Phụng Vụ - Mục Vụ
Sẽ đuợc dư dật
Lm. Minh Anh
05:46 15/11/2020
SẼ ĐƯỢC DƯ DẬT
“Ai có, sẽ cho thêm và sẽ được dư dật;
còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Dụ ngôn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay xem ra có một cái gì đó không công bằng. Ông chủ chuẩn bị đi xa, gọi các gia nhân lại, trao cho người nhiều kẻ ít những đồng vốn; khi trở về, ông tính sổ, người đã lãnh ít nhất không làm gì, bị ném ra ngoài; và nhất là kết luận của Chúa Giêsu, “Ai có, sẽ cho thêm và sẽ được dư dật; còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi”. Và sẽ rất thú vị khi chúng ta thử dừng lại để xem, ai là người ‘sẽ được dư dật’ trước mặt Thiên Chúa.
Ông chủ là hình ảnh của Thiên Chúa, những nén bạc là các tài năng; trước hết, Thiên Chúa giao cho mỗi người một lượng tài năng xem ra không đồng đều. Vậy mà trong thời đại ngày nay, người ta có khuynh hướng đề cao ‘quyền bình đẳng’; người ta ghen tị và tức giận nếu ai đó được ban nhiều hơn; và nhiều người sẽ không ngại nặng lời với bất cứ gì được coi là thiếu công bằng. Chúng ta cảm thấy thế nào khi chỉ nhận một nén đang khi những người khác những năm nén hoặc hai và họ ‘sẽ được dư dật’; chúng ta cảm thấy mình bị lừa dối, để rồi phàn nàn. Và dẫu trọng tâm dụ ngôn là về những gì người ta làm với cái nhận được, nhưng thú vị ở chỗ, Thiên Chúa ban các phần khác nhau cho những con người khác nhau; người nhiều kẻ ít, nhưng không ai không được ban.
Thiên Chúa luôn luôn công bằng, công bằng của Người là thương xót và công lý của Người luôn được thực thi trong bất cứ trường hợp nào. Vì vậy, dụ ngôn này giúp chúng ta chấp nhận một sự thật rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng ‘phải hiển nhiên’ là công bằng và bình đẳng; đó là quan điểm thế gian, không phải là quan điểm của Thiên Chúa. Từ tâm tưởng Thiên Chúa, những người được ban cho rất ít trong tầm nhìn của thế gian vẫn có nhiều khả năng sinh ra bao trái trăng tốt lành như những người được giao phó nhiều. Thật dễ dàng để so sánh với những người khác, những người vốn ‘sẽ được dư dật’, nhưng điều quan trọng duy nhất là, chúng ta đã sử dụng thế nào với những gì nhận được. Nếu là một người ăn mày nghèo túng vốn gặp phải một hoàn cảnh rất khó khăn trong cuộc sống, chúng ta vẫn có nhiều khả năng để tôn vinh Thiên Chúa và sinh nhiều hoa trái như bất cứ ai khác trong hoàn cảnh mình.
Bài đọc sách Châm Ngôn hôm nay giới thiệu hình ảnh một người vợ hiền thục, một người mẹ đoan trang, một nội trợ khiêm tốn chuyên chăm bổn phận. Trong khả năng nhỏ nhoi, bà sản sinh bao hoa trái tốt lành; vì thế, bà được sách Châm Ngôn gọi là người “tài đức”, “đáng giá hơn ngọc ngà”; được coi là người kính sợ Chúa; công quả tay bà làm ra, bà được an hưởng, bà ‘sẽ được dư dật’ như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa”.
Hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, cuộc sống là một hành trình hướng tới cõi vĩnh hằng; chúng ta hãy sử dụng mọi tài năng đã lãnh nhận để làm vinh danh Chúa; đồng thời, không bao giờ quên, “Trên đời này, chúng ta không có thành trì vững chắc, chúng ta đang đi tìm thành trì tương lai” như thư Do Thái nói. Theo quan điểm này, mọi khoảnh khắc đều trở nên quý giá; do đó, hãy sống và hành động khi còn ở trên trần gian như những người khao khát thiên đàng. Đôi chân dính trên đất, đi trên đất, làm việc trên đất, và cả những việc lành phúc đức cũng gặt hái trên đất… nhưng trái tim chúng ta lại hướng lên cao để khao khát thiên đàng; ở đó chúng ta ‘sẽ được dư dật’.
Ai được ban nhiều, sẽ được kỳ vọng nhiều; đôi khi, cuộc sống có vẻ hơi quá sức, chúng ta có thể cảm thấy mình không đủ những gì cần thiết và sinh ra phàn nàn; vậy mà Chúa không bao giờ trao những gì vượt quá đôi tay chúng ta có khả năng nắm lấy. Mỗi người được ban một số tài năng nhất định; do đó, được kỳ vọng một số kết quả nhất định, chúng ta không được mong đợi những kết quả ngoài những tài năng được ban; chỉ cần trung thành theo mức độ, trong đó, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa bằng cách sử dụng mọi tài năng của mình. Tài năng là sự uỷ thác, không phải của chúng ta mà là của Chúa; tài năng là một thách đố, là trách nhiệm sẽ gánh vác ràng buộc với lòng chung thủy hôm nay và phần thưởng mai ngày ‘sẽ được dư dật’. Hãy sử dụng nó hoặc đánh mất nó!
Nhạc sĩ Michael Costa đang điều khiển một buổi diễn tập với hàng trăm nhạc khí hoà vào một dàn đại hợp xướng tuyệt vời. Đang khi hoà tấu, tiếng kèn trumpet, tiếng trống lăn và những chiếc vĩ cầm réo rắt những giai điệu tuyệt mỹ… thì một nhạc công piccolo lẩm bẩm, “Mình thổi tốt làm sao! Thôi, nghỉ một chốc; dù sao cũng không ai có thể nghe thấy”. Vì vậy, cô giữ cây sáo trên miệng, nhưng không phát ra âm thanh. Thoạt nhiên, người soát vé kêu lên, “Dừng lại! Dừng lại! Piccolo đâu?”; đôi tai của ‘người quan trọng nhất’ ấy đã không nghe được nó.
Anh Chị em,
Cách thức một Kitô hữu và việc người ấy sử dụng tài năng của mình cho Thiên Chúa cũng tương tự như thế; vậy mà đôi tai của Chúa Thánh Thần sẽ tinh tế hơn bội phần so với đôi tai của người soát vé. Nếu trong “Dàn nhạc cuộc sống” tuyệt vời có tiếng la lên, “Dừng lại! Dừng lại! Piccolo đâu?”, thì chúng ta hãy bảo đảm với nhạc trưởng Thánh Thần rằng, Ngài sẽ không thiếu bạn hoặc tôi! Dù tài năng của chúng ta nhiều hay ít, lớn hay nhỏ thì màn trình diễn cũng sẽ không hoàn thành cho đến khi chúng ta cố gắng hết sức với những gì mình có. Hãy tạ ơn Chúa về tất cả những gì Chúa ban; hãy tìm cho được đâu là những tài năng còn bị che khuất; chúng ta đã làm được gì cho Chúa? Đó là những phúc lành vật chất, những hoàn cảnh, những con người, những thầy dạy, những tài năng thiên bẩm và cả những ân sủng phi thường; đừng so sánh, thay vào đó, sử dụng những gì Chúa ban cho vinh hiển của Người và chúng ta ‘sẽ được dư dật’ phần thưởng của cõi đời đời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con dâng lại ‘cho Chúa những gì Chúa cho’; con cám ơn Chúa về tất cả. Xin cho con biết sử dụng mọi năng lực cho vinh quang Chúa, cho việc xây dựng Vương quốc Ngài. Đừng để con so sánh, một chỉ trông chờ thực hiện ý Chúa trong đời và chắc chắn con ‘sẽ được dư dật’ không chỉ mai ngày ở chốn trời cao, nhưng ngay hôm nay, khi con còn phải lang thang ở chốn đất thấp”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai có, sẽ cho thêm và sẽ được dư dật;
còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Dụ ngôn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay xem ra có một cái gì đó không công bằng. Ông chủ chuẩn bị đi xa, gọi các gia nhân lại, trao cho người nhiều kẻ ít những đồng vốn; khi trở về, ông tính sổ, người đã lãnh ít nhất không làm gì, bị ném ra ngoài; và nhất là kết luận của Chúa Giêsu, “Ai có, sẽ cho thêm và sẽ được dư dật; còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi”. Và sẽ rất thú vị khi chúng ta thử dừng lại để xem, ai là người ‘sẽ được dư dật’ trước mặt Thiên Chúa.
Ông chủ là hình ảnh của Thiên Chúa, những nén bạc là các tài năng; trước hết, Thiên Chúa giao cho mỗi người một lượng tài năng xem ra không đồng đều. Vậy mà trong thời đại ngày nay, người ta có khuynh hướng đề cao ‘quyền bình đẳng’; người ta ghen tị và tức giận nếu ai đó được ban nhiều hơn; và nhiều người sẽ không ngại nặng lời với bất cứ gì được coi là thiếu công bằng. Chúng ta cảm thấy thế nào khi chỉ nhận một nén đang khi những người khác những năm nén hoặc hai và họ ‘sẽ được dư dật’; chúng ta cảm thấy mình bị lừa dối, để rồi phàn nàn. Và dẫu trọng tâm dụ ngôn là về những gì người ta làm với cái nhận được, nhưng thú vị ở chỗ, Thiên Chúa ban các phần khác nhau cho những con người khác nhau; người nhiều kẻ ít, nhưng không ai không được ban.
Thiên Chúa luôn luôn công bằng, công bằng của Người là thương xót và công lý của Người luôn được thực thi trong bất cứ trường hợp nào. Vì vậy, dụ ngôn này giúp chúng ta chấp nhận một sự thật rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng ‘phải hiển nhiên’ là công bằng và bình đẳng; đó là quan điểm thế gian, không phải là quan điểm của Thiên Chúa. Từ tâm tưởng Thiên Chúa, những người được ban cho rất ít trong tầm nhìn của thế gian vẫn có nhiều khả năng sinh ra bao trái trăng tốt lành như những người được giao phó nhiều. Thật dễ dàng để so sánh với những người khác, những người vốn ‘sẽ được dư dật’, nhưng điều quan trọng duy nhất là, chúng ta đã sử dụng thế nào với những gì nhận được. Nếu là một người ăn mày nghèo túng vốn gặp phải một hoàn cảnh rất khó khăn trong cuộc sống, chúng ta vẫn có nhiều khả năng để tôn vinh Thiên Chúa và sinh nhiều hoa trái như bất cứ ai khác trong hoàn cảnh mình.
