Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/11: Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
02:20 24/11/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ?"
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa".
Bấy giờ có mấy luật sĩ lên tiếng thưa Người rằng: "Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm". Và họ không dám hỏi Người điều gì nữa.
Đó là lời Chúa
Đời đời, rất đời đời
Lm. Minh Anh
14:39 24/11/2023
ĐỜI ĐỜI, RẤT ĐỜI ĐỜI
“Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống”.
Frederick, người theo thuyết bất khả tri; Von Zealand, tướng quân thân tín của vua, ngược lại, là một Kitô hữu. Trong một lễ hội, Frederick giễu cợt Chúa Giêsu, mọi người cười ngất ngưỡng, đến nỗi người lính già đứng dậy thưa, “Bệ hạ, ngài biết tôi không sợ chết! Tôi thắng 38 trận cho ngài. Tôi sẽ sớm trình diện Giêsu, Đấng ngài đang phạm thượng; Đấng vĩ đại hơn ngài, Đấng ‘đời đời, rất đời đời!’. Giờ đây, tôi chào ngài như một người yêu mến Đấng Cứu Rỗi mình, tôi đang ở ngưỡng cửa vĩnh cửu!”. Không gian trở nên im ắng, và với cung giọng run rẩy, vua nói, “Tướng quân! Tôi xin ngài thứ lỗi!”. Bữa tiệc lặng lẽ kết thúc!
Kính thưa Anh Chị em,
Đấng ‘đời đời, rất đời đời’ của Von Zealand chính là “Thiên Chúa của kẻ sống” mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Để hiểu được lời này, Karl Rahner nói, “Bạn hãy thả mình vào cung lòng của Thiên Chúa một cách vô điều kiện!”.
Tin Mừng tường thuật việc những người Sadducêô đưa ra một kịch bản trái khoáy để gài bẫy Chúa Giêsu: một phụ nữ đã là vợ của bảy anh em; khi sống lại, nàng sẽ là vợ ai? Chúa Giêsu giải thích, “Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Hôn nhân chỉ dành cho đời này, không phải cho đời sau. Vì vậy, sẽ không ai là chồng của nàng!
Với giáo huấn này, một số người sẽ gặp khó khăn! Họ mong muốn vẫn là vợ, là chồng của người phối ngẫu của mình trên thiên đàng. Hãy yên tâm, các mối dây yêu thương chúng ta đã hình thành trên dương thế sẽ vẫn còn, và thậm chí, được củng cố hơn ở trên trời! Chúng sẽ vẫn bền chặt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hôn nhân, theo nghĩa trần thế, sẽ không còn; nó được thay thế bằng tình yêu trong sáng của một cuộc sống mới.
Karl Rahner nói, “Bước theo Chúa Kitô, niềm tin vào sự phục sinh mai ngày của Kitô hữu được móc, được đính chặt tận chóp đỉnh trên cùng bản tính hằng sống của Thiên Chúa; Ngài hằng sống, vô cùng, ‘đời đời, rất đời đời’… nên tình yêu của Ngài cũng vĩnh hằng, miên viễn và đời đời như Ngài”. Thánh Vịnh đáp ca bày tỏ niềm tri ân, “Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ!”. Không có thiên đàng, không có cuộc sống vĩnh cửu, Kitô giáo sẽ giảm thiểu chỉ còn là đạo đức học hay một triết lý sống. Niềm tin vào sự phục sinh là cần thiết để mọi hành động yêu thương không phải là phù du và tự nó kết thúc, nhưng có thể trở thành hạt giống định sẵn để nên hoa trái vĩnh cửu trong ngôi vườn của Cha.
Anh Chị em,
“Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Với câu trả lời của Chúa Giêsu, Đức Phanxicô kết luận, “Trước hết, Chúa Giêsu mời gọi những người đối thoại với Ngài - và cả chúng ta - hãy biết, chiều kích trần thế mà chúng ta đang sống không phải là chiều kích duy nhất, nhưng còn có một chiều kích khác, không chịu tác động của sự chết, sẽ biểu lộ đầy đủ rằng, chúng ta là con trai con gái của Thiên Chúa! Thật là một niềm an ủi và hy vọng vô bờ khi được nghe những lời đơn giản và rõ ràng này của Chúa Giêsu về cuộc sống bên kia cái chết. Chúng ta rất cần nó, nhất là trong thời đại hôm nay, một thời đại rất giàu kiến thức về vũ trụ nhưng lại thiếu khôn ngoan về sự sống đời đời!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con sợ chết, không thắng trận nào cho Chúa, lại sợ sớm trình diện Ngài. Cho con dám thả mình vào cung lòng Chúa. Đừng để con sống như không có đời sau!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống”.
Frederick, người theo thuyết bất khả tri; Von Zealand, tướng quân thân tín của vua, ngược lại, là một Kitô hữu. Trong một lễ hội, Frederick giễu cợt Chúa Giêsu, mọi người cười ngất ngưỡng, đến nỗi người lính già đứng dậy thưa, “Bệ hạ, ngài biết tôi không sợ chết! Tôi thắng 38 trận cho ngài. Tôi sẽ sớm trình diện Giêsu, Đấng ngài đang phạm thượng; Đấng vĩ đại hơn ngài, Đấng ‘đời đời, rất đời đời!’. Giờ đây, tôi chào ngài như một người yêu mến Đấng Cứu Rỗi mình, tôi đang ở ngưỡng cửa vĩnh cửu!”. Không gian trở nên im ắng, và với cung giọng run rẩy, vua nói, “Tướng quân! Tôi xin ngài thứ lỗi!”. Bữa tiệc lặng lẽ kết thúc!
Kính thưa Anh Chị em,
Đấng ‘đời đời, rất đời đời’ của Von Zealand chính là “Thiên Chúa của kẻ sống” mà Tin Mừng hôm nay tiết lộ. Để hiểu được lời này, Karl Rahner nói, “Bạn hãy thả mình vào cung lòng của Thiên Chúa một cách vô điều kiện!”.
Tin Mừng tường thuật việc những người Sadducêô đưa ra một kịch bản trái khoáy để gài bẫy Chúa Giêsu: một phụ nữ đã là vợ của bảy anh em; khi sống lại, nàng sẽ là vợ ai? Chúa Giêsu giải thích, “Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Hôn nhân chỉ dành cho đời này, không phải cho đời sau. Vì vậy, sẽ không ai là chồng của nàng!
Với giáo huấn này, một số người sẽ gặp khó khăn! Họ mong muốn vẫn là vợ, là chồng của người phối ngẫu của mình trên thiên đàng. Hãy yên tâm, các mối dây yêu thương chúng ta đã hình thành trên dương thế sẽ vẫn còn, và thậm chí, được củng cố hơn ở trên trời! Chúng sẽ vẫn bền chặt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hôn nhân, theo nghĩa trần thế, sẽ không còn; nó được thay thế bằng tình yêu trong sáng của một cuộc sống mới.
Karl Rahner nói, “Bước theo Chúa Kitô, niềm tin vào sự phục sinh mai ngày của Kitô hữu được móc, được đính chặt tận chóp đỉnh trên cùng bản tính hằng sống của Thiên Chúa; Ngài hằng sống, vô cùng, ‘đời đời, rất đời đời’… nên tình yêu của Ngài cũng vĩnh hằng, miên viễn và đời đời như Ngài”. Thánh Vịnh đáp ca bày tỏ niềm tri ân, “Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ!”. Không có thiên đàng, không có cuộc sống vĩnh cửu, Kitô giáo sẽ giảm thiểu chỉ còn là đạo đức học hay một triết lý sống. Niềm tin vào sự phục sinh là cần thiết để mọi hành động yêu thương không phải là phù du và tự nó kết thúc, nhưng có thể trở thành hạt giống định sẵn để nên hoa trái vĩnh cửu trong ngôi vườn của Cha.
Anh Chị em,
“Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Với câu trả lời của Chúa Giêsu, Đức Phanxicô kết luận, “Trước hết, Chúa Giêsu mời gọi những người đối thoại với Ngài - và cả chúng ta - hãy biết, chiều kích trần thế mà chúng ta đang sống không phải là chiều kích duy nhất, nhưng còn có một chiều kích khác, không chịu tác động của sự chết, sẽ biểu lộ đầy đủ rằng, chúng ta là con trai con gái của Thiên Chúa! Thật là một niềm an ủi và hy vọng vô bờ khi được nghe những lời đơn giản và rõ ràng này của Chúa Giêsu về cuộc sống bên kia cái chết. Chúng ta rất cần nó, nhất là trong thời đại hôm nay, một thời đại rất giàu kiến thức về vũ trụ nhưng lại thiếu khôn ngoan về sự sống đời đời!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con sợ chết, không thắng trận nào cho Chúa, lại sợ sớm trình diện Ngài. Cho con dám thả mình vào cung lòng Chúa. Đừng để con sống như không có đời sau!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ Chúa Ki-tô Vua
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 24/11/2023
LỄ ĐỨC CHÚA KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
(CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN)
Tin mừng: Mt 25, 31-46.
“Con người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau”.
Bạn thân mến,
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội được kết thúc bằng việc cử hành trọng thể lễ “Đức Chúa Ki-tô vua vũ trụ”, để cho chúng ta thấy rằng: chính Ngài là khởi đầu và là chung kết, nên Ngài là vua vũ trụ và là Đấng xét xử loài người; là Đấng hôm qua, hôm nay và ngày mai, nên Ngài là Đấng ngự trị trường tồn, bất diệt.
Đức Chúa Giê-su xét xử như thế nào?
Ngày phán xét chung, ngày tội lỗi và sự thánh thiện của mỗi người sẽ được bày ra ánh sáng và tất cả mọi người từ nguyên tổ A-dong và E-và cho đến người sau cùng trên thế giới sẽ thấy; ngày mà những việc lành chúng ta thực hiện trong âm thầm thì nay sẽ được mọi người biết; ngày mà những tội ác chúng ta thực hành trong bóng đêm thì nay sẽ được bày tỏ giữa ban ngày cho mọi người biết...
Ngày phán xét, Đức Chúa Giê-su sẽ không hỏi chúng ta:
-Khi còn ở thế gian con tậu được mấy căn nhà?
-Khi còn ở thế gian con học hành đến đâu và có bao nhiêu văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ...?
-Khi còn ở thế gian con gởi nhà băng (ngân hàng) được bao nhiêu triệu đồng?...
-Khi còn ở thế gian con có địa vị to lớn nào trong xã hội, trong Giáo Hội?
Nhưng Đức Chúa Giê-su sẽ hỏi chúng ta:
-Con có giúp đỡ tha nhân không?
-Con có hy sinh cho người khác không?
-Con có yêu người như mình vậy không?
-Con có làm tròn bổn phận của con không?...
Và thật vô phúc cho chúng ta, khi chúng ta không có một liên hệ bác ái nào với tha nhân, và như thế cũng có nghĩa là chúng ta bị tách khỏi những người lành thánh, phải đứng bên tay tả của Đức Chúa Giê-su với những người được gọi là bè lũ của ma quỷ...
Bạn thân mến,
Có nhiều lúc chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là vua vũ trụ, nhưng chúng ta chưa tuyên bố và chưa tuyên xưng Ngài là vua trong gia đình, và là vua đang ngự trong tâm hồn của chúng ta, cho nên danh hiệu “gia đình Ki-tô hữu” chưa hấp dẫn được người khác, và danh hiệu “người Ki-tô hữu” của mình chưa thực sự tỏa sáng cho người khác thấy trong cuộc sống của chúng ta, cho nên vẫn có rất nhiều người thờ ơ với Chúa chúng ta.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Chúng con tuyên xưng Chúa là vua và là Chúa của chúng con bằng những thánh lễ trọng thể và bằng những cuộc rước kiệu thật náo nhiệt, để biểu dương sức mạnh đức tin của mình và của Giáo Hội. Nhưng khi thánh lễ kết thúc và cuộc rước kiệu đã xong, nhà thờ là nơi ngai vàng hữu hình của Chúa ngự giữa giáo xứ lại trống vắng, lạnh lùng, Chúa là vua ngự trong nhà tạm lại càng cô đơn hơn chẳng một ai đến thờ lạy, kể cả chúng con là những linh mục –công thần của Chúa- đang coi sóc giáo xứ ở sát ngay bên cạnh nhà Chúa.
Chúng con tôn thờ Chúa là vua đang ngự giữa chúng con trong nhà tạm, nhưng hàng ngày chúng con chỉ thích đến viếng các nhà hàng nhậu nhẹt, ôm ấp các kỹ nữ hơn là đến nhà thờ để thờ lạy Chúa; chúng con tuyên nhận Chúa là vua vũ trụ đang ngự trong nhà tạm, nhưng chúng con cảm thấy mất thời giờ khi đến thờ lạy và ca tụng Chúa nơi nhà thờ...
Xin Chúa thương xót chúng con là những người tội lỗi, thường bất trung với Chúa và bất nhẫn với tha nhân trong cuộc sống của mình hôm nay. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN)
Tin mừng: Mt 25, 31-46.
“Con người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau”.
Bạn thân mến,
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội được kết thúc bằng việc cử hành trọng thể lễ “Đức Chúa Ki-tô vua vũ trụ”, để cho chúng ta thấy rằng: chính Ngài là khởi đầu và là chung kết, nên Ngài là vua vũ trụ và là Đấng xét xử loài người; là Đấng hôm qua, hôm nay và ngày mai, nên Ngài là Đấng ngự trị trường tồn, bất diệt.
Đức Chúa Giê-su xét xử như thế nào?
Ngày phán xét chung, ngày tội lỗi và sự thánh thiện của mỗi người sẽ được bày ra ánh sáng và tất cả mọi người từ nguyên tổ A-dong và E-và cho đến người sau cùng trên thế giới sẽ thấy; ngày mà những việc lành chúng ta thực hiện trong âm thầm thì nay sẽ được mọi người biết; ngày mà những tội ác chúng ta thực hành trong bóng đêm thì nay sẽ được bày tỏ giữa ban ngày cho mọi người biết...
Ngày phán xét, Đức Chúa Giê-su sẽ không hỏi chúng ta:
-Khi còn ở thế gian con tậu được mấy căn nhà?
-Khi còn ở thế gian con học hành đến đâu và có bao nhiêu văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ...?
-Khi còn ở thế gian con gởi nhà băng (ngân hàng) được bao nhiêu triệu đồng?...
-Khi còn ở thế gian con có địa vị to lớn nào trong xã hội, trong Giáo Hội?
Nhưng Đức Chúa Giê-su sẽ hỏi chúng ta:
-Con có giúp đỡ tha nhân không?
-Con có hy sinh cho người khác không?
-Con có yêu người như mình vậy không?
-Con có làm tròn bổn phận của con không?...
Và thật vô phúc cho chúng ta, khi chúng ta không có một liên hệ bác ái nào với tha nhân, và như thế cũng có nghĩa là chúng ta bị tách khỏi những người lành thánh, phải đứng bên tay tả của Đức Chúa Giê-su với những người được gọi là bè lũ của ma quỷ...
Bạn thân mến,
Có nhiều lúc chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là vua vũ trụ, nhưng chúng ta chưa tuyên bố và chưa tuyên xưng Ngài là vua trong gia đình, và là vua đang ngự trong tâm hồn của chúng ta, cho nên danh hiệu “gia đình Ki-tô hữu” chưa hấp dẫn được người khác, và danh hiệu “người Ki-tô hữu” của mình chưa thực sự tỏa sáng cho người khác thấy trong cuộc sống của chúng ta, cho nên vẫn có rất nhiều người thờ ơ với Chúa chúng ta.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Chúng con tuyên xưng Chúa là vua và là Chúa của chúng con bằng những thánh lễ trọng thể và bằng những cuộc rước kiệu thật náo nhiệt, để biểu dương sức mạnh đức tin của mình và của Giáo Hội. Nhưng khi thánh lễ kết thúc và cuộc rước kiệu đã xong, nhà thờ là nơi ngai vàng hữu hình của Chúa ngự giữa giáo xứ lại trống vắng, lạnh lùng, Chúa là vua ngự trong nhà tạm lại càng cô đơn hơn chẳng một ai đến thờ lạy, kể cả chúng con là những linh mục –công thần của Chúa- đang coi sóc giáo xứ ở sát ngay bên cạnh nhà Chúa.
Chúng con tôn thờ Chúa là vua đang ngự giữa chúng con trong nhà tạm, nhưng hàng ngày chúng con chỉ thích đến viếng các nhà hàng nhậu nhẹt, ôm ấp các kỹ nữ hơn là đến nhà thờ để thờ lạy Chúa; chúng con tuyên nhận Chúa là vua vũ trụ đang ngự trong nhà tạm, nhưng chúng con cảm thấy mất thời giờ khi đến thờ lạy và ca tụng Chúa nơi nhà thờ...
Xin Chúa thương xót chúng con là những người tội lỗi, thường bất trung với Chúa và bất nhẫn với tha nhân trong cuộc sống của mình hôm nay. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vương quốc trường cửu cho tình yêu
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:12 24/11/2023
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU
Dù chỉ duy nhất một mình Chúa Kitô nắm quyền. Mọi quyền hành nằm trong tay Người. Người là Vua vĩnh cửu và tuyệt đối, Vương quyền Người không giới hạn, nhưng Chúa Kitô không bao giờ cai trị bằng quyền lực của mình.
CHÚA CAI TRỊ BẰNG TÌNH YÊU.
Hiểu theo nghĩa loài người, cai trị là thị uy, là bắt mọi người lụy phục mình, là "ăn trên ngồi trốc", thì nơi Chúa Kitô chẳng phải là cai trị.
CHÚA KITÔ LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG RÓT ĐẦY NƠI CHÚNG TA VÀ CẢ THẾ GIỚI NÀY LÒNG YÊU THƯƠNG ẤY.
TÌNH YÊU ẤY CHẢY TRÀN TRỀ, CHẢY LAI LÁNG, bất cứ ai chân thành tìm gặp đều có thể bắt gặp và nương nhờ, để được triều mến và được ấp ủ.
Vương quyền dẫu lớn lao, tuyệt đối là thế, nhưng CHÚA KITÔ, TRƯỚC SAU VẪN CHỈ MỘT ĐƯỜNG LỐI DUY NHẤT LÀ YÊU THƯƠNG, SĂN SÓC VÀ CỨU CHỮA MÀ THÔI.
Chính vì tình yêu vời vợi như thế, Chúa Kitô chấp nhận chết cho thần dân của mình. Người hiến thân hy sinh cho cả Hội Thánh.
Vua Kitô không chỉ là Vua hiền lành, nhân từ, Người còn là vị VUA HẠ MÌNH ĐẾN TẬN CÙNG. Đến nổi khi nhìn ngắm sự hạ mình của Người trong cuộc hiến tế thương đau, ta chỉ còn biết lặng người đi, chiêm ngắm, thờ lạy, cảm tạ, chúc tụng, nguyện một lòng mang ơn Người, đoan hứa trung thành theo Người đến trọn cuộc đời.
CHỈ CÓ THỂ LÀ ĐỨC VUA YÊU THƯƠNG TẬN CÙNG NÊN MỚI HẠ MÌNH ĐẾN TẬN CÙNG NHƯ THẾ.
Cũng bởi Chúa yêu thương như thế, nên Chúa cũng đòi chúng ta, một khi theo Chúa, cũng bắt chước Chúa mà sống lòng yêu thương với hết mọi người.
Thánh Matthêô tường thuật quang cảnh ngày cánh chung, khi Vua Giêsu ngự đến xét xử mọi người lành kẻ dữ theo tiêu chuẩn của tình yêu mà mỗi người dành cho anh chị em của mình khi sống trong đời.
Đó là thứ tình yêu cụ thể và thiết thực. Thứ tình yêu phải được thể hiện không xa xôi, không kiểu cách, không rùm ben nhưng tự nhiên như chính hơi thở, gần gũi như chính hành động ăn uống, nhẹ nhàng và đơn sơ như từng động tác nháy mắt: Có hay không "cho kẻ đói được ăn, kẻ khát được uống, viếng thăm kẻ bệnh tật và tù đày, tiếp rước người bơ vơ, kẻ lở bước…".
Nếu đã từng cho, đã từng giúp đỡ, đã từng cảm thông với những đối tượng ấy, đó là người lành, người mà "Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi".
Còn ngược lại, thì đó là "phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng".
Điều vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên, đó là: "Mỗi lần các ngươi làm những điều ấy cho một kẻ bé nhỏ là các ngươi làm cho chính Ta”. Và nếu "những gì đã không làm cho một kẻ bé nhỏ là đã không làm cho chính Ta".
Mặc cho người tốt kẻ xấu thắc mắc: "Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói khát, rách rưới, bệnh tật, bị cầm tù hay là khách lạ mà chẳng giúp đỡ đâu?", thì lời Đức Vua cao cả của chúng ta vẫn rõ ràng: NGƯỜI KHỐN KHỔ, BẤT HẠNH DÙ DƯỚI BẤT CỨ HÌNH ẢNH NÀO, ĐỀU LÀ HIỆN THÂN CỦA CHÚA, VÀ LÀ CHÍNH CHÚA.
Đức Vua tự đồng hóa mình với tất cả những ai đói rét, khổ nghèo, bất hạnh.
Chúa Giêsu không đếm xỉa gì đến ai nhỏ, ai to, ai lãnh đạo, ai thường dân. Tiêu chuẩn của Chúa dành cho tất cả mọi người, mọi phẩm trật, mọi giai tầng: CHÚNG TA CÓ ĐỂ TÌNH YÊU, LÒNG RUNG CẢM, SỰ XÓT THƯƠNG, NIỀM THẤU HIỂU NGỰ TRỊ TRONG TRÁI TIM, TRONG CÕI HỒN TRƯỚC MỌI KHỔ ĐAU CỦA ĐỒNG LOẠI HAY KHÔNG mà thôi.
VIỆC LÀM CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỊA VỊ, KHÔNG PHẢI KIẾN THỨC, KHÔNG PHẢI SỰ NỔI NANG, HAYBẤT CỨ CÁI GÌ KHÁC QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG ĐỜI ĐỜI CỦA CHÚNG TA.
Hãy nhớ, Vương quốc của Vua Giêsu là vương quốc tình yêu. Ai biết để tình yêu điều khiển cuộc đời mình, người đó sẽ là công dân trong Vương quốc tình yêu muôn đời tồn tại của Vua Giêsu.
Vương quốc của Vua Giêsu là Vương quốc trường cửu. Ai để cho tình yêu lên ngôi trong đời trần thế, người đó sẽ mang theo khối tình ấy, đi vào Tình yêu trường cửu trong Vương quốc trường cửu của Vua Giêsu.
Thánh Lễ Chúa Nhật 34 Mùa Quanh Năm 26/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:44 24/11/2023
BÀI ĐỌC 1 Ed 34:11-12,15-17
Bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en.
Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này:
Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày người ấy ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ -sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng-. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng.
Phần các ngươi, hỡi chiên của Ta, -Đức Chúa là Chúa Thượng phán-, Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê.
Đó là lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 15:20-26,28
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.
Thật vậy, Đức Ki-tô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết. Lúc muôn loài đã quy phục Đức Ki-tô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng bắt muôn loài phải quy phục Người; và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài.
