Phụng Vụ - Mục Vụ
Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic
02:04 23/11/2020
Bài đọc I: 2 Mcb 7, 1.20-23.27b-29
Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm.
Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Bà nói với người con út : "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Xướng: Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như Người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Xướng: Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: "Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng". Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Xướng: Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về hân hoan, vai mang những bó lúa.
Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 17-25
"Vì tiếng nói của Thập Giá là sức mạnh của Thiên Chúa ban cho chúng ta".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Ðức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo Thập giá của Ðức Kitô ra hư không.
Vì chưng lời rao giảng về Thập giá là sự điên rồ đối với những kẻ hư mất; nhưng đối với những người được cứu độ là chúng ta, thì điều đó là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì như đã chép rằng: "Ta sẽ phá huỷ sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan, sẽ chê bỏ sự thông thái của những người thông sáng. Người khôn ngoan ở đâu? Người trí thức ở đâu? Người lý sự đời này ở đâu?" Nào Thiên Chúa chẳng làm cho sự khôn ngoan của đời này hoá ra điên rồ đó sao? Vì thế gian tự phụ là khôn, không theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà nhận biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã muốn dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu độ những kẻ tin. Vì chưng, các người Do-thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do-thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo. Nhưng đối với những người được gọi, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa, và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, vì sự điên dại của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sức mạnh của loài người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 5,10
Alleluia, alleluia! Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Alleluia
Phúc Âm: Lc 9,23-26
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.
Ðó là lời Chúa.
Thứ Ba 24/11 – Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Minh-Ước SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:52 23/11/2020
Phúc Âm: Lc 9,23-26
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 23/11/2020
3. Người ca ngợi nhân đức thì nhiều, người trực ngôn thì ít, Thiên Chúa rất không thích những người giả bộ ca ngợi nhân đức.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 23/11/2020
90. HUYỆN QUAN ĐÁNH RẮM
Có một quan huyện ngồi trên công đường thì đánh rắm một cái, bèn hỏi tả hữu hai bên:
- “Ai đánh rắm đấy, thúi quá !”
Thủ hạ cung kính bẩm báo:
- “Không phải lão gia đánh rắm ạ, cũng không phải là tiểu nhân ạ, đó là con chó đánh rắm ạ !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 90:
Sợ quan lớn mắc cở nên đổ thừa cho chó thì không những làm nhục quan, mà lại còn làm cho câu chuyện ra nặng nề hơn...
Thời xưa và thời nay, thời nào cũng có những ông quan thích sĩ diện, dù cho sĩ diện ấy không đúng thời đúng lúc; thời xưa và thời nay, thời nào cũng có những người nói những lời nịnh bợ, nhưng những lời nói nịnh bợ ấy vô tình làm cho quan lớn mất mặt xấu hổ.
Có một vài người Ki-tô hữu có “biệt tài bàu chữa” cho mình, bằng cách đổ tội lên đầu người khác mà không biết xấu hổ, họ là những người chỉ biết quý danh dự cá nhân mình, còn danh dự cá nhân của người khác thì họ lại cho đó là chuyện nhỏ, cho nên người bị đổ lỗi không mắc cở mà lại mắc cở cho giùm cho người đã đổ lỗi cho mình, đó chính là đức ái của người Công Giáo vậy !
Đừng vì nịnh quan lớn mà đánh mất mình, nhưng hãy cho quan lớn biết sự thật thà ngay thẳng chính là danh dự của mỗi một con người vậy !
Đánh rắm thì không có gì là xấu hổ cả, đó là chuyện tự nhiên nơi con người, cái xấu hổ là đem cái xấu cái khuyết điểm của mình đổ trên đầu người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một quan huyện ngồi trên công đường thì đánh rắm một cái, bèn hỏi tả hữu hai bên:
- “Ai đánh rắm đấy, thúi quá !”
Thủ hạ cung kính bẩm báo:
- “Không phải lão gia đánh rắm ạ, cũng không phải là tiểu nhân ạ, đó là con chó đánh rắm ạ !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 90:
Sợ quan lớn mắc cở nên đổ thừa cho chó thì không những làm nhục quan, mà lại còn làm cho câu chuyện ra nặng nề hơn...
Thời xưa và thời nay, thời nào cũng có những ông quan thích sĩ diện, dù cho sĩ diện ấy không đúng thời đúng lúc; thời xưa và thời nay, thời nào cũng có những người nói những lời nịnh bợ, nhưng những lời nói nịnh bợ ấy vô tình làm cho quan lớn mất mặt xấu hổ.
Có một vài người Ki-tô hữu có “biệt tài bàu chữa” cho mình, bằng cách đổ tội lên đầu người khác mà không biết xấu hổ, họ là những người chỉ biết quý danh dự cá nhân mình, còn danh dự cá nhân của người khác thì họ lại cho đó là chuyện nhỏ, cho nên người bị đổ lỗi không mắc cở mà lại mắc cở cho giùm cho người đã đổ lỗi cho mình, đó chính là đức ái của người Công Giáo vậy !
Đừng vì nịnh quan lớn mà đánh mất mình, nhưng hãy cho quan lớn biết sự thật thà ngay thẳng chính là danh dự của mỗi một con người vậy !
Đánh rắm thì không có gì là xấu hổ cả, đó là chuyện tự nhiên nơi con người, cái xấu hổ là đem cái xấu cái khuyết điểm của mình đổ trên đầu người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội thúc giục con đường hòa bình và đối thoại ở Peru
Đặng Tự Do
15:09 23/11/2020
Tổng thống lâm thời của Peru chỉ nắm quyền được vỏn vẹn sáu ngày thì phải từ chức. Đối diện với sự phản đối ngày càng tăng từ những người ủng hộ vị tiền nhiệm bị lật đổ, ông đã từ chức vào đêm Chúa Nhật khiến đất nước chìm sâu thêm vào khoảng trống quyền lực.
Các giám mục Công Giáo đã đáp lại bằng cách kêu gọi các chính trị gia gạt bỏ lợi ích cá nhân sang một bên và làm việc vì lợi ích chung.
Tổng thống Manuel Merino đã từ chức vào hôm Chúa Nhật, sau khi nắm quyền hôm thứ Ba trước đó. Ông lên làm tổng thống sau khi các nhà lập pháp gây chấn động cả nước khi bỏ phiếu truất phế tổng thống Martin Vizcarra, một người rất được lòng dân.
Điều này đã đẩy Peru vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp trong khi nước này đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đối với đại dịch COVID-19. Trừ khi Vizcarra tái đảm nhiệm chức vụ tổng thống, người kế nhiệm ông Merino sẽ trở thành tổng thống thứ năm trong vòng 5 năm qua.
Đức Tổng Giám Mục Carlos Castillo Mattasoglio của Lima đã kêu gọi các chính trị gia xây dựng hòa bình bằng cách từ bỏ lợi ích cá nhân và yêu cầu một cuộc điều tra về cái chết của hai thanh niên bị giết hôm thứ Bảy trong cuộc biểu tình chống Merino.
“Hòa bình được xây dựng bằng cách thực hiện những công việc hòa bình, những nỗ lực hòa bình, đối thoại và từ bỏ lợi ích của chính mình”, ngài nói hôm thứ Hai. “Đó là một con đường khó khăn, nhưng không phải là không thể nếu chúng ta hòa hợp với nhau trong sự kính mến Chúa, Đấng yêu thương chúng ta.”
Source:Crux
Nữ tu dòng Đa Minh bị bắn bị thương khi trao tặng thực phẩm ở miền nam Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
15:14 23/11/2020
Một nữ tu dòng Đa Minh đã bị bắn vào chân khi đội cứu trợ nhân đạo của chị hứng chịu làn đạn từ các băng đảng ở bang Chiapas, miền nam Mễ Tây Cơ.
Nữ tu María Isabel Hernández Rea, 52 tuổi, dòng Đa Minh, đã bị bắn vào chân hôm 18 tháng 11 khi cố gắng đem thức ăn đến cho một nhóm người bản địa bị di tản khỏi một ngôi làng ở Aldama. Họ buộc phải chạy trốn do tranh chấp đất đai.
Theo giáo phận, các vết thương của nữ tu Hernández, một thành viên của dòng Dòng Đa Minh Rất Thánh Mân Côi và là người phụ trách mục vụ của Giáo phận San Cristóbal de Las Casas, không bị coi là nguy hiểm đến tính mạng. Chị đã đi đến cộng đồng người bản địa với nhóm Caritas giáo phận và một nhóm phi chính phủ có chủ trương bảo vệ sức khỏe trẻ em người bản địa.
“Hành động này là một tội phạm”, Ofelia Medina, một nữ diễn viên và là giám đốc của một tổ chức phi chính phủ có tên là Fideicomiso para la Salud de los Ninos Indígenas de México, nói. “Chúng tôi không thể đến gần những người đang gặp tình trạng khẩn cấp về lương thực vì tiếng súng hàng ngày”.
Trong các bình luận do Trung tâm Nhân quyền Fray Bartolomé de Las Casas có trụ sở tại Chiapas đưa ra, ca sĩ Medina nói: “Vào ngày xảy ra vụ nổ súng, chúng tôi đã có chút can đảm và các đồng nghiệp của chúng tôi nói, 'Hãy đi thôi,' và một chuyến đi đã được tổ chức. Thức ăn được giao nhưng họ lại bị bắn”.
Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 11, Giáo phận San Cristóbal de Las Casas cho biết bạo lực đã leo thang trong thành phố và hỗ trợ nhân đạo đã không đến được. Giáo phận đã kêu gọi chính phủ tước vũ khí của lực lượng bán quân sự và trừng phạt những ai gây ra các vụ tấn công, đã gây ra bao đau khổ cho các cộng đồng trong khu vực.
Source:Crux
Đức Hồng Y Dolan: Những câu chuyện về những Kitô hữu bị bách hại phải làm lay động trái tim chúng ta
Đặng Tự Do
16:29 23/11/2020
Cuộc hội thảo “Act in Time: Protecting Imperiled Christians in Ancient and Other Lands,” nghĩa là “Hành động kịp thời: Bảo vệ các tín hữu Kitô ở các vùng đất Cổ đại và các vùng đất khác” đã quy tụ các nạn nhân của cuộc bách hại kinh hoàng vẫn đang xảy ra, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia toàn cầu. Trong cuộc hội thảo dưới dạng trực tuyến, được tổ chức trong tuần qua, các diễn giả cho biết các Kitô hữu trên khắp thế giới phải là những người bênh vực tốt hơn cho các tín hữu Kitô bị bách hại.
Một trong các diễn giả, là Đức Hồng Y Timothy Dolan ở New York, đã khuyến khích người Công Giáo suy nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn “về những anh chị em trong đức tin của chúng ta hiện đang chịu đau khổ chỉ vì họ làm dấu thánh giá, họ cúi đầu trước Thánh Danh Chúa Giêsu, và tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính từ các Thánh Tông Đồ mỗi ngày Chúa Nhật.”
Đầu tuần này, Đức Hồng Y Dolan đã được bầu làm chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, nơi ngài có khả năng đóng một vai trò trong các cuộc xung đột với chính quyền sắp tới nếu ông Joe Biden đắc cử.
Đức Hồng Y Dolan nói: “Chúng tôi, các giám mục ở Hoa Kỳ, như các bạn cũng biết, có những cuộc đấu tranh hợp pháp và liên tục để bảo vệ quyền tự do đầu tiên và quý giá nhất của chúng ta. Nhưng cho dù lúc này lúc khác những vấn đề của chúng tôi có lúc chồng chất và tương lai có vẻ u ám như hiện nay, thì những vấn đề của chúng tôi vẫn chẳng là gì khi so sánh với ‘đàng thánh giá’ mà rất nhiều Kitô hữu anh chị em của chúng ta ở những nơi khác trên thế giới đang phải trải qua những cuộc bách hại chết người”.
“Tư cách thành viên chung của chúng ta trong nhiệm thể Chúa Kitô nghĩa là sự đau khổ của họ cũng phải trở thành sự đau khổ của chúng ta,” ngài nói.
Trích dẫn mô tả của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về thời hiện tại như là “thời đại mới của các vị tử đạo”, Đức Hồng Y Dolan than thở rằng một nửa trong số tất cả các vị tử đạo trong lịch sử 2,000 năm của Kitô Giáo đã bị giết trong thế kỷ 20.
“Thế kỷ 21 này, tôi e rằng xem ra tình hình không hứa hẹn có chút khả quan nào. Thế kỷ này, chỉ mới hai thập kỷ thôi, đã chứng kiến 1.25 triệu người bị giết trên khắp thế giới, đơn giản chỉ vì họ tin vào Chúa Giêsu Kitô. Và mối đe dọa đó đối với các tín hữu đang ngày càng lớn”.
Source:Catholic News AgencyCardinal Dolan: Stories of persecuted Christians should move hearts
Một trong các diễn giả, là Đức Hồng Y Timothy Dolan ở New York, đã khuyến khích người Công Giáo suy nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn “về những anh chị em trong đức tin của chúng ta hiện đang chịu đau khổ chỉ vì họ làm dấu thánh giá, họ cúi đầu trước Thánh Danh Chúa Giêsu, và tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính từ các Thánh Tông Đồ mỗi ngày Chúa Nhật.”
Đầu tuần này, Đức Hồng Y Dolan đã được bầu làm chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, nơi ngài có khả năng đóng một vai trò trong các cuộc xung đột với chính quyền sắp tới nếu ông Joe Biden đắc cử.
Đức Hồng Y Dolan nói: “Chúng tôi, các giám mục ở Hoa Kỳ, như các bạn cũng biết, có những cuộc đấu tranh hợp pháp và liên tục để bảo vệ quyền tự do đầu tiên và quý giá nhất của chúng ta. Nhưng cho dù lúc này lúc khác những vấn đề của chúng tôi có lúc chồng chất và tương lai có vẻ u ám như hiện nay, thì những vấn đề của chúng tôi vẫn chẳng là gì khi so sánh với ‘đàng thánh giá’ mà rất nhiều Kitô hữu anh chị em của chúng ta ở những nơi khác trên thế giới đang phải trải qua những cuộc bách hại chết người”.
“Tư cách thành viên chung của chúng ta trong nhiệm thể Chúa Kitô nghĩa là sự đau khổ của họ cũng phải trở thành sự đau khổ của chúng ta,” ngài nói.
Trích dẫn mô tả của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về thời hiện tại như là “thời đại mới của các vị tử đạo”, Đức Hồng Y Dolan than thở rằng một nửa trong số tất cả các vị tử đạo trong lịch sử 2,000 năm của Kitô Giáo đã bị giết trong thế kỷ 20.
“Thế kỷ 21 này, tôi e rằng xem ra tình hình không hứa hẹn có chút khả quan nào. Thế kỷ này, chỉ mới hai thập kỷ thôi, đã chứng kiến 1.25 triệu người bị giết trên khắp thế giới, đơn giản chỉ vì họ tin vào Chúa Giêsu Kitô. Và mối đe dọa đó đối với các tín hữu đang ngày càng lớn”.
Source:Catholic News Agency
ĐHY Dolan và ĐTGM Iraq ca ngợi chính quyền Tổng thống Trump về thành tích bảo vệ tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
17:05 23/11/2020
Một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong hội nghị chuyên đề quốc tế về tự do tôn giáo diễn ra hôm 19 tháng 11 là liệu sự quan tâm dành cho tự do tôn giáo trong suốt 4 năm qua có được tiếp tục với chính quyền tiếp theo hay không.
“Với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta phi đảng phái và luôn cố gắng hết sức để không dính dáng đến chính trị đảng phái,” Đức Tổng Giám Mục Basha Warda của Công Giáo nghi lễ Chanđê Irbil, Kurdistan, Iraq, nói.
Ngài lưu ý rằng “chính quyền hiện nay của Hoa Kỳ đã và đang chú ý rất nhiều đến vấn đề này. Liệu điều này có còn được tiếp tục nữa hay không? Chúng tôi cầu nguyện mong sao sẽ được như vậy”.
Hiện nay các Kitô hữu chỉ còn dưới 250,000, cho nên Đức Tổng Giám Mục Warda cảnh báo rằng “rất có thể chúng tôi sẽ biến mất vào thời điểm thế giới quyết định ngoái nhìn chúng tôi một lần nữa.”
“Chính quyền Trump đã ủng hộ chúng tôi một cách rõ rệt,” Đức Tổng Giám Mục Warda nói. “Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng tình đoàn kết này có thể được tiếp tục.”
Ngài cho biết đang “tìm kiếm các dấu chỉ” trong chính quyền tiếp theo nếu ông Joe Biden đắc cử tổng thống. “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy những thông điệp rõ ràng cho vấn đề này.”
Hội nghị chuyên đề “Act in Time: Protecting Imperiled Christians in Ancient and Other Lands,” nghĩa là “Hành động kịp thời: Bảo vệ các tín hữu Kitô ở các vùng đất Cổ đại và các vùng đất khác”, được tổ chức bởi Anglosphere Society phối hợp với Viện Hudson, Đoàn Hiệp sĩ Columbus, Viện Nghiên Cứu Về Tình Trạng Các Kitô Hữu Ở Các Vùng Kitô Cổ Đại Và Các Vùng Đang Bị Đe Dọa, và Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông.
“Sẽ là một ngày buồn khi thấy các tín hữu Kitô không còn được chào đón ở chính quê hương của họ nữa,” Đức Cha Maronite Gregory J. Mansour, Giám Mục Brooklyn nói.
Mặc dù đã có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở Âu châu, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York khẳng định rằng “không thể chối cãi một thực tế là những tín hữu Kitô là những nạn nhân nổi bật ở nhiều nơi hơn.”
Đức Hồng Y Dolan cũng lên tiếng ca ngợi chính quyền của Tổng thống Trump. Ngài cho biết các vấn đề liên quan đến những cuộc bách hại các cộng đồng Kitô ở Trung Đông, cũng như Ấn Độ, “tất cả đều là một phần trong hoạt động tiếp cận của chính quyền này khi vấn đề nổi lên gây cho họ chú ý”.
Đức Hồng Y Dolan ca ngợi Ngoại trưởng Mike Pompeo là người đã dành “sự quan tâm đặc biệt” cho các Giáo Hội Chính thống.
Vào ngày 17 tháng 11, Ngoại trưởng Pompeo, trong chuyến công du bảy nước đến Âu Châu và Trung Đông, đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tweet, Pompeo gọi nhà lãnh đạo Chính thống giáo là “một đối tác quan trọng khi chúng ta tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo trên toàn cầu”.
