Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 27/11/2024
31. Cầu nguyện là lấy tâm tình khiêm tốn và đức mến nhiệt thành mà hướng lòng lên cùng Chúa.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:49 27/11/2024
4. MỘT CHỮ CƯỜI
Người Kim Long (Nam Kinh) là Trần Kim, khi đi du ngoạn bên ngoài thì vô tình đi vào vùng cấm của quan triều đình, bị thái giám trưởng bắt lại và đem qua các phố xá để thị oai quần chúng. Ông ta bèn quỳ xuống khẩn cầu:
- “Tiểu nhân là Trần Kim, xin công công tha thứ”.
Ông thái giám ấy thường nghe tên của Trần Kim liền nói:
- “Nghe nói ông hay chọc người khác cười, nếu nói một chữ tức cười thì ta mới tha cho”.
Trần Kim buột miệng nói:
- “Địch “屁”.
Thái giám hỏi:
- “Là ý gì?”
Trả lời:
- “Tha cũng do công công mà không tha cũng là do công công” (1)
Thái giám cười lớn liền tha cho ông ta.
(Tuyết Đào Hải Sử)
Suy tư 4:
Chỉ một chữ thôi mà được khen và được tha tội, đó là do sự thông minh của Trần Kim và do cái thích được người khác nịnh của quan thái giám, bởi vì con người ta ai cũng thích người khác tâng bốc mình...
Người Ki-tô hữu được học rất nhiều chữ và nhiều điều về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về cách sống làm người cũng như về cách sống yêu thương với mọi người, nhưng vẫn chưa làm cho người khác nhận ra được Thiên Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của họ, bởi vì tuy học nhiều điều về giáo lý nhưng có những người Ki-tô hữu chưa sống những điều mình đã học, chưa phát huy cái thông minh của con cái sự sáng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài trong cuộc sống.
Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền có mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng, người Ki-tô hữu nói một câu thì được mọi người tin tưởng và yêu mến, bởi vì lời họ nói việc họ làm rất phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, và vì cuộc sống của họ luôn là gương mẫu cho nhiều người noi theo...
Ước mong được như vậy !
(1) Chữ屁 này có hai ý: “Tha người và đánh rắm”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Người Kim Long (Nam Kinh) là Trần Kim, khi đi du ngoạn bên ngoài thì vô tình đi vào vùng cấm của quan triều đình, bị thái giám trưởng bắt lại và đem qua các phố xá để thị oai quần chúng. Ông ta bèn quỳ xuống khẩn cầu:
- “Tiểu nhân là Trần Kim, xin công công tha thứ”.
Ông thái giám ấy thường nghe tên của Trần Kim liền nói:
- “Nghe nói ông hay chọc người khác cười, nếu nói một chữ tức cười thì ta mới tha cho”.
Trần Kim buột miệng nói:
- “Địch “屁”.
Thái giám hỏi:
- “Là ý gì?”
Trả lời:
- “Tha cũng do công công mà không tha cũng là do công công” (1)
Thái giám cười lớn liền tha cho ông ta.
(Tuyết Đào Hải Sử)
Suy tư 4:
Chỉ một chữ thôi mà được khen và được tha tội, đó là do sự thông minh của Trần Kim và do cái thích được người khác nịnh của quan thái giám, bởi vì con người ta ai cũng thích người khác tâng bốc mình...
Người Ki-tô hữu được học rất nhiều chữ và nhiều điều về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về cách sống làm người cũng như về cách sống yêu thương với mọi người, nhưng vẫn chưa làm cho người khác nhận ra được Thiên Chúa trong vũ trụ và trong cuộc sống của họ, bởi vì tuy học nhiều điều về giáo lý nhưng có những người Ki-tô hữu chưa sống những điều mình đã học, chưa phát huy cái thông minh của con cái sự sáng mà Thiên Chúa ban cho để làm sáng danh Ngài trong cuộc sống.
Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền có mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng, người Ki-tô hữu nói một câu thì được mọi người tin tưởng và yêu mến, bởi vì lời họ nói việc họ làm rất phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, và vì cuộc sống của họ luôn là gương mẫu cho nhiều người noi theo...
Ước mong được như vậy !
(1) Chữ屁 này có hai ý: “Tha người và đánh rắm”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 28/11: Cảnh báo! Ngày Tận Thế đến nơi rồi – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:57 27/11/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: “Khi các con thấy Giê-ru-sa-lem bị các đạo binh bao vây, các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giu-đa, hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành; vì những ngày ấy là những ngày báo oán, để ứng nghiệm mọi lời đã ghi chép.
“Khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ có sự khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân, và Giê-ru-sa-lem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt.
“Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến”.
Đó là lời Chúa
Tinh Thần Mùa Vọng – Sống Năm Thánh 2025
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
06:19 27/11/2024
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG - C
(Lc 21, 25-28; 34-36)
Tinh Thần Mùa Vọng – Sống Năm Thánh 2025
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Vọng là trông mong, nên trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến.
Hỏi : Chúa đã đến chưa? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội đang sống theo truyền thống là : Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Theo Hồng Y Newman thì : “Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và người Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô.”
Mùa Vọng đến nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng, đời người mỗi chúng ta còn đang trên hành trình và quê hương thật của chúng ta là quê trời. Nếu có đang đi mà muốn cắm trại, thì hãy nhổ trại lên đường tiến về ngày của Chúa, ngày Chúa đến, ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng.
Để sống tốt Năm Phụng vụ mới, hay cụ thể là Mùa Vọng, Năm Thánh thường niên 2025 này. Tiên vàn, chúng ta phải khẳng định rằng, mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hóa v.v. là những điều tốt, chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mỗi chúng ta, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thứ đến, phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là tỉnh thức, là cầu nguyện, là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh : “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”; “Vì giờ cứu rỗi các con đã đến gần” (x. Lc 21, 25-28, 34-36).
“Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28). Đó là những dấu hiệu báo trước ngày Chúa tái lâm.
Thật phù hợp khi Năm Thánh 2025 có chủ đề “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng,” đang đến gần, đánh dấu một sự kiện tôn giáo trọng đại của Giáo Hội Công Giáo. Năm Thánh là một dịp để tha thứ và hòa giải, là thời điểm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải, nhất là sống hy vọng.
Ngày nay, khi tại nhiều nơi trên thế giới trật tự xã hội, chính trị và kinh tế bị chao đảo; và dưới nhiều hình thức, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục sống như thể không có Thiên Chúa. Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi xác tín rằng : Dù sống giữa một thế giới hơn 8 tỷ người, với sự bấp bênh trước bao cảnh đau thương của chiến tranh, hận thù, nghèo đói, thiên tai, và thế lực sự dữ tung hoành khắp nơi, chúng ta vẫn hy vọng vào Chúa. Vì chỉ có Chúa dẫn dắt con người hoàn tất hành trình dương thế để đạt tới chính Chúa.
Lời Chúa Giêsu khuyên chúng ta vẫn còn cấp bách : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!” (Lc 21, 34-36).
Sau cùng, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
Lạy Mẹ từ ái, xin dắt chúng con bước theo Chúa trong hy vọng mọi nơi mọi lúc. Amen.
(Lc 21, 25-28; 34-36)
Tinh Thần Mùa Vọng – Sống Năm Thánh 2025
Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Vọng là trông mong, nên trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến.
Hỏi : Chúa đã đến chưa? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng : Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa?
Mùa Vọng Giáo hội đang sống theo truyền thống là : Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Theo Hồng Y Newman thì : “Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và người Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô.”
Mùa Vọng đến nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng, đời người mỗi chúng ta còn đang trên hành trình và quê hương thật của chúng ta là quê trời. Nếu có đang đi mà muốn cắm trại, thì hãy nhổ trại lên đường tiến về ngày của Chúa, ngày Chúa đến, ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng.
Để sống tốt Năm Phụng vụ mới, hay cụ thể là Mùa Vọng, Năm Thánh thường niên 2025 này. Tiên vàn, chúng ta phải khẳng định rằng, mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hóa v.v. là những điều tốt, chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mỗi chúng ta, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thứ đến, phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là tỉnh thức, là cầu nguyện, là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh : “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”; “Vì giờ cứu rỗi các con đã đến gần” (x. Lc 21, 25-28, 34-36).
“Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28). Đó là những dấu hiệu báo trước ngày Chúa tái lâm.
Thật phù hợp khi Năm Thánh 2025 có chủ đề “Những Người Hành Hương Của Hy Vọng,” đang đến gần, đánh dấu một sự kiện tôn giáo trọng đại của Giáo Hội Công Giáo. Năm Thánh là một dịp để tha thứ và hòa giải, là thời điểm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải, nhất là sống hy vọng.
Ngày nay, khi tại nhiều nơi trên thế giới trật tự xã hội, chính trị và kinh tế bị chao đảo; và dưới nhiều hình thức, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục sống như thể không có Thiên Chúa. Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi xác tín rằng : Dù sống giữa một thế giới hơn 8 tỷ người, với sự bấp bênh trước bao cảnh đau thương của chiến tranh, hận thù, nghèo đói, thiên tai, và thế lực sự dữ tung hoành khắp nơi, chúng ta vẫn hy vọng vào Chúa. Vì chỉ có Chúa dẫn dắt con người hoàn tất hành trình dương thế để đạt tới chính Chúa.
Lời Chúa Giêsu khuyên chúng ta vẫn còn cấp bách : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!” (Lc 21, 34-36).
Sau cùng, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
Lạy Mẹ từ ái, xin dắt chúng con bước theo Chúa trong hy vọng mọi nơi mọi lúc. Amen.
Tôi có Chúa Kitô
Lm Minh Anh
14:58 27/11/2024
QUY KITÔ
"Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu!”.
“Chết! Đó là một thế giới tồi tệ! Nhưng tôi khám phá ra giữa nó một cộng đồng thầm lặng, thánh thiện gồm những con người đã có một bí mật tuyệt vời. Bị coi thường, chịu bắt bớ, nhưng họ không quan tâm; họ vượt qua cả thế giới và làm chủ cuộc sống mình. Đó là các Kitô hữu, tôi là một trong số họ! Tôi có Chúa Kitô, 'quy Kitô' là cách sống của tôi!" - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Quy Kitô’ là cách sống của tôi!”. Tin Mừng hôm nay nói đến ngày cùng tận của Giêrusalem, biểu tượng cho ngày cùng tận của mọi thứ, cùng tận của mỗi người. Chúa Giêsu dạy chúng ta đặt niềm tin vào Ngài, chọn Ngài, quy về Ngài, một trọng tâm mới của đời sống!
Ngày nay, không ít lần chúng ta tự hỏi, tại sao thế giới lại trở nên một nơi tồi tệ đến thế; tại sao cuộc sống không thể dễ dàng hơn? Tại sao nhiều người vô tội phải khốn khổ và Thiên Chúa xem ra xa vắng? Hỡi ôi! Chính Thiên Chúa cũng đã đặt ra những câu hỏi tương tự. Tất cả những điều ác chúng ta đang chứng kiến đều bắt nguồn từ tội nguyên tổ, từ sự sa ngã của Ađam. Đối với tất cả những đau khổ này, nhất định đó không phải là kế hoạch của Thiên Chúa - nhưng chúng ta biết chắc một điều, Thiên Chúa cho phép chúng xảy ra. Ngài cho phép chúng xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của con người; Ngài cho phép vì Ngài biết, Ngài có thể rút ra điều lành từ nó. Qua đó, Ngài muốn hướng chúng ta vào chính Ngài. Tôi sử dụng tự do thế nào? Cuộc sống của tôi có ‘quy Kitô’ để lạc quan không?
Với Chúa Giêsu, Giêrusalem thất thủ không có nghĩa là Thiên Chúa đã bỏ rơi thành! Thế giới khổ đau không phải là Thiên Chúa đã lãng quên nó. Hơn thế nữa, trọng tâm của tôn giáo sẽ không còn là đền thờ; đúng hơn, đền thờ mới là chính Chúa Kitô. Ngài thực sự đang hiện diện trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Nhà tạm sẽ là trung tâm mới của sự chú ý. Có mấy linh hồn nắm được chân lý đó! Sau hơn 2.000 năm, Chúa Kitô vẫn khiêm nhường ẩn thân trong các nhà tạm cố định và ‘di động’ của Ngài. Sự thật đó có ảnh hưởng đến cách thức tôi đến với Ngài mỗi khi bước vào nhà thờ, mỗi khi tôi đón nhận một người anh em? Tôi có ‘vào đó’ với tất cả tình trạng thích hợp của trái tim và tâm trí?
Anh Chị em,
“Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc!”. Phải, người ta sợ hãi kinh hồn, Kitô hữu thì không! Việc trung thành đi theo Chúa Kitô mang lại cho chúng ta bảo đảm tốt nhất rằng, cuộc sống có ý nghĩa. Chúa Kitô sẽ có ý nghĩa về mọi thứ vào cuối cuộc đời của mỗi người. Tất cả những cuộc đấu tranh của chúng ta để sống theo Phúc Âm - một cuộc sống ‘quy Kitô’ - sẽ rất đáng giá. Vào ngày cuối cùng, bạn có thể hối tiếc về nhiều điều, nhưng không bao giờ hối tiếc về những gì đã làm cho Chúa Kitô khi có Ngài là trung tâm của mọi sự. Sự thật đó có hướng dẫn cuộc sống của bạn và tôi mỗi ngày không? Chúng ta có sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình? Có điều gì trong cuộc sống của tôi mà tôi sẽ xấu hổ vào ngày cuối cùng? Tại sao không loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống của tôi ngay bây giờ?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sống như thể không bao giờ chết. Giúp con biết quy về Chúa ngày càng hơn trong mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ và mỗi việc làm!”, Amen.