Đó là lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mc 11:9-10
Alleluia. Alleluia.
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!
Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta.
Alleluia.
TIN MỪNG Mt 25:31-46
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng:
“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.’ Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?’ Đức Vua sẽ đáp lại rằng: ‘Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.’ Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.’ Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?’ Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: ‘Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.’ Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.”
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cựu chiến binh Palestine cảm thấy đau đớn trong ngày 7 tháng 10, nhưng đối với anh, bạo lực chỉ sinh ra bạo lực
Vũ Văn An
16:25 24/11/2023
Theo AsianNews trong bản tin ngày 23 tháng 11, Jamil Al-Qassas kể câu chuyện của mình. Anh mất mẹ, anh trai và bạn bè vì cuộc xung đột, nhưng lại chọn con đường hòa bình với Các Chiến binh vì Hòa bình, một tổ chức phi chính phủ Israel-Palestine. Đối diện với những hình ảnh về vụ thảm sát Hamas, lần đầu tiên anh cảm thấy “tôi không phải là nạn nhân”. Chúng ta không thể “ngưng kêu gọi và chứng tỏ rằng có một cách khác. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng. Chúng tôi tiếp tục nỗ lực giải phóng tập thể khỏi nỗi sợ hãi và áp bức.”
Jerusalem (AsiaNews) – Jamil Al-Qassas, một người tị nạn Palestinian, đã mất mẹ, một người anh trai và nhiều bạn bè trong cuộc xung đột, và điều này đã khiến anh trở thành một chiến binh “dữ dội” trong intifada đầu tiên. Nhưng theo thời gian, anh học cách “nhìn bức tranh từ mọi góc độ” và biết rằng “bạo lực tạo ra bạo lực, và trả thù chỉ tạo ra trả thù”.
“Những người chiến đấu vì hòa bình”, một tổ chức phi chính phủ Israel-Palestine đấu tranh bằng các phương pháp bất bạo động chống lại sự chiếm đóng của Israel trên các lãnh thổ của người Palestine, hôm nay đã công bố câu chuyện của Al-Qassas.
Anh không giấu “nỗi đau” to lớn của mình trước sự kiện ngày 7 tháng 10, khi Hamas tấn công vào trung tâm Israel, khiến hàng trăm thường dân thương vong, nhưng với những “người bạn” Israel và Palestinian, anh dự định sẽ giữ “ngọn lửa hy vọng sống động" và đấu tranh cho hòa bình.
Đây là toàn bộ câu chuyện của anh được công bố ngày hôm qua trên bản tin của tổ chức phi chính phủ này.
Tên tôi là Jamil Al-Qassas. Tôi là người tị nạn Palestine. Gia đình tôi bị quân đội Israel di dời khỏi làng vào năm 1948. Cảnh tượng hiện nay người Palestine bị đuổi ra khỏi nhà ở Gaza khiến tôi nhớ đến Nakba năm 1948.
Tôi lớn lên ở trại tị nạn Dheisheh. Trong cuộc intifada đầu tiên năm 1987, tôi phải đối diện với sự khắc nghiệt của việc chiếm đóng. Ngôi nhà của chúng tôi từng bị quân đội Israel lục soát nhiều lần trong ngày do nằm gần đường chính và chúng tôi phải hứng chịu sự bạo lực của quân đội Israel. Tôi đã nghĩ tuổi thơ của mình thật khắc nghiệt cho đến khi tôi chứng kiến những gì mà trẻ em ở Gaza đã trải qua trong tháng qua là bị bắn phá không ngừng nghỉ, không có nơi an toàn và không có cảm giác an toàn.
Tôi đã mất anh trai, mẹ tôi và nhiều bạn bè vì cuộc xung đột. Tôi là một chiến binh dũng mãnh trong intifada đầu tiên, nhưng qua nhiều năm, tôi học được cách nhìn bức tranh từ mọi góc độ. Tôi học được rằng bạo lực tạo ra bạo lực và trả thù tạo ra trả thù. Tôi cảm thấy rất đau đớn vì sự kiện ngày 7 tháng 10. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tin tức đến như một tia sét. Tôi đang xem TV, tôi bị sốc và không biết phải hành động như thế nào cũng như cách giao tiếp với những người bạn Israel của mình.
Lần đầu tiên, với tư cách là một người Pales-tine, tôi không phải là nạn nhân. Thông thường, những người bạn Israel của tôi là người chủ động và trấn an người Palestine vì chúng tôi luôn là những người bị áp bức. Tôi phải mất hàng giờ để hiểu hết đầu đuôi. Sau đó, chiến dịch quân sự trả thù của Israel nhằm vào Gaza bắt đầu, và số người chết ở cả hai bên bắt đầu gia tăng.
Chúng tôi, người Palestine và người Israel, cùng đau buồn. Khi chúng tôi tập trung kiểu Zoom lần đầu tiên sau những sự kiện bi thảm, tôi có thể cảm thấy rằng chúng tôi đang lên mô hình cho sự tương cảm thực sự. Chúng tôi đang trải qua một thời kỳ khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn giữ được ngọn lửa hy vọng và tôi tự hào về cộng đồng chung gồm các nhà hoạt động của chúng tôi, những người đều hành động như một trái tim cùng đập. Tất cả họ đều đoàn kết với nhau trong thời điểm khủng hoảng này. Cộng đồng của chúng tôi đang trải qua thời kỳ khó khăn về mặt cảm xúc, tâm lý và kinh tế.
Kể từ ngày 7 tháng 10, khoảng 200,000 người Israel đã phải di dời trong nước trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza đang diễn ra và hơn một triệu người Palestine hay khoảng 65% dân số Gaza hiện đang phải di tản trong nội bộ Gaza. Vai trò của chúng tôi là hỗ trợ cộng đồng của mình nhiều nhất có thể và chúng tôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Những tiếng kêu gọi hận thù, giận dữ và trả thù rất lớn. Nhưng Các Chiến binh vì Hòa bình sẽ không ngừng kêu gọi và cho thấy rằng vẫn còn một cách khác. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng. Chúng tôi tiếp tục nỗ lực giải phóng tập thể khỏi nỗi sợ hãi và áp bức.
Nhân loại nên đoàn kết trên hết mọi lợi ích chính trị, quân sự hoặc kinh tế. Với tư cách là người Palestine và người Israel, chúng tôi kêu gọi ngừng bắn, giải phóng tất cả con tin ở Gaza và các tù nhân Palestine ở Israel, cũng như nỗ lực hướng tới một giải pháp chính trị lâu dài. Chúng ta hãy duy trì và giữ vững nhân tính, đạo đức của mình. Đây là điều tối thiểu chúng tôi có.
Vatican nói với các Giám Mục Đức: không thảo luận việc phong chức phụ nữ và đồng tính luyến ái
Vũ Văn An
16:54 24/11/2023
Trên CNA ngày 24 tháng 11, AC Wimmer tường trình rằng Vatican đã thông báo cho các giám mục Đức bằng văn thư rằng việc phong chức cho phụ nữ và những thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội về đồng tính luyến ái không thể là chủ đề thảo luận trong các cuộc họp sắp tới với các đại biểu của Con đường Đồng nghị Đức tại Rome.
Bức thư đề ngày 23 tháng 10 cũng nhắc nhở các giám mục về những hậu quả kỷ luật tiềm ẩn đối với bất cứ ai coi thường giáo huấn của Giáo hội.
Được viết bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, và gửi tới tổng thư ký Hội đồng Giám mục Đức, Beate Gilles, bức thư đã được chia sẻ với tất cả các giám mục giáo phận Đức.
Tính xác thực của tài liệu đã được CNA Deutsch xác minh với Hội đồng Giám mục Đức vào thứ Sáu.
Là lá thư mới nhất trong danh sách ngày càng nhiều các can thiệp của Vatican liên quan đến Con đường Đồng nghị Đức, bức thư đã được tờ báo Tagespost đăng tải đầy đủ vào ngày 25 tháng 11.
Nguy cơ của “sáng kiến song song”
Các giám mục Đức và các đại diện của Giáo triều Rôma đã gặp nhau tại Vatican vào tháng 7 để thảo luận về Con đường Đồng nghị Đức. Các cuộc nói chuyện này sẽ tiếp tục vào tháng 1, tháng 4 và tháng 7 năm 2024. Dự kiến chúng sẽ đề cập đến giáo hội học, nhân chủng học, luân lý và phụng vụ, cũng như các văn bản của Con đường Đồng nghị.
Bức thư của Vatican nhắc nhở các giám mục Đức về Thượng hội đồng về tính Đồng nghị đang diễn ra ở Rome: “Xem xét tiến trình của Con đường Đồng nghị Đức cho đến nay, trước tiên người ta phải nhận ra rằng Đường lối Thượng hội đồng phổ quát hiện đang diễn ra, do Đức Thánh Cha triệu tập”.
Bức thư nhấn mạnh rằng “do đó cần phải tôn trọng con đường này của Giáo hội hoàn vũ và tránh ấn tượng rằng các sáng kiến song song đang được tiến hành một cách thờ ơ với nỗ lực ‘cùng nhau đồng hành’”.
Ranh giới về việc phong chức phụ nữ, hành vi đồng tính luyến ái
Trong bối cảnh Con đường Đồng nghị Đức quyết tâm thúc đẩy việc phong chức cho phụ nữ, lá thư nhắc nhở các giám mục Đức rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần và “minh nhiên tái khẳng định” những gì Thánh Gioan Phaolô II đã viết trong Ordinatio Sacerdotalis về việc Giáo hội “không có thẩm quyền nào cả trong việc truyền chức linh mục cho phụ nữ.”
CNA Deutsch đưa tin, trong khi trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tầm quan trọng của việc công nhận vai trò và phẩm giá của phụ nữ – xét vì “một phụ nữ, Đức Maria, quan trọng hơn các giám mục,” như Đức Giáo Hoàng nói trong Niềm Vui Tin Mừng – bức thư cũng cảnh cáo về “những hậu quả kỷ luật” đối với những ai đi ngược lại tín lý, bao gồm cả khả năng bị vạ tuyệt thông vì “cố gắng phong chức cho một phụ nữ”.
Về giáo huấn của Giáo hội đối với các hành vi đồng tính luyến ái, lá thư của Đức Hồng Y Parolin gửi các giám mục Đức cho biết đây là “một vấn đề khác mà Giáo hội địa phương không có khả năng có một quan điểm khác”.
Bức thư giải thích thêm: “Vì ngay cả khi người ta thừa nhận rằng từ quan điểm chủ quan, có thể có nhiều yếu tố khác nhau kêu gọi chúng ta không phán xét con người, thì điều này cũng không làm thay đổi việc đánh giá tính đạo đức khách quan của những hành vi này”.
Ghi chú của Vatican cũng đề cập đến bức thư năm 2019 của Đức Giáo Hoàng Phan-xicô gửi người Công Giáo ở Đức. Trong đó, Đức Giáo Hoàng cảnh cáo chống lại “tội lỗi lớn của tính thế tục và tinh thần thế tục phản Tin Mừng”.
Vào tháng 1, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã minh nhiên hơn, chỉ trích Con đường Đồng nghị Đức là “duy ưu tú” và “không hữu ích cũng như không nghiêm túc”.
Gần đây hơn, trong một bức thư đề ngày 10 tháng 11, Đức Giáo Hoàng một lần nữa bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về Con đường Đồng nghị Đức. Ngài cảnh cáo rằng các bước đi được thực hiện bởi phân bộ Giáo hội địa phương này có nguy cơ đi chệch khỏi con đường của Giáo hội hoàn vũ, đặc biệt là việc người Đức thúc đẩy thành lập một “Hội đồng Đồng nghị” thường trực, một sự kết hợp giữa giáo dân và giám mục để cai trị Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất một phương thức thay thế cho Giáo hội ở Đức, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cầu nguyện, sám hối và tôn thờ.
Phản ứng của Đức đối với sự can thiệp mới nhất này của Rome sẽ cho thấy những người tổ chức Con đường Đồng nghị chú ý đến lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng đến mức nào.
Đức Giám Mục Barron ‘thẳng thắn bất đồng’ với báo cáo của Thượng hội đồng về ‘sự phát triển giáo huấn luân lý’
Vũ Văn An
18:01 24/11/2023
Courtney Mares của CNA trong bản tin ngày 24 tháng 11 năm 2023 cho hay: Đức Cha Robert Barron đã nói rằng ngài “hoàn toàn không đồng ý” với báo cáo cuối cùng của Thượng hội đồng về tuyên bố của Thượng hội đồng cho rằng những tiến bộ trong khoa học đòi hỏi một sự tiến hóa trong giáo huấn đạo đức của Giáo hội về tình dục con người.
Trong một suy tư được công bố tuần này, vị giám mục của Winona–Rochester, Minnesota, nói rằng thật là “đáng lo ngại” khi thấy các thành viên của hội đồng giám mục Đức đã “sử dụng ngôn ngữ của báo cáo thượng hội đồng để biện minh cho những cải tổ lớn về giáo huấn tính dục của Giáo hội”.
Đức Cha Barron đặc biệt nghi vấn gợi ý trong tàiliệu tổng hợp, cho rằng “những tiến bộ trong hiểu biết khoa học của chúng ta sẽ đòi hỏi phải suy nghĩ lại giáo huấn về tình dục của chúng ta, những phạm trù, dường như, không đủ để mô tả sự phức tạp của tình dục con người”.
Ngài gọi ngôn ngữ này là “hạ thấp truyền thống suy tư đạo đức phong phú trong đạo Công Giáo,” bao gồm cả thần học về thân xác do Thánh Gioan Phaolô II khai triển.
Đức Cha Barron nói: “Nói rằng hệ thống thần học cô đọng, giàu thông tin triết học và đa tầng này không có khả năng xử lý những vấn đề tinh vi của tình dục con người thì thật là vô lý”.
Ngài nói thêm: “Nhưng vấn đề sâu xa hơn mà tôi gặp phải là cách lập luận này dựa trên một lỗi phạm trù - cụ thể là những tiến bộ trong khoa học, do đó, đòi hỏi một sự tiến hóa trong giáo huấn đạo đức”.
“Chúng ta hãy lấy thí dụ về đồng tính luyến ái. Sinh học tiến hóa, nhân chủng học và hóa học có thể cho chúng ta cái nhìn sâu sắc mới mẻ về nguyên nhân và khía cạnh vật lý của sự hấp dẫn đồng tính, nhưng chúng sẽ không cho chúng ta biết hành vi đồng tính luyến ái là đúng hay sai. Việc bàn đến câu hỏi đó thuộc về một phương thức diễn ngôn khác.”
Đức Giám Mục cũng lưu ý rằng trong các cuộc thảo luận tại phiên họp Thượng Hội đồng tháng 10, đã có “sự căng thẳng được nhận thấy giữa tình yêu và sự thật”, đặc biệt xung quanh vấn đề tiếp cận cộng đồng LGBT.
Đức Cha Barron nói, “Trên thực tế, tất cả mọi người tại Thượng Hội đồng đều cho rằng những người có đời sống tình dục nằm ngoài chuẩn mực phải được đối xử bằng tình yêu và sự tôn trọng, và một lần nữa, hoan hô Thượng hội đồng vì đã nhấn mạnh quan điểm mục vụ này. Nhưng nhiều người tham gia Thượng Hội đồng cũng cảm thấy rằng không bao giờ nên gạt bỏ sự thật về giáo huấn đạo đức của Giáo hội liên quan đến tình dục”.
Ngài nói thêm rằng sẽ chính xác hơn khi nói rằng có thể có “sự căng thẳng giữa sự chào đón và sự thật” bởi vì “khi các thuật ngữ được hiểu đúng, thì không có sự căng thẳng thực sự giữa tình yêu và sự thật, vì tình yêu không phải là một cảm giác mà là hành vi qua đó người ta mong muốn điều tốt cho người khác.”
Ngài nói: “Vì vậy, người ta không thể yêu người khác một cách đích thực trừ khi có nhận thức trung thực về điều gì thực sự tốt cho người đó”.
Đức Cha Barron không phải là vị giám mục duy nhất nêu bật cuộc thảo luận của Thượng Hội đồng về mối quan hệ giữa “tình yêu và sự thật” trong tuần này.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney đã công bố một lá thư mục vụ dài bảy trang về Thượng hội đồng về Tính đồng nghị vào ngày 20 tháng 11, một ngày trước bài suy tư của Đức Cha Barron.
Đức Tổng Giám Mục Fisher viết “Tình yêu và sự thật, chúng ta biết, tìm thấy sự hoàn hảo của chúng không phải ở những triết lý trừu tượng hay những nghiên cứu thực nghiệm mà ở con người cụ thể của Chúa Giêsu Kitô. Nơi Người, tình yêu và sự thật gặp nhau. Chúng ta biết thế nào là yêu thương khi chúng ta biết Đấng là sự thật”.
“Trong suốt thừa tác vụ trần thế của Người, Chúa Giêsu luôn cởi mở với người khác. Người gặp gỡ mọi loại người và mời gọi họ bước vào cuộc sống sung mãn (Ga 10:10). Nhưng cộng đồng đức tin ngày càng bao gồm này cũng được kêu gọi hoán cải sâu sắc hơn bao giờ hết (Mt 4:17). … Được bao gồm trong gia đình của Người, Giáo hội đòi hỏi sự đáp ứng từ chúng ta. Đi đi, Người nói, bạn được tha thứ. Nhân phẩm của bạn được phục hồi. Bạn được yêu thương từ cõi vĩnh hằng cho đến cõi vĩnh hằng. Vậy hãy đi - và đừng phạm tội nữa (Ga 8:11).”
Đức Tổng Giám Mục Úc cũng lưu ý một số giới hạn đối với phương pháp phân định cộng đồng của Thượng Hội đồng, được gọi là “đàm luận trong Chúa Thánh Thần”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói: “Việc lắng nghe nhau một cách sâu sắc, bày tỏ cảm xúc, gây tiếng vang trong nhóm ngồi chung bàn không phải lúc nào cũng giúp chúng ta tìm ra điều gì là thật và đúng.
“Như một nhà thần học lỗi lạc đã nói với tôi: Trong số nhiều hội nghị mà ngài đã tham dự, hội nghị này là hội nghị tốt nhất về mặt nhân bản nhưng lại mỏng manh nhất về mặt thần học”.
Ngài cũng trích dẫn nhận xét của Linh mục Dòng Tên Anthony Lusvardi rằng trong khi phương pháp đàm luận này rất hữu ích trong việc giúp mọi người hiểu nhau hơn, “nó không phù hợp lắm cho lý luận phức tạp hoặc cẩn thận về thần học hoặc thực tiễn”.
“Làm điều đó đòi hỏi phải có tư duy phê phán, cân nhắc những ưu và nhược điểm trong những gì mọi người nói. Nó cũng đòi hỏi một mức độ khách quan mà phương pháp này không phù hợp để cung cấp. Thần học đúng đắn cần phải luôn đặt câu hỏi: ‘Điều đó nghe có vẻ hay, nhưng nó có đúng không?’”
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng “cần phải làm nhiều việc hơn nữa để đảm bảo sự hiểu biết thực sự của Công Giáo về tính đồng nghị, sự hòa nhập và sự phân định”.
Ngài gọi đó là sự quan phòng mà gần một tháng Thượng Hội đồng này trùng với ngày lễ của rất nhiều vị thánh vĩ đại trong lịch phụng vụ của nghi lễ Latinh, trong đó có Thánh Luca, Thánh Inhaxiô thành Antiôkia, Thánh Teresa Avila, Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina Kowalska.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói, “Chúng tôi được tháp tùng bởi rất nhiều nhân chứng tại Thượng Hội đồng, nhắc nhở chúng tôi mục đích của Giáo hội: kêu gọi các tội nhân đến với sự cứu rỗi và tất cả mọi người đến với sự chữa lành và nên thánh trong Chúa Kitô, hỗ trợ mỗi người sống ơn gọi riêng của họ và hiệp nhất chúng ta với và trong tư cách hiệp thông các thánh”.
“Vì vậy, một tiêu chuẩn hữu ích để đánh giá mọi đề xuất của Thượng Hội đồng là: Liệu nhờ ân sủng của Thiên Chúa, có thể tạo ra thêm các tông đồ và mục tử, các nhà truyền giảng Tin Mừng và truyền giáo, các tu sĩ và giáo viên, các vị tử đạo và các nhà thần bí, những người nam nữ thánh thiện, chẳng hạn như Giáo hội của chúng ta và thế giới? rất cần phải không?”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng Giáo xứ Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada
Khanh Lai
01:08 24/11/2023
Đai Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Mừng Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng Giáo xứ Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada
Kính thưa quý vị, trải qua 38 năm tính từ ngày thành lập giáo xứ và cũng là ngày có ngôi Thánh Đường độc lập của con dân tại Calgary Canada 10/7/1985-2023.
Xem Hình
Từ nơi đây, Đức Giám Mục đã cho phép quý cha dòng Đa Minh thành lập Phụ tỉnh Đa Minh VIệt Nam Hải Ngoại, và thay phiên nhau phục vụ tại giáo xứ này. Với những quyết tâm từ quý cha và giáo dân mua được ngôi thánh đường từ người Ý tên ngôi thánh đường là Thánh Andre và ngay khi mua xong thì được phép
Đức Giám Mục thay đổi thành tên Thánh Vinh Sơn Liêm O.P ngày 10/7/1985, thêm văn phòng và lớp học giáo lý nhưng lại không có chỗ đậu xe. Vào năm 2000, quý cha tiền nhiệm và Giáo dân bước thêm một bước nữa vì giáo dân ngày càng đông nên đã quyết định xây 1 nhà thờ mới 600 chỗ ngồi, hội trường, trường học giáo lý và chỗ đậu xe.
Vào năm 2015 ngôi nhà thờ mới đã được khánh thành và hàng năm việc mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam và nhất là mừng Thánh Vinh Sơn Liêm luôn được tổ chức cách long trọng. Riêng năm nay trong bối cảnh thời tiết ấm áp hơn, với chủ đề Hiệp Hành, quý ca đoàn đã cùng nhau tổ chức buổi Tĩnh Tâm, hội thảo điều mà Thánh Augustino nói “ hát bằng 2 lần cầu nguyện”. 5 ca đoàn với sự hướng dẫn của nhạc sĩ Phanxico Nguyễn Đình Diễn, người đã sáng tác rất nhiều các bản nhạc thánh ca tại Việt Nam đến để chia sẻ và cùng hội thảo để mỗi ca viên luôn ý thức được vai trò phục vụ trong nền thánh ca nhất là tại hải ngoại.
Sau thánh lễ trọng thể, buổi tĩnh tâm và hội thảo, anh chị em đã tổ chức 1 buổi thánh ca chuyên đề nhạc của Phanxico và chuyện trò tạo tinh thần hiệp hành trong một bữa cơm tay cầm nhẹ nhàng.
Mừng Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng Giáo xứ Vinh Sơn Liêm tại Calgary Canada
Kính thưa quý vị, trải qua 38 năm tính từ ngày thành lập giáo xứ và cũng là ngày có ngôi Thánh Đường độc lập của con dân tại Calgary Canada 10/7/1985-2023.
