Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:46 17/11/2022
36. Yêu là hy vọng cùng người yêu hợp nhất.
(Thánh Thomas de Aquino)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:49 17/11/2022
53. DIỆU DỤNG CỦA RƯỢU
Có một quan chức nhỏ uống rượu say khướt đi đến công ty, giám đốc trách ông ta:
- “Uống rượu rất dễ làm nhỡ việc, nếu anh không phải là người thích rượu, thì có lẽ đã làm trưởng khoa rồi đó”.
- “Dạ, giám đốc” –quan chức nhỏ ấy nói tiếp:
- “Tôi chỉ cần uống một ly rượu thôi, thì cảm thấy mình là tổng giám đốc của công ty rồi ạ”.
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 53:
Một vài diệu dụng của rượu là:
- Làm cho người nhát gan thành can đảm.
- Làm cho câu chuyện rôm rã hơn.
- Làm cho có sức chịu đựng.
- Làm cho cuộc họp mặt giữa bạn bè vui hơn.
- Làm cho đám cưới náo nhiệt hơn…
Một vài tác hại của rượu là:
- Mất đi cả trí nhớ, nếu uống lâu dài sẽ hết thuốc chữa.
- Ảnh hưởng đến cả thai nhi con của mình.
- Mất công ăn việc làm.
- Mất tư cách.
- Dễ dàng phạm tội.
- Gây đau khổ cho vợ con…
Sách Cách Ngôn dạy chúng ta rằng:
“Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào,
kẻ nào vướng vào đó, đâu còn là người khôn”.
Ai có tai thì nghe, nghe những lời nói của người say rượu: nói lè nhè không đầu không đuôi; ai có mắt thì thấy, thấy người say xỉn đi xiêu vẹo ngoài đường áo quần xộc xệch mất cả tư cách; ai có đầu óc thì suy nghĩ, nghĩ đến nếu mình là dân sáng xỉn chiều say thì sao nhỉ? Ai có tim thì biết yêu, trước hết là yêu cha mẹ vợ con để không làm khổ họ khi mình uống rượu say xỉn…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một quan chức nhỏ uống rượu say khướt đi đến công ty, giám đốc trách ông ta:
- “Uống rượu rất dễ làm nhỡ việc, nếu anh không phải là người thích rượu, thì có lẽ đã làm trưởng khoa rồi đó”.
- “Dạ, giám đốc” –quan chức nhỏ ấy nói tiếp:
- “Tôi chỉ cần uống một ly rượu thôi, thì cảm thấy mình là tổng giám đốc của công ty rồi ạ”.
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 53:
Một vài diệu dụng của rượu là:
- Làm cho người nhát gan thành can đảm.
- Làm cho câu chuyện rôm rã hơn.
- Làm cho có sức chịu đựng.
- Làm cho cuộc họp mặt giữa bạn bè vui hơn.
- Làm cho đám cưới náo nhiệt hơn…
Một vài tác hại của rượu là:
- Mất đi cả trí nhớ, nếu uống lâu dài sẽ hết thuốc chữa.
- Ảnh hưởng đến cả thai nhi con của mình.
- Mất công ăn việc làm.
- Mất tư cách.
- Dễ dàng phạm tội.
- Gây đau khổ cho vợ con…
Sách Cách Ngôn dạy chúng ta rằng:
“Rượu nồng sinh nhạo báng, men say tạo ồn ào,
kẻ nào vướng vào đó, đâu còn là người khôn”.
Ai có tai thì nghe, nghe những lời nói của người say rượu: nói lè nhè không đầu không đuôi; ai có mắt thì thấy, thấy người say xỉn đi xiêu vẹo ngoài đường áo quần xộc xệch mất cả tư cách; ai có đầu óc thì suy nghĩ, nghĩ đến nếu mình là dân sáng xỉn chiều say thì sao nhỉ? Ai có tim thì biết yêu, trước hết là yêu cha mẹ vợ con để không làm khổ họ khi mình uống rượu say xỉn…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 18/11: Thân xác chúng ta là Đền Thờ Thiên Chúa ngự – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến.
Giáo Hội Năm Châu
03:00 17/11/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang buôn bán và nói với họ: “Đã có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!”
Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các thượng tế và kinh sư tìm cách giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không biết phải làm sao, vì toàn dân say mê nghe Người.
Đó là lời Chúa
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Chua Kitô Vua
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:34 17/11/2022
Chúa Cứu Thế Là Vua
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Chua Kitô Vua
( Lc 23, 35-43 )
Vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành lễ Chúa Kitô Vua với ước muốn cho mọi người thấy Vương quyền của Chúa Kitô Vua hoàn vũ, đồng thời hô vang : Hoan hô Chúa Cứu Thế là Vua!
Dòng dõi vua Đavít
Thiên Chúa đã thề hứa cùng David rằng, giòng dõi ông sẽ làm vua cai trị đến muôn đời (x. 2. Sm 7,10). Nhưng sống cảnh lưu đày, làm sao có vua để cai trị? Lời Chúa hứa qua miệng tiên tri Isaia có viết : “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non” (Is 11,1). Mầm non mọc lên từ gốc tổ Jesse chính là Đức Kitô, thuộc giòng tộc Jesse, cha của vua David.
Đavid là vua, Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đavid. Khi các đầu mục đến Hêbron yết kiến Ðavít và xin qui phục vương quyền của ông. Họ thưa : Ngài (tức là Ðavít) cũng là cốt nhục với chúng tôi. Ngài đã từng là tướng triều Saulê, Vua nước chúng tôi. Ngài đã được Thiên Chúa chọn để chăn dắt và lãnh đạo dân Người.
Những lời trên cho thấy một vị Vua của Israel... phải có cốt nhục với đồng bào của ông; phải vào sinh ra tử cho Ðất nước của họ; và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn. Nếu, Vương quốc của Ðavít chỉ có ở nơi Ðavít thì vương quốc của Chúa Kitô cũng chỉ có ở nơi Chúa Kitô và là công trình của Thiên Chúa và hoàn toàn lệ thuộc Chúa Kitô; nên Nước của Người không thuộc về thế gian này.
Chúa Giêsu Kitô, tuy sinh ra như một con người; nhưng Người lại có uy quyền của Thiên Chúa, vì “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí mưu lược và mạnh mẽ, thần khí hiểu biết và đạo đức, thần khí kính sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Ðavít là vị mục tử đầy nhân ái và đạo đức đã là hình ảnh báo trước về Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân và xây hạnh phúc cho dân là Đức Giêsu Kitô, vua vũ hoàn. Cả hai đã được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vương quyền của cả hai đều phải vào sinh ra tử cho dân mới được dân công nhận, nhằm bảo hộ bênh vực để dân Chúa được bình an và hạnh phúc.
Chúa Giêsu Kitô là Vua
Ai cũng biết suốt đời Chúa Giêsu chẳng có vẻ gì là một ông Vua. Người còn nhất mực từ chối mỗi khi dân chúng có ý tưởng tôn Người làm Vua. Nhưng bỗng dưng Người có một thay đổi bất ngờ. Hôm vào Giêrusalem, Người muốn tỏ ra mình là một ông vua thái hòa. Người cỡi lừa, ung dung để cho người ta lấy lá, lấy áo lót đường cho Người đi, và Người chấp nhận để cho người ta tung hô mình là Con Vua Ðavít, vua của Israel.
Nhưng trong cuộc rước ấy, Người vẫn âm thầm. Và Người cũng không có một cử chỉ hoàng đế nào trong dịp nô nức ấy. Thế rồi Người bị nộp, bị trói, bị đánh, bị điệu ra trước tòa. Chính ở đây và từ đây Người mới có thái độ làm vua.
Hướng nhìn lên đồi Calvariô nơi treo Chúa Giêsu Kitô trên cây Thánh Giá, chúng ta khám phá ra Vị Vua Nhân Lành hiến mạng vì đàn chiên, thương xót, tha thứ và cứu vớt tội nhân. Tấm bảng trên đầu có ghi : “Người này là vua dân Do thái” (Lc 23,38). Điều Philatô đã viết là đã viết. Hình khổ Vua chịu thật là khủng khiếp, mặt mày biến dạng. Thế mà Người lại là vua ư? Sao có thể thế được? Người là Vua những gì?
Câu trả lời : Chúa Giêsu không là vua của những gì hết. Ngài là Vua vinh quang, Vua mọi sự. Đơn giản, Người là Vua, hoàn toàn là Vua.
Vương quốc của Vua Giêsu là sự thật và là sự sống, Vương quốc thánh thiện và tràn đầy ân sủng, Vương quốc yêu thương, công lý và an bình. Một vương quốc được sinh ra từ Máu và nước từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Giêsu Kitô. Vương quốc của Vua Chúa Giêsu, Đấng đã được xức dầu (x. 1Col 1, 12-20), là Vua duy nhất của vũ hoàn, Vua khiêm nhường, Vua quyền năng.
Thánh Giá thẳng đứng trong vinh quang. Ngai vàng, gợi lên những sự khiêu khích. Ba lần Chúa Giêsu bị hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô” (x. Lc 23, 35-43). Mỗi nhóm cáo buộc Người đều hỏi về tình trạng cá nhân của chính Người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo mong đợi Người Thiên Chúa tuyển chọn nên hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô “(Lc 23, 35). Những tên lính bảo vệ sức mạnh của Đế chế La-mã thách thức Người :”Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi“(Lc 23, 38). Một tên trộm cướp cùng bị đóng đinh cũng kêu lên trong đau đớn nhằm thoát khỏi cái chết : “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa” (Lc 23, 40). Họ khác nhau về địa vị, nhưng lại giống nhau ở điểm thách thức Chúa : “Ông hãy tự cứu mình đi !” Như thể thách Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá để chứng minh vương quốc của mình ! Đây là cơn dám dỗ cuối cùng. Nhưng Chúa Giêsu đã không đến thế gian để biểu dương sức mạnh cho ta thấy. Người đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha và nhân loại với nhau, đồng thời ban lại cho chúng ta tự do đã bị đánh mất vì tội. Khi chịu treo thên thập giá Chúa Giêsu đã mạc khải vinh quang của Người, Người là Con Chiên bị sát tế để xóa tội trần gian.
Công dân Vua Giêsu
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Kitô có phải là Vua và là Chúa của đời tôi không? Ai hiển trị trong tôi, Chúa Kitô hay ai khác? Theo thánh Phaolô, có hai con đường có thể để sống: “hoặc cho mình hay cho Chúa” (x. Rm 14:7-9), vậy tôi sống cho chính mình hay sống cho Chúa?
Lạy Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa, Vua của vũ hoàn. Chúng con cùng với muôn loại thụ tạo cung chúc tôn thờ và cảm tạ Vua Tình Yêu. Xin thương xót chúng con, xin cho đời chúng con thành lời ca ngợi, luôn làm theo ý Vua, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, mọi vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa Cha đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Chua Kitô Vua
( Lc 23, 35-43 )
Vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, Giáo hội cử hành lễ Chúa Kitô Vua với ước muốn cho mọi người thấy Vương quyền của Chúa Kitô Vua hoàn vũ, đồng thời hô vang : Hoan hô Chúa Cứu Thế là Vua!
Dòng dõi vua Đavít
Thiên Chúa đã thề hứa cùng David rằng, giòng dõi ông sẽ làm vua cai trị đến muôn đời (x. 2. Sm 7,10). Nhưng sống cảnh lưu đày, làm sao có vua để cai trị? Lời Chúa hứa qua miệng tiên tri Isaia có viết : “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non” (Is 11,1). Mầm non mọc lên từ gốc tổ Jesse chính là Đức Kitô, thuộc giòng tộc Jesse, cha của vua David.
Đavid là vua, Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đavid. Khi các đầu mục đến Hêbron yết kiến Ðavít và xin qui phục vương quyền của ông. Họ thưa : Ngài (tức là Ðavít) cũng là cốt nhục với chúng tôi. Ngài đã từng là tướng triều Saulê, Vua nước chúng tôi. Ngài đã được Thiên Chúa chọn để chăn dắt và lãnh đạo dân Người.
Những lời trên cho thấy một vị Vua của Israel... phải có cốt nhục với đồng bào của ông; phải vào sinh ra tử cho Ðất nước của họ; và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn. Nếu, Vương quốc của Ðavít chỉ có ở nơi Ðavít thì vương quốc của Chúa Kitô cũng chỉ có ở nơi Chúa Kitô và là công trình của Thiên Chúa và hoàn toàn lệ thuộc Chúa Kitô; nên Nước của Người không thuộc về thế gian này.
Chúa Giêsu Kitô, tuy sinh ra như một con người; nhưng Người lại có uy quyền của Thiên Chúa, vì “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí mưu lược và mạnh mẽ, thần khí hiểu biết và đạo đức, thần khí kính sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Ðavít là vị mục tử đầy nhân ái và đạo đức đã là hình ảnh báo trước về Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân và xây hạnh phúc cho dân là Đức Giêsu Kitô, vua vũ hoàn. Cả hai đã được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vương quyền của cả hai đều phải vào sinh ra tử cho dân mới được dân công nhận, nhằm bảo hộ bênh vực để dân Chúa được bình an và hạnh phúc.
Chúa Giêsu Kitô là Vua
Ai cũng biết suốt đời Chúa Giêsu chẳng có vẻ gì là một ông Vua. Người còn nhất mực từ chối mỗi khi dân chúng có ý tưởng tôn Người làm Vua. Nhưng bỗng dưng Người có một thay đổi bất ngờ. Hôm vào Giêrusalem, Người muốn tỏ ra mình là một ông vua thái hòa. Người cỡi lừa, ung dung để cho người ta lấy lá, lấy áo lót đường cho Người đi, và Người chấp nhận để cho người ta tung hô mình là Con Vua Ðavít, vua của Israel.
Nhưng trong cuộc rước ấy, Người vẫn âm thầm. Và Người cũng không có một cử chỉ hoàng đế nào trong dịp nô nức ấy. Thế rồi Người bị nộp, bị trói, bị đánh, bị điệu ra trước tòa. Chính ở đây và từ đây Người mới có thái độ làm vua.
Hướng nhìn lên đồi Calvariô nơi treo Chúa Giêsu Kitô trên cây Thánh Giá, chúng ta khám phá ra Vị Vua Nhân Lành hiến mạng vì đàn chiên, thương xót, tha thứ và cứu vớt tội nhân. Tấm bảng trên đầu có ghi : “Người này là vua dân Do thái” (Lc 23,38). Điều Philatô đã viết là đã viết. Hình khổ Vua chịu thật là khủng khiếp, mặt mày biến dạng. Thế mà Người lại là vua ư? Sao có thể thế được? Người là Vua những gì?
Câu trả lời : Chúa Giêsu không là vua của những gì hết. Ngài là Vua vinh quang, Vua mọi sự. Đơn giản, Người là Vua, hoàn toàn là Vua.
Vương quốc của Vua Giêsu là sự thật và là sự sống, Vương quốc thánh thiện và tràn đầy ân sủng, Vương quốc yêu thương, công lý và an bình. Một vương quốc được sinh ra từ Máu và nước từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Giêsu Kitô. Vương quốc của Vua Chúa Giêsu, Đấng đã được xức dầu (x. 1Col 1, 12-20), là Vua duy nhất của vũ hoàn, Vua khiêm nhường, Vua quyền năng.
Thánh Giá thẳng đứng trong vinh quang. Ngai vàng, gợi lên những sự khiêu khích. Ba lần Chúa Giêsu bị hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô” (x. Lc 23, 35-43). Mỗi nhóm cáo buộc Người đều hỏi về tình trạng cá nhân của chính Người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo mong đợi Người Thiên Chúa tuyển chọn nên hỏi : “Nếu ông là Đấng Kitô “(Lc 23, 35). Những tên lính bảo vệ sức mạnh của Đế chế La-mã thách thức Người :”Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi“(Lc 23, 38). Một tên trộm cướp cùng bị đóng đinh cũng kêu lên trong đau đớn nhằm thoát khỏi cái chết : “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa” (Lc 23, 40). Họ khác nhau về địa vị, nhưng lại giống nhau ở điểm thách thức Chúa : “Ông hãy tự cứu mình đi !” Như thể thách Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá để chứng minh vương quốc của mình ! Đây là cơn dám dỗ cuối cùng. Nhưng Chúa Giêsu đã không đến thế gian để biểu dương sức mạnh cho ta thấy. Người đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha và nhân loại với nhau, đồng thời ban lại cho chúng ta tự do đã bị đánh mất vì tội. Khi chịu treo thên thập giá Chúa Giêsu đã mạc khải vinh quang của Người, Người là Con Chiên bị sát tế để xóa tội trần gian.
Công dân Vua Giêsu
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Kitô có phải là Vua và là Chúa của đời tôi không? Ai hiển trị trong tôi, Chúa Kitô hay ai khác? Theo thánh Phaolô, có hai con đường có thể để sống: “hoặc cho mình hay cho Chúa” (x. Rm 14:7-9), vậy tôi sống cho chính mình hay sống cho Chúa?
Lạy Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa, Vua của vũ hoàn. Chúng con cùng với muôn loại thụ tạo cung chúc tôn thờ và cảm tạ Vua Tình Yêu. Xin thương xót chúng con, xin cho đời chúng con thành lời ca ngợi, luôn làm theo ý Vua, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, mọi vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa Cha đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Không gian cho Chúa
Lm. Minh Anh
17:26 17/11/2022
KHÔNG GIAN CHO CHÚA
“Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp”.
Đọc Giêrêmia 23, 24: “Có ai ẩn mình trong nơi bí mật mà Ta lại không thấy. Ta lại không làm cho trời đất đầy tràn sao?”, một nhà thần học nói, “Một thuộc tính chỉ riêng một mình Thiên Chúa có, là sự hiện diện của Ngài bao trùm mọi lúc và mọi nơi. Ngài không bị ràng buộc bởi thời gian và không gian. Điều đó không có nghĩa thiên nhiên là một phần của Chúa; và do đó, chúng đáng được tôn thờ. Tạo vật tách biệt với Tạo Thành nhưng không phải là không tuỳ thuộc vào Ngài; tuy nhiên, nơi bất cứ một tạo vật nào, vẫn cần có một ‘không gian cho Chúa!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Cần có một ‘không gian cho Chúa!’”. Đó cũng là thông điệp mạnh mẽ Chúa Giêsu tuyên bố qua trình thuật Tin Mừng hôm nay. Để Thiên Chúa có thể tiếp cận và ở với dân Ngài, Chúa Giêsu cho biết, mỗi người cần có một đền thờ, một ‘không gian cho Chúa’, một không gian được dọn sạch hầu xứng đáng cho Ngài ngự trị. Bởi lẽ, không ít đền thờ đã bị chiếm dụng trái phép; Chúa Giêsu nói, “Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp”.
Chúa Giêsu vào đền thờ Giêrusalem, nơi Thiên Chúa hiện diện; Ngài thấy nó được vận hành bởi kẻ mua người bán, nên nhanh chóng đuổi họ ra khỏi đó và lấp đầy nó bằng sự hiện diện và Lời giảng dạy của Ngài. Nhân biến cố này, Luca mời gọi mỗi người chúng ta đánh giá đền thờ nội tâm lòng mình! Trong thư thứ nhất Côrintô, Phaolô nói, “Nào anh em chẳng biết, anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”. Đây là một câu hỏi cấp bách giúp chúng ta nhìn lại tâm hồn mình, hầu xem liệu trong đó có đủ ‘không gian cho Chúa’ tự do hoạt động không, một không gian lắng đọng để lắng nghe tiếng Chúa; và ở đó, Lời phải lớn lên và sinh hoa kết trái. Thật trùng hợp, Gioan, tác giả Khải Huyền hôm nay viết những gì thiên thần bảo ông, “Hãy cầm lấy cuốn sách mà nuốt đi!”; “Ngươi còn phải nói tiên tri cho nhiều dân, nhiều nước!”. Gioan đã nuốt cuốn sách và cảm nhận, “Lạy Chúa, con cảm thấy lời Ngài đã hứa ngọt ngào hơn mật ong trong miệng”; đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca.
Thứ đến, hãy nhìn vào đền thờ tâm hồn, xem ở đó, có sự bề bộn nào không; vì lẽ, sự ngổn ngang có thể ngăn chặn tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ở đó, có thể có những tổn thương do chính mình hoặc do người khác mà chúng ta không thể buông bỏ. ‘Không gian cho Chúa’ bên trong có thể bị chiếm dụng bởi tức giận, phẫn uất, cay đắng và bất khoan dung; chúng đang cướp mất sự chữa lành, sự giao hoà và bình an của Thiên Chúa. Hoặc đền thờ của chúng ta cũng có thể bị lấn chiếm bởi những cảm giác tội lỗi hoặc sai lầm trong quá khứ, khiến chúng ta dành quá nhiều thời gian tập trung vào bản thân và những thiếu sót làm cho linh hồn phải sống trong lo lắng và sợ hãi. Vì thế, chúng ta không nhận ra Chúa Giêsu đang đứng trước cửa, hoặc ngay trước mặt mình; Ngài đem cho chúng ta lòng thương xót, sự tha thứ; giải phóng chúng ta khỏi mọi ràng buộc, hứa hẹn một tương lai thanh thản, ắp đầy niềm vui.
