Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:21 20/11/2016
Chúa nhật I Mùa Vọng, năm A
Is 2, 1-5 Rm 13-14a Mt 24, 37-44
Hãy tỉnh thức
Phụng vụ năm A lại bắt đầu bằng Chúa Nhật I Mùa Vọng. Trong Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay, Chúa cảnh tỉnh nhân loại :” Các con hãy sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến “. Chúa cảnh báo chúng ta :” sẵn sàng “ và “ không ngờ “. Ở đây chữ sẵn sàng cho thấy chúng ta phải tỉnh thức và “ không ngờ “ đưa chúng ta vào một tình trạng không đoán trước, không biết trước. Do đó, chúng ta phải có tâm tình chờ đợi Chúa đến một cách đột xuất, bất ngờ vì giờ nào, ngày nào Ngài đến chúng ta không thể biết được, nên chúng ta phải mau mắn, chóng vánh tỉnh thức.
Các bài đọc Chúa Nhật I mùa vọng năm A, đặc biệt đoạn Tin Mừng Mt 24, 37 -44 đưa ra hai ví dụ để chúng ta suy gẫm và có thái độ ứng xử tốt khi chờ đợi Chúa đến. Chúa cho chúng ta hiểu sự kiện ông Noe trước khi nạn hồng thủy xẩy đến,Thiên Chúa đã nói trước nhưng dân chúng không nghe, không tin. Noe cứ kiên nhẫn, cần cù đóng tàu, chuẩn bị tất cả cho một biến cố vô cùng quan trọng mà Thiên Chúa đã báo trước. Dân cứ dựng vợ, gả chồng, cứ ăn chơi phung phí, hoang đãng. Và hồng thủy ập tới, Noe và gia đình cùng toàn thể súc vật được cứu thoát. Còn dân chúng thì bị vùi lấp…Ngày quang lâm tứclà ngày Chúa đến cũng thế…Chính vì thế, nhân loại và tất cả mọi người đều phải tỉnh thức và sẵn sàng. Chúa còn đưa ra nhiều dụ ngôn, nhiều ví dụ để cảnh giác các môn đệ, cảnh giác chúng ta…Ngày của Chúa đến có những người sẽ bị loại trừ, có những người sẽ được nhận vào để chung hưởng hạnh phúc Nước Trời vì khi ấy hai người đang xay bột, một người bị đem đi, một người được cứu vớt. Năm cô trinh nữ khôn ngoan vừa mang đèn, vừa mang dầu, nên được hưởng hạnh phúc cùng tân lang vv… Chúa vẫn đến với chúng ta hằng ngày nhưng mắt thịt của chúng ta đâu có nhìn ra Ngài, thánh Matthêu chương nói về ngày chung thẩm đã cho chúng ta biết Chúa đã đồng hóa với kẻ nghèo, kẻ tàn tật, đui mù, què quặt vv…Chúa đến với chúng ta như người khách lạ, kẻ tù đày, trần truồng.
Chúa tới với nhân loại, đến với con người, đến với chúng ta một cách bất ngờ, nên mọi người luôn phải tỉnh thức. Bởi vì, tỉnh thức như đầy tớ chờ ông chủ đi xa về, hay như chủ nhà không biết lúc nào kẻ trộm đến,nên phải luôn canh chừng sẵn sàng để khỏi bị mất mát, Chúa đến với con người trong giờ chết cũng vậy, do đó, chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng, nghĩa là chúng ta phải luôn sống trong ơn nghĩa của Chúa, phải luôn làm đẹp lòng Chúa. Thánh Faustina đã được Chúa cho thấy sự chết và được ra trước mặt Chúa, được Chúa cho thấy trong tích tắc tội lỗi của mình, nên thánh nữ đã hết lòng kính sợ Chúa và quyết tâm từ bỏ tội lỗi. Lòng thương xót của Chúa trải rộng đến mọi người, tuy nhiên, con người phải có thái độ chăm chỉ làm việc như ông chủ đi phương xa trở về mà còn thấy đầy tớ còn thức, chuyên cần phục vụ, cần cù làm việc, chắc chắn ông chủ sẽ trao cho đầy tớ và ủy thác công việc lớn lao hơn nữa, được thừa hưởng sự sống đời đời.
Thực tế, Chúa cho chúng ta sống ở trần gian để chúng ta lập công phúc và sống đạo đức, sống để làm đẹp lòng Chúa. Thời gian ở trần thế này dài hay ngắn là do Chúa ban cho mỗi người. Thời gian ở thế giới này là dịp, là cơ hội cho chúng ta hoán cải, ăn năn sám hối để trở về với Chúa. Mỗi lần sám hối là bước khởi đầu giúp chúng ta nên thánh, giúp chúng ta làm đẹp lòng Chúa. Những công việc tốt khi còn sống là công phúc cho con người chúng ta. Tận thế hay ngày quang lâm, chỉ có Thiên Chúa Cha mới biết. Nên, giờ Chúa đến sẽ vô cùng bất ngờ. Giờ phán xét riêng mỗi người là lúc Chúa gọi con người ra đi đột ngột…Ngôn sứ Isaia trong trích đoạn Is 2, 1-5 cho chúng hay:” Đức Chúa sẽ qui tụ muôn dân cho hưởng hòa bình vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa …Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường “. Ơn cứu độ của Chúa chứa chan nơi Đức Kitô do đó chúng ta hãy vui mừng trẩy lên Đền Thánh Chúa như đáp ca vang lên và như lời tung hô Tin Mừng viết :” Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa và ban ơn cứu độ cho chúng con vì “ ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn “. Chính vì thế, chúng ta phải có tâm tình củaMùa Vọng là “ Tỉnh thức và sẵn sàng “. Chúng ta muốn gặp gỡ Chúa thì từng phút giây trong cuộc sống hiện tại phải là những phút giây sống yêu thương bác ái để làm đẹp lòng Chúa và đẩy lùi mọi tội lỗi, mọi tính hư nết xấu ra khỏi cõi lòng chúng ta. Hãy mặc lấy Chúa Kitô. Hãy từ bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới. Đừng chạy theo tính thế tục mà hãy sống thật tốt giây phút hiện tại để chuẩn bị giờ gặp Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết chuẩn bị tâm hồn, tỉnh thức và sẵn sàng ra trước mặt Chúa để trả lời về thời gian của chúng con đã làm gì khi còn được Chúa cho sống ở trần gian này. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ
1.Ngày Quang Lâm là ngày nào ?
2.Chúa Giêsu có mạc khải ngày tận thế không ?
3.Chúa cảnh giác chúng ta phải có thái độ nào ?
4.Chúng ta phải sống giây phút hiện tại làm sao ?
Is 2, 1-5 Rm 13-14a Mt 24, 37-44
Hãy tỉnh thức
Phụng vụ năm A lại bắt đầu bằng Chúa Nhật I Mùa Vọng. Trong Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay, Chúa cảnh tỉnh nhân loại :” Các con hãy sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến “. Chúa cảnh báo chúng ta :” sẵn sàng “ và “ không ngờ “. Ở đây chữ sẵn sàng cho thấy chúng ta phải tỉnh thức và “ không ngờ “ đưa chúng ta vào một tình trạng không đoán trước, không biết trước. Do đó, chúng ta phải có tâm tình chờ đợi Chúa đến một cách đột xuất, bất ngờ vì giờ nào, ngày nào Ngài đến chúng ta không thể biết được, nên chúng ta phải mau mắn, chóng vánh tỉnh thức.
Các bài đọc Chúa Nhật I mùa vọng năm A, đặc biệt đoạn Tin Mừng Mt 24, 37 -44 đưa ra hai ví dụ để chúng ta suy gẫm và có thái độ ứng xử tốt khi chờ đợi Chúa đến. Chúa cho chúng ta hiểu sự kiện ông Noe trước khi nạn hồng thủy xẩy đến,Thiên Chúa đã nói trước nhưng dân chúng không nghe, không tin. Noe cứ kiên nhẫn, cần cù đóng tàu, chuẩn bị tất cả cho một biến cố vô cùng quan trọng mà Thiên Chúa đã báo trước. Dân cứ dựng vợ, gả chồng, cứ ăn chơi phung phí, hoang đãng. Và hồng thủy ập tới, Noe và gia đình cùng toàn thể súc vật được cứu thoát. Còn dân chúng thì bị vùi lấp…Ngày quang lâm tứclà ngày Chúa đến cũng thế…Chính vì thế, nhân loại và tất cả mọi người đều phải tỉnh thức và sẵn sàng. Chúa còn đưa ra nhiều dụ ngôn, nhiều ví dụ để cảnh giác các môn đệ, cảnh giác chúng ta…Ngày của Chúa đến có những người sẽ bị loại trừ, có những người sẽ được nhận vào để chung hưởng hạnh phúc Nước Trời vì khi ấy hai người đang xay bột, một người bị đem đi, một người được cứu vớt. Năm cô trinh nữ khôn ngoan vừa mang đèn, vừa mang dầu, nên được hưởng hạnh phúc cùng tân lang vv… Chúa vẫn đến với chúng ta hằng ngày nhưng mắt thịt của chúng ta đâu có nhìn ra Ngài, thánh Matthêu chương nói về ngày chung thẩm đã cho chúng ta biết Chúa đã đồng hóa với kẻ nghèo, kẻ tàn tật, đui mù, què quặt vv…Chúa đến với chúng ta như người khách lạ, kẻ tù đày, trần truồng.
Chúa tới với nhân loại, đến với con người, đến với chúng ta một cách bất ngờ, nên mọi người luôn phải tỉnh thức. Bởi vì, tỉnh thức như đầy tớ chờ ông chủ đi xa về, hay như chủ nhà không biết lúc nào kẻ trộm đến,nên phải luôn canh chừng sẵn sàng để khỏi bị mất mát, Chúa đến với con người trong giờ chết cũng vậy, do đó, chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng, nghĩa là chúng ta phải luôn sống trong ơn nghĩa của Chúa, phải luôn làm đẹp lòng Chúa. Thánh Faustina đã được Chúa cho thấy sự chết và được ra trước mặt Chúa, được Chúa cho thấy trong tích tắc tội lỗi của mình, nên thánh nữ đã hết lòng kính sợ Chúa và quyết tâm từ bỏ tội lỗi. Lòng thương xót của Chúa trải rộng đến mọi người, tuy nhiên, con người phải có thái độ chăm chỉ làm việc như ông chủ đi phương xa trở về mà còn thấy đầy tớ còn thức, chuyên cần phục vụ, cần cù làm việc, chắc chắn ông chủ sẽ trao cho đầy tớ và ủy thác công việc lớn lao hơn nữa, được thừa hưởng sự sống đời đời.
Thực tế, Chúa cho chúng ta sống ở trần gian để chúng ta lập công phúc và sống đạo đức, sống để làm đẹp lòng Chúa. Thời gian ở trần thế này dài hay ngắn là do Chúa ban cho mỗi người. Thời gian ở thế giới này là dịp, là cơ hội cho chúng ta hoán cải, ăn năn sám hối để trở về với Chúa. Mỗi lần sám hối là bước khởi đầu giúp chúng ta nên thánh, giúp chúng ta làm đẹp lòng Chúa. Những công việc tốt khi còn sống là công phúc cho con người chúng ta. Tận thế hay ngày quang lâm, chỉ có Thiên Chúa Cha mới biết. Nên, giờ Chúa đến sẽ vô cùng bất ngờ. Giờ phán xét riêng mỗi người là lúc Chúa gọi con người ra đi đột ngột…Ngôn sứ Isaia trong trích đoạn Is 2, 1-5 cho chúng hay:” Đức Chúa sẽ qui tụ muôn dân cho hưởng hòa bình vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa …Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường “. Ơn cứu độ của Chúa chứa chan nơi Đức Kitô do đó chúng ta hãy vui mừng trẩy lên Đền Thánh Chúa như đáp ca vang lên và như lời tung hô Tin Mừng viết :” Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa và ban ơn cứu độ cho chúng con vì “ ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn “. Chính vì thế, chúng ta phải có tâm tình củaMùa Vọng là “ Tỉnh thức và sẵn sàng “. Chúng ta muốn gặp gỡ Chúa thì từng phút giây trong cuộc sống hiện tại phải là những phút giây sống yêu thương bác ái để làm đẹp lòng Chúa và đẩy lùi mọi tội lỗi, mọi tính hư nết xấu ra khỏi cõi lòng chúng ta. Hãy mặc lấy Chúa Kitô. Hãy từ bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới. Đừng chạy theo tính thế tục mà hãy sống thật tốt giây phút hiện tại để chuẩn bị giờ gặp Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết chuẩn bị tâm hồn, tỉnh thức và sẵn sàng ra trước mặt Chúa để trả lời về thời gian của chúng con đã làm gì khi còn được Chúa cho sống ở trần gian này. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ
1.Ngày Quang Lâm là ngày nào ?
2.Chúa Giêsu có mạc khải ngày tận thế không ?
3.Chúa cảnh giác chúng ta phải có thái độ nào ?
4.Chúng ta phải sống giây phút hiện tại làm sao ?
Để trở nên công dân Nước Trời
Lm Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
07:41 20/11/2016
Chúa nhật XXXIV Đức Kitô Vua
Lc 23, 35-43
Để trở nên công dân Nước Trời
Chẳng ai chọn cha mẹ để sinh ra, chẳng ai chọn quốc gia để chào đời, thế nên khi sinh ra mỗi người mang một quốc tịch, chẳng ai chọn cho mình. Tuy nhiên, vì lý do này lý do khác, có những người muốn đổi quốc tịch. Vậy để nhập quốc tịch một nước thì phải làm sao ? Nói chung, phải hội đủ những điều kiện mà quốc gia đó qui định. Chẳng hạn, để nhập quốc tịch Hoa Kỳ, phải có thời gian cư trú ở Hoa Kỳ ít là 5 năm, phải biết những điều cơ bản về lịch sử và văn hóa Hoa Kỳ, phải biết tiếng Mỹ ở một mức độ có thể giao tiếp hòa nhập, lý lịch bản thân tốt không can án, bên cạnh đó là những yêu cầu về sức khỏe, về nghề nghiệp v.v… Dĩ nhiên, phải trải qua một cuộc sát hạch. Để hội đủ điều kiện, người ta phải chuẩn bị trước, phải lo học ngôn ngữ, trau dồi nghề nghiệp v.v… Nếu không, đến ngày sát hạch, không đủ điều kiện, sẽ bị loại.
Tôi xin mượn chuyện nhập quốc tịch để so sánh, từ đó rút ra một số suy nghĩ về ngày lễ chúng ta mừng kính hôm nay : lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.
Chúa Giêsu là Vua của một Vương Quốc gọi là Nước Trời. Chúng ta có muốn trở nên công dân Vương Quốc của Vua Giêsu không ? Chúng ta có muốn nhập quốc tịch Nước Trời không ? Chúng ta có biết Vương Quốc của Vua Giêsu như thế nào không ?
Vương Quốc của Vua Giêsu “không thuộc về thế gian này” (Ga 18, 36), không giống các vương quốc ở trần gian : không có lãnh thổ, quân đội, khí giới… Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta một cảnh trong ngày Chúa Giêsu được phong vương. Người được phong vương chính khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngai báu của Người là hai thanh gỗ xù xì, vương miện là vòng gai nhọn đội đầu… Cứ nhìn ngắm Thánh Giá chúng ta sẽ biết đặc điểm Vương Quốc của Vua Giêsu là thế nào.
Muốn hiểu rõ hơn đặc điểm của Nước Trời hãy đọc Thánh Kinh. Thánh Kinh và đặc biệt là Tin Mừng còn hướng dẫn cho chúng ta tất cả những điều cần thiết để được đón nhận vào Nước Trời. Bài giảng Tám mối phúc còn gọi là “Hiến Chương Nước Trời” (x. Mt 5, 1-12; Lc 6, 20-23).
Vương Quốc của Vua Giêsu là Vương Quốc của chân lý : “Ai đứng về sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Vương Quốc của Vua Giêsu là Vương Quốc của tình yêu, một tình yêu hiến thân vì kẻ mình yêu. “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15, 13).
Ai muốn sống trong Vương Quốc Giêsu thì phải sống theo sự thật, sự thật đây là sự thật của Thiên Chúa, sự thật được soi dẫn bởi Lời Chúa. Ai muốn là công dân Nước trời phải sống tình yêu thương. Yêu thương là mến Chúa, yêu người. Bài Tin Mừng về ngày phán xét cho thấy, yêu người, cụ thể ấy là : cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, tiếp đón khách lạ, viếng thăm kẻ bệnh hoạn, tù tội… (x. Mt 25, 31tt). Như thế, tựu trung, chỉ những ai sống trong sự thật của Thiên Chúa, biết yêu thương phục vụ anh em đồng loại mới hội đủ điều kiện trở thành công dân Nước Trời.
Không thể dùng tiền bạc mà mua Nước Trời, dẫu đó có là tiền xin lễ. Không phải cứ tuân giữ tỉ mỉ các lề luận như kiểu các ông luật sĩ, biệt phái là chiếm được Nước Trời. Không phải cứ “lạy Chúa, lạy Chúa” là được vào Nước Trời (x. Mt 7, 21). Luật lệ, kinh kệ lễ bái sẽ là vô ích nếu việc thi hành những luật lệ đó không xuất phát từ con tim, nếu những việc đạo đức đó không biến đổi đời sống chúng ta cho nên công chính, không khơi dậy con tim cho biết yêu thương.
Người muốn nhập quốc tịch Mỹ mà không học cách sống Mỹ sẽ khó hội nhập. (Gọi là nước Mỹ, nhưng chưa phải là hoàn mỹ ! Ở đây tôi tạm dùng thí dụ nước Mỹ vì hơn nửa Việt kiều là ở đất Mỹ). Thật vậy, sống bên Mỹ mà vẫn giữ thói quen lái xe lạng lách phóng ẩu, không tôn trọng luật lệ giao thông, chắc chắn sẽ gây tai nạn. Sống bên Mỹ mà vẫn giữ thói xấu ăn gian nói dối, chắc chắn sẽ bị người ta khinh khi, xa lánh. Sống trên đất Mỹ mà vẫn giữ thói vũ phu đánh đập vợ con, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi, chắc chắn sẽ bị cảnh sát bỏ tù. Sống trên đất Mỹ mà vẫn cứ ăn thịt chó, chắc chắn sẽ bị người ta thưa kiện bỏ tù. Sống bên Mỹ mà không biết tiếng Mỹ, không biết lái xe thì khác nào sống trong tù… Những người như thế chắc chắn sẽ không được đón nhận để trở thành công dân Mỹ. Mặt khác, bản thân những người có kiểu sống và cách suy nghĩ quá khác biệt, không thể hòa nhập xã hội Mỹ hẳn sẽ rất buồn chán không muốn ở Mỹ. Các cụ ông cụ bà được con cái bảo lãnh sang Mỹ một thời gian cứ đòi về là vì vậy, dẫu đời sống bên Mỹ đầy đủ, ăn sung mặc sướng, không thiếu thứ gì.
Vương quốc của Đức Kitô là Vương Quốc của sự thật. Trong Vương Quốc đó mọi người sống trong sự thật của Thiên Chúa. Sự thật của Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược với sự dối trá của thế gian, của ma quỉ.