Xem Hình
Từ nơi đây, Đức Giám Mục đã cho phép quý cha dòng Đa Minh thành lập Phụ tỉnh Đa Minh VIệt Nam Hải Ngoại, và thay phiên nhau phục vụ tại giáo xứ này. Với những quyết tâm từ quý cha và giáo dân mua được ngôi thánh đường từ người Ý tên ngôi thánh đường là Thánh Andre và ngay khi mua xong thì được phép
Đức Giám Mục thay đổi thành tên Thánh Vinh Sơn Liêm O.P ngày 10/7/1985, thêm văn phòng và lớp học giáo lý nhưng lại không có chỗ đậu xe. Vào năm 2000, quý cha tiền nhiệm và Giáo dân bước thêm một bước nữa vì giáo dân ngày càng đông nên đã quyết định xây 1 nhà thờ mới 600 chỗ ngồi, hội trường, trường học giáo lý và chỗ đậu xe.
Vào năm 2015 ngôi nhà thờ mới đã được khánh thành và hàng năm việc mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam và nhất là mừng Thánh Vinh Sơn Liêm luôn được tổ chức cách long trọng. Riêng năm nay trong bối cảnh thời tiết ấm áp hơn, với chủ đề Hiệp Hành, quý ca đoàn đã cùng nhau tổ chức buổi Tĩnh Tâm, hội thảo điều mà Thánh Augustino nói “ hát bằng 2 lần cầu nguyện”. 5 ca đoàn với sự hướng dẫn của nhạc sĩ Phanxico Nguyễn Đình Diễn, người đã sáng tác rất nhiều các bản nhạc thánh ca tại Việt Nam đến để chia sẻ và cùng hội thảo để mỗi ca viên luôn ý thức được vai trò phục vụ trong nền thánh ca nhất là tại hải ngoại.
Sau thánh lễ trọng thể, buổi tĩnh tâm và hội thảo, anh chị em đã tổ chức 1 buổi thánh ca chuyên đề nhạc của Phanxico và chuyện trò tạo tinh thần hiệp hành trong một bữa cơm tay cầm nhẹ nhàng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Giêsu, Vua dân Do Thái
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
02:16 24/11/2023
Lễ Chúa Kitô Vua
Hình ảnh 'Giêsu, Vua dân Do Thái'
Thời xưa trong các xã hội đất nước ở các châu lục có nhiều hoàng đế, vua chúa, ông hoàng… Nhưng ngày nay chỉ còn một số ít quốc gia đất nước trên thế giới còn duy trì chế độ quân chủ vua chúa hoàng đế, như bên Anh quốc,bên Tây ban Nha, bên các nước Danmạch, Thụy Điển và Nauy, bên nước Jordanien, bên nước Thái lan…
Khi nhận xét về người nào đó sống như một vị ' vua', chúng ta có suy nghĩ, người đó có cùng chiếu tỏa nhân phẩm và tư cách cao thượng chú ý tới người khác rất đáng kính trọng nể vì. Một ấn tượng thán phục!
Nhưng khi đưa ra nhận xét người nào đó như một ông hay bà 'hoàng', lại gây ra suy nghĩ phản ứng không tốt đẹp về người đó. Một ấn tượng trái ngược không muốn biết đến! Vì vị được gọi là 'hoàng ' có cung cách lối sống muốn mình là điểm trung tâm được chú ý tới, được cung phụng cùng muốn là chủ biết hết mọi sự.
Vị vua trong các truyện cổ tích thần thoại luôn luôn được diễn tả là hình ảnh một người cha tổ phụ cho toàn thể con người. Vị vua người cha tổ phụ này có nếp sống tự quyết, tự làm chủ lấy mình, chứ không để cho các thế lực khác làm chủ lèo lái.
Cũng trong truyện cổ tích thần thoại thuật lại ba người con trai của một vị vua từ gĩa hoàng cung ra ngoài xã hội sinh sống như mọi người đi tìm nước cho đời sống. Đây là hình ảnh nói về con người cũng phải thay đổi để tự tìm về chính bản thân đời sống mình. Vị triết gia người Hylạp, Platon đã nhìn thấy nơi vị vua này là một người khôn ngoan. Vì trí óc hiểu biết của vị vua này có những tư tưởng sáng tạo. Vị vua đó biết sự lên cao, xuống thấp của đời sống. Và đó là điều giúp khám phá nhận ra mầu nhiệm bí ẩn của ánh sáng cùng bóng tối trong đời sống.
Người Công Giáo chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là vua. Nhưng hình ảnh Vua Giêsu của chúng ta như thế nào?
Trong Kinh Thánh có những dụ ngôn và bài thương khó nói đến xưng tụng Chúa Giêsu là một vị Vua.
Bài giảng dụ ngôn về ngày phán xét chung ( Mt 25,34), Chúa Giêsu đã nói mình là vị Vua đứng ra như vị thẩm phán: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa“
Trên đầu cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh có bản án do quan Tổng Trấn Philatô truyền viết: ' Giêsu, Vua dân Do Thái!' ( Lc 23,37)
Dân chúng đi ngang qua thấy vậy, có người còn nói nhạo báng: "Nếu Ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu lấy mình đi!“ ( Lc 23,37. Với người Roma, Chúa Giêsu bị xử lên án đóng đinh, vì Chúa Giêsu có tước hiệu là Vua. Tước hiệu này cạnh tranh với vua, hoàng đế của đế quốc Roma thời lúc đó.
Còn với người Do Thái, hình ảnh Vua Giêsu không phù hợp ăn khớp với sự trông mong chờ đợi của họ. Nên họ có lý do để nhạo báng. Cây hình phạt thập gía đặt ra thắc mắc hoài nghi về bản chất của một vị vua bị đóng đinh treo trên đó.
Nhưng Chúa Giêsu là vị vua theo cách thế khác không như người Do Thái mong mỏi chờ đợi.
Trước mặt quan tổng trấn Philatô Chúa Giêsu đã trả lời khẳng định. " Phải, tôi là Vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Nếu như vương quốc tôi thuộc về trần gian, chắc chắn thần dân tôi sẽ chiến đấu bảo vệ, để tôi không bị bắt trao nộp cho người Do Thái. Nhưng vương quốc tôi không ở nơi trần gian này!“ ( Gioan 18,36).
Với lời khẳng định đó, Chúa Giêsu nói đến vương quốc của ngài theo một cách thế hoàn toàn mới. Ngài là một người tự bản chất là vua rồi. Thiên tính tước hiệu vua của ngài không do con người tôn phong trao cho, nhưng thần thánh thiêng liêng là do Thiên Chúa. Vì thế không ai có thể tranh cãi về điều này được. Điều Chúa Giêsu nói về mình là điều hứa hẹn bảo đảm cho mỗi người tín hữu Chúa Kitô.
Mỗi người tín hữu Chúa Kitô cũng có thể nói được rằng " vương quốc tôi không ở nơi đây“. Tại sao? Vì có một lãnh vực trong mỗi con người, mà trần gian không có quyền hành sức mạnh trên đó. Nơi mỗi người có thiên tính tước hiệu vua, mà không ai có thể lấy đi mất được. Đó là vương quốc ở tận trong tâm hồn. Nơi đó là lãnh vực riêng của mỗi người. Trong vương quốc thiêng liêng tâm hồn mỗi người, Chúa Giêsu Kitô có mặt cùng với uy quyền tước vị Vua của Ngài.
Hình ảnh Giêsu bị bắt, bị đánh đòn rồi bị lên án đóng đinh treo trên thập gía hoàn toàn trái ngược với một vị vua trần thế. Dẫu vậy, Chúa Giêsu vẫn là vua. Vua Giêsu không phải chỉ được tung hô vạn tuế. Nhưng vị Vua Giêsu đã chịu đựng bước vượt qua những khổ nhục, những thương tích nơi thể xác và tinh thần cách anh hùng can đảm trong cuộc đời thương khó của ngài.
Điều này nói lên một ý nghĩa về đời sống cho con người. Dù có phải chịu đựng trải qua con đường đau khổ vác thánh gía trong đời sống làm người, nhân phẩm tước vị vua của mỗi người trong tâm hồn vẫn luôn còn có đó, vẫn luôn sống trong họ.
Vương quốc của mỗi con người không thuộc nơi trần gian này là sự tự do, lòng tin tưởng, sức mạnh tâm hồn, sự bình an.
Ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích Rửa tội, em bé hay người được rửa tội đưoc xức dầu Chrism để " mãi mãi là chi thể của Chúa Giêsu Kitô, là Tư tế, Tiên Tri và là Vua đến cõi sống muôn đời."
Hình ảnh 'Giêsu, Vua dân Do Thái'
Thời xưa trong các xã hội đất nước ở các châu lục có nhiều hoàng đế, vua chúa, ông hoàng… Nhưng ngày nay chỉ còn một số ít quốc gia đất nước trên thế giới còn duy trì chế độ quân chủ vua chúa hoàng đế, như bên Anh quốc,bên Tây ban Nha, bên các nước Danmạch, Thụy Điển và Nauy, bên nước Jordanien, bên nước Thái lan…
Khi nhận xét về người nào đó sống như một vị ' vua', chúng ta có suy nghĩ, người đó có cùng chiếu tỏa nhân phẩm và tư cách cao thượng chú ý tới người khác rất đáng kính trọng nể vì. Một ấn tượng thán phục!
Nhưng khi đưa ra nhận xét người nào đó như một ông hay bà 'hoàng', lại gây ra suy nghĩ phản ứng không tốt đẹp về người đó. Một ấn tượng trái ngược không muốn biết đến! Vì vị được gọi là 'hoàng ' có cung cách lối sống muốn mình là điểm trung tâm được chú ý tới, được cung phụng cùng muốn là chủ biết hết mọi sự.
Vị vua trong các truyện cổ tích thần thoại luôn luôn được diễn tả là hình ảnh một người cha tổ phụ cho toàn thể con người. Vị vua người cha tổ phụ này có nếp sống tự quyết, tự làm chủ lấy mình, chứ không để cho các thế lực khác làm chủ lèo lái.
Cũng trong truyện cổ tích thần thoại thuật lại ba người con trai của một vị vua từ gĩa hoàng cung ra ngoài xã hội sinh sống như mọi người đi tìm nước cho đời sống. Đây là hình ảnh nói về con người cũng phải thay đổi để tự tìm về chính bản thân đời sống mình. Vị triết gia người Hylạp, Platon đã nhìn thấy nơi vị vua này là một người khôn ngoan. Vì trí óc hiểu biết của vị vua này có những tư tưởng sáng tạo. Vị vua đó biết sự lên cao, xuống thấp của đời sống. Và đó là điều giúp khám phá nhận ra mầu nhiệm bí ẩn của ánh sáng cùng bóng tối trong đời sống.
Người Công Giáo chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là vua. Nhưng hình ảnh Vua Giêsu của chúng ta như thế nào?
Trong Kinh Thánh có những dụ ngôn và bài thương khó nói đến xưng tụng Chúa Giêsu là một vị Vua.
Bài giảng dụ ngôn về ngày phán xét chung ( Mt 25,34), Chúa Giêsu đã nói mình là vị Vua đứng ra như vị thẩm phán: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa“
Trên đầu cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh có bản án do quan Tổng Trấn Philatô truyền viết: ' Giêsu, Vua dân Do Thái!' ( Lc 23,37)
Dân chúng đi ngang qua thấy vậy, có người còn nói nhạo báng: "Nếu Ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu lấy mình đi!“ ( Lc 23,37. Với người Roma, Chúa Giêsu bị xử lên án đóng đinh, vì Chúa Giêsu có tước hiệu là Vua. Tước hiệu này cạnh tranh với vua, hoàng đế của đế quốc Roma thời lúc đó.
Còn với người Do Thái, hình ảnh Vua Giêsu không phù hợp ăn khớp với sự trông mong chờ đợi của họ. Nên họ có lý do để nhạo báng. Cây hình phạt thập gía đặt ra thắc mắc hoài nghi về bản chất của một vị vua bị đóng đinh treo trên đó.
Nhưng Chúa Giêsu là vị vua theo cách thế khác không như người Do Thái mong mỏi chờ đợi.
Trước mặt quan tổng trấn Philatô Chúa Giêsu đã trả lời khẳng định. " Phải, tôi là Vua. Nhưng vương quốc tôi không thuộc về trần gian này. Nếu như vương quốc tôi thuộc về trần gian, chắc chắn thần dân tôi sẽ chiến đấu bảo vệ, để tôi không bị bắt trao nộp cho người Do Thái. Nhưng vương quốc tôi không ở nơi trần gian này!“ ( Gioan 18,36).
Với lời khẳng định đó, Chúa Giêsu nói đến vương quốc của ngài theo một cách thế hoàn toàn mới. Ngài là một người tự bản chất là vua rồi. Thiên tính tước hiệu vua của ngài không do con người tôn phong trao cho, nhưng thần thánh thiêng liêng là do Thiên Chúa. Vì thế không ai có thể tranh cãi về điều này được. Điều Chúa Giêsu nói về mình là điều hứa hẹn bảo đảm cho mỗi người tín hữu Chúa Kitô.
Mỗi người tín hữu Chúa Kitô cũng có thể nói được rằng " vương quốc tôi không ở nơi đây“. Tại sao? Vì có một lãnh vực trong mỗi con người, mà trần gian không có quyền hành sức mạnh trên đó. Nơi mỗi người có thiên tính tước hiệu vua, mà không ai có thể lấy đi mất được. Đó là vương quốc ở tận trong tâm hồn. Nơi đó là lãnh vực riêng của mỗi người. Trong vương quốc thiêng liêng tâm hồn mỗi người, Chúa Giêsu Kitô có mặt cùng với uy quyền tước vị Vua của Ngài.
Hình ảnh Giêsu bị bắt, bị đánh đòn rồi bị lên án đóng đinh treo trên thập gía hoàn toàn trái ngược với một vị vua trần thế. Dẫu vậy, Chúa Giêsu vẫn là vua. Vua Giêsu không phải chỉ được tung hô vạn tuế. Nhưng vị Vua Giêsu đã chịu đựng bước vượt qua những khổ nhục, những thương tích nơi thể xác và tinh thần cách anh hùng can đảm trong cuộc đời thương khó của ngài.
Điều này nói lên một ý nghĩa về đời sống cho con người. Dù có phải chịu đựng trải qua con đường đau khổ vác thánh gía trong đời sống làm người, nhân phẩm tước vị vua của mỗi người trong tâm hồn vẫn luôn còn có đó, vẫn luôn sống trong họ.
Vương quốc của mỗi con người không thuộc nơi trần gian này là sự tự do, lòng tin tưởng, sức mạnh tâm hồn, sự bình an.
Ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích Rửa tội, em bé hay người được rửa tội đưoc xức dầu Chrism để " mãi mãi là chi thể của Chúa Giêsu Kitô, là Tư tế, Tiên Tri và là Vua đến cõi sống muôn đời."
VietCatholic TV
Nga đại bại ở phía Đông sông Dnipro. Nhà tuyên truyền hàng đầu của Putin tử trận. TV Nga tấn công TQ
VietCatholic Media
02:39 24/11/2023
1. Nga đang thất vọng trước các trận chiến dọc sông Dnipro
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Headed for Disappointment in Battles Along Dnipro River: UK”, nghĩa là “Nga hướng đến thất vọng trước các trận chiến dọc sông Dnipro.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, các nhà lãnh đạo Nga có thể rất thất vọng trước những thất bại quân sự dọc bờ đông sông Dnipro sau khi Nga khiến khu vực này dễ bị tổn thương với quyết định rút quân mang tính chiến thuật.
Trong bản cập nhật tình báo hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh viết rằng giao tranh gần đây đã tái diễn ở miền nam Ukraine xung quanh làng Krynky, “nơi thủy quân lục chiến Ukraine duy trì đầu cầu ở bờ đông” sông Dnipro.
Báo cáo được đưa ra sau khi quân đội Kyiv gần đây đã thực hiện các cuộc vượt sông quy mô qua sông Dnipro dẫn đến các hoạt động tấn công đáng chú ý trong phạm vi 50 dặm quanh Crimea.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, những ngày gần đây báo cáo rằng Ukraine đã có lợi thế trong các trận chiến diễn ra trong khu vực. Hôm thứ Hai, ISW đã viết trong một đánh giá rằng các blogger quân sự Nga đã nói rằng các đơn vị Ukraine đã “mở rộng vùng kiểm soát của họ ở phần phía tây của Krynky,” cách thành phố Kherson khoảng 18 dặm về phía đông bắc và cách Dnipro 1 dặm, “và cuộc chiến đó đang diễn ra gần khu định cư.”
Cuộc giao tranh trên bộ có đặc điểm là các cuộc giao tranh giữa bộ binh không có phương tiện cơ giới yểm trợ, giới tuyến không rõ ràng, và các cuộc trao đổi pháo binh trong địa hình phức tạp, nhiều cây cối.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh mô tả thêm về các loại hoạt động mà cả hai bên đã thực hiện trong khu vực.
“Cuộc giao tranh trên bộ có đặc điểm là các cuộc giao tranh giữa bộ binh không có phương tiện cơ giới yểm trợ, giới tuyến không rõ ràng, và các cuộc trao đổi pháo binh trong địa hình phức tạp, nhiều cây cối.’
Bản cập nhật tình báo lưu ý thêm rằng trong khi các trận chiến lớn hơn đang diễn ra ở những nơi khác ở Ukraine, việc mất quyền kiểm soát Krynky sẽ được các quan chức Nga coi là một thất bại lớn về mặt chiến thuật.
Cuộc giao tranh xung quanh Krynky có quy mô nhỏ hơn so với một số trận đánh lớn trong chiến tranh nhưng sẽ được các nhà lãnh đạo Nga coi là rất đáng quan ngại.
Nga đã rút khỏi bờ tây sông Dnipro một năm trước, gần như chắc chắn là nhằm mục đích cầm chân lực lượng Ukraine ở phía tây sông, giữ cho khu vực này yên tĩnh và giải phóng lực lượng.
Trên kênh WarGonzo Telegram của mình, nhà báo ủng hộ Điện Cẩm Linh Semyon Pegov hôm thứ Ba đã chia sẻ bản đồ chiến trường xung quanh Krynky cho thấy những bước tiến của Ukraine.
“Nếu đối phương đạt được thành công, Lực lượng vũ trang Nga sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng”, Pegov cảnh báo trong bài đăng.
2. Solovyov xác nhận: Nhà tuyên truyền hàng đầu của Nga thiệt mạng trên tiền tuyến Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Top Russian Propagandist Killed on Ukraine Frontlines, Solovyov Confirms”, nghĩa là “Solovyov xác nhận: Nhà tuyên truyền hàng đầu của Nga thiệt mạng trên tiền tuyến Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Boris Maksudov, phóng viên quân sự của kênh truyền hình nhà nước Russia-24, đã bị giết ở Ukraine, người dẫn chương trình trên mạng này thông báo hôm thứ Năm.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết Maksudov bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine ở mặt trận Zaporizhzhia phía nam Ukraine, nhưng vết thương của anh chỉ là một vết thương nhẹ không nguy hiểm đến tính mạng.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh cuộc phản công nhằm giành lại lãnh thổ của Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ sáu, với các cuộc đụng độ đặc biệt nặng nề diễn ra dọc theo chiến tuyến ở khu vực Donetsk và Zaporizhzhia. Nga tuyên bố đã sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào mùa thu năm 2022, bao gồm cả Zaporizhzhia, mặc dù quân đội của họ không có toàn quyền kiểm soát bất kỳ vùng lãnh thổ nào trong số đó.
Bộ Ngoại giao Nga xác nhận trong một tuyên bố với Newsweek rằng Maksudov “đã chết hôm nay vì vết thương của mình”. Newsweek cũng đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để bình luận.
“Boris Maksudov, phóng viên quân sự của kênh truyền hình Russia-24, đã qua đời”, Vladimir Solovyov, một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Cẩm Linh và người dẫn chương trình truyền hình nhà nước, cho biết trên kênh Telegram của mình.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Tư, lực lượng Ukraine đã tấn công một nhóm nhà báo Nga bằng máy bay không người lái. Bộ quân sự cho biết Maksudov đã bị thương do mảnh đạn và “đã được di tản ngay lập tức đến cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng Nga”.
Trong tuyên bố của mình, Solovyov cho biết Maksudov bị thương ở Zaporizhzhia khi đang quay phóng sự về vụ pháo kích của Ukraine.
Ông nói: “Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công một nhóm nhà báo đến từ Nga bằng máy bay không người lái”.
Solovyov cho biết Maksudov đã làm việc ở Ukraine từ những ngày đầu Nga xâm lược toàn diện đất nước này và đã đến khu vực phía đông Donetsk nhiều lần “nơi ông ghi lại những tội ác chiến tranh của chế độ Kiev”.
Dmitry Kiselyov, Giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông Nga Rossia Segodnia, cho biết Maksudov “đã chết như một anh hùng, giống như một chiến binh dũng cảm”, theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti.
Nhà phân tích quân sự Nga Ian Matveev đặt vấn đề về việc phóng viên mặc đầy đủ quân phục khi ở tiền tuyến ở Ukraine.
“Tuyên truyền Nga nói rằng nhà báo Boris Maksudov đã chết tại tiền tuyến ở Ukraine. Vấn đề là nếu bạn ăn mặc như thế này ở tiền tuyến, thì bạn không phải là nhà báo, mà là một người lính,” ông nói trong một bài đăng trên X khi đăng một đoạn clip truyền hình nhà nước về người phóng viên vừa qua đời.
Nhà lãnh đạo Crimea sáp nhập do Nga bổ nhiệm, Sergei Aksenov, bày tỏ lời chia buồn như sau, khi nghe tin về cái chết của phóng viên.
“Đây là một mất mát khủng khiếp. Là một người yêu nước và chuyên nghiệp thực sự, ông đã hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ của mình, như một người lính trên chiến trường. Sự cống hiến cho nghề nghiệp, lòng dũng cảm và nghị lực của ông sẽ vẫn là tấm gương xứng đáng cho tất cả những người đã gắn bó cuộc đời mình với nghề báo”.
3. Đồng minh của Putin chỉ trích Trung Quốc
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Lashes Out at China”, nghĩa là “Đồng minh của Putin chỉ trích Trung Quốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Trung Quốc đã trở thành mục tiêu mới nhất của các cuộc tấn công chế nhạo trên một kênh truyền thông nhà nước Nga sau cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Vladimir Solovyov, một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Cẩm Linh và là đồng minh trung thành của Putin, cho biết trong một buổi phát sóng gần đây: “Chúng ta đang đi trước Trung Quốc về công nghệ quân sự”.
“Tại sao chúng ta lại thần tượng hóa Trung Quốc? Những ngôi nhà nào ở Trung Quốc có hệ thống sưởi? Và bao nhiêu người có lương hưu?” Solovyov cho biết như trên, trong cuộc thảo luận với một vị khách truyền thông nhà nước, trong một đoạn clip được đăng trên mạng xã hội.
Nhận xét của Solovyov, một trong những cơ quan ngôn luận nổi tiếng nhất của Điện Cẩm Linh, là một bước đi khác với những lời chỉ trích thường xuyên và gay gắt của ông đối với việc các nước phương Tây hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực chiến tranh chống lại Mạc Tư Khoa.