Bài đọc sách Châm Ngôn hôm nay giới thiệu hình ảnh một người vợ hiền thục, một người mẹ đoan trang, một nội trợ khiêm tốn chuyên chăm bổn phận. Trong khả năng nhỏ nhoi, bà sản sinh bao hoa trái tốt lành; vì thế, bà được sách Châm Ngôn gọi là người “tài đức”, “đáng giá hơn ngọc ngà”; được coi là người kính sợ Chúa; công quả tay bà làm ra, bà được an hưởng, bà ‘sẽ được dư dật’ như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa”.
Hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, cuộc sống là một hành trình hướng tới cõi vĩnh hằng; chúng ta hãy sử dụng mọi tài năng đã lãnh nhận để làm vinh danh Chúa; đồng thời, không bao giờ quên, “Trên đời này, chúng ta không có thành trì vững chắc, chúng ta đang đi tìm thành trì tương lai” như thư Do Thái nói. Theo quan điểm này, mọi khoảnh khắc đều trở nên quý giá; do đó, hãy sống và hành động khi còn ở trên trần gian như những người khao khát thiên đàng. Đôi chân dính trên đất, đi trên đất, làm việc trên đất, và cả những việc lành phúc đức cũng gặt hái trên đất… nhưng trái tim chúng ta lại hướng lên cao để khao khát thiên đàng; ở đó chúng ta ‘sẽ được dư dật’.
Ai được ban nhiều, sẽ được kỳ vọng nhiều; đôi khi, cuộc sống có vẻ hơi quá sức, chúng ta có thể cảm thấy mình không đủ những gì cần thiết và sinh ra phàn nàn; vậy mà Chúa không bao giờ trao những gì vượt quá đôi tay chúng ta có khả năng nắm lấy. Mỗi người được ban một số tài năng nhất định; do đó, được kỳ vọng một số kết quả nhất định, chúng ta không được mong đợi những kết quả ngoài những tài năng được ban; chỉ cần trung thành theo mức độ, trong đó, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa bằng cách sử dụng mọi tài năng của mình. Tài năng là sự uỷ thác, không phải của chúng ta mà là của Chúa; tài năng là một thách đố, là trách nhiệm sẽ gánh vác ràng buộc với lòng chung thủy hôm nay và phần thưởng mai ngày ‘sẽ được dư dật’. Hãy sử dụng nó hoặc đánh mất nó!
Anh Chị em,
Cách thức một Kitô hữu và việc người ấy sử dụng tài năng của mình cho Thiên Chúa cũng tương tự như thế; vậy mà đôi tai của Chúa Thánh Thần sẽ tinh tế hơn bội phần so với đôi tai của người soát vé. Nếu trong “Dàn nhạc cuộc sống” tuyệt vời có tiếng la lên, “Dừng lại! Dừng lại! Piccolo đâu?”, thì chúng ta hãy bảo đảm với nhạc trưởng Thánh Thần rằng, Ngài sẽ không thiếu bạn hoặc tôi! Dù tài năng của chúng ta nhiều hay ít, lớn hay nhỏ thì màn trình diễn cũng sẽ không hoàn thành cho đến khi chúng ta cố gắng hết sức với những gì mình có. Hãy tạ ơn Chúa về tất cả những gì Chúa ban; hãy tìm cho được đâu là những tài năng còn bị che khuất; chúng ta đã làm được gì cho Chúa? Đó là những phúc lành vật chất, những hoàn cảnh, những con người, những thầy dạy, những tài năng thiên bẩm và cả những ân sủng phi thường; đừng so sánh, thay vào đó, sử dụng những gì Chúa ban cho vinh hiển của Người và chúng ta ‘sẽ được dư dật’ phần thưởng của cõi đời đời.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con dâng lại ‘cho Chúa những gì Chúa cho’; con cám ơn Chúa về tất cả. Xin cho con biết sử dụng mọi năng lực cho vinh quang Chúa, cho việc xây dựng Vương quốc Ngài. Đừng để con so sánh, một chỉ trông chờ thực hiện ý Chúa trong đời và chắc chắn con ‘sẽ được dư dật’ không chỉ mai ngày ở chốn trời cao, nhưng ngay hôm nay, khi con còn phải lang thang ở chốn đất thấp”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thế Giới Luôn Cần Những Bàn Tay Như Thế
LM. Giuse Trương Đình Hiền
12:06 15/11/2020
Thế Giới Luôn Cần Những “Bàn Tay” Như Thế
(Chúa Nhật 33 TN A 2020)
Câu chuyện “Nước Trời” rồi cũng tới lúc phải khép lại. Những bôn ba xuôi ngược suốt ba năm loan báo Tin Mừng đã đến lúc dừng chân ! Thôi thì điều gì cần nói cứ tuôn ra trên quảng đường về Giêrusalem lần cuối, sau những “mòn hơi mỏi cổ”, cố gắng thổi vào tai, đánh vào lòng của một đám dân “cứng đầu” để cho họ hiểu thế nào là “Thánh ý Thiên Chúa” phải vâng nghe, đâu là tiêu đích của nẻo đường cứu độ để khát khao vươn tới, đâu là giá trị đích thực để chắt chiu, tỉnh táo, thực hiện ngay cuộc sống nầy…. Và một trong những câu chuyện cuối của Nhà Tiên Tri đến từ Nadaret chính là “Dụ ngôn những nén bạc” mà Bàn Tiệc Lời Chúa của Chúa Nhật áp chót Năm Phụng vụ đã chọn làm “điểm nhấn giáo lý”.
Thật vậy, những đề tài giáo lý từ bàn Tiệc Lời Chúa trong thời điểm sắp kết thúc Năm Phụng vụ thường xoay quanh chủ điểm: Nước Trời rồi sẽ ra sao khi Đức Kitô đã “đi xa”? Cuộc đời rồi sẽ trôi dạt về bến đổ nào? Cuộc sống hôm nay phải làm gì cho có ý nghĩa? v.v.
Vâng, trong dụ ngôn “những nén bạc”, Chúa Giêsu đã tự giới thiệu về chính mình: “Có một người kia sắp đi phương xa”. Viễn ảnh cuộc “lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” đã gần kề; một cuộc “đi xa” vời vợi để trở về “nơi từ đó Ngài đã ra đi”, xuống thế làm người. Nước Trời, cho dẫu đã bắt đầu, đã hiện diện, nhưng ngày viên mãn, ngày kết thúc chung cuộc để kiện toàn trong vóc dáng một “trời mới đất mới” thì vẫn còn tít tắp bạt ngàn ! Nhưng, chính nơi “cùng trời cuối đất” đó lại chính là nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi mà “ông chủ đã phán chắc nịch” với những người tôi tớ cần mẫn tín trung làm giàu thêm “năm nén, hai nén”: ‘Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi’. Đó cũng là những lời mà Vị Thẩm Phán của Ngày phán xét cuối cùng đã dành cho những người đã từng yêu thương, bác ái với những kẻ nhỏ nhất: “Hỡi những kẻ được Cha ta chúc phúc, hãy vào hưởng Nước Trời đã sắm sẵn cho các ngươi từ thuở khai thiên lập địa” (Mt 25,34).
Ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã dày công thực hiện trong lịch sử để rồi “dứt dạc” qua “hành trình Vượt Qua” của Người Con Một đâu phải là “chuyện đùa” hay chỉ là những biến cố, sự kiện “có cũng được mà thiếu cũng chẳng can chi”; nhưng là một nhân tố nền tảng, quyết định vận mệnh của cả thế giới và của mỗi một con người. Sự cao quý đó được “tác giả dụ ngôn” khéo léo lồng trong biểu tượng “NÉN BẠC”, một đơn vị “hóa kim” có giá trị bằng 6.000 đồng bạc hay tương đương với 6.000 ngày công thuở ấy. Trước khi “đi xa, về trời”, Chúa Giêsu không muốn những “nén bạc cứu độ” nầy phải chịu hoang phí, mốc meo, xem thường; nhưng cần phải được các thế hệ môn sinh của Ngài phải cật lực, chuyên chăm để làm “bội thu” những hoa trái gấp đôi, lên “năm nén, hai nén” mới !
Chỉ có tình yêu thương, sự tín nhiệm tuyệt đối, ông chủ mới sẵn sàng giao một tài sản lớn lao như thế cho những người vốn chỉ là hạng tôi tớ. Nhưng nếu xét cho cùng: “Thiên Chúa đã yêu thương đến độ đã ban Con Một” (Ga 3,16), thì việc trao các “nén bạc” như thế nào có lớn lao chi !
Như vậy, điều quan trọng còn lại của sứ điệp Lời Chúa muốn chuyển tải đó chính là “sự đáp trả” của những người được “gọi” và được “trao”: “Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi…”.
Cuộc đời của mỗi người, đặc biệt, người Kitô hữu, là một “ơn gọi” và luôn đi kèm với một “sứ mệnh được trao”. Xuyên suốt qua dòng lịch sử cứu độ, từ Cựu ước đến Tân ước, chúng ta gặp thấy bao nhiêu “ơn gọi” và “sứ mệnh được trao” cho những con người như Abaham, Môsê, Đavit, Êlia…; rồi Giuse, Maria, Gioan Tẩy Giả, Phêrô, Phaolô…; và gần đây thôi, như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ thánh Têrêsa Calcutta…. Hầu hết đó là những gương mặt đã sáng lên như những tôi tớ đã cẫn mẫn, khôn ngoan…; nhất là tín trung “chu toàn ý muốn của chủ nhân”, như chính Người Con Một khi vào đời đã thân thưa với Chúa Cha “Nầy con xin đến để thi hành thánh ý Cha” và khi lìa đời cũng đã thân thưa “mọi sự đã hoàn tất; con xin phó thác tâm hồn trong tay Cha”.
