Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Kitô Vua 21/11/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:35 20/11/2021
BÀI ĐỌC I: Ðn 7, 13-14
“Quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu”.
Bài trích sách Tiên tri Ðaniel.
Trong một thị kiến ban đêm, tôi đã ngắm nhìn, và đây tôi thấy như Con Người đến trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị nầy ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương quốc: tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ.
Ðó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).
1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai; Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai.
2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa.
3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở.
BÀI ĐỌC II: Kh 1, 5-8
“Người là thủ lãnh các vua trần thế: Người đã làm cho chúng ta nên vương quốc”.
Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.
Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an của Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế, là Ðấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen.
Kìa, Người đến trong đám mây, mọi con mắt đã nhìn thấy Người, và cả những kẻ đã đâm Người cũng nhìn thấy Người, các chủng tộc trên địa cầu sẽ than khóc Người. Thật như vậy. Amen.
Chúa là Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có, và sẽ đến, là Ðấng Toàn Năng phán: “Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là cứu cánh”.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: Mt 11, 10
All. All. – Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Ðavít tổ phụ chúng ta đã đến! – All.
PHÚC ÂM: Ga 18, 33b-37
“Quan nói đúng: Tôi là Vua”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ông có phải là Vua dân Do-thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?” Philatô đáp: “Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?” Chúa Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này”. Philatô hỏi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi”.
Ðó là lời Chúa.
Đời đời, rất đời đời
Lm. Minh Anh
01:45 20/11/2021
ĐỜI ĐỜI, RẤT ĐỜI ĐỜI
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống”.
Frederick Đại Đế, người theo thuyết bất khả tri; ngược lại, Von Zealand, tướng quân thân tín nhất của vua, một Kitô hữu sùng đạo. Trong một lễ hội, Frederick pha trò, giễu cợt Chúa Giêsu đến nỗi mọi người cười sảng khoái, trừ Von Zealand. Cuối cùng, người lính già đứng dậy thưa, “Bệ hạ, ngài biết tôi không sợ chết! Tôi đã chiến đấu, thắng 38 trận cho ngài. Tôi sẽ sớm phải đến trước mặt Chúa Giêsu, Đấng vĩ đại hơn ngài; Đấng ‘đời đời, rất đời đời’, yêu thương tôi; Đấng ngài đang phạm thượng. Giờ đây, tôi xin chào ngài như một người yêu mến Đấng Cứu Rỗi của mình, tôi đang ở ngưỡng cửa của vĩnh cửu!”. Không gian trở nên im ắng, và với một giọng run rẩy, nhà vua trả lời, “Tướng quân Von Zealand! Tôi xin ngài thứ lỗi! Xin ngài thứ lỗi!”. Bữa tiệc lặng lẽ kết thúc!
Kính thưa Anh Chị em,
Đấng ‘đời đời, rất đời đời’, yêu thương Von Zealand cũng chính là Đấng mà Lời Chúa hôm nay nói đến, “Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nghe những lời an ủi này vào những ngày cuối tháng cầu cho các đẳng linh hồn, cũng là những ngày cuối cùng của năm phụng vụ. Thế nhưng, để hiểu được những lời này, cha Karl Rahner nói, “Bạn hãy thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa một cách vô điều kiện!”.
Tin Mừng thuật lại việc những người Sadducêô, vốn không tin đời sau, đến với Chúa Giêsu; họ đưa ra một kịch bản trái khoáy để gài bẫy Ngài: một phụ nữ đã là vợ của bảy anh em; khi sống lại, nàng sẽ là vợ của ai? Chúa Giêsu trả lời họ bằng cách giải thích rằng, “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”; hôn nhân chỉ dành cho cuộc sống đời này, không phải cho cuộc sống đời sau. Vì vậy, sẽ không ai là chồng của nàng sau khi họ sống lại.
Một số người sẽ gặp khó khăn với giáo huấn này, ở chỗ, họ yêu người phối ngẫu và mong muốn được vẫn là vợ, là chồng của người ấy trên thiên đàng. Hãy yên tâm, các mối dây yêu thương chúng ta đã hình thành trên dương gian sẽ vẫn còn và thậm chí, được củng cố hơn trên thiên đàng; những mối dây đó sẽ vẫn bền chặt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hôn nhân, theo nghĩa trần thế, sẽ không còn nữa; nó được thay thế bằng tình yêu trong sáng của một cuộc sống mới.
Cha Karl Rahner nói, “Bước theo Chúa Giêsu, niềm tin vào sự phục sinh mai ngày của Kitô hữu được đính, được móc tận chóp đỉnh, trên cùng bản tính hằng sống của Thiên Chúa; Ngài hằng sống, vô cùng, ‘đời đời, rất đời đời’, nên tình yêu của Ngài cũng vĩnh hằng, miên viễn và đời đời như Ngài”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay “Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ!”; bởi lẽ, “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!”. Phục sinh là nền tảng của đức tin và hy vọng Kitô giáo. Không có thiên đàng và cuộc sống vĩnh cửu, Kitô giáo sẽ giảm thiểu chỉ còn là đạo đức học hay một triết lý sống. Thông điệp của đức tin Kitô giáo đến từ thiên đàng, được tiết lộ bởi Thiên Chúa; mặc khải của Ngài về nó vượt quá thế giới này. Niềm tin vào sự phục sinh là điều cần thiết để mọi hành động yêu thương của chúng ta không phải là phù du và tự nó kết thúc, nhưng có thể trở thành hạt giống được định sẵn để nên hoa trái vĩnh cửu trong ngôi vườn của Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Giáo huấn của Chúa Giêsu cho chúng ta lý do để suy gẫm thêm lời dạy tuyệt vời của Ngài về sự trở lại trong vinh quang của Chúa Con như chúng ta đọc trong Kinh Tin Kính mỗi Chúa Nhật, “Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Đối với nhiều người, điều đó có thể khó hiểu. Vậy chúng ta thực sự tin vào điều gì? Chúng ta tin rằng, khi chết, cơ thể “được nghỉ ngơi”, nhưng linh hồn sẽ bước vào một thời điểm phán xét cụ thể. Ai chết trong tình trạng ân sủng, sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa; ai ở trong tình trạng tội trọng sẽ vĩnh viễn bị phân cách khỏi Ngài. Tuy nhiên, luyện ngục, ‘sự thương xót cuối cùng’, là tình yêu thanh tẩy của Thiên Chúa, có tác dụng xoá bỏ mọi tội lỗi và sự bất toàn để linh hồn được thanh tẩy có thể nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Rất may, những người đang ở trong tình trạng ân sủng và trải qua sự thanh tẩy cuối cùng này sẽ được phục sinh và chia sẻ trời mới, đất mới mãi mãi; với trọn thể xác và linh hồn như ý định ‘đời đời, rất đời đời’ của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con bớt dính bén thế sự, nhưng hướng lên trời cao; biết làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho vinh quang và tình yêu ‘đời đời, rất đời đời’ Chúa dành cho con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống”.
Frederick Đại Đế, người theo thuyết bất khả tri; ngược lại, Von Zealand, tướng quân thân tín nhất của vua, một Kitô hữu sùng đạo. Trong một lễ hội, Frederick pha trò, giễu cợt Chúa Giêsu đến nỗi mọi người cười sảng khoái, trừ Von Zealand. Cuối cùng, người lính già đứng dậy thưa, “Bệ hạ, ngài biết tôi không sợ chết! Tôi đã chiến đấu, thắng 38 trận cho ngài. Tôi sẽ sớm phải đến trước mặt Chúa Giêsu, Đấng vĩ đại hơn ngài; Đấng ‘đời đời, rất đời đời’, yêu thương tôi; Đấng ngài đang phạm thượng. Giờ đây, tôi xin chào ngài như một người yêu mến Đấng Cứu Rỗi của mình, tôi đang ở ngưỡng cửa của vĩnh cửu!”. Không gian trở nên im ắng, và với một giọng run rẩy, nhà vua trả lời, “Tướng quân Von Zealand! Tôi xin ngài thứ lỗi! Xin ngài thứ lỗi!”. Bữa tiệc lặng lẽ kết thúc!
Kính thưa Anh Chị em,
Đấng ‘đời đời, rất đời đời’, yêu thương Von Zealand cũng chính là Đấng mà Lời Chúa hôm nay nói đến, “Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nghe những lời an ủi này vào những ngày cuối tháng cầu cho các đẳng linh hồn, cũng là những ngày cuối cùng của năm phụng vụ. Thế nhưng, để hiểu được những lời này, cha Karl Rahner nói, “Bạn hãy thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa một cách vô điều kiện!”.
Tin Mừng thuật lại việc những người Sadducêô, vốn không tin đời sau, đến với Chúa Giêsu; họ đưa ra một kịch bản trái khoáy để gài bẫy Ngài: một phụ nữ đã là vợ của bảy anh em; khi sống lại, nàng sẽ là vợ của ai? Chúa Giêsu trả lời họ bằng cách giải thích rằng, “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”; hôn nhân chỉ dành cho cuộc sống đời này, không phải cho cuộc sống đời sau. Vì vậy, sẽ không ai là chồng của nàng sau khi họ sống lại.
Một số người sẽ gặp khó khăn với giáo huấn này, ở chỗ, họ yêu người phối ngẫu và mong muốn được vẫn là vợ, là chồng của người ấy trên thiên đàng. Hãy yên tâm, các mối dây yêu thương chúng ta đã hình thành trên dương gian sẽ vẫn còn và thậm chí, được củng cố hơn trên thiên đàng; những mối dây đó sẽ vẫn bền chặt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hôn nhân, theo nghĩa trần thế, sẽ không còn nữa; nó được thay thế bằng tình yêu trong sáng của một cuộc sống mới.
Cha Karl Rahner nói, “Bước theo Chúa Giêsu, niềm tin vào sự phục sinh mai ngày của Kitô hữu được đính, được móc tận chóp đỉnh, trên cùng bản tính hằng sống của Thiên Chúa; Ngài hằng sống, vô cùng, ‘đời đời, rất đời đời’, nên tình yêu của Ngài cũng vĩnh hằng, miên viễn và đời đời như Ngài”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay “Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ!”; bởi lẽ, “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!”. Phục sinh là nền tảng của đức tin và hy vọng Kitô giáo. Không có thiên đàng và cuộc sống vĩnh cửu, Kitô giáo sẽ giảm thiểu chỉ còn là đạo đức học hay một triết lý sống. Thông điệp của đức tin Kitô giáo đến từ thiên đàng, được tiết lộ bởi Thiên Chúa; mặc khải của Ngài về nó vượt quá thế giới này. Niềm tin vào sự phục sinh là điều cần thiết để mọi hành động yêu thương của chúng ta không phải là phù du và tự nó kết thúc, nhưng có thể trở thành hạt giống được định sẵn để nên hoa trái vĩnh cửu trong ngôi vườn của Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống!”. Giáo huấn của Chúa Giêsu cho chúng ta lý do để suy gẫm thêm lời dạy tuyệt vời của Ngài về sự trở lại trong vinh quang của Chúa Con như chúng ta đọc trong Kinh Tin Kính mỗi Chúa Nhật, “Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Đối với nhiều người, điều đó có thể khó hiểu. Vậy chúng ta thực sự tin vào điều gì? Chúng ta tin rằng, khi chết, cơ thể “được nghỉ ngơi”, nhưng linh hồn sẽ bước vào một thời điểm phán xét cụ thể. Ai chết trong tình trạng ân sủng, sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa; ai ở trong tình trạng tội trọng sẽ vĩnh viễn bị phân cách khỏi Ngài. Tuy nhiên, luyện ngục, ‘sự thương xót cuối cùng’, là tình yêu thanh tẩy của Thiên Chúa, có tác dụng xoá bỏ mọi tội lỗi và sự bất toàn để linh hồn được thanh tẩy có thể nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Rất may, những người đang ở trong tình trạng ân sủng và trải qua sự thanh tẩy cuối cùng này sẽ được phục sinh và chia sẻ trời mới, đất mới mãi mãi; với trọn thể xác và linh hồn như ý định ‘đời đời, rất đời đời’ của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con bớt dính bén thế sự, nhưng hướng lên trời cao; biết làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho vinh quang và tình yêu ‘đời đời, rất đời đời’ Chúa dành cho con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hoa Nở Không Màu - Tình Yêu Và Nỗi Nhớ
Giáo Hội Năm Châu
06:27 20/11/2021
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:10 20/11/2021
68. Vui vẻ của thế gian là một loại hoan tưởng; trước khi nó chưa đến thì làm cho người ta trông mong, sau khi nó đến thì lại khiến cho người ta không cách gì giữ được.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 20/11/2021
15. NGƯỜI KHÓC MƯỚN
Có một người chuyên môn đến các nhà tang khóc mướn để được có cơm rượu ăn phủ phê.
Một hôm, nhà nọ có tang, các việc tang đã kết thúc mà người ấy lên chưa kịp, anh ta bèn đau khổ khóc thét lên, mọi người kinh ngạc hỏi tại sao như vậy, anh ta nói trong tiếng khóc:
- “Người chết ạ, xác hồn của anh hôm nay ra khỏi nhà để xác hồn của tôi ở đây làm sao sắp xếp?”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 15:
Nước mắt của khóc mướn thì không mặn, vì đó không phải là tình cảm mặn nồng của tình cảm, mà là giả dối; tiếng khóc của người khóc mướn không lột tả được tình cảm thân thiết với người qua đời, nó chỉ là giả dối...
Người khóc mướn cũng rơi nước mắt, cũng kể lể bi ai thống thiết và có khi khóc lớn hơn cả bà con ruột thịt của người chết, nhưng không làm ai động lòng cả.
Có một vài người Ki-tô hữu giữ đạo giống như người khóc mướn, họ cũng khuyên bảo người ta đi đàng lành lánh dữ, nhưng không làm cho người ta động lòng, vì họ sống không như lời họ khuyên; họ cũng đem tiền bố thí cho một vài người nghèo, nhưng chẳng có ai cảm động cả, vì họ khoe của và thực hành bác ái giả dối; họ vẫn đi lễ đọc kinh nhưng không ai khen ngợi họ cả, vì người ta không thấy họ thay đổi cuộc sống luồn lách lươn lẹo của mình...
Nước mắt của khóc mướn là giả dối, làm việc bác ái mà không có tâm là giả hình, cả hai đều đều giống nhau một điểm: lừa đảo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người chuyên môn đến các nhà tang khóc mướn để được có cơm rượu ăn phủ phê.
Một hôm, nhà nọ có tang, các việc tang đã kết thúc mà người ấy lên chưa kịp, anh ta bèn đau khổ khóc thét lên, mọi người kinh ngạc hỏi tại sao như vậy, anh ta nói trong tiếng khóc:
- “Người chết ạ, xác hồn của anh hôm nay ra khỏi nhà để xác hồn của tôi ở đây làm sao sắp xếp?”
(Tiếu Đảo)
Suy tư 15:
Nước mắt của khóc mướn thì không mặn, vì đó không phải là tình cảm mặn nồng của tình cảm, mà là giả dối; tiếng khóc của người khóc mướn không lột tả được tình cảm thân thiết với người qua đời, nó chỉ là giả dối...
Người khóc mướn cũng rơi nước mắt, cũng kể lể bi ai thống thiết và có khi khóc lớn hơn cả bà con ruột thịt của người chết, nhưng không làm ai động lòng cả.
Có một vài người Ki-tô hữu giữ đạo giống như người khóc mướn, họ cũng khuyên bảo người ta đi đàng lành lánh dữ, nhưng không làm cho người ta động lòng, vì họ sống không như lời họ khuyên; họ cũng đem tiền bố thí cho một vài người nghèo, nhưng chẳng có ai cảm động cả, vì họ khoe của và thực hành bác ái giả dối; họ vẫn đi lễ đọc kinh nhưng không ai khen ngợi họ cả, vì người ta không thấy họ thay đổi cuộc sống luồn lách lươn lẹo của mình...
Nước mắt của khóc mướn là giả dối, làm việc bác ái mà không có tâm là giả hình, cả hai đều đều giống nhau một điểm: lừa đảo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (Lễ Đức Chúa Ki-tô vua)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 20/11/2021
CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN
ĐỨC CHÚAGIÊ-SU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng: Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội, và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Philatô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằng: Đức Giêsu Kitô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khơi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, nghĩa là trong ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi người trên thế gian đều là con dân của Ngài.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không, chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Philatô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lí là cái gì khi đối diện với chân lí là Đức Giêsu Kitô.
