Ngày 14-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tài Năng
Lm Vũđình Tường
07:41 14/11/2008
Con người nhiều khi lầm tưởng tài năng ta có là do ta tự học khôn, dầy công luyện tập trở thành xuất chúng, tài giỏi hơn người. Tài giỏi đáng tự hào, hãnh diện nhưng cần đi chung với đạo đức, khiêm nhường.Thiếu khiêm nhường đại tài trở thành đại nạn vì không sớm thì muộn cũng đi đến kiêu ngạo. Kiêu ngạo là bản tính của ma quỷ. Cha của dối trá tài lường gạt, giỏi chia rẽ, gây tang thương ngàn trùng cho mọi người. Kiêu ngạo có hai loại: chủ mưu và a dua. Chính đám kiêu ngạo a dua làm tay sai gieo khổ đau cho mọi người. Kiêu ngạo chủ mưu thường dụ ngọt đám lâu la a dua bằng lời hứa hão huyền và ban thưởng khuyến khích bầy tôi gây đau khổ cho đời. Phần thưởng cho đám a dua nhẹ dạ là vật chất vì chúng ham vui, ham tiền, cầu tài, mê danh lợi, mê đỏ đen, thích ăn uống và tình nguyện làm nô lệ cho sắc dục. Tất cả đều do ma quỷ giật dây, cầm đầu.

Kiêu ngạo khi tự nhận quyền làm chủ tài năng, chối bỏ Thiên Chúa làm chủ đời họ. Vì tự chủ nên toàn quyền quyết định sử dụng tài năng hợp sở thích riêng. Ai đưa ý trái lại bị kết án. Nhẹ là nguyền rủa, nặng thì tù tội, độc ác hơn là huỷ diệt. Kẻ kiêu ngạo càng tài tai họa họ gây càng lớn. Ít tài gieo tai họa nhỏ vì ảnh hưởng nhỏ.

Nguyên nhân

Trong tôn giáo kiêu ngạo là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc li khai khỏi Giáo Hội để lập giáo phái mới. Ngày nay có hàng trăm giáo phái khác nhau. Tất cả đều phát sinh từ kiêu ngạo. Các vị sáng lập giáo phái thường tự phong mình tài giỏi hơn bề trên nên tìm cách li khai thực hiện ý riêng để trở thành nhân vật lãnh đạo. Triệu chứng của kiêu ngạo bắt đầu bằng các lời bình phẩm, chỉ trích người lãnh đạo, dần dà coi thường, khinh chê, bất tuân, chống lại sau cùng là li khai. Người nhận một nén bạc trong Phúc Âm (Mat 25) đối xử với chủ cùng phong cách đó. Động lực dẫn đến kiêu ngạo ảnh hưởng bởi vật chất, chức quyền. Tất cả đều là bả vinh quang trần gian mau qua, dễ tàn. Dường như không mấy ai kiêu ngạo dám xác nhân họ đang kiêu ngạo nhưng mượn cớ này lí do nọ giải thích việc làm.

Hoa trái

Kiêu ngạo chối bỏ Thiên Chúa. Họ tự phụ, tự phong mình ngang hàng với chúa hoặc quá khích hơn chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Hoa trái của kiêu ngạo khác với hoa trái của khiêm nhường.

Hoa trái của lòng khiêm nhường, từ bi nhân hậu đến từ Chúa, từ lòng mến.

Hoa phát sinh từ kiêu ngạo mang phấn độc gây dị ứng cho người. Trái của kiêu ngạo là trái vừa chua vừa đắng vì chúng được gieo bằng hận thù, ghen ghét. Tưới gội bằng nước mắt trẻ thơ, người già và phụ nữ. Vun trồng bằng máu người chết oan, kẻ vô tội.

Mọi người tới tuổi khôn đều có khả năng kiêu ngạo. Dường như kiêu ngạo và sức khoẻ đi chung với nhau. Ở tuổi vị thành niên và cao niên kiêu ngạo nặng tính phê bình, chỉ trích vì trẻ tuổi chưa có vây cánh lớn mạnh để tạo ra thay đổi. Cao niên không còn năng lực phấn đấu và bầu nhiệt huyết để thi hành quỷ kế. Một số trường hợp kiêu ngạo khi về già hối hận, nhận biết con đường đã chọn là sai lầm.

Kiêu ngạo mạnh miệng hô hoán. Trái lại, thống hối lại âm thầm. Có lẽ bản chất của thống hối là âm thầm, khiêm nhường nên kẻ thống hối thường âm thầm, khiêm nhu. Kiêu ngạo khích động bởi ý riêng. Khao khát làm lãnh tụ; thực hiện giấc mơ điên dại, thích sai bảo người khác và muốn người khác làm theo ý mình.

Ơn Chúa

Nên xác định rõ tài năng ta có là do Chúa ban. Điều này không thể chối cãi vì ai cũng biết mức độ trưởng thành, khôn ngoan, lanh lợi, hoạt bát, nhớ dai, đều là những tài năng khác nhau mỗi người có được ngay từ khi còn thơ. Có người phát triển sớm; kẻ phát triển chậm hơn. Dù tài năng phát triển sớm hay muộn tài năng đó đều bắt nguồn từ hạt giống Chúa gieo sẵn trong người đó. Vì là những quà tặng Chúa ban nên ta không làm chủ quà tặng. Chúng ta đóng vai trò người quản lí món quà Chúa trao tặng. Chủ đặt niềm tin vào người quản lí nên chủ trao toàn quyền tự do sử dụng tài năng. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện thích hợp và phán đoán để đầu tư tài năng sao cho vừa giúp mưu sinh vừa làm đẹp lòng Chủ.

Nhiệm vụ

o Chúng ta không làm chủ tài năng Chúa ban mà làm nhiệm vụ quản lí. Người quản lí có các nhiệm vụ

o Người quản lí khôn luôn mang tâm tình tạ ơn vì chủ đã tin tưởng kí thác món quà đặc biệt cho coi sóc, phát triển.

o Làm cho những món quà Chúa ban trở nên hữu dụng cho chủ và giúp nuôi sống bản thân.

o Dùng những món quà sao mang lại lợi ích cho tha nhân.

o Quan trọng hơn cả là làm sáng Danh Chúa.

Thực hiện thành công bốn mục tiêu này là làm tốt đẹp nhiệm vụ người quản lí tốt lành. Thành công ở đây không đòi hỏi phải thành công một gấp đôi hay gấp ba mà là cố gắng làm cho tài năng đó phát triển sinh lợi nhiều ít đều được chủ chấp nhận. Người đó vừa đáng lãnh thưởng lại tăng thêm uy tín trước mặt chủ với lời khen kèm theo.

‘Hay lắm, anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành. Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh’.

Tóm lại người quản lí dùng quà Chúa ban làm lợi cho tha nhân và làm sáng danh Chúa được khen thưởng. Lười biếng món quà không sinh lợi bị phạt và dùng món quà Chúa ban làm điều tồi bại bị kết án.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Những lời nhắn đáng nhớ
Lm JB Phạm Quang Long
10:37 14/11/2008
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Những Lời Nhắn Đáng Nhớ

Có một câu chuyện thật cảm động xảy ra trên dòng sông Gianh, Quảng Bình, gần chỗ chúng ta đang đứng đây. Mùa nước lũ cách đây 4 năm, chính xác là ngày 26/11/2004, chị Maria Trần Thị Mai, một người giáo dân xứ Phù Kinh, đã hi sinh vì cứu người trong lũ. Sau khi đã cứu được 7 người, chị Mai đã mãi mãi ra đi, để lại 5 đứa con dại.

Hồi đó, báo chí viết rất nhiều về hiện tượng này. Người ta nói nhiều về chị Mai và gia đình, nhất là về nỗi đau mất mẹ mà 5 đứa con phải chịu. Đáng chú ý là một bài trên báo Tuổi Trẻ có tiêu đề 'Mạ không về nữa thiệt rồi', với lời kết thúc như thế này: "Đau xót quá cái hình ảnh mấy chị em chiều chiều ra bến sông trước nhà ngóng mẹ trở về từ con thuyền nhỏ sau một ngày chài lưới, nhưng từ chiều nay với các em, người mẹ thương yêu ấy đã không về nữa! Mãi mãi không về nữa!"

Đọc bài báo đó, tôi cảm thấy nghèn nghẹn, không cầm nổi nước mắt. Nhưng tôi cũng có cảm giác là thiếu một điều gì đó, vì tuyệt nhiên người ta tránh né, không đề cập đến một chi tiết quan trọng: chị Mai là một người Công giáo. Tôi cho rằng đây là một yếu tố thiết yếu, quyết định hành động của chị.

Thử hỏi tại sao chị Mai có hành động anh hùng như vậy? Thưa vì lòng bác ái Kitô giáo thúc đẩy mà chị đã hi sinh mạng sống mình để cứu tha nhân. Chị đã thực thi lời Chúa dạy: Hãy yêu tha nhân như chính mình. Trong cuộc đời, chị đã đọc không biết bao nhiêu lần kinh Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn. Mười điều răn được tóm lại thành hai điều: Yêu mến Chúa trên hết mọi sự, và yêu người như mình ta vậy. Chị được nhà nước truy phong danh hiệu anh hùng. Còn chúng ta có thể phong thánh cho chị. Không có tình yêu nào cao cả cho bằng chết cho bạn hữu mình. Chết cho người khác được sống có thể xem như tử đạo. Đó thật là một chứng tá sống động cho mỗi người Kitô hữu chúng ta.

Hôm nay trong ngày lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta vui mừng, vinh dự và khâm phục khi chiêm ngưỡng 117 tấm gương sáng chói của các bậc tiền nhân, đại diện cho hơn 130.000 chứng nhân đức tin, đã anh dũng hy sinh vì tình yêu đối với Đức Kitô.

Vua quan và lý hình thời đó chắc chắn đã ngạc nhiên thắc mắc: Không biết vì sao những người này lại hy sinh mạng sống mình? Bản thân mỗi người chúng ta cũng có thể tự hỏi: Nhờ đâu mà các ngài có sức vượt qua mọi đau khổ cực hình như thế? Và trong ngày lễ hôm nay, các ngài để lại cho chúng ta những thông điệp nào? Thông điệp, message, đơn giản là lời nhắn. Các ngài muốn nhắn nhủ chúng ta là hậu thế của các ngài những điều gì đây? Rất nhiều vấn nạn chúng ta có thể đặt ra trong ngày lễ này. Câu trả lời tiềm tàng trong các bản văn phụng vụ đọc trong ngày lễ hôm nay.

Chúng ta hãy nghe lời một bà mẹ có bảy người con trai phải chết nội trong một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Chúa. Bà dùng lời Chúa mà nói với các con rằng: "Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho các con. Chính Đấng Tạo Hóa càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con coi trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình".

Bài đọc 2 trích thư gửi tín hữu Roma thì đưa ra câu hỏi: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?" Và câu trả lời đi liền kề: "Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta".

Còn bài Tin mừng Luca thật ngắn gọn, nhưng đó là lời sự sống cho các môn đệ Chúa: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vá thập giá mình hằng ngày mà theo. Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Người nào được cả thế giới mà mất chính mình thì nào có lợi gì?"

Cha ông chúng ta ngày xưa đã nghe những lời đó. Các ngài suy gẫm những lời đó, và lấy làm phương châm sống cho mình. Thật vậy, chúng ta có thể nghe lời các ngài sau đây, và nhận thấy rằng lời các ngài tương hợp với lời Chúa, bởi vì lời của các ngài bắt nguồn từ lời Chúa, và lời các ngài phản ảnh lời Chúa.

Thánh Phaolo Tịnh viết cho các chủng sinh ở Kẻ Vĩnh như thế này: "Những cực hình này thường làm cho người khác buồn sầu, nhưng nhờ ơn Chúa giúp, tôi vẫn đầy vui sướng hân hoan, bởi vì tôi không chỉ có một mình, nhưng có Đức Kitô ở cùng tôi. Người mang tất cả sức nặng thập giá, chỉ để cho tôi đỡ phần nhẹ nhất". Ngài thưa với quan án rằng: "Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý. Nhưng linh hồn là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được".

Thánh Anrê Kim Thông nói: "Thà tôi bị lưu đày và phải chết vì Chúa, chứ tôi không chối đạo".

Thánh Phêrô Quí gửi cho mẹ mình:
"Dù trăng trói, gông cùm tù rạc
Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thần hiếu tử
".

Thánh Simon Hòa nói với các con: "Chúa đã muốn cha chịu khổ hình, cha xin vâng ý Người cho trọn".

"Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quý hóa đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua!" (thánh Teophano Ven).

Các thánh tử đạo ngày xưa không có được tiện nghi như chúng ta ngày nay: các ngài không có điện thoại di động, không có email, không biết dùng Yahoo Messenger. Nếu có chắc các ngài đã để lại cho chúng ta những lời nhắn. Thế nhưng chính cuộc đời của các ngài nhắn nhủ chúng ta rất nhiều điều. Trong dịp lễ năm nay, tôi xin ghi lại ba lời nhắn đáng nhớ mà các thánh Tử đạo đã âm thầm gửi lại chúng ta:

1/ Coi trọng Luật Lệ của Chúa hơn bản thân mình.
2/ Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô.
3/ Được cả thế giới mà mất chính mình thì nào có lợi gì.