Anh Chị em,
“Nhà Ta là nhà cầu nguyện!”. Phải, tâm hồn chúng ta phải là nơi cầu nguyện! Hôm nay, bạn và tôi dành một chút thời gian để mời Chúa Giêsu, Đấng “không bị ràng buộc bởi thời gian và không gian” vào đền thờ lòng mình; xin Ngài dọn sạch nó, trả lại ‘không gian cho Chúa’ hầu mỗi người có thể cảm nghiệm tình yêu, niềm vui và ân sủng của Ngài. Giêsu, Mục Tử Nhân Lành đang đứng ngoài cửa đền thờ tâm hồn bạn và tôi, Ngài đang gõ; hãy hé mở cho Ngài! Hãy mở toang cho Ngài vào, và hãy để sự hiện diện yêu thương của Ngài lấp đầy không gian đó. Đền thờ tâm hồn chúng ta chỉ có thể là Đền Thờ sống động của Thiên Chúa, một đền thờ đầy ắp Giêsu và tình yêu của Ngài trong thế giới này. Từ đó, bạn và tôi trở thành những nhà tạm di động, những ốc đảo yêu thương giữa một đại dương lạnh lùng với Thiên Chúa, một đại dương nhốn nháo dẫy đầy những con người không biết Chúa hoặc đang chống lại Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con sợ hãi và bồn chồn khi phải để Chúa ‘phát quang’ lòng con; xin lấp đầy con bằng sự hiện diện của Chúa. Nhờ đó, Lời mới có đất tốt và ánh nắng để lớn lên!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chọn vua nào?
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
21:29 17/11/2022
Ngày hôm ấy, toàn thể nhân loại được tập họp lại trước ngai tòa của hai vị vua đầy quyền thế: Một bên là vua Tiền, còn được gọi là thần Tài, đang chễm chệ trên ngai cao nạm ngọc dát vàng hết sức lộng lẫy; Còn bên kia là vua Giê-su, cũng được gọi là vua Tình Yêu, đang bị treo thân trên thập giá, trên đầu Ngài có tấm biển ghi rõ danh hiệu của Ngài, đó là dòng chữ INRI, nghĩa là Giê-su Nadaret Vua Israel.
Mọi ánh mắt ngưỡng mộ đều đổ dồn về vua Tiền, tức thần Tài đang uy nghi trên ngai vàng lộng lẫy mà ít ai hướng nhìn về vua Giê-su đang bị treo trên thập giá.
Thế rồi, thời khắc chọn lựa bắt đầu. Mọi người chuẩn bị. Vua Giê-su lên tiếng mời gọi trước:
“Ta là vua Tình Yêu. Ai theo Ta thì hãy từ bỏ mình đi, hãy yêu thương người khác như chính mình và hy sinh phục vụ mọi người như Ta đã nêu gương. Người đó sẽ được hoan lạc hạnh phúc vĩnh cửu đời sau trên thiên đàng.”
Thế rồi, mọi người chìm vào trong yên lặng nặng nề, không ai nhúc nhích. Sau chừng 10 phút chờ đợi, có một ít người rời khỏi đám đông tiến về thập giá để theo vua Giê-su.
Đến lượt vua Tiền, ông ta huênh hoang mời gọi, dõng dạc và đầy tự tin:
“Ta là vua Tiền, là thần Tài đây! Ai theo ta thì ngay ở đời này, sẽ được giàu sang phú quý và tha hồ vui hưởng lạc thú trần gian!”
Tiếng vua Tiền vừa dứt, cả đám đông xôn xao náo động, hối hả đua nhau chạy đến với ông ta.
Thế là trong cuộc tranh đua mời gọi thần dân về với mình, vua Tiền thắng lớn, còn vua Giê-su xem ra thất bại nặng nề.
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn xem chính sách, đường lối của hai vị vua này ra sao.
Vua Tiền hô hào, thúc giục thần dân làm gì?
Đây là bản tuyên ngôn của ông ta:
- Mọi người phải tôn vua Tiền lên ngôi cao, phải xem “tiền là tiên, là phật”, xem tiền là thần, là thánh, là thần tượng số một của đời mình.
- Mọi người phải cậy dựa vào sức mạnh vạn năng của vua Tiền.
Người có lắm tiền trong tay có thể mua đủ mọi thứ trên đời, thậm chí có thể mua chức mua quyền, mua lạc thú, có thể mua được cả hoa hậu, hoa khôi, người mẫu làm vợ, có thể bẻ cong cán cân công lý cách dễ dàng…
- Mọi người hãy để cho vua Tiền thống trị và sai khiến.
Thực tế cho ta thấy rằng : Vua Tiền xô đẩy người ta phạm đủ thứ tội ác: Vì tiền mà tham ô, vì tiền mà cướp của giết người, thậm chí giết luôn cả ông bà cha mẹ để chiếm đoạt tài sản… xô đẩy các nhà cầm quyền châm ngòi nổ chiến tranh để xâm chiếm tài nguyên, lãnh thổ của các nước khác…
Còn vua Giê-su kêu gọi thần dân làm gì?
Vua Giê-su là vua Tình Yêu. Ngài chủ trương lấy tình yêu xóa bỏ hận thù. Ngài truyền cho thần dân hãy tuân giữ điều răn mới: “Thầy truyền cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34).
Tuyên ngôn của vua Giê-su là yêu thương. “Người ta căn cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, đó là các con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Mục tiêu của vua Giê-su là xây dựng thế giới này thành trời mới đất mới, nơi công lý, hòa bình và yêu thương ngự trị.
Chọn theo ai?
Nếu hôm nay, vua Tiền và vua Giê-su tập trung chúng ta lại như đoàn dân trong câu chuyện trên đây và cất lời kêu gọi, chúng ta quyết định thế nào?
Mỗi người chúng ta hãy tự hỏi mình và trả lời cho thật: Tôi sẽ bước theo ai? Thật là khó khăn khi phải từ giã vua Tiền và những lôi cuốn hấp dẫn của ông ta để theo vua Giê-su.
Theo vua Tiền thì có thể được chút hạnh phúc chóng qua đời này nhưng phải trầm luân đau khổ đời đời mai sau. Theo vua Giê-su thì được hạnh phúc hoan lạc vĩnh cửu đời sau nhưng phải chấp nhận thiệt thòi, hy sinh, mất mát ở đời này. Cần phải biết chọn lựa thế nào cho khôn ngoan sáng suốt.
Lạy Chúa Giê-su,
Thế giới chỉ được hòa bình, nhân loại chỉ được hạnh phúc, ghen ghét hận thù chỉ bị đẩy lùi… khi mọi người biết tôn Chúa làm vua của mình và lấy luật yêu thương của Ngài làm kim chỉ nam cho cuộc sống.
Xin ban ơn phù trợ để chúng con đủ sức theo Chúa, thờ Chúa và sống theo luật yêu thương Chúa truyền dạy, nhờ đó, chúng con sẽ được hưởng phúc muôn đời với Chúa. Amen.
...Để làm giá cứu chuộc
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:12 17/11/2022
LỄ CHÚA LÀ VUA NĂM 2013
“…ĐỂ LÀM GIÁ CỨU CHUỘC”
Hôm nay chúng ta tuyên xưng Vương quyền của Chúa Giêsu, một Vương quyền tuyệt đối: Người là Vua Vũ Trụ; Người là Vua của mọi tâm hồn; Người là Vua cứu độ, Vua nắm vận mệnh đời đời của từng người. Lẽ ra, với quyền cao cả như thế, khuôn mặt của Vua Giêsu sẽ đầy uy quyền, sẽ rạng rỡ, sẽ đáng khiếp sợ…
Nhưng không, trong khi tuyên xưng Vương quyền cao cả của Chúa, Hội Thánh lại trình bày khuôn mặt của một vị Vua đầy đau khổ, đầy chấp nhận, dù phải chịu roi đòn, dù phải chịu khổ hình thập giá, dù phải bị giết chết, dù phải cam chịu ruồng bỏ…
Đặc biệt, ngay phần mở đầu bài Tin Mừng, trong khi bị treo trên thánh giá, xung quanh Chúa Giêsu chỉ toàn những lời nhạo báng. Những lời nhạo báng ấy, đại diện cho mọi tầng lớp, mọi thành phần của loài người chúng ta.
- Trước tiên là sự cười nhạo của các thủ lãnh. “Các thủ lãnh buông lời cười nhạo: ‘Hắn cứu được người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được Chúa tuyển chọn!’ ”.
- Lính tráng, chỉ là kẻ thừa lệnh, cũng lên tiếng cười nhạo Chúa: “Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: ‘Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!’ ”.
- Kẻ trộm cướp, dù mang thân phận đầy tội lỗi, cũng không đứng ngoài cuộc: “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: ‘Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi nữa!’ ”.
Như vậy, với bài Tin Mừng chứa đầy lời nhạo báng, Hội Thánh không nhắm trình bày khuôn mặt Vua của Chúa Giêsu theo kiểu suy nghĩ của người trần thế chúng ta, nhưng là trình bày Vương quyền của Đấng đã từng phán: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20, 27-28).
Vì thế, nhìn vào khuôn mặt Vua của Chúa Giêsu, chúng ta không ngần ngại khẳng định: Chúa làm Vua là để phục vụ ơn cứu độ, phục vụ sự sống đời đời của loài người chúng ta. Người làm Vua không phải để thống trị, không phải để thể hiện quyền bính, nhưng là “phó mạng sống làm giá cứu chuộc” loài người. Chính vì thế, trong kinh Tin Kính, chúng ta xác tín mạnh mẽ: “Vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế” nhập thể làm người, chịu khổ hình, chịu đóng đinh vào thánh giá, chịu chết và sống lại…
Vậy, đứng trước Vương quyền tình yêu của Vua cao cả, chúng ta phải sống làm sao cho xứng hợp?
Trọn bài Tin Mừng, không phải chỉ bao gồm những lời nhạo báng, mà còn có lời thú tội hết sức khiêm nhường của người trộm cùng bị chết treo với Chúa Giêsu: “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Nếu có ba lời nhạo báng của ba hạng người, thì lời cầu xin ơn tha thứ của người trộm cũng gợi lên trong ta ba tâm tình giúp ta sống, nhằm khả dĩ đáp lại phần nào tình yêu của Đức Vua. Ba tâm tình đó là:
1. Như người trộm, chúng ta hãy chân nhận Vương quyền của Chúa trên cuộc đời mình. Lời cầu nguyện: “Khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi” của người trộm, cho thấy anh nhìn nhận Chúa có quyền trên mình. Bằng sự chân nhận nhận Vương quyền của Chúa, chúng ta trung thành và tận tụy từng giây phút của đời mình sống cho Chúa, vươn lên sự thánh thiện và biết thanh luyện nội tâm để luôn luôn được là người sống trong Chúa, sẵn sàng để Chúa làm chủ đời mình.
2. Như người trộm, chúng ta tin tưởng phó mình trong tay Chúa. Lời cầu xin: “Xin nhớ đến tôi” của người trộm, cho thấy anh một lòng tín thác cho cho Chúa. Cũng vậy, đã là người mang lấy đức tin, chúng ta hãy tin tưởng, hãy trọn vẹn tín thác cho Chúa đời mình, mọi hoàn cảnh xảy ra trong đời mình. Chúng không ngần ngại hiến dâng lên Chúa mọi ngày sống, mọi năng lực sống, mọi sức sống, mọi chiều kích sống trong suốt đời mình. Quyết một lòng để Chúa dẫn đưa đến bến bờ bình yên của ơn cứu độ do Chúa thực hiện.
3. Như người trộm, chúng ta chân thành nhìn nhận lỗi lầm của mình để ăn năn chừa tội. Trong lời đối đáp với người đồng bọn, người trộm khẳng khái: “Chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm”. Đó là bài học về lòng sám hối tội lỗi của chúng ta. Hãy mềm lòng để ơn hoán cải Chúa ban có thể thấm vào cuộc đời, thấm vào từng hành động, từng lời ăn tiếng nói, từng biểu hiện sống, từng mối tương quan… của chúng ta. Hãy để ơn hoán cải thấm sâu vào tâm hồn, để chúng ta luôn biết ăn năn tội thật lòng, và không ngần ngại dọn tâm hồn bằng bí tích hòa giải, bằng việc xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những bí ẩn nơi ngôi mộ của Chúa Giêsu Kitô
Thanh Quảng sdb
04:13 17/11/2022
Những bí ẩn nơi ngôi mộ của Chúa Giêsu Kitô
(Sylvain Dorient)
Vào ngày 26, 27 và 28 tháng 10 năm 2016, phiến đá hoa cương che mộ Chúa Kitô đã được khai quật. Khi nhóm các nhà khoa học và các vị hữu trách tôn giáo quyết định điều này, tin đồn đã lan truyền nhanh chóng. Một số đã cảm nhận được “mùi thơm ngọt ngào” tỏa ra từ ngôi mộ, gợi nhớ những phút giây tẩm niệm vã vội của các tông đồ và nhưng người bạn thân thiết của Chúa. Thứ hai, người ta nghi nan rằng một số dụng cụ đo lường được các nhà khoa học xử dụng đã bị thay đổi do nhiễu điện từ. Ngay khi chúng được đặt trên phiến đá nơi mà thi hài của Chúa Kitô đã được đặt để, các thiết bị này hoặc bị trục trặc hoặc hoàn toàn ngừng hoạt động.
Cô Marie-Armelle Beaulieu, tổng biên tập tờ “Đất Thánh” (Terre Sainte), được phép hiện diện ở địa danh này, cho hay khó mà cảm nhận được những tin đồn liên quan đến “mùi hương ngọt ngào”. Cô cho hay cô ấy không cảm nhận được bất kỳ loại nước hoa cụ thể nào. Trong lần ngôi mộ được khai quật lần cuối do kiến trúc sư Nikolaos Komnenos thực hiện vào năm 1809, nhà biên niên sử cũng đã đề cập đến một “mùi thơm ngọt ngào”. Những người quan tâm đến ngôi Mộ Thánh này đã quá quen thuộc với lời đồn đại này, vì vậy họ đã có thể đã có trong vô thức về cảm nhận được mùi thơm này.
Nhiễu loạn điện từ
Một điều mà các nhà báo đều thừa nhận là hiện tượng nhiễu điện từ được ghi lại bởi các thiết bị được các nhà khoa học xử dụng. Như cô Antonia Moropoulou, cho hay thật khó để tưởng tượng rằng một người nào đó dám mạo hiểm chỉ vì hám danh tiếng mà “đánh lừa công chúng”. Hơn nữa, cô còn làm chứng cho sự ngạc nhiên của các nhà khoa học trong quá trình mở phiến đá: họ thường hy vọng rằng ngôi mộ sẽ bình thường như với thực tại... Nhưng kết luận của họ: các phân tích được thực hiện trước đây với các thiết bị dường như đã bị biến dạng do nhiễu điện từ.
Dường như không có bất kỳ giải thích nào khác, ngoài ngôi mộ của Chúa Kitô thực sự đã ảnh hưởng đến các thiết bị nhạy cảm với nhiễu điện từ.
Ngôi mộ của Chúa Kitô
Việc mở phiến đá và phơi trần phiến đá nơi có thể thi thể của Chúa Kitô được chôn cất đã chứng tỏ ngôi mộ thực sự khớp với những tiêu chuẩn về ngôi mộ của người Do Thái vào những thế kỷ thứ nhất. Nhưng theo Marie-Armelle Beaulieu, cốt lõi chính yếu của vấn đề nằm ở chỗ khác. Cô nói: “Tôi sẽ rất vui nếu chuyên gia khoa học có thể chứng minh được rằng phiến đá này thực sự là nơi đã đặt xác Chúa Giêsu yên nghỉ, nhưng ngay cả khi nó được chứng minh, thì đây vẫn là dấu hiệu của sự Phục sinh “Chúa đã sống lại!””
Cô đã cư trú ở Jerusalem trong 17 năm qua, là một phần của nhóm đặc quyền, đặc quyền được phép tiếp cận nơi này. Cô thú nhận: “Nhà thờ Mộ Thánh là một nơi gây nhiều bốc xúc... Lúc đầu tôi không thích lắm. Tôi đang mong đợi có một nhà thờ xinh đẹp nguy nga hơn; nhưng tôi chỉ tìm thấy nơi này có một kiến trúc kỳ lạ, không gợi lại được những viễn cảnh mà Kinh thánh đã diễn tả… Chẳng hạn như không có dấu vết gì về ngôi mộ trong khu vườn...”
(Sylvain Dorient)
Vào ngày 26, 27 và 28 tháng 10 năm 2016, phiến đá hoa cương che mộ Chúa Kitô đã được khai quật. Khi nhóm các nhà khoa học và các vị hữu trách tôn giáo quyết định điều này, tin đồn đã lan truyền nhanh chóng. Một số đã cảm nhận được “mùi thơm ngọt ngào” tỏa ra từ ngôi mộ, gợi nhớ những phút giây tẩm niệm vã vội của các tông đồ và nhưng người bạn thân thiết của Chúa. Thứ hai, người ta nghi nan rằng một số dụng cụ đo lường được các nhà khoa học xử dụng đã bị thay đổi do nhiễu điện từ. Ngay khi chúng được đặt trên phiến đá nơi mà thi hài của Chúa Kitô đã được đặt để, các thiết bị này hoặc bị trục trặc hoặc hoàn toàn ngừng hoạt động.
Cô Marie-Armelle Beaulieu, tổng biên tập tờ “Đất Thánh” (Terre Sainte), được phép hiện diện ở địa danh này, cho hay khó mà cảm nhận được những tin đồn liên quan đến “mùi hương ngọt ngào”. Cô cho hay cô ấy không cảm nhận được bất kỳ loại nước hoa cụ thể nào. Trong lần ngôi mộ được khai quật lần cuối do kiến trúc sư Nikolaos Komnenos thực hiện vào năm 1809, nhà biên niên sử cũng đã đề cập đến một “mùi thơm ngọt ngào”. Những người quan tâm đến ngôi Mộ Thánh này đã quá quen thuộc với lời đồn đại này, vì vậy họ đã có thể đã có trong vô thức về cảm nhận được mùi thơm này.
Nhiễu loạn điện từ
Một điều mà các nhà báo đều thừa nhận là hiện tượng nhiễu điện từ được ghi lại bởi các thiết bị được các nhà khoa học xử dụng. Như cô Antonia Moropoulou, cho hay thật khó để tưởng tượng rằng một người nào đó dám mạo hiểm chỉ vì hám danh tiếng mà “đánh lừa công chúng”. Hơn nữa, cô còn làm chứng cho sự ngạc nhiên của các nhà khoa học trong quá trình mở phiến đá: họ thường hy vọng rằng ngôi mộ sẽ bình thường như với thực tại... Nhưng kết luận của họ: các phân tích được thực hiện trước đây với các thiết bị dường như đã bị biến dạng do nhiễu điện từ.
Dường như không có bất kỳ giải thích nào khác, ngoài ngôi mộ của Chúa Kitô thực sự đã ảnh hưởng đến các thiết bị nhạy cảm với nhiễu điện từ.
Ngôi mộ của Chúa Kitô
Việc mở phiến đá và phơi trần phiến đá nơi có thể thi thể của Chúa Kitô được chôn cất đã chứng tỏ ngôi mộ thực sự khớp với những tiêu chuẩn về ngôi mộ của người Do Thái vào những thế kỷ thứ nhất. Nhưng theo Marie-Armelle Beaulieu, cốt lõi chính yếu của vấn đề nằm ở chỗ khác. Cô nói: “Tôi sẽ rất vui nếu chuyên gia khoa học có thể chứng minh được rằng phiến đá này thực sự là nơi đã đặt xác Chúa Giêsu yên nghỉ, nhưng ngay cả khi nó được chứng minh, thì đây vẫn là dấu hiệu của sự Phục sinh “Chúa đã sống lại!””
Cô đã cư trú ở Jerusalem trong 17 năm qua, là một phần của nhóm đặc quyền, đặc quyền được phép tiếp cận nơi này. Cô thú nhận: “Nhà thờ Mộ Thánh là một nơi gây nhiều bốc xúc... Lúc đầu tôi không thích lắm. Tôi đang mong đợi có một nhà thờ xinh đẹp nguy nga hơn; nhưng tôi chỉ tìm thấy nơi này có một kiến trúc kỳ lạ, không gợi lại được những viễn cảnh mà Kinh thánh đã diễn tả… Chẳng hạn như không có dấu vết gì về ngôi mộ trong khu vườn...”