“Chúng ta là một trong những cộng đồng đức tin được may mắn nhất trên hành tinh… nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đó,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Chúng ta phải trở thành những người bênh vực và ủng hộ những người đã lại một lần nữa gây chú ý cho chúng ta. Chúng ta phải kiên trì khích lệ, và bênh đỡ cho những người bị bách hại. Chúng ta cũng phải làm cho mọi người nhận thức được sự đau khổ của anh chị em chúng ta bằng tất cả các phương tiện có được trong tay”.
“Chúng tôi ở Hoa Kỳ này có những cuộc đấu tranh chính đáng và liên tục để bảo vệ các quyền tự do của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan nói với các nhà lãnh đạo Kitô ở Trung Đông tham gia vào diễn đàn. “Đau khổ của các bạn cũng phải trở thành những đau buồn của chúng tôi.”
Robert Nicholson, chủ tịch và giám đốc điều hành của Dự án phi lợi nhuận Philos, nhằm thúc đẩy sự tham gia của các Kitô hữu trong việc bảo vệ anh chị em tín hữu Kitô ở Cận Đông, cho biết ông đã rất xúc động trước cảnh tượng những người Armenia nắm tay nhau hát thánh ca sau khi Nhà thờ Đấng Cứu Độ Chí Thánh, một nhà thờ của Giáo Hội Armenia Tông Truyền ở Shusha, bị đánh bom trong cuộc giao tranh gần đây với các lực lượng vũ trang Azerbaijan.
Source:Catholic News CNSReligious freedom advocates: Will new administration continue support?
“Với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta phi đảng phái và luôn cố gắng hết sức để không dính dáng đến chính trị đảng phái,” Đức Tổng Giám Mục Basha Warda của Công Giáo nghi lễ Chanđê Irbil, Kurdistan, Iraq, nói.
Ngài lưu ý rằng “chính quyền hiện nay của Hoa Kỳ đã và đang chú ý rất nhiều đến vấn đề này. Liệu điều này có còn được tiếp tục nữa hay không? Chúng tôi cầu nguyện mong sao sẽ được như vậy”.
Hiện nay các Kitô hữu chỉ còn dưới 250,000, cho nên Đức Tổng Giám Mục Warda cảnh báo rằng “rất có thể chúng tôi sẽ biến mất vào thời điểm thế giới quyết định ngoái nhìn chúng tôi một lần nữa.”
“Chính quyền Trump đã ủng hộ chúng tôi một cách rõ rệt,” Đức Tổng Giám Mục Warda nói. “Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng tình đoàn kết này có thể được tiếp tục.”
Ngài cho biết đang “tìm kiếm các dấu chỉ” trong chính quyền tiếp theo nếu ông Joe Biden đắc cử tổng thống. “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy những thông điệp rõ ràng cho vấn đề này.”
Hội nghị chuyên đề “Act in Time: Protecting Imperiled Christians in Ancient and Other Lands,” nghĩa là “Hành động kịp thời: Bảo vệ các tín hữu Kitô ở các vùng đất Cổ đại và các vùng đất khác”, được tổ chức bởi Anglosphere Society phối hợp với Viện Hudson, Đoàn Hiệp sĩ Columbus, Viện Nghiên Cứu Về Tình Trạng Các Kitô Hữu Ở Các Vùng Kitô Cổ Đại Và Các Vùng Đang Bị Đe Dọa, và Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông.
“Sẽ là một ngày buồn khi thấy các tín hữu Kitô không còn được chào đón ở chính quê hương của họ nữa,” Đức Cha Maronite Gregory J. Mansour, Giám Mục Brooklyn nói.
Mặc dù đã có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở Âu châu, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York khẳng định rằng “không thể chối cãi một thực tế là những tín hữu Kitô là những nạn nhân nổi bật ở nhiều nơi hơn.”
Đức Hồng Y Dolan cũng lên tiếng ca ngợi chính quyền của Tổng thống Trump. Ngài cho biết các vấn đề liên quan đến những cuộc bách hại các cộng đồng Kitô ở Trung Đông, cũng như Ấn Độ, “tất cả đều là một phần trong hoạt động tiếp cận của chính quyền này khi vấn đề nổi lên gây cho họ chú ý”.
Đức Hồng Y Dolan ca ngợi Ngoại trưởng Mike Pompeo là người đã dành “sự quan tâm đặc biệt” cho các Giáo Hội Chính thống.
Vào ngày 17 tháng 11, Ngoại trưởng Pompeo, trong chuyến công du bảy nước đến Âu Châu và Trung Đông, đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tweet, Pompeo gọi nhà lãnh đạo Chính thống giáo là “một đối tác quan trọng khi chúng ta tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo trên toàn cầu”.
“Chúng ta là một trong những cộng đồng đức tin được may mắn nhất trên hành tinh… nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đó,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Chúng ta phải trở thành những người bênh vực và ủng hộ những người đã lại một lần nữa gây chú ý cho chúng ta. Chúng ta phải kiên trì khích lệ, và bênh đỡ cho những người bị bách hại. Chúng ta cũng phải làm cho mọi người nhận thức được sự đau khổ của anh chị em chúng ta bằng tất cả các phương tiện có được trong tay”.
“Chúng tôi ở Hoa Kỳ này có những cuộc đấu tranh chính đáng và liên tục để bảo vệ các quyền tự do của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan nói với các nhà lãnh đạo Kitô ở Trung Đông tham gia vào diễn đàn. “Đau khổ của các bạn cũng phải trở thành những đau buồn của chúng tôi.”
Robert Nicholson, chủ tịch và giám đốc điều hành của Dự án phi lợi nhuận Philos, nhằm thúc đẩy sự tham gia của các Kitô hữu trong việc bảo vệ anh chị em tín hữu Kitô ở Cận Đông, cho biết ông đã rất xúc động trước cảnh tượng những người Armenia nắm tay nhau hát thánh ca sau khi Nhà thờ Đấng Cứu Độ Chí Thánh, một nhà thờ của Giáo Hội Armenia Tông Truyền ở Shusha, bị đánh bom trong cuộc giao tranh gần đây với các lực lượng vũ trang Azerbaijan.
Source:Catholic News CNS
Tiệm may Gammarelli ở Rôma chuẩn bị cho công nghị tấn phong Hồng Y sắp tới
Đặng Tự Do
17:33 23/11/2020
Một tiệm may mang tính biểu tượng ở trung tâm Rôma đã sẵn sàng cho công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 11. Gammarelli, một cửa hàng quần áo giáo sĩ, đã may quần áo cho các linh mục, giám mục, Hồng Y và giáo hoàng từ năm 1798 đến nay.
Cửa hàng cũng thu hút sự chú ý của khách du lịch, vì trong các sự kiện đặc biệt như cơ mật viện bầu Giáo Hoàng và các công nghị tấn phong Hồng Y, nhiều người đến để xem các lễ phục trọng thể của hàng giáo sĩ.
Họ thực hiện tất cả các mặt hàng quần áo cơ bản, từ những chiếc vớ, những đôi giày và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cho đến các mũ Hồng Y, mũ giám mục, áo choàng, áo chùng thâm và thậm chí là những thứ ít phổ biến hơn như áo choàng đỏ có tên “Ferraiolo” hoặc “manteo romano” và áo khoác đỏ trang trọng được gọi là “tabarro.”
Cửa hàng cũng có những thứ đã thay đổi theo thời gian, giống như những chiếc tua bằng vàng trong thời cổ đại thường được dùng để trang trí một chiếc khăn quấn quanh thắt lưng, giờ đây được sửa đổi bằng những chiếc tua đơn giản hơn có màu đỏ.
Mũ chóp nhọn (Mitres), mũ sọ (zucchettos), khuy măng sét, găng tay và thánh giá ở ngực - tất cả các phù hiệu của các thành viên trong Hồng Y đoàn đều được tìm thấy ở đó. Ngoài ra, đối với những người tò mò hoặc những người thích sưu tầm, những mẫu thu nhỏ của các mũ vuông, và mũ sọ cũng được trưng bày.
Source:Net New York TVGammarelli Tailor Shop in Rome Prepares for Upcoming Council of Cardinals
Cửa hàng cũng thu hút sự chú ý của khách du lịch, vì trong các sự kiện đặc biệt như cơ mật viện bầu Giáo Hoàng và các công nghị tấn phong Hồng Y, nhiều người đến để xem các lễ phục trọng thể của hàng giáo sĩ.
Họ thực hiện tất cả các mặt hàng quần áo cơ bản, từ những chiếc vớ, những đôi giày và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cho đến các mũ Hồng Y, mũ giám mục, áo choàng, áo chùng thâm và thậm chí là những thứ ít phổ biến hơn như áo choàng đỏ có tên “Ferraiolo” hoặc “manteo romano” và áo khoác đỏ trang trọng được gọi là “tabarro.”
Cửa hàng cũng có những thứ đã thay đổi theo thời gian, giống như những chiếc tua bằng vàng trong thời cổ đại thường được dùng để trang trí một chiếc khăn quấn quanh thắt lưng, giờ đây được sửa đổi bằng những chiếc tua đơn giản hơn có màu đỏ.
Mũ chóp nhọn (Mitres), mũ sọ (zucchettos), khuy măng sét, găng tay và thánh giá ở ngực - tất cả các phù hiệu của các thành viên trong Hồng Y đoàn đều được tìm thấy ở đó. Ngoài ra, đối với những người tò mò hoặc những người thích sưu tầm, những mẫu thu nhỏ của các mũ vuông, và mũ sọ cũng được trưng bày.
Source:Net New York TV
Đức Phanxicô: nẻo đường dẫn đến một tương lai tươi đẹp hơn
Vũ Văn An
17:51 23/11/2020
Austen Ivereigh, người nổi tiếng nhờ cuốn tiểu sử viết về Đức Phanxicô, dịp mùa hè vừa qua, tiếp theo vụ cấm cửa vì đại dịch cúm Tầu, đã có dịp trao đổi nhiều với ngài qua phương tiện Zoom. Nay ông thu thập và san định các trao đổi này thành cuốn sách tựa là “Let Us Dream: The Path to a Better Future” (Tay Hãy Mơ Ước: Nẻo Đường Dẫn Đến Một Tương Lai Tươi Đẹp Hơn) và sẽ cho xuất bản nay mai.
Có thể coi cuốn sách này như một đáp ứng của Đức Giáo Hoàng đối với cuộc khủng hoảng hiện nay và là những hướng dẫn cụ thể của ngài về việc phải suy nghĩ ra sao về đại dịch. Đối với ngài, đây là dịp làm cho thế giới trở thành nơi tươi đẹp hơn.
Nhà xuất bản Simon & Schuster sẽ phát hành cuốn sách trên vào ngày 1 tháng 12, năm 2020 bằng hai thứ tiếng cùng một lúc là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Theo Hãng tin Zenit, Austen cho hay các phát biểu của Đức Phanxicô rút tỉa từ chính kinh nghiệm và các tình tiết trong cuộc sống riêng của ngài. Vì đại dịch cúm Tầu, hai vị không thể gặp nhau bằng thể lý. Nhưng Austen hoan nghinh lối hoạt động mới mẻ này trong đó, ông thường gửi email bằng tiếng Tây Ban Nha cho ngài và ngài thường gửi cho ông nhiều tin nhắn khá dài bằng giọng nói, đôi khi dài cả tiếng đồng hồ. Ông ca ngợi sự tin tưởng và đức khiêm nhường của Đức Giáo Hoàng trong các cuộc trao đổi này.
Ông coi công trình này như “sách hướng dẫn thiêng liêng cho một thế giới đang gặp khủng hoảng, như tuyên ngôn bản thân cho một thay đổi xã hội sâu rộng, và như lời kêu gọi mọi người nên chọn một tương lai tươi đẹp hơn”.
Trong một thông cáo báo chí của nhà xuất bản, cuộc đàm đạo trong cuốn sách đề cập tới “các cuộc biểu tình về cái chết của George Floyd; tại sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô nghĩ trong cuộc khủng hoảng này, phụ nữ đã chứng tỏ là những nhà lãnh đạo tốt hơn, và tại sao các nhà kinh tế phụ nữ đưa ra các cương lãnh cho một loại kinh tế mới mà cuộc khủng hoảng cho thấy chúng ta cần đến; các nguồn gốc của cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội – và các song hành của Phong trào #MeToo”.
Sách cũng thảo luận “tại sao thay đổi chỉ có thể xuất hiện từ các khu ngoại vi của xã hội – và một nền chính trị tập chú vào tình hữu nghị và tình liên đới; sự phân cực trong Giáo Hội và xã hội, và các dị biệt có thể trở thành hửu hiệu ra sao; tại sao Đức Giáo Hoàng lại ủng hộ Lợi tức Căn bản Phổ quát, và phải mạnh mẽ hạn chế thị trường tân tự do; kinh tế phải giúp người ta có việc làm và bình đẳng hơn, và phục hòi môi trường; cần một nền chính trị mới vượt quá chủ nghĩa duy quản trị và dân túy dựa trên nguyên tắc phục vụ xã hội và thiện ích chung; và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng môi trường”.
Ngoài ra, các cuộc đàm đạo này cũng chia sẻ “các Covid” bản thân của Đức Giáo Hoàng, tức các “giai đoạn khủng hoảng trong đời của ngài từng thay đổi ngài một cách sâu xa”.
Ba trận “Covids” trong đời Đức Phanxicô
Devin Watkins của Vatican News cho hay trước khi tác phẩm trên được chính thức phát hành, nhật báo Ý “La Repubblica” có đăng tải một trích đoạn trong tác phẩm đó, trong đó, Đức Giáo Hoàng đề cập đến ba trận “Covids” của chính ngài trong thời gian ngài chưa làm Giáo Hoàng.
Chính lời ngài: “tôi đã kinh qua ba ‘Covids’ trong đời sống của tôi: lúc mắc bệnh, lúc ở Đức, và lúc ở Córdoba”.
Bệnh tật lúc còn trẻ
Khoảnh khắc giống Covid đầu tiên của ngài diễn ra vào năm 21 tuổi, khi ngài lâm bệnh gần chết vì nhiễm trùng phổi trong năm thứ hai tại chủng viện ở Buenos Aires. Ngài nói rằng trải nghiệm này đã thay đổi cách ngài nhìn cuộc sống và cho ngài một ý tưởng hay về cách những người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy như thế nào khi họ phải vật lộn để thở trên máy thở. “Tôi nhớ tôi đã ôm chầm lấy mẹ và nói: ‘Mẹ nói cho con hay đi liệu con có sắp chết không’".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hai y tá đã giúp đỡ ngài rất nhiều trong thời gian ngài nằm trong bệnh viện. Một, là Dì Cornelia Caraglio, đã cứu sống ngài vì dì đã tăng liều lượng thuốc cho ngài mà bác sĩ không biết. Một dì khác, Micaela, đã thực hiện một cử chỉ thương xót tương tự với thuốc giảm đau khi ngài bị đau dữ dội. "Họ đã chiến đấu vì tôi đến cùng, cho đến khi tôi bình phục hẳn".
Đức Giáo Hoàng nói rằng từ trải nghiệm cận kề cái chết đó, ngài đã học được tầm quan trọng của việc tránh những nguồn an ủi rẻ tiền. Nhiều người đã đưa ra những lời hứa trống rỗng về việc phục hồi nhanh chóng, mặc dù họ nói với ý định tốt.
Nhưng một nữ tu đã dạy ngài khi còn nhỏ, Dì María Dolores Tortolo, vừa bước vào, nắm tay ngài, hôn ngài và ngồi im lặng. Cuối cùng dì nói, "Con đang bắt chước Chúa Giêsu". Lời nói và sự hiện diện của dì đã dạy ngài nói càng ít càng tốt khi đến thăm người bệnh.
Cô độc do không thuộc về đâu
Quay trở lại thời gian ở Đức vào năm 1986, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài cảm thấy mất thăng bằng trong một kiểu cô độc không thuộc về đâu.
Ngài đã dành nhiều thời gian để ngắm máy bay hạ cánh từ một vị trí thuận lợi tại nghĩa trang Frankfurt, hướng về quê hương của mình. Khi Argentina thắng giải World Cup trong thời gian ngài ở đó, ngài cảm thấy sự cô độc trước chiến thắng mà bạn không được chia sẻ.
Cuộc cấm cửa tự áp đặt
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mô tả trải nghiệm Covid thứ ba của ngài về sự cô độc, xảy ra từ năm 1990 đến năm 1992 trong thời gian ngài ở Córdoba, Argentina. Ngài nói rằng việc bị bứng gốc này là một sự chữa lành dưới dạng một sự thay đổi hoàn toàn, đặc biệt tập trung vào cách ngài thi hành vai trò lãnh đạo.
Đức Giáo Hoàng đã sống một năm, mười tháng và mười ba ngày trong trú sở của Dòng Tên ở đó, cử hành thánh lễ, ngồi tòa giải tội và đưa ra sự hướng dẫn tâm linh.
Ngài hầu như không ra khỏi nhà, gọi đó là một kiểu cấm cửa tự áp đặt, một điều tốt cho ngài. Ngài đã viết và cầu nguyện rất nhiều, và khai triển nhiều ý nghĩ.
Ngài nói, ba điều đã gây ấn tượng với ngài kể từ thời điểm đó. Đầu tiên là khả năng cầu nguyện của ngài, và thứ hai là những cơn cám dỗ ngài đã trải qua. Thứ ba, ngài cảm thấy Thiên Chúa truyền cảm hứng cho ngài đọc tất cả 37 tập History of the Popes (Lịch sử Các Vị Giáo Hoàng) của Ludwig Pastor. Ngài nói rằng bộ sách này đã giúp ích rất nhiều đối với ngài khi làm Giáo hoàng, vì, nhờ biết lịch sử các vị Giáo hoàng, không có bao điều xảy ra ở Vatican và Giáo triều La Mã có thể khiến người ta phải ngạc nhiên.
Đau khổ và thanh luyện
Đức Giáo Hoàng nói, Córdoba thực sự là một cuộc thanh luyện. Nó mang lại cho ngài sự bao dung lớn hơn, khả năng tha thứ, thấu hiểu, cảm thông hơn với những người không có quyền lực, và đặc biệt là sự kiên nhẫn.
Bài học cuối cùng này - sự kiên nhẫn - đã dạy ngài rằng sự thay đổi có tính hữu cơ và diễn ra trong những giới hạn nhất định, mặc dù chúng ta phải luôn để mắt tới chân trời, như Chúa Giêsu đã làm.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng ngài đã học được tầm quan trọng của việc nhìn thấy cái lớn trong những việc nhỏ, và chú ý đến cái nhỏ trong những việc lớn. Ngài nói, thời gian ở Córdoba là một kiểu lớn lên, một điều xảy ra sau một đợt cắt tỉa khắc nghiệt.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ba Covids bản thân này đã dạy ngài rằng sự đau khổ lớn lao có sức mạnh thay đổi bạn trở nên tốt đẹp hơn, nếu bạn để nó xẩy đến.
Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự: Ba khoảng khắc cô đơn trong đời ngài
Thanh Quảng sdb
18:02 23/11/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự: Ba khoảng khắc cô đơn trong đời ngài
Trước khi phát hành cuốn sách mới của Đức Phanxicô cùng viết với Austen Ivereigh, tờ báo “La Repubblica” của Ý đã trích một ít ý tưởng từ tác phẩm “Chúng ta hãy ước mơ: Một con đường tương lai tốt đẹp hơn”, trong đó ĐTC đã diễn tả ba thời điểm đen tối như những khoảng khắc “Covid” cá nhân của ngài.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Tôi đã trải qua ba lần bị nhiễm ‘Covids’ trong đời mình: bệnh tật, Đức quốc và Córdoba.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai những khoảnh khắc cô đơn của chính ngài trong một đoạn văn được trích từ cuốn “Chúng ta hãy ước mơ: một con đường đưa dẫn tới một tương lai tốt đẹp hơn”, được phát hành hôm thứ Hai, một tác phẩm mới mà ngài cùng viết chung với Austen Ivereigh, một tác giả và cũng là một ký giả người Anh.
Một tuổi trẻ bệnh hoạn
Một thời khắc từ tuổi thơ cho tới 21 tuổi, giống như bị nhiễm Covid, ngài bị lâm bệnh tưởng chết vì chứng nhiễm trùng phổi, đang khi theo học năm thứ hai tại chủng viện ở Buenos Aires. Ngài nói rằng trải nghiệm này đã thay đổi cách ngài nhìn nhận cuộc sống và cho ngài một ý niệm hay về cách những người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy như thế nào khi họ phải vật lộn để hít thở, nhờ vào máy trợ thở. “Tôi nhớ mình đã ôm lấy mẹ mà nói: "Mẹ hãy nói đi, có phải con sắp chết sao!"
Đức Thánh Cha cho hay hai cô y tá đã giúp ngài rất nhiều trong thời gian điều trị tại bệnh viện là: cô Cornelia Caraglio, đã cứu sống ngài, vì cô đã tăng liều thuốc cho ngài mà bác sĩ không hay biết. Một người khác, cô Micaela, đã tận tình chăm xóc cho ngài, đã cho ngài thuốc giảm đau những lúc cơn đau vật vã ngài! "Họ đã cùng chiến đấu với ngài cho đến cùng, cho đến khi ngài được bình phục!"
Đức Thánh Cha chia sẻ từ trải nghiệm cận kề cái chết đó, ngài đã học được bài học quan yếu của việc tránh xa những cái an ủi rẻ tiền. Nhiều người đã đưa ra những lời hứa suông về việc mau chóng được phục hồi, mặc dù họ có nói với một ý tốt.
Nhưng một nữ tu đã dạy ngài lúc ngài còn nhỏ là Sơ María Dolores Tortolo, vừa gặp sơ, sơ cầm lấy tay bé, hôn bé và im lặng nhìn bé. Cuối cùng sơ nói, "con giống Chúa Giêsu quá." Lời nói và sự hiện diện của sơ đã dạy ngài khi đi thăm các bệnh nhân, hãy nói càng ít càng tốt!
Cô đơn của sự thiếu hội nhập
Nhớ lại thời gian ở Đức vào năm 1986, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cảm thấy mất quân bình trong một lối sống cô đơn vì thiếu hòa nhập.
Ngài đã dành nhiều thời gian để nhìn máy bay lên xuống từ một vị trí thuận lợi là nghĩa trang Frankfurt, mà nhớ về quê hương của mình. Khi Argentina đoạt được giải vô địch của Túc cầu Thế giới (World Cup), trong thời gian đó, ngài cảm thấy một nỗi buồn cô đơn trước một chiến thắng vẻ vang mà ngài không thể chia sẻ với ai khác được...
Tự nhốt mình
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả trải nghiệm Covid thứ ba của ngài trước sự cô độc xảy ra từ năm 1990 đến năm 1992, trong thời gian ngài ở Córdoba, Argentina. Ngài nói sự xa cách này là một sự chữa lành trước một sự thay đổi hoàn toàn, vì công việc và vai trò lãnh đạo của ngài.
Đức Thánh Cha đã dành một năm, mười tháng và mười ba ngày trong nhà dòng của Dòng Tên ở đó, cử hành thánh lễ, giúp giải tội và giúp linh hướng...
Ngài hầu như không ra khỏi nhà dòng, được cho là một kiểu tự giam mình, điều này đã là một lợi ích cho ngài. Ngài đã dùng thời gian này để viết và cầu nguyện rất nhiều, và khai triển các ý tưởng của ngài.
ĐTC nói, ba điều này đã xảy ra cho ngài, kể từ thời điểm đó đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của ngài: Đầu tiên là khả năng cầu nguyện, thứ hai là những cám dỗ mà ngài phải trải qua. Thứ ba, ngài cảm thấy Chúa đã truyền cảm hứng cho ngài để đọc tất cả 37 bộ sách của Ludwig viết về Lịch sử của các triều Giáo Hoàng. ĐTC chia sẻ những tài liệu đó đã giúp ngài rất nhiều trong vai trò là Vị Cha Chung, bởi vì với những hiểu biết về lịch sử của các triều Giáo hoàng, giúp ngài làm quen với những gì xảy ra ở Vatican và Giáo triều Roma mà không quá ngỡ ngàng.
Đau khổ và thanh luyện
Đức Thánh Cha nói: Thời gian ở Córdoba thực sự là một thời gian thanh luyện. Thời gian đó dậy cho ngài lòng bao dung rộng lớn hơn, khả năng tha thứ, sự hiểu biết, cảm thông hơn với những người bất lực, và đặc biệt là sự kiên nhẫn.
Bài học cuối cùng này - sự kiên nhẫn - đã dạy ngài hay sự thay đổi là một động cơ và nó xảy ra trong những giới hạn nhất định, mặc dù chúng ta phải luôn để mắt đến chân trời xa như Chúa Giêsu đã làm.
Đức Thánh Cha nói thêm, ngài đã học được tầm quan trọng của việc nhận ra cái vĩ đại trong những việc nhỏ mọn, và chú ý đến cái nhỏ mọn trong những việc lớn lao. ĐTC nói, thời gian ở Córdoba là một thời gian phát triển, điều đó đã xảy ra sau một thời gian tôi luyện khắc khổ...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ba loại Covids cá nhân này đã dạy ngài xác tín rằng sự đau khổ lớn lao có sức mạnh tôi luyện và biến đổi con người nên tốt đẹp hơn, nếu bạn cho phép chúng tôi luyện bạn.
Trước khi phát hành cuốn sách mới của Đức Phanxicô cùng viết với Austen Ivereigh, tờ báo “La Repubblica” của Ý đã trích một ít ý tưởng từ tác phẩm “Chúng ta hãy ước mơ: Một con đường tương lai tốt đẹp hơn”, trong đó ĐTC đã diễn tả ba thời điểm đen tối như những khoảng khắc “Covid” cá nhân của ngài.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Tôi đã trải qua ba lần bị nhiễm ‘Covids’ trong đời mình: bệnh tật, Đức quốc và Córdoba.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai những khoảnh khắc cô đơn của chính ngài trong một đoạn văn được trích từ cuốn “Chúng ta hãy ước mơ: một con đường đưa dẫn tới một tương lai tốt đẹp hơn”, được phát hành hôm thứ Hai, một tác phẩm mới mà ngài cùng viết chung với Austen Ivereigh, một tác giả và cũng là một ký giả người Anh.
Một tuổi trẻ bệnh hoạn
Một thời khắc từ tuổi thơ cho tới 21 tuổi, giống như bị nhiễm Covid, ngài bị lâm bệnh tưởng chết vì chứng nhiễm trùng phổi, đang khi theo học năm thứ hai tại chủng viện ở Buenos Aires. Ngài nói rằng trải nghiệm này đã thay đổi cách ngài nhìn nhận cuộc sống và cho ngài một ý niệm hay về cách những người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy như thế nào khi họ phải vật lộn để hít thở, nhờ vào máy trợ thở. “Tôi nhớ mình đã ôm lấy mẹ mà nói: "Mẹ hãy nói đi, có phải con sắp chết sao!"
Đức Thánh Cha cho hay hai cô y tá đã giúp ngài rất nhiều trong thời gian điều trị tại bệnh viện là: cô Cornelia Caraglio, đã cứu sống ngài, vì cô đã tăng liều thuốc cho ngài mà bác sĩ không hay biết. Một người khác, cô Micaela, đã tận tình chăm xóc cho ngài, đã cho ngài thuốc giảm đau những lúc cơn đau vật vã ngài! "Họ đã cùng chiến đấu với ngài cho đến cùng, cho đến khi ngài được bình phục!"
Đức Thánh Cha chia sẻ từ trải nghiệm cận kề cái chết đó, ngài đã học được bài học quan yếu của việc tránh xa những cái an ủi rẻ tiền. Nhiều người đã đưa ra những lời hứa suông về việc mau chóng được phục hồi, mặc dù họ có nói với một ý tốt.
Nhưng một nữ tu đã dạy ngài lúc ngài còn nhỏ là Sơ María Dolores Tortolo, vừa gặp sơ, sơ cầm lấy tay bé, hôn bé và im lặng nhìn bé. Cuối cùng sơ nói, "con giống Chúa Giêsu quá." Lời nói và sự hiện diện của sơ đã dạy ngài khi đi thăm các bệnh nhân, hãy nói càng ít càng tốt!
Cô đơn của sự thiếu hội nhập
Nhớ lại thời gian ở Đức vào năm 1986, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cảm thấy mất quân bình trong một lối sống cô đơn vì thiếu hòa nhập.
Ngài đã dành nhiều thời gian để nhìn máy bay lên xuống từ một vị trí thuận lợi là nghĩa trang Frankfurt, mà nhớ về quê hương của mình. Khi Argentina đoạt được giải vô địch của Túc cầu Thế giới (World Cup), trong thời gian đó, ngài cảm thấy một nỗi buồn cô đơn trước một chiến thắng vẻ vang mà ngài không thể chia sẻ với ai khác được...
Tự nhốt mình
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả trải nghiệm Covid thứ ba của ngài trước sự cô độc xảy ra từ năm 1990 đến năm 1992, trong thời gian ngài ở Córdoba, Argentina. Ngài nói sự xa cách này là một sự chữa lành trước một sự thay đổi hoàn toàn, vì công việc và vai trò lãnh đạo của ngài.
Đức Thánh Cha đã dành một năm, mười tháng và mười ba ngày trong nhà dòng của Dòng Tên ở đó, cử hành thánh lễ, giúp giải tội và giúp linh hướng...
Ngài hầu như không ra khỏi nhà dòng, được cho là một kiểu tự giam mình, điều này đã là một lợi ích cho ngài. Ngài đã dùng thời gian này để viết và cầu nguyện rất nhiều, và khai triển các ý tưởng của ngài.
ĐTC nói, ba điều này đã xảy ra cho ngài, kể từ thời điểm đó đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của ngài: Đầu tiên là khả năng cầu nguyện, thứ hai là những cám dỗ mà ngài phải trải qua. Thứ ba, ngài cảm thấy Chúa đã truyền cảm hứng cho ngài để đọc tất cả 37 bộ sách của Ludwig viết về Lịch sử của các triều Giáo Hoàng. ĐTC chia sẻ những tài liệu đó đã giúp ngài rất nhiều trong vai trò là Vị Cha Chung, bởi vì với những hiểu biết về lịch sử của các triều Giáo hoàng, giúp ngài làm quen với những gì xảy ra ở Vatican và Giáo triều Roma mà không quá ngỡ ngàng.
Đau khổ và thanh luyện
Đức Thánh Cha nói: Thời gian ở Córdoba thực sự là một thời gian thanh luyện. Thời gian đó dậy cho ngài lòng bao dung rộng lớn hơn, khả năng tha thứ, sự hiểu biết, cảm thông hơn với những người bất lực, và đặc biệt là sự kiên nhẫn.
Bài học cuối cùng này - sự kiên nhẫn - đã dạy ngài hay sự thay đổi là một động cơ và nó xảy ra trong những giới hạn nhất định, mặc dù chúng ta phải luôn để mắt đến chân trời xa như Chúa Giêsu đã làm.
Đức Thánh Cha nói thêm, ngài đã học được tầm quan trọng của việc nhận ra cái vĩ đại trong những việc nhỏ mọn, và chú ý đến cái nhỏ mọn trong những việc lớn lao. ĐTC nói, thời gian ở Córdoba là một thời gian phát triển, điều đó đã xảy ra sau một thời gian tôi luyện khắc khổ...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ba loại Covids cá nhân này đã dạy ngài xác tín rằng sự đau khổ lớn lao có sức mạnh tôi luyện và biến đổi con người nên tốt đẹp hơn, nếu bạn cho phép chúng tôi luyện bạn.
Thông báo Tòa Thánh liên quan đến công nghị tấn phong Hồng Y 28 tháng 11
Đặng Tự Do
18:19 23/11/2020
Vatican đã xác nhận hôm thứ Hai 23 tháng 11 rằng hai vị Hồng Y Tân Cử sẽ không nhận mũ đỏ của các ngài từ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma vào ngày thứ Bảy 28 tháng 11 tới đây.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Tân Cử Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei, và Đức Hồng Y Tân Cử Jose F. Advincula của Capiz, Phi Luật Tân, sẽ không thể tham dự công nghị tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 11 vì những hạn chế liên quan đến đại dịch coronavirus.
Văn phòng báo chí nói rằng một đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao tặng cho các ngài chiếc nhẫn, và mũ Hồng Y cũng như tước hiệu được liên kết với một giáo xứ Rôma “vào một thời điểm khác sẽ được xác định”.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng các thành viên hiện tại của Hồng Y Đoàn không thể đến Rôma để tham dự tại chỗ, có thể theo dõi sự kiện này thông qua một buổi phát trực tiếp.
Công nghị tấn phong Hồng Y sẽ diễn ra vào lúc 4 giờ chiều, giờ địa phương Rôma, tại Bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, với một cộng đoàn khoảng một trăm người. Theo phong tục, sau nghi thức tấn phong Hồng Y, các vị Hồng Y Tân Cử sẽ tiếp các khách và bạn bè thân thuộc đến chúc mừng sau buổi lễ. Tuy nhiên, vì những hạn chế liên quan đến coronavirus, phong tục này sẽ không diễn ra trong năm nay.
Các tân Hồng Y sẽ đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng giờ địa phương vào ngày Chúa Nhật, 29 tháng 11, Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng.
Source:Catholic News AgencyVatican confirms that two cardinals-designate will be absent from consistory
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Tân Cử Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa của Brunei, và Đức Hồng Y Tân Cử Jose F. Advincula của Capiz, Phi Luật Tân, sẽ không thể tham dự công nghị tấn phong Hồng Y ngày 28 tháng 11 vì những hạn chế liên quan đến đại dịch coronavirus.
Văn phòng báo chí nói rằng một đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao tặng cho các ngài chiếc nhẫn, và mũ Hồng Y cũng như tước hiệu được liên kết với một giáo xứ Rôma “vào một thời điểm khác sẽ được xác định”.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm rằng các thành viên hiện tại của Hồng Y Đoàn không thể đến Rôma để tham dự tại chỗ, có thể theo dõi sự kiện này thông qua một buổi phát trực tiếp.
Công nghị tấn phong Hồng Y sẽ diễn ra vào lúc 4 giờ chiều, giờ địa phương Rôma, tại Bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, với một cộng đoàn khoảng một trăm người. Theo phong tục, sau nghi thức tấn phong Hồng Y, các vị Hồng Y Tân Cử sẽ tiếp các khách và bạn bè thân thuộc đến chúc mừng sau buổi lễ. Tuy nhiên, vì những hạn chế liên quan đến coronavirus, phong tục này sẽ không diễn ra trong năm nay.
Các tân Hồng Y sẽ đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng giờ địa phương vào ngày Chúa Nhật, 29 tháng 11, Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng.
Source:Catholic News Agency
Giám Mục đầu tiên của Trung Quốc được tấn phong theo hiệp định Vatican-Bắc Kinh
Đặng Tự Do
20:17 23/11/2020
Linh mục Tôma Trần Thiên Hào (Chen Tianhao, 陈天豪) 58 tuổi, vừa được tấn phong giám mục cho giáo phận Thanh Đảo (Qingdao,青岛), Sơn Đông (Shandong, 山东). Lễ tấn phong Giám Mục đã diễn ra vào sáng thứ Hai 23 tháng 11 tại nhà thờ chính tòa thành phố, dành để kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Giám mục Gioan Phòng Hưng Diệu (Fan Xingyao, 方星耀) của giáo phận Nghi Châu (Linyi, 临沂), cũng là Giám Quản Tông Tòa Yên Đài (Yantai - 烟台), và đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, đã chủ trì buổi lễ sắc phong. Các giám mục đồng tế khác là: Giám Mục Giuse Dương Vĩnh Cường (Yang Yongqiang, 楊永強)của giáo phận Chu Thôn (Zhoucun, 周村) phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc, và Giám Mục Giuse Trương Hiến Vượng (Zhang Xianwang, 張憲旺)của Tế Nam (Jian, 济南), phó chủ tịch của “liang hui”, phiên âm ra tiếng Việt là Lương Huy, (tiếng Tầu là 梁辉). Đó là “tổ chức kép”, bao gồm Hội đồng Giám mục và Hiệp hội Yêu nước.
Một số tín hữu cho Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, biết rằng sự hiện diện đông đảo của các thành viên cao cấp của Hiệp hội Yêu nước là do linh mục Tôma Trần Thiên Hào, người được tấn phong giám mục trong buổi lễ là chủ tịch Hiệp hội Yêu nước Thanh Đảo, và kể từ năm 2010, ông là thành viên của Ủy ban Thường vụ của Hiệp hội Yêu nước toàn quốc.
Asia News ghi nhận đây là lễ tấn phong giám mục đầu tiên diễn ra theo các thể thức được dự trù trong Hiệp định lâm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh. Tuy nhiên công thức thánh hiến lẽ ra vẫn phải là công thức cũ, trong đó đề cập đến nhiệm vụ đối với Giám Mục đoàn, Đức Thánh Cha và Tòa Thánh, nhưng những điều này không được đề cập đến trong buổi lễ tấn phong cho linh mục Trần Thiên Hào.
