt của chúng ta cũng trở thành những đôi tai và ‘những đôi mắt hạnh phúc’.
Anh Chị em,
“Phúc thay mắt nào được thấy điều các con thấy!”. Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ xưa, giờ đây vẫn đang ngỏ với mỗi người chúng ta. Nếu có những đôi mắt và những đôi tai đức tin, chúng ta sẽ không bỏ lỡ Ngài lúc này lúc khác. Chúa Giêsu, “Mùa Xuân Thiên Đường”, đang ở với chúng ta trong các Bí Tích, đặc biệt, Bí Tích Thánh Thể; Ngài ở với chúng ta qua Lời Ngài, qua các giáo huấn của Hội Thánh; Ngài còn ở với chúng ta trong tha nhân, trong những người nghèo, trong các biến cố… Ngài là Emmanuel, là mùa xuân thiên đường hạnh phúc, là ngày hạ không kết thúc, ngày thu không đổi thay và là ngày đông không giá buốt. Nếu có đôi mắt và đôi tai đức tin, chúng ta sẽ thấy và hiểu vô số cách Ngài đang nói, đang dẫn dắt và hướng dẫn chúng ta ngày mỗi ngày. Và như thế, bạn và tôi không hề thua kém các môn đệ. Nhưng để có thể hướng đến món quà thị giác và thính giác này, điều trước tiên cần có là ước muốn của bạn. Chúng ta phải thực sự khát khao Chúa Giêsu, khát khao nhìn thấy Ngài, nghe tiếng Ngài; có như thế, tai và mắt của bạn và tôi mới thực sự là những đôi tai và ‘những đôi mắt hạnh phúc!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết nhắm mắt trước những mời mọc của thế gian, để một chỉ khao khát Chúa; và như thế, dù nắng hay mưa, dù hạ hay thu và ngay cả giữa đông giá, con vẫn ở trong Mùa Xuân Giêsu, ngập tràn hạnh phúc và nắng ấm!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Makei đã gặp Sứ Thần Tòa Thánh Ante Jozic trước khi đột tử
Đặng Tự Do
06:10 28/11/2022
Nhân vật quan trọng cuối cùng mà Ngoại trưởng Vladimir Makei gặp gỡ trước khi đột tử là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus.
Cơ quan thông tin chính thức của Belarus cho biết Ngoại trưởng Vladimir Makei đã gặp Sứ thần Tòa Thánh, vào ngày 25 tháng 11, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Belarus nói rằng:
“Cuộc trò chuyện xoay quanh lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Belarus và Tòa thánh, sự tương tác giữa Vatican và Minsk, cũng như tình trạng hiện tại của Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Cộng hòa Belarus,”
Các bên tái khẳng định cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác liên tôn giáo trong các lĩnh vực khác nhau.
Các nguồn tin Công Giáo từ Belarus cho biết đây có lẽ là lần đầu tiên Makei viếng thăm Tòa Sứ thần Tòa Thánh. Ông ta sẽ triệu tập Sứ thần Tòa Thánh đến Bộ Ngoại Giao theo các quy tắc ngoại giao. Chi tiết này cho thấy ông ta có thể muốn nhờ Tòa Thánh giúp cho một điều gì đó.
Chỉ vài giờ sau cuộc gặp gỡ giữa Makei và Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng cô ta “vô cùng sốc” trước tin tức về cái chết của Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei.
Makei qua đời ở tuổi 64, Bộ Ngoại giao Belarus cho biết hôm thứ Bảy. Bộ Ngoại Giao Nga cho biết ông “đột ngột qua đời hôm nay” mà không cung cấp thêm chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của ông.
Maria Zakharova nói: “Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, ông ấy đã có đóng góp to lớn vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ Nga-Belarus”.
“Ông ấy đã bảo vệ một cách chắc chắn và hiệu quả các lợi ích của Cộng hòa Belarus trên các nền tảng quốc tế, đây là một tổn thất nặng nề, không thể khắc phục được.”
Theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, Makei đã lên kế hoạch gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào ngày thứ Hai tới đây
Một số bối cảnh: Nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko, người đã bày tỏ lời chia buồn với gia đình và bạn bè của Makei hôm thứ Bảy, là một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khi bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng 2, các lực lượng Belarus và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận chung, trong đó nhiều lực lượng Nga đã vượt qua biên giới Ukraine trong cuộc hành quân bất hạnh của họ tới thủ đô.
Vào tháng 10, Belarus tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng khu vực chung với Nga và tiến hành các cuộc tập trận, gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Kyiv. Makei đã từng cáo buộc Ukraine “sắp có hành động khiêu khích” chống lại Belarus vào thời điểm đó, là điều mà các quan chức Ukraine kịch liệt phủ nhận. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Lukashenko và Makei đã bác bỏ khả năng quân Belarus tấn công Ukraine theo yêu cầu của Putin.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, do Nga cầm đầu, Lukashenko đã dập tắt những tin đồn về việc can dự chặt chẽ hơn vào cuộc xâm lược của đồng minh.
Mô tả viễn cảnh quân đội Belarus tiến vào Ukraine là “hoàn toàn vô nghĩa”, Lukashenko nói, “nếu chúng tôi sử dụng binh sĩ của Lực lượng vũ trang để tham gia vào cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ không thêm gì vào đó” khi ông đề cập đến lực lượng 40,000 quân của mình.
Hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin ông nói với các phóng viên ở thủ đô Yerevan của Armenia rằng “Ngược lại, chúng tôi sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Belarus không có vai trò trong cuộc xung đột này”.
Ông nói rằng Belarus đang đóng góp vào nỗ lực chiến tranh của Nga theo những cách khác nhưng nói rằng “chúng tôi không tham gia, chúng tôi không giết bất kỳ ai, chúng tôi không gửi binh sĩ đến đó vì không cần thiết.” Ông lặp lại một tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Makei rằng các cuộc đàm phán là cần thiết để kết thúc chiến tranh.
Tình báo Ukraine cho biết Nga đang lên kế hoạch tấn công giả vào cơ sở hạ tầng ở Belarus để cố gắng kéo Belarus vào cuộc chiến. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã nghi ngờ khả năng Belarus sẽ tham chiến vì những do rủi ro mà một sự tham gia tích cực như thế có thể gây ra cho sự tồn tại của chế độ Lukashenko. Khác với Nga, dân chúng Belarus phản đối chiến tranh một cách áp đảo.
Các nhà lãnh đạo đối lập với Lukashenko cho rằng chính Nga đã giết chết Makei để dằn mặt Lukashenko, và nếu Lukashenko duy trì quan điểm hiện nay, kịch bản nhiều người thấy nhất là sau cái chết của Makei sẽ là cái chết của Lukashenko.
Source:Belta
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cử hành Thánh lễ sau khi bị Trung Quốc kết án
Đặng Tự Do
06:11 28/11/2022
Vài giờ sau khi hầu tòa vì những cáo buộc liên quan đến một quỹ nhân đạo dành cho những người biểu tình ở Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã thuyết giảng trước một cộng đoàn đông đảo và ca ngợi những đức tính của tình yêu thương khi đối mặt với sự đàn áp.
“Chúng ta đang ở trong một tình thế cảnh giác, lo lắng và đối mặt với khó khăn, nhưng hãy tin tưởng vào Chúa” Đức Hồng Y Quân, 90 tuổi, đã lặp lại quan điểm trên với đàn chiên của mình tại Nhà thờ Thánh Giá như ngài đã nói vào hồi tháng 5 vừa qua. “Có rất nhiều người trong chúng ta trong suốt lịch sử đã bị bức hại vì đức tin của họ. Chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho họ ngày hôm nay.”
Đức Hồng Y Quân đã bị bắt vài ngàysau đó bởi các viên chức cảnh sát từ Cục An ninh Quốc gia của thành phố - cùng với bốn ủy viên khác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 hiện đã không còn tồn tại, bao gồm ngôi sao nhạc pop Canada-Hương Cảng Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), học giả Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强), và các nhà lập pháp đối lập cũ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀) và Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭))
Năm người được ủy thác, cũng như thư ký của quỹ, đã bị buộc tội vì không ghi danh quỹ này với tư cách là một hiệp hội. Tất cả đều không nhận tội.
Quỹ đã hỗ trợ hàng trăm người biểu tình trong thời kỳ bất ổn chống dự luật dẫn độ năm 2019 bằng cách cung cấp hỗ trợ pháp lý, quỹ tư vấn tâm lý, điều trị y tế và cứu trợ khẩn cấp.
Vị Hồng Y 90 tuổi và cựu giám mục Hương Cảng đã bị phạt khoảng 4.000 đô la Hương Cảng, hay 500 Mỹ Kim. Mỗi người trong số những người được ủy thác khác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612, cũng bị phạt số tiền tương tự.
Đức Hồng Y là một nhân vật nổi bật trong cộng đồng Công Giáo Rôma gồm 400,000 người ở Hương Cảng và việc bắt giữ ngài đã gây ra làn sóng chấn động cả trong thành phố và nước ngoài. Vatican bày tỏ lo ngại trong khi các nhóm nhân quyền và chính phủ nước ngoài thẳng thắn hơn trong những lời chỉ trích của họ.
Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Vatican tìm cách gia hạn một thỏa thuận gây tranh cãi với Bắc Kinh. Thỏa thuận này cho phép các giám mục trung thành Đảng Cộng sản Trung Quốc được lựa chọn bởi bọn cầm quyền và sau đó được Vatican chấp thuận. Đổi lại, Trung Quốc công nhận thẩm quyền của Tòa thánh trong cộng đồng Công Giáo của mình.
Những người chỉ trích tin rằng thỏa thuận này phản bội người Công Giáo trong Giáo Hội hầm trú của Trung Quốc, là những người phải đối mặt với cái giá cá nhân rất lớn để trung thành với Tòa thánh. Việc tiếp tục thỏa thuận cũng có thể dẫn đến việc Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Chính thức là một quốc gia vô thần và Cộng sản, Trung Quốc vẫn duy trì mức độ kiểm soát cao đối với tất cả các hình thức tôn giáo có tổ chức. Năm 1957, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Giáo Hội Công Giáo do nhà nước phê chuẩn, bổ nhiệm các giám mục của riêng mình và khẳng định ảnh hưởng của cộng sản đối với thần học của họ. Hàng triệu người Công Giáo ở đại lục, vẫn trung thành với Tòa thánh, buộc phải thờ phượng dưới sự đe dọa sách nhiễu và bỏ tù của chính quyền.
Giáo phận Công Giáo Hương Cảng hoạt động như một thực thể riêng biệt với các nhà thờ của Trung Quốc theo khuôn khổ Một quốc gia, Hai hệ thống, trong khi Vatican hiện không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Sinh năm 1932 tại Thượng Hải trong một gia tấn Công Giáo, Đức Hồng Y Quân đến Hương Cảng năm 1948 với tư cách là người tị nạn trong Nội chiến Trung Quốc. Khi còn trẻ, ngài gia nhập Dòng Salêdiêng và được thụ phong linh mục năm 1961 tại Turin, bên Ý.
Đức Hồng Y Quân bắt đầu sự nghiệp của mình tại giáo phận Hương Cảng và cuối cùng trở thành giám mục sau cái chết của vị tiền nhiệm ngài là Đức Hồng Y Gioan Baotixita Hồ Chấn Trung (John Wu, 胡振中). Đức Cha Trần Nhật Quân được Đức Bênêđíctô thăng Hồng Y vào năm 2006.
Rất lâu trước khi tham gia vào Quỹ Nhân đạo 612, Đức Hồng Y Quân đã thẳng thắn nói về quá trình dân chủ hóa và công bằng xã hội của thành phố.
Ngay từ năm 2003, Đức Hồng Y Quân và một số người Công Giáo đã đi đầu trong việc phản đối Điều 23, là nỗ lực của chính quyền Hương Cảng nhằm thông qua luật an ninh quốc gia theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Hơn 500,000 người đã tập hợp chống lại kế hoạch trong một cuộc biểu tình lịch sử. Vào năm 2020, Bắc Kinh đã áp đặt phiên bản luật an ninh của riêng mình đối với thành phố.
Đức Hồng Y Quân cũng tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với Jimmy Lai, chủ sở hữu của tờ báo Apple Daily đã bị đóng cửa và là một người Công Giáo. Lai đang bị giam giữ và có thể phải đối mặt với án tù chung thân với cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Tờ báo ủng hộ dân chủ của ông buộc phải đóng cửa sau khi tòa soạn bị hàng trăm cảnh sát đột kích.
Hứa Dĩnh Đình (Frances Hui, 許穎婷) một nhà hoạt động chính trị lưu vong, từng học tại một trường Công Giáo Hương Cảng có liên kết với Dòng Salêdiêng, nói với HKFP rằng cô luôn nhớ đến Đức Hồng Y Quân, một nhân vật rất dịu dàng và chu đáo.
“Ngài đã dạy chúng tôi khi còn nhỏ, 'Đừng lo lắng, vì Chúa có kế hoạch của Ngài'. Điều đó đã giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống,” Hứa Dĩnh Đình nói, đồng thời cho biết thêm rằng ảnh hưởng của Đức Hồng Y Quân đã được cảm nhận trong phong trào dân chủ rời rạc của Hương Cảng.
Cô nói: “Một số người quen của tôi không theo đạo đã cảm động trước sự hăng say của ngài. Ở tuổi của ngài, ngài có thể đã lùi lại để tránh những rắc rối, nhưng ngài vẫn trung thực với lời nói của mình ngay cả khi đã già như vậy.”
Source:/hongkongfp.com
Vụ kiện mất cơ hội có thể trở thành giáo hoàng của Hồng Y Becciu bị bác bỏ
Đặng Tự Do
06:12 28/11/2022
Một tòa án Ý đã bác bỏ đơn kiện của Đức Hồng Y Angelo Becciu cáo buộc rằng việc truyền thông đưa tin bất lợi đã khiến ngài mất cơ hội trở thành giáo hoàng. Sau những thất bại pháp lý gần đây trong hai vụ kiện, Hồng Y Becciu được lệnh phải trả hàng ngàn đô la tiền bồi thường thiệt hại và án phí.
Các nhà báo Ý đã đưa tin hôm thứ Tư rằng vụ kiện của Hồng Y Becciu chống lại tạp chí tin tức L'Espresso của Ý đã bị bác bỏ tại một tòa án dân sự ở Sanssari, thuộc vùng Sardinia. Một thẩm phán đã ra lệnh cho Hồng Y phải trả các chi phí pháp lý của tạp chí.
Hồng Y Becciu đã đệ đơn kiện L'Espresso vào tháng 11 năm 2020, vài tuần sau khi ngài bị Đức Thánh Cha Phanxicô sa thải khỏi các chức vụ trong giáo triều và ra lệnh từ bỏ các đặc quyền Hồng Y.
Đức Hồng Y đã yêu cầu bồi thường thiệt hại 10 triệu euro trong vụ kiện theo đó Đức Hồng Y tuyên bố rằng việc L'Espresso đưa tin về vụ tai tiếng tài chính tại Phủ Quốc vụ khanh đã góp phần không công bằng vào quyết định sa thải ngài của Đức Giáo Hoàng, làm tổn hại danh tiếng của ngài và khiến ngài mất cơ hội được bầu làm giáo hoàng trong một mật nghị trong tương lai.
Toàn văn quyết định cũng như số tiền mà Becciu sẽ phải trả trong trường hợp đó đều chưa được tòa án công bố.
Nhưng phán quyết ở Sardinia là trở ngại pháp lý thứ hai đối với vị Hồng Y trong vài tuần qua.
Một tòa án ở Como đã ra lệnh cho Hồng Y Becciu phải trả gần 50,000 euro án phí và thiệt hại vào ngày 11 tháng 11, về một vụ kiện mà ngài đệ đơn chống lại cựu phụ tá của mình tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, là Đức Ông Alberto Perlasca.
Tòa án ở Como đã bác đơn kiện của Hồng Y Becciu vào tháng 12 năm ngoái.
Trong một phán quyết thứ hai trong tháng này, thẩm phán nhận thấy vị Hồng Y phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quy trình pháp lý khi cố gắng kiện Perlasca, người là nhân chứng chính cho vụ truy tố ở Thành phố Vatican, nơi Hồng Y Becciu là một trong mười bị cáo bị xét xử vì tội tài chính.
Hồng Y Becciu bị buộc tội trong phiên tòa xét xử ở Vatican về tội lạm dụng chức vụ, tham ô và âm mưu. Ngài cũng bị buộc tội cố gắng thay đổi lời khai của Đức Ông Perlasca.
Khi đệ đơn kiện Perlasca, Becciu đã đòi nửa triệu euro từ cấp phó của mình vì đã gây tổn hại cho sức khỏe và lối sống của Hồng Y, được cho là do sự hợp tác của Perlasca với các nhà điều tra của Vatican.
Thẩm phán Lorenzo Azzi đã ra phán quyết vào năm ngoái rằng “không có hành vi gây hại cụ thể nào trong lời khai của nguyên đơn” và nhận thấy các yêu cầu đòi bồi thường của Hồng Y Becciu “hoàn toàn thiếu bất kỳ … trọng lượng” nào để biện minh cho những thiệt hại mà ngài nêu ra.
Tháng này, vị thẩm phán đã ra lệnh yêu cầu Becciu trả 40,000 euro án phí cho Đức Ông Perlasca và Genoveffa Ciferri, một người bạn của Perlasca có tên trong vụ kiện của Becciu. Vị Hồng Y này cũng được lệnh phải trả cho người phó của mình 9,000 euro tiền bồi thường thiệt hại.
Theo đoạn phim bị rò rỉ về các cuộc phỏng vấn của Đức Ông Perlasca với các công tố viên Vatican, Đức Ông xác nhận rằng, theo chỉ thị của Hồng Y Becciu, ngài đã giúp dàn xếp các khoản chuyển tiền trị giá hơn nửa triệu euro cho Cecilia Marogna, nhà phân tích địa chính trị tự xưng là đã từng làm gián điệp riêng cho Hồng Y Becciu khi ngài làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đức Ông Perlasca cho biết có một lần, ngài đã chuẩn bị một phong bì với gần 15,000 euro tiền mặt cho vị Hồng Y, nhưng ngài không biết số tiền này sẽ được chuyển cho ai - chỉ biết rằng Hồng Y Becciu nói với ngài rằng việc chuyển tiền đã được đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận.
Đức Ông Perlasca nói với các công tố viên Vatican rằng Hồng Y Becciu “rất tức giận” với ngài vì đã thắc mắc về việc chuyển tiền, và đã yêu cầu được biết lý do tại sao Đức Ông không xóa hồ sơ giao dịch khỏi hồ sơ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Phiên tòa xét xử Hồng Y Becciu tại Vatican vẫn đang tiếp diễn.
Source:Pillar Catholic
Đức Giáo Hoàng vướng vào tranh cãi về sự tàn ác của người Chechnya và người Buryat trong quân đội Nga
Đặng Tự Do
20:06 28/11/2022
Đức Giáo Hoàng đã vướng vào những tranh cãi với Nga sau khi gọi người Chechnya và người Buryat trong quân đội Nga là những kẻ tàn ác nhất.
Theo trang tin Kommersant của Nga, hôm thứ Hai, ngày 28 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra tuyên bố trên khi bình luận về cuộc chiến ở Ukraine trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí America của Dòng Tên.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là một “sự xuyên tạc sự thật.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi tôi nói về Ukraine, tôi đang nói về một dân tộc đã chịu tử đạo. Nếu bạn có những người trở thành tử vì đạo, thì cố nhiên bạn có những người hành hạ họ”.
“Khi tôi nói về Ukraine, tôi nói về sự tàn bạo bởi vì tôi có rất nhiều thông tin về sự tàn bạo của quân đội. Theo quy luật, những người tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân thủ các quy tắc truyền thống của Nga, chẳng hạn như người Chechenya, người Buryat, v.v.”
Đức Giáo Hoàng đã cho thấy ngài sẵn sàng đến thăm Kyiv nhưng chỉ khi ngài cũng đến thăm Mạc Tư Khoa, đồng thời nói thêm rằng ngài đã nhiều lần gửi cho phía Nga danh sách các tù nhân chiến tranh Ukraine. Ông nói, phản ứng của họ đối với lời đề nghị trao đổi luôn là tích cực.
Vatican đã nhiều lần đề nghị làm trung gian hòa giải sau cuộc xâm lược Ukraine nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi tích cực từ bên nào. Lời đề nghị mới nhất được đưa ra vào ngày 27 tháng 11 bởi Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.
Một số nguồn tin cho biết Điện Cẩm Linh hiện sẵn sàng thảo luận về Ukraine với Vatican, nhưng họ vẫn chưa chấp nhận lời đề nghị làm trung gian hòa giải.
Liệu những bình luận gây tranh cãi về sự tàn ác của người Chechnya và Buryat trong quân đội Nga, có làm hỏng bất kỳ cuộc thảo luận nào như vậy hay không vẫn còn phải chờ xem.