Thời nào cũng đầy những cạm bẫy, những cám dỗ làm cho chúng ta xa Chúa. Để giữ vững đức tin, lúc nào chúng ta cũng gặp nhiều tình huống khó khăn, thậm chí hết sức khó khăn, buộc chúng ta phải chọn lựa dứt khoát: bỏ Chúa hay theo Chúa. Khi chúng ta bị cám dỗ muốn phá thai, ngừa thai chẳng hạn, hãy nhớ lại lời nhắn của bà mẹ có 7 người con: "Coi trọng Luật Lệ của Chúa hơn bản thân mình." Khi chúng ta được mời mọc về một lối sống xa rời tinh thần Tin mừng, hay là lỗi lời khấn như các chị nhà dòng ở đây chẳng hạn, hãy tâm niệm lời của thánh Phaolo: 'Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô'. Khi chúng ta gặp những cám dỗ ngọt ngào, đi gia nhập hội đoàn này, tổ chức kia, tỉ như: "không có gì đâu, anh vẫn được phép giữ đạo như thường…", thì hãy nhớ lời của Chúa: 'Được cả thế giới mà mất chính mình thì nào có lợi gì'; hay lời của thánh Teophano Ven: 'Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quý hóa đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua!'

Ngày nay, không còn những cuộc bách hại như xưa, nhưng văn hóa và lối sống hưởng thụ thời nay cản trở chúng ta thực thi các đòi hỏi của Tin mừng. Giữa thế giới văn minh, tiện nghi, việc đạo được dễ dàng, e rằng có khi chúng ta bước qua Thánh giá, sống ngược với đức tin, mà vẫn không hay: Đó là khi chúng ta sống ích kỷ, chỉ chăm lo đến ốc đảo của riêng mình; đó là khi chúng ta bỏ qua lời thề ước của hôn nhân để ngoại tình; đó là khi những người mẹ giết con bằng hành vi phá thai, nạo thai; đó là khi những người trẻ buông thả về đời sống tình dục; đó là khi chúng ta coi trọng những cuộc nhậu nhẹt say sưa hơn là kinh lễ; đó là khi chúng ta chia rẽ, hận thù và phá vỡ mối giây hiệp nhất trong cộng đoàn.

Mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay cũng là dịp để chúng ta nói lên lời đoan hứa quyết tâm trước các bậc tiền bối: Quyết tâm Làm Kitô Hữu cho đến chết.

Có ai trong chúng ta có ước muốn đạo đức là được tử đạo không? Có thể Chúa không muốn chúng ta tử đạo theo nghĩa chặt, nhưng Chúa muốn chúng ta sống đạo để nên thánh. Nên thánh là ơn gọi căn bản của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Đọc những lời nhắn đáng nhớ qua cuộc đời của các thánh tử đạo Việt Nam, tôi xin nêu lên một định nghĩa về sự thánh thiện: Thánh thiện là làm cho cuộc sống mình, lời nói của mình tương hợp với lời Chúa. Để được như vậy, thì chúng ta cần phải nghe lời Chúa hằng ngày, đọc và suy niệm lời Chúa hằng ngày, lâu ngày, lâu tháng, lâu năm. Nhờ đó lời Chúa thấm vào trong lòng, làm cho mọi suy nghĩ, phản ứng và việc làm của chúng ta mới phù hợp với lời Chúa. Amen.
 
Khái quát Tin Mừng theo thánh Luca
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
10:44 14/11/2008
KHÁI QUÁT TIN MỪNG THEO THÁNH LU-CA

1. Lời tựa sách Tin Mừng

Chỉ Tin Mừng Lu-ca mới có lời mở đầu, giống như các sách Hy-lạp thời bấy giờ. Lời tựa gửi cho một người tên là Thê-ô-phi-lê. Ông này có vẻ là một nhân vật quan trọng. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng mở đầu bằng một lời tựa và cũng gửi cho nhân vật này. Trong sách Công Vụ, tác giả mời nhân vật Thê-ô-phi-lê tham chiếu sách trước là sách Tin Mừng nói về mọi việc Đức Giê-su đã làm, và những điều Người đã dạy (1,1-2). Do đó, ngay từ sơ khai của Hội thánh, người ta đã kết luận sách Tin Mừng và sách Công Vụ đều có cùng một tác giả, Khoa chú giải Kinh thánh hiện nay cũng đồng ý như vậy, dựa vào sự đồng nhất của lời văn và ý tưởng trong hai tác phẩm cũng như ý định của tác giả. Sách Tin Mừng thì nhấn mạnh đến việc Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người, còn sách Công Vụ thì nói về việc rao giảng mầu nhiệm này, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem cho đến tận cùng cõi đất.

Trong lời tựa, tác giả cho biết đề tài, phương pháp và mục đích của sách, đồng thời trình bày công cuộc rao giảng của Hội thánh ở giai đoạn đầu. Tác giả đã tham khảo kỹ lưỡng truyền thống của các nhân chứng tiên khởi, và muốn đem ra trình bày một cách có thứ tự. Như vậy, ông Thê-ô-phi-lê sẽ có một bài tường thuật chắc chắn về các sự kiện ông nghe nói.

Lu-ca đã tự giới thiệu theo cách thức một sử gia như những người viết sử thời bấy giờ. Tuy nhiên, sử đây là thánh sử chứ không phải sử thường, nghĩa là chú ý cho thấy rõ ý nghĩa của các biến cố đối với đức tin, môt đức tin được mầu nhiệm Phục sinh và mầu nhiệm của Hội thánh soi dẫn.

2. Lịch sử cứu độ trong cách bố cục sách Tin Mừng.

Sách Tin Mừng Lu-ca cùng trình bày một lược đồ chung như hai sách Tin Mừng Mát-thêu và Mác-cô: có phần nhập đề rồi đến việc Đức Giê-su rao giảng ở Ga-li-lê, đoạn lên Giê-ru-sa-lem hoàn tất sứ mạng trong cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Nhưng sách của Lu-ca được bố cục kỹ lưỡng, nhằm làm nỏi bật những thời và những nơi đáng ghi nhớ trong lịch sử cứu độ.

2,1 Phần nhập đề (1.5-4-13)

Phần này gồm hai tiết rất khác nhau: tiết I kể lại giai đoạn thơ ấu của Đức Giê-su (1,5-2,52). Chỉ Lu-ca mới có bài tường thuật này. Tác giả kể chuyện ông Gio-an Tẩy Giả và Đức Giê-su song hành với nhau và đặt ông Gio-an ở vị trí tùy thuộc Đức Giê-su. Lu-ca trình bày Đức Giê-su được thụ thai bởi phép Thánh Thần và là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế và là Đức Ki-tô (2,11), là ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho loài người, là ánh sáng cho muôn dân nhưng sẽ bị đồng bào mình khước từ. Đặt ỏ đầu Tin Mừng, những lời khẳng định này thật là một bài tựa rất chí lý về Đức Ki-tô sánh được với bài tựa trong sách Tin Mừng theo thánh Gio-an.

Tiết II mở đầu sứ vụ của Đức Giê-su (3,1-4-4,13) Cũng như Mát-thêu và Mát-cô, Lu-ca nói đến sứ vụ của Ông Gio-an Tẩy giả, đến phép Rửa tại sông Gio-đan và cơn cám dỗ trên rừng vắng, nhưng phân biệt rõ thời của ông Gio-an Tẩy Giả với thời của Đức Ki-tô. Lu-ca nhấn mạnh đến trường hợp Đức Giê-su được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Mê-si-a và nói tới tổ phụ A-đam để chứng tỏ Đức Giê-su gắn liền với toàn thể nhân lọai.

1,2 Phần I của sứ vụ Đức Giê-su (4,13-9,50)

Lu-ca đặt tất cả phần này ở Ga-li-lê (23,5; Cv 10,37) khác với Mát-thêu (15,21; 16,13) và Mác-cô (7,24.31; 8,27). Mở đầu là bài giảng của Đức Giê-su trong hội đường Na-da-rét, rồi đến các phép lạ và các lời dạy dỗ các môn đệ. Sau đó, tiết I (4,31-6,11) theo khá sát thứ tự bài tường thuật của Mc (1,16-3,6). Ở đây thấy nói đến cuộc tiếp xúc của Đức Giê-su với dân chúng, với các môn đệ lớp đầu, và với các thù địch qua các phép lạ và các cuộc tranh luận.

Tiết II (6,12-7,52) theo bài tường thuật của Mác-cô (4,1-9,50) nhưng không có đoạn nào tương đương với Mc 6,45-8,26 và kết hợp chặt chẽ Nhóm Mười Hai vào sứ vụ của Đức Giê-su. Nhóm này là những người được biết các mầu nhiệm về Nước Thiên Chúa, được sai đi để công bố Nước Thiên Chúa đã đến, được tích cực tham gia vào việc làm cho bánh hóa ra nhiều.

1,3 Cuộc hành trình lên Giê-ru-sa-lem (9,51-19,28)

Phần này được trình bày độc đáo nhất. Một số lớn những điều nói trong phần này đã thấy nói rải rác trong Mát-thêu.

Lu-ca mở đấu bằng một câu long trọng, hướng cuộc hành trình về biến cố Vượt Qua. Trong suốt phần này, lời giảng trội hơn các phép lạ và lời khuyên trội hơn lối trình bày về mầu nhiệm Đức Ki-tô.

1,4 Phần thứ ba trong sú vụ của Đức Giê-su (19,29-24,53)

Phần này kể lại công trình cứu chuộc được hoàn tất tại Giê-ru-sa-lem. Giê-ru-sa-lem là thành tiêu biểu cho cuộc đối đầu giữa Ít-ra-en và Đức Giê-su. Lu-ca nhấn mạnh đến điểm này khi mô tả ngày Đức Giê-su khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem: Người đến như một vị hoàng đế, Người khóc thương thành vì thành không nhận biết Người, Người tỏ uy quyền khi đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thờ là nơi Người thường giảng dạy. Mạc khải của Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem cũng gồm ba tiết như trong Mát-thêu và Mác-cô, nhưng Lu-ca có thêm vào mấy nét riêng. Lời giảng dạy trong Đền thờ chấm dứt bằng lời loan báo Giê-ru-sa-lem sẽ bị xét xử và Con Người sẽ ngự đến.

Bài tường thuật cuộc Thương Khó (22-23) cũng theo một lược đồ như các sách Tin Mừng khác, nhưng sau bữa Tiệc ly còn thêm những lời nhắn nhủ Nhóm Mười Hai về tinh thần phục vụ, về vị trí của các ông trên Nước Trời sau này cũng như về hoàn cảnh mới của các ông sau khi Đức Giê-su ra đi (22,24-38). Các bài tường thuật về cuộc Phục sinh đều được đặt cả ở Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một để làm cho các ông vững tin và giao cho các ông nhiệm vụ phải làm chứng về Người.

3. Thời của Chúa Giê-su và thời của Hội thánh

Tin Mừng Lu-ca cho thấy hành động của Đức Giê-su dành riêng cho Í-ra-en mà thôi. Chỉ khi từ trong đám kẻ chết trỗi dậy, Người mới truyền phải đi giảng đạo cho muôn dân. Trong các bài tường thuật về thời thơ ấu của Đức Giê-su, ông già Si-mê-on đã báo trước rằng một số lớn trong dân Ít-ra-en sẽ chối từ Người. Khi phân biệt thời của Đức Giê-su với thời của Hội thánh, Lu-ca muốn làm nổi bật các công trình của Thiên Chúa trong lịch sử.

Khi viết về thời của Đức Giê-su, Lu-ca cũng đã nghĩ đến thời của Hội thánh. Tác giả thường gọi Nhóm Mười Hai là Tông đồ và hay nhắc đến nhiệm vụ của các ông trong cộng đồng tín hữu, cũng như những người cộng tác với các ông trong công cuộc rao giảng Tin Mừng. Ngoài ra Lu-ca lại còn cho thấy trong các lời giảng của Đức Giê-su có cả một qui luật sống hàng ngày dành cho các môn đệ, đồng thời nhấn mạnh đến việc phải trở về với Thiên Chúa (5,32; 13,1-5; 15, 4-32; 18,8; 22,32; 24,25), phải có lòng tin (1,20.45; 7,50; 8,12-13; 17,5-6; 18,8; 22,32; 24,25). Lu-ca chú trọng đến sự cầu nguyện (11,1-13; 18,1-18, 21,36; 22, 40.46), lưu tâm đến bác ái và coi đó là bài học chính yếu Đức Giê-su dạy cho các môn đệ (6,27-42; 10,25-27; 17,3-4) cũng như cho rằng hình thức thực thi bác ái là bố thí (11,41; 12,33; 16,9; 19,8).

