Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:51 16/11/2013
MỘT CON CHIM BÌNH THƯỜNG.
Kê Khang và Lữ An là đôi bạn thân, có lúc cả hai bất chấp đường xa vạn lý, cũng đến gặp mặt.
Một lần nọ, Lữ An đi thăm Kê Khang, đúng lúc Kê Khang không có nhà, đợi rất lâu mà vẫn không thấy ông ta trở về, thế là trước khi bỏ đi, Lữ An viết trên cửa một chữ “phụng”, sau khi Kê Khang trở về thì rất là thích thú, ai mà biết được tất cả hàm ý của chữ “phụng” chứ ? Nhưng đó lại là ý giểu cợt ông ta là “con chim bình thường”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư:
Chế giễu và chọc cười là hai cụm từ không giống nhau, thế nhưng cũng có người lầm tưởng là nó giống nhau, cho nên mới làm cho người khác hiểu lầm và tức giận.
Chế giễu là đem cái khuyết điểm của người ta ra mà làm trò đùa cho thiên hạ cười, chế giễu là “nhại” lại những động tác, cử chỉ, lời nói của anh em cho mọi người cười chơi, đây là một hành vi của người vô giáo dục, là một thái độ kiêu căng hợm hĩnh của người thiếu văn minh.
Chúng ta đọc lại đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu, để coi những hành động và lời nói của quân lính đã chế giễu Đức Chúa Giê-su: “Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng : “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái !” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá” . Càng đọc chúng ta càng tức tối, giận dữ run lên vì sự chế giễu của bọn lính tráng đối với Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Người ta cũng sẽ giận dữ nộ khí xung thiên với tôi, khi tôi chế giễu người khác, lấy họ ra làm “đề tài” chế giễu để thiên hạ cười cho vui.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Kê Khang và Lữ An là đôi bạn thân, có lúc cả hai bất chấp đường xa vạn lý, cũng đến gặp mặt.
Một lần nọ, Lữ An đi thăm Kê Khang, đúng lúc Kê Khang không có nhà, đợi rất lâu mà vẫn không thấy ông ta trở về, thế là trước khi bỏ đi, Lữ An viết trên cửa một chữ “phụng”, sau khi Kê Khang trở về thì rất là thích thú, ai mà biết được tất cả hàm ý của chữ “phụng” chứ ? Nhưng đó lại là ý giểu cợt ông ta là “con chim bình thường”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư:
Chế giễu và chọc cười là hai cụm từ không giống nhau, thế nhưng cũng có người lầm tưởng là nó giống nhau, cho nên mới làm cho người khác hiểu lầm và tức giận.
Chế giễu là đem cái khuyết điểm của người ta ra mà làm trò đùa cho thiên hạ cười, chế giễu là “nhại” lại những động tác, cử chỉ, lời nói của anh em cho mọi người cười chơi, đây là một hành vi của người vô giáo dục, là một thái độ kiêu căng hợm hĩnh của người thiếu văn minh.
Chúng ta đọc lại đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu, để coi những hành động và lời nói của quân lính đã chế giễu Đức Chúa Giê-su: “Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng : “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái !” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá” . Càng đọc chúng ta càng tức tối, giận dữ run lên vì sự chế giễu của bọn lính tráng đối với Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Người ta cũng sẽ giận dữ nộ khí xung thiên với tôi, khi tôi chế giễu người khác, lấy họ ra làm “đề tài” chế giễu để thiên hạ cười cho vui.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:53 16/11/2013
CHỦA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 21, 5-19.
“Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
Anh chị em thân mến,
Lời của Đức Chúa Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm nay đã ứng nghiệm và đang xảy ra trên thế giới, trong những năm gần đây thiên tai đã xảy ra nhiều nơi trên địa cầu này như động đất, chiến tranh, ôn dịch và thù hận, dân chúng lầm than khổ sở, nhiều tai ương ập đến cho con người mà không báo trước, nhưng thật ra hơn hai ngàn năm trước, nhân loại đã được Đức Chúa Giê-su báo trước những tai nạn bởi thiên nhiên và bởi con người mà ra...
Đức tin mở mắt tâm hồn làm cho chúng ta thấy được ý muốn của Thiên Chúa qua mọi hoàn cảnh. Khi động đất xảy ra, đức tin mở mắt tâm hồn để chúng ta biết giờ Thiên Chúa sắp đến để mà hối cải, khi ôn dịch đã xảy ra, đức tin mở mắt tâm hồn để chúng ta biết được ngày giờ của Thiên Chúa sắp đến; khi chiến tranh liên tục dồn dập xảy đến nơi này nơi nọ, đức tin dạy chúng ta biết Thiên Chúa đang tính từng ngày từng giờ sự tồn tại của thế gian này và của mỗi người chúng ta.
Và những gì ngoài ý muốn xảy đến cho chúng ta trong cuộc sống, thì đức tin đã dạy chúng ta biết nhìn ra thánh ý của Thiên Chúa đối với mỗi một người.
Có những lúc đức tin của chúng ta nhận ra được ý của Thiên Chúa và lương tâm đánh động chúng ta, nhưng vì mãi mê trong những đam mê trần thế mà chúng ta phớt lờ ý của Ngài; có những lúc ý Thiên Chúa rất rõ ràng và tiếng lương tâm thúc giục chúng ta thực hành ý Thiên Chúa, từ bỏ những gì không phải là của Ngài để trở nên người con thảo của Ngài, nhưng vì danh lợi, vì những lợi ích cá nhân mà chúng ta bịt tai bịt mắt không nghe không thấy ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Anh chị em thân mến,
Năm phụng vụ của Giáo Hội sắp kết thúc, cũng có nghĩa là cuộc sống của chúng ta được rút ngắn lại, sự tồn tại của thế gian cũng ngắn lại từng ngày, và ngày quang lâm vinh quang của Đức Chúa Giê-su sắp đến, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin tưởng vào Lời Chúa giữ vững đức tin của mình cách kiên trì, cho dù có rất nhiều cám dỗ xảy đến cho chúng ta, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã hứa: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” .
Gợi ý :
1. Năm phụng vụ sắp kết thúc, tôi đã sửa được một khuyết điểm nào chưa ?
2. Có lúc nào tôi nghĩ đến ngày cuối cùng của mình để sám hối chưa ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 21, 5-19.
“Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
Anh chị em thân mến,
Lời của Đức Chúa Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm nay đã ứng nghiệm và đang xảy ra trên thế giới, trong những năm gần đây thiên tai đã xảy ra nhiều nơi trên địa cầu này như động đất, chiến tranh, ôn dịch và thù hận, dân chúng lầm than khổ sở, nhiều tai ương ập đến cho con người mà không báo trước, nhưng thật ra hơn hai ngàn năm trước, nhân loại đã được Đức Chúa Giê-su báo trước những tai nạn bởi thiên nhiên và bởi con người mà ra...
Đức tin mở mắt tâm hồn làm cho chúng ta thấy được ý muốn của Thiên Chúa qua mọi hoàn cảnh. Khi động đất xảy ra, đức tin mở mắt tâm hồn để chúng ta biết giờ Thiên Chúa sắp đến để mà hối cải, khi ôn dịch đã xảy ra, đức tin mở mắt tâm hồn để chúng ta biết được ngày giờ của Thiên Chúa sắp đến; khi chiến tranh liên tục dồn dập xảy đến nơi này nơi nọ, đức tin dạy chúng ta biết Thiên Chúa đang tính từng ngày từng giờ sự tồn tại của thế gian này và của mỗi người chúng ta.
Và những gì ngoài ý muốn xảy đến cho chúng ta trong cuộc sống, thì đức tin đã dạy chúng ta biết nhìn ra thánh ý của Thiên Chúa đối với mỗi một người.
Có những lúc đức tin của chúng ta nhận ra được ý của Thiên Chúa và lương tâm đánh động chúng ta, nhưng vì mãi mê trong những đam mê trần thế mà chúng ta phớt lờ ý của Ngài; có những lúc ý Thiên Chúa rất rõ ràng và tiếng lương tâm thúc giục chúng ta thực hành ý Thiên Chúa, từ bỏ những gì không phải là của Ngài để trở nên người con thảo của Ngài, nhưng vì danh lợi, vì những lợi ích cá nhân mà chúng ta bịt tai bịt mắt không nghe không thấy ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Anh chị em thân mến,
Năm phụng vụ của Giáo Hội sắp kết thúc, cũng có nghĩa là cuộc sống của chúng ta được rút ngắn lại, sự tồn tại của thế gian cũng ngắn lại từng ngày, và ngày quang lâm vinh quang của Đức Chúa Giê-su sắp đến, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin tưởng vào Lời Chúa giữ vững đức tin của mình cách kiên trì, cho dù có rất nhiều cám dỗ xảy đến cho chúng ta, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã hứa: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình” .
Gợi ý :
1. Năm phụng vụ sắp kết thúc, tôi đã sửa được một khuyết điểm nào chưa ?
2. Có lúc nào tôi nghĩ đến ngày cuối cùng của mình để sám hối chưa ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:56 16/11/2013
N2T |
8. Thân thể của các con là cung điện của Thiên Chúa, do chứng minh đạo thật mà nên thánh, như thế khiến cho các con ở trong ngục tù đen tối mà làm chứng cho đạo thật, không phải so với ánh sáng và mặt trời thì sáng hơn sao ?
(Thánh Cyprian)-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:00 16/11/2013
GIA TRƯỞNG
Giáo dân rất vui khi thấy cha sở vui vẻ hòa đồng và gần gủi với họ, đoàn thể nào ngài cũng quan tâm dạy dỗ, họ rất muốn biết tại sao, vì đa số các cha sở sống rất ngăn cách với họ.
Cha sở nói:
- “Tôi là gia trưởng của đại gia đình là giáo xứ, cha mẹ không thể sống ngăn cách với con cái, cha mẹ không thể sống cho mình nhưng là cho con cái, cha mẹ không hy sinh cho mình nhưng là cho con cái...”
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giáo dân rất vui khi thấy cha sở vui vẻ hòa đồng và gần gủi với họ, đoàn thể nào ngài cũng quan tâm dạy dỗ, họ rất muốn biết tại sao, vì đa số các cha sở sống rất ngăn cách với họ.
Cha sở nói:
- “Tôi là gia trưởng của đại gia đình là giáo xứ, cha mẹ không thể sống ngăn cách với con cái, cha mẹ không thể sống cho mình nhưng là cho con cái, cha mẹ không hy sinh cho mình nhưng là cho con cái...”
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ các thánh Tử Đạo VN : Niềm tin và lời đáp
Anmai, CSsR
09:19 16/11/2013
Chúa Nhật XXXIII TN Các Thánh Tử Đạo VN năm C
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
2 Mcb 7, 1.20-27.29; Rm 8, 31b-39; Lc 19, 23-26
Chẳng ai can đảm để chết cho người mình yêu cả. Nói lý thuyết thì rất hay nhưng trong thực tế lại khác, đó là điều giằng co nhất trong đời của con người, bởi lẽ con người ai cũng mong muốn giữ gìn, bảo tồn cái thân xác của mình. Nói như thế nhưng vẫn có những người can đảm bước ra pháp trường để đón nhận cái chết một cách vui vẻ. Tại sao ? Bởi vì những người đó đã tin vào Đấng đã sinh ra mình, làm chủ cuộc đời mình.
Trang sách Macabê khá quen thuộc mà chúng ta nghe, chúng ta thấy kể câu chuyện về một gia đình của bà mẹ và bảy đứa con khá quen thuộc. Chỉ vì cưỡng lại luật của vua Antiôkhô là phải ăn thịt heo mà trong luật Môsê cấm nên họ đã phải bị xử. Lần lượt từng người con của bà mẹ này đã phải chịu án tử. Con bà chịu án tử quả là điều ta đáng khâm phục nhưng cũng không quên được lòng quả cảm của người mẹ.
Bà là người ta đáng phải khâm phục. Nhìn bảy đứa con chết trong một ngày nhưng bà vẫn tin tưởng, chịu đựng vì bà trông cậy và tin tưởng nơi Thiên Chúa. Bà còn nhắn nhủ các con như thế này : "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con.23 Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Bà còn khuyên các con của mình rất chân thành, tha thiết : "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy.29 Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Đỉnh điểm niềm tin của gia đình này là bà đã chết theo cùng các con của mình để tuyên xưng niềm tin, niềm hy vọng và niềm trông cậy vào Thiên Chúa.
Niềm tin vào Thiên Chúa khởi đi từ Cựu Ước điển hình như mẹ con nhà Macabê mà hôm nay chúng ta nghe lại, mường tượng lại. Niềm tin vào Thiên Chúa đó không dừng lại ở Cựu Ước hay gia đình nhà Macabê mà qua Tân Ước và trải dài cho đến ngày hôm nay.
Các môn đệ là những người đầu tiên nghe và tin theo Chúa. Các ngài đã đổ máu đào mình ra để minh chứng niềm tin của mình vào Thầy Chí Thánh Giêsu. Đặc biệt, chúng ta còn nhớ hình ảnh của Stêphanô - vị tử đạo tiên khởi - đã đổ máu mình ra để tuyên xưng đức tin. Dòng máu tử đạo đổ ra và đã lan tràn không chỉ gói gọi ở Giê rusalem mà đến tận cùng trái đất.
Hạt giống đức tin cũng đã được gieo trên quê hương đất nước hình chữ S thân thương này. Dĩ nhiên cũng đi theo con đường của Tin Mừng là khi Tin Mừng được loan báo thì có người này người kia không đón nhận. Không chỉ không đón nhận mà còn chống đối, mà còn cấm cách, mà còn ngăn cản những ai đi gieo hạt giống ấy.
Khi hạt giống Đức Tin đã chọn cánh đồng Truyền Giáo Việt Nam "làm quê hương thứ hai rồi", thì dĩ nhiên không còn gì có thể cản ngăn đồng lúa Việt Nam trổ bông thơm ngát. Tuy nhiên lịch sử Giáo Hội bao giờ cũng được viết bằng những dòng mực đẫm máu của các Anh Hùng Tử Ðạo. Các ngài đã sống cao thượng và biết hy sinh tính mạng vì Ðức Tin, thật xứng đáng để Thánh Vịnh (125,6-7) ngợi ca:
"Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau sẽ khấp khởi mừng.
Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo
Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng".
Theo sử liệu, hạt giống đức tin đã được gieo rắc trên quê hương đất nước chúng ta với sự hiện diện của một thừa sai là giáo sĩ Inikhu vào năm 1533. Công cuộc truyền giáo mới ở trong giai đoạn khởi đầu mà đã bị thử thách nặng nề với cái chết vì đạo của chân phước Anrê Phú yên vào năm 1644. Từ đây Giáo Hội Việt nam phải trải qua nhiều thời kỳ chịu bách hại, có lúc đẫm máu, qua các thời đại các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đặc biệt với nhóm Văn Thân.
Nhà cầm quyền thời đó đã dùng mọi hình phạt dã man để khủng bố tinh thần các thánh Tử đạo Việt nam, nhưng các Ngài đã anh dũng chịu đựng vì Chúa. Không có hình phạt nào có thể tách rời các Ngài ra khỏi tình yêu của Chúa.
Những hình phạt mà các Thánh Tử Đạo phải chịu là :
- Bá đao : bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho dù 100 miếng. Cách chết này có một vị.
- Lăng trì : chặt chân chặt tay trước khi bị chém đầu. Cách chết này có 4 vị.
- Thiêu sinh : bị thiêu sống. Chết cách này có 6 vị.
- Xử trảm : bị chém đầu. Chết cách này có 75 vị.
- Xử giảo : bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết. Cách chết này có 22 vị.
- Chết rũ tù : bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Chết cách này có 9 vị.
Giai đoạn lịch sử thời 117 thánh Tử Đạo Việt Nam kéo dài đúng 117 năm, tính từ hai vị tử đạo tiên khởi 1745 (thánh Phanxicô Federich Tế và Matthêu Liciniana Đậu) đến vị cuối cùng 1862 (thánh Phêrô Đa), qua các triều đại vua Lê - chúa Trịnh, Tây Sơn và triều Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
Gương anh hùng của các Thánh Tử đạo Việt nam thôi thúc chúng ta hãy theo gương các Ngài để biết tử đạo trong đời sống hằng ngày. Nếu ngày nay chúng ta không phải trải qua tử đạo như các bậc tiền nhân thì chúng ta có thể chấp nhận tử đạo trong đời sống thường nhật của chúng ta bằng cách sống lời mời gọi của Chúa qua trang Tin mừng hôm nay : "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9,23).
Theo Chúa là phải từ bỏ mình, chấp nhận mọi gian nan khốn khó, vâng theo thánh ý Chúa, sống trọn cuộc sống Kitô hữu để làm chứng cho Chúa. Đó là chúng ta đang trải qua cuộc tử đạo tuy âm thầm nhưng đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều cố gắng trường kỳ. Nếu không phải đổ máu ra mà làm chứng cho Chúa thì chúng ta có thể làm chứng theo lời nói của thánh nữ Têrêsa Hài đồng: "Ơn gọi tôi ở trong Giáo Hội là yêu mến".
Máu Tử Đạo của các thánh tại Việt Nam mời gọi mỗi người chúng ta nhìn lại niềm tin của mình. Lời đáp trả niềm tin này không phải chỉ một lần là xong nhưng là lời mời và lời đáp trong từng giây từng phút của cuộc đời. Tôi đang chọn Chúa hay tôi chọn tôi? Và nếu tôi chọn Chúa, tôi đã làm gì để chứng minh cho lựa chọn của mình? Chọn lựa của chúng ta hôm nay, có thể không đòi chúng ta phải đổ máu để làm chứng cho Chúa không kém phần gian khó. Đứng trước những bất công, ta có can đảm dám bênh vực, hay ta sợ phiền hà rồi im lặng? Trước một trận bóng đá, một bộ phim hay, một giấc ngủ ngon, một lời rủ đi chơi của bạn bè và tiếng mời gọi của Chúa để đến phụng thờ Chúa qua các bí tích ta chọn điều gì?
Ước gì, nhờ lời cầu bầu của các thánh Tử Đạo tại Việt Nam và nhất là sức mạnh của Thánh Thần Chúa, chúng ta đủ sức thực hiện những chọn lựa của mình. Nhờ đó, vào ngày sau hết, tất cả chúng ta sẽ cùng được đoàn tụ với cha ông chúng ta như lời hứa của Chúa Giêsu: "Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó".
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
2 Mcb 7, 1.20-27.29; Rm 8, 31b-39; Lc 19, 23-26
Chẳng ai can đảm để chết cho người mình yêu cả. Nói lý thuyết thì rất hay nhưng trong thực tế lại khác, đó là điều giằng co nhất trong đời của con người, bởi lẽ con người ai cũng mong muốn giữ gìn, bảo tồn cái thân xác của mình. Nói như thế nhưng vẫn có những người can đảm bước ra pháp trường để đón nhận cái chết một cách vui vẻ. Tại sao ? Bởi vì những người đó đã tin vào Đấng đã sinh ra mình, làm chủ cuộc đời mình.