Thế nhưng, thế gian nầy đâu phải chỉ có những “tôi tớ tốt lành” như thế; mà mọi thời, khắp nơi, đều đan xen những “cỏ lùng” vô tích sự, phá đám; hay những kẻ xem thường thánh ý của Cha như chân dung của người “nhận một nén”: Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. Hình ảnh tên này khiến chúng ta nhớ lại “Người con trưởng” nói “vâng” mà không đi làm cho cha trong dụ ngôn “hai người con”. Khi khắc họa chân dung của những người tôi tớ đó, chắc chắn Chúa Giêsu muốn các môn sinh của Ngài phải luôn cảnh giác trước những cơn cám dỗ ù lì, biếng nhác; hoặc chọn một lối sống hoàn toàn nghịch lại thánh ý Thiên Chúa và theo những đam mê dục vọng riêng của mình. Điểm đến của những người như thế thì chúng ta biết rồi: “Nơi khóc lóc và nghiến răng…!”. Hình ảnh đó nhắc chúng ta nhớ lại lời của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Thêxalônica (Bđ 2) khi phân biệt giữa hai loại người: người thuộc bóng tối, thuộc về đêm; và người thuộc ánh sáng, thuộc ban ngày: “tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ”.
Ngày hôm nay, trước bao nhiêu hổn loạn, tai ương, đồi trụy…, xem chừng “lực lượng của bóng tối” đang mạnh lên, và đang ra sức triệt hạ, đẩy lùi ánh sáng. Câu chuyện thời sự của đại dịch Covid-19 và cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ trong những ngày nầy đã như một bức tranh sống động cho thực tại oái ăm nầy !
Vào những ngày cuối năm Phụng vụ, quả thật, sứ điệp Lời Chúa vang lên thật đúng lúc và cần thiết; chẳng khác nào những “gợi ý sinh động, cụ thể” của một “bảng xét mình” để mọi thành phần Dân Chúa gẫm suy và soát xét lại toàn bộ cuộc sống Kitô hữu của mình; ít ra, rà soát lại cuộc sống đức tin, thực hành mến Chúa yêu người và cử hành phụng vụ trong suốt một năm. Làm sao không biếng lười, làm sao không lãng phí…?
Điều quan trọng làm “ông chủ” vui chắc chắn không phải là chuyện “nhiều nén” hay “ít nén”; mà chính ở chỗ, có hoàn thành nghiêm túc “ý muốn của ông chủ” không. Đừng quên một “nghịch lý của Tin Mừng” đó là “càng ít nhưng yêu nhiều” lại càng trở nên vĩ đại, to lớn. Đồng xu ten của bà góa nghèo là của bố thí nhiều nhất. Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta khi dấn thân vào những con hẻm nghèo ở Ấn Độ chỉ võn vẹn có hai đô la trong túi áo. Thế nhưng rồi sau đó, với đôi vai còng, với đôi bàn tay nhen nheo của một nữ tu già…, Mẹ đã làm giàu cho thế giới không phải “gấp năm, gấp hai nén” mà hàng trăm, hàng ngàn những công trình bác ái yêu thương, sẻ chia và phục vụ.
Vâng, Thiên Chúa hay dùng những người “phận nữ yếu hèn” để minh họa cho những công trình kỳ diệu mà nhân tố quyết định chính là tình yêu và lòng khiêm nhu phó thác. Hèn chi, sách Châm Ngôn hôm nay đã ca tụng hết lời chân dung người phụ nữ đảm đang, cần mẫn: Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng.
Chỉ trong một câu ngắn mà “tay của nàng” đã được sách Châm Ngôn nhắc lại 4 lần: tay đưa thoi dệt vải, tay nàng cầm xe kéo sợi, tay bố thí cho người nghèo khó, tay hướng dẫn kẻ bần cùng. Vâng, thế giới, Giáo Hội, con người hôm nay và mãi mãi luôn cần những “bàn tay” như thế. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 33 TN A 2020)
Câu chuyện “Nước Trời” rồi cũng tới lúc phải khép lại. Những bôn ba xuôi ngược suốt ba năm loan báo Tin Mừng đã đến lúc dừng chân ! Thôi thì điều gì cần nói cứ tuôn ra trên quảng đường về Giêrusalem lần cuối, sau những “mòn hơi mỏi cổ”, cố gắng thổi vào tai, đánh vào lòng của một đám dân “cứng đầu” để cho họ hiểu thế nào là “Thánh ý Thiên Chúa” phải vâng nghe, đâu là tiêu đích của nẻo đường cứu độ để khát khao vươn tới, đâu là giá trị đích thực để chắt chiu, tỉnh táo, thực hiện ngay cuộc sống nầy…. Và một trong những câu chuyện cuối của Nhà Tiên Tri đến từ Nadaret chính là “Dụ ngôn những nén bạc” mà Bàn Tiệc Lời Chúa của Chúa Nhật áp chót Năm Phụng vụ đã chọn làm “điểm nhấn giáo lý”.
Thật vậy, những đề tài giáo lý từ bàn Tiệc Lời Chúa trong thời điểm sắp kết thúc Năm Phụng vụ thường xoay quanh chủ điểm: Nước Trời rồi sẽ ra sao khi Đức Kitô đã “đi xa”? Cuộc đời rồi sẽ trôi dạt về bến đổ nào? Cuộc sống hôm nay phải làm gì cho có ý nghĩa? v.v.
Vâng, trong dụ ngôn “những nén bạc”, Chúa Giêsu đã tự giới thiệu về chính mình: “Có một người kia sắp đi phương xa”. Viễn ảnh cuộc “lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” đã gần kề; một cuộc “đi xa” vời vợi để trở về “nơi từ đó Ngài đã ra đi”, xuống thế làm người. Nước Trời, cho dẫu đã bắt đầu, đã hiện diện, nhưng ngày viên mãn, ngày kết thúc chung cuộc để kiện toàn trong vóc dáng một “trời mới đất mới” thì vẫn còn tít tắp bạt ngàn ! Nhưng, chính nơi “cùng trời cuối đất” đó lại chính là nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi mà “ông chủ đã phán chắc nịch” với những người tôi tớ cần mẫn tín trung làm giàu thêm “năm nén, hai nén”: ‘Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi’. Đó cũng là những lời mà Vị Thẩm Phán của Ngày phán xét cuối cùng đã dành cho những người đã từng yêu thương, bác ái với những kẻ nhỏ nhất: “Hỡi những kẻ được Cha ta chúc phúc, hãy vào hưởng Nước Trời đã sắm sẵn cho các ngươi từ thuở khai thiên lập địa” (Mt 25,34).
Ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã dày công thực hiện trong lịch sử để rồi “dứt dạc” qua “hành trình Vượt Qua” của Người Con Một đâu phải là “chuyện đùa” hay chỉ là những biến cố, sự kiện “có cũng được mà thiếu cũng chẳng can chi”; nhưng là một nhân tố nền tảng, quyết định vận mệnh của cả thế giới và của mỗi một con người. Sự cao quý đó được “tác giả dụ ngôn” khéo léo lồng trong biểu tượng “NÉN BẠC”, một đơn vị “hóa kim” có giá trị bằng 6.000 đồng bạc hay tương đương với 6.000 ngày công thuở ấy. Trước khi “đi xa, về trời”, Chúa Giêsu không muốn những “nén bạc cứu độ” nầy phải chịu hoang phí, mốc meo, xem thường; nhưng cần phải được các thế hệ môn sinh của Ngài phải cật lực, chuyên chăm để làm “bội thu” những hoa trái gấp đôi, lên “năm nén, hai nén” mới !
Chỉ có tình yêu thương, sự tín nhiệm tuyệt đối, ông chủ mới sẵn sàng giao một tài sản lớn lao như thế cho những người vốn chỉ là hạng tôi tớ. Nhưng nếu xét cho cùng: “Thiên Chúa đã yêu thương đến độ đã ban Con Một” (Ga 3,16), thì việc trao các “nén bạc” như thế nào có lớn lao chi !
Như vậy, điều quan trọng còn lại của sứ điệp Lời Chúa muốn chuyển tải đó chính là “sự đáp trả” của những người được “gọi” và được “trao”: “Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi…”.
Cuộc đời của mỗi người, đặc biệt, người Kitô hữu, là một “ơn gọi” và luôn đi kèm với một “sứ mệnh được trao”. Xuyên suốt qua dòng lịch sử cứu độ, từ Cựu ước đến Tân ước, chúng ta gặp thấy bao nhiêu “ơn gọi” và “sứ mệnh được trao” cho những con người như Abaham, Môsê, Đavit, Êlia…; rồi Giuse, Maria, Gioan Tẩy Giả, Phêrô, Phaolô…; và gần đây thôi, như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ thánh Têrêsa Calcutta…. Hầu hết đó là những gương mặt đã sáng lên như những tôi tớ đã cẫn mẫn, khôn ngoan…; nhất là tín trung “chu toàn ý muốn của chủ nhân”, như chính Người Con Một khi vào đời đã thân thưa với Chúa Cha “Nầy con xin đến để thi hành thánh ý Cha” và khi lìa đời cũng đã thân thưa “mọi sự đã hoàn tất; con xin phó thác tâm hồn trong tay Cha”.
Thế nhưng, thế gian nầy đâu phải chỉ có những “tôi tớ tốt lành” như thế; mà mọi thời, khắp nơi, đều đan xen những “cỏ lùng” vô tích sự, phá đám; hay những kẻ xem thường thánh ý của Cha như chân dung của người “nhận một nén”: Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. Hình ảnh tên này khiến chúng ta nhớ lại “Người con trưởng” nói “vâng” mà không đi làm cho cha trong dụ ngôn “hai người con”. Khi khắc họa chân dung của những người tôi tớ đó, chắc chắn Chúa Giêsu muốn các môn sinh của Ngài phải luôn cảnh giác trước những cơn cám dỗ ù lì, biếng nhác; hoặc chọn một lối sống hoàn toàn nghịch lại thánh ý Thiên Chúa và theo những đam mê dục vọng riêng của mình. Điểm đến của những người như thế thì chúng ta biết rồi: “Nơi khóc lóc và nghiến răng…!”. Hình ảnh đó nhắc chúng ta nhớ lại lời của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Thêxalônica (Bđ 2) khi phân biệt giữa hai loại người: người thuộc bóng tối, thuộc về đêm; và người thuộc ánh sáng, thuộc ban ngày: “tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ”.
Ngày hôm nay, trước bao nhiêu hổn loạn, tai ương, đồi trụy…, xem chừng “lực lượng của bóng tối” đang mạnh lên, và đang ra sức triệt hạ, đẩy lùi ánh sáng. Câu chuyện thời sự của đại dịch Covid-19 và cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ trong những ngày nầy đã như một bức tranh sống động cho thực tại oái ăm nầy !