Vương quốc của Đức Kitô là vương quốc yêu thương. Trong vương quốc đó chỉ có một điều luật là điều luật yêu thương, chỉ sử dụng một ngôn ngữ là ngôn ngữ của tình yêu… Không tuân theo luật yêu thương, không nói ngôn ngữ yêu thương thì làm sao sống trong Nước Trời được !
Thế nên muốn mang quốc tịch Nước Trời, ngay từ bây giờ, trên trần gian này chúng ta phải học cách sống theo sự thật, học cách sống yêu thương, học nói ngôn ngữ yêu thương, học ứng xử theo cách thế yêu thương.
Không sống theo sự thật người ta không thể là công dân Nước Trời. Không yêu thương người ta không thể sống trong vương quốc của Đức Kitô. Không phải họ bị Chúa loại trừ, nhưng chính họ tự loại mình ra. Đừng bảo Chúa ác, đừng bảo Chúa phạt. Chính mình tự ý tách ra khỏi thiên đàng mà thôi !
Thật vậy, một người quen sống gian dối, hận thù, ghen ghét thì làm sao có thể hạnh phúc trên thiên đàng được ? Hãy thử tưởng tượng, vừa bước vào Nước Trời, gặp ngay bản mặt dễ ghét của những kẻ thề không đội trời chung, đã thế họ lại được Thiên Chúa yêu thương tha thứ, chúng ta sẽ cảm thấy thế nào ? Chúng ta sẽ bất mãn như những người luật sĩ và Pharisêu đã bất mãn khi thấy Chúa Giêsu tỏ ra nhân lành với những người tội lỗi, thu thuế. Chúng ta sẽ giận dữ, như người anh cả giận dữ khi thấy cha mở tiệc ăn mừng đứa con thứ đi hoang trở về. Chúng ta sẽ kêu trách như những người thợ vào làm việc trong vườn nho ngay từ sáng sớm mà cũng chỉ được trả một đồng y như những người vào làm giờ cuối cùng.
Với sự giận dữ, bất mãn, hậm hực, chúng ta sẽ bước thẳng ra khỏi thiên đàng. Mà nói cho ngay, cũng chẳng cần phải bước ra. Không có trái tim yêu thương thì dẫu ở trong thiên đàng, thì thiên đàng đã biến thành hỏa ngục cho chúng ta rồi. Vâng, hỏa ngục ở ngay trong lòng chúng ta khi chúng ta gian dối, oán giận, ích kỷ… Ngược lại, thiên đàng ở ngay trong chúng ta khi chúng ta biết sám hối, biết thứ tha, yêu thương… Như người kẻ trộm hôm nay, đã biết sám hối và tin tưởng vào Chúa: “Lạy Chúa, khi nào về nước Ngài xin nhớ đến con”.
Chúa đã nói rồi, Nước Trời không ở đâu xa nhưng ở ngay giữa anh em (x. Lc 17, 21). Cũng vậy hỏa ngục không phải là một nơi xa xôi, trong một không gian lạ lẫm mà là ở ngay trong lòng ta khi lòng ta đầy những oán giận, thù ghét, dâm ô, bất chính, tham lam, gian tà… Khi đó đâu cần gì phải có lửa đốt, chính những tư tưởng thù oán, bất chính đó thiêu đốt dày vò chúng ta, làm chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên. Ngược lại đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời (x. 1Ga 4. 16), mà ở đâu có Đức Chúa Trời thì đấy là thiên đàng rồi còn gì.
Khi chịu phép Rửa, chúng ta đã có một tấm vé ưu tiên cho chúng ta thành công dân Nước Trời. Nhưng không phải hễ cứ rửa tội là đương nhiên thành công dân Nước Trời. Thật ra tấm vé đó là một đặc ân cho phép chúng ta được vào học trong một ngôi trường đặc biệt, trường xịn, trường chuyên, trường điểm, trường chất lượng cao. Ngôi trường ấy là Giáo Hội. Trong Giáo Hội, chúng ta được dạy cách sống trên Nước Trời. Trong Giáo Hội, chúng ta được tạo mọi điều kiện thuận tiện, cùng sự trợ giúp cần thiết để ta tập sống yêu thương, trông cậy, tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa.
Cho nên giai đoạn sống trên trần gian này cực kỳ quan trọng. Ấy là thời kỳ học tập chuẩn bị. Cái chết là cuộc sát hạch mà mỗi người chúng ta đều phải trải qua. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, chúng ta chỉ có một thời gian để chuẩn bị. Vì thế cần phải tích cực tập sống chân thật : chân thật trong suy nghĩ tư tưởng, chân thật trong lời ăn tiếng nói, chân thật trong ứng xử hành động. Đồng thời chúng ta cũng phải tập sống yêu thương : yêu thương ngay từ bây giờ, ngay tại nơi đây. Yêu thương bắt đầu từ những gì cụ thể nhỏ bé nhất : một nụ cười, một lời hỏi thăm, một giúp đỡ chân tình… Yêu thương bắt đầu từ những người gần bên chúng ta nhất là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, rồi xa hơn là họ hàng, bà con, chòm xóm, đồng nghiệp… để rồi có thể vươn tới yêu thương những người xa lạ, bất hạnh xung quanh. Hãy tập cho con tim mình biết mở rộng để có thể yêu thương, tha thứ, tha thứ cả những kẻ thù địch, những người làm hại ta.
Yêu thương thế nào được nếu chúng ta sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân mình, chỉ bo bo cho gia đình mình, không đếm xỉa gì đến những người chung quanh, đến những người đang phải sống trong nghèo đói, bất công ? Yêu thương thế nào được nếu chúng ta chỉ lo gìn giữ an toàn của bản thân mình, mặc kệ những người khác bị tù đày, bị sách nhiễu… vì dám nói lên tiếng nói của sự thật, của công bằng, vì đòi hỏi một môi trường trong sạch, một nhà nước minh bạch... ?
Ngày sát hạch để trở thành công dân Mỹ, nếu chưa đủ điều kiện thì cũng chưa có gì nghiêm trọng lắm, có thể chuẩn bị lại, và nói cho cùng không mang quốc tịch này thì mang quốc tịch khác. Nhưng ngày sát hạch nhập quốc tịch Nước Trời, gọi là ngày phán xét sau cùng thì không như thế. Chỉ có hai con đường : một là vào Nước trời, hai là đời đời ở chốn tối tăm khóc lóc…
Ước gì vào ngày sát hạch nhập quốc tịch Nước Trời, mỗi người chúng ta được nghe những lời đầy thương xót của Chúa, những lời Chúa đã nói với anh trộm lành: “ngay hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Lm Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
Lc 23, 35-43
Để trở nên công dân Nước Trời
Chẳng ai chọn cha mẹ để sinh ra, chẳng ai chọn quốc gia để chào đời, thế nên khi sinh ra mỗi người mang một quốc tịch, chẳng ai chọn cho mình. Tuy nhiên, vì lý do này lý do khác, có những người muốn đổi quốc tịch. Vậy để nhập quốc tịch một nước thì phải làm sao ? Nói chung, phải hội đủ những điều kiện mà quốc gia đó qui định. Chẳng hạn, để nhập quốc tịch Hoa Kỳ, phải có thời gian cư trú ở Hoa Kỳ ít là 5 năm, phải biết những điều cơ bản về lịch sử và văn hóa Hoa Kỳ, phải biết tiếng Mỹ ở một mức độ có thể giao tiếp hòa nhập, lý lịch bản thân tốt không can án, bên cạnh đó là những yêu cầu về sức khỏe, về nghề nghiệp v.v… Dĩ nhiên, phải trải qua một cuộc sát hạch. Để hội đủ điều kiện, người ta phải chuẩn bị trước, phải lo học ngôn ngữ, trau dồi nghề nghiệp v.v… Nếu không, đến ngày sát hạch, không đủ điều kiện, sẽ bị loại.
Tôi xin mượn chuyện nhập quốc tịch để so sánh, từ đó rút ra một số suy nghĩ về ngày lễ chúng ta mừng kính hôm nay : lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.
Chúa Giêsu là Vua của một Vương Quốc gọi là Nước Trời. Chúng ta có muốn trở nên công dân Vương Quốc của Vua Giêsu không ? Chúng ta có muốn nhập quốc tịch Nước Trời không ? Chúng ta có biết Vương Quốc của Vua Giêsu như thế nào không ?
Vương Quốc của Vua Giêsu “không thuộc về thế gian này” (Ga 18, 36), không giống các vương quốc ở trần gian : không có lãnh thổ, quân đội, khí giới… Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta một cảnh trong ngày Chúa Giêsu được phong vương. Người được phong vương chính khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngai báu của Người là hai thanh gỗ xù xì, vương miện là vòng gai nhọn đội đầu… Cứ nhìn ngắm Thánh Giá chúng ta sẽ biết đặc điểm Vương Quốc của Vua Giêsu là thế nào.
Muốn hiểu rõ hơn đặc điểm của Nước Trời hãy đọc Thánh Kinh. Thánh Kinh và đặc biệt là Tin Mừng còn hướng dẫn cho chúng ta tất cả những điều cần thiết để được đón nhận vào Nước Trời. Bài giảng Tám mối phúc còn gọi là “Hiến Chương Nước Trời” (x. Mt 5, 1-12; Lc 6, 20-23).
Vương Quốc của Vua Giêsu là Vương Quốc của chân lý : “Ai đứng về sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Vương Quốc của Vua Giêsu là Vương Quốc của tình yêu, một tình yêu hiến thân vì kẻ mình yêu. “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (Ga 15, 13).
Ai muốn sống trong Vương Quốc Giêsu thì phải sống theo sự thật, sự thật đây là sự thật của Thiên Chúa, sự thật được soi dẫn bởi Lời Chúa. Ai muốn là công dân Nước trời phải sống tình yêu thương. Yêu thương là mến Chúa, yêu người. Bài Tin Mừng về ngày phán xét cho thấy, yêu người, cụ thể ấy là : cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, tiếp đón khách lạ, viếng thăm kẻ bệnh hoạn, tù tội… (x. Mt 25, 31tt). Như thế, tựu trung, chỉ những ai sống trong sự thật của Thiên Chúa, biết yêu thương phục vụ anh em đồng loại mới hội đủ điều kiện trở thành công dân Nước Trời.
Không thể dùng tiền bạc mà mua Nước Trời, dẫu đó có là tiền xin lễ. Không phải cứ tuân giữ tỉ mỉ các lề luận như kiểu các ông luật sĩ, biệt phái là chiếm được Nước Trời. Không phải cứ “lạy Chúa, lạy Chúa” là được vào Nước Trời (x. Mt 7, 21). Luật lệ, kinh kệ lễ bái sẽ là vô ích nếu việc thi hành những luật lệ đó không xuất phát từ con tim, nếu những việc đạo đức đó không biến đổi đời sống chúng ta cho nên công chính, không khơi dậy con tim cho biết yêu thương.
Người muốn nhập quốc tịch Mỹ mà không học cách sống Mỹ sẽ khó hội nhập. (Gọi là nước Mỹ, nhưng chưa phải là hoàn mỹ ! Ở đây tôi tạm dùng thí dụ nước Mỹ vì hơn nửa Việt kiều là ở đất Mỹ). Thật vậy, sống bên Mỹ mà vẫn giữ thói quen lái xe lạng lách phóng ẩu, không tôn trọng luật lệ giao thông, chắc chắn sẽ gây tai nạn. Sống bên Mỹ mà vẫn giữ thói xấu ăn gian nói dối, chắc chắn sẽ bị người ta khinh khi, xa lánh. Sống trên đất Mỹ mà vẫn giữ thói vũ phu đánh đập vợ con, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi, chắc chắn sẽ bị cảnh sát bỏ tù. Sống trên đất Mỹ mà vẫn cứ ăn thịt chó, chắc chắn sẽ bị người ta thưa kiện bỏ tù. Sống bên Mỹ mà không biết tiếng Mỹ, không biết lái xe thì khác nào sống trong tù… Những người như thế chắc chắn sẽ không được đón nhận để trở thành công dân Mỹ. Mặt khác, bản thân những người có kiểu sống và cách suy nghĩ quá khác biệt, không thể hòa nhập xã hội Mỹ hẳn sẽ rất buồn chán không muốn ở Mỹ. Các cụ ông cụ bà được con cái bảo lãnh sang Mỹ một thời gian cứ đòi về là vì vậy, dẫu đời sống bên Mỹ đầy đủ, ăn sung mặc sướng, không thiếu thứ gì.
Vương quốc của Đức Kitô là Vương Quốc của sự thật. Trong Vương Quốc đó mọi người sống trong sự thật của Thiên Chúa. Sự thật của Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược với sự dối trá của thế gian, của ma quỉ.
Vương quốc của Đức Kitô là vương quốc yêu thương. Trong vương quốc đó chỉ có một điều luật là điều luật yêu thương, chỉ sử dụng một ngôn ngữ là ngôn ngữ của tình yêu… Không tuân theo luật yêu thương, không nói ngôn ngữ yêu thương thì làm sao sống trong Nước Trời được !
Thế nên muốn mang quốc tịch Nước Trời, ngay từ bây giờ, trên trần gian này chúng ta phải học cách sống theo sự thật, học cách sống yêu thương, học nói ngôn ngữ yêu thương, học ứng xử theo cách thế yêu thương.
Không sống theo sự thật người ta không thể là công dân Nước Trời. Không yêu thương người ta không thể sống trong vương quốc của Đức Kitô. Không phải họ bị Chúa loại trừ, nhưng chính họ tự loại mình ra. Đừng bảo Chúa ác, đừng bảo Chúa phạt. Chính mình tự ý tách ra khỏi thiên đàng mà thôi !
Thật vậy, một người quen sống gian dối, hận thù, ghen ghét thì làm sao có thể hạnh phúc trên thiên đàng được ? Hãy thử tưởng tượng, vừa bước vào Nước Trời, gặp ngay bản mặt dễ ghét của những kẻ thề không đội trời chung, đã thế họ lại được Thiên Chúa yêu thương tha thứ, chúng ta sẽ cảm thấy thế nào ? Chúng ta sẽ bất mãn như những người luật sĩ và Pharisêu đã bất mãn khi thấy Chúa Giêsu tỏ ra nhân lành với những người tội lỗi, thu thuế. Chúng ta sẽ giận dữ, như người anh cả giận dữ khi thấy cha mở tiệc ăn mừng đứa con thứ đi hoang trở về. Chúng ta sẽ kêu trách như những người thợ vào làm việc trong vườn nho ngay từ sáng sớm mà cũng chỉ được trả một đồng y như những người vào làm giờ cuối cùng.
Với sự giận dữ, bất mãn, hậm hực, chúng ta sẽ bước thẳng ra khỏi thiên đàng. Mà nói cho ngay, cũng chẳng cần phải bước ra. Không có trái tim yêu thương thì dẫu ở trong thiên đàng, thì thiên đàng đã biến thành hỏa ngục cho chúng ta rồi. Vâng, hỏa ngục ở ngay trong lòng chúng ta khi chúng ta gian dối, oán giận, ích kỷ… Ngược lại, thiên đàng ở ngay trong chúng ta khi chúng ta biết sám hối, biết thứ tha, yêu thương… Như người kẻ trộm hôm nay, đã biết sám hối và tin tưởng vào Chúa: “Lạy Chúa, khi nào về nước Ngài xin nhớ đến con”.
Chúa đã nói rồi, Nước Trời không ở đâu xa nhưng ở ngay giữa anh em (x. Lc 17, 21). Cũng vậy hỏa ngục không phải là một nơi xa xôi, trong một không gian lạ lẫm mà là ở ngay trong lòng ta khi lòng ta đầy những oán giận, thù ghét, dâm ô, bất chính, tham lam, gian tà… Khi đó đâu cần gì phải có lửa đốt, chính những tư tưởng thù oán, bất chính đó thiêu đốt dày vò chúng ta, làm chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên. Ngược lại đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời (x. 1Ga 4. 16), mà ở đâu có Đức Chúa Trời thì đấy là thiên đàng rồi còn gì.
Khi chịu phép Rửa, chúng ta đã có một tấm vé ưu tiên cho chúng ta thành công dân Nước Trời. Nhưng không phải hễ cứ rửa tội là đương nhiên thành công dân Nước Trời. Thật ra tấm vé đó là một đặc ân cho phép chúng ta được vào học trong một ngôi trường đặc biệt, trường xịn, trường chuyên, trường điểm, trường chất lượng cao. Ngôi trường ấy là Giáo Hội. Trong Giáo Hội, chúng ta được dạy cách sống trên Nước Trời. Trong Giáo Hội, chúng ta được tạo mọi điều kiện thuận tiện, cùng sự trợ giúp cần thiết để ta tập sống yêu thương, trông cậy, tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa.
Cho nên giai đoạn sống trên trần gian này cực kỳ quan trọng. Ấy là thời kỳ học tập chuẩn bị. Cái chết là cuộc sát hạch mà mỗi người chúng ta đều phải trải qua. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, chúng ta chỉ có một thời gian để chuẩn bị. Vì thế cần phải tích cực tập sống chân thật : chân thật trong suy nghĩ tư tưởng, chân thật trong lời ăn tiếng nói, chân thật trong ứng xử hành động. Đồng thời chúng ta cũng phải tập sống yêu thương : yêu thương ngay từ bây giờ, ngay tại nơi đây. Yêu thương bắt đầu từ những gì cụ thể nhỏ bé nhất : một nụ cười, một lời hỏi thăm, một giúp đỡ chân tình… Yêu thương bắt đầu từ những người gần bên chúng ta nhất là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, rồi xa hơn là họ hàng, bà con, chòm xóm, đồng nghiệp… để rồi có thể vươn tới yêu thương những người xa lạ, bất hạnh xung quanh. Hãy tập cho con tim mình biết mở rộng để có thể yêu thương, tha thứ, tha thứ cả những kẻ thù địch, những người làm hại ta.
Yêu thương thế nào được nếu chúng ta sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân mình, chỉ bo bo cho gia đình mình, không đếm xỉa gì đến những người chung quanh, đến những người đang phải sống trong nghèo đói, bất công ? Yêu thương thế nào được nếu chúng ta chỉ lo gìn giữ an toàn của bản thân mình, mặc kệ những người khác bị tù đày, bị sách nhiễu… vì dám nói lên tiếng nói của sự thật, của công bằng, vì đòi hỏi một môi trường trong sạch, một nhà nước minh bạch... ?
Ngày sát hạch để trở thành công dân Mỹ, nếu chưa đủ điều kiện thì cũng chưa có gì nghiêm trọng lắm, có thể chuẩn bị lại, và nói cho cùng không mang quốc tịch này thì mang quốc tịch khác. Nhưng ngày sát hạch nhập quốc tịch Nước Trời, gọi là ngày phán xét sau cùng thì không như thế. Chỉ có hai con đường : một là vào Nước trời, hai là đời đời ở chốn tối tăm khóc lóc…
Ước gì vào ngày sát hạch nhập quốc tịch Nước Trời, mỗi người chúng ta được nghe những lời đầy thương xót của Chúa, những lời Chúa đã nói với anh trộm lành: “ngay hôm nay, con sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Lm Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
Vua tình yêu
Lm. Vinh Sơn scj
09:12 20/11/2016
Chúa Nhật XXXIV Thường Niên C – Lễ Chúa Kitô Vua
VUA TÌNH YÊU
2Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43
Cách đây không lâu, những người thợ lặn đã phát hiện ra một con tầu bị chìm cách đây 400 năm ngoài biển khơi ở vùng phía bắc Ireland. Một trong những kho tàng họ đã tìm thấy trên tầu là một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Khi họ đánh bóng, họ thấy trên mặt chiếc nhẫn khắc hình một bàn tay đang nắm giữ một trái tim. Phía dưới có khắc hàng chữ như sau: “Em không còn gì hơn để cho anh”(I have nothing more to give you). Trong tất cả những kho tàng đã tìm thấy trên con tầu, không có sự gì làm cảm động những người thợ lặn cho bằng chiếc nhẫn và những lời cao đẹp của tình yêu đó.
