Phụng Vụ - Mục Vụ
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
LM Phêrô Hồng Phúc
08:28 23/11/2010
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Chúng ta sẽ rất ngạc nhiên vì ngược dòng lịch sử chúng ta thấy những thế kỷ XVI, XVII, XVIII là những thế kỷ mà tại Việt Nam của chúng ta sinh ngữ chưa dồi dào, sách vở chưa có sẵn. Cha ông chúng ta học giáo lý là do sự nhiệt thành, năng nổ và tâm huyết của các vị thừa sai cũng như đây đó có các linh mục Việt Nam và các thày kẻ giảng. Con số ít, phương tiện thô sơ thế nhưng đã có hàng trăm nghìn các vị tử vì đạo đã lấy máu mình minh chứng cho đức tin. Điều này không thể cắt nghĩa dựa vào thế mạnh của thời đại, cũng không thể cắt nghĩa là do phương pháp sư phạm hay là do những sức mạnh tinh thần, bởi vì những con người mà từ lúc đầu đã có nhiều ngăn trở và có rất nhiều những bất lợi như thế. Vậy thì vì đâu mà các ngài có được sức mạnh? Vì đâu các ngài có được một lòng mến yêu đến đổ máu mình làm chứng về Chúa Kitô như vậy? Chúng ta không tìm được câu giải đáp trong bất cứ lý luận nào mà con người đặt ra. Nhưng lời giải đáp đến từ Tin Mừng đến từ lời mà Đức Giêsu đã tuyên bố từ hai ngàn năm nay vẫn tiếp tục và còn cho đến tận thế: “Khi ra trước mặt vua chúa quan quyền, các con đừng lo sẽ phải nói gì vì khi đó Thánh Thần sẽ nói thay cho các con” (Lc 12,11-12). Những sự khôn ngoan đối đáp nhưng nhất là một lòng tin kiên trung và một lòng mến nồng nàn, thao thức trong yêu thương, mạnh mẽ trong chứng nhân và kiên nhẫn trong hy sinh. Các ngài đã đạt tới vinh phúc tử đạo.
Chúng ta cũng gặp thấy lời của Tertuliano nói rất chính xác: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo”. Máu của các chứng nhân đổ ra không làm cho những người chứng kiến phải sợ hãi mà ngược lại họ nhận ra dấu chứng của tình yêu đích thật; họ nhận ra điều kiện tiên quyết trong chân lý sáng ngời. Vì vậy, cứ mỗi một vị thánh tử đạo nằm xuống thì như hạt giống được gieo trồng, Tin Mừng lại tiếp tục được nảy sinh những chứng nhân. Cha ông chúng ta khi bắt đầu khởi sự thì con số ngàn người chỉ tính trên bàn tay khoảng năm ngàn tín hữu. Vậy mà khi ngừng cơn bắt đạo thì chúng thấy nguyên con số của chứng nhân tử đạo, con số ấy lên tới hàng trăm ngàn, và như vậy thì con số của những chứng nhân tử đạo cùng với các Kitô hữu đã đúng là từ năm ngàn lên tới năm trăm ngàn, một gấp trăm và ngày nay là gấp nghìn để nói lên rằng, hạt giống Tin Mừng được gieo trồng bằng máu đào. Đó chính là của lễ hy sinh theo Đức Giêsu Kitô. Của lễ của tình yêu hiến tế, của lễ được gieo trồng bằng sức sống, vì máu là sức sống, khi gieo sức sống xuống thì sức sống ấy bừng lên. Các thánh tử đạo không gieo sự chết. Ai gieo giống nào thì gặt giống đó. Thánh Phaolô nói: “Người gieo trong xác thịt thì sẽ gặt lấy sự hư nát” (Gl 6,8). Các thánh tử đạo đã gieo bằng máu đào hiến tế và máu ấy được biểu hiện là sự sống đích thực của một tình yêu hiến tế. Cho nên khi gieo bằng của lễ thì sẽ được gặt bằng những chứng nhân; gieo bằng sự sống thì sẽ gặt trong Tin Mừng. Và vì thế, Giáo Hội Việt Nam hôm nay được thừa hưởng những hoa trái của các thánh Tử Đạo Việt Nam là cha ông chúng ta. Nhưng chúng ta cũng nhớ Lời Chúa đã phán trong Tin Mừng rằng: “Người này gieo, người kia gặt” để cả hai cùng hưởng. Không có ai vừa gieo vừa gặt, nhưng mà người này gặt những gì người trước đã gieo và tiếp tục gieo cho thế hệ sau gặt. Do vậy chúng ta đã được gặt từ máu các thánh tử đạo gieo trồng cho con cháu hậu lai hôm nay. Vậy chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi rằng: Hôm nay chúng ta sẽ lại gieo gì tiếp cho thế hệ tương lai?
Lễ mừng kính Các thánh Tử Đạo Việt Nam không phải để cho con cháu hôm nay tự hào tự mãn rồi viết lên những trang sử hào hùng bằng vàng, bằng máu đỏ của các thánh tử đạo rồi đặt trong lồng kính, đặt trong thư viện, đặt trên bàn thờ thắp nén hương bái phục là xong!. Điều mà các ngài đã làm thì hôm nay con cháu kế thừa và phát triển. Kế thừa và phát triển có nghĩa là gặt công lao của các ngài, rồi lại tiếp tục gieo cho thế hệ tương lai. Bởi vậy người nào chỉ biết chiêm ngưỡng và hãnh diện thì người ấy đang dập tắt những hạt giống Tin Mừng cho thế hệ tương lai, người đó không khỏi có tội trước Thiên Chúa và trước Giáo Hội. Cho nên, mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính là để khơi lên trong chúng ta dòng máu nóng. Dòng máu nóng không phải là của những người quá khích, không phải dòng máu nóng của chiến tranh nhưng là dòng máu nóng của sự tâm huyết, của lòng sốt mến và của Đức Tin kiên trung. Việc khơi lên dòng máu nóng ấy để tiếp tục với bước chân của cha ông, chúng ta viết lên những dòng lịch sử cứu độ chứ không phải lịch sử của một dân tộc mà lịch sử ấy đã có các xã hội và thời đại thực hiện. Còn chúng ta hôm nay viết bằng máu đào, viết bằng sự sống để tiếp nối lịch sử cứu độ. Như lời thánh Phaolô nói: “Tôi hoàn tất trong thân xác tôi những đau khổ còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô”(Cl 1, 24). Tại sao lại còn thiếu? Đức Kitô chịu trăm nghìn đau khổ đến chết mà thánh Phaolô còn khám ra ở điểm nào còn thiếu chăng? Không! Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, vì vậy trọn vẹn cuộc đời của Đức Kitô, của lễ hy sinh hiến tế của Đức Kitô vì một tình yêu lớn nhất, vì hy tế trọn hảo dâng lên Chúa Cha và Người đã hoàn thành trong thân mình mầu nhiệm là đầu, còn thân mình mầu nhiệm tiếp theo là Giáo Hội hôm nay. Vì vậy mỗi một người phải hoàn tất trong cuộc đời của mình những đau khổ trong thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô, noi gương đầu đã đi.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam – cha ông chúng ta chính là những người đã đi theo sát dấu chân của Đức Kitô. Các Ngài đã tẩy rửa, giặt sách áo trắng của mình trong máu của Con Chiên. Bây giờ đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải hoàn tất trong thân xác mình những đau khổ còn thiếu trong thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Và như vậy, những đau khổ sự chết không còn làm được gì đối với các ngài. Như lời sách Khôn ngoan chúng ta vẫn đọc “Đau khổ và sự chết không làm gì được các ngài” (Kn 3,1) vì đau khổ là hiến tế, sự chết là phục sinh. Chỉ có hy tế của tình yêu và sự Phục Sinh của Đức Kitô mới làm cho ý nghĩa của cuộc đời. Đau khổ và sự chết không làm gì được các ngài. Tất cả mọi người trên thế giới này đều sợ đau khổ và đều sợ chết. Nếu những lời sách khôn ngoan này mà không được soi rọi bởi hy tế tình yêu lớn nhất và ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô chiếu rọi thì đó chỉ là lý thuyết. Chúng ta hãy chứng minh điều đó trong thời đại mà chúng ta đang sống. Hãy chứng minh điều đó để con cháu ngày sau không hổ ngươi khi nói về chúng ta đã sống và đã chết trở nên của lễ theo chân Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa để chúng ta rút ra được bài học từ ngày lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay:
- Dòng máu nóng của các ngài mới có thể làm cho con tim được hun nóng;
- Dòng máu nóng của các ngài mới có thể tiếp tục chảy tràn qua các thời đại;
- Nếu máu lạnh thì đã đông từ lâu, máu đã lạnh thì làm sao chảy về tim được.
Cho nên, máu đào của các thánh tử đạo vẫn còn tiếp tục chảy và chảy theo dòng lịch sử cứu độ để tiếp tục cho các thế hệ noi theo. Sức sống được vươn lên, tình yêu được khẳng định và ánh sáng Phục Sinh được chiếu soi.
Hy tế của Chúa trên Thập Giá đã làm phát sinh Hội Thánh từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa. Nhờ bí tích rửa tội chúng ta trở thành dân riêng của Chúa. Máu của Chúa đổ ra biến thành các bí tích trao ban ơn cứu độ cho chúng ta. Ước gì hôm nay mỗi người chúng ta được hưởng trọn vẹn những dòng máu cứu độ ấy. Và đến lượt chúng ta, không được phúc như các thánh Tử Đạo nhưng ngày mỗi ngày, từng giọt máu sẽ đổ ra trong những hy sinh, trong những của lễ để góp lại trong cuộc đời, chúng ta sẽ thành hy tế và hy tế ấy giúp cho chúng ta làm trổ sinh hoa trái là những chứng nhân của Tin Mừng của sự sống đời đời của tình yêu vĩnh cửu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin đừng để ai trong chúng con
chỉ biết gặt mà không gieo
hoặc chúng con không gặt mà cũng không gieo.
Nhưng ngày hôm nay
chúng con gặt hái của các thánh Tử Đạo Việt Nam
và xin cho chúng con gieo những giọt máu đào
cho mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng con
cho thế hệ mai sau:
đức tin kiên trung,
của lễ tình yêu hiến tế
và hạt giống của sự sống
gieo trồng chân lý Phúc Âm
để tiếp tục qua các thời đại làm phát sinh các Kitô hữu
và giúp cho chúng con, người thế hệ trước, người thế hệ sau
cùng giặt áo và tẩy áo trong máu Con chiên
để được hưởng sự sống đời đời. Amen.
Chúng ta sẽ rất ngạc nhiên vì ngược dòng lịch sử chúng ta thấy những thế kỷ XVI, XVII, XVIII là những thế kỷ mà tại Việt Nam của chúng ta sinh ngữ chưa dồi dào, sách vở chưa có sẵn. Cha ông chúng ta học giáo lý là do sự nhiệt thành, năng nổ và tâm huyết của các vị thừa sai cũng như đây đó có các linh mục Việt Nam và các thày kẻ giảng. Con số ít, phương tiện thô sơ thế nhưng đã có hàng trăm nghìn các vị tử vì đạo đã lấy máu mình minh chứng cho đức tin. Điều này không thể cắt nghĩa dựa vào thế mạnh của thời đại, cũng không thể cắt nghĩa là do phương pháp sư phạm hay là do những sức mạnh tinh thần, bởi vì những con người mà từ lúc đầu đã có nhiều ngăn trở và có rất nhiều những bất lợi như thế. Vậy thì vì đâu mà các ngài có được sức mạnh? Vì đâu các ngài có được một lòng mến yêu đến đổ máu mình làm chứng về Chúa Kitô như vậy? Chúng ta không tìm được câu giải đáp trong bất cứ lý luận nào mà con người đặt ra. Nhưng lời giải đáp đến từ Tin Mừng đến từ lời mà Đức Giêsu đã tuyên bố từ hai ngàn năm nay vẫn tiếp tục và còn cho đến tận thế: “Khi ra trước mặt vua chúa quan quyền, các con đừng lo sẽ phải nói gì vì khi đó Thánh Thần sẽ nói thay cho các con” (Lc 12,11-12). Những sự khôn ngoan đối đáp nhưng nhất là một lòng tin kiên trung và một lòng mến nồng nàn, thao thức trong yêu thương, mạnh mẽ trong chứng nhân và kiên nhẫn trong hy sinh. Các ngài đã đạt tới vinh phúc tử đạo.
Chúng ta cũng gặp thấy lời của Tertuliano nói rất chính xác: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo”. Máu của các chứng nhân đổ ra không làm cho những người chứng kiến phải sợ hãi mà ngược lại họ nhận ra dấu chứng của tình yêu đích thật; họ nhận ra điều kiện tiên quyết trong chân lý sáng ngời. Vì vậy, cứ mỗi một vị thánh tử đạo nằm xuống thì như hạt giống được gieo trồng, Tin Mừng lại tiếp tục được nảy sinh những chứng nhân. Cha ông chúng ta khi bắt đầu khởi sự thì con số ngàn người chỉ tính trên bàn tay khoảng năm ngàn tín hữu. Vậy mà khi ngừng cơn bắt đạo thì chúng thấy nguyên con số của chứng nhân tử đạo, con số ấy lên tới hàng trăm ngàn, và như vậy thì con số của những chứng nhân tử đạo cùng với các Kitô hữu đã đúng là từ năm ngàn lên tới năm trăm ngàn, một gấp trăm và ngày nay là gấp nghìn để nói lên rằng, hạt giống Tin Mừng được gieo trồng bằng máu đào. Đó chính là của lễ hy sinh theo Đức Giêsu Kitô. Của lễ của tình yêu hiến tế, của lễ được gieo trồng bằng sức sống, vì máu là sức sống, khi gieo sức sống xuống thì sức sống ấy bừng lên. Các thánh tử đạo không gieo sự chết. Ai gieo giống nào thì gặt giống đó. Thánh Phaolô nói: “Người gieo trong xác thịt thì sẽ gặt lấy sự hư nát” (Gl 6,8). Các thánh tử đạo đã gieo bằng máu đào hiến tế và máu ấy được biểu hiện là sự sống đích thực của một tình yêu hiến tế. Cho nên khi gieo bằng của lễ thì sẽ được gặt bằng những chứng nhân; gieo bằng sự sống thì sẽ gặt trong Tin Mừng. Và vì thế, Giáo Hội Việt Nam hôm nay được thừa hưởng những hoa trái của các thánh Tử Đạo Việt Nam là cha ông chúng ta. Nhưng chúng ta cũng nhớ Lời Chúa đã phán trong Tin Mừng rằng: “Người này gieo, người kia gặt” để cả hai cùng hưởng. Không có ai vừa gieo vừa gặt, nhưng mà người này gặt những gì người trước đã gieo và tiếp tục gieo cho thế hệ sau gặt. Do vậy chúng ta đã được gặt từ máu các thánh tử đạo gieo trồng cho con cháu hậu lai hôm nay. Vậy chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi rằng: Hôm nay chúng ta sẽ lại gieo gì tiếp cho thế hệ tương lai?
Lễ mừng kính Các thánh Tử Đạo Việt Nam không phải để cho con cháu hôm nay tự hào tự mãn rồi viết lên những trang sử hào hùng bằng vàng, bằng máu đỏ của các thánh tử đạo rồi đặt trong lồng kính, đặt trong thư viện, đặt trên bàn thờ thắp nén hương bái phục là xong!. Điều mà các ngài đã làm thì hôm nay con cháu kế thừa và phát triển. Kế thừa và phát triển có nghĩa là gặt công lao của các ngài, rồi lại tiếp tục gieo cho thế hệ tương lai. Bởi vậy người nào chỉ biết chiêm ngưỡng và hãnh diện thì người ấy đang dập tắt những hạt giống Tin Mừng cho thế hệ tương lai, người đó không khỏi có tội trước Thiên Chúa và trước Giáo Hội. Cho nên, mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính là để khơi lên trong chúng ta dòng máu nóng. Dòng máu nóng không phải là của những người quá khích, không phải dòng máu nóng của chiến tranh nhưng là dòng máu nóng của sự tâm huyết, của lòng sốt mến và của Đức Tin kiên trung. Việc khơi lên dòng máu nóng ấy để tiếp tục với bước chân của cha ông, chúng ta viết lên những dòng lịch sử cứu độ chứ không phải lịch sử của một dân tộc mà lịch sử ấy đã có các xã hội và thời đại thực hiện. Còn chúng ta hôm nay viết bằng máu đào, viết bằng sự sống để tiếp nối lịch sử cứu độ. Như lời thánh Phaolô nói: “Tôi hoàn tất trong thân xác tôi những đau khổ còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô”(Cl 1, 24). Tại sao lại còn thiếu? Đức Kitô chịu trăm nghìn đau khổ đến chết mà thánh Phaolô còn khám ra ở điểm nào còn thiếu chăng? Không! Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, vì vậy trọn vẹn cuộc đời của Đức Kitô, của lễ hy sinh hiến tế của Đức Kitô vì một tình yêu lớn nhất, vì hy tế trọn hảo dâng lên Chúa Cha và Người đã hoàn thành trong thân mình mầu nhiệm là đầu, còn thân mình mầu nhiệm tiếp theo là Giáo Hội hôm nay. Vì vậy mỗi một người phải hoàn tất trong cuộc đời của mình những đau khổ trong thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô, noi gương đầu đã đi.
Các thánh Tử Đạo Việt Nam – cha ông chúng ta chính là những người đã đi theo sát dấu chân của Đức Kitô. Các Ngài đã tẩy rửa, giặt sách áo trắng của mình trong máu của Con Chiên. Bây giờ đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải hoàn tất trong thân xác mình những đau khổ còn thiếu trong thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Và như vậy, những đau khổ sự chết không còn làm được gì đối với các ngài. Như lời sách Khôn ngoan chúng ta vẫn đọc “Đau khổ và sự chết không làm gì được các ngài” (Kn 3,1) vì đau khổ là hiến tế, sự chết là phục sinh. Chỉ có hy tế của tình yêu và sự Phục Sinh của Đức Kitô mới làm cho ý nghĩa của cuộc đời. Đau khổ và sự chết không làm gì được các ngài. Tất cả mọi người trên thế giới này đều sợ đau khổ và đều sợ chết. Nếu những lời sách khôn ngoan này mà không được soi rọi bởi hy tế tình yêu lớn nhất và ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô chiếu rọi thì đó chỉ là lý thuyết. Chúng ta hãy chứng minh điều đó trong thời đại mà chúng ta đang sống. Hãy chứng minh điều đó để con cháu ngày sau không hổ ngươi khi nói về chúng ta đã sống và đã chết trở nên của lễ theo chân Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa để chúng ta rút ra được bài học từ ngày lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay:
- Dòng máu nóng của các ngài mới có thể làm cho con tim được hun nóng;
- Dòng máu nóng của các ngài mới có thể tiếp tục chảy tràn qua các thời đại;
- Nếu máu lạnh thì đã đông từ lâu, máu đã lạnh thì làm sao chảy về tim được.
Cho nên, máu đào của các thánh tử đạo vẫn còn tiếp tục chảy và chảy theo dòng lịch sử cứu độ để tiếp tục cho các thế hệ noi theo. Sức sống được vươn lên, tình yêu được khẳng định và ánh sáng Phục Sinh được chiếu soi.
Hy tế của Chúa trên Thập Giá đã làm phát sinh Hội Thánh từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa. Nhờ bí tích rửa tội chúng ta trở thành dân riêng của Chúa. Máu của Chúa đổ ra biến thành các bí tích trao ban ơn cứu độ cho chúng ta. Ước gì hôm nay mỗi người chúng ta được hưởng trọn vẹn những dòng máu cứu độ ấy. Và đến lượt chúng ta, không được phúc như các thánh Tử Đạo nhưng ngày mỗi ngày, từng giọt máu sẽ đổ ra trong những hy sinh, trong những của lễ để góp lại trong cuộc đời, chúng ta sẽ thành hy tế và hy tế ấy giúp cho chúng ta làm trổ sinh hoa trái là những chứng nhân của Tin Mừng của sự sống đời đời của tình yêu vĩnh cửu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin đừng để ai trong chúng con
chỉ biết gặt mà không gieo
hoặc chúng con không gặt mà cũng không gieo.
Nhưng ngày hôm nay
chúng con gặt hái của các thánh Tử Đạo Việt Nam
và xin cho chúng con gieo những giọt máu đào
cho mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng con
cho thế hệ mai sau:
đức tin kiên trung,
của lễ tình yêu hiến tế
và hạt giống của sự sống
gieo trồng chân lý Phúc Âm
để tiếp tục qua các thời đại làm phát sinh các Kitô hữu
và giúp cho chúng con, người thế hệ trước, người thế hệ sau
cùng giặt áo và tẩy áo trong máu Con chiên
để được hưởng sự sống đời đời. Amen.
Thánh Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm
Thanh Sơn
08:53 23/11/2010
ThánhVinh Sơn Nguyễn Thế Điểm
Thanh le Ban hanh sac lênh thanh lap Giáo Xứ Tòng nhân và bổ nhiệm linh mục tiên khơỉ chánh giáo xứ Viêt Nam tai SeattleNgài sinh năm 1761 tại làng An Do gần Cửa Tùng, tỉng Quảng Trị
Tử Đạo ngày 24.11.1838 tại pháp trường Tân Ninh, Đồng Hới, Tình Quảng Bình.
Cùng ngày giờ với Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa và ĐGM. Borie Cao.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong cha già Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm
lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900
và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ở làng An Do gần Cửa Tùng
Một bảy sáu mốt tại Miền Trung (1761)
Thế Điểm sinh ra người Quảng trị
Lớn lên vào học ở Nhà Chung
Anh chàng Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm
Con Người chững chạc rất minh nghiêm
Ngay từ thủa bé rất chăm chỉ
Luôn kính dâng CHA cả nỗi niềm
Học trường Kẻ Vĩnh, Tây Đàng Ngoài
Siêng năng chăm chỉ rất dẻo dai
Quyết tâm theo Chúa thật bền chí
Đức Cha phong Thiên Chức cho Ngài
Về làm chánh xứ của Cồn Nam
Trách nhiềm đầy vai quyết chí làm
Kiêm luôn địa hạt là Bố Chính
Bao nhiêu vất vả Ngài vẫn Kham
Siêng năng cầu nguyện để làm gương
Bao nhiêu tín hữu cũng mến thương
Điểm tô như tên Ngài đã có
Ngài được qúy mến của Người Lương
Bao nhiêu năm tháng vẫn kiên cường
Giuse Thánh Cả là tấm gương
Theo gương Đức Mẹ luôn lần Chuỗi
Vượt qua khó khăn những đoạn trường
Ngài thấy đồng lúa qúa mênh mang
Quyết tâm đào tạo các Thầy Giảng
Công việc triển nở đầy hữu ích
Thu hoạch đang vui giữa mùa màng
Bỗng dưng thời thế, đổi sang trang
Minh Mạng diệt Đạo khắp mọi đàng
Lùng giết Đạo Trưởng cho bằng hết
Máu đào tuôn đổ khắp trường giang
Cha đã trốn ra khỏi Xứ Làng
Giữa đồng lúa chín cứ lang thang
Cáo còn có hang, chim có tổ
Người cứ lang thang ở giữa đàng
Tín Hữu lao đao rất lầm than
Ai gây nên thảm cảnh kinh hoàng
Ông trùm, ông quản đều bắt hết
Giam, giết, tù đày thật dã man
Ngài sai chú học trò tên Sang
Trở về dò la tin xóm làng
Bốn mặt quân quan bao phủ hết
Cuối cùng Ngài cũng bị bắt giam
Thân tàn chỉ có xương bọc da
Khi đó vì Ngài đã qúa già
Bẩy mươi bẩy tuổi còn chi nữa (77)
Thế mà vẫn đánh đập khảo tra
Bắt Ngài chúng đóng gông vào khung
Tra tấn cho đến khi kì cùng
Đánh cho đến khi Ngài ngất xỉu
Tỉnh lại Ngài lỡ nói lung tung
Tôi thà chết cả một trăm lần
Thà rằng! bằm nát cả tấm thân
Chứ đừng mong cho tôi bỏ Chúa
Khảo tra là một lũ người bần
Ngài là niên trưởng ở trong tù
Giám Mục, linh Mục, các thầy tu
Ngài nêu gương sáng người anh cả
Đọc kinh lớn tiếng trước kẻ thù
Chiếu vua Minh Mạng đã truyền ra
Phải mau xử tử tên Đạo Già
Vào đúng hai bốn tháng mười một (24.11.1838)
Phải lấy giây thừng thắt cổ cha (xử giảo)
Trên hàng Hiển Thánh Việt Nam
Một trăm mười bảy vị làm rạng danh
Thơm hương đại diện các ngành
Trăm ngàn "TỬ ĐẠO" trung thành theo CHA.
Thanh le Ban hanh sac lênh thanh lap Giáo Xứ Tòng nhân và bổ nhiệm linh mục tiên khơỉ chánh giáo xứ Viêt Nam tai SeattleNgài sinh năm 1761 tại làng An Do gần Cửa Tùng, tỉng Quảng Trị
Tử Đạo ngày 24.11.1838 tại pháp trường Tân Ninh, Đồng Hới, Tình Quảng Bình.
Cùng ngày giờ với Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa và ĐGM. Borie Cao.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong cha già Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm
lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900
và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ở làng An Do gần Cửa Tùng
Một bảy sáu mốt tại Miền Trung (1761)
Thế Điểm sinh ra người Quảng trị
Lớn lên vào học ở Nhà Chung
Anh chàng Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm
Con Người chững chạc rất minh nghiêm
Ngay từ thủa bé rất chăm chỉ
Luôn kính dâng CHA cả nỗi niềm
Học trường Kẻ Vĩnh, Tây Đàng Ngoài
Siêng năng chăm chỉ rất dẻo dai
Quyết tâm theo Chúa thật bền chí
Đức Cha phong Thiên Chức cho Ngài
Về làm chánh xứ của Cồn Nam
Trách nhiềm đầy vai quyết chí làm
Kiêm luôn địa hạt là Bố Chính
Bao nhiêu vất vả Ngài vẫn Kham
Siêng năng cầu nguyện để làm gương
Bao nhiêu tín hữu cũng mến thương
Điểm tô như tên Ngài đã có
Ngài được qúy mến của Người Lương
Bao nhiêu năm tháng vẫn kiên cường
Giuse Thánh Cả là tấm gương
Theo gương Đức Mẹ luôn lần Chuỗi
Vượt qua khó khăn những đoạn trường
Ngài thấy đồng lúa qúa mênh mang
Quyết tâm đào tạo các Thầy Giảng
Công việc triển nở đầy hữu ích
Thu hoạch đang vui giữa mùa màng
Bỗng dưng thời thế, đổi sang trang
Minh Mạng diệt Đạo khắp mọi đàng
Lùng giết Đạo Trưởng cho bằng hết
Máu đào tuôn đổ khắp trường giang
Cha đã trốn ra khỏi Xứ Làng
Giữa đồng lúa chín cứ lang thang
Cáo còn có hang, chim có tổ
Người cứ lang thang ở giữa đàng
Tín Hữu lao đao rất lầm than
Ai gây nên thảm cảnh kinh hoàng
Ông trùm, ông quản đều bắt hết
Giam, giết, tù đày thật dã man
Ngài sai chú học trò tên Sang
Trở về dò la tin xóm làng
Bốn mặt quân quan bao phủ hết
Cuối cùng Ngài cũng bị bắt giam
Thân tàn chỉ có xương bọc da
Khi đó vì Ngài đã qúa già
Bẩy mươi bẩy tuổi còn chi nữa (77)
Thế mà vẫn đánh đập khảo tra
Bắt Ngài chúng đóng gông vào khung
Tra tấn cho đến khi kì cùng
Đánh cho đến khi Ngài ngất xỉu
Tỉnh lại Ngài lỡ nói lung tung
Tôi thà chết cả một trăm lần
Thà rằng! bằm nát cả tấm thân
Chứ đừng mong cho tôi bỏ Chúa
Khảo tra là một lũ người bần
Ngài là niên trưởng ở trong tù
Giám Mục, linh Mục, các thầy tu
Ngài nêu gương sáng người anh cả
Đọc kinh lớn tiếng trước kẻ thù
Chiếu vua Minh Mạng đã truyền ra
Phải mau xử tử tên Đạo Già
Vào đúng hai bốn tháng mười một (24.11.1838)
Phải lấy giây thừng thắt cổ cha (xử giảo)
Trên hàng Hiển Thánh Việt Nam
Một trăm mười bảy vị làm rạng danh
Thơm hương đại diện các ngành
Trăm ngàn "TỬ ĐẠO" trung thành theo CHA.
Chở đợi trong hy vọng
Phanxicô Xaviê
09:07 23/11/2010
Theo báo chí mới đây cho biết, mưa lớn lại tiếp tục dội xuống dải đất miền Trung Việt Nam khiến nhiều nơi ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... ngập chìm trong nước. Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2010 đã có thêm 22 người chết, 7 người mất tích, nâng tổng số người chết và mất tích lên đến hàng trăm người. Hàng ngàn người dân đang còn phải sơ tán… Chắc chắn những người đi trên chuyến xe bị lũ cuốn trôi trên đòng sông Lam ở Hà Tĩnh ngày 18 tháng 10 năm 2010 vừa qua, không thể ngờ đó là chuyến xe cuối đời của họ. Và còn không biết bao nhiêu nạn nhân nữa ra đi như vậy trong những cơn mưa lũ kéo dài. Thiên tai lũ lụt thời gian qua xảy ra ở Việt Nam ngày càng dữ dội và khốc liệt, người dân buộc lòng phải sống chung với lũ để tồn tại. Hai trận lũ lụt lịch sử ở các tỉnh Bắc Trung Bộ để lại nhiều dư vị quá đắng cay, đặc biệt là số người chết và mất tích ngày càng tăng. Mặc cho lời cảnh báo của những người có lương tâm, người ta vẫn tiếp tục tàn phá thiên nhiên cách không thương tiếc. Nếu trước đó họ nhìn thấy tương lai trái đất như hiện nay, có lẽ sự việc đã khác đi.
Thế giới có tội lỗi, có tang thương, có nhiều thảm họa đó, nhưng chúng ta đừng quên rằng chương trình của Thiên Chúa đang được thực hiện dọc theo chiều dài của lịch sử nhân loại. Giữa hai cực: một bên là sự sa ngã ở khởi đầu lịch sử và một bên là ngày tận cùng của thế giới, đã có cuộc nhập thể làm người của Con Thiên Chúa. Ngài đã làm người ngay giữa lòng một nhân loại tội lỗi của thời đại Ngài.
Thế giới của chúng ta đang sống cũng đầy dẫy tội lỗi, Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ấy. Thay vì chỉ nhìn thấy hận thù, bạo động và sa đọa dưới mọi hình thức, chúng ta hãy cố đọc những dấu chỉ thời đại để thấy rằng Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong lịch sử loài người và Ngài vẫn tiếp tục yêu thương con người.
Trong một lần thị kiến, tiên tri Isaia đã được nhìn thấy Giêrusalem, trung tâm của niềm tin vào Thiên Chúa, trở thành thủ đô tôn giáo của nuôn dân. Ở đây Thiên Chúa sẽ phân xử mọi dân tộc và thiên hạ sẽ rèn gươm làm cày, nghĩa là không còn luyện binh đao nữa. Ông không nghĩ rằng xã hội lý tưởng kia sẽ xảy ra vào thời ông. Nhưng vào thời sau hết mà chúng ta được biết đến bắt đầu từ Chúa Giêsu và trong ánh sáng của Người. Nhìn vào thời cuộc lúc bấy giờ chỉ là khởi điểm để nhà tiên tri phác họa ra tương lai của niềm tin. Ông diễn tả đức tin mạnh mẽ của ông vào Lời Chúa. Ngay từ đầu, với Abraham, Thiên Chúa đã hứa cho Israel trở thành dân đông đảo và mọi nước sẽ được chúc phúc ở trong ông. Lời hứa mỗi ngày mỗi được củng cố, đào sâu và phổ biến. Dần đần lịch sử đã mở mắt và hướng dẫn cho dân Israel để họ hiểu Lời Hứa trên sẽ không thực hiện đầy đủ trong các biến cố lịch sử do con người tạo ra. Chỉ một mình Chúa có thể thực hiện Lời Hứa trên, và khi Ngài ra tay, lịch sử sẽ đi vào thời đại hoàn toàn mới mẻ, thời đại của chính Thiên Chúa, của Đấng Thiên Sai mà Ngài sai đến. Như vậy, lời bài sách Isaia nói về thời Thiên Sai, thời Đấng Cứu Thế, nay đã được thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Các dân tộc đã tuôn về nhà Chúa là Giáo Hội và người ta đang đi trong đường lối của Ngài. Tuy nhiên chúng ta đều biết vẫn chưa có sự hoàn hảo và đầy đủ. Chính Đức Kitô trong bài Tin Mừng Mt 24, 37-44 nói chúng ta phải chờ đợi ngày “Con người sẽ đến”. Do đó Phụng Vụ hôm nay đã nói lên ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng, là hướng lòng chúng ta về ngày Chúa lại đến. Vì thế chủ yếu của Mùa Vọng không nhằm đến việc chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, nhưng muốn khơi lại niềm tin về ngày Chúa sẽ quang lâm.
Isaia đã khuyên nhà Yacob, hãy đi trong ánh sáng của Chúa. Thánh Phaolô cũng bảo, hãy từ bỏ công việc của đêm tối và mặc lấy mã giáp của sự sáng. Vì Chúa đã đến trong thế gian khi Ngài Giáng Sinh làm người. Chúa đã đem ánh sáng chân lý dẫn đưa các tín hữu đang trên đường lữ thứ trần gian. Cũng trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy chúng ta thái độ căn bản trong thời gian chờ đợi ngày Chúa lại đến. Chúa nói: “Vậy chúng con hãy sẵn sàng”. Chúa nhắc lại câu chuyện lụt hồng thủy thời ông Noe trong Cựu Ước để làm thí dụ so sánh và để giáo huấn chúng ta cách cụ thể. Trước khi nạn hồng thủy xảy đến, mọi sự đều bình thường, không có dấu hiệu gì báo trước, không ai nhắc nhở cảnh cáo, chẳng ai nghĩ rằng tai họa có thể xảy đến. Cho nên, người ta vẫn mở tiệc ăn uống, vẫn lo cưới vợ lấy chồng, nhưng rồi mọi người, mọi sự đầu bị nước cuốn trôi đi hết, trừ gia đình ông Noe vì đã chuẩn bị sẵn sàng nên được cứu thoát. Cuộc quang lâm của Chúa cũng sẽ như vậy, nghĩa là hết sức bất ngờ, không ai dự đoán được. Điều làm cho số phận của gia đình ông Noe và thiên hạ khác nhau là sự sẵn sàng của ông và sự “không hay biết gì” của những người khác. Cái làm nên sự khác biệt ấy chính là sự sẵn sàng và không sẵn sàng của họ, như Chúa nói: hai người đàn ông đang cùng làm việc ở ngoài đồng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; cũng vậy, hai người đàn bà đang cùng xay một cối bột, một người được đem đi, một người bị bỏ lại, tức là một người được thưởng và một người bị phạt. Rồi Chúa Giêsu lại lấy một thí dụ khác trong đời sống hằng ngày để nhấn mạnh thêm về sự khẩn trương phải sẵn sàng: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình”. Ở đây, Chúa không đòi mọi người đến mức đó. Nhưng Ngài nói: vì không biết ngày giờ nào Con Người sẽ đến, nên luôn luôn phải sẵn sàng. Thái độ sẵn sàng là không ngừng nuôi dưỡng ý thức việc Chúa sẽ trở lại. Ý thức đó phân biệt người tin với kẻ không tin. Khi nêu cao ý thức Chúa sẽ đến, Mùa Vọng muốn chúng ta trở thành những con người luôn tỉnh thức và sẵn sàng để chờ đợi trong hy vọng ngày Chúa quang lâm. Chúa sẽ đến phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế, và Chúa cũng sẽ đến gọi từng người ra khỏi đời này khi chúng ta chết. Nhưng vì không biết ngày nào, giờ nào nên chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng. Đừng để những đam mê lạc thú bất chính, những tiện nghi vật chất chi phối như những người không tin. Hãy tiếp tục sống tốt, sống có trách nhiệm với những công việc trần gian nhưng đồng thời vẫn không ngừng quy hướng về đời sau, về Chúa. Để khi phải đối diện với Ngài, chúng ta không cảm thấy hổ thẹn mà hoàn toàn xứng đáng.
Mùa Vọng là thời gian của hy vọng. Chúng ta được mời gọi để đặt tất cả tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa. Tiếp theo bao nhiêu vấp phạm và phản bội của con người. Thiên Chúa vẫn theo đuổi chương trình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi để tiếp tục tin tưởng nơi con người. Dù họ thấp hèn tội lỗi, dù họ hung hãn độc ác đến đâu, mỗi một con người đều là hình ảnh của Thiên Chúa và mỗi một con người đều xứng đáng để tiếp tục dược tin tưởng, được yêu thương.
Thế giới có tội lỗi, có tang thương, có nhiều thảm họa đó, nhưng chúng ta đừng quên rằng chương trình của Thiên Chúa đang được thực hiện dọc theo chiều dài của lịch sử nhân loại. Giữa hai cực: một bên là sự sa ngã ở khởi đầu lịch sử và một bên là ngày tận cùng của thế giới, đã có cuộc nhập thể làm người của Con Thiên Chúa. Ngài đã làm người ngay giữa lòng một nhân loại tội lỗi của thời đại Ngài.
Thế giới của chúng ta đang sống cũng đầy dẫy tội lỗi, Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ấy. Thay vì chỉ nhìn thấy hận thù, bạo động và sa đọa dưới mọi hình thức, chúng ta hãy cố đọc những dấu chỉ thời đại để thấy rằng Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong lịch sử loài người và Ngài vẫn tiếp tục yêu thương con người.
Trong một lần thị kiến, tiên tri Isaia đã được nhìn thấy Giêrusalem, trung tâm của niềm tin vào Thiên Chúa, trở thành thủ đô tôn giáo của nuôn dân. Ở đây Thiên Chúa sẽ phân xử mọi dân tộc và thiên hạ sẽ rèn gươm làm cày, nghĩa là không còn luyện binh đao nữa. Ông không nghĩ rằng xã hội lý tưởng kia sẽ xảy ra vào thời ông. Nhưng vào thời sau hết mà chúng ta được biết đến bắt đầu từ Chúa Giêsu và trong ánh sáng của Người. Nhìn vào thời cuộc lúc bấy giờ chỉ là khởi điểm để nhà tiên tri phác họa ra tương lai của niềm tin. Ông diễn tả đức tin mạnh mẽ của ông vào Lời Chúa. Ngay từ đầu, với Abraham, Thiên Chúa đã hứa cho Israel trở thành dân đông đảo và mọi nước sẽ được chúc phúc ở trong ông. Lời hứa mỗi ngày mỗi được củng cố, đào sâu và phổ biến. Dần đần lịch sử đã mở mắt và hướng dẫn cho dân Israel để họ hiểu Lời Hứa trên sẽ không thực hiện đầy đủ trong các biến cố lịch sử do con người tạo ra. Chỉ một mình Chúa có thể thực hiện Lời Hứa trên, và khi Ngài ra tay, lịch sử sẽ đi vào thời đại hoàn toàn mới mẻ, thời đại của chính Thiên Chúa, của Đấng Thiên Sai mà Ngài sai đến. Như vậy, lời bài sách Isaia nói về thời Thiên Sai, thời Đấng Cứu Thế, nay đã được thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Các dân tộc đã tuôn về nhà Chúa là Giáo Hội và người ta đang đi trong đường lối của Ngài. Tuy nhiên chúng ta đều biết vẫn chưa có sự hoàn hảo và đầy đủ. Chính Đức Kitô trong bài Tin Mừng Mt 24, 37-44 nói chúng ta phải chờ đợi ngày “Con người sẽ đến”. Do đó Phụng Vụ hôm nay đã nói lên ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng, là hướng lòng chúng ta về ngày Chúa lại đến. Vì thế chủ yếu của Mùa Vọng không nhằm đến việc chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, nhưng muốn khơi lại niềm tin về ngày Chúa sẽ quang lâm.
Isaia đã khuyên nhà Yacob, hãy đi trong ánh sáng của Chúa. Thánh Phaolô cũng bảo, hãy từ bỏ công việc của đêm tối và mặc lấy mã giáp của sự sáng. Vì Chúa đã đến trong thế gian khi Ngài Giáng Sinh làm người. Chúa đã đem ánh sáng chân lý dẫn đưa các tín hữu đang trên đường lữ thứ trần gian. Cũng trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy chúng ta thái độ căn bản trong thời gian chờ đợi ngày Chúa lại đến. Chúa nói: “Vậy chúng con hãy sẵn sàng”. Chúa nhắc lại câu chuyện lụt hồng thủy thời ông Noe trong Cựu Ước để làm thí dụ so sánh và để giáo huấn chúng ta cách cụ thể. Trước khi nạn hồng thủy xảy đến, mọi sự đều bình thường, không có dấu hiệu gì báo trước, không ai nhắc nhở cảnh cáo, chẳng ai nghĩ rằng tai họa có thể xảy đến. Cho nên, người ta vẫn mở tiệc ăn uống, vẫn lo cưới vợ lấy chồng, nhưng rồi mọi người, mọi sự đầu bị nước cuốn trôi đi hết, trừ gia đình ông Noe vì đã chuẩn bị sẵn sàng nên được cứu thoát. Cuộc quang lâm của Chúa cũng sẽ như vậy, nghĩa là hết sức bất ngờ, không ai dự đoán được. Điều làm cho số phận của gia đình ông Noe và thiên hạ khác nhau là sự sẵn sàng của ông và sự “không hay biết gì” của những người khác. Cái làm nên sự khác biệt ấy chính là sự sẵn sàng và không sẵn sàng của họ, như Chúa nói: hai người đàn ông đang cùng làm việc ở ngoài đồng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; cũng vậy, hai người đàn bà đang cùng xay một cối bột, một người được đem đi, một người bị bỏ lại, tức là một người được thưởng và một người bị phạt. Rồi Chúa Giêsu lại lấy một thí dụ khác trong đời sống hằng ngày để nhấn mạnh thêm về sự khẩn trương phải sẵn sàng: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình”. Ở đây, Chúa không đòi mọi người đến mức đó. Nhưng Ngài nói: vì không biết ngày giờ nào Con Người sẽ đến, nên luôn luôn phải sẵn sàng. Thái độ sẵn sàng là không ngừng nuôi dưỡng ý thức việc Chúa sẽ trở lại. Ý thức đó phân biệt người tin với kẻ không tin. Khi nêu cao ý thức Chúa sẽ đến, Mùa Vọng muốn chúng ta trở thành những con người luôn tỉnh thức và sẵn sàng để chờ đợi trong hy vọng ngày Chúa quang lâm. Chúa sẽ đến phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế, và Chúa cũng sẽ đến gọi từng người ra khỏi đời này khi chúng ta chết. Nhưng vì không biết ngày nào, giờ nào nên chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng. Đừng để những đam mê lạc thú bất chính, những tiện nghi vật chất chi phối như những người không tin. Hãy tiếp tục sống tốt, sống có trách nhiệm với những công việc trần gian nhưng đồng thời vẫn không ngừng quy hướng về đời sau, về Chúa. Để khi phải đối diện với Ngài, chúng ta không cảm thấy hổ thẹn mà hoàn toàn xứng đáng.
Mùa Vọng là thời gian của hy vọng. Chúng ta được mời gọi để đặt tất cả tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa. Tiếp theo bao nhiêu vấp phạm và phản bội của con người. Thiên Chúa vẫn theo đuổi chương trình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi để tiếp tục tin tưởng nơi con người. Dù họ thấp hèn tội lỗi, dù họ hung hãn độc ác đến đâu, mỗi một con người đều là hình ảnh của Thiên Chúa và mỗi một con người đều xứng đáng để tiếp tục dược tin tưởng, được yêu thương.
Không đợi đến ngày mai
LM Inhaxiô Trần Ngà
09:09 23/11/2010
Chúa nhật I mùa vọng (Mt 24,37-44)
Vào dịp cuối năm, Lu-xi-phe triệu tập đại hội đồng quỷ sứ để kiểm điểm tình hình hoạt động suốt năm qua.
Quỷ già, quỷ cái, quỷ con đều họp mặt đông đủ và báo cáo cho Quỷ Vương Lu-xi-phe biết tình hình cám dỗ của toàn bầy quỷ sứ.
Nói chung, hoạt động cám dỗ trong năm qua không đạt kết quả như chỉ tiêu đã đề ra và tỉ số người phải xuống hoả ngục xem ra không gia tăng đáng kể.
Vì thế, khi bước qua phần hai của chương trình thảo luận, Quỷ Vương Lu-xi-phe kêu gọi hội đồng quỷ hãy đề ra những chiêu thức cám dỗ tinh vi và kiến hiệu hơn, liệu sao để lôi kéo được nhiều linh hồn sa hoả ngục hơn.
Các quỷ tham gia tranh luận sôi nổi, bày ra nhiều mưu chước nhằm làm cho loài người sa đọa. Ý kiến thì nhiều, nhưng thư ký hội nghị chỉ ghi lại một số điều tiêu biểu như sau: Có quỷ đề nghị hãy thuyết phục mọi người rằng: “Không có Thiên Chúa, không có thiên đàng hoả ngục. Thiên đàng là ảo tưởng do Giáo Hội bày ra để dụ khị loài người; hoả ngục chỉ là sản phẩm do Cha Cố thêu dệt để hù doạ những người yếu bóng vía. Đừng dại dột tin vào Thiên Chúa, vào sự sống đời sau mà phí cả cuộc đời!”. Hội nghị cho rằng chiêu thức nầy đã được áp dụng từ lâu mà chưa mang lại kết quả mong muốn.
Có quỷ thì hiến kế nên thuyết phục người ta biết rằng Đức Giê-su chỉ là hạng phàm phu tục tử, Phúc Âm của Ngài gồm toàn những chuyện bịa đặt viển vông…” nhưng rồi ý kiến nầy cũng không được hưởng ứng.
Cuối cùng có lão quỷ già có tiếng là đa mưu túc kế lên tiếng: “Theo tôi, chúng ta nên cám dỗ thế nầy: “Có Thiên Chúa, có thiên đàng hoả ngục, có linh hồn, có sự sống đời sau… (mình phải nói như vậy để người ta tin mình đã, rồi ta sẽ thêm) nhưng bạn hãy nhớ rằng: Đời bạn còn dài, bạn chưa chết ngay đâu! Vậy hãy mê đắm lạc thú đời nầy đi! Đợi đến khi già yếu rồi ăn năn sám hối cũng chưa muộn.”
Một tràng pháo tay giòn vang tán thưởng diệu kế của lão quỷ già thâm độc. Thế là hội nghị nhất trí với phương thức cám dỗ được xem là độc chiêu của lão quỷ già đa mưu.
Hiện nay, hầu như mọi người đều tin theo lời cám dỗ độc hại ấy. Ai cũng tin rằng đời mình còn dài, còn lâu mới chết, chưa đến lúc phải hối cải ăn năn. Ngày mai, ngày mốt, ngày kia, ta sẽ sám hối, sẽ cải thiện cuộc đời, còn hôm nay thì chưa phải lúc.
Qua bài trích thư gởi tín hữu Rô-ma trích đọc hôm nay (Rm 13, 11-14) thánh Phao-lô thôi thúc chúng ta hãy mau sám hối và hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, đừng lầm tưởng đời còn dài rồi cứ đắm mình trong lạc thú mà chết mất không kịp sám hối:
“Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”
Và qua Tin Mừng hôm nay (Matthêu 24,37-44) Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức vì giờ Chúa đến thật bất ngờ; vì như "Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”.
Chúa Giê-su cũng cho biết rằng Người sẽ đến vào lúc chúng ta ít ngờ nhất:
"Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
Nếu hôm nay, lúc còn an bình khoẻ mạnh, ta không tưởng gì đến Chúa; đợi đến lúc lâm nguy rồi mới chạy đến với Người thì chúng ta xem Chúa có khác gì chiếc phao. Bình thường khi trời quang mây tạnh, mọi sự an lành thì không ai thèm ngó lại chiếc phao, xem nó là đồ thừa thãi vô tích sự, có thấy nó nằm giữa lối đi thì người ta cũng đá nó sang một bên, không ai thèm đoái hoài. Nhưng khi gặp phong ba bão táp, nguy khốn đến nơi thì tranh giành nhau để lấy phao cho bằng được!
Lạy Chúa,
Chúa là Chúa Tể quyền năng, là Thiên Chúa tối cao mà chúng con phải phụng thờ suốt đời, ngay cả bây giờ, chứ không phải là chiếc phao cứu mạng chỉ cần dùng lúc gặp gian nguy khốn khó.
Xin cho chúng con đừng khờ khạo tin rằng đời còn dài, hãy tận hưởng đời và mê đắm trong tội mà lãng quên phần rỗi đời đời của chúng con.
Vào dịp cuối năm, Lu-xi-phe triệu tập đại hội đồng quỷ sứ để kiểm điểm tình hình hoạt động suốt năm qua.
Quỷ già, quỷ cái, quỷ con đều họp mặt đông đủ và báo cáo cho Quỷ Vương Lu-xi-phe biết tình hình cám dỗ của toàn bầy quỷ sứ.
Nói chung, hoạt động cám dỗ trong năm qua không đạt kết quả như chỉ tiêu đã đề ra và tỉ số người phải xuống hoả ngục xem ra không gia tăng đáng kể.
Vì thế, khi bước qua phần hai của chương trình thảo luận, Quỷ Vương Lu-xi-phe kêu gọi hội đồng quỷ hãy đề ra những chiêu thức cám dỗ tinh vi và kiến hiệu hơn, liệu sao để lôi kéo được nhiều linh hồn sa hoả ngục hơn.
Các quỷ tham gia tranh luận sôi nổi, bày ra nhiều mưu chước nhằm làm cho loài người sa đọa. Ý kiến thì nhiều, nhưng thư ký hội nghị chỉ ghi lại một số điều tiêu biểu như sau: Có quỷ đề nghị hãy thuyết phục mọi người rằng: “Không có Thiên Chúa, không có thiên đàng hoả ngục. Thiên đàng là ảo tưởng do Giáo Hội bày ra để dụ khị loài người; hoả ngục chỉ là sản phẩm do Cha Cố thêu dệt để hù doạ những người yếu bóng vía. Đừng dại dột tin vào Thiên Chúa, vào sự sống đời sau mà phí cả cuộc đời!”. Hội nghị cho rằng chiêu thức nầy đã được áp dụng từ lâu mà chưa mang lại kết quả mong muốn.
Có quỷ thì hiến kế nên thuyết phục người ta biết rằng Đức Giê-su chỉ là hạng phàm phu tục tử, Phúc Âm của Ngài gồm toàn những chuyện bịa đặt viển vông…” nhưng rồi ý kiến nầy cũng không được hưởng ứng.
Cuối cùng có lão quỷ già có tiếng là đa mưu túc kế lên tiếng: “Theo tôi, chúng ta nên cám dỗ thế nầy: “Có Thiên Chúa, có thiên đàng hoả ngục, có linh hồn, có sự sống đời sau… (mình phải nói như vậy để người ta tin mình đã, rồi ta sẽ thêm) nhưng bạn hãy nhớ rằng: Đời bạn còn dài, bạn chưa chết ngay đâu! Vậy hãy mê đắm lạc thú đời nầy đi! Đợi đến khi già yếu rồi ăn năn sám hối cũng chưa muộn.”
Một tràng pháo tay giòn vang tán thưởng diệu kế của lão quỷ già thâm độc. Thế là hội nghị nhất trí với phương thức cám dỗ được xem là độc chiêu của lão quỷ già đa mưu.
Hiện nay, hầu như mọi người đều tin theo lời cám dỗ độc hại ấy. Ai cũng tin rằng đời mình còn dài, còn lâu mới chết, chưa đến lúc phải hối cải ăn năn. Ngày mai, ngày mốt, ngày kia, ta sẽ sám hối, sẽ cải thiện cuộc đời, còn hôm nay thì chưa phải lúc.
Qua bài trích thư gởi tín hữu Rô-ma trích đọc hôm nay (Rm 13, 11-14) thánh Phao-lô thôi thúc chúng ta hãy mau sám hối và hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, đừng lầm tưởng đời còn dài rồi cứ đắm mình trong lạc thú mà chết mất không kịp sám hối:
“Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”
Và qua Tin Mừng hôm nay (Matthêu 24,37-44) Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức vì giờ Chúa đến thật bất ngờ; vì như "Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”.
Chúa Giê-su cũng cho biết rằng Người sẽ đến vào lúc chúng ta ít ngờ nhất:
"Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
Nếu hôm nay, lúc còn an bình khoẻ mạnh, ta không tưởng gì đến Chúa; đợi đến lúc lâm nguy rồi mới chạy đến với Người thì chúng ta xem Chúa có khác gì chiếc phao. Bình thường khi trời quang mây tạnh, mọi sự an lành thì không ai thèm ngó lại chiếc phao, xem nó là đồ thừa thãi vô tích sự, có thấy nó nằm giữa lối đi thì người ta cũng đá nó sang một bên, không ai thèm đoái hoài. Nhưng khi gặp phong ba bão táp, nguy khốn đến nơi thì tranh giành nhau để lấy phao cho bằng được!
Lạy Chúa,
Chúa là Chúa Tể quyền năng, là Thiên Chúa tối cao mà chúng con phải phụng thờ suốt đời, ngay cả bây giờ, chứ không phải là chiếc phao cứu mạng chỉ cần dùng lúc gặp gian nguy khốn khó.
Xin cho chúng con đừng khờ khạo tin rằng đời còn dài, hãy tận hưởng đời và mê đắm trong tội mà lãng quên phần rỗi đời đời của chúng con.
Hãy sẵn sàng đón Chúa đến
Tuyết Mai
17:55 23/11/2010
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. (Mt 24, 37-44).
Con người sống trên trần gian này có đủ mọi thành phần và mỗi một con người đều có cách lối sống thật khác nhau; không ai giống ai cả!. Có người thì sống thật buông thả không biết trù liệu, bổn phận, và trách nhiệm là gì!. Có người thì biết tính xa nhưng lại tính xa quá mà quên cần phải sống thật trong hiện tại. Có người thì sống như luôn ở trên mây không biết và cần biết thực tế là gì!. Có người thì sống bôn ba và bon chen quá!. Có người thì biết sống, biết hưởng thụ, biết liệu cơm gắp mắm, chấp nhận những gì Chúa trao ban cho cuộc sống hằng ngày dùng đủ. Dùng đủ là sao thưa anh chị em?. Có phải là sống trong những gì chúng ta có?. Có phải là sống cho chính mình thì ít nhưng cho vợ chồng con cái là điều tất yếu và cần thiết?. Vợ chồng cùng có trách nhiệm và có lối giáo dục như nhau để dậy dỗ con cái, để chúng trở thành một con người hữu dụng trong tương lai. Gia đình phải cùng cộng tác với nhau trong mọi việc; nhỏ thì làm chuyện nhỏ; lớn thì làm chuyện lớn và trách nhiệm lớn hơn; và nhất là cha mẹ luôn theo dõi các con trong mọi hành vi chúng làm ở nhà, nơi học đường, và ở ngoài xã hội. Kẻo chúng theo bạn theo bè, băng đảng, thì e khó mà giữ được chúng.
Lời Chúa dậy chúng ta hôm nay trong bài Tin Mừng, xem ra cũng khó mà giữ mình cho được lắm! Vì có phải cha ông của chúng ta trong thời đại xa xưa đã không coi Lời Chúa ra gì, nên mới bị Chúa Cha giáng phạt thật nặng nề và thật kinh khủng. Nhưng rồi mọi người trong thành đó ai chết thì cũng đã chết rồi, còn ai ngoài thành và ở chỗ khác còn sống thì cũng vẫn dửng dưng như không phải chuyện liên can gì đến mình thì thôi cũng mặc kệ. Cũng công nhận rằng có một số người sống trên đời không biết sợ sệt một thứ gì thì cũng gọi là hay, vì nếu cái gì cũng sợ thì làm sao làm được chuyện gì cho đại sự được đây?. Gặp một con người nhát đảm, ai hù gì cũng sợ, thì xem ra là con người ấy thiếu bản lãnh, và thiếu tự tin; cũng chẳng lo được cho chính mình thì hà huống gì lo được cho ai. Nhưng Lời của Chúa dậy chúng ta hôm nay là hãy luôn giữ mình và linh hồn cho khỏi sa chước cám dỗ và rơi vào những cạm bẫy của ma quỷ. Mà ma quỷ thì chúng rất tài tình, dẫn đưa chúng ta đến những nơi phồn hoa đô thị. Dậy chúng ta những trò chơi chết người và những đam mê không thể bỏ được. Như chúng ta thấy những cú dụ dỗ của những sòng bài bạc lớn chẳng hạn. Đi chơi đánh bài thì có xe buýt lớn loại du lịch đón chở chúng ta đi chơi. Chẳng những không tốn đến một xu mà còn cho chúng ta tiền để đến đó mà chơi; đến chiều lại trả chúng ta về nhà. Cứ thế mà những sòng bài này chịu khó dụ riết mà thành công vì họ đã làm cho bao nhiêu con người trở nên ghiền mà giờ không thể nào bỏ cuộc chơi cho được. Khi một người mà đã nghiện rồi thì anh chị em sẽ hiểu rằng cái sức mạnh tàn bạo và độc ác ấy nó gây tác hại ra sao trong một gia đình ấy hay không?. Cái gì họ cũng ăn cắp cho được. Gạo tiền trong nhà không được thì họ đánh đập vợ con; lấy đồ nhà đi cầm rồi không bao giờ có tiền chuộc lại. Thiếu tiền thì theo băng đảng để chúng giao thuốc phiện cho đi bán để lấy tiền mà chơi. Đến khi nào mà vào tù thì họa may mới hết ghiền, còn chưa chừa thì lại gánh thêm một cái ghiền khác là ghiền xì ke ma túy, toàn những thú chơi chết người và mất linh hồn.
Giữ mình và giữ linh hồn quả thật khó lắm không dễ làm thưa anh chị em! Nếu dễ thì làm gì đến nỗi Chúa phải nổi cơn thịnh nộ mà giáng phạt cả một thành không còn dấu vết của những con người chết trôi năm nào; hay nếu có dễ, sao cả thành Chúa phạt cho cháy tàn rụi không còn một dấu vết và tất cả đã thành ra tro bụi và bay mất biến trong không trung. Tội lỗi của thế gian và những đam mê của nó thì bất trị và không có cách chữa từ ngàn xưa đến giờ! Chỉ có một cách duy nhất giúp chúng ta xa được chúng là qua sự cầu nguyện liên lỉ với Ba Ngôi Thiên Chúa, và sự liên kết thật chặt chẽ với Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta Ơn của Chúa Thánh Thần vì Ngài là nguồn mạch của sự sống và của hạnh phúc. Dậy dỗ và hướng dẫn chúng ta đi trên quỹ đạo của yêu thương và thánh thiện. Giúp chúng ta đi đúng đường thẳng lối và trong giới luật của Chúa là giới luật của yêu thương. Kính Chúa và yêu người chỉ đơn giản có thế!. Chúng ta hãy theo sự chỉ dẫn của Thánh Thần, mời Ngài ngự trị trong tâm hồn chúng ta, thì không có sự dữ nào có thể nhập vào chúng ta cho được. Ngài là thành trì thật vững chắc cho nhà linh hồn của chúng ta. Ngài là đá tảng sẽ che chở cho chúng ta khỏi mọi hiểm họa. Nước có dâng cao thì Đá Ngài cũng sẽ nâng cao. Lửa cháy có tàn rụi nhưng Ngài sẽ là nước mát lửa không đụng đến thân thể của chúng ta được.
