Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 34C - Lễ Chúa Kitô Vua
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:43 19/11/2019
(LC 23: 35-43)
VUA CÁC VUA
Treo thân thánh giá đớn đau,
Nhiều người cười nhạo, hãy mau thoát rời.
Họ còn thách thức nhiều lời,
Ác tâm phản bội, tạo khơi mối thù.
Hùa theo thủ lãnh đui mù,
Giấm chua thay nước, dập trù tấm thân.
Mạo danh chế diễu ngu đần,
Tuyên xưng danh thánh, thế trần gian manh.
Trả thù bản án đóng đanh,
Tâu vua Do-thái, chính danh của Người.
Xếp hàng trộm cướp nhạo cười,
Đóng đinh xỉ nhục, đồng thời khinh khi.
Tỏ lòng thương xót từ bi,
Một anh kẻ trộm, thực thi giao hòa.
Cả đời làm ác phai nhòa,
Nài xin sám hối, trước tòa thứ tha.
Thiên đàng rộng mở bao la,
Chúa tha tất cả, ác tà xóa tan.
Hôm nay hưởng phúc thiên nhan,
Vua trời chiến thắng, vẻ vang muôn đời.
Các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu rằng: Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi. Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá trần trụi mà chúng lại tuyện xưng là Vua. Bảng viết treo trên cây thánh giá: Người này là Vua dân Do Thái, được nhà cầm quyền Rôma ấn định và không thể thay đổi. Tước hiệu quân vương của Chúa Kitô được chính quyền Rôma thừa nhận cách hy hữu trong bản án. Trong khi đó, dưới chân thập giá, đám đông tò mò nhìn xem quân lính nhạo cười Chúa.
Người ta gọi Ngài là Vua dân Do Thái, nhưng chỉ để nhạo báng Ngài. Lúc bị xét xử và kết án như một tên tử tội, bọn lính đặt Chúa ngồi trên ghế và khoác cho Chúa áo choàng đỏ, đội lên đầu một mão gai như Vương miện và bắt cầm cây gậy như cây Phủ việt, rồi qùy gối chế nhạo: Tâu Vua dân Do Thái. Họ đâu có biết họ đang bái lạy Vua cả trời đất, Vua các Vua. Chúa Giêsu là vị Vua có ngai vàng là chính cây Thập giá và lễ phong vương với bảng viết danh hiệu INRI. Chúa Giêsu là vua, nhưng vương quốc của Ngài không thuộc trần gian. Vương quốc của Chúa là vương quốc tình thương và hy vọng.
Chúa kết thúc cuộc sống trần gian trên thánh giá. Các đối thủ nhục mạ và đóng đinh Chúa giữa hai tên trộm và nói rằng hắn xưng mình là Vua, nhưng chỉ là vua bịp đáng chết như tên gian phi. Họ hoàn toàn không biết Chúa Giêsu là ai. Họ đã xúc phạm đến Chúa cách tồi tệ. Chúa im lặng cam chịu mọi khổ nhục để hoàn tất hy tế dâng Chúa Cha để đền tội cho nhân loại.
Chính trên thập giá, vương quyền Chúa đã thắng tâm hồn con người. Một trong hai tên trộm đã thưa rằng: Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhờ đến tôi. Anh trộm đã cảm thông với Chúa. Anh đã nhận ra quyền năng và tin vào ơn cứu độ. Chúa Giêsu đã chấp nhận anh như người đầu tiên bước vào Nước của Chúa: Ta bảo thật ngươi, ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta. Anh đã được giải thoát. Anh đã đi đường tắt vào cửa thiên đàng.
Vua Giêsu là Vua vũ trụ và là Vua của tâm hồn. Chúa yêu thương mọi người như người mục tử nhân lành sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Chúa đã yêu thương và tha thứ tất cả những người đã xúc phạm đến Chúa. Trên thánh giá, Chúa đã xin Chúa Cha tha tội cho họ vì họ lầm chẳng biết. Chúng ta nài xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta, vì chúng ta cố tình phạm tội làm mất lòng Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
THỨ HAI, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 1-4).
DÂNG CÚNG
Bỏ tiền dâng cúng vào hòm,
Một bà nghèo khó, bỏ bòn vài xu.
Chúa ngồi quan sát trưng thu,
Khá khen bà góa, mặc dù nghèo sơ.
Nhiều người cho của dư hờ,
Dâng lên Thiên Chúa, tôn thờ dửng dưng.
Bà nầy túng thiếu qúa chừng,
Đã dâng tất cả, thắt lưng quẫn cùng.
Đơn sơ phó thác tín trung,
An bài cuộc sống, bao dung tâm hồn.
Lắng lo thờ phượng kính tôn,
Lòng thành bác ái, túi khôn đong đầy.
Không ưa của lễ trưng bày,
Tấm lòng quảng đại, dựng xây Nước Trời.
Quan phòng Tạo Hóa cao vời,
Mỗi người cuộc sống, vào đời phát huy.
THỨ BA, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 5-11).
TIÊN BÁO
Trầm trồ khen ngợi đền thờ,
Trang hoàng đá quí, bàn thờ đẹp thay.
Những gì nhìn ngắm hôm nay,
Đến ngày tàn phá, qua tay kẻ thù.
Không còn hòn đá trùng tu,
Dấu nào mà biết, dự trù xảy ra?
Các con ý tứ người ta,
Mạo danh Chúa Cả, chính là ta đây.
Chớ đi theo chúng sa lầy,
Chiến tranh loạn lạc, náo gây mọi miền.
Các con đừng sợ, ưu phiền,
Dân này nổi dậy, nát nghiền dân kia.
Cõi bờ các nước phân chia,
Nhiều nơi động đất, chia lìa xa nhau.
Hoành hành ôn dịch đớn đau,
Bầu trời điềm lạ, theo sau tỏ bày.
THỨ TƯ, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 12-19).
BÁCH HẠI
Người ta bắt bớ các con,
Hội đường giao nộp, mỏi mòn tháng năm.
Ngục tù giam hãm hờn căm,
Quan quyền vua Chúa, chỉ nhằm oán ghen.
Giữa đời ánh sáng muối men,
Danh Thầy nhân chứng, ca khen Chúa Trời.
Các con ghi nhớ đôi lời,
Chớ lo đáp lại, người đời hỏi han.
Thầy ban miệng lưỡi khôn ngoan,
Đám người thù địch, làm càn dối gian.
Gia đình bạn hữu than van,
Thân bằng quyến thuộc, gian nan vì Thầy.
Người ta bắt bớ bao vây,
Mọi người ghét bỏ, khổ lây cuộc đời.
Các con bền đỗ mọi thời,
Linh hồn được cứu, Nước Trời mở ra.
THỨ NĂM, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 20-28).
TIÊN BÁO
Chúa khuyên môn đệ sẵn sàng,
Giê-ru-sa-lém, ngỡ ngàng bao vây,
Đến ngày tàn phá nơi đây,
Quân thù đắp lũy, loạn gây mọi nhà.
Những ai trong đất, rời xa,
Vùng quê chớ bỏ, lân la vào thành.
Những ngày báo oán thi hành,
Mọi lời ứng nghiệm, hoàn thành đã ghi.
Khốn cho phụ nữ, thai nhi,
Nhiều người khốn cực, ai bì ai than.
Đổ cơn thịnh nộ tràn lan,
Đông người ngã ngục, cả ngàn làm tôi,
Kinh hồn sợ hãi dầu xôi,
Tầng trời rung chuyển, núi đồi thấu chăng.
Con Người xuất hiện quyền năng,
Ngẩng đầu đứng dậy, trời trăng sáng dần.
THỨ SÁU, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 29-33).
NHÂN QỦA
Nhìn xem cây vả ngoài đồng,
Đâm chồi nầy lộc, mùa Đông qua rồi,
Xuân sang cây cối đâm chồi,
Mùa Hè gần đến, sườn đồi nở hoa.
Nhìn xem vũ trụ bao la,
Vạn vần dấu chỉ, biết là thời gian.
Hiểu rằng Thiên Chúa thương ban,
Nước Trời gần đến, thiên nhan rạng ngời.
Mọi điều tiên báo trong đời,
Dù rằng trời đất, một thời qua đi.
Lời Thầy vẫn cứ duy trì,
Ngàn muôn thế hệ, thực thi thành toàn.
Các con tỉnh thức sẵn sàng,
Con Người sẽ đến, mở đàng thiên cung.
Ân ban phúc lộc muôn trùng,
Chung phần hưởng phước, vô cùng đời sau.
THỨ BẢY, TUẦN 34 THƯỜNG NIÊN
(Lc 21, 34-36).
TỈNH THỨC
Các con tỉnh thức nguyện cầu,
Mong rằng thoát khỏi, ngõ hầu chấn hưng.
Thế gian lôi cuốn không ngừng,
Ăn chơi thỏa thích, tưng bừng sáng đêm.
Tâm hồn nặng trĩu như nêm,
Rã rời thân xác, nếm thêm mùi đời.
Say xưa lo lắng việc đời,
Thình lình ụp xuống, một thời rã tan.
Các con đừng cố vãn than,
Sẵn sàng tỉnh thức, miên man đợi chờ.
Nguyện cầu sùng kính tôn thờ,
Mong rằng thoát khỏi, hưởng nhờ thánh ân.
Kiên tâm giữ vững tinh thần,
Lạc an hiện diện, tới gần Chúa Con.
Trung kiên yêu mến sắt son,
Vinh quang tỏa chiếu, vẹn tròn tín trung.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 19/11/2019
87. Nếu như kiêu ngạo làm cho thiên thần biến thành ma quỷ, thì chắc chắn khiêm tốn cũng có thể khiến cho ma quỷ biến thành thiên thần.
(Thánh Clement)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 19/11/2019
67. “THỦY THẦN” BỊ NÉM XUỐNG NƯỚC
Lý Mộng Dương tự gọi là “Không Đồng tử”.
Năm nọ đi qua sông nhìn thấy quan lại nọ trên thuyền đang cúng tế mời “thủy thần” bảo hộ bình an. Lý Mộng Dương cảm thấy tức cười, tức giận ra lệnh cho tùy tùng bó “thủy thần” lại, quăng dưới sông để khi ở trong nước thích hợp với “thần” hơn !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 67:
Thủy thần đương nhiên là phải ở dưới sông trong nước mới thích hợp, vì đó là giang san của thần nước.
Con người ta vì gặp quá nhiều tai ương khốn khổ trong cuộc sống nên rất dễ dàng tin vào thần núi thần nước thần sông và tất cả những thứ dị đoan khác, và thế là đủ thứ dị đoan phát sinh trong đời sống….
Thần nước ở trong nước thì thích hợp hơn, cũng như người Ki-tô hữu ở trong tình yêu của Thiên Chúa vậy.
Tình yêu của Thiên Chúa thì rộng bao la hơn biển hơn trời rất thích hợp với tình yêu rộng lớn nơi người Ki-tô hữu, trong biển trời tình yêu này họ sống bao dung với người khác, họ phục vụ và quan tâm người khác như Thiên Chúa đã yêu thương và quan tâm đến họ vậy. Trong biển trời tình yêu này người Ki-tô hữu trở nên những giòng nước mát làm mát lòng tha nhân bằng những hành vi khiêm tốn bà lời nói dịu dàng của mình…
Theo sự mê tín của tín ngưỡng dân gian thủy thần thì ở trong nước, và chỉ có tác oai tác quái trong nước, nhưng người Ki-tô hữu thì biết rằng, nước hay thủy thần đều do Thiên Chúa tạo dựng, cho nên dù ở trong hoàn cảnh nào cũng có thể vì tình yêu của Thiên Chúa mà phục vụ và giúp đỡ tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lý Mộng Dương tự gọi là “Không Đồng tử”.
Năm nọ đi qua sông nhìn thấy quan lại nọ trên thuyền đang cúng tế mời “thủy thần” bảo hộ bình an. Lý Mộng Dương cảm thấy tức cười, tức giận ra lệnh cho tùy tùng bó “thủy thần” lại, quăng dưới sông để khi ở trong nước thích hợp với “thần” hơn !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 67:
Thủy thần đương nhiên là phải ở dưới sông trong nước mới thích hợp, vì đó là giang san của thần nước.
Con người ta vì gặp quá nhiều tai ương khốn khổ trong cuộc sống nên rất dễ dàng tin vào thần núi thần nước thần sông và tất cả những thứ dị đoan khác, và thế là đủ thứ dị đoan phát sinh trong đời sống….
Thần nước ở trong nước thì thích hợp hơn, cũng như người Ki-tô hữu ở trong tình yêu của Thiên Chúa vậy.
Tình yêu của Thiên Chúa thì rộng bao la hơn biển hơn trời rất thích hợp với tình yêu rộng lớn nơi người Ki-tô hữu, trong biển trời tình yêu này họ sống bao dung với người khác, họ phục vụ và quan tâm người khác như Thiên Chúa đã yêu thương và quan tâm đến họ vậy. Trong biển trời tình yêu này người Ki-tô hữu trở nên những giòng nước mát làm mát lòng tha nhân bằng những hành vi khiêm tốn bà lời nói dịu dàng của mình…
Theo sự mê tín của tín ngưỡng dân gian thủy thần thì ở trong nước, và chỉ có tác oai tác quái trong nước, nhưng người Ki-tô hữu thì biết rằng, nước hay thủy thần đều do Thiên Chúa tạo dựng, cho nên dù ở trong hoàn cảnh nào cũng có thể vì tình yêu của Thiên Chúa mà phục vụ và giúp đỡ tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao có quá ít Người Nhật theo Đạo Công Giáo
Vũ Văn An
03:45 19/11/2019
Đức Phanxicô, trong mấy ngày tới sẽ đến Nhật. Ngài vẫn nổi tiếng là vị Giáo Hoàng thích đến thăm những nơi ít có người Công Giáo. Thái Lan hiện chưa có tới 400,000 người Công Giáo. Nhật thì hơn một chút, mặc dù hai quốc gia này đã có sự hiện diện của các vị thừa sai nổi tiếng nhất của Đạo Công Giáo từ tiền bán thế kỷ 16, trong đó, có Thánh Phanxicô Xaviê, người cùng Dòng với Đức Phanxicô.
Nhưng trong khi ít ai thắc mắc với Thái Lan, thì nhiều người tự hỏi: tại sao quá ít người Nhật theo đạo Công Giáo. Năm 2001, nhân chuyến viếng thăm “Ad Limina” của các Giám Mục Nhật Bản, tạp chí Zenit có đặt câu hỏi này với Giám Mục Okinawa, là Đức Cha Bernard Toshio Oshikawa, và được ngài cho hay: “Kitô giáo được nhân dân chấp nhận. Vào khoảng 70% người Nhật tỏ ý đánh giá cao Kitô Giáo, nhưng việc rất khó là làm họ trở lại. Giáo Hội ở Nhật vẫn còn bị coi như một sản phẩm ngoại quốc, vì, khi kết thúc chiến tranh, các thừa sai hiện diện đều phát xuất từ các nước Âu Châu hay Mỹ Châu”.
Ngài nói thêm: “các vị thừa sai cố gắng hết sức để tạo ra một Giáo Hội địa phương, nhưng chúng tôi luôn nói về một Giáo Hội xây dựng trên nền thần học theo khuôn mẫu Âu Châu và, do đó, xa rời nước Nhật về phương diện văn hóa”.
Chính vì thế, các Giám Mục đang cổ vũ việc hội nhập văn hóa đức tin Kitô Giáo. Tuy nhiên, trong diễn trình này, nhất là về phụng vụ, ngài cho hay “hiện vẫn còn nhiều mơ hồ. Chưa hoàn toàn rõ ràng phải thi hành chuyên biệt ra sao nhiệm vụ hội nhập văn hóa này. Nó là điều rất khó và là vấn đề đang ảnh hưởng đến mọi người chúng tôi, trong tư cách nhà truyền giáo và Kitô hữu”.
Mất nối kết với Giáo Hội
Năm 2008, tờ New York Times ( https://www.nytimes.com/2008/04/06/world/asia/06japan.html) đến thăm một nơi họ gọi là “tiền đồn Công Giáo” ở Nhật, tức khu có tỷ lệ người Công Giáo cao nhất nuớc nhưng ở một nơi xa xôi hẻo lánh, khó đến nhất nước Nhật, tức khu Shinkamigoto thuộc Quần đảo Goto.
Cách nay nhiều thế kỷ, các Kitô hữu Nhật bị bách hại đã chạy về đây để có thể sống đức tin của họ tại một trong những nơi cực nam nhất của đất nước. Cuối cùng họ tạo nên những cộng đồng Công Giáo Rôma không thấy ở bất cứ nơi nào khác: những ngôi làng mọi người đều là Công Giáo, cuộc sống xoay quanh giáo xứ và cả lịch nhà trường cũng theo lịch của Giáo Hội.
Ngày nay, 1 phần tư gần 25,000 cư dân của khu này, gồm 7 hòn đảo có người ở và 60 hòn đảo không có người ở, là người Công Giáo, vẫn là một tỷ lệ phi thường trong một đất nước Kitô giáo không bén rễ được. Nó vẫn là tỷ lệ cao nhất Nhật Bản, nơi người Công Giáo chiếm khoảng 1 phần 3 của 1 phần trăm tổng dân số, và là nơi, tổng số Kitô hữu kém hơn 1 phần trăm.
Nhưng, giống như đạo Công Giáo của Nhật nói chung, số nhỏ này cũng đang mất dần sinh khí vì các lý do quen thuộc cả với người Công Giáo tại các nước giầu có khác lẫn riêng đối với Nhật Bản. Các người trẻ Công Giáo tại đây đang mất dần tiếp xúc với Giáo Hội, các nhu cầu tâm linh của họ được thoả mãn ở nơi khác. Những người bỏ đi tới các thành phố đang kết hôn với những người không Công Giáo và bị cuốn hút vào nền văn hóa không Kitô giáo.
Trong mấy năm vừa qua, một vài nhà thờ đã đóng cửa. Các thành viên đầu mỗi ngày mỗi bạc và biến dần tại nhiều trong số 29 nhà thờ, nhất là ở những hòn đảo khó đến nhất.
Cha Shigeshi Oyama, 61 tuổi, vì nạn thiếu linh mục, đã phải cử hành Thánh Lễ tại 2 nhà thờ vào Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay; ngài nói “tình thế ở đây hiện trầm trọng – có vấn đề một số nhà thờ sẽ bị bỏ trống”.
Các giáo dân đến Nhà thờ Hiyamizu dự Thánh lễ 7 giờ sáng: mặc dù trời lạnh căm, họ vẫn bỏ giầy ở cửa nhà thờ và đi chân không vào bên trong; các phụ nữ thì trùm đầu.
Ông Toshiyuki Mori, 40 tuổi, là một trong số họ. Ông đi lễ thường xuyên, mang theo đứa con trai Tomoyuki, 8 tuổi, làm cậu giúp lễ. Ông cho biết tuổi thiếu thời của ông xoay quanh giáo xứ, lấy vợ Công Giáo. Nhưng nay, ông thấy đức tin của ông như đang giảm dần. Nên ông không buộc con trai phải mãi là người Công Giáo: “khi cháu đủ trí khôn, cháu có thể bỏ nếu cháu muốn”.
Dù số người Công Giáo Nhật chỉ là 452,571 người năm 2006, hay 0.35 phần trăm tổng dân số Nhật, Cha Ritsuo Hisashi, một phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Nhật ở Tokyo cho rằng nó đã đạt đến cực điểm.
Giáo Hội hiện đang đương đầu với các vấn đề như thiếu các linh mục và nữ tu trẻ. Cha Hisashi cho hay: ở giáo phận Naha, thuộc Okinawa, các linh mục từ Việt Nam và Phi Luật Tân đã đến trám chỗ.
Nhắc lại lịch sử truyền giáo từ hồi Thánh Phanxicô Xaviê với nhiều hứa hẹn buổi đầu, sau đó bị các tướng quân bắt bớ cấm cách, phải chạy tới những nơi xa xôi, suốt hai thế kỷ, giữ đạo trong bí mật, không có linh mục, cho đến lúc người Mỹ buộc Nhật phải mở cửa vào thế kỷ 19, chứng tỏ người Công Giáo Nhật có một đức tin vững mạnh, vậy mà nay, như cha HiIsashi nói, “càng lạ lùng hơn xiết bao tại sao lại có quá ít tín hữu như vậy”.
Ở đây, tại Shinkamigoto, nhiều người cho rằng hiện tượng ngày một giầu có hơn đã làm cạn kiệt đức tin của người ta.Trước đây, người Công Giáo thường nghèo hơn người không Công Giáo, cư ngụ tại những nơi xa xôi, chỉ có thể đến bằng thuyền. Cách nay 3 thập niên, người ta mở mang đường xá tới những ngôi làng xa xôi nhất. Người Công Giáo bắt đầu thực hiện nhiều tiến bộ về kinh tế, xóa nhòa koảng cách giữa họ và những người không Công Giáo. Nhưng họ không còn lưu ý tới Giáo Hội nữa.
