Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:59 22/11/2010
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, năm A
Mt 24,37-44
Sống ở trần gian, con người luôn đợi chờ và mong ước tìm được những điều thật may mắn tốt đẹp cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, để làm được việc đó, con người phải biết tỉnh thức để nhận ra những dấu chỉ, những tín hiệu đang xẩy ra xung quanh mình. Chúa nhật thứ I mùa vọng, năm A, cảnh tỉnh nhân loại, mọi người và mỗi người: ” Hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến “ ( Mt 24, 42 ).
Mùa Vọng là mùa sống sự hiện diện của Chúa bởi vì Chúa đã đến trong lịch sử nhân loại, Chúa đang đến và vẫn còn đang đến với chúng ta hằng phút hằng giây, hằng ngày trong cuộc sống con người. Mùa vọng là mùa tỉnh thức. Tỉnh thức là biết nhìn cách sâu xa, nhìn tới cùng đích của cuộc sống là cái chết, để rồi biết hướng tới cái đích là Nước Thiên Chúa. Tỉnh thức là biết thực hiện những gì là tốt, những gì chứa đựng bác ái yêu thương. Tỉnh thức là biết chờ đợi những cái phúc đang tới với con người. Tỉnh thức để đón Chúa là một hạnh phúc tuyệt vời vì quả thực Chúa đến rất bất ngờ. Do đó, người đời thường nói không sai: ” tinh thần nhanh nhẹn, mau mắn, nhưng xác thịt thì nặng nề, yếu đuối “. Chính vì thế, Chúa đã khuyên nhủ “ Hãy tỉnh thức như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn mà lại mang theo cả đèn “ hoặc Ngài cảnh thức mọi người: ” Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến “ ( Mt 24, 44 ).
Chúa sẽ đến vào lúc chúng ta không ngờ. Chúa không cho người thổi loa loan báo ngày giờ hay lúc Ngài sẽ đến. Chúa sẽ đến chính là lúc tận thế, ngày sau cùng, ngày cánh chung, ngày quang lân và đó cũng là giờ chết của mỗi người. Chắc chắn Chúa sẽ đến nhưng Ngài đến đột xuất như kẻ trộm ban đêm, như Chàng rể đến, như đại hồng thủy thời ông Noe. Chúa nói chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng sống trong tình thân, sống trong ân nghĩa với Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã vẽ ra một bức tranh hòa bình trong đó không còn chém giết, mọi người được sống trong cảnh thái bình. Đây là điềm tiên báo ngày Chúa đến. Thánh Phaolô khuyên con người hãy mặc lấy Đức Kitô để luôn sống trong ánh sáng và bình an.
Đoạn Tin Mừng của thánh Luca 24, 37-44 cho chúng ta hay Đức Giêsu khuyên dạy chúng ta phải sống tích cực, sống tình thân với Chúa, sống chóng vánh, mau mắn, tỉnh thức đón Chúa bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Chúa vẫn đến với chúng ta và đến với nhân loại, thế giới. Hãy làm tất cả những gì có thể làm, đừng chần chừ, đừng trễ nải trong công việc. Đừng tưởng rằng mai chúng ta còn giờ để sửa đổi, để sống tốt hơn. Không chúng ta phải biết sám hối, biết thay đổi ngay từ bây giờ, ngay từ lúc này. Đừng để quá muộn, chúng ta sẽ hối hận vì trở tay không kịp. Chúa vẫn đến trong tâm hồn chúng ta từng giây, từng phút. Chúng ta có thể gặp Chúa “Lúc này và bây giờ “ (Hic et Nunc ) trong cuộc sống nơi anh em, bạn bè, nơi nhiều người và ngay trong các dấu chỉ tình thương, bác ái, ngay cả trong những việc xem ra hết sức bình thường như chơi, nghỉ, ăn, uống, giặt giũ, tắm rửa vv…Điều quan trọng là chúng ta biết nhạy bén nhận ra Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, nơi cuộc sống của từng người và qua những dấu chỉ của thời đại mà chúng ta đang đối mặt, đang sống.
Chúng ta sẽ hiểu rõ mùa vọng chính là mùa xuân nở rộ bông hoa của năm phụng vụ. Mùa vọng là mùa chờ đợi trong yêu thương và phục vụ. Mùa Vọng là mùa của cây cỏ đâm chồi, nẩy sinh hoa lá. Nên, mùa Vọng là mùa con người hướng về Đức Kitô là mặt trời, là ánh sáng để mặc lấy Đức Kitô mà trở nên trưởng thành trong đức tin và tình yêu. Mùa vọng là mùa chờ đợi. Chờ đợi chính Đức Kitô, Đấng mở ra trời mới đất mới. Chờ đợi như thế không phải là chờ đợi bất ngờ lo âu, sợ sệt mà là niềm vui vỡ òa, niềm hạnh phúc trào dâng vì Chúa đã đến, đang đến và vẫn mãi mãi đến với nhân loại, với chúng ta, với mỗi người.” Anh em hãy thắp đèn cho sẵn, hãy làm như những người đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ này đang tỉnh thức thì thật là phúc cho họ “ ( Lc 12, 35-37 ).
Mùa Vọng là mùa tỉnh thức, để tất cả chúng ta tự vấn lương tâm: “ Chúng ta đã thật sự tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa chưa ? “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn sẵn sàng, mau mắn và tỉnh thức để đón Chúa đến cách bất ngờ. Amen.
Mt 24,37-44
Sống ở trần gian, con người luôn đợi chờ và mong ước tìm được những điều thật may mắn tốt đẹp cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, để làm được việc đó, con người phải biết tỉnh thức để nhận ra những dấu chỉ, những tín hiệu đang xẩy ra xung quanh mình. Chúa nhật thứ I mùa vọng, năm A, cảnh tỉnh nhân loại, mọi người và mỗi người: ” Hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến “ ( Mt 24, 42 ).
Mùa Vọng là mùa sống sự hiện diện của Chúa bởi vì Chúa đã đến trong lịch sử nhân loại, Chúa đang đến và vẫn còn đang đến với chúng ta hằng phút hằng giây, hằng ngày trong cuộc sống con người. Mùa vọng là mùa tỉnh thức. Tỉnh thức là biết nhìn cách sâu xa, nhìn tới cùng đích của cuộc sống là cái chết, để rồi biết hướng tới cái đích là Nước Thiên Chúa. Tỉnh thức là biết thực hiện những gì là tốt, những gì chứa đựng bác ái yêu thương. Tỉnh thức là biết chờ đợi những cái phúc đang tới với con người. Tỉnh thức để đón Chúa là một hạnh phúc tuyệt vời vì quả thực Chúa đến rất bất ngờ. Do đó, người đời thường nói không sai: ” tinh thần nhanh nhẹn, mau mắn, nhưng xác thịt thì nặng nề, yếu đuối “. Chính vì thế, Chúa đã khuyên nhủ “ Hãy tỉnh thức như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn mà lại mang theo cả đèn “ hoặc Ngài cảnh thức mọi người: ” Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến “ ( Mt 24, 44 ).
Chúa sẽ đến vào lúc chúng ta không ngờ. Chúa không cho người thổi loa loan báo ngày giờ hay lúc Ngài sẽ đến. Chúa sẽ đến chính là lúc tận thế, ngày sau cùng, ngày cánh chung, ngày quang lân và đó cũng là giờ chết của mỗi người. Chắc chắn Chúa sẽ đến nhưng Ngài đến đột xuất như kẻ trộm ban đêm, như Chàng rể đến, như đại hồng thủy thời ông Noe. Chúa nói chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng sống trong tình thân, sống trong ân nghĩa với Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã vẽ ra một bức tranh hòa bình trong đó không còn chém giết, mọi người được sống trong cảnh thái bình. Đây là điềm tiên báo ngày Chúa đến. Thánh Phaolô khuyên con người hãy mặc lấy Đức Kitô để luôn sống trong ánh sáng và bình an.
Đoạn Tin Mừng của thánh Luca 24, 37-44 cho chúng ta hay Đức Giêsu khuyên dạy chúng ta phải sống tích cực, sống tình thân với Chúa, sống chóng vánh, mau mắn, tỉnh thức đón Chúa bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Chúa vẫn đến với chúng ta và đến với nhân loại, thế giới. Hãy làm tất cả những gì có thể làm, đừng chần chừ, đừng trễ nải trong công việc. Đừng tưởng rằng mai chúng ta còn giờ để sửa đổi, để sống tốt hơn. Không chúng ta phải biết sám hối, biết thay đổi ngay từ bây giờ, ngay từ lúc này. Đừng để quá muộn, chúng ta sẽ hối hận vì trở tay không kịp. Chúa vẫn đến trong tâm hồn chúng ta từng giây, từng phút. Chúng ta có thể gặp Chúa “Lúc này và bây giờ “ (Hic et Nunc ) trong cuộc sống nơi anh em, bạn bè, nơi nhiều người và ngay trong các dấu chỉ tình thương, bác ái, ngay cả trong những việc xem ra hết sức bình thường như chơi, nghỉ, ăn, uống, giặt giũ, tắm rửa vv…Điều quan trọng là chúng ta biết nhạy bén nhận ra Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, nơi cuộc sống của từng người và qua những dấu chỉ của thời đại mà chúng ta đang đối mặt, đang sống.
Chúng ta sẽ hiểu rõ mùa vọng chính là mùa xuân nở rộ bông hoa của năm phụng vụ. Mùa vọng là mùa chờ đợi trong yêu thương và phục vụ. Mùa Vọng là mùa của cây cỏ đâm chồi, nẩy sinh hoa lá. Nên, mùa Vọng là mùa con người hướng về Đức Kitô là mặt trời, là ánh sáng để mặc lấy Đức Kitô mà trở nên trưởng thành trong đức tin và tình yêu. Mùa vọng là mùa chờ đợi. Chờ đợi chính Đức Kitô, Đấng mở ra trời mới đất mới. Chờ đợi như thế không phải là chờ đợi bất ngờ lo âu, sợ sệt mà là niềm vui vỡ òa, niềm hạnh phúc trào dâng vì Chúa đã đến, đang đến và vẫn mãi mãi đến với nhân loại, với chúng ta, với mỗi người.” Anh em hãy thắp đèn cho sẵn, hãy làm như những người đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ này đang tỉnh thức thì thật là phúc cho họ “ ( Lc 12, 35-37 ).
Mùa Vọng là mùa tỉnh thức, để tất cả chúng ta tự vấn lương tâm: “ Chúng ta đã thật sự tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa chưa ? “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn sẵn sàng, mau mắn và tỉnh thức để đón Chúa đến cách bất ngờ. Amen.
Dọn đường cho Chúa đến
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:00 22/11/2010
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG, năm A
Mt 3, 1-12
Thiên Chúa sẽ tỏ mình cho nhân loại. Việc tỏ mình được các ngôn sứ loan báo: triều đại của Ngài như là một triều đại thịnh vượng, an bình, công lý. Muôn dân nước sẽ sống trong cảnh hòa bình: sói nằm chung với chiên con, trẻ con thò tay vào hang rắn mà không sợ rắn độc cắn vv…Trong Nước Thiên Chúa, người nghèo khó, kẻ thấp bé, người cùng khốn bị đẩy ra bên lề xã hội sẽ được Chúa xét xử công minh, người thấp cổ bé họng có tiếng nói như mọi người và mọi người sẽ được lãnh nhận ơn cứu độ vì Chúa là Đấng công minh, chính trực và hết mực trung thành.
Hình ảnh Nước Thiên Chúa đã được ngôn sứ Isaia mô tả rất đẹp và rất ấn tượng trong bài đọc I như Thiên Chúa sẽ khai sinh một kỷ nguyên công bình vắng bóng bạo lực, hận thù và để củng cố niềm tin, niềm hy vọng vào một triều đại mới ấy, thánh Phaolô trong bài đọc 2 đã viết:” Kinh Thánh qui về Đức Kitô. Thánh Kinh mời gọi mọi người noi gương Chúa “. Do đó, để hướng dẫn nhân loại về mùa vọng, Chúa nhật II, năm A, đã giới thiệu một bộ mặt nổi bật: Thánh Gioan Tẩy Giả. Dù Ngài đã thu hút một số rất đông quần chúng nhưng Ngài không tự giới thiệu mình mà luôn hướng con người đến chỗ nhận biết Đấng Cứu Thế: ” Người phải lớn lên còn tôi thì nhỏ lại “.Thánh Gioan Tẩy Giả đã mời gọi con người: ” Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến “ ( Mt 3, 2 ) hoặc “ Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “ ( Mc 1, 15 ). Sám hối là bước đầu cần thiết cho đức tin. Không ai được tự coi mình là người công chính mà không cần sám hối. Ngay các thánh là những người đã tự nhận mình yếu hèn, tội lỗi cần phải sám hối để lãnh nhận ân sủng và sự tha thứ của Chúa. Thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Augustinô, thánh Charles de Foucauld, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tất cả đã phải sám hối. Nếu Mađalanêna không khóc lóc, không sám hối thì Hội Thánh đâu có một thánh nữ đã phạm tội nhiều, đã yêu nhiều, nên được tha thứ nhiều… Sám hối triệt để, quay lên Chúa để xin Chúa thứ tha và quay vào mình để nhận ra mình đầy những khiếm khuyết. Làm hòa với Chúa và với anh em là bước đường quan trọng nhất để gặp Chúa. Thánh Phaolô khuyên nhủ mọi người: ” Hãy quên đi chặng đường đã qua để lao mình về phía trước “ ( Pl 3, 13 b ). Do đó, mùa vọng là mùa để noi gương Mẹ Maria suy niệm về việc Nhập Thể của Chúa Giêsu: ” Người đã suy nhớ những sự việc đó và suy niệm trong lòng “ ( Lc 1, 29 ). Đọc và suy niệm các Kinh Tiền Tụng mùa phụng vụ Giáng Sinh nhân loại sẽ nhận ra tính sâu xa của Kitô giáo về sự Nhập Thể của con Thiên Chúa, nhờ đó, mỗi người sẽ nhận ra ý nghĩa của việc dọn đường mà thánh Gioan Tiền Hô đã rao giảng, loan báo. Bây giờ chúng ta hãy suy gẫm một đoạn nhỏ trong Kinh Tiền Tụng thứ ba: ”…Chính Ngôi Lời của Thiên Chúa đã mặc lấy nơi chính Người sự yếu đuối của bản tính nhân loại chúng ta và ban cho bản tính hay chết của chúng ta một giá trị bất tử “. Thánh Gioan Tẩy Giả vì thế đã không ngừng hô to, gào to cho mọi người: ” Hãy dọn đường cho Chúa. Mở lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người sẽ được chiêm ngưỡng. Vị cứu tinh của Chúa “.
Đón chờ Chúa có nghĩa là xây dựng triều đại của Ngài cách hòa bình, đầy tình thương và bác ái. Chính vì thế, mọi Kitô hữu phải cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy Đức Kitô.Và để làm được việc ấy, mọi Kitô hữu và mỗi người chúng ta phải nhờ Chúa Thánh Thần: ” Thánh Thần sẽ đổi mới đời sống chúng ta và dẫn đưa chúng ta tới Chúa”.
Chúng ta hãy xây dựng triều đại của Thiên Chúa bằng sự thay đổi đời sống, bằng sự sám hối chân thành để “ Khi Chúa Kitô đến, Người tìm thấy chúng ta đang tỉnh thức và cầu nguyện “.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy mau tới. Maranatha ! Lạy Chúa Giêsu, xin mau tới. Amen.
Mt 3, 1-12
Thiên Chúa sẽ tỏ mình cho nhân loại. Việc tỏ mình được các ngôn sứ loan báo: triều đại của Ngài như là một triều đại thịnh vượng, an bình, công lý. Muôn dân nước sẽ sống trong cảnh hòa bình: sói nằm chung với chiên con, trẻ con thò tay vào hang rắn mà không sợ rắn độc cắn vv…Trong Nước Thiên Chúa, người nghèo khó, kẻ thấp bé, người cùng khốn bị đẩy ra bên lề xã hội sẽ được Chúa xét xử công minh, người thấp cổ bé họng có tiếng nói như mọi người và mọi người sẽ được lãnh nhận ơn cứu độ vì Chúa là Đấng công minh, chính trực và hết mực trung thành.
Hình ảnh Nước Thiên Chúa đã được ngôn sứ Isaia mô tả rất đẹp và rất ấn tượng trong bài đọc I như Thiên Chúa sẽ khai sinh một kỷ nguyên công bình vắng bóng bạo lực, hận thù và để củng cố niềm tin, niềm hy vọng vào một triều đại mới ấy, thánh Phaolô trong bài đọc 2 đã viết:” Kinh Thánh qui về Đức Kitô. Thánh Kinh mời gọi mọi người noi gương Chúa “. Do đó, để hướng dẫn nhân loại về mùa vọng, Chúa nhật II, năm A, đã giới thiệu một bộ mặt nổi bật: Thánh Gioan Tẩy Giả. Dù Ngài đã thu hút một số rất đông quần chúng nhưng Ngài không tự giới thiệu mình mà luôn hướng con người đến chỗ nhận biết Đấng Cứu Thế: ” Người phải lớn lên còn tôi thì nhỏ lại “.Thánh Gioan Tẩy Giả đã mời gọi con người: ” Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến “ ( Mt 3, 2 ) hoặc “ Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “ ( Mc 1, 15 ). Sám hối là bước đầu cần thiết cho đức tin. Không ai được tự coi mình là người công chính mà không cần sám hối. Ngay các thánh là những người đã tự nhận mình yếu hèn, tội lỗi cần phải sám hối để lãnh nhận ân sủng và sự tha thứ của Chúa. Thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Augustinô, thánh Charles de Foucauld, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tất cả đã phải sám hối. Nếu Mađalanêna không khóc lóc, không sám hối thì Hội Thánh đâu có một thánh nữ đã phạm tội nhiều, đã yêu nhiều, nên được tha thứ nhiều… Sám hối triệt để, quay lên Chúa để xin Chúa thứ tha và quay vào mình để nhận ra mình đầy những khiếm khuyết. Làm hòa với Chúa và với anh em là bước đường quan trọng nhất để gặp Chúa. Thánh Phaolô khuyên nhủ mọi người: ” Hãy quên đi chặng đường đã qua để lao mình về phía trước “ ( Pl 3, 13 b ). Do đó, mùa vọng là mùa để noi gương Mẹ Maria suy niệm về việc Nhập Thể của Chúa Giêsu: ” Người đã suy nhớ những sự việc đó và suy niệm trong lòng “ ( Lc 1, 29 ). Đọc và suy niệm các Kinh Tiền Tụng mùa phụng vụ Giáng Sinh nhân loại sẽ nhận ra tính sâu xa của Kitô giáo về sự Nhập Thể của con Thiên Chúa, nhờ đó, mỗi người sẽ nhận ra ý nghĩa của việc dọn đường mà thánh Gioan Tiền Hô đã rao giảng, loan báo. Bây giờ chúng ta hãy suy gẫm một đoạn nhỏ trong Kinh Tiền Tụng thứ ba: ”…Chính Ngôi Lời của Thiên Chúa đã mặc lấy nơi chính Người sự yếu đuối của bản tính nhân loại chúng ta và ban cho bản tính hay chết của chúng ta một giá trị bất tử “. Thánh Gioan Tẩy Giả vì thế đã không ngừng hô to, gào to cho mọi người: ” Hãy dọn đường cho Chúa. Mở lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người sẽ được chiêm ngưỡng. Vị cứu tinh của Chúa “.
Đón chờ Chúa có nghĩa là xây dựng triều đại của Ngài cách hòa bình, đầy tình thương và bác ái. Chính vì thế, mọi Kitô hữu phải cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy Đức Kitô.Và để làm được việc ấy, mọi Kitô hữu và mỗi người chúng ta phải nhờ Chúa Thánh Thần: ” Thánh Thần sẽ đổi mới đời sống chúng ta và dẫn đưa chúng ta tới Chúa”.
Chúng ta hãy xây dựng triều đại của Thiên Chúa bằng sự thay đổi đời sống, bằng sự sám hối chân thành để “ Khi Chúa Kitô đến, Người tìm thấy chúng ta đang tỉnh thức và cầu nguyện “.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy mau tới. Maranatha ! Lạy Chúa Giêsu, xin mau tới. Amen.
Hãy vui lên, Chúa đến rồi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:02 22/11/2010
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG, năm A
Mt 11, 2-11
Chúa nhật III mùa Vọng được gọi là Chúa nhật “ Hãy vui lên “ vì Chúa quả thực đã đến, đang đến và vẫn tiếp tục đến với nhân loại, với con người. Do đó, Đạo Chúa thiết lập là Đạo tình yêu. Người Kitô hữu có Chúa trong tâm hồn thì phấn khởi, hồ hởi và hạnh phúc biết bao. Tin Mừng hôm nay lại giới thiệu một con người, một vị ngôn sứ lớn: Gioan Tẩy Giả mà Kinh Thánh đã viết: ” Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước Con, để dọn đường cho Con đến “.
Nhân vật Gioan Tiền Hô mà Tin Mừng nói đến là một người rất dị thường, lạ lùng nhưng lại làm được những việc xem ra hết sức phi thường. Thánh Gioan Tẩy Giả đã được Thánh Kinh thuật lại như một con người rất giản dị; mình mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Con người ấy sống rất khổ hạnh, rao giảng sám hối, ăn chay, cầu nguyện. Tuy nhiên, thánh Gioan Tiền Hô có lòng thánh thiện, đạo đức cao sâu, Ngài cương quyết và nghiêm khắc với tội, với những con người lợi dụng chức quyền, địa vị để phạm tội. Chính thánh Gioan Tẩy Giả đã cương quyết ngăn cản Vua Hêrôđê không được lấy chị dâu là nàng Hêrođiađê làm vợ. Vì tính cương trực, lòng can đảm và cương quyết mà Gioan Tẩy Giả đã bị bạo chúa Hêrôđê ra lệnh bắt tống giam vào ngục và cuối cùng đã bị chém đầu để làm chứng cho Chúa. Trong lao tù, Gioan Tiền Hô đã sai các môn đệ khi các ông còn nghi ngờ về sứ mạng và con người của Đấng Thiên Sai tức Chúa Giêsu, để hỏi Người:” Thưa Thầy, Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến không, hay là chúng tôi phải đợi ai khác ? “. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp Ngài là người thế nào, Người là ai ? Nhưng Ngài trả lời và nói với họ hãy về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả về những việc mà Ngài đã làm: ” Mù lại thấy, câm nói được, điếc nghe được, què đi được và người nghèo được nghe giảng Tin Mừng “ ( Mt 11, 5 ).
Đây là những dấu chỉ cho thấy Chúa đã đến. Tìm và đi theo Đức Kitô là một cuộc hành trình đức tin thật khó khăn và vất vả như lời Chúa dạy: ” Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình vác Thập Giá mình mà theo Ta “. Con đường theo Chúa là con đường khổ giá, con đường hẹp. Con đường ấy là con đường Gioan Tẩy Giả, các môn đệ của Ông, của mọi Kitô hữu và của mỗi người chúng ta. Đường dẫn tới gặp Chúa, và rồi ở lại, đi theo Chúa là con đường khổ giá, đường dẫn từ tối tăm tới ánh sáng, đường hẹp, không phải con đường rộng thênh thang, trải nhựa và tơ lụa nhưng là đường dẫn tới Bêlem, dẫn tới làng quê Nagiarét, nơi gia đình của Chúa Giêsu: thánh Giuse, mẹ Maria và Chúa Giêsu đã sống rất khiêm hạ, khó nghèo. Đặc biệt Chúa Giêsu đã xuất thân từ Nagiarét, đi rao giảng và rồi bị kết án khi Người vô tội và lãnh nhận cái chết khổ hình trên Thập giá.
Con đường đó đã đưa Gioan Tẩy Giả tới chỗ tù tội vì Ông làm chứng cho Chúa, đập tan bóc lột bạo quyền và tội lỗi. Thánh Gioan Tẩy Giả đã được diễm phúc thấy Đấng cứu thế, đã chỉ cho nhiều người nhận ra Đấng cứu thế và đã chứng kiến những phép lạ, những công việc tốt lành của Chúa. Thánh Gioan Tiền Hô lại là vị ngôn sứ chuẩn bị gần nhất cho Tân Ước. Tuy nhiên, Ông vẫn sống trong thời Cựu Ước. Thời Cựu Ước chỉ là thời chuẩn bị, còn Tân Ước là thời Chúa ban ơn cứu độ. Người môn đệ Chúa là sứ giả dọn đường cho Chúa. Chính vì thế, người Kitô hữu được sai đến mọi môi trường như giáo xứ, giáo họ, điểm giáo, đi vào mọi lãnh vực như vùng kinh tế mới, vùng Dân tộc, các bệnh viện, trường học, nơi có các bệnh xã hội: aids, siđa, ung thư vv…để làm chứng cho Chúa và loan báo tình thương của Chúa. Người Kitô hữu nhờ đức tin sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho sa mạc nở hoa, cho đất trổ sinh hoa mầu như bài đọc I và 2 mô tả. Người Kitô hữu tỉnh thức và tích cực xây dựng Nước Chúa, xây dựng Trời mới Đất mới là loan báo Nước Thiên Chúa đã tới gần.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn mau mắn lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa để sa mạc được dạt dào suối nước và sa mạc nở hoa tươi tốt. Xin cho chúng con biết xây dựng Nước Chúa hơn là chỉ biết tìm kiếm những của cải chóng qua ở đời. Amen.
Mt 11, 2-11
Chúa nhật III mùa Vọng được gọi là Chúa nhật “ Hãy vui lên “ vì Chúa quả thực đã đến, đang đến và vẫn tiếp tục đến với nhân loại, với con người. Do đó, Đạo Chúa thiết lập là Đạo tình yêu. Người Kitô hữu có Chúa trong tâm hồn thì phấn khởi, hồ hởi và hạnh phúc biết bao. Tin Mừng hôm nay lại giới thiệu một con người, một vị ngôn sứ lớn: Gioan Tẩy Giả mà Kinh Thánh đã viết: ” Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước Con, để dọn đường cho Con đến “.
Nhân vật Gioan Tiền Hô mà Tin Mừng nói đến là một người rất dị thường, lạ lùng nhưng lại làm được những việc xem ra hết sức phi thường. Thánh Gioan Tẩy Giả đã được Thánh Kinh thuật lại như một con người rất giản dị; mình mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Con người ấy sống rất khổ hạnh, rao giảng sám hối, ăn chay, cầu nguyện. Tuy nhiên, thánh Gioan Tiền Hô có lòng thánh thiện, đạo đức cao sâu, Ngài cương quyết và nghiêm khắc với tội, với những con người lợi dụng chức quyền, địa vị để phạm tội. Chính thánh Gioan Tẩy Giả đã cương quyết ngăn cản Vua Hêrôđê không được lấy chị dâu là nàng Hêrođiađê làm vợ. Vì tính cương trực, lòng can đảm và cương quyết mà Gioan Tẩy Giả đã bị bạo chúa Hêrôđê ra lệnh bắt tống giam vào ngục và cuối cùng đã bị chém đầu để làm chứng cho Chúa. Trong lao tù, Gioan Tiền Hô đã sai các môn đệ khi các ông còn nghi ngờ về sứ mạng và con người của Đấng Thiên Sai tức Chúa Giêsu, để hỏi Người:” Thưa Thầy, Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến không, hay là chúng tôi phải đợi ai khác ? “. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp Ngài là người thế nào, Người là ai ? Nhưng Ngài trả lời và nói với họ hãy về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả về những việc mà Ngài đã làm: ” Mù lại thấy, câm nói được, điếc nghe được, què đi được và người nghèo được nghe giảng Tin Mừng “ ( Mt 11, 5 ).
Đây là những dấu chỉ cho thấy Chúa đã đến. Tìm và đi theo Đức Kitô là một cuộc hành trình đức tin thật khó khăn và vất vả như lời Chúa dạy: ” Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình vác Thập Giá mình mà theo Ta “. Con đường theo Chúa là con đường khổ giá, con đường hẹp. Con đường ấy là con đường Gioan Tẩy Giả, các môn đệ của Ông, của mọi Kitô hữu và của mỗi người chúng ta. Đường dẫn tới gặp Chúa, và rồi ở lại, đi theo Chúa là con đường khổ giá, đường dẫn từ tối tăm tới ánh sáng, đường hẹp, không phải con đường rộng thênh thang, trải nhựa và tơ lụa nhưng là đường dẫn tới Bêlem, dẫn tới làng quê Nagiarét, nơi gia đình của Chúa Giêsu: thánh Giuse, mẹ Maria và Chúa Giêsu đã sống rất khiêm hạ, khó nghèo. Đặc biệt Chúa Giêsu đã xuất thân từ Nagiarét, đi rao giảng và rồi bị kết án khi Người vô tội và lãnh nhận cái chết khổ hình trên Thập giá.
Con đường đó đã đưa Gioan Tẩy Giả tới chỗ tù tội vì Ông làm chứng cho Chúa, đập tan bóc lột bạo quyền và tội lỗi. Thánh Gioan Tẩy Giả đã được diễm phúc thấy Đấng cứu thế, đã chỉ cho nhiều người nhận ra Đấng cứu thế và đã chứng kiến những phép lạ, những công việc tốt lành của Chúa. Thánh Gioan Tiền Hô lại là vị ngôn sứ chuẩn bị gần nhất cho Tân Ước. Tuy nhiên, Ông vẫn sống trong thời Cựu Ước. Thời Cựu Ước chỉ là thời chuẩn bị, còn Tân Ước là thời Chúa ban ơn cứu độ. Người môn đệ Chúa là sứ giả dọn đường cho Chúa. Chính vì thế, người Kitô hữu được sai đến mọi môi trường như giáo xứ, giáo họ, điểm giáo, đi vào mọi lãnh vực như vùng kinh tế mới, vùng Dân tộc, các bệnh viện, trường học, nơi có các bệnh xã hội: aids, siđa, ung thư vv…để làm chứng cho Chúa và loan báo tình thương của Chúa. Người Kitô hữu nhờ đức tin sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho sa mạc nở hoa, cho đất trổ sinh hoa mầu như bài đọc I và 2 mô tả. Người Kitô hữu tỉnh thức và tích cực xây dựng Nước Chúa, xây dựng Trời mới Đất mới là loan báo Nước Thiên Chúa đã tới gần.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn mau mắn lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa để sa mạc được dạt dào suối nước và sa mạc nở hoa tươi tốt. Xin cho chúng con biết xây dựng Nước Chúa hơn là chỉ biết tìm kiếm những của cải chóng qua ở đời. Amen.
Đức Trinh Nữ Maria thực hiện Cứu độ của Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:04 22/11/2010
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG, năm A
Mt 1, 18-24
Thật đẹp đẽ và chí tình khi Giáo Hội trình bầy gương mặt của Đức Trinh Nữ Maria. Nói tới mùa vọng không thể nào giới thiệu Chúa Giêsu Nhập Thể, được sinh ra mà lại quên đi vai trò của Đức Mẹ. Do đó, Chúa nhật IV mùa vọng, có thể nói được rằng đây là Chúa nhật của Đức Mẹ. Chương trình cứu độ của Thiên Chúa được hoàn thành nhờ sự trung gian qua lời xin vâng của Đức Mẹ.
Lịch sử cứu độ là một lịch sử được nối dài từ thời Cựu Ước tới thời Tân Ước. Thiên Chúa đã dùng một thời gian rất lâu dài để Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô được sinh ra nơi trần thế với hình hài là một người thật và để thực hiện chương trình đó, Thiên Chúa đã tuyển chọn một người nữ Do Thái để cưu mang bởi phép Chúa Thánh Thần và đản sinh Chúa cứu thế: “ Đức Giêsu Kitô “. Chúa Giêsu là con người thật vì Người có gia phả, có ông bà tiên tổ, xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, có cha mẹ thật tên là Maria và Giuse ( bài đọc 2 ). Chính vì thế, Chúa Giêsu đã đi vào lịch sử loài người, đã đi vào lịch sử cùa dân tộc Do Thái, có tên, có hộ tịch, hộ khẩu hoàn toàn và làm người như mọi người chúng ta ngoại trừ tội lỗi.
Thiên Chúa đã có một kế hoạch cứu độ và kế hoạch này được chuẩn bị từ lâu đời, được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với những biến cố, những dấu chỉ, những con người được Thiên Chúa sắp đặt cho đến khi ý định của chương trình cứu rỗi của Ngài được hoàn tất. Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, cho chúng ta và mỗi người chúng ta một cơ hội như Công Đồng Vaticanô II cho chúng ta hiểu về ý nghĩa của việc Chúa Giêsu ngự đến: ” Bởi vì, chính Con Thiên Chúa khi Nhập Thể, môt cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi người, Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi Trinh Nữ Maria. Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi…Người còn mở ra con đường mới để nếu chúng ta theo thì sự sống và cái chết sẽ được thánh hóa và có một ý nghĩa mới “ ( số 22, Hiến Chế Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay ).
Như thế, chúng ta hiểu vai trò lớn lao như thế nào của Đức Mẹ và hiểu thế nào về thánh Giuse, Thiên Chúa đã dùng Ngài để làm nổi bật sứ mạng của Mẹ Maria. Thiên Thần Chúa hiện đến báo mộng cho Giuse khi Ông đang có ý định lìa bỏ Mẹ Maria cách âm thầm, kín đáo: ” Người Con, bà Maria đang cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân khỏi ách thống trị của tội “. Đọc kinh Tiền Tụng thứ ba của Lễ Giáng Sinh chúng ta thấy: ” Bằng việc mặc lấy thân phận yếu đuối của con người chúng ta, Người đã ban cho bản tính hay chết của con người chúng ta một giá trị bất tử “. Thực tế, Thiên Chúa luôn yêu thương trần gian và ngay những lúc con người sa ngã, phản nghịch cùng Thiên Chúa. Chương trình yêu thương của Thiên Chúa vẫn luôn được nối tiếp. Thánh Matthêu viết: ” Khi tỉnh giấc, Ông Giuse làm như sứ thần chúa dạy và đón vợ về nhà “ ( Mt 1, 24 ). Ông Giuse đã vâng theo lời Chúa và mở ra một thế giới tình yêu mới. Một thế giới, trong đó lòng thương xót và yêu thương của Con-Thiên-Chúa-Làm-Người sẽ thay cho hận thù và chia rẽ. Mẹ Maria, thánh Giuse đã nhận ra thiên ý của Chúa và dù chưa hiểu rõ ràng thế nào là chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Mẹ Maria đã nói lời xin vâng làm theo ý Chúa và thánh Giuse sau khi được báo mộng đã mau mắn vâng lời Thiên Chúa đưa Maria về nhà mình để thực hiện ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm. Một mầu nhiệm cao vời vì”đối với Chúa không có gì mà không thể được “.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã nói lời xin vâng làm theo ý Chúa, thánh Giuse đã vâng lời làm theo thiên ý. Xin cho chúng con biết noi gương, bắt chước và chiêm ngắm sự thánh thiện cao sang mà Mẹ Maria và thánh Giuse đã nêu gương cho nhân loại, cho mọi người. Amen.
Mt 1, 18-24
Thật đẹp đẽ và chí tình khi Giáo Hội trình bầy gương mặt của Đức Trinh Nữ Maria. Nói tới mùa vọng không thể nào giới thiệu Chúa Giêsu Nhập Thể, được sinh ra mà lại quên đi vai trò của Đức Mẹ. Do đó, Chúa nhật IV mùa vọng, có thể nói được rằng đây là Chúa nhật của Đức Mẹ. Chương trình cứu độ của Thiên Chúa được hoàn thành nhờ sự trung gian qua lời xin vâng của Đức Mẹ.
Lịch sử cứu độ là một lịch sử được nối dài từ thời Cựu Ước tới thời Tân Ước. Thiên Chúa đã dùng một thời gian rất lâu dài để Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô được sinh ra nơi trần thế với hình hài là một người thật và để thực hiện chương trình đó, Thiên Chúa đã tuyển chọn một người nữ Do Thái để cưu mang bởi phép Chúa Thánh Thần và đản sinh Chúa cứu thế: “ Đức Giêsu Kitô “. Chúa Giêsu là con người thật vì Người có gia phả, có ông bà tiên tổ, xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, có cha mẹ thật tên là Maria và Giuse ( bài đọc 2 ). Chính vì thế, Chúa Giêsu đã đi vào lịch sử loài người, đã đi vào lịch sử cùa dân tộc Do Thái, có tên, có hộ tịch, hộ khẩu hoàn toàn và làm người như mọi người chúng ta ngoại trừ tội lỗi.
Thiên Chúa đã có một kế hoạch cứu độ và kế hoạch này được chuẩn bị từ lâu đời, được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với những biến cố, những dấu chỉ, những con người được Thiên Chúa sắp đặt cho đến khi ý định của chương trình cứu rỗi của Ngài được hoàn tất. Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, cho chúng ta và mỗi người chúng ta một cơ hội như Công Đồng Vaticanô II cho chúng ta hiểu về ý nghĩa của việc Chúa Giêsu ngự đến: ” Bởi vì, chính Con Thiên Chúa khi Nhập Thể, môt cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi người, Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi Trinh Nữ Maria. Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi…Người còn mở ra con đường mới để nếu chúng ta theo thì sự sống và cái chết sẽ được thánh hóa và có một ý nghĩa mới “ ( số 22, Hiến Chế Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay ).
Như thế, chúng ta hiểu vai trò lớn lao như thế nào của Đức Mẹ và hiểu thế nào về thánh Giuse, Thiên Chúa đã dùng Ngài để làm nổi bật sứ mạng của Mẹ Maria. Thiên Thần Chúa hiện đến báo mộng cho Giuse khi Ông đang có ý định lìa bỏ Mẹ Maria cách âm thầm, kín đáo: ” Người Con, bà Maria đang cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân khỏi ách thống trị của tội “. Đọc kinh Tiền Tụng thứ ba của Lễ Giáng Sinh chúng ta thấy: ” Bằng việc mặc lấy thân phận yếu đuối của con người chúng ta, Người đã ban cho bản tính hay chết của con người chúng ta một giá trị bất tử “. Thực tế, Thiên Chúa luôn yêu thương trần gian và ngay những lúc con người sa ngã, phản nghịch cùng Thiên Chúa. Chương trình yêu thương của Thiên Chúa vẫn luôn được nối tiếp. Thánh Matthêu viết: ” Khi tỉnh giấc, Ông Giuse làm như sứ thần chúa dạy và đón vợ về nhà “ ( Mt 1, 24 ). Ông Giuse đã vâng theo lời Chúa và mở ra một thế giới tình yêu mới. Một thế giới, trong đó lòng thương xót và yêu thương của Con-Thiên-Chúa-Làm-Người sẽ thay cho hận thù và chia rẽ. Mẹ Maria, thánh Giuse đã nhận ra thiên ý của Chúa và dù chưa hiểu rõ ràng thế nào là chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Mẹ Maria đã nói lời xin vâng làm theo ý Chúa và thánh Giuse sau khi được báo mộng đã mau mắn vâng lời Thiên Chúa đưa Maria về nhà mình để thực hiện ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm. Một mầu nhiệm cao vời vì”đối với Chúa không có gì mà không thể được “.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã nói lời xin vâng làm theo ý Chúa, thánh Giuse đã vâng lời làm theo thiên ý. Xin cho chúng con biết noi gương, bắt chước và chiêm ngắm sự thánh thiện cao sang mà Mẹ Maria và thánh Giuse đã nêu gương cho nhân loại, cho mọi người. Amen.
Tử đạo: Người làm chứng
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
12:03 22/11/2010
“Anh em đã chịu lấy Lời giữa bao nỗi gian nan, trong sự hoan hỷ của Thánh Thần” (1Tx1,6)
Không phải cuộc sống của con người cứ chịu đựng đau khổ, cứ hy sinh thời giờ, sức lực, tiền của cho lý tưởng của mình đến độ phải tù đầy mạng vong, thì những cái ấy sẽ làm cho người ta trở nên vĩnh cửu cao cả! Thật sự cho dù những cái đó xuất phát từ lòng dũng cảm hay chí khí anh hùng của người ta chăng nữa, thì tất cả chỉ là phù vân. Như Kinh Thánh nói: “Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2). Nhưng những vui buồn sướng khổ, lao nhọc, tù đầy và sự chết của con người hữu hạn, muốn trở thành vô hạn trong vĩnh cửu, thì phải ở trong chương trình cứu độ, nghĩa là phải dính dự vào cuộc khổ nạn phục sinh của Đức Kitô, phải xuất phát từ đó, từ sự thúc đẩy của Thánh Thần.
Muốn nhìn và đánh giá các vị tử đạo cho đích thật, chúng ta đừng nhìn vào công lao, khổ nhục, gông xích, tù đầy và sự chết thê thảm của các ngài, vì chỉ những cái ấy mà thôi chẳng nói lên được điều gì. Những người chết vì lý tưởng thế gian, cũng đã từng chịu đau khổ như thế, hoặc còn hơn thế nữa.
Muốn đánh giá các thánh tử đạo cho đúng thì trước hết phải nhìn vào Đức Giêsu, hạt lúa đầu tiên của nhân loại đã vì tuân phục ý Cha mà chết đi. Và từ sự chết đó mới nảy mầm sự sống phục sinh cho thế gian, để cho những ai tin vào Người thì dù đau khổ hay sự chết cũng không quật ngã được, vì họ đã trở nên một danh phận với Con Thiên Chúa: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.” (2Tm 2, 11-12)
Khi Hội Thánh Việt Nam mừng kính các Thánh Tử Đạo của quê hương mình, tất cả chúng ta phải tạ ơn Chúa biết bao nhiêu ! Vì thương xót dân tộc nhỏ bé này mà Ngài đã cho sự vinh quang của Nước Trời bừng lên từ những làng mạc khiêm tốn, những lũy tre xanh, những thôn xóm hiu quạnh rải rác trên khắp giải đất Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Thiên Chúa đã làm những việc lớn lao ở đây, trên 117 con người vô danh bé mọn, đại diện cho tất cả những người bé mọn khác. Suốt đời họ chưa hề mơ tưởng đến hai chữ anh hùng, thế mà lại được trở thành vô cùng quyền năng dũng mạnh, làm sửng sốt các vua quan suốt hai thời Trịnh, Nguyễn. Và hôm nay, những con người ấy đã được nên đồng hình đồng dạng với Đấng Thiên Chúa cứu độ của mình: Đức Giêsu Kitô. Cả triều thần trên Vương Quốc của Thiên Chúa đang vang lên lời ca ngợi sự lạ lùng của Tình Yêu Thiên Chúa, Đấng yêu thương không thiên vị một dân tộc nào (Cv 10,34). Và thế giới trần gian cũng nhận ra trong hân hoan của Thánh Thần rằng những con người Việt Nam từ trước tới nay xa lạ với họ, hôm nay lại là những vị thánh đáng yêu đáng mến của mình.
Đó là diện mạo đích thực của các thánh tử đạo Việt Nam. Là người Việt Nam, chúng ta càng phải thinh lặng để suy niệm về lòng từ ái vô biên của Đấng đã lôi dân tộc chúng ta, từ cõi tối tăm vô đạo mà đưa vào vùng ánh sáng của Ngài.
Trước mặt Thiên Chúa, tất cả chỉ là ơn, không phải công lênh của một ai để mà “xin Chúa trả công bội hậu” như ta vẫn thường nghe câu điệp khúc quen thuộc này nơi những bài diễn văn cảm ơn trong các dịp lễ lớn. Kể cả nơi Đức Maria, cũng chỉ là ơn, Đức Mẹ đã sấp mình trước lòng thương xót nhưng không của Thiên Chúa mà hết lòng cảm tạ.
Trong thời buổi cấm đạo ở nước Việt Nam từ thế kỷ 16 đến 19, có rất nhiều giáo dân đã bỏ đạo, nhiều kẻ đã sẵn sàng bước qua thập giá để mưu cầu sự sống tạm bợ của mình. Trong thời chúng ta, vào những ngày sau năm 75 cũng vậy, thiếu gì người Kitô hữu xiêu vẹo nghiêng ngả “chưa đánh đã khai” hoặc không dám khai vào lý lịch tôn giáo thật của mình, mặc dù chưa có ai đe dọa cấm cách gì mình. Nhưng việc đó chỉ là bình thường thôi. Một cái bình bằng sành bằng đất va chạm vào một vật gì cứng hơn nó thì phải bể tan tành là lẽ đương nhiên.