Alpha và Omega –khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý:
1. Ngày lễ Đức Chúa Giê-su Kitô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua?
2. Là người Kitô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ĐỨC CHÚAGIÊ-SU KITÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng: Ga 18, 33b-37
“Chính ngài nói rằng tôi là vua”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, kết thúc để bắt đầu một năm phụng vụ mới với tất cả tâm tình mới của Giáo Hội, và của mỗi người trong chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan thánh sử đã cho chúng ta nghe thấy cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với quan Philatô về vương quốc và vương quyền của Ngài, để cho chúng ta biết rằng: Đức Giêsu Kitô là vua trên các vua, và vương quyền của Ngài vô cùng tận – vĩnh hằng, vì Ngài là Thiên Chúa.
Vương quốc của Đức Chúa Giê-su không giới hạn từ đông sang tây, trên trời hay dưới đất hoặc trong biển khơi, nhưng vô tận, bởi vì tất cả vạn vật đều do Ngài dựng nên; con dân của Ngài không những chỉ là những người đã tin và đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Ngài mà thôi, nhưng Ngài còn muốn “tập hợp tất cả đoàn dân lại như gà mẹ tập hợp đàn con dưới cánh”, nghĩa là trong ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi người trên thế gian đều là con dân của Ngài.
Đức Chúa Giê-su không những là vua trên hết các vua, mà còn là tôi tớ của các tôi tớ đầy lòng khiêm tốn khi tự hạ làm con người như chúng ta. Ngài là vua trên các vua vì Ngài là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, Ngài là tôi tớ của các tôi tớ vì Ngài đã tự huỷ mình ra không, chấp nhận và gánh vác tội lỗi của nhân loại hơn một nô lệ thấp hèn, để cứu chuộc chúng ta. Đó chính là điều khó hiểu cho quan tổng trấn Philatô đầy quyền lực sinh sát, nhưng lại không nhận ra chân lí là cái gì khi đối diện với chân lí là Đức Giêsu Kitô.
Alpha và Omega –khởi đầu và chung kết- chính là Đức Chúa Ki-tô, bởi vì “Nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mà mọi vinh quang đều quy về Thiên Chúa là Cha toàn năng, cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời muôn thuở. Amen”. Đó chính là lời chúc tụng của Giáo Hội, của tất cả mọi miệng lưỡi trên trời và dưới đất dành cho Ngài là vị vua cao cả và uy quyền.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta là những công dân của Nước Trời vì chúng ta đã lãnh nhận bí tích rửa Tội, nhưng không có nghĩa là chúng ta quên mất bổn phận của một công dân trần thế, nhưng khi chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng hạnh phúc, công bằng, bác ái cho tha nhân trong một tổ quốc ở trần gian, là chính khi đó chúng ta đã thực hành bổn phận của công dân của Nước Trời.
Hãy hãnh diện và ngẫng đầu cao vì mình là công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su chính là vua và là Thiên Chúa của chúng ta, chính Ngài đã dẫn đưa chúng ta đến vương quốc của hằng sống bằng chính cái chết trên thập giá của Ngài.
Câu gợi ý:
1. Ngày lễ Đức Chúa Giê-su Kitô vua vũ trụ, tôi có thói quen kiểm điểm lại đời sống đức tin của mình trong năm qua?
2. Là người Kitô hữu, tôi có ý thức được mình là công dân của Nước Trời khi tham gia xây dựng tổ quốc ở trần gian?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chịu Khó Đứng Về Phía Sự Thật
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:49 20/11/2021
Chịu Khó Đứng Về Phía Sự Thật
(Chúa Nhật Kitô Vua Năm B 2021)
Sau những hoang tàn đổ nát vật chất lẫn tinh thần của chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1919), nhân loại lại bị phân mảnh và cuốn theo “những tấm bè cứu sinh” là những trào lưu duy vật, những chính khách vô thần, những chủ nghĩa nhân bản, duy tục cực đoan lệch lạc…; hay những nhà độc tài đang lên như Mussolini, Hitler, Stalin…, những kẻ đang cố tô vẽ mình như những “đấng cứu tinh” đang đến để trị vì một thế giới mới.
Trong sứ mệnh là “người tuần canh cho thế giới”, nhất là trong vai trò “mục tử chăm sóc đoàn chiên”, vị Giáo Hoàng lúc đó, Đức Pio XI, không thể ngồi yên để mặc cho “những tay độc tài” lũng đoạn thế giới và để đoàn chiên bị phân mãnh và khuất phục trước những chiêu trò của những “kẻ chăn thuê”. Ngài đã ban bố thông điệp Quas Primas vào ngày 11.12.1925 để thiết lập lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ và ấn định mừng kính long trọng vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ. Cho dù đây chỉ là một “động thái” thuộc nội bộ Giáo Hội Công Giáo, nhưng trong viễn tượng “Lịch sử Cứu độ”, thì đây là một “dấu chỉ thần linh mang tính ngôn sứ” để một lần nữa Giáo Hội xác tín về sứ mệnh dẫn đưa toàn thể nhân loại tiến vào Vương Quốc Nước Trời, quy phục một Thủ lãnh và vương quyền duy nhất là Đức Giêsu Kitô; và để mọi dân mọi nước trở thành “một đàn chiên của một Chủ chiên”.
Khi dành tước hiệu “Chúa Kitô làm Vua” cho Chúa Giêsu và mừng kinh tước hiệu nầy trong một ngày đại lễ, chắc chắn Giáo Hội không bao giờ mang tâm thức muốn biến “Thân Mình Chúa Kitô” thành một “cơ chế quân chủ” để xưng hùng xưng bá với thế giới; hay để các quốc gia nhìn về Giáo Hội Chúa Kitô như một thực tại chính trị đầy quyền uy bá chủ muôn dân. Sở dĩ Phụng vụ hôm nay mượn lời sách ngôn sứ Đaniel để mô tả vương quyền của Đấng Cứu Thế: “… tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ…”, là muốn nhắm đến một “vương quốc vĩnh hằng”, một “vương quyền mang chiều kích cứu độ, thần linh…” mà Kinh Tiền Tụng hôm nay đã minh giải và xác quyết: “Khi đã bắt mọi loài quy phục quyền bính mình, Người trao lại cho Chúa là Ðấng uy linh cao cả, một vương quốc vĩnh cữu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
Thật vậy, chính Đức Kitô đã chẳng “ham hố” gì cái loại vương quyền trần tục đó, như chúng ta đã từng nghe Tin Mừng Gioan kể lại kể lại, sau dấu lạ lẫy lừng “Năm chiếc bánh và hai con cá” (Ga 6,5-14): “Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình” (Ga 6,15).
Thế nhưng, Ngài lại “rất sẵn sàng” để chấp chánh vương quyền vào cái “Giờ” của Ngài, cái “Giờ” mà ở đó Ngài được tôn vinh “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23), và Ngài tha thiết cầu xin Chúa Cha tôn vinh: “Lạy Cha, giờ đã đến ! xin Cha tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha ! (Ga 17,1). Nhưng đó là là cái “Giờ” của khổ nạn, “Giờ” bị treo trên thập giá, nhưng cũng là “Giờ” để giải thoát và cứu độ nhân loại: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.”(Ga 12,32).
Và đó là tất cả nội dung ý nghĩa trong câu trả lời và khẳng định của Ngài dành cho Philato trong biến cố khổ nạn: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này”. Philatô hỏi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi”.
Chắc chắn, những người vốn quen suy nghĩ, hành xử và sống với não trạng trần tục như Philato, mà khái niệm “vua” luôn đi kèm với đất đai, quyền lục, danh vọng, sự giàu sang…, sẽ không thể hiểu được hay cảm nhận được ý nghĩa trong “phạm trù Vua” của Chúa Kitô; không thể biết được vị “Vua làm chứng cho chân lý” hay “vương quốc không thuộc thế gian” có nghĩa là gì. Nhưng đó lại là Tin Mừng, là sự thật, một sự thật tuyệt đối của niềm tin mà nếu loại trừ hay không đón nhận thì chẳng còn gì là “Kitô giáo” như thánh Phaolô, Vị Tông Đồ bị chém đầu thời bạo chúa Nêrô đã từng xác quyết: “Trong khi Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cr 2, 22-23).
Vâng, chính “Đức Kitô bị đóng đinh” với cuộc phục sinh của Ngài đã khai mở một dân tộc mới, một dân tộc của ơn cứu rỗi, một vương quốc và tư tế của Thiên Chúa như BĐ 2 trong sách Khải Huyền hôm nay đã xác quyết: “Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen”.
Nếu hai ngàn năm trước, Đức Kitô đã lựa chọn “cái giờ” bi đát trước tòa án Philatô để long trọng tuyên cáo “Ông nói đúng. Tôi là Vua” trong tấm thân thảm thương rách nát của một tên tội đồ bị xử án, thì hôm nay Ngài cũng đăng quang như thế trong thân phận của bao nhiêu những người công chính bị bách hại vì Tin Mừng, những thừa sai truyền giáo và phục vụ yêu thương, những ngôn sứ của tự do, dân chủ, công bằng xã hội... bị kết án bất công, bị đọa đầy bách hại... Và nếu ngày xưa, Đức Kitô đã lựa chọn khoảnh khắc cô đơn sầu thảm khi bị đóng đinh trên cây khổ giá để mở mắt tâm hồn và đón nhận niềm tin của tên tử tội khi ngước mắt van xin: “Khi Ngài vào Nước Ngài xin nhớ đến tôi”, thì hôm nay, Ngài cũng đăng quang như thế khi tái diễn Hy tế Thập Giá trên bàn thờ để những ai chấp nhận thuộc về Ngài dám hy sinh tất cả, dám chết đi cho chính mình để thuyết phục nhiều người gia nhập vào Vương quốc của Đấng Phục Sinh, Vương quốc của tình yêu và sự sống…
Vâng, chính hôm nay, giờ này, với Phụng vụ lễ Chúa Kitô làm Vua, Hội Thánh một lần nữa căn dặn chúng ta rằng: Vua Kitô vẫn còn đang tiếp tục đăng quang trong thế giới và Vương Quốc của Ngài đang từng ngày mở rộng đến mọi biên cương. Và để nhận ra Ngài cùng để thuộc về Vương quốc đó chúng ta cần có một “đôi mắt mới”, một “con tim mới”; đôi mắt của khó nghèo, trong sạch…, con tim của bác ái, phục vụ, yêu thương…, khi sẵn sàng cúi xuống để sẻ chia phục vụ những người lầm than bé nhỏ. Không như thế, chắc chắn sẽ không bao giờ nhận ra Ngài, và được đi vào Vương quốc của Ngài, như chính Ngài đã từng xác quyết: “Đi đi cho khuất mắt Ta… Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính ta vậy” (Mt 25,45).
Trong niềm tin của người Kitô hữu muôn nơi và muôn thuở, trong cuộc chiến “ai thắng ai” giữa “ma vương” và vương quốc của bóng tối, sự dữ với “Vua Kitô” và Vương quốc của chân lý và tình yêu, thì kết cuộc không phải đợi đến ngày tận thế, những chắc chắn đã hiện thực rồi; đã hiện thực ngay từ hang đá Bêlem, hay mái nhà Na-da-rét, nơi tòa án Philatô hay đỉnh đồi Núi Sọ; nơi những con đường chật hẹp và những con phố tồi tàn ở Calcutta với bàn tay yêu thương phục vụ của mẹ Têrêsa, hay nơi trại tù Auschwitz, nơi linh mục Maximilien Kolbe trút hơi thở cúi cùng để chết thay cho một bạn tù…
Và như thế, điều quan trọng còn lại hôm nay dành cho chị cho anh cho tôi, cho tất cả những ai cháp nhận làm thần dân của Vua Kitô trong Vương quốc của Ngài đó chính là không ngừng:
- Hoán cải để từng ngày trở nên bé nhỏ khiêm hạ.
- Quảng đại để không ngừng yêu thương tha thứ.
- Quên mình để hy sinh, phục vụ
- Trung tín để từng ngày bước đi trong Lời Chúa và thực thi những giá trị của Tin Mừng.
Hay đơn giản, chịu khó đứng về phía của sự thật trong mọi ứng xử của đời mình, như chính lời của Vua Kitô đang gọi mời trong Tin Mừng hôm nay: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Amen.
Trương Đình Hiền.
(Chúa Nhật Kitô Vua Năm B 2021)
Sau những hoang tàn đổ nát vật chất lẫn tinh thần của chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1919), nhân loại lại bị phân mảnh và cuốn theo “những tấm bè cứu sinh” là những trào lưu duy vật, những chính khách vô thần, những chủ nghĩa nhân bản, duy tục cực đoan lệch lạc…; hay những nhà độc tài đang lên như Mussolini, Hitler, Stalin…, những kẻ đang cố tô vẽ mình như những “đấng cứu tinh” đang đến để trị vì một thế giới mới.
Trong sứ mệnh là “người tuần canh cho thế giới”, nhất là trong vai trò “mục tử chăm sóc đoàn chiên”, vị Giáo Hoàng lúc đó, Đức Pio XI, không thể ngồi yên để mặc cho “những tay độc tài” lũng đoạn thế giới và để đoàn chiên bị phân mãnh và khuất phục trước những chiêu trò của những “kẻ chăn thuê”. Ngài đã ban bố thông điệp Quas Primas vào ngày 11.12.1925 để thiết lập lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ và ấn định mừng kính long trọng vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ. Cho dù đây chỉ là một “động thái” thuộc nội bộ Giáo Hội Công Giáo, nhưng trong viễn tượng “Lịch sử Cứu độ”, thì đây là một “dấu chỉ thần linh mang tính ngôn sứ” để một lần nữa Giáo Hội xác tín về sứ mệnh dẫn đưa toàn thể nhân loại tiến vào Vương Quốc Nước Trời, quy phục một Thủ lãnh và vương quyền duy nhất là Đức Giêsu Kitô; và để mọi dân mọi nước trở thành “một đàn chiên của một Chủ chiên”.
Khi dành tước hiệu “Chúa Kitô làm Vua” cho Chúa Giêsu và mừng kinh tước hiệu nầy trong một ngày đại lễ, chắc chắn Giáo Hội không bao giờ mang tâm thức muốn biến “Thân Mình Chúa Kitô” thành một “cơ chế quân chủ” để xưng hùng xưng bá với thế giới; hay để các quốc gia nhìn về Giáo Hội Chúa Kitô như một thực tại chính trị đầy quyền uy bá chủ muôn dân. Sở dĩ Phụng vụ hôm nay mượn lời sách ngôn sứ Đaniel để mô tả vương quyền của Đấng Cứu Thế: “… tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ…”, là muốn nhắm đến một “vương quốc vĩnh hằng”, một “vương quyền mang chiều kích cứu độ, thần linh…” mà Kinh Tiền Tụng hôm nay đã minh giải và xác quyết: “Khi đã bắt mọi loài quy phục quyền bính mình, Người trao lại cho Chúa là Ðấng uy linh cao cả, một vương quốc vĩnh cữu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
Thật vậy, chính Đức Kitô đã chẳng “ham hố” gì cái loại vương quyền trần tục đó, như chúng ta đã từng nghe Tin Mừng Gioan kể lại kể lại, sau dấu lạ lẫy lừng “Năm chiếc bánh và hai con cá” (Ga 6,5-14): “Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình” (Ga 6,15).
Thế nhưng, Ngài lại “rất sẵn sàng” để chấp chánh vương quyền vào cái “Giờ” của Ngài, cái “Giờ” mà ở đó Ngài được tôn vinh “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23), và Ngài tha thiết cầu xin Chúa Cha tôn vinh: “Lạy Cha, giờ đã đến ! xin Cha tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha ! (Ga 17,1). Nhưng đó là là cái “Giờ” của khổ nạn, “Giờ” bị treo trên thập giá, nhưng cũng là “Giờ” để giải thoát và cứu độ nhân loại: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.”(Ga 12,32).
Và đó là tất cả nội dung ý nghĩa trong câu trả lời và khẳng định của Ngài dành cho Philato trong biến cố khổ nạn: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này”. Philatô hỏi lại: “Vậy ông là Vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi”.
Chắc chắn, những người vốn quen suy nghĩ, hành xử và sống với não trạng trần tục như Philato, mà khái niệm “vua” luôn đi kèm với đất đai, quyền lục, danh vọng, sự giàu sang…, sẽ không thể hiểu được hay cảm nhận được ý nghĩa trong “phạm trù Vua” của Chúa Kitô; không thể biết được vị “Vua làm chứng cho chân lý” hay “vương quốc không thuộc thế gian” có nghĩa là gì. Nhưng đó lại là Tin Mừng, là sự thật, một sự thật tuyệt đối của niềm tin mà nếu loại trừ hay không đón nhận thì chẳng còn gì là “Kitô giáo” như thánh Phaolô, Vị Tông Đồ bị chém đầu thời bạo chúa Nêrô đã từng xác quyết: “Trong khi Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cr 2, 22-23).
