Phụng Vụ - Mục Vụ
Quê Trời: Sống trên trần gian là cuộc lữ hành đi về quê thật. Có biết bao con đường mở ra...
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:26 14/11/2018
(Dn 12, 1-3; Dt 10, 11-15.8; Mc 13, 24-32).
Có 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra có một số nhỏ các quốc gia độc lập như nước Vatican, Taiwan và Kosovo không là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Nói đúng hơn là có tất cả 196 nước trên thế giới. Có những Nước lớn, đất rộng người đông như Trung Hoa có trên 1 tỷ 341 triệu người, Ấn Độ có trên 1 tỷ 210 triệu và Hoa Kỳ có trên 314 triệu người. Tổng số dân trên thế giới khoảng trên 7 tỷ. Có những quốc gia nhỏ xíu như Nước Vatican rộng (0.2 square miles) với dân số 770 dân và Nước Monaco (0.7 square miles) có 32 ngàn dân. Số dân tăng dần mỗi năm. Số người qua đời ít hơn số trẻ sơ sinh. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia hướng đến cùng đích. Bước vào thế kỷ thứ 21, nhờ khoa học kỹ thuật siêu vượt, con người đã mở rộng tầm kiến thức và tạo mối liên hệ tới mọi quốc gia. Sự truyền thông đa chiều đã nối kết con người xích lại gần nhau hơn.
Sống trên trần gian là cuộc lữ hành đi về quê thật. Có biết bao con đường mở ra giúp dẫn đưa con người đi đến cùng đích. Con người mọi thời đã suy tư giác ngộ ra nhiều thứ đạo, nhiều tôn giáo và nhiều cách thế để đạt mục đích. Có 20 tôn giáo chính thức, đang là chỗ cậy dựa tinh thần cho nhiều người: Kitô giáo đông nhất có trên 2 tỷ tín đồ, Hồi Giáo khoảng trên 1 tỷ 570 triệu, Hinduism có khoảng 950 triệu, Buddhism (Phật giáo) số thống kê không chính xác (350-1,600 triệu tín đồ)…Ngoài ra còn rất nhiều các nhóm tôn giáo khác nhau. Tất cả các tôn giáo cùng đi tìm ý nghĩa và cùng đích cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Đa số các tôn giáo đều tin có cuộc sống hạnh phúc mai hậu nơi thiên đàng, niết bàn, cõi tây phương cực lạc, quê trời, cõi trời và nơi trường sinh bất tử.
Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta những dấu chỉ về ngày cánh chung. Nước Trời khởi đi từ trần thế và kết thúc trên quê trời. Chúa Giêsu chỉ dậy: Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần (Mc 13, 28). Chúa quan phòng cho chúng ta thấy những dấu chỉ của thời gian, không gian và vạn vật muôn loài. Mọi thứ đều có khởi đầu và có ngày cùng tận. Mọi loài thụ tạo được phát triển trong thời gian, đừng mong có những bước nhảy vọt. Cuộc sống của con người cũng như thiên nhiên cần phát triển theo những chặng đường rất tự nhiên, từ trẻ tới già, từ non nớt tới sự chín mùi, từ ngây thơ tới tuổi trưởng thành và từ khởi sinh đến cùng đích. Chúng ta được mời gọi bước tới trên con đường trọn lành để chiếm hữu quê thật.
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm đối diện với những người tốt, kẻ xấu. Mỗi người đều có cơ hội thay đổi để nên tốt lành hơn. Sự thật ở đời, chúng ta khó tìm được một người hoàn toàn tốt hay một người toàn xấu. Trong tâm con người, có phần tốt và chút thói xấu lẫn lộn. Nghèo cùng tâm trí và không biết gieo duyên lành sẽ dễ bị cuốn lôi theo dòng chảy. Đôi khi vì qúa chủ quan, chúng ta không nhận ra những thói hư tật xấu của mình. Mỗi người cần xét mình và biết mình để tìm cách sửa sai và thăng tiến mỗi ngày.
Trong thế giới ngày nay, xuất hiện rất nhiều tôn giáo dẫn đường cuộc sống. Mỗi tôn giáo với những linh đạo riêng có thể giúp các tín đồ của mình tu thân và tu tâm để thoát vòng loạn ly. Đời sống con người hiện đại đang dần bị tục hóa. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hưởng thụ và tương đối đang bủa vây và kéo chìm con người trở về với bản năng hưởng thụ. Qua truyền thông nối mạng, hình như các tệ nạn và gương xấu đang tràn lan một cách mạnh mẽ như sóng triều. Sức mạnh của sự thỏa mãn vật chất mạnh hơn các lý tưởng tinh tuyền của tôn giáo. Nhiều người tìm kiếm thỏa mãn những đòi hỏi vật thể và vui hưởng cuộc sống trong hiện tại, thay vì hướng đến cuộc sống hạnh phúc tương lai. Chúng ta cần thức tỉnh cả trong ý tưởng, tâm linh và thân xác để nhận diện ý nghĩa thật của cuộc sống.
Nhiều bạn trẻ thả trôi cuộc đời lênh đênh không có đích điểm. Thật đáng thương cho kiếp phận con người. Hằng ngày tôi gặp gỡ nhiều người trẻ tự thắt nút cuộc đời qua những biến cố xảy ra. Đang trong tuổi đẹp trăng tròn, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu tìm hưởng thụ tính dục, rồi sớm có con, không hôn nhân, không gia đình, thay bạn đổi bồ như thay áo. Qua năm tháng, những nút thắt cuộc đời đan kết chất chồng lên nhau như mối tơ vò. Nhìn một người mẹ trẻ có ba đứa con với hai hoặc ba người bạn tình. Tương lai tại thế của các bạn trẻ này thật mờ mịt khó đường giải quyết. Xảy một ly đi một dặm, làm lại cuộc đời thế nào bây giờ. Làm sao chúng ta có thể nói với họ về tương lai của ngày sau? Các bạn trẻ tự giới hạn viễn tượng sống để giải quyết vấn đề hiện tại với nhiều điều nan giải. Cứ thế cuộc đời bị luẩn cuẩn trong mạng lưới ràng buộc, cả nể cho nên sự dở dang.
Ngày cánh chung sẽ đến giống như dấu chỉ của cây vả xanh tươi, chúng ta biết mùa hè sắp đến. Mỗi người chúng ta nên nhìn dấu chỉ của thời đại để chuẩn bị cho đời sống mai hậu. Chúng ta biết rằng một việc tốt dù nhỏ cũng có thể sinh ra hoa trái tốt lành. Chúng ta phải gieo nhân tốt mới có thể sinh qủa tốt được. Giữa ngã ba cuộc đời, chúng ta phải biết chọn lựa và từ bỏ. Chọn lựa con đường dẫn đến hạnh phúc và an lạc. Từ bỏ đi những bận vướng của cuộc sống. Cuộc đời có nhiều vương vấn nên cần có thái độ dứt khoát. Ai cũng có thể làm lại cuộc đời. Không khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Chấp nhận thực tại, chúng ta tháo cởi từng những nút thắt để cuộc sống tâm linh được thanh thản và an vui. Những việc làm tốt nho nhỏ hằng ngày sẽ lớn dần và đâm bông kết trái.
Chúa Giêsu biết thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của con người, nên Ngài đã dâng hiến lễ đền tội để giao hòa. Thơ gởi tín hữu Do-thái viết: Quả thật, Người chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Người đã thánh hoá được nên hoàn hảo (Dt 10, 14). Dù con người có sa phạm, lầm lạc và tội lỗi, Chúa vẫn có cách dẫn đưa họ trở về như mẫu gương của thánh Augustinô. Nếu chúng ta chỉ hối tiếc về sự sa ngã lầm lạc thì chưa đủ. Muốn làm lại cuộc đời, chúng ta cần thành tâm nhận lỗi, rồi hối lỗi, thật lòng sửa lỗi, chuộc lỗi, xin tha lỗi và tu luyện tâm tánh. Đây là một sự thách đố quyết tâm đổi đời. Hãy chạy đến với lòng Chúa thương xót xin ơn tha thứ. Chúa sẽ tẩy sạch tâm hồn, đổi mới trái tim yêu thương và thánh hóa trở nên con người mới trong ân sủng.
Niềm tin vào Thiên Chúa là niềm hy vọng viên mãn. Tiên tri Đaniel đã có thị kiến về ngày thế mạt: Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời (Dn 12, 2). Chúng ta không thể coi thường những chỉ thị, huấn lệnh và lời giảng dạy trong Giáo hội. Niềm tin tôn giáo là cửa ngõ dẫn chúng ta vào Nước Trời. Chúng ta cần phải đi, phải bước tới và thực hành những điều Chúa truyền dạy. Nước Trời mở cửa đón nhận tất cả mọi người, nhưng chỉ những kẻ kiên trì phấn đấu đến cùng mới đáng hưởng phần phúc thiên đàng.Chúng ta không biết được ngày giờ Chúa đến phải sẵn sàng: Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi (Mc 13, 32).
Lạy Chúa, chúng con cầu xin cho Nước Cha trị đến và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin cho chúng con biết lắng nghe và thực hành lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày để ngày sau được chung hưởng hạnh phúc đời đời.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 33 Mùa Quanh Năm B 18.11.2018
Lm Francis Lý văn Ca
16:17 14/11/2018
Đầu Lễ¬: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang tiến dần đến những ngày cuối năm Phụng Vụ. Những tư tưởng chúng ta nghe trong suốt lộ trình nầy hướng đến Ngày Thế Mạt, Ngày Tận Thế, Ngày Cánh Chung hay danh từ bình dân còn gọi là Ngày Phán Xét. Ngày mà tất cả chúng ta sẽ ra trước toà án Đấng Tối Cao để chịu phén xét về mọi hành vi lành dữ đã làm khi còn sống. Tinh thần xét công và tội dựa trên tiêu chuẩn đức ái. Các bài đọc hôm nay trình bày cho chúng ta quang cảnh ngày thế mạt: Sự chiến thắng của Đức Kitô trên thần dữ là Satan, tên đầu xỏ của loài quỷ dữ.
Ước gì mỗi năm qua phần phụng vụ thánh, Giáo Hội là Mẹ Thánh chuẩn bị cho con cái những suy nghĩ về số phận của mình về đời sau. Qua những cố gắng, chúng ta sẽ canh tân cuộc sống mỗi ngày nên hoàn hảo xứng đáng đón chờ ngày của Chúa trong vui tươi và sẵn sàng.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Đaniel nói về ngày tận thế: Thiên Chúa sẽ mang đến sự vinh quang và chiến thắng cho con cái loài người. Nhưng để được vào số những người được tuyển chọn, không phải chỉ được rửa tội là đủ, nhưng phải sống và chu toàn những điều Chúa dạy.
TRƯỚC BÀI II:
Chức linh mục của Chúa Kitô hiến thân một lần cho tất cả. Qua thánh lễ¬ linh mục cử hành mỗi ngày kéo dài cho đến tận thế sẽ làm nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Marcô thuật lại cảnh biến chuyển của trời đất trong ngày Chúa Kitô quang lâm. Tất cả đều đã được báo trước qua những dấu chỉ của thời đại. Phần chúng ta, có tin những dấu chỉ của Chúa và tỉnh thức như Lời Chúa phán hôm nay không?
Lời nguyện giáo dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta là thành phần của Giáo Hội Lữ Thứ đang tiến về quê trời, xin dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin ban cho Giáo Hội luôn biểu dương sức mạnh của niềm tin và nhắc nhở đoàn dân Chúa luôn tỉnh thức và vững dạ đợi chờ ngày của Chúa đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta luôn sống trong niềm hy vọng, khôn ngoan trong mọi hành động, để qua cuộc đời nầy, được Chúa cho đứng vào hàng những kẻ được Chúa chúc phúc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những ngưòi già nua, tuổi tác, ốm đau liệt lào, đang hấp hối trên giường bệnh, gặp được Chúa trong giây phút cuối đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa trả công cho những thiện nguyện viên lo cho trẻ tàn tật, mồ côi, những trẻ em khuyến tật. Xin Chúa chúc lành cho những hy sinh âm thầm của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Xin cho họ được Chúa Chiên Nhân Lành đón rước họ nơi cửa thiên đàng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con đang sống trong niềm hy vọng chờ ngày quang lâm của Đức Kitô. Xin Chúa ban cho chúng con luôn tỉnh thức và trung thành như người tôi tớ đợi chủ nhà đi ăn cưới về. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta đang tiến dần đến những ngày cuối năm Phụng Vụ. Những tư tưởng chúng ta nghe trong suốt lộ trình nầy hướng đến Ngày Thế Mạt, Ngày Tận Thế, Ngày Cánh Chung hay danh từ bình dân còn gọi là Ngày Phán Xét. Ngày mà tất cả chúng ta sẽ ra trước toà án Đấng Tối Cao để chịu phén xét về mọi hành vi lành dữ đã làm khi còn sống. Tinh thần xét công và tội dựa trên tiêu chuẩn đức ái. Các bài đọc hôm nay trình bày cho chúng ta quang cảnh ngày thế mạt: Sự chiến thắng của Đức Kitô trên thần dữ là Satan, tên đầu xỏ của loài quỷ dữ.
Ước gì mỗi năm qua phần phụng vụ thánh, Giáo Hội là Mẹ Thánh chuẩn bị cho con cái những suy nghĩ về số phận của mình về đời sau. Qua những cố gắng, chúng ta sẽ canh tân cuộc sống mỗi ngày nên hoàn hảo xứng đáng đón chờ ngày của Chúa trong vui tươi và sẵn sàng.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Đaniel nói về ngày tận thế: Thiên Chúa sẽ mang đến sự vinh quang và chiến thắng cho con cái loài người. Nhưng để được vào số những người được tuyển chọn, không phải chỉ được rửa tội là đủ, nhưng phải sống và chu toàn những điều Chúa dạy.
TRƯỚC BÀI II:
Chức linh mục của Chúa Kitô hiến thân một lần cho tất cả. Qua thánh lễ¬ linh mục cử hành mỗi ngày kéo dài cho đến tận thế sẽ làm nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Marcô thuật lại cảnh biến chuyển của trời đất trong ngày Chúa Kitô quang lâm. Tất cả đều đã được báo trước qua những dấu chỉ của thời đại. Phần chúng ta, có tin những dấu chỉ của Chúa và tỉnh thức như Lời Chúa phán hôm nay không?
Lời nguyện giáo dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta là thành phần của Giáo Hội Lữ Thứ đang tiến về quê trời, xin dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin ban cho Giáo Hội luôn biểu dương sức mạnh của niềm tin và nhắc nhở đoàn dân Chúa luôn tỉnh thức và vững dạ đợi chờ ngày của Chúa đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta luôn sống trong niềm hy vọng, khôn ngoan trong mọi hành động, để qua cuộc đời nầy, được Chúa cho đứng vào hàng những kẻ được Chúa chúc phúc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những ngưòi già nua, tuổi tác, ốm đau liệt lào, đang hấp hối trên giường bệnh, gặp được Chúa trong giây phút cuối đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa trả công cho những thiện nguyện viên lo cho trẻ tàn tật, mồ côi, những trẻ em khuyến tật. Xin Chúa chúc lành cho những hy sinh âm thầm của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Xin cho họ được Chúa Chiên Nhân Lành đón rước họ nơi cửa thiên đàng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con đang sống trong niềm hy vọng chờ ngày quang lâm của Đức Kitô. Xin Chúa ban cho chúng con luôn tỉnh thức và trung thành như người tôi tớ đợi chủ nhà đi ăn cưới về. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hiện Thực
Lm Vũdình Tường
19:25 14/11/2018
Mừng lễ kính Đức Kitô xuống thế lần thứ hai nhắc nhở cho Kitô hữu nhớ món quà hằng sống Đức Kitô hứa ban cho những ai trung tín trong đức tin. Món quà hiện thực này Đức Kitô hứa ban khi Kitô hữu hoàn thành viên mãn cuộc lữ hành trần thế. Hoàn thành viên mãn khi Kitô hữu sống trung thành với đức tin, giữ trọn lời hứa khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Món quà hằng sống có được không phải do sự khôn ngoan hay cố gắng của con người mà chính là kết quả của đời sống yêu Thiên Chúa, mến tha nhân và thiết tha với lời Đức Kitô giảng dậy. Thánh Mark cho biết món quà hằng sống được trao ban nhưng khi nào được lãnh nhận là điều không ai biết. Bởi không biết ngày giờ được trao ban nên Kitô hữu cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận. Thái độ đón nhận rất khác nhau nơi tâm hồn con người. Có người chuẩn bị hàng ngày đợi đến khi gọi thì đáp lại ngay. Kẻ khác thì lơ là, lúc sốt sắng, lúc thờ ơ. Họ cần thay đổi lối sống, thái độ sống đón nhận Lời Chúa với tất cả tâm tình, nếu không sẽ gặp rắc rối khi giờ chết ập đến. Kẻ khác đã không đón nhận còn chối bỏ món quà hằng sống. Bởi từ chối đón nhận quà hằng sống nên khi thời gian đến họ sống trong kinh hoàng, sợ hãi. Từ chối tin vào lời Đức Kitô khi gặp khốn khó không có nơi nương tựa, đau khổ. Khi biết sự khôn ngoan của con người bị giới hạn, con người không thể giúp hơn được nữa, lúc đó họ không còn lối thoát và sợ hãi xâm chiếm tâm hồn họ, đau khổ đè nén tâm can họ. Thất vọng ào tới tấn công tinh thần. Đau khổ, bất hạnh ào đến tứ phía. Họ phải trả giá rất đắt cho việc từ chối niềm tin. Tin vào Đức Kitô mất rất ít, lợi rất nhiều. Mất vì phải từ bỏ í riêng, mất vì phải tiêu diệt cái tôi. Lợi đầu tiên và quan trọng nhất chính là ơn cứu độ. Khi giờ chết đến có nơi nương tựa, không phải ra đi trong cô đơn nhưng có Đức Kitô đồng hành đó là điều lợi thứ hai. Đến giờ phán xét tránh được sợ hãi ngàn trùng vì có Chúa ở cùng ta, ai hãm hại được. Đó là điều lợi thứ ba. Được mọi người yêu mến khi còn sống đó là điều lợi thứ tư. Hàng năm có cả tháng cầu nguyện cho các linh hồn đó là điều lợi thứ năm. Quan trọng hơn cả là không phải sống mồ côi nhưng có Thiên Chúa là Cha hằng sống, yêu thương, bao bọc.
Bởi không biết ngày giờ phán xét nên Kitô hữu sống tinh thần chuẩn bị đón chào ngày Chúa đến và sống trong hy vọng. Đức Kitô còn cho biết trước khi ngày Chúa xuất hiện sẽ có dấu chỉ, làm rung chuyển tấm lòng con người và cả vũ trụ rên xiết. Cùng dấu chỉ nhưng điều đó gây kinh hoàng cho người không có niềm tin, cũng dấu chỉ đó lại mang lại an ủi, niềm hy vọng cho Kitô hữu vì họ nhận biết ngày giờ Đức Kitô đến đón họ vào thiên quốc. Sợ hãi, kinh hoàng thường đi chung với thần dữ vì thế có thể coi đây là sự vùng vẫy cuối cùng của thần dữ trước khi chúng buông tay đầu hàng để chui vào ngục tối của chúng. Đức Kitô sai thiên thần đón nhận kẻ trung tín trong đức tin và chân thành trong bác ái. Sợ hãi, lo lắng biến mất và Kitô hữu sống trong hào quang chiến thắng huy hoàng của Đức Kitô. Thánh Mark nhắc nhở chúng ta mỗi ngày luôn nhớ đến ơn hằng sống và coi đó là ưu tiên hàng đầu trong ngày. Kitô hữu sống trong hiện tại nhưng hướng về tương lai bởi món quà hằng sống được trao ban nhưng chưa lãnh nhận.
Kitô hữu tin vào sự chết thân xác và sự chết tâm linh. Người ta không thể chứng minh được tình yêu nhưng nhìn vào kết quả tình cảm con người dành cho nhau để nhận biết tình yêu. Qua hành động bác ái, yêu thương và sự hiện hữu của chính mình mà ta nhận biết tình yêu Chúa. Kitô hữu nhận biết Thiên Chúa tạo dựng nên ta và cuối đời ta thuộc về Chúa bởi Ngài hứa không bỏ chúng ta mồ côi. Kẻ không tin vào Thiên Chúa không có câu trả lời đích thực về đời người. Với họ chết là hết, ngay cả câu trả lời này họ cũng bán tín, bán nghi, không hoàn toàn tin là sự thật.
TiengChuong.org
The reality
The celebration of the second coming of Jesus is a reminder of what Jesus has promised. It is the reality of the eternal life that Jesus offers for those who have taken his teaching by heart. Eternal reward is not the result of our human efforts but rather it is the result of the way in which we love the gift of faith and of Jesus himself. According to St Mark the second coming of Jesus is undeniable and when it will be happening is unknown to us. Because we don't know when it is coming, we need to prepare for it and be ready for its coming. People are responding to the second coming of Jesus differently. Some take it seriously and daily make preparations and when it comes they will be ready. Others occasionally look into it; they need to make a change and make their lives more relevant to the teaching of Jesus; and others again show that they don't care and completely ignore the teaching of Jesus; they would experience the dreadful times when Jesus appears in his glory with the angels accompanying him. Fear and being frightened are the results of poor timing and the ignorance of reading the signs of the time. Furthermore the lack of preparation would throw them into chaos when the time comes.
Because we don't know when; we live in hope and in waiting and at the same time we live with assurances that the second coming of Christ will ultimately come because we believe in the promise of Jesus that he will come again. For the faithful believers there are warning signs for them to read the second coming of Jesus. The same signs bring more hope for believers and tremendous fear for non believers. For the believers salvation is no more a promise but it becomes the reality. For non believers, there will be times of disturbances both on a personal and cosmos levels. It sounds like the forces of darkness would make the final struggle before it would be completely destroyed by the power of the Son of Man. The final victory Christ has gained for the faithful believers and the angles of God will gather them to Christ. St. Mark reminds us that no matter how busy our lives are we need to remember the second coming of Jesus is real and make it the first priority each day. Fearful is short lived for the believers because Jesus Christ is on our side. We live in the present time but look forward to the future. The gift is given and not yet received.
We Christians believe in both physical and spiritual deaths. We are unable to prove that human love exists; what we are able to see are the results of the human relationships. Through acts of kindness and compassion and the reality of our own existence, we Christians believe that God has created us and would never leave us orphan. Where we come from and where we will be when our pilgrimage ends? For us, Christians the answer is clear and positive. We come from God and will return to God at the end of our earthly journey; for those who deny the existence of God the answers for these fundamental questions are uncertain.