Thêm vào đó là sinh suất thấp, ảnh hưởng tới nông thôn Nhật Bản: người trẻ bỏ ra thành phố, không bao giờ trở lại, khiến cha mẹ không còn đường nào khác ngoài việc đoàn tụ với con.
Với việc giảm dân số, các viên chức chính phủ hy vọng biến các nhà thờ của họ thành các địa điểm lôi cuốn du khách.
Tại giáo xứ Komeyama, ở cực bắc, bà Tsuyako Takeya, 66, cho biết tất cả con cái bà, trừ đứa nhỏ nhất đã ra thành phố. Chỉ có hai trong năm đứa cháu của bà được rửa tội vì các con bà cưới người không Công Giáo. Bà không rõ bao nhiêu đứa con của bà còn giữ đạo.
Những đứa ở lại làm những điều một thế hệ trước không ai dám nghĩ tới là bỏ Thánh Lễ và cưới người không Công Giáo. Hiện tượng này thay đổi nhiều thực hành của người Công Giáo: họ bắt đầu cầu nguyện cho người chết trong lễ cầu cho người chết của Phật Giáo giữa tháng Tám.
Ông Mitsunori Ikuta, 60 tuổi, cho hay “thời đại này, chúng tôi phải chấp nhận những điều như thế thôi”.
Khung suy nghĩ của Vatican không hợp với Giáo Hội Á Châu
Tờ National Catholic Reporter (https://www.ncronline.org/blogs/ncr-today/japanese-bishops-vatican-mindset-doesnt-fit-asian-church) thì tường thuật câu trả lời của các Giám Mục Nhật cho các câu hỏi chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Nói chung, các Giám Mục Nhật cho rằng khung suy nghĩ của Vatican không thích hợp với Giáo Hội Á Châu.
Theo các Giám Mục Nhật, các giáo huấn của Giáo Hội không được biết đến tại nước họ và quan điểm qui Âu Châu của Vatican đang gây trở ngại cho việc truyền giảng Tin Mừng tại các nước người Công Giáo chỉ là thiểu số rất nhỏ. Như Nhật chằng hạn, nơi người Công Giáo chỉ chiếm 0.35 phần trăm dân số nhưng có đến 76 phần trăm kết hôn với người không Công Giáo.
Về ngừa thai nhân tạo chẳng hạn, các Giám Mục Nhật cho rằng “Các người Công Giáo đương thời hoặc dửng dưng hoặc không biết gì về giáo huấn của Giáo Hội”. Mà dù có biết, các ngài cho rằng, họ cũng không coi đó là phần quan trọng trong đời sống họ. Các giá trị xã hội và văn hóa cũng như các xem xét tài chánh quan trọng hơn”.
Họ tiếp tục viết “có một khoảng cách biệt giữa Vatican và thực tại. Việc dùng bao cao xu được khuyến cáo trong các lớp giáo dục sinh lý tại các trường”. Còn về các phương pháp ngừa thai tự nhiên, các Giám Mục Nhật cho hay: “có một số cố gắng dẫn nhập các thực hành như phương pháp Billings, nhưng ít người biết đến. Phần lớn, Giáo Hội tại Nhật không quá ám ảnh về các vấn đề tính dục”.
Vấn đề sống chung trước hôn nhân, các vị cho hay “thực hành mục vụ của Giáo Hội phải bắt đầu với tiền đề cho rằng sống chung và hôn nhân dân sự ở bên ngoài Giáo Hội đã trở thành chuyện thường tình”. Các ngài mang gương đức Kitô cư xử với người đàn bà Samaria, một người sống chung ngoài hôn nhân: Người không lưu ý đến chuyện ấy cho bằng nói chuyện một cách tôn trọng với nàng và đã biến nàng thành một nhà truyền giáo.
Các Giám Mục Nhật chỉ trích chính Bản Câu hỏi, cho rằng nó đã được soạn thảo với khung suy nghĩ của các nước theo Kitô Giáo trong đó, toàn bộ gia đình theo Kitô Giáo và coi các cuộc hôn nhân khác đạo là có vấn đề. Tuy nhiên ở Nhật, đại đa số các cuộc hôn nhân bao gồm nhiều tôn giáo khác nhau.
Lướt qua những dòng trên đây, người ta có cảm tưởng các nhà lãnh đạo Giáo Hội Nhật hình như nặng xu hướng đổ lỗi hơn là cố gắng xoay chiều tục hóa ngày một nặng trong Giáo Hội họ. Hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thay đổi não trạng tiêu cực này.
Nhưng trong khi ít ai thắc mắc với Thái Lan, thì nhiều người tự hỏi: tại sao quá ít người Nhật theo đạo Công Giáo. Năm 2001, nhân chuyến viếng thăm “Ad Limina” của các Giám Mục Nhật Bản, tạp chí Zenit có đặt câu hỏi này với Giám Mục Okinawa, là Đức Cha Bernard Toshio Oshikawa, và được ngài cho hay: “Kitô giáo được nhân dân chấp nhận. Vào khoảng 70% người Nhật tỏ ý đánh giá cao Kitô Giáo, nhưng việc rất khó là làm họ trở lại. Giáo Hội ở Nhật vẫn còn bị coi như một sản phẩm ngoại quốc, vì, khi kết thúc chiến tranh, các thừa sai hiện diện đều phát xuất từ các nước Âu Châu hay Mỹ Châu”.
Ngài nói thêm: “các vị thừa sai cố gắng hết sức để tạo ra một Giáo Hội địa phương, nhưng chúng tôi luôn nói về một Giáo Hội xây dựng trên nền thần học theo khuôn mẫu Âu Châu và, do đó, xa rời nước Nhật về phương diện văn hóa”.
Chính vì thế, các Giám Mục đang cổ vũ việc hội nhập văn hóa đức tin Kitô Giáo. Tuy nhiên, trong diễn trình này, nhất là về phụng vụ, ngài cho hay “hiện vẫn còn nhiều mơ hồ. Chưa hoàn toàn rõ ràng phải thi hành chuyên biệt ra sao nhiệm vụ hội nhập văn hóa này. Nó là điều rất khó và là vấn đề đang ảnh hưởng đến mọi người chúng tôi, trong tư cách nhà truyền giáo và Kitô hữu”.
Mất nối kết với Giáo Hội
Năm 2008, tờ New York Times ( https://www.nytimes.com/2008/04/06/world/asia/06japan.html) đến thăm một nơi họ gọi là “tiền đồn Công Giáo” ở Nhật, tức khu có tỷ lệ người Công Giáo cao nhất nuớc nhưng ở một nơi xa xôi hẻo lánh, khó đến nhất nước Nhật, tức khu Shinkamigoto thuộc Quần đảo Goto.
Cách nay nhiều thế kỷ, các Kitô hữu Nhật bị bách hại đã chạy về đây để có thể sống đức tin của họ tại một trong những nơi cực nam nhất của đất nước. Cuối cùng họ tạo nên những cộng đồng Công Giáo Rôma không thấy ở bất cứ nơi nào khác: những ngôi làng mọi người đều là Công Giáo, cuộc sống xoay quanh giáo xứ và cả lịch nhà trường cũng theo lịch của Giáo Hội.
Ngày nay, 1 phần tư gần 25,000 cư dân của khu này, gồm 7 hòn đảo có người ở và 60 hòn đảo không có người ở, là người Công Giáo, vẫn là một tỷ lệ phi thường trong một đất nước Kitô giáo không bén rễ được. Nó vẫn là tỷ lệ cao nhất Nhật Bản, nơi người Công Giáo chiếm khoảng 1 phần 3 của 1 phần trăm tổng dân số, và là nơi, tổng số Kitô hữu kém hơn 1 phần trăm.
Nhưng, giống như đạo Công Giáo của Nhật nói chung, số nhỏ này cũng đang mất dần sinh khí vì các lý do quen thuộc cả với người Công Giáo tại các nước giầu có khác lẫn riêng đối với Nhật Bản. Các người trẻ Công Giáo tại đây đang mất dần tiếp xúc với Giáo Hội, các nhu cầu tâm linh của họ được thoả mãn ở nơi khác. Những người bỏ đi tới các thành phố đang kết hôn với những người không Công Giáo và bị cuốn hút vào nền văn hóa không Kitô giáo.
Trong mấy năm vừa qua, một vài nhà thờ đã đóng cửa. Các thành viên đầu mỗi ngày mỗi bạc và biến dần tại nhiều trong số 29 nhà thờ, nhất là ở những hòn đảo khó đến nhất.
Cha Shigeshi Oyama, 61 tuổi, vì nạn thiếu linh mục, đã phải cử hành Thánh Lễ tại 2 nhà thờ vào Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay; ngài nói “tình thế ở đây hiện trầm trọng – có vấn đề một số nhà thờ sẽ bị bỏ trống”.
Các giáo dân đến Nhà thờ Hiyamizu dự Thánh lễ 7 giờ sáng: mặc dù trời lạnh căm, họ vẫn bỏ giầy ở cửa nhà thờ và đi chân không vào bên trong; các phụ nữ thì trùm đầu.
Ông Toshiyuki Mori, 40 tuổi, là một trong số họ. Ông đi lễ thường xuyên, mang theo đứa con trai Tomoyuki, 8 tuổi, làm cậu giúp lễ. Ông cho biết tuổi thiếu thời của ông xoay quanh giáo xứ, lấy vợ Công Giáo. Nhưng nay, ông thấy đức tin của ông như đang giảm dần. Nên ông không buộc con trai phải mãi là người Công Giáo: “khi cháu đủ trí khôn, cháu có thể bỏ nếu cháu muốn”.
Dù số người Công Giáo Nhật chỉ là 452,571 người năm 2006, hay 0.35 phần trăm tổng dân số Nhật, Cha Ritsuo Hisashi, một phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Nhật ở Tokyo cho rằng nó đã đạt đến cực điểm.
Giáo Hội hiện đang đương đầu với các vấn đề như thiếu các linh mục và nữ tu trẻ. Cha Hisashi cho hay: ở giáo phận Naha, thuộc Okinawa, các linh mục từ Việt Nam và Phi Luật Tân đã đến trám chỗ.
Nhắc lại lịch sử truyền giáo từ hồi Thánh Phanxicô Xaviê với nhiều hứa hẹn buổi đầu, sau đó bị các tướng quân bắt bớ cấm cách, phải chạy tới những nơi xa xôi, suốt hai thế kỷ, giữ đạo trong bí mật, không có linh mục, cho đến lúc người Mỹ buộc Nhật phải mở cửa vào thế kỷ 19, chứng tỏ người Công Giáo Nhật có một đức tin vững mạnh, vậy mà nay, như cha HiIsashi nói, “càng lạ lùng hơn xiết bao tại sao lại có quá ít tín hữu như vậy”.
Ở đây, tại Shinkamigoto, nhiều người cho rằng hiện tượng ngày một giầu có hơn đã làm cạn kiệt đức tin của người ta.Trước đây, người Công Giáo thường nghèo hơn người không Công Giáo, cư ngụ tại những nơi xa xôi, chỉ có thể đến bằng thuyền. Cách nay 3 thập niên, người ta mở mang đường xá tới những ngôi làng xa xôi nhất. Người Công Giáo bắt đầu thực hiện nhiều tiến bộ về kinh tế, xóa nhòa koảng cách giữa họ và những người không Công Giáo. Nhưng họ không còn lưu ý tới Giáo Hội nữa.
Thêm vào đó là sinh suất thấp, ảnh hưởng tới nông thôn Nhật Bản: người trẻ bỏ ra thành phố, không bao giờ trở lại, khiến cha mẹ không còn đường nào khác ngoài việc đoàn tụ với con.
Với việc giảm dân số, các viên chức chính phủ hy vọng biến các nhà thờ của họ thành các địa điểm lôi cuốn du khách.
Tại giáo xứ Komeyama, ở cực bắc, bà Tsuyako Takeya, 66, cho biết tất cả con cái bà, trừ đứa nhỏ nhất đã ra thành phố. Chỉ có hai trong năm đứa cháu của bà được rửa tội vì các con bà cưới người không Công Giáo. Bà không rõ bao nhiêu đứa con của bà còn giữ đạo.
Những đứa ở lại làm những điều một thế hệ trước không ai dám nghĩ tới là bỏ Thánh Lễ và cưới người không Công Giáo. Hiện tượng này thay đổi nhiều thực hành của người Công Giáo: họ bắt đầu cầu nguyện cho người chết trong lễ cầu cho người chết của Phật Giáo giữa tháng Tám.
Ông Mitsunori Ikuta, 60 tuổi, cho hay “thời đại này, chúng tôi phải chấp nhận những điều như thế thôi”.
Khung suy nghĩ của Vatican không hợp với Giáo Hội Á Châu
Tờ National Catholic Reporter (https://www.ncronline.org/blogs/ncr-today/japanese-bishops-vatican-mindset-doesnt-fit-asian-church) thì tường thuật câu trả lời của các Giám Mục Nhật cho các câu hỏi chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Nói chung, các Giám Mục Nhật cho rằng khung suy nghĩ của Vatican không thích hợp với Giáo Hội Á Châu.
Theo các Giám Mục Nhật, các giáo huấn của Giáo Hội không được biết đến tại nước họ và quan điểm qui Âu Châu của Vatican đang gây trở ngại cho việc truyền giảng Tin Mừng tại các nước người Công Giáo chỉ là thiểu số rất nhỏ. Như Nhật chằng hạn, nơi người Công Giáo chỉ chiếm 0.35 phần trăm dân số nhưng có đến 76 phần trăm kết hôn với người không Công Giáo.
Về ngừa thai nhân tạo chẳng hạn, các Giám Mục Nhật cho rằng “Các người Công Giáo đương thời hoặc dửng dưng hoặc không biết gì về giáo huấn của Giáo Hội”. Mà dù có biết, các ngài cho rằng, họ cũng không coi đó là phần quan trọng trong đời sống họ. Các giá trị xã hội và văn hóa cũng như các xem xét tài chánh quan trọng hơn”.
Họ tiếp tục viết “có một khoảng cách biệt giữa Vatican và thực tại. Việc dùng bao cao xu được khuyến cáo trong các lớp giáo dục sinh lý tại các trường”. Còn về các phương pháp ngừa thai tự nhiên, các Giám Mục Nhật cho hay: “có một số cố gắng dẫn nhập các thực hành như phương pháp Billings, nhưng ít người biết đến. Phần lớn, Giáo Hội tại Nhật không quá ám ảnh về các vấn đề tính dục”.
Vấn đề sống chung trước hôn nhân, các vị cho hay “thực hành mục vụ của Giáo Hội phải bắt đầu với tiền đề cho rằng sống chung và hôn nhân dân sự ở bên ngoài Giáo Hội đã trở thành chuyện thường tình”. Các ngài mang gương đức Kitô cư xử với người đàn bà Samaria, một người sống chung ngoài hôn nhân: Người không lưu ý đến chuyện ấy cho bằng nói chuyện một cách tôn trọng với nàng và đã biến nàng thành một nhà truyền giáo.
Các Giám Mục Nhật chỉ trích chính Bản Câu hỏi, cho rằng nó đã được soạn thảo với khung suy nghĩ của các nước theo Kitô Giáo trong đó, toàn bộ gia đình theo Kitô Giáo và coi các cuộc hôn nhân khác đạo là có vấn đề. Tuy nhiên ở Nhật, đại đa số các cuộc hôn nhân bao gồm nhiều tôn giáo khác nhau.
Lướt qua những dòng trên đây, người ta có cảm tưởng các nhà lãnh đạo Giáo Hội Nhật hình như nặng xu hướng đổ lỗi hơn là cố gắng xoay chiều tục hóa ngày một nặng trong Giáo Hội họ. Hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thay đổi não trạng tiêu cực này.
Cả HongKong căng thẳng hướng về PolyU cầu nguyện và tìm cách giải cứu
Giang Thanh
10:00 19/11/2019
HONGKONG - Khoảng trên 600 học sinh, sinh viên bị bao vây ở trong trường Đại học công nghệ bách khoa PolyU từ tối ngày 17/11. Mỗi thời khắc trong 30 giờ trôi qua đều căng thẳng đến nghẹt thở. Khi các đồ thiết yếu, lương thực trong trường và sức lực sắp cạn kiệt, nhiều lời kêu cứu khẩn cấp được truyền tải ra bên ngoài. Cả HK sục sôi hướng về PolyU cầu nguyện và tìm cách giải cứu. Các phụ huynh chỉ được phép đứng sau hàng rào cảnh sát, liên tục phát tín hiệu ủng hộ bằng những khẩu ngữ “Hãy bình an về nhà. Cha mẹ luôn tự hào vì các con”. Buổi chiều ngày 18, một nhóm Hồng thập tự được phê chuẩn vào cứu chữa người bị thương. Nhiều đứa trẻ đã kiệt sức vì đau đớn, có đứa bị sốt rét, hoặc bị lả đi vì đói. Thế sự tại PolyU căng thẳng hơn bất cứ bao giờ.
Buổi tối, chiến dịch đào tẩu ngoạn mục của nhóm trẻ đã diễn ra ở 1 góc không bị cảnh sát canh gác, từ trên cầu chúng đu dây thoăn thoắt xuống đường và được đoàn xe mô tô túc trực bên ngoài hỗ trợ cứu đi, thoát được gần 100 em, nhưng rồi nhanh chóng bị cảnh sát phát hiện nên kế hoạch phải ngừng lại.
Vào 11h đêm qua, cựu chủ tịch Hội đồng lập pháp cùng Giáo sư Luật của trường HKU và 1 số hiệu trưởng trung học đã vào PolyU thành công đàm phán, đưa được các trẻ vị thành niên, từng nhóm 20 người một bình yên ra khỏi trường mà không bị bất cứ hình phạt hoặc truy tố nào.
Cho đến sáng nay, khoảng 200 em dưới 18 tuổi đã về nhà an toàn, 400 đứa trên 18 tuổi thì bị bắt hết về đồn. Nhiều đứa sức khỏe đã suy sụp vì bị đói và rét, rời trường trong nước mắt: “Chúng tôi xin lỗi, chúng tôi đã không còn trụ được nữa”. Tuy nhiên, còn một nhóm vẫn ở lại, kiên định: “Chúng tôi không muốn làm phí những máu lệ đã đổ ra thời gian qua, trong cuộc chiến này chúng tôi hoàn toàn vô tội”. Bọn trẻ sáng nay cũng tìm cách vượt ra ngoài qua đường cống, nhưng vì không chịu nổi mùi hôi thối nồng nặc nên phải quay lên.
Nén những đau thương thường thấy nhiều ngày qua, trong buổi sáng hôm nay chúng ta cần cảm tạ ơn trên vì đã không xảy ra 1 kết cục đẫm máu tại PolyU. Ước đoán hơn 100 em vẫn còn đang cố thủ lại trường, xin tiếp tục cầu nguyện cho họ bình an về nhà như lòng phụ mẫu đang khắc khoải đợi mong.
Buổi tối, chiến dịch đào tẩu ngoạn mục của nhóm trẻ đã diễn ra ở 1 góc không bị cảnh sát canh gác, từ trên cầu chúng đu dây thoăn thoắt xuống đường và được đoàn xe mô tô túc trực bên ngoài hỗ trợ cứu đi, thoát được gần 100 em, nhưng rồi nhanh chóng bị cảnh sát phát hiện nên kế hoạch phải ngừng lại.
Vào 11h đêm qua, cựu chủ tịch Hội đồng lập pháp cùng Giáo sư Luật của trường HKU và 1 số hiệu trưởng trung học đã vào PolyU thành công đàm phán, đưa được các trẻ vị thành niên, từng nhóm 20 người một bình yên ra khỏi trường mà không bị bất cứ hình phạt hoặc truy tố nào.
Cho đến sáng nay, khoảng 200 em dưới 18 tuổi đã về nhà an toàn, 400 đứa trên 18 tuổi thì bị bắt hết về đồn. Nhiều đứa sức khỏe đã suy sụp vì bị đói và rét, rời trường trong nước mắt: “Chúng tôi xin lỗi, chúng tôi đã không còn trụ được nữa”. Tuy nhiên, còn một nhóm vẫn ở lại, kiên định: “Chúng tôi không muốn làm phí những máu lệ đã đổ ra thời gian qua, trong cuộc chiến này chúng tôi hoàn toàn vô tội”. Bọn trẻ sáng nay cũng tìm cách vượt ra ngoài qua đường cống, nhưng vì không chịu nổi mùi hôi thối nồng nặc nên phải quay lên.