Maria Zakharova hằn học cho rằng những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng với tạp chí America của Dòng Tên là một “minh chứng cho tâm tình bài Nga” của ngài. Điều này gây ngạc nhiên cho nhiều người vì khi chỉ trích sự tàn ác của người Chechnya và Buryat, xem ra Đức Thánh Cha có ý muốn nói tốt cho người Nga. Các thống kê cho thấy quân Nga chính cống cũng tàn bạo không kém người Chechnya và Buryat trong các tội ác như hiếp dâm, cướp bóc, bắn giết dân lành. Một sự thật cũng không thể chối cãi là cuộc chiến này do Putin, một người Nga chính cống, không phải Chechnya hay Buryat, gây ra. Và các quyết định bắn phóng hỏa tiễn vào thường dân, vào các cơ sở hạ tầng dân sự để cướp đoạt của dân Ukraine nguồn điện, nguồn nhiệt khi mùa Đông ập đến đã được quyết định bởi các tướng lĩnh Nga chính cống, không phải người Chechnya hay Buryat. Còn ông Thượng Phụ Kirill thì sao? Ông ta là người Nga chính cống, truyền thống Nga đầy mình!
Source:Euro Weekly NewsPope gets into spat over cruelty of Chechens and Buryats in Russian army
Theo trang tin Kommersant của Nga, hôm thứ Hai, ngày 28 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra tuyên bố trên khi bình luận về cuộc chiến ở Ukraine trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí America của Dòng Tên.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là một “sự xuyên tạc sự thật.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi tôi nói về Ukraine, tôi đang nói về một dân tộc đã chịu tử đạo. Nếu bạn có những người trở thành tử vì đạo, thì cố nhiên bạn có những người hành hạ họ”.
“Khi tôi nói về Ukraine, tôi nói về sự tàn bạo bởi vì tôi có rất nhiều thông tin về sự tàn bạo của quân đội. Theo quy luật, những người tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân thủ các quy tắc truyền thống của Nga, chẳng hạn như người Chechenya, người Buryat, v.v.”
Đức Giáo Hoàng đã cho thấy ngài sẵn sàng đến thăm Kyiv nhưng chỉ khi ngài cũng đến thăm Mạc Tư Khoa, đồng thời nói thêm rằng ngài đã nhiều lần gửi cho phía Nga danh sách các tù nhân chiến tranh Ukraine. Ông nói, phản ứng của họ đối với lời đề nghị trao đổi luôn là tích cực.
Vatican đã nhiều lần đề nghị làm trung gian hòa giải sau cuộc xâm lược Ukraine nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi tích cực từ bên nào. Lời đề nghị mới nhất được đưa ra vào ngày 27 tháng 11 bởi Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.
Một số nguồn tin cho biết Điện Cẩm Linh hiện sẵn sàng thảo luận về Ukraine với Vatican, nhưng họ vẫn chưa chấp nhận lời đề nghị làm trung gian hòa giải.
Liệu những bình luận gây tranh cãi về sự tàn ác của người Chechnya và Buryat trong quân đội Nga, có làm hỏng bất kỳ cuộc thảo luận nào như vậy hay không vẫn còn phải chờ xem.
Maria Zakharova hằn học cho rằng những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng với tạp chí America của Dòng Tên là một “minh chứng cho tâm tình bài Nga” của ngài. Điều này gây ngạc nhiên cho nhiều người vì khi chỉ trích sự tàn ác của người Chechnya và Buryat, xem ra Đức Thánh Cha có ý muốn nói tốt cho người Nga. Các thống kê cho thấy quân Nga chính cống cũng tàn bạo không kém người Chechnya và Buryat trong các tội ác như hiếp dâm, cướp bóc, bắn giết dân lành. Một sự thật cũng không thể chối cãi là cuộc chiến này do Putin, một người Nga chính cống, không phải Chechnya hay Buryat, gây ra. Và các quyết định bắn phóng hỏa tiễn vào thường dân, vào các cơ sở hạ tầng dân sự để cướp đoạt của dân Ukraine nguồn điện, nguồn nhiệt khi mùa Đông ập đến đã được quyết định bởi các tướng lĩnh Nga chính cống, không phải người Chechnya hay Buryat. Còn ông Thượng Phụ Kirill thì sao? Ông ta là người Nga chính cống, truyền thống Nga đầy mình!
Source:Euro Weekly News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn Công Bố Thành Lập Giáo Xứ Thiên Ân Giáo Phân Phú Cường
Nguyễn Hữu Lộc
17:39 28/11/2022
Thánh Lễ Tạ Ơn Công Bố Thành Lập Giáo Xứ Thiên Ân; Nghi Thức Làm Phép Và Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Nhà Thờ Và Nhà Giáo Lý.
Vào lúc 9 giờ 30, ngày 26/11/2012, trên diện tích đất toạ lạc tại ấp Thạnh Tân, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, nơi đã dựng sẵn một rạp che bề thế cho việc cử hành thánh lễ và nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ và Nhà Giáo lý của Giáo xứ Thiên n, do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước sẽ chủ sự. Cũng nên nhắc lại ý hướng cao cả cho biến cố được gọi là sự kiện đức tin, tình yêu và hiệp nhất: “hiện thực một nguyện ước và tiếp nối những hoài vọng”. Nơi đây sẽ là ngôi Thánh đường dành cho Bà con Giáo dân vùng Biên giới giáp Campuchia có nơi cầu nguyện; ca tụng Thiên Chúa; cũng như là loan báo Tin Mừng.
Xem Hình
Tham dự ngoài Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Trung – Quản xứ còn có Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – nguyên Chánh xứ Thánh Linh, hiện là Cha Hạt trưởng Hạt Tây Ninh, cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và giáo dân giáo xứ Thánh Linh; Thánh Mẩu; Tây Ninh; Phong Cốc; Tân Nghĩa……. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của đại diện chính quyền Tỉnh Tây Ninh; huyện Tân Biên và xã Thạnh Tây; xã Tân Bình.
Cha chánh xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ (HĐMV) tổ chức đón tiếp Đức cha Giuse một cách long trọng bằng hàng rào danh dự gồm thành viên ban Thường vụ HĐMV, ban Điều hành các giáo khu, đại diện các hội đoàn, ban kèn đồng và đội trống. Đức cha Giuse vừa đến đầu đường dẫn vào nhà thờ, linh mục G.b Vũ Văn Trung – chánh xứ Thánh Linh (cũng là Cha quản xứ Thiên n) đã đón tiếp và dẫn Đức cha qua hàng danh dự tiến vào khuôn viên nơi làm nghi thức làm phép đặt viên đá xây dựng nhà thờ, cùng lúc đó, tiếng chuông, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng vỗ tay vang dội đón chào Đức cha Giuse.
Nghi thức đặt viên đá được bắt đầu bằng tiếng kèn; tiếng trống rước đoàn đồng tế do Đức cha Giuse chủ tế cùng quý cha tiến vào lễ Đài; cùng tham dự ngoài các n nhân trên Tay là các Cục Gạch ủng hộ cho Công trình xây dựng Nhà thờ còn có n nhân ủng hộ đặc biệt với Tấm đá trên tay. Trong lời chào thăm đầu nghi thức, Đức Cha Giuse chủ tế cũng đề cập đến ý nghĩa thánh thiêng và thực tiễn của công trình xây dựng được khởi công từ hôm nay. Giá trị đức tin được biểu hiện qua việc chung tình hiệp ý và đồng lòng góp công sức thực sự sẽ là dấu ấn tình yêu nài xin Thiên Chúa chúc lành và nâng đỡ, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria; của 02 Thánh Phê rô và Phao lô quan Thầy của Giáo xứ cho công việc xây dựng được tiến hành suôn sẻ, bình an từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Sau nghi thức làm phép Viên Đá và định vị nơi sẽ tiến hành xây dựng Nhà thờ là Thánh lễ Tạ ơn mừng ngày Công bố Thành lập Giáo xứ Thiên n do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh công bố nghị định thành lập Giáo xứ.
Cũng cần nói thêm, Giáo xứ Thiên n trước đây là Giáo họ Bình Tân nhỏ bé thuộc Giáo xứ Thánh Linh. Vào năm 1973, một số Bà con Giáo dân từ Campuchia trở về Việt Nam sinh sống trên phần đất Giáp biên. Và mỗi khi Giáo dân muốn tham dự Thánh lễ mà chủ yếu các thánh lễ Trọng trong năm như Giáng sinh; phục sinh thì Bà con Giáo dân phải vượt gần 30 cây số để đến Giáo xứ Thánh Mẩu (Mỏ công) để tham dự.
Nhà thờ Thiên n được hình thành khởi đi từ Cha Gioan Võ Hoàn Sinh, nguyên Chánh xứ Thánh Linh. Cha Gioan là Vị mục tử tốt lành, đã chạnh long thương khi thấy Giáo dân đi lễ quá xa và nhiều vất vả, nên Cha đã suy nghĩ và cầu nguyện quyết dấn thân phục vụ vì Đoàn chiên, sau 17 năm vất vả, năm 2013 Ngài đã quyết định thành lập Giáo điểm Bình Tân và ban đầu Dâng lễ tại nhà của Gioan.b Phạm Quý Hoạch. Thật vậy nếu không có Vị mục tử hy sinh vì Đoàn chiên và tương lai của Giáo hội của Gioan Võ Hoàn Sinh thì không có Giáo xứ Thiên n như ngày hôm nay.
Trước khi bắt đầu thánh lệ Tạ ơn, Đức cha Giuse mời mọi người cùng tham dự Thánh lễ: Chúng ta vừa đặt viên đá đầu tiên, giờ đây bắt đầu Thánh lễ Tạ ơn, chúng ta ý thức rằng, tất cả chúng ta đã và đang được xây dựng lên từ tình thương của Thiên Chúa, được hít thở chính hồng ân của Thiên Chúa, để sống, để lớn lên. Đồng thời những công việc, những khả năng mà chúng ta có thể thực hiện được trong công trình xây dựng, đây cũng là thành quả tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, xin cho mỗi người chúng ta, đặc biệt cho giáo xứ biết đặt cuộc đời của mỗi người chúng ta, biết đặt cộng đoàn và những công trình xây dựng từ vật chất đến tinh thần ở trong tình thương của Thiên Chúa, để chính thánh ý của Thiên Chúa điều khiển, chi phối, nhờ đó ân sủng của Thiên Chúa được triển nở một cách tốt đẹp, mang lại vinh danh Thiên Chúa và niềm hạnh phúc cho con người chúng ta.
Trong phần giả lễ Đức Cha Giuse chia sẽ: Chúng ta muốn được ngôi nhà khang trang, lịch sự, có những tiện nghi thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt ở trong giáo xứ. Những điều đó cần, nhưng không phải là thiết yếu. Bởi lẽ, khi chúng ta xây dựng ngôi nhà, dù khang trang, quý giá, đắt tiền, công trình có nghệ thuật cỡ nào đi nữa, thì một lúc nào đó cũng phải sửa chữa, xây lại. Nhưng cái mà chúng ta cần phải xây dựng, mà nó có giá trị vĩnh cửu đó là Nhà Thiên Chúa, là nhà của cộng đoàn Thánh Gia có Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị, có Mẹ Maria - Thánh Cả Giuse và có các con cái Thiên Chúa sum họp. Đó là mái nhà mà chúng ta cần phải xây dựng, không phải xây dựng hôm nay, mà là xây dựng dài dài, xây dựng đó không phải chỉ một số người, mà của tất cả giáo dân trong giáo xứ, các ân nhân gần xa đang hiện diện nơi đây, đã góp tay chia sẻ tấm lòng xây dựng ngôi nhà của Thiên Chúa, xây dựng ngôi nhà có giá trị vĩnh cửu cho Thiên Chúa ngự trị, cho những người con Thiên Chúa có chỗ sinh hoạt, làm vinh danh Thiên Chúa, xây dựng hạnh phúc của con người là con cái của Thiên Chúa.
Sau lời nguyện kết lễ, Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Trung, thay mặt giáo dân dâng lời cám ơn Đức cha, quý cha đã dâng Thánh lễ và quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân, quý khách đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện, cũng như đã đóng góp bằng cách này hay cách khác cho việc xây dựng công trình nhà sinh hoạt và nhà xứ.
Cuối cùng, mọi người ra về trong hạnh phúc và bình an của Chúa, sau khi đã lãnh nhận phép lành do Đức cha Giuse ban.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Truyền Thông Phú Cường
Vào lúc 9 giờ 30, ngày 26/11/2012, trên diện tích đất toạ lạc tại ấp Thạnh Tân, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, nơi đã dựng sẵn một rạp che bề thế cho việc cử hành thánh lễ và nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ và Nhà Giáo lý của Giáo xứ Thiên n, do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước sẽ chủ sự. Cũng nên nhắc lại ý hướng cao cả cho biến cố được gọi là sự kiện đức tin, tình yêu và hiệp nhất: “hiện thực một nguyện ước và tiếp nối những hoài vọng”. Nơi đây sẽ là ngôi Thánh đường dành cho Bà con Giáo dân vùng Biên giới giáp Campuchia có nơi cầu nguyện; ca tụng Thiên Chúa; cũng như là loan báo Tin Mừng.
Xem Hình
Tham dự ngoài Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Trung – Quản xứ còn có Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – nguyên Chánh xứ Thánh Linh, hiện là Cha Hạt trưởng Hạt Tây Ninh, cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và giáo dân giáo xứ Thánh Linh; Thánh Mẩu; Tây Ninh; Phong Cốc; Tân Nghĩa……. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của đại diện chính quyền Tỉnh Tây Ninh; huyện Tân Biên và xã Thạnh Tây; xã Tân Bình.
Cha chánh xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ (HĐMV) tổ chức đón tiếp Đức cha Giuse một cách long trọng bằng hàng rào danh dự gồm thành viên ban Thường vụ HĐMV, ban Điều hành các giáo khu, đại diện các hội đoàn, ban kèn đồng và đội trống. Đức cha Giuse vừa đến đầu đường dẫn vào nhà thờ, linh mục G.b Vũ Văn Trung – chánh xứ Thánh Linh (cũng là Cha quản xứ Thiên n) đã đón tiếp và dẫn Đức cha qua hàng danh dự tiến vào khuôn viên nơi làm nghi thức làm phép đặt viên đá xây dựng nhà thờ, cùng lúc đó, tiếng chuông, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng vỗ tay vang dội đón chào Đức cha Giuse.
Nghi thức đặt viên đá được bắt đầu bằng tiếng kèn; tiếng trống rước đoàn đồng tế do Đức cha Giuse chủ tế cùng quý cha tiến vào lễ Đài; cùng tham dự ngoài các n nhân trên Tay là các Cục Gạch ủng hộ cho Công trình xây dựng Nhà thờ còn có n nhân ủng hộ đặc biệt với Tấm đá trên tay. Trong lời chào thăm đầu nghi thức, Đức Cha Giuse chủ tế cũng đề cập đến ý nghĩa thánh thiêng và thực tiễn của công trình xây dựng được khởi công từ hôm nay. Giá trị đức tin được biểu hiện qua việc chung tình hiệp ý và đồng lòng góp công sức thực sự sẽ là dấu ấn tình yêu nài xin Thiên Chúa chúc lành và nâng đỡ, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria; của 02 Thánh Phê rô và Phao lô quan Thầy của Giáo xứ cho công việc xây dựng được tiến hành suôn sẻ, bình an từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Sau nghi thức làm phép Viên Đá và định vị nơi sẽ tiến hành xây dựng Nhà thờ là Thánh lễ Tạ ơn mừng ngày Công bố Thành lập Giáo xứ Thiên n do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh công bố nghị định thành lập Giáo xứ.
Cũng cần nói thêm, Giáo xứ Thiên n trước đây là Giáo họ Bình Tân nhỏ bé thuộc Giáo xứ Thánh Linh. Vào năm 1973, một số Bà con Giáo dân từ Campuchia trở về Việt Nam sinh sống trên phần đất Giáp biên. Và mỗi khi Giáo dân muốn tham dự Thánh lễ mà chủ yếu các thánh lễ Trọng trong năm như Giáng sinh; phục sinh thì Bà con Giáo dân phải vượt gần 30 cây số để đến Giáo xứ Thánh Mẩu (Mỏ công) để tham dự.
Nhà thờ Thiên n được hình thành khởi đi từ Cha Gioan Võ Hoàn Sinh, nguyên Chánh xứ Thánh Linh. Cha Gioan là Vị mục tử tốt lành, đã chạnh long thương khi thấy Giáo dân đi lễ quá xa và nhiều vất vả, nên Cha đã suy nghĩ và cầu nguyện quyết dấn thân phục vụ vì Đoàn chiên, sau 17 năm vất vả, năm 2013 Ngài đã quyết định thành lập Giáo điểm Bình Tân và ban đầu Dâng lễ tại nhà của Gioan.b Phạm Quý Hoạch. Thật vậy nếu không có Vị mục tử hy sinh vì Đoàn chiên và tương lai của Giáo hội của Gioan Võ Hoàn Sinh thì không có Giáo xứ Thiên n như ngày hôm nay.
Trước khi bắt đầu thánh lệ Tạ ơn, Đức cha Giuse mời mọi người cùng tham dự Thánh lễ: Chúng ta vừa đặt viên đá đầu tiên, giờ đây bắt đầu Thánh lễ Tạ ơn, chúng ta ý thức rằng, tất cả chúng ta đã và đang được xây dựng lên từ tình thương của Thiên Chúa, được hít thở chính hồng ân của Thiên Chúa, để sống, để lớn lên. Đồng thời những công việc, những khả năng mà chúng ta có thể thực hiện được trong công trình xây dựng, đây cũng là thành quả tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, xin cho mỗi người chúng ta, đặc biệt cho giáo xứ biết đặt cuộc đời của mỗi người chúng ta, biết đặt cộng đoàn và những công trình xây dựng từ vật chất đến tinh thần ở trong tình thương của Thiên Chúa, để chính thánh ý của Thiên Chúa điều khiển, chi phối, nhờ đó ân sủng của Thiên Chúa được triển nở một cách tốt đẹp, mang lại vinh danh Thiên Chúa và niềm hạnh phúc cho con người chúng ta.
Trong phần giả lễ Đức Cha Giuse chia sẽ: Chúng ta muốn được ngôi nhà khang trang, lịch sự, có những tiện nghi thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt ở trong giáo xứ. Những điều đó cần, nhưng không phải là thiết yếu. Bởi lẽ, khi chúng ta xây dựng ngôi nhà, dù khang trang, quý giá, đắt tiền, công trình có nghệ thuật cỡ nào đi nữa, thì một lúc nào đó cũng phải sửa chữa, xây lại. Nhưng cái mà chúng ta cần phải xây dựng, mà nó có giá trị vĩnh cửu đó là Nhà Thiên Chúa, là nhà của cộng đoàn Thánh Gia có Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị, có Mẹ Maria - Thánh Cả Giuse và có các con cái Thiên Chúa sum họp. Đó là mái nhà mà chúng ta cần phải xây dựng, không phải xây dựng hôm nay, mà là xây dựng dài dài, xây dựng đó không phải chỉ một số người, mà của tất cả giáo dân trong giáo xứ, các ân nhân gần xa đang hiện diện nơi đây, đã góp tay chia sẻ tấm lòng xây dựng ngôi nhà của Thiên Chúa, xây dựng ngôi nhà có giá trị vĩnh cửu cho Thiên Chúa ngự trị, cho những người con Thiên Chúa có chỗ sinh hoạt, làm vinh danh Thiên Chúa, xây dựng hạnh phúc của con người là con cái của Thiên Chúa.
Sau lời nguyện kết lễ, Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Trung, thay mặt giáo dân dâng lời cám ơn Đức cha, quý cha đã dâng Thánh lễ và quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân, quý khách đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện, cũng như đã đóng góp bằng cách này hay cách khác cho việc xây dựng công trình nhà sinh hoạt và nhà xứ.
Cuối cùng, mọi người ra về trong hạnh phúc và bình an của Chúa, sau khi đã lãnh nhận phép lành do Đức cha Giuse ban.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Truyền Thông Phú Cường
Giới Doanh nhân Công Giáo Sàigòn: Sinh hoạt và Thánh lễ ngày 27-11-2022
Tiến Hương (TGPSG)
19:42 28/11/2022
Giới Doanh nhân Công Giáo Sàigòn: Sinh hoạt và Thánh lễ ngày 27-11-2022
TGPSG - Giới Doanh nhân Công Giáo (DNCG) đã có buổi sinh hoạt và Thánh lễ vào sáng Chúa nhật I Mùa Vọng, ngày 27-11-2022, tại Trung tâm Mục vụ TGPSG.
Tham dự có: linh mục (Lm) Giuse Tạ Huy Hoàng - Linh hướng DNCG và khoảng 80 thành viên; trong đó có 18 anh chị em tham gia lần đầu.
Sinh hoạt
Lúc 9g, DNCG đã khởi động buổi sinh hoạt với bài hát truyền thống tươi vui, cùng nồng nhiệt hát chúc mừng những anh chị em mừng ngày sinh nhật, bổn mạng, kỷ niệm ngày cưới trong tháng 11/2022.