Ước gì chúng ta luôn hướng và cậy trông vào Ba Ngôi Thiên Chúa. Cảm tạ, tri ân, và biết ơn Ngài luôn mãi. Để Chúa luôn chúc lành trên chúng ta và gia đình, ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ, và hơn hết là giúp chúng ta tránh xa tội lỗi, để luôn sống đẹp lòng Chúa. Amen.
Con người sống trên trần gian này có đủ mọi thành phần và mỗi một con người đều có cách lối sống thật khác nhau; không ai giống ai cả!. Có người thì sống thật buông thả không biết trù liệu, bổn phận, và trách nhiệm là gì!. Có người thì biết tính xa nhưng lại tính xa quá mà quên cần phải sống thật trong hiện tại. Có người thì sống như luôn ở trên mây không biết và cần biết thực tế là gì!. Có người thì sống bôn ba và bon chen quá!. Có người thì biết sống, biết hưởng thụ, biết liệu cơm gắp mắm, chấp nhận những gì Chúa trao ban cho cuộc sống hằng ngày dùng đủ. Dùng đủ là sao thưa anh chị em?. Có phải là sống trong những gì chúng ta có?. Có phải là sống cho chính mình thì ít nhưng cho vợ chồng con cái là điều tất yếu và cần thiết?. Vợ chồng cùng có trách nhiệm và có lối giáo dục như nhau để dậy dỗ con cái, để chúng trở thành một con người hữu dụng trong tương lai. Gia đình phải cùng cộng tác với nhau trong mọi việc; nhỏ thì làm chuyện nhỏ; lớn thì làm chuyện lớn và trách nhiệm lớn hơn; và nhất là cha mẹ luôn theo dõi các con trong mọi hành vi chúng làm ở nhà, nơi học đường, và ở ngoài xã hội. Kẻo chúng theo bạn theo bè, băng đảng, thì e khó mà giữ được chúng.
Lời Chúa dậy chúng ta hôm nay trong bài Tin Mừng, xem ra cũng khó mà giữ mình cho được lắm! Vì có phải cha ông của chúng ta trong thời đại xa xưa đã không coi Lời Chúa ra gì, nên mới bị Chúa Cha giáng phạt thật nặng nề và thật kinh khủng. Nhưng rồi mọi người trong thành đó ai chết thì cũng đã chết rồi, còn ai ngoài thành và ở chỗ khác còn sống thì cũng vẫn dửng dưng như không phải chuyện liên can gì đến mình thì thôi cũng mặc kệ. Cũng công nhận rằng có một số người sống trên đời không biết sợ sệt một thứ gì thì cũng gọi là hay, vì nếu cái gì cũng sợ thì làm sao làm được chuyện gì cho đại sự được đây?. Gặp một con người nhát đảm, ai hù gì cũng sợ, thì xem ra là con người ấy thiếu bản lãnh, và thiếu tự tin; cũng chẳng lo được cho chính mình thì hà huống gì lo được cho ai. Nhưng Lời của Chúa dậy chúng ta hôm nay là hãy luôn giữ mình và linh hồn cho khỏi sa chước cám dỗ và rơi vào những cạm bẫy của ma quỷ. Mà ma quỷ thì chúng rất tài tình, dẫn đưa chúng ta đến những nơi phồn hoa đô thị. Dậy chúng ta những trò chơi chết người và những đam mê không thể bỏ được. Như chúng ta thấy những cú dụ dỗ của những sòng bài bạc lớn chẳng hạn. Đi chơi đánh bài thì có xe buýt lớn loại du lịch đón chở chúng ta đi chơi. Chẳng những không tốn đến một xu mà còn cho chúng ta tiền để đến đó mà chơi; đến chiều lại trả chúng ta về nhà. Cứ thế mà những sòng bài này chịu khó dụ riết mà thành công vì họ đã làm cho bao nhiêu con người trở nên ghiền mà giờ không thể nào bỏ cuộc chơi cho được. Khi một người mà đã nghiện rồi thì anh chị em sẽ hiểu rằng cái sức mạnh tàn bạo và độc ác ấy nó gây tác hại ra sao trong một gia đình ấy hay không?. Cái gì họ cũng ăn cắp cho được. Gạo tiền trong nhà không được thì họ đánh đập vợ con; lấy đồ nhà đi cầm rồi không bao giờ có tiền chuộc lại. Thiếu tiền thì theo băng đảng để chúng giao thuốc phiện cho đi bán để lấy tiền mà chơi. Đến khi nào mà vào tù thì họa may mới hết ghiền, còn chưa chừa thì lại gánh thêm một cái ghiền khác là ghiền xì ke ma túy, toàn những thú chơi chết người và mất linh hồn.
Giữ mình và giữ linh hồn quả thật khó lắm không dễ làm thưa anh chị em! Nếu dễ thì làm gì đến nỗi Chúa phải nổi cơn thịnh nộ mà giáng phạt cả một thành không còn dấu vết của những con người chết trôi năm nào; hay nếu có dễ, sao cả thành Chúa phạt cho cháy tàn rụi không còn một dấu vết và tất cả đã thành ra tro bụi và bay mất biến trong không trung. Tội lỗi của thế gian và những đam mê của nó thì bất trị và không có cách chữa từ ngàn xưa đến giờ! Chỉ có một cách duy nhất giúp chúng ta xa được chúng là qua sự cầu nguyện liên lỉ với Ba Ngôi Thiên Chúa, và sự liên kết thật chặt chẽ với Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta Ơn của Chúa Thánh Thần vì Ngài là nguồn mạch của sự sống và của hạnh phúc. Dậy dỗ và hướng dẫn chúng ta đi trên quỹ đạo của yêu thương và thánh thiện. Giúp chúng ta đi đúng đường thẳng lối và trong giới luật của Chúa là giới luật của yêu thương. Kính Chúa và yêu người chỉ đơn giản có thế!. Chúng ta hãy theo sự chỉ dẫn của Thánh Thần, mời Ngài ngự trị trong tâm hồn chúng ta, thì không có sự dữ nào có thể nhập vào chúng ta cho được. Ngài là thành trì thật vững chắc cho nhà linh hồn của chúng ta. Ngài là đá tảng sẽ che chở cho chúng ta khỏi mọi hiểm họa. Nước có dâng cao thì Đá Ngài cũng sẽ nâng cao. Lửa cháy có tàn rụi nhưng Ngài sẽ là nước mát lửa không đụng đến thân thể của chúng ta được.
Ước gì chúng ta luôn hướng và cậy trông vào Ba Ngôi Thiên Chúa. Cảm tạ, tri ân, và biết ơn Ngài luôn mãi. Để Chúa luôn chúc lành trên chúng ta và gia đình, ban cho chúng ta hằng ngày dùng đủ, và hơn hết là giúp chúng ta tránh xa tội lỗi, để luôn sống đẹp lòng Chúa. Amen.
Mùa Vọng mùa của niền hân hoan
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:13 23/11/2010
Hằng năm (năm Phụng vụ) cứ dịp mùa Vọng lại về thì cái sắc màu “tim tím” của phẩm phục phụng vụ đập vào mắt chúng ta trông rất quen mà cũng rất chi là buồn. Phải chăng cái màu tím của phẩm phục phụng vụ mùa Vọng trùng với màu của mùa Chay và những ngày lễ tang, lễ cầu hồn khiến ta dễ xem đó như là biểu thị của sự buồn bã, u sầu? Cũng có thể lắm chứ. Tuy nhiên xét cho hết ý thì mùa Vọng chẳng có chút gì dáng vẻ buồn bã, u sầu cả. Vì sao? Xin mạn phép trình bày cảm nhận riêng mình.
Mùa Vọng: mùa của niềm vui. Chẳng một đặt hy vọng vào một điều xúi quẩy, vào một nỗi bất hạnh hay một chuyện không may, không lành. Có hơi bị bất thường thì mới ngồi chờ mong những điều ấy xảy đến cho mình. Đã là mong chờ, đã là hy vọng thì ai cũng sẽ hy vọng và chờ mong một sự gì đó may mắn, tốt lành, dĩ nhiên là cho mình, cho người thân. Có thể có trường hợp ngoại lệ, mong điều xấu nhưng nhưng thường là cho kẻ thù. Hội thánh dạy chúng ta: “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được xem nhhư mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 30).
Xưa, Chúa đã đến thế gian “không phải là để lên án thế gian nhưng để thế gian nhờ Người mà được cứu độ” (x.Gio 3,17). Hội Thánh dạy chúng ta rằng mạc khải nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi chính Chúa Kitô, cuộc đời và sự nghiệp của Người, những lời giảng dạy của Người, đặc biệt cuộc tử nạn và phục sinh của Người (x.MK số 4; GLCG số 65). Nào chúng ta thử xem Chúa Kitô đến thì những gì đã xảy ra. Chính Chúa minh nhiên khẳng định với các môn đệ của Gioan Tẩy giả: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những gì mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng” (Lc 7,22). Trước đó Ngài cũng đã mặc nhiên nhận vào mình lời Ngôn sứ Isaia loan báo: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng… (Lc 4,18-19). Sau này, thánh Phêrô mạnh dạn minh chứng ở Xêdarê: “quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người giáng phúc thi ân đến đó” (Cvtđ 10, 38). Chúa đến là để ban an bình, ban hạnh phúc. Ngài ban bình an cho chúng ta, một sự bình an không như thế gian ban tặng. Ngài ban hạnh phúc cho ta, hạnh phúc sâu xa và vĩnh cữu mà không một ai có thể cướp mất được. Vì thế, tâm tình phấn khởi hân hoan là tâm tình phải có khi đón chờ Chúa đến. Không chỉ hân hoan mà còn luôn sẵn sàng tỉnh thức. Sao lại không tỉnh thức sẵn sàng khi chờ một niềm vui vô bờ, một hạnh phúc bất tận đang đến với chúng ta.
Xin hầu một câu chuyện bịa như thật: Cảm kích trước tấm lòng anh em cùng tu ngày nào, nhất là tình hiệp nhất, liên đới, bạn Minh nhà ta phấn khởi và không kém phần long trọng tuyên bố: “Nhờ ơn Chúa, mình được may mắn hơn anh em về công ăn việc làm. Dĩ nhiên nhờ thế mà hầu bao của mình ngày càng “căng phồng” lên. Hỏng dám gánh lấy lời chúc dữ của Thầy Giêsu đổ trên đầu những người “lắm của, nhiều tiền”: “Khốn cho các ngươi…” Nay, tôi: Trương lão gia, sau khi bàn luận, thống nhất với bà xã, quyết định như thế này: Mình sẽ trở về quê Việt mừng lễ Giáng Sinh với anh em bạn cùng tu ngày nào. Ngoài hành lý cá nhân bình thường, tôi lận trong lưng 5.000.000,00 USD (năm triệu đô Mỹ). Bạn nào trong số năm người cùng lớp tu ngày xưa đón mình trước ở sân bay Tân Sơn Nhất thì sẽ được tặng một triệu đô la. Mình sẽ về sân bay TSN khoảng đêm 23/12. Giờ giấc chính xác thì không không biết được. Thông báo kết thúc. Trương lão gia xưa nay vốn ngôn hành luôn sánh đôi. “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”.
Chuyện thật như bịa ở sân bay TSN 18 giờ chiều ngày 23/12.
- Ủa, sao Xuân Long không ở nhà để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, rồi con lo chở vợ chở con đi xưng tội đi chứ, gần lễ rồi mà còn ra chực ở sân bay này làm chi? Hùng Dũng vừa nói vừa há cái miệng hơi meo méo.
- Thế thì Dũng không có vợ, đang độc thân chắc. Vất vả sơn cho xong cái Nhà Thờ Thủ Đức hầu kịp Lễ đã bở hơi tai, không chịu nghỉ ở nhà, còn vác cái thân ra đây làm chi? -Long không chịu thua bèn vặn lại.- Dũng vừa gải cái đầu bù xù dính đầy sơn vừa ậm ọe:
- À, bạn bè với nhau cả, phải cố chịu khó, cố thức để chờ đón thằng Minh chứ. Vả lại còng lưng sơn, cả đời tau, đời con tau, cháu tau, chắc gì được triệu đô la. (Hùng Dũng vốn được anh em khen tặng là thẳng như ruột ngựa). Còn chú mày đã có nhà lầu, có xế hộp xịn mà cũng lặn lội vất vả như tớ hả?
- Thức một chút, chầu chực một chút nhằm nhò gì so với một triệu đô trên trời rơi xuống. Thằng Minh đã có lòng thì mình phải có công chứ, hề hề. Long phân bua trong tiếng cười khoái trá.
- Không biết khi mô thằng Minh đến heng. Phải thức thôi, phải sẵn sàng thôi!
- Làm sao mà ngủ được, có mệt, có buồn mấy đi nữa thì cũng cố thức để chờ chứ.
- Thế thì ta làm vài xị lai rai vừa thức vừa chờ.
Đúng là đâu có Long, có Dũng hẳn thời có xị thôi với bất cứ lý do gì dù buồn hay vui, dù trúng mánh hay là công toi. Đang nhậu nhưng mắt của hai bạn không rời cái cổng ra vào của sân bay. Thỉnh thoảng mới đảo qua đảo lại nhìn trời, nhìn người chung quanh để cặp mắt đỡ mỏi. Phải tỉnh thức, phải sẵn sàng vì không biết giờ nào, phút nào lão Trương đến phi trường. Không được phép để mình đứng hàng thứ sáu. Công dã tràng! Ánh đèn điện rực sáng của nhà chờ phi trường cũng không đủ soi tỏ mặt từng người khi mà số người đi đón thân nhân khu vực ‘ga quốc tế” thường đông gấp năm gấp mười số người xuống máy bay, thế mà hình như không một ai ở ngoài vùng phủ sóng của bốn con mắt của hai anh bạn đang nhâm nhi. Bỗng Hùng Dũng la lên:
- Kìa kìa, xem ai có tấm lòng với người thân quá đỗi kìa, ra tận phi trường bằng chiếc xe lăn quả là hết tình hết ý.
- Đâu? đâu? Hình như trông quen quen. Đúng là Hoàng Phúc rồi, một anh bạn bị bệnh teo cơ từ thuở nhỏ. Cả hai vụt chạy đến với “vị” ngồi xe lăn đi đón người thân.
- Phúc hả? Lăn xe từ Hàm Tân-Phan Thiết vào đây hả? Đón ai thế?
- Không lẽ chỉ mình hai ông bạn mới biết tin Trương Văn Minh thôi ư?
- Nè, nói thật đừng trách nghen - cũng là cái ông ruột ngựa Hùng Dũng lên tiếng - Đằng ấy còn mong một triệu đô để làm gì? Vợ con không có, à chưa có, lấy tiền để làm gì?
- Thú thật với hai bạn, trong niềm tin thì Chúa chính là gia nghiệp của mình, nhưng đời sống thực tiển lại cám dỗ mình: tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là là…
- Thôi, thôi, stop. Tụi mình thuộc lòng cái điệp khúc mà các ông cha, vốn không biết chi sự đời như tụi mình mà lại thường thao thao trên bục giảng về chuyện cơm áo gạo tiền. Hùng Dũng ngắt lời chưa xong thì Xuân Long vội tiếp ngay:
- Xì, nói gì đến mấy ông cha. Cơm nước hằng ngày có người bưng bê, có hề lao tâm khổ trí vì miếng cơm manh áo như tụi mình đâu. Hằng ngày giang tay chưa đến một tiếng đồng hồ là có đủ số tiền bằng hoặc hơn tụi mình suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời rồi. Giáo Hội mà cho các ông có rờ mọc ngoằn ngoèo lê thê như tụi mình chắc là ngọng miệng khi giảng về sự khó nghèo, sự từ bỏ. Dũng ta được dịp đế thêm:
- Mình mà như mấy ổng, thì chẳng cần biết tiền bạc làm gì. Hết giang tay rồi tay lại cầm ly nhâm nhi như mấy tiên ông thoát tục. Hoàng Phúc ngắt lời:
- Đừng xỏ xiên các ngài nữa, để sức mà thức canh chừng lão Trương xuống phi trường kẻo hỏng phần thì công toi. Cả ba trở về với nhiệm vụ. Dù trời đã dần về khuya mà chẳng con mắt nào dám chợp. Chợt tiếng Hùng Dũng la lên:
- Mắt mình sao choi chói. Đúng rồi, cái trán ông nào quá láng đây. Một cái trán hói, đầu hơi to to trên vóc người nho nhỏ, ai như…như ông già cao nguyên. Ủa cái lão hói Ban Mê giờ này không lo giải tội, không lo chuẩn bị lễ Giáng Sinh cho bà con, còn mò về đây làm gì cà? Cả nhà chết gần hết rồi còn ai chết nữa đâu mà bỏ cả hai chục ngàn giáo dân trong những ngày đại Lễ này. Xin chào, cha Ban Mê phải không? Có người thân hấp hối dưới này hả? Sao lang thang ở đây giờ này? Mai là Noel rồi, không ở nhà lo cho giáo dân xuống đây làm gì? Thành thật khai báo đi! - Đúng cung giọng của ông ruột ngựa Mai cô Hùng Dũng-
- Chào anh em! Hùng Dũng, Xuân Long, à à cả Hoàng Phúc đây nữa hả. Biết là mai Noel rôi nhưng tớ đã năn nỉ cha phó chạy sô giúp. Sáng mai chạy nước rút về Ban Mê vẫn còn kịp chán. Nếu xe cộ trục trặc hay đường sá sụt lở vì mưa gió mà bà con ở ba bốn điểm còn lại không có Lễ thì sang năm ta bù, năm nào mà không có lễ Noel. Thú thật với các bạn là có đọc tin của Trương Văn Minh. Dù thế nào đi nữa, cũng phải sẵn sàng, phải sẵn sàng tỉnh thức luôn. Dịp may ngàn năm có một, không thể bỏ được. Có thực mới vực được đạo chứ.- Dĩ nhiên, cái ông cha vùng cao nguyên này có đủ lý lẽ về thánh kinh, thần học, luân lý…lẫn mục vụ, để biện minh cho sự hiện diện của mình ở sân bay TSN giờ này.
Câu chuyện bịa như thật hay là thật như bịa vẫn tiếp tục với sự xuất hiện của từng thành viên một lớp tu ngày nào của Tiểu Chúng Viện Hoan Thiện. Ngoại trừ chỉ một thành viên nước ngoài với lý do mua vé máy bay không kịp là cha Trần Thu, biệt hiệu Thu Ca, làm quản xứ một giáo xứ ở Canada (chắc ông cha này chịu chức gần kỷ niệm ngân khánh nên vướng bận nhiều dây mơ rể má!), thì hình như không thiếu một ai, kể cả lão Trần Diễn tận Canada hay chú út Cường tựa là Heo Con xứ Na Uy… Điểm mặt, điểm danh mới biết thiếu các anh Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Go, Nguyễn Công Xuân…những người không thể có mặt cách cụ thể thấy được vì đã khuất núi. Có lẽ mấy bạn này chỉ xài đô la của “ngân hàng âm phủ” mà người ta thường rải cách hào phóng, không chút sợ làm ô nhiễm môi trường trong nhiều đám tang ở đất nước Việt Nam hiện nay.
Trong khi chờ sự xuất hiện của Trương lão gia thì chuyện như thường tình xảy đến là chai, ly, dĩa. Không khí thật phấn khởi hân hoan. Bỗng già làng Nguyễn Phùng tuyên bố một câu như chân lý thực tiển: “Có ngu, có điên mới không tỉnh thức sẵn sàng trước một mối lợi quá lớn như thế này. Phải thức thôi! Năm thằng nào nhận được năm triêụ đô thì phải đem chia đều cho tất cả, dĩ nhiên là không để lão Trương biết. Tất cả phấn khởi hoan hô và cùng dzô 100%. Ông cha Nghĩa ngứa nghề bèn thêm: “Giờ mình mới cảm nghiệm lời Thánh Phaolô: tôi chấp nhận mọi thua thiệt trước một mối lợi lớn là được biết Đức Kitô”. Và ngài thú nhận: “mình chưa thực sự gặp gỡ Chúa Kitô cách nào đó như thánh tông đồ”.
Sẵn sàng, tỉnh thức không phải là điều kiện mà chính là hệ quả kéo theo trước niềm vui đang đón chờ một hạnh phúc bất tận.
Bạn, tôi, chúng ta có thật xác tín rằng Chúa đến để đem hạnh phúc cho nhân loại không? Chúng ta có xác tín Chúa là gia nghiệp của mình không? Như thánh Philipphê, ta có mong được thấy Chúa, được gặp Chúa là đủ cho ta không? (x.Ga 14,8)
Mùa Vọng, mùa mong chờ Chúa lại đến trong vinh quang với ngày tận cùng của vũ trụ vạn vật. Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta chờ mong Chúa đến với mỗi người trong ngay kết thúc cuộc đời này. Nói đến ngày tận thế, thú thực ông cha này không mấy thấy lo cho bằng lũ trẻ choai choai, vì theo lời chúng khai thật thà là vì chưa được sống như người lớn, dĩ nhiên là hàm ý được hưởng cái sự đời này. Còn nói đến ngày chết, quả tôi rất nhiều khi thấy lo lo, sợ sợ, nhất là trong những lần ngã bệnh. Đúng là chỉ có thánh mới phấn khởi hân hoan khi đối diện với cái chết tức là cận kề dịp gặp Chúa, nguồn của mọi phúc lành.
Vấn đề đặt ra là làm sao có được sự xác tín rằng Chúa đến để đem hạnh phúc cho ta. Chúa đến không phải để lên án thế gian nhưng để bất cứ ai tin vào Ngài thì được cứu độ (x.Ga 3,16-17). Và Mùa Vọng phải là mùa của niềm vui, của sự phấn khởi hân hoan. Ước gì một ngày nào đó các phẩm phục mùa Vọng sẽ có sắc màu hồng tươi thay cho cái màu tím có vẻ ảm đạm như hôm nay.
Để mời gọi tín hữu tỉnh thức sẵn sàng, Mẹ Hội thánh giới thiệu cho chúng ta những bài đọc Thánh Kinh trong các thánh Lễ của mùa Vọng luôn ẩn tàng niềm vui. Vui vì dân Chúa sắp được giải phóng khỏi ách nô lệ, lưu đày. Vui vì viễn cảnh hoà bỉnh, công lý, tình thương đang đến gần. Người ta sẽ lấy giáo mác rèn nên lưỡi hái lưỡi liềm. Hoà bình và công lý sẽ giao duyên. Trẻ thơ sẽ vui đùa giũa các dã thú…Nhất là vui vì Chúa sắp đến cứu độ chúng ta.
Quả thật, lấy niềm vui, hạnh phúc để khuyến dụ người ta tỉnh thức sẵn sàng vừa đẹp vừa dễ hơn là lấy tai hoạ để doạ dẫm người ta. Ước gì niềm vui, niềm hạnh phúc ấy không ở đâu xa nhưng là ngay trong nghĩa tình huynh đệ của những người mang danh Kitô hữu, một nghĩa tình vốn đã từng khiến cho nhiều anh em lương dân hay người khác đạo thời giáo hội sơ khai mến thương, thán phục và xin gia nhập cộng đoàn (x.Cvtđ 2,42-47,4,32-35).
Mùa Vọng: mùa của niềm vui. Chẳng một đặt hy vọng vào một điều xúi quẩy, vào một nỗi bất hạnh hay một chuyện không may, không lành. Có hơi bị bất thường thì mới ngồi chờ mong những điều ấy xảy đến cho mình. Đã là mong chờ, đã là hy vọng thì ai cũng sẽ hy vọng và chờ mong một sự gì đó may mắn, tốt lành, dĩ nhiên là cho mình, cho người thân. Có thể có trường hợp ngoại lệ, mong điều xấu nhưng nhưng thường là cho kẻ thù. Hội thánh dạy chúng ta: “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được xem nhhư mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 30).
Xưa, Chúa đã đến thế gian “không phải là để lên án thế gian nhưng để thế gian nhờ Người mà được cứu độ” (x.Gio 3,17). Hội Thánh dạy chúng ta rằng mạc khải nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi chính Chúa Kitô, cuộc đời và sự nghiệp của Người, những lời giảng dạy của Người, đặc biệt cuộc tử nạn và phục sinh của Người (x.MK số 4; GLCG số 65). Nào chúng ta thử xem Chúa Kitô đến thì những gì đã xảy ra. Chính Chúa minh nhiên khẳng định với các môn đệ của Gioan Tẩy giả: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những gì mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng” (Lc 7,22). Trước đó Ngài cũng đã mặc nhiên nhận vào mình lời Ngôn sứ Isaia loan báo: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng… (Lc 4,18-19). Sau này, thánh Phêrô mạnh dạn minh chứng ở Xêdarê: “quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người giáng phúc thi ân đến đó” (Cvtđ 10, 38). Chúa đến là để ban an bình, ban hạnh phúc. Ngài ban bình an cho chúng ta, một sự bình an không như thế gian ban tặng. Ngài ban hạnh phúc cho ta, hạnh phúc sâu xa và vĩnh cữu mà không một ai có thể cướp mất được. Vì thế, tâm tình phấn khởi hân hoan là tâm tình phải có khi đón chờ Chúa đến. Không chỉ hân hoan mà còn luôn sẵn sàng tỉnh thức. Sao lại không tỉnh thức sẵn sàng khi chờ một niềm vui vô bờ, một hạnh phúc bất tận đang đến với chúng ta.
Xin hầu một câu chuyện bịa như thật: Cảm kích trước tấm lòng anh em cùng tu ngày nào, nhất là tình hiệp nhất, liên đới, bạn Minh nhà ta phấn khởi và không kém phần long trọng tuyên bố: “Nhờ ơn Chúa, mình được may mắn hơn anh em về công ăn việc làm. Dĩ nhiên nhờ thế mà hầu bao của mình ngày càng “căng phồng” lên. Hỏng dám gánh lấy lời chúc dữ của Thầy Giêsu đổ trên đầu những người “lắm của, nhiều tiền”: “Khốn cho các ngươi…” Nay, tôi: Trương lão gia, sau khi bàn luận, thống nhất với bà xã, quyết định như thế này: Mình sẽ trở về quê Việt mừng lễ Giáng Sinh với anh em bạn cùng tu ngày nào. Ngoài hành lý cá nhân bình thường, tôi lận trong lưng 5.000.000,00 USD (năm triệu đô Mỹ). Bạn nào trong số năm người cùng lớp tu ngày xưa đón mình trước ở sân bay Tân Sơn Nhất thì sẽ được tặng một triệu đô la. Mình sẽ về sân bay TSN khoảng đêm 23/12. Giờ giấc chính xác thì không không biết được. Thông báo kết thúc. Trương lão gia xưa nay vốn ngôn hành luôn sánh đôi. “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”.
Chuyện thật như bịa ở sân bay TSN 18 giờ chiều ngày 23/12.
- Ủa, sao Xuân Long không ở nhà để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, rồi con lo chở vợ chở con đi xưng tội đi chứ, gần lễ rồi mà còn ra chực ở sân bay này làm chi? Hùng Dũng vừa nói vừa há cái miệng hơi meo méo.
- Thế thì Dũng không có vợ, đang độc thân chắc. Vất vả sơn cho xong cái Nhà Thờ Thủ Đức hầu kịp Lễ đã bở hơi tai, không chịu nghỉ ở nhà, còn vác cái thân ra đây làm chi? -Long không chịu thua bèn vặn lại.- Dũng vừa gải cái đầu bù xù dính đầy sơn vừa ậm ọe:
- À, bạn bè với nhau cả, phải cố chịu khó, cố thức để chờ đón thằng Minh chứ. Vả lại còng lưng sơn, cả đời tau, đời con tau, cháu tau, chắc gì được triệu đô la. (Hùng Dũng vốn được anh em khen tặng là thẳng như ruột ngựa). Còn chú mày đã có nhà lầu, có xế hộp xịn mà cũng lặn lội vất vả như tớ hả?
- Thức một chút, chầu chực một chút nhằm nhò gì so với một triệu đô trên trời rơi xuống. Thằng Minh đã có lòng thì mình phải có công chứ, hề hề. Long phân bua trong tiếng cười khoái trá.
- Không biết khi mô thằng Minh đến heng. Phải thức thôi, phải sẵn sàng thôi!
- Làm sao mà ngủ được, có mệt, có buồn mấy đi nữa thì cũng cố thức để chờ chứ.
- Thế thì ta làm vài xị lai rai vừa thức vừa chờ.
Đúng là đâu có Long, có Dũng hẳn thời có xị thôi với bất cứ lý do gì dù buồn hay vui, dù trúng mánh hay là công toi. Đang nhậu nhưng mắt của hai bạn không rời cái cổng ra vào của sân bay. Thỉnh thoảng mới đảo qua đảo lại nhìn trời, nhìn người chung quanh để cặp mắt đỡ mỏi. Phải tỉnh thức, phải sẵn sàng vì không biết giờ nào, phút nào lão Trương đến phi trường. Không được phép để mình đứng hàng thứ sáu. Công dã tràng! Ánh đèn điện rực sáng của nhà chờ phi trường cũng không đủ soi tỏ mặt từng người khi mà số người đi đón thân nhân khu vực ‘ga quốc tế” thường đông gấp năm gấp mười số người xuống máy bay, thế mà hình như không một ai ở ngoài vùng phủ sóng của bốn con mắt của hai anh bạn đang nhâm nhi. Bỗng Hùng Dũng la lên:
- Kìa kìa, xem ai có tấm lòng với người thân quá đỗi kìa, ra tận phi trường bằng chiếc xe lăn quả là hết tình hết ý.
- Đâu? đâu? Hình như trông quen quen. Đúng là Hoàng Phúc rồi, một anh bạn bị bệnh teo cơ từ thuở nhỏ. Cả hai vụt chạy đến với “vị” ngồi xe lăn đi đón người thân.
- Phúc hả? Lăn xe từ Hàm Tân-Phan Thiết vào đây hả? Đón ai thế?
- Không lẽ chỉ mình hai ông bạn mới biết tin Trương Văn Minh thôi ư?
- Nè, nói thật đừng trách nghen - cũng là cái ông ruột ngựa Hùng Dũng lên tiếng - Đằng ấy còn mong một triệu đô để làm gì? Vợ con không có, à chưa có, lấy tiền để làm gì?
- Thú thật với hai bạn, trong niềm tin thì Chúa chính là gia nghiệp của mình, nhưng đời sống thực tiển lại cám dỗ mình: tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là là…
- Thôi, thôi, stop. Tụi mình thuộc lòng cái điệp khúc mà các ông cha, vốn không biết chi sự đời như tụi mình mà lại thường thao thao trên bục giảng về chuyện cơm áo gạo tiền. Hùng Dũng ngắt lời chưa xong thì Xuân Long vội tiếp ngay:
- Xì, nói gì đến mấy ông cha. Cơm nước hằng ngày có người bưng bê, có hề lao tâm khổ trí vì miếng cơm manh áo như tụi mình đâu. Hằng ngày giang tay chưa đến một tiếng đồng hồ là có đủ số tiền bằng hoặc hơn tụi mình suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời rồi. Giáo Hội mà cho các ông có rờ mọc ngoằn ngoèo lê thê như tụi mình chắc là ngọng miệng khi giảng về sự khó nghèo, sự từ bỏ. Dũng ta được dịp đế thêm:
- Mình mà như mấy ổng, thì chẳng cần biết tiền bạc làm gì. Hết giang tay rồi tay lại cầm ly nhâm nhi như mấy tiên ông thoát tục. Hoàng Phúc ngắt lời:
- Đừng xỏ xiên các ngài nữa, để sức mà thức canh chừng lão Trương xuống phi trường kẻo hỏng phần thì công toi. Cả ba trở về với nhiệm vụ. Dù trời đã dần về khuya mà chẳng con mắt nào dám chợp. Chợt tiếng Hùng Dũng la lên:
- Mắt mình sao choi chói. Đúng rồi, cái trán ông nào quá láng đây. Một cái trán hói, đầu hơi to to trên vóc người nho nhỏ, ai như…như ông già cao nguyên. Ủa cái lão hói Ban Mê giờ này không lo giải tội, không lo chuẩn bị lễ Giáng Sinh cho bà con, còn mò về đây làm gì cà? Cả nhà chết gần hết rồi còn ai chết nữa đâu mà bỏ cả hai chục ngàn giáo dân trong những ngày đại Lễ này. Xin chào, cha Ban Mê phải không? Có người thân hấp hối dưới này hả? Sao lang thang ở đây giờ này? Mai là Noel rồi, không ở nhà lo cho giáo dân xuống đây làm gì? Thành thật khai báo đi! - Đúng cung giọng của ông ruột ngựa Mai cô Hùng Dũng-
- Chào anh em! Hùng Dũng, Xuân Long, à à cả Hoàng Phúc đây nữa hả. Biết là mai Noel rôi nhưng tớ đã năn nỉ cha phó chạy sô giúp. Sáng mai chạy nước rút về Ban Mê vẫn còn kịp chán. Nếu xe cộ trục trặc hay đường sá sụt lở vì mưa gió mà bà con ở ba bốn điểm còn lại không có Lễ thì sang năm ta bù, năm nào mà không có lễ Noel. Thú thật với các bạn là có đọc tin của Trương Văn Minh. Dù thế nào đi nữa, cũng phải sẵn sàng, phải sẵn sàng tỉnh thức luôn. Dịp may ngàn năm có một, không thể bỏ được. Có thực mới vực được đạo chứ.- Dĩ nhiên, cái ông cha vùng cao nguyên này có đủ lý lẽ về thánh kinh, thần học, luân lý…lẫn mục vụ, để biện minh cho sự hiện diện của mình ở sân bay TSN giờ này.
Câu chuyện bịa như thật hay là thật như bịa vẫn tiếp tục với sự xuất hiện của từng thành viên một lớp tu ngày nào của Tiểu Chúng Viện Hoan Thiện. Ngoại trừ chỉ một thành viên nước ngoài với lý do mua vé máy bay không kịp là cha Trần Thu, biệt hiệu Thu Ca, làm quản xứ một giáo xứ ở Canada (chắc ông cha này chịu chức gần kỷ niệm ngân khánh nên vướng bận nhiều dây mơ rể má!), thì hình như không thiếu một ai, kể cả lão Trần Diễn tận Canada hay chú út Cường tựa là Heo Con xứ Na Uy… Điểm mặt, điểm danh mới biết thiếu các anh Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Go, Nguyễn Công Xuân…những người không thể có mặt cách cụ thể thấy được vì đã khuất núi. Có lẽ mấy bạn này chỉ xài đô la của “ngân hàng âm phủ” mà người ta thường rải cách hào phóng, không chút sợ làm ô nhiễm môi trường trong nhiều đám tang ở đất nước Việt Nam hiện nay.
Trong khi chờ sự xuất hiện của Trương lão gia thì chuyện như thường tình xảy đến là chai, ly, dĩa. Không khí thật phấn khởi hân hoan. Bỗng già làng Nguyễn Phùng tuyên bố một câu như chân lý thực tiển: “Có ngu, có điên mới không tỉnh thức sẵn sàng trước một mối lợi quá lớn như thế này. Phải thức thôi! Năm thằng nào nhận được năm triêụ đô thì phải đem chia đều cho tất cả, dĩ nhiên là không để lão Trương biết. Tất cả phấn khởi hoan hô và cùng dzô 100%. Ông cha Nghĩa ngứa nghề bèn thêm: “Giờ mình mới cảm nghiệm lời Thánh Phaolô: tôi chấp nhận mọi thua thiệt trước một mối lợi lớn là được biết Đức Kitô”. Và ngài thú nhận: “mình chưa thực sự gặp gỡ Chúa Kitô cách nào đó như thánh tông đồ”.
Sẵn sàng, tỉnh thức không phải là điều kiện mà chính là hệ quả kéo theo trước niềm vui đang đón chờ một hạnh phúc bất tận.
Bạn, tôi, chúng ta có thật xác tín rằng Chúa đến để đem hạnh phúc cho nhân loại không? Chúng ta có xác tín Chúa là gia nghiệp của mình không? Như thánh Philipphê, ta có mong được thấy Chúa, được gặp Chúa là đủ cho ta không? (x.Ga 14,8)
Mùa Vọng, mùa mong chờ Chúa lại đến trong vinh quang với ngày tận cùng của vũ trụ vạn vật. Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta chờ mong Chúa đến với mỗi người trong ngay kết thúc cuộc đời này. Nói đến ngày tận thế, thú thực ông cha này không mấy thấy lo cho bằng lũ trẻ choai choai, vì theo lời chúng khai thật thà là vì chưa được sống như người lớn, dĩ nhiên là hàm ý được hưởng cái sự đời này. Còn nói đến ngày chết, quả tôi rất nhiều khi thấy lo lo, sợ sợ, nhất là trong những lần ngã bệnh. Đúng là chỉ có thánh mới phấn khởi hân hoan khi đối diện với cái chết tức là cận kề dịp gặp Chúa, nguồn của mọi phúc lành.
Vấn đề đặt ra là làm sao có được sự xác tín rằng Chúa đến để đem hạnh phúc cho ta. Chúa đến không phải để lên án thế gian nhưng để bất cứ ai tin vào Ngài thì được cứu độ (x.Ga 3,16-17). Và Mùa Vọng phải là mùa của niềm vui, của sự phấn khởi hân hoan. Ước gì một ngày nào đó các phẩm phục mùa Vọng sẽ có sắc màu hồng tươi thay cho cái màu tím có vẻ ảm đạm như hôm nay.
Để mời gọi tín hữu tỉnh thức sẵn sàng, Mẹ Hội thánh giới thiệu cho chúng ta những bài đọc Thánh Kinh trong các thánh Lễ của mùa Vọng luôn ẩn tàng niềm vui. Vui vì dân Chúa sắp được giải phóng khỏi ách nô lệ, lưu đày. Vui vì viễn cảnh hoà bỉnh, công lý, tình thương đang đến gần. Người ta sẽ lấy giáo mác rèn nên lưỡi hái lưỡi liềm. Hoà bình và công lý sẽ giao duyên. Trẻ thơ sẽ vui đùa giũa các dã thú…Nhất là vui vì Chúa sắp đến cứu độ chúng ta.
Quả thật, lấy niềm vui, hạnh phúc để khuyến dụ người ta tỉnh thức sẵn sàng vừa đẹp vừa dễ hơn là lấy tai hoạ để doạ dẫm người ta. Ước gì niềm vui, niềm hạnh phúc ấy không ở đâu xa nhưng là ngay trong nghĩa tình huynh đệ của những người mang danh Kitô hữu, một nghĩa tình vốn đã từng khiến cho nhiều anh em lương dân hay người khác đạo thời giáo hội sơ khai mến thương, thán phục và xin gia nhập cộng đoàn (x.Cvtđ 2,42-47,4,32-35).
Sống tỉnh thức và sẵn sàng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:16 23/11/2010
Chúa Nhật Thứ I Mùa Vọng, Năm A.
Một năm Phụng Vụ lại đến. Thời gian cứ thế trôi đều theo nhịp dường như chẳng có gì mới dưới trần gian này. Đông qua, xuân đến, hạ đi, thu lại về. Hết mùa thường niên, đoàn tín hữu Kitô bước vào mùa Vọng, mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên vẫn có đó cái gì mới lạ khi ta bước vào một điểm mốc của thời gian, cho dù đó chỉ là sản phẩm có tính quy ước của con người. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng vụ Kitô giáo, hẳn nhiên vẫn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý, phải đạo, cũng có thể là không và không thể loại trừ những ước vọng cao cả.
Bước vào một chu kỳ mới của niên lịch Phụng vụ, Hội Thánh mẹ, trong năm Phụng vụ năm A này có vẻ hơi lạ thường khi mời gọi chúng ta hướng cái nhìn đến ngày chung cục của thế giới, của đời người chúng ta. Bài tin mừng theo thánh Matthêu tường thuật những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về tính bất ngờ, đột ngột của cái ngày chung cục ấy. Đồng thời Người kêu gọi các khán thính giả lúc bấy giờ cũng như chúng ta hôm nay rằng hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Quy luật tự nhiên giúp ta thêm xác tín rằng sự gì khi đã có khởi đầu thì hẳn có lúc kết thúc.
Vòng đời “thành, trụ, hoại, không” của nhiều vật, nhiều loài hữu hình trước mắt chúng ta là một dấu chứng cho sự kết thúc của vạn vật nói chung và của đời người chúng ta nói riêng. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là tính bất ngờ. Hình ảnh cơn lụt đại hồng thủy thời Noe hay hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người bị đem đi, một người bị để lại, tất thảy đều muốn mô tả sự bất ngờ. Khi nói đến sự bất ngờ người ta thường nói đến hệ quả của nó là sự mất mát, sự thiệt hại hơn là sự may mắn hay là được lợi, cho dù thỉnh thoảng nhiều sự may mắn có xảy đến cách bất ngờ như chuyện trúng số độc đắc. Để tránh những hệ quả xấu, di hại cho hạnh phúc chúng ta đời này, nhất là cho hạnh phúc vĩnh cửu mai sau, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Vậy thế nào là thái độ biết sẵn sàng và tỉnh thức? Hội Thánh, qua bài đọc thứ nhất trích Sách Tiên tri Isaia và bài đọc thứ hai trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Roma, muốn trình bày hai phương thế sống tỉnh thức sẵn sàng, xét theo phương diện tiêu cực và tích cực.
1. Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tiêu cực: Hãy loại bỏ những việc làm đen tối. Hãy dứt khoát với việc chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng, cãi cọ ghen tương. Không chiều theo tính tự nhiên mà thỏa mãn các dục vọng bất chính, đê hèn. Những hành vi bất chính, những thái độ bất xứng, những việc làm ám muội thường là những thái độ, hành vi, việc làm mà ta ít dám thể hiện công khai và thường không muốn cho ai hay, ai biết, ngoại trừ người đồng lõa, người tòng phạm.
Để sống tỉnh thức sẵn sàng theo nghĩa này thì xin hãy nhớ rằng không có sự gì mà sẽ không bị tỏ lộ. Chúng ta có thể che giấu một người nhiều lần. Chúng ta cũng có thể che giấu nhiều người một vài lần. Nhưng chúng ta khó mà che giấu mọi người nhiều lần. Nhất là chúng ta không thể nào che giấu được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can con người, từn người và mọi người (x.Tv 139)
Để sống sẵn sàng tỉnh thức theo ý hướng này không gì hơn hãy minh bạch hóa các việc làm của ta. Một người không ngần ngại công khai hóa các lời nói, tâm tư và hành động của mình thì sẽ tránh được nhiều sai sót, lỗi lầm. Và nếu có lỡ lầm hay sai sót thì cũng sẽ dễ có cơ hội khắc phục, sữa sai nhờ tha nhân góp ý, nhận định, phê bình.
2. Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tích cực: Lấy gươm đao rèn thành cuốc thành cày; lấy giáo mác đúc thành liềm, lưỡi hái. Một động thái tích cực thật tuyệt vời. Đó là quay ngược 180 độ các xu hướng xấu xa, các việc làm ám muội, các hành vi gian ác. Một ngày kia, người ta hỏi văn hào Bernard Shaw, một văn hào rất thông minh và dí dỏm trong lối ứng xử: Nhờ đâu, và bằng cách nào ngài có được những câu ứng xử vừa thông minh vừa dí dỏm như thế? Có gì đâu. Tôi cứ tưởng tượng ra một câu nói thật ngu ngốc và nhạt nhẽo, rồi tôi tìm cách nói ngược lại.
Ai trong chúng ta lại không có những điểm yếu, những nghiêng chiều bất chính, những thói quen không tốt, chẳng hay, nếu chưa muốn nói là xấu xa? Ai trong chúng ta lại không có những tội lỗi mà nếu công khai ra thì thật ngượng ngùng? Ai trong chúng ta lại không có những lầm lỗi hay tái phạm nhiều lần, khó chữa, khó chừa? Cứ vạch rõ chúng ra rồi hãy làm điều ngược lại. Giả như tôi có tật xấu hay bủn xỉn, keo kiệt về tiền bạc thì ước gì tôi tích cực tập chia sẻ cho tha nhân cách cụ thể bằng những đồng tiền rút từ hầu bao của tôi.
Kinh “Cải tội bảy mối, có bảy đức” chúng ta dường như thuộc nằm lòng. Kinh ấy có ra không phải là để chỉ đọc trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng mà là để chúng ta sống. Có thể nói một cách chắc chắn rằng những ai sống nội dung kinh “Cải tội bảy mối…” là đang thật sự tỉnh thức và sẵn sàng.
Người đang sẵn sàng và tỉnh thức thì không có gì là đột ngột hay bất ngờ mà là luôn trong tư thế chuẩn bị và đón chờ. Người biết đón chờ trong tư thế chuẩn bị thì hẳn sẽ gặp nhiều may lành khi giờ Chúa đến. Nói đến giờ Chúa gọi thì có thể có người cho là còn xa. Nhưng chắc chắn người biết chuẩn bị và đón chờ thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trong dịp kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất là Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Một năm Phụng Vụ lại đến. Thời gian cứ thế trôi đều theo nhịp dường như chẳng có gì mới dưới trần gian này. Đông qua, xuân đến, hạ đi, thu lại về. Hết mùa thường niên, đoàn tín hữu Kitô bước vào mùa Vọng, mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên vẫn có đó cái gì mới lạ khi ta bước vào một điểm mốc của thời gian, cho dù đó chỉ là sản phẩm có tính quy ước của con người. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng vụ Kitô giáo, hẳn nhiên vẫn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý, phải đạo, cũng có thể là không và không thể loại trừ những ước vọng cao cả.
Bước vào một chu kỳ mới của niên lịch Phụng vụ, Hội Thánh mẹ, trong năm Phụng vụ năm A này có vẻ hơi lạ thường khi mời gọi chúng ta hướng cái nhìn đến ngày chung cục của thế giới, của đời người chúng ta. Bài tin mừng theo thánh Matthêu tường thuật những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về tính bất ngờ, đột ngột của cái ngày chung cục ấy. Đồng thời Người kêu gọi các khán thính giả lúc bấy giờ cũng như chúng ta hôm nay rằng hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Quy luật tự nhiên giúp ta thêm xác tín rằng sự gì khi đã có khởi đầu thì hẳn có lúc kết thúc.
Vòng đời “thành, trụ, hoại, không” của nhiều vật, nhiều loài hữu hình trước mắt chúng ta là một dấu chứng cho sự kết thúc của vạn vật nói chung và của đời người chúng ta nói riêng. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là tính bất ngờ. Hình ảnh cơn lụt đại hồng thủy thời Noe hay hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người bị đem đi, một người bị để lại, tất thảy đều muốn mô tả sự bất ngờ. Khi nói đến sự bất ngờ người ta thường nói đến hệ quả của nó là sự mất mát, sự thiệt hại hơn là sự may mắn hay là được lợi, cho dù thỉnh thoảng nhiều sự may mắn có xảy đến cách bất ngờ như chuyện trúng số độc đắc. Để tránh những hệ quả xấu, di hại cho hạnh phúc chúng ta đời này, nhất là cho hạnh phúc vĩnh cửu mai sau, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Vậy thế nào là thái độ biết sẵn sàng và tỉnh thức? Hội Thánh, qua bài đọc thứ nhất trích Sách Tiên tri Isaia và bài đọc thứ hai trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Roma, muốn trình bày hai phương thế sống tỉnh thức sẵn sàng, xét theo phương diện tiêu cực và tích cực.
1. Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tiêu cực: Hãy loại bỏ những việc làm đen tối. Hãy dứt khoát với việc chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng, cãi cọ ghen tương. Không chiều theo tính tự nhiên mà thỏa mãn các dục vọng bất chính, đê hèn. Những hành vi bất chính, những thái độ bất xứng, những việc làm ám muội thường là những thái độ, hành vi, việc làm mà ta ít dám thể hiện công khai và thường không muốn cho ai hay, ai biết, ngoại trừ người đồng lõa, người tòng phạm.
Để sống tỉnh thức sẵn sàng theo nghĩa này thì xin hãy nhớ rằng không có sự gì mà sẽ không bị tỏ lộ. Chúng ta có thể che giấu một người nhiều lần. Chúng ta cũng có thể che giấu nhiều người một vài lần. Nhưng chúng ta khó mà che giấu mọi người nhiều lần. Nhất là chúng ta không thể nào che giấu được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can con người, từn người và mọi người (x.Tv 139)
Để sống sẵn sàng tỉnh thức theo ý hướng này không gì hơn hãy minh bạch hóa các việc làm của ta. Một người không ngần ngại công khai hóa các lời nói, tâm tư và hành động của mình thì sẽ tránh được nhiều sai sót, lỗi lầm. Và nếu có lỡ lầm hay sai sót thì cũng sẽ dễ có cơ hội khắc phục, sữa sai nhờ tha nhân góp ý, nhận định, phê bình.
2. Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tích cực: Lấy gươm đao rèn thành cuốc thành cày; lấy giáo mác đúc thành liềm, lưỡi hái. Một động thái tích cực thật tuyệt vời. Đó là quay ngược 180 độ các xu hướng xấu xa, các việc làm ám muội, các hành vi gian ác. Một ngày kia, người ta hỏi văn hào Bernard Shaw, một văn hào rất thông minh và dí dỏm trong lối ứng xử: Nhờ đâu, và bằng cách nào ngài có được những câu ứng xử vừa thông minh vừa dí dỏm như thế? Có gì đâu. Tôi cứ tưởng tượng ra một câu nói thật ngu ngốc và nhạt nhẽo, rồi tôi tìm cách nói ngược lại.
Ai trong chúng ta lại không có những điểm yếu, những nghiêng chiều bất chính, những thói quen không tốt, chẳng hay, nếu chưa muốn nói là xấu xa? Ai trong chúng ta lại không có những tội lỗi mà nếu công khai ra thì thật ngượng ngùng? Ai trong chúng ta lại không có những lầm lỗi hay tái phạm nhiều lần, khó chữa, khó chừa? Cứ vạch rõ chúng ra rồi hãy làm điều ngược lại. Giả như tôi có tật xấu hay bủn xỉn, keo kiệt về tiền bạc thì ước gì tôi tích cực tập chia sẻ cho tha nhân cách cụ thể bằng những đồng tiền rút từ hầu bao của tôi.
Kinh “Cải tội bảy mối, có bảy đức” chúng ta dường như thuộc nằm lòng. Kinh ấy có ra không phải là để chỉ đọc trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng mà là để chúng ta sống. Có thể nói một cách chắc chắn rằng những ai sống nội dung kinh “Cải tội bảy mối…” là đang thật sự tỉnh thức và sẵn sàng.
Người đang sẵn sàng và tỉnh thức thì không có gì là đột ngột hay bất ngờ mà là luôn trong tư thế chuẩn bị và đón chờ. Người biết đón chờ trong tư thế chuẩn bị thì hẳn sẽ gặp nhiều may lành khi giờ Chúa đến. Nói đến giờ Chúa gọi thì có thể có người cho là còn xa. Nhưng chắc chắn người biết chuẩn bị và đón chờ thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trong dịp kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất là Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tấn phong 24 tân hồng y, ngài phán quyền uy có nghĩa là phục vụ
Bùi Hữu Thư
07:49 23/11/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI tấn phong 24 tân hồng y, kể cả hai vị đến từ Hoa Kỳ, và kêu gọi họ phải mạnh dạn trong việc loan truyền và bảo vệ đức tin, và cổ võ cho sự bình an và bình thản trong giáo hội.
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn, và Raymond L. Burke, giám quản tối cao pháp viện Vatican, đã cùng với các hồng y khác từ 13 quốc gia, ngày 20 tháng 11, để chính thức tuyên xưng đức tin Công Giáo của họ và sự trung thành với Đức Thánh Cha.
Sau lời tuyên thệ, tất cả ngoại trừ một vị tân hồng y đã qùy gối trước Đức Thánh Cha để lãnh nhận chiếc nón đỏ, có ba góc biretta, được Đức Thánh Cha nói là “biểu hiệu cho việc quý vị phải sẵn sàng hành động mạnh mẽ, đến độ phải đổ máu ra, để tăng cường đức tin Kitô, để gìn giữ sự an bình và thanh lặng cho dân Chúa và để cho Giáo Hội Công Giáo được tự do và tăng trưởng."
Đức Hồng Y Antonios Naguib, Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo Coptic tại Alexandria, Ai Cập, lãnh nhận một chiếc nón giáo chủ mới và chiếc khăn chùm đầu mầu đen truyền thống có viền đỏ.
Đức Thánh Cha Benedict đồng tế Thánh Lễ ngày 21 tháng 11 với các tân hồng y, và ban cho họ mỗi người một chiếc nhẫn hồng y. Ngài phán đó là dấu chi của một “giao ước hôn phối của họ với giáo hội.”
Đức Thánh Cha nói: Thay vì một chiếc nhẫn có cẩn ngọc quý, các nhẫn vàng có nhận thêm một thánh giá, “cũng vì cùng một lý do phẩm phục của quý vị mầu đỏ để biểu hiệu cho máu, là một biểu tượng của sự sống và tình yêu” như được Chúa Kitô thể hiện qua cuộc hy sinh tử nạn tối hậu để cứu chuộc tất cả mọi người.
Trong Mật Nghị Hội ngày 20 tháng 11, Đức Thánh Cha bổ nhiệm cho mỗi tân hồng y một “giáo xứ tính danh” tại Rôma, khiến cho họ trở thành một thành viên của giáo sĩ đoàn Rôma, cũng như các vị hồng y đầu tiên của giáo hội cũng đã được bổ nhiệm như vậy.
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn, và Raymond L. Burke, giám quản tối cao pháp viện Vatican, đã cùng với các hồng y khác từ 13 quốc gia, ngày 20 tháng 11, để chính thức tuyên xưng đức tin Công Giáo của họ và sự trung thành với Đức Thánh Cha.
Sau lời tuyên thệ, tất cả ngoại trừ một vị tân hồng y đã qùy gối trước Đức Thánh Cha để lãnh nhận chiếc nón đỏ, có ba góc biretta, được Đức Thánh Cha nói là “biểu hiệu cho việc quý vị phải sẵn sàng hành động mạnh mẽ, đến độ phải đổ máu ra, để tăng cường đức tin Kitô, để gìn giữ sự an bình và thanh lặng cho dân Chúa và để cho Giáo Hội Công Giáo được tự do và tăng trưởng."
Đức Hồng Y Antonios Naguib, Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo Coptic tại Alexandria, Ai Cập, lãnh nhận một chiếc nón giáo chủ mới và chiếc khăn chùm đầu mầu đen truyền thống có viền đỏ.
Đức Thánh Cha Benedict đồng tế Thánh Lễ ngày 21 tháng 11 với các tân hồng y, và ban cho họ mỗi người một chiếc nhẫn hồng y. Ngài phán đó là dấu chi của một “giao ước hôn phối của họ với giáo hội.”
Đức Thánh Cha nói: Thay vì một chiếc nhẫn có cẩn ngọc quý, các nhẫn vàng có nhận thêm một thánh giá, “cũng vì cùng một lý do phẩm phục của quý vị mầu đỏ để biểu hiệu cho máu, là một biểu tượng của sự sống và tình yêu” như được Chúa Kitô thể hiện qua cuộc hy sinh tử nạn tối hậu để cứu chuộc tất cả mọi người.
Trong Mật Nghị Hội ngày 20 tháng 11, Đức Thánh Cha bổ nhiệm cho mỗi tân hồng y một “giáo xứ tính danh” tại Rôma, khiến cho họ trở thành một thành viên của giáo sĩ đoàn Rôma, cũng như các vị hồng y đầu tiên của giáo hội cũng đã được bổ nhiệm như vậy.
Nguồn gốc ngày lễ Thánh Thể (Corpus Domini).
Pt Huỳnh Mai Trác
10:35 23/11/2010
Trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phát họa hình ảnh thánh Juliana de Cornillon, đấng đã đóng góp vào ngày lễ “Mình Thánh Chúa” (Corpus Domini) và nghi thức lễ đã được Thánh Thomas Aquinas biên soạn theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Urbain IV.
Thánh Juliana de Cornillon (1191-1258), sinh tại Liège, Bỉ quốc vào cuối thế kỷ thứ XII, là một nữ tu Dòng thánh Augustinô. Trước tiên là một ngày lễ được tôn kính trong giáo phận, sau đó đưọc Đức Giáo Hoàng Urbain IV (1261-1264) cho áp dụng cho toàn thể giáo phận trên thế giới vào năm 1264,
Thánh Juliana mố côi cha mẹ lúc 5 tuổi và được ký thác cho nhà Dòng Augistinô ở Cornillon, sau đó trở thành một nữ tu và đã giữ chức vụ Viện trưởng. Thánh được hấp thụ một nền giáo dục tốt và một đời sống đạo đức cao, có một đời sống tôn kính đặc biệt Mình Thánh Chúa.
Năm 16 tuổi Bà có một thị kiến đầu tiên, làm cho Bà hiểu rằng là khi tôn kính Mình Thánh Chúa, người tín hữu có thêm đức tin vững mạnh, tăng trưởng thêm đức hạnh và được tha thứ những lỗi lầm phạm đến những Bí Tích Thánh. Bà đã bày tỏ với hai người bạn cùng chí hướng và họ đã cùng nhau kết nguyền tôn thờ Mình Thánh Chúa một cách đặc biệt,”
Đức Thánh Cha nói thêm là sau một thời gian do dự, Đức Giám Mục xứ Lièges chấp thuận sang kiến của ba nữ tu và thiết lập một ngày lễ đặc biệt cho giáo phận để tôn kính “Mình Thánh Chúa”. Sau đó nhiều giáo phận cũng làm theo như vậy. Nhưng Thánh Juliana lại “bị hàng giáo sĩ cũng như Bề trên của nhà Dòng chống đối, Bà phải từ giả nhà Dòng cùng với một số nữ tu dén tu viện này đến tu viện khác trong mười năm, cuối cùng là một tu viện thuộc Dòng khổ tu đón nhận, và cho phép được tiếp tục truyền bá việc tôn thờ Mình Thánh Chúa.. Thánh Juliana từ giả cỏi đời ờ Fosses La Ville vào năm 1258.
Vào năm 1264, Đức Gíao Hoàng Urbain IV cho thiếp lập một ngày Lễ trọng tôn thờ Mình Thánh Chúa”(Corpus Domini), ấn định vào ngày thứ năm sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Để chứng minh, Đức Bênêđictô XVI đã dâng lễ tại Orvieto, một thành phố đã xẩy ra phép lạ về Mình Thánh Chúa ở Bolsena trong năm vừa qua và còn đang được lưu giữ trong nhà thờ chánh tòa Orvieto.