Vâng, chính “Đức Kitô bị đóng đinh” với cuộc phục sinh của Ngài đã khai mở một dân tộc mới, một dân tộc của ơn cứu rỗi, một vương quốc và tư tế của Thiên Chúa như BĐ 2 trong sách Khải Huyền hôm nay đã xác quyết: “Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen”.
Nếu hai ngàn năm trước, Đức Kitô đã lựa chọn “cái giờ” bi đát trước tòa án Philatô để long trọng tuyên cáo “Ông nói đúng. Tôi là Vua” trong tấm thân thảm thương rách nát của một tên tội đồ bị xử án, thì hôm nay Ngài cũng đăng quang như thế trong thân phận của bao nhiêu những người công chính bị bách hại vì Tin Mừng, những thừa sai truyền giáo và phục vụ yêu thương, những ngôn sứ của tự do, dân chủ, công bằng xã hội... bị kết án bất công, bị đọa đầy bách hại... Và nếu ngày xưa, Đức Kitô đã lựa chọn khoảnh khắc cô đơn sầu thảm khi bị đóng đinh trên cây khổ giá để mở mắt tâm hồn và đón nhận niềm tin của tên tử tội khi ngước mắt van xin: “Khi Ngài vào Nước Ngài xin nhớ đến tôi”, thì hôm nay, Ngài cũng đăng quang như thế khi tái diễn Hy tế Thập Giá trên bàn thờ để những ai chấp nhận thuộc về Ngài dám hy sinh tất cả, dám chết đi cho chính mình để thuyết phục nhiều người gia nhập vào Vương quốc của Đấng Phục Sinh, Vương quốc của tình yêu và sự sống…
Vâng, chính hôm nay, giờ này, với Phụng vụ lễ Chúa Kitô làm Vua, Hội Thánh một lần nữa căn dặn chúng ta rằng: Vua Kitô vẫn còn đang tiếp tục đăng quang trong thế giới và Vương Quốc của Ngài đang từng ngày mở rộng đến mọi biên cương. Và để nhận ra Ngài cùng để thuộc về Vương quốc đó chúng ta cần có một “đôi mắt mới”, một “con tim mới”; đôi mắt của khó nghèo, trong sạch…, con tim của bác ái, phục vụ, yêu thương…, khi sẵn sàng cúi xuống để sẻ chia phục vụ những người lầm than bé nhỏ. Không như thế, chắc chắn sẽ không bao giờ nhận ra Ngài, và được đi vào Vương quốc của Ngài, như chính Ngài đã từng xác quyết: “Đi đi cho khuất mắt Ta… Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính ta vậy” (Mt 25,45).
Trong niềm tin của người Kitô hữu muôn nơi và muôn thuở, trong cuộc chiến “ai thắng ai” giữa “ma vương” và vương quốc của bóng tối, sự dữ với “Vua Kitô” và Vương quốc của chân lý và tình yêu, thì kết cuộc không phải đợi đến ngày tận thế, những chắc chắn đã hiện thực rồi; đã hiện thực ngay từ hang đá Bêlem, hay mái nhà Na-da-rét, nơi tòa án Philatô hay đỉnh đồi Núi Sọ; nơi những con đường chật hẹp và những con phố tồi tàn ở Calcutta với bàn tay yêu thương phục vụ của mẹ Têrêsa, hay nơi trại tù Auschwitz, nơi linh mục Maximilien Kolbe trút hơi thở cúi cùng để chết thay cho một bạn tù…
Và như thế, điều quan trọng còn lại hôm nay dành cho chị cho anh cho tôi, cho tất cả những ai cháp nhận làm thần dân của Vua Kitô trong Vương quốc của Ngài đó chính là không ngừng:
- Hoán cải để từng ngày trở nên bé nhỏ khiêm hạ.
- Quảng đại để không ngừng yêu thương tha thứ.
- Quên mình để hy sinh, phục vụ
- Trung tín để từng ngày bước đi trong Lời Chúa và thực thi những giá trị của Tin Mừng.
Hay đơn giản, chịu khó đứng về phía của sự thật trong mọi ứng xử của đời mình, như chính lời của Vua Kitô đang gọi mời trong Tin Mừng hôm nay: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Amen.
Trương Đình Hiền.
Giảng lễ Các Thánh Tử Đạo VN, Roma 20/11/2021
Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt
09:54 20/11/2021
Giảng lễ Các Thánh Tử Đạo VN, Roma 20/11/2021
Kn 3, 1-9; Mt 10, 17-22
Trước tiên con xin hết lòng cám ơn Cha Chủ Tịch Liên Tu Sĩ Roma, đã cho con cơ hội rất quý báu, hôm nay (cho ngày lễ nhớ 24/11/2021), trong dịp mừng kính Các Thánh TĐVN tại Roma đây, được ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ.
Kính thưa quý Cha, quý Sơ, quý ACE rất thân mến,
Thật là cơ hội vàng cho con, được chia sẻ với ACE những tâm tình ý nghĩ sâu đậm nhất của con, để cùng chung lời tôn kính các Thánh Tử Đạo VN, cha ông trân quý của chúng ta trong Đức Tin.
Nhờ giáo lý, chúng ta biết rõ, tôn kính các Thánh trong phụng vụ không phải là suy tôn các ngài cho chính các ngài, mà là tôn vinh TC qua các ngài: nêu gương sống Đức Tin của các ngài, để bắt chước và, với lòng kính mến biết ơn, cậy nhờ các ngài nguyện giúp cầu thay trước mặt TC, vì các ngài đã chắc chắn đạt được vinh phúc Chúa hứa ban và sự chuyển cầu của các ngài thật là quý giá.
Con sô 117 Thánh gồm gói mọi thành phần Giáo Hội: giám mục, linh mục, tu sĩ, thầy giảng, chủng sinh, giáo dân, cách riêng, một phụ nữ (Anê Lê Thị Thành), đại diện cho thành phần tối quan trọng trong gia đình và cộng đoàn.
Chúng ta đã nghe, đã đọc nhiều về các Thánh TĐVN, nhưng chắc chưa có ai đã am tường từng vị trong danh sách 117 đấng được phong thánh đó, nhất là những vị của miền đất khác, thuộc giáo phận khác. Cuốn tập nhỏ "Danh Sách 117 Thánh TĐVN" mà con đã hân hạnh hiến tặng (ai chưa lấy, con xin trao tiếp sau Thánh Lễ): danh sách đó sẽ có thể cung cấp dồi dào các chi tiết đặc điểm của từng vị. Ngoài các vị là quan triều đình như Hồ Đình Hy, Tống Viết Bường, các chức sắc trong làng, các giám mục, rất nhiều linh mục, thừa sai, tu sĩ, còn có các cha già yếu (Cha Vũ Bá Loan 84 tuổi), nhiều thày giảng, chủng sinh (Trần Văn Thiện 18 tuổi, trẻ nhất), nhiều giáo dân thường, lính tráng và - chắc ít người biết - cả một tướng cướp (Phaolô Trần Văn Hạnh, quê Tân Triều, Giáo Phận Xuân Lộc). Hay lắm, xin đừng bỏ sót.
Sách Khôn Ngoan viết: "Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa" (Kn 3,6). Các Thánh của chúng ta hằng chịu gông cùm, xiềng xích, tù ngục, tra tấn với những trận đòn om xương, nát thịt, máu me vọt ra đầm đìa (Hãy đọc thư Thánh Lê Bảo Tịnh trong bài đọc 2 kinh sách ngày 24/11 thì rõ). Mục đích kẻ bách đạo (Cf Mt 10, 17-22) không phải là giết chết ngay, nhưng là để tín hữu kiệt lực, thối chí sờn lòng mà ưng thuận bỏ đạo. Rồi sau thời gian dài thử thách, nếu chưa chết rũ tù, thì thi hành án tử, bằng thể loại mà chỉ nghe, ta đã ớn người: xử giảo (giây thắt vào cổ, rồi 2 người kéo 2 đầu giây, ghìm chặt cho tới khi nạn nhân hoàn toàn tắt thở), trảm quyết (chặt cổ mấy nhát cho tới khi đầu đứt rơi xuống đất), thiêu sống (nướng chín với lửa hồng), bá đao (cắt trăm miếng thịt khắp thân thể), lăng trì (phân thây ra nhiều khúc) và treo đầu mấy ngày, xong nghiền nát toàn thịt xương và cho vào lòng đại bác bắn tung ra biển...
Các ngài đã trung kiên làm chứng cho Đức Tin vững vàng vào Chúa như thế, thì Chúa đáp lại "chấp nhận như của lễ toàn thiêu" (Kn 3,6) và "được vinh dự lớn lao" (Kn 3,5).
Quả quyết điều này là chúng ta nói không chỉ theo Đức Tin vào Lời Chúa, mà cũng theo cảm nghiệm cụ thể do nhiều dấu lạ hiển nhiên. Nhưng Giáo Hội vẫn hết sức cẩn thận để lòng tin đó không thể sai lầm: nó phải hóa ra như "tín điều" nhỏ, điều hằng diễn ra trong quá trình làm án phong thánh, mà quả thật là rất khó khăn và lâu dài. Cái khó khăn hơn hết ở đây là phải có ít là 1 phép lạ được công nhận.
Với các Thánh của chúng ta, tuy được kể lại, có nhiều dấu lạ, nhưng chưa có "phép lạ" (trong ngoặc kép) theo đúng giáo luật. Dù vậy vẫn đã được tuyên thánh ngày 19/6/1988, nhờ Đưc Thánh GH Gioan Phaolo II chuẩn luật: đó hóa ra cuối cùng phải được kể là phép lạ.
Con xin nói ít lời về việc này và vài chi tiết liên quan đến Đại Lễ Phong Thánh để thấy rõ sự quan phòng kỳ diều của Chúa cho các Thánh chúng ta.
Con số 117 vị TĐVN là gom lại 4 nhóm đã được tuyên phong chân phước vào những năm 1900 (64 vị thuộc cả MEP và OP), năm 1906 (8 vị OP), năm 1909 (20 vị MEP) và năm 1951 (25 vị OP).
Sau khi đã là Chân Phước thì ai cũng mong muốn sớm thành Hiển Thánh. Nhưng phải đợi nhiều năm sau, mãi tới 1979, khi Đức TGM Hà Nội Trịnh Văn Căn, Chủ Tịch HĐGMVN được sang Roma lĩnh mũ Hồng Y, kế hoạch xin phong thánh mới được khởi sự. Ngài xin ĐÔ Bernard Jacqueline, người Pháp, đang làm Thừa Tác Viên (Minutante) cho VN tại Bộ Truyền Giáo đứng làm Cáo Thỉnh Viên (Postulatore). Nhưng vị này thưa không biết gì nhiều về các Chân Phước VN, tuy rất quý mến miền truyền giáo mà ĐC Lambert de la Motte vị đồng hương với ngài đã là Phủ Doãn Tông Tòa đầu tiên và nay ngài được vinh dự phục vụ tại Roma. ĐHY Căn liền chỉ tên con, cho làm Phó của ngài, để cung cấp những chi tiết cần thiết. Hồi đó con đang nghiên cứu về lịch sử GHVN, và với nhiều cố gắng đã tìm ra được đủ 117 Đấng cùng với tài liệu rõ ràng, gồm gói trong 4 nhóm chân phước nói trên.
Cũng vào thời đó, Bộ Phong Thánh ra luật mới, khẳng định phải có 2 hoặc ít là 1 phép lạ. Thế là phải lo việc cổ võ trong dân, mà cả một con số lớn như vậy thì khó khả thi, nên ĐÔ bảo con chọn một nhóm nhỏ thôi, đại biểu cho mỗi tầng lớp thành phần, những vị danh tiếng và quan trọng hơn. Cố làm cho xong, con chờ đợi dịp may hiếm có, gửi kết quả công việc về ĐHY Căn, xin ngài chuẩn y. Nhưng ngài bác bỏ hoàn toàn, chủ trương phải xin cho được cả 117 vị, và phép lạ nhãn tiền là: NHỜ CÁC NGÀI MÀ ĐÃ CÓ ĐƯỢC GHVN NGÀY NAY.
Không lâu sau đó, 1982 ĐÔ Jacqueline được thăng chức Giám Mục, rời Roma đi làm Khâm Sứ tại Phi Châu (Burundi), nên công việc gián đoạn cho tới 1985, khi ĐHY Căn trở lại viếng Tòa Thánh nữa. Nhân dịp này, con đã xin ngài đặt ĐÔ Trần Ngọc Thụ, đang phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican thay chân ĐÔ Jacqueline làm tiếp Postulatore. Không ngờ vụ việc này trở nên quá tốt. ĐÔ Thụ vui vẻ nhận lãnh công tác, hoàn toàn gratis (miễn phí), với ý thức tự lo mọi chuyện, không thể cậy nhờ gì nhiều nơi ĐHY ở VN, nhất là không có đồng tiền quỹ nào. Thật may là 1988 ngài được làm Bí Thư Riêng của Đức Gioan Phaolo II, nên nhiều giao tiếp cấp cao trong Giáo Hội thành khá dễ dàng. Chuyện căn bản vẫn là chuyện phép lạ. Vậy, đồng lòng với ĐHY VN rằng: GHVN phát triển không ngừng trong bao bách hại, được tới trên 6,7 triệu (1980), i.e. 7% dân số, với tổ chức quy củ tốt đẹp thế này: đúng là phép lạ lớn nhãn tiền. Và kết quả đó là đúng như câu viết thời danh của Giáo Phụ Tertulliano (Apol. 50,13): "Sanguis martyrum, semen christianorum" (Máu các vị tử đạo là hạt giống các tín hữu Kitô). Các GH Pháp, Tây Ban Nha và Phi Luật Tân đã từng gửi thừa sai tới VN cũng đồng ý như thế, nên 4 HĐGM cùng với Hội Thừa Sai Paris (MEP) và Dòng Đaminh (OP), sau lời yêu cầu của ĐÔ Thụ, đã riêng rẽ viết thư thỉnh cầu ĐGH phong thánh cho 117 vị anh hùng của chúng ta mà không cần đắn đo do dự.
Thế là Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vốn rất thương mến VN đã ưu ái nhận lời, cho tiến hành ngay việc phong thánh, không đòi hỏi phép lạ nào hơn.
Một khó khăn khác là vấn đề tài chính. Như đã nói trên, từ đất nước VN hồi đó không thể mong chờ gì; nhưng vì có sự cộng tác tích cực của 3 giáo hội, nơi đều có các vị tử đạo trong nhóm, nên kinh phí cuộc đại lễ được chia 3: Pháp 1/3, Tây Ban Nha 1/3 và VN 1/3. Đối với nố 1/3 của VN này cũng còn rất khó, nhưng được giải quyết cách rất thần kỳ. Ta hãy nghe chuyện kể của chính ĐÔ Thụ.
Ngài vào Ngân Hàng Vatican (IOR) vay tiền. Nơi đó, ĐÔ của Vatican, Mons. Donato De Bonis thấy món tiền lớn quá thì báo động về tiền lời sẽ phải trả rất nhiều. Nhưng sau khi biết tiền được liều vay cho vụ phong thánh thì ĐÔ De Bonis đã tặng cho tất cả (Cf. Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Tủ Sách Hoàng Sa 2018, tr.206).
Rồi bức họa 117 Thánh TĐVN (4m x 3,2m) do họa sĩ Gordon Faggetter vẽ, để chăng tại mặt tiền Đền Thánh Phêrô ngày phong thánh, thực hiện trong hơn 1 năm trời, tiêu tốn rất nhiều tiền. May nhờ các nhóm hành hương, đặc biệt từ Mỹ và Pháp đóng góp giúp cho; rồi sau ngày phong thánh, đoàn hành hương đông đảo từ Vizcaya (TBN) dâng một món tiền lớn để được lĩnh bức họa đem về giữ trưng bày tại quê hương thánh GM Berrio Ochoa (Vinh) của họ. Vậy là giải quyết thanh toán xong về bức vẽ. Thế mà khi chết, năm 2002, trương mục ngân hàng của ĐÔ Thụ không còn lại một xu.
Rồi nữa cũng nên nói ở đây: Nhà Nước XHCNVN thời đó đối nghịch việc phong thánh cách mãnh liệt, nên đã tuyên truyền khắp nơi trong nước, chống việc phong thánh này. Điều hay bất ngờ là làm thế, họ quảng bá về các Thánh TĐ giúp mình, mà mình không phải tốn đồng nào cho một công chuyện to lớn như vậy.
