Ngày 24-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống tâm tình biết ơn phải là tâm niệm của kẻ thụ ơn
Lm Trần Bình Trọng
14:40 24/11/2009
SỐNG TÂM TÌNH BIẾT ƠN

PHẢI LÀ TÂM NIỆM CỦA KẺ THỤ ƠN

Mừng Lễ Tạ Ơn

Is 63:7-9; Cl 3:12-17; Lc 1:39-55

Người Hoa Kì dành ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một để nghỉ ngơi và tạ ơn. Món ăn đặc biệt của họ trong ngày Tạ ơn là gà tây. Những người Việt sành ăn ở Mĩ thì biến chế và thêm gia vị như thái nhỏ gan và mề gà, miến, kim châm, cần tây, hạt đìu, nấm tươi, hạt tiêu với chút muối trộn đều với bánh mì cũng cắt nhỏ rồi nhét vào bụng con gà, đã lấy hết ruột gan đi, rồi bọc kín con gà bằng giấy bạc hay giấy plastic mà không cháy, rồi nướng trong lò với nhiệt độ 375oF trong vòng ba giờ đồng hồ. Gà nhỏ thì nướng ít giờ hơn. Thịt gà sẽ được mềm mại, thơm ngon, hợp khẩu vị của người mình. Người Mĩ được mời ăn gà tây nấu pha kiểu Việt cũng rất thích và thích ăn mãi. Ðúng là: Quen mui thấy mùi ăn mãi.

Lễ Tạ ơn của người Hoa Kì không phải là ngày lễ tôn giáo. Tuy nhiên Giáo hội công giáo cũng như người Thiên Chúa giáo tại Hoa Kì cố đem ý nghĩa tôn giáo, ý nghĩa thiêng liêng vào ngày lễ Tạ ơn. Vậy thì tại những quốc gia không có lễ tạ ơn trong năm, thì gia đình hay gia tộc cũng nên dùng ngày nào đó trong năm làm ngày tạ ơn chính thức của gia đình hay gia tộc mình để tạ ơn Chúa và sum họp gia đình.

Mừng lễ tạ ơn là dịp nhắc nhở cho người tín hữu về những hồng ân, những ân huệ về vật chất cũng như tinh thần và thiêng liêng, mà mỗi người nhận được. Người ta thường coi thường hoặc quên lãng những ân huệ mà họ nhận được, coi đó là ngẫu nhiên. Tuy nhiên nếu phải vất vả khổ cực trong việc làm ăn để tranh thủ miếng cơm manh áo, người ta mới đánh giá được những ân huệ mà họ nhận được. Tạ ơn nói lên tâm tình thiếu thốn, muốn tuỳ thuộc vào Chúa, và muốn nhớ đến người đã làm ơn cho mình, mà không quên. Ðó là cảm tình của người uống nước nhớ nguồn, hoặc ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ðó cũng là cách thế nói lên rằng mình cần người khác. Nhớ ơn người khác thì cũng nhớ ơn Chúa. Chúa là Ðấng vô hình nên ta không biết diễn tả lòng biết ơn thế nào. Ta cần học cách diễn tả lòng nhớ ơn đối với loài người để ta có thể diễn tả lòng biết ơn đối với Chúa.

Trong dịp lễ tạ ơn, ta ghi nhớ lời ngôn sứ Isaia nhắc nhở cho dân chúng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa về tất cả những gì Người đã làm cho họ (Is 63:7). Thánh Phaolô thì khuyên giáo hữu Côlôxê đối xử với nhau bằng tâm tình biết ơn lẫn nhau nên phải: Có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em, người này có điều gì phải trách móc người kia (Cl 3:13). Còn trinh nữ Maria cảm tạ Thiên Chúa đã làm những việc trọng đại nơi mình bằng cách ra đi phục vụ bà chị họ đang mang thai trong tuổi cao niên (Lc 1:39-44). Khi còn tại thế, Ðức Giêsu thường dạy các môn đệ sống tâm tình biết ơn. Khi ngồi vào bàn ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời cảm tạ (Mt 15:36; Mc 8:6; Ga 6:11). Khi lập Bí tích Thánh thể trong bữa Tiệc Li, Chúa Giêsu cũng cầm bánh, dâng lời tạ ơn (Lc 22:19), rồi cầm chén rượu cũng dâng lời cảm tạ (Mt 26:27; Mc 14:23).

Mỗi người có nhiều lí do để tạ ơn: những ơn mà ta nhận được cách chung như ơn được sinh ra làm người, ơn được nhận lãnh đức tin, ơn có nhà ở, việc làm, có cơm ăn áo mặc, ơn được cắp sách đến trường học. Mỗi người còn nhận được những ân huệ và tài năng khác nhau nữa như tài nói năng hoạt bát, làm thơ bay bướm, hát hay, có năng khiếu về văn chương, nghệ thuật, khoa học, âm nhạc, thể thao.. Tài năng và ân huệ Thiên Chúa ban phải được phát triển và được dùng để phục vụ đồng loại và để làm vinh danh Thiên Chúa.

Vậy còn những điều không may xẩy đến cho ta thì sao? Ta có cảm ơn Chúa hay là than trách, oán hận Chúa? Thường người ta hay phàn nàn, than trách về những rủi ro bệnh tật họ gặp, hoặc về những sự vật người ta không có mà người khác lại có, cho nên mắt họ bị che đậy lại, không nhìn thấy chiều sáng của cuộc đời, không nhìn thấy những điều may mắn. Kết quả là người ta nảy sinh ra thái độ tiêu cực như: ghen tuông, bất mãn, hận đời và còn hận cả đấng Hoá công như Cung Oán Ngâm Khúc: Hoá công sao khéo trêu ngươi hoặc Thuý Kiều: Phũ phàng chi bấy hoá công. Với con mắt đức tin, những gì xem ra bề ngoài là rủi ro, có thể lại mang lợi ích cho ta về đường dài hay về đời sống tinh thần và thiêng liêng.

Chỉ khi nào sống trong tâm tình biết ơn, ta mới nhìn thấy chiều sáng của cuộc đời. Nếu nhìn quanh, ta sẽ thấy còn bao nhiêu người nghèo đói, thiệt thòi, đau khổ về phần xác và tinh thần. Như vậy phải chăng ta còn được may mắn hơn nhiều người.

Vậy thì để áp dụng thực hành, trong ngày sống, người tín hữu phải dâng lên Thiên Chúa những lời cảm tạ, những cử chỉ tạ ơn. Tạ ơn phải là tâm tình phải có hàng ngày, hàng giờ của người tín hữu. Chẳng hạn tạ ơn Chúa cho một ngày đẹp trời, có nắng ấm dưới bầu trời xanh biếc với những vầng mây trắng điểm tô, thêm gió hiu hiu thổi nhè nhẹ và tiếng chim hót véo von. Tạ ơn Chúa cho một giấc ngủ yên lòng, khiến tâm thần được thanh thản. Cảm tạ Chúa cho một bữa ăn ngon lành. Nhiều người không dám cảm tạ Chúa cho bữa ăn ngon, sợ làm như vậy là mất nhân đức hi sinh hãm mình.

Ði du lịch sang Mĩ, người ta thường nghe thấy hai tiếng cám ơn và xin lỗi trên cửa miệng họ. Một lời mình khen họ về bất cứ chuyện gì, họ cũng cám ơn mình. Sơ ý chạm vào họ, họ cũng xin lỗi mình. Có lẽ năng cám ơn nhau, cũng phải nhắc nhở cho người ta đừng quyên cám ơn Chúa. Khi Chúa Giêsu chữa mười người phong cùi, mà chỉ có một người trở lại cám ơn, mà người ấy lại là người ngoại bang, thì Chúa mới hỏi: Còn chín người kia đâu ? (Lk 17:18).

Nói lời cám ơn thôi có thể chỉ là bôi bác bề ngoài, nếu lời cảm tạ không phát xuất tự đáy lòng hoặc không có việc làm đi theo. Trên một chuyến bay chở hàng giám mục Mĩ sang La mã họp Công Ðồng Vaticanô II, tổng Giám mục Fulton Sheen, một nhà giảng thuyết hùng biện và cự phách trên truyền hình Mĩ, thấy một chiêu đãi viên trẻ đẹp, ghé vào tai cô hỏi có bao giờ cô đã tạ ơn Chúa về sắc đẹp mà Chúa ban chưa? Sau đó cô đến xin ý kiến tổng Giám mục Sheen xem cô nên làm gì để tạ ơn.

Bất chợt không sửa soạn đề nghị cách thế cảm tạ cho cô, mà lại vừa nghe tin Tổng Giám mục Sàigòn xin từ chức để phục vụ người phong cùi tại Di Linh, Ðức Cha Sheen mới đề nghị cô nên sang Việt Nam giúp Ðức Cha Cassaigne phục vụ người cùi ở đây một thời gian để làm dịu bớt những đau khổ và buồn tủi của người xấu số. Thất vọng về lời đề nghị, cô quay ngoắt ra về mà không thèm chào. Ðến năm 1963, báo chí Sàigòn loan tin về một chiêu đãi viên trẻ đẹp, hãng máy bay PANAM Mĩ, tình nguyện sang phục vụ người phong cùi ở trại Di Linh sáu tháng. Nghe tin khi trở về Mĩ, cô này xin vào dòng tu làm Ma Sơ mà tác giả chưa kiểm chứng được.

Thánh lễ theo nguyên tự Hi Lạp Eucharistos có nghĩa là tạ ơn. Người tín hữu thời Giáo hội sơ khai khi đi dâng lễ, họ mang trong tâm tư ý niệm và tâm tình tạ ơn. Ðối với người tín hữu, đến nhà thờ dâng lễ là cách thế tốt nhất để bầy tỏ tâm tình tạ ơn. Vậy tạ ơn Thiên Chúa mà không đến nhà thờ dâng thánh lễ tạ ơn là một thiếu sót lớn, làm mất đi nhiều ý nghĩa của ngày lễ tạ ơn vậy.

Lời cầu nguyện xin cho được sống tâm tình biết ơn:

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh,
Ðấng tạo dựng, cứu chuộc và thánh hoá đời con.
Con xin tạ ơn Chúa về muôn hồng ân Chúa đã ban cho con.
Với đức tin, con tin rằng mọi sự vật con có là do Chúa ban.
Xin dạy con bớt phàn nàn kêu trách
và cho con được nhận thức rằng
sống trong tâm tình biết ơn hằng ngày, hằng giờ, hằng phút
phải là tâm niệm của kẻ thụ ơn. Amen.


Lm Trần Bình Trọng
trongtb@yahoo.com
www.chuanoitadap.net
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 24/11/2009
BIẾN THÀNH CÂY ĐUỐC

N2T


Tân viện trưởng Lot bắt đầu học hỏi nơi cựu viện trưởng Joseph.

- “Thưa cha, con lấy năng lực của con tuân giữ một vài quy định, giữ một vài trai giới, cũng theo ngày để cầu nguyện, suy tư, tĩnh tọa, con cũng tận lực quét sạch những tà niệm trong lòng. Bây giờ, con còn nên làm những gì nữa ?”

Viện trưởng cũ đứng dậy, tay ông ta chỉ lên trời, mười ngón tay đưa ra như mười ngọn đuốc. Ông ta nói:

- “Như thế này, đem toàn bộ con người biến thành ngọn đuốc.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có những người thích uống rượu nên quyết tâm từ bỏ rượu, còn những tính xấu khác thì không chừa bỏ; có những người quyết tâm không nói xấu bôi nhọ người khác, nhưng lại không quyết tâm sửa chữa tính kiêu ngạo của mình; có những người thích chơi bời trai gái nên quyết không phạm những tội điều răn thứ sáu, nhưng lại không bỏ qua những dịp làm cho họ phạm tội ấy...

Quyết tâm chừa bỏ những thói hư nết xấu của mình là điều rất tốt, nhưng chỉ chừa bỏ những nết xấu nổi cộm của mình mà thôi thì chưa đủ, mà cần phải thay đổi toàn thể con người mình, bởi vì cái tay bị đau thì thoàn thể đều đau, cái chân bị nhức nhối thì toàn thân nhức nhối, chứ không thể cái bụng đau mà cái miệng lại cười ha ha vui vẻ...

Ân sủng của Thiên Chúa không chỉ gói trọn trong một chi thể, nhưng trong toàn thể con người gồm linh hồn và thân xác của chúng ta, do đó, cần phải quyết tâm sửa chữa thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình, chứ không chỉ sửa chữa một phần khuyết điểm của mình mà thôi.

Toàn thân trở thành cây đuốc là như thế.

------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 24/11/2009
N2T


21. Nên cẩn thận, không nên vì người khác không đúng mà mất đi sự nhẫn nại của mình, vì như thế thì giống như nhìn thấy người khác ngã trong hố rồi mình cũng nhảy xuống khe núi, phải nói là quá hồ đồ.

(Thánh Bonaventura)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 24/11/2009
N2T


299. Làm tốt nhất hy vọng, chuẩn bị tình trạng xấu nhất, sau đó đối diện với sự thực sắp đến.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH: Thế giới cần vẻ đẹp và Nghệ thuật có thể là một linh đạo
Phụng Nghi
10:03 24/11/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Thế giới cần vẻ đẹp chân chính và các nghệ sĩ có nhiệm vụ đem vẻ mỹ lệ cho con người qua con đường nghệ thuật.

Đó là khẳng định cuối tuần qua của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong buổi triều yết tại Nguyện đường Sistine ở Roma dành cho hơn 250 nghệ sĩ thuộc nhiều quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nhóm người này hoạt động nghệ thuật trong các lãnh vực như ca hát, sáng tác nhạc, viết văn, họa, kiến trúc, điêu khắc, diễn xuất và sản xuất phim ảnh.

Cuộc gặp gỡ được bảo trợ do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, để kỷ niệm 10 năm Lá thư gửi các nghệ sĩ của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, và 45 năm cuộc họp tương tự của Đức giáo hoàng Phaolô VI với những người làm nghệ thuật tại Nguyện đường Sistine.

Đức giáo hoàng Benedict XVI xác nhận “tình thân hữu của Giáo hội đối với thế giới nghệ thuật, một tình thân hữu đã được tăng cường mạnh mẽ theo với thời gian.”

“Thiên Chúa giáo, ngay từ những ngày trong buổi sơ khai đã công nhận giá trị của nghệ thuật và đã khôn ngoan sử dụng ngôn ngữ khác nhau của nghệ thuật để biểu đạt thông điệp cứu độ không hề đổi thay của mình.”

Lý do của buổi họp mặt, theo lời Đức giáo hoàng, là để giúp cho tình thân hữu đó “tiếp tục được đề cao, được yểm trợ, hầu trở thành chân xác và kết quả, thích ứng với những thời kỳ lịch sử khác nhau và chú tâm đến những biến thiên trong các lãnh vực xã hội và văn hóa.

Ngài phát biểu: “Các bạn thân mến, là những nhà nghệ sĩ, các bạn biết rõ rằng cảm nghiệm cái đẹp – cái đẹp chân chính, không chỉ là nhất thời hoặc giả tạo – không bao giờ là một điều bổ sung hay một yếu tố phụ thuộc trong công cuộc chúng ta đi kiếm tìm ý nghĩa cuộc đời và hạnh phúc.”

“Cảm nghiệm về cái đẹp không tách rời chúng ta ra khỏi thực tại, trái lại, dẫn đưa tới cuộc gặp gỡ trực tiếp với thực tế hàng ngày trong cuộc đời thường, giải thoát thực tế đó khỏi tăm tối, biến hình nó, làm nó ngời sáng và xinh đẹp.”

Giá trị khích động

Ngài giải thích rằng “một tác động chủ yếu của vẻ đẹp chân chính là cho con người một “cú sốc” lành mạnh, kéo con người ra khỏi bản thân, đẩy con người ra khỏi nhẫn nhục và khỏi thoả mãn với nhàm chán buồn tẻ.

Tác động đó có thể làm cho con người đau khổ, “xuyên qua con người như một mũi phi tiêu, nhưng làm thế, nó “đánh thức con người chỗi dậy, mở ra đôi mắt tươi mát của trái tim và trí óc, ban cho con người đôi cánh, mang con người lên cao.”

“Vẻ đẹp gây cho ta sững sờ, nhưng làm thế để nhắc nhở chúng ta về định mệnh chung cuộc của mình, đem chúng ta trở lại con đường đã đi, đổ tràn đầy niềm hy vọng mới mẻ, cho chúng ta can đảm sống trọn vẹn quà tặng độc đáo là cuộc đời.”

“Hành trình đi tìm cái đẹp mà tôi mô tả ở đây rõ rệt không phải là trốn chạy vào phi lý hoặc chỉ vào thị hiếu thẩm mỹ.

“Tuy vậy, quá nhiều khi vẻ đẹp lôi cuốn chúng ta lại là ảo ảnh và phỉnh lừa, hời hợt và mù quáng, làm cho người xem lóa mắt; thay vì đem con người ra khỏi chính mình và mở ra những chân trời tự do đích thực khi đưa con người lên cao, nó lại giam hãm con người trong chính bản thân, và hơn nữa còn bắt con người làm nô lệ, tước đoạt đi hy vọng và niềm vui.

“Đó là một vẻ đẹp quyến rũ nhưng giả trá, khơi động nhục dục, ý muốn có uy lực, muốn chiếm đoạt và khuất phục người khác, đó là một vẻ đẹp chẳng mấy chốc biến thành đối nghịch với nó, trong bộ dạng tục tĩu, vi phạm đạo đức hoặc khích động những điều vu vơ.

Trái lại, vẻ đẹp chân chính “giải thoát sự khát khao của trái tim con người, ham muốn sâu xa được hiểu biết, được yêu thương, được tiến về Tha nhân, được đạt tới Cõi khác.”

“Nếu công nhận rằng vẻ đẹp làm cảm động chúng ta mật thiết, gây những vết thương, mở to đôi mắt chúng ta, thì chúng ta sẽ tái khám phá ra niềm vui được trông thấy, được có khả năng nắm bắt ý nghĩa sâu xa của cuộc sống, Huyền nhiệm trong đó chúng ta là một thành phần; từ Huyền nhiệm này chúng ta có thể có được tràn đầy, hạnh phúc, nhiệt tâm để dấn thân mỗi ngày.”

Tính siêu việt

“Vẻ đẹp, dù là của vũ trụ tự nhiên hay được biểu hiện trong nghệ thuật, chính vì mở ra và làm rộng lớn chân trời hiểu biết của con người, đưa con người ra bên ngoài chính nó, mang con người đối diện với vực thẳm của Vô cùng, có thể trở thành con đường dẫn tới siêu nghiệm, tới Huyền nhiệm chủ yếu, tới Thiên Chúa.”

Do đó, mọi hình thái nghệ thuật “có thể mang tính chất tôn giáo và vì thế trở thành con đường tâm linh và phản ảnh nội tại sâu xa.”

Đức thánh cha khuyến khích các nghệ sĩ: “Các bạn là những người chăm sóc cái đẹp.”

“Nhờ ở tài năng, các bạn có cơ hội nói thẳng vào tâm hồn nhân loại, tiếp xúc được với cảm quan của cá nhân và đoàn thể, khơi dậy mộng mơ và hy vọng, mở rộng những chân trời hiểu biết và dấn thân của con người.

“Vậy thì hãy biết ơn vì những quà tặng các bạn đã nhận được và ý thức đầy đủ về nhiệm vụ lớn lao của các bạn là truyền đạt vẻ đẹp, truyền đạt trong và qua vẻ đẹp!

“Qua nghệ thuật của các bạn, chính các bạn trở thành những sứ giả và chứng nhân niềm hy vọng cho nhân loại!”

“Đừng sợ phải tiến gần đến nguồn gốc nguyên thủy và chung cục của vẻ đẹp, đi vào đối thoại với các tín hữu, với những người, giống như các bạn, coi mình là những kẻ lữ hành ở thế giới này và ở trong lịch sử tiến về Vẻ đẹp bất tận.”

“Đức tin chẳng hề lấy đi điều gì khỏi thiên tài hay nghệ thuật của các bạn, trái lại còn tán dương và nuôi dưỡng, khuyến khích tài năng và nghệ thuật đó vượt qua ngưỡng cửa để chiêm ngắm, với vẻ sững sờ và cảm xúc, cái mục tiêu chung cục và dứt khoát, đó là mặt trời không lặn, mặt trời chiếu sáng giây phút hiện tại này đây và biến đổi nó thành mỹ lệ.”
 
Cách thích thú nhất để vươn tới Thiên Chúa
Vũ Văn An
18:34 24/11/2009
Liên tiếp trong mấy ngày qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã hai lần đề cập tới chủ đề thẩm mỹ, như phương cách thích thú nhất để vươn tới Thiên Chúa. Lần đầu là ngày 18 tháng 11, ngài nói tới vẻ đẹp của các nhà thờ chính tòa Âu Châu Trung Cổ, xây theo hai lối kiến trúc Rôman và Gôtích.

Nhiệt tình nghệ thuật của Kitô Giáo Trung Cổ

Theo Đức Thánh Cha, thời Trung Cổ, “đức tin Kitô Giáo không những chỉ khai sinh ra các kiệt tác về thần học, tư duy và đức tin, nó còn gợi hứng cho một trong những sáng tạo nghệ thuật cao cả nhất của nền văn minh phổ quát, tức các nhà thờ chánh toà, vinh quang thực sự của Kitô Giáo Trung Cổ. Thực thế, trong gần 3 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ 11, Âu Châu đã được chứng kiến một nhiệt tình nghệ thuật phi thường. Một nhà biên niên sử đã mô tả niềm hứng khởi và sự cần cù của thời đó như sau: ‘Việc đã xẩy ra là cả thế giới, nhất là tại Ý và Pháp (Gaul), các nhà thờ bắt đầu được tái thiết, dù nhiều nhà thờ vì còn tốt nên đâu cần phải tái thiết. Dường như các làng đang đua tranh nhau; dường như cả thế giới muốn rũ bỏ các rách rưới của mình để mặc lấy mầu áo trắng tinh của các nhà thờ mới mẻ. Tóm lại, lúc ấy hầu như mọi nhà thờ chánh tòa, đại đa số các nhà thờ đan viện, và ngay những ngôi nhà nguyện ở làng thôn cũng đều được các tín hữu trùng tu tái thiết’” (Rodolfo el Glabro, Historiarum 3,4).

Các yếu tố

Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới một vài yếu tố góp phần vào việc tái sinh nền kiến trúc tôn giáo nói trên. Trước nhất là các điều kiện lịch sử thuận lợi hơn như nhiều an ninh chính trị hơn, kèm theo gia tăng nhân số liên tục và việc phát triển từ từ các đô thị, trao đổi thương mãi và thịnh vượng. Đàng khác, các kiến trúc sư càng ngày càng khám phá ra nhiều giải pháp kỹ thuật công phu hơn để gia tăng kích thước các tòa nhà, đồng thời bảo đảm độ bền cứng và nét uy nghi của chúng. Tuy nhiên, chính nhờ lòng sốt sắng thiêng liêng cũng như nhiệt tình của phong trào đan viện lúc ấy đang cực thịnh mà các nhà thờ đan viện đã được xây lên, trong đó phụng vụ được cử hành một cách xứng đáng và trang trọng, các tín hữu có thể hiện diện ở đấy để cầu nguyện và thưởng lãm di tích các thánh. Các nhà thờ này trở thành vô số các địa điểm hành hương.

Nhà thờ kiểu Rôman (romanesque)

Và thế là nhà thờ kiểu Rôman được khai sinh. Đặc điểm của nó là phát triển theo chiều dọc, dọc theo gian giữa để chứa được nhiều tín hữu. Đây là những nhà thờ vững chắc, với tường dầy, những mái vòm bằng đá và những đường nét đơn giản, có tính chủ yếu.

Đức Thánh Cha cho hay: điều mới lạ trong lối kiến trúc này là việc du nhập các tượng điêu khắc. Vì nhà thờ theo lối Rôman là nơi cho các đan sĩ cầu nguyện và cho tín hữu thờ phượng, nên các tượng điêu khắc không cần phải đạt tới sự hoàn hảo về kỹ thuật, mà nhằm mục đích giáo dục trước nhất. Cho nên điều cần là phải gợi lên trong tâm hồn tín hữu những ấn tượng cũng như xúc cảm mạnh mẽ thúc đẩy họ xa lánh sự ác và sự xấu để thực hành nhân đức, sự thiện. Chủ đề quen thuộc thường diễn tả Chúa Kitô như Quan Tòa Phổ Quát, được các nhân vật trong mạc khải bao quanh. Nói chung, mặt tiền các nhà thờ thường có các bức điêu khắc này để nhấn mạnh rằng Chúa Kitô chính là cửa dẫn người ta vào thiên đàng. Bước qua ngưỡng cửa một tòa nhà thánh thiêng như thế, tín hữu như bước vào một không gian và một thời gian khác hẳn với ngày thường. Người nghệ sĩ hy vọng rằng những ai tin vào Chúa Kitô tối cao, công chính và nhân hậu, khi tiến qua chiếc cửa nhà thờ sẽ dự ứng được niềm hạnh phúc trường cửu lúc cử hành phụng vụ và làm việc đạo đức bên trong nhà thờ ấy.

Nhà thờ Gôtích

Thế kỷ 12 và thế kỷ 13, bắt đầu tại miền Bắc nước Pháp, đã phát sinh ra lối kiến trúc khác gọi là Gôtích. Kiểu kiến trúc mới này có hai đặc điểm so với kiểu Rôman: lực ép theo chiều thẳng đứng và độ sáng cao (luminosity). Các nhà thờ chính tòa theo kiểu Gôtích cho thấy một tổng hợp giữa đức tin và nghệ thuật được hài hòa phát biểu bằng một ngôn ngữ cái đẹp phổ quát và hết sức thích thú, cho đến tận nay vẫn khiến người ta trầm trồ khen ngợi. Nhờ việc áp dụng các mái vòm nhọn, được những cây cột vững chắc đỡ, người ta đã có thể nâng chiều cao các nhà thờ này lên một cách đáng kể. Cái hướng tiến lên cao ấy, lên cao đến tuyệt đỉnh ấy, chính là lời mời người ta cầu nguyện và đồng thời chính nó cũng là một lời cầu nguyện rồi. Như thế, nhà thờ theo lối Gôtích muốn dùng các đường nét kiến trúc của mình mà diễn tả được các linh hồn đang khao khát gặp Thiên Chúa. Mặt khác, với các giải pháp kỹ thuật mới, các tường chung quanh nhà thờ có thể được chọc thủng và được trang trí bằng những cửa sổ kính mầu đẹp đẽ. Các cửa sổ này, thực tế, đã biến thành những khuôn mặt sáng rực vĩ đại, hết sức thích hợp để dạy dỗ người ta về đức tin. Trên những tấm kính mầu ấy, người ta lần lượt thuật lại cuộc đời các thánh, một dụ ngôn hay một biến cố Thánh Kinh nào đó. Từ những chiếc cửa sổ kính mầu này, cả một nguồn ánh sáng chiếu xuống tín hữu để kể cho họ cả một lịch sử ơn cứu rỗi và mời gọi họ bước vào lịch sử ấy.

Một điểm son nữa của các nhà thờ Gôtích là: trong việc xây dựng và trang trí chúng, cộng đồng Kitô Giáo và cộng đồng dân chính cùng tham dự một cách khác nhau nhưng phối hợp với nhau; người nghèo cũng như người quyền thế, người dốt nát cũng như người học rộng, tất cả cùng góp phần, vì trong ngôi nhà chung này, mọi tín hữu cùng được dạy dỗ về đức tin. Điêu khắc Gôtích còn làm nhà thờ kiểu này thành “cuốn Thánh Kinh bằng đá”, diễn tả các tình tiết khác nhau của Phúc Âm và minh họa các nội dung của Năm Phụng Vụ từ Lễ Giáng Sinh tới lễ Chúa Lên Trời. Cũng trong lối kiến trúc này, người ta còn nhấn mạnh tới nhân tính của Chúa Giêsu và cuộc thương khó của Người, bằng cách mô tả chúng một cách hết sức hiện thực: Đấng Kitô chịu đau khổ (Christus patiens) trở thành hình ảnh được mọi người yêu thích và có khả năng linh hứng lòng đạo đức và lòng thống hối. Cũng không thiếu các nhân vật thuộc Cựu Ước mà tích truyện đã trở thành quen thuộc với tín hữu đến độ họ năng lui tới các nhà thờ này để có dịp được chiêm ngưỡng những con người được họ coi thuộc cùng một lịch sử cứu độ chung. Với các khuôn mặt đầy thẩm mỹ, dịu hiền, thông minh, nền điêu khắc Gôtích của thế kỷ 13 đã cho thấy một lòng đạo đức rất vui tươi hạnh phúc và thanh bình, bắt nguồn từ một lòng sùng kính con thảo đối với Mẹ Thiên Chúa, Đấng đôi lúc được mô tả như một người đàn bà trẻ, tươi cười và đầy tình mẫu tử và chủ yếu được trình bày như nữ vương trời và đất, đầy quyền năng và lòng nhân hậu.

Các tín hữu đua nhau tới các nhà thờ chính tòa kiểu Gôtích muốn tìm thấy nơi chúng các biểu thức nghệ thuật có thể nhắc họ nhớ tới các thánh, nghĩa là những gương mẫu cho cuộc sống Kitô Giáo và là những người cầu bầu cho họ trước mặt Thiên Chúa. Ngoài ra cũng có những biểu lộ có tính “thế tục” nữa; bởi thế, mà đó đây, đã có những bức diễn tả việc làm ở ngoài đồng, trong khoa học và cả trong nghệ thuật nữa. Tại nơi cử hành phụng vụ này, quả mọi sự đều được quy hướng về và được dâng lên cho Thiên Chúa. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa từng được gán cho các nhà thờ Gôtích, chỉ cần xem sét bản văn khắc trên cửa chính nhà thờ Thánh Denis tại Paris: “Hỡi khách qua đường, người đang muốn ca ngợi vẻ đẹp của chiếc cửa này, bạn đừng nên chóa mắt vì vàng bạc hay nét lộng lẫy của nó, mà là bởi công việc vất vả tạo ra nó. Ở đây sáng lên một công trình danh tiếng, nhưng ước chi các tầng trời cho phép công trình danh tiếng vốn sáng láng này làm cho các tâm trí sáng lên, để nhờ các chân lý sáng láng, họ sẽ tiến bước về phía ánh sáng chân thật, nơi Chúa Kitô mới là cửa thật”.

Hai bài học

Từ những ngôi nhà thờ trên, Đức Thánh Cha rút ra hai bài học. Trước nhất, ngài nói đến gốc gác Kitô Giáo của Âu Châu. Ngài bảo: “Người ta không thể hiểu được các công trình nghệ thuật phát sinh từ Âu Châu trong các thế kỷ trước đây, nếu họ không xem sét tới linh hồn tôn giáo từng linh hứng cho chúng”. Đối với ngài, cuộc gặp gỡ của đức tin với nghệ thuật đem đến một hoà điệu sâu sắc. “Vì cả hai đều có thế và đều muốn ca tụng Thiên Chúa, qua việc làm cho Đấng Vô Hình thành hữu hình”.

Thứ hai, Đức Thánh Cha cho rằng hai kiểu nhà thờ trên chính là “con đường thẩm mỹ, một con đường ưu hạng và thích thú để ta vươn tới Mầu Nhiệm Thiên Chúa”.

Ngài nói: “Cái đẹp là gì khiến các văn sĩ, các thi sĩ, các nhạc sĩ và các họa sĩ phải chiêm ngưỡng và diễn dịch qua ngôn ngữ của họ, nếu không phải là sự phản chiếu ánh quang chói lọi của Lời Vĩnh Cửu đã thành nhục thể”.

Rồi Đức Thánh Cha trích dẫn Thánh Augustinô để quả quyết rằng vẻ đẹp tạo vật hướng tinh thần ta tới chính Đấng Đẹp Đẽ: “Hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hãy hỏi vẻ đẹp của biển khơi, hãy hỏi vẻ đẹp của không khí dư đầy và tản mác. Hãy hỏi vẻ đẹp của bầu trời, hãy hỏi trật tự các vì sao, hãy hỏi mặt trời đang rạng rỡ chiếu sáng ban ngày; hãy hỏi mặt trăng đang êm dịu soi sáng màn đêm. Hãy hỏi các thú vật đang bơi lội trong nước, đang di chuyển trên đất, đang bay trên trời: linh hồn thì dấu ẩn, thể xác thì trưng bày; thể hữu hình tự để mình được hướng dẫn, thể vô hình giữ vai trò hướng dẫn.