Vị giám mục mới được biết đến như một quan chức trung thành với nhà nước về phương diện các chính sách tôn giáo. Tân Giám Mục Trần Thiên Hào sẽ thay thế cho Đức Cha Giuse Lý Minh Thư (Li Mingshu, 李明书) qua đời vào tháng 6 năm 2018.
Do những hạn chế do đại dịch coronavirus gây ra, số người tham dự buổi lễ bị giới hạn với 21 linh mục và hơn 200 nữ tu và tín hữu.
Tân Giám Mục Trần Thiên Hào sinh ra tại Bình Độ (Pingdu, 平度), Sơn Đông năm 1962. Ông học tại chủng viện Thánh Linh ở Sơn Đông và tháng 12 năm 1989 được thụ phong linh mục. Theo dữ liệu chính thức của Bắc Kinh, ông được Hội Công Giáo Yêu Nước bầu và được bổ nhiệm làm giám mục Thanh Đảo vào ngày 19 tháng 11.
Tân Giám Mục Trần Thiên Hào là Giám Mục đầu tiên được tấn phong theo Hiệp định lâm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh. Trước đó, Trung Quốc chỉ hợp thức hóa các vị đã là Giám Mục trong nhiều năm nhưng không được chúng công nhận. Nay chúng công nhận vì các vị này đồng ý gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước. Ba vị này là Đức Cha Lâm Gia Thiện (Lin Jiashan - 林家善) của giáo phận Phúc Châu (Fuzhou -福州), Đức Cha Phêrô Lý Huệ Nguyên (Li Huiyuan - 李慧源) của giáo phận Phượng Tường (Fengxiang - 凤翔) và Đức Cha Mã Tồn Quốc (Ma Cunguo - 馬存國) của Sóc Châu (Shouzhou -朔州) ở phía Bắc tỉnh Sơn Tây (Shanxi -山西)
Source:Asia NewsMsgr Thomas Chen Tianhao is the new bishop of Qingdao
Một số tín hữu cho Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, biết rằng sự hiện diện đông đảo của các thành viên cao cấp của Hiệp hội Yêu nước là do linh mục Tôma Trần Thiên Hào, người được tấn phong giám mục trong buổi lễ là chủ tịch Hiệp hội Yêu nước Thanh Đảo, và kể từ năm 2010, ông là thành viên của Ủy ban Thường vụ của Hiệp hội Yêu nước toàn quốc.
Asia News ghi nhận đây là lễ tấn phong giám mục đầu tiên diễn ra theo các thể thức được dự trù trong Hiệp định lâm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh. Tuy nhiên công thức thánh hiến lẽ ra vẫn phải là công thức cũ, trong đó đề cập đến nhiệm vụ đối với Giám Mục đoàn, Đức Thánh Cha và Tòa Thánh, nhưng những điều này không được đề cập đến trong buổi lễ tấn phong cho linh mục Trần Thiên Hào.
Vị giám mục mới được biết đến như một quan chức trung thành với nhà nước về phương diện các chính sách tôn giáo. Tân Giám Mục Trần Thiên Hào sẽ thay thế cho Đức Cha Giuse Lý Minh Thư (Li Mingshu, 李明书) qua đời vào tháng 6 năm 2018.
Do những hạn chế do đại dịch coronavirus gây ra, số người tham dự buổi lễ bị giới hạn với 21 linh mục và hơn 200 nữ tu và tín hữu.
Tân Giám Mục Trần Thiên Hào sinh ra tại Bình Độ (Pingdu, 平度), Sơn Đông năm 1962. Ông học tại chủng viện Thánh Linh ở Sơn Đông và tháng 12 năm 1989 được thụ phong linh mục. Theo dữ liệu chính thức của Bắc Kinh, ông được Hội Công Giáo Yêu Nước bầu và được bổ nhiệm làm giám mục Thanh Đảo vào ngày 19 tháng 11.
Tân Giám Mục Trần Thiên Hào là Giám Mục đầu tiên được tấn phong theo Hiệp định lâm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh. Trước đó, Trung Quốc chỉ hợp thức hóa các vị đã là Giám Mục trong nhiều năm nhưng không được chúng công nhận. Nay chúng công nhận vì các vị này đồng ý gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước. Ba vị này là Đức Cha Lâm Gia Thiện (Lin Jiashan - 林家善) của giáo phận Phúc Châu (Fuzhou -福州), Đức Cha Phêrô Lý Huệ Nguyên (Li Huiyuan - 李慧源) của giáo phận Phượng Tường (Fengxiang - 凤翔) và Đức Cha Mã Tồn Quốc (Ma Cunguo - 馬存國) của Sóc Châu (Shouzhou -朔州) ở phía Bắc tỉnh Sơn Tây (Shanxi -山西)
Source:Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm thành lập: Nhớ về Giáo phận Longxuyên
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:41 23/11/2020
Năm nay Giáo phận Longxuyên mừng kỷ niệm sinh nhật 60 năm thành lập ( 1960- 24.11.- 2020). Một dịp lễ mừng kỷ niệm thánh đức. Xin cùng mừng vui dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với toàn thể Gíao phận.
1. Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu Kitô đã đi dọc bờ biển hồ Nazareth vùng Galileo phía Bắc nước Do Thái kêu gọi các Môn đệ đầu tiên, những người làm nghề chài lưới, thành lập Giáo Hội ở trần gian.
Cách đây 60 năm Giáo hội Chúa đã thành lập Giáo phận Longxuyên thuộc miền Tây nước Việt Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều sông ngòi, kênh lạch dẫn nước. Nơi đây dân chúng sinh sống bằng nghề nông gieo trồng lúa mạ, nghề nuôi bắt cá tôm.
2. Ngày xưa trong ba năm Chúa Giêsu đi đó đây khắp đất nước Do Thái rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa. Nhưng Giáo hội Chúa ở trần gian bắt đầu phát triển lan rộng từ sau khi Chúa lên trời nơi các vùng xa lạ trong đế quốc Roma thời lúc đó.
„ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ ( Công vụ Tông đồ 1,8)
Giáo phận Long Xuyên lúc bắt đầu khi thành lập năm 1960 là vùng đất mới khai khẩn ruộng đồng sông nước vùng Châu Đốc Tịnh Biên, vùng Năng Gù, Ông Chưởng, Rạch Sâu, Thốt Nốt, vùng những người di cư khu vực miền Cái Sắn 1. và 2., miền Rạch Giá Hà Tiên, vùng miệt Thứ U Minh, trải rộng khắp các hòn đảo nổi trên biển Vịnh Tháilan như Phú Quốc, Hòn Tre, Hòn Chông…
3. Giáo hội Chúa ở trần gian được thành lập phát triển tách ra từ giữa lòng Do Thái Giáo, từ việc thờ các Thần Thánh của dân ngoại vùng miền Trung Đông, từ tôn giáo thờ các vị Thần của người Hylạp, của đế quốc Roma.
Giáo phận Long Xuyên được thành lập tách ra từ giáo phận mẹ Cần Thơ. Và nơi giáo phận Long Xuyên mới cũng đã có sự hiện từ trước những tôn giáo khác nhau như Phật giáo Hòa Hảo ở miền Thất Sơn.
Ông Phủ Ngô Minh Chiêu, một vị sáng lập đạo Cao Đài, Dinh Cậu ở Dương Đông Phú Quốc. Còn các đạo khác, cũng rất thịnh hành, như Phật giáo Bắc Tông và Nam Tông, Hồi Giáo, Tin Lành, Bahai, Hiếu Nghĩa...
4. Gíao hội Chúa Giêsu phát triển mở rộng tới đâu, nhất là thời trung cổ, nền văn hóa Kitô giáo về nghệ thuật xây dựng đền đài thánh đường, âm nhạc, thần học, văn chương trước tác phát triển đạt tới cao điểm còn lưu lại trong lịch sử nhân loại.
Giáo phận LongXuyên phát triển về mặt đạo đức tinh thần với những xây dựng thành lập các gíao xứ, các Hội Đoàn, tập tục qui củ nếp sống đức tin sầm uất trong giai đoạn 1960-1975, và từ 2000 cho tới hôm nay. Những ngôi thánh đường mới nguy nga nơi các xứ đạo nhất là nơi các Kênh miền Cái Sắn được xây dựng mở rộng cho phù hợp với nhu cầu mục vụ và phụng vụ. Nổi bật là ngôi nhà thờ chính tòa ở giữa thành phố Long Xuyên dâng kính Đức Mẹ Maria Nữ vương trời đất.
5. Ngày xưa trước khi trở về trời Chúa Giesu đã sai các Tông Đồ đi rao giảng làm chứng cho nước Chúa ở trần gian và đoan hứa:“ Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế! “( Mt 28, 20).
Vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Long Xuyên, Đức cha Michael Nguyễn khắc Ngữ ( *1909 - + 2009 ) đã chọn khẩu hiệu „ Chúa ở cùng anh chị em“ vừa nói lên lòng tin tưởng như Chúa Giesu đã đoan hứa cho các Thánh Tông đồ, vừa nói lên tâm tình „ Tôi được Chúa, được Giáo hội sai đến là giám mục của anh chị em. Tôi được sai đến đây để cùng chung sống gìn giữ phát triển nếp sống đức tin vào Thiên Chúa với anh chị em. Thiên Chúa luôn hằng đồng hành với chúng ta.„
Giáo phận mới thành lập có thể nói tựa như một cánh đồng hoang, còn thiếu thốn cơ sở căn bản cũng như nhân sự. Nên ngài nỗ lực dấn thân xây dựng cơ sở nhà cửa như các trường học trung tiểu học ở các xứ đạo giúp mở mang nâng cao trình độ dân trí cho thế hệ trẻ. Thiết lập ba chủng viện cho việc đào tạo linh mục, đi tìm kiếm chiêu hiền đãi sĩ các chủng sinh linh mục các nơi về cho giáo phận mới thành lập. Ngôi nhà thờ chính tòa Longxuyên với ngọn tháp chuông như hai bàn tay vươn giơ lên trời cao được xây dựng ngay giữa lòng thành phố là một kỳ công, một kỷ niệm của Đức Cha cố Michael Nguyễn khắc Ngữ.
Là người ngày xưa được đào tạo ở chủng viện bên Lyon bên Pháp, rồi có cơ dịp đi chu du các nước bên u châu nhiều, nên ngài đã học hỏi được tinh thần khoa học của họ cách thiết thực. Nhìn xem hình thể địa lý các cơ sở mà ngài đã chọn mua tậu cho giáo phận, mà ngày nay còn tồn tại, thể hiện rõ tầm nhìn của một người có trí óc nhìn xa trông rộng, cùng có lòng quảng đại với Thiên Chúa và với con người.
6. Ngày xưa theo Kinh thánh thuật lại Tổng lãnh Thiên Thần Michael là vị Thiên Thần đứng ra bênh vực Thiên Chúa thành công chống lại Luzifer và các thiên thần đồng bọn. Vì họ phản loạn đứng lên chống lại Thiên Chúa.
Vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Long Xuyên, Đức Cha Nguyễn khắc Ngữ, có tên thánh bổn mạng là Michael. Đức Cha Michael Nguyễn khắc Ngữ khi được sai đến giáo phận mới thành lập đã luôn nhiệt tâm không biết mệt mỏi hằng nỗ lực làm việc thành công xây dựng làm chứng cho Thiên Chúa giữa những thách đố thiếu thốn về cơ sở vật chất, cũng như nhân sự.
7. Ngày xưa Chúa Giêsu đi rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian đã tâm tình cùng các môn đệ „Thầy ban cho anh em một giới răn mới là anh em hãy thương yêu nhau!“ ( Ga 13, 34).
Vị giám mục thứ hai của Giáo phận LongXuyên, đức cha Bùi Tuần đã chọn châm ngôn“ Mandatum Novum - Điều răn mới..“ ( Phúc âm thánh Gioan 13,34) làm khẩu hiệu cho sứ vụ Giám mục của mình. Đức cha đã có tâm tình về khẩu hiệu hướng đi như sau: „Làm sao có sự hòa hợp trong đất nước, trong Công Giáo, đó là điều tôi tha thiết nhất. Làm sao dân tộc mình hòa hợp nhau, thương yêu thật sự. Là bởi bản tính người Việt mình cũng có khi hay có sự chia rẽ, ngôi thứ không chan hòa...Đất nước ta giầu tiềm năng lớn. Làm sao cho nông thôn đừng quá nghèo. Lứa trẻ đừng đánh mất bản thân. Giới trẻ phải có trình độ suy nghĩ nhiều hơn. Đừng quá vay mượn của người khác…"
8. Thánh Gioan tẩy gỉa là nhân vật Kinh Thánh của giaị đoạn chuyển tiếp giữa thời Cựu ước và Tân ước. Ông là con trai của thầy cả thượng phẩm Zacharia. Ông là anh em họ hàng với Chúa Giêsu sinh ra đời trước Chúa Giêsu nửa năm. Nhưng Ông từ bỏ truyền thống cha truyền con nối làm thầy cả thượng tế, mà lui vào sống ẩn dật trong hoang địa khắc khổ rồi đi rao giảng dọn đường cho Chúa Giêsu đến trong trần gian, Đấng loan báo „Mandatum novum - điều răn mới cho con người.
Đức cha Bùi Tuần từ ngày nhận lãnh làn nước bí tích rửa tội vào Thiên Chúa, khi sinh ra năm 1927, đã được cha mẹ nhận thánh Gioan tẩy gỉa làm thánh bổn mạng cho đời mình.
Thánh Gioan tẩy giả được Kinh thánh gọi là tiếng hô, tiếng gầm rống như tiếng sư tử trong sa mạc khi rao giảng. Trái lại, đức cha Gioan Bùi Tuần được trời cao sinh ra là con người ăn nói nhỏ nhẹ, tư chất trầm tư suy nghĩ. Ngài được chọn cử làm Giám mục vào thời điểm đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp về phương diện chính trị, kinh tế năm 1975 có nhiều thay đổi, nhiều khó khăn thử thách.
Ngài được Trời cao ban cho khả năng trí khôn suy tư cẩn trọng, có tầm suy nhìn cách tiên tri, viết rất nhiều bài tu đức thời sự thâm thúy đậm nét văn chương triết học, chất chứa nhiều hình ảnh. Ngài viết không mệt mỏi, ngắn gọn khúc chiết từ mấy chục năm nay đều đặn hằng tuần lễ.
Món thức ăn tinh thần này như những sợi chỉ hướng dẫn hữu ích cần thiết cho nếp sống đạo giáo đức tin vào Chúa. Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần đã đang làm công việc ươm tơ kéo những sợi chỉ đó. m thầm nhưng lại có âm hưởng sâu sắc như vị tiền hô.
9. Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu sinh xuống trần gian làm người đã chọn Thánh Giuse là cha nuôi cùng với Đức Mẹ Maria lo săn sóc cho gia đình mình ở Nazareth.
Trong Kinh Thánh cựu ước nói đến Tổ phụ Giuse được nhà Vua Pharao bên Aicập trao quyền lo cho dân thay Vua. Nhà Vua nói với dân chúng „Cứ đến với ông Giu-se. “ ( Sách Sáng Thế 41, 55).
Hai vị giám mục trẻ Trần Xuân Tiếu và Trần văn Toản xuất thân từ hàng linh muc ̣ đòan giáo phận Longxuyên, kế tục hai vị giám mục trước đó, nhận Thánh cả Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, là vị Thánh bổn mạng cho đời sống mình.
Theo gương sống của tổ phụ Giuse Aicập và Thánh Giuse thành Nazareth, hai vị giám mục Giuse từ khi nhận trách nhiệm giám mục giáo phận hằng nhiệt thành dấn thân xây dựng sửa sang chăm sóc gìn giữ ngôi nhà giáo phận Longxuyên được phát triển theo nhu cầu thách đố trong tiến trình của Giáo hội toàn cầu và của đất nước xã hội, về đạo tạo nhân sự loan báo tin mừng của Chúa cũng như cơ sở nhà cửa vật chất.
10. Giáo phận Longxuyên mừng kỷ niệm lịch sử con đường đời sống Giáo phận đến nay đã trải qua 60 năm. Con đường lịch sử đó như một bức tranh „Mosaic“ được vẽ dán ghép sát cạnh nhau do những viên đá nhỏ đủ mọi mầu sắc với những nét góc cạnh hình thù khác nhau.
Những viên đá mầu nhỏ khác nhau đó là những nỗ lực hy sinh dấn thân của các vị Giám mục giáo phận, của các linh mục tu sĩ nam nữ giáo phận, và của mọi tầng lớp giáo hữu giáo phận về vật chất cũng như tinh thần như cung cách sống đức tin, cách thức sinh hoạt sống đạo thực hành lòng đạo đức bác ái giữa lòng xã hội giáo phận Longxuyên, như cùng chung lưng đấu cật xây dựng những ngôi thánh đường, nhất là việc gìn giữ cùng phát triển đức tin vào Chúa, vào Hội Thánh cùng cả những truyền thống tốt lành đạo đức nơi thế hệ con em bạn trẻ.
Những viên đá mầu nhỏ khác nhau đó dán ghép liền nhau tạo nên bức tranh „mosaic“ hình Chúa Giêsu chăn chiên lành, Đấng là căn bản trung tâm đời sống đức tin, là vị mục tử của Giáo hội, của Giáo phận, của đời sống tâm linh con người hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Con chiên bổn đạo cũ.
1. Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu Kitô đã đi dọc bờ biển hồ Nazareth vùng Galileo phía Bắc nước Do Thái kêu gọi các Môn đệ đầu tiên, những người làm nghề chài lưới, thành lập Giáo Hội ở trần gian.
2. Ngày xưa trong ba năm Chúa Giêsu đi đó đây khắp đất nước Do Thái rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa. Nhưng Giáo hội Chúa ở trần gian bắt đầu phát triển lan rộng từ sau khi Chúa lên trời nơi các vùng xa lạ trong đế quốc Roma thời lúc đó.
„ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ ( Công vụ Tông đồ 1,8)
Giáo phận Long Xuyên lúc bắt đầu khi thành lập năm 1960 là vùng đất mới khai khẩn ruộng đồng sông nước vùng Châu Đốc Tịnh Biên, vùng Năng Gù, Ông Chưởng, Rạch Sâu, Thốt Nốt, vùng những người di cư khu vực miền Cái Sắn 1. và 2., miền Rạch Giá Hà Tiên, vùng miệt Thứ U Minh, trải rộng khắp các hòn đảo nổi trên biển Vịnh Tháilan như Phú Quốc, Hòn Tre, Hòn Chông…
3. Giáo hội Chúa ở trần gian được thành lập phát triển tách ra từ giữa lòng Do Thái Giáo, từ việc thờ các Thần Thánh của dân ngoại vùng miền Trung Đông, từ tôn giáo thờ các vị Thần của người Hylạp, của đế quốc Roma.