Nén những đau thương thường thấy nhiều ngày qua, trong buổi sáng hôm nay chúng ta cần cảm tạ ơn trên vì đã không xảy ra 1 kết cục đẫm máu tại PolyU. Ước đoán hơn 100 em vẫn còn đang cố thủ lại trường, xin tiếp tục cầu nguyện cho họ bình an về nhà như lòng phụ mẫu đang khắc khoải đợi mong.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng thống Nikos Anastasiadis thảo luận về tương lai của Cyprus và sự chung sống giữa Hồi giáo - Kitô giáo
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
10:09 19/11/2019
Sáng ngày 18.11 tại Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Tổng thống Nikos Anastasiadis của đảo quốc Cyprus. Cuộc họp diễn ra trước khi nối lại các cuộc đàm phán giữa những đảo Hy Lạp và các cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị chia cắt về mặt địa lý kể từ cuộc xâm lược năm 1974 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm Thổ Nhĩ Kỳ chiếm chỗ sau một cuộc đảo chính thất bại do Hy Lạp tổ chức, sau đó dưới chế độ độc tài quân sự, chống lại Tổng thống Cyprus được bầu lên theo cách dân chủ, Tổng Giám mục Makarios đã cho Thổ Nhĩ Kỳ lấy cớ can thiệp để tái thiết lập lại tình trạng lơ lửng hiện tại.
Trên thực tế, trong 45 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã vĩnh viễn đóng 35.000 quân tại đây, trong khi cuộc xâm lược đã chia cắt hòn đảo, với 200.000 người định cư Thổ Nhĩ Kỳ đến từ lục địa Anatolia để sống ở phía bắc đảo Cyprus nhằm thay đổi tình trạng văn hóa và dân số của đảo. Trước cuộc xâm lược, Cyprus có dân số 750.000 người, với 130.000 hoặc 18% người Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại, phần phía nam của hòn đảo là nơi sinh sống của 650.000 người Cyprus Hy Lạp và nhiều nhóm dân tộc khác đối lại 120.000 người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ và 200.000 người định cư Anatolia ở phía bắc.
Cho đến nay, nhiều nỗ lực tìm kiếm sự chung sống hòa bình đã thất bại, đặc biệt là vì Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng giữ 35.000 binh sĩ của họ trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên Liên minh Châu u.
Cuộc họp hôm nay với Đức Giáo Hoàng có tầm quan trọng đặc biệt dưới ánh sáng địa lý và chính trị của Cyprus ở Trung Đông đối với cái gọi là các cường quốc.
Tổng thống Cyprus nói với Đức Thánh Cha rằng cả hai cộng đồng đều muốn đạt được thỏa thuận bảo đảm sự chung sống hòa bình, không có sự can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, Cyprus có thể trở thành một ví dụ về sự chung sống giữa Kitô giáo và Hồi giáo ở Trung Đông đang gặp khó khăn.
Cách đây vài ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan nói rằng Tổng thống Cộng hòa Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Akinci “đã kết thúc về mặt chính trị” vì ông dám mô tả hành động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là “một cuộc xâm lược” và không phải là “một hành động hòa bình”.
Tổng thống Anastasiadis đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đảo quốc Cyprus. Đức Giáo Hoàng trả lời bằng cách nói rằng cuộc họp tiếp theo của họ sẽ diễn ra ngay trên đảo.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn AsiaNews
Năm điều nên biết về chuyến viếng thăm Thái Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
21:26 19/11/2019
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan vào ngày hôm nay là chuyến viếng thăm đầu tiên miền đất này của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo kể từ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào năm 1984. Như thế là 35 năm đã trôi qua. Theo nhận định của tờ Crux, có 5 điều sau chúng ta nên biết về chuyến viếng thăm này cũng như lịch sử của Giáo hội tại Thái Lan:
1. Chuyến viếng thăm này chủ yếu là để nâng cao tinh thần cộng đoàn Công Giáo tại đây.
Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đề cập đến một số mối quan tâm xã hội mà ngài thường nêu bật, nhưng chuyến thăm này của ngài chủ yếu là nhằm tăng cường tinh thần cho cộng đồng Công Giáo. Thật thế, trong video gởi cho người dân Thái trước chuyến đi, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong chuyến viếng thăm, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo Thái Lan để củng cố họ trong đức tin và trong việc đóng góp cho xã hội Thái. Họ là những người Thái và phải hoạt động vì chính đất nước của họ.”
Ngài cũng nói rằng ngài muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác liên tôn, đặc biệt là trong việc phục vụ người nghèo và chính nghĩa hòa bình.
2. Đạo Công Giáo có một lịch sử lâu dài tại Thái Lan
Số người Công Giáo tại Thái Lan không nhiều. Chỉ có khoảng 388,000 người trong tổng số 67.8 triệu dân. Tuy nhiên, Đạo Công Giáo có lịch sử lâu dài ở Thái Lan. Các nhà truyền giáo dòng Đa Minh được sự tài trợ của người Bồ Đào Nha đã đến Thái Lan - khi đó còn gọi là Xiêm La - vào năm 1567, và Giáo hội đã thành lập một phái bộ truyền giáo chính thức vào năm 1669 dưới sự chỉ đạo của Hội Truyền Giáo Étrangères de Paris, được coi là Hội Truyền Giáo hiện diện chính tại Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ. Người Công Giáo bị ảnh hưởng bởi các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ và chủ nghĩa thực dân trong khu vực, đặc biệt là trong thời kỳ Thế chiến II, khi một chính phủ quốc gia tìm cách cải đạo tất cả mọi người Thái sang Phật giáo. Tình hình đã có sự thay đổi đáng kể từ khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi vào năm 1946. Nhà vua cổ vũ cho Quan hệ hài hòa như là quy tắc ứng xử trong xã hội.
3. Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan ngày nay.
Thái Lan được coi là đất nước sùng đạo Phật nhất trên thế giới. Ngày nay có khoảng 388,000 người Công Giáo, tức là 0.58% trong số 67.8 triệu dân. Về cơ bản, có hai cộng đồng Công Giáo ở Thái Lan: cư dân đô thị của thủ đô có con cái học tại các trường tư thục và cao đẳng uy tín do Giáo hội điều hành, và các thành viên người dân tộc thiểu số ở phía đông bắc và phía bắc. Nhiều cộng đồng Công Giáo nông thôn bao gồm con cháu của những người tị nạn chạy trốn các cuộc bách hại tại Việt Nam.
4. Các tiêu điểm Đức Giáo Hoàng muốn nhắm đến
Đức Phanxicô thường điều chỉnh các thông điệp của mình cho phù hợp với các địa điểm nơi ngài nói. Ngài sẽ nói chuyện công khai tại hai Thánh lễ, một là tại sân vận động quốc gia trước đám đông dự kiến 50,000 người, nơi có lẽ ngài sẽ nói về nạn buôn người và việc bóc lột phụ nữ và trẻ em, cả hai đều là những vấn đề lâu dài trong khu vực. Người tị nạn là một mối quan tâm liên quan khác mà có thể ngài sẽ đề cập đến. 35 năm trước, vấn đề người tị nạn Việt Nam vượt biên tìm tự do đã là một trong những chủ đề chính trong chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi ngài viếng thăm Thái Lan, lúc đó quốc gia này đang phải chăm sóc cho rất nhiều người tị nạn và vì thế, một hoạt động trong chương trình của ngài là thăm viếng một trại tị nạn tại Panasnikom. Điều đó đã khiến thế giới biết đến trách nhiệm của Thái Lan đối với những người tị nạn và từ đó nhiều trợ giúp quốc tế đã được trao ra.
Cha Bernardo Cervellera, tổng biên tập của Asia News, cho biết Đức Giáo Hoàng cũng có thể bày tỏ mối quan ngại về chủ nghĩa duy vật, là một trong những chủ đề thường xuyên của ngài, và thảo luận với các đối tác Phật giáo về vấn đề thế tục hóa trong xã hội.
5. Cuộc gặp gỡ với Vua Thái.
Đức Phanxicô sẽ gặp Quốc vương Maha Vajirusongkorn. Ông là một vị hoàng tử khi chào đón Thánh Gioan Phaolô II trong chuyến thăm của vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 1984. Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và người đứng đầu cộng đồng Phật giáo Thái Lan, là Đức Tăng Thống Somdet Phra Maha Muneewong Ariyavongsagatayana.
Các cuộc gặp gỡ riêng của ngài sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm 40 người bệnh và tàn tật tại Bệnh viện Thánh Louis ở thủ đô Bangkok, cũng như một cuộc họp với các tu sĩ Dòng Tên đang làm việc tại Thái Lan. Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên và luôn có những cuộc gặp gỡ như vậy với các linh mục, tu sĩ cùng dòng trong các chuyến đi của ngài.
Source:Crux5 things to know about Pope Francis’s visit to Thailand
1. Chuyến viếng thăm này chủ yếu là để nâng cao tinh thần cộng đoàn Công Giáo tại đây.
Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đề cập đến một số mối quan tâm xã hội mà ngài thường nêu bật, nhưng chuyến thăm này của ngài chủ yếu là nhằm tăng cường tinh thần cho cộng đồng Công Giáo. Thật thế, trong video gởi cho người dân Thái trước chuyến đi, Đức Thánh Cha nói rằng “Trong chuyến viếng thăm, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo Thái Lan để củng cố họ trong đức tin và trong việc đóng góp cho xã hội Thái. Họ là những người Thái và phải hoạt động vì chính đất nước của họ.”
Ngài cũng nói rằng ngài muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác liên tôn, đặc biệt là trong việc phục vụ người nghèo và chính nghĩa hòa bình.
2. Đạo Công Giáo có một lịch sử lâu dài tại Thái Lan
Số người Công Giáo tại Thái Lan không nhiều. Chỉ có khoảng 388,000 người trong tổng số 67.8 triệu dân. Tuy nhiên, Đạo Công Giáo có lịch sử lâu dài ở Thái Lan. Các nhà truyền giáo dòng Đa Minh được sự tài trợ của người Bồ Đào Nha đã đến Thái Lan - khi đó còn gọi là Xiêm La - vào năm 1567, và Giáo hội đã thành lập một phái bộ truyền giáo chính thức vào năm 1669 dưới sự chỉ đạo của Hội Truyền Giáo Étrangères de Paris, được coi là Hội Truyền Giáo hiện diện chính tại Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ. Người Công Giáo bị ảnh hưởng bởi các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ và chủ nghĩa thực dân trong khu vực, đặc biệt là trong thời kỳ Thế chiến II, khi một chính phủ quốc gia tìm cách cải đạo tất cả mọi người Thái sang Phật giáo. Tình hình đã có sự thay đổi đáng kể từ khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi vào năm 1946. Nhà vua cổ vũ cho Quan hệ hài hòa như là quy tắc ứng xử trong xã hội.
3. Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan ngày nay.
Thái Lan được coi là đất nước sùng đạo Phật nhất trên thế giới. Ngày nay có khoảng 388,000 người Công Giáo, tức là 0.58% trong số 67.8 triệu dân. Về cơ bản, có hai cộng đồng Công Giáo ở Thái Lan: cư dân đô thị của thủ đô có con cái học tại các trường tư thục và cao đẳng uy tín do Giáo hội điều hành, và các thành viên người dân tộc thiểu số ở phía đông bắc và phía bắc. Nhiều cộng đồng Công Giáo nông thôn bao gồm con cháu của những người tị nạn chạy trốn các cuộc bách hại tại Việt Nam.
4. Các tiêu điểm Đức Giáo Hoàng muốn nhắm đến
Đức Phanxicô thường điều chỉnh các thông điệp của mình cho phù hợp với các địa điểm nơi ngài nói. Ngài sẽ nói chuyện công khai tại hai Thánh lễ, một là tại sân vận động quốc gia trước đám đông dự kiến 50,000 người, nơi có lẽ ngài sẽ nói về nạn buôn người và việc bóc lột phụ nữ và trẻ em, cả hai đều là những vấn đề lâu dài trong khu vực. Người tị nạn là một mối quan tâm liên quan khác mà có thể ngài sẽ đề cập đến. 35 năm trước, vấn đề người tị nạn Việt Nam vượt biên tìm tự do đã là một trong những chủ đề chính trong chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi ngài viếng thăm Thái Lan, lúc đó quốc gia này đang phải chăm sóc cho rất nhiều người tị nạn và vì thế, một hoạt động trong chương trình của ngài là thăm viếng một trại tị nạn tại Panasnikom. Điều đó đã khiến thế giới biết đến trách nhiệm của Thái Lan đối với những người tị nạn và từ đó nhiều trợ giúp quốc tế đã được trao ra.
Cha Bernardo Cervellera, tổng biên tập của Asia News, cho biết Đức Giáo Hoàng cũng có thể bày tỏ mối quan ngại về chủ nghĩa duy vật, là một trong những chủ đề thường xuyên của ngài, và thảo luận với các đối tác Phật giáo về vấn đề thế tục hóa trong xã hội.
5. Cuộc gặp gỡ với Vua Thái.
Đức Phanxicô sẽ gặp Quốc vương Maha Vajirusongkorn. Ông là một vị hoàng tử khi chào đón Thánh Gioan Phaolô II trong chuyến thăm của vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 1984. Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và người đứng đầu cộng đồng Phật giáo Thái Lan, là Đức Tăng Thống Somdet Phra Maha Muneewong Ariyavongsagatayana.
Các cuộc gặp gỡ riêng của ngài sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm 40 người bệnh và tàn tật tại Bệnh viện Thánh Louis ở thủ đô Bangkok, cũng như một cuộc họp với các tu sĩ Dòng Tên đang làm việc tại Thái Lan. Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên và luôn có những cuộc gặp gỡ như vậy với các linh mục, tu sĩ cùng dòng trong các chuyến đi của ngài.
Source:Crux
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sứ mệnh của nhà giáo Công Giáo là dạy các em thành tài, thành nhân và thành thánh.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
11:11 19/11/2019
Đó là nội dung chính trong bài nói chuyện của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận với gần 300 thầy cô tham dự Ngày Nhà Giáo Việt Nam vào chiều Chúa Nhật 17/11/2019 tại Giáo xứ Tân Bắc, Giáo Hạt Phú Thịnh, do Ban Giới chức Giáo phận tổ chức
Sau những giây phút đón tiếp, Đức Giám Mục Giáo Phận đã chia sẻ với quý thầy cô về sứ mệnh cao cả của họ.“Người làm giáo dục cần phải chú trọng đến sứ mệnh cao cả của mình khi giáo dục các em. Có 4 cái thànhmà quý thầy cô phải thực hiện được trong sứ mệnh giáo dục: giúp các em thành tài, thành công, thành nhân, và thành thánh.”
Xem Hình
Thành tài
Đây là nhiệm vụ đầu tiên mà nhà giáo dục phải nhắm đến. Điều này có nghĩa là nhà giáo sẽ phải dạy, cung cấp tri thức cho các em. Họ giúp các em biết cách nhìn cuộc sống với những gì đang xảy ra bằng chính kiến thức mà các em lĩnh hội được. Tuy nhiên, Đức Cha Giuse nhấn mạnh, để có thể làm tốt vai trò này, người giáo viên phải được chuyên môn hóa trong lĩnh vực mình giảng dạy, họ phải có kiến thức sâu, rộng, đủ để truyền tải, dạy cho em các tri thức thiết yếu trong nhiều lãnh vực.
Thành công
Tiếp theo việc thành tài, một nhà giáo chân chính sẽ hướng dẫn để các em có cái nhìn chân thực, sáng suốt và khôn ngoan, nhằm để thành công. Muốn thành công, các em phải biết đời, biết người. Giải thích lý do của hai yếu tố này, Đức Cha diễn giải, ngoài kiến thức phải có, các emcòn phải học biết nhìn cuộc đời, biết người, biết tâm lý người khác, biết các bí quyết xử lý công việc…như thế mới đạt tới thành công.
Nhưng, nếu chỉ thành công không thôi thì thực sự quá nguy hiểm. Điều này có nghĩa là gì? Đức Cha giải thích rằng, có những người không thành tài nhưng lại thành công. Như thực tế cho thấy, đã có nhiều sinh viên có bằng cấp ra trường, nhưng họ lại không có kiến thức thực, vì họ chuyên học tủ, học vẹt. Những bằng cấp thể hiện sự thành công đó, thực ra chỉ là do mưu mẹo, gian dối mà có được. Vì thế, sự thành công kiểu này là một mối nguy hiểm cho xã hội, cho giáo dục, và cho chính các em.
Thành nhân
“Nhưng còn phải dạy các em thành nhân nữa”.Đức Chatiếp tục “bởi nếu chỉ thành tài, thành công vẫn chưa xong cuộc hành trình giáo dục và được giáo dục. Vì có những người đạt tới thành công trong học vấn, cuộc sống, nhưng họ lại chưa thành nhân.”
Do đó, Đức Cha mong muốn những nhà giáochân chínhphải lưu tâm đến việc dạy cho các em biết cách sống yêu thương giữa một xã hội đầy dẫy nhữngcon người đang sống vô tâm, vô cảm. Họ không cảm, không hiểu được nỗi khổ của tha nhân, của người bên cạnh mình. Họ vô tâm với trách nhiệm của mình với người khác, với cộng đồng và xã hội. “Quý thầy cô hãy dạy cho các em có lòng yêu thương, trắc ẩn, biết hy sinh, và dám chấp nhận thiệt thòi cho bản thân vì lợi ích chung, vì người khác. Xin hãy dạy cho các em sự chân thành, yêu thích làm những điều tốt đẹp, dạy cho các em cách sống khiêm nhường…”
Nhưng Đức Cha chưa dừng lại ở đó, khi nói rằng “Nhưng để có thể dạy cho các em những đức tính này, quý thầy cô phải là người đã có những đức tính tốt đẹp này trước khi dạy cho các em. Chúng ta không thể cho các em những gì mình không có”. Bởi, “muốn uốn nắn các em thành người tốt, phải có những mẫu gương cho các em noi theo là chính quý thầy cô”.
Thành thánh
Không chỉ là dạy các em thành tài, thành công, thành nhân, nhưng với những nhà giáo Công Giáo phải giáo dục, uốn nắn, hướng dẫn các em thành thánh, giúp các em đi trên con đườngtrở thành vị thánh của gia đình, của xã hội và của Giáo Hội. “Quý thầy cô giáo đang thay mặt Chúa, thay mặt Giáo Hội, và cha mẹ các em để giáo dục, dạy dỗ các em, giúp các em trở thành những con ngoan của Chúa. Hãy nhìn các em là những món quà mà Thiên Chúa trao ban cho quý thầy cô để giáo dục các em.” Và như vậy, Đức Cha nhấn mạnh “cần phải hướng dẫn, dạy dỗ các em trở thành những vị thánh”.
Nhưng yếu tố cần thiết nào liên hệ đến bản thân mà một người thầy cần có để hướng dẫn các em thành thánh? Đức Cha xác quyết “họ phải là những người trân trọng đức tin, sống đức tin, lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam, để soi rọi đường đi.” Nhờ vậy, những nhà giáo Công Giáo mới có thể chu toàn sứ mệnh cao cả trong việc giáo dục học sinh, sinh viên để các em được thành tài, thành công, thành nhân và thành thánh. Và như vậy, trước mặt Thiên Chúa, họ đã hoàn thành sứ mệnh mà Người đã trao phó vào tay họ.
Sau phần chia sẻ, Đức Cha đã dâng Thánh Lễ mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,đồng thờicầu nguyện cho quý thầy cô trong sứ mạng của họ. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ với Đức Cha có Cha Giuse Tạ Duy Tuyền- Đặc Trách Ban Giáo Chức Giáo phận, Cha Quản Hạt Giáo Hạt Phú Thịnh, cùng quý Cha.
Trước khi khép lại Ngày Họp Mặt gặp gỡ quý Nhà Giáo, trong bữa tiệc mừng sau Thánh Lễ,Cha Đặc Trách đã thay mặt quý thầy cô dâng lời tri ân lên Đức Giám Mục Giáo phận, một người thầy đáng được tôn vinh trong dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Cùng chia sẻ trong niềm vui này, Đức Chacũng đã trao gởi những món quà nhỏ đến một số thầy cô trong dịp họ sắp được lãnh huân chương nhà giáo từ Sở Giáo Dục và Đào tạo, một số thầy cô đang trong vai trò hiệu trưởng các trường.
Trong chương trình ngày họp mặt quý nhà giáo, ngoài bài chia sẻ, huấn từ chính của Đức Cha dành cho giới giáo chức, quý thầy cô cũng đã có thời gian để nghe và thảo luận về đề tài “Nhà giáo với giới trẻ hiện nay” do Cha Fx.Nguyễn Minh Thiệu, SDB, trình bày.