(Tgp. Huế)
"Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu!”.
“Chết! Đó là một thế giới tồi tệ! Nhưng tôi khám phá ra giữa nó một cộng đồng thầm lặng, thánh thiện gồm những con người đã có một bí mật tuyệt vời. Bị coi thường, chịu bắt bớ, nhưng họ không quan tâm; họ vượt qua cả thế giới và làm chủ cuộc sống mình. Đó là các Kitô hữu, tôi là một trong số họ! Tôi có Chúa Kitô, 'quy Kitô' là cách sống của tôi!" - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Quy Kitô’ là cách sống của tôi!”. Tin Mừng hôm nay nói đến ngày cùng tận của Giêrusalem, biểu tượng cho ngày cùng tận của mọi thứ, cùng tận của mỗi người. Chúa Giêsu dạy chúng ta đặt niềm tin vào Ngài, chọn Ngài, quy về Ngài, một trọng tâm mới của đời sống!
Ngày nay, không ít lần chúng ta tự hỏi, tại sao thế giới lại trở nên một nơi tồi tệ đến thế; tại sao cuộc sống không thể dễ dàng hơn? Tại sao nhiều người vô tội phải khốn khổ và Thiên Chúa xem ra xa vắng? Hỡi ôi! Chính Thiên Chúa cũng đã đặt ra những câu hỏi tương tự. Tất cả những điều ác chúng ta đang chứng kiến đều bắt nguồn từ tội nguyên tổ, từ sự sa ngã của Ađam. Đối với tất cả những đau khổ này, nhất định đó không phải là kế hoạch của Thiên Chúa - nhưng chúng ta biết chắc một điều, Thiên Chúa cho phép chúng xảy ra. Ngài cho phép chúng xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của con người; Ngài cho phép vì Ngài biết, Ngài có thể rút ra điều lành từ nó. Qua đó, Ngài muốn hướng chúng ta vào chính Ngài. Tôi sử dụng tự do thế nào? Cuộc sống của tôi có ‘quy Kitô’ để lạc quan không?
Với Chúa Giêsu, Giêrusalem thất thủ không có nghĩa là Thiên Chúa đã bỏ rơi thành! Thế giới khổ đau không phải là Thiên Chúa đã lãng quên nó. Hơn thế nữa, trọng tâm của tôn giáo sẽ không còn là đền thờ; đúng hơn, đền thờ mới là chính Chúa Kitô. Ngài thực sự đang hiện diện trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Nhà tạm sẽ là trung tâm mới của sự chú ý. Có mấy linh hồn nắm được chân lý đó! Sau hơn 2.000 năm, Chúa Kitô vẫn khiêm nhường ẩn thân trong các nhà tạm cố định và ‘di động’ của Ngài. Sự thật đó có ảnh hưởng đến cách thức tôi đến với Ngài mỗi khi bước vào nhà thờ, mỗi khi tôi đón nhận một người anh em? Tôi có ‘vào đó’ với tất cả tình trạng thích hợp của trái tim và tâm trí?
Anh Chị em,
“Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc!”. Phải, người ta sợ hãi kinh hồn, Kitô hữu thì không! Việc trung thành đi theo Chúa Kitô mang lại cho chúng ta bảo đảm tốt nhất rằng, cuộc sống có ý nghĩa. Chúa Kitô sẽ có ý nghĩa về mọi thứ vào cuối cuộc đời của mỗi người. Tất cả những cuộc đấu tranh của chúng ta để sống theo Phúc Âm - một cuộc sống ‘quy Kitô’ - sẽ rất đáng giá. Vào ngày cuối cùng, bạn có thể hối tiếc về nhiều điều, nhưng không bao giờ hối tiếc về những gì đã làm cho Chúa Kitô khi có Ngài là trung tâm của mọi sự. Sự thật đó có hướng dẫn cuộc sống của bạn và tôi mỗi ngày không? Chúng ta có sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình? Có điều gì trong cuộc sống của tôi mà tôi sẽ xấu hổ vào ngày cuối cùng? Tại sao không loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống của tôi ngay bây giờ?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sống như thể không bao giờ chết. Giúp con biết quy về Chúa ngày càng hơn trong mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ và mỗi việc làm!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Các cuộc đàm phán tại Vatican về vấn đề Trung Đông và Ukraine
Vũ Văn An
13:08 27/11/2024
AC Wimmer của Phòng tin tức CNA, ngày 27 tháng 11 năm tường trình rằng: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào sáng thứ Tư tại Vatican.
Mặc dù Tòa thánh không bình luận về bản chất của cuộc gặp, Bộ Ngoại giao cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông và Ukraine trong bối cảnh chuyến công du ngoại giao rộng lớn hơn ở châu Âu.
Trong cuộc họp tại Vatican vào ngày 27 tháng 11, Blinken được cho là đã nhắc đến "những kỷ niệm tuyệt vời" về cuộc gặp trước đó của ông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 6 năm 2021, nhấn mạnh cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Tòa thánh và Washington về các vấn đề cùng quan tâm.
Các mục chính trong chương trình nghị sự bao gồm lệnh ngừng bắn giữa Israel và Lebanon vừa được công bố và các nỗ lực giải quyết tác động nhân đạo của cuộc xâm lược Ukraine của Nga, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao chia sẻ với các phóng viên.
Sau cuộc gặp gỡ là các cuộc hội đàm riêng với Ngoại trưởng Vatican Hồng Y Pietro Parolin và Tổng giám mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các quốc gia.
Chuyến thăm Vatican của Blinken diễn ra trong bối cảnh ông tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Ý, nơi đại diện của các nền kinh tế dân chủ hàng đầu thế giới đang tập trung để giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế.
Các cuộc thảo luận của G7, diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 11 theo nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên năm 2024 của Ý, tập trung nhiều vào các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, cũng như an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Haiti và Sudan.
Thứ Bảy tuần trước, các nhà lãnh đạo G7 đã củng cố cam kết hỗ trợ Ukraine thông qua các lệnh trừng phạt liên tục đối với Nga và các biện pháp khác.
Hiện tại, Ý đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G7. Các quốc gia thành viên khác là Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức và Anh.
Con số thanh niên trẻ có lòng đạo đang trên đường gia tăng
Vũ Văn An
13:43 27/11/2024
Cha Dwight Longenecker (*), trên National Cartholic Register, ngày 26 tháng 11 năm 2024, cho hay:
Là mục tử của một giáo xứ ở Nam Carolina, tôi đang chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Hầu như tuần nào tôi cũng nhận được một cuộc gọi, email hoặc chuyến thăm từ ít nhất một thanh niên muốn tìm hiểu thêm về đạo Công Giáo. Họ là những thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và là những người đàn ông độc thân và đã kết hôn ở độ tuổi 20 và đầu 30.
Rất nhiều người trong số họ đã tham gia lớp Khai Tâm Ki-tô Giáo (OCIA) của chúng tôi đến nỗi giám đốc đào tạo đức tin của giáo xứ chúng tôi đã phải tổ chức thêm một khóa học vào mùa hè. Ở đây, tại Vành đai Kinh thánh, nhiều người tìm hiểu đang khám phá Ki-tô giáo lịch sử từ bối cảnh của phong trào phúc âm đương thời.
Hầu hết trong số họ đều hiểu biết về Kinh thánh và có tư duy thần học. Chủ nghĩa bài Công Giáo cũ ở miền Nam, nếu không chết, thì ít nhất cũng đang ngủ yên. Những người hỏi thăm tôi bày tỏ sự quan tâm đến nghi lễ phụng vụ và tò mò về Công Giáo. Đọc các Giáo phụ Tông đồ đã dẫn họ đến khám phá các giáo hội lịch sử, và sau khi dấn thân vào Anh giáo và Luther và thấy những giáo phái đó cấp tiến hoặc ly giáo, họ tiếp tục hành trình đến với Công Giáo.
Chúng tôi rất vui được chào đón họ, và với tư cách là một cựu tín hữu Thệ phản Tin lành và tốt nghiệp Đại học Bob Jones và Giáo hội Anh, tôi có thể giúp họ vượt qua vùng nước đôi khi lạnh giá của Sông Tiber dẫn đến Công Giáo.
Ban đầu, tôi coi xu hướng mà chúng ta đang chứng kiến là một hiện tượng cục bộ do vị trí của chúng ta, xuất thân của tôi và sự pha trộn hấp dẫn giữa nghi lễ truyền thống, bài giảng mạnh mẽ và một giáo đoàn trẻ trung năng động tại Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở Greenville. Sau đó, tôi phát hiện ra một số bài viết chỉ ra rằng những gì chúng ta đang trải qua trong giáo xứ của mình là một phần của xu hướng lớn hơn. Nói một cách đơn giản, ngày nay, nhiều thanh niên ở Mỹ có lòng đạo hơn là phụ nữ trẻ.
Trong một bài viết trên Christianity Today có tựa đề “Với thế hệ Z, phụ nữ không còn sùng đạo hơn nam giới nữa”, Ryan Burge đưa tin rằng trong số các thế hệ trẻ, phụ nữ từ chối tôn giáo nhiều hơn nam giới. Nói theo hướng tích cực, một cuộc khảo sát từ năm 2021 cho thấy nam giới trong độ tuổi 20-40 tự nhận mình là người sùng đạo nhiều hơn nữ giới.
Từ lâu, quan niệm thông thường cho rằng phụ nữ sùng đạo nhiều hơn nam giới và số liệu thống kê trong số những người Mỹ lớn tuổi đã xác nhận điều đó. Trong các nhóm tuổi lớn hơn, nam giới “không sùng đạo” (không theo tôn giáo) nhiều hơn phụ nữ.
Viết vào năm 2022, Burge đưa tin:
“Mới chỉ năm ngoái, khoảng cách giới tính về tôn giáo vẫn tồn tại ở những người Mỹ lớn tuổi. Dữ liệu khảo sát từ tháng 10 năm 2021 cho thấy trong số những người sinh năm 1950, khoảng một phần tư nam giới tự nhận mình là người vô thần, người theo thuyết bất khả tri hoặc không theo tôn giáo nào cụ thể, so với chỉ 20 phần trăm phụ nữ cùng độ tuổi. Khoảng cách năm điểm đó cũng rõ ràng ở những người sinh năm 1960 và 1970.”
“Đối với thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ Z, thì câu chuyện lại khác. Trong số những người sinh năm 1980, khoảng cách bắt đầu thu hẹp xuống còn khoảng hai phần trăm. Đến năm 1990, khoảng cách này biến mất và đối với những người sinh năm 2000 trở về sau, phụ nữ rõ ràng có nhiều khả năng là người không tôn giáo hơn nam giới”.
“Trong số những người từ 18 đến 25 tuổi, 49 phần trăm phụ nữ là người không tôn giáo, so với chỉ 46 phần trăm nam giới”.
Đây có phải là hiện tượng chủng tộc hay sắc tộc không? Số liệu thống kê của Burge cho thấy trong số những người từ 18 đến 25 tuổi, không có nhiều khác biệt giữa người không tôn giáo nam và nữ trong nhóm người da đen, người châu Á và các nhóm dân tộc khác, nhưng trong số những người da trắng, phụ nữ có nhiều khả năng nói rằng họ là người không tôn giáo hơn. Phụ nữ có trình độ đại học có nhiều khả năng từ chối tôn giáo hơn một chút, nhưng trong số những người đang nỗ lực để lấy bằng đại học, phụ nữ có nhiều khả năng là người không tôn giáo hơn nhiều so với những người bạn nam của họ.
Điều gì lý giải cho sự gia tăng của những người đàn ông trẻ cởi mở với tôn giáo?
Các chuyên gia chỉ ra nhiều xu hướng xã hội khác nhau. Trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây, những người đàn ông trẻ đã từ chối thông điệp mơ hồ, nữ tính của Kamala Harris — lựa chọn thông điệp nam tính của Trump. Nhiều thanh niên thấy thế giới quan vững chắc, trí tuệ, hợp lý của Jordan Peterson là liều thuốc giải độc hấp dẫn cho thế giới hoang dã của các hệ tư tưởng thức tỉnh. Trong các cộng đồng tôn giáo chuyên biệt, các nhóm nam giới địa phương, các hội nghị, khóa tĩnh tâm và sách về nam tính hiện đại đã phát triển mạnh mẽ trong vài thập niên qua và ảnh hưởng của họ hiện có vẻ đang đơm hoa kết trái.
Ảnh hưởng của họ đã phát triển như một sự phục hồi sau nhiều thập niên khủng hoảng văn hóa về nam tính. Cuộc cách mạng tình dục, với những người chị em xấu xí là chủ nghĩa duy nữ và chủ nghĩa đồng tính luyến ái, đã làm suy yếu sự tự tin của nam giới. Bị buộc tội là "nam tính độc hại" và bị ép phải trở thành "người đô thị", nhiều thanh niên cảm thấy bị thiệt thòi và kỳ thị chỉ vì là nam giới.