Nhưng có một tình yêu cao đẹp không được khắc trên chiếc nhẫn, nhưng ghi trong tim Thiên Chúa: “Ta không còn gì để cho con” biểu lộ trên thập giá của Đức Giêsu. Vì từ trên thập giá đó, Con Thiên Chúa đã cho chúng ta tất cả những gì Ngài có. Ngài cho chúng ta tình yêu và mạng sống. Ngài cho chúng ta tất cả những gì một người có thể trao ban cho người mình yêu: “Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu”(Ga 15,13). Chúa Giêsu Kitô là Vua Tình yêu.
Vị Vua đã "hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7), do đó, "Ngài đã chịu thử thách (cám dỗ) về mọi phương diện cũng như ta..." (Dt 4,15). Hơn thế nữa, Ngài đã chịu treo trên thập tự, chịu mọi sỉ nhục, mọi khổ đau cho thần dân mình. Ngài
Thật thế, tất cả mọi nỗi tang thương, mọi nỗi khổ nhục trên thế gian đã được Vua Giêsu giang tay trên thập giá mang thay cho nhân loại. Ngài đã mặc lấy tất cả để cho thần dân của mình được sống và sống hạnh phúc: “Tôi đến để cho anh em sống và sống dồi dào hơn” (Ga 10,10). Vị Vua tìm kiếm và đưa mọi thần dân lầm lỡ lạc bước được sống: ”Con người đến để tìm kiếm những gì hư mất” (Lc 19,10). Để tất cả được ơn cứu độ, Ngài đã chết để cho thần dân được sống. Thánh thi kinh chiều lễ Chúa Kitô Vua đã ca tụng:
“Chính vì thế mà tay Ngài mở rộng
Khi bị treo trên Thập tự màu hồng
Trái tim Ngài, lửa yêu mến nấu nung
Còn để lại vết giáo đâm vĩnh cửu”
Tin mừng Luca 23,35-43 đưa chúng ta chiêm ngắm là vị Vua của sỉ nhục, của đắng cay: “các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Ðấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. Quân lính đều chế giễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là Vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi”. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy Lạp, La Tinh và Do Thái như sau: “Người này là Vua dân Do Thái”. Tất cả đắng cay, khổ cực, sỉ nhục không phải do Ngài, như người trộm bị đóng đanh bên phải đã nhìn nhận: “còn ông này, ông có làm gì xấu đâu”.
Thật thế, mọi sỉ nhục, đắng cay Ngài đã gánh chịu cho con người khi giang tay trên thập giá và Ngài đã chết để tiêu diệt căn nguyên của mọi sự khổ, đó là tội lỗi để thần dân Ngài được hạnh phúc trong ân sủng, như bản thánh ca “Trên đồi cao” gợi lại khung cảnh bi thương này: “Trên đồi cao trong gió lao xao gọi mời tình yêu, Giêsu gục ngã treo trên thập giá giang cánh tay ôm tội đọa đày, thân tàn rơi, Con Chúa Trời nghe hồn chợt đơn côi. Ôi nhân loại hỡi sao chưa hoài tới mà nỡ quên ân tình biển khơi... Chỉ vì tình yêu Chúa chịu nhục thân chết cho trần gian. Vì Ngài chỉ đến sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, để cứu muôn người tội lỗi đưa về trời đẹp tươi...”
Thánh Phaolô đã tuyên tín Đức Kitô chết trên thập tự đã chuộc lại cho chúng ta được sống và nhờ máu của Ngài, con người được thứ tha khỏi tội: “Chúa đã cứu chúng ta thoát khỏi quyền lực u tối, đem chúng ta về nước Con yêu dấu của Chúa, trong Người chúng ta được ơn cứu rỗi nhờ máu Người, và được ơn tha tội… Thiên Chúa đã giao hòa vạn vật nhờ Người và vì Người, nhờ máu Người đã đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hòa bình trên trời dưới đất…” (Cl 1,13-14.20). Thật thế,, máu Ngài đổ ra cho tiếng cười được nở rộ, cho mọi khiếm khuyết được thanh tẩy, cho mọi hạnh phúc được nảy sinh trong thế giới và bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người như lời hứa trong ngày Giáng sinh: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14).
Giêsu – Vua vũ trụ, Vua tình yêu, người đặt tất cả niềm tin vào Ngài là thần dân, họ gắn bó cuộc đời mình với Đức Vua, được ngài phả hơi Đức tin vượt khó, như Tagore đã bày tỏ: “Xác này cây sậy khẳng khiu, người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thung lũng, và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời đời” (Lời Dâng - Gitanjali).
Thật thế, Vua tình yêu – Giêsu luôn chăm sóc, truyền hơi thở và đồng hành với thần dân mình từ những nỗi sỉ nhục buồn đau đến niềm hạnh phúc vô biên. Ngài trên thập giá giang tay như đón nhận tất cả từ và trong chúng ta – thần dân của Ngài:
• Hỡi những người đang phải gánh vác trong đời những nỗi đau khổ, hãy nhìn lên thập giá, Vua tình yêu đang cùng các bạn gánh vác những gánh nặng đời đó. Hãy vững tin vì Ngài đang ở bên cạnh các bạn cùng chia sẻ với những nỗi đau, khiếm khuyết, vất vả, đắng cay cuộc đời.
• Các bạn đang sống trong hạnh phúc hãy luôn sống trong tâm tình cảm tạ, phó thác vì Vua tình yêu đã mang hết những sỉ nhục, đau thương vào thập giá để bạn được hạnh phúc và đang sống dồi dào... Như Ngài bạn sống trao ban tình thương để cho anh em mình sống dồi dào hơn.
• Hỡi những người còn đang sống nghi ngờ, sống lạc lối, hoang tàn trong tội lỗi. Vị Vua tình yêu đang giang cánh tay chờ đón bạn. Máu Ngài đổ ra trên thập giá để chuộc bạn về với Thiên Chúa. Vua Giêsu tha tất cả tội lỗi cho dù tội lỗi của chúng ta có chất đầy. Ngài muốn nói với chúng ta như nói với người trộm lành: “Amen, Ta nói thật với con... hôm nay con sẽ ở trên Thiên đàng với Ta” (Lc 23,43). “Hôm nay”, vì sự chờ đợi của Thiên Chúa luôn hiện tại cho người muốn trở về dưới cánh tay luôn giang rộng của Ngài.
Vâng, chúng con – thần dân của Vua Tình yêu luôn ngưỡng vọng về vị Quốc vương mình với tâm hồn chân thành:
Duy Ngài là lẽ cậy trông,
Là trung tâm điểm của dòng thời gian.
Quyền uy thống trị vũ hoàn,
Chúng con tình nguyện làm dân con Ngài.
(Thánh thi kinh sáng lễ Chúa Kitô Vua).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 19/11/2016.
VUA TÌNH YÊU
2Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43
Cách đây không lâu, những người thợ lặn đã phát hiện ra một con tầu bị chìm cách đây 400 năm ngoài biển khơi ở vùng phía bắc Ireland. Một trong những kho tàng họ đã tìm thấy trên tầu là một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Khi họ đánh bóng, họ thấy trên mặt chiếc nhẫn khắc hình một bàn tay đang nắm giữ một trái tim. Phía dưới có khắc hàng chữ như sau: “Em không còn gì hơn để cho anh”(I have nothing more to give you). Trong tất cả những kho tàng đã tìm thấy trên con tầu, không có sự gì làm cảm động những người thợ lặn cho bằng chiếc nhẫn và những lời cao đẹp của tình yêu đó.
Nhưng có một tình yêu cao đẹp không được khắc trên chiếc nhẫn, nhưng ghi trong tim Thiên Chúa: “Ta không còn gì để cho con” biểu lộ trên thập giá của Đức Giêsu. Vì từ trên thập giá đó, Con Thiên Chúa đã cho chúng ta tất cả những gì Ngài có. Ngài cho chúng ta tình yêu và mạng sống. Ngài cho chúng ta tất cả những gì một người có thể trao ban cho người mình yêu: “Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu”(Ga 15,13). Chúa Giêsu Kitô là Vua Tình yêu.
Vị Vua đã "hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7), do đó, "Ngài đã chịu thử thách (cám dỗ) về mọi phương diện cũng như ta..." (Dt 4,15). Hơn thế nữa, Ngài đã chịu treo trên thập tự, chịu mọi sỉ nhục, mọi khổ đau cho thần dân mình. Ngài
Thật thế, tất cả mọi nỗi tang thương, mọi nỗi khổ nhục trên thế gian đã được Vua Giêsu giang tay trên thập giá mang thay cho nhân loại. Ngài đã mặc lấy tất cả để cho thần dân của mình được sống và sống hạnh phúc: “Tôi đến để cho anh em sống và sống dồi dào hơn” (Ga 10,10). Vị Vua tìm kiếm và đưa mọi thần dân lầm lỡ lạc bước được sống: ”Con người đến để tìm kiếm những gì hư mất” (Lc 19,10). Để tất cả được ơn cứu độ, Ngài đã chết để cho thần dân được sống. Thánh thi kinh chiều lễ Chúa Kitô Vua đã ca tụng:
“Chính vì thế mà tay Ngài mở rộng
Khi bị treo trên Thập tự màu hồng
Trái tim Ngài, lửa yêu mến nấu nung
Còn để lại vết giáo đâm vĩnh cửu”
Tin mừng Luca 23,35-43 đưa chúng ta chiêm ngắm là vị Vua của sỉ nhục, của đắng cay: “các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Ðấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. Quân lính đều chế giễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là Vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi”. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy Lạp, La Tinh và Do Thái như sau: “Người này là Vua dân Do Thái”. Tất cả đắng cay, khổ cực, sỉ nhục không phải do Ngài, như người trộm bị đóng đanh bên phải đã nhìn nhận: “còn ông này, ông có làm gì xấu đâu”.
Thật thế, mọi sỉ nhục, đắng cay Ngài đã gánh chịu cho con người khi giang tay trên thập giá và Ngài đã chết để tiêu diệt căn nguyên của mọi sự khổ, đó là tội lỗi để thần dân Ngài được hạnh phúc trong ân sủng, như bản thánh ca “Trên đồi cao” gợi lại khung cảnh bi thương này: “Trên đồi cao trong gió lao xao gọi mời tình yêu, Giêsu gục ngã treo trên thập giá giang cánh tay ôm tội đọa đày, thân tàn rơi, Con Chúa Trời nghe hồn chợt đơn côi. Ôi nhân loại hỡi sao chưa hoài tới mà nỡ quên ân tình biển khơi... Chỉ vì tình yêu Chúa chịu nhục thân chết cho trần gian. Vì Ngài chỉ đến sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, để cứu muôn người tội lỗi đưa về trời đẹp tươi...”
Thánh Phaolô đã tuyên tín Đức Kitô chết trên thập tự đã chuộc lại cho chúng ta được sống và nhờ máu của Ngài, con người được thứ tha khỏi tội: “Chúa đã cứu chúng ta thoát khỏi quyền lực u tối, đem chúng ta về nước Con yêu dấu của Chúa, trong Người chúng ta được ơn cứu rỗi nhờ máu Người, và được ơn tha tội… Thiên Chúa đã giao hòa vạn vật nhờ Người và vì Người, nhờ máu Người đã đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hòa bình trên trời dưới đất…” (Cl 1,13-14.20). Thật thế,, máu Ngài đổ ra cho tiếng cười được nở rộ, cho mọi khiếm khuyết được thanh tẩy, cho mọi hạnh phúc được nảy sinh trong thế giới và bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người như lời hứa trong ngày Giáng sinh: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14).
Giêsu – Vua vũ trụ, Vua tình yêu, người đặt tất cả niềm tin vào Ngài là thần dân, họ gắn bó cuộc đời mình với Đức Vua, được ngài phả hơi Đức tin vượt khó, như Tagore đã bày tỏ: “Xác này cây sậy khẳng khiu, người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thung lũng, và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời đời” (Lời Dâng - Gitanjali).
Thật thế, Vua tình yêu – Giêsu luôn chăm sóc, truyền hơi thở và đồng hành với thần dân mình từ những nỗi sỉ nhục buồn đau đến niềm hạnh phúc vô biên. Ngài trên thập giá giang tay như đón nhận tất cả từ và trong chúng ta – thần dân của Ngài:
• Hỡi những người đang phải gánh vác trong đời những nỗi đau khổ, hãy nhìn lên thập giá, Vua tình yêu đang cùng các bạn gánh vác những gánh nặng đời đó. Hãy vững tin vì Ngài đang ở bên cạnh các bạn cùng chia sẻ với những nỗi đau, khiếm khuyết, vất vả, đắng cay cuộc đời.
• Các bạn đang sống trong hạnh phúc hãy luôn sống trong tâm tình cảm tạ, phó thác vì Vua tình yêu đã mang hết những sỉ nhục, đau thương vào thập giá để bạn được hạnh phúc và đang sống dồi dào... Như Ngài bạn sống trao ban tình thương để cho anh em mình sống dồi dào hơn.
• Hỡi những người còn đang sống nghi ngờ, sống lạc lối, hoang tàn trong tội lỗi. Vị Vua tình yêu đang giang cánh tay chờ đón bạn. Máu Ngài đổ ra trên thập giá để chuộc bạn về với Thiên Chúa. Vua Giêsu tha tất cả tội lỗi cho dù tội lỗi của chúng ta có chất đầy. Ngài muốn nói với chúng ta như nói với người trộm lành: “Amen, Ta nói thật với con... hôm nay con sẽ ở trên Thiên đàng với Ta” (Lc 23,43). “Hôm nay”, vì sự chờ đợi của Thiên Chúa luôn hiện tại cho người muốn trở về dưới cánh tay luôn giang rộng của Ngài.
Vâng, chúng con – thần dân của Vua Tình yêu luôn ngưỡng vọng về vị Quốc vương mình với tâm hồn chân thành:
Duy Ngài là lẽ cậy trông,
Là trung tâm điểm của dòng thời gian.
Quyền uy thống trị vũ hoàn,
Chúng con tình nguyện làm dân con Ngài.
(Thánh thi kinh sáng lễ Chúa Kitô Vua).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 19/11/2016.
Làm chủ hay làm nô lệ
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:14 20/11/2016
LÀM CHỦ HAY LÀM NÔ LỆ
Suy tôn Chúa Kitô là Vua vũ trụ là tin nhận Người chính là chủ tể mọi tạo vật trên trời cùng dưới đất, hữu hình và vô hình.
Loài người là tạo vật được dựng nên giống hình ảnh Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa. Ngay thuở ban đầu buổi sáng tạo, Thiên Chúa truyền cho con người hãy làm chủ mọi loài (x.St 1,27-28). Khi từ bỏ vị thế làm chủ thì con người cách nào đó đã làm biến dạng hình ảnh Đấng Tạo Thành nơi bản thân mình.
Hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đã nên hữu hình nơi Đấng làm người, Giêsu Kitô. Khi làm vua vũ trụ, Chúa Kitô thể hiện quyền làm chủ của mình trên mọi tạo vật. Chúa Kitô thông ban vương quyền ấy cho tất cả mọi người tin vào Ngài, cách riêng những người đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.
Bạn tôi, chúng ta có làm chủ các thực tại thế trần này hay chúng ta đang làm nô lệ cho tiền của, danh vị…? Bạn và tôi có làm chủ các cơ chế luật lệ hay là đang làm nô lệ cho chúng? Con người phải làm chủ cả ngày Sabat (x.Mc 2,28) thì mới xứng đáng là hình ảnh của Đấng Tạo Thành.
Thực tế đã và đang còn đó tình trạng chúng ta vì hèn nhát, vì tham sân si mà cam tâm làm nô lệ cho danh vọng, tiền bạc, cho những cơ chế, luật lệ thiếu dân chủ, thiếu công bình và văn minh ngoài xã hội, và cũng có thể đang cam chịu những truyền thống, luật lệ xơ cứng, thiếu sức giải phóng trong các tập thể tôn giáo.
Để xứng đáng là anh em, là bạn của Đấng là Vua vũ trụ thì không gì hơn hãy can đảm đứng lên làm chủ chúng. Và dĩ nhiên thập giá luôn có đó với những ai muốn làm người đúng nghĩa. Phải, chính khi cùng với Đấng là Vua vũ trụ được giương lên cao thì khi ấy chúng ta mới thực sự là mình, là hình ảnh của Đấng Tạo Thành (x.Ga 8,28).
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - BMT
Suy tôn Chúa Kitô là Vua vũ trụ là tin nhận Người chính là chủ tể mọi tạo vật trên trời cùng dưới đất, hữu hình và vô hình.
Loài người là tạo vật được dựng nên giống hình ảnh Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa. Ngay thuở ban đầu buổi sáng tạo, Thiên Chúa truyền cho con người hãy làm chủ mọi loài (x.St 1,27-28). Khi từ bỏ vị thế làm chủ thì con người cách nào đó đã làm biến dạng hình ảnh Đấng Tạo Thành nơi bản thân mình.
Hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đã nên hữu hình nơi Đấng làm người, Giêsu Kitô. Khi làm vua vũ trụ, Chúa Kitô thể hiện quyền làm chủ của mình trên mọi tạo vật. Chúa Kitô thông ban vương quyền ấy cho tất cả mọi người tin vào Ngài, cách riêng những người đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.
Bạn tôi, chúng ta có làm chủ các thực tại thế trần này hay chúng ta đang làm nô lệ cho tiền của, danh vị…? Bạn và tôi có làm chủ các cơ chế luật lệ hay là đang làm nô lệ cho chúng? Con người phải làm chủ cả ngày Sabat (x.Mc 2,28) thì mới xứng đáng là hình ảnh của Đấng Tạo Thành.
Thực tế đã và đang còn đó tình trạng chúng ta vì hèn nhát, vì tham sân si mà cam tâm làm nô lệ cho danh vọng, tiền bạc, cho những cơ chế, luật lệ thiếu dân chủ, thiếu công bình và văn minh ngoài xã hội, và cũng có thể đang cam chịu những truyền thống, luật lệ xơ cứng, thiếu sức giải phóng trong các tập thể tôn giáo.
Để xứng đáng là anh em, là bạn của Đấng là Vua vũ trụ thì không gì hơn hãy can đảm đứng lên làm chủ chúng. Và dĩ nhiên thập giá luôn có đó với những ai muốn làm người đúng nghĩa. Phải, chính khi cùng với Đấng là Vua vũ trụ được giương lên cao thì khi ấy chúng ta mới thực sự là mình, là hình ảnh của Đấng Tạo Thành (x.Ga 8,28).
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - BMT
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 20/11/2016
70. THƠ NHƯ THỔI LỬA.
Có người phụ nữ nọ nhìn thấy đôi vợ chồng hàng xóm sống với nhau rất là hòa hiệp, chẳng hạn như chồng đi làm xa trở về vừa đúng lúc thấy vợ đang thổi lửa làm bếp, thì làm một bài thơ tặng vợ:
- “Thổi lửa môi đỏ động, thêm củi nghiêng tay ngọc. Nhìn xa trong khói ấy, lớn như hoa trong sương.”