Cũng trong dịp này, Cha Đặc Trách Ban Giáo Chức đã giới thiệu sách mới của Đức Cha Giuse với tựa đề “Mơ chữ nghĩa hóa tâm hồn”. Hy vọng với những trang chia sẻ tâm tìnhtrong ấn phẩm mới này, những nhà giáo tiếp tục thao thức, cố gắng làm trọn sứ mệnh cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho họ.
Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Sau những giây phút đón tiếp, Đức Giám Mục Giáo Phận đã chia sẻ với quý thầy cô về sứ mệnh cao cả của họ.“Người làm giáo dục cần phải chú trọng đến sứ mệnh cao cả của mình khi giáo dục các em. Có 4 cái thànhmà quý thầy cô phải thực hiện được trong sứ mệnh giáo dục: giúp các em thành tài, thành công, thành nhân, và thành thánh.”
Xem Hình
Thành tài
Đây là nhiệm vụ đầu tiên mà nhà giáo dục phải nhắm đến. Điều này có nghĩa là nhà giáo sẽ phải dạy, cung cấp tri thức cho các em. Họ giúp các em biết cách nhìn cuộc sống với những gì đang xảy ra bằng chính kiến thức mà các em lĩnh hội được. Tuy nhiên, Đức Cha Giuse nhấn mạnh, để có thể làm tốt vai trò này, người giáo viên phải được chuyên môn hóa trong lĩnh vực mình giảng dạy, họ phải có kiến thức sâu, rộng, đủ để truyền tải, dạy cho em các tri thức thiết yếu trong nhiều lãnh vực.
Thành công
Nhưng, nếu chỉ thành công không thôi thì thực sự quá nguy hiểm. Điều này có nghĩa là gì? Đức Cha giải thích rằng, có những người không thành tài nhưng lại thành công. Như thực tế cho thấy, đã có nhiều sinh viên có bằng cấp ra trường, nhưng họ lại không có kiến thức thực, vì họ chuyên học tủ, học vẹt. Những bằng cấp thể hiện sự thành công đó, thực ra chỉ là do mưu mẹo, gian dối mà có được. Vì thế, sự thành công kiểu này là một mối nguy hiểm cho xã hội, cho giáo dục, và cho chính các em.
Thành nhân
“Nhưng còn phải dạy các em thành nhân nữa”.Đức Chatiếp tục “bởi nếu chỉ thành tài, thành công vẫn chưa xong cuộc hành trình giáo dục và được giáo dục. Vì có những người đạt tới thành công trong học vấn, cuộc sống, nhưng họ lại chưa thành nhân.”
Do đó, Đức Cha mong muốn những nhà giáochân chínhphải lưu tâm đến việc dạy cho các em biết cách sống yêu thương giữa một xã hội đầy dẫy nhữngcon người đang sống vô tâm, vô cảm. Họ không cảm, không hiểu được nỗi khổ của tha nhân, của người bên cạnh mình. Họ vô tâm với trách nhiệm của mình với người khác, với cộng đồng và xã hội. “Quý thầy cô hãy dạy cho các em có lòng yêu thương, trắc ẩn, biết hy sinh, và dám chấp nhận thiệt thòi cho bản thân vì lợi ích chung, vì người khác. Xin hãy dạy cho các em sự chân thành, yêu thích làm những điều tốt đẹp, dạy cho các em cách sống khiêm nhường…”
Nhưng Đức Cha chưa dừng lại ở đó, khi nói rằng “Nhưng để có thể dạy cho các em những đức tính này, quý thầy cô phải là người đã có những đức tính tốt đẹp này trước khi dạy cho các em. Chúng ta không thể cho các em những gì mình không có”. Bởi, “muốn uốn nắn các em thành người tốt, phải có những mẫu gương cho các em noi theo là chính quý thầy cô”.
Thành thánh
Nhưng yếu tố cần thiết nào liên hệ đến bản thân mà một người thầy cần có để hướng dẫn các em thành thánh? Đức Cha xác quyết “họ phải là những người trân trọng đức tin, sống đức tin, lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam, để soi rọi đường đi.” Nhờ vậy, những nhà giáo Công Giáo mới có thể chu toàn sứ mệnh cao cả trong việc giáo dục học sinh, sinh viên để các em được thành tài, thành công, thành nhân và thành thánh. Và như vậy, trước mặt Thiên Chúa, họ đã hoàn thành sứ mệnh mà Người đã trao phó vào tay họ.
Sau phần chia sẻ, Đức Cha đã dâng Thánh Lễ mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,đồng thờicầu nguyện cho quý thầy cô trong sứ mạng của họ. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ với Đức Cha có Cha Giuse Tạ Duy Tuyền- Đặc Trách Ban Giáo Chức Giáo phận, Cha Quản Hạt Giáo Hạt Phú Thịnh, cùng quý Cha.
Trước khi khép lại Ngày Họp Mặt gặp gỡ quý Nhà Giáo, trong bữa tiệc mừng sau Thánh Lễ,Cha Đặc Trách đã thay mặt quý thầy cô dâng lời tri ân lên Đức Giám Mục Giáo phận, một người thầy đáng được tôn vinh trong dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Cùng chia sẻ trong niềm vui này, Đức Chacũng đã trao gởi những món quà nhỏ đến một số thầy cô trong dịp họ sắp được lãnh huân chương nhà giáo từ Sở Giáo Dục và Đào tạo, một số thầy cô đang trong vai trò hiệu trưởng các trường.
Trong chương trình ngày họp mặt quý nhà giáo, ngoài bài chia sẻ, huấn từ chính của Đức Cha dành cho giới giáo chức, quý thầy cô cũng đã có thời gian để nghe và thảo luận về đề tài “Nhà giáo với giới trẻ hiện nay” do Cha Fx.Nguyễn Minh Thiệu, SDB, trình bày.
Cũng trong dịp này, Cha Đặc Trách Ban Giáo Chức đã giới thiệu sách mới của Đức Cha Giuse với tựa đề “Mơ chữ nghĩa hóa tâm hồn”. Hy vọng với những trang chia sẻ tâm tìnhtrong ấn phẩm mới này, những nhà giáo tiếp tục thao thức, cố gắng làm trọn sứ mệnh cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho họ.
Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Phóng sự lễ làm phép tu viện DCCT mới, Tu Viện Thánh Anphongsô, Winnsboro, TX
Trần Mạnh Trác
13:29 19/11/2019
Xem hình ảnh TMT & Lê Phước
Rời Dallas lên con đường xuyên bang I-30 vào sáng sớm, theo hướng mặt trời mọc mà đi, chạy khoảng 1:15 giờ thì chúng tôi tới một thành phố có cái tên rất lạ là Sulfur Springs (Lưu Huỳnh Suối.(Note 1)) Từ đó chúng tôi bỏ đường I-30 để rẽ vaò quốc lộ TX-11, đi hướng Đông Nam mà đến thị trấn Winnsboro, khoảng 30 phút sau. Đây là nơi mà Phụ Tỉnh Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam ở Hoa Kỳ sẽ khai mạc một tu viện mới, Tu viện Thánh Anphonsô – Winnsboro, TX. (550 CR 4570 Winnsboro, TX 75494)
Đối với một số không nhỏ người Việt Nam từng là giáo dân cuả các cộng đoàn Công Giáo Dallas và Ft Worth thì có lẽ đây là con đường mà họ thường xuyên phải đi mỗi tuần khi di chuyển từ nơi sinh sống đến nơi sinh hoạt. Từ 20 năm qua giáo dân VN, và nhiều người khác, đã trở nên‘thịnh vượng’ bằng cách thu mua những nông trại nuôi gà trong các ‘vùng sâu vùng xa’ cuả miền Đông Bắc Texas, và mở những tiệm nail trên các thị trấn nho nhỏ trong vùng. Không rõ con số thống kê chính thức là bao nhiêu, nhưng theo những ‘ông chủ bà chủ’ trại gà mà tôi có dịp phỏng vấn thì có đến 100 gia đình người Việt đang định cư ở đây mà con số có đạo là khoảng 80. Những gia đình có đạo thì cứ mỗi Chuá Nhật thường kéo nhau về Dallas để dự lễ, cho con em học tiếng Việt, và tham gia sinh hoạt cộng đoàn.
Thỉnh thoảng các cha Dòng Chuá Cưú Thế từ Dallas cũng có tới dâng lễ cho họ, và mỗi khi như thế thì dù có đạo hay không, mọi người đều đến tham gia, con số tham dự có thể lên tới 300 người, và có cả một ca đoàn đông đảo và hát sốt sắng nữa... Trong nhiều năm các cha DCCT đã đến với họ mỗi tháng 1 lần, nhưng sau đó thì công việc cuả nhà dòng ‘quá tải’ cho nên chương trình mục vụ dành cho họ giảm đi, chỉ còn 3 hay 4 lần một năm vào các dịp đặc biệt mà thôi.
Cho nên với sự kiện một tu viện mới cuả DCCT được khai mạc ngay tại ‘bản địa’ nơi đây, thì nỗi vui mừng cuả những người Việt ‘đi khai hoang lập ấp’ ắt phải là khôn tả! Ngay từ sáng sớm lúc mới đến, chúng tôi đã chứng kiến những bà những cô với những tà áo muôn màu tha thướt đang bận rộn xếp đặt ‘thức ăn nước uống’ và các ‘ông chồng’ cũng ‘xông pha khói lửa’ để nướng heo rừng và chiên gà quay (những món đặc sản cuả vùng). Họ đến từ những nông trại chung quanh, tuy nói là 'chung quanh' cho có vẻ gần, nhưng thường họ phải lái xe tử 30 phút cho đến 2 giờ. Mọi khuôn mặt đều lộ vẻ rực rỡ vui tươi, thấy ai lạ là đon đả chào đón như gặp người nhà… vui như Tết vậy!
Theo Lm Giám Phụ Tỉnh Phêrô Bùi Quang Tuấn thì ‘Bài Xai’ cuả Giám Mục Tyler (Note 2) là ĐC Joseph Strickland, cho phép tu viện góp tay với Giáo Phận để đem tin mừng cho đàn chiên ở xa, tức là những người Công Giáo VN, và cho những người nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở chung quanh.
“Để hoàn thành xứ mạng loan báo tin mừng cho miền xa xôi như thế” Cha Tuấn nói tiếp, “đòi hỏi nhiều ơn Chuá, tinh thần dấn thân, lòng chân thành yêu Đạo, sống Đạo, truyền Đạo nơi người tu sĩ và sự cộng tác cuả tất cả các ân nhân cuả nhà dòng.”
Bắt đầu thì tu viện chỉ có 1 cha và một thày cư ngụ, nhưng theo lời Cha Tuấn trình bày với Đức Giám Mục trong buổi Lễ, thì chỉ vài tháng tới, nhà dòng sẽ tăng cường thêm linh mục để nới rộng công việc mục vụ cho các dân tộc nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Lời phát biểu cuả ngài làm cho đôi mắt cuả ĐC Joseph Strickland sáng rực hẳn lên, và thấp thỏm ngồi không yên…
Tuy là lần đầu được diện kiến với Ngài, nhưng ĐC Strickland đã chiếm trọn tình cảm cuả mọi người Việt Nam hiện diện trong buổi lễ. Bằng cung cách trẻ trung, cung kính, đạo đức và yêu mến, Ngài không quên ‘cố gắng’ nói vài câu tiếng Việt, và trong túi lại có bọc theo một bản nháp cách nói tiếng Việt nữa. Rõ ràng Ngài yêu mến các em nhỏ, coi chúng là nguồn tương lai cuả ơn thiên triệu và không màng mời các em lên đứng và đối thoại với chúng trong lúc giảng.
Sau lễ tạ ơn là một bữa tiệc ‘ngoài trời’ thân mật. Khuôn viên cuả tu viện là một phong cảnh rừng thông nên thơ, rộng mênh mông. Chúng tôi đã nhân dịp đi tham quan và chụp nhiều tấm hình lưu niệm cho quan khách, trong đó có một cặp ‘dâu rể’ đang kỷ niệm ’25 năm’ hôn phối, xin mạn phép đăng vài tấm hình cuả họ ở sau cùng với mục đích chính là để giới thiệu khu rừng thơ mộng cuả nhà dòng.
Vùng này là nơi bắt đầu khí hậu ‘Pineywoods’ mát mẻ (Rừng Thông, loại thông đổ lá vàng vào muà Thu) cuả Texas (Note 3). Hy vọng rằng nơi đây sẽ là nơi qui tụ cuả các gia đình ‘trại gà’ rải rác khắp nơi để được coi xóc vấn đề tâm linh thường xuyên và là nơi cắm trại lý tưởng cho các đoàn thể từ các vùng khác.
Notes:
Note 1: Sulfur Springs (Suối Lưu Huỳnh) là tên đặt theo một đặc điểm địa dư cá biệt, nơi đây đã có những suối nước có chất lưu huỳnh, nhưng từ năm 1970 thì con suối lưu huỳnh cuối cùng đã bị lấp rồi. Mà có lẽ như thế thì hơn vì có ai mà thích cái mùi ‘trứng thối’ từ dòng nước lưu huỳnh nhỉ? Nhưng có lẽ vì có lưu huỳnh trong đất cho nên khoảng 30 năm trước người ta đã thử trồng hành, loại có chất ngọt hơn cam, nhưng nông phẩm đặc biệt ấy hình như cũng không được ăn khách, chúng tôi không còn nghe ai nhắc nhở đến nữa…
Note 2: Giáo phận Tyler là một giáo phận mới được thành lập năm 1987 tách ra từ giáo phận Dallas, bao gồm vùng Đông Bắc Texas, tức là vùng Pineywoods. Riêng Tyler một thời được mệnh danh là thủ đô hoa hồng vì có nhiều giống hồng quí được gây giống ở đây, người ta đến mua từ khắp nơi, nhưng nay thì việc kinh doanh đã xuống rồi, chỉ còn có một viện bảo tàng là nơi ghi dấu cái ‘vang bóng một thời’ cuả nó mà thôi.
Note 3: Theo cách chia cuả một số sách địa dư, Texas vừa dài vừa rộng bao gồm 7 miền khí hậu khác nhau:
Pineywoods (Rừng Thông, như ở Tyler, Sulfur Springs, Winnsboro…)
Prairies and lakes (Đồng cỏ và hồ nước, như ở Dallas, Ft Worth, Arlington, Wichita Falls…)
Hill country (Vùng Đồi, như ở Austin)
South plain (Đồng bằng miền Nam, như ở Laredo)
Gulf Coast (Bờ Biển, như ở Houston, Corpus Christi…)
Big Bend (Xa mạc Big Bend, trong nội địa cạnh Mexico)
Panhandle plain (Đồng bằng Panhandle, như ở Amarillo)
Đối với một số không nhỏ người Việt Nam từng là giáo dân cuả các cộng đoàn Công Giáo Dallas và Ft Worth thì có lẽ đây là con đường mà họ thường xuyên phải đi mỗi tuần khi di chuyển từ nơi sinh sống đến nơi sinh hoạt. Từ 20 năm qua giáo dân VN, và nhiều người khác, đã trở nên‘thịnh vượng’ bằng cách thu mua những nông trại nuôi gà trong các ‘vùng sâu vùng xa’ cuả miền Đông Bắc Texas, và mở những tiệm nail trên các thị trấn nho nhỏ trong vùng. Không rõ con số thống kê chính thức là bao nhiêu, nhưng theo những ‘ông chủ bà chủ’ trại gà mà tôi có dịp phỏng vấn thì có đến 100 gia đình người Việt đang định cư ở đây mà con số có đạo là khoảng 80. Những gia đình có đạo thì cứ mỗi Chuá Nhật thường kéo nhau về Dallas để dự lễ, cho con em học tiếng Việt, và tham gia sinh hoạt cộng đoàn.
Thỉnh thoảng các cha Dòng Chuá Cưú Thế từ Dallas cũng có tới dâng lễ cho họ, và mỗi khi như thế thì dù có đạo hay không, mọi người đều đến tham gia, con số tham dự có thể lên tới 300 người, và có cả một ca đoàn đông đảo và hát sốt sắng nữa... Trong nhiều năm các cha DCCT đã đến với họ mỗi tháng 1 lần, nhưng sau đó thì công việc cuả nhà dòng ‘quá tải’ cho nên chương trình mục vụ dành cho họ giảm đi, chỉ còn 3 hay 4 lần một năm vào các dịp đặc biệt mà thôi.
Cho nên với sự kiện một tu viện mới cuả DCCT được khai mạc ngay tại ‘bản địa’ nơi đây, thì nỗi vui mừng cuả những người Việt ‘đi khai hoang lập ấp’ ắt phải là khôn tả! Ngay từ sáng sớm lúc mới đến, chúng tôi đã chứng kiến những bà những cô với những tà áo muôn màu tha thướt đang bận rộn xếp đặt ‘thức ăn nước uống’ và các ‘ông chồng’ cũng ‘xông pha khói lửa’ để nướng heo rừng và chiên gà quay (những món đặc sản cuả vùng). Họ đến từ những nông trại chung quanh, tuy nói là 'chung quanh' cho có vẻ gần, nhưng thường họ phải lái xe tử 30 phút cho đến 2 giờ. Mọi khuôn mặt đều lộ vẻ rực rỡ vui tươi, thấy ai lạ là đon đả chào đón như gặp người nhà… vui như Tết vậy!
Theo Lm Giám Phụ Tỉnh Phêrô Bùi Quang Tuấn thì ‘Bài Xai’ cuả Giám Mục Tyler (Note 2) là ĐC Joseph Strickland, cho phép tu viện góp tay với Giáo Phận để đem tin mừng cho đàn chiên ở xa, tức là những người Công Giáo VN, và cho những người nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở chung quanh.
“Để hoàn thành xứ mạng loan báo tin mừng cho miền xa xôi như thế” Cha Tuấn nói tiếp, “đòi hỏi nhiều ơn Chuá, tinh thần dấn thân, lòng chân thành yêu Đạo, sống Đạo, truyền Đạo nơi người tu sĩ và sự cộng tác cuả tất cả các ân nhân cuả nhà dòng.”
Bắt đầu thì tu viện chỉ có 1 cha và một thày cư ngụ, nhưng theo lời Cha Tuấn trình bày với Đức Giám Mục trong buổi Lễ, thì chỉ vài tháng tới, nhà dòng sẽ tăng cường thêm linh mục để nới rộng công việc mục vụ cho các dân tộc nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Lời phát biểu cuả ngài làm cho đôi mắt cuả ĐC Joseph Strickland sáng rực hẳn lên, và thấp thỏm ngồi không yên…
Tuy là lần đầu được diện kiến với Ngài, nhưng ĐC Strickland đã chiếm trọn tình cảm cuả mọi người Việt Nam hiện diện trong buổi lễ. Bằng cung cách trẻ trung, cung kính, đạo đức và yêu mến, Ngài không quên ‘cố gắng’ nói vài câu tiếng Việt, và trong túi lại có bọc theo một bản nháp cách nói tiếng Việt nữa. Rõ ràng Ngài yêu mến các em nhỏ, coi chúng là nguồn tương lai cuả ơn thiên triệu và không màng mời các em lên đứng và đối thoại với chúng trong lúc giảng.
Sau lễ tạ ơn là một bữa tiệc ‘ngoài trời’ thân mật. Khuôn viên cuả tu viện là một phong cảnh rừng thông nên thơ, rộng mênh mông. Chúng tôi đã nhân dịp đi tham quan và chụp nhiều tấm hình lưu niệm cho quan khách, trong đó có một cặp ‘dâu rể’ đang kỷ niệm ’25 năm’ hôn phối, xin mạn phép đăng vài tấm hình cuả họ ở sau cùng với mục đích chính là để giới thiệu khu rừng thơ mộng cuả nhà dòng.
Vùng này là nơi bắt đầu khí hậu ‘Pineywoods’ mát mẻ (Rừng Thông, loại thông đổ lá vàng vào muà Thu) cuả Texas (Note 3). Hy vọng rằng nơi đây sẽ là nơi qui tụ cuả các gia đình ‘trại gà’ rải rác khắp nơi để được coi xóc vấn đề tâm linh thường xuyên và là nơi cắm trại lý tưởng cho các đoàn thể từ các vùng khác.
Notes:
Note 1: Sulfur Springs (Suối Lưu Huỳnh) là tên đặt theo một đặc điểm địa dư cá biệt, nơi đây đã có những suối nước có chất lưu huỳnh, nhưng từ năm 1970 thì con suối lưu huỳnh cuối cùng đã bị lấp rồi. Mà có lẽ như thế thì hơn vì có ai mà thích cái mùi ‘trứng thối’ từ dòng nước lưu huỳnh nhỉ? Nhưng có lẽ vì có lưu huỳnh trong đất cho nên khoảng 30 năm trước người ta đã thử trồng hành, loại có chất ngọt hơn cam, nhưng nông phẩm đặc biệt ấy hình như cũng không được ăn khách, chúng tôi không còn nghe ai nhắc nhở đến nữa…
Note 2: Giáo phận Tyler là một giáo phận mới được thành lập năm 1987 tách ra từ giáo phận Dallas, bao gồm vùng Đông Bắc Texas, tức là vùng Pineywoods. Riêng Tyler một thời được mệnh danh là thủ đô hoa hồng vì có nhiều giống hồng quí được gây giống ở đây, người ta đến mua từ khắp nơi, nhưng nay thì việc kinh doanh đã xuống rồi, chỉ còn có một viện bảo tàng là nơi ghi dấu cái ‘vang bóng một thời’ cuả nó mà thôi.