Khi cuộc xâm lược đẩy Mạc Tư Khoa ngày càng xa các quốc gia ủng hộ Kyiv, Điện Cẩm Linh ngày càng bị cô lập vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Trung Quốc kêu gọi hòa bình ở Ukraine nhưng tránh lên án Nga vì đã phát động cuộc chiến kéo dài gần 21 tháng.
Vào tháng 2 năm 2022, ngay trước khi quân đội Nga tràn vào Ukraine, Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã tuyên bố mối quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai cường quốc hạt nhân. Putin đã tới Bắc Kinh – và Tập tới Mạc Tư Khoa – kể từ khi cuộc chiến tranh Ukraine toàn diện bùng nổ.
Ông Tập cũng đã tới California vào đầu tháng này để dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Biden, mà Tòa Bạch Ốc mô tả là một “cuộc thảo luận thẳng thắn và mang tính xây dựng” chứng kiến “tiến bộ trong một số vấn đề chính” giữa hai đối thủ toàn cầu.
Bình luận của Solovyov thường chỉ trích các quốc gia như Mỹ, Anh và các quốc gia Âu Châu cung cấp viện trợ cho Ukraine.
Đầu tháng này, Solovyov cho biết thủ đô Berlin của Đức “sẽ bốc cháy”, và trước đó ông ta đã gợi ý rằng nước này cuối cùng sẽ “dưới cờ Nga”.
Lời hùng biện hiếu chiến của ông thường bao gồm việc ủng hộ các cuộc tấn công hạt nhân. Đầu tháng này, Solovyov gọi chiến tranh hạt nhân là “không thể tránh khỏi”, nhưng lập luận trong một chương trình truyền thông nhà nước rằng nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại một quốc gia phi hạt nhân, điều này sẽ không “dẫn đến sự sụp đổ hạt nhân của nhân loại”.
Chỉ vài ngày trước đó, Solovyov đã nói rằng Mạc Tư Khoa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân “ngay lập tức” nếu các nước NATO ngày càng xung đột trực tiếp với Nga.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi Solovyov có thể là “nhà tuyên truyền mạnh mẽ nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay” và mô tả các chương trình phát sóng của ông là tạo ra “thông tin sai lệch, thù hận và cay độc chống phương Tây và chống Ukraine hàng ngày.
4. Putin thảo luận về việc chấm dứt 'thảm kịch' chiến tranh Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Discusses Stopping 'Tragedy' of Ukraine War”, nghĩa là “Putin thảo luận về việc chấm dứt 'thảm kịch' chiến tranh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Putin đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G20 hôm thứ Tư rằng cuộc chiến ở Ukraine là “một thảm kịch”, đồng thời nói thêm rằng điều quan trọng là phải nghĩ ra cách chấm dứt xung đột.
Tuyên bố của Putin tại cuộc họp trực tuyến hôm thứ Tư là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh phát biểu trước các nhà lãnh đạo G20 kể từ khi phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng khi Ukraine tiếp tục gây áp lực nhằm chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn vẫn bị Nga xâm lược.
Theo Tass, ông Putin đổ lỗi cho Ukraine vì đã từ chối thảo luận đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelesnky nói với Fox News trong tuần này rằng ông “tất nhiên” sẵn sàng thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh nhưng đã nhiều lần tuyên bố rằng giao tranh sẽ không ngừng cho đến khi toàn bộ lãnh thổ bị Nga tạm chiếm, bao gồm cả Crimea, được trả lại cho Kyiv.
Putin đã sáp nhập trái phép Crimea vào năm 2014 và bán đảo Hắc Hải đã đóng vai trò là thành trì chiến lược trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Mạc Tư Khoa cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử giả nhằm sáp nhập trái phép phần lớn miền nam và miền đông Ukraine vào mùa thu năm ngoái.
Các quan chức Điện Cẩm Linh cho biết họ sẵn sàng thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine miễn là các nước phương Tây đồng ý với một số điều kiện. Các đồng minh của Kyiv, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga và Mạc Tư Khoa đã cáo buộc Washington làm leo thang xung đột.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong cuộc phỏng vấn vào tháng 10 với hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti rằng Nga “luôn sẵn sàng lắng nghe các đồng nghiệp phương Tây nếu họ đưa ra yêu cầu khác để tổ chức một cuộc đối thoại”. “Tính đến đầy đủ lợi ích của Liên bang Nga và an ninh của nước này” trong các cuộc đàm phán.
5. Sau Phần Lan, Estonia đã cáo buộc Nga đẩy những người xin tị nạn đến các cửa khẩu biên giới của nước này.
Estoniq có chung đường biên giới dài 338,6km với Nga, đó cũng là biên giới của Liên minh Âu Châu và NATO với Nga. Phần Lan và Estonia cho biết họ đã chứng kiến lượng người di cư đến biên giới tăng đột biến trong hai tuần qua và cáo buộc Mạc Tư Khoa đã tạo điều kiện đưa những người di dân đến đó.
Ngoại trưởng Estonia Margus TSAHKNA cho biết, “Thật không may, có nhiều dấu hiệu cho thấy các quan chức biên giới Nga và có thể các cơ quan khác có liên quan. Thành thật mà nói, áp lực di cư đang diễn ra ở biên giới phía đông Âu Châu là một hoạt động tấn công hỗn hợp”.
Bộ Nội vụ Estonia cho biết 75 người - phần lớn đến từ Somalia và Syria - đã cố gắng nhập cảnh từ Nga kể từ hôm thứ Năm nhưng họ đã bị buộc quay trở lại.
Ngoại trưởng Phần Lan hôm thứ Tư nói với Reuters rằng họ yêu cầu Nga ngừng đưa người đến biên giới và cho biết nước này đang xem xét đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới. Điện Cẩm Linh phủ nhận việc đẩy người xin tị nạn đến biên giới.
Vấn đề này đã trở thành điểm gây tranh cãi giữa hai thành viên Liên Hiệp Âu Châu, NATO và Nga, khi họ tranh cãi về số phận của những người xin tị nạn từ các quốc gia thường xuyên bị chiến tranh tàn phá, những người có ít tài sản và phải đối mặt với sự thù địch và cơ cực.
6. Putin nói Nga 'sẵn sàng đàm phán' để chấm dứt 'thảm kịch' chiến tranh ở Ukraine nhưng sau đó đổ lỗi cho Kyiv không đàm phán hòa bình
Vladimir Putin cho biết Mạc Tư Khoa “sẵn sàng đàm phán” để chấm dứt “thảm kịch” chiến tranh ở Ukraine nhưng đổ lỗi cho luật Kyiv cấm đàm phán.
Putin đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, tàn phá đất nước này và dẫn đến hàng trăm nghìn thương vong, cả quân sự và dân sự, cũng như quân đội Nga bị nghi ngờ thực hiện các vụ thảm sát ở những nơi như Bucha.
Putin dùng bài phát biểu của mình tại cuộc họp G20 để nói rằng cần phải suy nghĩ về cách ngăn chặn thảm kịch xung đột ở Ukraine, Reuters đưa tin. Đồng thời Putin cho biết Nga chưa bao giờ từ chối tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.
Putin nói trong cuộc họp trực tuyến: “Các hành động quân sự luôn là một thảm kịch. “Và tất nhiên, chúng ta nên nghĩ cách ngăn chặn thảm kịch này. Nhân tiện, Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.”
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã ký một sắc lệnh vào tháng 10 năm 2022, chính thức tuyên bố khả năng tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa Ukraine với Putin là “không thể” nhưng vẫn để ngỏ cánh cửa cho các cuộc thảo luận với Nga.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, chỉ ra rằng Putin là kẻ xâm lược Ukraine. “Nếu ông ta rút quân khỏi Ukraine, hòa bình sẽ đến ngay hôm nay, ngay bây giờ.”
Putin cũng sử dụng bài phát biểu để thảo luận về các vấn đề địa chính trị rộng hơn, cho biết phần lớn hoạt động kinh tế đang chuyển sang Á Châu và Phi Châu. Ông cho biết Nga đã vận chuyển ngũ cốc miễn phí đến Phi Châu và nhấn mạnh nước này sẵn sàng đóng góp cho các mục tiêu phát triển và khí hậu toàn cầu - theo những từ ngữ sẽ được nhiều người hiểu là nỗ lực nhằm mở rộng các vùng ảnh hưởng của Nga hơn nữa ở phía nam bán cầu.
Putin đã phong tỏa con đường vận chuyển lương thực của Ukraine và vào tháng 7 vừa qua đã rút ra khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Hắc Hải. Số ngũ cốc mà ông ta tuyên bố vận chuyển miễn phí đến Phi Châu chỉ bằng 1/30 so với con số các nước này nhận được trước cuộc xâm lược của ông ta.
7. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo quan hệ Nga-Mỹ có nguy cơ 'bị xé toạc bất cứ lúc nào'
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một cuộc họp báo rằng mối quan hệ với Mỹ cực kỳ mỏng manh và có nguy cơ bị rạn nứt bất cứ lúc nào.
Maria Zakharova nói với các phóng viên rằng hành động của Washington có thể dẫn đến “những hậu quả khó lường”.
Nga đã triển khai những lời hùng biện mạnh mẽ kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm ngoái - bao gồm cả việc thường xuyên đề cập đến vũ khí hạt nhân - như một chiến thuật nhằm gây áp lực buộc phương Tây phải giảm bớt sự ủng hộ của họ dành cho Kyiv.
Diễn biến này xảy ra khi cuộc xâm lược Ukraine và cuộc chiến Israel-Hamas đã trở thành những nguyên nhân cho cuộc xung đột siêu cường giữa Mạc Tư Khoa và Washington. Mỹ đã chi hàng tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine; và Nga đã trở nên thân thiết hơn với Hamas kể từ cuộc tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10, theo Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.
8. Kira Rudik, nghị sĩ Ukraine và lãnh đạo đảng Golos tự do, cho biết các cam kết an ninh của Liên Hiệp Âu Châu đối với Ukraine là “giải pháp tạm thời” và không nên thay thế tư cách thành viên NATO.
Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 30 tháng 9 năm 2022. Tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius năm 2023, các đồng minh tái khẳng định cam kết của họ rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh, mặc dù không đưa ra mốc thời gian nào.
Rudik cho biết: “Tôi thực sự đánh giá cao những nỗ lực của Liên Hiệp Âu Châu trong việc xây dựng kế hoạch về các cam kết an ninh lâu dài cho Ukraine. Nhưng bất kỳ giải pháp tạm thời nào cũng không thể thay thế tư cách thành viên NATO.”
Rudik cũng tán thành đề xuất của cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen theo đó Ukraine nên được gia nhập NATO ngay bây giờ, nhưng lãnh thổ NATO sẽ chưa bao gồm các vùng Donbas và Crimea.
Ông Rasmussen lý luận rằng nếu bao gồm ngay bây giờ vùng Donbas và Crimea, thì theo Điều 5, NATO sẽ phải đưa quân vào giao tranh với Nga. Điều này sẽ khiến một số nước trong liên minh khựng lại trước viễn cảnh một cuộc chiến quá lớn ở Âu Châu.
Việc gia nhập NATO ngay bây giờ mà chưa bao gồm các vùng Donbas và Crimea có hiệu quả như thiết lập một vùng cấm bay đối với Nga trên các lãnh thổ còn lại, ngăn chặn việc Nga không kích vào các vùng này, để Ukraine có thể rút ra một lực lượng lớn, và điều động đến các vùng đang tranh chấp.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến công ty quân sự tư nhân Wagner. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vào ngày 14 tháng 11 năm 2023, một nhóm cựu chiến binh Wagner chọn lọc đã được cấp giấy tờ tùy thân chính thức với danh nghĩa là cựu chiến binh. Đây là lần đầu tiên nhân sự của Wagner chính thức được công nhận là cựu chiến binh.
Bộ Quốc phòng Nga đã thiết lập một hệ thống mới cho phép các cựu chiến binh Wagner nhận giấy tờ tùy thân cựu chiến binh và các khoản tiền thưởng tương xứng. Nhóm Wagner gần đây đã được sáp nhập vào cơ cấu chỉ huy Vệ binh Quốc gia Nga, gọi tắt là Rosgvardia.
Điều này rất có thể báo hiệu sự phục hồi của một số thành phần Wagner của chính quyền Nga.
Điều này xảy ra sau một thời gian dài không chắc chắn về cách chính quyền sẽ đánh giá nhân sự của Wagner sau cuộc nổi loạn của Tập đoàn Wagner và cuộc biểu tình 'Tuần hành vì Công lý' bị hủy bỏ vào tháng 6 năm 2023.
10. Liên Hiệp Âu Châu trợ giúp Phần Lan tuần tra biên giới trước cuộc khủng hoảng người tị nạn do Nga gây ra
Ký giả Pierre Emmanuel Ngendakumana của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU to deploy more guards to bolster Finland’s border control efforts”, nghĩa là “Liên Hiệp Âu Châu triển khai thêm lực lượng bảo vệ để tăng cường nỗ lực kiểm soát biên giới của Phần Lan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cơ quan biên giới Liên Hiệp Âu Châu Frontex hôm thứ Năm cho biết họ có kế hoạch triển khai 50 sĩ quan biên phòng và các nhân viên khác, cùng với các thiết bị như xe tuần tra, để tăng cường các hoạt động kiểm soát biên giới của Phần Lan trong bối cảnh có cáo buộc rằng Nga đang thúc đẩy dòng người nhập cư vào biên giới phía đông của nước này.
Động thái của Liên Hiệp Âu Châu diễn ra sau quyết định của chính phủ Phần Lan đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới phía đông với Nga ngoại trừ Raja-Jooseppi từ tối thứ Sáu cho đến ngày 23 tháng 12. Tờ Iltalehti của Phần Lan, trích lời Thủ tướng Petteri Orpo, đưa tin tình hình ở biên giới phía đông không được cải thiện và có những dấu hiệu cho thấy khủng hoảng có thể leo thang hơn nữa.
Frontex cho biết trong một tuyên bố: “Việc tăng cường đáng kể này dự kiến sẽ có mặt ngay trong tuần tới. Frontex hiện có 10 sĩ quan ở biên giới Phần Lan.
“Hỗ trợ của Frontex dành cho Phần Lan không chỉ dừng lại ở lĩnh vực hậu cần; đó là sự thể hiện lập trường thống nhất của Liên minh Âu Châu chống lại những thách thức hỗn hợp ảnh hưởng đến một trong các thành viên của mình,” Giám đốc điều hành Frontex Hans Leijtens cho biết trong tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Nga đầu tuần này gọi quyết định của Helsinki đóng cửa một số trạm kiểm soát ở biên giới với Nga là “khiêu khích rõ ràng”.
Bộ này cho biết trong một tuyên bố: “Quyết định được đưa ra một cách vội vàng mà không có bất kỳ cuộc tham vấn nào với phía Nga, vốn trước đây là một phần không thể thiếu trong hợp tác nhằm bảo đảm hoạt động hiệu quả của biên giới chung”.
Cuối tuần trước, lực lượng Biên phòng Phần Lan cho biết tổng cộng 415 người không có đủ giấy tờ thông hành đã đến Khu vực Biên phòng Phần Lan ở phía đông nam và nộp đơn xin tị nạn từ ngày 1 đến 17/11.
Cơ quan biên giới Phần Lan cho biết: “Dựa trên những quan sát được thực hiện và thông tin mà Lực lượng Biên phòng Phần Lan và các cơ quan chức năng khác có được, có dấu hiệu rõ ràng rằng chính quyền của một quốc gia nước ngoài hoặc các nhà điều hành khác đã tiếp tục đẩy mạnh việc nhập cảnh của những người vượt biên trái phép vào Phần Lan”. trong một tuyên bố.
Căng thẳng giữa hai nước ngày càng leo thang kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khiến Phần Lan phải nỗ lực gia nhập liên minh quân sự NATO trong bối cảnh lo ngại về an ninh.
11. Liên Hiệp Âu Châu muốn giúp xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine
Các ký giả Jacopo Barigazzi, Joshua Posaner và Laura Kayali của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU wants to help build up Ukraine’s defense industry”, nghĩa là “Liên Hiệp Âu Châu muốn giúp xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Liên minh Âu Châu muốn giúp Ukraine mở rộng năng lực sản xuất vũ khí, tiếp tục huấn luyện binh lính và thiết lập một hệ thống dài hạn “có thể dự đoán được” để tài trợ cho nhu cầu quân sự của Kyiv, theo một dự thảo đề xuất mà POLITICO xem được.
Nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Josep Borrell, đã được các thủ đô yêu cầu soạn thảo kế hoạch về các cam kết an ninh khác nhau mà khối có thể thực hiện với Ukraine khi cuộc chiến tàn khốc chống lại các lực lượng xâm lược của Nga tiến gần đến lễ kỷ niệm hai năm - và sự chú ý bị chia cắt do tình trạng hỗn loạn trong khu vực Trung đông.
“Liên Hiệp Âu Châu sẽ bảo đảm một cơ chế có thể dự đoán, hiệu quả, bền vững và lâu dài để cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine”, dự thảo viết và cho biết thêm rằng sự hỗ trợ sẽ bao gồm các dịch vụ vũ khí sát thương, huấn luyện và sửa chữa.
Mặc dù Liên Hiệp Âu Châu đã nói rõ rằng họ ủng hộ Kyiv nhưng các nước thành viên vẫn chưa đồng ý về nguồn tài trợ trong tương lai thông qua Quỹ Hòa bình Âu Châu, gọi tắt là EPF, ngoài ngân sách - với kế hoạch 4 năm trị giá 20 tỷ euro có thể sẽ được điều chỉnh lại thành 5 tỷ euro hàng năm thay vì trả một lần.
Trong khi đó, Hung Gia Lợi đang tiếp tục trì hoãn việc giải ngân 500 triệu euro tiền tài trợ cho Ukraine từ EPF.
Đề xuất dự thảo được mô tả là một “khuôn khổ” sẽ phải được hoàn thiện.
Bởi vì các quốc gia thành viên đang ngày càng cung cấp vũ khí song phương cho Ukraine, tài liệu nêu rõ rằng hỗ trợ quân sự “nên được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ liên tục do các Quốc gia Thành viên và theo Cơ sở Hòa bình Âu Châu cung cấp”.
Với việc Kyiv kêu gọi các công ty phương Tây đầu tư vào các nhà máy vũ khí địa phương, Liên Hiệp Âu Châu sẽ thúc đẩy “sự hợp tác nhiều hơn với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine để nâng cao năng lực của nước này” đồng thời đặt ra các biện pháp khuyến khích để ngành này tuân thủ các tiêu chuẩn.
Đề xuất nêu rõ: “Sự hợp tác mạnh mẽ hơn với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ góp phần tăng cường khả năng tự vệ của Ukraine và sẽ mang lại lợi ích cho khả năng của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu trong việc hỗ trợ nhu cầu của cả các quốc gia thành viên và Ukraine”.
Bài báo không đề cập đến mục tiêu của Liên Hiệp Âu Châu là gửi một triệu viên đạn tới Kyiv vào tháng 3 - một mục tiêu mà khối này khó có thể đạt được - nhưng nó nói về sự hợp tác trong việc rà phá bom mìn, chia sẻ thông tin tình báo và hình ảnh vệ tinh cũng như chống lại các mối đe dọa mạng.
Borrell dự kiến sẽ trình bày kế hoạch này với các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào ngày 14 và 15 tháng 12.
Giáo Hội tại Giêrusalem trước lệnh ngừng bắn. John Allen: ĐGH có thực sự nói như thế không?
VietCatholic Media
04:22 24/11/2023
1. Đức Hồng Y Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem hoan nghênh lệnh ngừng bắn ở Gaza
Các quan chức Israel đã đồng ý ngừng bắn sau khi phê chuẩn một thỏa thuận với Hamas kêu gọi thả ít nhất 50 con tin.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa là Thượng Phụ Giêrusalem nghi lễ Latinh đã hoan nghênh diễn biến này và nhấn mạnh rằng “Chúng ta cần sự hỗ trợ, lên án mọi hình thức bạo lực, cô lập những kẻ bạo lực và nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài. Bởi vì chừng nào vũ khí còn lên tiếng thì sẽ không thể nghe thấy những giọng nói khác.”
Là một phần của thỏa thuận, Hamas sẽ trả tự do cho 50 trong số khoảng 240 con tin đang bị giam giữ ở Dải Gaza. Việc trả tự do sẽ diễn ra trong thời gian 4 ngày. Hãng tin AP đưa tin Israel đã đề nghị gia hạn lệnh ngừng bắn thêm một ngày cho mỗi 10 con tin được nhóm phiến quân thả ra.
Theo các quan chức Israel, phụ nữ và trẻ em sẽ được thả trước tiên.
Hiện chưa rõ khi nào lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực.
Ban đầu Israel đã không chấp nhận lệnh ngừng bắn vì muốn nhân biến cố Hamas tấn công vào Israel hôm 7 Tháng Mười để tiêu diệt khủng bố Hamas. Tuy nhiên, điều đó không dễ vì tuy có khả năng quân sự cao hơn gấp bội quân khủng bố Hamas, nhưng khó áp dụng các khả năng này khi quân Hamas lẩn trốn trong dân thường, bệnh viện và các địa đạo.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Cộng đồng quốc tế phải bắt đầu nhìn lại Trung Đông và vấn đề Israel-Palestine với sự chú ý nhiều hơn những gì nó đã thể hiện cho đến nay. Và phải nỗ lực hết sức để xoa dịu tình hình, đưa các bên đến sự hợp lý thông qua các cuộc hòa giải không nhất thiết phải công khai, bởi vì những cuộc hòa giải công khai sẽ không bao giờ có tác dụng.”
2. Con tin Israel mới nhất: Chuyện gì đang xảy ra với những người bị Hamas giam giữ ngay bây giờ
Mỹ đã hợp tác với các nhà lãnh đạo Trung Đông trong tuần qua nhằm đạt được các thỏa thuận thả con tin giữa Israel và Hamas.
Nhiều nguồn tin cho rằng hai bên đã đạt được một thỏa thuận nhằm thả hàng chục trong số 240 người bị phiến quân Hamas bắt giữ sau vụ tấn công ngày 7 tháng 10 ở Israel. Vào ngày 2 tháng 11, phát ngôn nhân quân đội Israel Daniel Hagari đã bổ sung thêm con số đó và cho biết trong một cuộc họp báo rằng họ đã thông báo cho “242 gia đình con tin”.
Trong những ngày gần đây, Mỹ ít cụ thể hơn về con số này. Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 16/11, phát ngôn nhân Matthew Miller cho biết ông không có con số chính xác.
Trong một bài xã luận đăng trên tờ The Washington Post ngày 18/11, Tổng thống Joe Biden viết rằng có “hơn 200 con tin bị Hamas bắt giữ, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người Mỹ”. Ước tính ít cụ thể hơn này cũng đã được đề cập trong nghị quyết của Hạ viện vào ngày 15 tháng 11 và bởi nhiều thành viên Quốc hội trong 5 ngày qua.