Ly hôn, những ông bố vắng mặt và vô trách nhiệm, sự tan rã của các nguồn cố vấn truyền thống cho nam giới như Hướng đạo sinh, và một loạt các cuộc tấn công vào các mô hình tổ phụ và vai trò giới tính truyền thống đã đẩy những người đàn ông trẻ vào mảnh đất không có đàn ông theo nghĩa đen.
Con lắc dao động trở lại, và sự gia tăng của tính sùng đạo trong những người đàn ông trẻ là một phần của xu hướng tích cực lớn hơn của nam giới. Việc tôn giáo là một phần của xu hướng này có ý nghĩa quan trọng vì sự dao động trở lại có thể đã diễn ra theo một hình thức độc hại hơn nhiều: những người đàn ông trẻ ủng hộ một hình thức nam tính nông cạn, hung hăng. Việc rất nhiều người đang tìm kiếm ý nghĩa tôn giáo cho thấy rằng nam tính mới không chỉ mạnh mẽ mà còn nhạy cảm. Nó thông minh và cơ bắp — cầu nguyện, không phải săn mồi. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của Giáo Hội Công Giáo? Chúng ta nên lắng nghe những gì chính những người đàn ông trẻ tuổi đang nói, cả bằng lời nói và hành động của họ.
Đầu tiên, họ không có ấn tượng với thứ Công Giáo màu nâu vàng nhạt (beige) của vùng ngoại ô Hoa Kỳ. Tôn giáo hâm hấp? Họ nhổ nó ra. Họ bị thu hút bởi các tu sĩ Biển Đức tại Tu viện Clear Creek ở Oklahoma hoặc các tu sĩ Norcia, nơi phụng vụ và cuộc sống bằng tiếng Latinh và không hề xấu hổ về truyền thống. Họ bị thu hút bởi truyền thống trí thức mạnh mẽ của dòng Đaminh, đời sống khất thực sôi nổi của các tu sĩ Phanxicô thuộc phong trào Đổi mới, và đời sống giáo xứ của các giáo xứ Công Giáo truyền thống với các gia đình đông con, trường học cổ điển và sự chính thống năng động.
Mọi dấu hiệu đều cho thấy những thanh niên trong các chủng viện của chúng ta đang từ chối những “cung điện màu hồng” và “những quý cô hoa oải hương” vốn là đặc trưng của giáo sĩ Công Giáo trong những năm 70 và 80. Họ cũng đang quay lưng lại với các chính trị và hệ tư tưởng cầu vồng đã đầu độc và làm suy yếu rất nhiều người của Giáo Hội Công Giáo trong 30 năm qua và đang ủng hộ nghi lễ, tâm linh và kỷ luật truyền thống. Nền tảng Công Giáo mới được củng cố này có thể báo hiệu điều gì về bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn? Theo ý kiến của riêng tôi, điều đó có nghĩa là chúng ta chắc chắn đã thoát khỏi thế kỷ 20. Thế hệ mới này phải đối diện với những thách thức to lớn: Kỹ thuật đang tiến triển với tốc độ chóng mặt, một thế giới ngày càng thu hẹp và đứng bên bờ vực khủng hoảng địa chính trị và môi trường, một Giáo hội sa lầy trong tham nhũng, sự mơ hồ về giáo lý và quản lý tài chính yếu kém, và một xã hội dường như đang ở "bờ vực của một vũng lầy (grimpen) nơi không có chỗ đứng vững chắc". Câu trả lời mà nhiều người đang tìm kiếm là một Giáo hội lên tiếng bằng một tiếng nói có thẩm quyền phổ quát và đáng tin cậy, tiếng nói phổ quát cả về mặt địa lý và lịch sử. Nói cách khác: Nó lan tỏa khắp hoàn cầu và vang vọng trong suốt 2,000 năm. Những thanh niên đang hướng đến tôn giáo hiểu rằng trên nền tảng như vậy, người ta có thể xây dựng một tương lai an toàn và vững chắc. Giữa thời kỳ giông bão, họ có thể xây dựng ngôi nhà của mình trên tảng đá vững chắc là Phê-rô.
_________________________________________
(*) Cha Dwight Longenecker là tác giả của The Way of the Wilderness Warrior (Sophia Press) và Listen My Son — St. Benedict for Fathers. Đọc blog của ngài, duyệt qua các cuốn sách của ngài và liên hệ tại DwightLongenecker.com.
Vatican thành lập nhóm nghiên cứu để phân loại tội phạm lạm dụng tinh thần
Vũ Văn An
14:17 27/11/2024
Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 27 tháng 11 năm 2024, tường trình rằng đối diện với một loạt vụ tai tiếng liên quan đến những người sáng lập và những cá nhân có sức thu hút khác đã phạm tội lạm dụng dưới vỏ bọc là những trải nghiệm tâm linh và thần bí sai lầm, Vatican đang thành lập một nhóm nghiên cứu để định nghĩa rõ ràng hơn về tội phạm trong luật giáo hội.
Một thông cáo do Hồng Y người Argentina Víctor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin (DDF) của Vatican ký ngày 22 tháng 11 và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận, đã giải quyết một cuộc tranh chấp lâu dài giữa các nhà giáo luật về khái niệm “chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo”.
Theo truyền thống, “chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo” được coi là một tội ác chống lại đức tin, thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo lý Đức tin, nhưng không có tiêu chuẩn pháp lý được xác định rõ ràng.
Điều 10 của Quy định của Bộ Giáo lý Đức tin năm 1995, do Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, tức Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tương lai, ký, nêu rõ rằng phần kỷ luật trong Bộ Giáo lý Đức tin “xử lý các tội ác chống lại đức tin, cũng như các tội ác nghiêm trọng nhất, theo phán quyết của thẩm quyền cấp trên, vi phạm đạo đức và trong việc cử hành các bí tích”.
Bộ này cho biết, họ chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề và hành vi liên quan đến kỷ luật đức tin, chẳng hạn như "các trường hợp huyền nhiệm giả tạo, các vụ được cho là hiện ra, các thị kiến và thông điệp được cho là có nguồn gốc siêu nhiên, thuyết duy linh, ma thuật và buôn thần bán thánh".
Tuy nhiên, theo thông cáo của Bộ Giáo lý Đức tin, được công bố trên trang web của Bộ Giáo lý Đức tin, thuật ngữ "chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo" được giải quyết trong một bối cảnh cụ thể liên quan đến "tâm linh và các hiện tượng được cho là siêu nhiên ", và hiện được giải quyết trong phần giáo lý của Bộ Giáo lý Đức tin.
Trong bối cảnh này, ĐHY Fernández cho biết, thuật ngữ "chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo" ám chỉ "những cách tiếp cận tâm linh gây tổn hại đến sự hòa hợp giữa sự hiểu biết của Công Giáo về Thiên Chúa và mối quan hệ của chúng ta với Người. Theo nghĩa này, cụm từ này xuất hiện trong Huấn quyền".
Ví dụ, Bộ Giáo lý Đức tin đã trích dẫn thông điệp Haurietis Aquas năm 1956 của Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII, trong đó ngài bác bỏ khái niệm của Jansen về Thiên Chúa tách biệt khỏi sự nhập thể của Chúa Giêsu là "chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo".
"Do đó, thật sai lầm khi khẳng định rằng việc chiêm ngưỡng Trái tim vật chất của Chúa Giêsu ngăn cản việc tiếp cận tình yêu thương sâu sắc của Thiên Chúa và kìm hãm tâm hồn trên con đường đạt được các nhân đức cao nhất", Đức Pi-ô XII nói, gọi đây là "học thuyết huyền nhiệm giả tạo".
Mặc dù một số nhà giáo luật cũng sử dụng cụm từ "chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo" liên quan đến các trường hợp lạm dụng, nhưng không có tội phạm nào được phân loại là "chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo" trong Bộ luật Giáo luật, ĐHY Fernández cho biết.
Mặc dù gần đây đã sửa đổi bộ luật hình sự của Vatican, bao gồm các điều khoản rộng hơn cho giáo dân và những người sáng lập giáo dân bị buộc tội lạm dụng, nhưng vẫn chưa có tội phạm nào được phân loại cho loại lạm dụng này, khiến nhiều chuyên gia giáo luật mô tả là một lỗ hổng pháp lý trong luật giáo hội.
Một số người đã chỉ ra trường hợp của Cha Francisco Javier Garrido Goitia, một người Tây Ban Nha theo dòng Phanxicô, bị tòa án giáo hội kết án vào năm ngoái về hai tội danh "huyền nhiệm giả tạo và yêu cầu được xưng tội", như một tiền lệ tiềm năng.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác đã lập luận rằng trong trường hợp của Garrido Goitia, cáo buộc " huyền nhiệm giả tạo" được coi là một hoàn cảnh gia trọng chứ không phải là một tội ác, và nếu cáo buộc chỉ liên quan đến huyền nhiệm giả tạo, thì nó sẽ không được chấp nhận vì không có phân loại nào về nó trong Luật Giáo hội.
Trong khi một số nhà giáo luật thúc đẩy việc phân loại tội " huyền nhiệm giả tạo" liên quan đến các trường hợp lạm dụng, những người khác lại cho rằng thuật ngữ này quá chung chung vì nó đã được sử dụng trong cả bối cảnh giáo lý và kỷ luật và do đó gây nhầm lẫn.
ĐHY Fernández trong thông cáo của mình cho biết vấn đề về những trải nghiệm tâm linh và huyền nhiệm sai lầm khi phạm tội lạm dụng được giải quyết trong “Các chuẩn mực tiến hành trong việc phân định các hiện tượng được coi là siêu nhiên” mới được công bố vào tháng 5, trong đó Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố rằng “việc sử dụng những trải nghiệm siêu nhiên được cho là hoặc các yếu tố huyền nhiệm được công nhận như một phương tiện hoặc một cái cớ để kiểm soát mọi người hoặc thực hiện hành vi lạm dụng phải được coi là có tính nghiêm trọng về mặt đạo đức”.
“Việc xem xét này cho phép đánh giá tình huống được mô tả ở đây là một hoàn cảnh gia trọng nếu nó xảy ra cùng với các hành vi phạm tội”, ĐHY Fernández cho biết.
Ngài cho biết có thể đưa ra một phân loại các tội ác này dưới tiêu đề “lạm dụng tâm linh”, đồng thời tránh thuật ngữ “chủ nghĩa huyền nhiệm giả tạo”, một thuật ngữ bị ngài cho là một cách diễn đạt “quá rộng và mơ hồ”. Để đạt được mục đích này, ĐHY Fernández cho biết ngài đề xuất rằng Bộ Văn bản Lập pháp của Vatican và Bộ Giáo lý Đức tin thành lập một nhóm làm việc, do Bộ Văn bản Lập pháp làm chủ tịch, để tiến hành phân tích chung về loại phân loại này và đưa ra các đề xuất cụ thể.
Ngài cho biết bộ trưởng Bộ Văn bản Lập pháp, Tổng giám mục Filippo Iannone, đã chấp nhận đề xuất này “và đang tiến hành thành lập Nhóm làm việc theo kế hoạch, bao gồm các thành viên do cả hai bộ chỉ định, để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó càng sớm càng tốt”. Việc thành lập nhóm làm việc diễn ra trong bối cảnh danh sách những cá nhân bị cáo buộc có hành vi lạm dụng tình dục kết hợp các yếu tố của trải nghiệm huyền nhiệm và tâm linh sai lầm ngày càng tăng, bao gồm các trường hợp nổi bật như trường hợp của người sáng lập Sodalitium Christiane Vitae (SCV) có trụ sở tại Peru, Luis Fernando Figari và Linh mục người Slovenia Marko Rupnik, bị cáo buộc lạm dụng khoảng 40 phụ nữ trưởng thành.
Một số chuyên gia cho biết, chính lỗ hổng pháp lý xung quanh các vụ lạm dụng được thực hiện bằng cách sử dụng các trải nghiệm tâm linh hoặc huyền nhiệm sai lầm đã cho phép những kẻ bị cáo buộc lạm dụng như Rupnik tránh bị hình phạt.
ĐHY Fernández trong thông cáo của mình đã không đưa ra mốc thời gian về thời điểm nhóm làm việc sẽ được thành lập hoặc thời hạn nhiệm kỳ của nhóm.
Đức Thánh Cha kêu gọi hiệp thông với Ukraine và Đất Thánh
Thanh Quảng sdb
15:53 27/11/2024
Đức Thánh Cha kêu gọi hiệp thông với Ukraine và Đất Thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện và hiệp thông với những người đang chịu đau khổ vì chiến tranh ở Ukraine và Đất Thánh, khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực giữa Israel và Hezbollah.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Cuối buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư (20/11/2024) tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi đoàn kết và hòa bình cho những người đang phải chịu đựng chiến tranh, đặc biệt ở Ukraine và Đất Thánh.
Lời kêu gọi của ngài được đưa ra chỉ vài giờ sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah có hiệu lực vào sáng thứ Tư (20/11/2024).
ĐTC nói: "Chúng ta đừng quên những người dân Ukraine đã hy sinh, những người phải chịu đựng quá nhiều đau khổ". "Và chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Đất Thánh, Palestine và Israel, nơi mọi người cũng đang phải chịu đựng quá nhiều đau khổ".
"Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình".
Trong lời chào mừng đến những người hành hương Ba Lan, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy “mở rộng lòng từ tâm và xây dựng hòa bình” bằng cách hỗ trợ những người dân đang đau khổ ở Ukraine.