Note 3: Theo cách chia cuả một số sách địa dư, Texas vừa dài vừa rộng bao gồm 7 miền khí hậu khác nhau:
Pineywoods (Rừng Thông, như ở Tyler, Sulfur Springs, Winnsboro…)
Prairies and lakes (Đồng cỏ và hồ nước, như ở Dallas, Ft Worth, Arlington, Wichita Falls…)
Hill country (Vùng Đồi, như ở Austin)
South plain (Đồng bằng miền Nam, như ở Laredo)
Gulf Coast (Bờ Biển, như ở Houston, Corpus Christi…)
Big Bend (Xa mạc Big Bend, trong nội địa cạnh Mexico)
Panhandle plain (Đồng bằng Panhandle, như ở Amarillo)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phép ẩn dụ Dewfall có nghĩa gì trong Kinh nguyện Thánh Thể II?
Nguyễn Trọng Đa
10:13 19/11/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nhận định nào cần có liên quan đến các thay đổi thất thường trong các văn bản phụng vụ, chẳng hạn, “được nhìn thấy, seen” đổi thành “hữu hình, visible” trong Kinh Tin Kính? Một sai lầm kỳ lạ khác: dùng từ ngữ dewfall (sự sương rơi) thay cho ‘falling dew’ (sương rơi) để chỉ việc trình thuật hơn là sự kiện của lịch sử cứu độ. Phụng vụ Mari không bao gồm các lời truyền phép, nhưng nói đến trình thuật Chúa thiết lập phép Thánh Thể. Nói cách khác, sự cứu độ là lịch sử tiếp diễn hướng đến Nước Chúa, mà trong đó chúng ta được đưa vào, vì Chúa Thánh Thần tiếp tục là như ‘falling dew’ (sương rơi), chứ không phải là một sự kiện đã xong, đã kết thúc. Như bánh được thánh hiến thì chúng ta được thánh hiến để trở thành sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới của chúng ta, bây giờ và cho tương lai. “…Chúa Kitô lại đến.” - J. K., Crown Point, Indiana, Hoa Kỳ.
Đáp: Mặc dù chắc chắn có chỗ cho các cuộc tranh luận hợp pháp liên quan đến sự thích hợp hoặc không thích hợp của các bản dịch phụng vụ, và tôi có lẽ sẽ ngụy biện với một số tùy chọn được đưa ra trong bản dịch hiện tại, tôi sẽ chùn bước khi gọi chúng là ‘thất thường’.
Bản dịch hiện tại là kết quả của các hướng dẫn chi tiết từ Tòa Thánh về việc dịch từ bản tiếng Latinh, qua nhiều năm làm việc của một nhóm các học giả chuyên gia, được xem xét chi tiết bởi Ủy ban Vox Clara được Tòa thánh Vatican bổ nhiệm, và được chuẩn thuận bởi mọi Hội Đồng Giám Mục của các nước nói tiếng Anh, với ít nhất là đa số thuận hai phần ba số phiếu. Ngay cả các người làm công việc cải cách cũng không cho rằng bản dịch là hoàn hảo, nhưng họ phản đối mạnh mẽ sự độc đoán.
Một thí dụ về điều này chính xác là sự thay đổi từ ‘muôn vật được nhìn thấy và không được nhìn thấy’ trong Kinh Tin Kính thành ‘muôn vật hữu hình và vô hình.’
Trong thực tế, đó là lời dịch chính xác hơn của ‘Visibilium omnium et invisibilium’ trong bản gốc Latinh. Điều này là đúng, cả từ quan điểm nghĩa đen và quan điểm thần học. Bằng cách sử dụng từ ‘vô hình’, Kinh Tin Kính nhắc đến cõi tâm linh cũng như cõi vật chất và khẳng định Thiên Chúa là Đấng tạo thành các phẩm thiên thần cũng như loài người. Do đó, một người ẩn sau bức màn có thể không được nhìn thấy, nhưng về bản chất không phải là vô hình như các thiên thần.
Sự lựa chọn thứ hai là việc dùng ‘dewfall’ thay vì “falling dew’, là cởi mở hơn cho tranh luận.
Từ ngữ này xuất hiện trước tiên trong Kinh khẩn cầu Thánh Linh (epiclesis) của Kinh nguyện Thánh Thể II. Bản Latinh viết “Haec ergo dona, quaesumus, Spiritus tui rore santifica.” Chữ rore có nghĩa tương ứng với dew hoặc dewfall.
Bản dịch trước đây của văn bản này đã loại bỏ từ ngữ dew, và nói “Let your Spirit come upon these gifts to make them holy, chúng con nài xin Chúa cho Thánh Thần Chúa xuống trên các của lễ này và thánh hoá chúng.”
Bản dịch Anh ngữ hiện tại là: ‘Make holy, therefore, these gifts, we pray, by sending down your Spirit upon them like the dewfall’, ‘vì thế chúng con nài xin Chúa thánh hóa các của lễ này, bằng cách cho Thánh Thần Chúa xuống trên chúng như sương rơi’; ‘Vì thế, chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hoá những của lễ này’ (tiếng Việt); ‘Hæc ergo dona, quǽsumus, Spíritus tui rore sanctífica’ (bản gốc Latinh); ‘Nous te prions: Sanctifie ces offrandes en répandant sur elles ton Esprit (tiếng Pháp). Người dịch bài này xin lưu ý là bản tiếng Việt và tiếng Pháp đều tránh dịch chữ rore (sương rơi).
Các học giả nêu ra rằng việc sử dụng phép ẩn dụ ‘sương rơi’ không phải là của văn bản gốc trong lời kinh của Pseudo-Hippolytus, mà Kinh nguyện Thánh Thể II dựa vào. Từ ngữ này được tìm thấy lần đầu tiên trong ‘Sách lễ Gôtíc’ Missale Gothicum ở thế kỷ VIII, một cuốn sách phụng vụ nay là của nước Pháp, và được đưa vào bản văn mới.
Điều này có lẽ là do tầm quan trọng của phép ẩn dụ dew ‘sương’ trong Cựu Ước, mặc dù nó không có trong Tân Ước. Sương là rất cần thiết cho nông nghiệp mùa hè ở Thánh địa, khi mưa là khan hiếm. Do đó, nó là một biểu tượng của phúc lành từ trời, sự thịnh vượng, và năng suất.
Manna, một hình ảnh của Bí tích Thánh Thể, được kết nối với sương rơi, và như sự hiệp thông với mọi người như anh em trong Tv 133: 1-3. Ngoài ra còn có một chuỗi ý tưởng liên kết sương rơi với sự sống lại của người chết (Is 26:19). Một nghiên cứu về văn bản này của học giả dòng Tên Wilfred Sumani nói rằng ‘sương trong Kinh Thánh thuộc về ít nhất sáu lĩnh vực ngữ nghĩa: phúc lành (quà tặng), sự phong nhiêu (khả năng sinh sản / thịnh vượng), sự phục hồi sinh lực, mầu nhiệm (kỳ diệu / tuyệt vời), phù du (không thường hằng) và khó chịu (nhục nhã).’
Một số Giáo phụ bình luận về các đoạn Kinh Thánh, mà trong đó hình ảnh của sương rơi xuất hiện, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các kinh nguyện, vốn bao gồm phép ẩn dụ, đặc biệt là khi bình luận về điềm báo cho ông Ghít-ôn (Gideon). Chẳng hạn, thánh Irênê thành Lyon đã giải thích sương là Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa, và được trao ban cho Hội Thánh (Adversus Haereses III, 17, 3).
Nhiều Vị khác đã xem xét tác phẩm của cha Sumani, vốn có sẵn trên mạng (‘Metaphor of Dew in the First Epiclesis of the Eucharistic Prayer’, Hekima Review, số 48, tháng 5-2013). Phép ẩn dụ cũng được bảo vệ trong một bài gửi các Giám mục Hoa Kỳ của Giám mục Arthur Roach, nay là thư ký của Thánh Bộ Phương tự, ngày 20-6-2006.
Cha Sumani kết luận rằng một số chiều kích của Bí tích Thánh Thể là hiện diện trong phép ẩn dụ sương rơi: Bí tích Thánh Thể là một món quà từ Thiên Chúa. Hình ảnh của sương làm nổi bật sự hiệp nhất giữa Logos hằng hữu, Đức Giêsu Nadarét (thừa tác vụ công khai) và Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Sương như một biểu tượng của khả năng phong nhiêu bao hàm sự phong phú về tinh thần của chúng ta. Trong bối cảnh này, ngài tuyên bố: “Vì thế cách diễn giải của David Power về Kinh khẩn cầu Thánh Linh I của Kinh nguyện Thánh Thể II là mang tính giáo dục: 'Như sương rơi xuống đất và làm cho nó nên màu mỡ, thì Thánh Thần Chúa sẽ xuống trên các của lễ, và làm cho chúng trở nên phong nhiêu với sự thánh thiện…’ Do đó, những ai lãnh nhận Mình Thánh, sẽ trở nên phong nhiêu với sự thánh thiện.” Sương như là một biểu tượng của sự phục sinh trong Cựu Ước nhắc lại lời hứa của Chúa Giêsu: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi sẽ có sự sống đời đời, và tôi sẽ cho họ sống lại vảo ngày sau hết.”
Cuối cùng, ngài cân nhắc về vấn đề dịch thuật:
“Theo quan điểm về sự phong phú thần học của hình ảnh sương rơi, có thể khẳng định rằng việc sử dụng nó trong Kinh khẩn cầu Thánh linh I của Kinh nguyện Thánh Thể II là phù hợp, vì nó làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về Bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên sự phong phú của nó, khoảng cách văn hóa giữa Cận Đông cổ đại và xã hội hiện đại, làm cho hình ảnh trở nên bối rối. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều bản dịch của quảng diễn Kinh nguyện Thánh Thể đã phá vỡ hoặc im lặng hoàn toàn về từ ngữ ‘rore, sương rơi’. Thí dụ, bản dịch mới tiếng Anh của Sách Lễ Rôma, chỉ đơn giản chuyển đổi ẩn dụ thành một chữ tương tự ('giống như sự sương rơi') thay vì trực tiếp 'sương rơi của Chúa Thánh Thần.’ Mặc dù 'sự sương rơi' được ngụ ý trong ẩn dụ ‘sương rơi của Chúa Thánh Thần,' dấu giọng trong tiếng Latinh dường như là trên 'sương' (nội dung) chứ không phải là tiến trình rơi. Sự biểu hiện trực tiếp hơn của phép ẩn dụ dường như giao tiếp mạnh mẽ hơn so với chữ tương tự.”
Do đó, tính đầy đủ của bản dịch hiện tại có thể được các học giả đặt câu hỏi một cách hợp pháp, mặc dù nó phải được công bố như là đã được phê duyệt. Theo các nghiên cứu khác, có vẻ như sự lựa chọn Dewfall (sự sương rơi), chứ không phải 'sương rơi của Chúa Thánh Thần’, như đã được các dịch giả của Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ (ICEL) đề xuất, xuất phát từ nỗi sợ rằng từ ngữ đó sẽ bị nhầm lẫn với từ ngữ ‘due’ hay một từ gì đó tương tự. Một số người thậm chí còn khẳng định rằng đó cũng là để tránh nhầm lẫn với một số đồ uống hiện đại phổ biến. Vì bất kỳ lý do gì chăng nữa, các Giám mục đã không chấp thuận đề xuất của Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ (ICEL), và bản dịch hiện tại được ưa thích hơn.
Đồng thời, việc sử dụng một cụm từ ngữ khác thường có thể vừa là trở ngại vừa là cơ hội: trở ngại cho sự hiểu biết, và là cơ hội cho các mục tử, để mở ra cho các tín hữu hiểu truyền thống tâm linh giáo phụ và Kinh thánh phong phú của phụng vụ, thông qua các lời giải thích phù hợp. (Zenit.org 19-11-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/why-dewfall-in-eucharistic-prayer-ii/
Hỏi: Nhận định nào cần có liên quan đến các thay đổi thất thường trong các văn bản phụng vụ, chẳng hạn, “được nhìn thấy, seen” đổi thành “hữu hình, visible” trong Kinh Tin Kính? Một sai lầm kỳ lạ khác: dùng từ ngữ dewfall (sự sương rơi) thay cho ‘falling dew’ (sương rơi) để chỉ việc trình thuật hơn là sự kiện của lịch sử cứu độ. Phụng vụ Mari không bao gồm các lời truyền phép, nhưng nói đến trình thuật Chúa thiết lập phép Thánh Thể. Nói cách khác, sự cứu độ là lịch sử tiếp diễn hướng đến Nước Chúa, mà trong đó chúng ta được đưa vào, vì Chúa Thánh Thần tiếp tục là như ‘falling dew’ (sương rơi), chứ không phải là một sự kiện đã xong, đã kết thúc. Như bánh được thánh hiến thì chúng ta được thánh hiến để trở thành sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới của chúng ta, bây giờ và cho tương lai. “…Chúa Kitô lại đến.” - J. K., Crown Point, Indiana, Hoa Kỳ.
Đáp: Mặc dù chắc chắn có chỗ cho các cuộc tranh luận hợp pháp liên quan đến sự thích hợp hoặc không thích hợp của các bản dịch phụng vụ, và tôi có lẽ sẽ ngụy biện với một số tùy chọn được đưa ra trong bản dịch hiện tại, tôi sẽ chùn bước khi gọi chúng là ‘thất thường’.
Bản dịch hiện tại là kết quả của các hướng dẫn chi tiết từ Tòa Thánh về việc dịch từ bản tiếng Latinh, qua nhiều năm làm việc của một nhóm các học giả chuyên gia, được xem xét chi tiết bởi Ủy ban Vox Clara được Tòa thánh Vatican bổ nhiệm, và được chuẩn thuận bởi mọi Hội Đồng Giám Mục của các nước nói tiếng Anh, với ít nhất là đa số thuận hai phần ba số phiếu. Ngay cả các người làm công việc cải cách cũng không cho rằng bản dịch là hoàn hảo, nhưng họ phản đối mạnh mẽ sự độc đoán.
Một thí dụ về điều này chính xác là sự thay đổi từ ‘muôn vật được nhìn thấy và không được nhìn thấy’ trong Kinh Tin Kính thành ‘muôn vật hữu hình và vô hình.’
Trong thực tế, đó là lời dịch chính xác hơn của ‘Visibilium omnium et invisibilium’ trong bản gốc Latinh. Điều này là đúng, cả từ quan điểm nghĩa đen và quan điểm thần học. Bằng cách sử dụng từ ‘vô hình’, Kinh Tin Kính nhắc đến cõi tâm linh cũng như cõi vật chất và khẳng định Thiên Chúa là Đấng tạo thành các phẩm thiên thần cũng như loài người. Do đó, một người ẩn sau bức màn có thể không được nhìn thấy, nhưng về bản chất không phải là vô hình như các thiên thần.
Sự lựa chọn thứ hai là việc dùng ‘dewfall’ thay vì “falling dew’, là cởi mở hơn cho tranh luận.
Từ ngữ này xuất hiện trước tiên trong Kinh khẩn cầu Thánh Linh (epiclesis) của Kinh nguyện Thánh Thể II. Bản Latinh viết “Haec ergo dona, quaesumus, Spiritus tui rore santifica.” Chữ rore có nghĩa tương ứng với dew hoặc dewfall.
Bản dịch trước đây của văn bản này đã loại bỏ từ ngữ dew, và nói “Let your Spirit come upon these gifts to make them holy, chúng con nài xin Chúa cho Thánh Thần Chúa xuống trên các của lễ này và thánh hoá chúng.”
Bản dịch Anh ngữ hiện tại là: ‘Make holy, therefore, these gifts, we pray, by sending down your Spirit upon them like the dewfall’, ‘vì thế chúng con nài xin Chúa thánh hóa các của lễ này, bằng cách cho Thánh Thần Chúa xuống trên chúng như sương rơi’; ‘Vì thế, chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hoá những của lễ này’ (tiếng Việt); ‘Hæc ergo dona, quǽsumus, Spíritus tui rore sanctífica’ (bản gốc Latinh); ‘Nous te prions: Sanctifie ces offrandes en répandant sur elles ton Esprit (tiếng Pháp). Người dịch bài này xin lưu ý là bản tiếng Việt và tiếng Pháp đều tránh dịch chữ rore (sương rơi).
Các học giả nêu ra rằng việc sử dụng phép ẩn dụ ‘sương rơi’ không phải là của văn bản gốc trong lời kinh của Pseudo-Hippolytus, mà Kinh nguyện Thánh Thể II dựa vào. Từ ngữ này được tìm thấy lần đầu tiên trong ‘Sách lễ Gôtíc’ Missale Gothicum ở thế kỷ VIII, một cuốn sách phụng vụ nay là của nước Pháp, và được đưa vào bản văn mới.
Điều này có lẽ là do tầm quan trọng của phép ẩn dụ dew ‘sương’ trong Cựu Ước, mặc dù nó không có trong Tân Ước. Sương là rất cần thiết cho nông nghiệp mùa hè ở Thánh địa, khi mưa là khan hiếm. Do đó, nó là một biểu tượng của phúc lành từ trời, sự thịnh vượng, và năng suất.
Manna, một hình ảnh của Bí tích Thánh Thể, được kết nối với sương rơi, và như sự hiệp thông với mọi người như anh em trong Tv 133: 1-3. Ngoài ra còn có một chuỗi ý tưởng liên kết sương rơi với sự sống lại của người chết (Is 26:19). Một nghiên cứu về văn bản này của học giả dòng Tên Wilfred Sumani nói rằng ‘sương trong Kinh Thánh thuộc về ít nhất sáu lĩnh vực ngữ nghĩa: phúc lành (quà tặng), sự phong nhiêu (khả năng sinh sản / thịnh vượng), sự phục hồi sinh lực, mầu nhiệm (kỳ diệu / tuyệt vời), phù du (không thường hằng) và khó chịu (nhục nhã).’
Một số Giáo phụ bình luận về các đoạn Kinh Thánh, mà trong đó hình ảnh của sương rơi xuất hiện, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các kinh nguyện, vốn bao gồm phép ẩn dụ, đặc biệt là khi bình luận về điềm báo cho ông Ghít-ôn (Gideon). Chẳng hạn, thánh Irênê thành Lyon đã giải thích sương là Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa, và được trao ban cho Hội Thánh (Adversus Haereses III, 17, 3).
Nhiều Vị khác đã xem xét tác phẩm của cha Sumani, vốn có sẵn trên mạng (‘Metaphor of Dew in the First Epiclesis of the Eucharistic Prayer’, Hekima Review, số 48, tháng 5-2013). Phép ẩn dụ cũng được bảo vệ trong một bài gửi các Giám mục Hoa Kỳ của Giám mục Arthur Roach, nay là thư ký của Thánh Bộ Phương tự, ngày 20-6-2006.
Cha Sumani kết luận rằng một số chiều kích của Bí tích Thánh Thể là hiện diện trong phép ẩn dụ sương rơi: Bí tích Thánh Thể là một món quà từ Thiên Chúa. Hình ảnh của sương làm nổi bật sự hiệp nhất giữa Logos hằng hữu, Đức Giêsu Nadarét (thừa tác vụ công khai) và Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Sương như một biểu tượng của khả năng phong nhiêu bao hàm sự phong phú về tinh thần của chúng ta. Trong bối cảnh này, ngài tuyên bố: “Vì thế cách diễn giải của David Power về Kinh khẩn cầu Thánh Linh I của Kinh nguyện Thánh Thể II là mang tính giáo dục: 'Như sương rơi xuống đất và làm cho nó nên màu mỡ, thì Thánh Thần Chúa sẽ xuống trên các của lễ, và làm cho chúng trở nên phong nhiêu với sự thánh thiện…’ Do đó, những ai lãnh nhận Mình Thánh, sẽ trở nên phong nhiêu với sự thánh thiện.” Sương như là một biểu tượng của sự phục sinh trong Cựu Ước nhắc lại lời hứa của Chúa Giêsu: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi sẽ có sự sống đời đời, và tôi sẽ cho họ sống lại vảo ngày sau hết.”