“Hãy hỏi chúng mà xem! Chúng sẽ đồng loạt trả lời bạn rằng: Hãy nhìn vào chúng tôi đây, chúng tôi đẹp xiết bao! Vẻ đẹp của chúng làm chúng được người ta biết tới. Cái vẻ đẹp hay thay đổi ấy, ai tạo nên nó nếu không phải Đấng Hoàn Mỹ Không Bao Giờ Thay Đổi?” (Sermo CCXLI, 2: PL 38, 1134)

Đức Thánh Cha kết thúc phần trình bày bằng cách cầu xin “Chúa giúp chúng ta tái khám phá con đường của cái đẹp như là một trong những con đường, có lẽ quyến rũ nhất và thích thú nhất, giúp ta có khả năng tìm thấy và yêu mến Thiên Chúa.

Thế giới cần cái đẹp

Lần thứ hai Đức Thánh Cha đề cập đến chủ đề thẩm mỹ là ngày 21 tháng 11, nhân cuộc gặp gỡ với 250 nghệ sĩ tại Nhà Nguyện Sistine. Nhóm nghệ sĩ này thuộc nhiều quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Họ là ca sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, kiến trúc sư, điêu khắc gia, kịch sĩ và nhà sản xuất phim ảnh, những người được Đức Thánh Cha cho là “không giản lược các chân trời hiện sinh vào các thực tại chỉ có tính vật chất, vào cái nhìn rút gọn và tầm thường hóa”. Ngài quả quyết rằng thế giới đang rất cần cái đẹp chân thực và các nghệ sĩ có trách nhiệm đem cái đẹp ấy đến cho mọi người. Cuộc gặp gỡ này được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa bảo trợ để kỷ niệm 10 năm việc Đức GH Gioan Phaolô II gửi thư cho các nghệ sĩ, và 45 năm việc Đức GH Phaolô VI gặp gỡ các nghệ sĩ cũng tại Nhà Nguyện Sistine này.

Đức Bênêđíctô XVI quả quyết rằng xưa nay vốn có một “tình thân hữu giữa Giáo Hội với thế giới nghệ thuật, một tình thân hữu ngày càng được củng cố với thời gian. Từ những ngày đầu tiên, Kitô Giáo vốn đã nhìn nhận giá trị của nghệ thuật và đã khôn ngoan sử dụng ngôn ngữ đa dạng của nó để nói lên sứ điệp cứu rỗi bất biến của mình”.

Theo Đức Thánh Cha, lý do của cuộc gặp gỡ này là để giúp cho tình thân hữu kia “được liên tục cổ vũ và hỗ trợ để nó trở nên chân thực và nhiều hiệu quả, biết thích ứng với các giai đoạn khác nhau của lịch sử và biết chú tâm tới các biến đổi xã hội và văn hóa”

Ngài cho rằng: "trong tư cách nghệ sĩ, các bạn biết rõ rằng cảm nghiệm về cái đẹp, cái đẹp chân thực, không hề có tính nhất thời hay giả tạo, không hề là yếu tố phụ thuộc hay đệ nhị đẳng trong cuộc tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc của ta”. Theo ngài, cảm nghiệm cái đẹp không làm ta xa cách thực tại; trái lại, nó dẫn ta tới cuộc gặp gỡ trực tiếp với thực tại hàng ngày của cuộc sống, giải thoát thực tại ấy khỏi bóng tối, hiển dung nó, làm nó rạng rỡ và xinh đẹp.

Giá trị làm ta sửng sốt

Đức Thánh Cha cho rằng chức năng chủ yếu của cái đẹp chân thực là mang lại cho con người một sự sửng sốt lành mạnh, lôi kéo con người ra khỏi chính họ, giật mạnh họ ra khỏi nhẫn nhục, không còn hài lòng với sự nhàm chán. Tuy nhiên, nó có thể làm cho con người đau khổ, nó “có thể đâm thâu qua con người như một mũi tên, nhưng nhờ làm thế, nó đã làm con người thức tỉnh, mở mắt trái tim và trí khôn như mới cho con người, mang cánh lại cho con người bay bổng lên cao”.

Ngài quả quyết: “cái đẹp có thể trừng phạt ta trong chốc lát, nhưng nhờ làm thế, nó nhắc ta nhớ tới số phận sau cùng của mình, nó đặt ta trở lại con đường của ta, giúp ta đầy hy vọng mới, cho ta can đảm để sống trọn hồng ân sự sống hết sức độc đáo”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm: “Việc tìm kiếm cái đẹp mà tôi diễn tả ở đây rõ ràng không muốn nói tới việc chạy trốn vào cõi phi lý hay vào chủ nghĩa duy thẩm mỹ. Ấy thế nhưng, cái đẹp đang được áp đặt lên chúng ta rất thường khi lại chỉ có tính ảo giác và lừa đảo, phiến diện và làm mù quáng, khiến con người ra chóa mắt; thay vì đem họ ra khỏi chính họ và mở cho họ các chân trời tự do thực sự nhờ đưa họ lên cao, cái đẹp ấy đã giam hãm họ ngay bên trong họ và nô lệ hóa họ, cướp mất mọi hy vọng và niềm vui của họ. Cái đẹp rù quyến nhưng giả hình là cái đẹp chỉ biết khơi lên dục vọng, khơi lên tham vọng thống trị, tham vọng chiếm hữu và đè bẹp người khác; cái đẹp đó chẳng chóng thì chày sẽ biến thành điều đối nghịch với nó, mang theo sự giả trang của khiếm nhã, của xúc phạm và tự do khiêu khích”.

Ngược lại, theo Đức Thánh Cha, cái đẹp chân thực “giải phóng các khát vọng trong trái tim con người, giải phóng thèm khát sâu sắc được biết, được yêu, được đi tới Đấng Khác, vươn tới Đấng Ở Bên Kia. Nếu ta biết nhìn nhận rằng cái đẹp tác động đến ta một cách thân thiết, làm ta bị thương, mở mắt cho ta, thì ta sẽ tìm lại được niềm vui nhìn thấy, có khả năng nắm được ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời, nắm được Mầu Nhiệm mà chúng ta vốn là thành phần; từ Mầu Nhiệm này, ta sẽ rút được sự viên mãn, niềm hạnh phúc, niềm say mê dấn thân vào nó mỗi ngày”.

Siêu việt

Đức Bênêđíctô XVI còn đi xa hơn bằng cách cho rằng: “cái đẹp, bất kể là cái đẹp trong thế giới tự nhiên hay cái đẹp do nghệ thuật mô tả, nhưng chỉ vì đã mở ra và làm rộng các chân trời cho ý thức nhân bản, thẩy đều làm chúng ta hướng ra quá con người của mình, đem chúng ta đối diện với cõi Vô Hạn mênh mông, trở thành đường dẫn tới cõi siêu việt, tới Mầu Nhiệm tối hậu, tới Thiên Chúa”. Như thế, nghệ thuật dưới mọi hình thức, “có thể mặc lấy một phẩm tính tôn giáo, nhờ đó tiến vào được nẻo đường dẫn tới suy tư và linh đạo nội tâm sâu sắc”.

Để kết luận, Đức Thánh Cha khích lệ các nghệ sĩ, gọi họ là “những người gìn giữ cái đẹp. Nhờ tài năng của mình, các bạn có cơ hội nói với trái tim nhân loại, tác động trên sự nhạy cảm cá nhân cũng như tập thể, tạo nên ước mơ và hy vọng, mở rộng các chân trời hiểu biết và dấn thân đầy nhân bản. Như thế, các bạn hãy biết ơn về các khả năng mình đã nhận được và ý thức trọn vẹn được trách nhiệm vĩ đại của mình trong việc thông truyền cái đẹp, thông truyền trong và qua cái đẹp! Qua nghệ thuật của mình, các bạn quả là những sứ giả và chứng nhân hy vọng cho nhân loại”.

Ngài kêu gọi các nghệ sĩ “đừng sợ tiến vào nguồn trước hết và sau cùng của cái đẹp, tiến vào cuộc đối thoại với những người có đức tin, với những ai, như các bạn, tự coi mình như người hành hương trên dương thế và trong lịch sử đang tiến về Cái Đẹp vô hạn! Đức tin không làm thiên tài hay nghệ thuật của các bạn mất bất cứ điều gì. Trái lại, nó nâng cao chúng, nuôi dưỡng chúng, khích lệ chúng vượt qua ngưỡng cửa để say mê và đầy cảm xúc chiêm ngưỡng mục tiêu tối hậu và dứt khoát, mặt trời không bao giờ lặn, mặt trời luôn chiếu sáng giây phút hiện tại và làm nó ra xinh đẹp”.

Phản ứng của các nghệ sĩ

Nói chung, phản ứng của 250 nghệ sĩ quốc tế đối với cuộc gặp mặt trên rất tích cực. Họ coi cuộc gặp gỡ này như một bước tiến nữa của Giáo Hội Công Giáo nhằm tiếp cận thế giới của họ, như nhận định của nhà đạo diễn phim người Ba Lan, Ông Krzysztof Zanussi. Ông này cho rằng: các nghệ sĩ kỳ vọng Giáo Hội sẽ làm nhiều hơn nữa để gặp gỡ thế giới giải trí, thế giới nghệ thuật. Tuy nhiên, ông ca ngợi những lời hay ý đẹp của Đức Thánh Cha nhằm khai mở nhiều đối thoại hơn, nhiều cởi mở hơn, nhiều hiểu biết hơn giữa Giáo Hội và thế giới nghệ thuật. Ông cho rằng thái độ của Đức Thánh Cha trong lãnh vực này khá thực tiễn. Bởi thế giới “nghệ thuật ngày nay đang sa sút” vì đã không còn tự hạn chế mình.

Zanussi nhận định rằng Giáo Hội không hạn chế tự do, nhưng nghệ thuật cần linh hứng. Sở dĩ ngày nay nó nghèo nàn là vì nó không được chiều kích thiêng liêng gợi hứng.

Theo Pupi Avati, nhà đạo diễn phim người Ý, cuộc gặp gỡ này đã mang lại kết quả hết sức phi thường. Ông bảo trước đây, giống như ông, nhiều người chỉ dám mong một cuộc gặp gỡ giữa các nghệ sĩ ít nhiều thuộc cùng một tôn giáo, một tín ngưỡng. Không ngờ, nay lại được gặp các nghệ sĩ quốc tế thuộc đủ mọi xu hướng. Các nghệ sĩ này tới đây không hẳn để hợp tác với nhau, nhưng đúng hơn để đối thoại. Điều ấy vượt ngoài kỳ vọng của họ.

Zaha Hadid, kiến trúc sư nổi tiếng thế giới và là người Iraq cũng có cùng một nhận định. Bà nói bà hy vọng đây là bước đầu để đối thoại, đúng lúc để bàn tới những chủ đề do Đức Giáo Hoàng nêu ra.

Văn sĩ người Ý, Susanna Tamaro, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chiều kích siêu việt mà Đức Bênêđíctô XVI đã dành cho cái đẹp vì “đối với những người không có đức tin, thật khó mà nói về hy vọng trong lúc này”.

Nhà đạo diễn phim người Do Thái, Ông Samuel Maoz, người từng lãnh giải thưởng tại Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế tại Venice nhờ cuốn phim “Lebanon”, đã phát biểu rằng: “Tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng vốn nói rất nhiều chữ ‘không’ đối với hận thù và chiến tranh, và đã nói chữ ‘có’ vĩ đại đối với tình yêu và nghệ thuật”.

Nên biết thêm: trong cuộc triển lãm nghệ thuật hai năm một lần sắp được tổ chức tại Venice năm 2011, lần đầu tiên Tòa Thánh sẽ có một gian hàng ở đó.
 
Việt Nam: Đức Thánh Cha Benedict XVI kính chào nhân chứng đức tin nơi Chúa Kitô của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Bùi Hữu Thư
20:52 24/11/2009
Rôma, Thứ ba ngày 24 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI kính chào nhân chứng đức tin nơi Chúa Kitô của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nhân dịp Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam được khai mạc hôm nay, vào ngày lễ các Thánh Tử Đạo.

Năm Thánh được khai mạc với buổi chầu Thánh Thể tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, vào dịp kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đại diện tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, trước sự hiện diện của các Đức Hồng Y Roger Etchegaray, Chủ Tịch Danh Dự Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Anrê XXIII, Tổng Giám Mục Ba Lê và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, và Bernard Law, Tổng Giám Mục Danh Dự của Boston.

Năm Thánh này đã được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tuyên bố có chủ đề là: “Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: mầu nhiệm, hiệp thông và mục vụ.”

Đức Thánh Cha đã nhắc đến Năm Thánh này ngày 27 tháng 7 vừa qua, trong bài diễn từ với các giám mục Việt Nam về Rôma tham dự ad limina.

Đức Thánh Cha đã tuyên bố: “Giáo Hội Việt Nam đang chuẩn bị để kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt nam. Việc cử hành này được đánh dấu đặc biệt bởi Năm Thánh 2010, có thể giúp cho Giáo Hội Việt Nam chia sẻ đức tin một cách nhiệt thành và hân hoan với tất cả mọi người dân Việt bằng cách tái thiết các công trình truyền giáo.”

Đức Thánh Cha tiếp, “Vào dịp này, dân Chúa phải được mời gọi để tạ ơn về quà tăng là đức tin nơi Đức Giêsu Kitô. Quà tặng này đã được tiếp nhận cách quảng đại, sống và làm nhân chứng bởi rất nhiều vị tử đạo, đã muốn tuyên xưng sự thật và tính cách hoàn vũ của đức tin nơi Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhân chứng này tại toàn thế địa lục khi ngài nói: “Theo nghĩa này, chứng nhân cho Chúa Kitô là một dịch vụ cao cả Giáo Hội có thể tặng cho Việt Nam và cho tất cả mọi dân nước Á Châu, vì đáp ứng việc tìm kiếm sâu rộng sự thật và các giá trị đảm bảo sự phát triển toàn diện con người (xem Giáo Hội tại Á Châu.)”

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiệp thông giữa các giám mục: “Trước nhiều thách đố những chứng nhân này phải đối phó hiện nay, một sự hợp tác chặt chẽ hơn rất cần thiết giữa các giáo phận khác nhau, giữa các giáo phận và các dòng tu, và cả giữa các nhà dòng nữa.”

Đức Thánh Cha chưa chính thức trả lời mời viếng thăm Việt Nam của vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
 
Top Stories
Wietnam: Święty Jubileusz i rezygnacja biskupa (tiếng Ba Lan)
Info.wiara.pl
05:49 24/11/2009
Ponad 100 tysięcy katolików uczestniczyło w uroczystości otwarcia Świętego Jubileuszu, a w całym kraju równocześnie odprawiano msze święte – donosi portal vietcatholic.net. - Radość zakłóciła jednak wiadomość, że arcybiskup Hanoi pod naciskiem komunistycznych władz złożył na ręce papieża rezygnację z urzędu.

Eustaquio Santimano Photo: Świętego Jubileuszu. W 2010, So Kien

Katedra św. Józefa w Hanoi, Wietnam
W poniedziałek 23 listopada wieczorem, w wigilię wspomnienia Świętych męczenników Andrzeja Dung-Lac, kapłana, i Towarzyszy w So Kien w Wietnamie rozpoczęły się uroczystości Świętego Jubileuszu. W 2010 roku mija 350 lat odkąd ustanowiono w tym kraju dwa pierwsze wikariaty apostolskie Północnego i Południowego Wietnamu (1659-2009) i 50 lat od ustanowienia w Wietnamie stałej struktury kościelnej.

W ceremonii otwarcia wzięli udział kard. Roger Marie Elie Etchegaray, wicedziekan Kolegium Kardynałów, kardynałowie z Europy i USA: Andre Armand Vingt-Trois i Bernard Francis Law oraz arcybiskup Sajgonu kard. Jean Baptiste Pham Minh Man. W So Kien pojawili się biskupi ze wszystkich wietnamskich diecezji, 1200 księży i blisko 120 tysięcy wiernych z północnych diecezji kraju.

Uroczystości rozpoczęła procesja z relikwiami męczenników wietnamskich, którą poprowadził bp Piotr Nguyen Van Nhon. Przypomniano przy tym historię wietnamskiego Kościoła, znaczoną krwią męczenników. W latach 1625-1886 w tym kraju podpisano 53 edykty nakazujące prześladowanie chrześcijan. W ich wyniku ucierpiało około 130 tys. osób. 117 męczenników wietnamskich kanonizował w czerwcu 1988 roku Jan Paweł II. Ta ceremonia– jak przypomina vietcatholic.net - została oprotestowana przez komunistyczne władze Wietnamu.

Po procesji rozpoczęła się Msza św., Kardynałów i biskupów oraz honorowych gości powitał abp Hanoi Józef Ngo Quang Kiet. Po Mszy rozpoczęła się Noc Otwarcia. Świętowanie trwało do rana.

Ceremonię szeroko nagłośniły także oficjalne media, prezentując ją jako „jednoznaczny dowód” prowadzenia przez rząd polityki wolności religijnej.

Jednocześnie jednak niedawno zasmuciła wietnamskich katolików wiadomość o złożeniu przez arcybiskupa Hanoi rezygnacji z urzędu, oficjalnie uzasadniona stanem zdrowia. Faktycznie - jak wyjaśnia vietcatholic.net abp Józef Ngo Quang Kiet ma zaledwie 57 lat, a rezygnacja jest wynikiem nacisku komunistycznych władz i stwarzanych utrudnień w posłudze duszpasterskiej. Punktem zapalnym w relacjach z władzami jest sprawa własności kościelnej.

Wiadomość o rezygnacji sprawiła, że w uroczystość Chrystusa Króla w katedrze w Hanoi pojawiły się tysiące ludzi. Mszę św. wraz z arcybiskupem koncelebrował kard. Roger Etchegaray, wicedziekan Kolegium Kardynałów, który wygłosił homilię i przemówienie. Na uczestnikach wielkie wrażenie zrobił gest kardynała, który uroczyście przekazał arcybiskupowi Hanoi swój pastorał, stwierdzając, że nie chce go zabierać ze sobą do Rzymu.

Jak odnotowuje vietcatholic.net, jeszcze w klika godzin po liturgii grupki katolików dyskutowały przed katedrą o znaczeniu gestu. Niektórzy interpretowali go jako symboliczne poparcie Rzymu dla arcybiskupa Hanoi. Gorąca dyskusja trwała także w Internecie, a niektórzy przypominali, że kard. Etchegaray jest watykańskim wysłannikiem do spraw trudnych i reprezentował już Stolicę Apostolską w takich krajach jak Burundi, Chiny, Timor Wschodni czy właśnie Wietnam.

http://info.wiara.pl/doc/371194.Wietnam-Swiety-Jubileusz-i-rezygnacja-biskupa

see: VietCatholic Dark cloud hovering the grand opening ceremony of Holy Jubilee in Vietnam
 
Thousands of candles illuminate the opening of the Jubilee of the Vietnamese Church
Asia-News
07:55 24/11/2009
The ceremony on the day the Church commemorates the 117 Vietnamese martyrs canonized by Pope John Paul II. Great festival is overshadowed by rumours of resignation submitted by the archbishop of Hanoi, the subject of a government slander campaign, to the Pope.

Hanoi (AsiaNews) - Candles carried by tens of thousands of faithful (in photo) last night illuminated the town of Kien Khe where the Jubilee of the Church of Vietnam was officially opened. A long procession led by Msgr. Peter Nguyen Van Nhon, president of the Episcopal Conference of Vietnam, followed by thirty bishops from 26 dioceses in the country, 250 priests and 600 religious in Vietnam, along with Cardinal Roger Etchegaray, vice-dean of the College of Cardinals, former president of the Pontifical Council for Justice and Peace, Andre Vingt-Trois, archbishop of Paris and Bernard Law, former archbishop of Boston, now head of the basilica of Saint May Major in Rome. Guests included the Bishop of Orange, Msgr. Tod Brown, Father Jean-Baptiste Etcharen, Superior of the Missions Etrangères de Paris (MEP) and priests who came from Europe and the United States.

At 17:30 the long procession recalled the 117 Vietnamese martyred saints, commemorated in the feast day. They are part of the approximately 130 thousand Christians who have lost their lives in 261 years, between 1625 and 1886, during which there were 53 "Edicts of persecution of Christians". The 117 martyred saints included 96 Vietnamese, 11 Spanish Dominicans and 10 members of the Missions Etrangères de Paris. Beatified on four occasions by Pope Leo XIII, Pius X and Pius XII, they were canonized as one group by Pope John Paul II in 1988. The same pope, in 2000, beatified another young Vietnamese Martyr, Andrew Phu Yen.

The memorial of their sacrifice was chosen as the eve of the opening of a year that will highlight the 350 years since the establishment because of the first two dioceses in the country, Dang Trong and Dang ngoai (the North and South Vietnam) and, as the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, said "It is especially a major event for the Vietnamese Church: 50 years (1960-2010) of the Episcopal Conference.

"Vietnamese Catholics - said Msgr. Kiet - should be grateful to the missionaries who sacrificed their lives to bring us the gifts of the Faith. I feel pride and gratitude for our ancestors who sacrificed their lives to keep the gift. As the Gospel says: 'If a grain of wheat falls to the ground and does not die, it remains alone, but if it dies, it bears much fruit'. The Gospel planted in Vietnam - he added - has known many difficult experiences. These are the forces of evil that want kill the seed of the Gospel. But strangely, the more the seed of the Gospel encounters difficulties, the more it is time to work for a rich harvest. "

The Parish of So Kien was chosen for the opening of the Jubilee. Here in 1659, Catholicism in Vietnam began; today the Church has a cardinal, two archbishops, 40 bishops, 3 thousand priests in parishes, 770 other activities, 15.750 religious 57 thousand catechists, 6.2 million faithful, and 190 parishes 2.135 centres for social activity, such as kindergarten, support classes, vocational and health care centres.

At the end of the procession and the Mass, Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, Chairman of the Committee for the Jubilee, declared the official opening of the Year. The announcement was followed by a night of celebration and illustrations of the 350-year life of the Church in the country. A group from the Diocese of Bui Chu, with 400 drummers and trumpeters, was particularly applauded.

The opening of the Jubilee also found space in the regime press, who labelled it "unambiguous evidence" of the policy of respect for religious freedom applied in Vietnam. The Joy of the event was overshadowed, however, by spreading rumours of the resignation that Mons. Kiet has apparently submitted to the Pope, motivated by the deterioration of his health. They say, the Archbishop of Hanoi – who was unable to participate in the October Assembly of Bishops for health reasons – informed the priests of his diocese himself, during the annual diocesan retreat, which ended on November 14.

Notwithstanding what was said by Msgr. Kiet, there are, among Catholics, those who link the submission of the Archbishop’s resignation with the tremendous pressure the government has exerted on him, through a press campaign and explicit request for his removal advanced several times by Nguyen The Thao, chairman of People's Committee (City Hall) of the capital

The spread of the news impacted on the mass that Mons. Kiet concelebrated with the card. Etchegaray, on the 22, in Hanoi. Some saw in the cardinal’s gifting of his pastoral to Msgr. Kiet, saying he did not want to bring it back to Rome, the support of the Holy See.
 
Migliaia di candele illuminano l’apertura del Giubileo della Chiesa vietnamita
Asia-News
07:56 24/11/2009
La cerimonia nel giorno nel quale si ricordano i 117 martiri vietnamiti canonizzati da Giovanni Paolo II. Una grande festa sulla quale getta un’ombra la voce delle dimissioni che l’arcivescovo di Hanoi, oggetto di una campagna di accuse da parte del governo, avrebbe presentato al Papa.

Hanoi (AsiaNews) – Le candele portate da decine di migliaia di fedeli (nella foto) hanno illuminato, ieri sera, Kien Khe, la cittadina nella quale si è aperto il Giubileo della Chiesa vietnamita. Una lunga processione presieduta da mons. Peter Nguyen Van Nhon, presidente della Conferenza episcopale del Vietnam, seguita da una trentina di vescovi delle 26 diocesi del Paese, 250 sacerdoti e 600 religiosi vietnamiti, insieme con i cardinali Roger Etchegaray, vice-decano del Collegio cardinalizio, già presidente del Pontificio consiglio giustizia e pace, André Vingt-Trois, arcivescovo di Parigi e Bernard Law, già arcivescovo di Boston, attuale responsabile della basilica di Santa Maria Maggiore a Roma. Tra gli ospiti anche il vescovo di Orange, mons. Tod Brown, padre Jean-Baptist Etcharen, superiore delle Missions Etrangères de Paris (MEP) e sacerdoti venuti dall’Europa e dagli Stati Uniti.

Alle 17.30 la lunga processione ha ricordato i 117 santi martiri vietnamiti, dei quali ricorreva la festa. Essi fanno parte dei circa 130mila cristiani che hanno perso la vita in 261 anni, tra il 1625 e il 1886, durante i quali ci furono 53 “Editti di persecuzione dei cristiani”. I 117 martiri santi comprendono 96 vietnamiti, 11 domenicani spagnoli e 10 membri delle Missions Etrangères de Paris. Beatificati in quatto occasioni da Leone XIII, Pio X e Pio XII, sono stati canonizzati tutti insieme da Giovanni Paolo II nel 1988. Lo stesso papa, nel 2000, ha beatificato un altro giovane martire vietnamita, Andrew Phú Yên.

La memoria del loro sacrificio è stata scelta come vigilia dell’apertura di un anno che intende ricordare i 350 anni dallo stabilimento delle prime due diocesi del Paese, Dang Trong e Dang Ngoai (Vietnam del nord e del sud) e, come ha detto l’arcivescovo di Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, “specialmente un evento importante per la Chiesa vietnamita: i 50 anni (1960-2010) della Conferenza episcopale”.

“I cattolici vietnamiti – ha sottolineato mons. Kiet – debbono avere gratitudine per i missionari che hanno sacrificato la loro vita per portarci i doni della fede. Provo orgoglio e gratitudine per i nostri antenati, che hanno sacrificato la vita per conservare il dono. Come dice il Vangelo: ‘Se il chicco di grano caduto in terra non muore, rimane solo; ma se muore, produce molto frutto’. Il Vangelo piantato in Vietnam - ha aggiunto - ha conosciuto molte esperienze difficili. Sono le forze del male che vogliono uccidere il seme del Vangelo. Ma stranamente, più il seme del Vangelo incontra difficoltà, più è tempo di lavorare per un ricco raccolto”.

Per l’apertura del Giubileo è stata scelta la parrocchia di So Kien. Qui ebbe inizio nel 1659 il cattolicesimo del Vietnam, che oggi ha un cardinale, due arcivescovi, 40 vescovi, 3mila sacerdoti nelle parrocchie, 770 in altre attività, 15.750 religiosi, 57mila catechisti, 6,2 milioni di fedeli, 2.135 parrocchie e 190 centri di attività sociale, come asili, classi di sostegno, centri vocazionali e di assistenza sanitaria.

Al termine della processione e della messa, il cardinale Jean Baptiste Pham Minh Man, presidente del Comitato per il giubileo, ha dichiarato l’apertura ufficiale dell’Anno. All’annuncio ha fatto seguito una sera di festeggiamenti e illustrazioni dei 350 anni di vita della Chiesa nel Paese. Particolarmente applaudito il gruppo della diocesi di Bui Chu, con 400 trombettieri e tamburini.

L’apertura del Giubileo ha anche trovato spazio sulla stampa di regime, che l’ha definito una “evidenza inequivocabile” della politica di rispetto della libertà religiosa applicata in Vietnam.

La gioia dell’evento è stata oscurata, però, dal diffondersi delle voci sulle dimissioni che mons. Kiet avrebbe presentato al Papa, motivandola con il peggioramento delle sue condizioni di salute. A quanto si dice, sarebbe stato lo stesso arcivescovo di Hanoi - che per motivi di salute non ha partecipato all’assemblea dei vescovi di ottobre - a informare i suoi sacerdoti del passo, nel corso dell’annuale ritiro diocesano, terminato il 14 novembre.

Malgrado quanto detto da mons. Kiet, c’è, tra i cattolici, chi collega la presentazione delle dimissioni alle fortissime pressioni del governo contro l’arcivescovo, manifestatesi anche con una campagna di stampa e l’esplicita richiesta di rimozione avanzata a più riprese da Nguyen The Thao, presidente del Comitato del popolo (il municipio) della capitale

Il diffondersi della notizia si è ripercossa in una attenzione particolare alla messa che mons. Kiet ha concelebrato con il card. Etchegaray, il 22, a Hanoi. Alcuni hanno voluto vedere nel gesto del porporato, che ha donato il suo pastorale a mons. Kiet dicendo che non voleva riportarlo a Roma, il significato di un sostegno della Santa Sede.
 
Hanoi archbishop submits resignation
CathNews
07:57 24/11/2009
Published Date: November 24, 2009

As the Vietnamese church marks the opening of its Jubilee Year, Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet has reportedly submitted his resignation to the Pope under pressure from the government.

On Monday Nov. 23, Cardinals Roger Etchegaray, André Vingt-Trois and Bernard Francis Law joined Vietnamese bishops, priests and an estimate of 120,000 faithful of northern dioceses in the grand opening ceremony of the Holy Jubilee in Vietnam, Viet Catholic reports.

The joy on the opening day, however, was overshadowed by news that Archbishop of Hanoi had submitted his resignation to Pope Benedict.

At the annual retreat of priests in Hanoi Archdiocese concluded on Nov. 14, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet told his priests that he had submit his resignation to Pope Benedict due to his deteriorating health.

However, Archbishop Ngo, 57, is among the youngest bishops in Vietnam leqding to speculation that the underlying cause of his resignation is the persistent pressure from Vietnam government after a series of Church land disputes in recent years, Viet Catholic says.

Nguyen The Thao, chairman of Hanoi’s People Committee has repeatedly called for the prelate’s resignation. On Oct. 15 2008, Thao met with foreign diplomats and charged that “a number of priests, led by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, took advantage of parishioners’ beliefs and their own low awareness of the law to instigate unrest, intentionally breaking the law and acting contrary to the interests of both the nation and the Church” trying to gauge diplomats’ attitude toward possible government action Church officials.

The next day, the Saigon Liberated reported Thao’s insistence that “the Hanoi archbishop must be transferred out of Hanoi as he has neither reputation nor creditability with the city’s citizens, including Catholic faithful.”

Since then, Thao has repeatedly called for Archbishop Ngo’s transfer.

Rumors of Archbishop’s departure have circulated since the “Ad Limina” visit of Vietnamese bishops on June 27, 2009. However, the official announcement of his resignation by the prelate himself still caused shock.

Observers also noted that during his Jubilee speech, Cardinal Roger Etchegaray solemnly gave his crosier to Archbishop Joseph Ngo as a gift saying that he did not want to bring it back to Rome with him.

Some interpreted this as a symbolic gesture that Rome wanted Archbishop Joseph Ngo to stay in Hanoi, Viet Catholic says.
 
Vietnam: thousands attend opening of Jubilee Year
Indepent Catholic News
07:58 24/11/2009
Many thousands attended the opening ceremony of Vietnam's Holy Jubilee Year on Monday evening, (23 November) at So Kien, 70 km South of Hanoi. Cardinal Roger Marie Élie Etchegaray, Vice-Dean of the College of Cardinals; Cardinal André Armand Vingt-Trois, Archbishop of Paris, President of the French Episcopal Conference, Cardinal Bernard Francis Law Archpriest of the Basilica di Santa Maria Maggiore; Cardinal Jean Baptise Pham Minh Man, Archbishop of Saigon, 30 Vietnamese bishops of all 26 dioceses, 1200 priests including dozens of foreign priests from Europe and America; and more than 120,000 faithful of northern dioceses took part.

As night falls so early at this time of year, the ceremony began at 5.30pm with an hour long procession of Martyrs’ relics presided by Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of The Episcopal Conference of Vietnam.

During the procession, the congregation was reminded that in the period of 261 years, from 1625 to 1886, 53 'Edicts of Persecution of Christians' were signed by the Trinh, the Nguyen Lords and the Kings of Nguyen dynasty, one worse than the previous one. During that time, there were approximately 130,000 Christians were being victimized by these persecutions which were widespread throughout the country.

The Vietnamese Martyrs fall into several categories, with those of the Portuguese missionary era (16th century), those of the Dominican and Jesuit missionary era of the (17th century), those killed in the politically inspired persecutions of the 19th century, and those martyred during the Communist era of the 20th and 21th century.

Among an estimates 130,000 Christians, who died for their faith, a sample of 117 martyrs including 96 Vietnamese, 11 Spanish Dominicans, and 10 French members of the Paris Foreign Missions Society, were beatified on four separate occasions: 64 by Pope Leo XIII on May 27, 1900, eight by Pope Pius X on May 20, 1906, 20 by Pope Pius X on May 2, 1909, 25 by Pope Pius XII on April 29, 1951.

These 117 Vietnamese Martyrs were canonized on 19 June, 1988 by Pope John Paul II in spite of strong protests by the Vietnam communist government. On 5 March 5, 2000, a young Vietnamese Martyr, Andrew Phú Yên, was beatified by Pope John Paul II.