Xem Hình
Tiếp theo, ông Phêrô Đỗ Tiến Sĩ - Trưởng ban Đại diện DNCG đã cho biết: Sau buổi họp của Lm Linh hướng với Ban cố vấn và Ban Đại diện DNCG, tất cả mọi người đã thống nhất chọn ra các Ban trong DNCG như sau:
Ban cố vấn DNCG, gồm 6 người là những người đã từng có kinh nghiệm trong lãnh vực hoạt động: Loan báo Tin mừng (LBTM), Caritas, Bác ái xã hội, Giáo điểm và di dân, gây quỹ và DNCG trẻ (YAC) và Học bổng Tôma Thiện.
Ban Đại diện gồm 11 người. Trưởng ban Đại diện chịu trách nhiệm chung, những vị còn lại đảm trách Trưởng ban hoạt động trong các lĩnh vực: Hoạt động LBTM và bác ái xã hội (có 5 Ban: Di dân, Giáo điểm, Bác ái XH, Học bổng Tôma Thiện, Quỹ Têrêsa Calcutta); hoặc Hoạt động xây dựng khối thành viên (có 4 Ban: Truyền thông và kết nối thành viên, DNCG trẻ, Ca đoàn, Hành chính và Mục vụ). Ngoài ra, các thành viên DNCG cũng đã đăng ký tham gia vào các Ban, cùng hiệp hành, góp sức với các Trưởng ban nhằm giúp cho các hoạt động của Giới DNCG trong việc xây dựng Giáo hội và xã hội được nhiều sự tốt đẹp.
Một số Trưởng ban đã trình bày chi tiết, cụ thể thực trạng và nhu cầu hiện nay của những mảnh đời cần sự giúp đỡ chia sẻ như: những người di dân, công nhân đang thất nghiệp, trẻ em mồ côi, sinh viên nghèo...; các Ban đã dự trù ngân sách cần chi, đồng thời kêu gọi DNCG quảng đại tham dự “Đêm nhạc tri ân”, được tổ chức vào ngày 09-12-2022, tại Adora Center, nhằm đóng góp vào quỹ Lan Tỏa Yêu Thương của Giới DNCG. Các Trưởng ban hoạt động xây dựng khối thành viên cũng trình bày những kế hoạch nhằm sống đúng tôn chỉ của Giới DNCG; nâng đỡ nhau trong đời sống Tin - Cậy - Mến và trong kinh doanh; tạo bầu khí hiệp hành, yêu thương, sinh động trong sinh hoạt.
Chia sẻ kết nối kinh doanh
Ông Giuse Trần Thanh Quang (Cafe Trần Quang), đã chia sẻ kinh nghiệm trong hành trình kinh doanh. Ông đặt niềm tin vào Chúa và lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam, nền tảng vững chắc cho các mối tương giao và hoạt động kinh doanh, và ông cũng xác quyết rằng tất cả những gì ông có được đều là do Chúa ban. Ông nói: Chúa ban cho chúng ta rất nhiều, cho mỗi người những nén bạc để làm sinh lợi theo ý của Chúa, tích trữ vào kho tàng trên trời là những việc lành, nơi bền vững không bao giờ hư mất. Cho dẫu như bà góa nghèo, dâng cúng nơi đền thờ chỉ hai đồng kẽm, nhưng Chúa nói “bà đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết.., bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình" (Mc 12:41-44). Chúa nhìn thấu tấm lòng của bà góa. Với những ý này ông mời gọi DNCG chia sẻ bác ái cho hoạt động LBTM và bác ái xã hội.
Lm Giuse đã chủ tế Thánh lễ Chúa nhật I mùa Vọng năm A, với các ý lễ tạ ơn Chúa và xin Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác cho các ân nhân thân nhân; cho anh chị em DNCG luôn tỉnh thức đón Chúa đến mỗi ngày qua Thánh lễ, nơi Bí tích Thánh Thể, sống hiệp hành với Giáo hội qua cầu nguyện, chia sẻ bác ái, lan tỏa yêu thương trong Đêm nhạc tri ân vào ngày 09-12-2022 sắp tới; cầu cho các linh hồn, cách riêng cho linh hồn ông Giuse Vũ Thanh Tâm - một thành viên lâu năm của Giới DNCG.
Mở đầu bài giảng với Lời Chúa: “Vì chính lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44). Lm đã giải thích ý nghĩa phụng vụ Mùa Vọng và mời gọi DNCG hãy sẵn sàng, tỉnh thức, mong chờ Chúa đến. Chúa đã đến lần thứ nhất cách đây hơn 2000 năm để đem ơn cứu độ cho nhân loại và trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang trong ngày cánh chung; cánh chung của mỗi người hay cánh chúng của toàn thể nhân loại.
Lm Giuse đã mời gọi áp dụng sống lời Chúa trong các mối tương giao nơi doanh nghiệp, nơi xã hội. Ngài đã có những kinh nghiệm: “Chưa từng vượt qua gian khó làm sao gọi đã có kinh nghiệm; chưa từng ngày đêm khấn nguyện làm sao hiểu hết êm đềm lời kinh.” Phải sống thật, nói thật, cảm thật trong cuộc đời của mình thì kinh doanh, canh tân của chúng ta mới làm người ta tin vào.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở trong năm phụng vụ mới, canh tân đời sống chúng ta bằng đời sống chia sẻ chân thành, tỉnh thức sẵn sàng đón Chúa đến.
Cuối lễ, ông GB. Nguyễn Quang Trung đã đại diện DNCG cảm ơn Lm Linh hướng đã tham dự buổi sinh hoạt và chủ tế Thánh lễ.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 với bài hát “Hãy sẵn sàng”.
Bài & Ảnh: Tiến Hương (TGPSG)
TGPSG - Giới Doanh nhân Công Giáo (DNCG) đã có buổi sinh hoạt và Thánh lễ vào sáng Chúa nhật I Mùa Vọng, ngày 27-11-2022, tại Trung tâm Mục vụ TGPSG.
Tham dự có: linh mục (Lm) Giuse Tạ Huy Hoàng - Linh hướng DNCG và khoảng 80 thành viên; trong đó có 18 anh chị em tham gia lần đầu.
Sinh hoạt
Lúc 9g, DNCG đã khởi động buổi sinh hoạt với bài hát truyền thống tươi vui, cùng nồng nhiệt hát chúc mừng những anh chị em mừng ngày sinh nhật, bổn mạng, kỷ niệm ngày cưới trong tháng 11/2022.
Xem Hình
Tiếp theo, ông Phêrô Đỗ Tiến Sĩ - Trưởng ban Đại diện DNCG đã cho biết: Sau buổi họp của Lm Linh hướng với Ban cố vấn và Ban Đại diện DNCG, tất cả mọi người đã thống nhất chọn ra các Ban trong DNCG như sau:
Ban cố vấn DNCG, gồm 6 người là những người đã từng có kinh nghiệm trong lãnh vực hoạt động: Loan báo Tin mừng (LBTM), Caritas, Bác ái xã hội, Giáo điểm và di dân, gây quỹ và DNCG trẻ (YAC) và Học bổng Tôma Thiện.
Ban Đại diện gồm 11 người. Trưởng ban Đại diện chịu trách nhiệm chung, những vị còn lại đảm trách Trưởng ban hoạt động trong các lĩnh vực: Hoạt động LBTM và bác ái xã hội (có 5 Ban: Di dân, Giáo điểm, Bác ái XH, Học bổng Tôma Thiện, Quỹ Têrêsa Calcutta); hoặc Hoạt động xây dựng khối thành viên (có 4 Ban: Truyền thông và kết nối thành viên, DNCG trẻ, Ca đoàn, Hành chính và Mục vụ). Ngoài ra, các thành viên DNCG cũng đã đăng ký tham gia vào các Ban, cùng hiệp hành, góp sức với các Trưởng ban nhằm giúp cho các hoạt động của Giới DNCG trong việc xây dựng Giáo hội và xã hội được nhiều sự tốt đẹp.
Một số Trưởng ban đã trình bày chi tiết, cụ thể thực trạng và nhu cầu hiện nay của những mảnh đời cần sự giúp đỡ chia sẻ như: những người di dân, công nhân đang thất nghiệp, trẻ em mồ côi, sinh viên nghèo...; các Ban đã dự trù ngân sách cần chi, đồng thời kêu gọi DNCG quảng đại tham dự “Đêm nhạc tri ân”, được tổ chức vào ngày 09-12-2022, tại Adora Center, nhằm đóng góp vào quỹ Lan Tỏa Yêu Thương của Giới DNCG. Các Trưởng ban hoạt động xây dựng khối thành viên cũng trình bày những kế hoạch nhằm sống đúng tôn chỉ của Giới DNCG; nâng đỡ nhau trong đời sống Tin - Cậy - Mến và trong kinh doanh; tạo bầu khí hiệp hành, yêu thương, sinh động trong sinh hoạt.
Chia sẻ kết nối kinh doanh
Ông Giuse Trần Thanh Quang (Cafe Trần Quang), đã chia sẻ kinh nghiệm trong hành trình kinh doanh. Ông đặt niềm tin vào Chúa và lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam, nền tảng vững chắc cho các mối tương giao và hoạt động kinh doanh, và ông cũng xác quyết rằng tất cả những gì ông có được đều là do Chúa ban. Ông nói: Chúa ban cho chúng ta rất nhiều, cho mỗi người những nén bạc để làm sinh lợi theo ý của Chúa, tích trữ vào kho tàng trên trời là những việc lành, nơi bền vững không bao giờ hư mất. Cho dẫu như bà góa nghèo, dâng cúng nơi đền thờ chỉ hai đồng kẽm, nhưng Chúa nói “bà đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết.., bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình" (Mc 12:41-44). Chúa nhìn thấu tấm lòng của bà góa. Với những ý này ông mời gọi DNCG chia sẻ bác ái cho hoạt động LBTM và bác ái xã hội.
Lm Giuse đã chủ tế Thánh lễ Chúa nhật I mùa Vọng năm A, với các ý lễ tạ ơn Chúa và xin Chúa ban nhiều ơn lành hồn xác cho các ân nhân thân nhân; cho anh chị em DNCG luôn tỉnh thức đón Chúa đến mỗi ngày qua Thánh lễ, nơi Bí tích Thánh Thể, sống hiệp hành với Giáo hội qua cầu nguyện, chia sẻ bác ái, lan tỏa yêu thương trong Đêm nhạc tri ân vào ngày 09-12-2022 sắp tới; cầu cho các linh hồn, cách riêng cho linh hồn ông Giuse Vũ Thanh Tâm - một thành viên lâu năm của Giới DNCG.
Mở đầu bài giảng với Lời Chúa: “Vì chính lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44). Lm đã giải thích ý nghĩa phụng vụ Mùa Vọng và mời gọi DNCG hãy sẵn sàng, tỉnh thức, mong chờ Chúa đến. Chúa đã đến lần thứ nhất cách đây hơn 2000 năm để đem ơn cứu độ cho nhân loại và trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang trong ngày cánh chung; cánh chung của mỗi người hay cánh chúng của toàn thể nhân loại.
Lm Giuse đã mời gọi áp dụng sống lời Chúa trong các mối tương giao nơi doanh nghiệp, nơi xã hội. Ngài đã có những kinh nghiệm: “Chưa từng vượt qua gian khó làm sao gọi đã có kinh nghiệm; chưa từng ngày đêm khấn nguyện làm sao hiểu hết êm đềm lời kinh.” Phải sống thật, nói thật, cảm thật trong cuộc đời của mình thì kinh doanh, canh tân của chúng ta mới làm người ta tin vào.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở trong năm phụng vụ mới, canh tân đời sống chúng ta bằng đời sống chia sẻ chân thành, tỉnh thức sẵn sàng đón Chúa đến.
Cuối lễ, ông GB. Nguyễn Quang Trung đã đại diện DNCG cảm ơn Lm Linh hướng đã tham dự buổi sinh hoạt và chủ tế Thánh lễ.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 với bài hát “Hãy sẵn sàng”.
Bài & Ảnh: Tiến Hương (TGPSG)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hòa Bình Là Điều Muôn Dân Ước Trông Mong Mỏi
Nguyễn Văn Nghệ
22:02 28/11/2022
Hòa Bình Là Điều Muôn Dân Ước Trông Mong Mỏi
Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/2/2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Từ ngày 24/2/2022 đến nay (cuối tháng 11/2022)cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga:
Lần I vào ngày 1/3/2022 ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Lần II vào ngày 24/3/2022 ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia có Việt Nam.
Lần III vào ngày 7/4/2022 ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia có Việt Nam.
Lần IV vào ngày 12/10/2022 ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27/2/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột- những người dân thường- là nạn nhân thực sự những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”
Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine- Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia…-tôi xin lặp lại hãy ngưng tiếng vũ khí”.
Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”[1].
Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.
Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2/10/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, nhưng chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.
Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ”[2].
Ngày 12/10/2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại”[3].
Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm, bên xứ Do Thái ngôn sứ Isaia khao khát: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa”(Kinh Thánh Isaia chương II, câu 4-5).
Bên Á Đông nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa- Tẩy binh mã[Rửa vũ khí]).
Người chinh phụ cũng mong mỏi hết chiến chinh để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung- Chinh phụ ngâm câu 443).
Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân hà xuống?/Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh- Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm])
Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ- Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau”[4].
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích:
[1]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-02/dtc-phanxico-hoa-binh-ucraina.html
[2]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/kinh-truyen-tin-dtc-keu-goi-ngung-chien-tranh-o-ucraina.html
[3]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-keu-goi-hoa-binh-ucraina.html
[4]- simonhoadalat.com/suy-niem/songloi/2018/Is0618.htm
Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/2/2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Từ ngày 24/2/2022 đến nay (cuối tháng 11/2022)cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga:
Lần I vào ngày 1/3/2022 ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Lần II vào ngày 24/3/2022 ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia có Việt Nam.
Lần III vào ngày 7/4/2022 ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia có Việt Nam.
Lần IV vào ngày 12/10/2022 ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27/2/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột- những người dân thường- là nạn nhân thực sự những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”
Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine- Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia…-tôi xin lặp lại hãy ngưng tiếng vũ khí”.
Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”[1].
Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.
Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2/10/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, nhưng chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.
Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ”[2].
Ngày 12/10/2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại”[3].
Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm, bên xứ Do Thái ngôn sứ Isaia khao khát: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa”(Kinh Thánh Isaia chương II, câu 4-5).
Bên Á Đông nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa- Tẩy binh mã[Rửa vũ khí]).
Người chinh phụ cũng mong mỏi hết chiến chinh để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung- Chinh phụ ngâm câu 443).
Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân hà xuống?/Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh- Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm])
Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ- Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau”[4].
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích:
[1]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-02/dtc-phanxico-hoa-binh-ucraina.html
[2]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/kinh-truyen-tin-dtc-keu-goi-ngung-chien-tranh-o-ucraina.html
[3]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-keu-goi-hoa-binh-ucraina.html
[4]- simonhoadalat.com/suy-niem/songloi/2018/Is0618.htm
Văn Hóa
Những tầm nhìn thông sáng về sự chết, tiếp theo và hết
Vu Van An
17:58 28/11/2022
14.Năm Tầm nhìn Thông sáng của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen về sự chết và hấp hối
Ngày 19 tháng 2 năm 2018, Trang mạng cho đăng 5 Tầm nhìn Thông sáng của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen về sự chết và hấp hối:
Đấng Đáng kính Fulton J. Sheen là một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Công Giáo Mỹ thời hậu chiến, đặc biệt là trên truyền hình, nơi chương trình Life is Worth Living [Cuộc sống đáng sống] ở thập niên 50 của ngài đã thu hút tới 30 triệu người xem. Thậm chí, ngài còn giành được giải Emmy với tư cách là nhân vật nổi bật nhất trên truyền hình.
Ngài không viết nhiều về trải nghiệm bản thân đối với sự hấp hối và cái chết. Nhưng ngài thường nói về cái chết, Đức Tổng Giám Mục Edward O’Meara cho biết như thế, trong bài giảng lễ an táng ngài vào ngày 13 tháng 12 năm 1979. Đức Tổng Giám Mục Sheen vốn nói: “Không phải là tôi không yêu cuộc sống; Tôi yêu nó. Chính là vì tôi muốn gặp Thiên Chúa. Tôi đã dành hàng giờ trước nhan Người trong Thánh Thể. Tôi đã nói chuyện với Người trong khi cầu nguyện, và nói về Người với tất cả những ai muốn lắng nghe, và bây giờ tôi muốn gặp Người mặt đối mặt”. Những câu trích dẫn này được lấy từ cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Sheen, Peace of Soul [Sự bình yên của Linh hồn].
Nỗi sợ hãi của người ngoại giáo và Kitô giáo về sự chết
Người ngoại giáo sợ mất thân xác và của cải; các tín hữu sợ mất linh hồn. Tín hữu kính sợ Thiên Chúa với lòng kính sợ hiếu thảo như người con tận tụy đối với người cha yêu thương; những người ngoại giáo sợ hãi, không phải Thiên Chúa, mà là đồng loại của họ, những người dường như đang đe dọa họ... Đối với người không tin, thay vì là một sự kiện thực nghiệm, đã trở thành một nỗi lo siêu hình. Như Franz Werfel đã nhận xét sâu sắc về chủ đề này: “Người hoài nghi không tin gì khác hơn là cái chết; tín hữu không tin vào điều gì ít hơn. Vì thế giới đối với họ là sự sáng tạo của tinh thần và tình yêu, nên họ không thể bị đe dọa bởi sự hủy diệt vĩnh viễn trong hữu thể thiết yếu của mình như là một tạo vật của thế giới”...
Vì chúng ta đang phải đối diện với sự kiện không thể tránh khỏi này, nên chúng ta sẽ đáp ứng nó ra sao? Người ngoại giáo và người Kitô hữu có cách đáp ứng khác nhau. Người ngoại giáo, khi sống, tiến dần đến cái chết; Kitô hữu di chuyển ngược lại. Người ngoại giáo cố gắng phớt lờ cái chết, nhưng mỗi tích tắc của đồng hồ lại đưa họ đến gần nó hơn qua sợ hãi và lo lắng. Người Kitô hữu bắt đầu cuộc sống của mình bằng việc chiêm ngắm cái chết của mình; biết rằng mình sẽ chết, họ lập kế hoạch cho cuộc đời mình sao cho phù hợp để vui hưởng sự sống đời đời. Có hai giai đoạn trong kinh nghiệm của người ngoại giáo, sự sống của con người và sự chết của con người. Trong kinh nghiệm của Kitô hữu, có ba giai đoạn, sự sống con người, sự chết con người, vốn là cánh cổng dẫn đến giai đoạn thứ ba, Sự sống thần linh.
Chiêm niệm sự chết
Kitô giáo luôn khuyến khích việc chiêm niệm sự chết như một sự khích lệ để có một cuộc sống tốt đẹp; và điều này thực sự hữu hiệu, vì mặc dù chúng ta không thể quay ngược thời gian, nhưng chúng ta có thể tiến trước thời gian. Do đó, một người có thể tự nhủ: “Điều tôi đang sống cho ngày hôm nay, tôi sẽ chết cho ngày mai”.
Chinh phục sự chết
Nguyên tắc chiến thắng cái chết của Kitô giáo có hai mặt: (1) Nghĩ về sự chết. (2) Luyện tập cho nó bằng cách sống nhiệm nhặt ngay bây giờ. Mục đích của việc chiêm niệm là để chiến thắng nỗi sợ hãi và tính cưỡng bách của sự chết bằng cách tự nguyện đối đầu với nó. Qua việc dự ứng kết thúc cuối cùng, chúng ta có thể chiêm niệm những khởi đầu mới. Chúa diễm phúc của chúng ta đã sống từ cuối cuộc đời trở ngược lại phía sau: “Ta đến hiến mạng sống Ta để cứu chuộc thế giới”. Chiên Con được hình dung là “bị giết từ thuở sáng thế”...
Nguyên tắc thiêng liêng căn bản là thế này, sự chết phải bị khuất phục trong mọi suy nghĩ, lời nói và hành động bằng sự khẳng định về vĩnh cửu. Các tác giả linh đạo khuyên chúng ta rằng mọi việc nên được thực hiện như thể ta sẽ chết trong giây phút tiếp theo. Nếu chúng ta đối xử với người sống như thể họ đang chết, thì cũng thế, điều tốt đẹp trong họ sẽ lộ ra. Hãy đối xử với người chết như thể họ còn sống, và những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ theo họ; như thế, niềm tin vào trạng thái thanh tẩy sau khi chết cho phép chúng ta chuộc lỗi vì đã thiếu tình yêu khi bạn bè của chúng ta vẫn còn trên trái đất. Sự thất bại trong việc giúp đỡ thể xác của họ giờ đây có thể được cân bằng nhờ sự trợ giúp thiêng liêng của chúng ta đối với linh hồn của họ qua lời cầu nguyện.