Khi được hỏi trong cuộc họp báo hôm thứ Hai liệu Tòa Bạch Ốc có tin rằng các con tin người Mỹ tiềm năng vẫn còn sống hay không, Kirby nói rằng họ “không có dấu hiệu nào khác”.
Tuy nhiên, hai tuần trước, phát ngôn nhân cánh vũ trang của Hamas, Abu Obaida, nói rằng 60 con tin đã mất tích sau các cuộc không kích của Israel. Tuyên bố được đưa ra mà không có bằng chứng và con số chưa được xác minh độc lập.
Cái chết của Noa Marciano, một quân nhân dự bị 19 tuổi trong Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), nằm trong số những con tin bị phiến quân bắt tới Gaza, đã được xác nhận trong tháng này.
Một đoạn video do Hamas công bố cho thấy cô nói chuyện khi bị giam cầm trước khi hình ảnh xác chết của cô được hiển thị. Cánh quân sự của Hamas cho biết cô đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel. IDF cho biết cô đã bị sát hại bên trong bệnh viện Al-Shifa.
Hamas gần đây đã tung ra một đoạn video dường như xác nhận cái chết của Arye Zalmanovich, 86 tuổi, người bị bắt cóc tại nhà vào ngày 7 tháng 10. Quân đội Israel nói với Newsweek vào ngày 16 tháng 11 rằng một con tin khác, Yehudit Weiss, 65 tuổi, đã bị bắt cóc. được tìm thấy đã chết gần bệnh viện Al-Shifa.
Chính phủ Tanzania xác nhận cái chết của Clemence Felix Mtenga, 22 tuổi, một trong hai người quốc gia này bị bắt cóc vào ngày 7 tháng 10.
Source:NewsWeek
3. Lại một bí ẩn khác về điều Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói
Ký giả kỳ cựu John Allen của tờ Crux có bài tường trình nhan đề “Yet another mystery emerges about what the Pope actually said”, nghĩa là “Lại một bí ẩn khác về điều Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.Dưới mọi thước đo, sứ vụ giáo hoàng là một trong những chức vụ dễ thấy nhất trên bề mặt hành tinh này.
Chẳng hạn, trên nền tảng truyền thông xã hội trước đây gọi là Twitter, tổng số người theo dõi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là 53 triệu, trải rộng trên 9 tài khoản bằng những ngôn ngữ khác nhau, hiện đặt ngài ở vị trí thứ ba trong số các nhà lãnh đạo thế giới hiện nay, chỉ sau Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ và Tổng thống Joe Biden của Hoa Kỳ.
Với sự chú ý kinh niên thường hằng trên một giáo hoàng, bạn có thể nghĩ rằng sẽ không bao giờ có bất kỳ nghi ngờ nào về việc liệu ngài có thực sự nói điều gì đó hay không, vì mọi người đang luôn lắng nghe ngài… và dù sao đi nữa, nếu một dòng thông tin nào đó bị gán nhầm cho một vị giáo hoàng, thì Vatican có nhiều kênh thông tin liên lạc trong tay sẽ nhanh chóng làm rõ mọi chuyện.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều đó, một đặc điểm thường xuyên xảy ra trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô là một sự bí ẩn thường xuyên – là điều mà người Ý gọi là giallo, nghĩa là “màu vàng”, theo màu giấy mà các truyện trinh thám ở đây thường được in – về những gì mà Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói.
Chẳng hạn, ngay sau cuộc bầu cử của ngài vào tháng 3 năm 2013, một tin đồn đã bắt đầu lan truyền rằng khi ngài được người điều hành nghi lễ của Vatican tiếp cận để mặc mozzetta, một bộ lễ phục nhung đỏ có viền lông chồn ermine thường được mặc bởi các giáo hoàng trước đây, thì ngài từ chối một cách gay gắt và gắt gỏng “Lễ hội hóa trang đã kết thúc!”
Điều đó được coi là một cái tát có chủ ý vào kiểu phụng vụ dưới thời người tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, và mặc dù các nguồn tin thân cận với vị tân giáo hoàng nhanh chóng khẳng định rằng ngài chưa bao giờ nói bất kỳ điều gì như vậy, ngày nay người ta vẫn có thể tìm thấy các tài liệu tham khảo trên Internet về tình tiết được tường thuật này.
Lấy một ví dụ khác, có một loạt “cuộc phỏng vấn” khét tiếng mà Đức Phanxicô đã thực hiện với nhà báo huyền thoại người Ý Eugenio Scalfari, là người đã qua đời vào tháng 7 năm 2022 ở tuổi 98 đáng kính.
Từ năm 2013 đến năm 2018, Scalfari, một người tự xưng là vô thần, đã có ít nhất bốn cuộc trò chuyện quan trọng với Đức Phanxicô. Sau mỗi lần phỏng vấn như thế, ông đều xuất bản một bài tiểu luận trích dẫn giáo hoàng đã nói đủ thứ, từ ý tưởng cho rằng chân lý không phải là “tuyệt đối” cho đến tuyên bố đáng kinh ngạc rằng Hỏa ngục không hề tồn tại.
Trong mỗi trường hợp như thế, một phát ngôn viên của Vatican sẽ nói rằng đây là những bản dựng lại của Scalfari, không nhất thiết là những trích dẫn trực tiếp, nhưng cũng không ai phủ nhận những trích dẫn bị cáo buộc, thành ra người ta có ấn tượng rằng Đức Phanxicô thực sự có thể đã nói những điều gì đó theo chiều hướng được tường trình, ngay cả khi khó có thể phân định suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng kết thúc ở đâu và suy nghĩ của Scalfari bắt đầu từ đâu.
Tất cả những điều này hiện lên trong tâm trí tôi dưới góc nhìn về một mini-giallo mới xuất hiện trong tuần này liên quan đến nội dung của cuộc gặp gần đây giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và khoảng 40 linh mục của Giáo phận Rôma, diễn ra vào ngày 12/11, tại một giáo xứ ở khu phố Villa Verde ở vùng ngoại ô phía đông của thành phố.
Về lý thuyết, đây là một cuộc họp riêng, không có bản ghi âm hoặc ghi chép chính thức, nhưng ngày hôm sau, một blog có ảnh hưởng của Ý có tên Silere non Possum, nghĩa là “Tôi không thể im lặng” đã đăng tải một bài tường thuật dài về buổi họp, hoàn chỉnh với những trích dẫn dài được cho là trích dẫn trực tiếp.
Đặc biệt có ba dòng nổi bật về mặt tin tức được quan tâm.
“Bạn sẽ nói giáo hoàng là người theo đạo Tin lành Lutheran”: Đức Phanxicô được cho là đã nói điều như thế trong bối cảnh thảo luận về cách tiếp cận mục vụ của ngài đối với sự hiệp thông dành cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn dân sự, khi kể một câu chuyện về một phụ nữ Ý 60 tuổi đã viết cho ngài một lá thư giải thích rằng bà ấy đang kết hôn lần thứ hai và có con với người chồng sau, nhưng không thể rước lễ. Theo blog này, Đức Phanxicô cho biết ngài đã khuyên người phụ nữ đi xưng tội rồi lặng lẽ đến một giáo xứ khác và rước lễ.
“Một số người có thể nói rằng giáo hoàng là người theo thuyết tương đối. Cũng không sao, nó là một thuyết tương đối hiệu quả.” Dòng này được cho là được đưa ra trong cùng bối cảnh, liên quan đến người ly dị và tái hôn dân sự.
“Văn hóa Anglo-Saxon. Chúng ta là những người Latinh, chúng ta gần gũi với mọi người. Chủ nghĩa giáo quyền là một thái độ xa cách với người dân.” Dòng này, được cho là xuất hiện trong bối cảnh thảo luận về những yêu cầu khác nhau mà các linh mục thường phải đối mặt từ giáo đoàn của các ngài, dường như gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng coi chủ nghĩa giáo quyền là một cám dỗ đặc biệt của các giáo sĩ Anglo-Saxon.
Nếu Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói những điều này, nó sẽ làm sáng tỏ một số khía cạnh thú vị về triều đại giáo hoàng của ngài. Tuy nhiên, liệu ngài có thực sự nói như vậy hay không là câu hỏi trị giá 64.000 Mỹ Kim.
Theo hồ sơ, Silere non Possum tự nhận mình là một blog được thành lập bởi một luật sư giáo luật người Ý và chuyên gia về hệ thống hình sự của Vatican tên là Marco Felipe Perfetti. Nó rõ ràng có nguồn tốt. Chẳng hạn, các cơ quan báo chí lớn như Associated Press đã trích dẫn các báo cáo của ông về các vụ bê bối lạm dụng xung quanh cựu linh mục Dòng Tên Marko Rupnik.
Nhưng, chỉ cần đọc ngẫu nhiên trang web cũng cho thấy một đường lối xã luận chống Đức Phanxicô khá mạnh mẽ. Hơn nữa, vì Silere non Possum là một blog chứ không phải một hãng thông tấn nên nó thường không trích dẫn tên nguồn hoặc cung cấp ý nghĩa rõ ràng về thông tin đến từ đâu, khiến việc đánh giá độ tin cậy của nó trở nên khó khăn.
Khi trình bày báo cáo mới của mình, Silere non Possum đã xen kẽ những câu trích dẫn được cho là của Đức Giáo Hoàng với những lời bình luận mang tính chế nhạo của riêng mình - được trình bày một cách nhấn mạnh trong từng trường hợp bằng kiểu in đậm, để độc giả không thể bỏ lỡ lời tuyên bố của xã luận.
Chẳng hạn, liên quan đến giai thoại Đức Thánh Cha gọi điện cho người phụ nữ đã ly dị và tái hôn, blog này nói thêm: “Một lời khuyên dành cho các mục tử: Từ đây trở đi, hãy lấy số điện thoại di động của Đức Phanxicô và đăng lên bảng thông báo rằng ngài sẽ giải quyết mọi vấn đề.”
Khó có thể thoát khỏi ấn tượng rằng mục tiêu của blog này là cung cấp những lý do mới khiến độc giả khó chịu với Đức Phanxicô, mà không nhất thiết phải quá thận trọng về tính chính xác của nguyên văn.
Nhưng, nếu Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ nói bất cứ điều gì thậm chí một cách bóng gió như những gì blog này trích dẫn, thì thật khó để biết tại sao Vatican lại không quyết liệt phản đối. Một phát ngôn viên có thể chỉ cần tuyên bố: “Mặc dù nội dung của cuộc họp là riêng tư, nhưng tôi có thể xác nhận rằng những bình luận được cho là của Đức Thánh Cha là sai sự thật”.
Thay vào đó, tất cả những gì chúng ta nhận được vào lúc này là một phiên bản tiêu chuẩn “không có bình luận”, khiến không rõ chính xác điều gì đã xảy ra.
Trên thực tế, một người hoài nghi có thể có xu hướng kết luận rằng Đức Phanxicô hoặc các cố vấn của ngài đủ vui khi có những dòng đó lan truyền khắp nơi, tạo nên ấn tượng của công chúng về những gì giáo hoàng thực sự nghĩ, mà không cần phải trực tiếp sở hữu chúng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, và cho đến khi chúng ta nhận được sự xác nhận hoặc phủ nhận chính thức, “Đức Giáo Hoàng là người theo đạo Tin lành Lutheran” và “văn hóa Anglo-Saxon” sánh vai với chủ nghĩa giáo quyền giờ đây đã chiếm được vị trí của chúng bên cạnh những câu nói như “lễ hội hóa trang đã kết thúc” và “Hỏa ngục không hề tồn tại” như những câu trích dẫn nổi tiếng dù không nguyên văn, từ một trong những vị giáo hoàng giàu tính biểu tượng nhất mọi thời đại - trên thực tế, giàu đến mức ngay cả những điều ngài có thể chưa bao giờ nói cũng đang trên đường đi đến sự bất tử.
Source:CruxYet another mystery emerges about what the Pope actually said
Chẳng hạn, trên nền tảng truyền thông xã hội trước đây gọi là Twitter, tổng số người theo dõi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là 53 triệu, trải rộng trên 9 tài khoản bằng những ngôn ngữ khác nhau, hiện đặt ngài ở vị trí thứ ba trong số các nhà lãnh đạo thế giới hiện nay, chỉ sau Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ và Tổng thống Joe Biden của Hoa Kỳ.
Với sự chú ý kinh niên thường hằng trên một giáo hoàng, bạn có thể nghĩ rằng sẽ không bao giờ có bất kỳ nghi ngờ nào về việc liệu ngài có thực sự nói điều gì đó hay không, vì mọi người đang luôn lắng nghe ngài… và dù sao đi nữa, nếu một dòng thông tin nào đó bị gán nhầm cho một vị giáo hoàng, thì Vatican có nhiều kênh thông tin liên lạc trong tay sẽ nhanh chóng làm rõ mọi chuyện.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều đó, một đặc điểm thường xuyên xảy ra trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô là một sự bí ẩn thường xuyên – là điều mà người Ý gọi là giallo, nghĩa là “màu vàng”, theo màu giấy mà các truyện trinh thám ở đây thường được in – về những gì mà Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói.
Chẳng hạn, ngay sau cuộc bầu cử của ngài vào tháng 3 năm 2013, một tin đồn đã bắt đầu lan truyền rằng khi ngài được người điều hành nghi lễ của Vatican tiếp cận để mặc mozzetta, một bộ lễ phục nhung đỏ có viền lông chồn ermine thường được mặc bởi các giáo hoàng trước đây, thì ngài từ chối một cách gay gắt và gắt gỏng “Lễ hội hóa trang đã kết thúc!”
Điều đó được coi là một cái tát có chủ ý vào kiểu phụng vụ dưới thời người tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, và mặc dù các nguồn tin thân cận với vị tân giáo hoàng nhanh chóng khẳng định rằng ngài chưa bao giờ nói bất kỳ điều gì như vậy, ngày nay người ta vẫn có thể tìm thấy các tài liệu tham khảo trên Internet về tình tiết được tường thuật này.
Lấy một ví dụ khác, có một loạt “cuộc phỏng vấn” khét tiếng mà Đức Phanxicô đã thực hiện với nhà báo huyền thoại người Ý Eugenio Scalfari, là người đã qua đời vào tháng 7 năm 2022 ở tuổi 98 đáng kính.
Từ năm 2013 đến năm 2018, Scalfari, một người tự xưng là vô thần, đã có ít nhất bốn cuộc trò chuyện quan trọng với Đức Phanxicô. Sau mỗi lần phỏng vấn như thế, ông đều xuất bản một bài tiểu luận trích dẫn giáo hoàng đã nói đủ thứ, từ ý tưởng cho rằng chân lý không phải là “tuyệt đối” cho đến tuyên bố đáng kinh ngạc rằng Hỏa ngục không hề tồn tại.
Trong mỗi trường hợp như thế, một phát ngôn viên của Vatican sẽ nói rằng đây là những bản dựng lại của Scalfari, không nhất thiết là những trích dẫn trực tiếp, nhưng cũng không ai phủ nhận những trích dẫn bị cáo buộc, thành ra người ta có ấn tượng rằng Đức Phanxicô thực sự có thể đã nói những điều gì đó theo chiều hướng được tường trình, ngay cả khi khó có thể phân định suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng kết thúc ở đâu và suy nghĩ của Scalfari bắt đầu từ đâu.
Tất cả những điều này hiện lên trong tâm trí tôi dưới góc nhìn về một mini-giallo mới xuất hiện trong tuần này liên quan đến nội dung của cuộc gặp gần đây giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và khoảng 40 linh mục của Giáo phận Rôma, diễn ra vào ngày 12/11, tại một giáo xứ ở khu phố Villa Verde ở vùng ngoại ô phía đông của thành phố.
Về lý thuyết, đây là một cuộc họp riêng, không có bản ghi âm hoặc ghi chép chính thức, nhưng ngày hôm sau, một blog có ảnh hưởng của Ý có tên Silere non Possum, nghĩa là “Tôi không thể im lặng” đã đăng tải một bài tường thuật dài về buổi họp, hoàn chỉnh với những trích dẫn dài được cho là trích dẫn trực tiếp.
Đặc biệt có ba dòng nổi bật về mặt tin tức được quan tâm.
“Bạn sẽ nói giáo hoàng là người theo đạo Tin lành Lutheran”: Đức Phanxicô được cho là đã nói điều như thế trong bối cảnh thảo luận về cách tiếp cận mục vụ của ngài đối với sự hiệp thông dành cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn dân sự, khi kể một câu chuyện về một phụ nữ Ý 60 tuổi đã viết cho ngài một lá thư giải thích rằng bà ấy đang kết hôn lần thứ hai và có con với người chồng sau, nhưng không thể rước lễ. Theo blog này, Đức Phanxicô cho biết ngài đã khuyên người phụ nữ đi xưng tội rồi lặng lẽ đến một giáo xứ khác và rước lễ.
“Một số người có thể nói rằng giáo hoàng là người theo thuyết tương đối. Cũng không sao, nó là một thuyết tương đối hiệu quả.” Dòng này được cho là được đưa ra trong cùng bối cảnh, liên quan đến người ly dị và tái hôn dân sự.
“Văn hóa Anglo-Saxon. Chúng ta là những người Latinh, chúng ta gần gũi với mọi người. Chủ nghĩa giáo quyền là một thái độ xa cách với người dân.” Dòng này, được cho là xuất hiện trong bối cảnh thảo luận về những yêu cầu khác nhau mà các linh mục thường phải đối mặt từ giáo đoàn của các ngài, dường như gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng coi chủ nghĩa giáo quyền là một cám dỗ đặc biệt của các giáo sĩ Anglo-Saxon.
Nếu Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói những điều này, nó sẽ làm sáng tỏ một số khía cạnh thú vị về triều đại giáo hoàng của ngài. Tuy nhiên, liệu ngài có thực sự nói như vậy hay không là câu hỏi trị giá 64.000 Mỹ Kim.
Theo hồ sơ, Silere non Possum tự nhận mình là một blog được thành lập bởi một luật sư giáo luật người Ý và chuyên gia về hệ thống hình sự của Vatican tên là Marco Felipe Perfetti. Nó rõ ràng có nguồn tốt. Chẳng hạn, các cơ quan báo chí lớn như Associated Press đã trích dẫn các báo cáo của ông về các vụ bê bối lạm dụng xung quanh cựu linh mục Dòng Tên Marko Rupnik.
Nhưng, chỉ cần đọc ngẫu nhiên trang web cũng cho thấy một đường lối xã luận chống Đức Phanxicô khá mạnh mẽ. Hơn nữa, vì Silere non Possum là một blog chứ không phải một hãng thông tấn nên nó thường không trích dẫn tên nguồn hoặc cung cấp ý nghĩa rõ ràng về thông tin đến từ đâu, khiến việc đánh giá độ tin cậy của nó trở nên khó khăn.
Khi trình bày báo cáo mới của mình, Silere non Possum đã xen kẽ những câu trích dẫn được cho là của Đức Giáo Hoàng với những lời bình luận mang tính chế nhạo của riêng mình - được trình bày một cách nhấn mạnh trong từng trường hợp bằng kiểu in đậm, để độc giả không thể bỏ lỡ lời tuyên bố của xã luận.
Chẳng hạn, liên quan đến giai thoại Đức Thánh Cha gọi điện cho người phụ nữ đã ly dị và tái hôn, blog này nói thêm: “Một lời khuyên dành cho các mục tử: Từ đây trở đi, hãy lấy số điện thoại di động của Đức Phanxicô và đăng lên bảng thông báo rằng ngài sẽ giải quyết mọi vấn đề.”
Khó có thể thoát khỏi ấn tượng rằng mục tiêu của blog này là cung cấp những lý do mới khiến độc giả khó chịu với Đức Phanxicô, mà không nhất thiết phải quá thận trọng về tính chính xác của nguyên văn.
Nhưng, nếu Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ nói bất cứ điều gì thậm chí một cách bóng gió như những gì blog này trích dẫn, thì thật khó để biết tại sao Vatican lại không quyết liệt phản đối. Một phát ngôn viên có thể chỉ cần tuyên bố: “Mặc dù nội dung của cuộc họp là riêng tư, nhưng tôi có thể xác nhận rằng những bình luận được cho là của Đức Thánh Cha là sai sự thật”.
Thay vào đó, tất cả những gì chúng ta nhận được vào lúc này là một phiên bản tiêu chuẩn “không có bình luận”, khiến không rõ chính xác điều gì đã xảy ra.
Trên thực tế, một người hoài nghi có thể có xu hướng kết luận rằng Đức Phanxicô hoặc các cố vấn của ngài đủ vui khi có những dòng đó lan truyền khắp nơi, tạo nên ấn tượng của công chúng về những gì giáo hoàng thực sự nghĩ, mà không cần phải trực tiếp sở hữu chúng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, và cho đến khi chúng ta nhận được sự xác nhận hoặc phủ nhận chính thức, “Đức Giáo Hoàng là người theo đạo Tin lành Lutheran” và “văn hóa Anglo-Saxon” sánh vai với chủ nghĩa giáo quyền giờ đây đã chiếm được vị trí của chúng bên cạnh những câu nói như “lễ hội hóa trang đã kết thúc” và “Hỏa ngục không hề tồn tại” như những câu trích dẫn nổi tiếng dù không nguyên văn, từ một trong những vị giáo hoàng giàu tính biểu tượng nhất mọi thời đại - trên thực tế, giàu đến mức ngay cả những điều ngài có thể chưa bao giờ nói cũng đang trên đường đi đến sự bất tử.
Source:Crux
Nga thảm bại ở Avdiivka. Putin tẩu tán tài sản, thả tên Người Sói hãm hại 86 phụ nữ Nga vào Ukraine
VietCatholic Media
16:13 24/11/2023
1. Bên trong du thuyền sang trọng của Putin và tình nhân
Mikhail Khodorkovsky sinh ngày 26 Tháng Sáu, 1963, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên. Trong một cuộc phỏng vấn Khodorkovsky được hỏi Putin có bao nhiêu tình nhân? Ông trả lời rằng “Nhiều lắm, Dossier vẫn còn đang đếm.”
Tờ Newsweek vừa có bài tường trình nhan đề “Inside Putin and His Rumored Mistress' Luxury Yacht”, nghĩa là “Bên trong chiếc du thuyền sang trọng của Putin và người được đồn đãi là tình nhân”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một trang web điều tra đã phát hiện ra một chiếc du thuyền sang trọng trị giá 50 triệu Mỹ Kim có liên quan đến Putin, nơi người tình lâu năm của ông, Alina Kabaeva, thường xuyên lui tới.
Trung tâm Dossier, một dự án do nhân vật đối lập Nga Mikhail Khodorkovsky khởi xướng, phát hiện ra rằng con tàu dài 71 mét mang tên Victoria đã cập cảng tại một xưởng đóng tàu ở Istanbul từ cuối tháng 10 vừa qua.
Theo nguồn tin của dự án, siêu du thuyền sang trọng này là chiếc tàu thứ 9 bị phát hiện có liên quan đến Tổng thống Nga. Cuộc điều tra cho thấy tàu hiện đang được sửa chữa tại một xưởng đóng tàu thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO.