Vào những ngày cuối năm Phụng vụ, quả thật, sứ điệp Lời Chúa vang lên thật đúng lúc và cần thiết; chẳng khác nào những “gợi ý sinh động, cụ thể” của một “bảng xét mình” để mọi thành phần Dân Chúa gẫm suy và soát xét lại toàn bộ cuộc sống Kitô hữu của mình; ít ra, rà soát lại cuộc sống đức tin, thực hành mến Chúa yêu người và cử hành phụng vụ trong suốt một năm. Làm sao không biếng lười, làm sao không lãng phí…?
Điều quan trọng làm “ông chủ” vui chắc chắn không phải là chuyện “nhiều nén” hay “ít nén”; mà chính ở chỗ, có hoàn thành nghiêm túc “ý muốn của ông chủ” không. Đừng quên một “nghịch lý của Tin Mừng” đó là “càng ít nhưng yêu nhiều” lại càng trở nên vĩ đại, to lớn. Đồng xu ten của bà góa nghèo là của bố thí nhiều nhất. Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta khi dấn thân vào những con hẻm nghèo ở Ấn Độ chỉ võn vẹn có hai đô la trong túi áo. Thế nhưng rồi sau đó, với đôi vai còng, với đôi bàn tay nhen nheo của một nữ tu già…, Mẹ đã làm giàu cho thế giới không phải “gấp năm, gấp hai nén” mà hàng trăm, hàng ngàn những công trình bác ái yêu thương, sẻ chia và phục vụ.
Vâng, Thiên Chúa hay dùng những người “phận nữ yếu hèn” để minh họa cho những công trình kỳ diệu mà nhân tố quyết định chính là tình yêu và lòng khiêm nhu phó thác. Hèn chi, sách Châm Ngôn hôm nay đã ca tụng hết lời chân dung người phụ nữ đảm đang, cần mẫn: Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng.
Chỉ trong một câu ngắn mà “tay của nàng” đã được sách Châm Ngôn nhắc lại 4 lần: tay đưa thoi dệt vải, tay nàng cầm xe kéo sợi, tay bố thí cho người nghèo khó, tay hướng dẫn kẻ bần cùng. Vâng, thế giới, Giáo Hội, con người hôm nay và mãi mãi luôn cần những “bàn tay” như thế. Amen.
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 15/11/2020
24. Nếu như chúng ta không cẩn thận nói lời xúc phạm đến người khác, dù chỉ nửa câu nói thôi, thì trong lòng cũng phải biết xấu hổ.
(Thánh Ignatius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 15/11/2020
83. CON RÙA TRÊN TƯỜNG
Chủ nhân sợ người ta tiểu tiện nơi góc tường, nên đặc biệt vẽ một con rùa ngay trên bức tường, và viết mấy chữ: “Người tiểu tiện ở đây thì giống như con này”.
Có một người không biết nên trực tiếp đứng tiểu tiện ở đó, chủ nhân nhìn thấy thì tức khí, chửi:
- “Mắt không đui mà cũng không thấy !”
Người tiểu tiện liếc nhìn chữ và hình vẽ trên tường thì chợt hiểu, vội vàng học lấy khẩu khí của chủ nhân và tiếp lời:
- “Dạ, không biết lão gia ở đây ạ”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 84:
Có những người sợ người lạ vào nhà nên nuôi một con chó to đùng giữ cổng; có những người sợ người nghèo đến nhà ăn xin nên cột con chó dử tợn trước cổng nhà; có một vài người sợ người hàng xóm đi ngang qua ngõ nhà mình nên lấy kẽm gai rào lại làm ngăn cản giao thông của mọi người.v.v...con chó giữ cổng, hàng rào kẽm gai, xây tường ngăn cách đều là vì sợ mất trộm mà ra, nhưng cái nguy hiểm hơn đó chính là sự ngăn cách giữa tình người với nhau vì tâm hồn ích kỷ của bản thân mình.
Sợ mất cắp là vì tài sản mình nhiều, đó là cái sợ chung chung của những người nhiều tiền lắm của; nhưng có cái đáng sợ hơn mà tất cả những người Ki-tô hữu đều biết và tránh, đó là sợ mất hòa khí giữa người với người, sợ mất tình cảm thắm thiết giữa bạn bè với nhau, sợ mình sẽ là một ốc đảo cô đơn giữa xã hội quá nhiều người...
Vẽ hình con rùa để ngăn đe người khác tiểu tiện bậy bạ là việc nên làm, nhưng ứng xử kiểu “gậy ông đập lưng ông” thì nên tránh, bởi vì vẽ bức hình thôi vẫn chưa đủ, nhưng còn phải “vẽ” tâm hồn của mình trên tất cả các công việc của mình làm, có như thế, người ta mới khám phá ra Đức Chúa Giê-su đang hoạt động trong bản thân của chúng ta.
Đó là cách “vẽ” hay nhất mà tất cả mọi người đều phải biết đến, bởi vì đó cũng chính là cửa ngõ để mọi người nhận biết có Đấng toàn năng trong cuộc sống của chính họ và qua việc làm của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chủ nhân sợ người ta tiểu tiện nơi góc tường, nên đặc biệt vẽ một con rùa ngay trên bức tường, và viết mấy chữ: “Người tiểu tiện ở đây thì giống như con này”.
Có một người không biết nên trực tiếp đứng tiểu tiện ở đó, chủ nhân nhìn thấy thì tức khí, chửi:
- “Mắt không đui mà cũng không thấy !”
Người tiểu tiện liếc nhìn chữ và hình vẽ trên tường thì chợt hiểu, vội vàng học lấy khẩu khí của chủ nhân và tiếp lời:
- “Dạ, không biết lão gia ở đây ạ”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 84:
Có những người sợ người lạ vào nhà nên nuôi một con chó to đùng giữ cổng; có những người sợ người nghèo đến nhà ăn xin nên cột con chó dử tợn trước cổng nhà; có một vài người sợ người hàng xóm đi ngang qua ngõ nhà mình nên lấy kẽm gai rào lại làm ngăn cản giao thông của mọi người.v.v...con chó giữ cổng, hàng rào kẽm gai, xây tường ngăn cách đều là vì sợ mất trộm mà ra, nhưng cái nguy hiểm hơn đó chính là sự ngăn cách giữa tình người với nhau vì tâm hồn ích kỷ của bản thân mình.
Sợ mất cắp là vì tài sản mình nhiều, đó là cái sợ chung chung của những người nhiều tiền lắm của; nhưng có cái đáng sợ hơn mà tất cả những người Ki-tô hữu đều biết và tránh, đó là sợ mất hòa khí giữa người với người, sợ mất tình cảm thắm thiết giữa bạn bè với nhau, sợ mình sẽ là một ốc đảo cô đơn giữa xã hội quá nhiều người...
Vẽ hình con rùa để ngăn đe người khác tiểu tiện bậy bạ là việc nên làm, nhưng ứng xử kiểu “gậy ông đập lưng ông” thì nên tránh, bởi vì vẽ bức hình thôi vẫn chưa đủ, nhưng còn phải “vẽ” tâm hồn của mình trên tất cả các công việc của mình làm, có như thế, người ta mới khám phá ra Đức Chúa Giê-su đang hoạt động trong bản thân của chúng ta.
Đó là cách “vẽ” hay nhất mà tất cả mọi người đều phải biết đến, bởi vì đó cũng chính là cửa ngõ để mọi người nhận biết có Đấng toàn năng trong cuộc sống của chính họ và qua việc làm của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Hai 16/11: Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy. Suy Niệm của Lm. Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
17:50 15/11/2020
Phúc Âm: Lc 18, 35-43
"Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi? - Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi Chúa đến gần thành Giêricô, thì có một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Khi nghe tiếng đám đông đi qua, anh liền hỏi có chuyện gì đó. Người ta nói cho anh biết có Ðức Giêsu Nazareth đang đi qua. Bấy giờ anh liền kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Những người đi trước mắng bảo anh nín đi, nhưng anh lại càng kêu lớn tiếng hơn: "Lạy con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Vậy Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người. Khi anh đến gần bên Người, Người hỏi anh: "Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi?" Anh thưa: "Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy". Chúa Giêsu bảo anh: "Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi". Tức khắc anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin Đức Giáo Hoàng gọi điện chúc mừng ông Joe Biden là tin giả. Đính chính của Zenit
Đặng Tự Do
16:31 15/11/2020
Tin Đức Giáo Hoàng gọi điện chúc mừng ông Joe Biden xuất phát từ hãng tin Ý Zenit là tin giả.
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan này tung ra các tin giả chết người.
Xin được mạn phép nhắc lại một câu chuyện tiêu biểu.
Trong một bản tin ngày 19 tháng 8, 2013 hãng tin Công Giáo Ý Zenit, cho biết một người nào đó đã đến thăm Đức Bênêđíctô “vài tuần trước” đã hỏi ngài tại sao lại từ chức. “Chúa bảo tôi làm như vậy”, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu được trích dẫn là đã trả lời trước khi “ngay lập tức làm rõ rằng đó không phải là một hiện tượng thuộc loại hiện ra, nhưng là 'một kinh nghiệm thần bí' trong đó Chúa đã làm nảy sinh trong lòng ngài “mong muốn tuyệt đối” được cô độc với Chúa trong lời cầu nguyện”.
Khi Đức Bênêđíctô tuyên bố từ chức vào ngày 11 tháng Hai, 2013, ngài nói rằng ngài đã làm như vậy sau khi cầu nguyện nhiệt thành và rằng ngài dự định sẽ sống phần đời còn lại của mình để cầu nguyện và học tập.
Một số quan chức Vatican và những người theo dõi sát tình hình tại Vatican đã rất ngạc nhiên trước báo cáo của Zenit về việc Đức Bênêđíctô nói với một du khách ẩn danh rằng quyết định của ngài là kết quả của một “kinh nghiệm thần bí” phi thường chứ không phải là một quyết định được đưa ra sau một thời gian dài suy nghĩ cẩn thận và cầu nguyện sâu sắc.
Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng lâu năm của Đức Bênêđíctô XVI đã nghỉ hưu, cho biết câu chuyện Đức Bênêđíctô từ chức sau một “trải nghiệm thần bí” hoàn toàn là chuyện thêu dệt.