Trang sách Macabê khá quen thuộc mà chúng ta nghe, chúng ta thấy kể câu chuyện về một gia đình của bà mẹ và bảy đứa con khá quen thuộc. Chỉ vì cưỡng lại luật của vua Antiôkhô là phải ăn thịt heo mà trong luật Môsê cấm nên họ đã phải bị xử. Lần lượt từng người con của bà mẹ này đã phải chịu án tử. Con bà chịu án tử quả là điều ta đáng khâm phục nhưng cũng không quên được lòng quả cảm của người mẹ.
Bà là người ta đáng phải khâm phục. Nhìn bảy đứa con chết trong một ngày nhưng bà vẫn tin tưởng, chịu đựng vì bà trông cậy và tin tưởng nơi Thiên Chúa. Bà còn nhắn nhủ các con như thế này : "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con.23 Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Bà còn khuyên các con của mình rất chân thành, tha thiết : "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy.29 Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Đỉnh điểm niềm tin của gia đình này là bà đã chết theo cùng các con của mình để tuyên xưng niềm tin, niềm hy vọng và niềm trông cậy vào Thiên Chúa.
Niềm tin vào Thiên Chúa khởi đi từ Cựu Ước điển hình như mẹ con nhà Macabê mà hôm nay chúng ta nghe lại, mường tượng lại. Niềm tin vào Thiên Chúa đó không dừng lại ở Cựu Ước hay gia đình nhà Macabê mà qua Tân Ước và trải dài cho đến ngày hôm nay.
Các môn đệ là những người đầu tiên nghe và tin theo Chúa. Các ngài đã đổ máu đào mình ra để minh chứng niềm tin của mình vào Thầy Chí Thánh Giêsu. Đặc biệt, chúng ta còn nhớ hình ảnh của Stêphanô - vị tử đạo tiên khởi - đã đổ máu mình ra để tuyên xưng đức tin. Dòng máu tử đạo đổ ra và đã lan tràn không chỉ gói gọi ở Giê rusalem mà đến tận cùng trái đất.
Hạt giống đức tin cũng đã được gieo trên quê hương đất nước hình chữ S thân thương này. Dĩ nhiên cũng đi theo con đường của Tin Mừng là khi Tin Mừng được loan báo thì có người này người kia không đón nhận. Không chỉ không đón nhận mà còn chống đối, mà còn cấm cách, mà còn ngăn cản những ai đi gieo hạt giống ấy.
Khi hạt giống Đức Tin đã chọn cánh đồng Truyền Giáo Việt Nam "làm quê hương thứ hai rồi", thì dĩ nhiên không còn gì có thể cản ngăn đồng lúa Việt Nam trổ bông thơm ngát. Tuy nhiên lịch sử Giáo Hội bao giờ cũng được viết bằng những dòng mực đẫm máu của các Anh Hùng Tử Ðạo. Các ngài đã sống cao thượng và biết hy sinh tính mạng vì Ðức Tin, thật xứng đáng để Thánh Vịnh (125,6-7) ngợi ca:
"Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau sẽ khấp khởi mừng.
Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo
Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng".
Theo sử liệu, hạt giống đức tin đã được gieo rắc trên quê hương đất nước chúng ta với sự hiện diện của một thừa sai là giáo sĩ Inikhu vào năm 1533. Công cuộc truyền giáo mới ở trong giai đoạn khởi đầu mà đã bị thử thách nặng nề với cái chết vì đạo của chân phước Anrê Phú yên vào năm 1644. Từ đây Giáo Hội Việt nam phải trải qua nhiều thời kỳ chịu bách hại, có lúc đẫm máu, qua các thời đại các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đặc biệt với nhóm Văn Thân.
Nhà cầm quyền thời đó đã dùng mọi hình phạt dã man để khủng bố tinh thần các thánh Tử đạo Việt nam, nhưng các Ngài đã anh dũng chịu đựng vì Chúa. Không có hình phạt nào có thể tách rời các Ngài ra khỏi tình yêu của Chúa.
Những hình phạt mà các Thánh Tử Đạo phải chịu là :
- Bá đao : bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho dù 100 miếng. Cách chết này có một vị.
- Lăng trì : chặt chân chặt tay trước khi bị chém đầu. Cách chết này có 4 vị.
- Thiêu sinh : bị thiêu sống. Chết cách này có 6 vị.
- Xử trảm : bị chém đầu. Chết cách này có 75 vị.
- Xử giảo : bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết. Cách chết này có 22 vị.
- Chết rũ tù : bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Chết cách này có 9 vị.
Giai đoạn lịch sử thời 117 thánh Tử Đạo Việt Nam kéo dài đúng 117 năm, tính từ hai vị tử đạo tiên khởi 1745 (thánh Phanxicô Federich Tế và Matthêu Liciniana Đậu) đến vị cuối cùng 1862 (thánh Phêrô Đa), qua các triều đại vua Lê - chúa Trịnh, Tây Sơn và triều Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
Gương anh hùng của các Thánh Tử đạo Việt nam thôi thúc chúng ta hãy theo gương các Ngài để biết tử đạo trong đời sống hằng ngày. Nếu ngày nay chúng ta không phải trải qua tử đạo như các bậc tiền nhân thì chúng ta có thể chấp nhận tử đạo trong đời sống thường nhật của chúng ta bằng cách sống lời mời gọi của Chúa qua trang Tin mừng hôm nay : "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9,23).
Theo Chúa là phải từ bỏ mình, chấp nhận mọi gian nan khốn khó, vâng theo thánh ý Chúa, sống trọn cuộc sống Kitô hữu để làm chứng cho Chúa. Đó là chúng ta đang trải qua cuộc tử đạo tuy âm thầm nhưng đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều cố gắng trường kỳ. Nếu không phải đổ máu ra mà làm chứng cho Chúa thì chúng ta có thể làm chứng theo lời nói của thánh nữ Têrêsa Hài đồng: "Ơn gọi tôi ở trong Giáo Hội là yêu mến".
Máu Tử Đạo của các thánh tại Việt Nam mời gọi mỗi người chúng ta nhìn lại niềm tin của mình. Lời đáp trả niềm tin này không phải chỉ một lần là xong nhưng là lời mời và lời đáp trong từng giây từng phút của cuộc đời. Tôi đang chọn Chúa hay tôi chọn tôi? Và nếu tôi chọn Chúa, tôi đã làm gì để chứng minh cho lựa chọn của mình? Chọn lựa của chúng ta hôm nay, có thể không đòi chúng ta phải đổ máu để làm chứng cho Chúa không kém phần gian khó. Đứng trước những bất công, ta có can đảm dám bênh vực, hay ta sợ phiền hà rồi im lặng? Trước một trận bóng đá, một bộ phim hay, một giấc ngủ ngon, một lời rủ đi chơi của bạn bè và tiếng mời gọi của Chúa để đến phụng thờ Chúa qua các bí tích ta chọn điều gì?
Ước gì, nhờ lời cầu bầu của các thánh Tử Đạo tại Việt Nam và nhất là sức mạnh của Thánh Thần Chúa, chúng ta đủ sức thực hiện những chọn lựa của mình. Nhờ đó, vào ngày sau hết, tất cả chúng ta sẽ cùng được đoàn tụ với cha ông chúng ta như lời hứa của Chúa Giêsu: "Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy, và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó".
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Zen nói: Vatican cần lên tiếng rõ ràng hơn về vấn đề tự do tôn giáo tại Trung Quốc
Bùi Hữu Thư
05:08 16/11/2013
VATICAN (CNS) – Đức Hồng Y Giuse Zen Ze-kiun, tổng giám mục đã về hưu tại Hồng Kông, một người mạnh dạn bênh vực cho tự do tôn giáo tại Trung Quốc, đã kêu gọi Vatican lên tiếng rõ ràng hơn để bảo vệ cho người Công Giáo tại đây, nhất là các cộng đồng mệnh danh là “hầm trú” hay lén lút, đã từ chối không ghi danh với Hội Công Giáo Yêu Nước do chính phủ kiểm xoát.
Ngài đã nói với Catholic News Service vào ngày 13 tháng 11 như sau: "Tòa Thánh cần phải lựa chọn giữa việc minh định rõ ràng và việc chấp nhận một sự dung hòa. Rất tiếc, về phía hành chánh, người ta lại thấy có nhiều sự dung hòa. Ở đây có bóng tối của hình thức chính trị 'Ostpolitik.'"
Danh từ "Ostpolitik," trong khuôn khổ của ngoại giao Tòa Thánh, đề cập đến các nỗ lực nhằm cải tiến mối tương quan với các quốc gia trong khối Sô Viết trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với mục tiêu cải tiến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại đây.
Đức Hồng Y nhấn mạnh về sự chia rẽ trong số khoảng 10 triệu người Công Giáo Trung Hoa, không chỉ giữa “cộng đồng hầm trú và cộng đồng chấp nhận sự kiểm xoát của chính phủ,” mà còn ngay cả giữa những người đã tuân hành lệnh ghi danh với Hội Công Giáo Yêu Nước.
Ngài nói: "Thành phần phục tùng chính phủ cũng không hiệp nhất. Vẫn còn những người còn chống đối ít nhiều, không hợp tác với những người cam chịu sự bách hại của chính phủ. Có những bọn lợi dụng thời cơ đã hợp tác với chính phủ, và chăm lo cho lợi ích riêng tư thay vì sự yên vui của Giáo Hội."
Đức Hồng Y ngợi khen các nỗ lực của Đức Thánh Cha về hưu Benedict XVI trong việc đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội Trung Hoa và đạt được những nhân nhượng về phía Bắc Kinh, nhưng một số các giới chức Vatican vẫn nói rằng Tòa Thánh “vẫn tiếp tục thông cảm và hòa hoãn đối với chính phủ cộng sản.
Đức Hồng Y Zen nói: "Điều chúng ta có thể nói là các cộng đồng hấm trú chịu đau khổ, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Hành động của Rôma không có lợi cho họ. Chẳng hạn, đặc biệt là vấn đề nhiều giám mục qua đời nhưng không có ai được bổ nhiệm thay thế.”
Ngài nói: "Theo ý tôi, chính sách này lầm lẫn, và kết quả là Giáo Hội ngày càng yếu kém hơn."
Đức Hồng Y Zen ngợi khen Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, một nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm bên Trung Quốc, và thư ký của thánh bộ này là tổng giám mục Savio Hon Tai-Fai, nhân vật Trung Quốc cao cấp nhất tại Vatican, là những người “hiểu rõ tình trạng hơn” các giới chức khác.
Ngài cũng nói là Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm một sự lựa chọn rất tốt khi bổ nhiệm Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm bộ trưởng bộ ngoại giao, ngài là người đã nhận niệm sở vào tháng 10 nhưng sẽ chỉ chính thức làm việc vào ngày 16 tháng 11, sau khi hồi phục một cuộc giải phẫu.
Đức Hồng Y Zen nói: "Đức Thánh Cha Phanxicô chưa lên tiếng. Dĩ nhiên ngài là một vị lãnh đạo khôn ngoan. Chắc ngài đang nghiên cứu, đang lắng nghe.Chúng ta hy vọng Chúa sẽ giúp ngài."
Ngài nói: "Chúng ta hãy hy vọng là sẽ có gì thay đổi xẩy ra tại Trung Quốc, và họ sẽ bắt đầu đối thoại chân thành với Tòa Thánh. Nếu điều này xẩy ra thì sẽ có một vài hy vọng."
Ngài đã nói với Catholic News Service vào ngày 13 tháng 11 như sau: "Tòa Thánh cần phải lựa chọn giữa việc minh định rõ ràng và việc chấp nhận một sự dung hòa. Rất tiếc, về phía hành chánh, người ta lại thấy có nhiều sự dung hòa. Ở đây có bóng tối của hình thức chính trị 'Ostpolitik.'"
Danh từ "Ostpolitik," trong khuôn khổ của ngoại giao Tòa Thánh, đề cập đến các nỗ lực nhằm cải tiến mối tương quan với các quốc gia trong khối Sô Viết trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với mục tiêu cải tiến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại đây.
Đức Hồng Y nhấn mạnh về sự chia rẽ trong số khoảng 10 triệu người Công Giáo Trung Hoa, không chỉ giữa “cộng đồng hầm trú và cộng đồng chấp nhận sự kiểm xoát của chính phủ,” mà còn ngay cả giữa những người đã tuân hành lệnh ghi danh với Hội Công Giáo Yêu Nước.
Ngài nói: "Thành phần phục tùng chính phủ cũng không hiệp nhất. Vẫn còn những người còn chống đối ít nhiều, không hợp tác với những người cam chịu sự bách hại của chính phủ. Có những bọn lợi dụng thời cơ đã hợp tác với chính phủ, và chăm lo cho lợi ích riêng tư thay vì sự yên vui của Giáo Hội."
Đức Hồng Y ngợi khen các nỗ lực của Đức Thánh Cha về hưu Benedict XVI trong việc đem lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội Trung Hoa và đạt được những nhân nhượng về phía Bắc Kinh, nhưng một số các giới chức Vatican vẫn nói rằng Tòa Thánh “vẫn tiếp tục thông cảm và hòa hoãn đối với chính phủ cộng sản.
Đức Hồng Y Zen nói: "Điều chúng ta có thể nói là các cộng đồng hấm trú chịu đau khổ, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Hành động của Rôma không có lợi cho họ. Chẳng hạn, đặc biệt là vấn đề nhiều giám mục qua đời nhưng không có ai được bổ nhiệm thay thế.”
Ngài nói: "Theo ý tôi, chính sách này lầm lẫn, và kết quả là Giáo Hội ngày càng yếu kém hơn."
Đức Hồng Y Zen ngợi khen Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, một nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm bên Trung Quốc, và thư ký của thánh bộ này là tổng giám mục Savio Hon Tai-Fai, nhân vật Trung Quốc cao cấp nhất tại Vatican, là những người “hiểu rõ tình trạng hơn” các giới chức khác.
Ngài cũng nói là Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm một sự lựa chọn rất tốt khi bổ nhiệm Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm bộ trưởng bộ ngoại giao, ngài là người đã nhận niệm sở vào tháng 10 nhưng sẽ chỉ chính thức làm việc vào ngày 16 tháng 11, sau khi hồi phục một cuộc giải phẫu.
Đức Hồng Y Zen nói: "Đức Thánh Cha Phanxicô chưa lên tiếng. Dĩ nhiên ngài là một vị lãnh đạo khôn ngoan. Chắc ngài đang nghiên cứu, đang lắng nghe.Chúng ta hy vọng Chúa sẽ giúp ngài."
Ngài nói: "Chúng ta hãy hy vọng là sẽ có gì thay đổi xẩy ra tại Trung Quốc, và họ sẽ bắt đầu đối thoại chân thành với Tòa Thánh. Nếu điều này xẩy ra thì sẽ có một vài hy vọng."
Đức Thánh Cha truyền chức Giám Mục lần thứ 2 tại Vatican
LM. Trần Đức Anh OP
10:32 16/11/2013
VATICAN. Chiều 15-11-2013, ĐTC đã truyền chức GM cho Đức Cha Fernando Vérgez Alzaga, Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Quốc gia thành Vatican.
Đức Cha Vérgez Alzaga người Tây Ban Nha, thuộc dòng Chiến Sĩ Chúa Kitô. năm nay 68 tuổi, đã từng phục vụ tại Bộ các dòng tu, rồi chuyển sang Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, trước khi chuyển sang phân bộ Internet của Tòa Thánh. Từ năm 2008, ngài là Giám đốc về viễn thông của Quốc gia thành Vatican. Ngày 30 tháng 8 năm nay, ngài được ĐTC bổ nhiệm làm Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Vatican, một nhiệm vụ tương đương với ”thủ tướng” điều hành công việc của quốc gia bé nhỏ này, với khoảng 1900 nhân viên.
Đây là lễ truyền chức GM thứ hai do ĐTC Phanxicô cử hành. Lần đầu tiên cách đây 3 tuần, vào chiều ngày 24-10-2013, ngài truyền chức GM cho 2 tiến chức là Đức TGM Jean-Marie Speich, người Pháp, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Ghada bên Phi châu, và Đức TGM Giampiero Gloder, người Italia, tân Giám đốc Trường ngoại giao Tòa Thánh.
Hai vị phụ phong trong lễ truyền chức là ĐHY Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống Đốc Vatican, và Đức Cha Bryan Farrell, người Mỹ, cùng thuộc dòng Chiến sĩ Chúa Kitô, và là Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Đồng tế thánh lễ với ĐTC có khoảng 40 vị Hồng Y và GM trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc nhở rằng: Chức GM là một công tác phục vụ chứ không phải là một vinh dự: GM có nghĩa vụ phục vụ chứ không phải thống trị. ”Một trọng trách cao cả của Giám Mục là mang trong mình sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô: GM là người cha và người anh của tất cả mọi người”.
ĐTC cũng nhắc lại việc phục vụ trong khiêm tốn và âm thần của Đức Cha Vergéz Alzaga khi còn là linh mục thư ký của ĐHY Antonio Quarracino, Cố TGM Buenos Aires, Argentina, và ĐHY Pironio người Argentina Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân. Ngài khích lệ vị tân GM chu toàn công tác chăm sóc mục vụ cho các nhân viên tại Vatican, săn sóc họ như người cha, người anh với một tình yêu chân thành và dịu dàng. Ngoài ra hãy quan tâm tới những người không thuộc đoàn chiên duy nhất của Chúa Kitô, vị họ cũng được ủy thác cho con trong Chúa”.
Cuối thánh lễ truyền chức chiều hôm qua, tại nhà nguyện Đức Mẹ Sầu Bi ở cuối Đền thờ thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm vị Tân GM cùng với 25 thân nhân của ngài.
Sáng ngày 15-11-2013, lẽ ra ĐTC tiếp kiến riêng một số Hồng Y và Giám Mục, nhưng ngài hơi bị cảm, nên các cuộc tiếp kiến này bị hủy bỏ.
Cha Lombardi cho biết tình trạng sức khỏe của ĐTC không có gì đáng lo ngại. Cha cũng xác nhận Đức TGM Pietro Parolin, Tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh, về Roma vào ngày thứ bẩy 16-11, và cư ngụ tại Nhà trọ Thánh Marta, cùng nhà với ĐTC. Văn phòng làm việc của Đức TGM Parolin vẫn ở lầu một trong dinh Tông Tòa.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức TGM Parolin cám ơn ĐTC và tất cả những ai đã gần gũi ngài trong thời gian qua.
