Ngày 18-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Người thầy Giêsu
Lm Giacôbê Tạ Chúc
09:33 18/11/2009
NGƯỜI THẦY GIÊSU

Kính thưa Thầy!

Con bất chợt nhìn thấy những cành hoa trên tay những cô cậu học trò dành cho thầy cô giáo, trong ngày vui trọng đại: ngày 20 tháng 11, ngày Hiến chương nhà giáo. Lòng con cũng xôn xao, và muốn gởi đến Thầy đôi cảm nghĩ trong ngày nhớ về Thầy.

Có lẽ ngày ấy đối với con mãi mãi là kỷ niệm không thể phai. Con được trúng tuyển vào trường của Thầy: mái trường mang tên GIÊSU. Con được Thầy dạy dỗ và huấn luyện để làm Tông đồ, dấn bước đến muôn nơi. Giáo án của Thầy là điều răn mới, anh em hãy yêu thương nhau. Điểm 10 mà Thầy chấm cho học trò là lòng quảng đại, sự tha thứ và khiêm nhường. Bằng cấp mà Thầy trao cho con là THẬP TỰ GIÁ. Ngày ấy con đón nhận tất cả với một tâm tình biết ơn sâu thẳm. Con nhớ Thầy vẫn thường bảo: trò không hơn Thầy, chỉ bằng là cùng. Học nơi Thầy không chỉ những giờ lên lớp, với phấn bụi rơi rơi, mà với những tháng ngày rong ruổi từ làng này sang làng khác để rao giảng Tin mừng. Có những khi mưa phùn lạnh thấm, có những lúc giữa mùa đông rét cắt tận da. Thầy trò bên nhau nồng ấm dường nào. Những khi thất vọng ngã lòng, Thầy thường kể chuyện cười để làm vơi đi những ngổn ngang đời thường trong lòng các học trò.

Ngày đi Thầy vẫn dặn dò kỹ lưỡng: “ Anh em hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10, 17-18). Vâng con sẽ ghi khắc những lời dặn dò của Thầy để tiêp nối sứ mạng mà Thầy đã trao ban.

Lm Giacôbê Tạ Chúc
 
Vị vua chấp nhận chết, để con dân được sống
Pm Cao Huy Hoàng
09:45 18/11/2009
VỊ VUA CHẤP NHẬN CHẾT, ĐỂ CON DÂN ĐƯỢC SỐNG

SUY NIỆM LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA 2009

Nói đến Vua, người ta nghĩ ngay đến quyền lực, đến sự thống trị. Có những những người được tôn lên làm vua theo kiểu cha truyền con nối “Con vua lại được làm vua”. Cũng có người do công trạng, được dân tín nhiệm. Lại cũng có người tự xưng mình là vua. Nhưng trong lịch sử, cũng không thiếu những kẻ cướp ngôi vua dành quyền cai trị đất nước bằng cách bất chính hoặc bằng muôn hình vạn trạng quỷ kế trên trường chính trị. Có thể có những điểm khác biệt về cách làm vua, cách cai trị dân nước… nhưng có một điểm chung là không có triều đại nào, chế độ nào “muôn năm” cả.

Thử nhìn lại lịch sử thế giới, có thể thấy, ở nước nào cũng thế, hết triều đại này đến triều đại khác, hết chế độ nầy, đến chế độ khác, không có triều đại nào, không có chế độ nào bền vững- vì triều đại nào, chế độ nào, cũng đầy dẫy những bất toàn ngay ở giai đoạn đầu và thối nát ở giai đoạn cuối. Ai cũng muốn cho triều đại, cho chế độ của mình “muôn năm”, nhưng đó chỉ là một ảo vọng! Hai từ muôn năm bỗng đồng nghĩa với vài chục năm trong khi cơn khát khao, nỗi thèm thuồng quyền lực vẫn còn cháy rực trong lòng. Vì thế, triều đại nào, chế độ nào cũng muốn củng cố quyền lực của mình bằng đủ mọi cách có thể, kể cả những cách vô luân thường, vô đạo lý, vô kỷ luật… không sợ mất lòng dân, chỉ sợ mất quyền cai trị, không sợ dân chết, chỉ sợ mình chết. Và khi đã đến lúc ngọn đèn sắp tắt, thì không ngại gì mà nó không phực lên để chứng tỏ cái sinh khí cuối cùng trong thân thể rệu rã của nó.

Khác với những vị vua ở trần thế, hôm nay, chúng ta Suy Tôn Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, “Người là vua trên hết các Vua, Người là Chúa trên hết các Chúa”, vì người thống trị cả vũ hoàn không phải chỉ dựa vào quyền lực toàn năng của Thiên Chúa Tạo Thành, nhưng còn nhờ Lòng Thương Xót vô cùng của Thiên Chúa Cứu Chuộc.

Ngài vâng lời Thiên Chúa Cha để đến trần gian cho trần gian được yêu thương, được cứu rỗi, được giải thoát khỏi sự chết muôn đời, được đoàn tụ trong vương quốc của Ngài đến muôn đời. Ngài được suy tôn là Vua, Ngài làm Vua, không giống cách làm vua của những vua chúa, hay những nhà cầm quyền thế gian, nhưng cách làm Vua của Ngài là “vâng lời cho đến chết” như Thánh Phaolô xác quyết: “Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên Thập Giá. Vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên muôn danh hiệu” (Phil 2, 8-9).

Câu chuyện Tin Mừng thánh Gioan hôm nay kể việc Chúa Giêsu có trát của Philato đòi. Chắc chắn có quân lính áp giải, có dùi cui, có súng ống gậy gộc, nhưng không thấy thánh Gioan nói đến việc Chúa Giêsu bị bịt miệng, nên Ngài đã đứng trước vành móng ngựa và khẳng khái xác nhận: “Vâng, quan nói đúng, Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian nầy là để làm chứng cho sự thật. Ai yêu chuộng sự thật thì nghe Tôi.” (Ga 18,37)

Vâng, đó là thân phận và trách nhiệm của Con Một Thiên Chúa đầy quyền năng và đầy lòng thương xót đến để khởi đầu một Triều Đại của Thiên Chúa giữa dân Ngài, triều đại của Chân Lý: Có Thiên Chúa uy quyền và đầy lòng xót thương. Con Thiên Chúa không đàn áp, bóc lộc dân Ngài, nhưng Ngài để dân đàn áp bóc lộc Ngài như cối chày giã nát những hạt thóc, rồi xay nghiền hạt gạo thành bột thành bánh thơm ngon. Ngài cũng không lừa đảo, cũng không quy hoạch chiếm đoạt đất đai tài sản, nhưng Ngài để dân Ngài chiếm đoạt Ngài làm gia sản muôn đời. Ngài nhường lầu vàng gác tía, biệt thự nguy nga có then cài cổng khóa cho dân Ngài, còn Ngài “không có nơi gối đầu qua đêm” (Lc 9,58). Ngài không bắt bớ bỏ tù dân Ngài, nhưng ngài chịu bắt bớ, chịu bỏ tù cho dân Ngài được tự do! Và cuối cùng, Ngài không muốn cho dân Ngài phải chết để Ngài được sống, nhưng Ngài đã chết cho dân Ngài được sống, và sống muôn đời. Ngài là vị vua yêu thương và phục vụ dân đến cùng. Ngài chết cho con dân của Ngài được sống.

Đã có biết bao thể chế cũng biết tận dụng đường lối yêu thương và phục vụ “chết cho dân được sống”, của Chúa Giêsu vào đường lối cai trị của mình, bằng khẩu hiệu “đầy tớ của nhân dân”, nhưng đó là khẩu hiệu mỵ dân, vì họ nói mà không làm. Họ không sống trong tinh thần sự thật. Họ còn giả vờ không biết sự thật, vì sự thật không đem lại lợi ích phàm tục nào cho họ. Câu hỏi “sự thật là chi?” (Ga 18,38), chẳng khác nghĩa với câu “sự thật có ích gì?”, “Thiên Chúa có ích gì?”.

Thiết tưởng, các Kitô Hữu Công Giáo Việt Nam, đặc biệt là những người đang sống trong GH tại địa phương, họ là những người được Thiên Chúa yêu thương cách riêng, như dân riêng của Chúa giữa lòng Châu Á, được sống trong một đất nước gần như là luôn luôn phải tử đạo, từ khi hạt giống đức tin được gieo trồng cho đến nay. Họ đã đọc những trang sử oai hùng của Giáo Hội thời các vua chúa quan quyền bức bách đạo, và họ cũng đang nghe tận tai những khẩu hiệu gian dối, phĩnh lừa, họ chứng kiến tận mắt thời đại của những người vô thần cai trị đất nước. Họ có đủ chứng từ đối chiếu cách làm vua và cách cai trị của Vua thế gian và Vua Giêsu Kitô để xác nhận được Vua nào là Vua Muôn Đời, chế độ nào là muôn năm. Vì thế, không có một thế lực nào có thể lay chuyển niềm tin của họ, nếu không phải là một thế lực “sống, học tập và làm việc theo gương Đức Giêsu Kitô, Vua vĩ đại”.

“Vâng, quan nói đúng, Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian nầy là để làm chứng cho sự thật. Ai yêu chuộng sự thật thì nghe Tôi.” (Ga 18,37)

Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010 sẽ là một cơ hội ngàn vàng để Dân Chúa, một lần nữa, sẽ khẳng định Vua Đích Thực, Vua Muôn Đời của Dân Chúa tại Việt Nam là ai. Chắc chắn và mãi mãi là Vua Giêsu Kitô, Người đã đến “là để làm chứng cho sự thật”. “Sự Thật” vô cùng cao quí ấy là sự thật “có Thiên Chúa”.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là tấm gương anh dũng soi chiếu cho dân Chúa trong đại hội và hậu đại hội về việc làm chứng cho sự thật. Vì nếu không tin nhận Thiên Chúa, không tin nhận Đức Giêsu là Vua Muôn Đời trong Nước Vinh Quang muôn đời của Ngài, thì đã chẳng có ai dám liều mình hy sinh mạng sống cách oan uổng. Hơn nữa, tình yêu Chúa Kitô thúc bách các Ngài cùng Chúa Kitô nói với những người không tin Thiên Chúa rằng “nước tôi không thuộc về thế gian này”.

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tôn Vinh Chúa Giêsu là Vua, mọi thành phần trong giáo hội sẽ làm chứng cho sự thật:

-dứt khoát nói không với cơn cám dỗ đàn áp bóc lộc lẫn nhau, nhưng bảo bọc che chở cho nhau trong tình huynh đệ, trong chân lý;

-dứt khoát nói không với chia rẽ, tỵ hiềm, bôi nhọ để yêu thương, chân thành, hiệp nhất;

-dứt khoát nói nói không với đồng lõa, thỏa hiệp với gian tà để quyết tâm sống ngay chính theo đường sự thật của Chúa Giêsu;

-dứt khoát nói không với tất cả những gì chống lại Thiên Chúa, chống lại công lý, sự thật, để quyết tâm sống đời sống của Thiên Chúa giữa một xã hội “không tin có Thiên Chúa” hay là chưa muốn tin một Đấng Thiêng Liêng hằng có đời đời.

Một vài nơi vẫn có lệ mời các cấp chính quyền tham dự lễ Đặt Viên Đá, lễ Giáng Sinh, lễ mở tay…. Ước gì họ được mời tham dự một thánh lễ Mừng Trọng Thể Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, để họ được biết cách làm vua, cách cai trị của một Vị Vua trên hết các Vua, một vị Vua Muôn Đời: “Vị vua chấp nhận chết để con dân được sống”.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ, Vua của lòng con, Chúa đã chấp nhận cái chết để con dân được sống. Chúng con suy tôn Chúa là Vua Muôn đời. Xin cho chúng con cũng biết chấp nhận hy sinh mỗi ngày để làm chứng cho Nước Thiên Chúa giữa trần gian, và nhất là trên quê hương thân yêu của chúng con. A men.
 
Vua Giêsu: Vua sự thật
Anmai, CSsR
10:06 18/11/2009
CHÚA NHẬT 34 TN B

VUA GIÊSU: VUA SỰ THẬT

Đn 7, 13-14; Kh 1.5-8; Ga 18, 33b-37

Đã qua rồi chế độ phong kiến nên không được chứng kiến những cuộc “vi hành” những cuộc thăm dân của nhà vua. Hình ảnh của nhà vua khi ra đường hay khi triều yết chỉ còn trên phim ảnh, trên sách báo mà thôi.

Khi xem lại những phim cũ thì thi thoảng được nghe: “Hoàng thượng giá lâm ! Vạn tuế ! Vạn vạn tuế !”

Binh lính, thần dân, đám lâu la điếu đóm cho nhà vua phải hét cho thật là to chứ không coi chừng bị xử trảm. “Vạn tuế ! Vạn vạn tuế !” nghe cũng hay đấy chứ nhưng thử hỏi có ông vua nào ở trần gian được vạn tuế vạn vạn tuế đâu ?

Thi thoảng, người ta muốn diễn tả vị trí của những người có trách nhiệm, có chức có quyền rất mong manh vắn vỏi bằng câu: “vua một thuở - dân vạn đại”.

Đúng như vậy, làm vua thì cùng lắm được một thuở thôi còn làm dân thì muôn muôn đời. Làm vua mà tốt với dân, lo cho nước thì may ra tại vị được lâu lâu một chút chứ có vấn đề gì đó thì phải nhường ngôi cho người khác như chúng ta đã từng thấy trong lịch sử, cách riêng lịch sử Việt Nam.

Khi còn tại vị, khi còn đương chứng thì chúng ta thấy vua oai phong lẫm liệt nhưng cuối cùng, chẳng là gì cả. Chúng ta vẫn nhìn thấy những vị vua trang hoàng cho mình những trang sức thật đẹp, thật lộng lẫy, nhất là cái vương triều của nhà vua. Vương triều ấy được sơn son thếp vàng hẳn hoi, được trang trí hết sức lộng lẫy nhưng thử hỏi nay còn đâu ?

Vương triều của những vị vua ở trần gian đến một ngày nào đó cũng suy vong. Một bằng chứng thực tế diễn ra trong cuộc đời của chúng ta khi đọc lại lịch sử. Tất cả những vị vua, vị chúa giờ đây đã đi vào dĩ vãng, có mấy ai còn nhớ đến họ. Vua của trần gian là như vậy.

Ngày hôm nay, kitô hữu mừng lễ Chúa Giêsu làm vua: vua vũ trụ. Vua vũ trụ mà ngày hôm nay chúng ta mừng mới thật là một vị vua mà có vương triều vững bền mãi đến thiên thu vạn đại. Vị vua ấy xuất hiện đã làm cho những vị vua ở trần gian phải khiếp oai.

Có một điều hết sức nghịch lý và buồn cười nhưng chẳng mấy ai nhận ra nhất là các vị vua chúa. Những vị vua Chúa trần gian thì canh cánh trong lòng và lo tìm đủ mọi cách, đủ mọi phương thế để củng cố cho địa vị của mình nhưng cuối cùng cũng mất. Các vua trần gian tìm đủ mọi cách và thậm chí cách giết người dã man để giành ngôi cũng làm luôn. Không còn coi lương tri, không còn coi luân thường đạo lý của con người ra làm sao cả.

Chắc chúng ta còn nhớ hình ảnh của vua Hêrôđê. Không chỉ một mình ông mà các triều đại kế tiếp ông trong cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu. Những vị vua ấy đã canh cánh trong lòng nỗi sợ hãi bị mất ngôi và đã tìm đủ mọi cách để tiêu diệt Vua Giêsu. Khi nghe tin con trẻ Giêsu sinh ra ở Bêlem xứ Giuđê và nhất là khi nghe được tin con trẻ ấy sẽ lên trị vì dân chúng thì không cần biết điều gì cả, chỉ cần biết là sát hại trẻ em ấy và ông đã ra chiếu chỉ cho giết hại tất cả các con trai dưới hai tuổi. Thà giết lầm hơn bỏ sót vì sợ hài nhi Giêsu chiếm ngôi của mình. Cái chiếu chỉ của Hêrôđê đã giết hại không biết bao nhiêu là trẻ thơ vô tội.

Hêrôđê giết hại các hài nhi vô tội cuối cùng cũng chết, để lại ngôi cho con của ông. Con của ông cũng chẳng khá gì hơn cha của mình. Ông cũng đi theo con đường ác độc của cha mình để giữ ngôi. Không chỉ có Hêrôđê mà còn có cả Philatô, một vị vua có máu mặt thời Chúa Giêsu.

Đứng trước vụ án Chúa Giêsu, Philatô đã không can đảm đứng về phía sự thật để bênh vực sự thật là nạn nhân Giêsu. Ông hoạch hoẹ người vô tội cho đã cuối cùng ông lại đẩy đưa người vô tội để cuối cùng người vô tội là Vua Giêsu đã phải chết và chết nhục hình trên thập giá.

Trang tin mừng ngắn ngủi mà chúng ta vừa nghe thánh Gioan thuật lại thật là hay. Philatô hoạch hoẹ Chúa Giêsu đủ thứ đủ điều.

Sau khi thỉnh vấn Chúa Giêsu, Chúa Giêsu khẳng khái trả lời cho ông biết rằng nước của Chúa không thuộc về thế gian. Nếu như nước Chúa thuộc về thế gian và Chúa là vua của trần gian này thì như Chúa nói, Chúa sẽ kêu gọi ít là 12 đồ đệ và cả ngàn người theo Chúa bảo vệ Chúa và sẽ không bao giờ có cái cảnh vua phải bị điệu ra trước toà như Thánh Gioan vừa thuật lại. Chúa Giêsu đã khẳng định cho Philatô biết rằng Chúa đến thế gian này để làm chứng cho sự thật. Quanh co một hồi, Philatô có lẽ không sống thật, không đứng về phía sự thật nên đã không can đảm bênh đỡ người thật và cuối cùng, thật bi đát ! Ông đã rửa tay để nói lên rằng mình vô can trong vụ án này. Làm sao có chuyện vô can được khi mình đã góp một phần trách nhiệm trong vụ án Giêsu Nagiaret.

Philatô cũng như những ai không sống theo sự thật thì làm gì có được bình an. Vì lý do này lý do khác mình không làm chứng cho sự thật, không sống cho sự thật thì làm sao bình an và có ân sủng được.

Vua Giêsu, chính là vị chứng nhân trung thành, là Trưởng Tử của mọi loài. Giêsu ấy đã làm chứng cho sự thật để rồi ai sống trong sự thật, ai sống theo sự thật sẽ có được ân sủng và bình an trong cuộc đời mình.

Thánh Phaolô vừa dâng lên tâm tình tha thiết: xin Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh em ân sủng và bình an.

Thánh Phaolô còn khẳng định: Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men!

Vua Giêsu đã đến trong trần gian và mọi người cùng tung hô:

Ôi Giêsu ! Chúa Giêsu là vua ! Chúa muôn thuở là Chúa

Ôi Giêsu ! Khi nghe tên thánh Chúa Giêsu các tần trời bừng sáng các tà thần chạy trốn khắp trái đất khiếp run

Ôi Giêsu, nơi thiên cung tiếng hát tung hô, nơi dương gian uốn gối lạy thờ, thờ lạy Chúa Giêsu, Người là Chúa các Chúa.

Ôi Giêsu ! Chúa Giêsu là vua, Chúa muôn thuở là vua muôn vua.

Chúa Giêsu mãi mãi là vua trên các vua và chúa trên các chúa. Vị vua ấy đã đến thế gian, đã sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật, đã chiếu ánh sáng vào trong thế gian đầy tăm tối để rồi những ai không sống theo sự thật, những ai sống trong tối tăm sẽ không có chỗ trong vương quốc sự thật và ánh sáng của Vua Giêsu. Những ai sống theo lập trường, sống theo con đường của sự thật, của ánh sáng cũng sẽ không thoát khỏi con đường thập giá, con đường đau khổ mà Vua Giêsu đã đi, Vua Giêsu đã sống.

Thực tế diễn ra trước mắt chúng ta, ngay trong thời đại của chúng ta. Cũng chẳng biết là may mắn hay kém may mắn khi sự giằng co giữa sự thật và gian trá, ánh sáng và bóng tối mãnh liệt hơn bao giờ hết. Những biến cố Thái Hà, Khâm Sứ, Tam Toà … là bằng chứng lịch sử và thiết thực nhất cho mọi người.

Rõ ràng, nơi những mảnh đất Thái Hà, Khâm Sứ, Tam Toà đều là những mảnh đất thiêng, là nơi nhà Chúa, là nơi để phụng sự Chúa nhưng rồi vì tối con mắt, vì lòng tham nên người ta đã bằng mọi cách để chiếm lấy nó để đoạt lấy nó. Lịch sử sẽ không bao giờ xoá nhoà được sự thật nơi những mảnh đất thiêng thánh ấy. Chỉ đáng thương cho những người đã không can đảm sống về phía sự thật, làm chứng cho sự thật, đứng về phía sự thật.

Thái Hà, Khâm Sứ, Tam Toà … là những điển hình cho quyền lực của những “vua, chúa” trần gian và Vua Giêsu. Dù người ta dùng quyền lực, dùng bạo tàn để thắng nhưng cuối cùng Vua Giêsu mới là người chiến thắng, những ai theo Chúa Giêsu mới là người thắng.