Một bức ảnh khác cho thấy một phòng ngủ xa hoa bao gồm một chiếc giường tròn lớn đặt trên sân khấu bên dưới trần nhà được tráng gương, cũng như một chiếc TV lớn và không gian làm việc. Phòng ngủ thứ hai được trang bị giường lớn, bàn cạnh giường ngủ bằng gỗ gụ và ghế sofa kê sát tường.
Con tàu được cho là đã được ghi danh chính thức với các công ty liên kết với tỷ phú Nga Gennady Timchenko, một đồng minh lâu năm của tổng thống Nga.
Việc đóng tàu Victoria bắt đầu tại xưởng hải quân Sevmash của Nga vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2019.
Khodorkovsky cho biết Putin “không thể tự mình đứng tên trên các tài sản này, bởi vì chính thức ông ấy sống bằng mức lương tổng thống khoảng 120 nghìn đô la một năm”.
“Tuy nhiên, mặc dù tên của Putin không xuất hiện ở bất kỳ đâu trên các tài liệu của tàu Victoria, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy đó thực sự là một trong những tàu cá nhân của ông ấy”.
Khodorkovsky giải thích: “Thứ nhất, khó có ai khác có thể đặt làm một chiếc du thuyền từ một công ty đóng tàu hải quân Nga chuyên về tàu ngầm hạt nhân”. “Hơn nữa, du thuyền này có trụ sở tại Sochi – cùng với các tàu Hắc Hải còn lại của Putin – và thường xuyên ghé thăm Mũi Idokopas ở Gelendzhik, nơi có cung điện của Putin, thường đi cùng với những chiếc thuyền khác được biết là của Putin.”
Ông cho biết danh sách thủy thủ đoàn của tàu Victoria có tên của một số thủy thủ từng làm việc trên các tàu khác có liên quan đến Putin và giới thân cận của ông.
Khodorkovsky nói thêm rằng Trung tâm Hồ sơ cũng tìm thấy con tàu Victoria trong nền các bức ảnh do vận động viên thể dục nhịp điệu Natalya Belugina, bạn thân của Kabaeva, người tình của Putin, tải lên.
Khodorkovsky nhấn mạnh rằng: “Nguồn tin của Dossier cho biết Kabaeva thường đi nghỉ trên tàu Victoria cùng bạn bè và gia đình.
2. Các binh sĩ Ukraine cho biết Nga tiếp tục gửi các 'làn sóng' binh sĩ tới thành phố Avdiivka của Ukraine
Quân đội Ukraine cho biết Nga đang tung các “làn sóng” binh lính về phía thành phố Avdiivka đang bị bao vây của Ukraine, bất kể những tổn thất nặng nề trong nỗ lực chiếm giữ lãnh thổ quan trọng chiến lược ở tiền tuyến phía đông.
Nằm trong một vùng đất bị quân Nga bao vây gần như ba mặt – Avdiivka đã trở thành biểu tượng của một cuộc chiến tranh khốc liệt mà không bên nào có được bước đột phá mang tính quyết định trong hơn một năm qua. Nhưng mặc dù phải chịu tổn thất liên tục về quân đội và trang thiết bị, Nga không có dấu hiệu từ bỏ nỗ lực chiếm giữ trung tâm than đá cũ ở khu công nghiệp phía đông Ukraine.
Oleksandr, phó tiểu đoàn Ukraine thuộc lữ đoàn cơ giới số 47, nói với AFP: “Những cánh đồng ngổn ngang xác chết”. “Họ đang cố gắng làm cạn kiệt phòng tuyến của chúng tôi bằng những đợt tấn công liên tục.”
Thành phố này đã bị phá hủy bởi pháo binh và các cuộc oanh tạc từ trên không, liên tục, không ngừng nghỉ của Nga trong một số trận giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng. Nhưng khoảng 1.500 trong số 30.000 cư dân trước chiến tranh vẫn ở lại - chủ yếu là những người hưu trí sống trong tầng hầm của họ và dựa vào các đoàn xe chở thực phẩm đặc biệt để mang đồ tiếp tế đến.
Thành phố này đã rơi vào tay phe ly khai được Nga hậu thuẫn trong một thời gian ngắn vào năm 2014 và Ukraine đã dành 9 năm qua để xây dựng hệ thống phòng thủ và chiến hào để bảo vệ thành phố. Việc tung số lượng lớn binh lính về phía thành phố đánh dấu sự thay đổi trong chiến thuật của Nga trong trận chiến giành Avdiivka. Vào tháng 10, Mạc Tư Khoa phát động một cuộc tấn công lớn nhằm cố gắng bao vây Avdiivka bằng hàng trăm xe thiết giáp.
“Các hàng xe tăng và xe thiết giáp chở quân đang tiến lên”, một người điều khiển máy bay không người lái 29 tuổi cho biết. Nhưng họ rơi vào bãi mìn, bị máy bay không người lái và hỏa tiễn chống tăng tấn công,” Trauma một binh sĩ Ukraine nói.
Một quan chức phương Tây cho biết quân đội Nga đã mất hơn 200 xe thiết giáp trong cuộc tấn công thất bại đó. Oleksandr cho biết, giờ đây Mạc Tư Khoa đã “chuyển sang chiến thuật bộ binh” – “tiến lên chỉ bằng nguồn nhân lực”.
Trauma nói với AFP rằng binh lính Nga thường tiến công vào ban đêm, theo nhóm từ 5 đến 7 chiến binh. “Sau đó vào sáng sớm, họ bắt đầu tấn công.” Ukraine đáp trả bằng một loạt vũ khí hạng nặng - pháo, súng cối, lựu đạn, máy bay không người lái và đại bác bắn từ Xe chiến đấu Bradley do Mỹ cung cấp. “Một số người chết, những người khác vẫn tiếp tục đến. Nó giống như một bộ phim về zombie,” Trauma nói thêm.
3. Bất kể là quốc gia xâm lược, Nga đang cáo buộc các nước Âu Châu đe dọa Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Responds to NATO Preparing for 'High-Intensity Conflict' Warning”, nghĩa là “Nga phản ứng với việc NATO chuẩn bị cho cảnh báo 'xung đột cường độ cao'. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Điện Cẩm Linh cho biết các nước Âu Châu đặt ra “mối đe dọa” đối với Nga sau khi Cộng hòa Tiệp cảnh báo rằng các quốc gia NATO đang chuẩn bị cho một “cuộc xung đột cường độ cao” với Mạc Tư Khoa.
“Không phải Nga đe dọa Âu Châu, mà là Âu Châu đặt ra mối đe dọa cho Nga”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói cuộc trò chuyện với tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh.
Bình luận của Peskov được đưa ra sau khi Tổng thống Tiệp Petr Pavel dường như ám chỉ Nga là mối đe dọa đáng kể nhất mà bốn quốc gia Âu Châu thuộc Liên Xô cũ và nay là thành viên NATO phải đối mặt.
Trong hội nghị thượng đỉnh với Ba Lan, Hung Gia Lợi và Slovakia – được gọi chung là Nhóm Visegrad – nhà lãnh đạo Tiệp được truyền thông Nga dẫn lời nói rằng quân đội Âu Châu đang chuẩn bị cho “xung đột cường độ cao” với Mạc Tư Khoa sau khi Nga xâm lược Ukraine. Newsweek đã liên hệ với chính phủ Tiệp để xác nhận những nhận xét này.
Cộng hòa Tiệp, cùng với Ba Lan, là những nước ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực chiến tranh của Ukraine chống lại Nga. Cộng hòa Tiệp đã chuyển viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm vũ khí và xe tăng chiến đấu chủ lực, trong khi Ba Lan và Slovakia là những quốc gia NATO đầu tiên tuyên bố họ sẽ cung cấp máy bay phản lực cho Ukraine vào tháng 3 năm 2023.
Tuy nhiên, chính phủ mới của Slovakia, do Thủ tướng Robert Fico đứng đầu, đã tuyên bố sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã nhiều lần chỉ trích viện trợ của Âu Châu dành cho Kyiv. Orbán đã gặp Putin vào tháng 10. Tuy nhiên, phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Pavel nói rằng bốn nước đã “tất cả đều đồng ý rằng việc Ukraine thành công là vì lợi ích sắp tới của chúng tôi”, theo hãng tin AP.
NATO, trong khi đổ viện trợ quân sự cho Ukraine, đã cảnh giác với việc leo thang cuộc chiến mệt mỏi và cẩn thận không can dự trực tiếp với Mạc Tư Khoa. Những lo ngại về việc mở rộng xung đột đã lan rộng và nếu cuộc chiến liên quan đến một thành viên NATO hiện tại, liên minh sẽ có nghĩa vụ phải phản ứng tập thể.
Đầu tuần này, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói rằng nếu Nga không bị đánh bại ở Ukraine, “nước này sẽ tấn công lần nữa”.
“Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng ngày nay Ukraine là nơi mà số phận an ninh của chúng tôi đang bị đe dọa”, ông nói trong bài phát biểu được hãng thông tấn Ba Lan PAP đưa tin.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã coi Ukraine là người gác cổng an ninh Âu Châu, hồi đầu tháng 10 cho biết rằng các quốc gia Âu Châu có thể giúp bảo đảm rằng “máy bay không người lái, xe tăng hoặc bất kỳ vũ khí nào khác của Nga sẽ không tấn công bất kỳ ai khác ở Âu Châu”.
Ông nói: “Sự hiện diện của Nga, quân đội hoặc lực lượng ủy nhiệm của nước này trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta”. “Chúng ta phải hợp tác cùng nhau để đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ của các nước khác”.
4. Người Nga đang cầu mong cho Ukraine loại khỏi vòng chiến một tên vô lại
Hai ký giả Tom Malley và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “TRIỂN KHAI TÊN SÚC SANH. Kẻ giết người tồi tệ nhất nước Nga 'Người sói' đã tàn sát 86 phụ nữ dự định được Putin tha bổng sau khi mang cơn khát máu đến Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất nước Nga đã tàn sát 86 phụ nữ đang lên kế hoạch cho tương lai sau khi được giải thoát khỏi vòng lao lý bởi Vladimir Putin.
Mikhail Popkov, 59 tuổi, đã tình nguyện xin gia nhập quân đội sẵn sàng chiến đấu cho Putin trong cuộc xâm lược Ukraine.
Popkov, còn được gọi là “Người sói”, có thể được trả tự do sau sáu tháng - nếu anh ta còn sống.
Putin đã chiêu mộ hàng nghìn kẻ giết người hàng loạt và hiếp dâm từ các nhà tù cho cuộc chiến của mình - cùng với một kẻ giết người và ăn thịt người theo đạo Satan.
Để đáp lại lòng trung thành của họ, Putin ân xá cho họ và xóa sạch hồ sơ tội phạm của họ.
Tuy nhiên, Popkov vẫn đang chờ câu trả lời cho lời cầu xin được mặc đồng phục của mình trong khi nghe phán quyết của tòa án vào hôm Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một.
“Kẻ điên Angarsk” - được đặt theo tên thành phố quê hương hắn – vừa bị kết án thêm 10 năm tù nữa sau khi bị kết tội thêm ba vụ giết phụ nữ.
Bản án mới không có tác động gì nhiều vì trước đó y đã có hai bản án chung thân và một án chín năm.
Trước tòa, hôm Thứ Năm, Mikhail Popkov, cựu cảnh sát Nga đã thú nhận thêm nhiều vụ giết người nữa, nâng tổng số các phụ nữ nạn nhân của anh ta được xác nhận lên 86 người.
Tuy nhiên, một nguồn tin cảnh sát tin rằng con số thực sự các phụ nữ nạn nhân của anh ta là “gần 200” và có thể sẽ có những phiên tòa tiếp theo.
Kẻ tấn công tình dục đã sát hại các phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 50. Sau khi cưỡng hiếp họ, Popkov đã giết họ bằng rìu, búa, dao, tua vít và thuổng.
Những bản án mới nhất của hắn liên quan đến các vụ giết người ở Irkutsk từ năm 1997 đến năm 2003. Hai phụ nữ 25 và 27 tuổi bị siết cổ bên bờ sông Angara, trước khi thi thể một người bị tưới xăng và đốt cháy.
Người thứ ba là giáo viên mẫu giáo, 31 tuổi và là mẹ của hai đứa con. Một người họ hàng cho biết cô đã đến một quán cà phê trước khi mất tích, và vài ngày sau thi thể của cô được tìm thấy trong ngôi mộ mới đào ở nghĩa trang hai ngày trước đó.
Họ nói: “Tôi đã đến nhà xác để nhận dạng - đó chắc chắn là cô ấy”.
Popkov khai trước tòa rằng người phụ nữ này đã “say rượu” khi anh đề nghị đưa cô về nhà.
Anh ta cưỡng hiếp cô trong xe trước khi đâm cô ít nhất 40 nhát và ném xác cô ra khỏi xe.
Popkov đã kết hôn, và có 2 đứa con, đã tiến hành một đợt khủng bố chống lại những phụ nữ đơn độc từ năm 1992 đến năm 2010 - chủ yếu ở Argansk – mà anh ta cho rằng để “thanh lọc gái mại dâm”. Trong đồng phục cảnh sát, y được các phụ nữ tín nhiệm và dễ dàng tiếp cận các phụ nữ đến các quán bar một mình.
Một cuộc đánh giá tâm thần đã chẩn đoán Popkov mắc chứng hưng cảm giết người, “một tình trạng khi một người có mong muốn phi lý là giết ai đó”, TASS đưa tin.
Tuy nhiên, sau đó, kẻ giết người hàng loạt lại được tuyên bố là bình thường.Trong thời gian xảy ra đại dịch, anh ta bị đưa vào làm công việc may khẩu trang trong tù.
Nga đã có lệnh cấm áp dụng hình phạt tử hình từ năm 1996, mặc dù có áp lực buộc nước này phải quay trở lại trong bối cảnh đất nước rơi vào chế độ độc tài.
Một đoạn video rùng rợn từ những năm 1990 trong kho lưu trữ của gia đình Popkov cho thấy anh ta cầm một con dao đi về phía máy ảnh.
Đồng thời, anh đọc thuộc lòng một bài đồng dao thời hậu chiến dựa trên việc các tù nhân chiến tranh của Đức Quốc xã tấn công người dân địa phương.
“Tôi sẽ chém bạn. Tôi sẽ đánh bại bạn. Bây giờ đến lượt bạn,” anh nói với nụ cười nham hiểm.
Đầu năm nay, trong phiên tòa xét xử, Popkov nói với đài truyền hình nhà nước Nga rằng ước mơ của anh là “được gia nhập quân đội”.
Kẻ giết người hàng loạt mỉm cười nói: “Tôi sẽ không ngần ngại làm như vậy”.
Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng Popkov chưa được nhận vào quân đội vì phiên tòa xét xử Popkov giết 3 phụ nữ chưa hoàn tất. Với phán quyết hôm Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một, phiên tòa đã đóng lại và anh ta có thể gia nhập. Trước diễn biến này, một số người Nga ẩn danh viết trên các mạng xã hội rằng họ cầu mong người Ukraine sẽ sớm loại bỏ anh ta.
5. Mùa Đông đã ập đến làm dấy lên lo ngại Nga sẽ tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine
Ký giả Shaun Walker của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Snow in Kyiv raises fears Russia will attack Ukraine’s energy infrastructure”, nghĩa là “Tuyết ở Kyiv làm dấy lên lo ngại Nga sẽ tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Trận tuyết đầu tiên trong năm đã rơi ở Kyiv hôm thứ Tư, phủ trắng thủ đô của Ukraine và làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Tháng 10 năm ngoái, Nga bắt đầu làn sóng tấn công không ngừng vào cơ sở hạ tầng quan trọng kéo dài trong nhiều tháng và khiến hàng triệu người không có hệ thống sưởi, điện hoặc nước trong mùa đông.
Năm nay, cho đến nay chỉ có những cuộc tấn công lẻ tẻ như vậy, nhưng nhiều người lo ngại rằng Mạc Tư Khoa chỉ đang chờ đợi nhiệt độ dưới 0 bắt đầu để gây ra sự gián đoạn và đau khổ tối đa.
“Đó là một mùa thu ấm áp và Nga đã hoãn lại các cuộc tấn công này, nhưng chắc chắn chúng sẽ đến. Chúng tôi đang chuẩn bị”, Oleksiy Danilov, thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Kyiv.
Danilov cho biết gần đây ông vừa trở về sau chuyến thăm không công khai tới Luân Đôn, nơi ông gặp nhiều quan chức an ninh và quân sự khác nhau, bao gồm Ngài Tim Barrow, cố vấn an ninh quốc gia Vương quốc Anh và Đô đốc Sir Tony Radakin, tham mưu trưởng quốc phòng. Mặc dù không đi sâu vào chi tiết về các cuộc thảo luận ở Luân Đôn, nhưng Danilov cho biết các chiến lược bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công cơ sở hạ tầng vào mùa đông là một trong những chủ đề chính.
Ông nói: “Những người bạn của chúng tôi, bao gồm cả những người đến từ Vương quốc Anh, đã giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn này”.
Cũng trong ngày thứ Tư, Vladimir Putin đã sử dụng một cuộc họp ảo của nhóm các nền kinh tế hàng đầu G20 để tuyên bố rằng ông đang tìm cách chấm dứt chiến tranh, trong một sự thay đổi giọng điệu bất thường đối với nhà lãnh đạo Nga.
Tổng thống Nga nói: “Tất nhiên, chúng ta nên nghĩ cách ngăn chặn thảm kịch này”. “Nhân tiện, Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.”
Trên thực tế, Nga tỏ ra ít sẵn sàng đàm phán về bất kỳ điều khoản nào khác ngoài việc Ukraine đầu hàng, và những nhận xét của Putin khó có thể báo hiệu một cơ hội thay đổi về chính sách. Các lực lượng của Mạc Tư Khoa tiếp tục tấn công các thành phố của Ukraine hàng ngày bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn, bên cạnh các cuộc giao tranh trên tiền tuyến.
Hôm thứ Ba, tình báo quốc phòng Anh suy đoán trong cuộc họp báo hàng ngày về cuộc chiến ở Ukraine rằng Mạc Tư Khoa đã dự trữ hỏa tiễn để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn.
Báo cáo cho biết: “Nga hiện đã hạn chế phóng các hỏa tiễn hành trình nguy hiểm được phóng từ trên không do các phi đội máy bay ném bom hạng nặng của mình trong gần hai tháng, điều này có thể cho phép nước này xây dựng một kho vũ khí đáng kể”. “Nga rất có thể sẽ sử dụng những hỏa tiễn này nếu lặp lại những nỗ lực năm ngoái nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của Ukraine”.
Từ tháng 10 năm ngoái đến Tháng Giêng, người ta ước tính khoảng 40% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị hư hại. Phần lớn đất nước bị mất điện trong nhiều tuần liên tục và tất cả các gia đình được yêu cầu hạn chế lượng điện tiêu thụ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 10 rằng nếu Nga theo đuổi chiến thuật tương tự trong năm nay, Ukraine sẽ đáp trả tương tự. Lực lượng của Kyiv đã thực hiện một loạt cuộc tấn công ở Crimea và bên trong nước Nga, thường sử dụng máy bay không người lái.
“Chúng ta đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta… Năm nay, chúng ta sẽ không chỉ tự vệ mà còn đáp trả”, ông Zelenskiy nói.
Đã có những cuộc tấn công lẻ tẻ của Nga vào cơ sở hạ tầng trong năm nay, nhưng không có quy mô nào như các cuộc tấn công vào mùa đông năm ngoái. Các quan chức cho biết cuối tuần qua, máy bay không người lái đã tấn công nhiều cơ sở khác nhau, gây mất điện tạm thời tại hơn 400 khu định cư vào hôm thứ Bảy. Họ cho biết thêm, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái, hạn chế thiệt hại.
“Sự chính xác của các bạn, các bạn, thực sự là sự sống cho Ukraine,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu video hàng đêm của mình, cảm ơn lực lượng phòng không. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Càng gần đến mùa đông, người Nga sẽ càng cố gắng thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn”.
Trên khắp cả nước, các doanh nghiệp đã được yêu cầu chuẩn bị máy phát điện để sử dụng trong trường hợp mất điện và lên các phương án dự phòng khác. Volodymyr Kudrytskiy, nhà lãnh đạo nhà điều hành lưới điện Ukrenergo, nói với đài truyền hình Ukraine: “Chúng tôi không có quyền thư giãn”.
Ukraine tự tin rằng hệ thống phòng không của họ được chuẩn bị tốt hơn đáng kể so với năm ngoái, mặc dù chúng vẫn chưa đủ để bao phủ toàn bộ đất nước.
“Các bạn nên nhớ rằng chúng ta đang chuẩn bị, nhưng người Nga cũng không chỉ ngồi yên. Họ cũng đang học hỏi và nhận được sự giúp đỡ từ các đồng minh ở Iran và Bắc Hàn”, ông Danilov nói.
6. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, hứa làm mọi cách để Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, được tờ Kyiv Independent phỏng vấn trong chuyến thăm thủ đô Ukraine, đã nói rằng “mục tiêu của ông là làm mọi thứ để đưa ra quyết định tích cực có thể” về việc hội nhập của Ukraine vào Liên Hiệp Âu Châu.
Mục tiêu của tôi là làm mọi thứ để có thể đưa ra quyết định tích cực, nhưng bạn biết đấy, chúng ta cần quyết định dựa trên sự đồng thanh trong Hội đồng Âu Châu. Nó luôn luôn đầy thử thách.
Điều quan trọng nhất đối với tôi là bảo đảm rằng Liên Hiệp Âu Châu hành động theo hướng địa chính trị. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần hiểu những gì đang bị đe dọa và những gì đang đe dọa lục địa Âu Châu. Đó là hòa bình, an ninh, thịnh vượng.
Chúng tôi đã quyết định trong vài tháng tới sẽ huy động tổng cộng hơn 82 tỷ euro để hỗ trợ Ukraine. Và chúng tôi sẽ làm nhiều hơn nữa. Đó là đề xuất tăng cường hỗ trợ bằng gói bổ sung 50 tỷ euro cho Ukraine. Nhưng về mặt đạn dược, bạn hoàn toàn đúng khi cho rằng chúng ta cần tăng tốc. Chúng ta cần phải tăng tốc.
Về cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine vào năm tới, Michel cho biết, cuộc tranh luận này là dành cho người Ukraine. Đó là điểm đầu tiên của tôi. Phần thứ hai, chúng ta phải thực tế. Thật khó để thực hiện một chiến dịch bầu cử trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định là trách nhiệm của chính quyền Ukraine.
Tôi không nghĩ cuộc phản công này đã thất bại. Hai ví dụ. Thứ nhất, việc quân đội Ukraine đạt được tiến bộ vượt bậc ở Hắc Hải như thế nào là vô cùng quan trọng. Đây là một bước quan trọng theo đúng hướng. Thứ hai, những tiến bộ gần đây đạt được ở phía Đông sông Dnipro cũng rất quan trọng.