Sức lực của con người ta trước những khổ hình đòn vọt chỉ có thể đầu hàng và thối lui. Đó là lẽ thường tình. Nhưng một con người sức lực yếu đuối, run sợ trước khổ hình, mà lại hiên ngang xưng danh Đức Giêsu trước vua quan quyền thế, rồi cuối cùng chấp nhận mất mạng sống mình chứ không chịu mất Đức Giêsu, đó mới là sự bất bình thường. Vì một quyền năng của ai đó đã ở trong con người ấy. Quyền năng ấy là quyền năng của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Thánh Phaolô đã nhận mình là yếu đuối như cái bình sành, lọ đất, nhưng lại xác tín mạnh mẽ: “Chúng tôi toàn thắng nhờ Đức Giêsu yêu mến chúng tôi” (Rm 8,37).
Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta khiêm tốn xin Đức Giêsu đặt tấm lòng mỗi người vào tấm lòng của Người. Để bên ngoài, tuy được bao trùm bằng nhiều nghi thức tưng bừng nhộn nhịp, nhưng bên trong chúng ta không bị rơi vào cái huyền thoại tử đạo, nghĩa là kéo những gì thuộc giới Thiên Chúa trở thành giới phàm trần, rồi vì phấn khởi quá mà tự phong cho các vị tử đạo thuộc quê hương mình bao nhiêu tước hiệu của trần thế: chí khí anh hùng, máu chảy đầu rơi cũng không sá gì... Như thể là tất cả công nghiệp tử đạo là do công sức riêng của các Đấng, hoặc do đất nước này đã sản xuất được những người con anh dũng như vậy. Trước mặt Thiên Chúa: một ông thánh tử đạo và một ông thánh ẩn tu, ai anh hùng hơn ai ? Cả hai làm thánh đều do sức mạnh của Thánh Thần.
Hãy nhìn vào Đức Giêsu để thấy chân tướng các vị tử đạo. Trước hãi hùng của thập giá, Đức Giêsu cũng run rẩy sợ hãi, Người nói với các môn đệ: “Tâm hồn thầy buồn đến chết được!” (Mt 26,38). Tất cả những ai thấy mình bất lực yếu đuối, rồi hoàn toàn cậy nhờ vào Thiên Chúa, kẻ ấy sẽ được Thiên Chúa làm cho thành vị đại thánh. Trong suốt bốn Tin Mừng, không chỗ nào nói Đức Giêsu hiên ngang anh dũng bước lên thập giá. Đức Giêsu run rẩy sấp mặt xuống trước Cha mà cầu nguyện (Mt 26,39). Đức Giêsu hoàn toàn cậy nhờ vào Cha, bám chặt lấy ý Cha và vâng phục ý Cha cho đến chết, nên đã được phục sinh vinh quang, và được siêu tôn làm Chúa muôn loài. Và từ thập giá Đức Giêsu Kitô, nhân loại mới được hưởng tràn đầy ơn cứu chuộc.
Tử đạo, nghĩa đích thật là người làm chứng (hay chứng nhân như thường gọi). Đức Giêsu Kitô là vị tử đạo đầu tiên. Người đã chết vì làm chứng cho Cha của Người. Đức Giêsu chết trong thinh lặng, không biện luận, không tranh cãi, như chiên con ngậm câm để người ta dẫn đến lò sát. Mỗi người Kitô, nếu muốn thành một chứng nhân đích thực, thì phải là chứng nhân trong Đức Kitô. Do đó, tử đạo không phải là một anh hùng hiệp sĩ cứu khốn phù nguy giữa thế gian, rồi luôn hô hào khẩu hiệu: “vì anh em, với anh em”, nhưng phải là người đặt đời mình vào thánh ý Thiên Chúa, để cho Thần Khí Đức Kitô hoạt động, điều khiển đời mình cho đến chết. Một Kitô hữu muốn là chứng nhân đích thực thì phải xác tín được như thánh Phaolô: “Mọi thời và khắp nơi, chúng tôi mang trong thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được tỏ hiện nơi chúng tôi” (2Cr 4,10).
Ý nghĩa tử đạo là như vậy, các thánh tử đạo Việt Nam và Hội Thánh Việt Nam cũng chỉ sống một niềm tin như thế. Trước mọi biến cố, Hội Thánh Việt Nam chỉ chăm chú nhìn vào Đức Giêsu qua các bậc tiền nhân tử đạo của mình, để thinh lặng trước mọi chống đối, từ bên trong ra cũng như từ bên ngoài vào, không biện luận, không tranh cãi, mà cũng không hoảng hốt lo âu, chỉ im lặng với lòng yêu mến thiết tha và tâm tình phó thác cho quyền năng Thiên Chúa, Đấng mà tình yêu của Ngài mạnh hơn sự chết, sẽ làm cho tất cả những kẻ ghét Ngài, bỏ vạ cáo gian cho Ngài, kể cả những kẻ giết và làm khổ Hội Thánh Ngài, được ơn quay về và trở thành con cái của ƠN CỨU ĐỘ.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm chứng nhân cho Đức Kitô ngoài phố chợ cũng như trong gia đình, khi sản xuất cũng như chỗ buôn bán, trong xí nghiệp cũng như ở trong trường lớp, trong Thánh đường cũng như nơi giải trí. Tất cả mọi nơi, mọi lúc, chúng ta mang trong thân mình cuộc khổ nạn của Đức Kitô, để ánh sáng tình yêu của Đức Giêsu luôn tỏ hiện bằng cuộc sống lương hảo, hiền từ, vui vẻ, dễ thương, yêu thương phục vụ và sẵn lòng tha thứ của chúng ta, để cho những người đang ghét đạo Chúa, hoặc không biết Đức Giêsu, nhìn vào những chứng nhân của Ngài, sẽ yêu mến Đức Giêsu và đón nhận Ngài vào cuộc đời mình.
Đừng để cuộc sống của chúng ta làm cớ cho người ta ghét đạo và xa rời Đức Giêsu hơn nữa. Đừng để người đời mỉa mai: “Tin Đạo chứ không tin người có Đạo” hoặc: “Họ chỉ giữ Đạo mà không sống Đạo”.
Lạy Đức Giêsu Kitô là Đấng đã yêu mến các Thánh tử đạo, chúng con tin rằng chúng con cũng đang được yêu mến bằng chính trái tim mà Chúa đã yêu mến các vị tử đạo.
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xin cho chúng con trở nên chứng nhân của Đức Kitô đích thực, trong lòng yêu mến của Thiên Chúa nơi mọi người, và luôn đặt đời con trong bàn tay của Đức Giêsu Kitô. Amen.
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS (SSS là viết tắt của 3 chữ Societas Sanctissimi Sacramenti: Dòng Thánh Thể)
Không phải cuộc sống của con người cứ chịu đựng đau khổ, cứ hy sinh thời giờ, sức lực, tiền của cho lý tưởng của mình đến độ phải tù đầy mạng vong, thì những cái ấy sẽ làm cho người ta trở nên vĩnh cửu cao cả! Thật sự cho dù những cái đó xuất phát từ lòng dũng cảm hay chí khí anh hùng của người ta chăng nữa, thì tất cả chỉ là phù vân. Như Kinh Thánh nói: “Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2). Nhưng những vui buồn sướng khổ, lao nhọc, tù đầy và sự chết của con người hữu hạn, muốn trở thành vô hạn trong vĩnh cửu, thì phải ở trong chương trình cứu độ, nghĩa là phải dính dự vào cuộc khổ nạn phục sinh của Đức Kitô, phải xuất phát từ đó, từ sự thúc đẩy của Thánh Thần.
Muốn nhìn và đánh giá các vị tử đạo cho đích thật, chúng ta đừng nhìn vào công lao, khổ nhục, gông xích, tù đầy và sự chết thê thảm của các ngài, vì chỉ những cái ấy mà thôi chẳng nói lên được điều gì. Những người chết vì lý tưởng thế gian, cũng đã từng chịu đau khổ như thế, hoặc còn hơn thế nữa.
Muốn đánh giá các thánh tử đạo cho đúng thì trước hết phải nhìn vào Đức Giêsu, hạt lúa đầu tiên của nhân loại đã vì tuân phục ý Cha mà chết đi. Và từ sự chết đó mới nảy mầm sự sống phục sinh cho thế gian, để cho những ai tin vào Người thì dù đau khổ hay sự chết cũng không quật ngã được, vì họ đã trở nên một danh phận với Con Thiên Chúa: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.” (2Tm 2, 11-12)
Khi Hội Thánh Việt Nam mừng kính các Thánh Tử Đạo của quê hương mình, tất cả chúng ta phải tạ ơn Chúa biết bao nhiêu ! Vì thương xót dân tộc nhỏ bé này mà Ngài đã cho sự vinh quang của Nước Trời bừng lên từ những làng mạc khiêm tốn, những lũy tre xanh, những thôn xóm hiu quạnh rải rác trên khắp giải đất Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Thiên Chúa đã làm những việc lớn lao ở đây, trên 117 con người vô danh bé mọn, đại diện cho tất cả những người bé mọn khác. Suốt đời họ chưa hề mơ tưởng đến hai chữ anh hùng, thế mà lại được trở thành vô cùng quyền năng dũng mạnh, làm sửng sốt các vua quan suốt hai thời Trịnh, Nguyễn. Và hôm nay, những con người ấy đã được nên đồng hình đồng dạng với Đấng Thiên Chúa cứu độ của mình: Đức Giêsu Kitô. Cả triều thần trên Vương Quốc của Thiên Chúa đang vang lên lời ca ngợi sự lạ lùng của Tình Yêu Thiên Chúa, Đấng yêu thương không thiên vị một dân tộc nào (Cv 10,34). Và thế giới trần gian cũng nhận ra trong hân hoan của Thánh Thần rằng những con người Việt Nam từ trước tới nay xa lạ với họ, hôm nay lại là những vị thánh đáng yêu đáng mến của mình.
Đó là diện mạo đích thực của các thánh tử đạo Việt Nam. Là người Việt Nam, chúng ta càng phải thinh lặng để suy niệm về lòng từ ái vô biên của Đấng đã lôi dân tộc chúng ta, từ cõi tối tăm vô đạo mà đưa vào vùng ánh sáng của Ngài.
Trước mặt Thiên Chúa, tất cả chỉ là ơn, không phải công lênh của một ai để mà “xin Chúa trả công bội hậu” như ta vẫn thường nghe câu điệp khúc quen thuộc này nơi những bài diễn văn cảm ơn trong các dịp lễ lớn. Kể cả nơi Đức Maria, cũng chỉ là ơn, Đức Mẹ đã sấp mình trước lòng thương xót nhưng không của Thiên Chúa mà hết lòng cảm tạ.
Trong thời buổi cấm đạo ở nước Việt Nam từ thế kỷ 16 đến 19, có rất nhiều giáo dân đã bỏ đạo, nhiều kẻ đã sẵn sàng bước qua thập giá để mưu cầu sự sống tạm bợ của mình. Trong thời chúng ta, vào những ngày sau năm 75 cũng vậy, thiếu gì người Kitô hữu xiêu vẹo nghiêng ngả “chưa đánh đã khai” hoặc không dám khai vào lý lịch tôn giáo thật của mình, mặc dù chưa có ai đe dọa cấm cách gì mình. Nhưng việc đó chỉ là bình thường thôi. Một cái bình bằng sành bằng đất va chạm vào một vật gì cứng hơn nó thì phải bể tan tành là lẽ đương nhiên.
Sức lực của con người ta trước những khổ hình đòn vọt chỉ có thể đầu hàng và thối lui. Đó là lẽ thường tình. Nhưng một con người sức lực yếu đuối, run sợ trước khổ hình, mà lại hiên ngang xưng danh Đức Giêsu trước vua quan quyền thế, rồi cuối cùng chấp nhận mất mạng sống mình chứ không chịu mất Đức Giêsu, đó mới là sự bất bình thường. Vì một quyền năng của ai đó đã ở trong con người ấy. Quyền năng ấy là quyền năng của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Thánh Phaolô đã nhận mình là yếu đuối như cái bình sành, lọ đất, nhưng lại xác tín mạnh mẽ: “Chúng tôi toàn thắng nhờ Đức Giêsu yêu mến chúng tôi” (Rm 8,37).
Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta khiêm tốn xin Đức Giêsu đặt tấm lòng mỗi người vào tấm lòng của Người. Để bên ngoài, tuy được bao trùm bằng nhiều nghi thức tưng bừng nhộn nhịp, nhưng bên trong chúng ta không bị rơi vào cái huyền thoại tử đạo, nghĩa là kéo những gì thuộc giới Thiên Chúa trở thành giới phàm trần, rồi vì phấn khởi quá mà tự phong cho các vị tử đạo thuộc quê hương mình bao nhiêu tước hiệu của trần thế: chí khí anh hùng, máu chảy đầu rơi cũng không sá gì... Như thể là tất cả công nghiệp tử đạo là do công sức riêng của các Đấng, hoặc do đất nước này đã sản xuất được những người con anh dũng như vậy. Trước mặt Thiên Chúa: một ông thánh tử đạo và một ông thánh ẩn tu, ai anh hùng hơn ai ? Cả hai làm thánh đều do sức mạnh của Thánh Thần.
Hãy nhìn vào Đức Giêsu để thấy chân tướng các vị tử đạo. Trước hãi hùng của thập giá, Đức Giêsu cũng run rẩy sợ hãi, Người nói với các môn đệ: “Tâm hồn thầy buồn đến chết được!” (Mt 26,38). Tất cả những ai thấy mình bất lực yếu đuối, rồi hoàn toàn cậy nhờ vào Thiên Chúa, kẻ ấy sẽ được Thiên Chúa làm cho thành vị đại thánh. Trong suốt bốn Tin Mừng, không chỗ nào nói Đức Giêsu hiên ngang anh dũng bước lên thập giá. Đức Giêsu run rẩy sấp mặt xuống trước Cha mà cầu nguyện (Mt 26,39). Đức Giêsu hoàn toàn cậy nhờ vào Cha, bám chặt lấy ý Cha và vâng phục ý Cha cho đến chết, nên đã được phục sinh vinh quang, và được siêu tôn làm Chúa muôn loài. Và từ thập giá Đức Giêsu Kitô, nhân loại mới được hưởng tràn đầy ơn cứu chuộc.
Tử đạo, nghĩa đích thật là người làm chứng (hay chứng nhân như thường gọi). Đức Giêsu Kitô là vị tử đạo đầu tiên. Người đã chết vì làm chứng cho Cha của Người. Đức Giêsu chết trong thinh lặng, không biện luận, không tranh cãi, như chiên con ngậm câm để người ta dẫn đến lò sát. Mỗi người Kitô, nếu muốn thành một chứng nhân đích thực, thì phải là chứng nhân trong Đức Kitô. Do đó, tử đạo không phải là một anh hùng hiệp sĩ cứu khốn phù nguy giữa thế gian, rồi luôn hô hào khẩu hiệu: “vì anh em, với anh em”, nhưng phải là người đặt đời mình vào thánh ý Thiên Chúa, để cho Thần Khí Đức Kitô hoạt động, điều khiển đời mình cho đến chết. Một Kitô hữu muốn là chứng nhân đích thực thì phải xác tín được như thánh Phaolô: “Mọi thời và khắp nơi, chúng tôi mang trong thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được tỏ hiện nơi chúng tôi” (2Cr 4,10).
Ý nghĩa tử đạo là như vậy, các thánh tử đạo Việt Nam và Hội Thánh Việt Nam cũng chỉ sống một niềm tin như thế. Trước mọi biến cố, Hội Thánh Việt Nam chỉ chăm chú nhìn vào Đức Giêsu qua các bậc tiền nhân tử đạo của mình, để thinh lặng trước mọi chống đối, từ bên trong ra cũng như từ bên ngoài vào, không biện luận, không tranh cãi, mà cũng không hoảng hốt lo âu, chỉ im lặng với lòng yêu mến thiết tha và tâm tình phó thác cho quyền năng Thiên Chúa, Đấng mà tình yêu của Ngài mạnh hơn sự chết, sẽ làm cho tất cả những kẻ ghét Ngài, bỏ vạ cáo gian cho Ngài, kể cả những kẻ giết và làm khổ Hội Thánh Ngài, được ơn quay về và trở thành con cái của ƠN CỨU ĐỘ.
Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm chứng nhân cho Đức Kitô ngoài phố chợ cũng như trong gia đình, khi sản xuất cũng như chỗ buôn bán, trong xí nghiệp cũng như ở trong trường lớp, trong Thánh đường cũng như nơi giải trí. Tất cả mọi nơi, mọi lúc, chúng ta mang trong thân mình cuộc khổ nạn của Đức Kitô, để ánh sáng tình yêu của Đức Giêsu luôn tỏ hiện bằng cuộc sống lương hảo, hiền từ, vui vẻ, dễ thương, yêu thương phục vụ và sẵn lòng tha thứ của chúng ta, để cho những người đang ghét đạo Chúa, hoặc không biết Đức Giêsu, nhìn vào những chứng nhân của Ngài, sẽ yêu mến Đức Giêsu và đón nhận Ngài vào cuộc đời mình.
Đừng để cuộc sống của chúng ta làm cớ cho người ta ghét đạo và xa rời Đức Giêsu hơn nữa. Đừng để người đời mỉa mai: “Tin Đạo chứ không tin người có Đạo” hoặc: “Họ chỉ giữ Đạo mà không sống Đạo”.
Lạy Đức Giêsu Kitô là Đấng đã yêu mến các Thánh tử đạo, chúng con tin rằng chúng con cũng đang được yêu mến bằng chính trái tim mà Chúa đã yêu mến các vị tử đạo.
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xin cho chúng con trở nên chứng nhân của Đức Kitô đích thực, trong lòng yêu mến của Thiên Chúa nơi mọi người, và luôn đặt đời con trong bàn tay của Đức Giêsu Kitô. Amen.
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS (SSS là viết tắt của 3 chữ Societas Sanctissimi Sacramenti: Dòng Thánh Thể)
Cảm tạ Thiên Chúa cả việc nhỏ
Tuyết Mai
17:39 22/11/2010
Hầu như trong chúng ta thường chờ Chúa ban cho chúng ta những việc thật đại sự thì chúng ta mới biết dâng lời Tạ Ơn, nhưng thưa anh chị em có phải chúng ta hằng ngày chờ cho được trúng số, hay được Chúa cho sống lại từ cõi chết, mới dâng lên Ngài lời cảm tạ hay sao!?. Chớ thì hằng ngày Chúa ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân, những hồng ân chúng ta thấy và cảm nhận, và những hồng ân chúng ta không thấy và không cảm nhận.
Thật vậy! Không có Thiên Chúa hiện hữu và vô cùng toàn năng trong cuộc đời của chúng ta thì chắc gì giờ này chúng ta còn được tồn tại trên trái đất này!?. Mà không bị nổ tung lên và thân xác chết đang bay bổng lượn lờ trên một hành tinh nào đó ngoài không gian của vũ trụ khổng lồ này. Không phải và không xứng đáng sao, khi Thiên Chúa của chúng ta nhận phường tội lỗi là hết thảy chúng ta là con Thiên Chúa. Chúng ta tội lỗi đến độ đáng bị Ngài giáng phạt và giáng họa, nhưng không, Ngài luôn cho chúng ta có cơ hội để đền tội, ăn năn, và sám hối tội lỗi của mình, trước khi chúng ta từ giã cõi trần.
Phải như tôi nói như một con két thích nói, nhưng không phải thế, vì chính tôi trước đây là con chiên thích đi lạc và hoang đàng. Tôi đã được Chúa Thánh Linh đánh động trong tôi và đem tôi trở về. Ngài đã rửa sạch tội lỗi của tôi bằng Nước của Thánh Thần. Ngài đã thánh hóa, biến đổi con người của tôi, để trở nên tốt lành và thánh thiện hơn. Ngài đã ban cho tôi mọi đặc ân riêng để chỉ cốt làm Sáng Danh Thiên Chúa. Ngài muốn tôi đem mọi nguồn ơn Ngài ban, để chia sẻ cùng anh chị em cuộc sống biết Tri Ân, cảm tạ, và biết ơn Ngài như thế nào!. Trong cuộc sống ngày qua ngày của tôi, và qua những kinh nghiệm sống ngoài biển khơi của tội lỗi ra sao của trước đây. Còn gì trung thực cho bằng chính bản thân tôi cùng được chia sẻ với anh chị em, mà không phải là những người sống độc thân, dâng hiến toàn vẹn cuộc đời của mình cho Thiên Chúa. Không, không, làm sao những người không có cuộc sống gia đình lại có thể có được kinh nghiệm sống trong gia đình được chứ!?. Có phải tất cả Chúa ban cho từng người Ơn Gọi riêng hay không? Và tôi không ở ngoài lệ đó!.
Chồng tôi hay trách tôi rằng sao em cứ chuyện nhỏ đến thế cũng cảm tạ Chúa. Như trời mưa tầm tã mà tôi lại chẳng đem dù, gặp phải được chỗ đậu xe gần lại tốt nữa, thì không ngớt lời cảm tạ Thiên Chúa sao được chứ!?. Anh bảo có thế mà em cũng cảm ơn, bộ Chúa ở gần lắm sao mà lo cho em mấy chuyện tầm phào đến thế?. (Anh chị em cũng đừng quên vì chồng tôi anh là đạo theo hiện đang là học sinh tân tòng). Cảm tạ Chúa vì từ khi tôi được ơn Thánh Linh, môi miệng tôi luôn ca tụng Thiên Chúa rất nhân lành của của chúng ta. Gặp chuyện chẳng lành và không hay tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa, vì có thể Chúa đã tránh cho tôi gặp nạn? Ăn dở tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa vì ngoài kia biết bao nhiêu con người gặp đói, không tìm ra một miếng ăn. Mặc rách tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa vì tôi biết sẻ chia với anh chị em đồng loại. Sức khỏe yếu kém và sa sút của tôi, tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa, vì có như thế tôi mới hiểu được và thông cảm cho những cái rên xiết nghe rất thấu tai và đau lòng. Nhờ tôi được ơn Chúa Thánh Linh đầy tràn, nên cõi lòng tôi luôn có sự bình an, nhường nhịn, chịu đựng, hy sinh, và tha thứ. Nên tôi biết sống trong khiêm hạ và quên bớt cái tôi của mình; tuy dù cái tôi của tôi nó chẳng là gì thưa anh chị em!.
Cảm tạ, tri ân, và biết ơn là một bổn phận và trách nhiệm của con cái đối với Thiên Chúa vô cùng là Cha rất nhân từ của chúng ta; mà phận làm con không thể thiếu sót được. Chúng ta cứ tưởng tượng xem trong gia đình của chúng ta cũng vậy! Làm cha mẹ thì hầu con hầu cái cả ngày mà không một tiếng than thở ỉ ôi! Chúng ta làm chỉ vì chúng ta quá thương chúng mà hầu như làm cho chúng ra hư hỏng, là vì việc gì chúng ta cũng dành làm lấy mà không để chúng có cơ hội để làm hay tập làm. Tôi thiết nghĩ Chúa Cha trên trời cũng thương yêu chúng ta đến làm vậy, nên không sửa phạt ngay khi chúng ta làm lỗi, mà để chúng ta đi vào sâu trong con đường của tội lỗi, thì đã muộn màng và mất linh hồn rồi còn gì! Mà Thiên Chúa là Đấng lòng lành vô cùng. Ngài thương chúng ta tới độ chính Con của Ngài cũng bị nhân loại đem ra phân xử, nhục mạ, và giết chết trên Thập Tự của năm nào cơ mà!. Sức chịu đựng của Ngài là Cha chúng ta chắc hẳn cũng phải có giới hạn. Ngài đã khuyên răn chúng ta qua bao nhiêu thế kỷ qua, chúng ta cũng không nghe. Bằng chứng là cha ông của chúng ta cũng đã bị sửa phạt mà không chừa. Và không biết đến bao giờ con người mới thôi phạm tội và mất lòng Chúa.
Thôi thì không gì làm cho Ngài nguôi ngoai và chờ đợi chúng ta trở về cùng Ngài, bằng cách hữu hiệu nhất là luôn nhớ đến Ngài và cảm tạ Ngài cho mọi việc, mọi điều, và mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Hy vọng Ngài sẽ biến đổi, thánh hóa, và thanh tẩy cho chúng ta trong Thánh Thần; để ngày trở về Thiên Đàng của chúng ta là Sự Thật nhưng không là Mơ.
Thật vậy! Không có Thiên Chúa hiện hữu và vô cùng toàn năng trong cuộc đời của chúng ta thì chắc gì giờ này chúng ta còn được tồn tại trên trái đất này!?. Mà không bị nổ tung lên và thân xác chết đang bay bổng lượn lờ trên một hành tinh nào đó ngoài không gian của vũ trụ khổng lồ này. Không phải và không xứng đáng sao, khi Thiên Chúa của chúng ta nhận phường tội lỗi là hết thảy chúng ta là con Thiên Chúa. Chúng ta tội lỗi đến độ đáng bị Ngài giáng phạt và giáng họa, nhưng không, Ngài luôn cho chúng ta có cơ hội để đền tội, ăn năn, và sám hối tội lỗi của mình, trước khi chúng ta từ giã cõi trần.
Phải như tôi nói như một con két thích nói, nhưng không phải thế, vì chính tôi trước đây là con chiên thích đi lạc và hoang đàng. Tôi đã được Chúa Thánh Linh đánh động trong tôi và đem tôi trở về. Ngài đã rửa sạch tội lỗi của tôi bằng Nước của Thánh Thần. Ngài đã thánh hóa, biến đổi con người của tôi, để trở nên tốt lành và thánh thiện hơn. Ngài đã ban cho tôi mọi đặc ân riêng để chỉ cốt làm Sáng Danh Thiên Chúa. Ngài muốn tôi đem mọi nguồn ơn Ngài ban, để chia sẻ cùng anh chị em cuộc sống biết Tri Ân, cảm tạ, và biết ơn Ngài như thế nào!. Trong cuộc sống ngày qua ngày của tôi, và qua những kinh nghiệm sống ngoài biển khơi của tội lỗi ra sao của trước đây. Còn gì trung thực cho bằng chính bản thân tôi cùng được chia sẻ với anh chị em, mà không phải là những người sống độc thân, dâng hiến toàn vẹn cuộc đời của mình cho Thiên Chúa. Không, không, làm sao những người không có cuộc sống gia đình lại có thể có được kinh nghiệm sống trong gia đình được chứ!?. Có phải tất cả Chúa ban cho từng người Ơn Gọi riêng hay không? Và tôi không ở ngoài lệ đó!.
Chồng tôi hay trách tôi rằng sao em cứ chuyện nhỏ đến thế cũng cảm tạ Chúa. Như trời mưa tầm tã mà tôi lại chẳng đem dù, gặp phải được chỗ đậu xe gần lại tốt nữa, thì không ngớt lời cảm tạ Thiên Chúa sao được chứ!?. Anh bảo có thế mà em cũng cảm ơn, bộ Chúa ở gần lắm sao mà lo cho em mấy chuyện tầm phào đến thế?. (Anh chị em cũng đừng quên vì chồng tôi anh là đạo theo hiện đang là học sinh tân tòng). Cảm tạ Chúa vì từ khi tôi được ơn Thánh Linh, môi miệng tôi luôn ca tụng Thiên Chúa rất nhân lành của của chúng ta. Gặp chuyện chẳng lành và không hay tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa, vì có thể Chúa đã tránh cho tôi gặp nạn? Ăn dở tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa vì ngoài kia biết bao nhiêu con người gặp đói, không tìm ra một miếng ăn. Mặc rách tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa vì tôi biết sẻ chia với anh chị em đồng loại. Sức khỏe yếu kém và sa sút của tôi, tôi cũng cảm tạ Thiên Chúa, vì có như thế tôi mới hiểu được và thông cảm cho những cái rên xiết nghe rất thấu tai và đau lòng. Nhờ tôi được ơn Chúa Thánh Linh đầy tràn, nên cõi lòng tôi luôn có sự bình an, nhường nhịn, chịu đựng, hy sinh, và tha thứ. Nên tôi biết sống trong khiêm hạ và quên bớt cái tôi của mình; tuy dù cái tôi của tôi nó chẳng là gì thưa anh chị em!.
Cảm tạ, tri ân, và biết ơn là một bổn phận và trách nhiệm của con cái đối với Thiên Chúa vô cùng là Cha rất nhân từ của chúng ta; mà phận làm con không thể thiếu sót được. Chúng ta cứ tưởng tượng xem trong gia đình của chúng ta cũng vậy! Làm cha mẹ thì hầu con hầu cái cả ngày mà không một tiếng than thở ỉ ôi! Chúng ta làm chỉ vì chúng ta quá thương chúng mà hầu như làm cho chúng ra hư hỏng, là vì việc gì chúng ta cũng dành làm lấy mà không để chúng có cơ hội để làm hay tập làm. Tôi thiết nghĩ Chúa Cha trên trời cũng thương yêu chúng ta đến làm vậy, nên không sửa phạt ngay khi chúng ta làm lỗi, mà để chúng ta đi vào sâu trong con đường của tội lỗi, thì đã muộn màng và mất linh hồn rồi còn gì! Mà Thiên Chúa là Đấng lòng lành vô cùng. Ngài thương chúng ta tới độ chính Con của Ngài cũng bị nhân loại đem ra phân xử, nhục mạ, và giết chết trên Thập Tự của năm nào cơ mà!. Sức chịu đựng của Ngài là Cha chúng ta chắc hẳn cũng phải có giới hạn. Ngài đã khuyên răn chúng ta qua bao nhiêu thế kỷ qua, chúng ta cũng không nghe. Bằng chứng là cha ông của chúng ta cũng đã bị sửa phạt mà không chừa. Và không biết đến bao giờ con người mới thôi phạm tội và mất lòng Chúa.
Thôi thì không gì làm cho Ngài nguôi ngoai và chờ đợi chúng ta trở về cùng Ngài, bằng cách hữu hiệu nhất là luôn nhớ đến Ngài và cảm tạ Ngài cho mọi việc, mọi điều, và mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Hy vọng Ngài sẽ biến đổi, thánh hóa, và thanh tẩy cho chúng ta trong Thánh Thần; để ngày trở về Thiên Đàng của chúng ta là Sự Thật nhưng không là Mơ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:50 22/11/2010
CỐ HƯƠNG
“Cố hương 桑梓” chính là cây táo (桑) và cây thị (梓), trong kinh thư có câu thơ “duy tang dữ tử, bất cung kính chỉ”, ý nghĩa là nói: cây táo và cây thị là do phụ mẫu và tổ tiên đã trồng, làm con cháu thì phải đối xử tôn kính chúng nó.
Thời xưa, người ta thường trồng cây táo và cây thị gần bên nhà để lưu lại cho con cháu dùng, bởi vì lá của chúng nó có thể nuôi tằm lấy tơ, trái của nó có thể ăn và ngâm rượu, các phần khác của chúng nó cũng có thể làm thuốc, đến như gỗ của cây thị có thể dùng để làm cái ách xe, nhạc khí hoặc quan tài thì rất tốt.
Hai loại cây này có giá trị cao, do đó mà trong thời xã hội nông nghiệp, cây thị và cây táo được trồng ở nhiều nơi, và cũng trở thành nơi ở tập trung của con người.
(Sự vật dị danh lục)
Suy tư:
Đi đông đi tây, lên non xuống biển, không đâu đẹp và tình cảm cho bằng quê hương của mình, bởi vì quê hương là nơi mà mỗi người có biết bao nhiêu là kỷ niệm từ thuở ấu thơ, từ thuở cắp sách đến trường, bởi vì quê hương chính là nơi mình đã sinh ra, đã quen biết cây ổi cây mận, cây khế, đã quen biết với mùi vị rau lang (rau khoai), rau muống...
Nhưng người Ki-tô hữu có một quê hương đích thực và vĩnh viễn, đó chính là thiên đàng, là Nước Trời, nơi mà khi họ sau khi làm những việc lành phúc đức, kính Chúa yêu người ở quê hương dưới đất nầy, thì họ sẽ được Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria và các thánh đón tiếp trong Nước vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa.
Cây táo cây thị được gọi là cố hương là vì tổ tiên ông bà để lại cho con cháu; Nước Trời được gọi là quê hương đích thực của những người tin vào Chúa Giê-su, là bởi vì Thiên Chúa đã hứa ban cho họ, bởi vì Chúa Giê-su Ki-tô đã xuống thế chuộc tội cho nhân loại, đã chết, đã sống lại và đã lên trời trong vinh quang.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
“Cố hương 桑梓” chính là cây táo (桑) và cây thị (梓), trong kinh thư có câu thơ “duy tang dữ tử, bất cung kính chỉ”, ý nghĩa là nói: cây táo và cây thị là do phụ mẫu và tổ tiên đã trồng, làm con cháu thì phải đối xử tôn kính chúng nó.
Thời xưa, người ta thường trồng cây táo và cây thị gần bên nhà để lưu lại cho con cháu dùng, bởi vì lá của chúng nó có thể nuôi tằm lấy tơ, trái của nó có thể ăn và ngâm rượu, các phần khác của chúng nó cũng có thể làm thuốc, đến như gỗ của cây thị có thể dùng để làm cái ách xe, nhạc khí hoặc quan tài thì rất tốt.
Hai loại cây này có giá trị cao, do đó mà trong thời xã hội nông nghiệp, cây thị và cây táo được trồng ở nhiều nơi, và cũng trở thành nơi ở tập trung của con người.
(Sự vật dị danh lục)
Suy tư:
Đi đông đi tây, lên non xuống biển, không đâu đẹp và tình cảm cho bằng quê hương của mình, bởi vì quê hương là nơi mà mỗi người có biết bao nhiêu là kỷ niệm từ thuở ấu thơ, từ thuở cắp sách đến trường, bởi vì quê hương chính là nơi mình đã sinh ra, đã quen biết cây ổi cây mận, cây khế, đã quen biết với mùi vị rau lang (rau khoai), rau muống...
Nhưng người Ki-tô hữu có một quê hương đích thực và vĩnh viễn, đó chính là thiên đàng, là Nước Trời, nơi mà khi họ sau khi làm những việc lành phúc đức, kính Chúa yêu người ở quê hương dưới đất nầy, thì họ sẽ được Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria và các thánh đón tiếp trong Nước vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa.
Cây táo cây thị được gọi là cố hương là vì tổ tiên ông bà để lại cho con cháu; Nước Trời được gọi là quê hương đích thực của những người tin vào Chúa Giê-su, là bởi vì Thiên Chúa đã hứa ban cho họ, bởi vì Chúa Giê-su Ki-tô đã xuống thế chuộc tội cho nhân loại, đã chết, đã sống lại và đã lên trời trong vinh quang.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:52 22/11/2010
N2T |
6. Người khác tán dương tôi khắp nơi, các anh khắp nơi phỉ báng tôi; người khác nói tôi thông minh khôn ngoan, các anh nói tôi là người ngu đần; người khác nói tôi là người có tài năng, các anh nói tôi là người ngốc nghếch.
(Thánh Francois de Assisi)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc đến “ngai vàng" của Thập Giá
Bùi Hữu Thư
07:51 22/11/2010
Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 21 tháng 11, 2010
ROME, Chúa Nhật 21 tháng 11, (Le Monde vu de Rome) – Khi nhắc đến “vương quốc của Chúa Giêsu vào lúc Người bị đóng đanh vào thập giá”, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến “ngai vàng” của thập giá, nơi Chúa Giêsu chiếu tỏa “lòng thương xót vô biên của Người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích trước khi đọc kinh Truyền Tin, vào ngày chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ: trên thập giá “Chúa Kitô dường như bị sát nhập cùng bọn với hai kẻ trộm.”
Nhưng: “một trong hai tên, nhận thức được tội lỗi của nó, đã mở lòng ra cho chân lý, tìm được đức tin và cầu xin với ‘vua người Do Thái’: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,42).
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích: “Kẻ mà người ta gọi là ‘tên trộm lành’ đã nhận được sự tha thứ ngay tức khắc và niềm vui được vào Thiên Quốc. “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Bằng những lời này, Chúa Giêsu, ngai vàng của thập giá, đón nhận mỗi người bằng một lòng thương xót vô bờ.”
Trích dẫn thánh Ambroise, ngài đã cho đây là “một mẫu gương tốt đẹp của việc hối cải mà chúng ta phải mong ước: tên trộm này đã được tha tội ngay tức khắc và ân sủng được Chúa ban cho nó còn dồi dào hơn là lời cầu xin; Chúa Kitô, theo thánh Ambroise, luôn luôn ban cho nhiều ơn hơn là người ta kêu xin.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh, “Đời sống phải ở bên Chúa Kitô, vì ở nơi nào của Chúa Kitô thì nơi đó có Vương Quốc.”
ROME, Chúa Nhật 21 tháng 11, (Le Monde vu de Rome) – Khi nhắc đến “vương quốc của Chúa Giêsu vào lúc Người bị đóng đanh vào thập giá”, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề cập đến “ngai vàng” của thập giá, nơi Chúa Giêsu chiếu tỏa “lòng thương xót vô biên của Người.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích trước khi đọc kinh Truyền Tin, vào ngày chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ: trên thập giá “Chúa Kitô dường như bị sát nhập cùng bọn với hai kẻ trộm.”
Nhưng: “một trong hai tên, nhận thức được tội lỗi của nó, đã mở lòng ra cho chân lý, tìm được đức tin và cầu xin với ‘vua người Do Thái’: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,42).
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích: “Kẻ mà người ta gọi là ‘tên trộm lành’ đã nhận được sự tha thứ ngay tức khắc và niềm vui được vào Thiên Quốc. “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Bằng những lời này, Chúa Giêsu, ngai vàng của thập giá, đón nhận mỗi người bằng một lòng thương xót vô bờ.”
Trích dẫn thánh Ambroise, ngài đã cho đây là “một mẫu gương tốt đẹp của việc hối cải mà chúng ta phải mong ước: tên trộm này đã được tha tội ngay tức khắc và ân sủng được Chúa ban cho nó còn dồi dào hơn là lời cầu xin; Chúa Kitô, theo thánh Ambroise, luôn luôn ban cho nhiều ơn hơn là người ta kêu xin.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh, “Đời sống phải ở bên Chúa Kitô, vì ở nơi nào của Chúa Kitô thì nơi đó có Vương Quốc.”
Hồng Kông: ĐHY Trần Nhật Quân đau buồn về vụ tấn phong giám mục ở Thừa Đức
Tiền Hô
08:28 22/11/2010
Hồng Kông, ngày 22 Tháng Mười Một (UCANews) - ĐHY Giuse Trần Nhật Quân - một cố vấn quan trọng của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về Giáo Hội tại Trung Quốc - nói rằng ngài muốn khóc lên về vụ tấn phong giám mục bất hợp thức ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. "Tôi chẳng còn tâm trạng nào về buổi lễ này", ngài viết như thế trong một bài luận gửi đến cho UCANews ngay trước ngày Đức Giáo Hoàng vinh thăng thêm 24 hồng y, tức hôm 20 Tháng Mười Một, cũng trùng với ngày diễn ra vụ tấn phong bất hợp thức.
ĐHY Trần buồn chán khi chứng kiến "những việc đừng bao giờ xảy ra thì nay nó đã xảy ra", và ngài nói mình chung một nỗi buồn phổ biến của nhiều người Công giáo Trung Quốc cũng như của Đức Mẹ, "họ đã đóng đinh Chúa Giêsu một lần nữa".
Trong bài luận của mình, ĐHY Trần đã phê bình ông Lưu Bá Niên - phó chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc của chính phủ Bắc Kinh, ngài không chấp nhận "hành vi kiểu phát-xít" trong việc ép buộc các giám mục tham gia vào buổi tấn phong này. Ngài nói, xử lý vụ tấn phong giám mục bất hợp thức vừa qua nhẹ nhàng thì quả là "sự khoan dung sai lầm", mặc dù ngài không trực tiếp chỉ trích các giám mục đã tham gia trước khi nghe lời biện minh của họ.
Bộ Giáo Luật điều số 1382 nói rằng, "Giám Mục nào không có ủy nhiệm thư Giáo Hoàng mà phong chức Giám Mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám Mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh". Trong khi đó, các cuộc bình luận trong chatroom Công giáo về vụ việc này vẫn tiếp tục được làm nóng lên. Một số linh mục thắc mắc về tính thành sự của cuộc tấn phong giám mục gượng ép này, trong khi số khác thì chỉ trích sự thỏa hiệp của các giám mục.
Một vị linh mục thuộc một trong tám giáo phận có giám mục tham dự vụ tấn phong này nói rằng, truyền thông tập trung vào thực tế là các giám mục bị ép buộc phải tham gia cuộc tấn phong để biện minh cho họ không phải chịu trách nhiệm về việc này. Với bút danh "Đảo ngược Tư duy", linh mục này đặt câu hỏi rằng: "Liệu tôi có dám nói là mình không phải là kẻ phản đạo hay không, khi mà tôi phản đức tin vì bị ép buộc?".
ĐHY Trần buồn chán khi chứng kiến "những việc đừng bao giờ xảy ra thì nay nó đã xảy ra", và ngài nói mình chung một nỗi buồn phổ biến của nhiều người Công giáo Trung Quốc cũng như của Đức Mẹ, "họ đã đóng đinh Chúa Giêsu một lần nữa".
Trong bài luận của mình, ĐHY Trần đã phê bình ông Lưu Bá Niên - phó chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc của chính phủ Bắc Kinh, ngài không chấp nhận "hành vi kiểu phát-xít" trong việc ép buộc các giám mục tham gia vào buổi tấn phong này. Ngài nói, xử lý vụ tấn phong giám mục bất hợp thức vừa qua nhẹ nhàng thì quả là "sự khoan dung sai lầm", mặc dù ngài không trực tiếp chỉ trích các giám mục đã tham gia trước khi nghe lời biện minh của họ.
Bộ Giáo Luật điều số 1382 nói rằng, "Giám Mục nào không có ủy nhiệm thư Giáo Hoàng mà phong chức Giám Mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám Mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh". Trong khi đó, các cuộc bình luận trong chatroom Công giáo về vụ việc này vẫn tiếp tục được làm nóng lên. Một số linh mục thắc mắc về tính thành sự của cuộc tấn phong giám mục gượng ép này, trong khi số khác thì chỉ trích sự thỏa hiệp của các giám mục.
Một vị linh mục thuộc một trong tám giáo phận có giám mục tham dự vụ tấn phong này nói rằng, truyền thông tập trung vào thực tế là các giám mục bị ép buộc phải tham gia cuộc tấn phong để biện minh cho họ không phải chịu trách nhiệm về việc này. Với bút danh "Đảo ngược Tư duy", linh mục này đặt câu hỏi rằng: "Liệu tôi có dám nói là mình không phải là kẻ phản đạo hay không, khi mà tôi phản đức tin vì bị ép buộc?".
Tích Lan: người dân hân hoan về vị tân Hồng Y của mình
Tiền Hô
08:29 22/11/2010
UCANews, ngày 22 Tháng Mười Một - Công nghị phong hồng y do Đức Giáo Hoàng Benedict triệu tập từ ngày 20-21 Tháng Mười Một tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Roma. Một phái đoàn lớn từ Tích Lan (tức Sri Lanka) đã đến tham dự lễ vinh thăng cho tân hồng y của họ - vị tân hồng người Á Châu duy nhất trong dịp này.
Đức Tổng Giám Mục Malcolm Ranjith của Colombo là một trong số 24 hồng y mới được phong, hiện diện còn có khoảng 130 hồng y và các giám mục khác. Trong Thánh Lễ hôm Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng trao mũ biretta hình vuông màu đỏ tượng trưng cho máu tử đạo cho các tân hồng y, còn ngày Chúa Nhật, ngài trao nhẫn.
Trích dẫn từ Phúc Âm, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã kêu gọi các tân chức khiêm nhường, "những ai muốn được phục vụ, trước hết phải phục vụ mọi người".
Hồng Y Đoàn hiện có 203 thành viên, còn 121 vị có quyền bầu giáo hoàng.
Phái đoàn đại diện chính thức của Tích Lan với hơn 200 người, bao gồm 70 linh mục, sáu thành viên quốc hội, tu sĩ và giáo dân. Ngoài các tu sĩ và sinh viên ở Rôma, người Tích Lan từ một số thành phố của Ý cũng lưu lại qua đêm để tham dự sự kiện kéo dài hai ngày này. "Đây là một cơ hội để chứng kiến buổi lễ phong hồng y", Cha Prashant Pradeep Fernando từ Palermo, miền nam nước Ý nói.
Một phóng viên của UCANews tường thuật từ Colombo cho biết, có một buổi cầu nguyện đặc biệt diễn ra ở Tích Lan nhằm đánh dấu sự kiện Đức Tân Hồng Y Ranjith vừa được phong.
Cha Sritharan Sylvester- giám đốc Caritas Batticaloa nói rằng, "Đó là một khoảnh khắc lịch sử đối với Giáo Hội Công Giáo tại Tích Lan". Theo Cha, Đức tân Hồng Y sẽ có thể đóng một vai trò tích cực hơn cho các vấn đề của Tích Lan.
Đức Tổng Giám Mục Ranjith bây giờ là Hồng Y thứ hai của Tích Lan, ngài sinh ngày 15 Tháng Mười Một năm 1947, thụ phong linh mục năm 1975. Thông thạo 11 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Sinhala, tiếng Latinh và tiếng Anh, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Colombo năm 1991 và Giám mục chính tòa Ratnapura vào năm 1995. Ngài làm thư ký phụ tá cho Thánh Bộ Truyền Giáo tại Vatican vào năm 2001.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục của Colombo vào ngày 16 Tháng Sáu năm 2009 và ngài còn là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tích Lan từ Tháng Tư năm 2010. Hồng y đầu tiên của Tích Lan là ĐHY Thomas Benjamin Cooray, được phong vào năm 1965.
Đức Tổng Giám Mục Malcolm Ranjith của Colombo là một trong số 24 hồng y mới được phong, hiện diện còn có khoảng 130 hồng y và các giám mục khác. Trong Thánh Lễ hôm Thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng trao mũ biretta hình vuông màu đỏ tượng trưng cho máu tử đạo cho các tân hồng y, còn ngày Chúa Nhật, ngài trao nhẫn.
Trích dẫn từ Phúc Âm, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã kêu gọi các tân chức khiêm nhường, "những ai muốn được phục vụ, trước hết phải phục vụ mọi người".
Hồng Y Đoàn hiện có 203 thành viên, còn 121 vị có quyền bầu giáo hoàng.
Phái đoàn đại diện chính thức của Tích Lan với hơn 200 người, bao gồm 70 linh mục, sáu thành viên quốc hội, tu sĩ và giáo dân. Ngoài các tu sĩ và sinh viên ở Rôma, người Tích Lan từ một số thành phố của Ý cũng lưu lại qua đêm để tham dự sự kiện kéo dài hai ngày này. "Đây là một cơ hội để chứng kiến buổi lễ phong hồng y", Cha Prashant Pradeep Fernando từ Palermo, miền nam nước Ý nói.
Một phóng viên của UCANews tường thuật từ Colombo cho biết, có một buổi cầu nguyện đặc biệt diễn ra ở Tích Lan nhằm đánh dấu sự kiện Đức Tân Hồng Y Ranjith vừa được phong.
Cha Sritharan Sylvester- giám đốc Caritas Batticaloa nói rằng, "Đó là một khoảnh khắc lịch sử đối với Giáo Hội Công Giáo tại Tích Lan". Theo Cha, Đức tân Hồng Y sẽ có thể đóng một vai trò tích cực hơn cho các vấn đề của Tích Lan.
Đức Tổng Giám Mục Ranjith bây giờ là Hồng Y thứ hai của Tích Lan, ngài sinh ngày 15 Tháng Mười Một năm 1947, thụ phong linh mục năm 1975. Thông thạo 11 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Sinhala, tiếng Latinh và tiếng Anh, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Colombo năm 1991 và Giám mục chính tòa Ratnapura vào năm 1995. Ngài làm thư ký phụ tá cho Thánh Bộ Truyền Giáo tại Vatican vào năm 2001.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục của Colombo vào ngày 16 Tháng Sáu năm 2009 và ngài còn là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tích Lan từ Tháng Tư năm 2010. Hồng y đầu tiên của Tích Lan là ĐHY Thomas Benjamin Cooray, được phong vào năm 1965.
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 và vấn đề phòng ngừa Sida
Lm Trần Đức Anh OP
12:00 22/11/2010
VATICAN.- Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Lombardi, bác bỏ giải thích cho rằng có một ”khúc quanh cách mạng” trong lập trường của ĐTC Biển Đức 16 về việc cho dùng túi cao su để ngừa Sida.
Trong số ra ngày 21-11-2010, Báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh có trích đăng một số đoạn trong cuốn sách ”Ánh Sáng thế gian” về cuộc phỏng vấn ĐGH dành cho ký giả Peter Seewald, sẽ được xuất bản ngày 23-11-2010 này, trong đó có đoạn ngài trả lời câu hỏi về tính dục và việc phòng ngừa Sida:
”Nếu chỉ tập trung vào vấn đề túi cao su, thì có nghĩa là tầm thường hóa tính dục, và sự tầm thường hóa này là lý do nguy hiểm khiến cho bao nhiêu người không coi tính dục là điều biểu lộ tình yêu của họ, và chỉ coi đó như một thứ ma túy, người ta sử dụng cho mình. Vì thế, cuộc chiến chống sự tầm thường hóa tính dục cũng thuộc vào những nỗ lực lớn nhắm làm sao để tính dục được đánh giá tích cực và có thể có công hiệu tích cực trên con người trong toàn thể.”
ĐTC nói thêm rằng: ”Có thể có những trường hợp riêng rẽ trong đó việc dùng túi cao su biện minh được, ví dụ khi một đàn ông mại dâm dùng túi cao su, điều này có thể là bước đầu để tiến tới một sự luân lý hóa, một hành động trách nhiệm đầu tiên để tái phát triển ý thức về sự kiện không phải tất cả đều được phép và không thể làm tất cả những gì mình muốn. Nhưng túi cao su không phải là cách thức thực sự để chiến thắng sự nhiễm vi trùng HIV gây bệnh Sida. Thực sự cần phải nhân bản hóa tính dục”.
Khi đọc đoạn trên đây, nhiều giới truyền thông cho rằng ĐTC đã đề ra một hướng đi mới, đã thay đổi lập trường cố hữu của Giáo hội đối với việc dùng túi cao su để phòng ngừa bệnh Sida.
Cha Lombardi:
Tuy nhiên, Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, đã ra thông cáo bác bỏ giải thích sai trái ấy. Cha nói:
Vào cuối chương 11 của cuốn ”Ánh sáng thế gian”, ĐGH trả lời 2 câu hỏi của ký giả Peter Seewald về cuộc chiến chống bệnh Sida và việc sử dụng túi cao su, những câu hỏi này liên hệ tới cuộc tranh luận tiếp theo một vài lời của ĐGH về vấn đề này trong cuộc viếng thăm của ngài tại Phi châu hồi tháng 3 năm 2009.
”ĐGH tái khẳng định rõ ràng rằng ngài không muốn đưa ra lập trường về vấn đề túi cao su nói chung, nhưng muốn mạnh mẽ khẳng định rằng vấn đề Sida không thể chỉ được giải quyết bằng cách phân phát các túi cao su, vì cần phải làm nhiều hơn nữa: phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp, tư vấn, ở cạnh con người, để họ khỏi bị ngã bệnh cũng như trong trường hợp họ bị bệnh.
”ĐGH nhận xét rằng trong lãnh vực ngoài Giáo Hội người ta cũng phát triển ý thức tương tự, như lý thuyết gọi là ABC, tức là Abstinence - tiết dục, Be faithful - chung thủy, Condom - túi cao su; trong lý thuyết này, hai yếu tố đầu tiên tức là tiết dục và chung thủy có tính chất rất quyết định và cơ bản đối với cuộc chiến chống bệnh Sida, trong khi túi cao su xét cho cùng chỉ là lối thoát thân khi thiếu hai yếu tố trước đó. Vì thế, phải ý thức rõ rằng túi cao su không phải là giải pháp cho vấn đề.
”Rồi ĐGH mở rộng cái nhìn và nhấn mạnh sự kiện chỉ tập trung vào túi cao su có nghĩa là tầm thường hóa tính dục, khiến cho nó mất ý nghĩa như một sự biểu lộ tình yêu giữa con người và trở thành một thứ ”ma túy”. Chiến đấu chống sự tầm thường hóa tính dục là ”thành phần trong nỗ lực lớn để tính dục được đánh giá tích cực và có thể có công hiệu tích cực trên con người trong toàn thể”.
”Dưới ánh sáng cái nhìn bao quát và sâu xa về tính dục con người và vấn đề này ngày nay, ĐGH tái khẳng định rằng ”Dĩ nhiên Giáo Hội không coi các túi cao su như giải pháp đích thực và hợp luân lý” cho vấn đề Sida.
”Qua lời đó, ĐGH không cải tổ hoặc thay đổi giáo huấn của Giáo Hội, nhưng ngài tái khẳng định giáo huấn ấy bằng cách đặt nó trong viễn tượng giá trị và phẩm giá của tính dục con người như một sự biểu lộ tình yêu và trách nhiệm.
Đồng thời ĐGH cứu xét một hoàn cảnh ngoại thường trong đó việc thực thi tính dục là một rủi ro thực sự đối với sự sống của người khác. Trong trường hợp ấy, ĐGH không biện minh về luân lý cho việc thực thi tính dục tháo thứ, nhưng chủ trương rằng việc sử dụng túi cao su để giảm bớt nguy hiểm lây bệnh là ”một hành vi trách nhiệm đầu tiên”, một bước đầu tiên trên con đườgn tiến về một tính dục nhân bản hơn”, tốt hơn là việc không sử dụng nó khiến cho tính mạng người khác bị rủi ro.
”Qua đó, lý luận của ĐGH không thể bị coi là một sự thay đổi cách mạng. Nhiều nhà thần học luân lý và những nhân vật thế giá của Giáo Hội đã và đang chủ trương những lập trường tương tự; nhưng quả thực là họ chưa nghe những lời rất rõ ràng từ miệng của một vị ĐGH, dù rằng dưới hình thức nói chuyện chứ không phải là giảng dạy.
”Vì thế, ĐTC Biển Đức 16 can đảm mang cho chúng ta một sự đóng góp quan trong để làm cho rõ ràng và đào sâu một vấn đề đã được thảo luận từ lâu. Đó là một sự đóng góp đặc sắc vì một đàng đóng góp ấy trung thành với các nguyên tắc luân lý và đàng khác chứng tỏ sự sáng suốt trong việc bác bỏ một con đường ảo tưởng như ”sự tín thác nơi túi cao su”; nhưng đàng khác đóng góp của ĐGH chứng tỏ một cái nhìn bao quát và nhìn xa trông rộng, qua tâm khám phá những bước tiến nhỏ - cho dù mới chỉ là bước đầu và chưa rõ ràng - của những người thường rất nghèo về tinh thần và văn hóa, tiến tới một sự thực thi tính dục một cách nhân bản và trách nhiệm.”
Trong số ra ngày 21-11-2010, Báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh có trích đăng một số đoạn trong cuốn sách ”Ánh Sáng thế gian” về cuộc phỏng vấn ĐGH dành cho ký giả Peter Seewald, sẽ được xuất bản ngày 23-11-2010 này, trong đó có đoạn ngài trả lời câu hỏi về tính dục và việc phòng ngừa Sida:
”Nếu chỉ tập trung vào vấn đề túi cao su, thì có nghĩa là tầm thường hóa tính dục, và sự tầm thường hóa này là lý do nguy hiểm khiến cho bao nhiêu người không coi tính dục là điều biểu lộ tình yêu của họ, và chỉ coi đó như một thứ ma túy, người ta sử dụng cho mình. Vì thế, cuộc chiến chống sự tầm thường hóa tính dục cũng thuộc vào những nỗ lực lớn nhắm làm sao để tính dục được đánh giá tích cực và có thể có công hiệu tích cực trên con người trong toàn thể.”
ĐTC nói thêm rằng: ”Có thể có những trường hợp riêng rẽ trong đó việc dùng túi cao su biện minh được, ví dụ khi một đàn ông mại dâm dùng túi cao su, điều này có thể là bước đầu để tiến tới một sự luân lý hóa, một hành động trách nhiệm đầu tiên để tái phát triển ý thức về sự kiện không phải tất cả đều được phép và không thể làm tất cả những gì mình muốn. Nhưng túi cao su không phải là cách thức thực sự để chiến thắng sự nhiễm vi trùng HIV gây bệnh Sida. Thực sự cần phải nhân bản hóa tính dục”.
Khi đọc đoạn trên đây, nhiều giới truyền thông cho rằng ĐTC đã đề ra một hướng đi mới, đã thay đổi lập trường cố hữu của Giáo hội đối với việc dùng túi cao su để phòng ngừa bệnh Sida.
Cha Lombardi:
Tuy nhiên, Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, đã ra thông cáo bác bỏ giải thích sai trái ấy. Cha nói:
Vào cuối chương 11 của cuốn ”Ánh sáng thế gian”, ĐGH trả lời 2 câu hỏi của ký giả Peter Seewald về cuộc chiến chống bệnh Sida và việc sử dụng túi cao su, những câu hỏi này liên hệ tới cuộc tranh luận tiếp theo một vài lời của ĐGH về vấn đề này trong cuộc viếng thăm của ngài tại Phi châu hồi tháng 3 năm 2009.
”ĐGH tái khẳng định rõ ràng rằng ngài không muốn đưa ra lập trường về vấn đề túi cao su nói chung, nhưng muốn mạnh mẽ khẳng định rằng vấn đề Sida không thể chỉ được giải quyết bằng cách phân phát các túi cao su, vì cần phải làm nhiều hơn nữa: phòng ngừa, giáo dục, trợ giúp, tư vấn, ở cạnh con người, để họ khỏi bị ngã bệnh cũng như trong trường hợp họ bị bệnh.
”ĐGH nhận xét rằng trong lãnh vực ngoài Giáo Hội người ta cũng phát triển ý thức tương tự, như lý thuyết gọi là ABC, tức là Abstinence - tiết dục, Be faithful - chung thủy, Condom - túi cao su; trong lý thuyết này, hai yếu tố đầu tiên tức là tiết dục và chung thủy có tính chất rất quyết định và cơ bản đối với cuộc chiến chống bệnh Sida, trong khi túi cao su xét cho cùng chỉ là lối thoát thân khi thiếu hai yếu tố trước đó. Vì thế, phải ý thức rõ rằng túi cao su không phải là giải pháp cho vấn đề.
”Rồi ĐGH mở rộng cái nhìn và nhấn mạnh sự kiện chỉ tập trung vào túi cao su có nghĩa là tầm thường hóa tính dục, khiến cho nó mất ý nghĩa như một sự biểu lộ tình yêu giữa con người và trở thành một thứ ”ma túy”. Chiến đấu chống sự tầm thường hóa tính dục là ”thành phần trong nỗ lực lớn để tính dục được đánh giá tích cực và có thể có công hiệu tích cực trên con người trong toàn thể”.
”Dưới ánh sáng cái nhìn bao quát và sâu xa về tính dục con người và vấn đề này ngày nay, ĐGH tái khẳng định rằng ”Dĩ nhiên Giáo Hội không coi các túi cao su như giải pháp đích thực và hợp luân lý” cho vấn đề Sida.
”Qua lời đó, ĐGH không cải tổ hoặc thay đổi giáo huấn của Giáo Hội, nhưng ngài tái khẳng định giáo huấn ấy bằng cách đặt nó trong viễn tượng giá trị và phẩm giá của tính dục con người như một sự biểu lộ tình yêu và trách nhiệm.
Đồng thời ĐGH cứu xét một hoàn cảnh ngoại thường trong đó việc thực thi tính dục là một rủi ro thực sự đối với sự sống của người khác. Trong trường hợp ấy, ĐGH không biện minh về luân lý cho việc thực thi tính dục tháo thứ, nhưng chủ trương rằng việc sử dụng túi cao su để giảm bớt nguy hiểm lây bệnh là ”một hành vi trách nhiệm đầu tiên”, một bước đầu tiên trên con đườgn tiến về một tính dục nhân bản hơn”, tốt hơn là việc không sử dụng nó khiến cho tính mạng người khác bị rủi ro.
”Qua đó, lý luận của ĐGH không thể bị coi là một sự thay đổi cách mạng. Nhiều nhà thần học luân lý và những nhân vật thế giá của Giáo Hội đã và đang chủ trương những lập trường tương tự; nhưng quả thực là họ chưa nghe những lời rất rõ ràng từ miệng của một vị ĐGH, dù rằng dưới hình thức nói chuyện chứ không phải là giảng dạy.
”Vì thế, ĐTC Biển Đức 16 can đảm mang cho chúng ta một sự đóng góp quan trong để làm cho rõ ràng và đào sâu một vấn đề đã được thảo luận từ lâu. Đó là một sự đóng góp đặc sắc vì một đàng đóng góp ấy trung thành với các nguyên tắc luân lý và đàng khác chứng tỏ sự sáng suốt trong việc bác bỏ một con đường ảo tưởng như ”sự tín thác nơi túi cao su”; nhưng đàng khác đóng góp của ĐGH chứng tỏ một cái nhìn bao quát và nhìn xa trông rộng, qua tâm khám phá những bước tiến nhỏ - cho dù mới chỉ là bước đầu và chưa rõ ràng - của những người thường rất nghèo về tinh thần và văn hóa, tiến tới một sự thực thi tính dục một cách nhân bản và trách nhiệm.”
Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Bênêđictô XVI (7)
Vũ Văn An
18:15 22/11/2010
PHẦN HAI: LỜI TRONG GIÁO HỘI
“Nhưng với những ai đón nhận Người, Người ban cho quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Lời Chúa và Giáo Hội
Giáo Hội lãnh nhận lời
Chúa nói lời của Người để những người đã được dựng nên “qua” lời ấy tiếp nhận nó. “Người đến giữa nhà Người” (Ga 1:11): lời Người đâu có phải là một điều hoàn toàn xa lạ với chúng ta; sáng thế đã được Chúa muốn cho có liên hệ thân thiết với chính sự sống Thiên Chúa. Ấy thế nhưng, Tự Ngôn của Tin Mừng Thứ Tư cũng vẫn đặt ta trước sự từ khước lời Chúa bởi “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11). Không đón nhận Người là không lắng nghe tiếng Người, không nên đồng hình đồng dạng với Logos. Mặt khác, bất cứ khi nào con người, dù yếu đuối và tội lỗi, nhưng thành thực mở lòng ra gặp gỡ Chúa Kitô, thì lập tức một sự biến đổi căn để sẽ bắt đầu diễn ra: “Còn những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12). Đón nhận Lời là để Người lên khuôn ta, và do đó, để ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, “Con Một Chúa Cha” (Ga 1:14), nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Đó là khởi đầu của một sáng thế mới; một tạo vật mới đã được sinh ra, một dân tộc mới được ra đời. Những ai biết tin, nghĩa là biết sống vâng theo đức tin, đều “từ Thiên Chúa sinh ra” (Ga 1:13) và được dự phần vào sự sống Thiên Chúa: làm con trong Chúa Con (xem Gl 4:5-6; Rm 8:14-17). Như Thánh Augustinô đã nói một cách đẹp đẽ khi chú giải đoạn trích từ Tin Mừng của Thánh Gioan này: “anh em đã được tạo dựng nhờ lời, thì nay anh em cũng phải được tái tạo nhờ lời vậy” (174). Ở đây ta thoáng thấy khuôn mặt Giáo Hội như một thực tại được xác định bởi việc đón nhận Lời Thiên Chúa, Đấng khi mang lấy xác phàm đã đến dựng lều của Người giữa chúng ta (xem Ga 1:14). Nơi Thiên Chúa ở giữa loài người này, cái Nhà Tạm (xem Xh 26:1) này, từng được tiên báo trong Cựu Ước, nay đã nên trọn trong sự hiện diện dứt khoát của Thiên Chúa giữa chúng ta nơi Chúa Kitô.
Sự hiện diện liên tiếp của Chúa Kitô trong đời sống Giáo Hội
Ta không thể hiểu trọn vẹn mối liên hệ giữa Chúa Kitô, Lời Chúa Cha, và Giáo Hội nếu chỉ căn cứ vào các biến cố dĩ vãng; đúng hơn, nó là một mối liên hệ sống động mà đích thân mỗi thành phần tín hữu đều được mời gọi tiến vào. Ta đang nói tới sự hiện diện lời Chúa đối với chúng ta hôm nay: “Này, Thầy ở với các con mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Sự liên quan của Chúa Kitô đối với con người muôn thuở được biểu lộ rõ trong nhiệm thể của Người là Giáo Hội. Vì lý do đó, Chúa hứa ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ‘làm họ nhớ lại’ và dạy họ hiểu các giới răn của Người (xem Ga 14:26) và sẽ là nguyên lý và suối nguồn bất tận của sự sống mới trên thế giới (xem Ga 3:5-8; Rm 8:1-13) (175). Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” phát biểu mầu nhiệm này bằng cách sử dụng ẩn dụ cuộc đối thoại phu phụ: “Thiên Chúa, Đấng từng nói trong quá khứ, nay vẫn tiếp tục chuyện trò với hiền thê của Con yêu quí mình. Còn Chúa Thánh Thần, mà nhờ Người, tiếng nói sống động của Tin Mừng tiếp tục vang lên trong Giáo Hội, và qua Giáo Hội,vang lên trên thế giới, vẫn đang dẫn dắt các tín hữu tới chân lý trọn vẹn và làm cho lời của Chúa Kitô cư ngụ trong họ với hết mọi nét phong phú của nó”(176).
Ngày nay, Nàng Dâu của Chúa Kitô, một bậc thầy vĩ đại của nghệ thuật lắng nghe, cũng đang tin yêu lặp lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, Giáo Hội của Ngài đang lắng nghe” (177). Vì lý do này, Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” cố ý bắt đầu bằng những lời sau đây: “bằng cách nghe lời Chúa một cách cung kính và công bố lời ấy một cách tự tin, Thánh Công Đồng này…” (178). Ở đây, ta gặp được câu định nghĩa đầy năng động về đời sống Giáo Hội: Giáo Hội là một cộng đồng nghe và công bố lời Chúa. Giáo Hội hút được sự sống không phải từ chính mình nhưng từ Tin Mừng, và từ Tin Mừng, Giáo Hội khám phá ra như mới chính phương hướng cho cuộc hành trình của mình. Đây là lối tiếp cận mà mọi Kitô hữu cần hiểu và áp dụng cho chính mình: chỉ những ai biết trước nhất đặt mình vào thái độ lắng nghe lời Chúa mới có thể tiến triển để trở thành người loan báo lời ấy (179). Ngày nay, trong lời được công bố và lắng nghe của Chúa, và trong các bí tích, Chúa Giêsu đang lên tiếng với mỗi người chúng ta, ở đây và ngay lúc này: “Thầy là của chúng con, Thầy hiến mình Thầy cho các con”; để ta tiếp nhận và đáp lại rằng: “con là của Chúa” (180). Như thế, Giáo Hội xuất hiện như một môi trường trong đó, nhờ ơn thánh, ta cảm nghiệm được điều Thánh Gioan từng nói với ta trong Tự Ngôn Tin Mừng của ngài: “với những ai đón nhận Người, Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Phụng vụ, khung cảnh tuyệt vời của Lời Thiên Chúa
Lời Thiên Chúa trong phụng vụ thánh
Khi coi Giáo Hội như "nhà của lời” (181), ta cần trước hết lưu tâm tới phụng vụ thánh, vì phụng vụ chính là khung cảnh tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta trong chính cuộc sống của ta; ngày nay, Người nói với dân Người, những người đang lắng nghe và đáp lại. Từ bản chất, mọi hành vi phụng vụ đều chìm ngập trong Sách Thánh. Theo lời Hiến Chế “Thánh Công Đồng”, “Sách Thánh có tầm quan trọng hết sức lớn lao trong việc cử hành phụng vụ. Từ Sách Thánh, các bài đọc được lấy ra để được giải thích trong bài giảng lễ, cả các thánh vịnh dùng để ca hát nữa. Từ Sách Thánh, các lời cầu xin, các kinh nguyện và phụng ca có được sự linh hứng và chất liệu của chúng. Từ Sách Thánh, các hành vi và dấu hiệu phụng vụ rút tỉa được ý nghĩa của chúng” (182). Còn hơn thế nữa, ta phải nói rằng chính Chúa Kitô “hiện diện nơi lời của Người, vì chính người lên tiếng khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội” (183). Thực thế, “việc cử hành phụng vụ trở thành việc trình bày lời Chúa cách liên tục, trọn vẹn và hữu hiệu. Lời Chúa, khi được liên tục công bố trong phụng vụ, luôn là lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Nó diễn tả tình yêu của Chúa Cha, một tình yêu bao giờ cũng có hiệu lực đối với chúng ta” (184). Giáo Hội luôn nhận ra rằng trong hành động phụng vụ, lời Chúa đi đôi với hành động bên trong của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho lời ấy thành hữu hiệu trong tâm hồn tín hữu. Nhờ Đấng Bảo Trợ, “lời Chúa trở nên nền tảng cho việc cử hành phụng vụ, và là qui luật và sự nâng đỡ cho trọn đời sống ta. Hành động của cùng một Chúa Thánh Thần này … sẽ đem đến cá nhân mỗi người mọi sự mà trong lúc công bố lời Chúa từng được nói tới vì lợi ích của toàn thể cộng đoàn. Khi tăng cường sự hợp nhất mọi người, Chúa Thánh Thần cũng đồng thời cổ vũ tính đa dạng của ơn phúc và đẩy xa hơn nữa việc làm có tính đa dạng của các ơn phúc này” (185).
Như thế, để hiểu lời Chúa, ta cần biết lượng giá và cảm nghiệm được ý nghĩa và giá trị chủ yếu của hành động phụng vụ. Một cái hiểu đầy đức tin về Sách Thánh luôn phải tái qui chiếu trở lại phụng vụ, trong đó, lời Chúa được cử hành như một lời hợp thời và sống động: “Trong phụng vụ, Giáo Hội luôn trung thành gắn bó với cách Chúa Kitô đọc và giải thích Sách Thánh, bắt đầu với việc Người vào hội đường và yêu cầu mọi người tìm kiếm Sách Thánh (186).
Ở đây, ta được thấy khoa sư phạm đầy khôn ngoan của Giáo Hội; khoa sư phạm này công bố và lắng nghe Sách Thánh theo nhịp điệu của năm phụng vụ. Việc trải dài lời Chúa trong thời gian này trước nhất diễn ra trong việc cử hành Thánh Thể và trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Ở tâm điểm mọi điều ấy, ta thấy mầu nhiệm vượt qua ngời sáng lên và quanh mầu nhiệm ấy, tỏa sáng mọi mầu nhiệm của Chúa Kitô và lịch sử cứu rỗi trở thành hiện tại một cách bí tích: “Nhờ nhắc lại các mầu nhiệm cứu chuộc cách đó, Giáo Hội mở tung cho các tín hữu mọi kho lẫm của hành động cứu rỗi và công nghiệp của Chúa mình, và làm chúng trở thành hiện tại đối với mọi thời, giúp tín hữu bước vào tiếp xúc với chúng và được tràn đầy ơn cứu độ” (187). Vì lý do này, tôi khuyến khích các Mục Tử của Giáo Hội và mọi người dấn thân vào công trình mục vụ hãy lo liệu để mọi tín hữu học cách biết thưởng ngoạn ý nghĩa thâm hậu của lời Chúa đang được biểu lộ hàng năm trong phụng vụ, mạc khải cho ta các màu nhiệm nền tảng của đức tin. Điều này, ngược lại, chính là nền tảng của lối tiếp cận chính xác đối với Sách Thánh.
Sách Thánh và các bí tích
Khi thảo luận tầm quan trọng của phụng vụ đối với việc hiểu lời Chúa, Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đã làm nổi bật mối tương quan giữa Sách Thánh và hành động của các bí tích. Ngày nay, đang có nhu cầu lớn muốn tìm tòi sâu xa hơn mối tương quan giữa lời và bí tích trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội và trong suy tư thần học (188). Chắc chắn “phụng vụ lời Chúa là yếu tố quyết định trong việc cử hành mỗi bí tích của Giáo Hội” (189); Tuy nhiên, trong thực hành mục vụ, tín hữu không luôn luôn ý thức được mối dây nối kết ấy; họ cũng không đánh giá được tính thống nhất giữa cử chỉ và lời nói. “Nhiệm vụ của linh mục và phó tế, nhất là khi họ cử hành các bí tích, là phải giải thích tính thống nhất giữa lời và bí tích trong thừa tác vụ của Giáo Hội” (190). Mối tương quan giữa lời và cử chỉ bí tích chính là biểu thức phụng vụ của hoạt động Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi xét theo đặc điểm thực hiện (performative character) của lời. Trong lịch sử cứu rỗi, không hề có sự phân rẽ giữa điều Chúa nói và điều Người làm. Lời Người luôn tỏ ra sống động và linh hoạt (xem Dt 4:12) như chính hạn từ Hípri dabar đã chỉ rõ. Trong hành động phụng vụ, ta cũng thấy lời Người thực hiện đầy đủ những gì nó nói ra. Khi giáo dục Dân Chúa biết khám phá ra đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong phụng vụ, ta sẽ giúp họ biết nhận ra hoạt động của Người trong lịch sử cứu rỗi và trong cuộc sống cá nhân của họ.
Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể
Những điều vừa nói một cách tổng quát về mối tương quan giữa lời và bí tích sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn khi ta xét tới việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. Tính thống nhất sâu sắc giữa lời và Bí Tích Thánh Thể đặt cơ sở trên chính chứng tá của Sách Thánh (xem Ga 6; Lc 24), được các Giáo Phụ chứng thực và được Công Đồng Vatican II tái khẳng định (191). Ở đây, ta nghĩ tới lời Chúa Giêsu phán về bánh ban sự sống tại hội đường Caphácnaum (xem Ga 6:22-69), với việc so sánh hàm ẩn giữa Môsê và Chúa Giêsu, giữa người từng nói mặt đối mặt với Thiên Chúa (xemXh 33:11) và Đấng làm Thiên Chúa được biết đến (xem Ga 1:18). Lời Chúa Giêsu về bánh có ý nói tới ơn phúc của Thiên Chúa, mà Môsê nhận được cho dân ông với manna trong sa mạc, nhưng thực sự cũng là Tôra, lời ban sự sống của Thiên Chúa (xem Tv 119; Cn 9:5). Bằng chính con người mình, Chúa Giêsu làm nên trọn hình ảnh xưa: “Bánh Thiên Chúa là bánh từ trời, ban sự sống cho thế gian”… “Ta là bánh sự sống” (Ga 6:33-35). Ở đây, “lề luật đã trở nên một ngôi vị. Khi ta gặp gỡ Chúa Giêsu, ta được dưỡng nuôi bằng chính Thiên Chúa hằng sống, có thể nói như thế; ta thực sự ăn ‘bánh bởi trời’” (192). Trong bài giảng tại Caphácnaum, Tự Ngôn của Thánh Gioan được nâng lên một bình diện sâu sắc hơn. Logos của Thiên Chúa trở nên xác phàm, còn ở đây xác phàm ấy trở nên “bánh” ban sự sống cho thế gian (xem Ga 6:51), có ý ám chỉ việc tự hiến của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thập giá, được củng cố bằng các lời nói về máu Người, được ban làm của uống (xem 6:53). Mầu nhiệm Thánh Thể tỏ lộ manna đích thật, bánh thực sự bởi trời: nó chính là Logos của Thiên Chúa đã thành xác phàm, tự hiến cho ta trong mầu nhiệm vượt qua.
Trình thuật của Thánh Luca về các môn đệ trên đường đi Emmau giúp ta suy niệm xa hơn về mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa và việc bẻ bánh (xem Lc 24:13-35). Chúa Giêsu tiến gần lại các môn đệ sau ngày Sabát, lắng nghe họ nói về những hy vọng đã tan tành, và khi đang cùng đi một hành trình với họ, Người “giải thích cho họ mọi điều trong Sách Thánh liên quan đến Người” (24:27). Hai môn đệ bắt đầu nhìn Sách Thánh một cách mới hẳn khi cùng đi với người lữ khách lạ lẫm nhưng xem ra hết sức quen thuộc với đời họ này. Những điều xẩy ra trong mấy ngày qua xem ra không còn là thất bại đối với họ nữa, nhưng là một sự nên trọn và là một khởi đầu mới. Ấy thế nhưng, rõ ràng ngay những lời ấy cũng chưa đủ cho hai môn đệ. Tin Mừng Luca thuật lại rằng “con mắt của họ mở ra và họ nhận ra Người” (24:31) chỉ sau khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ, trong khi trước đó “mắt họ không nhận ra Người” (24:16). Sự hiện diện của Chúa Giêsu, đầu tiên bằng lời và sau đó bằng hành vi bẻ bánh, đã làm cho các môn đệ nhận ra Người. Giờ đây, họ có khả năng đánh giá theo cách mới tất cả những gì họ từng được cảm nghiệm với Người trước đây: “trái tim ta đã không bừng bừng trong ta khi Người nói với ta trên đường trong khi mở Sách Thánh cho ta đó sao?” (24:32).
Từ các trình thuật này, ta thấy rõ chính Sách Thánh chỉ cho ta biết đánh giá mối liên kết không thể nào bẻ gẫy giữa nó và Thánh Thể. “Không bao giờ có thể quên được rằng lời Chúa, được Giáo Hội đọc và công bố, có mục tiêu là hy lễ của giao ước mới và bàn tiệc ơn thánh là Phép Thánh Thể” (193). Lời Chúa và Phép Thánh Thể gắn bó với nhau một cách sâu xa đến độ ta không thể hiểu được thực tại này mà không có thực tại kia: lời Chúa đã mặc lấy xác phàm một cách bí tích trong biến cố Thánh Thể. Thánh Thể mở đường cho ta hiểu Sách Thánh, cũng thế, về phần mình Sách Thánh soi sáng và giải thích mầu nhiệm Thánh Thể. Nếu không thừa nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, cái hiểu của ta về Sách Thánh sẽ mãi mãi không đầy đủ. Vì lý do này, “Giáo Hội vốn tôn kính lời Chúa và mầu nhiệm Thánh Thể với cùng một lòng tôn kính, dù không cùng một sự thờ phượng, và nhấn mạnh cũng như phê chuẩn lòng tôn kính ấy luôn luôn và ở mọi nơi. Được Đấng Sáng Lập ra mình thúc giục, Giáo Hội không bao giờ ngưng cử hành mầu nhiệm vượt qua này của Người bằng việc đến với nhau để đọc ‘những điều liên quan tới Người trong Sách Thánh’ (Lc 24:27) và tiến hành công trình cứu rỗi qua việc cử hành lễ tưởng niệm Người và qua các bí tích” (194).
Tính bí tích của lời Chúa
Suy niệm về đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong hành động bí tích và việc mỗi ngày biết đánh giá nhiều hơn mối tương quan giữa lời Chúa và Thánh Thể còn dẫn ta tới một chủ đề có ý nghĩa nữa từng được nêu ra tại Thượng Hội Đồng, đó là tính bí tích của lời Chúa (195). Ở đây, thiết tưởng sẽ có ích nếu ta nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nhắc tới “đặc điểm bí tích của mạc khải” và cách riêng tới “dấu chỉ của Phép Thánh Thể trong đó sự hợp nhất bất khả tiêu giữa điều chỉ dấu và điều được chỉ dấu giúp ta nắm vững các sâu sắc của mầu nhiệm” (196). Ta sẽ thấy ra rằng ở tâm điểm tính bí tích của lời Chúa chính là mầu nhiệm nhập thể: “Lời thành xác phàm” (Ga 1:14), thực tại của mầu nhiệm mạc khải đã được biếu tặng ta trong “xác phàm” Chúa Con. Lời của Thiên Chúa nay có thể được đức tin lĩnh hội nhờ “dấu chỉ” là lời và hành động con người. Đức tin nhìn nhận Lời của Thiên Chúa bằng cách chấp nhận các lời và hành động Người dùng để tự mạc khải cho chúng ta. Đặc điểm bí tích của mạc khải, ngược lại, chỉ cho ta thấy lịch sử cứu rỗi, thấy cách thế lời Chúa bước vào thời gian và không gian và nói với con người, những chủ thể được mời gọi đón nhận hồng ân của Người trong đức tin.
Như thế, ta có thể hiểu tính bí tích của lời Chúa bằng cách so sánh với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới các hình bánh và rượu đã được truyền phép (197). Khi tiến lên bàn thờ và tham dự tiệc Thánh Thể, ta thực sự dự phần vào mình và máu Chúa Kitô. Việc công bố lời Chúa lúc cử hành kéo theo việc nhìn nhận rằng chính Chúa Giêsu đang hiện diện, rằng Người nói với ta (198), và Người muốn được ta nghe Người. Thánh Giêrôm nói tới cách ta phải tiếp cận cả Thánh Thể lẫn lời Chúa như sau: “Chúng ta đang đọc Sách Thánh. Đối với tôi, Tin Mừng là Thân Thể Chúa Kitô; đối với tôi, Sách Thánh là giáo huấn của Người. Và khi Người nói: Ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta (xem Ga 6:53), thì dù những lời này được hiểu về Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nhưng thân thể và máu Chúa Kitô quả là lời Sách Thánh, giáo huấn của Thiên Chúa. Khi ta tiếp cận Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nếu một vụn rơi xuống đất, ta bối rối lo lắng. Ấy thế mà khi nghe lời Chúa, và Lời Thiên Chúa cùng Mình và Máu Chúa Kitô ồ ạt đổ vào tai ta, nhưng ta lại không hề chú ý, há ta lại không cảm thấy liều lĩnh quá hay sao?” (199). Hiện diện thực sự dưới hình bánh và rượu, Chúa Kitô cũng hiên diện tương tự như thế trong lời được công bố trong phụng vụ. Như thế, hiểu sâu xa hơn tính bí tích của lời Chúa sẽ dẫn ta tới một cái hiểu thống nhất hơn về mầu nhiệm mạc khải, vốn xẩy ra qua “việc làm và lời nói có liên hệ mật thiết với nhau” (200); biết đánh giá điều đó nhất định sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống thiêng liêng của tín hữu và sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội.
Sách Thánh và Sách Các Bài Đọc
Khi nhấn mạnh tới mối liên kết giữa lời Chúa và Thánh Thể, Thượng Hội Đồng cũng rất đúng khi muốn kêu gọi ta chú ý tới một số khía cạnh của việc cử hành có liên hệ tới việc phục vụ lời Chúa. Trước nhất, tôi muốn nhắc tới tầm quan trọng của Sách Các Bài Đọc. Cuộc canh tân do Công Đồng Vatican II kêu gọi (201) đã mang lại kết quả qua việc ta tiếp xúc phong phú hơn với Sách Thánh mà hiện nay được cung cấp dồi dào, nhất là trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Cấu trúc hiện nay của Sách Các Bài Đọc không những cho thấy nhiều bản văn quan trọng hơn của Sách Thánh được cung cấp thường xuyên hơn, mà còn giúp ta hiểu tính thống nhất trong kế hoạch của Thiên Chúa nhờ tác động qua lại giữa các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, một tác động qua lại “trong đó, Chúa Kitô là khuôn mặt trung tâm, được tưởng niệm trong mầu nhiệm vượt qua của Người” (202). Bất cứ các khó khăn còn tồn đọng nào chưa giúp ta nhìn ra mối tương quan giữa các bài đọc này cần phải được giải quyết dưới ánh sáng lối giải thích hợp qui điển (canonical interpretation) nghĩa là phải qui chiếu tới tính thống nhất cố hữu của Thánh Kinh như một toàn bộ. Bất cứ khi nào cần, các cơ quan và nhóm có khả năng nên cung cấp các ấn phẩm nhằm trình bày mối liên hệ qua lại giữa các bài đọc của Sách Các Bài Đọc, tất cả những ấn phẩm này nên được công bố cho hội nghị phụng vụ tùy theo nhu cầu phụng vụ của từng thời kỳ. Các vấn đề hay khó khăn khác nên được trình cho Bộ Phụng Thờ Thánh và Kỷ Luật Bí Tích.
Chúng ta cũng không nên bỏ qua sự kiện này là Sách Các Bài Đọc hiện nay thuộc Nghi Lễ La Tinh vốn có một ý nghĩa đại kết, vì nó cũng đang được sử dụng và trân quí bởi nhiều cộng đồng chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề Sách Các Bài Đọc vốn được xem sét cách khác trong nền phụng vụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương; Thượng Hội Đồng yêu cầu rằng vấn đề này cần được “xem sét một cách có thẩm quyền” (203), phù hợp với truyền thống và năng quyền riêng của các Giáo Hội độc lập, cũng như quan tâm tới ngữ cảnh đại kết.
“Nhưng với những ai đón nhận Người, Người ban cho quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Lời Chúa và Giáo Hội
Giáo Hội lãnh nhận lời
Chúa nói lời của Người để những người đã được dựng nên “qua” lời ấy tiếp nhận nó. “Người đến giữa nhà Người” (Ga 1:11): lời Người đâu có phải là một điều hoàn toàn xa lạ với chúng ta; sáng thế đã được Chúa muốn cho có liên hệ thân thiết với chính sự sống Thiên Chúa. Ấy thế nhưng, Tự Ngôn của Tin Mừng Thứ Tư cũng vẫn đặt ta trước sự từ khước lời Chúa bởi “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11). Không đón nhận Người là không lắng nghe tiếng Người, không nên đồng hình đồng dạng với Logos. Mặt khác, bất cứ khi nào con người, dù yếu đuối và tội lỗi, nhưng thành thực mở lòng ra gặp gỡ Chúa Kitô, thì lập tức một sự biến đổi căn để sẽ bắt đầu diễn ra: “Còn những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12). Đón nhận Lời là để Người lên khuôn ta, và do đó, để ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, “Con Một Chúa Cha” (Ga 1:14), nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Đó là khởi đầu của một sáng thế mới; một tạo vật mới đã được sinh ra, một dân tộc mới được ra đời. Những ai biết tin, nghĩa là biết sống vâng theo đức tin, đều “từ Thiên Chúa sinh ra” (Ga 1:13) và được dự phần vào sự sống Thiên Chúa: làm con trong Chúa Con (xem Gl 4:5-6; Rm 8:14-17). Như Thánh Augustinô đã nói một cách đẹp đẽ khi chú giải đoạn trích từ Tin Mừng của Thánh Gioan này: “anh em đã được tạo dựng nhờ lời, thì nay anh em cũng phải được tái tạo nhờ lời vậy” (174). Ở đây ta thoáng thấy khuôn mặt Giáo Hội như một thực tại được xác định bởi việc đón nhận Lời Thiên Chúa, Đấng khi mang lấy xác phàm đã đến dựng lều của Người giữa chúng ta (xem Ga 1:14). Nơi Thiên Chúa ở giữa loài người này, cái Nhà Tạm (xem Xh 26:1) này, từng được tiên báo trong Cựu Ước, nay đã nên trọn trong sự hiện diện dứt khoát của Thiên Chúa giữa chúng ta nơi Chúa Kitô.
Sự hiện diện liên tiếp của Chúa Kitô trong đời sống Giáo Hội
Ta không thể hiểu trọn vẹn mối liên hệ giữa Chúa Kitô, Lời Chúa Cha, và Giáo Hội nếu chỉ căn cứ vào các biến cố dĩ vãng; đúng hơn, nó là một mối liên hệ sống động mà đích thân mỗi thành phần tín hữu đều được mời gọi tiến vào. Ta đang nói tới sự hiện diện lời Chúa đối với chúng ta hôm nay: “Này, Thầy ở với các con mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Sự liên quan của Chúa Kitô đối với con người muôn thuở được biểu lộ rõ trong nhiệm thể của Người là Giáo Hội. Vì lý do đó, Chúa hứa ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ‘làm họ nhớ lại’ và dạy họ hiểu các giới răn của Người (xem Ga 14:26) và sẽ là nguyên lý và suối nguồn bất tận của sự sống mới trên thế giới (xem Ga 3:5-8; Rm 8:1-13) (175). Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” phát biểu mầu nhiệm này bằng cách sử dụng ẩn dụ cuộc đối thoại phu phụ: “Thiên Chúa, Đấng từng nói trong quá khứ, nay vẫn tiếp tục chuyện trò với hiền thê của Con yêu quí mình. Còn Chúa Thánh Thần, mà nhờ Người, tiếng nói sống động của Tin Mừng tiếp tục vang lên trong Giáo Hội, và qua Giáo Hội,vang lên trên thế giới, vẫn đang dẫn dắt các tín hữu tới chân lý trọn vẹn và làm cho lời của Chúa Kitô cư ngụ trong họ với hết mọi nét phong phú của nó”(176).