Đây là những đòi hỏi gắt gao, nhưng Lu-ca đã trình bày một cách khéo léo đến nỗi người ta cảm thấy vui mừng khi phải đáp ứng những đòi hỏi đó, như khi được nghe loan báo ơn cứu độ (1,14-28.41.44; 6,23; 8,13), khi được nhìn xem các phép lạ (1o,17; 13,17; 19,37), khi thấy một người tội lỗi trở lại, khi nghe tường thuật về cuộc Phục sinh (24,52)

Nhiều lần Đức Giê-su loan báo Người sẽ trở lại vào lúc chu kỳ lịch sử hoàn tất. Lu-ca dành viễn tượng này cho thời của Hội thánh vào giai đoạn cuối cùng (12,35-48; 17,22-37; 18,8; 19,11-27; 21, 5,36) Nhưng nhờ nhấn mạnh đến tính hiện thời của ơn cứu độ và hành động của Chúa Thánh Thần trong Hội thánh, nên ngài nói về ngày quang lâm khá bình thản (17,23; 19.11; 21,8-9). Nhiều lần ngài nói đến việc Giê-ru-sa-lem sẽ bị tàn phá (19,27.43.46; 21, 20,23; 23,28-31). Nhưng đó chưa phải là tận thế mà chỉ là một biến cố lịch sử, để phạt những người đã gây ra cái chết cho Đức Giê-su.

4. Vài nét đặc biệt của Lu-ca

Lu-ca cũng dùng nhiều tài liệu như Mát-thêu và Mác-cô, nhưng lại có nét đặc biệt riêng, như bài tường thuật về thời kỳ thơ ấu của Chúa Giê-su (1-2), các phép lạ (7,1-17; 13, 10-17; 14,1-6; 17, 12-190, những lần Chúa Giê-su hiện ra sau khi sống lại (24,13-35.36-53), dụ ngôn người xứ Sa-ma-ri (10,30-37), dụ ngôn người bạn bị quấy rầy trong lúc đêm khuya (11,5-8), dụ ngôn người phú hộ (12,16-21), dụ ngôn cây vả không sinh trái, dụ ngôn đồng tiền bị mất và người con hư hỏng (15,8-10.11-32), dụ ngôn người quản lý xảo quyệt (16,1-8), dụ ngôn ông nhà giầu và anh La-da-rô (16,19-31)

Lu-ca viềt văn Hy lạp trôi chảy, ngữ vựng phong phú, lối văn sáng sủa và mạch lạc. (3,15.18-20; 5,15-16; 9,38-43), dùng ít tiếng mà lại diễn tả được nhiều ý, như khi viêt về người con bà góa thành Na-in (7,11-17), người đàn bà tội lỗi (7,36-50), người trộm cướp sám hối (23,40-43), hai môn đệ trên đường Em-mau (24,13-35). Ý của Lu-ca là trình bày kỹ lưỡng các sự kiện, dựa vào những nguồn tài liệu chắc chắn (1,1-4). Tác giả đã nhìn các sự kiện liên quan đến Đức Giê-su với tất cả lòng tin của mình, lại chú trọng đến ý nghĩa của sự kiện nhiều hơn những gì khác. Có lẽ vì thế, đôi khi xem ra như ngài ít để ý đến niên đại (4,16,30; 5,1-11; 14,51) hay vị trí địa dư (10,13-15; 13,34-35; 24,26-49)

5. Nguồn gốc sách Tin Mừng Lu-ca

Sách này gắn liền với sách Công Vụ Tông Đồ. Để ấn định niên đại biên soạn sách Tin Mừng này, các nhà phê bình thường để ý đến tầm quan trọng sách dành cho sự kiện Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, nhất là khi thấy tác giả tách biệt sự kiện này với viễn tượng thế mạt. Điều này khác với Mát-thêu và Mác-cô. Hình như Lu-ca biết việc Giê-ru-sa-lem bị vây hãm và tàn phá vào năm 70 do quân đội của tướng Titus (x 19,43-44; 21,20-24). Nếu vậy thì sách đã được sọan sau thời kỳ đó. Các nhà chú giải ngày nay thường cho là vào khoảng năm 80-90.

Sách được gửi cho một nhân vật tên là Thê-ô-phi-lê như ghi ở trang đầu. Qua nhân vật này, dường như tác giả muốn nhắm các độc giả có văn hóa Hy lạp. Có nhiều dấu tỏ ra như thế, thí dụ ngôn ngữ, các lời giải thích địa lý Pa-lét-tin (1,26; 2,4; 4,31; 8,26; 23,51; 24,13), các phong tục Do thái (1,9; 2,23-24.41-42; 22,1-7), thái độ thờ ơ trước những cuộc tranh luật về luật pháp (5,20-38; 15,1-20; 23,15-22), mối quan tâm đến dân ngoại và sự lưu y đặc biệt đến thân thể Đấng Phục sinh (24,39-43).

Kết luận

Có lẽ thánh Lu-ca là người trình bày Tin Mừng hợp với tâm lý và văn hóa người Tây phương ngày nay hơn cả, vì tính sáng sủa và lối ưa giải thích. Thánh nhân cho thấy Con Thiên Chúa là Đấng cứu chuộc mọi người, nhất là những nhỏ bé, yêu hèn, tội lỗi, là bậc thầy chí thánh rất đòi hỏi, nhưng lại cũng rất nhân hậu. Bản thân là thầy thuốc nên thánh Lu-ca biết cách chữa bệnh và cảm thông với con bệnh. Phải chăng vì vậy, ngài đã gợi hứng cho người thời nay nói đến mục vụ của lòng thương xót và áp dụng đường lối mục vụ này nơi những người lầm đường lạc lối, để đưa họ về nẻo chính đường ngay. Do đó Tin Mừng theo thánh Lu-ca vẫn mang tính hiện đại và thích hợp cho thời bây giờ.
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
12:23 14/11/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (60)

601. Có ba lần Chúa đến.

Chúa đến lần thứ nhất: đến để Nhập Thể làm người. Đây là lần Chúa đến trong sự yếu hèn.
Chúa đến lần thứ hai: đến để ban ơn cho chúng ta khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta lãnh nhận các Phép Bí Tích, khi chúng ta sống đức yêu người như Chúa dạy.
Chúa đến lần thứ ba: đến trong oai vang để phán xét kẻ sống (người lành) và kẻ chết (người dữ).

602. Phúc Âm và Ngày Tận Thế

Phúc Âm tả rất rõ về Ngày Tận Thế.
Đó là ngày mặt trời sẽ sầm tối lại, mặt trăng không còn chiếu rạng, tinh tú từ trời sa xuống, các ngôi sao trên trời bị lay chuyển (x. Mt 24,29).
Đó là ngày Chúa Giêsu hiện đến trên đám mây đầy quyền năng và vinh quang, làm cho mọi người trên mặt đất khiếp sợ và đấm ngực (x. Mt 24,30).
Đó là ngày Chúa Giêsu sai thiên thần thổi loa cho kẻ chết sống lại, cho mọi người phải tụ họp trước mặt Ngài để Ngài phán xét chung thẩm (x. Mt 24,31).
Đó là ngày Chúa Giêsu thưởng phạt rất công thẳng (x. Mt 16,27).
Đó là ngày Chúa Giêsu phân chia loài người ra làm hai, kẻ lành bên hữu, kẻ dữ bên trái, với hai số phận khác nhau, thiên đàng đời đời và hoả ngục muôn kiếp (x. Mt 25,31-46).

603. Thánh Xyprianô run sợ Chúa phán xét.

Thánh Xyprianô, giám mục thành Carthage, bị quan thủ trấn Galêriô bắt xử tử vì Đạo: chặt đầu. Nghe vậy, thánh nhân sung sướng cất lời tạ ơn Chúa.
Nhưng khi ra pháp trường và sắp bị chặt đầu, thánh Xyprianô lại run sợ quá chừng, hai tay ôm mặt lại và than lên: “Khốn cho tôi vì tôi sắp phải ra trước Toà Chúa phán xét!”
Thánh nhân sốt sắng cầu nguyện, mới cảm thấy đủ sức mạnh mà chịu tử đạo.

604. Thánh Hiêrônimô run sợ Phán Xét Chung.

Thánh Hiêrônimô tin rằng Thánh Địa là nơi sẽ xảy ra cuộc Phán Xét Chung, vì thế, ngài hy sinh qua ở ngay tại Thánh Địa, đêm ngày ăn chay, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, nhớ đến Ngày Tận Thế, Ngày Chúa phán xét chung, để nhắc nhở mình phải luôn luôn sống trong sự ăn năn thống hối và đền tội.

605. Đó là một tai hại lớn lao!

Người ta thường khen giáo dân xứ nọ họ kia là tốt, khi thấy con chiên có thói quen kính chào vị linh mục, thưa gởi câu truyện cách lễ phép, có thiện cảm, sẵn sàng giúp đỡ ngài, nhưng trên thực tế, phần đông giáo dân lại bỏ xem lễ Chúa Nhựt để đi làm việc xác, không mấy khi chịu các Phép Bí Tích, không chịu khó tìm hiểu giáo lý, đàng khác, lại thích ăn uống chơi bời, nói phạm thượng và ăn ở bê tha.
Thật là đáng tiếc! Những người như thế, không đáng gọi là giáo hữu nữa mới phải! Thế mà người ta lại ca tụng rùm beng!
Hỡi các vị tông đồ, chúng ta phàn nàn than trách vì những kết quả đó, nhưng đáng lẽ chúng ta phải tự trách vì đã không lui tới Trường Cao Đẳng Chúa Cứu Thế đã tổ chức để huấn luyện các nhà truyền giáo.
Chúng ta đã không biết đến múc nước bởi chính nguồn sinh lực là Phép Thánh Thể để học biết Lời Hằng Sống. Vì thế, Thiên Chúa đã không muốn dùng miệng lưỡi chúng ta để nói lên những Lời Hằng Sống. Đó là một tai hại lớn lao! (Hồn Tông Đồ)

606. Đừng lãnh đạm!

Bạn có tinh thần siêu thoát, không bận rộn vì những cuộc tranh đua vật chất. Hay lắm! Nhưng bạn đứng lãnh đạm với người xung quanh.
Téhérence nói: “Không có điều gì ăn thua đến con người mà xa lạ đối với tôi!” Xin bạn hãy khắc tận đáy não nhớ của bạn cho chúng tôi những lời vàng ngọc ấy.
Qua mọi thời gian, ở mọi không gian, con người tự nhiên cho mình là quan trọng, muốn làm cho mình vang hiển, và khi được ai quan tâm đến, thì có cảm tình với người đó ngay.
Bởi kẻ xung quanh ta có thứ tâm lý cố hữu ấy, nên khi ta lãnh đạm, rút vào bản ngã của mình, không kể gì cuộc sinh hoạt của kẻ khác, thì chúng ta bị ác cảm….
Tổng thống Theodore Roosevelt, ngoài những giờ bận về phận sự, hay hỏi thăm, nói chuyện cùng người làm bếp của ông. Người làm bếp của ông quý mến ông như cha ruột.
Thiệt, những vĩ nhân thường thấu đáo tâm lý người đời hơn ai. Có bọn thường nhân như chúng ta, vì không chế ngự tính ích kỷ, nên chỉ biết nghĩ đến mình, không quan tâm đến ai khác. Cuộc đời của chúng ta, vì đó, gặp nhiều giây phút cô độc, sầu buồn, và thiên hạ không tận tâm giúp đỡ ta. (Rèn Nhân Cách)

607. Hãy nắm bắt thời cơ! Hãy nắm lấy cơ hội!

Trong cuộc sống, nắm bắt thời cơ hoàn toàn có thể quyết định bạn có thể thành công hay không. Cho nên, bạn phải nắm lấy cơ hội, cho dù chỉ một phần trăm thành công.
Khi Descartes bị bệnh, phải nằm nghỉ trên giường, ông vô tình nhìn thấy mạng nhện trên trần nhà. Ông đã nảy ra một ý kiến mới mẻ, lập ra một ngành mới trong toán học, - hình học giải tích.
Galileo nhìn thấy đèn treo đung đưa nhẹ theo gió, phát hiện ra quy luật đung đưa theo thờì gian nhất định của đèn treo, từ đó, chế tạo ra đồng hồ.
Đằng sau những cơ duyên may mắn nầy, là nền tảng tri thức vững chắc, tinh thần tìm kiếm không biết mệt mỏi của các nhà khoa học. Tất nhiên, còn có cả thói quen suy nghĩ và khả năng quan sát tinh tế.
Nếu nói rằng đèn treo đung đưa và mạng nhện trên tường ẩn chứa cơ duyên hay cơ hội, thì tại sao các nhà nghiên cứu khoa học khác không phát hiện ra? Có thể nguyên nhân là trí tuệ không nhạy bén bằng. Sở dĩ như vậy là bởi trí thức của họ không vững chắc, thiếu tư duy khoa học nhạy bén và tinh tế, không thật sự chuyên tâm vào những gì liên quan đến ngành nghề mà mình nghiên cứu. Trong khi đó, tất cả kiến thức, khả năng tư duy và sự chuyên tâm vào chuyên môn đều không thể tách rời với sự luyện tập trau dồi trong một thời gian dài.
Có một câu cách ngôn như sau:
- “Thần may mắn quan tâm tới tất cả mọi người trên thế giới. Nhưng nếu Thần phát hiện thấy ai đó không chuẩn bị đón tiếp tốt, Thần sẽ đi vào bằng lối cửa lớn và đi ra bằng lối cửa sổ.” (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)