Giáo phận Long Xuyên được thành lập tách ra từ giáo phận mẹ Cần Thơ. Và nơi giáo phận Long Xuyên mới cũng đã có sự hiện từ trước những tôn giáo khác nhau như Phật giáo Hòa Hảo ở miền Thất Sơn.
Ông Phủ Ngô Minh Chiêu, một vị sáng lập đạo Cao Đài, Dinh Cậu ở Dương Đông Phú Quốc. Còn các đạo khác, cũng rất thịnh hành, như Phật giáo Bắc Tông và Nam Tông, Hồi Giáo, Tin Lành, Bahai, Hiếu Nghĩa...
4. Gíao hội Chúa Giêsu phát triển mở rộng tới đâu, nhất là thời trung cổ, nền văn hóa Kitô giáo về nghệ thuật xây dựng đền đài thánh đường, âm nhạc, thần học, văn chương trước tác phát triển đạt tới cao điểm còn lưu lại trong lịch sử nhân loại.
Giáo phận LongXuyên phát triển về mặt đạo đức tinh thần với những xây dựng thành lập các gíao xứ, các Hội Đoàn, tập tục qui củ nếp sống đức tin sầm uất trong giai đoạn 1960-1975, và từ 2000 cho tới hôm nay. Những ngôi thánh đường mới nguy nga nơi các xứ đạo nhất là nơi các Kênh miền Cái Sắn được xây dựng mở rộng cho phù hợp với nhu cầu mục vụ và phụng vụ. Nổi bật là ngôi nhà thờ chính tòa ở giữa thành phố Long Xuyên dâng kính Đức Mẹ Maria Nữ vương trời đất.
5. Ngày xưa trước khi trở về trời Chúa Giesu đã sai các Tông Đồ đi rao giảng làm chứng cho nước Chúa ở trần gian và đoan hứa:“ Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế! “( Mt 28, 20).
Vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Long Xuyên, Đức cha Michael Nguyễn khắc Ngữ ( *1909 - + 2009 ) đã chọn khẩu hiệu „ Chúa ở cùng anh chị em“ vừa nói lên lòng tin tưởng như Chúa Giesu đã đoan hứa cho các Thánh Tông đồ, vừa nói lên tâm tình „ Tôi được Chúa, được Giáo hội sai đến là giám mục của anh chị em. Tôi được sai đến đây để cùng chung sống gìn giữ phát triển nếp sống đức tin vào Thiên Chúa với anh chị em. Thiên Chúa luôn hằng đồng hành với chúng ta.„
Giáo phận mới thành lập có thể nói tựa như một cánh đồng hoang, còn thiếu thốn cơ sở căn bản cũng như nhân sự. Nên ngài nỗ lực dấn thân xây dựng cơ sở nhà cửa như các trường học trung tiểu học ở các xứ đạo giúp mở mang nâng cao trình độ dân trí cho thế hệ trẻ. Thiết lập ba chủng viện cho việc đào tạo linh mục, đi tìm kiếm chiêu hiền đãi sĩ các chủng sinh linh mục các nơi về cho giáo phận mới thành lập. Ngôi nhà thờ chính tòa Longxuyên với ngọn tháp chuông như hai bàn tay vươn giơ lên trời cao được xây dựng ngay giữa lòng thành phố là một kỳ công, một kỷ niệm của Đức Cha cố Michael Nguyễn khắc Ngữ.
Là người ngày xưa được đào tạo ở chủng viện bên Lyon bên Pháp, rồi có cơ dịp đi chu du các nước bên u châu nhiều, nên ngài đã học hỏi được tinh thần khoa học của họ cách thiết thực. Nhìn xem hình thể địa lý các cơ sở mà ngài đã chọn mua tậu cho giáo phận, mà ngày nay còn tồn tại, thể hiện rõ tầm nhìn của một người có trí óc nhìn xa trông rộng, cùng có lòng quảng đại với Thiên Chúa và với con người.
6. Ngày xưa theo Kinh thánh thuật lại Tổng lãnh Thiên Thần Michael là vị Thiên Thần đứng ra bênh vực Thiên Chúa thành công chống lại Luzifer và các thiên thần đồng bọn. Vì họ phản loạn đứng lên chống lại Thiên Chúa.
Vị giám mục tiên khởi của Giáo phận Long Xuyên, Đức Cha Nguyễn khắc Ngữ, có tên thánh bổn mạng là Michael. Đức Cha Michael Nguyễn khắc Ngữ khi được sai đến giáo phận mới thành lập đã luôn nhiệt tâm không biết mệt mỏi hằng nỗ lực làm việc thành công xây dựng làm chứng cho Thiên Chúa giữa những thách đố thiếu thốn về cơ sở vật chất, cũng như nhân sự.
7. Ngày xưa Chúa Giêsu đi rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian đã tâm tình cùng các môn đệ „Thầy ban cho anh em một giới răn mới là anh em hãy thương yêu nhau!“ ( Ga 13, 34).
Vị giám mục thứ hai của Giáo phận LongXuyên, đức cha Bùi Tuần đã chọn châm ngôn“ Mandatum Novum - Điều răn mới..“ ( Phúc âm thánh Gioan 13,34) làm khẩu hiệu cho sứ vụ Giám mục của mình. Đức cha đã có tâm tình về khẩu hiệu hướng đi như sau: „Làm sao có sự hòa hợp trong đất nước, trong Công Giáo, đó là điều tôi tha thiết nhất. Làm sao dân tộc mình hòa hợp nhau, thương yêu thật sự. Là bởi bản tính người Việt mình cũng có khi hay có sự chia rẽ, ngôi thứ không chan hòa...Đất nước ta giầu tiềm năng lớn. Làm sao cho nông thôn đừng quá nghèo. Lứa trẻ đừng đánh mất bản thân. Giới trẻ phải có trình độ suy nghĩ nhiều hơn. Đừng quá vay mượn của người khác…"
8. Thánh Gioan tẩy gỉa là nhân vật Kinh Thánh của giaị đoạn chuyển tiếp giữa thời Cựu ước và Tân ước. Ông là con trai của thầy cả thượng phẩm Zacharia. Ông là anh em họ hàng với Chúa Giêsu sinh ra đời trước Chúa Giêsu nửa năm. Nhưng Ông từ bỏ truyền thống cha truyền con nối làm thầy cả thượng tế, mà lui vào sống ẩn dật trong hoang địa khắc khổ rồi đi rao giảng dọn đường cho Chúa Giêsu đến trong trần gian, Đấng loan báo „Mandatum novum - điều răn mới cho con người.
Đức cha Bùi Tuần từ ngày nhận lãnh làn nước bí tích rửa tội vào Thiên Chúa, khi sinh ra năm 1927, đã được cha mẹ nhận thánh Gioan tẩy gỉa làm thánh bổn mạng cho đời mình.
Thánh Gioan tẩy giả được Kinh thánh gọi là tiếng hô, tiếng gầm rống như tiếng sư tử trong sa mạc khi rao giảng. Trái lại, đức cha Gioan Bùi Tuần được trời cao sinh ra là con người ăn nói nhỏ nhẹ, tư chất trầm tư suy nghĩ. Ngài được chọn cử làm Giám mục vào thời điểm đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp về phương diện chính trị, kinh tế năm 1975 có nhiều thay đổi, nhiều khó khăn thử thách.
Ngài được Trời cao ban cho khả năng trí khôn suy tư cẩn trọng, có tầm suy nhìn cách tiên tri, viết rất nhiều bài tu đức thời sự thâm thúy đậm nét văn chương triết học, chất chứa nhiều hình ảnh. Ngài viết không mệt mỏi, ngắn gọn khúc chiết từ mấy chục năm nay đều đặn hằng tuần lễ.
Món thức ăn tinh thần này như những sợi chỉ hướng dẫn hữu ích cần thiết cho nếp sống đạo giáo đức tin vào Chúa. Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần đã đang làm công việc ươm tơ kéo những sợi chỉ đó. m thầm nhưng lại có âm hưởng sâu sắc như vị tiền hô.
9. Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm Chúa Giêsu sinh xuống trần gian làm người đã chọn Thánh Giuse là cha nuôi cùng với Đức Mẹ Maria lo săn sóc cho gia đình mình ở Nazareth.
Trong Kinh Thánh cựu ước nói đến Tổ phụ Giuse được nhà Vua Pharao bên Aicập trao quyền lo cho dân thay Vua. Nhà Vua nói với dân chúng „Cứ đến với ông Giu-se. “ ( Sách Sáng Thế 41, 55).
Hai vị giám mục trẻ Trần Xuân Tiếu và Trần văn Toản xuất thân từ hàng linh muc ̣ đòan giáo phận Longxuyên, kế tục hai vị giám mục trước đó, nhận Thánh cả Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, là vị Thánh bổn mạng cho đời sống mình.
Theo gương sống của tổ phụ Giuse Aicập và Thánh Giuse thành Nazareth, hai vị giám mục Giuse từ khi nhận trách nhiệm giám mục giáo phận hằng nhiệt thành dấn thân xây dựng sửa sang chăm sóc gìn giữ ngôi nhà giáo phận Longxuyên được phát triển theo nhu cầu thách đố trong tiến trình của Giáo hội toàn cầu và của đất nước xã hội, về đạo tạo nhân sự loan báo tin mừng của Chúa cũng như cơ sở nhà cửa vật chất.
10. Giáo phận Longxuyên mừng kỷ niệm lịch sử con đường đời sống Giáo phận đến nay đã trải qua 60 năm. Con đường lịch sử đó như một bức tranh „Mosaic“ được vẽ dán ghép sát cạnh nhau do những viên đá nhỏ đủ mọi mầu sắc với những nét góc cạnh hình thù khác nhau.
Những viên đá mầu nhỏ khác nhau đó là những nỗ lực hy sinh dấn thân của các vị Giám mục giáo phận, của các linh mục tu sĩ nam nữ giáo phận, và của mọi tầng lớp giáo hữu giáo phận về vật chất cũng như tinh thần như cung cách sống đức tin, cách thức sinh hoạt sống đạo thực hành lòng đạo đức bác ái giữa lòng xã hội giáo phận Longxuyên, như cùng chung lưng đấu cật xây dựng những ngôi thánh đường, nhất là việc gìn giữ cùng phát triển đức tin vào Chúa, vào Hội Thánh cùng cả những truyền thống tốt lành đạo đức nơi thế hệ con em bạn trẻ.
Những viên đá mầu nhỏ khác nhau đó dán ghép liền nhau tạo nên bức tranh „mosaic“ hình Chúa Giêsu chăn chiên lành, Đấng là căn bản trung tâm đời sống đức tin, là vị mục tử của Giáo hội, của Giáo phận, của đời sống tâm linh con người hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Con chiên bổn đạo cũ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lược sử các giáo phận Việt Nam : Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Long Xuyên
09:50 23/11/2020
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Long Xuyên
I. LƯỢC SỬ GIÁO PHẬN
Giáo phận Long Xuyên trước đây lần lượt thuộc các Giáo phận: Đàng Trong (1679), Tây Đàng Trong (1844), Nam Vang (1850), Cần Thơ (1955). Cha José Garcia, đến Hà Tiên lần đầu, đã cùng với giáo dân Hà Tiên dựng nhà thờ mới vào năm 1735. Đến năm 1743, Đức cha Lefèbvre đến ban phép Thêm Sức cho 100 người tại Hà Tiên. Điều đó cho thấy vùng đất Long Xuyên được các thừa sai đến rao giảng Tin Mừng từ rất sớm.
Từ khi cha José Garcia nhận coi sóc họ đạo Chợ Quán và các tỉnh miền Tây, vùng Long Xuyên “chính thức” phát triển từ năm 1735. Năm 1745, cha José làm lại nhà thờ rộng lớn hơn và mở rộng nhà xứ cho 8 thừa sai ở. Theo cha Launay, năm 1747, các cha dòng Phanxicô phục vụ các tỉnh phía Nam có khoảng 5.500 giáo dân. Theo đề nghị của Đức Khâm sai Toà Thánh, năm 1749, tỉnh dòng Manila cử 8 linh mục sang Giáo phận Đàng Trong. Cha Pedro Medina được phân công coi sóc giáo hữu tại Hà Tiên. Từ năm 1750-1754, tại Hà Tiên có 5 cha dòng Phanxicô phục vụ. Cha José Garcia qua đời ngày 01/11/1761. Ngài là người có công lớn trong việc truyền giáo từ Sài Gòn đến Hà Tiên.
Năm 1769, Chủng viện thánh Giuse ở Hòn Đất được dời đến Pondichéry (Ấn Độ), cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cùng đi với các chủng sinh. Ngài được tấn phong giám mục ngày 14/03/1774 tại Ấn Độ. Ngày 14/03/1776, Đức cha về Hà Tiên. Khi đó Hà Tiên có khoảng 1.000 giáo dân. Ngài lập thêm họ đạo Pi Nha Lu và di dời chủng viện. Đến năm 1778, Đức cha Bá Đa Lộc lại cho chuyển Chủng viện đến Tân Triều (Biên Hoà). Từ Hà Tiên, các cha Phanxicô đi tới Lào và Cao Miên để truyền giáo. Năm 1790-1800, các tỉnh miền Tây, Lào và Cao Miên được thêm 6 linh mục. Đến năm 1813, khi cha Bề trên ở Manila gọi hết các cha dòng Phanxicô về thì các tỉnh miền Tây đã có số giáo hữu với cơ sở vật chất khá vũng mạnh như: Bò Ót, Năng Gù, Cù Lao Giêng (nơi có các vị tử đạo, tiểu chủng viện, dòng Chúa Quan Phòng). Sau Công đồng Gò Thị, cha D. Lefèbvre Ngãi được tấn phong giám mục. Sau đó, ngài trở về Cái Nhum và tiếp tục phục vụ.
Năm 1850, theo đề nghị của Đức cha Lefèbvre Ngãi, Toà Thánh tách một phần đất thuộc giáo phận Tây Đàng Trong để thành lập Giáo phận Nam Vang (trọn phần đất Khơme), đặt Đức cha J. M. Miche Mịch coi sóc. Cuối năm 1833, dưới triều vua Minh Mạng, nhiều giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân chịu tra tấn và lưu đày. Từ đó đến năm 1885, do ảnh hưởng của phong trào Văn Thân, nhiều tín hữu đã dùng chính sự sống của mình để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô tại Long Xuyên, nổi bật là cha thánh Phêrô Đoàn Công Quý và thánh Emmanuel Lê Văn Phụng (ông câu) đã chết vì đạo ngày 31/07/1859.
Năm 1938, An Giang có 4 giáo xứ, 30 giáo họ và 12.067 giáo dân; Kiên Giang có 3 giáo xứ, 18 giáo họ và 5.127 giáo dân; huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) có giáo xứ Bò Ót gồm 1.807 giáo dân.
Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ban sắc lệnh Christi Mandata thành lập giáo phận Long Xuyên gồm: tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần tỉnh Chương Thiện thuộc giáo phận Cần Thơ trong Tổng Giáo phận Sài Gòn và đặt Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm giám mục. Đức cha cai quản giáo phận từ năm 1960 và chính thức về hưu năm 1997, với khẩu hiệu “Christus In Vobis” (Đức Kitô trong anh em).
Trước cuộc di cư năm 1954, Giáo phận Long Xuyên chỉ có hơn 10 xứ đạo với khoảng 30.000 tín hữu, nhưng số giáo dân từ miền Bắc ào ạt đến định cư tại các vùng kênh đào ở Cái Sắn đã nâng số giáo dân lên rất nhanh, đồng thời cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới về mọi mặt. Đức cha Micae đã tích cực giúp đỡ đồng bào di cư và làm cho Giáo phận phát triển mạnh. Theo Niên Giám năm 1964, Long Xuyên có 93.739 giáo dân trên tổng số 1.252.705 người, với 104 linh mục triều, 3 linh mục dòng, 185 nữ tu, 6 nam tu, 59 đại chủng sinh, 270 tiểu chủng sinh, 8 trường trung học, 78 trường tiểu học, 8 cơ sở bác ái từ thiện. Sau này một trong ba Tiểu Chủng Viện đã được nâng lên thành Đại Chủng Viện với tên gọi là Tôma nhưng rồi tất cả các cơ sở nói trên đã không còn nữa sau các biến động chính trị xã hội năm 1975, khi chính phủ giành lấy cho riêng mình công cuộc giáo dục và cả bác ái xã hội.
Ngày 30/04/1975, cha Gioan Baotixita Bùi Tuần được thụ phong giám mục với quyền kế vị. Ngài lấy khẩu hiệu giám mục cho mình là “Mandatum Novum” (Điều răn mới). Chính vì thế, ngài luôn dìu dắt con thuyền Giáo phận bằng tình yêu để vượt qua các sóng gió bão táp thời cuộc. Giáo phận Long Xuyên được coi là một giáo phận có mức phát triển ổn định so với các giáo phận khác vì đây là vùng đồng bằng ít bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh giữa 2 miền Nam-Bắc (1963-1975). Trong giai đoạn từ 1975-1985, nhiều người dân, trong đó có các tín hữu Công Giáo, đã rời thành phố Hồ Chí Minh để tìm về vùng đất Long Xuyên hiền hoà lập nghiệp, thay vì đi vùng kinh tế mới.
Năm 1997, Đức cha Micae Ngữ nghỉ hưu và Đức cha Phó Gioan Baotixita Bùi Tuần lên làm Giám mục Chính toà. Đức cha tập trung cho việc đào tạo hàng linh mục của Giáo phận để trở thành những mục tử như lòng Chúa mong ước. Ngài đi nhiều nơi giảng dạy và có liên lạc thường xuyên với các viên chức đạo đời để chăm lo cho Giáo hội Việt Nam. Trong thời gian nghỉ hưu, ngài vẫn tiếp tục dùng các phương tiện truyền thông xã hội như báo chí để chia sẻ những suy tư của mình.
Ngày 29/06/1999, Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu được thụ phong giám mục và làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Ngày 02/09/2003, Đức cha J.B. Bùi Tuần nghỉ hưu và Đức cha Giuse lên làm Giám mục Chính toà. Qua khẩu hiệu “Ut Sint Unum” (Để tất cả nên một), ngài chú trọng vào việc tổ chức và đào tạo các thành phần giáo dân trong giáo phận cho nề nếp. Ngài lưu tâm đến việc thống nhất hoạt động của các hội đoàn, các phong trào giáo dân, làm sao để tất cả các hoạt động được đi vào quỹ đạo chung nhằm phúc vụ cho sự hợp nhất của Giáo phận trong việc làm sáng danh Chúa và mưu ích cho con người.