Hàng triệu người đang phải đối diện với một mùa đông giá lạnh khác mà không có lò sưởi, sau những đợt không kích liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
“Trong thế giới của chúng ta đang chìm trong nỗi buồn của chiến tranh và nhiều cuộc khủng hoảng, chúng ta hãy loan báo niềm vui của Phúc âm thông qua cuộc sống của chúng ta được biến đổi bởi sự hiện diện của Chúa”.
Ngài yêu cầu một nhóm trẻ em Ý đang hiện diện đừng quên cầu nguyện, đặc biệt là cho trẻ em và thanh thiếu niên Ukraine.
ĐTC kêu gọi: “Hãy nhớ đến những trẻ em và thanh thiếu niên Ukraine đang phải chịu đựng vào thời điểm đông giá này này mà không có lò sưởi giữa một mùa đông rất khắc nghiệt”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cầu nguyện và hiệp thông với những người đang chịu đau khổ vì chiến tranh ở Ukraine và Đất Thánh, khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực giữa Israel và Hezbollah.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Cuối buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư (20/11/2024) tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi đoàn kết và hòa bình cho những người đang phải chịu đựng chiến tranh, đặc biệt ở Ukraine và Đất Thánh.
Lời kêu gọi của ngài được đưa ra chỉ vài giờ sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah có hiệu lực vào sáng thứ Tư (20/11/2024).
ĐTC nói: "Chúng ta đừng quên những người dân Ukraine đã hy sinh, những người phải chịu đựng quá nhiều đau khổ". "Và chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Đất Thánh, Palestine và Israel, nơi mọi người cũng đang phải chịu đựng quá nhiều đau khổ".
"Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình".
Trong lời chào mừng đến những người hành hương Ba Lan, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người hãy “mở rộng lòng từ tâm và xây dựng hòa bình” bằng cách hỗ trợ những người dân đang đau khổ ở Ukraine.
Hàng triệu người đang phải đối diện với một mùa đông giá lạnh khác mà không có lò sưởi, sau những đợt không kích liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
“Trong thế giới của chúng ta đang chìm trong nỗi buồn của chiến tranh và nhiều cuộc khủng hoảng, chúng ta hãy loan báo niềm vui của Phúc âm thông qua cuộc sống của chúng ta được biến đổi bởi sự hiện diện của Chúa”.
Ngài yêu cầu một nhóm trẻ em Ý đang hiện diện đừng quên cầu nguyện, đặc biệt là cho trẻ em và thanh thiếu niên Ukraine.
ĐTC kêu gọi: “Hãy nhớ đến những trẻ em và thanh thiếu niên Ukraine đang phải chịu đựng vào thời điểm đông giá này này mà không có lò sưởi giữa một mùa đông rất khắc nghiệt”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng kính Các ThánhTử Đạo Việt Nam_Gx Maria Goretti
Thái Phạm
14:52 27/11/2024
VietCatholic TV
Ukraine thắng lớn ở Kupiansk nhờ T-84 bắt được ở Kursk. Phi trường Khalino hốt hoảng trước ATACMS
VietCatholic Media
04:20 27/11/2024
1. Tấn công bằng hỗn hợp xe tăng T-72 cũ và T-84 mới, quân đội Ukraine thắng lớn ở Kupiansk
Lực lượng Ukraine đang phải chịu sự tấn công liên tục ở hai khu vực quan trọng trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng của Nga với Ukraine.
Tại tỉnh Kursk, phía tây nước Nga, nơi hiện đang diễn ra giao tranh, khoảng 20.000 quân Ukraine đang phải vật lộn để ngăn chặn ít nhất 50.000 quân Nga cũng như hàng ngàn quân Bắc Hàn.
Ở phía nam Donetsk ở miền đông Ukraine, một vài tiểu đoàn quân chính quy Ukraine kiệt sức—mỗi tiểu đoàn không quá 400 lính—đang cố gắng tuyệt vọng để tránh bị một sư đoàn lính cơ giới Nga bao vây. Cán cân lực lượng trong khu vực này có thể là năm chọi một nghiêng về phía người Nga.
Nhưng ở Kupiansk, một thành phố tiền tuyến ở Kharkiv ở đông bắc Ukraine, chính người Ukraine mới là người có thể có động lực. Nhóm Chiến lược Hoạt động Khortytsia, giám sát khoảng 10 lữ đoàn Ukraine trong và xung quanh Kupiansk, tuyên bố quân đội của họ đã đẩy lùi những kẻ xâm nhập người Nga vào hôm Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một.
Tiến quân dưới sự yểm trợ của cuộc pháo kích dữ dội, các nhóm tấn công của Nga—rõ ràng là từ Lữ đoàn súng trường cơ giới số 25—đã tiến vào thành phố 27.000 người cách đây hai tuần. Nhưng tấn công luôn tốn nhiều tài nguyên hơn phòng thủ, và bất kỳ lợi thế nào về người và trang thiết bị mà quân Nga có trong khu vực này đều không đủ để củng cố lợi thế của họ ở Kupiansk.
Trong những gì có thể được mô tả tốt nhất là một nỗ lực tuyệt vọng, quân đội Nga đã cố gắng đánh vào sườn quân phòng thủ Kupiansk bằng cách vượt sông Oskil bằng thuyền. Người Ukraine cũng đã đánh bại được chiến thuật này.
Điều hữu ích là OSG Khortytsia vẫn bao gồm một lữ đoàn giàu kinh nghiệm chưa bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Nga hoặc bị chia cắt và phân tán bởi các chỉ huy Ukraine tuyệt vọng muốn tăng cường cho Kursk và Donetsk. Lữ đoàn cơ giới số 14 “là một trong những đơn vị có kỹ năng cao hơn của lực lượng mặt đất Ukraine”, Militaryland, một tập thể theo dõi những thay đổi trong cơ cấu lực lượng Ukraine, giải thích.
Lữ đoàn di chuyển trong một hỗn hợp xe thiết giáp đa dạng bao gồm xe tăng T-84 Oplat hiện đại do Ukraine sản xuất và thậm chí cả xe tăng T-72B3 mới hơn của Nga bị bắt giữ. Xe tăng từ Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 4 của Ukraine—có thể là xe tăng T-72B đời 1970 được bọc thép—cũng đã hoạt động dọc theo trục Kupiansk.
Trong một đoạn video gần đây do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, một trong những xe tăng của Lực lượng Vệ binh đã giao chiến với quân đội Nga cố thủ ở cự ly gần, bắn liên tục bằng khẩu pháo 125 ly trong khi xe từ từ lăn ra khỏi chiến hào, kíp lái rõ ràng đang trông chờ vào việc di chuyển liên tục để gây khó khăn cho bất kỳ hỏa lực đáp trả nào.
Việc giải phóng Kupiansk là tin tốt hiếm hoi cho quân đội ít hơn về quân số và vũ khí của Kyiv khi mùa đông đang đến và lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump vào Tháng Giêng đang đến gần. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Đề xuất đóng băng tiền tuyến tại chỗ của ông sẽ nhượng lại cho Nga hơn 10 phần trăm lãnh thổ Ukraine.
Người Nga không từ bỏ Kupiansk. Nếu họ không thể chiếm được toàn bộ thành phố, họ có thể giải quyết bằng cách củng cố vị trí của mình dọc theo Sông Oskil, chảy qua Kupiansk và phần lớn xác định tuyến đầu trong khu vực.
“Lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công, sử dụng pháo binh, [bệ phóng hỏa tiễn] và bom lượn”, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là CDS đưa tin. Theo CDS, mục tiêu của Nga là “buộc dân thường phải di tản khỏi các thị trấn ở bờ đông sông Oskil”.
[Forbes: Attacking With A Mix Of Old T-72 Tanks And New T-84s, Ukrainian Troops Advance In Kupiansk]
2. ‘Nó đang nổ tan tành!’ Một người Nga thốt lên khi ATACMS do Mỹ sản xuất rơi như mưa xuống một căn cứ không quân tiền tuyến
Khalino là phi trường lớn gần nhất với chiến trường Kursk.
Khi tin tức nổ ra vào tuần trước rằng chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cho phép Ukraine bắn hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu xung quanh Tỉnh Kursk ở phía tây nước Nga, lực lượng không quân Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho ATACMS, mỗi hỏa tiễn có thể chứa tới 950 quả đạn con, sắp được bắn xuống.
Cuối cùng cơn bão cũng kéo đến vào sáng sớm Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một. “Cái quái gì thế này? Nó phát nổ!” một quân nhân Nga thốt lên trong một video khi ít nhất một trong những quả ATACMS nặng 3.700 pound phát nổ trên căn cứ không quân Khalino, ở Kursk, cách biên giới Nga-Ukraine 113 km. Một quả ATACMS có tầm bắn xa tới 300 km.
Cuộc đột kích có thể có tác dụng “tạm thời vô hiệu hóa phi trường”, Frontelligence Insight, một nhóm phân tích của Ukraine, đưa tin. Đó là tin tốt cho lực lượng Ukraine gồm 20.000 người đang giữ một khu vực rộng 1.300 km vuông xung quanh thành phố Sudzha, cách Khalino 80 km về phía tây nam. Lực lượng đó đang mong đợi một cuộc tấn công lớn của Nga trong những ngày tới.
Khalino là phi trường lớn gần nhất với chiến trường Kursk, vì vậy, không quân Nga đã bố trí các máy bay phản lực Sukhoi Su-25 cận âm tại căn cứ này. Đó là điều hợp lý vì Sukhoi Su-25 là chiến đấu cơ tấn công mặt đất chủ yếu của Nga. Lực lượng Su-25 của Nga đã bị lực lượng phòng không Ukraine làm tổn thất nặng nề trong 33 tháng diễn ra cuộc chiến tranh rộng lớn của Nga với Ukraine: quân đội Ukraine đã bắn hạ hoặc làm hư hại khoảng ba chục trong số khoảng 200 chiếc Su-25 mà Nga vận hành trước năm 2022.
Cuộc tấn công Khalino có thể đã hạ gục thêm nhiều máy bay Su-25. Nhưng người Nga đã vật lộn để xây dựng các kè chắn tại căn cứ, có khả năng bảo vệ một số máy bay. Và có thể một số máy bay Su-25 đã được di tản ngay trước cuộc đột kích của ATACMS. Frontelligence Insight giải thích rằng “Hoạt động tại căn cứ đã giảm đáng kể trong những ngày gần đây, khiến không rõ liệu có nhiều máy bay bị tấn công hay không”.
Điều đó không có nghĩa là căn cứ đó - cụ thể là các thùng nhiên liệu, cơ sở chỉ huy, nhà kho và các khẩu đội phòng không gần đó - không đáng để tấn công bằng một hoặc nhiều hỏa tiễn ATACMS khiêm tốn của Ukraine, có thể chỉ bao gồm vài chục hỏa tiễn ở thời kỳ đỉnh điểm.
Đòn tấn công vào Khalino có thể tước đi căn cứ tiền tuyến quan trọng của lực lượng máy bay Nga. Và nếu bất kỳ khẩu đội hỏa tiễn đất đối không hoặc radar nào bốc cháy trong cuộc đột kích, có thể sẽ có một lỗ hổng mới trong hệ thống phòng không của Nga. Theo Frontellience Insight, điều đó “có thể tạo ra cơ hội cho các cuộc tấn công trong tương lai bằng nhiều máy bay điều khiển từ xa giá rẻ hơn và nhiều hơn”.
Cuộc tấn công ATACMS hôm thứ Hai là cuộc tấn công sâu lớn thứ ba của Ukraine vào các mục tiêu chiến lược trong và xung quanh Kursk kể từ khi Hoa Kỳ - và sau đó là Vương quốc Anh và Pháp - cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn nước ngoài tốt nhất của mình chống lại các mục tiêu bên trong nước Nga.
Khi trận chiến giành Kursk leo thang, nhiều cuộc không kích của Ukraine có khả năng xảy ra hơn. Và khả năng Nga cũng sẽ trả đũa nhiều hơn nữa. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo kinh hoàng vào thành phố Dnipro của Ukraine vào thứ năm được coi rộng rãi là phản ứng đối với những ATACMS đang lao xuống Nga.
[Forbes: ‘It’s Exploding!’ A Russian Exclaims As Ukraine’s American-Made ATACMS Rain Down On A Front-Line Air Base]
3. Tòa Bạch Ốc xác nhận Ukraine có thể tấn công lãnh thổ Nga bằng hỏa tiễn ATACMS
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby trả lời các nhà báo vào ngày 25 tháng 11 rằng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga.
Xác nhận của Washington được đưa ra vài ngày sau khi có báo cáo rằng Kyiv đã phóng hỏa tiễn ATACMS vào một cơ sở quân sự ở Karachev, Bryansk. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn do phương Tây sản xuất cũng được báo cáo ở Kursk.
“Hiện tại, quân đội Ukraine có khả năng sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết. Có thể hiểu được là điều đó đã diễn ra trong và xung quanh Kursk,” Tướng Kirby cho biết.
“Chúng tôi đã thay đổi hướng dẫn và hướng dẫn họ cách sử dụng chúng để tấn công các loại mục tiêu cụ thể này.”
Một số phương tiện truyền thông đưa tin vào ngày 17 tháng 11 rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn ATACMS của mình để tấn công các mục tiêu trên đất Nga. Theo một số báo cáo, cho đến nay điều này chỉ liên quan đến lực lượng Nga và Bắc Hàn tập trung tại Kursk của Nga.