Bởi không biết ngày giờ phán xét nên Kitô hữu sống tinh thần chuẩn bị đón chào ngày Chúa đến và sống trong hy vọng. Đức Kitô còn cho biết trước khi ngày Chúa xuất hiện sẽ có dấu chỉ, làm rung chuyển tấm lòng con người và cả vũ trụ rên xiết. Cùng dấu chỉ nhưng điều đó gây kinh hoàng cho người không có niềm tin, cũng dấu chỉ đó lại mang lại an ủi, niềm hy vọng cho Kitô hữu vì họ nhận biết ngày giờ Đức Kitô đến đón họ vào thiên quốc. Sợ hãi, kinh hoàng thường đi chung với thần dữ vì thế có thể coi đây là sự vùng vẫy cuối cùng của thần dữ trước khi chúng buông tay đầu hàng để chui vào ngục tối của chúng. Đức Kitô sai thiên thần đón nhận kẻ trung tín trong đức tin và chân thành trong bác ái. Sợ hãi, lo lắng biến mất và Kitô hữu sống trong hào quang chiến thắng huy hoàng của Đức Kitô. Thánh Mark nhắc nhở chúng ta mỗi ngày luôn nhớ đến ơn hằng sống và coi đó là ưu tiên hàng đầu trong ngày. Kitô hữu sống trong hiện tại nhưng hướng về tương lai bởi món quà hằng sống được trao ban nhưng chưa lãnh nhận.
Kitô hữu tin vào sự chết thân xác và sự chết tâm linh. Người ta không thể chứng minh được tình yêu nhưng nhìn vào kết quả tình cảm con người dành cho nhau để nhận biết tình yêu. Qua hành động bác ái, yêu thương và sự hiện hữu của chính mình mà ta nhận biết tình yêu Chúa. Kitô hữu nhận biết Thiên Chúa tạo dựng nên ta và cuối đời ta thuộc về Chúa bởi Ngài hứa không bỏ chúng ta mồ côi. Kẻ không tin vào Thiên Chúa không có câu trả lời đích thực về đời người. Với họ chết là hết, ngay cả câu trả lời này họ cũng bán tín, bán nghi, không hoàn toàn tin là sự thật.
TiengChuong.org
The reality
The celebration of the second coming of Jesus is a reminder of what Jesus has promised. It is the reality of the eternal life that Jesus offers for those who have taken his teaching by heart. Eternal reward is not the result of our human efforts but rather it is the result of the way in which we love the gift of faith and of Jesus himself. According to St Mark the second coming of Jesus is undeniable and when it will be happening is unknown to us. Because we don't know when it is coming, we need to prepare for it and be ready for its coming. People are responding to the second coming of Jesus differently. Some take it seriously and daily make preparations and when it comes they will be ready. Others occasionally look into it; they need to make a change and make their lives more relevant to the teaching of Jesus; and others again show that they don't care and completely ignore the teaching of Jesus; they would experience the dreadful times when Jesus appears in his glory with the angels accompanying him. Fear and being frightened are the results of poor timing and the ignorance of reading the signs of the time. Furthermore the lack of preparation would throw them into chaos when the time comes.
Because we don't know when; we live in hope and in waiting and at the same time we live with assurances that the second coming of Christ will ultimately come because we believe in the promise of Jesus that he will come again. For the faithful believers there are warning signs for them to read the second coming of Jesus. The same signs bring more hope for believers and tremendous fear for non believers. For the believers salvation is no more a promise but it becomes the reality. For non believers, there will be times of disturbances both on a personal and cosmos levels. It sounds like the forces of darkness would make the final struggle before it would be completely destroyed by the power of the Son of Man. The final victory Christ has gained for the faithful believers and the angles of God will gather them to Christ. St. Mark reminds us that no matter how busy our lives are we need to remember the second coming of Jesus is real and make it the first priority each day. Fearful is short lived for the believers because Jesus Christ is on our side. We live in the present time but look forward to the future. The gift is given and not yet received.
We Christians believe in both physical and spiritual deaths. We are unable to prove that human love exists; what we are able to see are the results of the human relationships. Through acts of kindness and compassion and the reality of our own existence, we Christians believe that God has created us and would never leave us orphan. Where we come from and where we will be when our pilgrimage ends? For us, Christians the answer is clear and positive. We come from God and will return to God at the end of our earthly journey; for those who deny the existence of God the answers for these fundamental questions are uncertain.
Lễ Thánh Stêphanô Cuétnot Thể, Giám Mục Tử Đạo giáo phận Qui Nhơn 2018
Lm Giuse Trương Đình Hiền
07:59 14/11/2018
NHỮNG CUỘC “TỬ ĐẠO NHO NHỎ”
Lễ Thánh Stêphanô Cuétnot Thể, Giám Mục Tử Đạo giáo phận Qui Nhơn 2018
Ngày 14.11 hàng năm đã trở thành “cuộc hẹn” truyền thống của cộng đoàn dân Chúa giáo phận Qui Nhơn và “điểm hẹn truyền thống” là “đền thánh Vĩnh Thạnh”, bên dòng sông Gò Bồi, dòng sông trở thành nơi táng xác Thánh Giám Mục Stêphanô cách đây 157 năm (1861-2018).
Riêng năm nay, điểm hẹn dừng lại ở quê hương Gò Thị, cũng là nơi đất thánh, là nơi đặt ngai toà Giám Mục của Thánh Stêphanô suốt 21 năm giữa thời bách hại (1840-1861), nơi quê hương của Vị Thánh Tử đạo Anrê Kim Thông, cánh tay phải đắc lực của Đức Cha Stêphanô, và của 2 trong số 16 vị tử đạo của giáo phận (Cha Phaolô Châu, cha Giuse Thủ) mà cách đây 100 năm được chính thức công nhận là Tôi Tớ Chúa (ngày 12/11/1918), và sau đó 1 ngày đã được ĐGH Bênêđictô XV châu phê hồ sơ phong Á Thánh (ngày 13.11.1918).
Và lý do sau cùng cũng rất đặc biệt : Hôm nay toàn giáo phận hành hương về địa điểm hành hương trong Năm Thánh Tử Đạo của GHVN (nhà thờ Gò Thị), mừng 30 năm 117 Chân phước Tử đạo tại VN được tuyên phong hiển thánh (1988-2018).
Như vậy, có thể nói được rằng : “Tử Đạo” chính là một “Leimotiv”, một “nhạc đề chủ” của “Bài Ca Hy Tế Tạ Ơn” mà cộng đoàn chúng ta họp nhau cử hành tại đây hôm nay.
Trước hết, chúng ta dễ dàng tìm thấy “ý nghĩa tử đạo nầy” xuất hiện ngay trong bài đọc 1 với những lời cầu nguyện của ngôn sứ Giêrêmia : “Lạy Đức Chúa, xin để ý đến con và nghe những kẻ tố cáo con nói đó. Nào có ai lấy oán đền ơn? Thế mà chúng lại đào hố nhằm làm con mất mạng…”.
Mới nghe qua những lời trên, tự nhiên, chúng ta thấy gợn lên một nỗi trăn trở, một nỗi xót xa, chạnh lòng của nhà ngôn sứ bị bách hại.
Mà cũng đúng thôi ! Trong những ngày tù ngục đắng cay ở khám đường Bình Định, trước những bản án khắc nghiệt dành cho những người rao giảng Đạo Chúa…làm sao Thánh Giám Mục Stêphanô, linh mục Phaolô Châu hay Giuse Thủ lại không chạnh lòng trước những lầm lạc và cứng tin, hận thù và ghen ghét của cả một thế lực kết án các ngài ?. Cho dù các ngài đón nhận chén đắng tử đạo không một chút oán hờn, cay cú, thù hận…; nhưng khi nghĩ đến viễn cảnh một đàn chiên không người chăn dắt, một đoàn người bao la còn ở trong bóng tối tử thần, xa cách Nước Thiên Chúa, thù nghịch với Thập Giá Đức Kitô…, làm sao các ngài không đau đớn, chạnh lòng…như nỗi chạnh lòng của Đức Kitô thuở nào : “Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn cùng Thầy” (Mc 14,18); hay “Tôi còn những chiên khác không thuộc ràn nầy. Tôi cũng phải đưa chúng về…” (Ga 10,16)”.
Trải qua những những nỗi trăn trở, xót xa … để rồi thanh thản đón nhận vì tình yêu…đã là một cuộc tử đạo trong tâm hồn rồi; và ý nghĩa tử đạo nầy chưa bao giờ lỗi thời; đúng hơn, rất cần cho những ai đang dấn thân trong công cuộc làm chứng và loan báo Tin Mừng trong xã hội Việt Nam chúng ta hôm nay, một xã hội đầy dẫy những đố kỵ, nghi ngờ, ghen ghét, lãnh đạm và vô ơn đối với Giáo Hội, với Tin Mừng. Riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chương IV của tông huấn gọi mời nên thánh “Gaudete et Exsultate”, thì cho rằng “những sự hạ mình hằng ngày…những âm thầm chịu đựng để cứu vãn gia đình…chọn những việc thấp hèn…sẵn lòng chịu sự bất công để dâng hy sinh lên Chúa…” đều là tử đạo và là những “đặc tính của sự thánh thiện trong thế giới hôm nay” . Phải chăng đó chính là những cuộc “tử đạo nho nhỏ”.
Thánh Giám Mục Stêphanô của chúng ta chắc chắn đã sống huyền nhiệm “tử đạo nho nhỏ” nầy trong một cái Toà Giám Mục là một căn nhà tranh nho nhỏ, giữa bao nhiêu lo âu, vất vả, trốn tránh…, cùng với những trăn trở mục vụ chăm sóc cho cả một đàn chiên Đông Đàng Trong bao la của thời bách hại. Để hoàn thành lễ dâng vào giây phút lìa đời trong ngục thất Bình Định đêm 14.11.1861, Thánh Giám Mục Stêphanô đã đi qua con đường tử đạo suốt bao nhiêu năm trường, kể từ năm 1825, khi bước chân vào miền truyền giáo Đàng Trong.
Nhưng, có một điều các vị tử đạo ngày xưa và cả dân Chúa đều có chung một niềm xác tín : Cùng đích của Tử Đạo không là thất bại, tiêu tan, đổ vỡ…nhưng là con đường dẫn lối vào vinh quang, vào kết quả viên mãn, vào thành tựu tuyệt vời của ơn cứu độ. Chân lý nầy được Thánh Phaolô quả quyết nơi thư thứ 2 gởi giáo đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe nơi Bđ 2 :
“Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời…”; và nhất là được chính Chúa Giêsu ngụ ý trước khi đi vào cuộc khổ nạn qua hình ảnh của “hạt lúa mì” trong Tin Mừng Thánh Gioan : “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì sẽ trơ trọi một mình; còn nếu nó thối đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt...”.
“Hạt lúa sinh nhiều bông hạt” nơi ngụ ngôn của Chúa Giêsu hay “một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” nơi ngôn ngữ của Thánh Phaolô hoàn toàn không liên quan gì đến cái “thành công, vinh quang, toả sáng…” theo quan niệm của người đời, của phàm tục, như phát biểu của một người mẫu nào đó : “Trong giới showbitz, muốn đứng lên thì phải nằm xuống”. Vì quả thật, trong xã hội hôm nay, có rất nhiều người, để đạt được mục tiêu là sự giàu có, quyền lực, danh phận…đã không ngần ngại hy sinh, nhưng là hy sinh danh dự, hy sinh đạo đức, hy sinh liêm chính, hy sinh tình bạn hữu, hy sinh đức trinh khiết, hy sinh nghĩa vợ chồng, hy sinh niềm tin và sự thật chân chính…
Là những “bông hạt” phát sinh từ những “hạt lúa mì tử đạo” mà hôm nay chúng ta kính nhớ, chúng ta được gọi mời bước theo các Vị Tiền Nhân Tử Đạo, mưu tìm hạnh phúc đích thực, mưu tìm vinh quang và chiến thắng rạng ngời của tình yêu trên hận thù, của tự do trên nô lệ, của sự thật trên dối trá, của sự sống trên sự chết, của thiên đàng trên hoả ngục.
Đây chính là cuộc tử đạo mà chính Đức Kitô đã dẫn đầu cùng với cây thập giá và cái chết tủi nhục trên đồi Canvê “như chiếc lều dưới đất bị phá huỷ”, để Vượt Qua bến bờ của nô lệ và sự chết hầu mở cánh cửa Phục Sinh, “tiến vào một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”.
Trong Thánh lễ nầy, chúng ta hãy cầu xin Chúa nhờ các Vị Thánh Tử Đạo giáo phận cầu thay nguyện giúp, để, như Thánh Phaolô dạy, “Con người bên trong của chúng ta ngày càng đổi mới”, khi biết đón nhận những cuộc “tử đạo nho nhỏ” hằng ngày trong cuộc sống. Trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận Qui Nhơn chúng ta hôm nay chắc chắn không thiếu những cơ hội, những hoàn cảnh, những môi trường… để chúng ta hy sinh, để chúng ta thực hành sống huyền nhiệm “tử đạo”, những “cuộc tử đạo nhỏ nhỏ” luôn có sẵn trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình, trong giáo xứ mình.
- Vâng, cuộc tử đạo nho nhỏ đó là khi biết sẵn sàng dừng lại, cúi xuống, sẻ chia thời giờ, tiền bạc để giúp đỡ cho một “người bất hạnh nào đó” đang vất vưởng bên đường (như người Samari nhân hậu !).
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là biết đứng dậy, dứt khoát quay lưng lại với sự hấp dẫn của sự giàu có bất lương, của những quyền lợi bất chính, của những sĩ diện a dua theo thời..như Lêvi bỏ bàn thu thuế để theo Thầy, như Gakêu làm lại cuộc đời theo hướng mới.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là như cô Maria sẵn sàng đập bể cái bình dầu cam tùng hảo hạng của tuổi xuân, sắc đẹp, bằng cấp, tình cảm hôn nhân gia đình, mộng ước hào nhoáng…để hiến dâng cho Chúa trong đời tu trì như một tặng phẩm đẹp nhất của tình yêu.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là vợ chồng luôn sẵn sàng kề vai vác đỡ thánh giá của nhọc nhằn, vất vả, bệnh hoạn, túng cực cho nhau, cho con cái…, như anh Simon vác thánh giá cho Chúa trên đường khổ nạn, như Mẹ Maria lẽo đẽo theo con lên đồi Sọ.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là các bạn trẻ Công Giáo cho dù ở môi trường nào, học đường hay xí nghiệp, di dân nơi đô thị hay ẩn khuất nơi quê nghèo…luôn giữ những ngọn đèn cháy sáng là Lời Chúa, Thánh lễ, kinh nguyện, toà giải tội…cách trung thành như những cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn đi đón chàng rễ.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là những người cha trong giáo xứ hay những người cha trong gia đình, những chức việc trong hội đồng…luôn chu toàn trách nhiệm “coi sóc gia đình của Chúa” cách khiêm hạ, cần mẫn như Thánh Cả Giuse một đời thinh lặng phục vụ quên mình…
Và giờ đây, cuộc tử đạo vô cùng ý nghĩa, đó là tất cả chúng ta, cùng hiệp thông với Thánh Giám Mục Stêphanô, các Vị Tôi Tớ Chúa, sốt sắng hiệp dâng Hy Tế Thập Giá của Đức Kitô trên bàn thờ, để dòng máu tử đạo của Ngài nuôi dưỡng và biến đổi mọi người chúng ta trở nên những con người mới, những người con thuộc “dòng dõi của các Thánh nhân”, “dòng dõi của những người kiếm tìm Thiên Chúa”. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Lễ Thánh Stêphanô Cuétnot Thể, Giám Mục Tử Đạo giáo phận Qui Nhơn 2018
Ngày 14.11 hàng năm đã trở thành “cuộc hẹn” truyền thống của cộng đoàn dân Chúa giáo phận Qui Nhơn và “điểm hẹn truyền thống” là “đền thánh Vĩnh Thạnh”, bên dòng sông Gò Bồi, dòng sông trở thành nơi táng xác Thánh Giám Mục Stêphanô cách đây 157 năm (1861-2018).
Riêng năm nay, điểm hẹn dừng lại ở quê hương Gò Thị, cũng là nơi đất thánh, là nơi đặt ngai toà Giám Mục của Thánh Stêphanô suốt 21 năm giữa thời bách hại (1840-1861), nơi quê hương của Vị Thánh Tử đạo Anrê Kim Thông, cánh tay phải đắc lực của Đức Cha Stêphanô, và của 2 trong số 16 vị tử đạo của giáo phận (Cha Phaolô Châu, cha Giuse Thủ) mà cách đây 100 năm được chính thức công nhận là Tôi Tớ Chúa (ngày 12/11/1918), và sau đó 1 ngày đã được ĐGH Bênêđictô XV châu phê hồ sơ phong Á Thánh (ngày 13.11.1918).
Và lý do sau cùng cũng rất đặc biệt : Hôm nay toàn giáo phận hành hương về địa điểm hành hương trong Năm Thánh Tử Đạo của GHVN (nhà thờ Gò Thị), mừng 30 năm 117 Chân phước Tử đạo tại VN được tuyên phong hiển thánh (1988-2018).
Như vậy, có thể nói được rằng : “Tử Đạo” chính là một “Leimotiv”, một “nhạc đề chủ” của “Bài Ca Hy Tế Tạ Ơn” mà cộng đoàn chúng ta họp nhau cử hành tại đây hôm nay.
Trước hết, chúng ta dễ dàng tìm thấy “ý nghĩa tử đạo nầy” xuất hiện ngay trong bài đọc 1 với những lời cầu nguyện của ngôn sứ Giêrêmia : “Lạy Đức Chúa, xin để ý đến con và nghe những kẻ tố cáo con nói đó. Nào có ai lấy oán đền ơn? Thế mà chúng lại đào hố nhằm làm con mất mạng…”.
Mới nghe qua những lời trên, tự nhiên, chúng ta thấy gợn lên một nỗi trăn trở, một nỗi xót xa, chạnh lòng của nhà ngôn sứ bị bách hại.
Mà cũng đúng thôi ! Trong những ngày tù ngục đắng cay ở khám đường Bình Định, trước những bản án khắc nghiệt dành cho những người rao giảng Đạo Chúa…làm sao Thánh Giám Mục Stêphanô, linh mục Phaolô Châu hay Giuse Thủ lại không chạnh lòng trước những lầm lạc và cứng tin, hận thù và ghen ghét của cả một thế lực kết án các ngài ?. Cho dù các ngài đón nhận chén đắng tử đạo không một chút oán hờn, cay cú, thù hận…; nhưng khi nghĩ đến viễn cảnh một đàn chiên không người chăn dắt, một đoàn người bao la còn ở trong bóng tối tử thần, xa cách Nước Thiên Chúa, thù nghịch với Thập Giá Đức Kitô…, làm sao các ngài không đau đớn, chạnh lòng…như nỗi chạnh lòng của Đức Kitô thuở nào : “Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn cùng Thầy” (Mc 14,18); hay “Tôi còn những chiên khác không thuộc ràn nầy. Tôi cũng phải đưa chúng về…” (Ga 10,16)”.
Trải qua những những nỗi trăn trở, xót xa … để rồi thanh thản đón nhận vì tình yêu…đã là một cuộc tử đạo trong tâm hồn rồi; và ý nghĩa tử đạo nầy chưa bao giờ lỗi thời; đúng hơn, rất cần cho những ai đang dấn thân trong công cuộc làm chứng và loan báo Tin Mừng trong xã hội Việt Nam chúng ta hôm nay, một xã hội đầy dẫy những đố kỵ, nghi ngờ, ghen ghét, lãnh đạm và vô ơn đối với Giáo Hội, với Tin Mừng. Riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chương IV của tông huấn gọi mời nên thánh “Gaudete et Exsultate”, thì cho rằng “những sự hạ mình hằng ngày…những âm thầm chịu đựng để cứu vãn gia đình…chọn những việc thấp hèn…sẵn lòng chịu sự bất công để dâng hy sinh lên Chúa…” đều là tử đạo và là những “đặc tính của sự thánh thiện trong thế giới hôm nay” . Phải chăng đó chính là những cuộc “tử đạo nho nhỏ”.
Thánh Giám Mục Stêphanô của chúng ta chắc chắn đã sống huyền nhiệm “tử đạo nho nhỏ” nầy trong một cái Toà Giám Mục là một căn nhà tranh nho nhỏ, giữa bao nhiêu lo âu, vất vả, trốn tránh…, cùng với những trăn trở mục vụ chăm sóc cho cả một đàn chiên Đông Đàng Trong bao la của thời bách hại. Để hoàn thành lễ dâng vào giây phút lìa đời trong ngục thất Bình Định đêm 14.11.1861, Thánh Giám Mục Stêphanô đã đi qua con đường tử đạo suốt bao nhiêu năm trường, kể từ năm 1825, khi bước chân vào miền truyền giáo Đàng Trong.
Nhưng, có một điều các vị tử đạo ngày xưa và cả dân Chúa đều có chung một niềm xác tín : Cùng đích của Tử Đạo không là thất bại, tiêu tan, đổ vỡ…nhưng là con đường dẫn lối vào vinh quang, vào kết quả viên mãn, vào thành tựu tuyệt vời của ơn cứu độ. Chân lý nầy được Thánh Phaolô quả quyết nơi thư thứ 2 gởi giáo đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe nơi Bđ 2 :
“Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời…”; và nhất là được chính Chúa Giêsu ngụ ý trước khi đi vào cuộc khổ nạn qua hình ảnh của “hạt lúa mì” trong Tin Mừng Thánh Gioan : “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì sẽ trơ trọi một mình; còn nếu nó thối đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt...”.
“Hạt lúa sinh nhiều bông hạt” nơi ngụ ngôn của Chúa Giêsu hay “một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” nơi ngôn ngữ của Thánh Phaolô hoàn toàn không liên quan gì đến cái “thành công, vinh quang, toả sáng…” theo quan niệm của người đời, của phàm tục, như phát biểu của một người mẫu nào đó : “Trong giới showbitz, muốn đứng lên thì phải nằm xuống”. Vì quả thật, trong xã hội hôm nay, có rất nhiều người, để đạt được mục tiêu là sự giàu có, quyền lực, danh phận…đã không ngần ngại hy sinh, nhưng là hy sinh danh dự, hy sinh đạo đức, hy sinh liêm chính, hy sinh tình bạn hữu, hy sinh đức trinh khiết, hy sinh nghĩa vợ chồng, hy sinh niềm tin và sự thật chân chính…
Là những “bông hạt” phát sinh từ những “hạt lúa mì tử đạo” mà hôm nay chúng ta kính nhớ, chúng ta được gọi mời bước theo các Vị Tiền Nhân Tử Đạo, mưu tìm hạnh phúc đích thực, mưu tìm vinh quang và chiến thắng rạng ngời của tình yêu trên hận thù, của tự do trên nô lệ, của sự thật trên dối trá, của sự sống trên sự chết, của thiên đàng trên hoả ngục.
Đây chính là cuộc tử đạo mà chính Đức Kitô đã dẫn đầu cùng với cây thập giá và cái chết tủi nhục trên đồi Canvê “như chiếc lều dưới đất bị phá huỷ”, để Vượt Qua bến bờ của nô lệ và sự chết hầu mở cánh cửa Phục Sinh, “tiến vào một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”.
Trong Thánh lễ nầy, chúng ta hãy cầu xin Chúa nhờ các Vị Thánh Tử Đạo giáo phận cầu thay nguyện giúp, để, như Thánh Phaolô dạy, “Con người bên trong của chúng ta ngày càng đổi mới”, khi biết đón nhận những cuộc “tử đạo nho nhỏ” hằng ngày trong cuộc sống. Trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận Qui Nhơn chúng ta hôm nay chắc chắn không thiếu những cơ hội, những hoàn cảnh, những môi trường… để chúng ta hy sinh, để chúng ta thực hành sống huyền nhiệm “tử đạo”, những “cuộc tử đạo nhỏ nhỏ” luôn có sẵn trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình, trong giáo xứ mình.