Cuối cùng, ngài cân nhắc về vấn đề dịch thuật:
“Theo quan điểm về sự phong phú thần học của hình ảnh sương rơi, có thể khẳng định rằng việc sử dụng nó trong Kinh khẩn cầu Thánh linh I của Kinh nguyện Thánh Thể II là phù hợp, vì nó làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về Bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên sự phong phú của nó, khoảng cách văn hóa giữa Cận Đông cổ đại và xã hội hiện đại, làm cho hình ảnh trở nên bối rối. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều bản dịch của quảng diễn Kinh nguyện Thánh Thể đã phá vỡ hoặc im lặng hoàn toàn về từ ngữ ‘rore, sương rơi’. Thí dụ, bản dịch mới tiếng Anh của Sách Lễ Rôma, chỉ đơn giản chuyển đổi ẩn dụ thành một chữ tương tự ('giống như sự sương rơi') thay vì trực tiếp 'sương rơi của Chúa Thánh Thần.’ Mặc dù 'sự sương rơi' được ngụ ý trong ẩn dụ ‘sương rơi của Chúa Thánh Thần,' dấu giọng trong tiếng Latinh dường như là trên 'sương' (nội dung) chứ không phải là tiến trình rơi. Sự biểu hiện trực tiếp hơn của phép ẩn dụ dường như giao tiếp mạnh mẽ hơn so với chữ tương tự.”
Do đó, tính đầy đủ của bản dịch hiện tại có thể được các học giả đặt câu hỏi một cách hợp pháp, mặc dù nó phải được công bố như là đã được phê duyệt. Theo các nghiên cứu khác, có vẻ như sự lựa chọn Dewfall (sự sương rơi), chứ không phải 'sương rơi của Chúa Thánh Thần’, như đã được các dịch giả của Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ (ICEL) đề xuất, xuất phát từ nỗi sợ rằng từ ngữ đó sẽ bị nhầm lẫn với từ ngữ ‘due’ hay một từ gì đó tương tự. Một số người thậm chí còn khẳng định rằng đó cũng là để tránh nhầm lẫn với một số đồ uống hiện đại phổ biến. Vì bất kỳ lý do gì chăng nữa, các Giám mục đã không chấp thuận đề xuất của Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ (ICEL), và bản dịch hiện tại được ưa thích hơn.
Đồng thời, việc sử dụng một cụm từ ngữ khác thường có thể vừa là trở ngại vừa là cơ hội: trở ngại cho sự hiểu biết, và là cơ hội cho các mục tử, để mở ra cho các tín hữu hiểu truyền thống tâm linh giáo phụ và Kinh thánh phong phú của phụng vụ, thông qua các lời giải thích phù hợp. (Zenit.org 19-11-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/why-dewfall-in-eucharistic-prayer-ii/
Vài Suy Niệm Về Francisco De Pina Và Những Bước Đầu Tiên Trong Việc Hình Thành Chữ Quốc Ngữ
LM. Roland Jacques
10:37 19/11/2019
TÓM TẮT
Xem trong các viện lưu trữ, dường như chúng ta không thể khám phá ra tài liệu quan trọng nào chưa được khai thác để tìm hiểu về cuộc sống và sự nghiệp của Francisco de Pina. Đúng vậy, ngài rất xứng đáng được biết đến. Chúng ta có thể học được rất nhiều bài học và kinh nghiệm thực tế từ những việc ngài làm. Sự bén rễ sâu của Pina trong nền ngôn ngữ học Bồ Đào Nha là một khí cụ tuyệt với trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Tầm nhìn rộng mở của ngài có một vị trí quan trọng trong sự tiến triển của Việt Nam hướng về một nền văn hóa độc lập. Cuối cùng, công việc của ngài có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp Kitô giáo bén rễ sâu vào nền văn hóa Việt Nam.
PHẦN CHÍNH
Tôi còn nhớ rất rõ việc mình phát hiện ra một bản thảo vô danh, có thể nói là viên ngọc nhỏ được chôn giấu trong kho báu là 62 tập lớn của bộ sưu tập Jesuítas na Ásia (49/IV đến 49/VI/10). Tôi đã dành trọn một tháng tại Thư viện Quốc gia Ajuda ở Lisboa, chỉ để tìm trong đó những điểm mốc cho việc nghiên cứu; sau đó, trong vòng hai năm, sống đơn độc trong một căn phòng sinh viên nho nhỏ ở Hà Nội, tôi đã cố phân tích những yếu tố đầy hứa hẹn. Bản thảo mà tôi chọn là một lá thư không có chữ ký; ở đầu lá thư, người sao chép vào thế kỷ XVIII đã viết: “Dường như đây là do F. Pina viết”. Văn bản rất khó để giải thích, bởi vì người sao chép đã tìm thấy những trang hỗn độn, và không lo sắp xếp chúng lại theo một trình tự nào cả. Vì vậy, tôi đã phải làm điều đó thay cho người ấy! Về năm viết thì nội dung không cho phép chúng ta nghi ngờ: văn bản đề cập đến phong thánh của Inhaxiô Loyola và Phanxicô, và cuộc tấn công vào Macau của hải quân Hà Lan, mà kết quả là Hà Lan phải tháo chạy tán loạn. Đó chính là một bức thư viết vào năm 1622.
Trong bộ sưu tập ở Ajuda, cũng như Kho lưu trữ của Dòng Tên tại Roma, có khá nhiều thư ngỏ, mang tên ‘Annua’ (niên biểu), trong số đó lại có nhiều bản được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha. Những niên biểu ấy mô tả hoạt động của các nhà truyền giáo với những thành công lẫn thất bại. Trái lại, tài liệu viết vào năm 1622 gần như chỉ nói về vấn đề ngôn ngữ. Bức thư bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn của tác giả: phải đối mặt với những bề trên khó hiểu, và những người bạn đồng hành lười biếng, mà chỉ biết dựa vào những người phiên dịch quá yếu kém. Người viết nhiệt tình vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng, với hai mục tiêu cơ bản: (1) mở ra sự tiếp cận ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho những người sẽ gieo hạt giống Tin Mừng của Chúa Kitô tại đây; và (2) cho phép các thế hệ Kitô hữu Việt Nam đầu tiên vẫn duy trì vững chắc nguồn gốc văn hóa của họ trong khi mở cửa đón nhận sự mới lạ hoàn toàn này.
Trong cuốn sách Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, tôi đã mô tả chi tiết công việc phân tích mà tôi đã làm với bản thảo này, để phác họa kế hoạch của Pina một cách thực tế. Tôi cũng đã đưa ra những lý do để xác nhận dứt khoát tác giả của bản thảo này, đúng là Francisco de Pina, một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi quê ở thành phố Guarda, Bồ Đào Nha.
Tôi rất vui vì công việc của tôi đã có ích đối với một số nhà nghiên cứu, và Viện Ngôn ngữ Quốc gia Việt Nam đã dịch một phần sang tiếng Việt. Trong những năm qua, tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi từ Việt Nam và Bồ Đào Nha, xin tôi tiếp tục nghiên cứu, vì tôi biết nhiều lời mời gọi này, vì hai lý do chính: tôi đã bắt tay vào việc dạy học tại một đại học ở Canada, điều này đưa tôi đi hơi xa khỏi những lĩnh vực mình đã từng quan tâm. Và quan trọng nhất, việc nghiên cứu của tôi trong các thư viện, và nhiều viện lưu trữ tài liệu hiện có, đã không giúp tôi tìm thấy tài liệu nào đủ để dẫn đến một bước đột phá trong việc tìm hiểu công việc của Pina.
Chính Pina đã viết vài lá thư khác, nhưng không tài nào tìm thấy chúng được. Một số niên biểu nêu tên của cha ấy, nhưng quá ngắn gọn. Thú vị nhất là niên biểu viết vào ngày 02/07/1625, năm tháng trước khi cha Pina qua đời: “Chúng tôi có một ngôi nhà ở Kẻ Chăm, thủ phủ của hoàng tử. Trước đây, nhà ấy chưa có tư cách của một nhà thuộc Dòng mình, cho dù ở đó luôn có một linh mục với một bạn đồng hành. Nhưng bây giờ chính Cha Francisco de Pina sống tại đây, và dạy ngôn ngữ cho hai cha Alexandre Rhodes và António de Fontes”.
Dù sao đi nữa, trong trí nhớ và trái tim tôi thì Francisco de Pina luôn giữ một chỗ rất đặc biệt. Cha ấy là một người tiên phong thực sự, một người có tầm nhìn rộng, và một người lao động không biết mệt mỏi. Những trực giác của cha về ngôn ngữ sẽ chỉ thực hiện được từng chút một qua nhiều thế kỷ. Nhưng năng lượng cha đã truyền vào công việc này chưa bao giờ cạn kiệt, và tiếp tục sinh hoa quả đến tận ngày nay.
Francisco de Pina, một học giả người Bồ Đào Nha
Vì hôm nay tôi không thể tiết lộ bất kỳ viên ngọc mới nào được phát hiện trong kho lưu trữ cổ xưa, nên tôi chỉ trông cậy vào sự kiên nhẫn của quý vị: tôi xin phép chia sẻ vài suy nghĩ về vị trí thực sự của cha Pina trong lịch sử chữ Quốc ngữ. Tôi viết rất rõ rằng việc nhấn mạnh đến phần đóng góp của ngài sẽ làm phật ý một số người ủng hộ ý kiến đơn phương cho rằng chính Alexandre de Rhodes đã một mình làm tất cả. Tuy nhiên, vì cả hai vị này đều là linh mục, nên họ biết rất rõ câu nói được trích trong Tin Mừng Thánh Luca: “Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi”. (Lc 6:40).
So với môn đệ của mình thì Francisco de Pina có một lợi thế lớn: ngài được đào tạo bằng tiếng Bồ Đào Nha, và nghiên cứu tiếng ấy. Pina sinh ra ở thành phố Guarda vào năm 1585 hoặc 1586, và gia nhập Dòng Tên khi được 19 tuổi. Vì ngài sinh trưởng tại vùng Beira Alta, rất có thể ngài đã học tại Học viện danh tiếng của Dòng Tên, thành lập năm 1542 ở thành phố Coimbra. Sau khi tốt nghiệp, ngài được sai đi đến Đông Ấn vào năm 1608, và tiếp tục học về văn khoa và thần học tại Học viện Macau. Tổ chức cao học nổi tiếng này thuộc về tỉnh Nhật Bản của Dòng Tên, dưới sự giám sát của một Visitador, một bề trên cao cấp luôn luôn được gửi đến từ Bồ Đào Nha.
Học viện Macau không chỉ là một pháo đài vững chắc của ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha ở Viễn Đông, mà còn là nơi nghiên cứu về các ngôn ngữ và văn hóa Phương Đông, chủ yếu là của Nhật Bản. Ở đây, thầy Pina, còn trẻ tuổi, có cơ hội cộng tác chặt chẽ với các nhà nghiên cứu tài năng và có tên tuổi, như cha Gioan Rodrigues Tçuzzu, người đã là tiên phong trong việc La Mã hóa tiếng Nhật. Khi tới Hội An vào năm 1617 hoặc 1618, Cha Pina đã trải qua 10 năm học tập ở nơi này. Trong tám năm tiếp theo, cho đến khi đột ngột qua đời vào ngày 16/12/1625, cha đã nỗ lực để sánh kịp các vị thầy của mình, và áp dụng chính xác các phương pháp của họ vào ngôn ngữ và văn hóa của đất nước mà mình yêu mến.
Cần lưu ý rằng, Pina được sinh ra và qua đời trong những năm đen tối của triều đại Filipe: trong thời gian ấy, ảnh hưởng của Tây Ban Nha ngày càng đe dọa đến tính xác thực của ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Nhưng trong những năm này không thiếu người yêu nước, họ đứng lên và phản ứng mạnh mẽ để duy trì sự tinh khiết và đặc thù của tiếng Bồ Đào Nha. Điều này đặc biệt giải thích tại sao trong những năm đó, các tác phẩm của nhiều tác giả về ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha thông qua chính tả đã trở nên nổi tiếng. Ngoài các tác phẩm về ngữ pháp của Fernão de Oliveira (1536) và João de Barros (1539 - 1540), còn có một chuyên luận về chính tả của Duarte Nunes de Leão (1576), và một cuốn sách thực hành, mà giáo viên Pêro Magalhães de Gaandavo đã sáng tác năm 1574 để học sinh sử dụng.
Tất cả những công trình đó là những công cụ giúp Cha Pina giải quyết ngữ âm của tiếng Việt. Thật vậy, trong các ngôn ngữ gốc từ tiếng Latin, tiếng Bồ Đào Nha có ngữ âm, cả phụ âm và nguyên âm, phức tạp hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha. Sự khác biệt này đã được tuyên bố là một sự giàu có, chứ không phải là một đặc điểm thô kệch để rồi khinh dể tiếng Bồ Đào Nha như một thổ ngữ không đáng quan tâm.
Ngôn ngữ Việt Nam cũng vậy: vào đầu thế kỷ XVII, nó bị coi là một phương ngữ quê mùa không có khả năng mang văn hóa. Việc quản trị, giáo dục học tập, và cả thơ ca – với những ngoại lệ hiếm hoi – đều phải dùng đến tiếng Trung Hoa. Hệ thống chữ Nôm không thể vượt ra một cố gắng mông lung về ngữ âm tiếng Việt. Đây chính là trực giác phía đằng sau quốc ngữ: những người tiên phong muốn trả lại cho ngôn ngữ Việt Nam một vị thế cao quý, nên họ cần có một công cụ chính xác để khắc phục những thiếu sót, cùng với cách phát âm chính xác, đồng thời toát lên vẻ đẹp âm nhạc, nhịp điệu và tính biểu cảm của nó. Tất nhiên, ngữ âm của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt rất khác nhau; nhưng việc nghiên cứu về ngôn ngữ Bồ Đào Nha trước kia đã đóng góp một phương pháp hiệu quả; nhờ đó, Pina và môn đệ của ngài có thể mô tả chính xác các âm vị và ghi chép chúng một cách cố định bằng chữ cái Latinh, với sự trợ giúp của các dấu phụ.
Trong phần thứ hai của cuốn sách của tôi, được viết bằng tiếng Pháp, tôi đã tìm khôi phục lại, từng âm vị một, tuyến đường mà Francisco de Pina đã vạch trước. Sau khi cha ấy qua đời, chính tả của tiếng Việt có trải qua vài thay đổi, nhưng rất ít. Điều chỉnh quan trọng nhất là do Từ điển mang tên Pigneau de Béhaine; thực sự, tác phẩm của người châu Âu, mà trở thành đặc quyền của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, sau năm 1625, tất cả những người tham gia vào việc soạn thảo tác phẩm đã được cha Pina dự kiến, đó là Từ điển được xuất bản vào năm 1651, đều sử dụng tiếng Bồ Đào Nha như một la bàn đáng tin cậy. Điều này dễ hiểu đối với Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, hai người tiên phong được Lời Phi Lộ của Từ điển nêu lên; nhưng điều này cũng đúng với Alexander de Rhodes, người gốc miền Provence, được đào tạo bằng tiếng Latin và quen thuộc với chính tiếng Ý.
Francisco de Pina với nền văn hóa Việt Nam
Francisco de Pina, không giống như các nhà truyền giáo đầu tiên khác, đã không quan niệm việc La-Mã-hóa (Bồ-Đào-hóa) như tiếng Việt là một công cụ thiết thực để dạy những lời cầu nguyện và giáo lý Kitô giáo cho những người sẽ theo đạo trong tương lai. Ngài đã học Văn khoa trong nhiều năm ở Coimbra và sau đó ở Macau không thể trở thành một giáo lý viên cho trẻ con. Lá thư của cha ấy cho thấy rằng cha đã có những kế hoạch khác, đầy tham vọng: ngài muốn đi thẳng đến những tác giả giỏi nhất Việt Nam – ngài đưa ra so sánh Cicerô, so sánh giữa tài hùng biện và nghệ thuật thơ ca. Ngài biết rằng chỉ bằng cách đó ngài có thể động chạm đến trái tim và linh hồn của người nghe. Ngài tin rằng, mình và các đồng nghiệp nên có quan niệm mật thiết hơn với quốc gia, với tâm lý và với văn hóa Việt Nam. Nếu không, việc gieo Tin Mừng vẫn là một việc bên ngoài, uổng công vì không bén rễ và chỉ sinh hoa quả còi cọc. Ngài viết: “Tôi đã tập hợp các câu chuyện, thuộc nhiều loại khác nhau, để cung cấp các trích dẫn của tác giả, nhằm xác định ý nghĩa và quy tắc. Hơn nữa, tôi đã nhận ba tập tài liệu có tổ chức tốt, thu nhập văn bản trong số những bài viết hay nhất tìm thấy ở Vương quốc này”.
Từ đoạn văn ngắn này, mình xin phép rút ra ba từ chính: tiếng Bồ Đào Nha là “autoridades, significações, regras”, nghĩa là “tác giả, ý nghĩa và quy tắc”. ‘Autoridades’, trong những trường hợp này là văn bản viết do tác giả mà mọi người đều biết đến, và là mẫu mực của một ngôn ngữ đúng đắn. Như vậy, không nên hiểu là tác phẩm của nhà văn Kitô giáo, hoặc văn bản từ những bề trên tôn giáo. Mặt khác, Pina chỉ đến tài liệu bằng tiếng thuần Việt, vì các văn bản Trung Hoa hay Hán Việt sẽ trở thành vô ích ở đây. Những văn bản này nên vượt qua từ vựng hằng ngày, cho dù ngữ âm có tầm quan trọng lớn. Ý muốn của Pina là từ đó đi đến cú pháp của ngôn ngữ, ở đây được gọi là quy tắc. Nếu không, người học tiếng sẽ chỉ có sẵn một dãy từ vô nghĩa, và Kitô giáo sẽ bị mất uy tín ngay từ đầu, vì không có khả năng nói đúng. Tuy nhiên, cú pháp chưa đủ; cũng nên xác định chính xác ngữ âm của từ vựng, và điều này sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc sửa lỗi phát âm.
Để dịch từ ‘semantics’, người Việt Nam sử dụng cụm từ ‘ngữ nghĩa’; nhưng bên cạnh đó người ta thích nói, còn hơn, về ‘chữ nghĩa’: đó không phải là nghĩa của từng từ, mà là nghĩa của từng ký hiệu. Những ký tự này rõ ràng không phải là các chữ cái trong bảng chữ cái, mà là các chữ tượng hình hoặc chữ vuông, bao gồm các chữ Nôm đặc trưng cho tiếng Việt. Không còn nghi ngờ, Pina đã quan tâm đến thế giới của chữ viết truyền thống lâu đời này. Mặc dù cha đã không đủ thời gian để làm quen với chúng cho đủ, ngài vẫn khuyến khích những bạn trẻ Việt Nam học tập cho đủ. Các môn đệ của Pina, bao gồm cha Alexander de Rhodes. Cũng sẽ làm như vậy, như chúng ta thấy ở nơi giáo lý viên trẻ Anrê Phú Yên, mà tôi đã giới thiệu cho quý vị hôm qua.
Ở đây chúng ta đã có một chuyện đáng tiếc, mà hầu hết các sử gia không thấy hoặc lờ đi; chuyện ấy đã ngẫu nhiên xảy ra đúng lúc Từ điển mang tên Alexandre de Rhodes được xuất bản. Vì những lý do mình chỉ có thể tưởng tượng, dự án vĩ đại của Francisco de Pina đã không thể thành công trong hơn một thế kỷ. Lý do thật nhiều: thiếu động lực nơi một số nhà truyền giáo vì họ làm việc quá sức; rồi nghĩ đến môi trường cấm đạo, bắt bớ người lãnh đạo; và cũng thiếu các khí cụ mà chính Pina đã bắt đầu thực hiện, vì lợi ích chung của những người châu Âu yêu mến Việt Nam, và của các cộng tác viên địa phương của họ.
Về các cộng tác viên, lá thư của Pina cũng tiết lộ một sự lựa chọn quả quyết của ngài. Trong khi các nhà truyền giáo khác đi tìm những giáo viên có học và có kinh nghiệm để giúp mình, ngài quyết định mời những người trẻ xung quanh mình. Lý do sâu xa là như thế này: để cho phép nền văn hóa Việt Nam tiến bộ một cách độc lập, tách khỏi nền văn hóa Trung Hoa, và để có năng lực sáng tạo, cần có những người trẻ, dám cởi mở để chấp nhận sự mới lạ này. Các bạn trẻ này sẽ hoàn toàn thoải mái với cả hai hệ thống chữ viết; như Pina viết: “với chữ của họ lẫn chữ của chúng ta”. Ngài còn sợ rằng tâm lý của các bậc thầy hoàn toàn khác: sau khi đã dành nhiều năm nhiều tháng ôn thi để làm quan, họ đã đánh giá quá cao, một cách cứng nhắc, vào sự vượt trội của chế độ giáo dục truyền thống ấy.