Youth from various dioceses performed plays depicting how 117 Vietnamese Martyrs shed their blood for their faith in many different ways, by beheading, hanging, burning and other tortures.

After the procession, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi introduced cardinals and bishops who were going to concelebrate in the opening Mass, and special guests.

The grand opening ceremony was followed by the official declaration of the Jubilee by Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, President of the Holy Jubilee Committee.

Following the Mass, the Festival Opening Night started with a sea of candle lights to welcome a performance group from the Diocese of Bui Chu with 400 trumpets and drummers following the procession of 118 sisters of St Paul Congregation in Hanoi.

The celebration continued throughout the night with a pageant portraying the history of the Church in Vietnam.

The joy on the opening day of the Holy Jubilee in Vietnam, was marred by the news that Archbishop of Hanoi had submitted his resignation to the Pope. At the annual retreat of priests in Hanoi Archdiocese concluded on 14 November, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet 57, told his priests that he had submit his resignation to Pope Benedict XVI because of his deteriorating health. Some commentator say he has given in to government pressure. Nguyen The Thao, chairman of Hanoi’s People Committee has repeatedly called for the prelate’s resignation.

On Sunday morning (22 November) tens of thousands of Catholics in Hanoi packed St Joseph's Cathedral in Hanoi and listened carefully to Cardinal Roger Etchegaray who concelebrated the Mass with archbishop Ngo.

During a speech after Mass, Cardinal Roger Etchegaray solemnly gave his crosier to Archbishop Joseph Ngo as a gift saying that he did not want to bring it back to Rome with him.

On Sunday evening, St Joseph's Cathedral was packed again with tens of thousands of Catholics who attended the Sunday Mass concelebrated by Cardinal Bernard Francis Law and Archbishop Joseph Ngo.

The Cardinal's sermon was applauded on several occasions. In Bac Ninh, 30km north of Hanoi, Cardinal André Armand Vingt-Trois of Paris was passionately welcomed by when he concelebrated the Mass of Christ the King with Bishop Cosma Hoang Van Dat of Bac Ninh, and Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum.
 
Hanoi archbishop resigns; faithful suspect government pressure
Catholic World News
07:59 24/11/2009
More than 100,000 Vietnamese Catholics participated in a grand opening ceremony on November 23 for the Jubilee declared by that country's hierarchy. But the joy of the occasion was overshadowed by concerns that the Archbishop of Hanoi had stepped down because of pressure from the Vietnamese government.

Cardinal Roger Etchegaray, the vice-dean of the College of Cardinals, presided at the Jubilee ceremonies along with Cardinals Andre Vingt-Trois of Paris, Bernard Law of St. Mary Major basilica, and Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon. The presence of Cardinal Etchegaray in Vietnam was significant because he has long been a diplomatic trouble-shooter for the Vatican, where Church leaders have repeatedly clashed with the government in recent months.

Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi had told his priests last week that he was resigning his post, citing his deteriorating health. The archbishop is only 57 years old, has always worked at a demanding schedule, and has shown no signs of illness. Skeptical Catholics believe that his resignation was prompted not by any physical malady, but by pressure from the Vietnamese government. Government officials have denounced the archbishop for his support of Catholic activists seeking the return of Church property in Hanoi.
 
Discours d'Ouverture: L’année Jubilaire 2010 de L'Eglise Catholique au Vietnam
Mgr Pierre Nguyễn văn Nhơn
08:02 24/11/2009
DISCOURS D’OUVERTURE
Par Mgr Pierre NGUYỄN VĂN NHƠN
Président de la Conférence Episcopale du Vietnam

Eminences, Excellences,
Chers Hôtes Distingués de notre Eglise,
Chers Frères et Sœurs,

En ce moment historique, la paroisse de Sở Kiện de l’Archidiocèse d’Hanoi est vraiment devenue le cœur de l’Eglise au Vietnam. La Conférence Episcopale du Vietnam toute entière est en effet ici présente. Nos Hôtes distingués venant de différents horizons sont aussi présents. Des centaines de Prêtres, de Religieux et Religieuses, des milliers de Fidèles laïques représentant tous les diocèses du pays sont là. Et des millions de fidèles catholiques présents dans toutes les régions du pays et à l’étranger tournent également leurs cœurs vers ce lieu. Oui, en ce moment historique, la Paroisse de Sở Kiện est assurément le cœur de notre Eglise. Jamais auparavant nous n’avons eu la grâce de vivre le mystère ecclésial de cette manière spéciale en ce lieu, c’est-à-dire de vivre le mystère du Peuple de Dieu unifié et rassemblé. Il convient donc tout d’abord de nous serrer la main en échangeant le souhait de paix ainsi que des sourires amicaux pour saluer ce grand Jour de grâce.

Chers Frères et Soeurs,

1. De partout nous nous sommes rassemblés ici pour célébrer l’Ouverture de l’Année Jubilaire 2010. Ce “Kairos” nous invite à jeter un regard sur l’itinéraire historique parcouru par l’Eglise du Christ dans notre chère patrie: c’est lorsque les premiers Missionnaires entamèrent leurs pas aventureux sur le sol vietnamien il y a à peu près cinq cents ans, que la Bonne Nouvelle du Christ fut proclamée pour la première fois sur notre terre natale, et qu’elle se propagea de jour en jour grâce à Dieu jusqu’en 1659, où, il y a exactement 350 ans, deux premiers Vicariats Apostoliques furent créés au Vietnam. Puis, s’appuyant toujours sur le cours de l’histoire, l’Eglise se développa de plus en plus jusqu’au 24 novembre 1960, date où le Bienheureux Pape Jean XXIII établit la Hiérarchie Catholique au Viêtnam par une Constitution Apostolique. Il marquait ainsi la maturité de l’Eglise du Christ dans notre pays.

C’est par un tel regard embrassant notre itinéraire historique que nous découvrons combien le mystère de l’Eglise est contenu en germe dans le tout petit grain de sénevé (cf. Lc 13,18-19): jeté en terre, il enfonce profondément ses racines dans l’humus de la foi, il ne cesse de croître dans l’espérance pour devenir un grand arbre. Il couvre de son ombre d’amour d’une fraicheur inouïe des millions d’êtres humains et devient ainsi l’une des Eglises les plus peuplées d’Asie. Ce mystère s’origine en Dieu Lui-même, qui nous a donné son Fils bien-aimé, Jésus-Christ, comme étant le Bien inestimable, et qui nous a envoyé son Esprit tout-puissant pour guider les pas des Missionnaires en les incitant à semer la Bonne Nouvelle dans notre terre natale. Ce rappel du passé historique de notre Eglise locale nous invite à entonner à haute voix le chant du psalmiste: “Rendez grâce à Dieu, car il est bon, car éternel est son amour” (Ps 118,1).

2. Parallèlement aux actions de grâces envers le Seigneur, nous voulons témoigner notre gratitude à l’égard de nos Ancêtres, de nos Bienfaiteurs et des Témoins héroïques de la Foi. Si le petit grain de sénevé bourgeonne et se lève sous les rayons de la grâce divine, il est en même temps arrosé du sang des Martyrs, tel un jet d’eau pure et féconde. Il est aussi arrosé des gouttes de sueur de nos Ancêtres et de nos Bienfaiteurs comme preuve de leurs sacrifices. C’est pour cette raison, que, d’une part, sur proposition de Monseigneur l’Archevêque d’Hanoi, la Conférence Episcopale du Vietnam a consenti au choix de ce lieu pour organiser la Fête d’Ouverture de l’Année Jubilaire, car c’est ici, à la Paroisse de Sở Kiện que l’on conserve de nombreuses reliques des Saints Martyrs du Vietnam. C’est d’autre part pour exprimer notre gratitude envers nos Bienfaiteurs que nous avons invité à cette fête les Cardinaux et les Evêques représentant tous les pays qui ont contribué et contribuent encore à l’édification et au développement de notre Eglise.

3. C’est en exprimant notre profonde reconnaissance envers nos Ancêtres que nous prenons conscience du don inestimable de la Foi que Dieu nous a accordée par amour et dans Son Fils Unique bien-aimé et que le sang des Saints Martyrs a fait croître. Il s’ensuit que nous devons tenir en haute estime ce don de la Foi et construire ensemble l’Eglise en vue d’un développement selon le cœur de Dieu.

Le Seigneur veut en effet que nous fassions de l’Eglise une famille de Dieu, dont les membres s’aiment et vivent en paix et dans l’unité comme frères et sœurs. Le cadre de cette Fête d’Ouverture de l’Année Jubilaire exprime plus que jamais ce sens ecclésial. Venant des vingt-six diocèses répartis dans toutes les provinces et les villes du pays, et représentant tous les états de vie dans le Peuple de Dieu, nous formons une communauté nombreuse et unie. Nous sommes nombreux à communier au même Pain et au même Calice Eucharistiques, et nous formons tous un seul Corps, unis entre nous et unis au Christ (cf. 1Cor 10,17). Cette commUNI0N Eucharistique doit s’exprimer concrètement dans la vie quotidienne sur le modèle de l’Eglise primitive dans laquelle la multitude de ceux qui étaient devenus croyants n’avait qu’un cœur et qu’une âme; et ils étaient tous assidus à l’approfondissement de la doctrine de la Foi, à la fraction du pain et aux prières; et ils partageaient toutes choses ensemble (cf Ac 2,42-46; 4,32). C’est ce que nos Ancêtres ont vécu de toute leur force. Cette célébration qui a lieu dans l’Archidiocèse d’Hanoi, rappelle à notre mémoire la première communauté chrétienne de Thang Long, où les croyants vivaient dans une telle unité et une telle charité que leurs concitoyens non-chrétiens les appelaient “les adeptes de la Religion de ceux qui s’aiment”.

La célébration de l’Année Jubilaire nous invite et nous incite en même temps à construire ensemble une Eglise de commUNI0N: une Eglise dans laquelle chaque membre est prêt à “sentir avec l’Eglise” (sentire cum Ecclesia) en accueillant les joies et les souffrances de son Eglise comme siennes; une Eglise dans laquelle chaque membre se sent tout autant aimé et pris en charge qu’il se sent lui-même responsable des autres et de l’intérêt commun de l’Eglise tout entière. C’est de cette manière qu’il concrétise sa condition de disciple authentique du Seigneur qui a dit: “Aimez-vous les uns les autres comme je vous ai aimés” (Jn 15,12) et “à ceci tous vous reconnaitront pour mes disciples: à l’amour que vous aurez les uns pour les autres” (Jn 13,35).

4. D’autre part, le don de la Foi que le Seigneur nous a accordé, doit être aussi partagé aux autres, particulièrement à nos concitoyens qui vivent avec nous dans le même pays, partagent avec nous la même histoire et la même destinée liée à la terre natale. Pour autant que nous ayons conscience du grand don de la Foi et que nous aimions sincèrement nos concitoyens, nous nous sentons poussés à leur annoncer Jésus-Christ et son Evangile, à imprégner la réalité de notre vie quotidienne des valeurs évangéliques, selon le commandement du Seigneur Lui-même: “Vous êtes le sel de la terre …, vous êtes la lumière du monde” (Mt 5,13-14).

Le meilleur moyen qui nous aide à accomplir cette mission consiste à construire notre vie sur le fondement évangélique. Pour parler concrètement, et selon l’exhortation de Sa Sainteté le Pape Benoit XVI, que chaque famille catholique devienne à partir de cette Année Jubilaire tout autant une école de foi et d’amour qu’un foyer de valeurs et de vertus humaines. Que chaque fidèle catholique s’efforce de mener une vie en accord avec une conscience droite, une vie basée sur la charité, l’honnêteté et l’amour du bien commun, contribuant ainsi à construire une société juste, solidaire et équitable, pour répondre à l’aspiration de tous et leur montrer la beauté et les valeurs positives de la Religion Chrétienne.

Chers Frères et Sœurs,

L’Eglise du Christ sur terre est une Eglise itinérante comme une communauté en route vers le Royaume des Cieux comme étant son but ultime mais pas encore atteint. C’est ce qui explique le fait que nous, catholiques, aussi bien individuellement que communautairement, nous n’avons pas réussi à éviter toutes les fautes et les omissions. Nous reconnaissons donc humblement ces fautes et ces omissions et nous en demandons sincèrement pardon à Dieu et à tous, afin de pouvoir avancer, avec un cœur serein et un esprit rempli de force, sur le chemin missionnaire qui nous mène jusqu’à nos concitoyens, nos frères et nos sœurs, pour leur annoncer Jésus-Christ et son Evangile.

Avec les sentiments de gratitude et le ferme propos de construire l’Eglise selon le cœur de Dieu, et avec le regard plein de confiance tourné vers l’avenir, au nom de la Conférence Episcopale du Vietnam, je déclare solennellement l’OUVERTURE DE L’ANNÉE JUBILAIRE 2010 DE L’ÉGLISE CATHOLIQUE AU VIETNAM.

Sở Kiện, le 24 novembre 2010
En la Fête des Saints Martyrs du Vietnam
 
Speech at the Opening Ceremony of the Jubilee Year 2010 of the Catholic Church in Vietnam
+ Bishop Pierre Nguyễn văn Nhơn
08:05 24/11/2009
SPEECH BY THE MOST REV PETER NGUYỄN VĂN NHƠN,
PRESIDENT OF THE CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE OF VIETNAM
AT THE OPENING CEREMONY OF THE JUBILEE YEAR 2010


Dear Cardinals, Bishops
Your Excellencies,
Distinguished guests,
Ladies and Gentlemen,

At the moment, the parish of So Kien in the archdiocese of Hanoi is the heart of the Vietnamese Church. All members of the Vietnamese Catholic Bishops’ conference are gathered here. It is a great pleasure for me to welcome our distinguished guests from other countries. Thousands of priests and religious brothers and sisters, as well as tens of thousands of representatives of the laity from 26 Vietnamese archdioceses and dioceses are present here. Millions of domestic and overseas lay people turn their hearts to here. Yes, at this moment, the parish of So Kien is actually the heart of our Vietnamese Church. Indeed, we are living the mystery of the Church, the mystery of uniting the people of God into one in this place and in a special way that we never have before. Therefore, let us first exchange handshakes with greetings of peace and friendly smiles to welcome this great day of opening the Jubilee Year.

My brothers and sisters,

1. We are gathered here from the different areas of this country to celebrate the Opening Ceremony Jubilee 2010. This moment encourages us to look back on the history of the Catholic Church in Vietnam: In the fifteenth century, through the footsteps of the early venturesome missionaries, the Good News of Jesus Christ was proclaimed in our lovely land. After that, this Good News has become widespread by God’s grace. As the result, 350 ago, the first two apostolic vicariates of Tonkin (Dang Ngoai) and Cochinchine (Dang Trong) were established by Pope Alexander VII in 1659. The constant increase of followers as well as a wide development of evangelization led to the creation of the hierarchy of the Church in Vietnam by pope John XXIII on November 24, 1960. That event marked the maturing of the Vietnamese Catholic Church.

Looking back on this historical journey, we discover the mystery of the Church – the mystery of the mustard seed ( cf Luke 13:18-19). When the seed of Good News was planted in this country, it became deeply rooted in faith and has therefore grown into hope and become the tree that is large enough to give the shade of love for millions of people. Vietnam now has the second highest percentage of Catholic per capita in Asia. This mystery originated from God who gave us this precious gift – his only Son, Jesus Christ – and gave the missionaries the strenght they needed, by the power of the Holy Spirit, to preach the Good News in our country. Therefore, when we look back at our local Church history, we must lift high our voices to gratefully sing: “Give thanks to the LORD, who is good, whose love endures forever” (Ps 118: 1).

2. Together with giving thanks to God, we must express our deep gratitude to our ancestors, benefactors, and courageous witnesses of faith. If the small mustard seed sprouts up and grows by the light, which is God’s grace, then it is also nurtured by the fresh water which is the blood of martyrs, and the sweat of the brows of our ancestors and benefactors. For this reason, the Catholic Bishops’ Conference of Vietnam has approved the suggestion of the Most Reverend Joseph Ngo Quang Kiet, Archbishop of Hanoi, for the opening ceremony of the Jubilee Year to be held in So Kien parish, where so many relics of martyrs are kept. Last night, before celebrating this opening ceremony of the Jubilee, we conducted a solemn rite to show our great reverence to the Vietnamese martyrs. And to show our gratitude towards the benefactors, we invited the cardinals and the bishops – who represent the Churches, which have helped and continue to help us to build and develop the local Church – to join with us in this inaugural Mass today.

3. When we express our deep gratitude to our ancestors, we are aware that faith is a truly precious grace that God gives us by His only Son and is nurtured by the blood of the matyrs. As a result, we must respect this grace of faith and together build up the Church, day by day, to develop as God wants.

God desires that we build up the Church as God’s family. This opening ceremony of the Jubilee today shows that we want to be a community as brothers and sisters in one family in love. We who come here from different cities, from 26 dioceses, belonging to different vocations, together are many people, but we are united in one heart. Although we are many, we all share the one Bread, one Cup; ans so we are one Body in Christ that unites all of us together as one family. We are in commUNI0N with one another because each person is in commUNI0N with Jesus Christ (cf 1Cr 10:17). This bond of community needs to become part of our daily lives, following the example of the early Christian community: one body, one heart, united together, deeply rooted in our faith through diligent study of the Word, attending Mass and praying together, and sharing everything with one another (Acts 2:42-46; 4:32). Our ancestor tried to live like that. Celebrating the opening ceremony of the Jubilee Year in the archdiocese of Ha noi reminds us to remember the early Vietnamese Christian community in Thang Long. The way they lived shows how they loved one another and to such an extent that they were called the followers of “the Way of Love”.

Thus, the celebration of the Jubilee Year 2010 invites and impels all of us to build together the commUNI0N of the Church in which each individual identifies with the Church, rejoicing with the joy of the Church, suffering with the pain of the Church. It is a Church in which each member feels beloved and at the same time ready to love one another, and responsible for the welfare of the Church. This is the style of life of the true disciples of Jesus as he said: “This is my commandment: love one another as I love you” (cf. John 15: 12), and “This is how all will know that you are my disciples, if you have love for one another” (cf. John 13:35).

4. Moreover, the precious grace of faith that God has given us should also be shared with others, especially the Vietnamese people who live together in this country, sharing a history and the fate of this nation. Indeed, the more we are aware of this amazing faith, the more we love our people. This encourages us to ongoing evangelization, and making the Gospel’s value permeate all situations of daily life. It is Jesus Christ’s decree: “You are the salt of the earth. You are the light of the World” (cf. Mt 5: 13-14).

The best process for achieving this mission is building our lives on the basis of Scripture. In particular, in this Jubilee Year 2010, according to the words of Pope Benedict XVI, each Catholic family should become the school of faith and love, as well as of human values and virtues. Each Catholic person ought to live according to a right conscience, charity, honesty, and respect for the common good. Thus, we participate in building a society based on values of solidarity, equality and justice. This is a society that the people eagerly long for. At the same time, we also witness to all people about the beauty and value of the Catholic religion.

My brothers and sisters,

The Church of Jesus-Christ is a pilgrim Church – a community that is on the journey and has not yet arrived at the goal of Heaven. Therefore, we who – in private and community – have made mistakes and failed to do things we should. Apologize for these faults, and ask God, as well as our brothers and sisters to forgive us. Thus, with peaceful hearts we resolutely go forward to announce Jesus and His Good News for our Vietnamese brothers and sisters.

With deepest thanks to God and determination to continue to build the Vietnamese Church as God wants, and hope about the future, on behalf of the Vietnamese Catholic Bishops’Conference, I solemnly and joyfuly announce the opening of the Jubilee Year 2010 of the Vietnamese Catholic Church.

Sở Kiện, Tuesday November 24, 2009
 
Das Heilige Jahr der Kirche in Vietnam ist eröffnet (tiếng Đức)
Zenit
10:26 24/11/2009
ROM, 24. November 2009 (ZENIT.org).- Mit einer feierlichen Heiligen Messe wurde heute in So Kien, Erzdiözese Hanoi, das Jubiläumsjahr der Kirche in Vietnam eröffnet. Die besondere Gnadenzeit gedenkt dem 350. Jahrestag der apostolischen Vikariate von Tonchino und Cocincina und des 50. Jahrestages der Errichtung der kirchlichen Hierarchie im Land. Das Jahr steht unter dem Thema: „Die katholische Kirche in Vietnam: Geheimnis – Gemeinschaft – Dienst“.

Das Heilige Jahr wurde von Kardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man ausgerufen. Seine Eröffnung fällt mit dem heutigen Fest der vietnamesischen Märtyrer zusammen.

Bei der Audienz für die vietnamesischen Bischöfe am vergangenen 27. Juni hatte Papst Benedikt XVI. die Wichtigkeit dieses Jubeljahres hervorgehoben. Diese Feier solle es der Kirche in Vietnam ermöglichen, „voller Begeisterung die Freude des Glaubens mit allen Vietnamesen teilen und ihre missionarischen Bemühungen erneuern zu können“.

Bei dieser Gelegenheit solle das Volk Gottes eingeladen werden, für das Geschenk des Glaubens an Jesus Christus zu danken. „Dieses Geschenk ist von zahlreichen Märtyrern großherzig angenommen, gelebt und bezeugt worden, die die Wahrheit und die Universalität des Glaubens an Gott haben verkünden wollen.“

Aus diesem Grund wurde die Eröffnung des Heiligen Jahres auf den Tag gelegt, an dem die Kirche der 117 vietnamesischen Märtyrergedenkt, die von Papst Johannes Paul II. 1988 heiliggesprochen worden waren.

Benedikt XVI. hatte vor den vietnamesischen Bischöfen betont, dass das für Christus abgelegte Zeugnis den höchsten Dienst darstelle, den die Kirche Vietnam und allen Völkern Asiens leisten könne, „da sie so auf die tiefe Suche nach der Wahrheit und nach den Werten eine Antwort gibt, die eine ganzheitliche menschliche Entwicklung garantieren“.

Im heldenhaften Zeugnis der Märtyrer könne die Kirche in Vietnam die Kraft finden, um den aktuellen Herausforderungen zu begegnen. Die Kirche könne nie „von der Übung der Liebestätigkeit als gemeinschaftlich geordneter Aktivität der Gläubigen dispensiert werden, und es wird andererseits auch nie eine Situation geben, in der man der praktischen Nächstenliebe jedes einzelnen Christen nicht bedürfte, weil der Mensch über die Gerechtigkeit hinaus immer Liebe braucht und brauchen wird”.

In den letzten 50 Jahren konnte die Kirche in Vietnam einen Anstieg der Berufungen um fast 50 Prozent verzeichnen, was durch die geringere Beschränkung der Kirche durch das kommunistische Regime möglich wurde.

Die Bischöfe des Landes bringen den Wunsch zum Ausdruck, dass das Heilige Jahr zu einer Gelegenheit der Reue, der Erneuerung und der Versöhnung werde. An der Eröffnung des Jubeljahres nahmen unter anderen die Kardinäle Roger Etchegaray, André Vingt-Trois e Bernard Law teil.
 
Année sainte pour les catholiques du Vietnam
La Croix
14:30 24/11/2009
Année sainte pour les catholiques du Vietnam

Des dizaines de milliers de catholiques vietnamiens ont lancé lundi 23 et mardi 24 novembre une Année sainte avec l'espoir de réchauffer leurs relations avec Hanoï.

Une veillée autour de l'église de So Kien, à une soixantaine de kilomètres au sud de Hanoï, a rassemblé lundi 23 novembre près de 50 000 personnes dans cette petite ville à 70 km au sud d'Hanoï, qui constitue l'un des coeurs de la communauté catholique au nord du Vietnam. C4est d'ailleurs à So Kien que fut bâtie la première cathédrale du diocèse de Hanoï dans la deuxième partie du XIXme siècle

Ils étaient au moins autant mardi 24 pour la messe d'ouverture de cette année qui célèbre à la fois les 350 ans des premiers diocèses vietnamiens et le cinquantenaire de la création d'une structure propre à l'Église du pays. Des cardinaux venus de France (dont le cardinal André Vingt-Trois, archevêque de Paris et président de la Conférence des évêques de France), des États-Unis et du Saint-Siège avaient aussi fait le voyage.

Parti de Hanoï, le mouvement a fait tâche d'huile

Ce coup d'envoi intervient à un moment sensible des relations entre catholiques vietnamiens et Hanoï: depuis près de deux ans, ils sont à couteaux tirés sur la question des biens dont l'Église a été spoliée. «Avec l'ouverture de cette année sainte, nous souhaitons (...) une meilleure compréhension entre le régime et l'Eglise, une forte amélioration des relations des deux parties», explique le P. Nguyen Trong Tinh, de la province de Nam Dinh au nord.

Fin 2007, les catholiques avaient lancé des manifestations inédites pour récupérer des terrains nationalisés après le départ du colonisateur français en 1954, ou la prise de pouvoir des communistes sur le Vietnam réunifié à la fin de la guerre contre les Américains en 1975.

Parti de Hanoï, autour de l'ancienne délégation apostolique, le mouvement avait fait tâche d'huile dans la capitale et d'autres provinces, donnant parfois lieu à des affrontements violents avec la police. Pour enrayer le phénomène, Hanoï avait construit des parcs publics sur les sites les plus controversés. Mais la question est loin d'être réglée.

Possible voyage du pape

Les catholiques ont obtenu quelques concessions mais se battent toujours pour ce qu'ils considèrent comme leur propriété. Pour Hanoï, céder créerait un précédent dangereux: les quelque 6 millions de catholiques, sur une population de 86 millions, sont loin d'être les seuls à avoir perdu des terres.

Malgré ce contentieux, un diplomate étranger estime que l'Année sainte pourrait aussi donner de l'élan aux pourparlers entre le Vietnam et le Vatican en vue de la normalisation de leurs relations. Le Premier ministre Nguyen Tan Dung a effectué une visite historique au Saint-Siège en 2007. Et le lancement des festivités vietnamiennes intervient alors que les deux parties tentent de mettre sur pied un autre déplacement en décembre, celui du président Nguyen Minh Triet.

A l'occasion de cette visite, un diplomate étranger «ne serait pas surpris qu'on donne (au pape) l'opportunité de venir» au Vietnam. Peut-être même dès l'an prochain, avant le rétablissement de liens diplomatiques.

«Nous voulons seulement pratiquer notre religion»

Il note d'ailleurs des avancées sur d'autres sujets que la terre, comme le retour de Caritas l'an dernier dans le pays. Après plus de trente ans d'absence, l'organisation catholique peut ainsi de nouveau aider les victimes d'intempéries. Ce développement d'activités dans l'éducation, la santé, fait partie des autres grandes revendications de l'Église vietnamienne.

«Nous voulons seulement pratiquer notre religion», affirme le P. Vo Duc Toan, venu de Dalat. Mais, juge-t-il, «les religions en général et les catholiques en particulier n'ont pas encore de vraie liberté au Vietnam. L'Etat nous regarde toujours avec méfiance».

La-Croix.com (avec AFP et Églises d'Asie)

http://www.la-croix.com/Les-catholiques-du-Vietnam-ouvrent-une-Annee-sainte/photo2/2402703/4085
 
Kirchliches Jubiläumsjahr in Vietnam (tiếng Đức)
KATHWEB
14:32 24/11/2009
Kirchliches Jubiläumsjahr in Vietnam (tiếng Đức)

http://www.kathweb.at/content/site/nachrichten/database/29505.html

Vor 350 Jahren wurde das erste Apostolische Vikariat begründet, vor 50 Jahren erfolgte die Errichtung der ordentlichen Hierarchie

24.11.2009

Hanoi, 24.11.2009 (KAP) In Vietnam haben die Feiern zu zwei Jubiläen der katholischen Kirche begonnen. Im Jubiläumsjahr 2010 gedenken die Katholiken des südostasiatischen Landes der Errichtung der kirchlichen Hierarchie vor 50 Jahren und der Gründung des ersten Apostolischen Vikariats vor 350 Jahren. Eröffnet wurde das Jubeljahr am Montag und Dienstag mit zweitägigen Feiern und Gottesdiensten in der Gemeinde So Kein in der Provinz Ha Nam. An dem Festakt nahmen hochrangige Vertreter von Kirche und Staat teil.

Der Bischof von Da Lat, Pierre Nguyen Van Nhon, rief die Katholiken Vietnams auf, "gute Bürger" zu sein. Sie sollten sich aktiv beim Aufbau einer gerechten Gesellschaft engagieren, wie die vietnamesische Nachrichtenagentur VNA meldete.

Der Vizevorsitzende des Zentralkomitees der Patriotischen Front, Ha Van Nui, hob in seiner Ansprache den "Beitrag" hervor, den die Katholiken für das moderne Vietnam geleistet hätten. Katholiken seien beim "Kampf der Nation um Befreiung und Wiedervereinigung" von 1946 bis 1975 aktiv beteiligt gewesen, sagte Ha Van Nui in einer eigenwilligen und parteikonformen Auslegung der vietnamesischen Zeitgeschichte.

Trotz einer vorsichtigen Öffnungspolitik der kommunistischen Führung Vietnams gegenüber den Religionen sind die Beziehungen zwischen katholischer Kirche und Regierung nicht spannungsfrei. Vor allem Forderungen der Kirche auf Rückgabe enteigneter Gebäude und Grundstücke haben in den vergangenen zwei Jahren zu schweren Auseinandersetzungen geführt.

Zugleich gibt es Gespräche zwischen dem Vatikan und Vietnam mit dem Ziel, diplomatische Beziehungen aufzunehmen. Unter den Katholiken Vietnams hält sich auch die Hoffnung auf einen Papstbesuch aus Anlass des Jubiläums 2010. So bestünde nach wie vor die Möglichkeit, dass Benedikt XVI. im Zuge seiner geplanten Asienreise in die Kaiserstadt Hue kommt.

Im "Jubeljahr" will die vietnamesische Kirche auch an wichtige Glaubensboten erinnern. Insbesondere geht es dabei um Leopold Cadiere (1892-1955) von den "Missions Etrangeres" in Paris (MEP) und den Jesuiten P. Alexandre de Rhodes (1591-1660), der als Schöpfer des lateinischen Alphabets der vietnamesischen Sprache für die Kultur des Landes von größter Bedeutung ist.
 
Una comunità vivace e dinamica verso l’Anno Santo
Agenzia Fides
14:33 24/11/2009
Una comunità vivace e dinamica verso l’Anno Santo

http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=32457&lan=ita

Città del Vaticano (Agenzia Fides) – E’ una comunità cattolica fiorente, vivace, dinamica, quella che si appresta a vivere l’Anno Giubilare che si apre oggi in Vietnam. La Chiesa locale ricorda i 350 anni dall’istituzione dei primi due Vicariati Apostolici (Tonchino e Cocincina) e 50 anni dall’istituzione della gerarchia nel paese (vedi Fides 23/11 e 21/11 2009).

Da uno sguardo sulla Chiesa locale emerge un quadro incoraggiante. Le circoscrizioni ecclesiastiche principali sono tre, Hanoi, Ho Chi Minh ville e Huè, e nel complesso le diocesi esistenti sono 26.

Il totale dei fedeli cattolici è di 6.150.000, su una popolazione che supera i 90 milioni, dunque sono il 6,79% della popolazione totale. I sacerdoti diocesani sono 2.877, i sacerdoti religiosi 626 (3.503 in totale); i religiosi non sacerdoti sono 1.688, le religiose 13.675 e i seminaristi maggiori, in cammino verso il sacerdozio, 2.186.

L’episcopato conta 1 Cardinale-Arcivescovo, 2 Arcivescovi metropoliti, 22 Vescovi residenziali, 2 Vescovi coadiutori e 5 ausiliari, per un totale di 32 Vescovi attivi, oltre a 13 Vescovi emeriti.

Sono cifre che lasciano ben sperare per il futuro della Chiesa in Vietnam, anche perché, secondo dati in possesso dell’Agenzia Fides, in un confronto fra il 2002 e il 2009 si nota un positivo trend di crescita: in sette anni vi è stato l’aumento di 836mila fedeli cattolici (+15,7%); di 744 sacerdoti (+34,8%); di 4.201 religiose (+41,6%) e di 606 seminaristi (+38,3%).

Siamo nel pieno di quella che è stata definita “una nuova primavera” per la Chiesa in Vietnam. Infatti, dopo l’instaurazione della Repubblica socialista nel 1975, la Chiesa visse momenti tragici: oltre 500 sacerdoti e missionari furono costretti a lasciare il paese e molti furono imprigionati. Le scuole cattoliche, gli ospedali, i centri caritativi e le opere sociali furono confiscati, i seminari furono chiusi, le attività religiose strettamente controllate.

A circa 35 anni da quagli eventi, il quadro generale mostra sensibili miglioramenti (ad esempio i Seminari sono stati riaperti) e dà buone speranze ai cattolici vietnamiti. Vi sono però ancora difficoltà per la Chiesa locale e restano aperte alcune questioni fondamentali: la libertà religiosa, la nomina dei Vescovi, l’ordinazione dei sacerdoti, la costruzione dei luoghi di culto, le scuole cattoliche, il regolamento delle proprietà ecclesiastiche, l’evangelizzazione.