Thứ hai 18-11-2013, Đức TGM Parolin bắt đầu làm việc và không có lễ nghi nhậm chức vì buổi lễ này đã diễn ra ngày 15-10 vừa qua, tuy không có sự hiện diện của Đức TGM Parolin. Ngài đã chịu cuộc giải phẫu tại một bệnh viện ở thành phố Padova, bắc Italia, và dưỡng bệnh sau đó. (SD 16-11-2013)
Đây là lễ truyền chức GM thứ hai do ĐTC Phanxicô cử hành. Lần đầu tiên cách đây 3 tuần, vào chiều ngày 24-10-2013, ngài truyền chức GM cho 2 tiến chức là Đức TGM Jean-Marie Speich, người Pháp, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Ghada bên Phi châu, và Đức TGM Giampiero Gloder, người Italia, tân Giám đốc Trường ngoại giao Tòa Thánh.
Hai vị phụ phong trong lễ truyền chức là ĐHY Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống Đốc Vatican, và Đức Cha Bryan Farrell, người Mỹ, cùng thuộc dòng Chiến sĩ Chúa Kitô, và là Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Đồng tế thánh lễ với ĐTC có khoảng 40 vị Hồng Y và GM trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc nhở rằng: Chức GM là một công tác phục vụ chứ không phải là một vinh dự: GM có nghĩa vụ phục vụ chứ không phải thống trị. ”Một trọng trách cao cả của Giám Mục là mang trong mình sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô: GM là người cha và người anh của tất cả mọi người”.
ĐTC cũng nhắc lại việc phục vụ trong khiêm tốn và âm thần của Đức Cha Vergéz Alzaga khi còn là linh mục thư ký của ĐHY Antonio Quarracino, Cố TGM Buenos Aires, Argentina, và ĐHY Pironio người Argentina Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân. Ngài khích lệ vị tân GM chu toàn công tác chăm sóc mục vụ cho các nhân viên tại Vatican, săn sóc họ như người cha, người anh với một tình yêu chân thành và dịu dàng. Ngoài ra hãy quan tâm tới những người không thuộc đoàn chiên duy nhất của Chúa Kitô, vị họ cũng được ủy thác cho con trong Chúa”.
Cuối thánh lễ truyền chức chiều hôm qua, tại nhà nguyện Đức Mẹ Sầu Bi ở cuối Đền thờ thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm vị Tân GM cùng với 25 thân nhân của ngài.
Sáng ngày 15-11-2013, lẽ ra ĐTC tiếp kiến riêng một số Hồng Y và Giám Mục, nhưng ngài hơi bị cảm, nên các cuộc tiếp kiến này bị hủy bỏ.
Cha Lombardi cho biết tình trạng sức khỏe của ĐTC không có gì đáng lo ngại. Cha cũng xác nhận Đức TGM Pietro Parolin, Tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh, về Roma vào ngày thứ bẩy 16-11, và cư ngụ tại Nhà trọ Thánh Marta, cùng nhà với ĐTC. Văn phòng làm việc của Đức TGM Parolin vẫn ở lầu một trong dinh Tông Tòa.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức TGM Parolin cám ơn ĐTC và tất cả những ai đã gần gũi ngài trong thời gian qua.
Thứ hai 18-11-2013, Đức TGM Parolin bắt đầu làm việc và không có lễ nghi nhậm chức vì buổi lễ này đã diễn ra ngày 15-10 vừa qua, tuy không có sự hiện diện của Đức TGM Parolin. Ngài đã chịu cuộc giải phẫu tại một bệnh viện ở thành phố Padova, bắc Italia, và dưỡng bệnh sau đó. (SD 16-11-2013)
Báo vô thần La Republica phỏng vấn Đức Phanxicô (2)
Vũ Văn An
19:01 16/11/2013
Thưa Đức Thánh Cha, tôi có thể hỏi ngài những vị thánh nào được ngài cảm nhận như là gần gũi nhất với linh hồn ngài, những vị thánh nào đã lên khuôn cho kinh nghiệm tôn giáo của ngài?
"Thánh Phaolô là người đã đặt các viên đá nền tảng cho tôn giáo và tín điều của chúng tôi. Ông không thể là một Kitô hữu có ý thức nếu không có Thánh Phaolô. Ngài diễn dịch các giáo huấn của Chúa Kitô thành một cơ cấu tín lý, một cơ cấu, với sự tham dự của số rất đông các tư tưởng gia, thần học gia và mục tử, đã đề kháng và vẫn sống còn sau hai ngàn năm. Rồi còn các thánh Augustinô, Bênêđíctô, Tôma và Inhã. Dĩ nhiên cả thánh Phanxicô nữa. Tôi có cần phải giải thích lý do tại sao không?”
Đức Phanxicô, (tôi tự cho phép gọi ngài như thế vì chính Đức Giáo Hoàng gợi ý điều này qua cung cách nói năng của ngài, qua cung cách mỉm cười của ngài, với đủ những tiếng biểu lộ ngạc nhiên và hiểu rõ), nhìn tôi như thể khuyến khích tôi đặt các câu hỏi có thể còn gây tai tiếng và bối rối hơn nữa đối với những người đang hướng dẫn Giáo Hội. Bởi thế tôi hỏi ngài: Ngài đã giải thích sự quan trọng của Thánh Phaolô và vai trò thánh nhân đóng, nhưng tôi muốn biết vị nào trong số các vị ngài vừa nêu tên được ngài cảm thấy gần gũi hơn với linh hồn ngài?
“Ông yêu cầu tôi xếp hạng, nhưng xếp hạng là chuyện của thể thao hay những điều tương tự. Tôi sẵn sàng kể cho ông tên các cầu thủ túc cầu nổi tiếng nhất của Á Căn Đình. Nhưng các thánh...”
Các vị ấy đùa cợt với phường xỏ lá ba que, ngài hẳn biết câu phương ngôn?
“Đúng như thế. Nhưng tôi không tìm cách lẩn tránh câu ông hỏi đâu, vì ông đâu có yêu cầu tôi xếp hạng tầm quan trọng về văn hóa và tôn giáo của các ngài mà vị nào gần gũi nhất với linh hồn tôi. Nên tôi xin nói: Thánh Augustinô và Thánh Phanxicô”.
Không phải Thánh Inhã, từ Dòng của ngài?
“Thánh Inhã, vì các lý do dễ hiểu, là vị thánh tôi biết rõ hơn bất cứ vị thánh nào khác. Ngài lập một dòng tu. Tôi muốn nhắc ông nhớ (Đức HY) Carlo Maria Martini cũng xuất thân từ dòng tu này, một người rất thân thiết đối với tôi và cả đối với ông nữa. Các tu sĩ Dòng Tên đã là và vẫn là chất men, không phải chất men thường mà là chất men hữu hiệu nhất, của Đạo Công Giáo cả về văn hóa, giảng dạy, truyền giáo, và trung thành với giáo hoàng nữa. Nhưng Thánh Inhã, người sáng lập ra Dòng Tên, cũng là một nhà cải cách và huyền nhiệm nữa. Nhất là huyền nhiệm”.
Và ngài cho rằng các nhà huyền nhiệm cũng quan trọng đối với Giáo Hội?
"Họ là nền tảng. Một tôn giáo mà không có các nhà huyền nhiệm chỉ là một triết lý”.
Ngài có ơn gọi làm nhà huyền nhiệm không?
"Ông nghĩ sao?"
Tôi dám nghĩ vậy.
"Ông dám đúng lắm. Tôi yêu các nhà huyền nhiệm; Thánh Phanxicô cũng huyền nhiệm trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng tôi không nghĩ mình có ơn gọi; vả lại, ta cần hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của từ ngữ này. Nhà huyền nhiệm cố gắng lột bỏ mình khỏi hoạt động, sự kiện, mục tiêu và cả sứ mệnh mục vụ nữa và vươn lên cho tới khi vươn tới việc hiệp thông với Cõi Phúc. Những giây phút rất ngắn nhưng tràn ngập cả cuộc sống họ”
Điều đó có bao giờ xẩy ra với ngài không?
“Rất hiếm. Thí dụ, lúc ở cơ mật viện bầu tôi làm giáo hoàng. Trước khi chấp nhận, tôi hỏi xem mình có được dành ít phút ở phòng kế cận với căn phòng có bancông nhìn ra quảng trường hay không. Đầu óc tôi lúc đó hoàn toàn trống vắng và tôi bị một cơn xao xuyến dữ dội tràn ngập mình. Để xua đuổi cơn xao xuyến ấy và để thư giãn, tôi nhắm mắt lại và ráng xua đuổi mọi suy nghĩ đi, cả suy nghĩ từ chối không chấp nhận chức vụ, như thủ tục phụng vụ vốn cho phép. Tôi nhắm mắt thật kỹ và bỗng chẳng còn xao xuyến hay xúc cảm gì nữa. Có lúc, tôi còn được tràn ngập một thứ ánh sáng vĩ đại. Nó chỉ kéo dài một lúc, nhưng với tôi, nó như rất lâu. Rồi ánh sáng này mờ dần, tôi bỗng đứng lên và bước trở lại căn phòng nơi các Hồng Y đang ngồi đợi và chiếc bàn trên đó có bản kinh chấp nhận. Tôi ký vào bản kinh đó, Đức Hồng Y Nhiếp Chính phó thự và rồi ngoài bancông có lời (tuyên bố) ‘Habemus Papam’ (Chúng ta đã có giáo hoàng)”.
Chúng tôi im lặng một lúc, rồi tôi lên tiếng: chúng ta đã nói tới các vị thánh mà ngài cảm thấy gần gũi hơn cả với linh hồn ngài và ngừng lại ở Thánh Augustinô. Ngài có thể cho tôi hay tại sao ngài cảm thấy rất gần gũi với vị thánh này?
"Ngay với vị tiền nhiệm của tôi, Thánh Augustinô cũng là một điểm để qui chiếu rồi. Vị thánh này đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và nhiều lần thay đổi chủ trương của ngài về học thuyết. Ngài cũng có những lời lẽ gay gắt đối với người Do Thái, điều mà tôi không bao giờ chia sẻ. Ngài viết nhiều cuốn sách nhưng cuốn mà tôi nghĩ nói lên sự thâm hậu về trí thức và linh đạo nhất của ngài là cuốn “Tự Thú”, cuốn này cũng chứa đựng khá nhiều biểu hiện của huyền nhiệm học, nhưng không như nhiều người nghĩ, ngài không phải là người tiếp nối Thánh Phaolô. Thực vậy, ngài nhìn Giáo Hội và đức tin một cách khác hẳn Thánh Phaolô, có lẽ chỉ trong vòng cách biệt bốn thế kỷ”.
Thưa Đức Thánh Cha, đâu là sự khác biệt?
“Theo tôi, nó hệ ở hai khía cạnh chủ yếu. Thánh Augustinô cảm thấy bất lực trước tính vô biên của Thiên Chúa và các trách vụ mà một Kitô hữu và một giám mục phải chu toàn. Thực ra, ngài không hề bất lực, nhưng ngài cảm thấy linh hồn ngài luôn kém hơn điều ngài mong muốn và cần nó phải là. Và rồi ơn Thánh do Chúa ban làm yếu tố căn bản của đức tin. Của sự sống. Của ý nghĩa đời người. Người không được ơn thánh tác động có thể là người không tì vết và không sợ hãi, như người ta vốn nói, nhưng họ sẽ không bao giờ giống như người được ơn thánh tác động. Đó là cái nhìn thấu suốt của Thánh Augustinô”.
Ngài có cảm thấy ngài được ơn thánh tác động không?
"Không ai biết được điều đó. Ơn thánh không phải là thành phần của ý thức, nó là lượng ánh sáng trong linh hồn ta, chứ không phải là nhận thức hay lý lẽ. Ngay cả ông, dù không biết, vẫn có thể được ơn thánh tác động”.
Cả người không có đức tin? Người không tin?
"Ơn thánh liên quan tới linh hồn”
Tôi không tin có linh hồn.
"Ông không tin nhưng ông vẫn có một linh hồn”.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài nói rằng ngài không có ý định cải đạo tôi và tôi không nghĩ ngài sẽ thành công.
"Ta không biết được điều đó, nhưng tôi không có ý định như thế”.
Còn Thánh Phanxicô?
"Ngài vĩ đại vì ngài là mọi sự. Ngài là người muốn thực hiện nhiều việc, ngài muốn xây dựng, ngài đã lập một dòng tu và luật lệ của dòng này, ngài là người du hành và là nhà truyền giáo, một thi sĩ và là một tiên tri, ngài là nhà huyền nhiệm. Ngài tìm thấy sự ác trong chính ngài và bứng hết rễ của nó. Ngài yêu thiên nhiên, thú vật, lá cỏ trên thảm cỏ và chim bay trên trời. Nhưng trên hết, ngài yêu người ta, yêu trẻ nhỏ, yêu người già, phụ nữ. Ngài là điển hình chói sáng nhất của agape mà ta đã nói ở trên”.
Đức Thánh Cha nói đúng, mô tả của ngài tuyệt hảo. Nhưng tại sao không vị tiền nhiệm nào của ngài đã chọn tên đó? Và tôi tin rằng sau ngài, không vị nào sẽ chọn nó.
"Ta không biết được, ta không nên dự đoán tương lai. Quả thực, trước tôi chưa ai chọn tên ấy. Bây giờ, hình như ta phải đối phó với vấn nạn lớn nhất. Ông muốn uống gì không?
Cám ơn ngài, có lẽ một ly nước.
Ngài đứng lên, mở cửa và yêu cầu ai đó ở lối ra vào đem vào 2 ly nước. Ngài hỏi xem tôi có muốn uống càphê hay không, tôi thưa không. Rồi nước được mang tới. Cuối buổi đàm thoại của chúng tôi, chiếc ly của tôi chắc chắn sẽ cạn, nhưng ý chí của ngài thì sẽ luôn luôn đầy. Ngài hắng giọng và bắt đầu nói.
"Thánh Phanxicô muốn có một dòng khất sĩ và một dòng di thuyết (itinerant). Họ là những nhà truyền giáo chịu gặp nhau, lắng nghe, thảo luận, giúp đỡ, truyền bá đức tin và tình yêu. Nhất là tình yêu. Và ngài mơ một Giáo Hội nghèo, biết chăm sóc người khác, tiếp nhận các trợ giúp vật chất và dùng chúng để nâng đỡ người khác, mà không hề quan tâm tới chính mình. 800 năm đã qua kể từ ngày đó, và thời gian có biến đổi, nhưng lý tưởng truyền giáo, Giáo Hội nghèo thì vẫn còn giá trị. Đây vẫn là Giáo Hội mà Chúa Giêsu và các môn đệ của Người rao giảng về”.
Các Kitô hữu của ngài hiện đang là thiểu số. Ngay tại Ý, vốn được coi là sân sau của giáo hoàng. Theo một số thăm dò, các người Công Giáo ngoan đạo chỉ vào khoảng giữa 8 và 15 phần trăm. Những người nói mình là Công Giáo nhưng thực tế không được Công Giáo bao nhiêu vào khoảng 20 phần trăm. Trên thế giới, hiện có 1 tỷ người Công Giáo, hay hơn, và cộng với các Giáo Hội Kitô Giáo khác, thì có hơn 1 tỷ rưỡi, nhưng dân số thế giới hiện là 6 hay 7 tỷ người. Chắc chắn qúy vị đông, nhất là ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, nhưng vẫn là một thiểu số.
"Chúng tôi vốn luôn luôn đông, nhưng vấn đề ngày nay không phải thế. Bản thân tôi nghĩ rằng thiểu số thực sự là sức mạnh. Chúng tôi phải là men cho đời và cho tình yêu và việc lên men này cực kỳ nhỏ hơn so với khối hoa trái và cây cối từ nó phát sinh ra. Tôi tin tôi đã nói rằng mục tiêu của chúng tôi không phải là cải đạo mà là lắng nghe các nhu cầu, ước mong, các thất vọng, ê chề và hy vọng. Chúng tôi phải tái tạo hy vọng cho người trẻ, giúp đỡ người già, chào đón tương lai, truyền bá tình yêu. Làm người nghèo giữa người nghèo. Chúng tôi cần bao gồm những người bị loại bỏ và truyền giảng hòa bình. Vatican II, một công đồng vốn được Đức Gioan và Phaolô VI gợi hứng, đã quyết định nhìn về tương lai với một tinh thần hiện đại và cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại. Các nghị phụ biết rằng cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại có nghĩa đại kết về tôn giáo và đối thoại với người không tin. Nhưng sau đó, rất ít điều đã được thực thi theo hướng đó. Tôi có lòng khiêm nhường và tham vọng muốn làm một điều gì đó”.
Tôi xin phép được thêm điều này, cũng vì xã hội hiện đại trên khắp thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng sâu đậm, không những về kinh tế mà cả về xã hội và tâm linh nữa. Lúc đầu buổi gặp gỡ của chúng ta, ngài từng mô tả một thế hệ bị sức nặng hiện tại đè bẹp. Ngay những người không tin như chúng tôi cũng cảm nhận sức nặng gần như nhân học này. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn có cuộc đối thoại với những người tin và những người đại diện cho họ hơn cả.
"Tôi không biết liệu tôi có phải là người đại diện họ hơn cả hay không, nhưng ơn quan phòng đã đặt tôi đứng đầu Giáo Hội và Giáo Phận của Thánh Phêrô. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể làm được để chu toàn sứ mệnh đã được ủy thác cho tôi”.
Như ngài đã chỉ rõ, Chúa Giêsu từng nói: Con phải yêu người lân cận như chính con. Ngài có nghĩ điều đó đã xẩy ra chưa?
"Bất hạnh thay, chưa xẩy ra. Tính vị kỷ mỗi ngày mỗi tăng và tình yêu người mỗi ngày mỗi giảm”.
Như thế, mục tiêu chung của chúng ta là: ít nhất phải cân bằng nồng độ của hai loại tình yêu này. Liệu Giáo Hội ngài đã sẵn sàng và được trang bị để thi hành nhiệm vụ này chưa?
“Ông nghĩ gì?”
Tôi nghĩ lòng yêu quyền lực tạm bợ vẫn còn rất mạnh bên trong tường thành Vatican và trong cơ cấu định chế của toàn bộ Giáo Hội. Tôi nghĩ định chế đang thống trị người nghèo, Giáo Hội truyền giáo mà ngài ưa thích.
“Thực thế, đó là cách thế hiện nay, và ở lãnh vực này, ông khó có thể làm phép lạ. Để tôi nhắc ông nhớ: ngay Thánh Phanxicô, vào thời ngài, cũng đã phải thương thảo rất lâu với phẩm trật Rôma và Giáo Hoàng mới được họ nhìn nhận luật dòng của ngài. Cuối cùng, ngài cũng nhận được sự nhìn nhận nhưng phải sửa đổi và nhượng bộ rất nhiều”.
Liệu ngài có theo đường lối đó không?