- Vâng, cuộc tử đạo nho nhỏ đó là khi biết sẵn sàng dừng lại, cúi xuống, sẻ chia thời giờ, tiền bạc để giúp đỡ cho một “người bất hạnh nào đó” đang vất vưởng bên đường (như người Samari nhân hậu !).
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là biết đứng dậy, dứt khoát quay lưng lại với sự hấp dẫn của sự giàu có bất lương, của những quyền lợi bất chính, của những sĩ diện a dua theo thời..như Lêvi bỏ bàn thu thuế để theo Thầy, như Gakêu làm lại cuộc đời theo hướng mới.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là như cô Maria sẵn sàng đập bể cái bình dầu cam tùng hảo hạng của tuổi xuân, sắc đẹp, bằng cấp, tình cảm hôn nhân gia đình, mộng ước hào nhoáng…để hiến dâng cho Chúa trong đời tu trì như một tặng phẩm đẹp nhất của tình yêu.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là vợ chồng luôn sẵn sàng kề vai vác đỡ thánh giá của nhọc nhằn, vất vả, bệnh hoạn, túng cực cho nhau, cho con cái…, như anh Simon vác thánh giá cho Chúa trên đường khổ nạn, như Mẹ Maria lẽo đẽo theo con lên đồi Sọ.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là các bạn trẻ Công Giáo cho dù ở môi trường nào, học đường hay xí nghiệp, di dân nơi đô thị hay ẩn khuất nơi quê nghèo…luôn giữ những ngọn đèn cháy sáng là Lời Chúa, Thánh lễ, kinh nguyện, toà giải tội…cách trung thành như những cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn đi đón chàng rễ.
- Cuộc tử đạo nho nhỏ đó là những người cha trong giáo xứ hay những người cha trong gia đình, những chức việc trong hội đồng…luôn chu toàn trách nhiệm “coi sóc gia đình của Chúa” cách khiêm hạ, cần mẫn như Thánh Cả Giuse một đời thinh lặng phục vụ quên mình…
Và giờ đây, cuộc tử đạo vô cùng ý nghĩa, đó là tất cả chúng ta, cùng hiệp thông với Thánh Giám Mục Stêphanô, các Vị Tôi Tớ Chúa, sốt sắng hiệp dâng Hy Tế Thập Giá của Đức Kitô trên bàn thờ, để dòng máu tử đạo của Ngài nuôi dưỡng và biến đổi mọi người chúng ta trở nên những con người mới, những người con thuộc “dòng dõi của các Thánh nhân”, “dòng dõi của những người kiếm tìm Thiên Chúa”. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng, một linh mục Ý bị vạ tuyệt thông
Đặng Tự Do
04:27 14/11/2018
Ngày 13 tháng 11, 2018, Tổng Giáo Phận Palermo, Sicily, đã công bố một sắc lệnh chính thức ra vạ tuyệt thông “latae sententiae” (tiền kết) đối với một linh mục người Ý về tội lạc giáo và ly giáo.
Trong bộ Giáo Luật Công Giáo, một số tội phạm sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết, nghĩa là “tự động” có hiệu lực, ngay khi một người phạm vào một trong những tội này.
Giáo luật khoản 1331 quy định người mắc vạ tuyệt thông bị cấm không được tham phần bằng bất cứ cách nào như thừa tác viên vào việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, hay vào các lễ nghi phụng tự nào khác; không được cử hành các bí tích hay á bí tích, và lãnh nhận các bí tích; không được hành sử chức vụ, tác vụ, hay bất cứ nhiệm vụ nào, hay thi hành các hành vi cai trị.
Ngoài ra, còn có thể có các hậu quả tiếp theo sau khi một sắc lệnh về vạ tuyệt thông được chính thức công bố.
Dưới đây, là thông báo về sắc lệnh ra vạ tuyệt thông đối với linh mục Alessandro Maria Minutella, được Tổng Giáo Phận Palermo công bố. Bản gốc bằng tiếng Ý có thể được tìm thấy trên trang web của Tổng Giáo Phận Palermo.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2018, Cha Alessandro Maria Minutella đã được thông báo về sắc lệnh số Prot. 046/18 do Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice ký ngày 15 tháng 8 năm 2018 liên quan đến vạ tuyệt thông tiền kết đối với linh mục này về tội lạc giáo và ly giáo, theo quy định của giáo luật số 1364 triệt 1 bộ Giáo Luật, cùng với tất cả các hậu quả phát sinh từ vạ này.
Chưởng ấn Tòa Tổng Giám Mục
Cha Vincenzo Talluto
Cha Alessandro Maria Minutella năm nay 45 tuổi nguyên là cha sở nhà thờ San Giovanni Bosco, tại quận Romagnolo, một quận ngoại ô thành phố Palermo. Ngài thường lên tiếng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô và đi xa đến mức gọi Đức Giáo Hoàng là “tiên tri giả”. Tháng Ba, 2016 ngài thực hiện một video thu hình ngay tại tòa giảng trong đó ngài lên tiếng kêu gọi Đức Thánh Cha rút lại Tông Huấn Amoris Laetitia mà ngài cho là gây ra những ngộ nhận và sai lầm trong Giáo Hội Công Giáo. Sau đó, ngài còn kêu gọi một hội nghị gọi là “Công Giáo phản kháng” để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia.
Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice của Tổng Giáo Phận Palermo cách chức cha Minutella không cho làm cha sở San Giovanni Bosco nữa và đe dọa treo chén nếu ngài không từ bỏ ý định mở hội nghị “Công Giáo phản kháng”. Cha Minutella vâng lời và hủy bỏ hội nghị này.
Tuy nhiên, cha tiếp tục điều hành Radio Domina Nostra (Radio Đức Mẹ), viết sách, quy tụ anh chị em giáo dân trong các thánh lễ rất đông người, và tiếp tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng.
Source: Vatican News Notification of decree of excommunication
Trong bộ Giáo Luật Công Giáo, một số tội phạm sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết, nghĩa là “tự động” có hiệu lực, ngay khi một người phạm vào một trong những tội này.
Giáo luật khoản 1331 quy định người mắc vạ tuyệt thông bị cấm không được tham phần bằng bất cứ cách nào như thừa tác viên vào việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, hay vào các lễ nghi phụng tự nào khác; không được cử hành các bí tích hay á bí tích, và lãnh nhận các bí tích; không được hành sử chức vụ, tác vụ, hay bất cứ nhiệm vụ nào, hay thi hành các hành vi cai trị.
Ngoài ra, còn có thể có các hậu quả tiếp theo sau khi một sắc lệnh về vạ tuyệt thông được chính thức công bố.
Dưới đây, là thông báo về sắc lệnh ra vạ tuyệt thông đối với linh mục Alessandro Maria Minutella, được Tổng Giáo Phận Palermo công bố. Bản gốc bằng tiếng Ý có thể được tìm thấy trên trang web của Tổng Giáo Phận Palermo.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2018, Cha Alessandro Maria Minutella đã được thông báo về sắc lệnh số Prot. 046/18 do Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice ký ngày 15 tháng 8 năm 2018 liên quan đến vạ tuyệt thông tiền kết đối với linh mục này về tội lạc giáo và ly giáo, theo quy định của giáo luật số 1364 triệt 1 bộ Giáo Luật, cùng với tất cả các hậu quả phát sinh từ vạ này.
Chưởng ấn Tòa Tổng Giám Mục
Cha Vincenzo Talluto
Cha Alessandro Maria Minutella năm nay 45 tuổi nguyên là cha sở nhà thờ San Giovanni Bosco, tại quận Romagnolo, một quận ngoại ô thành phố Palermo. Ngài thường lên tiếng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô và đi xa đến mức gọi Đức Giáo Hoàng là “tiên tri giả”. Tháng Ba, 2016 ngài thực hiện một video thu hình ngay tại tòa giảng trong đó ngài lên tiếng kêu gọi Đức Thánh Cha rút lại Tông Huấn Amoris Laetitia mà ngài cho là gây ra những ngộ nhận và sai lầm trong Giáo Hội Công Giáo. Sau đó, ngài còn kêu gọi một hội nghị gọi là “Công Giáo phản kháng” để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia.
Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice của Tổng Giáo Phận Palermo cách chức cha Minutella không cho làm cha sở San Giovanni Bosco nữa và đe dọa treo chén nếu ngài không từ bỏ ý định mở hội nghị “Công Giáo phản kháng”. Cha Minutella vâng lời và hủy bỏ hội nghị này.
Tuy nhiên, cha tiếp tục điều hành Radio Domina Nostra (Radio Đức Mẹ), viết sách, quy tụ anh chị em giáo dân trong các thánh lễ rất đông người, và tiếp tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng.
Source: Vatican News Notification of decree of excommunication
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna làm Đồng Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin
Đặng Tự Do
05:28 14/11/2018
Giữa một mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng tính dục và che đậy trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, người Malta, nguyên là công tố viên hàng đầu của Vatican về các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, trở lại nhiệm sở cũ của mình; mặc dù vị giám mục sẽ tiếp tục lãnh đạo Giáo hội ở Malta.
Với quyết định bổ nhiệm ngài làm Đồng Tổng Thư Ký, Đức Tổng Giám Mục Scicluna sẽ là nhân vật quan trọng thứ ba trong Bộ Giáo Lý Đức Tin. Quyết định trên đã được công bố hôm thứ Ba 13 tháng 11, một năm sau khi ngài lãnh trách nhiệm điều tra những cáo buộc lạm dụng tính dục tại Chí Lợi.
Giữa những trách nhiệm khác, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm thụ lý các cáo buộc lạm dụng chống lại các giáo sĩ, và Đức Cha Scicluna cũng là chủ tịch của phân bộ này.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna đã từng là một thành viên toàn thời gian của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến năm 2014, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài về coi sóc Malta.
Trước đây, tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Scicluna đã làm việc dưới quyền Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, và cả hai vị là những người đã tuyên án ngàn của các linh mục lạm dụng tính dục, trong đó có Cha Marcial Maciel Degollado, người Mễ Tây Cơ, là sáng lập viên Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.
Theo kết quả của hai cuộc điều tra trong năm nay bởi Đức Cha Scicluna, và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, một viên chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận ngài đã sai lầm trong đánh giá tình hình ở Chí Lợi. Đức Thánh Cha đã xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và triệu tập các Giám Mục Chí Lợi đến Rôma. Các Giám Mục Chí Lợi đã từ chức đồng loạt sau cuộc họp đó.
Đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của 7 trong số 34 giám mục Chí Lợi đang tại chức, và dự kiến sẽ chấp nhận đơn từ chức của một vài vị nữa, trong đó có Đức Hồng Y Ricardo Ezzati, Tổng Giám Mục Santiago và một trong tám giám mục đã bị văn phòng công tố viên địa phương triệu tập để trả lời cho các cáo buộc che đậy.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna sẽ thay thế Đức Tổng Giám Mục Joseph Di Noia, người Mỹ, nghỉ hưu vì lý do tuổi tác.
Source: Crux Pope taps sex abuse reformer for key Vatican role
Với quyết định bổ nhiệm ngài làm Đồng Tổng Thư Ký, Đức Tổng Giám Mục Scicluna sẽ là nhân vật quan trọng thứ ba trong Bộ Giáo Lý Đức Tin. Quyết định trên đã được công bố hôm thứ Ba 13 tháng 11, một năm sau khi ngài lãnh trách nhiệm điều tra những cáo buộc lạm dụng tính dục tại Chí Lợi.
Giữa những trách nhiệm khác, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm thụ lý các cáo buộc lạm dụng chống lại các giáo sĩ, và Đức Cha Scicluna cũng là chủ tịch của phân bộ này.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna đã từng là một thành viên toàn thời gian của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến năm 2014, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài về coi sóc Malta.
Trước đây, tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Scicluna đã làm việc dưới quyền Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, và cả hai vị là những người đã tuyên án ngàn của các linh mục lạm dụng tính dục, trong đó có Cha Marcial Maciel Degollado, người Mễ Tây Cơ, là sáng lập viên Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.
Theo kết quả của hai cuộc điều tra trong năm nay bởi Đức Cha Scicluna, và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, một viên chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận ngài đã sai lầm trong đánh giá tình hình ở Chí Lợi. Đức Thánh Cha đã xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và triệu tập các Giám Mục Chí Lợi đến Rôma. Các Giám Mục Chí Lợi đã từ chức đồng loạt sau cuộc họp đó.
Đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của 7 trong số 34 giám mục Chí Lợi đang tại chức, và dự kiến sẽ chấp nhận đơn từ chức của một vài vị nữa, trong đó có Đức Hồng Y Ricardo Ezzati, Tổng Giám Mục Santiago và một trong tám giám mục đã bị văn phòng công tố viên địa phương triệu tập để trả lời cho các cáo buộc che đậy.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna sẽ thay thế Đức Tổng Giám Mục Joseph Di Noia, người Mỹ, nghỉ hưu vì lý do tuổi tác.
Source: Crux Pope taps sex abuse reformer for key Vatican role
Hà Lan triệu hồi nhân viên sứ quán tại Pakistan về nước sau khi bị Hồi Giáo cực đoan đe dọa
Đặng Tự Do
05:51 14/11/2018
Hà Lan đã triệu hồi các nhân viên làm việc tại đại sứ quán ở Pakistan về nước sau các mối đe dọa vì nước này đã cho luật sư bào chữa cho Asia Bibi được quyền tị nạn. Ngoại trưởng Hà Lan cho biết như trên hôm thứ Hai 12/11.
Những người Hồi giáo cực đoan ở Pakistan đã tổ chức các cuộc biểu tình làm tê liệt sinh hoạt tại nhiều thành phố của quốc gia này sau khi Tòa án tối cao Pakistan tuyên bố tha bổng cho Asia Bibi hôm 31 tháng 10. Asia Bibi, 50 tuổi, đã bị kết án tử hình vào năm 2010 và đã bị giam trong tám năm qua.
Ngoại trưởng Stef Blok nói với đài phát thanh quốc gia rằng “đã có các mối đe dọa nhắm vào Hà Lan, và các nhà ngoại giao Hà Lan. Tôi đã thảo luận vấn đề này với các đối tác Pakistan và quyết định rút hết nhân viên sứ quán về nước.”
Đại sứ quán đã đóng cửa vào ngày thứ Hai và “một số lượng lớn các nhân viên” đã trở về đến Hà Lan, ngoại trưởng Blok nói.
Luật sư của Bibi, là ông Saiful Mulook, đã được các nhân viên Liên Hiệp Quốc đưa lên máy bay trốn sang Hà Lan vì lo sợ bị giết trước cơn cuồng loạn của người Hồi Giáo. Chính phủ Hà Lan hôm thứ Năm tuần trước đã công bố quyết định cho Mulook được hưởng quyền tị nạn tại quốc gia này.
Một ngày sau đó, hôm thứ Sáu, chính phủ Hà Lan cho biết đại sứ quán ở Pakistan, đã tạm thời ngừng cấp thị thực “vì những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.
Source: NDTV Netherlands Recalls Pak Embassy Staff After Threats Over Lawyer
Những người Hồi giáo cực đoan ở Pakistan đã tổ chức các cuộc biểu tình làm tê liệt sinh hoạt tại nhiều thành phố của quốc gia này sau khi Tòa án tối cao Pakistan tuyên bố tha bổng cho Asia Bibi hôm 31 tháng 10. Asia Bibi, 50 tuổi, đã bị kết án tử hình vào năm 2010 và đã bị giam trong tám năm qua.
Ngoại trưởng Stef Blok nói với đài phát thanh quốc gia rằng “đã có các mối đe dọa nhắm vào Hà Lan, và các nhà ngoại giao Hà Lan. Tôi đã thảo luận vấn đề này với các đối tác Pakistan và quyết định rút hết nhân viên sứ quán về nước.”
Đại sứ quán đã đóng cửa vào ngày thứ Hai và “một số lượng lớn các nhân viên” đã trở về đến Hà Lan, ngoại trưởng Blok nói.
Luật sư của Bibi, là ông Saiful Mulook, đã được các nhân viên Liên Hiệp Quốc đưa lên máy bay trốn sang Hà Lan vì lo sợ bị giết trước cơn cuồng loạn của người Hồi Giáo. Chính phủ Hà Lan hôm thứ Năm tuần trước đã công bố quyết định cho Mulook được hưởng quyền tị nạn tại quốc gia này.
Một ngày sau đó, hôm thứ Sáu, chính phủ Hà Lan cho biết đại sứ quán ở Pakistan, đã tạm thời ngừng cấp thị thực “vì những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.
Source: NDTV Netherlands Recalls Pak Embassy Staff After Threats Over Lawyer
Ấn Độ: Bịa chuyện bị cải đạo sang Kitô Giáo trong cuộc bầu cử
Nguyễn Long Thao
10:12 14/11/2018
Tin trên được đăng trên tờ báo địa phương, nhưng báo không đưa ra bằng chứng cụ thể nào nói các gia đình đã nhận tiền, thuốc men để cải đạo
Theo tờ báo, các người cải đạo phần lớn thuộc giai cấp cùng đinh. Tờ báo còn nói các vị thừa sai đã vào các gia đình cải đạo, lấy đi các tượng nữ thần Ấn Giáo và thay vào đó là tượng ảnh Chúa Giêsu và Thánh Giá.
Trong khi đó, Ông Sajan K George, chủ tịch Hội đồng toàn cầu của Kitô hữu Ấn Độ (GCIC) cho biết tin đăng trong tờ báo là hoàn toàn tin giả.
Ông tuyên bố: Ở Uttar Pradesh, tà ác trong tôn giáo đang diễn ra trước viễn tượng có một cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2019. Mọi nỗ lực của họ trong cuộc bầu cử này là nhắm vào việc phân cực các cử tri , họ lợi dụng tình cảm dân tộc và viểc cải đạo để chống lại nhóm thiểu số Kitô giáo. Người Công Giáo ở đây bị coi là công dân hạng hai.
Nguyễn Long Thao
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ký sự Hành Hương Vietcatholic 3: Đường Mục Vụ cuả Chuá Giêsu
Trần Mạnh Trác
12:02 14/11/2018
Xem hình ảnh
Chủ đề 3 của ký sự Hành Hương VietCatholic là ‘Đường Mục Vụ cuả Chuá Giêsu’. Với chủ đề này chúng tôi nối kết ký sự Di sản cuả Đức Mẹ với Con đường Thương Xót (Via Dolorosa) để làm trọn cuộc hành hương ở Israel.
Ký sự này đi qua những nơi rao giảng và sự thành lập Giáo Hội cuả Chuá Giêsu.
Chúng tôi bắt đầu với những hình ảnh mà thoạt nhìn có vẻ như không liên quan với công việc mục vụ cuả Chuá Giêsu: Đó là nơi các Thiên Thần báo tin cho mục đồng về sự Giáng Sinh cuả đấng Cứu Thế.
Bài ca Thiên Thần hát rằng: “Vinh danh Chuá Cả trên trời, bình an dưới thế cho người Thiện Tâm”.
Dưới ánh sáng diệu huyền cuả đêm Giáng Sinh, có lẽ không có mục đồng nào thắc mắc về hai chữ “Thiện Tâm”, nhưng câu hỏi vẫn là thế nào mới là “Lòng Ngay” để được hưởng Bình An Nước Trời?
Cuộc đời mục vụ cuả Chúa Giêsu, qua hành động và lời rao giảng, đã chung qui trả lời cho câu hỏi đó, mà gom góp lại thì là một tuyên ngôn ngắn, mà các học giả kim cổ gọi là ‘hiến chương mới cho nhân loại’: Hiến chương ‘Tám Mối Phúc Thật’.
Là một hiến chương ‘Cách Mạng’, bởi vì ngược với mọi tin tưởng đã tồn tại cho đến ngày ấy, hiến chương này không coi cuả cải, sức khoẻ, danh vọng, uy quyền là những dấu chỉ cuả ơn phước nữa, mà coi những kẻ thanh bần, than khóc, nhu mì, chính trực, nhân từ, trong trắng, hoà hợp, bị oan ức, bị đọa đầy là những kẻ thừa kế gia nghiệp Nước Trời.
Đó là một ý niệm mới về nhân vị con người, mà hình ảnh thì không thể diễn đạt cho thấu đáo được, cho nên chúng tôi xin mượn những lời dẫn giải sau đây để bổ túc thêm. Chúng tôi hy vọng những hình ảnh này sẽ là những ‘trợ huấn cụ’, để quí vị nhớ lại hoặc làm quen với những chủ đề hành hương.
Album đính kèm có thứ tự sau đây:
1-Cánh đồng thiên thần, nơi mục đồng nhận được tin mừng Giáng Sinh.
2-Giêricô và nuí Cám Giỗ: Đây là khu vực nằm trên đường từ Galilee đến Jerusalem cho nên Chuá Giêsu đã đi qua nhiều lần. Trong thời gian cuả Chuá, nơi đây là xóm nhà cuả các Thày Cả và Thày Levi lo việc tế lễ trên Đền Thờ Jerusalem. Những con đường sỏi đá và hiểm trở cuả vùng đã được dùng làm bối cảnh cho dụ ngôn ‘Người Samarita tốt lành’ trong đó một bọn cưóp đã ‘đánh người cướp cuả’ một nạn nhân. Trong khi các Thày Cả và Levi lảnh mặt làm ngơ, thì một người dân ngoại đã tận tình giúp đỡ kẻ bị nạn.
-Nhân tiện ở Giêricô, chúng ta đi thăm cây vả cuả ông Gia Kêu: Ông Gia kêu là một người thu thuế, thuộc loại ‘Gian Thần Bán Nước’ làm tay sai cho đế quốc Roma để tham nhũng. Ông có lòng mộ mến đức Kitô nhưng vì lùn quá cho nên phải leo lên cây mà nhìn Ngài. Chuá đã gọi ông xuống và cảm hoá ông. (Ở gần đó trong một tu viện Chính Thống Giáo cũng có một gốc cây được lồng trong kính, và họ cho rằng đó mới chính là cây thật sự cuả ông Gia Kêu.)
3- Sông Jordan, nơi Chuá chịu phép rửa: Đây là vùng biên giới giữa Israel và Jordanie. Vị trí thật sự cuả nơi Chuá chịu phép rửa thì không có sự đồng ý nào từ phiá các học giả, dẫn đến việc có nhiều tranh chấp mà các nơi lại ở xa nhau hàng trăm dặm. Một địa điểm thu hút đông đảo khách hành hương là quãng sông ở Qasr el Yahud cuả Israel (trong album), mà ở bên kia Jordanie là phố ‘Bethany Beyond the Jordan’ (Bethany bên kia sông Jordan). Nơi đây là lối đi mà trong thời cuả Chúa Giêsu người Do Thái đã dùng để vượt qua biên giới. Nếu đi thăm ‘Bethany Beyond the Jordan’ thì cũng nên ghi nhớ là Chuá đã lánh nạn ở đây sau khi bị xua đuổi và bị ném đá ở Jerusalem. (Cũng cần ghi chú thêm là ‘Bethany Beyond the Jordan’ thì khác với Bethany ở Jerusalem là nhà cuả chị em bà Martha.)