Giáo xứ Ba Lan bị hỏa tiễn chiến tranh Ukraine tấn công đang vật lộn với chấn thương
Đặng Tự Do
05:35 17/11/2022
Ký giả Emma Graham-Harrison của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Polish village struck by Ukraine war missile struggling with trauma”, nghĩa là “Ngôi làng Ba Lan bị hỏa tiễn chiến tranh Ukraine tấn công đang vật lộn với chấn thương.”
Przewodów 'cố gắng hết sức có thể để giữ cho cuộc sống bình thường' – nhưng bi kịch đã nhấn mạnh sự cận kề của chiến tranh đối với ngôi làng biên giới nhỏ bé
Vào chiều thứ Ba, lần đầu tiên và duy nhất kể từ khi chuyển đến Przewodów, một ngôi làng nhỏ ở biên giới Ba Lan, Cha Bogdan Wazny đã cử hành thánh lễ trong một nhà thờ trống.
Chưa đầy một giờ trước đó, một hỏa tiễn do Nga sản xuất đã bay ra khỏi lãnh thổ Ukraine, giết chết hai giáo dân của ngài và phá tan ảo tưởng rằng địa lý và luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ dân làng.
“Biên giới vật lý ở đây cũng ngăn cách chúng tôi về mặt tinh thần với cuộc chiến ở Ukraine. Chúng tôi luôn cảm thấy như vậy,” Cha Wazny nói, một ngày sau khi hỏa tiễn rơi xuống. “Chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy nguy hiểm ở đây.”
Tuy nhiên, giờ đây, nỗi sợ hãi, kinh hoàng và một lực lượng đông đảo cảnh sát và quân đội bất ngờ đã giữ các tín hữu ở nhà khi tin tức về bi kịch cá nhân của họ bắt đầu lan rộng khắp thế giới, biến thành một cuộc khủng hoảng địa chính trị.
Cơn ác mộng mà Kyiv và các đồng minh đã cảnh báo trong nhiều tháng đã trở thành hiện thực: chiến tranh ở Ukraine đã tràn qua biên giới đất nước và đẩy ngôi làng yên bình này, chỉ cách biên giới 4 dặm, trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.
Justine Mazurek, người sinh ra ở ngôi làng cách đây 71 năm, cho biết: “Chúng tôi đã nói về điều này trước đây, nhưng nó chưa bao giờ được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng. Tất nhiên, tôi biết rằng chiến tranh đang diễn ra, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ vụ nổ nào.”
Một ngày sau, bà ấy nói rằng bà ấy vẫn khó có thể tin rằng hai người đàn ông mà bà biết rõ đã bị giết bởi một hỏa tiễn. Người ta sợ nhưng vẫn chưa có đủ thời gian để nói với nhau, để đề cập đến chuyện đó.”
Trong vòng vài giờ, tổng thống Mỹ, Joe Biden, và các nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết họ tin rằng hỏa tiễn, mặc dù do Nga sản xuất, đã được Ukraine bắn để tự vệ. Điều đó làm giảm nỗi sợ leo thang, nhưng không thể xoa dịu nỗi đau ở Przewodów.
Ngôi làng đủ nhỏ để mọi người đều biết các nạn nhân. Nó có dân số chính thức là 900 nhưng chỉ có 600 người thực sự sống ở đây – giống như các vùng phía đông Ba Lan, nó đã mất nhiều người trẻ tuổi vì di cư.
“Chúng tôi lúc nào cũng tình cờ gặp nhau và giờ họ không còn ở đây nữa,” Mazurek nói sau khi tham dự thánh lễ nơi Cha Wazny cầu nguyện cho những người đã khuất – họ là những người cha và những người đi nhà thờ thường xuyên đã thiệt mạng khi họ làm việc tại một trung tâm phân loại ngũ cốc.
Một người trong hai người bị giết đã kết hôn với một phụ nữ làm việc tại trường, vì vậy chỉ sau một đêm, hiệu trưởng Ewa Byra đã chuyển từ việc giám sát giáo dục cho 71 học sinh sang tổ chức hỗ trợ tâm lý cho một cộng đồng bị tổn thương.
“Chúng tôi ở Przewodów đã cố gắng bình tĩnh lại sau ngày 24 tháng 2 khi Nga xâm lược Ukraine mặc dù thực tế là chúng tôi sống bên cạnh chiến tranh,” Cô Byra nói. “Cảm xúc đã lắng xuống và chúng tôi đã xoay sở để đối phó. Nhưng sự kiện ngày hôm qua đã đánh thức những cảm xúc đó một lần nữa.”
Ngôi trường, nơi treo tấm áp phích có nội dung “an toàn trên hết” ở sảnh chính, đã đóng cửa vào ngày hỏa tiễn tấn công, nhưng ngày hôm sau ngôi trường lại vắng tanh, phụ huynh quá sợ hãi không dám cho con đến lớp học chỉ cách nơi xảy ra vụ nổ vài trăm mét. “Nó còn quá mới mẻ. Đây là một trải nghiệm rất khó khăn đối với họ,” Cô Byra nói.
Cô ấy đã bắt đầu kết nối trẻ em và cha mẹ của chúng với các nhà tâm lý học và chuyên gia về chấn thương, những người đến từ các thành phố lớn gần đó. “Trợ giúp tâm lý đã bắt đầu từ hôm nay,” cô ấy nói, mô tả một cuộc họp trực tuyến để kết nối mọi người với sự hỗ trợ cơ bản đầu tiên.
Byra cho rằng việc phục hồi sẽ khó khăn đối với một cộng đồng hiện đang sống với thực tế rằng chiến tranh đã một lần vượt qua biên giới và có thể tái diễn như vậy. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức có thể để giữ cho cuộc sống bình thường – cảm xúc của bọn trẻ là điều quan trọng nhất.”
Cô cũng đóng vai người dẫn chương trình qua đêm cho các nhà báo, một phần trong dòng người ồ ạt kéo đến thị trấn, nơi những con đường nông thôn tràn ngập xe quân sự và cảnh sát. Cảnh sát đã phong tỏa một vùng đất rộng lớn xung quanh địa điểm hỏa tiễn rơi xuống, trong khi các nhà điều tra cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Hỏa tiễn đã rơi xuống ngay trước 4 giờ chiều giờ địa phương vào hôm thứ Ba, khi ánh sáng đang tắt dần trên bầu trời. Đến sáng thứ Tư, ngôi làng hẻo lánh đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, tràn ngập các nhà báo và cảnh sát.
“Thật không may, vì lý do bi thảm này, mọi người sẽ nhớ đến Przewodów. Chúng tôi thà rằng ngôi làng của mình vẫn còn mờ mịt, không ai biết đến nhưng và cả hai người này đều còn sống.”
Source:The Guardian
Tiếng chuông từ nhà thờ Công Giáo ở Mosul lần đầu tiên vang lên kể từ khi IS chiếm đóng
Đặng Tự Do
05:37 17/11/2022
Một chiếc chuông nhà thờ được một gia đình Hồi giáo cất giấu trong thời gian Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng Mosul đã vang lên phía trên Nhà thờ Công Giáo Thánh Phaolô của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê vào hôm Chúa Nhật vừa qua, lần đầu tiên sau 8 năm.
Các Kitô Hữu từ khắp Đồng bằng Nineveh của Iraq đã đến nhà thờ chính tòa để tham gia nghi lễ rung chuông và Phụng vụ thánh vào ngày 13 tháng 11.
Đức Tổng Giám Mục Najeeb Michaeel, OP, tổng giám mục Công Giáo nghi lễ Chanđê của Mosul và Akra, đã dẫn đầu một cuộc rước đến hang đá của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng bảo trợ của Mosul, trong sân nhà thờ trước khi rung chuông theo nghi thức.
Đức Tổng Giám Mục nói với ACI Mena, đối tác tin tức bằng tiếng Ả Rập của Thông tấn xã Công Giáo, rằng “âm thanh của tiếng chuông là một lời mời gọi… đoàn kết những trái tim để tố cáo bạo lực và chiến tranh.”
“Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những cư dân ban đầu sẽ trở về nhà của họ và trở lại với các quyền vật chất và tinh thần của họ để nếm trải hương vị của sự an toàn và ổn định cũng như sống trong lòng thành phố của họ,” Đức Tổng Giám Mục Michaeel nói.
Trong chuyến đi lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Iraq năm ngoái, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện ở Mosul giữa đống đổ nát của các nhà thờ bị hư hại hoặc phá hủy sau khi Nhà nước Hồi giáo tuyên bố vương quốc Hồi giáo trong thành phố. Nhà nước Hồi giáo đã cai trị Mosul trong gần 3 năm trước khi các lực lượng Iraq và quốc tế giành lại từng con đường trong thành phố.
Đức Phanxicô cũng đã làm nên lịch sử với tư cách là vị giáo hoàng đầu tiên cử hành Thánh lễ theo nghi thức Chanđê trong chuyến viếng thăm quốc gia Trung Đông này. Người Công Giáo nghi lễ Chanđê là một trong một số các cộng đồng Công Giáo Đông phương được tìm thấy ở Iraq. Trước khi dân số bị giảm sút do bạo lực của Nhà nước Hồi giáo, người Công Giáo nghi lễ Chanđê chiếm 2/3 số các tín hữu Kitô ở Iraq.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục lên tiếng cho các Kitô hữu ở Trung Đông. Tuần trước, Đức Thánh Cha đã nói về “sự cần thiết phải duy trì và khuyến khích sự hiện diện của Kitô giáo trong khu vực” trong cuộc gặp gỡ với Vua Abdullah II của Jordan vào ngày 10 tháng 11.
Source:Catholic News Agency
ĐTGM Timothy Broglio Tân Chủ tịch USCCB cho biết sẵn sàng gặp Biden
Đặng Tự Do
05:38 17/11/2022
Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio cho biết hôm thứ Ba rằng ngài “rất vui” nếu được gặp Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo có quan điểm nồng nhiệt ủng hộ phá thai, chuyển giới và hôn nhân đồng tính, mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Giáo Hội.
Trong một cuộc họp báo ngắn, Đức Cha Broglio, giám mục của Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ, cũng đã nói về mối liên hệ giữa đồng tính luyến ái và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ, và mối quan hệ của ngài với Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là một “giám mục anh em”.
“Ồ, chắc chắn là tôi sẽ mong đợi bất kỳ dịp nào mà tôi có thể đối thoại với các nhà lãnh đạo chính trị ở Hoa Kỳ. Tôi không xem vai trò của mình chủ yếu là chính trị, nhưng nếu có cách nào để đưa Tin Mừng vào mọi khía cạnh của cuộc sống ở đất nước chúng ta, chắc chắn tôi sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để làm điều đó,” Đức Cha Broglio nói với các phóng viên ở Baltimore, nơi các giám mục Hoa Kỳ đang có cuộc họp mùa thu hàng năm của họ.
“Tôi biết rằng đã có một mong muốn rất lớn từ phía Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles là được gặp tổng thống và điều đó đã không thể thực hiện được. Nếu có thể trong tương lai, chắc chắn tôi sẽ tận dụng cơ hội đó”
“Như thế, Đức Cha muốn gặp tổng thống?” một phóng viên hỏi.
Đức Tổng Giám Mục Broglio minh xác:
“Nếu ông ta muốn gặp tôi, tôi sẽ rất vui được gặp ông ta,”
Trả lời nhiều câu hỏi hơn, Đức Cha Broglio đứng trước những bình luận trước đây mà ngài đưa ra về việc đồng tính luyến ái có liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Một phóng viên đã hỏi Broglio về một email mà ngài đã gửi vào năm 2018, trong đó ngài nói rằng “Không nghi ngờ gì rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của các linh mục ở Hoa Kỳ có liên quan trực tiếp đến đồng tính luyến ái.” Nội dung của email đã được báo cáo bởi military.com.
Phóng viên đã hỏi về những suy nghĩ của Đức Cha Broglio về chủ đề này bây giờ.
“Tôi nghĩ đó chắc chắn là một khía cạnh của cuộc khủng hoảng tình dục không thể phủ nhận. Và đó chắc chắn không phải là nhằm chỉ trích bất kỳ ai, nhưng tôi nghĩ sẽ thật ngây thơ khi cho rằng không có mối quan hệ nào giữa hai chuyện đó.”
Một phóng viên khác đã hỏi Đức Cha Broglio suy nghĩ của ngài về lý do tại sao ngài được bầu, bao gồm cả những gì ngài sẽ nói với những người “sẽ mô tả cuộc bầu cử của ngài là thể hiện những ưu tiên khác với những ưu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Đức Cha Broglio trả lời: “Tôi nghĩ bạn có thể phải hỏi các anh em giám mục của tôi tại sao họ lại bầu chọn tôi vì tôi thực sự không biết câu trả lời cho câu hỏi đó.”
“Và theo những gì tôi biết, tôi chắc chắn hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, với tư cách là một phần của Giáo hội hoàn vũ. Chúng tôi là giám mục anh em, chúng tôi chắc chắn biết nhau. Tôi không biết rằng việc tôi được bầu có nhất thiết chỉ ra sự bất hòa nào đó với Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Đức Tổng Giám Mục Broglio, 70 tuổi, được thụ phong linh mục cho Giáo phận Cleveland vào năm 1977. Từ năm 1990 đến 2001, ngài làm thư ký riêng cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới triều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Ngày 27 tháng Hai, 2001, Cha Broglio được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dominica và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Puerto Rico và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong tổng giám mục vào ngày 19 tháng Ba, 2001. Ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục thứ tư của Quân đội Hoa Kỳ vào năm 2008 và đã phục vụ trong vai trò đó trong 14 năm qua.
Ngài là người bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho những người phục vụ trong quân đội. Năm ngoái, ngài đã lên tiếng phản đối việc bắt buộc quân nhân tiêm vắc xin COVID-19 trái với lương tâm của họ.
Đức Cha Broglio sẽ bắt đầu nhiệm kỳ ba năm của mình với tư cách là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ khi phiên khoáng đại hội đồng giám mục bế mạc vào hôm thứ Năm 17 tháng 11.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Qui Nhơn mừng lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể
Lm. Phanxicô Lê Quang Thạch
10:11 17/11/2022
Giáo phận Qui Nhơn mừng lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể
Vào lúc 9g30, ngày 14/11/2022, Đức Giám Mục Giáo phận Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã cử hành trọng thể thánh lễ mừng kính thánh Stêphanô Cuénot Thể tại nhà thờ Vĩnh Thạnh. Cùng dâng thánh lễ có cha Tổng Đại Diện, quý cha Hạt trưởng và nhiều cha trong giáo phận. Tham dự thánh lễ này còn có đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Đầu thánh lễ, Đức Cha Matthêô đã gợi lên ý nghĩa của ngày lễ hôm nay.
Ngày hôm nay, chúng ta cùng tề tựu về ngôi nhà thờ này để mừng kính trọng thể ngày sinh nhật trên trời lần thứ 161 của thánh Giám mục Stêphanô Cuénot Thể, vị giám mục thứ 10 của giáo phận Đàng Trong, cũng là giáo phận Qui Nhơn chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta cử hành thánh lễ trong ngôi nhà thờ Vĩnh Thạnh này, nơi mà ngày xưa là ngôi nhà của vị tôi tớ Chúa Maria Huỳnh Thị Lưu. Chính nơi đây, Đức Cha đã trú ẩn và dâng thánh lễ cuối cùng của cuộc đời ngài vào cuối tháng 10 và sau đó ngài bị bắt và hoàn thành hy tế cuộc đời của mình vào đêm 14/11/1861.
Cuộc tử đạo của ngài là một ơn phúc mà Thiên Chúa ban xuống cho giáo phận chúng ta, vì chính dòng máu đào tử đạo của ngài đã làm phát sinh biết bao các linh hồn, sinh ơn ích cho nhiều giáo phận từ sông Gianh trở vào hết miền Nam Việt Nam. Cách riêng giáo phận Qui Nhơn đã đón nhận biết bao ơn Chúa qua sự chuyển cầu của ngài, nêu gương mục tử hy sinh vì đoàn chiên.
Trong bài giảng lễ, cha hạt trưởng Qui Nhơn Phaolô Nguyễn Minh Chính đã chia sẻ: “Trong thánh lễ này, chúng ta mừng kỷ niệm sự chôn vùi của một hạt lúa. Người môn đệ Chúa cũng phải trải qua quy trình biến đổi như hạt giống như vậy mới sinh hoa kết quả. Mỗi người là một hạt giống trong lẫm lúa bao la của nhân loại. Mỗi người mang sự sống của Thiên Chúa trong mình. Và sự sống ấy chỉ phát sinh hiệu quả nếu để cho Thiên Chúa gieo trồng chúng ta. Người gieo giống ra đi gieo giống, Thiên Chúa là người đi gieo, hạt giống là từng mỗi người chúng ta được gieo vãi vào thửa ruộng nào đó tùy ý Chúa để chết đi và sinh hoa kết quả như ẩn dụ của hạt lúa”.
Vì thế, trong thánh lễ này, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta một người mục tử tuyệt vời và xin Chúa ban cho chúng ta tiếp tục con đường của ngài, làm chứng cho Chúa bằng cả cuộc đời của mình.
Tác giả bài viết: Lm. Phanxicô Lê Quang Thạch - Giáo hạt Gò Thị
Vào lúc 9g30, ngày 14/11/2022, Đức Giám Mục Giáo phận Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã cử hành trọng thể thánh lễ mừng kính thánh Stêphanô Cuénot Thể tại nhà thờ Vĩnh Thạnh. Cùng dâng thánh lễ có cha Tổng Đại Diện, quý cha Hạt trưởng và nhiều cha trong giáo phận. Tham dự thánh lễ này còn có đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Đầu thánh lễ, Đức Cha Matthêô đã gợi lên ý nghĩa của ngày lễ hôm nay.
Ngày hôm nay, chúng ta cùng tề tựu về ngôi nhà thờ này để mừng kính trọng thể ngày sinh nhật trên trời lần thứ 161 của thánh Giám mục Stêphanô Cuénot Thể, vị giám mục thứ 10 của giáo phận Đàng Trong, cũng là giáo phận Qui Nhơn chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta cử hành thánh lễ trong ngôi nhà thờ Vĩnh Thạnh này, nơi mà ngày xưa là ngôi nhà của vị tôi tớ Chúa Maria Huỳnh Thị Lưu. Chính nơi đây, Đức Cha đã trú ẩn và dâng thánh lễ cuối cùng của cuộc đời ngài vào cuối tháng 10 và sau đó ngài bị bắt và hoàn thành hy tế cuộc đời của mình vào đêm 14/11/1861.
Cuộc tử đạo của ngài là một ơn phúc mà Thiên Chúa ban xuống cho giáo phận chúng ta, vì chính dòng máu đào tử đạo của ngài đã làm phát sinh biết bao các linh hồn, sinh ơn ích cho nhiều giáo phận từ sông Gianh trở vào hết miền Nam Việt Nam. Cách riêng giáo phận Qui Nhơn đã đón nhận biết bao ơn Chúa qua sự chuyển cầu của ngài, nêu gương mục tử hy sinh vì đoàn chiên.
Trong bài giảng lễ, cha hạt trưởng Qui Nhơn Phaolô Nguyễn Minh Chính đã chia sẻ: “Trong thánh lễ này, chúng ta mừng kỷ niệm sự chôn vùi của một hạt lúa. Người môn đệ Chúa cũng phải trải qua quy trình biến đổi như hạt giống như vậy mới sinh hoa kết quả. Mỗi người là một hạt giống trong lẫm lúa bao la của nhân loại. Mỗi người mang sự sống của Thiên Chúa trong mình. Và sự sống ấy chỉ phát sinh hiệu quả nếu để cho Thiên Chúa gieo trồng chúng ta. Người gieo giống ra đi gieo giống, Thiên Chúa là người đi gieo, hạt giống là từng mỗi người chúng ta được gieo vãi vào thửa ruộng nào đó tùy ý Chúa để chết đi và sinh hoa kết quả như ẩn dụ của hạt lúa”.
Vì thế, trong thánh lễ này, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta một người mục tử tuyệt vời và xin Chúa ban cho chúng ta tiếp tục con đường của ngài, làm chứng cho Chúa bằng cả cuộc đời của mình.
Tác giả bài viết: Lm. Phanxicô Lê Quang Thạch - Giáo hạt Gò Thị
Đức TGM Marek Zalewski thăm Hội dòng MTG Phát Diệm
BTT GP Phát Diệm
10:36 17/11/2022
Hồi 15g00, chiều thứ Tư, 16.11, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Marek Zalewski, Đại diện Toà thánh, không thường trú tại Việt Nam, đã đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm. Tháp tùng vị Đại diện Toà thánh, có Đức TGM Giuse Nguyễn Năng, Giám quản Tông toà Phát Diệm và quý cha Đại diện Đức Giám quản.