Nếu thực sự cuốn sách năm 1651 vừa là một bước tiến quyết định, vừa là một thất bại, thì cảm hứng cơ bản, đầy nghị lực của Francisco de Pina vẫn còn kéo dài mãi về sau. Vào năm 1773, chúng ta đã có ngữ nghĩa học, cùng với việc chỉnh sửa chính tả để phù hợp với một cách chính xác hơn với ngữ âm, trong cuốn từ điển lớn mang tên của Đức cha Pigneaux (Bá Đa Lộc). Phải nói rằng đó là một công việc tập thể, dưới sự chỉ đạo của Đức Cha ấy, của một nhóm tài năng và nhiều động lực gồm tám giáo lý viên. Các mục của từ điển này chính là chữ tượng hình; bên cạnh đó là ý nghĩa của chúng được xác định, và cuối cùng là vị trí của chúng trong văn cảnh được chỉ định.
Đây là một bước quyết định then chốt đối với lý tưởng mà cha Pina đã bày tỏ vào đầu năm 1622. Vài thế hệ đi qua thì mới có bước tiến thứ hai. Các văn bản văn học tốt nhất Việt Nam sẽ được phiên âm ra chữ Quốc ngữ nhờ sự thúc đẩy của các học giả Kitô giáo. Trong số họ phải nêu tên của Paulus Huình Tịnh Của (1834 - 1907), và Petrus Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898): chính họ cầm ngọn đuốc do Pina thắp lên. Ông Của đã xuất bản một từ điển mới, mượn phương pháp của Tự điển Pigneaux, nhưng phân biệt cẩn thận giữa các ký tự Hán Việt với Nôm, và đưa ra thêm các định nghĩa và ví dụ bằng chữ Quốc ngữ. Còn ông Ký trở nên nổi tiếng nhờ phiên âm Truyện Kiều, tác phẩm tiếng Việt cổ điển nổi danh nhất, từ chữ Nôm ra Quốc ngữ, và thêm phần dịch ra tiếng Pháp. Đúng vậy, khí thế sáng tạo đã thổi qua, lá thư của Pina đã sinh ra, mặc dù quá muộn, nhiều loại quả tuyệt vời.
Francisco de Pina với việc hội nhập văn hóa của giáo huấn Kitô hữu
Về điểm này, tôi sẽ cố gắng hơn, vì việc truyền giáo Kitô giáo không phải là trọng tâm của hội thảo chuyên đề của chúng ta. Tôi đã lưu ý trước rằng văn bản của Pina mà chúng ta đang xem xét chủ yếu liên quan đến công việc ngôn ngữ, chứ không phải về việc trở lại đạo của ‘người ngoại’ (theo cách nói của Kitô hữu). Ngài thích nêu lên làm điểm so sánh, Virgilio và Cicero, hơn là Hồng Y Bellarmino hay thậm chí Luís de Camões. Như vậy, ngài trung thành với truyền thống lâu đời của Dòng Tên ở Viễn Đông: họ thường bắt tay đầu tiên vào công việc khoa học, để chinh phục được sự tin tưởng và tình bạn của những dân tộc họ được gửi đến.
Tuy nhiên, Pina không bao giờ đánh mất mục tiêu cuối cùng của việc tận hiến đời sống, và của bài sai phái mình đi đến những khu vực chưa có đạo Thiên Chúa. Nhưng đối với ngài, phúc âm của Chúa Kitô cần được tái sinh trong tất cả các xã hội loài người, với nền văn hóa riêng của họ. Tin mừng này ở một quốc gia nào, thì chỉ có thể thực hiện một cách hữu hiệu nếu mình tôn trọng, hiểu biết, và xúc tiến ngôn ngữ và văn hóa, vì đó là linh hồn và hơi thở sống của quốc gia này.
Nhưng về nỗ lực ấy, cái chết quá sớm của Francisco de Pina đã không cho phép ngài thực hiện trực giác sáng tạo của mình đến cùng. Thực sự phải nói rằng nỗ lực chung của các thừa sai Dòng Tên ở Việt Nam đã được tạo ra, cùng với Phép giảng tám ngày do Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1652, một tác phẩm nguyên bản, chứng kiến một cách nhất định ngôn ngữ Việt của thế kỷ XVII. Tuy nhiên, trong một thời gian ấy, những sáng tạo của văn học Kitô giáo vẫn còn quá ít. Ngay cả sự đóng góp của thầy cả Philippe Bỉnh, sống ở thủ đô Lisboa vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, cũng làm khá thất vọng. Ở cấp độ văn hóa, trong một thời gian dài và vì những lý do chúng ta biết rõ, cộng đồng Kitô giáo Việt Nam đã đóng lại đối với xã hội và văn hóa chung. Ngôn ngữ của những lời kinh truyền thống khá nghèo nàn, vốn từ vựng của nó hạn chế, và mượn nhiều từ chuyên môn của các ngôn ngữ Âu châu.
Tạm kết
Cần phải đợi đến thế kỷ XX để có một thế hệ những người mở đường mới: họ đã nối lại cuộc đời đối thoại cơ bản với văn hóa Việt Nam, và dần dần làm phong phú ngôn ngữ của phụng vụ và thần học Kitô giáo. Chúng ta có thể nói rằng ngày nay, tầm nhìn của nhà tiên phong vĩ đại Francisco de Pina đang dần dần hiện thực hóa trước mắt chúng ta.
Ngạn ngữ Việt Nam nói “uống nước nhớ nguồn”. Tất cả những ai yếu thích ngôn ngữ Việt Nam, và ngưỡng mộ những phẩm chất không thể so sánh của nó, phải biết cách tỏ lòng tôn kính đối với Francisco de Pina, ông tổ của chữ Quốc ngữ.
R.J. (Lisbon, Portugal 24/10/2019)
NGUỒN :
Đây là tham luận đọc ngày 24.10.2019 tại Hội thảo “Di sản do (những giáo sĩ) Dòng Tên Bồ Đào Nha để lại ở Việt Nam”, tại Bảo tàng São Roque (Lisboa, Bồ Đào Nha). Tác giả là linh mục OMI (Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm), nguyên khoa trưởng Giáo Luật Trường đại học Công Giáo Saint-Paul Ottawa (Canada). Tác phẩm : Les missionnaires portugais et les débuts de l'Église catholique au Viêt-Nam (2004), Des nations à évangéliser (2003), Portuguese pioneers of Vietnamese linguistics prior to 1650 (2002). Bản tiếng Việt này do chính tác giả dịch từ nguyên tác tiếng Pháp.
Xem trong các viện lưu trữ, dường như chúng ta không thể khám phá ra tài liệu quan trọng nào chưa được khai thác để tìm hiểu về cuộc sống và sự nghiệp của Francisco de Pina. Đúng vậy, ngài rất xứng đáng được biết đến. Chúng ta có thể học được rất nhiều bài học và kinh nghiệm thực tế từ những việc ngài làm. Sự bén rễ sâu của Pina trong nền ngôn ngữ học Bồ Đào Nha là một khí cụ tuyệt với trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Tầm nhìn rộng mở của ngài có một vị trí quan trọng trong sự tiến triển của Việt Nam hướng về một nền văn hóa độc lập. Cuối cùng, công việc của ngài có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp Kitô giáo bén rễ sâu vào nền văn hóa Việt Nam.
PHẦN CHÍNH
Linh mục Roland Jacques, 24.10.2019 Bảo tàng São Roque (Lisboa, Bồ Đào Nha) |
Trong bộ sưu tập ở Ajuda, cũng như Kho lưu trữ của Dòng Tên tại Roma, có khá nhiều thư ngỏ, mang tên ‘Annua’ (niên biểu), trong số đó lại có nhiều bản được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha. Những niên biểu ấy mô tả hoạt động của các nhà truyền giáo với những thành công lẫn thất bại. Trái lại, tài liệu viết vào năm 1622 gần như chỉ nói về vấn đề ngôn ngữ. Bức thư bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn của tác giả: phải đối mặt với những bề trên khó hiểu, và những người bạn đồng hành lười biếng, mà chỉ biết dựa vào những người phiên dịch quá yếu kém. Người viết nhiệt tình vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng, với hai mục tiêu cơ bản: (1) mở ra sự tiếp cận ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho những người sẽ gieo hạt giống Tin Mừng của Chúa Kitô tại đây; và (2) cho phép các thế hệ Kitô hữu Việt Nam đầu tiên vẫn duy trì vững chắc nguồn gốc văn hóa của họ trong khi mở cửa đón nhận sự mới lạ hoàn toàn này.
Trong cuốn sách Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, tôi đã mô tả chi tiết công việc phân tích mà tôi đã làm với bản thảo này, để phác họa kế hoạch của Pina một cách thực tế. Tôi cũng đã đưa ra những lý do để xác nhận dứt khoát tác giả của bản thảo này, đúng là Francisco de Pina, một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi quê ở thành phố Guarda, Bồ Đào Nha.
Tôi rất vui vì công việc của tôi đã có ích đối với một số nhà nghiên cứu, và Viện Ngôn ngữ Quốc gia Việt Nam đã dịch một phần sang tiếng Việt. Trong những năm qua, tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi từ Việt Nam và Bồ Đào Nha, xin tôi tiếp tục nghiên cứu, vì tôi biết nhiều lời mời gọi này, vì hai lý do chính: tôi đã bắt tay vào việc dạy học tại một đại học ở Canada, điều này đưa tôi đi hơi xa khỏi những lĩnh vực mình đã từng quan tâm. Và quan trọng nhất, việc nghiên cứu của tôi trong các thư viện, và nhiều viện lưu trữ tài liệu hiện có, đã không giúp tôi tìm thấy tài liệu nào đủ để dẫn đến một bước đột phá trong việc tìm hiểu công việc của Pina.
Chính Pina đã viết vài lá thư khác, nhưng không tài nào tìm thấy chúng được. Một số niên biểu nêu tên của cha ấy, nhưng quá ngắn gọn. Thú vị nhất là niên biểu viết vào ngày 02/07/1625, năm tháng trước khi cha Pina qua đời: “Chúng tôi có một ngôi nhà ở Kẻ Chăm, thủ phủ của hoàng tử. Trước đây, nhà ấy chưa có tư cách của một nhà thuộc Dòng mình, cho dù ở đó luôn có một linh mục với một bạn đồng hành. Nhưng bây giờ chính Cha Francisco de Pina sống tại đây, và dạy ngôn ngữ cho hai cha Alexandre Rhodes và António de Fontes”.
Dù sao đi nữa, trong trí nhớ và trái tim tôi thì Francisco de Pina luôn giữ một chỗ rất đặc biệt. Cha ấy là một người tiên phong thực sự, một người có tầm nhìn rộng, và một người lao động không biết mệt mỏi. Những trực giác của cha về ngôn ngữ sẽ chỉ thực hiện được từng chút một qua nhiều thế kỷ. Nhưng năng lượng cha đã truyền vào công việc này chưa bao giờ cạn kiệt, và tiếp tục sinh hoa quả đến tận ngày nay.
Francisco de Pina, một học giả người Bồ Đào Nha
Vì hôm nay tôi không thể tiết lộ bất kỳ viên ngọc mới nào được phát hiện trong kho lưu trữ cổ xưa, nên tôi chỉ trông cậy vào sự kiên nhẫn của quý vị: tôi xin phép chia sẻ vài suy nghĩ về vị trí thực sự của cha Pina trong lịch sử chữ Quốc ngữ. Tôi viết rất rõ rằng việc nhấn mạnh đến phần đóng góp của ngài sẽ làm phật ý một số người ủng hộ ý kiến đơn phương cho rằng chính Alexandre de Rhodes đã một mình làm tất cả. Tuy nhiên, vì cả hai vị này đều là linh mục, nên họ biết rất rõ câu nói được trích trong Tin Mừng Thánh Luca: “Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi”. (Lc 6:40).
So với môn đệ của mình thì Francisco de Pina có một lợi thế lớn: ngài được đào tạo bằng tiếng Bồ Đào Nha, và nghiên cứu tiếng ấy. Pina sinh ra ở thành phố Guarda vào năm 1585 hoặc 1586, và gia nhập Dòng Tên khi được 19 tuổi. Vì ngài sinh trưởng tại vùng Beira Alta, rất có thể ngài đã học tại Học viện danh tiếng của Dòng Tên, thành lập năm 1542 ở thành phố Coimbra. Sau khi tốt nghiệp, ngài được sai đi đến Đông Ấn vào năm 1608, và tiếp tục học về văn khoa và thần học tại Học viện Macau. Tổ chức cao học nổi tiếng này thuộc về tỉnh Nhật Bản của Dòng Tên, dưới sự giám sát của một Visitador, một bề trên cao cấp luôn luôn được gửi đến từ Bồ Đào Nha.
Học viện Macau không chỉ là một pháo đài vững chắc của ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha ở Viễn Đông, mà còn là nơi nghiên cứu về các ngôn ngữ và văn hóa Phương Đông, chủ yếu là của Nhật Bản. Ở đây, thầy Pina, còn trẻ tuổi, có cơ hội cộng tác chặt chẽ với các nhà nghiên cứu tài năng và có tên tuổi, như cha Gioan Rodrigues Tçuzzu, người đã là tiên phong trong việc La Mã hóa tiếng Nhật. Khi tới Hội An vào năm 1617 hoặc 1618, Cha Pina đã trải qua 10 năm học tập ở nơi này. Trong tám năm tiếp theo, cho đến khi đột ngột qua đời vào ngày 16/12/1625, cha đã nỗ lực để sánh kịp các vị thầy của mình, và áp dụng chính xác các phương pháp của họ vào ngôn ngữ và văn hóa của đất nước mà mình yêu mến.
Cần lưu ý rằng, Pina được sinh ra và qua đời trong những năm đen tối của triều đại Filipe: trong thời gian ấy, ảnh hưởng của Tây Ban Nha ngày càng đe dọa đến tính xác thực của ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Nhưng trong những năm này không thiếu người yêu nước, họ đứng lên và phản ứng mạnh mẽ để duy trì sự tinh khiết và đặc thù của tiếng Bồ Đào Nha. Điều này đặc biệt giải thích tại sao trong những năm đó, các tác phẩm của nhiều tác giả về ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha thông qua chính tả đã trở nên nổi tiếng. Ngoài các tác phẩm về ngữ pháp của Fernão de Oliveira (1536) và João de Barros (1539 - 1540), còn có một chuyên luận về chính tả của Duarte Nunes de Leão (1576), và một cuốn sách thực hành, mà giáo viên Pêro Magalhães de Gaandavo đã sáng tác năm 1574 để học sinh sử dụng.
Tất cả những công trình đó là những công cụ giúp Cha Pina giải quyết ngữ âm của tiếng Việt. Thật vậy, trong các ngôn ngữ gốc từ tiếng Latin, tiếng Bồ Đào Nha có ngữ âm, cả phụ âm và nguyên âm, phức tạp hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha. Sự khác biệt này đã được tuyên bố là một sự giàu có, chứ không phải là một đặc điểm thô kệch để rồi khinh dể tiếng Bồ Đào Nha như một thổ ngữ không đáng quan tâm.
Ngôn ngữ Việt Nam cũng vậy: vào đầu thế kỷ XVII, nó bị coi là một phương ngữ quê mùa không có khả năng mang văn hóa. Việc quản trị, giáo dục học tập, và cả thơ ca – với những ngoại lệ hiếm hoi – đều phải dùng đến tiếng Trung Hoa. Hệ thống chữ Nôm không thể vượt ra một cố gắng mông lung về ngữ âm tiếng Việt. Đây chính là trực giác phía đằng sau quốc ngữ: những người tiên phong muốn trả lại cho ngôn ngữ Việt Nam một vị thế cao quý, nên họ cần có một công cụ chính xác để khắc phục những thiếu sót, cùng với cách phát âm chính xác, đồng thời toát lên vẻ đẹp âm nhạc, nhịp điệu và tính biểu cảm của nó. Tất nhiên, ngữ âm của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt rất khác nhau; nhưng việc nghiên cứu về ngôn ngữ Bồ Đào Nha trước kia đã đóng góp một phương pháp hiệu quả; nhờ đó, Pina và môn đệ của ngài có thể mô tả chính xác các âm vị và ghi chép chúng một cách cố định bằng chữ cái Latinh, với sự trợ giúp của các dấu phụ.
Trong phần thứ hai của cuốn sách của tôi, được viết bằng tiếng Pháp, tôi đã tìm khôi phục lại, từng âm vị một, tuyến đường mà Francisco de Pina đã vạch trước. Sau khi cha ấy qua đời, chính tả của tiếng Việt có trải qua vài thay đổi, nhưng rất ít. Điều chỉnh quan trọng nhất là do Từ điển mang tên Pigneau de Béhaine; thực sự, tác phẩm của người châu Âu, mà trở thành đặc quyền của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, sau năm 1625, tất cả những người tham gia vào việc soạn thảo tác phẩm đã được cha Pina dự kiến, đó là Từ điển được xuất bản vào năm 1651, đều sử dụng tiếng Bồ Đào Nha như một la bàn đáng tin cậy. Điều này dễ hiểu đối với Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, hai người tiên phong được Lời Phi Lộ của Từ điển nêu lên; nhưng điều này cũng đúng với Alexander de Rhodes, người gốc miền Provence, được đào tạo bằng tiếng Latin và quen thuộc với chính tiếng Ý.
Francisco de Pina với nền văn hóa Việt Nam
Francisco de Pina, không giống như các nhà truyền giáo đầu tiên khác, đã không quan niệm việc La-Mã-hóa (Bồ-Đào-hóa) như tiếng Việt là một công cụ thiết thực để dạy những lời cầu nguyện và giáo lý Kitô giáo cho những người sẽ theo đạo trong tương lai. Ngài đã học Văn khoa trong nhiều năm ở Coimbra và sau đó ở Macau không thể trở thành một giáo lý viên cho trẻ con. Lá thư của cha ấy cho thấy rằng cha đã có những kế hoạch khác, đầy tham vọng: ngài muốn đi thẳng đến những tác giả giỏi nhất Việt Nam – ngài đưa ra so sánh Cicerô, so sánh giữa tài hùng biện và nghệ thuật thơ ca. Ngài biết rằng chỉ bằng cách đó ngài có thể động chạm đến trái tim và linh hồn của người nghe. Ngài tin rằng, mình và các đồng nghiệp nên có quan niệm mật thiết hơn với quốc gia, với tâm lý và với văn hóa Việt Nam. Nếu không, việc gieo Tin Mừng vẫn là một việc bên ngoài, uổng công vì không bén rễ và chỉ sinh hoa quả còi cọc. Ngài viết: “Tôi đã tập hợp các câu chuyện, thuộc nhiều loại khác nhau, để cung cấp các trích dẫn của tác giả, nhằm xác định ý nghĩa và quy tắc. Hơn nữa, tôi đã nhận ba tập tài liệu có tổ chức tốt, thu nhập văn bản trong số những bài viết hay nhất tìm thấy ở Vương quốc này”.
Từ đoạn văn ngắn này, mình xin phép rút ra ba từ chính: tiếng Bồ Đào Nha là “autoridades, significações, regras”, nghĩa là “tác giả, ý nghĩa và quy tắc”. ‘Autoridades’, trong những trường hợp này là văn bản viết do tác giả mà mọi người đều biết đến, và là mẫu mực của một ngôn ngữ đúng đắn. Như vậy, không nên hiểu là tác phẩm của nhà văn Kitô giáo, hoặc văn bản từ những bề trên tôn giáo. Mặt khác, Pina chỉ đến tài liệu bằng tiếng thuần Việt, vì các văn bản Trung Hoa hay Hán Việt sẽ trở thành vô ích ở đây. Những văn bản này nên vượt qua từ vựng hằng ngày, cho dù ngữ âm có tầm quan trọng lớn. Ý muốn của Pina là từ đó đi đến cú pháp của ngôn ngữ, ở đây được gọi là quy tắc. Nếu không, người học tiếng sẽ chỉ có sẵn một dãy từ vô nghĩa, và Kitô giáo sẽ bị mất uy tín ngay từ đầu, vì không có khả năng nói đúng. Tuy nhiên, cú pháp chưa đủ; cũng nên xác định chính xác ngữ âm của từ vựng, và điều này sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc sửa lỗi phát âm.