Cuối cùng, ngày vinh quang 19/6/1988 đã diễn ra hết sức vĩ đại, long trọng, tốt đẹp và tràn ngập niềm vui tại quảng trường Thánh Phêrô Roma với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ tọa, bao quanh bởi 20 Hồng Y, 40 Giám Mục và 560 linh mục tu sĩ. Hiện diện trong đại lễ thấy có các đại diện Ngoại Giao Đoàn bên cạnh Tòa Thánh và đại đoàn hơn 30.000 tín hữu: trong số này 15.000 người Việt đến từ 25 quốc gia, 10.000 người Tây Ban Nha và 5.000 người Pháp. Lưu ý rằng trong số 117 Thánh Tử Đạo được tuyên dương hôm nay, có 11 vị là Thừa Sai Tây Ban Nha, 10 vị là Thừa Sai Pháp và 96 vị là con dân Nước Việt (Cf. Kỷ Yếu Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam, Vaticano 1989, tr. 81).
Kết luận - Nhìn vào 117 Thánh TĐVN chúng ta thấy rõ ứng nghiệm lời Sách Khôn Ngoan: "Các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau" (Kn 3,7) và "các ngài sẽ được vinh dự lớn lao" (Kn 3,5).
Ước gì chúng ta thêm ý thức, được thêm lòng sùng mộ Các Thánh Tổ Tiên ấy cùng góp phần quảng bá sâu rộng trong xã hội ngày nay và mãi mãi tới thế hệ sau này. Làm vậy cũng là tuyên xưng lời Chúa trong Thánh Vịnh 115: "Đối với Chúa thật là đắt giá, cái chết của những ai trung hiếu với Người" (Tv 115,15).
Đúng là ứng nghiệm hoàn toàn Lời Chúa Giêsu tuyên bố long trọng trong 8 Mối Phúc: "Phúc cho anh em khi vì Thày mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao" (Mt 5,11-12). Amen.
Lm Gioan Trần Mạnh Duyệt, Roma 20/11/2021
Kn 3, 1-9; Mt 10, 17-22
Trước tiên con xin hết lòng cám ơn Cha Chủ Tịch Liên Tu Sĩ Roma, đã cho con cơ hội rất quý báu, hôm nay (cho ngày lễ nhớ 24/11/2021), trong dịp mừng kính Các Thánh TĐVN tại Roma đây, được ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ.
Kính thưa quý Cha, quý Sơ, quý ACE rất thân mến,
Thật là cơ hội vàng cho con, được chia sẻ với ACE những tâm tình ý nghĩ sâu đậm nhất của con, để cùng chung lời tôn kính các Thánh Tử Đạo VN, cha ông trân quý của chúng ta trong Đức Tin.
Nhờ giáo lý, chúng ta biết rõ, tôn kính các Thánh trong phụng vụ không phải là suy tôn các ngài cho chính các ngài, mà là tôn vinh TC qua các ngài: nêu gương sống Đức Tin của các ngài, để bắt chước và, với lòng kính mến biết ơn, cậy nhờ các ngài nguyện giúp cầu thay trước mặt TC, vì các ngài đã chắc chắn đạt được vinh phúc Chúa hứa ban và sự chuyển cầu của các ngài thật là quý giá.
Con sô 117 Thánh gồm gói mọi thành phần Giáo Hội: giám mục, linh mục, tu sĩ, thầy giảng, chủng sinh, giáo dân, cách riêng, một phụ nữ (Anê Lê Thị Thành), đại diện cho thành phần tối quan trọng trong gia đình và cộng đoàn.
Chúng ta đã nghe, đã đọc nhiều về các Thánh TĐVN, nhưng chắc chưa có ai đã am tường từng vị trong danh sách 117 đấng được phong thánh đó, nhất là những vị của miền đất khác, thuộc giáo phận khác. Cuốn tập nhỏ "Danh Sách 117 Thánh TĐVN" mà con đã hân hạnh hiến tặng (ai chưa lấy, con xin trao tiếp sau Thánh Lễ): danh sách đó sẽ có thể cung cấp dồi dào các chi tiết đặc điểm của từng vị. Ngoài các vị là quan triều đình như Hồ Đình Hy, Tống Viết Bường, các chức sắc trong làng, các giám mục, rất nhiều linh mục, thừa sai, tu sĩ, còn có các cha già yếu (Cha Vũ Bá Loan 84 tuổi), nhiều thày giảng, chủng sinh (Trần Văn Thiện 18 tuổi, trẻ nhất), nhiều giáo dân thường, lính tráng và - chắc ít người biết - cả một tướng cướp (Phaolô Trần Văn Hạnh, quê Tân Triều, Giáo Phận Xuân Lộc). Hay lắm, xin đừng bỏ sót.
Sách Khôn Ngoan viết: "Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa" (Kn 3,6). Các Thánh của chúng ta hằng chịu gông cùm, xiềng xích, tù ngục, tra tấn với những trận đòn om xương, nát thịt, máu me vọt ra đầm đìa (Hãy đọc thư Thánh Lê Bảo Tịnh trong bài đọc 2 kinh sách ngày 24/11 thì rõ). Mục đích kẻ bách đạo (Cf Mt 10, 17-22) không phải là giết chết ngay, nhưng là để tín hữu kiệt lực, thối chí sờn lòng mà ưng thuận bỏ đạo. Rồi sau thời gian dài thử thách, nếu chưa chết rũ tù, thì thi hành án tử, bằng thể loại mà chỉ nghe, ta đã ớn người: xử giảo (giây thắt vào cổ, rồi 2 người kéo 2 đầu giây, ghìm chặt cho tới khi nạn nhân hoàn toàn tắt thở), trảm quyết (chặt cổ mấy nhát cho tới khi đầu đứt rơi xuống đất), thiêu sống (nướng chín với lửa hồng), bá đao (cắt trăm miếng thịt khắp thân thể), lăng trì (phân thây ra nhiều khúc) và treo đầu mấy ngày, xong nghiền nát toàn thịt xương và cho vào lòng đại bác bắn tung ra biển...
Các ngài đã trung kiên làm chứng cho Đức Tin vững vàng vào Chúa như thế, thì Chúa đáp lại "chấp nhận như của lễ toàn thiêu" (Kn 3,6) và "được vinh dự lớn lao" (Kn 3,5).
Quả quyết điều này là chúng ta nói không chỉ theo Đức Tin vào Lời Chúa, mà cũng theo cảm nghiệm cụ thể do nhiều dấu lạ hiển nhiên. Nhưng Giáo Hội vẫn hết sức cẩn thận để lòng tin đó không thể sai lầm: nó phải hóa ra như "tín điều" nhỏ, điều hằng diễn ra trong quá trình làm án phong thánh, mà quả thật là rất khó khăn và lâu dài. Cái khó khăn hơn hết ở đây là phải có ít là 1 phép lạ được công nhận.
Với các Thánh của chúng ta, tuy được kể lại, có nhiều dấu lạ, nhưng chưa có "phép lạ" (trong ngoặc kép) theo đúng giáo luật. Dù vậy vẫn đã được tuyên thánh ngày 19/6/1988, nhờ Đưc Thánh GH Gioan Phaolo II chuẩn luật: đó hóa ra cuối cùng phải được kể là phép lạ.
Con xin nói ít lời về việc này và vài chi tiết liên quan đến Đại Lễ Phong Thánh để thấy rõ sự quan phòng kỳ diều của Chúa cho các Thánh chúng ta.
Con số 117 vị TĐVN là gom lại 4 nhóm đã được tuyên phong chân phước vào những năm 1900 (64 vị thuộc cả MEP và OP), năm 1906 (8 vị OP), năm 1909 (20 vị MEP) và năm 1951 (25 vị OP).
Sau khi đã là Chân Phước thì ai cũng mong muốn sớm thành Hiển Thánh. Nhưng phải đợi nhiều năm sau, mãi tới 1979, khi Đức TGM Hà Nội Trịnh Văn Căn, Chủ Tịch HĐGMVN được sang Roma lĩnh mũ Hồng Y, kế hoạch xin phong thánh mới được khởi sự. Ngài xin ĐÔ Bernard Jacqueline, người Pháp, đang làm Thừa Tác Viên (Minutante) cho VN tại Bộ Truyền Giáo đứng làm Cáo Thỉnh Viên (Postulatore). Nhưng vị này thưa không biết gì nhiều về các Chân Phước VN, tuy rất quý mến miền truyền giáo mà ĐC Lambert de la Motte vị đồng hương với ngài đã là Phủ Doãn Tông Tòa đầu tiên và nay ngài được vinh dự phục vụ tại Roma. ĐHY Căn liền chỉ tên con, cho làm Phó của ngài, để cung cấp những chi tiết cần thiết. Hồi đó con đang nghiên cứu về lịch sử GHVN, và với nhiều cố gắng đã tìm ra được đủ 117 Đấng cùng với tài liệu rõ ràng, gồm gói trong 4 nhóm chân phước nói trên.
Cũng vào thời đó, Bộ Phong Thánh ra luật mới, khẳng định phải có 2 hoặc ít là 1 phép lạ. Thế là phải lo việc cổ võ trong dân, mà cả một con số lớn như vậy thì khó khả thi, nên ĐÔ bảo con chọn một nhóm nhỏ thôi, đại biểu cho mỗi tầng lớp thành phần, những vị danh tiếng và quan trọng hơn. Cố làm cho xong, con chờ đợi dịp may hiếm có, gửi kết quả công việc về ĐHY Căn, xin ngài chuẩn y. Nhưng ngài bác bỏ hoàn toàn, chủ trương phải xin cho được cả 117 vị, và phép lạ nhãn tiền là: NHỜ CÁC NGÀI MÀ ĐÃ CÓ ĐƯỢC GHVN NGÀY NAY.
Không lâu sau đó, 1982 ĐÔ Jacqueline được thăng chức Giám Mục, rời Roma đi làm Khâm Sứ tại Phi Châu (Burundi), nên công việc gián đoạn cho tới 1985, khi ĐHY Căn trở lại viếng Tòa Thánh nữa. Nhân dịp này, con đã xin ngài đặt ĐÔ Trần Ngọc Thụ, đang phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican thay chân ĐÔ Jacqueline làm tiếp Postulatore. Không ngờ vụ việc này trở nên quá tốt. ĐÔ Thụ vui vẻ nhận lãnh công tác, hoàn toàn gratis (miễn phí), với ý thức tự lo mọi chuyện, không thể cậy nhờ gì nhiều nơi ĐHY ở VN, nhất là không có đồng tiền quỹ nào. Thật may là 1988 ngài được làm Bí Thư Riêng của Đức Gioan Phaolo II, nên nhiều giao tiếp cấp cao trong Giáo Hội thành khá dễ dàng. Chuyện căn bản vẫn là chuyện phép lạ. Vậy, đồng lòng với ĐHY VN rằng: GHVN phát triển không ngừng trong bao bách hại, được tới trên 6,7 triệu (1980), i.e. 7% dân số, với tổ chức quy củ tốt đẹp thế này: đúng là phép lạ lớn nhãn tiền. Và kết quả đó là đúng như câu viết thời danh của Giáo Phụ Tertulliano (Apol. 50,13): "Sanguis martyrum, semen christianorum" (Máu các vị tử đạo là hạt giống các tín hữu Kitô). Các GH Pháp, Tây Ban Nha và Phi Luật Tân đã từng gửi thừa sai tới VN cũng đồng ý như thế, nên 4 HĐGM cùng với Hội Thừa Sai Paris (MEP) và Dòng Đaminh (OP), sau lời yêu cầu của ĐÔ Thụ, đã riêng rẽ viết thư thỉnh cầu ĐGH phong thánh cho 117 vị anh hùng của chúng ta mà không cần đắn đo do dự.
Thế là Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vốn rất thương mến VN đã ưu ái nhận lời, cho tiến hành ngay việc phong thánh, không đòi hỏi phép lạ nào hơn.
Một khó khăn khác là vấn đề tài chính. Như đã nói trên, từ đất nước VN hồi đó không thể mong chờ gì; nhưng vì có sự cộng tác tích cực của 3 giáo hội, nơi đều có các vị tử đạo trong nhóm, nên kinh phí cuộc đại lễ được chia 3: Pháp 1/3, Tây Ban Nha 1/3 và VN 1/3. Đối với nố 1/3 của VN này cũng còn rất khó, nhưng được giải quyết cách rất thần kỳ. Ta hãy nghe chuyện kể của chính ĐÔ Thụ.
Ngài vào Ngân Hàng Vatican (IOR) vay tiền. Nơi đó, ĐÔ của Vatican, Mons. Donato De Bonis thấy món tiền lớn quá thì báo động về tiền lời sẽ phải trả rất nhiều. Nhưng sau khi biết tiền được liều vay cho vụ phong thánh thì ĐÔ De Bonis đã tặng cho tất cả (Cf. Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Tủ Sách Hoàng Sa 2018, tr.206).
Rồi bức họa 117 Thánh TĐVN (4m x 3,2m) do họa sĩ Gordon Faggetter vẽ, để chăng tại mặt tiền Đền Thánh Phêrô ngày phong thánh, thực hiện trong hơn 1 năm trời, tiêu tốn rất nhiều tiền. May nhờ các nhóm hành hương, đặc biệt từ Mỹ và Pháp đóng góp giúp cho; rồi sau ngày phong thánh, đoàn hành hương đông đảo từ Vizcaya (TBN) dâng một món tiền lớn để được lĩnh bức họa đem về giữ trưng bày tại quê hương thánh GM Berrio Ochoa (Vinh) của họ. Vậy là giải quyết thanh toán xong về bức vẽ. Thế mà khi chết, năm 2002, trương mục ngân hàng của ĐÔ Thụ không còn lại một xu.
Rồi nữa cũng nên nói ở đây: Nhà Nước XHCNVN thời đó đối nghịch việc phong thánh cách mãnh liệt, nên đã tuyên truyền khắp nơi trong nước, chống việc phong thánh này. Điều hay bất ngờ là làm thế, họ quảng bá về các Thánh TĐ giúp mình, mà mình không phải tốn đồng nào cho một công chuyện to lớn như vậy.
Cuối cùng, ngày vinh quang 19/6/1988 đã diễn ra hết sức vĩ đại, long trọng, tốt đẹp và tràn ngập niềm vui tại quảng trường Thánh Phêrô Roma với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ tọa, bao quanh bởi 20 Hồng Y, 40 Giám Mục và 560 linh mục tu sĩ. Hiện diện trong đại lễ thấy có các đại diện Ngoại Giao Đoàn bên cạnh Tòa Thánh và đại đoàn hơn 30.000 tín hữu: trong số này 15.000 người Việt đến từ 25 quốc gia, 10.000 người Tây Ban Nha và 5.000 người Pháp. Lưu ý rằng trong số 117 Thánh Tử Đạo được tuyên dương hôm nay, có 11 vị là Thừa Sai Tây Ban Nha, 10 vị là Thừa Sai Pháp và 96 vị là con dân Nước Việt (Cf. Kỷ Yếu Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam, Vaticano 1989, tr. 81).
Kết luận - Nhìn vào 117 Thánh TĐVN chúng ta thấy rõ ứng nghiệm lời Sách Khôn Ngoan: "Các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau" (Kn 3,7) và "các ngài sẽ được vinh dự lớn lao" (Kn 3,5).
Ước gì chúng ta thêm ý thức, được thêm lòng sùng mộ Các Thánh Tổ Tiên ấy cùng góp phần quảng bá sâu rộng trong xã hội ngày nay và mãi mãi tới thế hệ sau này. Làm vậy cũng là tuyên xưng lời Chúa trong Thánh Vịnh 115: "Đối với Chúa thật là đắt giá, cái chết của những ai trung hiếu với Người" (Tv 115,15).
Đúng là ứng nghiệm hoàn toàn Lời Chúa Giêsu tuyên bố long trọng trong 8 Mối Phúc: "Phúc cho anh em khi vì Thày mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao" (Mt 5,11-12). Amen.
Lm Gioan Trần Mạnh Duyệt, Roma 20/11/2021
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 20/11/2021
69. An ủi của thế tục thì rất là hèn hạ và vô dụng, đặc biệt hơn chính là nó rất đáng sợ, bởi vì nó có thể ngăn cản người ta hưởng được sự an ủi chân thật của sự thánh thiện.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 20/11/2021
16. GHẾ ĐẨU TẾ THẦN
Hai anh em, anh thì giàu có, em thì nghèo.
Em hỏi anh:
- “Anh làm thế nào mà giàu như thế?”
Anh trả lời:
- “Anh thường dùng lợn dê để tế thần thổ địa, cho nên mới có hôm nay đó !”
Người em bèn đem lời của người anh nói với vợ, vợ nói:
- “Trong nhà có hai cái ghế đẩu, cũng là tám cái chân, có thể đem làm lợn dê cúng thần thổ địa”.