La Chiesa in Vietnam spera che il suo obiettivo di contribuire al bene comune della nazione sia pienamente compreso e accolto dal governo, in modo da superare tutti i nodi ancora esistenti. (PA) (
 
Vietnam: Kirche feiert (tiếng Đức)
Radio Vatikan
14:34 24/11/2009
Vietnam: Kirche feiert (tiếng Đức)

http://www.oecumene.radiovaticana.org/ted/Articolo.asp?c=336895

24.11.2009

Mit Gottesdiensten und einer großen Prozession hat die Kirche des Landes am Montagabend die Feierlichkeiten zum doppelten Jubiläumsjahr begonnen. Mit einem „Heiligen Jahr 2010“ gedenken die Katholiken in der Volksrepublik der Einrichtung einer Kirchenhierarchie vor 50 Jahren sowie der Gründung der südlichen und nördlichen Diözese vor 350 Jahren.

Der Vorsitzende der vietnamesischen Bischofskonferenz, Bischof Peter Nguyen Van Nhon, eröffnete die Feiern und führte die Prozession an. Gemeinsam mit den Bischöfen der 26 Diözesen des Landes gedachten tausende Gläubige in der Ortschaft So Kien den vietnamesischen Märtyrern und Missionaren, die durch ihren Einsatz den Grundstein der katholischen Kirche im Land legten. Auch hohe Vertreter aus Vatikan und internationalem Klerus nahmen an der Auftaktveranstaltung des Jubiläumsjahres teil, darunter der Vizedekan des Kardinalskollegiums, Kardinal Roger Etchegaray, und der Pariser Kardinal André Vingt-Trois.

Mit zahlreichen Initiativen wird die vietnamesische Kirche in den nächsten zwölf Monaten ihres 350-jährigen Bestehens gedenken. Im Jahr 1659 wurden die ersten zwei katholischen Bistümer in Vietnam gegründet. Das kirchliche Fest der vietnamesischen Märtyrer war der Auftakt zum Jubeljahr. Es endet am Dreikönigsfest 2011 im Marienheiligtum in La Vang.
 
Vietnam Catholics hope 'Holy Year' will mend ties with state
MySinchew
14:36 24/11/2009
Vietnam Catholics hope 'Holy Year' will mend ties with state

http://www.mysinchew.com/node/31942

2009-11-24

SO KIEN, Nov 24 (AFP) - Tens of thousands of Vietnamese Catholics joined cardinals from overseas on Tuesday to launch a "Holy Year" in the officially Communist country, hoping to overcome government suspicions.

Roman Catholics from across Vietnam and cardinals from France, the United States and Rome gathered at the church of So Kien, in the village of Phu Ly, around sixty kilometres (40 miles) south of Hanoi, for the inaugural mass.

The "Holy Year" formally marks the 350th anniversary of Vietnam's first Catholic diocese and the 50th anniversary of the Vietnamese Catholic Church as a hierarchy.

But the Church also hopes the event will energise moves towards reconciliation with the state, possibly leading to a Papal visit, the establishment of diplomatic ties and the restoration of confiscated property.

The Church is also looking for greater freedom for its humanitarian and educational work in the impoverished country.

"With the opening of this Holy Year, we hope for greater consensus and understanding between the government and the Church. We hope for a strong improvement in relations between the two sides," said Father Nguyen Trong Tinh, from the northern province of Nam Dinh.

Raising hopes for reconciliation, Prime Minister Nguyen Tan Dung made a historic visit to the Vatican in 2007. Discussions between the two sides are underway and there are plans for a possible visit to the Vatican next month by President Nguyen Minh Triet, according to diplomats in Hanoi.

"I wouldn't be surprised if he is given the opportunity to come. This would be very significant," said a foreign diplomat, referring to the possibility of a Papal visit and adding that it could happen next year.

The two sides have long been at loggerheads on the issue of property stripped from the Church. The losses started with the end of French colonial rule in 1954 and continued with the country's reunification after the end of the Vietnam war in 1975.

In December 2007 Catholics began a series of demonstrations that centred on the Vatican's former embassy building in Hanoi and spread elsewhere in the country, to demand the return of Church property. Some of these led to clashes with the police.

The state has conceded some property, but not the most significant sites and the issue remains unresolved and highly sensitive.

"We want only to be able to practice our faith and not to be in conflict with the state," said Father Vo Duc Toan, from the town of Dalat in central Vietnam. "Religions in general and Catholics in particular are still not really free in Vietnam. The state still regards us with suspicion." (By Aude Genet/ AFP)
 
Vietnam: Church celebrates Jubilee Year
Fides
14:37 24/11/2009
Vietnam: Church celebrates Jubilee Year

Tuesday, November 24, 2009

The Catholic Church celebrates on November 24 the Solemnity of the 117 Vietnamese martyrs canonized by Pope John Paul II in 1988, beatified in four groups: 64 in 1900 by Leo XIII, 8 in 1906 and 20 in 1909 by St. Pius X, 25 in 1951 Pius XII.

The date of November 24, so full of significance for the Vietnamese Church, was chosen for the opening ceremony for the Jubilee Year to be held in So Kien, a city located at 70 km from Hanoi, where the first Cathedral of the Vicariate Apostolic of Tonkin was consecrated. The local Church celebrates 350 years since the foundatio of the first two Apostolic Vicariates of Tonkin and Cochinchina (1659-2009) and at the same time, celebrates the 50th anniversary of the establishment of the hierarchy in Vietnam (1960-2010).

There is no historical certainty about when Christianity was introduced in the country. It can be argued that the regular and systematic evangelization was begun in 1627 by Jesuit Fr. Alessandro de Rodhes. With the help of a brother in three years, he was able to baptize some 3,000 people. In 1631, other Jesuits were able to secretly enter the kingdom and, with the help of some missionaries of other religious orders, in less than thirty years convert 200,000 to the faith.

The Apostolic Vicariates of Tonkin and Cochinchina were erected on September 9, 1659, taking territory from the Diocese of Macao. The first Vicar Apostolic of Tonkin (Vietnam) was Bishop Francis Pallu, and the first Vicar Apostolic of Cochinchina was Archbishop Pietro de La Motte Lambert.

The 1659 is remembered as the year in which the dicastery of Propaganda Fide released a basic document for missionary activity ad gentes: the “Instruction” addressed to the first Apostolic Vicars in the Far East. It also became a kind of manual for missionaries and for institutions devoted to the mission ad gentes.

To ensure missionaries for the area, the two Vicars Apostolic worked to establish the Seminary for Foreign Missions in Paris. Many future martyrs studied there. Several were even canonized. Among them we remember the Saints Augustine Schoeffler (1822-1851) and Louis Bonnard (1824-1852), both priests of the Paris Foreign Missions Society.

"In this Jubilee Year, as the People of God, we want to remember the grace that God has given us over many centuries. We want to thank him and thank the missionary martyrs who gave their lives for the birth and growth of our Church," Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Ho Chi Minh City, told Fides in explaining the meaning behind the Holy Year.

Source: FIDES
 
Wietnam: rozpoczął się Rok Jubileuszowy (tiếng Ba Lan)
KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA
14:38 24/11/2009
Wietnam: rozpoczął się Rok Jubileuszowy (tiếng Ba Lan)

http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,81048,7288706,Wietnam__rozpoczal_sie_Rok_Jubileuszowy.html

2009-11-24

Wietnamski Kościół rozpoczął wczoraj, w przeddzień uroczystości męczenników wietnamskich, obchody Roku Jubileuszowego. Jest on związany z 350 rocznicą utworzenia dwóch pierwszych wikariatów apostolskich oraz 50 rocznicą ustanowienia konferencji episkopatu.

Na otwarcie Roku Jubileuszowego wietnamski Kościół wybrał parafię So Kien, w archidiecezji Hanoi, oddaloną ok. 70 km od stolicy, gdzie w 1659 r. rozpoczęła się ewangelizacja kraju. Uroczystości poprzedziła procesja z lampionami, upamiętniająca 117 męczenników, którzy oddali życie za wiarę w latach 1625-1886, kanonizowani przez Jana Pawła II w 1988 r. Prowadził ją przewodniczący episkopatu, bp Pierre Nguy?n Van Nhon. Obecni też byli goście z zagranicy, w tym kardynałowie: Roger Etchegaray, André Vingt-Trois oraz Bernard Law.

Arcybiskup Hanoi, Joseph Ngč Quang Ki?t stwierdził, iż wietnamscy katolicy mają obowiązek dziękowania za swych przodków, którzy pomimo straszliwych cierpień wytrwali w wierze. Dzisiaj tamtejszy Kościół liczy 6,2 mln wiernych, posługuje mu jeden kardynał, 42 biskupów, niemal 4 tys. kapłanów, 15 700 zakonników i zakonnic oraz 57 tys. katechistów. Uroczystego otwarcia roku jubileuszowego dokonał arcybiskup miasta Ho Chi Minh, kard. Jean-Baptiste Pham Minh Mân.

Kontynuacją obchodów był program artystyczny, ukazujący 350 lat dziejów Kościoła w Wietnamie. O otwarciu Roku Świętego wspomniała także prasa reżimowa, określająca to wydarzenie wyraźnym świadectwem polityki władz respektujących wolność religijną.

Zakończenie obchodów jubileuszowych przewidziano na 6 stycznia 2011 r. w narodowym sanktuarium maryjnym w La Vang. Ważnym wydarzeniem będzie, ,Ogólnonarodowe spotkanie Ludu Bożego w Mieście Hč Chi Minha" (dawny Sajgon) w listopadzie 2010 r. Wezmą w nim udział przedstawiciele wszystkich diecezji oraz różnych stanów, aby wraz z biskupami nakreślić główne linie działalności Kościoła w latach następnych. Obok zgromadzenia ogólnokrajowego przewidziano również podobne spotkania na szczeblu diecezjalnym.

Biskupi ogłaszając obchody Roku Świętego zaznaczyli, że będą one stanowiły okazję do spojrzenia na dotychczasowe dzieje Kościoła w Wietnamie, w tym przypomnienia postaci misjonarzy szczególnie zasłużonych w ewangelizacji kraju. W ramach Roku Jubileuszowego przewidziano m. in. modlitwy w intencji wybaczenia słabości w życiu tamtejszych katolików. Zdaniem biskupów obchody będą też okazją do spojrzenia na aktualną sytuację Kościoła, ,w perspektywie wiary, by wskazać na wyzwania oraz szanse rozwoju życia i misji Kościoła". Biskupi wyrazili pragnienie, aby, ,stawał się on coraz bardziej Bożą rodziną, braterską wspólnotą głoszącą Chrystusową Dobrą Nowinę w służbie życiu i godności każdego człowieka, a zwłaszcza najuboższych". Apelują do wiernych o zapewnienie niezbędnych środków materialnych.

Wietnamscy katolicy mają nadzieję, że w 2010 r. odwiedzi ich ojczyznę Benedykt XVI. Spodziewają się, że oficjalne zaproszenie przekaże papieżowi prezydent Nguyen Minh Triet podczas swej grudniowej wizyty w Watykanie.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài phát biểu của Đức Hồng y Etchégaray trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010
Ban Truyền Thông TGP Hà Nội
05:18 24/11/2009
Cách đây đúng 20 năm, tôi đã đặt chân đến phần đất này. Mặc dù tuổi cao sức yếu, mặc dù đi lại khó khăn nhưng tôi đã ngay lập tức nhận lời khi nhận được lời mời của Đức Tổng Giám mục Hà Nội để đến đây gặp gỡ các bạn, gặp gỡ anh chị em, để đến một đất nước mà tôi rất yêu mến. Đân tộc Việt Nam muôn năm và Giáo hội Việt Nam muôn năm!

Mảnh đất Sở Kiện này quả thật là mảnh đất hồng phúc vì được chọn làm nơi khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, trong Tổng Giáo phận Hà nội này. Thật hạnh phúc cho Đức hồng y Tổng Giám mục Sài Gòn vì được chủ sự thánh lễ hôm nay, là ngày lễ khai mạc của Năm Thánh Cứu Độ và là ngày bước vào năm thánh với vẻ long trọng và niềm hân hoan.



Tôi sẽ cố gắng để nói rất ngắn, bởi những gì tôi nói sẽ được nhân lên gấp đôi vì có bản dịch bằng tiếng Việt. Tôi chỉ nói một vài lời thôi, nhưng nếu có thể nói tiếng Việt nam được thì tôi sẽ nói một ngàn lời, một ngàn lời cám ơn anh chị em!



Anh chị em đã biết rõ chương trình Năm Thánh. Khi còn ở Roma, tôi đã đọc đi đọc lại những tuyên bố của Hội Đồng Giám mục Việt nam về Năm Thánh. Giáo hội Việt nam đã mạnh dạn, hân hoan và vững vàng bước vào Năm Thánh với sự đồng ý của Đức Thánh Cha. Hôm nay, trong ngày trọng đại này, tôi chỉ muốn nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh này. Đó là sự hòa giải và niềm hy vọng.



Hòa giải – đó là điều mà cả thế giới này đều mong ước và hết sức cần. Bởi đây là thời mà hầu như tất cả đều chia cắt. Ngày nay có sự khác biệt rất lớn giữa những con người khác nhau. Các Giám mục của anh chị em đã can đảm và nhấn mạnh tới điều này, đó là sự hòa giải, bởi vì nhờ đó chúng ta có thể nối tình huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.



Niềm hy vọng cũng như sự hòa giải đều đòi hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, có khi có những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng. Có khi chúng ta nói chúng ta hy vọng hay vui mừng vì niềm hy vọng, nhưng thực tế chúng ta lại không có niềm hy vọng. Hy vọng – đó không phải là niềm mơ tưởng hão huyền. Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời.



Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để đem lại niềm hy vọng, như chứng tá mà Đức Giêsu đã trình bày. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn ở trên trời chờ đợi chúng ta. Một xã hội huynh đệ được thực hiện từng ngày với những con người tự do, những con người khát khao công lý và tình liên đới.



Đất nước Việt nam chúng ta đã và đang mở ra với toàn thế giới. Hôm qua, chúng ta đã cùng tham dự buổi canh thức, tôi xin hoan nghênh và khen ngợi tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ đã tham dự vào buổi canh thức đó. Xin chúc mừng, chúc mừng và vỗ tay để hoan hô chúc mừng! Các bạn đã tỏ ra cho chúng tôi thấy rằng các bạn không muốn bước vào tương lai như những con người thụ động mà như những người muốn mở rộng bàn tay ra để trách nhiệm đất nước Việt Nam này và Giáo Hội Việt Nam này. Con người mà sống một mình thì thuộc thành phần xấu – một nhà văn đã viết như vậy. Các bạn hãy dang rộng cánh tay, tất cả hãy dang rộng vòng tay của mình, trong suốt năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các tu sỹ nam nữ, các linh mục và tất cả các Giám mục nữa, tất cả phải cùng hành động trong năm Thánh này, để giáo hội Việt nam trở thành giáo hôi gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lý tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời!



Nước Việt Nam là như vậy, giáo hội Việt Nam là như vậy!



Tôi xin cầu chúc cho anh chị em một Năm Thánh tốt lành và đầy tình thương, hồng ân của Thiên Chúa.

Xin cám ơn!
 
Sứ điệp của Bộ Phúc Âm hóa Các Dân tộc gửi nhân dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam
+ ĐHY Ivan DIAS
05:20 24/11/2009
Sứ điệp của Bộ Phúc Âm hóa Các Dân tộc gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN
nhân dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam


Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc
Prot. 4522/09


Ngày 14 tháng 11 năm 2009

Kính gửi Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo phận Đàlạt
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Trọng kính Đức Cha,

Vào dịp khai mạc Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm thành lập hai Địa Phận Đại Diện Tông Toà “Đàng Trong” và “Đàng Ngoài”, và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm công giáo tại Việt Nam, tôi rất hân hạnh gửi tới Đức Cha, quý Giám mục, linh mục, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và toàn thể Dân Chúa tại Việt Nam, những lời chào thăm và chúc mừng nồng nhiệt nhất của Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc. Tôi hoan hỷ bày tỏ với Đức Cha niềm hiệp thông của chúng tôi trong kinh nguyện tạ ơn, và sự thông dự của chúng tôi vào biến cố hồng phúc mang tính chất tôn giáo này, mà chắc chắn sẽ được mừng cách thật long trọng và sốt sắng.

Việc khai mạc Năm Thánh được cử hành vào chính ngày Lễ Kính 117 Vị Tử Đạo Việt Nam, điều đó mang một ý nghĩa đặc biệt. Thật vậy, cơ hội này mời gọi chúng ta hiệp lòng dâng lời cầu nguyện để cảm tạ các vị anh hùng đức tin đã đổ máu mình làm chứng cho lòng trung thành và tình yêu mến đối với Chúa Giêsu-Kitô. Những giọt máu đào các ngài đổ ra trên mảnh đất Việt Nam, kết hợp với Máu Chúa Kitô trên Thánh giá, nay đã làm nẩy sinh một Giáo Hội công giáo phồn vinh, đang tăng trưởng nhanh chóng và mang đầy hứa hẹn giữa vô vàn khó khăn và thử thách. Năm Thánh 2010 mời gọi chúng ta nhìn lại, với tâm tình tri ân cảm tạ, lịch sử ngót 500 năm công cuộc Phúc Âm hoá một Đất Nước, nơi mà vào năm 1533, Chúa Quan Phòng nhân hậu đã gửi tới vị thừa sai tiên khởi, gieo vãi những hạt giống Phúc Âm đầu tiên, để rồi những hạt giống ấy triển nở cách lạ lùng xuyên qua những bước thăng trầm của lịch sử. Năm Thánh 2010 cũng đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ lịch sử kể từ khi Đức Giáo Hoàng, Chân Phước Gioan XXIII, thiết lập Hàng Giáo Phẩm công giáo vào năm 1960 và quyết định ký thác các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam cho sự hướng dẫn mục vụ của các Giám mục bản xứ. Nhìn lại lịch sử đầy ân sủng và phúc lành do Thiên Chúa ban, chúng ta chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa và cất tiếng hát ngợi khen: “vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương !” (Tv 136,1).

Tôi hết lòng cầu chúc cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ. Mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương trình bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc” (Khởi đầu Ngàn năm mới, số 29). Thế nên, tôi nguyện xin Chúa cho Năm Thánh trở thành một năm ân sủng và một cơ hội thuận lợi để cho mỗi thành phần Dân Chúa thực sự dấn thân sống trọn vẹn điều mà các Mục Tử dũng cảm của Đất Nước cũng như vị Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu đã đề ra, và nhất là tiếp tục theo đuổi “đời sống Kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo” (GH, 40), tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này. Vậy, tôi mời gọi mọi người hãy quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Hãy đi…, công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Dân tộc và xã hội Việt Nam chờ đợi Tin Mừng loan báo cho họ biết Con Đường, Sự Thật và Sự Sống vĩnh cửu. “Hãy ra khơi và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Vâng, bây giờ là thời điểm ra tay hành động, là lúc để chúng ta mượn lời ông Simon mà nói lên trong kỷ nguyên mới này của lịch sử: “Thưa Thầy…, vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5).

Với những tâm tình đó, tôi hết lòng khẩn xin phúc lành dồi dào của Thiên Chúa và sự chở che từ mẫu của Đức Mẹ La Vang xuống trên mọi người và mỗi người.

Trọng kính Đức Cha, xin Đức Cha vui lòng chấp nhận những tâm tình huynh đệ và trân trọng của tôi dành cho Đức Cha trong Trái Tim Mẹ Maria.

Hồng Y Ivan DIAS, Tổng trưởng
+ Robert SARAH, Thư ký

 
Diễn văn khai mạc Năm Thánh 2010 của ĐC Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam
+ GM Nguyễn Văn Nhơn
05:26 24/11/2009
DIỄN VĂN KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


Kính thưa Quý Đức Hồng y, quý Đức cha,
Kính thưa Các Vị Khách quý,

Anh chị em thân mến,

Giây phút này, giáo xứ Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội đang là tâm điểm của Giáo Hội Việt Nam. Tất cả Hội đồng Giám mục Việt Nam có mặt ở đây. Các vị khách quý đến từ nhiều phương trời cũng đang hiện diện ở đây. Cả ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ, hằng vạn tín hữu giáo dân, đại diện tất cả các giáo phận trong Giáo Hội Việt Nam đang có mặt ở đây. Và hằng triệu trái tim tín hữu Công giáo từ khắp mọi miền đất nước và từ hải ngoại cũng đang hướng lòng về đây. Vâng, trong giây phút này, giáo xứ Sở Kiện thực sự là tâm điểm của Giáo Hội Việt Nam. Quả thực, chưa bao giờ chúng ta lại được sống mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm của Dân Thiên Chúa được qui tụ nên một ở đây, cách đặc biệt như thế. Vì vậy, trước hết, chúng ta hãy bắt tay nhau với lời chúc bình an và nụ cười thân thiện nhất để chào mừng Ngày Hồng Ân trọng đại này.

Thưa Anh Chị Em,

1. Từ khắp mọi miền đất nước, chúng ta quy tụ về đây để cử hành Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010. Thời điểm này mời gọi chúng ta nhìn lại hành trình lịch sử của Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương Việt Nam thân yêu: Từ những bước chân mạo hiểm của các vị thừa sai đầu tiên, Tin Mừng Chúa Kitô đã bắt đầu được loan báo trên mảnh đất quê hương chúng ta từ gần 500 năm về trước, để rồi nhờ ơn Chúa, Tin Mừng ấy mỗi ngày mỗi lan rộng cho đến cách đây 350 năm, hai giáo phận Tông toà đầu tiên đã được thiết lập tại Việt Nam. Rồi theo dòng lịch sử, Giáo Hội ngày càng phát triển cho đến năm 1960, vào ngày 24-11, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ký Tông sắc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Chúa Kitô trên đất nước chúng ta.

Nhìn lại hành trình lịch sử ấy, chúng ta khám phá ra mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm của hạt cải thật bé nhỏ (x. Lc 13,18-19) khi gieo xuống lòng đất, nhưng nhờ đâm rễ sâu trong đức tin nên đã không ngừng lớn lên trong hi vọng và trở thành cây to, phủ bóng mát tình yêu cho hằng triệu con người, trở thành một trong những Giáo hội có số tín hữu đông đảo nhất tại Á Châu. Mầu nhiệm ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã ban tặng cho ta món quà vô giá là Đức Giêsu Kitô, Con chí ái của Ngài, và đã dùng sức mạnh Thần Khí Ngài, thúc đẩy những bước chân thừa sai ra đi gieo vãi hạt giống Tin Mừng trên quê hương chúng ta. Vì thế, khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội địa phương, chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1).

2. Cùng với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta hãy bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với các bậc tiền nhân, các ân nhân và các chứng nhân anh dũng của đức tin. Nếu hạt cải nhỏ bé có nẩy mầm và vươn dậy nhờ ánh nắng là ân sủng Thiên Chúa, thì hạt cải ấy cũng đồng thời được tưới bằng dòng nước trong lành là dòng máu của Các Thánh Tử Đạo, và những giọt mồ hôi hi sinh của các bậc tiền nhân và các ân nhân. Chính vì thế, theo lời đề nghị của Đức Tổng giám mục Hà Nội, HĐGMVN đã chấp thuận tổ chức Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại giáo xứ Sở Kiện là nơi còn lưu giữ nhiều thánh tích của các Chứng nhân Tin Mừng. Và trước khi cử hành Lễ Khai Mạc chính thức hôm nay, thì tối hôm qua, chúng ta đã long trọng cử hành nghi thức tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời, cũng để bày tỏ niềm tri ân đối với các ân nhân, chúng tôi đã mời các vị hồng y, giám mục – đại diện các Giáo hội đã và đang góp phần xây dựng và phát triển Giáo hội tại Việt Nam – đến tham dự Thánh Lễ khai mạc này.

3. Khi bày tỏ niềm tri ân sâu xa đối với các bậc tiền nhân, chúng ta ý thức rằng đức tin thực sự là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa thương ban cho chúng ta qua người Con Một Chí Ái và được vun trồng bằng máu của Các Thánh Tử Đạo. Vì thế, chúng ta phải trân trọng hồng ân đức tin ấy và cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa ngày càng phát triển như lòng Chúa mong muốn.

Chúa muốn chúng ta xây dựng Giáo Hội như gia đình của Chúa, trong đó mọi người hoà thuận, hiệp nhất, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Hơn bao giờ hết, khung cảnh Lễ Khai Mạc hôm nay nói lên ý nghĩa đó. Chúng ta đến đây từ khắp các tỉnh thành, từ 26 giáo phận, thuộc mọi thành phần dân Chúa, làm nên một cộng đoàn đông đảo nhưng hợp nhất. Dù đông đảo, tất cả chúng ta cùng ăn một Bánh và cùng uống một Chén, cho nên chúng ta chỉ là một Thân Mình, hiệp thông gắn bó với nhau nhờ được hiệp thông với Chúa Kitô (x. 1Cr 10,17). Sự hiệp thông này cần được thể hiện cụ thể trong đời sống hằng ngày theo gương mẫu của cộng đoàn tín hữu thời sơ khai: một lòng một ý, hợp nhất với nhau, chuyên cần đào sâu giáo lý đức tin, tham dự Thánh lễ và cầu nguyện, chia sẻ mọi sự cho nhau (x. Cv 2,42-46; 4,32). Cha ông chúng ta đã cố gắng sống điều đó. Cử hành lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Tổng giáo phận Hà Nội nhắc chúng ta nhớ đến cộng đoàn tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long. Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoài gọi họ là những người theo “Đạo của Tình yêu”.

Như thế, cử hành Năm Thánh 2010 mời gọi và thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội hiệp thông; một Giáo Hội trong đó mỗi người đồng cảm với Giáo Hội, vui niềm vui của Giáo Hội và đau nỗi đau của Giáo Hội; một Giáo Hội trong đó mỗi người cảm nhận mình được yêu thương chăm sóc, đồng thời có trách nhiệm chăm lo cho người khác cũng như cho ích chung của Giáo Hội. Đó chính là cách thể hiện tư cách người môn đệ chân chính của Chúa như Người đã truyền dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12) và “Cứ dấu này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).

4. Ngoài ra, hồng ân đức tin Chúa đã ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của mình, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương. Thật vậy, càng ý thức hồng ân cao cả của đức tin và càng yêu thương đồng bào đồng loại của mình, chúng ta lại càng được thúc đẩy loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho họ, đồng thời cố gắng đem những giá trị Tin Mừng thấm nhập vào mọi thực tại của đời sống hằng ngày. Đó chính là mệnh lệnh Chúa trao cho chúng ta: “Anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13.14)

Phương thế tốt nhất để thi hành sứ mạng đó là xây dựng đời sống trên nền tảng Phúc Âm. Cách cụ thể, kể từ Năm Thánh này, theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mỗi gia đình công giáo hãy trở thành một trường dạy đức tin và đức mến, cũng như các giá trị và đức tính nhân bản. Mỗi người công giáo hãy cố gắng sống theo lương tâm ngay thẳng, bác ái, trung thực và quý trọng công ích. Như thế, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, là xã hội mà mọi người mong ước, đồng thời làm chứng cho mọi người về vẻ đẹp và những giá trị tích cực của Đạo Chúa.

Thưa Anh Chị Em,

Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hội lữ hành, nghĩa là một cộng đoàn còn đang trên đường đi, chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. Vì thế, chúng ta không tránh khỏi những lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của mình.

Trong niềm tri ân cảm tạ cùng với quyết tâm xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn và tin tưởng bước tới tương lai, nhân danh HĐGMVN, tôi long trọng và vui mừng tuyên bố khai mạc NĂM THÁNH 2010 CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM.

Sở Kiện, ngày 24-11-2009
 
Giáo xứ Chúa Kitô Vua tại Fort Worth mừng lễ Quan Thầy
Clara Nguyễn Diễm Trang
07:45 24/11/2009
FORT WORTH, Texas - Làn gió thu thổi tung những chiếc lá vàng và những tà áo dài phất phới muôn màu đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp trong buổi sớm mai Chúa Nhật 22 tháng 11 năm 2009. Con đường dẫn đến ngôi Thánh Đường Chúa Kitô Vua ngay từ sáng sớm như rộn rịp hẳn lên. Mọi người gặp gỡ, bắt tay và chào hỏi nhau trong ngày vui chung của giáo xứ. Trong tâm tình chung của Giáo Hội kết thúc năm Phụng Vụ với việc tôn vinh Chúa Kitô là Vua, giáo xứ chúng tôi mừng kính trọng thể Lễ Quan Thầy Chúa Kitô Vua. Bên cạnh đó, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể long trọng kỷ niệm 20 năm thành lập Đoàn và giáo khu Tử Đạo mừng kính Bổn Mạng. Trong Thánh Lễ còn có nghi thức đón nhận 13 anh chị em dự tòng, để mời gọi họ bước vào Hội Thánh và theo chân Chúa Kitô.

Hình ảnh Cộng đoàn mừng Lễ Bổn Mạng

Đúng 10 giờ sáng, Cha chánh xứ Louis Phạm Hữu Độ chào mừng quan khách và mọi người đến tham dự Thánh Lễ. Cuộc rước kiệu cung nghinh Chúa Kitô Vua và Hài Cốt các Thánh Tử Đạo VN diễn ra thật long trọng và trang nghiêm xung quanh khuôn viên giáo xứ. Tiên phong là Thánh Giá Nến Cao, Đoàn Kỳ các Huynh Trưởng Thiếu Nhi, Ca Đoàn, Cộng Đoàn Giáo Dân, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Legio Mariae. Tiếp theo là Kiệu Hài Cốt các Thánh Tử Đạo VN, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, anh chị em dự tòng, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm. Sau cùng là Kiệu Chúa Kitô Vua được Linh Mục đoàn theo sau với ban giúp lễ. Đoàn Linh Mục hôm nay gồm Cha chánh xứ Louis Độ, Cha phó Lê Tiến Hóa, Cha cựu phó xứ Micae Trác, và Cha khách Lâm Bá Trọng.

Đoàn kiệu tiến vào Nhà Thờ với lời tung hô vang dội: “Vạn tuế Kitô Vua - Vạn tuế! Vạn tuế Kitô Vua - Vạn tuế! Vạn tuế Kitô Vua - Vạn tuế!”. Tiếng hát vút cao của Ca Đoàn: “Ôi Giêsu, Chúa Giêsu là Vua, Chúa muôn thuở là Vua…” đã dẫn cộng đoàn vào bầu khí huyền nhiệm tôn vinh Chúa Kitô Vua vũ trụ cũng là Vua các tâm hồn.

Thật vậy, trong bài giảng, Cha chánh xứ đã nhấn mạnh Chúa Kitô là Vua tâm hồn qua các thời đại. Vị Vua này không cai trị bằng quyền lực nhưng bằng tình thương và sự thật. Tình thương thì vĩnh cửu và sự thật thì tồn tại muôn đời. Chúng ta sống trên đời này để yêu mến và phụng sự Cha hầu đời sau được gặp lại Cha và hưởng vinh phúc với Ngài đời đời.

Trong Thánh Lễ, còn có nghi thức Dâng Khăn của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, một số đại diện các em lần lượt tiến dâng các sắc khăn tượng trưng cho lứa tuổi và lòng nhiệt huyết bước theo chân Chúa Kitô và phục vụ tha nhân. Các em cũng đã có buổi tĩnh tâm và cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể ngày hôm trước. Đây là dịp để các em nhìn lại mình và các hoạt động để rồi hứa với Chúa sẽ thăng tiến hơn. Nhân dịp này, các em đã phát hành một quyển Kỷ Yếu nhằm ôn lại truyền thống và các hoạt động của Đoàn trong 20 năm qua. Các em cũng đã đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ sôi nổi và hấp dẫn trong bữa tiệc mừng sau Thánh Lễ. Nhìn các em vui chơi, sinh hoạt hồn nhiên và giúp đỡ nhau tận tình trong dịp tổ chức kỷ niệm mừng Sinh Nhật Đoàn mà lòng tôi rộn lên một niềm vui và phấn khởi. Các em là tương lai của giáo xứ và Giáo Hội, ước mong các em sẽ giữ mãi bầu nhiệt huyết hôm nay để luôn sẵn sàng dấn thân phục vụ Chúa và Giáo Hội mai ngày.