Sự thay đổi chính sách này diễn ra sau sự do dự trước đó của Tổng thống Biden trong việc cung cấp các loại vũ khí như vậy vì lo ngại căng thẳng với Nga sẽ leo thang.
Tổng thống Biden lần đầu nới lỏng các hạn chế vào tháng 5 để cho phép Ukraine sử dụng một số vũ khí nhất định như HIMARS để tấn công quân đội Nga ngay bên kia biên giới sau cuộc tấn công Kharkiv. Các hạn chế đối với ATACMS, hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật có tầm bắn 300 km, hay 190 dặm, vẫn được áp dụng vào thời điểm đó.
Bloomberg đưa tin vào ngày 20 tháng 11, trích dẫn lời một quan chức phương Tây am hiểu vấn đề này, rằng Ukraine cũng đã lần đầu tiên tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga bằng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp.
[Kyiv Independent: Ukraine can strike Russian territory with ATACMS missiles, White House confirms]
4. Bộ trưởng quốc phòng Estonia kêu gọi ưu tiên viện trợ tài chính cho Ukraine hơn là điều động quân đội nước ngoài vào Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur phát biểu tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax rằng Ukraine cần được đầu tư nhiều hơn vào năng lực sản xuất quân sự của mình chứ không phải quân đội nước ngoài trên chiến trường.
Phát biểu với The Hill, Pevkur nhấn mạnh rằng Ukraine có thể quản lý quốc phòng hiệu quả nếu được cung cấp các nguồn lực cần thiết. “Theo như tôi biết, người Ukraine có thể giải quyết tất cả những điều này, khi chúng ta có thể cung cấp tất cả những gì họ cần để chiến đấu với Nga”, Pevkur nói.
Pevkur nhấn mạnh đến năng lực sản xuất thiết bị quân sự ngày càng tăng của Ukraine, bao gồm cả lựu pháo với tốc độ gấp sáu đến bảy lần so với Pháp. Tuy nhiên, ông lưu ý đến một khoảng cách tài trợ quan trọng: “Ngành công nghiệp của họ thực sự đang tăng tốc sản xuất... nhưng họ chỉ có 15 tỷ đô la để chi tiêu, trong khi năng lực của họ là khoảng 30 tỷ đô la. Vì vậy, khi bạn không có gì để cung cấp từ kho dự trữ của riêng mình, hãy cung cấp tiền cho họ. Đó là một thông điệp đơn giản”, ông nói với The Hill.
Suy ngẫm về các cuộc phản công trước đây của Ukraine, Pevkur gọi việc thiếu trang thiết bị đầy đủ trong cuộc tấn công bất ngờ Kursk vào tháng 8 là một cơ hội bị bỏ lỡ.
“Đã có một động lực to lớn trong cuộc chiến này trong cuộc phản công Kursk, nhưng vào thời điểm đó, người Ukraine không có đủ thiết bị hoặc đủ hỏa lực để tiến xa hơn nữa”, ông nói. Ông thúc giục các đồng minh phương Tây cam kết hoàn toàn giúp Ukraine giành chiến thắng, thay vì chỉ duy trì cuộc chiến.
Pevkur cảnh báo rằng sáu tháng chuyển giao chính trị tiếp theo ở Hoa Kỳ và Âu Châu có thể khiến các đối thủ như Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn trở nên táo bạo hơn.
Estonia vẫn cảnh giác trước các cuộc tấn công lai tiềm tàng. Pevkur trích dẫn các cuộc tấn công mạng bị nghi ngờ của Nga, phá hoại cáp ngầm Baltic và can thiệp vào liên lạc hàng không là những ví dụ về các mối đe dọa đang diễn ra. “Chúng tôi biết rất rõ Nga có khả năng làm gì... Đó là lý do tại sao việc ngăn ngừa các loại tấn công đó, cũng như phản ứng với các loại tấn công đó, là rất, rất quan trọng”, ông nói.
[Kyiv Independent: Estonia’s defense chief urges financial aid for Ukraine over foreign troop deployments, The Hill reports]
5. Nga cảnh báo Nam Hàn về việc gửi vũ khí tới Ukraine
Nga đã đưa ra cảnh báo tới Nam Hàn về việc gửi vũ khí tới Ukraine, với việc Thứ trưởng Ngoại giao Andrey Rudenko kêu gọi Hán Thành “đánh giá tình hình một cách tỉnh táo và kiềm chế các bước đi liều lĩnh”.
Theo Financial Times, Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt đang cân nhắc gửi vũ khí cho Ukraine để đáp trả việc Bắc Hàn điều quân đến Nga. Vào tháng 10, Nam Hàn đã cảnh báo rằng họ sẽ cân nhắc điều này, một tuyên bố được cho là nhằm gây áp lực với Nga không đưa quân đội Bắc Hàn tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine, điều mà nước này hiện đã làm.
Các báo cáo từ Hoa Kỳ, Nam Hàn và Ukraine cho biết hơn 10.000 binh lính Bắc Hàn đã được gửi đến Nga vào tháng 10, một số hiện đang tích cực tham gia chiến đấu ở tiền tuyến.
Rudenko nói, “Hán Thành phải nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí Nam Hàn để giết công dân Nga có thể phá hủy hoàn toàn mối quan hệ giữa hai nước chúng ta. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phản ứng theo mọi cách mà chúng tôi thấy cần thiết. Không có khả năng điều này sẽ củng cố an ninh của chính Nam Hàn.”
Ông nói thêm, “Tôi hy vọng rằng chính quyền Nam Hàn sẽ chủ yếu được định hướng bởi lợi ích quốc gia lâu dài, chứ không phải bởi những cân nhắc cơ hội ngắn hạn xuất phát từ bên ngoài”.
Vào tháng 6 năm nay, trước khi điều động quân đội Bắc Hàn vào Nga, Putin đã cảnh báo Nam Hàn rằng Mạc Tư Khoa sẽ “[đưa ra] những quyết định khó có thể làm hài lòng giới lãnh đạo hiện tại của Nam Hàn” nếu họ cung cấp vũ khí cho Kyiv.
Putin đưa ra những bình luận này khi phát biểu tại Việt Nam, sau chuyến thăm Bình Nhưỡng, nơi ông ký hiệp ước phòng thủ chung với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân, và cả hai nước đều cam kết tăng cường quan hệ quân sự.
Tờ Financial Times đưa tin Tổng thống Doãn, cùng với các quan chức cao cấp khác ở Hán Thành, tin rằng sự tham gia trực tiếp của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga-Ukraine có thể là mối đe dọa đối với an ninh của Nam Hàn. Ngoài ra, họ được cho là lo ngại rằng Mạc Tư Khoa có thể chia sẻ các công nghệ quân sự tinh vi để đổi lấy sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm chống thông tin sai lệch của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, đã cho biết rằng một số quân đội Bắc Hàn đã di chuyển vào khu vực Belgorod. Tỉnh Belgorod nằm ở phía nam của Tỉnh Kursk và nằm ngay đối diện với Tỉnh Kharkiv ở Ukraine.
Phó thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh phát biểu với các phóng viên vào ngày 18 tháng 11 rằng có khả năng khoảng 11.000 quân Bắc Hàn đã tiến vào khu vực Kursk của Nga.
Các đánh giá mới từ Viện Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết quân đội Mạc Tư Khoa “gần đây đã tiến vào” khu vực Kursk, hiện do quân đội Ukraine kiểm soát. Kyiv đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Kursk vào đầu tháng 8. Kể từ đó, Nga đã phải vật lộn để chống lại bước tiến lớn nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.
[Newsweek: Russia Issues Warning to South Korea About Sending Arms to Ukraine]
6. Cái gọi là tòa án ở khu vực Kherson bị Nga tạm chiếm đã tuyên án một thành viên Hội đồng thành phố Ukraine bị bắt cóc vào năm 2022 12 năm tù
Một cái gọi là tòa án ở khu vực Kherson bị Nga tạm chiếm đã tuyên án Ihor Protokovylo, một thành viên của Hội đồng thành phố Kakhovka, 12 năm tù giam trong nhà tù an ninh cao vì tội “gián điệp”. Protokovylo đã bị lực lượng Nga bắt cóc vào mùa xuân năm 2022.
Volodymyr Saldo, tên phản bội, cộng tác viên và tự xưng là “thống đốc” của Kherson, đã hào hứng cho biết như trên.
Hắn ta nói “Công dân Ukraine Ihor Protokovylo đã bị kết tội trong một vụ án hình sự theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự Nga – đó là tội gián điệp. Tòa án đã tuyên án bị cáo 12 năm tù giam trong một nhà tù an ninh cao.”
Saldo là chính trị gia mạt hạng không dành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử dân chủ nên đem lòng ganh ghét các chính trị gia Ukraine khác.
Theo Saldo, cuộc điều tra phát hiện Protokovylo bị cáo buộc đã sử dụng ứng dụng nhắn tin trên điện thoại để truyền thông tin về vị trí của các đơn vị quân đội Nga cho một sĩ quan thuộc Cơ quan An ninh Ukraine vào tháng 4 năm 2022.
Lực lượng Nga đã bắt cóc ông vào mùa xuân năm 2022, đưa ông ra khỏi nhà. Nơi ở của Ihor Protokovylo vẫn chưa được biết cho đến khi có thông báo này.
[Ukrainska Pravda: So-called court in Russian-occupied part of Kherson Oblast sentences Ukrainian councillor abducted in 2022 to 12 years]
7. Đức sẽ chuyển giao 2 hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraine vào cuối năm, Bộ Quốc phòng cho biết
Thiếu tướng Christian Freuding, nhà lãnh đạo Trung tâm tình hình quân đội Đức tại Ukraine, phát biểu với các nhà báo tại Kyiv vào ngày 25 tháng 11 rằng Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm hai hệ thống phòng không IRIS-T, bao gồm các mẫu SLM tầm trung và SLS tầm ngắn, vào cuối năm nay.
Tướng Freuding nói: “Các hệ thống IRIS-T SLM (tầm trung) và SLS (tầm ngắn) tiếp theo sẽ đến Ukraine trong những ngày và tuần tới, trước Giáng Sinh”. Ông nói thêm rằng sự hỗ trợ của Đức dành cho Ukraine sẽ tiếp tục sau Giáng Sinh và cuộc bầu cử liên bang ngày 23 tháng 2 tại Đức.
Vào ngày 13 tháng 11, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine sẽ nhận được hệ thống phòng không IRIS-T thứ sáu của Đức vào cuối năm sau cuộc gọi của ông với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Khi đó, Ukraine sẽ có tổng cộng bảy hệ thống trong kho vũ khí của mình.
IRIS-T là hệ thống hỏa tiễn đất đối không hiện đại được thiết kế để chống lại máy bay, trực thăng, máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn hành trình. Vào tháng 9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố kế hoạch cung cấp thêm 17 hệ thống IRIS-T, qua đó củng cố thêm khả năng phòng thủ của Ukraine.
Đức là đối tác quốc phòng quan trọng của Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, cung cấp nhiều loại thiết bị, bao gồm hệ thống phòng không IRIS-T và Patriot, hệ thống phòng không và pháo binh, xe thiết giáp, xe tăng Leopard, máy bay điều khiển từ xa và đạn dược.
Vào ngày 20 tháng 11, chính phủ Đức đã công bố gói viện trợ quân sự mới bao gồm lựu pháo, xe cộ và hàng trăm máy bay điều khiển từ xa.
[Kyiv Independent: Germany to deliver 2 IRIS-T air defense systems to Ukraine by year's end, ministry says]
8. Ukraine ‘nhìn thấy mối đe dọa hiện hữu’ từ Nga ở khu vực Zaporizhzhia, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 25 tháng 11, sau báo cáo của Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, rằng Ukraine đang theo dõi các mối đe dọa từ quân đội Nga ở phía Nam Tỉnh Zaporizhzhia.
“Chúng tôi thấy những mối đe dọa hiện hữu”, Zelenskiy nói.
Vào đầu tháng 10, quân đội Nga được cho là đã tiếp tục tấn công vào khu vực Zaporizhzhia. Kyiv cảnh báo về khả năng Nga sẽ tấn công vào khu vực phía nam, nói rằng Mạc Tư Khoa đã điều động các nhóm tấn công được huấn luyện đến các vị trí tiền tuyến vào giữa tháng 11.
Nga cũng đang tiến hành các cuộc tấn công dữ dội vào nhiều khu vực ở mặt trận phía đông, với các nỗ lực nhằm phá vỡ hệ thống phòng thủ của Ukraine ở Tỉnh Donetsk hướng tới các thị trấn Pokrovsk và Kurakhove, nhằm mục đích bao vây thị trấn sau.
Tổng thống mô tả tình hình gần thị trấn Kurakhove ở tỉnh Donetsk là “khó khăn nhất”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đang nỗ lực củng cố vị thế của mình”.
Theo tổng thống, quân đội Ukraine cũng tiếp tục giữ các vị trí ở Kursk trong cuộc tấn công kéo dài gần bốn tháng.
Tuần trước, Reuters đưa tin rằng Kyiv đã mất hơn 40% lãnh thổ chiếm được ở khu vực Nga do các cuộc phản công của Mạc Tư Khoa. Để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa, Bắc Hàn đã điều 10.000 quân đến Nga, phần lớn được điều động ở Kursk.
“ Nhiệm vụ của chúng tôi là tiêu diệt càng nhiều càng tốt tiềm lực của Nga ở khu vực biên giới”, Zelenskiy nói.