Người em cho rằng rất đúng, bèn vác ghế đẩu đi về phía thần thổ địa thành kính tế lễ. Thần thổ địa giận dữ, mắng:
- “Ghế đẩu làm sao ăn được?”
Vợ thổ địa đi ra dàn hòa:
- “Được rồi, được rồi, ai ăn không được thì bỏ đây ngồi cũng tốt vậy !”
(Tiếu Đảo)
Suy tu 16:
Đã nghèo mà đem ghế đẩu cúng cho thổ địa thì nghèo thêm, bởi vì thổ địa sẽ tức tối vì ăn không được cái ghế đẩu nên phạt nghèo luôn, và trong nhà chỉ có hai cái ghế đẩu, bây giờ cúng cho thổ địa thì càng nghèo thêm., đúng là dại, nhưng đạy là chuyện hoang đường.
Cũng có một vài người Ki-tô hữu coi Thiên Chúa như là ông thổ địa: cúng cho nhà thờ vài trăm ngàn để xin Chúa cho trúng số độc đắc; giúp cho trại cùi vài triệu đồng kẻo sợ Chúa giận lấy lại tiền bạc chức tước cho người khác. Thiên Chúa không phải là ông thổ địa, nhưng là Cha chúng ta ở trên trời, Ngài không muốn chúng ta đem vật chất ra để đổi chác với Ngài, nhưng Ngài muốn chúng ta đem hết tâm hồn, hết trí khôn và hết sức lực mình để phụng thờ Ngài, rồi mọi sự Thiên Chúa sẽ ban cho sau.
Khi cầu nguyện thì có một điều phải xin, đó là xin Chúa gia tăng thêm đức tin cho mình, bởi vì khi đức tin mạnh rồi, thì mọi việc sẽ không còn khó, và giàu nghèo sẽ không thành vấn đề nữa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai anh em, anh thì giàu có, em thì nghèo.
Em hỏi anh:
- “Anh làm thế nào mà giàu như thế?”
Anh trả lời:
- “Anh thường dùng lợn dê để tế thần thổ địa, cho nên mới có hôm nay đó !”
Người em bèn đem lời của người anh nói với vợ, vợ nói:
- “Trong nhà có hai cái ghế đẩu, cũng là tám cái chân, có thể đem làm lợn dê cúng thần thổ địa”.
Người em cho rằng rất đúng, bèn vác ghế đẩu đi về phía thần thổ địa thành kính tế lễ. Thần thổ địa giận dữ, mắng:
- “Ghế đẩu làm sao ăn được?”
Vợ thổ địa đi ra dàn hòa:
- “Được rồi, được rồi, ai ăn không được thì bỏ đây ngồi cũng tốt vậy !”
(Tiếu Đảo)
Suy tu 16:
Đã nghèo mà đem ghế đẩu cúng cho thổ địa thì nghèo thêm, bởi vì thổ địa sẽ tức tối vì ăn không được cái ghế đẩu nên phạt nghèo luôn, và trong nhà chỉ có hai cái ghế đẩu, bây giờ cúng cho thổ địa thì càng nghèo thêm., đúng là dại, nhưng đạy là chuyện hoang đường.
Cũng có một vài người Ki-tô hữu coi Thiên Chúa như là ông thổ địa: cúng cho nhà thờ vài trăm ngàn để xin Chúa cho trúng số độc đắc; giúp cho trại cùi vài triệu đồng kẻo sợ Chúa giận lấy lại tiền bạc chức tước cho người khác. Thiên Chúa không phải là ông thổ địa, nhưng là Cha chúng ta ở trên trời, Ngài không muốn chúng ta đem vật chất ra để đổi chác với Ngài, nhưng Ngài muốn chúng ta đem hết tâm hồn, hết trí khôn và hết sức lực mình để phụng thờ Ngài, rồi mọi sự Thiên Chúa sẽ ban cho sau.
Khi cầu nguyện thì có một điều phải xin, đó là xin Chúa gia tăng thêm đức tin cho mình, bởi vì khi đức tin mạnh rồi, thì mọi việc sẽ không còn khó, và giàu nghèo sẽ không thành vấn đề nữa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Dolan lo ngại về đối thoại giữa Vatican và Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:16 20/11/2021
Hoa Kỳ đang trong một cuộc chiến tranh lạnh mới với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho đến nay đó là một cuộc chiến tranh chủ yếu là chuyện một phía, vì Hoa Kỳ dường như không muốn hoặc không thể can dự mạnh mẽ ngay cả khi nhân quyền và tự do tôn giáo ngày càng suy thoái bởi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là đánh giá của một loạt diễn giả tại thành phố New York trong hội nghị “Cánh tay dài của Bắc Kinh: Mối đe dọa của Trung Quốc đối với tự do tôn giáo và các lựa chọn đối với phương Tây”. Hội nghị này được tài trợ bởi Anglosphere Society, Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố và Trung tâm Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ.
Trong số nhiều đánh giá bi quan về một chiến dịch tăng tốc chống lại tôn giáo và các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo ở Trung Quốc đại lục — và sự sụp đổ của nhân quyền ở Hương Cảng — là lời cảnh báo từ cựu Đại sứ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback, người đã mô tả chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình là một “bọn ma quỷ”. Trích dẫn những vi phạm nhân quyền và những tiến bộ trong việc sử dụng các tiến bộ trong kỹ thuật giám sát do đảng này triển khai chống lại chính công dân của mình, đại sứ cảnh báo: “Tương lai của bách hại sẽ là công nghệ.”
Trong một cuộc trò chuyện với Tổng biên tập của America Media, là Cha Matt Malone, Dòng Tên, Đức Hồng Y Timothy Dolan Tổng Giám Mục New York, đã bày tỏ quan ngại về chính sách đối thoại của Vatican với Bắc Kinh. Ngài thừa nhận rằng các nhà ngoại giao có kinh nghiệm và hiểu biết của Tòa thánh đang chơi một trò chơi đường dài để hướng tới một kết quả vẫn chưa chắc chắn nhưng tự hỏi liệu có ngây thơ không khi đàm phán với các quan chức chính phủ Trung Quốc, những người dường như muốn xóa bỏ tự do tôn giáo ở Trung Quốc hơn bao giờ hết.
“Tôi là một thành viên trung thành của Giáo Hội. Trong thâm tâm, tôi muốn tin tưởng rằng họ biết những gì họ đang làm và tôi muốn họ hoạt động thành công”.
Đức Hồng Y Dolan nói: “Tòa thánh sẽ luôn nêu bật giá trị của đối thoại,” đồng thời nói thêm rằng đối thoại luôn được ưu tiên hơn đối đầu. Và ít nhất theo thỏa thuận mới với Bắc Kinh, “Giáo Hội có một vị trí trên bàn ăn. Họ đã công nhận chúng tôi có một vai trò quan trọng trong việc quản lý Giáo Hội ở Trung Quốc, điều mà trước đây chúng tôi không có”.
Nhưng, ngài nói thêm “ruột gan tôi cũng nói với tôi rằng bạn không thể thương lượng với những người này. Nó có thể phản tác dụng một cách kinh hoàng”. Ngài nhớ lại cuộc trò chuyện với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng, người lâu nay vẫn chỉ trích những nỗ lực của Vatican nhằm bảo đảm vai trò của Giáo Hội ở Trung Quốc thông qua việc đàm phán với Bắc Kinh. “Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói với tôi: 'Hãy tin tôi. Điều này không thể hoạt động. Họ muốn tiêu diệt chúng tôi, và hiệp định này sẽ đẩy nhanh điều đó’.”
Những nỗ lực nhằm chống lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên phức tạp theo sau các mối quan hệ thương mại xuất hiện giữa Trung Quốc và phương Tây trong nhiều thập kỷ kể từ khi Trung Quốc được Hoa Kỳ trao quy chế tối huệ quốc.
Trong số những cuộc tấn công ngày càng gia tăng nhằm vào biểu hiện tôn giáo ở Trung Quốc, “chúng ta phải tìm kiếm những lý do cơ bản cho điều này,” Đức Hồng Y Dolan nói. Các nhà lãnh đạo đảng “muốn toàn quyền kiểm soát” và phát hiện trong tôn giáo một lực lượng ý thức hệ cạnh tranh mà họ không thể kiềm chế hoàn toàn. Ngài tin rằng người cộng sản xem đức tin như một cản trở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt đến các mục tiêu cuối cùng của họ, và họ quyết tâm loại trừ trở ngại đó.
Source:American Magazine
Phim kể về linh mục-tử đạo Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc
Đặng Tự Do
17:17 20/11/2021
Cha Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아), linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc đã tử đạo vì đức tin vào thế kỷ 19 và được tuyên thánh vào năm 1984, là chủ đề của một bộ phim tiểu sử mới để tưởng nhớ ngài nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của vị linh mục.
Korea Times đưa tin: Nhà làm phim nổi tiếng của Hàn Quốc Phác Hưng Thực (Park Heung-sik, 박흥식) sẽ đạo diễn bộ phim có tựa đề “A Birth”, nghĩa là “Một Sự Ra Đời” và việc quay phim sẽ bắt đầu vào cuối tháng này. Phim dự kiến sẽ được chiếu tại các rạp vào tháng 11 năm 2022. Nam diễn viên Doãn Thi Doãn (Yoon Si-yoon, 윤시윤 ) sẽ đóng vai Thánh Anrê Kim.
Giám đốc Phác cho biết ông đã nghiên cứu sâu rộng về cuộc đời và di sản của vị linh mục nổi tiếng từ khi sinh ra cho đến khi qua đời ở tuổi 25.
“Tôi muốn nói với mọi người về những thành tích phi thường của Cha Kim, không chỉ với tư cách là một thánh tử đạo Công Giáo mà còn là một nhà thám hiểm đã lang thang trên biển và đất liền trong một thời kỳ đầy biến động. Cha Kim là một trong số ít người Hàn Quốc quyết liệt chấp nhận văn hóa phương Tây thông qua ngôn ngữ và giáo dục. Nói cách khác, ngài là một nhà lãnh đạo của những suy nghĩ mới”
Tuy nhiên, đạo diễn chỉ ra rằng mặc dù là phim tiểu sử về một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, bộ phim sẽ không tập trung hoàn toàn vào tôn giáo mà còn tập trung vào bối cảnh xã hội, chính trị và kinh tế của thời đại đó.
Đạo diễn Phác nhấn mạnh rằng: “Dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선), bệnh dịch tả là một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Bây giờ, chúng ta đang chiến đấu chống lại Covid-19. Đại dịch đã củng cố sự bất bình đẳng và khiến con người trở nên ích kỷ hơn. Bộ phim này sẽ rất ấm lòng, có âm hưởng đương đại, vì nó sẽ đưa ra quan điểm về những gì chúng ta có thể học được từ Cha Kim để đối phó với những thách thức sau đại dịch. Thế giới cần thêm những người như Cha Kim.”
Đó là vinh dự thực sự của tôi khi được tham gia bộ phim tuyệt vời này. Vì tinh thần và hành động của Cha Kim đã sống trong trái tim của rất nhiều người, nên bộ phim này có một loại áp lực khác.
Theo phương tiện truyền thông của Dòng Phanxicô tại Hàn quốc, Cha Anrê Kim Đại Kiến, sinh năm 1821, là con trai của những người cải đạo theo đạo Công Giáo. Ngài được rửa tội ở tuổi 15. Sau đó ngài đến một chủng viện ở Ma Cao, Trung Quốc, và trở về quê hương sau sáu năm qua ngã Mãn Châu. Cùng năm đó, ngài vượt biển Hoàng Hải đến Thượng Hải, nơi ngài được thụ phong linh mục.
Cha Kim được giao nhiệm vụ sắp xếp cho nhiều nhà truyền giáo vào Hàn Quốc một cách bí mật bằng con đường ven biển để tránh các cuộc tuần tra biên giới. Ngài bị bắt, bị tra tấn và bị chặt đầu trên sông Hàn gần Hán Thành vào năm 1846.
Đền các thánh tử đạo ở Sa Nam Cơ (Saenamteo, 새남터) ở Nhị Thôn Động (Ichon-dong, 이촌동) thuộc quận Long Sơn (Yongsan, 용산구) của thủ đô Hán Thành là nơi chứa các thánh tích về cuộc tử đạo của vị thánh. Cha Kim hiện là vị thánh bảo trợ của hàng giáo sĩ ở Hàn Quốc.
Trong những ngày đầu của Kitô Giáo ở Hàn Quốc, đất nước được cai trị bởi triều đại Tiên Quốc kéo dài từ 1392 đến 1910. Đây là một triều đại tôn sùng Phật Giáo, luôn coi các tín hữu Kitô như một mối họa cho ngai vàng của mình. Hàng ngàn người Công Giáo đã bị sát hại vì không chịu từ bỏ đức tin.
Năm 1984, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 103 vị tử đạo trong đó có Cha Anrê Kim, Ông Ignatius cha của ngài, Thánh Phaolô Trang (Chong, 총) và bảy nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo vào thế kỷ 19.
Source:UCANews
Văn Hóa
Hans Urs von Balthasar: Kitô hữu là ai? Gánh nặng truyền thống
Vũ Văn An
21:47 20/11/2021
Gánh nặng truyền thống
Đối với Kitô hữu, những người đồng đạo của họ có một ký ức tai hại đối với lịch sử lâu dài của họ, một ký ức tốt hơn ký ức của chính họ, người, hôm nay, tốt hơn nên bắt đầu lại và trở nên hiện đại giữa những người hiện đại. Những người khác rất ít hoặc không cần phải tạo gánh nặng cho bản thân mình bằng truyền thống. Họ nói rằng người chết có trách nhiệm của họ; chúng ta có trách nhiệm của chúng ta. Những gì họ đã làm với trách nhiệm của họ không làm chúng ta bận tâm. Ngay người Thệ Phản cũng cảm thấy ít bị đè nặng bởi mười lăm thế kỷ đầu của Kitô giáo. Họ nói Videant consules (Hãy để các quan nhiếp chính tối cao [nghĩa là, các vị giáo hoàng] nhìn thấy). Tuy nhiên, đối với người Công Giáo, không được động đến lịch sử này. Nguyên tắc Công Giáo của họ về truyền thống, bất luận được hiểu ra sao, đều ngăn cấm một hành động như vậy. Cũng một Giáo Hội mà họ phục tùng đã từng làm, hoặc được phép làm, những điều mà ngày nay không còn có thể biện minh được nữa. Người ta có thể viết điều này xuống vì sự tiến hóa của nhận thức con người, nhưng quả có rất nhiều vướng mắc giữa trần thế và tâm linh! Bản thân Kitô hữu cũng bị mắc kẹt trong cùng một truyền thống này và phải gánh lấy phần trách nhiệm của họ, bất chấp họ có thích hay không. Khi làm như vậy, có lẽ cách đơn giản nhất không những là thú nhận toàn bộ tội lỗi ngay lập tức, mà vì nỗi đau bi thảm của nó, còn phải làm thế, như Reinhold Schneider làm, bằng những hạn từ mạnh mẽ nhất có thể. Những gì có vẻ được phép, và thậm chí cần thiết, dưới thời các giáo hoàng của thời Trung cổ, giờ đây dường như đối với chúng ta, nếu chúng ta đối đầu thẳng thắn với thông điệp Tin Mừng chưa bị đánh bóng và lương tâm hiện tại của chúng ta, là điều hoàn toàn không thể tha thứ và thậm chí là tội lỗi nghiêm trọng nữa. Hoặc ít nhất là một điều gì đó rõ ràng đi ngược lại tinh thần và điều răn của Chúa Giêsu Kitô. Các vụ rửa tội cưỡng bức, các phiên xử tà giáo, và autos-da-fé (*); Vụ Thảm sát Ngày Lễ Thánh Báctôlômêô (**), cuộc chinh phục các lục địa xa xôi bằng lửa và gươm, với mục đích đem tôn giáo của Thập giá và của tình yêu vào đó, nhưng việc này được thực hiện cùng một lúc với và trong bối cảnh bóc lột tàn bạo; sự can thiệp không được yêu cầu và đầy ngu xuẩn vào các vấn đề của khoa học tự nhiên đầy tiến bộ; những lời lên án và cấm đoán bằng thẩm quyền thiêng liêng hành động như một thẩm quyền chính trị và mong muốn được công nhận như vậy, danh sách những điều xấu hổ như vậy quả là bất tận. Không có gì vui khi phải trả lẽ cho một di sản như vậy, di sản mà chúng ta có thể thấy rõ những sai sót trắng trợn của nó.