Thánh Lễ kết thúc, chúng tôi vui vẻ qua hội trường để dự tiệc mừng ngày vui chung của giáo xứ. Các bàn tiệc được trưng bày đẹp mắt, thức ăn ngon, cùng với những tiết mục văn nghệ giúp vui do Đoàn TNTT và các Ca Đoàn đóng góp. Xin cám ơn Hội Các Bà Mẹ Công Giáo đã lo thức ăn và Ca Đoàn Đức Mẹ Vô Nhiễm đã phụ trách văn nghệ giúp vui làm cho không khí buổi tiệc sinh động và vui tươi. Chúng con xin cám ơn Cha chánh xứ và Cha phó đã bận rộn và tận tâm lo cho chúng con trong mọi khâu tổ chức để buổi lễ thành công tốt đẹp. Chúng con cũng xin chân thành cám ơn sự hiện diện quý báu của Cha khách và Cha cựu phó xứ đã không ngại đường xa trở về chung vui với giáo xứ và Đoàn Thiếu Nhi. Xin cám ơn sự đóng góp của các tất cả các Hội Đoàn và mọi người trong giáo xứ đã góp sức chung tay làm cho ngày vui chung của giáo xứ thật sự ấm áp, tràn đầy tình Chúa và tình người. Tạ Ơn Chúa, cám ơn nhau tất cả…

Ngày vui chấm dứt nhưng dư âm còn để lại trong lòng chúng con là sự thương mến, quý trọng lẫn nhau của những người con của Cha chung trên trời, Vua vũ trụ cũng là Vua trong mỗi tâm hồn chúng con. Xin cho giáo xứ chúng con luôn hiệp nhất thương yêu nhau theo gương Chúa là Vua của Sự Thật và Tình Yêu.
 
Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam đã được cử hành long trọng tại Sở Kiện
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
07:48 24/11/2009
SỞ KIỆN - Gần cả một trăm ngàn người Công Giáo đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh trong khi các thánh lễ khai mạc cấp giáo phận cũng được cử hành trên khắp nước.

Tối hôm thứ Hai, 23/11, Đức Hồng y Roger Marie Élie Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn; Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois, Tổng Giám Mục của Paris, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp, Đức Hồng y Francis Law, Tổng Giám Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma; Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, 30 giám mục Việt Nam của 26 giáo phận, gần 1000 linh mục, trong đó có hàng chục linh mục ngoại quốc đến từ các nước Âu Mỹ; cùng với khoảng 60.000 tín hữu của các giáo phận miền Bắc đã tham dự Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.

Trời Mùa Đông màn đêm buông xuống nhanh, thành ra, buổi lễ khai mạc bắt đầu sớm ngay từ lúc 5g30 bằng việc rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo kéo dài một giờ dưới sự chủ sự của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

Trong suốt cuộc rước kiệu, cộng đoàn được nhắc nhớ lại giai đoạn 261 năm từ 1625 đến 1686, thời kỳ của 53 “Chỉ Dụ Bách Hại Kitô giáo” được ký bởi các Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn và các Vua triều Nguyễn, càng về sau các chỉ dụ càng khắc nghiệt hơn. Trong giai đoạn này, có khoảng 130.000 Kitô hữu là nạn nhân của các cuộc bách hại lan rộng trên khắp nước.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngã xuống thuộc nhiều thành phần khác nhau, trong đó có những người thuộc thời các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (thế kỷ 16), có các vị thuộc thời các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Dòng Tên (thế kỷ 17), có những người bị sát hại trong các cuộc đàn áp mang tính chính trị vào thế kỷ 19 và có những vị tử đạo trong thời cộng sản thế kỷ 20 và 21.

Cộng đoàn đã bày tỏ thái độ của mình với khoảng 130.000 Kitô hữu hy sinh vì đức tin trong đó điển hình là 117 vị tử đạo – 96 người Việt Nam, 11 tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha, 10 thành viên của Hội Thừa Sai Paris – được tuyên chân phước vào 4 thời kỳ riêng rẽ: 64 vị được tuyên chân phước vào ngày 27/05/1900 bởi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, 8 vị được tuyên chân phước vào ngày 20/05/1906 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 20 vị được tuyên chân phước vào ngày 02/05/1909 bởi Đức Giáo Hoàng Piô X, 25 vị được tuyên chân phước vào ngày 29/04/1951 bởi Đức Giáo Hoàng Piô XII.

Tất cả 117 vị Tử Đạo Việt Nam này được tuyên hiển thánh vào ngày 19/06/1988 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị dưới sự phản đối dữ dội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Vào ngày 05/03/2000, thêm một vị tử đạo trẻ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên chân phước là Anrê Phú Yên.

Giới trẻ từ nhiều giáo phận khác nhau đã trình diễn hoạt cảnh diễn tả cách mà 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu đào vì đức tin bằng nhiều hình thức khác nhau:

- 76 vị bị trảm đầu.
- 21 vị thắt cổ đến chết
- 9 vị bị tra tấn tàn bạo và chết trong ngục.
- 6 vị bị thiêu sống.
- 5 vị bị chặt từng khúc cho đến chết, thi thể của họ bị băm nát.

Sau khi rước kiệu thánh tích các Thánh Tử Đạo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội đã giới thiệu các đức hồng y, giám mục và các vị khách quý đã đến tham dự Thánh Lễ Khai Mạc.

Lễ Khai Mạc trọng thể tiếp nối với Tuyên Bố Khai Mạc Năm Thánh của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy Ban Năm Thánh.

Sau Lễ Khai Mạc, Đêm Diễn Nguyện bắt đầu bằng một biển nến để chào đón màn trình diễn hết sức dễ thương của 400 tay kèn và trống theo sau 118 nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội.

Đêm Diễn Nguyện được tiếp nối suốt đêm với phần minh họa phong phú cho lịch sử 350 năm kể từ khi thiết lập 2 giáo phận đầu tiên của Việt Nam (1659-2009) và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

Đại Lễ được cử hành tại Sở Kiện, cách Hà Nội 70 km về hướng Nam, và cho đến nay đây là cuộc quy tụ lớn lần thứ hai ở miền Bắc. Cuộc quy tụ lớn đầu tiên là Thánh Lễ hôm 15/8 tại Tòa Giám Mục Xã Đoài, khi hơn nửa triệu người Công Giáo phản đối các cuộc hành hung tàn bạo nhắm vào các linh mục ở Tam Tòa.

Trong khi giới truyền thông cố tình lờ đi sự kiện ở Giáo phận Vinh, thì Lễ Khai Mạc ở Sở Kiện hôm Thứ Hai được đưa tin rộng rãi và được diễn dịch như là “một bằng chứng hùng hồn” cho Chính sách Tự do Tôn giáo của chính quyền Việt Nam.

Tuy nhiên, niềm vui khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam phần nào bị phủ bóng mây mù bởi tin Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đệ đơn từ chức lên Đức Thánh Cha.

Trong buổi thường huấn linh mục hàng năm của Tổng Giáo Phận Hà Nội kết thúc hôm 14/11, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với các linh mục rằng ngài đã trình bày tình trạng sức khỏe xấu đi của mình lên Đức Thánh Cha. Đức Cha Giuse, 57 tuổi, là một trong những giám mục trẻ nhất Việt Nam.

Khi Đức Giám Mục vẫn còn có thể điều hành không mệt mỏi với lịch trình dày đặc trong một Tổng Giáo Phận rộng lớn như thế thì đối với hầu hết người Công Giáo Việt Nam, đằng sau lý do xin về hưu rõ ràng là áp lực dai dẳng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam sau hàng loạt tranh cãi về đất đai của Giáo Hội trong những năm gần đây.

Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã liên tục kêu gọi sự từ nhiệm của Đức Giám Mục. Hôm 15/10/2008, ông Thảo đã gặp gỡ ngoại giao đoàn và buộc tội rằng “một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và Giáo Hội” để cố lái thái độ của các nhà giao hướng đến khả năng chính quyền hành động ảnh hưởng lên các viên chức Giáo Hội.

Ngày hôm sau, tờ Sài Gòn Giải Phóng nhấn mạnh ý định của ông Thảo rằng “Tổng Giám Mục Hà Nội phải được điều chuyển ra khỏi Hà Nội là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa”.

Kể từ đó, ông Thảo đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi điều chuyển giám mục và nhiều dịp Đức Tổng Giám Mục đã phải than van về “những cản trở” trong hoạt động mục vụ của ngài. Việc chuẩn bị cho Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh là một thí dụ điển hình.

Tin đồn về Đức Giám Mục “phải ra đi” đã lưu truyền trong người Công Giáo sau chuyến viếng thăm "Ad Limina" của các giám mục Việt Nam hôm 27/06/2009. Tuy nhiên, công bố chính thức về việc đệ đơn về hưu của chính bản thân ngài vẫn gây sốc.

Theo tin từ một số linh mục, chiều hôm 22/11, Lễ Kitô Vua, hàng chục ngàn giáo dân Hà Nội đã tham dự chật kín Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội để lắng nghe từng lời của Đức Hồng y Roger Etchegaray cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục của họ.

Bải giảng lễ và diễn từ cuối lễ của Đức Hồng y được Cha Jean-Baptiste Etcharren, Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris phiên dịch sang tiếng Việt, cha nói tiếng Việt lưu loát như linh mục Việt Nam. Thậm chí cha còn dám dùng thành ngữ mà chỉ có tiểu thuyết gia và giới trí thức mới dám sử dụng.

Trong diễn từ của mình, Đức Hồng y Roger Etchegaray đã trang trọng trao gậy giám mục của ngài cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt như là món quà và nói rằng ngài không muốn mang nó về Rôma.

Nhiều giờ sau Thánh Lễ, giáo dân Hà Nội vẫn còn tụ tập thành nhóm trước Nhà thờ Chánh tòa để bàn thảo say mê về cử chỉ của Đức Hồng y.

Một số người giải thích rằng đó là cử chỉ mang tính biểu tượng rằng Rôma muốn Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội và công nhận ngài được nhiều ủng hộ hơn qua cách thức ngoại giao.

Đồng thời, lượng truy cập vào các Website Công Giáo Việt Nam hôm Chúa Nhật tăng vọt ngoài mong đợi nhằm tìm kiếm nguyên văn đoạn ghi âm, đoạn video clip diễn từ của Đức Hồng y Etchegaray. Vài phút sau khi Thánh Lễ kết thúc, Thông Tấn Công Giáo Việt Nam đã đưa lên đoạn ghi âm diễn từ của Đức Hồng y gây nên những thảo luận phấn khích qua cử chỉ của ngài trên các blog cả của người Công Giáo và không Công Giáo.

Một số người, trích lời từ ký giả John L. Allen Jr. của National Catholic Reporter, tuyên bố rằng Đức Hồng y được mệnh danh là người của “nhiệm vụ bất khả thi” của Đức Giáo Hoàng, và rằng ngài là chuyên gia dàn xếp của giáo hoàng, đã từng đại diện cho Đức Gioan Phaolô II trong những sự kiện nóng bỏng như thế ở Việt Nam, Burundi, Trung Quốc, Đông Timor, và Trung Đông.

Vào năm 1989, Đức Hồng y Etchegaray là Đặc sứ Giáo Hoàng đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm 10 trong số 25 giáo phận của Việt Nam. Năm sau đó, ngài dẫn đầu Đoàn Đại Biểu Tòa Thánh đàm phán với chính quyền cộng sản.

Ánh hy vọng dường như đã lóe lên từ cử chỉ của Đức Hồng y.

Cũng hôm Chúa Nhật, nhà thờ Chính tòa Hà Nội chật kín người với 10 ngàn giáo dân tham dự Thánh Lễ đồng tế bởi Đức Hồng y Bernard Francis Law và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Sự hiện diện của Đức Hồng y Hoa Kỳ giữa họ, cùng với rất nhiều lời khuyến khích trong bài giảng của ngài đã làm ấm lòng họ. Bài giảng của ngài được đón nhận trong tiếng vỗ tay vang dội, nhất là khi Đức Hồng y đề cập đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam và những đau thương của Giáo Hội Việt Nam.

Tại Bắc Ninh, cách Hà Nội 30 km về phía Bắc, quê hương của làng nghề thủ công và dân ca Quan Họ, Đức Hồng y André Armand Vingt-Trois của Paris cũng được giáo dân chào đón nồng nhiệt khi ngài đồng tế dâng Thánh Lễ Chúa Kitô Vua với Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt của Bắc Ninh và Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh của Kontum.

Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Pháp cũng nhân cơ hội này chiêm ngưỡng Đoàn Nghệ thuật Quan Họ Công Giáo trình diễn những bài hát Quan Họ nổi tiếng và vở “Dụ Ngôn Mười Cô Trinh Nữ”. Trong những năm gần đây các Đoàn Quan Họ Công Giáo đã sáng tác một số vở trích từ Tin Mừng và dùng làm phương tiện loan báo Tin Mừng.

Đức Hồng y Vingt-Trois cũng tặng các giám mục quyển sách mới của ngài mang tựa đề “Evêques, prêtres et diacres” (Giám Mục, linh mục, phó tế) được ngài xuất bản nhân Năm Linh Mục. Ngài cũng sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Giáo phận Bắc Ninh vào sáng 25/11.
 
Nghi Lễ Kính Nhớ Tổ Tiên khai mạc Năm Thánh 2010
Ban Truyền Thông TGPHN
08:27 24/11/2009
SỞ KIỆN - Khuôn viên giáo xứ Sở Kiện hôm nay thu hút người người. Các giáo dân trẻ già lớn bé nô nức kéo về nơi đây. Từ vùng núi cho đến miền biển, từ thành thị cho đến nông thôn, ai ai đều tiến về quảng trường, nơi diễn ra lễ khai mạc năm thánh 2010. Trong đêm đầy ý nghĩa này, giáo phận Bắc Ninh đã cống hiến một nghi thức đặc biệt. Nghi thức kính nhớ tổ tiên.

Hình ảnh Nghi thức kính nhớ Tổ Tiên

Nhìn lại những mốc lịch sử: 1533- Ánh Sáng Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô đến Việt Nam lần đầu tiên, 1659- hai giáo phận đầu tiên của GH Việt Nam được thành lập, và 1960- hàng giáo phẩm của GH Việt Nam được chính thức thiết lập. Khi nhìn lại những mốc lịch sử cảm nhận, cảm phục và tri ân các bậc tiền bối, từ các vị thừa sai can đảm và sáng kiến mang ánh sáng Tin Mừng đến Việt Nam, cho đến các bậc cha ông chúng ta kiên tâm và linh hoạt đón nhận, gìn giữ và lưu truyền ánh sáng ấy.

Tưởng nhớ đến những người đã đổ máu xuống vì chúng ta, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh đọc trong văn tế: Thiển nghĩ, ăn hạt gạo thơm đời đời tưởng nhớ công ơn người gieo mầm lam lũ. Uống ngụm nước ngọt đâu dễ lãng quên, kẻ khơi nguồn mạch lắm gian truân. Để ngày nay, người người sinh hưởng, khí nước đất trời chung quy nguồn đạo lí, phải kiếp kiếp báo ân chư tiên tổ tiền nhân, cội tâm linh khởi thủy.

Hơn 400 năm ánh sáng Tin Mừng được mang đến và tiếp nhận tại Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo đã có 26 giáo phận với gần 6.200.000 tín hữu, 15.000 tu sĩ, 1.500 chủng sinh, 4.000 linh mục, 34 giám mục và hồng y hiện đang sống. Con số này được đánh đổi bằng 117 thánh tử đạo, trong số 130.000 chứng nhân đức tin đã chết vì đạo, và còn nhiều hơn nữa. Noi gương các ngài, những ki-tô hữu đã sống đạo tốt đẹp, tuy âm thầm nhưng không kém phần anh dũng.

Máu các Thánh Tử đạo là hạt giống gieo vãi đức tin. Máu cha ông chúng ta đã thấm vào từng thớ đất hình chữ S này, nhờ vậy, hạt giống đức tin đã được gieo vào quê hương Việt Nam. Chúng ta hãy góp phần vào việc làm cho hạt giống đức tin ấy nẩy mầm, mọc thành cây và sinh hoa kết trái cho mùa gặt Nước Trời.

Nhờ ơn Chúa mà con số các ki-tô hữu và những thành quả mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã, đang và sẽ đóng góp cho dân tộc và đất nước này thật đáng kể. Ngoài ra, những thành quả đáng khích lệ đó cũng phụ thuộc phần nào vào gương nhân đức của các bậc tổ tiên. Vì vậy, trong lúc tưởng niệm các sự kiện trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, chúng ta không thể không lắng lòng xuống để kính nhớ các bậc cha anh mình, những vị đã tiếp lửa, giữ lửa và truyền lửa Tin Mừng vô giá cho thế hệ hậu sinh. Qua những gian lao vất vả, những sáng kiến bất ngờ và những hy sinh tận cùng của mình, các ngài đã có được những trái chin như ngày hôm nay.

Noi gương các ngài, chúng ta hãy nỗ lực sống khiêm nhường, yêu thương, hòa đồng và phục vụ đồng bào theo tinh thần Phúc Âm, mà thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 đã đề cập đến.

Nguyện các Thánh Tử đạo Việt Nam luôn giúp cho việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta được kết quả nơi đồng bào quê Việt.
 
Sứ điệp ĐTC Benêđictô XVI gửi Giáo Hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010
+ ĐGH Benedict XVI
09:23 24/11/2009
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

GỬI GIÁO HỘI VIỆT NAM NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010


Kính gửi Đc Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục giáo phận Đà lạt
Chủ tịch HĐGM Việt Nam

Kính thưa Đức Cha, vào lúc khởi đầu cuộc cử hành năm thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt nam, Tôi hết lòng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn của các Đức Giám mục trên đất nước của Đức Cha – những vị mà tôi đã gặp gỡ trong hân hoan vào tháng 6 vừa qua, và của toàn thể các tín hữu thuộc các giáo phận do các ngài đứng đầu.

Đức Cha đã muốn cho khởi đầu của cuộc cử hành Năm Thánh trùng với ngày lễ kính 117 vị thánh Tử đạo hiển vinh của đất nước Đức Cha. Việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài sẽ giúp toàn thể dân Chúa tại Viêt Nam kích động đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi chính đời sống thường ngày. Trong số các vị Tử Đạo này, nổi bật lên khuôn mặt đặc biệt của Thánh Anrê Dũng Lạc. Các nhân đức gắn liền với chức tư tế của ngài là mẫu gương sáng chói cho các linh mục và chủng sinh triều cũng như dòng trên đất nước của Đức Cha. Chớ gì trong năm Linh Mục này, họ kín múc từ gương sáng của thánh nhân và của các bạn Tử Đạo với ngài một nghị lực mới khả dĩ giúp họ sống đúng chức Linh Mục một cách trung thành hơn nữa với ơn gọi của mình. Trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc cử hành trang nghiêm các Bí tích của hội thánh và hăng say nhiệt tình làm việc tông đồ.

Đức Cha đã chọn Sở Kiện trong Tổng giáo phận Hà Nội làm nơi khai mạc cuộc cử hành Năm Thánh. Đó là một địa điểm mang tính biểu trưng và nói lên rất nhiều ý nghĩa với trái tim của Đức Cha. Nơi đây đã một thời là Tòa Giám mục của địa phận đại diện Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và hiện nay vẫn còn lưu giữ những dấu vết vô giá của các Thánh Tử Đạo, cùng với những thánh tích cao quý của các ngài. Trong Năm Thánh này, chớ gì địa điểm rất thân thương như thế đối với Đức Cha trở thành trung tâm điểm của một công cuộc Phúc Âm hóa có chiều sâu, nhằm mang tới cho toàn thể xã hội Việt Nam những giá trị Phúc Âm như bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương Chúa Kitô thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ, vượt xa hơn ý nghĩa luân lý theo truyền thống như người ta thường hiểu, khi mà các giá trị ấy bén rẽ sâu vào Thiên Chúa – Đấng luôn ước ao điều thiện hảo cho mọi người và muốn mọi người được hạnh phúc.

Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ. Đồng thời, chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.

Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày càng trở nên một giáo hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ.

Toàn thể giáo hội Việt Nam đã làm một tuần cửu nhật cầu nguyện chuẩn bị cho cuộc cử hành Năm Thánh, để cho biến cố phi thường này làm đẹp lòng Thiên Chúa, góp phần làm cho mọi tín hữu thăng tiến về mặt thiêng liêng và củng cố sứ vụ truyền giáo của giáo hội.

Tự nhiên, Tôi nghĩ đến các tu sỹ và các nữ tu – là những người muốn dùng đời sống mình làm chứng cho tính triệt để của Phúc Âm qua đặc sủng của các Đấng lập dòng đối với mỗi dòng tu. Chớ gì họ tiếp tục lớn lên trong Thiên Chúa qua việc đào sâu đời sống thiêng liêng trong sự trung thành với ơn gọi của mình và bằng sự dấn thân tông đồ có hiệu quả, theo gương Chúa Kitô.

Tôi cũng dành một tình cảm trìu mến từ phụ cho toàn thể các tín hữu giáo dân Việt Nam. Họ hiện diện trong tâm tưởng và kinh nguyện hàng ngày của Tôi. Chớ gì họ dấn thân sâu xa và tích cực hơn vào đời sống và sứ vụ của giáo hội.

Thưa anh em Giám mục thân mến!

Tôi cầu xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh em, để anh em trở nên những mục tử tốt theo gương Chúa và Thầy của chúng ta, hiến mình cho việc chăn dắt đoàn chiên, khích lệ và khi cần thì chữa trị đoàn chiên, trở nên những Giám mục can đảm và kiên trì làm chứng cho sự cao cả của Thiên Chúa và cho vẻ đẹp của đời sống trong Chúa Kitô.

Nguyện xin Đức Mẹ Lavang – người Mẹ thân thương đối với các tín hữu trên đất nước của Đức Cha – đồng hành với mọi người trong tình âu yếm của một người mẹ hiền xuyên suốt Năm Thánh này.

Thưa Đức Cha!

Với tâm tình trìu mến, Tôi gửi tới Đức Cha phép lành Tông Tòa mà Tôi cũng sẵn sàng gửi tới các Giám mục, Linh mục, chủng sinh, tu sỹ và tất cả các tín hữu Việt Nam, cũng như mọi người tham gia cách này hay cách khác vào niềm vui của các cuộc cử hành mà Đức Cha đã lên chương trình.

Làm tại Vatican ngày 17 tháng 11 năm 2009
 
Giáo Hội Việt Nam: Sám Hối Và Hòa Giải
Ban Truyền Thông TGPHN
10:55 24/11/2009
SỠ KIỆN - 23.11.2009 - Sám Hối và Hòa Giải là một trong ba nghi thức trọng yếu của lễ nghi khai mạc Năm Thánh 2010. Nghi thức do giáo phận Thanh Hóa thể hiện đã để lại ấn tượng sâu đậm và niềm xúc cảm mạnh mẽ trong lòng mọi người tham dự.

Không gian lễ trường như lắng lại, chỉ còn những xao xuyến xúc động của lòng người hòa với từng ánh nến lung linh làm nền cho nghi thức Sám Hối – Hòa Giải.

Nhắc tới Sám Hối, nhiều người thường nghĩ tới một điều gì đó có pha chút dư vị tiêu cực: tôi có lỗi, tôi nhận. Nhưng nhận lỗi khi mình lỗi phạm đâu phải chuyện đơn giản, nói thì dễ nhưng thực hiện sao mà khó quá! Giáo hội Công giáo đã trải qua lịch sử hơn hai ngàn năm, dù là giáo hội của Chúa, nhưng lại được tuyển chọn giữa người phàm xác thịt nên không thể tránh mắc những sai làm hay thiếu sót. Chúa Kitô là ánh sáng đã đến thế gian nhưng nhiều khi con cái giáo hội đã ưa chuộng bóng tối hơn ánh sáng. Năm thánh 2000, Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II trong một nghi thức sám hối trọng thể, đã lên tiếng xin lỗi thế giới về tất cả những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ và hiện tại, cử chỉ này đã gây một tiếng vang lớn và có ảnh hưởng sâu sắc.

Trong dịp kỷ niệm 350 năm thiết lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam: Đàng Trong và Đàng Ngoài; 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, giáo hội Việt Nam đã cử hành long trọng nghi thức Sám Hối và Hòa Giải, như một trong ba cử hành chính của nghi thức khai mạc Năm Thánh. Đây là một hành động có ý nghĩa và đánh động suy tư của nhiều người.

Trong lúc quay lại quá khứ để nhìn nhận, cảm phục và tạ ơn các bậc tiền bối đã tiếp lửa, giữ lửa và truyền lửa Tin Mừng một cách xuất sắc, cộng đồng Công giáo Việt Nam chúng ta hôm nay không thể không thú nhận, hối tiếc và xin lỗi về những yếu đuối, sai sót và cả những tội lỗi của nhiều ki-tô hữu – trong đó có cả chúng ta – đã vô tình hay hữu ý làm cho ngọn lửa Tin Mừng chẳng những không sáng hơn lên, mà nhiều khi trở nên yếu ớt và lụi tàn ở đây đó, qua cách sống hay qua lời giảng của mình. Hành vi này đã tạo ra những ngộ nhận đáng tiếc của nhiều đồng bào về ánh sáng Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, đã sinh ra những thành kiến không dễ gì phai nhạt giữa các tổ chức và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đã làm nên những vết thương khó lành do một số thành phần trong Giáo Hội chúng ta gây ra cho những người khác, đã khiến cho những cơ hội quý báu để phát huy tình huynh đệ của dân tộc và sự thịnh vượng của đất nước bị uổng phí…

Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử Công giáo tại Việt Nam, người Công giáo đã và đang phải có những nhìn nhận về đóng góp cũng như thiếu sót của mình đối với dân tộc và quê hương đất nước, cách riêng đối với Chúa và anh chị em của mình.

Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xác định đường hướng mục vụ mới “Sống Đức tin trong lòng dân tộc”, đó cũng là cách xác định nhiệm vụ của mọi thành phần dân Chúa tại Việt nam phải sống đúng tinh thần Phúc Âm và làm chứng nhân cho Chúa. Để làm được điều đó, không thể không lên tiếng sám hối, xin lỗi anh chị em về những thiếu sót, những lầm lỗi chủ quan hay khách quan mình đã gây ra cho anh chị em và hòa giải để cùng nhau sống niềm Tin kiên trung vào Chúa và cộng tác với mọi người kiến tạo một cuộc sống chân thành, đầy yêu thương.

Do đó, trước khi bước vào một kỷ nguyên mới, bắt đầu với Năm Thánh này, Giáo hội Công giáo Việt Nam cùng nhau chân thành tạ lỗi trước mặt Thiên Chúa và mọi người, đồng thời cùng nhau khiêm tốn xin Thiên Chúa và mọi người thứ tha để mọi thành phần dân Chúa trở nên những khí cụ bình an của Chúa, sống Tin mừng Tình Yêu Chúa và thông chia ơn cứu độ của Chúa cho mọi người.

Giáo hội chúng con xin chân thành thú tội!

Giáo hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!

Xin lỗi Chúa:

Giáo hội Chúa thiết lập là giáo hội Duy nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa, giáo hội Chúa là giáo hội Thánh thiện nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Đức Kitô. Giáo hội Chúa là giáo hội Công giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin Mừng. Giáo hội Chúa là giáo hội Tông truyền, nhưng chúng con chưa nhận ra Chúa nơi các đấng bậc Chúa tuyển chọn. Chúng con xin lỗi Chúa và xin Chúa tha thứ cho chúng con.

Xin lỗi nhau:

“Thầy ban cho chúng con một điều răn mới là: chúng con hãy yêu thương nhau”. Đó là di chúc sau cùng Chúa Giêsu để lại cho chúng ta - những kẻ tin vào Người. Nếu chúng ta cố gắng thực hiện lời trăn trối đó, chúng ta cũng đã bao lần vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, chúng ta đã khai trừ nhau, chúng ta đã kỳ thị nhau, đã không lắng nghe nhau, chưa đối xử với nhau như lời Chúa dạy. chủ chăn xin lỗi con chiên, giáo dân xin lỗi linh mục, bề trên xin lỗi bề dưới, bề dưới xin lỗi bề trên, vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.

Xin lỗi anh chị em đồng bào:

Thưa bà con anh em lương dân không cùng Tôn giáo, Đức Giêsu - Đấng sáng lập đạo Công giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù, lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó ở mọi nơi mọi lúc và với mọi người, nhưng chúng tôi nhận thấy: do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. Chiều hôm nay, toàn thể giáo hội Công giáo Việt Nam muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ, vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.

Khép lại những hiểu lầm hay nghi kỵ của quá khứ, người Công giáo Việt Nam cùng chung tay xây dựng nước Chúa và phát triển xã hội trần thế, theo tinh thần Phúc Âm.
 
Năm Thánh 2010: Lễ Khai mạc tại Sở Kiện
N.N.H.M
21:22 24/11/2009
WHĐ (24.11.2009) – Hôm nay, 24-11, lễ kính Các Thánh tử đạo Việt Nam, Giáo Hội tại Việt Nam long trọng khai mạc Năm Thánh.

Lễ Khai mạc được tổ chức tại Sở Kiện (thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.

Từ sáng sớm, từng đoàn người đông đảo đã tuôn về Sở Kiện tham dự lễ Khai mạc Năm Thánh. Được biết từ mấy ngày trước lễ, giáo dân từ nhiều nơi đã về đây, thăm di tích lịch sử Tòa giám mục Đàng Ngoài, viếng đền hai thánh tử đạo Phêrô Đường và Phêrô Thi, chiêm ngưỡng phế tích Nhà nguyện Đại chủng viện, ngắm Ao in của Nhà in Kẻ Sở nổi tiếng một thời.

Ban Tổ chức lễ Khai mạc đã bắt tay vào công việc chuẩn bị từ mấy tháng trước với hàng loạt hạng mục phải giải quyết, từ cơ sở vật chất đến nội dung ngày lễ.

Mọi việc đã hoàn thành rất tốt đẹp.

Từ chiều hôm qua, khu di tích lịch sử của Giáo Hội Việt nam, Đền thánh Tử đạo và Trung tâm hành hương của TGP Hà Nội, đã khoác lên người bộ lễ phục mới mẻ, lộng lẫy.

Một quảng trường rộng gần 11.000m2, ngay trước phế tích Nhà nguyện Đại chủng viện Kẻ Sở, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc, có sức chứa hàng trăm ngàn người, đang tung bay trong gió hàng cờ của 26 giáo phận.

Lễ đài với logo Năm Thánh được sắp xếp trong một bố cục hợp lý càng làm nổi bật hàng chữ “Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ”, chủ đề suy tư và cầu nguyện trong Năm Thánh của cộng đồng dân Chúa.

Đúng 9g sáng, Thánh lễ Khai mạc Năn Thánh 2010 bắt đầu.

Thánh lễ với bộ lễ hát bằng tiếng la tinh do Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP TPHCM, Trưởng Ban Tổ chức Năm Thánh 2010, chủ tế. Đồng tế với ngài là 31 giám mục của Giáo Hội Việt Nam, hơn 400 linh mục đến từ 26 giáo phận và các hội dòng. Tham dự Thánh lễ có gần 1000 tu sĩ nam nữ và chủng sinh và khoảng 70.000 giáo dân đến từ ba miền đất nước.

Đặc biệt có các thượng khách đến từ các Giáo Hội bạn: ĐHY André Vingt-Trois, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, ĐHY Roger Etchégaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Hồng y, ĐHY Bernard Law, nguyên Tổng giám mục Boston (Hoa Kỳ), đương kim Tổng quản Đền thờ Đức Bà Cả Rôma, Đức cha Tod Brown, giám mục giáo phận Orange County (Hoa Kỳ), linh mục Jean-Baptiste Etcharen, Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris (Pháp).

Ngoài ra còn có sự tham dự của 11 vị đại điện của các Đại sứ quán tại Hà Nội và đại diện Giáo Hội Phật giáo.

Sau phần giới thiệu các vị khách, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGMVN đã tuyên đọc Sứ điệp chúc mừng của Đức Thánh Cha Bênêđictô và Sứ điệp của Bộ Phúc âm hóa các dân tộc gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ người tín hữu Việt Nam: “Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ.” Đồng thời, ngài cũng mời gọi: “chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong Giáo Hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.”

Còn trong sứ điệp của Bộ Phúc âm hóa các dân tộc, Đức Hồng y Ivan đã cầu chúc: “cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ;” bởi vì: “mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương trình bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc.”

Sau đó ĐHY Etchégaray đã phát biểu chào mừng, trong đó ngài nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh: sự hòa giải và niềm hy vọng.

“Hòa giải – là điều mà cả thế giới này đều mong ước và hết sức cần thiết. Bởi vì thế giới này đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau. Ngày nay có sự khác biệt rất lớn giữa những con người khác nhau. Các giám mục của anh chị em đã can đảm và nhấn mạnh tới điều này, đó là sự hòa giải, bởi vì nhờ đó chúng ta có thể nối tình huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.

Niềm hy vọng cũng như sự hòa giải đều đòi hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, cả những mặt nạ của niềm hy vọng… Hy vọng không phải là niềm mơ tưởng hão huyền. Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời.”