Ngày 29/05/2014, cha Giuse Trần Văn Toản được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu và ba năm sau, ngày 25/08/2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt ngài làm Giám mục Phó giáo phận với quyền kế vị. Đến ngày 23/02/2019, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu và công bố Đức cha Giuse Trần Văn Toản là giám mục giáo phận Long Xuyên. Mọi thành phần dân Chúa Giáo phận Long Xuyên rất hân hoan đón nhận tin vui này, đồng thời chúc tụng Thiên Chúa, an tâm vì Giáo phận luôn có vị mục tử nối sứ vụ chăm sóc các linh hồn sau ba vị mục tử tiên khởi. Các ánh mắt hy vọng, hiệp thông và cầu nguyện từ khắp mọi miền đang hướng về trái tim của Giáo phận, nơi có Đức Giám Mục Phó với khẩu hiệu “Mea Gloria Est Crux Christi” (Vinh quang của tôi là thánh giá Chúa Kitô). Tương lai là của Chúa, nhưng sự kỳ vọng vào một tiền đồ giáo phận tươi đẹp và an bình luôn là mong ước và nỗ lực của mọi người, và người ta tin tưởng đặt nó nơi các giám mục kính yêu của mình, cụ thể bây giờ là nơi vị Giám mục trẻ trung, tràn đầy nhuệ khí tông đồ.
Như đã nói ở trên, mặc dù các cơ sở giáo dục và từ thiện không còn từ sau 1975, tuy nhiên các giám mục và linh mục Giáo phận Long Xuyên trong bất kỳ hoàn cảnh nào,dù khó khăn, vẫn rất quan tâm đào tạo trí thức cho giáo dân cũng như huấn luyện hàng giáo sĩ. Ơn gọi tu trì cũng theo đó mà luôn phong phú nơi Giáo phận. Từ năm 1987, khi Đại Chủng Viện Cần Thơ được thành lập để đào tạo linh mục cho ba giáo phận Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên, thì Giáo phận đều đặn gửi chủng sinh đến chủng viện, và giờ đây vẫn tiếp tục gửi đến các đại chủng viện và học viện khác, cả trong và ngoài nước. Ơn gọi sống đời thánh hiến cả nam và nữ đều hết sức dồi dào. Đây là một nét son và là ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho Giáo phận. Tạ Ơn Chúa.
II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN SỐ
Giáo phận Long Xuyên có 9 Giáo hạt chạy dài theo hai tỉnh An Giang, Kiên Giang và hai quận huyện thuộc tỉnh Cần Thơ là Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh với diện tích 10.256 km2. Địa giới có dãy Thất Sơn, với ngọn núi Cấm cao 716m ở tỉnh An Giang, giáp biên giới Campuchia. Long Xuyên có mạng lưới kinh rạch chằng chịt, ngoài ra còn có sông Hậu Giang, một nhánh của sông Mekong chảy qua địa bàn tỉnh An Giang, cùng với sông Cái Lớn đổ ra biển Rạch Giá thuộc Kiên Giang.
Tính đến cuối năm 2017, tổng số dân cư giáo phận Long Xuyên là 4.291.006 người. Đa số dân chúng làm nghề nông, nuôi trồng thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp (mộc, nuôi tằm, dệt lụa …). Số tín hữu Công Giáo trong tỉnh An Giang chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, dưới 3% dân số trong tỉnh, còn nếu tính toàn thể Giáo phận thì số tín hữu nhích lên được gần 5% dân số (233.742). Sở dĩ số giáo dân tăng như vậy là vì có bốn giáo hạt vùng Cái Sắn, nơi tập trung rất đông người tín hữu Công Giáo di cư từ miền Bắc.
An Giang cũng là nơi xuất phát nhiều tôn giáo đặc biệt của Nam Bộ như: Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hoà Hảo. Những tôn giáo này gắn liền với Thất Sơn, vùng núi huyền bí và linh thiêng. Ngoài ra còn có đạo Cao Đài và Hồi giáo. Con người nơi đây nổi tiếng hiền hòa, đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Họ sống hài hòa với thiên nhiên như lá cây ngọn cỏ của văn hóa miệt vườn, đồng bằng lúa nước. Tuy nhiên, nơi đây cũng không thiếu các anh hùng dân tộc, không vắng bóng các vị tử đạo anh dũng như lịch sử Giáo hội muôn đời ghi nhớ nơi họ đạo đầu nước.
Có nhiều sắc dân trong Giáo phận: người Kinh, người Hoa, người Khơme, người Chăm. Thành phố Châu Đốc và các khu vực giáp ranh biên giới Cambodia lân cận quanh dãy Thất Sơn huyền bí, là khu vực kết tinh cách dày đặc các nền văn hóa trên. Hàng năm, từ sau dịp Tết Cổ Truyền cho tới hết tháng 4 âm lịch, rất nhiều đoàn người từ khắp mọi miền đất nước trẩy về Châu Đốc du lịch và thể hiện các ước nguyện tâm linh nơi các đền đài và chùa miếu ở đây.
Nói tới địa phận Long Xuyên, người ta thường nghĩ ngay tới “đồng bằng miền tây lũ lụt đứng ngồi không yên”, nhưng đừng quên vùng Kiên Giang, một vùng duyên hải rộng lớn, nổi tiếng với địa danh Hà Tiên, Phú Quốc và cả trăm hòn đảo nhỏ làm nên một bức tranh xanh mướt hùng vĩ. Các tuyệt tác thiên nhiên hoang sơ đó ngày nay được nhiều người chú tâm thưởng lãm và tìm đến sinh sống. Ngày càng thêm các ngôi nhà thờ xinh xắn mọc lên tại các đảo cũng như trên các hòn lớn nhỏ khác trên vùng biển xinh đẹp này. Thành phố Rạch Giá đã chuyển mình hòa nhập vào xã hội phát triển hiện đại với khu lấn biển sầm uất. Dù số tín hữu rất nhỏ so với dân số ở đây, nhưng các đóng góp của người Công Giáo lại thật đáng kể, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, y khoa cũng như trong thương nghiệp. Thành công này không thể không nhắc tới hướng đi giáo dục dúng đắn đã được khởi đi từ Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ và được các linh mục chính xứ hết tình quan tâm qua các thế hệ.
III. CÁC NƠI HÀNH HƯƠNG VÀ DU LỊCH
1. Trung tâm tôn giáo: nhà thờ Chính Toà Long Xuyên nổi bật giữa trung tâm thành phố, rất ấn tượng với kiến trúc tân kỳ của một tháp cao mang hình đôi tay đưa Thánh Giá vút cao lên bầu trời. Hai địa điểm kính viếng các vị tử đạo của giáo phận: linh mục Phêrô Ðoàn Công Quý và ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng, đặt tại Châu Ðốc và Cù Lao Giêng, trước đây gọi là họ đạo Đầu Nước và có các nhà thờ và tu viện khá cổ kính. Các nơi hành hương khác là: nhà thờ Đức Mẹ Cồn Trên, Đền thánh Giuse An Bình, Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, và Nhà thờ Hòn Chông. Cồn Phước là nơi cất tiếng khóc chào đời và thời niên thiếu của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Đền Thánh Vincentê ở Tân Hiệp cũng là điểm quen thuộc của rất nhiều người.
2. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử: Tỉnh An Giang có thành phố Long Xuyên yên ả, với các khu du lịch xanh của miền sông nước: như cù lao Ông Hổ, khu du lịch Óc Eo, rừng tràm Trà Sư. Thành phố Châu Đốc xinh đẹp nổi tiếng du lịch của dãy Thất Sơn huyền bí, Núi Sam với Chùa Bà. Núi Sập có Lăng Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), người đào kênh Thoại Hà từ Long Xuyên đến Rạch Giá và kênh Vĩnh Tế dài 90km. Chùa Tây An với Ðức Phật Thầy Tây An, Giáo tổ của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tại Phú Tân có Thánh địa của Phật giáo Hòa Hảo. Miếu Bà Chúa Xứ có rất đông khách hành hương, đặc biệt vào Ngày Vía Bà (24-27 tháng 4 Âm Lịch) hằng năm. Ngoài ra, tỉnh An Giang còn có Núi Cấm và đồi Tức Dụp. Tỉnh Kiên Giang đang chuyển mình với nhiều hòn và đảo nhỏ thích hợp cho du lịch, hoà mình với thiên nhiên, và gần như còn vô danh với khách phương xa, và vẫn còn đó các điểm rạng danh là: biển Hà Tiên với Lăng Mạc Cửu, Ðông Hồ, Thạch Ðộng, Ðá Dựng, Mũi Nai, hang Tiền Hòn Chông, Bãi Dương, chùa Hang và hòn Phụ Tử. Và sau cùng, không thể không kể tới Đảo Ngọc Phú Quốc, nơi có có 99 ngọn núi và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều đảo nhỏ xung quanh lý tưởng cho du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại.
3. Giáo phận Long Xuyên có một trụ sở đặt tại Phú Nhuận, Sài Gòn. Toà nhà này được ví như trạm dừng chân cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Long Xuyên khi phải đi xa. Đây cũng là nơi thích hợp để hội thảo, tĩnh tâm và cầu nguyện, được các nhóm, các đoàn thể ưa thích.
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG GIÁO PHẬN
Giáo phận Long Xuyên có 9 giáo hạt, với số tín hữu là: 230.000 trong tổng số 4.291.006 người (tính đến 1/12/2019). Số linh mục là 315 (280 triều và 35 dòng). Có 65 nam tu sĩ và 450 nữ tu sĩ, 111 đại chủng sinh, 39 chủng sinh dự bị trong hàng trăm tu sinh, và 1.700 giáo lý viên.
Toà Giám mục nằm trên bờ sông thanh bình gần cầu Hoàng Diệu. Đây là nơi ba vị giám mục đang cư ngụ : Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Đức cha Gioan B. Bùi Tuần và Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu nghỉ hưu. Tại đây còn có các linh mục đang làm việc:
- Cha Tổng Đại Diện: Lm. Luy G. Huỳnh Phước Lâm
- Cha Quản Lý Giáo Phận: Lm. Micae Lê Xuân Tân
- Cha Chưởng Ấn: Lm. Giuse Nguyễn Hữu Tường
- Cha Phó Quản Lý TGM: Lm. Phêrô Lê Đức Hoàng
- Cha Giám đốc TTMV: Lm. Giuse Đặng Phước Thịnh
Hiện nay, Tỉnh An Giang đã giao lại Đại Chủng Viện Thánh Tôma để có thể có các sinh hoạt thích hợp với hoàn cảnh hiện nay, Toà Giám mục hoạt động như trung tâm mục vụ để tổ chức các khoá học tập và huấn luyện.
V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
- Địa chỉ TGM Long Xuyên: 80/1 Bùi Văn Danh, Phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang.
Email: vptgmlx@gmail.com
Văn phòng TGM Giáo phận Long Xuyên
Cập nhật ngày 15/6/2020
Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Long Xuyên
I. LƯỢC SỬ GIÁO PHẬN
Từ khi cha José Garcia nhận coi sóc họ đạo Chợ Quán và các tỉnh miền Tây, vùng Long Xuyên “chính thức” phát triển từ năm 1735. Năm 1745, cha José làm lại nhà thờ rộng lớn hơn và mở rộng nhà xứ cho 8 thừa sai ở. Theo cha Launay, năm 1747, các cha dòng Phanxicô phục vụ các tỉnh phía Nam có khoảng 5.500 giáo dân. Theo đề nghị của Đức Khâm sai Toà Thánh, năm 1749, tỉnh dòng Manila cử 8 linh mục sang Giáo phận Đàng Trong. Cha Pedro Medina được phân công coi sóc giáo hữu tại Hà Tiên. Từ năm 1750-1754, tại Hà Tiên có 5 cha dòng Phanxicô phục vụ. Cha José Garcia qua đời ngày 01/11/1761. Ngài là người có công lớn trong việc truyền giáo từ Sài Gòn đến Hà Tiên.
Năm 1769, Chủng viện thánh Giuse ở Hòn Đất được dời đến Pondichéry (Ấn Độ), cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cùng đi với các chủng sinh. Ngài được tấn phong giám mục ngày 14/03/1774 tại Ấn Độ. Ngày 14/03/1776, Đức cha về Hà Tiên. Khi đó Hà Tiên có khoảng 1.000 giáo dân. Ngài lập thêm họ đạo Pi Nha Lu và di dời chủng viện. Đến năm 1778, Đức cha Bá Đa Lộc lại cho chuyển Chủng viện đến Tân Triều (Biên Hoà). Từ Hà Tiên, các cha Phanxicô đi tới Lào và Cao Miên để truyền giáo. Năm 1790-1800, các tỉnh miền Tây, Lào và Cao Miên được thêm 6 linh mục. Đến năm 1813, khi cha Bề trên ở Manila gọi hết các cha dòng Phanxicô về thì các tỉnh miền Tây đã có số giáo hữu với cơ sở vật chất khá vũng mạnh như: Bò Ót, Năng Gù, Cù Lao Giêng (nơi có các vị tử đạo, tiểu chủng viện, dòng Chúa Quan Phòng). Sau Công đồng Gò Thị, cha D. Lefèbvre Ngãi được tấn phong giám mục. Sau đó, ngài trở về Cái Nhum và tiếp tục phục vụ.
Năm 1850, theo đề nghị của Đức cha Lefèbvre Ngãi, Toà Thánh tách một phần đất thuộc giáo phận Tây Đàng Trong để thành lập Giáo phận Nam Vang (trọn phần đất Khơme), đặt Đức cha J. M. Miche Mịch coi sóc. Cuối năm 1833, dưới triều vua Minh Mạng, nhiều giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân chịu tra tấn và lưu đày. Từ đó đến năm 1885, do ảnh hưởng của phong trào Văn Thân, nhiều tín hữu đã dùng chính sự sống của mình để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô tại Long Xuyên, nổi bật là cha thánh Phêrô Đoàn Công Quý và thánh Emmanuel Lê Văn Phụng (ông câu) đã chết vì đạo ngày 31/07/1859.
Năm 1938, An Giang có 4 giáo xứ, 30 giáo họ và 12.067 giáo dân; Kiên Giang có 3 giáo xứ, 18 giáo họ và 5.127 giáo dân; huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) có giáo xứ Bò Ót gồm 1.807 giáo dân.
Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ban sắc lệnh Christi Mandata thành lập giáo phận Long Xuyên gồm: tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần tỉnh Chương Thiện thuộc giáo phận Cần Thơ trong Tổng Giáo phận Sài Gòn và đặt Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm giám mục. Đức cha cai quản giáo phận từ năm 1960 và chính thức về hưu năm 1997, với khẩu hiệu “Christus In Vobis” (Đức Kitô trong anh em).
Trước cuộc di cư năm 1954, Giáo phận Long Xuyên chỉ có hơn 10 xứ đạo với khoảng 30.000 tín hữu, nhưng số giáo dân từ miền Bắc ào ạt đến định cư tại các vùng kênh đào ở Cái Sắn đã nâng số giáo dân lên rất nhanh, đồng thời cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới về mọi mặt. Đức cha Micae đã tích cực giúp đỡ đồng bào di cư và làm cho Giáo phận phát triển mạnh. Theo Niên Giám năm 1964, Long Xuyên có 93.739 giáo dân trên tổng số 1.252.705 người, với 104 linh mục triều, 3 linh mục dòng, 185 nữ tu, 6 nam tu, 59 đại chủng sinh, 270 tiểu chủng sinh, 8 trường trung học, 78 trường tiểu học, 8 cơ sở bác ái từ thiện. Sau này một trong ba Tiểu Chủng Viện đã được nâng lên thành Đại Chủng Viện với tên gọi là Tôma nhưng rồi tất cả các cơ sở nói trên đã không còn nữa sau các biến động chính trị xã hội năm 1975, khi chính phủ giành lấy cho riêng mình công cuộc giáo dục và cả bác ái xã hội.
Ngày 30/04/1975, cha Gioan Baotixita Bùi Tuần được thụ phong giám mục với quyền kế vị. Ngài lấy khẩu hiệu giám mục cho mình là “Mandatum Novum” (Điều răn mới). Chính vì thế, ngài luôn dìu dắt con thuyền Giáo phận bằng tình yêu để vượt qua các sóng gió bão táp thời cuộc. Giáo phận Long Xuyên được coi là một giáo phận có mức phát triển ổn định so với các giáo phận khác vì đây là vùng đồng bằng ít bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh giữa 2 miền Nam-Bắc (1963-1975). Trong giai đoạn từ 1975-1985, nhiều người dân, trong đó có các tín hữu Công Giáo, đã rời thành phố Hồ Chí Minh để tìm về vùng đất Long Xuyên hiền hoà lập nghiệp, thay vì đi vùng kinh tế mới.
Năm 1997, Đức cha Micae Ngữ nghỉ hưu và Đức cha Phó Gioan Baotixita Bùi Tuần lên làm Giám mục Chính toà. Đức cha tập trung cho việc đào tạo hàng linh mục của Giáo phận để trở thành những mục tử như lòng Chúa mong ước. Ngài đi nhiều nơi giảng dạy và có liên lạc thường xuyên với các viên chức đạo đời để chăm lo cho Giáo hội Việt Nam. Trong thời gian nghỉ hưu, ngài vẫn tiếp tục dùng các phương tiện truyền thông xã hội như báo chí để chia sẻ những suy tư của mình.
Ngày 29/06/1999, Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu được thụ phong giám mục và làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Ngày 02/09/2003, Đức cha J.B. Bùi Tuần nghỉ hưu và Đức cha Giuse lên làm Giám mục Chính toà. Qua khẩu hiệu “Ut Sint Unum” (Để tất cả nên một), ngài chú trọng vào việc tổ chức và đào tạo các thành phần giáo dân trong giáo phận cho nề nếp. Ngài lưu tâm đến việc thống nhất hoạt động của các hội đoàn, các phong trào giáo dân, làm sao để tất cả các hoạt động được đi vào quỹ đạo chung nhằm phúc vụ cho sự hợp nhất của Giáo phận trong việc làm sáng danh Chúa và mưu ích cho con người.