"Tôi không phải là Thánh Phanxicô thành Assidi và tôi không có được sức mạnh và sự thánh thiện của ngài. Nhưng tôi là giám mục Rôma và giáo hoàng của thế giới Công Giáo. Điều tôi quyết định đầu tiên là cử nhiệm một nhóm 8 vị Hồng Y làm cố vấn cho tôi. Không phải là quần thần mà là những người khôn ngoan cùng chia sẻ tâm tư với tôi. Đây là khởi điểm của một Giáo Hội với một tổ chức không chỉ từ trên đi xuống mà còn hàng ngang nữa. Khi Đức Hồng Y Martini nói tới việc phải tập chú vào các công đồng và các thượng hội đồng, ngài biết rõ đi theo hướng này đòi hỏi thời gian và khó khăn xiết bao. Nhẹ nhàng, nhưng cương quyết và kiên trì”.
Còn chính trị?
"Tại sao ông hỏi thế? Tôi đã nói rằng Giáo Hội không đương đầu với chính trị”.
Nhưng cách đây mấy ngày, ngài từng kêu gọi người Công Giáo hãy dấn thân về phương diện dân chính và chính trị?
"Tôi không chỉ nói với người Công Giáo mà là với mọi người có thiện chí. Tôi nói rằng chính trị là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động dân chính và có riêng lãnh vực hành động của nó, lãnh vực này không phải là lãnh vực của tôn giáo. Theo định nghĩa, các định chế chính trị có tính thế tục và hành xử trong các phạm vi độc lập. Mọi vị tiền nhiệm của tôi đều cùng nói như thế, ít nhất trong nhiều năm qua, dù với các giọng điệu khác nhau. Tôi tin rằng người Công Giáo can dự vào chính trị mang theo họ các giá trị của tôn giáo họ, nhưng họ có ý thức trưởng thành và tài chuyên môn để thực thi chúng. Giáo Hội sẽ không bao giờ đi quá trách nhiệm của mình là phát biểu và phổ biến các giá trị của mình, ít nhất bao lâu tôi còn ở đây”.
Nhưng điều đó đâu có luôn luôn đúng với Giáo Hội.
"Gần như chưa bao giờ đúng thế. Như một định chế, Giáo Hội thường bị trấn áp bởi đầu óc trần đời và nhiều chi thể cũng như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội vẫn cảm nhận cách này. Nhưng bây giờ để tôi hỏi ông một câu: ông, một người thế tục không tin vào Thiên Chúa, vậy ông tin điều gì? Ông là một nhà văn và một nhà tư tưởng. Ông hẳn tin điều gì đó, ông hẳn có một giá trị trổi vượt. Ông đừng trả lời tôi bằng những chữ như trung thực, tìm kiếm, viễn kiến ích chung, thẩy đều là các nguyên tắc và giá trị quan trọng, nhưng đó không phải là điều tôi muốn hỏi. Tôi hỏi: điều gì ông nghĩ là yếu tính của thế giới, đúng hơn, của vũ trụ. Ông hẳn tự hỏi mình, dĩ nhiên, giống mọi người khác, chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới, chúng ta đi đâu. Ngay trẻ em cũng tự hỏi chúng các câu hỏi này. Còn Ông?”
Tôi cám ơn ngài đã hỏi câu này. Câu trả lời là: tôi tin Hữu Thể, điều ở trong tế bào từ đó phát sinh ra hình thể (forms), cơ thể.
"Còn tôi thì tin Thiên Chúa, không phải Thiên Chúa Công Giáo, không hề có Thiên Chúa Công Giáo, chỉ có một Thiên Chúa và tôi tin Chúa Giêsu Kitô, việc nhập thể của Người. Chúa Giêsu là thầy dạy tôi và là mục tử của tôi, nhưng Thiên Chúa, Chúa Cha, Abba, là ánh sáng và là Tạo Hóa. Đó là Hữu Thể của tôi. Ông có nghĩ chúng ta quá cách xa nhau không?”
Ta xa nhau trong tư duy, nhưng giống nhau như những con người nhân bản, được sinh động hóa một cách vô thức nhờ các bản năng trở thành các xung động, cảm xúc và ý chí, tư tưởng và lý trí. Về phương diện này, ta giống nhau.
"Nhưng ông có thể định nghĩa điều ông gọi là Hữu Thể hay không?”
Hữu thể là cấu trúc của năng lượng. Một năng lượng hỗn mang (chaotic) nhưng không thể tiêu diệt được và là một hỗn mang trường cửu. Các hình thể xuất phát từ năng lượng này khi nó đạt tới điểm nổ tung. Các hình thể có định luật riêng của chúng, từ trường riêng của chúng, các yếu tố hóa học của chúng, các yếu tố này phối hợp với nhau một cách tình cờ, biến hóa, và cuối cùng tàn lụi nhưng năng lượng của chúng thì không bị hủy diệt. Con người có lẽ là con vật duy nhất được phú bẩm tư tưởng, ít nhất trong hành tinh và thái dương hệ của ta. Tôi đã nói rằng con người được thúc đẩy bởi các bản năng và ước muốn nhưng tôi xin thêm: họ cũng chứa trong mình một vang dội, một tiếng vang, một lời kêu gọi của hỗn mang”.
"Được. Tôi không muốn ông cho tôi một bản tóm lược về triết lý của ông và điều ông vừa nói đã đủ cho tôi. Theo quan điểm của tôi, Thiên Chúa là ánh sáng soi chiếu bóng tối, dù không làm bóng tối tiêu tan, và một đốm sáng thần linh có trong mỗi con người chúng ta. Trong thư tôi viết cho ông, ông nhớ tôi đã nói rằng chủng loại chúng ta sẽ chấm dứt nhưng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ không chấm dứt và ở điểm đó, nó sẽ tràn ngập mọi linh hồn và sẽ hiện diện trong mọi người”.
Có, tôi nhớ rất rõ. Ngài nói: “Mọi ánh sáng sẽ hiện diện trong mọi linh hồn” nếu tôi được phép nói, điều này nói lên hình ảnh nội tại tính hơn là hình ảnh siêu việt tính.
"Siêu việt tính vẫn còn vì ánh sáng kia, tất cả trong mọi sự, vượt trên vũ trụ và mọi chủng loại cư ngụ trong đó. Nhưng xin trở lại với hiện tại. Ta đã thực hiện được một bước tiến trong cuộc đối thoại của ta. Ta đã nhận xét rằng trong xã hội và trên thế giới ta đang sống, tính vị kỷ gia tăng nhiều hơn là tình yêu người khác, và những người có thiện chí phải cố gắng dùng sức mạnh và tài chuyên môn riêng để bảo đảm rằng tình yêu người khác phải gia tăng cho tới lúc cân bằng và có thể vượt quá tình yêu chính mình”.
Một lần nữa, chính trị lại xuất hiện rồi.
"Chắc chắn. Bản thân tôi vẫn nghĩ: chủ nghĩa gọi là tự do không hạn chế chỉ làm người mạnh mạnh hơn và người yếu yếu hơn và loại bỏ những người bị loại bỏ hơn cả. Ta cần tự do lớn lao, không kỳ thị, không mị dân và thật nhiều yêu thương. Ta cần các qui luật hành xử và nếu cần, sự can thiệp trực tiếp của nhà nước để sửa sai các bất bình đẳng không thể nào chịu được nữa”.
Thưa Đức Thánh Cha, chắc chắn ngài là người có đức tin lớn lao, được ơn thánh tác động, được sinh động hóa bởi ước mong muốn phục hồi một Giáo Hội mục vụ, truyền giáo được đổi mới chứ không trần đời nữa. Nhưng do cách ngài nói năng và do điều tôi hiểu được, ngài là và sẽ là một vị giáo hoàng cách mạng. Nửa là Dòng Tên, nửa là người của Thánh Phanxicô, một phối hợp có lẽ chưa từng có trước đây. Và rồi, ngài còn thích “The Betrothed” của Manzoni, Holderlin, Leopardi và nhất là Dostoevsky, phim "La Strada" và "Prova d'orchestra" của Fellini, "Open City" của Rossellini và cả cuốn phim của Aldo Fabrizi nữa.
"Tôi thích các nghệ phẩm đó vì tôi từng xem chúng với cha mẹ tôi khi còn nhỏ”.
Vâng ra thế đó. Tôi có được phép đề nghị hai cuốn phim mới phát hành gần đây không? Cuốn “Viva la libertà" và cuốn về Fellini của Ettore Scola. Tôi tin chắc ngài thích chúng. Về quyền lực, tôi xin thưa, ngài có biết khi 20 tuổi tôi đã trải qua một tháng rưỡi trong một cuộc tĩnh tâm với các cha Dòng Tên không? Lúc ấy, quân Quốc Xã đang hiện diện tại Rôma còn tôi thì trốn quân dịch. Tội ấy đáng tử hình. Các cha dòng Tên dấu chúng tôi với điều kiện phải linh thao suốt thời gian các ngài dấu chúng tôi.
"Nhưng đâu có thể đứng linh thao cả tháng rưỡi phải không?” Ngài hỏi thế, ngạc nhiên và thích thú. Tôi sẽ kể cho ngài nghe thêm vào lần sau.
Chúng tôi ôm nhau. Cùng leo một cầu thang ngắn để ra cửa. Tôi thưa với Đức Giáo Hoàng: ngài không cần tháp tùng tôi nhưng ngài tỏ dấu gạt đi. “Chúng ta cũng sẽ thảo luận vai trò phụ nữ trong Giáo Hội. Ông hãy nhớ rằng Giáo Hội (la chiesa) vốn là phái nữ.
“Và nếu ông muốn, ta cũng có thể nói về Pascal. Tôi muốn biết ông nghĩ gì về linh hồn cao cả này.
“Xin chuyển phép lành của tôi tới mọi người trong gia đình ông và xin họ cầu nguyện cho tôi. Hãy nghĩ tới tôi, nghĩ tới tôi luôn”.
Chúng tôi bắt tay nhau và ngài đứng đó với hai ngón tay nâng lên để chúc lành. Tôi vẫy tay với ngài từ cửa sổ. Đó là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nếu Giáo Hội trở nên giống ngài và trở nên như lòng ngài mong ước, ta sẽ có một thay đổi có tính thời đại.
(theo bản tiếng Anh của Kathryn Wallace)
Atheist's Interview With Pope Removed From Vatican Web Site
Scalfari Interview Was Not Recorded, Blamed for Inaccuracies
VATICAN CITY, November 15, 2013 (Zenit.org) - Pope Francis’ recent interview with Eugenio Scalfari, the atheist founder of the Italian daily La Repubblica, has been removed from the Vatican website, Vatican spokesman Fr. Federico Lombardi confirmed today.
The Oct. 1 interview, which was also published in L’Osservatore Romano, was criticised for its inaccuracies after it emerged that Scalfari had not taped it or taken notes.
The Holy Father, aware that he might be misinterpreted, is said to have "regretted" its publication in the Vatican newspaper.
Observers pointed especially to inaccuracies in the interview concerning the Pope's recollection of what happened during the conclave, and many queried his comments on conscience.
The Pope has not given any new interviews since its publication.
"Thánh Phaolô là người đã đặt các viên đá nền tảng cho tôn giáo và tín điều của chúng tôi. Ông không thể là một Kitô hữu có ý thức nếu không có Thánh Phaolô. Ngài diễn dịch các giáo huấn của Chúa Kitô thành một cơ cấu tín lý, một cơ cấu, với sự tham dự của số rất đông các tư tưởng gia, thần học gia và mục tử, đã đề kháng và vẫn sống còn sau hai ngàn năm. Rồi còn các thánh Augustinô, Bênêđíctô, Tôma và Inhã. Dĩ nhiên cả thánh Phanxicô nữa. Tôi có cần phải giải thích lý do tại sao không?”
Đức Phanxicô, (tôi tự cho phép gọi ngài như thế vì chính Đức Giáo Hoàng gợi ý điều này qua cung cách nói năng của ngài, qua cung cách mỉm cười của ngài, với đủ những tiếng biểu lộ ngạc nhiên và hiểu rõ), nhìn tôi như thể khuyến khích tôi đặt các câu hỏi có thể còn gây tai tiếng và bối rối hơn nữa đối với những người đang hướng dẫn Giáo Hội. Bởi thế tôi hỏi ngài: Ngài đã giải thích sự quan trọng của Thánh Phaolô và vai trò thánh nhân đóng, nhưng tôi muốn biết vị nào trong số các vị ngài vừa nêu tên được ngài cảm thấy gần gũi hơn với linh hồn ngài?
“Ông yêu cầu tôi xếp hạng, nhưng xếp hạng là chuyện của thể thao hay những điều tương tự. Tôi sẵn sàng kể cho ông tên các cầu thủ túc cầu nổi tiếng nhất của Á Căn Đình. Nhưng các thánh...”
Các vị ấy đùa cợt với phường xỏ lá ba que, ngài hẳn biết câu phương ngôn?
“Đúng như thế. Nhưng tôi không tìm cách lẩn tránh câu ông hỏi đâu, vì ông đâu có yêu cầu tôi xếp hạng tầm quan trọng về văn hóa và tôn giáo của các ngài mà vị nào gần gũi nhất với linh hồn tôi. Nên tôi xin nói: Thánh Augustinô và Thánh Phanxicô”.
Không phải Thánh Inhã, từ Dòng của ngài?
“Thánh Inhã, vì các lý do dễ hiểu, là vị thánh tôi biết rõ hơn bất cứ vị thánh nào khác. Ngài lập một dòng tu. Tôi muốn nhắc ông nhớ (Đức HY) Carlo Maria Martini cũng xuất thân từ dòng tu này, một người rất thân thiết đối với tôi và cả đối với ông nữa. Các tu sĩ Dòng Tên đã là và vẫn là chất men, không phải chất men thường mà là chất men hữu hiệu nhất, của Đạo Công Giáo cả về văn hóa, giảng dạy, truyền giáo, và trung thành với giáo hoàng nữa. Nhưng Thánh Inhã, người sáng lập ra Dòng Tên, cũng là một nhà cải cách và huyền nhiệm nữa. Nhất là huyền nhiệm”.
Và ngài cho rằng các nhà huyền nhiệm cũng quan trọng đối với Giáo Hội?
"Họ là nền tảng. Một tôn giáo mà không có các nhà huyền nhiệm chỉ là một triết lý”.
Ngài có ơn gọi làm nhà huyền nhiệm không?
"Ông nghĩ sao?"
Tôi dám nghĩ vậy.
"Ông dám đúng lắm. Tôi yêu các nhà huyền nhiệm; Thánh Phanxicô cũng huyền nhiệm trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng tôi không nghĩ mình có ơn gọi; vả lại, ta cần hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của từ ngữ này. Nhà huyền nhiệm cố gắng lột bỏ mình khỏi hoạt động, sự kiện, mục tiêu và cả sứ mệnh mục vụ nữa và vươn lên cho tới khi vươn tới việc hiệp thông với Cõi Phúc. Những giây phút rất ngắn nhưng tràn ngập cả cuộc sống họ”
Điều đó có bao giờ xẩy ra với ngài không?
“Rất hiếm. Thí dụ, lúc ở cơ mật viện bầu tôi làm giáo hoàng. Trước khi chấp nhận, tôi hỏi xem mình có được dành ít phút ở phòng kế cận với căn phòng có bancông nhìn ra quảng trường hay không. Đầu óc tôi lúc đó hoàn toàn trống vắng và tôi bị một cơn xao xuyến dữ dội tràn ngập mình. Để xua đuổi cơn xao xuyến ấy và để thư giãn, tôi nhắm mắt lại và ráng xua đuổi mọi suy nghĩ đi, cả suy nghĩ từ chối không chấp nhận chức vụ, như thủ tục phụng vụ vốn cho phép. Tôi nhắm mắt thật kỹ và bỗng chẳng còn xao xuyến hay xúc cảm gì nữa. Có lúc, tôi còn được tràn ngập một thứ ánh sáng vĩ đại. Nó chỉ kéo dài một lúc, nhưng với tôi, nó như rất lâu. Rồi ánh sáng này mờ dần, tôi bỗng đứng lên và bước trở lại căn phòng nơi các Hồng Y đang ngồi đợi và chiếc bàn trên đó có bản kinh chấp nhận. Tôi ký vào bản kinh đó, Đức Hồng Y Nhiếp Chính phó thự và rồi ngoài bancông có lời (tuyên bố) ‘Habemus Papam’ (Chúng ta đã có giáo hoàng)”.
Chúng tôi im lặng một lúc, rồi tôi lên tiếng: chúng ta đã nói tới các vị thánh mà ngài cảm thấy gần gũi hơn cả với linh hồn ngài và ngừng lại ở Thánh Augustinô. Ngài có thể cho tôi hay tại sao ngài cảm thấy rất gần gũi với vị thánh này?
"Ngay với vị tiền nhiệm của tôi, Thánh Augustinô cũng là một điểm để qui chiếu rồi. Vị thánh này đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và nhiều lần thay đổi chủ trương của ngài về học thuyết. Ngài cũng có những lời lẽ gay gắt đối với người Do Thái, điều mà tôi không bao giờ chia sẻ. Ngài viết nhiều cuốn sách nhưng cuốn mà tôi nghĩ nói lên sự thâm hậu về trí thức và linh đạo nhất của ngài là cuốn “Tự Thú”, cuốn này cũng chứa đựng khá nhiều biểu hiện của huyền nhiệm học, nhưng không như nhiều người nghĩ, ngài không phải là người tiếp nối Thánh Phaolô. Thực vậy, ngài nhìn Giáo Hội và đức tin một cách khác hẳn Thánh Phaolô, có lẽ chỉ trong vòng cách biệt bốn thế kỷ”.
Thưa Đức Thánh Cha, đâu là sự khác biệt?
“Theo tôi, nó hệ ở hai khía cạnh chủ yếu. Thánh Augustinô cảm thấy bất lực trước tính vô biên của Thiên Chúa và các trách vụ mà một Kitô hữu và một giám mục phải chu toàn. Thực ra, ngài không hề bất lực, nhưng ngài cảm thấy linh hồn ngài luôn kém hơn điều ngài mong muốn và cần nó phải là. Và rồi ơn Thánh do Chúa ban làm yếu tố căn bản của đức tin. Của sự sống. Của ý nghĩa đời người. Người không được ơn thánh tác động có thể là người không tì vết và không sợ hãi, như người ta vốn nói, nhưng họ sẽ không bao giờ giống như người được ơn thánh tác động. Đó là cái nhìn thấu suốt của Thánh Augustinô”.
Ngài có cảm thấy ngài được ơn thánh tác động không?
"Không ai biết được điều đó. Ơn thánh không phải là thành phần của ý thức, nó là lượng ánh sáng trong linh hồn ta, chứ không phải là nhận thức hay lý lẽ. Ngay cả ông, dù không biết, vẫn có thể được ơn thánh tác động”.