608. Thành công là kết quả của 99 phần trăm mồ hôi.

Edison đã thành công với nhiều phát minh của ông: nào là chế tạo thành công bóng đèn điện, đĩa hát, máy quay phim, … Những phát minh của ông có tầm quan trọng rất lớn trên hành tinh nầt.
Rõ ràng, ai cũng thấy được cái tài của ông, nhưng trên hơn hết, sự tận tâm hết mình và sức làm việc phi thường của ông là yếu tố hết sức quan trọng cho sự thành công của những phát minh của ông.
Và người đời phải lặng người suy gẫm về điều nầy. Edisson cho rằng:
- “Thành công là kết quả của 99 phần trăm mồ hôi và một phần trăm cảm hứng. Không có một phát minh hay một việc có giá trị nào đến với tôi một cách ngẫu hứng, tình cờ, mà đến với tôi qua công việc.” (Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi)

609. Nước Nhật biết phòng ngừa, lo xa!

Nhật Bản nằm trong vùng núi lửa, động đất, sóng thần xảy ra nhiều nhất trên thế giới. Tính đến nay, theo tài liệu đã ghi chép được, ở Nhật Bản đã có hàng chục lần xảy ra động đất trên 7 độ richter.
Đứng trước thực tế luôn luôn bị thiên tai rình rập, người Nhật có ý thức lo xa, cảnh giác cao, bao giờ cũng có các giải pháp và phương án phòng tránh chu đáo.
Nước Nhật có hệ thống dự báo sóng thần và động đất tiên tiến nhất trên thế giới, nhằm bảo đảm đủ thời gian thông báo cho mọi người di chuyển khỏi vùng nguy hiểm trước khi tai hoạ xảy ra.
Trẻ con Nhật Bản đi học, được giáo dục về cách phòng tránh các tai nạn do thiên nhiên gây ra, như sóng thần, động đất, núi lửa, bão, … Một số thành phố ở Nhật, hằng năm, đều tổ chức diễn tập phòng tránh động đất.
Các nhà cửa và công trình xây dựng ở Nhật Bản hầu hết phải xử lý phòng tránh động đất một cách nghiêm chỉnh, thiết thực, có thể chịu được các trận động đất mạnh. Do đó, nước Nhật hiện đại chịu nhiều cơn động đất nhưng thiệt hại về người đều giảm bớt nhiều so với ngày trước.
Trong đời sống hằng ngày, người Nhật biết phòng ngừa, lo xa, biết lo liệu trước. Do đó, hiểm hoạ thiên tai ập đến, họ đỡ bị động, lúng túng và hoảng loạn.
Không lo xa, nước đến chân mới nhảy, là đối phó bị động, dễ lúng túng, sai sót. (Trí Tuệ Và Kiên Nhẫn)

610. Nhân viên cao cấp ở phòng rất thấp bé và hẹp.

Ở các công ty lớn của Nhật, phòng làm việc của các nhân viên hành chính cao cấp rất thấp bé và hẹp.
Có lẽ bạn sẽ nghỉ rằng đó là do giá đất ở Tôkiô đắt đỏ.
Bạn nhầm rồi. Đó là họ cố ý làm như vậy, mục đích là làm cho các nhân viên hành chính cao cấp, không vì lý do yên ổn, dễ chịu thoải mái mà ở lâu trong phòng làm việc, nhưng cần phải thỉnh thoảng bước ra khỏi phòng làm việc, đi lại quan sát các bộ phận trong công ty, tiếp xúc với nhân viên và khách hàng, giúp họ hiểu cụ thể tình hình công ty hơn một chút. (Nhìn Thấu Lòng Người)
 
Hạn định Thiên Chúa đã đặt ra cho cuộc sống chúng ta
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:21 14/11/2008
Chúa Nhật XXXIII Mùa Thường Niên/A

Hạn định Thiên Chúa đã đặt ra cho cuộc sống chúng ta


(Mt 25,14-30)

Rất có thể nhiều người trong chúng ta cảm thấy bất bình khi nghe câu chuyện được thánh sử Mát-thêu kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay: Phải chăng người đầy tớ thứ ba trong câu chuyện đã làm điều gì bất công? Phải chăng anh ta không phải là người quản lý trung thành? Phải chăng anh ta đã không trả lại cho ông chủ tất cả những gì anh ta đã lãnh nhận, chứ không làm sứt mẻ hay mất mát? Vậy, tại sao anh ta đã phải nghe lời kết tội: «Mi là đứa đầy tớ xấu và lười biếng!»

Một lần nữa chúng ta hãy nhìn lại ba người đầy tớ với tư cách của họ. Ông chủ giao phó toàn bộ gia tài cho họ. Ông giao cho họ tất cả những gì ông ta có. Nghĩa là ông chủ tin tưởng hoàn toàn vào họ. Người đầy tớ thứ nhất và thứ hai đã đáp trả lại sự tin tưởng của ông chủ. Họ hiểu ý ông chủ và tự đồng hóa mình với ông. Họ đem hết mọi khả năng của mình ra để làm tăng triển và sinh lời số vốn ông chủ giao phó. Nghĩa là họ đã can đảm đương đầu với mọi thách đố và rủi ro có thể xảy ra để đảm nhận trách nhiệm. Họ đã tìm cách hành động theo đúng với ý muốn và kế hoạch của ông chủ khi giao phó tiền bạc của ông cho họ! Bởi vậy, ông chủ đã thưởng công cho lòng trung thành và sự dấn thân tận tình của họ: «Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi!» Tiếp đến là người đầy tớ thứ ba; anh ta chỉ muốn «nắm dao đàng chuôi», chỉ muốn nắm lấy phần chắc, chứ không có can đảm liều «dám làm dám chịu». Anh ta sợ vấp phạm phải lầm lỗi. Anh ta chỉ làm có bấy nhiêu, vừa đủ để không một ai có thể phiền trách anh ta được. Anh ta nghĩ: Anh đã nhận một yến, nay anh cũng trả lại một yến, vậy là công bằng: Ông chủ không có quyền đòi hỏi hơn được nữa!

Vì thế, có lẽ trước hết chúng ta có khuynh hướng muốn bênh vực cho người đầy tớ thứ ba này: Anh ta đã không làm gì thất tín với tiền của ông chủ, cũng không phung phí xa hoa số tiền đã được giao phó, chẳng hạn như trường hợp đứa con hoang đường ( x. Lc 15,11-32). Ðể tránh nguy hiểm có thể bị tiêu hao mất mát, anh ta đã đào lỗ chôn số tiền ông chủ giao cho.

Thế nhưng, chính thái độ đó đã tố cáo tội của anh: Ông chủ đã đặt hết tin tưởng vào anh và giao phó tiền bạc cho anh; nhưng anh ta đã đáp trả lại sự tin tưởng to lớn đó bằng thái độ sợ hãi và nghi kỵ. Ông chủ đã tạo cho anh một vận may hiếm có, nhưng anh ta không có can đảm tin tưởng vào chủ mình để nắm bắt lấy vận may đó. Ông chủ đã tỏ ra hết lòng quảng đại với anh, nhưng anh đã chẳng những nghi ngờ sự quảng đại đó của ông chủ mà còn nặng lời phê bình chỉ trích ông nữa: «Tôi biết ông là người hà khắc, ông gặt chỗ ông không gieo, ông thu nơi ông không vãi…!» Nói cách khác, người đầy tớ đã phê phán ông chủ theo chuẩn độ của con tim bé nhỏ hẹp hòi của mình, và qua đó chứng tỏ anh ta không đủ khả năng để đáp trả lại cách quảng đại sự độ lượng của ông chủ. Bởi vậy, để cho chắc chắn một trăm phần trăm, anh ta đã khoanh tay ngồi chờ, chứ không động đậy chân tay, hầu không sợ bị mất mát gì cả. Nhưng chính do thái độ đó, anh ta đã đánh mất tất cả: «Các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến», tức đưa cho người đầy tớ can đảm đã biết đáp trả lòng tin tưởng của ông chủ nhiều nhất, tức đưa cho người «đã không để cho các ơn huệ của Thiên Chúa ban trở thành vô ích» (2Cr 6,1).

Sự phán quyết như trên muốn nói cho chúng ta điều gì?

Với chúng ta trong tư cách là những người Kitô hữu cá nhân, điều đó nói rằng: Người trung tín phải là người can đảm bước theo sát chân Ðức Giêsu. Sự lo lắng sợ hãi và sự thiếu can đảm là những thái độ đi ngược lại với các nhân đức Kitô giáo.

Với chúng ta trong tư cách là Giáo Hội của Ðức Kitô, điều đó nói rằng: Chỉ lo lắng bảo vệ và gìn giữ những gia sản ơn thánh được giao phó, là chưa đủ. Chúng ta không được phép che đậy và trói buộc Tin Mừng Ðức Giêsu, Sứ điệp sống động, những yến bạc của Ðức tin đã được giao phó, trong những hòm thủy tinh đóng kín. Chúng ta phải can đảm dấn thân đầu tư số vốn của Sứ điệp Kitô giáo để sinh lợi lộc cho Giáo Hội. Chúng ta phải gieo vãi những hạt giống của Thiên Chúa vào trong những thửa đất tốt để mang lại hoa trái. Nếu không, khi Ðức Chúa trở lại, Người sẽ tra hỏi chúng ta: Những yến bạc mà Ta đã giao phó cho các ngươi, nay đã lời lãi thế nào rồi? Tại sao các ngươi lại thiếu tin tưởng vào Ta và vào chính mình, mặc dù Ta từng căn dặn khi sai các ngươi ra đi: «Các con hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian rồi»? (Ga 16,33).

Thật vậy, chắc chắn chúng ta đã cảm nhận được rằng câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay không có ý muốn đề cập đến một ông chủ và những người đầy tớ trong một thời tiền sử khắc nghiệt nào đó, nhưng là đề cập đến chính chúng ta, đề cập tới những biện pháp mà Thiên Chúa áp đặt vào cuộc sống của chúng ta, đề cập đến những mong muốn mà Người luôn chờ đợi nơi cuộc sống kitô hữu của chúng ta. Thiên Chúa cần có những cộng tác viên biết đón nhận sự tin tưởng đã được ban cho họ. Thiên Chúa cần những đối tác biết lấy ý muốn và kế hoạch của Người làm của mình và can đảm tìm cách hiện thực chúng trong cuộc sống. Ðó chính là những người mà Thiên Chúa sẽ mời gọi tham dự vào hạnh phúc sung mãn của Người trong ngày sau hết: «Hãy vào mà hưởng niềm vui của Chủ ngươi!» Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 14/11/2008
CƯỠNG CHẾ

N2T


Đại sư yêu cầu người đến bái sư, động cơ bái sư nhất định là phải rất thành khẩn và lại nghiêm chỉnh.

Nhưng, khi các đệ tử nghiêm chỉnh tinh tiến tu luyện thì ông ta lại gia tăng trách cứ. Cái mà ông ta yêu cầu là “thoải mái nghiêm chỉnh” hoặc “nghiêm chỉnh thoải mái”, giống như một vận động viên trong khi thi đấu, hoặc là như diễn viên đặt mình trên sân khấu.

Lại còn phải nhẫn nại vô hạn. Đại sư nói: “Dưới sự cưỡng chế thì đóa hoa nở ra sẽ không thơm ngát, dưới sự cưỡng chế thì quả đã kết trái cũng sẽ mất đi mùi vị của nó.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Có người đi tu vì bị gia đình cưỡng chế, cho nên khi đỗ “cụ” rồi thì tác oai tác quái, coi trời bằng vung, hoa quả của “đi tu cưỡng chế” này là sản sinh ra một lớp người gây gương mù gương xấu; có người bị vâng lời bề trên cách cưỡng chế, nến oán trời trách người, và thường tỏ ra bất mãn gây mất đoàn kết trong cộng đoàn, hoa trái của sự “vâng lời cưỡng chế” này là sản sinh ra một số người bất mãn; lại có những tình yêu cưỡng chế bởi cha mẹ, cho nên gia đình của họ trở thành hỏa ngục trần gian, họ không tìm thấy yêu thương trong tình chồng vợ, hoa trái của “hôn nhân cưỡng chế” này thường là gia đình tan nát, vợ chồng ly dị, con cái bơ vơ...

Đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng thế, phải có tâm hồn tự nguyện yêu mến Thiên Chúa, tự nguyện chịu hy sinh, tự nguyện phục vụ, thì lúc đó hoa trái mới thực sự thơm ngon, ai cũng thích, huống gì là Thiên Chúa.

Bởi vì chỉ cần một cố gắng tự nguyện vươn lên của chúng ta mà thôi, thì Thiên Chúa cũng đã “khoái chí và yêu thích” rồi vậy.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 14/11/2008
CHỦ NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 25, 14-30.

“Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh.”


Bạn thân mến,

Có lúc nào bạn nghĩ mình được Chúa trao cho mấy nén bạc không ? Tôi tin chắc rằng, cũng có lúc trong cuộc sống bạn có nghĩ đến điều ấy, nhưng vẫn luôn khiêm tốn chỉ thấy Chúa trao cho mình chỉ một nén mà thôi, bởi vì thân phận của bạn, nghề nghiệp của bạn mà bạn phải nghĩ như thế. Nhưng dù sao đi nữa, dù một nén bạc nhưng bạn không đem nó chôn giấu trong đất là được rồi.

Chức vụ và trách nhiệm là nén bạc mà Chúa Giê-su trao phó cho bạn và tôi, tùy theo khả năng của mỗi người mà Chúa trao cho họ, nhưng có một điều mà bạn và tôi phải để ý là: Chúa Giê-su không đem năm nén bạc (chức vụ và trách nhiệm cao) trao cho người không có khả năng làm lợi thêm năm nén, và trong thực tế nếu có xảy ra như thế thì đa phần là do mưu mô, bè phái tạo ra, những người vô tài mà chức chức vụ cao này thì trước sau gì cũng kiêu ngạo và làm thiệt hại cho người khác, bởi vì họ chỉ sống cho mình mà thôi. Nhưng Chúa Giê-su có thể đem một nén bạc (chức vụ và trách nhiệm thấp) trao cho người rất có khả năng và tài cán, để thử thách và trui luyện lòng khiêm tốn của họ, bởi vì khi bạn có tài mà chỉ nhận được một chức vụ không ra gì, thì bạn dễ dàng phê bình người khác và có khi bất mãn...

Ông chủ -Chúa Giê-su- chỉ trao cho bạn một nén bạc mà thôi, ít quá so với tài năng của bạn, nhưng nếu bạn vui vẻ chấp nhận, có tâm hồn yêu mến ông chủ và công việc của mình, thì chắc chắn bạn sẽ tìm cách làm lợi thêm một nén nữa. Vâng, chỉ làm lợi thêm một nén thôi, so với tiền bạc đầy kho của ông chủ thì chẳng là gì cả, nhưng ông chủ rất vui mừng, vì bạn đã tỏ cho ông chủ thấy lòng trung tín của bạn, ông chủ vui mừng vì bạn là người tôi tớ trung nghĩa. Hạnh phúc lắm, vì bạn sẽ được nghe lời nói yêu thương và tín nhiệm của Chúa Giê-su: “Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh.”

Bạn thân mến,

Ý thức mình là một tôi tớ vô dụng của Chúa Giê-su để chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống, thì dù cho Ngài chỉ trao cho một nén bạc mà thôi, thì lương tâm, lòng trung tín và nghĩa vụ cũng thôi thúc chúng ta phải chu toàn bổn phận, làm lời thêm một nén bạc nữa cho ông chủ của mình, và đó là thước đo lòng của một tôi tớ với ông chủ của mình.

Không nhìn người khác được trao năm nén bạc mà so đo phân bì, bởi vì ai cũng có trách nhiệm của họ, còn bạn và tôi hãy chú tâm làm lời thêm một nén nữa cho Chúa Giê-su –ông chủ lớn- của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 14/11/2008
N2T


3. Đối với bất kỳ ý nguyện tốt đẹp nào, Thiên Chúa cũng nhất định báo đáp.

(Thánh nữ Teresa of Avila)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Hoa kỳ tuyên bố về cuộc khủng hoảng kinh tế
Phụng Nghi
09:40 14/11/2008
Washington (ICN) - Trong cuộc họp vào mùa thu năm nay tại Baltimore, các giám mục Hoa kỳ đã đưa ra một bản tuyên bố nhắc nhở dân chúng rằng “chúng tôi là người chăm sóc anh chị em. Chúng ta tất cả đều đoàn kết với nhau.”

Đức Hồng y Francis E George, giáo phận Chicago, chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa kỳ cho biết: “Những thời điểm khó khăn có thể cô lập chúng ta, hoặc có thể đem chúng ta xích lại gần nhau.”

Ngài nói: “Là mục tử và giám mục, chúng tôi nhận ra nhiều hệ lụy về nhân bản và luân lý cuộc khủng hoảng này gây ra. Mặc dầu hậu quả của cuộc khủng hoảng có thể lớn lao hơn ở một số vùng trong nước, nhưng các gia đình khắp nơi đang mất nhà cửa, công nhân mất công ăn việc làm và bảo hiểm sức khỏe, tiền tiết kiệm để hồi hưu bị đe dọa, và người ta đang mất đi cảm thức hy vọng và an toàn. Điều đó còn đang tiếp diễn.

“Nhưng giáo hội sẽ tiếp tục “vươn tay tới những ai túng quẫn, đứng bên những người đau khổ, và hoạt động cho những chính sách đem lại từ ái nhiều hơn, đem lại trách nhiệm và công bằng trong cuộc sống kinh tế.

Giám mục Leonard P. Blair, giáo phận Toledo, bang Ohio, người đề xướng bản tuyên bố, nói rằng nguyên nhân thúc đẩy các giám mục lên tiếng là do “mối quan tâm rất căn bản của chúng tôi trong cương vị người mục tử” mong muốn cho tình hình kinh tế đạt được sự hiểu biết, lòng nhân ái và một ý thức đồng cảm với người lân cận.”

Ngài nói: Những buổi quyên tiền tại các giáo xứ, lời kêu gọi đóng góp cho quỹ từ thiện của giáo phận hàng năm, hoạt động của Hội Thánh Vicentê Phaolô và các kho quyên góp thực phẩm tại địa phương, là những hình thức người ta đã hào hiệp yểm trợ để giúp đỡ người khác trong quá khứ, và đó cũng là điều các giám mục hy vọng khuyến khích khi đưa ra bản tuyên bố này.

Bản tuyên bố cho biết: Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2008 nói rằng các gia đình đều cần có “một mái nhà, có công ăn việc làm, có sự công nhận đứng đắn sinh hoạt trong nhà của cha mẹ, khả năng gửi con đến trường học và sự chăm sóc sức khỏe căn bản cho mọi người.” Đức giáo hoàng “cũng nhấn mạnh rằng xã hội và chính sách công cộng phải cam kết giúp đỡ các gia đình trong những lãnh vực đó.”

Để kết luận, các giám mục dâng lời cầu nguyện cho các gia đình và những cá nhân, “những người anh chị em của chúng tôi, đang bị thương tổn, lo âu hoặc thất vọng vào thời điểm khó khăn này. Chúng tôi cũng hứa dâng lời cầu nguyện cho đất nước đang mang thương tích và cho thế giới đang chịu khổ đau. Chúng tôi nguyện ước rằng, cùng nhau hoạt động, chúng ta có thể tìm ra lòng can đảm, sự khôn ngoan và đường lối để xây dựng một nền kinh tế phú cường và công bằng hơn cho mọi người.”
 
Tuyên ngôn chung Liên Tôn: Mỗi xã hội phải tôn trọng và bênh vực nhân phẩm
Đỗ Hữu Nghiêm
11:26 14/11/2008
TUYÊN NGÔN CHUNG CỦA CUỘC GẶP GỠ DO THÁI CÔNG GIÁO
“MỖI XÃ HỘI PHẢI TÔN TRỌNG VÀ BÊNH VỰC NHÂN PHẨM”

Budapest, Hung gia Lợi, 13/11/2008 (Zenit.org). Đây là tuyên ngôn chung công bố ngày thứ tư khi bế mạc phiên họp Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Do Thái Quốc Tế Lần Thứ Hai Mươi diễn ra từ Chủ Nhật tại Budapest

Cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Công giáo Do Thái Quốc Tế (ILC) lần thứ hai mươi của Ủy Ban Quan Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái và Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn (IJCIC) nhóm tại Budapest, ngày 9-12/11/2008. Được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hung và Liên Đoàn Các Cộng Đồng Do Thái Giáo Hung chào đón. Đây là lần thứ hai Cuộc họp ILC đã diễn ra tại Trung/Đông Âu.

Cuộc gặp gỡ trước diễn ra tại Prague. Tại đó các tham dự viên phát biểu rõ rằng Chủ Nghĩa Bài Do Thái là một tội ác chống lại Thiên Chúa và nhân loại. Các đề tài của hội nghị hiện hành chú ý đến vai trò của tôn giáo trong xã hội dân sự ngày nay và tình hình thời sự hiện hành của các quan hệ Do Thái Giáo Công Giáo tại Đông Âu

Trong các thập niên mới đây cuộc đối thoại Công Giáo Do Thái giao đã được đánh dấu do tình thân nhiệt huyết và hiểu biết lẫn nhau gia tăng. Điều đó đã giúp chúng tôi có thể xây dựng một bầu khí tin cậy thân mật.

Vì thế cuộc đối thoại Công giáo Do Thái có thể trở nên một dấu chỉ hy vọng và nguồn gợi hứng cho thế giới đang bị biến loạn của chúng ta. Tinh thần thân hữu mới và nỗi chăm lo cho lẫn nhau có thể là biểu tượng quan trọng nhất mà chúng tôi phải cống hiến cho các xã hội của chúng tôi. Việc này chính là nhóm các nhà lãnh đạo trẻ, Công giáo cũng như Do Thái giáo, thường họp với nhau. Họ đã gặp mặt nhau nhiều ngày trước cuộc gặp gỡ ILC tổ chức và họ tham dự với tính cách đại biểu trọn vẹn.

Việc chọn lựa địa điểm tại Hung phản ánh ILC ước nguyện tăng cường các quan hệ tại Trung và Đông Âu. Hơn nữa có sự kiện là Hung gia Lợi, và nhất là Budapest có nhiều cộng đoàn Công giáo và Do Thái giáo, đang trải qua cuộc hồi sinh sôi nổi trong thời hậu Cộng sản. Điều ấy khiến cho Hung Gia Lợi được chọn lựa như địa điểm tư nhiên cho cuộc hội họp này.

Vì kỷ niệm thứ bẩy mươi của Kristallnacht lên tới cao điểm tạị Shoah vào ngày 9/11/2008, ILC thấy thích hợp là bắt đầu cuộc họp, nhớ đến biến cố này. Tiến sĩ Péter Feldmájer, Chủ Tịch Liên Đoàn Các Cộng Đoàn Do Thái giáo Hung Gia Lợi và Hồng Y Péter Erdő, Giáo Chủ Hung Gia Lợi, ngỏ lời. Nhân dịp này, Giáo Hoàng Biển Đức XVI có gửi mấy lời chú thích được hội nghị đón nhận nồng nhiệt.

Lễ khai mạc chính thức diễn ra tại Khách Sạn Hoàng Gia Buda (Budavari Palota), và gồmcác giới thiệu của Hồng Y Walter Kasper, Ủy Hội Tòa Thánh về Quan Hệ Tôn giáo với người Do Thái, Thầy Rabbi David Rosen, Chủ Tịch IJCIC, Hồng Y Tiến Sĩ. Péter Erdő và Tiến Sĩ Péter Feldmájer.

Phiên họp thứ nhất, ILC dành cho vấn đề “Tôn giáo trong Xã Hội Dân Sự”, do Giáo Sư József Schweitzer, một Rabbi hồi hưu, nguyên Viện Trưởng Chủng Viện Rabbi Budapest và Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám Mục Danh Dự Địa phận Washington, DC, phát biểu.

Tập trung vào công đoàn Do Thái giáo Hung trong năm mươi năm qua, Rabbi Schweitzer hình dung cuộc đấu tranh vẫn thường đối mặt cả hai cộng đoàn chúng tôi. Duy trì một cộng đoàn tôn giáo trong khi một xã hội dân sự làm cho cách biểu lộ công khai một tôn giáo có nhiều khi thành bất hợp pháp và là một thách thức. Hồng Y McCarrick, nêu ra thí dụ về xã hội đương đại tại Hoa Kỳ, suy nghĩ về các phúc lợi mà các định chế tôn giáo đem lại cho các xã hội dân sự. Đó là các giá trị đạo đức siêu việt, các công cuộc bác ái, và các kho tàng văn hóa nhờ các phương tiện truyền thông. Thảo luận và tranh biện tiếp sau đó.

Người Do Thái và người Công giáo đối diện với các thách thức về đời sống tôn giáo trong các xã hội trần thế. Các giá trị tôn giáo không còn được mọi người tiếp nhận, cho dù chúng vẫn là cốt yếu cho cuộc sống hạnh phúc của cá nhân và xã hội. Mỗi xã hội phải tôn trọng và bênh vực nhân phẩm và nhân quyền.