Xem Hình
Sau ít phút viếng Chúa Giêsu Thánh Thể, quý Đức TGM đã dành thời gian gặp gỡ với cộng đoàn. Đáp lời chào mừng của chị Tổng phụ trách Catarina Trần Thị Thắm, Đức TGM Marek đã chuyển lời chào thăm, phép lành của Đức Thánh Cha tới cộng đoàn và ban lời huấn từ.
Khởi đi từ phụng vụ Lời Chúa ngày thứ Tư, tuần 32 Thường niên (Kh 4, 1-11; Lc 19, 11-28), Ngài nói Mùa Thường niên sẽ kết thúc vào Chúa nhật tới, Lễ Chúa Kitô-Vua vũ trụ, có nghĩa là chúng ta sắp bước sang Mùa Vọng, chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Vì thế, các bài đọc Lời Chúa hôm nay nói về triều đại Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho thấy Nước Thiên Chúa đã được bắt đầu nhưng chưa hoàn tất. Ngài mời gọi chúng ta làm việc cho Nước Trời, nghĩa là sử dụng tất cả tài năng, phúc lành và ân sủng được ban cho chúng ta để làm vinh Chúa và phục vụ anh chị em mình.
Đức TGM Marek mời gọi mọi người suy niệm đặc biệt là về sự hoán cải thiêng liêng, cụ thể qua 4 điểm sau:
Trước hết là hoán cải về lòng trung thành. Nếu Đức Kitô là Vua, thì Ngài xứng đáng với vương quyền và sự phục tùng của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải trung thành với Ngài. Chúng ta đặt mình dưới thẩm quyền và quyền lực của Ngài như chúng ta thường lặp lại trong kinh Lạy Cha: “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, dưới đất cũng như trên trời”. Tất cả những điều này nói lên rằng chúng ta sẵn sàng để vâng lời, trung thành với Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, để sống theo ý muốn của Ngài.
Điều thứ hai, hoán cải cũng đòi hỏi sự thay đổi về ước vọng của chúng ta. Tôi không chỉ mong đợi những thứ mà tôi có thể đạt được bằng sức riêng của mình. Tôi tin cậy Chúa và sự quan phòng của Ngài. Tôi xin Ngài chúc lành cho các hoạt động của tôi, điều này liên quan đến ý tưởng về các mối phúc của tinh thần khó nghèo. Như thế, chúng ta không chỉ dựa vào sức mạnh phàm nhân, nhưng trông cậy vào Chúa.
Điều thứ ba, hoán cải có nghĩa là thay đổi về các giá trị. Các giá trị văn hóa, thành tích của chúng ta rất quan trọng theo cái nhìn của con người. Nhưng các giá trị của Nước Trời phản ánh giá trị nền tảng đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu mô tả các giá trị này trong Phúc âm, được gọi là các Mối Phúc thật (Mt 5, 1-12).
Điểm cuối cùng là thay đổi về sự ưu tiên. Chúa Giêsu mời gọi những người muốn theo Ngài, các môn đệ Ngài, mang các giá trị Nước Trời vào cuộc sống hàng ngày. Việc tìm kiếm Nước Trời trước hết đặt ra động cơ thúc đẩy đời sống, thúc đẩy công việc và kết quả của chúng ta.
Những điểm này thách thức chúng ta vì chúng ta phải chứng minh lòng trung thành của mình với Chúa Kitô, phải thay đổi kỳ vọng của chúng ta, những giá trị mà chúng ta sống, chúng ta làm. Chúng ta phải thay đổi những ưu tiên cần thiết cho chúng ta.
Nhưng Tin Mừng có ý nghĩa gì đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta?
Điều quan trọng không phải là bảo tồn các nguồn lực được ban cho chúng ta mà là tích cực đưa vào cuộc sống và nhân lên gấp bội trong tư cách là những cộng sự viên của Thiên Chúa.
Một sứ điệp khác từ bài Tin Mừng là: chúng ta không phải là công dân của thế gian này mà là công dân của Nước Trời, nghĩa là chúng ta sẽ đi qua thế gian này. Nhà của chúng ta là Nước Trời, nơi Chúa Kitô hiển trị. Từ ngai vàng của Ngài ánh sáng được toả lan. Đây là cái nhìn báo trước về vẻ đẹp của ngôi nhà chúng ta, là nơi chúng ta được kêu gọi hướng về một cách có ý thức, sử dụng tất cả tài năng để đạt được cùng đích.
Về trách nhiệm đối với thế giới, Ngài giải thích: mặc dù chúng ta không phải là công dân của trần gian này, nhưng chúng ta được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa để gìn giữ công trình sáng tạo trong trạng thái tốt. Ngài nhắc lại thông điệp Laudato si của Đức Thánh Cha Phanxicô và lặp lại lời kêu gọi tôn trọng đối với mọi loài thụ tạo: rừng núi, đại dương, tất cả môi trường sống của chúng ta.
Như những người đầy tớ trong bài Tin Mừng, mỗi người chúng ta cũng được nhận những nén bạc khác nhau. Mỗi người lãnh nhận tùy theo khả năng của mình nhưng Chúa Giêsu sẽ hỏi từng người: con đã làm gì với những nén bạc ta đã ban cho con? Vì thế, chúng ta được kêu gọi phát triển tài năng của mình. Những tài năng mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu Kitô và ước mong một ngày nào đó chúng ta sẽ vui mừng thưa với Ngài: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con năm nén bạc, con đã kiếm thêm được năm nén khác nữa. Đây là giá trị mà con đã kiến tạo cho Nước Trời.
Kết thúc bài huấn từ, Đức TGM Marek mời gọi mỗi người cần sử dụng trí thông minh, khả năng của mình cho một mục tiêu duy nhất là luôn trung tín với Chúa và để giống như 24 vị kỳ mục trong sách Khải Huyền, một ngày kia được chiêm ngưỡng Thiên Chúa diện đối diện.
Sau bài huấn từ, Đức TGM Marek đã chia sẻ thêm đôi nét về bản thân, về sứ mạng của Ngài làm sứ thần tại Singapore và Đại diện Toà thánh không thường trú tại Việt Nam. Ngài cũng ân cần trả lời một vài câu hỏi cảm nhận về Giáo hội Việt Nam, về đời sống tu trì. Ngài khen ngợi một Giáo hội trẻ trung, ơn gọi phong phú nhưng cũng cho thấy những thách đố cần quan tâm về đào tạo, về sự trung thành với Chúa Kitô trong đời sống ơn gọi đối với người trẻ trước những cám dỗ của thế giới tục hoá, của mạng xã hội.
Chuyến viếng thăm kết thúc tốt đẹp hồi 16g30 trong niềm hân hoan phấn khởi và hứa hẹn đem lại luồng gió mới cho cộng đoàn Mến Thánh Giá Phát Diệm.
BTT
Xem Hình
Sau ít phút viếng Chúa Giêsu Thánh Thể, quý Đức TGM đã dành thời gian gặp gỡ với cộng đoàn. Đáp lời chào mừng của chị Tổng phụ trách Catarina Trần Thị Thắm, Đức TGM Marek đã chuyển lời chào thăm, phép lành của Đức Thánh Cha tới cộng đoàn và ban lời huấn từ.
Khởi đi từ phụng vụ Lời Chúa ngày thứ Tư, tuần 32 Thường niên (Kh 4, 1-11; Lc 19, 11-28), Ngài nói Mùa Thường niên sẽ kết thúc vào Chúa nhật tới, Lễ Chúa Kitô-Vua vũ trụ, có nghĩa là chúng ta sắp bước sang Mùa Vọng, chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Vì thế, các bài đọc Lời Chúa hôm nay nói về triều đại Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho thấy Nước Thiên Chúa đã được bắt đầu nhưng chưa hoàn tất. Ngài mời gọi chúng ta làm việc cho Nước Trời, nghĩa là sử dụng tất cả tài năng, phúc lành và ân sủng được ban cho chúng ta để làm vinh Chúa và phục vụ anh chị em mình.
Đức TGM Marek mời gọi mọi người suy niệm đặc biệt là về sự hoán cải thiêng liêng, cụ thể qua 4 điểm sau:
Trước hết là hoán cải về lòng trung thành. Nếu Đức Kitô là Vua, thì Ngài xứng đáng với vương quyền và sự phục tùng của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải trung thành với Ngài. Chúng ta đặt mình dưới thẩm quyền và quyền lực của Ngài như chúng ta thường lặp lại trong kinh Lạy Cha: “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, dưới đất cũng như trên trời”. Tất cả những điều này nói lên rằng chúng ta sẵn sàng để vâng lời, trung thành với Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, để sống theo ý muốn của Ngài.
Điều thứ hai, hoán cải cũng đòi hỏi sự thay đổi về ước vọng của chúng ta. Tôi không chỉ mong đợi những thứ mà tôi có thể đạt được bằng sức riêng của mình. Tôi tin cậy Chúa và sự quan phòng của Ngài. Tôi xin Ngài chúc lành cho các hoạt động của tôi, điều này liên quan đến ý tưởng về các mối phúc của tinh thần khó nghèo. Như thế, chúng ta không chỉ dựa vào sức mạnh phàm nhân, nhưng trông cậy vào Chúa.
Điều thứ ba, hoán cải có nghĩa là thay đổi về các giá trị. Các giá trị văn hóa, thành tích của chúng ta rất quan trọng theo cái nhìn của con người. Nhưng các giá trị của Nước Trời phản ánh giá trị nền tảng đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu mô tả các giá trị này trong Phúc âm, được gọi là các Mối Phúc thật (Mt 5, 1-12).
Điểm cuối cùng là thay đổi về sự ưu tiên. Chúa Giêsu mời gọi những người muốn theo Ngài, các môn đệ Ngài, mang các giá trị Nước Trời vào cuộc sống hàng ngày. Việc tìm kiếm Nước Trời trước hết đặt ra động cơ thúc đẩy đời sống, thúc đẩy công việc và kết quả của chúng ta.
Những điểm này thách thức chúng ta vì chúng ta phải chứng minh lòng trung thành của mình với Chúa Kitô, phải thay đổi kỳ vọng của chúng ta, những giá trị mà chúng ta sống, chúng ta làm. Chúng ta phải thay đổi những ưu tiên cần thiết cho chúng ta.
Nhưng Tin Mừng có ý nghĩa gì đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta?
Điều quan trọng không phải là bảo tồn các nguồn lực được ban cho chúng ta mà là tích cực đưa vào cuộc sống và nhân lên gấp bội trong tư cách là những cộng sự viên của Thiên Chúa.
Một sứ điệp khác từ bài Tin Mừng là: chúng ta không phải là công dân của thế gian này mà là công dân của Nước Trời, nghĩa là chúng ta sẽ đi qua thế gian này. Nhà của chúng ta là Nước Trời, nơi Chúa Kitô hiển trị. Từ ngai vàng của Ngài ánh sáng được toả lan. Đây là cái nhìn báo trước về vẻ đẹp của ngôi nhà chúng ta, là nơi chúng ta được kêu gọi hướng về một cách có ý thức, sử dụng tất cả tài năng để đạt được cùng đích.
Về trách nhiệm đối với thế giới, Ngài giải thích: mặc dù chúng ta không phải là công dân của trần gian này, nhưng chúng ta được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa để gìn giữ công trình sáng tạo trong trạng thái tốt. Ngài nhắc lại thông điệp Laudato si của Đức Thánh Cha Phanxicô và lặp lại lời kêu gọi tôn trọng đối với mọi loài thụ tạo: rừng núi, đại dương, tất cả môi trường sống của chúng ta.
Như những người đầy tớ trong bài Tin Mừng, mỗi người chúng ta cũng được nhận những nén bạc khác nhau. Mỗi người lãnh nhận tùy theo khả năng của mình nhưng Chúa Giêsu sẽ hỏi từng người: con đã làm gì với những nén bạc ta đã ban cho con? Vì thế, chúng ta được kêu gọi phát triển tài năng của mình. Những tài năng mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu Kitô và ước mong một ngày nào đó chúng ta sẽ vui mừng thưa với Ngài: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con năm nén bạc, con đã kiếm thêm được năm nén khác nữa. Đây là giá trị mà con đã kiến tạo cho Nước Trời.
Kết thúc bài huấn từ, Đức TGM Marek mời gọi mỗi người cần sử dụng trí thông minh, khả năng của mình cho một mục tiêu duy nhất là luôn trung tín với Chúa và để giống như 24 vị kỳ mục trong sách Khải Huyền, một ngày kia được chiêm ngưỡng Thiên Chúa diện đối diện.
Sau bài huấn từ, Đức TGM Marek đã chia sẻ thêm đôi nét về bản thân, về sứ mạng của Ngài làm sứ thần tại Singapore và Đại diện Toà thánh không thường trú tại Việt Nam. Ngài cũng ân cần trả lời một vài câu hỏi cảm nhận về Giáo hội Việt Nam, về đời sống tu trì. Ngài khen ngợi một Giáo hội trẻ trung, ơn gọi phong phú nhưng cũng cho thấy những thách đố cần quan tâm về đào tạo, về sự trung thành với Chúa Kitô trong đời sống ơn gọi đối với người trẻ trước những cám dỗ của thế giới tục hoá, của mạng xã hội.
Chuyến viếng thăm kết thúc tốt đẹp hồi 16g30 trong niềm hân hoan phấn khởi và hứa hẹn đem lại luồng gió mới cho cộng đoàn Mến Thánh Giá Phát Diệm.
BTT
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, chương tám
Vu Van An
18:30 17/11/2022
Chương tám: Các suy nghĩ tách biệt khi nghĩ tới Simong Phêrô
Trong chương này, tôi xin nhận định, trong chính hiện trạng của chúng, những điều tôi nghĩ đến trong lúc suy nghĩ mông lung về thẩm quyền nơi con người, và đến một số đoạn Tin Mừng liên quan đến Vị Thủ lãnh các Tông đồ hoặc Vị Tiền hô.
I.Về Ý niệm Thẩm quyền
Thẩm quyền và Tự do
1. Trí hiểu bình dân thích sự đối lập của các từ ngữ. Và nếu nói về các từ ngữ "thẩm quyền" và "tự do", thì người ta làm cho sự đối lập giữa chúng thành hết sức dễ dàng cho vô số hành vi lạm dụng mà suốt trong diễn trình lịch sử, những con người được trao quyền lực đã phạm, chống lại quyền tự do của người khác (trong khi trong những khía cạnh khác, thì những người mến mộ tự do đã chỉ lo vun trồng không tưởng hoặc ve vãn tình trạng vô chính phủ).
Tuy nhiên, trong chính chúng, thẩm quyền và tự do là hai chị em sinh đôi không thể làm gì mà không có nhau, và thẩm quyền nơi một số người là vì tự do nơi những người khác. Thẩm quyền của thầy đối với trò nhằm mục đích giúp trò tự do thực thi tâm trí của mình trong việc tìm kiếm chân lý và tự do tuân theo chân lý. Thẩm quyền của Nhà nước {1} và luật pháp của Quốc gia (nếu chính đáng) nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do của công dân trong việc tiến hành cuộc sống của họ và thực thi các quyền của họ. Thẩm quyền của Giáo hội nhằm mục đích giải phóng mỗi người trong Sự thật, và giải thoát họ khỏi nô lệ tội lỗi và Hoàng tử của thế gian này, và dẫn nhập họ vào sự tự do của các con cái Thiên Chúa, những người được Chúa Thánh Thần dẫn dắt.
Thẩm quyền là quyền mà ai đó có được để được lắng nghe hoặc vâng lời, - vì lợi ích của những người mà người này nói với hoặc ra lệnh. Điều không may là quyền này thường đòi hỏi một quyền lực nào đó, và là quyền lực mà con người thường yêu cầu chỉ để nhầm lẫn với một trách nhiệm nhiều thống khổ và dằn vặt: việc thực thi thẩm quyền vì lợi ích của người khác, với những thú vui hấp dẫn nhất và mù quáng nhất: thú vui thống trị một người khác và nâng bản thân mình lên trên anh ta bởi một quyền lực từ đó đã trở thành sự đồi trụy quyền lực, - bù trừ cho những thất vọng do một số chấn thương nhục nhã gây ra, hoặc thỏa mãn đơn thuần lòng ham muốn quyền lực và vinh quang.
Chúng ta nên mừng khi ý niệm thẩm quyền hiểu như việc phục vụ đã trở thành một trong những điều thường được giới trí thức đương thời yêu thích. Đó là một ý niệm mà Tin Mừng đã dạy chúng ta - và dạy một cách cao quý xiết bao! Chúng ta hãy chỉ hy vọng rằng nó sẽ được hiểu rõ, và một chút trò mị dân nhỏ mọn sẽ không làm mất tác dụng của nó, trong việc làm người ta tin rằng để phục vụ tốt những người mà mình được giao trách nhiệm chỉ huy, người ta không những phải tính đến mong muốn của họ càng nhiều càng tốt, mà còn phải trở thành người thi hành đơn thuần của họ.
2. Tuân theo thẩm quyền không phải lúc nào cũng dễ chịu. Hơn nữa, không thể tránh khỏi được việc, bởi các vết thương của bản tính, việc thi hành thẩm quyền đôi khi bất công, và ngay cả khi công bình và nhân từ, nó cũng chịu nhiều sai sót thực tế. Tuy nhiên, chúng ta phải tuân theo thẩm quyền hợp pháp, cho dù ít nhiều phải trả giá bằng những đau khổ ít nhiều lớn lao.
Như thế, không có gì tự nhiên hơn việc đố kỵ nó. Nhưng có hai cách rất khác nhau để tuân theo thẩm quyền và chịu đựng nó. Người ta có thể chịu đựng nó một cách nô lệ, và chịu đựng nó một cách nô dịch. Sẽ đến một ngày khi người ta nổi dậy chống lại nó bằng cách làm bùng nổ hàng ngàn sự phẫn uất đã bị kìm nén từ lâu, và khi người ta có nhiệm vụ phải lật đổ các cơ cấu nền tảng của thẩm quyền, ngay cả những thẩm quyền hợp pháp nhất.
Và người ta có thể tùng phục thẩm quyền như một người tự do, và chịu đựng nó như một người tự do. Rồi, rất có thể lý trí và lòng dũng cảm đòi người ta không tuân theo mệnh lệnh bất chính, hoặc đứng lên chống lại một thẩm quyền bất hợp pháp, hoặc yêu cầu thay đổi một số cơ cấu thứ cấp kém thích nghi của một thẩm quyền hợp pháp. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp này, ai tuân theo thẩm quyền - tôi nói là thẩm quyền hợp pháp - trong tư cách một người tự do sẽ không cố gắng phóng hỏa đốt nhà khi họ phải chịu đựng thẩm quyền. Chắc chắn, họ không tước bỏ khỏi bản thân mình việc phàn nàn chống lại nó, cũng như chủ động tìm cách thay đổi tình hình bằng những phương tiện họ có quyền sử dụng. Nhưng trong tất cả những điều này, họ đương đầu với thẩm quyền như một loại trò chơi chơi với nó và chung quanh nó, chứ không nghĩ chút nào về việc nghi ngờ chi chính nguyên tắc của nó hoặc các cơ cấu nền tảng của nó.
Thời Đức Innôcentê II, các phương tiện người ta tự do sử dụng khá khắc nghiệt, và trò chơi mà người ta tiến hành khá tàn bạo; người ta ném vào nhau những tên gọi ghê tởm nhất, người ta bị vạ tuyệt thông, quân đội được thành lập, những đòn chắc nịch được thực hiện. Nếu Đức Anaclêtô là một ngụy Giáo Hoàng, thì chắc chắn người ta đã không tuân theo ngài rồi, thế mà người đã phục tùng ngài. Do đó, điều cần là trò chơi xung quanh thẩm quyền phải được tiến hành một cách khắc nghiệt và thông minh. (Người thông minh nhất trong số đó là Thánh Becnađô) {2}. Nhưng liên quan đến chính thẩm quyền, người ta kính trọng nó, và đối xử với nó vừa kính trọng vừa hài hước. Trong những thớ sâu sắc nhất của tính tình họ, những con người này, nếu tôi được phép nói như vậy, vẫn là những con người đầy hài hước (và danh dự, không cần phải nói). Một nền văn minh không có sự hài hước tự chuẩn bị đám tang cho riêng mình.