Cả người không có đức tin? Người không tin?
"Ơn thánh liên quan tới linh hồn”
Tôi không tin có linh hồn.
"Ông không tin nhưng ông vẫn có một linh hồn”.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài nói rằng ngài không có ý định cải đạo tôi và tôi không nghĩ ngài sẽ thành công.
"Ta không biết được điều đó, nhưng tôi không có ý định như thế”.
Còn Thánh Phanxicô?
"Ngài vĩ đại vì ngài là mọi sự. Ngài là người muốn thực hiện nhiều việc, ngài muốn xây dựng, ngài đã lập một dòng tu và luật lệ của dòng này, ngài là người du hành và là nhà truyền giáo, một thi sĩ và là một tiên tri, ngài là nhà huyền nhiệm. Ngài tìm thấy sự ác trong chính ngài và bứng hết rễ của nó. Ngài yêu thiên nhiên, thú vật, lá cỏ trên thảm cỏ và chim bay trên trời. Nhưng trên hết, ngài yêu người ta, yêu trẻ nhỏ, yêu người già, phụ nữ. Ngài là điển hình chói sáng nhất của agape mà ta đã nói ở trên”.
Đức Thánh Cha nói đúng, mô tả của ngài tuyệt hảo. Nhưng tại sao không vị tiền nhiệm nào của ngài đã chọn tên đó? Và tôi tin rằng sau ngài, không vị nào sẽ chọn nó.
"Ta không biết được, ta không nên dự đoán tương lai. Quả thực, trước tôi chưa ai chọn tên ấy. Bây giờ, hình như ta phải đối phó với vấn nạn lớn nhất. Ông muốn uống gì không?
Cám ơn ngài, có lẽ một ly nước.
Ngài đứng lên, mở cửa và yêu cầu ai đó ở lối ra vào đem vào 2 ly nước. Ngài hỏi xem tôi có muốn uống càphê hay không, tôi thưa không. Rồi nước được mang tới. Cuối buổi đàm thoại của chúng tôi, chiếc ly của tôi chắc chắn sẽ cạn, nhưng ý chí của ngài thì sẽ luôn luôn đầy. Ngài hắng giọng và bắt đầu nói.
"Thánh Phanxicô muốn có một dòng khất sĩ và một dòng di thuyết (itinerant). Họ là những nhà truyền giáo chịu gặp nhau, lắng nghe, thảo luận, giúp đỡ, truyền bá đức tin và tình yêu. Nhất là tình yêu. Và ngài mơ một Giáo Hội nghèo, biết chăm sóc người khác, tiếp nhận các trợ giúp vật chất và dùng chúng để nâng đỡ người khác, mà không hề quan tâm tới chính mình. 800 năm đã qua kể từ ngày đó, và thời gian có biến đổi, nhưng lý tưởng truyền giáo, Giáo Hội nghèo thì vẫn còn giá trị. Đây vẫn là Giáo Hội mà Chúa Giêsu và các môn đệ của Người rao giảng về”.
Các Kitô hữu của ngài hiện đang là thiểu số. Ngay tại Ý, vốn được coi là sân sau của giáo hoàng. Theo một số thăm dò, các người Công Giáo ngoan đạo chỉ vào khoảng giữa 8 và 15 phần trăm. Những người nói mình là Công Giáo nhưng thực tế không được Công Giáo bao nhiêu vào khoảng 20 phần trăm. Trên thế giới, hiện có 1 tỷ người Công Giáo, hay hơn, và cộng với các Giáo Hội Kitô Giáo khác, thì có hơn 1 tỷ rưỡi, nhưng dân số thế giới hiện là 6 hay 7 tỷ người. Chắc chắn qúy vị đông, nhất là ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, nhưng vẫn là một thiểu số.
"Chúng tôi vốn luôn luôn đông, nhưng vấn đề ngày nay không phải thế. Bản thân tôi nghĩ rằng thiểu số thực sự là sức mạnh. Chúng tôi phải là men cho đời và cho tình yêu và việc lên men này cực kỳ nhỏ hơn so với khối hoa trái và cây cối từ nó phát sinh ra. Tôi tin tôi đã nói rằng mục tiêu của chúng tôi không phải là cải đạo mà là lắng nghe các nhu cầu, ước mong, các thất vọng, ê chề và hy vọng. Chúng tôi phải tái tạo hy vọng cho người trẻ, giúp đỡ người già, chào đón tương lai, truyền bá tình yêu. Làm người nghèo giữa người nghèo. Chúng tôi cần bao gồm những người bị loại bỏ và truyền giảng hòa bình. Vatican II, một công đồng vốn được Đức Gioan và Phaolô VI gợi hứng, đã quyết định nhìn về tương lai với một tinh thần hiện đại và cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại. Các nghị phụ biết rằng cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại có nghĩa đại kết về tôn giáo và đối thoại với người không tin. Nhưng sau đó, rất ít điều đã được thực thi theo hướng đó. Tôi có lòng khiêm nhường và tham vọng muốn làm một điều gì đó”.
Tôi xin phép được thêm điều này, cũng vì xã hội hiện đại trên khắp thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng sâu đậm, không những về kinh tế mà cả về xã hội và tâm linh nữa. Lúc đầu buổi gặp gỡ của chúng ta, ngài từng mô tả một thế hệ bị sức nặng hiện tại đè bẹp. Ngay những người không tin như chúng tôi cũng cảm nhận sức nặng gần như nhân học này. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn có cuộc đối thoại với những người tin và những người đại diện cho họ hơn cả.
"Tôi không biết liệu tôi có phải là người đại diện họ hơn cả hay không, nhưng ơn quan phòng đã đặt tôi đứng đầu Giáo Hội và Giáo Phận của Thánh Phêrô. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể làm được để chu toàn sứ mệnh đã được ủy thác cho tôi”.
Như ngài đã chỉ rõ, Chúa Giêsu từng nói: Con phải yêu người lân cận như chính con. Ngài có nghĩ điều đó đã xẩy ra chưa?
"Bất hạnh thay, chưa xẩy ra. Tính vị kỷ mỗi ngày mỗi tăng và tình yêu người mỗi ngày mỗi giảm”.
Như thế, mục tiêu chung của chúng ta là: ít nhất phải cân bằng nồng độ của hai loại tình yêu này. Liệu Giáo Hội ngài đã sẵn sàng và được trang bị để thi hành nhiệm vụ này chưa?
“Ông nghĩ gì?”
Tôi nghĩ lòng yêu quyền lực tạm bợ vẫn còn rất mạnh bên trong tường thành Vatican và trong cơ cấu định chế của toàn bộ Giáo Hội. Tôi nghĩ định chế đang thống trị người nghèo, Giáo Hội truyền giáo mà ngài ưa thích.
“Thực thế, đó là cách thế hiện nay, và ở lãnh vực này, ông khó có thể làm phép lạ. Để tôi nhắc ông nhớ: ngay Thánh Phanxicô, vào thời ngài, cũng đã phải thương thảo rất lâu với phẩm trật Rôma và Giáo Hoàng mới được họ nhìn nhận luật dòng của ngài. Cuối cùng, ngài cũng nhận được sự nhìn nhận nhưng phải sửa đổi và nhượng bộ rất nhiều”.
Liệu ngài có theo đường lối đó không?
"Tôi không phải là Thánh Phanxicô thành Assidi và tôi không có được sức mạnh và sự thánh thiện của ngài. Nhưng tôi là giám mục Rôma và giáo hoàng của thế giới Công Giáo. Điều tôi quyết định đầu tiên là cử nhiệm một nhóm 8 vị Hồng Y làm cố vấn cho tôi. Không phải là quần thần mà là những người khôn ngoan cùng chia sẻ tâm tư với tôi. Đây là khởi điểm của một Giáo Hội với một tổ chức không chỉ từ trên đi xuống mà còn hàng ngang nữa. Khi Đức Hồng Y Martini nói tới việc phải tập chú vào các công đồng và các thượng hội đồng, ngài biết rõ đi theo hướng này đòi hỏi thời gian và khó khăn xiết bao. Nhẹ nhàng, nhưng cương quyết và kiên trì”.
Còn chính trị?
"Tại sao ông hỏi thế? Tôi đã nói rằng Giáo Hội không đương đầu với chính trị”.
Nhưng cách đây mấy ngày, ngài từng kêu gọi người Công Giáo hãy dấn thân về phương diện dân chính và chính trị?
"Tôi không chỉ nói với người Công Giáo mà là với mọi người có thiện chí. Tôi nói rằng chính trị là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động dân chính và có riêng lãnh vực hành động của nó, lãnh vực này không phải là lãnh vực của tôn giáo. Theo định nghĩa, các định chế chính trị có tính thế tục và hành xử trong các phạm vi độc lập. Mọi vị tiền nhiệm của tôi đều cùng nói như thế, ít nhất trong nhiều năm qua, dù với các giọng điệu khác nhau. Tôi tin rằng người Công Giáo can dự vào chính trị mang theo họ các giá trị của tôn giáo họ, nhưng họ có ý thức trưởng thành và tài chuyên môn để thực thi chúng. Giáo Hội sẽ không bao giờ đi quá trách nhiệm của mình là phát biểu và phổ biến các giá trị của mình, ít nhất bao lâu tôi còn ở đây”.
Nhưng điều đó đâu có luôn luôn đúng với Giáo Hội.
"Gần như chưa bao giờ đúng thế. Như một định chế, Giáo Hội thường bị trấn áp bởi đầu óc trần đời và nhiều chi thể cũng như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội vẫn cảm nhận cách này. Nhưng bây giờ để tôi hỏi ông một câu: ông, một người thế tục không tin vào Thiên Chúa, vậy ông tin điều gì? Ông là một nhà văn và một nhà tư tưởng. Ông hẳn tin điều gì đó, ông hẳn có một giá trị trổi vượt. Ông đừng trả lời tôi bằng những chữ như trung thực, tìm kiếm, viễn kiến ích chung, thẩy đều là các nguyên tắc và giá trị quan trọng, nhưng đó không phải là điều tôi muốn hỏi. Tôi hỏi: điều gì ông nghĩ là yếu tính của thế giới, đúng hơn, của vũ trụ. Ông hẳn tự hỏi mình, dĩ nhiên, giống mọi người khác, chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới, chúng ta đi đâu. Ngay trẻ em cũng tự hỏi chúng các câu hỏi này. Còn Ông?”
Tôi cám ơn ngài đã hỏi câu này. Câu trả lời là: tôi tin Hữu Thể, điều ở trong tế bào từ đó phát sinh ra hình thể (forms), cơ thể.
"Còn tôi thì tin Thiên Chúa, không phải Thiên Chúa Công Giáo, không hề có Thiên Chúa Công Giáo, chỉ có một Thiên Chúa và tôi tin Chúa Giêsu Kitô, việc nhập thể của Người. Chúa Giêsu là thầy dạy tôi và là mục tử của tôi, nhưng Thiên Chúa, Chúa Cha, Abba, là ánh sáng và là Tạo Hóa. Đó là Hữu Thể của tôi. Ông có nghĩ chúng ta quá cách xa nhau không?”
Ta xa nhau trong tư duy, nhưng giống nhau như những con người nhân bản, được sinh động hóa một cách vô thức nhờ các bản năng trở thành các xung động, cảm xúc và ý chí, tư tưởng và lý trí. Về phương diện này, ta giống nhau.
"Nhưng ông có thể định nghĩa điều ông gọi là Hữu Thể hay không?”
Hữu thể là cấu trúc của năng lượng. Một năng lượng hỗn mang (chaotic) nhưng không thể tiêu diệt được và là một hỗn mang trường cửu. Các hình thể xuất phát từ năng lượng này khi nó đạt tới điểm nổ tung. Các hình thể có định luật riêng của chúng, từ trường riêng của chúng, các yếu tố hóa học của chúng, các yếu tố này phối hợp với nhau một cách tình cờ, biến hóa, và cuối cùng tàn lụi nhưng năng lượng của chúng thì không bị hủy diệt. Con người có lẽ là con vật duy nhất được phú bẩm tư tưởng, ít nhất trong hành tinh và thái dương hệ của ta. Tôi đã nói rằng con người được thúc đẩy bởi các bản năng và ước muốn nhưng tôi xin thêm: họ cũng chứa trong mình một vang dội, một tiếng vang, một lời kêu gọi của hỗn mang”.
"Được. Tôi không muốn ông cho tôi một bản tóm lược về triết lý của ông và điều ông vừa nói đã đủ cho tôi. Theo quan điểm của tôi, Thiên Chúa là ánh sáng soi chiếu bóng tối, dù không làm bóng tối tiêu tan, và một đốm sáng thần linh có trong mỗi con người chúng ta. Trong thư tôi viết cho ông, ông nhớ tôi đã nói rằng chủng loại chúng ta sẽ chấm dứt nhưng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ không chấm dứt và ở điểm đó, nó sẽ tràn ngập mọi linh hồn và sẽ hiện diện trong mọi người”.
Có, tôi nhớ rất rõ. Ngài nói: “Mọi ánh sáng sẽ hiện diện trong mọi linh hồn” nếu tôi được phép nói, điều này nói lên hình ảnh nội tại tính hơn là hình ảnh siêu việt tính.
"Siêu việt tính vẫn còn vì ánh sáng kia, tất cả trong mọi sự, vượt trên vũ trụ và mọi chủng loại cư ngụ trong đó. Nhưng xin trở lại với hiện tại. Ta đã thực hiện được một bước tiến trong cuộc đối thoại của ta. Ta đã nhận xét rằng trong xã hội và trên thế giới ta đang sống, tính vị kỷ gia tăng nhiều hơn là tình yêu người khác, và những người có thiện chí phải cố gắng dùng sức mạnh và tài chuyên môn riêng để bảo đảm rằng tình yêu người khác phải gia tăng cho tới lúc cân bằng và có thể vượt quá tình yêu chính mình”.
Một lần nữa, chính trị lại xuất hiện rồi.
"Chắc chắn. Bản thân tôi vẫn nghĩ: chủ nghĩa gọi là tự do không hạn chế chỉ làm người mạnh mạnh hơn và người yếu yếu hơn và loại bỏ những người bị loại bỏ hơn cả. Ta cần tự do lớn lao, không kỳ thị, không mị dân và thật nhiều yêu thương. Ta cần các qui luật hành xử và nếu cần, sự can thiệp trực tiếp của nhà nước để sửa sai các bất bình đẳng không thể nào chịu được nữa”.
Thưa Đức Thánh Cha, chắc chắn ngài là người có đức tin lớn lao, được ơn thánh tác động, được sinh động hóa bởi ước mong muốn phục hồi một Giáo Hội mục vụ, truyền giáo được đổi mới chứ không trần đời nữa. Nhưng do cách ngài nói năng và do điều tôi hiểu được, ngài là và sẽ là một vị giáo hoàng cách mạng. Nửa là Dòng Tên, nửa là người của Thánh Phanxicô, một phối hợp có lẽ chưa từng có trước đây. Và rồi, ngài còn thích “The Betrothed” của Manzoni, Holderlin, Leopardi và nhất là Dostoevsky, phim "La Strada" và "Prova d'orchestra" của Fellini, "Open City" của Rossellini và cả cuốn phim của Aldo Fabrizi nữa.
"Tôi thích các nghệ phẩm đó vì tôi từng xem chúng với cha mẹ tôi khi còn nhỏ”.
Vâng ra thế đó. Tôi có được phép đề nghị hai cuốn phim mới phát hành gần đây không? Cuốn “Viva la libertà" và cuốn về Fellini của Ettore Scola. Tôi tin chắc ngài thích chúng. Về quyền lực, tôi xin thưa, ngài có biết khi 20 tuổi tôi đã trải qua một tháng rưỡi trong một cuộc tĩnh tâm với các cha Dòng Tên không? Lúc ấy, quân Quốc Xã đang hiện diện tại Rôma còn tôi thì trốn quân dịch. Tội ấy đáng tử hình. Các cha dòng Tên dấu chúng tôi với điều kiện phải linh thao suốt thời gian các ngài dấu chúng tôi.
"Nhưng đâu có thể đứng linh thao cả tháng rưỡi phải không?” Ngài hỏi thế, ngạc nhiên và thích thú. Tôi sẽ kể cho ngài nghe thêm vào lần sau.
Chúng tôi ôm nhau. Cùng leo một cầu thang ngắn để ra cửa. Tôi thưa với Đức Giáo Hoàng: ngài không cần tháp tùng tôi nhưng ngài tỏ dấu gạt đi. “Chúng ta cũng sẽ thảo luận vai trò phụ nữ trong Giáo Hội. Ông hãy nhớ rằng Giáo Hội (la chiesa) vốn là phái nữ.
“Và nếu ông muốn, ta cũng có thể nói về Pascal. Tôi muốn biết ông nghĩ gì về linh hồn cao cả này.
“Xin chuyển phép lành của tôi tới mọi người trong gia đình ông và xin họ cầu nguyện cho tôi. Hãy nghĩ tới tôi, nghĩ tới tôi luôn”.
Chúng tôi bắt tay nhau và ngài đứng đó với hai ngón tay nâng lên để chúc lành. Tôi vẫy tay với ngài từ cửa sổ. Đó là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nếu Giáo Hội trở nên giống ngài và trở nên như lòng ngài mong ước, ta sẽ có một thay đổi có tính thời đại.
(theo bản tiếng Anh của Kathryn Wallace)
Atheist's Interview With Pope Removed From Vatican Web Site
Scalfari Interview Was Not Recorded, Blamed for Inaccuracies
VATICAN CITY, November 15, 2013 (Zenit.org) - Pope Francis’ recent interview with Eugenio Scalfari, the atheist founder of the Italian daily La Repubblica, has been removed from the Vatican website, Vatican spokesman Fr. Federico Lombardi confirmed today.
The Oct. 1 interview, which was also published in L’Osservatore Romano, was criticised for its inaccuracies after it emerged that Scalfari had not taped it or taken notes.
The Holy Father, aware that he might be misinterpreted, is said to have "regretted" its publication in the Vatican newspaper.
Observers pointed especially to inaccuracies in the interview concerning the Pope's recollection of what happened during the conclave, and many queried his comments on conscience.
The Pope has not given any new interviews since its publication.