Thừa nhận giá trị tích cực của nền dân chủ có tham gia rộng rãi, đồng thời chúng tôi xác định quốc gia có trách nhiệm bảo đảm xã hội chống lại chủ nghĩa cực đoan, như vô cảm đối với các giá trị đạo đức và văn hóa của các truyền thống tôn giáo. Với cương vị các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi kêu gọi các thành viên của hai truyền thống chúng tôi chấp nhận có vai trò cổ vũ lòng tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

Các nhà hữu trách tôn giáo và dân sự liên hệ phải bảo đảm Quyền tự do tôn giáo cho cá nhân cũng như cộng đoàn. Người Công giáo và người Do Thái có bổn phận đạo đức phải chứng tỏ trách nhiệm tôn giáo đối với xã hội, và giáo dục các thế hệ tương lai đối vơi các giá trị tôn giáo. Đây là điều quan trọng đặc biệt trong thời gian hiện hành, mặc cho có biểu lộ tính bài ngoại, chủ nghĩa chủng tộc, và chủ nghĩa Bài Do Thái nổi lên ở nhiều nơi tại Trung và Đông Âu. Chúng tôi tiếp tục lấy làm tiếc về mặt tôn giáo bạo lực được cổ vũ và chú ý đặc biệt về những cuộc bùng phát chống lại người Kitô tại Ấn Độ vá những thời gian Bài Do Thái tại Âu châu và Trung Đông.

Ngày thứ hai, chương trình tập chú vào tình trạng hiện hành các quan hệ Do Thái giáo Công giáo tại Đông Âu và do Giáo Sư Stanislaw Krajewski của Ba Lan phát biểu. Giáo sư này nói về bối cảnh xã hội học của người Do Thái và Công giáo tại nhiều nơi ở Trung và Đông Âu. Và Giáo sư Balázs Schanda xuất xứ từ Hung gia Lợi đưa ra một cái nhìn sơ lược về điều kiện pháp lý đang chi phối các hoạt động của họ.

Buối sau trưa, có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Do Thái ở Hung Gia Lợi. Rabbi Giáo Sư Alfréd Joel Schőner, người đứng đầu Chủng Viện Rabbi giới thiệu cộng đồng này. Các người tham dự ILC đi một vòng thăm những điểm mốc quan trọng, có liên kết với lịch sử người Công giáo và Do Thái giáo Hung Gia Lợi.

Buổi chiều một cuộc cử hành lễ kỷ niệm thành lập quốc gia Do Thái lần thứ sáu mươi được cộng đồng Do Thái giáo Hung Gia Lợi cùng với Sứ Quán Do Thái tại Hung Gia Lợi chào đón. Biến cố này được Ngài Aliza Bin-Noun, Đại Sứ của Quốc Gia Do Thái, Hòng Y Walter Kasper và Rabbi Mordechai Piron, Chủ Tịch của Uỷ Ban Do Thái Giáo Quốc Gia Do Thái và Tham Vấn Liên Tôn, phát biểu.

Ngày cuối cùng, ILC dành bàn về những vấn đề hiện hành cũng như các nhóm công tác về các dự án liên hợp, giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo mới trong quan hệ Công giáo Hồi giáo. Đáng chú ý, các báo cáo của các nhóm công tác cùng tham dự cho thấy các sáng kiến: đối thoại ba bên liên quan đến thành viên Kitô Chính thống của IJCIC cũng như Tòa Thánh cùng các đại biểu Hồi giáo, qua Liên Đoàn Các Trí Thức Hồi Giáo Của Hồi Giáo Morocco; ủy thác Tiểu Ban Giáo Dục giúp quảng bá tri thức và tác động của cuộc đối thoại này; và công tác của nhóm cốt lõi lãnh đạo Do thái và Công giáo sáng giá, chuẩn bị cuộc hội thào do ILC bảo trợ, nhóm vào tháng 6/ 2009 tại Castel Gandolfo.

Cuộc khủng hoàng kinh tế hiện nay làm chúng tôi chú ý đến tính thống nhất và tình liên kết của toàn thể nhân loại. Không nên trách cứ bất cứ nhóm tôn giáo, kinh tế, xã hội, chủng tộc hay quốc gia đặc biệt nào về cơn khủng hoảng hiện hành. Chúng tôi bày tỏ quan tậm đặc biệt đến những thành viên của xã hội dễ tồn thương nhất, cách riêng là những người nghèo khó. Họ luôn luôn phải chịu đưng nhiều nhất từ các điều kiện kinh tế thay đổi có kịch tính nhất. Chúng tôi chủ ý chuyển tín điệp hy vọng, mời gọi mỗi người dấn thân cho mục tiêu công bằng xã hội và liên đới nhân bản.
 
Các Giám Mục tuyên bố chống các quảng cáo đồi trụy
Bùi Hữu Thư
20:34 14/11/2008

Các Giám Mục tuyên bố chống các quảng cáo đồi trụy



Các mạng lưới thông tin dịch vụ kiếm bạn cho các cặp vợ chồng

BOSTON, Massachusetts, ngày 14, tháng 11, 2008
(Zenit.org).- Các giám mục bang Massachusetts đang bảo vệ truyền thống hôn nhân trước sự đe dọa của các quảng cáo trong tiểu bang khuyến dụ việc ngoại tình.

Các giám mục nói họ phải “lên tiếng yểm trợ hôn nhân” sau khi thấy quảng cáo trên mạng lưới toàn cầu để giới thiệu các cặp hôn phối muốn tìm các mối liên hệ ngoại tình.

Lời tuyên bố này được phổ biến hôm nay và được Đức Hồng y Sean O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Đức Giám Mục Timothy McDonnell ở Springfield, Đức Giám Mục George Coleman ở Fall River và Đức Giám Mục Robert McManus ở Worcester đồng ký.

Các giám mục nói, "Dịch vụ sai trái này không những chỉ đe dọa cơ cấu cổ xưa nhất và căn bản nhất của nhân loại, mà cả sự yên vui của tất cả mọi người. Hôn nhân đòi hỏi sự thành thật, trung thành, tin tưởng, hy sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn kính, và cam kết.

"Hôn nhân là một ơn gọi giúp ích cho tất cả xã hội bằng cách xây dựng và tăng cường các mối tương quan bên trong gia đình, với họ hàng, láng giềng và cộng đồng. Hôn nhân là nền tảng của xã hội loài người. Một hôn nhân lành mạnh và cam kết giúp đảm bảo cho sự yên vui của con cái, giúp xây dựng một xã hội vững bền và cải tiến đời sống cho tất cả mọi người công dân.”

Các giám mục nói quảng cáo này “sẽ không giúp ích cho các gia đình và bản quảng cáo đang gửi đến cho giới trẻ những tư tưởng sai trái."

"Các quảng cáo sẽ làm hư hại vai trò độc nhất và quan trọng hôn nhân đang đóng góp cho lợi ích chung. Khi hôn nhân bị suy yếu đi, thì sự thiệt hại cho xã hội thật to lớn. "

Khi nhận xét về các giới truyền thông đã từ chối không đăng tải bản quảng cáo, các giám mục yêu cầu nhiều hãng thông tấn khác cũng làm như vậy.

Các ngài tiếp, “Chúng tôi vinh danh và yểm trợ cho các cặp vợ chồng đã cam kết sống chung trong ơn gọi hôn nhân, và cầu nguyện cho họ được vững mạnh trước áp lực gia tăng của xã hội thúc đẩy họ từ bỏ lời tuyên hứa trung thành."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tại sao có Giám Mục Phụ Tá?
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
02:33 14/11/2008
TẠI SAO CÓ CHỨC ĐỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ?

Nhân dịp Đức Thánh Cha bổ nhiệm hai Đức Giám mục phụ tá choTổng Giáo phận Hà nội và Tp Hồ Chí Minh(15-10-2008), có mấy bạn gọi điện thoại cho chúng tôi hỏi về bản tính và chức vụ Giám mục phụ tá. Vấn đề thời sự xin trả lời và mong các bạn góp ý kiến.

1- Chức Tông đồ trong Hội Thánh Công giáo.

Hội Thánh (Giáo hội) do Chúa Kytô thiết lập và do Chúa Thánh Thần là nguyên lý (principe) sự sống của Hội Thánh được một đặc ân (don) cho phép kéo dài mãi mãi những quyền bính của Chúa Kytô và thực hiện sự hiện diện của Chúa Kytô Phục Sinh (Le Ressuscité) trong lòng Giáo Hội. Đó là đặc ân thừa tác viên tông đồ (le don du ministère apostolique).

Lúc sách Tông đồ Công vụ được viết ra, sứ mệnh truyền giáo đã trao cho nhiều người ở nhiều thành phần: Nhóm Mười Hai, nhóm Giacôbê gồm có Giacôbê họ hàng của Chúa với những người thân cận (sở dĩ gọi là nhóm Giacôbê vì bây giờ một số nhà chú giải cho biết khá chắc chắn rằng Giacôbê họ hàng với Chúa không thuộc Nhóm Mười Hai( xem I Cor 15,5 so sánh với I Cor 15,7, Gal 1,19), nhóm Phaolô trong đó có Barnaba, Sylvanô, Timôtê… (I Thes 1,1 và 2,7; I Cor 9,6), nhóm Bảy Mươi Hai.

Nhóm Mười Hai và Nhóm Bảy Mươi Hai được Chúa trực tiếp kêu gọi lúc Chúa đi rao giảng, nhưng Nhóm Mười Hai là căn bản. Cụ thể, qua việc các Tông đồ nhóm họp (Nhóm Mười Hai và Nhóm Bảy Mươi Hai v.v) bầu Mathia thay thế Giuđa để bảo vệ túc số Mười Hai và khi thánh Giacôbê tông đồ con ông Giêbêđê bị vua Hêrôđê Agrippa trảm quyết (Cvtđ 12,2) thì không có bầu ai thay Giacôbê. Là Nhóm nền tảng, không thể thay đổi vì nếu nền tảng thay đổi thì tòa nhà cũng thay đổi.

Những năm đầu tiên của Hội Thánh, quyền điều khiển cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem thuộc Thánh Tông đồ Phêrô với sự cộng tác của các thánh Tông đồ trong Nhóm Mười Hai.

Nhưng quyền hành Tông đồ dần dần được mở rộng ra. Có một lần, thánh Tông đồ Phêrô bị tù ở Giêrusalem (Cvtđ 12,3-5) thì Giacôbê họ hàng với Chúa (không ở trong Nhóm Mười Hai) điều khiển cộng đoàn. Giacôbê chỉ là người được ủy quyền (mandataire, xem I Cor 15,7).

Trước khi Chúa Kytô gọi Nhóm Mười Hai là tông đồ (apostolos) (Mt 10,2), những người nầy được gọi là môn đệ (disciple). Sau nầy, nhóm Bảy Mươi Hai cũng được gọi là môn đệ. Bốn Tin Mừng đã dùng 216 lần từ ngữ môn đệ (Gioan dùng 75 lần). Và Chúa Kytô muốn mọi người là môn đệ của Ngài: “Các ngươi hãy đi thâu nhận muôn dân thành môn đệ, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19).

Còn từ ngữ tông đồ (apostolos) được dùng 9 lần trong Tin Mừng nhất lãm (I trong Mathêu, 2 trong Marcô, và 6 trong Luca), Tin Mừng theo thánh Gioan không dùng. Vì thế, có thể đoán rằng những người được Chúa Kytô kêu gọi theo Ngài lúc Ngài đi rao giảng được gọi là môn đệ, sau nầy khi Chúa về trời và Thánh Thần hiện xuống hoạt động nơi các môn đệ, nơi các giáo đoàn, từ ngữ tông đồ mới được dùng để chỉ Nhóm Mười Hai là “sứ giả của Đức Kytô” là “người được Đức Kytô sai đi” và rồi được mở rộng ra. Chính thánh Phaolô được Chúa Kytô kêu gọi trước cổng thành Đamas đã ý thức mình là tông đồ có quyền ngang với Nhóm Mười Hai, nhưng Ngài cũng ý thức vai trò trưởng tông đồ của thánh Phêrô, vai trò lớn của thánh Gioan và của Giacôbê họ hàng với Chúa. Vì thế, ta không ngạc nhiên gì khi sách Tông đồ Công vụ và các thư của thánh Phaolô sử dụng tới 71 lần từ ngữ tông đồ.

Trong thư gửi tín hữu Do Thái, tác giả thánh cũng sử dụng từ ngữ tông đồ, gọi Đức Giêsu Kytô là sứ giả (apostolos) của Thiên Chúa, đương nhiên phải hiểu Nhóm Mười Hai là sứ giả (apostolos) của Đức Giêsu Kytô, và các môn đệ của các Tông đồ cũng được gọi là tông đồ: Sylvanô, Timôtê (I Thes 2,7), Barnaba (I Cor 9,6).

Nhờ các Tông đồ và các môn đệ của các Tông đồ đi rao giảng, các giáo đoàn được thành lập và các ngài lập “tổ chức điều hành tại địa phương”:

Thư I Thessalonica 5,12-13 viết: “Hỡi anh em, chúng tôi xin anh em hãy tỏ lòng tri ngộ những người đầy công lao giữa anh em, những người cầm đầu anh em trong Chúa (qui sont à vôtre tête dans Le Seigneur) và sửa bảo anh em. Hãy hết lòng kính trọng họ trong lòng mến vì công việc của họ. Hãy ở hòa thuận cùng nhau”.