Thực hành sự chết
Sự chết có thể mất đi nỗi sợ hãi lớn nhất của nó nếu chúng ta thực hành cho nó. Kitô giáo khuyên ta nên sống nhiệm nhặt, đền tội và siêu thoát như một cuộc tập dượt cho biến cố trọng đại. Vì mỗi cái chết phải là một kiệt tác vĩ đại, và giống như tất cả các kiệt tác, nó không thể hoàn thành trong một ngày. Một nhà điêu khắc muốn chạm khắc một hình người từ một khối cẩm thạch sử dụng cái đục của mình, đầu tiên cắt bỏ những khối đá cẩm thạch lớn, sau đó là những mảnh nhỏ hơn, cho đến khi cuối cùng ông đạt đến điểm mà chỉ cần một bàn tay là có thể cho thấy khuôn dạng. Cùng một cách như thế, linh hồn phải trải qua những cuộc hành xác khủng khiếp lúc đầu, và sau đó là những sự siêu thoát tinh tế hơn, cho đến khi cuối cùng hình ảnh thần linh của nó được biểu lộ.
Bởi vì hành xác được công nhận là một việc thực hành sự chết, nên có một văn bia phù hợp được ghi trên lăng mộ của Duns Scotus, Bis Mortmis; Semel Sepultus (2 lần chết nhưng chỉ chôn 1 lần). Khi chúng ta chết đi một điều gì đó, một điều gì đó trở nên sống động bên trong chúng ta. Nếu chúng ta chết cho cái tôi, đức ái sẽ sống động; nếu chúng ta chết cho tính kiêu ngạo, sự phục vụ sẽ sống động; nếu chúng ta chết cho dục vọng, sự tôn kính nhân cách sẽ sống động; nếu chúng ta chết cho giận dữ, tình yêu sẽ sống động.
Sự chết là sự ra đời thật sự của chúng ta
Sự chết có nghĩa là sự ra đời thực sự của chúng ta, sự khởi đầu của chúng ta. Kitô giáo... luôn chúc lành cho sự ra đời thiêng liêng của con cái mình vào cõi vĩnh hằng; trong phụng vụ, ngày mà một vị thánh qua đời được gọi là natilitia, hay ngày sinh nhật của ngài. Thế giới kỷ niệm một sinh nhật vào ngày một người được sinh ra trong cuộc sống thể lý; Giáo hội cử hành nó khi một người được sinh ra cho cuộc sống vĩnh cửu.
15.Năm Tầm nhìn Thông sáng của Thánh Philip Neri về sự chết và hấp hối
Ngày 16 tháng 11 năm 2017, Trang mạng cho đăng 5 Tầm nhìn Thông sáng của Thánh Pilip Neri về sự chết và hấp hối:
Những điều sau đây được lấy từ Những câu nói và Châm ngôn của Thánh Philip Neri, được các đệ tử của ngài thu thập và sắp xếp mỗi ngày một câu sau khi ngài qua đời.
Sống một cách biết mình sẽ chết
Chúng ta không được chậm trễ trong việc làm điều tốt, vì cái chết sẽ không chậm trễ.
Những thứ thuộc thế giới này không ở mãi với chúng ta. Nếu chúng ta không rời bỏ chúng trước khi chúng ta thực sự chết, tất cả chúng ta sẽ chết trắng tay như khi chúng ta đến.
Cách tốt nhất để chuẩn bị cho sự chết là sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng.
Sự chết của chúng ta
Ngôn ngữ loài người không thể diễn tả vẻ đẹp của một linh hồn chết trong tình trạng ân sủng.
Chúng ta phải chấp nhận sự chết của chính mình và của những người thân của chúng ta khi Thiên Chúa gửi nó đến cho chúng ta, và không mong muốn nó vào bất cứ lúc nào khác. Đôi khi cần thiết nó phải xảy ra vào một thời điểm đặc thù nào đó vì lợi ích của chính chúng ta và linh hồn của họ.
Hiện diện với người sắp chết
Khi thăm viếng những người hấp hối, chúng ta không nên nói nhiều lời với họ, mà nên giúp đỡ họ bằng cách cầu nguyện cho họ.
Sống Hướng Đến Sự Vĩnh Cửu
Chúng ta không có thời gian để đi ngủ ở đây, vì Thiên đàng không được tạo ra cho những người nhát gan.
Tôi tớ thật của Thiên Chúa không thừa nhận nước nào khác ngoài thiên đàng.
Ai không xuống hỏa ngục khi còn sống, sẽ rất có nguy cơ xuống hỏa ngục sau khi chết.
Các tôi tớ thật của Thiên Chúa chịu đựng sự sống và mong muốn cái chết.
Trên Thiên đường và dưới Hỏa ngục
Chúng ta hãy học dưới đây để dâng lên Thiên Chúa lời tuyên xưng ngợi khen mà chúng ta nên hy vọng dâng lên Người trên Thiên Đàng.
Kẻ nào tiếp tục giận dữ, xung đột và tinh thần cay đắng, là nếm mùi không khí Hỏa Ngục.
Nếu một linh hồn có thể hoàn toàn xa lánh các tội nhẹ, thì nỗi đau lớn nhất linh hồn này phải gánh chịu là bị giam cầm ở đời này, và ước muốn lớn lao nhất của linh hồn đó là được kết hợp với Thiên Chúa.
Chúng ta hãy nghĩ về một điều ngọt ngào và dễ dàng khi ở trên Thiên Đàng, đó là luôn nói “Sanctus, Sanctus, Sanctus” [thánh, thánh, thánh] với các thiên thần và các thánh.
16.Năm Tầm nhìn Thông sáng của Dorothy Day về sự chết và hấp hối
Ngày 28 tháng 9 năm 2017, Trang mạng cho đăng 5 Tầm nhìn Thông sáng của Dorothy Day về sự chết và hấp hối:
Dorothy Day là người sáng lập phong trào Công nhân Công Giáo. Bà đã viết một cuốn tự truyện, The Long Loneliness [Sự cô đơn kéo dài]; Loaves and Fishes [Các Ổ bánh và Những Con cá], lịch sử phong trào Công nhân Công Giáo của bà; Thérèse, cuộc đời của Thánh Têrêsa thành Lisieux; và những cuốn sách khác. Đức Hồng Y John O’Connor đã mở hồ sơ phong thánh cho bà vào năm 2000 và các giám mục Hoa Kỳ đã nhất trí ủng hộ vào năm 2012. Những suy nghĩ của bà về cái chết được lấy từ nhật ký của bà, được xuất bản với tựa đề The Duty of Delight.
Mẹ tôi thường nói khi bà hấp hối... “Con có thực sự tin rằng chúng ta sẽ thấy những người chúng ta đã biết trong cuộc sống - cha của con chẳng hạn không?” Và khi tôi nói có, tôi thực sự tin, mẹ tôi nói thế một cách nôn nóng và gần như hờn dỗi, "mẹ không biết liệu mẹ có muốn gặp lại cha con hay không".
Tôi cười thích thú trước sự thẳng thắn của bà. Tôi nói với bà, “Mẹ sẽ biết ngài như lần đầu tiên mẹ biết ngài, và mẹ sẽ yêu ngài như mẹ đã yêu ngài lúc đó”. Bảo đảm như thế! Nhưng tôi không cảm thấy xấu hổ với giả định này. Tôi chắc chắn.
—29 tháng 4 năm 1968
Điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe, điều Thiên Chúa đã sắm sẵn cho những người yêu mến Người”. Nhưng tôi có yêu Người không? Thử nghiệm duy nhất là tôi có sẵn sàng hy sinh hạnh phúc hiện tại và tình yêu hiện tại cho Người không.
—Thứ Năm Hiển Linh, 1966
Luôn luôn khi tôi thức dậy vào buổi sáng, là tình trạng sống dở chết dở, tiếng rên rỉ trong từng đốt xương, sự vô hồn, cảm giác trước cái chết, cảm thức “kinh hoàng thầm lặng” ám ảnh tất cả chúng ta. Một cảm thức về sự phù phiếm của cuộc sống và sự vô giá trị của tất cả những nỗ lực của chúng ta. Như một trong những bậc thầy tĩnh tâm của chúng ta đã nói, nó giống như thể chúng ta chèo một chiếc vỏ cây mỏng manh ở đầu thác Niagara và tất cả những nỗ lực của chúng ta là để không sa xuống vực sâu bên dưới.
Tôi tuyệt vọng quay sang việc cầu nguyện. “Ôi lạy Chúa, xin mau mau đến giúp con. Xin đừng lấy Thánh thần Ngài khỏi con”. Và luôn luôn có Giờ Kinh Ban mai hay Giờ Kinh sáng, những thánh vịnh tuyệt vời đó, lời cầu nguyện chính thức của Giáo Hội, những lời cầu nguyện mà hàng ngàn, hàng chục ngàn người đọc mỗi buổi sáng trên khắp thế giới. Và tôi đã được cứu.
- 14 tháng 4 năm 1968
Hôm nay nghĩ về cảnh cô đơn của sự chết, tôi đột nhiên nghĩ khi tôi đi du lịch một cách khá sợ hãi qua những đám mây trong chuyến bay đầu tiên của mình, tôi không cô đơn. Thật quá hồi hộp được ở trên những đám mây, dưới ánh sáng mặt trời.
Tôi nghĩ đến những người tôi đã bỏ lại phía sau, cũng như những người tôi sẽ gặp, và khi chết cũng vậy. Tôi sẽ mong được gặp lại những gia đình và bạn bè đã đi trước tôi, bên cạnh vô số người khác, các vị thánh, các nhà văn như C. S. Lewis, v.v. Chúng ta sẽ biết và được biết đến.
- 15 tháng 8 năm 1968
Một trong năm tầm nhìn sâu sắc là của người khác. Một thẻ cầu nguyện được đưa vào nhật ký cuối cùng của bà:
Lạy Chúa và là chủ nhân của cuộc đời con, xin hãy cất khỏi con tinh thần lười biếng, ham muốn quyền lực và nói năng vu vơ. Nhưng xin ban cho tôi tớ Chúa tinh thần khiết tịnh, khiêm nhường, kiên nhẫn và yêu thương. Vâng, lạy Đức Chúa và Đức Vua, xin cho con nhìn thấy lỗi lầm của mình chứ đừng phán xét anh em con, vì Chúa được ngợi khen từ đời này sang đời nọ. Amen.
- Lời cầu nguyện sám hối của Thánh Ephraim người Syria
17.Năm Tầm nhìn Thông sáng của Cha Ronald Knox về sự chết và hấp hối
Ngày 20 tháng 7 năm 2018, Trang mạng cho đăng 5 Tầm nhìn Thông sáng của Cha Ronald Knox về sự chết và hấp hối:
Là một trong những người trở lại đạo nổi tiếng nhất vào đầu thế kỷ 20, Ronald Knox lớn lên trong giới lãnh đạo cao nhất của Anh và được nhiều người cho là nhà lãnh đạo tương lai của Giáo hội Anh. Thay vào đó, ngài đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Và trở thành một trong những phát ngôn viên thông minh và sống động nhất trước công chúng, đồng thời là một nhà giáo và nhà thần học sâu sắc và hóm hỉnh. Cuốn sách của ngài về các phong trào cực kỳ siêu nhiên [ultra-supernaturalist], Enthusiasm,[Sự nhiệt tình], đã trở thành một tác phẩm kinh điển, cuốn Belief of Catholics[Niềm tin của người Công Giáo], một cuốn có thể coi như cuốn Mere Christianity của C. S. Lewis, và bản dịch Kinh thánh của ngài là một kho báu bị bỏ quên.
Bạn không thể không có ấn tượng trước mối bận tâm đặc biệt của bà [Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu] đối với các giá trị vĩnh cửu. Từ thuở thơ ấu, khi bà cầu nguyện cho mẹ mình chết đi và được hưởng niềm vui Thiên đàng, cho đến khi lâm bệnh lần cuối, khi bà vui mừng chào đón mọi triệu chứng của bệnh tật, như một bước tiến tới sự viên mãn của chính mình, bà coi sự chết như thể đó chỉ là việc vén tấm màn lên.
— Trích từ The Belief of Catholics [Niềm tin của người Công Giáo]
Hai người yêu nhau tự nhiên nghĩ về thời điểm đó, và nói với vẻ xúc động về thời điểm khi Thần chết sẽ chia lìa họ. Không ai nghĩ đến thời điểm khi Thần chết sẽ chia tay anh ta với nha sĩ của mình. Điều tàn ác, tàn bạo là khi bạn nhìn nó bị tước hết các phụ tùng lỉnh kỉnh của thảm kịch.
— Trích từ Other Eyes Than Ours [Đôi mắt khác với đôi mắt chúng ta]
Mọi hành vi và mọi đau khổ của đời bà [Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu] luôn được nhìn trong mối liên hệ với vĩnh cửu; một sự khước từ hoặc hành xác nhỏ nhất cũng giống như “dấm trộn salad” - toàn bộ các giá trị của cuộc sống dường như bị đảo ngược, nhưng không có gì gượng ép, không có gì cưỡng ép, không có gì không tự nhiên về các thuật ngữ mà cuốn tự truyện dùng để mô tả cảm xúc của bà. Siêu nhiên đã trở thành bản chất thứ hai đối với bà.
Cũng không phải chỉ do tu luyện cả đời mà thái độ quen thuộc với thế giới bên kia đã thành hình; bạn cũng sẽ tìm thấy nó trong các câu chuyện về việc tử vì đạo. Tôi nghĩ đó là một trong những vị tử đạo thời Elizabeth, người đã mong đợi trên đoạn đầu đài một bữa tối cay đắng, nhưng một bữa tối dễ chịu, và thái độ tương tự của Thánh Thomas More đã khét tiếng trong lịch sử. Trong tất cả những điều này, đều có cùng một bản năng quen thuộc, coi việc chuyển đổi từ thế giới này sang thế giới khác là một điều đương nhiên.
— Trích từ The belief of Catholics [Niềm tin của người Công Giáo]
Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều sống trong một phòng giam bị kết án. Lệnh truy nã cái chết của họ sẽ được ban hành vào thời điểm không do họ lựa chọn.
- Trích từ Occasional Sermons [Các bài giảng theo mùa]
Chỉ biết, như một mệnh đề thần học, rằng chúng ta đang trong thời gian thử thách ở đây là chưa đủ; chúng ta phải áp dụng kiến thức đó và sống dưới ánh sáng của nó. Có quá nhiều điều khác phải làm trên thế giới này, quá nhiều tiếng vang làm chúng ta điếc tai, đến nỗi chúng ta dễ quên đi nguyên tắc đầu tiên trong thời gian thử thách của mình, đó là: khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta, khoảnh khắc xung quanh đó tất cả phần còn lại của cuộc đời chúng ta nên được gom lại thành trung tâm và đỉnh cao của nó, là thời điểm chúng ta rời bỏ nó.
- trích Pastoral Sermons [Các Bài giảng Mục vụ]
18.Năm Tầm nhìn Thông sáng của Thánh Gioan Vianey về sự chết và hấp hối
Trang mạng http://www.hourofourdeath.org (Giờ chết của chúng ta) cũng đã đăng tải bài sau đây về Năm tầm nhìn thông sáng của Thánh Gioan Vianey về sự chết và hấp hối:
Là quan thầy của các cha xứ, Thánh Gioan Vianney lớn lên trong cuộc đàn áp chống Công Giáo của cách mạng Pháp. Ngài bắt đầu học tập khi Giáo hội được hợp pháp hóa vào năm 1802, nhưng việc học tập này bị gián đoạn vào năm 1809 khi ngài bị đi quân dịch trong quân đội của Napoléon, quân đội mà ngài đã đào ngũ. Cuối cùng, ngài được thụ phong linh mục vào năm 1815, ở tuổi ba mươi mốt.
Ngài trở thành cha xứ Ars vào năm 1818. Ngài có thể dành nửa ngày hoặc hơn trong tòa giải tội. Quan tâm đến cuộc sống trần tục của giáo dân mình, ngài rất nghiêm khắc trong lúc tha tội. Chẳng hạn, ngài đã không chịu tha tội cho những người không từ bỏ khiêu vũ. Danh tiếng và năng khiếu của ngài trong tư cách cha giải tội đã đưa 20,000 người hành hương đến làng. Thánh Gioan cũng là bạn của người nghèo.
Ngài phục vụ với tư cách cha sở xứ Ars cho đến khi qua đời vào năm 1859, mặc dù ngài đã thử bỏ đi bốn lần để trở thành một đan sĩ. Ngài được phong hiển thánh năm 1925. Lễ kính ngài được cử hành vào ngày 4 tháng 8.
Sự sống và sự chết
Sự sống được ban cho chúng ta để chúng ta có thể học cách chết một cách tốt đẹp.
Lúc chết
Một ngày sẽ đến, có lẽ không còn xa nữa, khi chúng ta phải từ biệt cuộc sống, từ biệt thế giới, từ biệt những người thân của chúng ta, từ biệt những người bạn của chúng ta. Các con của tôi, khi nào chúng ta sẽ trở lại? Không bao giờ. Chúng ta xuất hiện trên trái đất này, chúng ta biến mất, và chúng ta không trở lại nữa; thân xác tội nghiệp mà chúng ta chăm sóc, sẽ tan thành cát bụi, và linh hồn chúng ta, tất cả run rẩy, sắp ra mắt Thiên Chúa nhân lành.
Cuộc sống trước khi chết
Có người cả đời không nghĩ đến cái chết. Nó đến, và kìa! họ không có gì; đức tin, đức cậy và đức ái, tất cả đều đã chết trong họ. Khi cái chết đến với chúng ta, ba phần tư cuộc đời của chúng ta sẽ có ích lợi gì cho chúng ta? Phần lớn thời gian của mình, chúng ta bận bịu với điều gì? Chúng ta có đang nghĩ đến Thiên Chúa nhân lành, đến ơn cứu độ, đến linh hồn của chúng ta không?
Ý tưởng cho rằng người ta có thể sống trong tội lỗi và một ngày nào đó sẽ từ bỏ chúng tất cả là một trong những cái bẫy của Ma quỷ sẽ khiến anh chị đánh mất linh hồn của mình cũng như nó đã khiến rất nhiều người khác đánh mất linh hồn của họ.
Tên Trộm Lành
Thiên Chúa nhân lành không muốn chúng ta tuyệt vọng. Người cho chúng ta thấy người trộm lành cảm động ăn năn, chết gần Người trên thập giá.
Chết lành
Các con của tôi, các con hãy xem, để chết lành, chúng ta phải sống tốt; để sống tốt, chúng ta phải nghiêm túc kiểm điểm bản thân: mỗi tối hãy nghĩ lại những gì chúng ta đã làm trong ngày; cuối mỗi tuần xem lại mình đã làm được gì trong tuần; cuối mỗi tháng xem lại mình đã làm được gì trong tháng; vào cuối năm, những gì chúng ta đã làm trong năm. Bằng cách này, hỡi các con của tôi, chúng ta sẽ sửa được mình, và trở thành những Kitô hữu nhiệt thành trong một thời gian ngắn. Rồi, khi sự chết đến, chúng ta hoàn toàn sẵn sàng; chúng ta sung sướng được lên Thiên Đàng.
19.Năm Tầm nhìn Thông sáng của Hilaire Belloc về sự chết và hấp hối
Trang mạng http://www.hourofourdeath.org (Giờ chết của chúng ta) cũng đã đăng tải bài sau đây về Năm Tầm nhìn thông sáng của của Hilaire Belloc về sự chết và hấp hối:
Nổi tiếng nhất bên ngoài Giáo hội vì đường lối của ông “và luôn giữ người y tá, vì sợ phát hiện ra điều gì đó tồi tệ hơn,” Hilaire Belloc đã viết hàng chục cuốn sách về lịch sử, hồi ký, thần học, du lịch và hành hương, và chính trị, cũng như nhiều tiểu thuyết và bài thơ. Ông cũng đã phục vụ trong Quốc hội một thời gian ngắn. Ông sinh ra ở Pháp vào năm 1870 (người mẹ mới góa bụa của ông chuyển cả gia đình đến Anh khi ông mới 5 tuổi) và mất năm 1953.
Cùng với người bạn G. K. Chesterton, ông là một trong những trí thức đại chúng lớn vào thời của mình. Trong số những thành tựu vĩ đại nhất của ông là việc phá hủy tác phẩm giả tưởng cấp tiến của H. G. Wells, cuốn sách bán chạy nhất Outline of History. Cùng với Chesterton, ông đã phát triển một hệ thống kinh tế và chính trị đặc biệt mà họ gọi là Chủ nghĩa phân phối [Distributism], không phải xã hội chủ nghĩa cũng không phải tư bản chủ nghĩa, và muốn có việc sở hữu tài sản rộng rãi.
Dòng đầu tiên trích từ câu chuyện “Jim, người chạy trốn khỏi y tá của mình và bị một con sư tử ăn thịt” trong cuốn sách thiếu nhi nổi tiếng Cautionary Tales của ông. Những lời dưới đây trích từ Letters From Hilaire Belloc.