Khi chồng của người phụ nữ hàng xóm ấy trở về nhà, bà ta bèn nói với chồng:
- “Vợ chồng người hàng xóm tình cảm rất dạt dào, thiếp vừa mới thấy ông chồng làm thơ ca tụng vợ, lẽ nào chàng không thể làm như thế sao ?”
Chồng nói:
- “Bài thơ ấy nói như thế nào ?”.
Vợ liền đọc lại một câu, ông chồng liền vội vàng nói với vợ:
- “Mình cũng phải thổi lửa để tôi làm một bài thơ tặng cho mình.”
Vợ cũng bắt đầu thổi lửa giống như người phụ nữ hàng xóm kia, chồng làm thơ như sau:
- “Thổi lửa môi thâm động, thêm củi nghiêng tay đen. Nhìn xa trong khói ấy, giống như Cưu bàn trà.”(1)
(Thái Bình Quảng ký)
Suy tư 70:
Có nhiều bà vợ có tính bắt chước người khác đua đòi ăn diện, làm khổ chồng con; có những bà vợ suốt ngày qua nhà hàng xóm ngồi lê đôi mách nói chuyện xấu chồng con cho người khác nghe; lại có những bà vợ tối ngày áo là quần lượt môi son má phấn bắt chồng gánh vác hết mọi chuyện trong gia đình còn mình thì ngồi sơn phết móng tay mòng chân...
Một người vợ đạo đức là người vợ có công, dung, ngôn, hạnh; người vợ có công dung ngôn hạnh là người sống theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su đó chính là yêu thương chồng con và dạy dỗ con cái theo tinh thần Phúc Âm.
Người vợ đạo đức sẽ noi theo gương Đức Mẹ Ma-ri-a làm cái bóng che râm mát mái gia đình của mình bằng tất cả tình yêu thương và tôn trọng chồng con.
Điều làm cho ông chồng buồn phiền nhất chính là có bà vợ đua đòi, điều làm cho ông chồng đau khổ nhất chính là có bà vợ ham mê bài bạc và ngồi lê đôi mách...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có người phụ nữ nọ nhìn thấy đôi vợ chồng hàng xóm sống với nhau rất là hòa hiệp, chẳng hạn như chồng đi làm xa trở về vừa đúng lúc thấy vợ đang thổi lửa làm bếp, thì làm một bài thơ tặng vợ:
- “Thổi lửa môi đỏ động, thêm củi nghiêng tay ngọc. Nhìn xa trong khói ấy, lớn như hoa trong sương.”
Khi chồng của người phụ nữ hàng xóm ấy trở về nhà, bà ta bèn nói với chồng:
- “Vợ chồng người hàng xóm tình cảm rất dạt dào, thiếp vừa mới thấy ông chồng làm thơ ca tụng vợ, lẽ nào chàng không thể làm như thế sao ?”
Chồng nói:
- “Bài thơ ấy nói như thế nào ?”.
Vợ liền đọc lại một câu, ông chồng liền vội vàng nói với vợ:
- “Mình cũng phải thổi lửa để tôi làm một bài thơ tặng cho mình.”
Vợ cũng bắt đầu thổi lửa giống như người phụ nữ hàng xóm kia, chồng làm thơ như sau:
- “Thổi lửa môi thâm động, thêm củi nghiêng tay đen. Nhìn xa trong khói ấy, giống như Cưu bàn trà.”(1)
(Thái Bình Quảng ký)
Suy tư 70:
Có nhiều bà vợ có tính bắt chước người khác đua đòi ăn diện, làm khổ chồng con; có những bà vợ suốt ngày qua nhà hàng xóm ngồi lê đôi mách nói chuyện xấu chồng con cho người khác nghe; lại có những bà vợ tối ngày áo là quần lượt môi son má phấn bắt chồng gánh vác hết mọi chuyện trong gia đình còn mình thì ngồi sơn phết móng tay mòng chân...
Một người vợ đạo đức là người vợ có công, dung, ngôn, hạnh; người vợ có công dung ngôn hạnh là người sống theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su đó chính là yêu thương chồng con và dạy dỗ con cái theo tinh thần Phúc Âm.
Người vợ đạo đức sẽ noi theo gương Đức Mẹ Ma-ri-a làm cái bóng che râm mát mái gia đình của mình bằng tất cả tình yêu thương và tôn trọng chồng con.
Điều làm cho ông chồng buồn phiền nhất chính là có bà vợ đua đòi, điều làm cho ông chồng đau khổ nhất chính là có bà vợ ham mê bài bạc và ngồi lê đôi mách...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 20/11/2016
18. Một người rước lễ mỗi ngày, thì ngay cả những tội nhẹ họ cũng nhất định thoát khỏi, và sẽ không có bất cứ liên hệ nào với chúng nó (tội nhẹ).
(Thánh Pius X)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Đức Ki-tô Vua vũ trụ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 20/11/2016
Chúa Nhật LỄ ĐỨC KI-TÔ VUA VŨ TRỤ
Tin mừng : Lc 23, 35-43.
“Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi.”
Anh chị em thân mến,
Hiện nay có rất nhiều người hãnh diện vì mình được mang quốc tịch Mỹ, đi đâu họ cũng khoe khoang thân phận công dân nước Mỹ của mình, và có lúc họ chê đất nước này lạc hậu, đất nước kia chậm tiến thua nước Mỹ…
Chúng ta mang danh công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su -Đấng đã chết và sống lại vinh quang- chính là vị vua cao cả của chúng ta; được làm con dân của một vị vua trên các vua, hoàng tử trên các hoàng tử mà lại không lấy làm hãnh diện thì quả là chúng ta không hiểu được giá trị tuyệt vời của cuộc sống làm con Thiên Chúa.
Như những người tự hào mình là công dân của một cường quốc, nên chúng ta đã trở nên miếng mồi ngon cho ma quỷ cám dỗ bằng nhiều hình thức, nhất là sự ỷ lại vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa. Hôm nay tối muốn chia sẻ với anh chị em mấy điểm cốt lõi sau:
Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua- nhưng chúng ta chưa ca tụng tán dương Ngài với tất cả sự cao cả mà Ngài đã ban cho chúng ta, nhất là giới luật yêu thương mà chính Ngài đã dạy, cho nên chúng ta coi thường những người khác tôn giáo với mình, rồi kiêu ngạo coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một bố thí cho Ngài: thích thì cầu nguyện đến tán dương ca tụng, không thích thì ở nhà nhậu nhẹt đàn đúm. Trái lại những người mà chúng ta khinh thường là tin những điều nhãm nhí thì lại rất thành kính trước bụt thần, ước gì chúng ta có một tâm hồn thành kính với Đức Chúa Giê-su là vua và là chủ tể mọi loài…
Chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua, nhưng trong cuộc sống thực tế chúng ta đã không nhìn nhận Ngài là vua và là Đấng cứu chuộc của mình, chúng ta đã sống cuộc đời buông tuồng không phù hợp với Lời Chúa dạy, và, có thể nói chúng ta đã chọn ma quỷ làm vua chúng ta khi chúng ta trở thành kẻ hưởng thụ vật chất, trở thành kẻ coi trọng danh giá của thế gian mà coi thường nhân phẩm của người nghèo khó bất hạnh, và bất hạnh nhất là coi thường danh phận công dân Nước Trời của mình...
Chúng ta tin tưởng Đức Chúa Giê-su là vua và là vị thẩm phán trong ngay phán xét, nhưng chúng ta vẫn sống như không có ngày phán xét, cho nên chúng ta vẫn cứ nói xấu người này đến người khác, chúng ta vẫn còn có những âm mưu hại người anh em, chúng ta vẫn lừa đảo người này đến người khác vì những tham lam của mình…
Anh chị em thân mến,
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ trong ngày Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, là Giáo Hội nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: thế gian này sẽ có một ngày bị hủy diệt, cuộc sống của con người cũng sẽ có ngày kết thúc, lúc đó Đấng quyết định số phận đời đời của chúng ta là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ, chứ không phải là ông tổng thống hoặc ông vua nào cả…
Gợi ý :
1. Trong cuộc sống có lúc nào chúng ta nhớ đến mình là một công dân Nước Trời, để sống đẹp lòng Thiên Chúa.
2. Chúng ta có tự hào mình là con dân của vua trên các vua, chúa trên các chúa, và có can đảm sống như danh phận ấy của mình ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 23, 35-43.
“Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi.”
Anh chị em thân mến,
Hiện nay có rất nhiều người hãnh diện vì mình được mang quốc tịch Mỹ, đi đâu họ cũng khoe khoang thân phận công dân nước Mỹ của mình, và có lúc họ chê đất nước này lạc hậu, đất nước kia chậm tiến thua nước Mỹ…
Chúng ta mang danh công dân của Nước Trời, mà Đức Chúa Giê-su -Đấng đã chết và sống lại vinh quang- chính là vị vua cao cả của chúng ta; được làm con dân của một vị vua trên các vua, hoàng tử trên các hoàng tử mà lại không lấy làm hãnh diện thì quả là chúng ta không hiểu được giá trị tuyệt vời của cuộc sống làm con Thiên Chúa.
Như những người tự hào mình là công dân của một cường quốc, nên chúng ta đã trở nên miếng mồi ngon cho ma quỷ cám dỗ bằng nhiều hình thức, nhất là sự ỷ lại vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa. Hôm nay tối muốn chia sẻ với anh chị em mấy điểm cốt lõi sau:
Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua- nhưng chúng ta chưa ca tụng tán dương Ngài với tất cả sự cao cả mà Ngài đã ban cho chúng ta, nhất là giới luật yêu thương mà chính Ngài đã dạy, cho nên chúng ta coi thường những người khác tôn giáo với mình, rồi kiêu ngạo coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một bố thí cho Ngài: thích thì cầu nguyện đến tán dương ca tụng, không thích thì ở nhà nhậu nhẹt đàn đúm. Trái lại những người mà chúng ta khinh thường là tin những điều nhãm nhí thì lại rất thành kính trước bụt thần, ước gì chúng ta có một tâm hồn thành kính với Đức Chúa Giê-su là vua và là chủ tể mọi loài…
Chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là vua, nhưng trong cuộc sống thực tế chúng ta đã không nhìn nhận Ngài là vua và là Đấng cứu chuộc của mình, chúng ta đã sống cuộc đời buông tuồng không phù hợp với Lời Chúa dạy, và, có thể nói chúng ta đã chọn ma quỷ làm vua chúng ta khi chúng ta trở thành kẻ hưởng thụ vật chất, trở thành kẻ coi trọng danh giá của thế gian mà coi thường nhân phẩm của người nghèo khó bất hạnh, và bất hạnh nhất là coi thường danh phận công dân Nước Trời của mình...
Chúng ta tin tưởng Đức Chúa Giê-su là vua và là vị thẩm phán trong ngay phán xét, nhưng chúng ta vẫn sống như không có ngày phán xét, cho nên chúng ta vẫn cứ nói xấu người này đến người khác, chúng ta vẫn còn có những âm mưu hại người anh em, chúng ta vẫn lừa đảo người này đến người khác vì những tham lam của mình…
Anh chị em thân mến,
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ trong ngày Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, là Giáo Hội nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: thế gian này sẽ có một ngày bị hủy diệt, cuộc sống của con người cũng sẽ có ngày kết thúc, lúc đó Đấng quyết định số phận đời đời của chúng ta là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ, chứ không phải là ông tổng thống hoặc ông vua nào cả…
Gợi ý :
1. Trong cuộc sống có lúc nào chúng ta nhớ đến mình là một công dân Nước Trời, để sống đẹp lòng Thiên Chúa.
2. Chúng ta có tự hào mình là con dân của vua trên các vua, chúa trên các chúa, và có can đảm sống như danh phận ấy của mình ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phú Hòa, Sàigòn : Thánh lễ ban bí tich Thêm Sức
Martino Lê Hoàng Vũ
09:58 20/11/2016
Giáo xứ Tân Phú Hòa: Hồng ân Chúa Thánh Thần
Chiều thứ bảy ngày 19.11.2016 là một chiều thật đẹp của cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hòa, hạt Phú Thọ, Sài Gòn.Buổi chiều hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ xuống dư tràn trên 116 em thiếu nhi được lãnh nhận bí tích Thêm sức,32 em tuyên xưng đức tin Bao đồng và 22 bạn trẻ gia nhập đội ngũ giáo lý viên trong giáo xứ.
Xem Hình
Nhân dịp này,Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc,Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn đã về thăm mục vụ giáo xứ và ngài chủ tế thánh lễ, cùng với cha chánh xứ Tân Phú Hòa Giuse Nguyễn Văn Trọng, cha chánh xứ An Phú Giuse Đinh Đức Hậu và một cha khách
Thánh lễ được cử hành vào lúc 18g, phần Phụng vụ Lời Chúa là các bài đọc về Chúa Thánh Thần.Bài Tin Mừng do cha Giuse Đinh Đức Hậu công bố.Sau bài Tin Mừng, cha chánh xứ Tân Phú Hòa giới thiệu các em sắp lãnh nhận bí tích Thêm sức,các em Bao đồng và các em giáo lý viên mới với Đức Tổng và cộng đoàn.
Đức Tồng Giám mục ban huấn từ nói đến những điểm giáo lý căn bản về Chúa Thánh Thần dựa theo bài đọc sách thánh.
Chúa Giêsu trao sứ mạng loan báo Tin Mừng cho các thánh tông đồ.Chúa Thánh Thần được ban cho các thánh tông đồ dư đầy,để các ông can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu Phục sinh,ban quyền tha tội cho các ông.
Chúng ta được ơn đức tin để tin nhận vào Chúa Giêsu, cũng bởi Thánh Thần ban cho ta mà thôi.Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người một ơn khác nhau, tùy theo khả năng, Chúa tỏ ra cho mỗi người một cách.
Ngày lãnh nhận bí tích Thêm sức là ngày chúng ta nhận Chúa Thánh Thần đầy đủ hơn.kiện toàn ơn đức tin của bí tích Rửa tội.Trong ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa,Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các thánh tông đồ qua hình lưỡi lửa.Bởi vậy, Chúa Thánh Thần là lửa tình yêu, là Thần Khí sự thật thúc đẩy các ông can đảm hơn,rao giảng các kỳ công của Thiên Chúa trên trần gian.
Nghi thức ban bí tích Thêm sức tiếp liền sau đó với phần tuyên xưng đức tin và tử bỏ ma quý.Đức Tổng Giám mục đọc lời nguyện khẩn khoản xin Chúa Thánh Thần xuống trên thu nhân và các em được xức dầu qua ấn tín Chúa Thánh Thần,trao ban bình an cho em.
Sau nghi thức Ban bí tích Thêm sức, các em khối nghĩa sĩ TNTT tuyên xưng đức tin công khai và xác quyết mạnh mẽ chọn lựa đi theo Đức Giêsu,chọn Ngài làm là lý tưởng cho cuộc đời,sống yêu thương và phục vụ.
Trong thánh lễ này, có 24 anh chị Giáo lý viên tuyên hứa gia nhập ban giáo lý với lòng quảng đại hy sinh thời gian, tận tình phục vụ các em thiếu nhi.
Phần phụng vụ Thánh Thể diễn ra tiếp theo thật long trọng.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ,ông Chủ tịch HĐMVGX cám ơn Đức Tổng quý cha quý cộng đoàn.
Ông ghi nhận: Giáo xứ Tân Phú Hòa trong tuần vừa qua có nhiều ngày kỷ niệm:
Ngày 16.11.2006 kỷ niệm 8 năm cung hiến nhà thờ
Ngày 13.11.2016 mừng kính các thánh tử đạo VN -bổn mạng HĐMVGX
-Hôm nay, ngày 19.11.2016 Đức Tổng Giám mục về thăm mục vụ giáo xứ, ban bí tích Thêm sức và tuyên hứa bao đồng, tiếp nhận các em giáo lý viên mới.
Đáp từ,Đức Tổng Giám mục cám ơn cha chánh xứ đã chuẩn bị chu đáo, dạy các em học giáo lý để thánh lễ hôm nay diễn ra tốt đẹp,Đức Tổng Giám mục nhắn nhủ các em cố gắng sống thật ngoan,hy sinh phục vụ để loan báo Tin Mừng.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc ca đoàn cất lên bài “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa”, diễn tả tâm tình giáo dân Giáo xứ Tân Phú Hòa dâng lời tạ ơn Chúa vì đã thương ban nhiều ơn lành, được thêm nhiều bạn trẻ cộng tác trong sứ mạng giáo dục đức tin trong giáo xứ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều thứ bảy ngày 19.11.2016 là một chiều thật đẹp của cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hòa, hạt Phú Thọ, Sài Gòn.Buổi chiều hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ xuống dư tràn trên 116 em thiếu nhi được lãnh nhận bí tích Thêm sức,32 em tuyên xưng đức tin Bao đồng và 22 bạn trẻ gia nhập đội ngũ giáo lý viên trong giáo xứ.
Xem Hình
Nhân dịp này,Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc,Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn đã về thăm mục vụ giáo xứ và ngài chủ tế thánh lễ, cùng với cha chánh xứ Tân Phú Hòa Giuse Nguyễn Văn Trọng, cha chánh xứ An Phú Giuse Đinh Đức Hậu và một cha khách
Thánh lễ được cử hành vào lúc 18g, phần Phụng vụ Lời Chúa là các bài đọc về Chúa Thánh Thần.Bài Tin Mừng do cha Giuse Đinh Đức Hậu công bố.Sau bài Tin Mừng, cha chánh xứ Tân Phú Hòa giới thiệu các em sắp lãnh nhận bí tích Thêm sức,các em Bao đồng và các em giáo lý viên mới với Đức Tổng và cộng đoàn.
Đức Tồng Giám mục ban huấn từ nói đến những điểm giáo lý căn bản về Chúa Thánh Thần dựa theo bài đọc sách thánh.
Chúa Giêsu trao sứ mạng loan báo Tin Mừng cho các thánh tông đồ.Chúa Thánh Thần được ban cho các thánh tông đồ dư đầy,để các ông can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu Phục sinh,ban quyền tha tội cho các ông.
Chúng ta được ơn đức tin để tin nhận vào Chúa Giêsu, cũng bởi Thánh Thần ban cho ta mà thôi.Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người một ơn khác nhau, tùy theo khả năng, Chúa tỏ ra cho mỗi người một cách.
Ngày lãnh nhận bí tích Thêm sức là ngày chúng ta nhận Chúa Thánh Thần đầy đủ hơn.kiện toàn ơn đức tin của bí tích Rửa tội.Trong ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa,Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các thánh tông đồ qua hình lưỡi lửa.Bởi vậy, Chúa Thánh Thần là lửa tình yêu, là Thần Khí sự thật thúc đẩy các ông can đảm hơn,rao giảng các kỳ công của Thiên Chúa trên trần gian.
Nghi thức ban bí tích Thêm sức tiếp liền sau đó với phần tuyên xưng đức tin và tử bỏ ma quý.Đức Tổng Giám mục đọc lời nguyện khẩn khoản xin Chúa Thánh Thần xuống trên thu nhân và các em được xức dầu qua ấn tín Chúa Thánh Thần,trao ban bình an cho em.