“Nó được thêu dệt từ alpha đến omega,” Đức Tổng Giám Mục cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Canale 5 của Ý và nhấn mạnh rằng “Chẳng có chút sự thật nào trong bài báo đó.”
Tương tự như tin Đức Bênêđíctô sau khi trải qua “một kinh nghiệm thần bí” bèn từ chức, là tin Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện chúc mừng ông Joe Biden.
Ngày 14 tháng 12, cử tri đoàn mới chính thức bầu tổng thống. Danh hiệu “tổng thống” hiện nay của ông Joe Biden là do báo chí phong cho. Chưa chắc là thật. Đức Thánh Cha Phanxicô trên cương vị lãnh đạo tinh thần của một tôn giáo lớn nhất hoàn cầu không làm chuyện tếu lâm như thế.
Lại nữa, khi hai bên vẫn còn tranh chấp, khi vội vã công nhận một bên, Đức Thánh Cha làm mếch lòng ít nhất là 70 triệu người Mỹ đã bầu cho Donald Trump, trong đó có không ít những người Công Giáo. Đức Thánh Cha không làm như thế.
Trước áp lực của các phương tiện truyền thông Công Giáo khác, để chữa thẹn, Zenit, đã ra một thông báo đính chính ngay trên trang nhất với nội dung như sau:
“Một cuộc điện đàm giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, Joe Biden, diễn ra hôm qua, ngày 12 tháng 11 năm 2020, Vatican đã xác nhận với ZENIT English.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh không thể xác nhận nội dung cuộc gọi cũng như ai đã gọi cho ai.
Kết quả bầu cử của Hoa Kỳ đã làm dấy lên căng thẳng ở Hoa Kỳ khi Chính quyền Trump đang chính thức tranh chấp người chiến thắng, cáo buộc rằng việc kiểm phiếu ở các bang quan trọng không được thực hiện hợp pháp.
Các Giám mục Hoa Kỳ đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Joe Biden trong một tuyên bố.”
Đến đây, hầu chắc có thể xác định rằng: Câu chuyện Đức Thánh Cha Phanxicô nhấc phone gọi điện thoại chúc mừng ông Joe Biden “được thêu dệt từ alpha đến omega”. Ngài không làm chuyện tếu lâm như thế. Có chăng là ông Joe Biden tự ý gọi cho Đức Thánh Cha.
Ngay trong bản đính chính cụm từ “Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, Joe Biden” của Zenit cũng không đúng sự thật. Cho đến nay vẫn chưa có một quyết định chính thức của General Services Administration rằng ông Biden đã thắng cuộc bầu cử.
[1]Source:National Catholic Reporter
Source:Zenit
Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ Tư tại Vatican
Đặng Tự Do
16:33 15/11/2020
Sau năm Thánh Lòng Thương Xót kéo dài từ ngày 8 tháng 12 năm 2015, là Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, đến ngày 20 tháng 11 năm 2016, là lễ Chúa Kitô Vua, Đức Thánh Cha đã thiết lập một ngày để khuyến khích cuộc gặp gỡ, tình bạn, tình liên đới và sự hỗ trợ cụ thể cho người nghèo; gọi là ngày Thế giới Người nghèo.
Trong ngày Thế giới Người nghèo đầu tiên diễn ra hôm 19 tháng 11, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một buổi ăn trưa với 500 người tham dự thánh lễ. Dịp này, Tòa Thánh hy vọng rằng tất cả các giáo xứ trên thế giới sẽ thực hiện những hoạt động tương tự như thế.
Năm nay là năm thứ Tư ngày Thế giới Người nghèo được tổ chức. Chủ đề của năm nay là “Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo khó.”
Trong cuộc họp báo online sáng ngày 12 tháng 11, Ðức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, cho biết nhân Ngày Thế giới Người nghèo, Ðức Thánh Cha Phanxicô, theo thông lệ, sẽ cử hành Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng.
Vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus, Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô, như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, chỉ có khoảng 100 người đại diện cho những người nghèo trên thế giới được tham dự, cùng với các tình nguyện viên và ân nhân. Một số người trong họ đã đọc các bài Sách Thánh.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Dụ ngôn chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng làm sáng tỏ sự khởi đầu, trung tâm và sự kết thúc cuộc đời của chúng ta. Mọi thứ được bắt đầu với một điều rất tốt đẹp. Cuộc sống của chúng ta bắt đầu với ân sủng của Thiên Chúa, vào lúc đó mỗi người chúng ta được giao phó những tài năng khác nhau.
Chúng ta sở hữu một khối tài sản lớn không phụ thuộc vào những gì chúng ta chiếm hữu được trên thế gian này nhưng phụ thuộc vào những gì chúng ta là. Chúng ta là con cái Chúa với cuộc sống mà chúng ta đã nhận được, những điều tốt lành bên trong chúng ta, và vẻ đẹp không thể xóa nhòa mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta bằng cách tạo ra chúng ta theo hình ảnh của Ngài.
Chúng ta thường nói “giá như mà”. Đó là một cám dỗ rất lớn khi chỉ nhìn thấy những gì chúng ta thiếu trong cuộc sống, chẳng hạn giá như mà chúng ta có một công việc tốt hơn hoặc có nhiều tiền hơn.
“Giá như mà” là những lời hão huyền, khiến chúng ta không đánh giá cao tài năng của mình và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Chúa yêu cầu chúng ta tận dụng tối đa khoảnh khắc hiện tại, không khao khát quá khứ, nhưng chăm chỉ chờ đợi sự trở lại của Ngài.
Trọng tâm của dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta công việc của những người tôi tớ, nói cách khác là công việc phục vụ.
Sự phục vụ là điều làm cho tài năng của chúng ta đơm hoa kết trái và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Những ai không sống để phục vụ, chỉ có thể phục vụ rất ít trong cuộc sống này.
Tin Mừng nói rõ rằng các tôi tớ trung thành là những người phải dám chấp nhận rủi ro.
Khi không bám víu vào những gì họ có, những người đầy tớ trung tín sử dụng tài năng của họ một cách tốt đẹp và không sợ hãi hay quá lo lắng.
Nếu sự tốt lành không được đầu tư, nó sẽ mất đi, và sự vĩ đại của cuộc đời chúng ta không đo bằng số tiền chúng ta tiết kiệm được mà bằng thành quả chúng ta sinh ra.
Một cuộc sống tập trung vào việc tích lũy tài sản, hơn là làm điều tốt, là một cuộc sống trống rỗng. Lý do chúng ta nhận được ân sủng là để chúng ta có thể là ân sủng cho người khác.
Vậy thì chúng ta phục vụ nên như thế nào, Chúa muốn chúng ta phục vụ ra sao?
Theo câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu, người chủ nói với người đầy tớ thiếu đức tin đã chôn vùi tài năng của mình rằng đáng lẽ anh ta nên đầu tư tiền của mình với “chủ ngân hàng” để kiếm lãi.
Những chủ ngân hàng đó là những người nghèo.
Người nghèo bảo đảm cho chúng ta một nguồn thu nhập vĩnh viễn. Ngay cả bây giờ họ cũng giúp chúng ta trở nên giàu có tình yêu thương. Trong các loại nghèo đói tồi tệ nhất, chúng ta cần phải chống lại là sự nghèo nàn về tình yêu thương của chúng ta.
Anh chị em có thể nhân lên tài năng của chúng ta bằng cách đơn giản là chìa tay ra cho người nghèo, thay vì đòi hỏi những gì chúng ta thiếu.
Khi cuộc sống của chúng ta kết thúc và sự thật được tiết lộ, sự giả dối phù hoa của thế giới này sẽ mờ dần, và quan niệm rằng thành công, quyền lực và tiền bạc mang lại ý nghĩa cuộc sống sẽ nhạt nhoà vô nghĩa, trong khi tình yêu - tình yêu mà chúng ta đã trao ban - sẽ được tỏ lộ ra là sự giàu sang đích thật.
Nếu chúng ta không muốn sống một cuộc sống nghèo khó, chúng ta hãy cầu xin ân sủng để được nhìn thấy Chúa Giêsu trong người nghèo, để phục vụ Chúa Giêsu trong người nghèo.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến một linh mục người Ý đã bị giết hai tháng trước khi đang phục vụ người nghèo.
Cha Roberto Malgesini bị sát hại tại giáo xứ Thánh Rocco của ngài ở thành phố Como. Người đàn ông đã giết ngài được cho là một người nhập cư Tunisia có vấn đề về tâm thần, là người mà Cha Roberto đã hỗ trợ.
Vị linh mục này không quan tâm đến các lý thuyết. Ngài chỉ đơn giản nhìn thấy Chúa Giêsu trong những người nghèo và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi phục vụ họ. Ngài đã lau khô nước mắt của họ bằng sự dịu dàng của mình, nhân danh Chúa là Đấng an ủi.
Cha Roberto là một tấm gương về người đầy tớ trung thành có cuộc sống tập trung vào người nghèo.
Khởi đầu một ngày của ngài là cầu nguyện, để nhận được những ân sủng của Chúa. Trọng tâm trong ngày của ngài là các công việc bác ái, để làm cho tình yêu mà ngài đã nhận được có thể đơm hoa kết trái. Cuối cùng, ngài đã là chứng nhân tuyệt vời cho Tin Mừng.
Các hoạt động bác ái trong ngày Thế giới Người nghèo lần thứ Tư tại Rôma
Ðức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng cho biết các biện pháp để hạn chế đại dịch không ngăn cản các hoạt động bác ái ở Vatican và khắp Roma. Tại phòng khám cạnh hàng cột đền thờ thánh Phêrô, những người nghèo phải đến các nhà trọ hay phải trở về quê nhà có thể được xét nghiệm corona virus bằng tăm-bông. Phòng khám mở từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều và trong hai tuần qua, mỗi ngày đã thực hiện 50 xét nghiệm.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của tổ chức Rome Cares và sự quảng đại của các siêu thị Elite. 5,000 gói thực phẩm đã được gửi cho khoảng 60 giáo xứ ở Roma đặc biệt gặp khó khăn trong thời gian đại dịch. Mỗi gói thực phẩm chứa các sản phẩm “từ các thương hiệu đặc biệt có uy tín”, bao gồm mì ống, gạo, nước sốt cà chua, cà phê, bánh quy và sô cô la, cũng như khẩu trang và một tấm thiệp có lời cầu nguyện của Ðức Thánh Cha, được đóng gói và phân phát bởi 20 bạn trẻ hiện đang tìm việc làm.