3-Bờ hồ Galilee: Bờ Bắc cuả hồ Galilee là nơi mà Chuá Giêsu đã rao giảng nhiều đến 80% tổng số công việc mục vụ cuả Người. Tabgha, Caphanaum (Capernaum) là quê hương cuả các môn đệ làm nghề chài lưới. Nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện trước và sau khi chuá Sống Lại: Chuá rao giảng, nhận môn đệ, làm phép lạ, hoá bánh cho nhiều người ăn (một lần cho đa số dân Do Thái, lần khác cho đa số dân ngoại), và trao quyền chăn dắt Hội Thánh cho Thánh Phêrô. Ngay cạnh bờ nước có một ngôi nhà thờ bé nhỏ xây bằng đá đen, là loại đá núi lửa sẵn có của vùng này, là nơi Chuá đã hỏi Phêrô 3 lần câu hỏi: “con có yêu Thầy không?”, và vì yêu nhiều cho nên Phêrô đã được trao cho quyền chăn dắt cả chiên con lẫn chiên mẹ cuả Chuá.
Sự việc Chuá chọn vùng đất này để đặt nền móng cho một nền Đạo Lý mới là vì nơi đây là vùng biên giới, dân số trộn lẫn, tinh thần phóng khoáng, và cộng đồng Do Thái chấp nhận Người. Hồi đó người Do Thái tin tưởng sẽ có một vị cứu tinh xuất hiện để giải thoát Israel, và đã có nhiều phong trào chống Roma dấy lên, mỗi khi một phong trào bị dẹp tan và người lãnh đạo bị giết thì môn đồ lại đi tìm một người khác. Đó là lý do tại sao nhiều môn đệ cuả thánh Gioan đã đi theo Đức Chuá Giêsu mà câu hỏi căn bản cuả họ là “Thầy có phải là đấng mà chúng tôi hằng mong đợi không?” Riêng trong trường hợp cuả Chuá Giêsu thì việc đi tìm một vị Thày mới sau khi Chuá bị giết rồi đã không xảy ra, tất cả các môn đệ đã ‘tử thủ’ với niềm tin mới, và tất cả đã hy sinh mạng sống cuả mình để làm chứng! Theo lý giải cuả một số nhà sử học, thì lý do cuả một hiện tượng như thế phải là: Họ đã cùng trải qua một sự gì đó rất phi thường xảy ra.
Chúng ta biết rõ điều phi thường ấy là biến cố Phục Sinh, vì không có việc sống lại cuả Chuá thì Giáo Lý cuả Chuá Giêsu là hoàn toàn điên rồ.
4-Caphanaum: Là nơi Chuá nhận các môn đệ đâu tiên là Phêrô, An Rê, Jacobê, Gioan, và ngưòi thu thuế Mathêo. Chuá đã dâng lễ tại hội đường Do Thái rất nguy nga ở Caphanaum (xem di tích trong album) và người ta đã kinh ngạc vì không như các bậc thày giảng khác, Người đã rao giảng với uy quyền. Cũng tại hội đường này Chuá đã dạy: “Ta là bánh hằng sống, ai ăn ta thì sẽ được sống đời đời”. Ngày nay bên cạnh di tích cuả hội đường, một nhà thờ với kiến trúc tân thời đã được xây dựng trên căn nhà cuả bà mẹ vợ cuả thánh Phêrô, bà là người đã được Chuá chữa lành.
5-Biển hồ Galilee: Nhìn những bờ nước thoai thoải và nhiều thế đất ‘hoà hợp âm thanh’ (dẫn tiếng nói đi xa) thì ngươì ta có thể hiểu được việc Chuá đã thường đứng trên thuyền mà giảng dạy cho dân chúng. Người ta ức đoán vào thời cuả Chuá có tới 230 chiếc thuyền chài ở đây. Trên hồ này đã xảy ra nhiều phép lạ như lưới cá đến ngập thuyền, Chuá truyền cho giông bão phải ngưng (điạ thế cuả vùng này thường xuyên gây ra những cơn giông bất ngờ,) Chuá đi trên nước…Nhìn các bãi cát hấp dẫn và mặt nước lung linh, có người tự hỏi rằng Chuá có khi nào ‘thoải mái tắm biển’ ở đây không nhỉ? Câu trả lời (đồn đoán cho vui nhé) là có thể nào mà được chứ? Vì Chuá không thể chìm được!
6-Núi “Phúc Thật” là nơi Chuá ban hiến chương mới cho nhân loại. Cái tháp cuả ngôi đền có hình bát giác, tượng trưng cho 8 mối phúc thật. Một bảng đá bằng tiếng Việt đã được các phái đoàn trong và ngoài nước khánh thành vào giữa tháng 10 vừa qua.
Ngoài ra, những trùng hợp với các album trước như Tiệc Cưới Cana, Đền Thánh Jerusalem, hồ nước thiêng Bethesda, con đường Thương Xót v.v. thì chúng tôi xin được miễn không đăng lại.
Những hình ảnh là tập hợp cuả các phóng viên Vietcatholic: Trần Mạnh Trác, cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh.
Chủ đề 3 của ký sự Hành Hương VietCatholic là ‘Đường Mục Vụ cuả Chuá Giêsu’. Với chủ đề này chúng tôi nối kết ký sự Di sản cuả Đức Mẹ với Con đường Thương Xót (Via Dolorosa) để làm trọn cuộc hành hương ở Israel.
Ký sự này đi qua những nơi rao giảng và sự thành lập Giáo Hội cuả Chuá Giêsu.
Bài ca Thiên Thần hát rằng: “Vinh danh Chuá Cả trên trời, bình an dưới thế cho người Thiện Tâm”.
Dưới ánh sáng diệu huyền cuả đêm Giáng Sinh, có lẽ không có mục đồng nào thắc mắc về hai chữ “Thiện Tâm”, nhưng câu hỏi vẫn là thế nào mới là “Lòng Ngay” để được hưởng Bình An Nước Trời?
Cuộc đời mục vụ cuả Chúa Giêsu, qua hành động và lời rao giảng, đã chung qui trả lời cho câu hỏi đó, mà gom góp lại thì là một tuyên ngôn ngắn, mà các học giả kim cổ gọi là ‘hiến chương mới cho nhân loại’: Hiến chương ‘Tám Mối Phúc Thật’.
Đó là một ý niệm mới về nhân vị con người, mà hình ảnh thì không thể diễn đạt cho thấu đáo được, cho nên chúng tôi xin mượn những lời dẫn giải sau đây để bổ túc thêm. Chúng tôi hy vọng những hình ảnh này sẽ là những ‘trợ huấn cụ’, để quí vị nhớ lại hoặc làm quen với những chủ đề hành hương.
Album đính kèm có thứ tự sau đây:
1-Cánh đồng thiên thần, nơi mục đồng nhận được tin mừng Giáng Sinh.
-Nhân tiện ở Giêricô, chúng ta đi thăm cây vả cuả ông Gia Kêu: Ông Gia kêu là một người thu thuế, thuộc loại ‘Gian Thần Bán Nước’ làm tay sai cho đế quốc Roma để tham nhũng. Ông có lòng mộ mến đức Kitô nhưng vì lùn quá cho nên phải leo lên cây mà nhìn Ngài. Chuá đã gọi ông xuống và cảm hoá ông. (Ở gần đó trong một tu viện Chính Thống Giáo cũng có một gốc cây được lồng trong kính, và họ cho rằng đó mới chính là cây thật sự cuả ông Gia Kêu.)
Sự việc Chuá chọn vùng đất này để đặt nền móng cho một nền Đạo Lý mới là vì nơi đây là vùng biên giới, dân số trộn lẫn, tinh thần phóng khoáng, và cộng đồng Do Thái chấp nhận Người. Hồi đó người Do Thái tin tưởng sẽ có một vị cứu tinh xuất hiện để giải thoát Israel, và đã có nhiều phong trào chống Roma dấy lên, mỗi khi một phong trào bị dẹp tan và người lãnh đạo bị giết thì môn đồ lại đi tìm một người khác. Đó là lý do tại sao nhiều môn đệ cuả thánh Gioan đã đi theo Đức Chuá Giêsu mà câu hỏi căn bản cuả họ là “Thầy có phải là đấng mà chúng tôi hằng mong đợi không?” Riêng trong trường hợp cuả Chuá Giêsu thì việc đi tìm một vị Thày mới sau khi Chuá bị giết rồi đã không xảy ra, tất cả các môn đệ đã ‘tử thủ’ với niềm tin mới, và tất cả đã hy sinh mạng sống cuả mình để làm chứng! Theo lý giải cuả một số nhà sử học, thì lý do cuả một hiện tượng như thế phải là: Họ đã cùng trải qua một sự gì đó rất phi thường xảy ra.
Chúng ta biết rõ điều phi thường ấy là biến cố Phục Sinh, vì không có việc sống lại cuả Chuá thì Giáo Lý cuả Chuá Giêsu là hoàn toàn điên rồ.
6-Núi “Phúc Thật” là nơi Chuá ban hiến chương mới cho nhân loại. Cái tháp cuả ngôi đền có hình bát giác, tượng trưng cho 8 mối phúc thật. Một bảng đá bằng tiếng Việt đã được các phái đoàn trong và ngoài nước khánh thành vào giữa tháng 10 vừa qua.
Ngoài ra, những trùng hợp với các album trước như Tiệc Cưới Cana, Đền Thánh Jerusalem, hồ nước thiêng Bethesda, con đường Thương Xót v.v. thì chúng tôi xin được miễn không đăng lại.
Những hình ảnh là tập hợp cuả các phóng viên Vietcatholic: Trần Mạnh Trác, cô Caroline Nguyễn và ông Nguyễn Văn Thanh.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam Đang Chết Đuối Ở Biển Đông
Phạm Trần
21:07 14/11/2018
Giữa lúc Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Hoa đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.
Hiện tượng này diễn ra ở Việt Nam và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng nửa sau của năm 2018.
Tại phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ngày 16/9 (2018) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Trưởng đoàn Trung Cộng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Pham Bình Minh rằng: “Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển (giữa Việt Nam và Trung Quốc) là hợp tác khai thác trên biển.”
Lập trường của Vương Nghị không mới mà đã thường xuyên được phía Trung Hoa lập lại với Việt Nam mỗi khi có cuộc họp chính thức song phương, hay bên lề các cuộc gặp gỡ Quốc tế. Sở dĩ Bắc Kinh muốn nhắc lại là muốn cho phía Việt Nam hiểu rằng Hà Nội không có lựa chọn nào khác, khi xét về tương quan lực lượng quân sự và sức mạnh kinh tế-chính trị của Trung Hoa đối với Việt Nam.
NỢ TRUNG HOA BAO NHIÊU ?
Nếu đem yêu cầuViệt Nam “cùng hợp tác để khai thác trên biển” của Vương Nghị áp dụng vào món nợ khổng lồ của Việt Nam đối với Bắc Kinh thì “qủa đấm” của họ Vương dành cho ông Phạm Bình Minh không nhẹ chút nào.
Món nợ tài chính này đã được chuyên gia Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tiết lộ trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 03/09/2018. Bài này sau đó được đăng lại trên nhiều báo ở Việt Nam.
Ông Việtviết:”Theo một nghiên cứu chi tiết về các khoản nợ của các nước trong đó có Việt Nam với Trung Quốc, thì tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013 . Số liệu trên cũng chưa thể tính trừ đi khoản nợ gốc đã trả.”
“Tuy thế”, ông Việt viết tiếp, “nếu dựa vào số liệu nợ Trung Quốc là 4,1 tỉ đô la năm 2013, tính ra bằng 6,3% tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (kể cả nợ của doanh nghiệp) là 63,5 tỉ đô la vào năm 2013. Dựa vào cùng tỷ lệ trên, và với số nợ nước ngoài hiện nay ước là 100 tỉ đô la Mỹ, có thể ước nợ Trung Quốc vào năm 2018 đã trên 6 tỉ đô la. Ngân hàng Thế giới tính số nợ nước ngoài của Việt Nam là 86,9 tỉ đô la vào cuối năm 2016.”
Vẫn theo tính toán của ông Việt thì :”Số nợ Trung Quốc thật sự có thể lớn hơn số trên, vì từ sau năm 2010, Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công tức là nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh, theo định nghĩa của Việt Nam. Từ 2011, bộ đã chấm dứt công bố nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có bản hướng dẫn về nội dung quản lý nhà nước đối với vay và trả nợ của doanh nghiệp (03/VBHN-NHNN, 12-7-2017). Như thế về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước nắm được thông tin nhưng không công bố.”
Với đống nợ to bằng cái đình làng như thế thì liệu Việt Nam có khả năng tránh được áp lực đòi cùng khái thác ở Biển Đông của chủ nợ không ?
TRẢ LỜI HAY KHÔNG ?
Đó là lý do tại sao phía Việt Nam, qua lời người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao,đã trả lời giữa vời khi được báo chí chất vấn về yêu cầu của Vương Nghị.
Bà Hằng nói chiều ngày 20/09/2018 :“Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có hợp tác trên biển. Trên thực tế, Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương về biển với các quốc gia, trong đó có Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển, hoạt động kinh tế...
Chủ trương của Việt Nam là hợp tác trên biển phải theo đúng các quy định và chế định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với quyền, lợi ích của Việt Nam và tôn trọng lợi ích của các bên liên quan khác.” (Bản tin chính thức của Bộ Ngoại giao).
Câu trả lời của Bà Hằng không bác thẳng tay yêu cầu của Vương Nghị mà ngụ ý sự hợp tác, nếu có phải được thảo luận dựa trên Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi các bên quan hệ phải tôn trọng quyền lợi và lập trường về biển đảo của đôi bên.
Nói cách khác, phía Việt Nam đã ỡm ờ giữa “có” và “không” để mua thời gian với cáo già Trung Quốc.
Cũng nên biết lập trường “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Hoa đã phát ra lần đầu tiên từ cửa miệng Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1979. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa kế tiếp vẫn giữ nguyên như thế.
Nhưng nếu mắc bẫy Trung Hoa là chẳng khác nào bán thóc giống đi mà ăn. Bởi vì trước hết, Trung Hoa không có chủ quyền thực tế ở Biển Đông mà chỉ tự nhận các bãi đá, đảo và vùng nước chung quanhnhững vị trí này là của Trung Hoa từ ngàn xưa.
Câu nói ngang ngược của Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Tân Gia Ba (Singapore) ngày 07/11/2015 là bằng chứng tham vọng của Bắc Kinh.
Họ Tập nóitại Đại học Quốc gia Singapore:“Xin hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa . Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc”.
Ông Tập rêu rao rằng “những hòn đảo của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông nói:”Những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình.”
SUY NHƯỢC-PHỤC TÙNG
Lập trường chủ quyền ở Biển Đông của Trung Hoa đã bước vào thời kỳ căng thẳng và nguy hiểm nhất từ 30 năm qua, sau khi quân Trung Hoa tấn công chiếm 7 bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa từ năm 1988. Sau đó bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Trung Hoa đã đồn trú binh lính, xây bến cảng, sân bay và lập tuyến phòng thủ Radar và xây một số Đài khí tượng trên 7 vị trí. Vì vậy, Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, vì sức mạnh quân sự không cân bằng mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm:
Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây, Đá Nam
Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Núi Thị
Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Cô Lin, Đá Len Đao
Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa, Đá Đông,Đá Lát, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ,Đá Tốc Tan, Đảo Trường Sa Đông
Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang, Đá/Bãi Thuyền Chài
Một bằng chứng suy nhược của phía Việt Nam Cộng sản là quân đội đã không dám nghênh chiến với lính và tầu Trung Cộng mỗi khi chúng tấn công, bắn phá vá cướp tài sản của ngư dân Việt Nam hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa (bị Trung Cộng chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974) và ở Trường Sa.
Ô nhục hơn, phần lớn báo đài nhà nước CSVN không dám chỉ đích danh lính và tầu Trung Cộng đã hành động sát nhân vô nhân đạo chống ngư phủ Việt Nam mà chỉ dám gọi chúng là “tầu lạ” hay “tàu nước ngoài”.
Tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, mỗi khiTrung Cộng có động tác xác nhận chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thì người phát ngôn chỉ biết nói đi nói lại đến nhàm tai rằng :”Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
DƯƠNG KHIẾT TRÌ-BIỂN ĐÔNG
Khẳng định của Việt Nam, một lần nữa đã bị Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc gạt đi trong cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 09/11/2018.
Họ Dương và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa, Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã đến Hoa Thịnh Đốn để họp thường niên với Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis.
Trả lời câu hỏi về hoạt động của Trung Hoa tại Biển Dông, Dương Khiết Trì nói:“China reaffirmed its principled position on this issue and pointed out that China has indisputable sovereignty over islands in Nansha and its adjacent waters. On its own territory, China is undertaking some constructions to build civilian facilities and necessary defense facilities. That is the right of preservations and self-defense that international law has provided for sovereign state that has nothing to do with militarization.” (Tài liệu Bộ Ngoại giao Mỹ)
Tạm dịch:”Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệtheo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa.”
Lời tuyên bố mới nhất về Biển Đông của Dương Khiết Trì như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, vậy mà đảng và nhà nước , kể cả báo đài sống nhờ tiền dân và Ban Tuyên giáo chuyên nghề tuyên truyềnđã không dám mở mồm bình phẩm hay phản ứng lấy nửa lời.
Là người lãnh đạo cao nhất nước, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có còn là người Việt Nam hay ông chưa biết Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông ? -/-
Phạm Trần
(11/018)
Hiện tượng này diễn ra ở Việt Nam và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng nửa sau của năm 2018.
Tại phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ngày 16/9 (2018) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Trưởng đoàn Trung Cộng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Pham Bình Minh rằng: “Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển (giữa Việt Nam và Trung Quốc) là hợp tác khai thác trên biển.”
Lập trường của Vương Nghị không mới mà đã thường xuyên được phía Trung Hoa lập lại với Việt Nam mỗi khi có cuộc họp chính thức song phương, hay bên lề các cuộc gặp gỡ Quốc tế. Sở dĩ Bắc Kinh muốn nhắc lại là muốn cho phía Việt Nam hiểu rằng Hà Nội không có lựa chọn nào khác, khi xét về tương quan lực lượng quân sự và sức mạnh kinh tế-chính trị của Trung Hoa đối với Việt Nam.
NỢ TRUNG HOA BAO NHIÊU ?
Nếu đem yêu cầuViệt Nam “cùng hợp tác để khai thác trên biển” của Vương Nghị áp dụng vào món nợ khổng lồ của Việt Nam đối với Bắc Kinh thì “qủa đấm” của họ Vương dành cho ông Phạm Bình Minh không nhẹ chút nào.
Món nợ tài chính này đã được chuyên gia Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tiết lộ trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 03/09/2018. Bài này sau đó được đăng lại trên nhiều báo ở Việt Nam.
Ông Việtviết:”Theo một nghiên cứu chi tiết về các khoản nợ của các nước trong đó có Việt Nam với Trung Quốc, thì tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013 . Số liệu trên cũng chưa thể tính trừ đi khoản nợ gốc đã trả.”
“Tuy thế”, ông Việt viết tiếp, “nếu dựa vào số liệu nợ Trung Quốc là 4,1 tỉ đô la năm 2013, tính ra bằng 6,3% tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (kể cả nợ của doanh nghiệp) là 63,5 tỉ đô la vào năm 2013. Dựa vào cùng tỷ lệ trên, và với số nợ nước ngoài hiện nay ước là 100 tỉ đô la Mỹ, có thể ước nợ Trung Quốc vào năm 2018 đã trên 6 tỉ đô la. Ngân hàng Thế giới tính số nợ nước ngoài của Việt Nam là 86,9 tỉ đô la vào cuối năm 2016.”
Vẫn theo tính toán của ông Việt thì :”Số nợ Trung Quốc thật sự có thể lớn hơn số trên, vì từ sau năm 2010, Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công tức là nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh, theo định nghĩa của Việt Nam. Từ 2011, bộ đã chấm dứt công bố nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có bản hướng dẫn về nội dung quản lý nhà nước đối với vay và trả nợ của doanh nghiệp (03/VBHN-NHNN, 12-7-2017). Như thế về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước nắm được thông tin nhưng không công bố.”
Với đống nợ to bằng cái đình làng như thế thì liệu Việt Nam có khả năng tránh được áp lực đòi cùng khái thác ở Biển Đông của chủ nợ không ?
TRẢ LỜI HAY KHÔNG ?
Đó là lý do tại sao phía Việt Nam, qua lời người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao,đã trả lời giữa vời khi được báo chí chất vấn về yêu cầu của Vương Nghị.
Bà Hằng nói chiều ngày 20/09/2018 :“Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có hợp tác trên biển. Trên thực tế, Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương về biển với các quốc gia, trong đó có Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển, hoạt động kinh tế...
Chủ trương của Việt Nam là hợp tác trên biển phải theo đúng các quy định và chế định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với quyền, lợi ích của Việt Nam và tôn trọng lợi ích của các bên liên quan khác.” (Bản tin chính thức của Bộ Ngoại giao).
Câu trả lời của Bà Hằng không bác thẳng tay yêu cầu của Vương Nghị mà ngụ ý sự hợp tác, nếu có phải được thảo luận dựa trên Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi các bên quan hệ phải tôn trọng quyền lợi và lập trường về biển đảo của đôi bên.
Nói cách khác, phía Việt Nam đã ỡm ờ giữa “có” và “không” để mua thời gian với cáo già Trung Quốc.
Cũng nên biết lập trường “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Hoa đã phát ra lần đầu tiên từ cửa miệng Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1979. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa kế tiếp vẫn giữ nguyên như thế.
Nhưng nếu mắc bẫy Trung Hoa là chẳng khác nào bán thóc giống đi mà ăn. Bởi vì trước hết, Trung Hoa không có chủ quyền thực tế ở Biển Đông mà chỉ tự nhận các bãi đá, đảo và vùng nước chung quanhnhững vị trí này là của Trung Hoa từ ngàn xưa.
Câu nói ngang ngược của Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Tân Gia Ba (Singapore) ngày 07/11/2015 là bằng chứng tham vọng của Bắc Kinh.
Họ Tập nóitại Đại học Quốc gia Singapore:“Xin hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa . Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc”.
Ông Tập rêu rao rằng “những hòn đảo của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông nói:”Những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình.”
SUY NHƯỢC-PHỤC TÙNG
Lập trường chủ quyền ở Biển Đông của Trung Hoa đã bước vào thời kỳ căng thẳng và nguy hiểm nhất từ 30 năm qua, sau khi quân Trung Hoa tấn công chiếm 7 bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa từ năm 1988. Sau đó bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Trung Hoa đã đồn trú binh lính, xây bến cảng, sân bay và lập tuyến phòng thủ Radar và xây một số Đài khí tượng trên 7 vị trí. Vì vậy, Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, vì sức mạnh quân sự không cân bằng mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm:
Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây, Đá Nam
Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Núi Thị
Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Cô Lin, Đá Len Đao
Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa, Đá Đông,Đá Lát, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ,Đá Tốc Tan, Đảo Trường Sa Đông
Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang, Đá/Bãi Thuyền Chài
Một bằng chứng suy nhược của phía Việt Nam Cộng sản là quân đội đã không dám nghênh chiến với lính và tầu Trung Cộng mỗi khi chúng tấn công, bắn phá vá cướp tài sản của ngư dân Việt Nam hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa (bị Trung Cộng chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974) và ở Trường Sa.