Thẩm quyền trong Trật tự trần thế và Trật tự thiêng liêng
Theo trật tự trần thế, chế độ quân chủ 'thần quyền' đã trôi qua. Chế độ của các đảng toàn trị, - bất kể thuộc kiểu phát xít hay kiểu cộng sản, - vẫn còn tệ hơn thế nhiều; chúng đẩy nguyên tắc và các phương pháp chuyên quyền đến chỗ cực đoan của chúng. Trong chế độ dân chủ, mà cuối cùng là chế độ tốt nhất (hoặc ít xấu nhất), thẩm quyền phát xuất từ nhân dân hoặc "từ dưới đi lên". Tuy nhiên, vẫn cần phải hiểu rằng, cũng như khi tặng cho một người bạn một cái tẩu hoặc một chai rượu whisky, tôi đưa cho anh ta một thứ mà tôi không phải là tác giả, thì cũng vậy, và với nhiều lý do hơn nữa, khi mọi người trao thẩm quyền cho những người cai trị của họ, dù, qua các đại diện được bầu của họ, họ giữ lại việc nghiêm túc kiểm soát những người này, họ vẫn trao cho những người này một điều gì đó, một quyền, mà bản thân họ không phải là tác giả hay là nguyên tắc; vì mọi quyền, đúng nghĩa, được thiết lập trên trật tự phổ quát Thiên Chúaluôn trông chừng.
Trong trật tự thẩm quyền thiêng liêng {3} "từ trên đi xuống", có nghĩa là nó không những có nền tảng trong Thiên Chúa, mà còn được Chính Nguyên nhân Thứ nhất phú ban cho những người đã lãnh nhận đầy đủ Bí tích Truyền chức thánh và là những người kế vị các tông đồ: sở dĩ như vậy vì chính Thiên Chúa là tác giả của sự cứu rỗi qua Con nhập thể của Người, vốn là Đường, là Sự thật và là Sự sống. "Đời sống Kitô hữu đòi một cộng đồng có tổ chức, một Giáo hội theo suy nghĩ của Chúa Kitô; nó đòi một trật tự, một sự vâng phục tự do nhưng chân thành; do đó nó đòi một thẩm quyền bảo tồn và giảng dạy sự thật mạc khải (2 Cr. 10:15); bởi vì sự thật này là cội rễ thẳm sâu và sâu xa nhất của tự do, như Chúa Giêsu từng nói: 'Sự thật sẽ giải thoát các ông' (Ga 8:32)"{4}.
II Bốn bản văn liên quan đế Simong, con Gioan
Con là Phêrô
“ ‘Còn các con,’ Người nói với họ, ‘các con nói thầy là ai?’ Simong Phêrô trả lời: ‘là Đấng Mêxia, Con Thiên Chúa Hằng Sống!’ Chúa Giêsu đáp: 'Hỡi Simong, con trai Gioan, phúc cho con! Không người nào đã mạc khải điều này cho con, ngoài Cha thầy ở trên trời. Về phần thầy, thầy tuyên bố với con, con là 'Đá' (Kepha), và trên tảng đá (kepha) này, thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của thầy, và nanh vuốt tử thần sẽ không thắng nổi nó. Thầy sẽ giao cho con chìa khóa của vương quốc thiên đàng. Bất cứ điều gì con tuyên bố buộc ở dưới đất, sẽ bị buộc ở trên trời; bất cứ điều gì con tuyên bố tha ở dưới đất sẽ được tha trên thiên đàng"{5}.
Khoảnh khắc những lời này được thốt ra, trên đường Xêdarêa Philíppi, là thời điểm báo hiệu bình minh của Giáo hội (của việc Chúa Kitô đến). Giáo Hội vẫn chưa được thành lập hay xây dựng ("trên tảng đá này, thầy sẽ xây..."), chính vào Lễ Ngũ tuần, Giáo Hội mới được thành lập và sẽ bắt đầu được xây dựng bởi Chúa Giêsu - hoặc (cũng là một điều) tự xây dựng chính mình {6} dưới bàn tay toàn năng của Người, và tuyên xưng với Phêrô Thiên Chúa cứu rỗi: Te per orbem terrarum tota confitetur Ecclesia [Toàn thể Giáo Hội tuyên xưng Ngài khắp trái đất]. Nhưng viên đá nền tảng đã được chỉ định.
Nền tảng tuyệt đối, của Giáo hội và của mọi sự, đó là Ngôi Lời Nhập thể, Đấng vượt trên Giáo hội và vạn vật. Nhưng nền tảng nội tại, nền tảng thụ tạo của tòa dinh thự thụ tạo sống động này tức Giáo Hội, chính là Phêrô ("con là Phêrô, và trên tảng đá này thầy sẽ xây..."): Phêrô không phải trong tư cách cá nhân, nhưng Phêrô khi tuyên xưng Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, Phêrô như được soi sáng bởi đức tin (chính là "Cha thầy ở trên trời", Đấng "đã mạc khải điều này cho con") và khi tuyên xưng đức tin, đức tin này, ngay khi vọt lên trong linh hồn, hàm ngụ việc hiến mình, đức tin này sẽ là đức tin của Giáo hội duy nhất và phổ quát, incorrupta, et casta, et pudica,[bất hủ, và thanh khiết, và trong trắng] {7} và Phêrô - cũng như những người sẽ kế vị ngài, và tên được Chúa Kitô đặt cho sẽ luôn luôn là Phêrô {8} - sẽ có sứ mệnh phải "củng cố" hoặc "tăng cường" nơi các anh em của ngài {9} và duy trì nguyên vẹn trong các linh hồn{10}.
Ở đây, chính thẩm quyền tối cao, trên mặt đất của Phêrô trong tư cách Tiến sĩ đức tin, được Chúa khẳng định và bảo đảm trên hết.
Satan, hãy lui lại đàng sau Thầy
Nhưng, ngay sau khi đã phong ngài làm nhà lãnh đạo Giáo hội trên trái đất, với những lời tuyệt vời này: "Hỡi Simong con trai Gioan, con là Phêrô; và trên tảng đá này, thầy sẽ xây dựng Giáo hội của thầy", Chúa Giêsu đã ngỏ với ngài những lời nói khác, lần này đặc biệt khắc nghiệt; chính trong cùng một phần của Tin Mừng ấy, Mátthêu đã tường thuật những lời đó cho chúng ta. Bản văn nói đến con là Phêrô, mà tôi vừa bình luận, được tìm thấy trong Chương 16, các câu 15 đến 19. Cách đó 2 câu (câu 21-23), Thánh sử tiếp tục: "Từ lúc đó, Chúa Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người : ‘Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!’ Nhưng Chúa Giêsu quay lại bảo Phêrô : ‘Xa-tan, lui lại đằng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người’”{12}.
Còn gì nổi bật hơn chỗ giao nhau của hai đoạn văn này trong Tin Mừng! Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể nói những lời như vậy với người lãnh đạo tương lai của Giáo hội Người, bởi vì Người là Con Thiên Chúa, vô cùng vĩ đại hơn mọi purus homo [con người đơn thuần]. Thánh Catarina thành Sienna đã gọi Đức Giáo Hoàng là "Chúa Kitô hiền lành của chúng ta trên trái đất"{13}: và ai lại bực bội vì một lời yêu thương nói quá? Đức Giáo Hoàng không phải là Chúa Kitô trên trái đất, ngài chỉ là vị đại diện của Người ở đó; và, than ôi, ngài chỉ là một con người như chúng ta, mặc dù liên tục được hỗ trợ từ bên trên trong nhiệm vụ của ngài. Tôi không nghĩ rằng điều mà Tin Mừng có ý nói với chúng ta ở đây liên quan đến sự yếu đuối nhân bản của Phêrô, - câu chuyện về ba lần chối Chúa của ngài khá đầy đủ cho điều đó. Khi tính đến sự đối lập Chúa Giêsu đưa ra giữa "tiêu chuẩn của con người" và "tiêu chuẩn của Thiên Chúa" lúc la mắng Phêrô, đối với tôi, dường như điều có ý nói với chúng ta ở đó liên quan đến các mối nguy hiểm của mọi quyền tối cao ở đây trên trái đất này, với bầu khí nịnh hót, độc đoán và về mê tiếng tăm, mưu đồ và tham vọng cá nhân mà nó tạo ra xung quanh nó, trong thế giới giáo hội cũng như trong thế giới trần tục.
Quyền lực trần thế của ngôi vị Giáo hoàng đã khiến bầu không khí này trở nên nặng nề hơn. Đó là một tất yếu lịch sử được áp đặt bởi việc bảo vệ tính độc lập của Giáo hội chống lại các đe dọa không ngừng của các ông hoàng và các nhà lãnh đạo Nhà nước (bắt đầu với Hoàng đế của Byzantium, sau đó là các Hoàng đế của phương Tây), nhưng nó đặt Đức Giáo Hoàng vào hàng ngũ "những kẻ quyền thế của trái đất." Ở đó, nơi tôi thấy cách đặc biệt "các tiêu chuẩn của con người" đã làm vẩn đục tâm trí của Phêrô trong chốc lát, - đó là cách cư xử của triều đình và não trạng triều đình vốn đã ngự trị từ lâu ở Rome, và một số giáo hoàng đã tỏ ra tự mãn đối với nó. Kể từ cuối thời kỳ các lãnh thổ Giáo hoàng, mọi sự đã được cải thiện. Tôi tự do nói thêm rằng theo quan điểm này, trong các giới ở Rôma vẫn còn rất nhiều tiến bộ cần được thực hiện.
Simong con Gioan, con có yêu Thầy hơn những người này không? Hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy
1.Lúc đó là sau Phục sinh, trên bờ hồ Tiberias. Có mặt ở đó là Simong Phêrô, Tôma, Nathanaen và hai con trai của Giêbêđê{14}. " Khi các môn đệ ăn xong, Chúa Giêsu hỏi ông Simong Phêrô : ‘Này anh Simong, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?’ Ông đáp : ‘Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy’. Chúa Giêsu nói với ông : ‘Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.’ Người lại hỏi : ‘Này anh Simong, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?’ Ông đáp : ‘Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Người nói : ‘Hãy chăn dắt chiên của Thầy.’ Người hỏi lần thứ ba : ‘Này anh Simong, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?’ Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: ‘Anh có yêu mến Thầy không?’ Ông đáp : ‘Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Chúa Giêsu bảo : ‘Hãy chăm sóc chiên của Thầy’” {15}.
Ở đây, một lần nữa quyền tối thượng của Phêrô được khẳng định, và lần này, trước hết với tư cách là Vị Đại Diện của Chúa Kitô và là Vị Mục Tử tối cao tại đây trên trái đất này của dân Thiên Chúa. Vị Đại Diện của Chúa Kitô và Vị Mục Tử tối cao trên trái đất này không chỉ có quyền tối cao trong các vấn đề đức tin và luân lý, ngài còn có quyền tài phán đầy đủ và tối cao đối với toàn thể Giáo Hội để chỉ đạo và điều hành Giáo Hội giữa những thăng trầm của lịch sử, và giữa những hoàn cảnh và bất ngờ của thời gian, không ngừng thay đổi và đòi hỏi các quyết định đặc thù không ngừng.
Không có gì nổi bật hơn sự nhấn mạnh mà với nó chính Chúa Giêsu đã chỉ ra sự phụ thuộc trong đó thẩm quyền tối cao này, và tất cả thẩm quyền trong Giáo hội, thấy mình phải có đối với tình yêu bác ái. Câu hỏi với Phêrô được ngỏ ba lần. Và, như Cha Lagrange nhận xét {16}, điều này chắc chắn ngụ ý một cách bí mật muốn nhắc tới ba lời chối Chúa mà Phêrô chắc chắn không quên (đây là lý do tại sao, ở câu hỏi thứ ba, "Phêrô buồn"), - và điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy chúng hoàn toàn được tha thứ, và sự tin cậy của Chúa nơi vị tông đồ của Người là tuyệt đối. Người cầu xin Cha trên trời cho đức tin của Phêrô không bị sai phạm, và Người biết rằng lời cầu nguyện của Người đã được lắng nghe.
Nhưng sự nhấn mạnh mà với nó câu hỏi được đặt ra: con có yêu mến thầy không? trước hết, có mục đích khắc sâu trong tâm trí chúng ta ý muốn này của Chúa Kitô là tình yêu đức ái, tình yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự, và tình yêu huynh đệ, phải là đặc tính thiết yếu của thẩm quyền trong Giáo hội. Đây là điều mà Thầy tối cao mong đợi nơi các giám mục của Người và các linh mục của Người.
Thẩm quyền trong trật tự trần thế cũng như trong trật tự thiêng liêng là để phục vụ lợi ích và bảo đảm quyền tự do của những người ở dưới thẩm quyền này. Nhưng trong trật tự thiêng liêng, còn có nhiều điều hơn thế nữa: nó được ban cho bởi tình yêu siêu nhiên của đức ái, và chính trong tình yêu này, nó phải thực thi, để phục vụ lợi ích vĩnh cửu của các linh hồn và để giúp họ đạt được sự tự do của con cái Thiên Chúa.
2. Câu đầu tiên trong ba câu hỏi Chúa đặt ra là: "Simong, con Gioan, con có yêu thầy hơn những người này không?" Phêrô đâu có biết và nói liệu ông có yêu Chúa Giêsu hơn các tông đồ khác hay không, nên ông chỉ đơn giản và khiêm tốn trả lời: “Có, thầy biết con yêu mến thầy”. Nhưng, trong câu hỏi, còn có cụm từ "nhiều hơn những người này", và Chúa Giêsu biết nó được ngụ ý trong câu trả lời, vì Người là Đấng biết chiều sâu của trái tim con người.
Tôi xin lạc đề ở đây một chút. Phêrô yêu Chúa Giêsu hơn những người này, "- hơn cả chính Gioan, người có mặt trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, Gioan, - ille discipulus quem diligebat Jesus, qui et recubuit in coena super pectus ejus [người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến, người, trong bữa ăn tối đã ngả đầu vào ngực Chúa Giêsu]" - Gioan là " người môn đệ được Chúa Giêsu yêu thương", nghĩa là đã yêu hơn tất cả những người khác. Theo các xem xét đáng khâm phục của Thánh Augustinô về chủ đề này{17}, liệu tôi có nên thử so sánh tình yêu của Phêrô và tình yêu của Gioan không?
Đối với tôi, xem ra ta được phép phân biệt giữa phẩm chất đặc trưng nhất của một tình yêu và mức độ cuồng nhiệt hay mãnh liệt của nó. Vì, liên quan tới phẩm chất đặc trưng nhất, ta thấy, đối với Thiên Chúa và Đấng Kitô của Người, có loại tình yêu, trước hết, là một việc tự hiến hoàn toàn trong đó Đức tin hân hoan, và là điều tôi sẽ gọi là tình yêu sùng kính (lúc đó linh hồn hiến dâng hoàn toàn cho tình yêu đối với Chúa Giêsu). Và, mặt khác, có loại tình yêu (được nâng cao hơn so với tình yêu đầu tiên về phẩm chất đặc trưng nhất), trong đó, ngoài lòng sùng kính của Đức tin, còn nở rộ các ơn phúc cao quý nhất của Chúa Thánh Thần, và là điều tôi sẽ gọi là ơn tin tưởng và thân mật lẫn nhau, hoặc sự kết hợp huyền nhiệm (lúc đó linh hồn được hoàn toàn hiến dâng cho tình yêu tối cao của Chúa Giêsu dành cho nó). Và Phêrô cũng như Gioan, Gioan cũng như Phêrô, mỗi người đều có một Đức tin siêu phàm và mỗi người đều sống dưới chế độ ân sủng. Nhưng há người ta lại không thể nghĩ rằng đức ái của Phêrô trước hết là tình yêu sùng kính, trong đó Đức tin của ông hân hoan, trong khi đức ái của Gioan trước hết là tình yêu thương thân mật và tin cậy lẫn nhau, và sự dịu dàng lẫn nhau, trong đó ơn Khôn ngoan và các ơn chiêm niệm khác nở rộ hay sao?
Và nếu điều này đúng, há người ta lại không thể nghĩ rằng tình yêu của Gioan, được xem xét trong phẩm tính đặc trưng nhất của nó, hay như tình yêu của việc gần gũi nhau và tin tưởng nhau và dịu dàng lẫn nhau, một cách nồng nhiệt và mãnh liệt hơn, và, nếu tôi được phép nói, một cách bao la hơn tình yêu của Phêrô hay sao? Trong khi, tình yêu của Phêrô, được xem xét trong phẩm tính đặc trưng nhất của nó, hay như tình yêu sùng kính, nồng nhiệt hơn và mãnh liệt hơn, và nếu tôi được phép nói, bao la hơn cả tình yêu của Gioan hay sao? Phêrô đã hiến mạng sống mình cho Chúa Giêsu; tại Rôma, ngài đã "giang tay" và chịu tử đạo; ngài ước gì (nếu đây là một truyền thuyết, thì ít nhất nó cũng cho thấy những ký ức mà các Kitô hữu đầu tiên lưu giữ về ngài) được đóng đinh ngược đầu xuống. Gioan chắc chắn cũng đã hoàn toàn sẵn sàng để bị đóng đinh vì Người, Đấng mà ngài yêu mến, - Chúa Kitô đã minh nhiên biểu lộ ý muốn của Người và ý muốn của Chúa Cha, rằng cơ hội đó không được dành cho ngài{19}.
Nhưng đó là một chức năng của thẩm quyền và cai quản, và của huấn quyền Đức tin, chức năng thẩm quyền và cai quản tối cao, và của huấn quyền tối cao trong Đức tin đối với Giáo hội trên mặt đất, được Chúa Kitô ban cho Phêrô. Đó là tình yêu sùng kính anh hùng vĩ đại nhất, được đòi hỏi nơi thủ lãnh các tông đồ, tình yêu nồng nhiệt nhất trong đó Đức tin hân hoan mãi mãi, cùng với sự trợ giúp đặc biệt của các Ơn Chúa Thánh Thần mà việc thực thi gương mẫu một thẩm quyền như vậy vốn được kêu gọi nơi ngài.
Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao? [Domine, tu mihi lavas pedes?]
Đó là lúc đầu Bữa Tiệc Ly{20}, Chúa Giêsu nằm cùng bàn với Nhóm Mười Hai. "Trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Chúa Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Simong Phêrô, ông liền thưa với Người : ‘Thưa Thầy ! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?’ Chúa Giêsu trả lời : ‘Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu...’
“Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Chúa Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói : ‘Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em’” {21}.
" Bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu." Những điều này, - người ta không bao giờ ngưng tìm hiểu chúng, kể cả sau nhiều thế kỷ. Công đồng Vatican thứ hai hiểu chúng trong tất cả sự thật, vì được ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Có những người tưởng tượng, một số để khiển trách Công đồng về điều đó, một số khác để chúc mừng Công đồng vì điều đó, họ nghĩ cần nhắc cho tâm trí hay, trong Giáo hội, người ta càng cao bao nhiêu trong thẩm quyền thì càng phải khiêm nhường bấy nhiêu, vì tình yêu, điều này có nghĩa là ai càng có thẩm quyền cao thì càng phải từ bỏ thẩm quyền ấy trong thực hành, bằng cách cùng nhịp bước với những con chiên nhỏ hay lớn tụ tập cộng đồng với nhau trong tinh thần cộng đoàn những người mà mình nghĩ là đang lãnh đạo họ.
Tuy nhiên, ngay trong khoảnh khắc Người vừa rửa chân cho họ, Chúa Kitô đã tuyên bố rõ ràng nhất với các môn đệ của Người thẩm quyền làm Chúa và làm Thầy của Người đối với họ: Ego Dominus et Magister [Thầy là Chúa, là Thầy]. Vấn đề hoàn toàn không liên quan gì đến ý niệm pháp lý vốn làm giảm thiểu vai trò và sự cần thiết của thẩm quyền trong Giáo hội. Nó hoàn toàn liên quan đến nguồn cảm hứng vốn có trong lòng của bất cứ ai nắm giữ bất cứ thẩm quyền nào trong Giáo hội, và do đó, liên quan đến phương thức, - khiêm tốn và đầy tình anh em, thậm chí đến mức cho thấy mình sẵn lòng rửa chân cho họ, - theo đó, thẩm quyền này phải được thực thi đối với những người dưới thẩm quyền mình. Việc tâng bốc các công thức tốt đẹp chắc chắn không đủ. Nhưng nếu cần phải có tình yêu đích thực, thì tình yêu ấy không được yếu đuối đối với mọi người.
Đối với những người tuân phục thẩm quyền, về phần họ, há không đáng ước ao khi họ đừng nghĩ rằng mình được miễn trách nhiệm yêu thương huynh đệ đối với những người nắm giữ thẩm quyền đó hay sao? Điều này sẽ làm giảm bớt phần nào sự khó khăn mà mỗi ngày những người vừa kể phải dấn thân.