Nền thần học bí tích
Linh Tiến Khải
18:11 16/11/2013
Với loạt bài về bí tích Sám Hối hay bí tích Giải Tội hoặc bí tích Hòa Giải chúng ta đã kết thúc phần tìm hiểu một trong các phương thế hữu hiệu, mà Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội đặt để trong tầm tay của chúng ta để giúp chúng ta trưởng thành trong cuộc sống đức tin đức cậy và đức mến. Ba bí tích khai tâm là bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cho phép con người gia nhập gia đình Giáo Hội là thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô. Khi lớn lên, nếu tín hữu lựa chọn sống đời hôn nhân, tình yêu của họ được Thiên Chúa chúc lành với bí tích Hôn Phối, cột buộc họ với nhau trong sự chung thủy cho tới chết. Là nam giới nếu muốn sống ơn gọi linh mục, sau thời gian huấn luyện và chuẩn bị với các năm học triết học và thần học, tín hữu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh và trở thành Linh Mục. Trong cuộc sống thường ngày khi phạm tội tín hữu có thể tìm lại cuộc sống ơn thánh bằng cách đến với bí tích Hòa Giải. Qua trung gian của các linh mục Thiên Chúa ban ơn tha tội cho họ, và giúp họ có đủ sức theo đuổi sự thiện. Sau cùng, khi đau yếu hay hấp hối, tín hữu lãnh nhận bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, giúp họ phục hồi sức khỏe hay chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống mai sau. Như thế, các bí tích là các máng chuyển ơn thánh cứu độ cho tín hữu trong mọi hoàn cảnh, dọc dài suốt cuộc sống của họ, từ lúc chào đời cho tới khi từ giã trần gian này để trở về với Thiên Chúa là Cha.
Tầm quan trọng này của các bí tích trong đời sống kitô hữu làm nảy sinh ra nền thần học bí tích gọi là “Sacramentaria.”
Con đường hữu lý và có giá trị khoa học nhất giúp tiếp nhận ý nghĩa của một từ là phân tích các văn bản văn chương và các bối cảnh văn hóa, trong đó từ ấy được sử dụng. Trên lý thuyết việc phân tích này sẽ là kiểu tìm hiểu thích hợp nhất để xác định từ ”bí tích”, và ý niệm được hiểu ngầm trong từ này. Tuy nhiên trong thực tế, việc phân tích ý nghĩa từ này như được dùng trong nền văn chương kinh thánh nói chung và trong nền văn chương kitô thế kỷ thứ nhất nói riêng, cũng như trong nền văn chương ngoại giáo, mà các văn bản kitô có thể được đồng hành, cho thấy nó khá cằn cỗi.
Trước hết cần nêu bật sự kiện từ la tinh ”sacramentum”, ít nhất trong nền văn chương kitô, tương đương với từ hy lạp ”mysterion”. Trong các văn bản kinh thánh cựu ước tiếng Hy lạp họa hiếm người ta nới dùng từ ”mysterion”, và nhất là nó được tìm thấy trong các tác phẩm sau này, là các tác phẩm mang ảnh hưởng của tư tưởng và nền văn hóa hy lạp.
Dầu sao đi nữa, ở những nơi nào được dùng nó có nghĩa là ”thực tại bị dấu kín”, hay đúng hơn là ”hành động cứu rỗi trong mô lịch sử” và như thế nó là thời điểm tạo thành lịch sử cứu độ. Kết qủa là trong nghĩa tổng quát hơn từ ”mysterion” cũng sẽ có nghĩa là ”chương trình cứu độ của Thiên Chúa”. Trong Thánh Kinh Tân Ước từ ”mysterion” được dùng thường xuyên hơn. Thánh Giêrolamo dịch nó ra tiếng Latinh 16 lần với từ ”sacramentum”, trong khi các lần khác thánh nhân thích dịch với từ ”mysterium” hơn. Hai kiểu dịch có thể khiến cho chúng ta hiểu rằng thánh Giêrolamo tiếp nhận trong các văn bản tân ước hai ý nghĩa khác nhau của từ này, nhưng trên thực tế giả thuyết này không tìm thấy khả thể kiểm thực nào cụ thể.
Dầu sao đi nữa không có trường hợp nào, trong đó từ ”mysterion” có thể đươc dịch với từ ”sacramentum”, lại có nghĩa các buổi cử hành nghi thức của Giáo Hội như chúng ta thường hiểu ngày nay.
Việc phân tích ý nghĩa mà nền văn chương ngoại giáo gán cho các từ ”mysterion-sacramentum” cũng không đem lại các kết qủa thỏa đáng hơn.
Trong thế giới hy lạp từ ”mysterion” được dùng trong hai bối cảnh văn hóa khác nhau: bối cảnh tôn giáo và bối cảnh triết lý. Trong bối cảnh tôn giáo nó hay có hai nghĩa: thứ nhất là sinh hoạt phung tự nghi thức đặc thù của một tôn giáo thần bí; thứ hai là các yếu tố giáo thuyết được hiểu ngầm dưới hành động phụng tự. Nghĩa thứ hai này rất gần với nghĩa mà bối cảnh triết lý gán cho từ ”mysterion-sacramentum”. Đối với bối cảnh triết lý ”mysterion” là một sự thật khó hiểu, và một cách cụ thể không thể tiếp cận được đối với người không được khai tâm một cách thích đáng cho sự hiểu biết triết lý.
Trái lại, trong thế giới la tinh từ ”sacramentum” được dùng trong ngôn ngữ pháp lý cũng như trong ngôn ngữ quân sự. Trong ngôn ngữ pháp lý nó ám chỉ số tiền, mà trong một vụ kiện tụng, cả hai bên tranh tụng phải bỏ ra đặt cọc như là tiền bảo lãnh. Trong ngôn ngữ quân sự nó ám chỉ lời thề trung thành của binh sĩ đối với người trả lương cho họ. Một vài ý nghĩa trên đây có thể đã ảnh hưởng trên ý niệm kitô về bí tích. Chẳng hạn ngay hồi thế kỷ thứ II giáo phụ Tertulliano đã nói về bí tích Rửa Tội như là một ”felix sacramentum”, nghĩa là một giao kèo hạnh phúc cột buộc người được rửa tội với Thiên Chúa. Nhưng phân tích cho cùng, không thể nói tới một ảnh hưởng nào đó của nền văn hóa ngoại giáo trong việc hình thành nền thần học bí tích kitô.
Sự kiện từ việc phân tích ngôn ngữ của các thời gian rất tiên khởi mà không thể rút tỉa ra một ý niệm soạn thảo về bí tích, không được đưa chúng ta tới chỗ kết luận rằng ý niệm này đã không hiện hữu. Thói quen cử hành bí tich của một thời kỳ, mà chúng ta có nhiều tài liệu rất phong phú, có thể cho phép chúng ta nhận diện ra một ý niệm, mà trên hết trong bình diện tôn giáo nó phong phú hơn, và trong bình diện thần học nó sâu xa hơn ý niệm sẽ được soạn thảo trong vài giai đoạn sau này. Nhưng có điều thật đây là một ý niệm được sống hơn là một ý niệm được suy tư soạn thảo ra.
Ngoài ra, cả khi sẽ bắt đầu nổi lên vài suy tư đây đó về sự kiện bí tích nói chung, thì các bút tích của các tác giả kitô sẽ vẫn còn tiếp tục chứng minh sự ưa thích của chúng đối với các cử chỉ bí tích riêng rẽ.
Trong hai thế kỷ thứ II-III người ta nhận thấy xuất hiện một vài yếu tố của một tư tưởng thần học phản ánh trên ý niệm bí tích. Dấu nhấn đầu tiên người ta đã có thể gặp thấy trong các bút tích của các giáo phụ hộ giáo. Trong cuộc tranh luận chống lại bè phái Ngộ đạo và bè phái Manicheo, phát triển nhất là bên tây phương, các giáo phụ bênh vực luận thuyết kitô về sự tốt lành tự nhiên của các vật nhậy cảm, bằng cách quy chiếu về sự kiện chúng được sử dụng một cách rộng rãi trong các buổi cử hành nhằm thực thi việc thanh tẩy và thánh hóa con người. Gắn liền với sự kiện đầu tiên này sẽ mau chóng xuất hiện việc khẳng định rằng các buổi cử hành kitô bao gồm hai chiều kích: một chiều kích vô hình được làm thành bởi hành động của Thiên Chúa thánh hóa con người, và một chiều kích hữu hình có thể cảm nhận được tạo thành bởi tổng thể các cử chỉ nghi thức.
Vài chục năm sau, khi áp dụng lần đầu tiên từ ”sacramentum” cho vài nghi thức kitô như nghi thức Rửa Tội và nghi thức cử hành Thánh Thể, giáo phụ Tertulliano cũng phân biệt hai thực tại bên trong chiều kích hữu hình của bí tích: ”elementum et verbum” yếu tố và lời nói; và giáo phụ gán cho yếu tố lời nói, mà phân tích cho cùng chính là lời nói của Thiên Chúa, một vai trò định đoạt đối với yếu tố ít quan trọng hơn của các sự vật. Chính trong thời này, trong khi người ta ý thức về sự phức tạp của các buổi cử hành bí tích kitô, thì từ từ nổi lên đòi buộc thiết định bản chất của tương quan giữa chiều kích hữu hình và chiều kích vô hình. Và người ta không ngạc nhiên, khi trường phái thần học Alessandria, khá cởi mở đối với các ảnh hưởng của tư tưởng tân Platon, nói tới chiều kích hữu hình như là ”dấu chỉ” của chiều kích vô hình.
Tuy nhiên, việc nảy sinh ra một nền thần học bí tích đích thật một cách chung chung đã chỉ bắt đầu với thánh Agostino. Mặc dù tư tưởng của thánh nhân về vần đề này chỉ có thể được dựng lại qua một công việc chắp vá và so sánh các khẳng định khác nhau của thánh nhân. Thật ra thánh Agostino đã không bao giờ khai triển một cách có hệ thống vài tư tưởng trong các tác phẩm của người. Các dữ kiện nòng cốt trong nền thần học của thánh Agostino thường được nhận diện trong ba yếu tố sau đây.
Thứ nhất, vài miêu tả của sự kiện bí tích sẽ bước vào trong nền thần học tây phương như các định nghĩa bí tích đích thật. Thánh Agostino nói: ”Bí tích, nghĩa là dấu chỉ thánh thiêng” (De Civ. Dei, 10,5; PL 41,282); ”Khi các dấu chỉ quy chiếu về các thực tại thiên linh thì được gọi là các bí tích” (Ep. 138,7; PL 33,527). Trong buổi đầu của thời trung cổ có vài định nghĩa khác được gán cho vị Giám Mục thành Ippona, trong đó có định nghĩa phổ biến nhất này: ”Bí tích là dấu chỉ của một thực tại thánh thiêng”. Nhưng đây là các văn bản tuy tương ứng ít nhiều với tư tưởng của thánh Agostino, nhưng không có trong các bút tích của người.
Thứ hai, một định nghĩa về dấu chỉ sẽ trở thành định nghĩa cổ điển: ”Dấu chỉ là điều mà ngoài hình ảnh nó gợi lên nơi các giác quan, còn làm cho đến trong trí khôn một điều khác với nó” (De Doctrina christ. 2,1; PL 34,35-36).
Thứ ba, giáo huấn cho rằng ý nghĩa bí tích được trao ban từ sự hội tụ của các sự vật và lời nói của Thiên Chúa trong việc tạo thành một dấu chỉ duy nhất. Ngoài sự hữu hiệu thánh hóa, lời nói của Thiên Chúa trao ban ý nghĩa cuối cùng cho dấu chỉ tự nhiên của các sự vật. Các sự vật hợp chung thị giác với thính giác trao ban khả thể tiếp nhận ý nghĩa của lời nói hứa hẹn của Thiên Chúa, hiện thực trong bí tích, không chỉ trong việc nghe mà cả trong việc trông thấy nữa, như thánh Agostino nói: ”Người ta thêm lời nói vào yếu tố vật chất và đây bí tích là một loại lời nói hữu hình” (In Jo. 80,3; PL 35,1840).
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1175)
Tầm quan trọng này của các bí tích trong đời sống kitô hữu làm nảy sinh ra nền thần học bí tích gọi là “Sacramentaria.”
Con đường hữu lý và có giá trị khoa học nhất giúp tiếp nhận ý nghĩa của một từ là phân tích các văn bản văn chương và các bối cảnh văn hóa, trong đó từ ấy được sử dụng. Trên lý thuyết việc phân tích này sẽ là kiểu tìm hiểu thích hợp nhất để xác định từ ”bí tích”, và ý niệm được hiểu ngầm trong từ này. Tuy nhiên trong thực tế, việc phân tích ý nghĩa từ này như được dùng trong nền văn chương kinh thánh nói chung và trong nền văn chương kitô thế kỷ thứ nhất nói riêng, cũng như trong nền văn chương ngoại giáo, mà các văn bản kitô có thể được đồng hành, cho thấy nó khá cằn cỗi.
Trước hết cần nêu bật sự kiện từ la tinh ”sacramentum”, ít nhất trong nền văn chương kitô, tương đương với từ hy lạp ”mysterion”. Trong các văn bản kinh thánh cựu ước tiếng Hy lạp họa hiếm người ta nới dùng từ ”mysterion”, và nhất là nó được tìm thấy trong các tác phẩm sau này, là các tác phẩm mang ảnh hưởng của tư tưởng và nền văn hóa hy lạp.
Dầu sao đi nữa, ở những nơi nào được dùng nó có nghĩa là ”thực tại bị dấu kín”, hay đúng hơn là ”hành động cứu rỗi trong mô lịch sử” và như thế nó là thời điểm tạo thành lịch sử cứu độ. Kết qủa là trong nghĩa tổng quát hơn từ ”mysterion” cũng sẽ có nghĩa là ”chương trình cứu độ của Thiên Chúa”. Trong Thánh Kinh Tân Ước từ ”mysterion” được dùng thường xuyên hơn. Thánh Giêrolamo dịch nó ra tiếng Latinh 16 lần với từ ”sacramentum”, trong khi các lần khác thánh nhân thích dịch với từ ”mysterium” hơn. Hai kiểu dịch có thể khiến cho chúng ta hiểu rằng thánh Giêrolamo tiếp nhận trong các văn bản tân ước hai ý nghĩa khác nhau của từ này, nhưng trên thực tế giả thuyết này không tìm thấy khả thể kiểm thực nào cụ thể.
Dầu sao đi nữa không có trường hợp nào, trong đó từ ”mysterion” có thể đươc dịch với từ ”sacramentum”, lại có nghĩa các buổi cử hành nghi thức của Giáo Hội như chúng ta thường hiểu ngày nay.
Việc phân tích ý nghĩa mà nền văn chương ngoại giáo gán cho các từ ”mysterion-sacramentum” cũng không đem lại các kết qủa thỏa đáng hơn.
Trong thế giới hy lạp từ ”mysterion” được dùng trong hai bối cảnh văn hóa khác nhau: bối cảnh tôn giáo và bối cảnh triết lý. Trong bối cảnh tôn giáo nó hay có hai nghĩa: thứ nhất là sinh hoạt phung tự nghi thức đặc thù của một tôn giáo thần bí; thứ hai là các yếu tố giáo thuyết được hiểu ngầm dưới hành động phụng tự. Nghĩa thứ hai này rất gần với nghĩa mà bối cảnh triết lý gán cho từ ”mysterion-sacramentum”. Đối với bối cảnh triết lý ”mysterion” là một sự thật khó hiểu, và một cách cụ thể không thể tiếp cận được đối với người không được khai tâm một cách thích đáng cho sự hiểu biết triết lý.
Trái lại, trong thế giới la tinh từ ”sacramentum” được dùng trong ngôn ngữ pháp lý cũng như trong ngôn ngữ quân sự. Trong ngôn ngữ pháp lý nó ám chỉ số tiền, mà trong một vụ kiện tụng, cả hai bên tranh tụng phải bỏ ra đặt cọc như là tiền bảo lãnh. Trong ngôn ngữ quân sự nó ám chỉ lời thề trung thành của binh sĩ đối với người trả lương cho họ. Một vài ý nghĩa trên đây có thể đã ảnh hưởng trên ý niệm kitô về bí tích. Chẳng hạn ngay hồi thế kỷ thứ II giáo phụ Tertulliano đã nói về bí tích Rửa Tội như là một ”felix sacramentum”, nghĩa là một giao kèo hạnh phúc cột buộc người được rửa tội với Thiên Chúa. Nhưng phân tích cho cùng, không thể nói tới một ảnh hưởng nào đó của nền văn hóa ngoại giáo trong việc hình thành nền thần học bí tích kitô.
Sự kiện từ việc phân tích ngôn ngữ của các thời gian rất tiên khởi mà không thể rút tỉa ra một ý niệm soạn thảo về bí tích, không được đưa chúng ta tới chỗ kết luận rằng ý niệm này đã không hiện hữu. Thói quen cử hành bí tich của một thời kỳ, mà chúng ta có nhiều tài liệu rất phong phú, có thể cho phép chúng ta nhận diện ra một ý niệm, mà trên hết trong bình diện tôn giáo nó phong phú hơn, và trong bình diện thần học nó sâu xa hơn ý niệm sẽ được soạn thảo trong vài giai đoạn sau này. Nhưng có điều thật đây là một ý niệm được sống hơn là một ý niệm được suy tư soạn thảo ra.
Ngoài ra, cả khi sẽ bắt đầu nổi lên vài suy tư đây đó về sự kiện bí tích nói chung, thì các bút tích của các tác giả kitô sẽ vẫn còn tiếp tục chứng minh sự ưa thích của chúng đối với các cử chỉ bí tích riêng rẽ.
Trong hai thế kỷ thứ II-III người ta nhận thấy xuất hiện một vài yếu tố của một tư tưởng thần học phản ánh trên ý niệm bí tích. Dấu nhấn đầu tiên người ta đã có thể gặp thấy trong các bút tích của các giáo phụ hộ giáo. Trong cuộc tranh luận chống lại bè phái Ngộ đạo và bè phái Manicheo, phát triển nhất là bên tây phương, các giáo phụ bênh vực luận thuyết kitô về sự tốt lành tự nhiên của các vật nhậy cảm, bằng cách quy chiếu về sự kiện chúng được sử dụng một cách rộng rãi trong các buổi cử hành nhằm thực thi việc thanh tẩy và thánh hóa con người. Gắn liền với sự kiện đầu tiên này sẽ mau chóng xuất hiện việc khẳng định rằng các buổi cử hành kitô bao gồm hai chiều kích: một chiều kích vô hình được làm thành bởi hành động của Thiên Chúa thánh hóa con người, và một chiều kích hữu hình có thể cảm nhận được tạo thành bởi tổng thể các cử chỉ nghi thức.
Vài chục năm sau, khi áp dụng lần đầu tiên từ ”sacramentum” cho vài nghi thức kitô như nghi thức Rửa Tội và nghi thức cử hành Thánh Thể, giáo phụ Tertulliano cũng phân biệt hai thực tại bên trong chiều kích hữu hình của bí tích: ”elementum et verbum” yếu tố và lời nói; và giáo phụ gán cho yếu tố lời nói, mà phân tích cho cùng chính là lời nói của Thiên Chúa, một vai trò định đoạt đối với yếu tố ít quan trọng hơn của các sự vật. Chính trong thời này, trong khi người ta ý thức về sự phức tạp của các buổi cử hành bí tích kitô, thì từ từ nổi lên đòi buộc thiết định bản chất của tương quan giữa chiều kích hữu hình và chiều kích vô hình. Và người ta không ngạc nhiên, khi trường phái thần học Alessandria, khá cởi mở đối với các ảnh hưởng của tư tưởng tân Platon, nói tới chiều kích hữu hình như là ”dấu chỉ” của chiều kích vô hình.