Nhà máy mì ống “La Molisana” cũng muốn tham gia vào các sáng kiến trong Ngày Thế giới Người nghèo với việc tặng 2.5 tấn mì dành cho các mái ấm gia đình và các hiệp hội từ thiện khác nhau.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công ty UnipoSai, 350,000 khẩu trang đầu tiên đã được gửi cho ít nhất 15,000 học sinh để giúp các gia đình nghèo bớt khoản chi tiêu cho khẩu trang. Ðây là một cử chỉ hỗ trợ và lời mời gọi những người trẻ không nên coi thường những nguy hiểm của đại dịch.
Source:Vatican News
Dự án xây Vatican Chính Thống Giáo của Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã sụp đổ
Đặng Tự Do
18:59 15/11/2020
Hôm 11 tháng 11, dự án xây dựng trụ sở mới của tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa tại Lavra bên cạnh nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở quận Thánh Sergius thuộc thành phố Sergiev Posad đã bị từ chối dứt khoát. Trong vài năm nay, người ta đã nói về dự án này, thường được gọi là “Vatican Chính thống giáo”. Tin tức này đã được báo chí Nga giấu kín một cách cẩn thận và việc bác bỏ nó được cho là do những khó khăn do đại dịch Covid-19 tạo ra, nhưng hầu chắc là quyết định này xảy ra vì có sự hiểu lầm giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và Đức Thượng Phụ Kirill.
Kế hoạch chuyển các cơ quan hành chính của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa về thành phố Sergiev Posad, cách đó 70km, bao gồm việc rút khỏi Mạc Tư Khoa và xây dựng lại toàn bộ Tòa Thượng Phụ mới trong một trung tâm đồ sộ lớn như Vatican hay hơn nữa, đã được thảo luận công khai từ năm 2019. Trong dự án cải tạo đô thị, dự kiến bắt đầu vào năm 2025, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sẽ chiếm khoảng một phần ba thành phố, bao gồm cả các tòa nhà hành chính dân sự. Tổng chi phí của hoạt động ước tính khoảng 140 tỷ rúp, tức là khoảng 1 tỷ rưỡi euro. Protoierej Leonid Kalinin, người đề xuất dự án thay mặt cho Đức Thượng Phụ, đã đề cập đến trung tâm tâm linh mới với danh hiệu “thủ đô của Chính thống giáo”.
Vào cuối tháng 8 năm 2020, Bộ Môi trường Nga đã tuyên bố rằng họ ủng hộ dự án, một dấu hiệu cho thấy mọi người đã tiếp tục tin tưởng vào dự án ngay cả trong năm đầy khó khăn vì đại dịch. Nhưng vào ngày 5 tháng 11, dự án mới “Quy hoạch chung cho thành phố Sergiev Posad” đã được phê duyệt, trong đó không nhắc gì đến Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Quy hoạch chung này có giá trị từ năm 2025 cho đến ít nhất là năm 2040. Nói cách khác, Vatican của Chính Thống Giáo sẽ không trở thành hiện thực cho đến ít nhất là năm 2040.
Lý do chính thức của việc hủy bỏ dự án vẫn chưa được tiết lộ. Chắc chắn mức giá cao của dự án không phù hợp với tình hình tài chính công cộng do đại dịch gây ra. Một số nhà bình luận suy đoán rằng Tổng thống Putin đã quá mệt mỏi với việc che đậy những thất bại trong chính sách đối ngoại của Đức Thượng Phụ Kirill bằng tiền nhà nước. Trong hai năm qua, những thất bại này bao gồm sự rạn nứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, do việc Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công nhận Giáo hội tại Ukraine.
Nếu không có đại diện của các Nhà thờ Chính thống giáo khác, “giáo hoàng Mạc Tư Khoa” không thể có bất kỳ sự tín nhiệm nào, và Đức Thượng Phụ Kirill sẽ phải đợi những hoàn cảnh thuận lợi hơn để tuyên bố quyền tối thượng của mình trong thế giới Chính thống giáo, có lẽ với sự trợ giúp của vắc-xin chống Covid của Nga, được tung ra thị trường quốc tế, khi Putin cho phép.
Source:Asia NewsMoscow, the 'Orthodox Vatican' will not be built
Kế hoạch chuyển các cơ quan hành chính của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa về thành phố Sergiev Posad, cách đó 70km, bao gồm việc rút khỏi Mạc Tư Khoa và xây dựng lại toàn bộ Tòa Thượng Phụ mới trong một trung tâm đồ sộ lớn như Vatican hay hơn nữa, đã được thảo luận công khai từ năm 2019. Trong dự án cải tạo đô thị, dự kiến bắt đầu vào năm 2025, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sẽ chiếm khoảng một phần ba thành phố, bao gồm cả các tòa nhà hành chính dân sự. Tổng chi phí của hoạt động ước tính khoảng 140 tỷ rúp, tức là khoảng 1 tỷ rưỡi euro. Protoierej Leonid Kalinin, người đề xuất dự án thay mặt cho Đức Thượng Phụ, đã đề cập đến trung tâm tâm linh mới với danh hiệu “thủ đô của Chính thống giáo”.
Vào cuối tháng 8 năm 2020, Bộ Môi trường Nga đã tuyên bố rằng họ ủng hộ dự án, một dấu hiệu cho thấy mọi người đã tiếp tục tin tưởng vào dự án ngay cả trong năm đầy khó khăn vì đại dịch. Nhưng vào ngày 5 tháng 11, dự án mới “Quy hoạch chung cho thành phố Sergiev Posad” đã được phê duyệt, trong đó không nhắc gì đến Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Quy hoạch chung này có giá trị từ năm 2025 cho đến ít nhất là năm 2040. Nói cách khác, Vatican của Chính Thống Giáo sẽ không trở thành hiện thực cho đến ít nhất là năm 2040.
Lý do chính thức của việc hủy bỏ dự án vẫn chưa được tiết lộ. Chắc chắn mức giá cao của dự án không phù hợp với tình hình tài chính công cộng do đại dịch gây ra. Một số nhà bình luận suy đoán rằng Tổng thống Putin đã quá mệt mỏi với việc che đậy những thất bại trong chính sách đối ngoại của Đức Thượng Phụ Kirill bằng tiền nhà nước. Trong hai năm qua, những thất bại này bao gồm sự rạn nứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, do việc Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công nhận Giáo hội tại Ukraine.
Nếu không có đại diện của các Nhà thờ Chính thống giáo khác, “giáo hoàng Mạc Tư Khoa” không thể có bất kỳ sự tín nhiệm nào, và Đức Thượng Phụ Kirill sẽ phải đợi những hoàn cảnh thuận lợi hơn để tuyên bố quyền tối thượng của mình trong thế giới Chính thống giáo, có lẽ với sự trợ giúp của vắc-xin chống Covid của Nga, được tung ra thị trường quốc tế, khi Putin cho phép.
Source:Asia News
Các Thiên thần Vô danh Angels Unawares tới Hoa kỳ: một lời kêu gọi tái duyệt lại chương trình di dân qua lăng kính Kitô giáo
Thanh Quảng sdb
22:46 15/11/2020
Các Thiên thần Vô danh “Angels Unawares” tới Hoa kỳ: một lời kêu gọi tái duyệt lại chương trình di dân qua lăng kính Kitô giáo
Một bản sao tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Timothy Schmalz về người di cư qua nhiều thập kỷ qua, hiện đang được trưng bày tại Trường Đại học Kỹ thuật Boston, trước khi tác phẩm được chu du vòng quanh Hoa Kỳ.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
140 người nam nữ và trẻ em đứng trên một chiếc thuyền, tượng trưng cho các đợt di dân khác nhau trong lịch sử, thuộc mọi tôn giáo, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, được một nghệ nhân người Canada tên là Timothy Schmalz điêu khắc, để nhắc nhở cho chúng ta về một thực tại của đông đảo anh chị em chúng ta đang phải di cư tị nạn!...
Vào thời điểm mà nhiều thuyền bè, xuồng phao cao su, cũng như những cỗ thuyền cũ kỹ không an toàn cho các cuộc hải trình, đã dẫn tới vô số cái chết bi thương trên biển cả, những chiếc thuyền mong manh ấy nổi trôi mong tới được đất nước Hoa Kỳ, đang đánh thức tâm lòng hiếu khách và đồng cảm của chúng ta, đặc biệt những người theo Chúa Kitô...
Tác phẩm điêu khắc mang tên “Những thiên thần vô danh” đã được sao lại chính xác để triển lãm tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tháng 9 năm 2019 để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 105 Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn.
Tháng 11 này, tác phẩm nghệ thuật ấy được mặc lấy chủ đề được rút từ lá thư Do Thái 13:2 “Đừng lơ là mở lòng hiếu khách với khách ngoại kiều, vì họ là những thiên thần vô danh”, như trong tác phẩm đang được trưng bày trong khuôn viên của Trường Đại học Kỹ thuật Boston.
Như Cha James Keenan, Dòng Tên, một nhà thần học luân lý, một chuyên viên về sinh học, một nhà văn và là giáo sư thần học của trường Canisius trực thuộc Đại học Kỹ thuật Boston cho Đài phát thanh Vatican hay cuộc triển lãm đang được đón nhận với một sự chào đón nồng nhiệt.
Cha nói, tác phẩm mời gọi mọi người hãy dừng lại một khoảng khắc: “Bạn thấy du khách đi vòng quanh và chụp hình, cố gắng xác định những hình thái những người khác nhau. 140 nhân vật mang nhiều diện mạo khác nhau: Gia đình Thánh Gia, Giáo sĩ, nô lệ… tạo cho du khách cái cảm giác rất thực về những người đang di cư, và như một tác phẩm nghệ thuật, nó nhận được sự đón nhận nồng nhiệt.”
Cha Keenan cũng cho hay tác phẩm đã tạo ra được sự quan tâm và đánh giá rất cao như là một tuyệt tác nghệ thuật của Timothy Schmalz.
Chương trình các cuộc triển lãm nhằm tới các vấn đề tị nạn di cư
Cha Keenan cho biết sự trưng bày tác phẩm điêu khắc này tại khuôn viên của Trường Cao đẳng Boston đi đôi với chương trình giảng dạy và các sự kiện trong tháng 11 này về các chủ đề liên quan đến vấn đề nhập cư.