Gửi người lớn tuổi hơn đã mất anh trai của mình
Trong cuộc sống này, bạn biết tất cả những gì cần biết về sự chết. Vì tất cả những gì cần biết là nền tảng của tín lý Kitô giáo mà tôi biết bạn nắm giữ và chỉ có điều đó mới làm ta có thể viết được. Người ta thường cho rằng tín lý đó mục đích để an ủi. Giá trị của nó không hệ ở điều này mà ở tính chân thực của nó. Và những con người ngày nay, những con người mà người ta không thể viết cho vì thiếu cơ sở chung, đã đánh mất thực tại do việc đánh mất đức tin. Theo tín lý, chúng ta có thể cầu nguyện cho người chết của mình và thậm chí, theo một cách lờ mờ nào đó, hiệp thông với họ. Chắc chắn chúng ta có thể phục vụ họ. Đối với riêng chúng ta, những người chấp nhận truyền thống duy nhất về cuộc sống, người chết của chúng ta vẫn còn vì tất cả những gì đã mất sẽ trở lại. Vì đó cũng là một tín lý
Gửi người bạn cũng đang về già
Sau một thời gian nhất định và trải nghiệm tất cả cuộc sống là hồi tưởng và bổn phận. Người ta phải giữ lấy vì lợi ích của người khác và người ta không được làm cho bất cứ điều trần tục nào trở thành một điều cần thiết. Phần cuối của cuộc đời, phần sau, là một cuộc thanh lý nhưng tất nhiên nếu sau đó người ta không tưởng thưởng cho chúng ta thì đó sẽ là một vụ Mua Bán Chết Tiệt. Bông Hoa Nhỏ nói, “Tôi tin tưởng vào Công Lý của Thiên Chúa cũng như vào Lòng Thương Xót của Người”.
Gửi người phụ nữ mất cha
Tôi xin chị đừng quá đau buồn. Ưu điểm của Đức tin trong thử thách chính của cuộc đời này là ưu điểm này: Đức tin là thực tại có thực, và nhờ đó tất cả mọi sự đều được giải thích trong một quan điểm đúng đắn. Đó không phải là niềm an ủi - an ủi mà thôi là ma túy và đáng khinh bỉ - đó là sức mạnh của sự thật. Chúng ta biết nói dối quan trọng như thế nào (và không ai biết điều đó ngoài Đức tin) nhưng chúng ta cũng biết rằng chúng ta bất tử và những người chúng ta yêu thương cũng bất tử, và điều kiện cần thiết, trước sự vĩnh cửu, là sự mất mát và thay đổi, và chúng ta có thể xem xét chúng dưới ánh sáng mạc khải cuối cùng của chúng và của sự tái hợp nhất với những gì chúng ta yêu thương.
Tôi không nói điều này vì tôi muốn làm giảm bớt mức độ lớn lao của những cú đánh này. Tôi biết chúng như bất cứ ai và tôi quay cuồng theo chúng. Nhưng với Đức tin, chúng có thể chịu đựng được. Chúng nhận đúng giá trị của chúng. Chúng không phải là cuối cùng. Tôi sẽ đi dự một Thánh lễ cho cha của chị ngay bây giờ... Chúa chúc lành cho chị, chị thân mến, và giữ cho chị khỏe mạnh và an toàn trong công việc của thế giới đáng buồn này cho đến khi chị cũng đạt được hạnh phúc mãi mãi.
Về việc về già
Mặc dù chúng ta không biết, nhưng tôi nghĩ rằng cùng với tuổi tác, tâm trí đạt được chiều sâu hơn và sự cô lập thiết yếu của cuộc sống là điều hiển nhiên đối với nó. Nó giống như nhìn thấy những ngôi sao vào ban đêm mà bạn không thể nhìn thấy vào ban ngày. Đó không phải là một suy nghĩ dễ chịu, nhưng mặt khác, tất cả đều gắn kết với nhau vì một người không đánh giá cao sự thiếu sót thấp hèn của thế giới này cho đến khi người ta gần như đã kết thúc với nó.
Về những người chết đã đi trước
Tôi đã đến một giai đoạn trong cuộc đời mà cái chết của một số ít bạn bè còn lại là điều có thể xảy ra, nhưng theo một cách nào đó, nó đau buồn hơn so với cuộc sống trước đó, cả vì số lượng giảm dần trở nên quá nhỏ và vì trí tưởng tượng ít sinh động hơn. Mặt khác, cùng với tuổi đời, triết lý ngày càng vững chắc hơn, và người ta chắc chắn một cách dứt khoát hơn rằng mọi rắc rối là dành cho chúng ta, nos qui vivimus [chúng ta những người đã sống], và mọi ơn ích dành cho người chết. Tôi có cảm giác này, nhiều hơn tôi từng có, là họ đã trở nên sống động trong khi chúng ta chỉ sống động một nửa. Điều này đặc biệt đúng với cái chết của những người đặc biệt tốt lành.
VietCatholic TV
Lạnh tóc gáy: Putin có những vũ khí công nghệ cao. May mà lính Nga không biết làm sao sử dụng
VietCatholic Media
02:48 28/11/2022
Hệ Thống Pháo Binh Công Nghệ Cao Của Nga Được Cho Là Sẽ Chiến Thắng Ở Ukraine. Nhưng quân đội Nga không biết cách sử dụng nó.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia’s High-Tech Artillery System Was Supposed To Win The War In Ukraine. But Troops Didn’t Know How To Use It”, nghĩa là “Hệ Thống Pháo Binh Công Nghệ Cao Của Nga Được Cho Là Sẽ Chiến Thắng Ở Ukraine. Nhưng quân đội không biết cách sử dụng nó”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Quân đội Nga đã dành nhiều thập kỷ và hàng tỷ đô la để xây dựng hệ thống kiểm soát hỏa lực pháo binh đáng sợ nhất thế giới. Kết hợp máy bay không người lái, radar và hàng nghìn khẩu pháo và bệ phóng hỏa tiễn hiện đại, về lý thuyết, hệ thống điều khiển hỏa lực có thể phát hiện mục tiêu, chuyển tiếp tọa độ và gửi đạn xuống tầm bắn chỉ trong 10 giây.
Trên thực tế, trong sự hỗn loạn của cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine, hệ thống này hầu như không hoạt động — và phần lớn là do lỗi của chính những người lính pháo binh, theo Maksim Fomin, một chiến binh dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ly khai và một blogger thân Nga. “Hầu hết các xạ thủ, trước ngày 24 tháng 2, không biết cách chiến đấu trong điều kiện hiện đại,” Fomin viết dưới bút danh “Vladlen Tatarsky” hôm thứ Bảy.
Fomin đang đề cập đến các xạ thủ từ Quân khu phía Bắc của quân đội Nga, nhưng lời chỉ trích tương tự cũng có thể áp dụng cho các tập đoàn quân khác của quân đội Nga - trên thực tế là toàn bộ lực lượng Nga. Một hệ thống kiểm soát hỏa lực phức tạp của pháo binh sẽ vô dụng nếu quân đội không biết cách vận hành nó. Chắc chắn, họ có thể bắn ra rất nhiều đạn pháo, chỉ cần đừng trông đợi vào việc họ đánh trúng những thứ phù hợp — và chắc chắn là đừng mong họ có thể làm mọi thứ một cách nhanh chóng.
Trong khi quân đội Nga trang bị pháo ống và hỏa tiễn cho các đơn vị tiền tuyến từ cấp tiểu đoàn đến lữ đoàn, sư đoàn đến tập đoàn quân, thì các loại súng cấp tiểu đoàn gần mặt trận nhất được cho là nguy hiểm nhất đối với quân địch..
Đại tá Liam Collins và Đại úy Harrison Morgan đã viết trong một bài báo cho Hiệp hội Quân đội Hoa Kỳ rằng mỗi Tiểu đoàn Chiến thuật thường có 18 tăng pháo bánh xích, thường được gọi là “Những vị thần chiến tranh”
Điều này là bất thường. Ví dụ, Quân đội Hoa Kỳ thường giữ pháo ở cấp độ lữ đoàn. Đối với người Mỹ, lợi thế là sự tập trung và kiểm soát trung tâm. Một lữ đoàn có thể di chuyển pháo xung quanh để hỗ trợ các tiểu đoàn và đại đội cần nó nhất.
Đối với người Nga, lợi thế là tốc độ. Một chỉ huy tiểu đoàn Nga không cần phải yêu cầu lữ đoàn hỗ trợ hỏa lực. Tiểu đoàn Nga có pháo binh của riêng mình. Và nó ở ngay đó, ngay sau hàng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh. Hơn nữa, tiểu đoàn Chiến thuật Nga có quyền truy cập vào dữ liệu tấn công nhanh chóng từ máy bay không người lái và một phương tiện radar PRP-4A di chuyển cùng với tiểu đoàn, quét tìm lực lượng của kẻ thù.
Để bổ sung cho phương tiện radar, lữ đoàn có các phương tiện radar SNAR-10 và Zoopark-1, đồng thời cũng có thể có máy bay không người lái Orlan-10 hoặc Orlan-30 của riêng mình. Lữ đoàn cung cấp tọa độ mục tiêu cho tiểu đoàn, tiểu đoàn này sẽ chuyển chúng — cùng với bất kỳ mục tiêu nào mà nó tự biết được — cho các chỉ huy khẩu đội và các sĩ quan cấp dưới đi cùng các pháo đội.
Điều quan trọng là tiểu đoàn được hưởng lợi từ lữ đoàn nhưng không cần nó lữ đoàn. Và tiểu đoàn chắc chắn không cần bất kỳ cấp trên lữ đoàn nào. Tiểu đoàn chỉ là cách đối phương một vài dặm. Lữ đoàn ở xa hơn nhiều. Pháo binh và hỏa tiễn cấp sư đoàn và tập đoàn quân còn ở xa hơn nữa.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa xe tăng, bộ binh và pháo binh sẽ cho phép các khẩu súng bắn nhanh vào quân địch có thể phá vỡ chỗ nấp trong chưa đầy một phút mỗi lần. Về mặt lý thuyết, đó là tất cả thời gian mà các xạ thủ Nga được đào tạo bài bản cần. Thiếu tướng Vadim Marusin, phó tham mưu trưởng lực lượng mặt đất của Nga cho biết: “Ngày nay, chu trình từ trinh sát đến giao chiến mất đúng 10 giây.
Hệ thống điều khiển hỏa lực hoạt động khá tốt ở quy mô nhỏ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh của Nga với Ukraine, ở khu vực phía đông Donbas vào năm 2014 và 2015. Các khẩu đội Nga thường xuyên làm gián đoạn nỗ lực tập trung lực lượng lớn của Ukraine để tấn công.
Nhưng từ năm 2015 đến 2022, chiến dịch lớn nhất của quân đội Nga là ở Syria, nơi giao tranh ít xảy ra và kẻ thù không tinh vi. Theo Fomin, kỹ năng pháo binh đã bị suy giảm từ đó. Anh ta viết: “Trải nghiệm ở Syria không phù hợp với Ukraine chút nào”.
Hơn nữa, quân đội ngày càng trở nên tự mãn - và có quá ít máy bay không người lái Orlan để hỗ trợ hệ thống điều khiển hỏa lực trên quy mô lớn. “Vào ngày 24 tháng 2, hầu hết các loại pháo đã tham chiến với la bàn và ống nhòm trong tay. “Người phát hiện cần trèo lên cây hoặc một nơi nào đó khác và kiểm soát đám cháy—không có đủ máy bay không người lái và trong hầu hết các trường hợp, không có máy bay không người lái nào.”
Các phương tiện radar đã có mặt nhưng không thể bù đắp cho sự thiếu hụt máy bay không người lái. “Phần lớn, không ai biết cách sử dụng chúng hoặc có lẽ chúng không hiệu quả,” Fomin viết về các radar. “Tôi có thể khẳng định chắc chắn một điều: Tôi chưa bao giờ nghe ở sở chỉ huy rằng họ nhận được chỉ định mục tiêu từ các thiết bị radar”.
Với quá ít máy bay không người lái và liên kết radar bị hỏng, và dựa vào những người theo dõi bằng ống nhòm bám trên cây, các khẩu đội pháo của Nga lăn vào Ukraine không hiệu quả, đó là nói nhẹ nhàng nhất. Tệ nhất, họ hoàn toàn bị mù.
Việc thiếu máy bay không người lái cũng khiến các khẩu đội Nga không thể tận dụng hiệu quả đạn pháo dẫn đường bằng laser Krasnopol của họ. Theo Fomin, máy bay không người lái Orlan-30 được trang bị thiết bị định vị laser là phương tiện dẫn đường tốt nhất với Krasnopols. Không có đủ số lượng Orlans để chỉ định mục tiêu, đạn pháo công nghệ cao không được sử dụng.
Fomin tuyên bố rằng tình hình đã được cải thiện kể từ tháng Hai. Nhiều tiểu đoàn hiện có máy bay không người lái 4 cánh quạt DJI do Trung Quốc sản xuất. Một chiếc máy bay không người lái 4 cánh quạt có thể không có thiết bị định vị laser, nhưng nó có một máy quay video—và đó là một cải tiến lớn so với việc trèo lên cây nhìn bằng ống nhòm. Các đơn vị cũng đã bắt đầu trao đổi tin nhắn bằng ứng dụng truyền thông xã hội Telegram.
Khi cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine đang bước sang tháng thứ chín, hệ thống điều khiển hỏa lực pháo binh Nga vẫn không hoạt động như thiết kế, Fomin tuyên bố. Nhưng vẫn chưa quá muộn, ông nhấn mạnh. Ông tuyên bố: “Các vị thần chiến tranh của Nga sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề với Ukraine nếu có thêm Orlan-30 được trao cho quân đội để điều chỉnh Krasnopol”.
Tất nhiên, vấn đề là Nga đang vật lộn để mua máy bay không người lái. Các nhà sản xuất trong nước đang bị siết chặt bởi các biện pháp trừng phạt nước ngoài, buộc Điện Cẩm Linh phải thỏa thuận với ngành công nghiệp Iran. Nhưng ngay cả máy bay không người lái của Iran cũng có nhiều bộ phận nước ngoài. Các nhà sản xuất máy bay không người lái của Iran cũng có thể dễ bị trừng phạt.
Tồi tệ hơn, các tiêu chuẩn huấn luyện của quân đội Nga đang ngày càng thấp hơn chứ không phải cao hơn, khi ngày càng có nhiều quân nhân có kinh nghiệm bị tử trận hoặc nằm trong bệnh viện—và những người lính quân dịch chỉ được hướng dẫn sơ qua không quá hai tuần sẽ thay thế họ. Nếu các xạ thủ Nga được huấn luyện hàng tháng hoặc hàng năm trời không có khả năng vận hành một hệ thống điều khiển hỏa lực tinh vi, thì cơ hội nào dành cho những người lính nghĩa vụ chưa qua đào tạo?
TQLC Nga thảm bại: Chỉ 24h mất 600 quân, 12 chiến xa. Tin vui: Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân
VietCatholic Media
03:07 28/11/2022
1. Giao tranh dữ dội tại Vuhledar, Nga mất hơn 600 quân trong 24 giờ qua
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 28 tháng 11, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết giao tranh dữ dội đã diễn ra xung quanh thành phố Vuhledar giữa quân Ukraine và Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 của Nga được tăng cường bởi 2 Trung Đoàn Cơ Giới Biệt Lập.
Vuhledar, có nghĩa là “món quà than đá”, là một thành phố có ý nghĩa quan trọng ở tỉnh Donetsk của Ukraine. Dân số của thành phố là 14,150 người.
Vào năm 1964 dưới thời Xô Viết, ngành khai thác mỏ đã bùng phát tại Donetsk, với dự kiến sẽ có mười mỏ, 100,000 người đã đổ về đây. Tuy nhiên, trữ lượng than không được như dự báo. Chỉ có một thị trấn được mọc lên và khoảng 10% số di dân ban đầu trụ lại được. Năm 1969, thị trấn được đổi tên thành Vuhledar; và vào năm 1991, Vuhledar được công nhận là một thành phố.
Kể từ khi bắt đầu Chiến tranh Donbas vào năm 2014, quân Ukraine đã quyết tâm giữ thành phố này và đã chiến thắng trong các cuộc giao tranh với quân ly khai của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk, gọi tắt là DPR.
Trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, thành phố Vuhledar đã bị trúng ngay một hỏa tiễn đạn đạo của Nga mang bom chùm vào ngày đầu của cuộc chiến, 24 tháng 2. Hỏa tiễn tấn công bên ngoài một bệnh viện và giết chết 4 thường dân và làm bị thương 10 người khác.
Vào đầu tháng 3, lực lượng Nga và DPR đã chiếm được thị trấn Volnovakha ở phía Nam và bắt đầu tấn công Vuhledar, nhưng không đạt được bất cứ tiến bộ nào.
Hôm 14 tháng 8, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố rằng DPR và các lực lượng Nga đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine gần Vuhledar. Vào ngày 27 và 28 tháng 8, các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công vào Vuhledar song song với cuộc tấn công vào thành phố Marinka, cách thành phố Donetsk 15 km về phía tây. Cả hai cuộc tấn công đều bị đẩy lui.
Vào đêm 28 và 29 tháng 10, các lực lượng Nga đã mở một cuộc tấn công lớn vào Vuhledar và Pavlivka, cách Vuhledar 3km về phía Đông Bắc. Trung tướng Igor Konashenkov loan báo các lực lượng Nga đã phá hủy tuyến phòng thủ đầu tiên của Ukraine và tiến vào vùng ngoại ô phía đông nam Pavlivka vào tối ngày 29 tháng 10.
Trận chiến tại Pavlivka, cách Donetsk 25 dặm về phía tây nam, là một mô hình thu nhỏ bi thảm về chiến dịch thất bại của Nga. Trong ba tuần, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 và Trung Đoàn 40 Bộ Binh Nga và các lực lượng khác đã cố gắng nhưng thất bại trong việc bứng Lữ đoàn cơ giới số 72 của Ukraine khỏi Pavlivka, nơi trước chiến tranh có dân số 2,500 người. Tính cho đến ngày 2 tháng 11, Thủy Quân Lục Chiến Nga đã mất tới 300 binh sĩ thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích chỉ trong vài ngày đầu tiên của cuộc tấn công tại Pavlivka.
Ngay trước cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng Hai, lữ đoàn có 3,000 binh sĩ và hàng trăm xe tăng T-80, xe chiến đấu BMP-3 và BTR-82, súng cối và pháo binh hùng hậu. Họ là một phần của lực lượng Nga đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chiếm Kyiv trong những tuần đầu của cuộc chiến rộng lớn hơn.
Từ ngày 8 tháng 11, lữ đoàn này bị quân Ukraine pháo kích dữ dội và được yêu cầu buông vũ khí đầu hàng. Ý định của quân Ukraine là bắt sống toàn bộ tàn quân của lữ đoàn này vì những cáo buộc họ dính líu trong vụ thảm sát ở Bucha.
Hôm thứ Hai, ngày 21 tháng 11, dưới sự yểm trợ của Trung Đoàn 40 Bộ Binh của quân Nga, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 Nga tháo chạy khỏi Pavlivka. Họ chạy thoát, nhưng còn chưa tới 200 quân.
Tàn quân của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 được bổ sung quân số từ những người vừa bị gọi nhập ngũ, và được tăng cường bởi 2 Trung Đoàn Cơ Giới Biệt Lập; đã quay lại tấn công Pavlivka và Vuhledar đồng thời trong mấy ngày qua. Khoảng 600 binh sĩ Nga của các đơn vị này được ghi nhận đã bị loại khỏi vòng chiến trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật, cùng với 4 xe tăng, 8 thiết giáp. Trên đường rút lui, họ bỏ lại một hệ thống pháo.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết tính từ ngày 24 tháng Hai đến hết ngày Chúa Nhật 27 tháng 11, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 87,310 binh sĩ Nga.
Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 2,905 xe tăng, 5,856 xe thiết giáp, 1,897 hệ thống pháo, 395 hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt, 209 hệ thống phòng không, 278 máy bay chiến đấu, 261 máy bay trực thăng, 1,555 máy bay không người lái tác chiến và chiến thuật, 531 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,412 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 163 thiết bị đặc biệt.
2. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: Putin đang cố gắng sử dụng mùa đông làm vũ khí
NATO nên tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để không tạo cơ hội cho Putin buộc Ukraine phải quỳ gối trong mùa đông.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói điều này với hãng truyền thông Đức Welt trước cuộc họp của các ngoại trưởng NATO.
Ông nói, hiện tại, Putin phản ứng với những thất bại quân sự bằng những cuộc tấn công “tàn bạo hơn” vào dân thường. Khi mùa đông bắt đầu, Mạc Tư Khoa bắt đầu ném bom hệ thống năng lượng của Ukraine nhằm khiến Ukraine phải quỳ gối.
“Putin đang cố sử dụng mùa đông như một vũ khí. Nhưng ông ấy sẽ không đạt được thành công này,” Stoltenberg nói.
Ông lưu ý rằng Ukraine càng đạt được nhiều thành công quân sự thì vị thế của nước này sẽ càng vững chắc trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
“Chúng ta có thể củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán nếu chúng ta hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Cách tốt nhất để ủng hộ hòa bình là ủng hộ Ukraine,” ông nói.