Và ngài kêu gọi: “Tất cả hãy giang rộng vòng tay của mình, trong suốt năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các tu sĩ nam nữ, các linh mục và tất cả các giám mục nữa. Tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để Giáo Hội Việt nam trở thành Giáo Hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ.”

Tiếp theo, Đức cha Chủ tịch HĐGMVN đã đọc diễn văn Khai mạc Năm Thánh. Đức cha Chủ tịch nhấn mạnh chủ đề suy tư và cầu nguyện trong Năm Thánh về Giáo Hội với ba khía cạnh: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ.

Ngài nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức Năm Thánh: “Thời điểm này mời gọi chúng ta nhìn lại hành trình lịch sử của Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương Việt Nam thân yêu: Từ những bước chân mạo hiểm của các vị thừa sai đầu tiên, Tin Mừng Chúa Kitô đã bắt đầu được loan báo trên mảnh đất quê hương chúng ta từ gần 500 năm về trước, để rồi nhờ ơn Chúa, Tin Mừng ấy mỗi ngày mỗi lan rộng cho đến cách đây 350 năm, hai giáo phận Tông toà đầu tiên đã được thiết lập tại Việt Nam. Rồi theo dòng lịch sử, Giáo Hội ngày càng phát triển cho đến năm 1960, vào ngày 24-11, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ký Tông sắc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Chúa Kitô trên đất nước chúng ta”.

Đức cha Phêrô long trọng tuyên bố:

“Trong niềm tri ân cảm tạ cùng với quyết tâm xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn và tin tưởng bước tới tương lai, NHÂN DANH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆt NAM, TÔI LONG TRỌNG VÀ VUI MỪNG TUYÊN BỐ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM”.

Bài giảng Thánh lễ của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa, Phó chủ tịch HĐGM do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Phòng đọc, vì Đức cha Thanh Hóa đang bị đau nên mất tiếng.

Trong ngày lễ mừng kính các Thánh Tử đạo VN, bài giảng đề cập đến hành vi tử đạo can trường của tiền nhân: “là những người không sợ đau khổ và sự chết. Không có nghĩa họ là những người liều chết vì bướng bỉnh chống đối nhà cầm quyền. Cái chết của họ là cái chết tự nguyện. Không giữ được phép nước, họ cam lòng chịu chết để trung thành với Chúa, chứ không phải đành chết vì bất lực. Điểm biệt loại của các thánh tử đạo là chết trong tình thương. Họ là loại tử tội duy nhất không hận thù kẻ lên án và kết liễu mạng sống mình.”

Ngày khai mạc Năm Thánh cũng là dịp để người Công giáo ngỏ lời với những người không cùng tôn giáo để xóa tan những hiểu lầm trong quá khứ: “Chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia sẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.” và thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi.” Vì vậy, người công giáo muốn mời gọi mọi người: “khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia sẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội.”

Bài giảng Thánh lễ kết thúc trong tiếng vỗ tay của mọi người.

Trước phép lành cuối lễ, Đức TGM Hà Nội ngỏ lời cảm ơn Ban Tổ chức Năm Thánh, Ban Tổ chức Lễ khai mạc, quý khách và tất cả mọi người đã góp phần vào sự thành công tốt đẹp của ngày lễ Khai mạc Năm Thánh. Đó chính là dấu chỉ của tình hiệp thông, của bác ái huynh đệ.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 trong bầu khí trang trọng và ấm cúng, với niếm phấn khởi của toàn thể dân Chúa bước vào Mùa hồng ân.

Thánh lễ Khai mạc như một hình ảnh thu nhỏ của ngày họp mặt đại gia đình Giáo Hội Việt Nam.

(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
 
Những sự có mặt đầy ý nghĩa
DXT
21:47 24/11/2009
HÀ NỘI 25.11.2009 - Nếu không phải là tất cả Giáo Hội thì hàng giáo phẩm của Giáo Hội ít ra cũng là những khuôn mặt đại diện và những tiếng nói thay cho toàn thể Giáo Hội, thậm chí có thể phản ảnh hướng đi của một Giáo Hội. Thật vậy, điểm các khuôn mặt các chức sắc quan trọng đến tham dự lễ khai mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện hai ngày 23 và 24 tháng 11 năm 2009, chúng ta có thể đọc được phần nào hướng đi của Giáo Hội Công
Giáo Việt Nam hiện nay và tương lai. Xin kể ra các thành phần quan trọng ấy như sau: ngoài đức hồng y trưởng ban tổ chức, đức giám mục chủ tịch, đức tổng giám mục trưởng ban tổ chức tại Hà Nội, các tổng giám mục và giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là các đức hồng y đến từ Vatican (Roma) – trong đó một vị gốc Pháp và một vị gốc Hoa Kỳ -, đức tổng giám mục tổng giáo phận Paris (Pháp), đức giám mục giáo phận Orange County (Hoa Kỳ); đức ông Choi từ tổng giáo phận Seoul (Hàn Quốc), cha bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Paris (Pháp).

Như thế, Giáo Hội Việt Nam đã chọn con đường sống và làm việc, trước hết không quên quá khứ, nhất là khi quá khứ ấy là quá khứ làm nên đức tin và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Điều ấy đước ám chỉ qua sự có mặt đặc biệt của đức hồng y André Vingt-Trois – tổng giám mục Paris – và của linh mục bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Paris, và kể cả đức hồng Y Etchegaray – người gốc giáo phận Bayonne vùng Basque, một trong những địa phương đã gởi nhiều linh mục sang truyền giáo tại Việt Nam, nếu không từ ban đầu thì ít là từ sau này, như cha Durisboure- từng phục vụ tại vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Sau đó, còn là hướng đến tương lai bằng cách liên kết với các giáo hội trên toàn cầu ngày càng sâu đậm và hiệu quả hơn, mà quan trọng nhất là với giáo hội mẹ tại Vatican (thật ra, từ đầu trong quá khứ - nhất là khi thành lập hai giáo phận tông tòa và khi thiết lập các giáo phận chính tòa với hàng giáo phẩm đứng đầu – Giáo Hội Việt Nam đã luôn luôn sống trong sự đùm bọc của giáo hội mẹ ấy). Điều này được diễn tả qua sự có mặt đặc biệt của đức hồng y Etchegaray – đương kim chủ tịch Hồng Y Đoàn và nguyên chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, từng làm đặc sứ Tòa Thánh đến thăm Việt Nam. Thứ đến là các giáo hội gần như Giáo Hội Hàn Quốc (với sự có mặt của đức ông Choi thuộc tổng giáo phận Seoul (Hàn Quốc) và xa như Giáo Hội Hoa Kỳ (nếu xét về mặt địa lý) với sự có mặt của đức giám mục Todd Brown giáo phận Orange County. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của sự liên kết này, không chỉ để được học tập và trao đổi kinh nghiệm, hay để tương trợ nhau, mà nhất là để sống đúng mầu nhiệm Hội Thánh – Hội Thánh không còn là Hội Thánh Chúa Ki-tô nếu không luôn phấn đấu để đạt tới sự duy nhất như Đức Ki-tô đã muốn khi thiết lập.

Dĩ nhiên, chính khi tiếp nhận một quá khứ và hướng tới một tương lai như thế, Giáo Hội Việt Nam đã biết mình cần làm gì ngay trong hiện tại này. Cần phát huy những điểm hay và giảm thiểu các điểm dở thế nào của quá khứ để hướng tới tương lai. Cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho một Giáo hội tương lai ngày càng liên kết mật thiết hơn với Giáo Hội Mẹ và các giáo hội trên toàn cầu và trong khu vực, không phải để tạo thành một sức mạnh mà là để ngày càng trở nên sẵn sàng hơn cho những sụ phục vụ hữu hiệu và cần thiết hơn. Chỉ có điều cần ghi nhớ là dù có những nỗ lực và sáng kiến nào chăng nữa trong việc này, Giáo Hội Việt Nam luôn hành động trong sự hiệp thông và hiệp nhất với nhau – rõ ràng và cụ thể nhất qua sự hiệp thông và hiệp nhất của các hồng y và giám mục Việt Nam, thể hiện rõ ràng nhất qua sự có mặt đầy đủ - không kể các vị đau ốm – trong dịp đại lễ này.

Thật là quan phòng khi Chúa đã tạo điều kiện cho có những sự hiện diện đầy ý nghĩa trong dịp kỷ niệm đại lễ quan trọng này của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam !
 
Giới thiệu chi tiết 14 bức họa thời tử đạo
Kim Ân
21:58 24/11/2009
GIỚI THIỆU CHI TIẾT 14 BỨC HỌA THỜI TỬ ĐẠO

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về 14 bức hoạ thời tử đạo hiện được lưu giữ tại Hội Thừa Sai Paris (MEP). Vì thời gian, bối cảnh lịch sử, tôn giáo và xã hội mà các bức hoạ diễn tả đã trở nên khá xa lạ với phần đông khán giả của thế kỉ 21, chúng tôi mạo muội tra cứu và dùng đôi chút hiểu biết ít ỏi của mình để tường giải, nhằm giúp những ai quan tâm có thêm thông tin về một giai đoạn đau thương nhưng hào hùng của Hội Thánh tại Việt Nam. Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các bức hoạ theo trình tự thời gian diễn ra các vụ án. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng, trong khả năng và điều kiện tư liệu cho phép, đọc những chữ Hán được ghi trên các bức hoạ.

1. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Phêrô Lê Tuỳ, ngày 11-10-1833 tại Nghệ An

Bức hoạ cao 1,660 m, rộng 0,942 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Bức họa chủ yếu được vẽ theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này khá sắc sảo. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm bốn phần: bị bắt - bị giam cầm - giải ra pháp trường - hành quyết.

Bị bắt: Góc phải, phần dưới của bức hoạ vẽ cảnh thánh nhân bị bắt. Trước tiên là hình ảnh một xóm nhỏ, phía trước xóm có cổng và con đường với dòng chữ Hán “Thanh Trác (?[1]) thôn” (lương dân thôn Thanh Trác đã bắt cha Phêrô Lê Tuỳ trên đường ngài đi kẻ liệt vào ngày 25-6-1833[2]). Con đường trước thôn Thanh Trác hướng về phía một khu nhà có tường bao quanh. Liền phía trên khu nhà này có dòng chữ Hán “Thanh Chương huyện”[3]. Ở góc dưới cùng của bức hoạ là hình một chòi canh, gần đó có dòng chữ Hán “Sa Nam đồn”. Cổng huyện lị Thanh Chương có con đường dẫn tới bến đò. Bên kia sông là đoàn người áp giải cha Phêrô Lê Tùy, người đeo gông, có một viên quan dẫn đầu và một nhóm lính vác gươm và gậy đi theo, đoàn người tiến về phía một toà thành nhỏ, phía trên có dòng chữ Hán “Anh (?) Sơn phủ”. Chếch về phía trái, góc dưới có một số ngôi nhà, phía trên là dòng chữ Hán “Vân Đồn xã”.

Bị giam: Phía trên cùng, góc phải là một toà thành với dòng chữ Hán “Nghệ An tỉnh”, hai cổng một bên là “Nam môn”, một bên là “chính Đông môn”. Trong thành, tại một căn nhà, cha Phêrô Lê Tùy đeo gong, nơi ngôi ngà có chữ “ngục thất”.

Giải ra pháp trường: Phía ngoài toà thành là đoàn quân gươm giáo tuốt trần áp giải thánh nhân ra pháp trường, có một viên quan cưỡi voi chỉ huy đoàn quân, trên đầu viên quan là dòng chữ “giám sát quan”. Chếch về phía trái là dòng chữ Hán “tống chí luận hình” – dẫn ra pháp trường. Một tên lính đi trước thánh nhân, trên vai vác bản luận tội với hàng chữ “Minh Mạng thập tứ niên bát nguyệt …”

Hành quyết: Cảnh hành quyết chiếm phần trung tâm trên bức hoạ và được vẽ khá sinh động. Một đội quân cầm giáo tạo thành vòng tròn quanh pháp trường, bên ngoài có đám dân chúng với tư thế và y phục khá đa dạng; viên quan cưỡi voi cũng ở vòng này, phía trên đầu ông ta có mấy chữ “giám trảm quan”. Ngay sát nơi hành quyết, một viên quan mặc áo the đang đứng, tay cầm cuộn giấy, phía trên trên đầu ông ta là chữ “thị sát”. Đứng đối diện viên quan này, viên trưởng nhóm đao phủ mặc áo đỏ, đeo gươm và cầm roi. Bốn viên đao phủ với tư thế khác nhau vây quanh thánh nhân. Một thanh gỗ ghi bản án được cắm ngay tại nơi hành hình với nội dung bằng chữ Hán ở mặt trước: “NHẤT ĐẲNG danh Tùy Lê Tùy quán Hà Nội tỉnh Thường Tín phủ Thanh Trì huyện Ninh Xá tổng Bằng Sở xã cai phạm hệ bản quốc nhân cửu tập dị đoan tự xưng đạo trưởng tiềm hướng dân gia tứ hành phiến dụ nã liệp (?) tra tần khâm án xử trứ trảm lập quyết dĩ giới”; mặt sau: “Minh Mạng thập tứ niên bát nguyệt nhị thập bát nhật – thìn thời.”[4] Chếch về phía dưới là chiếc gông vừa được gỡ khỏi cổ thánh nhân. Sau một hồi chiêng lệnh, viên đao phủ chém đầu thánh nhân bằng một nhát gươm duy nhất, sau đó hắn tung cho đầu rơi xuống đất. Máu phun lênh láng trên chiếu và trên đất. Liền phía dưới chiếc gông, một đám người tay cầm giấy đang chạy về phía vị tử đạo vừa bị hành quyết để thấm máu. Xác thánh nhân nằm sấp trên chiếu, tay bị trói giặt ra phía sau.

Chếch về góc phải ngang với pháp trường có vài ba căn nhà, phía trên có ba chữ Hán. Hai chữ đầu đã quá mờ, chữ sau cùng hẳn là chữ xã. Theo chúng tôi, đây rất có thể là họ đạo Trang Mìa (Trang Nứa?), nơi thánh nhân được an táng[5].

2. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Marchand Du, ngày 30-11-1835 tại Huế

Bức hoạ cao 1,500 m, rộng 0,836 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Họa sĩ đã ít nhiều áp dụng nghệ thuật hội họa Tây phương với phong cách tả thực và luật cận - viễn. Hai cảnh nhỏ ở phía trên bức họa, theo chúng tôi, có thể tạm coi như một cách áp dụng luật đồng hiện. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm ba phần: thẩm vấn lần thứ hai[6] – hành quyết – kết thúc cuộc hành quyết.

Thẩm vấn lần thứ hai: Ở phía trên, góc trái của bức hoạ là cảnh cha Marchand Du bị thẩm vấn lần thứ hai tại Huế. Bị bắt tại Sài Gòn, bị đóng cũi và giải tới Huế ngày 15-10-1835, ngay ngày hôm sau, cha bị đem ra thẩm vấn lần thứ nhất, nhưng chưa bị hành hạ nhiều. Đêm 17-10-1835, do bị vu oan là tham gia cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, cha bị thẩm vấn lần thứ hai và bị hành hạ bằng các loại kìm, kẹp nung đỏ. Bức hoạ cho ta thấy những vết thương ở tay và chân thánh nhân.

Hành quyết: Cảnh hành quyết ở trung tâm và chiếm phần lớn diện tích bức hoạ. Thánh nhân bị xử lăng trì, cũng còn gọi là bá đao hay tùng xẻo. Sáng 30-11-1835, thánh nhân bị dẫn đến họ đạo Thợ Đúc cùng với bốn người khác thuộc đảng Lê Văn Khôi cùng chịu án lăng trì với thánh nhân. Trên bức họa, xa xa là đội quân cầm giáo vây quanh nơi hành hình. Phía ngoài vòng vây quân lính là đám dân chúng, kẻ đứng người ngồi. Ở trung tâm bức họa, thánh nhân bị trói vào cột[7], bốn đao phủ vây quanh thánh nhân, một tên quì tay cầm rìu, ba tên còn lại cầm dao, kìm, móc để cắt từng miếng thịt trên người thánh nhân. Vì đã trải qua những nhục hình khủng khiếp buổi sáng hôm đó – không dưới ba lần thẩm vấn, sau mỗi lần là năm chiếc kìm nung đỏ kẹp vào da thịt cho tới khi những chiếc kìm nguội hẳn – thánh nhân trút hơi thở sau khoảng sáu vết xẻo[8].

Kết thúc cuộc hành quyết: Phía trên, góc phải của bức hoả tả lại đoạn kết của cuộc hành quyết. Khi thánh nhân trút hơi thở, các đao phủ chặt đầu thánh nhân, tháo xác khỏi cột hành hình, đặt nằm sấp trên đất, rồi dùng rìu chẻ xác làm bốn mảnh.

3. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Jean-Charles Cornay Tân, ngày 20-09-1837 tại Sơn Tây

Bức hoạ cao 1,660 m, rộng 1,213 m. Ngoài một số chi tiết phụ, bức họa hầu như chỉ miêu tả cuộc hành quyết theo góc nhìn phi điểu. Bức họa cũng được vẽ theo luật cường điệu với nhiều vòng tròn khác nhau, càng gần trung tâm, các chi tiết càng được vẽ lớn và kĩ lưỡng hơn. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm hai phần: những chi tiết phụ – cảnh hành quyết.

Những chi tiết phụ: Ở phía dưới, góc trái bức họa là mô hình một tòa thành với dòng chữ Hán “Sơn Tây tỉnh” (thánh nhân đã bị giam giữ tại tòa thành này cùng với ba thày giảng). Pháp trường diễn ra vụ hành quyết thánh nhân cũng ở gần tòa thành này. Ở những góc còn lại của bức họa, có những đám dân chúng đứng hoặc ngồi chứng kiến vụ hành quyết[9]. Bên trong đám dân chúng là đội quân cầm giáo đứng vòng quanh nơi hành hình. Viên quan giám trảm cưỡi ngựa có lọng che, đang cầm loa cũng đứng ở vòng này.

Cảnh hành quyết: Cuộc hành quyết được miêu tả khá chi tiết. Góc trái là chiếc cũi[10], phía bên phải chiếc cũi là hai viên quan đang cầm bản án trong tay, có vẻ như họ đang đọc bản án. Bản án này cũng được viết trên một thanh gỗ sơn vôi cắm ngay tại nơi hành hình, như chúng ta thấy trong bức họa[11]. Tiếp theo về phía bên phải là xiềng xích[12], búa tháo xiềng, và vài chiếc cọc (những chiếc cọc vốn được đóng xuống nền đất để cột chặt chân tay tử tội)[13].

Thân thể thánh nhân nằm sấp[14] và được đặt trên một chiếc chiếu điều, cũng chính là chiếc chiếu trải chân bàn thờ đã theo thánh nhân suốt những ngày bị giam giữ[15], và vừa bị sáu viên đao phủ (ba viên dùng gươm, hai viên dùng búa nhỏ, một viên dùng búa lớn) chặt ra từng mảnh. Hai chân và hai tay bị chặt ở các khớp gối. Viên đao phủ vừa chặt đầu thánh nhân xách đầu thánh nhân bằng tay phải - chiếc mũ sọ màu đen (calotte) mà thánh nhân đã đội trong cuộc hành hình vừa văng ra khỏi đầu - tay trái hắn đưa lưỡi gươm đầy máu lên miệng và dùng lưỡi liếm máu. Viên đao phủ đứng liền bên hắn đang nghiêng người moi gan thánh nhân để ăn[16], dưới chân hắn là hai chiếc cọc và sợi dây đã dùng để giữ chặt đầu thánh nhân ở vị trí hai bên thái dương[17]. Những viên đao phủ khác vẫn đang xẻ xác thánh nhân, một phần áo vẫn còn cột vào tay thánh nhân. Một chi tiết đặc biệt trong cuộc hành quyết này: viên quan giám trảm đã không theo trình tự thông thường của một vụ xử lăng trì, sau tiếng chiêng đầu tiên, ông đã ra lệnh cho đao phủ chặt đầu thánh nhân trước, sau đó mới cắt các khớp tay và khớp chân[18]. Viên đao phủ chính đã chặt đầu thánh nhân bằng một nhát gươm duy nhất.

4. Bức hoạ cuộc tử đạo của thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần, ngày 20-11-1837 tại Hà Nội

Bức họa cao 1,675 m, rộng 1,196 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này kém sắc sảo so với các bức họa khác. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm bốn phần: thẩm vấn 1 – thẩm vấn 2 – dẫn ra pháp trường – cảnh hành quyết.

Thẩm vấn 1: Ở góc trái, phía dưới, bức họa giới thiệu cảnh một tội nhân đeo gông và bị căng ra trước thềm một căn nhà. Một người mặc áo xanh, quần điều, đang ngồi trong nhà, xung quanh có những nhóm người đang đứng hoặc ngồi. Phía trên, góc phải của căn nhà là hai chữ Hán “huyện nha”. Ở đây, chúng tôi thiển nghĩ cần giải thích thêm rằng trên đường chuyển thư của Đức Cha Retord Liêu cho cha Tuần, ngày 19-04-1836, thầy Nguyễn Cần bị bắt tại làng Ke-Vac (Kẻ Vác), bị đánh đòn rồi vài ngày sau bị giải tới huyện đường Thanh Trì. Hẳn phần này của bức họa này đã vẽ cảnh diễn ra tại huyện nha Thanh Trì.

Thẩm vấn 2: Phần này chiếm gần trọn nửa trên của bức họa với một tòa thành lớn, có kì đài cao. Ở tường thành, ngay phía chân kì đài là dòng chữ Hán “Hà Nội tỉnh thành”, cổng bên trái có chữ “đông môn” và cổng bên phải có chữ “bắc môn”. Phía trong tòa thành có hai khu nhà với tường bao quanh. Phía trên khu nhà bên phải có dòng chữ “tổng đốc quan”. Sau khi bị bắt và giải tới Thanh Trì, thánh nhân bị giải tới Hà Nội và bị điệu ra trước mặt quan tổng đốc, bị đánh đòn và ép buộc bước qua thập giá. Trong bức họa, trước mặt quan tổng đốc, hai tên lính đang cầm hai đầu gông để kéo thánh nhân bước qua thập giá. Thánh nhân co chân lên để không chạm chân lên biểu tượng thiêng thánh. Ở cổng khu nhà bên trái có hai chữ “ngục môn” – cổng nhà ngục, phía trong là cảnh thánh nhân đeo gông, bị cùm chân, với nhiều tù nhân khác xung quanh[19].

Dẫn ra pháp trường: Ngày 20-11-1837, một đội quân đông đảo áp giải[20] thánh nhân qua cửa bắc đi ra pháp trường Ô Cầu Giấy. Bức họa giới thiệu một phần đoàn người đi ra pháp trường. Thánh nhân đeo gông, mặc áo đỏ, tay chỉ lên trời. Khi ra khỏi cổng thành, đoàn người dừng lại để chờ sáu tử tội khác cùng bị hành quyết hôm đó. Thánh nhân đã tận dụng cơ hội này để giảng, trong khoảng một giờ, một bài ứng khẩu cho đám quan lại, quân lính và đông đảo dân chúng đi theo về sự chết. Một tên lính đứng phía trước thánh nhân vác một phiến gỗ có những chữ Hán “nhất bài Nguyễn Tiến Truật …”[21].

Cảnh hành quyết: Cảnh hành quyết được vẽ theo góc nhìn phi điểu. Một đội quân cầm giáo đứng vòng quanh pháp trường. Phía góc trái pháp trường là ba viên quan cưỡi voi, một viên quan mặc áo đỏ đang quát loa. Xa xa, những đám dân chúng đang túm tụm đứng xem cuộc xử án. Bên trong vòng quân cầm giáo, một người phụ nữ đứng chắp tay quay về phía viên quan cầm loa, phía đầu bà ta có những chữ “… hồi mai tang thổ”. Gần nơi hành quyết, cách người phụ nữ đó không xa là một người phụ nữ khác đang bưng khay. Bà ta và một nhóm giáo dân đã chuẩn bị một bữa tiệc với chút rượu cho thánh nhân ăn trước khi chịu hành hình. Gần chỗ bà ta đứng là bốn phụ nữ, kẻ đứng người ngồi, một bà đang cầm trong tay xấp vải[22]. Trong số sáu tử tội cùng chịu án với thánh nhân, bốn người đã bị chém đầu, một người khác đang bị tên đao phủ kề gươm vào cổ, một người vẫn còn quì giữa pháp trường. Gần nơi hành quyết thánh nhân, gông và xiềng vừa được gỡ ra. Thánh nhân vừa bị xử giảo, tức xiết cổ. Hai toán lính hai bên vẫn đang cầm sợi xích tròng qua cổ thánh nhân, một tên lính mặc áo xanh đang nghiêng người về phía thánh nhân[23]. Một tên đao phủ đang dùng gươm cắt cổ thánh nhân[24]. Bản án thánh nhân cũng được ghi trên một phiến gỗ sơn vôi và cắm gần bên nơi hành quyết. Nội dung bản án bằng chữ Hán như sau: “Nguyễn Tiến Truật quán Thường Tín phủ Sơn Miêng xã cai phạm bản [quốc?] tòng Gia Tô đạo hựu bất khẳng khoá quá thập tự thẩm án xử cấp lập quyết tư bài. Minh Mạng thập bát niên cửu nguyệt thập bát nhật.”[25]

5. Bức hoạ cuộc bắt bớ và giải thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự, cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm và Đức cha Pierre Dumoulin Borie Cao tới Quảng Bình, ngày 27-07 và 31-07-1838

Bức họa cao 1,709 m, rộng 0,890 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này khá sắc sảo. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm ba phần: lùng sục và bắt bớ – giải đi – giam cầm và thẩm vấn.

Lùng sục và bắt bớ: Phía dưới bức họa là hình ảnh vài ngôi làng, có những nhóm quân lính và hai người đang quì. Nơi vài ngôi nhà ở góc trái, phía dưới, có chữ “Cồn Giờ”[26]. Ở phía dưới của vài ngôi nhà có mấy người đứng và quì có hai chữ “Lệ Sơn”. Hai chữ phía trên

đầu hai người đang quì là “oa gia”[27]. Phía dưới, góc phải là hai chữ “đại hải”. Chúng tôi xin mạo muội giải thích thêm ở đây. Năm 1838, vua Minh Mạng ra lệnh lùng bắt cha Candalh Kim, giám đốc chủng viện Di Loan. Ngày 02-07 năm đó, quân lính bắt được cha Khoa và hai thầy giảng Đức và Khang. Khi bị tra tấn, thầy Khang đã khai rằng có một thừa sai Âu Châu ở vùng Bố Chính. Quân lính lập tức đi bố ráp vùng này, đặc biệt vùng ven biển. Ngày 27-7, họ tìm được một số đồ vật của cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm và bắt đầu tra khảo chủ nhà. Sáng hôm sau, một người tên là Yên đã đồng ý dẫn quân lính đến nơi cha Điểm ẩn trốn, nơi các đụn cát gần làng Đan Sa[28]. Trong bức họa, cha Điểm đầu tóc bạc phơ - lúc đó ngài đã 74 tuổi - ngồi trong một lùm cây, bên cạnh có nải chuối. Quân lính cầm gậy, một đám đang núp, hai tên tiến về phía cha Điểm, gần đó là một người đang chạy, phía dưới có hai chữ “Sa Sơn”. Bắt được cha Điểm, quan quân chưa hài lòng và họ quyết tâm lùng sục để tìm ra vị thừa sai Âu Châu. Trên đường truy tìm, họ bắt được một tín hữu tên là Thanh và nạt nộ anh. Anh này khai ra là có nhìn thấy một người vóc dáng rất lớn ở gần bờ biển. Quan quân tiếp tục lùng sục suốt đêm đó. Khi cha Borie Cao, lúc đó đang trốn trong một bụi cây, nghe tiếng quan quân tới gần, ngài biết đã bị lộ nên ra nộp mình. Giữa đêm tối, quan quân thấy một người cao lớn tiến ra nên hoảng sợ. Một tên lính ra lệnh cho vị thừa sai quì xuống. Tuy nhiên, để trấn át nỗi sợ, hắn vẫn vung gậy đánh vào lưng ngài. Đó là chuyện diễn ra sáng ngày 31-07-1838. Trong bức họa, quân lính cầm gậy đang từ nhiều hướng tiến về phía cha Borie Cao, một tên đang vung gậy. Phía sau mấy tên lính là những chữ “Trường Sa Sơn”.

Giải đi: Phần giữa bức họa trình bày cảnh giải ba vị chứng nhân của Chúa Giêsu đi về tỉnh lị Quảng Bình. Phía sau lưng đoàn người là vài căn nhà có tường bao quanh với ba chữ “Quảng Trạch huyện”. Đoàn quân áp giải mang gươm giáo. Ba tù nhân mang gông. Cha Borie cao đi đầu, sau đó là cha Điểm, cuối cùng là thầy Tự (người giúp việc cha Borie Cao, thầy đã tự tới nộp mình lúc cha Cao bị bắt). Chỉ huy đoàn áp giải là một viên quan cưỡi ngựa mặc áo xanh. Phía trên đầu đoàn người áp giải có hai chữ “giải tỉnh”. Trước mặt đoàn người là một dòng sông, ở mép bức họa có chữ “đò Gianh”.

Giam cầm và thẩm vấn: Phần trên bức họa là một tòa thành, cổng bên phải có chữ “chính đông môn”, cổng bên trái có chữ “chính nam môn”. Bên trong tòa thành là cảnh công đường. Hai viên quan áo đỏ và áo xanh ngồi chính giữa, có hai nhóm quan lại ngồi hai bên tả hữu. Trước thềm công đường, hai hàng lính cầm giáo đứng hai bên. Giữa sân công đường, thầy Tự bị căng ngang ra bằng hai chiếc cọc đóng xuống đất. Thầy đang bị hai tên lính đánh đòn và mông thầy đầy vết máu. Cha Cao và cha Điểm đeo gông đứng gần đó[29]. Nóc công đường có dòng chữ “Quảng Bình tỉnh tra”. Liền bên công đường là một ngôi nhà, phía trong có năm người đeo gông. Phía trên căn nhà có chữ “ngục thất”. Tại ngục thất Quảng Bình, ba vị chứng nhân của Chúa còn gặp hai vị chứng nhân khác là cha Phêrô Võ Đăng Khoa và ông lang Năm, tức Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh.

6. Bức hoạ cuộc tử đạo của ông Micae Nguyễn Huy Mĩ, Antôn Nguyễn Đích và cha Giacôbê Đỗ Mai Năm, ngày 12-08-1838 tại Nam Định

Đây là bức họa lớn nhất, chiều cao 1,804 m, chiều rộng 1,965 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo nhiều thủ pháp nghệ thuật dân gian khác nhau như luật đồng hiện, luật tẩu mã và luật phi điểu. Nét vẽ trong bức họa này không sắc sảo cho lắm. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm bốn phần: bắt bớ và giải đi – giam cầm và thẩm vấn – dẫn ra pháp trường và hành quyết – mai táng.

Bắt bớ và giải đi: Cảnh bị bắt và giải đi chiếm gần trọn phần dưới của bức họa. Ở góc trái, bức họa giới thiệu cảnh quân lính cầm giáo bao vây một khu dân cư[30]. Phía trước căn nhà trong bức họa có bốn chữ “Vĩnh Trị dân cư”. Quan quân đã bắt được cha Giacôbê Đỗ Mai Năm tại nhà ông Antôn Nguyễn Đích (ông trùm Đích). Quan quân cũng bắt luôn ông Micae Nguyễn Huy Mĩ là con rể ông trùm Đích, cũng là lí trưởng làng Vĩnh Trị. Bức họa cho ta thấy cảnh ba vị bị trói và điệu ra đình làng Vĩnh Trị, tại đây, ông lí Mĩ bị căng ra sân đánh đòn. Đứng gần ông lí Mĩ là ông trùm Đích. Cha Năm đứng phía sau ông trùm Đích. Cách đình làng không xa về phía bên phải, một tên lính đang đi lùng sục, cướp bóc của cải. Bên ngoài vòng vây quân lính, chếch về phía trái, một đám người đang mang vác đồ đạc đưa lên thuyền bên bờ sông Đáy.

Chếch về phía trên một chút, ba vị mang gông bị quân lính áp giải lên huyện, một viên quan nằm trên cáng ở phía đầu đoàn người. Trước mặt họ là khu nhà có tường bao quanh với hai chữ “huyện nha”. Dưới chân đoàn người là dòng chữ “kí giao huyện sở”. Phía sau đoàn người là ngọn núi nhỏ với hai chữ “Nhôi sơn”.