Ô nhục hơn, phần lớn báo đài nhà nước CSVN không dám chỉ đích danh lính và tầu Trung Cộng đã hành động sát nhân vô nhân đạo chống ngư phủ Việt Nam mà chỉ dám gọi chúng là “tầu lạ” hay “tàu nước ngoài”.
Tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, mỗi khiTrung Cộng có động tác xác nhận chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thì người phát ngôn chỉ biết nói đi nói lại đến nhàm tai rằng :”Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
DƯƠNG KHIẾT TRÌ-BIỂN ĐÔNG
Khẳng định của Việt Nam, một lần nữa đã bị Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc gạt đi trong cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 09/11/2018.
Họ Dương và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa, Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã đến Hoa Thịnh Đốn để họp thường niên với Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis.
Trả lời câu hỏi về hoạt động của Trung Hoa tại Biển Dông, Dương Khiết Trì nói:“China reaffirmed its principled position on this issue and pointed out that China has indisputable sovereignty over islands in Nansha and its adjacent waters. On its own territory, China is undertaking some constructions to build civilian facilities and necessary defense facilities. That is the right of preservations and self-defense that international law has provided for sovereign state that has nothing to do with militarization.” (Tài liệu Bộ Ngoại giao Mỹ)
Tạm dịch:”Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệtheo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa.”
Lời tuyên bố mới nhất về Biển Đông của Dương Khiết Trì như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, vậy mà đảng và nhà nước , kể cả báo đài sống nhờ tiền dân và Ban Tuyên giáo chuyên nghề tuyên truyềnđã không dám mở mồm bình phẩm hay phản ứng lấy nửa lời.
Là người lãnh đạo cao nhất nước, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có còn là người Việt Nam hay ông chưa biết Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông ? -/-
Phạm Trần
(11/018)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Mục Đặng Đức Tuấn Thuật Lại Việc Sứ Bộ Của Triều Đình Huế Đi Gia Định Để Nghị Hòa Vào Năm Nhâm Tuất
Nguyễn Văn Nghệ
08:04 14/11/2018
LINH MỤC ĐẶNG ĐỨC TUẤN THUẬT LẠI VIỆC SỨ BỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ
ĐI GIA ĐỊNH ĐỂ NGHỊ HÒA VÀO NĂM NHÂM TUẤT (1862)
Đại Nam thực lục ghi chép về việc nghị hòa năm Nhâm Tuất (1862)
Tháng tư năm Nhâm Tuất (1862) “Nguyên soái Phú Lãng Sa là Phô Na sai Xuy Mông (1) chạy tàu máy vào cửa biển Thuận An để đưa thư bàn về việc hòa. Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành đem việc tâu lên…”; “Khi ấy Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp (2) xin đi. Lại chuẩn cho sung làm Chánh phó sứ toàn quyền đại thần để nghị về việc hòa. Lại sai đình thần bàn định đại ý về điều ước, vua sửa định rồi trao cho”; “Khi sắp đi, vua rót rượu của vua dùng ban cho. Rồi dụ rằng: Đất đai quyết không thể nào cho được, tà giáo quyết không cho tự do tuyên truyền. Kịp khi hai viên ấy đến Gia Định, bền đem đất ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa nhường cho Tây dương, lại nhận số bạc bồi quân phí đến 400 vạn đồng( ước tính đến 280 vạn lạng bạc) và lập nhà giảng đạo, mở phố thông thương, gồm 12 khoản, chép làm hòa ước, mới được 20 ngày, đã đi thuyền trở về đem việc tâu lên (tháng 3, tướng của Phú Lãng Sa cấp giấy cho Xuy Mông đến xin giảng hòa, rồi đi tàu về, tháng 4 lại đến đón tiếp Toàn quyền sứ là Thanh Giản, Duy Thiếp đi sứ. Vào ngày 24 tháng ấy đi thuyền Thụy nhạc vào Gia Định, ngày mùng 9 tháng 5 định hòa ước, ngày 11 đi thuyền về, ngày 14 đến Kinh)” (3).
Linh mục Đặng Đức Tuấn từ một tội nhân được sung vào sứ bộ đi nghị hòa
Trong sứ bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp vào Gia Định nghị hòa có một thành viên là đạo trưởng đạo Da tô(4), đó là linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874). Linh mục Đặng Đức Tuấn đã thuật lại bằng thể thơ lục bát đôi chỗ xen vào câu song thất việc bản thân mình trốn tránh lệnh bắt đạo và bị bắt giam, sau đó trở thành thành viên trong sứ bộ của triều đình đi vào Gia Định nghị hòa (5).
Đầu năm Nhâm Tuất (1862), linh mục Đặng Đức Tuấn mang trong mình “Điều trần sáu trương” đang trốn tránh lệnh bắt đạo của vua Tự Đức ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi. Linh mục bị bắt và quan huyện sai lính soát vật dụng linh mục mang theo người: “Quan dạy lính lại coi gần/Soát trong bao tấu Điều trần sáu trương”.
Do thấy có “Điều trần sáu trương” nên quan giải linh mục Đặng Đức Tuấn lên tỉnh đường: “Tập giấy với người cả hai/ Huyện chạy tờ bẩm, giải lai tỉnh thành” . Tại tỉnh đường Quảng Ngãi, linh mục Đặng Đức Tuấn bị tra khảo và giam cầm. Đang lúc bị giam: “Ít ngày có quan ngoài Kinh/ Vua sai thám thính tình hình địa phương/Ghé vào Quảng Ngãi tỉnh đường/ Bố, Án (6) đem trẻ sáu trương điều trần/ Quan Kinh coi rồi mới phân:/ Điều trần đắc lực phải dâng triều đình/ Mặc ý Bố, Án hai dinh/ Muốn phát thì phát, không, mình phát cho/ Tỉnh quan dạy mở gông ra/ Viết điều trần lại cho hòa tờ khai/ Tỉnh làm sớ tấu cả hai/ Chạy về Cơ mật dưng ngay ngự tiền” .
Năm ngày sau có chỉ vua về đến tỉnh đường Quảng Ngãi, truyền phải đưa linh mục Đặng Đức Tuấn ra Kinh đô: “Năm ngày có chỉ về liền/ Dạy đem Đức Tuấn ra miền Kinh đô/ Dạy ban lộ phí dịch do/Truyền quân các tỉnh đều vô đón ngừa/Việc vua cẩn trọng chẳng vừa/Mỗi tỉnh ba chục quân đưa dọc đàng/ Gông cụt cổ hãy còn mang/ Quân ngừa trạm võng dường quan về triều” .
Ra đến Kinh đô, linh mục Đặng Đức Tuấn được chất vấn ở bộ Binh và bộ Hình, Tại bộ Hình linh mục được quan Thượng thư sai làm điều trần: “Như nay đạo trưởng ra đây/Làm điều trần nữa dưng ngay ngự tiền/ Nói rõ sự tích căn nguyên/ Lượng trên minh xét, sĩ hiền chớ lo/ Dạy lấy giấy viết ban cho/ Tuấn lãnh về phủ lần mò viết đêm/Viết rồi sáng lại đem lên/ Một phong hai tập dưng ngay ngự tiền/ Ngày sau sắc hạ phân miêng/Giải gông, cấp áo, lương tiền thưởng cho” .
Sau đó linh mục Đặng Đức Tuấn dâng tiếp điều trần: “Làm hai tập nữa dâng vào/ Thánh hoàng ngự lãm định giao cuộc hòa/ Dạy quan Cơ Mật truyền ra /Tư cho các tỉnh hay qua sự này/ Triều đình đã định làm vầy/ Sai Đặng Đức Tuấn vào Tây giảng hòa” .
Linh mục Đặng Đức Tuấn thuật lại việc đi nghị hòa
Linh mục Đặng Đức Tuấn đã thuật lại việc đi nghị hòa: “Tàu Tây ra Huế tháng ba/ Hỏi Triều đình có chịu hòa hay không?/ Vua quan sai xuống hội đồng/ Chịu giao hòa cuộc cho xong nước nhà/ Quan Tây xin chữ quan ta/ Hẹn về mười bữa rồi ra bây giờ/ Đến ngày mười bốn tháng tư/ Tàu Tây ra lại gởi thư lên thành/ Xin cho quan lớn xuất hành/ Vào trong Gia Định lập thành hòa giao” .
Trong bối cảnh đất nước rối ren: “Triều đình bàn luận lao xao/ Khó nỗi định liệu ông nào ra đi/ Vì còn nhiều việc khả nghi/ Chưa biết bàn định lẽ gì cho hay” . Vua Tự Đức lo lắng và nói “…Đến như việc đặt toàn quyền, đến lúc ấy mà không thể nói được, nếu theo họ thì có nước cũng như không, đã chịu nhục mà đời đời chịu tai vạ. Không theo họ thì người của mình đã sa vào trong phạm vi của kẻ kia rồi, sống chết ở tay họ. Há có thể được như Phú Trịnh Công (7) đi sứ nước Liêu đâu? Nếu họ không giết mà họ sai đưa về ta, thì lại làm thế nào?”
Đang lúc “bàn luận lao xao”, thì Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp hỏi ý kiến linh mục Đặng Đức Tuấn: “Thượng quan đòi Tuấn hỏi ngay/ Tây xin làm vậy, Tuấn bày làm sao?/ Tuấn rằng: Ông lớn lượng cao/ Sớ tâu Hoàng đế xin vào Đồng Nai?/ Cho tôi tùng tháp với ngài/ Tôi dám quả quyết không ai làm gì/ Hòa đặng thì ta hòa đi/ Bằng hòa chẳng đặng ta thì về ngay” .
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp sau khi nghe linh mục Đặng Đức Tuấn giãi bày đã vào gặp vua: “Quan Lâm vào tấu nội ngày/ Vua ban sắc hạ, y rày lời xin/ Quan Phan ở cửa nghe tin/ Cũng vào thỉnh chỉ đặng in như lời” .
Sau khi “ban sắc hạ” vua Tự Đức đã dọn yến đãi phái sứ bộ đi nghị hòa: “Chỉ truyền Tả vệ Thủy sư/ Dọn tàu Loan Thoại mà đưa quan triều/ Hoàng ân ban thưởng cũng nhiều/ Truyền dọn yến đãi bấy nhiêu sứ thần/ Quan gia cờ xí rần rần/ Đưa quan Khâm mạng đỏ rần Kinh sư” .
Tàu Loan Thoại chở sứ bộ đi nghị hòa xuống cửa Thuận An và ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ hai 22/5/1862) từ Thuận An tàu Loan Thoại được tàu Forbin của Pháp cột dây kéo vào Gia Định: “Ngày hai mươi bốn tháng tư/ Tàu Tây ra cửa đón ngừa tàu ta/ Hai bên mừng rỡ lại qua/ Cột dây dắt thẳng chạy ba đêm ngày/ Đến cửa Cần Giờ vào ngay/ Tàu đi như bắn khói bay nửa lừng” (8)
Linh mục Đặng Đức Tuấn lần đầu tiên đi tàu được tàu hơi nước của Pháp cột dây dắt, linh mục đã kinh ngạc trước sức mạnh của tàu hơi nước: “Tàu đi như bắn, khói bay nửa lừng” . Từ Thuận An vào đến Gia Định mà chỉ mất có ba đêm ngày, trong khi đó tàu của ta nếu thuận buồm xuôi gió mất 12 ngày đêm. Năm sau, vào ngày mùng 6 tháng 5 năm Quý Hợi (dương lịch: Chúa Nhật 21/6/1863) (9), Phó sứ Phạm Phú Thứ, trong phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, đã ngồi trên “hỏa thuyền” của Pháp chạy từ Thuận An vào Gia Định đã làm bài thơ “Thuyền đề Gia Định”(10) ca ngợi sức mạnh của tàu hơi nước: “Tích văn Thuận Hải quá Cần Hải/ Lãng bạc phong phàm lệ tiếp thần/ Quái để nghịch phong thiên lý ngoại/ Hỏa thuyền tam nhật đáo Ngưu Tân” (Cửa Thuận, Cần Giờ xưa đến nay/ Buồm căng lướt sóng mười hai ngày/ Lạ thay gió ngược ngoài ngàn dặm/ Bến Nghé ba ngày thuyền đến ngay) . Sau bài thơ “Thuyền đề Gia Định”, cụ Phạm Phú Thứ đã chú thích: “Tự Thuận An tấn chí Ngưu Chử tân, thứ nhất thiên bát bách lý tả hữu thời thuyền hành tam nhật giai trị nghịch phong” (Từ cửa biển Thuận An đến Bến Nghé trên dưới một ngàn tám trăm dặm thuyền đi ba ngày đều bị gió ngược). Suốt hành trình từ Thuận An vào đến Bến Nghé, mặc dù đều gặp “nghịch phong” (gió ngược) nhưng tàu chỉ cần ba đêm ngày là đến nơi. Thật là quá sức tưởng tượng của các cụ nhà ta thời ấy!
Từ khi Pháp chiếm đóng Gia Định, quang cảnh cũng khác xưa. Người dân Nam Kỳ nghe có phái đoàn của nhà vua vào nên ra đón tiếp: “Đến thành Gia Định tàu ngừng/ Quan Tây bắn súng chào mừng vang tai/ Nam Kỳ thiên hạ ai ai/ Nghe tàu vua tới ra ngoài ngóng trông/ Các dân, các nước quá đông/ Dập dìu tàu lửa, tàu đồng bốn phương/ Nghinh ngang phố xá kiều lương/ Giang sơn chốn cũ khách thương lạ lùng” .
Ngày mùng một tháng năm, năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ tư 28/5/1862) bắt đầu ngồi vào bàn nghị hòa: “Định hội đồng tháng năm ngày một/ Ba nước đều triều phục y quan/ Quan gia cờ súng trang hoàng/ Thủy quân nghiêm chỉnh rước quan lên thuyền(11)/ Ba nước, ba sắc Toàn quyền(12)/ Hội nhau khám nghiệm quả nhiên chẳng lầm/ Trống chiêng ca nhạc rầm rầm/ Quan Tây đưa, xá, Phan, Lâm về thuyền/ Xin bồi tứ bách vạn nguyên/ Xin giao sáu tỉnh thời yên mọi đàng” .
Linh mục Đặng Đức Tuấn không chấp nhận cắt đất cho Tây. Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp mới hỏi ý kiến linh mục Đặng Đức Tuấn: “Phan, Lâm đòi Tuấn hỏi han/ Tây xin nhiều quá, Tuấn bàn làm sao?/ Tuấn rằng: ông lớn lượng cao/ Đòi bồi thì chịu đừng giao tỉnh thành/ Ý tôi thời vậy đã đành/ Mặc lượng quan lớn quyền hành chủ trương” .
Sau khi nghe ý kiến của linh mục Đặng Đức Tuấn, hai ông Phan, Lâm mới thương thuyết lại với Pháp: “Quan bèn nói với Tây dương/ Xin hãy nghĩ lại khoản thường khoản giao/ Sao cho đừng thấp đừng cao/ Sao cho vừa phải lẽ nào mới an/ Như lời xin trước khó toan/ Mặc lượng Nguyên soái định bàn phen sau” .
Sáng ngày hôm sau, quan Pháp trình cho quan ta tập hòa ước: “Sáng ngày Giám đốc xuống tàu/ Đem tập hòa ước xin hầu quan ta/ Làm lời ba nước giao hòa/ Trong mười hai khoản ngặt ba bốn điều/ Quan ta thấy bớt đã nhiều/ Chịu đi cho rãnh về Triều cho xong” .
Hòa ước được chính thức quan đại thần ba nước (Pháp, Y Pha Nho [Tây Ban Nha], Đại Nam) ký tên và đóng dấu vào ngày mồng 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ năm ngày 5/6/1862): “Hẹn ngày mồng chín hội đồng/ Trên bờ binh mã, dưới sông binh thuyền/ Rước quan Khâm mạng Toàn quyền/ Hội nhau đóng ấn cho yên cuộc hòa/ Dập dìu binh mã nhạc ca/ Thiên hạ tụ hội biết là mấy muôn/ Xong rồi súng bắn tiếp luôn/ Ầm ầm trời đất ùn ùn khói bay/ Kéo cờ tam sắc đông tây/ Thủy bộ rực rỡ cỏ cây sáng ngời” . Mặc dù linh mục Đặng Đức Tuấn khuyên không nên nhượng đất nhưng cuối cùng do sức ép của Pháp nên sứ bộ triều đình đồng ý nhượng cho Pháp 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và bồi thường chiến phí 400 vạn nguyên (tứ bách vạn nguyên)
Ký hòa ước xong, linh mục Đặng Đức Tuấn dạo chơi thăm Giám mục Dominique Lefèbvre Ngãi, Giám mục Địa phận Tây Đàng Trong: “Việc rồi Tuấn mới dạo chơi/ Thăm Đức cha Ngãi với người cố tri” và ngày 11 tháng 5 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ bảy 7/6/1862)tàu Forbin lại dắt tàu Loan Thoại về lại Huế: “Dạo chơi rồi xuống chỗ mình/ Đến ngày mười một khởi trình ra khơi/ Tàu vua về Huế đến nơi/ Chính đêm mười bốn nước trời sáng trưng/ Hải đài bắn súng chào mừng/ Dưới tàu đáp lại vang lừng Kinh đô/ Ngày rằm chuyên chở các đồ/ Quan làm sớ tấu việc vô giảng hòa” .
Linh mục Đặng Đức Tuấn đã ghi lại ngày tháng trong chuyến đi nghị hòa rất khớp với những gì Đại Nam thực lục ghi.
Linh mục Đặng Đức Tuấn sau cuộc nghị hòa
Với sự góp mặt của linh mục Đặng Đức Tuấn trong sứ bộ đi nghị hòa, cho nên sau khi sứ bộ về đến Huế, thì ngày 19 tháng 5 năm Nhâm Tuất ( dương lịch: Chúa Nhật 15/6/1862) vua Tự Đức ra lệnh bãi bỏ một phần lệnh phân sáp giáo dân theo đạo Da tô: “Mười chín tháng năm chỉ ra/ Phụ nữ, lão ấu đều tha cho về/ Dọn dẹp gánh xách về quê/ Nam tráng, đầu mục, một bề còn giam” . Đại Nam thực lục ghi sự kiện này: “Chuẩn cho phủ Thừa Thiên và các trực tỉnh, xét xem những bọn dân xấu theo đạo, hiện đang bị giam và an trí (13), cả người già và trẻ em, đàn bà con gái không kể là đã hay chưa bỏ đạo và những trai tráng đã bỏ đạo, hết thảy đều tha về, ruộng vườn gia sản cấp trả lại và miễn cho ra lính, tạp dịch một năm. Vì là kính gặp ngày khánh tiết thánh thọ, cho nên chước lượng ban ơn vậy” (14)
Tiếp đến vua Tự Đức cho linh mục Đặng Đức Tuấn về thăm quê nhưng các quan khuyên linh mục nán ở lại Kinh xem thử tình hình diễn biến thế nào và linh mục đã nhận lời: “Ngày hai mươi bốn tháng năm/ Châu phê cho Tuấn về thăm quê mình/ Các ông xin ở lại Kinh/Gắng coi thời sự tình hình làm sao” .
Ngày 10 tháng 6 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Chúa Nhật 6/7/1862) linh mục Đặng Đức Tuấn viết điều trần dâng lên vua Tự Đức: “Bài điều trần của Đặng Đức Tuấn tình nguyện xin đến Gia Định thương thuyết với Pháp để sửa đổi bản hòa ước, tăng thêm các khoản:
- Người Pháp phải phái binh thuyền đến Bắc Kỳ để hợp sức tiễu phỉ.
- Pháp phải gửi chuyên viên đến giúp nước ta khai thác khoáng sản
- Đã cắt nhượng ba tỉnh cho Pháp thì thôi khoản bồi thường hoặc chỉ bồi thường mà không nhượng đất” (15).
Ngày 17 tháng 6 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Chúa Nhật 13/7/1862) lệnh phân sáp của triều đình được bãi bỏ hoàn toàn: “Mười bảy tháng sáu chỉ ra/ Nam tráng, đầu mục thảy tha phản hồi” . Đại Nam thực lục ghi sự kiện này: “Lại tha tội cho những dân xấu chưa bỏ đạo ở các hạt, lấy cớ là hòa nghị đã xong, nên bỏ lệ cấm đó. (Trừ ra những người thực có đích tình thông đồng với giặc do quan địa phương xét rõ trị tội thì không kể, còn các người bị giam hay an trí, thì những người đầu sỏ và trai tráng đều tha cho hết, ruộng vườn, gia sản, ra lính, tạp dịch các khoản đều tuân theo Dụ trước mà làm. Vì lệnh giam giữ năm trước, ở Nam Định rất nghiêm ngặt, đem chém hơn 4800 người, Nguyễn Đình Tân sợ bọn dân đạo để long thù oán theo giặc, xin một hạt Nam Định, hãy cứ giam như cũ. Vua không cho)” (16)
Linh mục Đặng Đức Tuấn về thăm quê, sau đó được giáo quyền chỉ định coi sóc họ đạo Tân Lộc, rồi Hòa Mục (Quảng Ngãi), sau cùng là họ đạo Nước Nhỉ (nay thuộc làng Chánh Khoan, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).
Trong thời gian này, linh mục Đặng Đức Tuấn được nhà vua vời ra Huế hai lần: “Chỉ đòi ra Huế hai lần/ Việc dân, việc nước điều trần căn nguyên” . Linh mục qua đời ngày 24/7/1874. Hiện mộ linh mục vẫn còn ở làng Chánh Khoan.
Kết luận
Triều đình luôn nghi ngại người theo đạo Da tô, và cho rằng theo đạo là theo Tây: “Rằng: quân Tả đạo với Tây/ Một lòng sinh sự phá rầy biên cương” . Với linh mục Đặng Đức Tuấn nhất định giữ lòng trung thành kính Chúa, yêu Tổ quốc được thể hiện qua hai câu cuối bài thơ “Nghị hòa hậu, cảm tác” (Cảm tác sau nghị hòa ) mà chính linh mục là tác giả: “Tang bồng thiểu ủy nam nhi chí/ Hàn Hán(17) thân tâm bạch hữu vô” . Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ đã tạm dịch: “Làm trai sạch nợ bồng tang/ Thử xem thân Hán, tâm Hàn là ai?”
Nguyễn Văn Nghệ
Hồng Bàng- Nha Trang
Chú thích:
1- Phô Na: là Bonard( tên đầy đủ là Louis Adolphe Bonard) Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng Hải quân. Hải quân Pháp chỉ có Chuẩn Đô đốc, không có Phó Đề đốc), Tư lệnh trưởng quân đội viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha tại Nam Kỳ; Xuy Mông: Thiếu tá Simon
2- Lâm Duy Thiếp: có sách ghi là Lâm Duy Hiệp.
3- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 767, 768, 770
4- Da Tô: các văn bản xưa nay đại đa số viết là Gia Tô. Trong chữ Hán, bên trái là chữ “nhĩ”, bên phải là bộ “ấp” đọc là Da chứ không phải Gia. Từ “Da Tô” không có ý nghĩa miệt thị như nhiều người nghĩ. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích Da Tô là “dịch âm chữ Jésus, ông Chúa sáng tạo ra đạo Thiên Chúa”. Nếu ta không gọi ông Jésus mà gọi ông Da Tô cũng cùng một nghĩa mà thôi.
5- Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ & Linh mục Hòa Tâm Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam, In lần thứ nhất, Tác giả tự xuất bản năm 1970 (thơ văn trong bài viết đều trích từ tác phẩm này: trang 130, 141, 143, 149, 150, 155, 156, 159, 160, 162, 165.
6-Tự Đức năm thứ 13 (1860) Bố chánh sứ và Án sát sứ Quảng Ngãi là Nguyễn Tăng Tín và Nguyễn Đăng Hành (x. Châu bản triều Tự Đức [1848-1883] , Nxb Văn học, tr. 105). Tháng 7 năm Quý Hợi (1863) Nguyễn Tăng Tín vẫn còn giữ chứ Bố chính sứ Quảng Ngãi (x. Đại Nam thực lục tập 7, tr. 818). Vào tháng 3 năm Nhâm Tuất(1862), Nguyễn Đăng Hành đang giữ chức Bố chính Khánh Hòa( x. Đại Nam thực lục tập 7, tr. 763), chưa tìm ra được ai giữ chức Án sát Quảng Ngãi vào thời điểm linh mục Đặng Đức Tuấn bị bắt.
7- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 768 chú thích Phú Trịnh Công: “tức là Phú Bật, thời Tống Nhân Tông, Bật 2 lần sang sứ Liêu, cố sức biện bác việc cắt đất cho Liêu, dân ở cõi Nam, cõi Bắc, không lấy việc binh đao đến vài mươi năm”.
8-Theo G. Taboulet, tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế ngày 28/5/1862 đến Sài Gòn ngày 3/6/1862. Nhưng theo Đại Nam thực lục và linh mục Đặng Đức Tuấn thì ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ năm 22/5/1862) tàu rời Huế và chỉ chạy “ba đêm ngày” là đến nơi. Ngày mùng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ tư 28/5/1862) bắt đầu hội đồng (Xem G. Taboulet, Le geste Francais en Indochine [tập 2] , Paris 1956, tr. 472). Dẫn lại từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hòa_Ước_Nhâm_Tuất_(1862)
9- Trong bài thơ “Xuất dương hữu ức” (Ra ngoại quốc có điều nhớ lại), cụ Phạm Phú Thứ đã chú ở đầu bài thơ: “Tự Đức thập lục niên, ngũ nguyệt, phụng sung như Tây Phó sứ, đồng Chánh sứ Phan Lương Khê, Bồi sứ Ngụy quân Thản Chi vãng Phú Lãng Sa, Y Pha Nho nhị quốc báo sính, thị nguyệt sơ lục nhật thừa Phú Lãng Sa phái tiếp hỏa thuyền xuất Thuận An tấn” (Tháng 5 năm Tự Đức thứ 16 (1863) vâng lệnh sung chức Phó sứ đi Tây, cùng với chánh sứ Phan Lương Khê [Thanh Giản], Bồi sứ Ngụy Thản Chi [Khắc Đản] đi hai nước Phú Lãng Sa và Y Pha Nho để nói chuyện hòa hiếu. Ngày mùng 6 tháng này đáp tàu của Phú Lãng Sa (Pháp) rời cửa Thuận An) ( x. Phạm Phú Thứ, Phạm Phú Thứ toàn tập tập 1, Nxb Đà Nẵng, tr. 770, bản chữ Hán số thứ tự 451, tr.1475; Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 812)
10-Phạm Phú Thứ, Phạm Phú Thứ toàn tập tập 1, Nxb Đà Nẵng, tr. 772 (bản chữ Hán số thứ tự 452, trang 1475).
11- Theo G. Taboulet, ba nước ký hòa ước trên tàu chiến Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn.
12-Ba sắc Toàn quyền: Pháp, Y Pha Nho [Tây Ban Nha] và Đại Nam.
13- An trí là từ ngữ triều đình sử dụng, dân chúng gọi là “Phân sáp” hoặc là “Phân tháp”: phân là chia ra, sáp (tháp) là đem cấy, đem ghép vào( Tháp thuộc bộ “thủ” 4 nét; Sáp thuộc bộ “thủ” 9 nét.(x. Trần Văn Chánh, Từ điển Hán Việt, Nxb Trẻ, tr. 837, 889). Triều đình ra lệnh đem những gia đình Công Giáo chia ra, cho con ở một làng, mẹ một làng, cha một làng không Công Giáo để họ khỏi đoàn tụ, quây quần nhau mà giữ đạo, khiến niềm tin của họ lung lay mà xin bỏ đạo.Lệnh Phân sáp được triều đình ban ra vào tháng 6 năm Tân Dậu (1861): “Sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm nhặt chia ghép bọn dân đạo. Trước đây, chia ghép các dân đạo, còn nhiều sót lậu. Đến bây giờ nghiêm bắt phủ huyện các địa phương: phàm những dân đạo trai gái già trẻ, không cứ đã bỏ đạo hay chưa, đều thích chữ vào mặt, chia ghép đến ở vào xã thôn không có đạo, mà phải quản thúc cho nghiêm. Những tên đầu mục hung ác vẫn nghiêm giam như cũ. Nếu người Tây dương đến nơi, thì đem bọn dân đạo ấy giết cho hết. Phủ huyện nào lại còn nhu nhơ dong kẻ gian, để đến nỗi sinh ra việc gì lo ngại, tất phải chiểu quân luật trị tội” (Đại Nam Thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 725). Linh mục Đặng Đức Tuấn kể về “Phân sáp”: “Trát ra cho các xã làng/ Tựu nha lập tức cho quan mật truyền/ Đạo rày phân sáp các miền/ Làm vi canh nhặt giữ gìn chớ tha/ Làng nào để nó trốn ra/ Tội tình chẳng nhỏ oan gia chẳng vừa/ Giáo dân lớn nhỏ bắt bừa/ Bắt ra thích tự chẳng chừa gái trai” (Thích tự: xâm hai chữ “Tả đạo” trên mặt); “Mịt mù mấy dặm nước non/ Phân cha làng nọ, sáp con làng này”.
14- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr.777
- Trương Bá Cần (Chủ biên), Lịch sử phát triển Công Giáo ở Việt Nam tập II Thời kỳ thử thách và phát triển [Từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu 1945] , Nxb Tôn giáo Hà Nội- 2008, tr.236
15- Trung tâm nghiên cứu quốc học, Châu bản triều Tự Đức [1848-1883] , Nxb Văn học, tr. 122-123.
16- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 780
-Trương Bá Cần (Chủ biên), Lịch sử phát triển Công Giáo ở Việt Nam tập II Thời kỳ thử thách và phát triển [Từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu 1945] , Nxb Tôn giáo Hà Nội- 2008, tr. 237
17- Hàn Hán: Trương Lương thời Hán Sở tranh hùng (206BC – 202BC). Trong thời gian này, Trương Lương giúp nhà Hán nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Tổ quốc mình là nước Hàn.
ĐI GIA ĐỊNH ĐỂ NGHỊ HÒA VÀO NĂM NHÂM TUẤT (1862)
Đại Nam thực lục ghi chép về việc nghị hòa năm Nhâm Tuất (1862)
Tháng tư năm Nhâm Tuất (1862) “Nguyên soái Phú Lãng Sa là Phô Na sai Xuy Mông (1) chạy tàu máy vào cửa biển Thuận An để đưa thư bàn về việc hòa. Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành đem việc tâu lên…”; “Khi ấy Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp (2) xin đi. Lại chuẩn cho sung làm Chánh phó sứ toàn quyền đại thần để nghị về việc hòa. Lại sai đình thần bàn định đại ý về điều ước, vua sửa định rồi trao cho”; “Khi sắp đi, vua rót rượu của vua dùng ban cho. Rồi dụ rằng: Đất đai quyết không thể nào cho được, tà giáo quyết không cho tự do tuyên truyền. Kịp khi hai viên ấy đến Gia Định, bền đem đất ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa nhường cho Tây dương, lại nhận số bạc bồi quân phí đến 400 vạn đồng( ước tính đến 280 vạn lạng bạc) và lập nhà giảng đạo, mở phố thông thương, gồm 12 khoản, chép làm hòa ước, mới được 20 ngày, đã đi thuyền trở về đem việc tâu lên (tháng 3, tướng của Phú Lãng Sa cấp giấy cho Xuy Mông đến xin giảng hòa, rồi đi tàu về, tháng 4 lại đến đón tiếp Toàn quyền sứ là Thanh Giản, Duy Thiếp đi sứ. Vào ngày 24 tháng ấy đi thuyền Thụy nhạc vào Gia Định, ngày mùng 9 tháng 5 định hòa ước, ngày 11 đi thuyền về, ngày 14 đến Kinh)” (3).
Linh mục Đặng Đức Tuấn từ một tội nhân được sung vào sứ bộ đi nghị hòa
Trong sứ bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp vào Gia Định nghị hòa có một thành viên là đạo trưởng đạo Da tô(4), đó là linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874). Linh mục Đặng Đức Tuấn đã thuật lại bằng thể thơ lục bát đôi chỗ xen vào câu song thất việc bản thân mình trốn tránh lệnh bắt đạo và bị bắt giam, sau đó trở thành thành viên trong sứ bộ của triều đình đi vào Gia Định nghị hòa (5).
Đầu năm Nhâm Tuất (1862), linh mục Đặng Đức Tuấn mang trong mình “Điều trần sáu trương” đang trốn tránh lệnh bắt đạo của vua Tự Đức ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi. Linh mục bị bắt và quan huyện sai lính soát vật dụng linh mục mang theo người: “Quan dạy lính lại coi gần/Soát trong bao tấu Điều trần sáu trương”.
Do thấy có “Điều trần sáu trương” nên quan giải linh mục Đặng Đức Tuấn lên tỉnh đường: “Tập giấy với người cả hai/ Huyện chạy tờ bẩm, giải lai tỉnh thành” . Tại tỉnh đường Quảng Ngãi, linh mục Đặng Đức Tuấn bị tra khảo và giam cầm. Đang lúc bị giam: “Ít ngày có quan ngoài Kinh/ Vua sai thám thính tình hình địa phương/Ghé vào Quảng Ngãi tỉnh đường/ Bố, Án (6) đem trẻ sáu trương điều trần/ Quan Kinh coi rồi mới phân:/ Điều trần đắc lực phải dâng triều đình/ Mặc ý Bố, Án hai dinh/ Muốn phát thì phát, không, mình phát cho/ Tỉnh quan dạy mở gông ra/ Viết điều trần lại cho hòa tờ khai/ Tỉnh làm sớ tấu cả hai/ Chạy về Cơ mật dưng ngay ngự tiền” .
Năm ngày sau có chỉ vua về đến tỉnh đường Quảng Ngãi, truyền phải đưa linh mục Đặng Đức Tuấn ra Kinh đô: “Năm ngày có chỉ về liền/ Dạy đem Đức Tuấn ra miền Kinh đô/ Dạy ban lộ phí dịch do/Truyền quân các tỉnh đều vô đón ngừa/Việc vua cẩn trọng chẳng vừa/Mỗi tỉnh ba chục quân đưa dọc đàng/ Gông cụt cổ hãy còn mang/ Quân ngừa trạm võng dường quan về triều” .
Ra đến Kinh đô, linh mục Đặng Đức Tuấn được chất vấn ở bộ Binh và bộ Hình, Tại bộ Hình linh mục được quan Thượng thư sai làm điều trần: “Như nay đạo trưởng ra đây/Làm điều trần nữa dưng ngay ngự tiền/ Nói rõ sự tích căn nguyên/ Lượng trên minh xét, sĩ hiền chớ lo/ Dạy lấy giấy viết ban cho/ Tuấn lãnh về phủ lần mò viết đêm/Viết rồi sáng lại đem lên/ Một phong hai tập dưng ngay ngự tiền/ Ngày sau sắc hạ phân miêng/Giải gông, cấp áo, lương tiền thưởng cho” .
Sau đó linh mục Đặng Đức Tuấn dâng tiếp điều trần: “Làm hai tập nữa dâng vào/ Thánh hoàng ngự lãm định giao cuộc hòa/ Dạy quan Cơ Mật truyền ra /Tư cho các tỉnh hay qua sự này/ Triều đình đã định làm vầy/ Sai Đặng Đức Tuấn vào Tây giảng hòa” .
Linh mục Đặng Đức Tuấn thuật lại việc đi nghị hòa
Linh mục Đặng Đức Tuấn đã thuật lại việc đi nghị hòa: “Tàu Tây ra Huế tháng ba/ Hỏi Triều đình có chịu hòa hay không?/ Vua quan sai xuống hội đồng/ Chịu giao hòa cuộc cho xong nước nhà/ Quan Tây xin chữ quan ta/ Hẹn về mười bữa rồi ra bây giờ/ Đến ngày mười bốn tháng tư/ Tàu Tây ra lại gởi thư lên thành/ Xin cho quan lớn xuất hành/ Vào trong Gia Định lập thành hòa giao” .
Trong bối cảnh đất nước rối ren: “Triều đình bàn luận lao xao/ Khó nỗi định liệu ông nào ra đi/ Vì còn nhiều việc khả nghi/ Chưa biết bàn định lẽ gì cho hay” . Vua Tự Đức lo lắng và nói “…Đến như việc đặt toàn quyền, đến lúc ấy mà không thể nói được, nếu theo họ thì có nước cũng như không, đã chịu nhục mà đời đời chịu tai vạ. Không theo họ thì người của mình đã sa vào trong phạm vi của kẻ kia rồi, sống chết ở tay họ. Há có thể được như Phú Trịnh Công (7) đi sứ nước Liêu đâu? Nếu họ không giết mà họ sai đưa về ta, thì lại làm thế nào?”
Đang lúc “bàn luận lao xao”, thì Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp hỏi ý kiến linh mục Đặng Đức Tuấn: “Thượng quan đòi Tuấn hỏi ngay/ Tây xin làm vậy, Tuấn bày làm sao?/ Tuấn rằng: Ông lớn lượng cao/ Sớ tâu Hoàng đế xin vào Đồng Nai?/ Cho tôi tùng tháp với ngài/ Tôi dám quả quyết không ai làm gì/ Hòa đặng thì ta hòa đi/ Bằng hòa chẳng đặng ta thì về ngay” .
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp sau khi nghe linh mục Đặng Đức Tuấn giãi bày đã vào gặp vua: “Quan Lâm vào tấu nội ngày/ Vua ban sắc hạ, y rày lời xin/ Quan Phan ở cửa nghe tin/ Cũng vào thỉnh chỉ đặng in như lời” .
Sau khi “ban sắc hạ” vua Tự Đức đã dọn yến đãi phái sứ bộ đi nghị hòa: “Chỉ truyền Tả vệ Thủy sư/ Dọn tàu Loan Thoại mà đưa quan triều/ Hoàng ân ban thưởng cũng nhiều/ Truyền dọn yến đãi bấy nhiêu sứ thần/ Quan gia cờ xí rần rần/ Đưa quan Khâm mạng đỏ rần Kinh sư” .
Tàu Loan Thoại chở sứ bộ đi nghị hòa xuống cửa Thuận An và ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ hai 22/5/1862) từ Thuận An tàu Loan Thoại được tàu Forbin của Pháp cột dây kéo vào Gia Định: “Ngày hai mươi bốn tháng tư/ Tàu Tây ra cửa đón ngừa tàu ta/ Hai bên mừng rỡ lại qua/ Cột dây dắt thẳng chạy ba đêm ngày/ Đến cửa Cần Giờ vào ngay/ Tàu đi như bắn khói bay nửa lừng” (8)
Linh mục Đặng Đức Tuấn lần đầu tiên đi tàu được tàu hơi nước của Pháp cột dây dắt, linh mục đã kinh ngạc trước sức mạnh của tàu hơi nước: “Tàu đi như bắn, khói bay nửa lừng” . Từ Thuận An vào đến Gia Định mà chỉ mất có ba đêm ngày, trong khi đó tàu của ta nếu thuận buồm xuôi gió mất 12 ngày đêm. Năm sau, vào ngày mùng 6 tháng 5 năm Quý Hợi (dương lịch: Chúa Nhật 21/6/1863) (9), Phó sứ Phạm Phú Thứ, trong phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, đã ngồi trên “hỏa thuyền” của Pháp chạy từ Thuận An vào Gia Định đã làm bài thơ “Thuyền đề Gia Định”(10) ca ngợi sức mạnh của tàu hơi nước: “Tích văn Thuận Hải quá Cần Hải/ Lãng bạc phong phàm lệ tiếp thần/ Quái để nghịch phong thiên lý ngoại/ Hỏa thuyền tam nhật đáo Ngưu Tân” (Cửa Thuận, Cần Giờ xưa đến nay/ Buồm căng lướt sóng mười hai ngày/ Lạ thay gió ngược ngoài ngàn dặm/ Bến Nghé ba ngày thuyền đến ngay) . Sau bài thơ “Thuyền đề Gia Định”, cụ Phạm Phú Thứ đã chú thích: “Tự Thuận An tấn chí Ngưu Chử tân, thứ nhất thiên bát bách lý tả hữu thời thuyền hành tam nhật giai trị nghịch phong” (Từ cửa biển Thuận An đến Bến Nghé trên dưới một ngàn tám trăm dặm thuyền đi ba ngày đều bị gió ngược). Suốt hành trình từ Thuận An vào đến Bến Nghé, mặc dù đều gặp “nghịch phong” (gió ngược) nhưng tàu chỉ cần ba đêm ngày là đến nơi. Thật là quá sức tưởng tượng của các cụ nhà ta thời ấy!
Từ khi Pháp chiếm đóng Gia Định, quang cảnh cũng khác xưa. Người dân Nam Kỳ nghe có phái đoàn của nhà vua vào nên ra đón tiếp: “Đến thành Gia Định tàu ngừng/ Quan Tây bắn súng chào mừng vang tai/ Nam Kỳ thiên hạ ai ai/ Nghe tàu vua tới ra ngoài ngóng trông/ Các dân, các nước quá đông/ Dập dìu tàu lửa, tàu đồng bốn phương/ Nghinh ngang phố xá kiều lương/ Giang sơn chốn cũ khách thương lạ lùng” .
Ngày mùng một tháng năm, năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ tư 28/5/1862) bắt đầu ngồi vào bàn nghị hòa: “Định hội đồng tháng năm ngày một/ Ba nước đều triều phục y quan/ Quan gia cờ súng trang hoàng/ Thủy quân nghiêm chỉnh rước quan lên thuyền(11)/ Ba nước, ba sắc Toàn quyền(12)/ Hội nhau khám nghiệm quả nhiên chẳng lầm/ Trống chiêng ca nhạc rầm rầm/ Quan Tây đưa, xá, Phan, Lâm về thuyền/ Xin bồi tứ bách vạn nguyên/ Xin giao sáu tỉnh thời yên mọi đàng” .
Linh mục Đặng Đức Tuấn không chấp nhận cắt đất cho Tây. Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp mới hỏi ý kiến linh mục Đặng Đức Tuấn: “Phan, Lâm đòi Tuấn hỏi han/ Tây xin nhiều quá, Tuấn bàn làm sao?/ Tuấn rằng: ông lớn lượng cao/ Đòi bồi thì chịu đừng giao tỉnh thành/ Ý tôi thời vậy đã đành/ Mặc lượng quan lớn quyền hành chủ trương” .
Sau khi nghe ý kiến của linh mục Đặng Đức Tuấn, hai ông Phan, Lâm mới thương thuyết lại với Pháp: “Quan bèn nói với Tây dương/ Xin hãy nghĩ lại khoản thường khoản giao/ Sao cho đừng thấp đừng cao/ Sao cho vừa phải lẽ nào mới an/ Như lời xin trước khó toan/ Mặc lượng Nguyên soái định bàn phen sau” .
Sáng ngày hôm sau, quan Pháp trình cho quan ta tập hòa ước: “Sáng ngày Giám đốc xuống tàu/ Đem tập hòa ước xin hầu quan ta/ Làm lời ba nước giao hòa/ Trong mười hai khoản ngặt ba bốn điều/ Quan ta thấy bớt đã nhiều/ Chịu đi cho rãnh về Triều cho xong” .
Hòa ước được chính thức quan đại thần ba nước (Pháp, Y Pha Nho [Tây Ban Nha], Đại Nam) ký tên và đóng dấu vào ngày mồng 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ năm ngày 5/6/1862): “Hẹn ngày mồng chín hội đồng/ Trên bờ binh mã, dưới sông binh thuyền/ Rước quan Khâm mạng Toàn quyền/ Hội nhau đóng ấn cho yên cuộc hòa/ Dập dìu binh mã nhạc ca/ Thiên hạ tụ hội biết là mấy muôn/ Xong rồi súng bắn tiếp luôn/ Ầm ầm trời đất ùn ùn khói bay/ Kéo cờ tam sắc đông tây/ Thủy bộ rực rỡ cỏ cây sáng ngời” . Mặc dù linh mục Đặng Đức Tuấn khuyên không nên nhượng đất nhưng cuối cùng do sức ép của Pháp nên sứ bộ triều đình đồng ý nhượng cho Pháp 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và bồi thường chiến phí 400 vạn nguyên (tứ bách vạn nguyên)
Ký hòa ước xong, linh mục Đặng Đức Tuấn dạo chơi thăm Giám mục Dominique Lefèbvre Ngãi, Giám mục Địa phận Tây Đàng Trong: “Việc rồi Tuấn mới dạo chơi/ Thăm Đức cha Ngãi với người cố tri” và ngày 11 tháng 5 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ bảy 7/6/1862)tàu Forbin lại dắt tàu Loan Thoại về lại Huế: “Dạo chơi rồi xuống chỗ mình/ Đến ngày mười một khởi trình ra khơi/ Tàu vua về Huế đến nơi/ Chính đêm mười bốn nước trời sáng trưng/ Hải đài bắn súng chào mừng/ Dưới tàu đáp lại vang lừng Kinh đô/ Ngày rằm chuyên chở các đồ/ Quan làm sớ tấu việc vô giảng hòa” .
Linh mục Đặng Đức Tuấn đã ghi lại ngày tháng trong chuyến đi nghị hòa rất khớp với những gì Đại Nam thực lục ghi.
Linh mục Đặng Đức Tuấn sau cuộc nghị hòa
Với sự góp mặt của linh mục Đặng Đức Tuấn trong sứ bộ đi nghị hòa, cho nên sau khi sứ bộ về đến Huế, thì ngày 19 tháng 5 năm Nhâm Tuất ( dương lịch: Chúa Nhật 15/6/1862) vua Tự Đức ra lệnh bãi bỏ một phần lệnh phân sáp giáo dân theo đạo Da tô: “Mười chín tháng năm chỉ ra/ Phụ nữ, lão ấu đều tha cho về/ Dọn dẹp gánh xách về quê/ Nam tráng, đầu mục, một bề còn giam” . Đại Nam thực lục ghi sự kiện này: “Chuẩn cho phủ Thừa Thiên và các trực tỉnh, xét xem những bọn dân xấu theo đạo, hiện đang bị giam và an trí (13), cả người già và trẻ em, đàn bà con gái không kể là đã hay chưa bỏ đạo và những trai tráng đã bỏ đạo, hết thảy đều tha về, ruộng vườn gia sản cấp trả lại và miễn cho ra lính, tạp dịch một năm. Vì là kính gặp ngày khánh tiết thánh thọ, cho nên chước lượng ban ơn vậy” (14)
Tiếp đến vua Tự Đức cho linh mục Đặng Đức Tuấn về thăm quê nhưng các quan khuyên linh mục nán ở lại Kinh xem thử tình hình diễn biến thế nào và linh mục đã nhận lời: “Ngày hai mươi bốn tháng năm/ Châu phê cho Tuấn về thăm quê mình/ Các ông xin ở lại Kinh/Gắng coi thời sự tình hình làm sao” .