Ông Stoltenberg nói thêm rằng tất cả các đối tác nên hỗ trợ và tăng viện trợ cho Ukraine. Điều này sẽ giúp người Ukraine bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, và tự do của mình.
Trong bối cảnh này, ông nhấn mạnh vai trò của Đức, nước có sự hỗ trợ mạnh mẽ là rất quan trọng, bởi vì “vũ khí chuyển giao từ Đức sẽ cứu được nhiều mạng sống”. Đặc biệt, hệ thống phòng không của Đức sẽ giúp bảo vệ nhà cửa, trường học và bệnh viện khỏi hỏa tiễn Nga.
Ông Stoltenberg thừa nhận rằng viện trợ cho Ukraine phải trả giá ở các xã hội phương Tây, vì hóa đơn tiền điện và lương thực tăng cao đồng nghĩa với thời kỳ khó khăn đối với nhiều hộ gia đình ở Âu Châu. Ông nói: “Nhưng chúng ta phải nhớ rằng người dân Ukraine phải trả bằng máu của họ hàng ngày”.
Stoltenberg nói rằng nếu Putin thắng cuộc chiến, ông ta và những tên độc tài khác trên thế giới sẽ tiếp tục sử dụng bạo lực để đạt được mục tiêu của mình. “Nó có thể có nghĩa là nhiều chiến tranh hơn và nhiều đau khổ hơn. Nó sẽ làm cho thế giới của chúng ta trở nên nguy hiểm hơn. Ukraine giành chiến thắng là vì lợi ích của chúng ta”, ông nói.
Trong cuộc họp trong hai ngày 29 và 30 tháng 11, tại Bucharest, các ngoại trưởng NATO sẽ đưa ra quyết định về việc hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Ukraine như một phần của gói viện trợ toàn diện.
3. Có dấu hiệu người Nga đang rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Trên các phương tiện truyền thông Nga, đã có các đồn thổi về khả năng chuyển giao Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA kiểm soát, điều này có thể cho thấy kế hoạch của Nga rời khỏi cơ sở này.
“Có một số dấu hiệu cho thấy họ có thể sẽ rời khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Trước hết, đã có rất nhiều tin tức trên báo chí Nga nói rằng Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia có thể được bàn giao cho IAEA kiểm soát,” Petro Kotin, chủ tịch Công ty sản xuất năng lượng hạt nhân quốc gia “Energoatom” nói trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 28 tháng 11.
Đồng thời, ông lưu ý rằng hiện đã có những dấu hiệu lấy cắp các tài sản của nhà máy điện hạt nhân, cho thấy người Nga chuẩn bị rời khỏi nhà máy. Theo ông, những kẻ xâm lược đã cấm nhân viên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đến khu vực do bọn xâm lược kiểm soát.
Kotin cũng lưu ý rằng Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi đang nỗ lực tích cực để tạo ra một vùng an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Như đã đưa tin, quân đội Nga đã chiếm được Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vào ngày 4 tháng 3. Những kẻ xâm lược đã đặt thiết bị quân sự và đạn dược trong lãnh thổ của nhà máy, nã pháo vào khu vực xung quanh, phá hủy các đường dây điện, khiến nguồn cung cấp điện bên ngoài của nhà máy bị cắt và đổ lỗi cho Lực lượng Vũ trang.
Người Nga bắt cóc và tra tấn nhân viên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Zaporizhzhia là nơi có cơ sở điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, nơi cung cấp tới 20% điện năng của đất nước trước khi Nga xâm chiếm Ukraine. Nó đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ tháng Ba.
Nhà máy và khu vực xung quanh nó, bao gồm cả thành phố Enerhodar gần đó, đã phải hứng chịu những đợt pháo kích dai dẳng làm dấy lên lo ngại về một vụ tai nạn hạt nhân do việc cung cấp điện cho nhà máy bị gián đoạn. Nga và Ukraine tiếp tục đổ lỗi cho nhau về các vụ pháo kích.
4. Đức gửi đợt viện trợ quân sự mới cho Ukraine
Tuần trước, Đức đã gửi một lô xe chuyên dụng khác cho quân đội Ukraine. Điều này được nêu trong một tuyên bố đăng trên trang web của chính phủ Đức.
Viện trợ quân sự chuyển giao cho Ukraine tuần qua bao gồm: 2 xe đầu kéo vận chuyển xe tăng M1070 Oshkosh, 8 chiếc đã được chuyển giao trước đó, 14 xe bảo vệ biên giới, 39 chiếc đã được chuyển giao trước đó.
Hỗ trợ quân sự cho Ukraine còn bao gồm 14 xe bộ binh được theo dõi và điều khiển từ xa cho các nhiệm vụ hỗ trợ.
Tổng giá trị các viện trợ quân sự trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng Giêng năm 2022 đến ngày 21 tháng 11 năm 2022 lên tới 1.636 tỷ EUR.
Như đã đưa tin, hồi cuối tháng 10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 3 hệ thống phòng không IRIS-T trong thời gian sớm nhất.
5. 32,000 mục tiêu dân sự đã bị phá hủy bởi pháo kích của Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh
Các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đã làm hư hại khoảng 32,000 mục tiêu dân sự và hơn 700 cơ sở hạ tầng quan trọng kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng Hai
“Như người ta mong đợi ở những kẻ khủng bố, người Nga nhắm vào các mục tiêu dân sự. Cho đến nay, khoảng 32,000 mục tiêu như vậy đã bị hư hại bởi hỏa tiễn và đạn pháo của Nga. Đây chủ yếu là nhà riêng hoặc chung cư dân sự,” Yevhenii Yenin, một nhà ngoại giao Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ukraine hôm Chúa Nhật.
Ông nói thêm: “Chỉ có 3% các cuộc tấn công được ghi nhận là nhằm vào các cơ sở quân sự”.
“Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 700 cơ sở hạ tầng quan trọng - sân bay, cầu, kho chứa dầu, trạm biến áp điện, v.v. - tất cả đều bị ảnh hưởng,” Yenin nói.
Nhà ngoại giao này cho biết Mạc Tư Khoa có “ham muốn điên cuồng là nhấn chìm Ukraine vào bóng tối và không có lý do gì để tin rằng họ sẽ dừng lại”.
Nga đã nhiều lần tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng trước mùa đông.
6. Tổng thống Belarus đề nghị Ukraine ngồi lại đàm phán với Nga vô điều kiện
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm Chúa Nhật cho biết Kyiv đang mắc “sai lầm” khi đưa ra các điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán với Nga, cho rằng các điều kiện tiên quyết đó không cho phép các cuộc đàm phán bắt đầu.
“Sai lầm của người Ukraine, của (Tổng thống) Volodymyr Zelenskiy, là ông ấy đã vi phạm các nguyên tắc cổ điển của quá trình đàm phán. Đặc biệt là khi nói chuyện với người khổng lồ Nga. Bạn không thể đưa ra các điều kiện trước,” Lukashenko nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Nga.
“Hãy ngồi xuống bàn đàm phán và đưa ra tất cả các điều kiện ở đó. Và nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc cổ điển – thỏa hiệp,” Lukashenko nói.
Mạc Tư Khoa sử dụng Minsk làm căn cứ vệ tinh cho cuộc chiến vô cớ với Ukraine. Khi bắt đầu cuộc xung đột, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội tiến vào Ukraine qua biên giới Nga và Belarus.
Belarus đã được sử dụng làm bàn đạp cho nhiều hoạt động không quân của Nga ở Ukraine, theo thông tin tình báo do các máy bay giám sát của NATO thu thập. Và quân đội hai nước đã phối hợp tập trận chung.
Zelenskiy đã ký một sắc lệnh vào đầu tháng 10 loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán nào với Putin.
“Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Nga, nhưng với một tổng thống khác của Nga,” Zelenskiy cho biết vào tháng trước.
Các quan chức cấp cao của Mỹ trong những tuần gần đây đã thúc giục Ukraine phát đi tín hiệu rằng nước này vẫn sẵn sàng thảo luận ngoại giao với Nga.
Nhưng Mỹ sẽ không miễn cưỡng đẩy Ukraine vào bàn đàm phán, theo các nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận, đặc biệt là vì rõ ràng là Nga đã không thể hiện ý định đàm phán một cách thiện chí.
Trong một diễn biến khác Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei đã qua đời một cách đột ngột. Makei qua đời ở tuổi 64, Bộ Ngoại giao Belarus cho biết hôm thứ Bảy. Bộ Ngoại Giao cho biết ông “đột ngột qua đời hôm nay” mà không cung cấp thêm chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của ông ta.
Trước đó, bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, do Nga cầm đầu, Lukashenko đã dập tắt những tin đồn về việc can dự chặt chẽ hơn vào cuộc xâm lược của đồng minh. Ông ta mô tả viễn cảnh quân đội Belarus tiến vào Ukraine là “hoàn toàn vô nghĩa”. Các chính trị gia Belarus đối lập với Lukashenko cho rằng chính Nga đã giết chết Makei để dằn mặt Lukashenko, và nếu Lukashenko duy trì quan điểm hiện nay, kịch bản nhiều người thấy nhất là sau cái chết của Makei sẽ là cái chết của Lukashenko.
Một chi tiết khác cũng không nên bỏ qua là việc NATO tập trận sát biên giới Nga và Belarus. Trong khi các phương tiện truyền thông Nga kịch liệt phản đối, chưa thấy có bình luận chính thức nào từ Belarus.
7. Các quan chức thành phố cho biết điện, nước, nhiệt và internet “gần như được khôi phục hoàn toàn” ở Kyiv
Điện, nước, nhiệt, internet và vùng phủ sóng mạng đã “được khôi phục gần như hoàn toàn” tại thủ đô Kyiv của Ukraine vào lúc 9 giờ sáng giờ địa phương Chúa Nhật, chính quyền quân sự thành phố cho biết như trên.
Các nhà chức trách cho biết các đội đã bước vào giai đoạn sửa chữa cuối cùng trên hệ thống lưới điện.
Các quan chức cũng cho biết hầu hết cư dân thành phố không còn gặp phải tình trạng mất điện khẩn cấp - được áp đặt vào tháng trước nhằm hạn chế tiêu thụ năng lượng - do nguồn điện được khôi phục và ổn định cũng như mức tiêu thụ thấp của người dân.
“Cấp nước, cấp nhiệt và thông tin liên lạc — mọi thứ đều hoạt động bình thường. Chỉ những tình huống khẩn cấp tại địa phương mới có thể xảy ra trục trặc” thị trưởng Kyiv cho biết.
Bí mật bao trùm: Ngoại trưởng Belarus đã gặp Sứ Thần Tòa Thánh Ante Jozic trước khi bị đột tử
VietCatholic Media
06:09 28/11/2022
1. Ngoại trưởng Makei đã gặp Sứ Thần Tòa Thánh Ante Jozic trước khi đột tử
Nhân vật quan trọng cuối cùng mà Ngoại trưởng Vladimir Makei gặp gỡ trước khi đột tử là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus.
Cơ quan thông tin chính thức của Belarus cho biết Ngoại trưởng Vladimir Makei đã gặp Sứ thần Tòa Thánh, vào ngày 25 tháng 11, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Belarus nói rằng:
“Cuộc trò chuyện xoay quanh lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Belarus và Tòa thánh, sự tương tác giữa Vatican và Minsk, cũng như tình trạng hiện tại của Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Cộng hòa Belarus,”
Các bên tái khẳng định cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác liên tôn giáo trong các lĩnh vực khác nhau.
Các nguồn tin Công Giáo từ Belarus cho biết đây có lẽ là lần đầu tiên Makei viếng thăm Tòa Sứ thần Tòa Thánh. Ông ta sẽ triệu tập Sứ thần Tòa Thánh đến Bộ Ngoại Giao theo các quy tắc ngoại giao. Chi tiết này cho thấy ông ta có thể muốn nhờ Tòa Thánh giúp cho một điều gì đó.
Chỉ vài giờ sau cuộc gặp gỡ giữa Makei và Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng cô ta “vô cùng sốc” trước tin tức về cái chết của Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei.
Makei qua đời ở tuổi 64, Bộ Ngoại giao Belarus cho biết hôm thứ Bảy. Bộ Ngoại Giao Nga cho biết ông “đột ngột qua đời hôm nay” mà không cung cấp thêm chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của ông.
Maria Zakharova nói: “Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, ông ấy đã có đóng góp to lớn vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ Nga-Belarus”.
“Ông ấy đã bảo vệ một cách chắc chắn và hiệu quả các lợi ích của Cộng hòa Belarus trên các nền tảng quốc tế, đây là một tổn thất nặng nề, không thể khắc phục được.”
Theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, Makei đã lên kế hoạch gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào ngày thứ Hai tới đây
Một số bối cảnh: Nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko, người đã bày tỏ lời chia buồn với gia đình và bạn bè của Makei hôm thứ Bảy, là một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khi bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng 2, các lực lượng Belarus và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận chung, trong đó nhiều lực lượng Nga đã vượt qua biên giới Ukraine trong cuộc hành quân bất hạnh của họ tới thủ đô.
Vào tháng 10, Belarus tuyên bố sẽ thành lập một lực lượng khu vực chung với Nga và tiến hành các cuộc tập trận, gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Kyiv. Makei đã từng cáo buộc Ukraine “sắp có hành động khiêu khích” chống lại Belarus vào thời điểm đó, là điều mà các quan chức Ukraine kịch liệt phủ nhận. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Lukashenko và Makei đã bác bỏ khả năng quân Belarus tấn công Ukraine theo yêu cầu của Putin.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, do Nga cầm đầu, Lukashenko đã dập tắt những tin đồn về việc can dự chặt chẽ hơn vào cuộc xâm lược của đồng minh.
Mô tả viễn cảnh quân đội Belarus tiến vào Ukraine là “hoàn toàn vô nghĩa”, Lukashenko nói, “nếu chúng tôi sử dụng binh sĩ của Lực lượng vũ trang để tham gia vào cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ không thêm gì vào đó” khi ông đề cập đến lực lượng 40,000 quân của mình.
Hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin ông nói với các phóng viên ở thủ đô Yerevan của Armenia rằng “Ngược lại, chúng tôi sẽ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Belarus không có vai trò trong cuộc xung đột này”.
Ông nói rằng Belarus đang đóng góp vào nỗ lực chiến tranh của Nga theo những cách khác nhưng nói rằng “chúng tôi không tham gia, chúng tôi không giết bất kỳ ai, chúng tôi không gửi binh sĩ đến đó vì không cần thiết.” Ông lặp lại một tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Makei rằng các cuộc đàm phán là cần thiết để kết thúc chiến tranh.
Tình báo Ukraine cho biết Nga đang lên kế hoạch tấn công giả vào cơ sở hạ tầng ở Belarus để cố gắng kéo Belarus vào cuộc chiến. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã nghi ngờ khả năng Belarus sẽ tham chiến vì những do rủi ro mà một sự tham gia tích cực như thế có thể gây ra cho sự tồn tại của chế độ Lukashenko. Khác với Nga, dân chúng Belarus phản đối chiến tranh một cách áp đảo.
Các nhà lãnh đạo đối lập với Lukashenko cho rằng chính Nga đã giết chết Makei để dằn mặt Lukashenko, và nếu Lukashenko duy trì quan điểm hiện nay, kịch bản nhiều người thấy nhất là sau cái chết của Makei sẽ là cái chết của Lukashenko.
Source:Belta
2. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cử hành Thánh lễ sau khi bị Trung Quốc kết án
Vài giờ sau khi hầu tòa vì những cáo buộc liên quan đến một quỹ nhân đạo dành cho những người biểu tình ở Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã thuyết giảng trước một cộng đoàn đông đảo và ca ngợi những đức tính của tình yêu thương khi đối mặt với sự đàn áp.
“Chúng ta đang ở trong một tình thế cảnh giác, lo lắng và đối mặt với khó khăn, nhưng hãy tin tưởng vào Chúa” Đức Hồng Y Quân, 90 tuổi, đã lặp lại quan điểm trên với đàn chiên của mình tại Nhà thờ Thánh Giá như ngài đã nói vào hồi tháng 5 vừa qua. “Có rất nhiều người trong chúng ta trong suốt lịch sử đã bị bức hại vì đức tin của họ. Chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho họ ngày hôm nay.”
Đức Hồng Y Quân đã bị bắt vài ngàysau đó bởi các viên chức cảnh sát từ Cục An ninh Quốc gia của thành phố - cùng với bốn ủy viên khác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 hiện đã không còn tồn tại, bao gồm ngôi sao nhạc pop Canada-Hương Cảng Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), học giả Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强), và các nhà lập pháp đối lập cũ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀) và Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭))
Năm người được ủy thác, cũng như thư ký của quỹ, đã bị buộc tội vì không ghi danh quỹ này với tư cách là một hiệp hội. Tất cả đều không nhận tội.
Quỹ đã hỗ trợ hàng trăm người biểu tình trong thời kỳ bất ổn chống dự luật dẫn độ năm 2019 bằng cách cung cấp hỗ trợ pháp lý, quỹ tư vấn tâm lý, điều trị y tế và cứu trợ khẩn cấp.
Vị Hồng Y 90 tuổi và cựu giám mục Hương Cảng đã bị phạt khoảng 4.000 đô la Hương Cảng, hay 500 Mỹ Kim. Mỗi người trong số những người được ủy thác khác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612, cũng bị phạt số tiền tương tự.
Đức Hồng Y là một nhân vật nổi bật trong cộng đồng Công Giáo Rôma gồm 400,000 người ở Hương Cảng và việc bắt giữ ngài đã gây ra làn sóng chấn động cả trong thành phố và nước ngoài. Vatican bày tỏ lo ngại trong khi các nhóm nhân quyền và chính phủ nước ngoài thẳng thắn hơn trong những lời chỉ trích của họ.
Việc bắt giữ Đức Hồng Y Quân diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Vatican tìm cách gia hạn một thỏa thuận gây tranh cãi với Bắc Kinh. Thỏa thuận này cho phép các giám mục trung thành Đảng Cộng sản Trung Quốc được lựa chọn bởi bọn cầm quyền và sau đó được Vatican chấp thuận. Đổi lại, Trung Quốc công nhận thẩm quyền của Tòa thánh trong cộng đồng Công Giáo của mình.
Những người chỉ trích tin rằng thỏa thuận này phản bội người Công Giáo trong Giáo Hội hầm trú của Trung Quốc, là những người phải đối mặt với cái giá cá nhân rất lớn để trung thành với Tòa thánh. Việc tiếp tục thỏa thuận cũng có thể dẫn đến việc Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Chính thức là một quốc gia vô thần và Cộng sản, Trung Quốc vẫn duy trì mức độ kiểm soát cao đối với tất cả các hình thức tôn giáo có tổ chức. Năm 1957, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Giáo Hội Công Giáo do nhà nước phê chuẩn, bổ nhiệm các giám mục của riêng mình và khẳng định ảnh hưởng của cộng sản đối với thần học của họ. Hàng triệu người Công Giáo ở đại lục, vẫn trung thành với Tòa thánh, buộc phải thờ phượng dưới sự đe dọa sách nhiễu và bỏ tù của chính quyền.
Giáo phận Công Giáo Hương Cảng hoạt động như một thực thể riêng biệt với các nhà thờ của Trung Quốc theo khuôn khổ Một quốc gia, Hai hệ thống, trong khi Vatican hiện không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Sinh năm 1932 tại Thượng Hải trong một gia tấn Công Giáo, Đức Hồng Y Quân đến Hương Cảng năm 1948 với tư cách là người tị nạn trong Nội chiến Trung Quốc. Khi còn trẻ, ngài gia nhập Dòng Salêdiêng và được thụ phong linh mục năm 1961 tại Turin, bên Ý.
Đức Hồng Y Quân bắt đầu sự nghiệp của mình tại giáo phận Hương Cảng và cuối cùng trở thành giám mục sau cái chết của vị tiền nhiệm ngài là Đức Hồng Y Gioan Baotixita Hồ Chấn Trung (John Wu, 胡振中). Đức Cha Trần Nhật Quân được Đức Bênêđíctô thăng Hồng Y vào năm 2006.
Rất lâu trước khi tham gia vào Quỹ Nhân đạo 612, Đức Hồng Y Quân đã thẳng thắn nói về quá trình dân chủ hóa và công bằng xã hội của thành phố.
Ngay từ năm 2003, Đức Hồng Y Quân và một số người Công Giáo đã đi đầu trong việc phản đối Điều 23, là nỗ lực của chính quyền Hương Cảng nhằm thông qua luật an ninh quốc gia theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Hơn 500,000 người đã tập hợp chống lại kế hoạch trong một cuộc biểu tình lịch sử. Vào năm 2020, Bắc Kinh đã áp đặt phiên bản luật an ninh của riêng mình đối với thành phố.
Đức Hồng Y Quân cũng tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với Jimmy Lai, chủ sở hữu của tờ báo Apple Daily đã bị đóng cửa và là một người Công Giáo. Lai đang bị giam giữ và có thể phải đối mặt với án tù chung thân với cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Tờ báo ủng hộ dân chủ của ông buộc phải đóng cửa sau khi tòa soạn bị hàng trăm cảnh sát đột kích.