[Kyiv Independent: Ukraine 'sees existing threats' from Russia in Zaporizhzhia sector, Zelensky says]
9. Anh tăng cường kho vũ khí của Kyiv bằng nhiều Storm Shadows hơn sau lời cam kết ủng hộ của Starmer, Bloomberg đưa tin
Bloomberg đưa tin Anh đã chuyển giao hàng chục hỏa tiễn hành trình Storm Shadow cho Ukraine, đánh dấu đợt chuyển giao vũ khí lớn đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Keir Starmer.
Các chuyến hàng không báo trước được thực hiện cách đây vài tuần, được đặt hàng sau khi lực lượng Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu hỏa tiễn tầm xa, theo các nguồn tin nắm rõ vấn đề.
Các viên chức nói chuyện với Bloomberg, người từ chối nêu tên vì tính nhạy cảm của thông tin, xác nhận rằng các hỏa tiễn đã được cung cấp trước khi Anh và Hoa Kỳ cho phép Ukraine tấn công vào các địa điểm bên trong Nga bằng vũ khí tầm xa. Thời gian chính xác và số lượng lô hàng vẫn chưa được tiết lộ.
“Chúng tôi không bình luận về chi tiết hoạt động, làm như vậy chỉ có lợi cho Putin”, Bộ Quốc phòng nói với Bloomberg. Bộ này nhắc lại sự ủng hộ “bọc thép” của Anh đối với Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.
Lực lượng Ukraine gần đây đã sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow để tấn công các mục tiêu của Nga ở khu vực phía tây Bryansk, một ngày sau khi điều động ATACMS do Mỹ sản xuất trong các hoạt động tương tự.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào ngày 20 tháng 11, Starmer cho biết chính phủ của ông đang “tăng gấp đôi” sự hỗ trợ của mình cho Ukraine nhưng tránh tiết lộ thông tin chi tiết. Ukraine trước đây đã sử dụng Storm Shadows chống lại lực lượng Nga ở Hắc Hải, mặc dù chính phủ Anh chưa xác nhận tổng số lượng được cung cấp kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Các hỏa tiễn, do MBDA sản xuất, một công ty quốc phòng cung cấp hệ thống hỏa tiễn cho từng nhánh của quân đội, được dẫn đường chính xác và có tầm bắn vượt quá 250 km. Được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến, chúng được thiết kế để bay gần địa hình với tốc độ cao, tăng cường hiệu quả của chúng trong việc tấn công các mục tiêu quan trọng.
[Kyiv Independent: UK boosts Kyiv's arsenal with more Storm Shadows amid Starmer's support pledge, Bloomberg reports]
10. Ngũ Giác Đài cho biết không có dấu hiệu quân đội Bắc Hàn đang di chuyển vào Ukraine
Phó Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết vào ngày 25 tháng 11 rằng Hoa Kỳ không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại các vùng lãnh thổ ở Ukraine bị Nga tạm chiếm.
“Những gì chúng tôi đang thấy là quân đội Bắc Hàn đang đóng quân xung quanh khu vực Kursk, chứ không phải tiến vào Ukraine vào lúc này”, Singh phát biểu trong một cuộc họp báo.
Tuyên bố của Ngũ Giác Đài làm rõ các báo cáo về khoảng 11.000 quân Bắc Hàn tập trung tại Kursk của Nga, huấn luyện cùng quân đội Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài cho biết vào ngày 13 tháng 11 rằng một số quân đội Bắc Hàn đã được điều động để chiến đấu cùng với lực lượng Nga.
Một nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng nói với Reuters vào ngày 23 tháng 11 rằng phần lớn binh lính Bắc Hàn đang hoàn tất khóa huấn luyện.
Trong những tháng gần đây, Nga đã tập trung vào việc giành lại lãnh thổ đã mất ở Kursk của nước này sau cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào khu vực này vào tháng 8. Theo nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Ukraine đã mất hơn 40 phần trăm lãnh thổ mà nước này đã giành được trước đó ở Kursk do các cuộc phản công của Nga.
Các đồng minh NATO tin rằng Putin đang có mục tiêu giành lại lãnh thổ đã mất ở Tỉnh Kursk trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng, tờ Telegraph đưa tin, với hy vọng giành được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
Trả lời các báo cáo chưa được xác nhận rằng hơn 500 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng ở Kursk trong vụ tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow vào một khu phức hợp dành cho Tổng thống Nga ở Kursk, Singh cho biết Hoa Kỳ không thể xác nhận độc lập về thương vong.
“Những gì chúng tôi đã nói trước đây là họ đang ở khu vực Kursk và chắc chắn sẽ giao chiến với người Ukraine. Nhưng tôi không thể xác nhận những báo cáo rằng đã có thương vong hay chưa.”
Vào tháng 6, Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược, cam kết hỗ trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai nước bị tấn công.
Vào ngày 25 tháng 11, Reuters đưa tin, trích dẫn lời các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin có trụ sở tại Hoa Kỳ, rằng Bắc Hàn đang mở rộng một tổ hợp sản xuất vũ khí quan trọng chuyên lắp ráp hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn KN-23 mà Nga sử dụng chống lại Ukraine.
[Kyiv Independent: No indication North Korean troops are moving into Ukraine, Pentagon says]
11. Những điều chúng ta biết về người lính Anh được cho là bị Nga bắt giữ ở Ukraine
Một cựu binh sĩ Anh được cho là đã bị quân đội Nga bắt giữ vào tuần này khi anh chiến đấu cùng quân đội Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai quốc gia.
Người lính này là ai?
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass và các hãng thông tấn khác xác định người Anh này là James Scott Rhys Anderson. Theo Tass, Anderson tuyên bố anh ta đã phục vụ với tư cách là một người phát tín hiệu trong Quân đội Anh trong bốn năm trước khi gia nhập Quân đoàn Quốc tế Ukraine, một đơn vị quân đội được thành lập trong cuộc chiến kéo dài gần ba năm của Nga chống lại nước láng giềng.
Theo các báo cáo, người lính Anh bị bắt đã làm việc như một người hướng dẫn cho lực lượng Ukraine trước khi bị đưa đến vùng Kursk của Nga trái với ý muốn của anh ta. Trong một đoạn video do Tass công bố, anh ta được nghe nói bằng tiếng Anh, nói rằng anh ta không muốn ở “đây”.
Mặc dù báo cáo này chưa được xác minh độc lập, nhưng nếu được xác nhận, đây sẽ là một trong những trường hợp đầu tiên được biết đến về một công dân phương Tây bị bắt trên đất Nga trong khi chiến đấu cho Ukraine.
Đại sứ quán Anh tại Mạc Tư Khoa xác nhận họ đang “hỗ trợ gia đình của một người đàn ông Anh sau khi có thông tin về việc ông bị bắt giữ” nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Scott Anderson, cha của người lính, nói với tờ báo Anh Daily Mail rằng ông đã được chỉ huy người Ukraine thông báo về việc con trai mình bị bắt.
Theo Scott Anderson, con trai ông đã dành bốn năm trong quân đội Anh trước khi làm việc ngắn hạn với tư cách là cảnh sát giam giữ và sau đó đến Ukraine để tham gia chiến đấu. Anderson cho biết ông đã cố gắng ngăn cản con trai mình tham gia lực lượng Ukraine và hiện lo sợ cho sự an toàn của con trai.
“Tôi hy vọng cháu sẽ được dùng làm con bài mặc cả, nhưng con trai tôi nói với tôi rằng họ tra tấn tù nhân và tôi rất sợ rằng cháu sẽ bị tra tấn”, người cha nói với tờ báo Anh.
Không quân Ukraine báo cáo rằng Nga đang thay đổi chiến lược máy bay điều khiển từ xa của mình, phóng 145 máy bay điều khiển từ xa Shahed trong các cuộc tấn công gần đây vào các mục tiêu của Ukraine. Trong một cuộc tấn công vào giữa trưa, một hỏa tiễn đạn đạo của Nga đã tấn công thành phố Odessa ở miền nam Ukraine, làm 10 người bị thương khi phát nổ ở khu vực trung tâm thành phố, theo các quan chức địa phương.
[Newsweek: What We Know About British Troop Reportedly Captured by Russia in Ukraine]
12. Các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa Nga làm hư hại các tòa nhà cao tầng, đường dây điện và nhà để xe ở Kyiv
Người Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Tỉnh Kyiv suốt đêm 25, rạng sáng Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một, gây hư hại cho nhiều ngôi nhà, tòa nhà cao tầng, đường dây điện, gara và một chiếc xe hơi do các mảnh vỡ từ máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ rơi xuống.
Phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết như trên trong cuộc họp báo chiều Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một.
Cô cho biết: “Một cảnh báo không kích đã có hiệu lực trong hơn bảy giờ ở khu vực này vào ban đêm.
Lực lượng phòng không đang hoạt động trong tỉnh... Số lượng xác máy bay địch bị bắn rơi được ghi nhận ở bốn quận.
Các mảnh vỡ từ mục tiêu bị bắn hạ đã làm hư hại bốn ngôi nhà, hai tòa nhà chung cư cao tầng, một tòa nhà phụ, hai gara và một chiếc xe hơi.”
Cô cho biết thêm thiệt hại cho các ngôi nhà là không đáng kể - cửa sổ và cửa ra vào bị đập vỡ, và mặt tiền bị móp.
Cô nhấn mạnh rằng tất cả máy bay điều khiển từ xa của Nga đều bị phòng không phá hủy, không có báo cáo nào về việc trúng mục tiêu dân sự hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng và không có thương vong về người dân.
Các nhóm tác chiến hiện đang nỗ lực giải quyết hậu quả của cuộc tấn công của Nga.
[Ukrainska Pravda: Wreckage of Russian drones damages high-rise buildings, power lines and garages in Kyiv Oblast – photos]
Kyiv phóng hỏa tiễn tấn công Crimea, phi trường nổ lớn. Chỉ huy Nga tập trung lính, HIMARS lao tới
VietCatholic Media
16:13 27/11/2024
1. Nga tuyên bố máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine đã tấn công Crimea, có báo cáo về vụ nổ ở phi trường
Máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine đã tấn công thành phố ven biển Sevastopol ở Crimea bị tạm chiếm hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, nhà lãnh đạo ủy quyền do Nga cài đặt tại thành phố này, Mikhail Razvozhayev, cho biết như trên.
Ông ta nói rằng hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ hai hỏa tiễn và năm máy bay điều khiển từ xa, và tuyên bố rằng các hỏa tiễn của Ukraine bị bắn hạ đã rơi xuống biển. Các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa cũng được cho là đã rơi gần xa lộ Kacha.
Kênh Crimea Wind Telegram đã đưa tin về một vụ nổ lớn ở Sevastopol, cũng như gần phi trường quân sự Belbek và những nơi khác trên bán đảo bị tạm chiếm.
Kênh này cũng chia sẻ một bức ảnh về Học viện Hải quân Nakhimov với khói bốc cao cho thấy cơ sở này có lẽ đã bị chìm trong biển lửa.
Ukraine đã nhiều lần tấn công vào các mục tiêu quân sự và công nghiệp của Nga ở Sevastopol và những nơi khác ở Crimea trong suốt cuộc chiến toàn diện.
2. Các khóa sinh người Nga tụ tập ngoài trời. Một hỏa tiễn của Ukraine đã lao xuống. Điều này đã xảy ra tám lần trong chín tháng qua.
Lần thứ tám trong chín tháng, các khóa sinh người Nga tập trung tại vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm, trong tầm bắn của các loại hỏa tiễn tốt nhất do Mỹ sản xuất tại Ukraine—và những hỏa tiễn này lao xuống, gây ra thương vong hàng loạt.
Việc các chỉ huy Nga tiếp tục tiến hành huấn luyện ngoài trời vào ban ngày, ngay gần tuyến đầu của cuộc chiến kéo dài 33 tháng giữa Nga và Ukraine cho thấy những vấn đề sâu rộng về mặt lãnh đạo trong quân đội Nga - những vấn đề chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới khi Ukraine tăng cường các cuộc tấn công vào sĩ quan và đội ngũ nhân viên của họ bên cạnh việc bắn phá quân lính đang huấn luyện.
Hôm Chúa Nhật, 24 Tháng Mười Một, khoảng một chục quân nhân Nga đã chen chúc nhau trong những chiếc xe tải dân sự ở đâu đó tại Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine bị Nga tạm chiếm. Một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine bay lượn trên cao, lặng lẽ quan sát. Một Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao của Ukraine được bố trí, cách đó không quá 92 km ở phía đối diện của tiền tuyến, đã phóng một quả hỏa tiễn M30/31.
Quả hỏa tiễn đã bắn trúng cách các học viên người Nga chỉ vài mét, bắn tung những mảnh vỡ chết người vào họ và xe của họ. Máy bay điều khiển từ xa nhìn gần hơn—và đếm được ít nhất năm học viên đã chết hoặc bị thương nặng.
Cuộc tấn công có thể đã trở nên tồi tệ hơn đối với người Nga. Các xạ thủ Ukraine đã không theo sau đợt tấn công ban đầu của họ bằng một loạt đạn tiếp theo—cái gọi là “đòn tấn công kép”—nhắm vào những người Nga sống sót, những khóa sinh bị thương và bất kỳ người ứng cứu đầu tiên nào chạy vào để giúp đỡ. Một cuộc tấn công HIMARS kép tàn khốc ở Zaporizhzhia vào hôm Chúa Nhật, 24 Tháng Mười Một, có thể đã giết chết hàng chục người Nga.