Sau nghi thức Ban bí tích Thêm sức, các em khối nghĩa sĩ TNTT tuyên xưng đức tin công khai và xác quyết mạnh mẽ chọn lựa đi theo Đức Giêsu,chọn Ngài làm là lý tưởng cho cuộc đời,sống yêu thương và phục vụ.
Trong thánh lễ này, có 24 anh chị Giáo lý viên tuyên hứa gia nhập ban giáo lý với lòng quảng đại hy sinh thời gian, tận tình phục vụ các em thiếu nhi.
Phần phụng vụ Thánh Thể diễn ra tiếp theo thật long trọng.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ,ông Chủ tịch HĐMVGX cám ơn Đức Tổng quý cha quý cộng đoàn.
Ông ghi nhận: Giáo xứ Tân Phú Hòa trong tuần vừa qua có nhiều ngày kỷ niệm:
Ngày 16.11.2006 kỷ niệm 8 năm cung hiến nhà thờ
Ngày 13.11.2016 mừng kính các thánh tử đạo VN -bổn mạng HĐMVGX
-Hôm nay, ngày 19.11.2016 Đức Tổng Giám mục về thăm mục vụ giáo xứ, ban bí tích Thêm sức và tuyên hứa bao đồng, tiếp nhận các em giáo lý viên mới.
Đáp từ,Đức Tổng Giám mục cám ơn cha chánh xứ đã chuẩn bị chu đáo, dạy các em học giáo lý để thánh lễ hôm nay diễn ra tốt đẹp,Đức Tổng Giám mục nhắn nhủ các em cố gắng sống thật ngoan,hy sinh phục vụ để loan báo Tin Mừng.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc ca đoàn cất lên bài “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa”, diễn tả tâm tình giáo dân Giáo xứ Tân Phú Hòa dâng lời tạ ơn Chúa vì đã thương ban nhiều ơn lành, được thêm nhiều bạn trẻ cộng tác trong sứ mạng giáo dục đức tin trong giáo xứ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Hành hương kính Đức mẹ Măng Đen
Người Giồng Trôm
10:06 20/11/2016
CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SÀI GÒN HÀNH HƯƠNG KÍNH ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN
Với lòng tôn kính Mẹ cách đặc biệt cũng như bày tỏ lòng tôn kính đó bằng hành động đó là cộng đoàn dân Chúa Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn đã “khăn gói quả mướp” lên đường thăm Mẹ.
Xem Hình
Từ sáng sớm thứ Sáu, 18 tháng 11, cộng đoàn thẳng tiến lên miền núi Kontum. Đến với Mẹ phải đi một ngày đường thật dài và kèm theo đó là mệt nhoài.
Đêm đã xuống dần trên cõi thế, với hoàn cảnh hết sức hoang sơ nên trên núi Mẹ Măng Đen không đủ sức để cho đoàn con 140 người của Mẹ. Thế là cộng đoàn tìm đến nhà thờ gần nhất Măng Đen để tá túc qua đêm.
Tờ mờ sáng, 19 tháng 11, sau giấc nghỉ đêm, cộng đoàn đã hiện diện bên cạnh Mẹ. Với cha Quản Nhiệm Măng Đen cũng như Cha Phó xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp – Tôma A. Phạm Phú Lộc không có gì xa lạ bởi lẽ là anh em cùng một dòng. Thêm vào đó, khuôn mặt của Cha Quản Nhiệm cũng không lạ gì mấy với một số anh chị em giáo dân bởi đơn giản Cha Batolomeo Nguyễn Đức Thịnh là em ruột của Cha GioaKim Nguyễn Đức Mầng đang ở phục vụ tại cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và Cha cùng với Cha bề trên Tôma Trần Quốc Hùng phụ trách lớp truyền giáo tại Kỳ Đồng.
Sau những lời thăm hỏi, những nụ cười thân thương cộng đoàn chuẩn bị bước vào Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Batolomeo mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ để thấy những chuyện lớn lao Chúa làm cho nhân loại … như một Giakêu nhỏ bé nhưng với tấm lòng ông đã tìm đến Chúa và Chúa đã đến ở nhà ông … Mẹ Maria không tay nhưng Mẹ có võ và Mẹ ban ơn lành cho những ai chạy đến với Mẹ …
Trong bài chia sẻ, Cha giảng mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ Maria. Mẹ Maria là một người Mẹ sầu nhưng không bi. Mẹ vui vẻ đón nhận thánh ý Chúa thực thi trên đời Mẹ … là con cái của Mẹ, chúng ta cũng hãy học nơi Mẹ và nhất là đón nhận lời xin vâng thánh ý của Chúa trên mọi nẻo đường đời.
Để kết, Cha giảng mời cộng đoàn cũng hãy mang Mẹ về nhà mình như Gioan ngày xưa đã mang Mẹ về nhà mình sau biến cố thập giá đau thương.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Quản Nhiệm Trung tâm hành hương Măng Đen ngỏ lời cảm ơn Cha Phạm Phú Lộc, cảm ơn cộng đoàn và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho công việc xây dựng cơ bản ở đây. Cha Batolomeo cũng khoe rằng sau 4 năm, giờ đây giấy phép chuẩn bị khép lại và khởi công xây dựng … tất cả để cho Chúa và Mẹ lo, phần chúng ta thì chúng ta cứ làm theo Thánh ý của Chúa.
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng quây quần trước nhan Mẹ để thủ thỉ thỏ thẻ với Mẹ những tâm tư nguyện vọng của mình.
Sau khi cầu nguyện, cộng đoàn cùng nhau dùng bữa điểm tâm sáng với tô bún đơn sơ. Vì còn quá đơn sơ nên cũng chẳng có chỗ để ngồi ăn cho tươm tất nên kẻ đứng người ngồi thật dễ thương.
Có thể gặp nhiều khó khăn khi đoàn đi với số lượng đông như thế này cũng như gặp những điều bất tiện không ai muốn nhưng rồi ai cũng như ai đều vui vẻ bởi lẽ ý thức rằng mọi người đang đi hành hương. Mỗi người hy sinh một chút để dâng cho Đức Mẹ trong chuyến đi dài ngày này.
Tạm biệt Mẹ, cộng đoàn dân Chúa lại lên đường trở về thăm viếng nhà thờ gỗ Kontum. Sau khi rời khỏi nhà thờ gỗ Kontum, đoàn hành hương chia thành 2 nhóm để đến thăm các nơi truyền giáo do quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Được biết có những phần quà nho nhỏ cũng như quần áo, mùng mền và cả mì gói nữa được gói ghém bằng cả tấm lòng để sẻ chia cho anh chị em dân tộc thiểu số.
Ước mong chuyến hành hương này xong, đoàn sẽ trở về với gia đình, với công việc thường ngày trong ân sủng của Chúa và lời chuyển cầu của Mẹ Măng Đen.
Với lòng tôn kính Mẹ cách đặc biệt cũng như bày tỏ lòng tôn kính đó bằng hành động đó là cộng đoàn dân Chúa Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn đã “khăn gói quả mướp” lên đường thăm Mẹ.
Xem Hình
Từ sáng sớm thứ Sáu, 18 tháng 11, cộng đoàn thẳng tiến lên miền núi Kontum. Đến với Mẹ phải đi một ngày đường thật dài và kèm theo đó là mệt nhoài.
Đêm đã xuống dần trên cõi thế, với hoàn cảnh hết sức hoang sơ nên trên núi Mẹ Măng Đen không đủ sức để cho đoàn con 140 người của Mẹ. Thế là cộng đoàn tìm đến nhà thờ gần nhất Măng Đen để tá túc qua đêm.
Tờ mờ sáng, 19 tháng 11, sau giấc nghỉ đêm, cộng đoàn đã hiện diện bên cạnh Mẹ. Với cha Quản Nhiệm Măng Đen cũng như Cha Phó xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp – Tôma A. Phạm Phú Lộc không có gì xa lạ bởi lẽ là anh em cùng một dòng. Thêm vào đó, khuôn mặt của Cha Quản Nhiệm cũng không lạ gì mấy với một số anh chị em giáo dân bởi đơn giản Cha Batolomeo Nguyễn Đức Thịnh là em ruột của Cha GioaKim Nguyễn Đức Mầng đang ở phục vụ tại cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn và Cha cùng với Cha bề trên Tôma Trần Quốc Hùng phụ trách lớp truyền giáo tại Kỳ Đồng.
Sau những lời thăm hỏi, những nụ cười thân thương cộng đoàn chuẩn bị bước vào Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Batolomeo mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ để thấy những chuyện lớn lao Chúa làm cho nhân loại … như một Giakêu nhỏ bé nhưng với tấm lòng ông đã tìm đến Chúa và Chúa đã đến ở nhà ông … Mẹ Maria không tay nhưng Mẹ có võ và Mẹ ban ơn lành cho những ai chạy đến với Mẹ …
Trong bài chia sẻ, Cha giảng mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Mẹ Maria. Mẹ Maria là một người Mẹ sầu nhưng không bi. Mẹ vui vẻ đón nhận thánh ý Chúa thực thi trên đời Mẹ … là con cái của Mẹ, chúng ta cũng hãy học nơi Mẹ và nhất là đón nhận lời xin vâng thánh ý của Chúa trên mọi nẻo đường đời.
Để kết, Cha giảng mời cộng đoàn cũng hãy mang Mẹ về nhà mình như Gioan ngày xưa đã mang Mẹ về nhà mình sau biến cố thập giá đau thương.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Quản Nhiệm Trung tâm hành hương Măng Đen ngỏ lời cảm ơn Cha Phạm Phú Lộc, cảm ơn cộng đoàn và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho công việc xây dựng cơ bản ở đây. Cha Batolomeo cũng khoe rằng sau 4 năm, giờ đây giấy phép chuẩn bị khép lại và khởi công xây dựng … tất cả để cho Chúa và Mẹ lo, phần chúng ta thì chúng ta cứ làm theo Thánh ý của Chúa.
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng quây quần trước nhan Mẹ để thủ thỉ thỏ thẻ với Mẹ những tâm tư nguyện vọng của mình.
Sau khi cầu nguyện, cộng đoàn cùng nhau dùng bữa điểm tâm sáng với tô bún đơn sơ. Vì còn quá đơn sơ nên cũng chẳng có chỗ để ngồi ăn cho tươm tất nên kẻ đứng người ngồi thật dễ thương.
Có thể gặp nhiều khó khăn khi đoàn đi với số lượng đông như thế này cũng như gặp những điều bất tiện không ai muốn nhưng rồi ai cũng như ai đều vui vẻ bởi lẽ ý thức rằng mọi người đang đi hành hương. Mỗi người hy sinh một chút để dâng cho Đức Mẹ trong chuyến đi dài ngày này.
Tạm biệt Mẹ, cộng đoàn dân Chúa lại lên đường trở về thăm viếng nhà thờ gỗ Kontum. Sau khi rời khỏi nhà thờ gỗ Kontum, đoàn hành hương chia thành 2 nhóm để đến thăm các nơi truyền giáo do quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Được biết có những phần quà nho nhỏ cũng như quần áo, mùng mền và cả mì gói nữa được gói ghém bằng cả tấm lòng để sẻ chia cho anh chị em dân tộc thiểu số.
Ước mong chuyến hành hương này xong, đoàn sẽ trở về với gia đình, với công việc thường ngày trong ân sủng của Chúa và lời chuyển cầu của Mẹ Măng Đen.
Lễ cung hiến thánh đường giáo xứ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc
Giáo xứ Bình Khánh
10:21 20/11/2016
LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ VÀ BÀN THỜ GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Sáng thứ bảy, ngày 19/11/2016 tại giáo xứ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc đã long trọng tổ chức thánh lễ làm phép nhà xứ, nhà phục vụ; thánh hiến bàn thờ và thánh đường. Đây thật sự là một ngày tràn đầy "hồng ân" với toàn thể giáo dân xứ Bình Khánh.
Xem hình
Ngay từ sáng sớm, mọi giáo dân của giáo xứ đều tụ họp ở ngôi thánh đường mới, trên gương mặt mọi người tràn đầy niềm hân hoan, vui mừng vì được đón tiếp quý Đức Cha, quý Cha, quý Dì, quý nam nữ tu sĩ, quý vị ân nhân và quý khách xa gần cùng nhau đến chung vui và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa.
"Hồng ân Thiên Chúa bao la
Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngài”
Thánh lễ đã diễn ra thật sốt sắng dưới sự chủ sự của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc. Đức Cha đã tiến hành các nghi thức linh thiêng như: làm phép nhà xứ, nhà mục vụ, nhà hài cốt, cắt băng khánh thành nhà thờ, làm phép bàn thờ, thắp nến, xức hương trầm. .. Hợp cùng nhiều bài ca, tiếng hát, những tiếng kèn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa làm cho thánh lễ thêm phần trang trọng và thánh thiêng.
Vậy là sau 40 năm mong đợi, tại xã Bình Lộc này đã có một ngôi Thánh Đường được dựng lên rồi nơi đây sẽ là nơi ươm trồng nuôi dưỡng đời sống đức tin cho mọi thành phần trong giáo xứ. Từ ngày 08/02/2014 Đức Cha đã đến làm phép dâng thánh lễ khởi công cho đến nay, sau hai năm rưỡi xây dựng với biết bao thử thách tư bề, thì ngày hôm nay ngôi Thánh Đường và các công trình cần thiết nhà xứ, nhà mục vụ, nhà Hài cốt đã được hoàn thành tốt đẹp.
Lấy Thánh Cả Giuse tước hiệu của nhà thờ và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Giáo xứ. Nhà thờ được thiết kế với ý tưởng Ánh Sáng Chúa Kitô. Đó cũng là lý do ngày cung hiến được đặt vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua.
Nhìn từ xa Thánh giá trên đỉnh tháp nhà thờ được chiếu xuống bởi ba tia sáng được dựng trước cửa chính nhà thờ với ánh nắng ban sáng, ngôi tháp được in hình trên mặt hồ nước tam giác đều, khi tới cổng chính có biểu tượng Thánh giá được mở ra, qua Chúa Kitô mời gọi mọi người đến với Chúa Ba Ngôi.
14 chặng đàng giá đặt xung quanh hồ, dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn hãy dâng hy sinh và vất vả noi theo Chúa Kitô vác thập giá với Người, cùng với lời bầu cử của Thánh Giuse cha nuôi Chúa Giêsu với lời mời gọi HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE ở giữa hồ, ngài sẽ bầu cử cho những ai đến với ngài.
Vào đến nhà thờ nhìn lên cung thánh thấy khung cảnh của vườn địa đàng và cây thập giá gợi nhớ lại Lời Hứa Cứu độ của Thiên Chúa yêu thương loài người.
12 cột nhà thờ với kèo bê tông kết nối những thanh gỗ thông là biểu tượng 12 mái chèo trên một con thuyền mà xưa kia 12 thánh tông đồ đã lái con thuyền của Giáo Hội sơ khai với cột buồm thánh giá, đem ánh sáng Chúa Kitô, niềm vui tin mừng đi tới khắp lục địa.
Trong nhà thờ gian cung thánh gồm ba bậc với ý: Trời - Đất - Người (tức "Tam tài": Thiên - Địa - Nhân), và Bàn thờ là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, là trung tâm điểm của phụng vụ Thánh Thể nên được đặt trên 5 bậc cao nhất với ý:
+ Năm hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung tâm)
+ Ngũ Hành: Kim, Mộc,Thủy,Hỏa, Thổ.
Nơi mà Linh mục dâng thánh lễ mỗi ngày, con người thành tâm cầu xin Thiên Chúa được Ngũ phước: Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống).
Cho nên trên trần nhà thờ thiết kế với 3 dãy đèn vàng với ý Chúa Ba Ngôi ban hồng ân xuống cho nhân loại.
Thánh lễ làm phép nhà xứ, nhà phục vụ; thánh hiến bàn thờ và thánh đường đã khép lại trong niềm vui mừng, phấn khởi, nhưng đồng thời cũng mở ra một giai đoạn phát triển mới của giáo xứ. Chúng con xin ghi nhớ và thực thi theo lời Đức Cha dã chỉ dạy: “Ngôi thánh đường đã xây xong, khi được thánh hiến trở nên vật sở hữu của Thiên Chúa và nơi đó có tình yêu và thể hiện sự thánh thiêng của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta phải sống sao để trở thành một đền thờ của Thiên Chúa, luôn biết giữ gìn đạo hạnh, giữ gìn đức tin và đức cậy. Qua mỗi người, chúng ta gặp Chúa ngự trị, là lời loan báo cho lòng yêu thương và giới thiệu Chúa cho mọi người để mọi người sớm nhận ra Thiên Chúa của chúng ta cũng chính là Thiên Chúa của họ”.
Trong ánh nắng ấm áp xua tan các se se lạnh ngày đầu đông, ngôi thánh đường hiện lên thật tôn nghiêm và sáng láng. Nơi đây ghi dấu biết bao công sức của cha Phêrô Phan Khắc Giữa chánh xứ Bình Khánh của chúng con. Người hết lòng vì giáo xứ không những trong việc xây dựng nhà Chúa, rao giảng đức tin; cha con luôn quan tâm đến người nghèo, trình độ học vấn của các em trong xã, …. Kể từ bây giờ, chắc sẽ không ai còn gọi là “Cha sở container” nữa. Tạ ơn Chúa!
Nhân đây, một lần nữa, chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý dì, quý ân nhân xa gần và quý khách vì sự chung tay góp sức của quý vị mà một ngôi Thánh Đường nữa được mọc lên. Nơi này sẽ là ngôi nhà thứ hai của mỗi giáo dân, nơi tôn vinh Thiên Chúa, nơi gửi gắm những nỗi niềm cùng Chúa và là nơi tìm thấy tâm hồn mình thanh thản giữa cuộc sống.
Ban Truyền Thông Giáo Xứ Bình Khánh
BÀI CẢM ƠN CỦA BAN HÀNH GIÁO, CỦA CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH.
Trọng kính Đức Cha.
Kính thưa, Quí Cha Quản Hạt, cha giám đốc ĐCV thánh Giuse Xuân Lộc, cha chưởng ấn Quí Cha đồng tế, Quí Thày, Quí Dì, Quí Chức ban hành giáo xứ bạn, quí Ân nhân và Quí khách. Con xin thay mặt cộng đoàn Giáo xứ Bình Khánh kính dâng tâm tình cảm mến tri ân.
Kính thưa Đức Cha, hôm nay là một ngày trọng đại cho Giáo xứ chúng con, ngày mà chúng con mong đợi 40 năm. Từ một cộng đoàn 158 nhân khẩu năm 1975, nhờ hồng ân Thiên Chúa 15/ 09/ 2010 cộng đoàn nhỏ bé này được nâng lên thành Giáo xứ. niềm ao ước có được một ngôi nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa và ươm trồng nuôi dưỡng đời sống đức tin cho mọi thành phần trong giáo xứ. Nhưng niềm mơ ước vẫn luôn là ước mơ. Thánh ý Chúa đã thể hiện qua Giáo Hội. Ngày 29 tháng 9 năm 2013 Giáo xứ chúng con chính thức có Vị Chủ chăn tiên khởi đó là Cha Phêrô Phan Khắc Giữa. Ngài đã vâng lời đến và ở cùng cộng đoàn giáo xứ để chia sẻ và đồng hành với chúng con.