Chúng tôi quyết tâm tăng cường ủng hộ Ukraine cùng với Hoa Kỳ. Lần trước, khi gặp Tổng thống Joe Biden, chúng tôi đã đồng thanh về nguyên tắc này rằng điều quan trọng là Quốc hội và người dân Hoa Kỳ phải cảm nhận được sự hỗ trợ đến từ Liên Hiệp Âu Châu. Và điều quan trọng ở Liên Hiệp Âu Châu là chúng tôi cảm nhận được cam kết mạnh mẽ này của Tổng thống Biden và nhóm của ông ấy.
7. Nga tấn công bằng bom chùm vào thành phố Kherson
Một cuộc tấn công của Nga sử dụng bom chùm hôm nay đã giết chết ba người ở vùng ngoại ô thành phố Kherson phía nam Ukraine, một quan chức Ukraine cho biết. Diễn biến này nâng số thường dân thiệt mạng trong ngày lên ít nhất sáu người.
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ihor Klymenko cho biết có 5 người bị thương trong vụ pháo kích dữ dội vào buổi chiều ở vùng ngoại ô Chornobayivka của Kherson. Ông cho biết hơn 60 tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng đã bị hư hại trong vụ tấn công vào ban ngày.
Bom chùm - một loại bom nổ trên không và thả những “quả bom” nhỏ hơn trên một khu vực rộng - được cả Nga và Ukraine sử dụng. Ukraine đã nhận chúng dưới dạng viện trợ quân sự từ Mỹ. Những người chỉ trích nói rằng vũ khí rải rác trên mặt đất, gây tổn hại và giết chết nhiều thường dân hơn các chiến binh.
Thành phố Kherson là thủ phủ của vùng cùng tên nằm trên sông Dnipro gần cửa Hắc Hải và là cửa ngõ quan trọng dẫn vào Crimea. Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014 và sử dụng nó cho các hoạt động hậu cần và kho hậu cần trong cuộc chiến hiện nay.
Có tầm quan trọng về mặt quân sự và nằm trên chiến tuyến lâu dài của cuộc chiến, vùng Kherson từng là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt. Quân đội Ukraine tuần trước báo cáo đã giành được nhiều đầu cầu ở phía đông sông do Nga nắm giữ.
Trước cuộc tấn công vào buổi chiều, lực lượng Nga đã bắn 8 loạt pháo vào các khu vực khác trong tỉnh vào ban đêm, giết chết một người đàn ông 42 tuổi trong tòa nhà chung cư của ông ta và làm bị thương một người đàn ông khác, văn phòng tổng thống Ukraine cho biết.
Người liên tục tấn công ĐGH được bầu làm Tổng thống Argentina. Thư của ĐTC: Giáng Sinh bên máng cỏ
VietCatholic Media
18:12 24/11/2023
1. Ứng cử viên thường xuyên tấn công Đức Thánh Cha được bầu làm Tổng thống Á Căn Đình.
Giám đốc điều hành tổ chức bác ái Adveniat của Hội đồng Giám mục Đức, cha Partin Maier, Dòng Tên, bày tỏ lo ngại sau cuộc bầu cử tổng thống tại Á Căn Đình, với kết quả là ông Javier Milei, một chính trị gia dân túy (populist) hữu phái, thắng cử với 56% số phiếu.
Tổ chức Adveniat của các giám mục Đức chuyên trợ giúp Giáo hội tại Mỹ châu Latinh.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 20 tháng Mười Một dành cho đài phát thanh Dom-Radio của Tổng giáo phận Koeln, cha Martin Meier gọi đó là một cuộc bầu cử phản kháng và tuyệt vọng. Đó là một sự phản đối chính quyền Á Căn Đình cho đến nay, trong đó có ứng cử viên Sergio Massa là bộ trưởng bộ kinh tế trong chính phủ cũ. Đó là một sự tuyệt vọng trước tình trạng kinh tế xã hội của Á Căn Đình: 40% dân chúng sống dưới mức nghèo đói. 10% sống trong tình trạng nghèo khổ cùng cực. Có thể đó là giải thích phần nào cho kết quả cuộc bầu cử hiện nay.
Cha Martin Meier cũng giải thích rằng: “Trong thời kỳ khó khăn về kinh tế và địa chính trị, người ta có xu hướng chạy theo những người hứa hẹn các biện pháp dễ dàng và ông Milei hứa hẹn những giải pháp đơn giản: ông muốn sử dụng đôla Mỹ ở Á Căn Đình, bãi bỏ ngân hàng trung ương và muốn cắt giảm các chi phí xã hội trong một chính sách kinh tế tự do tối đa. Ông cho rằng đây là phương pháp để đưa Á Căn Đình tái trở thành một nước vĩ đại.
Theo cha Giám đốc điều hành tổ chức Adveniat, đời sống của dân chúng ở Á Căn Đình sẽ trở nên bấp bênh hơn, và nay người ta đã bắt đầu thảo luận về tình trạng bất ổn xã hội có thể xảy ra. Tại nước này các công đoàn rất mạnh. Chắc chắn họ sẽ phản đối việc cắt giảm chi phí xã hội.
Ký giả đài phát thanh Nhà thờ chính tòa Koeln nhận xét rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh giác những người “thổi sáo chiêu dụ”, thôi miên, trước cuộc bầu cử, và ông Milei đã lăng mạ Đức Giáo hoàng trong chiến dịch tranh cử, gọi Đức Giáo hoàng là kẻ tả phái xấu xa và là cộng sản. Như vậy, phải chăng kết quả cuộc bầu cử này có ảnh hưởng tới dự án viếng thăm của Đức Thánh Cha tại quê hương của ngài?
Cha Martin Maier nhận định rằng “Đức Giáo hoàng Phanxicô nhiều lần cho biết ngài muốn thăm quê hương trong năm 2024 và trong cuộc tranh luận trên đài truyền hình, ông Milei đã nói là nếu đắc cử, chắc chắn ông sẽ đón tiếp Đức Giáo hoàng trong tư cách ngài là Quốc trưởng Vatican. Tôi không nghĩ Đức Giáo hoàng sẽ bình luận trực tiếp về kết quả cuộc bầu cử. Ngài đã cảnh giác rõ ràng chống lại những lời hứa mị dân và chống lại những người chủ trương có những giải pháp đơn giản hóa vấn đề. Nhưng theo ý tôi, Đức Giáo hoàng không ấn định những dự án tông du của ngài theo kết quả các cuộc bầu cử”.
2. Qua điện thoại, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng tổng thống đắc cử Milei của Á Căn Đình, một người liên tục tấn công ngài bằng những từ gay gắt
Đức Thánh Cha Phanxicô đã liên lạc với tổng thống đắc cử của Á Căn Đình, Javier Milei, để chúc mừng ông về chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai vào Chúa Nhật. Nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tự do, người từng tranh cử cho đảng La Libertad Avanza (Những tiến bộ tự do), sẽ nhậm chức vào ngày 10 tháng 12.
Những người thân cận với chính trị gia này nói với trang tin trực tuyến Infobae rằng Đức Thánh Cha đã gọi điện cho tổng thống tương lai của Á Căn Đình vào hôm thứ Ba và đã có một cuộc trò chuyện “vui vẻ và rất tốt đẹp”.
Theo hãng tin này, người có thể liên lạc được là bác sĩ nhãn khoa của Giáo hoàng, Fabio Bartucci. Cuộc gọi điện thoại đã được Văn phòng Báo chí Tòa Thánh xác nhận với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA.
Khi cuộc gọi được thực hiện, Diana Mondino, một thành viên đảng La Libertad Avanza của Milei vừa được bầu vào Cơ quan lập pháp quốc gia, đã đích thân đi tìm Milei, người đang ghi hình một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, và tổng thống đắc cử đã cắt ngang bản báo cáo để nói chuyện với Đức Thánh Cha.
Milei cũng đã gửi lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Á Căn Đình vào năm tới “với tư cách là nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo Giáo hội,” Infobae nói thêm.
Cổng thông tin Todo Noticias cho biết rằng, theo các thành viên trong nhóm của Milei, Đức Thánh Cha được cho là “đã phản hồi tích cực” với lời mời.
Trong cuộc trò chuyện, người theo chủ nghĩa tự do đã gọi Đức Giáo Hoàng là “Đức Thánh Cha”, và một nhà lãnh đạo thân cận với Milei nói rằng “họ đã nói chuyện với nhau rất ăn ý. Thật là ly kỳ.”
Các nhân chứng về cuộc trao đổi giữa hai người nói với Infobae rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra cho tân tổng thống rằng “sức khỏe, giáo dục và nghèo đói là những vấn đề rất quan trọng”.
Đáp lại, Milei cho biết ông tin chắc rằng những thay đổi mà ông dự định thực hiện “sẽ tốt cho người dân”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi vị tổng thống tương lai phải có “sự khôn ngoan và lòng can đảm để cai trị”, Milei đã trả lời: “Tôi có lòng can đảm, tôi đang làm việc dựa trên sự khôn ngoan”.
Cuộc điện thoại từ Rôma diễn ra sau một số lời chỉ trích gay gắt đối với giáo hoàng của Milei. Trong các tuyên bố công khai, tân tổng thống Á Căn Đình đã tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng là “đại diện của ma quỷ trên Trái đất”, “đần độn” và là “một tên cộng sản” cùng những lời lăng mạ khác mà không tiện lặp lại ở đây.
Trong các cuộc tranh luận tổng thống, Milei nói nếu Đức Giáo Hoàng muốn đến thăm Á Căn Đình, ông sẽ được tôn trọng “không chỉ với tư cách là nguyên thủ quốc gia mà còn với tư cách là nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo”.
Trong những tuần gần đây, khả năng Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm quê hương của ngài bắt đầu có động lực, và các giám mục của quốc gia này đã tập trung tại phiên họp toàn thể lần thứ 123 của các ngài thậm chí còn chính thức hóa lời mời bằng một lá thư gửi cho Đức Giáo Hoàng.
Một bài báo ngày 14 tháng 11 trên Infobae cho biết Đức Giáo Hoàng đã nói với những người thân cận với ngài rằng quyết định công du không phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử.
3. Lời giới thiệu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân phát hành cuốn sách mới “Giáng Sinh bên máng cỏ”
Đức Thánh Cha Phanxicô viết lời giới thiệu cho cuốn sách mới của ngài có tựa đề “Giáng Sinh bên máng cỏ”, trong đó có nhiều văn bản khác nhau của Đức Thánh Cha về cảnh Giáng Sinh và đã được phát hành bằng tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha.
Phiên bản tiếng Ý cuốn sách của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được phát hành vào thứ Ba ngày 21 tháng 11, có tựa đề “Il mio presepe” (Giáng Sinh bên máng cỏ).
Văn bản dưới đây bao gồm phần giới thiệu chưa được xuất bản trước đây của Đức Thánh Cha Phanxicô và một loạt các văn bản, suy tư, bài phát biểu và bài giảng mà Đức Thánh Cha đã dành riêng cho cảnh Chúa Giáng Sinh và các nhân vật trong đó.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Tôi đã đến Greccio hai lần. Lần đầu tiên tôi đến tìm hiểu về nơi Thánh Phanxicô Assisi đã sáng tạo ra cảnh Giáng Sinh, một điều cũng ghi dấu tuổi thơ của tôi: trong nhà cha mẹ tôi ở Buenos Aires, tấm biển Giáng Sinh này luôn được treo, ngay trước cây thông..
Lần thứ hai tôi vui mừng trở lại nơi đó, tỉnh Rieti, để ký tông thư Admirabile signum, về ý nghĩa và tầm quan trọng của cảnh Chúa Giáng Sinh hôm nay.
Trong cả hai lần, tôi cảm thấy một cảm xúc đặc biệt phát ra từ hang đá, nơi có thể chiêm ngưỡng một bức bích họa thời Trung cổ, một mặt mô tả đêm Bethlehem và mặt kia mô tả đêm Greccio.
Sự phấn khích trước cảnh tượng đó thôi thúc tôi đào sâu hơn vào mầu nhiệm Kitô giáo thích ẩn giấu bên trong những gì vô cùng nhỏ bé.
Thật vậy, việc Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô vẫn là trung tâm mạc khải của Thiên Chúa, mặc dù người ta dễ dàng quên rằng điều đó diễn ra quá kín đáo, đến mức không ai để ý tới.
Thực vậy, sự nhỏ bé là con đường để gặp gỡ Thiên Chúa.
Trên bia mộ của Thánh Y Nhã Loyola có viết: “Non coerceri a maximo, sed contineri a minimo, divinum est” (Không bị giới hạn bởi cái lớn nhất, nhưng cũng chứa đựng trong cái nhỏ nhất - đây là điều thần thánh). Tóm lại, người ta không nên sợ hãi những việc lớn lao; người ta nên tiến về phía trước và tính đến những điều nhỏ hơn.
Đây là lý do tại sao việc bảo vệ tinh thần của cảnh Chúa Giáng Sinh trở thành một sự đắm chìm lành mạnh trong sự hiện diện của Thiên Chúa được thể hiện qua những việc nhỏ nhặt, đôi khi tầm thường và lặp đi lặp lại hàng ngày. Nhiệm vụ chúng ta phải đối mặt là biết làm thế nào để hiểu và chọn đường lối của Chúa, từ bỏ những gì quyến rũ nhưng lại dẫn đến con đường xấu. Về vấn đề này, sự phân định là một hồng ân lớn lao, và chúng ta không bao giờ mệt mỏi cầu xin điều đó trong lời cầu nguyện. Các mục đồng trong máng cỏ là những người đón nhận sự ngạc nhiên của Thiên Chúa và sống trong sự kinh ngạc trước cuộc gặp gỡ với Ngài, tôn thờ Ngài: trong sự bé nhỏ họ nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa. Về mặt nhân bản, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng tìm kiếm sự cao cả, nhưng biết cách thực sự tìm thấy nó là một hồng ân: chúng ta hãy cầu xin cho biết cách tìm thấy sự cao cả trong sự nhỏ bé mà Thiên Chúa rất yêu thương.
Vào Tháng Giêng năm 2016, tôi đã gặp giới trẻ Rieti tại máng cỏ Chúa Giêsu Hài Đồng, ngay phía trên Đền thờ Chúa Giáng Sinh. Tôi đã nhắc nhở họ và tất cả mọi người hôm nay rằng vào đêm Giáng Sinh có hai dấu chỉ hướng dẫn chúng ta nhận ra Chúa Giêsu. Một là bầu trời đầy sao. Có rất nhiều ngôi sao trong số đó, vô số, nhưng trong số đó nổi bật lên một ngôi sao đặc biệt, ngôi sao đã thúc đẩy các đạo sĩ rời bỏ nhà cửa của họ và bắt đầu một cuộc hành trình, một cuộc hành trình sẽ dẫn họ đến nơi mà họ chưa từng biết đến. Điều đó cũng xảy ra trong cuộc sống của chúng ta: vào một thời điểm nào đó, một “ngôi sao” đặc biệt nào đó mời gọi chúng ta đưa ra quyết định, đưa ra lựa chọn, bắt đầu một cuộc hành trình. Chúng ta phải mạnh mẽ cầu xin Thiên Chúa chỉ cho chúng ta ngôi sao thu hút chúng ta đến một điều gì đó hơn là những thói quen của chúng ta, bởi vì ngôi sao đó sẽ dẫn chúng ta đến chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, Hài Nhi sinh ra ở Bêlem và là Đấng muốn chúng ta được hạnh phúc trọn vẹn.
Vào đêm đó, được thánh hóa nhờ sự Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế, chúng ta tìm thấy một dấu hiệu mạnh mẽ khác: đó là sự nhỏ bé của Thiên Chúa. Các thiên thần chỉ cho các mục đồng một hài nhi được sinh ra trong máng cỏ. Không phải là dấu hiệu của quyền lực, sự tự mãn hay kiêu ngạo. Không. Thiên Chúa hằng hữu bị thu gọn thành một hài nhi bất lực, hiền lành, khiêm tốn. Thiên Chúa đã hạ mình xuống để chúng ta có thể bước đi với Ngài và để Ngài có thể đứng bên cạnh chúng ta, không ở trên và xa chúng ta.
Kinh ngạc và ngạc nhiên là hai cảm giác lay động mọi người, già cũng như trẻ, trước cảnh Chúa Giáng Sinh, giống như một Tin Mừng sống động tràn ra từ những trang Kinh Thánh. Việc dựng cảnh Giáng Sinh như thế nào không quan trọng; nó luôn có thể giữ nguyên hoặc thay đổi hàng năm; điều quan trọng là nó nói lên cuộc sống.
Người viết tiểu sử đầu tiên về Thánh Phanxicô, Thomas thành Celano, mô tả đêm Giáng Sinh năm 1223, đêm Giáng Sinh mà chúng ta kỷ niệm 800 năm trong năm nay. Khi Thánh Phanxicô đến nơi, ngài tìm thấy chiếc cũi có cỏ khô, con bò và con lừa. Trước khung cảnh Giáng Sinh, người dân đổ về nơi đây bày tỏ niềm vui khôn tả, chưa từng được nếm trải. Sau đó, tại máng cỏ, linh mục long trọng cử hành Bí tích Thánh Thể, thể hiện mối liên hệ giữa việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và Bí tích Thánh Thể. Vào dịp đó, không có tượng nhỏ nào ở Greccio: cảnh Chúa Giáng Sinh được tạo ra và trải nghiệm bởi những người có mặt.
Tôi tin chắc rằng cảnh Giáng Sinh đầu tiên, một cảnh hoàn thành một công cuộc truyền giáo vĩ đại, ngày nay cũng có thể là một cơ hội để gợi lên sự kinh ngạc và ngạc nhiên. Vì vậy, điều mà sự đơn giản của dấu chỉ đó đã khiến Thánh Phanxicô nhận ra vẫn tồn tại cho đến ngày nay của chúng ta như một hình thức đích thực về vẻ đẹp đức tin của chúng ta.
Thành Vatican, ngày 27 tháng 9 năm 2023
4 sĩ quan đặc vụ FSB của Putin bị đầu độc, 3 người lìa đời. Bắt chước không thành, Nga gây thảm họa
VietCatholic Media
23:47 24/11/2023
1. Người Ukraine anh hùng bị Nga kết án 18 năm tù
Nga đã kết án một người đàn ông Ukraine 18 năm tù vì cố gắng cho nổ tung các tòa nhà ở thành phố Melitopol của Ukraine do Mạc Tư Khoa kiểm soát trong một âm mưu được cho là do Kyiv dàn dựng. Thông tấn xã Tass của nhà nước Nga đưa tin.
Theo Tass, một tòa án quân sự ở thành phố Rostov-on-Don phía nam nước Nga đã tuyên Dmitri Golubev có tội với nhiều cáo buộc “khủng bố quốc tế” liên quan đến một vụ nổ và hai âm mưu đánh bom ở Melitopol vào tháng 8 năm ngoái.
Lực lượng Nga đã chiếm được thành phố phía nam Ukraine trong tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự toàn diện vào năm ngoái. Các công tố viên cho biết Golubev đã cài một thiết bị nổ ở lối vào trụ sở cảnh sát giao thông khu vực. Vụ nổ sau đó đã làm hư hại tòa nhà, AFP đưa tin.
Cơ quan an ninh FSB của Nga cho biết họ đã phá vỡ hai vụ đánh bom theo kế hoạch khác - một vụ nhằm vào tòa nhà chính phủ ở Melitopol và một vụ đánh bom ven đường được cài dọc tuyến đường mà các quan chức Mạc Tư Khoa sử dụng. Không có báo cáo về thương vong trong hai vụ việc đó.
Nga cho biết Golubev đã được cơ quan mật vụ Ukraine tuyển dụng, cơ quan này đã đào tạo anh cách chế tạo, kích nổ các thiết bị nổ và cung cấp vật liệu.
Theo tờ Kommersant của Nga, trong phiên tòa, Golubev thừa nhận đã đặt chất nổ nhưng bác bỏ cáo buộc “khủng bố quốc tế”. Tờ báo dẫn lời ông nói trước tòa: “Tôi là người Ukraine, tôi đang bảo vệ Ukraine, chỉ thế thôi. Khủng bố quốc tế cái quái gì!”
2. Ba đặc vụ FSB của Putin lìa đời sau khi ăn phải thức ăn có chất độc
Hai ký giả Will Stewart và Imogen Braddick của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Món ăn chết người. Ba đặc vụ FSB của Putin bị giết sau khi ăn thực phẩm có chứa thạch tín và thuốc diệt chuột do lực lượng kháng chiến Ukraine gây ra.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ba sĩ quan FSB Nga đã thiệt mạng sau khi chuyến hàng thực phẩm của họ được cho là bị nhiễm thạch tín và thuốc diệt chuột.
Các quan chức tuyên bố vụ đầu độc được cho là hoạt động của “lực lượng kháng chiến” ngầm của Ukraine ở Melitopol. Thị trưởng Melitopol lưu vong Ivan Fedorov đã cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv.
Một nhân viên an ninh thứ tư được cho là đang được chăm sóc đặc biệt.
Kênh Telegram Kremlevskaya Tabakerka của Nga đưa tin, FSB – là cơ quan từng do nhà độc tài Putin đứng đầu, đã mở cuộc điều tra.
“Nhà hàng nơi giao đồ ăn và rượu đã được khám xét nhưng không tìm thấy dấu vết của chất độc.
Phát biểu trên kênh truyền hình United News của Ukraine, Fedorov cho biết: “Họ gọi đồ ăn từ một quán cà phê địa phương và sau khi ăn món ăn này, tất cả họ đều bị nhiễm độc và một số người đã chết.
“Họ chắc chắn sẽ không thể chiến đấu chống lại nhà nước của chúng tôi nữa.”
“Điều thú vị là họ không thể tìm thấy người bồi bàn đã giao đồ ăn. Đây là cuộc phản kháng tích cực vẫn tiếp diễn ở Melitopol sau gần hai năm bị tạm chiếm.”
Thị trưởng cho biết: “Việc tiêu diệt đối phương không chỉ được thực hiện bằng các vụ nổ, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn mà còn bằng lực lượng kháng chiến.
Kênh Telegram Tabakerka các đặc vụ FSB vừa thiệt mạng vừa đến từ Mạc Tư Khoa để tham gia vào một cuộc điều tra về một ngôi mộ tập thể được cho là của các thủy thủ Hạm đội Hắc Hải của Nga được tìm thấy gần đây ở Melitopol.
FSB cho biết đã phát hiện 17 thi thể bị nhiều vết thương, cho thấy họ bị tấn công bằng hỏa tiễn. Tại sao thi thể của họ bị vùi dập ở đây thay vì được đưa về Nga? Có nhiều khả năng là các chỉ huy không báo cáo họ đã chết để tiếp tục nhận tiền lương của họ.
Lực lượng xâm lược đã nhiều lần được cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ban đầu, các binh lính Nga được tuyên truyền rằng họ sẽ được người dân Ukraine chào đón như những anh hùng giải phóng quân. Luận điệu này đã chấm dứt vào năm ngoái, sau khi hai binh sĩ Nga đã chết vì ăn bánh nướng có độc do công dân Ukraine tặng.
Những người lính thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới số 3 được cho là đã chết ngay lập tức sau khi được người dân địa phương ở Izium tặng những món ngon làm quà cho quân giải phóng của Putin. 28 người Nga khác được cho là đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt sau vụ đầu độc này, cùng với hàng trăm người khác bị “bệnh nặng” do thực phẩm và đồ uống bị nhiễm độc.