Nhưng dù quả nhục nhã, có lẽ sẽ tốt hơn, khi chỗ nào không thể bảo vệ được, ta không nên ném thêm đá nữa. Người ta chỉ cần thừa nhận rằng trong Chúa Kitô, một đòi hỏi quyền tối thượng tuyệt đối cho Thiên Chúa đã được loan báo cho con người, một đòi hỏi vượt xa cả việc Giavê đòi hỏi quyền tối thượng tuyệt đối của Người đối với dân tộc Cựu Ước; và, bất kể thế nào đi chăng nữa, một điều gì đó thuộc việc đòi hỏi tuyệt đối này đối với con người đã được đưa vào quyết định không thể thay đổi của các tông đồ, của Giáo hội, và việc thi hành thẩm quyền này của những con người tội lỗi hoặc thiển cận có thể gây ra những tác hại khôn lường mà nếu ngược lại thì đã không xảy ra. Mối dây liên đới giữa Kitô hữu ngày nay và những người đã chết buộc họ phải đền tội cho những lỗi lầm quá khứ - điều mà họ nên có khả năng gánh chịu, không hẳn là không sẵn lòng, nhưng một cách kiên nhẫn và thậm chí, trong một phần bí mật của bản thân, với lòng biết ơn - vì ai mà biết họ sẽ xử sự ra sao nếu được mang trồng vào thế kỷ thứ chín hoặc mười bốn? Những người chịu gánh nặng cay đắng này có thể rút tỉa được một chút an ủi không những nhờ việc suy nghĩ rằng những điều xấu thường bám vào ký ức nhiều hơn điều tốt, mà còn nhờ việc suy nghĩ rằng điều tốt của Kitô giáo một là hoàn toàn không hề hoặc chỉ hiển thị rất gián tiếp đối với thế giới.
Vì ai có thể tính toán và cân đo được rất nhiều hành vi tự chủ giấu kín nhờ đó điều ác đã được ngăn chặn, ai có thể tính toán và cân đo được các hành vi đền bù quên mình và ân cần yêu thương, hay ai có thể tính toán và cân đo được sức mạnh của những lời cầu nguyện nhiệt thành thầm kín? Ai ngoài Thiên Chúa biết kinh nghiệm của các vị thánh đã trải qua thiên đường địa ngục và là những người, từ những nơi giấu kín nhất, đã thay đổi toàn bộ diễn tiến lịch sử, di chuyển cả núi tội lỗi và mở đường thông qua các tình huống vô vọng? Hãy để những điều này được ghi nhận ở đây, một cách lướt qua và nhỏ tiếng (sotto voce) thôi, để nhắc nhở chúng ta rằng trong việc tính sổ Giáo Hội, người ta không thể chỉ ghi mặt tiêu cực mà không kể chi tới những điểm tích cực này. Gánh nặng cay đắng này cũng có thể đè nặng lên Giáo hội ngày nay, một Giáo Hội chắc chắn đang thử nghiệm nhiều điều để giải thoát mình khỏi những mối ràng buộc không cần thiết, nhưng cũng là một Giáo Hội, xét chung, chỉ có thể từ từ nhận ra điều các cá nhân bên trong và bên ngoài Giáo hội đã nhìn thấy từ lâu. Và trong khi có thể phá bỏ tương đối nhanh các cơ cấu đã trở thành nghi vấn, điều này không có nghĩa các khía cạnh thay thế, có tính tích cực, mang tính xây dựng sẽ được nhìn thấy, tìm kiếm, mạo hiểm và đạt được. Chúng ta đừng lùi bước trước việc nêu rõ các vấn đề đáng nghi ngờ nhất, trong đó có vấn đề cùng một lúc bắt nguồn sâu xa nhất, một quyết định được đưa ra rất sớm, với những hậu quả không thể lường trước - chắc chắn có thể bênh vực được, nhưng không phải là giải pháp khả thể duy nhất, vì lợi thế Kitô giáo của các giải pháp thay thế cũng sẽ không thể tranh luận, giả thiết người ta phải chuẩn bị sẵn sàng để chấp những hy sinh và mất mát nghiêm trọng, thậm chí nghiêm trọng nhất. Tôi muốn nói đến phép rửa trẻ sơ sinh. Việc đánh phủ đầu một quyết định đáng tự hào, một lần trong đời vốn dành cho Thiên Chúa thay cho một người vẫn còn trong tình trạng chưa có nhận thức; khi biết sử dụng lý trí và khả năng biết lựa chọn, chỉ để thấy mình đối diện với một sự kiện đã hoàn tất mà mình chỉ còn biết một là phê chuẩn hai là không phê chuẩn mà thôi - đây quả là một vấn đề! Và, ngày nay, thực sự còn là một vấn đề hơn nữa, khi các truyền thống nổi tiếng, khi các tạp chất (embedding) xã hội học trong một Kitô giáo được chấp nhận rộng rãi, đang bị suy giảm hoặc, trong nhiều trường hợp thực sự đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, ngay cả những điều như thế này ta cũng phải chịu đựng.
Những hình ảnh lúc chạng vạng
Đối với người không tin Thiên Chúa, các từ ngữ của nền văn hóa Kitô giáo không nói lên điều gì hoặc cùng lắm chỉ nói về Thiên Chúa cách yếu ớt, không ai nghe thấy. Thế giới phương Tây quan niệm và xây dựng các công trình đẹp nhất của mình dựa trên tinh thần tôn giáo. Điều này cũng đúng đối với cả những tác phẩm cổ điển cổ thời, tất cả đều được chuyên biệt tạo ra vì sự tôn kính đối với thần thánh, lẫn mọi sáng tạo ban đầu của thời Kitô giáo. Liệu có bất cứ tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và hợp lệ nào có thể phát khởi từ vô tôn giáo hay không vẫn là điều chưa được chứng minh. Goethe nói với Riemer, “Người ta chỉ phong phú trong thi ca và nghệ thuật chừng nào họ vẫn còn là người có tôn giáo; lúc đó họ đơn giản trở thành người bắt chước và lặp đi lặp lại, cũng giống như chúng ta trong tương quan với thời đại cổ xưa, mà các đền đài của họ thẩy đều là những tuyên bố đức tin và được chúng ta bắt chước do cảm thức tưởng tượng và một cách viễn mơ”. Vở Iphigenia của Euripides là bi kịch về sự tuân phục gần như điên rồ đối với các vị thần; Bản dịch của Schiller chỉ đơn giản cắt bỏ thẳng thừng kết luận thần học và gốc rễ của nó, trong khi việc Goethe tái dựng chủ đề này không giữ lại gì khác hơn là những việc làm tỉnh táo của một nhân tính có hiểu biết cao.
Nếu chúng ta hỏi những công trình kiến trúc, thi ca, âm nhạc của Kitô giáo, được thiết kế cho Thiên Chúa, tìm cách nói về Thiên Chúa, thực sự có ý nghĩa gì đối với người quan sát, người đọc, người nghe ngày nay, thì câu trả lời là: dù thế nào cũng không phải là những gì chúng thực sự tìm cách nói lên. Họ nói “Tôi nghe thấy sứ điệp”. Không, họ không nghe thấy sứ điệp ấy; họ chỉ ghi lại nó, ghi nhanh nó. Kitô hữu có thể đối diện với cảm thức khá chán nản ở đây, khiến họ đặt câu hỏi về những giá trị diễn đạt lịch sử và khiến họ ở khắp nơi nghi ngờ về một ý thức hệ. Có phải thẩy đều là một sai lầm? Há giờ đây, lỗi lầm này không bao quanh chúng ta như một nỗi xấu hổ lớn lao đó sao? Vì một vương cung thánh đường Rôma thanh lịch có liên quan gì đến Kitô giáo? Nó chỉ là một căn chợ phàm tục, hầu như không có gì thay đổi. Và nhà thờ lâu đài kiểu Rôma kiên cố có liên quan gì đến tính không phòng ngự của Chúa Giêsu? Hay việc Faust gây gió bão trên thiên đường trong kiến trúc Gothic có liên quan gì tới Người, Đấng "hiền lành và khiêm nhường" trong lòng và gần gũi với chúng ta ở đây trên trái đất này? Và, bước qua thời kỳ Phục hưng trong im lặng khó xử, những vinh quang của kiến trúc baroque có liên quan gì tới Thập giá trần trụi? Có nhiều người khá hài lòng khi tiếng nói của Thế Giới Kitô Giáo [Christendom] im bặt kể từ đó; họ nói, không có gì tốt hơn thế. Kitô hữu xấu hổ về quá khứ của mình khi họ khảo sát nó qua con mắt của “con người hiện đại”....
Nhưng Kitô hữu không nên xấu hổ. Họ phải có khả năng phân biệt giữa đức tin và các hình thức phát biểu nó. Đức tin có thể là vô hạn, nếu nó biết yêu thương; các công trình là hữu hạn. Đức tin có thể vượt thời gian, nhưng các công trình thì có thời hạn. Và các công trình luôn chứa đựng trong chúng một lời kêu gọi và một yêu cầu tha thiết phải có nhiều đức tin hơn. Ngay cái nhìn đắm đuối của một nữ thánh baroque cũng vẫn thách thức chúng ta: Bạn có bao giờ bỏ mình hoàn toàn cho Thiên Chúa đến nỗi Người có thể thu hút bạn như bà thánh ấy bị thu hút chưa? Bạn, người đứng đó và cười khẩy khi người ta nói tới sự hòa hợp, đã bao giờ bạn có được dù chỉ một nửa cái linh hồn trong đó sự thuần khiết của một khúc Palestrina hoặc một bản Haydn đã được phản ảnh chưa? Vì vậy, Kitô hữu thân mến, bạn đừng xử sự như một người không tin khuyển nho không còn nhìn thấy bất cứ điều gì nữa khi, dù sao, bạn cũng đã được ban cho đôi mắt đức tin. Đừng để bản thân bị choáng ngợp bởi những ý thức hệ xa lạ, không gốc rễ. Bạn hãy tìm trong mình quyền tự do để khẳng định khi bạn bị cám dỗ muốn bác bỏ. Hãy tự do, giữa niềm vui lâu dài và sự cởi mở đối với những khởi đầu mới. Chính vì bạn là Kitôn hữu và tự do, không cần bám víu vào bất cứ điều gì ở trần gian, bạn hãy chào đón sự tự do sáng tạo của những người anh em của bạn trong đức tin và, qua họ, của tất cả những linh hồn nhiệt thành và ngoan đạo, những linh hồn, giống như bạn, biết nhìn nhận Thiên Chúa của họ, biết nhìn nhận đấng thần linh. Đừng để người khác cho rằng Kitô giáo của quá khứ sống tách xa thế giới này. Vì do đâu khác mà nó có thể sở đắc được tình yêu như vậy đối với những điều bình thường, sở đăác được sự hiểu biết những quy luật bí mật nhất của chúng, vốn vượt xa tình yêu và sự hiểu biết của thế giới ngày nay? Hay bạn nghiêm túc tin rằng những công trình xây dựng trừu tượng tầm thường của nó có nội dung thực chất hơn, chân thực hơn với trái đất này và hòa hợp ăn ý với nó, cụ thể, hơn những sáng tạo của các Kitô hữu vĩ đại? Ai có thể được cho là biết thực tại bên trong của con người tốt hơn — Villon và Grimmelshausen hay những nhà báo khiêu dâm lạnh lùng ngày nay? Hãy để những điều này như thế, và đừng để bị lừa bởi những Kitô hữu nói với bạn rằng chỉ ở đây con người mới thực sự được khám phá, trong tất cả những “tội lỗi trang trọng” của họ và bị lột bỏ mọi cạm bẫy ngoại đạo và duy tâm của họ (2).
Nhưng hãy đơn giản cam chịu, cho dù lúc này không ai đeo chiếc kính đích thực giúp nhìn thấy sự việc. Thánh Phaolô nói: “Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả” (Pl 4:12). Kitô hữu phải có khả năng trải nghiệm cảnh hoàng hôn xung quanh mình mà mặt trời riêng của họ không lặn mất; họ có thể nghèo với anh em nghèo (thiêng liêng) của mình, nhưng họ không bác bỏ sự giàu có của mình, sự giầu có đã mang lại mọi sự giàu có mà người ta từng bán từng đánh mất chỉ vì một chén cháo đậu đỏ (***). Và chắc chắn những cảnh hoàng hôn cũng sẽ bao phủ họ, trong bóng tối, trong điều người ta có thể gọi là đêm đen thế giới và bóng tối Thiên Chúa. Họ bị cấm, do cảm thức cho là thiện cảm, tự để bản thân trở thành một phần của bóng tối này. “Anh em sẽ trở nên những người con vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu rọi như ánh sáng cho trần gian” (Pl 2:15).
Giả định Trung bình và thiếu Phản tỉnh
Vậy phải chăng Kitô hữu phải tỏa sáng? Nhưng bằng cách nào? Bây giờ chúng ta quay lại câu hỏi đáng sợ mà chúng ta đã bắt đầu. Mọi người đều cảm thấy, dù sao, sự việc cũng không thể tiếp tục như hiện nay. Sẽ không như thế nữa. Mọi người đều có cơ hội nhìn thấy mình, nhìn thấy Giáo hội của mình, có lần qua đôi mắt của những người xa lạ, từ bên ngoài, có thể nói, như những người khác thường làm và khi làm như vậy, bắt đầu lên tiếng báo động, giống một người trong nhiều thập niên vốn băng qua dưới mặt tiền nhà thờ quen thuộc của mình để thờ phượng ở bên trong mà không hề nhận thấy có gì khác thường. Nhưng bây giờ, đột nhiên, một nhà sử học về kiến trúc chỉ cho họ thấy các nứt nẻ và đổ nát của nó như thế nào, với nhận xét cho rằng mọi sự sẽ buộc phải phá bỏ hoặc cải tạo hoàn toàn, từ trên xuống dưới. Và do đó, đôi mắt của họ được mở ra trước tình huống thực sự. Bây giờ họ cũng vậy, sợ rằng vòm nhà thờ có thể sụp đổ ngay trên đầu họ, nên đã thúc giục việc trùng tu nhanh nhất và toàn diện nhất có thể. Nỗi sợ hãi đã giúp sức mạnh cho họ và đem lại cho họ lòng “can đảm” để thực hiện một cuộc aggiornamento (cập nhât hóa) táo bạo. Và như người ta thường làm, trong thời đại hiểu biết bác học về thời cổ xưa, họ (cùng với các chuyên gia) đề nghị trước hết phải loại bỏ hết những thêm thắt baroque, vô số những thiên thần tí hon [putti], những vòng xoắn trang trí [curlicues], những đám mây như len bông gòn, những thứ dù gì cũng chỉ để thu thập bụi bặm và là những thành phần ít quan trọng hơn cả, vì chúng chỉ được tạo ra để gây ấn tượng; không còn phản ảnh thị hiếu hiện đại và bên cạnh đó, sẽ là phần tốn kém nhất của công việc trùng tu... và mọi lý do hoàn toàn đáng tin cậy khác, bất kể chúng có thể là gì. Như thế vui mừng xiết bao khi, dưới mọi thêm thắt hoành tráng ấy, giờ đây bị gỡ bỏ, xuất hiện một sự tỉnh táo đối với sự hoành tráng Roman tương ứng hơn nhiều với sở thích của chúng ta, và bên cạnh đó, chi phí bảo trì ít hơn rất nhiều! Đó là những niềm vui to lớn của việc trùng tu, khi, bằng cách phá bỏ, chúng ta có thể phơi bày tính cổ xưa nằm ở bên dưới, hết sức đẹp đẽ, thực thế, đến mức khiến chúng ta tin rằng bản thân chúng ta thực sự đang làm việc hữu hiệu và, bằng cách phá bỏ, chúng ta đang thực sự xây dựng!
Nhưng, để việc nói đùa sang một bên, há mọi công trình xây dựng theo ý hướng Kitô giáo đều không nhất thiết phải tiến hành dựa trên sức mạnh của việc cẩn trọng suy tư về nguồn gốc đó sao? Và khi làm như vậy, dù thụt lùi, đi ngang như cua, đi ngược dòng thời gian, người ta vẫn có cơ hội, như thể tình cờ mà thực sự được ân sủng xác nhận, để vượt qua ngã tư Phong Trào Cải Cách và, sử dụng cơ hội này, để phá bỏ các thêm thắt Phản cải cách sau đó và do đó đi đến một hòa giải và thỏa thuận ít ai hy vọng. Nếu Kitô hữu chúng ta ngày nay, trong đời sống tư riêng, không thực sự tin tưởng chính mình như thế, thì dù sao cũng nên tin tưởng vào thiên tài đặc biệt của một việc trở lại như vậy và, bằng cách đại lượng loại bỏ những hình thức của ngày hôm qua và ngày hôm nay, hy vọng sẽ đạt được những cơ cấu tốt hơn, thậm chí có lẽ là nền tảng của Tin Mừng không chừng.