Trong Thư Philip 1,1, chúng ta gặp được từ ngữ episkopos: “Phaolô và Timôtê, những nô lệ của Đức Giêsu Kytô, kính gửi các thánh hết thảy trong Đức Giêsu Kytô tại Philip, làm một cùng các vị Giám sự (episkopos) và các người phụ tá”.

Từ ngữ Episkopos trong Hy ngữ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Người ta gọi các thần linh là Episkopos. Episkopos là giám thị, là phái viên mật, là công chức nhà nước. Rõ ràng, từ ngữ Episkopos có nguồn gốc ngoại giáo và được đưa vào sử dụng trong môi trường Kytô giáo có một ý nghĩa rất đặc biệt. Trong thư thứ I Phêrô 2,25, tác gỉa thánh mô tả Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên và Đấng canh giữ (episkopos) linh hồn. Còn trong Philip 1, 1; Cvtđ 20,28; I Timôtê 3,2; Titô 1,7, từ ngữ episkopos được dùng để chỉ các vị giám sự tức là những trưởng cộng đoàn (chefs de communautés).

Thánh Luca dùng từ ngữ presbuteros để chỉ trưởng cộng đoàn: “Trong mỗi Giáo hội, các ngài đặt những trưởng cộng đoàn (presbuteros), rồi sau khi đã cầu nguyện cùng ăn chay, các ngài phó giao họ cho Chúa, Đấng họ tin theo” (Cvtđ 14,23).

Từ ngữ presbuteros xa lạ với các cộng đoàn tín hữu gốc ngoại giáo, nó xuất hiện tại Giêrusalem và được dùng lan tràn ở miền Tiểu Á (Asie Mineure). Thí dụ trong thư thứ nhất của Phêrô, tác giả thánh xưng mình là sympresbuteros (đồng trưởng cộng đoàn) và trong thư thứ hai, thứ ba của Gioan, tác giả mở đầu xưng mình là presbuteros (trưởng cộng đoàn) (2 Gioan 1; 3 Gioan 1).

Điều quan trọng ở đây là thánh Luca sử dụng từ presbuteros trong những cộng đoàn thuộc thánh Phaolô (xem Cvtđ 14,23), như vậy từ ngữ presbuteros và từ ngữ episkopos cùng có một ý nghĩa là “trưởng cộng đoàn”. Vậy, Tân ước không nói rõ Giám Mục (Episkopos) và Linh Mục (presbuteros), phải dựa vào Truyền thống Giáo hội mới biết được.

Thánh Clêmentê Roma, Giáo hoàng, (năm 96) trong bức thư đầu tiên viết rằng: “Các Tông đồ (theo nghĩa rộng) đã nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu Kytô để rao truyền rằng: Đức Giêsu đã được Thiên Chúa sai đến là Đức Kytô. Đi qua các làng mạc, các phố xá, họ làm sứ giả Tin Mừng và rửa tội cho những ai mở lòng đón nhận thánh ý Chúa. Họ đặt những người theo đạo đầu tiên, sau khi đã chịu nhiều thử thách bởi Thánh Thần, làm những giám mục và phó tế phục vụ những người tin Chúa sau họ” (42, I. 3-4).

Nơi thánh Ignatio Antiokia, lần đầu tiên, người ta gặp thấy thánh nhân chia phẩm trật thành ba hạng: Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngài viết: “Tất cả phải kính trọng các phó tế như kính trọng Đức Giêsu Kytô, kính trọng Giám mục (số ít) như là hình ảnh Thiên Chúa và kính trọng Linh mục như là bậc nguyên lão viện của Thiên Chúa và kính trọng tập thể các tông đồ. Không có các ngài, người ta không thể nói tới Giáo hội” (Ignatio. Trall 3,1).

Ta có thể tóm tắt thế nầy: sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Nhóm Mười Hai mà thánh Phêrô làm trưởng điều khiển Giáo hội rao giảng Tin Mừng ở Giêrusalem, rồi đi rao giảng Tin Mừng ở nhiều nơi cùng với Nhóm Bảy Mươi Hai, với nhóm Giacôbê họ hàng với Chúa, rồi với nhóm Phaolô. Các ngài là Tông đồ (được sai đi).

Do nhu cầu truyền giáo, nhất là ý thức lời Chúa Kytô “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20), các Tông đồ đã lập giáo đoàn địa phương và lập những trưởng cộng đoàn được gọi là Episkopos hoặc Presbuteros và Phó tế (diakonos), còn các ngài là hàng giáo phẩm truyền giáo lưu động. Vấn đề kế thừa đã đặt xong.

Nhờ Truyền thống Giáo hội, ta mới biết hàng giáo phẩm địa phương ở tại chỗ có ba bậc: một giám mục đứng đầu, linh mục đoàn và các phó tế. Giám mục kế vị các Tông đồ, có quyền chức của Tông đồ.

2- Chức Giám mục

Trước Công đồng Vatican II, người ta bàn cãi về chức Giám mục. Có phe cho chức linh mục là chức thánh chính, còn chức Giám mục chỉ là hình thức bổ túc cho chức linh mục. Ngoài ra, người ta thấy quyền của Giám mục như hình lệ thuộc hoàn toàn vào quyền tối cao của chức Giáo hoàng.

Có hai thuyết:

- Thuyết quyền Giáo hoàng: Đức Giaó hòang là Đại diên Chúa Kytô (Vicaire du Christ), nắm trong tay trọn quyền mục tử của Giáo hội ( Le Pape réunit dans sa main la plénitude du pouvoir pastoral de L’ église) nên quyền mục tử của Giám mục trực tiếp nhận từ Đức Giáo hoàng.

Thuyết quyền Giám mục: mỗi Giám mục cũng như Giáo hoàng đều nhận quyền mục tư trực tiếp từ Thiên Chúa.

Công đồng Vatican II làm sáng tỏ vấn đề nầy khi dạy: “Khi được tấn phong Giám Mục, các Giám mục nhận sự trọn vẹn của Bí tích Truyền Chức Thánh mà tập tục phụng vụ Giáo hội và các thánh Giáo phụ gọi là chức linh mục tối cao và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của thánh vụ. Việc tấn phong Giám mục trao ban nhiệm vụ thánh hóa cũng như nhiệm vụ giảng dạy và cai trị; Tuy nhiên, các nhiệm vu ấy, do bản tính, chỉ có thể thực thi trong sự hiệp thông với Thủ lãnh và các phần tử Giám mục đoàn” (Lumen gentium, số 21).

Vì hiệp thông với Thủ lãnh (Đức Giáo hoàng),đứng dầu tổ chức Giáo hội,sự kế thừa quyền chức Tông đồ (successio apostolica) của Giám mục được chia làm hai loại: kế thừa quyền thánh hóa (successio apostolica materialis) và kế thừa quyền cai trị (successio apostolica formalis). Thí dụ: Đức Giám mục truyền chức Giám mục cho linh mục nào mà không có “sự đồng ý của Đức Giáo hoàng”, truyền chức thành sự nhưng mắc vạ tuyệt thông. Thành sự do quyền thánh chức, nhưng bị vạ do quyền cai trị bị Tòa Thánh hạn chế lại.

Trong địa phận, các Đức Giám Mục kế thừa quyền thánh hóa như nhau, nhưng kế thừa quyền cai trị khác nhau:

Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính) có toàn quyền trên địa phận của mình về lập pháp, hành pháp và tư pháp (Giáo luật điều 391,1). Đức Giám Mục phó hoặc phụ tá thì Giáo luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng đại diện (vicarius generalis) cho các ngài (Giáo luật điều 406,1). Lý do dễ hiểu: xét về chức thánh, Giám mục phó hoặc phụ tá trên quyền Tổng đại diện, nhưng xét về quyền cai trị thì Tổng đại diện có quyền hơn Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá.

3/ Quyền cai trị của Giám mục phó và Giám mục phụ tá.

Thực tế của tổng Giáo phận Saigon (tp HCM) hiện tại, xin đọc: (Nhìn lại mục vụ quản trị trong Giáo phận).

Văn bản nầy được phổ biến trong buổi Tĩnh tâm Hạt mỗi tháng tại Giáo xứ Tân Chí Linh vào buổi sáng ngày 04-11-2008, xin phép ghi ra đây:

1. Tình hình giáo phận rộng lớn, phức tạp, nhân sự già yếu, đến tuổi hưu, nhân sự mới ….

2. Những thiếu sót cần bổ sung, nhằm hoàn chỉnh và ổn định công việc quản trị…

3. GL 406: Giám mục phụ tá là Tổng Đại diện;

4. GL. 475-481: Bản quyền có thể đặt nhiều Tổng Đại Diện, với thường quyền chính. Ngoài ra, mỗi Tổng đại diện chuyên tâm nghiên cứu tình hình cùng các vấn đề phát sinh trong lãnh vực được phân công, để xuất hướng giải quyết, giúp chọn giải pháp cho vấn đề trong lãnh vực liên hệ..

5. Phân công cụ thể: Ba Tổng Đại diện, mỗi vị chuyên tâm lo cho một lãnh vực….

Tổng Giáo phận Saigon từ trước tới nay, bộ máy cai trị chỉ có Đức Tổng Giám mục và một Linh mục Tổng Đại diện. Đức Cha phụ tá thụ phong năm 2000 không có quyền cai trị. Nên nhớ Giáo luật gọi bộ máy cai trị địa phận là ORDINARIUS LOCI (Thường quyền địa phương) gồm Đức Cha địa phận, ta quen gọi là Đức Cha chính, và Tổng Đại diện. Giáo luật mới (năm 1983) lập thêm: các Đại diện Giám mục (Vicarius episcopalis ) và cho ở trong ORDINARIUS LOCI (xem điều 134). Bây giờ, bộ máy caị trị Tổng địa phận Saigòn mới hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước đó cũng có lý do của nó.

GL điều 406 quy định: #1. Episcopus coadiutor, itemque Episcopus auxiliaris, de quo in can.403,2, ab Episcopo dioecesano Vicarius generalis constituatur; insuper ipsi prae ceteris Episcopus dioecesanus committat quae ex iure mandatum speciale requirant.# 2. Nisi in litteris apostolicis aliud provisum fuerit et firmo praecsripto #1.Episcopus dioecesanus auxiliarem vel auxiliares suos constituat Vicarios generales vel saltem Vicarios episcopales, ab auctoritate sua, aut Episcopi coadiutoris vel Episcopi auxiliaris de quo in can 403,2, dumtaxat dependentes.

Bản dịch của Hội đồng Giám mục Viêt nam, điều 406:

#1. Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá, được nói đến ở điều 403,2, phải được Giám Mục giáo phận đặt làm Tổng Đại Diện; hơn nữa, Giám Mục giáo phận phải ưu tiên ủy thác cho vị Tổng Đại Diện hơn những người khác các công việc mà luật đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt.

#2. Nếu tông thư không dự liệu cách khác, miễn là vẫn tôn trọng của #1, Giám mục giáo phận phải đặt vị phụ tá hoặc các phụ tá của ngài làm Tổng Đại Diện hoặc ít là Đại Diện Giam Mục, và các vị nầy chỉ lễ thuộc quyền ngài, hoặc quyền Giám Mục phó, hoặc Giám Mục phụ tá được nói ở đều 403,2. (Bộ Giáo luật in lần thứ nhất, năm 2007)

Bản Latin, thiết tưởng phải để ý tới cách dùng động từ “constituere”: constituatur, mode subjontif, thể thụ động, có nghĩa là nên được đặt làm (Tổng Đại Diện hoặc Đại Diện Giám mục)… bởi (Đức Giám mục địa phận)...; constituat, mode subjontif, thể chủ động, có nghĩa là Đức Giám mục địa phận nên đặt (Giám Mục phó hoặc Giám mục phụ tá) làm Tổng đại diện hoặc làm Đại Diện Giám mục (nên khác với phải).

Tham khảo bản tiếng PhápL'Évêque coadjuteur comme L'Évêque auxiliaire dont il s’agit au can 403,2, sera constitué Vicaire général par l’Évêque diocésain (Universite’ pontificale de Salamanque, Code de droit canonique annote’, Edts Du Cerf, Edts Tardy)

Bản tiếng Anh: A coadjutor bishop as well as the auxiliary bishop mentioned in can 403,2, is to be appointed a vicar general by the diocesan bishop (James A.Coriden, Thomas J.Green, Donald E. Heintschel, The code of canon law, Published by Paulist Press, )

Theo thiện ý, Giáo luật chỉ bắt buộc Giám mục Giáo phận phải đặt Tổng Đại diện, đặt một Tổng Đại Diện là nguyên tắc chung, tuy nhiên có thể đặt nhiều Tổng Đại Diện vì địa phận rộng lớn hoặc lý do mục vụ (luật cũ,năm 1917, điều 366,3 nói tới vì các các lễ nghi khác nhau, thí dụ lễ nghi Latinh, lễ nghi Chính thống trong giáo phận) (Can 475. #1. In unaquaque dioecesi constituendus est ab Episcopo dioecesano Vicarius generalis, …#2. Pro regula generali habeatur ut unus constituatur Vicarius generalis, nisi dioecesis amplitudo vel incolarum numerus aut aliae rationes pastorales aliud suadeant).