Cuộc chiến đấu, cuộc giằng co giữa sự thật và sự gian xảo, giữa bóng tối và ánh sáng vẫn đang còn tiếp diễn trong cuộc đời của mỗi người. Sống cho ánh sáng, sống cho sự thật sẽ bị lên án, sẽ bị sỉ vả và thậm chí bị mất cả mạng sống. Nhưng những ai theo sự thật, theo ánh sáng dù có mất mạng ở đời này nhưng mạng ở đời sau được bảo đảm vì những người ấy tôn thờ Vua của Sự Thật, vua của Vĩnh Cửu. Những ai đồng loã với bóng tối, những ai đồng loã với sự gian dối thì đời này có thể có chút quyền lợi, có chút địa vị ấy nhưng những quyền lợi và địa vị ấy rồi cũng qua đi, sẽ không còn.

Cuộc chiến đầu giằng co giữa vật chất và tinh thần, giữa sự thật và gian dối vẫn còn giằng co mỗi người chúng ta trong hành trình làm người. Vẫn còn đó cám dỗ của con người về sự thật và gian dối. Có những lúc chúng ta sẽ ngã lòng chạy theo vật chất, chạy theo tiền bạc, chạy theo danh vọng để chúng ta lìa xa sự thật và chạy theo sự giả tạo.

Trước khi kết thúc giờ kinh tối, các em nhỏ nội trú trong trường khuyết tật vẫn thường hát:

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu là vua cai trị trần gian

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu là vua cai trị lòng con suốt đời.

Như các em nhỏ, ta cũng xin Chúa Giêsu đến cai trị lòng của ta suốt đời chứ đừng để vật chất, danh vọng làm vua cai trị lòng ta. Chỉ có vua sự thật mới làm chủ cuộc đời ta vĩnh viễn mà thôi.

Nguyện xin Chúa Giêsu là Vua, là Chúa của Sự Thật đến và ở lại trong lòng chúng ta để chúng ta can đảm sống theo sự thật, làm chứng cho sự thật để mai kia chúng ta cũng được hưởng phúc vinh quang với Vua của Sự Thật trong Vương Quốc Vĩnh Cửu của Ngài.

Sự thật sẽ giải thoát anh em !
 
Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ
LM. Jb. Nguyễn Minh Phương, CSsr
22:13 18/11/2009
CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ

(Dn 7, 13-14; Kh 1, 5-8; Ga 18, 33b-37)

DẪN

Ngày nay, trên thế giới, đa phần các nước không còn chế độ quân chủ “ Vua - Tôi”. Lãnh đạo các quốc gia thưởng là vị Tổng thống hoặc Chủ tịch nước.

Thế nhưng, trong ngày Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ Hội Thánh lại tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là vua vũ trụ và mời gọi các tín hữu hướng đến vương quốc của Người.

Một cách tự nhiên, ta có thể hỏi: Chúa là vua thế nào? Vương quốc của Người ra sao?

I. CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ LÀ VUA

Theo lẽ tự nhiên, vua là người đứng đầu quốc gia cai trị thần dân; vua có quyền trên mạng sống của dân và có trách nhiệm phục vụ dân.

Vì thế việc tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là vua vũ trụ vũ trụ có thể nói được là một cách diễn tả lòng thần phục suy tôn quyền năng và tình thương của Người. Quyền năng ấy là “quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu không bao giờ mai một.” (Bài đọc I: Dn 7, 14).

Quyền năng ấy sẽ giải thoát con người (x. Ga 8, 32) khỏi quyền lực ma quỉ, kẻ đã trói buộc họ trở thành nô lệ cho: danh vọng, vật chất, thú tính, áp lực và mặc cảm… để đưa họ vào Vương quốc “chẳng hề suy vong” (Dn 7, 14): vĩnh cửu vô biên, đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương công lý và bình an…

II.VƯƠNG QUỐC CỦA CHÚA

1. Vương quốc Giê-su

Lần nọ, trả lời cho sự thắc mắc của đám đông dân chúng về Nước Thiên Chúa, Đức Giê-su đã nói: “Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17, 21).

Theo lời này, vương quốc Thiên Chúa là chính Chúa Giê-su đã đến và hiện diện trong trần gian.

Thế nên, Công đồng Vatican II đã xác quyết: Nước Thiên Chúa “chiếu sáng trước mặt mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Chúa Ki-tô” (x. LG 5).

Trình thuật Tin Mừng (Ga 18, 33b-37) diễn tiến:

- Lời nói của Đức Giê-su là lời chủ động: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” (Ga 18, 34). Ở đây tình thế đảo ngược, Đức Giê-su, người bị xét xử lại ở thế chủ động chất vấn Philatô viên quan đang xét xử mình.

- Hành động của Chúa là hành động xác quyết mạnh mẽ về ơn cứu độ: “Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi (Ga 18, 37).

- Sự hiện diện của Chúa là sự hiện diện tự do, không lệ thuộc vào luật lệ trần thế: “Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nước tôi không thuộc về thế chốn này ” (Ga 18, 36).

Từ những diễn tiến vừa nêu, ta càng tin tưởng lời xác quyết của Hội Thánh: “Nước Thiên Chúa biểu lộ trong chính Con Người Chúa Ki-tô, con Thiên Chúa và con loài người” (LG 5).

2. Vương quốc Tự do

Trước tòa án Phi-la-tô, Đức Giê-su đã hỏi ngược lại ông ta: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” (Ga 18, 34). Như vậy, Vương quốc Đức Giê-su không bị ảnh hưởng bởi những dư luận của con người.

Tiếp theo, Đức Giê-su đã quả quyết: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18, 36). Rõ ràng, Vương quốc của Đức Giê-su là vương quốc tự do, không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay quy luật trần thế. Trọn đời dương thế, Đức Giê-su cũng đã nêu gương một đời sống tự do, không bị ràng buộc bởi vật chất, danh vọng và cái tôi kiêu ngạo (x. Mt 4, 1, 11).

Rất tự do và tràn đầy tình yêu, Người đã đi vào trần gian và đã bước lên thập giá và đi vào cái chết (x. Mt 26, 39). Chính giờ khắc tưởng chừng như vô vọng đó, Thiên Chúa Cha đã tặng ban Người danh hiệu vuợt trên mọi danh hiệu, để từ đây khi nghe đến danh của Người mọi gối phải bái quỳ và thưa lên: Giê-su Ki-tô là Chúa (x. Pl 2, 6-11).

3. Vương quốc yêu thương

Sau khi chất vấn Philatô, Đức Giê-su khẳng định:“Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi (Ga 18, 37).

Chúa Giê-su đã đến thế gian, làm chứng cho sự thật bằng con đường yêu thương như lời Người dạy: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13).

Khi tình yêu đã đến đỉnh điểm, Chúa đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 4 tt), chữa lành cho kẻ bắt Người (x. Lc 22, 51), đã nhìn và tha thứ cho người môn đệ chối Thầy (x Lc 22, 61), đã tha thứ cho người trộm lành biết ăn năn (x. Lc 23, 43) và nhất là tha thứ cho những người giết mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Tình yêu Chúa đã hóa giải hận thù, đã mạc khải sức mạnh và quyền năng vô biên của Thiên Chúa.Trên thập giá, trong giờ phút Chúa Giê-su trút hơi thở cuối cùng thì chính viên đại đội trưởng, người chỉ huy cuộc hành quyết Đức Giê-su phải quỳ xuống thốt lên: “Quả thật, ông này là con Thiên Chúa” (Mt 27, 54).

Thật là một tình yêu bao la, lan tỏa khắp nơi.

III. ÁP DỤNG

1. Vương quốc Giê-su

Tôn thờ Chúa Giê-su là vua vũ trụ, ta thêm lòng xác tín vương quốc Thiên Chúa biểu lộ nơi chính Chúa Giê-su, Đấng là chủ của thời gian, của lịch sử “là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng toàn năng” (Bài đọc I: Kh 1, 8).

2. Vương quốc Tự do

Tôn thờ Chúa Giê-su là vua vũ trụ, ta thêm lòng xác tín và sống niềm hạnh phúc được làm thần dân của Chúa. Một dân đã được giải thoát khỏi những nô lệ, những ràng buộc bởi quyền lực, vật chất hầu trở nên “hàng tư tế mà phụng thờ Thiên Chúa là Cha của Người” (Bài đọc I: Kh1, 5-6).

3. Vương quốc yêu thương

Tôn thờ Chúa Giê-su là vua vũ trụ, ta cảm nhận tình yêu thương và ơn tha thứ của Chúa, Người đã “yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta” (Bài đọc I: Kh1, 5). Nhờ vậy, ta cũng được mời gọi sống yêu thương. Hẳn khi yêu thương thì tâm hồn ta trở nên miền đất nơi vương quốc Thiên Chúa đang hiển trị.

KẾT

Vương quốc Thiên Chúa biệu lộ nơi chính Chúa Giê-su (x. LG 5), Đấng là “Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết sống lại” (Kh 1, 5). Vương quốc ấy trường tồn vĩnh cửu không hề suy vong (x. Dn 4, 14).

Nhờ ơn cứu độ của Chúa Giê-su, ta đã được lãnh nhận vương quốc bền vững và không lay chuyển. Ai ai cũng được mời gọi “trở thành hàng tư tế mà phụng thờ Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh1, 6) bằng đời sống tốt lành thánh thiện, mở rộng tâm hồn cho vương quốc Thiên Chúa ngự trị.

Trong niềm hân hoan và biết ơn ta hãy kính sợ và phụng thờ Thiên Chúa “kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời Amen” (Kh 1, 6).

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Hàn Quốc: Để chấm dứt phá thai, chúng ta phải thay đổi xã hội
Nguyễn Hoàng Thương
08:28 18/11/2009
Seoul (AsiaNews) - Ủy ban về Đạo Đức Sinh Học của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Hàn Quốc đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ một chiến dịch chống phá thai được đưa ra bởi một nhóm các bác sĩ can đảm, những người bị phản đối vì hành động này. Đức Cha Gabriel Chang Bong-hun, Giám Mục của Cheongju hiện là chủ tịch của ủy ban này. Tuyên bố kêu gọi người dân tham gia vào các nỗ lực ngăn chặn một trong những tại họa tồi tệ nhất của thời đại chúng ta: "Chúng tôi hy vọng rằng quyết định của họ sẽ mang đến cho xã hội chúng ta cơ hội xây dựng một nền văn hóa sự sống và vượt thắng một xu hướng để mang ánh sáng cho sự sống con người".

Ưu tư về sự dửng dưng như thế là đặc biệt quan trọng liên quan đến phá thai bất hợp pháp, một thực tế có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm xã hội trong xã hội (nhưng ảnh hưởng cao trong các cộng đồng nông thôn). Theo pháp luật hiện hành của Hàn Quốc, các vụ phá thai lựa chọn giới tính là bất hợp pháp, nhưng lại bị ảnh hưởng tập tục con trai đầu lòng. Đây là lý do tại sao nhiều cặp vợ chồng lại dùng đến cách phá thai bất hợp pháp bào thai bé gái đang khỏe mạnh.

Theo số liệu mới nhất của chính phủ, con số phá thai dao động trong khoảng 342.000 và 440.000 trường hợp năm 2005. Một tổ chức phi chính phủ Kitô giáo cho hay năm nay con số phá thai ở mức 380.000.

Để chấm dứt cuộc tàn sát, Ủy Ban Đạo Đức Sinh Học muốn chính phủ phải bảo vệ sự sống của công dân mình. Tất cả các đạo luật tạo điều kiện phá thai phải bị bãi bỏ. Chính phủ cũng nên giúp các bác sĩ chống phá thai và chăm sóc cho trẻ em chưa chào đời thay vì hành động chống lại lương tâm của họ.

Tuy nhiên, tất cả điều này chỉ là con số không nếu không có thay đổi về nhận thức trong xã hội. Vì lý do này, "giới giáo dục nên vun trồng ý thức phò sự sống trong thế hệ trẻ".

Đây là một cơ hội quan trọng và có lẽ là duy nhất "để đưa gia đình trở về trung tâm của sự vật và loại bỏ thực tại phá thai".
 
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi thư cho các linh mục Trung Hoa
Nguyễn Hoàng Thương
08:33 18/11/2009
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi thư cho các linh mục Trung Hoa

Vatican (VIS) – Hôm 16/11/2009, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone S.D.B. đã gửi một bức thư đến các linh mục Giáo Hội Công Giáo ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhân dịp Năm Linh Mục, năm đánh dấu kỷ niệm 350 năm Thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars qua đời.

Trong bức thư được công bố bằng Hoa ngữ, Anh ngữ và Ý ngữ, Đức Hồng Y giải thích: "Trong Bức Thư mà Đức Thánh Cha gửi đến các giám mục, linh mục, tu sĩ và các tín hữu ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 27 tháng Năm, 2007, một số nguyên tắc đã được trình bày về hành trình tương lai của Giáo Hội. Trong số đó, tôi muốn nhấn mạnh đến sự hoà giải trong cộng đoàn Công Giáo và sự đối thoại theo cách tôn trọng và xây dựng với chính quyền dân sự, mà không chối bỏ các nguyên tắc của đức tin Công Giáo. Về vấn đề này, bất chấp những khó khăn dai dẳng, các thông tin đến từ các bộ phận khác nhau ở nhiều nơi của Trung Quốc cũng mang đến dấu hiệu hy vọng".

Đức Hồng Y Bertone cũng bày tỏ quan điểm rằng "vào thời điểm chỉ hai năm kể từ khi Bức Thư của Đức Giáo Hoàng được công bố, dường như chưa phải lúc để đi đến việc đưa ra những lượng giá cuối cùng. Mượn ngôn từ của nhà truyền giáo vĩ đại của Trung Quốc, Cha Matteo Ricci, tôi tin chúng ta có thể nói rằng vẫn còn là thời gian để gieo hơn là để gặt".

Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh viết thêm: "Có nhiều cách thức thực hiện khác nhau, trong đó anh em có thể đưa ra nhiều đóng góp quý báu của mình: chẳng hạn, bằng cách viếng thăm các gia đình Công Giáo và không Công Giáo thường xuyên;. .. gia tăng những nỗ lực để chuẩn bị và huấn luyện các giáo lý viên giỏi; thúc đẩy việc sử dụng to lớn hơn các dịch vụ bác ái đặc biệt nhắm đến trẻ em, bệnh nhân và người già;. .. tổ chức các cuộc quy tụ đặc biệt, nơi mà người Công Giáo có thể mời những người thân và bạn bè không Công Giáo của mình nhằm làm cho họ quen thuộc hơn về Giáo Hội Công Giáo và đức tin Kitô giáo; loan truyền văn học Công Giáo cho người không Công Giáo ".

"Trong Năm Linh Mục này, tôi muốn nhắc anh em về nguồn lực, nơi mà anh em có thể tìm thấy sức mạnh để trung thành với sứ mạng quan trọng của anh em,. .. là Thánh Thể.. ..Một cộng đoàn Thánh Thể thực sự không thể thu mình trong chính nó, như thể nó được tự có khả năng, nhưng phải ở trong sự hiệp thông với mọi cộng đoàn Công Giáo khác ".

Gửi đến các giám mục, Đức Hồng Y Bertone viết rằng: "Sự lo lắng trong trách nhiệm người cha của anh em sẽ gợi ý cho anh em, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi giáo phận, những sáng kiến phù hợp để thúc đẩy ơn gọi cho chức linh mục, như là ngày cầu nguyện và các cuộc gặp gỡ hoặc mở ra những nơi mà các linh mục và các tín hữu, nhất là giới trẻ, có thể đến cầu nguyện với nhau dưới sự hướng dẫn của các linh mục tinh thông và tốt lành làm linh hướng".

Đức Hồng y cho hay: "Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận ra rằng 'ở Trung Quốc, cũng như phần còn lại của Giáo Hội, nhu cầu về hình thành liên tục đầy đủ giáo sĩ đang nổi lên. Do đó, lời mời gọi, gửi đến anh em giám mục là các nhà lãnh đạo của các cộng đoàn giáo hội, đặc biệt nghĩ đến giáo sĩ trẻ, những người đang ngày càng chịu nhiều thách đố mục vụ mới, liên kết với những đòi hỏi của nhiệm vụ loan báo Tin Mừng trong một xã hội phức tạp như Trung Quốc ngày nay' ".

"Vị thánh 'Cha sở họ Ars' dạy chúng ta rằng việc sùng kính Thánh Thể bên ngoài Thánh Lễ có giá trị vô giá trong đời sống của mỗi linh mục. Việc sùng kính này được kết hiệp chặt chẽ trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể". Sau khi nêu bật: "nếu chúng ta hiệp nhất trong Chúa Kitô Thánh Thể, tất cả những khổ đau của thế giới vang dội trong tâm hồn chúng ta để khẩn nài lòng thương xót của Thiên Chúa", Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh nhấn mạnh sự cần thiết "tìm kiếm hoà giải bằng những cử chỉ cụ thể.. .. Để có được điều này, nhu cầu cấp bách là phải chú ý đến đào luyện nhân bản cho tất cả các tín hữu, bao gồm các linh mục và nữ tu, bởi vì thiếu trưởng thành nhân bản, thiếu kiềm chế và hòa hợp nội tâm là nguyên nhân thường xuyên nhất của hiểu lầm, thiếu hợp tác và xung đột trong cộng đoàn Công Giáo".

Cuối cùng, Đức Hồng Y Bertone kết luận bằng cách "trao phó cho Rất Thánh Đồng Trinh cầu bầu cho đời sống của anh em được soi dẫn hơn nữa bằng lý tưởng hoàn toàn dâng hiến chính bản thân mình cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội, được lấy cảm hứng từ tư tưởng và hành động của vị thánh 'Cha sở họ Ars' ".
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến các lãnh tụ Bangladesh và Burundi
Bùi Hữu Thư
14:02 18/11/2009
Vatican ngày 18 tháng 11, 2009 (CNA).- Sau buổi tiếp kiến chung ngày Thứ Tư, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gặp gỡ bà Sheikh Hasina, Thủ Tướng Bangladesh, và ông Pierre Nkurunziza, Tổng Thống Cộng Hòa Burundi.

Đức Thánh Cha và Thủ Tướng Hasina thảo luận trong tình thân hữu về hiện trạng của xứ Bangladesh cũng như về các thánh đố chính, xứ này phải đối phó. Cuộc đàm luận đề cập đến các nỗ lực hiện hành tại Bangladesh để cổ võ cho một xã hội cởi mở và tôn trọng nhân quyền, cũng như mối tương quan giữa Giáo Hội và chính quyền. Hai vị cũng xem xét các đóng góp quý giá cuả Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Bangladesh qua việc giáo dục, y tế, cho đời sống xã hội và việc yểm trợ chung.

Sau khi gặp gỡ Đức Thánh Cha, bà Thủ Tướng Sheikh Hasina được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao tiếp kiến.

Buổi tối cùng ngày, tại Cung điện Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp kiến ông Pierre Nkurunziza, Tổng Thống Cộng Hòa Burundi.

Đức Thánh Cha Benedict và Tổng Thống Burundi đề cập đến các vấn đề lợi ích chung trong một cuộc đàm thoại thân mật, như tầm quan trọng căn bản cuả việc đối thoại và việc tôn trọng nhân quyền trong việc tạo dựng một xã hội vững mạnh.

Đức Thánh Cha và Tổng Thống Nkurunziza đề cập đến việc cam kết đóng góp của Giáo Hội Công Giáo cho việc phát triển quốc gia bằng các phương tiện trợ giúp thiêng liêng, giáo dục, Y Tế, và các công trình xã hội nhân bản. Hai lãnh tụ chấm dứt cuộc đàm thoại bằng một thỏa hiệp căn bản để tăng cường tình trạng pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Burundi.
 
Top Stories
PHILIPPINES: Des membres du Front moro de libération islamique (MILF) ont été inculpés pour le kidnapping du P. Sinnott
Eglises d'Asie
09:42 18/11/2009
PHILIPPINES: Des membres du Front moro de libération islamique (MILF) ont été inculpés pour le kidnapping du P. Sinnott

Le 12 novembre au matin, le P. Michael Sinnot, 79 ans, prêtre de la société missionnaire de Saint Colomban, qui avait été enlevé un mois auparavant dans la maison de sa congrégation à Pagadian City par un groupe armé non identifié, était libéré (1). Le Front moro de libération islamique (MILF), mouvement indépendantiste menant actuellement des pourparlers de paix avec le gouvernement philippin, était apparu alors comme l’élément-clé de la libération du prêtre. Par l’intermédiaire de Mohagher Iqbal, son négociateur avec les ravisseurs, le groupe avait lui-même remis le missionnaire entre les mains des autorités philippines, et la presse, unanime, avait salué l’efficacité des informateurs moros qui avaient « identifié » le lieu de détention du prêtre, puis obtenu sa libération, sans même le versement de la rançon demandé par les kidnappeurs, s’élevant à la somme de deux millions de dollars. Le MILF, qui, dès les premières heures de l’enlèvement, avait démenti être impliqué dans l’affaire, avait proposé son aide au gouvernement pour libérer le missionnaire; ses responsables avaient précisé qu’ils condamnaient le kidnapping, « un acte qui est interdit par l’islam » (2).

Le P. Sinnott lui-même, le jour de sa libération, avait confié qu’il « était absolument certain » que le MILF n’était pas le groupe qui l’avait kidnappé, ajoutant que ses ravisseurs, qui subissaient des pressions du MILF pour le libérer, protestaient vigoureusement en disant qu’« ils n’avaient pas les mêmes moyens financiers » que le groupe indépendantiste moro. Ils se présentaient comme des lumad (peuples indigènes du sud philippin) qui réclamaient « l’indépendance de l’île de Mindanao avec une Constitution inspirée du Coran » (3).