“Đây là một bức tượng điêu khác nặng 3,6 tấn với đôi cánh của thiên thần cao 8 mét và có 140 khuôn mặt hiện diện trên thuyền,” cha lưu ý, vì vậy trông nó rất cao lớn và hấp dẫn, và cốt lõi là “nó hỗ trợ và quảng bá cho chương trình của chúng tôi rất nhiều.”
Trong số các diễn giả trong cuộc triển lãm tại Đại học Boston này có sự góp mặt của Đức Hồng Y Michael Czerny, Chủ tịch của Thánh bộ về Người di cư và Tị nạn của Tòa thánh Vatican chủ sự các nghi thức tôn giáo, và quảng diễn về chủ đề di cư tị nan…
Cha Keenan tiếp tục liệt kê các thành viên khác của Thánh bộ và một loạt các sự kiện bao gồm các nghi thức cầu nguyện, hội thảo, trình diễn… tất cả nhằm mục đích mở rộng các cuộc thảo luận và quảng diễn về các chủ đề liên quan đến các vấn đề nhập cư, tị nạn, người di cư và các chương trình hoạt động.
Lễ tạ ơn
Nên biết rằng tháng 11 cũng là tháng mà Lễ Tạ ơn được tổ chức tại Hoa Kỳ, cha Keenan cho hay "Những người tổ chức đã kết hợp tâm tình tạ ơn và khấn nguyện các ơn lành," và các thiên thần vô danh (Angels Unawares) "như là một lời mời gọi rõ ràng là Đại học thừa nhận và ủng hộ việc nhập cư”.
Một điểm lưu ý rằng hai trong số những mô hình trên chiếc thuyền, đại diện cho cha mẹ của Đức Hồng Y Michael Czerny - những người di cư từ Tiệp Khắc - Cha Keenan cho biết khi bức tượng điêu khắc “Các thiên thần vô danh” (Angels Unawares) đến Boston, cha đã viết thư cho Đức Hồng Y biết. Đức Hồng Y trả lời “Tốt, bố mẹ tôi cũng ở trên đó…!”
Tháng tạ ơn
Cha Keenan nói: “ Đây chắc chắn là một cách tạ ơn dẫn chúng ta đến với đức tin,” cha cho hay trong suốt tháng này Đại học đã lên các chương trình mừng lễ Tạ ơn và sự đa dạng phong phú của đất nước. Như chương trình mang tên “Bữa tiệc thân thiện” “Agape Latte” mà Cha Quang Trần SJ, chia sẻ câu chuyện đức tin, gia đình và lòng biết ơn mà ngài có trong chuyến thăm gia đình của cha tại Việt Nam.
Hơn thế nữa, cha cho hay hàng tuần vào mỗi tối thứ Tư, Đại học có Thánh lễ Thắp sáng, trong đó “mọi người được mời gọi nhớ lại cái kỷ niệm của việc nhập cư của chính mình hay của gia tộc mình”.
“Tôi hy vọng, trong ánh sáng của cuộc bầu cử, sẽ là một cơ hội để nhìn lại chương trình di dân nhập cư trong nhãn quan Kitô giáo hơn, sau đó hy vọng sẽ có một diễn đàn chung về di dân của đất nước chúng ta trong vài năm qua! Nhất là năm 2020, một năm đầy khó khăn, mà tháng 11 trở thành trở thành một mốc điểm, một tháng tốt lành.”
Cuộc chu du khắp đất nước
Cha Keenan cho biết Bức tượng “các thiên thần vô danh” Angels Unawares sẽ chu du khắp Hoa kỳ trong vòng một năm: “Cuối cùng tượng đài sẽ trở về và được đặt cố định tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.”
Hành trình của bước tượng này, cha Keenan nói thêm, sẽ được triển lãm tại các Đại học Notre Dame, Đại học Công Giáo ở San Antonio, ở Washington và xen kẽ tại các điểm dừng chân khác.
Cha Keenan kết luận một tác phẩm khác của Timothy Schmalz, được lưu giữ tại Cộng đồng Thánh Egidio ở Rome dưới tựa đề “Chúa Giêsu Vô gia cư”, “diễn tả Chúa Giêsu đang nằm ngủ trên băng ghế, và du khách có thể thấy rõ những vết thương trên đôi chân thương tích của Chúa”.
Rõ ràng, cha nói “Các tác phẩm của lòng thương xót mà điêu khắc gia Schmaltz đã hình thành, được Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo hội rất trân quý, và thật tuyệt vời khi thấy các tác phẩm của ông đang triển khai và có những mối giây liên hệ sâu xa với triều đại Giáo hoàng của đức Phanxicô.”
Một bản sao tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Timothy Schmalz về người di cư qua nhiều thập kỷ qua, hiện đang được trưng bày tại Trường Đại học Kỹ thuật Boston, trước khi tác phẩm được chu du vòng quanh Hoa Kỳ.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
140 người nam nữ và trẻ em đứng trên một chiếc thuyền, tượng trưng cho các đợt di dân khác nhau trong lịch sử, thuộc mọi tôn giáo, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, được một nghệ nhân người Canada tên là Timothy Schmalz điêu khắc, để nhắc nhở cho chúng ta về một thực tại của đông đảo anh chị em chúng ta đang phải di cư tị nạn!...
Vào thời điểm mà nhiều thuyền bè, xuồng phao cao su, cũng như những cỗ thuyền cũ kỹ không an toàn cho các cuộc hải trình, đã dẫn tới vô số cái chết bi thương trên biển cả, những chiếc thuyền mong manh ấy nổi trôi mong tới được đất nước Hoa Kỳ, đang đánh thức tâm lòng hiếu khách và đồng cảm của chúng ta, đặc biệt những người theo Chúa Kitô...
Tác phẩm điêu khắc mang tên “Những thiên thần vô danh” đã được sao lại chính xác để triển lãm tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tháng 9 năm 2019 để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 105 Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn.
Tháng 11 này, tác phẩm nghệ thuật ấy được mặc lấy chủ đề được rút từ lá thư Do Thái 13:2 “Đừng lơ là mở lòng hiếu khách với khách ngoại kiều, vì họ là những thiên thần vô danh”, như trong tác phẩm đang được trưng bày trong khuôn viên của Trường Đại học Kỹ thuật Boston.
Như Cha James Keenan, Dòng Tên, một nhà thần học luân lý, một chuyên viên về sinh học, một nhà văn và là giáo sư thần học của trường Canisius trực thuộc Đại học Kỹ thuật Boston cho Đài phát thanh Vatican hay cuộc triển lãm đang được đón nhận với một sự chào đón nồng nhiệt.
Cha nói, tác phẩm mời gọi mọi người hãy dừng lại một khoảng khắc: “Bạn thấy du khách đi vòng quanh và chụp hình, cố gắng xác định những hình thái những người khác nhau. 140 nhân vật mang nhiều diện mạo khác nhau: Gia đình Thánh Gia, Giáo sĩ, nô lệ… tạo cho du khách cái cảm giác rất thực về những người đang di cư, và như một tác phẩm nghệ thuật, nó nhận được sự đón nhận nồng nhiệt.”
Cha Keenan cũng cho hay tác phẩm đã tạo ra được sự quan tâm và đánh giá rất cao như là một tuyệt tác nghệ thuật của Timothy Schmalz.
Chương trình các cuộc triển lãm nhằm tới các vấn đề tị nạn di cư
Cha Keenan cho biết sự trưng bày tác phẩm điêu khắc này tại khuôn viên của Trường Cao đẳng Boston đi đôi với chương trình giảng dạy và các sự kiện trong tháng 11 này về các chủ đề liên quan đến vấn đề nhập cư.
“Đây là một bức tượng điêu khác nặng 3,6 tấn với đôi cánh của thiên thần cao 8 mét và có 140 khuôn mặt hiện diện trên thuyền,” cha lưu ý, vì vậy trông nó rất cao lớn và hấp dẫn, và cốt lõi là “nó hỗ trợ và quảng bá cho chương trình của chúng tôi rất nhiều.”
Trong số các diễn giả trong cuộc triển lãm tại Đại học Boston này có sự góp mặt của Đức Hồng Y Michael Czerny, Chủ tịch của Thánh bộ về Người di cư và Tị nạn của Tòa thánh Vatican chủ sự các nghi thức tôn giáo, và quảng diễn về chủ đề di cư tị nan…
Cha Keenan tiếp tục liệt kê các thành viên khác của Thánh bộ và một loạt các sự kiện bao gồm các nghi thức cầu nguyện, hội thảo, trình diễn… tất cả nhằm mục đích mở rộng các cuộc thảo luận và quảng diễn về các chủ đề liên quan đến các vấn đề nhập cư, tị nạn, người di cư và các chương trình hoạt động.
Lễ tạ ơn
Nên biết rằng tháng 11 cũng là tháng mà Lễ Tạ ơn được tổ chức tại Hoa Kỳ, cha Keenan cho hay "Những người tổ chức đã kết hợp tâm tình tạ ơn và khấn nguyện các ơn lành," và các thiên thần vô danh (Angels Unawares) "như là một lời mời gọi rõ ràng là Đại học thừa nhận và ủng hộ việc nhập cư”.
Một điểm lưu ý rằng hai trong số những mô hình trên chiếc thuyền, đại diện cho cha mẹ của Đức Hồng Y Michael Czerny - những người di cư từ Tiệp Khắc - Cha Keenan cho biết khi bức tượng điêu khắc “Các thiên thần vô danh” (Angels Unawares) đến Boston, cha đã viết thư cho Đức Hồng Y biết. Đức Hồng Y trả lời “Tốt, bố mẹ tôi cũng ở trên đó…!”
Tháng tạ ơn
Cha Keenan nói: “ Đây chắc chắn là một cách tạ ơn dẫn chúng ta đến với đức tin,” cha cho hay trong suốt tháng này Đại học đã lên các chương trình mừng lễ Tạ ơn và sự đa dạng phong phú của đất nước. Như chương trình mang tên “Bữa tiệc thân thiện” “Agape Latte” mà Cha Quang Trần SJ, chia sẻ câu chuyện đức tin, gia đình và lòng biết ơn mà ngài có trong chuyến thăm gia đình của cha tại Việt Nam.