3. Nga đang bắt chước Ukraine trong chiến thuật gây nhiễu điện tử
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Last Thing Russian Troops Do Before Attacking: Strap Backpack Drone-Jammers To Their Vehicles”, nghĩa là “Điều cuối cùng mà quân đội Nga làm trước khi tấn công: Đeo ba lô máy gây nhiễu không người lái vào phương tiện của họ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Trước khi vượt sông Dnipro thành công để thiết lập đầu cầu ở tả ngạn sông bị Nga tạm chiếm, lực lượng Ukraine đã mất nhiều tuần để chuẩn bị chiến trường ở phía nam Kherson.
Đó là chuẩn bị gây nhiễu điện tử.
Thiết lập các đơn vị gây nhiễu sóng vô tuyến di động đồng thời tấn công vào các thiết bị gây nhiễu của chính người Nga, người Ukraine đã tạo ra một vùng chết đối với máy bay không người lái của Nga tại khu định cư Krynky—điểm đến cho hoạt động vượt sông của họ—và thiết lập ưu thế trên không tại địa phương.
Bây giờ người Nga đang học hỏi từ chiến lược ưu tiên hàng đầu của người Ukraine. Ngày càng có nhiều nhóm tấn công của Nga hoạt động dưới sự bảo vệ điện từ của thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến đeo trên lưng. Không phải lúc nào cũng rõ ràng rằng thiết bị gây nhiễu thực sự hoạt động. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là người Nga đang bắt chước người Ukraine và đang mầy mò.
Một nhà phân tích tình báo nguồn mở người Estonia, người dịch các công văn của Nga từ tiền tuyến của cuộc xâm lược Ukraine kéo dài 22 tháng của Nga có thể là người đầu tiên báo cáo về chiến thuật gây nhiễu mới này.
“Ngày càng có nhiều người Nga sử dụng tác chiến điện tử di động”, một nguồn tin nói với @wartranslation. Nguồn tin đã gửi những bức ảnh chụp từ các video do máy bay không người lái của Ukraine mô tả cho thấy ít nhất ba phương tiện của Nga bị phá hủy, mỗi phương tiện đều có ăng-ten dành cho thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến có thể đeo trên người hoặc trên các phương tiện.
Hai chiếc MT-LB bị phá hủy trong cuộc tấn công của Nga là đại diện. Cả hai phương tiện đều có thiết bị gây nhiễu được gắn vào thân tàu theo đúng nghĩa đen. Nguồn tin giải thích: “Trên MT-LB, họ đã cài đặt nó trong cuộc tấn công.”
Các thiết bị gây nhiễu rõ ràng đã không cứu được MT-LB khỏi bị phá hủy, nhưng điều đó không có nghĩa là các thiết bị gây nhiễu hoàn toàn không thể làm hạ cánh các máy bay không người lái Ukraine gần đó. Có thể các phương tiện này đã vướng phải mìn hoặc pháo và pin của thiết bị gây nhiễu đã hết trước khi máy bay không người lái giám sát của Ukraine đến biến nó thành một đống đổ nát.
Máy gây nhiễu ba lô là thiết bị hữu ích. Chúng có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ khỏi máy bay không người lái hiện nay trong khi ngành công nghiệp Nga tăng quy mô sản xuất thiết bị gây nhiễu gắn trên xe chuyên dụng. Ngày càng có nhiều xe tăng Nga xuất hiện dọc chiến tuyến đeo thiết bị gây nhiễu Volnorez được cho là có thể làm gián đoạn tín hiệu chỉ huy của máy bay không người lái ở khoảng cách nửa dặm trở lên.
Thiết bị gây nhiễu không phải là thuốc chữa bách bệnh. Các nhà phát triển đang nghiên cứu các máy bay không người lái chống nhiễu có thể chuyển sang chế độ bay tự động trong khi liên kết vô tuyến của chúng bị gián đoạn hoặc nhanh chóng nhảy qua các tần số vô tuyến để đón đầu các nỗ lực gây nhiễu.
Ukraine gần đây đã tiết lộ một loại máy bay không người lái mới có tầm bắn 20 dặm - được gọi là Backfire—mà Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov tuyên bố là “gần như không thể gây nhiễu”.
Hôm Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một, một trực thăng Ka-52 của Nga đã làm nổ tung các xe tăng MT-LB của Nga ở Novomykhaylyvka, vùng Donetsk.
Giải thích vụ bắn nhầm này, kênh Telegram No Context của Nga, nói:
“Theo các nguồn tin, phi công Ukraine Alexei Voevoda - là người đã bỏ sang phía Nga cùng với trực thăng KA-52 - đã đột ngột thay đổi quyết định và bắt đầu tấn công đoàn xe tăng của Lực lượng Vũ trang Nga”.
Tuy nhiên, ngay sau đó, các phương tiện truyền thông khác của Nga đã bác bỏ cách giải thích có vẻ kỳ bí của No Context. Họ cho rằng Trung Tá phi công Alexei Voevoda là người Nga chính cống. Ông ta nhầm lẫn tấn công vào phe mình, và đã bị bắt khi trở về căn cứ. Lúc bị bắt ông ta hoàn toàn ngỡ ngàng, không biết mình vừa gây ra đại họa.
Một giải thích gần đây cho rằng đoàn xe tăng Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu Volnorez. Như một phản ứng phụ, họ đã không thể trả lời liên lạc vô tuyến với phi công Alexei Voevoda. Đó là lý do Voevoda quyết định tấn công.
4. Hung Gia Lợi đe dọa sẽ làm nổ tung chính sách liên quan đến Ukraine của Liên Hiệp Âu Châu
Ký giả Nicholas Vinocur của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Hungary’s Viktor Orbán threatens to blow up EU’s Ukraine policy”, nghĩa là “Viktor Orbán của Hung Gia Lợi đe dọa sẽ làm nổ tung chính sách về Ukraine của Liên Hiệp Âu Châu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đang đe dọa chặn tất cả viện trợ của Liên minh Âu Châu cho Ukraine, cũng như việc nước này gia nhập khối trong tương lai, trừ khi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đồng ý xem xét lại toàn bộ chiến lược hỗ trợ của họ cho Kyiv, theo một lá thư mà POLITICO nhìn thấy.
Trong bức thư gửi nhà lãnh đạo Hội đồng Âu Châu Charles Michel, nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi nói rằng không có quyết định nào về việc tài trợ cho Ukraine, mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu hoặc các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại Nga có thể được thực hiện cho đến khi “cuộc thảo luận chiến lược” này diễn ra khi các nhà lãnh đạo tập trung tại Brussels vào giữa tháng 12.
“Hội đồng Âu Châu nên đánh giá việc thực hiện và tính hiệu quả của các chính sách hiện tại của chúng tôi đối với Ukraine, bao gồm các chương trình hỗ trợ khác nhau,” Orban viết trong bức thư không ghi ngày tháng nhưng có đóng dấu của văn phòng ông.
Ông cũng hỏi tại sao Âu Châu nên tiếp tục hỗ trợ Ukraine vào thời điểm mà Hoa Kỳ, quốc gia đã cung cấp phần lớn viện trợ quân sự cho Kyiv, có thể không thể tiếp tục tài trợ do sự bế tắc đảng phái về hỗ trợ trong tương lai.
Bức thư nêu rõ: “Hội đồng Âu Châu phải có một cuộc thảo luận thẳng thắn và cởi mở về tính khả thi của các mục tiêu chiến lược của Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine”.
“Liệu chúng ta vẫn coi những mục tiêu này có thể đạt được trên thực tế không? Chiến lược này có bền vững nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ? Chúng ta có thể coi việc tiếp tục hỗ trợ từ Hoa Kỳ là điều hiển nhiên không? Chúng ta hình dung thế nào về kiến trúc an ninh của Âu Châu sau chiến tranh”.
Bức thư nói thêm rằng “Hội đồng Âu Châu không có quyền đưa ra các quyết định quan trọng về các bảo đảm an ninh được đề xuất hoặc hỗ trợ tài chính bổ sung cho Ukraine, tán thành việc tăng cường hơn nữa chế độ trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu hoặc đồng ý về tương lai của quá trình mở rộng trừ khi có sự đồng thuận về quan điểm của chúng tôi và một chiến lược tương lai đối với Ukraine có thể được vạch ra”.
Bức thư của Orbán làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng bế tắc kéo dài giữa Budapest và Brussels. Hung Gia Lợi đang bị Liên Hiệp Âu Châu giữ lại 13 tỷ euro tiền tài trợ vì lo ngại rằng nước này đang vi phạm các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Âu Châu về nhà nước pháp quyền.
Không nói trực tiếp như vậy, bức thư gợi ý rằng Budapest có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc giải ngân khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro theo kế hoạch cho Ukraine - số tiền cần thiết để tài trợ cho chính phủ Ukraine trong khi các lực lượng vũ trang của nước này chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga.
Ngoài 50 tỷ euro, Orban còn đe dọa sẽ chặn 500 triệu euro viện trợ quân sự theo kế hoạch cho Ukraine, cũng như chặn đứng việc mở các cuộc đàm phán chính thức để Kyiv gia nhập liên minh gồm 27 thành viên, là điều mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ thông qua vào thời điểm tới trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu vào ngày 14 và 15 tháng 12.
Theo một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu được giấu tên để thảo luận về các cuộc thảo luận bí mật, Orbán đã “đe dọa làm nổ tung” toàn bộ quá trình ra quyết định của Liên Hiệp Âu Châu đối với Ukraine như một phần trong chiến lược gây áp lực lên Ủy ban Âu Châu để giải ngân 13 tỷ euro cho Hung Gia Lợi.
Nhà ngoại giao này nói tiếp rằng trong những trường hợp khác, Budapest đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu quan trọng cho phép Liên Hiệp Âu Châu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, thì trong trường hợp này, “Tôi không thấy điều đó xảy ra”.
Ông nói: “Đó không phải là vấn đề trung lập đối với Hung Gia Lợi. Đó là tống tiền.”
Lời đe dọa của Orbán xảy ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với Ukraine, khi các lực lượng vũ trang của Kyiv đang nỗ lực giành lợi thế trước sự xâm lược của quân đội Nga và ngay sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cảnh báo rằng “cánh cửa viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang đóng lại”.
Với việc Hung Gia Lợi gia tăng căng thẳng và đe dọa cướp hội nghị thượng đỉnh tháng 12 của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu, một số quốc gia đã tính toán các cách để giải quyết vấn đề Budapest và duy trì dòng viện trợ cho Kyiv.
Một cách giải quyết như vậy có thể là các nước Liên Hiệp Âu Châu gửi thẳng viện trợ tài chính cho Ukraine thông qua các thỏa thuận song phương thay vì thông qua các cơ cấu của Liên Hiệp Âu Châu như Cơ sở Hòa bình Âu Châu, là cơ quan điều phối viện trợ quân sự của Liên Hiệp Âu Châu cho Kyiv – hiện đang bị Budapest ngăn chặn một cách hiệu quả.
Nhưng đường lối đó sẽ không hiệu quả khi mở các cuộc đàm phán chính thức để Kyiv gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, vì Hung Gia Lợi sẽ phải tham gia vào quá trình đó. Kết quả là, và để duy trì sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu, nhà ngoại giao này cho biết việc bỏ qua Hung Gia Lợi vẫn chưa phải là một ý tưởng hay.
“Tôi hiểu lý luận của họ,” nhà ngoại giao nói về những người kêu gọi một giải pháp thay thế cho Hung Gia Lợi về viện trợ quân sự. “Nhưng làm điều đó về cơ bản sẽ làm suy yếu cơ chế duy nhất của Âu Châu mà chúng tôi có để hỗ trợ Ukraine.”
Trong trường hợp Hung Gia Lợi phủ quyết, một lựa chọn khác cho Liên Hiệp Âu Châu chỉ đơn giản là để đồng hồ tiếp tục chạy và đẩy các quyết định quan trọng về chính sách về Ukraine sang đầu năm sau, vì Kyiv vẫn còn đủ ngân sách cho đến tháng Ba.
Bằng cách trì hoãn quyết định giải phóng các quỹ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Budapest, Ủy ban Âu Châu có thể lật ngược tình thế bằng cách thắt chặt các chính sách tài chính đối với Budapest và buộc họ phải ủng hộ Ukraine.
Nhà ngoại giao nói thêm: “Đó là cuộc đấu vật tay đôi,” và nhấn mạnh rằng Ủy ban Âu Châu cho đến nay đã thể hiện kỹ năng tuyệt vời trong việc xoa dịu các vụ nổ tiềm tàng với Budapest.
5. Liên Hiệp Âu Châu nhượng bộ chi ra 900 triệu euro cho Hung Gia Lợi
Giám đốc điều hành Liên Hiệp Âu Châu đã phê duyệt khoản thanh toán trước 900 triệu euro cho Hung Gia Lợi theo phần quỹ phục hồi bị đóng băng cho đến nay, khi khối này tìm cách vượt qua quyền phủ quyết của Budapest về viện trợ cho Ukraine.
Cơ quan điều hành có trụ sở tại Brussels của Liên Hiệp Âu Châu, là Ủy ban Âu Châu, đã loại Hung Gia Lợi ra khỏi gói kích thích kinh tế sau đại dịch của khối do lo ngại về tham nhũng và cản trở các cơ chế kiểm tra và cân bằng dân chủ dưới thời thủ tướng Viktor Orban.
Đổi lại, Hung Gia Lợi đã ngăn chặn các quyết định của Liên Hiệp Âu Châu dự kiến vào tháng tới sẽ cấp cho Ukraine khoản viện trợ kinh tế 50 tỷ euro cho đến năm 2027 và bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Kyiv. Budapest cũng trì hoãn kế hoạch gia hạn 20 tỷ euro viện trợ quân sự của Liên Hiệp Âu Châu cho Kyiv và phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga vì đã tiến hành chiến tranh.
Orban, người đề cao mối quan hệ của mình với Mạc Tư Khoa, nói rằng Hung Gia Lợi không tham nhũng hơn các nước Liên Hiệp Âu Châu khác. Budapest đã triển khai một chiến dịch quảng cáo trên biển quảng cáo nhằm phỉ báng Ủy ban Âu Châu, và đảng Fidesz của Orban đang thúc đẩy một dự luật về “bảo vệ chủ quyền quốc gia” khỏi sự can thiệp của nước ngoài - cả hai động thái đều làm tăng nguy cơ trong cuộc xung đột giữa Hung Gia Lợi với Liên Hiệp Âu Châu.
6. Chiến thắng gây sốc của đảng cực hữu Eurosceptic của Geert Wilders trong cuộc bầu cử ở Hà Lan đã gây chấn động chính trị khắp Brussels, bảy tháng trước cuộc bầu cử quan trọng ở Liên Hiệp Âu Châu.
Wilders đã hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về “Nexit”, trong khi ông phản đối việc hỗ trợ thêm cho Ukraine và thân thiện với Mạc Tư Khoa. Wilders đã đến thăm Nga vào năm 2018. Trong một bài đăng trên mạng xã hội được lan truyền ngày hôm nay, Wilders đứng trước quốc huy và cờ Nga ở Duma Quốc gia. Anh ta viết trong chú thích: “Hãy chấm dứt nỗi sợ Nga. Đã đến lúc thực hiện Chính sách thực tế. Hợp tác thay vì thù địch!”
“Liên minh Âu Châu có nguy cơ tử vong từ bên trong và bên ngoài,” Dân biểu Raphael Glucksmann theo chủ nghĩa xã hội cho biết trong một cuộc phỏng vấn với mạng lưới France 2, đồng thời cảnh báo rằng tổng thống Nga, Vladimir Putin, sẽ ăn mừng chiến thắng của Wilders.
Wilders có thể không xây dựng được một liên minh để đưa ông trở thành thủ tướng ngõ hầu ông có thể tham gia cùng 26 thành viên Liên Hiệp Âu Châu khác tại hội nghị thượng đỉnh của họ. Nhưng sự hỗ trợ của Âu Châu dành cho Ukraine, các kế hoạch lớn chống biến đổi khí hậu và nỗ lực xây dựng vị thế chiến lược chung trước các cuộc khủng hoảng như chiến tranh Gaza có thể bị đe dọa.
Cuộc bầu cử Âu Châu sẽ được tổ chức vào tháng 6 sẽ là một thử nghiệm mới về mức độ nổi tiếng của Wilders. Với 17 triệu dân, Hà Lan là quốc gia đông dân thứ bảy trong Liên Hiệp Âu Châu và các thành viên Quốc Hội của nước này – cùng với những người cánh hữu từ các quốc gia như Ba Lan, Ý, Pháp và Hung Gia Lợi – có thể tạo thành một nhóm hùng mạnh.
7. Sau sáu tháng tạm lắng, người Ukraine lại phóng hỏa tiễn đạn đạo Tochka
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “After A Six-Month Lull, The Ukrainians Are Lobbing Tochka Ballistic Missiles Again”, nghĩa là “Sau sáu tháng tạm lắng, người Ukraine lại phóng hỏa tiễn đạn đạo Tochka”.Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Khi quân đội Liên Xô rút khỏi Ukraine vào năm 1991, họ đã để lại 500 hỏa tiễn đạn đạo thông thường Tochka. Ba mươi mốt năm sau, trước cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine, kho Tochka của quân đội Ukraine đã giảm xuống còn 90 hỏa tiễn đang hoạt động.
Đúng như thế. Hỏa tiễn nặng 2 tấn, tầm bắn 70 dặm với đầu đạn nặng 1.000 pound và dẫn hướng quán tính có động cơ nhiên liệu rắn một tầng. Nhiên liệu hỏa tiễn rắn không tồn tại mãi mãi.
Trong năm chiến đấu cam go tiếp theo, quân Ukraine đã bắn gần như toàn bộ số Tochka còn hoạt động của họ; đến mùa hè năm 2023, hiếm khi thấy bất kỳ bằng chứng nào về vụ phóng Tochka của đơn vị duy nhất của quân đội Ukraine được trang bị hỏa tiễn: đó là Lữ đoàn hỏa tiễn số 19.
Sáu tháng sau, Tochkas đã trở lại! Tuần này, một bức ảnh được lan truyền trên mạng mô tả phần còn lại của một chiếc Tochka Ukraine ở Belgorod, miền nam nước Nga. Hậu quả của một cuộc tấn công hỏa tiễn rõ ràng vào một mục tiêu quân sự cách biên giới Nga vài dặm. Một cuộc tấn công khác của Tochka nhằm vào lực lượng Nga ở Donetsk bị tạm chiếm, được cho là đã diễn ra hai ngày trước đó.
Việc Ukraine lại tung ra được Tochka cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Ukraine từ lâu đã sở hữu một trong những ngành công nghiệp hỏa tiễn lớn nhất Âu Châu. Khu phức hợp Yuzhmash—hay còn gọi là Pivdenmash—ở Dnipro, miền nam Ukraine, sản xuất nhiều loại hỏa tiễn và bộ phận hỏa tiễn cho các vụ phóng vào không gian và sử dụng cho mục đích quân sự.
Công ty KBM của Nga là nhà sản xuất Tochkas hàng đầu trong quá trình sản xuất chính loại này từ những năm 1970 đến 1990. Nhưng nhà sản xuất Yuzhmash của Ukraine không gặp vấn đề gì khi chế tạo các bộ phận Tochka của riêng mình sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Không phải vô cớ mà chính phủ Ukraine đã nhờ Yuzhmash chế tạo một phiên bản hiện đại hóa của Tochka có tên là Hrim-2. Tương tự như vậy, không phải vô cớ mà lực lượng Nga liên tục nhắm vào Yuzhmash. Điện Cẩm Linh tuyên bố một cuộc tấn công vào tháng 4 đã “phá hủy” một xưởng Tochka ở Dnipro.
Tuy nhiên, rõ ràng tổ hợp Yuzhmash vẫn hoạt động. Nó đã xây dựng lại hoặc phân tán các cơ sở mục tiêu, hoặc cả hai. Gần đây nhất là vào tháng 6, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố Hrim-2 đã sẵn sàng để sản xuất, có lẽ là ở Dnipro.
Tochka không phải là một hỏa tiễn phức tạp. Nếu Yuzhmash có thể sản xuất động cơ hạng nặng cho các vụ phóng vào không gian có tỷ lệ trúng đích cao, thì không có lý do gì mà hãng này không thể tân trang lại — hoặc thậm chí chế tạo lại từ đầu — chiếc Tochka nhỏ hơn, đơn giản hơn nhiều.
Và vì Liên Xô đã để lại ở Ukraine hàng trăm hỏa tiễn Tochka, nên có rất nhiều thân hỏa tiễn cũ nằm xung quanh mà Yuzhmash có thể sử dụng.
Tại sao người Ukraine lại bận tâm bổ sung hàng tồn kho Tochka của họ là điều hiển nhiên. Bất chấp sự mở rộng đều đặn khả năng tấn công sâu của Ukraine – với hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không do Pháp và Anh sản xuất, hỏa tiễn M39 phóng từ mặt đất của Hoa Kỳ và các loại đạn dược sản xuất trong nước bao gồm hỏa tiễn hành trình Neptune và hỏa tiễn đạn đạo tấn công mặt đất S-200 —nhu cầu tấn công sâu dễ dàng vượt xa khả năng cung cấp các loại vũ khí này.
Càng có nhiều phi trường, nhà máy, cầu và kho quân sự ở phía sau chiến tuyến 100 hoặc 200 dặm mà quân Ukraine tấn công thành công, thì lực lượng Nga được trang bị tốt mà họ phải chiến đấu ở tiền tuyến càng ít đi.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tổn thất của Nga vì hỏa tiễn tầm xa của quân Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Lực lượng Nga ở Ukraine tiếp tục chịu thương vong lớn từ các cuộc tấn công chính xác tầm xa của Ukraine ở phía sau chiến tuyến.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 2023, có khả năng hơn 70 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào một đoàn xe tải cách tiền tuyến 23 km ở làng Hladkivka, Kherson.
Sau đó, vào ngày 19 tháng 11 năm 2023, một cuộc tấn công nhằm vào quân đội Nga đang tham dự lễ trao giải hay buổi hòa nhạc ở Kumachove, cách lãnh thổ do Nga kiểm soát 60 km, có thể đã gây ra thương vong cho hàng chục người.
Ukraine cũng gặp phải những sự việc tương tự: một hỏa tiễn đạn đạo của Nga đã giết chết 19 thành viên của Lữ đoàn tấn công sơn cước số 128 của Ukraine tại lễ trao huy chương vào ngày 3 tháng 11 năm 2023.
Những người lính được triển khai thường nhận thức rõ về phạm vi hệ thống vũ khí của đối phương. Tuy nhiên, đối mặt với thực tế là phải triển khai chiến đấu trong thời gian rất dài, các chỉ huy phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Họ phải cân bằng giữa biện pháp tốt nhất để giữ cho quân đội được phân tán và ít bị tấn công hơn, với yêu cầu hàng ngày phải tập hợp các đơn vị lại với nhau để tiến hành điều hợp và duy trì tinh thần.