Ngày 10 tháng 6 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Chúa Nhật 6/7/1862) linh mục Đặng Đức Tuấn viết điều trần dâng lên vua Tự Đức: “Bài điều trần của Đặng Đức Tuấn tình nguyện xin đến Gia Định thương thuyết với Pháp để sửa đổi bản hòa ước, tăng thêm các khoản:
- Người Pháp phải phái binh thuyền đến Bắc Kỳ để hợp sức tiễu phỉ.
- Pháp phải gửi chuyên viên đến giúp nước ta khai thác khoáng sản
- Đã cắt nhượng ba tỉnh cho Pháp thì thôi khoản bồi thường hoặc chỉ bồi thường mà không nhượng đất” (15).
Ngày 17 tháng 6 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Chúa Nhật 13/7/1862) lệnh phân sáp của triều đình được bãi bỏ hoàn toàn: “Mười bảy tháng sáu chỉ ra/ Nam tráng, đầu mục thảy tha phản hồi” . Đại Nam thực lục ghi sự kiện này: “Lại tha tội cho những dân xấu chưa bỏ đạo ở các hạt, lấy cớ là hòa nghị đã xong, nên bỏ lệ cấm đó. (Trừ ra những người thực có đích tình thông đồng với giặc do quan địa phương xét rõ trị tội thì không kể, còn các người bị giam hay an trí, thì những người đầu sỏ và trai tráng đều tha cho hết, ruộng vườn, gia sản, ra lính, tạp dịch các khoản đều tuân theo Dụ trước mà làm. Vì lệnh giam giữ năm trước, ở Nam Định rất nghiêm ngặt, đem chém hơn 4800 người, Nguyễn Đình Tân sợ bọn dân đạo để long thù oán theo giặc, xin một hạt Nam Định, hãy cứ giam như cũ. Vua không cho)” (16)
Linh mục Đặng Đức Tuấn về thăm quê, sau đó được giáo quyền chỉ định coi sóc họ đạo Tân Lộc, rồi Hòa Mục (Quảng Ngãi), sau cùng là họ đạo Nước Nhỉ (nay thuộc làng Chánh Khoan, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).
Trong thời gian này, linh mục Đặng Đức Tuấn được nhà vua vời ra Huế hai lần: “Chỉ đòi ra Huế hai lần/ Việc dân, việc nước điều trần căn nguyên” . Linh mục qua đời ngày 24/7/1874. Hiện mộ linh mục vẫn còn ở làng Chánh Khoan.
Kết luận
Triều đình luôn nghi ngại người theo đạo Da tô, và cho rằng theo đạo là theo Tây: “Rằng: quân Tả đạo với Tây/ Một lòng sinh sự phá rầy biên cương” . Với linh mục Đặng Đức Tuấn nhất định giữ lòng trung thành kính Chúa, yêu Tổ quốc được thể hiện qua hai câu cuối bài thơ “Nghị hòa hậu, cảm tác” (Cảm tác sau nghị hòa ) mà chính linh mục là tác giả: “Tang bồng thiểu ủy nam nhi chí/ Hàn Hán(17) thân tâm bạch hữu vô” . Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ đã tạm dịch: “Làm trai sạch nợ bồng tang/ Thử xem thân Hán, tâm Hàn là ai?”
Nguyễn Văn Nghệ
Hồng Bàng- Nha Trang
Chú thích:
1- Phô Na: là Bonard( tên đầy đủ là Louis Adolphe Bonard) Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng Hải quân. Hải quân Pháp chỉ có Chuẩn Đô đốc, không có Phó Đề đốc), Tư lệnh trưởng quân đội viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha tại Nam Kỳ; Xuy Mông: Thiếu tá Simon
2- Lâm Duy Thiếp: có sách ghi là Lâm Duy Hiệp.
3- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 767, 768, 770
4- Da Tô: các văn bản xưa nay đại đa số viết là Gia Tô. Trong chữ Hán, bên trái là chữ “nhĩ”, bên phải là bộ “ấp” đọc là Da chứ không phải Gia. Từ “Da Tô” không có ý nghĩa miệt thị như nhiều người nghĩ. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích Da Tô là “dịch âm chữ Jésus, ông Chúa sáng tạo ra đạo Thiên Chúa”. Nếu ta không gọi ông Jésus mà gọi ông Da Tô cũng cùng một nghĩa mà thôi.
5- Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ & Linh mục Hòa Tâm Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam, In lần thứ nhất, Tác giả tự xuất bản năm 1970 (thơ văn trong bài viết đều trích từ tác phẩm này: trang 130, 141, 143, 149, 150, 155, 156, 159, 160, 162, 165.
6-Tự Đức năm thứ 13 (1860) Bố chánh sứ và Án sát sứ Quảng Ngãi là Nguyễn Tăng Tín và Nguyễn Đăng Hành (x. Châu bản triều Tự Đức [1848-1883] , Nxb Văn học, tr. 105). Tháng 7 năm Quý Hợi (1863) Nguyễn Tăng Tín vẫn còn giữ chứ Bố chính sứ Quảng Ngãi (x. Đại Nam thực lục tập 7, tr. 818). Vào tháng 3 năm Nhâm Tuất(1862), Nguyễn Đăng Hành đang giữ chức Bố chính Khánh Hòa( x. Đại Nam thực lục tập 7, tr. 763), chưa tìm ra được ai giữ chức Án sát Quảng Ngãi vào thời điểm linh mục Đặng Đức Tuấn bị bắt.
7- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 768 chú thích Phú Trịnh Công: “tức là Phú Bật, thời Tống Nhân Tông, Bật 2 lần sang sứ Liêu, cố sức biện bác việc cắt đất cho Liêu, dân ở cõi Nam, cõi Bắc, không lấy việc binh đao đến vài mươi năm”.
8-Theo G. Taboulet, tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế ngày 28/5/1862 đến Sài Gòn ngày 3/6/1862. Nhưng theo Đại Nam thực lục và linh mục Đặng Đức Tuấn thì ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ năm 22/5/1862) tàu rời Huế và chỉ chạy “ba đêm ngày” là đến nơi. Ngày mùng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (dương lịch: Thứ tư 28/5/1862) bắt đầu hội đồng (Xem G. Taboulet, Le geste Francais en Indochine [tập 2] , Paris 1956, tr. 472). Dẫn lại từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hòa_Ước_Nhâm_Tuất_(1862)
9- Trong bài thơ “Xuất dương hữu ức” (Ra ngoại quốc có điều nhớ lại), cụ Phạm Phú Thứ đã chú ở đầu bài thơ: “Tự Đức thập lục niên, ngũ nguyệt, phụng sung như Tây Phó sứ, đồng Chánh sứ Phan Lương Khê, Bồi sứ Ngụy quân Thản Chi vãng Phú Lãng Sa, Y Pha Nho nhị quốc báo sính, thị nguyệt sơ lục nhật thừa Phú Lãng Sa phái tiếp hỏa thuyền xuất Thuận An tấn” (Tháng 5 năm Tự Đức thứ 16 (1863) vâng lệnh sung chức Phó sứ đi Tây, cùng với chánh sứ Phan Lương Khê [Thanh Giản], Bồi sứ Ngụy Thản Chi [Khắc Đản] đi hai nước Phú Lãng Sa và Y Pha Nho để nói chuyện hòa hiếu. Ngày mùng 6 tháng này đáp tàu của Phú Lãng Sa (Pháp) rời cửa Thuận An) ( x. Phạm Phú Thứ, Phạm Phú Thứ toàn tập tập 1, Nxb Đà Nẵng, tr. 770, bản chữ Hán số thứ tự 451, tr.1475; Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 812)
10-Phạm Phú Thứ, Phạm Phú Thứ toàn tập tập 1, Nxb Đà Nẵng, tr. 772 (bản chữ Hán số thứ tự 452, trang 1475).
11- Theo G. Taboulet, ba nước ký hòa ước trên tàu chiến Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn.
12-Ba sắc Toàn quyền: Pháp, Y Pha Nho [Tây Ban Nha] và Đại Nam.
13- An trí là từ ngữ triều đình sử dụng, dân chúng gọi là “Phân sáp” hoặc là “Phân tháp”: phân là chia ra, sáp (tháp) là đem cấy, đem ghép vào( Tháp thuộc bộ “thủ” 4 nét; Sáp thuộc bộ “thủ” 9 nét.(x. Trần Văn Chánh, Từ điển Hán Việt, Nxb Trẻ, tr. 837, 889). Triều đình ra lệnh đem những gia đình Công Giáo chia ra, cho con ở một làng, mẹ một làng, cha một làng không Công Giáo để họ khỏi đoàn tụ, quây quần nhau mà giữ đạo, khiến niềm tin của họ lung lay mà xin bỏ đạo.Lệnh Phân sáp được triều đình ban ra vào tháng 6 năm Tân Dậu (1861): “Sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm nhặt chia ghép bọn dân đạo. Trước đây, chia ghép các dân đạo, còn nhiều sót lậu. Đến bây giờ nghiêm bắt phủ huyện các địa phương: phàm những dân đạo trai gái già trẻ, không cứ đã bỏ đạo hay chưa, đều thích chữ vào mặt, chia ghép đến ở vào xã thôn không có đạo, mà phải quản thúc cho nghiêm. Những tên đầu mục hung ác vẫn nghiêm giam như cũ. Nếu người Tây dương đến nơi, thì đem bọn dân đạo ấy giết cho hết. Phủ huyện nào lại còn nhu nhơ dong kẻ gian, để đến nỗi sinh ra việc gì lo ngại, tất phải chiểu quân luật trị tội” (Đại Nam Thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 725). Linh mục Đặng Đức Tuấn kể về “Phân sáp”: “Trát ra cho các xã làng/ Tựu nha lập tức cho quan mật truyền/ Đạo rày phân sáp các miền/ Làm vi canh nhặt giữ gìn chớ tha/ Làng nào để nó trốn ra/ Tội tình chẳng nhỏ oan gia chẳng vừa/ Giáo dân lớn nhỏ bắt bừa/ Bắt ra thích tự chẳng chừa gái trai” (Thích tự: xâm hai chữ “Tả đạo” trên mặt); “Mịt mù mấy dặm nước non/ Phân cha làng nọ, sáp con làng này”.
14- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr.777
- Trương Bá Cần (Chủ biên), Lịch sử phát triển Công Giáo ở Việt Nam tập II Thời kỳ thử thách và phát triển [Từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu 1945] , Nxb Tôn giáo Hà Nội- 2008, tr.236
15- Trung tâm nghiên cứu quốc học, Châu bản triều Tự Đức [1848-1883] , Nxb Văn học, tr. 122-123.
16- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr. 780
-Trương Bá Cần (Chủ biên), Lịch sử phát triển Công Giáo ở Việt Nam tập II Thời kỳ thử thách và phát triển [Từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu 1945] , Nxb Tôn giáo Hà Nội- 2008, tr. 237
17- Hàn Hán: Trương Lương thời Hán Sở tranh hùng (206BC – 202BC). Trong thời gian này, Trương Lương giúp nhà Hán nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Tổ quốc mình là nước Hàn.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Thu Câu Cá Trên Ngàn
Tấn Đạt
09:26 14/11/2018
Ảnh của Tấn Đạt
Tránh xa thành phố ồn ào
Lên non câu cá như là tĩnh tâm
Dù cho cá chẳng cắn đâu
Tâm yên trí nhẹ ta câu tịnh thiền.
(nđc)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15/11/2018: Cảnh giác nọc độc báo Ý trong vụ hài cốt tại Tòa Sứ Thần ở Rome
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:44 14/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày thứ Năm 8 tháng 11 vừa qua, đích thân Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ tọa một buổi họp báo về câu chuyện bộ xương người tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Ý. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu xa của Tòa Thánh sau một loạt các tin đồn rất bất lợi cho Giáo Hội.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Câu chuyện đã bắt đầu vào hôm thứ Hai 29 tháng 10 khi các công nhân ngành xây dựng phát hiện ra một bộ xương người trong khi trùng tu Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ý. Biệt thự này thường được gọi là Villa Giorgina.
Trong chương trình này, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em những chi tiết quan trọng liên quan đến một câu chuyện đang được một số phương tiện truyền thông thế tục khai thác nhằm bôi nhọ Giáo Hội.
2. Lịch sử biệt thự Villa Giorgina
Tòa nhà này, nằm trong khu vực quận Pinciano, đã được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 20, chính xác là vào năm 1929. Toàn bộ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rộng đến 20,000m2. Tòa nhà chỉ chiếm một góc nhỏ trong toàn bộ diện tích mênh mông này.
Chủ nhân của ngôi biệt thự này là ông Isaia Levi, một người Do Thái, sinh trưởng tại thành phố Turinô, miền Bắc nước Ý. Ông là một kỹ nghệ gia và từng được bầu vào Thượng Viện Ý dưới thời Mussolini. Ông chỉ làm Thượng Nghị Sĩ được có 11 ngày từ 9 tháng 12, 1933 đến ngày 20 tháng 12 năm đó thì phải từ chức vì bị phát hiện là người Do Thái.
Trong thời kỳ Quốc Xã Đức chiếm đóng Rôma, ông được Tòa Thánh che chở. Cảm ơn này, ông đã cải đạo sang Công Giáo và năm 1949 đã tặng ngôi biệt thự này cho Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12. Mười năm sau đó, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã di chuyển Tòa Sứ Thần Tòa Thánh từ đường Nomentana, nay là Tòa Đại Sứ Libya, về biệt thự này.
3. Phát hiện bộ xương tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Các công nhân ngành xây dựng đã phát hiện ra một bộ xương người trong tầng hầm của ngôi nhà. Hiến binh Vatican lập tức được gọi đến hiện trường, và họ đã nhanh chóng báo cho các viên chức hữu quan của Tòa Thánh.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng biệt thự Villa Giorgina tuy nằm ngoài Vatican nhưng vẫn được hưởng quy chế “extra territorium” – nghĩa là coi như nằm ngoài lãnh thổ nước Ý. Do đó, toàn bộ câu chuyện này có thể được giải quyết hợp pháp bởi Vatican. Đây là một chi tiết các báo chí thế tục không có cảm tình với Giáo Hội không muốn đề cập đến.
Như đã nói ở trên toàn bộ câu chuyện này có thể được giải quyết hợp pháp bởi Vatican. Nhưng để cho mọi sự được minh bạch, các viên chức Tòa Thánh đã báo cho nhà chức trách Ý.
Chánh Công tố của Rôma, là ông Giuseppe Pignatone, đã ra lệnh cho các chuyên gia pháp y cảnh sát và một đội điều tra lưu động đến tại hiện trường. Tòa Thánh đã giao bộ xương người này cho chính quyền Ý. Những nỗ lực để xác định người chết là ai bằng cách so sánh sọ, răng và DNA đang được tiến hành.
4. Tuyên bố của Phòng Báo chí Tòa thánh ngày 30 tháng 10, 2018
Trong tiến trình trùng tu một căn phòng trong Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ý, nằm ở Rôma, số 27 đường Po, một số mảnh xương người đã được tìm thấy.
Hiến binh Vatican lập tức được gọi đến hiện trường, và đã thông báo cho các cấp trên tại Tòa Thánh. Các vị này ngay lập tức thông báo cho các nhà chức trách hữu quan của Ý để mở các cuộc điều tra và yêu cầu những hợp tác cần thiết trong vấn đề này.
Hiện tại, Chánh Công tố của Roma, Tiến sĩ Giuseppe Pignatone, đã ra lệnh cho bộ phận pháp y và đội điều tra di động của bộ chỉ huy cảnh sát Rôma điều tra tuổi tác, giới tính và ngày tử vong.
5. Những lời đồn thổi
Bản báo cáo đầu tiên đến từ thông tấn xã ANSA của Ý. Báo cáo cho biết những mảnh xương người này đã được phát hiện vào chiều thứ Hai 29 tháng 10, và vẫn chưa chắc chắn rằng những mảnh xương người ấy thuộc về một người duy nhất hay nhiều người, và bao nhiêu tuổi. Báo cáo của ANSA cũng lưu ý rằng việc tìm thấy những mảnh xương người tương tự như thế tại Rôma đã xảy ra trong quá khứ; và nhắc nhở độc giả của họ rằng Quốc Xã Đức đã từng giết bao nhiêu người tại thành phố này.
Nhật báo La Repubblica của Ý có thể là tờ đầu tiên tung ra tin đồn theo đó người chết là một trong hai cô gái trẻ, là Emmanuela Orlandi và Mirella Gregori, đã biến mất cách đây ba mươi lăm năm trước.
Bạn có biết Eugenio Scalfari là ai không? Ông ta là một người vô thần, đồng sáng lập ra nhật báo La Repubblica và đã từng xuyên tạc những lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô vào hôm thứ Năm Tuần Thánh năm nay. Không cần điều tra pháp y, La Repubblica gán ngay lập tức những mảnh xương người này cho hai cô gái trẻ với dụng ý gì? Họ muốn nói rằng có ai đó ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh đã lạm dụng tính dục rồi “giết người diệt khẩu” luôn. Đấy là thủ đoạn của tờ La Repubblica, đang được nhiều phương tiện truyền thông thế tục tung hứng.
Trường hợp mất tích của Orlandi đã thu hút sự chú ý của người Ý và đặc biệt của người dân Rôma trong nhiều năm qua. Cô Orlandi sống bên trong Thành Vatican, nơi cha cô làm việc tại Viện Giáo Vụ - IOR - thường được gọi là “Ngân hàng Vatican”. Lâu lâu báo chí tại Rôma lại cho rằng có người nhìn thấy cô Orlandi ở chỗ này, chỗ kia, nhưng các tin tức ấy chưa bao giờ được xác minh.
Cả hai trường hợp biến mất của Emmanuela Orlandi và Mirella Gregori chưa bao giờ được giải quyết thỏa đáng.
6. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói về vấn đề này
Hôm thứ Năm 8 tháng 11, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mở cuộc họp báo để trả lời các câu hỏi của nhà báo liên quan đến các mảnh xương được tìm thấy tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Ý hôm 29 tháng 10 vừa qua.
Trước hết, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mạnh mẽ bác bỏ tin giả nói rằng Tòa Thánh đã khẳng định những mảnh xương này là của Emanuela Orlandi. Ngài nói:
“Tòa Thánh chưa bao giờ kết nối vụ này với Emanuela Orlandi. Tôi không biết ai đã kết nối vụ này với Orlandi”.
Các nhà báo đại diện cho thông tấn xã SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý, liền hỏi tại sao Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lại ngay lập tức tiếp xúc với chính quyền Ý.
Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng điều đó đã được “thực hiện đơn giản là để mọi chuyện được minh bạch, ngõ hầu sau này không có bất kỳ lời buộc tội nào là Tòa Thánh muốn che giấu điều gì đó. Mọi thứ đang được thực hiện với sự cởi mở và minh bạch hơn. Những di hài con người được tìm thấy, và có mong muốn được biết đến cùng là chuyện gì đã xảy ra, xương đó là của những ai. Và vì thế chúng tôi xin sự giúp đỡ của nước Ý”.
7. Bộ Ngoại Giao Pakistan nói Asia Bibi vẫn còn trong nước
Tối thứ Tư 7 tháng 11, Asia Bibi đã được trả tự do và được đưa ra khỏi nhà tù phụ nữ ở Multan, phía Nam bang Punjab. Ngay trong đêm đó, cô được di chuyển bằng máy bay lên thủ đô Islamabad cư trú tại một địa điểm bí mật được bảo vệ chặt chẽ vì các thành phần Hồi giáo cực đoan biểu tình rầm rộ đòi treo cổ cô ngay lập tức.
Bộ trưởng Thông tin Fawad Chaudhry xác nhận vào hôm thứ Năm rằng Bibi vẫn còn ở Pakistan.
Trong ngày, những giáo sĩ Hồi giáo cực đoan đã hô hào treo cổ Bibi cùng với ba thẩm phán Tòa án tối cao đã tha bổng cô vào tuần trước.
Sau khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố tha bổng Asia Bibi, nhóm Hồi Giáo cực đoan Tehbai-e-Labbaik đã khiến đất nước rơi vào tình trạng tê liệt vì những người ủng hộ họ đã xuống đường phản đối việc tha bổng Bibi.
Hàng chục những người biểu tình đã bị bắt vì làm hư hại xe cộ và tài sản trong các cuộc biểu tình. Tài khoản ngân hàng của một số lãnh đạo nhóm Hồi Giáo cực đoan này được tin là đã bị khóa.
Các cuộc biểu tình có phần sút giảm sau khi chính phủ của Thủ tướng Imran Khan hứa rằng một tòa án sẽ tái xét phán quyết tha bổng Bibi và đưa Bibi vào danh sách cấm xuất cảnh.
Các nhà phê bình tại Pakistan đã lập tức cáo buộc Khan, là người vừa lên nắm quyền sau cuộc bầu cử mùa hè năm ngoái, đã cúi đầu nhượng bộ các thành phần Hồi Giáo cực đoan.
Việc trả tự do cho Bibi, việc bí mật chuyển cô đến Islamabad cho thấy có nhiều khả năng rằng “lời hứa” của Khan đối với những người Hồi giáo cực đoan có thể chỉ là một động thái để câu giờ.
Thật thế, khả năng Tối Cao Pháp Viện Pakistan tái xét lại vụ án là một điều khôi hài. Theo luật Pakistan, và có lẽ cũng là luật chung của các quốc gia trên thế giới, tòa án chỉ có thể tái xét một phán quyết đã được công bố nếu bên bị cáo kháng án, yêu cầu xét lại bản án.
Khả năng đưa Bibi vào danh sách cấm xuất cảnh cũng đã từng bị Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Shehryar Afridi bác bỏ vào hôm thứ Tư.
Ông nói “Trừ khi một người được tuyên bố có tội, không có cơ sở pháp lý nào để đưa vào danh sách cấm xuất cảnh”
“Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo vệ mỗi người Pakistan, bất kể tín ngưỡng hay sắc tộc của người ấy. Không ai ở Pakistan có thể được cấp giấy phép muốn làm gì thì làm với cuộc sống hoặc tài sản của người khác và buộc nhà nước phải chấp nhận các đòi hỏi của họ.
Trong một lá thư, Chủ tịch Quốc hội Âu châu Antonio Tajani đã mời Bibi và gia đình cô đến châu Âu.
Các giáo sĩ Hồi Giáo Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Họ khinh mạn tòa án và hô hào treo cổ Bibi cùng với ba thẩm phán Tòa án tối cao đã tha bổng cô vào tuần trước.
Táo bạo hơn, Afzal Qadri còn yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.
Họ sẽ phải bị trừng trị vì những tội danh nghiêm trọng này nếu như Pakistan còn muốn tiếp tục làm ăn với thế giới.