Ngày 08/02/2014 Đức Cha đã đến làm phép dâng thánh lễ khởi công và cầu nguyện chúc lành cho Giáo xứ và 2 Đức Cha còn cho chúng con món quà 100 triệu để xây dựng nhà thờ. Khởi công được 10 ngày công trình bị sự cố, tiền vừa có, lại mất đi 200 triệu và còn bị gián đoạn mất 3 tháng trời. Nào có ai hiểu và cảm thông, “đã nghèo lại mắc cái eo”
Vạn sự khởi đầu nan, chúng con càng xác tín mạnh mẽ hơn. Chúa đóng cửa sổ Ngài sẽ mở cửa lớn cho chúng con, qua biến cố đó giáo xứ chúng con đã đón nhận biết bao nhiêu sự quan tâm giúp đỡ của Quí ân nhân trong và ngoài nước.
Nhìn lại quãng thời gian xây dựng 2 năm rưỡi với biết bao thử thách tư bề, có lúc chúng con muốn buông xuôi tưởng chừng không vượt qua được. Nhưng Chúa không bỏ rơi những kẻ trông cậy hằng kêu xin Ngài và nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse tước hiệu của nhà thờ và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Giáo xứ. Hôm nay ngôi Thánh Đường và các công trình cần thiết nhà xứ, nhà mục vụ, nhà Hài cốt đã được hoàn thành tốt đẹp. Chúng con muôn đời cảm tạ Thiên Chúa và chân thành tri ân Đức Cha.
Kính thưa, Quí Cha Quản Hạt và Quí Cha với công việc mục vụ Giáo xứ ngày cuối tuần thật bận rộn nhưng vì tình thương mến thương Quí Cha đã bớt chút thời gian quí báu để đến cùng Đức Cha hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo xứ chúng con. Chúng con hết lòng cảm tạ và tri ân.
Kính thưa Cha chánh xứ, nhìn thành quả hôm nay chúng con nhớ lại quãng đường đã qua với bao thăng trầm thử thách. Từ ngày cha về nhận chánh xứ Tiên khởi giáo xứ Bình Khánh, tình cờ mọi người không ngờ Cha có một cái tên mới vô cùng thân thương và thật dí dỏm “ Cha sở Container” Cha chấp nhận và đón nhận ở với giáo xứ chúng con khi bước khởi đầu từ cái không và thiếu thốn, mặc dù sức khỏe không tốt nhưng Cha luôn nỗ lực hết tình, hết mình để xây dựng nhà thờ và quan tâm tìm kiếm những con chiên lạc bỏ Chúa, bỏ Giáo Hội, Cha đã cố gắng hàn gắn những mảnh đời bất hạnh bị bỏ rơi, không còn niềm tin vào Chúa và thiếu vắng tình người. không những cha còn quan tâm đến giáo dục tổ chức học hè và tiếng anh vào mỗi Chúa Nhật cho các em học sinh xã bình lộc. Nhất là Cha luôn động viên chúng con phải luôn phó thác cho sự an bài của Thiên Chúa và sống đoàn kết yêu thương nhau, chính điều này chúng con sẽ trở nên dấu chỉ của Lòng Thương Xót Chúa cho những anh em lương dân. Ân tình này chúng con nguyện ghi nhớ và quyết tâm thực thi. Xin Thiên Chúa tuôn đổ tràn đầy Ơn Thánh và ban cho Cha sức khỏe dồi dào để Cha chu toàn sứ vụ Mục Tử Chúa đã trao.
Chúng con chân thành cám ơn Quí Dì Tổng, Quí Dì Bề Trên Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh giá Xuân Lộc, và Quí Dì đã đến cầu nguyện cho giáo xứ chúng con, cách riêng, quí Thầy và Quí Dì Cộng Đoàn Anna, cộng đoàn Thiên Phước, đã giúp đỡ chúng con trong phụng vụ thánh lễ ngày hôm nay được trang nghiêm, sốt sắng. Nguyện xin Chúa ban nhiều ơn lành cho Quí Thầy và Quí Dì.
Trong niềm tri ân, chúng con cám ơn Cha Quản Hạt Xuân Lộc, Cha Quản Hạt Hố Nai- Chánh xứ Bắc Hải, Cha Giáo Giuse ĐCV, Cha Chánh Xứ Thiên Phước, Ca đoàn Hồng Ân Giáo xứ Bắc Hải, nhạc đoàn giáo xứ Phúc Hải các em Giáo lý viên Giáo xứ Thiên Phước, nhóm Giêsu Love, nhóm Tuổi trẻ kết nối, nhóm Áo đỏ, nhóm sinh viên tình nguyện, đến chung vai góp sức với Giáo xứ để buổi lễ thêm phần sốt sắng và đượm thắm tình người trong chương trình văn nghệ và tiệc mừng. Xin cám ơn Cơm niêu Cao Phát, dịch vụ nấu ăn Long Hải và quí nhà hảo tâm.
Kính thưa Quí Ân Nhân, Quí chức BHG các giáo xứ bạn và quí khách. Hôm nay là một ngày trọng đại, đánh dấu một quá trình hình thành và phát triển của Giáo xứ. thành quả có được như hôm nay là nhờ vào tấm lòng quảng đại chia sẻ của Quí vị.Tấm chân tình này Giáo xứ chúng tôi luôn ghi ơn và nguyện cầu Thiên Chúa luôn ban muôn ơn lành cho Quí Vị và Gia quyến.
Cách riêng, chúng tôi xin chân thành cám ơn Công ty Cô Bắc, công ty xây dựng Hồng Hà, công ty xây dựng Nguyễn Hùng, công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Tuynh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Ngọc Ánh, anh chị Biên và Ông Bà Bối thật nhiều đã luôn đồng hành và tài trợ từ lúc khởi công để cho công trình Giáo xứ hoàn thành nhanh chóng, tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành cho Quí Vị.
Chúng tôi cám ơn anh kiến trúc sư Giuse Lý Hoàn Nguyên giáo xứ Sao Mai Tổng giáo phận Sài Gòn, anh Tú, anh Bình, anh Châu công ty Gia Lý và anh Vinh kính nghệ thuật AAS tp. HCM. Nhà thờ được thiết kế với ý tưởng ánh sáng Chúa Kitô của Anh Nguyên. Đó cũng là lý do ngày cung hiến được đặt vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua.
- Nhìn từ xa Thánh giá trên đỉnh tháp nhà thờ được chiếu xuống bởi ba tia sáng được dựng trước cửa chính nhà thờ với ánh nắng ban sáng, ngôi tháp được in hình trên mặt hồ nước tam giác đều, khi tới cổng chính có biểu tượng Thánh giá được mở ra, qua Chúa Kitô mời gọi mọi người đến với Chúa Ba Ngôi.
- 14 chặng đàng giá đặt xung quanh hồ, dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn hãy dâng hy sinh và vất vả noi theo Chúa Kitô vác thập giá với Người, cùng với lời bầu cử của Thánh Giuse cha nuôi Chúa Giêsu với lời mời gọi HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE ở giữa hồ, ngài sẽ bầu cử cho những ai đến với ngài.
- Vào đến nhà thờ nhìn lên cung thánh thấy khung cảnh của vườn địa đàng và cây thập giá gợi nhớ lại Lời Hứa Cứu độ của Thiên Chúa yêu thương loài người được chép trong sáng thế đoạn 3 câu 15: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống ấy sẽ đạp dập đầu mi, và mi sẽ rình cắn gót chân người”
và sách dân số đoạn 21 câu 8: "Ngươi hãy làm một con rắn đồng và treo lên cao. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống."
- 12 cột nhà thờ với kèo bê tông kết nối những thanh gỗ thông là biểu tượng 12 mái chèo trên một con thuyền mà xưa kia 12 thánh tông đồ đã lái con thuyền của Giáo Hội sơ khai với cột buồm thánh giá, đem ánh sáng Chúa Kitô,niềm vui tin mừng đi tới khắp lục địa.
1. Trong nhà thờ gian cung thánh gồm ba bậc với ý: Trời - Đất - Người (tức "Tam tài": Thiên - Địa - Nhân), và Bàn thờ là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, là trung tâm điểm của phụng vụ Thánh Thể nên được đặt trên 5 bậc cao nhất với ý:
- Năm hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung tâm)
- Ngũ Hành: Kim, Mộc,Thủy,Hỏa, Thổ;
Nơi mà Linh mục dâng thánh lễ mỗi ngày, con người thành tâm cầu xin Thiên Chúa được Ngũ phước: Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống).
Do đó trên trần nhà thờ thiết kế với 3 dãy đèn vàng với ý Chúa Ba Ngôi ban hồng ân xuống cho nhân loại.
Xin cám ơn ý tưởng sâu sắc của anh.
Chúng tôi cám ơn các cấp chính quyền đã chấp thuận và tạo điều kiện để chúng tôi tổ chức thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. kính chúc Quí vị sức khỏe và thành đạt.
Một lần nữa, chúng con xin dâng lên Đức Cha, cha Tổng Đại Diện, Quí cha Quản hạt, Quí Cha, Quí Thầy, Quí Dì và Quí ân nhân lòng tri ân sâu xa của chúng con.
Trong dự định của cộng đoàn Giáo xứ chúng con là ngày trọng đại này sẽ được tổ chức vào ngày 20/11 Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ là cột mốc để hàng năm chúng con ghi nhớ tri ân cảm tạ Thiên Chúa và để mọi thành phần trong Giáo xứ cũng như các bạn trẻ đi làm, đi học nơi xa cùng về tham dự và phục vụ. Nhưng đáng tiếc, vì có sự thay đổi nên chúng con phải dời lên thứ bảy. Do đó, trong việc tổ chức của chúng con nếu có gì thiếu sót, kính xin Đức Cha, Quí Cha, Quí Thầy, Quí Dì và Quí Vị lượng thứ.
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
Sáng thứ bảy, ngày 19/11/2016 tại giáo xứ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc đã long trọng tổ chức thánh lễ làm phép nhà xứ, nhà phục vụ; thánh hiến bàn thờ và thánh đường. Đây thật sự là một ngày tràn đầy "hồng ân" với toàn thể giáo dân xứ Bình Khánh.
Xem hình
Ngay từ sáng sớm, mọi giáo dân của giáo xứ đều tụ họp ở ngôi thánh đường mới, trên gương mặt mọi người tràn đầy niềm hân hoan, vui mừng vì được đón tiếp quý Đức Cha, quý Cha, quý Dì, quý nam nữ tu sĩ, quý vị ân nhân và quý khách xa gần cùng nhau đến chung vui và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa.
"Hồng ân Thiên Chúa bao la
Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngài”
Thánh lễ đã diễn ra thật sốt sắng dưới sự chủ sự của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc. Đức Cha đã tiến hành các nghi thức linh thiêng như: làm phép nhà xứ, nhà mục vụ, nhà hài cốt, cắt băng khánh thành nhà thờ, làm phép bàn thờ, thắp nến, xức hương trầm. .. Hợp cùng nhiều bài ca, tiếng hát, những tiếng kèn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa làm cho thánh lễ thêm phần trang trọng và thánh thiêng.
Vậy là sau 40 năm mong đợi, tại xã Bình Lộc này đã có một ngôi Thánh Đường được dựng lên rồi nơi đây sẽ là nơi ươm trồng nuôi dưỡng đời sống đức tin cho mọi thành phần trong giáo xứ. Từ ngày 08/02/2014 Đức Cha đã đến làm phép dâng thánh lễ khởi công cho đến nay, sau hai năm rưỡi xây dựng với biết bao thử thách tư bề, thì ngày hôm nay ngôi Thánh Đường và các công trình cần thiết nhà xứ, nhà mục vụ, nhà Hài cốt đã được hoàn thành tốt đẹp.
Lấy Thánh Cả Giuse tước hiệu của nhà thờ và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Giáo xứ. Nhà thờ được thiết kế với ý tưởng Ánh Sáng Chúa Kitô. Đó cũng là lý do ngày cung hiến được đặt vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua.
Nhìn từ xa Thánh giá trên đỉnh tháp nhà thờ được chiếu xuống bởi ba tia sáng được dựng trước cửa chính nhà thờ với ánh nắng ban sáng, ngôi tháp được in hình trên mặt hồ nước tam giác đều, khi tới cổng chính có biểu tượng Thánh giá được mở ra, qua Chúa Kitô mời gọi mọi người đến với Chúa Ba Ngôi.
14 chặng đàng giá đặt xung quanh hồ, dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn hãy dâng hy sinh và vất vả noi theo Chúa Kitô vác thập giá với Người, cùng với lời bầu cử của Thánh Giuse cha nuôi Chúa Giêsu với lời mời gọi HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE ở giữa hồ, ngài sẽ bầu cử cho những ai đến với ngài.
Vào đến nhà thờ nhìn lên cung thánh thấy khung cảnh của vườn địa đàng và cây thập giá gợi nhớ lại Lời Hứa Cứu độ của Thiên Chúa yêu thương loài người.
12 cột nhà thờ với kèo bê tông kết nối những thanh gỗ thông là biểu tượng 12 mái chèo trên một con thuyền mà xưa kia 12 thánh tông đồ đã lái con thuyền của Giáo Hội sơ khai với cột buồm thánh giá, đem ánh sáng Chúa Kitô, niềm vui tin mừng đi tới khắp lục địa.
Trong nhà thờ gian cung thánh gồm ba bậc với ý: Trời - Đất - Người (tức "Tam tài": Thiên - Địa - Nhân), và Bàn thờ là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, là trung tâm điểm của phụng vụ Thánh Thể nên được đặt trên 5 bậc cao nhất với ý:
+ Năm hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung tâm)
+ Ngũ Hành: Kim, Mộc,Thủy,Hỏa, Thổ.
Nơi mà Linh mục dâng thánh lễ mỗi ngày, con người thành tâm cầu xin Thiên Chúa được Ngũ phước: Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống).
Cho nên trên trần nhà thờ thiết kế với 3 dãy đèn vàng với ý Chúa Ba Ngôi ban hồng ân xuống cho nhân loại.
Thánh lễ làm phép nhà xứ, nhà phục vụ; thánh hiến bàn thờ và thánh đường đã khép lại trong niềm vui mừng, phấn khởi, nhưng đồng thời cũng mở ra một giai đoạn phát triển mới của giáo xứ. Chúng con xin ghi nhớ và thực thi theo lời Đức Cha dã chỉ dạy: “Ngôi thánh đường đã xây xong, khi được thánh hiến trở nên vật sở hữu của Thiên Chúa và nơi đó có tình yêu và thể hiện sự thánh thiêng của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta phải sống sao để trở thành một đền thờ của Thiên Chúa, luôn biết giữ gìn đạo hạnh, giữ gìn đức tin và đức cậy. Qua mỗi người, chúng ta gặp Chúa ngự trị, là lời loan báo cho lòng yêu thương và giới thiệu Chúa cho mọi người để mọi người sớm nhận ra Thiên Chúa của chúng ta cũng chính là Thiên Chúa của họ”.
Trong ánh nắng ấm áp xua tan các se se lạnh ngày đầu đông, ngôi thánh đường hiện lên thật tôn nghiêm và sáng láng. Nơi đây ghi dấu biết bao công sức của cha Phêrô Phan Khắc Giữa chánh xứ Bình Khánh của chúng con. Người hết lòng vì giáo xứ không những trong việc xây dựng nhà Chúa, rao giảng đức tin; cha con luôn quan tâm đến người nghèo, trình độ học vấn của các em trong xã, …. Kể từ bây giờ, chắc sẽ không ai còn gọi là “Cha sở container” nữa. Tạ ơn Chúa!
Nhân đây, một lần nữa, chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý dì, quý ân nhân xa gần và quý khách vì sự chung tay góp sức của quý vị mà một ngôi Thánh Đường nữa được mọc lên. Nơi này sẽ là ngôi nhà thứ hai của mỗi giáo dân, nơi tôn vinh Thiên Chúa, nơi gửi gắm những nỗi niềm cùng Chúa và là nơi tìm thấy tâm hồn mình thanh thản giữa cuộc sống.
Ban Truyền Thông Giáo Xứ Bình Khánh
BÀI CẢM ƠN CỦA BAN HÀNH GIÁO, CỦA CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH.
Trọng kính Đức Cha.
Kính thưa, Quí Cha Quản Hạt, cha giám đốc ĐCV thánh Giuse Xuân Lộc, cha chưởng ấn Quí Cha đồng tế, Quí Thày, Quí Dì, Quí Chức ban hành giáo xứ bạn, quí Ân nhân và Quí khách. Con xin thay mặt cộng đoàn Giáo xứ Bình Khánh kính dâng tâm tình cảm mến tri ân.
Kính thưa Đức Cha, hôm nay là một ngày trọng đại cho Giáo xứ chúng con, ngày mà chúng con mong đợi 40 năm. Từ một cộng đoàn 158 nhân khẩu năm 1975, nhờ hồng ân Thiên Chúa 15/ 09/ 2010 cộng đoàn nhỏ bé này được nâng lên thành Giáo xứ. niềm ao ước có được một ngôi nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa và ươm trồng nuôi dưỡng đời sống đức tin cho mọi thành phần trong giáo xứ. Nhưng niềm mơ ước vẫn luôn là ước mơ. Thánh ý Chúa đã thể hiện qua Giáo Hội. Ngày 29 tháng 9 năm 2013 Giáo xứ chúng con chính thức có Vị Chủ chăn tiên khởi đó là Cha Phêrô Phan Khắc Giữa. Ngài đã vâng lời đến và ở cùng cộng đoàn giáo xứ để chia sẻ và đồng hành với chúng con.
Ngày 08/02/2014 Đức Cha đã đến làm phép dâng thánh lễ khởi công và cầu nguyện chúc lành cho Giáo xứ và 2 Đức Cha còn cho chúng con món quà 100 triệu để xây dựng nhà thờ. Khởi công được 10 ngày công trình bị sự cố, tiền vừa có, lại mất đi 200 triệu và còn bị gián đoạn mất 3 tháng trời. Nào có ai hiểu và cảm thông, “đã nghèo lại mắc cái eo”
Vạn sự khởi đầu nan, chúng con càng xác tín mạnh mẽ hơn. Chúa đóng cửa sổ Ngài sẽ mở cửa lớn cho chúng con, qua biến cố đó giáo xứ chúng con đã đón nhận biết bao nhiêu sự quan tâm giúp đỡ của Quí ân nhân trong và ngoài nước.
Nhìn lại quãng thời gian xây dựng 2 năm rưỡi với biết bao thử thách tư bề, có lúc chúng con muốn buông xuôi tưởng chừng không vượt qua được. Nhưng Chúa không bỏ rơi những kẻ trông cậy hằng kêu xin Ngài và nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse tước hiệu của nhà thờ và các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Giáo xứ. Hôm nay ngôi Thánh Đường và các công trình cần thiết nhà xứ, nhà mục vụ, nhà Hài cốt đã được hoàn thành tốt đẹp. Chúng con muôn đời cảm tạ Thiên Chúa và chân thành tri ân Đức Cha.
Kính thưa, Quí Cha Quản Hạt và Quí Cha với công việc mục vụ Giáo xứ ngày cuối tuần thật bận rộn nhưng vì tình thương mến thương Quí Cha đã bớt chút thời gian quí báu để đến cùng Đức Cha hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo xứ chúng con. Chúng con hết lòng cảm tạ và tri ân.