Đức Giáo Hoàng Urbain IV đã chỉ thị cho thánh Thomas Aquinas, là một nhà thần học vĩ đại trong lịch sử viết bài phụng vụ chầu Thánh Thể... Sau khi Đức Giáo Hoàng Urbain IV qua đời thì việc Chầu Thánh Thể được thực hành trong một số địa phận xứ Italia, Pháp, Đức và Hung gia Lợi. Đến năm 1317 thì Đức Giáo Hoàng Gioan XXII cỗ võ việc tôn kính “Thánh Thể trên khắp hoàn cầu.
Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui về “mùa xuân” của việc Chầu Thánh Thể đang nẩy nở trong Giáo Hội khắp hoàn cầu. Một số đông lặng thinh cầu nguyện trước Nhà Tạm, chuyện vãn với Chúa Giêsu.
“Đức Thánh Cha rất an ủi vì có những nhóm thanh thiếu niên đã khám phá sự tốt đẹp trong việc cầu nguyện trước Thánh Thể. Và Ngài cũng nhắc đến buổi đọc kinh chiều mà ngài đã chủ tọa ở Hyde Park ỏ Luân đôn vào ngày 18 tháng 9 vừa qua.
Ở trung tâm công viên nước Anh, dưới bóng mát âm u, Đức Thánh Cha đã quì gối tôn thờ Mình Thánh Chúa Rất Thánh làm cho mọi tín hữu noi gương ngài đã cùng quì xuống trên cỏ im lặng trang nghiêm.
Sự đổi mới về việc tôn thờ Thánh Thể được phổ biến từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, bắt đầu từ nước Bỉ vì đó là quê hương của thánh Juliana.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể mọi người hãy noi gương thánh Juliana de Cornillon tin tưởng vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật là căn bản cũng như những cuộc thăm viếng thường xuyên trước Nhà Tạm.
… “Chính nhờ vào sự suy niệm và tôn thờ này mà Chúa lôi cuốn chúng ta đến với Chúa, giúp chúng ta đi vào trong dự mầu nhiệm mà Chúa biến đổi chúng ta như Chúa đã biến đổi bánh và rượu nho (nguồn tin: VIS)
Thánh Juliana de Cornillon (1191-1258), sinh tại Liège, Bỉ quốc vào cuối thế kỷ thứ XII, là một nữ tu Dòng thánh Augustinô. Trước tiên là một ngày lễ được tôn kính trong giáo phận, sau đó đưọc Đức Giáo Hoàng Urbain IV (1261-1264) cho áp dụng cho toàn thể giáo phận trên thế giới vào năm 1264,
Thánh Juliana mố côi cha mẹ lúc 5 tuổi và được ký thác cho nhà Dòng Augistinô ở Cornillon, sau đó trở thành một nữ tu và đã giữ chức vụ Viện trưởng. Thánh được hấp thụ một nền giáo dục tốt và một đời sống đạo đức cao, có một đời sống tôn kính đặc biệt Mình Thánh Chúa.
Năm 16 tuổi Bà có một thị kiến đầu tiên, làm cho Bà hiểu rằng là khi tôn kính Mình Thánh Chúa, người tín hữu có thêm đức tin vững mạnh, tăng trưởng thêm đức hạnh và được tha thứ những lỗi lầm phạm đến những Bí Tích Thánh. Bà đã bày tỏ với hai người bạn cùng chí hướng và họ đã cùng nhau kết nguyền tôn thờ Mình Thánh Chúa một cách đặc biệt,”
Đức Thánh Cha nói thêm là sau một thời gian do dự, Đức Giám Mục xứ Lièges chấp thuận sang kiến của ba nữ tu và thiết lập một ngày lễ đặc biệt cho giáo phận để tôn kính “Mình Thánh Chúa”. Sau đó nhiều giáo phận cũng làm theo như vậy. Nhưng Thánh Juliana lại “bị hàng giáo sĩ cũng như Bề trên của nhà Dòng chống đối, Bà phải từ giả nhà Dòng cùng với một số nữ tu dén tu viện này đến tu viện khác trong mười năm, cuối cùng là một tu viện thuộc Dòng khổ tu đón nhận, và cho phép được tiếp tục truyền bá việc tôn thờ Mình Thánh Chúa.. Thánh Juliana từ giả cỏi đời ờ Fosses La Ville vào năm 1258.
Vào năm 1264, Đức Gíao Hoàng Urbain IV cho thiếp lập một ngày Lễ trọng tôn thờ Mình Thánh Chúa”(Corpus Domini), ấn định vào ngày thứ năm sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Để chứng minh, Đức Bênêđictô XVI đã dâng lễ tại Orvieto, một thành phố đã xẩy ra phép lạ về Mình Thánh Chúa ở Bolsena trong năm vừa qua và còn đang được lưu giữ trong nhà thờ chánh tòa Orvieto.
Đức Giáo Hoàng Urbain IV đã chỉ thị cho thánh Thomas Aquinas, là một nhà thần học vĩ đại trong lịch sử viết bài phụng vụ chầu Thánh Thể... Sau khi Đức Giáo Hoàng Urbain IV qua đời thì việc Chầu Thánh Thể được thực hành trong một số địa phận xứ Italia, Pháp, Đức và Hung gia Lợi. Đến năm 1317 thì Đức Giáo Hoàng Gioan XXII cỗ võ việc tôn kính “Thánh Thể trên khắp hoàn cầu.
Đức Thánh Cha bày tỏ niềm vui về “mùa xuân” của việc Chầu Thánh Thể đang nẩy nở trong Giáo Hội khắp hoàn cầu. Một số đông lặng thinh cầu nguyện trước Nhà Tạm, chuyện vãn với Chúa Giêsu.
“Đức Thánh Cha rất an ủi vì có những nhóm thanh thiếu niên đã khám phá sự tốt đẹp trong việc cầu nguyện trước Thánh Thể. Và Ngài cũng nhắc đến buổi đọc kinh chiều mà ngài đã chủ tọa ở Hyde Park ỏ Luân đôn vào ngày 18 tháng 9 vừa qua.
Ở trung tâm công viên nước Anh, dưới bóng mát âm u, Đức Thánh Cha đã quì gối tôn thờ Mình Thánh Chúa Rất Thánh làm cho mọi tín hữu noi gương ngài đã cùng quì xuống trên cỏ im lặng trang nghiêm.
Sự đổi mới về việc tôn thờ Thánh Thể được phổ biến từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, bắt đầu từ nước Bỉ vì đó là quê hương của thánh Juliana.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể mọi người hãy noi gương thánh Juliana de Cornillon tin tưởng vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật là căn bản cũng như những cuộc thăm viếng thường xuyên trước Nhà Tạm.
… “Chính nhờ vào sự suy niệm và tôn thờ này mà Chúa lôi cuốn chúng ta đến với Chúa, giúp chúng ta đi vào trong dự mầu nhiệm mà Chúa biến đổi chúng ta như Chúa đã biến đổi bánh và rượu nho (nguồn tin: VIS)
Căm Bốt: Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện cho nạn nhân vụ tai nạn Lễ Hội Té Nước
Tiền Hô
10:56 23/11/2010
Nam Vang, Căm Bốt, ngày 23 Tháng Mười Một (UCANews) - Giáo hội Công giáo ở Căm Bốt tổ chức một Thánh Lễ đặc biệt, cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ hỗn loạn trên một cây cầu bắc qua đảo Kim Cương ở thủ đô Nam Vang.
Thủ tướng Hun Sen nói, vụ hỗn loạn xảy ra hôm 22 Tháng Mười Một làm 375 người thiệt mạng và 755 người bị thương, được coi là thảm kịch lớn nhất của Căm Bốt kể từ khi chế độ Pol Pot sụp đổ. Chính phủ công bố sẽ hỗ trợ 5 triệu riel (khoảng 1,215 Mỹ Kim) cho mỗi gia đình để mang thi thể nạn nhân về mai táng.
Căm Bốt dành ngày 25 Tháng Mười Một làm ngày quốc tang. Giáo hội Công giáo tại đây cũng nói là sẽ tổ chức một Thánh Lễ đặc biệt cùng ngày tại nhà thờ Psataught ở thủ đô Nam Vang để cầu nguyện cho người chết trong vụ hỗn loạn này. Sok Sakhan - quản lý viên về thiên tai nói rằng, Caritas Căm Bốt đang sẵn sàng để thực hiện trợ giúp cho nạn nhân, những người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện của chính phủ và các bệnh viện khác.
Chhea Chhem - một nạn nhân 25 tuổi nhớ lại rằng, giữa những buổi hòa nhạc, các cuộc đua thuyền và bắn pháo hoa thì người ta bắt đầu chen lấn để đi qua cây cầu. Nguyên nhân của thảm kịch này hiện chưa rõ ràng.
Mỗi năm, nhiều người Căm Bốt kéo về đảo Kim Cương để tham gia Lễ Hội Té Nước, đảo này nằm tại hợp lưu của bốn con sông chính ở thủ đô Nam Vang.
Theo Đài Á Châu Tự Do, hầu hết nạn nhân chết là vì bị giẫm đạp lên nhau ngay trên cây cầu hoặc bị chết đuối khi nhảy xuống dòng sông. Một số nhân chứng nói, người ta xô đẩy, chen lấn nhau qua cầu khi đột nhiên có tin đồn là cây cầu sắp sập. "Tôi băng qua sông lúc 8 giờ rưỡi tối thì nghe người ta la hét rằng cây cầu sắp sập dẫn đến hỗn loạn. Có người bị ngất xỉu và và một số nhảy ra khỏi cây cầu để thoát thân" - một người chưa khỏi hoàn hồn nói trong bệnh viện. Nhưng một nguồn tin khác cho rằng, cuộc hỗn loạn bắt đầu khi có nhiều người bị điện giật, vì cây cầu này được phủ bằng đèn điện trang trí, thậm chí nó vẫn còn thắp sáng cho đến khi người ta khóc lóc vì có người tử nạn.
Đảo Kim Cương do một ngân hàng địa phương sở hữu và tân trang thành trung tâm hội nghị và triển lãm, nhà hàng và khu giải trí. Nó tổ chức tiệc tùng thâu đêm hôm Thứ Hai. Cuộc hỗn loạn được cho là bắt đầu khi nhiều người đi qua cây cầu đó để trở về thành phố.
Lễ Hội Té Nước hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất và cởi mở nhất của Căm Bốt, đánh dấu sự đảo chiều của dòng chảy giữa sông Mêkông và sông Tonle Sap. Ngoài ra nó được xem như là một cách tạ ơn dòng sông đã cung cấp nước cho đất đai màu mỡ và tôm cá dồi dào.
Căm Bốt dành ngày 25 Tháng Mười Một làm ngày quốc tang. Giáo hội Công giáo tại đây cũng nói là sẽ tổ chức một Thánh Lễ đặc biệt cùng ngày tại nhà thờ Psataught ở thủ đô Nam Vang để cầu nguyện cho người chết trong vụ hỗn loạn này. Sok Sakhan - quản lý viên về thiên tai nói rằng, Caritas Căm Bốt đang sẵn sàng để thực hiện trợ giúp cho nạn nhân, những người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện của chính phủ và các bệnh viện khác.
Chhea Chhem - một nạn nhân 25 tuổi nhớ lại rằng, giữa những buổi hòa nhạc, các cuộc đua thuyền và bắn pháo hoa thì người ta bắt đầu chen lấn để đi qua cây cầu. Nguyên nhân của thảm kịch này hiện chưa rõ ràng.
Mỗi năm, nhiều người Căm Bốt kéo về đảo Kim Cương để tham gia Lễ Hội Té Nước, đảo này nằm tại hợp lưu của bốn con sông chính ở thủ đô Nam Vang.
Theo Đài Á Châu Tự Do, hầu hết nạn nhân chết là vì bị giẫm đạp lên nhau ngay trên cây cầu hoặc bị chết đuối khi nhảy xuống dòng sông. Một số nhân chứng nói, người ta xô đẩy, chen lấn nhau qua cầu khi đột nhiên có tin đồn là cây cầu sắp sập. "Tôi băng qua sông lúc 8 giờ rưỡi tối thì nghe người ta la hét rằng cây cầu sắp sập dẫn đến hỗn loạn. Có người bị ngất xỉu và và một số nhảy ra khỏi cây cầu để thoát thân" - một người chưa khỏi hoàn hồn nói trong bệnh viện. Nhưng một nguồn tin khác cho rằng, cuộc hỗn loạn bắt đầu khi có nhiều người bị điện giật, vì cây cầu này được phủ bằng đèn điện trang trí, thậm chí nó vẫn còn thắp sáng cho đến khi người ta khóc lóc vì có người tử nạn.
Đảo Kim Cương do một ngân hàng địa phương sở hữu và tân trang thành trung tâm hội nghị và triển lãm, nhà hàng và khu giải trí. Nó tổ chức tiệc tùng thâu đêm hôm Thứ Hai. Cuộc hỗn loạn được cho là bắt đầu khi nhiều người đi qua cây cầu đó để trở về thành phố.
Lễ Hội Té Nước hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất và cởi mở nhất của Căm Bốt, đánh dấu sự đảo chiều của dòng chảy giữa sông Mêkông và sông Tonle Sap. Ngoài ra nó được xem như là một cách tạ ơn dòng sông đã cung cấp nước cho đất đai màu mỡ và tôm cá dồi dào.
Nhân lễ Thanksgiving, xin chia sẻ một vài phong tục, tập quán của người Paraguay
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
12:27 23/11/2010
NHÂN LỄ THANKSGIVING, XIN CHIA SẺ MỘT VÀI PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI PARAGUAY
Những ngày tháng cuối năm dương lịch, những quốc gia có truyền thống Ki-tô giáo, nhất là các nước ở châu Mỹ thường có những lễ hội đặc biệt để kiểm điểm lại đời sống và tạ ơn đất trời vì đã ban cho họ những điều tốt lành trong năm qua.
Ở các nước vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada, người ta có một ngày tương tự như vậy mà người ta quen gọi là ngày Thanhsgiving (Lễ tạ ơn).
Thanksgiving được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và nhất là Tạ Ơn đất trời đã ban cho mùa màng đưọc sinh hoa kết trái, lương thực đồi dào và dùng đủ, và tất cả các ơn lành khác ta nhận được trong cuộc sống. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui, và nhất là một bữa tiệc buổi tối, gia đình sum họp ăn uống vui vẻ. Đây là một ngày quan trọng cho đời sống gia đình, nên dù ở xa, con cháu thường về với gia đình.
Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5, tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm. Người ta thường được nghỉ 4 ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay nghỉ học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần Lễ Tạ ơn. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, là những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng.
Ở bên kia đường xích đạo thì khác. Trong khi vùng Bắc Mỹ đang chuẩn bị bước vào mùa Đông lạnh giá vào những tháng cuối năm, thì vùng Nam Mỹ lại bước vào mùa hè nóng bức. Họ cũng có những ngày cuối năm đáng nhớ dù không giống như những người vùng Bắc Mỹ. Người Paraguay quy định năm ngày cuối cùng của năm là “ngày hàn thực”. Trong năm ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước, giống như người Việt trong ngày đưa ông Táo về Trời ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đến ngày tết Dương lịch 1/1 mới được phép nhóm lò nấu bếp để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.
Tôi cũng từng được mời tham dự những ngày này và quan sát những phong tục của những người chịu ảnh hưởng của văn hóa Âu châu dù họ vẫn còn giữ nhiều tập tục địa phương.
Giống như người Phi Luật Tân ở Đông Nam Á dùng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Tagalog trong giao tiếp chính thức, người Paraguay cũng dùng hai ngôn ngữ là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Guaraní. Tiếng Guaraní là ngôn ngữ của người thổ dân có từ lâu đời trước khi người Tây Ban Nha thực dân đến. Tuy những người thực dân đã thành công trong nhiều vấn đề khi thôn tính Paraguay nói riêng và vùng Nam Mỹ nói chung và gần như tất cả các nước châu Mỹ La Tinh hiện giờ đều dùng tiếng Tây Ban Nha trong giao tiếp (ngoại trừ Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha), người Paraguay nói riêng và một số bộ tộc thuộc các quốc gia lân cận vẫn còn biết sử dụng tiếng Guaraní để giao tiếp nội bộ với nhau. Công lao to lớn này thuộc về các nhà truyền giáo đã biết bảo tồn di sản văn hóa và phong tục tập quán của những người bán khai dù chế độ thực dân đã muốn phá bỏ và triệt tiêu.
Trong tiếng Guaraní mà người Paraguay đang dùng không hề hiện hữu hai từ cảm ơn nên đối người thổ dân Guaraní bán khai cũng không hề có sự biết ơn nhau. Chính những nhà truyền giáo đã dạy người thổ dân biết nói lên lời cảm ơn trời đất, và vì thế, khi người dân Paraguay muốn nói lên từ cảm ơn bằng tiếng Guaraní, họ sẽ nói: Aguyje, dịch sang tiếng Tây Ban Nha nghĩa là Que Dios se lo pague (Xin Chúa trả công cho quí vị).
Giống như những quốc gia khác vùng Nam Mỹ, các cô gái Paraguay khi sinh nhật lần thứ 15 đều được gia đình tổ chức một buổi lễ long trọng cả đạo lẫn đời để mọi người biết rằng từ nay những cô gái này bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành và người ta sẽ gọi những cô gái ấy là Señorita- như tiếng Anh thường gọi các cô gái trưởng thành chưa có gia đình là Miss. Vì lẽ đó, các cô bé từ nông thôn đến thành thị rất mong đến ngày sinh nhật lần thứ 15 để được chưng diện, được khoe vẻ đẹp của mình và cũng để được người ta gọi là Señorita. Có cả một nghi thức riêng trong cộng đồng những người Hispanic trong việc cử hành lễ sinh nhật lần thứ 15 cho các cô gái thuộc châu Mỹ La Tinh, và theo đó, các linh mục sẽ cử hành.
Một nghi lễ mang đậm tính tôn giáo khác của người Nam Mỹ nói chung và người Paraguay nói riêng là lễ hội Carnaval, bắt đầu diễn ra vào thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào thứ Sáu Tuần Thánh (dịp này vẫn còn là mùa hè nóng bức), mà thoạt nhìn trên hình ảnh người ta sẽ thấy phản cảm khi nhìn các cô gái thi sắc đẹp với bộ bi-ki-ni gắn nhiều lông chim có màu sắc sặc sỡ với nhiều vòng cườm trên cổ và diễu hành trên các đường phố (có thể xem www.carnaval.com.py). Thực ra từ Carnaval xuất phát từ La Tinh carne-levare (nghĩa là kiêng thịt), vì người dân xứ sở này quanh năm ăn thịt nên họ cử hành buổi lễ này để nhắc nhở người ta biết là bắt đầu bước vào mùa chay, dù qua dòng thời gian biến chuyển, những nghi lễ này bị thương mại hóa và trần tục hóa. Do đó, có thể đối với quốc gia này thì một sự kiện được coi là phản cảm khi phụ nữ ăn mặc hớ hên, nhưng đối với dân tộc khác thì sự hớ hên của các phụ nữ lại biểu trưng cho cái đẹp. Tôi không có ý kiến bất cứ điều gì dưới con mắt quan sát của một nhà truyền giáo đang nghiên cứu về ngành nhân chủng, nhưng đối với tôi, nếu chưa hiểu biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của một phong tục tập quán thì ta không thể kết luận nó tốt hay xấu được.
Phải thực sự nhìn nhận rằng Paraguay và các nước Nam Mỹ nói chung phải biết cám ơn những nhà truyền giáo Dòng Tên, Dòng Phan-xi-cô và các Dòng truyền giáo khác, vì chính những nhà truyền giáo này, chứ không phải những người thực dân Âu Châu, đã đem ánh sang Tin Mừng và nền văn minh tình thương đến cho những người dân tộc bán khai và soi sáng cho họ con đường bước đến chân lý.
Không biết tự bao giờ, có lẽ từ ngày có trí khôn tôi đã thắc mắc nhiều đến hai chữ: Dòng Tên. Tại sao gọi là Dòng Tên? Câu hỏi ấy cứ theo tôi mãi cho đến một ngày tôi đọc được tiểu sử một nhà truyền giáo Dòng Tên nổi tiếng tại Việt Nam với tên gọi là Alexandre de Rhodes (Cố Đắc Lộ), và từ đó tôi luôn thích thú và ngưỡng mộ các vị thừa sai Dòng Tên. Tôi đã mong ước một ngày nào đó tôi cũng được trở nên một nhà truyền giáo giống như họ.
Ở Việt Nam, có lẽ người ngoài công giáo không biết nhiều đến sự nghiệp truyền giáo của Cha Đắc Lộ, nhưng có một chuyện mà người Việt Nam nào cũng phải biết ơn ngài bởi vì chính cha là người đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh mà ngày nay gần 90 triệu người Việt Nam trong nước hay ở hải ngoại đang dùng ngôn ngữ này. Có một con đường, tuy nhỏ, gần khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, mang tên vị thừa sai khả kính này để tôn vinh ngài.
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam trước đây sử dụng chữ viết của người Trung Hoa và bị nô lệ vì chữ viết này. Cách đây không lâu, người Hàn quốc mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Trung Hoa.
Trong khi đó, người người Trung Hoa đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Hoa đến 3 thế kỷ.
Sở dĩ tôi hơi dài dòng như thế về các thừa sai Dòng Tên vì chính nơi tôi đang thi hành công tác truyền giáo cũng mang đậm dấu ấn của các thừa sai Dòng Tên. Ở đất nước Paraguay nhỏ bé này cũng có một vị thánh tử đạo duy nhất là một linh mục Dòng Tên người Paraguay với tên gọi là thánh Roque González de Santacruz mà giáo hội Công giáo tại Paraguay vừa mừng lễ trọng thể ngày 15 tháng 11 vừa qua. Các di tích, các nhà thờ, các cơ sở tôn giáo… hiện giờ vẫn còn ghi dấu của các thừa sai Dòng Tên. Dù là tu sĩ truyền giáo của Dòng Ngôi Lời, tôi vẫn luôn ngưỡng mộ, tâm phục khẩu phục các vị Dòng Tên vì chính họ đã để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.
Ngày 5 tháng 11 vừa qua, Dòng Tên tại Paraguay đã tổ chức thánh lễ chung mừng tất cả các vị thánh của Dòng Tên, và cũng dịp này họ tiếp đón cha Bề Trên Tổng Quyền từ Roma đến Paraguay tham dự cuộc họp của các Bề Trên Thượng Cấp của họ tại Vùng Châu Mỹ La-tin. Cũng tối hôm ấy, tại Trung Tâm Văn Hóa của thủ đô Asunción, Paraguay, họ đã tố chức một buổi hòa nhạc đặc sắc để chào đón cha Tổng Quyền của Dòng mà tôi nghe một số người nói đó là “el Papa Negro” (Giáo Hoàng Đen). Tôi có thắc mắc với cách gọi này và một linh mục người Đức lớn tuổi đã giải thích cho tôi vai trò quan trọng của vị Tổng Quyền Dòng Tên trong những vấn đề của Giáo Hội. Mỗi Hội Dòng có hai khách mời tham dự buổi hòa nhạc này. Tôi được Bề trên cử đi tham dự với tư cách là một nhà đào tạo, và có thể nói đây là lần đầu tiên một anh hai lúa như tôi sau mấy năm lam lũ ở xứ truyền giáo được bước vào rạp hát lớn dành cho khách VIP.
Trong phần giới thiệu các khách mời tham dự, cha Giám tỉnh Dòng Tên Paraguay Carlos Canillas đã cho biết ngoài sự hiện diện của cha Tổng Quyền Dòng Tên Adolfo Nicaolaz Pachón đến từ Rôma, còn có 5 vị giám mục của Dòng Tên vùng châu Mỹ La-tin, có các vị Giám tỉnh của Dòng Tên ở các nước Nam Mỹ và tất cả các khách mời danh dự của các các Dòng và triều đang làm việc ở Paraguay. Về phía chính quyền, có sự tham dự của một số vị Bộ trưởng, các Thượng nghị sĩ từng là học trò của các cha Dòng Tên cũng đến dự. Tuy rạp hát không được rộng rãi lắm như các rạp hát chuyên nghiệp ở Mỹ hay Âu châu nhưng được thiết kế khá đặc biệt cho các buổi trình diễn Opera và kịch nghệ.
Lâu nay tôi cứ nghĩ là các Tu sĩ Dòng Tên chỉ biết dạy học, viết sách và giảng tĩnh tâm, linh thao. Mà quả thực là như thế vì đó chính là chuyên ngành của họ. Chính tại Paraguay trong các cuộc tĩnh tâm hàng năm, nhà Dòng chúng tôi thường mời các cha Dòng Tên đến chia sẻ và giúp tĩnh tâm. Vậy mà tối hôm ấy có một Tu sĩ trẻ Dòng Tên đã điều khiển một nhóm trẻ tuổi từ 9 đến 20 với những nhạc cụ được làm từ những rác thải như nắp bia, lon sữa bò, thùng thiếc hư… để tạo nên một dàn nhạc hòa tấu với những cung điệu tuyệt vời trong phần khai mạc. Đây là một điều ngạc nhiên thú vị đối với tôi vì hồi nào tới giờ tôi chưa từng nghe một cha nào Dòng Tên biết đàn hát! Có lẽ tôi là “con ếch ngồi đáy giếng” nên còn ngu muội chưa biết thế giới bao la kia của các Tu sĩ Dòng Tên ngoài kiến thức uyên thâm còn biết rất nhiều những tài vặt của nghề tay trái.
Phần biểu diễn Ba-lê ấn tượng và chiếm nhiều giờ nhất trong buổi hòa nhạc là vở “Linh Thao của Thánh I-nha-xi-ô” do gần 40 diễn viên chuyên nghiệp trình bày với nhạc nền và ánh sáng huyền ảo của sân khấu đưa người xem vào một cuộc chiêm ngắm từ lúc Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ đến lúc Chúa Phục Sinh. Thật sự tôi chẳng hiểu gì ngôn ngữ của những vũ điệu Ba-lê nhưng những bước chân thoăn thoắt, nhè nhẹ của những diễn viên Ba-lê chuyên nghiệp cộng với những bài nhạc thánh ca hút hồn như Avemaria, la Saeta… đã khiến tôi nhập cuộc trong một giờ linh thao ý nghĩa này. Xem hòa nhạc nhưng lại được linh thao đó là điều tuyệt vời mà lần đầu tiên trong đời tôi được cảm nhận trong vở diễn Ba-lê dưới sự dẫn dắt tài tình của giáo sư Miguel Bonnin.
Kết thúc phần hòa nhạc, các khách mời cùng nhau nâng ly chúc mừng và nói chuyện với nhau ở tiền sảnh Nhà Hát. Tôi có đến chào Cha Tổng Quyền và khi nhìn thấy khuôn mặt Á châu của tôi, ngài tưởng tôi là người Nhật vì ngài nói đã từng làm việc ở Nhật 36 năm. Tôi nói với ngài tôi là người Việt Nam và ngài ồ lên một tiếng và nói với tôi rằng ngài đã từng đến Việt Nam. Tôi thấy ngài bình dị và khiêm nhường quá chừng. Chúng tôi đã chụp hình lưu niệm với nhau và cùng chúc nhau mọi điều tốt đẹp.
Thứ Năm này là ngày Thanksgiving và cũng là những ngày cuối cùng của năm phụng vụ C. Ngồi viết bài này thì nhận được tin linh mục tài hoa Anrê Trần Cao Tường, người sáng lập trang mạng www.dunglac.org rất hữu ích mà tôi yêu thích vừa mới qua đời. Xin thắp lên một nén hương cho cha Anrê và xin Chúa sớm đưa linh hồn cha vào Vương Quốc Vĩnh Cửu của Người. Những ngày tháng cuối năm cũng là lúc chúng ta biết kiểm thảo lại cuộc sống của mình. Nhìn về đất mẹ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới với bao thảm họa thiên nhiên làm thiệt hại nhiều về nhân mạng và vật chất cũng là một lời cảnh tỉnh cho chúng ta, những người còn sống, biết đọc và nhận ra những dấu chỉ thời đại này.
Xin chúc mừng Lễ Tạ Ơn đến những người thân và bạn bè đang sống ở Mỹ và Canada. Chắc là quý vị đang chuẩn bị những con gà tây quay thật ngon để mừng lễ. Tôi cũng quyết định kiếm con gà “đi bộ” để ăn ké lễ này với mọi người. Happy thanksgiving – Feliz thanksgiving. May God bless you all.
Paraguay, dịp lễ Thanksgiving 2010
Những ngày tháng cuối năm dương lịch, những quốc gia có truyền thống Ki-tô giáo, nhất là các nước ở châu Mỹ thường có những lễ hội đặc biệt để kiểm điểm lại đời sống và tạ ơn đất trời vì đã ban cho họ những điều tốt lành trong năm qua.
Ở các nước vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada, người ta có một ngày tương tự như vậy mà người ta quen gọi là ngày Thanhsgiving (Lễ tạ ơn).
Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5, tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm. Người ta thường được nghỉ 4 ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay nghỉ học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần Lễ Tạ ơn. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, là những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng.
Ở bên kia đường xích đạo thì khác. Trong khi vùng Bắc Mỹ đang chuẩn bị bước vào mùa Đông lạnh giá vào những tháng cuối năm, thì vùng Nam Mỹ lại bước vào mùa hè nóng bức. Họ cũng có những ngày cuối năm đáng nhớ dù không giống như những người vùng Bắc Mỹ. Người Paraguay quy định năm ngày cuối cùng của năm là “ngày hàn thực”. Trong năm ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước, giống như người Việt trong ngày đưa ông Táo về Trời ngày 23 tháng chạp hàng năm. Đến ngày tết Dương lịch 1/1 mới được phép nhóm lò nấu bếp để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.
Tôi cũng từng được mời tham dự những ngày này và quan sát những phong tục của những người chịu ảnh hưởng của văn hóa Âu châu dù họ vẫn còn giữ nhiều tập tục địa phương.
Trong tiếng Guaraní mà người Paraguay đang dùng không hề hiện hữu hai từ cảm ơn nên đối người thổ dân Guaraní bán khai cũng không hề có sự biết ơn nhau. Chính những nhà truyền giáo đã dạy người thổ dân biết nói lên lời cảm ơn trời đất, và vì thế, khi người dân Paraguay muốn nói lên từ cảm ơn bằng tiếng Guaraní, họ sẽ nói: Aguyje, dịch sang tiếng Tây Ban Nha nghĩa là Que Dios se lo pague (Xin Chúa trả công cho quí vị).
Một nghi lễ mang đậm tính tôn giáo khác của người Nam Mỹ nói chung và người Paraguay nói riêng là lễ hội Carnaval, bắt đầu diễn ra vào thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào thứ Sáu Tuần Thánh (dịp này vẫn còn là mùa hè nóng bức), mà thoạt nhìn trên hình ảnh người ta sẽ thấy phản cảm khi nhìn các cô gái thi sắc đẹp với bộ bi-ki-ni gắn nhiều lông chim có màu sắc sặc sỡ với nhiều vòng cườm trên cổ và diễu hành trên các đường phố (có thể xem www.carnaval.com.py). Thực ra từ Carnaval xuất phát từ La Tinh carne-levare (nghĩa là kiêng thịt), vì người dân xứ sở này quanh năm ăn thịt nên họ cử hành buổi lễ này để nhắc nhở người ta biết là bắt đầu bước vào mùa chay, dù qua dòng thời gian biến chuyển, những nghi lễ này bị thương mại hóa và trần tục hóa. Do đó, có thể đối với quốc gia này thì một sự kiện được coi là phản cảm khi phụ nữ ăn mặc hớ hên, nhưng đối với dân tộc khác thì sự hớ hên của các phụ nữ lại biểu trưng cho cái đẹp. Tôi không có ý kiến bất cứ điều gì dưới con mắt quan sát của một nhà truyền giáo đang nghiên cứu về ngành nhân chủng, nhưng đối với tôi, nếu chưa hiểu biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của một phong tục tập quán thì ta không thể kết luận nó tốt hay xấu được.
Không biết tự bao giờ, có lẽ từ ngày có trí khôn tôi đã thắc mắc nhiều đến hai chữ: Dòng Tên. Tại sao gọi là Dòng Tên? Câu hỏi ấy cứ theo tôi mãi cho đến một ngày tôi đọc được tiểu sử một nhà truyền giáo Dòng Tên nổi tiếng tại Việt Nam với tên gọi là Alexandre de Rhodes (Cố Đắc Lộ), và từ đó tôi luôn thích thú và ngưỡng mộ các vị thừa sai Dòng Tên. Tôi đã mong ước một ngày nào đó tôi cũng được trở nên một nhà truyền giáo giống như họ.
Ở Việt Nam, có lẽ người ngoài công giáo không biết nhiều đến sự nghiệp truyền giáo của Cha Đắc Lộ, nhưng có một chuyện mà người Việt Nam nào cũng phải biết ơn ngài bởi vì chính cha là người đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh mà ngày nay gần 90 triệu người Việt Nam trong nước hay ở hải ngoại đang dùng ngôn ngữ này. Có một con đường, tuy nhỏ, gần khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, mang tên vị thừa sai khả kính này để tôn vinh ngài.
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam trước đây sử dụng chữ viết của người Trung Hoa và bị nô lệ vì chữ viết này. Cách đây không lâu, người Hàn quốc mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Trung Hoa.
Trong khi đó, người người Trung Hoa đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Hoa đến 3 thế kỷ.
Sở dĩ tôi hơi dài dòng như thế về các thừa sai Dòng Tên vì chính nơi tôi đang thi hành công tác truyền giáo cũng mang đậm dấu ấn của các thừa sai Dòng Tên. Ở đất nước Paraguay nhỏ bé này cũng có một vị thánh tử đạo duy nhất là một linh mục Dòng Tên người Paraguay với tên gọi là thánh Roque González de Santacruz mà giáo hội Công giáo tại Paraguay vừa mừng lễ trọng thể ngày 15 tháng 11 vừa qua. Các di tích, các nhà thờ, các cơ sở tôn giáo… hiện giờ vẫn còn ghi dấu của các thừa sai Dòng Tên. Dù là tu sĩ truyền giáo của Dòng Ngôi Lời, tôi vẫn luôn ngưỡng mộ, tâm phục khẩu phục các vị Dòng Tên vì chính họ đã để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.
Trong phần giới thiệu các khách mời tham dự, cha Giám tỉnh Dòng Tên Paraguay Carlos Canillas đã cho biết ngoài sự hiện diện của cha Tổng Quyền Dòng Tên Adolfo Nicaolaz Pachón đến từ Rôma, còn có 5 vị giám mục của Dòng Tên vùng châu Mỹ La-tin, có các vị Giám tỉnh của Dòng Tên ở các nước Nam Mỹ và tất cả các khách mời danh dự của các các Dòng và triều đang làm việc ở Paraguay. Về phía chính quyền, có sự tham dự của một số vị Bộ trưởng, các Thượng nghị sĩ từng là học trò của các cha Dòng Tên cũng đến dự. Tuy rạp hát không được rộng rãi lắm như các rạp hát chuyên nghiệp ở Mỹ hay Âu châu nhưng được thiết kế khá đặc biệt cho các buổi trình diễn Opera và kịch nghệ.
Lâu nay tôi cứ nghĩ là các Tu sĩ Dòng Tên chỉ biết dạy học, viết sách và giảng tĩnh tâm, linh thao. Mà quả thực là như thế vì đó chính là chuyên ngành của họ. Chính tại Paraguay trong các cuộc tĩnh tâm hàng năm, nhà Dòng chúng tôi thường mời các cha Dòng Tên đến chia sẻ và giúp tĩnh tâm. Vậy mà tối hôm ấy có một Tu sĩ trẻ Dòng Tên đã điều khiển một nhóm trẻ tuổi từ 9 đến 20 với những nhạc cụ được làm từ những rác thải như nắp bia, lon sữa bò, thùng thiếc hư… để tạo nên một dàn nhạc hòa tấu với những cung điệu tuyệt vời trong phần khai mạc. Đây là một điều ngạc nhiên thú vị đối với tôi vì hồi nào tới giờ tôi chưa từng nghe một cha nào Dòng Tên biết đàn hát! Có lẽ tôi là “con ếch ngồi đáy giếng” nên còn ngu muội chưa biết thế giới bao la kia của các Tu sĩ Dòng Tên ngoài kiến thức uyên thâm còn biết rất nhiều những tài vặt của nghề tay trái.
Kết thúc phần hòa nhạc, các khách mời cùng nhau nâng ly chúc mừng và nói chuyện với nhau ở tiền sảnh Nhà Hát. Tôi có đến chào Cha Tổng Quyền và khi nhìn thấy khuôn mặt Á châu của tôi, ngài tưởng tôi là người Nhật vì ngài nói đã từng làm việc ở Nhật 36 năm. Tôi nói với ngài tôi là người Việt Nam và ngài ồ lên một tiếng và nói với tôi rằng ngài đã từng đến Việt Nam. Tôi thấy ngài bình dị và khiêm nhường quá chừng. Chúng tôi đã chụp hình lưu niệm với nhau và cùng chúc nhau mọi điều tốt đẹp.
Thứ Năm này là ngày Thanksgiving và cũng là những ngày cuối cùng của năm phụng vụ C. Ngồi viết bài này thì nhận được tin linh mục tài hoa Anrê Trần Cao Tường, người sáng lập trang mạng www.dunglac.org rất hữu ích mà tôi yêu thích vừa mới qua đời. Xin thắp lên một nén hương cho cha Anrê và xin Chúa sớm đưa linh hồn cha vào Vương Quốc Vĩnh Cửu của Người. Những ngày tháng cuối năm cũng là lúc chúng ta biết kiểm thảo lại cuộc sống của mình. Nhìn về đất mẹ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới với bao thảm họa thiên nhiên làm thiệt hại nhiều về nhân mạng và vật chất cũng là một lời cảnh tỉnh cho chúng ta, những người còn sống, biết đọc và nhận ra những dấu chỉ thời đại này.
Xin chúc mừng Lễ Tạ Ơn đến những người thân và bạn bè đang sống ở Mỹ và Canada. Chắc là quý vị đang chuẩn bị những con gà tây quay thật ngon để mừng lễ. Tôi cũng quyết định kiếm con gà “đi bộ” để ăn ké lễ này với mọi người. Happy thanksgiving – Feliz thanksgiving. May God bless you all.
Paraguay, dịp lễ Thanksgiving 2010
Peter Seewald -Tác giả phỏng vấn Đức Giáo Hoàng cảnh báo về sự cắt xén
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
16:28 23/11/2010
Rôma, 23.11.2010 - Trong vài ngày qua thế giới lên cơn sốt về nhận định của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Đức, ông Peter Seewald khi được hỏi về tính dục và việc phòng ngừa dịch bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS, câu trả lời: „Có thể dựa vào những trường hợp riêng lẻ để biện minh được cho các đối tượng bán dâm là nam giới sử dụng bao cao su nhằm phòng chống HIV/AIDS.“ Việc dùng bao cao su có thể được coi là bước đầu tiên trong việc gánh vác trách nhiệm đạo đức với “ý định giảm nguy cơ lây nhiễm”. Tuy nhiên ĐGH tái khẳng định rằng, bao cao su không phải là giải pháp hợp đạo đức để ngăn chặn bệnh AIDS.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi đã bác bỏ những diễn giải cho rằng có một sự thay đổi giật gân về việc cho dùng bao cao su để ngừa AIDS.
Hôm nay, 23.11.2010 tác giả người Đức, ông Peter Seewald ra mắt sách “Licht der Welt. Der Papst, die Kirche und die Zeichen der Zeit“ - "Ánh sáng thế gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội và dấu chỉ của các thời đại" và dịp này ông muốn cảnh báo về những cắt xén ngượng ngịu để chỉ chú trọng đến việc cho phép sử dụng bao cao su.
Ông Seewald đã đến Rôma vào thứ ba, 23.11.2010 để nói rõ về trọng tâm của cuốn sách. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 muốn bày tỏ quan điểm về cuộc khủng hoảng trên thế giới và trong giáo hội, trong khi đó một nửa thế giới chỉ nói về việc sử dụng bao cao su. Đối với tác giả đó là một trò cười.
Các cuộn băng phỏng vấn của nhà báo Đức Seewald được ghi lại thành sách với nhan đề "Ánh sáng thế gian: Giáo Hoàng, Giáo Hội, và dấu chỉ của các thời đại". Tác giả đã cho biết mùa hè vừa qua làm việc trong sáu tiếng đồng hồ với Đức Giáo Hoàng tại nhà nghỉ hè ở Castel Gandolfo gần Rôma. ĐGH Bênêđictô giải nghĩa trong sách rằng tùy từng trường hợp việc sử dụng bao cao su trong cuộc chiến chống bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS là được phép. Phương tiện truyền thông và các tổ chức tôn giáo giải thích điều này đúng là một thay đổi giật gân về việc cho sử dụng bao cao su để ngừa AIDS. Tòa Thánh đã phản bác luận điệu này: "Đó không phải là một cuộc cách mạng".
Các nhận định ĐGH Bênêđictô về việc sử dụng bao cao su có thể được coi là bước đầu tiên nhắc nhở con người trong việc gánh vác trách nhiệm về tính dục và trách nhiệm đạo đức với việc tạo ra nguy cơ lây nhiễm. Cũng theo tác giả Seewald: „Đức Giáo Hoàng không có quyền ngăn cấm bao cao su.“
ĐGH Bênêđictô nói trong cuốn sách: "Có thể là hợp lý trong các trường hợp cá nhân, chẳng hạn như khi một nam mại dâm sử dụng bao cao su, điều này có thể là một bước đầu tiên hướng tới một sự luân lý hóa". Trong cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng đã không nêu ra phân biệt giữa nữ và nam mại dâm, ông Seewald cho biết. Nơi đây chỉ nói đến việc sử dụng bao cao su trong cuộc chiến chống lại căn bệnh AIDS chết người.
Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Truyền Giáo, Tổng Giám Mục Rino Fisichella lên án việc cắt xén cuộc phỏng vấn trong 6 tiếng chỉ còn lại vài câu duy nhất. Như thế là làm „nhục mạ“ đến trí thức thông minh của ĐGH và là một „khí cụ rẻ tiền“ khi công bố lời của ngài. TGM Rino Fisichella nói thêm: "Ấn tượng đón nhận từ cuốn sách này là của một vị Giáo Hoàng, ngài là người lạc quan mặc dù có rất nhiều khó khăn trong đời sống của Giáo Hội. ĐGH nhìn thấy Giáo Hội vẫn còn sống động và sinh động, ngài dẫn chứng về số lượng linh mục và chủng sinh đang gia tăng trên toàn thế giới. ĐGH nói rõ rằng Giáo Hội không thể giảm đi khi chỉ nhìn đến một mảnh trong một khu vực địa lý."
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức TGM Robert Zollitsch cho biết thực sự các nhận định của ĐGH "không phải là một chấn động, nhưng một cái gì đó mới mà người ta chưa từng nghe được từ vị Giáo Hoàng."
„Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận để cho thực hiện cuốn băng phỏng vấn nhằm trả lời các câu hỏi của nhân loại ngày nay", phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican, cha Federico Lombardi nói trong buổi ra mắt sách.
"Đây là một hình thức học hỏi giáo lý và đối thoại đơn giản, đó là một cuộc phỏng vấn," cha Federico Lombardi cho giới báo chí biết thêm: "ĐGH nói với tôi vào tối thứ hai vừa qua, ngài đã chọn hình thức phỏng vấn để nói chuyện với tất cả mọi người và để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà người ta đặt cho ngài.“
Người đứng đầu Hội Thánh Công Giáo nhận thức chọn lựa một ngôn từ giao tiếp đơn giản và trực tiếp cho cuộc phỏng vấn. Trong cuốn sách mới này Đức Giáo Hoàng đi thẳng vào những về vấn đề bức xúc: từ giao tiếp với nhóm công giáo bảo thủ Pius X đến những vụ bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.
Sách mới của tác gỉa Peter Seewald là tổng hợp của một cuộc trò chuyện gồm 90 câu hỏi: Chưa bao giờ có vị Giáo Hoàng nào trả lời trực tiếp với một nhà báo về thống kê giữa chừng của đời giáo hoàng như thế. Ông Seewald lý thú nhấn mạnh thêm một điều: „Không có sự kiểm duyệt của Vatican.“
Sách dày 256 trang "Ánh sáng thế gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội và dấu chỉ của các thời đại" của tác giả Peter Seewald đã được dịch sang tám ngoại ngữ và độc giả có thể mua trong những nhà sách vào thứ tư, 24.11.2010. Giá bán sách tại Đức: 19,95 €.
Hôm nay, 23.11.2010 tác giả người Đức, ông Peter Seewald ra mắt sách “Licht der Welt. Der Papst, die Kirche und die Zeichen der Zeit“ - "Ánh sáng thế gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội và dấu chỉ của các thời đại" và dịp này ông muốn cảnh báo về những cắt xén ngượng ngịu để chỉ chú trọng đến việc cho phép sử dụng bao cao su.
Ông Seewald đã đến Rôma vào thứ ba, 23.11.2010 để nói rõ về trọng tâm của cuốn sách. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 muốn bày tỏ quan điểm về cuộc khủng hoảng trên thế giới và trong giáo hội, trong khi đó một nửa thế giới chỉ nói về việc sử dụng bao cao su. Đối với tác giả đó là một trò cười.
Các cuộn băng phỏng vấn của nhà báo Đức Seewald được ghi lại thành sách với nhan đề "Ánh sáng thế gian: Giáo Hoàng, Giáo Hội, và dấu chỉ của các thời đại". Tác giả đã cho biết mùa hè vừa qua làm việc trong sáu tiếng đồng hồ với Đức Giáo Hoàng tại nhà nghỉ hè ở Castel Gandolfo gần Rôma. ĐGH Bênêđictô giải nghĩa trong sách rằng tùy từng trường hợp việc sử dụng bao cao su trong cuộc chiến chống bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS là được phép. Phương tiện truyền thông và các tổ chức tôn giáo giải thích điều này đúng là một thay đổi giật gân về việc cho sử dụng bao cao su để ngừa AIDS. Tòa Thánh đã phản bác luận điệu này: "Đó không phải là một cuộc cách mạng".
Các nhận định ĐGH Bênêđictô về việc sử dụng bao cao su có thể được coi là bước đầu tiên nhắc nhở con người trong việc gánh vác trách nhiệm về tính dục và trách nhiệm đạo đức với việc tạo ra nguy cơ lây nhiễm. Cũng theo tác giả Seewald: „Đức Giáo Hoàng không có quyền ngăn cấm bao cao su.“
ĐGH Bênêđictô nói trong cuốn sách: "Có thể là hợp lý trong các trường hợp cá nhân, chẳng hạn như khi một nam mại dâm sử dụng bao cao su, điều này có thể là một bước đầu tiên hướng tới một sự luân lý hóa". Trong cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng đã không nêu ra phân biệt giữa nữ và nam mại dâm, ông Seewald cho biết. Nơi đây chỉ nói đến việc sử dụng bao cao su trong cuộc chiến chống lại căn bệnh AIDS chết người.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức TGM Robert Zollitsch cho biết thực sự các nhận định của ĐGH "không phải là một chấn động, nhưng một cái gì đó mới mà người ta chưa từng nghe được từ vị Giáo Hoàng."
„Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận để cho thực hiện cuốn băng phỏng vấn nhằm trả lời các câu hỏi của nhân loại ngày nay", phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican, cha Federico Lombardi nói trong buổi ra mắt sách.
"Đây là một hình thức học hỏi giáo lý và đối thoại đơn giản, đó là một cuộc phỏng vấn," cha Federico Lombardi cho giới báo chí biết thêm: "ĐGH nói với tôi vào tối thứ hai vừa qua, ngài đã chọn hình thức phỏng vấn để nói chuyện với tất cả mọi người và để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà người ta đặt cho ngài.“
Người đứng đầu Hội Thánh Công Giáo nhận thức chọn lựa một ngôn từ giao tiếp đơn giản và trực tiếp cho cuộc phỏng vấn. Trong cuốn sách mới này Đức Giáo Hoàng đi thẳng vào những về vấn đề bức xúc: từ giao tiếp với nhóm công giáo bảo thủ Pius X đến những vụ bê bối lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.
Sách mới của tác gỉa Peter Seewald là tổng hợp của một cuộc trò chuyện gồm 90 câu hỏi: Chưa bao giờ có vị Giáo Hoàng nào trả lời trực tiếp với một nhà báo về thống kê giữa chừng của đời giáo hoàng như thế. Ông Seewald lý thú nhấn mạnh thêm một điều: „Không có sự kiểm duyệt của Vatican.“
Sách dày 256 trang "Ánh sáng thế gian. Giáo Hoàng, Giáo Hội và dấu chỉ của các thời đại" của tác giả Peter Seewald đã được dịch sang tám ngoại ngữ và độc giả có thể mua trong những nhà sách vào thứ tư, 24.11.2010. Giá bán sách tại Đức: 19,95 €.
Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Bênêđictô XVI (8)
Vũ Văn An
22:48 23/11/2010
Việc công bố lời Chúa và thừa tác vụ đọc sách
Thượng Hội Đồng về Thánh Thể đã từng kêu gọi phải thận trọng hơn trong việc công bố lời Chúa (204). Như đã biết, trong truyền thống La Tinh, dù Tin Mừng do linh mục hay phó tế công bố, nhưng bài đọc một và bài đọc hai do một người được chỉ định đọc sách, cả nam lẫn nữa, công bố. Tôi muốn nhắc lại lời các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng khi các ngài nhấn mạnh một lần nữa nhu cầu huấn luyện thích đáng (205) cho những người thi hành nhiệm vụ (munus) đọc sách trong các cử hành phụng vụ (206), và đặc biệt những người thi hành thừa tác vụ (ministry) đọc sách, một thừa tác vụ tự nó vốn thuộc giáo dân theo nghi lễ La Tinh. Tất cả những ai được trao phó nhiệm vụ này, ngay cả những người không được lập (instituted) vào thừa tác vụ đọc sách, phải là người thực sự xứng đáng và được huấn luyện cẩn thận. Việc giáo dục này phải đặt nặng thánh kinh và phụng vụ cũng như kỹ thuật: “Mục đích của việc huấn luyện về Thánh Kinh là để giúp người đọc sách có khả năng hiểu các bài đọc trong bối cảnh của chúng và nhờ ánh sáng đức tin, họ nhận thức được điểm chính yếu trong sứ điệp mạc khải. Việc huấn luyện về phụng vụ phải trang bị cho người đọc sách nắm vững phần nào ý nghĩa và cấu trúc của phụng vụ lời Chúa và tầm ý nghĩa trong mối liên kết của nó với phụng vụ Thánh Thể. Việc chuẩn bị kỹ thuật nên giúp người đọc sách có kỹ năng trong nghệ thuật đọc trước công chúng, nhờ sức mạnh của giọng nói hay với sự trợ giúp của dụng cụ âm thanh” (207).
Tầm quan trọng của bài giảng lễ
Mỗi thành phần Dân Chúa “đều có bổn phận và trách nhiệm khác nhau liên quan tới lời Chúa. Theo đó, tín hữu lắng nghe lời Chúa và suy niệm lời ấy, nhưng những ai có nhiệm vụ giảng dạy nhờ đã được truyền chức thánh hay đã được trao phó việc thi hành thừa tác vụ này” tức các giám mục, linh mục và phó tế “sẽ giảng giải lời Chúa” (208). Bởi thế, ta hiểu được việc Thượng Hội Đồng rất chú ý tới bài giảng lễ. Trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis, tôi đã nhấn mạnh rằng “vì tầm quan trọng của lời Chúa, phẩm tính bài giảng cần được cải thiện. Bài giảng lễ ‘là một phần của hành động phụng vụ’ và có mục tiêu phát huy một cái hiểu lời Chúa sâu sắc hơn để nó mang lại hoa trái cho đời sống tín hữu” (209). Bài giảng lễ là phương tiện đem lại sự sống cho một đoạn Sách Thánh theo nghĩa giúp tín hữu hiểu ra rằng lời Chúa hiện diện và hành động trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nó nên dẫn đến việc hiểu biết mầu nhiệm đang được cử hành, đóng vai trò thúc đẩy nhận lãnh sứ mệnh và chuẩn bị cộng đoàn cho phần tuyên xưng đức tin, cho lời nguyện chung và cho phụng vụ Thánh Thể. Thành thử, những ai có trọng trách giảng dạy do thừa tác vụ chuyên biệt phải coi trọng trách nhiệm này. Cần phải tránh những bài giảng chung chung và trừu tượng chỉ có tác dụng làm mờ nhạt tính minh bạch của lời Chúa, cũng phải tránh những kiểu giảng giải vòng vèo vô bổ nhằm lôi kéo chú ý vào người giảng chứ không vào trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng. Tín hữu phải nhận ra một cách rõ ràng rằng vị giảng thuyết thực sự có ý nguyện tha thiết muốn trình bày Chúa Kitô, Đấng phải nằm ở trọng tâm mọi bài giảng. Vì lý do này, các vị giảng thuyết cần tiếp xúc một cách gần gũi và thường xuyên với bản văn thánh (210); họ nên chuẩn bị bài giảng bằng cách suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và lòng say mê. Thượng Hội Đồng yêu cầu ta nên để ý những câu hỏi như sau: “Sách Thánh đang được công bố muốn nói gì? Nó nói đích danh điều gì với bản thân tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn dưới ánh sáng hoàn cảnh cụ thể của họ?” (211). Vị giảng thuyết “phải là người trước nhất nghe lời Chúa, lời mà ngài sẽ công bố” (212) vì như Thánh Augustinô từng nói: “Người giảng dạy lời Chúa ở bên ngoài mà không nghe lời ấy trong nội tâm chắc chắn là người vô bổ (barren)” (213). Bài giảng Chúa Nhật và lễ trọng phải được chuẩn bị kỹ càng, nhưng trong các thánh lễ ngày thường có giáo dân, vẫn không quên cung cấp những suy niệm vắn tắt và hợp thời giúp tín hữu chào đón lời Chúa vừa được công bố và đem lại ích lợi cho đời sống hàng ngày của họ.
Sự thích đáng của một cuốn Hướng Dẫn Giảng Lễ
Nghệ thuật giảng dựa trên Sách Các Bài Đọc muốn tốt phải là một nghệ thuật cần được vun trồng. Do đó, để liên tục với ý muốn được Thượng Hội Đồng trước phát biểu (214), tôi yêu cầu các cơ quan có năng quyền, dựa vào đường hướng của cuốn Hợp Tuyển Thánh Thể (215) cũng sẽ chuẩn bị các ấn phẩm có tính thực tiễn giúp các thừa tác viên thi hành trách vụ của họ cách tốt nhất: thí dụ một cuốn Hướng Dẫn Giảng Lễ chẳng hạn, trong đó, các vị giảng thuyết có thể tìm được sự trợ giúp hữu ích trong việc chuẩn bị thi hành thừa tác vụ của mình. Như Thánh Giêrôm từng nhắc nhở ta, việc giảng lễ cần đi đôi với chứng tá một đời sống tốt lành: “hành động của anh em không được mâu thuẫn với lời anh em nói, kẻo khi anh em đang giảng trong nhà thờ, có người dám nghĩ: ‘như thế tại sao ông không hành động như thế đi?’… nơi vị linh mục của Chúa Kitô, tư tưởng và lời nói phải đi đôi với nhau” (216).
Lời Chúa, Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân
Dù Thánh Thể chắc chắn vẫn là trung tâm đối với mối liên hệ giữa lời Chúa và các bí tích, ta vẫn phải nhấn mạnh tầm quan trọng của Sách Thánh trong các bí tích khác, nhất là các bí tích chữa lành, tức Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Vai trò của Sách Thánh trong các bí tích này thường bị bỏ qua, ấy thế nhưng ta cần phải dành cho chúng một chỗ đứng thích đáng. Ta không bao giờ được quên rằng: “lời Chúa là lời hoà giải, vì trong lời ấy, Thiên Chúa đã giao hòa mọi sự với chính Người (xem 2 Cor 5:18-20; Eph 1:10). Sự tha thứ đầy yêu thương của Thiên Chúa, thành xác phàm nơi Chúa Giêsu, đã làm tội nhân trỗi dậy” (217). “Qua lời Chúa, Kitô hữu nhận được ánh sáng để nhìn ra tội lỗi mình và được mời gọi hồi tâm và tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa” (218). Muốn cảm nghiệm một cách sâu sắc hơn sức mạnh hòa giải của lời Chúa, các hối nhân cá thể phải được khuyến khích chuẩn bị việc xưng tội bằng cách đọc hay lắng nghe những lời khuyên của Thánh Kinh như những lời được cung cấp trong nghi thức. Khi ăn năn tội, điều tốt là hối nhân nên sử dụng “lời cầu nguyện dựa vào lời lẽ của Sách Thánh” (219), như những lời đã được ghi trong nghi thức. Khi có thể, điều tốt là trong một số dịp đặc biệt trong năm, hay bất cứ khi nào có cơ hội, việc xưng tội cá thể của một số hối nhân nên diễn ra trong buổi cử hành thống hối như đã được dự trù trong nghi thức, với điều kiện phải tôn trọng các truyền thống phụng vụ khác nhau; ở đây, phải dành nhiều thì giờ hơn cho việc cử hành lời Chúa qua việc dùng các bài đọc thích hợp.
Trong trường hợp Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cũng thế, không nên quên rằng: “sức mạnh chữa lành của lời Chúa là lời mời gọi liên tục để người lắng nghe đích thân hồi tâm” (220). Sách Thánh chứa vô số các trang nói tới sự an ủi, nâng đỡ và chữa lành mà Chúa muốn mang đến. Một cách riêng, ta có thể nghĩ tới sự gần gũi của Chúa Giêsu đối với người đang đau khổ và cách mà Người, trong tư cách Lời nhập thể của Thiên Chúa, đã gánh lấy đau khổ của ta và chịu đau đớn vì thương yêu ta, nhờ thế đã mang lại ý nghĩa cho bệnh tật và sự chết. Điều tốt là trong các giáo xứ và bệnh viện, tùy theo hoàn cảnh, nên tổ chức các buổi cả cộng đoàn cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Trong những dịp này, phải dành nhiều chỗ hơn cho việc cử hành lời Chúa và giúp người bệnh chịu đựng đau đớn trong đức tin, trong kết hợp với lễ hy sinh cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã giải thoát ta khỏi sự ác.