Còn 1 kỳ
VietCatholic TV
Chấn động nước Nga: Đại tá Tư Lệnh Phó Trường Hải Quân cao cấp trúng 5 phát đạn, đặc công chuồn êm
VietCatholic Media
03:02 17/11/2022
Đại Tá Nga có quan hệ chặt chẽ với Putin bị bắn dã man trong văn phòng của ông ta
Hai ký giả Henry Holloway và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “TAKEN OUT Putin colonel, 44, shot five times and killed in mystery ‘assassination’ in his office… but Russians claim ‘suicide’”, nghĩa là “TIÊU DIỆT Đại tá của Putin, 44 tuổi, bắn 5 phát và bị giết trong 'vụ ám sát' bí ẩn tại văn phòng của ông ta… nhưng người Nga tuyên bố ông ta 'tự sát'. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Một chỉ huy người Nga tham gia chặt chẽ vào nỗ lực chiến tranh của Vladimir Putin đã được tìm thấy bị bắn chết tại văn phòng của ông.
Đại tá Vadim Boyko, 44 tuổi, người từng tham gia chiến dịch động viên, được cho là đã bị “nhiều vết đạn”. Ông là phó hiệu trưởng Trường hải quân cấp cao Thái Bình Dương Makarov danh tiếng ở Vladivostok.
Có thông tin cho rằng anh ta đến làm việc, bước vào văn phòng của mình và ngay sau đó có năm tiếng súng vang lên. Một sĩ quan khác nghe thấy tiếng súng và sau đó chạy đến tìm Boyko - chỉ để thấy xác của anh ta.
Báo cáo của Nga ban đầu cho biết đó là một vụ “tự sát” - và ông là nhân vật cấp cao mới nhất chết trong hoàn cảnh bí ẩn. Câu chuyện tự tử nhanh chóng bị nghi ngờ vì đại tá đã phải tự bắn vào ngực mình năm lần. Không có thư tuyệt mệnh nào được tìm thấy.
Hãng truyền thông BAZA - có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật - cho biết các nhà điều tra hình sự đã tìm thấy 5 vỏ đạn và 4 khẩu súng lục Makarov bên cạnh viên đại tá đã chết.
Và bản báo cáo đã thách thức làm thế nào mà viên đại tá có thể tự bắn vào ngực mình năm lần. BAZA báo cáo rằng Boyko chịu trách nhiệm làm việc với những người lính nghĩa vụ đã được nhập ngũ trong đợt động viên gần đây của Putin.
Hàng nghìn người Nga chưa qua đào tạo được Putin kêu gọi chiến đấu trong một nỗ lực tuyệt vọng để hỗ trợ cuộc chiến thất bại của ông ta ở Ukraine. Và việc huy động đã chứng kiến cuộc nổi dậy công khai ở một số thành phần khi quân đội được trang bị kém nhanh chóng chết như rạ ở tiền tuyến.
Nga đã tự hào về con số khoảng 82,000 lính nghĩa vụ từ lệnh động viên khẩn cấp đã sẵn sàng cho tiền tuyến. Nó được coi là một nỗ lực tuyệt vọng nhằm cố gắng ngăn chặn cuộc phản công đang gia tăng của Ukraine.
Boyko, một ông bố hai con, cũng được cho là phụ trách vũ khí và đạn dược tại học viện ưu tú. Tháng trước, thi thể của Trung Tá Roman Malyk, 49 tuổi, được tìm thấy trên hàng rào ở cùng vùng Primorsky.
Ban đầu người ta nghi ngờ tự tử nhưng sau đó một cuộc điều tra giết người đã được mở ra. Năm ngày sau, các nhà điều tra tuyên bố tự tử có thể là nguyên nhân cái chết. Nhưng kênh Telegram của FederalPress đưa tin rằng người thân và bạn bè của Malyk đang tranh cãi về phát hiện này, khẳng định rằng anh ta “cân bằng và tự tin”.
Gần 100 văn phòng nhập ngũ của quân đội đã bị tấn công bằng bom xăng trong bối cảnh tức giận về lệnh động viên. Ông bố hai con Malyk đã kết hôn là một cựu chiến binh trong cuộc chiến của Nga ở Chechnya và bạn bè cũng như gia đình phủ nhận mạnh mẽ việc anh ta tự sát. Ông ta phụ trách việc nhập ngũ ở quận Partizan và các vùng lân cận ở vùng Primorsky.
Nga đã dự kiến một cách ngu ngốc rằng sẽ đè bẹp Ukraine và được chào đón như những “người giải phóng” - nhưng họ đã phải đối mặt với sự đáp trả quyết liệt.
Các thành phố và khu vực bị chiếm giữ khi bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng 2 hiện đang được người Ukraine chiếm lại. Phương Tây đang hỗ trợ rất nhiều cho Kyiv - trang bị cho họ những vũ khí cần thiết để đánh bại Nga.
Tương lai của Putin giờ đây được nhiều người cho là gắn liền với chiến tranh - đặc biệt là khi ông chính thức sáp nhập các vùng ở miền đông Ukraine.
Việc giải phóng Kherson hiện mở ra cửa ngõ vào Crimea, lãnh thổ bị Nga chiếm giữ bất hợp pháp vào năm 2014. Việc trả lại bán đảo về tay Ukraine sẽ là một thất bại chưa từng có đối với Putin.
Và chiến tranh lại leo thang vào ngày hôm nay khi một hỏa tiễn lạc rơi xuống biên giới Ukraine với Ba Lan - giết chết hai người.
Nato đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp về vụ việc - được cho là có thể do một hỏa tiễn phòng không Ukraine gây ra. Và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, một trong những đồng minh cấp cao và thân cận của Putin, Dmitry Medvedev, đã cảnh báo thế giới đang hướng tới Thế chiến thứ 3.
Hai bộ chỉ huy Nga trúng HIMARS mất 630 quân, 34 xe tăng và thiết giáp. Tuyên bố của NATO và Ba Lan
VietCatholic Media
03:08 17/11/2022
1. Hai bộ chỉ huy của Nga bị đánh trúng. 630 quân, 10 xe tăng và 24 thiết giáp của Nga bị loại khỏi vòng chiến trong ngày qua
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 17 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày thứ Tư pháo binh Ukraine đã tấn công hai vị trí phòng không của quân đội Nga, làm hư hỏng một cây cầu đường sắt ở quận Chernihivka thuộc vùng Zaporizhzhia, khiến quân xâm lược không thể dùng để tiếp tế. Chiến thuật cắt đứt đường tiếp tế được dùng ở Kherson, xem ra đang được lặp tại Zaporizhzhia.
Giao tranh đã diễn ra ác liệt dọc theo sông Dnipro như thể quân Ukraine sẽ tìm cách vượt sông để truy kích quân Nga, giải phóng hoàn toàn Kherson và áp sát cửa ngõ vào bán đảo Crimea. Tuy nhiên, chiến sự cũng mở ra từ phía Bắc theo hướng Zaporizhzhia.
Mặt khác quân Ukraine đã kéo các hệ thống hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, gọi tắt là HIMARS, đến sát sông Dnipro và bắn phá sâu đằng sau phòng tuyến của Nga. Chiến thuật này đang gây náo loạn trong hàng phòng thủ của Nga. Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhắc lại rằng các sở chỉ huy của Trung đoàn súng trường cơ giới 33, tại Skadovsk; và sở chỉ huy của Trung đoàn súng trường cơ giới 255, tại Henichesk đã bị đánh trúng; và tàn quân của hai Trung Đoàn này được lệnh rút về bán đảo Crimea.
Theo dữ liệu tính đến 18 giờ ngày 16 tháng 11, 10 hệ thống pháo và một hệ thống phòng không của quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, chủ yếu trong vùng Kherson ở phía Đông sông Dnipro.
Đáp lại, quân xâm lược đã tung ra hai cuộc tấn công hỏa tiễn và ba cuộc không kích, hơn 13 cuộc tấn công hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Họ đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một cơ sở hạ tầng dân sự ở vùng Zaporizhzhia.
Hai thị trấn Nikopol và Chervonohryhorivka của vùng Dnipropetrovsk bị quân Nga tấn công dữ dội để chặn các bước tiến của quân Ukraine. Đáp lại, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công trúng hai sở chỉ huy, ba cụm quân địch, vũ khí và thiết bị quân sự, cũng như hai kho đạn dược. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết chưa thể biết thiệt hại của hai sở chỉ huy. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc liên tục đánh trúng các sở chỉ huy đã gây ra các tác động mạnh khiến các sĩ quan Nga mất tinh thần và chỉ mong nhận được lệnh di tản càng sớm càng tốt.
Tính đến ngày 16 tháng 11, tổn thất của quân đội Nga trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine đã lên đến 82,710 người.
2. Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói vụ nổ Ba Lan có thể do hỏa tiễn phòng không Ukraine gây ra nhưng Nga là nước có lỗi
Phân tích sơ bộ cho thấy vụ nổ hôm thứ Ba ở Ba Lan có khả năng là do một hỏa tiễn phòng không của Ukraine được bắn lên để đánh chặn một hỏa tiễn của Nga, nhưng đó không phải là lỗi của Ukraine vì nước này đang tự vệ trước một cuộc tấn công lớn của Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết điều này sau cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương.
“Cuộc điều tra về vụ việc này đang diễn ra và chúng ta cần chờ đợi kết quả của nó. Nhưng chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy đây là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý và chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tấn công chống lại NATO. Phân tích sơ bộ của chúng tôi cho thấy vụ việc có khả năng là do một hỏa tiễn phòng không Ukraine bắn để bảo vệ lãnh thổ Ukraine trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình của Nga. Nhưng hãy để tôi nói rõ: đây không phải là lỗi của Ukraine. Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine,” ông Stoltenberg nói.
Ông nói rằng các đồng minh NATO bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất về thiệt hại bi thảm về nhân mạng và bày tỏ tình đoàn kết mạnh mẽ với Ba Lan.
Chỉ huy Đồng minh Tối cao của NATO, Tướng Christopher Cavoli, đã thông báo tóm tắt cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương và Đại sứ Ba Lan tại NATO, Tomasz Szatkowski, đã cập nhật cho Đồng minh về vụ việc và cuộc điều tra đang diễn ra.
Ông Stoltenberg lưu ý rằng vụ nổ hôm thứ Ba ở biên giới với Ukraine diễn ra khi Nga tiến hành một làn sóng tấn công hỏa tiễn lớn trên khắp Ukraine. Ông nói thêm rằng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến bất hợp pháp của Nga ở Ukraine, NATO đã tăng cường cảnh giác ở sườn phía đông và đã hành động rất khẩn trương sau khi sự việc xảy ra.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ quyền tự vệ của Ukraine. Nga phải chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này,” ông nói.
Vào ngày 15 tháng 11, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào các mục tiêu trên khắp Ukraine và tiếp tục cố ý phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng của đất nước.
Hai người đã thiệt mạng trong một vụ nổ ở làng Przewodów, hạt Hrubeszów, tỉnh Lublin, cách biên giới Ukraine không xa vào hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 11. Cuộc điều tra về vụ việc đang được tiến hành.
3. Tổng thống Ba Lan nói sự việc hỏa tiễn có thể là “tai nạn đáng tiếc”
Không có dấu hiệu nào cho thấy một hỏa tiễn tấn công lãnh thổ Ba Lan vào ngày 15 tháng 11 là một cuộc tấn công có chủ ý của Nga vào thành viên NATO.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết như trên khi nói chuyện với các phóng viên ở Warsaw.
“Rất có thể, đây là một tai nạn đáng tiếc,” tổng thống Duda nói, đồng thời cho biết thêm rằng hỏa tiễn có thể là một phần của lực lượng phòng không Ukraine.
Xin nhắc lại rằng, vào ngày 15 tháng 11, hai người đã thiệt mạng trong vụ nổ, xảy ra tại làng Przewodów, Hạt Hrubieszów, tỉnh Lublin Voivodeship của Ba Lan, nằm không xa biên giới với Ukraine. Vụ việc xảy ra gần một nhà máy sấy ngũ cốc vào khoảng 03:40 chiều theo giờ địa phương.
4. Đại sứ Ba Lan tại NATO nói rằng trách nhiệm cuối cùng trong sự việc hỏa tiễn của Nga
Đại sứ Ba Lan tại NATO nói rằng “trách nhiệm cuối cùng thuộc về Nga,” sau vụ hỏa tiễn chết người phóng vào lãnh thổ Ba Lan hôm thứ Ba khiến hai người thiệt mạng.
Đại sứ Tomasz Szatkowski nói trong cuộc họp báo tại tổng hành dinh NATO rằng vụ việc sẽ không xảy ra nếu Nga không tấn công Ukraine và phạm tội ác chiến tranh bằng cách tấn công cơ sở hạ tầng dân sự.
“Trách nhiệm cuối cùng thuộc về Nga,” Szatkowski nói.
Khi được hỏi về cảm giác của người dân Ba Lan sau vụ việc, Szatkowski nói rằng “một mức độ e ngại nhất định là điều có thể hiểu được”, đồng thời nói thêm rằng chính quyền đang làm rất nhiều việc để trấn an người dân.
Cuộc điều tra của Ba Lan về vụ việc vẫn tiếp tục. Đây là lần đầu tiên một quốc gia NATO bị tấn công trực tiếp trong cuộc xung đột. Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cũng cho biết Nga phải chịu “trách nhiệm cuối cùng” về vụ việc, “khi nước này tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine.”
5. Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm thứ Tư cho biết một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ở miền đông Ba Lan gần biên giới Ukraine, trong đó có hai người thiệt mạng, cần được điều tra đầy đủ trước khi đưa ra kết luận.
Reuters báo cáo rằng trong tuyên bố kết thúc của mình sau hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Scholz gọi đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ Ba Lan trong cuộc điều tra.
Scholz hoan nghênh ngôn ngữ rõ ràng được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh để lên án cuộc chiến ở Ukraine, đồng thời nói thêm: “Tổng thống Nga gần như đơn độc trên thế giới với chính sách của mình”.
6. Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết Berlin sẽ đề nghị gửi máy bay chiến đấu của riêng mình để hỗ trợ tuần tra trên không phận Ba Lan.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Christine Lambrecht, cho biết bà đang lên kế hoạch nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan về vấn đề phòng thủ ngay ngày hôm nay.
“Như một phản ứng ngay lập tức đối với sự việc ở Ba Lan, chúng tôi sẽ đề nghị tăng cường kiểm soát trên không bằng các cuộc tuần tra trên không phận của nước này với các máy bay chiến đấu Eurofighter của Đức.
Nhiệm vụ có thể bắt đầu sớm nhất là vào ngày mai, nếu Ba Lan mong muốn.”
Bà cho biết các cuộc tuần tra có thể được tiến hành từ các căn cứ không quân của Đức mà không cần phải di chuyển các máy bay phản lực đến Ba Lan.
7. Giám đốc CIA thăm Kyiv giữa lúc Nga tấn công hỏa tiễn khắp Ukraine
Giám đốc CIA Bill Burns đã tới Kyiv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các đối tác tình báo của ông vào hôm thứ Ba, theo một quan chức Mỹ.
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Burns đã an toàn ở Đại sứ quán Mỹ trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga trên khắp đất nước, bao gồm cả các vụ nổ làm rung chuyển thủ đô.
Chuyến đi của Burns tới Kyiv diễn ra ngay sau cuộc họp hôm thứ Hai tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ với Giám đốc tình báo Nga, Sergey Naryshkin - và đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng, giám đốc CIA đã đến thăm Kyiv.
Burns “đã thảo luận về lời cảnh báo của Hoa Kỳ mà ông ấy đã gửi tới người đứng đầu ngành tình báo của Nga là không được sử dụng vũ khí hạt nhân và củng cố cam kết của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.”
Một số bối cảnh: Một loạt các liên lạc diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Nga tuyên bố rút quân khỏi thành phố Kherson quan trọng của Ukraine và khi một cuộc tranh luận thầm lặng đã bắt đầu ở Washington về việc có nên khuyến khích Kyiv theo đuổi một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này hay không. Nó cũng xảy ra khi Mỹ ngày càng lo ngại rằng Nga có thể chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến đang chật vật của mình.
Burns và các quan chức Mỹ khác đã tuyên bố công khai rằng họ không thấy bằng chứng nào cho thấy Mạc Tư Khoa đang tích cực chuẩn bị thực hiện một bước như vậy, nhưng các quan chức nắm rõ thông tin tình báo cảnh báo nguy cơ có lẽ là cao nhất kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng Hai.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh đã đưa ra các nhận định về vai trò của Đập Kakhovka. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đập Kakhovka trên sông Dnipro là địa điểm xây dựng nhà máy thủy điện lớn cũng như cung cấp một trong hai điểm vượt sông bằng đường bộ ở hạ lưu sông Dnipro. Các cuộc tấn công chính xác của Ukraine đã nhắm vào địa điểm này kể từ tháng 8, làm gián đoạn thành công việc tiếp tế quân sự của Nga.
Vào ngày 11 tháng 11, địa điểm này chịu thêm thiệt hại đáng kể, gần như chắc chắn là do lực lượng Nga đang rút lui đã cố ý phá hủy một phần. Điều này có thể được thực hiện nhằm cản trở những bước tiến trong tương lai của Ukraine.
Ba nhịp của cả cầu đường bộ và đường sắt ở đầu phía bắc của con đập đã bị phá hủy, khiến các điểm vượt sông không thể đi qua được. Tuy nhiên, ba cửa đập tràn bên dưới phần này của đập hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Mức độ thiệt hại hiện tại không có khả năng dẫn đến lũ lụt lớn ở hạ lưu.
Đau đớn: Hình ảnh Giáo Xứ Ba Lan đau thương vì hỏa tiễn. Tiếng chuông nhà thờ vang lên ở Mosul
VietCatholic Media
05:34 17/11/2022
1. Giáo xứ Ba Lan bị hỏa tiễn chiến tranh Ukraine tấn công đang vật lộn với chấn thương
Ký giả Emma Graham-Harrison của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Polish village struck by Ukraine war missile struggling with trauma”, nghĩa là “Ngôi làng Ba Lan bị hỏa tiễn chiến tranh Ukraine tấn công đang vật lộn với chấn thương.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Przewodów 'cố gắng hết sức có thể để giữ cho cuộc sống bình thường' – nhưng bi kịch đã nhấn mạnh sự cận kề của chiến tranh đối với ngôi làng biên giới nhỏ bé
Vào chiều thứ Ba, lần đầu tiên và duy nhất kể từ khi chuyển đến Przewodów, một ngôi làng nhỏ ở biên giới Ba Lan, Cha Bogdan Wazny đã cử hành thánh lễ trong một nhà thờ trống.
Chưa đầy một giờ trước đó, một hỏa tiễn do Nga sản xuất đã bay ra khỏi lãnh thổ Ukraine, giết chết hai giáo dân của ngài và phá tan ảo tưởng rằng địa lý và luật pháp quốc tế sẽ bảo vệ dân làng.
“Biên giới vật lý ở đây cũng ngăn cách chúng tôi về mặt tinh thần với cuộc chiến ở Ukraine. Chúng tôi luôn cảm thấy như vậy,” Cha Wazny nói, một ngày sau khi hỏa tiễn rơi xuống. “Chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy nguy hiểm ở đây.”
Tuy nhiên, giờ đây, nỗi sợ hãi, kinh hoàng và một lực lượng đông đảo cảnh sát và quân đội bất ngờ đã giữ các tín hữu ở nhà khi tin tức về bi kịch cá nhân của họ bắt đầu lan rộng khắp thế giới, biến thành một cuộc khủng hoảng địa chính trị.
Cơn ác mộng mà Kyiv và các đồng minh đã cảnh báo trong nhiều tháng đã trở thành hiện thực: chiến tranh ở Ukraine đã tràn qua biên giới đất nước và đẩy ngôi làng yên bình này, chỉ cách biên giới 4 dặm, trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.
Justine Mazurek, người sinh ra ở ngôi làng cách đây 71 năm, cho biết: “Chúng tôi đã nói về điều này trước đây, nhưng nó chưa bao giờ được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng. Tất nhiên, tôi biết rằng chiến tranh đang diễn ra, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ vụ nổ nào.”
Một ngày sau, bà ấy nói rằng bà ấy vẫn khó có thể tin rằng hai người đàn ông mà bà biết rõ đã bị giết bởi một hỏa tiễn. Người ta sợ nhưng vẫn chưa có đủ thời gian để nói với nhau, để đề cập đến chuyện đó.”
Trong vòng vài giờ, tổng thống Mỹ, Joe Biden, và các nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết họ tin rằng hỏa tiễn, mặc dù do Nga sản xuất, đã được Ukraine bắn để tự vệ. Điều đó làm giảm nỗi sợ leo thang, nhưng không thể xoa dịu nỗi đau ở Przewodów.