Mais il semble qu’aujourd’hui, les soupçons du gouvernement concernant l’identité des kidnappeurs du prêtre irlandais se portent sur ceux qui se présentaient hier comme ses libérateurs. Selon le Philippine Daily Inquirer, trois membres du MILF ainsi que de plusieurs autres personnes viennent d’être inculpés de l’enlèvement du P. Sinnott. « Nous avons des preuves formelles contre eux et nous avons des témoins », a déclaré au quotidien philippin Jesus Verzosa, directeur général de la police nationale, des propos rapportés par l’agence Ucanews (4).

La nouvelle de ces inculpations intervient alors qu’un millier de soldats ratissent le terrain, depuis le 16 novembre, à la frontière des deux provinces de Lanao del Sur et de Lanao del Norte, afin de tenter de capturer les responsables du kidnapping.

Le P. Sinnot, de nouveau interrogé sur l’appartenance de ses ravisseurs à un groupe identifiable, s’est montré prudent dans ses déclarations, disant qu’il ne voulait pas accuser à tort des personnes dont il ne connaissait pas avec certitude l’identité. Lors de sa conférence de presse, il avait évoqué cependant le nom d’un certain « Kikoy », qui semblait diriger le groupe d’indigènes, « très organisé », qui l’avait emmené dans la jungle.

Le responsable régional de la société missionnaire des prêtres de Saint Colomban, le P. O’Donoghue, a déclaré à des médias catholiques qu’il envisageait de voir avec Mgr Cabajar, évêque de Pagadian, comment mieux protéger la sécurité des missionnaires dans cette région des Philippines où les enlèvements et les meurtres se sont multipliés ces dernières années. Le P. Sinnott a confirmé, quant à lui, malgré l’épreuve physique qu’il vient de subir et qui l’a beaucoup affaibli (il a été notamment privé d’une partie de son traitement pour le cœur, alors qu’il avait subi un pontage coronarien quelques mois plus tôt), vouloir reprendre au plus vite l’exercice de son ministère et la poursuite de ses activités caritatives au sein de l’établissement pour enfants handicapés qu’il a fondé, ainsi que dans le cadre du Forum interreligieux pour la solidarité et la paix, groupe œuvrant pour la paix à travers le dialogue interreligieux.

(1) Voir dépêche EDA du 12 novembre 2009

(2) Voir EDA 517

(3) Voir dépêche EDA du 12 novembre 2009

(4) Ucanews, 17 novembre 2009.
 
VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été transporté d’urgence dans un hôpital de Hanoi
Eglises d'Asie
10:08 18/11/2009
VIETNAM: Le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été transporté d’urgence dans un hôpital de Hanoi

De bonne heure, dans la matinée du 14 novembre 2009, le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été victime d’une embolie cérébrale qui lui a paralysé le côté droit. Du quartier 11 de la prison Ba Sao où il purge une peine de huit ans, il a été transporté d’urgence à l’hôpital de la Sécurité, à Hanoi, également appelé Hôpital du 18 septembre. Des membres de sa famille ont été autorisés à rester à son chevet pour s’occuper de lui. Selon des informations fournies, le mardi 17 novembre, à un journaliste de Radio Free Asia (1) par un neveu du prêtre, son état de santé se serait quelque peu amélioré au cours de son séjour à l’hôpital et il pourrait, aujourd’hui, soulever le bras et la jambe droites de quelques centimètres au-dessus de son lit. Selon cette même source, le P. Ly se trouve seul dans une chambre, soigné par un personnel médical compétent. Quatre ou cinq agents assurent sa « sécurité ».

Une dépêche de l’AFP (2) rapporte les déclarations de l’avocate américaine, Maran Turner, responsable de Freedom Now, un groupe de défense des dissidents. Celle-ci a déclaré que le prêtre avait été frappé par une embolie alors qu’il s’agenouillait pour prier, le samedi 14 novembre. Toutefois, ont précisé les parents, la paralysie du côté droit qui s’en est suivi, n’a touché que le bras et la jambe; son visage n’a pas été déformé et le prêtre a continué de parler comme à l’accoutumée. Le neveu du P. Ly a ajouté que le moral de son oncle restait à toute épreuve et qu’il se montrait très optimiste. L’avocate américaine avait également appelé le gouvernement vietnamien à libérer immédiatement le prêtre dissident pour qu’il puisse recevoir les soins qui s’imposent.

A la veille du 2 septembre dernier, jour de la fête nationale, après avoir annoncé que le nom du P. Thaddée Nguyên Van Ly ne figurerait pas sur la liste des 5 500 prisonniers amnistiés à cette occasion, le ministre de la Sécurité avait déclaré qu’« à l’intérieur du camp d’internement, l’état de bonne santé du prisonnier était assuré » (3). Pourtant, la sœur et le neveu du prêtre, qui lui avaient rendu visite le 24 août précédent, l’avaient vu arriver au parloir en claudicant. Il leur avait fait part d’une série d’incidents de santé survenus depuis le mois de mai dernier, sans doute dus à son hypertension: hémorragie, chute, début de paralysie des membres. Informé, l’archevêque de Huê avait recommandé le prêtre prisonnier à la prière des prêtres du diocèse et demandé à deux d’entre eux d’aller lui rendre visite dans sa prison (4). Lors de sa rencontre avec eux, le P. Ly leur fit part de ses ennuis de santé mais leur assura que les soins donnés par les médecins de la prison lui suffisaient. Auparavant, les deux prêtres avaient demandé aux autorités pénitentiaires de l’autoriser à aller se soigner dans un hôpital ou bien de procéder à sa libération anticipée.

Le P. Ly purge actuellement une peine de huit années de prison au centre d’internement de Ba Sao, dans la province de Ha Nam. Cette peine lui a été infligée, le 30 mars 1007, par le Tribunal populaire de Huê, à l’issue d’un procès au cours duquel on l’avait empêché de parler (5). Après cinq séjours en prison depuis 1975, le prêtre totalise aujourd’hui seize années d’internement.

(1) Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 16 et 17 novembre 2009. Voir aussi les émissions en vietnamien de la BBC, 17 novembre 2009

(2) AFP, Washington, 16 novembre 2009.

(3) Voir EDA 512

(4) Voir EDA 514

(5) Voir EDA 460
 
CHINE: Accessible par Internet, la lettre du cardinal Bertone est attentivement étudiée par le clergé chinois
Eglises d'Asie
10:09 18/11/2009
CHINE: Accessible par Internet, la lettre du cardinal Bertone est attentivement étudiée par le clergé chinois

Publiée le 16 novembre en anglais, italien et chinois sur les sites Internet de Fides, agence de la Congrégation pour l’évangélisation de la foi, et de Radio Vatican, la lettre du cardinal Tarcisio Bertone aux prêtres chinois a rapidement trouvé son chemin jusqu’en Chine populaire, où ses destinataires l’étudient avec attention (1). Le document insiste sur l’importance, pour l’Eglise catholique en Chine, de la réconciliation au sein même de la communauté catholique et redit aux prêtres que c’est dans l’Eucharistie qu’ils trouvent la force d’accomplir pleinement leur ministère sacerdotal; les évêques sont également invités à s’assurer que la formation initiale et la formation permanente du clergé sont adaptées aux besoins du moment.

Interrogé par l’agence Ucanews (2), le P. John Li Hongwei, de la partie « officielle » du diocèse de Changsha (province du Hunan), estime que la lettre vient à point nommé et représente une aide utile pour guider les prêtres à agir conformément à l’Evangile. Le siège épiscopal de Changsha est vacant depuis maintenant neuf ans et les prêtres tendent à y travailler de manière autonome, sans beaucoup de coopération entre eux. Pareil manque d’unité dans le travail pastoral est potentiellement une source de difficultés, explique le prêtre.

Pour le P. Paul Bai Chunlong, jeune prêtre du diocèse « officiel » de Jilin, le rappel fait aux évêques de veiller avec « une particulière attention » à leurs prêtres envoyés, très peu après leur ordination, seuls sur le terrain est apprécié. « Parfois, lorsque le suivi est déficient, les prêtres peuvent se trouver isolés, face à des tentations fortes et multiples », précise le prêtre, qui enseigne dans un grand séminaire du nord-est du pays. Il ajoute que l’évocation de la figure du curé d’Ars comme modèle pour le clergé aujourd’hui en Chine le touche personnellement. A propos de l’accent mis dans la lettre venue de Rome sur « la réconciliation au sein même de la communauté catholique », le P. Bai pense que l’initiative doit venir des évêques eux-mêmes, qu’ils appartiennent à la partie « clandestine » ou à la partie « officielle » de l’Eglise. « Trois de mes camarades de classe, de l’époque de l’école primaire, sont devenus prêtres « clandestins » et, longtemps, nous avons perdu contact. Aujourd’hui, nous nous appelons au téléphone et nous nous rencontrons régulièrement », témoigne-t-il.

Dans le Fujian, le P. Jean-Baptiste est prêtre « clandestin » du diocèse de Mindong. Il dit apprécier tout spécialement le souci exprimé par le cardinal Bertone pour les prêtres chinois. Tant le clergé que les laïcs sont aujourd’hui imprégnés du monde dans lequel ils vivent, « un monde très sécularisé », et il est donc bienvenu de mettre l’accent sur la nécessité de renforcer la formation spirituelle. Le prêtre souligne qu’une grande part du clergé chinois a reçu une formation intellectuelle et spirituelle légère, voire incomplète. Interrogé par l’agence AsiaNews (3), un évêque âgé d’une quarantaine d’années souligne les conséquences de ce manque de formation: « Certains prêtres sont toujours accaparés par leur ordinateur et Internet et manquent à leur mission d’apporter un soutien spirituel aux laïcs. Quant à nous, les jeunes évêques, nous ressentons le besoin d’une formation complémentaire mais nous ne savons pas toujours où nous adresser. »

De plus, du fait de l’absence d’ordinations sacerdotales durant trente ans, l’Eglise de Chine présente la particularité suivante: parmi les quelque 3 000 prêtres et évêques (« clandestins » et « officiels » confondus), on compte un groupe, qui va en s’amenuisant, de personnes très âgées et un groupe, peu à peu prédominant, de personnes jeunes (des prêtres et évêques âgés de 30 à 50 ans). Ces écarts d’âges, note le prêtre « clandestin » de Mindong, ne sont pas neutres: les évêques âgés tendent à ne plus avoir l’énergie suffisante pour diriger les jeunes prêtres et les évêques jeunes trouvent délicat de se faire respecter par des prêtres qui ont le même âge qu’eux.

Selon le P. Chen Xiaofeng, doyen des études au grand séminaire de Shijiazhuang, dans le Hebei, la lettre du cardinal Bertone apporte un soutien à toutes les initiatives visant à renforcer la formation spirituelle dans l’Eglise. Ce n’est pas parce que le nombre des vocations va en s’amenuisant en Chine que les critères qui président au recrutement des séminaristes doivent être abaissés. Le discernement des vocations est crucial, souligne-t-il, si nous ne voulons pas que, sur un plan spirituel, une formation mal adaptée au séminaire aboutisse à l’ordination de prêtres qui n’agiront pas selon les exigences du ministère dont ils sont revêtus.

(1) Voir dépêche diffusée le 17 novembre 2009

(2) Ucanews, 18 novembre 2009.

(3) AsiaNews, 17 novembre 2009.
 
Fr. Nguyen Van Ly suffers a stroke in prison
Asia-News
17:38 18/11/2009
The priest, a symbol of the struggle for religious freedom and democracy in Vietnam is semi-paralyzed, but can speak and responds to treatment. He was admitted to the military hospital in Hanoi and is being followed by the chief of cardiology. Family members report that he is "well treated" and "thanks" the doctors.

Hanoi (AsiaNews) - Father Thadeus Nguyen Van Ly suffered a stroke in prison and is semi-paralyzed. The news was reported by the family of the 63-year-old Vietnamese priest, at the forefront in the fight for religious freedom in the country who was sentenced in 2006 to eight years in prison. The incident occurred on 15 November, he was admitted Military Hospital 198 in Hanoi for medical treatment.

Hieu, a relative of the priest, reports that the stroke has paralyzed "the right half of his body," but he is conscious and is undergoing a slow recovery. Hoang, a nephew of Ly, was able to visit him and stressed that "he is able to speak." "He can lift his leg 20 cm - said his nephew to Radio Free Asia - and the same for his arm. This indicates that there are signs of improvement”.

The family confirms that Fr. Van Ly was "treated well" and is being followed by the chief of cardiology in person, under the "supervision of five policemen”. The priest is in a good mood and wanted to thank those who are involved in his care.

Father Van Ly was sentenced March 30, 2007 to eight years in prison and five of house arrest on charges of founding a movement for democracy, called "Bloc 8406", in April 2006. Today this movement has 2 thousand members, and it supports illegal groups such as the Progressive Party of Vietnam.

Previously he had spent 14 years in prison - between 1977 and 2004 - for his battles in defence of religious freedom and human rights in the communist country. The image (pictured) of the handcuffed priest in the courts, being silenced by a policeman while protesting against the persecutions of the communist regime made him famous throughout the world.

Last July a group of 37 U.S. senators - Democrats and Republicans - sent a personal letter to Vietnamese President Nguyen Minh Triet, to demand the unconditional release of Vietnamese priest.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảnh giác linh mục Dòng Chúa Cứu Thế dỏm !!!
Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh, DCCT
06:44 18/11/2009
THÔNG TIN CẢNH GIÁC !

Con là linh mục Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh, Dòng Chúa Cứu Thế

Kính thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa,

Con kính xin thông báo với tất cả mọi người cảnh giác trường hợp sau đây:

13 giờ thứ Bảy, ngày 7 tháng 11 năm 2009, gọi điện thoại đến người nhà của con ở Cư Xá Bắc Hải và tự xưng là Cha Đỗ Trọng Quân, Dòng Chúa Cứu Thế. “Cha” Quân da hơi ngăm đen, cao 1m7, đeo kính cận, mặc áo cổ “côn” màu đen như các linh mục thường mặc. “Cha” Quân trình bày là chuẩn bị làm phim “kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Tà-pao”, muốn nhờ người nhà của con – đạo diễn phim – làm bộ phim này. “Cha” Quân cũng có “nhã ý” mời cả diễn viên điện ảnh Diễm My vào vai Đức Mẹ.

Người nhà của con muốn cộng tác nên hẹn với “cha” Quân là đến nhà. Khi tiếp xúc, “ngài” Quân có vẻ am hiểu Kinh Thánh và khuyên người nhà nên cầu nguyện, giữ vững đức tin.

“Cha” cho biết là Cha đang làm nhiệm vụ ở Đức Trọng – Lâm Đồng, xứ đạo của “cha” nghèo, nhà thờ bị dột nát. Nói qua nói lại, cha đã xin tiền của gia đình. Gia đình nhìn thấy “cha” Quân đạo mạo ăn nói lưu loát và biết rõ về các cha nhà dòng như cha Cơ, cha Tín … nên tin “cha” và đã giao cho “cha” một số tiền. “Cha” còn dặn đi dặn lại gia đình phải lo làm việc thiện …

“Cha” Quân còn cho biết là Cha Giám Tỉnh phân công cho “cha” đi tìm đạo diễn, lo kịch bản. “Cha” Quân nói là đã xem nhiều phim do người nhà con làm rất uy tín nên đến nhờ và hẹn sẽ đưa kịch bản đến vào 8 giờ sáng Chúa nhật.

Chờ mãi, chờ mại không thấy “cha” Quân quay lại với gia đình. Người nhà con gọi điện cho “cha” nhưng số máy báo “số máy quý khách vừa gọi ngoài vùng phủ sóng” …

Kính thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa.

Đây là trường hợp giả mạo linh mục vì Dòng Chúa Cứu Thế chúng con không có ai là linh mục Đỗ Trọng Quân đang phục vụ ở Đức Trọng – Lâm Đồng cả, ngay cả cái tên linh mục Đỗ Trọng Quân trong Dòng Chúa Cứu Thế cũng không thấy có !

Con xin kính báo đến tất cả mọi người để cùng cảnh giác kẻo bị lừa giống như trường hợp của người thân của con.

Con
 
Các CĐCGVN Paris long trọng cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Cảnh
08:46 18/11/2009
CÁC CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VN PARIS LONG TRỌNG CỬ HÀNH LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN

Paris- chủ nhật 15 tháng 11 năm 2009, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Paris đã long trọng cử hành Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với sự tham dự rất đông đảo của các giáo dân và sự đồng tế của 25 linh mục và phó tế. Ba việc quan trọng đã được thực hiện trong ngày hôm nay, trước, trong và sau thánh lễ: Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Yểm trợ ơn gọi; Tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt là các thánh linh mục; và xem trưng bày về Năm Thánh 2010.

1. Hội Yểm Trợ Ơn Gọi mừng sinh nhật thứ 20

Cả ngày chủ nhật 15/11/2009 hôm nay có thể bảo là ngày của Hội Yểm trợ On gọi. Để mừng sinh nhật thứ 20 của hội, từ 9g30 đến 14g30 các thành viên của hội cấm phòng, dự thánh lễ và đọc kinh xưng tội.

« Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, chúng con hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt đến » (Mt. 9,37). Dựa vào lời kêu gọi trên của Đức Kytô, Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh đã đề nghị với cộng đoàn thành lập Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến tại Giáo Xứ Việt Nam. Mục đích hội là cầu nguyện cho ơn gọi trong cộng đoàn, trong giáo hội Việt Nam và trong giáo hội hoàn vũ, cầu nguyện cho việc thánh hóa linh mục, chủng sinh và chiến sĩ truyền giáo, cho nhiều người trẻ quảng đại và can đảm đáp lại tiếng gọi của Chúa và Giáo Hội.

Cụ thể, hội muốn hỗ trợ công việc đào tạo các đại chủng sinh trong các đại chủng viện ở Việt Nam bằng hai công việc căn bản: việc thiêng liêng, mỗi ngày đọc một kinh lậy cha, một kinh kính mừng, một kinh sáng danh và kinh cầu cho ơn gọi và cho hội viên; việc vật chất, hội viên đóng niên liễm để lấy tiền gởi về giúp 6 đại chủng viện Hà Nội, Vinh Thanh, Huế, Nha Trang, Sài Gòn và Cần Thơ.

Sau sáu tháng chuẩn bị, hội đã có được một bản nội qui và bắt đầu sinh hoạt từ tháng 06 năm 1989, với 147 hội viên qui tụ trong 14 chi hội. Mỗi chi hội đều mang thánh danh của một Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ba năm sau, vào tháng 5 năm 1992, số hội viên tăng tới 377 người, chia thành 23 chi hội. Đến tháng 10/2003, hội có 30 chi hội, qui tụ 431 hội viên.

Từ ngày thành lập vào năm 1989 đến năm 2002, số tiền gởi về giúp 6 ĐCV lên đến 879.252,00 quan, tương đương với 134.041,00€. Năm 2002-2003 gởi về 9.000,00€. Các năm 2003-2004, 2004-2005 và 2005-2006, mỗi năm gởi về 12.000,00€ (mỗi ĐCV 2.000,00€). Từ năm 2006-2007, thêm cơ sở Xuân Lộc của ĐCV Sài Gòn, số tiền hàng năm gởi về là 14.000,00€ cho 7 ĐCV. Chủ nhật 13/07/2008, dịp Quí Đức Cha, Quí Cha Giám Đốc và Giáo Sư của 7 ĐCV sang tu ngiệp tại Paris, ghé thăm giáo xứ, hội đã dâng tận tay 7 cha Giám Đốc mỗi vị một phong thơ chứa 1.500,00€. Tổng kết trong 19 năm qua, từ ngày thành lập 1989 đến năm 2008, hội đã đóng góp gởi về hỗ trợ 7 ĐCV ở Việt Nam một khoản tiền tổng cộng với cả chi phí là 206.811,00€.

2. Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Dưới sự hướng dẫn của Các Chi Hội Hội Yểm Trợ Ơn Gọi, từ 14g30, cả Cộng Đoàn cùng hiệp lòng tôn vinh Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Khởi đầu, ba Chi Hội Mactinô Tạ Đức Thịnh, Phaolô Tống Viết Bường và Anrê Trần Văn Thông đã dẫn cộng đoàn nhập vào việc tôn vinh bằng cách giới thiệu và ôn lại tiểu sử của Chư Thánh Tử Đạo.

Sau đó, nghi thức tôn vinh chính thức bắt đầu với việc rước hài cốt Các Thánh. Bốn đại diện của 4 Chi Hội Anê Lê Thị Thành, Mathêu Nguyễn Văn Phượng, Phêrô Đoàn Công Quý và Phêrô Khanh, kề vai khiêng kiệu hài cốt, với tiền vệ là Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và hậu ủng là đoàn đồng tế 25 linh mục và thầy sáu. Tiếng nhạc oai hùng vang lên, cả cộng đoàn cùng hoà nhịp ca bài « Khải Hoàn Ca »: Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam,…

Khi kiệu hài cốt đã được đặt kế bàn thờ chính, 6 địa điểm đã được 6 giáo sĩ mang hài cốt để giáo dân đến hôn kính và tôn vinh.