Lời Chúa và Phụng Vụ Các Giờ Kinh
Trong các hình thức cầu nguyện biết nhấn mạnh tới Sách Thánh, Phụng Vụ Các Giờ Kinh hiển nhiên có một chỗ đứng. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng gọi nó là “hình thức ưu tuyển của việc nghe lời Chúa, theo nghĩa nó giúp tín hữu tiếp xúc với Sách Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội” (221). Trên hết, ta nên suy niệm về phẩm tính thần học và giáo hội học sâu xa của lối cầu nguyện này. “Trong Phụng Vụ các Giờ Kinh, Giáo Hội, khi thực thi chức vụ tư tế của Đấng làm Đầu mình, đã ‘không ngừng’ (1 Tx 5:17) dâng lên Thiên Chúa lễ hy sinh ngượi khen nghĩa là hoa trái miệng lưỡi tuyên xưng danh Người (xem Dt 13:15). Lối cầu nguyện này chính là ‘giọng nói của một nàng dâu thỏ thẻ cùng chú rể mình, nó chính là lối cầu nguyện mà chính Chúa Kitô, cùng với Nhiệm Thể Mình, ngỏ cùng Chúa Cha’” (222). Về phương diện này, Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng “tất cả những ai tham gia lối cầu nguyện này không những chu toàn bổn phận của Giáo Hội, mà còn chung chia vinh dự lớn được làm hiền thê của Chúa Kitô; vì nhờ cử hành lời ngợi ca Thiên Chúa, họ đứng trước ngai của Người nhân danh Giáo Hội, Mẹ của họ” (223). Phụng Vụ các Giờ Kinh, trong tư cách lời cầu nguyện công khai của Giáo Hội, nêu ra lý tưởng thánh hóa người Kitô hữu cho ngày sống của họ, được đánh dấu bằng nhịp độ nghe lời Chúa và đọc các Thánh Vịnh; bằng cách này, mọi sinh hoạt đều tìm được điểm qui chiếu trong lời ca ngợi dâng lên Thiên Chúa.
Những ai, vì bậc sống của mình, buộc phải đọc Phụng Vụ Các Giờ Kinh nên thi hành nhiệm vụ này một cách trung thành vì lợi ích của thể Giáo Hội. Các giám mục, linh mục và phó tế đang chuẩn bị thụ phong linh mục, tất cả những ai được Giáo Hội trao trọng trách cử hành phụng vụ này, buộc phải cầu các Giờ Kinh này hàng ngày (224). Còn đối với việc bó buộc cử hành phụng vụ này trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương độc lập, thì phải tuân theo các qui định riêng của luật lệ họ (225). Tôi cũng khuyến khích các cộng đoàn sống đời tận hiến nêu gương sáng trong việc cử hành Phụng Vụ Các Giờ Kinh, và nhờ thế, trở thành điểm qui chiếu và gây cảm hứng cho đời sống thiêng liêng và mục vụ của toàn thể Giáo Hội.
Thượng Hội Đồng yêu cầu để lối cầu nguyện này trở nên phổ biến hơn trong Dân Chúa, nhất là việc đọc các Giờ Kinh Sáng và Kinh Tối. Điều này nhất định sẽ dẫn tới việc làm quen hơn nữa với lời Chúa nơi các tín hữu. Cũng cần nhấn mạnh tới giá trị của Phụng Vụ Các Giờ Kinh đối với Giờ Kinh Tối Thứ Nhất của các Chúa Nhật và Lễ Trọng, đặc biệt trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương. Để đạt mục đích này, tôi khuyên, bất cứ khi nào có thể, các giáo xứ và và các cộng toàn tu sĩ nên cổ vũ lối cầu nguyện này với sự tham dự của tín hữu giáo dân.
Lời Chúa và Sách Phép Lành
Cũng thế, khi sử dụng Sách Phép Lành, cần lưu ý đến phần dành cho việc công bố, nghe và vắn tắt giải thích lời Chúa. Thực vậy, trong các trường hợp được Giáo Hội dự trù và được tín hữu yêu cầu, hành vi chúc lành không nên bị coi như một điều đơn độc tách biệt nhưng có liên hệ, theo mức độ riêng của nó, với đời sống phụng vụ của Dân Chúa. Theo nghĩa ấy, trong tư cách một dấu chỉ thánh thực sự, nó “đã rút tỉa được ý nghĩa và tính hiệu lực từ chính lời Thiên Chúa đang được công bố” (226). Như thế, điều cũng quan trọng là sử dụng các hoàn cảnh này làm phương tiện đánh thức một lần nữa nơi tín hữu lòng đói khát mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (xem Mt 4:4).
Các gợi ý và đề nghị thực tiễn để cổ vũ việc tham gia trọn vẹn hơn vào phụng vụ
Sau khi thảo luận một số yếu tố căn bản trong mối liên hệ giữa phụng vụ và lời Chúa, giờ đây, tôi muốn tiếp nhận và khai triển một số đề nghị và gợi ý được các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đưa ra nhằm mục đích làm cho Dân Chúa mỗi ngày một thân quen hơn với lời Chúa trong bối cảnh sinh hoạt phụng vụ hay, trong bất cứ hoàn cảnh nào, với việc qui chiếu vào sinh hoạt ấy.
a) Cử hành lời Chúa
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng khuyến khích mọi mục tử phát huy thời giờ dành cho việc cử hành lời Chúa trong các cộng đoàn được ủy thác cho các ngài (227). Các cử hành này là những dịp tuyệt vời để gặp gỡ Chúa. Thực hành này chắc chắn mang lợi ích lại cho tín hữu và nên được coi như yếu tố quan trọng của việc huấn luyện phụng vụ. Các cử hành loại này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc chuẩn bị Thánh Thể Chúa Nhật; chúng cũng là cách giúp tín hữu đào sâu hơn vào sự phong phú của Sách Các Bài Đọc, biết cầu nguyện và suy niệm Sách Thánh, nhất là trong các mùa phụng vụ lớn là Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.
Các buổi cử hành lời Chúa phải được đặc biệt khuyến cáo nhất là trong các cộng đoàn, vì thiếu giáo sĩ, nên không thể cử hành được hy lễ Thánh Thể vào các Chúa Nhật và ngày lễ buộc. Nhớ đến các chỉ dẫn đã được nêu ra trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum Caritatis liên quan tới các cuộc cử hành Chúa Nhật mà không có linh mục (228), tôi xin khuyên các vị có thẩm quyền hãy soạn ra các sách hướng dẫn nghi thức, căn cứ vào kinh nghiệm của các giáo hội đặc thù. Trong những hoàn cảnh như thế, việc ấy sẽ cổ vũ các buổi cử hành lời Chúa có khả năng nuôi dưỡng đức tin của tín hữu, trong khi tránh được nguy cơ lẫn lộn hình thức cử hành này với việc cử hành Thánh Thể: “trái lại, chúng là những giây phút tuyệt vời để cầu xin Chúa sai tới các linh mục thánh thiện như lòng Người mong muốn” (229). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng khuyến cáo việc cử hành lời Chúa trong các cuộc hành hương, các ngày lễ đặc biệt, các tuần đại phúc bình dân, các buổi tĩnh huấn thiêng liêng và các ngày đặc biệt dành cho thống hối, đền tạ hay xin tha thứ. Các biểu thức khác nhau của lòng đạo đức bình dân, dù không phải là các hành vi phụng vụ và không được lẫn lộn chúng với các cuộc cử hành phụng vụ, tuy nhiên vẫn nên được các cuộc cử hành này gây cảm hứng và trên hết phải dành chỗ thích đáng cho việc công bố và nghe lời Chúa; “lòng đạo đức bình dân có thể tìm thấy nơi lời Chúa một nguồn linh hứng bất tận, những mẫu mực cầu nguyện khó có thể vượt qua và những điểm phong phú để suy niệm” (230).
b) Lời Chúa và sự im lặng
Trong các góp ý của mình, số đông các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của im lặng trong tương quan với lời Chúa và việc tiếp nhận nó trong đời sống tín hữu (231). Thực vậy, lời Chúa chỉ có thể nói và nghe trong im lặng, cả bề ngoài lẫn bề trong. Thời đại ta không phải là thời đại người ta cổ vũ việc tĩnh tâm; có lúc, ta có cảm tưởng người ta sợ phải tách mình, dù chỉ là giây lát, ra khỏi các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay, vì lý do đó, điều cần thiết là phải giáo dục Dân Chúa biết giá trị của sự im lặng. Tái khám phá tính trung tâm của lời Thiên Chúa trong đời sống Giáo Hội cũng có nghĩa là tái khám phá cảm thức tĩnh tâm và thanh thản nội tâm. Truyền thống vĩ đại của các Giáo Phụ dạy ta rằng các mầu nhiệm của Chúa Kitô đều bao gồm sự im lặng (232). Chỉ trong im lặng, lời Chúa mới tìm được nơi cư ngụ trong ta, như đã tìm được nơi Đức Maria, người phụ nữ của lời nhưng một cách không thể tách biệt, cũng là người phụ nữ của im lặng. Các nền phụng vụ của ta phải làm dễ thái độ lắng nghe chân chính này: Lời càng lên cao, ta càng thiếu lời (Verbo crescente, verba deficiunt) (233).
Tầm quan trọng của điều ấy thấy rõ một cách đặc biệt trong Phụng Vụ Lời Chúa, “một phụng vụ nên được cử hành một cách thiên về suy niệm” (234). Khi được yêu cầu, im lặng phải được coi là “một phần của việc cử hành” (235). Do đó, tôi xin khuyến khích các mục tử cổ vũ các giây phút tĩnh lặng nhờ thế, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, lời Chúa tìm được sự nghinh đón trong trái tim ta.
c) Công bố lời Chúa một cách long trọng
Một gợi ý nữa được nêu ra trong Thượng Hội Đồng là việc công bố lời Chúa, cách riêng Tin Mừng, phải được thực hiện cách long trọng hơn, nhất là trong các ngày lễ phụng vụ lớn, bằng cách sử dụng Sách Tin Mừng để rước kiệu trong nghi thức đầu lễ và sau đó, được một phó tế hay một linh mục cung nghinh lên bục đọc sách để công bố. Việc này sẽ giúp Dân Chúa hiểu ra rằng “đọc Tin Mừng là đỉnh cao của phụng vụ lời Chúa” (236). Theo các chỉ dẫn trong Ordo Lectionum Missae (Qui định các bài đọc trong Thánh Lễ), điều tốt đẹp là lời Chúa, nhất là Tin Mừng, sẽ được tăng giá trị nhờ được công bố bằng cách hát, đặc biệt trong một số lễ trọng. Lời chào, lời công bố khởi đầu: “Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh…” và những lời kết thúc “Tin Mừng của Chúa” (một số nơi: Đó là Lời Chúa) rất có thể được hát như là cách nhấn mạnh tầm quan trọng của điều được đọc (237).
d) Lời Chúa trong các giáo hội Kitô Giáo
Để làm dễ việc nghe lời Chúa, ta cần xem sét các biện pháp có thể giúp kéo chú ý của tín hữu. Nên chứng tỏ có sự quan tâm tới việc vang âm nhà thờ (church acoustics), dĩ nhiên phải tôn trọng thích đáng các qui luật phụng vụ và kiến trúc. “Trong việc xây dựng các nhà thờ, khi được trợ giúp một cách thích đáng, các giám mục nên thận trọng để chúng thích ứng với việc công bố lời Chúa, với việc suy niệm và với việc cử hành Thánh Thể. Các nơi thánh, ngay dù xa hẳn hành vi phụng vụ, cũng nên có nhiều tính diễn cảm (eloquent) và trình bày mầu nhiệm Kitô Giáo liên quan tới lời Chúa” (238).
Phải đặc biệt chú trọng tới bục đọc sách (ambo) như là không gian phụng vụ từ đó lời Chúa được công bố. Nên đặt nó ở một nơi ai cũng thấy rõ khiến tín hữu tự nhiên chú tâm tới nó trong phần phụng vụ lời Chúa. Nó nên ở một nơi nhất định và được trang trí một cách hài hòa thẩm mỹ đối với bàn thờ, để nói lên một cách hữu hình ý nghĩa thần học của chiếc bàn kép cả lời Chúa lẫn Thánh Thể. Các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và kinh Exultet (Hãy Vui Lên) phải được công bố từ bục đọc sách; bục này cũng có thể được sử dụng cho bài giảng và phần lời nguyện giáo dân (239). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đề nghị các nhà thờ nên dành một chỗ danh dự để đặt Sách Thánh, ngay cả ở bên ngoài các cử hành phụng vụ (240). Cuốn sách chứa lời Chúa đương nhiên phải được hưởng chỗ danh dự ai cũng thấy ở bên trong đền thờ Kitô Giáo, mà không phương hại tới vị trí trung tâm dành riêng cho Nhà Chầu để chứa Mình Thánh Chúa (241).
e) Chỉ dùng bản văn thánh trong phụng vụ
Thượng Hội Đồng cũng tái khẳng định một cách rõ ràng một điểm vốn đã được luật phụng vụ qui định (242) tức việc không bao giờ được thay thế các bài đọc rút từ Sách Thánh bằng các bản văn khác, dù các bản văn khác này có ý nghĩa đến bao nhiêu về phương diện thiêng liêng hay mục vụ: “Không một bản văn tu đức hay văn chương nào có thể ngang tầm giá trị và sự phong phú chứa đựng trong Sách Thánh, tức lời Chúa” (243). Đây là một qui luật rất cổ xưa của Giáo Hội mà ta cần duy trì (244). Đứng trước một số lạm dụng, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng lặp lại tầm quan trọng của việc không bao giờ được dùng các bài đọc khác thay thế cho Sách Thánh (245). Cũng cần ghi nhớ rằng Thánh Vịnh Đáp Ca cũng là lời Chúa, và do đó, không được thay thế nó bằng các bản văn khác; thực sự, điều thích hợp hơn cả là hát thánh vịnh này.
f) Phụng ca lấy hứng Thánh Kinh
Như một phần trong việc nâng cao lời Chúa trong phụng vụ, ta cũng nên lưu tâm tới việc sử dụng các ca khúc trong những lúc cần, theo một nghi lễ đặc biệt nào đó. Ưu tiên nên dành cho các ca khúc rõ ràng lấy cảm hứng từ Thánh Kinh và là các ca khúc diễn đạt vẻ đẹp của lời Chúa qua sự hòa hợp giữa nhạc và lời. Ta nên cố gắng hết sức để sử dụng tối đa các ca khúc từng được lưu truyền tới ta từ truyền thống của Giáo Hội, một truyền thống luôn tôn trọng tiêu chuẩn vừa nói. Tôi nghĩ cách riêng tới sự quan trọng của lối hát Grêgôrianô (246).
g) Lưu tâm cách riêng tới những người khuyết tật về thính thị
Ở đây, tôi cũng muốn nhắc lại khuyến cáo của Thượng Hội Đồng khi cho rằng cần lưu tâm đặc biệt tới những ai gặp khó khăn trong việc tham gia tích cực vào phụng vụ; thí dụ, tôi nghĩ tới những người khuyết tật về thính thị. Tôi khuyến khích các cộng đồng Kitô Giáo chúng ta cung ứng mọi trợ giúp thực tiễn có thể có cho các anh chị em đang chịu các khuyết tật này, để cả họ nữa cũng có khả năng cảm nhận được sự tiếp xúc sống động với lời Chúa (247).
Thượng Hội Đồng về Thánh Thể đã từng kêu gọi phải thận trọng hơn trong việc công bố lời Chúa (204). Như đã biết, trong truyền thống La Tinh, dù Tin Mừng do linh mục hay phó tế công bố, nhưng bài đọc một và bài đọc hai do một người được chỉ định đọc sách, cả nam lẫn nữa, công bố. Tôi muốn nhắc lại lời các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng khi các ngài nhấn mạnh một lần nữa nhu cầu huấn luyện thích đáng (205) cho những người thi hành nhiệm vụ (munus) đọc sách trong các cử hành phụng vụ (206), và đặc biệt những người thi hành thừa tác vụ (ministry) đọc sách, một thừa tác vụ tự nó vốn thuộc giáo dân theo nghi lễ La Tinh. Tất cả những ai được trao phó nhiệm vụ này, ngay cả những người không được lập (instituted) vào thừa tác vụ đọc sách, phải là người thực sự xứng đáng và được huấn luyện cẩn thận. Việc giáo dục này phải đặt nặng thánh kinh và phụng vụ cũng như kỹ thuật: “Mục đích của việc huấn luyện về Thánh Kinh là để giúp người đọc sách có khả năng hiểu các bài đọc trong bối cảnh của chúng và nhờ ánh sáng đức tin, họ nhận thức được điểm chính yếu trong sứ điệp mạc khải. Việc huấn luyện về phụng vụ phải trang bị cho người đọc sách nắm vững phần nào ý nghĩa và cấu trúc của phụng vụ lời Chúa và tầm ý nghĩa trong mối liên kết của nó với phụng vụ Thánh Thể. Việc chuẩn bị kỹ thuật nên giúp người đọc sách có kỹ năng trong nghệ thuật đọc trước công chúng, nhờ sức mạnh của giọng nói hay với sự trợ giúp của dụng cụ âm thanh” (207).
Tầm quan trọng của bài giảng lễ
Mỗi thành phần Dân Chúa “đều có bổn phận và trách nhiệm khác nhau liên quan tới lời Chúa. Theo đó, tín hữu lắng nghe lời Chúa và suy niệm lời ấy, nhưng những ai có nhiệm vụ giảng dạy nhờ đã được truyền chức thánh hay đã được trao phó việc thi hành thừa tác vụ này” tức các giám mục, linh mục và phó tế “sẽ giảng giải lời Chúa” (208). Bởi thế, ta hiểu được việc Thượng Hội Đồng rất chú ý tới bài giảng lễ. Trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis, tôi đã nhấn mạnh rằng “vì tầm quan trọng của lời Chúa, phẩm tính bài giảng cần được cải thiện. Bài giảng lễ ‘là một phần của hành động phụng vụ’ và có mục tiêu phát huy một cái hiểu lời Chúa sâu sắc hơn để nó mang lại hoa trái cho đời sống tín hữu” (209). Bài giảng lễ là phương tiện đem lại sự sống cho một đoạn Sách Thánh theo nghĩa giúp tín hữu hiểu ra rằng lời Chúa hiện diện và hành động trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nó nên dẫn đến việc hiểu biết mầu nhiệm đang được cử hành, đóng vai trò thúc đẩy nhận lãnh sứ mệnh và chuẩn bị cộng đoàn cho phần tuyên xưng đức tin, cho lời nguyện chung và cho phụng vụ Thánh Thể. Thành thử, những ai có trọng trách giảng dạy do thừa tác vụ chuyên biệt phải coi trọng trách nhiệm này. Cần phải tránh những bài giảng chung chung và trừu tượng chỉ có tác dụng làm mờ nhạt tính minh bạch của lời Chúa, cũng phải tránh những kiểu giảng giải vòng vèo vô bổ nhằm lôi kéo chú ý vào người giảng chứ không vào trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng. Tín hữu phải nhận ra một cách rõ ràng rằng vị giảng thuyết thực sự có ý nguyện tha thiết muốn trình bày Chúa Kitô, Đấng phải nằm ở trọng tâm mọi bài giảng. Vì lý do này, các vị giảng thuyết cần tiếp xúc một cách gần gũi và thường xuyên với bản văn thánh (210); họ nên chuẩn bị bài giảng bằng cách suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và lòng say mê. Thượng Hội Đồng yêu cầu ta nên để ý những câu hỏi như sau: “Sách Thánh đang được công bố muốn nói gì? Nó nói đích danh điều gì với bản thân tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn dưới ánh sáng hoàn cảnh cụ thể của họ?” (211). Vị giảng thuyết “phải là người trước nhất nghe lời Chúa, lời mà ngài sẽ công bố” (212) vì như Thánh Augustinô từng nói: “Người giảng dạy lời Chúa ở bên ngoài mà không nghe lời ấy trong nội tâm chắc chắn là người vô bổ (barren)” (213). Bài giảng Chúa Nhật và lễ trọng phải được chuẩn bị kỹ càng, nhưng trong các thánh lễ ngày thường có giáo dân, vẫn không quên cung cấp những suy niệm vắn tắt và hợp thời giúp tín hữu chào đón lời Chúa vừa được công bố và đem lại ích lợi cho đời sống hàng ngày của họ.
Sự thích đáng của một cuốn Hướng Dẫn Giảng Lễ
Nghệ thuật giảng dựa trên Sách Các Bài Đọc muốn tốt phải là một nghệ thuật cần được vun trồng. Do đó, để liên tục với ý muốn được Thượng Hội Đồng trước phát biểu (214), tôi yêu cầu các cơ quan có năng quyền, dựa vào đường hướng của cuốn Hợp Tuyển Thánh Thể (215) cũng sẽ chuẩn bị các ấn phẩm có tính thực tiễn giúp các thừa tác viên thi hành trách vụ của họ cách tốt nhất: thí dụ một cuốn Hướng Dẫn Giảng Lễ chẳng hạn, trong đó, các vị giảng thuyết có thể tìm được sự trợ giúp hữu ích trong việc chuẩn bị thi hành thừa tác vụ của mình. Như Thánh Giêrôm từng nhắc nhở ta, việc giảng lễ cần đi đôi với chứng tá một đời sống tốt lành: “hành động của anh em không được mâu thuẫn với lời anh em nói, kẻo khi anh em đang giảng trong nhà thờ, có người dám nghĩ: ‘như thế tại sao ông không hành động như thế đi?’… nơi vị linh mục của Chúa Kitô, tư tưởng và lời nói phải đi đôi với nhau” (216).
Lời Chúa, Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân
Dù Thánh Thể chắc chắn vẫn là trung tâm đối với mối liên hệ giữa lời Chúa và các bí tích, ta vẫn phải nhấn mạnh tầm quan trọng của Sách Thánh trong các bí tích khác, nhất là các bí tích chữa lành, tức Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Vai trò của Sách Thánh trong các bí tích này thường bị bỏ qua, ấy thế nhưng ta cần phải dành cho chúng một chỗ đứng thích đáng. Ta không bao giờ được quên rằng: “lời Chúa là lời hoà giải, vì trong lời ấy, Thiên Chúa đã giao hòa mọi sự với chính Người (xem 2 Cor 5:18-20; Eph 1:10). Sự tha thứ đầy yêu thương của Thiên Chúa, thành xác phàm nơi Chúa Giêsu, đã làm tội nhân trỗi dậy” (217). “Qua lời Chúa, Kitô hữu nhận được ánh sáng để nhìn ra tội lỗi mình và được mời gọi hồi tâm và tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa” (218). Muốn cảm nghiệm một cách sâu sắc hơn sức mạnh hòa giải của lời Chúa, các hối nhân cá thể phải được khuyến khích chuẩn bị việc xưng tội bằng cách đọc hay lắng nghe những lời khuyên của Thánh Kinh như những lời được cung cấp trong nghi thức. Khi ăn năn tội, điều tốt là hối nhân nên sử dụng “lời cầu nguyện dựa vào lời lẽ của Sách Thánh” (219), như những lời đã được ghi trong nghi thức. Khi có thể, điều tốt là trong một số dịp đặc biệt trong năm, hay bất cứ khi nào có cơ hội, việc xưng tội cá thể của một số hối nhân nên diễn ra trong buổi cử hành thống hối như đã được dự trù trong nghi thức, với điều kiện phải tôn trọng các truyền thống phụng vụ khác nhau; ở đây, phải dành nhiều thì giờ hơn cho việc cử hành lời Chúa qua việc dùng các bài đọc thích hợp.
Trong trường hợp Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cũng thế, không nên quên rằng: “sức mạnh chữa lành của lời Chúa là lời mời gọi liên tục để người lắng nghe đích thân hồi tâm” (220). Sách Thánh chứa vô số các trang nói tới sự an ủi, nâng đỡ và chữa lành mà Chúa muốn mang đến. Một cách riêng, ta có thể nghĩ tới sự gần gũi của Chúa Giêsu đối với người đang đau khổ và cách mà Người, trong tư cách Lời nhập thể của Thiên Chúa, đã gánh lấy đau khổ của ta và chịu đau đớn vì thương yêu ta, nhờ thế đã mang lại ý nghĩa cho bệnh tật và sự chết. Điều tốt là trong các giáo xứ và bệnh viện, tùy theo hoàn cảnh, nên tổ chức các buổi cả cộng đoàn cử hành Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Trong những dịp này, phải dành nhiều chỗ hơn cho việc cử hành lời Chúa và giúp người bệnh chịu đựng đau đớn trong đức tin, trong kết hợp với lễ hy sinh cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã giải thoát ta khỏi sự ác.
Lời Chúa và Phụng Vụ Các Giờ Kinh
Trong các hình thức cầu nguyện biết nhấn mạnh tới Sách Thánh, Phụng Vụ Các Giờ Kinh hiển nhiên có một chỗ đứng. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng gọi nó là “hình thức ưu tuyển của việc nghe lời Chúa, theo nghĩa nó giúp tín hữu tiếp xúc với Sách Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội” (221). Trên hết, ta nên suy niệm về phẩm tính thần học và giáo hội học sâu xa của lối cầu nguyện này. “Trong Phụng Vụ các Giờ Kinh, Giáo Hội, khi thực thi chức vụ tư tế của Đấng làm Đầu mình, đã ‘không ngừng’ (1 Tx 5:17) dâng lên Thiên Chúa lễ hy sinh ngượi khen nghĩa là hoa trái miệng lưỡi tuyên xưng danh Người (xem Dt 13:15). Lối cầu nguyện này chính là ‘giọng nói của một nàng dâu thỏ thẻ cùng chú rể mình, nó chính là lối cầu nguyện mà chính Chúa Kitô, cùng với Nhiệm Thể Mình, ngỏ cùng Chúa Cha’” (222). Về phương diện này, Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng “tất cả những ai tham gia lối cầu nguyện này không những chu toàn bổn phận của Giáo Hội, mà còn chung chia vinh dự lớn được làm hiền thê của Chúa Kitô; vì nhờ cử hành lời ngợi ca Thiên Chúa, họ đứng trước ngai của Người nhân danh Giáo Hội, Mẹ của họ” (223). Phụng Vụ các Giờ Kinh, trong tư cách lời cầu nguyện công khai của Giáo Hội, nêu ra lý tưởng thánh hóa người Kitô hữu cho ngày sống của họ, được đánh dấu bằng nhịp độ nghe lời Chúa và đọc các Thánh Vịnh; bằng cách này, mọi sinh hoạt đều tìm được điểm qui chiếu trong lời ca ngợi dâng lên Thiên Chúa.
Những ai, vì bậc sống của mình, buộc phải đọc Phụng Vụ Các Giờ Kinh nên thi hành nhiệm vụ này một cách trung thành vì lợi ích của thể Giáo Hội. Các giám mục, linh mục và phó tế đang chuẩn bị thụ phong linh mục, tất cả những ai được Giáo Hội trao trọng trách cử hành phụng vụ này, buộc phải cầu các Giờ Kinh này hàng ngày (224). Còn đối với việc bó buộc cử hành phụng vụ này trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương độc lập, thì phải tuân theo các qui định riêng của luật lệ họ (225). Tôi cũng khuyến khích các cộng đoàn sống đời tận hiến nêu gương sáng trong việc cử hành Phụng Vụ Các Giờ Kinh, và nhờ thế, trở thành điểm qui chiếu và gây cảm hứng cho đời sống thiêng liêng và mục vụ của toàn thể Giáo Hội.
Thượng Hội Đồng yêu cầu để lối cầu nguyện này trở nên phổ biến hơn trong Dân Chúa, nhất là việc đọc các Giờ Kinh Sáng và Kinh Tối. Điều này nhất định sẽ dẫn tới việc làm quen hơn nữa với lời Chúa nơi các tín hữu. Cũng cần nhấn mạnh tới giá trị của Phụng Vụ Các Giờ Kinh đối với Giờ Kinh Tối Thứ Nhất của các Chúa Nhật và Lễ Trọng, đặc biệt trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương. Để đạt mục đích này, tôi khuyên, bất cứ khi nào có thể, các giáo xứ và và các cộng toàn tu sĩ nên cổ vũ lối cầu nguyện này với sự tham dự của tín hữu giáo dân.
Lời Chúa và Sách Phép Lành
Cũng thế, khi sử dụng Sách Phép Lành, cần lưu ý đến phần dành cho việc công bố, nghe và vắn tắt giải thích lời Chúa. Thực vậy, trong các trường hợp được Giáo Hội dự trù và được tín hữu yêu cầu, hành vi chúc lành không nên bị coi như một điều đơn độc tách biệt nhưng có liên hệ, theo mức độ riêng của nó, với đời sống phụng vụ của Dân Chúa. Theo nghĩa ấy, trong tư cách một dấu chỉ thánh thực sự, nó “đã rút tỉa được ý nghĩa và tính hiệu lực từ chính lời Thiên Chúa đang được công bố” (226). Như thế, điều cũng quan trọng là sử dụng các hoàn cảnh này làm phương tiện đánh thức một lần nữa nơi tín hữu lòng đói khát mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (xem Mt 4:4).
Các gợi ý và đề nghị thực tiễn để cổ vũ việc tham gia trọn vẹn hơn vào phụng vụ
Sau khi thảo luận một số yếu tố căn bản trong mối liên hệ giữa phụng vụ và lời Chúa, giờ đây, tôi muốn tiếp nhận và khai triển một số đề nghị và gợi ý được các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đưa ra nhằm mục đích làm cho Dân Chúa mỗi ngày một thân quen hơn với lời Chúa trong bối cảnh sinh hoạt phụng vụ hay, trong bất cứ hoàn cảnh nào, với việc qui chiếu vào sinh hoạt ấy.
a) Cử hành lời Chúa
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng khuyến khích mọi mục tử phát huy thời giờ dành cho việc cử hành lời Chúa trong các cộng đoàn được ủy thác cho các ngài (227). Các cử hành này là những dịp tuyệt vời để gặp gỡ Chúa. Thực hành này chắc chắn mang lợi ích lại cho tín hữu và nên được coi như yếu tố quan trọng của việc huấn luyện phụng vụ. Các cử hành loại này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc chuẩn bị Thánh Thể Chúa Nhật; chúng cũng là cách giúp tín hữu đào sâu hơn vào sự phong phú của Sách Các Bài Đọc, biết cầu nguyện và suy niệm Sách Thánh, nhất là trong các mùa phụng vụ lớn là Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.
Các buổi cử hành lời Chúa phải được đặc biệt khuyến cáo nhất là trong các cộng đoàn, vì thiếu giáo sĩ, nên không thể cử hành được hy lễ Thánh Thể vào các Chúa Nhật và ngày lễ buộc. Nhớ đến các chỉ dẫn đã được nêu ra trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum Caritatis liên quan tới các cuộc cử hành Chúa Nhật mà không có linh mục (228), tôi xin khuyên các vị có thẩm quyền hãy soạn ra các sách hướng dẫn nghi thức, căn cứ vào kinh nghiệm của các giáo hội đặc thù. Trong những hoàn cảnh như thế, việc ấy sẽ cổ vũ các buổi cử hành lời Chúa có khả năng nuôi dưỡng đức tin của tín hữu, trong khi tránh được nguy cơ lẫn lộn hình thức cử hành này với việc cử hành Thánh Thể: “trái lại, chúng là những giây phút tuyệt vời để cầu xin Chúa sai tới các linh mục thánh thiện như lòng Người mong muốn” (229). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng khuyến cáo việc cử hành lời Chúa trong các cuộc hành hương, các ngày lễ đặc biệt, các tuần đại phúc bình dân, các buổi tĩnh huấn thiêng liêng và các ngày đặc biệt dành cho thống hối, đền tạ hay xin tha thứ. Các biểu thức khác nhau của lòng đạo đức bình dân, dù không phải là các hành vi phụng vụ và không được lẫn lộn chúng với các cuộc cử hành phụng vụ, tuy nhiên vẫn nên được các cuộc cử hành này gây cảm hứng và trên hết phải dành chỗ thích đáng cho việc công bố và nghe lời Chúa; “lòng đạo đức bình dân có thể tìm thấy nơi lời Chúa một nguồn linh hứng bất tận, những mẫu mực cầu nguyện khó có thể vượt qua và những điểm phong phú để suy niệm” (230).
b) Lời Chúa và sự im lặng
Trong các góp ý của mình, số đông các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của im lặng trong tương quan với lời Chúa và việc tiếp nhận nó trong đời sống tín hữu (231). Thực vậy, lời Chúa chỉ có thể nói và nghe trong im lặng, cả bề ngoài lẫn bề trong. Thời đại ta không phải là thời đại người ta cổ vũ việc tĩnh tâm; có lúc, ta có cảm tưởng người ta sợ phải tách mình, dù chỉ là giây lát, ra khỏi các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay, vì lý do đó, điều cần thiết là phải giáo dục Dân Chúa biết giá trị của sự im lặng. Tái khám phá tính trung tâm của lời Thiên Chúa trong đời sống Giáo Hội cũng có nghĩa là tái khám phá cảm thức tĩnh tâm và thanh thản nội tâm. Truyền thống vĩ đại của các Giáo Phụ dạy ta rằng các mầu nhiệm của Chúa Kitô đều bao gồm sự im lặng (232). Chỉ trong im lặng, lời Chúa mới tìm được nơi cư ngụ trong ta, như đã tìm được nơi Đức Maria, người phụ nữ của lời nhưng một cách không thể tách biệt, cũng là người phụ nữ của im lặng. Các nền phụng vụ của ta phải làm dễ thái độ lắng nghe chân chính này: Lời càng lên cao, ta càng thiếu lời (Verbo crescente, verba deficiunt) (233).
Tầm quan trọng của điều ấy thấy rõ một cách đặc biệt trong Phụng Vụ Lời Chúa, “một phụng vụ nên được cử hành một cách thiên về suy niệm” (234). Khi được yêu cầu, im lặng phải được coi là “một phần của việc cử hành” (235). Do đó, tôi xin khuyến khích các mục tử cổ vũ các giây phút tĩnh lặng nhờ thế, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, lời Chúa tìm được sự nghinh đón trong trái tim ta.
c) Công bố lời Chúa một cách long trọng
Một gợi ý nữa được nêu ra trong Thượng Hội Đồng là việc công bố lời Chúa, cách riêng Tin Mừng, phải được thực hiện cách long trọng hơn, nhất là trong các ngày lễ phụng vụ lớn, bằng cách sử dụng Sách Tin Mừng để rước kiệu trong nghi thức đầu lễ và sau đó, được một phó tế hay một linh mục cung nghinh lên bục đọc sách để công bố. Việc này sẽ giúp Dân Chúa hiểu ra rằng “đọc Tin Mừng là đỉnh cao của phụng vụ lời Chúa” (236). Theo các chỉ dẫn trong Ordo Lectionum Missae (Qui định các bài đọc trong Thánh Lễ), điều tốt đẹp là lời Chúa, nhất là Tin Mừng, sẽ được tăng giá trị nhờ được công bố bằng cách hát, đặc biệt trong một số lễ trọng. Lời chào, lời công bố khởi đầu: “Tin mừng Chúa Giêsu theo Thánh…” và những lời kết thúc “Tin Mừng của Chúa” (một số nơi: Đó là Lời Chúa) rất có thể được hát như là cách nhấn mạnh tầm quan trọng của điều được đọc (237).
d) Lời Chúa trong các giáo hội Kitô Giáo
Để làm dễ việc nghe lời Chúa, ta cần xem sét các biện pháp có thể giúp kéo chú ý của tín hữu. Nên chứng tỏ có sự quan tâm tới việc vang âm nhà thờ (church acoustics), dĩ nhiên phải tôn trọng thích đáng các qui luật phụng vụ và kiến trúc. “Trong việc xây dựng các nhà thờ, khi được trợ giúp một cách thích đáng, các giám mục nên thận trọng để chúng thích ứng với việc công bố lời Chúa, với việc suy niệm và với việc cử hành Thánh Thể. Các nơi thánh, ngay dù xa hẳn hành vi phụng vụ, cũng nên có nhiều tính diễn cảm (eloquent) và trình bày mầu nhiệm Kitô Giáo liên quan tới lời Chúa” (238).
Phải đặc biệt chú trọng tới bục đọc sách (ambo) như là không gian phụng vụ từ đó lời Chúa được công bố. Nên đặt nó ở một nơi ai cũng thấy rõ khiến tín hữu tự nhiên chú tâm tới nó trong phần phụng vụ lời Chúa. Nó nên ở một nơi nhất định và được trang trí một cách hài hòa thẩm mỹ đối với bàn thờ, để nói lên một cách hữu hình ý nghĩa thần học của chiếc bàn kép cả lời Chúa lẫn Thánh Thể. Các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và kinh Exultet (Hãy Vui Lên) phải được công bố từ bục đọc sách; bục này cũng có thể được sử dụng cho bài giảng và phần lời nguyện giáo dân (239). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đề nghị các nhà thờ nên dành một chỗ danh dự để đặt Sách Thánh, ngay cả ở bên ngoài các cử hành phụng vụ (240). Cuốn sách chứa lời Chúa đương nhiên phải được hưởng chỗ danh dự ai cũng thấy ở bên trong đền thờ Kitô Giáo, mà không phương hại tới vị trí trung tâm dành riêng cho Nhà Chầu để chứa Mình Thánh Chúa (241).
e) Chỉ dùng bản văn thánh trong phụng vụ
Thượng Hội Đồng cũng tái khẳng định một cách rõ ràng một điểm vốn đã được luật phụng vụ qui định (242) tức việc không bao giờ được thay thế các bài đọc rút từ Sách Thánh bằng các bản văn khác, dù các bản văn khác này có ý nghĩa đến bao nhiêu về phương diện thiêng liêng hay mục vụ: “Không một bản văn tu đức hay văn chương nào có thể ngang tầm giá trị và sự phong phú chứa đựng trong Sách Thánh, tức lời Chúa” (243). Đây là một qui luật rất cổ xưa của Giáo Hội mà ta cần duy trì (244). Đứng trước một số lạm dụng, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng lặp lại tầm quan trọng của việc không bao giờ được dùng các bài đọc khác thay thế cho Sách Thánh (245). Cũng cần ghi nhớ rằng Thánh Vịnh Đáp Ca cũng là lời Chúa, và do đó, không được thay thế nó bằng các bản văn khác; thực sự, điều thích hợp hơn cả là hát thánh vịnh này.
f) Phụng ca lấy hứng Thánh Kinh
Như một phần trong việc nâng cao lời Chúa trong phụng vụ, ta cũng nên lưu tâm tới việc sử dụng các ca khúc trong những lúc cần, theo một nghi lễ đặc biệt nào đó. Ưu tiên nên dành cho các ca khúc rõ ràng lấy cảm hứng từ Thánh Kinh và là các ca khúc diễn đạt vẻ đẹp của lời Chúa qua sự hòa hợp giữa nhạc và lời. Ta nên cố gắng hết sức để sử dụng tối đa các ca khúc từng được lưu truyền tới ta từ truyền thống của Giáo Hội, một truyền thống luôn tôn trọng tiêu chuẩn vừa nói. Tôi nghĩ cách riêng tới sự quan trọng của lối hát Grêgôrianô (246).
g) Lưu tâm cách riêng tới những người khuyết tật về thính thị
Ở đây, tôi cũng muốn nhắc lại khuyến cáo của Thượng Hội Đồng khi cho rằng cần lưu tâm đặc biệt tới những ai gặp khó khăn trong việc tham gia tích cực vào phụng vụ; thí dụ, tôi nghĩ tới những người khuyết tật về thính thị. Tôi khuyến khích các cộng đồng Kitô Giáo chúng ta cung ứng mọi trợ giúp thực tiễn có thể có cho các anh chị em đang chịu các khuyết tật này, để cả họ nữa cũng có khả năng cảm nhận được sự tiếp xúc sống động với lời Chúa (247).
Top Stories
Vietnam: Le rapport annuel du Département d’Etat américain brosse un tableau contrasté de la situation religieuse au Vietnam
Eglises d'Asie
09:30 23/11/2010
Chaque année, le rapport du Département d’Etat américain sur la liberté religieuse dans le monde consacre quelque trente pages au Vietnam. Généralement, les premiers paragraphes présentent un tableau contrasté des progrès et des reculs constatés, au cours de l’année écoulée, en ce domaine délicat. Le rapport de cette année, commenté devant la presse, le 17 novembre 2010, par Hillary Clinton, ne déroge pas à la règle (1).
Dès l’introduction, le jugement global porté sur la situation religieuse au Vietnam oppose éléments positifs et négatifs: « La liberté et la pratique de la religion se sont améliorées en certains domaines durant la période écoulée. Cependant, certains problèmes persistent, parmi lesquels des persécutions temporaires, l’usage excessif de la violence par les autorités locales en certains endroits à l’encontre de groupes religieux, le grand retard apporté à l’enregistrement des communautés religieuses protestantes. »
Le premier paragraphe incite à un certain optimisme tant est longue et importante la liste des aspects positifs et des progrès accomplis cette année. Au crédit des efforts accomplis par le gouvernement, le rapport relève les facilités accordées aux constructions de nouvelles églises, lieux de prière, pagodes et établissements de formation pour religieux, prêtres et pasteurs. On souligne aussi que de nouvelles communautés religieuses ont été enregistrées dans quelques-unes des 64 provinces du Vietnam, qu’un nouveau groupe religieux et une dénomination protestante ont été reconnue officiellement. Le gouvernement a également permis le développement des activités caritatives des religions. Le chef de l’Etat, Nguyên Minh Triêt, a rencontré le pape Benoît XVI au Vatican. Le Saint-Siège et le Vietnam se sont mis d’accord pour la nomination d’un représentant du Saint-Siège non résident au Vietnam, ce qui constituerait la première étape du rétablissement des relations diplomatiques entre les deux Etats. Diverses religions, dont le catholicisme, le protestantisme, le bouddhisme, ont été autorisées à organiser des célébrations exceptionnelles qui ont quelquefois rassemblé plus de 100 000 participants.
Mais cette liste impressionnante de progrès ne peut malheureusement pas cacher, ajoute le rapport, un certain nombre de problèmes récurrents spécialement apparents au niveau local. Le rapport reproche au gouvernement actuel son inertie dans l’enregistrement des nouveaux groupes religieux protestants du Nord et des hauts plateaux du Centre. Cette inaction est à l’origine d’un certain nombre de problèmes rencontrés par diverses communautés protestantes. Cinq ans après en avoir reçu la demande, le gouvernement vietnamien n’a pas encore autorisé la publication d’une traduction de la Bible en langue h’mong. Le gouvernement exerce un contrôle strict sur toutes les religions autorisées et perçoit les diverses initiatives de celles-ci comme des mises en cause du rôle dirigeant du Parti. Les autorités continuent de refuser de reconnaître certains groupes indépendants du bouddhisme Hoa Hao et du caodaïsme à cause du passé de leurs dirigeants et de leur opposition à la politique actuelle. Il en est de même du Bouddhisme unifié refusant le contrôle de l’Etat sur ses activités purement religieuses.
Dans cette partie négative, le rapport relate encore les diverses actions gouvernementales utilisant la violence à l’encontre de certaines communautés religieuses. En premier lieu est cité l’expulsion et la dispersion des disciples du Révérend Thich Nhât Hanh hors de leur couvent de Bat Nha, dans le centre Vietnam. Le rapport mentionne aussi la destruction par la police de la croix monumentale sur le territoire de la paroisse de Dông Chiêm. Est également signalée la violente attaque de la police contre le cortège funéraire des paroissiens de Côn Dâu, à la porte du cimetière où ils voulaient enterrer un de leurs morts. Les auteurs de ce compte rendu sur la liberté religieuse dans le monde ajoutent encore que cette violence s’exerce également, en dehors des communautés religieuses, sur des personnes privées connues pour leur adhésion à la foi chrétienne.
Cette première liste des incidents malheureux qui ont marqué les rapports des autorités avec les croyants de toutes religions en 2010 n’est pourtant encore que très sommaire. Le corps du rapport revient ensuite sur toutes ces affaires et en cite bien d’autres pour lesquelles il fournit des détails très précis. Au total, les aspects positifs cités en premier lieu sont largement contrebalancés par un ensemble impressionnant de violations de la liberté religieuse.
Finalement, la lecture du rapport rédigé par la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde ne donne pas une haute idée du comportement des autorités vietnamiennes en matière religieuse en cette année 2010. Certaines personnalités ont réagi immédiatement. Quelques heures après la présentation du compte rendu par Hillary Clinton, le congressiste américain Chris Smith suggérait au Département d’Etat de faire à nouveau figurer le Vietnam sur la liste des « pays préoccupants » en matière de liberté religieuse, en compagnie de l’Irak, du Nigéria, du Pakistan et du Turkménistan. Cette liste comprend aujourd’hui huit pays dont la Chine populaire (2). Le Vietnam y a figuré de 2004 à novembre 2007, date à laquelle il en avait été retiré lors de la visite du président George W. Bush à Hanoi, à l’occasion du sommet de l’APEC.
(1) La partie concernant le Vietnam peut être trouvée à l’adresse: http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2010/148903.htm
(2) Radio Free Asia, 17 novembre 2010
(Source: Eglises d'Asie, 23 novembre 2010)
Dès l’introduction, le jugement global porté sur la situation religieuse au Vietnam oppose éléments positifs et négatifs: « La liberté et la pratique de la religion se sont améliorées en certains domaines durant la période écoulée. Cependant, certains problèmes persistent, parmi lesquels des persécutions temporaires, l’usage excessif de la violence par les autorités locales en certains endroits à l’encontre de groupes religieux, le grand retard apporté à l’enregistrement des communautés religieuses protestantes. »
Le premier paragraphe incite à un certain optimisme tant est longue et importante la liste des aspects positifs et des progrès accomplis cette année. Au crédit des efforts accomplis par le gouvernement, le rapport relève les facilités accordées aux constructions de nouvelles églises, lieux de prière, pagodes et établissements de formation pour religieux, prêtres et pasteurs. On souligne aussi que de nouvelles communautés religieuses ont été enregistrées dans quelques-unes des 64 provinces du Vietnam, qu’un nouveau groupe religieux et une dénomination protestante ont été reconnue officiellement. Le gouvernement a également permis le développement des activités caritatives des religions. Le chef de l’Etat, Nguyên Minh Triêt, a rencontré le pape Benoît XVI au Vatican. Le Saint-Siège et le Vietnam se sont mis d’accord pour la nomination d’un représentant du Saint-Siège non résident au Vietnam, ce qui constituerait la première étape du rétablissement des relations diplomatiques entre les deux Etats. Diverses religions, dont le catholicisme, le protestantisme, le bouddhisme, ont été autorisées à organiser des célébrations exceptionnelles qui ont quelquefois rassemblé plus de 100 000 participants.
Mais cette liste impressionnante de progrès ne peut malheureusement pas cacher, ajoute le rapport, un certain nombre de problèmes récurrents spécialement apparents au niveau local. Le rapport reproche au gouvernement actuel son inertie dans l’enregistrement des nouveaux groupes religieux protestants du Nord et des hauts plateaux du Centre. Cette inaction est à l’origine d’un certain nombre de problèmes rencontrés par diverses communautés protestantes. Cinq ans après en avoir reçu la demande, le gouvernement vietnamien n’a pas encore autorisé la publication d’une traduction de la Bible en langue h’mong. Le gouvernement exerce un contrôle strict sur toutes les religions autorisées et perçoit les diverses initiatives de celles-ci comme des mises en cause du rôle dirigeant du Parti. Les autorités continuent de refuser de reconnaître certains groupes indépendants du bouddhisme Hoa Hao et du caodaïsme à cause du passé de leurs dirigeants et de leur opposition à la politique actuelle. Il en est de même du Bouddhisme unifié refusant le contrôle de l’Etat sur ses activités purement religieuses.
Dans cette partie négative, le rapport relate encore les diverses actions gouvernementales utilisant la violence à l’encontre de certaines communautés religieuses. En premier lieu est cité l’expulsion et la dispersion des disciples du Révérend Thich Nhât Hanh hors de leur couvent de Bat Nha, dans le centre Vietnam. Le rapport mentionne aussi la destruction par la police de la croix monumentale sur le territoire de la paroisse de Dông Chiêm. Est également signalée la violente attaque de la police contre le cortège funéraire des paroissiens de Côn Dâu, à la porte du cimetière où ils voulaient enterrer un de leurs morts. Les auteurs de ce compte rendu sur la liberté religieuse dans le monde ajoutent encore que cette violence s’exerce également, en dehors des communautés religieuses, sur des personnes privées connues pour leur adhésion à la foi chrétienne.
Cette première liste des incidents malheureux qui ont marqué les rapports des autorités avec les croyants de toutes religions en 2010 n’est pourtant encore que très sommaire. Le corps du rapport revient ensuite sur toutes ces affaires et en cite bien d’autres pour lesquelles il fournit des détails très précis. Au total, les aspects positifs cités en premier lieu sont largement contrebalancés par un ensemble impressionnant de violations de la liberté religieuse.
Finalement, la lecture du rapport rédigé par la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde ne donne pas une haute idée du comportement des autorités vietnamiennes en matière religieuse en cette année 2010. Certaines personnalités ont réagi immédiatement. Quelques heures après la présentation du compte rendu par Hillary Clinton, le congressiste américain Chris Smith suggérait au Département d’Etat de faire à nouveau figurer le Vietnam sur la liste des « pays préoccupants » en matière de liberté religieuse, en compagnie de l’Irak, du Nigéria, du Pakistan et du Turkménistan. Cette liste comprend aujourd’hui huit pays dont la Chine populaire (2). Le Vietnam y a figuré de 2004 à novembre 2007, date à laquelle il en avait été retiré lors de la visite du président George W. Bush à Hanoi, à l’occasion du sommet de l’APEC.
(1) La partie concernant le Vietnam peut être trouvée à l’adresse: http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2010/148903.htm
(2) Radio Free Asia, 17 novembre 2010
(Source: Eglises d'Asie, 23 novembre 2010)
Holy Father Counts on His Cardinals
Zenit
11:28 23/11/2010
VATICAN CITY, NOV. 22, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI revealed to the 24 new cardinals of the Church that he counts on their prayers, and their "valuable help."
The Pope said this today upon receiving in audience in Paul VI Hall the new cardinals who were created Saturday, as well as their friends and family.
"With fraternal esteem, I encourage you to continue in your spiritual and apostolic mission, which has experienced a very important stage," he told those present. "Keep your look fixed on Christ, attributing to him every grace and spiritual comfort, on the luminous example of holy cardinals, intrepid servants of the Church who in the course of the centuries have rendered glory to God with heroic exercise of the virtues and tenacious fidelity to the Gospel."
The Holy Father greeted each cardinal in his own language. To the Italian cardinals, he said the "Church that is in Italy has enriched the College of Cardinals with further pastoral wisdom and apostolic enthusiasm."
In French, Benedict XVI recalled that "these celebrations call us to extend our look to the dimensions of the universal Church."
"I invite you to pray for the new cardinals so that in communion with the Successor of Peter they may work effectively for the unity and sanctity of the whole People of God," he said to the friends and families present. "And you, yourselves, be ardent witnesses of the Gospel to give the world the hope of which it is in need and to contribute to the establishment of peace and fraternity everywhere."
To the English-speaking prelates, the Holy Father noted that the "College of Cardinals, whose origin is linked to the ancient clergy of the Roman Church, is charged with electing the Successor of Peter and advising him in matters of greater importance. Whether in the offices of the Roman Curia or in their ministry in the local Churches throughout the world, the cardinals are called to share in a special way in the Pope's solicitude for the universal Church.
"The vivid color of their robes has traditionally been seen as a sign of their commitment to defending Christ's flock even in the shedding of their blood."
The Pontiff asked the faithful to support the new cardinals with "your constant prayers and your cooperation in their efforts to build up the body of Christ in unity, holiness and peace."
After addressing the three German-speaking cardinals individually, Benedict XVI recalled that the "cardinals participate in a particular way in the solicitude of the Successor of Peter for the universal Church. The sign of this is the luminous red of the purple, which evidences the fact that they must be the ones that protect and defend the flock of Christ to the extreme consequences, to the gift of their own blood."
In Spanish, the Pope urged the faithful to "support the new members of the College of Cardinals with your prayer and spiritual closeness so that, moved by intense love of Christ and united in close communion with the Successor of Peter, they may continue to serve the Church with fidelity."
In Portuguese, the Holy Father greeted Cardinal Raymundo Damasceno Assis, the archbishop of Aparecida, and recalled his "unforgettable" apostolic trip to Brazil in 2007, which he said brought him "profound joy and great ecclesial hope."
Finally, the Pontiff greeted in Polish Cardinal Kazimierz Nycz, the archbishop of Warsaw, noting that the red hat "obliges to solicitude not only for the local Church, but for the fortunes of the universal Church, as well as close collaboration with the Pope in carrying out the Petrine office."
The Pope said this today upon receiving in audience in Paul VI Hall the new cardinals who were created Saturday, as well as their friends and family.
"With fraternal esteem, I encourage you to continue in your spiritual and apostolic mission, which has experienced a very important stage," he told those present. "Keep your look fixed on Christ, attributing to him every grace and spiritual comfort, on the luminous example of holy cardinals, intrepid servants of the Church who in the course of the centuries have rendered glory to God with heroic exercise of the virtues and tenacious fidelity to the Gospel."
The Holy Father greeted each cardinal in his own language. To the Italian cardinals, he said the "Church that is in Italy has enriched the College of Cardinals with further pastoral wisdom and apostolic enthusiasm."
In French, Benedict XVI recalled that "these celebrations call us to extend our look to the dimensions of the universal Church."
"I invite you to pray for the new cardinals so that in communion with the Successor of Peter they may work effectively for the unity and sanctity of the whole People of God," he said to the friends and families present. "And you, yourselves, be ardent witnesses of the Gospel to give the world the hope of which it is in need and to contribute to the establishment of peace and fraternity everywhere."
To the English-speaking prelates, the Holy Father noted that the "College of Cardinals, whose origin is linked to the ancient clergy of the Roman Church, is charged with electing the Successor of Peter and advising him in matters of greater importance. Whether in the offices of the Roman Curia or in their ministry in the local Churches throughout the world, the cardinals are called to share in a special way in the Pope's solicitude for the universal Church.
"The vivid color of their robes has traditionally been seen as a sign of their commitment to defending Christ's flock even in the shedding of their blood."
The Pontiff asked the faithful to support the new cardinals with "your constant prayers and your cooperation in their efforts to build up the body of Christ in unity, holiness and peace."
After addressing the three German-speaking cardinals individually, Benedict XVI recalled that the "cardinals participate in a particular way in the solicitude of the Successor of Peter for the universal Church. The sign of this is the luminous red of the purple, which evidences the fact that they must be the ones that protect and defend the flock of Christ to the extreme consequences, to the gift of their own blood."
In Spanish, the Pope urged the faithful to "support the new members of the College of Cardinals with your prayer and spiritual closeness so that, moved by intense love of Christ and united in close communion with the Successor of Peter, they may continue to serve the Church with fidelity."
In Portuguese, the Holy Father greeted Cardinal Raymundo Damasceno Assis, the archbishop of Aparecida, and recalled his "unforgettable" apostolic trip to Brazil in 2007, which he said brought him "profound joy and great ecclesial hope."
Finally, the Pontiff greeted in Polish Cardinal Kazimierz Nycz, the archbishop of Warsaw, noting that the red hat "obliges to solicitude not only for the local Church, but for the fortunes of the universal Church, as well as close collaboration with the Pope in carrying out the Petrine office."
Vatican: Condom comments also apply to women
SkyNews
12:32 23/11/2010
Pope Benedict XVI's comments about condom use being a lesser evil than transmitting HIV also apply to women, the Vatican said, a significant shift for a Pope who just last year said condoms only worsen the AIDS problem.
Benedict said in a book released on Tuesday that condom use by people such as male prostitutes was a lesser evil since it indicated they were taking a step toward a more moral and responsible sexuality by aiming to protect their partner from a deadly infection.
His comments implied that he was referring primarily to homosexual sex, when condoms aren't being used as a form of contraception, which the Vatican opposes.
Questions arose immediately, however, about the Pope's intent because the Italian translation of the book used the feminine for prostitute, whereas the original German used the masculine.
The Vatican spokesman, the Reverend Federico Lombardi, told reporters on Tuesday that he asked the Pope whether he intended his comments to only apply to male prostitutes. Benedict replied that it really didn't matter, that the important thing was the person in question took into consideration the life of the other, Lombardi said.
'I personally asked the Pope if there was a serious, important problem in the choice of the masculine over the feminine,' Lombardi said. 'He told me no. The problem is this. .. It's the first step of taking responsibility, of taking into consideration the risk of the life of another with whom you have a relationship.'
'This is if you're a woman, a man, or a transsexual. We're at the same point,' Lombardi said.
The Pope is not justifying or condoning gay sex or heterosexual sex outside of a marriage. Elsewhere in the book he reaffirms the Vatican opposition to homosexual acts and artificial contraception and reaffirms the inviolability of marriage between man and woman.
But by broadening the condom comments to also apply to women, the Pope is saying that condom use in heterosexual relations is the lesser evil than passing HIV onto a partner.
While that concept has long been a tenet of moral theology, the Pope's book Light of the World - a series of interviews with a German journalist - was the first time a pope had ever publicly applied the theory to the scenario of condom use as a way to fight HIV transmission.
The Pope's comments have generated heated debate, mostly positive in places like Africa, which has been devastated by AIDS and where the church has been criticised for its opposition to condom use.
(Source: http://www.skynews.com.au/topstories/article.aspx?id=543010&vId=)
Benedict said in a book released on Tuesday that condom use by people such as male prostitutes was a lesser evil since it indicated they were taking a step toward a more moral and responsible sexuality by aiming to protect their partner from a deadly infection.
His comments implied that he was referring primarily to homosexual sex, when condoms aren't being used as a form of contraception, which the Vatican opposes.
Questions arose immediately, however, about the Pope's intent because the Italian translation of the book used the feminine for prostitute, whereas the original German used the masculine.
The Vatican spokesman, the Reverend Federico Lombardi, told reporters on Tuesday that he asked the Pope whether he intended his comments to only apply to male prostitutes. Benedict replied that it really didn't matter, that the important thing was the person in question took into consideration the life of the other, Lombardi said.
'I personally asked the Pope if there was a serious, important problem in the choice of the masculine over the feminine,' Lombardi said. 'He told me no. The problem is this. .. It's the first step of taking responsibility, of taking into consideration the risk of the life of another with whom you have a relationship.'
'This is if you're a woman, a man, or a transsexual. We're at the same point,' Lombardi said.
The Pope is not justifying or condoning gay sex or heterosexual sex outside of a marriage. Elsewhere in the book he reaffirms the Vatican opposition to homosexual acts and artificial contraception and reaffirms the inviolability of marriage between man and woman.
But by broadening the condom comments to also apply to women, the Pope is saying that condom use in heterosexual relations is the lesser evil than passing HIV onto a partner.
While that concept has long been a tenet of moral theology, the Pope's book Light of the World - a series of interviews with a German journalist - was the first time a pope had ever publicly applied the theory to the scenario of condom use as a way to fight HIV transmission.
The Pope's comments have generated heated debate, mostly positive in places like Africa, which has been devastated by AIDS and where the church has been criticised for its opposition to condom use.
(Source: http://www.skynews.com.au/topstories/article.aspx?id=543010&vId=)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Dân Chúa: Tham luận của Liên đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Lm Giuse Nguyễn Thanh Liêm
09:13 23/11/2010
THAM LUẬN CỦA LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA, 21-25 THÁNG 11, 2010, VIỆT NAM
Là những người con sống xa quê Mẹ thân yêu, chúng con ở nước ngoài vui mừng khi được tin Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm
Tòa Thánh thiết lập hai địa phận tiên khởi Đàng Ngoài và Đàng Trong, và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Tông Tòa. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức nhiều chương trình quan trọng trên toàn quốc để mừng Năm Thánh: Đại Lễ Khai Mạc, ngày 23-24 tháng 11, 2009 tại Sở Kiện, Hà Nội; Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc, ngày 21-25 tháng 11, 2010 tại Sài Gòn; và Đại Lễ Bế Mạc, Lễ Chúa Hiển Linh, ngày 04-06 tháng 01, 2011 tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị.