Tuy nhiên, việc nảy sinh ra một nền thần học bí tích đích thật một cách chung chung đã chỉ bắt đầu với thánh Agostino. Mặc dù tư tưởng của thánh nhân về vần đề này chỉ có thể được dựng lại qua một công việc chắp vá và so sánh các khẳng định khác nhau của thánh nhân. Thật ra thánh Agostino đã không bao giờ khai triển một cách có hệ thống vài tư tưởng trong các tác phẩm của người. Các dữ kiện nòng cốt trong nền thần học của thánh Agostino thường được nhận diện trong ba yếu tố sau đây.
Thứ nhất, vài miêu tả của sự kiện bí tích sẽ bước vào trong nền thần học tây phương như các định nghĩa bí tích đích thật. Thánh Agostino nói: ”Bí tích, nghĩa là dấu chỉ thánh thiêng” (De Civ. Dei, 10,5; PL 41,282); ”Khi các dấu chỉ quy chiếu về các thực tại thiên linh thì được gọi là các bí tích” (Ep. 138,7; PL 33,527). Trong buổi đầu của thời trung cổ có vài định nghĩa khác được gán cho vị Giám Mục thành Ippona, trong đó có định nghĩa phổ biến nhất này: ”Bí tích là dấu chỉ của một thực tại thánh thiêng”. Nhưng đây là các văn bản tuy tương ứng ít nhiều với tư tưởng của thánh Agostino, nhưng không có trong các bút tích của người.
Thứ hai, một định nghĩa về dấu chỉ sẽ trở thành định nghĩa cổ điển: ”Dấu chỉ là điều mà ngoài hình ảnh nó gợi lên nơi các giác quan, còn làm cho đến trong trí khôn một điều khác với nó” (De Doctrina christ. 2,1; PL 34,35-36).
Thứ ba, giáo huấn cho rằng ý nghĩa bí tích được trao ban từ sự hội tụ của các sự vật và lời nói của Thiên Chúa trong việc tạo thành một dấu chỉ duy nhất. Ngoài sự hữu hiệu thánh hóa, lời nói của Thiên Chúa trao ban ý nghĩa cuối cùng cho dấu chỉ tự nhiên của các sự vật. Các sự vật hợp chung thị giác với thính giác trao ban khả thể tiếp nhận ý nghĩa của lời nói hứa hẹn của Thiên Chúa, hiện thực trong bí tích, không chỉ trong việc nghe mà cả trong việc trông thấy nữa, như thánh Agostino nói: ”Người ta thêm lời nói vào yếu tố vật chất và đây bí tích là một loại lời nói hữu hình” (In Jo. 80,3; PL 35,1840).
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1175)
Top Stories
New Secretary of State arrives at Vatican
VIS
11:38 16/11/2013
2013-11-16 Vatican - Archbishop Pietro Parolin, the Vatican’s new Secretary of State, arrived in the Vatican on Saturday and will be in his office at the Apostolic Palace as of Monday.
Archbishop Parolin was installed as Secretary of State in absentia on 15 October, due to an unexpected surgical procedure he had to undergo that day.
Fr. Federico Lombardi, director of the Holy See Press Office, made the announcement and said the archbishop thanks the Pope and those who were close to him in this period.
The archbishop will reside at the Casa Santa Marta
Archbishop Parolin was installed as Secretary of State in absentia on 15 October, due to an unexpected surgical procedure he had to undergo that day.
Fr. Federico Lombardi, director of the Holy See Press Office, made the announcement and said the archbishop thanks the Pope and those who were close to him in this period.
The archbishop will reside at the Casa Santa Marta
Văn Hóa
Cứu trợ: một đòi hỏi của đức công bằng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:20 16/11/2013
Cứu trợ thiên tai là một việc làm mang tính nhân văn cao cả. Có thể nói được rằng chưa bao giờ con người lại biết sống tình liên đới như ngày hôm nay. Cả thế giới đang hối hả chạy đua với thời gian trong việc cứu trợ các nạn nhân của thảm hoạ Haiyan ở Philippines. Giữa những đau thương chết chóc hãi hùng, vẫn sáng lên tình người cao đẹp. Con số các gói hàng và gói tiền cứu trợ từ các quốc gia liên tục được cập nhật, và danh sách các nước hảo tâm cũng ngày một dài hơn. Thế nhưng, động cơ ẩn sau việc tham gia cứu trợ của các quốc gia trên thế giới thiết tưởng có nhiều điều để nói.
Không loại trừ mục đích nhân đạo của việc cứu trợ, có những quốc gia tham gia cứu trợ còn nhằm mục đích là nâng cao uy thế của mình trên trường quốc tế: uy thế về ngoại giao, về kinh tế và cả về quân sự. Chiến dịch cứu trợ các nạn nhân thảm hoạ Haiyan của Hoa Kỳ trong những ngày qua cho thấy điều đó. Cả lực lượng Hải Quân, Không Quân cùng với những chiến hạm, tàu sân bay, tàu bệnh viện, tàu đổ bộ tối tân, hoành tráng được điều động tham gia cứu hộ và cứu trợ. Qua đó, Hoa Kỳ đang chứng tỏ cho thế giới thấy khả năng triển khai các chương trình cứu trợ qui mô của họ luôn nhanh nhất và bài bản nhất, vượt xa Trung Quốc, một quốc gia cho dẫu có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để thể hiện sự hào phóng của mình trước mặt bạn bè năm châu. Dù quốc gia chúng tôi là một quốc gia nghèo, quốc gia cũng đang bị thiên tai hoành hành, hay nợ nần vây bủa; nhưng vì muốn chứng tỏ không “thua em kém chị”, chúng tôi phải nỗ lực gác lại đằng sau những bĩ cực để cùng với các quốc gia khác chung tay cứu giúp những quốc gia đang gặp thảm hoạ thiên tai.
Có những quốc gia tham gia cứu trợ chỉ với mục đích là trả “nợ ân tình”. Chẳng hạn, trước đây thời chiến tranh, đất nước họ đã tận tình giúp đỡ mình, hoặc đã cưu mang đồng bào tị nạn của mình, nay đất nước họ gặp thiên tai hoạn nạn, tôi phải ra tay trợ giúp. Trợ giúp, vừa để trả món nợ ngày xưa một cách nào đó, vừa để khỏi bị mang tiếng là kẻ “vô ơn”. Cuộc đời có vay có trả, âu cũng là lẽ thường tình.
Cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để duy trì lợi ích lâu dài của mình. Tiêu biểu ở đây là những quốc gia có mối quan hệ là “bạn hàng”, là “đối tác” chiến lược trên những lĩnh vực quan trọng, các quốc gia đồng minh chẳng hạn. Việc cứu giúp khi “đồng minh”, khi “đối tác” của mình gặp hoạn nạn rủi ro không thể không thực hiện.
Rồi cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để khỏi mất mặt với bè bạn thế giới. Sợ bị người ta đánh giá là kẻ tính toán hẹp hòi, nên tôi cũng tham gia cứu trợ. Việc cứu trợ của họ vì thế thường mang tính chất bất đắc dĩ.
Tuy nhiên, việc nước này tham gia cứu trợ thiên tai cho một nước kia, thiết nghĩ, trước hết và trên hết là do bổn phận của đức công bằng đòi buộc.
Tôi xài điện nước lãng phí, tôi vất rác lung tung, tôi chặt phá rừng bừa bãi, tôi khái thác tài nguyên vô tội vạ,… là tôi đang góp phần làm cho môi trường trái đất này ngày một xấu đi. Mà môi trường trái đất ngày một xấu đi cũng đồng nghĩa với việc thiên tai ngày một dữ dội hơn, thảm khốc hơn. Như vậy, tôi có trách nhiệm liên đới đối với các thiên tai xảy ra, xét về đức công bằng. Đức công bằng chứ chưa nói đến đức bác ái!
Tôi không thể hành xử theo kiểu mafia: thoải mái thải khí C02 vào môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm cho trái đất ấm dần lên và gây nên biến đổi khí hậu. Rồi khi thiên tai xảy ra nơi này nơi kia, tôi mang ít tiền, hay ít hàng hoá đến cứu trợ, để cho người khác thấy tôi hào phóng, nhân đạo, và biết điều. Trong khi đức công bằng đòi buộc tôi phải có trách nhiệm đền bù dưới hình thức này hay hình thức khác. Nếu không đền bù là tôi có lỗi, lỗi đức công bằng.
Cũng chính vì lý do này, mà tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu năm 2013 vừa diễn ra tại Thủ đô Warsaw (Ba Lan), các đại diện đến từ các quốc gia vốn dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đã đòi Hội Nghị phải đưa ra một giải pháp cấp thiết cho vấn đề. Thậm chí, đại diện của đảo quốc Philippines, tiến sĩ Yeb Sano còn tuyên bố tuyệt thực suốt 12 ngày diễn ra Hội Nghị nhằm áp lực các quốc gia trên thế giới đi đến thống nhất một điều khoản chung về việc phải đền bù cách công bằng cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Quả thật, nếu ý thức rằng bổn phận cứu trợ thiên tai là một bổn phận xuất phát từ đức công bằng đòi buộc, người ta sẽ không mang bộ mặt của kẻ trịch thượng và kẻ cả. Và hơn thế, nếu ý thức được bổn phận liên đới còn là do tình bác ái mời gọi, người ta sẽ không cứu tế theo kiểu bố thí cách miễn cưỡng.
Cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để thể hiện sự hào phóng của mình trước mặt bạn bè năm châu. Dù quốc gia chúng tôi là một quốc gia nghèo, quốc gia cũng đang bị thiên tai hoành hành, hay nợ nần vây bủa; nhưng vì muốn chứng tỏ không “thua em kém chị”, chúng tôi phải nỗ lực gác lại đằng sau những bĩ cực để cùng với các quốc gia khác chung tay cứu giúp những quốc gia đang gặp thảm hoạ thiên tai.
Có những quốc gia tham gia cứu trợ chỉ với mục đích là trả “nợ ân tình”. Chẳng hạn, trước đây thời chiến tranh, đất nước họ đã tận tình giúp đỡ mình, hoặc đã cưu mang đồng bào tị nạn của mình, nay đất nước họ gặp thiên tai hoạn nạn, tôi phải ra tay trợ giúp. Trợ giúp, vừa để trả món nợ ngày xưa một cách nào đó, vừa để khỏi bị mang tiếng là kẻ “vô ơn”. Cuộc đời có vay có trả, âu cũng là lẽ thường tình.
Cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để duy trì lợi ích lâu dài của mình. Tiêu biểu ở đây là những quốc gia có mối quan hệ là “bạn hàng”, là “đối tác” chiến lược trên những lĩnh vực quan trọng, các quốc gia đồng minh chẳng hạn. Việc cứu giúp khi “đồng minh”, khi “đối tác” của mình gặp hoạn nạn rủi ro không thể không thực hiện.
Rồi cũng có những quốc gia tham gia cứu trợ là để khỏi mất mặt với bè bạn thế giới. Sợ bị người ta đánh giá là kẻ tính toán hẹp hòi, nên tôi cũng tham gia cứu trợ. Việc cứu trợ của họ vì thế thường mang tính chất bất đắc dĩ.
Tuy nhiên, việc nước này tham gia cứu trợ thiên tai cho một nước kia, thiết nghĩ, trước hết và trên hết là do bổn phận của đức công bằng đòi buộc.
Tôi xài điện nước lãng phí, tôi vất rác lung tung, tôi chặt phá rừng bừa bãi, tôi khái thác tài nguyên vô tội vạ,… là tôi đang góp phần làm cho môi trường trái đất này ngày một xấu đi. Mà môi trường trái đất ngày một xấu đi cũng đồng nghĩa với việc thiên tai ngày một dữ dội hơn, thảm khốc hơn. Như vậy, tôi có trách nhiệm liên đới đối với các thiên tai xảy ra, xét về đức công bằng. Đức công bằng chứ chưa nói đến đức bác ái!
Tôi không thể hành xử theo kiểu mafia: thoải mái thải khí C02 vào môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm cho trái đất ấm dần lên và gây nên biến đổi khí hậu. Rồi khi thiên tai xảy ra nơi này nơi kia, tôi mang ít tiền, hay ít hàng hoá đến cứu trợ, để cho người khác thấy tôi hào phóng, nhân đạo, và biết điều. Trong khi đức công bằng đòi buộc tôi phải có trách nhiệm đền bù dưới hình thức này hay hình thức khác. Nếu không đền bù là tôi có lỗi, lỗi đức công bằng.
Cũng chính vì lý do này, mà tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu năm 2013 vừa diễn ra tại Thủ đô Warsaw (Ba Lan), các đại diện đến từ các quốc gia vốn dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đã đòi Hội Nghị phải đưa ra một giải pháp cấp thiết cho vấn đề. Thậm chí, đại diện của đảo quốc Philippines, tiến sĩ Yeb Sano còn tuyên bố tuyệt thực suốt 12 ngày diễn ra Hội Nghị nhằm áp lực các quốc gia trên thế giới đi đến thống nhất một điều khoản chung về việc phải đền bù cách công bằng cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Quả thật, nếu ý thức rằng bổn phận cứu trợ thiên tai là một bổn phận xuất phát từ đức công bằng đòi buộc, người ta sẽ không mang bộ mặt của kẻ trịch thượng và kẻ cả. Và hơn thế, nếu ý thức được bổn phận liên đới còn là do tình bác ái mời gọi, người ta sẽ không cứu tế theo kiểu bố thí cách miễn cưỡng.
Truyền giáo ngày nay: Làm sao tin Chúa mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật?
Nguyễn Ngọc Phú Đa
10:27 16/11/2013
Truyền giáo ngày nay: Làm sao tin Chúa mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật?
Reeng... reeng... reeng...!!!“Alô! Tôi là... xin nghe!” “Ồ, chào cậu, mình là Bản đây. Chiều mai rảnh không, mời ông bạn đi ăn cơm với gia đình mình nhé. Có chuyện rất cần bạn chia sẻ tâm tình”. Tôi coi lịch và thấy không có gì cản trở, nên nhận lời. “Mai mình sẽ đến vào lúc 18h nha”.
Đó là một cú điện thoại của một người bạn thân gọi đến từ Đồng Nai. Vợ chồng anh chị ở ngoài bắc, nhưng vào trong nam lập nghiệp làm ăn.
Đúng hẹn, tôi đến nhà anh bạn lúc 18h ngày hôm sau. Gặp tôi, vợ chồng anh bạn đon đả, tay bắt mặt mừng, mời tôi vào nhà uống nước. Sự thân thiện của anh chị vốn là bản chất đã có từ lâu. Tôi thấy quý anh chị và các cháu vì tính hồn nhiên, chân thành của họ. Ngồi một chút, anh nói với tôi:
“Bản có vợ chồng thằng bạn cũng thân lắm, nhưng chỉ tội hơi buồn vì vợ nó là đạo Công Giáo, còn chồng lại theo đạo Phật. Ngày chúng nó lấy nhau làm phép chuẩn thôi . Khi ấy, hai bên ai cũng đồng ý, nhưng khi có con rồi, các cháu cũng chuẩn bị đến tuổi đi học, nên 2 vợ chồng thấy lo. Lo là vì sau này không biết giáo dục các cháu theo tôn giáo nào! dựa vào giáo lý Đức Phật hay Chúa Giêsu để định hướng cho chúng nó, nên mỗi khi đụng đến vấn đề này, là vợ chồng cãi nhau. Mình là bạn thân với chúng nó, Bản thấy thế, nên cũng buồn. Lát nữa mình có mời vợ chồng nó đi ăn cùng, thấy thuận tiện, muốn thầy chia sẻ với vợ chồng nó một chút để làm sao cho chúng nó dung hòa, nếu không Bản nghi đổ vỡ lắm!”.
Nhìn đồng hồ, tôi thấy 19h rồi, và thế là tôi cùng vợ chồng anh Bản chạy đến nơi chúng tôi sẽ ăn tối cùng nhau.
Vừa mới dựng xe xong, quay sang thì thấy vợ chồng anh đó cũng tới. Chúng tôi vào bàn ăn, và công việc đầu tiên là phần làm quen. Anh Bản lần lượt giới thiệu tôi với mọi người và ngược lại. Qua giới thiệu, chúng tôi tỏ vẻ thân thiện với nhau ngay từ giây phút ban đầu.