Ở phía dưới, góc phải của bức họa, quân lính áp giải ba người mang gông, trong cáng không có người vì viên quan mặc áo xanh đã ra khỏi cáng, trước mặt viên quan là bến đò và dòng chữ “huyện quan giao tù tại tuần phủ quan”. Bên kia sông là vài ngôi nhà với những chữ “Phù Sa đồn”. Chếch lên phía trên một chút, một viên quan mặc áo xanh, quần đỏ và đoàn lính áp giải ba người mang gông, trên đầu đoàn người có hai chữ Hán “giải tỉnh”.

Giam cầm và thẩm vấn: Phần trên, gần trọn góc bên phải là một tòa thành, phía trong có chữ “Nam Định tỉnh thành”. Ba cổng trong bức họa được vẽ theo lối tẩu mã. Cổng phía dưới có chữ “chính nam môn”, cổng bên trái có chữ “chính tây môn”, cổng phía trên có chữ “chính bắc môn”. Góc tây nam tòa thành là cảnh công đường. Quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh mặc áo xanh ngồi giữa, có tả hữu hai bên. Ba tù nhân đeo gông đang ở sân công đường, hai hành lính vác gươm tuốt trần đứng hai bên. Các quan muốn ép ba vị bước qua thập giá. Ông lí Mĩ chịu thử thách đầu tiên[31]. Hai tên lính đang cầm ai đầu gông để ép ông bước qua thập giá. Ông co chân lên để không chạm vào biểu tượng thiêng thánh đó. Một tên lính đang vung roi đánh ông, một tên khác cầm chân ông kéo ra, nhưng không thể làm ông bước qua thập giá. Phía sau công đường là một ngôi điện[32]. Chếch về phía đông bắc của tòa thành là cảnh ba người ngồi trong một căn nhà với hai chữ “ngục thất”.

Dẫn ra pháp trường và hành quyết: Ở góc phải, phía trên của bức họa là cảnh ba vị chứng nhân của Chúa bị điệu ra pháp trường. Ba vị đeo gông, cha Năm đi đầu, có đoàn quân lính vác giáo áp giải. Phía trước mỗi vị, một tên lính vác phiến gỗ ghi bản án[33].

Phía trước mặt đoàn người, cảnh hành quyết chiếm trọng góc trái, phần trên của bức họa, với nhiều chi tiết khá thú vị. Một đội quân đông đảo cầm giáo đứng vòng quanh pháp trường. Quan tổng đốc và hai viên quan khác cưỡi trên ba thớt voi để chủ trì cuộc xử. Ba vị tử đạo quì trên ba manh chiếu, mấy tên lính đang tháo gông ra khỏi cổ ông trùm Đích. Một tên đao phủ đang vung gươm chém ông lí Mĩ[34]. Chiếc gông vừa được tháo khỏi cổ ông bị ném trên nền đất gần đó. Phần cha Năm, gông xiềng vừa được tháo khỏi cổ cha. Viên đao phủ đang chuẩn bị hành hình. Một tên lính đeo gươm đứng phía sau cầm một cây sào sẽ dùng để bêu đầu cha ba ngày như án lệnh. Gần chỗ hành quyết cha là ba chữ “luận hình xứ”. Phía bên trái pháp trường, một đám dân chúng chạy qua hàng rào quân lính để vào thấm máu các vị tử đạo, ba tên lính dùng roi và sống gươm đánh đập họ, nhưng họ vẫn xông vào. Ở phía trên, góc trái bức họa, một người đang ngồi với xấp vải dùng để tẩm liệm ba vị tử đạo.

Mai táng: Trở lại phía dưới của bức họa, một đoàn người đông đảo[35] cầm đuốc rước xác ba vị tử đạo về an táng tại làng Vĩnh Trị. Phía trước xác mỗi vị là phiến gỗ ghi bản án đã cắm tại nơi hành quyết. Trên phiến gỗ đầu tiên có chữ “nhất bài Mai Ngũ”, phiến thứ hai có chữ “nhất bài Nguyễn Văn Khiêm”[36], phiến thứ ba có chữ “nhất bài Nguyễn Huy Mĩ”. Ở gần đầu đoàn rước có dòng chữ “tương[37] hồi mai táng”. Cũng ở gần đầu đoàn rước, chếch về phía dưới, thân nhân các vị tử đạo mặc đồ tang ra đón.

7. Bức hoạ cuộc bắt bớ và giải thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và cha Phaolô Phạm Khắc Khoan tới thành Ninh Bình, ngày 24-08-1838[38]

Bức họa cao 1,470 m, rộng 0,800 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này khá sắc sảo. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm ba phần: bị bắt – giải đi – giam cầm và thẩm vấn.

Bị bắt: Bức họa không vẽ cảnh ba thánh nhân bị bắt. Tuy nhiên, ở phía dưới, góc phải, bức họa giới thiệu cảnh một ngôi làng. Ngày 24-08-1838, một lương dân tố cáo với quan, và cha Phaolô Phạm Khắc Khoan đã bị bắt tại làng Đông Biên cùng với hai thầy giảng giúp việc là thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh.

Giải đi: Buổi tối ngày bị bắt, ba thánh nhân bị giải đi Ninh Bình. Cảnh giải đi nằm ở giữa bức họa. Một đám đông chức việc và lương dân cầm gậy và đuốc áp giải ba thánh nhân, phía cuối đoàn rước là một viên quan cưỡi ngựa. Cha Phaolô Phạm Khắc Khoan đã 66 tuổi, không thể tự đi được nên nằm trên cáng, phía sau là thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh mang gông trên cổ. Ở phía dưới đoàn người, chếch về bên phải là một nhóm người mang theo gậy gộc, kẻ nằm người ngồi. Đây là nhóm giáo dân định tới giải cứu ba vị, nhưng khi thấy không thể giải cứu được vì đoàn người đã lên đường đi về tỉnh lị Ninh Bình, nhóm giáo dân chán nản ngồi xuống hoặc nằm ngay bên vệ đường.

Giam cầm và thẩm vấn: Nửa trên bức họa là một tòa thành. Cửa thành bên phải có các chữ “chính đông môn”, cửa bên trái có chữ “chính nam môn”. Bên trong tòa thành, phần trung tâm là cảnh công đường, quan tổng trấn mặc áo xanh ngồi trong công đường có hai ban tả hữu hai bên. Trước sân công đường là hai hàng lính, ở giữa là ba thánh nhân đeo gông và mang xiềng. Một viên quan đang cầm tay thầy Hiếu để kéo thầy bước qua thập giá. Cha

Khoan đứng liền sau thầy Hiếu, phía sau ngài là thầy Thanh[39]. Chếch về góc phải, bức họa giới thiệu ba thánh nhân mang xiềng gông trong một ngôi nhà, đó là ngục thất tỉnh lị Ninh Bình. Ba vị đã bị giam cầm tại đó gần 20 tháng, trước khi bị đem đi xử chém vào ngày 28-04-1840.

8. Bức hoạ cuộc tử đạo của Đức cha Pierre Dumoulin Borie Cao, ngày 24-11-1838 tại Đồng Hới

Bức họa cao 1,690 m, rộng 1,074 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng theo luật cường điệu, dường như có áp dụng đôi chút nghệ thuật tả thực. Trong số mười bốn bức, đây là một trong những bức họa có nét vẽ tương đối sắc sảo.

Bức họa tả cảnh pháp trường với những chi tiết giống như trong đa số các bức họa khác. Một đội quân cầm giáo đứng vòng quanh pháp trường. Hai viên quan cưỡi voi chủ trì cuộc hành quyết. Bên ngoài vòng vây quân lính, dân chúng đứng xem khá đông. Ở trung tâm bức họa, Đức cha Borie Cao đang quì trên một manh chiếu, hai tay bị trói về phía sau, áo bị lột trễ xuống tới bên trên thắt lưng[40]. Xung quanh Đức cha Borie Cao có năm người khác: viên trưởng toán đao phủ mặc áo đỏ đứng cắp roi, một viên đao phủ đứng chống gươm, viên đao phủ đang vung gươm và cạnh đó là hai viên đao phủ khác. Bức họa cho thấy máu chảy lênh láng trên cổ, chảy xuống áo Đức cha Borie Cao và xuống manh chiếu. Thực ra, họa sĩ đã không thể tả hết những điều đã xảy ra. Chúng tôi xin trích dịch lại một đoạn trong cuốn La salle des Martyrs du séminaire des Missions-étrangères, do Hội MEP ấn hành năm 1865: « … Tên lính được lệnh chém đầu ngài đã uống say để bớt sợ hãi, đến nỗi tay anh ta bị run rẩy nên chém không trúng. Nhát chém thứ nhất trúng tai và theo đà trượt xuống hàm dưới rồi làm vỡ hàm. Nhát chém thứ hai hớt đi phần bả vai và ngoặt vào cổ. Nhát chém thứ ba khá hơn, nhưng chưa thể làm đầu rơi xuống đất. Thấy cảnh này, viên quan án sát[41] hoảng sợ lùi lại. Phải tới nhát chém thứ bảy, màn trình diễn đẫm máu này với hoàn tất, nhưng chỉ sau khi vị tử đạo đã ngã xuống, các viên đao phủ mới cắt đầu ngài lìa khỏi thân. »[42]

Phía trước mặt vị tử đạo, chiếc gông vừa tháo khỏi cổ bị ném xuống đất. Cạnh đó là phiến gỗ sơn vôi ghi bản án. Chúng tôi chỉ còn đọc được lõm bõm một số chữ trên bản án như sau: « Danh Cao tức … Phú Lãng Sa quốc … Gia Tô tà giáo cuồng dụ ngu dân … nã tróc quả thị Tây dương nhân đạo trưởng … trảm lập quyết tư bài thị. Minh Mạng thập cửu niên thập nguyệt sơ bát nhật. »

9. Bức hoạ cuộc tử đạo của thầy Phaolô Nguyễn Văn Mĩ, thầy Phêrô Trương Văn Đường và thầy Phêrô Vũ Văn Truật, ngày 18-12-1838 tại Sơn Tây

Bức họa cao 1,680 m, rộng 1,218 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện, luật cường điệu với góc nhìn phi điểu. Nét vẽ trong bức họa này không sắc sảo lắm[43]. Bức họa được chia làm hai phần khá rõ rệt: tra khảo – hành quyết.

Tra khảo: Phần dưới của bức họa là cảnh thẩm tra các Kitô hữu. Phía trái, một viên quan mặc áo đỏ đang ngồi trên sập, bốn viên quan khác đang ngồi trước mặt ông ta. Ba thầy giảng mặc áo nâu, đeo gông và mang xiềng, đứng đầu là thầy Mĩ, sau đó là thầy Đường và thầy Truật. Phía sau ba thầy, hai tên lính đang xui các thầy chối đạo. Trước mặt các thầy, bẩy Kitô hữu vừa bước qua thập giá vẫn còn đeo gông, một người khác đang bước qua thập giá.

Hành quyết: Cảnh hành quyết chiếm gần trọn bức họa. Phía dưới, góc phải là hình ảnh thành Sơn Tây, với ba chữ « Sơn Tây tỉnh », nơi ba thầy đã bị giam giữ từ tháng 6-1837. Pháp trường, nơi diễn ra cuộc hành quyết cũng nằm gần tòa thành này.

Khung cảnh hành quyết trong bức họa này cũng giống như trong hầu hết các bức họa khác. Một đội quân cầm giáo đứng vây quanh pháp trường, hai viên quan cưỡi ngựa và hai viên quan cưỡi voi giám sát cuộc hành quyết. Bên ngoài, dân chúng tới xem khá đông. Ở góc trái, bên ngoài vòng vây quân lính, một người mặc áo nâu đang đứng, đó là cha Triêu. Vị linh mục này đã đón các vị chứng nhân của Chúa trên đường ra pháp trường để ban phép xá giải cho các vị[44]. Đứng cách cha Triêu không xa là một nữ tu cũng mặc áo nâu, tay phải cầm nón, tay trái đang đưa vạt áo lên lau nước mắt[45].

Cùng bị xử tử với ba thầy giảng còn có chín người bị tội chém đầu và bốn người bị xử giảo như ta có thể quan sát trong bức họa. Ba thầy giảng bị xử giảo, mỗi vị nằm trên một manh chiếu do giáo dân đưa tới. Thầy Đường vẫn còn mặc nguyên cả áo, thầy Mĩ và thầy Truật bị lột áo tới thắt lưng. Tay các thầy bị trói quặt ra sau lưng, chân bị trói. Một chiếc cọc đóng chắc phía chân, một chiếc cọc khác đóng ngang phía cổ và có một tên lính giữ cọc này. Một sợi dây được buộc vào chiếc cọc và tròng qua cổ mỗi vị. Ba tên lính cầm đầu kia của sợi dây và chờ hiệu lệnh. Sau lệnh loa của viên quan cưỡi voi, một hồi chiêng vang lên và các tên lính đồng loạt kéo các sợi dây. Thầy Mĩ và thầy Truật có thêm chiếc gông đệm dưới ngực.

Trong bức họa, thầy Mĩ đã tắt thở. Một tên lính đốt gan bàn chân của thầy theo như thông lệ cuộc xử giảo, để chắc chắn rằng người tử tội đã chết. Phía đầu thầy có cắm một phiến gỗ sơn vôi ghi bản án. Chúng tôi đọc được lõm bõm những chữ như sau: « Nguyễn Văn Hữu[46] quán Hà Nội tỉnh Lí Nhân phủ Thanh Liêm huyện Sơn Nga xã cai phạm nguyên tòng Gia Tô đạo … kinh dĩ tam khai mộc ( ?) hựu bất khẳng khóa quá thập tự bản niên thu thẩm khâm án xử giảo lập quyết tư bài. Minh Mạng thập cửu niên cửu nguyệt nhị thập cửu nhật. »[47] Ba bộ xiềng sắt xếp ngay ngắn gần phiến gỗ ghi tội trạng. Viên trưởng toán đao phủ mặc áo đỏ đeo gươm đứng cách đó không xa.

Bốn tên lính vẫn đang kéo dây xiết cổ thầy Truật. Chúng tôi đọc được một số chữ như sau trên phiến gỗ ghi bản án của thầy: « Nguyễn Văn Truật quán … phủ Sơn Vi huyện Hà Thạch xã cai phạm nguyên tòng Gia Tô đạo … kinh dĩ tam khai mộc ( ?) hựu bất khẳng khóa quá thập tự bản niên thu thẩm khâm án xử giảo lập quyết tư bài. Minh Mạng thập cửu niên cửu nguyệt nhị thập cửu nhật. »

Bốn tên lính khác cũng đang kéo sợi dây xiết cổ thầy Đường[48]. Chúng tôi đọc được trên phiến gỗ ghi bản án một số chữ như sau: « Nguyễn Văn Đường quán tại Hà Nội tỉnh Lí Nhân phủ Thanh Liêm huyện Ninh Phú xã cai phạm nguyên tòng Gia Tô đạo … kinh dĩ tam khai mộc ( ?) hựu bất khẳng khóa quá thập tự bản niên thu thẩm khâm án xử giảo lập quyết tư bài. Minh Mạng thập cửu niên cửu nguyệt nhị thập cửu nhật. » Một viên quan mặc áo xanh, có lính che lọng, đứng ngay bên nơi hành quyết thầy.

10. Bức hoạ cuộc tử đạo của thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và cha Phaolô Phạm Khắc Khoan, ngày 28-04-1840 tại Ninh Bình

Bức họa cao 1,470 m, rộng 0,797 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này khá sắc sảo và có nhiều điểm tương đồng về cách sử dụng mầu sắc, bố cục, hình họa so với bức vẽ cuộc tử đạo của cha Phêrô Lê Tùy. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm ba phần: giải ra pháp trường – cuộc hành quyết – mai táng.

Giải ra pháp trường: Phía trên cùng của bức họa là cảnh đoàn quân áp giải cha Phaolô Phạm Khắc Khoan, thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh ra pháp trường. Đoàn quân vác giáo, hoặc gươm tuốt trần trên vai. Trong số ba vị chứng nhân của Chúa, cha Khoan đi đầu[49], sau đó là thầy Hiếu và sau cùng là thầy Thanh. Phía trước mỗi vị đều có một tên lính vác một phiến gỗ sơn vôi và ghi bản án.

Cuộc hành quyết: Cảnh hành quyết ở phần trung tâm và chiếm gần trọn bức họa với rất nhiều chi tiết thú vị. Giống như ở hầu hết các bức họa tả cảnh hành quyết khác, một đội quân cầm giáo đứng vây quanh pháp trường, viên quan giám trảm mặc áo xanh cưỡi ngựa[50], dân chúng tới xem khá đông, với y phục và tư thế đa dạng. Ở trung tâm của bức họa, ba vị quì trên chiếu điều, các phiến gỗ ghi bản án cắm ngay bên nơi xử. Đầu cha Khoan đã bị chém lìa khỏi cổ[51], viên trưởng toán đao phủ cầm chiếc đầu giơ lên cao. Tên đao phủ đã chém đầu cha Khoan dùng thanh gươm còn vấy máu cắt vào chân hắn[52]. Gần đó, tên đao phủ vẫn đang tiếp tục giơ gươm chém xuống cổ thầy Hiếu. Tên đao phủ thứ ba đang dùng gươm cứa cổ thầy Thanh, vì đầu thầy hầu như đã lìa cổ sau một nhát chém. Cạnh nơi hành quyết, xiềng và gông cùng với kìm và búa phá gông xiềng vẫn còn nằm rải rác đây đó. Bên trong vòng vây quân lính, liền bên xác cha Khoan, hai người đàn ông đang ngồi để chuẩn bị đem xác thánh nhân đi. Xa hơn một chút, một người đàn bà ngồi ngay dưới chân viên quan đánh chiêng. Bà ta đã dọn sẵn một bình rượu và cơi trầu để trong thúng, dùng làm lễ vật xin quan giám trảm cho lấy xác các vị tử đạo. Ở ngoài vòng quân lính, chếch về phía dưới, góc trái, hai người đàn bà đang ngồi cạnh chiếc thúng với những xấp vải dùng để tẩm liệm xác các vị tử đạo. Gần chỗ hai bà là một đoàn bốn người hành khất áo quần rách rưới.

Mai táng: Bức họa không tả rõ công việc mai táng, nhưng ở phía dưới có hình vẽ một ngôi làng, đó là làng Yên Mối[53], nơi chôn cất xác thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu. Chếch về góc phải, phía dưới bức họa, một người đàn ông đang vác phiến gỗ ghi bản án. Cạnh ông ta là mấy người đàn ông đang khiêng một chiếc cáng. Những người này đang đưa xác cha Phaolô Phạm Khắc Khoan về mai táng tại giáo xứ Phúc Nhạc[54].

11. Bức hoạ cuộc tử đạo của ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự, ngày 10-07-1840 tại Quảng Bình

Bức họa cao 1,710 m, rộng 0,947 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này khá sắc sảo và có nhiều điểm tương đồng về cách sử dụng mầu sắc, bố cục, hình họa so với những bức họa tả cuộc tử đạo của cha Phêrô Lê Tùy, cha Phaolô Phạm Khắc Khoan, cuộc vây bắt Đức cha Borie Cao và một số bức họa khác. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm hai phần: giải ra pháp trường – cuộc hành quyết.

Giải ra pháp trường: Nửa trên của bức họa là hình ảnh một góc của tòa thành có kì đài cao. Ở góc trái, gần chân kì đài có chữ “Quảng Bình tỉnh”. Trên cổng ở góc trái có chữ “chính tây”. Phía trên cùng là một khúc sông với khá nhiều thuyền lớn nhỏ[55]. Góc phải của bức họa có hai chữ “đại giang”. Tại ngôi nhà gần cổng “chính tây” có chữ “ngục thất”. Một đoàn quân mang gươm giáo trên vai, có hai vị quan cưỡi ngựa chỉ huy, đang áp giải hai chứng nhân của Chúa đi từ ngục thất, qua cổng thành. Hai chứng nhân vai đeo gông, có một tên lính vác phiến gỗ ghi bản án đi phía trước. Ông trùm Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (tức ông lang Năm) đi trước, phía sau ông, người con trai cầm nón che đỡ cho cha cái nắng dữ dội của mùa hè[56]. Phía bên trên đầu ông trùm Năm có hai chữ “lang Năm”. Thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự đi phía sau và cũng đeo gông. Phía bên trên đầu thầy có hai chữ “Văn Tự”. Ở đầu đoàn người có dòng chữ “tống chí luận hình”. Con đường đoàn người đang đi dẫn tới một cổng lớn với chữ “Quảng Bình quan”. Trên các chòi canh ở dọc theo tường thành hai bên cổng có những khẩu thần công.

Cuộc hành quyết: Khung cảnh hành quyết được vẽ khá sinh động. Một đội quân cầm giáo đứng vây quanh pháp trường. Hai viên quan mặc áo xanh ngồi trên lưng ngựa chủ trì cuộc hành quyết. Ở phía trên đầu viên quan đang cầm loa, có lọng che, là chữ “giám sát quan”. Phía trên đầu viên quan kia là chữ “thị sát”. Dân chúng với y phục và tư thế đa dạng đến xem khá đông.

Ở giữa pháp trường, hai chứng nhân nằm trên những manh chiếu. Hai bộ gông bị ném chỏng chơ gần nơi hành quyết. Phiến gỗ luận tội cũng cắm liền đó. Tay các tử tội bị buộc chặt vào cọc cắm xuống đất. Hai chân của các tử tội bị trói và cũng bị buộc vào một cây cọc đóng xuống đất. Một sợi dây tròng qua cổ ông trùm Năm, mỗi đầu sợi dây là ba tên lính đang ra sức kéo. Ngồi sát nơi ông trùm Năm chịu hành hình có bẩy người phụ nữ, là những người con gái và con dâu của ông. Phía sau họ là hai người con trai của ông trùm Năm đang đứng. Về phần thầy Tự, ba tên lính phía tay phải đã buông dây, chiếc cọc ghim tay phải thầy xuống đất cũng đã bị bung lên. Ba tên lính kéo dây phía tay trái đang chỉ trỏ về phía thầy. Máu trào ra từ mồm và mũi thầy[57].

12. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Phêrô Phạm Khanh, ngày 12-07-1842 tại Hà Tĩnh

Bức họa cao 1,670 m, rộng 0,952 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng theo luật phi điểu và luật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này rất sắc sảo và có nhiều điểm tương đồng về cách sử dụng mầu sắc, bố cục, hình họa so với những bức họa tả cuộc tử đạo của cha Phêrô Lê Tùy, cha Phaolô Phạm Khắc Khoan, cuộc vây bắt Đức cha Borie Cao và một số bức họa khác. Chúng tôi tạm chia bố cục bức hoạ làm ba phần: bắt và giải đi – tra khảo và giam cầm – cuộc hành quyết.

Bắt và giải đi: Ở phần dưới, bức họa giới thiệu một con thuyền khá lớn xuôi theo dòng sông[58]. Tại khúc sông sát mép dưới bức họa, một con thuyền nhỏ hơn đậu bên bờ sông, gần đó, một người đang cõng một cụ già, liền phía trên lưng cụ già là chữ “ông Khanh”[59]. Phía trước hai người là một ngôi nhà có tường bao quanh với chòi canh khá cao, liền phía trên là

chữ “Tam Sa đồn”[60]. Từ đồn Tam Sa có một con đường đi xuyên qua những dãy nhà lá. Dãy nhà bên hữu ngạn dòng sông có chữ “hạ thị” – chợ dưới, dãy nhà bên tả ngạn có chữ “thượng thị” – chợ trên. Một bến đò nối hai khu chợ hai bên dòng sông với chữ “đò hạ”. Chếch về phía trên, bên hữu ngạn còn có hai khu nhà. Khu nhà phía dưới có chữ “Thọ Kì xã”[61], khu nhà phía trên có chữ “An Thái tộc”. Đi qua đò hạ, một đoàn lính vác gậy và giáo mác do một viên quan mặc áo xanh dẫn đầu đang áp giải cha Khanh về phủ Đức Thọ. Cha Khanh mang gông, gần phía dưới chân cha có chữ “đồn quan giải phủ”. Ở khu nhà có những cổng lớn và tường bao quanh, phía trước mặt đoàn người, có dòng chữ “Đức Thọ phủ”. Bên ngoài tường phủ đường có một người đang dắt ngựa, một người khác đang ngồi gục mặt, phía dưới người này có chữ “thằng cắt cỏ ngựa”.

Tra khảo và giam cầm: Ở phần trên của bức họa là một tòa thành lớn. Phía sát mép trên của bức họa là chữ “Hà Tĩnh tỉnh”. Cổng bên phải của tòa thành có chữ “chính bắc môn”. Cổng sát mép trái có chữ “chính tây”. Bên trong tòa thành, giữa công đường có hai viên quan áo đỏ và áo xanh đang ngồi, mỗi bên tả và hữu có hai người ngồi. Ở sân trước công đường, cha Khanh bị căng ra đánh đòng. Chân tay cha bị trói và bị buộc vào cọc ghim xuống đất. Ở phía trước và phía sau cha, mỗi phía có hai tên lính cắp gươm. Gần phía chân cha, một tên lính cầm roi đang chờ lệnh quan. Sát thềm công đường là chữ “tỉnh tra”. Gần công đường, chếch về bên trái là cảnh cha đeo gông ngồi trong nhà ngục. Phía trên nhà ngục có chữ “ngục thất”.

Cuộc hành quyết: Ngày 12-7-1842, cha Phê rô Phạm Khanh bị 30 tên lính vác giáo điệu từ nhà ngục, qua cổng bắc đi ra pháp trường. Cha Khanh đeo gông, bốn tên đao phủ vác gươm đi trước và sau cha. Một tên lính vác phiến gỗ ghi bản án đi phía trước cha. Trên phiến gỗ có chữ “Thiệu Trị nhị niên nguyệt nhật”. Phía đầu đoàn người là dòng chữ “tống chí luận hình”.

Khung cảnh pháp trường được vẽ khá sinh động. Một đội quân cầm giáo vây quanh khu hành hình. Hai viên quan cưỡi voi chỉ huy cuộc xử. Phía đầu viên quan có lọng che là chữ “giám sát quan”. Phía đầu viên quan kia là chữ “thị sát”. Dân chúng với y phục và tư thế đa dạng tới xem khá đông. Ở chính giữa pháp trường, xác cha Khanh nằm sấp trên chiếu, tay bị trói quặt ra sau lưng, máu phun lênh láng từ cổ. Chiếc gông vừa được gỡ ra nằm gần đó. Toán đao phủ và một viên quan đứng vây xung quanh nơi hành quyết. Sau ba hồi chiêng, tên đao phủ chính chém rơi đầu cha bằng một nhát chém duy nhất, sau đó hắn đưa thanh gươm đẫm máu lên miệng liếm. Viên trưởng toán đao phủ giơ đầu cha lên cao, hướng về phía hai viên quan cưỡi voi[62]. Phiến gỗ ghi bản án được cắm sát bên nơi hành quyết. Chúng tôi đọc được một số chữ trên bản án như sau: “… Khanh quán Hà Nội tỉnh Thường Tín phủ Phú Xuyên huyện Quảng Nguyên xã Thị thôn hệ thị đạo trưởng … một lương tâm … tòng tà giáo bất cố sinh thành bất phụng tổ tiên khâm án xử … vi trảm quyết tư bài.”[63]

13. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Augustin Schoeffler Đông, ngày 01-05-1851 tại Sơn Tây

Bức họa cao 0,890 m, rộng 1,295 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Bức họa được vẽ theo góc nhìn cố định duy nhất, theo luật cận viễn và có dùng bóng sáng tối.

Khung cảnh pháp trường được vẽ lại với nhiều chi tiết giống với những cuộc hành quyết tại các bức họa khác. Ở bức họa này, phía xa xa là thành Sơn Tây với cột cờ cao. Tại nơi hành quyết, hai vị quan cưỡi voi chỉ huy cuộc xử án. Một đội quân đông đảo vây quanh pháp trường bằng ba vòng tròn: vòng trong cùng cầm giáo, vòng thứ hai bồng súng và vòng thứ ba vác gươm trên vai[64]. Dân chúng kéo tới rất đông đảo để xem cuộc hành quyết. Cha Augustin Schoeffler quì trên đất, áo lột xuống bên trên thắt lưng, tay bị trói về phía sau. Bức họa cũng cho thấy trên cổ vị tử đạo đã có vết chém. Trong bức họa, viên đao phủ chính đang vung gươm. Vì run rẩy nên tên đao phủ phải chém tới ba nhát, sau đó hắn còn phải dùng gươm cứa cho đầu lìa khỏi cổ. Xung quanh vị tử đạo còn có ba viên đao phủ khác vác gươm hoặc chống gươm xuống đất. Xích xiềng được tháo ra và ném ngay gần nơi hành quyết. Viên chỉ huy toán đao phủ mặc áo đỏ đứng gần đó. Ngay trước mặt vị tử đạo là phiến gỗ sơn vôi ghi bản án[65].

Chúng tôi cũng xin dịch lại một đoạn trong bức thư Đức cha Retord Liêu nói về bức họa này: “Đó là cách thức tạo nên các vị tử đạo tại nơi đây: một đoàn người oai nghiêm gồm các vị quan cưỡi voi và quân lính mang theo vũ khí, một đám đông đảo đủ hạng những kẻ đi xem, và ở giữa đoàn người này, một vị tông đồ trẻ tuổi, trái tim bừng cháy lửa mến yêu, tay trói giặt sau lưng, mắt hướng lên trời là nơi ngài đang nóng lòng vươn tới; một linh mục người Pháp có học vấn xuất sắc, nhân đức vượt trội, quì gối xuống đất và gần bên ngài là viên đao phủ vung gươm chém đầu ngài! Vâng, thưa Quí Ngài, đó là cách thức tạo nên các vị tử đạo tại nơi đây. Có lẽ những người am hiểu sẽ thấy bức họa này ít phù hợp với những chuẩn mực nghệ thuật, vì đó là tác phẩm của một nghệ sĩ chưa từng được học hành về hội họa nơi sách vở hay tại trường của bất cứ vị thầy nào. Nhưng vẻ đẹp của tác phẩm này không quan trọng lắm, chính chủ đề của bức họa mới là yếu tố quyết định sự tò mò đầy lòng thành kính của Quí Vị: hẳn Quí Vị cũng sẽ thấu hiểu được chủ tâm của kẻ gửi bức họa này tới Quí Vị, như một bằng chứng khiêm tốn của lòng biết ơn, đối với sự quan tâm mà Quí Vị đã luôn dành cho sứ vụ của kẻ hèn mọn này.”[66]

14. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Jean-Louis Bonnard Hương, ngày 01-05-1852 tại Vĩnh Trị

Bức họa cao 1,070 m, rộng 1,789 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Phần chính của bức họa được vẽ rất sống động từ góc nhìn cố định theo luật cận viễn và có dùng bóng sáng tối đồng thời áp dụng cả luật đồng hiện trong hội họa dân gian. Chúng tôi tạm chia bố cục bức họa thành hai phần: sau cuộc hành hình – nghi thức an táng.

Sau cuộc hành hình: Ở phía dưới, góc phải, bức họa giới thiệu phía xa xa một tòa công đường. Gần tòa công đường là một nhóm lính cầm giáo đeo gươm. Viên quan giám sát cưỡi trên lưng voi với một nhóm lính cầm mộc đeo gươm đứng gần đó[67]. Một nhóm giáo dân ngồi ở góc bức họa[68]. Viên đao phủ chém đầu cha bằng một nhát chém duy nhất. Trong bức họa, hắn vẫn còn đứng chống gươm xuống đất. Bốn tên lính đang khiêng xác cha, một tên khác xách đầu cha bước về phía hai chiếc thuyền, máu chảy lênh láng dưới đất[69]. Cách hai chiếc thuyền lớn không xa, bức họa giới thiệu cảnh bốn chiếc thuyền nhỏ của giáo dân đang vớt xác thánh nhân từ lòng sống ở độ sâu chừng 25 bộ, tức khoảng 7,5 m.

Nghi thức an táng: Xác vị tử đạo lập tức được đưa về nhà tràng Vĩnh Trị[70], được mặc áo lễ và đặt tại nhà nguyện nhà tràng với đèn đuốc sáng trưng như ta thấy trong phần chính của bức họa. Lúc đó khoảng 1 giờ sáng ngày 02-05-1852. Các giáo hữu làng Vĩnh Trị và các thầy nhà tràng tới kính viếng xác vị tử đạo. Trong bức họa, cha Phaolô Lê Bảo Tịnh, giáo sư nhà tràng, mặc áo trắng đứng ngay gần xác vị tử đạo. Ở phía dưới của bức họa, một nhóm phụ nữ đã vượt qua hàng rào nhà tràng để vào xem xác vị tử đạo, nhưng một thầy giảng mặc áo nâu, tay cầm roi đang xua đuổi họ. Xác vị tử đạo được quàn tại đó cho tới tối ngày hôm sau, Đức Cha Retord Liêu cùng một vị thừa sai, một linh mục Việt Nam và các thầy giảng tới cử hành nghi thức an táng. Trong bức họa, Đức cha Retord Liêu và đoàn tùy tòng đang từ phía phải tiến vào nhà nguyện. Cây thánh giá ở xa xa, phía sau hàng cau chính là nơi sẽ an tang vị tử đạo.