HĐGM VN đã nhấn mạnh đến mục đích thánh thiện của Năm Thánh: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Thiên Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng Thánh Ý Chúa”, như lời Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, trong Thư HĐGM VN gởi Cộng Đồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, ban hành ngày 09 tháng 10, 2009 tại Xuân Lộc.
Hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hết sức phấn khởi với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, vì tin tưởng rằng biến cố trọng đại này được phát xuất từ chính ý định khôn ngoan của Thiên Chúa, linh hứng cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở Năm Thánh với những mục đích cao cả nêu trên. Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ trong năm qua cũng đã đề nghị với HĐGM Việt Nam thông tin cho HĐGM Hoa Kỳ về Năm Thánh 2010, để Cộng Đồng Dân Chúa tại Hoa Kỳ có cơ hội Hiệp Thông và kín múc những ân sủng do Thiên Chúa và Tòa Thánh ban cho trong Năm Thánh. Liên Đoàn chân thành tri ân HĐGM VN trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm đến nhu cầu Tâm Linh và Mục Vụ của Cộng Đồng Dân Chúa không những ở trong nước, mà còn ở hải ngoại, và ở Hoa Kỳ nói riêng. Đặc biệt đã đáp ứng đề nghị nói trên của
Liên Đoàn. HĐGM Hoa Kỳ đã họp bàn và sau đó thông tin đến Liên Đoàn, cũng như đến các giáo phận có giáo xứ, cộng đoàn VN. Vì vậy, nhiều địa phương đã cử hành các nghi thức mừng Năm Thánh thông công với Giáo Hội Việt Nam.
Người Công Giáo Việt Nam theo dòng thời gian lần lượt đến Hoa Kỳ định cư. Do nhu cầu cần nâng đỡ nhau và cùng hướng về Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nên đã tụ họp lại và lập nên Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. Kể từ khi được thành lập chính thức vào năm 1980 đến nay, Liên Đoàn mỗi ngày mỗi tăng trưởng về phẩm và lượng. Theo thống kê mới nhất, Liên Đoàn hiện nay có 1 Giám Mục, 795 Linh Mục, 75 Phó Tế Vĩnh Viễn, 500 Tu Sĩ nam nữ và khoảng 600,000 Giáo Dân, trong tổng số 1,8 triệu người Việt tại Hoa Kỳ. Ước tính, có 300 Linh Mục phục vụ trong 50 Giáo Xứ Việt Nam và 135 Cộng Đoàn lớn nhỏ. Số còn lại phục vụ trong các giáo xứ người Hoa Kỳ, các giáo xứ đa chủng tộc, hay trong chủng viện,
trường học, nhà thương, nhà tù, trung tâm mục vụ hàng hải và trong quân đội Hoa Kỳ.
Liên Đoàn hiện được xem là thành phần quan trọng của Quốc Gia và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Trong ba thập niên qua, Liên Đoàn đã đóng góp nhân lực, vật lực và tài lực trong các lãnh vực: ơn gọi, giáo dục, truyền giáo, mục vụ, nhân đạo, bác ái tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Liên Đoàn được hàng giáo phẩm Hoa Kỳ nhiều lần khen ngợi, và cũng xem tổ chức Liên Đoàn là mẫu mực cho những cộng đồng sắc dân khác sinh sống trên Hoa Kỳ noi theo.
Tham dự Đại Hội Dân Chúa toàn quốc này, Liên Đoàn ước muốn bày tỏ tình Hiệp Thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Tuy sống xa Giáo Hội Mẹ, nhưng vẫn dặn lòng ‘uống nước nhớ nguồn’. Đó chính là nguyên nhân và là động lực thôi thúc Liên Đoàn, dù cùng với Giáo Hội địa phương luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc đời sống thiêng liêng và mục vụ cho giáo dân
Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động nối kết Sống Đạo và hỗ trợ cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam mọi mặt. Liên Đoàn xác tín rằng, những thành quả đạt được trong các hoạt động, sẽ góp sức xây dựng tình Yêu Thương và Hiệp Nhất với nhau trong cùng một Giáo Hội Công Giáo duy nhất do Chúa Giêsu thiết lập. Yêu Thương và Hiệp Nhất cũng là những sứ mạng được Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tha thiết mời gọi mọi thành phần dân Chúa cùng dấn thân và cộng tác, để sứ vụ Truyền Giáo khắp nơi đạt được thành quả tốt đẹp.
Trong Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam đề cập về tình trạng Di Dân ở Việt Nam, Chương III: Sứ Vụ, mục 4: Gia Đình, Giới Trẻ, Di Dân: Những Mối Quan Tâm,
Liên Đoàn hoàn toàn tán đồng với những lý do và vấn đề phát sinh từ việc thay đổi môi trường sinh sống tại quê hương Việt Nam. Liên Đoàn tâm đắc với HĐGM VN khi chỉ rõ: “Kinh nghiệm lịch sử dạy chúng ta rằng khi được quan tâm đúng mức, chính anh chị em di dân sẽ là những chủ thể tích cực và năng động trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội địa phương cũng như trong công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Những điều đó cũng hoàn toàn đúng ở tại hải ngoại nói chung, và ở đất nước Hoa Kỳ nói riêng. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và chính trị xảy ra tại đất nước Việt Nam đã khiến cho nhiều người đến Hoa Kỳ trong tư cách tị nạn, di dân hay lao động, và họ đã được Quốc Gia và Giáo Hội bản địa mở rộng vòng tay đón nhận, chăm sóc chu đáo từ tinh thần đến vật chất. Hiện nay, người Việt Nam và con cái của họ sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn lúc ban đầu ổn định đời sống, kinh tế, đã có những cống hiến trở lại cho đất nước và Giáo Hội cưu mang mình, trong số đó có rất nhiều người Công Giáo Việt Nam. Họ có mặt trong mọi lãnh vực: chính trị, khoa học, kỹ thuật, thương mại, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự, tôn giáo, y tế, ngoại giao v.v. Nhiều người đảm nhiệm những vai trò quan trọng, trong đó không ít người được khen thưởng, tuyên dương cấp quốc tế, quốc gia, tiểu bang hay vùng vì có những cống hiến và thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Liên Đoàn biết ơn đất nước và Giáo Hội Hoa Kỳ đã đùm bọc, dưỡng nuôi cũng như tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tài năng của mỗi người được phát triển tối đa một cách tự do và sáng tạo.
Liên Đoàn vui mừng và tạ ơn Chúa, khi sự Hiệp Thông được biểu hiện rõ nét qua
Đại Hội Dân Chúa này. Một Đại Hội đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có sự tham gia đông đảo đại diện các thành phần Dân Chúa, để cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe các ý kiến đóng góp, và chung tay xây dựng một Giáo Hội Phục Vụ trong Yêu Thương, Huynh Đệ, Hiệp Nhất. Đó có lẽ cũng là phương cách hữu hiệu để góp phần kiến tạo đất nước Việt Nam có nền ‘văn hóa sự sống’ và ‘văn minh tình thương’ phù hợp với đường hướng chung của Công Đồng Vatican II.
Với “nỗi thao thức canh tân chính là động lực thúc đẩy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triệu tập Đại Hội Dân Chúa toàn quốc”, như trong phần Dẫn Nhập, Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, nêu rõ. Dựa trên tinh thần đó và trong tình Hiệp Thông, Liên Đoàn xin đóng góp năm (5) Đề Nghị lên HĐGM VN như sau:
1) Hiệp Thông:
Trong bản Báo Cáo kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985, kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II, có viết: “Giáo Hội Hiệp Thông là tư tưởng căn bản và trọng tâm của những văn kiện Công Đồng Vatican II”. Trung thành với các Giáo Huấn của Công Đồng và dựa vào nền tảng trên, trong những năm qua HĐGM VN, dù gặp không ít khó khăn và trở ngại do hoàn cảnh khách quan hay cả do chủ quan, vẫn đã nỗ lực xây dựng sự Hiệp Thông và đạt được một số thành quả tốt đẹp. Nay nên tiếp tục đẩy mạnh việc nối kết sự Hiệp Thông đó, và nếu được, kính xin HĐGM VN tiếp tục
xây dựng sự Hiệp Thông không những trong nước mà còn với các Giáo Hội Công Giáo tại các quốc gia khác, qua việc mở rộng quan hệ ngoại giao, thường xuyên liên lạc, thăm viếng, trao đổi thông tin, tổ chức, hành chánh, nhân sự và các chương trình Mục Vụ, cũng như tiếp tục quan tâm và chú ý đến các vấn đề và tình hình ở những Giáo Hội khác, để khi cần, HĐGM VN lên tiếng yểm trợ.
2) Giáo Dục Kiô Giáo:
Công Đồng Vatican II, trong Tuyên Ngôn về Giáo Dục Công Giáo nhấn mạnh:
“Mọi Kitô hữu có quyền hưởng một nền Giáo Dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội càng ý thức hơn về hồng ân Đức Tin đã lãnh nhận” (no. 3). Dưới ánh sáng Công Đồng và do nhu cầu Giáo Dục Kitô Giáo ngày càng khẩn thiết, HĐGM VN trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I, từ ngày 14-17 tháng 04, 2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã sáng suốt cho thành lập Ủy Ban Giáo Dục Kitô Giáo.
Việc giáo dục là một tiến trình lâu dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hy sinh của nhiều người, và có đạt được hiệu quả cao hay không cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhân Sự, Tổ Chức, Tài chánh và Phương Pháp Sư Phạm khoa học. Nếu được, kính đề nghị với HĐGM VN khuyến khích các nơi cùng rút tỉa ưu, khuyết điểm về những điều trên đang áp dụng trong mọi lãnh vực, mọi nơi; tạo điều kiện để nhân viên tham dự các khóa cập nhật nghiệp vụ; cũng như gởi người đi nghiên cứu thêm về hệ thống quản trị, tổ chức, điều hành tài chánh và các phương pháp sư phạm đang được áp dụng thành công ở các quốc gia khác. Điều quan trọng của các phương pháp là giúp mọi người có thể phát huy được tư duy, sáng kiến và suy nghĩ độc lập phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tâm lý và bản sắc dân tộc.
3) Các Chương Trình Chung:
HĐGM VN hiện đang có một số chương trình chung áp dụng cho tất cả địa phận, như các chương trình bác ái, xã hội, giáo dục của Caritas, Chương trình nâng đỡ các Cha già hưu dưỡng, Thánh Nhạc, Phụng Vụ v.v. Những chương trình đó rất tốt đẹp. Và nếu hoàn cảnh và điều kiện cho phép, kính đề nghị HĐGM VN lập ra thêm những Chương Trình Chung áp dụng cho tất cả giáo phận, cụ thể:
a) Chính Sách Chung về Chế Độ Lương Bổng, Hưu Dưỡng, Y tế: Điều này giúp cho mọi người an tâm hơn trong việc phục vụ, và cũng tránh được nhiều nạn tiêu cực xảy ra. Đồng thời cũng giúp mọi người ý thức hơn về trách nhiệm san sẻ, liên đới và bác ái. Chính sách và chế độ này cũng nên áp dụng bình đẳng cho các hội dòng nam nữ, có nhân sự phục vụ tại các địa phận và giáo xứ. HĐGM VN bước đầu có thể chọn 1,2 địa phận làm thí điểm trong vài năm, cùng rút tỉa kinh nghiệm để điều chỉnh hợp lý.
b) Chương Trình Đào Tạo & Tu Nghiệp: Chương trình cần dựa vào tình hình và nhu cầu chung của tất cả các Giáo Phận, sau đó phân bổ nhân sự ở các địa phận đi đào tạo hay tu nghiệp sao cho hợp lý và đồng đều. Như vậy Giáo Hội và các giáo phận địa phương sẽ đỡ tốn kém tài chánh, không lãng phí nhân sự tập trung trong 1 lãnh vực hay môn học mà địa phận nào cũng đầu tư, trong khi những lãnh vực khác thì vắng. Ngoài việc tiếp tục huấn luyện nhân sự cho một số chương trình, bộ môn ‘đạo’ như Thần Học, Tín Lý, Kinh Thánh, Giáo Luật v.v., một số chương trình và môn học ‘đời’ cũng nên cần được chú trọng và đầu tư để xây dựng và phát triển Giáo Hội lâu dài, đồng đều, ổn định và văn minh như: Quản Trị Hành Chánh, Tâm Lý, Dân Luật, Kinh Tế, Ngôn Ngữ, Quản Trị Tài Chánh, Nghệ Thuật Lãnh Đạo và Chỉ Huy. Tất cả đều cần thiết ở mọi nơi: giáo xứ, chủng viện và giáo phận. Một vài Trung Tâm
Mục Vụ tại Việt Nam, hay Caritas, đã có sáng kiến mở những khóa hướng dẫn hay đào luyện nghiệp vụ. Các chương trình này rất thực tế và rất nên được tiếp tục,
đồng thời cố gắng phát triển trên một qui mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
c) Kinh Nguyện: Liên Đoàn kính đề nghị HĐGM VN hoàn tất sớm việc nghiên cứu, chọn lọc, thay đổi các từ ngữ thích hợp theo thời đại hiện nay những Kinh Nguyện ở các địa phận, và cho ấn hành một bản kinh thống nhất áp dụng chung trên Việt Nam, nhất là những kinh nguyện thường dùng, để mọi người, trong nước lẫn hải ngoại, có thể sử dụng.
4) Thông Tin, Liên Lạc:
Trong những năm gần đây, HĐGM VN và các giáo phận đã cho cải tiến hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt sự ra đời của các website, nhờ đó, tin tức, thông tin mục vụ và liên lạc được nhanh chóng, cập nhật và thuận lợi hơn. Kính xin HĐGM VN, nếu được, đưa ra những định hướng mục vụ, các huấn thị, thông cáo thường xuyên hơn, hợp thời điểm và cho phổ biến rộng rãi để Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi thông công cầu nguyện, cũng như HĐGM VN đại diện cho hơn 7 triệu người dân Công Giáo tại Việt Nam, tiếp tục việc trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và quan điểm với chính quyền dân sự các cấp trong tinh thần liên đới, trách nhiệm về những vấn đề xảy ra, liên quan và ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của người dân, đất nước và Giáo Hội.
5) Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc:
HĐGM VN nếu được nên tiếp tục cho tổ chức Đại Hội định kỳ trong tương lai: 3 năm, hoặc 5 năm 1 lần.
Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên quý Đức Cha HĐGM VN. Xin cầu chúc Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Nghe bài tham luận
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA, 21-25 THÁNG 11, 2010, VIỆT NAM
Là những người con sống xa quê Mẹ thân yêu, chúng con ở nước ngoài vui mừng khi được tin Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm
Tòa Thánh thiết lập hai địa phận tiên khởi Đàng Ngoài và Đàng Trong, và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Tông Tòa. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức nhiều chương trình quan trọng trên toàn quốc để mừng Năm Thánh: Đại Lễ Khai Mạc, ngày 23-24 tháng 11, 2009 tại Sở Kiện, Hà Nội; Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc, ngày 21-25 tháng 11, 2010 tại Sài Gòn; và Đại Lễ Bế Mạc, Lễ Chúa Hiển Linh, ngày 04-06 tháng 01, 2011 tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Quảng Trị.
HĐGM VN đã nhấn mạnh đến mục đích thánh thiện của Năm Thánh: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Thiên Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng Thánh Ý Chúa”, như lời Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, trong Thư HĐGM VN gởi Cộng Đồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, ban hành ngày 09 tháng 10, 2009 tại Xuân Lộc.
Hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hết sức phấn khởi với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, vì tin tưởng rằng biến cố trọng đại này được phát xuất từ chính ý định khôn ngoan của Thiên Chúa, linh hứng cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở Năm Thánh với những mục đích cao cả nêu trên. Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ trong năm qua cũng đã đề nghị với HĐGM Việt Nam thông tin cho HĐGM Hoa Kỳ về Năm Thánh 2010, để Cộng Đồng Dân Chúa tại Hoa Kỳ có cơ hội Hiệp Thông và kín múc những ân sủng do Thiên Chúa và Tòa Thánh ban cho trong Năm Thánh. Liên Đoàn chân thành tri ân HĐGM VN trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm đến nhu cầu Tâm Linh và Mục Vụ của Cộng Đồng Dân Chúa không những ở trong nước, mà còn ở hải ngoại, và ở Hoa Kỳ nói riêng. Đặc biệt đã đáp ứng đề nghị nói trên của
Liên Đoàn. HĐGM Hoa Kỳ đã họp bàn và sau đó thông tin đến Liên Đoàn, cũng như đến các giáo phận có giáo xứ, cộng đoàn VN. Vì vậy, nhiều địa phương đã cử hành các nghi thức mừng Năm Thánh thông công với Giáo Hội Việt Nam.
Người Công Giáo Việt Nam theo dòng thời gian lần lượt đến Hoa Kỳ định cư. Do nhu cầu cần nâng đỡ nhau và cùng hướng về Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, nên đã tụ họp lại và lập nên Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. Kể từ khi được thành lập chính thức vào năm 1980 đến nay, Liên Đoàn mỗi ngày mỗi tăng trưởng về phẩm và lượng. Theo thống kê mới nhất, Liên Đoàn hiện nay có 1 Giám Mục, 795 Linh Mục, 75 Phó Tế Vĩnh Viễn, 500 Tu Sĩ nam nữ và khoảng 600,000 Giáo Dân, trong tổng số 1,8 triệu người Việt tại Hoa Kỳ. Ước tính, có 300 Linh Mục phục vụ trong 50 Giáo Xứ Việt Nam và 135 Cộng Đoàn lớn nhỏ. Số còn lại phục vụ trong các giáo xứ người Hoa Kỳ, các giáo xứ đa chủng tộc, hay trong chủng viện,
trường học, nhà thương, nhà tù, trung tâm mục vụ hàng hải và trong quân đội Hoa Kỳ.
Liên Đoàn hiện được xem là thành phần quan trọng của Quốc Gia và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Trong ba thập niên qua, Liên Đoàn đã đóng góp nhân lực, vật lực và tài lực trong các lãnh vực: ơn gọi, giáo dục, truyền giáo, mục vụ, nhân đạo, bác ái tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Liên Đoàn được hàng giáo phẩm Hoa Kỳ nhiều lần khen ngợi, và cũng xem tổ chức Liên Đoàn là mẫu mực cho những cộng đồng sắc dân khác sinh sống trên Hoa Kỳ noi theo.
Tham dự Đại Hội Dân Chúa toàn quốc này, Liên Đoàn ước muốn bày tỏ tình Hiệp Thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Tuy sống xa Giáo Hội Mẹ, nhưng vẫn dặn lòng ‘uống nước nhớ nguồn’. Đó chính là nguyên nhân và là động lực thôi thúc Liên Đoàn, dù cùng với Giáo Hội địa phương luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc đời sống thiêng liêng và mục vụ cho giáo dân
Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động nối kết Sống Đạo và hỗ trợ cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam mọi mặt. Liên Đoàn xác tín rằng, những thành quả đạt được trong các hoạt động, sẽ góp sức xây dựng tình Yêu Thương và Hiệp Nhất với nhau trong cùng một Giáo Hội Công Giáo duy nhất do Chúa Giêsu thiết lập. Yêu Thương và Hiệp Nhất cũng là những sứ mạng được Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tha thiết mời gọi mọi thành phần dân Chúa cùng dấn thân và cộng tác, để sứ vụ Truyền Giáo khắp nơi đạt được thành quả tốt đẹp.
Trong Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam đề cập về tình trạng Di Dân ở Việt Nam, Chương III: Sứ Vụ, mục 4: Gia Đình, Giới Trẻ, Di Dân: Những Mối Quan Tâm,
Liên Đoàn hoàn toàn tán đồng với những lý do và vấn đề phát sinh từ việc thay đổi môi trường sinh sống tại quê hương Việt Nam. Liên Đoàn tâm đắc với HĐGM VN khi chỉ rõ: “Kinh nghiệm lịch sử dạy chúng ta rằng khi được quan tâm đúng mức, chính anh chị em di dân sẽ là những chủ thể tích cực và năng động trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội địa phương cũng như trong công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Những điều đó cũng hoàn toàn đúng ở tại hải ngoại nói chung, và ở đất nước Hoa Kỳ nói riêng. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và chính trị xảy ra tại đất nước Việt Nam đã khiến cho nhiều người đến Hoa Kỳ trong tư cách tị nạn, di dân hay lao động, và họ đã được Quốc Gia và Giáo Hội bản địa mở rộng vòng tay đón nhận, chăm sóc chu đáo từ tinh thần đến vật chất. Hiện nay, người Việt Nam và con cái của họ sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn lúc ban đầu ổn định đời sống, kinh tế, đã có những cống hiến trở lại cho đất nước và Giáo Hội cưu mang mình, trong số đó có rất nhiều người Công Giáo Việt Nam. Họ có mặt trong mọi lãnh vực: chính trị, khoa học, kỹ thuật, thương mại, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự, tôn giáo, y tế, ngoại giao v.v. Nhiều người đảm nhiệm những vai trò quan trọng, trong đó không ít người được khen thưởng, tuyên dương cấp quốc tế, quốc gia, tiểu bang hay vùng vì có những cống hiến và thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Liên Đoàn biết ơn đất nước và Giáo Hội Hoa Kỳ đã đùm bọc, dưỡng nuôi cũng như tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tài năng của mỗi người được phát triển tối đa một cách tự do và sáng tạo.
Liên Đoàn vui mừng và tạ ơn Chúa, khi sự Hiệp Thông được biểu hiện rõ nét qua
Đại Hội Dân Chúa này. Một Đại Hội đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có sự tham gia đông đảo đại diện các thành phần Dân Chúa, để cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe các ý kiến đóng góp, và chung tay xây dựng một Giáo Hội Phục Vụ trong Yêu Thương, Huynh Đệ, Hiệp Nhất. Đó có lẽ cũng là phương cách hữu hiệu để góp phần kiến tạo đất nước Việt Nam có nền ‘văn hóa sự sống’ và ‘văn minh tình thương’ phù hợp với đường hướng chung của Công Đồng Vatican II.
Với “nỗi thao thức canh tân chính là động lực thúc đẩy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triệu tập Đại Hội Dân Chúa toàn quốc”, như trong phần Dẫn Nhập, Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam, nêu rõ. Dựa trên tinh thần đó và trong tình Hiệp Thông, Liên Đoàn xin đóng góp năm (5) Đề Nghị lên HĐGM VN như sau:
1) Hiệp Thông:
Trong bản Báo Cáo kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985, kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II, có viết: “Giáo Hội Hiệp Thông là tư tưởng căn bản và trọng tâm của những văn kiện Công Đồng Vatican II”. Trung thành với các Giáo Huấn của Công Đồng và dựa vào nền tảng trên, trong những năm qua HĐGM VN, dù gặp không ít khó khăn và trở ngại do hoàn cảnh khách quan hay cả do chủ quan, vẫn đã nỗ lực xây dựng sự Hiệp Thông và đạt được một số thành quả tốt đẹp. Nay nên tiếp tục đẩy mạnh việc nối kết sự Hiệp Thông đó, và nếu được, kính xin HĐGM VN tiếp tục
xây dựng sự Hiệp Thông không những trong nước mà còn với các Giáo Hội Công Giáo tại các quốc gia khác, qua việc mở rộng quan hệ ngoại giao, thường xuyên liên lạc, thăm viếng, trao đổi thông tin, tổ chức, hành chánh, nhân sự và các chương trình Mục Vụ, cũng như tiếp tục quan tâm và chú ý đến các vấn đề và tình hình ở những Giáo Hội khác, để khi cần, HĐGM VN lên tiếng yểm trợ.
2) Giáo Dục Kiô Giáo:
Công Đồng Vatican II, trong Tuyên Ngôn về Giáo Dục Công Giáo nhấn mạnh:
“Mọi Kitô hữu có quyền hưởng một nền Giáo Dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội càng ý thức hơn về hồng ân Đức Tin đã lãnh nhận” (no. 3). Dưới ánh sáng Công Đồng và do nhu cầu Giáo Dục Kitô Giáo ngày càng khẩn thiết, HĐGM VN trong Hội Nghị Thường Niên kỳ I, từ ngày 14-17 tháng 04, 2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã sáng suốt cho thành lập Ủy Ban Giáo Dục Kitô Giáo.
Việc giáo dục là một tiến trình lâu dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hy sinh của nhiều người, và có đạt được hiệu quả cao hay không cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhân Sự, Tổ Chức, Tài chánh và Phương Pháp Sư Phạm khoa học. Nếu được, kính đề nghị với HĐGM VN khuyến khích các nơi cùng rút tỉa ưu, khuyết điểm về những điều trên đang áp dụng trong mọi lãnh vực, mọi nơi; tạo điều kiện để nhân viên tham dự các khóa cập nhật nghiệp vụ; cũng như gởi người đi nghiên cứu thêm về hệ thống quản trị, tổ chức, điều hành tài chánh và các phương pháp sư phạm đang được áp dụng thành công ở các quốc gia khác. Điều quan trọng của các phương pháp là giúp mọi người có thể phát huy được tư duy, sáng kiến và suy nghĩ độc lập phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tâm lý và bản sắc dân tộc.
3) Các Chương Trình Chung:
HĐGM VN hiện đang có một số chương trình chung áp dụng cho tất cả địa phận, như các chương trình bác ái, xã hội, giáo dục của Caritas, Chương trình nâng đỡ các Cha già hưu dưỡng, Thánh Nhạc, Phụng Vụ v.v. Những chương trình đó rất tốt đẹp. Và nếu hoàn cảnh và điều kiện cho phép, kính đề nghị HĐGM VN lập ra thêm những Chương Trình Chung áp dụng cho tất cả giáo phận, cụ thể:
a) Chính Sách Chung về Chế Độ Lương Bổng, Hưu Dưỡng, Y tế: Điều này giúp cho mọi người an tâm hơn trong việc phục vụ, và cũng tránh được nhiều nạn tiêu cực xảy ra. Đồng thời cũng giúp mọi người ý thức hơn về trách nhiệm san sẻ, liên đới và bác ái. Chính sách và chế độ này cũng nên áp dụng bình đẳng cho các hội dòng nam nữ, có nhân sự phục vụ tại các địa phận và giáo xứ. HĐGM VN bước đầu có thể chọn 1,2 địa phận làm thí điểm trong vài năm, cùng rút tỉa kinh nghiệm để điều chỉnh hợp lý.
Mục Vụ tại Việt Nam, hay Caritas, đã có sáng kiến mở những khóa hướng dẫn hay đào luyện nghiệp vụ. Các chương trình này rất thực tế và rất nên được tiếp tục,
đồng thời cố gắng phát triển trên một qui mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
c) Kinh Nguyện: Liên Đoàn kính đề nghị HĐGM VN hoàn tất sớm việc nghiên cứu, chọn lọc, thay đổi các từ ngữ thích hợp theo thời đại hiện nay những Kinh Nguyện ở các địa phận, và cho ấn hành một bản kinh thống nhất áp dụng chung trên Việt Nam, nhất là những kinh nguyện thường dùng, để mọi người, trong nước lẫn hải ngoại, có thể sử dụng.
4) Thông Tin, Liên Lạc:
Trong những năm gần đây, HĐGM VN và các giáo phận đã cho cải tiến hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt sự ra đời của các website, nhờ đó, tin tức, thông tin mục vụ và liên lạc được nhanh chóng, cập nhật và thuận lợi hơn. Kính xin HĐGM VN, nếu được, đưa ra những định hướng mục vụ, các huấn thị, thông cáo thường xuyên hơn, hợp thời điểm và cho phổ biến rộng rãi để Cộng Đồng Dân Chúa khắp nơi thông công cầu nguyện, cũng như HĐGM VN đại diện cho hơn 7 triệu người dân Công Giáo tại Việt Nam, tiếp tục việc trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và quan điểm với chính quyền dân sự các cấp trong tinh thần liên đới, trách nhiệm về những vấn đề xảy ra, liên quan và ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của người dân, đất nước và Giáo Hội.
5) Đại Hội Dân Chúa Toàn Quốc:
HĐGM VN nếu được nên tiếp tục cho tổ chức Đại Hội định kỳ trong tương lai: 3 năm, hoặc 5 năm 1 lần.
Nguyện xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên quý Đức Cha HĐGM VN. Xin cầu chúc Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Nghe bài tham luận
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Đối thoại - Nhịp cầu nối klết các Tôn giáo
+ GM Tôma Vũ Đình Hiệu
09:18 23/11/2010
ĐỐI THOẠI: NHỊP CẦU NỐI KẾT CÁC TÔN GIÁO
Tham luận của GM Tôma Vũ Đình Hiệu
DẪN NHẬP
Trong bối cảnh hiện tại, nhờ sự phát triển của nền công nghệ viễn thông và thông tin mới, thế giới được thu nhỏ, con người liên kết với nhau tạo nên một nền văn minh tình thương và một nền văn hóa mang tính đại chúng toàn cầu. Để đạt tới lý tưởng đó, cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau là điều không thể thiếu. Cuộc đối thoại này không chỉ góp phần ngăn chặn những xung đột tiềm tàng mà còn thúc đẩy sự phát triển chung và đưa tính nhân văn vào quá trình toàn cầu hóa, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Hiện diện trong thế giới, thiết tưởng không phải là lúc các tôn giáo tranh đấu đòi quyền lợi riêng cho chính mình, nhưng sẵn sàng dấn thân để bảo vệ nhân phẩm, phát triển niềm tin và phục vụ con người, nhất là những người nghèo khổ, cô thân cô thế và bị loại trừ. Để có thể xây tạo một thế giới văn minh tình thương, sống hòa hợp trong an bình, các tôn giáo cần liên kết với nhau.
Tại Việt Nam, có nhiều tôn giáo khác nhau đang cùng hiện diện, đồng hành với dân tộc, nhưng làm sao để xây tạo nên cầu nối với các tôn giáo? Các tôn giáo phải liên kết với nhau thế nào để cùng góp phần xây dựng quê hương, phục vụ đồng bào? Phải chăng con đường dẫn đến đại đoàn kết chính là đối thoại? Nhịp cầu kết nối các tôn giáo là sống tinh thần đối thoại?
Trong tham luận này, xin được chia sẻ về ý nghĩa và sự cần thiết của đối thoại liên tôn, qua những hoạt động cụ thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam và cuối cùng là vài góp ý cho việc xây dựng cầu nối giữa các tôn giáo tại Việt Nam.
1. Ý nghĩa của đối thoại
Có thể nói đối thoại là một từ ngữ xem ra có vẻ lạ trong ngôn ngữ Việt Nam. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Đối thoại là chuyện qua lại giữa hai người hay nhiều người với nhau” [1].
Như thế, đối thoại không phải là nói suông, nói một mình, nhưng là nói cùng, nói với người khác. Lời nói phải là nhịp cầu để đi tới tha nhân, lấp đầy cách khoảng giữa ta với người. Lời nói đòi hỏi phải vượt thắng cảm xúc, thiên kiến mới có thể lắng nghe và đón nhận quan điểm của người khác. Nói theo Socrate: “Đối thoại là thái độ dấn thân tìm kiếm chân lý xây dựng niềm cảm thông giữa người với người” [2]
Trong thế giới hiện nay, để có thể đối thoại, phải chấp nhận đa dạng, đa diện, đa văn hóa và trân trọng những khác biệt. Vì thế, đối thoại là việc gặp gỡ giữa các nhân vị chứ không phải chỉ là so sánh về ý tưởng hay một cuộc tranh giành giữa các ý thức hệ. Trong đối thoại, mỗi cá nhân được nhìn nhận như những nhân vị có quyền lợi, tự do, cá tính và sắc thái riêng.
Đối thoại luôn bao hàm tính hỗ tương giữa cho và nhận. Một cuộc đối thoại đích thực không thể chấp nhận ưu thế tiên thiên của một đối nhân nào đó trên những người khác. Không thể có đối thoại đích thực nếu một bên nào đó cho mình nắm chắc chân lý và người khác hoàn toàn sai lầm.
Đối thoại đòi hỏi phải tôn trọng sự khác biệt và chối từ tham vọng chinh phục người khác. Người khác, tự bản chất, không những không thể đồng hóa với ta mà luôn khác với ta. Chấp nhận sự khác biệt này, họ mới là họ với căn tính đặc thù, chứ họ không phải là ta hay một ai khác.
2. Nền tảng thần học của đối thoại
Thiên Chúa ra khỏi chính mình để mặc khải chính Ngài cho con người. Nhờ mặc khải, Thiên Chúa vô hình (x. Cl 1, 15; 1 Tim 1, 17), do tình yêu sung mãn của Ngài đã đến đàm đạo với con người, đi vào cuộc đối thoại với con người: “Thiên Chúa đàm đạo với ông Môse, mặt giáp mặt như hai người bạn với nhau” (Xh 33, 11). Ngài đối thoại với con người như những người bạn: “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15, 14). Đức Gioan Phaolo II khẳng định: “Việc đối thoại liên tôn, trên một mức độ sâu xa hơn, luôn luôn là cuộc đối thoại cứu độ, bởi vì chủ tâm là khám phá, làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn cuộc đối thoại vĩnh cửu mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục thực hiện với nhân loại” [3].
Đối thoại còn mang ấn dấu của mầu nhiệm nhập thể, vì Đức Kitô đã chấp nhận mang nhận thân phận con người với xác phàm như chúng ta để có thể đối thoại với nhân loại như Đức Gioan Phaolo II khẳng định: “Công cuộc đối thoại của con người bắt nguồn từ cuộc đối thoại cứu độ đầy tình yêu giữa Chúa Cha với nhân loại, qua Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần (…). Giáo Hội chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh đúng như cách thế Thiên Chúa đã hành động trong Đức Kitô: Ngài đã làm người, chia sẻ cuộc sống nhân loại và dùng ngôn ngữ nhân loại để chuyển đạt sứ điệp cứu độ. Đối thoại mà Giáo Hội đề nghị được sử dụng trên logic nhập thể” [4].
3. Những điều kiện khi đối thoại
3.1. Để đối thoại, phải biết lắng nghe:
Không thể có đối thoại nếu không biết lắng nghe. Không biết lắng nghe, làm sao có thể hiểu người khác và cảm thông với họ? Nói như thế, lắng nghe không có nghĩa là phải đón nhận mọi sự của người khác và hoàn toàn chấp nhận hành động theo họ mà không cân nhắc phê bình, nhưng bao hàm nghĩa là, chúng ta phải đi vào chiều sâu những gì người kia nói để hiểu họ một cách tỏ tường trọn vẹn. Lắng nghe còn đòi hỏi sự chân tình thành thật. Không thể có đối thoại đích thực, nếu không có lắng nghe thực sự. Chỉ sau khi biết lắng nghe, chúng ta mới có thể cất tiếng nói trong đối thoại.
3.2. Biết tiếp nhận ý kiến khác biệt:
Theo thần thoại Hy Lạp, Procuste là một tên tướng cướp kỳ khôi. Y có một chiếc giường kiểu mẫu. Mỗi lần bắt được ai, y đặt lên chiếc giường đó để đo. Nếu vừa vặn, y sẽ thả cho đi bằng an; nếu thừa, y sẽ dùng gươm xén bớt; còn nếu ngắn quá, y sẽ kéo cho tới khi bằng chiếc giường mới thôi.
Trong đối thoại không được phép tạo ra những chiếc giường Procuste như thế, để đúc khuôn, cào bằng nhằm loại trừ khác biệt. Thực tế, nhìn từ một góc độ nào đó, những khác biệt không những làm giàu cho cộng đoàn, mà còn bổ túc và làm triển nở bản sắc của riêng ta. Đón nhận sự khác biệt căn bản giữa người với ta để cố gắng bắc nhịp cầu thông cảm và tiến tới một giải pháp thỏa đáng cho cả đôi bên.
3.3. Đối thoại nhưng không đánh mất chính mình:
Đối thoại đích thực đòi buộc mở rộng cõi lòng tiếp nhận ý kiến của người khác và tôn trọng những điểm nét riêng của đối tác, nhưng không được đánh mất căn tính của mình. “Chỉ có đối thoại thực sự giữa người chân thành với chính mình và nói sự thật” [5]. Paul Ricoeur nói: “Để có thể là mình hãy đối thoại với người. Nhưng để đối thoại với người, mình phải là mình” [6]. Buddhahasa cũng nhắc nhở: “Mỗi người tham gia đối thoại cần phải đào sâu không những kiến thức của mình về đạo của người mà cả kiến thức về lý thuyết của đạo mình nữa” [7]. Như thế, trong đối thoại liên tôn, chúng ta không được phép để “đức tin của mình trong ngoặc kép” để tìm kiếm sự hài hòa đồng thuận với các tôn giáo khác, nhưng phải khôn khéo trình bày nguyên vẹn giáo lý của Kitô giáo.
3.4. Tình yêu: ngôn ngữ của đối thoại:
Chúng ta có thể nói rằng, ngôn ngữ chung của đối thoại phải là ngôn ngữ tình yêu. Các triết gia như Martin Buber, Franz Rosenzeig, mô tả cuộc sống con người không phải là một sự khép lại trong chính mình, nhưng như quan hệ “tôi – anh”[8]. Đức Gioan Phaolo II dùng từ đối thoại để ám chỉ tình yêu: “Con người không thể sống nếu thiếu tình yêu…Đời sống con người sẽ trở nên vô nghĩa nếu không đón nhận mặc khải tình yêu, nếu không gặp gỡ tình yêu, không thể nghiệm tình yêu, và không lấy tình yêu làm của mình, nếu không dự phần mạnh mẽ vào tình yêu” [9]. Chỉ ngôn ngữ tình yêu mới giúp cho người đối thoại vượt qua những xung đột, khác biệt, tranh chấp, chia rẽ, nghi kỵ, hận thù, khủng bố, chiến tranh… Thay vì nói với nhau bằng ngôn ngữ của tiền bạc, sức mạnh, quyền lực, ưu thế quân sự. Chì có ngôn ngữ này mới đem lại cảm thông, bình an và hạnh phúc cho con người. Muốn nói được thứ ngôn ngữ trong cuộc đối thoại này, mỗi người chúng ta phải xóa bỏ mình [10].Nếu chúng ta không bỏ được chính mình thì làm sao học được ngôn ngữ đích thực của tình yêu? Và nếu không nói được ngôn ngữ tình yêu, phải chăng đối thoại liên tôn chỉ là những tiếng vang vọng của thanh la não bạt [11], không thể xây dựng được cầu nối liên kết.
4. Những hình thức đối thoại:
Được sự hướng dẫn của Công Đồng Vatican II và các văn khiện của Giáo Hội như: Redemptoris Misio, Ecclesia in Asia… Giáo Hội bắt đầu mở ra con đường đối thoại nhất là đối thoại liên tôn. Giáo Hội đối thoại với môi người, mọi tôn giáo trong mọi lãnh vực.
4.1. Đối thoại trong cuộc sống:
Đức Phaolo VI nói: Con người ngày nay thích chứng nhân hơn thầy dạy, dễ cảm kích trước hành động bác ái yêu thương hơn những lý thuyết cao siêu. Như thế để giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người, Kitô hữu phải can đảm sống và làm chứng cho niềm tin của mình. Trong thư mục vụ năm 2001, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh: “việc đối thoại trước hết phải diễn ra ngay trong cuộc sống hằng ngày, giữa các tín đồ cùng sống trong một khu xóm, khu phố, qua các giao tiếp, làm ăn buôn bán với nhau. Tôn giáo phải là nền tảng cho người ta xích lại gần nhau” [12]. Đối thoại liên tôn không chỉ là những trao đổi lý thuyết, nhưng phải minh chứng bằng cuộc sống. Một cuộc sống hòa hợp đón nhận nhau.
4.2. Đối thoại bằng hợp tác:
“Con đường đối thoại này sẽ giúp chúng ta hợp tác với mọi người thành tâm thiện chí dẩy lùi nền văn hóa của sự chết với lối sống áp bức bất công, phi nhân, bằng cách phát triển một xã hội với lối sống văn minh tình thương và hoà bình ” [13]. Cuộc đối thoại cần phải thể hiện qua những hoạt động chung, qua sự cộng tác làm việc, nhất là trong lãnh vực bác ái xã hội, để cùng với những người thành tâm thiện chí, góp phần xây dựng nền văn minh tình thương. Càng chung sức đan tay làm việc, càng hiểu nhau hơn, càng phong nhiêu hoa trái.
4.3. Đối thoại trong tri thức:
Hình thức đối thoại này mang tính hàn lâm giữa những chuyên gia về tôn giáo, bàn đến truyền thống và giáo lý của các tôn giáo, hay giữa những đại biểu của các truyền thống ấy với mục đích hiểu rõ hơn về các tôn giáo. Hội đồng giáo hoàng đặc trách đối thoại liên tôn xác định: “cần phải thực hiện những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tương quan giữa đối thoại và rao truyền, liên hệ đến mỗi tôn giáo cá biệt ” [14].
4.4. Đối thoại bằng chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng:
“Đây là hình thức cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm tâm linh bao la, mầu nhiệm ấy có thể là Thiên Chúa, là Đấng Thiêng liêng, hay bất cứ một thực tế mang một tên nào khác…, là Niết Bàn hay Thiên đàng…Ở đây, chân lý không phải là điều trừu tượng, song là cụ thể và sống động, một chân lý mà người khác tôn giáo cũng có thể cảm nghiệm” [15]. Với tâm thức tôn giáo sẵn có gắn liền với tâm hồn, con người có những trải nghiệm tôn giáo mang tính cộng đoàn và cá nhân, những cảm nghiệm đó làm phong phú tâm tình thiêng liêng nơi con người và giúp thăng tiến đời sống tâm linh.
5. Hoa trái của đối thoại liên tôn
5.1. Hoán cải về với Thiên Chúa:
Điểm đến của đối thoại liên tôn là cùng nhau khám phá “Chân lý và ân sủng do sự hiện diện tiềm ẩn của Thiên Chúa với mọi tôn giáo.” [16]. Chính Thánh Thần thanh tẩy, thúc đẩy và cứu vớt từng cá nhân trong các nền văn hóa và các tôn giáo. Ngoài hiện diện bên trong cũng như bên ngoài Kitô Giáo và hướng dẫn mọi người trên hành trình truy tầm chân lý, đồng hành, đồng tâm tiến về sự thật. Đối thoại không nhằm mục đích cải đạo đối tác theo tôn giáo của mình, nhưng hướng đến cuộc hoán cải sâu xa trở về với Thiên Chúa.
5.2. Phong phú hóa hỗ tương:
Dấn thân trong đối thoại, cả hai đối tác đều nhận được hoa trái là sự phong phú hóa, một sự phong phú mang tính hỗ tương. Họ được phong phú trong đức tin của mình. Nhờ kinh nghiệm và chứng từ của đối tác, họ có thể khám phá cách sâu xa hơn những chiều kích của mầu nhiệm thần linh mà họ chưa hiểu tỏ tường hay truyền thống tôn giáo của họ chuyển trao lại chưa được rõ ràng. Nhờ đó đức tin của họ được thanh tẩy, được rạng sáng hơn bởi vì cả hai đang cùng nhau đi tìm chân lý. Qua chứng từ của hai bên, chính Thiên Chúa kêu gọi và can thiệp để cả hai đều trở thành dấu chỉ dẫn đến Thiên Chúa. Sự chia sẻ hỗ tương, dấu chỉ lời mời gọi của Thiên Chúa sẽ trở thành tác dộng phúc âm hóa lẫn nhau, kiến tạo giữa các thành viên của các truyền thống tôn giáo khác nhau sự hiệp thông ghi ấn dấu sự viên thành của Nước Thiên Chúa [17].
5.3. Đối thoại nối kết các tôn giáo nhằm phục vụ hạnh phúc của con người:
Hầu hết các tôn giáo đều chủ trương công trình bác ái, yêu thương san sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Không tôn giáo nào có thể hoàn toàn phủ nhận trần gian, vì dù siêu việt đến đâu, nếu muốn tồn tại, vẫn phải chấp nhận một thứ cơ cấu tối thiểu hay một hình thức nhập thể nào đó. Và người tín đồ, dù xuất thế đến đâu đi nữa, trước khi về nơi vĩnh cửu, nhập Niết Bàn hay lên Thiên Đàng, vẫn phải trải qua một giai đoạn hiện diện nơi trần thế. Họ không thể là lữ khách lạnh lùng bước lên chuyến đò trần gian trong một chuyến sang ngang để mặc ai chèo chống và khi thuyền cập bến thanh thản bước lên bến bờ vĩnh cửu. Trái lại, các tín đồ hải tin tưởng mãnh liệt vào những giá trị của cuộc đời hiện tại, dấn thân và không ngừng dấn thân phục vụ con người, xây dựng và phát triển xã hội, kiến tạo một thế giới “văn minh tình thương”, nơi đó, con người sống trong an hòa hạnh phúc, bởi vì, không một hành động, một cố gắng phấn đấu, một chương trình cải thiện nào trong kiếp nhân sinh này mà không có dư âm nơi tương lai vĩnh hằng.
6. Vài góp ý cho vấn đề đối thoại liên tôn tại Việt Nam
Đề nghị thành lập một tiểu ban đặc trách đối thoại liên tôn, quy tụ một số chuyên viên nghiên cứu về các tôn giáo tại Việt Nam. Tiểu ban này trực thuộc Ủy Ban Giáo Lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục.
Trong các dịp lễ lớn của các tôn giáo bạn (cấp toàn quốc), tiểu ban này đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi thư chúc mừng hoặc đến tham dự. Đồng thời cổ võ sự hợp tác đối thoại tại các địa phương (giữa giáo xứ, dòng tu với các Chùa hoặc đền thờ lân cận).
THAY LỜI KẾT
Để có thể yêu thương và phục vụ hạnh phúc con người, các tôn giáo được mời gọi chia sẻ niềm hy vọng của mình bằng cách không ngừng thực hiện công cuộc đối thoại: Đối thoại với con người thời đại, với các trào lưu tư tưởng, với khoa học kỹ thuật, với các nền văn hóa và giữa các tôn giáo với nhau. Chính việc đối thoại trong tin tưởng và xây dựng giữa tất cả các thành phần xã hội, dân sự cũng như tôn giáo, sẽ đem lại an vui và hạnh phúc đích thực cho mọi người.
Một hành trình đối thoại như thế, sẽ xây lên nhịp cầu liên kết giữa các tôn giáo với nhau, đồng thời cũng bắc những nhịp cầu nối kết các tôn giáo với nhau, với đồng bào, với dân tộc, với quê hương để phục vụ hạnh phúc cho con người.
Giám mục phụ tá Xuân Lộc)
[1] VIỆN NGÔN NGỮ HỌC, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006, trg 338.
[2] NGUYỄN THÁI HỢP, Đường vào thần học về tôn giáo, Dấn thân, Houston, 2004, trg 26.
[3] Insegnamenti di Giovanni Paolo II, Vol. XV, 2 (1992), trg. 551, được trích trong NGUYỄN THÁI HỢP, Đường vào thần học về tôn giáo, sđd, trg. 51.
[4] GIOAN PHAOLO II, Tong huấn Giáo hội tại Á Châu, số 29.
[5] Được trích trong NGUYỄN THÁI HỢP, sđd, trg. 55
[6] M. BUBER Je et Tu, Paris, 1969, tr. 30, được trích trong NGUYỄN THÁI HỢP, sđd, trg. 55.
[7] BUDDHAHASA, Kitô giáo dưới mắt một phật tử, Định hướng tùng thư, 1969, trg. 178.
[8] Vũ Phan Long, “Con đường của Giáo hội hôm nay và vấn đề đối thoại”. Chia sẻ, số 52, Nội san Thần học – Mục vụ - Tu đức, Liên tu sĩ thành phố, tháng 12/2006, trg. 56
[9] Ibid, trg. 57.
[10] x. Mt 16,24; Mc 8,31
[11] x. 1Cr 13,
[12] HĐGMVN, Thư mục vụ năm 2001, số 13
[13] HĐGMVN, Thư mục vụ năm 2001, số 13
[14] Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối thoại và rao truyền số 88
[15] GIOAN PHAOLO II, Tông huấn Giáo hội tại Á Châu số 31.
[16] BVaticano II, Ad số 9
[17] BX. JACQUES DUPUIS. Vers une thesologie chrétienne du pluralisme religieux, Cerf, 1999, trg. 580
Tham luận của GM Tôma Vũ Đình Hiệu
DẪN NHẬP
Hiện diện trong thế giới, thiết tưởng không phải là lúc các tôn giáo tranh đấu đòi quyền lợi riêng cho chính mình, nhưng sẵn sàng dấn thân để bảo vệ nhân phẩm, phát triển niềm tin và phục vụ con người, nhất là những người nghèo khổ, cô thân cô thế và bị loại trừ. Để có thể xây tạo một thế giới văn minh tình thương, sống hòa hợp trong an bình, các tôn giáo cần liên kết với nhau.
Tại Việt Nam, có nhiều tôn giáo khác nhau đang cùng hiện diện, đồng hành với dân tộc, nhưng làm sao để xây tạo nên cầu nối với các tôn giáo? Các tôn giáo phải liên kết với nhau thế nào để cùng góp phần xây dựng quê hương, phục vụ đồng bào? Phải chăng con đường dẫn đến đại đoàn kết chính là đối thoại? Nhịp cầu kết nối các tôn giáo là sống tinh thần đối thoại?
Trong tham luận này, xin được chia sẻ về ý nghĩa và sự cần thiết của đối thoại liên tôn, qua những hoạt động cụ thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam và cuối cùng là vài góp ý cho việc xây dựng cầu nối giữa các tôn giáo tại Việt Nam.
1. Ý nghĩa của đối thoại
Có thể nói đối thoại là một từ ngữ xem ra có vẻ lạ trong ngôn ngữ Việt Nam. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Đối thoại là chuyện qua lại giữa hai người hay nhiều người với nhau” [1].
Như thế, đối thoại không phải là nói suông, nói một mình, nhưng là nói cùng, nói với người khác. Lời nói phải là nhịp cầu để đi tới tha nhân, lấp đầy cách khoảng giữa ta với người. Lời nói đòi hỏi phải vượt thắng cảm xúc, thiên kiến mới có thể lắng nghe và đón nhận quan điểm của người khác. Nói theo Socrate: “Đối thoại là thái độ dấn thân tìm kiếm chân lý xây dựng niềm cảm thông giữa người với người” [2]
Trong thế giới hiện nay, để có thể đối thoại, phải chấp nhận đa dạng, đa diện, đa văn hóa và trân trọng những khác biệt. Vì thế, đối thoại là việc gặp gỡ giữa các nhân vị chứ không phải chỉ là so sánh về ý tưởng hay một cuộc tranh giành giữa các ý thức hệ. Trong đối thoại, mỗi cá nhân được nhìn nhận như những nhân vị có quyền lợi, tự do, cá tính và sắc thái riêng.
Đối thoại luôn bao hàm tính hỗ tương giữa cho và nhận. Một cuộc đối thoại đích thực không thể chấp nhận ưu thế tiên thiên của một đối nhân nào đó trên những người khác. Không thể có đối thoại đích thực nếu một bên nào đó cho mình nắm chắc chân lý và người khác hoàn toàn sai lầm.
Đối thoại đòi hỏi phải tôn trọng sự khác biệt và chối từ tham vọng chinh phục người khác. Người khác, tự bản chất, không những không thể đồng hóa với ta mà luôn khác với ta. Chấp nhận sự khác biệt này, họ mới là họ với căn tính đặc thù, chứ họ không phải là ta hay một ai khác.
2. Nền tảng thần học của đối thoại
Thiên Chúa ra khỏi chính mình để mặc khải chính Ngài cho con người. Nhờ mặc khải, Thiên Chúa vô hình (x. Cl 1, 15; 1 Tim 1, 17), do tình yêu sung mãn của Ngài đã đến đàm đạo với con người, đi vào cuộc đối thoại với con người: “Thiên Chúa đàm đạo với ông Môse, mặt giáp mặt như hai người bạn với nhau” (Xh 33, 11). Ngài đối thoại với con người như những người bạn: “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15, 14). Đức Gioan Phaolo II khẳng định: “Việc đối thoại liên tôn, trên một mức độ sâu xa hơn, luôn luôn là cuộc đối thoại cứu độ, bởi vì chủ tâm là khám phá, làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn cuộc đối thoại vĩnh cửu mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục thực hiện với nhân loại” [3].
Đối thoại còn mang ấn dấu của mầu nhiệm nhập thể, vì Đức Kitô đã chấp nhận mang nhận thân phận con người với xác phàm như chúng ta để có thể đối thoại với nhân loại như Đức Gioan Phaolo II khẳng định: “Công cuộc đối thoại của con người bắt nguồn từ cuộc đối thoại cứu độ đầy tình yêu giữa Chúa Cha với nhân loại, qua Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần (…). Giáo Hội chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh đúng như cách thế Thiên Chúa đã hành động trong Đức Kitô: Ngài đã làm người, chia sẻ cuộc sống nhân loại và dùng ngôn ngữ nhân loại để chuyển đạt sứ điệp cứu độ. Đối thoại mà Giáo Hội đề nghị được sử dụng trên logic nhập thể” [4].
3. Những điều kiện khi đối thoại
3.1. Để đối thoại, phải biết lắng nghe:
Không thể có đối thoại nếu không biết lắng nghe. Không biết lắng nghe, làm sao có thể hiểu người khác và cảm thông với họ? Nói như thế, lắng nghe không có nghĩa là phải đón nhận mọi sự của người khác và hoàn toàn chấp nhận hành động theo họ mà không cân nhắc phê bình, nhưng bao hàm nghĩa là, chúng ta phải đi vào chiều sâu những gì người kia nói để hiểu họ một cách tỏ tường trọn vẹn. Lắng nghe còn đòi hỏi sự chân tình thành thật. Không thể có đối thoại đích thực, nếu không có lắng nghe thực sự. Chỉ sau khi biết lắng nghe, chúng ta mới có thể cất tiếng nói trong đối thoại.
3.2. Biết tiếp nhận ý kiến khác biệt:
Theo thần thoại Hy Lạp, Procuste là một tên tướng cướp kỳ khôi. Y có một chiếc giường kiểu mẫu. Mỗi lần bắt được ai, y đặt lên chiếc giường đó để đo. Nếu vừa vặn, y sẽ thả cho đi bằng an; nếu thừa, y sẽ dùng gươm xén bớt; còn nếu ngắn quá, y sẽ kéo cho tới khi bằng chiếc giường mới thôi.
Trong đối thoại không được phép tạo ra những chiếc giường Procuste như thế, để đúc khuôn, cào bằng nhằm loại trừ khác biệt. Thực tế, nhìn từ một góc độ nào đó, những khác biệt không những làm giàu cho cộng đoàn, mà còn bổ túc và làm triển nở bản sắc của riêng ta. Đón nhận sự khác biệt căn bản giữa người với ta để cố gắng bắc nhịp cầu thông cảm và tiến tới một giải pháp thỏa đáng cho cả đôi bên.
3.3. Đối thoại nhưng không đánh mất chính mình:
Đối thoại đích thực đòi buộc mở rộng cõi lòng tiếp nhận ý kiến của người khác và tôn trọng những điểm nét riêng của đối tác, nhưng không được đánh mất căn tính của mình. “Chỉ có đối thoại thực sự giữa người chân thành với chính mình và nói sự thật” [5]. Paul Ricoeur nói: “Để có thể là mình hãy đối thoại với người. Nhưng để đối thoại với người, mình phải là mình” [6]. Buddhahasa cũng nhắc nhở: “Mỗi người tham gia đối thoại cần phải đào sâu không những kiến thức của mình về đạo của người mà cả kiến thức về lý thuyết của đạo mình nữa” [7]. Như thế, trong đối thoại liên tôn, chúng ta không được phép để “đức tin của mình trong ngoặc kép” để tìm kiếm sự hài hòa đồng thuận với các tôn giáo khác, nhưng phải khôn khéo trình bày nguyên vẹn giáo lý của Kitô giáo.
3.4. Tình yêu: ngôn ngữ của đối thoại:
Chúng ta có thể nói rằng, ngôn ngữ chung của đối thoại phải là ngôn ngữ tình yêu. Các triết gia như Martin Buber, Franz Rosenzeig, mô tả cuộc sống con người không phải là một sự khép lại trong chính mình, nhưng như quan hệ “tôi – anh”[8]. Đức Gioan Phaolo II dùng từ đối thoại để ám chỉ tình yêu: “Con người không thể sống nếu thiếu tình yêu…Đời sống con người sẽ trở nên vô nghĩa nếu không đón nhận mặc khải tình yêu, nếu không gặp gỡ tình yêu, không thể nghiệm tình yêu, và không lấy tình yêu làm của mình, nếu không dự phần mạnh mẽ vào tình yêu” [9]. Chỉ ngôn ngữ tình yêu mới giúp cho người đối thoại vượt qua những xung đột, khác biệt, tranh chấp, chia rẽ, nghi kỵ, hận thù, khủng bố, chiến tranh… Thay vì nói với nhau bằng ngôn ngữ của tiền bạc, sức mạnh, quyền lực, ưu thế quân sự. Chì có ngôn ngữ này mới đem lại cảm thông, bình an và hạnh phúc cho con người. Muốn nói được thứ ngôn ngữ trong cuộc đối thoại này, mỗi người chúng ta phải xóa bỏ mình [10].Nếu chúng ta không bỏ được chính mình thì làm sao học được ngôn ngữ đích thực của tình yêu? Và nếu không nói được ngôn ngữ tình yêu, phải chăng đối thoại liên tôn chỉ là những tiếng vang vọng của thanh la não bạt [11], không thể xây dựng được cầu nối liên kết.
4. Những hình thức đối thoại:
Được sự hướng dẫn của Công Đồng Vatican II và các văn khiện của Giáo Hội như: Redemptoris Misio, Ecclesia in Asia… Giáo Hội bắt đầu mở ra con đường đối thoại nhất là đối thoại liên tôn. Giáo Hội đối thoại với môi người, mọi tôn giáo trong mọi lãnh vực.
4.1. Đối thoại trong cuộc sống:
Đức Phaolo VI nói: Con người ngày nay thích chứng nhân hơn thầy dạy, dễ cảm kích trước hành động bác ái yêu thương hơn những lý thuyết cao siêu. Như thế để giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người, Kitô hữu phải can đảm sống và làm chứng cho niềm tin của mình. Trong thư mục vụ năm 2001, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh: “việc đối thoại trước hết phải diễn ra ngay trong cuộc sống hằng ngày, giữa các tín đồ cùng sống trong một khu xóm, khu phố, qua các giao tiếp, làm ăn buôn bán với nhau. Tôn giáo phải là nền tảng cho người ta xích lại gần nhau” [12]. Đối thoại liên tôn không chỉ là những trao đổi lý thuyết, nhưng phải minh chứng bằng cuộc sống. Một cuộc sống hòa hợp đón nhận nhau.