8. Các giáo sĩ cực đoan Pakistan trình bày trước thế giới một gương mặt thảm hại của Hồi Giáo
Imad Zafar, một ký giả tự do của Pakistan có bài bình luận sau phản ảnh những âu lo của người dân về nền dân chủ tại quốc gia này đang bị chi phối trong tay các giáo sĩ Hồi Giáo quá khích.
Pakistan hầu như bị bao vây bởi những kẻ cuồng tín tôn giáo sau khi Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo bị cáo buộc báng bổ tiên tri Mohammed. Ngay sau khi bản án được công bố, giáo sĩ Molvi Khadim Hussain Rizvi, chủ tịch sáng lập của Tehla-e-Labbaik Pakistan, gọi tắt là TLP, đã kêu gọi phản đối trên toàn quốc, và trong vòng vài giờ đất nước đã bị tê liệt bởi các các đám đông cuồng loạn.
Các xa lộ kinh mạch của đất nước và các điểm ra vào của hầu hết mọi thành phố đều bị những người biểu tình đóng lại. Từ ngày 31 tháng 10 đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi tụng kinh “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”
Hai giáo sĩ Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore. Họ yêu cầu đình chỉ bản án ngay lập tức. Họ khinh mạn tòa án và yêu cầu cách chức các thẩm phán đã đưa ra quyết định ủng hộ Asia Bibi.
Afzal Qadri cũng yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.
Hỗn loạn ở khắp mọi nơi, và sau ba ngày hai giáo sĩ này làm loạn, chính phủ Pakistan phải cúi đầu trước những yêu sách của những kẻ cuồng tín TLP bằng cách ký một thỏa thuận với chúng.
Bằng cách ký vào văn kiện đầu hàng này, nhà nước Pakistan đã chỉ ra rằng nếu bạn có khả năng tuyển mộ được vài nghìn tên đàn ông vũ trang để chơi lá bài tôn giáo, nhà nước sẽ cúi đầu chấp nhận mọi yêu cầu của bạn
Người ta tự hỏi phải chăng các luật liên quan đến chuyện khinh miệt tòa án và chống lại nhà nước chỉ dành cho các công dân tuân thủ pháp luật và những vị dân biểu bày tỏ sự bất đồng của họ thông qua lý luận và bằng các phương tiện hòa bình.
Cựu thủ tướng Nawaz Sharif chỉ đưa ra nhận xét về vụ tấn công Mumbai rằng đất nước chúng ta đã bị những tổ chức cực đoan sử dụng để thực hiện vụ tấn công này thì liền lập tức ông bị ghép tội phản quốc cùng với Cyril Almeida, là nhà báo phỏng vấn ông. Nhiều người ủng hộ Liên đoàn Hồi giáo Pakistan của Nawaz cũng rơi vào vòng tù tội vì cho là khinh miệt toà án khi họ chỉ trích Tòa án Tối cao đã kết án Sharif với những bằng chứng rất mong manh.
Tuy nhiên, khi giáo sĩ Rizvi và các trợ lý của ông ta công khai đe dọa sẽ giết chết các thẩm phán và yêu cầu họ ngay lập tức phải rời khỏi chức vụ sau khi Asia Bibi được tha bổng, Tòa án Tối cao đã giữ im lặng, không dám khởi tố Rizvi vì lo sợ các cuộc biểu tình của người cuồng tín.
Quân đội Pakistan, không ngần ngại tuyên bố Sharif và những chính trị gia bất đồng chính kiến khác là phản quốc, đã không dám thốt ra một lời nào khi Rizvi và tay chân công khai xúi giục những người lính nổi loạn chống lại nhà lãnh đạo của họ.
Thủ tướng Imran Khan, người đã nói với quốc dân đồng bào trước khi sang thăm Trung Quốc rằng ông sẽ không cúi đầu trước những kẻ cuồng tín và cảnh báo họ về những hậu quả nghiêm trọng, trong vòng vài giờ đã quay ngoắt 180 độ và gởi các bộ trưởng của mình tới đàm phán với lãnh đạo TLP.
Sau khi nhà nước đầu hàng những kẻ cuồng tín và luật sư của Asia Bibi là Saiful Malook đã phải rời khỏi đất nước ngay lập tức, vì lo sợ cho sự an toàn của mình, người ta có thể dễ dàng đoán được điều gì sẽ xảy ra với Asia Bibi ngay bây giờ, mặc dù cô đã được tòa án tha bổng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nhà nước khi ký vào văn bản đầu hàng đã bảo đảm rằng những giáo sĩ cực đoan và những người cuồng tín là những người quyết định số phận của các tù nhân như Asia Bibi và cuối cùng họ mới chính là những người định hình nên tư tưởng và các diễn biến của đất nước này.
Đối với phần còn lại của các dân tộc và các tôn giáo thiểu số Pakistan, cuộc sống sẽ khó khăn hơn vì nhà nước cũng đã đồng ý không can thiệp vào triệt 295 (c) của hiến pháp, trong đó đề cập đến các trường hợp phạm thượng. Những người cực đoan như Khadim Rizvi bây giờ có thể cáo buộc bất cứ ai là một kẻ báng bổ vào bất cứ lúc nào. Khi đó, đức tin của một cá nhân sẽ xác định xem người ấy xứng đáng là một sinh vật sống hay chỉ là một miếng thịt chết và liệu anh ta hay cô ta là công dân hạng nhất hay hạng ba cũng sẽ do niềm tin tôn giáo của người đó quyết định.
9. Chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019
Hôm 6 tháng 11, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chủ đề của Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019. Toàn văn thông báo như sau:
Dưới đây là chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019:
“Chính trị tốt là nhằm phục vụ hòa bình”
“Mỗi công dân đều phải gánh vác trách nhiệm chính trị, và đặc biệt là những người đã nhận lãnh sứ mạng bảo vệ và cai quản. Sứ mạng này bao gồm việc bảo vệ luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các thành phần trong xã hội, giữa các thế hệ và các nền văn hóa. Không có hòa bình nếu không có sự tín nhiệm lẫn nhau. Và lòng tín nhiệm này đòi hỏi điều kiện tiên quyết là tôn trọng lời hứa. Sự dấn thân chính trị - vốn là một trong những biểu hiện cao nhất của đức bác ái - bao gồm mối quan tâm đối với tương lai của cuộc sống và của trái đất, những người trẻ và những người bé nhỏ nhất, và lòng khao khát đạt đến sự viên mãn của họ.
Như thánh Gioan 23 đã lặp đi lặp lại trong thông điệp “Pacem in terris” - “Hòa bình dưới thế” vào năm 1963, khi quyền con người được tôn trọng, thì nơi con người cũng nảy sinh cảm thức về nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của người khác. Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người làm gia tăng ý thức mình thuộc về cùng một cộng đồng, với tha nhân và với Thiên Chúa (x. ivi, 45). Vì thế, chúng ta được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một tin vui về một tương lai trong đó mỗi cuộc sống con người được tôn trọng trong phẩm giá và các quyền lợi của người ấy.
10. Cảm tưởng của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Úc, là một thành viên trong Ủy ban Thông tin của Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 15 vừa qua. Ngài cũng vừa được bầu vào Ủy ban Thường trực của Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa tới.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Edward Pentin của hệ thống truyền hình Hoa Kỳ EWTN, vị Tổng Giám Mục dòng Đa Minh ca ngợi thiện ý của những vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục nhằm đưa người trẻ gần gũi hơn với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Đức Cha cũng ca ngợi bầu khí chung của cuộc họp, và sự đóng góp của các dự thính viên trẻ.
Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh đến một số điểm mà ngài gọi là điểm yếu, trong đó có một sự thiếu tự tin “đáng thất vọng” về giáo huấn luân lý của Giáo Hội, một sự miễn cưỡng cung cấp các bản dịch, và gần như tất cả các Nghị Phụ trong Thượng Hội Đồng phải “câm nín” không được bổ sung thêm sau khi đã được phát biểu lần đầu.
Nhìn chung, Đức Tổng Giám Mục có mối quan tâm đặc biệt đối với cách tổ chức như hiện nay của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Trong Thượng Hội Đồng này, chúng ta đề ra những tín lý, nhưng một cách vội vã. Đây không phải là cách hình thành tín lý.”
“Một số nhà tổ chức dường như thất vọng vì ít nhất một nửa các Nghị Phụ và gần như tất cả các dự thính viên không người nào nói được tiếng Ý. Nhưng thực tế mà nói chưa tới 1% dân số thế giới này nói ngôn ngữ ấy”.
“Nếu Giáo hội muốn có các cuộc họp quốc tế thực sự, thì phải cải thiện cách thức hành động đối với vấn đề ngôn ngữ và phải bảo đảm rằng mọi người có được các văn bản bằng nhiều ngôn ngữ chính thức. Điều này đã không xảy ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục này.”
Mô tả tình hình cụ thể tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Các thông dịch viên cố dịch cho nhanh, để theo cho kịp, và các Nghị Phụ không thể ghi chép bằng ngôn ngữ của chính họ. Vì vậy, chúng tôi không chắc chắn về những gì chúng tôi đã được yêu cầu bỏ phiếu Thuận hay Không.”
Ngài nhận xét thêm rằng:
“Bất kỳ cuộc họp quốc tế nghiêm túc nào ngày nay đều nhận được các bản văn trước mặt họ bằng các ngôn ngữ chính thức. Nếu Liên Hiệp Quốc và các tổ chức mậu dịch quốc tế có thể làm điều đó, Giáo Hội cũng phải làm được.
Dĩ nhiên, tôi nhìn nhận rằng Vatican có số nhân viên ít hơn so với nhiều tổ chức quốc tế khác. Nhưng nếu chúng ta đã phải đầu tư vào chi phí di chuyển, chỗ ở và thời gian của 300 người trở lên trong hàng tháng trời, chi phí cho việc phiên dịch chuyên nghiệp có đáng là bao.”
11. Tổng thống Ukraine và Đức Thượng Phụ Đại Kết ký hiệp định về quyền tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine
Hôm thứ Bẩy 3 tháng 11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã có cuộc gặp gỡ tại Istanbul và đã ký một thỏa thuận mở đường cho việc công nhận quyền tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine. Việc ký kết thỏa thuận này đã gây ra một làn sóng giận dữ mới tại Mạc Tư Khoa.
Thỏa thuận vừa được ký kết quy định các điều kiện cần thiết mà Chính Thống Giáo tại Ukraine phải đạt được trước khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô ban cấp Tomos, tức là quy chế của một Giáo Hội Chính Thống tự trị trong thế giới Chính Thống Giáo.
“Thay mặt người dân Ukraine, tôi rất biết ơn Đức Thượng Phụ Đại Kết và tất cả các giám mục của Tòa Thượng Phụ Constantinope về quyết định hết sức quan trọng và khôn ngoan này, mở ra con đường đến với Thiên Chúa cho đất nước và Giáo Hội Ukraine”, ông Poroshenko nói.
“Thỏa thuận mà chúng tôi ký hôm nay đặt ra các điều kiện để việc chuẩn bị cho việc ban cấp Tomos sẽ được thực hiện hoàn toàn đúng theo với các quy tắc giáo luật của Giáo hội Chính Thống.”
Poroshenko cũng đã tweet: “Hôm nay là một ngày lịch sử. Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận về sự hợp tác giữa Ukraine và Tòa Thượng Phụ Đại Kết, mà chúng tôi vừa ký kết với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô.”
Vấn đề được ban cấp Tomos sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2019 tại Ukraine. Ông Poroshenko xem việc ban cấp Tomos là một vấn đề then chốt trong kế hoạch tái tranh cử một nhiệm kỳ nữa.
Tòa Thượng Phụ Đại Kết của Chính Thống Giáo được đặt tại Istanbul, trước đây gọi là Constantinople và từng là thủ đô của Đế quốc Byzantine trước khi bị Đế quốc Hồi giáo Ottoman chinh phục vào năm 1453.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch ủy ban quan hệ đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, cho biết thỏa thuận mới là một trong những quyết định gần đây của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô “nằm ngoài thẩm quyền tài phán và vi phạm chủ quyền của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”
Theo hãng tin TASS của Nga, Đức Tổng Giám Mục cáo buộc Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đang “đưa ra các chỉ thị từ nước ngoài nhằm làm suy yếu và chia rẽ sự hiệp nhất của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga”.
12. Chính quyền của tổng thống Trump mở rộng các trường hợp miễn trừ mua bảo hiểm tránh thai vì niềm tin tôn giáo
Các Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, gọi tắt là HHS, Bộ Ngân Khố và Bộ Lao động đã ban hành hai quy tắc cập nhật liên quan đến việc bảo vệ quyền lương tâm cho các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc mua bảo hiểm tránh thai.
Theo các quy định mới, các tổ chức và cá nhân phản đối các quy định bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai gây nhiều tranh cãi dưới thời tổng thống Obama trên cơ sở niềm tin tôn giáo hay luân lý sẽ được miễn.
Theo một thông cáo báo chí từ HHS, các quy định mới “cung cấp việc miễn trừ trách nhiệm mua bảo hiểm tránh thai cho các thực thể và cá nhân phản đối các dịch vụ này trên cơ sở niềm tin tôn giáo”.
“Vì vậy,” thông cáo cho biết thêm, “các thực thể thực sự có niềm tin tôn giáo chống lại việc cung cấp các dịch vụ tránh thai (hoặc các dịch vụ mà họ coi là phá thai bằng thuốc) sẽ được miễn trách nhiệm này và không còn cần phải cung cấp bảo hiểm đó nữa.”
Các quy định mới cũng miễn trừ việc mua bảo hiểm tránh thai cho các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân có “xác tín đạo đức” chống lại các dịch vụ này bất kể họ thuộc về một tôn giáo cụ thể nào hay không.
13. Hội Đồng Giám Mục Pháp thành lập ủy ban độc lập để giải quyết lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Pháp
Sau nhiều tháng thảo luận và suy tư, Hội đồng Giám mục Pháp đã quyết định thành lập một ủy ban độc lập và bên ngoài cơ cấu hiện nay của Hội Đồng Giám Mục Pháp nhằm giải quyết nạn lạm dụng tình dục, những che đậy và những trường hợp giải quyết không đến nơi đến chốn của các Giám Mục nước này về vấn đề lạm dụng kể từ những năm 2000 cho đến nay.
“Các giám mục của Pháp đã quyết định thiết lập một ủy ban độc lập để chiếu rọi ánh sáng vào tệ nạn tình dục lạm dụng trẻ vị thành niên trong Giáo hội Pháp kể từ năm 1950 đến nay. Chúng tôi muốn tìm hiểu các lý do, những cách thức các trường hợp này đã được giải quyết và đưa ra những khuyến nghị.” Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier của Marseille, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp cho biết như trên hôm 7 tháng 11.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Pontier đã được đưa ra vào lúc kết thúc cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Pháp tại Lộ Đức. Hôm 07 tháng 11, các Giám Mục Pháp đã thông qua quyết định thành lập ủy ban và hình thành một quỹ bồi thường cho các nạn nhân. Trong hội nghị khoáng đại, các giám mục Pháp cũng đã có những cuộc gặp gỡ với một số nạn nhân bị lạm dụng tình dục.
“Cuộc gặp gỡ giữa các nạn nhân và các giám mục đã củng cố tất cả chúng tôi, các nạn nhân cũng như các giám mục, về sự cần thiết phải hợp tác tốt hơn trong cuộc chiến này”, Đức Cha Pontier nói.
Ủy ban cũng hứa hẹn sẽ xem xét việc xử lý lạm dụng tình dục của các Giám Mục Pháp từ những năm 2000 và xem xét các trường hợp lịch sử trong đó nạn nhân hoặc thủ phạm có thể đã chết.
Đức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp nói thêm rằng một báo cáo sẽ được công bố trong vòng 18 tháng hoặc hai năm. Tên của các thành viên và người đứng đầu ủy ban sẽ sớm được công bố.
14. Các nghị định nhìn nhận các phép lạ và các nhân đức anh hùng ngày 8 tháng 11, 2018
Hôm 7 tháng 11 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp phái đoàn của Bộ Tuyên Thánh do Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng, hướng dẫn. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã truyền cho Bộ Tuyên Thánh ban hành các nghị định công nhận các nhân đức anh hùng và xác nhận là xứng hợp việc tôn kính đã có từ lâu của anh chị em giáo dân dành cho Tôi tớ Chúa Michele Giedrojć, là giáo dân của Dòng Thánh Augustinô; sinh tại Giedrojce, Lithuania vào khoảng năm 1420 và qua đời tại Krakow, Ba Lan vào ngày 4 tháng 5 năm 1485. Nói một cách khác là Đức Thánh Cha tuyên Chân Phước “tương đương” cho vị Tôi tớ Chúa Michele Giedrojć.
Cũng trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền cho Bộ Tuyên Thánh ban hành các nghị định liên quan đến:
- Phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi tớ Chúa Edvige Carboni, giáo dân, sinh tại Pozzomaggiore, Ý, vào ngày 2 tháng 5 năm 1880 và qua đời tại Rôma ngày 17 tháng 2 năm 1952.
- Phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi tớ Chúa Benedetta Bianchi Porro, giáo dân, sinh tại Dovadola, Ý, ngày 8 tháng 8 năm 1936 và qua đời ở Sirmione del Garda, Ý, ngày 23 tháng 1 năm 1964.
- Phúc tử đạo của vị Tôi tớ Chúa Angelo Cuartas Cristóbal và tám bạn tử đạo, là các chủng sinh tại Chủng viện Oviedo, đã bị giết trong lòng căm thù đức tin ở Oviedo, Tây Ban Nha, giữa năm 1934 và 1937.
- Phúc tử đạo của vị Tôi tớ Chúa Mariano Mullerat i Soldevila, là giáo dân và là một người cha, sinh tại Santa Coloma de Queralt, Tây Ban Nha ngày 24 tháng 3 năm 1897 và bị giết vì lòng thù ghét đức tin ở El Pla, gần Arbeca, Tây Ban Nha, ngày 13 tháng 8 năm 1936.
- Phúc tử đạo của vị Tôi tớ Chúa James Alfred Miller, là một sư huynh đã tuyên khấn của Dòng La San, sinh ra tại Stevens Point, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 9 năm 1944, và bị giết vì lòng thù ghét đức tin ở Huehuetenango, Guatemala, ngày 13 tháng 2 năm 1982.
Bên cạnh đó còn có 10 nghị định nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 10 vị Tôi tớ Chúa.
Tưởng cũng nên biết là từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh.
Như vậy, qua 10 nghị định nhìn nhận các nhân đức anh hùng này, Giáo Hội có thêm 10 Bậc Đáng Kính.
15. Công an Trung Quốc bắt 4 linh mục hầm trú
Bốn linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo hầm trú ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã bị công an Trung Quốc giam giữ đưa đi học tập cải tạo.
Bản tin của Asia News hôm 5 tháng 11 cho biết các ngài bị bắt để cán bộ “truyền bá chính sách tôn giáo của chính phủ Trung Quốc” vì cho đến nay các ngài vẫn tiếp tục từ chối ghi danh vào Hiệp hội Công Giáo Yêu nước.
Trong số 4 linh mục bị bắt có hai vị thuộc giáo phận Tuyên Hoá (Xuanhua 宣化) và hai vị còn lại thuộc giáo phận Tây Loan Tử (Xiwanzi 西彎子).
Trong khi đó, Asia News ghi nhận hàng loạt các nhà thờ Công Giáo tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Thiểm Tây và Sơn Đông đã bị triệt hạ sau khi thỏa thuận Vatican - Trung Quốc được ký kết hôm 22 tháng 9.
Thỏa thuận trên đã được ký kết trong bối cảnh người Công Giáo Trung Quốc và các nhóm tôn giáo thiểu số khác, đáng chú ý là những người Hồi giáo Tân Cương, đang phải chịu đựng một sự đàn áp gay gắt nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nghiêm trọng nhất là việc Trung Quốc giam giữ một triệu người Tân Cương trong các trại cải tạo tẩy não, một hành động có thể cấu thành các tội ác chống lại nhân loại.
Ký kết thỏa hiệp với một thế lực tàn bạo như thế, Tòa Thánh đã bị các nhóm nhân quyền trên thế giới phê phán mạnh mẽ. Một số nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng lên tiếng chỉ trích, bao gồm cả Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng.
16. Công an Trung Quốc bắt giữ Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn
Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 9 tháng 11, công an Trung Quốc đã bắt giữ Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, (Shao Zhu-min - 邵祝敏) Giám Mục Ôn Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, và nói với giáo dân họ mời ngài đi “làm việc” từ “10 đến 15 ngày”.
Lần nào công an Trung Quốc cũng nói như thế nhưng lần cuối cùng ngài bị bắt là vào là tháng 5 năm 2017, và chỉ được thả ra sau 7 tháng đưa đi biệt tích. “Làm việc” có nghĩa là thẩm vấn và ép buộc học tập ý thức hệ cộng sản.
Các tín hữu của giáo phận đã mời gọi tất cả các cộng đồng và Giáo Hội trên thế giới cầu nguyện cho vị Giám Mục của họ.
Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, 55 tuổi, thuộc về cộng đoàn thầm lặng, không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận, nhưng ngài được Tòa Thánh công nhận là Giám Mục Ôn Châu. Trong hai năm qua, ngài đã bị công an cộng sản bắt ít nhất 5 lần. Lần cuối cùng là vào hồi tháng 5 năm 2017.
Là một giám mục “thầm lặng”, trong thời gian bị bắt, ngài bị ép buộc phải gia nhập vào Hiệp hội Công Giáo Yêu nước. Nhưng Đức Cha Phêrô từ chối vì ngài khẳng định rằng trong thư gửi cho người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã thẳng thừng phê phán Hiệp hội là “hoàn toàn không phù hợp với tín lý Công Giáo”.
Chính vì thế, Đức Cha Phêrô cũng được sự kính trọng của cộng đoàn công khai ở Ôn Châu. Giáo phận Ôn Châu có khoảng 130 nghìn tín hữu, với hơn 80 nghìn là thành viên của cộng đoàn thầm lặng. Hiện nay, tòan giáo phận có linh mục 70, chia đều giữa hai cộng đoàn. Trong nhiều thập niên, Giáo hội tại Ôn Châu đã bị chia rẽ. Nhưng trong vài năm trở lại hai cộng đoàn vẫn thường làm việc cùng nhau.
Tại Ôn Châu, ngay cả các linh mục chính thức cũng bị hạn chế và kiểm soát. Trong tháng các linh hồn các linh mục chính thức bị cấm không được viếng thăm lăng mộ của một số linh mục và giám mục thầm lặng, là những vị được mọi tín hữu kính ngưỡng; đặc biệt là phần mộ của Đức Cha Vinh Sơn Chu Duy Phương (Zhu Weifang 朱維芳). Đức Cha Vinh Sơn qua đời năm 2016. Mộ phần của ngài thường xuyên bị phá phách.
Vào các ngày Chúa Nhật, công an cộng sản rảo quanh các nhà thờ cấm các trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi vào các thánh đường và cấm triệt để các lớp giáo lý ngày Chúa Nhật.
Sau khi thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục được ký kết hôm 22 tháng 9, cộng sản đã tăng cường kiểm soát và đàn áp các cộng đoàn thầm lặng, và nhắc lại trong các cuộc họp với các giáo sĩ chính thức rằng Giáo hội Trung Quốc vẫn “độc lập”, bất chấp thỏa thuận này.