Sau phần rước kiệu và hôn kính hài cốt Chư Thánh Tử Đạo, thánh lễ đồng tế đã được bắt đầu. Cử hành lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong năm linh mục, Linh mục chủ tế đã chia sẻ Lời Chúa về gương sáng của Thánh Linh Mục Tử Đạo Lê Bảo Tịnh.

Đọc lời nguyện giáo dân là các đại diện của 5 Chi Hội Phaolô Hạnh, Têphanô Cuénot Thể, Tôma Hoàng Văn Thiện, Giuse Hoàng Lương Cảnh và Tôma Nguyễn Văn Đệ.

Cầu nguyện cho « Năm Linh mục »:

Lạy Chúa, trong « năm Linh mục » này, chúng con đặc biệt cầu xin Chúa đổ ơn lành dồi dào xuống trên các linh mục mà Chúa đã chọn để chăn dắt đoàn chiên của Chúa qua việc cử hành các Bí tích, giảng giải Lời Chúa, nâng đỡ, ủi an những người cần đến tình thương của Chúa, ủy lạo tinh thần những người yếu đuối, gầy dựng và củng cố hiệp nhất trong cộng đoàn dân Chúa.

Xin cho chúng con biết tỏ lòng mến thương và biết ơn những người đã dâng hiến cả cuộc đời mình vì muốn đem nhân loại đến với Ơn Cứu Chuộc. Xin Chúa là sức mạnh và niềm hy vọng của các ngài. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Cầu cho Giáo Hội VN « Năm thánh 2010 »:

Lạy Chúa, hợp ý với Giáo Hội tại Quê Hương sắp mừng năm thánh 2010, chúng con dâng lời chúc tụng và cảm tạ Chúa về tất cả những Hồng Ân mà Chúa đã ban cho Giáo Hội VN chúng con qua bao thế kỷ thăng trầm. Chúng con cầu xin Chúa luôn gìn giữ và ban ơn can đảm cho Hàng Giáo Phẩm VN trong mọi hoàn cảnh và thử thách.

Xin Chúa luôn là nguồn an ủi và khôn ngoan cho các ngài. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Cầu cho Giáo xứ, Ơn gọi Tông đồ giáo dân:

Lạy Chúa, xã hội ngày nay cần biết đến Tin Mừng cứu độ của Con Chúa hơn bao giờ hết. Xin cho giáo xứ chúng con có nhiều tín hữu biết ý thức trách nhiệm truyền giáo của mình giữa lòng xã hội, nơi làm việc, với láng giềng, trong các công tác tông đồ giáo dân. Xin cho chúng con mạnh dạn làm chứng về Hạnh Phúc và Ý nghĩa của đời sống với Chúa Kitô của chúng con. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Cầu cho các Hội viên « Hội Yểm Trợ Ơn Gọi »:

Lạy Chúa, chúng con cầu cho các hội viên hội Yểm trợ Ơn gọi, là những người tha thiết yểm trợ, qua lời cầu nguyện và đóng góp vật chất để giúp đỡ việc đào tạo các linh mục tương lai cho Giáo Hội VN. Xin Chúa cho có thêm nhiều hội viên sốt sắng và nhiệt thành. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Cầu cho các Hội viên « Hội Yểm Trợ Ơn Gọi » đã qua đời:

Lạy Chúa, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Yểm Trợ Ơn Gọi tại giáo xứ vn Paris, chúng con cũng nhớ đến những hội viên đã qua đời. Đặc biệt những hội viên đã có mặt từ những năm đầu thành lập hội cho đến hôm nay hội đã đến tuổi trưởng thành. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những vị này xin cho họ được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Bảng triền lãm về Năm Thánh 2010 và Ơn gọi ở Việt Nam

Báo Giáo Xứ số 257 tháng 11/2009 vừa thông báo 4 việc Giáo xứ đang thực hiện trong Năm Linh Mục, thì hôm nay mọi người đã được thấy việc thứ tư đã được thực hiện. Đó là một « Bảng triển lãm về: « Năm Thánh 2010 ở Việt Nam ».

Ngay lối vào, trên bức tường phía trái, Bảng trưng bày ghi NĂM THÁNH 2010, đã được thực hiện và trưng bày. Trên bảng có hai chủ đề: phía trái ghi « 350 NĂM TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆTNAM và phía phải ghi « 50 NĂM HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM ». Trên bảng, người ta thấy hình của hầu hết các giám mục việt nam của ba tổng giáo phận với 26 giáo phận.

Nhìn bảng trưng bày, ai ai cũng đã nhận ra ý nghĩa đoạn đầu của Thư Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng Ðồng Dân Chúa Công Bố Năm Thánh 2010, gửi ngày 09/10/2009 vừa qua: « Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa. Qua văn thư của Tòa Ân Giải Tối Cao, ký ngày 11-2-2009, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp nhận đơi xin của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cho phép chúng ta mở Năm Thánh đặc biệt từ Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam 24-11-2009 đến Lễ Hiển Linh 6-1-2011 ».

Paris, ngày 17 tháng 11 năm 2009

Trần Văn Cảnh
 
Và nét về trận lụt lịch sử tại Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
LM. Phêrô Lê Nho Phú
09:06 18/11/2009
VÀI NÉT VỀ TRẬN LỤT LỊCH SỬ TẠI SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

(ĐÊM 02. 11. 2009)

Đêm 02. 11. 2009 thật là một đêm kinh hoàng cho nhiều người dân sống tại vùng trung tâm thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Trong đêm tối, tiếng kêu cứu vang lên hòa với tiếng mưa rơi và tiếng nước chảy! Một trận lụt có thể nói được là lịch sử cho Sông Cầu vì từ rất lâu chưa bao giờ có như vậy. Lụt mà như lũ, nước dâng cao chưa từng thấy và lại dâng cao quá nhanh trong đêm tối!

Thật bất ngờ đến nỗi không kịp trở tay, thiệt hại quá lớn về người và tài sản!

1. Sự kiện:

Ngày 02.11. 2009, ngày lễ các Đẳng Linh Hồn, cơn bão số 11 đã ập vào tỉnh Phú Yên với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 12, kéo dài từ 10 giờ sáng đến hơn 4 giờ chiều. Khoảng 6g30 tối, bất ngờ nước tràn vào nhà của nhiều người dân xung quanh Nhà Thờ Công Giáo Sông Cầu, và đến khoảng 7g00 tối thì nước ùa vào Nhà Thờ và nhà xứ Sông Cầu.

Nước dâng lên rất nhanh, chảy mạnh. Nhiều người dân xung quanh vội vàng dẫn nhau chạy đến Nhà Thờ trú ẩn. Theo kinh nghiệm thì họ chưa bao giờ thấy nước lụt vào Nhà Thờ. Rủi thay, kinh nghiệm đó nay không còn đúng nữa! Nước cứ dâng và tràn vào nhà xứ, thế là họ chạy lên lầu của nhà xứ (khoảng vài chục người).

Tiếng kêu cứu của những người còn lại trong nhà của mình chưa kịp chạy … vang lên trong đêm tối. Tiếng điện thoại di động reo liên tục trong nhóm những người trú ngụ trên tầng lầu của nhà xứ Sông Cầu … họ gọi để xin cứu giúp, họ nhờ liên lạc dùm với đội cứu hộ … Nước dâng cao, lại chảy mạnh, một vài người tìm cách đi cứu những người xung quanh nhưng rồi không ai có thể đi được!

Tôi và những ai thoát nạn đang trú ngụ trong nhà xứ Sông Cầu cùng đọc kinh cầu nguyện! Những người lương dân cũng hiệp thông cách chân thành. Vừa cảm tạ vì đã thoát nạn, vừa xin ơn tha thứ, xin cho nước đừng dâng cao nữa, xin cho sự bình an của biết bao người trong đêm tối kinh hoàng.

Khoảng 9g30 tối, nước lên đến điểm đỉnh tại nhà xứ. Sau đó ngừng lại một thời gian rồi rút dần cách chậm rãi. Đến 6g00 sáng 03.11.2009, nước rút ra khỏi khuôn viên Nhà Thờ và nhà xứ Sông Cầu, đường quốc lộ 1A nội thị trước Nhà Thờ đã lộ diện.

2. Thiệt hại:

Vì rất bất ngờ, không ai kịp trở tay nên thiệt hại quá lớn về người và tài sản! Khi nước rút, nhìn thấy một cảnh ngổn ngang đồ đạc, xác vật chết, bùn lầy…

Tôi có cảm tưởng như một “bãi chiến trường”!. Mất người thân, mất tài sản, mất vật nuôi, … nhìn ai cũng thấy một nỗi bàng hoàng, thương tâm!

a) Về nhân mạng: Theo thống kê của chính quyền địa phương cho biết thì đến ngày 05.11.2009, toàn thị xã Sông Cầu có 14 người chết:

Phường Xuân Phú, trung tâm thị xã: 09 người; Phường Xuân Thành: 01 người;

Xã Xuân Lâm: 02 người;

Xã Xuân Lộc: 01 người

Xã Xuân Bình: 01 người

b) Về tài sản:

Vì bất ngờ (vượt ra ngoài kinh nghiệm về lũ lụt tại địa phương, lụt trong đêm tối mù mịt, nước lên quá nhanh, chảy quá mạnh … ), nên chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết tài sản, vật nuôi bị cuốn trôi theo dòng nước. Một số ngôi nhà bị nước xô ngã, bàn ghế, quần áo, mền mùng, sách vở… bị vùi trong nước bùn!

Các gia đình không còn gạo để nấu, không còn nước để uống, không còn chăn màng để dùng, thậm chí chỉ còn một bộ đồ duy nhất mặc trong người bị ướt sũng. Thông tin liên lạc bị tê liệt vì bị đứt dây điện thoại, hay vì máy rơi xuống nước và cũng vì không có điện để charge điện vào máy di động!

Có những gia đình “trắng tay” vì cả tài sản dồn vào vật nuôi hay thuyền bè đánh cá nhưng giờ thì không còn nữa! Có những gia đình bị nước cuốn trôi những dụng cụ nghề nghiệp, và các em học sinh thì không còn sách vở …

a. Riêng về thiệt hại của Nhà Thờ, nhà xứ Sông Cầu:

Trong mưa bão 02.11.2009 (10 giờ sáng đến hơn 4giờ chiều), mái ngói Nhà thờ bị tốc một đoạn ngay chính cung thánh, nước mưa xối xả chảy xuống bàn thờ; riêng mái ngói nhà xứ thì bị gió lột từng mảng lớn, nước chảy xuống lênh láng, những tấm kính màu để che nắng, che mưa ở mặt trước nhà xứ bị rơi xuống vỡ nát.

Thiệt hại do cơn lũ lụt trong đêm 02.11 thì lớn hơn nhiều:

- Bức tường rào được xây bằng gạch với ximăng xung quanh Nhà Thờ bị đổ từng đoạn dài (tổng cộng 88mét).

Vì nước dâng cao: tính từ mặt sân Nhà Thờ khoảng 1,8 m; còn trong nhà thờ nước dâng cao 0,9m; trong nhà xứ mực nước đo được 1,02m. Do vậy, Áo lễ, sách lễ, sách bài đọc, sách hát, sách kinh …. và cả chiếc đàn Yamaha trong Nhà Thờ đều bị ngập trong nước bùn. Tủ, bàn, sách vở trong nhà xứ và nhà giáo lý, bị hư hỏng nhiều.

3. Công tác cứu trợ:

Trong đêm 02.11.2009, tôi báo cho Cha Hạt Trưởng Hạt Phú Yên và cho Cha Gioan Võ Đình Đệ, Quản lý Tòa Giám Mục Qui Nhơn và cũng là trưởng ban bác ái của Giáo Phận Qui Nhơn.

Sáng 03. 11. 2009, khi nước vừa rút, Đức Cha Giáo Phận cùng với các Cha Gioan Võ Đình Đệ, Anrê Huỳnh Tấn Nha vào thăm, động viên, giúp đỡ cấp thời.

Sau đó, tôi vội vàng đi thăm và tìm cách liên lạc với các họ đạo …

Không một người Công Giáo nào bị chết trong đêm kinh hoàng đó. Chỉ biết dâng lời tạ ơn Chúa và Đức Mẹ!

Chiều 03.11.2009, xe TGM Qui nhơn và xe Hội Dòng Mến Thánh Giá QN mang thêm nước uống, mì tôm, dầu lửa, than để cứu giúp bước đầu.

Những ngày kế tiếp là các đoàn cứu trợ (các Sơ dòng Phaolô, Hội bác ái Phanxicô, …) đến Sông Cầu đề chia sẻ tình thương cho những người bị nạn bão lụt không kể lương giáo.

Xin kính báo đôi dòng về trận lụt lịch sử tại thị xã Sông Cầu như vậy!

Xin chân thành tri ân và xin Chúa Trời Ba Ngôi ban phúc lành cho những ai đã yêu thương, giúp đỡ để làm vơi đi nỗi đau do mất mát và để ổn định cuộc sống.

Lm. Phêrô Lê Nho Phú,

Chánh xứ Giáo xứ Sông Cầu.
 
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị đại lễ Khai mạc năm Thánh tại Sở Kiện
Trần Ngọc Huấn
10:15 18/11/2009
Đức Tổng Giám mục Giuse trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị cho đại lễ Khai mạc năm Thánh tại Sở Kiện

SỞ KIỆN – Sáng ngày hôm nay, 18 tháng 11 năm 2009, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã trực tiếp đến Sở Kiện để thị sát và chỉ đạo công tác chuẩn bị tại lễ trường, nơi sẽ diễn ra Đại lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 Giáo hội Việt Nam.

Còn đúng 1 tuần nữa sẽ diễn ra những hoạt động và thánh lễ cao điểm khai mạc Năm Thánh, tại Sở Kiện, các công việc chuẩn bị đang bước vào giai đoạn gấp rút. Từ mấy ngày nay, các vật liệu, thiết bị đã được mang từ Hà nội về Sở Kiện để sẵn sàng cho các ban chuyên môn tổ chức triển khai công việc.

Tại lễ trường, 26 cột cờ lớn sẽ treo lên 26 lá cờ của các giáo phận Việt Nam đã được dựng lên. Anh chị em giáo xứ Hàm Long từ bốn ngày nay đã về đây để trực tiếp triển khai lắp đặt lễ đài và các phần trang trí khác. Các baner trang trí và các poster đang được dựng lên.

Quảng trường lớn với sức chứa hàng chục vạn người tham dự đã được san lấp xong và các ban chuyên môn đang chuẩn bị công việc của mình trực tiếp tại hiện trường. Được biết, từ ngày 22/11 đã có hàng ngàn diễn viên, nghệ sĩ, ca viên,… của đêm diễn nguyện có mặt ở đây để tổng duyệt. Do đó, công việc chuẩn bị đang được tiến hành trong không khí hết sức khẩn trương.

Đức Tổng Giuse đã trực tiếp rà soát lại công tác chuẩn bị của các ban chuyên môn và động viên, khích lệ mọi người cùng hăng say làm việc, tất cả cho một đại lễ thành công tốt đẹp.
 
Sa Mạc Huấn Luyện Viên Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ
Đặng Văn Kiếm
10:19 18/11/2009
Sa Mạc Huấn Luyện Viên Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ

SAN JOSE, CALIFORNIA – 40 dự tuyển Huấn Luyện Viên sơ cấp của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ (PT/TNTTVN/HK) bắt đầu tuần lễ Vào Sa Mạc Huấn Luyện từ ngày 17 đến 22 tháng 11 năm 2009 tại Trại Trường St. Francis, 2320 Sumner Ave., Aptos, California, cách khoảng 120 dặm đường về phía Nam vùng vịnh Cựu Kim Sơn San Francisco.

Cha Martinô Nguyễn Bá Thông, Trưởng Ban Nghiên Huấn PT/TNTTVN/HK, cho biết 40 sa mạc sinh là các Huynh trưởng cấp III thực thụ đang sinh hoạt tại các Đoàn TNTT từ 8 miền Hoa Kỳ, hầu hết đã tốt nghiệp đại học. Có vài linh mục và tu sĩ tham dự với tư cách sa mạc sinh, đặc biệt lần này có một linh mục trẻ đến từ quê nhà Việt Nam.

6 tháng trước khi Vào Sa Mạc, dự tuyển HLV sơ cấp đã phải hoàn tất các đề tài nghiên cứu liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau của một HLV. Sau sa mạc huấn luyện, các dự tuyển tiếp tục sinh hoạt tại địa phương và thực tập trong các Sa mạc đào tạo Huynh trưởng cấp I (TNTT có 3 cấp HT) chừng một năm, trước khi được chính thức phong nhậm là HLV sơ cấp của PT.

PT/TNTTVN/HK còn có Sa mạc HLV trung cấp nhằm đào tạo Sa mạc trưởng, và khóa HLV cao cấp dành cho các HLV trung cấp muốn nghiên cứu đào sâu một lãnh vực chuyên môn của TNTT trong Hội Thánh.

Sa mạc trưởng Sa mạc HLV sơ cấp lần này là HLV Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường, nguyên Chủ tịch PT/TNTTVN/HK. Trưởng Trường cho biết thành phần HLV phục vụ hiện diện gồm có:
HLV Lm. Phanxicô Trần Anh Vũ
HLV Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
HLV Lm. Martinô Nguyễn Bá Thông
HLV Tr. Giuse Nguyễn Đình Mạnh Trường
HLV Tr. Giuse Nguyễn Đức Thanh
HLV Tr. Giuse Đào Văn Đức
HLV Tr. Antôn Nguyễn Ngọc Linh
HLV Tr. Gioan B Ngô Quốc Tuấn
HLV Tr. Goretti Hồ Tân Uyên
HLV Tr. Đaminh Hoàng Công Thái Dương
HLV Tr. Têrêxa Đinh Ngọc Nga

Trưởng Giuse Đào Văn Đức, Phó Chủ tịch BCH/TU đặc trách Nghiên huấn cho biết: tiếp theo sau Sa mạc HLV sơ cấp, sẽ có thêm 50 HLV các cấp khắp nơi cùng về tham dự cuộc họp mặt từ ngày 22 đến 24 tháng 11 năm 2009, để trao đổi chia sẻ và cập nhật các vấn đề liên quan đến Nội Quy Mới 2009, Quy Chế Huấn Luyện, cũng như về đường hướng chung, chuẩn bị cho Đại Hội Về Đất Hứa vào cuối tuần lễ Độc Lập đầu tháng 7 năm 2010 sẽ diễn ra tại khuôn viên Chapman University, Orange, California.

Hiện nay, ở Hoa Kỳ có 109 Đoàn TNTTVN với chừng 15 ngàn đoàn viên, được sự yêu thương chăm sóc hướng dẫn của qúy linh mục quản nhiệm tuyên úy, phó tế và tu sĩ trợ úy, phụ huynh trợ tá, và 1.500 huynh trưởng giáo lý viên, qua sự phối kết hài hòa, vui tươi và sinh động của cha Tổng Tuyên úy Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn và trưởng Chủ tịch Giuse Nguyễn Đức Thanh.






 
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
JB. Lê Đình Nam
10:23 18/11/2009
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt

Trước tin sức khỏe của Đức tổng mấy ngày gần đây, vào lúc 19h ngày 18-11-2009 tại đền thánh Giêrađô Thái Hà cộng đoàn Vinh tại Hà nội đã dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho Đức Tổng Giuse.

Trong năm qua cả thế giới đã biết rằng với mỗi giáo dân và mỗi người yêu mến sự thật, công lý, Đức Tổng là một biểu tượng, một mẫu gương về sự hy sinh,sự cho đi không luyến tiếc, sự can đảm làm chứng cho sự thật cho công lý, sự lên tiếng trước bất công, bạo lực.

Đức Tổng đã chiếm trọn bao con tim, Ngài đã đi vào lòng người với những hình ảnh mà người ta sẽ không bao giờ quên và chính họ đã mệnh danh Ngài là vị Ngôn sứ của thời đại và là vị Cha chung của mọi người. Với Đức Tổng Giuse, mọi con tim của giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng và Giáo Tỉnh Hà Nội nói chung, luôn hướng về Ngài bằng những suy nghĩ trìu mến và thân thương nhất trong một sự tin tưởng khó có gì thay thế.

Không những Giáo Tỉnh Hà Nội mà Ngài còn được mọi người trong và ngoài biết đến. Mọi người trên khắp thế giới luôn dành sự yêu mến và những tình cảm đặc biệt cho Ngài.

Tình hình sức khỏe của Ngài đang là mối lo ngại cho mọi Kitô hữu khắp nơi và đặc biệt là giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Suốt năm qua cộng đoàn Vinh tại Hà Nội đã luôn đồng hành với Ngài bằng những lời cầu nguyện và những hành động cụ thể. Trước tình hình sức khỏe của Đức Tổng như vậy cộng đoàn đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt cho Ngài để ngài sớm lấy lại sức khỏe để có thể tiếp tục điều hành Tổng Giáo phận Hà Nội trên bước đường mưu cầu công lý và sự thật và cho người nghèo bị đè nén, áp bức.

Xin mọi người cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho vị Cha chung của chúng ta là Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.

Là người tìn hữu Kitô, chúng ta được mời gọi cầu nguyện đặc biệt cho Đức Tổng trong thời gian này.