Ngôi làng đủ nhỏ để mọi người đều biết các nạn nhân. Nó có dân số chính thức là 900 nhưng chỉ có 600 người thực sự sống ở đây – giống như các vùng phía đông Ba Lan, nó đã mất nhiều người trẻ tuổi vì di cư.
“Chúng tôi lúc nào cũng tình cờ gặp nhau và giờ họ không còn ở đây nữa,” Mazurek nói sau khi tham dự thánh lễ nơi Cha Wazny cầu nguyện cho những người đã khuất – họ là những người cha và những người đi nhà thờ thường xuyên đã thiệt mạng khi họ làm việc tại một trung tâm phân loại ngũ cốc.
Một người trong hai người bị giết đã kết hôn với một phụ nữ làm việc tại trường, vì vậy chỉ sau một đêm, hiệu trưởng Ewa Byra đã chuyển từ việc giám sát giáo dục cho 71 học sinh sang tổ chức hỗ trợ tâm lý cho một cộng đồng bị tổn thương.
“Chúng tôi ở Przewodów đã cố gắng bình tĩnh lại sau ngày 24 tháng 2 khi Nga xâm lược Ukraine mặc dù thực tế là chúng tôi sống bên cạnh chiến tranh,” Cô Byra nói. “Cảm xúc đã lắng xuống và chúng tôi đã xoay sở để đối phó. Nhưng sự kiện ngày hôm qua đã đánh thức những cảm xúc đó một lần nữa.”
Ngôi trường, nơi treo tấm áp phích có nội dung “an toàn trên hết” ở sảnh chính, đã đóng cửa vào ngày hỏa tiễn tấn công, nhưng ngày hôm sau ngôi trường lại vắng tanh, phụ huynh quá sợ hãi không dám cho con đến lớp học chỉ cách nơi xảy ra vụ nổ vài trăm mét. “Nó còn quá mới mẻ. Đây là một trải nghiệm rất khó khăn đối với họ,” Cô Byra nói.
Cô ấy đã bắt đầu kết nối trẻ em và cha mẹ của chúng với các nhà tâm lý học và chuyên gia về chấn thương, những người đến từ các thành phố lớn gần đó. “Trợ giúp tâm lý đã bắt đầu từ hôm nay,” cô ấy nói, mô tả một cuộc họp trực tuyến để kết nối mọi người với sự hỗ trợ cơ bản đầu tiên.
Byra cho rằng việc phục hồi sẽ khó khăn đối với một cộng đồng hiện đang sống với thực tế rằng chiến tranh đã một lần vượt qua biên giới và có thể tái diễn như vậy. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức có thể để giữ cho cuộc sống bình thường – cảm xúc của bọn trẻ là điều quan trọng nhất.”
Cô cũng đóng vai người dẫn chương trình qua đêm cho các nhà báo, một phần trong dòng người ồ ạt kéo đến thị trấn, nơi những con đường nông thôn tràn ngập xe quân sự và cảnh sát. Cảnh sát đã phong tỏa một vùng đất rộng lớn xung quanh địa điểm hỏa tiễn rơi xuống, trong khi các nhà điều tra cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Hỏa tiễn đã rơi xuống ngay trước 4 giờ chiều giờ địa phương vào hôm thứ Ba, khi ánh sáng đang tắt dần trên bầu trời. Đến sáng thứ Tư, ngôi làng hẻo lánh đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, tràn ngập các nhà báo và cảnh sát.
“Thật không may, vì lý do bi thảm này, mọi người sẽ nhớ đến Przewodów. Chúng tôi thà rằng ngôi làng của mình vẫn còn mờ mịt, không ai biết đến nhưng và cả hai người này đều còn sống.”
Source:The Guardian
2. Tiếng chuông từ nhà thờ Công Giáo ở Mosul lần đầu tiên vang lên kể từ khi IS chiếm đóng
Một chiếc chuông nhà thờ được một gia đình Hồi giáo cất giấu trong thời gian Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng Mosul đã vang lên phía trên Nhà thờ Công Giáo Thánh Phaolô của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê vào hôm Chúa Nhật vừa qua, lần đầu tiên sau 8 năm.
Các Kitô Hữu từ khắp Đồng bằng Nineveh của Iraq đã đến nhà thờ chính tòa để tham gia nghi lễ rung chuông và Phụng vụ thánh vào ngày 13 tháng 11.
Đức Tổng Giám Mục Najeeb Michaeel, OP, tổng giám mục Công Giáo nghi lễ Chanđê của Mosul và Akra, đã dẫn đầu một cuộc rước đến hang đá của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng bảo trợ của Mosul, trong sân nhà thờ trước khi rung chuông theo nghi thức.
Đức Tổng Giám Mục nói với ACI Mena, đối tác tin tức bằng tiếng Ả Rập của Thông tấn xã Công Giáo, rằng “âm thanh của tiếng chuông là một lời mời gọi… đoàn kết những trái tim để tố cáo bạo lực và chiến tranh.”
“Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những cư dân ban đầu sẽ trở về nhà của họ và trở lại với các quyền vật chất và tinh thần của họ để nếm trải hương vị của sự an toàn và ổn định cũng như sống trong lòng thành phố của họ,” Đức Tổng Giám Mục Michaeel nói.
Trong chuyến đi lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Iraq năm ngoái, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện ở Mosul giữa đống đổ nát của các nhà thờ bị hư hại hoặc phá hủy sau khi Nhà nước Hồi giáo tuyên bố vương quốc Hồi giáo trong thành phố. Nhà nước Hồi giáo đã cai trị Mosul trong gần 3 năm trước khi các lực lượng Iraq và quốc tế giành lại từng con đường trong thành phố.
Đức Phanxicô cũng đã làm nên lịch sử với tư cách là vị giáo hoàng đầu tiên cử hành Thánh lễ theo nghi thức Chanđê trong chuyến viếng thăm quốc gia Trung Đông này. Người Công Giáo nghi lễ Chanđê là một trong một số các cộng đồng Công Giáo Đông phương được tìm thấy ở Iraq. Trước khi dân số bị giảm sút do bạo lực của Nhà nước Hồi giáo, người Công Giáo nghi lễ Chanđê chiếm 2/3 số các tín hữu Kitô ở Iraq.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục lên tiếng cho các Kitô hữu ở Trung Đông. Tuần trước, Đức Thánh Cha đã nói về “sự cần thiết phải duy trì và khuyến khích sự hiện diện của Kitô giáo trong khu vực” trong cuộc gặp gỡ với Vua Abdullah II của Jordan vào ngày 10 tháng 11.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio Tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng gặp Biden
Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio cho biết hôm thứ Ba rằng ngài “rất vui” nếu được gặp Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo có quan điểm nồng nhiệt ủng hộ phá thai, chuyển giới và hôn nhân đồng tính, mâu thuẫn gay gắt với giáo huấn của Giáo Hội.
Trong một cuộc họp báo ngắn, Đức Cha Broglio, giám mục của Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ, cũng đã nói về mối liên hệ giữa đồng tính luyến ái và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ, và mối quan hệ của ngài với Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là một “giám mục anh em”.
“Ồ, chắc chắn là tôi sẽ mong đợi bất kỳ dịp nào mà tôi có thể đối thoại với các nhà lãnh đạo chính trị ở Hoa Kỳ. Tôi không xem vai trò của mình chủ yếu là chính trị, nhưng nếu có cách nào để đưa Tin Mừng vào mọi khía cạnh của cuộc sống ở đất nước chúng ta, chắc chắn tôi sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để làm điều đó,” Đức Cha Broglio nói với các phóng viên ở Baltimore, nơi các giám mục Hoa Kỳ đang có cuộc họp mùa thu hàng năm của họ.
“Tôi biết rằng đã có một mong muốn rất lớn từ phía Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles là được gặp tổng thống và điều đó đã không thể thực hiện được. Nếu có thể trong tương lai, chắc chắn tôi sẽ tận dụng cơ hội đó”
“Như thế, Đức Cha muốn gặp tổng thống?” một phóng viên hỏi.
Đức Tổng Giám Mục Broglio minh xác:
“Nếu ông ta muốn gặp tôi, tôi sẽ rất vui được gặp ông ta,”
Trả lời nhiều câu hỏi hơn, Đức Cha Broglio đứng trước những bình luận trước đây mà ngài đưa ra về việc đồng tính luyến ái có liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Một phóng viên đã hỏi Broglio về một email mà ngài đã gửi vào năm 2018, trong đó ngài nói rằng “Không nghi ngờ gì rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của các linh mục ở Hoa Kỳ có liên quan trực tiếp đến đồng tính luyến ái.” Nội dung của email đã được báo cáo bởi military.com.
Phóng viên đã hỏi về những suy nghĩ của Đức Cha Broglio về chủ đề này bây giờ.
“Tôi nghĩ đó chắc chắn là một khía cạnh của cuộc khủng hoảng tình dục không thể phủ nhận. Và đó chắc chắn không phải là nhằm chỉ trích bất kỳ ai, nhưng tôi nghĩ sẽ thật ngây thơ khi cho rằng không có mối quan hệ nào giữa hai chuyện đó.”
Một phóng viên khác đã hỏi Đức Cha Broglio suy nghĩ của ngài về lý do tại sao ngài được bầu, bao gồm cả những gì ngài sẽ nói với những người “sẽ mô tả cuộc bầu cử của ngài là thể hiện những ưu tiên khác với những ưu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Đức Cha Broglio trả lời: “Tôi nghĩ bạn có thể phải hỏi các anh em giám mục của tôi tại sao họ lại bầu chọn tôi vì tôi thực sự không biết câu trả lời cho câu hỏi đó.”
“Và theo những gì tôi biết, tôi chắc chắn hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, với tư cách là một phần của Giáo hội hoàn vũ. Chúng tôi là giám mục anh em, chúng tôi chắc chắn biết nhau. Tôi không biết rằng việc tôi được bầu có nhất thiết chỉ ra sự bất hòa nào đó với Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Đức Tổng Giám Mục Broglio, 70 tuổi, được thụ phong linh mục cho Giáo phận Cleveland vào năm 1977. Từ năm 1990 đến 2001, ngài làm thư ký riêng cho Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới triều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Ngày 27 tháng Hai, 2001, Cha Broglio được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dominica và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Puerto Rico và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong tổng giám mục vào ngày 19 tháng Ba, 2001. Ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục thứ tư của Quân đội Hoa Kỳ vào năm 2008 và đã phục vụ trong vai trò đó trong 14 năm qua.
Ngài là người bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho những người phục vụ trong quân đội. Năm ngoái, ngài đã lên tiếng phản đối việc bắt buộc quân nhân tiêm vắc xin COVID-19 trái với lương tâm của họ.
Đức Cha Broglio sẽ bắt đầu nhiệm kỳ ba năm của mình với tư cách là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ khi phiên khoáng đại hội đồng giám mục bế mạc vào hôm thứ Năm 17 tháng 11.
Source:Catholic News Agency
Xuất quỷ nhập thần: Biệt kích Ukraine vào vùng tạm chiếm bắt gọn chính quyền tay sai đem về xét xử
VietCatholic Media
14:57 17/11/2022
1. Thủ tướng Ba Lan 'không thể loại trừ cuộc tấn công bằng hỏa tiễn là hành động khiêu khích có chủ đích'. Thống Đốc của Putin cáo buộc Ukraine tấn công vào Nga.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã nói với quốc hội Ba Lan rằng có thể vụ việc một hỏa tiễn rơi xuống nước này là kết quả của một hành động khiêu khích từ phía Nga.
Morawiecki nói:
Chúng tôi không thể loại trừ rằng vụ pháo kích vào cơ sở hạ tầng của Ukraine gần biên giới là một hành động khiêu khích có chủ ý được thực hiện với hy vọng rằng một tình huống như vậy trở nên bình thường.
Trong khi đó, Nga đang cố gắng đổ lổi cho pháo binh Ukraine về các hoạt động tấn công xuyên biên giới.
Hãng thông tấn RIA Novosti ở Nga trích thuật Thống Đốc Belgorod là ông Vyacheslav Gladkov rằng “đã nghe thấy bốn tiếng nổ lớn trên bầu trời” ở thành phố Belgorod của Nga vào chiều thứ Tư. Một phóng viên của RIA suy đoán rằng lực lượng phòng không đang hoạt động chống lại các hành động khiêu khích của Ukraine. Belgorod nằm sát biên giới Nga với Ukraine, gần Kharkiv.
2. G7 và NATO lên án các cuộc tấn công “man rợ” ở Ukraine và đề nghị hỗ trợ sau vụ nổ ở Ba Lan
Các nhà lãnh đạo NATO và G7 đã đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp khẩn cấp của họ bên lề G20, lên án “các cuộc tấn công hỏa tiễn man rợ mà Nga thực hiện vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine hôm thứ Ba”.
Yurii Ihnat, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine, cho biết trước đó rằng Nga đã bắn “khoảng 100 hỏa tiễn” vào các thành phố trên khắp Ukraine vào thứ Ba.
Theo một phân tích của CNN về các cuộc tấn công hỏa tiễn, ít nhất một chục thành phố và thị trấn đã trở thành mục tiêu. Làn sóng tấn công dường như lớn nhất kể từ ngày 10 tháng 10, khi Nga đẩy mạnh chiến dịch phá hủy cơ sở hạ tầng điện, nước và khí đốt trên khắp Ukraine.
Các nhà lãnh đạo cũng đưa ra “sự hỗ trợ đầy đủ” cho Ba Lan sau vụ nổ ở phía đông đất nước và cho biết họ sẽ “giữ liên lạc chặt chẽ” để xác định các bước tiếp theo thích hợp.
“Tất cả chúng tôi bày tỏ lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân ở Ba Lan và Ukraine,” tuyên bố chung có đoạn.
Phản ứng của thế giới: Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết cộng đồng quốc tế nên cân nhắc đâu là “phản ứng thích hợp” đối với vụ nổ ở Ba Lan. Ông nói: “Việc sử dụng vũ lực liều lĩnh và nguy hiểm của Nga” đã mang đến “nguy hiểm cho toàn bộ khu vực”. Trong một dòng tweet, Ngoại trưởng New Zealand lên án “việc Nga tấn công ghê tởm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine” là “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Đài Loan không chỉ trích cụ thể Nga, nhưng lên án “các hành động chiến tranh chống lại các quốc gia khác vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và phá hoại hòa bình”.
3. Tổng thống Ukraine yêu cầu có sự hiện diện của mình tại cuộc họp của Hội đồng NATO về vụ phóng hỏa tiễn vào Ba Lan
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố rằng đại diện của Ukraine nên có mặt tại một cuộc họp của Hội đồng NATO để thảo luận về vụ nổ ở Ba Lan do hỏa tiễn gây ra.
Ông nói điều này trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Ukraine hôm thứ Tư.
“Tôi muốn chúng tôi được mời tham dự cuộc họp của NATO sẽ được tổ chức liên quan đến vụ việc ở Ba Lan. Chúng tôi đã nhấn mạnh điều này nhiều lần”.
Ông Zelenskiy cũng bày tỏ hy vọng các đối tác quốc tế sẽ ủng hộ đề xuất của Ukraine và mời đại diện Ukraine tham dự cuộc họp này.
Như đã đưa tin, vào thứ Ba, ngày 15 tháng 11, một quả hỏa tiễn đã rơi xuống bên ngoài ngôi làng Przewodów, Hạt Hrubeszów, tỉnh Lublin Voivodeship của Ba Lan, cách biên giới Ukraine không xa, khiến hai người thiệt mạng. Vụ việc xảy ra gần một nhà máy sấy ngũ cốc vào khoảng 15:40 giờ địa phương.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết hôm thứ Tư rằng hoàn toàn không có gì cho thấy đó là một cuộc tấn công có chủ ý của Nga. Ông nói thêm rằng, rất có thể, đó là một hỏa tiễn phòng không từ phía Ukraine và đó là “một tai nạn”.
Về vấn đề này, Ba Lan đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng NATO.
4. NATO nên “giữ một cái đầu tỉnh táo” sau sự việc hỏa tiễn ở Ba Lan, thủ tướng Estonia nói với CNN
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói với các phóng viên báo chí rằng các đồng minh NATO phải “giữ một cái đầu tỉnh táo” trước sự việc hỏa tiễn hôm thứ Ba ở Ba Lan khiến hai người thiệt mạng.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự phải giữ một cái đầu tỉnh táo, biết rằng có thể có tác động lan tỏa, đặc biệt là đối với những quốc gia rất gần với Ukraine,” Kallas nói.
“Điều này tùy thuộc vào chính phủ Ba Lan nói họ muốn giải quyết vấn đề này như thế nào”
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng “các tài liệu do các dịch vụ của chúng tôi thu thập và do các đồng minh của chúng tôi cung cấp rất có thể cho thấy vụ nổ ở Przewodów, miền đông Ba Lan, là do một hỏa tiễn của Nga bị bắn hạ và phá hủy”. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói rằng hỏa tiễn “có thể là một tai nạn” từ lực lượng phòng không Ukraine.
Nga đổ lỗi cho hệ thống phòng không của Ukraine về vụ nổ hỏa tiễn và nói rằng có “một hành động khiêu khích có chủ ý nhằm leo thang tình hình.”
Nhà lãnh đạo Estonia Kallas nói rằng các đồng minh NATO nên nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn khi giải quyết vụ việc.
“Tất nhiên, Nga muốn tập trung vào sự việc này, nhưng vấn đề là Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện ở Ukraine.
“Hôm qua, họ đã thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn lớn nhất từ trước đến nay, đánh vào cơ sở hạ tầng dân sự, tấn công dân thường ở khắp mọi nơi, cố gắng làm cho Ukraine thực sự cạn kiệt điện, ném bom vào lưới điện để ném dân Ukraine vào tối tăm và lạnh lẽo. Đây là lý do chính dẫn tới vụ việc”.
“Chúng ta phải hiểu rằng mục đích của Nga là khủng bố chúng ta, có thể nói rằng bây giờ chiến tranh đang tràn qua biên giới, và bây giờ chúng ta phải buộc điều đó dừng lại. Trên thực tế, điều duy nhất mà kẻ xâm lược hiểu được là sức mạnh và tình đoàn kết của chúng ta, và chúng ta phải thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm này”, bà nói thêm.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Tư rằng một trong những ưu tiên hàng đầu của NATO vào lúc này là cung cấp thêm các hệ thống phòng không cho Ukraine.
Kallas nói “phòng không, tất cả các thiết bị mà chúng tôi có, phải được trao cho Ukraine để họ có thể tự vệ.”
“Tôi không thể nhìn vào kho của các thành viên NATO và xem họ thực sự có những gì, nhưng tôi có thể kêu gọi các nhà lãnh đạo của các đồng minh NATO 'hãy nhìn vào kho của các bạn, hãy nhìn vào kho của các bạn, hãy tìm những gì các bạn có, hãy thỏa thuận với khu vực tư nhân đang phát triển thiết bị', để chúng ta có thể gửi những thiết bị hàng đầu tới Ukraine và kết thúc cuộc chiến này một lần và mãi mãi,” Kallas nói.
5. Dịch vụ an ninh Ukraine cho biết “phòng tra tấn” của Nga ở Kherson đã được phát hiện
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết họ đã phát hiện ra một “phòng tra tấn” khác được cho là do lực lượng Nga sử dụng trong thời gian chiếm đóng Kherson.
SBU cho biết người Nga đã “giữ những người yêu nước địa phương từ chối hợp tác với kẻ thù trong những điều kiện vô nhân đạo”.
“Cư dân Kherson bị thẩm vấn và tra tấn dã man. Trong quá trình kiểm tra phòng tra tấn, các nhân viên thực thi pháp luật đã tìm thấy những đồ vật trực tiếp chỉ ra dấu hiệu tra tấn.”
Trên các tường nhà, người ta thấy người Nga vẽ những hình ảnh dâm ô. Các phòng tràn ngập các sách báo khiêu dâm tiếng Nga. Một sĩ quan SBU nói: “Đây là một bọn người biến thái.”
6. Thủ tướng Ulf Kristersson cho biết Thụy Điển sẽ cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 287 triệu Mỹ Kim cho Ukraine.
Đó là gói vật tư quốc phòng lớn nhất của nước này cho đến nay, bao gồm cả hệ thống phòng không.
Reuters báo cáo sự đóng góp vũ khí trước đây của Thụy Điển, quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập NATO cùng với nước láng giềng Phần Lan, bao gồm từ các thiết bị đơn giản như mũ bảo hiểm và áo giáp cho đến lựu đạn phóng rocket và hỏa tiễn.
“Đó là một gói hỗ trợ quân sự lớn hơn tất cả tám gói trước đó cộng lại,” Kristersson nói trong một cuộc họp báo. “Đây là dự án lớn nhất mà chúng tôi đã thực hiện và chúng tôi tuân theo chính xác danh sách ưu tiên của Ukraine về những gì mà chính họ nghĩ rằng họ cần ngay bây giờ.”