Tuy nhiên, số người chết đang tăng lên một cách đáng kinh ngạc khi các chỉ huy Nga tiếp tục để các trung đội huấn luyện của họ tiếp xúc với hỏa tiễn của Ukraine. Trong tám cuộc tấn công kể từ tháng 2—một số ở Zaporizhzhia, một số khác ở Donetsk ở phía đông—các khẩu đội pháo của Ukraine đã giết chết hàng trăm học viên người Nga.
[Forbes: Russian Trainees Gathered Out In The Open. A Ukrainian Rocket Streaked Down. This Has Happened Eight Times In Nine Months.]
3. Nga tuyên bố sẽ đáp trả các cuộc tấn công của ATACMS: ‘Chuẩn bị hành động’
Theo thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị đáp trả hai cuộc tấn công của Ukraine trong ba ngày bằng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ sản xuất.
Trong tuyên bố, Bộ này lưu ý đến hai cuộc tấn công cụ thể của Ukraine sử dụng hỏa tiễn ATACMS vào ngày 23 và 25 tháng 11 và cảnh báo sẽ trả đũa.
Cơ quan này cho biết họ đang “theo dõi tình hình và chuẩn bị các hành động ứng phó”.
Bộ Quốc phòng nêu chi tiết rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng năm hỏa tiễn chiến thuật-hoạt động ATACMS do Mỹ sản xuất ở khu vực phía bắc Kursk vào hôm Thứ Bẩy, 23 tháng 11 và tấn công phi trường Kursk-Vostochny ở thị trấn Khalino bằng tám hỏa tiễn chiến thuật-hoạt động ATACMS vào hôm Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một,.
Bộ này lưu ý rằng trong cuộc tấn công đầu tiên, phi hành đoàn của hệ thống hỏa tiễn và pháo phòng không Pantsir đã phá hủy ba hỏa tiễn ATACMS, nhưng hai hỏa tiễn đã bay tới mục tiêu khiến nhiều quân nhân bị thương.
Trong cuộc tấn công thứ hai, Bộ này lưu ý rằng bảy hỏa tiễn đã bị các hệ thống phòng không bắn hạ, nhưng một hỏa tiễn đã bay tới mục tiêu và gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Phía Ukraine cho rằng cả 8 hỏa tiễn đều trúng đích, không có cái nào bị bắn hạ, mới có thể gây ra sự tàn phá lớn như vậy.
Cuộc tấn công của Ukraine vào phi trường sử dụng hỏa tiễn ATACMS có đầu đạn chùm.
Tuyên bố báo chí không đề cập đến cuộc tấn công đầu tiên của Ukraine sử dụng hỏa tiễn ATACMS vào ngày 19 tháng 11, nhằm vào kho đạn dược của Nga ở Tỉnh Bryansk ngay sau khi Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Ukraine cũng nhắm vào một khu liên hợp quân sự ở Kursk bằng cuộc tấn công sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh-Pháp vào ngày 20 tháng 11 giết chết Trung Tướng Valery Solodchuk và 18 sĩ quan cao cấp khác của Nga. Một Tướng Bắc Hàn cũng bị thương nặng trong vụ tấn công.
Nga trả đũa bằng cách tấn công Dnipro bằng hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh mới có tên Oreshnik.
John Kirby, phát ngôn viên an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, xác nhận rằng Ukraine đã được cấp phép sử dụng vũ khí tầm xa trong các cuộc tấn công chống lại Nga “khi cần thiết ngay lập tức, và hiện tại, điều đó có thể hiểu được, đã diễn ra ở trong và xung quanh Kursk”.
Kirby nói thêm rằng Tòa Bạch Ốc đã đưa ra cho Ukraine “hướng dẫn để họ có thể sử dụng chúng để tấn công...các loại mục tiêu cụ thể”.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết rằng nếu Hoa Kỳ chuyển vũ khí hạt nhân cho Kyiv thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy Hoa Kỳ có kế hoạch chuyển những vũ khí như vậy cho Ukraine.
“Bản thân mối đe dọa chuyển giao vũ khí hạt nhân cho chế độ Kyiv có thể được coi là sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột hạt nhân với Nga”, Medvedev viết.
“ Việc chuyển giao thực tế các loại vũ khí như vậy có thể được coi là hành động tấn công vào đất nước chúng ta theo điều 19 của Nguyên tắc cơ bản về chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”, ông viết.
[Newsweek: Russia Vows Response Over ATACMS Strikes: 'Preparing Actions']
4. Thành viên Quốc Hội Ukraine từ đảng của Zelenskiy đề cử Tổng thống đắc cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình
Oleksandr Merezhko, một thành viên Quốc Hội cao cấp thuộc đảng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã đề cử Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump cho Giải Nobel Hòa bình năm 2025, theo lá thư của ông gửi tới Ủy ban Nobel Na Uy mà tờ Kyiv Independent đã xem vào ngày 26 tháng 11.
Động thái của Merezhko trái ngược với tuyên bố của nhiều nhà lãnh đạo dư luận tại Ukraine, những người đã chỉ trích Tổng thống đắc cử Donald Trump vì ông đặt câu hỏi về việc Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đã hứa sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, và có suy đoán rằng ông có thể gây áp lực buộc Kyiv nhượng lại lãnh thổ cho Nga hoặc đồng ý với các điều khoản của Putin.
Tuy nhiên, một số chính trị gia và nhà phân tích Ukraine cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ nghiêng về phía Ukraine và giúp Kyiv đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga ở thế mạnh hơn. Họ tin rằng chỉ trích Tổng thống Trump chẳng có lợi gì, chỉ mang họa. Nịnh ông ấy mấy câu cũng chẳng mất gì, có khi lại mang phúc đến cho Ukraine.
Merezhko, một thành viên Quốc Hội thuộc đảng Nô bộc nhân dân của Zelenskiy và là chủ tịch ủy ban đối ngoại của quốc hội Ukraine, đã viết trong thư của mình: “Tôi tin rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có những đóng góp đáng kể cho hòa bình thế giới và ông ấy có thể làm được nhiều hơn nữa trong tương lai”.
Nhà lập pháp này đã đề cập đến vai trò trung gian của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong các thỏa thuận giữa Israel và các nước Hồi giáo, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Sudan, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.
Merezhko cho biết: “Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đã đặt nền móng cho liên minh quốc tế ủng hộ Ukraine ngày nay bằng cách thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu trong việc cung cấp vũ khí để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và phi pháp của Nga”, ám chỉ rõ ràng đến quyết định cung cấp hỏa tiễn chống tăng Javelin cho Ukraine của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Khi được tờ Kyiv Independent hỏi về động cơ đề cử, nhà lập pháp này cho biết ông muốn sử dụng nó “như một cơ hội để thu hút sự chú ý của Tổng thống đắc cử Donald Trump để ông có thể giúp Ukraine tồn tại”.
Merezhko bày tỏ hy vọng rằng “trong nỗ lực ngăn chặn hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ tìm kiếm giải pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc như toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng chủ quyền của Ukraine và không sử dụng vũ lực”.
Merezhko cho biết trong thư đề cử rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể giúp Ukraine đạt được “hòa bình công bằng, toàn diện và bền vững dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine nếu đắc cử, và phát biểu vào tháng 9 rằng ông sẽ đàm phán một thỏa thuận “có lợi cho cả hai bên”.
Việc bầu Tổng thống đắc cử Donald Trump làm dấy lên sự bất ổn xung quanh nỗ lực chiến tranh của Ukraine vào thời điểm quan trọng, khi lực lượng Nga đạt được thành quả trong nhiều tháng và quân đội Bắc Hàn đang đồn trú tại Tỉnh Kursk của Nga.
[Kyiv Independent: Ukrainian MP from Zelensky's party nominates Trump for Nobel Peace Prize]
5. Nga sử dụng máy bay ném bom nhận được từ Ukraine năm 1999, RFE đưa tin
Cuộc điều tra Schemes của Đài phát thanh Âu Châu Tự do cho thấy vào ngày 26 tháng 11, Nga đang tích cực sử dụng ít nhất sáu máy bay ném bom Tu-160 mà Ukraine tặng cho Nga vào năm 1999 để thanh toán khoản nợ khí đốt.
Cuộc điều tra cũng xác định các phi công lái máy bay và phóng hỏa tiễn tấn công Ukraine. Nga thường xuyên sử dụng lực lượng không quân chiến lược của mình để tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine.
Ukraine đã bàn giao máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh Tu-160 vào năm 1999 như một phần của khoản thanh toán nợ lớn hơn cho khí đốt của Nga. Các nhà báo đã xác định được các máy bay bằng cách so sánh số sê-ri cũ của chúng trong kho lưu trữ và sổ ghi danh hàng không.
RFE cũng có thể xác định một số phi công lái những chiếc máy bay này chống lại Ukraine, như Oleg Skytskyi, một quân nhân của Sư đoàn Không quân số 22, mà tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR cho biết là “chịu trách nhiệm cho nhiều thương vong và sự tàn phá ở Ukraine”, một trong số đó có thể là vụ phóng hỏa tiễn giết chết một nhà báo RFE tại Kyiv vào ngày 28 tháng 4 năm 2022.
Trong đợt chuyển giao vũ khí năm 1999, Kyiv đã chuyển cho Mạc Tư Khoa tám máy bay ném bom hạng nặng Tu-160 và ba máy bay ném bom Tu-95MS, cũng như 575 hỏa tiễn hành trình Kh-55, đồng thời Nga xóa nợ khí đốt 275 triệu đô la, tương đương 10% giá trị thực của tài sản.
Một cuộc điều tra trước đó của Radio Âu Châu Tự Do cho thấy các hỏa tiễn Kh-55 được chuyển giao cũng được sử dụng chống lại Ukraine.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 là một trong những chiến đấu cơ lớn nhất từng được sử dụng, nhưng chúng chỉ được sử dụng thưa thớt do các vấn đề bảo dưỡng. Chúng là máy bay ném bom chiến lược hạng nặng cuối cùng được thiết kế ở Liên Xô, có khả năng mang vũ khí thông thường và hạt nhân.
Lần cuối cùng họ sử dụng chúng là vào ngày 17 tháng 11, khi Nga tiến hành một trong những cuộc không kích lớn nhất vào Ukraine, giết chết bảy thường dân và làm hỏng lưới điện của nước này.
[Kyiv Independent: Russia using bombers it received from Ukraine in 1999, RFE/RL reports]
6. Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga đe dọa tấn công các nước NATO
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov đã cảnh báo rằng Putin có thể sớm ra lệnh tấn công các nước thành viên NATO tại Âu Châu khi cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa và Ukraine vẫn tiếp diễn.
Chiến tranh Nga-Ukraine gần đây đã leo thang sau quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Kyiv sử dụng vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Tuần trước, Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS của Hoa Kỳ để tấn công các mục tiêu của Nga bao gồm một kho đạn dược lần đầu tiên.
Trong chương trình phát sóng mới nhất, Solovyov cho rằng cuộc tấn công trả đũa của Nga vài ngày sau đó vào một nhà máy hỏa tiễn của Ukraine, được thực hiện bằng hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh thử nghiệm, có thể sớm được tiếp nối bằng các cuộc tấn công vào các mục tiêu tương tự ở các nước NATO.
Trong khi chỉ ra nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall là mục tiêu tiềm năng, Solovyov cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Nga vào các nước NATO sẽ diễn ra mà không có bất kỳ cảnh báo nào cho dân thường, vì các nước này không bao gồm “dân thường của chúng ta”.
“Chúng ta không cần phải cảnh báo những người ở Âu Châu,” ông nói thêm. “Không có thường dân của chúng ta ở đó. Điều đó có nghĩa là điều gì đó có thể xảy ra với các căn cứ của NATO ở Ba Lan, Rumani, Anh hoặc bất cứ nơi nào mà những hỏa tiễn mà người Mỹ Ukraine nhắm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga được cung cấp.”
Theo hãng thông tấn Đức DPA, thư ký báo chí của Putin, Dmitry Peskov, đã cáo buộc chính quyền Tổng thống Biden phá hoại “con đường hòa bình” ở Âu Châu mà Tổng thống đắc cử Donald Trump mong muốn trong một chương trình truyền hình Nga phát sóng vào cuối tuần.
“Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nói về việc muốn tạo ra hòa bình theo một cách nào đó và dẫn dắt mọi người đi theo con đường hòa bình,” Peskov được cho là đã nói như vậy. “Và bây giờ họ đang làm mọi thứ có thể để leo thang tình hình theo cách mà các thỏa thuận hòa bình chắc chắn sẽ thất bại.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ có thể chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine “trong vòng 24 giờ” sau khi nhậm chức, mặc dù ông không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về cách thức thực hiện điều này. Những người chỉ trích tổng thống đắc cử đã cảnh báo rằng kế hoạch hòa bình có thể không có gì hơn là thuyết phục Ukraine nhượng lại một phần lớn lãnh thổ của mình cho Nga.
[Newsweek: Russian State TV Host Threatens Strikes on NATO Countries]
7. Tình báo chiến trường cho rằng người Bắc Hàn đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Ukraine
Nam Hàn lần đầu tiên công khai xác nhận rằng quân đội Bắc Hàn có thể đã thiệt mạng khi chiến đấu trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
“Có thông tin tình báo cụ thể cho biết đã có thương vong trong số những người lính Bắc Hàn”, Hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn dẫn lời Cơ quan Tình báo Quốc gia của nước này cho biết hôm thứ Hai. Cơ quan tình báo này cho biết thêm rằng họ đang điều tra chặt chẽ tình hình.