Hứa Dĩnh Đình (Frances Hui, 許穎婷) một nhà hoạt động chính trị lưu vong, từng học tại một trường Công Giáo Hương Cảng có liên kết với Dòng Salêdiêng, nói với HKFP rằng cô luôn nhớ đến Đức Hồng Y Quân, một nhân vật rất dịu dàng và chu đáo.
“Ngài đã dạy chúng tôi khi còn nhỏ, 'Đừng lo lắng, vì Chúa có kế hoạch của Ngài'. Điều đó đã giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống,” Hứa Dĩnh Đình nói, đồng thời cho biết thêm rằng ảnh hưởng của Đức Hồng Y Quân đã được cảm nhận trong phong trào dân chủ rời rạc của Hương Cảng.
Cô nói: “Một số người quen của tôi không theo đạo đã cảm động trước sự hăng say của ngài. Ở tuổi của ngài, ngài có thể đã lùi lại để tránh những rắc rối, nhưng ngài vẫn trung thực với lời nói của mình ngay cả khi đã già như vậy.”
Source:/hongkongfp.com
3. Vụ kiện mất cơ hội 'có thể trở thành giáo hoàng' của Hồng Y Becciu bị bác bỏ
Một tòa án Ý đã bác bỏ đơn kiện của Đức Hồng Y Angelo Becciu cáo buộc rằng việc truyền thông đưa tin bất lợi đã khiến ngài mất cơ hội trở thành giáo hoàng. Sau những thất bại pháp lý gần đây trong hai vụ kiện, Hồng Y Becciu được lệnh phải trả hàng ngàn đô la tiền bồi thường thiệt hại và án phí.
Các nhà báo Ý đã đưa tin hôm thứ Tư rằng vụ kiện của Hồng Y Becciu chống lại tạp chí tin tức L'Espresso của Ý đã bị bác bỏ tại một tòa án dân sự ở Sanssari, thuộc vùng Sardinia. Một thẩm phán đã ra lệnh cho Hồng Y phải trả các chi phí pháp lý của tạp chí.
Hồng Y Becciu đã đệ đơn kiện L'Espresso vào tháng 11 năm 2020, vài tuần sau khi ngài bị Đức Thánh Cha Phanxicô sa thải khỏi các chức vụ trong giáo triều và ra lệnh từ bỏ các đặc quyền Hồng Y.
Đức Hồng Y đã yêu cầu bồi thường thiệt hại 10 triệu euro trong vụ kiện theo đó Đức Hồng Y tuyên bố rằng việc L'Espresso đưa tin về vụ tai tiếng tài chính tại Phủ Quốc vụ khanh đã góp phần không công bằng vào quyết định sa thải ngài của Đức Giáo Hoàng, làm tổn hại danh tiếng của ngài và khiến ngài mất cơ hội được bầu làm giáo hoàng trong một mật nghị trong tương lai.
Toàn văn quyết định cũng như số tiền mà Becciu sẽ phải trả trong trường hợp đó đều chưa được tòa án công bố.
Nhưng phán quyết ở Sardinia là trở ngại pháp lý thứ hai đối với vị Hồng Y trong vài tuần qua.
Một tòa án ở Como đã ra lệnh cho Hồng Y Becciu phải trả gần 50,000 euro án phí và thiệt hại vào ngày 11 tháng 11, về một vụ kiện mà ngài đệ đơn chống lại cựu phụ tá của mình tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, là Đức Ông Alberto Perlasca.
Tòa án ở Como đã bác đơn kiện của Hồng Y Becciu vào tháng 12 năm ngoái.
Trong một phán quyết thứ hai trong tháng này, thẩm phán nhận thấy vị Hồng Y phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quy trình pháp lý khi cố gắng kiện Perlasca, người là nhân chứng chính cho vụ truy tố ở Thành phố Vatican, nơi Hồng Y Becciu là một trong mười bị cáo bị xét xử vì tội tài chính.
Hồng Y Becciu bị buộc tội trong phiên tòa xét xử ở Vatican về tội lạm dụng chức vụ, tham ô và âm mưu. Ngài cũng bị buộc tội cố gắng thay đổi lời khai của Đức Ông Perlasca.
Khi đệ đơn kiện Perlasca, Becciu đã đòi nửa triệu euro từ cấp phó của mình vì đã gây tổn hại cho sức khỏe và lối sống của Hồng Y, được cho là do sự hợp tác của Perlasca với các nhà điều tra của Vatican.
Thẩm phán Lorenzo Azzi đã ra phán quyết vào năm ngoái rằng “không có hành vi gây hại cụ thể nào trong lời khai của nguyên đơn” và nhận thấy các yêu cầu đòi bồi thường của Hồng Y Becciu “hoàn toàn thiếu bất kỳ … trọng lượng” nào để biện minh cho những thiệt hại mà ngài nêu ra.
Tháng này, vị thẩm phán đã ra lệnh yêu cầu Becciu trả 40,000 euro án phí cho Đức Ông Perlasca và Genoveffa Ciferri, một người bạn của Perlasca có tên trong vụ kiện của Becciu. Vị Hồng Y này cũng được lệnh phải trả cho người phó của mình 9,000 euro tiền bồi thường thiệt hại.
Theo đoạn phim bị rò rỉ về các cuộc phỏng vấn của Đức Ông Perlasca với các công tố viên Vatican, Đức Ông xác nhận rằng, theo chỉ thị của Hồng Y Becciu, ngài đã giúp dàn xếp các khoản chuyển tiền trị giá hơn nửa triệu euro cho Cecilia Marogna, nhà phân tích địa chính trị tự xưng là đã từng làm gián điệp riêng cho Hồng Y Becciu khi ngài làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đức Ông Perlasca cho biết có một lần, ngài đã chuẩn bị một phong bì với gần 15,000 euro tiền mặt cho vị Hồng Y, nhưng ngài không biết số tiền này sẽ được chuyển cho ai - chỉ biết rằng Hồng Y Becciu nói với ngài rằng việc chuyển tiền đã được đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận.
Đức Ông Perlasca nói với các công tố viên Vatican rằng Hồng Y Becciu “rất tức giận” với ngài vì đã thắc mắc về việc chuyển tiền, và đã yêu cầu được biết lý do tại sao Đức Ông không xóa hồ sơ giao dịch khỏi hồ sơ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Phiên tòa xét xử Hồng Y Becciu tại Vatican vẫn đang tiếp diễn.
Source:Pillar Catholic
Thảm cảnh: Lính Nga tử trận hàng loạt vì lạnh cóng. Nga pháo vào Ba Lan vì đánh máy nhầm tọa độ?
VietCatholic Media
15:11 28/11/2022
1. Lính Nga chết cóng ở miền Đông Ukraine
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Are Freezing To Death In Eastern Ukraine”, nghĩa là “Lính Nga chết cóng ở miền Đông Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đội Ukraine đã triển khai một số lữ đoàn tốt nhất của mình tới miền đông Ukraine, bao gồm Lữ đoàn cơ giới số 92 và 93 và Lữ đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng thống số 1.
Nhưng những đội quân tinh nhuệ này của Ukraine có thể không phải là sát thủ lớn nhất đối với quân đội Nga ở phía đông. Không được đào tạo, không cung cấp đầy đủ và bị bọn lãnh đạo lẻn trốn đi, người Nga trong khu vực đang chết cóng mỗi lần hàng chục người.
Những video gây sốc đã lan truyền trực tuyến trong những tuần gần đây kể lại một câu chuyện bi thảm. Các video do máy bay không người lái của các lữ đoàn Ukraine quay được, mô tả người Nga đang ở giai đoạn cuối của tình trạng hạ thân nhiệt, lạnh và ốm yếu đến mức họ hầu như không phản ứng khi máy bay không người lái thả bom chết người vào họ.
Thomas Theiner, một cựu quân nhân hiện đang là nhà làm phim ở Kyiv, dự đoán mùa đông “sẽ giết chết nhiều binh sĩ Nga hơn là số lính của Putin mà quân Ukraine từng có thể loại khỏi vòng chiến”. Anh ấy có thể đã đúng.
Mùa đông ở Ukraine bắt đầu ẩm ướt và lạnh, sau đó lạnh hơn và khô hơn. Miền Đông Ukraine vẫn đang trong giai đoạn lạnh ẩm—và nó rất tàn bạo. Xe bọc thép sa lầy bùn sâu. Nhiệt độ ban ngày dao động quanh mức đóng băng và vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống gần 0 độ F.
Quân Ukraine có sự chuẩn bị, lãnh đạo tốt và hậu cần đáng tin cậy, họ có các điều kiện có thể tồn tại. Những người lính cuộn tròn, ngủ trong các chiến hào có mái che, được sưởi ấm với sàn nhà, thường xuyên thay tất ướt và ăn gấp đôi so với những ngày ấm áp. Khi họ bị bệnh, họ được di tản về hậu phương để nghỉ ngơi.
Vấn đề đối với quân đội Nga là ngày càng nhiều quân nhân của họ là lính nghĩa vụ chưa qua đào tạo. Các sĩ quan không cầm quân ở tiền tuyến, họ trốn ở tuyến sau. Và hậu cần của Nga đang căng thẳng bởi cuộc oanh tạc không ngừng của Ukraine. Những người lính quân dịch đói khát không có găng tay hoặc ủng tốt đang chui rúc trong những chiến hào nông cạn, không có hệ thống sưởi trong khi các sĩ quan của họ ngồi xổm trong những ngôi nhà bỏ hoang có thể cách xa hàng dặm, không hề hay biết hoặc thờ ơ khi binh lính của họ không chống chọi được với thời tiết.
Khi bạn bị ướt, đói và tiếp xúc với cái lạnh ban đêm, sẽ không mất nhiều thời gian để hạ thân nhiệt. Một đêm tồi tệ là đủ. Ngay cả tình trạng hạ thân nhiệt vừa phải cũng có thể gây lú lẫn, giảm phản xạ và mất kỹ năng vận động ở người bệnh.
Điều này giải thích cho vụ thảm sát bằng máy bay không người lái đang diễn ra gần đây ở các thị trấn phía đông đang tranh chấp như Svatove, Pavlivka và Bakhmut. Quân đội Nga bị hạ thân nhiệt thậm chí không cố gắng chạy trốn khi máy bay không người lái 4 cánh quạt trang bị bom của Ukraine vo ve trên đầu họ. Những người lính hầu như không nao núng khi một quả bom phát nổ trong vị trí chiến đấu của họ.
Các vụ tự tử rõ ràng đang gia tăng. Một video đặc biệt đau lòng mô tả một chiến binh Nga đang cố gắng tự bắn vào ngực mình khi một máy bay không người lái Ukraine quan sát từ trên cao. Bàn tay phải không đeo găng của người Nga tái xanh vì lạnh, và anh ta cố gắng bóp cò.
Nguồn cấp dữ liệu video bị cắt. Khi chúng ta gặp lại người Nga, rõ ràng anh ta đã tự sát thành công. Anh ta không di chuyển khi quả bom của máy bay không người lái phát nổ bên cạnh anh ta.
Khó có thể nói chắc chắn có bao nhiêu người Nga đã chết vì lạnh. Nhưng điều đáng chú ý là chỉ một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của Nga, Lữ đoàn 155, được cho là đã thiệt hại tới 500 người chết và 400 người bị thương chỉ trong ba tháng qua khi chiến đấu quanh Pavlivka. Đó có thể là một nửa sức mạnh ban đầu của lữ đoàn khi được điều tới vùng này.
Tỷ lệ bình thường trong chiến tranh là cứ một người tử trận thì có ba người bị thương. Tỷ lệ gần như cứ một người bị giết thì có một người bị thương của quân Nga hiện nay cho thấy sự sụp đổ của giới lãnh đạo Nga... và sự lạnh nhạt. Những binh lính bị thương, nằm phơi mình dưới nắng mưa, đang chết trước khi có ai đó kịp giải cứu họ.
Dự đoán sẽ có rất nhiều người Nga chết cóng khi thời tiết trở nên tồi tệ hơn. Như Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC đã lưu ý hôm thứ Bảy, nhiệt độ được dự báo sẽ giảm trên khắp Ukraine trong tuần tới.
2. Thủ tướng Bỉ, Alexander De Croo, đang ở ngày thứ hai trong chuyến thăm không báo trước tới Ukraine.
Đi cùng với ngoại trưởng Bỉ, Hadja Lahbib, De Croo đã nhân chuyến thăm này để thông báo về khoản hỗ trợ bổ sung của Bỉ khoảng 37.4 triệu euro.
Thủ tướng De Croo đã đến thăm các vùng khác nhau của đất nước, bao gồm cả Bucha, nơi vào tháng 4, gần 500 thi thể của cư dân đã được phát hiện trên đường phố của thành phố, nạn nhân của vụ thảm sát Bucha, vụ sát hại hàng loạt thường dân Ukraine bởi Lực lượng Vũ trang Nga.
Thủ tướng Bỉ cũng đã đến thăm Borodianka ở vùng Kyiv và được chụp ảnh khi đứng trước bức tranh tường gần đây của Banksy, cho thấy một cậu bé vật ngã một người đàn ông, được cho là đại diện cho tổng thống Nga Vladimir Putin, trong trang phục judo.
Hầu hết các tòa nhà ở Borodianka, một thị trấn nhỏ trên con đường tiếp cận quan trọng đến Kyiv, đã bị phá hủy bởi các cuộc ném bom của Nga trong những tháng đầu tiên của cuộc xâm lược của Nga.
3. Các đội đang dần khôi phục điện ở thành phố Kherson
Các đội đang khôi phục điện cho thành phố Kherson mới được giải phóng ở miền nam Ukraine, nơi những lo ngại về nguồn cung cấp điện và các cuộc pháo kích đang diễn ra của Nga đã buộc một số cư dân phải di tản.
Một quan chức trong văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trên Telegram hôm thứ Bảy rằng công việc sửa chữa đang diễn ra “suốt ngày đêm” để khôi phục điện.
“Trước hết, chúng tôi cung cấp điện cho cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố và sau đó ngay lập tức đến người tiêu dùng hộ gia đình,” Kyrylo Tymoshenko nói và cảm ơn các đội vì những nỗ lực của họ.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine, Farid Safarov, cho biết thêm hôm thứ Bảy rằng hơn 30 khu định cư ở vùng Kherson “cuối cùng đã nhận được ánh sáng.”
Safarov cho biết sáu triệu người tiêu dùng trên khắp đất nước đã bị mất điện vào tối thứ Sáu, nhưng con số đó “đang giảm dần nhờ công việc nhanh chóng của các nhân viên năng lượng của chúng tôi”.
Đầu ngày hôm nay, công ty cung cấp điện quốc gia Ukrenergo cho biết 75% nhu cầu điện đang được đáp ứng trên khắp Ukraine.
Hàng triệu người Ukraine đã bị cắt điện trên khắp đất nước trong những tuần gần đây trong bối cảnh Nga tăng cường pháo kích. Tuần trước đã chứng kiến một số cuộc tấn công tàn khốc nhất vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, khiến hàng triệu người chìm trong bóng tối.
4. Bộ Quốc phòng Anh xác nhận cung cấp hỏa tiễn cho Ukraine
Hôm Chúa Nhật, Thủ tướng Vương quốc Anh, Rishi Sunak đã nói với các phóng viên báo chí rằng:
Tôi tin vào tự do. Tôi tin rằng chúng ta nên đứng lên bảo vệ các quyền cơ bản rất quan trọng đối với tất cả chúng ta.
Vì chủ quyền của chúng ta, vì quyền tự quyết của chúng ta và vì nền tảng của một trật tự quốc tế ổn định, tất cả chúng ta đang đấu tranh để khôi phục.
Người Ukraine phải đối mặt với bom đạn vào ban ngày và mất điện vào ban đêm.
Nhưng họ biết bạn bè của họ sẽ luôn ở đó để giúp họ vượt qua.
Vương quốc Anh là một trong những đồng minh kiên định nhất của Ukraine. Chúng ta cung cấp vũ khí cho trận chiến của họ, các trang bị để giữ ấm và tình bạn để phục hồi tinh thần của cho họ.
Chúng tôi biết họ sẽ không bao giờ làm chúng ta thất vọng khi sát cánh chiến đấu để giành chiến thắng trong cuộc chiến này.
Bộ Quốc phòng Anh xác nhận rằng trong khuôn khổ gói viện trợ của mình, Anh đã cung cấp hỏa tiễn Brimstone 2, một loại hỏa tiễn dẫn đường chính xác, cho các lực lượng vũ trang Ukraine.
“Viện trợ này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những tiến bộ của Nga,” nó nói.
5. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen cho rằng Nga đang lặp lại chính sách Holodomor một lần nữa
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, đã ví các chiến thuật của Nga ở Ukraine với Holodomor, một nạn đói nhân tạo do Joseph Stalin gây ra đã dẫn đến cái chết của hàng triệu người Ukraine.
Thứ Bảy là Ngày tưởng niệm Holodomor.
Bà nói: “90 năm sau Holodomor, Điện Cẩm Linh lại sử dụng thực phẩm làm vũ khí. Chúng tôi sát cánh với Ukraine để bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, và trước mắt sẽ trả tiền để vận chuyển 40,000 tấn ngũ cốc của Ukraine qua hai chiếc thuyền.”
6. Kiểm tra thực tế: Có phải hỏa tiễn đã tấn công Ba Lan thay vì Kyiv sau khi quân Nga đánh máy sai tọa độ?
Vụ tấn công hỏa tiễn ngày 15 tháng 11 khiến 2 người thiệt mạng ở Ba Lan xem ra vẫn chưa ngã ngũ. Có hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất được Hoa Kỳ, NATO và Ba Lan đưa ra là hỏa tiễn S-300 rơi xuống Ba Lan là do Ukraine bắn để ngăn chặn các hỏa tiễn của Nga đang rơi như mưa xuống thành phố Lviv. Giả thuyết thứ hai do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đưa ra là đó là một hỏa tiễn của Nga, do Nga bắn vào Ba Lan một cách chủ tâm hay vô ý. Dư luận xem ra nghiêng về giả thuyết thứ nhất sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết một máy bay của NATO đang tuần tra trên không phận Ba lan đã ghi lại được đường bay của hỏa tiễn này. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các bloggers quân sự Nga lại khẳng định giả thuyết của Tổng thống Zelenskiy, là chính quân Nga bắn hỏa tiễn đó, và lý do là vì họ đánh máy sai tọa độ.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Fact Check: Did Missile Hit Poland Instead of Kyiv After Coordinates Typo?”, nghĩa là “Kiểm tra thực tế: Có phải hỏa tiễn đã tấn công Ba Lan thay vì Kyiv sau lỗi đánh máy sai tọa độ?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Mỹ và Ukraine bất đồng về vụ tấn công hỏa tiễn khiến 2 người thiệt mạng ở Ba Lan, Kyiv ban đầu tuyên bố vụ nổ là do Nga gây ra mặc dù NATO khẳng định đó là một tai nạn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc họp báo rằng ông “không nghi ngờ gì rằng đó không phải là hỏa tiễn của chúng tôi”, một thông điệp trái ngược với Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng “không có bằng chứng” Nga đã tấn công Ba Lan.
Tuy nhiên, giữa những nhầm lẫn và những ngón tay chỉ trỏ, các bài đăng đã xuất hiện trên mạng xã hội cáo buộc rằng nguyên nhân của vụ tấn công có thể là do lỗi đánh máy của các điều phối viên mục tiêu pháo binh.
Hỏa tiễn tấn công Ba Lan
Các bài đăng trên mạng xã hội cho rằng vụ tấn công hỏa tiễn được báo cáo ở Ba Lan hồi đầu tuần này có thể là kết quả của lỗi đánh máy do người Nga gây ra khi nhắm vào Kyiv hoặc Lviv ở Ukraine.
Một số bài đăng trên mạng xã hội cho rằng tọa độ bản đồ của Przewodów, ngôi làng của Ba Lan nơi bị hỏa tiễn tấn công, có cùng kinh độ với Kyiv và cùng vĩ độ với Lviv.
Tài khoản tin tức Đông Âu Visegrád 24 đã tweet: “Hỏa tiễn giết chết 2 người Ba Lan đã rơi xuống Przewodów, Ba Lan: có vĩ độ 50.47099, kinh độ 23.93432. Vị trí có vĩ độ Kyiv và kinh độ Lviv. Có thể ai đó đã nhập sai tọa độ trong vụ tấn công nhầm lẫn này.”
Newsweek Fact Check đã có thể xác minh một cách độc lập rằng Przewodów, Kyiv và Lviv có chung tọa độ trên trục x và y.
Theo latlong.net, một công cụ địa lý trực tuyến có thể được sử dụng để tra cứu kinh độ và vĩ độ của một địa điểm, cũng như tìm tọa độ bản đồ của nó, tọa độ GPS của trung tâm Kyiv là 50.4501 và 30.5234, trong khi của Lviv là 49.8397 và 24.0297. Vị trí của cuộc tấn công hỏa tiễn ở Przewodów vào khoảng 50.474582 và 23.923020, bên cạnh một trang trại trong làng.