Kính thưa Cha chánh xứ, nhìn thành quả hôm nay chúng con nhớ lại quãng đường đã qua với bao thăng trầm thử thách. Từ ngày cha về nhận chánh xứ Tiên khởi giáo xứ Bình Khánh, tình cờ mọi người không ngờ Cha có một cái tên mới vô cùng thân thương và thật dí dỏm “ Cha sở Container” Cha chấp nhận và đón nhận ở với giáo xứ chúng con khi bước khởi đầu từ cái không và thiếu thốn, mặc dù sức khỏe không tốt nhưng Cha luôn nỗ lực hết tình, hết mình để xây dựng nhà thờ và quan tâm tìm kiếm những con chiên lạc bỏ Chúa, bỏ Giáo Hội, Cha đã cố gắng hàn gắn những mảnh đời bất hạnh bị bỏ rơi, không còn niềm tin vào Chúa và thiếu vắng tình người. không những cha còn quan tâm đến giáo dục tổ chức học hè và tiếng anh vào mỗi Chúa Nhật cho các em học sinh xã bình lộc. Nhất là Cha luôn động viên chúng con phải luôn phó thác cho sự an bài của Thiên Chúa và sống đoàn kết yêu thương nhau, chính điều này chúng con sẽ trở nên dấu chỉ của Lòng Thương Xót Chúa cho những anh em lương dân. Ân tình này chúng con nguyện ghi nhớ và quyết tâm thực thi. Xin Thiên Chúa tuôn đổ tràn đầy Ơn Thánh và ban cho Cha sức khỏe dồi dào để Cha chu toàn sứ vụ Mục Tử Chúa đã trao.
Chúng con chân thành cám ơn Quí Dì Tổng, Quí Dì Bề Trên Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh giá Xuân Lộc, và Quí Dì đã đến cầu nguyện cho giáo xứ chúng con, cách riêng, quí Thầy và Quí Dì Cộng Đoàn Anna, cộng đoàn Thiên Phước, đã giúp đỡ chúng con trong phụng vụ thánh lễ ngày hôm nay được trang nghiêm, sốt sắng. Nguyện xin Chúa ban nhiều ơn lành cho Quí Thầy và Quí Dì.
Trong niềm tri ân, chúng con cám ơn Cha Quản Hạt Xuân Lộc, Cha Quản Hạt Hố Nai- Chánh xứ Bắc Hải, Cha Giáo Giuse ĐCV, Cha Chánh Xứ Thiên Phước, Ca đoàn Hồng Ân Giáo xứ Bắc Hải, nhạc đoàn giáo xứ Phúc Hải các em Giáo lý viên Giáo xứ Thiên Phước, nhóm Giêsu Love, nhóm Tuổi trẻ kết nối, nhóm Áo đỏ, nhóm sinh viên tình nguyện, đến chung vai góp sức với Giáo xứ để buổi lễ thêm phần sốt sắng và đượm thắm tình người trong chương trình văn nghệ và tiệc mừng. Xin cám ơn Cơm niêu Cao Phát, dịch vụ nấu ăn Long Hải và quí nhà hảo tâm.
Kính thưa Quí Ân Nhân, Quí chức BHG các giáo xứ bạn và quí khách. Hôm nay là một ngày trọng đại, đánh dấu một quá trình hình thành và phát triển của Giáo xứ. thành quả có được như hôm nay là nhờ vào tấm lòng quảng đại chia sẻ của Quí vị.Tấm chân tình này Giáo xứ chúng tôi luôn ghi ơn và nguyện cầu Thiên Chúa luôn ban muôn ơn lành cho Quí Vị và Gia quyến.
Cách riêng, chúng tôi xin chân thành cám ơn Công ty Cô Bắc, công ty xây dựng Hồng Hà, công ty xây dựng Nguyễn Hùng, công ty trách nhiệm hữu hạn Đỗ Tuynh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Ngọc Ánh, anh chị Biên và Ông Bà Bối thật nhiều đã luôn đồng hành và tài trợ từ lúc khởi công để cho công trình Giáo xứ hoàn thành nhanh chóng, tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành cho Quí Vị.
Chúng tôi cám ơn anh kiến trúc sư Giuse Lý Hoàn Nguyên giáo xứ Sao Mai Tổng giáo phận Sài Gòn, anh Tú, anh Bình, anh Châu công ty Gia Lý và anh Vinh kính nghệ thuật AAS tp. HCM. Nhà thờ được thiết kế với ý tưởng ánh sáng Chúa Kitô của Anh Nguyên. Đó cũng là lý do ngày cung hiến được đặt vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua.
- Nhìn từ xa Thánh giá trên đỉnh tháp nhà thờ được chiếu xuống bởi ba tia sáng được dựng trước cửa chính nhà thờ với ánh nắng ban sáng, ngôi tháp được in hình trên mặt hồ nước tam giác đều, khi tới cổng chính có biểu tượng Thánh giá được mở ra, qua Chúa Kitô mời gọi mọi người đến với Chúa Ba Ngôi.
- 14 chặng đàng giá đặt xung quanh hồ, dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn hãy dâng hy sinh và vất vả noi theo Chúa Kitô vác thập giá với Người, cùng với lời bầu cử của Thánh Giuse cha nuôi Chúa Giêsu với lời mời gọi HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE ở giữa hồ, ngài sẽ bầu cử cho những ai đến với ngài.
- Vào đến nhà thờ nhìn lên cung thánh thấy khung cảnh của vườn địa đàng và cây thập giá gợi nhớ lại Lời Hứa Cứu độ của Thiên Chúa yêu thương loài người được chép trong sáng thế đoạn 3 câu 15: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống ấy sẽ đạp dập đầu mi, và mi sẽ rình cắn gót chân người”
và sách dân số đoạn 21 câu 8: "Ngươi hãy làm một con rắn đồng và treo lên cao. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống."
- 12 cột nhà thờ với kèo bê tông kết nối những thanh gỗ thông là biểu tượng 12 mái chèo trên một con thuyền mà xưa kia 12 thánh tông đồ đã lái con thuyền của Giáo Hội sơ khai với cột buồm thánh giá, đem ánh sáng Chúa Kitô,niềm vui tin mừng đi tới khắp lục địa.
1. Trong nhà thờ gian cung thánh gồm ba bậc với ý: Trời - Đất - Người (tức "Tam tài": Thiên - Địa - Nhân), và Bàn thờ là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, là trung tâm điểm của phụng vụ Thánh Thể nên được đặt trên 5 bậc cao nhất với ý:
- Năm hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung tâm)
- Ngũ Hành: Kim, Mộc,Thủy,Hỏa, Thổ;
Nơi mà Linh mục dâng thánh lễ mỗi ngày, con người thành tâm cầu xin Thiên Chúa được Ngũ phước: Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống).
Do đó trên trần nhà thờ thiết kế với 3 dãy đèn vàng với ý Chúa Ba Ngôi ban hồng ân xuống cho nhân loại.
Xin cám ơn ý tưởng sâu sắc của anh.
Chúng tôi cám ơn các cấp chính quyền đã chấp thuận và tạo điều kiện để chúng tôi tổ chức thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. kính chúc Quí vị sức khỏe và thành đạt.
Một lần nữa, chúng con xin dâng lên Đức Cha, cha Tổng Đại Diện, Quí cha Quản hạt, Quí Cha, Quí Thầy, Quí Dì và Quí ân nhân lòng tri ân sâu xa của chúng con.
Trong dự định của cộng đoàn Giáo xứ chúng con là ngày trọng đại này sẽ được tổ chức vào ngày 20/11 Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ là cột mốc để hàng năm chúng con ghi nhớ tri ân cảm tạ Thiên Chúa và để mọi thành phần trong Giáo xứ cũng như các bạn trẻ đi làm, đi học nơi xa cùng về tham dự và phục vụ. Nhưng đáng tiếc, vì có sự thay đổi nên chúng con phải dời lên thứ bảy. Do đó, trong việc tổ chức của chúng con nếu có gì thiếu sót, kính xin Đức Cha, Quí Cha, Quí Thầy, Quí Dì và Quí Vị lượng thứ.
Đại lễ bế mạc và nghi thức đóng Cửa Năm Thánh tại Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
17:35 20/11/2016
Melbourne, từ lúc 1:30 trưa cho đến 8:30 tối ngày Thứ Bảy 20 Tháng 11 Năm 2016. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm thuộc Tổng Giáo phân Melbourne. Một đại lễ với nghi thức đóng Cửa Thánh, kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được tổ chức thật trọng thể, với nhiều buổi giảng thuyết, cầu nguyện, Chầu Thánh Thể và lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, Rước kiệu Lòng Chúa Thương Xót, và một Thánh lễ đồng tế với thật đông đảo giáo dân, tu sĩ nam nữ trong khắp Tổng Giáo phận về tham dự.
Mời xem hình
Ngay từ lúc sáng sớm. Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã chuyển Cửa Thánh ra ngay cổng chính của trung tâm, để đón chào mọi người về dự lễ mà ban tổ chức đã tiên liệu là rất đông, và ngôi nhà thờ nhỏ chắc chắn không thể đủ chỗ cho mọi người. Nên hội trường và trước phòng khách của trung tâm nằm nơi tầng dưới, cũng được gắn thêm màn hình, kê thêm ghế để có thêm chỗ cho mọi người có chỗ ngồi tham dự các buổi thuyết giảng, Chầu Thánh Thể và dâng lễ trong ngày lễ đặc biệt.
Mặc dù trời hơi nóng, nhưng thời tiết thật đẹp, gió nhẹ nhàng, trời trong, cao, nhờ thế nên nhiều tà áo dài muôn sắc đã được đông đảo mọi người mặc tham dự các sinh hoạt đẹp như ngày hội. Nhất là các chị trong các đoàn thể mặc đồng phục áo dài để dâng lễ, và theo chân kiệu thật đẹp và mang đậm bản sắc quốc phục Việt Nam.
Mọi người, kể cả quý cha và các tu sĩ, khi bước qua Cổng Thánh, được các chị trong ban tổ chức vui vẻ trao và khoác cho một huy hiệu kỷ niệm ngày bế mạc Năm Thánh của Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm. Từ 1 giờ trưa, giáo dân từ khắp các cộng đoàn lần lượt đến trung tâm, nhiều vùng xa xôi như tại Trung tâm Thánh Hoan Thiện đi chung trên các xe Bus lớn, hay dùng xe nhỏ đến đây, mọi người vui vẻ, bắt tay chào hỏi nhau trong khuôn viên trung tâm. Mọi người được mời uống nước, ăn bánh trước khi tham dự buổi giảng thuyết của Linh mục Phạm Quang Hồng từ Giáo phận Perth xa xôi bên bờ Tây nước Úc bay qua.
Đúng 1 giờ 40, mọi người được mời lên nhà thờ, ai chân yếu thì được mời ngồi tại hội trường. Sau lời giới thiệu và chào mừng của Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm. Linh mục Phạm Quang Hồng đã bắt đầu giờ giảng ngay vì thời gian có hạn cho bài giảng dài với đề tài: Bế mạc chứ chưa kết thúc. Bằng giọng nói dí dỏm pha chút hài hước, đôi khi có những câu chuyện cười ý nhị để cử tọa nghe giảng cười vui không buồn ngủ. Linh mục đã cho mọi người thấy rõ hơn về Lòng Chúa Thương Xót. Chúng ta vừa hoàn thành Năm Thánh chứ chưa kết thúc, vì Lòng Chúa Thương Xót của Chúa còn tồn tại mãi đến muôn muôn đời, với lời khuyên chúng ta là phải thay đổi cái nhìn để nhận ra hồng ân Chúa bao la.
Đúng 3 giờ chiều, Linh mục quản nhiệm đặt Mình Thánh Chúa để cộng đoàn Chầu Lòng Chúa Thương Xót. Tiếp tục phần giảng thuyết của Linh mục Phạm Quang Hồng với đề tài về Lòng Chúa Thương Xót qua dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” mà người đáng thương lại là người con cả đã không biết đồng cảm sự thương xót người em mình tội lỗi, như sự thương xót của Người Cha. Nhắc lại lời trong bản kinh Năm Thánh “Lòng Thương Xót” đối với các thừa tác viên như: Chúa đã muốn cho các thừa tác viên của Chúa cảm nghiệm được sự mỏng dòn yếu đuối của mình, để biết đồng cảm với những người đang sống trong u mê lầm lạc! Xin cho những người đến với các thừa tác viên của Chúa đều thấy mình được Thiên Chúa đang kiếm tìm, yêu thương và tha thứ.
Sau 15 phút nghỉ giải lao. Cộng đoàn được mời gọi đi rước kiệu Tượng Lòng Chúa Thương Xót. Với một đoàn rước thật đông đảo trong cái hanh vàng của nắng, nóng. Đoàn rước dài đã đi vòng trong khu Debney Park rộng lớn. Đoàn rước cùng lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, sau mỗi chục, Linh mục chủ sự đều quỳ trước kiệu để xông hương, với các lời nguyện cầu cho Đức Thánh Cha, Quý tu sỹ nam nữ, cộng đoàn và quê hương đất nước.
Sau khi kết thúc buổi rước kiệu. Mọi người đều hướng lên Cửa Thánh. Linh mục chủ sự tiến đến đọc lời nguyện và khép lại hai cánh cửa của nhà thờ. Hai cánh cửa khép lại, trái tim yêu thương của Chúa lại hiện ra, Chúa luôn hiện diện một tình yêu thương nhân loại đến muôn đời, để đón nhận mọi hối nhân tìm về cùng Chúa.
Sau hai hồi chiêng trống, Liên ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm với hơn 100 ca viên trong đồng phục đại lễ hát vang bài ca nhập lễ đón đoàn đồng tế tiến lên bàn thánh. Khuôn viên trung tâm không còn chỗ trống, những lối đi cũng được thu hẹp lại nhưng vẫn không đủ chỗ, và một số đông được mời vào hội trường, trước phòng khách và cả các bậc thang.
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân chủ tế cùng với quý cha Hoàng Kim Huy tuyên uý trưởng tại Melbourne, Viện phụ Nguyễn Viết Chánh, LM Phạm Xuân Tạo, Đặng Nhật Trường, Phạm Quang Hồng, Đa Minh Tuấn, và Phó tế Toàn.
Trong bài chia sẻ lời Chúa lễ Chúa Kito Vua vũ trụ. Linh mục Phạm Quang Hồng đã nói về Chúa Giê Su đã bị con người nhạo báng, nhưng không phải vậy. Kinh Thánh kể cho chúng ta thấy ba loại người là các thủ lãnh, lính tráng và cả những người tội lỗi bị hành hình chung với Người đều muốn được Chúa cứu rỗi.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Nguyễn Đình Trị trưởng Ban Lòng Chúa Thương Xót Thánh Vinh Sơn Liêm đã lên cám ơn Cha quản nhiệm một cách chân tình vì lòng thương yêu cộng đoàn với sự giúp đỡ thật đặc biệt. Đến quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý ban mục vụ cộng đồng, quý ban mục vụ các cộng đoàn, cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi đã đến hiệp dâng Thánh lễ, nhất là ban mục vụ Trung tâm Vinh Sơn Liêm, các ban ngành đoàn thể, Liên Ca đoàn, ban khánh tiết, ban ẩm thực, ban âm thanh đã bỏ nhiều công sức để cộng tác nhiệt thành, giúp ban tổ chức hoàn thành buổi đại lễ thật tốt đẹp. Ban tổ chức đã trao quà để cám ơn quý cha.
Sau phần cám ơn của ông Nguyễn Ngọc Trúc. Một bữa tiệc thật thịnh soạn đã được ban tổ chức thiết đãi với chừng hơn hai ngàn người tham dự thật vui vẻ trong tình huynh đệ đầy hồng ân Năm Thánh. Thánh lễ hôm nay đã bế mạc Năm Thánh Ngoại thường Lòng Chúa Thương Xót 2016.
Được biết, Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Melbourne chọn là một trong năm nơi, được mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Tổng Giáo phận, là nơi hành hương Năm Thánh. Đã được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá khai mạc cuối Năm 2016.
Mời xem hình
Ngay từ lúc sáng sớm. Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã chuyển Cửa Thánh ra ngay cổng chính của trung tâm, để đón chào mọi người về dự lễ mà ban tổ chức đã tiên liệu là rất đông, và ngôi nhà thờ nhỏ chắc chắn không thể đủ chỗ cho mọi người. Nên hội trường và trước phòng khách của trung tâm nằm nơi tầng dưới, cũng được gắn thêm màn hình, kê thêm ghế để có thêm chỗ cho mọi người có chỗ ngồi tham dự các buổi thuyết giảng, Chầu Thánh Thể và dâng lễ trong ngày lễ đặc biệt.
Mặc dù trời hơi nóng, nhưng thời tiết thật đẹp, gió nhẹ nhàng, trời trong, cao, nhờ thế nên nhiều tà áo dài muôn sắc đã được đông đảo mọi người mặc tham dự các sinh hoạt đẹp như ngày hội. Nhất là các chị trong các đoàn thể mặc đồng phục áo dài để dâng lễ, và theo chân kiệu thật đẹp và mang đậm bản sắc quốc phục Việt Nam.
Mọi người, kể cả quý cha và các tu sĩ, khi bước qua Cổng Thánh, được các chị trong ban tổ chức vui vẻ trao và khoác cho một huy hiệu kỷ niệm ngày bế mạc Năm Thánh của Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm. Từ 1 giờ trưa, giáo dân từ khắp các cộng đoàn lần lượt đến trung tâm, nhiều vùng xa xôi như tại Trung tâm Thánh Hoan Thiện đi chung trên các xe Bus lớn, hay dùng xe nhỏ đến đây, mọi người vui vẻ, bắt tay chào hỏi nhau trong khuôn viên trung tâm. Mọi người được mời uống nước, ăn bánh trước khi tham dự buổi giảng thuyết của Linh mục Phạm Quang Hồng từ Giáo phận Perth xa xôi bên bờ Tây nước Úc bay qua.
Đúng 1 giờ 40, mọi người được mời lên nhà thờ, ai chân yếu thì được mời ngồi tại hội trường. Sau lời giới thiệu và chào mừng của Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm. Linh mục Phạm Quang Hồng đã bắt đầu giờ giảng ngay vì thời gian có hạn cho bài giảng dài với đề tài: Bế mạc chứ chưa kết thúc. Bằng giọng nói dí dỏm pha chút hài hước, đôi khi có những câu chuyện cười ý nhị để cử tọa nghe giảng cười vui không buồn ngủ. Linh mục đã cho mọi người thấy rõ hơn về Lòng Chúa Thương Xót. Chúng ta vừa hoàn thành Năm Thánh chứ chưa kết thúc, vì Lòng Chúa Thương Xót của Chúa còn tồn tại mãi đến muôn muôn đời, với lời khuyên chúng ta là phải thay đổi cái nhìn để nhận ra hồng ân Chúa bao la.
Đúng 3 giờ chiều, Linh mục quản nhiệm đặt Mình Thánh Chúa để cộng đoàn Chầu Lòng Chúa Thương Xót. Tiếp tục phần giảng thuyết của Linh mục Phạm Quang Hồng với đề tài về Lòng Chúa Thương Xót qua dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” mà người đáng thương lại là người con cả đã không biết đồng cảm sự thương xót người em mình tội lỗi, như sự thương xót của Người Cha. Nhắc lại lời trong bản kinh Năm Thánh “Lòng Thương Xót” đối với các thừa tác viên như: Chúa đã muốn cho các thừa tác viên của Chúa cảm nghiệm được sự mỏng dòn yếu đuối của mình, để biết đồng cảm với những người đang sống trong u mê lầm lạc! Xin cho những người đến với các thừa tác viên của Chúa đều thấy mình được Thiên Chúa đang kiếm tìm, yêu thương và tha thứ.