Nam Hàn, Ukraine và Hoa Kỳ cho biết nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã điều động hàng ngàn quân để tăng cường lực lượng Nga tại Kursk. Ngũ Giác Đài tuyên bố đầu tháng này rằng hơn 10.000 quân lính Bắc Hàn có khả năng đã đồn trú tại khu vực biên giới Nga, nơi lực lượng Ukraine đã chiếm giữ lãnh thổ kể từ khi phát động cuộc phản công vào tháng 8.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Bảy rằng ông dự kiến Bắc Hàn sẽ “sớm tham gia chiến đấu”. Đầu tháng này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đã có những cuộc đụng độ chết người liên quan đến binh lính Bắc Hàn nhưng không cung cấp số liệu thương vong cho cả hai bên.
Cả Điện Cẩm Linh lẫn Bình Nhưỡng đều chưa thừa nhận rõ ràng việc Bắc Hàn điều quân đến đây, mặc dù Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Kim Chung Khuê (Kim Jong Gyu) khẳng định động thái như vậy sẽ nằm trong phạm vi luật pháp quốc tế.
Spy Dossier—một kênh Telegram tiếng Nga đăng tải thông tin về cuộc chiến ở Ukraine và tuyên bố có liên hệ với các cơ quan tình báo của Nga—cho biết có ba binh sĩ Bắc Hàn trong số 33 binh sĩ bị thương do hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do Anh-Pháp sản xuất mà Ukraine phóng vào thứ Tư.
Các cuộc không kích diễn ra ngay sau khi Washington và Luân Đôn chấp thuận cho Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa trong lãnh thổ Nga. Newsweek không thể xác nhận báo cáo một cách độc lập.
Trong khi đó, Global Defense Corp., một nền tảng phân tích quốc phòng, đã trích dẫn các phóng viên chiến tranh Nga cho biết rằng có tới 500 binh sĩ Bắc Hàn đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine. Tuyên bố này vẫn chưa được xác minh.
Nhà phân tích địa chính trị và cựu chiến binh Ukraine Viktor Kovalenko trước đây đã nói với Newsweek rằng Putin coi quân đội Bắc Hàn là “một công cụ để giải quyết các vấn đề chính sách cấp bách và tuyên truyền” thay vì là nhân tố thay đổi cuộc xung đột.
Việc điều động lực lượng Bắc Hàn là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng. Hoa Kỳ và Nam Hàn đã cáo buộc Bắc Hàn vận chuyển hàng ngàn container đạn dược tới Nga, điều mà Washington lên án là vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế.
[Newsweek: Battlefield Intelligence Suggests North Koreans Killed in Ukraine War]
8. Tướng Đức cảnh báo Nga muốn xây dựng sức mạnh quân sự để mở cuộc xâm lược mới
Thiếu tướng Christian Freuding, Trưởng phòng Kế hoạch và Lực lượng đặc nhiệm phụ trách Ukraine thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Đức, đã tuyên bố rằng Đức nhận thấy những dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đặt mục tiêu đạt được năng lực vào năm 2029 để tiến hành các cuộc xâm lược mới, bao gồm cả việc chống lại các quốc gia thành viên NATO.
Ông nói: “Chúng tôi rất rõ ràng rằng những gì đang xảy ra với Ukraine – cũng có thể xảy ra với các nước láng giềng phía Đông của Đức.”
Freuding nhấn mạnh rằng Nga hiện đang và sẽ vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Tây Âu và toàn bộ Âu Châu trong tương lai gần.
Ông giải thích rằng Nga đang chuẩn bị tăng cường sức mạnh quân sự và quy mô quân đội của mình.
“Chúng tôi biết rằng đến năm 2029, trong năm năm kể từ bây giờ, quân đội Nga đang hướng tới mục tiêu đạt được năng lực quân sự có thể cho phép họ tiến hành bất kỳ loại xâm lược mới nào chống lại lãnh thổ NATO. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được điều đó, và người dân của chúng tôi cũng ngày càng nhận thức được điều đó.”
Freuding cũng đề cập rằng một cuộc họp bổ sung của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine có thể diễn ra vào tháng 12, với một lựa chọn là các cuộc đàm phán cao cấp.
Vị tướng này cũng tuyên bố rằng Đức sẽ cung cấp thêm hai hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraine vào cuối năm 2024.
[Ukrainska Pravda: Bundeswehr General warns Russia aims to build military strength for new aggression]
9. Phái đoàn do Umerov dẫn đầu đến Nam Hàn để tìm kiếm vũ khí, viện trợ quân sự
Một phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu đã đến Nam Hàn vào ngày Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, với mục đích yêu cầu viện trợ quân sự từ Hán Thành, một số hãng truyền thông đưa tin.
Theo tờ Korean Times, phái đoàn dự kiến sẽ gặp Tổng thống Doãn Tích Duyệt sớm nhất là vào thứ Tư, trích dẫn một số nguồn tin thân cận với vấn đề này. Tổng thống Doãn trước đó đã nói rằng đất nước không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine trong bối cảnh hợp tác sâu sắc hơn giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng.
Quan hệ Nga-Bắc Hàn đã bước sang một cấp độ mới khi Bình Nhưỡng điều động khoảng 11.000 quân tham gia cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Phần lớn quân đội Bắc Hàn được điều động hiện đang được huấn luyện cùng với lực lượng Nga, chuẩn bị giành lại quyền kiểm soát Kursk của Nga.
Theo tờ Dong-a Ilbo hay Đông Á Nhật Báo của Nam Hàn, trước cuộc họp đã lên kế hoạch, phái đoàn đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Thân Nguyên Thục
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine sẽ cung cấp cho Nam Hàn yêu cầu chi tiết về hỗ trợ quân sự trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10 với KBS.
Cho đến nay, Nam Hàn vẫn phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và thay vào đó lựa chọn cung cấp hỗ trợ tài chính và nhân đạo cùng với viện trợ phi sát thương, viện dẫn các hạn chế về mặt lập pháp. Một số báo cáo của phương tiện truyền thông từ năm ngoái tuyên bố rằng nước này đã bí mật cung cấp đạn pháo cho Ukraine thông qua Hoa Kỳ, mặc dù chính phủ Nam Hàn đã phủ nhận các báo cáo.
Luôn trong tình trạng căng thẳng với người hàng xóm Bắc Hàn, Nam Hàn tự hào có quân đội hùng mạnh và ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, biến nước này thành nước xuất khẩu vũ khí lớn.
Các chuyên gia nói với tờ Kyiv Independent rằng Nam Hàn có thể cung cấp hỗ trợ quan trọng nhất cho Ukraine thông qua nguồn cung cấp đạn dược. Quốc gia này không chỉ trang bị pháo 155 ly mà còn lưu trữ 3,4 triệu viên đạn 105 ly tương thích với một số loại súng của Ukraine.
[Kyiv Independent: Umerov-led delegation arrives in South Korea seeking weapons, military aid, media reports]
10. Reuters đưa tin Bắc Hàn mở rộng nhà máy sản xuất hỏa tiễn được Nga sử dụng để chống lại Ukraine
Reuters đưa tin ngày 25 tháng 11, trích dẫn các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, gọi tắt là CNS có trụ sở tại Hoa Kỳ và hình ảnh vệ tinh, rằng Bắc Hàn đang mở rộng một tổ hợp sản xuất vũ khí quan trọng chuyên lắp ráp hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn KN-23 mà Nga sử dụng chống lại Ukraine.
Tuần trước, CNN đưa tin Mạc Tư Khoa đã phóng khoảng 60 hỏa tiễn KN-23 của Bắc Hàn vào năm 2024, trích lời một quan chức quốc phòng Ukraine giấu tên. Con số này chiếm gần một phần ba trong số 194 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo được Không quân Ukraine theo dõi.
Tháng 8 và tháng 9 chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công này, khi các quan chức Ukraine công khai xác định KN-23 là mối đe dọa đáng kể.
Cơ sở này, được gọi là nhà máy 11 tháng 2, là một phần của Khu phức hợp cơ khí Ryongsong ở Hamhung, thành phố lớn thứ hai ở Bắc Hàn.
Sam Lair, một nghiên cứu viên tại CNS, cho biết nhà máy này là nhà sản xuất hỏa tiễn KN-23 duy nhất được biết đến.
Lair cho biết thêm rằng các video do phương tiện truyền thông nhà nước Bắc Hàn công bố trước đó cho thấy khu phức hợp này sản xuất mọi thứ, từ bánh xe tăng đến vỏ động cơ.
Theo hình ảnh vệ tinh tháng 10, một tòa nhà lắp ráp bổ sung đang được xây dựng, cũng như một cơ sở nhà ở mới có thể dành cho công nhân, phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy.
Reuters đưa tin, tòa nhà lắp ráp mới có kích thước bằng khoảng 60 đến 70% tòa nhà trước đây nơi lắp ráp hỏa tiễn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng lối vào một số cơ sở ngầm của khu phức hợp đã được cải thiện.
Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược vào tháng 6, cam kết hỗ trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai nước bị tấn công. Quốc hội Nga đã phê chuẩn hiệp ước quốc phòng vào tháng 10, trong bối cảnh có báo cáo rằng Bắc Hàn đang gửi quân cùng với vũ khí để hỗ trợ cuộc chiến của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 11 rằng Bình Nhưỡng đã gửi khoảng 10.000 quân tới Nga, nhiều người trong số họ đang đồn trú tại Tỉnh Kursk đang trong tình trạng chiến sự và đang tham gia chiến đấu.
[Kyiv Independent: North Korea expands plant producing missiles used by Russia against Ukraine, Reuters reports]
11. Bộ trưởng Anh cho biết NATO đang trong ‘Cuộc chiến mạng bí mật’ với Nga
Theo một chính trị gia người Anh, Nga đang lên kế hoạch tấn công mạng vào Vương quốc Anh và các đồng minh NATO khác vì sự ủng hộ của họ đối với Ukraine.
Pat McFadden, một bộ trưởng có nhiệm vụ bao gồm an ninh quốc gia Anh, đã phát biểu tại một cuộc họp của liên minh về khả năng chiến tranh mạng của Nga, mà ông mô tả là một “cuộc chiến tranh ngầm” đang được Mạc Tư Khoa tiến hành chống lại Ukraine.
Có những cáo buộc rằng Mạc Tư Khoa đang đẩy mạnh các cuộc tấn công chiến tranh hỗn hợp và phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng của các nước Tây Âu ủng hộ Kyiv.
Bình luận của McFadden, được các hãng thông tấn Anh, bao gồm cả BBC, đưa tin trước bài phát biểu của ông tại Hội nghị Phòng thủ mạng NATO ở Luân Đôn vào thứ Hai, đã cảnh báo rằng các hoạt động của Nga có khả năng đóng cửa lưới điện và “tắt điện” cho người dân và các doanh nghiệp Anh vì “mục đích xấu xa” của mình.
Mạc Tư Khoa bị nghi ngờ chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công đốt phá ở Ba Lan, Anh, Cộng hòa Tiệp, Đức, Lithuania và Latvia. Và các quan chức Đức và Hoa Kỳ cho biết họ đã ngăn chặn một âm mưu ám sát của Nga nhằm vào Armin Papperger, giám đốc điều hành của Rheinmetall, công ty cung cấp đạn pháo cho quân đội Ukraine.
Một bản tóm tắt quốc phòng chung do các cơ quan tình báo phương Tây công bố vào tháng 9 đã cáo buộc Đơn vị 29155 của Nga tấn công nhằm phá hoại nỗ lực viện trợ cho Ukraine.
Nhóm này được cho là chịu trách nhiệm cho vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái ông ta tại Salisbury vào năm 2018. Chính quyền địa phương ở Anh đã phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng, một số trong đó do một nhóm tin tặc thân Nga nhận trách nhiệm.
McFadden, thủ tướng của Công quốc Lancaster, đã công bố Phòng thí nghiệm nghiên cứu an ninh Trí Tuệ Nhân Tạo, gọi tắt là LAISR mới nhằm mục đích giúp Vương quốc Anh luôn đi đầu trong “cuộc chạy đua vũ trang Trí Tuệ Nhân Tạo mới”.
McFadden cho biết: “Chiến tranh mạng hiện đang diễn ra hàng ngày”, đồng thời nói thêm rằng liên quan đến các hoạt động bị cáo buộc của Nga, “chúng tôi đang chống lại các cuộc tấn công của họ cả công khai và hậu trường”.
BBC cho biết các nhóm liên kết với nhà nước Nga chịu trách nhiệm cho ít nhất chín cuộc tấn công mạng riêng biệt nhằm vào các quốc gia liên minh, và bình luận của McFadden cũng bao gồm lời cảnh báo rằng “không ai nên đánh giá thấp mối đe dọa mạng từ Nga đối với NATO”.
Mạc Tư Khoa đã phản ứng giận dữ trước việc Anh cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow cho Ukraine, được bắn vào Nga tuần trước. Putin cho biết một hỏa tiễn tầm trung mới được thử nghiệm trong một cuộc tấn công tuần trước có thể được sử dụng để chống lại các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ để tấn công Nga.
[Newsweek: NATO in 'Hidden Cyber War' With Russia: UK Minister]