4.2. Đối thoại bằng hợp tác:
“Con đường đối thoại này sẽ giúp chúng ta hợp tác với mọi người thành tâm thiện chí dẩy lùi nền văn hóa của sự chết với lối sống áp bức bất công, phi nhân, bằng cách phát triển một xã hội với lối sống văn minh tình thương và hoà bình ” [13]. Cuộc đối thoại cần phải thể hiện qua những hoạt động chung, qua sự cộng tác làm việc, nhất là trong lãnh vực bác ái xã hội, để cùng với những người thành tâm thiện chí, góp phần xây dựng nền văn minh tình thương. Càng chung sức đan tay làm việc, càng hiểu nhau hơn, càng phong nhiêu hoa trái.
4.3. Đối thoại trong tri thức:
Hình thức đối thoại này mang tính hàn lâm giữa những chuyên gia về tôn giáo, bàn đến truyền thống và giáo lý của các tôn giáo, hay giữa những đại biểu của các truyền thống ấy với mục đích hiểu rõ hơn về các tôn giáo. Hội đồng giáo hoàng đặc trách đối thoại liên tôn xác định: “cần phải thực hiện những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tương quan giữa đối thoại và rao truyền, liên hệ đến mỗi tôn giáo cá biệt ” [14].
4.4. Đối thoại bằng chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng:
“Đây là hình thức cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm tâm linh bao la, mầu nhiệm ấy có thể là Thiên Chúa, là Đấng Thiêng liêng, hay bất cứ một thực tế mang một tên nào khác…, là Niết Bàn hay Thiên đàng…Ở đây, chân lý không phải là điều trừu tượng, song là cụ thể và sống động, một chân lý mà người khác tôn giáo cũng có thể cảm nghiệm” [15]. Với tâm thức tôn giáo sẵn có gắn liền với tâm hồn, con người có những trải nghiệm tôn giáo mang tính cộng đoàn và cá nhân, những cảm nghiệm đó làm phong phú tâm tình thiêng liêng nơi con người và giúp thăng tiến đời sống tâm linh.
5. Hoa trái của đối thoại liên tôn
5.1. Hoán cải về với Thiên Chúa:
Điểm đến của đối thoại liên tôn là cùng nhau khám phá “Chân lý và ân sủng do sự hiện diện tiềm ẩn của Thiên Chúa với mọi tôn giáo.” [16]. Chính Thánh Thần thanh tẩy, thúc đẩy và cứu vớt từng cá nhân trong các nền văn hóa và các tôn giáo. Ngoài hiện diện bên trong cũng như bên ngoài Kitô Giáo và hướng dẫn mọi người trên hành trình truy tầm chân lý, đồng hành, đồng tâm tiến về sự thật. Đối thoại không nhằm mục đích cải đạo đối tác theo tôn giáo của mình, nhưng hướng đến cuộc hoán cải sâu xa trở về với Thiên Chúa.
5.2. Phong phú hóa hỗ tương:
Dấn thân trong đối thoại, cả hai đối tác đều nhận được hoa trái là sự phong phú hóa, một sự phong phú mang tính hỗ tương. Họ được phong phú trong đức tin của mình. Nhờ kinh nghiệm và chứng từ của đối tác, họ có thể khám phá cách sâu xa hơn những chiều kích của mầu nhiệm thần linh mà họ chưa hiểu tỏ tường hay truyền thống tôn giáo của họ chuyển trao lại chưa được rõ ràng. Nhờ đó đức tin của họ được thanh tẩy, được rạng sáng hơn bởi vì cả hai đang cùng nhau đi tìm chân lý. Qua chứng từ của hai bên, chính Thiên Chúa kêu gọi và can thiệp để cả hai đều trở thành dấu chỉ dẫn đến Thiên Chúa. Sự chia sẻ hỗ tương, dấu chỉ lời mời gọi của Thiên Chúa sẽ trở thành tác dộng phúc âm hóa lẫn nhau, kiến tạo giữa các thành viên của các truyền thống tôn giáo khác nhau sự hiệp thông ghi ấn dấu sự viên thành của Nước Thiên Chúa [17].
5.3. Đối thoại nối kết các tôn giáo nhằm phục vụ hạnh phúc của con người:
Hầu hết các tôn giáo đều chủ trương công trình bác ái, yêu thương san sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Không tôn giáo nào có thể hoàn toàn phủ nhận trần gian, vì dù siêu việt đến đâu, nếu muốn tồn tại, vẫn phải chấp nhận một thứ cơ cấu tối thiểu hay một hình thức nhập thể nào đó. Và người tín đồ, dù xuất thế đến đâu đi nữa, trước khi về nơi vĩnh cửu, nhập Niết Bàn hay lên Thiên Đàng, vẫn phải trải qua một giai đoạn hiện diện nơi trần thế. Họ không thể là lữ khách lạnh lùng bước lên chuyến đò trần gian trong một chuyến sang ngang để mặc ai chèo chống và khi thuyền cập bến thanh thản bước lên bến bờ vĩnh cửu. Trái lại, các tín đồ hải tin tưởng mãnh liệt vào những giá trị của cuộc đời hiện tại, dấn thân và không ngừng dấn thân phục vụ con người, xây dựng và phát triển xã hội, kiến tạo một thế giới “văn minh tình thương”, nơi đó, con người sống trong an hòa hạnh phúc, bởi vì, không một hành động, một cố gắng phấn đấu, một chương trình cải thiện nào trong kiếp nhân sinh này mà không có dư âm nơi tương lai vĩnh hằng.
6. Vài góp ý cho vấn đề đối thoại liên tôn tại Việt Nam
Đề nghị thành lập một tiểu ban đặc trách đối thoại liên tôn, quy tụ một số chuyên viên nghiên cứu về các tôn giáo tại Việt Nam. Tiểu ban này trực thuộc Ủy Ban Giáo Lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục.
Trong các dịp lễ lớn của các tôn giáo bạn (cấp toàn quốc), tiểu ban này đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi thư chúc mừng hoặc đến tham dự. Đồng thời cổ võ sự hợp tác đối thoại tại các địa phương (giữa giáo xứ, dòng tu với các Chùa hoặc đền thờ lân cận).
THAY LỜI KẾT
Để có thể yêu thương và phục vụ hạnh phúc con người, các tôn giáo được mời gọi chia sẻ niềm hy vọng của mình bằng cách không ngừng thực hiện công cuộc đối thoại: Đối thoại với con người thời đại, với các trào lưu tư tưởng, với khoa học kỹ thuật, với các nền văn hóa và giữa các tôn giáo với nhau. Chính việc đối thoại trong tin tưởng và xây dựng giữa tất cả các thành phần xã hội, dân sự cũng như tôn giáo, sẽ đem lại an vui và hạnh phúc đích thực cho mọi người.
Một hành trình đối thoại như thế, sẽ xây lên nhịp cầu liên kết giữa các tôn giáo với nhau, đồng thời cũng bắc những nhịp cầu nối kết các tôn giáo với nhau, với đồng bào, với dân tộc, với quê hương để phục vụ hạnh phúc cho con người.
Giám mục phụ tá Xuân Lộc)
[1] VIỆN NGÔN NGỮ HỌC, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006, trg 338.
[2] NGUYỄN THÁI HỢP, Đường vào thần học về tôn giáo, Dấn thân, Houston, 2004, trg 26.
[3] Insegnamenti di Giovanni Paolo II, Vol. XV, 2 (1992), trg. 551, được trích trong NGUYỄN THÁI HỢP, Đường vào thần học về tôn giáo, sđd, trg. 51.
[4] GIOAN PHAOLO II, Tong huấn Giáo hội tại Á Châu, số 29.
[5] Được trích trong NGUYỄN THÁI HỢP, sđd, trg. 55
[6] M. BUBER Je et Tu, Paris, 1969, tr. 30, được trích trong NGUYỄN THÁI HỢP, sđd, trg. 55.
[7] BUDDHAHASA, Kitô giáo dưới mắt một phật tử, Định hướng tùng thư, 1969, trg. 178.
[8] Vũ Phan Long, “Con đường của Giáo hội hôm nay và vấn đề đối thoại”. Chia sẻ, số 52, Nội san Thần học – Mục vụ - Tu đức, Liên tu sĩ thành phố, tháng 12/2006, trg. 56
[9] Ibid, trg. 57.
[10] x. Mt 16,24; Mc 8,31
[11] x. 1Cr 13,
[12] HĐGMVN, Thư mục vụ năm 2001, số 13
[13] HĐGMVN, Thư mục vụ năm 2001, số 13
[14] Hội đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối thoại và rao truyền số 88
[15] GIOAN PHAOLO II, Tông huấn Giáo hội tại Á Châu số 31.
[16] BVaticano II, Ad số 9
[17] BX. JACQUES DUPUIS. Vers une thesologie chrétienne du pluralisme religieux, Cerf, 1999, trg. 580
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Hiệp thông trong Hội thánh địa phương
+ GM Giuse Trần Xuân Tiếu
09:21 23/11/2010
HIỆP THÔNG TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài tham luận của GM Giuse Trần Xuân Tiếu, GP. Long Xuyên
Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam dùng giáo huấn của Công đồng Vaticanô II để khẳng định:
Hội Thánh Việt Nam phải trở nên bí tích của sự hiệp thông, hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và hiệp thông giữa con người với nhau [1]. Vì thế, sự hiệp thông của Hội Thánh vừa là ân sủng của Thiên Chúa và cũng là trách nhiệm của con nguời. Ân sủng và trách nhiệm vì sự hiệp thông của Hội Thánh là điều kiện thiết yếu để Hội Thánh là mầm mống của Nước-Trời-Đang-Phát-Triển [2], trong đó dân Thiên Chúa trở thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần, thi hành chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha, là qui tụ nhân loại và mọi loài thụ tạo cách viên mãn trong ngày cánh chung trong Chúa Kitô [3].
Với ý tưởng nòng cốt trên về sự hiệp thông của Hội Thánh, tôi xin trình bày 3 điểm chính:
1. Một Hội Thánh Tham Gia và Hiệp Thông Vì Sứ Vụ.
2. Hiệp Thông trong nội bộ Hội Thánh trong tinh thần Đồng Trách Nhiệm.
3. Hội Thánh Đồng Trách Nhiệm đối thoại với cộng đồng nhân loại để xây dựng sự hiệp thông.
I. MỘT HỘI THÁNH HIỆP THÔNG VÀ THAM GIA VÌ SỨ VỤ
Trước hết, Hội Thánh địa phương phải trở nên dấu chỉ sự hiệp thông với Thiên Chúa, và mô phỏng theo hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo hội xây dựng sự hiệp thông với nhau [4] giữa Giáo hội chiến đấu ở trần gian, với Giáo hội chiến thắng trên thiên quốc, và với Giáo hội thanh luyện trong luyện hình [5], và từ đó, Giáo hội mời gọi mọi người đi “từ bắc chí nam, từ đông sang tây”, tham dự vào sự hiệp thông này.
Tông Huấn Giáo hội Tại Á châu – Ecclesia in Asia (EA) viết: “Sự Hiệp thông trong Hội thánh ngụ ý nói mỗi Hội thánh địa phương (tại Á Châu) phải trở nên điều mà các nghị phụ Thượng Hội Đồng gọi là một Hội Thánh Tham Gia” [6].
Như vậy, nhờ ân sủng của bí tích Thánh tẩy và bí tích Thêm sức, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận được tham dự vào Sứ Vụ là chứng nhân và giảng dạy về sự Hiệp thông. Theo ý nghĩa này, Hội Thánh địa phương trở thành lớp học của Chúa Thánh Thần, trong đó, mọi người, giáo sĩ và giáo dân, vừa là học trò vừa là giáo viên về sự hiệp thông trong cuộc lữ hành trần thế. Quả thật, dân Thiên Chúa trong Hội thánh địa phương, nhờ được tham dự vào vai trò ngôn sứ, tư tế, và vương đế của Đức Kitô, được mời gọi tham dự vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, và được Chúa Thánh Thần liên kết hiệp nhất trong đức tin, đức ái, và đức cậy. Đây thật là gia đình của Thiên Chúa mà từng người và mọi ngừơi có sứ vụ đón nhận, sống, và thông truyền những giá trị về sự thật từ Lời Chúa, về tình yêu cứu độ, và về sự tự do của con cái Thiên Chúa hướng đến cùng đích là qui tụ đoàn con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối trong sự hiệp thông trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.
II. HIỆP THÔNG TRONG NỘI BỘ HỘI THÁNH VỚI TINH THẦN ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô Hữu không chỉ chia sẻ sự sống thần linh, mà còn chia sẻ sứ vụ của Chúa Kitô nơi trần thế trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế, sự hiệp thông trong giáo phận được thể hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm của toàn thể dân Thiên Chúa đối với sứ mạng của Hội Thánh Chúa Kitô.
Theo giáo lý của Công Đồng Vaticanô II, cũng như Giám mục Rôma có nhiệm vụ duy nhất đảm bảo và cổ võ sự hiệp nhất trong giáo hội, Giám mục giáo phận là “nguyên lý và nền tảng của sự hiệp nhất trong giáo hội
địa phương” [7]. Hơn nữa, nếu công đồng Vaticanô II đề ra tập đoàn tính của giám mục đoàn [8], thì tại giáo hội địa phương tập đoàn tính cũng phải đuợc thực hiện trong hàng giáo sĩ. Như vậy, trước hết là sự đồng trách nhiệm của các linh mục với giám mục. Sự hiệp thông này được thể hiện trong linh mục đoàn, trong hội đồng linh mục và trong ban tư vấn. Đây là sự hiệp thông ấn tích của những người được tuyển chọn và được tham dự vào chức vụ linh mục thừa tác của Đức Kitô. Chính nhờ ân sủng và trách nhiệm của bí tích truyền chức, các thành viên trong linh mục đoàn hiệp thông với Giám mục giáo phận trong khi thi hành sứ vụ của Hội thánh địa phương luôn đồng trách nhiệm trong việc truy tìm ý Chúa cho cộng đoàn theo mô hình của công đồng Giêrusalem: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định rằng…”(Cv 15,28).
Kế đến, tinh thần đồng trách nhiệm còn được thể hiện trong tương quan giữa hàng giáo sĩ và giáo dân. Thật vậy, mọi kitô hữu được mời gọi tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô. Trong khi hàng giáo dân tham dự vào chức linh mục phổ quát, thì hàng giáo sĩ tham dự vào chức linh mục thừa tác của Chúa Kitô. Theo ý nghĩa này, tinh thần đồng trách nhiệm phải được Hội thánh địa phương biểu hiện trong hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo hạt, và giáo phận. Tinh thần đồng trách nhiệm còn được thực hiện qua hội đồng kinh tế của giáo xứ và giáo phận.
Cuối cùng, sự hiệp thông và tham gia của Giáo hội địa phương được thực hiện một cách rất hợp thời trong các cộng đoàn Giáo hội cơ bản mô phỏng theo các cộng đoàn sơ khai thời các tông đồ (x Cv 2,44-47;4,32-35). Thực vậy, chính các cộng đoàn giáo hội cơ bản là một cách thế thể hiện tinh thần đồng trách nhiệm của Hội thánh địa phương với sứ vụ trong hoàn cảnh xã hội ngày nay [9].
III. HỘI THÁNH ĐỒNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI ĐỂ XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG
Tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu khẳng định: “ Sự đóng góp duy nhất của giáo hội cho các dân tộc trên lục địa (Á Châu), là việc rao giảng về Chúa Kitô Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, Đấng Cứu Thế độc nhất và duy nhất cho mọi dân tộc” (EA 10). Đó cũng là sứ vụ của các giáo hội địa phương tại Việt Nam
Quả thật, vì là ánh sáng, là muối và là men tại trần thế, Hội thánh địa phương phải sống tinh thần nhập thể và nhập thế của Đức Kitô giữa lòng thế giới để tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô cho đến ngày cánh chung. Theo ý nghĩa này, mầu nhiệm nhập thể và nhập thế được thực hiện theo hình thức đối thoại. Theo Liên Hiệp Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) thì Hội thánh Á châu cần thực hiện đối thoại với các nền văn hoá địa phương, với các tôn giáo bản xứ, và đối thoại với người nghèo. Ngoài ra, vì người nghèo và cho người nghèo, còn đối thoại với những người giầu, những người có quyền trong xã hội, và những nguời trí thức đương thời để đồng trách nhiệm trong công cuộc biến đổi thế giới thành một Trời Mới, Đất Mới nơi công lý ngự trị.
Sứ mạng này là của mọi Kitô hữu vì “Bản chất của giáo hội lữ hành là truyền giáo”, và Hội Thánh là cộng đồng các sứ giả tin mừng trong thế giới hôm nay. Điều này nói lên tinh thần đồng trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo hội địa phương, thực hiện sự đối thoại để xây dựng sự hiệp thông trong thế giới hôm nay.
Tinh thần đồng trách nhiệm này được Liên hiệp Hội Đồng giám mục Á Châu cổ võ trong tổ chức “Cộng Đồng Nhân Sinh Cơ Bản”, trong đó, các Kitô hữu không chỉ quan tâm đến đời sống phượng tự tại nhà thờ, nhưng là những hạt nhân sinh động trong cộng đồng xã hội” [10]. Chính nhờ cộng đồng nhân sinh cơ bản này, Hội Thánh địa phương đang đối thoại bằng đời sống và bằng hoạt động, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng diễn giảng và bằng chia sẻ cảm nghiệm thiêng liêng.
Một trong những món quà mà Hội Thánh Việt Nam dâng lên Thiên Chúa trong năm thánh này là xây dựng một Hội Thánh Hiệp Thông và Tham Gia vì sứ vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, để mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa Kitô tiếp tục trổ sinh hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Giám mục Giáo phận Long Xuyên
1 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 11
2Vaticanô II, Lumen Gentium 5
3Vaticanô II, Lumen Gentium 1
4 Ecclesia in Asia 24
5Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 14
6 Ecclesia in Asia 25
7 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam 16
8 Vaticanô II, Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong giáo hội Christus Dominus 4
9 Ecclesia in Asia 25
10FABC I, For All, vol I trang 11-19.
Bài tham luận của GM Giuse Trần Xuân Tiếu, GP. Long Xuyên
Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam dùng giáo huấn của Công đồng Vaticanô II để khẳng định:
Với ý tưởng nòng cốt trên về sự hiệp thông của Hội Thánh, tôi xin trình bày 3 điểm chính:
1. Một Hội Thánh Tham Gia và Hiệp Thông Vì Sứ Vụ.
2. Hiệp Thông trong nội bộ Hội Thánh trong tinh thần Đồng Trách Nhiệm.
3. Hội Thánh Đồng Trách Nhiệm đối thoại với cộng đồng nhân loại để xây dựng sự hiệp thông.
I. MỘT HỘI THÁNH HIỆP THÔNG VÀ THAM GIA VÌ SỨ VỤ
Trước hết, Hội Thánh địa phương phải trở nên dấu chỉ sự hiệp thông với Thiên Chúa, và mô phỏng theo hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo hội xây dựng sự hiệp thông với nhau [4] giữa Giáo hội chiến đấu ở trần gian, với Giáo hội chiến thắng trên thiên quốc, và với Giáo hội thanh luyện trong luyện hình [5], và từ đó, Giáo hội mời gọi mọi người đi “từ bắc chí nam, từ đông sang tây”, tham dự vào sự hiệp thông này.
Tông Huấn Giáo hội Tại Á châu – Ecclesia in Asia (EA) viết: “Sự Hiệp thông trong Hội thánh ngụ ý nói mỗi Hội thánh địa phương (tại Á Châu) phải trở nên điều mà các nghị phụ Thượng Hội Đồng gọi là một Hội Thánh Tham Gia” [6].
Như vậy, nhờ ân sủng của bí tích Thánh tẩy và bí tích Thêm sức, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận được tham dự vào Sứ Vụ là chứng nhân và giảng dạy về sự Hiệp thông. Theo ý nghĩa này, Hội Thánh địa phương trở thành lớp học của Chúa Thánh Thần, trong đó, mọi người, giáo sĩ và giáo dân, vừa là học trò vừa là giáo viên về sự hiệp thông trong cuộc lữ hành trần thế. Quả thật, dân Thiên Chúa trong Hội thánh địa phương, nhờ được tham dự vào vai trò ngôn sứ, tư tế, và vương đế của Đức Kitô, được mời gọi tham dự vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, và được Chúa Thánh Thần liên kết hiệp nhất trong đức tin, đức ái, và đức cậy. Đây thật là gia đình của Thiên Chúa mà từng người và mọi ngừơi có sứ vụ đón nhận, sống, và thông truyền những giá trị về sự thật từ Lời Chúa, về tình yêu cứu độ, và về sự tự do của con cái Thiên Chúa hướng đến cùng đích là qui tụ đoàn con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối trong sự hiệp thông trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.
II. HIỆP THÔNG TRONG NỘI BỘ HỘI THÁNH VỚI TINH THẦN ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô Hữu không chỉ chia sẻ sự sống thần linh, mà còn chia sẻ sứ vụ của Chúa Kitô nơi trần thế trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế, sự hiệp thông trong giáo phận được thể hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm của toàn thể dân Thiên Chúa đối với sứ mạng của Hội Thánh Chúa Kitô.
Theo giáo lý của Công Đồng Vaticanô II, cũng như Giám mục Rôma có nhiệm vụ duy nhất đảm bảo và cổ võ sự hiệp nhất trong giáo hội, Giám mục giáo phận là “nguyên lý và nền tảng của sự hiệp nhất trong giáo hội
địa phương” [7]. Hơn nữa, nếu công đồng Vaticanô II đề ra tập đoàn tính của giám mục đoàn [8], thì tại giáo hội địa phương tập đoàn tính cũng phải đuợc thực hiện trong hàng giáo sĩ. Như vậy, trước hết là sự đồng trách nhiệm của các linh mục với giám mục. Sự hiệp thông này được thể hiện trong linh mục đoàn, trong hội đồng linh mục và trong ban tư vấn. Đây là sự hiệp thông ấn tích của những người được tuyển chọn và được tham dự vào chức vụ linh mục thừa tác của Đức Kitô. Chính nhờ ân sủng và trách nhiệm của bí tích truyền chức, các thành viên trong linh mục đoàn hiệp thông với Giám mục giáo phận trong khi thi hành sứ vụ của Hội thánh địa phương luôn đồng trách nhiệm trong việc truy tìm ý Chúa cho cộng đoàn theo mô hình của công đồng Giêrusalem: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định rằng…”(Cv 15,28).
Kế đến, tinh thần đồng trách nhiệm còn được thể hiện trong tương quan giữa hàng giáo sĩ và giáo dân. Thật vậy, mọi kitô hữu được mời gọi tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô. Trong khi hàng giáo dân tham dự vào chức linh mục phổ quát, thì hàng giáo sĩ tham dự vào chức linh mục thừa tác của Chúa Kitô. Theo ý nghĩa này, tinh thần đồng trách nhiệm phải được Hội thánh địa phương biểu hiện trong hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo hạt, và giáo phận. Tinh thần đồng trách nhiệm còn được thực hiện qua hội đồng kinh tế của giáo xứ và giáo phận.
Cuối cùng, sự hiệp thông và tham gia của Giáo hội địa phương được thực hiện một cách rất hợp thời trong các cộng đoàn Giáo hội cơ bản mô phỏng theo các cộng đoàn sơ khai thời các tông đồ (x Cv 2,44-47;4,32-35). Thực vậy, chính các cộng đoàn giáo hội cơ bản là một cách thế thể hiện tinh thần đồng trách nhiệm của Hội thánh địa phương với sứ vụ trong hoàn cảnh xã hội ngày nay [9].
III. HỘI THÁNH ĐỒNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI ĐỂ XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG
Tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu khẳng định: “ Sự đóng góp duy nhất của giáo hội cho các dân tộc trên lục địa (Á Châu), là việc rao giảng về Chúa Kitô Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, Đấng Cứu Thế độc nhất và duy nhất cho mọi dân tộc” (EA 10). Đó cũng là sứ vụ của các giáo hội địa phương tại Việt Nam
Quả thật, vì là ánh sáng, là muối và là men tại trần thế, Hội thánh địa phương phải sống tinh thần nhập thể và nhập thế của Đức Kitô giữa lòng thế giới để tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô cho đến ngày cánh chung. Theo ý nghĩa này, mầu nhiệm nhập thể và nhập thế được thực hiện theo hình thức đối thoại. Theo Liên Hiệp Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) thì Hội thánh Á châu cần thực hiện đối thoại với các nền văn hoá địa phương, với các tôn giáo bản xứ, và đối thoại với người nghèo. Ngoài ra, vì người nghèo và cho người nghèo, còn đối thoại với những người giầu, những người có quyền trong xã hội, và những nguời trí thức đương thời để đồng trách nhiệm trong công cuộc biến đổi thế giới thành một Trời Mới, Đất Mới nơi công lý ngự trị.
Sứ mạng này là của mọi Kitô hữu vì “Bản chất của giáo hội lữ hành là truyền giáo”, và Hội Thánh là cộng đồng các sứ giả tin mừng trong thế giới hôm nay. Điều này nói lên tinh thần đồng trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo hội địa phương, thực hiện sự đối thoại để xây dựng sự hiệp thông trong thế giới hôm nay.
Tinh thần đồng trách nhiệm này được Liên hiệp Hội Đồng giám mục Á Châu cổ võ trong tổ chức “Cộng Đồng Nhân Sinh Cơ Bản”, trong đó, các Kitô hữu không chỉ quan tâm đến đời sống phượng tự tại nhà thờ, nhưng là những hạt nhân sinh động trong cộng đồng xã hội” [10]. Chính nhờ cộng đồng nhân sinh cơ bản này, Hội Thánh địa phương đang đối thoại bằng đời sống và bằng hoạt động, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng diễn giảng và bằng chia sẻ cảm nghiệm thiêng liêng.
Một trong những món quà mà Hội Thánh Việt Nam dâng lên Thiên Chúa trong năm thánh này là xây dựng một Hội Thánh Hiệp Thông và Tham Gia vì sứ vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, để mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa Kitô tiếp tục trổ sinh hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Giám mục Giáo phận Long Xuyên
1 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 11
2Vaticanô II, Lumen Gentium 5
3Vaticanô II, Lumen Gentium 1
4 Ecclesia in Asia 24
5Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 14
6 Ecclesia in Asia 25
7 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam 16
8 Vaticanô II, Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong giáo hội Christus Dominus 4
9 Ecclesia in Asia 25
10FABC I, For All, vol I trang 11-19.
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Giáo hội hiệp thông theo mô hình hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa
+GM Phaolô Bùi Văn Đọc
09:25 23/11/2010
GIÁO HỘI HIỆP THÔNG theo MÔ HÌNH HIỆP THÔNG của BA NGÔI THIÊN CHÚA
Bài tham luận của GM Phaolô Bùi Văn Đọc, GP. Mỹ Tho
Ý tưởng hiệp thông là một ý tưởng cơ bản và nồng cốt nhất của Giáo Hội học Công đồng Vatican II, là chìa khóa để có thể thấu hiểu thần học của Hiến chế Giáo Hội và canh tân khoa Giáo Hội học theo đúng tinh thần của Công đồng[1].
Bài này chỉ nhấn mạnh “nền tảng Ba Ngôi học” của mầu nhiệm “Giáo Hội hiệp thông”, mục đích đưa ra một hướng dẫn thần học chắc chắn, dựa trên Kinh Thánh, Giáo phụ và Huấn quyền cho sự canh tân Giáo Hội tại Việt Nam. Mục tiêu của bài này, dù xây dựng trên truyền thống, cố ý mở ra cho những suy nghĩ và áp dụng cụ thể sinh động mà không sợ trệch đường.
Thiên Chúa là “Tình yêu”, tình yêu không thể là một sự đơn độc buồn tẻ, mà là “những tương quan yêu thương, những hành vi yêu thương”. Nơi Thiên Chúa, những tương quan ấy, những hành vi ấy hiện thực và trọn vẹn đến nỗi là những “Ngôi vị” cụ thể mà Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mà mỗi người Kitô hữu chúng ta đều tin và tuyên xưng, biết và yêu mến nhờ đức tin Phép Rửa.
Ba ngôi Thiên Chúa là “sự Hiệp thông Tình yêu” sâu xa đến nỗi không còn là Ba, mà là Một. Chúng ta chỉ có một Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Các Ngôi vị hướng về nhau, đến với nhau, gắn bó với nhau, tự hiến cho nhau, ở trong nhau và nên một với nhau.
Giáo Hội được sinh ra bởi “Tình yêu Ba Ngôi”, sống trong Tình yêu ấy, nhờ Tình yêu ấy và cho Tình yêu ấy. Giáo Hội bắt nguồn từ mầu nhiệm “Hiệp thông Ba Ngôi” và hành trình hướng về sự “Hiệp thông Ba Ngôi”. Hiến chế Giáo Hội viết: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất (Plebs adunata) do sự Duy nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (LG, 4 ).
I. GIÁO HỘI LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
1. Hiệp thông theo chiều đứng và chiều ngang
Khi tuyên xưng Giáo Hội là “Mầu nhiệm hiệp thông”, ý niệm hiệp thông không là một ý niệm đơn nghĩa, nhưng phải được hiểu trước hết theo “chiều đứng”, rồi mới theo “chiều ngang”[2]. Thiếu chiều đứng, không có Giáo Hội theo nghĩa Kitô giáo, mà chỉ còn là một “tập thể” như những tập thể trần gian khác. Hiệp thông trước hết là “Hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi”: trong Chúa Thánh Thần chúng ta nên một với Chúa Giêsu, và nhờ Chúa Giêsu chúng ta nên một với Thiên Chúa. Rồi mới đến chiều ngang là “nhờ kết hợp với Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, chúng ta nên một với nhau, làm thành Giáo Hội, “Thân Thể mầu nhiệm” của Chúa.
Đối với Giáo Hội, hiệp thông luôn là một “ân sủng”. Chính vì thế mà Chúa Giêsu tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha: “Con không những cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21). Giáo Hội không ngừng đón nhận ân sủng đó từ Thiên Chúa. Đó là “Ơn thông hiệp”, là Thánh Thần Tình yêu và Hợp nhất, là Hoa trái của sáng kiến Tình yêu Cứu độ của Chúa Cha, được trao ban cho chúng ta trong “Mầu nhiệm Vượt qua” của Chúa Kitô.
Nhờ “Phép Rửa”, chúng ta được tháp nhập vào mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô, cùng chết với Chúa và cùng sống lại với Người[3]. Trong Phép Rửa, Chúa Thánh Thần vừa là tác nhân tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô, như ghép cành nho vào “Cây nho”, để chúng ta nên một với Chúa trong mầu nhiệm Vượt qua. Nhưng Chúa Thánh Thần cũng là “Hồng Ân Cứu độ”, là Ơn tha tội, là “Sự sống mới” làm cho chúng ta trở nên con người mới, là “Thần Khí Phục Sinh”, làm cho chúng ta cùng sống lại với Chúa Kitô, và là Tình yêu hiệp thông làm cho chúng ta nên một với nhau. Chúng ta nên một do ý muốn cứu độ của Chúa Cha, nhờ mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, trong ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, và chúng ta làm thành Giáo Hội.
Nhờ “Bí tích Thánh Thể”, chúng ta càng được hiệp thông sâu xa hơn nữa với Chúa Kitô, được thông phần “Mình và Máu” Người[4]. Chính Người trở nên lương thực thần linh, nên “Bánh Sự Sống” nuôi dưỡng chúng ta. Mọi Kitô hữu đều sống bằng sự sống của Chúa Kitô, và nhờ đó trở nên chi thể của “Thân Mình” Người là Giáo Hội. Cử hành Thánh lễ là cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, cùng chết với Chúa để cùng sống lại với Người. Trong Chúa Thánh Thần, chúng ta cùng ra đi với Chúa Kitô hướng về Chúa Cha.
2. Hiệp thông hữu hình và vô hình
Hiệp thông Giáo Hội vừa là vô hình, vừa là hữu hình[5]. Khía cạnh vô hình, chính là sự hiệp thông của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần, sự hiệp thông với những người được cùng chia sẻ bản tính thần linh của Thiên Chúa (divinae consortes naturae[6]). Ngoài sự hiệp thông vô hình, còn có “hiệp thông hữu hình” trong “Giáo lý các Tông đồ”, trong “đời sống Bí tích” và trong “phẩm trật Hội Thánh”.
Bộ mặt hữu hình rõ rệt nhất là “Cộng đồng các tín hữu”, là Tập thể các Kitô hữu, những người môn đệ của Chúa Giêsu, những con người tin và bước theo Chúa Giêsu, được tổ chức theo “phẩm trật”. Phẩm trật trong Giáo Hội được Chúa Giêsu lập ra, để phục vụ và hướng dẫn Giáo Hội. Phẩm trật không đi ngược với sự hiệp thông, trái lại được Chúa Thánh Thần sử dụng để hoàn toàn phục vụ sự hiệp thông.
Toàn thể Giáo Hội đều được tham gia vào ba chức năng “Tư tế, Tiên tri và Vương đế” của Chúa Giêsu. Nhưng có những người được kêu gọi để tham dự cách đặc biệt hơn, đó là các thừa tác viên được nhận lãnh Bí tích Truyền chức thánh. Họ được tham dự “tư cách làm đầu” của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha là người kế vị Thánh Phêrô được Đức Kitô đặt làm đầu toàn thể Giáo Hội[7], là “đầu mối hiệp thông” trong Giáo Hội phổ quát. Giám mục là những người tiếp nối sứ vụ các Thánh Tông đồ, là “đầu mối hiệp thông” trong giáo phận được trao phó cho các ngài.
Cả hai bộ mặt hữu hình và vô hình của Giáo Hội đều phải được lưu tâm đúng mức theo thánh ý của Thiên Chúa, mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô. Giữa hữu hình và vô hình, có một tương quan hết sức mật thiết. Cái hữu hình diễn đạt và chuyển tải sự hiệp thông vô hình. Cơ chế của Giáo Hội là dấu chỉ và khí cụ phục vụ ân sủng, là dấu chỉ Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, dấu chỉ của “sự tiệp thông Ba Ngôi”.
Mỗi Kitô hữu được sinh ra làm con cái Thiên Chúa trong lòng Mẹ Giáo Hội nhờ Lời Chúa và các Bí tích và sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần như lời thánh Phaolô: “Phàm ai được Thần Khí hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8, 14). Mỗi Kitô hữu đều được xức dầu Thánh Thần khi nhận lãnh Bí tích Rửa tội, để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Và nhờ Chúa Kitô mà họ gặp gỡ trong các Bí tích, họ được tràn đầy Thần Khí yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con.
Giáo Hội là “Hiệp thông các thánh[8]”, chính là vì những người chịu Phép Rửa đều được thông phần, được chia sẻ cùng một Thánh Thần. Họ đều được uống cùng Thần Khí độc nhất[9] là “Nước sự sống chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu” (Ga 19, 34). Và cùng với Chúa Thánh Thần, họ được nhận lãnh muôn vàn ân huệ khác nhau, là những đặc sủng để phục vụ ích chung của cộng đoàn[10].
II. GIÁO LÝ TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI VỀ HIỆP THÔNG
Để mỗi người chúng ta có thể nắm vững giáo lý truyền thống của Giáo Hội về mầu nhiệm hiệp thông (Koinonia, Communio), chúng ta phân biệt ba bình diện:
1. Thông phần cùng một Thần Khí (Communio Sancti)
Bình diện thứ nhất được khoa thần học gọi là “Communio Sancti”, là sự “thông phần cùng một Thần Khí” hay là “sự Hiệp thông trong Chúa Thánh Thần”[11]. Chúng ta nên một với Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, và nhờ Chúa Giêsu nên một với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là “Môi Sinh”, là nơi chúng ta được kết hợp với Chúa Giêsu và Chúa Cha. Ngài là “môi sinh vô hình trong môi sinh hữu hình là Giáo Hội”, nên được các thánh Giáo phụ gọi là “linh hồn của Giáo Hội”. Chính nhờ vậy mà Giáo Hội trở nên nơi gặp gỡ, nơi con người được tiếp xúc và kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa.
2. Thông phần “các thực tại thánh” (Communio sanctorum)
Bình diện thứ hai được gọi là “Communio sanctorum”, là sự thông phần các “thực tại thánh”, sự hưởng nhờ các Bí tích, đăc biệt là được ăn cùng một Bánh, uống cùng một Chén trong Bí tích Thánh Thể[12]. Nhiệm cục cứu độ của thời Tân Ước là “nhiệm cục Bí tích”: Thiên Chúa cứu độ chúng ta trong Giáo Hội qua những “dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu là các Bí tích. Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta qua các Bí tích.
Ngoài các Bí tích ra, Giáo Hội học Công đồng Vatican II còn nhấn mạnh đến “Lời Chúa” được công bố trong Giáo Hội. Chính nhờ lắng nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh mà chúng ta được tiếp xúc với Chúa Thánh Thần là tác giả thần linh của sách Kinh Thánh.
3. Hiệp thông các thánh (communio sanctorum fidelium)
Bình diện thứ ba được gọi là “Communio sanctorum fidelium”, là “sự hiệp thông giữa các thánh hữu”. Các tín hữu Kitô được Phaolô gọi là “thánh hữu”, vì họ đã chịu Phép Rửa, đã được thanh tẩy, được trở nên công chính nhờ “Thần Khí thánh hóa” mà họ đã lãnh nhận. Mọi Kitô hữu đều được tháp nhập vào Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại. Họ là một với Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, nên họ là một với nhau, làm thành một Thân Thể Duy nhất là Giáo Hội.
Sự hiệp thông này không giới hạn vào những người còn sống tại thế, mà còn là sự “Hiệp thông với triều thần thánh trên trời”, với các linh hồn còn chịu đau khổ trong luyện ngục[13].
4. Tương quan mật thiết giữa ba bình diện
Ba bình diện nêu trên, tuy phân biệt, nhưng không tách rời nhau, trái lại còn “gắn kết” với nhau, bình diện này tựa trên các bình diện kia. Thần Khí như gió muốn thổi đâu thì thổi, nhưng trong nhiệm cục cứu độ dành cho con người, cần phải có những dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu do Chúa Giêsu lập ra là các Bí tích để thông ban Thần Khí cho chúng ta.
Giáo Hội là “Cộng đồng các tín hữu” gắn bó với nhau, kết hợp với nhau, nhưng không phải bởi một tình bằng hữu thuần túy tự nhiên, hoặc một khế ước “thuần túy xã hội” (contrat social), nhưng là một “Dân Thánh”, được quy tụ bởi “Tình yêu Ba Ngôi”, được kết hợp với Thiên Chúa và nối kết với nhau nhờ “Hồng ân Thánh Thần” mà họ lãnh nhận qua Lời Chúa và các Bí tích.
5. Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương
Sự hiệp thông nói trên làm thành Giáo Hội của Chúa Kitô, Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Giáo hội ấy “tồn tại” (subsistit in) trong Giáo Hội Công giáo, do Đấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với ngài điều khiển[14]. Giáo Hội phổ quát đó hiện diện cách trọn vẹn trong từng Giáo Hội địa phương (Giáo phận)[15].
“Cộng đồng phụng vụ” được quy tụ dưới sự chủ tọa của giám mục là dấu chỉ và là đầu mối của “sự hợp nhất của Giáo Hội địa phương”[16]. “Cộng đoàn Thánh Thể tại địa phương” là Giáo hội Duy nhất nhờ một Thần Khí và một Thân mình Duy nhất “Chỉ có một tấm Bánh, và tấ cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một Thân thể” (1 Cr10, 17). Là Giáo Hội thánh thiện nhờ quyền năng thánh hóa của cùng một Thần Khí. Là Giáo Hội Công giáo vì biểu hiện sự viên mãn của mầu nhiệm Chúa Kitô, hiện diện và hoạt động trong lịch sử để hòa giải mọi người và mọi loài với Chúa Cha. Là Giáo hội Tông truyền vì tiếp nối Truyền thống các Tông đồ và đảm nhận “sứ vụ các Tông đồ” mà Chúa Kitô đã trao phó[17].
Chúng ta có thể nói, theo một nghĩa loại suy[18], về sự hiệp thông của các Giáo Hội địa phương với Giáo Hội Rôma và sự hiệp thông giữa các Giáo Hội với nhau. Đức Thánh Cha là người kế vị Thánh Phêrô, đứng đầu “Tông đồ đoàn”, cũng là người đứng đầu “Giám mục đoàn”, và sự hiệp thông này làm thành Giáo Hội phổ quát. Nhưng không được quan niệm Giáo Hội địa phương có trước, và Giáo Hội phổ quát chỉ là “tổng số các Giáo Hội địa phương”. Chính Giáo Hội của Chúa Kitô là Giáo Hội phổ quát sinh ra các Giáo Hội địa phương và hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Công thức tín lý “Ecclesia in et ex Ecclesiis” (Giáo Hội trong và từ các Giáo Hội) phải được bổ sung bằng một công thức tín lý khác là “Ecclesiae in et ex Ecclesia” (các Giáo Hội trong và bởi Giáo Hội)[19].
III. MỘT VÀI DẤU NHẤN CẦN THIẾT ĐỂ TRÁNH NHỮNG TƯ TƯỞNG CỰC ĐOAN VỀ HIỆP THÔNG
Một từ ngữ trong Thần học Công giáo cần được nhấn mạnh, để đức tin của chúng ta luôn là đức tin Tông truyền, đó là chữ và. Chữ và là một từ nối kết, chứ không là một từ phân ly.
1. Duy nhất và Đa dạng
Khi nói đến sự hiệp thông trong Giáo Hội, chúng ta đề cập đến “tính Duy nhất” và “sự Đa dạng”[20]. Không có sự chọn lựa giữa Duy nhất và Đa dạng, không có sự mâu thuẩn giữa Một và Nhiều. Nếu quá nhấn mạnh đến sự Duy nhất, chúng ta dễ rơi vào rập khuôn và đồng nhất, bấy giờ môi trường giáo xứ hay giáo phận có thể bóp chết các sáng kiến, dập tắt các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Nếu quá nhấn mạnh tới sự đa dạng, chúng ta có thể rơi vào sự hỗn loạn và chia rẽ.
Hơn bao giờ hết, ở đây Giáo Hội phải là “hình tượng” của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chỉ có một Thiên Chúa là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Cha không phải là Chúa Con, Chúa Con không phải là Chúa Thánh Thần. Chúa Cha cũng không phải là Chúa Thánh Thần. Nhưng cả Ba Ngôi ở trong nhau và là Một với nhau.
2. Hòa điệu và Tương phản
Một chữ và khác cần nhấn mạnh là chữ và giữa hai chữ hòa điệu và tương phản (harmonie et contraste). Trong hiệp thông có hòa điệu và tương phản đi đôi, hay chỉ có hòa điệu mà không có chút tương phản nào ? Nếu dùng triết lý Đông phương, chúng ta sẽ bảo rằng không có gì thuần âm, cũng không có gì thuần dương. Nếu chỉ có âm, thì không có hòa điệu, mà nếu chỉ có dương thì cũng không có hòa điệu. Âm và Dương là hai điều tương phản, và hòa điệu giữa âm và dương là hòa điệu giữa những điều tương phản.
Nếu nhấn mạnh hòa điệu mà coi thường tương phản, thì chúng ta sẽ rất sợ những tương phản, những quan điểm trái ngược, mà có khi chúng ta đồng hóa với sự chống đối và nghĩ rằng như thế là không còn sự hiệp thông. Nếu quá nhấn mạnh tương phản, chúng ta trở thành những người chỉ thích nói ngược, và như thế sẽ không góp phần xây dựng được điều gì, mà chỉ phá đổ. Ở đây ta hãy ứng dụng triệt để câu nói của Đức Thánh Cha Gioan XXIII: Duy nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì còn nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự (In necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas[21]).
3. Rồi và Chưa
Từ ngữ và cũng cần phải nhấn mạnh trong biện chứng “rồi và chưa” (déjà và pas encore) trong Thần học. Giáo Hội Chúa Kitô có thực sự là Giáo Hội hiệp thông, là Dấu chỉ, là Hình tượng của sự “Hiệp thông Ba ngôi” không ? Rồi và Chưa. Nhờ và trong Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thực sự đã là “Mầu nhiệm hiệp thông”, là Môi sinh Tình yêu, là nơi gặp gỡ tốt nhất, sâu xa nhất giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau.
Nhưng Giáo Hội cũng còn đang lữ thứ, đang hành trình hướng đến hiệp thông. Khía cạnh chưa này rất rõ khi chúng ta nhìn vào các thành viên của Giáo Hội. Nhiều thành viên còn rất xa Chúa và xa nhau. Thân phận người Kitô hữu vẫn là thân phận tội lỗi, mặc dù đã được công chính hóa nhờ ân sủng vì đã tin vào Đức Giêsu Kitô. Các thành phần dân Chúa còn phải cố gắng rất nhiều để có thể bước theo Chúa Giêsu trên con đường Vượt qua của Người. Bao lâu Giáo Hội còn tại thế, thì Vượt qua và Hiệp thông vẫn còn kèm theo nhau: chúng ta kết hợp với Chúa để Vượt qua với Người, rồi nhờ Vượt qua với Người chúng ta lại kết hợp mật thiết hơn với Người.
Quá nhấn mạnh khía cạnh rồi, chúng ta sẽ thất vọng khi nhìn thấy những rạn nứt, chia rẽ, xung đột trong lịch sử Giáo Hội, và ngay trong hiện trạng mà chúng ta đang sống. Hãy lưu ý khía cạnh chưa, để chúng ta vừa là những con người thực tế, vừa không ngừng nỗ lực vươn lên, vừa cầu xin “Ơn Thông hiệp” là Thánh Thần Tình yêu mà chắc chắn Thiên Chúa ban cho ta, mỗi lần ta cầu xin. Nhấn mạnh khía cạnh chưa là hướng tới cái “sẽ đến”, hướng tới tương lai, lòng tràn ngập hy vọng, vì tin tưởng vào Tình yêu của Thiên Chúa, Tình yêu lớn hơn tội lỗi và mạnh hơn tử thần.
IV. NHỮNG Ý NGHĨA KHÁC NHAU CỦA TỪ HIỆP THÔNG
Hiệp thông là một ý niệm rất phong phú về nội dung, nên có thể dùng một số từ ngữ khác, diễn tả những khía cạnh khác nhau, mà khía cạnh nào cũng đều có những hệ luận quan trọng cho đời sống tu đức của người Kitô hữu và công việc mục vụ của Giáo Hội.
1. Hiệp thông là “Thông phần” (participatio)
Trước hết hiệp thông là “Thông phần”. Tất cả chúng ta đều được ăn cùng một Bánh, uống cùng một Chén, thông phần vào “Mình và Máu Thánh Chúa”, thông phần Hy tế thập giá của Chúa Kitô[22]. Tất cả chúng ta đều được thông phần cùng một Thần Khí, được uống cùng một thứ Nước Sự Sống là Thần Khí, vì chúng ta đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một Thân Thể[23]. Trong Thần Khí, chúng ta được thông phần Sự Sống của Chúa, Anh Sáng của Chúa, Tình yêu của Chúa, Sức mạnh của Chúa.
Chữ thông phần nhấn mạnh sự hiện diện tích cực của chúng ta. Chúng ta được tham gia, chúng ta có phần, chúng ta dự phần. Chữ thông phần nhấn mạnh quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta thông phần cùng một Bánh, làm nên một Thân Thể. Chính chúng ta làm nên Thân thể ấy, chứ không phải ai khác, dĩ nhiên với điều kiện là chúng ta gắn bó và nên một với Chúa và với nhau. Tất cả chúng ta đều phải tích cực tham gia xây dựng Thân Thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Giáo Hội phải được tổ chức thế nào, để mọi người đều có thể tham gia.
2. Hiệp thông là “Chia sẻ” (partage, sharing)
Hiệp thông còn có nghĩa là “chia sẻ”. Nghi lễ Bẻ Bánh ( Fractio Panis) trong Giáo Hội sơ khai, chính là Bí tích Thánh Thể, là “Bánh bẻ ra” để chia sẻ cho mỗi người chúng ta, là Thân Mình của Chúa Kitô “tự hiến” cho chúng ta. Phaolô viết: “Chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10, 17).
Vì hiệp thông là chia sẻ và được chia sẻ cùng một của ăn là chính Chúa, chia sẻ cùng một Tình yêu và Sự Sống của Chúa, nên đường hướng mục vụ của chúng ta phải nhấn mạnh khía cạnh “liên đới, chia sẻ cho nhau” những gì mình có, thậm chí là chính bản thân mình. Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2004 “Giáo Hội sống mầu nhiệm Thánh Thể” nhấn mạnh khía cạnh này trong đời sống của Giáo Hội[24].
3. Hiệp thông là “Kết hợp với” (Communio: Cum-Unio)
Ý nghĩa cơ bản nhất và thẳm sâu nhất của từ hiệp thông là “yêu mến”, là “gắn bó với nhau” là “kết hợp”, là “nên một với nhau”. Mục vụ hiệp thông là mục vụ nối kết, là “cùng nhau suy nghĩ và hành động”, là “đối thoại và cộng tác với nhau”.
Yêu thương luôn là một hành vi nối kết, nhưng đồng thời cũng là một hành vi khai phóng, khơi dậy tự do. “Hãy yêu nhau và để cho nhau tự do”. “Hãy yêu nhau và tôn trọng tự do của nhau”. “Hãy yêu nhau và hun đúc tự do cho nhau”. “Hãy yêu nhau và làm cho nhau tự do”.
Thiên Chúa yêu chúng ta, Ngài dựng nên chúng ta tự do. Chúng ta đã làm mất tự do và trở thành nô lệ khi phạm tội. Vì yêu thương ta, Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến giải cứu ta, và làm cho chúng ta trở thành những người con tự do của Ngài. Ngài ban Thánh thần Tình yêu, Thần Khí nghĩa tử, để chúng ta có thể kêu lên: “Abba, lạy Cha” (x. Rm 8, 15). Tình yêu của Thiên Chúa mời gọi tình yêu của con người (Amor amorem invocat). Tình yêu của con người là tình yêu đáp lại Tình yêu.
4. Phân biệt giữa từ Hiệp thông và Hiệp nhất
Khi kêu gọi hợp nhất, Phaolô nhấn mạnh tối đa đến sự Duy nhất của Giáo Hội trong một Thần Khí Duy nhất: “Chỉ có một Thân Thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng” (Ep 4, 4). “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một Phép Rửa” (Ep 4, 5). “Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 6).
Công đồng Vatican II coi Giáo Hội như Bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hợp nhất toàn thể nhân loại[25][1].
Khó mà có sự phân biệt hết sức rõ ràng giữa hai giữa hai ý niệm “Hiệp nhất” (Hợp nhất) và “Hiệp thông”. Nhưng dù sao cũng nên phân biệt, để tránh những đòi hỏi quá đáng đối với Giáo Hội còn đang lữ thứ, và có một cái nhìn “động” (dynamique) thay vì quá “tĩnh” ( statique) về Giáo Hội.
Hiệp thông là một “tiến trình”, một “vận hành” của tình yêu bao gồm sự “hướng về nhau” (tương hướng), “giao lưu với nhau” (tương giao), “kết hợp với nhau” (tương hợp), “hiện diện trong nhau” (tương tại). Hiệp thông không gì khác hơn là yêu nhau và gắn bó mật thiết với nhau. Chúa Thánh Thần là “Ngôi Vị Tình yêu” nối kết Chúa Cha và Chúa Con mật thiết đến nỗi là một “Bản Thể Duy Nhất”. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa Con ban cho ta là “Thần lực Tình yêu”, nhờ đó ta yêu mến, kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa và với nhau.
Hiệp nhất là một trạng thái, là kết quả của tiến trình, của hành vi yêu nhau: “là một với nhau vì yêu nhau”. Trạng thái này nhấn mạnh tới sự “Duy nhất”, “Thống nhất” ngược với tình trạng chia rẽ, phân hóa, tan rã do thiếu tình yêu, của tập thể nhỏ như gia đình hay lớn hơn như xã hội, dân tộc, kể cả tập thể tôn giáo như giáo xứ, giáo phận… Hiệp nhất là một trạng thái bình an, ổn định, đoàn kết, vì không có sự chống đối, xung đột, không có hận thù ghen ghét…
Chúng ta nhấn mạnh tới sự hiệp nhất trong Giáo Hội, vì đó là điều Chúa Kitô ước muốn, điều Người tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha. Đó cũng là mục đích của sứ vụ của Người: “Đức Giêsu sắp phải chết thay cho dân, và không phải thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11, 51–52). “Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ lôi kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12, 32).
Nhưng dù có nhấn mạnh sự hiệp nhất tới đâu đi nữa, chúng ta không được quên rằng, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi (Nhất Thể Tam Vị), và là Thiên Chúa Ba Ngôi Duy Nhất (Tam Vị Nhất Thể). “Sự hiệp thông Ba Ngôi” phải là mẫu mực, là mô hình của Giáo Hội.
KẾT LUẬN
Theo quan điểm đức tin Kitô giáo, Tình yêu và Chân lý luôn đi với nhau, tựa vào nhau. Tình yêu phải chân thực, nếu không thì không phải là tình yêu. Không có một tình yêu gian dối. Thiên Chúa là Tình yêu chân thực, nơi Ngài không hề có sự gian dối. Chính sự thật về Tình yêu của Thiên Chúa làm cho chúng ta được tự do: “Nếu các ông ở lại trong Lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ của tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8, 32-33).
Chúa Giêsu là “Lời của Thiên Chúa Tình yêu”, “Chúa Thánh Thần là Hơi thở của Thiên Chúa Tình Yêu”. Thiên Chúa Tình yêu, Lời và Hơi thở của Thiên Chúa Tình yêu là Một. Một ở đây không chỉ là con số, mà là sự viên mãn của tình yêu, của hạnh phúc và sự sống.
Ba Ngôi Thiên Chúa là Cội nguồn đầu tiên của loài người và của Giáo Hội, Ba ở đây cũng không chỉ là con số, mà là sự “giao lưu”, sự “trao đổi kỳ diệu”, là “sự viên mãn của cái nhiều”, là những “tương quan tình yêu và sự sống”, là sự “chu lưu của tình yêu và sự sống”. Ba Ngôi Thiên Chúa cũng là Quê hương cuối cùng của loài người và của Giáo Hội.
Giáo Hội là Gia đình của Thiên Chúa ở trần gian, làm sao cho mọi người sinh hoạt trong Giáo Hội, đều cảm thấy như “ở nhà mình”: “Anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (Ep2, 19).
Giáo Hội là Hình tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Làm sao mọi người có thể nhận ra tình yêu của Thiên Chúa khi nhìn vào Giáo Hội ! Sự hiệp thông mật thiết giữa các thành phần dân Chúa là bằng chứng chắc chắn nhất và là dấu chỉ hữu hiệu nhất[26]: “Cứ dấu này người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
Nota bene: Hy vọng bài tham luận đã nói lên được một phần nào ý nghĩa thần học của mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Sự hiệp thông này còn bao hàm một số khía cạnh khác cụ thể hơn như: Tương quan giữa các thành phần Dân Chúa mà Đức cha Long Xuyên sẽ trình bày vắn tắt. Một khía cạnh cụ thể khác là “Đối thoại Đại kết và đối thoại Liên tôn” sẽ được Đức cha phụ tá Xuân Lộc trình bày.
[1] x. Vatican II,LG 4 8; DV 10; GS 32; UR 2-4; 14-15; 17-19; 22; Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects deL’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 1; 2; 3.
[2] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects deL’Église comprise commecommunion, 28. 05. 1992, no 3.
[3] x. Ibid. no 5
[4] x. Ibid. n0 5; 10.
[5] x. Ibid. no 4; Vatican II, LG 7
[6] x. 2 Pr 1,4.
[7] x.Mt 16,8
[8] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise commecommunion, 28. 05. 1992, no 6; Vatican II, LG 4
[9] x. 1 Cr 12,14.
[10] x. 1 Cr 12, 4-11.
[11] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 6
[12] Ibid. no 5; 10; 11
[13] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 6; 10; 14..
[14] x. Vatican II, LG, 8.
[15] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 9; 14.
[16] Ibid. no 14.
[17] x. Bruno Forte, The Church icon of The Trinity, ST. Paul Publications 1990, p. 90
[18] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 7; 8.
[19] Ibid. no 7; 9; Vatican II,CD 6; 11; LG 23.
[20] Ibid. no 15; 16; Vatican II, LG no 13; 23; 44; CD 8.
[21] x. Vatican II, GS 92; IOANNES XXIII, Litt. Enc. Ad Petri Cathedram, 29 iunii, 1959: AAS 55 (1959), p. 513.
[22] x. 1Cr 10,16
[23] x. 1Cr 2,13.
[24] x. HĐGMVN, Giáo Hội sống mầu nhiệm Thánh Thể, Thư chung 01.10.2004, số 9.
[25] x. Vatican II, LG 1.
[26] x. BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, “Xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là chìa khóa của việc truyền giáo”, Libreria Editrice vaticana 6.12.2010
Bài tham luận của GM Phaolô Bùi Văn Đọc, GP. Mỹ Tho
Ý tưởng hiệp thông là một ý tưởng cơ bản và nồng cốt nhất của Giáo Hội học Công đồng Vatican II, là chìa khóa để có thể thấu hiểu thần học của Hiến chế Giáo Hội và canh tân khoa Giáo Hội học theo đúng tinh thần của Công đồng[1].
Thiên Chúa là “Tình yêu”, tình yêu không thể là một sự đơn độc buồn tẻ, mà là “những tương quan yêu thương, những hành vi yêu thương”. Nơi Thiên Chúa, những tương quan ấy, những hành vi ấy hiện thực và trọn vẹn đến nỗi là những “Ngôi vị” cụ thể mà Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mà mỗi người Kitô hữu chúng ta đều tin và tuyên xưng, biết và yêu mến nhờ đức tin Phép Rửa.
Ba ngôi Thiên Chúa là “sự Hiệp thông Tình yêu” sâu xa đến nỗi không còn là Ba, mà là Một. Chúng ta chỉ có một Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Các Ngôi vị hướng về nhau, đến với nhau, gắn bó với nhau, tự hiến cho nhau, ở trong nhau và nên một với nhau.
Giáo Hội được sinh ra bởi “Tình yêu Ba Ngôi”, sống trong Tình yêu ấy, nhờ Tình yêu ấy và cho Tình yêu ấy. Giáo Hội bắt nguồn từ mầu nhiệm “Hiệp thông Ba Ngôi” và hành trình hướng về sự “Hiệp thông Ba Ngôi”. Hiến chế Giáo Hội viết: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất (Plebs adunata) do sự Duy nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (LG, 4 ).
I. GIÁO HỘI LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
1. Hiệp thông theo chiều đứng và chiều ngang
Khi tuyên xưng Giáo Hội là “Mầu nhiệm hiệp thông”, ý niệm hiệp thông không là một ý niệm đơn nghĩa, nhưng phải được hiểu trước hết theo “chiều đứng”, rồi mới theo “chiều ngang”[2]. Thiếu chiều đứng, không có Giáo Hội theo nghĩa Kitô giáo, mà chỉ còn là một “tập thể” như những tập thể trần gian khác. Hiệp thông trước hết là “Hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi”: trong Chúa Thánh Thần chúng ta nên một với Chúa Giêsu, và nhờ Chúa Giêsu chúng ta nên một với Thiên Chúa. Rồi mới đến chiều ngang là “nhờ kết hợp với Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, chúng ta nên một với nhau, làm thành Giáo Hội, “Thân Thể mầu nhiệm” của Chúa.
Đối với Giáo Hội, hiệp thông luôn là một “ân sủng”. Chính vì thế mà Chúa Giêsu tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha: “Con không những cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21). Giáo Hội không ngừng đón nhận ân sủng đó từ Thiên Chúa. Đó là “Ơn thông hiệp”, là Thánh Thần Tình yêu và Hợp nhất, là Hoa trái của sáng kiến Tình yêu Cứu độ của Chúa Cha, được trao ban cho chúng ta trong “Mầu nhiệm Vượt qua” của Chúa Kitô.
Nhờ “Phép Rửa”, chúng ta được tháp nhập vào mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô, cùng chết với Chúa và cùng sống lại với Người[3]. Trong Phép Rửa, Chúa Thánh Thần vừa là tác nhân tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô, như ghép cành nho vào “Cây nho”, để chúng ta nên một với Chúa trong mầu nhiệm Vượt qua. Nhưng Chúa Thánh Thần cũng là “Hồng Ân Cứu độ”, là Ơn tha tội, là “Sự sống mới” làm cho chúng ta trở nên con người mới, là “Thần Khí Phục Sinh”, làm cho chúng ta cùng sống lại với Chúa Kitô, và là Tình yêu hiệp thông làm cho chúng ta nên một với nhau. Chúng ta nên một do ý muốn cứu độ của Chúa Cha, nhờ mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, trong ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, và chúng ta làm thành Giáo Hội.
Nhờ “Bí tích Thánh Thể”, chúng ta càng được hiệp thông sâu xa hơn nữa với Chúa Kitô, được thông phần “Mình và Máu” Người[4]. Chính Người trở nên lương thực thần linh, nên “Bánh Sự Sống” nuôi dưỡng chúng ta. Mọi Kitô hữu đều sống bằng sự sống của Chúa Kitô, và nhờ đó trở nên chi thể của “Thân Mình” Người là Giáo Hội. Cử hành Thánh lễ là cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, cùng chết với Chúa để cùng sống lại với Người. Trong Chúa Thánh Thần, chúng ta cùng ra đi với Chúa Kitô hướng về Chúa Cha.
2. Hiệp thông hữu hình và vô hình
Hiệp thông Giáo Hội vừa là vô hình, vừa là hữu hình[5]. Khía cạnh vô hình, chính là sự hiệp thông của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần, sự hiệp thông với những người được cùng chia sẻ bản tính thần linh của Thiên Chúa (divinae consortes naturae[6]). Ngoài sự hiệp thông vô hình, còn có “hiệp thông hữu hình” trong “Giáo lý các Tông đồ”, trong “đời sống Bí tích” và trong “phẩm trật Hội Thánh”.
Bộ mặt hữu hình rõ rệt nhất là “Cộng đồng các tín hữu”, là Tập thể các Kitô hữu, những người môn đệ của Chúa Giêsu, những con người tin và bước theo Chúa Giêsu, được tổ chức theo “phẩm trật”. Phẩm trật trong Giáo Hội được Chúa Giêsu lập ra, để phục vụ và hướng dẫn Giáo Hội. Phẩm trật không đi ngược với sự hiệp thông, trái lại được Chúa Thánh Thần sử dụng để hoàn toàn phục vụ sự hiệp thông.
Toàn thể Giáo Hội đều được tham gia vào ba chức năng “Tư tế, Tiên tri và Vương đế” của Chúa Giêsu. Nhưng có những người được kêu gọi để tham dự cách đặc biệt hơn, đó là các thừa tác viên được nhận lãnh Bí tích Truyền chức thánh. Họ được tham dự “tư cách làm đầu” của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha là người kế vị Thánh Phêrô được Đức Kitô đặt làm đầu toàn thể Giáo Hội[7], là “đầu mối hiệp thông” trong Giáo Hội phổ quát. Giám mục là những người tiếp nối sứ vụ các Thánh Tông đồ, là “đầu mối hiệp thông” trong giáo phận được trao phó cho các ngài.
Cả hai bộ mặt hữu hình và vô hình của Giáo Hội đều phải được lưu tâm đúng mức theo thánh ý của Thiên Chúa, mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô. Giữa hữu hình và vô hình, có một tương quan hết sức mật thiết. Cái hữu hình diễn đạt và chuyển tải sự hiệp thông vô hình. Cơ chế của Giáo Hội là dấu chỉ và khí cụ phục vụ ân sủng, là dấu chỉ Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, dấu chỉ của “sự tiệp thông Ba Ngôi”.
Mỗi Kitô hữu được sinh ra làm con cái Thiên Chúa trong lòng Mẹ Giáo Hội nhờ Lời Chúa và các Bí tích và sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần như lời thánh Phaolô: “Phàm ai được Thần Khí hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8, 14). Mỗi Kitô hữu đều được xức dầu Thánh Thần khi nhận lãnh Bí tích Rửa tội, để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Và nhờ Chúa Kitô mà họ gặp gỡ trong các Bí tích, họ được tràn đầy Thần Khí yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con.
Giáo Hội là “Hiệp thông các thánh[8]”, chính là vì những người chịu Phép Rửa đều được thông phần, được chia sẻ cùng một Thánh Thần. Họ đều được uống cùng Thần Khí độc nhất[9] là “Nước sự sống chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu” (Ga 19, 34). Và cùng với Chúa Thánh Thần, họ được nhận lãnh muôn vàn ân huệ khác nhau, là những đặc sủng để phục vụ ích chung của cộng đoàn[10].
II. GIÁO LÝ TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI VỀ HIỆP THÔNG
Để mỗi người chúng ta có thể nắm vững giáo lý truyền thống của Giáo Hội về mầu nhiệm hiệp thông (Koinonia, Communio), chúng ta phân biệt ba bình diện:
1. Thông phần cùng một Thần Khí (Communio Sancti)
Bình diện thứ nhất được khoa thần học gọi là “Communio Sancti”, là sự “thông phần cùng một Thần Khí” hay là “sự Hiệp thông trong Chúa Thánh Thần”[11]. Chúng ta nên một với Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, và nhờ Chúa Giêsu nên một với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần là “Môi Sinh”, là nơi chúng ta được kết hợp với Chúa Giêsu và Chúa Cha. Ngài là “môi sinh vô hình trong môi sinh hữu hình là Giáo Hội”, nên được các thánh Giáo phụ gọi là “linh hồn của Giáo Hội”. Chính nhờ vậy mà Giáo Hội trở nên nơi gặp gỡ, nơi con người được tiếp xúc và kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa.
2. Thông phần “các thực tại thánh” (Communio sanctorum)
Bình diện thứ hai được gọi là “Communio sanctorum”, là sự thông phần các “thực tại thánh”, sự hưởng nhờ các Bí tích, đăc biệt là được ăn cùng một Bánh, uống cùng một Chén trong Bí tích Thánh Thể[12]. Nhiệm cục cứu độ của thời Tân Ước là “nhiệm cục Bí tích”: Thiên Chúa cứu độ chúng ta trong Giáo Hội qua những “dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu là các Bí tích. Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta qua các Bí tích.
Ngoài các Bí tích ra, Giáo Hội học Công đồng Vatican II còn nhấn mạnh đến “Lời Chúa” được công bố trong Giáo Hội. Chính nhờ lắng nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh mà chúng ta được tiếp xúc với Chúa Thánh Thần là tác giả thần linh của sách Kinh Thánh.
3. Hiệp thông các thánh (communio sanctorum fidelium)
Bình diện thứ ba được gọi là “Communio sanctorum fidelium”, là “sự hiệp thông giữa các thánh hữu”. Các tín hữu Kitô được Phaolô gọi là “thánh hữu”, vì họ đã chịu Phép Rửa, đã được thanh tẩy, được trở nên công chính nhờ “Thần Khí thánh hóa” mà họ đã lãnh nhận. Mọi Kitô hữu đều được tháp nhập vào Chúa Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại. Họ là một với Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, nên họ là một với nhau, làm thành một Thân Thể Duy nhất là Giáo Hội.
Sự hiệp thông này không giới hạn vào những người còn sống tại thế, mà còn là sự “Hiệp thông với triều thần thánh trên trời”, với các linh hồn còn chịu đau khổ trong luyện ngục[13].
4. Tương quan mật thiết giữa ba bình diện
Ba bình diện nêu trên, tuy phân biệt, nhưng không tách rời nhau, trái lại còn “gắn kết” với nhau, bình diện này tựa trên các bình diện kia. Thần Khí như gió muốn thổi đâu thì thổi, nhưng trong nhiệm cục cứu độ dành cho con người, cần phải có những dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu do Chúa Giêsu lập ra là các Bí tích để thông ban Thần Khí cho chúng ta.
Giáo Hội là “Cộng đồng các tín hữu” gắn bó với nhau, kết hợp với nhau, nhưng không phải bởi một tình bằng hữu thuần túy tự nhiên, hoặc một khế ước “thuần túy xã hội” (contrat social), nhưng là một “Dân Thánh”, được quy tụ bởi “Tình yêu Ba Ngôi”, được kết hợp với Thiên Chúa và nối kết với nhau nhờ “Hồng ân Thánh Thần” mà họ lãnh nhận qua Lời Chúa và các Bí tích.
5. Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương
Sự hiệp thông nói trên làm thành Giáo Hội của Chúa Kitô, Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Giáo hội ấy “tồn tại” (subsistit in) trong Giáo Hội Công giáo, do Đấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với ngài điều khiển[14]. Giáo Hội phổ quát đó hiện diện cách trọn vẹn trong từng Giáo Hội địa phương (Giáo phận)[15].
“Cộng đồng phụng vụ” được quy tụ dưới sự chủ tọa của giám mục là dấu chỉ và là đầu mối của “sự hợp nhất của Giáo Hội địa phương”[16]. “Cộng đoàn Thánh Thể tại địa phương” là Giáo hội Duy nhất nhờ một Thần Khí và một Thân mình Duy nhất “Chỉ có một tấm Bánh, và tấ cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một Thân thể” (1 Cr10, 17). Là Giáo Hội thánh thiện nhờ quyền năng thánh hóa của cùng một Thần Khí. Là Giáo Hội Công giáo vì biểu hiện sự viên mãn của mầu nhiệm Chúa Kitô, hiện diện và hoạt động trong lịch sử để hòa giải mọi người và mọi loài với Chúa Cha. Là Giáo hội Tông truyền vì tiếp nối Truyền thống các Tông đồ và đảm nhận “sứ vụ các Tông đồ” mà Chúa Kitô đã trao phó[17].
Chúng ta có thể nói, theo một nghĩa loại suy[18], về sự hiệp thông của các Giáo Hội địa phương với Giáo Hội Rôma và sự hiệp thông giữa các Giáo Hội với nhau. Đức Thánh Cha là người kế vị Thánh Phêrô, đứng đầu “Tông đồ đoàn”, cũng là người đứng đầu “Giám mục đoàn”, và sự hiệp thông này làm thành Giáo Hội phổ quát. Nhưng không được quan niệm Giáo Hội địa phương có trước, và Giáo Hội phổ quát chỉ là “tổng số các Giáo Hội địa phương”. Chính Giáo Hội của Chúa Kitô là Giáo Hội phổ quát sinh ra các Giáo Hội địa phương và hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Công thức tín lý “Ecclesia in et ex Ecclesiis” (Giáo Hội trong và từ các Giáo Hội) phải được bổ sung bằng một công thức tín lý khác là “Ecclesiae in et ex Ecclesia” (các Giáo Hội trong và bởi Giáo Hội)[19].
III. MỘT VÀI DẤU NHẤN CẦN THIẾT ĐỂ TRÁNH NHỮNG TƯ TƯỞNG CỰC ĐOAN VỀ HIỆP THÔNG
Một từ ngữ trong Thần học Công giáo cần được nhấn mạnh, để đức tin của chúng ta luôn là đức tin Tông truyền, đó là chữ và. Chữ và là một từ nối kết, chứ không là một từ phân ly.
1. Duy nhất và Đa dạng
Khi nói đến sự hiệp thông trong Giáo Hội, chúng ta đề cập đến “tính Duy nhất” và “sự Đa dạng”[20]. Không có sự chọn lựa giữa Duy nhất và Đa dạng, không có sự mâu thuẩn giữa Một và Nhiều. Nếu quá nhấn mạnh đến sự Duy nhất, chúng ta dễ rơi vào rập khuôn và đồng nhất, bấy giờ môi trường giáo xứ hay giáo phận có thể bóp chết các sáng kiến, dập tắt các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Nếu quá nhấn mạnh tới sự đa dạng, chúng ta có thể rơi vào sự hỗn loạn và chia rẽ.
Hơn bao giờ hết, ở đây Giáo Hội phải là “hình tượng” của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chỉ có một Thiên Chúa là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Cha không phải là Chúa Con, Chúa Con không phải là Chúa Thánh Thần. Chúa Cha cũng không phải là Chúa Thánh Thần. Nhưng cả Ba Ngôi ở trong nhau và là Một với nhau.
2. Hòa điệu và Tương phản
Một chữ và khác cần nhấn mạnh là chữ và giữa hai chữ hòa điệu và tương phản (harmonie et contraste). Trong hiệp thông có hòa điệu và tương phản đi đôi, hay chỉ có hòa điệu mà không có chút tương phản nào ? Nếu dùng triết lý Đông phương, chúng ta sẽ bảo rằng không có gì thuần âm, cũng không có gì thuần dương. Nếu chỉ có âm, thì không có hòa điệu, mà nếu chỉ có dương thì cũng không có hòa điệu. Âm và Dương là hai điều tương phản, và hòa điệu giữa âm và dương là hòa điệu giữa những điều tương phản.
Nếu nhấn mạnh hòa điệu mà coi thường tương phản, thì chúng ta sẽ rất sợ những tương phản, những quan điểm trái ngược, mà có khi chúng ta đồng hóa với sự chống đối và nghĩ rằng như thế là không còn sự hiệp thông. Nếu quá nhấn mạnh tương phản, chúng ta trở thành những người chỉ thích nói ngược, và như thế sẽ không góp phần xây dựng được điều gì, mà chỉ phá đổ. Ở đây ta hãy ứng dụng triệt để câu nói của Đức Thánh Cha Gioan XXIII: Duy nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì còn nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự (In necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas[21]).
3. Rồi và Chưa
Từ ngữ và cũng cần phải nhấn mạnh trong biện chứng “rồi và chưa” (déjà và pas encore) trong Thần học. Giáo Hội Chúa Kitô có thực sự là Giáo Hội hiệp thông, là Dấu chỉ, là Hình tượng của sự “Hiệp thông Ba ngôi” không ? Rồi và Chưa. Nhờ và trong Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thực sự đã là “Mầu nhiệm hiệp thông”, là Môi sinh Tình yêu, là nơi gặp gỡ tốt nhất, sâu xa nhất giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau.
Nhưng Giáo Hội cũng còn đang lữ thứ, đang hành trình hướng đến hiệp thông. Khía cạnh chưa này rất rõ khi chúng ta nhìn vào các thành viên của Giáo Hội. Nhiều thành viên còn rất xa Chúa và xa nhau. Thân phận người Kitô hữu vẫn là thân phận tội lỗi, mặc dù đã được công chính hóa nhờ ân sủng vì đã tin vào Đức Giêsu Kitô. Các thành phần dân Chúa còn phải cố gắng rất nhiều để có thể bước theo Chúa Giêsu trên con đường Vượt qua của Người. Bao lâu Giáo Hội còn tại thế, thì Vượt qua và Hiệp thông vẫn còn kèm theo nhau: chúng ta kết hợp với Chúa để Vượt qua với Người, rồi nhờ Vượt qua với Người chúng ta lại kết hợp mật thiết hơn với Người.
Quá nhấn mạnh khía cạnh rồi, chúng ta sẽ thất vọng khi nhìn thấy những rạn nứt, chia rẽ, xung đột trong lịch sử Giáo Hội, và ngay trong hiện trạng mà chúng ta đang sống. Hãy lưu ý khía cạnh chưa, để chúng ta vừa là những con người thực tế, vừa không ngừng nỗ lực vươn lên, vừa cầu xin “Ơn Thông hiệp” là Thánh Thần Tình yêu mà chắc chắn Thiên Chúa ban cho ta, mỗi lần ta cầu xin. Nhấn mạnh khía cạnh chưa là hướng tới cái “sẽ đến”, hướng tới tương lai, lòng tràn ngập hy vọng, vì tin tưởng vào Tình yêu của Thiên Chúa, Tình yêu lớn hơn tội lỗi và mạnh hơn tử thần.
IV. NHỮNG Ý NGHĨA KHÁC NHAU CỦA TỪ HIỆP THÔNG
Hiệp thông là một ý niệm rất phong phú về nội dung, nên có thể dùng một số từ ngữ khác, diễn tả những khía cạnh khác nhau, mà khía cạnh nào cũng đều có những hệ luận quan trọng cho đời sống tu đức của người Kitô hữu và công việc mục vụ của Giáo Hội.
1. Hiệp thông là “Thông phần” (participatio)
Trước hết hiệp thông là “Thông phần”. Tất cả chúng ta đều được ăn cùng một Bánh, uống cùng một Chén, thông phần vào “Mình và Máu Thánh Chúa”, thông phần Hy tế thập giá của Chúa Kitô[22]. Tất cả chúng ta đều được thông phần cùng một Thần Khí, được uống cùng một thứ Nước Sự Sống là Thần Khí, vì chúng ta đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một Thân Thể[23]. Trong Thần Khí, chúng ta được thông phần Sự Sống của Chúa, Anh Sáng của Chúa, Tình yêu của Chúa, Sức mạnh của Chúa.
Chữ thông phần nhấn mạnh sự hiện diện tích cực của chúng ta. Chúng ta được tham gia, chúng ta có phần, chúng ta dự phần. Chữ thông phần nhấn mạnh quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta thông phần cùng một Bánh, làm nên một Thân Thể. Chính chúng ta làm nên Thân thể ấy, chứ không phải ai khác, dĩ nhiên với điều kiện là chúng ta gắn bó và nên một với Chúa và với nhau. Tất cả chúng ta đều phải tích cực tham gia xây dựng Thân Thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Giáo Hội phải được tổ chức thế nào, để mọi người đều có thể tham gia.
2. Hiệp thông là “Chia sẻ” (partage, sharing)
Hiệp thông còn có nghĩa là “chia sẻ”. Nghi lễ Bẻ Bánh ( Fractio Panis) trong Giáo Hội sơ khai, chính là Bí tích Thánh Thể, là “Bánh bẻ ra” để chia sẻ cho mỗi người chúng ta, là Thân Mình của Chúa Kitô “tự hiến” cho chúng ta. Phaolô viết: “Chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10, 17).
Vì hiệp thông là chia sẻ và được chia sẻ cùng một của ăn là chính Chúa, chia sẻ cùng một Tình yêu và Sự Sống của Chúa, nên đường hướng mục vụ của chúng ta phải nhấn mạnh khía cạnh “liên đới, chia sẻ cho nhau” những gì mình có, thậm chí là chính bản thân mình. Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2004 “Giáo Hội sống mầu nhiệm Thánh Thể” nhấn mạnh khía cạnh này trong đời sống của Giáo Hội[24].
3. Hiệp thông là “Kết hợp với” (Communio: Cum-Unio)
Ý nghĩa cơ bản nhất và thẳm sâu nhất của từ hiệp thông là “yêu mến”, là “gắn bó với nhau” là “kết hợp”, là “nên một với nhau”. Mục vụ hiệp thông là mục vụ nối kết, là “cùng nhau suy nghĩ và hành động”, là “đối thoại và cộng tác với nhau”.
Yêu thương luôn là một hành vi nối kết, nhưng đồng thời cũng là một hành vi khai phóng, khơi dậy tự do. “Hãy yêu nhau và để cho nhau tự do”. “Hãy yêu nhau và tôn trọng tự do của nhau”. “Hãy yêu nhau và hun đúc tự do cho nhau”. “Hãy yêu nhau và làm cho nhau tự do”.
Thiên Chúa yêu chúng ta, Ngài dựng nên chúng ta tự do. Chúng ta đã làm mất tự do và trở thành nô lệ khi phạm tội. Vì yêu thương ta, Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến giải cứu ta, và làm cho chúng ta trở thành những người con tự do của Ngài. Ngài ban Thánh thần Tình yêu, Thần Khí nghĩa tử, để chúng ta có thể kêu lên: “Abba, lạy Cha” (x. Rm 8, 15). Tình yêu của Thiên Chúa mời gọi tình yêu của con người (Amor amorem invocat). Tình yêu của con người là tình yêu đáp lại Tình yêu.
4. Phân biệt giữa từ Hiệp thông và Hiệp nhất
Khi kêu gọi hợp nhất, Phaolô nhấn mạnh tối đa đến sự Duy nhất của Giáo Hội trong một Thần Khí Duy nhất: “Chỉ có một Thân Thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng” (Ep 4, 4). “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một Phép Rửa” (Ep 4, 5). “Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 6).
Công đồng Vatican II coi Giáo Hội như Bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hợp nhất toàn thể nhân loại[25][1].
Khó mà có sự phân biệt hết sức rõ ràng giữa hai giữa hai ý niệm “Hiệp nhất” (Hợp nhất) và “Hiệp thông”. Nhưng dù sao cũng nên phân biệt, để tránh những đòi hỏi quá đáng đối với Giáo Hội còn đang lữ thứ, và có một cái nhìn “động” (dynamique) thay vì quá “tĩnh” ( statique) về Giáo Hội.
Hiệp thông là một “tiến trình”, một “vận hành” của tình yêu bao gồm sự “hướng về nhau” (tương hướng), “giao lưu với nhau” (tương giao), “kết hợp với nhau” (tương hợp), “hiện diện trong nhau” (tương tại). Hiệp thông không gì khác hơn là yêu nhau và gắn bó mật thiết với nhau. Chúa Thánh Thần là “Ngôi Vị Tình yêu” nối kết Chúa Cha và Chúa Con mật thiết đến nỗi là một “Bản Thể Duy Nhất”. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa Con ban cho ta là “Thần lực Tình yêu”, nhờ đó ta yêu mến, kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa và với nhau.
Hiệp nhất là một trạng thái, là kết quả của tiến trình, của hành vi yêu nhau: “là một với nhau vì yêu nhau”. Trạng thái này nhấn mạnh tới sự “Duy nhất”, “Thống nhất” ngược với tình trạng chia rẽ, phân hóa, tan rã do thiếu tình yêu, của tập thể nhỏ như gia đình hay lớn hơn như xã hội, dân tộc, kể cả tập thể tôn giáo như giáo xứ, giáo phận… Hiệp nhất là một trạng thái bình an, ổn định, đoàn kết, vì không có sự chống đối, xung đột, không có hận thù ghen ghét…
Chúng ta nhấn mạnh tới sự hiệp nhất trong Giáo Hội, vì đó là điều Chúa Kitô ước muốn, điều Người tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha. Đó cũng là mục đích của sứ vụ của Người: “Đức Giêsu sắp phải chết thay cho dân, và không phải thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11, 51–52). “Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ lôi kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12, 32).
Nhưng dù có nhấn mạnh sự hiệp nhất tới đâu đi nữa, chúng ta không được quên rằng, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi (Nhất Thể Tam Vị), và là Thiên Chúa Ba Ngôi Duy Nhất (Tam Vị Nhất Thể). “Sự hiệp thông Ba Ngôi” phải là mẫu mực, là mô hình của Giáo Hội.
KẾT LUẬN
Theo quan điểm đức tin Kitô giáo, Tình yêu và Chân lý luôn đi với nhau, tựa vào nhau. Tình yêu phải chân thực, nếu không thì không phải là tình yêu. Không có một tình yêu gian dối. Thiên Chúa là Tình yêu chân thực, nơi Ngài không hề có sự gian dối. Chính sự thật về Tình yêu của Thiên Chúa làm cho chúng ta được tự do: “Nếu các ông ở lại trong Lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ của tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8, 32-33).
Chúa Giêsu là “Lời của Thiên Chúa Tình yêu”, “Chúa Thánh Thần là Hơi thở của Thiên Chúa Tình Yêu”. Thiên Chúa Tình yêu, Lời và Hơi thở của Thiên Chúa Tình yêu là Một. Một ở đây không chỉ là con số, mà là sự viên mãn của tình yêu, của hạnh phúc và sự sống.
Ba Ngôi Thiên Chúa là Cội nguồn đầu tiên của loài người và của Giáo Hội, Ba ở đây cũng không chỉ là con số, mà là sự “giao lưu”, sự “trao đổi kỳ diệu”, là “sự viên mãn của cái nhiều”, là những “tương quan tình yêu và sự sống”, là sự “chu lưu của tình yêu và sự sống”. Ba Ngôi Thiên Chúa cũng là Quê hương cuối cùng của loài người và của Giáo Hội.
Giáo Hội là Gia đình của Thiên Chúa ở trần gian, làm sao cho mọi người sinh hoạt trong Giáo Hội, đều cảm thấy như “ở nhà mình”: “Anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (Ep2, 19).
Giáo Hội là Hình tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Làm sao mọi người có thể nhận ra tình yêu của Thiên Chúa khi nhìn vào Giáo Hội ! Sự hiệp thông mật thiết giữa các thành phần dân Chúa là bằng chứng chắc chắn nhất và là dấu chỉ hữu hiệu nhất[26]: “Cứ dấu này người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
Nota bene: Hy vọng bài tham luận đã nói lên được một phần nào ý nghĩa thần học của mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Sự hiệp thông này còn bao hàm một số khía cạnh khác cụ thể hơn như: Tương quan giữa các thành phần Dân Chúa mà Đức cha Long Xuyên sẽ trình bày vắn tắt. Một khía cạnh cụ thể khác là “Đối thoại Đại kết và đối thoại Liên tôn” sẽ được Đức cha phụ tá Xuân Lộc trình bày.
[1] x. Vatican II,LG 4 8; DV 10; GS 32; UR 2-4; 14-15; 17-19; 22; Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects deL’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 1; 2; 3.
[2] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects deL’Église comprise commecommunion, 28. 05. 1992, no 3.
[3] x. Ibid. no 5
[4] x. Ibid. n0 5; 10.
[5] x. Ibid. no 4; Vatican II, LG 7
[6] x. 2 Pr 1,4.
[7] x.Mt 16,8
[8] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise commecommunion, 28. 05. 1992, no 6; Vatican II, LG 4
[9] x. 1 Cr 12,14.
[10] x. 1 Cr 12, 4-11.
[11] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 6
[12] Ibid. no 5; 10; 11
[13] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 6; 10; 14..
[14] x. Vatican II, LG, 8.
[15] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 9; 14.
[16] Ibid. no 14.
[17] x. Bruno Forte, The Church icon of The Trinity, ST. Paul Publications 1990, p. 90
[18] x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Lettre aux Évêques de L’Église catholique sur certains aspects de L’Église comprise comme communion, 28. 05. 1992, no 7; 8.
[19] Ibid. no 7; 9; Vatican II,CD 6; 11; LG 23.
[20] Ibid. no 15; 16; Vatican II, LG no 13; 23; 44; CD 8.
[21] x. Vatican II, GS 92; IOANNES XXIII, Litt. Enc. Ad Petri Cathedram, 29 iunii, 1959: AAS 55 (1959), p. 513.
[22] x. 1Cr 10,16
[23] x. 1Cr 2,13.
[24] x. HĐGMVN, Giáo Hội sống mầu nhiệm Thánh Thể, Thư chung 01.10.2004, số 9.
[25] x. Vatican II, LG 1.
[26] x. BÊNÊĐICTÔ XVI, Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, “Xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là chìa khóa của việc truyền giáo”, Libreria Editrice vaticana 6.12.2010
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Những câu hỏi thảo luận
Đại hội Dân Chúa
09:27 23/11/2010
Đại hội Dân Chúa 2010: Những câu hỏi thảo luận
CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN
PHẦN MẦU NHIỆM
1. Trong hiện trạng của Giáo Hội Việt Nam chúng ta, anh chị thấy cần phải nhấn mạnh hơn ở điểm nào về mầu nhiệm Giáo Hội cho toàn thể Dân Chúa ?
2. Tài liệu làm việc định hướng canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, dựa trên nền tảng Lời Chúa và các bí tích. Trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam hôm nay, anh chị thấy phải thực hiện định hướng canh tân ấy như thế nào ?
3. Giáo Hội Việt Nam chia sẻ cùng một đức tin duy nhất, công giáo và tông truyền với Giáo Hội hoàn vũ, nhưng cũng mong muốn diễn đạt đức tin ấy bằng ngôn ngữ và tâm tình Việt Nam, anh chị có những đóng góp và đề xướng nào ?
PHẦN HIỆP THÔNG
1. Sự hiệp thông đích thực trong Hội Thánh phát xuất và qui về sự hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong bối cảnh của Giáo hội Việt Nam hôm nay, anh chị thấy cần phải nhấn mạnh đến điểm gì để xây dựng sự hiệp thông đích thực ấy ?
2. Trên cấp giáo xứ, giáo phận và quốc gia, anh chị đề xướng những phương cách nào để xây dựng một Giáo Hội theo mô hình hiệp thông và tham gia ?
3. Gia đình là Giáo hội tại gia mà trong đó các thế hệ cùng gặp gỡ nhau và cảm nghiệm sự hiệp thông của Thiên Chúa. Anh chị nghĩ có đề xướng nào để làm cho mô hình Giáo hội hiệp thông được nổi bật trong gia đình của các tín hữu ?
4. Trong việc đào tạo linh mục tương lai, anh chị nghĩ đâu là những điểm cần nhấn mạnh trong bối cảnh Giáo hội tại Việt Nam hôm nay ?
5. Làm thế nào để việc đào tạo nhân sự giáo dân, cách riêng giáo lý viên, trở thành quan tâm hàng đầu từ cấp địa phương đến giáo phận và quốc gia ?
PHẦN SỨ VỤ
1. Khi nói về sứ vụ loan báo Tin mừng mà Giáo Hội Việt Nam phải thực thi, trong hiện trạng Giáo Hội và xã hội tại Việt Nam, anh chị nhận thấy phải nhấn mạnh hơn điểm gì ?
2. Chủ đề truyền giáo
- Tài liệu làm việc xác định truyền giáo không phải là một hoạt động thêm vào những hoạt động khác, nhưng là yếu tố thấm nhập và chuẩn mực lượng giá mọi hoạt động và mọi lãnh vực. Anh chị có đề xướng nào để đưa tinh thần truyền giáo vào trong chương trình đào tạo nhân sự từ cấp địa phương đến địa phận và quốc gia ?
- Để rao giảng Tin Mừng tại Á châu nói chung và tại Việt Nam nói riêng được hữu hiệu, nhất thiết phải gắn kết với đối thoại văn hóa, đối thoại liên tôn và đối thoại với người nghèo. Anh chị có những đề xuất gì về điều này ?
3. Chủ đề giáo dục
- Làm thế nào để việc giáo dục nhân bản, tri thức, thiêng liêng và tông đồ cho các thanh thiếu niên trở thành quan tâm mục vụ thiết yếu trong Giáo Hội tại Việt Nam (địa phương, giáo phận và quốc gia) ?
- Chất lượng của một nền phúc âm hóa sâu xa và vững chắc đi liền với việc giáo dục. Vậy, mỗi cộng đoàn Kitô hữu tại Việt Nam có thể tạo nên những ‘sân chơi’ lành mạnh nào cho các thanh thiếu niên ?
- Giáo Hội tại Việt Nam có thể đóng góp gì cho nền giáo dục tại Việt Nam (thí dụ: hội thầy cô Công Giáo, tái lập quỹ khuyến học giáo xứ, vốn đã có từ thời xa xưa, v.v.) ?
4. Chủ đề gia đình
- Cộng đoàn Giáo Hội (giáo xứ, giáo phận, quốc gia) có thể đề ra những kế hoạch mục vị nào về gia đình, nhất là các gia đình trẻ, trong bối cảnh xã hội tục hóa hiện nay ?
5. Chủ đề bác ái
- Mặc dù những đáp ứng cấp thời trước những nhu cầu thiết yếu của dân nghèo luôn cần thiết, anh chị có đề nghị gì về một kế hoạch lâu dài trong việc thực thi bác ái của Giáo hội VN trên bình diện giáo xứ, địa phận và quốc gia ?
6. Chủ đề công bằng xã hội
- Giáo hội tại Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, nhất là của những người nghèo và bất hạnh ?
- Làm thế nào để đào luyện lương tâm người tín hữu Việt Nam biết quan tâm đến công bằng và công ích ?
7. Chủ đề di dân
- Theo anh chị, Giáo hội tại Việt Nam nên có đường hướng chung và kế hoạch thống nhất nào cho việc mục vụ di dân trong nước và hải ngoại ?
8. Chủ đề Truyền thông xã hội
- Giáo hội phải sử dụng những phương tiện truyền thông Chúa ban như một tăng phẩm quí giá để loan báo tin mừng và xây dựng văn hóa tình thương. Giáo hội Việt Nam có thể làm gì để cung ứng một nền giáo dục về truyền thong cũng như giúp giới trẻ sử dụng tốt đẹp các phương tiện truyền thong này ? Gia đình và các công đoàn Giáo hội có thể cộng tác với nhau như thế nào trong sứ vụ cấp bách này?
CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN
PHẦN MẦU NHIỆM
2. Tài liệu làm việc định hướng canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, dựa trên nền tảng Lời Chúa và các bí tích. Trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam hôm nay, anh chị thấy phải thực hiện định hướng canh tân ấy như thế nào ?
3. Giáo Hội Việt Nam chia sẻ cùng một đức tin duy nhất, công giáo và tông truyền với Giáo Hội hoàn vũ, nhưng cũng mong muốn diễn đạt đức tin ấy bằng ngôn ngữ và tâm tình Việt Nam, anh chị có những đóng góp và đề xướng nào ?
PHẦN HIỆP THÔNG
1. Sự hiệp thông đích thực trong Hội Thánh phát xuất và qui về sự hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong bối cảnh của Giáo hội Việt Nam hôm nay, anh chị thấy cần phải nhấn mạnh đến điểm gì để xây dựng sự hiệp thông đích thực ấy ?
2. Trên cấp giáo xứ, giáo phận và quốc gia, anh chị đề xướng những phương cách nào để xây dựng một Giáo Hội theo mô hình hiệp thông và tham gia ?
3. Gia đình là Giáo hội tại gia mà trong đó các thế hệ cùng gặp gỡ nhau và cảm nghiệm sự hiệp thông của Thiên Chúa. Anh chị nghĩ có đề xướng nào để làm cho mô hình Giáo hội hiệp thông được nổi bật trong gia đình của các tín hữu ?
4. Trong việc đào tạo linh mục tương lai, anh chị nghĩ đâu là những điểm cần nhấn mạnh trong bối cảnh Giáo hội tại Việt Nam hôm nay ?
5. Làm thế nào để việc đào tạo nhân sự giáo dân, cách riêng giáo lý viên, trở thành quan tâm hàng đầu từ cấp địa phương đến giáo phận và quốc gia ?
PHẦN SỨ VỤ
1. Khi nói về sứ vụ loan báo Tin mừng mà Giáo Hội Việt Nam phải thực thi, trong hiện trạng Giáo Hội và xã hội tại Việt Nam, anh chị nhận thấy phải nhấn mạnh hơn điểm gì ?
2. Chủ đề truyền giáo
- Tài liệu làm việc xác định truyền giáo không phải là một hoạt động thêm vào những hoạt động khác, nhưng là yếu tố thấm nhập và chuẩn mực lượng giá mọi hoạt động và mọi lãnh vực. Anh chị có đề xướng nào để đưa tinh thần truyền giáo vào trong chương trình đào tạo nhân sự từ cấp địa phương đến địa phận và quốc gia ?
- Để rao giảng Tin Mừng tại Á châu nói chung và tại Việt Nam nói riêng được hữu hiệu, nhất thiết phải gắn kết với đối thoại văn hóa, đối thoại liên tôn và đối thoại với người nghèo. Anh chị có những đề xuất gì về điều này ?
3. Chủ đề giáo dục
- Làm thế nào để việc giáo dục nhân bản, tri thức, thiêng liêng và tông đồ cho các thanh thiếu niên trở thành quan tâm mục vụ thiết yếu trong Giáo Hội tại Việt Nam (địa phương, giáo phận và quốc gia) ?
- Chất lượng của một nền phúc âm hóa sâu xa và vững chắc đi liền với việc giáo dục. Vậy, mỗi cộng đoàn Kitô hữu tại Việt Nam có thể tạo nên những ‘sân chơi’ lành mạnh nào cho các thanh thiếu niên ?
- Giáo Hội tại Việt Nam có thể đóng góp gì cho nền giáo dục tại Việt Nam (thí dụ: hội thầy cô Công Giáo, tái lập quỹ khuyến học giáo xứ, vốn đã có từ thời xa xưa, v.v.) ?
4. Chủ đề gia đình
- Cộng đoàn Giáo Hội (giáo xứ, giáo phận, quốc gia) có thể đề ra những kế hoạch mục vị nào về gia đình, nhất là các gia đình trẻ, trong bối cảnh xã hội tục hóa hiện nay ?
5. Chủ đề bác ái
- Mặc dù những đáp ứng cấp thời trước những nhu cầu thiết yếu của dân nghèo luôn cần thiết, anh chị có đề nghị gì về một kế hoạch lâu dài trong việc thực thi bác ái của Giáo hội VN trên bình diện giáo xứ, địa phận và quốc gia ?
6. Chủ đề công bằng xã hội
- Giáo hội tại Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, nhất là của những người nghèo và bất hạnh ?
- Làm thế nào để đào luyện lương tâm người tín hữu Việt Nam biết quan tâm đến công bằng và công ích ?
7. Chủ đề di dân
- Theo anh chị, Giáo hội tại Việt Nam nên có đường hướng chung và kế hoạch thống nhất nào cho việc mục vụ di dân trong nước và hải ngoại ?
8. Chủ đề Truyền thông xã hội
- Giáo hội phải sử dụng những phương tiện truyền thông Chúa ban như một tăng phẩm quí giá để loan báo tin mừng và xây dựng văn hóa tình thương. Giáo hội Việt Nam có thể làm gì để cung ứng một nền giáo dục về truyền thong cũng như giúp giới trẻ sử dụng tốt đẹp các phương tiện truyền thong này ? Gia đình và các công đoàn Giáo hội có thể cộng tác với nhau như thế nào trong sứ vụ cấp bách này?
GM Phan Thiết chia sẽ tại Đại hội Dân Chúa: hãy đứng trong Giáo Hội để nỗ lực yêu mến chung xây
+GM Giuse Vũ Duy Thống
09:35 23/11/2010
Đại Hội Dân Chúa:
Bài giảng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giáo phận Phan Thiết
Thánh lễ kính Thánh Giuse ngày 23.11.2010
Trích đoạn Tin Mừng hôm nay xem ra khó hiểu đối với các môn đệ năm xưa cũng như với thính giả thế kỷ 21. Cứ như là sét đánh ngang tai. Khi các môn đệ hí hửng trầm trồ trước vẻ huy hoàng tráng lệ của đến thờ, vốn là niềm tự hào của quốc gia và tôn giáo, tưởng được thầy mình đồng cảm vun vào, ai ngờ lại được thầy cho một bài học bất ngờ lắng đọng: hôm nay huy hoàng, ngày mai sẽ tan hoang; bây giờ Đền thờ có vươn cao vững bền đi nữa, thì nay mai cũng có ngày sụp đổ hoang tàn. Nghe mà lạnh người. Nhưng qua đó nói lên điều gì?
1-Trước hết, Chúa Giêsu muốn khắc họa một chân lý: mọi công trình vật thể đều bị chi phối bởi định luật của vật thể là hiện biến khôn lường. Những công trình ấy vừa nhờ vào bàn tay nắn nót của con người mà có, nhưng đồng thời cũng vượt thoát khỏi tầm tay níu giữ của con người. Bao nền văn hóa cực thịnh đã qua đi, bao nền văn minh sán lạn đã sụp đổ. Hễ đã có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc; hễ đã có xuất phát tất phải có tận cùng. Chuyện bình thường như hoa nở hoa tàn. Nhưng không bình thường chút nào khi chuyện ấy lại xảy đến bất ngờ và chính mình cũng can dự vào. Đền thờ Giêrusalem, công trình vật thể tôn giáo Chúa Giêsu từ nhỏ đến lớn đã nhiều lần đến hành hương, cũng phải chịu chung một định luật là sự sụp đổ.
Trong hướng nhìn toàn cục, vũ trụ vật chất sẽ thay đổi để bước vào trời mới đất mới của TC. Qua sụp đổ tới vươn lên, qua đau khổ tới vinh quang, qua sự chết mới vào sự sống mới. Những tai họa cách này cách khác như lụt lội, động đất hoặc những tai nạn như rớt máy bay, tàn sát lẫn nhau, ngoài góc nhìn thời sự như một tai ương, cũng cần đặt trong hướng nhìn cánh chung để nhận ra chân lý này.
Trong bối cảnh những ngày cuối cùng của năm Phụng Vụ, chân lý Chúa Giêsu nêu lên còn giúp tín hữu nhận thức sâu sắc hơn: mọi sự sẽ qua đi, chỉ có Chúa là tồn tại; mọi sự là tương đối, chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối.
2- Không chỉ công bố chân lý, Chúa Giêsu còn muốn trang bị cho các môn đệ một thái độ sống phù hợp, thay vì dừng chân say mê trước vẻ đẹp của Đền thờ, hãy tiếp bước Người trên mọi nẻo hành trình sứ vụ; thay vì tuyệt đối hóa điều chỉ là tương đối, hãy gắn bó với Chúa mà tiến tới đích điểm vĩnh tồn; thay vì chỉ luẩn quẩn với những câu hỏi “khi nào và cách nào” để nhận biết điểm cuối của con người trong vũ trụ, hãy luôn sống tỉnh thức sẵn sàng (như lời xướng All).
Tỉnh thức sẵn sàng không là tiêu cực bó gối khoanh tay bất lực nhìn ngày Chúa đến, cũng không phải là băn khoăn lắng lo chống đỡ né tránh tiếng Chúa gọi mình, mà thực ra phải là tích cực xây dựng cuộc đời để ngày Chúa đến với mình cũng chính là ngày mình đã mong mỏi tìm đến với Chúa. Ngày của Chúa cũng chình là ngày làm nên bằng mọi ngày sống hôm nay.
Thánh GIUSE bổn mạng Giáo HộiChúa Giêsu mà ĐHDC kính mừng đặc biệt hôm nay vừa là một tấm gương vừa là một người mẫu sống tinh thần tỉnh thức một cách ứng trực. Tất cả mọi biến cố trong đời của Ngài bên cạnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu đều trải ra trong tinh thần ứng trực tỉnh thức sẵn sàng này, từ biến cố đón nhận Đức Maria đã có thai về làm bạn đời, qua biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá, đến biến cố phải đem gia đình thánh trốn sang Ai Cập và sau này việc lạc mất Chúa Giêsu trong Đền thánh. Chắc chẳng phải vô tình mà Phúc Âm thường mô tả việc Thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa trong đêm và tỉnh dậy mau mắn thi hành ý Chúa, mà hữu ý trình bày mẫu gương của một con người luôn luôn tỉnh thức sẵn sàng tuân theo ý Chúa. Xin Thánh Giuse giúp từng người chúng ta và giúp Giáo Hội Việt Nam cũng biết sống tinh thần tỉnh thức như Ngài.
3- Cuối cùng, Chúa Giêsu còn mở ra một lối sống phó thác cậy trông.Đại Hội Dân Chúa đã bước sang ngày thứ hai với những thuyết trình tham luận và phát biểu thật phong phú. Đã có những trầm trồ về tầm vóc lịch sử của Đại Hội 350 năm mới có một lần; đã có những xuýt xoa về nét đẹp sự kiện gặp gỡ của mọi thành phần dân Chúa trong 26 Giáo Phận Việt Nam; và cũng có những tiếc rẻ thời gian Đại Hội 3 ngày quá ít cho một định hướng canh tân Giáo Hội Việt Nam trong tương lai. Xét cho cùng, cũng chỉ là tâm tình tự nhiên rất thật giống như tâm tình của các môn đệ trước vẻ huy hoàng của Đền thờ.
Đại Hội Dân Chúa cũng như bất cứ Đại Hội nào rồi cũng sẽ kết thúc, nhưng điều sẽ không bao giờ kết thúc, đó chính là việc cầu nguyện trong tâm tình phó thác cậy trông. Xin cho Giáo Hội Việt Nam trở nên trong thực tế điều mình là trong lý tưởng, được nên dấu chỉ khả tín và nên khí cụ khả ái cho sự hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với mọi thành phần khác của Giáo Hội và xã hội. Xin cho mọi thành viên Giáo Hội tùy theo bậc sống và điều kiện hiện tại biết luôn phấn đấu trở thành những nhà kiến tạo hiệp thông. Hiệp thông với Chúa, với nhau để có thể thực thi sứ vụ làm cho mọi người được hiệp thông trong cùng một sự sống của Thiên Chúa.
Đừng đòi hỏi Giáo Hội phải làm gì cho mình nhưng biết tự cật vấn mình đã làm được gì cho Giáo Hội. Đừng đứng bên ngoài hoặc bên trên Giáo Hội để phê bình chỉ trích, nhưng phải hơn hãy đứng trong Giáo Hội để nỗ lực yêu mến chung xây. Nếu Chúa Giêsu đã yêu Giáo Hội là hiền thê dù Giáo Hội còn đang cần thanh luyện, thì mỗi tín hữu cũng yêu mến Giáo Hội mẹ mình hết lòng, yêu bằng khả năng của khối óc bằng sức vóc của đôi tay và bằng mê say của tâm hồn. Thiết nghĩ đó là lối sống phó thác và cậy trông đích thực và tích cực, một mặt lắng sâu trong cầu nguyện và mặt khác nỗ lực dựng xây.
Hôm qua, khi đúc kết ngày làm việc, ĐC Tổng Thư Ký đã cô đọng lại trong chữ “thiết tha”: Thiết tha yêu mến Giáo Hội, thiết tha góp ý xây dựng Giáo Hội. Có những thiết tha vỡ thành nụ cười; cũng có những thiết tha đọng lại trong giọt nước mắt. Nhưng từ thiết tha đến dựng xây, từ lý tưởng tới hiện thực, khoảng cách vẫn còn đó. Xin cho Giáo Hội Việt Nam, nhờ lời cầu bầu của thánh Giuse, biết thu hẹp khoảng cách đó lại. Như vậy, lòng hẹn lòng, các đại biểu: trong khi chưa có Bộ mặt Giáo Hội mình mong muốn ưa thích, hãy bắt đầu xây dựng Giáo Hội bằng cách đón vào trong sự ưa thích của mình Giáo Hội mà mình đang có.
Bài giảng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giáo phận Phan Thiết
Thánh lễ kính Thánh Giuse ngày 23.11.2010
1-Trước hết, Chúa Giêsu muốn khắc họa một chân lý: mọi công trình vật thể đều bị chi phối bởi định luật của vật thể là hiện biến khôn lường. Những công trình ấy vừa nhờ vào bàn tay nắn nót của con người mà có, nhưng đồng thời cũng vượt thoát khỏi tầm tay níu giữ của con người. Bao nền văn hóa cực thịnh đã qua đi, bao nền văn minh sán lạn đã sụp đổ. Hễ đã có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc; hễ đã có xuất phát tất phải có tận cùng. Chuyện bình thường như hoa nở hoa tàn. Nhưng không bình thường chút nào khi chuyện ấy lại xảy đến bất ngờ và chính mình cũng can dự vào. Đền thờ Giêrusalem, công trình vật thể tôn giáo Chúa Giêsu từ nhỏ đến lớn đã nhiều lần đến hành hương, cũng phải chịu chung một định luật là sự sụp đổ.
Trong hướng nhìn toàn cục, vũ trụ vật chất sẽ thay đổi để bước vào trời mới đất mới của TC. Qua sụp đổ tới vươn lên, qua đau khổ tới vinh quang, qua sự chết mới vào sự sống mới. Những tai họa cách này cách khác như lụt lội, động đất hoặc những tai nạn như rớt máy bay, tàn sát lẫn nhau, ngoài góc nhìn thời sự như một tai ương, cũng cần đặt trong hướng nhìn cánh chung để nhận ra chân lý này.
Trong bối cảnh những ngày cuối cùng của năm Phụng Vụ, chân lý Chúa Giêsu nêu lên còn giúp tín hữu nhận thức sâu sắc hơn: mọi sự sẽ qua đi, chỉ có Chúa là tồn tại; mọi sự là tương đối, chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối.
2- Không chỉ công bố chân lý, Chúa Giêsu còn muốn trang bị cho các môn đệ một thái độ sống phù hợp, thay vì dừng chân say mê trước vẻ đẹp của Đền thờ, hãy tiếp bước Người trên mọi nẻo hành trình sứ vụ; thay vì tuyệt đối hóa điều chỉ là tương đối, hãy gắn bó với Chúa mà tiến tới đích điểm vĩnh tồn; thay vì chỉ luẩn quẩn với những câu hỏi “khi nào và cách nào” để nhận biết điểm cuối của con người trong vũ trụ, hãy luôn sống tỉnh thức sẵn sàng (như lời xướng All).
Tỉnh thức sẵn sàng không là tiêu cực bó gối khoanh tay bất lực nhìn ngày Chúa đến, cũng không phải là băn khoăn lắng lo chống đỡ né tránh tiếng Chúa gọi mình, mà thực ra phải là tích cực xây dựng cuộc đời để ngày Chúa đến với mình cũng chính là ngày mình đã mong mỏi tìm đến với Chúa. Ngày của Chúa cũng chình là ngày làm nên bằng mọi ngày sống hôm nay.
Thánh GIUSE bổn mạng Giáo HộiChúa Giêsu mà ĐHDC kính mừng đặc biệt hôm nay vừa là một tấm gương vừa là một người mẫu sống tinh thần tỉnh thức một cách ứng trực. Tất cả mọi biến cố trong đời của Ngài bên cạnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu đều trải ra trong tinh thần ứng trực tỉnh thức sẵn sàng này, từ biến cố đón nhận Đức Maria đã có thai về làm bạn đời, qua biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá, đến biến cố phải đem gia đình thánh trốn sang Ai Cập và sau này việc lạc mất Chúa Giêsu trong Đền thánh. Chắc chẳng phải vô tình mà Phúc Âm thường mô tả việc Thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa trong đêm và tỉnh dậy mau mắn thi hành ý Chúa, mà hữu ý trình bày mẫu gương của một con người luôn luôn tỉnh thức sẵn sàng tuân theo ý Chúa. Xin Thánh Giuse giúp từng người chúng ta và giúp Giáo Hội Việt Nam cũng biết sống tinh thần tỉnh thức như Ngài.
3- Cuối cùng, Chúa Giêsu còn mở ra một lối sống phó thác cậy trông.Đại Hội Dân Chúa đã bước sang ngày thứ hai với những thuyết trình tham luận và phát biểu thật phong phú. Đã có những trầm trồ về tầm vóc lịch sử của Đại Hội 350 năm mới có một lần; đã có những xuýt xoa về nét đẹp sự kiện gặp gỡ của mọi thành phần dân Chúa trong 26 Giáo Phận Việt Nam; và cũng có những tiếc rẻ thời gian Đại Hội 3 ngày quá ít cho một định hướng canh tân Giáo Hội Việt Nam trong tương lai. Xét cho cùng, cũng chỉ là tâm tình tự nhiên rất thật giống như tâm tình của các môn đệ trước vẻ huy hoàng của Đền thờ.
Đại Hội Dân Chúa cũng như bất cứ Đại Hội nào rồi cũng sẽ kết thúc, nhưng điều sẽ không bao giờ kết thúc, đó chính là việc cầu nguyện trong tâm tình phó thác cậy trông. Xin cho Giáo Hội Việt Nam trở nên trong thực tế điều mình là trong lý tưởng, được nên dấu chỉ khả tín và nên khí cụ khả ái cho sự hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với mọi thành phần khác của Giáo Hội và xã hội. Xin cho mọi thành viên Giáo Hội tùy theo bậc sống và điều kiện hiện tại biết luôn phấn đấu trở thành những nhà kiến tạo hiệp thông. Hiệp thông với Chúa, với nhau để có thể thực thi sứ vụ làm cho mọi người được hiệp thông trong cùng một sự sống của Thiên Chúa.
Đừng đòi hỏi Giáo Hội phải làm gì cho mình nhưng biết tự cật vấn mình đã làm được gì cho Giáo Hội. Đừng đứng bên ngoài hoặc bên trên Giáo Hội để phê bình chỉ trích, nhưng phải hơn hãy đứng trong Giáo Hội để nỗ lực yêu mến chung xây. Nếu Chúa Giêsu đã yêu Giáo Hội là hiền thê dù Giáo Hội còn đang cần thanh luyện, thì mỗi tín hữu cũng yêu mến Giáo Hội mẹ mình hết lòng, yêu bằng khả năng của khối óc bằng sức vóc của đôi tay và bằng mê say của tâm hồn. Thiết nghĩ đó là lối sống phó thác và cậy trông đích thực và tích cực, một mặt lắng sâu trong cầu nguyện và mặt khác nỗ lực dựng xây.
Hôm qua, khi đúc kết ngày làm việc, ĐC Tổng Thư Ký đã cô đọng lại trong chữ “thiết tha”: Thiết tha yêu mến Giáo Hội, thiết tha góp ý xây dựng Giáo Hội. Có những thiết tha vỡ thành nụ cười; cũng có những thiết tha đọng lại trong giọt nước mắt. Nhưng từ thiết tha đến dựng xây, từ lý tưởng tới hiện thực, khoảng cách vẫn còn đó. Xin cho Giáo Hội Việt Nam, nhờ lời cầu bầu của thánh Giuse, biết thu hẹp khoảng cách đó lại. Như vậy, lòng hẹn lòng, các đại biểu: trong khi chưa có Bộ mặt Giáo Hội mình mong muốn ưa thích, hãy bắt đầu xây dựng Giáo Hội bằng cách đón vào trong sự ưa thích của mình Giáo Hội mà mình đang có.
Gia đình Thanh Sinh Công Phan Thiết mừng Bổn Mạng
Hồng Hương
10:05 23/11/2010
Hiện diện trong Thánh lễ để cầu nguyện và chung chia niềm vui với GĐTS-TSC có cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Cố vấn GĐTS – TSC Phan Thiết, cha Giuse Nguyễn Đức Dậu, Cựu Linh hướng TSC, cha Antôn Hồ Tấn Khả, Đặc trách các nhóm Công giáo Tiến hành GP Phan Thiết, quý phụ huynh, các anh chị Cựu TSC.
Thành lập giáo xứ ''Các Thánh Tử Đạo Việt Nam'' tại Seattle, Washington
Nguyễn An Quý
12:37 23/11/2010
SEATTLE -- Một biến cố hết sức trọng đại đã đến với những người Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Seattle, đó là biến cố trong năm kỷ niệm 35 năm thành lập Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Seattle khi Đức Tổng Giám Mục Alexander J Brunett ban hành sắc lệnh thừa nhận Cộng Đồng Công giáo Việt Nam tại Seattle trở thành Giáo xứ tòng nhân: "GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM” được duy trì tại ngôi Thánh Đường mà giáo dân Việt Nam đã thường xuyên đến đây tham dự các việc thiêng liêng phụng vụ thánh trong suốt cuộc hành trình 35 năm qua kể từ ngày người Việt bỏ nước ra đi lánh nạn cộng sản.
Xem hình ảnh
Hôm nay, Chúa Nhật ngày 21 tháng 11 năm 2010, trời Seattle không mưa nhưng khá lạnh, giáo dân cư ngụ chung quanh thành phố Seattle và các vùng phụ cận sẽ là giáo dân của Giáo xứ theo quyết định mới này, họ đã nô nức rũ nhau đến tham dự Thánh lễ tạ ơn được tổ chức lúc 11 giờ 30, Được biết trong Thánh Lễ hôm nay, Đức TGM Brunett sẽ công bố việc thành lập Giáo Xứ tòng nhân theo như Văn Thư mà ngài đã ký ngày 5 tháng 11 năm 2010 gởi Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam trong quyết định nâng Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle lên hàng giáo xứ tòng nhân, đồng thời bổ nhiệm vị tân linh mục chánh xứ tiên khởi là cha GioaKim Đào Xuân Thành.
Mới 11 giờ, khuôn viên nhà thờ đã nhộn nhịp với bóng dáng của các ông trong bộ quốc phục, khăn đóng chỉnh tề, các bà với những chiếc áo dài đủ màu sắc. Nhìn trong khuôn viên nhà thờ, tôi thấy có biễn ngữ lớn với hàng chữ như:
“GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM CHÀO ĐÓN
LM TÂN CHÁNH XỨ GIOANKIM ĐÀO XUÂN”
Và tại khuôn viên đền Đức Mẹ cũng có một biễn ngữ với hàng chữ lớn:
TRÂN TRỌNG CHÀO MỪNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ALEXANDER J.BRUNETT
QUÝ CHA, QUÝ SOEUR, QÚY QUAN KHÁCH
Vào khoảng 11 giờ 20, Đức TGM Brunett đến, cha Đào Xuân Thành đã tiếp đón và hướng dẫn ngài vào vị trí chuẩn bị Thánh lễ.
Đúng 11 giờ 40, đoàn nghi lễ cùng với Đức Tổng Giám mục và linh mục đoàn Đồng tế Thánh Lễ bắt đầu từ nhà xứ tiến vào nhà thờ để dâng Thánh lễ. Thánh lễ được báo hiệu bằng nghi lễ cổ truyền Việt Nam với ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm phần long trọng trong buổi lễ nhận chức của vị linh mục tiên khởi tân chánh xứ, nhất là ngôi Thánh Đường thân yêu của Cộng Đoàn dân Chúa Việt Nam nơi đây được duy trì và nâng lên thành nhà thờ của Giáo Xứ Tòng nhân.Giáo xứ Việt Nam đầu tiên tại Tiểu Bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ.
Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay, các Hội đoàn cũng như đại diện các điạ phương xa về dự đã chiếm hết các hàng ghế trong nhà thờ.. Vì số giáo dân đến tham dự hơn cả ngàn người nên nhiều người được mời tham dự Thánh lễ tại Hội trường qua hệ thống trực tiếp truyền hình với màn ảnh lớn.
Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Alexander J. Brunett TGP Seattle, cùng đồng tế Thánh Lễ có linh mục tân chánh xứ Đào Xuân Thành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục khách Nguyễn Đình Truyền và linh mục người Mỹ là cha Paul Weckert cùng thầy Phó tế Nguyễn Đức Mậu.
Sự đổi mới của Cộng Đồng lại được cử hành đúng vào ngày Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ nên niềm vui mới đến với giáo dân lại được vui hơn trong dịp trọng đại này.