JB.Lê Đình Nam
 
Cảm xúc sau kỳ Đại hội Sinh viên Hà Nội 2009
Phương Liên - SVCG Hải Hà
20:03 18/11/2009
Trong trại của chúng tôi có một bạn khiếm thị, bạn đó làm tôi cảm phục lắm, vì mặc dù không nhìn được nhưng anh vẫn không quản đường xa để đến tham gia cùng mọi người, nụ cười của anh rất ít khi xuất hiện trên khuôn mặt thoáng buồn, ấy vậy mà nhiều khi anh vẫn cười để làm cho không khí trong trại thêm vui hơn

Không biết cảm xúc của mọi người sau khi tham dự Đại hội truyền thống như thế nào nhỉ? Riêng tôi, bao nhiêu cảm xúc cứ dồn dập ùa về, có bao nhiêu chuyện muốn kể, muốn chia sẻ cho những ai chưa biết được biết, không thể đếm hết cũng như nhớ hết được.

Hôm qua, vác được cái xác 50kg về tới nhà, sau khi tiến hành xong các thủ tục diễn ra hàng ngày như: nấu nướng, dọn dẹp… tôi đã ngồi định viết luôn một bài vì sợ sau một đêm cảm xúc của mình sẽ biến mất, thế nhưng vừa ngồi viết được một lúc thì đã khò khò tới tận 10h sáng.

Tôi vốn là một người bị say xe trầm trọng, thế nên khi nghe nói phải đi xe buýt để tới nhà thờ Thạch Bích – nơi tổ chức ngày Đại hội truyền thống của SVTGP Hà Nội, tôi định không đi. Tuy nhiên, có một động lực nào đó đã thúc đẩy làm cho bước chân của tôi cứ tiến mà không thể dừng được.

Thật may mắn, tôi được anh Thọ trưởng nhóm Hải Hà cho đi nhờ xe máy. Mặc dù đi xe máy nhưng cũng gian nan vất vả lắm, phải ôm một thùng bánh mì cay (đặc sản Hải Phòng quê tôi đó) to chưa từng thấy, ngồi mà cảm giác như có thể bay khỏi xe bất cứ lúc nào ấy, thế nên cho dù là “thiên tài về ngủ gật” nhưng cả một chặng đường khá dài từ Định Công tới Thạch Bích tôi không hề chợp mắt “trộm” được lúc nào cả.

Được cái có thùng bánh mì che chắn nên gió không xuyên “qua miền tối sáng” được. Tới Thạch Bích thì đôi chân của tôi cũng đã rụng rời nhưng không khí náo nhiệt ở đó đã làm tôi quên hết mệt mỏi, và trong lòng cứ bồi hồi xao xuyến như người đang yêu vậy. Nhìn tất cả mọi người ai ai cũng tất bật với công việc được giao của mình nhưng khuôn mặt họ luôn ánh lên niềm vui và hạnh phúc.

Các trại của 21 nhóm đã được dựng xong, trại nào cũng có những nét đẹp riêng, trại của Hải Hà mình thì gam màu chủ đạo là màu xanh tượng trưng cho màu của nước biển cũng như màu xanh của núi. Lúc chiều tôi và Quân được cử đi mua hoa và than củi cho nhóm. Công việc này cũng gian nan lắm, hai chị em phải lên tận ngã ba Ba La mới mua được hoa đẹp và than củi chính hãng.

Lúc về thì hai chị em tôi gặp phải một chút rắc rối trên đường. Khi đi tới khu công nghiệp Thanh Oai thì có lẽ do nhìn từ xa thấy tôi “xinh” quá hay sao mà 5 anh “áo xanh tình nguyện” ấy chết nhầm, 5 anh công an giao thông “cả vàng cả xanh” ra tận giữa đường “đón tiếp” tôi và Quân vào để xin chữ ký với lý do là “không cười với các anh từ xa”.

Mặc dù năn nỉ mãi nhưng cuối cùng phải nhờ tới sự trợ giúp thứ ba là GỌI ĐIỆN THOẠI CHO NGƯỜI THÂN, ấy vậy mà các anh ấy vẫn “tống tiền” với giá 150.000đ mới buông tha đó. Hic, đúng là “xinh” quá cũng khổ thật. Biết vậy mình bảo Quân dùng “nam nhân kế” là xong. Các bạn có biết cảm xúc lúc ấy như thế nào không? Mình vừa lo vừa bực, lại có phần vui nữa. Lo vì được nhóm tin tưởng giao cho nhiệm vụ đó mà lại đi quá lâu, bực vì tốn bao nhiêu lời hay ý đẹp mà các anh vẫn trơ như đá, vui vì cũng nhờ vụ đó mà quen được một đôi SVCG Vinh (cũng vào hoàn cảnh tương tự như của mình). Đến lúc về rồi do mải xả những cảm xúc buồn vui lẫn lộn đó mà hai chúng tôi đi lạc lên trên tận gần 10km nữa. Đúng thật là khổ.

Về tới trại thì cũng đã tới giờ ăn tối với món ăn mà tôi rất thích – xôi gấc. Mọi người ai cũng đói nên ăn rất nhiệt tình, mấy thúng đựng xôi cứ hết vèo vèo, nhưng hết lại có, xôi thì vẫn không bao giờ hết, điều đó làm tôi liên tưởng tới phép lạ hóa bánh ra nhiều mà Chúa Giê-su đã làm cho dân chúng, tất cả mọi người trong nhóm Hải Hà đều được ăn no nê, số còn lại chất được… “nửa già thúng”. Đúng là Chúa luôn đồng hành cùng chúng ta.

Sau khi ăn tối xong là chương trình văn nghệ của các đội sinh viên, tôi thì không được xem các tiết mục đầy đủ được vì phải làm chân “cò mồi” – nhân viên marketing cho hàng bán bánh mì cay của nhóm. Đội quân bán hàng rất đông đảo, anh Dũng (Thanh Xuân) làm đầu bếp chính, cậu ấy nướng bánh mì cực khéo các bạn ạ, mùi bánh mì nướng hấp dẫn vô cùng khiến cho mũi của mọi người cứ nhảy nhót mãi trên những khuôn mặt đáng yêu. Bên cạnh anh đầu bếp khéo tay hay làm là chị Lan, với nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi, đôi bàn tay nhỏ nhắn thoăn thoắt của chị cứ liên tục gói bánh mì để giao cho khách. Tôi và Hướng (Hoàng Mai) – hai cô gái đẹp như “tiên giáng …” (không biết là giáng trần hay gì nữa) thì làm chân rao bán, hai cái miệng nhỏ xinh xắn cứ hoạt động không ngừng nghỉ: “bánh mì cay đặc sản nổi tiếng của Hải Phòng đây”, “bánh mì cay Hải Phòng 3 ngàn một ổ, đặc biệt thơm ngon”… mỗi người hai tay hai ổ bánh mì cứ chạy đi chạy lại mời khách “nhìn” rùi kéo vào chỗ nướng bánh cho họ “ngửi” mùi vị thơm ngon của bánh và thuyết phục họ mua, đặc biệt là các anh con trai thì được chúng tôi “lôi” vào rất nhiệt tình.

Đồng hành cùng gian hàng bán bánh mì là đội cổ động của Hải Hà cứ thi thoảng lại có những bài đồng diễn, nhảy nhót theo điệu nhạc trên sân khấu để tạo ra không khí ấm áp xua tan cái giá lạnh đang cố tình thâm nhập vào mỗi người. Trời thi thoảng lại mua lun phun, tuy nhiên không thể làm giảm niềm hăng say bán hàng của chúng tôi được, tất cả mọi người từ cụ già tới người lớn, trẻ em, thanh niên mọi lứa tuổi rồi đến cả các Thầy Dòng cũng đều bị thu hút bởi mùi bánh mì nướng hấp dẫn.

Đối diện với gian hàng bánh mì là gian hàng mây tre đan với đủ các mẫu mã kiểu dáng trông rất bắt mắt, đặc biệt là đội ngũ bán hàng cũng rất chuyên nghiệp – chị Thức (Hoàng Mai), anh Phúc (Thanh Xuân) và rất nhiều người khác nữa… đã tạo nên một lực lớn để thu hút mọi người đến mua hàng.

Bên cạnh đó, các nhóm khác cũng mở những gian hàng không kém phần long trọng: nhóm Vinh – bán bánh giò và cà phê, nhóm Hà Nam – cà phê với không gian rất lãng mạn, rồi có nhóm bán bánh khoai, ngô luộc. Hàng xóm của Hải Hà – nhóm Công Nghiệp thì tổ chức chơi trò chơi cõng nhau vượt chướng ngại vật với điều kiện người cõng phải bị bịt mắt…(tôi và một em nhỏ cũng tham gia trò chơi đó và tất nhiên là… thua), cùng với các hoạt động đó là chương trình văn nghệ sôi nổi và không kém phần thú vị trên sân khấu vẫn thu hút được nhiều khán giả.

Tất cả tạo nên một không khí sôi động, lòng tôi cũng rạo rực khi được hòa mình vào không gian ấy. Kết thúc chương trình văn nghệ mà phần bánh mì cay của bọn tui mới vơi đi được có nửa già, thế là hai “lôi kéo viên” – tôi và Hướng lại làm việc hết công suất, mời miệng không được thì bắt đầu “lôi” khách vào và quây để khách được mời phải mua thì thôi, khách mà là con gái thì sẽ “được” các hoàng tử của Hải Hà vây xung quanh và hô lớn tiếng “mua đi, mua đi…”, khi khách đồng ý mua rồi thì lại hô “trả tiền đi, trả tiền đi…”, cũng may là khi khách đã mua xong mọi người không hô “đi đi, đi đi,,,” đấy chứ không thì chắc họ không dám quay lại mất. Với những khách hàng là con trai thì lại được các cô gái Hải Hà xinh xắn, dễ thương “chăm sóc” rất nhiệt tình. Nhờ đó mà bánh mì cứ ngày một cạn dần cạn dần và khi chỉ còn có một bịch nữa thì mọi người quyết định là không bán nữa vì sức chưa cạn nhưng than đã gần tàn, còn một ít than để dành để gần đêm nướng cho mọi người trong nhóm ăn để lấy sức còn đi giao lưu với các trại khác nữa.

Khi đã gần khuya, tôi vào trong trại để kiếm một chỗ an nghỉ (tạm thời thôi chứ không phải an nghỉ ngàn thu đâu đấy) nhưng hỡi ơi, chẳng còn chỗ nào để tôi nương thân nữa vì trong trại đã chật ních, mọi người ngồi ca hát, trò chuyện rất vui vẻ, lại có cả ca sĩ Gia Ân tới thăm trại của chúng tôi và hát nữa chứ. Không khí trong trại lúc ấy vui lắm, chẳng có từ nào có thể diễn tả được. Tôi lúc ấy cũng đã thấm mệt rùi nhưng vẫn hát như chưa bao giờ được hát vậy.

Trong trại của chúng tôi có một người bị khiếm thị, người đó làm tôi cảm phục lắm, vì mặc dù không nhìn được nhưng anh ấy vẫn không quản đường xa để đến chia tham gia cùng mọi người, nụ cười của anh rất ít khi xuất hiện trên khuôn mặt thoáng buồn, ấy vậy mà nhiều khi anh vẫn cười để làm cho không khí trong trại thêm vui hơn.

Sau khi ca sĩ Gia Ân chia tay nhóm, chúng tôi ăn bánh mì cay, có nhiều nhóm sinh viên công giáo khác cũng đến giao lưu với trại của chúng tôi, rồi sau đó cũng là lúc mọi người (kẻ nằm thẳng, người nằm co, người ngồi gục mặt vào đầu gối…) và thoang thảng đâu đó đã có tiếng khò khò. Mọi người đã buồn ngủ rùi, tôi cũng thế, buồn ngủ nhưng không tìm được chỗ nào, thế là đành nằm ngay phía ngoài, cái lạnh kéo đến, tiếng nói chuyện trong trại đã vắng dần nhưng tiếng nhạc bên ngoài vẫn không dứt. Anh Luyện – Phó nhóm đã thể hiện là một người rất quan tâm và lo lắng cho “dân”, anh đã lấy chiếc bàn để chắn ngoài cửa trại để gió không lùa vào làm mọi người thêm lạnh, rồi anh ngồi đó trông cho mọi người ngủ, khuôn mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi nhưng anh không lúc nào ngủ gật, đôi mắt vẫn mở to, có khi nhìn xa xăm như đang nghĩ về một chuyện gì đó, tôi nằm ngay ngoài nên thi thoảng “ti hí” xem anh làm gì, cũng tại trời lạnh quá nên không ngủ được.

Có nhiều trại khác cũng sang giao lưu nhưng đều bị anh Luyện từ chối với lý do muốn để mọi người trong trại được nghỉ ngơi. Quả thật là một phó nhóm tuyệt vời! Tôi nằm ngoài lạnh quá không chịu được, cuối cùng anh Luyện lại phải đích thân đi tìm chỗ ngủ cho bọn tôi. Ba giờ sáng chúng tôi mới đến được ngôi nhà mà nhóm được nhận để ngủ qua đêm, mọi người đã ngon giấc hết rồi, tôi và mấy người nữa dễ dàng tìm được một chỗ ngủ cho riêng mình, nhưng mà thật khó để ngủ vì những chỗ đó rất gần cửa (cửa thì bị hở gần một nửa), lại không có chăn đắp nên tôi còn lạnh hơn khi nằm ngoài trại nữa.

Sáng dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, tôi và mọi người lại quay trở về nhà thờ, đi đường mà mắt cứ díu lại vì buồn ngủ. Buổi sáng, mọi người tham gia trò chơi do Ban Điều hành tổ chức, đây là trò chơi “giải mật thư”, mỗi đội sẽ được bốc thăm mật thư và phải giải được bức mật thư đó, sau đó sẽ đi theo các chỉ dẫn trên đường đi để tới đích. Đội nào tới đích sớm sẽ được ăn sáng trước tiên.

Sau khi nhận được mật thư do anh Quang bốc được, chị Nga và chị Thức (Hoàng Mai) cùng mọi người đã nhanh chóng lên đường, nhưng do quá vui vì sắp được ăn sáng thế nên cả đội đã xuất phát sai, vì thế sau một hồi đi, chạy, gặp cả thử thách, rồi bị ném nước mà nhóm vẫn không tới được đích, thế là đành ngồi “ngâm cứu” lại và quay trở lại nơi xuất phát. Mãi sau đó mới tìm được hướng đi đúng nhưng lúc này tốc độ di chuyển không còn được như trước nữa, mặc dù vậy ai cũng vẫn vui vẻ và cố gắng cười để động viên nhau “cố lên”.

Và những nỗ lực của bọn tôi đã được đền đáp, căn nhà có chữ “i” – đích đến của chúng tôi đã xuất hiện, mọi người tập trung ở cổng cùng hát vang bài hát (tôi không nhớ tên là gì) để tặng chủ nhà thân thiện của chúng tôi. Sau khi ăn sáng xong, Hải Hà lại quay về Nhà Truyền Thống của Nhà Thờ, rồi trở về trại nghỉ ngơi một lúc và tiếp tục cuộc vui chơi theo những chỉ dẫn trên đường đi để ra tới cánh đồng thơ mộng đầy “rạ”, nơi đây chúng tôi được các anh chị linh hoạt viên tổ chức cho chơi trò chơi “đua thuyền” rất sôi động. Nhưng lúc này mọi người đã mệt lắm rồi nên chẳng thể chèo nổi nữa, khi tới đích thì cũng là lúc sức lực gần như cạn kiệt và mọi người quay trở về trại nghỉ ngơi và chuẩn bị dự lễ.

Sau thánh lễ là phần được khá nhiều người mong đợi (tôi cũng nằm trong số ấy đấy) – bữa cơm thân mật. Thật là vất vả khi đi lấy đồ ăn, nhưng mà vui lắm, phải xếp hàng như đi lĩnh gạo ấy, mọi người chen chúc xô đẩy, lúc ấy tôi chỉ muốn thoát ra vì ngột ngạt quá nhưng mà không thể vì đã bị kẹp giữa hai gọng kìm toàn người là người, đúng là tiến thoái lưỡng nan. Lấy được phần ăn của mình về thì cũng là lúc người mềm nhũn ra, ấy vậy mà vẫn đứng để ăn (vì không có chỗ ngồi mà), nhìn mọi người ăn vui vẻ, chúc nhau bia và nước ngọt ầm ĩ 1 2 3 dô, 2 3 dô, 2 3 uống tôi cũng vui theo cho dù lúc ấy cũng đang hơi buồn vì một lý do không thể nói. Ăn xong, ai ăn thì cứ tiếp tục ăn, ai ăn xong rồi thì ngồi nghỉ ngơi và nhìn người khác ăn tiếp… riêng tôi lại được anh Thọ trưởng nhóm giao cho nhiệm vụ giữ quả bóng nhóm được tặng, thế là tôi bỏ ra tâng bóng, vì tôi thích đá bóng lắm, tôi tâng giỏi lắm nha, bóng không hề bị rơi xuống đất (vì quả bóng được để trong 1 cái túi lưới và tôi thì giữ chặt đầu dây của túi).

Cho dù vừa ăn xong nhưng tôi vẫn cứ tâng bóng, các bạn có biết vì sao không, vì lúc ấy tôi buồn lắm, tôi buồn vì sắp phải xa mọi người, buồn vì sắp phải đi xe buýt (tôi sợ đi xe buýt lắm)… thế nên nếu không làm một việc gì đó thì những nỗi buồn đó sẽ làm tôi gục ngã mất (có lẽ thể trạng tôi yếu quá nhỉ).

Nhưng rồi cuộc vui nào cũng có lúc kết thúc, cuộc hội ngộ nào rồi cũng phải chia tay thôi, chúng thôi dỡ trại, dọn dẹp và ra về. Nhìn lại Nhà Thờ Thạch Bích lần nữa, nhìn lại những gương mặt mà tôi yêu mến, tôi đi thật nhanh ra ngoài vì sợ rằng chỉ cần chậm trễ một chút nữa thôi là tôi sẽ không đi nổi mất. Tiết trời lúc ấy lạnh giá hơn, mua phun nhiều hơn như muốn giữ chân chúng tôi ở lại nhưng thật buồn vì:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng “mặc xác” lá rơi đầy”

Tôi phải đi xe buýt, nhóm tôi đi xe buýt cũng khá đông (tầm 12 người), lúc đầu mọi người bàn nhau là gọi taxi vì xe buýt ở đó rất đông không thể bắt được, tuy nhiên, có lẽ Chúa chưa muốn chúng tôi chia tay nhau nên Ngài lại tạo cơ hội cho chúng tôi vui vẻ bên nhau một thời gian nữa.

Vâng theo ý Chúa, chúng tôi đã quyết định đi bộ từ nhà thờ ra ngã 3 Ba La để bắt xe buýt, và cuộc hành trình cũng gian nan tựa như cảnh Môsê dẫn dân It-ra-en đi trong sa mạc bắt đầu. Chúng tôi xuất phát và bắt đầu hát, các bài hát cứ kéo dài kéo dài rồi nhỏ dần nhỏ dần và vụt tắt lúc nào không hay, mọi người đã vô cùng thấm mệt, những bước chân nặng nề đang cố lê đi trên con đường bụi mù cùng với những tiếng chào của những bạn sinh viên các nhóm khác thi thoảng lại vang lên trên xe đạp, xe buýt và cả ô tô nữa; những tiếng còi inh ỏi làm chói tai phát ra từ những chiếc xe tải to uỳnh, thi thoảng lại có một hai tiếng cổ vũ yếu ớt “cố lên các bạn ơi, sắp tới nơi rồi” của tôi. Tấm biển ghi hai chữ Hải Hà vẫn luôn được đưa lên dẫn dầu do Luân (nhóm Cầu Giấy) và tôi (Liên – Hoàng Mai) mang theo.

Chặng đường 3km quả là gian nan, thực ra chẳng phải 3km đâu, là 4km đó, vì từ lúc ở nhà thờ ra đi được gần 30 phút rồi tôi mới thấy tấm biển ghi “Ba La 3Km”. Lúc đó, uể oải lắm rùi nhưng không dám nói vì sợ mọi người sẽ nhụt chí. Phải mất gần 2 tiếng chúng tôi mới tới được chỗ bắt xe buýt và chia tay ở đó.

“Tạm biệt Hải Hà nhé” – đó là câu mà chúng tôi nói với nhau khi chia tay nhau. Và bây giờ “tạm biệt các bạn nhé” – đây là câu mà tôi nói với những ai đang đọc bài viết này vì bây giờ tôi phải tạm ngừng đây, tôi muốn viết nữa, viết nhiều lắm nhưng mà có lẽ tôi đã viết nhiều qúa rồi. Sau chuyến đi này tôi thấy yêu Hải Hà hơn rất nhiều, rất nhiều tình cảm dành cho Hải Hà nhưng mà không biết nói sao nữa.

Tôi tạm ngừng thật đây, chúc tất cả mọi người luôn “ước gì được nấy”!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Không thể xuyên tạc yêu nước thành “Diễn biến hòa bình”
Thương Phong
09:17 18/11/2009
Không thể xuyên tạc yêu nước thành “Diễn biến hòa bình”

Trung Quốc ngang ngược quyết định thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa lại lên tiếng phản đối yếu ớt bằng một lời lẽ hết sức ngoại giao rằng như thế là “vi phạm chủ quyền Việt Nam”.