Việc thay đổi vĩ độ ở Lviv hoặc kinh độ ở Kyiv bằng tọa độ Przewodów tương ứng thực sự hỗ trợ khả năng nhầm lẫn tọa độ, như các bài đăng đề xuất.
Tuy nhiên, kết luận rút ra từ quan sát này dường như chỉ hoàn toàn là suy đoán.
Đúng là Nga đã tấn công vào các thành phố của Ukraine, bao gồm cả Kyiv và Lviv gần đây, và theo giả thuyết, có thể đã nhắm nhầm vào Przewodów trong cuộc tấn công.
Một báo cáo của Reuters từ tháng 3, trích dẫn các quan chức Mỹ, cho rằng pháo binh Nga đã phải chịu tỷ lệ thất bại lên tới 60%, trong khi một số cuộc tấn công gần đây hơn của họ được CNN mô tả là các “cuộc tấn công chớp nhoáng bằng hỏa tiễn”, nghĩa là pháo binh Nga không có nhiều thời gian.
Các nhà điều tra từ Bellingcat, một nhóm báo chí điều tra có trụ sở tại Hà Lan và được thành lập bởi một nhà báo người Anh vào năm 2014, gần đây tuyên bố đã phát hiện ra một mạng lưới các đặc vụ quân sự Nga, những người mà họ nói là chịu trách nhiệm lên kế hoạch và vạch ra các đường bay cho các hỏa tiễn hành trình có độ chính xác cao nhắm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Đề cập đến loạt cuộc tấn công hỏa tiễn mới nhất của Nga, Christo Grozev, tác giả của báo cáo, đã tweet vào ngày 15 tháng 11: “Nga đã bắn 100 hỏa tiễn vào Ukraine ngày hôm đó, đánh trúng một tòa nhà dân cư ở Kyiv và khiến toàn bộ thành phố mất điện.”
Tuy nhiên, ngay cả khi Nga dường như khét tiếng về những sai lầm điều hướng hỏa tiễn, có rất ít bằng chứng cho thấy trường hợp đó xảy ra ở Ba Lan. Trong khi cuộc điều tra về cuộc tấn công vẫn tiếp tục, sự đồng thuận hiện tại dường như là đó không phải là một hỏa tiễn của Nga.
Như Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và các quan chức khác đã nói, vụ nổ có khả năng là một tai nạn do hỏa tiễn phòng không của Ukraine được sử dụng để chống lại hỏa tiễn của Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lặp lại quan điểm này.
“Phân tích sơ bộ của chúng tôi cho thấy vụ việc có khả năng là do hỏa tiễn phòng không Ukraine bắn để bảo vệ lãnh thổ Ukraine trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình của Nga”, ông Stoltenberg cho biết trong một tuyên bố ngày 16/11.
“Nhưng hãy để tôi nói rõ, đây không phải là lỗi của Ukraine. Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine”.
Việc chứng minh liệu các đặc vụ Nga có thể mắc “lỗi đánh máy” khi nhập tọa độ dành cho Kyiv hoặc Lviv hay không sẽ vô cùng khó khăn. Nga đã không thừa nhận lỗi trong vụ việc, mà Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho Ukraine. Họ cũng chẳng bao giờ xác nhận những sai lầm của họ trong việc điều hướng hỏa tiễn.
Newsweek không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào khác để hỗ trợ lý thuyết trên mạng xã hội. Sự trùng khớp của các tọa độ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thật hi hữu, nhưng nếu không có bằng chứng xác thực thì nó vẫn chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Bất kể điều gì có thể đã gây ra cuộc tấn công hỏa tiễn ở Przewodów, hiện tại, không có đủ bằng chứng công khai để xác định rằng cuộc tấn công là kết quả của một lỗi đánh máy, cũng như không thể khẳng định rằng Nga đứng đằng sau cuộc tấn công này.
Cuộc điều tra về vụ việc đang diễn ra, với các báo cáo từ các phương tiện truyền thông địa phương cho thấy các nhà chức trách và chuyên gia Ukraine sẽ không được phép tham gia.
“Thông tin chúng tôi nhận được từ phía Ukraine có tầm quan trọng rất lớn đối với chúng tôi. Tuy nhiên, chắc chắn rằng Ukraine, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, sẽ không đồng chủ trì cuộc điều tra, bởi vì đây là cuộc điều tra của chúng tôi, của Ba Lan,” Paweł Soloch, cố vấn của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nói với đài truyền hình địa phương Radio Plus trong một cuộc phỏng vấn.
Newsweek đã liên hệ với điện Cẩm Linh và chính phủ Ukraine để xin bình luận.
Phán quyết cuối cùng của Newsweek là chưa được xác minh.
Kyiv và Lviv có tọa độ bản đồ tương tự với Przewodów, về lý thuyết, có thể là cơ sở cho cuộc tấn công hỏa tiễn vào ngôi làng Ba Lan gần biên giới Ukraine.
Tuy nhiên, không có thêm bằng chứng có sẵn để hỗ trợ cho tuyên bố này.
Trong khi tổng thống Ukraine ban đầu đổ lỗi cho Nga về vụ tấn công, NATO và Ba Lan dường như đã hình thành một sự đồng thuận rằng đó có thể là một tai nạn do hệ thống phòng thủ hỏa tiễn phòng không của Ukraine gây ra.
Vatican tố cáo TQ bội ước, vi phạm hiệp ước bí mật. Giáo triều cảnh giác nguy hiểm của Công Nghị Đức
VietCatholic Media
17:15 28/11/2022
1. Vatican nói Trung Quốc vi phạm hiệp ước về giám mục, muốn giải thích
Vatican hôm thứ Bảy đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc vi phạm hiệp ước song phương về việc bổ nhiệm giám mục khi bổ nhiệm một giám mục trong một giáo phận không được Tòa thánh công nhận.
Một tuyên bố cho biết Vatican đã “ngạc nhiên và lấy làm tiếc” khi biết rằng giám mục của một giáo phận khác đã được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá ở Giang Tây.
Việc cài đặt trái phép dường như là một trong những vi phạm nghiêm trọng nhất đối với thỏa thuận năm 2018 giữa Vatican và Bắc Kinh về việc bổ nhiệm giám mục.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Thỏa thuận, mà một số người Công Giáo đã tố cáo là bán đứng Giáo Hội Công Giáo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã được gia hạn lần cuối trong thời gian hai năm vào tháng Mười. Chi tiết của nó vẫn còn bí mật.
Giang Tây không được Vatican công nhận là một giáo phận, tuyên bố cho biết thêm rằng việc cài đặt không “phù hợp với tinh thần đối thoại” mà cả hai bên đã đồng ý vào năm 2018.
Tuyên bố của Tòa Thánh, không giải thích chi tiết, cho biết việc bổ nhiệm giám mục Gioan Bành Vệ Chiếu (Peng Weizhao, 彭卫照) diễn ra dưới “áp lực mạnh mẽ từ nhà cầm quyền địa phương”.
AsiaNews, một hãng thông tấn Công Giáo, cho biết Đức Cha Bành đã được bí mật tấn phong giám mục với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng vào năm 2014, bốn năm trước khi có thỏa thuận, và đã trải qua sáu tháng bị quản thúc vào thời điểm đó.
Tuyên bố cho biết Vatican đang mong đợi một lời giải thích từ chính quyền Trung Quốc và hy vọng rằng “những tình tiết tương tự sẽ không lặp lại”.
Thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm giảm bớt sự chia rẽ lâu đời trên khắp Trung Quốc đại lục giữa cộng đoàn thầm lặng trung thành với Đức Giáo Hoàng và một cộng đoàn chính thức được nhà nước hậu thuẫn. Lần đầu tiên kể từ những năm 1950, cả hai bên đều công nhận Đức Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo.
Những người chỉ trích, trong đó có Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, 90 tuổi, nguyên giám mục Hương Cảng, đã lên án thoả thuận này đưa ra quá nhiều nhượng bộ đối với Trung Quốc.
Tuyên bố của Vatican được đưa ra một ngày sau khi một tòa án Hương Cảng kết luận Đức Hồng Y Quân và năm người khác phạm tội không ghi danh một quỹ, hiện đã bị giải tán, nhằm cung cấp các trợ giúp về pháp lý và y tế cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Chỉ có sáu giám mục mới được bổ nhiệm kể từ khi thỏa thuận được ký kết, điều mà những người phản đối thỏa thuận này cho rằng chứng tỏ thỏa thuận không tạo ra những hiệu quả mong muốn. Họ cũng chỉ ra những hạn chế ngày càng tăng đối với các quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác.
Khi thỏa thuận được gia hạn lần cuối, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, kiến trúc sư trưởng của thỏa thuận, nói rằng mặc dù những thành tựu đạt được kể từ năm 2018 “có vẻ nhỏ bé”, nhưng trong bối cảnh lịch sử đầy mâu thuẫn, chúng là “những bước quan trọng hướng tới việc hàn gắn dần các vết thương” gây ra cho Giáo hội Trung Quốc.
Source:Reuters
2. Nhận xét của hai Hồng Y về Tiến Trình Công Nghị Đức
Hôm 24 tháng Mười Một vừa qua, Báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh và trang mạng Vatican News, tiếng Đức, của Bộ Truyền thông, đã đăng toàn văn nhận định phê bình của hai vị Hồng Y Tổng trưởng của Tòa Thánh đối với những sai trái trong Tiến Trình Công Nghị của Đức, được trình bày trong cuộc thảo luận chiều ngày thứ Sáu, 18 tháng Mười Một vừa qua, tại Roma với Hội đồng Giám mục Đức.
Các tham dự viên Tiến Trình Công Nghị này yêu cầu truyền chức thánh cho phụ nữ, thay đổi thay đổi giáo lý Công Giáo và luân lý tính dục, và thành lập một Hội đồng thường trực của Công nghị để giám sát Giáo Hội Công Giáo Đức.
Nhận định của Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giám mục
Trong bài phát biểu dài khoảng 1,500 từ, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám mục, nhận định rằng các giám mục Đức, tuy không tìm cách ly khai với Giáo hội hoàn vũ, đang nhượng bộ dưới những sức ép rất mạnh của văn hóa và các cơ quan truyền thông. “Thật là điều gây chú ý, đó là những chủ trương của một nhóm nhỏ các nhà thần học cách đây vài thập niên, nay bất ngờ trở thành chương trình hành động của đại đa số giám mục Đức, như: bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho những người nam có gia đình, truyền thánh chức cho phụ nữ, tái đánh giá đồng tính luyến ái, giới hạn cơ cấu và chức năng của quyền bính phẩm trật trong Giáo hội, suy tư về tính dục theo lý thuyết về giới tính, đề nghị những thay đổi lớn trong sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, v.v.
Đức Hồng Y Ouellet nói đến những ngỡ ngàng và hoang mang của các tín hữu trước những chủ trương trên đây, vì Tiến Trình Công Nghị ở Đức dường như muốn biến đổi Giáo hội, chứ không phải chỉ đưa ra những đổi mới trong lãnh vực luân lý hoặc tín lý. Điều này làm thương tổn tình hiệp thông của Giáo hội, vì nó gieo rắc nghi ngờ và hoang mang nơi dân Chúa.
Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giám mục cũng cáo buộc những người tổ chức Tiến Trình Công Nghị coi nhẹ lá thư năm 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô, gửi dân Chúa ở Đức, trong đó ngài trình bày những nguyên tắc của cuộc cải tổ chân chính.
Đức Hồng Y Ouellet tố giác Tiến Trình Công Nghị đưa ra những điều trái ngược với Giáo huấn của Huấn quyền Hội Thánh, đã được các vị Giáo hoàng từ Công đồng chung Vatican II tuyên dạy. Ngài kêu gọi ngưng Con đường này để duyệt lại sau, dưới ánh sáng kết quả của tiến trình Thượng Hội đồng về đồng hành.
Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin
Về phần Đức Hồng Y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, trong bài dài khoảng 2,000 từ, với tựa đề: “Thành phần của Thân Thể lớn hơn”, ngài bày tỏ 5 mối quan tâm đối với Tiến Trình Công Nghị ở Đức:
1. Trước hết, các văn kiện của Con đường này không họp thành một toàn thể hòa hợp chung, và cần phải được tóm lược trong một văn kiện chung kết.
2. Thứ hai, là các Văn bản của Tiến Trình Công Nghị như thể trình bày Giáo hội “Ngay từ đầu như một tổ chức cơ bản là lạm dụng, nên cần phải được đặt dưới sự kiểm soát của những người giám sát càng sớm càng tốt”. Nguy hiểm nhất trong các đề nghị của Tiến Trình Công Nghị là làm mất đi một trong những thành đạt quan trọng nhất của Công đồng chung Vatican II, đó là sứ vụ giáo huấn rõ ràng của các giám mục, và của Giáo hội địa phương.
3. Thứ ba, Đức Hồng Y Ladaria nhận định rằng các văn kiện của Tiến Trình Công Nghị gợi ý rằng mọi sự phải được thay đổi liên quan đến giáo huấn của Giáo hội về tính dục, cụ thể là những điều được nói rõ ràng trong Sách giáo lý năm 1992 của Giáo Hội Công Giáo.
4. Thứ tư, các Văn kiện của Tiến Trình Công Nghị Đức không để ý đến giáo huấn của Giáo hội, theo đó việc truyền chức linh mục chỉ dành cho người nam, và các văn kiện đó khẳng định “phẩm giá cơ bản của phụ nữ không được tôn trọng trong Giáo Hội Công Giáo vì họ không được chịu chức linh mục”.
5. Thứ năm, Tiến Trình Công Nghị bỏ qua một giới luật trong Hiến chế “Dei Verbum”, Lời Chúa, của Công đồng chung Vatican II, dạy rằng: “Để giữ cho Tin mừng mãi mãi là một toàn bộ và sinh động trong Giáo hội, các Tông đồ đã để lại các giám mục như những người kế nhiệm các vị, truyền lại cho các giám mục quyền bính giảng dạy thay các vị”. “Không thể coi trách vụ tế nhị và quan trọng này trong đời sống Giáo Hội Công Giáo, giống như các giáo vụ khác trong Giáo hội, như giáo vụ của các nhà thần học hoặc các chuyên gia trong các bộ môn khác”.
3. Caritas: Một Cái nhìn về Quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tờ Crux đã phân tích quyết định kiên quyết của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Ba sa thải ban lãnh đạo Caritas Quốc tế, là tổ chức bác ái Công Giáo rộng khắp hiện diện ở hơn 200 quốc gia.
Quyết định này làm ngạc nhiên ngay cả những người điều hành Caritas, những người đang tập trung tại Rome cho cuộc họp khoáng đại của họ. Trong khi Vatican bảo đảm rằng quyết định này không bị thúc đẩy bởi các vấn đề về đạo đức hoặc quản lý tiền bạc sai lầm, lý do cho sự thay đổi đột ngột vẫn chưa rõ ràng.
Nhiều nhà quan sát tin rằng các vấn đề xoay quanh Tổng thư ký bị sa thải, người Pháp Aloysius John, người đã trở thành lãnh đạo của tổ chức lớn vào năm 2019. Crux báo cáo những tin đồn cáo buộc ông là “lãnh đạo nặng tay” và “quản lý đáng ngờ”. Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng cho rằng danh tiếng của Đức Hồng Y người Phi Luật Tân Luis Antonio Tagle, Chủ tịch Caritas cho đến khi sắc lệnh được ban hành, có thể đã bị hoen ố bởi sự thay đổi này. Bài báo nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y được bầu làm người đứng đầu tổ chức vào năm 2015 và sau đó được bầu lại vào năm 2019, bất kể thất bại nội bộ nào dẫn đến tình trạng này đều xảy ra dưới sự lãnh đạo của ngài.
Source:Aleteia
Tường trình của tờ Newsweek về cuộc biểu tình rộng lớn ở TQ đòi Tập Cận Bình từ chức
VietCatholic Media
22:18 28/11/2022
Các cuộc biểu tình giận dữ lan rộng khắp Trung Quốc khi Tập Cận Bình phải đối mặt với những tiếng hô 'Từ chức'
Các cuộc biểu tình giận dữ đang lan rất nhanh tại Trung Quốc để chống lại các chính sách liên quan đến đại dịch coronavirus. Người dân đi xa đến mức kêu gọi Tập Cận Bình từ chức và đòi hỏi một nền dân chủ tự do. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Angry Protests Spread Across China as Xi Jinping Faces 'Step Down' Chants”, nghĩa là “Các cuộc biểu tình giận dữ lan rộng khắp Trung Quốc khi Tập Cận Bình phải đối mặt với những tiếng hô 'Từ chức'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Các cuộc biểu tình giận dữ đang lan rộng khắp Trung Quốc với những người hô vang đòi hỏi Chủ tịch Tập Cận Bình phải “từ chức”.
Hàng ngàn người biểu tình bất mãn đã xuống đường trên khắp Trung Quốc nhằm phản đối chính sách hạn chế COVID của bọn cầm quyền. Những người biểu tình đã được nhìn thấy ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất của Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh và các trung tâm lớn khác.
Các video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình công khai kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà cầm quyền từ chức trong bối cảnh các áp lực ngày gia tăng đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong một video được cô Tăng Tranh (Jennifer Zeng,曾錚) chia sẻ trên Twitter, những người biểu tình được cho là hô vang: “Tập Cận Bình phản quốc. Tập Cận Bình, xuống đi. Bọn cầm quyền độc tài, hãy từ chức.”
Trung Quốc, nơi bắt nguồn của COVID-19, đã phải tuân theo chính sách khóa cửa chặt chẽ của Đảng Cộng sản khi nước này theo đuổi chương trình nghị sự không có COVID cho hơn 1.4 tỷ công dân của mình.
Biểu tình ở Trung Quốc
Những đám đông giận dữ đã xuống đường ở Thượng Hải vào rạng sáng ngày 27 tháng 11. Các video trên mạng xã hội cho thấy các cuộc biểu tình ở các thành phố khác trên khắp Trung Quốc.
Theo BBC, trong khi lệnh phong tỏa toàn quốc không còn hiệu lực, chính quyền địa phương đã đóng cửa những khu vực nơi họ phát hiện ổ dịch.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào đầu năm nay rằng ông không nghĩ rằng chính sách hà khắc có thể “kéo dài khi xem xét hành vi của vi rút”.
Một đoạn clip được chia sẻ bởi Ba Đâu Thảo (Badiucao, 巴丢草) một nghệ sĩ Trung Quốc và là nhà hoạt động chống bọn cầm quyền, đã chia sẻ một đoạn video cho thấy có ít nhất hàng trăm người tập trung tại Vũ Hán, thành phố tâm điểm của đợt bùng phát đầu tiên.
Trong các video khác, người ta thấy các sinh viên tại Đại học Truyền thông Trung Quốc ở Nam Kinh hô vang “nhân dân muôn năm”.
Đoạn phim truyền thông xã hội cho thấy sự hiện diện đông đảo của cảnh sát tại nhiều cuộc biểu tình khi các quan chức tìm cách ngăn chặn các cuộc tụ tập trở thành bạo lực.
Ngọn lửa chết chóc đã làm gia tăng cơn thịnh nộ
Những người biểu tình cũng tập trung tại Ô Lỗ Mộc Tề (Ürümqi, 乌鲁木齐) thủ phủ của tỉnh Tân Cương, sau vụ hỏa hoạn chết người vào ngày 24 tháng 11 khiến ít nhất 10 người thiệt mạng.
Theo báo cáo, cư dân bên trong tòa nhà chung cư đã không thoát ra kịp khỏi tòa nhà do việc thực thi nghiêm ngặt chính sách không có COVID của Trung Quốc.
Theo Reuters, cư dân ở Thượng Hải đã tập trung tại đường Ô Lỗ Mộc Cơ (Wulumuqi, 乌鲁木奇) gần trùng với tên của thủ phủ Tân Cương, vào hôm thứ Bảy để thắp nến cầu nguyện, sau đó biến thành một cuộc biểu tình vào sáng sớm Chúa Nhật.
Tờ giấy trắng trở thành biểu tượng của tình trạng bất ổn
Trong cuộc biểu tình, người ta có thể nhìn thấy đám đông cầm những tờ giấy trắng - một biểu tượng phản đối sự kiểm duyệt đang thống trị Trung Quốc.
Reuters cho biết những người biểu tình đã hô vang: “Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đả đảo Tập Cận Bình.”
Các cuộc biểu tình đang diễn ra chống lại chính phủ sẽ gây thêm áp lực lên Tập Cận Bình, người cũng phải đối mặt với tình trạng bất ổn tại nhà máy sản xuất iPhone hàng đầu của Foxconn, nơi hàng ngàn công nhân đã từ chức.
Sự phản đối đó một phần cũng được thúc đẩy bởi các hạn chế khóa cửa vì nhà máy đã bị đặt trong tình trạng hạn chế sau đợt bùng phát vào tháng 10.
Newsweek đã liên hệ với các quan chức chính phủ Trung Quốc để bình luận.