Trên đây, chúng tôi đã cố gắng dùng hiểu biết hạn hẹp của mình giới thiệu một số chi tiết của 14 bức họa. Những sự kiện được tả lại trong các bức họa diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài, liên quan tới khá nhiều địa danh ở cả ba miền đất nước. Tài liệu chúng tôi dựa vào để viết về những bức họa này lại chủ yếu bằng Pháp ngữ. Do vậy, chúng tôi không thể tránh được những sai sót liên quan đến tên các nhân vật và địa danh. Chúng tôi rất mong được những bậc am tường chỉ dạy thêm.

Chúng tôi thiết nghĩ cũng cần phải kể ra ở đây một chi tiết nhỏ. Có nhiều người đã tỏ ý không hài lòng khi chúng tôi dùng cách viết lí do thay vì lý do, hi vọng thay vì hy vọng, lí giải thay vì lý giải v.v… Bên cạnh lí do về ngữ âm học, chúng tôi còn dựa vào một lí do khác nữa: việc nghiên cứu lại các sách vở về thời tử đạo khiến chúng tôi phải tìm đọc nhiều loại tài liệu khác nhau, nhờ thế, chúng tôi biết được rằng ít nhất, đó đã là cách viết tiếng Việt của một số linh mục người Việt vào thế kỉ 18.

Khi tham khảo tài liệu, chúng tôi cũng đọc được bài Chung quanh lễ Phong Thánh các Anh Hùng Tử Đạo Việt-Nam do Đức ông Vinhsơn Trần Ngọc Thụ, thỉnh nguyện viên được Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn ủy quyền chính thức trong vụ án phong thánh, viết nhân dịp kỉ niệm 10 năm biến cố trọng đại, ngày 19-06-1998, trong đó Đức ông cho biết về công trình kì diệu Thiên Chúa đã làm trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: “… sự thăng tiến của Giáo Hội ở đây sẽ là căn bản phép lạ thiêng liêng thay thế cho một phép lạ thực sự sau cùng, mà lẽ ra theo Giáo luật phải có để tuyên thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN.” Dưới cái nhìn như thế, việc sùng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở những nghi lễ linh đình long trọng, nhưng phải hướng tới điều cốt yếu là sống niềm tin các vị tử đạo đã tuyên xưng và làm cho niềm tin ấy sinh hoa kết trái trong đời sống hằng ngày.

Như vậy, 14 bức họa mà chúng tôi giới thiệu ở đây không chỉ là những chứng tích của một thời oanh liệt, nhưng phải là lời mời gọi tiếp tục trở nên những chứng nhân Tin Mừng trong thời điểm và hoàn cảnh hiện tại của lịch sử đất nước.

Mùa hè năm 2009

KIM ÂN

Bài viết liên quan: Giới Thiệu Khái Quát 14 Bức Họa Thời Tử Đạo

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Chúng tôi đặt dấu hỏi chấm ở những chỗ chúng tôi nghi ngờ vì chữ Hán trong bức hoạ đã quá mờ.

[2] Xem MEP, La salle des Martyrs du séminaire des Missions-étrangères, Charles Douniol, libraire-éditeur, Paris 1865, tr. 107.

[3] Sauk hi bắt được cha Phêrô Lê Tùy, người thôn Thanh Trác đã giải ngài lên quan huyện.

[4] Bản án bằng chữ Hán được chúng tôi ghi theo phiến gỗ ghi bản án cắm tại pháp trường lúc hành hình thánh nhân, hiện được lưu giữ tại Phòng tử đạo thuộc Hội Thừa Sai Paris. Ở phần dưới của phiến gỗ, mặt trước, còn có những chữ Hán: « Thiên Chúa giáng sinh nhất thiên bát bách tâm thập tam niên – quí tị ». Cuốn sách đã dẫn (sđd) ở trang 51-52 dịch lại nguyên văn bản án ra Pháp ngữ như sau: «Le nommé Tùy Lê Tuy, de la province de Hâ-Nôi, de la sous-préfecture de Thùong-Tin, du bailliage de Thành-Trì, du canton de Ninh Hòp, du bourg de Binh-so, est un criminel. C’est certainement un homme de ce royaume-ci et il sème depuis longtemps une doctrine extraordinaire ! Lui-même s’avoue chef de religion; il va dans les maisons du peuple, ça et là, à son gré, le séduisant par de mielleuses paroles. Il a été pris, mis en prison, interrogé, et la sentence de son exécution a été portée, ordonnant de lui couper la tête, publiquement et sans hésiter. Prenez ceci et regardez-le comme un ordre. » Mặt sau của thanh gỗ là dòng chữ được dịch ra tiếng Pháp ngữ như sau: « Minh-Mênh, 14e année, 8e lune, 28e jour, entre 7 et 9 heures du matin. » Khi thời gian cho phép, chúng tôi sẽ bàn về bản nghị án này trong một bài viết khác.

[5] Xem MEP, sđd, tr. 109.

[6] Theo cuốn sđd, cha Marchand Du bị hành hạ bằng kìm nung đỏ tới hai lần. Lần đầu, trong cuộc thẩm vấn lần thứ hai, diễn ra vào ngày 17-10-1835. Lần thứ hai, trên đường ra pháp trường, ngày 30-11-1835. Dựa vào những miêu tả về cuộc tử đạo của thánh nhân, chúng tôi cũng đồng ý với các tác giả cuốn sđd rằng hình ảnh ở góc trên, phía trái của bức hoạ giới thiệu hình phạt chịu kẹp kìm nung đỏ trong lần thẩm vấn thứ hai. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng tác giả bức hoạ muốn giới thiệu hình phạt kẹp kìm nung đỏ mà thánh nhân phải chịu trên đường ra pháp trường.

[7] Cuốn sđd, trang 133 kể rằng quân lính đóng năm giá hình chữ thập xuống đất theo một đường thẳng, cha Marchand du bị trói vào giá thứ hai, hai tay bị buộc vào thanh ngang.

[8] Xem MEP, sđd, tr. 125-135.

[9] Theo chúng tôi, trong đám dân chúng đứng ở vòng ngoài hẳn phải có vị thầy thuốc, một viên chức cấp thấp người Công giáo, vị nữ tu và một chị đầy tớ, những người đã thu nhặt các phần thân thể và thấm máu thánh nhân sau vụ hành quyết như cuốn sđd thuật lại ở trang 144-145.

[10] Theo lời của chính thánh nhân trong cuốn sđd ở trang 138, thì đây là chiếc cũi gỗ chiều dài chừng năm bộ, chiều rộng và chiều cao chừng bốn bộ, bốn chân cao sáu thốn. Đây là chiếc cũi thứ hai dùng để nhốt thánh nhân. Chiếc cũi thứ nhất, dùng để nhốt thánh nhân khi thánh nhân bị bắt ngày 20-6-1837 tại làng Bau-Nô (tức Bầu Nọ), có bốn thanh gỗ ở bốn góc, phần còn lại bằng tre.

[11] Nguyên văn bản án được dịch ra tiếng Pháp ở trang 142, cuốn sđd như sau: « Le nommé Tan, dont le vrai nom est Cao-Lang-Ni (Cornay) du royaume de Fu-Lang-sa (France) et de la ville de Loudun, est coupable comme chef de fausse secte, déguisé dans ce royaume, et comme chef de révolte. L’édit souverain ordonne qu’il soit haché en morceau, et que sa tête, après avoir été exposé durant trois jours, soit jetée dans le fleuve. Que cette sentence exemplaire fasse impression partout. – Fin de l’inscription. » « Le 21 de la 8e lune de la 18e année du règne de Minh-Mênh. » Trên phiến gỗ ghi bản án được dựng tại nơi hành hình, chúng tôi đọc được dòng chữ Hán «Danh Tân … Minh Mạng thập bát niên bát nguyệt nhị thập tam nhật », nghĩa là ngày hai mươi ba tháng tám năm Minh Mạng thứ mười tám.

[12] Cũng theo cuốn sđd, trang 138, thì đây là một chiếc xiềng hình tam giác, gồm một khong sắt ở cổ và hai khong sắt ở hai chân. Các khong này được tán đinh với sợi xích nối từ cổ xuống tới thắt lưng, rồi phân đôi thành hai sợi nối với hai khong ở đùi.

[13] Xem MEP, sđd, tr. 143.

[14] Xem MEP, sđd, tr. 143.

[15] Xem MEP, sđd, tr. 143.

[16] Tác giả cuốn sđd, ở trang 28 ghi rằng: « … son voisin, penché sur le corps, coupe un morceau du cœur pour s’en régaler dans un horrible festin. » Chúng tôi đồng quan điểm với tác giả Launay Andrien trong cuốn Les Cinquante-deux serviteurs de Dieu in tại Paris năm 1893, tập I, trang 243: « Un satellite coupe en morceau le foie du vénérable Cornay afin de le manger », nghĩa là viên đao phủ đang moi gan chứ không phải moi tim. Cuốn La salle des Martyrs do hội MEP ấn hành năm 1988, ở trang 5 cho biết thêm rằng vì ngưỡng mộ lòng can đảm của thánh nhân, mấy viên đao phủ đã ăn gan và liếm máu thánh nhân, vì họ tin rằng nhờ thế họ sẽ có được lòng can đảm của người chịu tử tội.

[17] Xem MEP, La salle des Martyrs du séminaire des Missions-étrangères, Charles Douniol, libraire-éditeur, Paris 1865, tr. 143.

[18] Xem MEP, sđd, tr. 143; xem thêm MEP, La salle des Martyrs, 1988, tr. 5.

[19] Cuốn La salle des Martyrs du séminaire des Missions-étrangères do hội MEP ấn hành năm 1865, ở trang 20 cho biết thêm rằng quan tổng đốc đã giam chung thánh nhân với những tên tù đại phạm. Cuốn sđd ở trang 148 trích lại lời thánh nhân rằng: « Tôi bị giam chung với mười lăm tên vô lại ngoại giáo mà lời lẽ và hành động thật đáng ghê tởm. »

[20] Cuốn sđd, trang 155 thuật lại rằng đoàn áp giải gồm năm viên quan cưỡi voi dẫn đầu, sau đó là hai viên sĩ quan cưỡi ngựa, ba trăm lính mặc áo điều, gươm tuốt trần.

[21] Nguyễn Tiến Truật là tên chính thức của thánh nhân.

[22] Cuốn sđd, trang 156 thuật lại rằng vào lúc hành hình thánh nhân, một nhóm giáo dân, đàn ông và đàn bà đã chạy xuyên qua hàng rào quân lính

[23] Cuốn sđd, trang 156 cho biết toán lính gồm mười hai tên, chia thành hai nhóm, đứng bên phải và bên trái thánh nhân. Cuốn sách cũng nói rằng khi giờ hành quyết điểm, có hai tên lính đã tới ghé vào tai thánh nhân thầm thì điều gì đó.

[24] Cuốn sđd, ở trang 20-21 và 157 cho biết rằng theo thông lệ, các tên lính dung lửa đốt gan bàn nhân các tử tội, và vì có tin đồn rằng các Kitô hữu có thể phục sinh sau ba ngày, một tên đao phủ đã dùng gươm cắt cổ thánh nhân.

[25] Chúng tôi xin tạm dịch bản án như sau: « Nguyễn Tiến Truật quê tại xã Sơn Miêng, phủ Thường Tín, người bản quốc phạm tội theo đạo Gia Tô lại không chịu bước qua thập tự, xét án xử lập tức. Ngày mười tám tháng chín năm Minh Mạng thứ mười tám. »

[26] Chữ thứ hai ở đây (徐) cũng còn có thể đọc là từ, chờ, chừa, thờ.

[27] Oa gia có nghĩa là gia đình chứa chấp. Tội oa gia trong thời bách hại đạo Công giáo ở Việt Nam là tội của gia đình chứa chấp các vị thừa sai hoặc các linh mục bản quốc.

[28] Ở mép trái của bức họa, hơi chếch về phía trên đoàn người đang giải ba tù nhân, có vài ba ngôi nhà với ba chữ « Đan Sa xã ».

[29] Cuốn sđd, ở trang 209-210 cho biết rằng ngay hôm bị giải tới tỉnh, cha Cao đã bị đánh 30 roi.

[30] Cuốn sđd, ở trang 23 và trang 176 kể rằng ngày 02-07-1838, ba trăm quân kéo tới vây làng Vĩnh Trị, trụ sở địa phận Tây Đàng Ngoài lúc đó.

[31] Cuốn sđd, trang 180 cho biết rằng trong khoảng 40 ngày bị giam cầm, ông lí Mĩ đã nhiều lần bị đánh đòn. Ông cũng tình nguyện chịu đòn thay cho bố vợ đã già yếu. Trong khoảng thời gian đó, ông đã bị đánh tổng cộng khoảng 500 roi.

[32] Trong ngôi điện có ba chữ Hán. Chúng tôi chỉ đọc được chữ đầu là kính và chữ cuối là điện. Theo sđd, trang 24 thì đây là kính thiên điện. Nhưng chữ ở giữa không thể là chữ thiên.

[33] Cuốn sđd ở trang 186 có dịch lại nguyên văn bản án kết tội cha Năm ra Pháp ngữ như sau: « Le sieur Nam, natif de Dông-Biên est un Annamite qui s’est laissé séduire par un Européen qu’ils appellent l’Evêque Jacques. Il est si profondément imbu de sa mauvaise doctrine qu’il a été impossible de lui faire comprendre son erreur. Arrêté et mis à la question, il a refusé de fouler la croix aux pieds; il est manifeste que parmi les sectateurs des mauvaises doctrines, c’est un des plus coupables. En conséquence, il est condamné à avoir la tête tranchée et exposée au haut d’un poteau pour l’instruction publique. »

[34] Sđd, trang 187 kể rằng tên đao phủ nói nếu ông cho hắn năm quan tiền hắn sẽ chém một nhát mát mẻ. Ông trả lời: "Năm quan tiền để làm phúc cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình đâu, muốn băm vằm thế nào thì mặc". Tên đao phủ bực mình chém ông tới năm nhát, đầu ông mới lìa cổ. Vài tài liệu khác cũng cho biết rằng ông lí Mĩ đã xin quan xử cha Năm và ông trùm Đích trước, ông xin chịu chém sau cùng. Các quan đã đồng ý cho làm đúng như thế.

[35] Sđd, trang 188 nói rừng đoàn rước đông tới hàng trăm người.

[36] Nguyễn Văn Khiêm là tên chính thức của ông trùm Đích.

[37] Chữ 將 cũng được đọc là tướng, khi đó chữ này có nghĩa là viên tướng. Cũng cần nói thêm rằng trên bức họa này còn khá nhiều chữ Hán, nhưng một phần vì chữ đã mờ, một phần vì tác giả dường như vẽ chữ, nên chúng tôi không thể đọc được hết.

[38] Ở phía dưới bản chụp bức họa này có dòng chữ Pháp ngữ: « Arrestation des Sts. Paul Khoan, Pierre Hieu et J.-B. Thanh. Ninh Binh 1837 ». Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào cuốn La salle des Martyrs du séminaire des Missions-étrangères do hội MEP ấn hành năm 1865, ở trang 253, để xác định ngày các thánh nhân bị bắt.

[39] Cuốn sđd ở trang 253-254 cho biết rằng ngay khi tới Ninh Bình, các vị đã bị thẩm vấn và đánh đòn, bị dùng nhiều thủ đoạn dọa dẫm và mua chuộc, nhưng các vị đã cương quyết trung thành với niềm tin vào Thiên Chúa.

[40] Theo cuốn sđd, trang 14-15 và 214-216, cùng bị xử tử ngày 24-11-1838 với Đức cha Borie Cao còn có hai vị khác là cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm và cha Phêrô Võ Đăng Khoa. Cũng cuốn sách trên, ở trang 15 còn cho biết thêm rằng bức họa còn được lưu giữ hiện nay là một bản sao, được vẽ để gửi tặng thân mẫu Đức cha Borie Cao. Có lẽ vì thế mà họa sĩ đã chỉ vẽ cảnh hành quyết Đức cha Borie Cao và lược bỏ cảnh xử giảo cha Điểm và cha Khoa. Cuốn sách cũng cho biết Đức cha Borie Cao ngước mắt lên trời, nhìn về phía tây.

[41] Bản Pháp ngữ ghi là « le mandarin criminel ». Chúng tôi xin tạm dịch là quan án sát.

[42] Hội MEP, sđd, tr. 216: « Le soldat auquel on avait imposé l’ordre de lui trancher la tête, s’était enivré pour s’étourdir, en sorte que sa main, mal affermie, portait les coups à faux. Le premier atteignit l’oreille et dans sa violence descendit jusqu’à la mâchoire inférieure qu’il entama. Le second enleva le haut des épaules et le replia sur le cou. Le troisième fut mieux dirigé, mais il ne fit point tomber la tête. A cette vue le mandarin criminel recula d’horreur. Il fallut y revenir jusqu’à sept fois pour achever cette œuvre de sang, et ce ne fut même qu’après que le martyr fut tombé, qu’on sépara la tête du tronc. » Cuốn La salle des Martyrs do Hội MEP ấn hành năm 1988 còn cho biết thêm rằng sau đó viên đao phủ đã bị đánh đòn.

[43] Cuốn sđd, trang 16 cho biết rằng bức họa này chỉ là một bản sao.

[44] Cuốn sđd, trang 221 thuật lại rằng cha Triêu đã bất chấp nguy hiểm, bốn lần lẻn vào nhà lao để giải tội và trao Mình Thánh Chúa cho ba thầy giảng.

[45] Cuốn sđd, trang 18 kể lại rằng đây là nữ tu đã cung cấp những vậy dụng thường ngày cho các vị tử đạo trong suốt thời gian các thầy bị giam cầm.

[46] Nguyễn Văn Hữu là tên chính thức của thầy Mĩ.

[47] Nguyên văn bản án được dịch ra Pháp ngữ ở cuốn sđd, trang 18-19 với một số dị biệt: « Le sieu Hua (nom supposé de Paul Mi), de la maison de Ngu-Yen, dont la patrie est Son-Ngà, commune de l’arrondissement de Thanh-Oaï, est coupable et a déjà été condamné pour faire profession de suivre Jésus.

La sentence d’automne de l’année courante ordonne l’exécution du coupable par la trangulation. De Minh-Mênh, la 19e année, le 2e de la 11e lune. »

[48] Cuốn sđd, trang 223 kể rằng thầy Đường đã phải chịu cơn hấp hối khó khăn hơn thầy Mĩ và thầy Truật. Vì thiếu kinh nghiệm, các tên lính hành hình đã không biết cách kéo dây, khiến đầu thầy bị đảo qua đảo lại và bê bết đất. Cơn hấp hối cũng kéo dài hơn.

[49] Cuốn sđd, trang 259 thuật lại rằng trên đường ra pháp trường, cha Phaolô Phạm Khắc Khoan và hai thầy giảng đã cao giọng hát bài Te Deum et Benedicamus Domino.

[50] Cuốn sđd, trang 260-261 cho biết rằng vì có thiện cảm với ba vị tử đạo, các viên quan đã khá dễ dãi và để mặc cho các tín hữu lấy xác và thu nhặt các thánh tích tại pháp trường.

[51] Cuốn sđd, trang 260 cho biết rằng đầu cha Khoan lìa khỏi cổ sau ba nhát chém. Thầy Hiếu đã phải chịu khá nhiều nhát chém. Còn thầy Thanh, chỉ sau một nhát chém, hầu như đầu thầy đã lìa khỏi cổ.

[52] Cuốn sđd, trang 8 nói rằng tên đao phủ đã làm thế vì hắn ta tin rằng nhờ trộn lẫn máu của cha Khoan với máu hắn, hắn sẽ nhận được sự can đảm và gan dạ của ngài.

[53] Làng Yên Mối xưa nay là giáo xứ Gia Lạc, giáo phận Phát Diệm.

[54] Cha Phaolô Phạm Khắc Khoan là cha xứ Phúc Nhạc khi bị bắt tại họ Đông Biên cũng thuộc giáo xứ này. Xứ Phúc Nhạc cũng là nơi từng an táng rất nhiều vị tử đạo.

[55] Cuốn sđd, trang 261-262 cho biết rằng khi cuộc bách hại nổ ra dữ dội vào năm 1838, dưới thời Minh Mạng, ông Antôn Năm đã mua một chiếc thuyền và sống trên đó.

[56] Cuốn sđd, trang 267 kể rằng các chứng nhân bị điệu ra pháp trường lúc giữa trưa.

[57] Cuốn sđd, trang 16 cho biết thêm rằng thầy Tự đã chịu cơn hấp hối dai dẳng và đau đớn. Những tên đao phủ cứ kéo rồi lại buông dây nhiều lần cho đến khi thầy trút hơi thở. Cũng vì thế mà máu trào ra từ mũi và miệng thầy.

[58] Tài liệu về cuộc tử đạo của cha Phêrô Phạm Khanh cho biết rằng cha dùng thuyền đi gặp cha Nghiêm và dọc đường cha bị bắt.

[59] Lúc bị bắt, cha Khanh đã ngoài 60 tuổi. Trước đó, khi ghé qua Thọ Ninh, cha bị chó cắn và phải nghỉ tại đó một tuần.

[60] Tài liệu cũng cho biết cha Khanh bị bắt tại đồn Phù Sa.

[61] Cha Khanh đã từng coi sóc xứ đạo Thọ Kì trong vòng một năm. Trong thời Minh Mạng, cha cũng đã từng ẩn trốn tại Thọ Kì.

[62] Tài liệu viết về cha Khanh còn kể rằng dân chúng cả lương lẫn giáo ùa vào dùng giấy và vải thấm máu vị tử đạo.

[63] Cuốn sđd của Hội MEP, trang 297 và một số tài liệu khác đều cho biết rằng cha Khanh sinh tại Hòa Duệ, Nghệ An. Nhưng những chữ trên phiến gỗ ghi bản án trong bức họa lại đề rằng cha Khanh quê tại Hà Nội.

[64] Cuốn sdd, trang 26-27 nói rằng viên quan chỉ huy cuộc xử án sợ các Kitô hữu nổi dậy cướp tù nên đã đưa đội quân đông đảo áp giải và canh phòng pháp trường.

[65] Phiến gỗ này hiện vẫn còn được lưu giữ tại Phòng các thánh tử đạo tại trụ sở Hội Thừa Sai Paris. Chúng tôi đọc được ở mặt trước phiến gỗ này một số chữ như sau: « NHÂT ĐẲNG Gia Tô tà giáo … ». Mặt sau của phiến gỗ có hàng chữ: « Tự Đức tứ niên tứ nguyệt sơ nhị nhật. » Bản dịch Pháp ngữ có một số sai biệt với nội dung như sau: «Malgré la sevère défense portée contre la religion de Jésus, le sieur Augustin, prêtre européen, a osé venir clandestinement ici pour prêcher et séduire le peuple. Arrêté, il a tout avoué. Son crime est patent. Que le sieur Augustin ait la tête tranchée et jetée dans le fleuve. 4e année de Tu-Duc; 1er de la 3e lune »

[66] Launay Andrien, Les Cinquante-deux serviteurs de Dieu, tome II, éditions de Téqui, Paris 1893, tr. 131: « Voilà donc comment se font ici les martyrs: un imposant cortège de mandarins sur leurs éléphants et de soldats sous les armes, un grand concours de spectateurs de tout genre, et au milieu de cet appareil, un jeune apôtre, le cœur enflammé d’amour, les mains liées derrière le dos, les yeux élevés vers le ciel où il lui tarde de s’élancer; un prêtre françcais d’une instruction brillante, d’une haute vertu, à genoux sur la terre et près de lui le bourreau qui brandit son sarbre pour lui trancher la tête ! Oui, Messieurs, voilà comment se font ici les martyrs. Peut-être les connaisseurs trouveront-ils ce tableau peu conforme aux règles de l’art, car il est l’œuvre d’un artiste qui n’a jamais étudié la peinture ni dans les livres ni à l’ecole d’aucun maître. Mais peu vous importera la beauté du travail; c’est le sujet en lui-même qui fixera votre pieuse curiosité: vous apprécierez aussi l’intention de celui qui vous l’envoie, comme un faible témoignage de reconnaissance, pour l’intérêt que vous avez toujours porté à sa mission. »

[67] Ngày hành hình cha Bonnard tại Nam Định, giáo dân kéo tới rất đông. Các quan đã đưa khoảng 500 lính áp giải và phải chuyển nơi hành hình ra bãi Đan Thủy, cách thành Nam Định khoảng một dặm rưỡi.

[68] Cuốn La salle des Martyrs du séminaire des Missions-étrangères do hội MEP ấn hành năm 1865, trang 346 cho biết vì các quan đột ngột thay đổi pháp trường nên chỉ có khoảng vài trăm tín hữu đến kịp để chứng kiến vụ hành quyết.

[69] Cuốn sđd, trang 347-348 kể lại rằng theo thông lệ, xác tử tội được chôn cất tại nơi hành hình, nhưng vì không muốn để cho các tín hữu tôn kính vị tử đạo, các quan đã cho hốt đất thấm máu, đem xác và đầu thánh nhân ra hai thuyền lớn để ném xuống sông. Xác thánh nhân được đặt trong một chiếc thuyền với nhiều lính đi theo, vị quan xuống chiếc thuyền thứ hai. Họ mang theo lương thực cho ba ngày, rồi căng buồm xuôi theo dòng sông. Một chiếc thuyền nhỏ chở theo một thầy phó tế và một thầy giảng đi lảng vảng phía trước để quan sát. Đêm đó, nhiều thuyền đánh cá của các tín hữu ở các vùng lân cận cũng đi theo. Khoảng tám chín giờ đêm, trời tối, hai chiếc thuyền lớn đảo qua lại vài vòng rồi dong buồm ngược dòng sông. Các tín hữu đã xác định được vị trí, một thanh niên lặn xuống lòng sông và chạm vào được thân thể vị tử đạo. Xác thánh nhân đã bị cột vào một thớt cối đá xay bột, đầu thánh nhân bị bỏ vào rọ và buộc vào tay.

[70] Lúc đó Vĩnh Trị cũng là trụ sở của giáo phận Tây Đàng Ngoài.
 
Nghi thức sám hối đêm diễn nguyện 23/11/09 tại Sở Kiện Hà Nội
+GM. Giuse Nguyễn Chí Linh
22:12 24/11/2009
NGHI THỨC SÁM HỐI ĐÊM DIỄN NGUYỆN 23-11-09 TẠI SỞ KIỆN-HÀNỘI

(Do Đức cha Thanh hóa đạo diễn)
______

DỤNG CỤ:

- Phông nền hậu sân khấu: ảnh Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội.
- dĩa đựng đèn cày cháy sáng cho 20 vũ viên.
- y phục cho các nhân vật.

NHÂN VẬT:

1. Người đọc lời dẫn đứng ở hậu trường sân khấu.
2. Chúa Giêsu (chọn người giống Tây phương để hóa trang)
3. Giáo hội Việt Nam: 8 người.

- một giám mục (mũ sọ, đai đỏ),
- một linh mục (áo dòng đen),
- một nữ tu (st Paul),
- một nam tu (Xitô hoặc Phanxicô),
- một giáo dân nam (khăn đống, áo dài)
- một thanh niên nữ (áo dài trăng),
- một thiếu nhi nam (áo trắng, quần tây xanh)
- một thiếu nhi nữ (áo đầm).

4. Vũ nữ (chừng 20 người): y phục sám hối, mỗi người một ngọn đèn.

BỐ TRÍ SÂN KHẤU

Trước khi mở màn, bố trí sẵn trên sân khấu từ trong ra ngoài:

- Chúa Giêsu đứng trên một ghế cao 40cm, giữa sân khấu.
- Đội vũ nữ xếp hàng ngang sau lưng Chúa Giêsu, quỳ phủ phục trán sát đất, cây đèn cháy để trước đầu trên sàn sân khấu.
- Đại biểu Giáo Hội đứng thành vòng cung phía trước Chúa Giêsu, đầu cúi xuống biểu lộ thái độ sám hối ăn năn.

MỞ ĐẦU

Khi mọi sự đã sẵn sàng, mở nhạc sám hối không lời làm nền cho lời dẫn sau đây:

Kính thưa quý Đức Hồng Y, quý Đức cha và mọi người,

Chiều hôm nay, khơi lại ngọn lửa đức tin như hồng ân quý giá nhất mà Chúa đã ban, đốt lên nén hương lòng tưởng nhớ tiền nhân đã để lại gương sống tuyệt vời, chúng ta tri ân cảm tạ và nguyện hết lòng trung kiên làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội Việt Nam.

Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận, rằng với tư cách là Kitô hữu đang mang trong mình dòng máu Adam-Evà, chúng ta đã phạm tội, đã vấp phải nhiều lỗi lầm thiếu sót. Chúa Kitô là “Ánh sáng đã đến thế gian” nhưng chúng ta “đã ưa chuộng bóng tối hơn ánh sáng” (Ga 3, 18).

Vì thế, thời điểm kỷ niệm 50 năm hồng ân cũng phải là thời điểm để chúng ta nhìn lại sau lưng. Nhìn lại để thấy cái hay mà tán tạ Chúa. Nhìn thấy cái dở cái tồi để đấm ngực ăn năn, để chân thành xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi đồng hương đồng bào Việt nam.

Màn từ từ mở…Đèn bật sáng dần…

Vũ viên chỗi dậy làm cử điệu. Tăng âm phát bài ca tạ tội của Sơn ca Linh.

GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CHÂN THÀNH THÚ TỘI.
GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CÚI ĐẦU TẠ TỘI.


(2 lần)

Vũ viên lại trở về chỗ cũ, quỳ phủ phục như lúc đầu.

HỒI I: XIN LỖI CHÚA

Phát nhạc không lời làm nền cho lời dẫn sau đây:

Trước hết, chúng ta hãy xin lỗi Chúa (ngưng vài giây).

Lạy Chúa, Giáo Hội Chúa thiết lập là Giáo Hội duy nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa.

Giáo Hội Chúa là Giáo hội thánh thiện, chúng con đã làm hoen ố dung nhan Hiền Thê của Đức Kitô.

Giáo Hội Chúa là Giáo Hội công giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công cuộc rao giảng Tin Mừng.

Giáo Hội Chúa là Giáo Hội tông truyền, nhưng chúng con chưa nhận ra Chúa nơi các đấng các bậc Chúa đã tuyển chọn.

Chúng con con xin lỗi Chúa. Chúng con xin Chúa tha thứ cho chúng con.

Vũ viên chỗi dậy làm cử điệu.

GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CHÂN THÀNH THÚ TỘI.
GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CÚI ĐẦU TẠ TỘI.


(2 lần)

HỒI II: XIN LỖI NHAU

Phát nhạc không lời làm nền cho lời dẫn sau đây:

“Thầy ban cho các con một điều răn mới, là chúng con hãy yêu thương nhau”. Đó là di chúc tinh thần sau cùng Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta, những kẻ tin vào Người. Nếu chúng ta đã cố gắng thực hiện lời trăn trối đó, chúng ta cũng đã bao lần vô tình hoặc cố ý xúc phạm đến nhau. Chúng ta đã khai trừ nhau. Chúng ta đã kỳ thị nhau. Chúng ta đã không lắng nghe nhau. Chúng ta chưa đối xử với nhau như Lời Chúa dạy. Đây là lúc chủ chăn hãy xin lỗi con chiên. Giáo dân hãy xin lỗi linh mục. Bề trên hãy xin lỗi bề dưới. Bề dưới hãy xin lỗi bề trên. Vợ chồng con cái, thành viên cộng đoàn hãy xin lỗi nhau vì đã làm nhau buồn lòng.

Vũ viên chỗi dậy làm cử điệu theo điệp khúc..

GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CHÂN THÀNH THÚ TỘI.
GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CÚI ĐẦU TẠ TỘI.


(2 lần)

Tất cả vũ viên phủ phục chung quanh Chúa Giêsu.

HỒI III: XIN LỖI XÃ HỘI

Phát nhạc không lời làm nền cho lời dẫn sau đây:

Thưa bà con anh em lương dân không cùng tôn giáo.

Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo công giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương.

Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh.

Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành.

Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.

Vũ viên chỗi dậy làm cử điệu theo điệp khúc..

GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CHÂN THÀNH THÚ TỘI.
GIÁO HỘI CHÚNG CON XIN CÚI ĐẦU TẠ TỘI.


(2 lần)

KẾT…
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tạ Ơn - Thank God!
Diệp Hải Dung
23:17 24/11/2009

TẠ ƠN – Thank God!



Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia ( Hình chụp tại TT Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney)

Vào đời mang tội Tổ Tông

Tạ ơn Thập Giá giải gông tội truyền!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền