Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:03 21/11/2015
64. DƯƠNG TU ĂN BƠ.
Thời Tam quốc, Dương Tu là ông chủ nghèo của Tào Tháo là người rất thông minh.
Một hôm, Tào Tháo viết ba chữ “nhất hợp tô一合酥”(1) trên cái hộp bơ mà ông ta rất thích ăn, Dương Tu nhìn thấy, bèn mở hộp ra và phát cho mọi người cùng ăn.
Sau việc ấy, Tào Tháo tra hỏi, Dương Tu rất mực trịnh trọng nói:
- “Trên hộp có viết “mỗi người một miếng bơ一 人一口”(2), chúng tôi không dám vi phạm lệnh của thừa tướng, bèn phân nhau mà ăn hết rồi”.
Tào Tháo trong lòng không vui vẻ, nhưng lại không còn lời để nói.
(Hậu Hán thư)
Suy tư 64:
Có người được ông thị trưởng thành phố mời đi dự tiệc cưới của con gái thì hãnh diện đi khoe khắp cả đầu làng cuối chợ; có người được sắp xếp ngồi ăn đồng bàn với cha sở thì cảm thấy...oai vô cùng.
Nhưng có những người Ki-tô hữu được mời đi tham dự tiệc Chiên Thiên Chúa thì lại từ chối, khước từ, vì bận đi nhậu bia ôm với bạn bè; có những tín hữu vừa mới tham dự thánh lễ xong, ra khỏi cổng nhà thờ liền nói tục chửi thề toáng cả lên vì bầy gà của người hàng xóm qua kiếm ăn bên vườn nhà của họ. Những người tín hữu này họ coi việc rước Thánh Thể như là ăn một cái bánh quy nho nhỏ, ăn lấy lòng kẻo sợ người ta nói mình đi lễ mà không rước lễ thì quê lắm.
Thời vua chúa phong kiến thì “vua cho sống thì sống, vua bắt chết thì phải chết”, bởi vì vua là con trời.
Nhưng Thiên Chúa thì không phải như thế, Ngài không muốn chúng ta phải chết, Ngài muốn chúng ta được sống và sống dồi dào, do đó mà Ngài muốn chúng ta ăn Bánh Hằng Sống để được sự sống đời đời, tại sao chúng ta lại từ chối, khước từ chứ ?
Thánh Gioan Bốt-cô nói: “Ai không thiết tha đến việc rước Thánh Thể là dấu chỉ người ấy sẽ mất linh hồn”.
Đáng sợ thay !
(1) 一合酥 nghĩa là “một hợp bơ.”
(2)一合 Dương Tu phân chữ hợp 合 thành 3 chữ là: chữ nhân人 chữ nhất一 và chữ khẩu口, thành ra chữ ỗi người một miếng. Dương Tu chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Thời Tam quốc, Dương Tu là ông chủ nghèo của Tào Tháo là người rất thông minh.
Một hôm, Tào Tháo viết ba chữ “nhất hợp tô一合酥”(1) trên cái hộp bơ mà ông ta rất thích ăn, Dương Tu nhìn thấy, bèn mở hộp ra và phát cho mọi người cùng ăn.
Sau việc ấy, Tào Tháo tra hỏi, Dương Tu rất mực trịnh trọng nói:
- “Trên hộp có viết “mỗi người một miếng bơ一 人一口”(2), chúng tôi không dám vi phạm lệnh của thừa tướng, bèn phân nhau mà ăn hết rồi”.
Tào Tháo trong lòng không vui vẻ, nhưng lại không còn lời để nói.
(Hậu Hán thư)
Suy tư 64:
Có người được ông thị trưởng thành phố mời đi dự tiệc cưới của con gái thì hãnh diện đi khoe khắp cả đầu làng cuối chợ; có người được sắp xếp ngồi ăn đồng bàn với cha sở thì cảm thấy...oai vô cùng.
Nhưng có những người Ki-tô hữu được mời đi tham dự tiệc Chiên Thiên Chúa thì lại từ chối, khước từ, vì bận đi nhậu bia ôm với bạn bè; có những tín hữu vừa mới tham dự thánh lễ xong, ra khỏi cổng nhà thờ liền nói tục chửi thề toáng cả lên vì bầy gà của người hàng xóm qua kiếm ăn bên vườn nhà của họ. Những người tín hữu này họ coi việc rước Thánh Thể như là ăn một cái bánh quy nho nhỏ, ăn lấy lòng kẻo sợ người ta nói mình đi lễ mà không rước lễ thì quê lắm.
Thời vua chúa phong kiến thì “vua cho sống thì sống, vua bắt chết thì phải chết”, bởi vì vua là con trời.
Nhưng Thiên Chúa thì không phải như thế, Ngài không muốn chúng ta phải chết, Ngài muốn chúng ta được sống và sống dồi dào, do đó mà Ngài muốn chúng ta ăn Bánh Hằng Sống để được sự sống đời đời, tại sao chúng ta lại từ chối, khước từ chứ ?
Thánh Gioan Bốt-cô nói: “Ai không thiết tha đến việc rước Thánh Thể là dấu chỉ người ấy sẽ mất linh hồn”.
Đáng sợ thay !
(1) 一合酥 nghĩa là “một hợp bơ.”
(2)一合 Dương Tu phân chữ hợp 合 thành 3 chữ là: chữ nhân人 chữ nhất一 và chữ khẩu口, thành ra chữ ỗi người một miếng. Dương Tu chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 34 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:47 21/11/2015
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng : Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Phi-la-tô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằn: Đức Giê-su Ki-tô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khơi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, trở thành một ràn chiên và một chủ chiên.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ; Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không, chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Phi-la-tô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lý là gì, khi ông ta đối diện với chân lý là Đức Giê-su Ki-tô.
An-pha và Ô-mê-ga –khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý :
1. Ngày lễ Đức Ki-tô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua ?
2. Là người Ki-tô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
N2T |
Tin mừng : Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Phi-la-tô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằn: Đức Giê-su Ki-tô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khơi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, trở thành một ràn chiên và một chủ chiên.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ; Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không, chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Phi-la-tô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lý là gì, khi ông ta đối diện với chân lý là Đức Giê-su Ki-tô.
An-pha và Ô-mê-ga –khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý :
1. Ngày lễ Đức Ki-tô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua ?
2. Là người Ki-tô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:51 21/11/2015
N2T |
13. Tu viện là cửa thiên đàng.
(Thánh Lawrence of Brindisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:57 21/11/2015
135. HAI EM BÉ CÃI NHAU
Cha sở đi trên đường làng, nghe hai em bé cãi nhau:
Em Giáp nói:
- “Đạo của mi là đạo dị đoan, cúng quảy cho người chết ăn…”
Em Ất to tiếng cãi lại:
- “Đạo của mi cũng là đạo dị đoan vậy.”
Em Giáp nói:
- “Đạo Công Giáo của tụi tau không cúng quảy, không dị đoan.”
Em Ất lớn tiếng nói lại:
- “Vậy thì tuần vừa qua cái lễ chi của bên Công Giáo tụi mi đó, tao thấy mấy ông mặc áo dài khiêng con heo quay to bự chảng lên đặt trước bàn thờ khi ông cha của mi đang làm lễ, đó không phải là cúng quảy dị đoan như đạo Phật tụi tao hè…?”
Cha sở nghe xong thì cảm thấy trong lòng áy náy…
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cha sở đi trên đường làng, nghe hai em bé cãi nhau:
Em Giáp nói:
- “Đạo của mi là đạo dị đoan, cúng quảy cho người chết ăn…”
Em Ất to tiếng cãi lại:
- “Đạo của mi cũng là đạo dị đoan vậy.”
Em Giáp nói:
- “Đạo Công Giáo của tụi tau không cúng quảy, không dị đoan.”
Em Ất lớn tiếng nói lại:
- “Vậy thì tuần vừa qua cái lễ chi của bên Công Giáo tụi mi đó, tao thấy mấy ông mặc áo dài khiêng con heo quay to bự chảng lên đặt trước bàn thờ khi ông cha của mi đang làm lễ, đó không phải là cúng quảy dị đoan như đạo Phật tụi tao hè…?”
Cha sở nghe xong thì cảm thấy trong lòng áy náy…
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Giữa nghịch cảnh, phải hiểu nghịch nghĩa.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh
15:03 21/11/2015
CN 34 QN B : Giữa nghịch cảnh, phải hiểu nghịch nghĩa.
Thứ năm và thứ sáu vừa qua, nếu ai đi ra đường sẽ ngạc nhiên, nhưng rồi nhận ra ngay, Ngày Nhà Giáo, 20-11 : Học sinh đi mua quà, mua hoa đến nhà thầy cô. Thầy cô mặc quần áo đẹp, nổi bật là những cánh áo dài… 365 ngày mới có một ngày tạm gọi là huy hoàng. 364 ngày còn lại là những ngày ảm đạm âm u.
Người ta thường ví như sau : “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài. Bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”.
Cái nghèo của nhà giáo lại cộng với cái eo. Nổi bật là vụ cô giáo Nguyễn thị Xuân tự tử ngay trong phòng làm việc tại Hậu Giang, vì bị giảm biên chế một cách oan ức.
Tại trường Bùi thị Xuân ở Sàigòn, ông hiệu trưởng lại đề xuất một công thức giảm biên chế đau lòng : cho học trò tiểu học đánh giá thầy cô: thầy cô nào bị học trò xếp loại dở thì bị nghỉ việc ngay.
Cách đây không lâu lại có phiên toà xử ngược : thầy phạt học trò, phụ huynh đến hành hung thầy sứt đầu mẻ trán. Ra toà thầy bị thương trở thành bị cáo.
Giữa bầu khí đầy cái nghèo và cái eo đó, vẫn có những thầy cô bám trụ, vẫn có những giáo sinh vào trường sư phạm. Trong một số báo Tuổi Trẻ (17/11/91), nhà giáo và cũng là nhà văn Lý Lan đã viết bài “Thưa Thầy về đâu ?” Bài kể :
Đêm đêm tôi đi làm người thâu ngân tại nhà hàng tư, thường về khuya, đêm qua xe hư, tôi phải đón xích lô. Người đạp xích lô vừa trờ tới đã vội nhảy xuống đứng chào tôi : Thưa Thầy. Anh xích lô xưng tên : Thành. Tôi mới nhớ ra là học trò cũ 13 năm trước, hồi tôi dạy ở miền Tây. Hồi đó thầy ăn bo bo đi dạy, trò vào lớp xỉu giữa buổi học vì đói, nhưng tôi vẫn thao thao nói với học trò : “Giặc ngoại xâm đã tan rồi, nhưng hai tên giặc song sinh là Đói và Dốt đang hoành hành trên quê hương ta. Các em phải học, học thật giỏi để chiến thắng chúng, để dân tộc ta sánh với các nước năm Châu”.
Nhưng rồi Thành, một học sinh giỏi thi vào ĐH Bách Khoa đạt điểm đậu, nhưng ban Tuyển sinh Tỉnh không cho đi học.
3 giờ khuya, hai thầy trò đạp xe từ huyện lên tỉnh để khiếu nại. Tôi lấy tư cách là thầy dạy em 3 năm liền để bảo đảm em là học sinh giỏi, đạo đức tốt. Viên cán bộ tuyển sinh mắng tôi trước mặt người học trò : “Anh là thầy giáo, cứ lo mà dạy học, biết thế nào là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước mà nói !” Suốt quãng đường về dài thăm thẳm, tôi chỉ nói được một câu an ủi trò : “Chẳng qua là sự dốt nát”.
Giờ gặp em đạp xích lô, sao không bất ngờ được. Em kể cho tôi nghe : “Sau đó em về nhà làm ruộng, cưới vợ đẻ con. Khi con em tới tuổi đi học, em giật mình thấy trường lớp xiêu vẹo, thầy cô dạy bữa đực bữa cái, trẻ em thất học, người mù chữ ngày càng đông, cuộc sống nông thôn ngày càng khó. Em nghĩ tới lời thầy “chẳng qua là sự dốt nát,” em xin vô trung học sư phạm Tỉnh rồi về xã vừa làm vừa đi dạy. Mới đây lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long cuốn trôi cả trường, em đưa vợ con lên Sàigòn, ở đậu nhà người chị, riêng em thuê xích lô chạy cầm cự, chờ nước rút, hết lụt sẽ về quê lại mở trường dạy tiếp. Rồi em hỏi tôi : “Thầy còn đi dạy không ?” Lần đầu tiên, tôi không trả em bằng câu diễu cợt : “Sắp mất dạy rồi,” nhưng trước em Thành, tôi nói : “Còn, thầy vẫn còn dạy.” Trong một tích tắc, ánh mắt thầy trò gặp nhau, bừng lên một tia sáng kỳ lạ. Nhưng cố giữ giọng bình thường, Thành nói : “Thầy lên xe, em đưa đi.”
Để tránh tình huống kịch, tôi lên xe ngồi. Chiếc xe lăn bánh chậm chậm giữa đường phố. Đêm Sàigòn rực rỡ bảng hiệu vũ trường, nhạc karaokê… Từ yên xe phía sau, người học trò cũ Thành chồm tới hỏi qua vai tôi : “Thưa thầy, về đâu ?”
Một câu hỏi mang hai nghĩa : “nơi chốn” và “nghề nghiệp.”
Tôi đã kể khá dài một bối cảnh thời sát chúng ta đây về nhà giáo, để ta hiểu được phần nào một bối cảnh đã diễn ra gần hai ngàn năm rồi. “Thầy còn dạy không ? -Tôi vẫn còn dạy.” và “Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
“Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
Khi “tiên học lễ, hậu học văn,” khi truyền thống “tôn sư trọng đạo” còn ngự trị thì câu trả lời “tôi còn dạy” không mấy khó khăn. Nhưng khi “tiên học phí, hậu học văn,” “tiên học võ, hậu học văn,” khi “tiên học phí, hậu học thêm,” khi “nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài, bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”, thì “tôi vẫn còn dạy” mới ý nghĩa. Nó bắt người ta phải hiểu khác đi, có khi hiểu ngược lại với quan niệm đương thời.
Khi làm phép lạ bánh hoá nhiều, người ta tôn vinh ông Giêsu làm vua, Đức Giêsu nhận, chắc không ai thắc mắc.
Khi vào thành long trọng, người ta lót áo cho Giêsu đi, người ta tôn vinh Giêsu làm vua, Giêsu nhận chắc chẳng ai ngạc nhiên.
Nhưng hôm nay, giữa phiên toà, lúc đã bị hành hình trước, mặt mày lem luốc, Đức Giêsu lại nhận mình là Vua. Giữa nghịch cảnh, thì phải là nghịch nghĩa.
Chọn một thời điểm không bình thường để tuyên bố mình là Vua, thì ý nghĩa của chữ Vua cũng phải là không như người ta hiểu.
Vì thế Chúa Giêsu nói ngay : Tôi là Vua, nhưng Nước Tôi không thuộc về thế gian này...
Đừng hiểu thầy dạy theo nghĩa người bây giờ gán cho nhà giáo !
Thì cũng đừng hiểu Vua theo nghĩa người ta hiểu !
Vậy hiểu theo nghĩa nào ?
Kinh Tiền Tụng trong lễ hôm nay trả lời : Là Vua của Vương quốc sự Thật và sự Sống, của Vương quốc Thánh thiện và Ân sủng, của Vương quốc Công chính, Yêu thương và An bình.
Bảy phẩm tính của Vương quốc Kitô. Ở đây ta chỉ dừng lại phẩm tính “Sự Thật.”
Chúa Giêsu đã nói thật rõ : Tôi là Vua, Tôi sinh ra là để làm chứng cho sự Thật. Ai đứng trong sự thật, nghe tiếng tôi…
Khi trường tư được phép mở, người ta thích gửi con đến trường Công Giáo, vì trường Công Giáo dạy sự thật, vì sự Thật là Vua của người Công Giáo chúng ta. Cũng trong một số báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật, thầy giáo Nguyễn Tấn Lợi đã tâm tình : “Tôi sợ sự giả dối, tôi sợ sự giả dối gieo vào lòng người trẻ.” Có cả hàng ngàn chuyện hay tích cũ, tự cổ chí kim, kể lại cho chúng ta mẫu gương về tôn trọng sự thật. Người Công Giáo –cách riêng các linh mục đi học tập– được giữ kho cũng do không gian dối.
Có nhiều người nói nửa đùa nửa thật : 10 điều răn, thời nay chỉ còn có 9, vì không có tội phạm điều răn thứ 8 nữa. Họ nói : thời này gian dối không có tội. Nói chơi thì được, nhưng nghĩ thật như vậy là sai. Cho dù gặp nghịch cảnh nào, chúng ta cũng phải tôn trọng sự thât.
Buôn gian bán dối, đồ dỏm nói đồ xịn, là không xứng với Vua sự thật.
Vu khống, vu oan, nói hành bỏ vạ, chuyện không nói có, chuỵện bé xé ra to, là không xứng với Vua chân lý.
Nếu giữa biết bao nghịch cảnh éo le, người thầy giáo kia vẫn tự hào trả lời câu hỏi của người trò cũ, “tôi vẫn còn dạy.”
Và nếu Đức Kitô giữa những giây phút sắp bị kết án tử hình, vẫn còn nhận mình là Vua vì đó là sự thật, thì chúng ta, thần dân của Vua chân lý, làm sao chúng ta dám gian dối được, dám không tôn trọng sự thật được, dám không liều chết vì sự thật như các thánh TĐVN.
Lạy Vua Giêsu là thầy dạy của chúng con, Ngài là Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, xin dạy chúng con biết tôn trọng sự thật, thương nhau thật, để xứng là học trò của Thầy là Vua Sự Thật. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Thứ năm và thứ sáu vừa qua, nếu ai đi ra đường sẽ ngạc nhiên, nhưng rồi nhận ra ngay, Ngày Nhà Giáo, 20-11 : Học sinh đi mua quà, mua hoa đến nhà thầy cô. Thầy cô mặc quần áo đẹp, nổi bật là những cánh áo dài… 365 ngày mới có một ngày tạm gọi là huy hoàng. 364 ngày còn lại là những ngày ảm đạm âm u.
Người ta thường ví như sau : “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài. Bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”.
Cái nghèo của nhà giáo lại cộng với cái eo. Nổi bật là vụ cô giáo Nguyễn thị Xuân tự tử ngay trong phòng làm việc tại Hậu Giang, vì bị giảm biên chế một cách oan ức.
Tại trường Bùi thị Xuân ở Sàigòn, ông hiệu trưởng lại đề xuất một công thức giảm biên chế đau lòng : cho học trò tiểu học đánh giá thầy cô: thầy cô nào bị học trò xếp loại dở thì bị nghỉ việc ngay.
Cách đây không lâu lại có phiên toà xử ngược : thầy phạt học trò, phụ huynh đến hành hung thầy sứt đầu mẻ trán. Ra toà thầy bị thương trở thành bị cáo.
Giữa bầu khí đầy cái nghèo và cái eo đó, vẫn có những thầy cô bám trụ, vẫn có những giáo sinh vào trường sư phạm. Trong một số báo Tuổi Trẻ (17/11/91), nhà giáo và cũng là nhà văn Lý Lan đã viết bài “Thưa Thầy về đâu ?” Bài kể :
Đêm đêm tôi đi làm người thâu ngân tại nhà hàng tư, thường về khuya, đêm qua xe hư, tôi phải đón xích lô. Người đạp xích lô vừa trờ tới đã vội nhảy xuống đứng chào tôi : Thưa Thầy. Anh xích lô xưng tên : Thành. Tôi mới nhớ ra là học trò cũ 13 năm trước, hồi tôi dạy ở miền Tây. Hồi đó thầy ăn bo bo đi dạy, trò vào lớp xỉu giữa buổi học vì đói, nhưng tôi vẫn thao thao nói với học trò : “Giặc ngoại xâm đã tan rồi, nhưng hai tên giặc song sinh là Đói và Dốt đang hoành hành trên quê hương ta. Các em phải học, học thật giỏi để chiến thắng chúng, để dân tộc ta sánh với các nước năm Châu”.
Nhưng rồi Thành, một học sinh giỏi thi vào ĐH Bách Khoa đạt điểm đậu, nhưng ban Tuyển sinh Tỉnh không cho đi học.
3 giờ khuya, hai thầy trò đạp xe từ huyện lên tỉnh để khiếu nại. Tôi lấy tư cách là thầy dạy em 3 năm liền để bảo đảm em là học sinh giỏi, đạo đức tốt. Viên cán bộ tuyển sinh mắng tôi trước mặt người học trò : “Anh là thầy giáo, cứ lo mà dạy học, biết thế nào là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước mà nói !” Suốt quãng đường về dài thăm thẳm, tôi chỉ nói được một câu an ủi trò : “Chẳng qua là sự dốt nát”.
Giờ gặp em đạp xích lô, sao không bất ngờ được. Em kể cho tôi nghe : “Sau đó em về nhà làm ruộng, cưới vợ đẻ con. Khi con em tới tuổi đi học, em giật mình thấy trường lớp xiêu vẹo, thầy cô dạy bữa đực bữa cái, trẻ em thất học, người mù chữ ngày càng đông, cuộc sống nông thôn ngày càng khó. Em nghĩ tới lời thầy “chẳng qua là sự dốt nát,” em xin vô trung học sư phạm Tỉnh rồi về xã vừa làm vừa đi dạy. Mới đây lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long cuốn trôi cả trường, em đưa vợ con lên Sàigòn, ở đậu nhà người chị, riêng em thuê xích lô chạy cầm cự, chờ nước rút, hết lụt sẽ về quê lại mở trường dạy tiếp. Rồi em hỏi tôi : “Thầy còn đi dạy không ?” Lần đầu tiên, tôi không trả em bằng câu diễu cợt : “Sắp mất dạy rồi,” nhưng trước em Thành, tôi nói : “Còn, thầy vẫn còn dạy.” Trong một tích tắc, ánh mắt thầy trò gặp nhau, bừng lên một tia sáng kỳ lạ. Nhưng cố giữ giọng bình thường, Thành nói : “Thầy lên xe, em đưa đi.”
Để tránh tình huống kịch, tôi lên xe ngồi. Chiếc xe lăn bánh chậm chậm giữa đường phố. Đêm Sàigòn rực rỡ bảng hiệu vũ trường, nhạc karaokê… Từ yên xe phía sau, người học trò cũ Thành chồm tới hỏi qua vai tôi : “Thưa thầy, về đâu ?”
Một câu hỏi mang hai nghĩa : “nơi chốn” và “nghề nghiệp.”
Tôi đã kể khá dài một bối cảnh thời sát chúng ta đây về nhà giáo, để ta hiểu được phần nào một bối cảnh đã diễn ra gần hai ngàn năm rồi. “Thầy còn dạy không ? -Tôi vẫn còn dạy.” và “Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
“Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
Khi “tiên học lễ, hậu học văn,” khi truyền thống “tôn sư trọng đạo” còn ngự trị thì câu trả lời “tôi còn dạy” không mấy khó khăn. Nhưng khi “tiên học phí, hậu học văn,” “tiên học võ, hậu học văn,” khi “tiên học phí, hậu học thêm,” khi “nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài, bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”, thì “tôi vẫn còn dạy” mới ý nghĩa. Nó bắt người ta phải hiểu khác đi, có khi hiểu ngược lại với quan niệm đương thời.
Khi làm phép lạ bánh hoá nhiều, người ta tôn vinh ông Giêsu làm vua, Đức Giêsu nhận, chắc không ai thắc mắc.
Khi vào thành long trọng, người ta lót áo cho Giêsu đi, người ta tôn vinh Giêsu làm vua, Giêsu nhận chắc chẳng ai ngạc nhiên.
Nhưng hôm nay, giữa phiên toà, lúc đã bị hành hình trước, mặt mày lem luốc, Đức Giêsu lại nhận mình là Vua. Giữa nghịch cảnh, thì phải là nghịch nghĩa.
Chọn một thời điểm không bình thường để tuyên bố mình là Vua, thì ý nghĩa của chữ Vua cũng phải là không như người ta hiểu.
Vì thế Chúa Giêsu nói ngay : Tôi là Vua, nhưng Nước Tôi không thuộc về thế gian này...
Đừng hiểu thầy dạy theo nghĩa người bây giờ gán cho nhà giáo !
Thì cũng đừng hiểu Vua theo nghĩa người ta hiểu !
Vậy hiểu theo nghĩa nào ?
Kinh Tiền Tụng trong lễ hôm nay trả lời : Là Vua của Vương quốc sự Thật và sự Sống, của Vương quốc Thánh thiện và Ân sủng, của Vương quốc Công chính, Yêu thương và An bình.
Bảy phẩm tính của Vương quốc Kitô. Ở đây ta chỉ dừng lại phẩm tính “Sự Thật.”
Chúa Giêsu đã nói thật rõ : Tôi là Vua, Tôi sinh ra là để làm chứng cho sự Thật. Ai đứng trong sự thật, nghe tiếng tôi…
Khi trường tư được phép mở, người ta thích gửi con đến trường Công Giáo, vì trường Công Giáo dạy sự thật, vì sự Thật là Vua của người Công Giáo chúng ta. Cũng trong một số báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật, thầy giáo Nguyễn Tấn Lợi đã tâm tình : “Tôi sợ sự giả dối, tôi sợ sự giả dối gieo vào lòng người trẻ.” Có cả hàng ngàn chuyện hay tích cũ, tự cổ chí kim, kể lại cho chúng ta mẫu gương về tôn trọng sự thật. Người Công Giáo –cách riêng các linh mục đi học tập– được giữ kho cũng do không gian dối.
Có nhiều người nói nửa đùa nửa thật : 10 điều răn, thời nay chỉ còn có 9, vì không có tội phạm điều răn thứ 8 nữa. Họ nói : thời này gian dối không có tội. Nói chơi thì được, nhưng nghĩ thật như vậy là sai. Cho dù gặp nghịch cảnh nào, chúng ta cũng phải tôn trọng sự thât.
Buôn gian bán dối, đồ dỏm nói đồ xịn, là không xứng với Vua sự thật.
Vu khống, vu oan, nói hành bỏ vạ, chuyện không nói có, chuỵện bé xé ra to, là không xứng với Vua chân lý.
Nếu giữa biết bao nghịch cảnh éo le, người thầy giáo kia vẫn tự hào trả lời câu hỏi của người trò cũ, “tôi vẫn còn dạy.”
Và nếu Đức Kitô giữa những giây phút sắp bị kết án tử hình, vẫn còn nhận mình là Vua vì đó là sự thật, thì chúng ta, thần dân của Vua chân lý, làm sao chúng ta dám gian dối được, dám không tôn trọng sự thật được, dám không liều chết vì sự thật như các thánh TĐVN.
Lạy Vua Giêsu là thầy dạy của chúng con, Ngài là Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, xin dạy chúng con biết tôn trọng sự thật, thương nhau thật, để xứng là học trò của Thầy là Vua Sự Thật. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Wilfrid Napier nhận định là Đức Thánh Cha sẽ tái khẳng định mạnh mẽ giáo huấn của Giáo Hội
Đặng Tự Do
01:34 21/11/2015
Một vị Hồng Y người Nam Phi, từng là một trong bốn Hồng Y Thừa Ủy tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình nói với một cơ quan thông tấn Áo rằng ngài hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đưa ra một “sự tái khẳng định mạnh mẽ giáo huấn của Giáo Hội” trong tài liệu hậu Thượng Hội Đồng.
Đức Hồng Y Wilfrid Napier nói với kath.net: “Tôi hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô soi sáng rõ ràng hơn về những gì các cặp vợ chồng cần phải làm để xây dựng một cuộc hôn nhân tốt đẹp, và bền chặt thông qua Bí Tích Hôn Nhân và một cuộc sống gia đình có tổ chức xây dựng được trên nền tảng lời cầu nguyện, những việc tôn sùng và các bí tích, tất cả cùng tổ chức với nhau như một gia đình”.
Ngài nói thêm:
“Chúng ta nên mong đợi một sự tái khẳng định mạnh mẽ giáo huấn của Giáo Hội với sự nhấn mạnh vào việc chuẩn bị và đồng hành với cô dâu chú rể và những người trong hoàn cảnh khó khăn”
Chỉ trích “nỗi ám ảnh của các phương tiện truyền thông phương Tây liên quan đến những người ly dị và tái hôn dân sự và tình dục đồng giới,” ngài nhận xét rằng “chúng ta không nghi ngờ gì là họ đã cố ý muốn lèo lái chương trình nghị sự” của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình qua các áp lực từ các phương tiện truyền thông.
Được hỏi tại sao Giáo Hội tại châu Phi đang tăng trưởng mạnh trong khi Giáo Hội tại châu Âu đang có chiều hướng giảm sút, Đức Hồng Y nhận định rằng:
“Khi bạn nhìn vào châu Phi, đặc biệt là từ quan điểm của việc phát triển con người, tổ chức xã hội và đời sống chính trị, bạn sẽ đánh giá cao ngay tại sao người châu Phi nói chung, có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng họ cần Thiên Chúa. Ở châu Phi, thật là dễ dàng hơn nhiều để nhận ra và khẳng định rằng Thiên Chúa đã can thiệp vào cuộc sống của bạn ở đâu và như thế nào. Nhận thức này làm cho con người dễ dàng chấp nhận và thực hành tôn giáo là điều mang lại cho họ một sự hiệp thông với Thiên Chúa.
Châu Âu và phương Tây có thể học hỏi điều gì nơi chúng tôi? Nền văn hóa toàn cầu có xu hướng cổ võ cho việc tự lực cánh sinh hay thậm chí tự túc tự mãn, đó là một bước nhảy ngắn tới chỗ nói rằng, ‘Tôi OK. Tôi không thực sự cần đến Thiên Chúa!’ Con người cần học biết và nhận ra họ cần đến Thiên Chúa biết là ngần nào.
Và điều đó sẽ chuyển hóa thành sự tha thiết hơn đối với Lời Chúa trong Thánh Kinh, nơi giáo huấn của Giáo Hội bắt nguồn, và đặc biệt là một phong cách sống trong đó không ngừng nới rộng không gian cho Chúa Giêsu Kitô như là Đấng thực sự đang hiện diện nơi chúng ta và trong cuộc sống của chúng ta.”
Đức Hồng Y Wilfrid Napier nói với kath.net: “Tôi hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô soi sáng rõ ràng hơn về những gì các cặp vợ chồng cần phải làm để xây dựng một cuộc hôn nhân tốt đẹp, và bền chặt thông qua Bí Tích Hôn Nhân và một cuộc sống gia đình có tổ chức xây dựng được trên nền tảng lời cầu nguyện, những việc tôn sùng và các bí tích, tất cả cùng tổ chức với nhau như một gia đình”.
Ngài nói thêm:
“Chúng ta nên mong đợi một sự tái khẳng định mạnh mẽ giáo huấn của Giáo Hội với sự nhấn mạnh vào việc chuẩn bị và đồng hành với cô dâu chú rể và những người trong hoàn cảnh khó khăn”
Chỉ trích “nỗi ám ảnh của các phương tiện truyền thông phương Tây liên quan đến những người ly dị và tái hôn dân sự và tình dục đồng giới,” ngài nhận xét rằng “chúng ta không nghi ngờ gì là họ đã cố ý muốn lèo lái chương trình nghị sự” của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình qua các áp lực từ các phương tiện truyền thông.
Được hỏi tại sao Giáo Hội tại châu Phi đang tăng trưởng mạnh trong khi Giáo Hội tại châu Âu đang có chiều hướng giảm sút, Đức Hồng Y nhận định rằng:
“Khi bạn nhìn vào châu Phi, đặc biệt là từ quan điểm của việc phát triển con người, tổ chức xã hội và đời sống chính trị, bạn sẽ đánh giá cao ngay tại sao người châu Phi nói chung, có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng họ cần Thiên Chúa. Ở châu Phi, thật là dễ dàng hơn nhiều để nhận ra và khẳng định rằng Thiên Chúa đã can thiệp vào cuộc sống của bạn ở đâu và như thế nào. Nhận thức này làm cho con người dễ dàng chấp nhận và thực hành tôn giáo là điều mang lại cho họ một sự hiệp thông với Thiên Chúa.
Châu Âu và phương Tây có thể học hỏi điều gì nơi chúng tôi? Nền văn hóa toàn cầu có xu hướng cổ võ cho việc tự lực cánh sinh hay thậm chí tự túc tự mãn, đó là một bước nhảy ngắn tới chỗ nói rằng, ‘Tôi OK. Tôi không thực sự cần đến Thiên Chúa!’ Con người cần học biết và nhận ra họ cần đến Thiên Chúa biết là ngần nào.
Và điều đó sẽ chuyển hóa thành sự tha thiết hơn đối với Lời Chúa trong Thánh Kinh, nơi giáo huấn của Giáo Hội bắt nguồn, và đặc biệt là một phong cách sống trong đó không ngừng nới rộng không gian cho Chúa Giêsu Kitô như là Đấng thực sự đang hiện diện nơi chúng ta và trong cuộc sống của chúng ta.”
Cây thông Giáng Sinh tại Vatican sẽ được khai mạc sớm hơn
Đặng Tự Do
05:15 21/11/2015
Cây thông Giáng sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ được khai mạc vào ngày 08 Tháng 12 năm nay, thay vì chờ đợi cho đến khi gần đến Giáng sinh như mọi năm.
Trong một thông báo được đưa ra hôm 17 tháng 11, Phủ Thống Đốc cho biết cây thông Giáng Sinh từ miền Bavaria được đưa đến Vatican vào ngày thứ Tư 18 tháng 11 thay vì vào đầu tháng 12 như các năm trước.
Ngày 08 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, sẽ là ngày khai mạc Năm Thánh. Nhân dịp này sẽ có đông đảo các tín hữu và khách hành hương có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô nên Phủ Thống Đốc sẽ khai mạc cây Giáng sinh vào ngày hôm đó.
Trong một diễn biến có liên quan, chính phủ Ý đã ra lệnh cấm các loại máy bay không người lái trên bầu trời Rôma trong suốt Năm Thánh, để đề phòng bọn khủng bố tấn công bằng đường hàng không.
Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano đã công bố lệnh cấm trên sau các cuộc tấn công làm thiệt mạng ít nhất 129 người tại Paris. Ông nói rằng chính phủ Italia đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là khi có sự tập trung cao độ của dân chúng tại Rôma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ 8 tháng Mười Hai đến 30 tháng 11 năm tới.
Ông nói: “Chúng tôi đặc biệt chú ý đến nguy cơ của một cuộc tấn công từ trên không, sử dụng những chiếc máy bay không người lái”.
Trong một thông báo được đưa ra hôm 17 tháng 11, Phủ Thống Đốc cho biết cây thông Giáng Sinh từ miền Bavaria được đưa đến Vatican vào ngày thứ Tư 18 tháng 11 thay vì vào đầu tháng 12 như các năm trước.
Ngày 08 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, sẽ là ngày khai mạc Năm Thánh. Nhân dịp này sẽ có đông đảo các tín hữu và khách hành hương có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô nên Phủ Thống Đốc sẽ khai mạc cây Giáng sinh vào ngày hôm đó.
Trong một diễn biến có liên quan, chính phủ Ý đã ra lệnh cấm các loại máy bay không người lái trên bầu trời Rôma trong suốt Năm Thánh, để đề phòng bọn khủng bố tấn công bằng đường hàng không.
Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano đã công bố lệnh cấm trên sau các cuộc tấn công làm thiệt mạng ít nhất 129 người tại Paris. Ông nói rằng chính phủ Italia đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là khi có sự tập trung cao độ của dân chúng tại Rôma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ 8 tháng Mười Hai đến 30 tháng 11 năm tới.
Ông nói: “Chúng tôi đặc biệt chú ý đến nguy cơ của một cuộc tấn công từ trên không, sử dụng những chiếc máy bay không người lái”.
Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan: Chúng tôi đã bị phương Tây phản bội
Đặng Tự Do
06:23 21/11/2015
Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan của Công Giáo nghi lễ Syria đã buộc tội các nước phương Tây theo đuổi một chính sách nhằm gây ra một “cuộc xung đột bất tận tại Syria” để hưởng lợi.
Ngài đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Le Messager của Ai Cập.
Để hiểu ý kiến của ngài, ta cần phải nghiêm chỉnh đặt ra những nghi vấn chung quanh nguồn tài chính của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Theo Viện Năng lượng Iraq, bọn khủng bố Hồi Giáo IS sản xuất 30,000 thùng dầu mỗi ngày tại Iraq và 50,000 thùng tại Syria. Bằng cách bán dầu trên thị trường chợ đen với một giá rất hời là 40 Mỹ Kim một thùng (so với khoảng 93 Mỹ Kim một thùng trên thị trường tự do), chúng thu được 3,200,000 Mỹ Kim một ngày.
Với con số doanh thu mỗi tháng gần 100 triệu Mỹ Kim, bọn khủng bố Hồi Giáo IS có đủ tiền tài trợ cho các cuộc tấn công quân sự và khủng bố của chúng – cũng như tuyển mộ các tân binh khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Khi ăn cướp tài nguyên của các nước để bán lại với một giá rẻ mạt như vậy, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang làm giàu cho các nước phương Tây một cách đắc lực đến mức nhiều người mong muốn duy trì sự hiện diện của bọn chúng bằng mọi giá.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS sống lẫn trong dân, lấy dân làm bia đỡ đạn nên không thể dội bom vào các vị trí đóng quân của chúng. Đó là một lập luận thường được đưa ra để giải thích sự kiện là quân khủng bố Hồi Giáo IS tiếp tục thắng lớn bất chấp chiến dịch không kích của liên quân.
Nhưng các cơ sở khai thác, chế biến dầu, các xe bồn chở đầy dầu thô chạy bon bon trên các xa lộ hướng về Mosul, về biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ thì sao?
Michael Knights, một chuyên gia về Iraq của Ngũ Giác Đài thừa nhận với phóng viên tờ Bloomberg rằng trong hơn một năm qua, Hoa Kỳ tránh không tấn công vào các xe tải chở dầu để hạn chế thương vong cho dân thường. “Không ai trong số những tài xế này là thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chúng tôi cảm thấy không đúng, và không có quyền làm cho họ ‘bốc hơi’”.
Sau cuộc tấn công khủng bố tại Paris hôm 13 tháng 11 vừa qua, dưới những áp lực nhất định nào đó, đột nhiên, người ta lại thấy có quyền làm cho họ “bốc hơi”. Cho nên, ngày 16 tháng 11, 4 chiến đấu cơ và 2 tầu chiến Mỹ, tiêu diệt 116 xe bồn chở dầu.
Trong khi đó, hôm 18/11, phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu Nga Thượng tướng Andrey Kartapolov cho biết sau vụ bọn khủng bố đặt bom làm nổ máy bay Nga giết chết 224 hành khách, "khoảng 500 xe chở nhiên liệu vận chuyển dầu bất hợp pháp từ Syria tới Iraq để chế biến đã bị phá hủy bởi không quân Nga."
Tờ Bloomberg nhận xét rằng một cây AK-47 bán trên thị trường chợ đen là 500 Mỹ Kim. Với số doanh thu khổng lồ từ việc bán dầu hỏa và bán cả các cô gái bị bắt làm nô lệ, bọn khủng bố giàu nhất trong lịch sử loài người này lo gì mà không có vũ khí gây án khắp nơi và tận diệt các tín hữu Kitô ở Trung Đông.
Đức Thượng Phụ thở dài ngao ngán: “Kitô hữu chúng ta không thể sống trong sự hỗn loạn và dối trá này. Phương Tây đã phản bội chúng ta.”
Ngài đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Le Messager của Ai Cập.
Đoàn xe bồn của IS bị tấn công |
Theo Viện Năng lượng Iraq, bọn khủng bố Hồi Giáo IS sản xuất 30,000 thùng dầu mỗi ngày tại Iraq và 50,000 thùng tại Syria. Bằng cách bán dầu trên thị trường chợ đen với một giá rất hời là 40 Mỹ Kim một thùng (so với khoảng 93 Mỹ Kim một thùng trên thị trường tự do), chúng thu được 3,200,000 Mỹ Kim một ngày.
Với con số doanh thu mỗi tháng gần 100 triệu Mỹ Kim, bọn khủng bố Hồi Giáo IS có đủ tiền tài trợ cho các cuộc tấn công quân sự và khủng bố của chúng – cũng như tuyển mộ các tân binh khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Khi ăn cướp tài nguyên của các nước để bán lại với một giá rẻ mạt như vậy, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang làm giàu cho các nước phương Tây một cách đắc lực đến mức nhiều người mong muốn duy trì sự hiện diện của bọn chúng bằng mọi giá.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS sống lẫn trong dân, lấy dân làm bia đỡ đạn nên không thể dội bom vào các vị trí đóng quân của chúng. Đó là một lập luận thường được đưa ra để giải thích sự kiện là quân khủng bố Hồi Giáo IS tiếp tục thắng lớn bất chấp chiến dịch không kích của liên quân.
Nhưng các cơ sở khai thác, chế biến dầu, các xe bồn chở đầy dầu thô chạy bon bon trên các xa lộ hướng về Mosul, về biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ thì sao?
Michael Knights, một chuyên gia về Iraq của Ngũ Giác Đài thừa nhận với phóng viên tờ Bloomberg rằng trong hơn một năm qua, Hoa Kỳ tránh không tấn công vào các xe tải chở dầu để hạn chế thương vong cho dân thường. “Không ai trong số những tài xế này là thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chúng tôi cảm thấy không đúng, và không có quyền làm cho họ ‘bốc hơi’”.
Sau cuộc tấn công khủng bố tại Paris hôm 13 tháng 11 vừa qua, dưới những áp lực nhất định nào đó, đột nhiên, người ta lại thấy có quyền làm cho họ “bốc hơi”. Cho nên, ngày 16 tháng 11, 4 chiến đấu cơ và 2 tầu chiến Mỹ, tiêu diệt 116 xe bồn chở dầu.
Trong khi đó, hôm 18/11, phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu Nga Thượng tướng Andrey Kartapolov cho biết sau vụ bọn khủng bố đặt bom làm nổ máy bay Nga giết chết 224 hành khách, "khoảng 500 xe chở nhiên liệu vận chuyển dầu bất hợp pháp từ Syria tới Iraq để chế biến đã bị phá hủy bởi không quân Nga."
Tờ Bloomberg nhận xét rằng một cây AK-47 bán trên thị trường chợ đen là 500 Mỹ Kim. Với số doanh thu khổng lồ từ việc bán dầu hỏa và bán cả các cô gái bị bắt làm nô lệ, bọn khủng bố giàu nhất trong lịch sử loài người này lo gì mà không có vũ khí gây án khắp nơi và tận diệt các tín hữu Kitô ở Trung Đông.
Đức Thượng Phụ thở dài ngao ngán: “Kitô hữu chúng ta không thể sống trong sự hỗn loạn và dối trá này. Phương Tây đã phản bội chúng ta.”
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhận định về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình
Lý Thúy Dung
06:45 21/11/2015
Tổng kết báo cáo cuối cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình vừa diễn ra hồi tháng 10 vừa qua, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nói rằng những người đã ly dị và tái hôn dân sự cần được đối xử với một sự nhạy cảm đặc biệt về mục vụ và phải được hội nhập vào cuộc sống của Giáo Hội, nhưng không được phép rước lễ.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki đưa ra nhận xét nêu trên trong một bài giảng hôm 19 tháng 11 tại Đại học Giáo hoàng Salesian ở Jerusalem.
Ngài nói rằng các nghị phụ tại Thượng Hội Đồng đã kêu gọi việc sử dụng những ngôn ngữ dễ hiểu hơn trong việc trình bày giáo huấn Công Giáo về hôn nhân, cải thiện việc chăm sóc mục vụ trong quá trình chuẩn bị hôn nhân và trong những năm đầu của đời sống hôn nhân. Họ cần được hướng dẫn để nhìn nhận rằng các gia đình phải là những nhà truyền giáo cho các gia đình khác.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki đưa ra nhận xét nêu trên trong một bài giảng hôm 19 tháng 11 tại Đại học Giáo hoàng Salesian ở Jerusalem.
Ngài nói rằng các nghị phụ tại Thượng Hội Đồng đã kêu gọi việc sử dụng những ngôn ngữ dễ hiểu hơn trong việc trình bày giáo huấn Công Giáo về hôn nhân, cải thiện việc chăm sóc mục vụ trong quá trình chuẩn bị hôn nhân và trong những năm đầu của đời sống hôn nhân. Họ cần được hướng dẫn để nhìn nhận rằng các gia đình phải là những nhà truyền giáo cho các gia đình khác.
Tổng thống Ukraine xin Tòa Thánh làm trung gian trong cuộc xung đột hiện nay
Lý Thúy Dung
06:55 21/11/2015
Hôm thứ Sáu 20 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko của Ukraine. Hai vị đã bàn thảo về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.
Trong một tuyên bố ngắn gọn sau đó, Tòa Thánh lên tiếng kêu gọi “thực hiện đầy đủ các điều khoản của hiệp định Minsk.”
Tòa Thánh và Ukraine bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với “cuộc khủng hoảng nhân đạo” gây nên bởi những cuộc giao tranh đang tiếp diễn tại Ukraine, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền của các cơ quan y tế được ra vào an toàn các khu vực đang diễn ra chiến sự để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Trong cuộc họp với Đức Thánh Cha, và một cuộc họp tiếp theo giữa các nhà lãnh đạo Ukraine với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, hai bên cũng thảo luận về vai trò quan trọng của Giáo Hội Công Giáo, cả nghi lễ Latin và Byzantine, trong xã hội Ukraine.
Trong một tuyên bố ngắn gọn sau đó, Tòa Thánh lên tiếng kêu gọi “thực hiện đầy đủ các điều khoản của hiệp định Minsk.”
Tòa Thánh và Ukraine bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với “cuộc khủng hoảng nhân đạo” gây nên bởi những cuộc giao tranh đang tiếp diễn tại Ukraine, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền của các cơ quan y tế được ra vào an toàn các khu vực đang diễn ra chiến sự để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Trong cuộc họp với Đức Thánh Cha, và một cuộc họp tiếp theo giữa các nhà lãnh đạo Ukraine với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, hai bên cũng thảo luận về vai trò quan trọng của Giáo Hội Công Giáo, cả nghi lễ Latin và Byzantine, trong xã hội Ukraine.
Rôma phê duyệt kế hoạch an ninh cho Năm thánh Lòng Chúa Thương Xót
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:47 21/11/2015
Rôma phê duyệt kế hoạch an ninh cho Năm thánh Lòng Chúa Thương Xót
Sau những cuộc tấn công ở Paris, an ninh được tăng cường trên khắp Rôma. Điều này gây phiền toái và bất tiện cho nhiều người dân.
Báo động sai do những túi bị bỏ rơi hoặc các va li đã khiến hệ thống tàu điện ngầm phải đóng cửa ở trung tâm. Những sự kiện ấy đã gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và buộc một số khách du lịch phải rời khỏi khu vực đặc biệt ở Rôma.
Nicolo D’Angelo, Cảnh sát trưởng ở Rôma nói: “Nếu chúng ta có được một tin nặc danh rằng có một quả bom, tôi nghĩ chúng ta phải có nhiệm vụ tìm ra nó là cái gì … Chúng ta sẽ phải đóng những phần của tàu điện ngầm bao nhiêu lần đây, bởi vì chúng ta không thể dự đoán được những cuộc gọi như vậy.”
Các biện pháp an ninh được tăng cường gần đây trùng với một kế hoạch an ninh có từ trước, sẽ được triển khai tại Rôma trước khi Năm thánh kính Lòng Thương Xót Chúa diễn ra vào ngày 08 tháng 12.
Trong suốt Năm Thánh, các chuyến bay sẽ bị cấm bay qua khu vực cử hành thánh lễ tại Vatican. Việc sử dụng các máy bay do thám cũng bị cấm và cảnh sát tuần tra sẽ tỏa ra từ những con đường của trung tâm Rôma đến các vùng ngoại ô của Rôma.
Có nhiều Camera an ninh hơn, đặc biệt tại các ga tàu điện ngầm. Và an ninh nghiêm ngặt hơn sẽ được triển khai tại sân bay và các điểm du lịch lớn như tại vương cung thánh đường thánh Phêrô và các sân bóng đá.
Franco Gabrielli Đại biểu của Rôma chia sẻ: “Có một bầu không khí lo lắng và đó sẽ gây thêm phiền toái … Không ai phủ nhận rằng nước ta là một mục tiêu … Nhưng thông thường và hầu như mọi lúc, nó không bao giờ là xấu như các nhà phê bình nói.”
Cả nhà chức trách Ý và Vatican đều đồng ý rằng cho đến nay, mọi sự kiện trong kế hoạc nơi chương trình nghị sự sẽ không bị hủy bỏ.
Romereports, 20-11-2015
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J
Báo động sai do những túi bị bỏ rơi hoặc các va li đã khiến hệ thống tàu điện ngầm phải đóng cửa ở trung tâm. Những sự kiện ấy đã gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và buộc một số khách du lịch phải rời khỏi khu vực đặc biệt ở Rôma.
Nicolo D’Angelo, Cảnh sát trưởng ở Rôma nói: “Nếu chúng ta có được một tin nặc danh rằng có một quả bom, tôi nghĩ chúng ta phải có nhiệm vụ tìm ra nó là cái gì … Chúng ta sẽ phải đóng những phần của tàu điện ngầm bao nhiêu lần đây, bởi vì chúng ta không thể dự đoán được những cuộc gọi như vậy.”
Các biện pháp an ninh được tăng cường gần đây trùng với một kế hoạch an ninh có từ trước, sẽ được triển khai tại Rôma trước khi Năm thánh kính Lòng Thương Xót Chúa diễn ra vào ngày 08 tháng 12.
Trong suốt Năm Thánh, các chuyến bay sẽ bị cấm bay qua khu vực cử hành thánh lễ tại Vatican. Việc sử dụng các máy bay do thám cũng bị cấm và cảnh sát tuần tra sẽ tỏa ra từ những con đường của trung tâm Rôma đến các vùng ngoại ô của Rôma.
Có nhiều Camera an ninh hơn, đặc biệt tại các ga tàu điện ngầm. Và an ninh nghiêm ngặt hơn sẽ được triển khai tại sân bay và các điểm du lịch lớn như tại vương cung thánh đường thánh Phêrô và các sân bóng đá.
Franco Gabrielli Đại biểu của Rôma chia sẻ: “Có một bầu không khí lo lắng và đó sẽ gây thêm phiền toái … Không ai phủ nhận rằng nước ta là một mục tiêu … Nhưng thông thường và hầu như mọi lúc, nó không bao giờ là xấu như các nhà phê bình nói.”
Cả nhà chức trách Ý và Vatican đều đồng ý rằng cho đến nay, mọi sự kiện trong kế hoạc nơi chương trình nghị sự sẽ không bị hủy bỏ.
Romereports, 20-11-2015
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J
Đức Hồng Y Robert Sarah nói: Không ai có thể thay đổi đạo lý của Giáo Hội
Lý Thúy Dung
14:16 21/11/2015
Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, mạnh mẽ khẳng định rằng theo giáo huấn của Giáo Hội những ai ly dị và tái hôn dân sự không thể được rước lễ. Ngài cho biết như trên trong một bài đăng trên tạp chí Pháp L'Homme Nouveau.
“Toàn thể Giáo Hội luôn tuân giữ điều này là người ta không thể rước Mình Thánh Chúa khi biết mình đang mắc tội trọng, đó là một nguyên tắc dứt khoát đã được nhắc lại bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2003 trong tông huấn Ecclesia de Eucharistia,” Đức Hồng Y Sarah nói. Ngài đoan chắc rằng không một vị Giáo Hoàng nào có thể thay đổi giáo huấn truyền thống này của Giáo Hội.
Tuy không trực tiếp đề cập đến các phiên họp vừa diễn ra vào Tháng Mười của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Hồng Y Sarah đã đưa ra những lập luận mạnh mẽ chống lại bốn điểm mà nhiều người hoang mang.
Thứ nhất, ngài khẳng định rằng giáo lý của Giáo Hội không thể được thay đổi bằng cách biểu quyết theo một đa số phiếu.
Thứ hai, việc từ chối trao Mình Thánh Chúa cho những người đang sống trong tình trạng bất thường về hôn nhân không thể được xem là một hành vi phân biệt đối xử.
Thứ ba, theo Đức Hồng Y, người ta cố tình thổi phồng quá đáng khi cho rằng người Công Giáo đã ly dị và tái hôn có thể không cảm thấy được chào đón và không thể tham gia tích cực vào đời sống giáo xứ nếu họ không được phép rước lễ.
Cuối cùng, Đức Hồng Y bác bỏ một số nghi vấn của các phương tiện truyền thông cho rằng cuộc sống gia đình ở châu Phi không có gì đáng ca ngợi như một số giám mục châu Phi bao gồm cả Đức Hồng Y Sarah đã gợi ý.
“Toàn thể Giáo Hội luôn tuân giữ điều này là người ta không thể rước Mình Thánh Chúa khi biết mình đang mắc tội trọng, đó là một nguyên tắc dứt khoát đã được nhắc lại bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2003 trong tông huấn Ecclesia de Eucharistia,” Đức Hồng Y Sarah nói. Ngài đoan chắc rằng không một vị Giáo Hoàng nào có thể thay đổi giáo huấn truyền thống này của Giáo Hội.
Tuy không trực tiếp đề cập đến các phiên họp vừa diễn ra vào Tháng Mười của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Hồng Y Sarah đã đưa ra những lập luận mạnh mẽ chống lại bốn điểm mà nhiều người hoang mang.
Thứ nhất, ngài khẳng định rằng giáo lý của Giáo Hội không thể được thay đổi bằng cách biểu quyết theo một đa số phiếu.
Thứ hai, việc từ chối trao Mình Thánh Chúa cho những người đang sống trong tình trạng bất thường về hôn nhân không thể được xem là một hành vi phân biệt đối xử.
Thứ ba, theo Đức Hồng Y, người ta cố tình thổi phồng quá đáng khi cho rằng người Công Giáo đã ly dị và tái hôn có thể không cảm thấy được chào đón và không thể tham gia tích cực vào đời sống giáo xứ nếu họ không được phép rước lễ.
Cuối cùng, Đức Hồng Y bác bỏ một số nghi vấn của các phương tiện truyền thông cho rằng cuộc sống gia đình ở châu Phi không có gì đáng ca ngợi như một số giám mục châu Phi bao gồm cả Đức Hồng Y Sarah đã gợi ý.
Công an Trung quốc hãm hại một linh mục và vu cáo là ngài tự tử
Lý Thúy Dung
14:35 21/11/2015
“Người Công Giáo chúng tôi không tự tử cho dù phải sống trong các nghịch cảnh. Một linh mục lại càng không tự tử.” Tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai đã khẳng định như trên hôm 16 tháng 11 trước những giải thích của các quan chức Trung quốc về cái chết của linh mục Phêrô Yu Heping thuộc Giáo Hội thầm lặng.
Xác của cha Yu Heping đã được tìm thấy trôi trên sông Fen ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, vào ngày 8 tháng 11 vừa qua. Lần cuối cùng, anh chị em giáo dân nhìn thấy ngày là hai ngày trước đó, tức là vào ngày 06 tháng 11.
“Là một linh mục thầm lặng chịu nhiều đau khổ vì những sách nhiễu liên tục của công an và nhà cầm quyền địa phương, cha Yu Heping vẫn giữ được một tinh thần lạc quan, một thái độ hoạt bát, vui tươi với mọi người. Ngài bị giết chứ không tự tử.” Tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai khẳng định.
Xác của cha Yu Heping đã được tìm thấy trôi trên sông Fen ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, vào ngày 8 tháng 11 vừa qua. Lần cuối cùng, anh chị em giáo dân nhìn thấy ngày là hai ngày trước đó, tức là vào ngày 06 tháng 11.
“Là một linh mục thầm lặng chịu nhiều đau khổ vì những sách nhiễu liên tục của công an và nhà cầm quyền địa phương, cha Yu Heping vẫn giữ được một tinh thần lạc quan, một thái độ hoạt bát, vui tươi với mọi người. Ngài bị giết chứ không tự tử.” Tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai khẳng định.
Thượng Hội Đồng về Gia Đình năm 2015, Tường Trình Sau Cùng, Phần III, chương 3
Vũ Văn An
17:02 21/11/2015
Chương 3
Gia đình và việc đồng hành mục vụ
Các hoàn cảnh phức tạp
69. Như một sự kết hợp trung thành và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, được mời gọi chấp nhận nhau và chấp nhận sự sống, bí tích hôn phối là một ơn phúc vĩ đại dành cho gia đình con người. Giáo Hội có được niềm vui và bổn phận công bố hồng ân này cho mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngày nay, mỗi ngày người ta càng ý thức được trách nhiệm phải đem các người đã chịu phép rửa tới chỗ tái khám việc ơn thánh Chúa hành động ra sao trong đời họ, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, để đem họ tới chỗ viên mãn của bí tích. Dù vẫn đánh giá cao và luôn khuyến khích các gia đình tôn trọng vẻ đẹp của hôn nhân Kitô Giáo, Thượng Hội Đồng muốn thúc đẩy việc biện phân mục vụ các hoàn cảnh trong đó việc chấp nhận ơn phúc này đang gặp khó khăn trong việc đánh giá, thậm chí, trong một số hoàn cảnh, còn bị thương tổn nữa. Quả là một trách nhiệm nghiêm trọng khi phải duy trì cuộc đối thoại sinh động với các tín hữu này, khi phải tìm sự đồng thuận đối với việc làm thế nào có được sự suy nghĩ chín chắn đối với Tin Mừng hôn nhân và gia đình trong tính viên mãn của nó. Các mục tử phải nhận diện các yếu tố nào có lợi cho việc truyền giảng Tin Mừng và việc phát triển nhân bản và thiêng liêng cho những người Chúa đã ủy thác cho mình chăm sóc.
70. Quan tâm mục vụ cần phải trình bầy sứ điệp Tin Mừng một cách rõ ràng và thu thập các yếu tố tích cực trong các hoàn cảnh chưa đáp ứng được sứ điệp này, hay không hề đáp ứng nó chút nào. Tại nhiều quốc gia, con số những cặp sống chung nhưng không kết hôn với nhau, cả theo giáo luật lẫn theo dân luật, càng ngày càng gia tăng. Tại một số quốc gia, vẫn còn lối hôn nhân cổ truyền, do sự sắp xếp giữa hai gia đình và thường được cử hành trong nhiều giai đoạn khác nhau. Việc người ta chọn sống chung với nhau thường là do não trạng muốn chống đối các định chế và các cam kết dứt khoát nói chung, nhưng cũng có thể do việc muốn chờ một sự an toàn hơn cho cuộc sống (việc làm hay đồng lương ổn định). Cuối cùng, tại một số quốc gia khác, những cuộc kết hợp trên thực tế (de facto) đang phát triển nhanh chóng, không những chỉ vì muốn bác bỏ các giá trị gia đình và hôn nhân, mà còn vì việc kết hôn bị họ coi là hàng xa xỉ, do điều kiện xã hội, thành thử, sự thiếu thốn về xã hội đã buộc người ta phải kết hợp trên thực tế. Tất cả các hoàn cảnh này đều phải được ứng phó một cách xây dựng, tìm cách làm sao biến đổi chúng thành các dịp để hoán cải hướng tới sự viên mãn của hôn nhân và gia đình dưới ánh sáng Tin Mừng.
71. Việc quyết định kết hôn dân sự hay chỉ đơn giản sống chung với nhau thường không do sự thúc đẩy của thiên kiến hay đề kháng chống lại sự kết hợp bí tích, mà là do các xem xét văn hóa hay ngẫu nhiên mà ra. Trong nhiều hoàn cảnh, việc quyết định sống chung với nhau là dấu chỉ một liên hệ thực sự muốn tiến tới hướng ổn định. Một ý muốn như thế, nếu được biểu hiện bằng một sợi dây liên kết lâu bền, đáng tin cậy và sẵn sàng chào đón sự sống, thì ta có thể coi nó như một cam kết để mở đường tiến tới bí tích hôn phối, vì nghĩ rằng đây là kế hoạch Thiên Chúa dành cho đời họ. Ta nên khuyến khích con đường tiến tới này, một con đường có thể dẫn tới hôn nhân bí tích, nếu ta nhận ra các đặc điểm chân thực của một tình yêu đại lượng và bền vững: muốn tìm điều tốt cho người khác trước khi nghĩ đến quyền lợi của mình; kinh nghiệm tha thứ và được tha thứ; khát mong xây dựng một gia đình không tự khép kín, trái lại cởi mở đối với lợi ích của cộng đồng Giáo Hội và xã hội nói chung. Căn cứ vào con đường này, ta cần thừa nhận giá trị của các dấu chỉ yêu thương vừa kể, chúng thực sự phản ảnh tình yêu Thiên Chúa trong một cam kết hôn nhân chân chính.
72. Các vấn đề liên quan tới hôn nhân hỗn hợp đòi phải có sự quan tâm đặc biệt. Hôn nhân giữa người Công Giáo và người Kitô hữu đã rửa tội trong các Giáo Hội khác “ít nhất do diện mạo đặc thù của nó, cũng đem lại nhiều yếu tố để được đánh giá cao và trân qúy, hoặc vì giá trị nội tại của chúng hoặc vì các đóng góp của chúng cho phong trào đại kết”. Với một mục đích như thế, “nên tìm cách để có sự hợp tác chân tình giữa các thừa tác viên Công Giáo và không Công Giáo, từ lúc chuẩn bị kết hôn cho tới lúc kết hôn” (FC, 78). Về vấn đề chia sẻ Thánh Thể, ta nên nhớ rằng “quyết định cho phép hay không cho phép phía không Công Giáo rước lễ phải được xem xét theo các quy định chung hiện hành, cả đối với Kitô hữu Đông Phương lẫn các Kitô hữu khác, và có lưu ý tới hoàn cảnh đặc thù này là những người lãnh nhận bí tích hôn phối đều là các Kitô hữu đã rửa tội. Mặc dù vợ chồng của hôn nhân hỗn hợp cùng lãnh nhận bí tích rửa tội và bí tích hôn phối, nhưng việc chia sẻ Thánh Thể thì không có ngoại lệ và dù trong trường hợp nào, các qui định đã được đặt ra phải được tuân giữ...” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp Nhất Kitô Hữu, Chỉ Thị về việc Áp Dụng các Nguyên Tắc và các Qui Định Đại Kết, 25 tháng Ba, 1993, 159-160).
73. Các cuộc hôn nhân khác đạo giúp ta có môi trường rất tốt để đối thoại liên tôn trong cuộc sống hàng ngày, và có thể là dấu hiệu hy vọng cho các cộng đồng tôn giáo, nhất là trong các hoàn cảnh căng thẳng. Các cặp vợ chồng chia sẻ các kinh nghiệm tâm linh liên hệ, hay con đường đi tìm tôn giáo nếu một trong hai người là người chưa tin (xem 1 Cor 7:14). Nhưng các cuộc hôn nhân khác đạo này cũng đặt ra nhiều khó khăn đặc biệt, liên hệ cả tới căn tính gia đình lẫn việc dưỡng dục con cái. Các cặp vợ chồng được mời gọi phải thường xuyên biến đổi tâm tình lôi cuốn lúc ban đầu thành lòng thành thực ước muốn điều tốt cho người kia. Sự cởi mở này cũng biến đổi sự gắn bó tôn giáo thành một dịp để phong phú hóa phẩm chất tâm linh của mối liên hệ. Con số các gia đình phát xuất từ các cuộc hôn nhân khác đạo, hiện đang gia tăng ở cả các nước truyền giáo lẫn các nước có truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đòi phải cung cấp một việc chăm sóc mục vụ dị biệt hóa tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, nơi không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô Giáo bị buộc phải qua tôn giáo của người kia mới có thể lấy nhau được, và không thể cử hành một hôn lễ khác đạo hoặc cho con cái rửa tội. Do đó, ta phải tái khẳng định việc tôn trọng tự do tôn giáo khi giao dịch với bất cứ ai.
74. Các cuộc hôn nhân hỗn hợp và khác đạo đem lại nhiều khía cạnh hứa hẹn phong phú đồng thời nhiều điểm gay go không dễ giải quyết, trên bình diện mục vụ hơn là bình diện quy phạm, như vấn đề giáo dục tôn giáo cho con cái, việc tham dự sinh hoạt phụng vụ của người phối ngẫu, việc chia sẻ các kinh nghiệm tâm linh. Để giải quyết một cách xây dựng các dị biệt thuộc phạm vi đức tin, điều chủ yếu là phải lưu ý đặc biệt tới những con người kết hợp nhau trong cuộc hôn nhân này, không phải chỉ trong thời kỳ trước hôn nhân mà thôi. Các cặp và các gia đình trong đó, một người phối ngẫu là Công Giáo còn người kia không có đức tin, đang gặp nhiều thách đố đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, điều cần là phải làm chứng cho người ta thấy Tin Mừng có khả năng giải quyết các hoàn cảnh này cách tường tận, khiến cho việc dưỡng dục con cái trong đức tin trở nên khả hữu.
75. Rửa tội cho những người bị kẹt trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp là một trong những điều rất khó khăn. Đây là những kết ước hôn nhân trong đó, ít nhất một trong hai người không biết gì về đức tin Kitô Giáo. Trong những trường hợp như thế, các vị giám mục được mời gọi thực hành biện phân mục vụ một cách thích đáng để giúp những người này về phương diện thiêng liêng.
76. Giáo Hội dựa vào Chúa Giêsu để lên khuôn quan điểm của mình. Người là Đấng, vì yêu thương vô hạn, đã hiến mình vì mọi người không trừ ai (MV, 12). Khi xử sự với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, Giáo Hội tái khẳng định điều này: mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục bản thân, đều đáng được tôn trọng vì phẩm giá của họ và được chào đón cách tôn trọng, thận trọng tránh “bất cứ dèm pha có tính kỳ thị bất công nào” (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các xem xét liên quan tới việc thừa nhận hợp pháp các cuộc kết hợp đồng tính, 4). Phải dành cho việc đồng hành với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính một sự chăm sóc đặc thù. Đối với các kế hoạch nhằm công nhận tư thế bình đẳng về hôn nhân cho các cuộc kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, thì “không có bất cứ căn bản nào để so sánh hay thiết lập một loại suy nào, dù là xa xôi, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch mà Thiên Chúa vốn dành cho hôn nhân và gia đình (vừa dẫn)". Thượng Hội Đồng chủ trương rằng không thể chấp nhận được việc các Giáo Hội địa phương nhường bước trước các áp lực về vấn đề này, cũng như việc các tổ chức quốc tế đặt điều kiện cho các nước nghèo phải ban hành các đạo luật thiết lập ra cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính nếu muốn được trợ giúp về tài chánh.
Đồng hành trong các hoàn cảnh khác nhau
77. Bằng một chia sẻ đầy cảm xúc, Giáo Hội biến thành của mình các niềm vui và hy vọng, các đau đớn và lo âu của mọi gia đình. Đối với Giáo Hội, đứng cạnh các gia đình như một người đồng hành có nghĩa chấp nhận một thái độ biết khôn ngoan thích ứng: có lúc cần phải ở bên cạnh và im lặng lắng nghe; có lúc, cần tiến lên phía trước để chỉ đường phải đi; lại có lúc, phải đi phía sau, hỗ trợ và khích lệ. “Giáo Hội phải khai tâm các chi thể của mình, linh mục, tu sĩ và giáo dân, vào 'nghệ thuật đồng hành', để mọi người học được việc phải cởi giầy ra trước mảnh đất thánh thiêng là người khác (xem Xh 3:5). Ta nên đem vào nẻo đường đi một nhịp bước gần gũi bổ ích, với một cái nhìn kính cẩn và đầy cảm thương, nhưng đồng thời có tính chữa lành, giải thoát, và khuyến khích sự trưởng thành trong cuộc sống Kitô hữu” (EG, 169). Giáo xứ cung cấp sự chăm sóc mục vụ chính cho các gia đình vì giáo xứ là gia đình của các gia đình, trong đó, việc đóng góp của các cộng đồng nhỏ, các phong trào và hiệp hội trong Giáo Hội được thống nhất một cách nhịp nhàng. Việc đồng hành đòi phải có các linh mục được huấn luyện chuyên biệt, phải lập ra các viện chuyên môn để các linh mục, các tu sĩ và giáo dân học cách chăm sóc mọi gia đình, đặc biệt là các gia đình đang gặp khó khăn.
78. Một thừa tác vụ chuyên dành cho những người có mối liên hệ hôn nhân tan vỡ xem ra hết sức cấp thiết vào lúc này. Thảm kịch phân ly thường xuất hiện sau nhiều thời kỳ tranh chấp lâu dài, tạo đau khổ lớn lao trước nhất cho con cái. Cảnh cô lập của người phối ngẫu bị bỏ rơi, người thường bị bó buộc phải phá vỡ cuộc sống chung do bị liên tiếp hành hạ trầm trọng, đòi cộng đồng Kitô hữu phải chăm lo họ cách đặc biệt. Việc ngăn ngừa và chăm sóc đối với những người bị bạo hành trong gia đình đòi phải có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà chức trách tư pháp để có hành động chống lại người gây ra tội ác và đem lại sự che chở thoả đáng cho các nạn nhân. Ngoài ra, điều chủ yếu là phải phát huy việc bảo vệ các trẻ vị thành niên khỏi bị lạm dụng tình dục. Xem ra cũng cần lưu ý tới các gia đình trong đó, một số thành viên theo đuổi các hoạt động có những đòi hỏi đặc thù, như những người trong quân ngũ chẳng hạn, là những người sống trong trạng thái xa cách về thể lý và vắng mặt khỏi gia đình lâu ngày, với mọi hậu quả phát sinh từ việc này. Rồi khi từ chiến tuyến trở về, họ còn thường chịu ảnh hưởng của hội chứng hậu chấn thương (post-traumatic syndrome) và bị bối rối trong lương tâm khiến họ gặp nhiều vấn nạn về luân lý. Thành thử ở đây, cần một loại chăm sóc mục vụ đặc thù đối với họ.
79. Kinh nghiệm thất bại hôn nhân luôn là một kinh nghiệm đau buồn đối với hết mọi người. Mặt khác, cũng sự thất bại này có thể trở thành một dịp để suy nghĩ, hoán cải và tin tưởng vào Thiên Chúa: Nhờ biết thừa nhận phần trách nhiệm của mình, mỗi người có thể tìm được tin tưởng và hy vọng nơi chính mình. “Từ trái tim Ba Ngôi, từ những thẳm sâu riêng tư nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa, bật lên cho chúng ta và chẩy hoài không ngừng là con sông vĩ đại của lòng thương xót. Dòng suối này không bao giờ bị múc cạn đối với tất cả những ai lui tới với nó. Mỗi lần có ai cần, họ đều tới gần nó, vì lòng thương xót của Thiên Chúa là vô tận” (MV 25). Tha thứ cho một bất công mình phải chịu là điều không dễ dàng, nhưng đây là con đường nhờ ơn thánh mà trở thành khả hữu. Bởi thế, cần có thừa tác vụ hoán cải và hòa giải, thậm chí cần thiết lập tại các giáo phận các trung tâm chuyên biệt để lắng nghe và làm trung gian. Dù sao, cần phải cổ vũ công lý đối với mọi phía có liên hệ tới sự tan vỡ hôn nhân (các người phối ngẫu và con cái). Cộng đồng Kitô hữu và các mục tử của họ có nghĩa vụ yêu cầu các người phối ngẫu ly thân và ly dị đối xử với nhau một cách kính trọng và từ bi, trước hết vì lợi ích con cái, những người mà ta không nên chồng chất thêm đau khổ. Con cái không thể là đối tượng của tranh chấp, và phải tìm ra phương thế tốt nhất để chúng vượt qua được chấn thương gia đình ly tán và lớn lên một cách thanh thản bao nhiêu có thể. Dù sao, Giáo Hội cũng phải luôn nhấn mạnh tới nỗi bất công thường phát sinh từ hoàn cảnh do ly dị tạo nên.
80. Các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ (gia đình có cha mẹ đơn lẻ) có những nguyên nhân khác hẳn: mẹ hoặc cha ruột (theo sinh học) chưa bao giờ muốn hòa nhập vào cuộc sống gia đình, các hoàn cảnh bạo hành khiến cha hay mẹ phải trốn chạy với các con, một người trong cha mẹ qua đời, cha hay mẹ bỏ bê gia đình, và nhiều hoàn cảnh khác nữa. Bất cứ do nguyên nhân nào, người cha hay người mẹ sống với đứa con luôn phải tìm sự nâng đỡ và an ủi từ các gia đình khác trong cộng đồng Kitô hữu, và từ cả các cơ cấu mục vụ của giáo xứ. Phân tích cho cùng, các gia đình này thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề kinh tế, bởi sự bất trắc, không an toàn về việc làm, bởi khó khăn trong việc bảo dưỡng con cái, bởi việc không có nhà ở. Cũng cần phải có một sự lo lắng mục vụ y như thế đối với những người góa bụa, các bà mẹ vẫn còn là thiếu niên và con cái họ.
81. Bất cứ khi nào các cặp vợ chồng gặp vấn đề trong mối liên hệ của họ, họ cũng nên có thể trông nhờ sự giúp đỡ và đồng hành của Giáo Hội. Kinh nghiệm cho thấy: với sự trợ giúp thích đáng và với hành động hòa giải của ơn Chúa Thánh Thần, đa số các cuộc khủng hoảng hôn nhân đã được vuợt qua cách thỏa đáng. Biết cách tha thứ và cảm nhận được sự tha thứ là kinh nghiệm nền tảng của cuộc sống gia đình. Sự tha thứ giữa vợ chồng với nhau giúp ta khám phá ra sự thật sau đây của tình yêu: nó hiện hữu mãi mãi, không bao giờ chấm dứt (xem 1Cor 13:8). Trong lãnh vực liên hệ bản thân, nhu cầu hoà giải gần như là chuyện xẩy ra hàng ngày. Các hiểu lầm do các liên hệ với gia đình gốc gây ra, sự tranh chấp giữa các phong tục văn hóa và dị biệt tôn giáo, các khác nhau trong việc dưỡng dục con cái, lo lắng trước các khó khăn kinh tế, các căng thẳng phát sinh từ việc mất việc làm, là một số nguyên nhân thường xuyên tạo ra căng thẳng và tranh chấp. Nghệ thuật chăm chỉ hòa giải, một nghệ thuật đòi có sự trợ giúp của ơn thánh, cần sự hợp tác đại lượng của cha mẹ, bạn bè, và đôi khi của người ngoài nữa. Trong những trường hợp đau lòng hơn, như bất trung chẳng hạn, thì cần phải có cố gắng đền bồi thực sự và thành thực, để đặt mình vào cung cách suy nghĩ đúng đắn. Một đoan hứa bị thương có thể được chữa lành trở lại: Ngay lúc khởi sự chuẩn bị kết hôn, nên có bài dạy về niềm hy vọng này. Hành động của Chúa Thánh Thần là điều nền tảng trong việc chăm sóc các gia đình và các cá nhân bị thương; ngoài ra cần lãnh nhận bí tích Hòa Giải, và được các thừa tác viên có kỹ năng đồng hành trong hành trình thiêng liêng.
82. Đối với số lớn các tín hữu từng kinh qua cuộc hôn nhân bất hạnh, việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu là con đường nên theo. Hai tự sắc Mitis Iudex Dominus Jesus và Mitis et Misericors Jesus mới đây đã dẫn đến việc đơn giản hóa các diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Với các bản văn này, Đức Thánh Cha cũng muốn “nói rõ rằng chính vị giám mục, trong Giáo Hội của ngài, một Giáo Hội ngài được cử nhiệm làm mục tử và làm người đứng đầu, do chính sự kiện này, là quan tòa của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài” (MI, Nhập đề, III). Việc thi hành các văn kiện này là trách nhiệm quan trọng của vị bản quyền giáo phận; vị này được mời gọi phán xử một số trường hợp, để tín hữu dễ dàng tìm được công lý hơn. Việc này đòi phải có sự chuẩn bị để có đủ số nhân viên, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân; những người này phải được ưu tiên dành cho phận vụ này trong Giáo Hội. Do đó, điều bó buộc là giúp các người đã ly thân hay các gia đình đang gặp khủng hoảng có thể sử dụng được các dịch vụ thông tin, huấn đạo và làm trung gian, liên kết với việc chăm sóc mục vụ cho gia đình, thậm chí các dịch vụ này còn có thể tiếp đón người ta trong các cuộc điều tra sơ khởi về diễn trình hôn phối.
83. Chứng tá của những người, dù trong các hoàn cảnh khó khăn, vẫn không bước vào cuộc kết hợp mới, vẫn trung thành với sợi dây bí tích, đáng được Giáo Hội đánh giá cao và hỗ trợ. Giáo Hội muốn bày tỏ với họ gương mặt của một Thiên Chúa trung thành với tình yêu của Người và luôn sẵn sàng phục hồi sức mạnh và niềm hy vọng. Những người đã ly thân hay ly dị nhưng không tái hôn, là các chứng tá của lòng chung thủy vợ chồng, và phải được khích lệ trong việc tìm của nuôi dưỡng trạng thái sống của họ nơi Thánh Thể.
Biện phân và hội nhập
84. Những người đã rửa tội ly dị và tái hôn dân sự nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo theo nhiều cách có thể, tránh mọi dịp gây gương xấu. Luận lý học của việc hội nhập này là chìa khóa cho việc đồng hành mục vụ với họ, không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, Chúa Thánh Thần tuôn đổ các ơn phúc và đặc sủng vào trong họ để sinh ích cho mọi người. Sự tham dự của họ có thể được phát biểu trong nhiều việc phục vụ khác nhau trong Giáo Hội: nên Giáo Hội phải biện phân xem có thể hủy bỏ những hình thức nào trong số các hình thức loại trừ đang được áp dụng trong sinh hoạt phụng vụ, mục vụ, giáo dục và định chế. Không những họ không nên tự coi mình như bị tuyệt thông, mà họ còn cần được sống và lớn mạnh như các chi thể sống động của Giáo Hội, cảm nghiệm Giáo Hội như mẹ hiền vẫn đang đồng hành với họ, săn sóc họ một cách âu yếm, và khích lệ họ trên đường đời và đường Tin Mừng.
Việc hội nhập này cũng cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn phải được coi là quan trọng nhất. Đối với cộng đồng Kitô Giáo, săn sóc những người này không làm suy yếu đức tin và chứng tá của Giáo Hội đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân; đúng hơn, trong việc săn sóc này, Giáo Hội nói lên tình bác ái của mình một cách thích đáng.
85. Thánh Gioan Phaolô II đã cho ta một tiêu chuẩn toàn bộ, một tiêu chuẩn vẫn là căn bản cho việc đánh giá các hoàn cảnh này: “Các mục tử phải biết rằng, vì lợi ích của sự thật, các ngài buộc phải thi hành việc biện phân các hoàn cảnh một cách thận trọng. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng muốn cứu cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người, vì lỗi lầm nặng nề của mình, đã hủy diệt cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Sau cùng, có những người bước vào cuộc kết hợp thứ hai chỉ vì muốn dưỡng dục con cái, và những người, về phương diện chủ quan, đôi khi biết chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và đã bị huỷ diệt một cách vô phương cứu chữa chưa bao giờ thành sự cả” [Familiaris Consortio 84]. Bởi thế, bổn phận của các linh mục là đồng hành với những người liên hệ trên con đường họ biện phân theo giáo huấn của Giáo Hội và sự hướng dẫn của vị giám mục. Trong diễn trình này, điều hữu ích là thực thi việc xét mình trong những lúc suy gẫm và thống hối. Người ly dị và tái hôn phải tự hỏi mình xem mình đã cư xử ra sao với con cái khi cuộc khủng hoảng bắt đầu xẩy ra với cuộc hôn nhân đầu; họ có thực hiện các cố gắng hòa giải hay không; tình huống người bạn đời bị bỏ rơi ra sao; các hậu quả của mối liên hệ mới như thế nào đối với những người khác trong gia đình và đối với cộng đồng tín hữu; và mẫu gương nào đã được dành cho các người trẻ đang chuẩn bị kết hôn. Một suy gẫm thành thực có thể tăng cường niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, một lòng thương xót không bị từ khước cho bất cứ ai.
Ngoài ra, điều không thể chối cãi được là: trong một số hoàn cảnh, “Việc quy lỗi và quy trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ” [Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1735] do nhiều điều kiện khác nhau. Thành thử, phán kết về một hoàn cảnh khách quan không nhất thiết dẫn tới một phán kết về việc “qui lỗi chủ quan” [Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Pháp, Tuyên Bố ngày 24 tháng Sáu, năm 2000, số 2a].
Trong một số hoàn cảnh, người ta rất khó có thể hành động khác đi. Cho nên, dù vẫn duy trì qui luật tổng quát, nhưng cần phải thừa nhận rằng trách nhiệm đối với một hành động hay một quyết đình nào đó không như nhau trong mọi trường hợp. Dù vẫn phải lưu ý tới việc đào tạo lương tâm thích đáng nơi người ta, nhưng việc đồng hành mục vụ phải dự liệu các hoàn cảnh này. Hậu quả của các hành vi không nhất thiết phải như nhau trong mọi trường hợp.
86. Diễn trình đồng hành và biện phân sẽ hướng dẫn các tín hữu này tới việc xét lương tâm đối với hoàn cảnh của họ trước mặt Thiên Chúa. Đàm đạo với một linh mục ở tòa trong sẽ góp phần vào việc đào tạo một phán đoán đúng về điều hiện đang ngăn cản khả thể được sống trọn vẹn hơn trong Giáo Hội và về các biện pháp có thể gây thuận lợi và phát huy việc phát triển này. Xét vì trong cùng một lề luật, không hề có sự tiệm tiến [Familiaris Consortio số 34], nên việc biện phân này không thể không xét tới các đòi hỏi của Tin Mừng về chân lý và bác ái được Giáo Hội trình bầy. Để việc này có thể diễn ra, các điều kiện cần thiết về khiêm nhường, thận trọng, và kính yêu Giáo Hội và giáo huấn Giáo Hội phải được bảo đảm, trong việc thành thực tìm kiếm thánh ý Chúa và trong ước nguyện đạt tới một đáp ứng tốt nhất có thể có đối với thánh ý này.
Còn tiếp
Gia đình và việc đồng hành mục vụ
Các hoàn cảnh phức tạp
69. Như một sự kết hợp trung thành và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, được mời gọi chấp nhận nhau và chấp nhận sự sống, bí tích hôn phối là một ơn phúc vĩ đại dành cho gia đình con người. Giáo Hội có được niềm vui và bổn phận công bố hồng ân này cho mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngày nay, mỗi ngày người ta càng ý thức được trách nhiệm phải đem các người đã chịu phép rửa tới chỗ tái khám việc ơn thánh Chúa hành động ra sao trong đời họ, ngay trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, để đem họ tới chỗ viên mãn của bí tích. Dù vẫn đánh giá cao và luôn khuyến khích các gia đình tôn trọng vẻ đẹp của hôn nhân Kitô Giáo, Thượng Hội Đồng muốn thúc đẩy việc biện phân mục vụ các hoàn cảnh trong đó việc chấp nhận ơn phúc này đang gặp khó khăn trong việc đánh giá, thậm chí, trong một số hoàn cảnh, còn bị thương tổn nữa. Quả là một trách nhiệm nghiêm trọng khi phải duy trì cuộc đối thoại sinh động với các tín hữu này, khi phải tìm sự đồng thuận đối với việc làm thế nào có được sự suy nghĩ chín chắn đối với Tin Mừng hôn nhân và gia đình trong tính viên mãn của nó. Các mục tử phải nhận diện các yếu tố nào có lợi cho việc truyền giảng Tin Mừng và việc phát triển nhân bản và thiêng liêng cho những người Chúa đã ủy thác cho mình chăm sóc.
70. Quan tâm mục vụ cần phải trình bầy sứ điệp Tin Mừng một cách rõ ràng và thu thập các yếu tố tích cực trong các hoàn cảnh chưa đáp ứng được sứ điệp này, hay không hề đáp ứng nó chút nào. Tại nhiều quốc gia, con số những cặp sống chung nhưng không kết hôn với nhau, cả theo giáo luật lẫn theo dân luật, càng ngày càng gia tăng. Tại một số quốc gia, vẫn còn lối hôn nhân cổ truyền, do sự sắp xếp giữa hai gia đình và thường được cử hành trong nhiều giai đoạn khác nhau. Việc người ta chọn sống chung với nhau thường là do não trạng muốn chống đối các định chế và các cam kết dứt khoát nói chung, nhưng cũng có thể do việc muốn chờ một sự an toàn hơn cho cuộc sống (việc làm hay đồng lương ổn định). Cuối cùng, tại một số quốc gia khác, những cuộc kết hợp trên thực tế (de facto) đang phát triển nhanh chóng, không những chỉ vì muốn bác bỏ các giá trị gia đình và hôn nhân, mà còn vì việc kết hôn bị họ coi là hàng xa xỉ, do điều kiện xã hội, thành thử, sự thiếu thốn về xã hội đã buộc người ta phải kết hợp trên thực tế. Tất cả các hoàn cảnh này đều phải được ứng phó một cách xây dựng, tìm cách làm sao biến đổi chúng thành các dịp để hoán cải hướng tới sự viên mãn của hôn nhân và gia đình dưới ánh sáng Tin Mừng.
71. Việc quyết định kết hôn dân sự hay chỉ đơn giản sống chung với nhau thường không do sự thúc đẩy của thiên kiến hay đề kháng chống lại sự kết hợp bí tích, mà là do các xem xét văn hóa hay ngẫu nhiên mà ra. Trong nhiều hoàn cảnh, việc quyết định sống chung với nhau là dấu chỉ một liên hệ thực sự muốn tiến tới hướng ổn định. Một ý muốn như thế, nếu được biểu hiện bằng một sợi dây liên kết lâu bền, đáng tin cậy và sẵn sàng chào đón sự sống, thì ta có thể coi nó như một cam kết để mở đường tiến tới bí tích hôn phối, vì nghĩ rằng đây là kế hoạch Thiên Chúa dành cho đời họ. Ta nên khuyến khích con đường tiến tới này, một con đường có thể dẫn tới hôn nhân bí tích, nếu ta nhận ra các đặc điểm chân thực của một tình yêu đại lượng và bền vững: muốn tìm điều tốt cho người khác trước khi nghĩ đến quyền lợi của mình; kinh nghiệm tha thứ và được tha thứ; khát mong xây dựng một gia đình không tự khép kín, trái lại cởi mở đối với lợi ích của cộng đồng Giáo Hội và xã hội nói chung. Căn cứ vào con đường này, ta cần thừa nhận giá trị của các dấu chỉ yêu thương vừa kể, chúng thực sự phản ảnh tình yêu Thiên Chúa trong một cam kết hôn nhân chân chính.
72. Các vấn đề liên quan tới hôn nhân hỗn hợp đòi phải có sự quan tâm đặc biệt. Hôn nhân giữa người Công Giáo và người Kitô hữu đã rửa tội trong các Giáo Hội khác “ít nhất do diện mạo đặc thù của nó, cũng đem lại nhiều yếu tố để được đánh giá cao và trân qúy, hoặc vì giá trị nội tại của chúng hoặc vì các đóng góp của chúng cho phong trào đại kết”. Với một mục đích như thế, “nên tìm cách để có sự hợp tác chân tình giữa các thừa tác viên Công Giáo và không Công Giáo, từ lúc chuẩn bị kết hôn cho tới lúc kết hôn” (FC, 78). Về vấn đề chia sẻ Thánh Thể, ta nên nhớ rằng “quyết định cho phép hay không cho phép phía không Công Giáo rước lễ phải được xem xét theo các quy định chung hiện hành, cả đối với Kitô hữu Đông Phương lẫn các Kitô hữu khác, và có lưu ý tới hoàn cảnh đặc thù này là những người lãnh nhận bí tích hôn phối đều là các Kitô hữu đã rửa tội. Mặc dù vợ chồng của hôn nhân hỗn hợp cùng lãnh nhận bí tích rửa tội và bí tích hôn phối, nhưng việc chia sẻ Thánh Thể thì không có ngoại lệ và dù trong trường hợp nào, các qui định đã được đặt ra phải được tuân giữ...” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp Nhất Kitô Hữu, Chỉ Thị về việc Áp Dụng các Nguyên Tắc và các Qui Định Đại Kết, 25 tháng Ba, 1993, 159-160).
73. Các cuộc hôn nhân khác đạo giúp ta có môi trường rất tốt để đối thoại liên tôn trong cuộc sống hàng ngày, và có thể là dấu hiệu hy vọng cho các cộng đồng tôn giáo, nhất là trong các hoàn cảnh căng thẳng. Các cặp vợ chồng chia sẻ các kinh nghiệm tâm linh liên hệ, hay con đường đi tìm tôn giáo nếu một trong hai người là người chưa tin (xem 1 Cor 7:14). Nhưng các cuộc hôn nhân khác đạo này cũng đặt ra nhiều khó khăn đặc biệt, liên hệ cả tới căn tính gia đình lẫn việc dưỡng dục con cái. Các cặp vợ chồng được mời gọi phải thường xuyên biến đổi tâm tình lôi cuốn lúc ban đầu thành lòng thành thực ước muốn điều tốt cho người kia. Sự cởi mở này cũng biến đổi sự gắn bó tôn giáo thành một dịp để phong phú hóa phẩm chất tâm linh của mối liên hệ. Con số các gia đình phát xuất từ các cuộc hôn nhân khác đạo, hiện đang gia tăng ở cả các nước truyền giáo lẫn các nước có truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đòi phải cung cấp một việc chăm sóc mục vụ dị biệt hóa tùy theo bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau. Tại một số quốc gia, nơi không có tự do tôn giáo, người phối ngẫu Kitô Giáo bị buộc phải qua tôn giáo của người kia mới có thể lấy nhau được, và không thể cử hành một hôn lễ khác đạo hoặc cho con cái rửa tội. Do đó, ta phải tái khẳng định việc tôn trọng tự do tôn giáo khi giao dịch với bất cứ ai.
74. Các cuộc hôn nhân hỗn hợp và khác đạo đem lại nhiều khía cạnh hứa hẹn phong phú đồng thời nhiều điểm gay go không dễ giải quyết, trên bình diện mục vụ hơn là bình diện quy phạm, như vấn đề giáo dục tôn giáo cho con cái, việc tham dự sinh hoạt phụng vụ của người phối ngẫu, việc chia sẻ các kinh nghiệm tâm linh. Để giải quyết một cách xây dựng các dị biệt thuộc phạm vi đức tin, điều chủ yếu là phải lưu ý đặc biệt tới những con người kết hợp nhau trong cuộc hôn nhân này, không phải chỉ trong thời kỳ trước hôn nhân mà thôi. Các cặp và các gia đình trong đó, một người phối ngẫu là Công Giáo còn người kia không có đức tin, đang gặp nhiều thách đố đặc biệt. Trong những trường hợp như thế, điều cần là phải làm chứng cho người ta thấy Tin Mừng có khả năng giải quyết các hoàn cảnh này cách tường tận, khiến cho việc dưỡng dục con cái trong đức tin trở nên khả hữu.
75. Rửa tội cho những người bị kẹt trong các hoàn cảnh hôn nhân phức tạp là một trong những điều rất khó khăn. Đây là những kết ước hôn nhân trong đó, ít nhất một trong hai người không biết gì về đức tin Kitô Giáo. Trong những trường hợp như thế, các vị giám mục được mời gọi thực hành biện phân mục vụ một cách thích đáng để giúp những người này về phương diện thiêng liêng.
76. Giáo Hội dựa vào Chúa Giêsu để lên khuôn quan điểm của mình. Người là Đấng, vì yêu thương vô hạn, đã hiến mình vì mọi người không trừ ai (MV, 12). Khi xử sự với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, Giáo Hội tái khẳng định điều này: mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục bản thân, đều đáng được tôn trọng vì phẩm giá của họ và được chào đón cách tôn trọng, thận trọng tránh “bất cứ dèm pha có tính kỳ thị bất công nào” (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Các xem xét liên quan tới việc thừa nhận hợp pháp các cuộc kết hợp đồng tính, 4). Phải dành cho việc đồng hành với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính một sự chăm sóc đặc thù. Đối với các kế hoạch nhằm công nhận tư thế bình đẳng về hôn nhân cho các cuộc kết hợp giữa những người đồng tính luyến ái, thì “không có bất cứ căn bản nào để so sánh hay thiết lập một loại suy nào, dù là xa xôi, giữa các cuộc kết hợp đồng tính và kế hoạch mà Thiên Chúa vốn dành cho hôn nhân và gia đình (vừa dẫn)". Thượng Hội Đồng chủ trương rằng không thể chấp nhận được việc các Giáo Hội địa phương nhường bước trước các áp lực về vấn đề này, cũng như việc các tổ chức quốc tế đặt điều kiện cho các nước nghèo phải ban hành các đạo luật thiết lập ra cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính nếu muốn được trợ giúp về tài chánh.
Đồng hành trong các hoàn cảnh khác nhau
77. Bằng một chia sẻ đầy cảm xúc, Giáo Hội biến thành của mình các niềm vui và hy vọng, các đau đớn và lo âu của mọi gia đình. Đối với Giáo Hội, đứng cạnh các gia đình như một người đồng hành có nghĩa chấp nhận một thái độ biết khôn ngoan thích ứng: có lúc cần phải ở bên cạnh và im lặng lắng nghe; có lúc, cần tiến lên phía trước để chỉ đường phải đi; lại có lúc, phải đi phía sau, hỗ trợ và khích lệ. “Giáo Hội phải khai tâm các chi thể của mình, linh mục, tu sĩ và giáo dân, vào 'nghệ thuật đồng hành', để mọi người học được việc phải cởi giầy ra trước mảnh đất thánh thiêng là người khác (xem Xh 3:5). Ta nên đem vào nẻo đường đi một nhịp bước gần gũi bổ ích, với một cái nhìn kính cẩn và đầy cảm thương, nhưng đồng thời có tính chữa lành, giải thoát, và khuyến khích sự trưởng thành trong cuộc sống Kitô hữu” (EG, 169). Giáo xứ cung cấp sự chăm sóc mục vụ chính cho các gia đình vì giáo xứ là gia đình của các gia đình, trong đó, việc đóng góp của các cộng đồng nhỏ, các phong trào và hiệp hội trong Giáo Hội được thống nhất một cách nhịp nhàng. Việc đồng hành đòi phải có các linh mục được huấn luyện chuyên biệt, phải lập ra các viện chuyên môn để các linh mục, các tu sĩ và giáo dân học cách chăm sóc mọi gia đình, đặc biệt là các gia đình đang gặp khó khăn.
78. Một thừa tác vụ chuyên dành cho những người có mối liên hệ hôn nhân tan vỡ xem ra hết sức cấp thiết vào lúc này. Thảm kịch phân ly thường xuất hiện sau nhiều thời kỳ tranh chấp lâu dài, tạo đau khổ lớn lao trước nhất cho con cái. Cảnh cô lập của người phối ngẫu bị bỏ rơi, người thường bị bó buộc phải phá vỡ cuộc sống chung do bị liên tiếp hành hạ trầm trọng, đòi cộng đồng Kitô hữu phải chăm lo họ cách đặc biệt. Việc ngăn ngừa và chăm sóc đối với những người bị bạo hành trong gia đình đòi phải có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà chức trách tư pháp để có hành động chống lại người gây ra tội ác và đem lại sự che chở thoả đáng cho các nạn nhân. Ngoài ra, điều chủ yếu là phải phát huy việc bảo vệ các trẻ vị thành niên khỏi bị lạm dụng tình dục. Xem ra cũng cần lưu ý tới các gia đình trong đó, một số thành viên theo đuổi các hoạt động có những đòi hỏi đặc thù, như những người trong quân ngũ chẳng hạn, là những người sống trong trạng thái xa cách về thể lý và vắng mặt khỏi gia đình lâu ngày, với mọi hậu quả phát sinh từ việc này. Rồi khi từ chiến tuyến trở về, họ còn thường chịu ảnh hưởng của hội chứng hậu chấn thương (post-traumatic syndrome) và bị bối rối trong lương tâm khiến họ gặp nhiều vấn nạn về luân lý. Thành thử ở đây, cần một loại chăm sóc mục vụ đặc thù đối với họ.
79. Kinh nghiệm thất bại hôn nhân luôn là một kinh nghiệm đau buồn đối với hết mọi người. Mặt khác, cũng sự thất bại này có thể trở thành một dịp để suy nghĩ, hoán cải và tin tưởng vào Thiên Chúa: Nhờ biết thừa nhận phần trách nhiệm của mình, mỗi người có thể tìm được tin tưởng và hy vọng nơi chính mình. “Từ trái tim Ba Ngôi, từ những thẳm sâu riêng tư nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa, bật lên cho chúng ta và chẩy hoài không ngừng là con sông vĩ đại của lòng thương xót. Dòng suối này không bao giờ bị múc cạn đối với tất cả những ai lui tới với nó. Mỗi lần có ai cần, họ đều tới gần nó, vì lòng thương xót của Thiên Chúa là vô tận” (MV 25). Tha thứ cho một bất công mình phải chịu là điều không dễ dàng, nhưng đây là con đường nhờ ơn thánh mà trở thành khả hữu. Bởi thế, cần có thừa tác vụ hoán cải và hòa giải, thậm chí cần thiết lập tại các giáo phận các trung tâm chuyên biệt để lắng nghe và làm trung gian. Dù sao, cần phải cổ vũ công lý đối với mọi phía có liên hệ tới sự tan vỡ hôn nhân (các người phối ngẫu và con cái). Cộng đồng Kitô hữu và các mục tử của họ có nghĩa vụ yêu cầu các người phối ngẫu ly thân và ly dị đối xử với nhau một cách kính trọng và từ bi, trước hết vì lợi ích con cái, những người mà ta không nên chồng chất thêm đau khổ. Con cái không thể là đối tượng của tranh chấp, và phải tìm ra phương thế tốt nhất để chúng vượt qua được chấn thương gia đình ly tán và lớn lên một cách thanh thản bao nhiêu có thể. Dù sao, Giáo Hội cũng phải luôn nhấn mạnh tới nỗi bất công thường phát sinh từ hoàn cảnh do ly dị tạo nên.
80. Các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ (gia đình có cha mẹ đơn lẻ) có những nguyên nhân khác hẳn: mẹ hoặc cha ruột (theo sinh học) chưa bao giờ muốn hòa nhập vào cuộc sống gia đình, các hoàn cảnh bạo hành khiến cha hay mẹ phải trốn chạy với các con, một người trong cha mẹ qua đời, cha hay mẹ bỏ bê gia đình, và nhiều hoàn cảnh khác nữa. Bất cứ do nguyên nhân nào, người cha hay người mẹ sống với đứa con luôn phải tìm sự nâng đỡ và an ủi từ các gia đình khác trong cộng đồng Kitô hữu, và từ cả các cơ cấu mục vụ của giáo xứ. Phân tích cho cùng, các gia đình này thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề kinh tế, bởi sự bất trắc, không an toàn về việc làm, bởi khó khăn trong việc bảo dưỡng con cái, bởi việc không có nhà ở. Cũng cần phải có một sự lo lắng mục vụ y như thế đối với những người góa bụa, các bà mẹ vẫn còn là thiếu niên và con cái họ.
81. Bất cứ khi nào các cặp vợ chồng gặp vấn đề trong mối liên hệ của họ, họ cũng nên có thể trông nhờ sự giúp đỡ và đồng hành của Giáo Hội. Kinh nghiệm cho thấy: với sự trợ giúp thích đáng và với hành động hòa giải của ơn Chúa Thánh Thần, đa số các cuộc khủng hoảng hôn nhân đã được vuợt qua cách thỏa đáng. Biết cách tha thứ và cảm nhận được sự tha thứ là kinh nghiệm nền tảng của cuộc sống gia đình. Sự tha thứ giữa vợ chồng với nhau giúp ta khám phá ra sự thật sau đây của tình yêu: nó hiện hữu mãi mãi, không bao giờ chấm dứt (xem 1Cor 13:8). Trong lãnh vực liên hệ bản thân, nhu cầu hoà giải gần như là chuyện xẩy ra hàng ngày. Các hiểu lầm do các liên hệ với gia đình gốc gây ra, sự tranh chấp giữa các phong tục văn hóa và dị biệt tôn giáo, các khác nhau trong việc dưỡng dục con cái, lo lắng trước các khó khăn kinh tế, các căng thẳng phát sinh từ việc mất việc làm, là một số nguyên nhân thường xuyên tạo ra căng thẳng và tranh chấp. Nghệ thuật chăm chỉ hòa giải, một nghệ thuật đòi có sự trợ giúp của ơn thánh, cần sự hợp tác đại lượng của cha mẹ, bạn bè, và đôi khi của người ngoài nữa. Trong những trường hợp đau lòng hơn, như bất trung chẳng hạn, thì cần phải có cố gắng đền bồi thực sự và thành thực, để đặt mình vào cung cách suy nghĩ đúng đắn. Một đoan hứa bị thương có thể được chữa lành trở lại: Ngay lúc khởi sự chuẩn bị kết hôn, nên có bài dạy về niềm hy vọng này. Hành động của Chúa Thánh Thần là điều nền tảng trong việc chăm sóc các gia đình và các cá nhân bị thương; ngoài ra cần lãnh nhận bí tích Hòa Giải, và được các thừa tác viên có kỹ năng đồng hành trong hành trình thiêng liêng.
82. Đối với số lớn các tín hữu từng kinh qua cuộc hôn nhân bất hạnh, việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu là con đường nên theo. Hai tự sắc Mitis Iudex Dominus Jesus và Mitis et Misericors Jesus mới đây đã dẫn đến việc đơn giản hóa các diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Với các bản văn này, Đức Thánh Cha cũng muốn “nói rõ rằng chính vị giám mục, trong Giáo Hội của ngài, một Giáo Hội ngài được cử nhiệm làm mục tử và làm người đứng đầu, do chính sự kiện này, là quan tòa của các tín hữu đã được ủy thác cho ngài” (MI, Nhập đề, III). Việc thi hành các văn kiện này là trách nhiệm quan trọng của vị bản quyền giáo phận; vị này được mời gọi phán xử một số trường hợp, để tín hữu dễ dàng tìm được công lý hơn. Việc này đòi phải có sự chuẩn bị để có đủ số nhân viên, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân; những người này phải được ưu tiên dành cho phận vụ này trong Giáo Hội. Do đó, điều bó buộc là giúp các người đã ly thân hay các gia đình đang gặp khủng hoảng có thể sử dụng được các dịch vụ thông tin, huấn đạo và làm trung gian, liên kết với việc chăm sóc mục vụ cho gia đình, thậm chí các dịch vụ này còn có thể tiếp đón người ta trong các cuộc điều tra sơ khởi về diễn trình hôn phối.
83. Chứng tá của những người, dù trong các hoàn cảnh khó khăn, vẫn không bước vào cuộc kết hợp mới, vẫn trung thành với sợi dây bí tích, đáng được Giáo Hội đánh giá cao và hỗ trợ. Giáo Hội muốn bày tỏ với họ gương mặt của một Thiên Chúa trung thành với tình yêu của Người và luôn sẵn sàng phục hồi sức mạnh và niềm hy vọng. Những người đã ly thân hay ly dị nhưng không tái hôn, là các chứng tá của lòng chung thủy vợ chồng, và phải được khích lệ trong việc tìm của nuôi dưỡng trạng thái sống của họ nơi Thánh Thể.
Biện phân và hội nhập
84. Những người đã rửa tội ly dị và tái hôn dân sự nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo theo nhiều cách có thể, tránh mọi dịp gây gương xấu. Luận lý học của việc hội nhập này là chìa khóa cho việc đồng hành mục vụ với họ, không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, Chúa Thánh Thần tuôn đổ các ơn phúc và đặc sủng vào trong họ để sinh ích cho mọi người. Sự tham dự của họ có thể được phát biểu trong nhiều việc phục vụ khác nhau trong Giáo Hội: nên Giáo Hội phải biện phân xem có thể hủy bỏ những hình thức nào trong số các hình thức loại trừ đang được áp dụng trong sinh hoạt phụng vụ, mục vụ, giáo dục và định chế. Không những họ không nên tự coi mình như bị tuyệt thông, mà họ còn cần được sống và lớn mạnh như các chi thể sống động của Giáo Hội, cảm nghiệm Giáo Hội như mẹ hiền vẫn đang đồng hành với họ, săn sóc họ một cách âu yếm, và khích lệ họ trên đường đời và đường Tin Mừng.
Việc hội nhập này cũng cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn phải được coi là quan trọng nhất. Đối với cộng đồng Kitô Giáo, săn sóc những người này không làm suy yếu đức tin và chứng tá của Giáo Hội đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân; đúng hơn, trong việc săn sóc này, Giáo Hội nói lên tình bác ái của mình một cách thích đáng.
85. Thánh Gioan Phaolô II đã cho ta một tiêu chuẩn toàn bộ, một tiêu chuẩn vẫn là căn bản cho việc đánh giá các hoàn cảnh này: “Các mục tử phải biết rằng, vì lợi ích của sự thật, các ngài buộc phải thi hành việc biện phân các hoàn cảnh một cách thận trọng. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng muốn cứu cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người, vì lỗi lầm nặng nề của mình, đã hủy diệt cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Sau cùng, có những người bước vào cuộc kết hợp thứ hai chỉ vì muốn dưỡng dục con cái, và những người, về phương diện chủ quan, đôi khi biết chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và đã bị huỷ diệt một cách vô phương cứu chữa chưa bao giờ thành sự cả” [Familiaris Consortio 84]. Bởi thế, bổn phận của các linh mục là đồng hành với những người liên hệ trên con đường họ biện phân theo giáo huấn của Giáo Hội và sự hướng dẫn của vị giám mục. Trong diễn trình này, điều hữu ích là thực thi việc xét mình trong những lúc suy gẫm và thống hối. Người ly dị và tái hôn phải tự hỏi mình xem mình đã cư xử ra sao với con cái khi cuộc khủng hoảng bắt đầu xẩy ra với cuộc hôn nhân đầu; họ có thực hiện các cố gắng hòa giải hay không; tình huống người bạn đời bị bỏ rơi ra sao; các hậu quả của mối liên hệ mới như thế nào đối với những người khác trong gia đình và đối với cộng đồng tín hữu; và mẫu gương nào đã được dành cho các người trẻ đang chuẩn bị kết hôn. Một suy gẫm thành thực có thể tăng cường niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, một lòng thương xót không bị từ khước cho bất cứ ai.
Ngoài ra, điều không thể chối cãi được là: trong một số hoàn cảnh, “Việc quy lỗi và quy trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ” [Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1735] do nhiều điều kiện khác nhau. Thành thử, phán kết về một hoàn cảnh khách quan không nhất thiết dẫn tới một phán kết về việc “qui lỗi chủ quan” [Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Pháp, Tuyên Bố ngày 24 tháng Sáu, năm 2000, số 2a].
Trong một số hoàn cảnh, người ta rất khó có thể hành động khác đi. Cho nên, dù vẫn duy trì qui luật tổng quát, nhưng cần phải thừa nhận rằng trách nhiệm đối với một hành động hay một quyết đình nào đó không như nhau trong mọi trường hợp. Dù vẫn phải lưu ý tới việc đào tạo lương tâm thích đáng nơi người ta, nhưng việc đồng hành mục vụ phải dự liệu các hoàn cảnh này. Hậu quả của các hành vi không nhất thiết phải như nhau trong mọi trường hợp.
86. Diễn trình đồng hành và biện phân sẽ hướng dẫn các tín hữu này tới việc xét lương tâm đối với hoàn cảnh của họ trước mặt Thiên Chúa. Đàm đạo với một linh mục ở tòa trong sẽ góp phần vào việc đào tạo một phán đoán đúng về điều hiện đang ngăn cản khả thể được sống trọn vẹn hơn trong Giáo Hội và về các biện pháp có thể gây thuận lợi và phát huy việc phát triển này. Xét vì trong cùng một lề luật, không hề có sự tiệm tiến [Familiaris Consortio số 34], nên việc biện phân này không thể không xét tới các đòi hỏi của Tin Mừng về chân lý và bác ái được Giáo Hội trình bầy. Để việc này có thể diễn ra, các điều kiện cần thiết về khiêm nhường, thận trọng, và kính yêu Giáo Hội và giáo huấn Giáo Hội phải được bảo đảm, trong việc thành thực tìm kiếm thánh ý Chúa và trong ước nguyện đạt tới một đáp ứng tốt nhất có thể có đối với thánh ý này.
Còn tiếp
Vatican chính thức truy tố 5 người về tội lấy cắp và phổ biến các tài liệu mật của Tòa Thánh
Đặng Tự Do
17:18 21/11/2015
Nhà báo Gianluigi Nuzzi |
Nhà báo Emiliano Fittipaldi |
Đức Ông Lucio Vallejo Balda và bà Francesca Chaouqui |
Những người bị truy tố gồm hai nhà báo Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi, hai cựu viên chức là Đức Ông Lucio Vallejo Balda và bà Francesca Immacolata Chaouqui, cùng với người thư ký của Đức Ông là cô Nicola Maio.
Vallejo, Chaouqui, và Maio, bị buộc tội “tiết lộ các thông tin, và những tài liệu liên quan đến lợi ích căn bản của Tòa Thánh và quốc gia thành Vatican”, trong khi tất cả năm bị cáo bị buộc tội lấy cắp và lạm dụng các tài liệu Vatican.
Phiên tòa đầu tiên sẽ diễn ra ngày Thứ Ba 24 Tháng 11 vào lúc 10:30 sáng tại tòa án hình sự Vatican.
Hôm 17 tháng 11, Emiliano Fittipaldi, tác giả của một trong hai cuốn sách mới dựa trên các tài liệu bị rò rỉ từ Vatican, đã có cuộc gặp gỡ với các công tố viên Vatican nhưng từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tại sao anh ta có được các tài liệu này.
Một nhà báo khác là Gianluigi Nuzzi, trước đó đã từ chối gặp các công tố viên. Gianluigi Nuzzi là tác giả cuốn sách có tựa đề: “Via Crucis” nghĩa là “Đàng Thánh Giá”, khi xuất bản bằng Anh ngữ thì lấy tựa đề giật gân hơn là “Merchants in the Temple” nghĩa là “Những con buôn trong đền thờ”.
Fittipaldi - tác giả cuốn Avarice, nghĩa là Hà Tiện - cho rằng luật pháp của Ý sẽ bảo vệ quyền của anh ta không tiết lộ nguồn cung cấp tin cho mình bí mật. Fittipaldi nói các công tố viên Vatican cho ông ta biết ông ta có thể đối diện với một án tù lên đến tám năm vì tội xuất bản trái phép các tài liệu mật. Tuy nhiên, ông ta cũng bày tỏ tin tưởng rằng chính phủ Ý sẽ không giao ông ta cho Vatican truy tố.
Nhà báo người Ý này nói rằng nếu xui lắm thì ông ta thà đi tù chứ không chịu tiết lộ nguồn cung cấp tin cho mình. Ông nói rằng ông đã đồng ý gặp các quan chức Vatican chỉ để xem họ sẽ hỏi ông ta những câu hỏi gì mà thôi.
Trong tiến trình cải tổ giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã cho mở một cuộc khảo sát nhằm cắt giảm các khoản chi tiêu ngõ hầu có thể sử dụng các nguồn tài nguyên của Tòa Thánh vào những mục đích có lợi nhất. Những tài liệu và những băng ghi âm những cuộc họp trong tiến trình khảo sát này bị một số thành viên trong ủy ban khảo sát này trong đó có linh mục Lucio Angel Vallejo Balda, và bà Francesca Chaouqui lấy cắp trao cho hai ký giả Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi.
Trước thềm chuyến tông du Phi Châu của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
20:37 21/11/2015
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã trở thành vị Giáo Hoàng hiện đại đầu tiên đến Phi Châu vào năm 1969 và tuyên bố châu lục này một “quê hương mới” cho Chúa Giêsu Kitô. Trong triều đại giáo hoàng kéo dài một phần tư thế kỷ của mình, Thánh Gioan Phaolô II đã đến 42 quốc gia châu Phi và được người dân châu lục này tặng cho biệt danh “Giáo Hoàng Phi Châu.” Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng từng thăm viếng châu Phi và gọi lục địa này là hy vọng của Giáo Hội. Trong những ngày sắp tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp nối truyền thống những người tiền nhiệm của ngài khi tông du một khu vực có số lượng ngày càng tăng những người Công Giáo, một khu vực được nhiều người đánh giá là một bức tường thành cho một Giáo Hội đang tìm cách mở rộng sự lôi cuốn của mình trong khi quyết liệt chống trả lại những thách thức từ chủ nghĩa thế tục, đến chủ nghĩa bài Công Giáo và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Cuộc tấn công khủng bố tại Paris hôm 13/11, và cuộc tấn công sau đó tại Mali một tuần sau đó chắc chắn sẽ là một chủ đề quan trọng trong chuyến đi kéo dài từ thứ Tư 25 tháng 11 cho đến 30 tháng 11 của Đức Thánh Cha tại Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi. Nhưng, đó cũng đồng thời là nguồn gốc gợi lên những âu lo cho an ninh của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du đầy nguy hiểm này.
Mỗi một nước trong ba nước này đều có những câu chuyện riêng của họ về những chia rẽ sắc tộc và tôn giáo. Ở Kenya, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đưa ra một lời khích lệ cho các Kitô hữu vẫn còn quay cuồng sau một cuộc tấn công hồi tháng Tư vừa qua của nhóm Hồi giáo al-Shabab, là những kẻ đã giết chết gần 150 người tại một trường đại học của Kenya nơi phần lớn sinh viên là Kitô hữu.
Cha Stephen Okello, một linh mục Công Giáo Kenya, nhận xét rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp cận với “những người vẫn còn rất sợ, những người đã từng bị khủng bố, những người ngày qua ngày đã và đang phải chịu rất nhiều phiền hà bởi cơ man những trạm kiểm soát an ninh và tất cả những tệ đoan xuất phát từ đó”. Cha Stephen cũng không quên nhắc lại những vụ bạo động sắc tộc trong cuộc bầu cử hồi năm 2007 gây ra cái chết của hơn 1,000 người tại Kenya.
“Người Kenya thực sự cần hòa giải,” cha Stephen, trong ban tổ chức chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng nói thêm. Trước tình trạng bạo lực lan tràn trong các khu vực khác, cha bày tỏ hy vọng lạc quan rằng “điều này có thể là một thông điệp tốt cho toàn bộ châu Phi”.
Jo-Renee Formicola, một chuyên gia và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Seton Hall ở Hoa Kỳ nhận định rằng thách thức đối với Đức Giáo Hoàng, là người đã mô tả bạo lực bùng lên tại Paris và các nơi khác như một phần của “chiến tranh thế giới thứ ba từng mảng” là làm sao kêu gọi người dân “vượt lên trên con người của mình” chống lại cám dỗ chiều theo những thái độ cứng rắn, ăn miếng trả miếng.
“Làm thế nào để bạn hòa giải được giữa lòng thương xót và bạo lực tàn nhẫn của chiến tranh?” Formicola hỏi.
Bên cạnh những cuộc xung đột đẫm máu khắp đại lục này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được dự kiến sẽ động chạm đến những chủ đề thân thiết với trái tim mình, và được quan tâm rất lớn tại châu Phi, đó là chuyện nghèo đói và môi trường, cũng như nhu cầu đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo.
Bất chấp những thách thức, châu Phi là một nơi hứa hẹn cho Giáo Hội Công Giáo, trái ngược với châu Âu và châu Mỹ nơi Giáo Hội đang vất vả đương đầu với sự gia tăng của chủ nghĩa thế tục và sự cạnh tranh quyết liệt của Tin Lành.
Tỷ lệ người Công Giáo châu Phi trong dân số Công Giáo thế giới đã tăng từ 7 phần trăm đến 16 phần trăm giữa năm 1980 và 2012, theo một báo cáo hồi đầu năm nay của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ, một trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Georgetown ở Mỹ. Việc tăng dân số và kéo dài tuổi thọ sẽ làm tăng hơn gấp đôi số người Công Giáo tại Phi Châu với một con số lên đến 460,400,000 vào năm 2040.
Theo thống kê năm 2012, người Công Giáo chiếm 18.6 phần trăm dân số châu Phi. Đặc biệt, trong vùng cận sa mạc Sahara, bối cảnh của nhiều câu chuyện Hồi Giáo châu Phi, con số người Công Giáo đã lên đến 63%, theo một nghiên cứu của Pew Research Center.
Giáo Hội Công Giáo ở châu Phi cũng gặp phải những thách đố, bao gồm truyền thống tôn kính tổ tiên theo những cách thế không tương hợp với giáo lý Công Giáo, sự thịnh hành của chế độ đa thê vẫn đang được áp dụng ở một số vùng của châu Phi, và việc nhiều giáo phái Kitô khác cạnh tranh quyết liệt với Công Giáo qua những buổi cầu nguyện chữa lành. Có cả những trường hợp một số linh mục Công Giáo đã rời bỏ công việc mục vụ và thành lập các giáo đoàn trong đó hàng giáo sĩ không phải tuân giữ lời thề độc thân.
“Giáo Hội có nhiệm vụ củng cố niềm tin rằng gia đình một vợ một chồng là con đường phía trước,” Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria đã viết trong lời đề tựa cho cuốn sách “ Christ's New Homeland - Africa”, nghĩa là “Châu Phi – quê hương mới của Chúa Kitô”, một cuốn sách được xuất bản trong năm nay.
Đức Cha Barthelemy Adoukonou viết một chương trong cuốn sách này, trong đó ngài nói rằng Kitô giáo bị thách thức “không chỉ bởi một thứ Hồi giáo vũ trang cực đoan, mà còn bởi một nền văn minh phương Tây tục hoá, duy vật, duy khoái lạc, và duy hưởng thụ.”
Cuộc tấn công khủng bố tại Paris hôm 13/11, và cuộc tấn công sau đó tại Mali một tuần sau đó chắc chắn sẽ là một chủ đề quan trọng trong chuyến đi kéo dài từ thứ Tư 25 tháng 11 cho đến 30 tháng 11 của Đức Thánh Cha tại Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi. Nhưng, đó cũng đồng thời là nguồn gốc gợi lên những âu lo cho an ninh của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du đầy nguy hiểm này.
Mỗi một nước trong ba nước này đều có những câu chuyện riêng của họ về những chia rẽ sắc tộc và tôn giáo. Ở Kenya, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đưa ra một lời khích lệ cho các Kitô hữu vẫn còn quay cuồng sau một cuộc tấn công hồi tháng Tư vừa qua của nhóm Hồi giáo al-Shabab, là những kẻ đã giết chết gần 150 người tại một trường đại học của Kenya nơi phần lớn sinh viên là Kitô hữu.
Cha Stephen Okello, một linh mục Công Giáo Kenya, nhận xét rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp cận với “những người vẫn còn rất sợ, những người đã từng bị khủng bố, những người ngày qua ngày đã và đang phải chịu rất nhiều phiền hà bởi cơ man những trạm kiểm soát an ninh và tất cả những tệ đoan xuất phát từ đó”. Cha Stephen cũng không quên nhắc lại những vụ bạo động sắc tộc trong cuộc bầu cử hồi năm 2007 gây ra cái chết của hơn 1,000 người tại Kenya.
“Người Kenya thực sự cần hòa giải,” cha Stephen, trong ban tổ chức chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng nói thêm. Trước tình trạng bạo lực lan tràn trong các khu vực khác, cha bày tỏ hy vọng lạc quan rằng “điều này có thể là một thông điệp tốt cho toàn bộ châu Phi”.
Jo-Renee Formicola, một chuyên gia và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Seton Hall ở Hoa Kỳ nhận định rằng thách thức đối với Đức Giáo Hoàng, là người đã mô tả bạo lực bùng lên tại Paris và các nơi khác như một phần của “chiến tranh thế giới thứ ba từng mảng” là làm sao kêu gọi người dân “vượt lên trên con người của mình” chống lại cám dỗ chiều theo những thái độ cứng rắn, ăn miếng trả miếng.
“Làm thế nào để bạn hòa giải được giữa lòng thương xót và bạo lực tàn nhẫn của chiến tranh?” Formicola hỏi.
Bên cạnh những cuộc xung đột đẫm máu khắp đại lục này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được dự kiến sẽ động chạm đến những chủ đề thân thiết với trái tim mình, và được quan tâm rất lớn tại châu Phi, đó là chuyện nghèo đói và môi trường, cũng như nhu cầu đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo.
Bất chấp những thách thức, châu Phi là một nơi hứa hẹn cho Giáo Hội Công Giáo, trái ngược với châu Âu và châu Mỹ nơi Giáo Hội đang vất vả đương đầu với sự gia tăng của chủ nghĩa thế tục và sự cạnh tranh quyết liệt của Tin Lành.
Tỷ lệ người Công Giáo châu Phi trong dân số Công Giáo thế giới đã tăng từ 7 phần trăm đến 16 phần trăm giữa năm 1980 và 2012, theo một báo cáo hồi đầu năm nay của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ, một trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Georgetown ở Mỹ. Việc tăng dân số và kéo dài tuổi thọ sẽ làm tăng hơn gấp đôi số người Công Giáo tại Phi Châu với một con số lên đến 460,400,000 vào năm 2040.
Theo thống kê năm 2012, người Công Giáo chiếm 18.6 phần trăm dân số châu Phi. Đặc biệt, trong vùng cận sa mạc Sahara, bối cảnh của nhiều câu chuyện Hồi Giáo châu Phi, con số người Công Giáo đã lên đến 63%, theo một nghiên cứu của Pew Research Center.
Giáo Hội Công Giáo ở châu Phi cũng gặp phải những thách đố, bao gồm truyền thống tôn kính tổ tiên theo những cách thế không tương hợp với giáo lý Công Giáo, sự thịnh hành của chế độ đa thê vẫn đang được áp dụng ở một số vùng của châu Phi, và việc nhiều giáo phái Kitô khác cạnh tranh quyết liệt với Công Giáo qua những buổi cầu nguyện chữa lành. Có cả những trường hợp một số linh mục Công Giáo đã rời bỏ công việc mục vụ và thành lập các giáo đoàn trong đó hàng giáo sĩ không phải tuân giữ lời thề độc thân.
“Giáo Hội có nhiệm vụ củng cố niềm tin rằng gia đình một vợ một chồng là con đường phía trước,” Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria đã viết trong lời đề tựa cho cuốn sách “ Christ's New Homeland - Africa”, nghĩa là “Châu Phi – quê hương mới của Chúa Kitô”, một cuốn sách được xuất bản trong năm nay.
Đức Cha Barthelemy Adoukonou viết một chương trong cuốn sách này, trong đó ngài nói rằng Kitô giáo bị thách thức “không chỉ bởi một thứ Hồi giáo vũ trang cực đoan, mà còn bởi một nền văn minh phương Tây tục hoá, duy vật, duy khoái lạc, và duy hưởng thụ.”
Top Stories
Vietnam: Interview des deux nouveaux évêques de Vinh Long et de Kontum
Eglises d'Asie
08:58 21/11/2015
Le 7 octobre dernier, le bureau de presse du Vatican rendait publique la nomination de deux nouveaux évêques au Vietnam. Le P. Pierre Huynh Van Hai était nommé évêque de Vinh Long, diocèse dont le siège était vacant depuis un certain temps déjà. Quant au P. Aloysius Nguyên Hung Vi, curé de la paroisse de Phuong Nghia, il était nommé évêque du diocèse de Kontum.
Quelques jours plus tard, les deux nouveaux pasteurs étaient interviewés par l’agence de presse en langue vietnamienne VietCatholic News. Le texte vietnamien des entretiens, publiés le 10 octobre sur le site de l’agence, est traduit ici en français par la Rédaction d’Eglises d’Asie.
Interview de Mgr Pierre Huynh Van Hai, évêque de Vinh Long
(…) Monseigneur, pourriez-vous nous faire part de vos impressions lorsque vous avez appris votre nomination par le pape comme évêque de Vinh Long ?
D’abord merci à votre agence et à tous ses collaborateurs… Pendant plus de deux ans, le diocèse de Vinh Long est resté vacant. L’ensemble des fidèles a prié et demandé à Dieu de leur accorder rapidement un évêque qui joue le rôle de pasteur à leur égard. Ils reçoivent aujourd’hui une bonne nouvelle. Le Saint-Siège a nommé un nouvel évêque pour le diocèse. En ce sens, pour moi aussi, c’est une bonne nouvelle ! Mais c’est en même temps un grand souci parce j’ai conscience de n’être pas digne de prendre en charge une œuvre aussi importante. J’ai prié et j’ai réfléchi. C’est à cause du diocèse de Vinh Long que j’ai accepté, confiant dans l’intercession en ma faveur de notre mère Marie et en celle de tous les saints.
Le diocèse de Vinh Long recouvre le territoire de cinq provinces occidentales, dans une région de fleuves et de rivières [le delta du Mékong – NdT]. Pourriez-vous nous faire connaître quels sont les points qui vous préoccupent dans le domaine de la pastorale et de la mission ?
Grâce à Dieu, dans le diocèse de Vinh Long, nos préoccupations sont nombreuses dans le domaine de la pastorale et de la mission. Elles portent sur différents sujets : l’enfance, la jeunesse, les étudiants, les familles, les vocations, la mission. Pour chacun de ces champs pastoraux, il existe des orientations, des activités qui permettent de consolider la foi, de la vivre véritablement. Pour ce qui concerne plus particulièrement la mission, le diocèse a besoin d’être réveillé et poussé en avant. Dans notre diocèse, il existe de nombreuses religions ; les Khmers y sont très nombreux ; beaucoup de personnes n’ont jamais entendu parler du Seigneur et, par conséquent, de l’Evangile.
Malgré les difficultés rencontrées, l’esprit général du diocèse est celui de la mission, une mission réalisée par différents moyens. Nous devons porter une attention plus spéciale aux Khmers. Certes, il est difficile que ceux-ci adhèrent à une autre religion que le bouddhisme, religion qui pour eux est au-dessus de tout. Elle est en effet profondément ancrée dans leur civilisation et dans leur culture depuis de longs siècles ! Malgré cela, le diocèse de Vinh Long a envoyé des chrétiens prendre contact avec eux, apprendre leur langue, parler de religion. (…)
Monseigneur, nous savons que vous êtes aussi vice-recteur et professeur au grand séminaire. Pourriez-vous partager avec nous vos réflexions sur les vocations dans la société d’aujourd’hui et, particulièrement, dans ce diocèse ?
Si l’on considère les trois diocèses de Cân Tho, Long Xuyên et Vinh Long, on y trouve de nombreuses vocations. Chaque année, notre grand séminaire accueille une nouvelle classe de 36 étudiants. Telles sont les effectifs aujourd’hui. Mais le travail de formation d’un prêtre digne de ce nom, conforme au désir de Dieu, ne serait pas possible si l’on s’appuyait uniquement sur ses propres forces. Il faut recourir à la grâce du Seigneur. Si je parle ainsi, c’est parce qu'aujourd’hui, les périodes de formation sont difficiles à organiser. Ainsi, par exemple, aujourd’hui, il n’y a plus de petits séminaires. Nos séminaristes vivent dans le monde jusqu’à la fin de l’université et sont très marqués par son influence.
Une seconde difficulté est constituée par l'influence des sciences et des techniques. Les séminaristes travaillent d’une façon très mécanique ; les ordinateurs remplaçant les esprits humains. Cet état d’esprit influence énormément la vie spirituelle qui doit être celle d’un prêtre de Dieu. Voilà quelques-unes des difficultés rencontrées.
Cependant, malgré cela, s’ils se conforment aux orientations qui leur sont données dans leur formation sacerdotale, nos séminaristes peuvent devenir de bons prêtres, de saints prêtres.
Pour ce qui concerne plus précisément le diocèse de Vinh Long, nous avons créé une commission spécialement chargée des vocations. Dans chaque doyenné, un prêtre est responsable de la prière et des activités en faveur des vocations. Tous les deux mois, une réunion est organisée pour découvrir de nouvelles vocations. Puis après un concours, les candidats sont amenés dans les classes propédeutiques (préparatoires au séminaire). Après une période de trois ans d’études, ils seront envoyés au grand séminaire de Cân Tho.
Les congrégations des Amantes de La croix, des religieuses du Christ Roi ont, elles aussi, des procédés de ce type pour rechercher et former les novices.
Pourriez-vous partager avec nos lecteurs, l’itinéraire de votre propre vocation ?
Je suis né le 19 mai 1954 dans la commune de Thanh Phu, district de Thanh Phu, province de Bên Tre, dans une annexe de la paroisse. C’est là que j’ai été baptisé au mois d’août 1961. Au mois de juin 1966, je suis entré au petit séminaire de Vinh Long. En août 1973, j’étais accepté au grand séminaire de ce même diocèse. J’ai été ordonné lecteur en août 1977, acolyte en mai 1978. Ce n’est qu’en 1991 que j’ai demandé mon admission au diaconat. Et c’est Mgr Raphaël Nguyên Van Diâp qui m’administra cet ordre en janvier 1993. Mgr Jacques Nguyên Van Mâu m’a ordonné prêtre le 31 août 1994 dans la cathédrale de Vinh Long.
Le 8 décembre 1994, je suis parti poursuivre des études à l’Institut catholique de Paris et je suis revenu à Vinh Long en septembre 2004 avec un diplôme de docteur en philosophie.
Pendant une période allant de 1978 à 1990, je suis revenu dans ma famille, pour y travailler aux champs et m’occuper d’un élevage de canards. C’était une époque pleine d’épreuves dans les domaines économiques, sociaux et religieux. Dans la paroisse annexe où je vivais, il n’y avait pas de prêtre. Nous étions obligés d’inviter un prêtre vivant au loin à venir célébrer la messe pendant l’année. Chacun veillait individuellement sur le salut de son âme. Cependant, grâce à Dieu, en 1990, j’ai pu reprendre les cours de philosophie et de théologie et ainsi poursuivre le chemin de ma vocation. Merci, mon Dieu, de m’avoir protégé !
Pourriez-vous parler à nos lecteurs de la devise et du blason épiscopal que vous avez choisis ? Pourriez-vous nous en expliquer la signification ?
A la suite d’un échange de vues avec le conseil diocésain et de quelques jours de réflexion, j’ai choisi un verset de l’Evangile de Luc (5,4) : « Duc in altum et laxate retia vestra … » (‘Avance au large et jette les filets…’). Ce verset qui a deux éléments a beaucoup de rapports avec l’évangélisation et sa motivation. Le premier élément : « Avance au large » fait référence à notre région du Delta du Mékong où la population, les Khmers et beaucoup d’autres adhèrent à de différentes religions. Il existe de nombreux endroits où il n’y a pas une trace de christianisme, où le nom de Jésus n’a jamais été entendu. Aller vers les régions où l’eau est profonde est synonyme de danger pour les pêcheurs, mais c’est aussi, pour eux, l’espoir de pouvoir attraper de très nombreux poissons, le deuxième élément de ma devise : « jeter les filets » signifie que lorsque l’on va vers ces régions où l’eau est profonde, c’est pour y travailler, y travailler assidûment, sinon ce serait une démarche inutile. Il est nécessaire que nous nous sacrifiions, que nous veillions jours et nuits si nous voulons obtenir des résultats.
Dans le blason, il y a une colombe et un bateau. L’idée est que sous la conduite de l’Esprit Saint, le bateau du diocèse sera bien orienté, fera une bonne pêche et arrivera à bon port. (…)
Interview de Mgr Aloysius Nguyên Hung Vi, évêque de Kontum
Monseigneur, pourriez-vous nous faire part des sentiments qui ont été les vôtres en entendant la nouvelle de votre nomination épiscopale à Kontum ?
Je vous remercie de vos encouragements au seuil de ma nouvelle mission. Avant le communiqué officiel du Saint-Siège, l’information selon laquelle j’avais été nommé par le pape a suscité mon inquiétude. Il me fallait prononcer une réponse décisive pour tout le restant de ma vie. J’ai demandé un répit pour réfléchir et prier davantage. Mais, comme vous le savez, la nomination a eu lieu. Je n’ai pas voulu rester irresponsable devant l’appel que Dieu m’a lancé à travers l’Eglise.
Pourriez-vous nous faire connaître les plus grandes difficultés et épreuves qu’il vous faudra affronter pour mener à bien votre mission dans ce diocèse ? Avez-vous un projet, un programme de travail ?
Il existe un certain nombre de difficultés et d'épreuves. Chacune d’entre elles me paraît insurmontable. Sur le plan subjectif, je n’ai jamais pensé qu’un jour comme aujourd’hui, j’accéderais à une fonction nouvelle et importante pour laquelle je n’ai rien appris. Sur le plan objectif, le diocèse de Kontum présente certaines difficultés qui tiennent à sa nature. Il est situé dans la région des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam, une région lointaine et accidentée. La vie, en ces régions (éloignées du soleil comme l’on dit), vous la connaissez sans doute.
En outre, le diocèse de Kontum abrite de nombreuses ethnies minoritaires, de nombreuses cultures et cela est aussi un défi. Ainsi, notre tâche sera laborieuse et de longue haleine. Je m’efforcerai de poursuivre l’œuvre entreprise par mes prédécesseurs et plus particulièrement la formation du personnel.
Pourriez-vous nous faire connaître les tâches que vous avez assumées et quels sont vos soucis prioritaires en accédant à votre nouvelle fonction ?
Après avoir reçu l’ordination sacerdotale en 1990, à Nha Trang, j’ai été nommé vicaire dans le lieu de résidence de ma famille, à Binh Cang, une paroisse située à 7 km de Nha Trang. Après trois ans de ministère, l’évêque de Kontum, Mgr Alexis Pham Van Lôc, après s’être accordé avec l’évêque de Nha Trang de l’époque, Mgr Paul Nguyên Van Hoa, m’a rappelé dans le diocèse de Kontum pour m’occuper des candidats au grand séminaire du diocèse, qui se préparaient à l’université de Saigon. Treize ans plus tard, en 2006, l’évêque de Kontum, Mgr Hoang Duc Oanh, m’a envoyé poursuivre mes études à Paris. Après deux ans et demi, je revenais à l’évêché de Kontum avec un statut de résident d’abord provisoire, puis définitif. Depuis 2010, je suis curé d’une paroisse de Phuong Nghia, à côté de l’évêché de Kontum.
Dans un diocèse aussi vaste, sur un territoire aussi accidenté et au milieu d’une multitude de fidèles, comment assumez-vous tout cela dans votre projet pastoral ?
Il est sûr que la tâche est immense et que les forces humaines sont limitées. J’espère que mes frères prêtres au sein de ce diocèse en assumeront la responsabilité avec moi et qu’ensemble, nous édifierons le royaume de Dieu en cette région de mission.
Pouvez-vous nous parler de votre devise et de votre blason épiscopal ?
Nous allons célébrer l’Année sainte de la miséricorde. A cette occasion, j’ai choisi la devise « L’Amour dans la Vérité » (Caritas Veritate). Cette devise me rappelle que je dois aimer en vérité et non pas hypocritement…
Mon blason est encore en préparation. Il représentera une étoile, signe de la miséricorde dont parle la devise. Quant à la vérité, ce sera peut-être une croix, car le Seigneur Jésus est la voie et la vérité. Il y aura aussi des éléments évoquant les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam… (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2015)
Quelques jours plus tard, les deux nouveaux pasteurs étaient interviewés par l’agence de presse en langue vietnamienne VietCatholic News. Le texte vietnamien des entretiens, publiés le 10 octobre sur le site de l’agence, est traduit ici en français par la Rédaction d’Eglises d’Asie.
Interview de Mgr Pierre Huynh Van Hai, évêque de Vinh Long
(…) Monseigneur, pourriez-vous nous faire part de vos impressions lorsque vous avez appris votre nomination par le pape comme évêque de Vinh Long ?
D’abord merci à votre agence et à tous ses collaborateurs… Pendant plus de deux ans, le diocèse de Vinh Long est resté vacant. L’ensemble des fidèles a prié et demandé à Dieu de leur accorder rapidement un évêque qui joue le rôle de pasteur à leur égard. Ils reçoivent aujourd’hui une bonne nouvelle. Le Saint-Siège a nommé un nouvel évêque pour le diocèse. En ce sens, pour moi aussi, c’est une bonne nouvelle ! Mais c’est en même temps un grand souci parce j’ai conscience de n’être pas digne de prendre en charge une œuvre aussi importante. J’ai prié et j’ai réfléchi. C’est à cause du diocèse de Vinh Long que j’ai accepté, confiant dans l’intercession en ma faveur de notre mère Marie et en celle de tous les saints.
Le diocèse de Vinh Long recouvre le territoire de cinq provinces occidentales, dans une région de fleuves et de rivières [le delta du Mékong – NdT]. Pourriez-vous nous faire connaître quels sont les points qui vous préoccupent dans le domaine de la pastorale et de la mission ?
Grâce à Dieu, dans le diocèse de Vinh Long, nos préoccupations sont nombreuses dans le domaine de la pastorale et de la mission. Elles portent sur différents sujets : l’enfance, la jeunesse, les étudiants, les familles, les vocations, la mission. Pour chacun de ces champs pastoraux, il existe des orientations, des activités qui permettent de consolider la foi, de la vivre véritablement. Pour ce qui concerne plus particulièrement la mission, le diocèse a besoin d’être réveillé et poussé en avant. Dans notre diocèse, il existe de nombreuses religions ; les Khmers y sont très nombreux ; beaucoup de personnes n’ont jamais entendu parler du Seigneur et, par conséquent, de l’Evangile.
Malgré les difficultés rencontrées, l’esprit général du diocèse est celui de la mission, une mission réalisée par différents moyens. Nous devons porter une attention plus spéciale aux Khmers. Certes, il est difficile que ceux-ci adhèrent à une autre religion que le bouddhisme, religion qui pour eux est au-dessus de tout. Elle est en effet profondément ancrée dans leur civilisation et dans leur culture depuis de longs siècles ! Malgré cela, le diocèse de Vinh Long a envoyé des chrétiens prendre contact avec eux, apprendre leur langue, parler de religion. (…)
Monseigneur, nous savons que vous êtes aussi vice-recteur et professeur au grand séminaire. Pourriez-vous partager avec nous vos réflexions sur les vocations dans la société d’aujourd’hui et, particulièrement, dans ce diocèse ?
Si l’on considère les trois diocèses de Cân Tho, Long Xuyên et Vinh Long, on y trouve de nombreuses vocations. Chaque année, notre grand séminaire accueille une nouvelle classe de 36 étudiants. Telles sont les effectifs aujourd’hui. Mais le travail de formation d’un prêtre digne de ce nom, conforme au désir de Dieu, ne serait pas possible si l’on s’appuyait uniquement sur ses propres forces. Il faut recourir à la grâce du Seigneur. Si je parle ainsi, c’est parce qu'aujourd’hui, les périodes de formation sont difficiles à organiser. Ainsi, par exemple, aujourd’hui, il n’y a plus de petits séminaires. Nos séminaristes vivent dans le monde jusqu’à la fin de l’université et sont très marqués par son influence.
Une seconde difficulté est constituée par l'influence des sciences et des techniques. Les séminaristes travaillent d’une façon très mécanique ; les ordinateurs remplaçant les esprits humains. Cet état d’esprit influence énormément la vie spirituelle qui doit être celle d’un prêtre de Dieu. Voilà quelques-unes des difficultés rencontrées.
Cependant, malgré cela, s’ils se conforment aux orientations qui leur sont données dans leur formation sacerdotale, nos séminaristes peuvent devenir de bons prêtres, de saints prêtres.
Pour ce qui concerne plus précisément le diocèse de Vinh Long, nous avons créé une commission spécialement chargée des vocations. Dans chaque doyenné, un prêtre est responsable de la prière et des activités en faveur des vocations. Tous les deux mois, une réunion est organisée pour découvrir de nouvelles vocations. Puis après un concours, les candidats sont amenés dans les classes propédeutiques (préparatoires au séminaire). Après une période de trois ans d’études, ils seront envoyés au grand séminaire de Cân Tho.
Les congrégations des Amantes de La croix, des religieuses du Christ Roi ont, elles aussi, des procédés de ce type pour rechercher et former les novices.
Pourriez-vous partager avec nos lecteurs, l’itinéraire de votre propre vocation ?
Je suis né le 19 mai 1954 dans la commune de Thanh Phu, district de Thanh Phu, province de Bên Tre, dans une annexe de la paroisse. C’est là que j’ai été baptisé au mois d’août 1961. Au mois de juin 1966, je suis entré au petit séminaire de Vinh Long. En août 1973, j’étais accepté au grand séminaire de ce même diocèse. J’ai été ordonné lecteur en août 1977, acolyte en mai 1978. Ce n’est qu’en 1991 que j’ai demandé mon admission au diaconat. Et c’est Mgr Raphaël Nguyên Van Diâp qui m’administra cet ordre en janvier 1993. Mgr Jacques Nguyên Van Mâu m’a ordonné prêtre le 31 août 1994 dans la cathédrale de Vinh Long.
Le 8 décembre 1994, je suis parti poursuivre des études à l’Institut catholique de Paris et je suis revenu à Vinh Long en septembre 2004 avec un diplôme de docteur en philosophie.
Pendant une période allant de 1978 à 1990, je suis revenu dans ma famille, pour y travailler aux champs et m’occuper d’un élevage de canards. C’était une époque pleine d’épreuves dans les domaines économiques, sociaux et religieux. Dans la paroisse annexe où je vivais, il n’y avait pas de prêtre. Nous étions obligés d’inviter un prêtre vivant au loin à venir célébrer la messe pendant l’année. Chacun veillait individuellement sur le salut de son âme. Cependant, grâce à Dieu, en 1990, j’ai pu reprendre les cours de philosophie et de théologie et ainsi poursuivre le chemin de ma vocation. Merci, mon Dieu, de m’avoir protégé !
Pourriez-vous parler à nos lecteurs de la devise et du blason épiscopal que vous avez choisis ? Pourriez-vous nous en expliquer la signification ?
A la suite d’un échange de vues avec le conseil diocésain et de quelques jours de réflexion, j’ai choisi un verset de l’Evangile de Luc (5,4) : « Duc in altum et laxate retia vestra … » (‘Avance au large et jette les filets…’). Ce verset qui a deux éléments a beaucoup de rapports avec l’évangélisation et sa motivation. Le premier élément : « Avance au large » fait référence à notre région du Delta du Mékong où la population, les Khmers et beaucoup d’autres adhèrent à de différentes religions. Il existe de nombreux endroits où il n’y a pas une trace de christianisme, où le nom de Jésus n’a jamais été entendu. Aller vers les régions où l’eau est profonde est synonyme de danger pour les pêcheurs, mais c’est aussi, pour eux, l’espoir de pouvoir attraper de très nombreux poissons, le deuxième élément de ma devise : « jeter les filets » signifie que lorsque l’on va vers ces régions où l’eau est profonde, c’est pour y travailler, y travailler assidûment, sinon ce serait une démarche inutile. Il est nécessaire que nous nous sacrifiions, que nous veillions jours et nuits si nous voulons obtenir des résultats.
Dans le blason, il y a une colombe et un bateau. L’idée est que sous la conduite de l’Esprit Saint, le bateau du diocèse sera bien orienté, fera une bonne pêche et arrivera à bon port. (…)
Interview de Mgr Aloysius Nguyên Hung Vi, évêque de Kontum
Monseigneur, pourriez-vous nous faire part des sentiments qui ont été les vôtres en entendant la nouvelle de votre nomination épiscopale à Kontum ?
Je vous remercie de vos encouragements au seuil de ma nouvelle mission. Avant le communiqué officiel du Saint-Siège, l’information selon laquelle j’avais été nommé par le pape a suscité mon inquiétude. Il me fallait prononcer une réponse décisive pour tout le restant de ma vie. J’ai demandé un répit pour réfléchir et prier davantage. Mais, comme vous le savez, la nomination a eu lieu. Je n’ai pas voulu rester irresponsable devant l’appel que Dieu m’a lancé à travers l’Eglise.
Pourriez-vous nous faire connaître les plus grandes difficultés et épreuves qu’il vous faudra affronter pour mener à bien votre mission dans ce diocèse ? Avez-vous un projet, un programme de travail ?
Il existe un certain nombre de difficultés et d'épreuves. Chacune d’entre elles me paraît insurmontable. Sur le plan subjectif, je n’ai jamais pensé qu’un jour comme aujourd’hui, j’accéderais à une fonction nouvelle et importante pour laquelle je n’ai rien appris. Sur le plan objectif, le diocèse de Kontum présente certaines difficultés qui tiennent à sa nature. Il est situé dans la région des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam, une région lointaine et accidentée. La vie, en ces régions (éloignées du soleil comme l’on dit), vous la connaissez sans doute.
En outre, le diocèse de Kontum abrite de nombreuses ethnies minoritaires, de nombreuses cultures et cela est aussi un défi. Ainsi, notre tâche sera laborieuse et de longue haleine. Je m’efforcerai de poursuivre l’œuvre entreprise par mes prédécesseurs et plus particulièrement la formation du personnel.
Pourriez-vous nous faire connaître les tâches que vous avez assumées et quels sont vos soucis prioritaires en accédant à votre nouvelle fonction ?
Après avoir reçu l’ordination sacerdotale en 1990, à Nha Trang, j’ai été nommé vicaire dans le lieu de résidence de ma famille, à Binh Cang, une paroisse située à 7 km de Nha Trang. Après trois ans de ministère, l’évêque de Kontum, Mgr Alexis Pham Van Lôc, après s’être accordé avec l’évêque de Nha Trang de l’époque, Mgr Paul Nguyên Van Hoa, m’a rappelé dans le diocèse de Kontum pour m’occuper des candidats au grand séminaire du diocèse, qui se préparaient à l’université de Saigon. Treize ans plus tard, en 2006, l’évêque de Kontum, Mgr Hoang Duc Oanh, m’a envoyé poursuivre mes études à Paris. Après deux ans et demi, je revenais à l’évêché de Kontum avec un statut de résident d’abord provisoire, puis définitif. Depuis 2010, je suis curé d’une paroisse de Phuong Nghia, à côté de l’évêché de Kontum.
Dans un diocèse aussi vaste, sur un territoire aussi accidenté et au milieu d’une multitude de fidèles, comment assumez-vous tout cela dans votre projet pastoral ?
Il est sûr que la tâche est immense et que les forces humaines sont limitées. J’espère que mes frères prêtres au sein de ce diocèse en assumeront la responsabilité avec moi et qu’ensemble, nous édifierons le royaume de Dieu en cette région de mission.
Pouvez-vous nous parler de votre devise et de votre blason épiscopal ?
Nous allons célébrer l’Année sainte de la miséricorde. A cette occasion, j’ai choisi la devise « L’Amour dans la Vérité » (Caritas Veritate). Cette devise me rappelle que je dois aimer en vérité et non pas hypocritement…
Mon blason est encore en préparation. Il représentera une étoile, signe de la miséricorde dont parle la devise. Quant à la vérité, ce sera peut-être une croix, car le Seigneur Jésus est la voie et la vérité. Il y aura aussi des éléments évoquant les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam… (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2015)
Thailande: La censure d’un film sur le bouddhisme est mal ressentie par les Thaïlandais
Eglises d'Asie
09:00 21/11/2015
20/11/2015 - La décision du ministère thaïlandais de la Culture le 12 octobre dernier d’interdire la projection du film « Abhat » ('offense', en langue pali, la langue sacrée du bouddhisme theravada), décrivant les errements sexuels d’un jeune moine bouddhiste, provoque de très vives critiques au sein de la société thaïlandaise. Le film a finalement pu être diffusé fin octobre dans les salles de cinéma, mais seulement après que le réalisateur Kanitta Kwanyoo eut accepté de couper toutes les scènes considérées comme « inappropriées » par le comité de censure du ministère.
« Abhat » raconte l’histoire d’un jeune Thaïlandais dévoyé, forcé à se faire ordonner bonze par sa mère qui espère ainsi le ramener dans le droit chemin. Mais, une fois la robe safran revêtue, le jeune homme ne change pas d’attitude, et s’engage dans une relation intime avec une femme, enfreignant ainsi une règle de base du vinaya pitaka, le code de discipline monastique. D’autres scènes montrent des moines adultes aussi engagés dans des conduites interdites par la discipline.
Dès septembre, plusieurs organisations regroupant des laïques bouddhistes, notamment l’Association des érudits bouddhistes et le Réseau des bouddhistes, ont envoyé un message demandant au ministère de la Culture, dirigé par Veera Rojpojanarat, d’étudier le contenu du film, car celui-ci « avait le potentiel de détruire la foi des Thaïlandais dans le bouddhisme » et « pouvait provoquer des conflits au sein de la société thaïlandaise ».
Le comité de censure du ministère, composé pour l’essentiel d’officiers de police, a voté à quatre voix contre deux l’interdiction du film, sauf si le réalisateur acceptait d’opérer des coupures.
Les réactions les plus nombreuses du public, via les réseaux sociaux, et des médias ont consisté à s’indigner de ce qu’un comité gouvernemental s’arroge le droit de décider ce que le public pouvait ou non voir et, par là même, de considérer que les Thaïlandais n’avaient pas la maturité pour exercer ce jugement par eux-mêmes. « Nous avons le droit de voir le film et de nous faire notre propre jugement. Pourquoi assument-ils que nous sommes stupides et qu’ils doivent prendre la décision à notre place ? Pensent-ils que les jeunes qui voient le film vont se faire ordonner moine et copier la conduite du moine dans le film ? », écrit par exemple un internaute sur sa page Facebook.
Ces réactions ont notamment fait valoir que la loi de 2008 sur les films et les reportages vidéo avait instauré un système de classification des films par tranche d’âge, interdisant par exemple les films trop violents ou aux contenus sexuels trop explicites aux moins de 18 ans – mais cette loi n’avait pas pour autant aboli la censure pure et simple.
De plus, nombreux sont ceux qui ont fait valoir de ce que la conduite dans le monde réel de certains moines bouddhistes thaïlandais – impliqués dans des scandales financiers et sexuels ou accusés de crimes – est relatée de manière quasi-quotidienne dans les journaux et donc que le film « Abhat » ne fait que refléter une réalité bien connue. C’est d’ailleurs pour cette raison que le Bouddha lui-même, il y a un peu plus de 2 500 ans, avait instauré des règles de discipline pour les moines, rappellent ces commentateurs. Ces règles, qui furent d’abord transmises oralement puis consignées par écrit au Sri Lanka en 96 avant l’ère chrétienne, constituent le vinaya pitaka, la première « corbeille du tipitaka » ou « corbeille de la discipline » ; elles discutent par exemple de la question des relations sexuelles entre des moines et des singes femelles et des cas de figure dans lesquels l’onanisme constitue une infraction à la discipline.
Certains commentateurs ont enrichi le débat en l’élargissant à d’autres perspectives. Par exemple, dans le quotidien Bangkok Post, le critique de cinéma Kong Rithdee évoque le pouvoir de l’image, plus effrayante aux yeux des conservateurs religieux que la réalité. « Ils ont peur de l’image, parce que l’image, à travers l’histoire, est la manifestation la plus fondamentale du blasphème, l’iconographie du mal qui a le pouvoir de séduction. (…) En réalité, certains bonzes ont cette conduite (boire de l’alcool, avoir des relations sexuelles avec une femme), et les censeurs le reconnaissent. Mais c’est différent – c’est pire – quand ces conduites sont transformées en images », écrit-il. « Peu importe que « Abhat » soit un film conservateur, qu’il soit une leçon de moralité dont le message est que les mauvais moines vont subir les conséquences de leurs actes. Pour les fondamentalistes, ce qui importe est l’image – pas le message – et ici l’image est le mal contre lequel nous avons tous besoin d’un talisman », ajoute-t-il.
L’expert du bouddhisme Surapong Tavisak relève un point pertinent dans un article du quotidien Matichon. Les Thaïlandais bouddhistes, écrit-il, « ne font généralement pas de distinction entre le bouddhisme et les moines ; ils confondent bouddhisme et moines, alors que les moines ne sont qu’un aspect du bouddhisme ». Selon lui, cette confusion amène « à s’efforcer de promouvoir et de projeter une image des moines parfaits et sans défauts, sans tenir compte de la réalité ». D’où l’intervention de l’Etat dans les affaires bouddhiques, avec des instances comme le Bureau national du bouddhisme, qui exercent une surveillance de la moralité des moines et la prolifération d’organisations citoyennes en charge de « protéger l’image des moines et de dénoncer les critiques ». Il conclut sur le paradoxe selon lequel les moines « considérés comme les leaders en vertu et en moralité de la société » sont dans les faits perçus comme incapables de « faire preuve de la maturité nécessaire pour se gouverner eux-mêmes », d’où le recours à l’Etat et à des organisations de citoyens pour les contrôler (2).
Ce point rejoint la thèse développée par Michael K. Jerryson, professeur en études religieuses à l’université de Youngstown aux Etats-Unis, dans son livre Buddhist Fury, thèse selon laquelle la sacralité attachée à l’image du moine, en tant que représentation incarnée de la religion bouddhique et de la nation thaïe, déclenche des réactions extrêmes quand cette image est violée – soit par la violence comme lors des meurtres de bonzes dans le sud de la Thaïlande où sévit une insurrection musulmane, soit par la représentation sur un écran de cinéma de l'inconduite des moines comme dans le cas de « Abhat » (1). (eda/ad)
(1) Michael K. Jerryson : Buddhist Fury. Religion and Violence in Southern Thailand, Oxford University Press, 2011.
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2015)
« Abhat » raconte l’histoire d’un jeune Thaïlandais dévoyé, forcé à se faire ordonner bonze par sa mère qui espère ainsi le ramener dans le droit chemin. Mais, une fois la robe safran revêtue, le jeune homme ne change pas d’attitude, et s’engage dans une relation intime avec une femme, enfreignant ainsi une règle de base du vinaya pitaka, le code de discipline monastique. D’autres scènes montrent des moines adultes aussi engagés dans des conduites interdites par la discipline.
Dès septembre, plusieurs organisations regroupant des laïques bouddhistes, notamment l’Association des érudits bouddhistes et le Réseau des bouddhistes, ont envoyé un message demandant au ministère de la Culture, dirigé par Veera Rojpojanarat, d’étudier le contenu du film, car celui-ci « avait le potentiel de détruire la foi des Thaïlandais dans le bouddhisme » et « pouvait provoquer des conflits au sein de la société thaïlandaise ».
Le comité de censure du ministère, composé pour l’essentiel d’officiers de police, a voté à quatre voix contre deux l’interdiction du film, sauf si le réalisateur acceptait d’opérer des coupures.
Les réactions les plus nombreuses du public, via les réseaux sociaux, et des médias ont consisté à s’indigner de ce qu’un comité gouvernemental s’arroge le droit de décider ce que le public pouvait ou non voir et, par là même, de considérer que les Thaïlandais n’avaient pas la maturité pour exercer ce jugement par eux-mêmes. « Nous avons le droit de voir le film et de nous faire notre propre jugement. Pourquoi assument-ils que nous sommes stupides et qu’ils doivent prendre la décision à notre place ? Pensent-ils que les jeunes qui voient le film vont se faire ordonner moine et copier la conduite du moine dans le film ? », écrit par exemple un internaute sur sa page Facebook.
Ces réactions ont notamment fait valoir que la loi de 2008 sur les films et les reportages vidéo avait instauré un système de classification des films par tranche d’âge, interdisant par exemple les films trop violents ou aux contenus sexuels trop explicites aux moins de 18 ans – mais cette loi n’avait pas pour autant aboli la censure pure et simple.
De plus, nombreux sont ceux qui ont fait valoir de ce que la conduite dans le monde réel de certains moines bouddhistes thaïlandais – impliqués dans des scandales financiers et sexuels ou accusés de crimes – est relatée de manière quasi-quotidienne dans les journaux et donc que le film « Abhat » ne fait que refléter une réalité bien connue. C’est d’ailleurs pour cette raison que le Bouddha lui-même, il y a un peu plus de 2 500 ans, avait instauré des règles de discipline pour les moines, rappellent ces commentateurs. Ces règles, qui furent d’abord transmises oralement puis consignées par écrit au Sri Lanka en 96 avant l’ère chrétienne, constituent le vinaya pitaka, la première « corbeille du tipitaka » ou « corbeille de la discipline » ; elles discutent par exemple de la question des relations sexuelles entre des moines et des singes femelles et des cas de figure dans lesquels l’onanisme constitue une infraction à la discipline.
Certains commentateurs ont enrichi le débat en l’élargissant à d’autres perspectives. Par exemple, dans le quotidien Bangkok Post, le critique de cinéma Kong Rithdee évoque le pouvoir de l’image, plus effrayante aux yeux des conservateurs religieux que la réalité. « Ils ont peur de l’image, parce que l’image, à travers l’histoire, est la manifestation la plus fondamentale du blasphème, l’iconographie du mal qui a le pouvoir de séduction. (…) En réalité, certains bonzes ont cette conduite (boire de l’alcool, avoir des relations sexuelles avec une femme), et les censeurs le reconnaissent. Mais c’est différent – c’est pire – quand ces conduites sont transformées en images », écrit-il. « Peu importe que « Abhat » soit un film conservateur, qu’il soit une leçon de moralité dont le message est que les mauvais moines vont subir les conséquences de leurs actes. Pour les fondamentalistes, ce qui importe est l’image – pas le message – et ici l’image est le mal contre lequel nous avons tous besoin d’un talisman », ajoute-t-il.
L’expert du bouddhisme Surapong Tavisak relève un point pertinent dans un article du quotidien Matichon. Les Thaïlandais bouddhistes, écrit-il, « ne font généralement pas de distinction entre le bouddhisme et les moines ; ils confondent bouddhisme et moines, alors que les moines ne sont qu’un aspect du bouddhisme ». Selon lui, cette confusion amène « à s’efforcer de promouvoir et de projeter une image des moines parfaits et sans défauts, sans tenir compte de la réalité ». D’où l’intervention de l’Etat dans les affaires bouddhiques, avec des instances comme le Bureau national du bouddhisme, qui exercent une surveillance de la moralité des moines et la prolifération d’organisations citoyennes en charge de « protéger l’image des moines et de dénoncer les critiques ». Il conclut sur le paradoxe selon lequel les moines « considérés comme les leaders en vertu et en moralité de la société » sont dans les faits perçus comme incapables de « faire preuve de la maturité nécessaire pour se gouverner eux-mêmes », d’où le recours à l’Etat et à des organisations de citoyens pour les contrôler (2).
Ce point rejoint la thèse développée par Michael K. Jerryson, professeur en études religieuses à l’université de Youngstown aux Etats-Unis, dans son livre Buddhist Fury, thèse selon laquelle la sacralité attachée à l’image du moine, en tant que représentation incarnée de la religion bouddhique et de la nation thaïe, déclenche des réactions extrêmes quand cette image est violée – soit par la violence comme lors des meurtres de bonzes dans le sud de la Thaïlande où sévit une insurrection musulmane, soit par la représentation sur un écran de cinéma de l'inconduite des moines comme dans le cas de « Abhat » (1). (eda/ad)
(1) Michael K. Jerryson : Buddhist Fury. Religion and Violence in Southern Thailand, Oxford University Press, 2011.
(Source: Eglises d'Asie, le 18 novembre 2015)
Vietnam: Un militant catholique malmené par la police après avoir achevé sa peine de prison
Eglises d'Asie
09:04 21/11/2015
20/11/2015 - Que la mesure ait été prononcée ou non lors de leur procès, les anciens prisonniers politiques sont considérés comme assignés à résidence après leur sortie de prison. Les autorités policières contrôlent de près cette assignation et utilisent les moyens les plus brutaux pour la faire respecter. Au début de ce mois de novembre, deux militants catholiques et plusieurs autres anciens prisonniers en ont fait la cruelle expérience.
Paul Trân Minh Nhât faisait partie d’un groupe de 17 militants catholiques arrêtés durant la seconde moitié de l’année 2011. Ils avaient été placés en détention par les autorités vietnamiennes, puis jugés et condamnés à de sévères peines de prison. Paul Trân Minh Nhât avait récemment achevé sa peine de quatre ans de prison. Le 8 novembre dernier, il revenait de Saigon et regagnait son domicile dans la province de Lam Dong lorsqu’une dizaine d’agents de la Sécurité ont stoppé la voiture où il se trouvait, l’ont appréhendé et conduit jusqu’au siège de la Sécurité de l’agglomération de Dinh Van. Dès sa sortie du véhicule, il a été brutalement tabassé avant de subir un long interrogatoire.
Il lui a été reproché de ne pas respecter l’assignation à résidence qui lui avait été signifiée au procès. Cette sentence n’a jamais été prononcée au procès, a répliqué l’ancien prisonnier. En outre, devant le tribunal, il avait refusé de se reconnaître coupable de l’accusation portée contre lui, à savoir « tentative de renversement du gouvernement ».
« Douleurs au ventre et à la poitrine, respiration difficile, digestion perturbée… » Telles sont les séquelles laissées sur son corps par les agents de la Sécurité de Dinh Van. Le 17 novembre 2015, accompagné de son père, il s’est rendu à l’hôpital pour un examen médical, mais c’était à nouveau sans compter sur les agents de la Sécurité, qui, une nouvelle fois, l’ont roué de coups sur toutes les parties du corps, en prenant garde de ne pas provoquer des blessures apparentes.
Paul Trân Minh Nhât est originaire d’une paroisse catholique du diocèse de Vinh. Il avait été arrêté le 27 août 2011, et était le quinzième d’une série de militants catholiques et protestants appréhendés à cette époque. Etudiant à la faculté des langues étrangères et d’informatique de Hanoi, il achevait, le jour de son arrestation, son examen de fin d’études. La police était venue le chercher à l’intérieur de l’université.
Paul Trân Minh Nhât et les autres catholiques arrêtés ont été accusés d’activités visant à renverser le pouvoir populaire. Ils furent jugés, et pour la plupart, condamnés à de lourdes peines de prison le 9 janvier 2013, par le Tribunal populaire de la province du Nghê An. Le jeune étudiant s’était vu infliger quatre ans de prison. Cette sentence avait été confirmée en appel le 23 mai suivant. Lors des deux procès, il avait protesté de son innocence et déclaré n’avoir participé qu’à des activités religieuses ou sociales. Dans sa prison, il a continue la lutte pour la défense de ses droits fondamentaux, ce qui lui a valu un traitement particulièrement rigoureux. Pour protester contre le comportement des gardiens à son égard, il a mené une grève de la faim, à partir du le 21 juin 2013.
Le cas de Paul Trân Minh Nhât est loin d’être isolé. Dans une émission rapportant les persécutions infligées par la Sécurité à ce dernier, Radio Free Asia signale un grand nombre de faits analogues, touchant d’anciens prisonniers de conscience.
Un autre militant catholique appartenant, lui aussi, au groupe des 17 jeunes gens arrêtés en 2011, a subi un traitement analogue à celui de Paul Nhât, le même jour que lui.
A Saigon, le 6 novembre, un groupe de femmes recrutées par la police est venu tourmenter et terroriser chez elle Mme Dô Thị Minh Hanh, âgée de 30 ans. Celle-ci avait été emprisonnée pendant quatre ans pour son action au sein du mouvement ouvrier indépendant.
A Hanoi, des militants connus, anciens prisonniers politiques, ont reçu des menaces de mort émise par les personnes se présentant comme « représentants de l’opinion publique ». (eda/jm)
Copyright Légende photo: Le militant catholique Paul Trân Minh Nhât après son passage à tabac par la Sécurité vietnamienne.
(Source: Eglises d'Asie, le 20 novembre 2015)
Il lui a été reproché de ne pas respecter l’assignation à résidence qui lui avait été signifiée au procès. Cette sentence n’a jamais été prononcée au procès, a répliqué l’ancien prisonnier. En outre, devant le tribunal, il avait refusé de se reconnaître coupable de l’accusation portée contre lui, à savoir « tentative de renversement du gouvernement ».
« Douleurs au ventre et à la poitrine, respiration difficile, digestion perturbée… » Telles sont les séquelles laissées sur son corps par les agents de la Sécurité de Dinh Van. Le 17 novembre 2015, accompagné de son père, il s’est rendu à l’hôpital pour un examen médical, mais c’était à nouveau sans compter sur les agents de la Sécurité, qui, une nouvelle fois, l’ont roué de coups sur toutes les parties du corps, en prenant garde de ne pas provoquer des blessures apparentes.
Paul Trân Minh Nhât est originaire d’une paroisse catholique du diocèse de Vinh. Il avait été arrêté le 27 août 2011, et était le quinzième d’une série de militants catholiques et protestants appréhendés à cette époque. Etudiant à la faculté des langues étrangères et d’informatique de Hanoi, il achevait, le jour de son arrestation, son examen de fin d’études. La police était venue le chercher à l’intérieur de l’université.
Paul Trân Minh Nhât et les autres catholiques arrêtés ont été accusés d’activités visant à renverser le pouvoir populaire. Ils furent jugés, et pour la plupart, condamnés à de lourdes peines de prison le 9 janvier 2013, par le Tribunal populaire de la province du Nghê An. Le jeune étudiant s’était vu infliger quatre ans de prison. Cette sentence avait été confirmée en appel le 23 mai suivant. Lors des deux procès, il avait protesté de son innocence et déclaré n’avoir participé qu’à des activités religieuses ou sociales. Dans sa prison, il a continue la lutte pour la défense de ses droits fondamentaux, ce qui lui a valu un traitement particulièrement rigoureux. Pour protester contre le comportement des gardiens à son égard, il a mené une grève de la faim, à partir du le 21 juin 2013.
Le cas de Paul Trân Minh Nhât est loin d’être isolé. Dans une émission rapportant les persécutions infligées par la Sécurité à ce dernier, Radio Free Asia signale un grand nombre de faits analogues, touchant d’anciens prisonniers de conscience.
Un autre militant catholique appartenant, lui aussi, au groupe des 17 jeunes gens arrêtés en 2011, a subi un traitement analogue à celui de Paul Nhât, le même jour que lui.
A Saigon, le 6 novembre, un groupe de femmes recrutées par la police est venu tourmenter et terroriser chez elle Mme Dô Thị Minh Hanh, âgée de 30 ans. Celle-ci avait été emprisonnée pendant quatre ans pour son action au sein du mouvement ouvrier indépendant.
A Hanoi, des militants connus, anciens prisonniers politiques, ont reçu des menaces de mort émise par les personnes se présentant comme « représentants de l’opinion publique ». (eda/jm)
Copyright Légende photo: Le militant catholique Paul Trân Minh Nhât après son passage à tabac par la Sécurité vietnamienne.
(Source: Eglises d'Asie, le 20 novembre 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh đoàn Martino mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:39 21/11/2015
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng thứ Bảy Ngày 21 Tháng 11 Năm 2015, tại Thánh đường Giáo xứ Our Lady vùng Maidstone. Huynh đoàn Đa Minh Martino thuộc Liên huynh Victoria Tổng Giáo phận Melbourne, hân hoan dâng lễ mừng kính Thánh Martino là bổn mạng của huynh đoàn.
Mời coi hình
Đúng 10 giờ 30. Sau khi chị Nhơn đại diện Huynh đoàn đọc tiểu sử Thánh nhân. Huynh đoàn đã cùng với liên huynh đoàn và cộng đoàn sốt sắng đọc kinh thần vụ. Sau kinh thần vụ các đoàn viên trong áo dòng trắng cùng chào đón Linh mục Giuse Đinh Trọng Chính OP. tiến lên bàn Thánh dâng lễ mừng bổn mạng cùng huynh đoàn. Ca đoàn Đa Minh do hai Soeur Đa Minh hướng dẫn đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ thật sốt mến và long trọng.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Linh mục chủ tế đã nói dụ ngôn muối và ánh sáng để nhắc nhở các đoàn viên Đa Minh nên sống như muối, như ánh sáng toả lan soi sáng trong thế gian như tinh thần của Cha Thánh Đa minh. Sống theo gương Thánh Martino qua đức ái và sự khiêm nhường.
Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne có nhiều hội đoàn, đoàn thể chọn Thánh Martino làm bổn mạng cho đoàn thể, nên từ cuối Tháng Mười, lễ mừng bổn mạng Thánh Martino đã được mừng kính và trong suốt Thánh Mười Một mỗi cuối tuần đều có một đoàn thể mừng kính bổn mạng Thánh Martino cho khỏi bị trùng ngày. Huynh đoàn Martino là một trong những Huynh đoàn lớn, có thời gian sinh hoạt lâu đời tại Giáo xứ Our Lady.
Trong niềm vui mừng, Linh mục Đinh Trọng Chính đã loan báo trong năm Thánh kỷ niệm 800 năm Thánh Đa Minh, kể từ 7/11/2015 cho đến năm 2017. Những ai đến viếng nhà thờ có cha Dòng Đa Minh phụ trách trên toàn thế giới, đều được hưởng ơn đại xá.
Sau lời cám ơn của chị Phạm Thị Ty đại diện ban phục vụ Huynh đoàn, mọi người được mời qua hội trường nhà xứ để cùng chia sẻ niềm vui qua bữa ăn nhẹ trong tình huynh đệ Dòng Đa Minh.
Mời coi hình
Đúng 10 giờ 30. Sau khi chị Nhơn đại diện Huynh đoàn đọc tiểu sử Thánh nhân. Huynh đoàn đã cùng với liên huynh đoàn và cộng đoàn sốt sắng đọc kinh thần vụ. Sau kinh thần vụ các đoàn viên trong áo dòng trắng cùng chào đón Linh mục Giuse Đinh Trọng Chính OP. tiến lên bàn Thánh dâng lễ mừng bổn mạng cùng huynh đoàn. Ca đoàn Đa Minh do hai Soeur Đa Minh hướng dẫn đã dùng lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ thật sốt mến và long trọng.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Linh mục chủ tế đã nói dụ ngôn muối và ánh sáng để nhắc nhở các đoàn viên Đa Minh nên sống như muối, như ánh sáng toả lan soi sáng trong thế gian như tinh thần của Cha Thánh Đa minh. Sống theo gương Thánh Martino qua đức ái và sự khiêm nhường.
Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne có nhiều hội đoàn, đoàn thể chọn Thánh Martino làm bổn mạng cho đoàn thể, nên từ cuối Tháng Mười, lễ mừng bổn mạng Thánh Martino đã được mừng kính và trong suốt Thánh Mười Một mỗi cuối tuần đều có một đoàn thể mừng kính bổn mạng Thánh Martino cho khỏi bị trùng ngày. Huynh đoàn Martino là một trong những Huynh đoàn lớn, có thời gian sinh hoạt lâu đời tại Giáo xứ Our Lady.
Trong niềm vui mừng, Linh mục Đinh Trọng Chính đã loan báo trong năm Thánh kỷ niệm 800 năm Thánh Đa Minh, kể từ 7/11/2015 cho đến năm 2017. Những ai đến viếng nhà thờ có cha Dòng Đa Minh phụ trách trên toàn thế giới, đều được hưởng ơn đại xá.
Sau lời cám ơn của chị Phạm Thị Ty đại diện ban phục vụ Huynh đoàn, mọi người được mời qua hội trường nhà xứ để cùng chia sẻ niềm vui qua bữa ăn nhẹ trong tình huynh đệ Dòng Đa Minh.
Giáo phận Vĩnh Long : Đại hội quới chức
Người La Mã
09:43 21/11/2015
GIÁO PHẬN VĨNH LONG : ĐẠI HỘI QUỚI CHỨC
20 tháng 11 năm 2015, Giáo phận Vĩnh Long tổ chức Đại Hội Quới Chức tại trung tâm hành hương Đình Khao của giáo phận. Để chuẩn bị cho ngày này, từ chiều 19 tháng 11 năm 2015, Giáo phận đã tổ chức buổi hành hương kính Thánh tử đạo Việt Nam Philipphê Phan Văn Minh.
Xem Hình
Sáng nay, 20 tháng 11, ngày mà phải nói rằng Thiên Chúa đã ưu đãi cho Giáo Phận Vĩnh Long có một thời tiết rất đẹp. Gần giờ khai mạc Đại Hội, cha Giuse Trần Ngọc Xưa - điều phối chương trình Đại Hội - đã tập trung cũng như ổn định vị trí cho quới chức đến tham dự Đại Hội hôm nay. Cha ngỏ lời rằng rất vui mừng vì sự hiện diện đông đảo của quới chức từ tất cả các giáo xứ trong giáo phận đến với trung tâm Đình Khao hôm nay. Những ngày gần cuối, con số báo về chỉ khoảng 700 nhưng hôm nay, Ban Tổ Chức nhận được tổng số hơn 1000.
Vừa ổn định, Cha Giuse vừa mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai hôm nay đang tĩnh tâm để chuẩn bị cho ngày lãnh sứ vụ Giám Mục giáo phận Vĩnh Long. Cha mời gọi cộng đoàn cùng hướng về ngày 11 tháng 12 tới đây là ngày phong chức giám mục tại Tòa Giám Mục Vĩnh Long và mời cộng đoàn cùng hiện diện trong ngày đó.
Cha Giuse nói rằng hôm nay hơn 1000 nhưng ngày 11 tháng 12 tới đây, Ban Tổ Chức dự định có khoảng 15.000 người tham dự. Và, đặc biệt mỗi người không quên nhận phần ăn cũng như phần quà do Ban Tổ Chức gửi tặng.
Đúng 7 giờ, Cha Giacôbê Bùi Văn Đảm - đặc trách qưới chức giáo phận Vĩnh Long - gửi lời chào các quới chức cũng như những người hành hương kính thánh Philipphê Minh hôm nay và Cha Giacôbê tuyên bố khai mạc Đại Hội qưới chức giáo phận Vĩnh Long 2015.
Sau lời chào mừng của Cha Giacôbê, giờ thuyết trình về lòng Chúa Thương Xót được gửi đến cộng đoàn qua Cha Phaolô Lưu Văn Kiệu.
Lòng Thương Xót Chúa được Cha Phaolô trình bày dựa trên Thánh Kinh. Xen vào những đoạn Thánh Kinh nói về Lòng Thương Xót Chúa, Cha Phaolô dùng những hình ảnh cũng như những ngôn từ dí dỏm làm cho buổi thuyết trình thêm sinh động.
Giờ dành cho Cha Phaolô khép lại và đến giờ thực hành Lòng Chúa Thương Xót của Cha Phanxicô Nguyễn Văn Việt.
Rất năng động nhưng cũng không kém phần chiều sâu, cha Phanxicô phải nói là có biệt tài dẫn dắt cộng đoàn thực hành Lòng Chúa Thương Xót thật hay. Rất dễ nhớ và mang về nhà thực hành, Cha Phanxicô mời gọi cộng đoàn sống Lòng Thương Xót Chúa đặc biệt qua 3 cấp độ :
Cầu nguyện : cho bản thân - họ đạo - Giáo Phận.
Lời nói : an ủi - khích lệ, không xét đoán, nói xấu.
Việc làm : giúp đỡ mọi người mọi lúc mọi nơi.
Và, Cha Phao lô mời gọi cộng đoàn ghi nhớ - cầu nguyện :
"Giêsu, con tín thác vào Chúa"
"Giêsu, xin thương xót con là kẻ tội lỗi".
Thời gian qua đi thật nhanh và rồi cộng đoàn cùng nghỉ giải lao ít phút trước khi bước vào Thánh Lễ.
9 g 30, Thánh Lễ đồng tế được cử hành. Chủ tế Thánh Lê hôm nay là cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh. Cùng đồng tế với Cha Phêrô có cha thư ký Tòa Giám Mục Micae Nguyễn Hồng Sung, Phanxicô Nguyễn Văn Việt, Phaolô Phan Thanh Duy và nhiều cha khác đến từ các giáo xứ trong giáo phận Vĩnh Long.
Trong bài chia sẻ, Cha Giám Quản mời gọi cộng đoàn cùng cố gắng chịu đựng, vượt qua đau khổ như gương chứng nhân của Thánh Philipphê Phan Văn Minh.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn nghỉ giải lao ít phút và cùng nhau chia sẻ bữa cơm đậm tình thân của giáo phận dành cho 1032 quới chức tham dự Đại Hội quới chức hôm nay.
Cơm trưa, thư giãn một chút và cộng đoàn lại quy tụ lại với nhau trước lễ đài để tham dự giờ diễn nguyện do quý dì Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum thực hiện.
Trong sâu lắng, cộng đoàn cùng hướng về giờ diễn nguyện để cùng nhau cảm nghiệm Lòng Chúa Thương Xót (Mến Thánh Giá Cái Mơn) và cuộc tử đạo của Trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (Mến Thánh Giá Cái Nhum).
Sau giờ diễn nguyện cộng đoàn nghỉ giải lao đôi phút và đến với giờ chia sẻ của đại diện 3 quới chức đến từ 3 họ đạo lớn nhất của giáo phận Vĩnh Long là Cái Mơn, Cái Nhum và Mặc Bắc.
3 chia sẻ của 3 vị đại diện đã khơi lên lòng hăng say phục vụ của các quới chức. Các quới chức chính là cánh tay nối dài của các cha Sở họ đạo.
Giúp cho cộng đoàn ý thức hơn vai trò của quới chức, Cha Giuse Trần Ngọc Xưa đã mời gọi cộng đoàn cùng xem tiểu phẩm "Quới chức - ông theo phe nào".
Tiểu phẩm kết thúc, Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng chia sẻ cảm nghĩ về các nhân vật ông trùm, bà trùm và anh Ba trong tiểu phẩm.
Tiếp theo cũng như phần cuối của chương trình Đại Hội Quới Chức hôm nay đó là phần giải đáp thắc mắc của các quới chức.
Gần như thỏa mãn những câu hỏi, trăn trở của các quới chức đặt ra. Một số câu hỏi, thắc mắc còn chờ vào quyết định của vị Chủ Chăn mới và Hội Đồng linh mục của Ngài.
Lời cảm ơn của vị đại diện quới chức thật thân thương gửi đến Cha Giám Quản, quý cha, quý soeur của các hội dòng cũng như Ban Tổ Chức Đại Hội.
Kinh Hòa Bình cất lên sau Phép Lành đặc biệt của quý cha, đặc biệt của Cha Giám Quản.
Tạm biệt nhau, chia tay nhau để trở về với họ đạo thân thương sau ngày dài của Đại Hội.
Ước mong những chia sẻ, những cảm nghiệm, những diễn nguyện, những tâm tư của Cha Giám Quản, quý Cha trong Ban Tổ Chức, quý Dì sẽ là hành trang cho người quới chức trong các họ đạo của Giáo Phận Vĩnh Long. Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Philipphê Phan Văn Minh giúp cho quới chức cũng như cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận Vĩnh Long cảm nghiệm cũng như thực thi Lòng Chúa Thương Xót ngày một sâu sắc hơn hầu mong hoa quả Lòng Chúa Thương Xót tuôn đổ trào tràn trên Giáo Phận.
Đại Hội Quới Chức của Giáo Phận Vĩnh Long hôm nay khép lại, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận Vĩnh Long đang hướng về Tòa Giám Mục Vĩnh Long trong ngày 11 tháng 12 tới đây - ngày giáo phận đón nhận vị Chủ Chăn nhiệt thành Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục cũng như cầu nguyện cho giáo phận nhỏ bé Vĩnh Long ngày mỗi ngày phát triển hơn theo lòng Chúa mong muốn.
Được biết, Thánh Lễ phong chức Giám Mục tại Tòa Giám Mục Vĩnh Long ngày 11 tháng 12 tới đây sẽ được Ban Truyền Thông của Giáo Phận trực tiếp để phục vụ cho những người ở xa, những người ở hải ngoại để cùng nhau hiệp thông, chia sẻ niềm vui, hồng ân đặc biệt mà Chúa thương trao cho Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai cũng như cho Giáo Phận Vĩnh Long.
Người La Mã
20 tháng 11 năm 2015, Giáo phận Vĩnh Long tổ chức Đại Hội Quới Chức tại trung tâm hành hương Đình Khao của giáo phận. Để chuẩn bị cho ngày này, từ chiều 19 tháng 11 năm 2015, Giáo phận đã tổ chức buổi hành hương kính Thánh tử đạo Việt Nam Philipphê Phan Văn Minh.
Xem Hình
Sáng nay, 20 tháng 11, ngày mà phải nói rằng Thiên Chúa đã ưu đãi cho Giáo Phận Vĩnh Long có một thời tiết rất đẹp. Gần giờ khai mạc Đại Hội, cha Giuse Trần Ngọc Xưa - điều phối chương trình Đại Hội - đã tập trung cũng như ổn định vị trí cho quới chức đến tham dự Đại Hội hôm nay. Cha ngỏ lời rằng rất vui mừng vì sự hiện diện đông đảo của quới chức từ tất cả các giáo xứ trong giáo phận đến với trung tâm Đình Khao hôm nay. Những ngày gần cuối, con số báo về chỉ khoảng 700 nhưng hôm nay, Ban Tổ Chức nhận được tổng số hơn 1000.
Vừa ổn định, Cha Giuse vừa mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai hôm nay đang tĩnh tâm để chuẩn bị cho ngày lãnh sứ vụ Giám Mục giáo phận Vĩnh Long. Cha mời gọi cộng đoàn cùng hướng về ngày 11 tháng 12 tới đây là ngày phong chức giám mục tại Tòa Giám Mục Vĩnh Long và mời cộng đoàn cùng hiện diện trong ngày đó.
Cha Giuse nói rằng hôm nay hơn 1000 nhưng ngày 11 tháng 12 tới đây, Ban Tổ Chức dự định có khoảng 15.000 người tham dự. Và, đặc biệt mỗi người không quên nhận phần ăn cũng như phần quà do Ban Tổ Chức gửi tặng.
Đúng 7 giờ, Cha Giacôbê Bùi Văn Đảm - đặc trách qưới chức giáo phận Vĩnh Long - gửi lời chào các quới chức cũng như những người hành hương kính thánh Philipphê Minh hôm nay và Cha Giacôbê tuyên bố khai mạc Đại Hội qưới chức giáo phận Vĩnh Long 2015.
Sau lời chào mừng của Cha Giacôbê, giờ thuyết trình về lòng Chúa Thương Xót được gửi đến cộng đoàn qua Cha Phaolô Lưu Văn Kiệu.
Lòng Thương Xót Chúa được Cha Phaolô trình bày dựa trên Thánh Kinh. Xen vào những đoạn Thánh Kinh nói về Lòng Thương Xót Chúa, Cha Phaolô dùng những hình ảnh cũng như những ngôn từ dí dỏm làm cho buổi thuyết trình thêm sinh động.
Giờ dành cho Cha Phaolô khép lại và đến giờ thực hành Lòng Chúa Thương Xót của Cha Phanxicô Nguyễn Văn Việt.
Rất năng động nhưng cũng không kém phần chiều sâu, cha Phanxicô phải nói là có biệt tài dẫn dắt cộng đoàn thực hành Lòng Chúa Thương Xót thật hay. Rất dễ nhớ và mang về nhà thực hành, Cha Phanxicô mời gọi cộng đoàn sống Lòng Thương Xót Chúa đặc biệt qua 3 cấp độ :
Cầu nguyện : cho bản thân - họ đạo - Giáo Phận.
Lời nói : an ủi - khích lệ, không xét đoán, nói xấu.
Việc làm : giúp đỡ mọi người mọi lúc mọi nơi.
Và, Cha Phao lô mời gọi cộng đoàn ghi nhớ - cầu nguyện :
"Giêsu, con tín thác vào Chúa"
"Giêsu, xin thương xót con là kẻ tội lỗi".
Thời gian qua đi thật nhanh và rồi cộng đoàn cùng nghỉ giải lao ít phút trước khi bước vào Thánh Lễ.
9 g 30, Thánh Lễ đồng tế được cử hành. Chủ tế Thánh Lê hôm nay là cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh. Cùng đồng tế với Cha Phêrô có cha thư ký Tòa Giám Mục Micae Nguyễn Hồng Sung, Phanxicô Nguyễn Văn Việt, Phaolô Phan Thanh Duy và nhiều cha khác đến từ các giáo xứ trong giáo phận Vĩnh Long.
Trong bài chia sẻ, Cha Giám Quản mời gọi cộng đoàn cùng cố gắng chịu đựng, vượt qua đau khổ như gương chứng nhân của Thánh Philipphê Phan Văn Minh.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn nghỉ giải lao ít phút và cùng nhau chia sẻ bữa cơm đậm tình thân của giáo phận dành cho 1032 quới chức tham dự Đại Hội quới chức hôm nay.
Cơm trưa, thư giãn một chút và cộng đoàn lại quy tụ lại với nhau trước lễ đài để tham dự giờ diễn nguyện do quý dì Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum thực hiện.
Trong sâu lắng, cộng đoàn cùng hướng về giờ diễn nguyện để cùng nhau cảm nghiệm Lòng Chúa Thương Xót (Mến Thánh Giá Cái Mơn) và cuộc tử đạo của Trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu (Mến Thánh Giá Cái Nhum).
Sau giờ diễn nguyện cộng đoàn nghỉ giải lao đôi phút và đến với giờ chia sẻ của đại diện 3 quới chức đến từ 3 họ đạo lớn nhất của giáo phận Vĩnh Long là Cái Mơn, Cái Nhum và Mặc Bắc.
3 chia sẻ của 3 vị đại diện đã khơi lên lòng hăng say phục vụ của các quới chức. Các quới chức chính là cánh tay nối dài của các cha Sở họ đạo.
Giúp cho cộng đoàn ý thức hơn vai trò của quới chức, Cha Giuse Trần Ngọc Xưa đã mời gọi cộng đoàn cùng xem tiểu phẩm "Quới chức - ông theo phe nào".
Tiểu phẩm kết thúc, Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng chia sẻ cảm nghĩ về các nhân vật ông trùm, bà trùm và anh Ba trong tiểu phẩm.
Tiếp theo cũng như phần cuối của chương trình Đại Hội Quới Chức hôm nay đó là phần giải đáp thắc mắc của các quới chức.
Gần như thỏa mãn những câu hỏi, trăn trở của các quới chức đặt ra. Một số câu hỏi, thắc mắc còn chờ vào quyết định của vị Chủ Chăn mới và Hội Đồng linh mục của Ngài.
Lời cảm ơn của vị đại diện quới chức thật thân thương gửi đến Cha Giám Quản, quý cha, quý soeur của các hội dòng cũng như Ban Tổ Chức Đại Hội.
Kinh Hòa Bình cất lên sau Phép Lành đặc biệt của quý cha, đặc biệt của Cha Giám Quản.
Tạm biệt nhau, chia tay nhau để trở về với họ đạo thân thương sau ngày dài của Đại Hội.
Ước mong những chia sẻ, những cảm nghiệm, những diễn nguyện, những tâm tư của Cha Giám Quản, quý Cha trong Ban Tổ Chức, quý Dì sẽ là hành trang cho người quới chức trong các họ đạo của Giáo Phận Vĩnh Long. Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Philipphê Phan Văn Minh giúp cho quới chức cũng như cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận Vĩnh Long cảm nghiệm cũng như thực thi Lòng Chúa Thương Xót ngày một sâu sắc hơn hầu mong hoa quả Lòng Chúa Thương Xót tuôn đổ trào tràn trên Giáo Phận.
Đại Hội Quới Chức của Giáo Phận Vĩnh Long hôm nay khép lại, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận Vĩnh Long đang hướng về Tòa Giám Mục Vĩnh Long trong ngày 11 tháng 12 tới đây - ngày giáo phận đón nhận vị Chủ Chăn nhiệt thành Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục cũng như cầu nguyện cho giáo phận nhỏ bé Vĩnh Long ngày mỗi ngày phát triển hơn theo lòng Chúa mong muốn.
Được biết, Thánh Lễ phong chức Giám Mục tại Tòa Giám Mục Vĩnh Long ngày 11 tháng 12 tới đây sẽ được Ban Truyền Thông của Giáo Phận trực tiếp để phục vụ cho những người ở xa, những người ở hải ngoại để cùng nhau hiệp thông, chia sẻ niềm vui, hồng ân đặc biệt mà Chúa thương trao cho Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai cũng như cho Giáo Phận Vĩnh Long.
Người La Mã
Gia đình Giáo giới và các Y Bác sĩ Giáo phận Thái Bình mừng Năm Thánh
Kiếm Chín - BTT GP
10:05 21/11/2015
Gia đình Giáo giới và các Y Bác sĩ Giáo phận Thái Bình mừng Năm Thánh
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam, hôm nay ngày 21.11.2015, Gia đình Giáo giới và Y Bác sĩ Công Giáo trong toàn Giáo phận cùng quy tụ về Tòa Giám mục để họp mặt và mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình.
Từ sáng sớm các thầy cô giáo, các viên chức ngành y từ khắp các giáo họ, giáo xứ đã trở về Tòa Giám mục - ngôi Nhà chung của giáo phận. Nhiều người trong số họ đã lâu không có điều kiện trở về nơi đây, hôm nay khi vừa bước chân qua cổng Nhà thờ Chính Tòa đã ngỡ ngàng, choáng ngợp trước một quần thể kiến trúc hài hòa, hoành tráng của một trung tâm tôn giáo tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Ngày hôm nay, thực sự là một ngày hội ngộ của những tâm hồn đồng điệu, những trí tuệ đã được xã hội tôn vinh là những người thầy. Cách đây hơn 1 năm sau những chuyến đi kinh lý, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận - đã trăn trở nhiều để tổ chức được lần gặp mặt đầu tiên với một thành phần Dân Chúa rất đặc biệt của mình: đó là các trí thức Công Giáo của tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Lần họp mặt thứ 2 hôm nay đã quy tụ được trên 300 các thầy cô giáo và các y bác sỹ trong toàn Giáo phận. Trong niềm vui hân hoan của ngày họp mặt, các thầy cô giáo, các y bác sỹ vui mừng chào đón nhau, chào đón cha Tổng Đại diện Giáo phận F.Ass. Nguyễn Tiến Tám; cha Đại diện Giám mục miền Hưng Yên Đaminh Đặng Văn Cầu và cha Giám đốc Tòa Giám mục Jos. Trịnh Tiến Thành; cha Vinc. Ngô Thái Phong - Chánh văn phòng Tòa Giám mục; cha Giuse Phạm Văn Thiện - Quản hạt Tây Hưng Yên.
Xem Hình
Bắt đầu từ 8 giờ, các thầy cô giáo, các y bác sỹ đã cùng lắng nghe huấn đức của cha Tổng Đại diện về vai trò, tầm quan trọng của người thầy giáo, của các y bác sỹ trong xã hội nói chung, cách riêng là trong Giáo Hội. Người thầy giáo không chỉ quan trọng đối với một số người, một số học sinh mà còn vô cùng quan trọng đối với cả một thế hệ, một đất nước, một quốc gia.Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là người định hướng cho học trò hướng đi, có lối sống đúng đắn. Nếu thầy thuốc là người chữa lành những vết thương thể xác thì thầy giáo là người chữa lành những vết thương tâm hồn cho người học sinh. Thầy giáo còn là người làm vườn tận tụy ươm mầm và chăm sóc cho những mầm cây được lớn lên, trưởng thành và khỏe mạnh. Cũng giống như nghề giáo, nếu "cô giáo là mẹ hiền" thì nghề bác sĩ "Lương y như từ mẫu'', mỗi thầy thuốc, bác sĩ phải như người mẹ hiền chăm sóc cho bệnh nhân bằng tất cả tình yêu thương và lòng thương xót của mình.
Sau những lời huấn dụ của cha Tổng Đại diện là chương trình hội thảo riêng theo nghề nghiệp. Với những đề tài thiết thực, mỗi giới đều có những chia sẻ thấm đẫm tình người, đầy lương tâm nghề nghiệp và sứ mạng loan báo tin mừng, loan báo lòng Thương Xót Chúa. Hội thảo với các thày cô giáo, cha Đaminh Đặng Văn Cầu đưa ra 3 câu hỏi và chia thành các nhóm để cùng thảo luận đề tài: "Người giáo viên Công Giáo loan truyền lòng Chúa thương xót cho mọi người qua môi trường, công việc của mình như thế nào?". Với các y bác sỹ, cha Vinc. Ngô Thái Phong cũng đưa ra đề tài tương tự: "Người thầy thuốc Công Giáo loan truyền Lòng Chúa Thương xót như thế nào bằng công việc của mình?". Sau giờ hội thảo của mỗi nhóm là phần thành lập Ban điều hành để quy tụ các thày cô giáo, các viên chức ngành y trong Giáo phận và những dự định sinh hoạt trong tương lai.
Đúng 10 giờ 30 phút, mọi người tiếp tục họp mặt đông đủ tại Nhà thờ Chính Tòa để gói kết lại những vấn đề mà hai giới đã hội thảo. Cha Chánh văn phòng TGM đã tổng kết lại kết quả hội thảo bằng 14 mối Thương xót mà Chúa đã dạy bao gồm Thương xác 7 mối, Thương linh hồn 7 mối.
Cao điểm của ngày họp mặt là Thánh lễ trọng thể do cha Tổng Đại diện chủ tế. Chia sẻ trong thánh lễ, cha Đaminh Đặng Văn Cầu mời gọi tất cả những người thầy (bao gồm cả thầy giáo, thầy thuốc… và thầy tu) cùng chiêm ngắm dung nhan của Chúa Giêsu - dung nhan của Lòng Chúa Thương xót.
Khi đề cập đến ngành Giáo dục, cha đã dùng hình ảnh người Mục tử nhân hiền đã bỏ cả đàn chiên để đi tìm một con chiên lạc xa đàn để minh họa cho mẫu gương người thầy. Những người thầy cũng sẽ trở nên vĩ đại và gương mẫu nếu như luôn tận tâm chăn dắt, nâng đỡ, che chở và hướng dẫn cho các học trò của mình giống như người chủ chăn nhân hiền tìm cho bằng được chiên lạc trở về với đàn.
Đối với các y bác sĩ, cha Đaminh đã cho thấy, Chúa Giêsu đã bất chấp mọi luật lệ của người Do Thái, coi phong hủi là một chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế; ai tiếp xúc với bệnh nhân cũng ra nhơ uế. Vậy mà Ngài đã không ngần ngại, "Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào người anh ta và bảo "Tôi muốn anh sạch đi!" (Mc1,40-45). Người bác sĩ cũng phải có tình thương với bệnh nhân của mình như Chúa Giêsu vậy.
Kết thúc bài chia sẻ, cha Đaminh đã mời gọi mọi người là những người thầy hãy loan truyền lòng Chúa Thương xót qua mỗi công việc, nghề nghiệp của mình bằng cách SỐNG Lòng Chúa thương xót và MỜI GỌI mọi người cùng sống Lòng Thương Xót ấy qua tinh thần yêu thương, tha thứ, cảm thông và chia sẻ.
Sau thánh lễ, mọi thành phần cùng tiến về bậc tam cấp Nhà chung Giáo phận để chụp những tấm hình lưu niệm. Niềm vui của ngày gặp mặt và mừng Năm Thánh còn được tiếp nối trong bữa tiệc thân tình tại tầng trệt Nhà chung, trời mưa không dứt như muốn tất cả mọi người lưu lại thêm trong ngôi nhà Chung này lâu giờ hơn nữa.
Kiếm Chín - BTT GP
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam, hôm nay ngày 21.11.2015, Gia đình Giáo giới và Y Bác sĩ Công Giáo trong toàn Giáo phận cùng quy tụ về Tòa Giám mục để họp mặt và mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình.
Từ sáng sớm các thầy cô giáo, các viên chức ngành y từ khắp các giáo họ, giáo xứ đã trở về Tòa Giám mục - ngôi Nhà chung của giáo phận. Nhiều người trong số họ đã lâu không có điều kiện trở về nơi đây, hôm nay khi vừa bước chân qua cổng Nhà thờ Chính Tòa đã ngỡ ngàng, choáng ngợp trước một quần thể kiến trúc hài hòa, hoành tráng của một trung tâm tôn giáo tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Ngày hôm nay, thực sự là một ngày hội ngộ của những tâm hồn đồng điệu, những trí tuệ đã được xã hội tôn vinh là những người thầy. Cách đây hơn 1 năm sau những chuyến đi kinh lý, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận - đã trăn trở nhiều để tổ chức được lần gặp mặt đầu tiên với một thành phần Dân Chúa rất đặc biệt của mình: đó là các trí thức Công Giáo của tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Lần họp mặt thứ 2 hôm nay đã quy tụ được trên 300 các thầy cô giáo và các y bác sỹ trong toàn Giáo phận. Trong niềm vui hân hoan của ngày họp mặt, các thầy cô giáo, các y bác sỹ vui mừng chào đón nhau, chào đón cha Tổng Đại diện Giáo phận F.Ass. Nguyễn Tiến Tám; cha Đại diện Giám mục miền Hưng Yên Đaminh Đặng Văn Cầu và cha Giám đốc Tòa Giám mục Jos. Trịnh Tiến Thành; cha Vinc. Ngô Thái Phong - Chánh văn phòng Tòa Giám mục; cha Giuse Phạm Văn Thiện - Quản hạt Tây Hưng Yên.
Xem Hình
Bắt đầu từ 8 giờ, các thầy cô giáo, các y bác sỹ đã cùng lắng nghe huấn đức của cha Tổng Đại diện về vai trò, tầm quan trọng của người thầy giáo, của các y bác sỹ trong xã hội nói chung, cách riêng là trong Giáo Hội. Người thầy giáo không chỉ quan trọng đối với một số người, một số học sinh mà còn vô cùng quan trọng đối với cả một thế hệ, một đất nước, một quốc gia.Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là người định hướng cho học trò hướng đi, có lối sống đúng đắn. Nếu thầy thuốc là người chữa lành những vết thương thể xác thì thầy giáo là người chữa lành những vết thương tâm hồn cho người học sinh. Thầy giáo còn là người làm vườn tận tụy ươm mầm và chăm sóc cho những mầm cây được lớn lên, trưởng thành và khỏe mạnh. Cũng giống như nghề giáo, nếu "cô giáo là mẹ hiền" thì nghề bác sĩ "Lương y như từ mẫu'', mỗi thầy thuốc, bác sĩ phải như người mẹ hiền chăm sóc cho bệnh nhân bằng tất cả tình yêu thương và lòng thương xót của mình.
Sau những lời huấn dụ của cha Tổng Đại diện là chương trình hội thảo riêng theo nghề nghiệp. Với những đề tài thiết thực, mỗi giới đều có những chia sẻ thấm đẫm tình người, đầy lương tâm nghề nghiệp và sứ mạng loan báo tin mừng, loan báo lòng Thương Xót Chúa. Hội thảo với các thày cô giáo, cha Đaminh Đặng Văn Cầu đưa ra 3 câu hỏi và chia thành các nhóm để cùng thảo luận đề tài: "Người giáo viên Công Giáo loan truyền lòng Chúa thương xót cho mọi người qua môi trường, công việc của mình như thế nào?". Với các y bác sỹ, cha Vinc. Ngô Thái Phong cũng đưa ra đề tài tương tự: "Người thầy thuốc Công Giáo loan truyền Lòng Chúa Thương xót như thế nào bằng công việc của mình?". Sau giờ hội thảo của mỗi nhóm là phần thành lập Ban điều hành để quy tụ các thày cô giáo, các viên chức ngành y trong Giáo phận và những dự định sinh hoạt trong tương lai.
Đúng 10 giờ 30 phút, mọi người tiếp tục họp mặt đông đủ tại Nhà thờ Chính Tòa để gói kết lại những vấn đề mà hai giới đã hội thảo. Cha Chánh văn phòng TGM đã tổng kết lại kết quả hội thảo bằng 14 mối Thương xót mà Chúa đã dạy bao gồm Thương xác 7 mối, Thương linh hồn 7 mối.
Cao điểm của ngày họp mặt là Thánh lễ trọng thể do cha Tổng Đại diện chủ tế. Chia sẻ trong thánh lễ, cha Đaminh Đặng Văn Cầu mời gọi tất cả những người thầy (bao gồm cả thầy giáo, thầy thuốc… và thầy tu) cùng chiêm ngắm dung nhan của Chúa Giêsu - dung nhan của Lòng Chúa Thương xót.
Khi đề cập đến ngành Giáo dục, cha đã dùng hình ảnh người Mục tử nhân hiền đã bỏ cả đàn chiên để đi tìm một con chiên lạc xa đàn để minh họa cho mẫu gương người thầy. Những người thầy cũng sẽ trở nên vĩ đại và gương mẫu nếu như luôn tận tâm chăn dắt, nâng đỡ, che chở và hướng dẫn cho các học trò của mình giống như người chủ chăn nhân hiền tìm cho bằng được chiên lạc trở về với đàn.
Đối với các y bác sĩ, cha Đaminh đã cho thấy, Chúa Giêsu đã bất chấp mọi luật lệ của người Do Thái, coi phong hủi là một chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế; ai tiếp xúc với bệnh nhân cũng ra nhơ uế. Vậy mà Ngài đã không ngần ngại, "Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào người anh ta và bảo "Tôi muốn anh sạch đi!" (Mc1,40-45). Người bác sĩ cũng phải có tình thương với bệnh nhân của mình như Chúa Giêsu vậy.
Kết thúc bài chia sẻ, cha Đaminh đã mời gọi mọi người là những người thầy hãy loan truyền lòng Chúa Thương xót qua mỗi công việc, nghề nghiệp của mình bằng cách SỐNG Lòng Chúa thương xót và MỜI GỌI mọi người cùng sống Lòng Thương Xót ấy qua tinh thần yêu thương, tha thứ, cảm thông và chia sẻ.
Sau thánh lễ, mọi thành phần cùng tiến về bậc tam cấp Nhà chung Giáo phận để chụp những tấm hình lưu niệm. Niềm vui của ngày gặp mặt và mừng Năm Thánh còn được tiếp nối trong bữa tiệc thân tình tại tầng trệt Nhà chung, trời mưa không dứt như muốn tất cả mọi người lưu lại thêm trong ngôi nhà Chung này lâu giờ hơn nữa.
Kiếm Chín - BTT GP
CĐCGVN Sydney Mừng Kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Diệp Hải Dung
21:05 21/11/2015
CĐCGVN Sydney Mừng Kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Tối thứ Bảy 21/11/2015 khoảng 3000 người kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Quan Thầy của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney.
Xem Hình
Đoàn Phụng vụ, quý Cha, các Hội Đoàn tập trung duới cuối công viên và ban Tây Nhạc Cecilia tấu nhạc phẩm Chào Mừng và sau đó 3 hồi chiêng trống cổ truyền, kiệu cung nghinh xương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên Lễ đài.
Quý Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Paul Văn Chi và Nguyễn Văn Tuyết đến trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lên nén hương để kính nhớ đến các bậc Tiền Nhân Anh Hùng Tử Đạo.
Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng qúy Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến đây cùng giệp dâng Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đại Việt Nam.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nhấn mạnh về Thư Corintô “chúng ta rao giảng Thập Giá Đức Giêsu KiTô” và Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vinh danh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam 19/06/1988. Cha cũng kể sơ lược về những gương anh dũng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã hy sinh làm chứng nhân cho Chúa và trước bàn thờ linh thiêng của các Ngài, xin các Ngài nhớ đến quê hương và dân tộc Việt Nam của chúng con…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Cộng Đồng,
Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm cũng cám ơn qúy Cha trong Ban Tuyên Úy và quý Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Đỗ Tiến Sĩ và Cha Trực.
Thánh lễ kết thúc mọi người ra về trong tình yêu thương của Chúa Giêsu KiTô.
Diệp Hải Dung
Tối thứ Bảy 21/11/2015 khoảng 3000 người kể cả những người không Công Giáo đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown Sydney mừng kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Quan Thầy của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney.
Xem Hình
Đoàn Phụng vụ, quý Cha, các Hội Đoàn tập trung duới cuối công viên và ban Tây Nhạc Cecilia tấu nhạc phẩm Chào Mừng và sau đó 3 hồi chiêng trống cổ truyền, kiệu cung nghinh xương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên Lễ đài.
Quý Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Paul Văn Chi và Nguyễn Văn Tuyết đến trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lên nén hương để kính nhớ đến các bậc Tiền Nhân Anh Hùng Tử Đạo.
Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng qúy Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến đây cùng giệp dâng Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đại Việt Nam.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nhấn mạnh về Thư Corintô “chúng ta rao giảng Thập Giá Đức Giêsu KiTô” và Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vinh danh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam 19/06/1988. Cha cũng kể sơ lược về những gương anh dũng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã hy sinh làm chứng nhân cho Chúa và trước bàn thờ linh thiêng của các Ngài, xin các Ngài nhớ đến quê hương và dân tộc Việt Nam của chúng con…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Cộng Đồng,
Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm cũng cám ơn qúy Cha trong Ban Tuyên Úy và quý Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Dương, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Đỗ Tiến Sĩ và Cha Trực.
Thánh lễ kết thúc mọi người ra về trong tình yêu thương của Chúa Giêsu KiTô.
Diệp Hải Dung