Phía Việt Nam cho rằng hành động này của Trung Quốc là “không có lợi cho quá trình đàm phán, tìm kiếm biện pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề trên biển giứa hai nước”

Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc đang chiếm giữ và vừa tuyên bố thành lập đơn vị hành chính uỷ ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật là thuộc chủ quyền Việt Nam. Việt Nam mong muốn được giải quyết hoà bình theo luật biển quốc tế.

Quyết định của Trung Quốc ban hành ngay khi tổng thống Mỹ vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc tốt đẹp với họ.

Các cá nhân quan chức cao cấp nhất trong lãnh đạo Việt Nam trước sau như một, chưa cá nhân nào bày tỏ rõ chính kiến về chủ quyền, lãnh thổ đất nước trước những sự xâm phạm của Trung Quốc. Trái lại từ tổng bí thư đến thủ tướng và các uỷ viên Bộ Chính Trị đều bày tỏ quan hệ ngoại giao giữa hai nước là “hoàn toàn tốt đẹp, bền vững muôn đời”.

Bởi vậy hành vi xâm chiếm, bắn giết và chiếm giữ ngang ngược của chính quyền Trung Quốc với lãnh thổ Việt Nam được gọi nhẹ nhàng là “vi phạm chủ quyền’’. Một hành đồng xâm lược ngang nhiên đã bị nhẹ nhàng hoá, đơn giản như việc tranh chấp nhỏ giữa hai địa phương của hai nước.

Sở dĩ nhà cầm quyền Việt Nam không muốn tỏ ra mạnh mẽ trước hành động của Trung Quốc là do nhiều yếu tố đưa đến. Những yếu tố này bị chi phối vì những quyền lợi của chính thể Việt Nam, do đó chúng được diễn giải với nhân dân bằng cụm từ “nhạy cảm, tế nhị’’.

Trong 4000 năm lịch sử của đất nước và dân tộc Việt Nam, đây là lần đầu tiên và duy nhất một chính thể cầm quyền coi việc ngoại bang xâm chiếm chủ quyền đất nước là việc “tế nhị, nhạy cảm’?’. Những quyền lợi ở đây cụ thể là ghế ngồi trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng Công Sản Việt Nam, những chiếc ghế này được củng cố bởi sự tác động của Trung Quốc. Đó là điều mà tại sao chưa có uỷ viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN nào dám khảng khái lên tiếng. Mà sự việc chỉ đẩy cho phát ngôn viên BNG phát lời như một cuộn băng ghi sẵn, một cái máy nói không hơn.

Một trong những nguyên nhân nữa là tâm lý của người dân Việt Nam, ít nhiều sự tự trọng về chủ quyền đất nước còn rất thiêng liêng và cao cả. Đặc tính này là do lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành và còn tồn tại đến ngày nay.

Nhưng tâm lý cao thượng này của những người Việt Nam yêu nước lại được những nhà cai trị Trung Quốc bóp méo để nhắc nhở, răn đe chính quyền Việt Nam đó là mầm mống của “diễn biến hoà bình’’, có nguy cơ xoá sổ cả chính thể cầm quyền là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trung Quốc còn vạch ra những ý kiến phản đối hành động bạo ngược của Trung Quốc là âm mưu nhằm làm tổn hại quan hệ hai nước, gây chia rẽ và gây cô lập nhằm làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Chính thể cầm quyền tại Việt Nam đã cụ thể hoá lời chỉ bảo của Trung Quốc bằng những hành động trấn áp, bắt bớ những người bày tỏ ý kiến trong vấn đề chủ quyền này bằng những tội danh như “trốn thuế’’ với blogger Điếu Cày, tội “gây rối trật tự công cộng” với những thanh niên, sinh viên tham gia biểu tình phản đối. Tội “tuyên truyền chống phá nhà nước’’ với nhóm 6 người của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa bị kết án tù mới đây. Tội “xâm hại lợi ích quốc gia’’ của 3 blogger trẻ vừa qua. Trước đó nữa là bản án dành cho luật sư trẻ Lê Chí Quang người đã lên tiếng về hiểm hoạ xâm lược của Trung Quốc từ rất lâu với bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều”. Loại bỏ trang web của nhà văn Đào Hiếu, sa thải blogger, phóng viên Huy Đức……

Phía Trung Quốc đã chơi một ván bài cực kỳ thâm hiểm đẩy những nhà lãnh đạo Việt Nam vào thế khó khăn. Nhượng bộ chủ quyền đất nước hay là phải đối phó với con “ngáo ộp’’ nguy hiểm mà Trung Quốc đã vẽ ra cho lãnh đạo Việt Nam thấy. Con ngáo ộp có tên “diễn biễn hoà bình’’ được Trung Quốc chỉ bảo rằng do thế lực phương Tây đặc biệt là Mỹ đứng đằng sau chủ đạo.

Điều khôi hài là trong khi chính quyền Việt Nam đang nỗ lực đối phó với những ý kiến mạnh mẽ khẳng định chủ quyền đất nước của người dân, trước hành vì xâm chiếm của người hữu hảo láng giềng bị gọi là nguy cơ “diễn biến hoà bình do Mỹ giật dây’’ thì Trung Quốc ngồi sẵn ở nhà đợi Mỹ đến đàm phán, mặc cả về những quyền lực phân chia trên thế giới ở một số khu vực.

Trung Quốc đã từng đẩy Việt Nam lên tuyến đầu của phe CNXH thử lửa với đế quốc Mỹ trong những năm 60, 70 của thập kỷ trước. Để rồi họ âm thầm tiếp ngoại trưởng Mỹ bắt đầu một mối quan hệ có lợi cho họ, để Trung Quốc âm thầm phát triển trong khi Việt Nam chỉ được cái danh hão tìên đồn của CNXH đánh bại đế quốc.

Có lẽ Việt Nam lại lần nữa là tiền đồn trong việc chống và phá tan âm mưu “diễn biến hoà bình của đế quốc Mỹ’’. Và khi nhìn lại, người “anh em” Trung Quốc lúc nào giờ đã thực sự thành một đế quốc tham tàn mang đúng bản chất như cái tên “chủ nghĩa đế quốc mang màu sắc đặc sắc Trung Quốc’’.

Giờ đây người Trung Quốc không phải lo lắng trước sự phản ứng của Việt Nam trước sự xâm chiếm của mình. Người Trung Quốc chỉ ung dung dùng kế sách của Tôn Tử là hàng ngày chỉ cho lãnh đạo Việt Nam thấy những nguy cơ của diễn biến hoà bình đang tiềm ẩn bên trong như đất đai của nông dân, tôn giáo, tài nguyên khai thác, những người bất đồng chính kiến, ý kiến của các nhà trí thức, cựu tướng lĩnh quân đội, sinh viên, thanh niên…..để những nhà lãnh đạo Việt Nam có mối bận tâm khác lớn hơn là chủ quyền lãnh hải.

Bởi thế, với lực lượng nhân lực và tài lực hùng hậu.Chính quyền Việt Nam vẫn tuyên truyền thành công khiến cho nhiều người dân ngộ nhận những việc làm của một số người Việt Nam yêu nước chân chính là “diễn biến hoà bình’’ là chủ ý của các thế lực thù địch. Và vẫn bị phủ dụ nhẹ nhàng hành động xâm lược của Trung Quốc chỉ là “vi phạm chủ quyền’’ ở mức độ nhỏ không ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước “anh em”.

Những toan tính quy chụp cho những người dân yêu nước, chỉ vì họ mạnh mẽ đòi hỏi việc xác nhận chủ quyền đất nước của chính quyền Việt Nam là cực kỳ dối trá và trắng trợn, được xây dựng một cách bài bản có hệ thống. Được dựng lên bởi một bộ máy và những lãnh đạo có nghề được đào tạo và rèn luyện kỹ. Khai thác nhiều yếu tố tâm lý của đám đông quần chúng nhân dân từ lâu đã bị chi phối và lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông nhà nước.

Đặc biệt những tuyên truyền viên của ban tuyên huấn đi tận cùng các ngõ ngách, chị bộ cơ sở địa phương để thuyết giảng những nội dung được hoạch định kỹ càng với chiêu bài “nói chuyện với cơ sở’’. Cách nói chuyện nửa bí mật, nửa công khai như là chia sẻ với cán bộ cấp cơ sở đạt ít nhiều hiệu quả. Người ta dễ dàng thấy những cán bộ hưu trí đi họp chi bộ về, nét mặt quan trọng, khi hỏi đến đầy vẻ hiểu biết nói về quan hệ Việt- Trung, lãnh thổ bằng những luận điệu như “việc chia đất với Trung Quốc rất phức tạp, vì đó là nước lớn, mình phải khéo léo để giành được cái mình muốn. Xu thế bây giờ là đối thoại chứ không đối đầu. Những hành động nóng vội, kêu gào, đòi hỏi là do bọn xấu muốn lợi dụng để khích động bạo loạn, hoặc là do một số người thiếu hiểu biết, thiếu thông tin dẫn đến như vậy…’’

Rõ ràng một chiến dịch nhằm bôi nhọ và xuyên tạc những tấm lòng yêu nước đang được phát động một cách tinh vi, sâu rộng trong nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau.Nhưng chung quy vẫn là mục đích dập tắt những ý kiến khác chiều, để tập trung tư tưởng của nhân dân một cách tuyệt đối dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thâu tóm được ý chí và tư tưởng con người là yếu tố hàng đầu để bảo đảm sự tồn vong vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, tính quan trọng sống còn của yếu tố này đã được chính thể Việt Nam nỗ lực hết mình dùng mọi thủ đoạn từ bạo lực đến tuyên truyền.

Tinh thần yêu nước là một tinh thần cao thượng, không có cái “đuôi’’ do sự quy chụp, gán ghép nào có thể làm sai lệch. Những mưu toan vì lợi ích cục bộ, lợi ích phe nhóm để vu khống, áp đặt trước sau cũng bị phơi bày bộ mặt giả dối trước lịch sử và dân tộc.

Cho dẫu bị những khó khăn, những cáo buộc vu khống, cho dẫu những người dân yêu nước chân chính đã phải sa vào nhà tù do chính thể cầm quyền giăng bẫy như Nguyễn Hoàng Hải tức blogger Điếu Cày….Nhưng với tinh thần yêu nước bất diệt tồn tại hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam không thể nào để cho những luận điệu tuyên truyền lừa bịp dập tắt nhuệ khí hào hùng của ông cha để lại, nhuệ khí của Cáo Bình Ngô, nhuệ khí của Đông A, Bạch Đằng, Vạn Kiếp….

Đòi hỏi chủ quyền đất nước là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi con dân Việt Nam. Tư tưởng ấy là bất diệt, không kẻ nào dù tinh vi, thâm độc và quyền lực đến đâu có thể xuyên tạc sang ý nghĩa khác được. Sự lừa dối như cái kim trong bao, không sớm thì chiều ắt phải lòi ra. Bằng chứng cho thấy càng ngày càng nhiều những tiếng nói đã cất lên để khẳng định chủ quyền đất nước.

Điều ấy nói lên rằng: Không thể nào xuyên tạc tinh thần yêu nước thành những cụm từ xảo trá như “diễn biến hoà bình’ hoặc “âm mưu bạo loạn”...

Việc nhà cầm quyền Việt Nam càng hăng say đàn áp những tấm lòng yêu nước, càng quy chụp và trấn áp những tiếng nói yêu nước thương nòi càng chứng minh rõ hơn điều mà lâu nay người dân đã ngờ ngợ: “Chính quyền Việt Nam coi nhẹ sự mất nước, chỉ sợ lo mất Đảng”. Vì Đảng mới đưa lại lợi ích cho những cá nhân chóp bu này bât chấp vận mệnh của dân tộc, của Tổ Quốc.

Mọi âm mưu đang nỗ lực để lừa bịp quần chúng nhân dân, lừa bịp cả dân tộc đều sẽ thất bại bởi chúng xuất phát từ động cơ quyền lợi cá nhân, quyền lợi phe nhóm. Những động cơ đê hèn như vậy sớm muộn cũng bị đè bẹp bởi chính nghĩa dân tộc, đất nước. Lịch sử đã chứng minh và ngày nay sẽ tiếp tục minh chứng cho quy luật muôn đời này.

Ngày 18/11/2009
 
Tri Thức Công Giáo Với Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình: Thư gửi cộng đoàn Sinh Viên Công Giáo TGP Hà Nội
Paulus Lê Sơn
09:31 18/11/2009
Tri Thức Công Giáo Với Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình

Thư gửi cộng đoàn sinh viên TGP Hà Nội

Lời đầu tiên cho tôi được gửi tới các bạn sinh viên tổng giáo phận lời cám ơn chân thành, sâu lắng. Tôi cám ơn các bạn vì các bạn đã cho tôi được nhìn nhận lại chính bản thân mình, một bài học đáng quí trong cuộc đời, bài học của sự cầu nguyện, tin tưởng, phó thác trong Thiên Chúa.

Thật sự xúc động, tâm trạng xen lẫn giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa hân hoan vui sướng cùng chút gì đó đau trong tâm hồn, tiếc nuối. Đó là những tâm trạng của tôi trong đêm văn nghệ mừng đại hội truyền thống sinh viên tổng giáo phận Hà Nội lần thứ 12. Một cảm nhận đó là tất cả những con người có mặt trong đêm văn nghệ đều có cảm giác như tôi. Đấy là một sự chắc chắn. Một người bạn chưa tin Chúa đứng bên tôi đã phải thốt lên “Ôi, các bạn sinh viên công giáo thật tuyệt vời, các bạn thật có phúc vì các bạn là những sinh viên công giáo” sau tiết mục cầu nguyện cho “Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình” của nhóm sinh viên đến từ vùng đất miền trung – Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội. Đúng, quả thật một tác phẩm tuyệt vời, một tác phẩm rúng động lòng người. Một tác phẩm mặc dù các bạn chỉ diễn lại trên sâu khấu khi nó đã diễn ra thực tế. Một thực tế phũ phàng, đau xót đến tuột cùng của niềm tin, của đạo đức, của văn hóa đời sống xã hội. Tiết mục mà các bạn diễn lại trên sân khấu đã khiến cho hàng nghìn tâm hồn trẻ trung phải đau đáu, hàng nghìn cặp mắt phải ngấn lệ. Theo dòng cảm xúc của tôi có thể gọi tiết mục của các bạn là “Cha tôi, anh em tôi bị đánh đập, bỏ tù” hoặc “Người tu hành bị đánh đập, bỏ tù”. Khái quát hơn “Tôn giáo bị đàn áp, bách hại” Ngay thời đại văn minh này, ngay trong thiên niên kỷ thứ ba. Thiên niên kỷ mà loài người đang quay về với tâm linh, quay về với tôn giáo. Nhưng ở đất nước của chúng ta vẫn bị quan quân vô thần bách hại, đàn áp, bắt bớ cùng bỏ tù.

Chúng ta đang sống trong tháng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Lịch sử đã để lại cho chúng ta hàng ngàn, hàng vạn chứng nhân đã anh dũng hi sinh vì đạo Chúa. Họ đã đổ máu đào dưới lưỡi gươm của quân quan mọi thời, đó là những anh hùng đã sống trong niềm tin và chết cho niềm tin – Niềm tin vào Thiên Chúa. Những trang lịch sử hào hùng. Ngày nay, trong một thế giới văn minh, tiến bộ, niềm tin tôn giáo đang triển nở nơi nơi. Mọi dân, mọi nước đang ra sức tìm về giá trị thực của cuộc sống bằng việc họ đến với những niềm tin tôn giáo. Nhưng ở đất nước chúng ta, vẫn luôn hiện hữu những đau khổ, thậm chí đổ máu mà các tôn giáo đang phải gánh chịu. “Còn gì đau hơn cho một xã hội, một chế độ đối xử với tôn giáo bằng dùi cui, hơi cay, bạo lực và nhà tù” – đó là câu nói thốt lên từ một người làm văn hóa mà tôi vô tình đã bắt gặp trong đêm văn nghệ. “Tri thức trẻ thật sự đau lòng và xót thương, lo lắng cho tương lai của đất nước với đạo đức xã hội bị xuống cấp trầm trọng do cách hành xử của chính quyền đối với tôn giáo” – câu nói của một sinh viên không theo đạo khi nhìn thấy cảnh Linh mục và giáo dân bị đánh đập, đàn áp.

Lại nói về tác phẩm mà các bạn đã làm nên. Với sự xuất hiện của những con người cùng khổ trong xã hội, những con người tội lỗi, những con người bất mãn, những con người yếu đuối, những con người chất phát, hiền lành. Tất cả những thành phần đó đã được sống trong sự thật, được yêu thương nhau, được sự nâng đỡ tinh thần trong sứ vụ của linh mục, cao trọng hơn hết là trong tình yêu của Thiên Chúa. Cao trào của tác phẩm là sự thật, hiệp nhất, yêu thương luôn là khí cụ làm cho phường quỉ dữ khiếp sợ. Chúng kinh sợ vì sự thật, hòa bình, công lý, có ánh sáng thì chúng sẽ không còn hoành hành trong bóng tối để gây ra tội ác cho con người. Vì thế chúng dùng đủ mọi mưu ma trước quỉ để cám dỗ, không cám dỗ được chúng dùng những nanh vuốt, nọc độc mà đánh đập, đàn áp tan tác con cái của Chúa. Ôi, những giọt máu đã đổ ra vì tình yêu, sự thật, vì ánh sáng công lý. Cha của chúng ta – những linh mục kính yêu đã đổ máu đào vì đàn chiên, những anh em của chúng ta đã đổ máu và bị giam cầm vì tin yêu sự thật và bước theo ánh sáng của Thiên Chúa. Kết thúc trong niềm vui hân hoan, trong sự yêu thương và hiệp nhất, trong hạnh phúc nơi Thiên Chúa.

Thái Hà – Tòa Khâm Sứ

Tôi xúc động và lặng người vì đau đớn trong tâm hồn khi nhớ lại biến cố Thái Hà – Tòa Khâm Sứ rồi đến Tam Tòa. Trong biến cố đau thương tại Thái Hà – Tòa Khâm Sứ. Những vị mục tử tốt lành của chúng ta đã bị nhà cầm quyền lên kế hoạch bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, chụp mũ đủ thứ tội qua những tên “Bút Máu Tanh Người”. Nhưng các ngài đã chiến thắng, những chiến thắng mà Thiên Chúa đã sắp định. Chính những đau thương này mà các ngài đã được nâng lên tầm cao mới, khắc ghi vào trái tim của con dân Thiên Chúa, của những yêu yêu mến sự thật, yêu chuộng công lý, và khao khát sự tự do. Anh chị em của chúng ta đã đau đớn về thể xác lẫn tinh thần vì bị nhà cầm quyền dùng những thủ đoạn bỉ ổi để đánh đập và đàn áp. Họ đã phải chịu những trận dùi cùi, lựu đạn cay, họ đã bị bắt bớ, cầm tù và bị đưa ra tòa. Nhưng cuối cùng sự thật đã chiến thắng như Chúa đã chiến thắng sự chết trên cây Thánh Giá để chuộc tội chúng ta. Họ đã chiến thắng vang khúc khải hoàn trong những nhành lá Thiên Tuế, trong tiếng hò reo, trong sự chờ đợi, yêu thương của hàng vạn trái tim, hàng triệu tâm hồn yêu sự thật qua hai phiên tòa cộng sản đối với 8 giáo dân Thái Hà.

Tam Tòa

Tinh thần xác quyết, tin yêu vào Chúa, bước theo con đường sự thật, dõi theo ánh sáng đích thực lại một lần nữa được giương cao, oai hùng trong đau khổ của giáo xứ Tam Tòa. Ngày 20/07/09. Cha của chúng ta, anh chị em của chúng ta lên tiếng để lấy lại công lý cho giáo hội, cho cha ông. Họ hiệp nhất trong tinh thần bền vững, lấy lại đất đai, tài sản, nhà thờ mà ông cha họ, giáo hội đã để lại cho họ. Những thứ này thuộc về họ và họ đáng được hưởng, họ cần có nơi để sinh hoạt tôn giáo, họ cần có ngôi thánh đường để phụng thờ Thiên Chúa. Nhưng họ đã bị dẫm đạp, bị đàn áp và bắt bớ. Họ chịu trận như những gì đã xảy ra tại Thái Hà và hơn thế nữa. Những hình ảnh được ghi lại cho lịch sử phán xét, những hình ảnh để đời cho thế hệ mai sau thấy được cha ông chịu đau khổ thế nào vì niềm tin, vì sự thật trong một xã hội, một chế độ mà chúng ta đang trải qua. Cũng như bây giờ, khi chúng ta đang suy gẫm về máu Thánh Tử Đạo đã đổ ra trong chế độ phong kiến. Chúng ta xót thương và đồng cảm khi thấy những em bé mếu máo, những cô gái, bà mẹ bị lôi đi trong đau đớn, không một ai mà chúng không tha, từ già tới trẻ, từ người lớn đến trẻ thơ. Chúng ta thấy Cha của chúng ta – Linh mục bị toe toét máu đầu do “quần chúng tự phát…tiền” bố ráp, đánh đập một cách ngang nhiên, bị khước từ khi vào viện... Nhưng họ đã chiến thắng, họ chiến thắng hiển hách mà chúng ta có thể cảm nhận. Hàng triệu người sát cánh bên họ, cả giáo hội hiệp thông cùng với họ. Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời của giáo phận Vinh ngày 15/8/2009, với hơn hai trăm nghìn con người có mặt trong thánh lễ cùng cất vang một lời yêu thương, cùng một tâm nguyện dâng lên cho Mẹ “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”. Những biến cố đau thương đó Thiên Chúa đã cho con cái của Chúa vang khúc khải hoàn. Ngay chính những biến cố đau thương đó, tình Yêu Thương, sự Hiệp Nhất trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được gắn kết và thể hiện mạnh mẽ nhất. Không một thế lực ma quỉ nào có thể chọc thủng, chia rẽ khối tình yêu hiệp nhất vô tận này. Đấy là sức mạnh của Thiên Chúa và dân người, là chiến thắng toàn diện trong khí cụ Hòa Bình – Công Lý – Sự Thật, trong kinh nguyện và hành động.