Cứ để sự việc như vậy (và chúng ta sẽ suy tư về điểm này sau), nhưng đâu phải là chuyện nhỏ, khi chúng ta biết không hài lòng với những gì chúng ta có hiện nay, khi chúng ta phát hiện ra rằng những người khác có lẽ không hoàn toàn sai khi thấy chúng ta thiếu khả tín. Nếu, trong một thời gian, chúng ta chịu chiều theo sự lôi cuốn của các số liệu thống kê, hay đúng hơn, chịu chiều theo lời khuyên từ những số liệu thống kê vốn được các nhà chức trách giáo phận của chúng ta yêu quý ấy, thì bức tranh mới xuất hiện về một Kitô hữu trung bình sẽ không để điều gì hoàn toàn nhạt nhẽo đáng được ước ao. Ở bên lề, chúng ta có thể thấy những người coi trọng chứng chỉ rửa tội, chôn cất theo nghi thức Kitô giáo, và có lẽ cả Rước lễ lần đầu và Thêm sức cho con cái họ. Rồi, theo sau là đám đông lớn "những người dự Lễ Phục sinh", từ từ sẽ kết hợp để trở thành những người dự Thánh lễ Chúa nhật, trong số này, ngược lại, các màu sắc sáng hơn sẽ dần dần hòa trộn với nhau mà ta có thể ít nhiều nhận diện bằng các hạn từ như kiêng thịt thứ Sáu, báo chí Công Giáo, thuế Giáo hội, lòng trung thành với giáo hoàng. Đồng thời, và vượt quá khái niệm đã nhắc trên đây về một “người đàng hoàng” (như những người khác), số lượng của Mười Điều Răn ngày càng tăng lên, giống như những dấu hiệu cảnh báo nhấp nháy: điều thứ sáu, tất nhiên, được đẩy lên phía trước rất xa; rồi, chẳng hạn, đến điều thứ tư, điều thứ hai, điều thứ ba; trong khi điều thứ năm, điều thứ bảy và điều thứ tám không được coi là điều răn của Thiên Chúa mà là những điều mà một “người đàng hoàng” chỉ làm khi cần thiết. Nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường văn hóa. Ở một số vùng nông thôn, việc chăm chỉ đi nhà thờ có thể là một điểm vinh dự giống như việc cứng ngắc bám víu vào lòng thù hận bản thân hoặc bộ lạc, thậm chí cho đến chết. Cũng có thể là một vấn đề vinh dự khi sống trong tình trạng xung đột mạnh mẽ và hoàn toàn nam tính giữa quan điểm của linh mục quản xứ và quan điểm của một người, trong khi thừa nhận hoàn toàn sự kiện này là ngài làm công việc của ngài, trong khi tôi lo công việc của tôi.
Bức tranh hỗn hợp trên sẽ không phải là “mức trung bình” nếu không phải vì sự kiện này là thang giá trị tiếp tục dẫn lên cao hơn, giảm dần vào lãnh vực của những người được gọi là Kitô hữu nhiệt thành, nới rộng tới những người cố gắng sống cuộc hôn nhân Kitô giáo chân chính, biết kết hợp việc cầu nguyện có tính bản thân đích thực vào cuộc sống của họ; những người biết quan tâm, bằng một tinh thần bác ái chân chính, đến đồng loại của họ, đến người nghèo, người bị bỏ rơi, người không nơi nương tựa; những người biết xúc động trước các lao công truyền giáo của Giáo hội hoặc cả những người dâng mình, như các linh mục, chuyên nhất để phục vụ Giáo hội và sống phù hợp với các giới luật của Chúa Giêsu, khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời.
Tuy nhiên, chính những người như vậy dám đặt mình, có thể nói như thế, dưới ánh đèn sân khấu, những người hơn những người khác, tự chường mình cho con mắt dò xét của thiên hạ. Ngay cả những anh em đồng Kitô hữu thân yêu của họ cũng sẽ cật vấn họ, gõ họ từ đầu đến chân, để tìm một lỗ hổng ở đâu đó. Câu hỏi "Kitô hữu là gì?" có lẽ không phải là câu hỏi khẩn thiết như thế đối với nhóm đầu tiên đã đề cập. Vì họ có xu hướng, rất sẵn sàng và thậm chí với một mức độ khiêm tốn, chỉ về các “chuyên gia” trong Kitô giáo, dù chính bản thân họ không hề được thuyết phục bởi kiến thức và kỹ năng chuyên môn đó. Việc cật vấn các chuyên gia như vậy là một quá trình gây sợ hãi, vì giờ đây, Kitô hữu là ai đã thực sự trở nên rõ ràng. Bây giờ mọi điều đều có thể bị đe dọa. Câu hỏi có thể được chia thành một số câu hỏi riêng lẻ: Thứ nhất: Ai là người có quyền và có thẩm quyền trong việc xác định ai là Kitô hữu về phương diện thực nghiệm? Chẳng hạn một người ngoài Kitô giáo có thể làm điều này hay không? Đây có phải là một điều thậm chí có thể nhìn thấy hay không (nhưng làm thế nào không thể thấy nó cho được?), và, nếu có, theo tiêu chuẩn nào? Thứ hai: Ai là người có quyền và có thẩm quyền trong việc xác định ai là Kitô hữu về phương diện luật lệ? Ở đây một lần nữa, các thước đo, luật lệ, đòi hỏi nào cần áp dụng vào một người để trả lời câu hỏi này? Thật đáng báo động, nếu chúng ta suy nghĩ về nó một chút; nó không hề rõ ràng một cách tuyệt đối. Do đó, quả không thích đáng chút nào để chúng ta nên đặt câu hỏi: Thứ ba, câu hỏi có tính hiện sinh: Trên thực tế, một Kitô hữu có thể tự mình xác định liệu mình có phải là một Kitô hữu hay không, và nếu họ dám khẳng định điều này, thì họ dựa trên cơ sở nào mà khẳng định như thế? Câu hỏi Kitô hữu là ai đã được giả định mà không suy nghĩ tới mọi nỗ lực cải tổ Giáo hội ngày nay. Nói cách khác, nó đã được coi như chuyện đương nhiên, theo nghĩa người ta, một mặt, cư xử như thể chúng ta đã biết câu trả lời và dựa trên kiến thức này, chỉ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Mặt khác, liên quan đến các giải pháp truyền thống và các lý tưởng hướng dẫn của Kitô giáo, họ tự cho phép mình tự do phát biểu sự nghi ngờ ý thức hệ mạnh mẽ nhất và do đó, mạo muội đo lường các khái niệm này dựa trên một tiêu chuẩn được họ áp dụng mà không cần phải biện minh cho nó. Không khó khi cô lập tiêu chuẩn không phản ảnh nhưng hiển nhiên này, vì nó tự phát xuất từ hàng loạt các khuynh hướng nổi bật, có ý hướng tốt, được mọi người hoan nghênh, nhưng cần được xem xét và sàng lọc một cách có phê phán, trong Kitô giáo hiện đại.
Ghi chú của người dịch
(*) sắc lệnh đức tin, hay án hỏa thiêu dị giáo
(**) Vụ Thảm sát Ngày Lễ Thánh Báctôlômêô diễn ra năm 1572 trong đó, đám đông Công Giáo sát hại nhóm Huguenot Thệ Phản Canvanh trong cuộc chiến tranh tôn giáo.
(***) "A mess of pottage" kiểu nói dựa theo truyện Êsau bán đứng quyền trưởng nam để hưởng một chén cháo đậu đỏ trong St 25:29-34, nghĩa là thiển cận, chỉ thấy những ưu tiên thứ yếu.
Ghi chú
(1) Hans Jürgen Schulz, Konversion zur Welt (Furche Verlag, 1964).
(2) Chẳng hạn, Hans Eckehard Bahr, Poiesis: Theologische Untersuchung der
Kunst (1961).
Kỳ tới: Chương Hai: Có Chúa đứng sau chúng ta, Phê bình các xu hướng hiện nay
VietCatholic TV
Họa vô đơn chí: 1,000 vụ phá phách trong năm 2020. TGP bị phạt một triệu Mỹ Kim, xin cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:34 20/11/2021
1. Tổng giáo phận New Orleans phải trả cho Bộ Tư Pháp 1 triệu Mỹ Kim liên quan đến các khoản trợ cấp cơn bão Katrina
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo vào ngày 15 tháng 11 rằng Tổng giáo phận New Orleans sẽ trả hơn 1 triệu đô la trong một vụ dàn xếp liên quan đến các cáo buộc trợ cấp sau cơn bão Katrina.
Theo Bộ Tư pháp, dàn xếp này nhằm “giải quyết các cáo buộc” rằng Tổng giáo phận New Orleans đã “ký xác nhận để FEMA chi tiền cho các trợ cấp liên quan đến các thiệt hại và ước tính sửa chữa được chuẩn bị bởi AECOM, một công ty kiến trúc và kỹ thuật có trụ sở tại Los Angeles,” trong khoảng thời gian kéo dài từ năm 2007 đến năm 2013.
FEMA là chữ viết tắt của Federal Emergency Management Agency, nghĩa là Cục Quản Lý Các Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang.
Bão Katrina, tấn công New Orleans vào tháng 8 năm 2005, giết chết ít nhất 1,800 người và tàn phá phần lớn thành phố. Tháng 9, 2005, bão Rita lại tấn công vào khu vực gây thêm nhiều tổn thất nặng nề. Cục Quản Lý Các Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang đã chi gần 20 tỷ đô la cứu trợ.
Vấn đề xuất phát từ trong nội bộ của AECOM. Một chuyên gia của AECOM đã bị cho nghỉ việc. Năm 2016, ông ta tức giận cáo buộc cơ quan cũ của mình là AECOM đã không khai chính xác các thiệt hại của Tổng giáo phận New Orleans và hai trường đại học lịch sử của người da đen ở New Orleans.
Tổng giáo phận New Orleans không cố ý gian lận nhưng không có điều kiện để kiểm tra hết các hạng mục xin bồi thường do AECOM soạn thảo. Tổng giáo phận New Orleans từ chối bình luận vào hôm thứ Hai sau báo cáo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nhưng trước đây đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào.
Trong giai đoạn 2007-13, tổng giáo phận do Đức Tổng Giám Mục Alfred Hughes và Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond lãnh đạo. Đức Cha Aymond, tổng giám mục hiện tại, đã kế nhiệm Đức Cha Hughes vào tháng 8 năm 2009.
Việc dàn xếp dựa trên tình trạng tài chính của Tổng giáo phận New Orleans, cần có sự chấp thuận cuối cùng của Tòa án Phá sản Hoa Kỳ. Tổng Giáo phận New Orleans đã đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 vào ngày 1 tháng 5 năm 2020 giữa một số vụ kiện liên quan đến lịch sử lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Source:Catholic News Agency
2. Gần 1,000 tội ác thù hận chống Kitô Giáo được ghi nhận ở Âu Châu vào năm 2020
Theo dữ liệu mới được công bố từ Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu, số lượng tội phạm thù hận chống lại Cơ đốc nhân ở Châu Âu đã tăng mạnh vào năm 2020.
Dữ liệu của OSCE, được công bố vào ngày 16 tháng 11, ghi lại 980 vụ việc chống lại các tín hữu Kitô, bao gồm các cuộc tấn công đốt phá nhà thờ Công Giáo, xúc phạm và cướp Mình Thánh Chúa, hành hung các linh mục và vẽ bậy lên tài sản của Giáo hội bởi các nhà hoạt động phá thai.
OSCE trước đó đã báo cáo 595 vụ việc chống lại Kitô Hữu vào năm 2019.
Số vụ tấn công nhằm vào tài sản đã tăng đáng kể vào năm ngoái, từ 459 vụ vào năm 2019 lên 871 vụ vào năm 2020, trong khi số vụ tấn công bạo lực nhằm vào người giảm từ 80 xuống 56 vụ vào năm 2020.
Ba Lan có số tội ác vì lòng căm thù nhiều nhất với 241 vụ vào năm 2020, phần lớn trong số đó là các hành vi phá hoại tài sản Công Giáo liên quan đến lập trường của Giáo hội về phá thai.
OSCE cũng báo cáo 172 biến cố ở Đức, 159 biến cố ở Pháp và 113 biến cố ở Ý. Tòa thánh đã đệ trình dữ liệu lên OSCE về hơn 150 tội ác thù hận chống lại các Kitô Hữu ở Âu Châu.
Tổ chức cũng công bố dữ liệu về tội ác thù hận do chủ nghĩa bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, thành kiến dựa trên khuynh hướng tình dục và các danh mục khác. Tổng cộng, 7,181 trường hợp tội phạm thù hận đã được báo cáo. Thông tin được công bố để đánh dấu Ngày Quốc tế Khoan dung.
Số lượng tội ác thù địch chống lại các tín hữu Kitô có thể cao hơn những gì được báo cáo trong dữ liệu, vì chỉ có 11 trong số 57 quốc gia của OCSE gửi dữ liệu về tội ác căm thù đối với Kitô Hữu.
Madeleine Enzlberger, người đứng đầu Đài quan sát ở Vienna, bên Áo, về sự bất khoan dung và phân biệt đối xử chống lại Kitô Hữu nói rằng trên các phương tiện truyền thông và các diễn đàn chính trị, “sự thù ghét các Kitô Hữu hầu như không được mấy người quan tâm dù rằng đó là một vấn đề xã hội ngày càng rõ ràng”.
Bà nhận xét: “Báo cáo của OSCE chỉ phản ánh một phần của xu hướng này, mà chúng tôi đã ghi nhận trong nhiều năm, nhưng nó là một lời cảnh tỉnh lớn chống lại sự thờ ơ và phong trào coi những lời chỉ trích Kitô Giáo như một mốt thời thượng”.
Dưới đây là một số tội ác tiêu biểu do OSCE ghi lại:
Phá hoại rầm rộ ở Ba Lan bởi những người ủng hộ phá thai
Theo dữ liệu của OSCE, sự gia tăng của tội ác căm thù đối với người Công Giáo ở Ba Lan là do thái độ “chống đối lập trường của Giáo Hội về việc phá thai”.
Trong số này có hơn 100 hành vi vẽ bậy lên tài sản Công Giáo vào năm 2020. Các nhà thờ Công Giáo khác đã bị phá hoại với các biểu tượng LGBTI.
Các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ đã phá hoại một tượng đài cho những đứa trẻ chưa chào đời vào ban đêm bằng sơn đen trong một nghĩa trang Công Giáo Ba Lan vào tháng 10 năm 2020.
Các nhà hoạt động phá thai cũng phá hoại một cây thánh giá tại một nghĩa trang tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Quốc xã trong cùng tháng đó.
Những người đang cầu nguyện trước một nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công bởi các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, họ ném chai lọ, đá và pháo, khiến một số người bị thương.
Tại Tây Ban Nha, một tu viện và 4 nhà thờ khác đã bị phá hoại vào Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2020. Tại tu viện, một nhóm nữ quyền cũng đã phá rối Thánh lễ với các khẩu hiệu chống Kitô Giáo.
Các cuộc tấn công đốt phá nhà thờ Công Giáo
Đã có một số vụ tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo được báo cáo ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý.
Trong một trường hợp ở Đức, xăng đã được đổ lên băng ghế trong một nhà thờ Công Giáo và sau đó đốt cháy.
Một nhà thờ Công Giáo ở Pháp cũng bị phá hoại bằng nước tiểu và phân bởi những kẻ đã cố gắng đốt nhà thờ vào tháng 2 năm 2020.
Mười người đeo mặt nạ đã nhắm mục tiêu vào một nhà thờ Công Giáo khác ở Pháp trong một cuộc tấn công đốt phá vào tháng 10 năm 2020 bằng cách ăn cắp một chiếc xe hơi sau đó tông thẳng vào nhà thờ và sau đó phóng hỏa gây thiệt hại đáng kể.
Ở Thụy Sĩ, một nhà thờ Công Giáo đã bị hỏa hoạn vào tháng 3 năm 2020.
Tháng 11 năm 2020, mạng xã hội ở Tây Ban Nha đã hô hào giết hết các linh mục Công Giáo đã. Các linh mục Công Giáo ở Ba Lan cảm thấy bị đe dọa khi một hình ảnh mô tả một linh mục bị bắn được lan truyền trên mạng xã hội cùng với những lời lăng mạ chống Công Giáo.
Một người đàn ông cải đạo sang Công Giáo ở Ý cũng nhận được lời dọa giết qua mạng xã hội vào tháng 11 năm 2020.