Hơn thế nữa, cha cho hay hàng tuần vào mỗi tối thứ Tư, Đại học có Thánh lễ Thắp sáng, trong đó “mọi người được mời gọi nhớ lại cái kỷ niệm của việc nhập cư của chính mình hay của gia tộc mình”.
“Tôi hy vọng, trong ánh sáng của cuộc bầu cử, sẽ là một cơ hội để nhìn lại chương trình di dân nhập cư trong nhãn quan Kitô giáo hơn, sau đó hy vọng sẽ có một diễn đàn chung về di dân của đất nước chúng ta trong vài năm qua! Nhất là năm 2020, một năm đầy khó khăn, mà tháng 11 trở thành trở thành một mốc điểm, một tháng tốt lành.”
Cuộc chu du khắp đất nước
Cha Keenan cho biết Bức tượng “các thiên thần vô danh” Angels Unawares sẽ chu du khắp Hoa kỳ trong vòng một năm: “Cuối cùng tượng đài sẽ trở về và được đặt cố định tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.”
Hành trình của bước tượng này, cha Keenan nói thêm, sẽ được triển lãm tại các Đại học Notre Dame, Đại học Công Giáo ở San Antonio, ở Washington và xen kẽ tại các điểm dừng chân khác.
Cha Keenan kết luận một tác phẩm khác của Timothy Schmalz, được lưu giữ tại Cộng đồng Thánh Egidio ở Rome dưới tựa đề “Chúa Giêsu Vô gia cư”, “diễn tả Chúa Giêsu đang nằm ngủ trên băng ghế, và du khách có thể thấy rõ những vết thương trên đôi chân thương tích của Chúa”.
Rõ ràng, cha nói “Các tác phẩm của lòng thương xót mà điêu khắc gia Schmaltz đã hình thành, được Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo hội rất trân quý, và thật tuyệt vời khi thấy các tác phẩm của ông đang triển khai và có những mối giây liên hệ sâu xa với triều đại Giáo hoàng của đức Phanxicô.”
Thánh lễ cầu cho người Công Giáo bị an ninh Belarus đánh tới chết trong một cuộc biểu tình
Đặng Tự Do
23:49 15/11/2020
Hôm thứ Sáu, Đức Cha Yuri Kasabutsky, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Minsk–Mohilev đã cử hành thánh lễ để tưởng nhớ một người biểu tình bị lực lượng an ninh ở Belarus đánh đến chết. Đó là thánh lễ quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Thánh lễ cho anh Raman Bandarenka đã diễn ra tại Nhà thờ Danh Thánh Đức Trinh nữ Maria ở Minsk, Belarus, vào ngày 13 tháng 11.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết một ngày trước đó, hôm 12 tháng 11, anh Bandarenka đã bị đánh đập dã man bởi những người đàn ông đeo mặt nạ không rõ danh tính khi anh cố gắng ngăn cản họ gỡ cờ và ruy băng biểu tình trong khu phố của anh ở thủ đô Minsk.
Sau khi bị đánh đập, Bandarenka bị xe cảnh sát đưa đi. Vài giờ sau, người nghệ sĩ 31 tuổi này phải nhập viện với vết thương ở đầu và bị dập phổi. Bất chấp những nỗ lực của các bác sĩ phẫu thuật để cứu anh ta, anh ta đã chết tại bệnh viện.
Trong Thánh lễ được truyền trực tiếp, Đức Cha Kasabutsky kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho linh hồn Bandarenka được yên nghỉ trong Chúa.
“Làm người, đặc biệt là ngày nay, không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta và cả thế giới đang kinh hoàng theo dõi những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta.”
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng 8, chính quyền Belarus đã tung các băng nhóm đeo mặt nạ mặc thường phục trà trộn vào những người biểu tình ôn hòa.
“Nhiều người cho rằng chúng là các nhân viên an ninh, điều này thường được chứng thực là đúng. Chẳng có ai chính thức bị nêu đích danh và chẳng có ai bị truy tố.”
Đức Cha Kasabutsky lưu ý rằng cái chết của Bandarenka đã gây chấn động cả nước vì mức độ tàn bạo của tổng thống Alexander Lukashenko. Ngài ca ngợi tình đoàn kết mà người Belarus đã thể hiện đối với nhau kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Ngài nói rằng đoàn kết dân tộc là sự tôn vinh tốt nhất mà người dân có thể cống hiến cho Bandarenka và các nạn nhân khác của những cuộc đàn áp.
Liên minh châu Âu đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Belarus sau cái chết bi thảm của anh Bandarenka.
“Đây là một hậu quả đáng xấu hổ và đáng phẫn nộ trong các hành động của chính quyền Belarus, những người đã không chỉ trực tiếp chỉ đạo các hành vi bạo lực nhằm đàn áp dân chúng của họ, mà còn tạo ra một môi trường trong đó những hành vi bạo lực, phi pháp như thế có thể xảy ra. Do đó, họ không chỉ chà đạp các quyền và tự do cơ bản của người dân Belarus nhưng còn coi thường tính mạng của họ”, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu cho biết trong một tuyên bố ngày 13 tháng 11.
“Liên minh Âu châu gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của ông Bandarenka. Âu Châu đoàn kết với tất cả những người Belarus đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu đựng dưới bàn tay của các nhà chức trách Belarus sau kết quả gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng 8”.
Liên minh Âu châu trước đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 55 cá nhân phải chịu trách nhiệm về các cuộc đàn áp bạo lực và những lời đe dọa sau cuộc bầu cử, trong đó đương kim tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu. Người thách thức ông, là cô Sviatlana Tsikhanouskaya, đã phải bỏ trốn khỏi đất nước ngay sau đó vì sợ bị cầm tù.
Cô Tsikhanouskaya cũng gửi lời chia buồn đến gia đình Bandarenka.
“Anh ấy đã trở thành nạn nhân của sự vô nhân đạo và khủng bố của chế độ chỉ vì là một người Belarus yêu nước và tích cực dấn thân vì tự do,” cô viết trên Twitter hôm 12 tháng 11.
Cuộc khủng hoảng sau cuộc bầu cử tranh chấp đã nhấn chìm Giáo Hội Công Giáo ở Belarus – thực thể tôn giáo lớn thứ hai ở nước này sau Giáo hội Chính thống - và lôi cả Vatican vào cuộc.
Source:Catholic News AgencyCatholic bishop prays for Belarusian reportedly beaten to death by security forces
Thánh lễ cho anh Raman Bandarenka đã diễn ra tại Nhà thờ Danh Thánh Đức Trinh nữ Maria ở Minsk, Belarus, vào ngày 13 tháng 11.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết một ngày trước đó, hôm 12 tháng 11, anh Bandarenka đã bị đánh đập dã man bởi những người đàn ông đeo mặt nạ không rõ danh tính khi anh cố gắng ngăn cản họ gỡ cờ và ruy băng biểu tình trong khu phố của anh ở thủ đô Minsk.
Sau khi bị đánh đập, Bandarenka bị xe cảnh sát đưa đi. Vài giờ sau, người nghệ sĩ 31 tuổi này phải nhập viện với vết thương ở đầu và bị dập phổi. Bất chấp những nỗ lực của các bác sĩ phẫu thuật để cứu anh ta, anh ta đã chết tại bệnh viện.
Trong Thánh lễ được truyền trực tiếp, Đức Cha Kasabutsky kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho linh hồn Bandarenka được yên nghỉ trong Chúa.
“Làm người, đặc biệt là ngày nay, không phải là một việc dễ dàng. Chúng ta và cả thế giới đang kinh hoàng theo dõi những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta.”
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào tháng 8, chính quyền Belarus đã tung các băng nhóm đeo mặt nạ mặc thường phục trà trộn vào những người biểu tình ôn hòa.
“Nhiều người cho rằng chúng là các nhân viên an ninh, điều này thường được chứng thực là đúng. Chẳng có ai chính thức bị nêu đích danh và chẳng có ai bị truy tố.”
Đức Cha Kasabutsky lưu ý rằng cái chết của Bandarenka đã gây chấn động cả nước vì mức độ tàn bạo của tổng thống Alexander Lukashenko. Ngài ca ngợi tình đoàn kết mà người Belarus đã thể hiện đối với nhau kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Ngài nói rằng đoàn kết dân tộc là sự tôn vinh tốt nhất mà người dân có thể cống hiến cho Bandarenka và các nạn nhân khác của những cuộc đàn áp.
Liên minh châu Âu đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Belarus sau cái chết bi thảm của anh Bandarenka.
“Đây là một hậu quả đáng xấu hổ và đáng phẫn nộ trong các hành động của chính quyền Belarus, những người đã không chỉ trực tiếp chỉ đạo các hành vi bạo lực nhằm đàn áp dân chúng của họ, mà còn tạo ra một môi trường trong đó những hành vi bạo lực, phi pháp như thế có thể xảy ra. Do đó, họ không chỉ chà đạp các quyền và tự do cơ bản của người dân Belarus nhưng còn coi thường tính mạng của họ”, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu cho biết trong một tuyên bố ngày 13 tháng 11.
“Liên minh Âu châu gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của ông Bandarenka. Âu Châu đoàn kết với tất cả những người Belarus đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu đựng dưới bàn tay của các nhà chức trách Belarus sau kết quả gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng 8”.
Liên minh Âu châu trước đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 55 cá nhân phải chịu trách nhiệm về các cuộc đàn áp bạo lực và những lời đe dọa sau cuộc bầu cử, trong đó đương kim tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu. Người thách thức ông, là cô Sviatlana Tsikhanouskaya, đã phải bỏ trốn khỏi đất nước ngay sau đó vì sợ bị cầm tù.
Cô Tsikhanouskaya cũng gửi lời chia buồn đến gia đình Bandarenka.
“Anh ấy đã trở thành nạn nhân của sự vô nhân đạo và khủng bố của chế độ chỉ vì là một người Belarus yêu nước và tích cực dấn thân vì tự do,” cô viết trên Twitter hôm 12 tháng 11.
Cuộc khủng hoảng sau cuộc bầu cử tranh chấp đã nhấn chìm Giáo Hội Công Giáo ở Belarus – thực thể tôn giáo lớn thứ hai ở nước này sau Giáo hội Chính thống - và lôi cả Vatican vào cuộc.
Source:Catholic News Agency