Sự gắn kết giữa Thiên Chúa và chúng ta cũng là sự gắn kết giữa những Linh mục được Thiên Chúa tuyển chọn với chúng ta. Hiệp thông trong đau khổ để mừng vui trong hạnh phúc viên mãn nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy tiến bước theo Chúa đi trong ánh sáng, để kiếm tìm Công Lý – Hòa Bình – Sự Thật ngõ hầu mỗi người được Thiên Chúa xót thương và là chứng nhân của Chúa giữa cuộc đời, giữa xã hội đang thiếu thốn, mất đi Công lý – Sự Thật – Hòa Bình.

Hà Nội 18/11/09

Paulus Lê Sơn
 
“Đêm lửa Thạch bích”
Trần Thạch Linh
09:53 18/11/2009
“Đêm lửa Thạch bích”

Biết là có ngày hội lớn của sinh viên Tổng giáo phận Hà nội sẽ diễn ra tại Thạch Bích ( Trong hai ngày14 và15 tháng 11 ) Đã nhận được lời mời từ ban tổ chức đại hội. Thế nhưng cuộc sống thường nhật vẫn cứ lấp đầy, xô đẩy mình theo nó. Co kéo mãi tới tối mới rảnh rang đôi chút, vội vàng chạy về Thạch Bích cùng vui với những người trẻ tuổi. Thế nhưng “Ách tắc giao thông” lại lấy đi quá nửa thời gian dành dụm được để rồi vội vàng lại càng vội vàng hơn.

Mới đến chiếc cổng chào, từ đường cái quan đã nghe thấy tiếng hát đồng ca vang vọng đất trời, đã thấy đèn đuốc sáng rực, người người đang đổ dồn về phía cuối con đường nơi nhà thờ tọa lạc, cũng là nơi các bạn chọn làm địa điểm của Đại hội.

“ Đang có văn nghệ”, “Cây nhà lá vườn cả đấy” người đi trên đường kháo nhau như vậy.

Cái tâm trạng của người đến muộn khiến mình hoà nhanh vào dòng người hướng thẳng đến sân khấu lớn là trung tâm của đêm hội, nơi đang có cả ngàn ngàn cánh tay giơ cao vẫy chào cổ vũ, nơi giọng ca của bạn nào đó đang dâng cao lời ca về hồng ân của Chúa rồi hạ xuống cùng tiếng nhạc đổ dồn, tiếng vỗ tay rộn lên khi ca khúc kết thúc.

Khi nhóm sinh viên vừa biểu diễn rời sàn diễn, khoảng trống hiện ra đủ cho mình thấy được biểu tượng ngọn lửa lớn ngay giữa sân khấu và cảm nhận được ẩn dụ về chủ đề của đêm hội này là “lửa”.

Dứt lời thông báo của M.C rằng chương trình biểu diễn tiếp theo là của sinh viên giáo phân Vinh, một điệu dân ca miền trung du dương êm ả cất lên, núi đồi, non nước miền trung hiện ra trên sân khấu với vũ điệu trập trùng, lời ca sao mà thiết tha đến vậy: “À.. ơi…Chứ ai biết nước sông Lam răng là trong là đục. Thì biết cuộc đời răng là nhục là vinh… Thuyền em lên thác xuống ghềnh… Nước non là nghĩa là tình ai.. ơi …”

Rồi những người dân nghèo sinh nhai trên nước non thanh bình ấy với thúng mẹt, đó đơm,cả kiếp ăn sương… họ cúi đầu lam lũ nhọc nhằn kiếm sống vì thiếu đức tin, thiếu ánh sáng.

Rồi một linh mục đến nâng đỡ từng người lên, dìu dắt họ về nơi có ánh sáng ( Khoảng giữa sân khấu)…Những cái đầu đã ngửng lên, những đôi mắt đã chan chứa niềm tin, những tưởng cuộc đời tăm tối sẽ thay đổi từ đây…

Thế rồi Túyt …Tuýt…Tuýt… Túyt …Tuýt…Tuýt... Rập …Rập … Rập …Rập … Rập …Rập...

Bỗng tiếng còi cảnh sát tuýt lên liên hồi cùng bước rầm rập khẩn trương xé toạc khung cảng an bình. Đoàn quân hăm hở thô bạo tiến ra chiếm trọn phần trung tâm sân khấu cùng với một nghi thức trao tặng giấy khen mà chúng ta vẫn thấy trên ti vi, hay trong các hội nghị, kèm theo đó là những chiếc… phong bì và cái xoa đầu rất ấn tượng.

Và chính đoàn quân này đã lao vào đánh đập một cách tàn bạo đoàn người rách nát đang lê bước đi tìm ánh sáng, hạnh phúc. ..Những cánh tay chới với kêu cầu, bám víu...những thân hình quằn quại... Linh mục đã có mặt, Ngài đang cố ủi an đỡ đần những thân phận khổ đau bị đánh đập kia... Cha đã bị đánh, họ đánh tới tấp, Cha gục xuống... Nhưng Ngài cố gượng dậy, vươn tay về phía những người người xấu số. .. Đám quân ngỗ ngược trói Cha lại, đè sấp xuống tiếp tục đánh...Cha vùng đứng dậy…Cha đứng dậy được rồi... (Tất cả khán giả trên sân thót tim, nín lặng). .. Không,...Cú “lên gối” hiểm hóc và man rợ cuối cùng đã khiến Cha hộc máu ngã gục, dang tay trên đất như một cây Thập giá. ..

Khán gỉa ồ lên uất nghẹn. ..Lòng mình thì tê tái, xót xa chẳng khác gì khi đọc những vần thơ của thi sĩ Hoàng cầm trong bài “ Bên kia sông đuống”:

“...Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khuơ giầy đinh đạp đổ quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc tan phiên chợ ngèo

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba giọt máu loang chiều mùa đông...”

Rồi tất cả tối sầm xuống, trên sân khấu chỉ còn lại như một nghĩa địa hoang tàn.

Ai đó mũ cao áo dài, có phải là một trí thức chăng ? y đang cố làm một điều gì đó, kêu than? hay tố cáo ? Tiếng hát của y vang giữa không gian thinh lặng,cô tịch, không một hồi đáp. Chừng như nhận ra kiếp phận con người, nhận thấy mũ cao áo dài chỉ là đồ cảnh vẻ trang trí, y quăng chiếc mũ và lăn ra tự chết.

Và nến được thắp lên, những người yêu chuộng Công lý sự thật hoà bình đã can đảm, dấn thân thắp sáng lên ngay nơi hoang tàn chết tróc kia, bất giác mọi người có mặt trong đêm hội cùng hoà chung với tốp diễn lời nguyện cầu:

Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt nam

Trời u ám, bất công lan tràn

Mẹ hãy giơ tay ban phước bình an

Đưa Việt nam qua phút nguy nan…

Tất cả lại được hồi sinh, hồi sinh sau lời nguyện cầu tha thiết tới đức mẹ Maria - Nữ vương công lý hoà bình.

Đây là một kết thúc có hậu, không chỉ là ước mơ của những sinh viên, tác giả diễn cảnh hy hữu này, mà là mơ ước của tất cả những ai yêu chuộng công lý sự thật, phải sống trong xã hội đầy dối trá bất công. Và chỉ khi nhưng tràng pháo tay nổ ran những tiếng hô ủng hộ nhiệt tình dậy lên, và tốp diễn cúi đầu chào cảm ơn khán giả mình mới hiểu đây chỉ là một vở diễn. Mọi người nhìn sang nhau tìm sự sẻ chia, nghẹn ngào... Mình thấy trong mắt các bạn trẻ ngùn ngụt ngọn lửa, lửa “công lý”.Và trên sân khấu kia biểu tượng ngọn lửa đang rực cháy.

Ngay sau màn diễn của sinh viên giáo phận Vinh là những chương trình trẻ trung, sôi động của những nhóm sinh viên từ các giáo xứ khác. Những ca sĩ, những vũ công nhiệt huyết đến hết mình đã làm tiếng vỗ tay, tiếng cổ vũ không lúc nào ngớt trên sân.. Người xem trèo leo kín cả hai bên tường nhà thờ, trên những ban công, sân thượng người ta kê ghế thành hàng để ngồi xem. Đây là thủ đô cơ mà ? Đường lớn nhà cao cả đấy thôi, nhà nào mà chả có tivi, đầu đĩa, cách đó không xa là nhà văn hoá xã, nhà văn hoá huyện. ..Sao lại đói văn hoá đến vậy? Mình chỉ còn cách tự lý giải với mình rằng họ đói công lý, đói sự thật, đói sự trẻ tươi mà thôi.

Thời gian không nhiều, mình lại vội vàng đi xuống các lán trại, mỗi trại là một chủ đề, mỗi trại một vẻ, nét tựu trung là đơn sơ và nghộ nghĩnh, đến “trà đá” cũng trở thành “đặc sản vùng miền”, trở thành “thương hiệu” thì Thượng đế cũng phải cười mất thôi các bạn trẻ ạ…

Nhưng nét tựu trung lớn nhất của đêm hội này có lẽ là “lửa”. Biểu tượng lửa trên sân khấu, lửa trên đèn nến, lửa ở trong mắt các bạn, “ Lửa trẻ trung” “ lửa công lý” “Lửa yêu thương” “ Lửa nhiệt thành” và những nụ cười hồn nhiên, thân thiện.

Mình đã dành tất cả thời gian còn lại để chụp ảnh các nụ cười, mình chụp lia lịa, chụp đến hết cả bộ nhớ của máy ảnh thì thôi ( Hai ghi -ga –bai đấy nhé, chủ yếu là các bạn nữ )

Rất lạ là kiểu ảnh cuối cùng lại chính là điểm cuối cùng trong chu trình của mình, Cộng đoàn Vinh. ( Bắt đầu, bên tay phải khi đi vào, cuối cùng bên trái khi đi ra ) và thế là trong máy của mình chỉ có một kiểu duy nhất cho cộng đoàn Vinh, đó là biểu tượng tháp đổ “Tam toà” ngay trên nóc lều.

Đến lúc phải về rồi, lòng cứ bâng khuâng, xao xuyến suốt cả chặng đường. Biết là chương trình Đại hội diễn ra trong hai ngày với những Thánh lễ long trọng, các cuộc thi, các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi hoành tráng. Biết là đêm nay có đốt lửa trại, biết là có thắp nến cho công lý, sự thật, hoà bình... biết là đêm nay lửa sẽ sáng rực trời Thạch Bích...Mình thì lại lặng lẽ trở về trong giá lạnh với bao nỗi bất trắc của riêng tư.

Định là sẽ uống lấy một ly “trà đá”, mua lấy vài chục bánh đa làm quà, hơn nữa để “Kích cầu”,”Kích thích” “Hỗ trợ” “ Giải cứu” kinh tế gì đó cho các bạn rồi lại quên. Thôi thế cũng đành.. Mời nhau là một cú điện thoại, đón nhau là cả ngàn nụ cười, ngàn ánh lửa thì có gì quý hơn.

Có đôi dòng blogviết trên giấy trắng này, liệu có đến được với các bạn hay không?

14/11/2009

Trần Thạch Linh
 
Tham luận của Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam về ''Xã hội hoá giáo dục, y tế, từ thiện”
LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành
10:38 18/11/2009
Nhân ngày nhà giáo 2009, Đức cha Micaen Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum đã gửi đến quý thầy cô Công giáo một lá thư mục vụ khiến nhiều người phải suy nghĩ về thực trạng giáo dục và việc xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam.

Tôi nhớ lại cách đây hơn một năm, linh mục Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT Việt Nam đã gửi một bài tham luận cho Hội nghị “Xã hội hoá giáo dục - y tế - từ thiện” do Ban Tôn Giáo Chính phủ tổ chức ngày 24.07.2008 tại Sài Gòn. Nhưng cho tới nay bài tham luận này cũng như các ý kiến đóng góp của các dòng tu cũng như các tôn giáo khác không hề được quan tâm. Vì nói như Đức cha Oanh nhà nước này vẫn chưa "vượt lên cái sợ tôn giáo" được. Họ vẫn tuyên truyền cho nhau những "cái mũ" mà họ "chụp" cho các tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. Đức cha Oanh thắc mắc: "Thử hỏi một nền giáo dục mà không có “Tôn Giáo” thì tương lai sẽ ra sao? Một con người chỉ được đào tạo cái tay, cái chân, cái đầu, cái óc mà không được giáo dục cái Tâm, cái Linh thì sẽ tạo ra những hình tượng gì?". Liệu mấy cái đầu "bã đậu" đang cầm quyền trên đất nước Việt Nam có hiểu nổi vấn đề này không?

Xin đăng lại ở đây nguyên văn Tham luận của Giám tỉnh DCCT VN về "xã hội hóa giáo dục, y tế, từ thiện" ngày 24/7/2008:

(Trình bày tại Hội nghị “Xã hội hoá giáo dục - y tế - từ thiện” do Ban Tôn Giáo Chính phủ tổ chức ngày 24.07.2008)


Kính thưa quý vị đại biểu,

Hôm nay, trong khuôn khổ hội nghị bàn về xã hội hoá giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo, đại diện cho 280 linh mục tu sĩ DCCT đang phục vụ tại hơn 20 tỉnh thành ở 3 miền đất nước, chúng tôi xin có ý kiến như sau:

Thứ nhất: Xã hội hoá giáo dục - y tế là chủ trương đúng đắn. Quy luật phát triển của xã hội đòi hỏi phải xã hội hoá giáo dục. Trước đây, các triều đại phong kiến, chế độ thực dân và các chế độ cộng hoà ở Việt Nam đều đã thực hiện điều này. Nhiều tổ chức tôn giáo đã mở trường và lập nhà thương. Bản thân DCCT chúng tôi trước đây cũng đã được các chính quyền cho mở trường và dạy học từ cấp mầm non đến cấp đại học. Nhiều cán bộ hiện nay từ cấp làng xã đến cấp trung ương đã từng học ở các trường Công giáo chúng tôi. Do đó, chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương xã hội hoá giáo dục, y tế và từ thiện.

Thứ hai: Hiện nay ở Việt Nam nhiều cá nhân và tổ chức trong ngoài nước đã được phép mở trường học hoặc / và trung tâm dạy nghề và bệnh viện, trong khi ấy một chủ thể có kinh nghiệm giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khoẻ như Giáo hội Công giáo thì lại không. Không thể tiếp tục đối xử bất bình đẳng với các tôn giáo! Không thể tiếp tục gạt các tôn giáo ra bên lề xã hội và biến các tôn giáo thành “người ngoại quốc”, và thậm chí còn bị đối xử không bằng một người ngoại quốc, trên quê hương Việt Nam như thế ! Nếu chính quyền thực sự thương dân thương nước này, nếu chính quyền thực sự tôn trọng tự do tôn giáo, nếu chính quyền thực sự tôn trọng pháp luật, chính quyền phải để cho các tổ chức tôn giáo tham gia vào tiến trình xã hội hoá giáo dục-y tế, cụ thể là được mở trường và lập bệnh viện như những cá nhân và tổ chức khác.

Thứ ba: Yêu cầu cấp bách chính quyền công nhận các dòng tu, giáo xứ, giáo phận và Giáo hội Công giáo có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật như những tổ chức xã hội - chính trị khác, vì trên thực tế cho đến hiện nay các tổ chức uy tín này của Công giáo vẫn chưa được công nhận về mặt pháp lý trong các giao dịch dân sự: tài khoản ở ngân hàng không được lập, con dấu và chữ ký không được nhìn nhận, v.v...

Thứ bốn: Chúng tôi phản đối việc gắn liền tiến trình xã hội hoá giáo dục-y tế với việc cổ phần hoá các trường công và bệnh viện công. Vì như thế là tước mất cơ hội học tập và chữa bệnh của người nghèo. Cũng trong tiến trình xã hội hoá giáo dục - y tế, chúng tôi đề nghị giao quyền quản lý và điều hành các cơ sở giáo dục - y tế mà chính quyền đã mượn của các giáo xứ, các dòng tu, các giáo phận và Giáo hội Công giáo cho chính các tổ chức này. Các tổ chức này sẽ điều hành và quản lý theo quy định của luật pháp và sẽ dạy học sinh, sinh viên theo chương trình đào tạo quốc gia. Như thế, sẽ vừa giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, vừa tạo cơ hội cho nhiều người nghèo được học tập và chữa bệnh.

Nếu muốn xã hội hoá giáo dục - y tế, chúng tôi nghĩ chính quyền phải bắt đầu thực hiện những điều trên đây. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho quý vị biết được ý của Chúa Trời và hành động theo ý Chúa Trời. Vì “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” cho quý vị, cho con em chúng ta, cho chúng tôi và cho cả dân tộc Việt Nam và đất nước thân yêu này.

Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Kính chúc quý vị dồi dào sức khoẻ.

Linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành

Giám tỉnh DCCT Việt Nam

Đại diện báo cáo:

Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại

Thư ký - Chánh Văn phòng
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những đánh giá đầu tiên về Vatican II
Vũ Văn An
20:57 18/11/2009
Công đồng Vatican II đã được long trọng khai mạc tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô giữa sự chờ đợi của toàn thể thế giới không phân biệt Kitô Giáo hay không. Tuy thành quả của khóa đầu tiên chưa cụ thể bao nhiêu, nhưng tinh thần và chiều hướng tổng quát của nó vẫn gây hứng khởi cho mọi người. Ngay cuối khóa họp đó, linh mục F. X. Murphy, một học giả Dòng Chúa Cứu Thế đã có bài nhận định sau đây về Công Đồng này trên tờ America (số 9 tháng 3 năm 1963).

Công đồng Vatican II chính thức khai mạc ngày 11 tháng Mười năm 1962, bởi Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII. Trong bài diễn văn bế mạc khóa nhất, Đức Gioan XXIII tỏ ý hài lòng với các thành quả của Công Đồng. Mặc dù chưa có một sắc lệnh công đồng nào để làm quà cho Giáo Hội và thế giới, ngài vẫn cảm thấy đã có những thành quả đủ để biện minh cho việc triệu tập nó. Vì quả đã có một diễn trình giáo dục được đặt để tươm tất. Các vị giáo phẩm không những đã ý thức được Giáo Hội như một nối dài phổ quát của Thân Thể Chúa Kitô, mà còn thấy cần phải đào sâu hơn nữa ý nghĩa sâu xa của thần học, một nền thần học có mục tiêu đệ nhất đẳng phải đối chất và giáo dục lương tâm trong các hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống hiện đại.

Ghi nhận các quan điểm khác nhau được các nghị phụ phát biểu tại Công Đồng về các vấn đề quan trọng, Đức Gioan XXIII nói rằng đó là một dấu hiệu lành mạnh. Nó có nghĩa Công Đồng hết sức sinh động và các vị giáo phẩm đã nghiêm chỉnh quan tâm tới trách nhiệm của mình phải trình bày với mọi người tin vui và an ủi của sứ điệp phúc âm Kitô giáo. Được hỏi về điểm này, có người đã tường trình rằng Đức Giáo Hoàng đã hỏi lại: “Vậy thì ông mong các vị giám mục sẽ làm gì? Sẽ cư xử như các đan sĩ đang tụng kinh thần vụ chung với nhau chăng?”

Cung cách thảo luận chưa thỏa đáng

Quả Đức Gioan XXIII có tỏ ra hơi thất vọng đối với cung cách thảo luận tại công đồng: chưa có những trao đổi trực tiếp hơn tại các phiên họp, chưa có những tranh luận trực diện với đủ xác quyết và bác bỏ. Thay vào đó, cuộc thảo luận thường bao gồm các phát biểu dọn sẵn về một vài khía cạnh nào đó trong lược đồ (schema) hay chủ đề có sẵn, rất ít khi trực tiếp nhắc đến các ý tưởng hay đề nghị của các phát biểu trước đó. Nhưng phân tích cho đến cùng, thì có lẽ đó là cách duy nhất để thỏa mãn đòi hỏi tự do phát biểu trong một cuộc họp có đến gần 3 nghìn tham dự viên, nhất là khi những tham dự viên này phần lớn vốn là những con người quen nói hơn nghe, quen khuyên bảo người ta chứ không tiếp nhận tín liệu.

Tuy thế, điều hình như làm Đức Thánh Cha hết sức hài lòng chính là sự chú ý của thế giới bên ngoài đối với công đồng. Cho đến lúc này, khó có bộ phận nào trên địa cầu mà công chúng độc giả lại không biết rằng quả có chỗ cho tự do lương tâm bên trong Giáo Hội Công Giáo. Chính sự tự do ấy đã gây ấn tượng mạnh nơi các quan sát viên không Công Giáo, những người rất được tôn trọng tại công đồng. Nó chứng minh một lần dứt khoát rằng mặc dù có cấu trúc của một xã hội quân chủ, nhưng không giống các nhà nước toàn trị tân thời, Giáo Hội không phải là một quái vật độc khối làm đủ mọi cách để kiểm soát cả tư tưởng lẫn hành động của các chi thể của mình.