Sau đó, chúng tôi cùng nhau ăn cơm, và đến khoảng giữa bữa, vợ của anh bạn, chị Tuyết, chị là người Công Giáo, lấy anh Bình là người Phật Giáo. Vì biết tôi là thầy tu, nên chị chủ động gợi chuyện: “Thưa thầy, con rất muốn chồng con phải theo đạo Công Giáo! Nhưng anh không chịu và ngược lại, anh cũng bắt con theo Phật Giáo! Thầy nghĩ sao và cho chúng con lời khuyên”. Tôi hỏi lại chị: “Tại sao chị yêu cầu anh phải theo đạo Chúa?”. Chị trả lời: “Tại vì gia đình con theo Chúa từ nhiều đời nay rồi, với lại con thấy Chúa tốt lành quá, bỏ Ngài, con thấy có tội... và nhất là con sợ mất linh hồn lắm thầy ạ!”. Tôi quay sang hỏi anh: “Anh Bình! Anh có muốn theo Chúa không?”. Anh trả lời: “Con làm sao theo được! Nhà con sùng Phật nhất làng đó! Bác bên bố và cậu bên mẹ là Hòa Thượng trụ trì những chùa lớn ở ngoài bắc. Còn em trai của con là sư thầy, đang trụ trì một chùa bên quận 8, gia đình con như thế, làm sao con có thể bỏ Đức Phật để đi theo Chúa được”. Nghe đến đây, tôi đáp lời: “Anh ạ, tôi không bảo anh bỏ Đức Phật và đi theo Chúa đâu, chị đây cũng vậy thôi, nhưng có khi chị diễn tả hơi chân thành và đơn sơ, nên anh hiểu chưa đúng đấy thôi”. Lúc đó, anh hỏi lại tôi: “Vậy theo thầy, con phải hiểu và làm thế nào?”. Tôi nói: “Trước tiên, tôi thấy Đức Phật là một đấng rất đáng kính. Ngài đã dám chấp nhận từ bỏ con đường giàu sang nhung lụa chốn triều đình, và đã nhất quyết bỏ lại tất cả khi đã giác ngộ ra chân lý ‘đời là bể khổ’ và ngài đã tìm ra con đường để giải thoát. Con đường ấy được thể hiện trong triết lý ‘Tứ diệu đế’, ‘Thập nhị nhân duyên’ và ‘Bát chính đạo’. Qua đó, ngài cũng mời gọi mọi người đi theo con đường mà ngài đã tìm ra để đạt được hạnh phúc. Đức Phật thật tốt. Tuy nhiên, khi được học trò hỏi: ‘Thưa thầy, Chân Lý ở đâu?’ Ngài đã không tự nhận mình là Chân Lý, nhưng âm thầm chỉ tay lên Trời. Như vậy, ta hiểu, Đức Phật không tự coi mình là Chân Lý, mà Ngài đã chỉ lên Trời, Chân Lý ở trên đó! Ngài đóng vai trò là người dẫn đường để đưa người ta đến gần Ông Trời, gặp được Ông Trời và được ở với Ông Trời là Chân Lý tuyệt đối. Vì thế, với người Công Giáo, chúng tôi rất mến Đức Phật, bởi vì ngài cũng như chúng tôi là tin Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng những tước hiệu đó, bên chúng tôi gọi Ngài qua một tên chung là Thiên Chúa”. Nghe đến đây anh tỏ vẻ đắc trí. Nhưng anh hỏi tiếp: “Bây giờ làm thế nào để con theo Chúa mà không bỏ Đức Phật? Bởi vì con thương và thấy tội Đức Phật quá. Con cũng thấy có một số người khi đã tin theo một tôn giáo khác, thì ngay lập tức, họ quay lưng lại với Đức Phật! Thậm chí, họ coi Đức Phật rất tầm thường, nếu không muốn nói là báng bổ ngài. Nếu mà thầy bắt con cũng như họ là con nhất quyết không theo đạo Chúa đâu!” Tôi bảo anh: “Anh theo Chúa thì đúng rồi, bởi vì Chúa là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật, muôn loài, trong đó có loài người và cũng có cả Đức Phật luôn. Anh theo Chúa thì được cả Chúa và cũng có luôn Đức Phật. Nhưng anh phải hiểu là Chúa thì chúng ta tôn thờ Ngài, bởi vì nhờ Ngài, thì mọi sự mới hiện hữu trên trần gian này. Còn Đức Phật thì chúng ta tôn kính ngài như các bậc hiền nhân, như các thánh bên Công Giáo! Được chứ?”. Đến đây, tôi nhận thấy anh Bình tỏ vẻ hài lòng và thuận theo cách giải thích của tôi và có thiện cảm với đạo Công Giáo. Tôi nói thêm: “Nếu anh theo đạo Chúa, mà anh quay lưng với Đức Phật thì không thể được”.
Đến đây, tôi nhớ lại trong buổi học về môn đối thoại liên tôn, cha giáo nói: “Anh em khi đến chùa, mình vẫn có thể thắp hương vái Đức Phật để tỏ lòng tôn kính ngài, vì điều này không ảnh hưởng gì đến niềm tin của ta, nhưng lại còn thể hiện nét đẹp rất nhân văn. Tuy nhiên, nếu vì hành vi thắp hương của ta cho Đức Phật mà gây hiểu lầm nơi những người chung quanh và ta ngầm hiểu là họ nghĩ đây là hành vi tôn thờ Đức Phật thì không nên, vì chúng ta được phép tôn kính ngài chứ thờ là thờ một Thiên Chúa mà thôi”.
Rồi trong đầu tôi cũng hiện lên câu chuyện của cha Piô Ngô Phúc Hậu, một nhà truyền giáo nổi tiếng và rất thành công tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Khi ấy, ngài cũng gặp phải trường hợp gần giống như vậy, đó là một bà cụ xin theo đạo Công Giáo, bà theo đạo Chúa vì thấy ông cha nói về Chúa hay quá, nhưng khi Rửa Tội xong, bà cứ buồn và thấy thương Đức Phật! Lúc đó bà hỏi cha Piô: “Cha ơi, tôi theo đạo Phật từ nhỏ. Tôi thương Đức Phật quá. Bây giờ tôi theo Chúa, cha cho tôi giữ bàn thờ Đức Phật nha!” Cha Hậu đang trầm ngâm, thấy vậy, bà tiếp lời: “Đức Phật tốt lắm ông cha ạ. Tôi thương ngài lắm”. Sau đó cha Hậu đánh liều bảo bà: “Bà cứ thương Đức Phật đi. Tôi cũng thương ngài nữa, nhưng mà Chúa thì để trong lòng kiếng, chỗ quan trọng, còn Đức Phật là hiền nhân thì để ở kế bên Chúa, thấp hơn Chúa, bà chịu không?”. Bà vui mừng và sẵn sàng đón nhận đề nghị của Cha Hậu. Hôm sau, cha Hậu lên trình Đức Cha về sự việc này, Đức Cha nói: “Được lắm! Cha có sáng kiến hay” . Cứ thế, dần dần người dân Miền Tây theo đạo Công Giáo khá đông, và ngày nay, họ sống hài hòa giữa các tôn giáo với nhau trong lối hiểu, trong cách nói, và trong việc tham gia những công ích chung .
Thực vậy, Đức Kitô đã chết cho mọi người. Vì thế, “...ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hằng ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua theo một cách thức mà chỉ duy một mình Thiên Chúa biết” (Gs 22e). Thần Khí sẽ đưa tất cả về với Đức Kitô, vì thế, mọi người đều có khả năng hướng về Đức Kitô . Quả thật, các đạo dẫn đến Đường là Đức Kitô, qua “luật ghi khắc trong lương tâm” (x. Rm 2, 15) cần phải được mọi người tôn trọng.
Mong thay ngày nay, với người Công Giáo, chúng ta cần có cái nhìn đối thoại hơn với Đạo Phật cũng như với các tôn giáo khác, cần hiểu đạo Phật và giáo lý của ngài, ta sẽ dễ dàng có một cái bắt tay thân thiện để cùng nhau thăng tiến đời sống tâm linh cho con người.
Tinh thần này cũng được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam định hướng qua thư chung 2003, trong đó có đoạn viết: “Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. Việc thăm viếng các thành viên tôn giáo bạn và nhất là thăm viếng các gia đình cũng như cá nhân ngoài Công Giáo là trình bày Phúc Âm một cách cụ thể. Thăm viếng để chúc mừng khi vui, an ủi khi buồn, nâng đỡ khi gặp hoạn nạn là những trang Phúc Âm sống động giúp anh chị em ngoài Công Giáo nhận rõ chân dung Chúa Giêsu Cứu Thế và hiểu biết đạo Chúa một cách chính xác hơn. Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung. Từ đó, chúng ta nhận ra trong thời đại ngày nay, việc đối thoại có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ dẫn đến thông cảm, hiểu biết và tôn trọng nhau hơn” .
Có được cái nhìn như thế, thì còn đâu trong tâm tưởng một thái độ kỳ thị, coi thường và quay lưng lại với nhau nữa.
Thật mong thay!
Sài gòn, kỷ niệm lễ các thánh tử đạo Việt Nam, 17-11-2013
Nguyễn Ngọc Phú Đa
Reeng... reeng... reeng...!!!“Alô! Tôi là... xin nghe!” “Ồ, chào cậu, mình là Bản đây. Chiều mai rảnh không, mời ông bạn đi ăn cơm với gia đình mình nhé. Có chuyện rất cần bạn chia sẻ tâm tình”. Tôi coi lịch và thấy không có gì cản trở, nên nhận lời. “Mai mình sẽ đến vào lúc 18h nha”.
Đó là một cú điện thoại của một người bạn thân gọi đến từ Đồng Nai. Vợ chồng anh chị ở ngoài bắc, nhưng vào trong nam lập nghiệp làm ăn.
Đúng hẹn, tôi đến nhà anh bạn lúc 18h ngày hôm sau. Gặp tôi, vợ chồng anh bạn đon đả, tay bắt mặt mừng, mời tôi vào nhà uống nước. Sự thân thiện của anh chị vốn là bản chất đã có từ lâu. Tôi thấy quý anh chị và các cháu vì tính hồn nhiên, chân thành của họ. Ngồi một chút, anh nói với tôi:
“Bản có vợ chồng thằng bạn cũng thân lắm, nhưng chỉ tội hơi buồn vì vợ nó là đạo Công Giáo, còn chồng lại theo đạo Phật. Ngày chúng nó lấy nhau làm phép chuẩn thôi . Khi ấy, hai bên ai cũng đồng ý, nhưng khi có con rồi, các cháu cũng chuẩn bị đến tuổi đi học, nên 2 vợ chồng thấy lo. Lo là vì sau này không biết giáo dục các cháu theo tôn giáo nào! dựa vào giáo lý Đức Phật hay Chúa Giêsu để định hướng cho chúng nó, nên mỗi khi đụng đến vấn đề này, là vợ chồng cãi nhau. Mình là bạn thân với chúng nó, Bản thấy thế, nên cũng buồn. Lát nữa mình có mời vợ chồng nó đi ăn cùng, thấy thuận tiện, muốn thầy chia sẻ với vợ chồng nó một chút để làm sao cho chúng nó dung hòa, nếu không Bản nghi đổ vỡ lắm!”.
Nhìn đồng hồ, tôi thấy 19h rồi, và thế là tôi cùng vợ chồng anh Bản chạy đến nơi chúng tôi sẽ ăn tối cùng nhau.
Vừa mới dựng xe xong, quay sang thì thấy vợ chồng anh đó cũng tới. Chúng tôi vào bàn ăn, và công việc đầu tiên là phần làm quen. Anh Bản lần lượt giới thiệu tôi với mọi người và ngược lại. Qua giới thiệu, chúng tôi tỏ vẻ thân thiện với nhau ngay từ giây phút ban đầu.
Sau đó, chúng tôi cùng nhau ăn cơm, và đến khoảng giữa bữa, vợ của anh bạn, chị Tuyết, chị là người Công Giáo, lấy anh Bình là người Phật Giáo. Vì biết tôi là thầy tu, nên chị chủ động gợi chuyện: “Thưa thầy, con rất muốn chồng con phải theo đạo Công Giáo! Nhưng anh không chịu và ngược lại, anh cũng bắt con theo Phật Giáo! Thầy nghĩ sao và cho chúng con lời khuyên”. Tôi hỏi lại chị: “Tại sao chị yêu cầu anh phải theo đạo Chúa?”. Chị trả lời: “Tại vì gia đình con theo Chúa từ nhiều đời nay rồi, với lại con thấy Chúa tốt lành quá, bỏ Ngài, con thấy có tội... và nhất là con sợ mất linh hồn lắm thầy ạ!”. Tôi quay sang hỏi anh: “Anh Bình! Anh có muốn theo Chúa không?”. Anh trả lời: “Con làm sao theo được! Nhà con sùng Phật nhất làng đó! Bác bên bố và cậu bên mẹ là Hòa Thượng trụ trì những chùa lớn ở ngoài bắc. Còn em trai của con là sư thầy, đang trụ trì một chùa bên quận 8, gia đình con như thế, làm sao con có thể bỏ Đức Phật để đi theo Chúa được”. Nghe đến đây, tôi đáp lời: “Anh ạ, tôi không bảo anh bỏ Đức Phật và đi theo Chúa đâu, chị đây cũng vậy thôi, nhưng có khi chị diễn tả hơi chân thành và đơn sơ, nên anh hiểu chưa đúng đấy thôi”. Lúc đó, anh hỏi lại tôi: “Vậy theo thầy, con phải hiểu và làm thế nào?”. Tôi nói: “Trước tiên, tôi thấy Đức Phật là một đấng rất đáng kính. Ngài đã dám chấp nhận từ bỏ con đường giàu sang nhung lụa chốn triều đình, và đã nhất quyết bỏ lại tất cả khi đã giác ngộ ra chân lý ‘đời là bể khổ’ và ngài đã tìm ra con đường để giải thoát. Con đường ấy được thể hiện trong triết lý ‘Tứ diệu đế’, ‘Thập nhị nhân duyên’ và ‘Bát chính đạo’. Qua đó, ngài cũng mời gọi mọi người đi theo con đường mà ngài đã tìm ra để đạt được hạnh phúc. Đức Phật thật tốt. Tuy nhiên, khi được học trò hỏi: ‘Thưa thầy, Chân Lý ở đâu?’ Ngài đã không tự nhận mình là Chân Lý, nhưng âm thầm chỉ tay lên Trời. Như vậy, ta hiểu, Đức Phật không tự coi mình là Chân Lý, mà Ngài đã chỉ lên Trời, Chân Lý ở trên đó! Ngài đóng vai trò là người dẫn đường để đưa người ta đến gần Ông Trời, gặp được Ông Trời và được ở với Ông Trời là Chân Lý tuyệt đối. Vì thế, với người Công Giáo, chúng tôi rất mến Đức Phật, bởi vì ngài cũng như chúng tôi là tin Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng những tước hiệu đó, bên chúng tôi gọi Ngài qua một tên chung là Thiên Chúa”. Nghe đến đây anh tỏ vẻ đắc trí. Nhưng anh hỏi tiếp: “Bây giờ làm thế nào để con theo Chúa mà không bỏ Đức Phật? Bởi vì con thương và thấy tội Đức Phật quá. Con cũng thấy có một số người khi đã tin theo một tôn giáo khác, thì ngay lập tức, họ quay lưng lại với Đức Phật! Thậm chí, họ coi Đức Phật rất tầm thường, nếu không muốn nói là báng bổ ngài. Nếu mà thầy bắt con cũng như họ là con nhất quyết không theo đạo Chúa đâu!” Tôi bảo anh: “Anh theo Chúa thì đúng rồi, bởi vì Chúa là Đấng dựng nên trời đất, muôn vật, muôn loài, trong đó có loài người và cũng có cả Đức Phật luôn. Anh theo Chúa thì được cả Chúa và cũng có luôn Đức Phật. Nhưng anh phải hiểu là Chúa thì chúng ta tôn thờ Ngài, bởi vì nhờ Ngài, thì mọi sự mới hiện hữu trên trần gian này. Còn Đức Phật thì chúng ta tôn kính ngài như các bậc hiền nhân, như các thánh bên Công Giáo! Được chứ?”. Đến đây, tôi nhận thấy anh Bình tỏ vẻ hài lòng và thuận theo cách giải thích của tôi và có thiện cảm với đạo Công Giáo. Tôi nói thêm: “Nếu anh theo đạo Chúa, mà anh quay lưng với Đức Phật thì không thể được”.
Đến đây, tôi nhớ lại trong buổi học về môn đối thoại liên tôn, cha giáo nói: “Anh em khi đến chùa, mình vẫn có thể thắp hương vái Đức Phật để tỏ lòng tôn kính ngài, vì điều này không ảnh hưởng gì đến niềm tin của ta, nhưng lại còn thể hiện nét đẹp rất nhân văn. Tuy nhiên, nếu vì hành vi thắp hương của ta cho Đức Phật mà gây hiểu lầm nơi những người chung quanh và ta ngầm hiểu là họ nghĩ đây là hành vi tôn thờ Đức Phật thì không nên, vì chúng ta được phép tôn kính ngài chứ thờ là thờ một Thiên Chúa mà thôi”.
Rồi trong đầu tôi cũng hiện lên câu chuyện của cha Piô Ngô Phúc Hậu, một nhà truyền giáo nổi tiếng và rất thành công tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Khi ấy, ngài cũng gặp phải trường hợp gần giống như vậy, đó là một bà cụ xin theo đạo Công Giáo, bà theo đạo Chúa vì thấy ông cha nói về Chúa hay quá, nhưng khi Rửa Tội xong, bà cứ buồn và thấy thương Đức Phật! Lúc đó bà hỏi cha Piô: “Cha ơi, tôi theo đạo Phật từ nhỏ. Tôi thương Đức Phật quá. Bây giờ tôi theo Chúa, cha cho tôi giữ bàn thờ Đức Phật nha!” Cha Hậu đang trầm ngâm, thấy vậy, bà tiếp lời: “Đức Phật tốt lắm ông cha ạ. Tôi thương ngài lắm”. Sau đó cha Hậu đánh liều bảo bà: “Bà cứ thương Đức Phật đi. Tôi cũng thương ngài nữa, nhưng mà Chúa thì để trong lòng kiếng, chỗ quan trọng, còn Đức Phật là hiền nhân thì để ở kế bên Chúa, thấp hơn Chúa, bà chịu không?”. Bà vui mừng và sẵn sàng đón nhận đề nghị của Cha Hậu. Hôm sau, cha Hậu lên trình Đức Cha về sự việc này, Đức Cha nói: “Được lắm! Cha có sáng kiến hay” . Cứ thế, dần dần người dân Miền Tây theo đạo Công Giáo khá đông, và ngày nay, họ sống hài hòa giữa các tôn giáo với nhau trong lối hiểu, trong cách nói, và trong việc tham gia những công ích chung .
Thực vậy, Đức Kitô đã chết cho mọi người. Vì thế, “...ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hằng ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua theo một cách thức mà chỉ duy một mình Thiên Chúa biết” (Gs 22e). Thần Khí sẽ đưa tất cả về với Đức Kitô, vì thế, mọi người đều có khả năng hướng về Đức Kitô . Quả thật, các đạo dẫn đến Đường là Đức Kitô, qua “luật ghi khắc trong lương tâm” (x. Rm 2, 15) cần phải được mọi người tôn trọng.
Mong thay ngày nay, với người Công Giáo, chúng ta cần có cái nhìn đối thoại hơn với Đạo Phật cũng như với các tôn giáo khác, cần hiểu đạo Phật và giáo lý của ngài, ta sẽ dễ dàng có một cái bắt tay thân thiện để cùng nhau thăng tiến đời sống tâm linh cho con người.
Tinh thần này cũng được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam định hướng qua thư chung 2003, trong đó có đoạn viết: “Thăm viếng thân hữu các thành viên tôn giáo bạn. Việc thăm viếng các thành viên tôn giáo bạn và nhất là thăm viếng các gia đình cũng như cá nhân ngoài Công Giáo là trình bày Phúc Âm một cách cụ thể. Thăm viếng để chúc mừng khi vui, an ủi khi buồn, nâng đỡ khi gặp hoạn nạn là những trang Phúc Âm sống động giúp anh chị em ngoài Công Giáo nhận rõ chân dung Chúa Giêsu Cứu Thế và hiểu biết đạo Chúa một cách chính xác hơn. Trao đổi với người ngoài Công Giáo về một đề tài chung. Từ đó, chúng ta nhận ra trong thời đại ngày nay, việc đối thoại có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ dẫn đến thông cảm, hiểu biết và tôn trọng nhau hơn” .
Có được cái nhìn như thế, thì còn đâu trong tâm tưởng một thái độ kỳ thị, coi thường và quay lưng lại với nhau nữa.
Thật mong thay!
Sài gòn, kỷ niệm lễ các thánh tử đạo Việt Nam, 17-11-2013
Nguyễn Ngọc Phú Đa