Ngày 29/05/2014, cha Giuse Trần Văn Toản được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu và ba năm sau, ngày 25/08/2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt ngài làm Giám mục Phó giáo phận với quyền kế vị. Đến ngày 23/02/2019, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu và công bố Đức cha Giuse Trần Văn Toản là giám mục giáo phận Long Xuyên. Mọi thành phần dân Chúa Giáo phận Long Xuyên rất hân hoan đón nhận tin vui này, đồng thời chúc tụng Thiên Chúa, an tâm vì Giáo phận luôn có vị mục tử nối sứ vụ chăm sóc các linh hồn sau ba vị mục tử tiên khởi. Các ánh mắt hy vọng, hiệp thông và cầu nguyện từ khắp mọi miền đang hướng về trái tim của Giáo phận, nơi có Đức Giám Mục Phó với khẩu hiệu “Mea Gloria Est Crux Christi” (Vinh quang của tôi là thánh giá Chúa Kitô). Tương lai là của Chúa, nhưng sự kỳ vọng vào một tiền đồ giáo phận tươi đẹp và an bình luôn là mong ước và nỗ lực của mọi người, và người ta tin tưởng đặt nó nơi các giám mục kính yêu của mình, cụ thể bây giờ là nơi vị Giám mục trẻ trung, tràn đầy nhuệ khí tông đồ.
Như đã nói ở trên, mặc dù các cơ sở giáo dục và từ thiện không còn từ sau 1975, tuy nhiên các giám mục và linh mục Giáo phận Long Xuyên trong bất kỳ hoàn cảnh nào,dù khó khăn, vẫn rất quan tâm đào tạo trí thức cho giáo dân cũng như huấn luyện hàng giáo sĩ. Ơn gọi tu trì cũng theo đó mà luôn phong phú nơi Giáo phận. Từ năm 1987, khi Đại Chủng Viện Cần Thơ được thành lập để đào tạo linh mục cho ba giáo phận Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên, thì Giáo phận đều đặn gửi chủng sinh đến chủng viện, và giờ đây vẫn tiếp tục gửi đến các đại chủng viện và học viện khác, cả trong và ngoài nước. Ơn gọi sống đời thánh hiến cả nam và nữ đều hết sức dồi dào. Đây là một nét son và là ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho Giáo phận. Tạ Ơn Chúa.
II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN SỐ
Giáo phận Long Xuyên có 9 Giáo hạt chạy dài theo hai tỉnh An Giang, Kiên Giang và hai quận huyện thuộc tỉnh Cần Thơ là Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh với diện tích 10.256 km2. Địa giới có dãy Thất Sơn, với ngọn núi Cấm cao 716m ở tỉnh An Giang, giáp biên giới Campuchia. Long Xuyên có mạng lưới kinh rạch chằng chịt, ngoài ra còn có sông Hậu Giang, một nhánh của sông Mekong chảy qua địa bàn tỉnh An Giang, cùng với sông Cái Lớn đổ ra biển Rạch Giá thuộc Kiên Giang.
Tính đến cuối năm 2017, tổng số dân cư giáo phận Long Xuyên là 4.291.006 người. Đa số dân chúng làm nghề nông, nuôi trồng thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp (mộc, nuôi tằm, dệt lụa …). Số tín hữu Công Giáo trong tỉnh An Giang chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, dưới 3% dân số trong tỉnh, còn nếu tính toàn thể Giáo phận thì số tín hữu nhích lên được gần 5% dân số (233.742). Sở dĩ số giáo dân tăng như vậy là vì có bốn giáo hạt vùng Cái Sắn, nơi tập trung rất đông người tín hữu Công Giáo di cư từ miền Bắc.
An Giang cũng là nơi xuất phát nhiều tôn giáo đặc biệt của Nam Bộ như: Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hoà Hảo. Những tôn giáo này gắn liền với Thất Sơn, vùng núi huyền bí và linh thiêng. Ngoài ra còn có đạo Cao Đài và Hồi giáo. Con người nơi đây nổi tiếng hiền hòa, đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Họ sống hài hòa với thiên nhiên như lá cây ngọn cỏ của văn hóa miệt vườn, đồng bằng lúa nước. Tuy nhiên, nơi đây cũng không thiếu các anh hùng dân tộc, không vắng bóng các vị tử đạo anh dũng như lịch sử Giáo hội muôn đời ghi nhớ nơi họ đạo đầu nước.
Có nhiều sắc dân trong Giáo phận: người Kinh, người Hoa, người Khơme, người Chăm. Thành phố Châu Đốc và các khu vực giáp ranh biên giới Cambodia lân cận quanh dãy Thất Sơn huyền bí, là khu vực kết tinh cách dày đặc các nền văn hóa trên. Hàng năm, từ sau dịp Tết Cổ Truyền cho tới hết tháng 4 âm lịch, rất nhiều đoàn người từ khắp mọi miền đất nước trẩy về Châu Đốc du lịch và thể hiện các ước nguyện tâm linh nơi các đền đài và chùa miếu ở đây.
Nói tới địa phận Long Xuyên, người ta thường nghĩ ngay tới “đồng bằng miền tây lũ lụt đứng ngồi không yên”, nhưng đừng quên vùng Kiên Giang, một vùng duyên hải rộng lớn, nổi tiếng với địa danh Hà Tiên, Phú Quốc và cả trăm hòn đảo nhỏ làm nên một bức tranh xanh mướt hùng vĩ. Các tuyệt tác thiên nhiên hoang sơ đó ngày nay được nhiều người chú tâm thưởng lãm và tìm đến sinh sống. Ngày càng thêm các ngôi nhà thờ xinh xắn mọc lên tại các đảo cũng như trên các hòn lớn nhỏ khác trên vùng biển xinh đẹp này. Thành phố Rạch Giá đã chuyển mình hòa nhập vào xã hội phát triển hiện đại với khu lấn biển sầm uất. Dù số tín hữu rất nhỏ so với dân số ở đây, nhưng các đóng góp của người Công Giáo lại thật đáng kể, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, y khoa cũng như trong thương nghiệp. Thành công này không thể không nhắc tới hướng đi giáo dục dúng đắn đã được khởi đi từ Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ và được các linh mục chính xứ hết tình quan tâm qua các thế hệ.
III. CÁC NƠI HÀNH HƯƠNG VÀ DU LỊCH
1. Trung tâm tôn giáo: nhà thờ Chính Toà Long Xuyên nổi bật giữa trung tâm thành phố, rất ấn tượng với kiến trúc tân kỳ của một tháp cao mang hình đôi tay đưa Thánh Giá vút cao lên bầu trời. Hai địa điểm kính viếng các vị tử đạo của giáo phận: linh mục Phêrô Ðoàn Công Quý và ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng, đặt tại Châu Ðốc và Cù Lao Giêng, trước đây gọi là họ đạo Đầu Nước và có các nhà thờ và tu viện khá cổ kính. Các nơi hành hương khác là: nhà thờ Đức Mẹ Cồn Trên, Đền thánh Giuse An Bình, Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, và Nhà thờ Hòn Chông. Cồn Phước là nơi cất tiếng khóc chào đời và thời niên thiếu của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Đền Thánh Vincentê ở Tân Hiệp cũng là điểm quen thuộc của rất nhiều người.
2. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử: Tỉnh An Giang có thành phố Long Xuyên yên ả, với các khu du lịch xanh của miền sông nước: như cù lao Ông Hổ, khu du lịch Óc Eo, rừng tràm Trà Sư. Thành phố Châu Đốc xinh đẹp nổi tiếng du lịch của dãy Thất Sơn huyền bí, Núi Sam với Chùa Bà. Núi Sập có Lăng Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), người đào kênh Thoại Hà từ Long Xuyên đến Rạch Giá và kênh Vĩnh Tế dài 90km. Chùa Tây An với Ðức Phật Thầy Tây An, Giáo tổ của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tại Phú Tân có Thánh địa của Phật giáo Hòa Hảo. Miếu Bà Chúa Xứ có rất đông khách hành hương, đặc biệt vào Ngày Vía Bà (24-27 tháng 4 Âm Lịch) hằng năm. Ngoài ra, tỉnh An Giang còn có Núi Cấm và đồi Tức Dụp. Tỉnh Kiên Giang đang chuyển mình với nhiều hòn và đảo nhỏ thích hợp cho du lịch, hoà mình với thiên nhiên, và gần như còn vô danh với khách phương xa, và vẫn còn đó các điểm rạng danh là: biển Hà Tiên với Lăng Mạc Cửu, Ðông Hồ, Thạch Ðộng, Ðá Dựng, Mũi Nai, hang Tiền Hòn Chông, Bãi Dương, chùa Hang và hòn Phụ Tử. Và sau cùng, không thể không kể tới Đảo Ngọc Phú Quốc, nơi có có 99 ngọn núi và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều đảo nhỏ xung quanh lý tưởng cho du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại.
3. Giáo phận Long Xuyên có một trụ sở đặt tại Phú Nhuận, Sài Gòn. Toà nhà này được ví như trạm dừng chân cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Long Xuyên khi phải đi xa. Đây cũng là nơi thích hợp để hội thảo, tĩnh tâm và cầu nguyện, được các nhóm, các đoàn thể ưa thích.
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG GIÁO PHẬN
Giáo phận Long Xuyên có 9 giáo hạt, với số tín hữu là: 230.000 trong tổng số 4.291.006 người (tính đến 1/12/2019). Số linh mục là 315 (280 triều và 35 dòng). Có 65 nam tu sĩ và 450 nữ tu sĩ, 111 đại chủng sinh, 39 chủng sinh dự bị trong hàng trăm tu sinh, và 1.700 giáo lý viên.
Toà Giám mục nằm trên bờ sông thanh bình gần cầu Hoàng Diệu. Đây là nơi ba vị giám mục đang cư ngụ : Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Đức cha Gioan B. Bùi Tuần và Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu nghỉ hưu. Tại đây còn có các linh mục đang làm việc:
- Cha Tổng Đại Diện: Lm. Luy G. Huỳnh Phước Lâm
- Cha Quản Lý Giáo Phận: Lm. Micae Lê Xuân Tân
- Cha Chưởng Ấn: Lm. Giuse Nguyễn Hữu Tường
- Cha Phó Quản Lý TGM: Lm. Phêrô Lê Đức Hoàng
- Cha Giám đốc TTMV: Lm. Giuse Đặng Phước Thịnh
Hiện nay, Tỉnh An Giang đã giao lại Đại Chủng Viện Thánh Tôma để có thể có các sinh hoạt thích hợp với hoàn cảnh hiện nay, Toà Giám mục hoạt động như trung tâm mục vụ để tổ chức các khoá học tập và huấn luyện.
V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
- Địa chỉ TGM Long Xuyên: 80/1 Bùi Văn Danh, Phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang.
Email: vptgmlx@gmail.com
Văn phòng TGM Giáo phận Long Xuyên
Cập nhật ngày 15/6/2020
Văn Hóa
Trường Ca Hùng Anh
Lm. Xuân Hy Vọng
11:35 23/11/2020
Hân hoan ca mừng
Chư Thánh hùng anh
Trời đất tưng bừng
Cất lời đồng thanh.
Các Thánh Tử Đạo
Đức tin can trường
Một lòng vì đạo
Sống chết coi thường.
Con cháu Việt Nam
Tiếp bước cha ông
Dẫu đời u ám
Vững lòng cậy trông.
Sông sâu tĩnh lặng
Lúa chín cúi đầu
Sống đời hồng ân
Tình mến ghi sâu.
Tương lai phó thác
Quá khứ trôi qua
Hiện tại tín thác
Hùng anh trường ca.
Ishigaki, 10.2019
AN-RÊ PHÚ YÊN TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI
Tại một vùng đất bình yên
Quanh năm dãi nắng, triền miên gió mùa.
Người dân chẳng ngại lệnh Vua
Bắt đạo cấp cách chẳng thua bạo tàn.
Dù phải trăm ngàn gian nan
An-rê tín thác, chẳng màn lợi danh
Một lòng tử đạo hùng anh
Phú Yên xứ sở vang danh Chúa Trời.
Tấm gương sống đạo sáng ngời,
Trọn đời dâng hiến tuyệt vời khắc ghi.
Xin cho con chẳng ngại chi
Ra đi làm chứng, sợ gì nguy nan.,
Bình an khắp chốn dâng tràn
Yêu thương, tha thứ toả lan sáng ngời.
Vinh danh Thiên Chúa muôn đời
Bừng lên lửa mến ra khơi loan truyền.
Hy sinh mạng sống tinh tuyền
Muôn dân muôn nước kết liên hiệp đoàn
Sánh cùng chư Thánh hợp hoan
Ngợi khen Thiên Chúa, hát vang không ngừng.
Ishigaki, 18.06.2019
Văn Khấn Các Thánh Tuẫn Đạo Việt Nam
Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Đăng
21:53 23/11/2020
Đội ơn trọng Ba Ngôi cao cả, đạo Tình Thương bay toả xa gần;
Tôn phúc công vạn Đấng Anh Hùng, gương huyết lệ lẫy lừng kim cổ.
Thịt dầu tan : Đức Mến chẳng mòn;
Xương dẫu nát : Lòng Tin càng tỏ.
Nhớ các Đấng xưa :
Kẻ nông dân, người ngư phủ, công, thương, văn, vũ, mùi danh lợi ai nấy vẫn sạch không;
Hàng tu sĩ, lớp giáo dân, nam, nữ, trẻ, già, chí hy sinh giới nào đều cũng có.
Sống giữa đời, mơ Thiên Quốc, nguyện cầu khắng khít, kho nhân đức tích mãi cho đầy;
Vui duyên Đạo, kiếp trần ai, lao động miệt mài, phận công dân lo sao gánh đủ.
Bởi chưng lòng mến Chúa, nóng quá lửa hồng;
Vả lại đức yêu người, mạnh hơn giông tố.
Gặp phải lúc Sa-tan xúi dục: Lớp thế quyền trăm khoanh lắt léo, quyết ra tay nhổ sạch rể Đức Tin;
Ấy là thời chúng tử giải tình: Đoàn tín hữu một dạ đinh ninh, thề vững chí đáp đền ơn tri ngộ.
Mang danh tả đạo, phép nước cũng đành;
Chịu tiếng thị phi, tình Thầy chẳng hổ.
Nào roi, nào vọt, nào kẹp, nào kềm, voi giày, ngựa xé, cực hình kia thật đủ thứ dữ dằn;
Nọ ngục, nọ tù, nọ xiềng, nọ xích, lửa bỏng, dầu sôi, thân phận ấy đã hết bề thống khổ.
Trong gông cùm, than oán chẳng nửa lời;
Giữa tra tấn, nguyện cầu hằng ấp ủ.
Theo chân Mẹ dưới chân Thánh giá, nuốt lệ sầu cho vẹn nghĩa đồng công;
Dõi bước Thầy trên đỉnh Can-vê, dâng máu thắm để khơi nguồn cứu độ.
Than ôi !
Một lát gươm vung, một vòng dây xiết : Hồn trung liệt siêu thoát Cõi Trời, ngát hương trầm vời vợi chốn cao quang;
Từng mảnh thịt nát, Từng dòng máu tuôn : Thân tro bụi trở về lòng đất, gieo hạt giống mênh mông vườn đại thụ.
Vẻ vang thay chiến thắng, Đài công danh dù chẳng khắc bia xanh;
Rực rỡ mấy cuộc đời, Sổ Hằng Sống đã ghi bằng máu đỏ.
Chúng con nay, ngày huý kỵ,
Thiết lễ đài chiêu hồn Thánh Khí, Trong lung linh ánh nến hương trầm;
Nhìn non nước đượm máu hy sinh, còn vương vấn lá cây ngọn cỏ.
Trí thô thiển vụng suy nên lẽ: Cây tìm cội, nước tìm nguồn;
Lòng ngây thơ khôn sống vẹn tình: Người có tông, chim có tổ.
Các Đấng nay cõi phúc tiêu diêu, lụy trần thế lâng lâng rủ sạch, đoái tưởng đoàn con nơi đất khách, xin dắt dìu cho tới bến Trường sinh.;
Chúng con còn bến mê đắm đuối, lưới quỷ ma lớp lớp bủa vây : trông vời các Thánh chốn quê Trời, nguyện khắng khít dõi theo đường chính lộ.
Thành kính dám nguyện cầu;
Linh thiêng xin phù hộ.
Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Đăng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nước, Non Thu Vàng
Lê Trị
12:26 23/11/2020
NƯỚC, NON THU VÀNG
Ảnh của Lê Trị
Thiên nhiên vâng lệnh của Trời
Thu về non, nước một trời vàng ươm
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Thiên nhiên vâng lệnh của Trời
Thu về non, nước một trời vàng ươm
(bt)
VietCatholic TV
Khi xưa ta đói, các ngươi đã tỉnh bơ. Huấn đức của ĐTC khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22/11
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:50 23/11/2020
Sau khi cử hành thánh lễ mừng Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, bên trong Đền thờ thánh Phêrô, vào lúc 12 giờ trưa, như thường lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền tin với khoảng 500 tín hữu tụ tập tại đây.
Trong ngày Chúa Nhật 22 tháng 11, Giáo Hội cử hành Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ với bài Tin Mừng sau trích từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.
“Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta”.
“Khi ấy người lành đáp lại rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?” Vua đáp lại: “Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta”.
“Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!”
“Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: “Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?” Khi ấy Người đáp lại: “Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”. Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, chúng ta mừng lễ trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ, và với lễ này năm phụng vụ kết thúc, với đại dụ ngôn trong đó có biểu lộ mầu nhiệm Chúa Kitô. Ngài là Alpha và Omega, là khởi đầu và kết thúc lịch sử; và phụng vụ hôm nay qui trọng tâm vào “Omega” nghĩa là mục tiêu sau hết. Ta hiểu được ý nghĩa lịch sử khi để ý tới tột đỉnh của nó: sự kết thúc cũng là mục đích. Và chính là điều mà thánh Matthêu làm trong Tin mừng Chúa nhật hôm nay (25,31-46), khi trình bày diễn văn của Chúa Giêsu về cuộc phán xét chung, kết thúc cuộc sống trần thế của Ngài: Ngài là vị mà con người sắp lên án, trong thực tế Ngài là vị thẩm phán tối cao. Qua cái chết và phục sinh, Chúa Giêsu tỏ mình ra là Chúa Tể của lịch sử, là Vua vũ trụ, là Thẩm phán của mọi người. Nhưng điều nghịch lý Kitô là vị Thẩm Phán ấy không mặc vương bào gây khiếp sợ, nhưng là một vị mục tử đầy dịu dàng và thương xót.