Chia sẻ bài Phú âm trong Thánh lễ, Đức TGM Brunett đã bày tỏ lòng ưu ái đến với tất cả giáo dân Việt Nam kể từ khi ngài đến coi sóc Tổng Giáo Phận Seattle. Giáo dân rất cảm động và vui mừng khi theo dõi nghi thức trao quyền coi sóc đàn chiên trong sự đổi mới của Tổng Giáo Phận cho Cha Đào Xuân Thành với nhiệm vụ làm chánh xứ tại Giáo Xứ Tòng Nhân mới mẻ này khi ngài đọc bản sắc lệnh ban bố thành lập Giáo xứ tòng nhân cho Giáo dân Việt Nam. Sau khi đọc xong bản sắc lệnh, ngài đã tận tay trao cho Cha Đào Xuân Thành một cách trân trọng với sự chào đón của toàn thể dân Chúa có mặt trong Thánh Lễ bằng một tràng pháo tay dài.
Sắc lệnh được viết như sau:
“Gởi Anh Chị Em trong Tổng Giáo Phận Seattle.
Đức Tổng Giám Mục tại Seattle đã long trọng lãnh nhận trách nhiệm chăm sóc một phần đoàn chiên của Chúa Kitô. Vì lẻ đó, đòi hỏi các Giáo Xứ phải được thành lập hoặc thay đổi để mang lại sự phát triển đời sống đức tin công giáo, chăm sóc vì phần rỗi các linh hồn và làm sáng danh Thiên Chúa tối cao.
Quan tâm tới những điểm trên cũng như mơ ước để chăm sóc mục vụ cho các tín hbữu Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Seattle, tôi ban hành việc thành lập một Giáo Xứ Tòng Nhân mới trong Tổng Giaó Phận.
Sau khi lắng nghe Hội Đồng Linh mục và tham khảo ý kiến với những người liên quan, cân nhắc xem xét cẩn thận tất cả các yếu tố liên quan khi quyết định tạo dựng và thành lập Giaó Xứ Tòng nhân sau đây và ban cho giáo xứ này các linh mục chánh xứ được bổ nhiệm với thẩm quyền hưởng tất cả các đặc ân danh dự và đặc quyền theo Luật Giáo Hội như các Giáo xứ Tòng nhân và các linh mục Chánh xứ khác:
GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, Tổng Giáo Phận Seattle, Washington, được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 2010. Các tín hữu Việt Nam đã ghi danh thường xuyên tham gia các sinh hoạt thiêng liêng tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những thành viên của Giáo xứ Tòng nhân vừa mới được thành lập này. Anh Chị Em và Giáo xứ sẽ được hưởng tất cả các quyền lợi và đặc lợi cũng như những nhiệm vụ và nghĩa vụ mới trong Giáo luật phổ quát, các điều luật và tục lệ riêng của Giáo Hội địa phương đã được phê chuẩn.
Không có gì có thể nghịch lại với sắc lệnh này.
Ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2010.
Ấn ký
TGM Alexander J Brunett “
Sau khi nhận lãnh sắc lệnh thành lập Giáo Xứ Tòng nhân mà Đức Tổng Giám Mục đã trao tận tay cho cha Đào Xuân Thành. Cha Thành đã trịnh đọc lời tuyên hứa sẽ tuân phục Giáo huấn của Hội Thánh Công giáo và hứa sẽ coi sóc đoàn chiên đúng với tinh thần của người mục tử coi sóc đoàn chiên của Chúa Kitô trong sứ vụ linh mục Chánh xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Phạm Ngọc Tuyền chủ tịch Ủy ban Thường Vụ đã có lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục đã ứu ái nâng đỡ giáo dân Việt Nam qua quyết định ban hành sắc lệnh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đại diện Giáo xứ đã kính tặng Đức Tổng quà lưu niệm. Cha Thành cũng được Giáo xứ trao tặng bó hoa thiêng thiêng với sự hiệp thông cầu nguyện của toàn thể dân Chúa trong Giáo xứ mới.
Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 30 chiều. Sau Thánh lễ có buổi tiếp tân Đức Tổng Giám Mục với sự tham dự của quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng một số đại điện các đoàn thể tại nhà xứ. Mọi người chia tay ra về trong niềm vui mới.
Xem hình ảnh
Hôm nay, Chúa Nhật ngày 21 tháng 11 năm 2010, trời Seattle không mưa nhưng khá lạnh, giáo dân cư ngụ chung quanh thành phố Seattle và các vùng phụ cận sẽ là giáo dân của Giáo xứ theo quyết định mới này, họ đã nô nức rũ nhau đến tham dự Thánh lễ tạ ơn được tổ chức lúc 11 giờ 30, Được biết trong Thánh Lễ hôm nay, Đức TGM Brunett sẽ công bố việc thành lập Giáo Xứ tòng nhân theo như Văn Thư mà ngài đã ký ngày 5 tháng 11 năm 2010 gởi Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam trong quyết định nâng Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle lên hàng giáo xứ tòng nhân, đồng thời bổ nhiệm vị tân linh mục chánh xứ tiên khởi là cha GioaKim Đào Xuân Thành.
Mới 11 giờ, khuôn viên nhà thờ đã nhộn nhịp với bóng dáng của các ông trong bộ quốc phục, khăn đóng chỉnh tề, các bà với những chiếc áo dài đủ màu sắc. Nhìn trong khuôn viên nhà thờ, tôi thấy có biễn ngữ lớn với hàng chữ như:
“GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM CHÀO ĐÓN
LM TÂN CHÁNH XỨ GIOANKIM ĐÀO XUÂN”
Và tại khuôn viên đền Đức Mẹ cũng có một biễn ngữ với hàng chữ lớn:
TRÂN TRỌNG CHÀO MỪNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ALEXANDER J.BRUNETT
QUÝ CHA, QUÝ SOEUR, QÚY QUAN KHÁCH
Vào khoảng 11 giờ 20, Đức TGM Brunett đến, cha Đào Xuân Thành đã tiếp đón và hướng dẫn ngài vào vị trí chuẩn bị Thánh lễ.
Đúng 11 giờ 40, đoàn nghi lễ cùng với Đức Tổng Giám mục và linh mục đoàn Đồng tế Thánh Lễ bắt đầu từ nhà xứ tiến vào nhà thờ để dâng Thánh lễ. Thánh lễ được báo hiệu bằng nghi lễ cổ truyền Việt Nam với ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm phần long trọng trong buổi lễ nhận chức của vị linh mục tiên khởi tân chánh xứ, nhất là ngôi Thánh Đường thân yêu của Cộng Đoàn dân Chúa Việt Nam nơi đây được duy trì và nâng lên thành nhà thờ của Giáo Xứ Tòng nhân.Giáo xứ Việt Nam đầu tiên tại Tiểu Bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ.
Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay, các Hội đoàn cũng như đại diện các điạ phương xa về dự đã chiếm hết các hàng ghế trong nhà thờ.. Vì số giáo dân đến tham dự hơn cả ngàn người nên nhiều người được mời tham dự Thánh lễ tại Hội trường qua hệ thống trực tiếp truyền hình với màn ảnh lớn.
Chủ tế Thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Alexander J. Brunett TGP Seattle, cùng đồng tế Thánh Lễ có linh mục tân chánh xứ Đào Xuân Thành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục khách Nguyễn Đình Truyền và linh mục người Mỹ là cha Paul Weckert cùng thầy Phó tế Nguyễn Đức Mậu.
Sự đổi mới của Cộng Đồng lại được cử hành đúng vào ngày Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ nên niềm vui mới đến với giáo dân lại được vui hơn trong dịp trọng đại này.
Chia sẻ bài Phú âm trong Thánh lễ, Đức TGM Brunett đã bày tỏ lòng ưu ái đến với tất cả giáo dân Việt Nam kể từ khi ngài đến coi sóc Tổng Giáo Phận Seattle. Giáo dân rất cảm động và vui mừng khi theo dõi nghi thức trao quyền coi sóc đàn chiên trong sự đổi mới của Tổng Giáo Phận cho Cha Đào Xuân Thành với nhiệm vụ làm chánh xứ tại Giáo Xứ Tòng Nhân mới mẻ này khi ngài đọc bản sắc lệnh ban bố thành lập Giáo xứ tòng nhân cho Giáo dân Việt Nam. Sau khi đọc xong bản sắc lệnh, ngài đã tận tay trao cho Cha Đào Xuân Thành một cách trân trọng với sự chào đón của toàn thể dân Chúa có mặt trong Thánh Lễ bằng một tràng pháo tay dài.
Sắc lệnh được viết như sau:
“Gởi Anh Chị Em trong Tổng Giáo Phận Seattle.
Đức Tổng Giám Mục tại Seattle đã long trọng lãnh nhận trách nhiệm chăm sóc một phần đoàn chiên của Chúa Kitô. Vì lẻ đó, đòi hỏi các Giáo Xứ phải được thành lập hoặc thay đổi để mang lại sự phát triển đời sống đức tin công giáo, chăm sóc vì phần rỗi các linh hồn và làm sáng danh Thiên Chúa tối cao.
Quan tâm tới những điểm trên cũng như mơ ước để chăm sóc mục vụ cho các tín hbữu Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Seattle, tôi ban hành việc thành lập một Giáo Xứ Tòng Nhân mới trong Tổng Giaó Phận.
Sau khi lắng nghe Hội Đồng Linh mục và tham khảo ý kiến với những người liên quan, cân nhắc xem xét cẩn thận tất cả các yếu tố liên quan khi quyết định tạo dựng và thành lập Giaó Xứ Tòng nhân sau đây và ban cho giáo xứ này các linh mục chánh xứ được bổ nhiệm với thẩm quyền hưởng tất cả các đặc ân danh dự và đặc quyền theo Luật Giáo Hội như các Giáo xứ Tòng nhân và các linh mục Chánh xứ khác:
GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, Tổng Giáo Phận Seattle, Washington, được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 2010. Các tín hữu Việt Nam đã ghi danh thường xuyên tham gia các sinh hoạt thiêng liêng tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những thành viên của Giáo xứ Tòng nhân vừa mới được thành lập này. Anh Chị Em và Giáo xứ sẽ được hưởng tất cả các quyền lợi và đặc lợi cũng như những nhiệm vụ và nghĩa vụ mới trong Giáo luật phổ quát, các điều luật và tục lệ riêng của Giáo Hội địa phương đã được phê chuẩn.
Không có gì có thể nghịch lại với sắc lệnh này.
Ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2010.
Ấn ký
TGM Alexander J Brunett “
Sau khi nhận lãnh sắc lệnh thành lập Giáo Xứ Tòng nhân mà Đức Tổng Giám Mục đã trao tận tay cho cha Đào Xuân Thành. Cha Thành đã trịnh đọc lời tuyên hứa sẽ tuân phục Giáo huấn của Hội Thánh Công giáo và hứa sẽ coi sóc đoàn chiên đúng với tinh thần của người mục tử coi sóc đoàn chiên của Chúa Kitô trong sứ vụ linh mục Chánh xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Phạm Ngọc Tuyền chủ tịch Ủy ban Thường Vụ đã có lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục đã ứu ái nâng đỡ giáo dân Việt Nam qua quyết định ban hành sắc lệnh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đại diện Giáo xứ đã kính tặng Đức Tổng quà lưu niệm. Cha Thành cũng được Giáo xứ trao tặng bó hoa thiêng thiêng với sự hiệp thông cầu nguyện của toàn thể dân Chúa trong Giáo xứ mới.
Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 30 chiều. Sau Thánh lễ có buổi tiếp tân Đức Tổng Giám Mục với sự tham dự của quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng một số đại điện các đoàn thể tại nhà xứ. Mọi người chia tay ra về trong niềm vui mới.
Văn Hóa
Nghe bản nhạc: Cõi Thiên Đàng
Lê Hà
09:05 23/11/2010
Linh mục Trần Cao Tường, từ đồi Massada đến bờ sông Hát
Trần Trung Đạo
14:04 23/11/2010
Quan hệ giữa người và người trong cuộc sống được đan kết bằng những sợi nhân duyên bắt đầu là hạnh ngộ rồi chấm dứt ở chia tay. Và tôi đang bước vào một lứa tuổi có nhiều chia tay hơn hạnh ngộ.
Trước khi “một mình làm cả cuộc phân ly” trong một ngày nào đó, tôi sẽ phải phân ly với những người thân mến. Cuộc phân ly lần này là phân ly với một linh mục, một nhà văn, một nghệ sĩ và là một người anh tôi vô cùng kính quý: Linh mục Dũng Lạc Trần Cao Tường.
Một ngày nọ của gần mười năm trước, tôi nhận một email của một vị linh mục nhận xét về thơ văn của tôi mà ngài đọc được trên internet. Email của linh mục nhắc đến một bài thơ và một tâm bút của tôi. Bài thơ viết về ngôi chùa Viên Giác, nơi tôi sống trong những ngày còn nhỏ ở Hội An và bài tâm bút viết về một nhà thờ Công Giáo ở quê tôi, nhà thờ Trà Kiệu. Phía dưới của email có một nội dung rất đậm đà tình cảm là một tên rất đẹp kèm theo số điện thoại: Trần Cao Tường.
Tôi gọi lại ngay nhưng không có tiếng trả lời nên chỉ biết để lại lời cám ơn các nhận xét của Cha. Buổi chiều, Cha gọi lại.
Chúng tôi nói chuyện với nhau lần đầu nhưng tự nhiên dường như đã quen thân nhau từ lâu lắm. Tôi “Thưa Cha” và xưng con theo đúng lễ nghi tôn giáo như tôi vẫn thường “Bạch Thầy” và xưng con với các thầy bên Phật Giáo. Cha Trần Cao Tường bảo “gọi nhau là anh em đi vì chúng ta cùng họ Trần cả”. Tôi không chịu và đề nghị Cha đừng để ý đến chuyện “Cha con” mà hãy xem đó như một phần của đạo đức Việt Nam. Cha không nói thêm gì nữa.
Cả tôi và Cha đều thuộc mẫu người nói rất thoải mái. Chúng tôi nói chuyện suốt giờ về mọi vấn đề trong đời sống, từ chính trị đến tôn giáo, từ thơ văn đến nhiếp ảnh và cũng nói khá lâu về internet. Ngoại trừ môn internet tôi giỏi hơn Cha, bộ môn nào Cha cũng rất uyên bác và sở hữu một hiểu biết bao la, vượt xa những kiến thức còn rất giới hạn của tôi.
Thời gian ngắn sau đó Cha Trần Cao Tường gởi tặng tôi các tác phẩm đã in của ngài. Ngoài các tác phẩm thần học, Cha viết nhiều tác phẩm có tựa đề rất nhẹ nhàng nhưng chuyên chở những nội dung giáo dục và đạo đức rất sâu sắc không chỉ dành riêng cho độc giả Công Giáo mà cho mọi người như Suối Nguồn Tình Yêu, Đi Tìm Nét Văn Hóa Việt, Vũ Khúc Thăng Ca, Nhịp Múa Sông Thanh, Khúc Sáo Ân Tình v.v.. Mỗi khi có dịp thưa chuyện với Cha cũng là lúc tôi học được thêm nhiều điều mới lạ. Tôi giới thiệu Cha với nhiều văn nghệ sĩ thân hữu ở California, Texas v.v.. và ai cũng quý mến Cha.
Tôi cũng nghĩ đến những độc giả không may mắn được đọc hay được nghe Cha tâm sự như tôi nên đề nghị Cha xây dựng một trung tâm internet hoàn chỉnh để độc giả truy cập các bài viết của Cha dễ dàng hơn cũng như cất chứa các tác phẩm một cách hệ thống. Ngày đó trang Web của Cha còn rất đơn sơ và rất khó tìm bài vở. Cha đồng ý và từ đó tập trung vào việc xây dựng trung tâm internet Dũng Lạc thật phong phú như chúng ta đang có hôm nay.
Cha Trần Cao Tường có tình yêu đất nước sâu đậm. Cha chia sẻ với tôi rằng một dân tộc không biết đau, không cảm nhận thấm thía nỗi đau và không biết vượt lên trên nỗi đau, dân tộc đó không thể hơn người khác được. Cha kể lại, có một câu nói của Linh mục Kim Định nhắc nhở Cha trong lần hai vị gặp nhau: “Làm cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ ” đã trở thành một công án mà Cha suy nghiệm mỗi ngày. Cha Trần Cao Tường đặt câu nói thoạt nghe rất bình thường nhưng đầy triết lý của triết gia Kim Định lên trên trang nhà internet của mình như một nhắc nhở thường xuyên phải làm một điều gì đó tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.
Một thời gian khá lâu sau đó, kèm trong email của Cha gởi tôi là một bài viết dài có tựa cũng khá dài Cây Đa Chùa Viên Giác của Trần Trung Đạo Tâm Bút Cùng Trà Kiệu. Bóng đa trong sân ngôi chùa Phật Giáo và những bệ đá trước nhà thờ Công Giáo vốn là nhân duyên mang chúng tôi đến gần nhau mấy năm trước đã được Cha trình bày một cách chi tiết hơn.
Chùa Viên Giác là ngôi chùa ở thị xã Hội An và là nơi tôi đã sống như con chim non tránh bão trong tuổi thơ đầy bất hạnh. Ở đó mỗi buổi sáng tôi thức dậy quét lá trong sân chùa. Với một người khác, việc quét lá có thể là chuyện bình thường và thậm chí nhẹ nhàng nhưng với tôi những nhát chổi là những tiếng động vang xa vào tâm hồn. Bốn mươi năm sau có một linh mục Công Giáo cũng lắng nghe tiếng động đó và cảm thông với đứa bé trong sân chùa Viên Giác ngày nào. Bài thơ khá dài nhưng Cha Trần Cao Tường thuộc lòng và mỗi khi có dịp nói về mùa thu, về chiếc lá, về thơ ca, Cha thường đọc:
Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn
Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới
Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn …
Và Trà Kiệu thì quen thuộc với Cha nhiều hơn. Trà Kiệu với diện tích khoảng một cây số vuông, đẹp một cách hùng vĩ và linh thiêng. Phía Tây Trà Kiệu là rặng núi Kim Sơn chạy dài, hút sâu vào dải Trường Sơn trùng điệp. Phía Nam là di tích thành lũy và hoàng cung của một thời vàng son trong lịch sử Chiêm Thành. Theo sử sách ghi lại, đồng bào Công Giáo Trà Kiệu phần lớn từ miền Bắc di cư vào miền Trung, bắt đầu là người ở Kẻ Chợ Hà Đông vào khoảng năm 1684. Họ sống tập trung nhau để dễ bề giữ đạo và giúp đỡ cho nhau. Trong tôi vẫn còn in lại hình ảnh những bậc tam cấp bằng đá của nhà thờ Trà Kiệu, nơi tôi và các bạn tôi đã ngồi trong những buổi chiều vàng nhìn xuống xóm nhà của các bạn tôi, được dựng bên những thửa ruộng xanh bao vòng quanh chân núi. Nhưng từ đồi Bửu Châu linh thiêng đó, đêm 1 tháng 9 năm 1885 máu của người dân Quảng đã chảy và chảy dài suốt thời kỳ thực dân đầy thù hận, khổ đau, tang tóc. Sau 21 ngày tấn công và chống đỡ đẫm máu giữa người Quảng và người Quảng, giữa người Việt và người Việt, giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo và các đơn vị Văn Thân Bình Tây Sát Tả, đã gây ra rất nhiều thiệt hại, mất mát cho cả hai bên. Vết thương trên cơ thể đã khô nhưng vết thương trong lịch sử dân tộc vẫn còn nghe đau sau hàng thế kỷ.
Bài viết Cây Đa Chùa Viên Giác của Trần Trung Đạo Tâm Bút Cùng Trà Kiệu của Cha Trần Cao Tường, ngoài việc phân tích văn chương, còn là một tiểu luận nghiêm túc về tôn giáo và dân tộc trong đó Cha trích dẫn những lo lắng của tôi về các tranh chấp tôn giáo tại Việt Nam:
“Những con sông Gianh trong lòng người phải cần được lấp lại. Lấp lại bằng cảm thông chứ không phải bằng những bãi xương khô, những cánh đồng nhuộm máu. Người Việt Nam cần được nghe tiếng chuông chùa nhẹ đưa, tương tự như cũng cần được nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thoát. Hãy trao cho các thế hệ tương lai Việt Nam một cơ hội để được sống trong hòa thuận, bao dung, tha thứ. Tại sao phải mang theo một gánh nặng của phân hóa, rẽ chia, hoài nghi, mặc cảm, trong lúc dân tộc Việt Nam đang cần một đôi cánh để bay cao, để vượt qua ao hồ quá khứ, để mong đuổi kịp nhân loại, đã nhiều thế kỷ, tiến xa về phía trước?”
Bài viết Cây Đa Chùa Viên Giác của Trần Trung Đạo Tâm Bút Cùng Trà Kiệu cũng là một cơ hội để Cha Trần Cao Tường phát biểu quan điểm về một dân tộc phải biết đau và phải biết vươn lên từ những nỗi đau như dân tộc Do Thái đã đứng lên. Cha viết:
“Jean Lartéguy đã viết cả một cuốn sách dầy về Bức Tường Thành Do Thái, những bí mật của quân đội bí mật nhất thế giới. Người ta nói nhiều về những bí mật khác nhau đã tạo nên sức mạnh kỳ lạ cho dân tộc Do Thái. Nhưng cái bí mật bí mật nhất, lạ thay và mâu thuẩn thay, lại nằm ở ngay một bức tường đổ vỡ mà người Do Thái vẫn gọi là Bức Tường Khóc. Ðó là tàn tích của đền thờ Giêrusalem huy hoàng xưa kia bị tướng Titô của đoàn quân viễn chinh Roma phá tan tành “không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào” vào năm 70. Và từ đó người Do Thái bị phát lưu đi khắp thế giới, sống lang thang tủi nhục vô tổ quốc…
Bức tường khóc như vậy quả là một cơn ác mộng đáng phải được quên đi mới đúng, vì nó là dấu tích của sự nhục nhằn. Ấy thế mà qua bao nhiêu thế hệ, người Do Thái từ khắp thế giới vẫn tìm về bức tường này, để nhìn rõ mặt mình chứ không trốn chạy, chứ không tiếp tục khoe mẽ huyênh hoang về văn hiến dân tộc kiêu hùng! Và để cùng khóc với nhau. Và vì cùng đau với nhau, nên mới biết thương nhau, lau vết máu cho nhau, đùm bọc nhau. Không ngờ mà người Do Thái lại chứng minh câu nói Việt là đúng: đồng bệnh tương lân.” (Jean Lartéguy, Bức Tường Thành Do Thái, trang 273)”
Việt Nam có một Bức tường than khóc như Do Thái hay không?
Theo Cha Trần Cao Tường, câu trả lời là có. Việt Nam cũng có một bức tường như thế, đó là đền Hát Môn, bên bờ sông Hát. Cha kể:
“Tháng giêng năm 2000 tôi có dịp về tận đền Hát Môn để đứng tê tái lặng nghe lịch sử khóc nỗi oan nghiệt của dòng tộc mình. Bức Tường Khóc Việt Nam là đây. Câu hát trong trường ca Mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy đang vang vọng đâu đây bật lên từ tiềm thức cộng thông của cả một dân tộc. Nỗi oan dằng dặc suốt chiều dài và chiều dày của lịch sử từ cái ngày Hai Bà Trưng trầm mình trong dòng sông Hát; rồi Mã Viện đã bẻ gẫy và chôn đi biểu tượng tinh thần của một lớp dân mà ông ta miệt thị là “Nam Man” (dân Mọi phương Nam) với câu trù yểm: Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt! Sau đó là một ngàn năm trầm luân mất mặt.
Nhớ xưa, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ xưa,
Mẹ xuống sông rửa nhục anh hùng.
Mẹ trôi trên dòng sông Hát,
Nước ngược xuôi đưa Mẹ đi muôn nơi.
Nhớ chăng, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ chăng?
Chôn đáy sông mối hận yêu chồng…
Chàng Trương có buồn thương, khóc…
Rước Mẹ lên, nước thiêng sẽ giải oan.
Ðể gầy dựng tinh thần, người Do Thái đã làm lễ nghi tuyên thệ tại Bức Tường Khóc, tại đồi Massada nơi cha ông họ đã tử thủ và thà chết tập thể chứ không chịu đầu hàng. Chỉ khi biết cùng khóc với nhau, cùng nhục với nhau, người dân một nước mới thực quyết tâm nắm tay nhau mà cùng cố ngóc đầu lên. Mong rằng một ngày nào đó người dân Việt cũng sẽ biến Ðền Hát Môn thành nơi tuyên thệ như vậy mà phục sinh hồn Việt thay vì những phóng chiếu mặc cảm khác. Ðã đến lúc người mình cùng trở về Ðền Hát Môn mà thương lịch sử khổ đau, thương một lớp dân bất hạnh và cùng tìm câu trả lời, như Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân trong Tinh Thần Việt Nam:
Hỡi lịch sử ta thương mình quá đỗi
Ta thương mình bởi chính nỗi ta đau.”
Hình ảnh của đạo quân tinh nhuệ và hung bạo dưới quyền Phục Ba Mã Viện đuổi theo những người phụ nữ Việt Nam nhỏ nhoi, thất thế đến tận bờ sông Hát đã sống lại trong lòng Cha Trần Cao Tường một nỗi đau dân tộc. Hai chị em Trưng Nữ Vương nhảy xuống dòng nước bạc để hai ngàn năm sau tiếng sóng vẫn vọng về trong lời nhắc nhở của Triết gia Kim Định “Làm một cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ”.
Và Cha Trần Cao Tường kết luận:
“Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt? Lời yểm của Mã Viện chả lẽ cứ mãi ám ảnh một lớp người bất hạnh mang quá nhiều thương tích tật nguyền trong một dạng thức tâm lý không mấy bình thường? Thì đây, mắt mình rưng rưng nhìn thấy một dòng sông tình thương chảy đến từ những con tim nhân ái, biết đau, biết nhục với vận nước… và biết làm một cái gì cho dân mình có thể ngóc đầu lên dù phải hy sinh rất nhiều, như một lời thề trước Ðền Hát Môn. Số mệnh bao giờ cũng đi liền với một sứ mệnh và một sử mệnh. Ðó chính là lời thề của mỗi người góp phần khơi cho dòng sinh mệnh dân tộc chảy tới:
Trụ đồng gẫy, núi Giao Chỉ vẫn còn cao
Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, dòng sông Hát vẫn chảy.”
Tôi cũng đồng ý với Cha Trần Cao Tường rằng Việt Nam có một bức tường than khóc trải dài theo lịch sử.
Người Do Thái phải vượt qua bao nhiêu gian khổ để được đặt chân và cầu nguyện trên thánh địa của dân tộc họ. Nước mắt của người dân Do Thái nhỏ xuống bờ tường suốt bao nhiêu thế kỷ, đã thấm sâu, không chỉ vào bức tường mà cả trong thịt trong xương và trở thành một sắc thái văn hóa riêng của dân tộc Do Thái. Họ ôm nỗi đau đi khắp góc bể chân trời. Người Do Thái đối diện với nỗi đau như đối diện với chính mình và sống với nỗi đau như một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Nỗi đau lớn dần và trưởng thành theo thời gian, cuối cùng đã giúp họ trở về với vùng Đất Hứa.
Hẳn nhiên không thể so sánh nỗi đau và sự chiu đựng giữa dân tộc Do Thái và dân tộc Việt Nam; đúng ra, chẳng thể so sánh nỗi đau nào với nỗi đau nào. Nhưng trong quan điểm chủ quan của tôi, nỗi đau của dân tộc Việt Nam cũng sâu sắc, trầm trọng và vô cùng đau nhức. Trên mỗi bước chân chúng ta đi trên những nẻo đường Việt Nam, từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau, như vẫn còn nghe vọng lại tiếng kêu thương của bao nhiêu người đã ngã xuống.
Dòng sông Hồng màu đỏ vì đó là máu của bao nhiều thế hệ đã chết trong mỏi mòn đau nhức suốt hàng ngàn năm trong âm mưu đồng hóa của các triều đại Trung Hoa. Tương tự, màu đất đỏ ở miền Đông Việt Nam ngày nay, không những chỉ là màu đất mà còn được nhuộm bằng mồ hôi và máu của những người phu đồn điền đã tưới lên mỗi gốc cao su ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Sông Bé trong suốt gần một thế kỷ dưới ách thực dân:
Đất nước tôi nghèo, chinh chiến đã bao thu
Một ngàn năm trong xích xiềng nô lệ
Chân tôi bước nghe niềm đau vô kể
Của ông cha trong tủi nhục căm hờn.
Một trăm năm giặc Pháp cướp quê hương
Mỗi gốc cao su một thây người yêu nước
New Guinea, Reunion, những tử tù lê bước
Máu da vàng nhuộm đỏ đất Châu Phi.
Nỗi đau Việt Nam quả thật vô cùng to lớn. Vâng, nhưng chân giá trị của nỗi đau như Cha Trần Cao Tường nhấn mạnh không phải chỉ bằng khả năng chịu đựng nhưng chính từ khả năng biết vượt qua. Chúng ta thường nghĩ đến những thách thức, những vượt qua nhưng thách thức lớn nhất và vượt qua cao cả nhất vẫn bắt đầu nơi chính mình. Nếu chúng ta không vượt qua được nỗi đau thì có lẽ cũng chẳng nên trách cứ hay đổ thừa vào ai khác.
Biết Cha rất thích cảnh mùa thu New England, 2005 tôi mời Cha lên thăm Boston, Cha nhận lời, nhưng rồi cơn bão Katrina cản trở nên đến tháng Giêng 2006 chúng tôi mới gặp nhau lần đầu ở Houston nhân ngày giới thiệu các tác phẩm của tôi ở đó. Ban tổ chức có ý mua vé máy bay cho Cha nhưng Cha không thấy cần. Cha và các bạn trẻ cùng lái xe đến tham dự và giúp giới thiệu tác phẩm của tôi. Chúng tôi quay quần với nhau trong một buổi chiều đầy thơ và nhạc. Dù phải ngồi xe một chặng đường xa nhưng Cha Trần Cao Tường vẫn nhiệt tình, trẻ trung, vui vẻ và luôn hòa đồng cùng mọi người. Cha sống trọn vẹn và chân thành như trong chính tác phẩm của mình.
Mặc dù nghe tin Cha bịnh nặng từ tháng trước và nhiều thời điểm vô cùng nguy kịch, tôi vẫn hy vọng Cha có thể đủ sức để vượt qua. Nhưng không. Sáng ngay tin buồn đã đến.
Tôi ngồi im lặng trước tấm ảnh Cha chụp mùa thu New England trong lần ghé lại Boston ba năm trước đang được trưng bày trong trang nhà Dũng Lạc và lắng nghe đoạn phim ghi lại buổi thuyết trình về văn học của Cha tại Boston College. Tất cả đều vô cùng gần gũi như đã rất xa xôi. Mùa thu đã tàn và Cha Trần Cao Tường đã ra đi. Những chiếc lá cuối cùng đang nằm trơ trọi trong tiếc nhớ ngoài hiên vắng. Đời người cũng thế, như chiếc lá, như mây bay. Đến chẳng ai hay và ra đi không kịp nói một lời từ giã. Nước mắt đã khô theo đời viễn xứ nhưng trong lòng tôi sao vẫn nghe đau.
Mọi nhân duyên đều có điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng điều quan trọng và cũng kỳ diệu không phải ở hai điểm đến và đi mà là những gì để lại trong khoảng thời gian có mặt trong cuộc đời này. Từ ý nghĩ đó, trong nỗi buồn quá lớn của một cuộc phân ly, chúng ta, những người quý mến Cha Trần Cao Tường, sẽ tìm được một niềm an ủi. Sau 64 năm có mặt trên thế gian này, Cha đã trao lại cho chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau rất nhiều tặng phẩm vô cùng quý giá trong văn chương, trong giáo dục nhưng hơn cả là trong tấm lòng yêu nước nồng nàn của một bậc chân tu.
Hình ảnh Linh mục Trần Cao Tường đứng im lặng trong tê tái bên bờ sông Hát năm đầu thiên niên kỷ chợt hiện về trong ý thức tôi chiều nay. Thật cảm động và hãnh diện biết bao được có những ngày gần gũi, được lắng nghe lời khuyên của Cha: “Muốn vượt qua được những khoảng cách do những cực đoan quá khích, do tham vọng nhỏ nhoi bệnh hoạn, phải cần đến cái tâm nhân ái, bao dung, trung đạo, nhận ra được nét đẹp và cần thiết của những chiếc phao khác, của những đạo khác. Như vậy, công cuộc phục hưng tộc Việt cũng phải bắt đầu từ việc giải oan cho chính lòng mình, giải thoát được những khoảng cách và uẩn khúc ở ngay trong trái tim mình.”
Tôi luôn cố gắng sống trong tinh thần đó.
Nếu mai mốt có dịp trở về quê hương, tôi hứa sẽ đến bên bờ sông Hát để cùng cầu nguyện với Cha. Nơi Cha đứng, tôi tin, vẫn còn in lại dấu chân. Cha không phải là người thứ nhất và tôi không phải là kẻ sau cùng mà nhiều thế hệ Việt Nam đã và sẽ đến bên bờ sông Hát để lắng nghe trong muôn trùng sâu thẳm một nỗi đau Việt Nam, một lời thúc dục Việt Nam, một tiếng gọi Việt Nam. Và như Cha, tôi cũng sẽ đọc lại lời của mỗi người đã góp phần khơi cho dòng sinh mệnh dân tộc chảy tới hôm nay như Cha đã đọc trước đây:
Trụ đồng gẫy, núi Giao Chỉ vẫn còn cao
Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, dòng sông Hát vẫn chảy.
Và dân tộc Việt Nam từ đó sẽ vươn lên.
Boston, 22 tháng 11 2010
(Đền Hát Môn, ảnh Lm Trần Cao Tường) |
Một ngày nọ của gần mười năm trước, tôi nhận một email của một vị linh mục nhận xét về thơ văn của tôi mà ngài đọc được trên internet. Email của linh mục nhắc đến một bài thơ và một tâm bút của tôi. Bài thơ viết về ngôi chùa Viên Giác, nơi tôi sống trong những ngày còn nhỏ ở Hội An và bài tâm bút viết về một nhà thờ Công Giáo ở quê tôi, nhà thờ Trà Kiệu. Phía dưới của email có một nội dung rất đậm đà tình cảm là một tên rất đẹp kèm theo số điện thoại: Trần Cao Tường.
Tôi gọi lại ngay nhưng không có tiếng trả lời nên chỉ biết để lại lời cám ơn các nhận xét của Cha. Buổi chiều, Cha gọi lại.
Chúng tôi nói chuyện với nhau lần đầu nhưng tự nhiên dường như đã quen thân nhau từ lâu lắm. Tôi “Thưa Cha” và xưng con theo đúng lễ nghi tôn giáo như tôi vẫn thường “Bạch Thầy” và xưng con với các thầy bên Phật Giáo. Cha Trần Cao Tường bảo “gọi nhau là anh em đi vì chúng ta cùng họ Trần cả”. Tôi không chịu và đề nghị Cha đừng để ý đến chuyện “Cha con” mà hãy xem đó như một phần của đạo đức Việt Nam. Cha không nói thêm gì nữa.
Cả tôi và Cha đều thuộc mẫu người nói rất thoải mái. Chúng tôi nói chuyện suốt giờ về mọi vấn đề trong đời sống, từ chính trị đến tôn giáo, từ thơ văn đến nhiếp ảnh và cũng nói khá lâu về internet. Ngoại trừ môn internet tôi giỏi hơn Cha, bộ môn nào Cha cũng rất uyên bác và sở hữu một hiểu biết bao la, vượt xa những kiến thức còn rất giới hạn của tôi.
Thời gian ngắn sau đó Cha Trần Cao Tường gởi tặng tôi các tác phẩm đã in của ngài. Ngoài các tác phẩm thần học, Cha viết nhiều tác phẩm có tựa đề rất nhẹ nhàng nhưng chuyên chở những nội dung giáo dục và đạo đức rất sâu sắc không chỉ dành riêng cho độc giả Công Giáo mà cho mọi người như Suối Nguồn Tình Yêu, Đi Tìm Nét Văn Hóa Việt, Vũ Khúc Thăng Ca, Nhịp Múa Sông Thanh, Khúc Sáo Ân Tình v.v.. Mỗi khi có dịp thưa chuyện với Cha cũng là lúc tôi học được thêm nhiều điều mới lạ. Tôi giới thiệu Cha với nhiều văn nghệ sĩ thân hữu ở California, Texas v.v.. và ai cũng quý mến Cha.
Tôi cũng nghĩ đến những độc giả không may mắn được đọc hay được nghe Cha tâm sự như tôi nên đề nghị Cha xây dựng một trung tâm internet hoàn chỉnh để độc giả truy cập các bài viết của Cha dễ dàng hơn cũng như cất chứa các tác phẩm một cách hệ thống. Ngày đó trang Web của Cha còn rất đơn sơ và rất khó tìm bài vở. Cha đồng ý và từ đó tập trung vào việc xây dựng trung tâm internet Dũng Lạc thật phong phú như chúng ta đang có hôm nay.
Cha Trần Cao Tường có tình yêu đất nước sâu đậm. Cha chia sẻ với tôi rằng một dân tộc không biết đau, không cảm nhận thấm thía nỗi đau và không biết vượt lên trên nỗi đau, dân tộc đó không thể hơn người khác được. Cha kể lại, có một câu nói của Linh mục Kim Định nhắc nhở Cha trong lần hai vị gặp nhau: “Làm cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ ” đã trở thành một công án mà Cha suy nghiệm mỗi ngày. Cha Trần Cao Tường đặt câu nói thoạt nghe rất bình thường nhưng đầy triết lý của triết gia Kim Định lên trên trang nhà internet của mình như một nhắc nhở thường xuyên phải làm một điều gì đó tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.
Một thời gian khá lâu sau đó, kèm trong email của Cha gởi tôi là một bài viết dài có tựa cũng khá dài Cây Đa Chùa Viên Giác của Trần Trung Đạo Tâm Bút Cùng Trà Kiệu. Bóng đa trong sân ngôi chùa Phật Giáo và những bệ đá trước nhà thờ Công Giáo vốn là nhân duyên mang chúng tôi đến gần nhau mấy năm trước đã được Cha trình bày một cách chi tiết hơn.
Chùa Viên Giác là ngôi chùa ở thị xã Hội An và là nơi tôi đã sống như con chim non tránh bão trong tuổi thơ đầy bất hạnh. Ở đó mỗi buổi sáng tôi thức dậy quét lá trong sân chùa. Với một người khác, việc quét lá có thể là chuyện bình thường và thậm chí nhẹ nhàng nhưng với tôi những nhát chổi là những tiếng động vang xa vào tâm hồn. Bốn mươi năm sau có một linh mục Công Giáo cũng lắng nghe tiếng động đó và cảm thông với đứa bé trong sân chùa Viên Giác ngày nào. Bài thơ khá dài nhưng Cha Trần Cao Tường thuộc lòng và mỗi khi có dịp nói về mùa thu, về chiếc lá, về thơ ca, Cha thường đọc:
Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn
Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới
Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn …
Và Trà Kiệu thì quen thuộc với Cha nhiều hơn. Trà Kiệu với diện tích khoảng một cây số vuông, đẹp một cách hùng vĩ và linh thiêng. Phía Tây Trà Kiệu là rặng núi Kim Sơn chạy dài, hút sâu vào dải Trường Sơn trùng điệp. Phía Nam là di tích thành lũy và hoàng cung của một thời vàng son trong lịch sử Chiêm Thành. Theo sử sách ghi lại, đồng bào Công Giáo Trà Kiệu phần lớn từ miền Bắc di cư vào miền Trung, bắt đầu là người ở Kẻ Chợ Hà Đông vào khoảng năm 1684. Họ sống tập trung nhau để dễ bề giữ đạo và giúp đỡ cho nhau. Trong tôi vẫn còn in lại hình ảnh những bậc tam cấp bằng đá của nhà thờ Trà Kiệu, nơi tôi và các bạn tôi đã ngồi trong những buổi chiều vàng nhìn xuống xóm nhà của các bạn tôi, được dựng bên những thửa ruộng xanh bao vòng quanh chân núi. Nhưng từ đồi Bửu Châu linh thiêng đó, đêm 1 tháng 9 năm 1885 máu của người dân Quảng đã chảy và chảy dài suốt thời kỳ thực dân đầy thù hận, khổ đau, tang tóc. Sau 21 ngày tấn công và chống đỡ đẫm máu giữa người Quảng và người Quảng, giữa người Việt và người Việt, giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo và các đơn vị Văn Thân Bình Tây Sát Tả, đã gây ra rất nhiều thiệt hại, mất mát cho cả hai bên. Vết thương trên cơ thể đã khô nhưng vết thương trong lịch sử dân tộc vẫn còn nghe đau sau hàng thế kỷ.
Bài viết Cây Đa Chùa Viên Giác của Trần Trung Đạo Tâm Bút Cùng Trà Kiệu của Cha Trần Cao Tường, ngoài việc phân tích văn chương, còn là một tiểu luận nghiêm túc về tôn giáo và dân tộc trong đó Cha trích dẫn những lo lắng của tôi về các tranh chấp tôn giáo tại Việt Nam:
“Những con sông Gianh trong lòng người phải cần được lấp lại. Lấp lại bằng cảm thông chứ không phải bằng những bãi xương khô, những cánh đồng nhuộm máu. Người Việt Nam cần được nghe tiếng chuông chùa nhẹ đưa, tương tự như cũng cần được nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thoát. Hãy trao cho các thế hệ tương lai Việt Nam một cơ hội để được sống trong hòa thuận, bao dung, tha thứ. Tại sao phải mang theo một gánh nặng của phân hóa, rẽ chia, hoài nghi, mặc cảm, trong lúc dân tộc Việt Nam đang cần một đôi cánh để bay cao, để vượt qua ao hồ quá khứ, để mong đuổi kịp nhân loại, đã nhiều thế kỷ, tiến xa về phía trước?”
Bài viết Cây Đa Chùa Viên Giác của Trần Trung Đạo Tâm Bút Cùng Trà Kiệu cũng là một cơ hội để Cha Trần Cao Tường phát biểu quan điểm về một dân tộc phải biết đau và phải biết vươn lên từ những nỗi đau như dân tộc Do Thái đã đứng lên. Cha viết:
“Jean Lartéguy đã viết cả một cuốn sách dầy về Bức Tường Thành Do Thái, những bí mật của quân đội bí mật nhất thế giới. Người ta nói nhiều về những bí mật khác nhau đã tạo nên sức mạnh kỳ lạ cho dân tộc Do Thái. Nhưng cái bí mật bí mật nhất, lạ thay và mâu thuẩn thay, lại nằm ở ngay một bức tường đổ vỡ mà người Do Thái vẫn gọi là Bức Tường Khóc. Ðó là tàn tích của đền thờ Giêrusalem huy hoàng xưa kia bị tướng Titô của đoàn quân viễn chinh Roma phá tan tành “không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào” vào năm 70. Và từ đó người Do Thái bị phát lưu đi khắp thế giới, sống lang thang tủi nhục vô tổ quốc…
Bức tường khóc như vậy quả là một cơn ác mộng đáng phải được quên đi mới đúng, vì nó là dấu tích của sự nhục nhằn. Ấy thế mà qua bao nhiêu thế hệ, người Do Thái từ khắp thế giới vẫn tìm về bức tường này, để nhìn rõ mặt mình chứ không trốn chạy, chứ không tiếp tục khoe mẽ huyênh hoang về văn hiến dân tộc kiêu hùng! Và để cùng khóc với nhau. Và vì cùng đau với nhau, nên mới biết thương nhau, lau vết máu cho nhau, đùm bọc nhau. Không ngờ mà người Do Thái lại chứng minh câu nói Việt là đúng: đồng bệnh tương lân.” (Jean Lartéguy, Bức Tường Thành Do Thái, trang 273)”
Việt Nam có một Bức tường than khóc như Do Thái hay không?
Theo Cha Trần Cao Tường, câu trả lời là có. Việt Nam cũng có một bức tường như thế, đó là đền Hát Môn, bên bờ sông Hát. Cha kể:
“Tháng giêng năm 2000 tôi có dịp về tận đền Hát Môn để đứng tê tái lặng nghe lịch sử khóc nỗi oan nghiệt của dòng tộc mình. Bức Tường Khóc Việt Nam là đây. Câu hát trong trường ca Mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy đang vang vọng đâu đây bật lên từ tiềm thức cộng thông của cả một dân tộc. Nỗi oan dằng dặc suốt chiều dài và chiều dày của lịch sử từ cái ngày Hai Bà Trưng trầm mình trong dòng sông Hát; rồi Mã Viện đã bẻ gẫy và chôn đi biểu tượng tinh thần của một lớp dân mà ông ta miệt thị là “Nam Man” (dân Mọi phương Nam) với câu trù yểm: Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt! Sau đó là một ngàn năm trầm luân mất mặt.
Nhớ xưa, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ xưa,
Mẹ xuống sông rửa nhục anh hùng.
Mẹ trôi trên dòng sông Hát,
Nước ngược xuôi đưa Mẹ đi muôn nơi.
Nhớ chăng, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ chăng?
Chôn đáy sông mối hận yêu chồng…
Chàng Trương có buồn thương, khóc…
Rước Mẹ lên, nước thiêng sẽ giải oan.
Ðể gầy dựng tinh thần, người Do Thái đã làm lễ nghi tuyên thệ tại Bức Tường Khóc, tại đồi Massada nơi cha ông họ đã tử thủ và thà chết tập thể chứ không chịu đầu hàng. Chỉ khi biết cùng khóc với nhau, cùng nhục với nhau, người dân một nước mới thực quyết tâm nắm tay nhau mà cùng cố ngóc đầu lên. Mong rằng một ngày nào đó người dân Việt cũng sẽ biến Ðền Hát Môn thành nơi tuyên thệ như vậy mà phục sinh hồn Việt thay vì những phóng chiếu mặc cảm khác. Ðã đến lúc người mình cùng trở về Ðền Hát Môn mà thương lịch sử khổ đau, thương một lớp dân bất hạnh và cùng tìm câu trả lời, như Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân trong Tinh Thần Việt Nam:
Hỡi lịch sử ta thương mình quá đỗi
Ta thương mình bởi chính nỗi ta đau.”
Hình ảnh của đạo quân tinh nhuệ và hung bạo dưới quyền Phục Ba Mã Viện đuổi theo những người phụ nữ Việt Nam nhỏ nhoi, thất thế đến tận bờ sông Hát đã sống lại trong lòng Cha Trần Cao Tường một nỗi đau dân tộc. Hai chị em Trưng Nữ Vương nhảy xuống dòng nước bạc để hai ngàn năm sau tiếng sóng vẫn vọng về trong lời nhắc nhở của Triết gia Kim Định “Làm một cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ”.
Và Cha Trần Cao Tường kết luận:
“Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt? Lời yểm của Mã Viện chả lẽ cứ mãi ám ảnh một lớp người bất hạnh mang quá nhiều thương tích tật nguyền trong một dạng thức tâm lý không mấy bình thường? Thì đây, mắt mình rưng rưng nhìn thấy một dòng sông tình thương chảy đến từ những con tim nhân ái, biết đau, biết nhục với vận nước… và biết làm một cái gì cho dân mình có thể ngóc đầu lên dù phải hy sinh rất nhiều, như một lời thề trước Ðền Hát Môn. Số mệnh bao giờ cũng đi liền với một sứ mệnh và một sử mệnh. Ðó chính là lời thề của mỗi người góp phần khơi cho dòng sinh mệnh dân tộc chảy tới:
Trụ đồng gẫy, núi Giao Chỉ vẫn còn cao
Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, dòng sông Hát vẫn chảy.”
Tôi cũng đồng ý với Cha Trần Cao Tường rằng Việt Nam có một bức tường than khóc trải dài theo lịch sử.
Người Do Thái phải vượt qua bao nhiêu gian khổ để được đặt chân và cầu nguyện trên thánh địa của dân tộc họ. Nước mắt của người dân Do Thái nhỏ xuống bờ tường suốt bao nhiêu thế kỷ, đã thấm sâu, không chỉ vào bức tường mà cả trong thịt trong xương và trở thành một sắc thái văn hóa riêng của dân tộc Do Thái. Họ ôm nỗi đau đi khắp góc bể chân trời. Người Do Thái đối diện với nỗi đau như đối diện với chính mình và sống với nỗi đau như một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Nỗi đau lớn dần và trưởng thành theo thời gian, cuối cùng đã giúp họ trở về với vùng Đất Hứa.
Hẳn nhiên không thể so sánh nỗi đau và sự chiu đựng giữa dân tộc Do Thái và dân tộc Việt Nam; đúng ra, chẳng thể so sánh nỗi đau nào với nỗi đau nào. Nhưng trong quan điểm chủ quan của tôi, nỗi đau của dân tộc Việt Nam cũng sâu sắc, trầm trọng và vô cùng đau nhức. Trên mỗi bước chân chúng ta đi trên những nẻo đường Việt Nam, từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau, như vẫn còn nghe vọng lại tiếng kêu thương của bao nhiêu người đã ngã xuống.
Dòng sông Hồng màu đỏ vì đó là máu của bao nhiều thế hệ đã chết trong mỏi mòn đau nhức suốt hàng ngàn năm trong âm mưu đồng hóa của các triều đại Trung Hoa. Tương tự, màu đất đỏ ở miền Đông Việt Nam ngày nay, không những chỉ là màu đất mà còn được nhuộm bằng mồ hôi và máu của những người phu đồn điền đã tưới lên mỗi gốc cao su ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Sông Bé trong suốt gần một thế kỷ dưới ách thực dân:
Một ngàn năm trong xích xiềng nô lệ
Chân tôi bước nghe niềm đau vô kể
Của ông cha trong tủi nhục căm hờn.
Một trăm năm giặc Pháp cướp quê hương
Mỗi gốc cao su một thây người yêu nước
New Guinea, Reunion, những tử tù lê bước
Máu da vàng nhuộm đỏ đất Châu Phi.
Nỗi đau Việt Nam quả thật vô cùng to lớn. Vâng, nhưng chân giá trị của nỗi đau như Cha Trần Cao Tường nhấn mạnh không phải chỉ bằng khả năng chịu đựng nhưng chính từ khả năng biết vượt qua. Chúng ta thường nghĩ đến những thách thức, những vượt qua nhưng thách thức lớn nhất và vượt qua cao cả nhất vẫn bắt đầu nơi chính mình. Nếu chúng ta không vượt qua được nỗi đau thì có lẽ cũng chẳng nên trách cứ hay đổ thừa vào ai khác.
Biết Cha rất thích cảnh mùa thu New England, 2005 tôi mời Cha lên thăm Boston, Cha nhận lời, nhưng rồi cơn bão Katrina cản trở nên đến tháng Giêng 2006 chúng tôi mới gặp nhau lần đầu ở Houston nhân ngày giới thiệu các tác phẩm của tôi ở đó. Ban tổ chức có ý mua vé máy bay cho Cha nhưng Cha không thấy cần. Cha và các bạn trẻ cùng lái xe đến tham dự và giúp giới thiệu tác phẩm của tôi. Chúng tôi quay quần với nhau trong một buổi chiều đầy thơ và nhạc. Dù phải ngồi xe một chặng đường xa nhưng Cha Trần Cao Tường vẫn nhiệt tình, trẻ trung, vui vẻ và luôn hòa đồng cùng mọi người. Cha sống trọn vẹn và chân thành như trong chính tác phẩm của mình.
Mặc dù nghe tin Cha bịnh nặng từ tháng trước và nhiều thời điểm vô cùng nguy kịch, tôi vẫn hy vọng Cha có thể đủ sức để vượt qua. Nhưng không. Sáng ngay tin buồn đã đến.
Tôi ngồi im lặng trước tấm ảnh Cha chụp mùa thu New England trong lần ghé lại Boston ba năm trước đang được trưng bày trong trang nhà Dũng Lạc và lắng nghe đoạn phim ghi lại buổi thuyết trình về văn học của Cha tại Boston College. Tất cả đều vô cùng gần gũi như đã rất xa xôi. Mùa thu đã tàn và Cha Trần Cao Tường đã ra đi. Những chiếc lá cuối cùng đang nằm trơ trọi trong tiếc nhớ ngoài hiên vắng. Đời người cũng thế, như chiếc lá, như mây bay. Đến chẳng ai hay và ra đi không kịp nói một lời từ giã. Nước mắt đã khô theo đời viễn xứ nhưng trong lòng tôi sao vẫn nghe đau.
Mọi nhân duyên đều có điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng điều quan trọng và cũng kỳ diệu không phải ở hai điểm đến và đi mà là những gì để lại trong khoảng thời gian có mặt trong cuộc đời này. Từ ý nghĩ đó, trong nỗi buồn quá lớn của một cuộc phân ly, chúng ta, những người quý mến Cha Trần Cao Tường, sẽ tìm được một niềm an ủi. Sau 64 năm có mặt trên thế gian này, Cha đã trao lại cho chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau rất nhiều tặng phẩm vô cùng quý giá trong văn chương, trong giáo dục nhưng hơn cả là trong tấm lòng yêu nước nồng nàn của một bậc chân tu.
Hình ảnh Linh mục Trần Cao Tường đứng im lặng trong tê tái bên bờ sông Hát năm đầu thiên niên kỷ chợt hiện về trong ý thức tôi chiều nay. Thật cảm động và hãnh diện biết bao được có những ngày gần gũi, được lắng nghe lời khuyên của Cha: “Muốn vượt qua được những khoảng cách do những cực đoan quá khích, do tham vọng nhỏ nhoi bệnh hoạn, phải cần đến cái tâm nhân ái, bao dung, trung đạo, nhận ra được nét đẹp và cần thiết của những chiếc phao khác, của những đạo khác. Như vậy, công cuộc phục hưng tộc Việt cũng phải bắt đầu từ việc giải oan cho chính lòng mình, giải thoát được những khoảng cách và uẩn khúc ở ngay trong trái tim mình.”
Tôi luôn cố gắng sống trong tinh thần đó.
Nếu mai mốt có dịp trở về quê hương, tôi hứa sẽ đến bên bờ sông Hát để cùng cầu nguyện với Cha. Nơi Cha đứng, tôi tin, vẫn còn in lại dấu chân. Cha không phải là người thứ nhất và tôi không phải là kẻ sau cùng mà nhiều thế hệ Việt Nam đã và sẽ đến bên bờ sông Hát để lắng nghe trong muôn trùng sâu thẳm một nỗi đau Việt Nam, một lời thúc dục Việt Nam, một tiếng gọi Việt Nam. Và như Cha, tôi cũng sẽ đọc lại lời của mỗi người đã góp phần khơi cho dòng sinh mệnh dân tộc chảy tới hôm nay như Cha đã đọc trước đây:
Trụ đồng gẫy, núi Giao Chỉ vẫn còn cao
Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, dòng sông Hát vẫn chảy.
Và dân tộc Việt Nam từ đó sẽ vươn lên.
Boston, 22 tháng 11 2010
Chuyện Sám Hối
Trầm Thiên Thu
21:07 23/11/2010
Chúa Nhất Thứ 2 Mùa Vọng, Năm A – Mt 3:1-12
Nơi hoang địa Giuđê
Gioan Tẩy Giả nói:
Các bạn hãy sám hối
Nước Trời đã đến gần
*
Trong thẳm sâu hoang địa
Có tiếng người hô to:
Hãy dọn đường cho Chúa
Sửa lối thẳng Người đi!
*
Mặc áo lông lạc đà
Thắt lưng bằng dây da
Mật ong và châu chấu
Gioan ăn qua loa
*
Dân khắp vùng kéo đến
Họ thú tội thành tâm
Gioan làm Phép Rửa
Nơi dòng sông Giođan
*
Chợt nhìn thấy trong nhóm
Có người Pharisêu
Có cả người Xađốc
Chịu Phép Rửa cùng nhau
Gioan nói với họ:
Này, nòi rắn độc kia
Ai chỉ cách trốn chạy
Cơn giận Chúa sắp ra?
Hãy sinh hoa, kết trái
Chứng tỏ lòng ăn năn
Đừng có tưởng mà nói:
Đã có Ápraham
Tôi nói các bạn biết
Chúa có thể làm cho
Những hòn đá vô giác
Thành con Tổ phụ nè!
*
Rìu đã đặt sát gốc
Cây không trái tốt tươi
Thì sẽ bị chặt bỏ
Bỏ vào lửa đốt thôi
*
Tôi rửa bạn trong nước
Giục lòng bạn ăn năn
Đấng đến sau tôi đó
Chính Ngài quyền thế hơn
Tôi không đáng chi cả
Dù chỉ xách dép Ngài!
Ngài sẽ làm Phép Rửa
Bằng Lửa và Thánh Thần
*
Tay Ngài cầm nia sẵn
Rê sạch lúa trong sân
Thóc mẩy thu vào lẫm
Thóc lép đốt ngàn năm!
*
Con thành tâm sám hối
Lạy Thiên Chúa từ nhân
Xin thứ tha tội lỗi
Và thương ban Hồng ân
Nơi hoang địa Giuđê
Gioan Tẩy Giả nói:
Các bạn hãy sám hối
Nước Trời đã đến gần
*
Trong thẳm sâu hoang địa
Có tiếng người hô to:
Hãy dọn đường cho Chúa
Sửa lối thẳng Người đi!
*
Mặc áo lông lạc đà
Thắt lưng bằng dây da
Mật ong và châu chấu
Gioan ăn qua loa
*
Dân khắp vùng kéo đến
Họ thú tội thành tâm
Gioan làm Phép Rửa
Nơi dòng sông Giođan
*
Chợt nhìn thấy trong nhóm
Có người Pharisêu
Có cả người Xađốc
Chịu Phép Rửa cùng nhau
Gioan nói với họ:
Này, nòi rắn độc kia
Ai chỉ cách trốn chạy
Cơn giận Chúa sắp ra?
Hãy sinh hoa, kết trái
Chứng tỏ lòng ăn năn
Đừng có tưởng mà nói:
Đã có Ápraham
Tôi nói các bạn biết
Chúa có thể làm cho
Những hòn đá vô giác
Thành con Tổ phụ nè!
*
Rìu đã đặt sát gốc
Cây không trái tốt tươi
Thì sẽ bị chặt bỏ
Bỏ vào lửa đốt thôi
*
Tôi rửa bạn trong nước
Giục lòng bạn ăn năn
Đấng đến sau tôi đó
Chính Ngài quyền thế hơn
Tôi không đáng chi cả
Dù chỉ xách dép Ngài!
Ngài sẽ làm Phép Rửa
Bằng Lửa và Thánh Thần
*
Tay Ngài cầm nia sẵn
Rê sạch lúa trong sân
Thóc mẩy thu vào lẫm
Thóc lép đốt ngàn năm!
*
Con thành tâm sám hối
Lạy Thiên Chúa từ nhân
Xin thứ tha tội lỗi
Và thương ban Hồng ân
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dâng Hiến
Lm. Tâm Duy
11:45 23/11/2010
DÂNG HIẾN
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Một bông hoa dâng hiến Linh hồn Lm. André Trần Cao Tường
trên đường về nhà Chúa cõi trường sinh.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Một bông hoa dâng hiến Linh hồn Lm. André Trần Cao Tường
trên đường về nhà Chúa cõi trường sinh.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n