Sau 15 phút nghỉ giải lao. Cộng đoàn được mời gọi đi rước kiệu Tượng Lòng Chúa Thương Xót. Với một đoàn rước thật đông đảo trong cái hanh vàng của nắng, nóng. Đoàn rước dài đã đi vòng trong khu Debney Park rộng lớn. Đoàn rước cùng lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, sau mỗi chục, Linh mục chủ sự đều quỳ trước kiệu để xông hương, với các lời nguyện cầu cho Đức Thánh Cha, Quý tu sỹ nam nữ, cộng đoàn và quê hương đất nước.
Sau khi kết thúc buổi rước kiệu. Mọi người đều hướng lên Cửa Thánh. Linh mục chủ sự tiến đến đọc lời nguyện và khép lại hai cánh cửa của nhà thờ. Hai cánh cửa khép lại, trái tim yêu thương của Chúa lại hiện ra, Chúa luôn hiện diện một tình yêu thương nhân loại đến muôn đời, để đón nhận mọi hối nhân tìm về cùng Chúa.
Sau hai hồi chiêng trống, Liên ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm với hơn 100 ca viên trong đồng phục đại lễ hát vang bài ca nhập lễ đón đoàn đồng tế tiến lên bàn thánh. Khuôn viên trung tâm không còn chỗ trống, những lối đi cũng được thu hẹp lại nhưng vẫn không đủ chỗ, và một số đông được mời vào hội trường, trước phòng khách và cả các bậc thang.
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân chủ tế cùng với quý cha Hoàng Kim Huy tuyên uý trưởng tại Melbourne, Viện phụ Nguyễn Viết Chánh, LM Phạm Xuân Tạo, Đặng Nhật Trường, Phạm Quang Hồng, Đa Minh Tuấn, và Phó tế Toàn.
Trong bài chia sẻ lời Chúa lễ Chúa Kito Vua vũ trụ. Linh mục Phạm Quang Hồng đã nói về Chúa Giê Su đã bị con người nhạo báng, nhưng không phải vậy. Kinh Thánh kể cho chúng ta thấy ba loại người là các thủ lãnh, lính tráng và cả những người tội lỗi bị hành hình chung với Người đều muốn được Chúa cứu rỗi.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Nguyễn Đình Trị trưởng Ban Lòng Chúa Thương Xót Thánh Vinh Sơn Liêm đã lên cám ơn Cha quản nhiệm một cách chân tình vì lòng thương yêu cộng đoàn với sự giúp đỡ thật đặc biệt. Đến quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý ban mục vụ cộng đồng, quý ban mục vụ các cộng đoàn, cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi đã đến hiệp dâng Thánh lễ, nhất là ban mục vụ Trung tâm Vinh Sơn Liêm, các ban ngành đoàn thể, Liên Ca đoàn, ban khánh tiết, ban ẩm thực, ban âm thanh đã bỏ nhiều công sức để cộng tác nhiệt thành, giúp ban tổ chức hoàn thành buổi đại lễ thật tốt đẹp. Ban tổ chức đã trao quà để cám ơn quý cha.
Sau phần cám ơn của ông Nguyễn Ngọc Trúc. Một bữa tiệc thật thịnh soạn đã được ban tổ chức thiết đãi với chừng hơn hai ngàn người tham dự thật vui vẻ trong tình huynh đệ đầy hồng ân Năm Thánh. Thánh lễ hôm nay đã bế mạc Năm Thánh Ngoại thường Lòng Chúa Thương Xót 2016.
Được biết, Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Melbourne chọn là một trong năm nơi, được mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Tổng Giáo phận, là nơi hành hương Năm Thánh. Đã được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá khai mạc cuối Năm 2016.
Lễ Bổn Mạng Giáo Đoàn Lakemba - Sydney
Diệp Hải Dung
18:59 20/11/2016
Lễ Bổn Mạng Giáo Đòan Lakemba - Sydney
Chiều Chúa Nhật 20/11/2016 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Lakemba Sydney.
Xem Hình
Trước khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Ban Tây Nhạc Cecilia tấu bài Chào Mừng và Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua sau đó Thánh Tượng được rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Maria, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Lakemba chào mừng mọi người đồng thời Cha giới thiệu qúi Cha cùng hiện diện trong Thánh lễ mừng Bổn Mạng hôm nay: Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm và Cha Trần Bạch Hổ.
Sau nghi thức cung nghinh Phúc Âm do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về Lễ Chúa KiTô Vua không chỉ kết thúc của năm phụng vụ, nhưng là một tổng kết của cuộc sống đức tin mỗi người…toàn thể Giáo Hội đang kết thúc Năm Thánh. Cửa Năm Thánh sẽ được đóng lại nhưng Thiên Chúa sẽ không bao giờ đóng của trái tim thương xót của Người, vì thế đừng đóng của tâm hồn, nhưng hãy luôn thực thi các công việc của long thương xót, đem niềm vui và sự an ủi đến cho chình mình và tha nhân.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Gary Rawson ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót của Giáo Đoàn. Sau cùng Anh Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt anh cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn hai Ca đoàn Cecilia Thứ Bảy và Ca đoàn KiTô Vua Chúa Nhật đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng
Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ.
Chiều Chúa Nhật 20/11/2016 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Lakemba Sydney.
Xem Hình
Trước khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Ban Tây Nhạc Cecilia tấu bài Chào Mừng và Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua sau đó Thánh Tượng được rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Maria, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Lakemba chào mừng mọi người đồng thời Cha giới thiệu qúi Cha cùng hiện diện trong Thánh lễ mừng Bổn Mạng hôm nay: Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm và Cha Trần Bạch Hổ.
Sau nghi thức cung nghinh Phúc Âm do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về Lễ Chúa KiTô Vua không chỉ kết thúc của năm phụng vụ, nhưng là một tổng kết của cuộc sống đức tin mỗi người…toàn thể Giáo Hội đang kết thúc Năm Thánh. Cửa Năm Thánh sẽ được đóng lại nhưng Thiên Chúa sẽ không bao giờ đóng của trái tim thương xót của Người, vì thế đừng đóng của tâm hồn, nhưng hãy luôn thực thi các công việc của long thương xót, đem niềm vui và sự an ủi đến cho chình mình và tha nhân.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Gary Rawson ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót của Giáo Đoàn. Sau cùng Anh Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt anh cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn hai Ca đoàn Cecilia Thứ Bảy và Ca đoàn KiTô Vua Chúa Nhật đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng
Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ.
Văn Hóa
Ngày hiến chương nhà giáo 20/11 : Chuyện kể về Thầy
Sơn Ca Linh
09:21 20/11/2016
Hai ngàn năm trước,
Trên những nẻo đường cát bụi xứ Palestina,
Đột nhiên, có đoàn lũ lớn bé trẻ già,
Khố rách áo ôm, nam thanh nữ tú…
Ai nấy trằm trồ, cùng nhau kháo láo :
Có một Vị Thầy,
Từ làng quê Na-da-rét, đích thị Rabbi !
Thầy : tên cúng cơm cha mẹ đặt GIÊSU,
Thầy : nghề thợ mộc, xuất thân hàng lê dân áo vải.
Thầy : Từng lao động với những giọt mồ hôi nhễ nhại,
Thầy : từng chen lẫn giữa đoàn người tội lỗi bước xuống dòng sông.
Thầy : từng quy tụ đám đông,
Để truyền giảng một Tin Mừng mang tên Nước Chúa !
Thầy : từng đem niềm vui cho bao tâm hồn héo úa,
Thầy : đem tin yêu cho những ai thất vọng ê chề !
Thầy : rọi sáng bao tâm hồn lạc lối u mê,
Thầy : trả lành lặn cho bao phận người đui què mẻ sứt…
Thầy : ban sự sống cho ai đang nằm trong cõi chết,
Thầy : đưa về nhà Cha những người con tội lỗi đi hoang.
Thầy : mang nụ cười vui gieo trên mọi ngả đàng,
Thầy : chung chén rượu cưới, bữa cơm gia đình đạm bạc.
Thầy : vui với trẻ em, chữa những người phung cùi, điếc lác,
Thầy : cũng khóc, cũng giận, cũng buồn, cũng vui.
Thầy : luôn xót xa và trăn trở bùi ngùi,
Trước một đàn chiên bơ vơ, lạc loài, đói khát.
Thầy : sẵn sàng chấp nhận trở nên hạt lúa mì mục nát,
Thầy : chọn con đường chết khổ nhục thương đau.
Thầy : muốn học trò noi gương Thầy rửa chân cho nhau,
Thầy : ban tặng : giới răn yêu thương làm luật mới.
Thầy : không để kẻ tin Ngài phải ưu sầu mong đợi,
Thầy : oai hùng từ mố trống đĩnh đạc phục sinh.
Thầy : thắp sáng niềm tin, ban sức sống Thần Linh,
Thầy : ban bình an và ơn cứu độ cho muôn dân thế giới.
Thầy : sai các môn sinh hãy mang Tin Mừng cùng đi tới,
Thầy : hứa sẽ hiện diện mãi mãi cho đến cuối thời gian…
Nhớ về Thầy, hôm nay xin ghi vội đôi hàng,
Như một chút lễ dâng,của tên học trò đã từng được Thầy cho thọ giáo !
Sơn Ca Linh
(20/11/2016)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đàn Chim Thiên Di
Vũ Đình Huyến, Lm
20:47 20/11/2016
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Chim trời tìm nắng ấm
Dòi dõi cánh chim bay
Trọn cõi lòng khoắc khoải
Mơ ước buổi trùng lai.
(Trích thơ của Hàn Thiên Lương)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 15-21/11/2016: Giáo Hội tại Miến Điện đòi lại các trường Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:55 20/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon cho biết ngài đang yêu cầu chính phủ Miến Điện trả lại các trường Công Giáo đã bị quốc hữu hóa để Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này có thể khôi phục lại hệ thống giáo dục lâu nay đã bị bỏ quên tại đất nước này.
Miến Điện là quốc gia nổi tiếng là có một nền giáo dục được đào tạo tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á từ những năm 1950 nhờ vào phẩm chất giáo dục cao được cung cấp bởi các trường Công Giáo. Nhưng tất cả các trường này đã bị quốc hữu hóa vào năm 1965 sau khi Tướng Ne Win lên nắm quyền.
“Giáo Hội sẵn sàng được đóng góp một lần nữa cho nền giáo dục quốc gia”. Vị Hồng Y dòng Salêsiêng Don Bosco năm nay 68 tuổi nói.
2. Đức Thánh Cha gặp gỡ các cựu linh mục trẻ đã rời bỏ hàng giáo sĩ
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm các cựu linh mục trẻ, là những người đã rời bỏ chức linh mục trong những năm qua. Cuộc gặp gỡ này cho thấy sự gần gũi và tình cảm của ngài đối với họ. Chuyến thăm bất ngờ của ngài tới một căn nhà ở ngoại ô Rôma để gặp nhóm năm người Ý, một người Tây Ban Nha và một người từ Mỹ Châu Latinh, được thực hiện như là một phần trong những nghĩa cử lòng thương xót trong Năm Thánh, được thực hiện vào một ngày thứ Sáu trong tháng.
Một tuyên bố của Vatican cho biết các vị cựu linh mục trẻ này đã chọn một quyết định khó khăn là rời khỏi chức linh mục bất chấp sự phản đối, trong nhiều trường hợp từ các linh mục quen biết và từ gia đình họ, sau khi phục vụ trong nhiều năm tại các giáo xứ nơi cô đơn, sự hiểu lầm, mệt mỏi phát sinh từ nhiều trách nhiệm khiến họ suy nghĩ lại về sự lựa chọn đời sống thánh hiến của họ. Những vị này đã dành nhiều thời gian vật lộn với sự không chắc chắn và hoài nghi trước khi đến quyết định cho rằng họ không thích hợp với chức linh mục và do đó quyết định quay lại và hình thành một gia đình.
3. Một vị Hồng Y tại Vatican nói: Bài diễn văn tại Regensburg của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thực sự có tính ‘tiên tri’
Đối thoại với Hồi giáo dưới ánh sáng của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và sự nổi lên của quân khủng bố Hồi Giáo IS là một chủ đề hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại cuộc họp mùa thu của các giám mục Pháp tại Lộ Đức.
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, đã tham dự cuộc họp và cho biết tại một cuộc họp báo rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về Hồi giáo trong diễn từ tại Đại Học Regensburg vào năm 2006 thực sự có tính “tiên tri” dưới ánh sáng của những gì đã diễn ra trong những năm gần đây .
Theo tờ La Croix, Đức Hồng Y Tauran nói tại cuộc họp báo rằng:
“Hồi giáo và Kitô Giáo là hai tôn giáo với một ơn gọi toàn cầu; xích mích là chuyện bình thường. Nhưng sự khác biệt là chúng tôi đề xuất, còn họ thì áp đặt.”
4. Quốc hội Mễ Tây Cơ bác bỏ cố gắng của tổng thống muốn công nhận hôn nhân đồng tính trên toàn quốc
Quốc hội Mễ Tây Cơ đã ngăn chặn một nỗ lực của Tổng thống Enrique Pena Nieto nhằm công nhận hôn nhân đồng tính về mặt pháp lý trong cả nước.
Hôn nhân đồng tính đã được công nhận ở một số khu vực pháp lý ở Mễ Tây Cơ, bao gồm thành phố Mexico. Nhưng đề nghị của tổng thống nhằm thực hiện thống nhất chính sách trên toàn quốc đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ. Ngay cả đảng của Peña Nieto, Đảng Cách mạng Định Chế, cũng từ chối hỗ trợ dự luật này.
Ủy ban Hiến Chế của Quốc Hội Mễ Tây Cơ, với cuộc bỏ phiếu 18- 9, cho rằng đề xuất này đã vi hiến khi xâm phạm quyền của các tiểu bang thiết lập các quy tắc hôn nhân.
5. Các bác sĩ tại Ontario chống lại lệnh buộc họ phải giới thiệu các bệnh nhân muốn trợ tử
Năm bác sĩ tại Ontario, trong đó có một người Công Giáo, đã đưa ra một thách thức pháp lý chống lại một quy định của Y Sĩ Đoàn Ontario đòi hỏi các bác sĩ phải viết giấy giới thiệu cho những bệnh nhân muốn được trợ tử.
Năm bác sĩ này được sự hỗ trợ của Hội Y Khoa và Nha khoa Canada, Liên hiệp các hội bác sĩ Công Giáo Canada, và Hội Bác sĩ vì sự sống Canada, cũng như của các Giám Mục tại Ontario. Trong khi đó, Tổng chưởng lý của Ontario lại ủng hộ Y Sĩ Đoàn Ontario.
Đức Giám Mục Ronald Fabbro của London, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ontario nói:
“Rất nhiều người trong chúng ta sẽ rất khó chịu khi biết là các bác sĩ đã bị buộc phải hành động trái với lương tâm của mình”.
6. Các Giám Mục Paraguay lo âu về sự thao túng của các băng đảng mua bán ma túy trong chính trường
Các Giám Mục Paraguay đang tham dự cuộc họp thường kỳ tại thành phố Luque, đã thảo luận về nhiều vấn đề ảnh hưởng đến đất nước và kêu gọi tất cả người dân Paraguay và các cơ quan Nhà nước xem xét tình hình hiện tại trong đó lưu ý đặc biệt đến sự hiện diện của các băng đảng buôn bán ma túy và ảnh hưởng của chúng trong chính trị Paraguay.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục của Paraguay, được công bố vào ngày 9 tháng Mười Một, có đoạn viết:
“Chúng tôi kêu gọi dân chúng, và đặc biệt là chính quyền, hãy suy nghĩ về các vấn đề đa dạng mà chúng ta phải đối mặt hiện nay”
Trong tài liệu, gửi đến Fides, thông tấn xã của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, các Giám Mục cũng bày tỏ “lo ngại về sự hiện diện rõ ràng các hoạt động buôn bán ma túy trong xã hội và sự thao túng của các băng đảng buôn bán ma túy trong các lĩnh vực chính trị”.
Các ngài kêu gọi “cần có một sức khỏe tinh thần khẩn cấp cho quốc gia” mà theo ý kiến của các Giám Mục “là trách nhiệm của tất cả mọi người”. Các vị chủ chăn nhấn mạnh rằng các cơ quan Nhà nước của Paraguay đang bị tổn hại nghiêm trọng.
Tuyên bố này thể hiện những kết luận sơ khởi sau kỳ họp thứ 213 Đại Hội Thường Niên của các Giám Mục Paraguay, khai diễn từ thứ hai, 7 tháng 11 và bế mạc hôm thứ Sáu 11 tháng 11.
7. Đức Hồng Y Fernando Filoni cảnh giác Giáo Hội tại Zambia đừng để chủ nghĩa hỗn tạp làm tan loãng đức tin Công Giáo
Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã đến Zambia nhân kỷ niệm 125 năm khởi đầu công cuộc truyền giáo tại quốc gia châu Phi này.
Đức Hồng Y đã ca ngợi sự phát triển vượt trội của Giáo Hội tại Zambia nhưng cảnh báo chống lại cám dỗ pha loãng đức tin Công Giáo. “Anh chị em thực sự may mắn hình thành được một xã hội Kitô giáo ở đây”, ngài nói tại một diễn đàn của các giám mục, linh mục, và lãnh đạo giáo dân vào ngày 10 tháng 11.
“Tôi mong anh chị em tiếp tục cảnh giác đừng cho phép bất kỳ hình thức nào của chủ nghĩa hỗn tạp pha loãng sự thật đích thực về Chúa Giêsu Kitô như được dạy bởi Giáo Hội Công Giáo.”
Ngài nói thêm:
“Xin anh chị em tiếp tục tăng cường các nỗ lực của mình nhằm thúc đẩy công việc mục vụ và truyền giáo, khích lệ giới trẻ tìm kiếm lý tưởng Tin Mừng, đào tạo giới trẻ để hình thành nên các gia đình Kitô chân chính dựa nền tảng trên Bí Tích Hôn Nhân như một định chế bất khả phân ly và lâu dài,”.
Theo thống kê gần đây của Vatican, Zambia có 14.6 triệu dân trong đó khoảng 70% là Tin lành và 30% là người Công Giáo. Giáo Hội tại Zambia có 318 giáo xứ, 857 linh mục, 567 chủng sinh, 179 tu sĩ, và 2,021 nữ tu.
8. Đức Hồng Y Parolin nói đừng bỏ rơi những người mắc các bệnh hiếm gặp và các bệnh nhiệt đới
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, kêu gọi đầu tư nhiều hơn trong việc tìm ra các phương pháp điều trị cho những người mắc các bệnh hiếm gặp và các bệnh nhiệt đới không được điều trị thích hợp.
Phát biểu tại một hội nghị ở Vatican, hôm thứ Sáu 11 tháng 11, Đức Hồng Y đã thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói cùng cực và một số các bệnh này và kêu gọi tìm ra các phương thế đem lại các nguôn nước an toàn, nhà ở và giáo dục. Ngài cũng kêu gọi sự chú ý của các phương tiện truyền thông nhiều hơn đến vấn đề này.