Trong những trường hợp khác, thủ phạm đã chia sẻ tội ác căm thù của họ trên mạng xã hội. Các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ ở Ba Lan đã quay cảnh mình ném trứng vào một nhà thờ Công Giáo và đăng lên mạng xã hội vào tháng 10 năm 2020.
Bất chấp các biện pháp lockdown khiến nhiều người bị cô lập về mặt xã hội vào năm 2020, vẫn có báo cáo về các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào các tín hữu Kitô, mặc dù ít hơn so với năm 2019.
Ba người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng dao tại Vương cung thánh đường Đức Bà ở Nice, Pháp vào tháng 10 năm 2020.
Một linh mục được biết đến với sự tận tâm giúp đỡ người di cư và người vô gia cư đã bị một người đàn ông Tunisia đâm chết gần giáo xứ của mình ở thành phố Como, Ý vào tháng 9 năm 2020.
Tại Vương quốc Anh, một linh mục Công Giáo đã bị hai người đàn ông hành hung trong một nhà thờ vào tháng 6 năm 2020 và bị chấn thương xương sườn. Một linh mục Công Giáo khác ở Anh đã bị hành hung ngay trong một nhà thờ khi đang cử hành một đám tang vào tháng 10 năm 2020.
Một linh mục ở Tây Ban Nha đã phải nhập viện vào tháng 9 năm 2020 sau khi ngài bị đâm vào phần trên cơ thể khi đang ở trong nhà thờ, và một linh mục Công Giáo ở Ba Lan bị đâm nhiều nhát vào bụng vào tháng 10 năm 2020.
Source:Catholic News Agency
ĐHY Dolan lo ngại về thoả thuận Vatican – TQ. Hành trình đến với Công Giáo của nhà thơ Nguyên Sa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:06 20/11/2021
1. Đức Hồng Y Dolan lo ngại về đối thoại giữa Vatican và Trung Quốc
Hoa Kỳ đang trong một cuộc chiến tranh lạnh mới với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho đến nay đó là một cuộc chiến tranh chủ yếu là chuyện một phía, vì Hoa Kỳ dường như không muốn hoặc không thể can dự mạnh mẽ ngay cả khi nhân quyền và tự do tôn giáo ngày càng suy thoái bởi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là đánh giá của một loạt diễn giả tại thành phố New York trong hội nghị “Cánh tay dài của Bắc Kinh: Mối đe dọa của Trung Quốc đối với tự do tôn giáo và các lựa chọn đối với phương Tây”. Hội nghị này được tài trợ bởi Anglosphere Society, Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố và Trung tâm Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ.
Trong số nhiều đánh giá bi quan về một chiến dịch tăng tốc chống lại tôn giáo và các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo ở Trung Quốc đại lục — và sự sụp đổ của nhân quyền ở Hương Cảng — là lời cảnh báo từ cựu Đại sứ về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback, người đã mô tả chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình là một “bọn ma quỷ”. Trích dẫn những vi phạm nhân quyền và những tiến bộ trong việc sử dụng các tiến bộ trong kỹ thuật giám sát do đảng này triển khai chống lại chính công dân của mình, đại sứ cảnh báo: “Tương lai của bách hại sẽ là công nghệ.”
Trong một cuộc trò chuyện với Tổng biên tập của America Media, là Cha Matt Malone, Dòng Tên, Đức Hồng Y Timothy Dolan Tổng Giám Mục New York, đã bày tỏ quan ngại về chính sách đối thoại của Vatican với Bắc Kinh. Ngài thừa nhận rằng các nhà ngoại giao có kinh nghiệm và hiểu biết của Tòa thánh đang chơi một trò chơi đường dài để hướng tới một kết quả vẫn chưa chắc chắn nhưng tự hỏi liệu có ngây thơ không khi đàm phán với các quan chức chính phủ Trung Quốc, những người dường như muốn xóa bỏ tự do tôn giáo ở Trung Quốc hơn bao giờ hết.
“Tôi là một thành viên trung thành của Giáo Hội. Trong thâm tâm, tôi muốn tin tưởng rằng họ biết những gì họ đang làm và tôi muốn họ hoạt động thành công”.
Đức Hồng Y Dolan nói: “Tòa thánh sẽ luôn nêu bật giá trị của đối thoại,” đồng thời nói thêm rằng đối thoại luôn được ưu tiên hơn đối đầu. Và ít nhất theo thỏa thuận mới với Bắc Kinh, “Giáo Hội có một vị trí trên bàn ăn. Họ đã công nhận chúng tôi có một vai trò quan trọng trong việc quản lý Giáo Hội ở Trung Quốc, điều mà trước đây chúng tôi không có”.
Nhưng, ngài nói thêm “ruột gan tôi cũng nói với tôi rằng bạn không thể thương lượng với những người này. Nó có thể phản tác dụng một cách kinh hoàng”. Ngài nhớ lại cuộc trò chuyện với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Hương Cảng, người lâu nay vẫn chỉ trích những nỗ lực của Vatican nhằm bảo đảm vai trò của Giáo Hội ở Trung Quốc thông qua việc đàm phán với Bắc Kinh. “Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói với tôi: 'Hãy tin tôi. Điều này không thể hoạt động. Họ muốn tiêu diệt chúng tôi, và hiệp định này sẽ đẩy nhanh điều đó’.”
Những nỗ lực nhằm chống lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên phức tạp theo sau các mối quan hệ thương mại xuất hiện giữa Trung Quốc và phương Tây trong nhiều thập kỷ kể từ khi Trung Quốc được Hoa Kỳ trao quy chế tối huệ quốc.
Trong số những cuộc tấn công ngày càng gia tăng nhằm vào biểu hiện tôn giáo ở Trung Quốc, “chúng ta phải tìm kiếm những lý do cơ bản cho điều này,” Đức Hồng Y Dolan nói. Các nhà lãnh đạo đảng “muốn toàn quyền kiểm soát” và phát hiện trong tôn giáo một lực lượng ý thức hệ cạnh tranh mà họ không thể kiềm chế hoàn toàn. Ngài tin rằng người cộng sản xem đức tin như một cản trở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt đến các mục tiêu cuối cùng của họ, và họ quyết tâm loại trừ trở ngại đó.
Source:American Magazine
2. Phim kể về linh mục-tử đạo Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc
Cha Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아), linh mục Công Giáo đầu tiên của Hàn Quốc đã tử đạo vì đức tin vào thế kỷ 19 và được tuyên thánh vào năm 1984, là chủ đề của một bộ phim tiểu sử mới để tưởng nhớ ngài nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của vị linh mục.
Korea Times đưa tin: Nhà làm phim nổi tiếng của Hàn Quốc Phác Hưng Thực (Park Heung-sik, 박흥식) sẽ đạo diễn bộ phim có tựa đề “A Birth”, nghĩa là “Một Sự Ra Đời” và việc quay phim sẽ bắt đầu vào cuối tháng này. Phim dự kiến sẽ được chiếu tại các rạp vào tháng 11 năm 2022. Nam diễn viên Doãn Thi Doãn (Yoon Si-yoon, 윤시윤 ) sẽ đóng vai Thánh Anrê Kim.
Giám đốc Phác cho biết ông đã nghiên cứu sâu rộng về cuộc đời và di sản của vị linh mục nổi tiếng từ khi sinh ra cho đến khi qua đời ở tuổi 25.
“Tôi muốn nói với mọi người về những thành tích phi thường của Cha Kim, không chỉ với tư cách là một thánh tử đạo Công Giáo mà còn là một nhà thám hiểm đã lang thang trên biển và đất liền trong một thời kỳ đầy biến động. Cha Kim là một trong số ít người Hàn Quốc quyết liệt chấp nhận văn hóa phương Tây thông qua ngôn ngữ và giáo dục. Nói cách khác, ngài là một nhà lãnh đạo của những suy nghĩ mới”
Tuy nhiên, đạo diễn chỉ ra rằng mặc dù là phim tiểu sử về một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, bộ phim sẽ không tập trung hoàn toàn vào tôn giáo mà còn tập trung vào bối cảnh xã hội, chính trị và kinh tế của thời đại đó.
Đạo diễn Phác nhấn mạnh rằng: “Dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선), bệnh dịch tả là một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Bây giờ, chúng ta đang chiến đấu chống lại Covid-19. Đại dịch đã củng cố sự bất bình đẳng và khiến con người trở nên ích kỷ hơn. Bộ phim này sẽ rất ấm lòng, có âm hưởng đương đại, vì nó sẽ đưa ra quan điểm về những gì chúng ta có thể học được từ Cha Kim để đối phó với những thách thức sau đại dịch. Thế giới cần thêm những người như Cha Kim.”
Đó là vinh dự thực sự của tôi khi được tham gia bộ phim tuyệt vời này. Vì tinh thần và hành động của Cha Kim đã sống trong trái tim của rất nhiều người, nên bộ phim này có một loại áp lực khác.
Theo phương tiện truyền thông của Dòng Phanxicô tại Hàn quốc, Cha Anrê Kim Đại Kiến, sinh năm 1821, là con trai của những người cải đạo theo đạo Công Giáo. Ngài được rửa tội ở tuổi 15. Sau đó ngài đến một chủng viện ở Ma Cao, Trung Quốc, và trở về quê hương sau sáu năm qua ngã Mãn Châu. Cùng năm đó, ngài vượt biển Hoàng Hải đến Thượng Hải, nơi ngài được thụ phong linh mục.
Cha Kim được giao nhiệm vụ sắp xếp cho nhiều nhà truyền giáo vào Hàn Quốc một cách bí mật bằng con đường ven biển để tránh các cuộc tuần tra biên giới. Ngài bị bắt, bị tra tấn và bị chặt đầu trên sông Hàn gần Hán Thành vào năm 1846.
Đền các thánh tử đạo ở Sa Nam Cơ (Saenamteo, 새남터) ở Nhị Thôn Động (Ichon-dong, 이촌동) thuộc quận Long Sơn (Yongsan, 용산구) của thủ đô Hán Thành là nơi chứa các thánh tích về cuộc tử đạo của vị thánh. Cha Kim hiện là vị thánh bảo trợ của hàng giáo sĩ ở Hàn Quốc.
Trong những ngày đầu của Kitô Giáo ở Hàn Quốc, đất nước được cai trị bởi triều đại Tiên Quốc kéo dài từ 1392 đến 1910. Đây là một triều đại tôn sùng Phật Giáo, luôn coi các tín hữu Kitô như một mối họa cho ngai vàng của mình. Hàng ngàn người Công Giáo đã bị sát hại vì không chịu từ bỏ đức tin.
Năm 1984, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 103 vị tử đạo trong đó có Cha Anrê Kim, Ông Ignatius cha của ngài, Thánh Phaolô Trang (Chong, 총) và bảy nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo vào thế kỷ 19.
Source:UCANews
Đài truyền hình CBS News: Đức Giáo Hoàng vừa làm phép lạ chữa lành một đứa bé Italia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:06 20/11/2021
Đức Giáo Hoàng làm phép lạ chữa lành một đứa bé
Trong bản tin hôm 17 tháng 11, đài truyền hình CBS News của Hoa Kỳ cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm phép lạ chữa lành một cậu bé. CBS News là một đài truyền hình thế tục rất có thế giá tại Hoa Kỳ.
Để dễ theo dõi, trước hết, Kim Thúy xin được mạn phép tường thuật lại một bản tin chúng tôi đã phát trước đây.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 9:15 phút sáng thứ Tư 20 tháng 10 theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần với các tín hữu.
Bài phát biểu được phát trực tiếp của Đức Thánh Cha, dành riêng cho chủ đề “Tự do được thực hiện trong tình yêu,” là bài phát biểu thứ 12 trong chương trình dạy giáo lý của ngài về Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Galát.
Khi bắt đầu buổi tiếp kiến, các linh mục đã đọc thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Galát chương 5: hai câu 13 và 14 bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, một đoạn trong đó vị Tông đồ kêu gọi các tín hữu Kitô không lạm dụng tự do của mình mà thay vào đó “trở thành nô lệ cho nhau” qua tình yêu thương.
Khi những lời này được đọc bằng tiếng Đức, một cậu bé mặc bộ đồ thể thao màu đen, đeo kính và đeo khẩu trang y tế đến gần Đức Thánh Cha Phanxicô. Cậu bé mỉm cười và nắm chặt tay ngài. Đức Ông Leonardo Sapienza, nhiếp chính của Phủ Giáo hoàng, người thường ngồi bên phải Đức Giáo Hoàng trong các buổi tiếp kiến chung, đứng dậy và nhường ghế cho cậu bé.
Đứa trẻ ngồi một lúc, sau đó đứng lên và chỉ vào chiếc mũ zucchetto của Đức Giáo Hoàng. Một lúc, cậu bé toan giật chiếc mũ nhưng Đức Giáo Hoàng đã giữ chặt lại. Sau đó, cậu bé còn dẫn vị linh mục phụ trách đọc các bản văn bằng tiếng Bồ Đào Nha đến chỗ Đức Giáo Hoàng và yêu cầu vị linh mục lấy chiếc mũ sọ của Đức Giáo Hoàng trao cho cậu ta. Cuối cùng, cậu bé bước xuống khỏi khán đài một cách đắc thắng và tự hào vì có ai đó đã cho cậu một chiếc zucchetto.
Đức Giáo Hoàng bắt đầu bài huấn dụ của mình bằng cách ứng khẩu trình bày các suy tư về hành động của cậu bé.
Ngài nói: “Trong những ngày này, chúng ta đang nói về tự do đức tin, trong khi lắng nghe Thư gửi tín hữu Galát. Nhưng tôi nhớ lại những gì Chúa Giêsu đang nói về tính tự phát và tự do của trẻ em, khi đứa trẻ này có quyền tự do đến gần và di chuyển như thể nó đang ở nhà... Và Chúa Giêsu nói với chúng ta: 'Cả anh em nữa, nếu anh em không nên như những trẻ nhỏ, anh em sẽ không được vào Nước Thiên đàng’”.
“Sự can đảm đến gần Chúa, cởi mở với Chúa, không sợ hãi Chúa: Tôi cảm ơn đứa trẻ này về bài học mà nó đã cho tất cả chúng ta. Và cầu xin Chúa giúp cậu bé trong sự hạn chế của cậu, trong sự trưởng thành của cậu bé bởi vì cậu ta đã đưa ra lời chứng này đến từ trái tim của mình. Trẻ em không có một phiên dịch tự động từ trái tim đến cuộc sống: trái tim luôn dẫn đầu”.
Bây giờ, xin quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ bản tin của CBS News qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thật không dễ dàng để leo lên khán đài của Đức Giáo Hoàng - trừ khi bạn là Paolo Bonavita, cậu bé 10 tuổi người Ý mến mộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chiếc mũ sọ màu trắng của ngài.
Bonavita, cậu bé mắc chứng tự kỷ và động kinh, đã bước lên sân khấu để gặp Đức Giáo Hoàng tại Vatican vào tháng trước, và tỏ ra rất thích chiếc mũ zucchetto của ngài. Cậu bé được mời ngồi cạnh Đức Phanxicô, và mẹ anh ta cho biết, cậu đã muốn lấy chính mũ sọ trên đầu của Đức Giáo Hoàng.
Cậu bé đã đến Rôma để kiểm tra y tế sau khi các bác sĩ nghi ngờ có khối u hoặc bệnh đa xơ cứng. Theo bà Elsa Morra, mẹ của cậu bé nhận định, việc Bonavita leo được lên cầu thang trong Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục để đến gặp Đức Giáo Hoàng đã thực sự là một ơn lạ.
“Tự mình leo lên cầu thang, khi bình thường nó cần sự giúp đỡ, tôi nghĩ, ‘Điều này không thể xảy ra’”, cô ấy nói với CBS News.
Điều đặc biệt đáng ngạc nhiên là diễn biến này xảy ra sau khi sức khỏe của cậu bé đã có chiều hướng xấu đi.
“Bác sĩ gần như chắc chắn đó là một khối u não”, Morra nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với bà rằng ngài sẽ cầu nguyện cho con trai bà.
“Ngài nắm lấy tay tôi và nói ‘Đối với bạn, không có gì là không thể’”, cô nói.
Khoảng ba tuần sau, bà ấy hiểu điều Đức Giáo Hoàng nói với bà có nghĩa là gì: Bà ấy nói rằng các bác sĩ đã nói với bà rằng kết quả xét nghiệm của con trai bà không có dấu hiệu bệnh ung thư và các triệu chứng của cậu bé đã được cải thiện”.
“Cảm ơn vì phép lạ này,” Morra nói về những gì bà sẽ nói với Đức Giáo Hoàng.
Source:CBS News