Cuộc thảo luận về việc sử dụng tiếng La Tinh trong phụng vụ của Giáo Hội “Phương Tây” đem lại một cơ hội rất tốt để thảo luận một vấn đề sâu sắc hơn thế. Các vị giáo phẩm quan tâm nhiều hơn đến việc xác định chức năng và trách nhiệm của các giám mục trong tư cách kế nhiệm các tông đồ và đồng sự với Đức Thánh Cha trong việc cai quản toàn bộ Giáo Hội cũng như các giáo phận cá thể của mình.

Trong thuật ngữ thần học của các năm gần kề công đồng, điều trên thường được gọi là việc trở về với ý niệm hiệp đoàn tính của giám mục. Luận đề này không hề có mưu toan làm giảm thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng đối với người Công Giáo khắp nơi, mà cũng không tước bỏ quyền kiểm soát trọn vẹn giáo phận riêng của các giám mục. Đúng hơn, nó nhằm thi hành trọn vẹn huấn quyền của Giáo Hội, một chức năng được Đức Giáo Hoàng và các vị giám mục cùng nhau chia sẻ trong tư cách cá nhân và trong tư cách hiệp đoàn. Ý niệm ấy coi Giáo Hội như một mầu nhiệm phức tạp hơn xã hội nhân bản nhiều lắm trong các yếu tố cấu thành của mình.

Mặt khác, phương thức này còn cố gắng đặt mối liên hệ hỗ tương giữa Đức Giáo Hoàng và các giám mục trên một bình diện rộng lớn hơn là bình diện hiện đang được hình dung bởi các ý niệm hiện có trong giáo luật. Nó nhấn mạnh đến sự kiện này: Chúa Kitô thiết lập hiệp đoàn tông đồ trước khi Người ban quyền tối thượng cho Thánh Phêrô, và sai các Tông Đồ “đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16:16), truyền cho họ làm nhân chứng cho Người “cho đến tận cùng thế gian” (Cv 1:8).

Xét theo một nghĩa, điều mới mẻ trong lối xem sét trên là việc nhấn mạnh tới trình thuật Thánh Kinh liên quan tới việc trao cho Thánh Phêrô các đặc sủng củng cố đức tin các tông đồ anh em của mình (Lc 22:32), và mệnh lệnh nhắc lại ba lần cho Thánh Nhân “chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Người” (Ga 21:15-16), một chứng tá cho thấy tình yêu của Thánh Phêrô đối với vị Mục Tử Thần Linh của mình. Ở đây, ta thấy không hề có ý nghĩ nào làm giảm sức mạnh trong thừa ủy nhiệm đã dành cho thủ lãnh các tông đồ làm đá tảng trên đó Giáo Hội được xây dựng (Mt 16:18). Nhưng nhấn mạnh mới được đặt lên chức năng của các giám mục, và lên cả chúc năng của Đức Giáo Hoàng nữa, phải là mục tử và thầy dạy hơn là nhà cai trị. Chắc chắn đó là quan niệm của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về chức vụ giám mục của riêng mình và của chung các giám mục anh em. Trong lược đồ về Giáo Hội, hiện đang được chuẩn bị cho khóa họp tới, khía cạnh chính thức về hiệp đoàn tính này sẽ được khai triển một cách rõ ràng hơn để bổ túc cho tín lý vô ngộ của đức giáo hoàng.

Ý niệm hiệp đoàn miền

Khi thảo luận đến việc thích nghi phụng vụ vào nhu cầu các hoàn cảnh văn hóa khác nhau của con người thế kỷ 20, các nghị phụ thấy rõ việc ấy sẽ được giải quyết hữu hiệu nhất tại các cuộc họp của các giám mục thuộc một quốc gia hay một vùng đặc thù nào đó.

Thí dụ điển hình là tổ chức của Hội Đồng Giám Mục Nam Mỹ (CELAM) vào năm 1955. Ngay khi vừa đặt chân tới Rôma tham dự công đồng, các vị giám mục Châu Phi cũng như các thượng phụ và giáo phẩm thuộc nghi lễ Đông Phương đã thấy ngay nhu cầu phải có những tổ chức tương tự. Cuối cùng, các vị giám mục Ý, mà nhiều vị chưa bao giờ gặp nhau trước đây, cũng bị lôi cuốn vào ý niệm về thứ hiệp hội có tính phối trí này.

Biến cố thúc đẩy động thái trên chính là việc trì hoãn bỏ phiếu bầu các thành viên của 10 ủy ban công đồng. Đề nghị trì hoãn này do Đức Hồng Y Liénart (1) và Đức Hồng Y Frings (2) đưa ra với lý do phải để cho các nghị phụ có cơ hội tìm hiểu 160 thành viên của các ủy ban này trước khi bỏ phiếu cho họ. Nhưng làm sao phân phối được tín liệu đến tất cả các nghị phụ được. Vấn đề vì thế đã được giải quyết bằng cách dựa vào các cuộc hội họp của các nhóm hội giám mục khác nhau.

Chính vì lý do trên, mà một số cảnh giác đối với việc các giám mục Hòa Lan và Mỹ muốn quảng bá về các hội đồng giám mục đã được rút lại. Các vị giám mục của hai quốc gia này dự tính sẽ tổ chức hội nghị thường niên của họ tại Kinh Thành Muôn Thuở. Tuy nhiên, một số thành viên của Giáo Triều cho rằng các cuộc hội họp miền hay toàn quốc của các giám mục có thể phát sinh ra các khối có tính duy quốc gia hay quá nhấn mạnh tới việc độc lập đối với Tòa Thánh, một khuynh hướng từng gây nhiều phiền toái cho Giáo Hội trong các thế kỷ trước đây, như chủ nghĩa Gallican ở Pháp (3) và chủ nghĩa Joseph ở Đế Quốc Áo Hung (4).

Nhưng các biến cố thực tế cho thấy những sợ sệt trên không có căn bản. Hầu hết 47 hội đồng giám mục đã họp nhau hàng tuần, trong thời gian công đồng, để thảo luận các lược đồ đang được bàn cãi, và để chuẩn bị cho các phiên họp vào tuần tới. Các hội đồng này đã mời nhiều chuyên viên khác nhau tới cung cấp cho các vị các tín liệu về thần học cần thiết đối với các khía cạnh của phụng vụ, của mạc khải, của thái độ đích thực đối với anh em Thệ Phản và Chính Thống Giáo.

Sau cùng, vì hy vọng sẽ giảm được con số các tham luận cá nhân tại các phiên họp của công đồng, các nhóm này còn tìm cách chọn ra các phát ngôn viên đại diện cho các khuynh hướng và ý kiến khác nhau của từng nhóm, coi đó như khuynh hướng và ý kiến của cả nhóm. Mặc dù nói chung đã có sự nhất trí về việc thích ứng phụng vụ vào các nhu cầu hiện đại và về việc dùng các thuật ngữ tân tiến để phát biểu các chân lý đức tin, như Đức Gioan XXIII nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc, người ta thấy vẫn còn những ý kiến rất dị biệt, ngay giữa các giám mục của một miền hay một quốc gia đặc thù, về cung cách đạt được các cuộc canh cải đó.

Hợp nhất rong những điều chủ yếu

Cuộc tranh luận tại công đồng ngay tức khắc đã tạo được một cảm thức phấn khởi về sự nhất trí tuyệt đối trong những điều chủ yếu của đức tin và trong lòng trung thành đối với Tòa Thánh cụ thể qua con người của Đức Thánh Cha. Điều ấy gây ấn tượng mạnh nơi các quan sát viên không Công Giáo và đã khiến Oscar Cullman, một giáo sư thần học Thệ Phản nổi tiếng của Paris và của Basel đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng gần như có nhất trí hoàn toàn giữa người Công Giáo và Thệ Phản thuộc truyền thống cũ về hầu hết các chân lý tích cực đặt căn bản trên Thánh Kinh. Điều vẫn còn phân cách giữa hai bên chỉ là cách hiểu về hợp nhất mà thôi.

Trong cuộc thảo luận về phụng vụ và trong những cuộc thảo luận sau đó, một vấn đề quan trọng đã được nêu ra, đó là việc Giáo Hội cần tự chứng tỏ mình là nơi nương náu của kẻ nghèo và kẻ có tội. Nhiều vị giám mục từ Châu Phi, Nam Mỹ và các lãnh thổ truyền giáo lên tiếng đòi phải có các thay đổi căn để trong phẩm phục của giám mục trong các nghi lễ của Giáo Hội. Tuy nhiên, các vị còn đi xa hơn nữa, bằng cách cho rằng Giáo Hội, một lần nữa, giống như thời các Tông Đồ, phải đồng hóa với những người đang từ hoang địa kêu gào công lý xã hội, công lý chủng tộc và công lý kinh tế ở mọi bình diện của xã hội. Các vị đã được Đức Hồng Y Gerlier (5) của Pháp và Lercaro (6) của Ý, Thượng Phụ Maximos IV (7) và nhiều vị giáo phẩm khác nhiệt liệt ủng hộ.

Các giám mục hoàn toàn nhất trí với các trích đoạn trong thông điệp Mẹ và Thầy từng được Đức Gioan XXIII nhắc lại nhiều lần trong diễn văn khai mạc Công Đồng, tức các đoạn chủ trương rằng Giáo Hội tích cực quan tâm tới tiến bộ vật chất hiện đại, vì nó là dấu chỉ ơn quan phòng liên tiếp của Thiên Chúa trong trần gian. Thay vì làm ngơ hay chỉ trích các tiến bộ ấy, Giáo Hội nên tích cực khuyến khích và lợi dụng chúng để giúp con cái mình thực hiện số phận trần thế và đời đời của họ. Giáo Hội cần chứng tỏ cho thế giới thấy cách nắm bắt các giá trị tâm linh ra sao để đẩy mạnh tiến bộ chân chính hòng đem lại hòa bình cho thế giới và làm dễ hành trình của con người tiến về đời sau.

Giáo triều và Công đồng

Một số báo gần đây của tờ Osservatore Romano đã giải thích tác phong của một số viên chức thuộc giáo triều không mấy thiện cảm đối với các chỉ thị của Đức Giáo Hoàng trong việc kêu gọi Giáo Hội tiến lên phía trước. Một số viên chức này đã cố gắng vận động để duy trì các hình thức phụng vụ, và nói chung cả nền thần học, trong các công thức tĩnh tụ y như trước đây. Thực ra, không ai thấy cần phải chỉ trích các viên chức này, bởi lẽ, với tư cách nghị phụ của Công Đồng, họ có quyền tự do như mọi giám mục khác, và do đó, được quyền phát biểu bất cứ ý kiến nào liên quan đến nền thần học và phụng vụ của Giáo Hội.

Tuy nhiên, trong vấn đề này, người ta chú ý tới hai sự kiện. Thứ nhất, hình như các viên chức giáo triều không nhận ra sự phân biệt mà chính Đức Gioan XXIII từng đưa ra giữa Giáo Triều và Công Đồng. Ngài nói vào ngày 9 tháng 6 năm 1959 như sau: “Công Đồng Chung có cấu trúc và tổ chức riêng… Do đó, có sự phân biệt khá rõ ràng này: Giáo Triều lo việc cai quản công việc bình thường của Giáo Hội là một lẽ, mà Công Đồng là một lẽ khác”. Thực ra, đây chỉ là một cách phát biểu khác đi điều đã được qui định tại khoản 228 của bộ giáo luật. Khoản này nói rõ rằng: “Công đồng chung hưởng quyền tối cao trong Giáo Hội”.

Thứ hai, các viên chức trên hình như cũng không minh nhiên chịu đương đầu với vấn đề phải hòa hợp một số thái độ quá “bảo thủ” với lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng nhằm cập nhật hóa (aggiornamento), nghĩa là nhằm tìm ra các phương thức mới mẻ để nói và làm những điều có thể đem thực tại thiêng liêng của Giáo Hội mà trình bày cho con người hiện đại như một thách thức không thể né tránh được. Có điều hơi rõ ràng là các tư tưởng bảo thủ của một số nghị phụ liên quan đến câu hỏi điều gì tạo nên nền thần học mục vụ tỏ ra quá khác biệt với các nghị phụ khác. Nhiều người cho rằng các tư tưởng đó cũng không hề hòa hợp với ý muốn của chính Đức Giáo Hoàng.

Ít nhất đối với thế giới bên ngoài, đây là dấu chỉ cho thấy Đức Gioan XXIII khá kiên nhẫn đối với một số vị vốn là cánh tay mặt của ngài trong việc điều hành Giáo Hội, những người dám tự hào bảo vệ tính vô ngộ của ngài. Những vị này khiến người ta có cảm giác họ đang chống đối chính sách của ngài về Công Đồng. Nhưng đó cũng là bằng chứng lòng đại độ của con người được Chúa sai đến tên là Gioan, đồng thời cũng chứng tỏ lòng thành thực của ngài trong việc bảo đảm tự do thực sự cho mọi người trong Giáo Hội.

Tuy nhiên, cuối cùng, Đức Thánh Cha đã phải đích thân can thiệp vào Công Đồng. Trước nhất để ngăn cản một bế tắc không hay liên quan đến cuộc thảo luận về bản chất của mạc khải; sau đó, trong các buổi họp cuối cùng, để bảo đảm có được các tái lượng giá cũng như canh tân phù hợp với ý muốn của ngài. Trong khi cố gắng thỏa hiệp bằng cách tái ủy thác lược đồ về mạc khải cho một ủy ban gồm các thành viên của Ủy Ban Thần Học và Văn Phòng Hợp Nhất, nhưng lúc tới lần can thiếp thứ hai, thì ngài dứt khoát hơn. Trong ủy ban mới, được đề cử dưới quyền chủ tọa của chính Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, không một nhân nhượng nào còn dành cho phe vốn được mệnh danh là bảo thủ nữa.

Ủy ban mới này có nhiệm vụ giám sát việc rút gọn 70 lược đồ do các ủy ban chuẩn bị đệ trình xuống còn 20 cho dễ thảo luận, với nội dung ngắn gọn và giọng điệu hòa hoãn hơn. Cũng ủy ban này có nhiệm vụ lo sao cho các ủy ban có những vấn đề dính dáng đến nhau phải hợp tác đầy đủ với nhau để tránh trùng lắp và có thể đưa ra được các văn kiện có phối hợp. Phần lớn các đặc điểm này vốn thiếu trong các lược đồ nguyên thủy, có lẽ vì uỷ ban thần học trong giai đoạn chuẩn bị đã không hợp tác với bất cứ ủy ban nào khác.

Người trong năm

Tờ Time, khi chọn Đức GH Gioan XXIII là “Người Trong Năm”, đã tuyên bố rằng: “Khi triệu tập Công Đồng Chung gọi là Vatican II, ngài đã đem lại các ý tưởng và sức mạnh không những chỉ ảnh hưởng tới người Công Giáo Rôma, hay người Kitô hữu nói chung, mà còn ảnh hưởng tới toàn thể dân số mỗi ngày một gia tăng của thế giới”. Hàng ngày Công Đồng được các tờ báo lớn tại các thành phố lớn của Thế Giới Tự Do tường trình. Ngay báo chí Nga cũng đồng ý rằng đây là một biến cố tạo nên thời cuộc.

Việc canh tân Giáo Hội đầy tính năng động sẽ phải được đúc kết dưới hình thức dự thảo trong khỏang cách 9 tháng giữa khóa thứ nhất và khóa thứ hai của Vatican II. Đức Gioan XXIII từng mô tả nhiệm vụ này như một tiếp diễn đầy hiệu năng, tuy âm thầm, của một công trình tốt đẹp vừa mới bắt đầu. Trước cơn bệnh mới đây của ngài, cả thế giới đang tha thiết cầu nguyện xin Chúa Quan Phòng gìn giữ Đức Gioan XXIII. Tuy nhiên, như chính ngài từng chỉ ra, dù là việc của ngài hay của một vị giáo hoàng khác, sự kiện Công Đồng và các thành tựu của nó là điều không thể phản hồi được nữa.

_________________________________________________________________

(1) Achille Liénart (1884—1973) là vị hồng y người Pháp, làm giám mục Lille từ 1928 tới 1968 và được nâng lên hàng hồng y năm 1930.

(2) Josef Richard Frings (1887—1978), là vị hồng y người Đức, làm tổng giám mục Cologne từ 1942 tới 1969, và được Đức GH Piô XII nâng lên hàng hồng y năm 1946.

(3) Chủ thuyết Duy Pháp (Gallicanism) là một chủ thuyết xuất phát từ Pháp trong thế kỷ 18, chủ trương rằng thẩm quyền dân sự đối với Giáo Hội Công Giáo, một thẩm quyền thường được đại diện bởi nhà vua hay nhà nước, cũng tương tự như thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng. Chủ thuyết này bác bỏ chủ thuyết tôn giáo toàn quyền (ultramontanism); nó gần giống như chủ thuyết anh giáo, nhưng hơi khác ở điểm coi nhẹ thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng, dù vẫn không bác bỏ thẩm quyền của ngài là vị thứ nhất giữa những vị ngang hàng (primus inter pares).

(4) Chủ thuyết Joseph (Josephinism) là chữ dùng để mô tả chính sách đối nội của Hòang Đế Rôma Thánh Thiện Joseph II của Austria (1765-1790). Đối với GH Công Giáo, Joseph cực lực chống lại điều ông gọi là các tu viện “chiêm niệm”, tức các tu viện ẩn dật bị ông coi là không mang ích chi cho cộng đoàn. Ông cũng không cho các vị giám mục trực tiếp liên hệ với giáo triều Rôma.

(5) Pierre-Marie Gerlier (1880—1965) là một vị hồng y người Pháp, làm TGM Lyon từ 1937 cho đến khi qua đời, được nâng lên hàng hồng y năm 1937.

(6) Giacomo Lercaro (1891—1976) là một vị hồng y người Ý, làm TGM Ravenna từ 1947 tới 1952, rồi TGM Bologna từ 1952 tới 1968, được Đức GH Piô XII nâng lên hàng hồng y năm 1953. Mặc dù cảm thấy Đức Gioan XXIII hành động quá vội khi công bố Công Đồng Vatican II vào cuối năm 1959, nhưng sau đó, vị hồng y này đã tham gia Chủ Tịch Đoàn của Công Đồng và được coi là một trong các kiến trúc sư chính của cuộc canh tân phụng vụ. Ngài cũng là người đầu tiên phổ thông hóa lý thuyết “giáo hội của người nghèo” mà sau đó được Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh khai triền trong thập niên 1970. Lúc là TGM Bologna, ngài đã có công mở những cuộc đối thoại với Đảng Công Sản Ý tại thành phố này.

(7) Maximos IV Sayegh (hay Saïgh) (1878 –1967) là thượng phụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp từ 1947 tới lúc qua đời năm 1967. Ngài là người mạnh miệng lên tiếng và đã thúc đẩy cuộc hòa giải giữa giáo hội Công Giáo và giáo hội Chính Thống Đông Phương.
 
Văn Hóa
Chỉ Có Một Ngày
Vọng Sinh
21:12 18/11/2009
  • Nếu tôi chỉ có một ngày để sống
  • Tôi sẽ sống không uổng phí ngày này
  • Tôi sẽ đi làm gấp những gì đây?
  • Biết bao điều tôi đã từng quên khuấy !


  • Tôi dậy sớm nấu điểm tâm cho vợ
  • Xin lỗi Nàng những nóng nảy …thờ ơ…
  • Ôm thật chặt đứa con yêu vô bờ
  • Ba đã lỡ quên cận kề dạy dỗ !


  • Tôi qùy lậy Mẹ Cha gìa qúa khổ!
  • Cả một đời vất vả đổ mồ hôi
  • Để tuổi gìa lủi thủi một góc trời
  • Con bội bạc quên ơn Người sinh dưỡng.


  • Tôi chạy lại người anh em hôm trước
  • Bao tị hiềm ganh ghét ghen tương
  • Xin cho tôi lời: “Xin lỗi” mười phương
  • Để từ đây ngàn mến thương ngập lối.


  • Nếu tôi chỉ còn một ngày để sống
  • Lợi ích chi những lạc thú hư không?
  • Bao tiền của với đam mê điên cuồng
  • Danh vọng mấy cũng bụi đường đất sỏi !


  • Nếu tôi chỉ còn một ngày đơn lỏi
  • Tôi sẽ không tranh chấp nhỏ nhoi
  • Dù ai đó có sỉ vả tơi bời
  • Tôi cũng sẽ chỉ mỉm cười thân ái


  • Nếu tôi chỉ có một ngày còn lại
  • Tôi không ngại bán hết đi của cải
  • Chia cho ai đang đói khát quanh tôi
  • Để thảnh thơi tôi đi về “Cõi Mới”


  • Lậy Chúa Trời xin cho con biết sống
  • Ngày hôm nay như ngày cuối cùng rồi.
  • Đời còn lại yêu người yêu Chúa thôi
  • Để đợi sẵn lỡ đêm nay… Chúa gọi !


Cho con luôn sẵn sàng. Dù Người đến sáng… đêm…!