7. Cựu tổng thống Nga nói phương Tây tiến gần hơn đến “chiến tranh thế giới” sau khi hỏa tiễn rơi xuống Ba Lan
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng vụ rơi hỏa tiễn trong biên giới Ba Lan cho thấy phương Tây đang tiến gần hơn đến một cuộc chiến tranh thế giới.
“Vụ việc được cho là 'tấn công hỏa tiễn' vào một trang trại Ba Lan chứng minh một điều: khi tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga, phương Tây tiến gần hơn đến chiến tranh thế giới,” Medvedev viết trên Twitter hôm thứ Tư.
Nga đã phủ nhận có liên quan đến vụ hỏa tiễn rơi xuống miền đông Ba Lan hôm thứ Ba và giết chết hai người, gần như cùng lúc với việc Mạc Tư Khoa tiến hành làn sóng tấn công hỏa tiễn lớn nhất vào các thành phố của Ukraine trong hơn một tháng.
Cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên một quốc gia NATO bị tấn công trực tiếp trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Người ta không biết ai đã bắn hỏa tiễn, hoặc chính xác nó được phóng từ đâu, mặc dù Bộ Ngoại giao Ba Lan đã mô tả nó là “do Nga sản xuất”.
Medvedev là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga. Ông từng là tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012 và thủ tướng từ năm 2012 đến 2020.
8. Thủ tướng Hà Lan nói vụ nổ ở Ba Lan “sẽ không xảy ra” nếu không có cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Ukraine
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết trong một tweet hôm thứ Tư rằng vụ nổ hỏa tiễn chết người bên trong biên giới Ba Lan hôm thứ Ba “sẽ không xảy ra nếu không có các cuộc tấn công hỏa tiễn khủng khiếp của Nga nhằm vào Ukraine”.
Rutte đã tweet một bức ảnh chụp các nguyên thủ quốc gia G7 cùng với các thành viên NATO có mặt tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali sau cuộc họp khẩn cấp do nhóm tổ chức để thảo luận về vụ việc.
Ông viết rằng các nhà lãnh đạo đã “thống nhất trong thông điệp của chúng tôi rằng trước tiên chúng tôi cần xác minh sự thật và do đó hỗ trợ cuộc điều tra của Ba Lan.”
“Có một điều rõ ràng: điều này sẽ không xảy ra nếu không có các cuộc tấn công hỏa tiễn khủng khiếp của Nga vào Ukraine. Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Ukraine bảo vệ nước này trước sự xâm lược của Nga,” ông viết thêm trên Twitter.
Một số bối cảnh: Các tình huống xung quanh vụ việc vẫn chưa rõ ràng - bao gồm cả việc ai đã bắn hỏa tiễn và nó được bắn từ đâu. Cả lực lượng Nga và Ukraine đều đã sử dụng vũ khí do Nga sản xuất trong cuộc xung đột, và Ukraine triển khai hỏa tiễn do Nga sản xuất như một phần của hệ thống phòng không của họ.
9. Ukraine bắt cóc thành công nhiều tay sai Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia-Installed Kherson Official 'Disappeared,' Husband Says”, nghĩa là “Người chồng nói vợ ông ta một quan chức Kherson do Nga cài đặt đã 'biến mất'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một quan chức do Nga cài đặt ở Kherson, Ukraine, đã “biến mất” chỉ vài ngày sau khi Mạc Tư Khoa rút quân khỏi thành phố trọng điểm này, chồng bà cho biết hôm thứ Tư.
Cô Ekaterina Gubareva, phó chủ tịch của cái gọi là chính quyền dân sự- quân sự khu vực Kherson do Nga cài đặt, đã mất tích từ chiều thứ Ba, chồng cô, Pavel Gubarev, cho biết trên kênh Telegram của anh ta.
Gubarev cho biết anh đã không thể liên lạc với vợ mình kể từ 4:30 chiều giờ địa phương vào hôm thứ ba.
“Nơi cuối cùng người ta nhìn thấy cô ấy là tòa nhà của chính quyền vùng Kherson ở Henichesk,” anh viết.
Theo hãng tin độc lập Meduza của Nga có trụ sở tại Latvia, cho biết các quan chức do Nga chỉ định đã di tản đến Henichesk sau khi quân đội Putin rút lui khỏi thành phố Kherson.
Gubarev nói thêm rằng Volodymyr Saldo, người được Điện Cẩm Linh bổ nhiệm lãnh đạo vùng Kherson sau khi vùng này bị chiếm giữ trong cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng không biết vợ mình đang ở đâu.
Cô Gubareva được người Nga bổ nhiệm làm phó chủ tịch vùng Kherson vào tháng Sáu. Kênh Telegram của cô ấy đã không được cập nhật kể từ hôm thứ Hai.
Tin tức về sự mất tích của cô ấy xuất hiện sau khi Kirill Stremousov, một nhà lãnh đạo do Cẩm Linh cài đặt ở Kherson bị chiếm đóng ở Ukraine, đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi vào ngày 9 tháng 11.
Các phóng viên quân sự Nga ở Kherson cho biết Stremousov chết trong một vụ tai nạn xe hơi tại Henichesk ở vùng Kherson. Nhà báo quân sự Nga Semyon Pegov nói rằng cái chết của Stremousov được tài xế riêng của ông ta xác nhận.
Theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, người tài xế này đã mất kiểm soát khi cố gắng tránh va chạm với một chiếc xe tải tại một giao lộ. Stremousov được chôn cất tại Simferopol vào ngày 11 tháng 11.
Hai ngày sau cái chết của Stremousov, một nhà lãnh đạo do Điện Cẩm Linh cài đặt tại thành phố Melitopol bị chiếm đóng ở vùng Zaporizhzhia của Ukraine được tường trình đã sống sót sau một vụ ám sát.
RIA Novosti đưa tin Giám đốc sở Thể thao của Melitopol do Nga cài đặt, Andrei Boyko, đã phải nhập viện sau vụ nổ vào ngày 11 tháng 11.
“Một vụ nổ có chỉ đạo đã được thực hiện với mục đích giết chết anh ta”, Vladimir Rogov, một quan chức trong chính quyền vùng Zaporizhzhia do Nga hậu thuẫn, nói với hãng tin này.
Một cuộc điều tra đang được tiến hành.
Kể từ khi cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine bắt đầu, nhiều quan chức do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm tại các vùng lãnh thổ do lực lượng Nga chiếm đóng đã bị giết.
Vào tháng 9, nhiều quan chức do Nga cài đặt đã bị giết chỉ trong một ngày trên khắp Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã cáo buộc Kyiv thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các quan chức do Nga chỉ định, những người đang làm việc với Điện Cẩm Linh trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với chính quyền Nga và Ukraine để bình luận.
Giá phải trả về mặt đạo đức của hiệp ước Trung Hoa và Vatican quá lớn
VietCatholic Media
17:18 17/11/2022
1. Cái giá phải trả về mặt đạo đức của hiệp ước Trung hoa -Vatican quá lớn
Benedict Rogers là người đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của Hương Cảng Watch. Ông vừa có bài viết nhan đề: “Uy tín và thẩm quyền đạo đức của Giáo hội đang bị đe dọa nghiêm trọng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
Cách đây 8 năm, tôi đã viết một bài báo cho tờ Catholic Herald, trong đó tôi cảnh cáo rằng một thỏa thuận giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ là “một canh bạc nguy hiểm”. Hai năm sau bài báo đó, Vatican đã ký thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh; niềm an ủi duy nhất là đó là một thỏa thuận tạm thời, sẽ được duyệt lại hai năm một lần. Kể từ đó những lời cầu nguyện của tôi đã không được đáp ứng, và những mối quan tâm của tôi đã được chứng thực quá lòng mong đợi.
Vào ngày 22 tháng 10 năm nay, lễ Thánh Gioan Phaolô II, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc Đại hội Đảng lần thứ 20, Vatican xác nhận rằng họ đã gia hạn thỏa thuận này lần thứ hai. Nếu đã có bất cứ duyệt xét nào, thì duyệt xét này đã không có tính minh bạch. Chi tiết của nó vẫn chưa được biết; toàn bộ văn bản vẫn được giữ bí mật và những lợi ích của nó hoàn toàn khó nắm bắt. Nếu nó đáng để gắn bó với, các kiến trúc sư của nó có nên giữ kín toàn bộ thỏa thuận không, hay nên giải thích chiến lược dài hạn, bảo vệ lập trường của mình và đàm luận với các nhà phê bình?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên nói về sự bất công. Khi chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin ở quảng trường Thánh Phêrô, ngài đã cầu nguyện cho nơi này hay nơi khác của thế giới, một cuộc khủng hoảng bách hại, một cuộc xung đột hoặc đàn áp. Ngài đã dành sự quan tâm nhất quán đến Miến Điện và nạn diệt chủng Rohingyas; ngài thường nói về các Kitô hữu và người Yazidis đang phải đối đầu với cuộc bách hại ở Trung Đông. Quốc gia duy nhất mà ngài hầu như không nói gì là Trung Quốc, nơi tình hình ảnh hưởng đến hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã được các Ngoại trưởng Mỹ liên tiếp công nhận là một tội ác diệt chủng.
Một số quốc hội đã thỏa thuận, cũng như có một tòa án độc lập do Sir Geoffrey Nice KC chủ tọa, người đã truy tố Slobodan Milosevic. Tuy nhiên, chỉ một lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến họ, hai năm trước trong cuốn sách Chúng ta hãy mơ: “Tôi thường nghĩ đến những dân tộc bị đàn áp: người Rohingya, người Duy Ngô Nhĩ đáng thương, người Yazidi.” Nhưng “những người Duy Ngô Nhĩ đáng thương” - ít nhất một triệu người trong số họ đang phải chịu đựng những điều kiện trong các trại giam mà các nhà lãnh đạo Do Thái đã so sánh với Hoạ Diệt chủng - đã không được đề cập đến kể từ đó. Phần còn lại của thế giới cuối cùng cũng thức dậy trước những hành động tàn bạo ở Tân Cương - bao gồm lao động nô lệ, tra tấn và đàn áp tôn giáo nghiêm trọng - trong khi Rome vẫn ngủ mê.
Các hành động tàn bạo vẫn tiếp diễn ở Tây Tạng, tuy nhiên Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên trong nhiều thập niên không gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, tuy nhiên vào năm 2017, cựu Thứ trưởng Y tế Hoàng Khiết Phu ( Huang Jiefu, 黄洁夫) - một trong những tác giả của tội ác khủng khiếp này - đã được Học viện Khoa học Giáo hoàng mời phát biểu về chủ đề này. Bắc Kinh gần đây đã xé bỏ một hiệp ước quốc tế là Tuyên bố chung Trung-Anh, liên quan đến Hương Cảng và phá hủy các quyền tự do, pháp quyền và quyền tự chủ mà họ đã hứa - thế mà Vatican đã tái gia hạn thỏa thuận với chế độ của Tập Cận Bình.
Nếu cuộc sống của người Công Giáo ở Trung Quốc được cải thiện nhờ thỏa thuận, thì Rôma có thể giải thích những thỏa hiệp mà họ đã thực hiện. Mặc dù Tòa Thánh phải là tiếng nói của lương tâm đối với nhân quyền, phẩm giá con người, sự sống con người và công lý của con người cho tất cả mọi người, nhưng trước hết Vatican phải có trách nhiệm với đoàn chiên của mình. Nếu thỏa thuận này đã tạo ra sự tự do lớn hơn cho người Công Giáo, và một cuộc đối thoại có ý nghĩa với Đảng Cộng sản Trung Quốc về những mối quan tâm rộng lớn hơn, thì những người như tôi đã giữ miệng lưỡi rồi. Nhưng sự thật không thể tránh khỏi là: điều ngược lại đã diễn ra. Thỏa thuận này là đồng phạm của những cuộc đàn áp lớn hơn đối với người Công Giáo, một sự tăng cường đàn áp các Kitô hữu trên phạm vi rộng hơn, và tô vôi lên những hành động tàn bạo khác.
Các Kitô hữu Trung Quốc đang phải đối đầu với cuộc đàn áp tồi tệ nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa. Các nhà thờ do nhà nước quản lý đang bị giám sát gắt gao, người dưới 18 tuổi bị cấm đến nơi thờ phượng, chia sẻ tài liệu tôn giáo trực tuyến bị cấm và các nhà thờ được yêu cầu trưng bầy hình ảnh của Tập Cận Bình và các biểu ngữ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc bên cạnh - hoặc đôi khi thay thế hẳn cho các hình ảnh tôn giáo. Không có một giám mục hoặc linh mục Công Giáo nào trong tù trước thỏa thuận được trả tự do; điều kiện tiên quyết cho thỏa thuận đáng lẽ phải là việc trả tự do cho các giáo sĩ Công Giáo bị cầm tù. Không rõ liệu điều đó có lọt vào mục đích nói chuyện của nhóm đàm phán Vatican hay không, nhưng nếu họ nêu ra thì họ đã ra về tay trắng.
Tệ hơn nữa, một số giáo sĩ Công Giáo đã bị bắt kể từ khi có thỏa thuận này - vì thỏa thuận - và một số giám mục trung thành với Rome trong nhiều thập niên đã bị buộc phải nghỉ hưu nhường chỗ cho các ứng viên ưa thích của Bắc Kinh. Chỉ hai tháng sau khi thỏa thuận được công bố, Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵祝敏) của Ôn Châu đã bị bắt lần thứ năm trong hai năm. Vào tháng Giêng năm 2020, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦) của Mân Đông - người đã bị giáng chức xuống vị trí Giám Mục Phụ Tá để nhường chỗ cho một giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm - đã bị chính quyền buộc phải rời khỏi nơi cư trú của ngài nơi đã bị đóng cửa. Kết cục, ngài đã ngủ ở ngưỡng cửa văn phòng nhà thờ của mình; sau khi quốc tế phản đối kịch liệt, ngài đã được phép trở lại căn hộ của mình, nhưng với các tiện ích bị cắt giảm.
Vào tháng 6 năm 2020, Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), Giám mục phó giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化), lại bị bắt đi – sau khi đã phải chịu 13 năm giam giữ. Nơi ở của ngài vẫn chưa được biết. Vào ngày 21 tháng 5 năm 2021, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) của Giáo phận Tân Hương ở tỉnh Hà Nam, một ngày sau khi họ bắt giữ bảy linh mục của ngài và một số lượng không xác định chủng sinh vì bị cáo buộc vi phạm các quy định mới của đất nước về các vấn đề tôn giáo. Ngài đã bị giam giữ kể từ đó và nơi ở của ngài cũng không rõ. Không ai biết hai vị giáo phẩm này đang được giam giữ ở đâu, nhưng tiếng nói của Vatican nhân danh họ vẫn chưa được nghe thấy.
Năm nay, một trong những giám mục cao cấp và được kính trọng nhất của Giáo hội, Giám mục hưu trí 90 tuổi của Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đã bị bắt; ngài hiện đang bị xét xử. Phản hồi của Vatican đã bị tắt tiếng, và không nên quên rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ chối gặp ngài trong lần cuối ngài viếng thăm Rôma. Trái ngược với tuyên bố lấp lửng của Vatican về “mối quan tâm”, Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Á Châu, Hồng Y Charles Bo của Miến Điện, đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ lên án vụ bắt giữ và nhấn mạnh rằng trong khi “đối với người dân Hương Cảng, ngày nay càng ngày càng khó lên tiếng một cách tự do”, vì vậy “những người trong chúng ta ở bên ngoài Hương Cảng, những người có tiếng nói phải thay mặt họ sử dụng tiếng nói này”.
Quy phục một chế độ mà các nhà ngoại giao của nó tấn công một cách dã man những người biểu tình ôn hòa như họ đã làm tại lãnh sự quán của họ ở Manchester vào tháng 10 là sai lầm. Việc gia hạn một thỏa thuận với một chế độ đã lôi kéo một cựu lãnh đạo ốm yếu, Hồ Cẩm Đào, ra khỏi Đại hội Đảng và tới một số phận không xác định trước ống kính và dưới cái nhìn của Tập Cận Bình là vô đạo đức. Và để làm được tất cả những điều này trong khi các giáo sĩ Công Giáo đang ngồi tù, một Hồng Y đang bị xét xử vì những cáo buộc bịp bợm và một cuộc diệt chủng đang diễn ra là điều không thể giải thích được. Nếu Vatican không chịu lắng nghe lý lẽ, thì những người Công Giáo có ảnh hưởng trên toàn thế giới phải nói to và rõ ràng với Đức Thánh Cha và thúc giục ngài suy nghĩ lại lập trường của mình.
Tính chất khả tín và thẩm quyền đạo đức của Giáo hội đang bị đe dọa, vì nếu cái giá của một thỏa thuận với Bắc Kinh là sự im lặng của Rôma đối với một số hành vi tàn bạo nghiêm trọng nhất trong thời đại của chúng ta, thì cái giá đó quá cao; thỏa thuận bẩn thỉu, ranh mãnh này đã khiến trái tim của Vatican bị đổ máu và các ngón tay của Tòa Thánh rỉ máu. Tòa Thánh cần cấp bách ngừng im lặng trước cái ác, buông tay ma quỷ, và thay vào đó đứng lên chống lại những kẻ độc tài ở Bắc Kinh nhân danh sự thật, công lý và tự do.
Tinh thần của Thánh Gioan Phaolô II, người đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh và đánh bại chế độ chuyên chế của Cộng sản ở Đông Âu - và vào ngày lễ trọng năm nay, khi thỏa thuận được tái tục một cách đáng tiếc - sẽ truyền cảm hứng cho Vatican để tiếp tục đấu tranh cho Đức Hồng Y Quân, người bị bỏ tù, các giáo sĩ trên khắp Trung Quốc, những người theo đạo Tin lành bị đàn áp, các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, các nhà hoạt động dân chủ Hương Cảng và người Duy Ngô Nhĩ. Nếu Giáo hội không thể làm điều đó, thì chắc chắn Giáo hội sẽ phải đối đầu với sự phán xét - trong thế giới này hay thế giới tiếp theo.
2. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk gặp một số đại sứ cạnh Tòa Thánh
Hôm 14 tháng Mười Một vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã gặp gỡ một số các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh.
Trong cuộc gặp gỡ tại dinh thự Rovera của Hội Hiệp sĩ thánh mộ Giêrusalem gần Vatican, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã trình bày về diễn tiến chiến tranh tại Ukraine, cũng như việc phục vụ của Giáo hội và những diễn tiến cần thiết để tiến tới một nền hòa bình công chính trước sự xâm lăng của Nga.
Tham dự cuộc gặp gỡ có khoảng 30 vị đại sứ, theo sáng kiến của Văn phòng Tổng thư ký của Đức Tổng Giám Mục Trưởng ở Roma. Hiện diện trong dịp này, cũng có Đức Hồng Y Fernando Filoni, Thủ lãnh Hội Hiệp sĩ Thánh Mộ.
Trong bài tường trình, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk chia sẻ những dữ kiện bi thảm về tình trạng nhân đạo ở Ukraine, nhắc đến những quyền bị vi phạm trong chiến tranh do các lực lượng Nga gây nên, quyền sống trong an ninh, những vi phạm quyền cư trú, trợ giúp y tế và giáo dục. Ngài cũng tố giác quân Nga sử dụng những võ khí bị cấm chống lại thường dân và những đối tượng dân sự, sự vi phạm tự do, và sự cưỡng bách di cư của dân chúng Ukraine do chiến tranh, kể cả những vụ phát lưu dân sang Liên bang Nga.
Tuy có nhiều sự kiện tiêu cực, nhưng Đức Tổng Giám Mục Trưởng cũng nói đến những dấu chỉ hy vọng, được trình bày qua một băng Video ngắn, về một người trẻ Nga chống lại chiến tranh tại Ukraine. Tuy nhiên, Đức Giáo chủ nhận định rằng viễn tượng hòa bình và cuộc sống sau chiến tranh vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ, điều này chỉ có thể diễn ra sau khi làm sáng tỏ sự thật về những gì xảy ra, công lý và sự hoán cải tâm hồn. Nhưng điều chắc chắn đó không phải là một con đường dễ dàng.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng không quên chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân về những gì đã thấy tận mắt khi viếng thăm những thành phố “tử đạo”, như Bucha và Irpin, cũng như trình bày về những khó khăn thường nhật của những người sống tại Ukraine. Sau cùng, ngài bày tỏ sự hãnh diện về những dấn thân của Giáo hội trong việc trợ giúp những người túng thiếu nhất. Đức Tổng Giám Mục nói: Tôi hãnh diện về những giám mục, linh mục, đan sĩ nam nữ của tôi quyết định ở lại với dân chúng”.