Ngày nay, Nàng Dâu của Chúa Kitô, một bậc thầy vĩ đại của nghệ thuật lắng nghe, cũng đang tin yêu lặp lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, Giáo Hội của Ngài đang lắng nghe” (177). Vì lý do này, Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” cố ý bắt đầu bằng những lời sau đây: “bằng cách nghe lời Chúa một cách cung kính và công bố lời ấy một cách tự tin, Thánh Công Đồng này…” (178). Ở đây, ta gặp được câu định nghĩa đầy năng động về đời sống Giáo Hội: Giáo Hội là một cộng đồng nghe và công bố lời Chúa. Giáo Hội hút được sự sống không phải từ chính mình nhưng từ Tin Mừng, và từ Tin Mừng, Giáo Hội khám phá ra như mới chính phương hướng cho cuộc hành trình của mình. Đây là lối tiếp cận mà mọi Kitô hữu cần hiểu và áp dụng cho chính mình: chỉ những ai biết trước nhất đặt mình vào thái độ lắng nghe lời Chúa mới có thể tiến triển để trở thành người loan báo lời ấy (179). Ngày nay, trong lời được công bố và lắng nghe của Chúa, và trong các bí tích, Chúa Giêsu đang lên tiếng với mỗi người chúng ta, ở đây và ngay lúc này: “Thầy là của chúng con, Thầy hiến mình Thầy cho các con”; để ta tiếp nhận và đáp lại rằng: “con là của Chúa” (180). Như thế, Giáo Hội xuất hiện như một môi trường trong đó, nhờ ơn thánh, ta cảm nghiệm được điều Thánh Gioan từng nói với ta trong Tự Ngôn Tin Mừng của ngài: “với những ai đón nhận Người, Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Phụng vụ, khung cảnh tuyệt vời của Lời Thiên Chúa
Lời Thiên Chúa trong phụng vụ thánh
Khi coi Giáo Hội như "nhà của lời” (181), ta cần trước hết lưu tâm tới phụng vụ thánh, vì phụng vụ chính là khung cảnh tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta trong chính cuộc sống của ta; ngày nay, Người nói với dân Người, những người đang lắng nghe và đáp lại. Từ bản chất, mọi hành vi phụng vụ đều chìm ngập trong Sách Thánh. Theo lời Hiến Chế “Thánh Công Đồng”, “Sách Thánh có tầm quan trọng hết sức lớn lao trong việc cử hành phụng vụ. Từ Sách Thánh, các bài đọc được lấy ra để được giải thích trong bài giảng lễ, cả các thánh vịnh dùng để ca hát nữa. Từ Sách Thánh, các lời cầu xin, các kinh nguyện và phụng ca có được sự linh hứng và chất liệu của chúng. Từ Sách Thánh, các hành vi và dấu hiệu phụng vụ rút tỉa được ý nghĩa của chúng” (182). Còn hơn thế nữa, ta phải nói rằng chính Chúa Kitô “hiện diện nơi lời của Người, vì chính người lên tiếng khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội” (183). Thực thế, “việc cử hành phụng vụ trở thành việc trình bày lời Chúa cách liên tục, trọn vẹn và hữu hiệu. Lời Chúa, khi được liên tục công bố trong phụng vụ, luôn là lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Nó diễn tả tình yêu của Chúa Cha, một tình yêu bao giờ cũng có hiệu lực đối với chúng ta” (184). Giáo Hội luôn nhận ra rằng trong hành động phụng vụ, lời Chúa đi đôi với hành động bên trong của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho lời ấy thành hữu hiệu trong tâm hồn tín hữu. Nhờ Đấng Bảo Trợ, “lời Chúa trở nên nền tảng cho việc cử hành phụng vụ, và là qui luật và sự nâng đỡ cho trọn đời sống ta. Hành động của cùng một Chúa Thánh Thần này … sẽ đem đến cá nhân mỗi người mọi sự mà trong lúc công bố lời Chúa từng được nói tới vì lợi ích của toàn thể cộng đoàn. Khi tăng cường sự hợp nhất mọi người, Chúa Thánh Thần cũng đồng thời cổ vũ tính đa dạng của ơn phúc và đẩy xa hơn nữa việc làm có tính đa dạng của các ơn phúc này” (185).
Như thế, để hiểu lời Chúa, ta cần biết lượng giá và cảm nghiệm được ý nghĩa và giá trị chủ yếu của hành động phụng vụ. Một cái hiểu đầy đức tin về Sách Thánh luôn phải tái qui chiếu trở lại phụng vụ, trong đó, lời Chúa được cử hành như một lời hợp thời và sống động: “Trong phụng vụ, Giáo Hội luôn trung thành gắn bó với cách Chúa Kitô đọc và giải thích Sách Thánh, bắt đầu với việc Người vào hội đường và yêu cầu mọi người tìm kiếm Sách Thánh (186).
Ở đây, ta được thấy khoa sư phạm đầy khôn ngoan của Giáo Hội; khoa sư phạm này công bố và lắng nghe Sách Thánh theo nhịp điệu của năm phụng vụ. Việc trải dài lời Chúa trong thời gian này trước nhất diễn ra trong việc cử hành Thánh Thể và trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Ở tâm điểm mọi điều ấy, ta thấy mầu nhiệm vượt qua ngời sáng lên và quanh mầu nhiệm ấy, tỏa sáng mọi mầu nhiệm của Chúa Kitô và lịch sử cứu rỗi trở thành hiện tại một cách bí tích: “Nhờ nhắc lại các mầu nhiệm cứu chuộc cách đó, Giáo Hội mở tung cho các tín hữu mọi kho lẫm của hành động cứu rỗi và công nghiệp của Chúa mình, và làm chúng trở thành hiện tại đối với mọi thời, giúp tín hữu bước vào tiếp xúc với chúng và được tràn đầy ơn cứu độ” (187). Vì lý do này, tôi khuyến khích các Mục Tử của Giáo Hội và mọi người dấn thân vào công trình mục vụ hãy lo liệu để mọi tín hữu học cách biết thưởng ngoạn ý nghĩa thâm hậu của lời Chúa đang được biểu lộ hàng năm trong phụng vụ, mạc khải cho ta các màu nhiệm nền tảng của đức tin. Điều này, ngược lại, chính là nền tảng của lối tiếp cận chính xác đối với Sách Thánh.
Sách Thánh và các bí tích
Khi thảo luận tầm quan trọng của phụng vụ đối với việc hiểu lời Chúa, Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đã làm nổi bật mối tương quan giữa Sách Thánh và hành động của các bí tích. Ngày nay, đang có nhu cầu lớn muốn tìm tòi sâu xa hơn mối tương quan giữa lời và bí tích trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội và trong suy tư thần học (188). Chắc chắn “phụng vụ lời Chúa là yếu tố quyết định trong việc cử hành mỗi bí tích của Giáo Hội” (189); Tuy nhiên, trong thực hành mục vụ, tín hữu không luôn luôn ý thức được mối dây nối kết ấy; họ cũng không đánh giá được tính thống nhất giữa cử chỉ và lời nói. “Nhiệm vụ của linh mục và phó tế, nhất là khi họ cử hành các bí tích, là phải giải thích tính thống nhất giữa lời và bí tích trong thừa tác vụ của Giáo Hội” (190). Mối tương quan giữa lời và cử chỉ bí tích chính là biểu thức phụng vụ của hoạt động Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi xét theo đặc điểm thực hiện (performative character) của lời. Trong lịch sử cứu rỗi, không hề có sự phân rẽ giữa điều Chúa nói và điều Người làm. Lời Người luôn tỏ ra sống động và linh hoạt (xem Dt 4:12) như chính hạn từ Hípri dabar đã chỉ rõ. Trong hành động phụng vụ, ta cũng thấy lời Người thực hiện đầy đủ những gì nó nói ra. Khi giáo dục Dân Chúa biết khám phá ra đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong phụng vụ, ta sẽ giúp họ biết nhận ra hoạt động của Người trong lịch sử cứu rỗi và trong cuộc sống cá nhân của họ.
Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể
Những điều vừa nói một cách tổng quát về mối tương quan giữa lời và bí tích sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn khi ta xét tới việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. Tính thống nhất sâu sắc giữa lời và Bí Tích Thánh Thể đặt cơ sở trên chính chứng tá của Sách Thánh (xem Ga 6; Lc 24), được các Giáo Phụ chứng thực và được Công Đồng Vatican II tái khẳng định (191). Ở đây, ta nghĩ tới lời Chúa Giêsu phán về bánh ban sự sống tại hội đường Caphácnaum (xem Ga 6:22-69), với việc so sánh hàm ẩn giữa Môsê và Chúa Giêsu, giữa người từng nói mặt đối mặt với Thiên Chúa (xemXh 33:11) và Đấng làm Thiên Chúa được biết đến (xem Ga 1:18). Lời Chúa Giêsu về bánh có ý nói tới ơn phúc của Thiên Chúa, mà Môsê nhận được cho dân ông với manna trong sa mạc, nhưng thực sự cũng là Tôra, lời ban sự sống của Thiên Chúa (xem Tv 119; Cn 9:5). Bằng chính con người mình, Chúa Giêsu làm nên trọn hình ảnh xưa: “Bánh Thiên Chúa là bánh từ trời, ban sự sống cho thế gian”… “Ta là bánh sự sống” (Ga 6:33-35). Ở đây, “lề luật đã trở nên một ngôi vị. Khi ta gặp gỡ Chúa Giêsu, ta được dưỡng nuôi bằng chính Thiên Chúa hằng sống, có thể nói như thế; ta thực sự ăn ‘bánh bởi trời’” (192). Trong bài giảng tại Caphácnaum, Tự Ngôn của Thánh Gioan được nâng lên một bình diện sâu sắc hơn. Logos của Thiên Chúa trở nên xác phàm, còn ở đây xác phàm ấy trở nên “bánh” ban sự sống cho thế gian (xem Ga 6:51), có ý ám chỉ việc tự hiến của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thập giá, được củng cố bằng các lời nói về máu Người, được ban làm của uống (xem 6:53). Mầu nhiệm Thánh Thể tỏ lộ manna đích thật, bánh thực sự bởi trời: nó chính là Logos của Thiên Chúa đã thành xác phàm, tự hiến cho ta trong mầu nhiệm vượt qua.
Trình thuật của Thánh Luca về các môn đệ trên đường đi Emmau giúp ta suy niệm xa hơn về mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa và việc bẻ bánh (xem Lc 24:13-35). Chúa Giêsu tiến gần lại các môn đệ sau ngày Sabát, lắng nghe họ nói về những hy vọng đã tan tành, và khi đang cùng đi một hành trình với họ, Người “giải thích cho họ mọi điều trong Sách Thánh liên quan đến Người” (24:27). Hai môn đệ bắt đầu nhìn Sách Thánh một cách mới hẳn khi cùng đi với người lữ khách lạ lẫm nhưng xem ra hết sức quen thuộc với đời họ này. Những điều xẩy ra trong mấy ngày qua xem ra không còn là thất bại đối với họ nữa, nhưng là một sự nên trọn và là một khởi đầu mới. Ấy thế nhưng, rõ ràng ngay những lời ấy cũng chưa đủ cho hai môn đệ. Tin Mừng Luca thuật lại rằng “con mắt của họ mở ra và họ nhận ra Người” (24:31) chỉ sau khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ, trong khi trước đó “mắt họ không nhận ra Người” (24:16). Sự hiện diện của Chúa Giêsu, đầu tiên bằng lời và sau đó bằng hành vi bẻ bánh, đã làm cho các môn đệ nhận ra Người. Giờ đây, họ có khả năng đánh giá theo cách mới tất cả những gì họ từng được cảm nghiệm với Người trước đây: “trái tim ta đã không bừng bừng trong ta khi Người nói với ta trên đường trong khi mở Sách Thánh cho ta đó sao?” (24:32).
Từ các trình thuật này, ta thấy rõ chính Sách Thánh chỉ cho ta biết đánh giá mối liên kết không thể nào bẻ gẫy giữa nó và Thánh Thể. “Không bao giờ có thể quên được rằng lời Chúa, được Giáo Hội đọc và công bố, có mục tiêu là hy lễ của giao ước mới và bàn tiệc ơn thánh là Phép Thánh Thể” (193). Lời Chúa và Phép Thánh Thể gắn bó với nhau một cách sâu xa đến độ ta không thể hiểu được thực tại này mà không có thực tại kia: lời Chúa đã mặc lấy xác phàm một cách bí tích trong biến cố Thánh Thể. Thánh Thể mở đường cho ta hiểu Sách Thánh, cũng thế, về phần mình Sách Thánh soi sáng và giải thích mầu nhiệm Thánh Thể. Nếu không thừa nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, cái hiểu của ta về Sách Thánh sẽ mãi mãi không đầy đủ. Vì lý do này, “Giáo Hội vốn tôn kính lời Chúa và mầu nhiệm Thánh Thể với cùng một lòng tôn kính, dù không cùng một sự thờ phượng, và nhấn mạnh cũng như phê chuẩn lòng tôn kính ấy luôn luôn và ở mọi nơi. Được Đấng Sáng Lập ra mình thúc giục, Giáo Hội không bao giờ ngưng cử hành mầu nhiệm vượt qua này của Người bằng việc đến với nhau để đọc ‘những điều liên quan tới Người trong Sách Thánh’ (Lc 24:27) và tiến hành công trình cứu rỗi qua việc cử hành lễ tưởng niệm Người và qua các bí tích” (194).
Tính bí tích của lời Chúa
Suy niệm về đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong hành động bí tích và việc mỗi ngày biết đánh giá nhiều hơn mối tương quan giữa lời Chúa và Thánh Thể còn dẫn ta tới một chủ đề có ý nghĩa nữa từng được nêu ra tại Thượng Hội Đồng, đó là tính bí tích của lời Chúa (195). Ở đây, thiết tưởng sẽ có ích nếu ta nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nhắc tới “đặc điểm bí tích của mạc khải” và cách riêng tới “dấu chỉ của Phép Thánh Thể trong đó sự hợp nhất bất khả tiêu giữa điều chỉ dấu và điều được chỉ dấu giúp ta nắm vững các sâu sắc của mầu nhiệm” (196). Ta sẽ thấy ra rằng ở tâm điểm tính bí tích của lời Chúa chính là mầu nhiệm nhập thể: “Lời thành xác phàm” (Ga 1:14), thực tại của mầu nhiệm mạc khải đã được biếu tặng ta trong “xác phàm” Chúa Con. Lời của Thiên Chúa nay có thể được đức tin lĩnh hội nhờ “dấu chỉ” là lời và hành động con người. Đức tin nhìn nhận Lời của Thiên Chúa bằng cách chấp nhận các lời và hành động Người dùng để tự mạc khải cho chúng ta. Đặc điểm bí tích của mạc khải, ngược lại, chỉ cho ta thấy lịch sử cứu rỗi, thấy cách thế lời Chúa bước vào thời gian và không gian và nói với con người, những chủ thể được mời gọi đón nhận hồng ân của Người trong đức tin.
Như thế, ta có thể hiểu tính bí tích của lời Chúa bằng cách so sánh với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới các hình bánh và rượu đã được truyền phép (197). Khi tiến lên bàn thờ và tham dự tiệc Thánh Thể, ta thực sự dự phần vào mình và máu Chúa Kitô. Việc công bố lời Chúa lúc cử hành kéo theo việc nhìn nhận rằng chính Chúa Giêsu đang hiện diện, rằng Người nói với ta (198), và Người muốn được ta nghe Người. Thánh Giêrôm nói tới cách ta phải tiếp cận cả Thánh Thể lẫn lời Chúa như sau: “Chúng ta đang đọc Sách Thánh. Đối với tôi, Tin Mừng là Thân Thể Chúa Kitô; đối với tôi, Sách Thánh là giáo huấn của Người. Và khi Người nói: Ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta (xem Ga 6:53), thì dù những lời này được hiểu về Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nhưng thân thể và máu Chúa Kitô quả là lời Sách Thánh, giáo huấn của Thiên Chúa. Khi ta tiếp cận Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nếu một vụn rơi xuống đất, ta bối rối lo lắng. Ấy thế mà khi nghe lời Chúa, và Lời Thiên Chúa cùng Mình và Máu Chúa Kitô ồ ạt đổ vào tai ta, nhưng ta lại không hề chú ý, há ta lại không cảm thấy liều lĩnh quá hay sao?” (199). Hiện diện thực sự dưới hình bánh và rượu, Chúa Kitô cũng hiên diện tương tự như thế trong lời được công bố trong phụng vụ. Như thế, hiểu sâu xa hơn tính bí tích của lời Chúa sẽ dẫn ta tới một cái hiểu thống nhất hơn về mầu nhiệm mạc khải, vốn xẩy ra qua “việc làm và lời nói có liên hệ mật thiết với nhau” (200); biết đánh giá điều đó nhất định sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống thiêng liêng của tín hữu và sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội.
Sách Thánh và Sách Các Bài Đọc
Khi nhấn mạnh tới mối liên kết giữa lời Chúa và Thánh Thể, Thượng Hội Đồng cũng rất đúng khi muốn kêu gọi ta chú ý tới một số khía cạnh của việc cử hành có liên hệ tới việc phục vụ lời Chúa. Trước nhất, tôi muốn nhắc tới tầm quan trọng của Sách Các Bài Đọc. Cuộc canh tân do Công Đồng Vatican II kêu gọi (201) đã mang lại kết quả qua việc ta tiếp xúc phong phú hơn với Sách Thánh mà hiện nay được cung cấp dồi dào, nhất là trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Cấu trúc hiện nay của Sách Các Bài Đọc không những cho thấy nhiều bản văn quan trọng hơn của Sách Thánh được cung cấp thường xuyên hơn, mà còn giúp ta hiểu tính thống nhất trong kế hoạch của Thiên Chúa nhờ tác động qua lại giữa các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, một tác động qua lại “trong đó, Chúa Kitô là khuôn mặt trung tâm, được tưởng niệm trong mầu nhiệm vượt qua của Người” (202). Bất cứ các khó khăn còn tồn đọng nào chưa giúp ta nhìn ra mối tương quan giữa các bài đọc này cần phải được giải quyết dưới ánh sáng lối giải thích hợp qui điển (canonical interpretation) nghĩa là phải qui chiếu tới tính thống nhất cố hữu của Thánh Kinh như một toàn bộ. Bất cứ khi nào cần, các cơ quan và nhóm có khả năng nên cung cấp các ấn phẩm nhằm trình bày mối liên hệ qua lại giữa các bài đọc của Sách Các Bài Đọc, tất cả những ấn phẩm này nên được công bố cho hội nghị phụng vụ tùy theo nhu cầu phụng vụ của từng thời kỳ. Các vấn đề hay khó khăn khác nên được trình cho Bộ Phụng Thờ Thánh và Kỷ Luật Bí Tích.
Chúng ta cũng không nên bỏ qua sự kiện này là Sách Các Bài Đọc hiện nay thuộc Nghi Lễ La Tinh vốn có một ý nghĩa đại kết, vì nó cũng đang được sử dụng và trân quí bởi nhiều cộng đồng chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề Sách Các Bài Đọc vốn được xem sét cách khác trong nền phụng vụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương; Thượng Hội Đồng yêu cầu rằng vấn đề này cần được “xem sét một cách có thẩm quyền” (203), phù hợp với truyền thống và năng quyền riêng của các Giáo Hội độc lập, cũng như quan tâm tới ngữ cảnh đại kết.
Top Stories
Cardinal Zen: there is no religious freedom in China
+ Card. Joseph Zen Zekiun
09:56 22/11/2010
Absolute control over the official community; sufferings of the underground community, manipulation and corruption of the bishops, who risk expressing only a formal allegiance to the Pope. The problems of the Church in China also come from the hesitation of the Catholic side. Growing risk of enslavement of pastors and that the directions of Benedict XVI in his letter to the faithful of the Church in China, will be forgotten. Card. Zen’s report before his fellow cardinals and the pope during the Consistory.
Vatican City (AsiaNews) – At most in China, there is freedom of worship, but the government has in no way relaxed its policy of absolute control over religion and the Catholic Church, manipulating ordinations and corrupting bishops, even those legitimized by the pope. This is the sad overview submitted by Card. Joseph Zen to his brother cardinals, on the day of discussion and reflection convoked by the pope on 19 November, before the last consistory. In the text published in full, the retired bishop of Hong Kong emphasizes that there is hesitation even in Vatican policy, which may lead to a wrong interpretation of the directions of Benedict XVI, in his letter to the Catholics of China. NB: The notes are by AsiaNews.
I think it is my duty, given this special opportunity to inform my eminent brothers, that there is still no religious freedom in China. There is too much optimism around something that does not correspond to reality. Some have no way of knowing the reality, others close their eyes to reality, others still see religious freedom in a very simplistic way.
If you were to visit China (which I do not recommend, because your visits will be manipulated and exploited for propaganda purposes), you would see beautiful churches full of people who pray and sing, as in any other city in the Christian world. But religious freedom cannot just be reduced to freedom of worship.
It is much more. Some will protest this. Some people have written: "Beijing wants the bishops called for by the Pope”. If only it were true! The fact is that there is an ongoing “tug of war "in which I do not know who has conceded most ground.
The fact that recently there have been no illicit Episcopal ordinations is certainly a good thing 1]. But when the Chinese government continues to raise its voice and our opportunities to investigate are so limited, plus the fear of increased unrest, there is a real risk that young unworthy bishops will be approved and reign for decades.
I wonder: why has no agreement yet been reached guaranteeing the Pope’s initiative in selecting bishops, while acknowledging the opinion of the Chinese government? I do not know how negotiations between the two sides are going, because we are not [among] the experts and we are not informed of anything. But among those experts who closely follow these events, the overall impression is that on "our" side there is a strategy of compromise, if not indefinite, at least for the time being
On the other side there is, however, no intention to change. The Chinese Communists have always stood by the religious policy of absolute control.
We all know that the Communists crush those who are weak, while in front of the firm, sometimes they can also change their attitude.
There was a papal letter to the Church in China, already more than three years ago, a masterpiece of balance between the clarity of truth and magnanimity for a dialogue[2]. Unfortunately I have to say that [it] was not taken seriously by everyone.
There are those who are allowed to express themselves in a different way (see the so-called "explanatory notes" that accompanied the publication of the Letter), there are some who give a distorted interpretation to it (Fr. Jeroom Heyndrickx, CICM), citing expressions out of context.
This interpretation says that now everyone from the underground community should come out into the open [= register with the government]. But the pope did not say that. He said, yes, that the clandestine condition is not a normal one, but he also explains that those who feel forced to go underground often do so to avoid having to submit to an illegal structure.
The Holy Father said, yes, that individual bishops may consider whether to accept or seek the public recognition of the government and work out in the open, but not without first warning them of the danger that unfortunately the authorities "almost always" (this particle disappeared in Chinese translation prepared by the Congregation for the Evangelization of Peoples) would require conditions unacceptable to a Catholic conscience.
This misinterpretation - but one which of course found the consensus (in the Curia) of those who have direct responsibility for the Church in China - has created great confusion and caused painful divisions within the underground community.
This misinterpretation has been repudiated only after two years in two notes in the Compendium of the papal letter, edited by the Holy Spirit Study Centre in Hong Kong and approved by the Standing Committee of the Commission for the Church in China[3]. Those notes make clear that the reconciliation recommended by the Holy Father must be a rapprochement of hearts between the two communities, but a unification (such as a "merger" as "transfer") is not yet possible given the unchanged policy of the government.
But even after this clarification, the work of some who have their hands on the steering wheel does not seem to have made any change in direction, as is easily seen in the tragic events in Baoding, in the last act of the installation of the poor Mgr. Francis An, a seriously ambiguous act, but on which there has been silence - from August 7 until today - leaving the community of the faithful bewildered, not only the underground, not only in Baoding, but in all of China[4].
The poor underground community is certainly the pars patior [the one that suffers most] of our Church in China and today feels frustrated. While it found many words of encouragement in the Letter of the Holy Father, on the other hand it is treated as annoying, cumbersome, disruptive. It is clear that some would like to see it disappear, absorbed into the official one, that is, under the strict control of the government (so then there will be peace?).
But what condition is the "official" community in? We know that almost all of its bishops are legitimate or have been legitimized. But the humiliating and suffocating control of bodies which are not of the Church - Patriotic Association and Religious Affairs Bureau - has not changed at all.
When the Holy Father recognizes those bishops without requiring that they immediately peel off from the illegal structure, it is obviously in the hope that they will work from within to get rid of that structure, because this structure is not compatible with the nature of the Church. But after so many years what do we see? A few bishops have lived up to that hope. Many have tried to survive, however, no small number of them, unfortunately, have failed to act in a manner consistent to their state of communion with the Pope. Some have thus described them: "happy to travel along in the carriage of the independent church and content to cry every now and then: Long live the pope! ".
The government that once used threats and punishments has now improved its methods of persecution: money (gifts, cars, restructuring of residences) and honors (members of the People's Congress, or political advisory body at different levels, with meetings, lunches, dinners and all that follows).
What is “our” strategy? I fear that often it is a false compassion that leaves our weaker brethren to slide down and become increasingly more and more enslaved. The excommunications that are dealt out are "forgotten" on the sly, to the question: "Can we go to celebrate the 50th anniversary of the first illegal ordination?" You reply: "Do everything possible not to go" (and of course they almost all went).
After lengthy discussion at the Commission for the Church in China, it was decided to send a clear order to the bishops not to attend the planned so-called "Assembly of Representatives of the Church in China", but there are still those who say, "we understand the difficulties the bishops meet by not going".
Faced with these conflicting messages the government knows it can ignore the Pope's letter with impunity.
Dear brothers, I suppose you are aware of recent events: they are again trying to make an Episcopal ordination without pontifical mandate[5]. For this reason they seized bishops, put pressure on others: they are grave offenses to religious freedom and personal dignity. I appreciate the timely, accurate and dignified statement of the Secretary of State. Among other things, there is reason to suspect that such attempts are not even from above, but from those who over the years have gained positions of power and benefits and do not want things to change.
Let us pray to Our Lady, Help of Christians, so that the eyes of the supreme leaders of our nation may be opened, so they may stop these evil and shameful moves and strive to allow our people true and full religious freedom, which also be to the benefit and honour of our motherland.
We pray that the strategy on "our" part can get back on track, so that it may honestly abide by the direction of the Letter of the Holy Father. Hopefully it is not too late for good change of direction.
[1] [1] The report was made on November 19 last, when the illicit ordination of Chengde had not yet occurred (see AsiaNews.it, 11/20/2010 Chengde, eight bishops in communion with Pope participate in illicit ordination).
[2] See: dossier AsiaNews.it, Pope's letter to the Church in China
[3] See: AsiaNews.it, 23/05/2009 Pope approves a compendium of his letter to Catholics in China
[4] See: AsiaNews.it, 29/10/2009 CHINA - VATICAN In Hebei, underground bishop joins Chinese Patriotic Catholic Association and other related articles.
[5] See. Note 1.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Cardinal-Zen:-there-is-no-religious-freedom-in-China-20057.html)
Vatican City (AsiaNews) – At most in China, there is freedom of worship, but the government has in no way relaxed its policy of absolute control over religion and the Catholic Church, manipulating ordinations and corrupting bishops, even those legitimized by the pope. This is the sad overview submitted by Card. Joseph Zen to his brother cardinals, on the day of discussion and reflection convoked by the pope on 19 November, before the last consistory. In the text published in full, the retired bishop of Hong Kong emphasizes that there is hesitation even in Vatican policy, which may lead to a wrong interpretation of the directions of Benedict XVI, in his letter to the Catholics of China. NB: The notes are by AsiaNews.
I think it is my duty, given this special opportunity to inform my eminent brothers, that there is still no religious freedom in China. There is too much optimism around something that does not correspond to reality. Some have no way of knowing the reality, others close their eyes to reality, others still see religious freedom in a very simplistic way.
If you were to visit China (which I do not recommend, because your visits will be manipulated and exploited for propaganda purposes), you would see beautiful churches full of people who pray and sing, as in any other city in the Christian world. But religious freedom cannot just be reduced to freedom of worship.
It is much more. Some will protest this. Some people have written: "Beijing wants the bishops called for by the Pope”. If only it were true! The fact is that there is an ongoing “tug of war "in which I do not know who has conceded most ground.
The fact that recently there have been no illicit Episcopal ordinations is certainly a good thing 1]. But when the Chinese government continues to raise its voice and our opportunities to investigate are so limited, plus the fear of increased unrest, there is a real risk that young unworthy bishops will be approved and reign for decades.
I wonder: why has no agreement yet been reached guaranteeing the Pope’s initiative in selecting bishops, while acknowledging the opinion of the Chinese government? I do not know how negotiations between the two sides are going, because we are not [among] the experts and we are not informed of anything. But among those experts who closely follow these events, the overall impression is that on "our" side there is a strategy of compromise, if not indefinite, at least for the time being
On the other side there is, however, no intention to change. The Chinese Communists have always stood by the religious policy of absolute control.
We all know that the Communists crush those who are weak, while in front of the firm, sometimes they can also change their attitude.
There was a papal letter to the Church in China, already more than three years ago, a masterpiece of balance between the clarity of truth and magnanimity for a dialogue[2]. Unfortunately I have to say that [it] was not taken seriously by everyone.
There are those who are allowed to express themselves in a different way (see the so-called "explanatory notes" that accompanied the publication of the Letter), there are some who give a distorted interpretation to it (Fr. Jeroom Heyndrickx, CICM), citing expressions out of context.
This interpretation says that now everyone from the underground community should come out into the open [= register with the government]. But the pope did not say that. He said, yes, that the clandestine condition is not a normal one, but he also explains that those who feel forced to go underground often do so to avoid having to submit to an illegal structure.
The Holy Father said, yes, that individual bishops may consider whether to accept or seek the public recognition of the government and work out in the open, but not without first warning them of the danger that unfortunately the authorities "almost always" (this particle disappeared in Chinese translation prepared by the Congregation for the Evangelization of Peoples) would require conditions unacceptable to a Catholic conscience.
This misinterpretation - but one which of course found the consensus (in the Curia) of those who have direct responsibility for the Church in China - has created great confusion and caused painful divisions within the underground community.
This misinterpretation has been repudiated only after two years in two notes in the Compendium of the papal letter, edited by the Holy Spirit Study Centre in Hong Kong and approved by the Standing Committee of the Commission for the Church in China[3]. Those notes make clear that the reconciliation recommended by the Holy Father must be a rapprochement of hearts between the two communities, but a unification (such as a "merger" as "transfer") is not yet possible given the unchanged policy of the government.
But even after this clarification, the work of some who have their hands on the steering wheel does not seem to have made any change in direction, as is easily seen in the tragic events in Baoding, in the last act of the installation of the poor Mgr. Francis An, a seriously ambiguous act, but on which there has been silence - from August 7 until today - leaving the community of the faithful bewildered, not only the underground, not only in Baoding, but in all of China[4].
The poor underground community is certainly the pars patior [the one that suffers most] of our Church in China and today feels frustrated. While it found many words of encouragement in the Letter of the Holy Father, on the other hand it is treated as annoying, cumbersome, disruptive. It is clear that some would like to see it disappear, absorbed into the official one, that is, under the strict control of the government (so then there will be peace?).
But what condition is the "official" community in? We know that almost all of its bishops are legitimate or have been legitimized. But the humiliating and suffocating control of bodies which are not of the Church - Patriotic Association and Religious Affairs Bureau - has not changed at all.
When the Holy Father recognizes those bishops without requiring that they immediately peel off from the illegal structure, it is obviously in the hope that they will work from within to get rid of that structure, because this structure is not compatible with the nature of the Church. But after so many years what do we see? A few bishops have lived up to that hope. Many have tried to survive, however, no small number of them, unfortunately, have failed to act in a manner consistent to their state of communion with the Pope. Some have thus described them: "happy to travel along in the carriage of the independent church and content to cry every now and then: Long live the pope! ".
The government that once used threats and punishments has now improved its methods of persecution: money (gifts, cars, restructuring of residences) and honors (members of the People's Congress, or political advisory body at different levels, with meetings, lunches, dinners and all that follows).
What is “our” strategy? I fear that often it is a false compassion that leaves our weaker brethren to slide down and become increasingly more and more enslaved. The excommunications that are dealt out are "forgotten" on the sly, to the question: "Can we go to celebrate the 50th anniversary of the first illegal ordination?" You reply: "Do everything possible not to go" (and of course they almost all went).
After lengthy discussion at the Commission for the Church in China, it was decided to send a clear order to the bishops not to attend the planned so-called "Assembly of Representatives of the Church in China", but there are still those who say, "we understand the difficulties the bishops meet by not going".
Faced with these conflicting messages the government knows it can ignore the Pope's letter with impunity.
Dear brothers, I suppose you are aware of recent events: they are again trying to make an Episcopal ordination without pontifical mandate[5]. For this reason they seized bishops, put pressure on others: they are grave offenses to religious freedom and personal dignity. I appreciate the timely, accurate and dignified statement of the Secretary of State. Among other things, there is reason to suspect that such attempts are not even from above, but from those who over the years have gained positions of power and benefits and do not want things to change.
Let us pray to Our Lady, Help of Christians, so that the eyes of the supreme leaders of our nation may be opened, so they may stop these evil and shameful moves and strive to allow our people true and full religious freedom, which also be to the benefit and honour of our motherland.
We pray that the strategy on "our" part can get back on track, so that it may honestly abide by the direction of the Letter of the Holy Father. Hopefully it is not too late for good change of direction.
[1] [1] The report was made on November 19 last, when the illicit ordination of Chengde had not yet occurred (see AsiaNews.it, 11/20/2010 Chengde, eight bishops in communion with Pope participate in illicit ordination).
[2] See: dossier AsiaNews.it, Pope's letter to the Church in China
[3] See: AsiaNews.it, 23/05/2009 Pope approves a compendium of his letter to Catholics in China
[4] See: AsiaNews.it, 29/10/2009 CHINA - VATICAN In Hebei, underground bishop joins Chinese Patriotic Catholic Association and other related articles.
[5] See. Note 1.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Cardinal-Zen:-there-is-no-religious-freedom-in-China-20057.html)
Chine: Malgré l’opposition de Rome, l’ordination de l’évêque de Chengde a eu lieu, fortement encadrée par les autorités chinoises
Eglises d'Asie
11:00 22/11/2010
Samedi 20 novembre, à neuf heures du matin, le P. Joseph Guo Jincai a été ordonné évêque du diocèse de Chengde, dans la province du Hebei. L’ordination, publiquement désapprouvée par le Saint-Siège le 18 novembre (1), a réuni une maigre assemblée de fidèles dans l’église rurale de Pingquan. Ces derniers n’étaient guère qu’une centaine, entourés au sein même de l’édifice religieux par des dizaines de fonctionnaires du gouvernement,. ..
... les environs de l’église étant quadrillés par une centaine de policiers en civil et en uniforme. Selon les témoignages recueillis auprès des paroissiens de Pingquan, tout appareil de prise de vue était interdit dans l’église et les relais des signaux de téléphonie mobile avaient été désactivés.
Un tel déploiement de force policière s’explique par le caractère sensible de l’ordination à l’épiscopat du P. Guo Jincai. Depuis le début de cette année, dix ordinations épiscopales ont eu lieu en Chine continentale et chacune d’entre elles a concerné un évêque « officiel » qui était à la fois reconnu par Rome et approuvé par les autorités chinoises. Dans le cas du P. Guo, qui est le secrétaire général adjoint de l’Association patriotique des catholiques et que Pékin voulait de toute évidence voir devenir évêque, le Saint-Siège avait clairement indiqué que le jeune prêtre n’avait « pas reçu l’approbation du Saint-Père pour être ordonné évêque de l’Eglise catholique ».
A propos des évêques consécrateurs, des informations avaient filtré dans les jours précédant l’ordination, selon lesquelles ces derniers avaient été soumis à de très fortes pressions de la part des autorités (2). Des catholiques présents à Pingquan ont indiqué que huit évêques étaient finalement présents à la messe d’ordination. La cérémonie s’est déroulée sans incident et les évêques avaient « l’air grave », a rapporté un témoin. L’évêque consécrateur était Mgr Peter Fang Jiangping, évêque auxiliaire de Tangshan, diocèse voisin de celui de Chengde, et il était assisté de Mgr Zhao Fengchang, de Liaocheng, et de Mgr Li Shan, l’évêque de Pékin. Cinq autres évêques étaient présents et ont imposé les mains au nouvel évêque: Mgr Pei Junmin, de Shenyang, Mgr Meng Qinglu, de Hohhot, Mgr Feng Xinmao, de Hengshui (Jingxian), Mgr Li Liangui, de Cangzhou (Xianxian), et Mgr An Shuxin, évêque auxiliaire de Baoding. Tous sont des évêques « officiels » reconnus par Rome.
Selon des sources citées par l’agence Ucanews (3), au moins un autre évêque aurait dû être présent à la messe d’ordination de Pingquan: il s’agit de Mgr John Liu Jinghe, évêque « officiel » émérite du diocèse de Tangshan mais que les autorités chinoises considèrent toujours comme l’ordinaire de ce diocèse du Hebei. Autrefois réputé proche de l’Association patriotique, cet évêque, qui avait figuré au nombre des évêques qui avaient accepté, à l’Epiphanie 2000, de consacrer à l’épiscopat cinq évêques illicites – car non approuvés par le Saint-Père – (4), a cette fois-ci refusé de céder aux pressions des autorités. Selon ces sources, les autorités chinoises l’ont sanctionné en lui retirant – action inédite – son titre d’évêque de Tangshan.
Les réactions en Chine à cette ordination illicite – la première depuis celles menées en 2000 et en 2006 – ont été nombreuses. Les autorités chinoises ont interdit aux sites Internet catholiques de faire mention de la nouvelle, mais la blogosphère n’est pas restée inactive. Il semble que les discussions y soient passionnées, que ce soit pour condamner l’attitude de Pékin ou questionner la responsabilité des évêques qui étaient présents à Pingquan. De son côté, Anthony Liu Bainian, vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois et véritable homme fort chargé d’appliquer la politique de Pékin sur les catholiques « officiels », s’est contenté de déclarer aux agences de presse internationales que l’ordination avait bien eu lieu et en a rejeté la responsabilité sur le Saint-Siège: « Le Vatican a été informé il y a deux ans de la question d’ordonner évêque le P. Guo Jincai mais il n’a pas répondu » (5).
En dehors de Chine, la réaction la plus forte est venue de Rome, non pas du Saint-Siège mais du cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong. Présent dans la Ville éternelle pour le consistoire convoqué par le pape Benoît XVI et consacré notamment à la liberté religieuse, le cardinal Zen a déploré que « ce qui n’aurait jamais dû se produire s’est à nouveau produit: à nouveau, une ordination épiscopale a été menée en Chine sans mandat pontifical et avec la participation de huit évêques ».
Tout en rejetant la responsabilité de cette ordination sur le vice-président de l’Association patriotique (« C’est lui le patron ! »), le cardinal Zen s’est ouvertement interrogé sur la nécessité d’envisager des sanctions canoniques pour les évêques qui acceptent, fut-ce sous la contrainte, de prendre part à de telles cérémonies d’ordination. On se souvient qu’en 2000 et en 2006, le Saint-Siège avait fait état de la possibilité d’une sanction canonique, à savoir l’excommunication latae sententiae, l’excommunication de fait, pour les prêtres ou les évêques qui portent un geste contraire à la communion ecclésiale. Dans son communiqué du 18 novembre dernier, le Saint-Siège n’a pas rappelé que de telles sanctions étaient envisageables.
Pour le cardinal Zen, le fait que le Vatican n’ait pas rappelé la possibilité d’une excommunication latae sententiae ressort d’un excès de « compassion ». Son avis est tranché. « Quel autre crime [les consécrateurs qui ordonnent des évêques illicites] ne seraient-ils pas prêts à commettre pour ‘le bien de l’Eglise’ ? », interroge-t-il sans détour, tout en se refusant à une condamnation hâtive tant que les personnes en question n’ont pas pu s’expliquer librement.
Par ailleurs, la veille de l’ordination du P. Guo Jincai, une messe de funérailles a été célébrée à Shijiazhuang, chef-lieu de la province du Hebei. Il s’agissait de l’inhumation de Mgr Paul Jiang Taoran, évêque « officiel » de Shijiazhuang, ordonné sans mandat pontifical en 1989 puis reconnu comme évêque légitime par Benoît XVI en 2008. En toute logique, la messe aurait dû être célébrée par l’ordinaire du lieu, Mgr Julius Jia Zhiguo, évêque « clandestin » du diocèse de Zhengding (Shijiazhuang), mais ce dernier est l’objet d’un étroit contrôle policier et les autorités n’avaient autorisé la présence d’aucun évêque pour cette messe célébrée en la cathédrale de l’Immaculée Conception, à Shijiazhuang (6). Mgr Jiang Taoran a donc été inhumé en l’absence de tout évêque.
(1) Voir dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 18 novembre 2010.
(2) Voir dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 17 novembre et le 18 novembre 2010
(3) Ucanews, 20 novembre 2010.
(4) Voir EDA 301
(5) Agence France-Presse, 19 et 20 novembre 2010.
(6) A propos de Mgr Jiang Taoran, décédé le 15 novembre 2010, à l’âge de 84 ans, voir la dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 15 novembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 22 novembre 2010)
... les environs de l’église étant quadrillés par une centaine de policiers en civil et en uniforme. Selon les témoignages recueillis auprès des paroissiens de Pingquan, tout appareil de prise de vue était interdit dans l’église et les relais des signaux de téléphonie mobile avaient été désactivés.
Un tel déploiement de force policière s’explique par le caractère sensible de l’ordination à l’épiscopat du P. Guo Jincai. Depuis le début de cette année, dix ordinations épiscopales ont eu lieu en Chine continentale et chacune d’entre elles a concerné un évêque « officiel » qui était à la fois reconnu par Rome et approuvé par les autorités chinoises. Dans le cas du P. Guo, qui est le secrétaire général adjoint de l’Association patriotique des catholiques et que Pékin voulait de toute évidence voir devenir évêque, le Saint-Siège avait clairement indiqué que le jeune prêtre n’avait « pas reçu l’approbation du Saint-Père pour être ordonné évêque de l’Eglise catholique ».
A propos des évêques consécrateurs, des informations avaient filtré dans les jours précédant l’ordination, selon lesquelles ces derniers avaient été soumis à de très fortes pressions de la part des autorités (2). Des catholiques présents à Pingquan ont indiqué que huit évêques étaient finalement présents à la messe d’ordination. La cérémonie s’est déroulée sans incident et les évêques avaient « l’air grave », a rapporté un témoin. L’évêque consécrateur était Mgr Peter Fang Jiangping, évêque auxiliaire de Tangshan, diocèse voisin de celui de Chengde, et il était assisté de Mgr Zhao Fengchang, de Liaocheng, et de Mgr Li Shan, l’évêque de Pékin. Cinq autres évêques étaient présents et ont imposé les mains au nouvel évêque: Mgr Pei Junmin, de Shenyang, Mgr Meng Qinglu, de Hohhot, Mgr Feng Xinmao, de Hengshui (Jingxian), Mgr Li Liangui, de Cangzhou (Xianxian), et Mgr An Shuxin, évêque auxiliaire de Baoding. Tous sont des évêques « officiels » reconnus par Rome.
Selon des sources citées par l’agence Ucanews (3), au moins un autre évêque aurait dû être présent à la messe d’ordination de Pingquan: il s’agit de Mgr John Liu Jinghe, évêque « officiel » émérite du diocèse de Tangshan mais que les autorités chinoises considèrent toujours comme l’ordinaire de ce diocèse du Hebei. Autrefois réputé proche de l’Association patriotique, cet évêque, qui avait figuré au nombre des évêques qui avaient accepté, à l’Epiphanie 2000, de consacrer à l’épiscopat cinq évêques illicites – car non approuvés par le Saint-Père – (4), a cette fois-ci refusé de céder aux pressions des autorités. Selon ces sources, les autorités chinoises l’ont sanctionné en lui retirant – action inédite – son titre d’évêque de Tangshan.
Les réactions en Chine à cette ordination illicite – la première depuis celles menées en 2000 et en 2006 – ont été nombreuses. Les autorités chinoises ont interdit aux sites Internet catholiques de faire mention de la nouvelle, mais la blogosphère n’est pas restée inactive. Il semble que les discussions y soient passionnées, que ce soit pour condamner l’attitude de Pékin ou questionner la responsabilité des évêques qui étaient présents à Pingquan. De son côté, Anthony Liu Bainian, vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois et véritable homme fort chargé d’appliquer la politique de Pékin sur les catholiques « officiels », s’est contenté de déclarer aux agences de presse internationales que l’ordination avait bien eu lieu et en a rejeté la responsabilité sur le Saint-Siège: « Le Vatican a été informé il y a deux ans de la question d’ordonner évêque le P. Guo Jincai mais il n’a pas répondu » (5).
En dehors de Chine, la réaction la plus forte est venue de Rome, non pas du Saint-Siège mais du cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong. Présent dans la Ville éternelle pour le consistoire convoqué par le pape Benoît XVI et consacré notamment à la liberté religieuse, le cardinal Zen a déploré que « ce qui n’aurait jamais dû se produire s’est à nouveau produit: à nouveau, une ordination épiscopale a été menée en Chine sans mandat pontifical et avec la participation de huit évêques ».
Tout en rejetant la responsabilité de cette ordination sur le vice-président de l’Association patriotique (« C’est lui le patron ! »), le cardinal Zen s’est ouvertement interrogé sur la nécessité d’envisager des sanctions canoniques pour les évêques qui acceptent, fut-ce sous la contrainte, de prendre part à de telles cérémonies d’ordination. On se souvient qu’en 2000 et en 2006, le Saint-Siège avait fait état de la possibilité d’une sanction canonique, à savoir l’excommunication latae sententiae, l’excommunication de fait, pour les prêtres ou les évêques qui portent un geste contraire à la communion ecclésiale. Dans son communiqué du 18 novembre dernier, le Saint-Siège n’a pas rappelé que de telles sanctions étaient envisageables.
Pour le cardinal Zen, le fait que le Vatican n’ait pas rappelé la possibilité d’une excommunication latae sententiae ressort d’un excès de « compassion ». Son avis est tranché. « Quel autre crime [les consécrateurs qui ordonnent des évêques illicites] ne seraient-ils pas prêts à commettre pour ‘le bien de l’Eglise’ ? », interroge-t-il sans détour, tout en se refusant à une condamnation hâtive tant que les personnes en question n’ont pas pu s’expliquer librement.
Par ailleurs, la veille de l’ordination du P. Guo Jincai, une messe de funérailles a été célébrée à Shijiazhuang, chef-lieu de la province du Hebei. Il s’agissait de l’inhumation de Mgr Paul Jiang Taoran, évêque « officiel » de Shijiazhuang, ordonné sans mandat pontifical en 1989 puis reconnu comme évêque légitime par Benoît XVI en 2008. En toute logique, la messe aurait dû être célébrée par l’ordinaire du lieu, Mgr Julius Jia Zhiguo, évêque « clandestin » du diocèse de Zhengding (Shijiazhuang), mais ce dernier est l’objet d’un étroit contrôle policier et les autorités n’avaient autorisé la présence d’aucun évêque pour cette messe célébrée en la cathédrale de l’Immaculée Conception, à Shijiazhuang (6). Mgr Jiang Taoran a donc été inhumé en l’absence de tout évêque.
(1) Voir dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 18 novembre 2010.
(2) Voir dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 17 novembre et le 18 novembre 2010
(3) Ucanews, 20 novembre 2010.
(4) Voir EDA 301
(5) Agence France-Presse, 19 et 20 novembre 2010.
(6) A propos de Mgr Jiang Taoran, décédé le 15 novembre 2010, à l’âge de 84 ans, voir la dépêche diffusée par Eglises d’Asie le 15 novembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 22 novembre 2010)
Vietnam: Début des travaux de la Grande assemblée du peuple de Dieu, sommet de l’Année Sainte de 2010
Eglises d'Asie
11:01 22/11/2010
La « Grande assemblée du peuple de Dieu » a commencé ses travaux le 21 novembre au Centre pastoral de l’archidiocèse de Saigon, depuis longtemps prêt à accueillir les délibérations de l’assemblée. La messe d’ouverture a eu lieu en plein air sur la place Notre-Dame de la paix, le parvis de la cathédrale Notre-Dame de Saigon, dans l’après-midi du dimanche 21 novembre. La pluie, fréquente en cette saison,. ..
... s’est arrêtée de tomber pendant quelque temps sur la nombreuse assistance venue de tout le pays pour la circonstance.
Etaient présents en premier lieu les délégués officiels des diverses composantes du peuple de Dieu, à savoir les représentants des mouvements d’action catholique, du laïcat et du clergé de chaque diocèse, ainsi que des congrégations religieuses de droit pontifical, les vicaires généraux diocésains, les directeurs de séminaire et bien entendu les évêques au nombre de 28 (pour 26 diocèses). Parmi ces derniers, il y avait, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale qui avait convoqué l’assemblée, et l’ordinaire de l’archidiocèse de Saigon, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man. Comme l’ont fait remarquer les documents de travail de l’assemblée, pour la première fois dans l’histoire de l’Eglise du Vietnam, une assemblée s’est donné pour objectif de réunir et refléter l’intégralité du peuple de Dieu.
Depuis le début de sa préparation, cet événement est considéré comme le point culminant de l’Année Sainte 2010. Celle-ci, solennellement inaugurée en novembre 2009 près de Hanoi, s’achèvera au début de l’année prochaine, le jour de l’Epiphanie, au sanctuaire national de La Vang, en passe d’être complètement rénové. Toute l’Eglise du Vietnam y est représentée avec l’ensemble de ses diocèses et de ses composantes. Quelques représentants de la diaspora vietnamienne catholique dans le monde ont également été invités. Cependant le nombre de participants reste raisonnable puisque les sept millions de catholiques vietnamiens seront représentés par un peu plus de 300 délégués. Ils y feront le point sur le passé, examineront la situation actuelle et s’orienteront ensemble vers les temps à venir.
Ces trois visées ont joué un rôle moteur aussi bien dans la mise en place de l’Année Sainte que dans la convocation de cette assemblée. L’Eglise du Vietnam a profité d’un double anniversaire, celui de la création, il y a 350 ans, des deux premiers vicariats apostoliques du Tonkin et de la Cochinchine et celui de l’établissement de la hiérarchie, il y a 50 ans, pour faire vivre au peuple de Dieu un processus d’action de grâces et de réflexion en vue de l’édification de l’Eglise. Comme le disent encore les documents préparatoires de l’assemblés, « celle-ci n’aura d’autre but que d’édifier l’Eglise voulue par le Seigneur et d’accomplir la mission qu’il lui a confiée: annoncer la bonne nouvelle du royaume des cieux aux hommes d’aujourd’hui sur la terre du Vietnam ».
L’organisation et le déroulement des débats ont été soigneusement préparés. Chacun des quatre jours est consacré à un thème particulier. La matinée, les participants écoutent les exposés et les comptes rendus des divers délégués. Des discussions en groupe ont lieu dans l’après-midi. La soirée se termine par une récapitulation des travaux du jour. L’ensemble des débats, les conclusions et propositions de l’assemblée seront repris dans un compte rendu récapitulatif établi le quatrième jour. C’est également ce jour-là que l’assemblée rédigera un message destiné à l’ensemble de l’Eglise catholique au Vietnam.
On pourra également retrouver un compte rendu détaillé de l’ensemble des travaux, qui s’achèveront le 25 novembre prochain, ainsi que le document final qui sera établi par la Conférence épiscopale et publié ultérieurement. Il tiendra compte aussi de toutes les propositions et suggestions qui auront pu être envoyées à titre privé par les catholiques vietnamiens. Ce document final servira de fondement et d’inspiration aux divers programmes et projets de l’Eglise du Vietnam dans l’avenir.
Le comité d’organisation, mis en place dès le début de l’Année Sainte, a préparé avec grand soin cet événement. Un premier document de base, sorte de programme général, intitulé « Mystère, Communion, Mission », a été envoyé à tous les diocèses et toutes les institutions religieuses qui l’ont étudié et discuté. A partir des nombreuses réactions et contributions qu’il a suscitées, un très important « document de travail » a été composé pour servir de canevas aux travaux de l’assemblée.
(Source: Eglises d'Asie, 22 novembre 2010)
... s’est arrêtée de tomber pendant quelque temps sur la nombreuse assistance venue de tout le pays pour la circonstance.
Etaient présents en premier lieu les délégués officiels des diverses composantes du peuple de Dieu, à savoir les représentants des mouvements d’action catholique, du laïcat et du clergé de chaque diocèse, ainsi que des congrégations religieuses de droit pontifical, les vicaires généraux diocésains, les directeurs de séminaire et bien entendu les évêques au nombre de 28 (pour 26 diocèses). Parmi ces derniers, il y avait, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale qui avait convoqué l’assemblée, et l’ordinaire de l’archidiocèse de Saigon, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man. Comme l’ont fait remarquer les documents de travail de l’assemblée, pour la première fois dans l’histoire de l’Eglise du Vietnam, une assemblée s’est donné pour objectif de réunir et refléter l’intégralité du peuple de Dieu.
Depuis le début de sa préparation, cet événement est considéré comme le point culminant de l’Année Sainte 2010. Celle-ci, solennellement inaugurée en novembre 2009 près de Hanoi, s’achèvera au début de l’année prochaine, le jour de l’Epiphanie, au sanctuaire national de La Vang, en passe d’être complètement rénové. Toute l’Eglise du Vietnam y est représentée avec l’ensemble de ses diocèses et de ses composantes. Quelques représentants de la diaspora vietnamienne catholique dans le monde ont également été invités. Cependant le nombre de participants reste raisonnable puisque les sept millions de catholiques vietnamiens seront représentés par un peu plus de 300 délégués. Ils y feront le point sur le passé, examineront la situation actuelle et s’orienteront ensemble vers les temps à venir.
Ces trois visées ont joué un rôle moteur aussi bien dans la mise en place de l’Année Sainte que dans la convocation de cette assemblée. L’Eglise du Vietnam a profité d’un double anniversaire, celui de la création, il y a 350 ans, des deux premiers vicariats apostoliques du Tonkin et de la Cochinchine et celui de l’établissement de la hiérarchie, il y a 50 ans, pour faire vivre au peuple de Dieu un processus d’action de grâces et de réflexion en vue de l’édification de l’Eglise. Comme le disent encore les documents préparatoires de l’assemblés, « celle-ci n’aura d’autre but que d’édifier l’Eglise voulue par le Seigneur et d’accomplir la mission qu’il lui a confiée: annoncer la bonne nouvelle du royaume des cieux aux hommes d’aujourd’hui sur la terre du Vietnam ».
L’organisation et le déroulement des débats ont été soigneusement préparés. Chacun des quatre jours est consacré à un thème particulier. La matinée, les participants écoutent les exposés et les comptes rendus des divers délégués. Des discussions en groupe ont lieu dans l’après-midi. La soirée se termine par une récapitulation des travaux du jour. L’ensemble des débats, les conclusions et propositions de l’assemblée seront repris dans un compte rendu récapitulatif établi le quatrième jour. C’est également ce jour-là que l’assemblée rédigera un message destiné à l’ensemble de l’Eglise catholique au Vietnam.
On pourra également retrouver un compte rendu détaillé de l’ensemble des travaux, qui s’achèveront le 25 novembre prochain, ainsi que le document final qui sera établi par la Conférence épiscopale et publié ultérieurement. Il tiendra compte aussi de toutes les propositions et suggestions qui auront pu être envoyées à titre privé par les catholiques vietnamiens. Ce document final servira de fondement et d’inspiration aux divers programmes et projets de l’Eglise du Vietnam dans l’avenir.
Le comité d’organisation, mis en place dès le début de l’Année Sainte, a préparé avec grand soin cet événement. Un premier document de base, sorte de programme général, intitulé « Mystère, Communion, Mission », a été envoyé à tous les diocèses et toutes les institutions religieuses qui l’ont étudié et discuté. A partir des nombreuses réactions et contributions qu’il a suscitées, un très important « document de travail » a été composé pour servir de canevas aux travaux de l’assemblée.
(Source: Eglises d'Asie, 22 novembre 2010)
Opening the 2010 Congress of God’s People in Vietnam
Đai hội Dân Chúa
11:37 22/11/2010
The Opening Mass of the 2010 Congress of God’s People in Vietnam takes place in the Cathedral of Saigon at 5:15 pm Sunday November 21, 2010, to begin four working days of the Congress.
For the first time in the history of the Catholic Church in Vietnam, the representatives of all members of God’s People from all over the country are gathering here to find out a new direction for the coming period.
More than 300 delegates representing the clergy, religious congregations and laity will address their views and opinions for the building of the Church in Vietnam: The Church as a Mystery – Communion – Mission.
The Congress has been convoked by Catholic Bishops’ Conference of Vietnam (CBCV) as the summit of all activities during the Jubilee Year 2010 to commemorate the 350th anniversary of establishing the first two Apostolic Vicariates and the 50th anniversary of founding the Vietnamese Hierarchy.
The Congress hopes to open a new direction for the Church in Vietnam in this new stage of history, in the heart of a country which is changing rapidly in a world which is constantly transforming itself.
Sharing at the Opening Mass, Archbishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of CBCV, says: “We are called to cooperate with the Holy Spirit to build up the communion by the practical and feasible way, that is dialogue. It means that, instead of talking about, we have to accept to talk to each other in truth and charity, which is called by Pope Paul VI as Salvation Dialogue.”
The delegates will begin working at HCMC Archdiocese’s Pastoral Center, starting tomorrow Monday, November 22, 2010, during which each of the three Catholic Provinces of Hanoi, Saigon and Hue will take turn to preside over the Congress on three principal themes respectively: The Church of Christ in the heart of Vietnam, the Church as a sign and instrument of communion, and Catholic Church and the evangelization.
Earlier, the working paper of the Congress has been published. This is a summary of the draft The Church in Vietnam: Mystery - Communion - Mission, together with reflections and opinions from many people and from the teaching of the Church.
Detailed information will be updated at www.daihoidanchua.net. Please send your opinions to ykien@daihoidanchua.net
May all members of God’s People pray for the Congress and express the opinions to contribute to the building of Church in Vietnam.
Contact:
News Bureau of the Congress
Tel: 08-3911 8864
Email: lienhe@daihoidanchua.net
(Source: http://www.daihoidanchua.net/b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-tin-t%E1%BB%A9c/20101121339/opening-2010-congress-god%E2%80%99s-people-vietnam)
For the first time in the history of the Catholic Church in Vietnam, the representatives of all members of God’s People from all over the country are gathering here to find out a new direction for the coming period.
More than 300 delegates representing the clergy, religious congregations and laity will address their views and opinions for the building of the Church in Vietnam: The Church as a Mystery – Communion – Mission.
The Congress has been convoked by Catholic Bishops’ Conference of Vietnam (CBCV) as the summit of all activities during the Jubilee Year 2010 to commemorate the 350th anniversary of establishing the first two Apostolic Vicariates and the 50th anniversary of founding the Vietnamese Hierarchy.
The Congress hopes to open a new direction for the Church in Vietnam in this new stage of history, in the heart of a country which is changing rapidly in a world which is constantly transforming itself.
Sharing at the Opening Mass, Archbishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of CBCV, says: “We are called to cooperate with the Holy Spirit to build up the communion by the practical and feasible way, that is dialogue. It means that, instead of talking about, we have to accept to talk to each other in truth and charity, which is called by Pope Paul VI as Salvation Dialogue.”
The delegates will begin working at HCMC Archdiocese’s Pastoral Center, starting tomorrow Monday, November 22, 2010, during which each of the three Catholic Provinces of Hanoi, Saigon and Hue will take turn to preside over the Congress on three principal themes respectively: The Church of Christ in the heart of Vietnam, the Church as a sign and instrument of communion, and Catholic Church and the evangelization.
Earlier, the working paper of the Congress has been published. This is a summary of the draft The Church in Vietnam: Mystery - Communion - Mission, together with reflections and opinions from many people and from the teaching of the Church.
Detailed information will be updated at www.daihoidanchua.net. Please send your opinions to ykien@daihoidanchua.net
May all members of God’s People pray for the Congress and express the opinions to contribute to the building of Church in Vietnam.
Contact:
News Bureau of the Congress
Tel: 08-3911 8864
Email: lienhe@daihoidanchua.net
(Source: http://www.daihoidanchua.net/b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-tin-t%E1%BB%A9c/20101121339/opening-2010-congress-god%E2%80%99s-people-vietnam)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Chúa Kitô Vua – ngày hành hương truyền thống của Giáo xứ Châu Sơn
Anh Thư
07:09 22/11/2010
Lễ Chúa Kitô Vua – ngày hành hương truyền thống của Giáo xứ Châu Sơn
Về Châu Sơn hành hương Núi Chúa,
Nghe mênh mang câu hát cõi Thiên Đình
Cả cây rừng cũng lên tiếng cầu kinh,
Và đá sỏi lặng thinh đời chiêm niệm
(Ngọc Hạnh)
Xem hình ảnh
Hằng năm cứ vào Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua, bổn mạng của Đoàn Tráng Niên Giáo xứ Châu Sơn, hàng ngàn người từ khắp nơi “trẩy hội lên đền”. Từ người già đến trẻ, nam phụ lão ấu, nô nức rủ nhau lên NÚI CHÚA
Con đường từ nhà thờ Châu Sơn đến Núi Chúa khoảng 3 km. Vì an ninh, mọi người phải đi bộ, trừ một vài trường hợp đặc biệt ! Con đường mòn dẫn lên núi (cao 559 mét) còn gồ ghề sỏi đá, khó đi. Vì thế, người trong làng phải đi từ rất sớm, họ mang hoa tươi dâng Chúa. Các anh em trong Đoàn Tráng niên mang theo tất cả những thứ cần thiết chuẩn bị thánh lễ: loa âm thanh, cọc lều dựng láng để dâng lễ…khệ nệ thật vất vả. Từ đỉnh núi, tượng Chúa Kitô Vua trắng toát trên bệ cao, đang giang tay thân thương chào đón đoàn con.
Khi mặt trời chưa lên cao, sương mù còn giăng mắc đó đây, trên các đồi cây, con dốc, cảnh vật thật hữu tình, thật thanh bình, chung quanh tượng Chúa bạt ngàn xanh màu lá… tiếng chim ríu rít rên cành, gió đầu đông se lạnh, khiến người ta có cảm tưởng đang ở Sapa, hay Dalat... Xa xa toàn cảnh thành phố Banmê với những ngôi nhà cao tầng, những dòng xe cộ li ti như đàn kiến chạy dọc ngang…
Đúng 9giờ, khi ánh nắng đã chan hòa khắp vạn vật, nhạc đoàn trổi khúc hoan ca Vua Kitô, âm điệu hoành tráng vang vọng cả núi đồi, khiến lữ khách dồn chân mau bước…
Thánh lễ do cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Quản xứ Giáo xứ Châu Sơn đồng tế cùng hai tân linh mục. Trong bài giảng, cha chủ tế trình bày Vương quốc của Đức Giêsu là niềm tin, một vương quốc tình yêu, sự thật và phục vụ. Một vương quốc vĩnh cửu, vô biên trải rộng đến mọi tâm hồn. Là thần dân của Vua Kitô, người tín hữu trong bất cứ vai trò nào không dựa vào quyền bính mà phải luôn yêu thương và phục vụ mọi người tận tình. Chỉ có tình yêu mới có khả năng quy tụ anh em và đem lại hạnh phúc cho nhau. Vì Thiên Chúa dựng lên con người và muốn con người sống hạnh phúc, mà phục vụ là đem lại cuộc sống hạnh phúc …
Sau thánh lễ, đoàn người hành hương đi “đàng Thánh Giá” chung quanh tượng Chúa. Tiếng ca hát, đọc kinh vang vọng xuống tận chân đồi.
Đến trưa từng nhóm quây quần bên nhau trên những “thổ cư” dưới những bóng cây xanh mát, họ cùng chia sẻ bữa ăn thật vui vẻ. Họ nhớ lại ngày ấy năm xưa… khi núi rừng Châu Sơn còn mịt mùng trùng điệp, có những đỉnh cao chưa ai lên tới, nhiều lũng thấp chưa in dấu chân người… anh Lê Thanh Hải, Phó Phụng vụ Đoàn Tráng Niên Châu Sơn ke, vào năm 1963, được Chính quyền đương thời cho phép, cha quản xứ Giuse Trịnh Chính Trực (hiện là Giám mục về hưu) và giáo dân Châu Sơn đã xẻ núi băng rừng, vượt đèo leo dốc để xây tượng đài Chúa Kitô trên đỉnh cao nhất về phía tây Giáo xứ, và trở thành nơi hành hương hằng năm của người dân làng Châu Sơn. Sau ngày thống nhất đất nước, khi cuộc sống ổn định, bà con giáo dân lên núi tu sửa, hàn gắn tượng Chúa, trồng cây tôn tạo khu vực Núi Chúa ngày càng thêm đẹp để xứng đáng là nơi thờ tự tôn nghiêm… Núi Chúa là biểu tượng của Niềm tin và là Đỉnh cao Hy vọng của của mọi tín hữu Châu Sơn, Núi Ngọc.
Anh Giuse Lê Ngọc Thái, Trưởng Đoàn Tráng niên Giáo xứ Châu Sơn cho biết, đã có thời gian dài, rừng núi này bị tàn phá thành đồi trọc, bà con giáo dân lại bỏ công sức tiền của trồng hàng chục ngàn cây rừng, và thường xuyên chăm sóc bảo vệ môi trường, làm đẹp nơi tôn nghiêm, trả lại màu xanh cho núi, bóng mát cho rừng, sửa đường đi lối lại và làm những bậc cấp lên núi Chúa.
Tượng đài Chúa Kitô Vua được gắn liền với sinh hoạt phụng vụ của Giáo xứ Châu Sơn, là Di sản tâm linh của cha ông mà con cháu có bổn phận “gìn giữ cho muôn đời sau
Về Châu Sơn hành hương Núi Chúa,
Nghe mênh mang câu hát cõi Thiên Đình
Cả cây rừng cũng lên tiếng cầu kinh,
Và đá sỏi lặng thinh đời chiêm niệm
(Ngọc Hạnh)
Xem hình ảnh
Hằng năm cứ vào Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua, bổn mạng của Đoàn Tráng Niên Giáo xứ Châu Sơn, hàng ngàn người từ khắp nơi “trẩy hội lên đền”. Từ người già đến trẻ, nam phụ lão ấu, nô nức rủ nhau lên NÚI CHÚA
Con đường từ nhà thờ Châu Sơn đến Núi Chúa khoảng 3 km. Vì an ninh, mọi người phải đi bộ, trừ một vài trường hợp đặc biệt ! Con đường mòn dẫn lên núi (cao 559 mét) còn gồ ghề sỏi đá, khó đi. Vì thế, người trong làng phải đi từ rất sớm, họ mang hoa tươi dâng Chúa. Các anh em trong Đoàn Tráng niên mang theo tất cả những thứ cần thiết chuẩn bị thánh lễ: loa âm thanh, cọc lều dựng láng để dâng lễ…khệ nệ thật vất vả. Từ đỉnh núi, tượng Chúa Kitô Vua trắng toát trên bệ cao, đang giang tay thân thương chào đón đoàn con.
Khi mặt trời chưa lên cao, sương mù còn giăng mắc đó đây, trên các đồi cây, con dốc, cảnh vật thật hữu tình, thật thanh bình, chung quanh tượng Chúa bạt ngàn xanh màu lá… tiếng chim ríu rít rên cành, gió đầu đông se lạnh, khiến người ta có cảm tưởng đang ở Sapa, hay Dalat... Xa xa toàn cảnh thành phố Banmê với những ngôi nhà cao tầng, những dòng xe cộ li ti như đàn kiến chạy dọc ngang…
Đúng 9giờ, khi ánh nắng đã chan hòa khắp vạn vật, nhạc đoàn trổi khúc hoan ca Vua Kitô, âm điệu hoành tráng vang vọng cả núi đồi, khiến lữ khách dồn chân mau bước…
Thánh lễ do cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Quản xứ Giáo xứ Châu Sơn đồng tế cùng hai tân linh mục. Trong bài giảng, cha chủ tế trình bày Vương quốc của Đức Giêsu là niềm tin, một vương quốc tình yêu, sự thật và phục vụ. Một vương quốc vĩnh cửu, vô biên trải rộng đến mọi tâm hồn. Là thần dân của Vua Kitô, người tín hữu trong bất cứ vai trò nào không dựa vào quyền bính mà phải luôn yêu thương và phục vụ mọi người tận tình. Chỉ có tình yêu mới có khả năng quy tụ anh em và đem lại hạnh phúc cho nhau. Vì Thiên Chúa dựng lên con người và muốn con người sống hạnh phúc, mà phục vụ là đem lại cuộc sống hạnh phúc …
Sau thánh lễ, đoàn người hành hương đi “đàng Thánh Giá” chung quanh tượng Chúa. Tiếng ca hát, đọc kinh vang vọng xuống tận chân đồi.
Đến trưa từng nhóm quây quần bên nhau trên những “thổ cư” dưới những bóng cây xanh mát, họ cùng chia sẻ bữa ăn thật vui vẻ. Họ nhớ lại ngày ấy năm xưa… khi núi rừng Châu Sơn còn mịt mùng trùng điệp, có những đỉnh cao chưa ai lên tới, nhiều lũng thấp chưa in dấu chân người… anh Lê Thanh Hải, Phó Phụng vụ Đoàn Tráng Niên Châu Sơn ke, vào năm 1963, được Chính quyền đương thời cho phép, cha quản xứ Giuse Trịnh Chính Trực (hiện là Giám mục về hưu) và giáo dân Châu Sơn đã xẻ núi băng rừng, vượt đèo leo dốc để xây tượng đài Chúa Kitô trên đỉnh cao nhất về phía tây Giáo xứ, và trở thành nơi hành hương hằng năm của người dân làng Châu Sơn. Sau ngày thống nhất đất nước, khi cuộc sống ổn định, bà con giáo dân lên núi tu sửa, hàn gắn tượng Chúa, trồng cây tôn tạo khu vực Núi Chúa ngày càng thêm đẹp để xứng đáng là nơi thờ tự tôn nghiêm… Núi Chúa là biểu tượng của Niềm tin và là Đỉnh cao Hy vọng của của mọi tín hữu Châu Sơn, Núi Ngọc.
Anh Giuse Lê Ngọc Thái, Trưởng Đoàn Tráng niên Giáo xứ Châu Sơn cho biết, đã có thời gian dài, rừng núi này bị tàn phá thành đồi trọc, bà con giáo dân lại bỏ công sức tiền của trồng hàng chục ngàn cây rừng, và thường xuyên chăm sóc bảo vệ môi trường, làm đẹp nơi tôn nghiêm, trả lại màu xanh cho núi, bóng mát cho rừng, sửa đường đi lối lại và làm những bậc cấp lên núi Chúa.
Tượng đài Chúa Kitô Vua được gắn liền với sinh hoạt phụng vụ của Giáo xứ Châu Sơn, là Di sản tâm linh của cha ông mà con cháu có bổn phận “gìn giữ cho muôn đời sau
Đại biểu giáo phận Phan Thiết tham gia và góp ý với Đại Hội Dân Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:43 22/11/2010
ĐẠI BIỂU GIÁO PHẬN PHAN THIẾT GÓP Ý VỚI ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
Phái đoàn Giáo phận Phan thiết tham dự ĐHDC gồm 8 đại biểu: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, 3 Linh mục và 3 giáo dân.
Sáng nay thứ hai 22.11, sau phần thuyết trình của 3 ĐGM thuộc Tổng Giáo phận Hà nội với chủ đề: Giáo Hội Mầu Nhiệm, là những tham luận và những góp ý của nhiều đại biểu.
Bài góp ý của Giáo phận Phan thiết do Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu đọc.
Phần I: Nền tảng thần học
I-Về Mầu Nhiệm Giáo hội:
Chúng tôi nhận thấy rằng Mầu Nhiệm Giáo Hội đã được nói tới trong đề cương gồm có bốn yếu tố: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Kitô, Đền thờ Chúa Thánh Thần, Nước Thiên Chúa, nhưng trong tài liệu làm việc thì yếu tố Nước Thiên Chúa không được đề cập tới. Đề cương số 13 cũng nói rõ: “Mầu nhiệm Giáo Hội chỉ có ý nghĩa khi liên kết với Nước Thiên Chúa”… “Theo Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chính là Nước Thiên Chúa đang phát triển trên trần gian”.
Vì thế để có thể hiểu được cách sâu sắc hơn và dễ hiểu hơn, có lẽ nên nhìn và hiểu khái niệm Giáo Hội qua lăng kính khái niệm “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” hay “Mầu nhiệm Nước Trời”. Và, “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” sẽ được hiểu như “tương quan Tình yêu giữa Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”. Bởi vì là “tương quan tình yêu” nên thông thường bao gồm 2 yếu tố cơ bản sau đây:
1-Các “đối tác” (partenaires): Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Thần) và các thụ tạo của Ngài (các thiên thần, satan hay ma quỉ và loài người): đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Thiên Chúa như tương quan giữa cha-con, giữa chủ-tớ, giữa chủ-thợ, giữa vua-tôi, giữa lưới-cá, v.v…
2-Tình yêu được tạo ra từ chính tương quan tình yêu giữa các đối tác nầy: đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Trời như là những hạt giống, như là men trong bột, v.v…
Khi nhìn trong nhãn quan nầy, khái niệm về Giáo Hội như là mầu nhiệm, như là hiệp thông và như là sứ vụ sẽ được dễ hiểu hơn và sẽ dễ được trình bày cách có hệ thống hơn: tất cả sẽ được “xâu vào” một “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” đó là tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài. Và, ở đây, thuộc tính “mầu nhiệm” không chỉ được gán cho một yếu tố nào đó thôi, mà phải được gán cho tất cả, tức là kể cả sự hiệp thông và cả sứ vụ: bởi vì khi nói tương quan tình yêu, đương nhiên là nói tới sự hiệp nhất, liên đới, hiệp thông, và cũng đương nhiên đề cập tới sứ vụ hay trách nhiệm của các “đối tác tình yêu” đối với nhau…
Tương quan tình yêu nầy đã trở thành “hiện thực” nơi Đức Giêsu-Kitô Phục Sinh, hay nói cách khác, Đức Giêsu-Kitô chính là “hiện thân” của Nước Thiên Chúa, và Giáo Hội chỉ trở nên là “thân thể” của Ngài, chỉ trở nên “cái hôm nay”, trong điều kiện Giáo Hội sống những tương quan tình yêu đó, bởi vì tương quan tình yêu đó vốn được diễn ra trong lịch sử, và vì thế, đó là một quá trình lớn lên từ từ, như hạt giống, như tác động của men và của muối…
II-Về cấu trúc của văn kiện:
Khi được nhìn qua lăng kính “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” như trên đây, cấu trúc của văn kiện có lẽ cũng cần được sắp xếp lại để mang tính logic và hệ thống hơn. Cấu trúc mới nầy sẽ được trình bày theo kiểu những vòng tròn đồng tâm hơn là đường thẳng: tâm của những vòng tròn nầy chính là “tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”:
1-Tương quan giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh thần) và con người, và ngược lại: Đấng tạo thành-thụ tạo, Cha-con…
2-Tương quan giữa con người với nhau (trong gia đình, cộng đoàn, xã hội và thế giới…): tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, bình đẳng trong quyền lợi và trong trách nhiệm; phẩm trật và quyền bính nói chung, đặc biệt trong Giáo Hội, sẽ được nhìn qua lăng kính phục vụ và yêu thương hơn là thống trị…
3-Tương quan giữa Thiên Chúa, con người và thiên nhiên vũ trụ: Thiên Chúa là chủ và con người là người quản lý được Thiên Chúa ủy thác trông coi, làm lợi thêm ra và giữ gìn (đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống)…
III-Vấn đề đào tạo cũng sẽ được nhìn qua những lăng kính trên đây:
Giữa vô vàn những điều cần phải quan tâm, trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội Việt Nam, có lẽ nên quan tâm nhiều hơn trên những vấn đề nầy:
1-Thực thi trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng Nước Thiên Chúa (= gia đình, Giáo hội, xã hội và thế giới); Lên đường truyền giáo;
2-Hạnh phúc sống theo Hiến Chương Nước Trời. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ.
Phần II: Hướng đi mục vụ
1- Đề nghị MV 1: Củng cố mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa.
-Ưu tiên mục vụ: Đề nghị chú ý đến việc canh tân phụng vụ để mọi người tham dự cách tích cực sinh động, yêu mến việc cử hành phụng vụ, nhất là Thánh lễ.
-Hiểu biết Thánh lễ là điều rất cần thiết.
-Chú ý dạy Kinh Lạy Cha thật kỹ, nhất là ba ý nguyện đầu tiên.
-Giáo lý về Hôn nhân Công Giáo phải được dạy và học cách nghiêm túc kỹ càng.
-Hướng dẫn lòng đạo bình dân trong sự tôn trọng “đạo của con tim”.
2- Đề nghị MV 2: Hội nhập văn hoá.
-Nên định hướng việc hội nhập văn hoá vào trong huấn giáo.
3- Đề nghị MV 3: Phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội.
Về ưu tiên mục vụ cần nhấn mạnh:
-Cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo.
-Hiệp nhất trong HĐGM, trong Linh mục đoàn các Giáo phận cần được nhấn mạnh.
-Phát huy sự hợp tác giữa các thành phần dân Chúa và các đoàn thể Công Giáo tiến hành.
-Có nên nói về mức sống của các linh mục ở đây không, vì nó hơi lạc điệu?
-Hiệp nhất, hợp tác cho công cuộc truyền giáo.
-Xin thống nhất cách gọi của “Hội Đồng Giáo Xứ”.
4- Đề nghị MV 4: Đào tạo nhân sự.
-Về định hướng, cần xác định đào tạo nhân sự cho vấn đề gì. Tại sao việc đào tạo nhân sự chỉ chú ý tới chức tư tế thừa tác? Trong khi cần đào tạo nhân sự nhắm tới việc truyền giáo. Đây là bổn phận của mọi người Kitô hữu. Mỗi người phải truyền giáo. Vai trò của huấn giáo trong việc đào tạo nhân sự cho công cuộc truyền giáo phải được quan tâm đặc biệt.
-Vì thế ưu tiên mục vụ phải dành cho việc canh tân mục vụ huấn giáo, gồm việc đào tạo Giáo lý viên, Hội Đồng Giáo Xứ, cán bộ các Đoàn thể CGTH.
5- Đề nghị MV 5: Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh ngày nay.
-Về định hướng: Định vị Huấn giáo vào trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh. Nắm vững mục đích của huấn giáo.
Đó cũng là ưu tiên mục vụ: canh tân việc rao giảng Tin Mừng.
-Về kế hoạch thực hiện: Quỹ truyền giáo phải dành một phần quan trọng cho huấn giáo ở cấp Giáo Phận và Giáo Xứ.
-Về nhân sự truyền giáo xin lưu ý cả cấp Giáo Xứ và nhân sự này phải được đào tạo.
-Phát động chiến dịch Loan báo Tin Mừng: Công tác này không chỉ là việc cá nhân, nhưng là cả tập thể, toàn dân Chúa tham gia tích cực. Đó là sức mạnh của tập thể. Chiến dịch cần phải có phương án ở cả tiền tuyến (đồng khởi ra đi) và hậu phương (toàn dân hỗ trợ bằng cầu nguyện, gương sáng, đào tạo). Hàng tháng phải có đánh giá công việc, chú ý tính cách long trọng của lễ nghi Rửa tội và việc đồng hành với anh chị em Tân tòng.
6- Đề nghị MV 6: Công bằng xã hội và thực thi bác ái.
Về ưu tiên mục vụ:
-Thực thi đức công bằng ngay trong hàng ngũ linh mục và giáo dân: Linh mục với nhau, cha xứ với giáo dân, giáo dân với nhau. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ trong vấn đề này.
-Giáo dục ý thức bác ái là căn tính đặc thù của người Công Giáo. Việc từ thiện là việc của mỗi người, tránh tư tưởng cho rằng từ thiện là việc của người nước ngoài, người giàu có…
-Tránh chú trọng hình thức khi làm từ thiện bác ái. Cần canh tân việc thực thi bác ái.
Phái đoàn Giáo phận Phan thiết tham dự ĐHDC gồm 8 đại biểu: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, 3 Linh mục và 3 giáo dân.
Bài góp ý của Giáo phận Phan thiết do Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu đọc.
Phần I: Nền tảng thần học
I-Về Mầu Nhiệm Giáo hội:
Chúng tôi nhận thấy rằng Mầu Nhiệm Giáo Hội đã được nói tới trong đề cương gồm có bốn yếu tố: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Kitô, Đền thờ Chúa Thánh Thần, Nước Thiên Chúa, nhưng trong tài liệu làm việc thì yếu tố Nước Thiên Chúa không được đề cập tới. Đề cương số 13 cũng nói rõ: “Mầu nhiệm Giáo Hội chỉ có ý nghĩa khi liên kết với Nước Thiên Chúa”… “Theo Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chính là Nước Thiên Chúa đang phát triển trên trần gian”.
Vì thế để có thể hiểu được cách sâu sắc hơn và dễ hiểu hơn, có lẽ nên nhìn và hiểu khái niệm Giáo Hội qua lăng kính khái niệm “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” hay “Mầu nhiệm Nước Trời”. Và, “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” sẽ được hiểu như “tương quan Tình yêu giữa Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”. Bởi vì là “tương quan tình yêu” nên thông thường bao gồm 2 yếu tố cơ bản sau đây:
1-Các “đối tác” (partenaires): Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Thần) và các thụ tạo của Ngài (các thiên thần, satan hay ma quỉ và loài người): đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Thiên Chúa như tương quan giữa cha-con, giữa chủ-tớ, giữa chủ-thợ, giữa vua-tôi, giữa lưới-cá, v.v…
2-Tình yêu được tạo ra từ chính tương quan tình yêu giữa các đối tác nầy: đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Trời như là những hạt giống, như là men trong bột, v.v…
Khi nhìn trong nhãn quan nầy, khái niệm về Giáo Hội như là mầu nhiệm, như là hiệp thông và như là sứ vụ sẽ được dễ hiểu hơn và sẽ dễ được trình bày cách có hệ thống hơn: tất cả sẽ được “xâu vào” một “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” đó là tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài. Và, ở đây, thuộc tính “mầu nhiệm” không chỉ được gán cho một yếu tố nào đó thôi, mà phải được gán cho tất cả, tức là kể cả sự hiệp thông và cả sứ vụ: bởi vì khi nói tương quan tình yêu, đương nhiên là nói tới sự hiệp nhất, liên đới, hiệp thông, và cũng đương nhiên đề cập tới sứ vụ hay trách nhiệm của các “đối tác tình yêu” đối với nhau…
Tương quan tình yêu nầy đã trở thành “hiện thực” nơi Đức Giêsu-Kitô Phục Sinh, hay nói cách khác, Đức Giêsu-Kitô chính là “hiện thân” của Nước Thiên Chúa, và Giáo Hội chỉ trở nên là “thân thể” của Ngài, chỉ trở nên “cái hôm nay”, trong điều kiện Giáo Hội sống những tương quan tình yêu đó, bởi vì tương quan tình yêu đó vốn được diễn ra trong lịch sử, và vì thế, đó là một quá trình lớn lên từ từ, như hạt giống, như tác động của men và của muối…
II-Về cấu trúc của văn kiện:
Khi được nhìn qua lăng kính “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” như trên đây, cấu trúc của văn kiện có lẽ cũng cần được sắp xếp lại để mang tính logic và hệ thống hơn. Cấu trúc mới nầy sẽ được trình bày theo kiểu những vòng tròn đồng tâm hơn là đường thẳng: tâm của những vòng tròn nầy chính là “tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”:
1-Tương quan giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh thần) và con người, và ngược lại: Đấng tạo thành-thụ tạo, Cha-con…
2-Tương quan giữa con người với nhau (trong gia đình, cộng đoàn, xã hội và thế giới…): tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, bình đẳng trong quyền lợi và trong trách nhiệm; phẩm trật và quyền bính nói chung, đặc biệt trong Giáo Hội, sẽ được nhìn qua lăng kính phục vụ và yêu thương hơn là thống trị…
3-Tương quan giữa Thiên Chúa, con người và thiên nhiên vũ trụ: Thiên Chúa là chủ và con người là người quản lý được Thiên Chúa ủy thác trông coi, làm lợi thêm ra và giữ gìn (đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống)…
III-Vấn đề đào tạo cũng sẽ được nhìn qua những lăng kính trên đây:
Giữa vô vàn những điều cần phải quan tâm, trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội Việt Nam, có lẽ nên quan tâm nhiều hơn trên những vấn đề nầy:
1-Thực thi trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng Nước Thiên Chúa (= gia đình, Giáo hội, xã hội và thế giới); Lên đường truyền giáo;
2-Hạnh phúc sống theo Hiến Chương Nước Trời. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ.
Phần II: Hướng đi mục vụ
1- Đề nghị MV 1: Củng cố mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa.
-Ưu tiên mục vụ: Đề nghị chú ý đến việc canh tân phụng vụ để mọi người tham dự cách tích cực sinh động, yêu mến việc cử hành phụng vụ, nhất là Thánh lễ.
-Hiểu biết Thánh lễ là điều rất cần thiết.
-Chú ý dạy Kinh Lạy Cha thật kỹ, nhất là ba ý nguyện đầu tiên.
-Giáo lý về Hôn nhân Công Giáo phải được dạy và học cách nghiêm túc kỹ càng.
-Hướng dẫn lòng đạo bình dân trong sự tôn trọng “đạo của con tim”.
2- Đề nghị MV 2: Hội nhập văn hoá.
-Nên định hướng việc hội nhập văn hoá vào trong huấn giáo.
3- Đề nghị MV 3: Phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội.
Về ưu tiên mục vụ cần nhấn mạnh:
-Cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo.
-Hiệp nhất trong HĐGM, trong Linh mục đoàn các Giáo phận cần được nhấn mạnh.
-Phát huy sự hợp tác giữa các thành phần dân Chúa và các đoàn thể Công Giáo tiến hành.
-Có nên nói về mức sống của các linh mục ở đây không, vì nó hơi lạc điệu?
-Hiệp nhất, hợp tác cho công cuộc truyền giáo.
-Xin thống nhất cách gọi của “Hội Đồng Giáo Xứ”.
4- Đề nghị MV 4: Đào tạo nhân sự.
-Về định hướng, cần xác định đào tạo nhân sự cho vấn đề gì. Tại sao việc đào tạo nhân sự chỉ chú ý tới chức tư tế thừa tác? Trong khi cần đào tạo nhân sự nhắm tới việc truyền giáo. Đây là bổn phận của mọi người Kitô hữu. Mỗi người phải truyền giáo. Vai trò của huấn giáo trong việc đào tạo nhân sự cho công cuộc truyền giáo phải được quan tâm đặc biệt.
-Vì thế ưu tiên mục vụ phải dành cho việc canh tân mục vụ huấn giáo, gồm việc đào tạo Giáo lý viên, Hội Đồng Giáo Xứ, cán bộ các Đoàn thể CGTH.
5- Đề nghị MV 5: Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh ngày nay.
-Về định hướng: Định vị Huấn giáo vào trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh. Nắm vững mục đích của huấn giáo.
Đó cũng là ưu tiên mục vụ: canh tân việc rao giảng Tin Mừng.
-Về kế hoạch thực hiện: Quỹ truyền giáo phải dành một phần quan trọng cho huấn giáo ở cấp Giáo Phận và Giáo Xứ.
-Về nhân sự truyền giáo xin lưu ý cả cấp Giáo Xứ và nhân sự này phải được đào tạo.
-Phát động chiến dịch Loan báo Tin Mừng: Công tác này không chỉ là việc cá nhân, nhưng là cả tập thể, toàn dân Chúa tham gia tích cực. Đó là sức mạnh của tập thể. Chiến dịch cần phải có phương án ở cả tiền tuyến (đồng khởi ra đi) và hậu phương (toàn dân hỗ trợ bằng cầu nguyện, gương sáng, đào tạo). Hàng tháng phải có đánh giá công việc, chú ý tính cách long trọng của lễ nghi Rửa tội và việc đồng hành với anh chị em Tân tòng.
6- Đề nghị MV 6: Công bằng xã hội và thực thi bác ái.
Về ưu tiên mục vụ:
-Thực thi đức công bằng ngay trong hàng ngũ linh mục và giáo dân: Linh mục với nhau, cha xứ với giáo dân, giáo dân với nhau. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ trong vấn đề này.
-Giáo dục ý thức bác ái là căn tính đặc thù của người Công Giáo. Việc từ thiện là việc của mỗi người, tránh tư tưởng cho rằng từ thiện là việc của người nước ngoài, người giàu có…
-Tránh chú trọng hình thức khi làm từ thiện bác ái. Cần canh tân việc thực thi bác ái.
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Mầu nhiệm Giáo hội
+GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P
07:50 22/11/2010
MẦU NHIỆM GIÁO HỘI
Tham luận của GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Suốt hai ngàn năm qua, các Kitô hữu đã thể hiện niềm tin qua nhiều cách thế sống, hình thức diễn tả, cơ cấu tổ chức và mô hình Giáo hội khác nhau. Mỗi mô hình này hàm chứa một quan niệm thần học và một đường hướng mục vụ, cũng như cũng đưa ra một mô hình riêng về Giáo hội, cũng như một cố gắng cụ thể của các tín hữu để thực ơn gọi Kitô hữu trong những bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế riêng biệt.
Công cuộc canh tân và thích nghi của công đồng Vatican II đã bắt đầu với một cái nhìn mới về "mầu nhiệm Giáo hội" trong đó quan niệm Giáo hội như "Dân Thiên Chúa" được đặc biệt đề cao. Cuộc canh tân mà "Đại hội Dân Chúa Việt Nam" muốn thực hiện cũng phải khởi đi từ một cái nhìn mới và đúng đắn về Giáo hội. Đề cương Giáo hội tại Việt Nam đã chọn mô hình Giáo hội: Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ.
Xin góp một vài ý nhỏ chung quanh đề tài "Mầu nhiệm Giáo hội" và "Cộng đồng Dân Chúa".
1- Mô hình Giáo hội tiền Vatican II
Nhìn tổng quát, từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, hai mô hình chiếm vị trí ưu tiên trong Giáo hội học là "mô hình kim tự tháp” và “Xã hội hoàn hảo”.
Trong nhiệt tâm chống lại Phong trào Cải cách và sự can thiệp quá đáng của Nhà nước vào sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội, một số nhà thần học Công giáo thường trình bày Giáo Hội như một “Xã hội hoàn hảo”, nghĩa là tổ chức đích thực, một chủ thể quyền bính, một pháp nhân, có đầy đủ quyền tự quyết và tự trị như bất cứ vương quốc trần gian hay xã hội dân sự nào khác. Người ta đề cao yếu tố pháp lý hơn yếu tố bí tích, nhấn mạnh đến cơ chế hơn chiều kích mầu nhiệm, thánh thiêng của Giáo hội.
Mô hình kim tự tháp triệt để tôn vinh hàng giáo phẩm. Hồng y Noberto Bellarmino đã viết như sau: “Giáo Hội là một cộng đồng các tín hữu, được kết hợp do việc tuyên xưng niềm tin Kitô giáo, do việc lãnh nhận các bí tích, dưới quyền lãnh đạo của các mục tử hợp pháp, và, trên hết, của vị Đại diện duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian, Đức Giáo chủ Roma”. Việc đề cao quyền tối thượng tuyệt đối của Đức Thánh Cha được coi là một lợi khí để chống lại phong trào Cải cách và để canh tân Giáo hội.
Một số tác giả không ngần ngại quả quyết rằng Đức Kitô đã lập Giáo Hội như một xã hội phẩm trật, hoàn thiện và quân chủ. Bản văn của Công đồng Vatican I là một dẫn chứng điển hình: “Giáo hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng, và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy”. Lá thư của đức Leô XIII gởi Tổng Giám mục giáo phận Tours, vào năm 1888, một lần nữa lặp lại quan niệm thần học này: “Trên thực tế, ta nhận thấy rõ ràng và thường xuyên rằng trong Giáo Hội đương nhiên có hai giai cấp: chủ chăn và con chiên, nghĩa là những người lãnh đạo và những người thường dân. Giai cấp thứ nhất có nhiệm vụ dạy dỗ, cai quản và hướng dẫn cách sống cho mọi người, và đặt ra lề luật. Giai cấp thứ hai phải phục tùng giai cấp thứ nhất: vâng lời họ, thi hành lệnh và tôn vinh họ”. Vào giữa thế kỷ XX, Đức Piô XII vẫn còn diễn tả mối tương quan giữa giáo sỹ với giáo dân trong lòng Giáo Hội theo chiều hướng này: “Theo ý muốn của Thiên Chúa, các Kitô hữu được chia làm hai bậc: giáo sĩ và giáo dân. Cũng do ý muốn của Ngài, trong Giáo Hội có hai loại quyền bính: quyền thánh chức và quyền tài phán. Hơn nữa, do kế hoạch của Thiên Chúa, con người tiến tới thánh chức – nghĩa là được gia nhập vào phẩm trật giám mục, linh mục và thừa tác viên – do việc chịu chức thánh. Riêng quyền tài phán, chiếu theo luật Chúa, được trực tiếp trao phó cho Đức Giáo chủ và, cũng chiếu theo luật đó, cho cả các giám mục nữa, nhưng phải qua trung gian của vị kế nhiệm thánh Phêrô”. Trong mô hình Giáo hội đó, dĩ nhiên vai trò và sứ vụ của giáo dân hoàn toàn bị quên lãng, không hề được nhắc đến. Trên thực tế, người giáo dân bình thường chẳng hề có một vai trò và vị thế nào trong Giáo Hội. Về vấn đề này, Hồng y Gasquet kể một giai thọai dí dỏm: Ngày kia, vào giai đoạn tiền Công đồng Vatican II, một người dự tòng hỏi một linh mục Công giáo về vai trò của giáo dân trong lòng Giáo hội. Vị linh mục điềm nhiên trả lời: Giáo dân có ba vị thế trong Giáo Hội: thứ nhất, quỳ gối trước bàn thờ; thứ hai, ngồi trên ghế; thứ 3, thưa amen sau các lời nguyện. Và Hồng y hóm hỉnh nói thêm: người ta đã quên mất một vai trò quan trọng khác: móc ví lấy tiền... để công đức cho nhà thờ.
2- Đường hướng của Vatican II
Khi triệu tập Công đồng Vatican II, đức Gioan XXIII muốn làm một cuộc canh tân đích thực để Giáo Hội có khả năng loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu cho con người và thời đại hôm nay. Ngài ước mong Công đồng sẽ khai mở một mùa xuân mới và mời gọi các Kitô hữu sáng suốt nhận diện “những dấu chỉ thời đại”, những dấu chỉ của hy vọng, bất chấp những khó khăn và mây mù hiện tại.
Trong bài diễn văn bế mạc khoá I của Công đồng, Đức Gioan XXIII ước mong “Công đồng sẽ đích thực là ‘lễ Hiện Xuống mới’, làm cho Giáo hội được triển nở trong nguồn năng lực nội tại và mở rộng ra tất cả mọi lãnh vực của hoạt động nhân loại. Sẽ là một bước nhảy vọt của triều đại Đức Kitô trong thế giới, một tái xác quyết (...) có tính thuyết phục hơn Tin mừng cứu độ, sự loan báo rạng ngời về quyền tối thượng của Thiên Chúa, về tình huynh đệ nhân loại trong bác ái, về hứa hẹn hoà bình dưới trần thế cho những người thiện tâm”. Tuy nhiên, lược đồ đầu tiên của “Hiến chế tín lý về Giáo hội”, do tiểu ban chuẩn bị công đồng soạn thảo, hoàn toàn không phản ảnh thao thức, ước vọng và hướng đi mà đức Gioan XXIII đã vạch ra. Nền tảng Giáo hội học của lược đồ này vẫn là quan điểm một Giáo hội học theo mô hình cũ, nhấn mạnh quá đáng đến yếu tố pháp lý, đầy giáo sĩ tính, trong khi đó chiều kích huyền nhiệm và ngôn sứ lại quá mờ nhạt.
Tại phiên họp khoáng đại của Công đồng, lược đồ này bị phê phán gắt gao và được trả về cho uỷ ban soạn thảo. Một lược đồ thứ hai ra đời và đệ trình các nghị phụ vào mùa hè năm 1963. Lược đồ mới rút gọn vào bốn chương:
(I) Mầu nhiệm Giáo hội.
(II) Cơ cấu phẩm trật Giáo Hội, đặc biệt chức Giám mục
(III) Cộng đồng Dân Thiên Chúa, đặc biệt về giáo dân;
(IV) Lời mời gọi nên thánh trong Giáo Hội.
Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1963, Công đồng thảo luận sôi nổi về mô hình Giáo hội và lược đồ kể trên bị loại bỏ. Hồng y L. Suenens, với tư cách là thành viên của Uỷ ban điều hành công đồng, đã làm một “cuộc cách mạng Copernic về Giáo Hội học”: Nếu trong mô hình trước đây, trục chính của Giáo hội là Cơ cấu phẩm trật thì từ nay là chính cộng đồng Dân Chúa. Vì vậy, chương III sẽ được chia thành hai phần: một phần mang tựa đề “Cộng đồng Dân Chúa” đề cập đến căn tính chung của tất cả các thành viên của Giáo Hội và sẽ là chương II; chương II cũ sẽ trở thanh chương III; còn phần mang tựa đề “Người Giáo dân” sẽ là chương IV, đề cập đặc biệt đến vai trò của Kitô hữu giáo dân. Kể từ đó, đề tài “Cộng đồng Dân Chúa” được sát nhập vào lược đồ của Hiến chế tín lý về Giáo Hội như một chương đặc biệt, nằm giữa chương I nói về huyền nhiệm của Giáo Hội và các chương kế tiếp đề cập đến sự khác biệt về trách vụ của các Kitô hữu. Nội dung cuối cùng của Hiến chế là:
I- Mầu nhiệm Giáo hội. II- Dân Thiên Chúa. III- Hàng Giáo phẩm….IV- Giáo dân. V- Ơn gọi nên thánh. VI- Tu sĩ. VII- Giáo hội lữ hành.. VIII- Đức Maria trong mầu nhiệm Đức Kitô và Giáo hội.
Để hiện diện và loan báo Tin Mừng cho nhân loại, dĩ nhiên Giáo Hội cần những cơ cấu tổ chức hữu hình, nhưng Giáo Hội không thể tương đồng với bất cứ tổ chức xã hội, kinh tế hay chính trị nào khác. Lý do đơn giản là Giáo Hội được hình thành từ ý định muôn đời của Thiên Chúa và được Chúa Thánh Thần đồng sáng lập với Chúa Kitô. Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” đã dành trọn chương I để diễn tả ý nghĩa thần học của Giáo hội: “Mầu nhiệm Giáo hội biểu lộ trong chính việc thành lập. Thực thế, Đức Giêsu đã khai sinh Giáo hội qua việc rao giảng Tin Mừng, loan báo sự tới đến của Nước Thiên Chúa, như đã hứa hẹn trong Kinh Thánh từ ngàn xưa (…). Nước này xuất hiện đối với mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Đức Kitô (…). Các phép lạ của Người chứng thực rằng Nước Thiên Chúa đã thực sự đến trần gian (…). Nhưng trước hết, Nước này biểu lộ trong chính bản thân Đức Kitô, con Thiên Chúa và Con loài người, Đấng đã đến ‘để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn dân”.
Giáo Hội không phải là một cộng đồng như bất cứ cộng đồng nhân loại nào, mà là một cộng đồng đặc biệt. Đây chính là “Dân Thiên Chúa có Đức Kitô làm Thủ lãnh (...), có phẩm giá và sự tự do hào hùng của con cái Chúa, mà tâm hồn của họ là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Luật của họ là điều răn mới, giới răn yêu thương như chính Đức Kitô đã yêu chúng ta (xc Ga 13,34). Sau cùng, cứu cánh của họ chính là Nước Thiên Chúa, đã được Người khai mở trên trần gian và tiếp tục phát triển cho đến ngày thế mạt”.
Giáo hội được kết thành bởi các yếu tố khác biệt nhau, nhưng luôn bổ sung cho nhau và bất khả phân ly, vừa nhân loại vừa thần thiêng: đây là một “Giáo hội thánh thiêng, một cộng đoàn của niềm tin, hy vọng và bác ái” xuất hiện ở trần gian “như một cơ cấu hữu hình”, đồng thời vừa là một “xã hội tổ chức theo phẩm trật” vừa là “Nhiệm thể Đức Kitô”, vừa là “đoàn thể hữu hình” vừa là “cộng đồng thiêng liêng”, vừa là “Giáo hội tại thế” vừa là “Giáo hội tràn đầy ân sủng trên trời”.
Thay vì những định nghĩa nặng nề tính chất pháp lý, Công đồng đã trình bày Giáo Hội bằng nhiều hình ảnh biểu tượng, hàm chứa trong Thánh kinh và thánh truyền. Chiều kích mầu nhiệm và vai trò của Chúa Thánh Linh được đặc biệt đề cao. Do tính độc đáo của nó, quan niệm Giáo Hội như Dân Thiên Chúa được đặc biệt đề cao: Giáo Hội là cộng đồng Dân Chúa, bao gồm những người đã gia nhập vào Thân thể Nhiệm mầu của Đức Kitô qua bí tích Thánh tẩy: “Thực vậy, tất cả những ai tin nơi Đức Kitô đều được tái sinh không phải bởi mầm có thể huỷ diệt, nhưng do mầm bất diệt nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống (xc. 1 Pr 1,23), không phải bởi xác thịt nhưng do nước và Thánh thần (xc. Ga 3,5-6) và trở thành “một giống nòi được thu phục, mà trước kia chưa phải là một dân, nay là Dân Thiên Chúa”(1Pr 2,9-10).
Tất cả các thành viên của Giáo hội có “chung một phẩm giá vì được tái sinh trong Đức Kitô, cùng một ân huệ được làm con, một lời mời gọi nên hoàn thiện, một ơn cứu độ, một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia”. Tất cả đều được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô. Những khác biệt về thừa tác vụ trong Giáo hội đều do nhu cầu của cộng đồng Dân Chúa và nhằm mục đích phục vụ cộng đồng mà thôi.
3- Vài đề nghị
a)- "Tài liệu làm việc" viết một cách lạc quan rằng "các tín hữu tại Việt Nam vẫn luôn xác tín Giáo hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Mình Đức Kitô... Cách nào đó, có thể nói họ đã sống trước những điều Giáo hội sẽ minh định trong các văn kiện công đồng". Một số người khác lại cho rằng mô hình Giáo hội ở Việt Nam hôm nay vẫn mang nặng dấu ấn của những mô hình Giáo hội thời trước công đồng Vatican II, nghĩa là nặng tính chất cơ cấu, pháp lý và theo mô hình kim tự tháp. Đã đến lúc cần giảm thiểu yếu tố hình thức để đào sâu mầu nhiệm Giáo hội và vai trò của Thánh Linh.
Nhiều người đề nghị trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam này, Giáo hội Việt Nam nên chân thành nhìn lại chính mình, cố gắng thực hiện cuộc canh tân mà Vatican II đã khai mở, can đảm đưa ra những cải cách hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng, hiệp thông và sứ vụ trong Giáo hội. Đặc biệt, cần thiết những giải pháp rõ rệt để "trong Dân Thiên Chúa, các tín hữu thật sự bình đẳng trong phẩm giá, được chia sẻ cùng một ơn gọi làm con cái Thiên Chúa, có cùng một căn tính Kitô hữu".
Việc chọn lựa định hướng mục vụ “Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” giữa Giáo hội với xã hội đòi hỏi Giáo hội phải đổi mới cơ cấu tổ chức, đường lối tư duy và cách thế hành động để có cơ quan đảm nhiệm tiến trình đối thoại, điều hành và thúc đẩy nó. Cần thiết những “kênh” chính thức và thường xuyên để hiện thực công tác khó khăn này.
Tuy nhiên, để cuộc đối thoại với bên ngoài được kết quả, cần phải có cuộc đối thoại bên trong giữa các thành phần Dân Chúa, đặc biệt giữa hàng giáo phẩm với giáo dân. Phải chăng cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo hội chúng ta là vì thiết cuộc đối thoại trong lòng Giáo hội?
b)- Về lãnh vực văn hóa, TLLV ý thức rõ rệt mối tương quan tự nhiên và mật thiết giữa loan báo Tin Mừng và hội nhập văn hóa, bởi vì Nước Thiên Chúa đến với những con người được nối kết sâu xa với một nền văn hóa nào đó. Do đó, “Giáo hội tại Việt Nam nhận ra rằng quê hương là chiếc nôi trong đó ơn gọi Kitô hữu tăng trưởng và người tín hữu sống đức tin trong tinh thần đồng hành với tất cả anh chị em trong cộng đồng dân tộc”.
Hoàn toàn đồng ý với kế hoạch đề cao văn hóa dân tộc trong việc đào tạo chủng sinh, tu sĩ và giáo lý viên. Bởi vì, hội nhập văn hóa là một cuộc đối thoại sống động giữa Tin Mừng với con người trong mỗi giai đoạn lịch sử. Nó đòi hỏi niềm tin Kitô giáo phải được sống, diễn tả và cử hành bằng những chất liệu, tâm tình, yếu tố văn hóa của mỗi dân tộc vào một thời điểm lịch sử nhất định. Vì vậy, nó không đơn giản là chuyện dịch thuật, chuyển từ tiếng Latinh sang tiếng Việt mà thôi.
Để thực hiện điều này chúng ta phải có những chuyên viên vừa thông thạo về thần học, vừa am tường văn hóa dân tộc. Đại hội Dân Chúa nên có chương trình cụ thể nào nhằm đào tạo các chuyên viên đó trong một tương lai gần.
Đã đến lúc phải đặt trọng tâm cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Cần mạnh dạn ra khỏi “ghetto Công giáo” để mở rộng cánh cửa ra xã hội, đào sâu vào văn hóa dân tộc và làm cho Tin Mừng chiếu dọi vào mọi lãnh vực của cuộc sống, đặc biệt là lãnh vực văn hóa. Câu phát biểu của đức Gioan Phaolô II rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành”.
Giám mục Giáo phận Vinh
Tham luận của GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Suốt hai ngàn năm qua, các Kitô hữu đã thể hiện niềm tin qua nhiều cách thế sống, hình thức diễn tả, cơ cấu tổ chức và mô hình Giáo hội khác nhau. Mỗi mô hình này hàm chứa một quan niệm thần học và một đường hướng mục vụ, cũng như cũng đưa ra một mô hình riêng về Giáo hội, cũng như một cố gắng cụ thể của các tín hữu để thực ơn gọi Kitô hữu trong những bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế riêng biệt.
Xin góp một vài ý nhỏ chung quanh đề tài "Mầu nhiệm Giáo hội" và "Cộng đồng Dân Chúa".
1- Mô hình Giáo hội tiền Vatican II
Nhìn tổng quát, từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, hai mô hình chiếm vị trí ưu tiên trong Giáo hội học là "mô hình kim tự tháp” và “Xã hội hoàn hảo”.
Trong nhiệt tâm chống lại Phong trào Cải cách và sự can thiệp quá đáng của Nhà nước vào sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội, một số nhà thần học Công giáo thường trình bày Giáo Hội như một “Xã hội hoàn hảo”, nghĩa là tổ chức đích thực, một chủ thể quyền bính, một pháp nhân, có đầy đủ quyền tự quyết và tự trị như bất cứ vương quốc trần gian hay xã hội dân sự nào khác. Người ta đề cao yếu tố pháp lý hơn yếu tố bí tích, nhấn mạnh đến cơ chế hơn chiều kích mầu nhiệm, thánh thiêng của Giáo hội.
Một số tác giả không ngần ngại quả quyết rằng Đức Kitô đã lập Giáo Hội như một xã hội phẩm trật, hoàn thiện và quân chủ. Bản văn của Công đồng Vatican I là một dẫn chứng điển hình: “Giáo hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng, và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy”. Lá thư của đức Leô XIII gởi Tổng Giám mục giáo phận Tours, vào năm 1888, một lần nữa lặp lại quan niệm thần học này: “Trên thực tế, ta nhận thấy rõ ràng và thường xuyên rằng trong Giáo Hội đương nhiên có hai giai cấp: chủ chăn và con chiên, nghĩa là những người lãnh đạo và những người thường dân. Giai cấp thứ nhất có nhiệm vụ dạy dỗ, cai quản và hướng dẫn cách sống cho mọi người, và đặt ra lề luật. Giai cấp thứ hai phải phục tùng giai cấp thứ nhất: vâng lời họ, thi hành lệnh và tôn vinh họ”. Vào giữa thế kỷ XX, Đức Piô XII vẫn còn diễn tả mối tương quan giữa giáo sỹ với giáo dân trong lòng Giáo Hội theo chiều hướng này: “Theo ý muốn của Thiên Chúa, các Kitô hữu được chia làm hai bậc: giáo sĩ và giáo dân. Cũng do ý muốn của Ngài, trong Giáo Hội có hai loại quyền bính: quyền thánh chức và quyền tài phán. Hơn nữa, do kế hoạch của Thiên Chúa, con người tiến tới thánh chức – nghĩa là được gia nhập vào phẩm trật giám mục, linh mục và thừa tác viên – do việc chịu chức thánh. Riêng quyền tài phán, chiếu theo luật Chúa, được trực tiếp trao phó cho Đức Giáo chủ và, cũng chiếu theo luật đó, cho cả các giám mục nữa, nhưng phải qua trung gian của vị kế nhiệm thánh Phêrô”. Trong mô hình Giáo hội đó, dĩ nhiên vai trò và sứ vụ của giáo dân hoàn toàn bị quên lãng, không hề được nhắc đến. Trên thực tế, người giáo dân bình thường chẳng hề có một vai trò và vị thế nào trong Giáo Hội. Về vấn đề này, Hồng y Gasquet kể một giai thọai dí dỏm: Ngày kia, vào giai đoạn tiền Công đồng Vatican II, một người dự tòng hỏi một linh mục Công giáo về vai trò của giáo dân trong lòng Giáo hội. Vị linh mục điềm nhiên trả lời: Giáo dân có ba vị thế trong Giáo Hội: thứ nhất, quỳ gối trước bàn thờ; thứ hai, ngồi trên ghế; thứ 3, thưa amen sau các lời nguyện. Và Hồng y hóm hỉnh nói thêm: người ta đã quên mất một vai trò quan trọng khác: móc ví lấy tiền... để công đức cho nhà thờ.
2- Đường hướng của Vatican II
Khi triệu tập Công đồng Vatican II, đức Gioan XXIII muốn làm một cuộc canh tân đích thực để Giáo Hội có khả năng loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu cho con người và thời đại hôm nay. Ngài ước mong Công đồng sẽ khai mở một mùa xuân mới và mời gọi các Kitô hữu sáng suốt nhận diện “những dấu chỉ thời đại”, những dấu chỉ của hy vọng, bất chấp những khó khăn và mây mù hiện tại.
Trong bài diễn văn bế mạc khoá I của Công đồng, Đức Gioan XXIII ước mong “Công đồng sẽ đích thực là ‘lễ Hiện Xuống mới’, làm cho Giáo hội được triển nở trong nguồn năng lực nội tại và mở rộng ra tất cả mọi lãnh vực của hoạt động nhân loại. Sẽ là một bước nhảy vọt của triều đại Đức Kitô trong thế giới, một tái xác quyết (...) có tính thuyết phục hơn Tin mừng cứu độ, sự loan báo rạng ngời về quyền tối thượng của Thiên Chúa, về tình huynh đệ nhân loại trong bác ái, về hứa hẹn hoà bình dưới trần thế cho những người thiện tâm”. Tuy nhiên, lược đồ đầu tiên của “Hiến chế tín lý về Giáo hội”, do tiểu ban chuẩn bị công đồng soạn thảo, hoàn toàn không phản ảnh thao thức, ước vọng và hướng đi mà đức Gioan XXIII đã vạch ra. Nền tảng Giáo hội học của lược đồ này vẫn là quan điểm một Giáo hội học theo mô hình cũ, nhấn mạnh quá đáng đến yếu tố pháp lý, đầy giáo sĩ tính, trong khi đó chiều kích huyền nhiệm và ngôn sứ lại quá mờ nhạt.
Tại phiên họp khoáng đại của Công đồng, lược đồ này bị phê phán gắt gao và được trả về cho uỷ ban soạn thảo. Một lược đồ thứ hai ra đời và đệ trình các nghị phụ vào mùa hè năm 1963. Lược đồ mới rút gọn vào bốn chương:
(I) Mầu nhiệm Giáo hội.
(II) Cơ cấu phẩm trật Giáo Hội, đặc biệt chức Giám mục
(III) Cộng đồng Dân Thiên Chúa, đặc biệt về giáo dân;
(IV) Lời mời gọi nên thánh trong Giáo Hội.
Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1963, Công đồng thảo luận sôi nổi về mô hình Giáo hội và lược đồ kể trên bị loại bỏ. Hồng y L. Suenens, với tư cách là thành viên của Uỷ ban điều hành công đồng, đã làm một “cuộc cách mạng Copernic về Giáo Hội học”: Nếu trong mô hình trước đây, trục chính của Giáo hội là Cơ cấu phẩm trật thì từ nay là chính cộng đồng Dân Chúa. Vì vậy, chương III sẽ được chia thành hai phần: một phần mang tựa đề “Cộng đồng Dân Chúa” đề cập đến căn tính chung của tất cả các thành viên của Giáo Hội và sẽ là chương II; chương II cũ sẽ trở thanh chương III; còn phần mang tựa đề “Người Giáo dân” sẽ là chương IV, đề cập đặc biệt đến vai trò của Kitô hữu giáo dân. Kể từ đó, đề tài “Cộng đồng Dân Chúa” được sát nhập vào lược đồ của Hiến chế tín lý về Giáo Hội như một chương đặc biệt, nằm giữa chương I nói về huyền nhiệm của Giáo Hội và các chương kế tiếp đề cập đến sự khác biệt về trách vụ của các Kitô hữu. Nội dung cuối cùng của Hiến chế là:
I- Mầu nhiệm Giáo hội. II- Dân Thiên Chúa. III- Hàng Giáo phẩm….IV- Giáo dân. V- Ơn gọi nên thánh. VI- Tu sĩ. VII- Giáo hội lữ hành.. VIII- Đức Maria trong mầu nhiệm Đức Kitô và Giáo hội.
Để hiện diện và loan báo Tin Mừng cho nhân loại, dĩ nhiên Giáo Hội cần những cơ cấu tổ chức hữu hình, nhưng Giáo Hội không thể tương đồng với bất cứ tổ chức xã hội, kinh tế hay chính trị nào khác. Lý do đơn giản là Giáo Hội được hình thành từ ý định muôn đời của Thiên Chúa và được Chúa Thánh Thần đồng sáng lập với Chúa Kitô. Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” đã dành trọn chương I để diễn tả ý nghĩa thần học của Giáo hội: “Mầu nhiệm Giáo hội biểu lộ trong chính việc thành lập. Thực thế, Đức Giêsu đã khai sinh Giáo hội qua việc rao giảng Tin Mừng, loan báo sự tới đến của Nước Thiên Chúa, như đã hứa hẹn trong Kinh Thánh từ ngàn xưa (…). Nước này xuất hiện đối với mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Đức Kitô (…). Các phép lạ của Người chứng thực rằng Nước Thiên Chúa đã thực sự đến trần gian (…). Nhưng trước hết, Nước này biểu lộ trong chính bản thân Đức Kitô, con Thiên Chúa và Con loài người, Đấng đã đến ‘để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn dân”.
Giáo Hội không phải là một cộng đồng như bất cứ cộng đồng nhân loại nào, mà là một cộng đồng đặc biệt. Đây chính là “Dân Thiên Chúa có Đức Kitô làm Thủ lãnh (...), có phẩm giá và sự tự do hào hùng của con cái Chúa, mà tâm hồn của họ là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Luật của họ là điều răn mới, giới răn yêu thương như chính Đức Kitô đã yêu chúng ta (xc Ga 13,34). Sau cùng, cứu cánh của họ chính là Nước Thiên Chúa, đã được Người khai mở trên trần gian và tiếp tục phát triển cho đến ngày thế mạt”.
Giáo hội được kết thành bởi các yếu tố khác biệt nhau, nhưng luôn bổ sung cho nhau và bất khả phân ly, vừa nhân loại vừa thần thiêng: đây là một “Giáo hội thánh thiêng, một cộng đoàn của niềm tin, hy vọng và bác ái” xuất hiện ở trần gian “như một cơ cấu hữu hình”, đồng thời vừa là một “xã hội tổ chức theo phẩm trật” vừa là “Nhiệm thể Đức Kitô”, vừa là “đoàn thể hữu hình” vừa là “cộng đồng thiêng liêng”, vừa là “Giáo hội tại thế” vừa là “Giáo hội tràn đầy ân sủng trên trời”.
Thay vì những định nghĩa nặng nề tính chất pháp lý, Công đồng đã trình bày Giáo Hội bằng nhiều hình ảnh biểu tượng, hàm chứa trong Thánh kinh và thánh truyền. Chiều kích mầu nhiệm và vai trò của Chúa Thánh Linh được đặc biệt đề cao. Do tính độc đáo của nó, quan niệm Giáo Hội như Dân Thiên Chúa được đặc biệt đề cao: Giáo Hội là cộng đồng Dân Chúa, bao gồm những người đã gia nhập vào Thân thể Nhiệm mầu của Đức Kitô qua bí tích Thánh tẩy: “Thực vậy, tất cả những ai tin nơi Đức Kitô đều được tái sinh không phải bởi mầm có thể huỷ diệt, nhưng do mầm bất diệt nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống (xc. 1 Pr 1,23), không phải bởi xác thịt nhưng do nước và Thánh thần (xc. Ga 3,5-6) và trở thành “một giống nòi được thu phục, mà trước kia chưa phải là một dân, nay là Dân Thiên Chúa”(1Pr 2,9-10).
Tất cả các thành viên của Giáo hội có “chung một phẩm giá vì được tái sinh trong Đức Kitô, cùng một ân huệ được làm con, một lời mời gọi nên hoàn thiện, một ơn cứu độ, một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia”. Tất cả đều được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô. Những khác biệt về thừa tác vụ trong Giáo hội đều do nhu cầu của cộng đồng Dân Chúa và nhằm mục đích phục vụ cộng đồng mà thôi.
3- Vài đề nghị
a)- "Tài liệu làm việc" viết một cách lạc quan rằng "các tín hữu tại Việt Nam vẫn luôn xác tín Giáo hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Mình Đức Kitô... Cách nào đó, có thể nói họ đã sống trước những điều Giáo hội sẽ minh định trong các văn kiện công đồng". Một số người khác lại cho rằng mô hình Giáo hội ở Việt Nam hôm nay vẫn mang nặng dấu ấn của những mô hình Giáo hội thời trước công đồng Vatican II, nghĩa là nặng tính chất cơ cấu, pháp lý và theo mô hình kim tự tháp. Đã đến lúc cần giảm thiểu yếu tố hình thức để đào sâu mầu nhiệm Giáo hội và vai trò của Thánh Linh.
Nhiều người đề nghị trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam này, Giáo hội Việt Nam nên chân thành nhìn lại chính mình, cố gắng thực hiện cuộc canh tân mà Vatican II đã khai mở, can đảm đưa ra những cải cách hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng, hiệp thông và sứ vụ trong Giáo hội. Đặc biệt, cần thiết những giải pháp rõ rệt để "trong Dân Thiên Chúa, các tín hữu thật sự bình đẳng trong phẩm giá, được chia sẻ cùng một ơn gọi làm con cái Thiên Chúa, có cùng một căn tính Kitô hữu".
Việc chọn lựa định hướng mục vụ “Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” giữa Giáo hội với xã hội đòi hỏi Giáo hội phải đổi mới cơ cấu tổ chức, đường lối tư duy và cách thế hành động để có cơ quan đảm nhiệm tiến trình đối thoại, điều hành và thúc đẩy nó. Cần thiết những “kênh” chính thức và thường xuyên để hiện thực công tác khó khăn này.
Tuy nhiên, để cuộc đối thoại với bên ngoài được kết quả, cần phải có cuộc đối thoại bên trong giữa các thành phần Dân Chúa, đặc biệt giữa hàng giáo phẩm với giáo dân. Phải chăng cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo hội chúng ta là vì thiết cuộc đối thoại trong lòng Giáo hội?
b)- Về lãnh vực văn hóa, TLLV ý thức rõ rệt mối tương quan tự nhiên và mật thiết giữa loan báo Tin Mừng và hội nhập văn hóa, bởi vì Nước Thiên Chúa đến với những con người được nối kết sâu xa với một nền văn hóa nào đó. Do đó, “Giáo hội tại Việt Nam nhận ra rằng quê hương là chiếc nôi trong đó ơn gọi Kitô hữu tăng trưởng và người tín hữu sống đức tin trong tinh thần đồng hành với tất cả anh chị em trong cộng đồng dân tộc”.
Hoàn toàn đồng ý với kế hoạch đề cao văn hóa dân tộc trong việc đào tạo chủng sinh, tu sĩ và giáo lý viên. Bởi vì, hội nhập văn hóa là một cuộc đối thoại sống động giữa Tin Mừng với con người trong mỗi giai đoạn lịch sử. Nó đòi hỏi niềm tin Kitô giáo phải được sống, diễn tả và cử hành bằng những chất liệu, tâm tình, yếu tố văn hóa của mỗi dân tộc vào một thời điểm lịch sử nhất định. Vì vậy, nó không đơn giản là chuyện dịch thuật, chuyển từ tiếng Latinh sang tiếng Việt mà thôi.
Để thực hiện điều này chúng ta phải có những chuyên viên vừa thông thạo về thần học, vừa am tường văn hóa dân tộc. Đại hội Dân Chúa nên có chương trình cụ thể nào nhằm đào tạo các chuyên viên đó trong một tương lai gần.
Đã đến lúc phải đặt trọng tâm cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Cần mạnh dạn ra khỏi “ghetto Công giáo” để mở rộng cánh cửa ra xã hội, đào sâu vào văn hóa dân tộc và làm cho Tin Mừng chiếu dọi vào mọi lãnh vực của cuộc sống, đặc biệt là lãnh vực văn hóa. Câu phát biểu của đức Gioan Phaolô II rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành”.
Giám mục Giáo phận Vinh
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Chiều kích mầu nhiệm của Giáo hội
+GM Giuse Nguyễn Năng
07:52 22/11/2010
CHIỀU KÍCH MẦU NHIỆM CỦA GIÁO HỘI
Tham luận của GM Giuse Nguyễn Năng
Giáo hội mầu nhiệm là ý niệm chìa khoá đã được Công đồng Vaticanô II đặt làm nền tảng cho toàn bộ giáo hội học. Quả vậy, chương đầu tiên của Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Lumen Gentium, đã bàn về mầu nhiệm Giáo hội như một định hướng cho mọi khai triển về đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Đại hội Dân Chúa muốn suy tư về đời sống và sứ vụ của Giáo hội tại Việt Nam cũng không thể đi ra ngoài định hướng cơ bản ấy. Bài trình bày này sẽ quảng diễn đề tài trên bình diện thần học, đồng thời cũng nêu lên một ít gợi ý trên bình diện mục vụ để suy tư và thảo luận.
I. GIÁO HỘI, MỘT THỰC TẠI PHỨC HỢP
Từ ngữ “mầu nhiệm” áp dụng vào Giáo hội không chỉ có nghĩa là bí ẩn, khó hiểu. Dĩ nhiên, Kitô giáo có những mầu nhiệm. Nội dung giáo lý Kitô giáo sẽ không thể đánh động, lôi cuốn chúng ta và làm cho chúng ta say mê, nếu trong đó không có những mầu nhiệm. Tuy nhiên từ ngữ “mầu nhiệm” ở đây muốn nói rằng Giáo hội “là một thực tại phức hợp, duy nhất, do yếu tố nhân loại và thần linh kết thành”.
Hiến chế tín lý về Giáo hội giải thích như sau: cùng một lúc, “Giáo hội là xã hội tổ chức theo phẩm trật và là Nhiệm Thể Đức Kitô, là đoàn thể hữu hình và là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo hội tại thế và là Giáo hội dư tràn của cải trên trời”.
Đã có lúc người ta nghiêng về quan niệm Giáo hội như một xã hội theo kiểu nhân loại, một societas, quá chú trọng đến những yếu tố hữu hình để chống lại quan niệm Giáo hội vô hình. Cũng có lúc quan niệm thần bí thắng thế, nhìn Giáo hội như là một sự nối dài của mầu nhiệm Nhập thể và dường như đồng hoá Giáo hội với Đức Kitô. Thực ra, Giáo hội chỉ là một thực tại duy nhất vừa có yếu tố nhân loại vừa có yếu tố thần linh.
Cấu trúc thần linh và nhân loại, vô hình và hữu hình, của Giáo hội dựa trên nền tảng Kitô học. Giáo hội được sánh ví với mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể vì cả hai vừa có yếu tố thần linh vừa có yếu tố nhân loại. Tuy nhiên, trong khi Ngôi Lời nhập thể trong một nhân tính, thì Chúa Thánh Thần không nhập thể trong Giáo hội. Và Giáo hội cũng không phải là nhân tính phục vụ cho Ngôi Lời. Trái lại, Giáo hội là cơ cấu xã hội gồm những ngôi vị là các Kitô hữu phục vụ cho Thánh Thần của Đức Kitô, Đấng làm cho Giáo hội sống động để tăng triển Thân thể. Cũng như Đức Kitô là Đầu đã sống nhờ Chúa Thánh Thần thế nào, Giáo hội là Thân thể cũng sống nhờ Chúa Thánh Thần như thế. Do đó, Giáo hội không phải là một xã hội hoàn toàn nhân loại, nhưng cũng không phải là nối dài mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu, mà là nối dài mầu nhiệm Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần.
Như vậy, Giáo hội là một dân tộc, nhưng lại là dân của Thiên Chúa, và đồng thời cũng là Thân thể của Đức Kitô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần. Không thể chia cắt các khía cạnh phong phú đó của thực tại Giáo hội.
Những khẳng định trên đây xem ra có tính lý thuyết, nhưng lại quan trọng vì là những nguyên lý nền tảng của đời sống Giáo hội. Bao nhiêu vấn đề phức tạp xuất hiện trong lịch sử Giáo hội có lẽ đều bắt nguồn từ chỗ chưa lưu tâm đúng mức đến chiều kích mầu nhiệm này.
Có lúc người ta muốn thần thánh hoá Giáo hội, đồng hoá Giáo hội với chính Đức Kitô, đến độ có nguy cơ quên rằng Giáo hội là Dân Thiên Chúa còn đang lữ hành trong lịch sử. Không được lý tưởng hoá Giáo hội, không được quàng cho Giáo hội một vòng triều thiên giả tạo. Trong Giáo hội có những có những giới hạn, có những bất toàn và tội lỗi. Chân lý Tin Mừng đã được ban cho Giáo hội, nhưng các thành phần Dân Chúa còn đang từng ngày lần mò tìm kiếm để làm cho chân lý ấy thấm nhập vào mọi thực tại nhân sinh. Lãng quên khía cạnh nhân loại sẽ đưa tới thái độ tự cao đắc thắng và tạo nên cản trở cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Đó chính là điều Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nhắc nhở trong tông huấn Giáo hội tại châu Á: “Môn đệ Đức Kitô phải có tấm lòng hiền lành và khiêm nhường của Thầy mình, không bao giờ tỏ ra kiêu căng, không bao giờ có thái độ hạ cố của kẻ cả”. Giáo hội không tìm cách thống trị, không tìm kiếm vinh quang trần thế, nhưng sống tinh thần phục vụ trong khiêm nhường và từ bỏ theo gương Đức Giêsu.
Ngược lại, cũng nhiều khi người ta quan niệm Giáo hội như một xã hội qui tụ những con người cùng một niềm tin tôn giáo, một tập thể xã hội như bao nhiêu tập thể khác, không hơn không kém. Thực ra, Giáo hội ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Giáo hội không đi trên con đường của những cộng đoàn tự nhiên như gia đình, dân tộc, quốc gia, nhưng có con đường riêng của mình. Chính trị hoá Giáo hội là một sai lầm và sẽ đưa Giáo hội đi vào ngõ cụt. Giáo hội có lý do tồn hữu riêng, mục đích riêng, những tiêu chuẩn biện phân riêng, và những phương thế riêng của mình. Trong mọi thời đại và ở mọi nơi, đời sống và hoạt động của Giáo hội luôn phải quy chiếu về tiêu chuẩn uyên nguyên là Tin Mừng của Đức Giêsu.
II. CÁC KHÍA CẠNH KHÁC NHAU CỦA GIÁO HỘI MẦU NHIỆM
Từ nội dung căn bản trên, chiều kích mầu nhiệm của Giáo hội có thể được nhận ra qua các khía cạnh sau đây.
1) Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội
Giáo hội được Đức Kitô sai đi để nối tiếp công cuộc cứu thế của Người: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Và để thực hiện sứ mạng này, Người đã thổi hơi để ban Thần Khí của Người cho Giáo hội (x. Ga 20, 22). “Cũng cùng một Đấng duy nhất hiện hữu nơi Đầu cũng như trong các chi thể”.
Như vậy, Giáo hội sống bằng Thánh Thần của Đức Kitô. Chính Chúa Thánh Thần được ví như là “linh hồn” của Giáo hội, là Đấng khởi xướng mọi hoạt động trong Giáo hội, còn Giáo hội là tôi tớ phục vụ Ngài.
Thánh Thần hoạt động nơi Giáo hội bằng cách ban ân sủng cho tất cả các Kitô hữu là những người đã lãnh nhận phép rửa, mỗi người nhận được “ân huệ tuỳ theo ý Ngài” (1Cr 12, 11). Chúa Thánh Thần là Đấng tự do tuyệt đối: “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3, 8). Lịch sử Giáo hội cho thấy các đoàn sủng do Thánh Thần tác động đã đem lại sự canh tân và sức sống cho Giáo hội. Đoàn sủng thì đa dạng, “từ những ơn phi thường đến những ơn bình thường”, nhưng tất cả đều do cùng một Thần Khí để các Kitô hữu “đảm nhận các công việc và nhiệm vụ khác nhau mưu ích cho việc canh tân và phát triển Giáo hội”. Giáo hội tại Việt Nam hôm nay cũng cần rộng mở để “đón nhận ân sủng Thánh Thần với lòng tri ân”.
“Trong các ân huệ của Thánh Thần, ân sủng ban cho các Tông đồ đứng hàng đầu: chính Chúa Thánh Thần đặt dưới quyền các ngài cả những người lãnh nhận các đoàn sủng (x. 1 Cr 14)”. Vì thế, phẩm trật trong Giáo hội chính là dấu chỉ hữu hình nơi đó Thánh Thần của Đức Kitô hoạt động đặc biệt. Thừa tác vụ tông đồ và quản trị không phải là một định chế nhân loại, nhưng là thiết định của Đức Kitô và là đặc sủng của Thánh Thần (x. 1Cr 12, 28). Các mục tử trong Giáo hội là “thừa tác viên của Đức Kitô” để “phục vụ Chúa Thánh Thần”; các ngài sẽ không dập tắt Thần Khí, trái lại, có nhiệm vụ biện phân để phán quyết đâu là đoàn sủng thực sự của Thánh Thần.
Như vậy, cũng cùng một Thánh Thần duy nhất là tác giả của phẩm trật cũng như của đoàn sủng, nhờ đó Ngài dẫn dắt Giáo hội. Cả đoàn sủng lẫn phẩm trật đều là ân sủng và sứ mệnh, là ơn gọi và phục vụ. Nếu đặt nặng định chế cùng với những cơ cấu, luật lệ và quyền bính, Giáo hội sẽ trở thành nặng nề, không sức sống. Ngược lại, nếu quá đề cao đoàn sủng vô hình cùng với tự do cá nhân mà không có điểm qui chiếu hữu hình, thì Giáo hội cũng dễ rơi vào xáo trộn và chia rẽ.
Cần có đức tin để nhận ra quyền năng của Thần Khí nơi các hoạt động của những con người trong Giáo hội. Đức tin giúp ta đọc lịch sử Giáo hội với lăng kính “mầu nhiệm”. Qua những thăng trầm của lịch sử loan báo Tin Mừng, Giáo hội tại Việt Nam đang từng bước tiến lên dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Có những bước chậm chạp làm cho những người nhiệt tình phải bức xúc. Có những khai phá làm cho nhiều người ngần ngại e dè. Những quyết định và hành động trong Giáo hội là của những con người sống vào một thời điểm cụ thể, với những khả năng và nhận thức giới hạn. Nhưng họ không quyết định và hành động một mình, trái lại, như lời sách Công vụ tông đồ, “Thánh Thần và chúng tôi quyết định ” (15, 28).
Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn dắt Giáo hội. Những trì trệ và khô cằn trong đời sống Giáo hội là do các thành phần Dân Chúa chưa ý thức đủ về vai trò của Thần Khí để vâng phục sự dẫn dắt của Ngài. Trong những năm gần đây, những khoá cầu nguyện, những tuần tĩnh tâm hoặc linh thao ngày càng có nhiều người tham dự, nhất là anh chị em giáo dân. Càng ngày các tín hữu càng cảm thấy khao khát được sống với Chúa Giêsu để học lắng nghe Thánh Thần. Đó là tín hiệu mùa xuân mới của Giáo hội tại Việt Nam.
2) Giáo hội sống bằng sự sống của Thiên Chúa
Giáo hội là Nhiệm Thể Đức Kitô, nên sự sống của Giáo hội là sự sống siêu nhiên. Giáo hội sống và tăng trưởng nhờ đón nhận sự sống của Thiên Chúa được ban tặng qua Đức Giêsu trong Chúa Thánh Thần.
Chiều kích mầu nhiệm của Giáo hội được thể hiện qua việc cử hành phụng vụ. Qua các yếu tố hữu hình như các dấu chỉ và nghi thức của các thừa tác viên Giáo hội, Đấng vô hình là “Chúa Thánh Thần hoạt động trong lòng Giáo hội để chúng ta sống bằng sự sống của Ðức Kitô phục sinh. … Phụng vụ là công trình chung của Chúa Thánh Thần và Giáo hội”.
Chúa Thánh Thần gợi nhớ mầu nhiệm Đức Kitô: “Qua các lời, các hành động và biểu tượng, dệt thành việc cử hành phụng vụ, Chúa Thánh Thần đưa các tín hữu và các thừa tác viên vào trong tương quan sống động với Đức Kitô” để họ sống những những điều được cử hành trong phụng vụ. Hơn nữa, phụng vụ không chỉ gợi nhớ các biến cố cứu độ, “mà còn làm cho những biến cố đó hiện diện và tác động trong hiện tại. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đựơc cử hành chứ không phải được tái diễn... Chúa Thánh Thần làm cho mầu nhiệm duy nhất được hiện tại hoá”.
Nhờ Thánh Thần, chính Đức Kitô hiện diện trong Giáo hội, đặc biệt trong Lời của Người và trong bí tích Thánh Thể. Đây chính là lương thực thần linh nuôi sống Giáo hội. Nếu không dùng lương thực này, Giáo hội sẽ chết. Nếu hấp thụ lương thực khác, Giáo hội sẽ ngộ độc.
Các tín hữu “sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4). “Chúa Thánh Thần làm cho người đọc cũng như người nghe Sách Thánh hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của Lời Chúa, tùy theo việc họ chuẩn bị tâm hồn”. Lời Chúa là ánh sáng, niềm vui, sức mạnh và sự sống cho họ. Lời Chúa đã qui tụ và nối kết họ trong cùng một đức tin. Chính Tin Mừng đã biến đổi cuộc đời của họ và thúc đẩy họ gieo men Tin Mừng vào các thực tại xã hội.
Vấn đề khẩn thiết được đặt ra hôm nay cho Giáo hội tại Việt Nam là làm thế nào để giúp mọi tín hữu yêu mến Lời Chúa, học hỏi và sống Lời Chúa. Các mục tử cần đầu tư nhiều hơn vào việc bồi dưỡng đức tin cho giáo dân để họ có thể sống đạo một cách trưởng thành, với một đức tin sáng suốt và một xác tín cá nhân mạnh mẽ.
Nếu trong quá khứ một đức tin đơn thành, một niềm xác tín của người đơn sơ bé mọn, có thể đủ để nuôi sống các Kitô hữu, thì trong môi trường xã hội hôm nay, một đức tin như thế vẫn cần thiết nhưng không đủ để đứng vững trước ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại. Cũng như nhiều quốc gia khác, xã hội Việt Nam hôm nay cũng đang trên đà tục hoá, dửng dưng với tôn giáo và các giá trị đạo đức. Do đó, các tín hữu Việt Nam cần được đào tạo để trở thành môn đệ thực sự sống Tin Mừng của Đức Kitô.
Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, các chương trình học hỏi Lời Chúa và giáo lý đã được canh tân và đã thu hút một số đông tham dự, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên còn nhiều việc phải làm để việc học hỏi Lời Chúa và giáo lý trở thành niềm vui và sinh hoạt thường xuyên của mọi thành phần và mọi lứa tuổi.
Cùng với Lời Chúa, Giáo hội còn được thông phần sự sống của Đức Kitô nhờ các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Ecclesia de Eucharistia: Giáo hội hiện hữu nhờ Thánh Thể, sống nhờ Thánh Thể và phục vụ theo khuôn mẫu Thánh Thể. Ai dự tiệc Thánh Thể sẽ được sống (x. Ga 6, 57). “Sự hiệp thông Thánh Thể làm cho Đức Kitô và môn đệ của Người lưu lại trong nhau”. Hơn nữa, “khi hiệp nhất với Đức Kitô, Dân của Giao ước mới không khép kín lại nhưng trở thành «bí tích» cho nhân loại, thành dấu hiệu và dụng cụ của ơn cứu độ được Đức Kitô ban cho, thành ánh sáng thế gian (x. Mt 5,13-16) để cứu rỗi mọi người”.
Những chân lý này không phải là lý thuyết, nhưng đã được chứng nghiệm bằng chính cuộc sống của các cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô hữu Việt Nam qua các thời kỳ. Quả vậy, làm sao có thể lý giải được sự tồn tại và trưởng thành của Giáo hội tại Việt Nam nếu không tin rằng có một sức sống thần thiêng đã nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ Kitô hữu. Cộng đoàn tín hữu chỉ là “đoàn chiên nhỏ bé”, không trình độ, không giàu có, không địa vị, nhiều thời kỳ còn chịu biết bao bách hại và bị loại trừ, nhưng vẫn sống đức tin vững vàng và tràn trề niềm hy vọng Phục sinh. Người Kitô hữu Việt Nam yêu mến thánh lễ, siêng năng tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Ngay trong cảnh cô đơn của ngục tù, trong đau đớn của thể xác bị tra tấn, con cái Giáo hội vẫn sống nhờ “năm chiếc bánh và hai con cá”, nhờ “ba giọt rượu và một giọt nước được cử hành mỗi ngày trong lòng bàn tay. Đó là bàn thờ của tôi, là nhà thờ chính toà của tôi. Thánh lễ là phương dược chữa xác cứu hồn, là thang thuốc trường sinh bất tử” (Kinh nghiệm của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận).
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế của các buổi cử hành phụng vụ tại các nhà thờ Việt Nam hiện nay, có lẽ ai cũng thấy một vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là cần canh tân phụng vụ để các tín hữu thực sự được nuôi sống bằng lương thực thần linh. Việc canh tân không chỉ dừng lại ở bình diện nghi thức, nhưng phải làm sao để hơi thở sự sống của Chúa Thánh Thần thấm vào hồn người cử hành cũng như người tham dự. Nếu không có Thánh Thần, Phúc Âm chỉ là chữ viết vô hồn, phụng vụ chỉ là nghi thức hồi tưởng. Nhưng nếu có Thánh Thần, Phúc Âm mới là Lời sự sống, và phụng vụ sẽ là cuộc gặp gỡ và kết hợp với Đức Kitô phục sinh.
3) Giáo hội thánh thiện của các tội nhân
Một khía cạnh khác của chiều kích mầu nhiệm là sự thánh thiện của Giáo hội. Trong kinh Tin Kính, Giáo hội được tuyên xưng là thánh thiện. Nhưng trong thực tế, các tín hữu lại là những tội nhân. Có người nói: “Giáo hội thánh thiện của các tội nhân”. Thực ra, Giáo hội thánh thiện là đối tượng của đức tin: “Tôi tin Giáo hội thánh thiện”. Sự thánh thiện của Giáo hội không phải là kết luận của một cuộc thống kê mang tính xã hội học, nhưng là một lời tuyên xưng, không dựa trên yếu tố hữu hình, nhưng dựa vào chính Thiên Chúa.
Quả vậy, Giáo hội là thánh, vì Đức Kitô “đã yêu thương Giáo hội như Hiền thê mình và đã hiến thân để thánh hoá Giáo hội. Người đã kết hợp Giáo hội với Người như thân thể mình và ban cho Giáo hội đầy tràn Thánh Thần”. Ngoài ra, Giáo hội là thánh vì được trang bị các phương tiện để thánh hoá thế gian. “Sự thánh thiện này là bất khả khuyết”.
Chân lý trên có lẽ không một tín hữu nào phủ nhận. Nhưng vấn đề đặt ra là ở bình diện những con người mang danh môn đệ Đức Kitô. Các Kitô hữu đã lãnh nhận phép Rửa, nên “thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính thần linh, và do đó, thật sự đã trở nên thánh”. Sự hiện diện của Thánh Thần tình yêu trong tâm hồn các môn đệ chính là nguyên lý và động lực của sự thánh thiện nơi Giáo hội. Tuy nhiên, không một Kitô hữu nào không có tội. Đó là một thực tế không thể chối cãi.
Thật ra sự thánh thiện của Giáo hội không phải là một tình trạng tĩnh, nhưng là một tiến trình liên tục trở về hiệp thông với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu và trong Thánh Thần. Giáo hội là thánh không những vì Giáo hội là cộng đoàn các thánh nhờ ân sủng thánh hoá của bí tích rửa tội, hay vì các Kitô hữu đã không hề phạm tội và đã sống các nhân đức Kitô giáo cách tuyệt hảo như Đức Trinh Nữ Maria Vô nhiễm, nhưng Giáo hội còn là thánh vì là cộng đoàn các Kitô hữu không ngừng quyết tâm không phạm tội nữa, đó là cộng đoàn biết hoán cải vì đã phạm tội. Chỉ “Đức Kitô là thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội, chỉ đến để đền tội lỗi dân chúng, còn Giáo hội, vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh tẩy mình. Do đó Giáo hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân”.
Sự thánh thiện của Giáo hội mang đặc tính cánh chung của ơn cứu chuộc. Giáo hội còn đang lữ hành, nên sự thánh thiện của Giáo hội có tính biện chứng giữa rồi và chưa, giữa quá khứ và tương lai. Giáo hội không ngừng quay lưng lại với quá khứ tội lỗi để hướng về tương lai thánh thiện, cho tới khi nào, nhờ ân sủng tối hậu của Thiên Chúa, Giáo hội hoàn toàn dứt bỏ được quá khứ tội lỗi ấy, và bấy giờ tương lai thánh thiện vẫn mong chờ sẽ trở thành hiện tại vĩnh cửu không hề mất.
Hơn nữa, sự thánh thiện của Giáo hội trước hết là một quà tặng của Thiên Chúa. Giáo hội không thánh thiện do tự mình. Yếu tố tiên quyết của sự thánh thiện tuỳ thuộc vào tác động cứu chuộc của Thiên Chúa chứ không phải ở thái độ của con người. Ấn tín rửa tội chính là một ân huệ của Thiên Chúa, và ấn tín ấy luôn tồn tại bất chấp sự bất trung của con người. Khi tuyên xưng Giáo hội là thánh thiện, cho dù thực tế có muôn ngàn tội lỗi trong Giáo hội, ta muốn công bố rằng tình thương của Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi và sự chết. Thiên Chúa không ngừng tỏ lộ tình yêu cứu độ bất chấp tất cả những yếu hèn của con người, không ngừng đón nhận đứa con hoang đàng trở về để thánh hoá và đổi mới nó. Ngài không quản ngại dùng những bàn tay dơ bẩn bất xứng của con người để đón nhận tình yêu của Ngài được ban cho ta nhờ Thánh Thần.
Do đó, “Giáo hội trên mặt đất đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa hoàn toàn”. Người Kitô hữu cần xác tín về chân lý này để không bao giờ thất vọng hoặc mặc cảm trước thực tế đôi khi rất đau lòng đang từng ngày diễn ra nhiều nơi trong lòng Giáo hội. Hơn nữa, xác tín ấy chính là lời mời gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực nên thánh để góp phần làm cho Hiền thê của Đức Kitô ngày càng “xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5, 27). Thế giới càng có nhiều tội lỗi, các Kitô hữu càng cần giữ phẩm chất muối và ánh sáng của Đức Kitô thì mới có thể chu toàn sứ mạng thánh hoá thế giới. Ưu tiên hàng đầu của các Kitô hữu tại Việt Nam phải là nên thánh, là “trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì, và trở nên những người con vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, [chúng ta] phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15).
Tuy nhiên, Giáo hội luôn noi gương Đức Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa, đã chia sẻ kiếp sống khốn cùng của con người và đã mang lấy tội lỗi của nhân loại. Người không cho lửa từ trời thiêu đốt những kẻ bất xứng (x. Lc 9, 51-55), không cho phép nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa (x. Mt 13, 24-30). Thánh thiện cũng chính là khả năng chịu đựng, nâng đỡ và gánh vác nhau. Niềm mơ ước một thế giới toàn vẹn có thể làm con người trở thành nhẫn tâm và cứng cỏi với người khác. Lòng nhân từ của Giáo hội phải là quê hương và niềm hy vọng cho nhân loại.
Kết luận
Tính cách mầu nhiệm của Giáo hội quả là một nghịch lý. Thực ra không phải thực tại Giáo hội tạo nên sự phức tạp, nhưng là chính Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã trở nên con người hữu hạn. Nhưng nói cho cùng, cũng không phải Đức Kitô tạo nên vấn đề, nhưng là chính Thiên Chúa, Đấng siêu phàm vượt trên mọi tư tưởng và đường lối của con người. Ai thực sự tin vào Thiên Chúa thì cũng tin vào Đức Kitô, và ai tin Đức Kitô của Tin Mừng thì cũng chấp nhận tất cả sự phức tạp trong đặc tính thần nhân của Giáo hội.
Giám mục giáo phận Phát Diệm
Tham luận của GM Giuse Nguyễn Năng
Giáo hội mầu nhiệm là ý niệm chìa khoá đã được Công đồng Vaticanô II đặt làm nền tảng cho toàn bộ giáo hội học. Quả vậy, chương đầu tiên của Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Lumen Gentium, đã bàn về mầu nhiệm Giáo hội như một định hướng cho mọi khai triển về đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Đại hội Dân Chúa muốn suy tư về đời sống và sứ vụ của Giáo hội tại Việt Nam cũng không thể đi ra ngoài định hướng cơ bản ấy. Bài trình bày này sẽ quảng diễn đề tài trên bình diện thần học, đồng thời cũng nêu lên một ít gợi ý trên bình diện mục vụ để suy tư và thảo luận.
Từ ngữ “mầu nhiệm” áp dụng vào Giáo hội không chỉ có nghĩa là bí ẩn, khó hiểu. Dĩ nhiên, Kitô giáo có những mầu nhiệm. Nội dung giáo lý Kitô giáo sẽ không thể đánh động, lôi cuốn chúng ta và làm cho chúng ta say mê, nếu trong đó không có những mầu nhiệm. Tuy nhiên từ ngữ “mầu nhiệm” ở đây muốn nói rằng Giáo hội “là một thực tại phức hợp, duy nhất, do yếu tố nhân loại và thần linh kết thành”.
Hiến chế tín lý về Giáo hội giải thích như sau: cùng một lúc, “Giáo hội là xã hội tổ chức theo phẩm trật và là Nhiệm Thể Đức Kitô, là đoàn thể hữu hình và là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo hội tại thế và là Giáo hội dư tràn của cải trên trời”.
Đã có lúc người ta nghiêng về quan niệm Giáo hội như một xã hội theo kiểu nhân loại, một societas, quá chú trọng đến những yếu tố hữu hình để chống lại quan niệm Giáo hội vô hình. Cũng có lúc quan niệm thần bí thắng thế, nhìn Giáo hội như là một sự nối dài của mầu nhiệm Nhập thể và dường như đồng hoá Giáo hội với Đức Kitô. Thực ra, Giáo hội chỉ là một thực tại duy nhất vừa có yếu tố nhân loại vừa có yếu tố thần linh.
Cấu trúc thần linh và nhân loại, vô hình và hữu hình, của Giáo hội dựa trên nền tảng Kitô học. Giáo hội được sánh ví với mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể vì cả hai vừa có yếu tố thần linh vừa có yếu tố nhân loại. Tuy nhiên, trong khi Ngôi Lời nhập thể trong một nhân tính, thì Chúa Thánh Thần không nhập thể trong Giáo hội. Và Giáo hội cũng không phải là nhân tính phục vụ cho Ngôi Lời. Trái lại, Giáo hội là cơ cấu xã hội gồm những ngôi vị là các Kitô hữu phục vụ cho Thánh Thần của Đức Kitô, Đấng làm cho Giáo hội sống động để tăng triển Thân thể. Cũng như Đức Kitô là Đầu đã sống nhờ Chúa Thánh Thần thế nào, Giáo hội là Thân thể cũng sống nhờ Chúa Thánh Thần như thế. Do đó, Giáo hội không phải là một xã hội hoàn toàn nhân loại, nhưng cũng không phải là nối dài mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu, mà là nối dài mầu nhiệm Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần.
Như vậy, Giáo hội là một dân tộc, nhưng lại là dân của Thiên Chúa, và đồng thời cũng là Thân thể của Đức Kitô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần. Không thể chia cắt các khía cạnh phong phú đó của thực tại Giáo hội.
Có lúc người ta muốn thần thánh hoá Giáo hội, đồng hoá Giáo hội với chính Đức Kitô, đến độ có nguy cơ quên rằng Giáo hội là Dân Thiên Chúa còn đang lữ hành trong lịch sử. Không được lý tưởng hoá Giáo hội, không được quàng cho Giáo hội một vòng triều thiên giả tạo. Trong Giáo hội có những có những giới hạn, có những bất toàn và tội lỗi. Chân lý Tin Mừng đã được ban cho Giáo hội, nhưng các thành phần Dân Chúa còn đang từng ngày lần mò tìm kiếm để làm cho chân lý ấy thấm nhập vào mọi thực tại nhân sinh. Lãng quên khía cạnh nhân loại sẽ đưa tới thái độ tự cao đắc thắng và tạo nên cản trở cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Đó chính là điều Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nhắc nhở trong tông huấn Giáo hội tại châu Á: “Môn đệ Đức Kitô phải có tấm lòng hiền lành và khiêm nhường của Thầy mình, không bao giờ tỏ ra kiêu căng, không bao giờ có thái độ hạ cố của kẻ cả”. Giáo hội không tìm cách thống trị, không tìm kiếm vinh quang trần thế, nhưng sống tinh thần phục vụ trong khiêm nhường và từ bỏ theo gương Đức Giêsu.
Ngược lại, cũng nhiều khi người ta quan niệm Giáo hội như một xã hội qui tụ những con người cùng một niềm tin tôn giáo, một tập thể xã hội như bao nhiêu tập thể khác, không hơn không kém. Thực ra, Giáo hội ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Giáo hội không đi trên con đường của những cộng đoàn tự nhiên như gia đình, dân tộc, quốc gia, nhưng có con đường riêng của mình. Chính trị hoá Giáo hội là một sai lầm và sẽ đưa Giáo hội đi vào ngõ cụt. Giáo hội có lý do tồn hữu riêng, mục đích riêng, những tiêu chuẩn biện phân riêng, và những phương thế riêng của mình. Trong mọi thời đại và ở mọi nơi, đời sống và hoạt động của Giáo hội luôn phải quy chiếu về tiêu chuẩn uyên nguyên là Tin Mừng của Đức Giêsu.
II. CÁC KHÍA CẠNH KHÁC NHAU CỦA GIÁO HỘI MẦU NHIỆM
Từ nội dung căn bản trên, chiều kích mầu nhiệm của Giáo hội có thể được nhận ra qua các khía cạnh sau đây.
1) Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội
Giáo hội được Đức Kitô sai đi để nối tiếp công cuộc cứu thế của Người: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Và để thực hiện sứ mạng này, Người đã thổi hơi để ban Thần Khí của Người cho Giáo hội (x. Ga 20, 22). “Cũng cùng một Đấng duy nhất hiện hữu nơi Đầu cũng như trong các chi thể”.
Như vậy, Giáo hội sống bằng Thánh Thần của Đức Kitô. Chính Chúa Thánh Thần được ví như là “linh hồn” của Giáo hội, là Đấng khởi xướng mọi hoạt động trong Giáo hội, còn Giáo hội là tôi tớ phục vụ Ngài.
Thánh Thần hoạt động nơi Giáo hội bằng cách ban ân sủng cho tất cả các Kitô hữu là những người đã lãnh nhận phép rửa, mỗi người nhận được “ân huệ tuỳ theo ý Ngài” (1Cr 12, 11). Chúa Thánh Thần là Đấng tự do tuyệt đối: “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3, 8). Lịch sử Giáo hội cho thấy các đoàn sủng do Thánh Thần tác động đã đem lại sự canh tân và sức sống cho Giáo hội. Đoàn sủng thì đa dạng, “từ những ơn phi thường đến những ơn bình thường”, nhưng tất cả đều do cùng một Thần Khí để các Kitô hữu “đảm nhận các công việc và nhiệm vụ khác nhau mưu ích cho việc canh tân và phát triển Giáo hội”. Giáo hội tại Việt Nam hôm nay cũng cần rộng mở để “đón nhận ân sủng Thánh Thần với lòng tri ân”.
“Trong các ân huệ của Thánh Thần, ân sủng ban cho các Tông đồ đứng hàng đầu: chính Chúa Thánh Thần đặt dưới quyền các ngài cả những người lãnh nhận các đoàn sủng (x. 1 Cr 14)”. Vì thế, phẩm trật trong Giáo hội chính là dấu chỉ hữu hình nơi đó Thánh Thần của Đức Kitô hoạt động đặc biệt. Thừa tác vụ tông đồ và quản trị không phải là một định chế nhân loại, nhưng là thiết định của Đức Kitô và là đặc sủng của Thánh Thần (x. 1Cr 12, 28). Các mục tử trong Giáo hội là “thừa tác viên của Đức Kitô” để “phục vụ Chúa Thánh Thần”; các ngài sẽ không dập tắt Thần Khí, trái lại, có nhiệm vụ biện phân để phán quyết đâu là đoàn sủng thực sự của Thánh Thần.
Như vậy, cũng cùng một Thánh Thần duy nhất là tác giả của phẩm trật cũng như của đoàn sủng, nhờ đó Ngài dẫn dắt Giáo hội. Cả đoàn sủng lẫn phẩm trật đều là ân sủng và sứ mệnh, là ơn gọi và phục vụ. Nếu đặt nặng định chế cùng với những cơ cấu, luật lệ và quyền bính, Giáo hội sẽ trở thành nặng nề, không sức sống. Ngược lại, nếu quá đề cao đoàn sủng vô hình cùng với tự do cá nhân mà không có điểm qui chiếu hữu hình, thì Giáo hội cũng dễ rơi vào xáo trộn và chia rẽ.
Cần có đức tin để nhận ra quyền năng của Thần Khí nơi các hoạt động của những con người trong Giáo hội. Đức tin giúp ta đọc lịch sử Giáo hội với lăng kính “mầu nhiệm”. Qua những thăng trầm của lịch sử loan báo Tin Mừng, Giáo hội tại Việt Nam đang từng bước tiến lên dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Có những bước chậm chạp làm cho những người nhiệt tình phải bức xúc. Có những khai phá làm cho nhiều người ngần ngại e dè. Những quyết định và hành động trong Giáo hội là của những con người sống vào một thời điểm cụ thể, với những khả năng và nhận thức giới hạn. Nhưng họ không quyết định và hành động một mình, trái lại, như lời sách Công vụ tông đồ, “Thánh Thần và chúng tôi quyết định ” (15, 28).
Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn dắt Giáo hội. Những trì trệ và khô cằn trong đời sống Giáo hội là do các thành phần Dân Chúa chưa ý thức đủ về vai trò của Thần Khí để vâng phục sự dẫn dắt của Ngài. Trong những năm gần đây, những khoá cầu nguyện, những tuần tĩnh tâm hoặc linh thao ngày càng có nhiều người tham dự, nhất là anh chị em giáo dân. Càng ngày các tín hữu càng cảm thấy khao khát được sống với Chúa Giêsu để học lắng nghe Thánh Thần. Đó là tín hiệu mùa xuân mới của Giáo hội tại Việt Nam.
2) Giáo hội sống bằng sự sống của Thiên Chúa
Giáo hội là Nhiệm Thể Đức Kitô, nên sự sống của Giáo hội là sự sống siêu nhiên. Giáo hội sống và tăng trưởng nhờ đón nhận sự sống của Thiên Chúa được ban tặng qua Đức Giêsu trong Chúa Thánh Thần.
Chiều kích mầu nhiệm của Giáo hội được thể hiện qua việc cử hành phụng vụ. Qua các yếu tố hữu hình như các dấu chỉ và nghi thức của các thừa tác viên Giáo hội, Đấng vô hình là “Chúa Thánh Thần hoạt động trong lòng Giáo hội để chúng ta sống bằng sự sống của Ðức Kitô phục sinh. … Phụng vụ là công trình chung của Chúa Thánh Thần và Giáo hội”.
Chúa Thánh Thần gợi nhớ mầu nhiệm Đức Kitô: “Qua các lời, các hành động và biểu tượng, dệt thành việc cử hành phụng vụ, Chúa Thánh Thần đưa các tín hữu và các thừa tác viên vào trong tương quan sống động với Đức Kitô” để họ sống những những điều được cử hành trong phụng vụ. Hơn nữa, phụng vụ không chỉ gợi nhớ các biến cố cứu độ, “mà còn làm cho những biến cố đó hiện diện và tác động trong hiện tại. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đựơc cử hành chứ không phải được tái diễn... Chúa Thánh Thần làm cho mầu nhiệm duy nhất được hiện tại hoá”.
Nhờ Thánh Thần, chính Đức Kitô hiện diện trong Giáo hội, đặc biệt trong Lời của Người và trong bí tích Thánh Thể. Đây chính là lương thực thần linh nuôi sống Giáo hội. Nếu không dùng lương thực này, Giáo hội sẽ chết. Nếu hấp thụ lương thực khác, Giáo hội sẽ ngộ độc.
Các tín hữu “sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4). “Chúa Thánh Thần làm cho người đọc cũng như người nghe Sách Thánh hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của Lời Chúa, tùy theo việc họ chuẩn bị tâm hồn”. Lời Chúa là ánh sáng, niềm vui, sức mạnh và sự sống cho họ. Lời Chúa đã qui tụ và nối kết họ trong cùng một đức tin. Chính Tin Mừng đã biến đổi cuộc đời của họ và thúc đẩy họ gieo men Tin Mừng vào các thực tại xã hội.
Vấn đề khẩn thiết được đặt ra hôm nay cho Giáo hội tại Việt Nam là làm thế nào để giúp mọi tín hữu yêu mến Lời Chúa, học hỏi và sống Lời Chúa. Các mục tử cần đầu tư nhiều hơn vào việc bồi dưỡng đức tin cho giáo dân để họ có thể sống đạo một cách trưởng thành, với một đức tin sáng suốt và một xác tín cá nhân mạnh mẽ.
Nếu trong quá khứ một đức tin đơn thành, một niềm xác tín của người đơn sơ bé mọn, có thể đủ để nuôi sống các Kitô hữu, thì trong môi trường xã hội hôm nay, một đức tin như thế vẫn cần thiết nhưng không đủ để đứng vững trước ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại. Cũng như nhiều quốc gia khác, xã hội Việt Nam hôm nay cũng đang trên đà tục hoá, dửng dưng với tôn giáo và các giá trị đạo đức. Do đó, các tín hữu Việt Nam cần được đào tạo để trở thành môn đệ thực sự sống Tin Mừng của Đức Kitô.
Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, các chương trình học hỏi Lời Chúa và giáo lý đã được canh tân và đã thu hút một số đông tham dự, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên còn nhiều việc phải làm để việc học hỏi Lời Chúa và giáo lý trở thành niềm vui và sinh hoạt thường xuyên của mọi thành phần và mọi lứa tuổi.
Cùng với Lời Chúa, Giáo hội còn được thông phần sự sống của Đức Kitô nhờ các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Ecclesia de Eucharistia: Giáo hội hiện hữu nhờ Thánh Thể, sống nhờ Thánh Thể và phục vụ theo khuôn mẫu Thánh Thể. Ai dự tiệc Thánh Thể sẽ được sống (x. Ga 6, 57). “Sự hiệp thông Thánh Thể làm cho Đức Kitô và môn đệ của Người lưu lại trong nhau”. Hơn nữa, “khi hiệp nhất với Đức Kitô, Dân của Giao ước mới không khép kín lại nhưng trở thành «bí tích» cho nhân loại, thành dấu hiệu và dụng cụ của ơn cứu độ được Đức Kitô ban cho, thành ánh sáng thế gian (x. Mt 5,13-16) để cứu rỗi mọi người”.
Những chân lý này không phải là lý thuyết, nhưng đã được chứng nghiệm bằng chính cuộc sống của các cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô hữu Việt Nam qua các thời kỳ. Quả vậy, làm sao có thể lý giải được sự tồn tại và trưởng thành của Giáo hội tại Việt Nam nếu không tin rằng có một sức sống thần thiêng đã nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ Kitô hữu. Cộng đoàn tín hữu chỉ là “đoàn chiên nhỏ bé”, không trình độ, không giàu có, không địa vị, nhiều thời kỳ còn chịu biết bao bách hại và bị loại trừ, nhưng vẫn sống đức tin vững vàng và tràn trề niềm hy vọng Phục sinh. Người Kitô hữu Việt Nam yêu mến thánh lễ, siêng năng tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Ngay trong cảnh cô đơn của ngục tù, trong đau đớn của thể xác bị tra tấn, con cái Giáo hội vẫn sống nhờ “năm chiếc bánh và hai con cá”, nhờ “ba giọt rượu và một giọt nước được cử hành mỗi ngày trong lòng bàn tay. Đó là bàn thờ của tôi, là nhà thờ chính toà của tôi. Thánh lễ là phương dược chữa xác cứu hồn, là thang thuốc trường sinh bất tử” (Kinh nghiệm của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận).
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế của các buổi cử hành phụng vụ tại các nhà thờ Việt Nam hiện nay, có lẽ ai cũng thấy một vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là cần canh tân phụng vụ để các tín hữu thực sự được nuôi sống bằng lương thực thần linh. Việc canh tân không chỉ dừng lại ở bình diện nghi thức, nhưng phải làm sao để hơi thở sự sống của Chúa Thánh Thần thấm vào hồn người cử hành cũng như người tham dự. Nếu không có Thánh Thần, Phúc Âm chỉ là chữ viết vô hồn, phụng vụ chỉ là nghi thức hồi tưởng. Nhưng nếu có Thánh Thần, Phúc Âm mới là Lời sự sống, và phụng vụ sẽ là cuộc gặp gỡ và kết hợp với Đức Kitô phục sinh.
3) Giáo hội thánh thiện của các tội nhân
Một khía cạnh khác của chiều kích mầu nhiệm là sự thánh thiện của Giáo hội. Trong kinh Tin Kính, Giáo hội được tuyên xưng là thánh thiện. Nhưng trong thực tế, các tín hữu lại là những tội nhân. Có người nói: “Giáo hội thánh thiện của các tội nhân”. Thực ra, Giáo hội thánh thiện là đối tượng của đức tin: “Tôi tin Giáo hội thánh thiện”. Sự thánh thiện của Giáo hội không phải là kết luận của một cuộc thống kê mang tính xã hội học, nhưng là một lời tuyên xưng, không dựa trên yếu tố hữu hình, nhưng dựa vào chính Thiên Chúa.
Quả vậy, Giáo hội là thánh, vì Đức Kitô “đã yêu thương Giáo hội như Hiền thê mình và đã hiến thân để thánh hoá Giáo hội. Người đã kết hợp Giáo hội với Người như thân thể mình và ban cho Giáo hội đầy tràn Thánh Thần”. Ngoài ra, Giáo hội là thánh vì được trang bị các phương tiện để thánh hoá thế gian. “Sự thánh thiện này là bất khả khuyết”.
Chân lý trên có lẽ không một tín hữu nào phủ nhận. Nhưng vấn đề đặt ra là ở bình diện những con người mang danh môn đệ Đức Kitô. Các Kitô hữu đã lãnh nhận phép Rửa, nên “thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính thần linh, và do đó, thật sự đã trở nên thánh”. Sự hiện diện của Thánh Thần tình yêu trong tâm hồn các môn đệ chính là nguyên lý và động lực của sự thánh thiện nơi Giáo hội. Tuy nhiên, không một Kitô hữu nào không có tội. Đó là một thực tế không thể chối cãi.
Thật ra sự thánh thiện của Giáo hội không phải là một tình trạng tĩnh, nhưng là một tiến trình liên tục trở về hiệp thông với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu và trong Thánh Thần. Giáo hội là thánh không những vì Giáo hội là cộng đoàn các thánh nhờ ân sủng thánh hoá của bí tích rửa tội, hay vì các Kitô hữu đã không hề phạm tội và đã sống các nhân đức Kitô giáo cách tuyệt hảo như Đức Trinh Nữ Maria Vô nhiễm, nhưng Giáo hội còn là thánh vì là cộng đoàn các Kitô hữu không ngừng quyết tâm không phạm tội nữa, đó là cộng đoàn biết hoán cải vì đã phạm tội. Chỉ “Đức Kitô là thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội, chỉ đến để đền tội lỗi dân chúng, còn Giáo hội, vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh tẩy mình. Do đó Giáo hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân”.
Sự thánh thiện của Giáo hội mang đặc tính cánh chung của ơn cứu chuộc. Giáo hội còn đang lữ hành, nên sự thánh thiện của Giáo hội có tính biện chứng giữa rồi và chưa, giữa quá khứ và tương lai. Giáo hội không ngừng quay lưng lại với quá khứ tội lỗi để hướng về tương lai thánh thiện, cho tới khi nào, nhờ ân sủng tối hậu của Thiên Chúa, Giáo hội hoàn toàn dứt bỏ được quá khứ tội lỗi ấy, và bấy giờ tương lai thánh thiện vẫn mong chờ sẽ trở thành hiện tại vĩnh cửu không hề mất.
Hơn nữa, sự thánh thiện của Giáo hội trước hết là một quà tặng của Thiên Chúa. Giáo hội không thánh thiện do tự mình. Yếu tố tiên quyết của sự thánh thiện tuỳ thuộc vào tác động cứu chuộc của Thiên Chúa chứ không phải ở thái độ của con người. Ấn tín rửa tội chính là một ân huệ của Thiên Chúa, và ấn tín ấy luôn tồn tại bất chấp sự bất trung của con người. Khi tuyên xưng Giáo hội là thánh thiện, cho dù thực tế có muôn ngàn tội lỗi trong Giáo hội, ta muốn công bố rằng tình thương của Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi và sự chết. Thiên Chúa không ngừng tỏ lộ tình yêu cứu độ bất chấp tất cả những yếu hèn của con người, không ngừng đón nhận đứa con hoang đàng trở về để thánh hoá và đổi mới nó. Ngài không quản ngại dùng những bàn tay dơ bẩn bất xứng của con người để đón nhận tình yêu của Ngài được ban cho ta nhờ Thánh Thần.
Do đó, “Giáo hội trên mặt đất đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa hoàn toàn”. Người Kitô hữu cần xác tín về chân lý này để không bao giờ thất vọng hoặc mặc cảm trước thực tế đôi khi rất đau lòng đang từng ngày diễn ra nhiều nơi trong lòng Giáo hội. Hơn nữa, xác tín ấy chính là lời mời gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực nên thánh để góp phần làm cho Hiền thê của Đức Kitô ngày càng “xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5, 27). Thế giới càng có nhiều tội lỗi, các Kitô hữu càng cần giữ phẩm chất muối và ánh sáng của Đức Kitô thì mới có thể chu toàn sứ mạng thánh hoá thế giới. Ưu tiên hàng đầu của các Kitô hữu tại Việt Nam phải là nên thánh, là “trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì, và trở nên những người con vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, [chúng ta] phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15).
Tuy nhiên, Giáo hội luôn noi gương Đức Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa, đã chia sẻ kiếp sống khốn cùng của con người và đã mang lấy tội lỗi của nhân loại. Người không cho lửa từ trời thiêu đốt những kẻ bất xứng (x. Lc 9, 51-55), không cho phép nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa (x. Mt 13, 24-30). Thánh thiện cũng chính là khả năng chịu đựng, nâng đỡ và gánh vác nhau. Niềm mơ ước một thế giới toàn vẹn có thể làm con người trở thành nhẫn tâm và cứng cỏi với người khác. Lòng nhân từ của Giáo hội phải là quê hương và niềm hy vọng cho nhân loại.
Kết luận
Tính cách mầu nhiệm của Giáo hội quả là một nghịch lý. Thực ra không phải thực tại Giáo hội tạo nên sự phức tạp, nhưng là chính Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã trở nên con người hữu hạn. Nhưng nói cho cùng, cũng không phải Đức Kitô tạo nên vấn đề, nhưng là chính Thiên Chúa, Đấng siêu phàm vượt trên mọi tư tưởng và đường lối của con người. Ai thực sự tin vào Thiên Chúa thì cũng tin vào Đức Kitô, và ai tin Đức Kitô của Tin Mừng thì cũng chấp nhận tất cả sự phức tạp trong đặc tính thần nhân của Giáo hội.
Giám mục giáo phận Phát Diệm
Tham luận Đại hội Dân Chúa: Sống mầu nhiệm Giáo Hội trên Quê hương
+GM Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
08:38 22/11/2010
Sống mầu nhiệm Giáo Hội trên Quê hương
Tham Luận Của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ
1. Trong lòng dân tộc
“Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đã làm người và ở với chúng ta” (Ga 1,14). Đó là mầu nhiệm Nhập Thể. Người đã sống trong lòng dân Israel và đích thực là một người Israel: nói tiếng phổ thông, học sách Cựu Ước, tham dự các buổi cầu nguyện hàng tuần ở hội đường, các lễ nghi hàng năm ở Đền Thờ Giêrusalem. Người chia sẻ vui mừng và hy vọng cũng như đau khổ và lo âu với dân.
Người Công Giáo Việt Nam cũng là công dân Việt Nam: chung ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, lịch sử. Người Công Giáo đã đóng góp vào đời sống và sự phát triển của đất nước: lao động như mọi người, chung sức chung lòng với mọi người để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Một thí dụ điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ. Vào thế kỷ 19, lúc đất nước lâm vào cảnh suy yếu và phải lệ thuộc, ông đã đề nghị cả một kế sách tiến bộ và toàn diện để cải cách, nhờ đó đất nước vươn lên. Tiếc là triều đình lúc ấy quá thiển cận và thủ cựu nên kế sách của ông đã bị gạt bỏ.
Trong thời gian bách hại, nhiều người Công Giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng vua quan cứ ép phải bước qua thánh gia. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh ở Bắc Ninh đang lúc bị giam giữ và tra tấn vẫn cầu nguyện: “Xin cho vua quan cai trị nước này được bình yên và càng ngày càng thịnh.” Khi quan cười và nói: “Người đang bị vua quan bắt tội mà cầu nguyện như vậy sao?” Ngài đã đáp: “Đạo chúng tôi dạy thế!”
Suốt hơn 4 thế kỷ hiện diện, Giáo Hội đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Trước hết chính những người Công Giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Rồi không thể quên được các trường Công Giáo đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Về việc từ thiện, không thể đếm được bao nhiêu người Công Giáo gây dựng và phục vụ trong các bệnh viện, nhà nhi viện, nhà dưỡng lão, trại phong, phòng phát thuốc…
Người Công Giáo cũng đưa vào quê hương một mẫu người mới: yêu mến và phục vụ, theo gương lành và lời dạy của Chúa Giêsu, thay thế cho quan niệm xưa đã lỗi thời. Xã hội Việt Nam hiện nay đã tiếp nhận nhiều quan niệm sống do Giáo Hội mang lại: Nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, phục vụ, hy sinh.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam đã và đang thực hiện Tin Mừng của Chúa trong lòng dân tộc. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã nói với các giám mục Việt Nam trong buổi tiếp kiến dịp Ad Limina năm 2009: Một tín hữu tốt sẽ là một công dân tốt.
2. Thiên Chúa là trên hết
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự khi được yêu cầu bước qua Thánh Giá đã trả lời quan tòa: “Tôi thờ cha mẹ như hạ phụ, thờ vua trung phụ, thờ Chúa như thượng phụ. Tôi không thể vì cha mẹ một chống lại Vua, cũng không thể vì Vua mà chống lại Chúa.”
Người Công Giáo không chỉ là công dân một nước trần gian, nhưng còn là công dân Nước Trời. Phần nào như mỗi người chúng ta không chỉ là con của Cha Mẹ, nhưng không chỉ giới hạn mọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước.Người Công Giáo được mời gọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước. Người Công Giáo được mời gọi sống theo Lời Chúa, đặc biệt theo Tin Mừng và Gương Chúa Giêsu, theo giáo huấn của Hội Thánh.
Đôi khi luật nước mâu thuẫn với luật Chúa, người Công Giáo buộc lòng phải “Vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta”. Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một sĩ quan,sẵn sàng tuân lệnh vua, nhưng không thể bước qua Thánh Giá, vì lỗi luật Chúa. Có khi trong một gia đoạn nào đó, người Công Giáo phải chịu trách nhiệm Vược Qua, với xác tín rằng đó là trung thành với Chúa, đồng thời trình bày rõ ràng những giá trị không nhượng bộ được, nhờ đó nâng cao ý thức về một đời sống cao đẹp hơn.
3. Phúc Âm hóa
Phúc âm hóa là một từ tương đối mới. Đó không chỉ là truyền đạo để rửa tội, nhưng còn là làm cho đời sống xã hội được tổ chức theo Tin Mừng.
Mâu thuẫn giữa đạo và đời không phải là điều đáng mong ước. Lý tưởng là luật đời và luật đạo hòa hợp. Nhưng đó là ý tưởng. Trong thực tế, thường xuyên có khoảng cách giữa đời sống xã hội với đời sống tôn giáo. Đối với giáo hội, người Công Giáo có trách nhiệm góp phần làm cho đời sống cũng như các định chế xã hội ngày càng gần với Tin Mừng hơn.
Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Điều này ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, thí dụ bình đẳng nam nữ, một vợ một chồng. Nhưng một đôi điều vẫn còn bất cập. Trong một xã hội do chính quyền thế tục cầm quyền, như ở hầu hết các nước hiện nay, nhiều khi rất khó khăn. Hai cố gắng: hợp tác và đối thoại. Phúc Âm hóa nền văn hóa để văn hóa Việt Nam mang tinh thần Tin Mừng.
Không thỏa hiệp với gian dối, bất công, thù hận. Chúng ta phân biệt tội lỗi và người tội lỗi. Phải yêu mến người tội lỗi, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi. Sống trong một xã hội cỏ lùng mọc chung với lúa, người Công Giáo chấp nhận người khác chưa phải là lúa, nhưng phải cầu nguyện, làm gương và đối thoại để dần dần biến đổi xã hội theo Tin Mừng.
Định luật men và muối cũng như định luật hạt lúa được gieo xuống đất phải định hướng cho cả Giáo Hội. Gương các nhà truyền giáo: Ricci ở Trung Hoa và đặc biệt Đắc Lộ ở Việt Nam. Tóm lại, mục tiêu nhắm tới là xây dựng một xã hội “Công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Giám mục Giáo phận Bắc Ninh
Tham Luận Của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ
1. Trong lòng dân tộc
Người Công Giáo Việt Nam cũng là công dân Việt Nam: chung ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, lịch sử. Người Công Giáo đã đóng góp vào đời sống và sự phát triển của đất nước: lao động như mọi người, chung sức chung lòng với mọi người để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Một thí dụ điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ. Vào thế kỷ 19, lúc đất nước lâm vào cảnh suy yếu và phải lệ thuộc, ông đã đề nghị cả một kế sách tiến bộ và toàn diện để cải cách, nhờ đó đất nước vươn lên. Tiếc là triều đình lúc ấy quá thiển cận và thủ cựu nên kế sách của ông đã bị gạt bỏ.
Trong thời gian bách hại, nhiều người Công Giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng vua quan cứ ép phải bước qua thánh gia. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh ở Bắc Ninh đang lúc bị giam giữ và tra tấn vẫn cầu nguyện: “Xin cho vua quan cai trị nước này được bình yên và càng ngày càng thịnh.” Khi quan cười và nói: “Người đang bị vua quan bắt tội mà cầu nguyện như vậy sao?” Ngài đã đáp: “Đạo chúng tôi dạy thế!”
Suốt hơn 4 thế kỷ hiện diện, Giáo Hội đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Trước hết chính những người Công Giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Rồi không thể quên được các trường Công Giáo đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Về việc từ thiện, không thể đếm được bao nhiêu người Công Giáo gây dựng và phục vụ trong các bệnh viện, nhà nhi viện, nhà dưỡng lão, trại phong, phòng phát thuốc…
Người Công Giáo cũng đưa vào quê hương một mẫu người mới: yêu mến và phục vụ, theo gương lành và lời dạy của Chúa Giêsu, thay thế cho quan niệm xưa đã lỗi thời. Xã hội Việt Nam hiện nay đã tiếp nhận nhiều quan niệm sống do Giáo Hội mang lại: Nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, phục vụ, hy sinh.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam đã và đang thực hiện Tin Mừng của Chúa trong lòng dân tộc. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã nói với các giám mục Việt Nam trong buổi tiếp kiến dịp Ad Limina năm 2009: Một tín hữu tốt sẽ là một công dân tốt.
2. Thiên Chúa là trên hết
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự khi được yêu cầu bước qua Thánh Giá đã trả lời quan tòa: “Tôi thờ cha mẹ như hạ phụ, thờ vua trung phụ, thờ Chúa như thượng phụ. Tôi không thể vì cha mẹ một chống lại Vua, cũng không thể vì Vua mà chống lại Chúa.”
Người Công Giáo không chỉ là công dân một nước trần gian, nhưng còn là công dân Nước Trời. Phần nào như mỗi người chúng ta không chỉ là con của Cha Mẹ, nhưng không chỉ giới hạn mọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước.Người Công Giáo được mời gọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước. Người Công Giáo được mời gọi sống theo Lời Chúa, đặc biệt theo Tin Mừng và Gương Chúa Giêsu, theo giáo huấn của Hội Thánh.
Đôi khi luật nước mâu thuẫn với luật Chúa, người Công Giáo buộc lòng phải “Vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta”. Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một sĩ quan,sẵn sàng tuân lệnh vua, nhưng không thể bước qua Thánh Giá, vì lỗi luật Chúa. Có khi trong một gia đoạn nào đó, người Công Giáo phải chịu trách nhiệm Vược Qua, với xác tín rằng đó là trung thành với Chúa, đồng thời trình bày rõ ràng những giá trị không nhượng bộ được, nhờ đó nâng cao ý thức về một đời sống cao đẹp hơn.
3. Phúc Âm hóa
Phúc âm hóa là một từ tương đối mới. Đó không chỉ là truyền đạo để rửa tội, nhưng còn là làm cho đời sống xã hội được tổ chức theo Tin Mừng.
Mâu thuẫn giữa đạo và đời không phải là điều đáng mong ước. Lý tưởng là luật đời và luật đạo hòa hợp. Nhưng đó là ý tưởng. Trong thực tế, thường xuyên có khoảng cách giữa đời sống xã hội với đời sống tôn giáo. Đối với giáo hội, người Công Giáo có trách nhiệm góp phần làm cho đời sống cũng như các định chế xã hội ngày càng gần với Tin Mừng hơn.
Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Điều này ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, thí dụ bình đẳng nam nữ, một vợ một chồng. Nhưng một đôi điều vẫn còn bất cập. Trong một xã hội do chính quyền thế tục cầm quyền, như ở hầu hết các nước hiện nay, nhiều khi rất khó khăn. Hai cố gắng: hợp tác và đối thoại. Phúc Âm hóa nền văn hóa để văn hóa Việt Nam mang tinh thần Tin Mừng.
Không thỏa hiệp với gian dối, bất công, thù hận. Chúng ta phân biệt tội lỗi và người tội lỗi. Phải yêu mến người tội lỗi, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi. Sống trong một xã hội cỏ lùng mọc chung với lúa, người Công Giáo chấp nhận người khác chưa phải là lúa, nhưng phải cầu nguyện, làm gương và đối thoại để dần dần biến đổi xã hội theo Tin Mừng.
Định luật men và muối cũng như định luật hạt lúa được gieo xuống đất phải định hướng cho cả Giáo Hội. Gương các nhà truyền giáo: Ricci ở Trung Hoa và đặc biệt Đắc Lộ ở Việt Nam. Tóm lại, mục tiêu nhắm tới là xây dựng một xã hội “Công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Giám mục Giáo phận Bắc Ninh
Ngày hành hương của Giáo lý viên và Ca đoàn giáo hạt Phát Diệm
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
11:04 22/11/2010
PHÁT DIỆM - Sáng ngày 22.11.2010 lễ mừng kính thánh trinh nữ Cecilia tử đạo, hơn 100 anh chị em giáo lý viên và trên 300 ca viên ca đoàn các cha xứ của 8 giáo xứ là xứ Phát Diệm, Phát Vinh, Yên Bình, Trì Chính, Phương Thượng, Hoài Lai, Hảo Nho và xứ Bình Sa trong Giáo hạt Phát Diệm đã hành hương về Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm lĩnh ơn toàn xá cùng trao cho nhau niềm vui và ơn thánh để ý thức mình đang bước những bước chân về nhà Cha. Những sự vất vả của quý cha và sự chu toàn trách nhiệm của anh chị em giáo lý viên và ca đoàn thực là một bài ca tạ ơn dâng lên Thiên Chúa.
Xem hình ảnh
Tham dự ngày hành hương có sự hiện diện của quí Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và quí chức trong Ban Hành Giáo của tám giáo xứ thuộc giáo hạt Phát Diệm đã về đây, vừa cầu nguyện lĩnh ơn toàn xá, vừa khích lệ anh chị em giáo lý viên và ca đoàn trong các giáo xứ. Sự hiện diện của quí Hội dòng và quí chức nói lên sự hiệp thông và sự quan tâm để anh chị em giáo lý viên với ca đoàn về phục vụ tốt hơn nữa trong phận vụ của mình, làm nên Giáo Hội hiệp thông và qua đó ngày hành hương hôm nay càng thêm ý nghĩa trọn vẹn.
Đúng 8 giờ 30 phút, trong phần khai mạc chương trình Giao lưu Tiếng Hát Hành Hương, sau lời chào mừng của cha quản hạt Phát Diệm Phê rô Nguyễn Hồng Phúc chính xứ Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, cha Giám đốc Tiểu Chủng viện Phát Diệm kiêm Trưởng ban Năm Thánh Giáo phận Giuse Phạm Ngọc Khuê đã chia sẻ với anh chị em giáo lý viên và ca đoàn về Năm Thánh để mỗi người thực sự cảm tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ Giáo Hội đã cho Giáo Hội Việt Nam của chúng ta một Năm Thánh mừng 350 năm ghi dấu ấn đức tin trên Giáo Hội Việt Nam và 50 năm Thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Vào lúc 10 giờ 30 phút là thánh lễ hành hương, cha Trưởng ban Năm Thánh Giáo phận đã chia sẻ trong bài giảng với cộng đoàn về ý nghĩa của hành hương, về ý nghĩa của Năm Thánh ba điểm chính: Giáo Hội là mầu nhiệm, là Hiệp thông, là sứ vụ để cộng đoàn và cách riêng là các anh chị em giáo lý viên, ca viên hiểu hơn về Hành Hương trong Năm Thánh. Qua đó, mỗi bước chân hành hương của anh chị em, được thắm đượm thêm đức tin và nồng nàn thêm lòng mến khi trở về anh chị em phục vụ tốt hơn ngay tại giáo xứ của mình. Những bước chân hành hương nhắc chúng ta quê thật của chúng ta là ở trên trời, Cha chúng ta ở trên trời và đang theo dõi những bước chân của những người con. Trong khi chúng ta tiến về quê trời thì người đồng hành với chúng ta là chính Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội.
Cuối thánh lễ, trước khi quý cha ban phép lành cho cộng đoàn, cha Phêrô Hồng Phúc quản hạt Phát Diệm đã có đôi lời được xin phép thay lời các cha xứ, nhắn nhủ thân thương với các anh chị em giáo lý viên và ca đoàn: “Là giáo lý viên, anh chị em chia sẻ trách nhiệm và chính anh chị em là trách nhiệm để nối dài cánh tay của cha xứ đến với các lớp giáo lý cho các em được lớn lên trong Chúa Thánh Thần, sống đức tin và sống lời Chúa trở thành chứng nhân của Lời Chúa trong thế giới hôm nay là nhờ sự gieo trồng tận tâm tận lực của anh chị em; là ca viên của ca đoàn, anh chị em phục vụ bằng lời ca tiếng hát “Hát hay là cầu nguyện hai lần”. Vì vậy khi anh chị em muốn hát hay, anh chị em phải học và mỗi một buổi học hát của anh chị em tương đương với một buổi đọc kinh tại các nhà thờ. Xin anh chị em hãy chuyên chăm từ lúc đi học hát, ý thức từ lúc học hát cho tới lúc phục vụ vì Chúa vì Giáo Hội. Lời ca tiếng hát của anh chị em không phải tôn vinh giọng ca của anh chị em mà chính là vì Lời Chúa chứa đựng trong đó và những ý nghĩa truyền cảm từ lời ca tiếng hát của anh chị em đi vào lòng tin, lòng cậy, lòng mến của giáo dân. Cũng nhân dịp quí báu này, Giáo Hội muốn anh chị em phục vụ tốt hơn nữa. Trong bài giảng của Cha Trưởng ban Năm Thánh, ngài đã nhắc khéo: 'Đừng để cho Giáo Hội già nua theo tuổi tác!'. Đức Cố Hồng Y Fx Nguyễn văn Thuận có nói: “Các thánh càng già, trái tim của họ càng trẻ”. Chính anh chị em đang cho Giáo Hội trẻ lại bằng quả tim của anh chị em. Mong anh chị em luôn cố gắng, như lời thánh Phaolô: 'Dù thời thế thuận lợi hay không thuận lợi, cứ xúc tiến, cứ loan báo Tin Mừng'. Ước mong các anh chị em tiếp tục hơn nữa, dấn thân hơn nữa, truyền cảm hơn nữa để truyền đức tin truyền giáo bằng chính lời ca tiếng hát của anh chị em".
Đây là lần đầu tiên giáo hạt Phát Diệm có sự qui tụ này. Nhờ hồng ân của Năm Thánh, nhờ tình thương của Thiên Chúa là Cha và của Giáo Hội là Mẹ. Vì vậy, đây không chỉ là dịp anh chị em giáo lý viên và ca đoàn cám ơn lẫn nhau, nhưng chắc chắn là các cha xứ trong giáo hạt muốn ngỏ lời với anh chị em giáo lý viên và anh chị em ca đoàn của các giáo xứ là các ngài đang đặt tin tưởng nơi anh chị em trong tinh thần phục vụ cao nhất.
Xem hình ảnh
Tham dự ngày hành hương có sự hiện diện của quí Hội dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và quí chức trong Ban Hành Giáo của tám giáo xứ thuộc giáo hạt Phát Diệm đã về đây, vừa cầu nguyện lĩnh ơn toàn xá, vừa khích lệ anh chị em giáo lý viên và ca đoàn trong các giáo xứ. Sự hiện diện của quí Hội dòng và quí chức nói lên sự hiệp thông và sự quan tâm để anh chị em giáo lý viên với ca đoàn về phục vụ tốt hơn nữa trong phận vụ của mình, làm nên Giáo Hội hiệp thông và qua đó ngày hành hương hôm nay càng thêm ý nghĩa trọn vẹn.
Đúng 8 giờ 30 phút, trong phần khai mạc chương trình Giao lưu Tiếng Hát Hành Hương, sau lời chào mừng của cha quản hạt Phát Diệm Phê rô Nguyễn Hồng Phúc chính xứ Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, cha Giám đốc Tiểu Chủng viện Phát Diệm kiêm Trưởng ban Năm Thánh Giáo phận Giuse Phạm Ngọc Khuê đã chia sẻ với anh chị em giáo lý viên và ca đoàn về Năm Thánh để mỗi người thực sự cảm tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ Giáo Hội đã cho Giáo Hội Việt Nam của chúng ta một Năm Thánh mừng 350 năm ghi dấu ấn đức tin trên Giáo Hội Việt Nam và 50 năm Thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Vào lúc 10 giờ 30 phút là thánh lễ hành hương, cha Trưởng ban Năm Thánh Giáo phận đã chia sẻ trong bài giảng với cộng đoàn về ý nghĩa của hành hương, về ý nghĩa của Năm Thánh ba điểm chính: Giáo Hội là mầu nhiệm, là Hiệp thông, là sứ vụ để cộng đoàn và cách riêng là các anh chị em giáo lý viên, ca viên hiểu hơn về Hành Hương trong Năm Thánh. Qua đó, mỗi bước chân hành hương của anh chị em, được thắm đượm thêm đức tin và nồng nàn thêm lòng mến khi trở về anh chị em phục vụ tốt hơn ngay tại giáo xứ của mình. Những bước chân hành hương nhắc chúng ta quê thật của chúng ta là ở trên trời, Cha chúng ta ở trên trời và đang theo dõi những bước chân của những người con. Trong khi chúng ta tiến về quê trời thì người đồng hành với chúng ta là chính Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội.
Cuối thánh lễ, trước khi quý cha ban phép lành cho cộng đoàn, cha Phêrô Hồng Phúc quản hạt Phát Diệm đã có đôi lời được xin phép thay lời các cha xứ, nhắn nhủ thân thương với các anh chị em giáo lý viên và ca đoàn: “Là giáo lý viên, anh chị em chia sẻ trách nhiệm và chính anh chị em là trách nhiệm để nối dài cánh tay của cha xứ đến với các lớp giáo lý cho các em được lớn lên trong Chúa Thánh Thần, sống đức tin và sống lời Chúa trở thành chứng nhân của Lời Chúa trong thế giới hôm nay là nhờ sự gieo trồng tận tâm tận lực của anh chị em; là ca viên của ca đoàn, anh chị em phục vụ bằng lời ca tiếng hát “Hát hay là cầu nguyện hai lần”. Vì vậy khi anh chị em muốn hát hay, anh chị em phải học và mỗi một buổi học hát của anh chị em tương đương với một buổi đọc kinh tại các nhà thờ. Xin anh chị em hãy chuyên chăm từ lúc đi học hát, ý thức từ lúc học hát cho tới lúc phục vụ vì Chúa vì Giáo Hội. Lời ca tiếng hát của anh chị em không phải tôn vinh giọng ca của anh chị em mà chính là vì Lời Chúa chứa đựng trong đó và những ý nghĩa truyền cảm từ lời ca tiếng hát của anh chị em đi vào lòng tin, lòng cậy, lòng mến của giáo dân. Cũng nhân dịp quí báu này, Giáo Hội muốn anh chị em phục vụ tốt hơn nữa. Trong bài giảng của Cha Trưởng ban Năm Thánh, ngài đã nhắc khéo: 'Đừng để cho Giáo Hội già nua theo tuổi tác!'. Đức Cố Hồng Y Fx Nguyễn văn Thuận có nói: “Các thánh càng già, trái tim của họ càng trẻ”. Chính anh chị em đang cho Giáo Hội trẻ lại bằng quả tim của anh chị em. Mong anh chị em luôn cố gắng, như lời thánh Phaolô: 'Dù thời thế thuận lợi hay không thuận lợi, cứ xúc tiến, cứ loan báo Tin Mừng'. Ước mong các anh chị em tiếp tục hơn nữa, dấn thân hơn nữa, truyền cảm hơn nữa để truyền đức tin truyền giáo bằng chính lời ca tiếng hát của anh chị em".
Đây là lần đầu tiên giáo hạt Phát Diệm có sự qui tụ này. Nhờ hồng ân của Năm Thánh, nhờ tình thương của Thiên Chúa là Cha và của Giáo Hội là Mẹ. Vì vậy, đây không chỉ là dịp anh chị em giáo lý viên và ca đoàn cám ơn lẫn nhau, nhưng chắc chắn là các cha xứ trong giáo hạt muốn ngỏ lời với anh chị em giáo lý viên và anh chị em ca đoàn của các giáo xứ là các ngài đang đặt tin tưởng nơi anh chị em trong tinh thần phục vụ cao nhất.
Đại hội Dân Chúa ngày 1: Giáo hội Chúa Kitô giữa lòng Quê hương Việt Nam
Đai hội Dân chúa
11:48 22/11/2010
Chương trình làm việc sáng ngày 22.11.2010
NGÀY 1 (22-11-2010): GIÁO HỘI CHÚA KITÔ GIỮA LÒNG QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
NGÀY 1 (22-11-2010): GIÁO HỘI CHÚA KITÔ GIỮA LÒNG QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Đề tài | Thuyết trình viên |
- Mầu nhiệm Giáo hội | Đức cha Giuse Nguyễn Năng |
- Tham luận 1 về Mầu nhiệm Giáo hội | Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp |
- Tham luận 2 về Mầu nhiệm Giáo hội | Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt |
1. Mầu nhiệm Giáo hội trong tương quan với Nước Thiên Chúa | Cha Hồ Sĩ Hữu (GP. Phan Thiết) |
2. Giáo hội như một gia đình | Cha Gioan Bt. Nguyễn Đăng Tuệ (GP. Xuân Lộc) |
3. Giáo hội, cộng đoàn được thánh hiến để yêu thương | Đại biểu giới tu sĩ (Cha Giuse Trần Hòa Hưng, Giám tỉnh SDB) |
4. Thánh ca và thánh nhạc trong phụng vụ | Ông Phêrô Nguyễn Sơn Thạch (GP. Sài Gòn) |
5. Vai trò Lời Chúa trong đời sống Giáo hội | Ông Đaminh Nguyễn Phi Hùng (GP. Đà Nẵng) |
6. Để củng cố mối hiệp thông với Chúa | Ông Giuse Nguyễng Văn Thắng (GP. Bắc Ninh) |
7. Linh mục, con người của mầu nhiệm Đức Kitô nhập thể | Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp (GP. Sài Gòn) |
8. Một góp ý về hội nhập văn hóa | Ông Giuse Bùi Văn Tường (GP. Đà Lạt) |
9. Sống hiệp thông với Chúa qua Kinh Mân Côi | Bà Têrêxa Đinh Thị Tuyết Oanh (GP. Bà Rịa) |
10. Xây dựng giáo họ, giáo xứ trưởng thành | Ông Gioan Bt. Đinh Quang Toàn |
Tâm Tình Tạ- Ơn dưới chân Thánh Tượng Mẹ La- Vang. Gx, St. Henry- Chicago.
Paul Quý Trần
21:36 22/11/2010
Tâm Tình Tạ- Ơn dưới chân Thánh Tượng Mẹ La- Vang. Gx, St. Henry- Chicago.
Bản thân sinh ra trên quê hương miền trung, Việt Nam, quanh năm lũ lụt. Được nuôi dưỡng và trưởng thành trong một gia đình nhà nông, hôm sớm phụ giúp cha mẹ với công việc ruộng vườn đồng áng, nấu rượu, chăn heo, nuôi gà. Lấy con trâu, điếu cày, gốc tre làm nơi giải trí vui đùa với đám trẻ cùng xóm để rồi lớn dần theo năm tháng. Gia đình không thuộc vào loại khá, đủ cái ăn- cái mặc qua ngày cũng đã lấy làm vui và hết lời tạ ơn Chúa- Mẹ. Thuở bé quen cầm cái cày, cây cuốc hơn là cái sách- vở và cây viết. Hôm nay, với nhũng lời lẽ vụng về, chỉ xin bày tỏ phần nào tâm tình Tri Ân và Cảm Mến đến Mẹ và cám ơn Cha Xứ cũng như cộng đoàn giáo xứ St. Henry tại Chicago, nơi mà các nhân đức Tin- Cậy- Mến được nuôi dưỡng và triển nở cùng năm tháng trong kiếp sống lữ hành trần gian này.
Thời gian dường như chẳng đợi chờ chúng ta bao giờ. Những ngày êm đềm của tuổi thơ trên quê cha đất tổ ấy đã đi vào dĩ vãng chẳng biết tự thuở nào. Trải qua sau bao nhiêu biến cố và những đổi thay vui buồn của trong lịch sử đất nước, thấm thoát vậy mà đã trên 20 năm cùng vợ và 4 đứa con xa rời vùng quê êm ả ấy để đến sinh sống giữa chốn nhộn nhịp, hào nhoáng trên đất Chicago này. Theo kinh nghiệm bản thân và cũng được rút tỉa từ kinh thánh thì quả thật không phải là một điều dễ để cho ta có thể nhận ra Thánh ý Chúa và cảm nghiệm được Tình Yêu Mẹ nơi mà giá trị của mọi thứ được căn cứ chỉ trên một chữ ‘tiền’. Đời sống tâm linh dường như cũng đang bị phai dần theo vòng xoáy của thế giới vật chất, hưởng thụ, không có chỗ bám víu, tựa nương.
Tục ngữ việt nam ta có câu, Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Quả thế chỉ có những ai không còn mẹ, hoặc không có cái diễm phúc để được sống gần mẹ mới có thể cảm nghiệm được sự quan trọng và cần thiết mỗi khi cần đến sự nâng niu, vỗ về, êm ái dịu dàng mà chỉ có thể tìm thấy nơi tình mẫu tử mà thôi. Mồ côi mẹ từ thưở nhỏ, những cái cảm giác yêu thương đó chỉ được tìm thấy trong giấc mơ mà khi tỉnh dậy thậm chí chỉ việc nghĩ tới thôi còn không dám. Một khi không đón nhận và cảm nghiệm được tình mẫu tử của người mẹ trần gian. Thì tình cảm và lòng yêu mến khát khao dành cho người mẹ của niềm tin, Mẹ Maria, dường như lại càng được dâng trào tha thiết. Tình mẫu tử ấy thiêng liêng quá và cao vời quá, nhưng cũng có những lúc rất bình dị, đơn sơ, và lại rất gần gũi cảm thông mà ngôn ngữ loài người dường như không thể diễn tả được.
Công việc làm ăn sinh sống nơi đất khách quê người, đầu tắt mặt tối lắm lúc suy nghĩ lại không biết làm như vậy để rồi làm gì? để rồi đi về đâu? Những trăn trở đó, những tâm tư đó chỉ biết trò chuyện và than thở với Mẹ, người Mẹ của niềm tin. Quả thật, Mẹ đã chẳng từ bỏ con cái mình bao giờ. Bao nhiêu lần tâm sự cùng Mẹ là bấy nhiêu lần được an ủi vỗ về, bao nhiêu lần van xin cùng mẹ là bấy nhiêu lần được Mẹ nâng đỡ chở che. Có lần vợ bị trật xương lưng vì khiêng đồ nặng, nhìn thấy vợ trong cơn đau mà lòng thắt lại. Chỉ biết xin mẹ cứu chữa chứ chẳng biết gì đến thuốc men, ấy vậy mà cơn đau lại qua đi, chỉ do cậy nhờ vào tình thương của Mẹ. Cũng vậy, vào khoảng giữa năm 1997 khi cô con gái út vừa tròn năm tuổi mắc chứng bệnh đau khớp, các khớp xương chân- tay xưng lên, nóng sốt, và đau nhức, cứ vài ngày lại phải vào viện cấp cứu, kéo dài cả năm trời. Gia đình đã cố gắng đưa cháu đi bác sĩ ở nhiều nơi, nhưng chẳng nơi nao bác sĩ có thể tìm ra được đó là chứng bệnh gì để chữa chạy. Cuối cùng, cũng chỉ biết dâng lên Mẹ. Lạ thay, có người chỉ dẫn gặp thày gặp thuốc, chỉ uống thuốc trong vòng 6 ngày bệnh của cháu khỏi hẳn và không còn tái phát như trước. Tất cả là nhờ ơn Mẹ. Tất cả là do Mẹ ban.
Từ ngày giáo xứ khởi công xây dựng tượng đài Mẹ La-vang ngay bên cạch nhà thờ. Lúc nào đi lễ cũng cảm tạ ơn Chúa nhiệm màu đã ban cho chúng ta một người Mẹ, một tình Mẹ. Đây chính là điểm dựa tinh thần vững chắc nhất cho những ai đang gặp cảnh gian truân, cho những ai cần sự che chở vỗ về, cho những ai cần sự dìu dắt đỡ nâng, cho những ai đang cần một hướng đi, và cho cả những ai đang muốn tiến xa hơn trên đàng nhân đức. Mẹ đang đứng đó, ngày đêm vẫn hằng trông chờ chúng ta, chờ mong đoàn con cái tụ họp về dưới thánh nhan để được nâng niu vỗ về, để được nâng đỡ chở che. Có những đêm trời giá lạnh, đi làm về nhà đã hơn 9 giờ tối, vẫn muốn đến bên Mẹ để được nhìn ngắm Mẹ, để được tình thương Mẹ sưởi ấm cả thể xác lẫn tâm hồn. Có những lúc trời đã khuya, chỉ đứng từ đàng xa nhìn ngắm Thánh Tượng Mẹ, không dám đến gần vì không muốn làm phiền khi thấy cha xứ cũng đang đứng đó, đang thầm chuyện trò với Mẹ chuyện vui buồn của công tác mục vụ.
Giờ đây như có mẹ luôn hiện diện và đồng hành, cuộc sống dường như dễ dàng hơn, những chuyện ưu phiền như nhẹ nhàng hơn, những nỗi lo lắng, sợ hãi như đã có người bao bọc chở che, những nỗi đau thương như có người quan tâm, lo lắng, và an ủi vỗ về.
Lạy Mẹ, xin Mẹ hãy ở lại mãi với chúng con, cư ngụ trong tâm hồn chúng con. Để rồi mọi chuyện vui buồn sướng khổ Mẹ con cùng nhau chia sẻ, vì xa Mẹ ai là người cho con có chỗ cậy trông. Gia đình chúng con đây, cuộc sống chúng con đây, còn nhiều long đong vất vả xin dâng lên Mẹ. Để nhờ Mẹ chở che nâng đỡ, chúng con luôn được vui sống, để sau cuộc đời tạm bợ này chúng con cùng được chiêm ngắm tôn nhan Mẹ trên quê trời.
Xin ghi ơn Mẹ, và cám ơn thật nhiều đến Cha Xứ và Giáo xứ đã xây dựng nên Đài Thánh Tượng Mẹ, đã vun đắp và củng cố tâm tình Mẫu tử thiêng liêng này.
Paul Quý Trần.
Thời gian dường như chẳng đợi chờ chúng ta bao giờ. Những ngày êm đềm của tuổi thơ trên quê cha đất tổ ấy đã đi vào dĩ vãng chẳng biết tự thuở nào. Trải qua sau bao nhiêu biến cố và những đổi thay vui buồn của trong lịch sử đất nước, thấm thoát vậy mà đã trên 20 năm cùng vợ và 4 đứa con xa rời vùng quê êm ả ấy để đến sinh sống giữa chốn nhộn nhịp, hào nhoáng trên đất Chicago này. Theo kinh nghiệm bản thân và cũng được rút tỉa từ kinh thánh thì quả thật không phải là một điều dễ để cho ta có thể nhận ra Thánh ý Chúa và cảm nghiệm được Tình Yêu Mẹ nơi mà giá trị của mọi thứ được căn cứ chỉ trên một chữ ‘tiền’. Đời sống tâm linh dường như cũng đang bị phai dần theo vòng xoáy của thế giới vật chất, hưởng thụ, không có chỗ bám víu, tựa nương.
Tục ngữ việt nam ta có câu, Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Quả thế chỉ có những ai không còn mẹ, hoặc không có cái diễm phúc để được sống gần mẹ mới có thể cảm nghiệm được sự quan trọng và cần thiết mỗi khi cần đến sự nâng niu, vỗ về, êm ái dịu dàng mà chỉ có thể tìm thấy nơi tình mẫu tử mà thôi. Mồ côi mẹ từ thưở nhỏ, những cái cảm giác yêu thương đó chỉ được tìm thấy trong giấc mơ mà khi tỉnh dậy thậm chí chỉ việc nghĩ tới thôi còn không dám. Một khi không đón nhận và cảm nghiệm được tình mẫu tử của người mẹ trần gian. Thì tình cảm và lòng yêu mến khát khao dành cho người mẹ của niềm tin, Mẹ Maria, dường như lại càng được dâng trào tha thiết. Tình mẫu tử ấy thiêng liêng quá và cao vời quá, nhưng cũng có những lúc rất bình dị, đơn sơ, và lại rất gần gũi cảm thông mà ngôn ngữ loài người dường như không thể diễn tả được.
Công việc làm ăn sinh sống nơi đất khách quê người, đầu tắt mặt tối lắm lúc suy nghĩ lại không biết làm như vậy để rồi làm gì? để rồi đi về đâu? Những trăn trở đó, những tâm tư đó chỉ biết trò chuyện và than thở với Mẹ, người Mẹ của niềm tin. Quả thật, Mẹ đã chẳng từ bỏ con cái mình bao giờ. Bao nhiêu lần tâm sự cùng Mẹ là bấy nhiêu lần được an ủi vỗ về, bao nhiêu lần van xin cùng mẹ là bấy nhiêu lần được Mẹ nâng đỡ chở che. Có lần vợ bị trật xương lưng vì khiêng đồ nặng, nhìn thấy vợ trong cơn đau mà lòng thắt lại. Chỉ biết xin mẹ cứu chữa chứ chẳng biết gì đến thuốc men, ấy vậy mà cơn đau lại qua đi, chỉ do cậy nhờ vào tình thương của Mẹ. Cũng vậy, vào khoảng giữa năm 1997 khi cô con gái út vừa tròn năm tuổi mắc chứng bệnh đau khớp, các khớp xương chân- tay xưng lên, nóng sốt, và đau nhức, cứ vài ngày lại phải vào viện cấp cứu, kéo dài cả năm trời. Gia đình đã cố gắng đưa cháu đi bác sĩ ở nhiều nơi, nhưng chẳng nơi nao bác sĩ có thể tìm ra được đó là chứng bệnh gì để chữa chạy. Cuối cùng, cũng chỉ biết dâng lên Mẹ. Lạ thay, có người chỉ dẫn gặp thày gặp thuốc, chỉ uống thuốc trong vòng 6 ngày bệnh của cháu khỏi hẳn và không còn tái phát như trước. Tất cả là nhờ ơn Mẹ. Tất cả là do Mẹ ban.
Từ ngày giáo xứ khởi công xây dựng tượng đài Mẹ La-vang ngay bên cạch nhà thờ. Lúc nào đi lễ cũng cảm tạ ơn Chúa nhiệm màu đã ban cho chúng ta một người Mẹ, một tình Mẹ. Đây chính là điểm dựa tinh thần vững chắc nhất cho những ai đang gặp cảnh gian truân, cho những ai cần sự che chở vỗ về, cho những ai cần sự dìu dắt đỡ nâng, cho những ai đang cần một hướng đi, và cho cả những ai đang muốn tiến xa hơn trên đàng nhân đức. Mẹ đang đứng đó, ngày đêm vẫn hằng trông chờ chúng ta, chờ mong đoàn con cái tụ họp về dưới thánh nhan để được nâng niu vỗ về, để được nâng đỡ chở che. Có những đêm trời giá lạnh, đi làm về nhà đã hơn 9 giờ tối, vẫn muốn đến bên Mẹ để được nhìn ngắm Mẹ, để được tình thương Mẹ sưởi ấm cả thể xác lẫn tâm hồn. Có những lúc trời đã khuya, chỉ đứng từ đàng xa nhìn ngắm Thánh Tượng Mẹ, không dám đến gần vì không muốn làm phiền khi thấy cha xứ cũng đang đứng đó, đang thầm chuyện trò với Mẹ chuyện vui buồn của công tác mục vụ.
Giờ đây như có mẹ luôn hiện diện và đồng hành, cuộc sống dường như dễ dàng hơn, những chuyện ưu phiền như nhẹ nhàng hơn, những nỗi lo lắng, sợ hãi như đã có người bao bọc chở che, những nỗi đau thương như có người quan tâm, lo lắng, và an ủi vỗ về.
Lạy Mẹ, xin Mẹ hãy ở lại mãi với chúng con, cư ngụ trong tâm hồn chúng con. Để rồi mọi chuyện vui buồn sướng khổ Mẹ con cùng nhau chia sẻ, vì xa Mẹ ai là người cho con có chỗ cậy trông. Gia đình chúng con đây, cuộc sống chúng con đây, còn nhiều long đong vất vả xin dâng lên Mẹ. Để nhờ Mẹ chở che nâng đỡ, chúng con luôn được vui sống, để sau cuộc đời tạm bợ này chúng con cùng được chiêm ngắm tôn nhan Mẹ trên quê trời.
Xin ghi ơn Mẹ, và cám ơn thật nhiều đến Cha Xứ và Giáo xứ đã xây dựng nên Đài Thánh Tượng Mẹ, đã vun đắp và củng cố tâm tình Mẫu tử thiêng liêng này.
Paul Quý Trần.
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Anrê Dũng-Lạc Trần Cao Tường đã về Nhà Cha trên Trời
LM. FX Bùi Quyết, SDD
13:21 22/11/2010
Với tâm tình phó thác và hiến dâng
Bà Cố Trần Thị Phán và Tang Quyến, Gia Đình Linh Tông
và Họ Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana
Trân Trọng Kính Báo:
Linh mục Anrê Dũng-Lạc TRẦN CAO TƯỜNG
sinh ngày 15 tháng 8 năm 1946 tại Ninh bình, Việt Nam
Thụ phong Linh mục ngày 6 tháng 4 năm 1975 tại nhà thờ Kim Hòa, Giáo phận Long Xuyên
đã về Nhà Cha vào lúc 11giờ 56 sáng Chúa nhật ngày 21 tháng 11 năm 2010
tại Bệnh viện Ochsner, Kenner, Louisiana
Hưởng thọ 64 tuổi.
Các Thánh lễ cầu nguyện sẽ được cử hành tại:
Nhà thờ Thánh Lê Thị Thành
6851 St. Le Thi Thanh St., Marrero, LA 70072
Vào lúc 6 pm thứ ba, 23 tháng 11.
• Phân ưu và viếng xác sau Thánh lễ cho đến 9 pm
Nhà thờ Maria Nữ Vương Việt Nam
5069 Willowbrook Dr., New Orleans, LA 70129
Vào lúc 6 pm thứ tư, 24 tháng 11.
• Phân ưu và viếng xác sau Thánh lễ cho đến 9 pm
Nhà thờ Họ Đức Mẹ Lên Trời
172 Noel Dr., Avondale, LA 70094
Vào lúc 6 pm thứ năm, 25 tháng 11.
• Phân ưu và viếng xác sau Thánh lễ cho đến 9 pm
Thánh lễ An Táng sẽ được cử hành tại Nhà thờ Họ Đức Mẹ Lên Trời
vào lúc 10 giờ sáng thứ sáu, ngày 26 tháng 11
• 8 giờ đến 9:30 am: Viếng xác
• 9:30 am: Linh mục và Tu sĩ đọc kinh nguyện
• 9:50 am: Nhóm Chim Non Dũng Lạc cầu nguyện
• 10 am: Thánh Lễ
Linh cữu Cha Anrê sẽ được an táng tại nghĩa trang Restlawn Park, Avondale, Louisiana.
*Quý Cha đồng tế xin mang áo Alba và dây stôla trắng.
Xin Chúa vì lòng nhân từ sớm đưa linh hồn Thầy cả Anrê Dũng Lạc Trần Cao Tường về hưởng nhan thánh Chúa.
Kính báo
Gia đình
và LM. FX Bùi Quyết, SDD (nghĩa tử)
( (504) 606-3132 hoặc (504) 472-7798
Vài dòng tiểu sử Linh Mục Anrê Dũng Lạc Trần Cao Tường
Linh mục Anrê Trần Cao Tường sinh ngày 15 tháng 8 năm 1946 tại Phát Diệm, Ninh Bình, Bắc Việt, là con cả trong gia đình bảy (7) anh em của Ông Bà Cố Trần Văn Phán.
Lm. Andrê Trần Cao Tường
Em trai Trần Cao Thắng
Em gái Trần Thị Hường
Em trai Trần Cao Tài
Em gái Soeur Francis Trần Kim Cúc
Em gái Trần Ánh Tuyết
Em trai Trần Cao Toàn
Từ thuở nhỏ, lớn lên trong cảnh nghèo túng của gia đình miền quê Bắc Việt, Cha Tường (tên thật là Tiến) rất hiếu học và thông minh khác thường, nên vì muốn đầu tư cho con có tương lai về học vấn, Bố Mẹ cố gắng chắt chiu dành dụm để Cha có cơ hội cắp sách đến trường. Di cư vào Nam Việt cùng với gia đình năm 1954, Cha Tường vẫn tiếp tục theo đuổi việc học vấn, đồng thời cùng phụ giúp bố mẹ nuôi nấng đàn em và lo công việc ruộng nương cấy lúa kiếm tiền sinh sống.
Ngày 1 tháng 9 năm 1959, sau 5 năm vào Nam Việt, Cha Cố Simon Nguyễn Quang Duy nhận Cha Tường làm con thiêng liêng và gửi đi học tại Tiểu Chủng Viện Phát Diệm – Phú Nhuận. Trước khi gia nhập tiểu chủng viện, Cha Tường (Tiến) lâm cảnh bịnh thương hàn hơn ba tháng bỏ học. Ngày lên đường vào tiểu chủng viện để dự thi, Cha Bố bàn kế lấy tên người em trai là Trần Cao Tường để ghi danh đi thi; vì sợ bỏ học lâu quá nhỡ đi thi sẽ bị rớt vẫn có thể dùng lại tên thật là Tiến để ôn bài thi lại. Việc gì Bề Trên an bài đều đã có tiền định. Trong lúc ốm nặng, Cha Tường cuốn mền đi thi, và quả nhiên, chỉ thi một lần, Cha đậu ngay và được nhận. Kể từ đấy, Cha đã bị dính liền với tên cúng chuối đó là Trần Cao Tường và tên Tiến thật kia đã không bao giờ được gọi tới nữa.
Tháng 10 năm 1967, Cha Tường đã được tuyển chọn trong những chủng sinh xuất sắc của Địa Phận Long Xuyên đi du học 6 năm tại Trường Truyền Giáo Roma, Italy. Năm 1972, Ông Cố của Cha qua đời trong lúc Cha vẫn còn tu học bên Ý. Năm 1973 Cha Tường tốt nghiệp và trở lại Việt Nam, chịu Chức Phó Tế và giúp xứ tại Phú Quốc.
Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Cha Anrê Trần Cao Tường Thụ Phong Linh Mục qua việc đặt tay và xức dầu truyền chức của Đức Cố Giám Mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ tại Nhà Thờ Kim Hòa, Địa Phận Long Xuyên. Hai tuần sau khi lãnh nhận Thiên Chức Linh Mục, Cha Tường trở về Phú Quốc để dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Cũng kể từ dịp đấy, Cha Tường cùng với hai người em gái là Sơ Kim Cúc và cô Ánh Tuyết bị khóa đường trở về đất liền và biến cố 30 tháng 4 xảy đến, Cha cùng với hai người em gái lên đường định cư tại Hoa Kỳ cùng với bao nhiêu người tị nạn Cộng sản Việt Nam khác.
Thời cuộc gian nan không nản chí nam nhi. Tháng 9 năm 1975 Cha Tường đoàn tụ cùng với 11 gia đình Việt Nam đầu tiên, chọn miền nắng ấm New Orleans làm tổ ấm và dọn về định cư kể từ ngày đó. Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được thành lập, và cũng chính từ nơi này, năm 1983 Giáo Xứ Việt Nam đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập dưới sự điều hành của Cha Sở là Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương. Cũng trong thời gian mục vụ tại Giáo Xứ Maria Nữ Vương Việt Nam, còn có tên gọi thật thô sơ là làng "Versailles,” Cha Tường bắt đầu chú tâm vào lãnh vực tu đức, tĩnh tâm, và khởi đầu giấc mơ “Tinh Thần Dũng Lạc.” Các khóa huấn luyện và đào tạo nhân lực tổ chức hàng tuần, lồng chung với những khóa canh tân sống đạo cho người giáo dân trong giáo xứ và các tiểu bang lân cận được hăng say linh động.
Tháng 2 năm 1991, theo sự xếp đặt của Tòa Giám Mục Tổng Giáo Phận New Orleans, Cha Tường được chuyển tới một cộng đoàn nhỏ bé Miền Tây Ngạn để làm Quản Nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Lên Trời. Thời gian làm việc nơi này, ngoài lãnh vực mục vụ, Cha có nhiều giờ viết sách tu đức, đào sâu vào những chương trình hữu ích cho giáo hội và cộng tác quật khởi những phong trào văn hóa. Bên cạnh đó, Cha Tường còn được sự hỗ trợ mãnh liệt từ bên gia đình và những người con nghĩa tử:
• Lm. Francis Bùi Quyết, SDD – Phụ trách Tu Viện Nguyễn Duy Khang, Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa, New Orleans
• Sơ Ann Catherine Nguyễn Hòa – Dòng Phanxicô – Giám Đốc các chi nhánh Nhà Thương Our Lady of The Lake
• Lm. Trần Đức Huynh, SVD – Lm. Truyền Giáo tại Đài Loan và Việt Nam
• Lm. Phạm Tăng Tri – Vero Beach, Florida
• Lm. Phạm Anh Tuấn – Cha Sở Giáo Xứ St. Cletus, Gretna, Louisiana
• Lm. Bùi Đại – Cha Sở Giáo xứ Resurrection, Phoenix, Arizona
Những năm tháng gần đây, Cha Tường bắc nhịp cầu nối kết xứ đạo vào các chương trình Canh tân Đặc sủng Thánh Linh và hoạt động liên lỉ với những khóa học hỏi tĩnh tâm và giảng thuyết hàng tuần trên toàn quốc Hoa Kỳ. Cha còn trực tiếp cộng tác với những chương trình quảng bá sứ điệp “tin vui gửi thời đại mới” và truyền rao Tin Mừng qua các mạng lưới toàn cầu. Bản tính đam mê công việc mục vụ đã khiến Cha si mê Chúa và say xưa văn hóa.
Ngày 13 thán 10 năm 2010, Cha lâm cơn bệnh nhiễm trùng hiểm nghèo trong mạch máu tim. Vào lúc 11 giờ 56 sáng Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, 21 tháng 11 năm 2010, Linh Mục Anrê Trần Cao Tường đã được Chúa gọi về hưởng Thiên Nhan Ngài. Hưởng thọ 64 tuổi.
Văn Hóa
Vần thơ tiễn biệt Cha Trần Cao Tường: Tin Vui thời Vĩnh cửu
PM. Cao Huy Hoàng
13:43 22/11/2010
Kính tiễn biệt Cha Andre Dũng Lạc Trần Cao Tường
Không có gì là dang dở
Khi Chúa Giêsu đã nói lời hoàn tất nơi Cha.
Một hành trình
Từ Phát Diệm xa, đến Long Xuyên xa
Từ Việt Nam xa, đến miền đất mới
Xa, thật xa
Bỗng hóa gần, thật gần
Cha tìm về tổ quốc, tình thân
Bằng Quốc Ngữ, Quốc Hồn, Quốc Túy
Vẫn canh cánh bên lòng kẻ sĩ
Mối tình si câu hát điệu hò
Trên lưng trâu,
duới ruộng trũng,
nhịp đưa đò
ấy mấy vội, khoan khoan hò, tình tứ.
Một hành trình
thoắt đã vào cổ sử
Mà Tin Vui Thời Điểm mãi còn đây
Bởi cây đa bến nước quê hương này
Vẫn chờ nghe tiếng Yêu bằng Việt Ngữ.
Sẽ không bao giờ là quá khứ
Những công trình của Thiên Chúa quyền linh
Phát khởi nơi Cha, chu tất trọn hành trình
Cho đến lúc nhịp tim đời mỏi mệt.
Không ai tin là cha đã chết
Cả dám nghĩ rằng cha đã hết thời gian
Thời gian nay là hạnh phúc thiên đàng
Cha đang viết mới: “Tin Vui Thời Vĩnh Cứu”.
Bằng Việt Ngữ trên trang Dũng Lạc mới
Cùng Toàn Ban Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Không có gì là dang dở
Khi Chúa Giêsu đã nói lời hoàn tất nơi Cha.
Một hành trình
Từ Phát Diệm xa, đến Long Xuyên xa
Từ Việt Nam xa, đến miền đất mới
Xa, thật xa
Bỗng hóa gần, thật gần
Cha tìm về tổ quốc, tình thân
Bằng Quốc Ngữ, Quốc Hồn, Quốc Túy
Vẫn canh cánh bên lòng kẻ sĩ
Mối tình si câu hát điệu hò
Trên lưng trâu,
duới ruộng trũng,
nhịp đưa đò
ấy mấy vội, khoan khoan hò, tình tứ.
Một hành trình
thoắt đã vào cổ sử
Mà Tin Vui Thời Điểm mãi còn đây
Bởi cây đa bến nước quê hương này
Vẫn chờ nghe tiếng Yêu bằng Việt Ngữ.
Sẽ không bao giờ là quá khứ
Những công trình của Thiên Chúa quyền linh
Phát khởi nơi Cha, chu tất trọn hành trình
Cho đến lúc nhịp tim đời mỏi mệt.
Không ai tin là cha đã chết
Cả dám nghĩ rằng cha đã hết thời gian
Thời gian nay là hạnh phúc thiên đàng
Cha đang viết mới: “Tin Vui Thời Vĩnh Cứu”.
Bằng Việt Ngữ trên trang Dũng Lạc mới
Cùng Toàn Ban Thánh Tử Đạo Việt Nam.