Để dịch từ ‘semantics’, người Việt Nam sử dụng cụm từ ‘ngữ nghĩa’; nhưng bên cạnh đó người ta thích nói, còn hơn, về ‘chữ nghĩa’: đó không phải là nghĩa của từng từ, mà là nghĩa của từng ký hiệu. Những ký tự này rõ ràng không phải là các chữ cái trong bảng chữ cái, mà là các chữ tượng hình hoặc chữ vuông, bao gồm các chữ Nôm đặc trưng cho tiếng Việt. Không còn nghi ngờ, Pina đã quan tâm đến thế giới của chữ viết truyền thống lâu đời này. Mặc dù cha đã không đủ thời gian để làm quen với chúng cho đủ, ngài vẫn khuyến khích những bạn trẻ Việt Nam học tập cho đủ. Các môn đệ của Pina, bao gồm cha Alexander de Rhodes. Cũng sẽ làm như vậy, như chúng ta thấy ở nơi giáo lý viên trẻ Anrê Phú Yên, mà tôi đã giới thiệu cho quý vị hôm qua.
Ở đây chúng ta đã có một chuyện đáng tiếc, mà hầu hết các sử gia không thấy hoặc lờ đi; chuyện ấy đã ngẫu nhiên xảy ra đúng lúc Từ điển mang tên Alexandre de Rhodes được xuất bản. Vì những lý do mình chỉ có thể tưởng tượng, dự án vĩ đại của Francisco de Pina đã không thể thành công trong hơn một thế kỷ. Lý do thật nhiều: thiếu động lực nơi một số nhà truyền giáo vì họ làm việc quá sức; rồi nghĩ đến môi trường cấm đạo, bắt bớ người lãnh đạo; và cũng thiếu các khí cụ mà chính Pina đã bắt đầu thực hiện, vì lợi ích chung của những người châu Âu yêu mến Việt Nam, và của các cộng tác viên địa phương của họ.
Về các cộng tác viên, lá thư của Pina cũng tiết lộ một sự lựa chọn quả quyết của ngài. Trong khi các nhà truyền giáo khác đi tìm những giáo viên có học và có kinh nghiệm để giúp mình, ngài quyết định mời những người trẻ xung quanh mình. Lý do sâu xa là như thế này: để cho phép nền văn hóa Việt Nam tiến bộ một cách độc lập, tách khỏi nền văn hóa Trung Hoa, và để có năng lực sáng tạo, cần có những người trẻ, dám cởi mở để chấp nhận sự mới lạ này. Các bạn trẻ này sẽ hoàn toàn thoải mái với cả hai hệ thống chữ viết; như Pina viết: “với chữ của họ lẫn chữ của chúng ta”. Ngài còn sợ rằng tâm lý của các bậc thầy hoàn toàn khác: sau khi đã dành nhiều năm nhiều tháng ôn thi để làm quan, họ đã đánh giá quá cao, một cách cứng nhắc, vào sự vượt trội của chế độ giáo dục truyền thống ấy.
Nếu thực sự cuốn sách năm 1651 vừa là một bước tiến quyết định, vừa là một thất bại, thì cảm hứng cơ bản, đầy nghị lực của Francisco de Pina vẫn còn kéo dài mãi về sau. Vào năm 1773, chúng ta đã có ngữ nghĩa học, cùng với việc chỉnh sửa chính tả để phù hợp với một cách chính xác hơn với ngữ âm, trong cuốn từ điển lớn mang tên của Đức cha Pigneaux (Bá Đa Lộc). Phải nói rằng đó là một công việc tập thể, dưới sự chỉ đạo của Đức Cha ấy, của một nhóm tài năng và nhiều động lực gồm tám giáo lý viên. Các mục của từ điển này chính là chữ tượng hình; bên cạnh đó là ý nghĩa của chúng được xác định, và cuối cùng là vị trí của chúng trong văn cảnh được chỉ định.
Đây là một bước quyết định then chốt đối với lý tưởng mà cha Pina đã bày tỏ vào đầu năm 1622. Vài thế hệ đi qua thì mới có bước tiến thứ hai. Các văn bản văn học tốt nhất Việt Nam sẽ được phiên âm ra chữ Quốc ngữ nhờ sự thúc đẩy của các học giả Kitô giáo. Trong số họ phải nêu tên của Paulus Huình Tịnh Của (1834 - 1907), và Petrus Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898): chính họ cầm ngọn đuốc do Pina thắp lên. Ông Của đã xuất bản một từ điển mới, mượn phương pháp của Tự điển Pigneaux, nhưng phân biệt cẩn thận giữa các ký tự Hán Việt với Nôm, và đưa ra thêm các định nghĩa và ví dụ bằng chữ Quốc ngữ. Còn ông Ký trở nên nổi tiếng nhờ phiên âm Truyện Kiều, tác phẩm tiếng Việt cổ điển nổi danh nhất, từ chữ Nôm ra Quốc ngữ, và thêm phần dịch ra tiếng Pháp. Đúng vậy, khí thế sáng tạo đã thổi qua, lá thư của Pina đã sinh ra, mặc dù quá muộn, nhiều loại quả tuyệt vời.
Francisco de Pina với việc hội nhập văn hóa của giáo huấn Kitô hữu
Về điểm này, tôi sẽ cố gắng hơn, vì việc truyền giáo Kitô giáo không phải là trọng tâm của hội thảo chuyên đề của chúng ta. Tôi đã lưu ý trước rằng văn bản của Pina mà chúng ta đang xem xét chủ yếu liên quan đến công việc ngôn ngữ, chứ không phải về việc trở lại đạo của ‘người ngoại’ (theo cách nói của Kitô hữu). Ngài thích nêu lên làm điểm so sánh, Virgilio và Cicero, hơn là Hồng Y Bellarmino hay thậm chí Luís de Camões. Như vậy, ngài trung thành với truyền thống lâu đời của Dòng Tên ở Viễn Đông: họ thường bắt tay đầu tiên vào công việc khoa học, để chinh phục được sự tin tưởng và tình bạn của những dân tộc họ được gửi đến.
Tuy nhiên, Pina không bao giờ đánh mất mục tiêu cuối cùng của việc tận hiến đời sống, và của bài sai phái mình đi đến những khu vực chưa có đạo Thiên Chúa. Nhưng đối với ngài, phúc âm của Chúa Kitô cần được tái sinh trong tất cả các xã hội loài người, với nền văn hóa riêng của họ. Tin mừng này ở một quốc gia nào, thì chỉ có thể thực hiện một cách hữu hiệu nếu mình tôn trọng, hiểu biết, và xúc tiến ngôn ngữ và văn hóa, vì đó là linh hồn và hơi thở sống của quốc gia này.
Nhưng về nỗ lực ấy, cái chết quá sớm của Francisco de Pina đã không cho phép ngài thực hiện trực giác sáng tạo của mình đến cùng. Thực sự phải nói rằng nỗ lực chung của các thừa sai Dòng Tên ở Việt Nam đã được tạo ra, cùng với Phép giảng tám ngày do Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1652, một tác phẩm nguyên bản, chứng kiến một cách nhất định ngôn ngữ Việt của thế kỷ XVII. Tuy nhiên, trong một thời gian ấy, những sáng tạo của văn học Kitô giáo vẫn còn quá ít. Ngay cả sự đóng góp của thầy cả Philippe Bỉnh, sống ở thủ đô Lisboa vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, cũng làm khá thất vọng. Ở cấp độ văn hóa, trong một thời gian dài và vì những lý do chúng ta biết rõ, cộng đồng Kitô giáo Việt Nam đã đóng lại đối với xã hội và văn hóa chung. Ngôn ngữ của những lời kinh truyền thống khá nghèo nàn, vốn từ vựng của nó hạn chế, và mượn nhiều từ chuyên môn của các ngôn ngữ Âu châu.
Tạm kết
Cần phải đợi đến thế kỷ XX để có một thế hệ những người mở đường mới: họ đã nối lại cuộc đời đối thoại cơ bản với văn hóa Việt Nam, và dần dần làm phong phú ngôn ngữ của phụng vụ và thần học Kitô giáo. Chúng ta có thể nói rằng ngày nay, tầm nhìn của nhà tiên phong vĩ đại Francisco de Pina đang dần dần hiện thực hóa trước mắt chúng ta.
Ngạn ngữ Việt Nam nói “uống nước nhớ nguồn”. Tất cả những ai yếu thích ngôn ngữ Việt Nam, và ngưỡng mộ những phẩm chất không thể so sánh của nó, phải biết cách tỏ lòng tôn kính đối với Francisco de Pina, ông tổ của chữ Quốc ngữ.
R.J. (Lisbon, Portugal 24/10/2019)
NGUỒN :
Đây là tham luận đọc ngày 24.10.2019 tại Hội thảo “Di sản do (những giáo sĩ) Dòng Tên Bồ Đào Nha để lại ở Việt Nam”, tại Bảo tàng São Roque (Lisboa, Bồ Đào Nha). Tác giả là linh mục OMI (Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm), nguyên khoa trưởng Giáo Luật Trường đại học Công Giáo Saint-Paul Ottawa (Canada). Tác phẩm : Les missionnaires portugais et les débuts de l'Église catholique au Viêt-Nam (2004), Des nations à évangéliser (2003), Portuguese pioneers of Vietnamese linguistics prior to 1650 (2002). Bản tiếng Việt này do chính tác giả dịch từ nguyên tác tiếng Pháp.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cao Ốc Chọc Trời
Tấn Đạt
22:16 19/11/2019
CAO ỐC CHỌC TRỜI
Ảnh của Tấn Đạt
Văn minh cao ốc chọc trời
Cũng chỉ như những đồ chơi dưới trời.
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Văn minh cao ốc chọc trời
Cũng chỉ như những đồ chơi dưới trời.
(bt)
VietCatholic TV
Tâm tình của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản trong cuộc hội ngộ Vòng Tay Nhân Ái Melbourne.
Giáo Hội Năm Châu
05:18 19/11/2019
Cuộc Phỏng Vấn của Thông Tấn xã Công Giáo VietCatholic News Agency với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, nhân chuyến viếng thăm của Ngài đến Úc Châu và chương trình Vòng Tay Nhân Ái.
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản là Giám Mục Chánh tòa Giáo Phận Ban Mê Thuột và là Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc hội đồng Giám Mục Việt Nam, nguyên chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, 2010 – 2013, 2013 – 2016 và 2016 – 2019.
Kèm theo là video tóm lược công việc Truyền Giáo Sắc Tộc tại Giáo Phận Ban Mê Thuột.
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản là Giám Mục Chánh tòa Giáo Phận Ban Mê Thuột và là Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc hội đồng Giám Mục Việt Nam, nguyên chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, 2010 – 2013, 2013 – 2016 và 2016 – 2019.
Kèm theo là video tóm lược công việc Truyền Giáo Sắc Tộc tại Giáo Phận Ban Mê Thuột.
Đức Thánh Cha lên đường sang Bangkok – Kỷ niệm 35 năm Đức Gioan Phaolô II thăm Thái Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:15 19/11/2019
Lúc 7 giờ tối, ngày Thứ Ba, 19 tháng 11, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok, bắt đầu chuyến tông du quốc tế lần thứ 32 của ngài.
Trong chuyến tông du này ngài sẽ đến thăm Thái Lan và Nhật Bản. Cả hai quốc gia này đều là những nơi có rất ít người Công Giáo.
Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nhật được công bố vào tháng 7 năm nay, quốc gia này có 440,893 người Công Giáo tính cho đến năm 2018. Như thế, người Công Giáo ở cả hai quốc gia này chiếm chưa đầy 1 phần trăm dân số.
Theo tờ Khaosod của Thái, dư luận tại quốc gia này rất thuận lợi đối với chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Người Thái tin rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha làm nổi bật một tình hình là Thái Lan là một gương mẫu cho sự sống chung giữa các tôn giáo. Người Thái tự hào là có thể sống với nhau trong sự hài hòa và hiểu biết lẫn nhau. Anh chị em Phật tử, dù là khối đa số ở quốc gia này, vẫn sống trong sự hài hoà với các tôn giáo khác và tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Đó là sự khác biệt rất lớn với quốc gia láng giềng Miến Điện nơi người Hồi Giáo Rohingya đã và đang phải gánh chịu sự đàn áp kinh hoàng của khối đa số Phật Giáo tại quốc gia này.
Tại Nhật, nơi đã phải gánh chịu những hậu quả kinh hoàng của hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, dư luận tại quốc gia này từ các năm qua đã đánh giá rất cao các thông điệp hòa bình của Đức Thánh Cha. Người Nhật đang nồng nhiệt chuẩn bị chào đón ngài.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.
Phối hợp với Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican xin gởi đến quý vị và anh chị em những hồi ức của người dân Thái khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm quốc gia này 35 năm trước.
Chúng tôi là Kim Thúy xin kính chào quý vị và anh chị em.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đó là khoảng khắc thế giới vẫn còn nhớ. Hàng triệu người nhớ lại khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Thái Lan vào năm 1984.
Đó là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo đến miền đất có hình chiếc rìu vàng mến yêu của chúng ta.
Trong chuyến tông du đó, chúng ta có ít thời gian lắm. Nhưng Đức Giáo Hoàng có quá nhiều sứ vụ và ngài đã thực thi những sứ vụ ấy đầy ấn tượng.
Đó là lần đầu tiên Thái Lan có cơ hội được tiếp đón ngài. Ngài rất đơn sơ trong mọi sự gây ấn tượng mạnh cho người Thái, đặc biệt là người Công Giáo Thái.
Đó là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đến thăm Thái Lan. Tôi nhớ khi ngài đến nhà ga quân sự, không ai quên được là khi lần đầu tiên đặt chân xuống mặt đất của Vương quốc Thái, ngài cúi xuống hôn đất. Đó là hình ảnh thế giới chứng kiến. Đi đến đâu ngài cũng tỏ lòng kính trọng quốc gia ngài viếng thăm bằng cách hôn đất của quốc gia đó.
Ngài đã làm nhiều điều rất thú vị. Mọi nơi ngài đến thăm đều có đông đảo người chờ đợi được chào đón ngài. Bầu khí đức tin ấy và đầy tình yêu ấy sắp lại xuất hiện từ 20 đến 23 tháng 11 khi Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm chính thức Thái Lan để thăm viếng con cái ngài và mở rộng di sản của sự tốt lành mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao cho chúng ta 35 trước đây.
Khi ngài viếng thăm Thái Lan, lúc đó quốc gia chúng ta đang phải chăm sóc cho rất nhiều người tị nạn và vì thế, một hoạt động trong chương trình của ngài là thăm viếng một trại tị nạn tại Panasnikom. Điều đó khiến thế giới biết đến trách nhiệm của Thái Lan đối với những người tị nạn và từ đó nhiều trợ giúp quốc tế đã được trao ra.
Một chiều kích thứ hai tôi nghĩ là khác biệt với chuyến viếng thăm lần này đó là bây giờ chúng ta có Internet 4G, 5G vân vân. Nên lần này mọi người biết có chuyến viếng thăm của ngài. 80 ký giả tháp tùng cùng một chuyến bay với ngài, hết các chỗ trên máy bay.
Chuyến viếng thăm này đã thu hút sự quan tâm và chú ý của thế giới. Và chúng ta đã biết chương trình của ngài. Tôi nghĩ lần này Đức Giáo Hoàng muốn cho thế giới thấy Thái Lan là một gương mẫu. Chúng ta sống trong sự hài hòa và hiểu biết lẫn nhau.
Ngài muốn thấy rằng anh chị em Phật tử, dù là khối đa số ở quốc gia này, vẫn sống trong sự hài hoà với các tôn giáo khác và tôn trọng tín ngưỡng của nhau.
Mọi thành phần trong xã hội Thái hiệp nhất nên một trở thành một chủ nhà chu đáo trong việc chào đón người khách quan trọng này, biến chuyến viếng thăm này thành một cơ hội tuyệt vời và đầy ấn tượng.
Đồng thời, đây cũng là một cơ hội cho những người Công Giáo Thái chứng tỏ sức mạnh của tình hiệp nhất trong việc chuẩn bị mọi thứ thật hoàn chỉnh trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô đến.
Trong chuyến tông du này ngài sẽ đến thăm Thái Lan và Nhật Bản. Cả hai quốc gia này đều là những nơi có rất ít người Công Giáo.
Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nhật được công bố vào tháng 7 năm nay, quốc gia này có 440,893 người Công Giáo tính cho đến năm 2018. Như thế, người Công Giáo ở cả hai quốc gia này chiếm chưa đầy 1 phần trăm dân số.
Theo tờ Khaosod của Thái, dư luận tại quốc gia này rất thuận lợi đối với chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô. Người Thái tin rằng chuyến tông du của Đức Thánh Cha làm nổi bật một tình hình là Thái Lan là một gương mẫu cho sự sống chung giữa các tôn giáo. Người Thái tự hào là có thể sống với nhau trong sự hài hòa và hiểu biết lẫn nhau. Anh chị em Phật tử, dù là khối đa số ở quốc gia này, vẫn sống trong sự hài hoà với các tôn giáo khác và tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Đó là sự khác biệt rất lớn với quốc gia láng giềng Miến Điện nơi người Hồi Giáo Rohingya đã và đang phải gánh chịu sự đàn áp kinh hoàng của khối đa số Phật Giáo tại quốc gia này.
Tại Nhật, nơi đã phải gánh chịu những hậu quả kinh hoàng của hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, dư luận tại quốc gia này từ các năm qua đã đánh giá rất cao các thông điệp hòa bình của Đức Thánh Cha. Người Nhật đang nồng nhiệt chuẩn bị chào đón ngài.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.
Phối hợp với Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican xin gởi đến quý vị và anh chị em những hồi ức của người dân Thái khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm quốc gia này 35 năm trước.
Chúng tôi là Kim Thúy xin kính chào quý vị và anh chị em.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đó là khoảng khắc thế giới vẫn còn nhớ. Hàng triệu người nhớ lại khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Thái Lan vào năm 1984.
Đó là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo đến miền đất có hình chiếc rìu vàng mến yêu của chúng ta.
Trong chuyến tông du đó, chúng ta có ít thời gian lắm. Nhưng Đức Giáo Hoàng có quá nhiều sứ vụ và ngài đã thực thi những sứ vụ ấy đầy ấn tượng.
Đó là lần đầu tiên Thái Lan có cơ hội được tiếp đón ngài. Ngài rất đơn sơ trong mọi sự gây ấn tượng mạnh cho người Thái, đặc biệt là người Công Giáo Thái.
Đó là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đến thăm Thái Lan. Tôi nhớ khi ngài đến nhà ga quân sự, không ai quên được là khi lần đầu tiên đặt chân xuống mặt đất của Vương quốc Thái, ngài cúi xuống hôn đất. Đó là hình ảnh thế giới chứng kiến. Đi đến đâu ngài cũng tỏ lòng kính trọng quốc gia ngài viếng thăm bằng cách hôn đất của quốc gia đó.
Ngài đã làm nhiều điều rất thú vị. Mọi nơi ngài đến thăm đều có đông đảo người chờ đợi được chào đón ngài. Bầu khí đức tin ấy và đầy tình yêu ấy sắp lại xuất hiện từ 20 đến 23 tháng 11 khi Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm chính thức Thái Lan để thăm viếng con cái ngài và mở rộng di sản của sự tốt lành mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao cho chúng ta 35 trước đây.
Khi ngài viếng thăm Thái Lan, lúc đó quốc gia chúng ta đang phải chăm sóc cho rất nhiều người tị nạn và vì thế, một hoạt động trong chương trình của ngài là thăm viếng một trại tị nạn tại Panasnikom. Điều đó khiến thế giới biết đến trách nhiệm của Thái Lan đối với những người tị nạn và từ đó nhiều trợ giúp quốc tế đã được trao ra.
Một chiều kích thứ hai tôi nghĩ là khác biệt với chuyến viếng thăm lần này đó là bây giờ chúng ta có Internet 4G, 5G vân vân. Nên lần này mọi người biết có chuyến viếng thăm của ngài. 80 ký giả tháp tùng cùng một chuyến bay với ngài, hết các chỗ trên máy bay.
Chuyến viếng thăm này đã thu hút sự quan tâm và chú ý của thế giới. Và chúng ta đã biết chương trình của ngài. Tôi nghĩ lần này Đức Giáo Hoàng muốn cho thế giới thấy Thái Lan là một gương mẫu. Chúng ta sống trong sự hài hòa và hiểu biết lẫn nhau.
Ngài muốn thấy rằng anh chị em Phật tử, dù là khối đa số ở quốc gia này, vẫn sống trong sự hài hoà với các tôn giáo khác và tôn trọng tín ngưỡng của nhau.
Mọi thành phần trong xã hội Thái hiệp nhất nên một trở thành một chủ nhà chu đáo trong việc chào đón người khách quan trọng này, biến chuyến viếng thăm này thành một cơ hội tuyệt vời và đầy ấn tượng.
Đồng thời, đây cũng là một cơ hội cho những người Công Giáo Thái chứng tỏ sức mạnh của tình hiệp nhất trong việc chuẩn bị mọi thứ thật hoàn chỉnh trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô đến.