Thực vậy, Chúa Giêsu trong dụ ngôn về cuộc phán xét chung, dùng hình ảnh người mục tử, gợi lại những lời ngôn sứ Edêkien, vị đã nói về sự can thiệp của Thiên Chúa để bênh đỡ dân, chống lại những người chăn dắt xấu xa của dân Israel. Những kẻ này tàn ác và bóc lột, thích chăm sóc bản thân hơn là đoàn chiên; vì thế chính Thiên Chúa đã hứa đích thân chăm sóc đoàn chiên của Ngài, bảo vệ đoàn chiên chống lại những bất công và lạm quyền. Lời hứa này của Thiên Chúa với dân được thể hiện hoàn toàn nơi Chúa Giêsu Kitô, khi Ngài đã nói về mình: Thầy là mục tử nhân lành.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự đồng hóa không những với vị Vua-Mục Tử, nhưng cả với những con chiên lạc, nghĩa là những anh chị em bé nhỏ và túng thiếu nhất. Và Ngài cho thấy tiêu chuẩn phán xét: sự phán xét này sẽ được đưa ra, dựa trên căn bản tình yêu cụ thể được thực hiện hay chối bỏ không dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn ấy, vì chính Chúa là vị thẩm phán, hiện diện nơi mỗi người ấy. Chúa Giêsu nói: “Thực Ta bảo thực, tất cả những gì các con đã làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta, hay không làm cho Ta”. Chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu. Không phải về tình cảm, không phải vậy, chúng ta sẽ bị phán xét về công việc, về sự cảm thương làm cho ta gần gũi và giúp đỡ ân cần.
Vì thế, khi tận thế, Chúa sẽ kiểm điểm đoàn chiên, và Ngài sẽ làm điều đó không phải từ phía người mục tử, nhưng cả từ phía đoàn chiên, mà Ngài đồng hóa với chúng. Chúa sẽ hỏi chúng ta: “Phải chăng con cũng đã là mục tử phần nào với Ta?”, đó là câu hỏi mà Tin mừng đã đặt trong tâm hồn chúng ta hôm nay, như tiêu chuẩn phán xét. “Khi mà Ta gặp khó khăn, con đã có thể dành một chút thời gian để săn sóc Ta hay không? Nhờ ơn thánh của Ta, con có ra khỏi mình một chút để đón tiếp Ta đang cần hay không? Tâm hồn con, có cảm thương trước những vết thương, nỗi cô đơn và sầu muộn của Ta hay không?” Vị Vua vũ trụ sẽ duyệt xét chúng ta như thế, Ngài là Đấng đến để cứu vớt chúng ta, đã trở thành chiên con.
Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria dạy chúng ta hiển trị trong sự phục vụ. Đức Mẹ, được đưa lên trời, đã nhận lãnh từ Con của Mẹ triều thiên, vì Mẹ đã trung thành theo Chúa trên con đường tình thương. Chúng ta hãy học từ nơi Mẹ, ngay từ bây giờ, bước vào trong Nước Chúa. qua cánh cửa phục vụ khiêm tốn và quảng đại.
Source:Holy See Press Office
Một Giám Mục khẳng định Iran đã đưa quân vào Venezuela, thế lực Hồi Giáo ngày càng gia tăng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:08 23/11/2020
1. Thật bất ngờ: Giám mục Venezuela cảnh báo về ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong nước
Theo một giám mục người Venezuela, thế giới nên lo ngại về sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Iran tại đất nước của ngài.
Đức Cha Mario Moronta, Giám mục San Cristobal cho rằng sự hiện diện này không phải dựa trên sự quan tâm đến tài nguyên khoáng sản của Venezuela mà là một phần của nỗ lực thiết lập cơ sở địa chính trị.
Trong một bức thư được công bố vào đầu tuần này, Đức Cha Moronta cảnh báo rằng, “khác xa với những gì nhiều người nghĩ, người Iran không quan tâm - như các quốc gia khác - đối với các nguồn tài nguyên của Venezuela. Thay vào đó, điều khuyến khích quốc gia Trung Đông này làm ăn với quốc gia Nam Mỹ của chúng tôi là khả năng ‘thâm nhập’ vào Venezuela để ‘thiết lập một cơ sở chiến lược, có bản chất địa chính trị’”.
Vị giám mục bắt đầu bức thư của mình bằng cách nhấn mạnh rằng ngài đã đưa ra lời cảnh báo này với Hội Đồng Giám Mục Venezuela, nhưng cho đến nay, ngài hầu như bị các giám mục khác và các chuyên gia phớt lờ. Họ lo lắng hơn về sự hiện diện của các nhân viên tình báo Cuba tại Venezuela.
“Tôi đã chỉ ra điều tương tự trong nhiều diễn đàn và các cuộc họp khác nhau và hầu như không ai chú ý đến tôi”, ngài viết. “Chỉ có một giáo sư và một nhà xã hội học được nhiều người biết đến để ý đến điều này, đồng thời cảnh báo nguy cơ chính phủ đang cho phép sự hiện diện của một quá trình ‘Hồi giáo hóa’ mà không ai để ý đến”.
“Một cách ‘lặng lẽ’ nhưng thật rõ ràng, Venezuela bây giờ đang trở thành và một đối tác của Iran, bằng cách cho phép nó thiết lập các căn cứ hoạt động của mình ở nước ta,” Đức Cha Moronta nói tiếp tục và cảnh báo rằng “Đừng ngây thơ. Sự hiện diện của nó đã và có một mục tiêu địa chính trị: đó là thâm nhập vào một khu vực đặc quyền ở Mỹ Latinh”.
Đức Giám Mục của San Cristobal cũng cảnh báo trong bức thư của mình rằng đất nước “đang đối mặt với vực thẳm và chúng ta không thể tiến thêm một bước, bởi vì chúng ta đang lao đến vách núi.”
“Bạn có thể hỏi tôi có một đề xuất nào không… nhưng tại thời điểm này, tôi cho rằng một bước quan trọng là nhận thức được thảm họa mà chúng ta đang dính líu vào, về những gì đang ập đến với chúng ta, về khoảng thời gian đã mất, và những gì có thể xảy ra”
Ước tính 90% dân số Venezuela đang sống dưới mức nghèo khổ và 80% người dân sống trong cảnh nghèo cùng cực, phụ thuộc vào các trợ cấp của nhà nước để tồn tại.
Source:Crux
2. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội thúc giục con đường hòa bình và đối thoại ở Peru
Tổng thống lâm thời của Peru chỉ nắm quyền được vỏn vẹn sáu ngày thì phải từ chức. Đối diện với sự phản đối ngày càng tăng từ những người ủng hộ vị tiền nhiệm bị lật đổ, ông đã từ chức vào đêm Chúa Nhật khiến đất nước chìm sâu thêm vào khoảng trống quyền lực.
Các giám mục Công Giáo đã đáp lại bằng cách kêu gọi các chính trị gia gạt bỏ lợi ích cá nhân sang một bên và làm việc vì lợi ích chung.
Tổng thống Manuel Merino đã từ chức vào hôm Chúa Nhật, sau khi nắm quyền hôm thứ Ba trước đó. Ông lên làm tổng thống sau khi các nhà lập pháp gây chấn động cả nước khi bỏ phiếu truất phế tổng thống Martin Vizcarra, một người rất được lòng dân.
Điều này đã đẩy Peru vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp trong khi nước này đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đối với đại dịch COVID-19. Trừ khi Vizcarra tái đảm nhiệm chức vụ tổng thống, người kế nhiệm ông Merino sẽ trở thành tổng thống thứ năm trong vòng 5 năm qua.
Đức Tổng Giám Mục Carlos Castillo Mattasoglio của Lima đã kêu gọi các chính trị gia xây dựng hòa bình bằng cách từ bỏ lợi ích cá nhân và yêu cầu một cuộc điều tra về cái chết của hai thanh niên bị giết hôm thứ Bảy trong cuộc biểu tình chống Merino.
“Hòa bình được xây dựng bằng cách thực hiện những công việc hòa bình, những nỗ lực hòa bình, đối thoại và từ bỏ lợi ích của chính mình”, ngài nói hôm thứ Hai. “Đó là một con đường khó khăn, nhưng không phải là không thể nếu chúng ta hòa hợp với nhau trong sự kính mến Chúa, Đấng yêu thương chúng ta.”
Source:Crux
3. Nữ tu dòng Đa Minh bị bắn bị thương khi trao tặng thực phẩm ở miền nam Mễ Tây Cơ
Một nữ tu dòng Đa Minh đã bị bắn vào chân khi đội cứu trợ nhân đạo của chị hứng chịu làn đạn từ các băng đảng ở bang Chiapas, miền nam Mễ Tây Cơ.
Nữ tu María Isabel Hernández Rea, 52 tuổi, dòng Đa Minh, đã bị bắn vào chân hôm 18 tháng 11 khi cố gắng đem thức ăn đến cho một nhóm người bản địa bị di tản khỏi một ngôi làng ở Aldama. Họ buộc phải chạy trốn do tranh chấp đất đai.
Theo giáo phận, các vết thương của nữ tu Hernández, một thành viên của dòng Dòng Đa Minh Rất Thánh Mân Côi và là người phụ trách mục vụ của Giáo phận San Cristóbal de Las Casas, không bị coi là nguy hiểm đến tính mạng. Chị đã đi đến cộng đồng người bản địa với nhóm Caritas giáo phận và một nhóm phi chính phủ có chủ trương bảo vệ sức khỏe trẻ em người bản địa.
“Hành động này là một tội phạm”, Ofelia Medina, một nữ diễn viên và là giám đốc của một tổ chức phi chính phủ có tên là Fideicomiso para la Salud de los Ninos Indígenas de México, nói. “Chúng tôi không thể đến gần những người đang gặp tình trạng khẩn cấp về lương thực vì tiếng súng hàng ngày”.
Trong các bình luận do Trung tâm Nhân quyền Fray Bartolomé de Las Casas có trụ sở tại Chiapas đưa ra, ca sĩ Medina nói: “Vào ngày xảy ra vụ nổ súng, chúng tôi đã có chút can đảm và các đồng nghiệp của chúng tôi nói, 'Hãy đi thôi,' và một chuyến đi đã được tổ chức. Thức ăn được giao nhưng họ lại bị bắn”.
Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 11, Giáo phận San Cristóbal de Las Casas cho biết bạo lực đã leo thang trong thành phố và hỗ trợ nhân đạo đã không đến được. Giáo phận đã kêu gọi chính phủ tước vũ khí của lực lượng bán quân sự và trừng phạt những ai gây ra các vụ tấn công, đã gây ra bao đau khổ cho các cộng đồng trong khu vực.
Source:Crux
4. Đức Cha Oscar Cantú sẽ 'hợp tác toàn diện' với cuộc điều tra của Vatican
Đức Cha Oscar Cantú, Giám Mục San Jose, cho biết ngài sẽ hợp tác với các nhà điều tra và ngài hoàn toàn ủng hộ một quy trình do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra nhằm điều tra các giám mục không kỷ luật nghiêm minh các giáo sĩ phạm vào tội lỗi lạm dụng tính dục.
Trong một tuyên bố được đăng trên trang Web của giáo phận San Jose, hôm 18 tháng 11, Đức Cha Oscar Cantú, cho biết như sau:
“Hôm Thứ Ba, Cơ quan Thông tấn Công Giáo (CNA) đã đăng một bài báo về một cuộc điều tra có thể xảy ra của Vatican về việc xử lý các hành vi sai trái của giáo sĩ trong thời gian tôi làm Giám mục Giáo phận Las Cruces. Tôi ủng hộ các giao thức của Tông thư Vos Estis nhằm bảo đảm trách nhiệm giải trình của các giám mục, và mang lại công lý cũng như sự chữa lành cho những nạn nhân bị lạm dụng tính dục, và tôi dự định hợp tác toàn diện với bất kỳ cuộc điều tra nào”
Tuyên bố của Đức Cha Cántú được đưa ra sau khi CNA báo cáo rằng Bộ Giám mục của Vatican đã ra lệnh điều tra cách thức ngài xử lý các cáo buộc lạm dụng tình dục và các hành vi sai trái khác của hàng giáo sĩ. Cuộc điều tra đang được thực hiện theo các quy định của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis lux mundi, do Đức Thánh Cha Phanxicô công bố năm 2019 về việc yêu cầu các giám mục phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục.
Các nguồn tin cao cấp ở Vatican nói với CNA rằng cuộc điều tra đã được Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, ra lệnh vào tháng 10 và các cáo buộc liên quan đến việc Đức Cha Cantú giải quyết các trường hợp lạm dụng và các hành vi sai trái khác ở giáo phận cũ của ngài là giáo phận Las Cruces, New Mexico. Đức Cha Cantú hiện là Giám Mục của San Jose, California.
Một quan chức cao cấp trong bộ Giám Mục của Vatican, là người đã nói chuyện với CNA với điều kiện ẩn danh vì cuộc điều tra là bí mật, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng chính sách “không khoan nhượng” đối với việc giải quyết các hành vi sai trái liên quan đến tình dục của các Giám Mục Mỹ.
“Đức Thánh Cha hoàn toàn nhất quyết rằng các trường hợp lạm dụng sẽ không được dung thứ. Ngài cũng khẳng định chắc chắn rằng các Giám Mục phải đối xử nghiêm túc với tất cả những trường hợp này,” quan chức này nói.
Quan chức này nói thêm rằng mặc dù báo cáo được công bố gần đây về sự nghiệp của cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã vấp phải những chỉ trích từ một số phương tiện truyền thông, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng không có bài học nào được rút ra từ trường hợp của McCarrick.
Ông nói: “Báo cáo về Theodore McCarrick rất dài: dài cả về nội dung báo cáo, lẫn thời gian thực hiện báo cáo. Ý tưởng rằng những thất bại trong quá khứ không được xác định và rút kinh nghiệm đơn giản là không đúng - công việc đang được thực hiện, quy trình mới đang được áp dụng.”
Cuộc điều tra đối với Giám Mục Cantú liên quan đến những gì ngài đã làm hoặc đã không làm trong các trường hợp các giáo sĩ thuộc quyền có hành vi sai trái tình dục ở Giáo phận Las Cruces, nơi Đức Cha Cantú làm Giám Mục từ năm 2013 đến năm 2018.
Các quan chức Vatican xác nhận với CNA rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các điều khoản của Điều 1, triệt 1, b của Tông thư dưới dạng tự sắc Vos estis, liên quan đến “các hành động hoặc thiếu sót nhằm can thiệp hoặc tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là hành chính hay hình sự, chống lại một giáo sĩ hoặc một tu sĩ trong các trường hợp lạm dụng tình dục”.
Một quan chức Vatican thứ hai nhấn mạnh với CNA rằng các cuộc điều tra Vos estis là sơ bộ và chưa có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.
“Đây không phải là một phiên tòa - không phải là một phiên tòa,” ông nhấn mạnh. “Vị Giám Mục hoàn toàn được giả định là vô tội và vẫn tại vị, bao lâu còn thích hợp. Quá trình này sẽ tiếp tục và phát triển khi phù hợp”.
Cả hai quan chức đều từ chối bình luận về những cáo buộc cụ thể chống lại Đức Cha Cantú, hoặc liệu các cáo buộc ấy có liên quan đến bất kỳ giáo sĩ nào còn tại chức hay không.
Cả hai quan chức nói với CNA rằng cuộc điều tra đang được giám sát bởi Đức Cha Thomas Olmsted của Phoenix. Tông thư Vos estis quy định rằng, thông thường, tiến trình điều tra này là do vị Tổng Giám Mục chính tòa của địa phương, trong trường hợp này là Đức Tổng Giám Mục John Wester của Santa Fe.
Không rõ tại sao Đức Tổng Giám Mục Olmsted lại được chọn thay vì Đức Tổng Giám Mục John Wester; Cả hai quan chức Vatican đều không bình luận với CNA về lý do của quyết định này, nhưng các vị xác nhận Đức Tổng Giám Mục Olmsted đã được thông báo về quyết định này vào cuối tháng 10 qua sứ thần Tòa thánh ở Washington, D.C.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra và vai trò của Đức Cha Olmsted trong cuộc điều tra này, Giáo phận Phoenix nói với CNA rằng họ “không có bất kỳ thông tin nào để chia sẻ về vấn đề này”.
Một phát ngôn viên của Giáo phận San Jose nói với CNA vào tối thứ Hai rằng “Đức Cha Cantú chưa được thông báo về bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.”
Vos estis lux mundi cung cấp thẩm quyền cho các cơ quan của Vatican được quyết định giai đoạn nào mới thông báo cho một vị Giám Mục đang bị điều tra về tiến trình này. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về Đức Cha Cantú nói với CNA rằng vị Giám Mục dự kiến sẽ không được thông báo chính thức trong trường hợp này cho đến khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, lúc đó Đức Cha Cantú sẽ được phép đưa ra lời bào chữa cho các cáo buộc chống lại ngài.
Giáo phận Las Cruces đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các giáo sĩ, có từ nhiều thập kỷ trước.
Vào tháng 2 năm 2019, sau khi Đức Cha Cantú chuyển về San Jose, giáo phận đã ra lệnh công bố công khai hàng nghìn trang hồ sơ của giáo phận liên quan đến 28 linh mục đã bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về tội lỗi lạm dụng tình dục.
Cũng vào tháng 2 năm ngoái, giáo phận thông báo rằng các viên chức giáo phận đã tự nguyện giao nộp hồ sơ nhân sự của giáo phận cho Bộ trưởng Tư pháp New Mexico, và họ đã phát hiện ra thêm 13 linh mục là đối tượng bị cáo buộc đáng tin cậy đang ở các giáo phận khác.
Giáo phận Las Cruces được hình thành vào năm 1982; nhiều linh mục đã từng phục vụ trong giáo phận đã được gửi đến đó theo diện di chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn từ các giáo phận khác của Hoa Kỳ, hoặc theo các dòng tu.
Giáo phận duy trì một danh sách cập nhật các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng một cách đáng tin cậy và gần đây nhất là vào tháng 8, Đức Cha Peter Baldacchino đã loại bỏ thừa tác vụ linh mục của một cha đã nghỉ hưu do bị cáo buộc lạm dụng từ rất lâu, vào những năm 1990.
Một phát ngôn viên của Giáo phận Las Cruces từ chối bình luận về vấn đề này.
Đức Cha Cantú, năm nay 53 tuổi, trở thành giám mục vào năm 2008, khi ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại Tổng giáo phận San Antonio. Ngài trở thành Giám mục của Las Cruces vào năm 2013, và là Giám Mục Phụ Tá của San Jose vào năm 2018. Ngài chính thức lãnh đạo giáo phận đó vào tháng 5 năm 2019. Đức Cha Cantú, người gốc Houston, được thụ phong linh mục của tổng giáo phận Houston vào năm 1994.
CNA đã yêu cầu bình luận về cuộc điều tra từ Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, nhưng không nhận được phản hồi trước thời hạn.
Các Giám mục Michael Hoeppner của Crookston và Nicholas DiMarzio của Brooklyn cũng đang bị điều tra theo Tông thư Vos estis lux mundi.
Source:Catholic News Agency