Còn đặt Giám mục phó, và Giám mục phụ tá không buộc Đức Giám Mục giáo phận phải đặt. Tùy nhu cầu địa phận và kể cả lý do nhân sự (Gravioribus in adiunctis, etiam indolis personalis, dans les circonstances plus graves, même de caractẽre personnel, in more serious circumstances even of a personal character. Điều 403,2), Đức Giám mục xin Tòa Thánh xét danh sách ba Linh mục do Đức Giám mục địa phận trình xin cho địa phận mình hoặc Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá. Theo nguyên tắc, Tòa Thánh có toàn quyền đặt Giám mục phu tá nhất là Giám mục phó cho địa phận mà không cần đơn xin của địa phận, tuy nhiên ta đã thấy chỉ cần có lý do “đặc tính cá nhân" thôi, Đức Giám mục địa phận vẫn xin Tòa Thánh cho vị nào đó làm Giám mục phụ tá được.

Giáo luật chỉ mong muốn Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá giữ chức Tổng Đại Diện đề tránh tình trạng, ngưởi Việt gọi là “chướng”, khi Giám mục phó hoặc phụ tá phải phục tùng quyền cai trị của một vị Tổng Đại Diện không có chức Giám mục (linh mục) (ils ne peuvent pas être soumis à un Vicaire général qui ne soit pas Évêque, xem Code de droit canonique annote’). Điều mà đang xảy ra trước mắt.

Về Tổng Giáo phận Saigòn nằm trong thành phố rộng lớn có huyện Củ Chi của thành phố lại thuộc giáo phận Bình Dương, cần có nhiểu Giám mục phụ tá để phục vụ nhu cầu chung, nhất là tình trạng phức tạp của Saigòn gồm dân số mà thành phần gồm cả Nam, Trung, Bắc, và người di dân.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lời kinh bên vệ đường
Nắng Saigòn
12:28 14/11/2008
LỜI KINH BÊN VỆ ĐƯỜNG

Có một lời kinh cất lên trong tủi sầu,
Có một lời kinh ngân vang bên vệ đường,
Lời kinh cầu cho đất nước yêu thương,
Lời kinh buồn thương thương quá quê hương.

Có một lời kinh cất cao bên vệ đường,
Giữa bầu trời thu nghe âm vang ngục tù,
Lời kinh buồn không gian cũng âm u,
Trời đông về lành lạnh tiếng mẹ ru.

Ôi! Lời kinh vọng vang…
Chim nghe buồn không hót,
Hoa nghe buồn không tỏa hương,
Mưa nghe buồn tê tái,
Gọi gió giông về chia sẻ nỗi sầu thương.

Hà Nội mộng mơ,
Hà Nội - Hồ Gươm,
Hà Nội - Hồ Tây,
Hôm nay như tù đày,
Giữa biển trời nước ngập mênh mông.

Có một lời kinh xót xa trên ruộng đồng,
Có một lời kinh rưng rưng suối lệ tràn,
Lời kinh buồn trong tiếng nấc thở than,
Tận cung lòng của tầng lớp dân oan.
 
Ngọn nến thắp lên từ Thái Hà
Thiên Ân
20:14 14/11/2008
NGỌN NẾN THẮP LÊN TỪ THÁI HÀ

Tính đến nay (14/11/2008) chuyện sôi động ở Thái Hà đã diễn ra tròn ba tháng. Ngọn nến công lý và sự thật từ Thái Hà dường như bây giờ đã lan tỏa ra khắp nơi, trong nước cũng như nước ngoài.

Tuần rồi, chúng tôi có dịp vào Sài Gòn, tạm trú tại ngôi nhà sát bên cạnh một ngôi thánh đường, thỉnh thoảng lại giật mình khi nghe thấy lời kinh hòa bình được cất lên. Hỏi chuyện một số giáo dân trong giáo xứ này, chúng tôi được biết, hóa ra là kể từ khi xảy ra biến cố Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội, các hội đoàn trong và ngoài giáo xứ thường đến viếng nhà thờ, viếng hang đá Đức Mẹ, hát kinh hòa bình cầu nguyện cách đặc biệt cho công lý và sự thật được tỏ hiện trên quê hương Việt Nam.

Trong dịp này, chúng tôi cũng có cơ hội tham dự hai buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình diễn ra tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng. Buổi đầu có tới hơn 200 linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và khoảng chừng 1500 giáo dân tham dự. Buổi thứ hai số giáo dân tham dự đông hơn, đa phần là di dân đang sinh sống và làm việc trong thành phố. Điều khiến chúng tôi lấy làm ngạc nhiên và cảm động là anh chị em bán hàng rong chở luôn cả khoai, cả bắp đến thắp nến cầu nguyện. Sau buổi cầu nguyện, mọi người mua hết hàng của anh chị em này, nhờ thế tối đó có lẽ họ được trở về nhà trọ sớm hơn mọi ngày.

Trở lại Thái Hà sau hơn một tuần công du Sài Gòn, chúng tôi cũng không khỏi ngạc nhiên nhiều chuyện. Nghe biết hai tuần trước Thái Hà ngập chìm trong nước, bây giờ thì đã khô ráo hoan toàn, tuy cảnh vật có vẻ tiêu điều đôi chút. Nhưng giáo dân tối đến vẫn tấp nập tuốn về Thái Hà cầu nguyện cho công lý và sự thật. Tới tận 22h vẫn có những bạn trẻ cầu nguyện trước tượng Nữ Vương Công Lý. Vẫn còn đó những “bà mẹ đất” tối sớm thắp những ngọn nến sáng trước ngai tòa Đức Mẹ Công Lý cho giáo dân cầu nguyện. Vẫn còn đó những bà, những cô tận tụy cắm hoa, dọn dẹp khuôn viên tượng Đức Mẹ. Vẫn còn đó những buổi cầu nguyện đông đảo sau mỗi thánh lễ. Vẫn còn đó những buổi lẫn chuỗi mân côi mỗi tối vào lúc 20h.

Đến nay, xem ra chuyện Thái Hà vẫn là đề tài nóng bỏng nhiều người bàn đến. Có thể ban đầu giáo dân Thái Hà chỉ đi tìm mảnh đất thánh đã bị chia năm sẻ bảy, đã bị tư túi. Nhưng có lẽ Đấng mà người dân Thái Hà hằng cầu xin đã cho họ nhiều hơn những gì họ xin. Có thể nói, dân Thái Hà xin sự công bằng, sự thật nơi một mảnh đất đã bị chiếm dụng, nhưng Chúa ban cho người ta cả một phong trào thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình rộng khắp, trong nước cũng như nước ngoài. Điều mà Thái Hà đã làm được (nói đúng hơn, Chúa đã làm qua sự kiên Thái Hà và Tòa Khâm Sứ) ấy là làm cho nhiều người ý thức được trách nhiệm của mình trong việc mưu cầu và xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, trong đó công lý và hòa bình được hiện tỏ.
 
Thông Báo
Khóa Ca Trưởng Cấp 1, Đợt 2 Washington D.C., U.S.A
Bùi Hữu Thư
07:53 14/11/2008

Khóa Ca Trưởng Cấp 1, Đợt 2 Washington D.C., U.S.A



Khóa Ca Trưởng Cấp 1 Đợt 2 do Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến hướng dẫn sẽ được tổ chức tại Arlington, Virginia:

Thời Gian

Ba ngày: Thứ Sáu 12, Thứ Bẩy 13, và Chủ Nhật 14 tháng 12 năm 2008

Địa Điểm Tổ Chức

Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204, cttd.vn@verizon.net

Phone: (703) 553-0370, Fax: (703) 553-0371, http://www.cttdva.net

Lệ Phí

120 Mỹ Kim

Xin liên lạc để ghi danh với:

Kim-Anh Nguyễn

703-626-1856

Knguyen3574@gmail.com
NS Phạm Đức Huyến
 
Ai tín: Giáo sư FX Nguyễn văn Thành đã tạ thế tại Fribourg, Thủy Sĩ
LM Trần Công Nghị
08:41 14/11/2008

AI TÍN



GS Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thành


(1937-2008)

Đã tạ thế vào lúc 8 giờ ngày 14 tháng 11 năm 2008 tại bịnh viện Fribourg, Thụy Sĩ
Lễ nhập quan sẽ tại Dòng Xitô Dòng Xitô Thánh Gia Orsonnens, Thũy Sĩ
Lễ an táng sẽ cử hành tại Thánh Đường giáo xứ Orsonnens, Thụy Sĩ

Linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Huế
Nguyên Giám Đốc Trường Thiên Hữu (Institut de la Providence) Huế
Nguyên GS dạy tại Đại Học Huế
Nguyên GS Trưởng Ban Tâm Lý, Phân Khoa Nhân Văn
và Nghệ Thuật, Đại Học Minh Đức Sài Gòn, trước 1975
Chuyên viên về tâm bệnh tại các bệnh viện tâm thần SG và miền Nam VN
Chuyên viên về tâm bệnh tại Lausanne, Thụy Sỹ
Thành viên sáng lập Trung Tâm Văn hóa Nguyễn Trường Tộ,
Tập San Định Hướng, Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại
Thường xuyên viết trong Mạng lưới văn hóa VietCatholic,
Liên Lạc Nhân Văn, Dũng Lạc, Chứng Nhân Đức Ki-tô
Tĩnh dưỡng tại Dòng Xitô Thánh Gia Orsonnens, Thụy Sĩ.

Đã xuất bản ở Hải ngoại trên dưới hơn 20 tác phẩm.
Những cuốn sách chính yếu:

1.- Đường vào Nội Tâm với Phân Tâm Học của S. FREUD – 1997
2.- Le projet pédago-éducatif- 1997
3.- Phát huy Nhân Lực – 1998
4.- Đối thại với các tôn giáo – 1998
5.- Đối Thoại, Quê Hương Tình Người – 1999
6.- Lắng Nghe – 1999
7- Quan Hệ Mẹ Con – 2000
8.-Tự Tin - 2000
9.- Khung trời mở rộng - 2000
10- Trong Đức Kitô- 2001
11.- NGUYỄN TRÃI, một tấm lòng Vạn Xuân và Đại việt – 2001
12.- Nguyễn Trãi và vấn đề giáo dục con cái -2001
13.- Bản đồ tâm lý và tư duy sáu màu- 2002
14.- Tư duy và hành động- 2002
15.- Đồng Cảm để Đồng Hành – 2003
16.- Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai con đường một Nước Non – 2003
17.-Nguy cơ tự bế nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi- 2006
18.- Phát huy quan hệ xã hội trong vấn đề giáo dục trẻ em tự bế - 2007
19.- Huyền Sử Việt Nam, con đường Luyện Vàng – 2004, 2008
20.- Con đường Bao Dung – 2008
21- Lắng Nghe Chúa Thánh Thần, 2008

Toàn Ban VietCatholic xin thành kính phân ưu cùng gia đình và thân hữu
 
Tin Đáng Chú Ý
Nhân viên sứ quán VN ở Nam Phi 'buôn lậu'?
Nguyễn Hùng BBC
09:39 14/11/2008
Nhân viên sứ quán VN ở Nam Phi 'buôn lậu'?

Truyền thông Nam Phi tố cáo nhân viên sứ quán Việt Nam ''buôn sừng tê giác lậu'' trong khi Đại sứ quán ''không ai nhận'' có liên quan tới vụ việc.

Tờ báo có uy tín Mail & Guardian nói nhân viên này bị chương trình truyền hình 50/50 của Nam Phi ghi hình đang nhận sừng tê giác từ một tay buôn ngay trước cửa đại sứ quán.

Tuy nhiên một nguồn tin cao cấp từ Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại nói với BBC không có nhân viên nào nhận có hành vi như báo nói và rằng các nhân viên luôn được nhắc nhở không được tham gia buôn lậu.

Bài báo trên Mail & Guardian cho hay chương trình điều tra tự nhiên 50/50 đã ghi được hình ảnh nhân viên sứ quán Việt Nam cách đây hai tháng.

Chương trình này thực hiện phóng sự điều tra giữa lúc có lo ngại tệ buôn bán sừng tê giác đang ở mức báo động.

Bắt tận tay...

Phóng viên viết bài tường thuật trên, bà Yolandi Groenewald nói với BBC Tiếng Việt bà đã xem DVD chương trình mà 50/50 dự định sẽ phát vào thứ Hai tới.

Bà nói trong chương trình có khoảng năm phút ghi hình người được cho là nữ nhân viên lễ tân của Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi đang nói chuyện với một tay buôn mà người ta biết là người của một đường dây buôn lậu.

Sau đó tay buôn này đưa cho nhân viên sứ quán, người mặc quần hồng và áo xanh đen sừng tê giác.

Báo Mail & Guardian nói nhân viên này mỉm cười và đi vào trong.

Bà Groenewald nói với BBC Đại sứ quán Việt Nam hẹn sẽ gặp bà vào thứ Ba tuần sau nhưng không đưa ra bình luận gì khi bà nói sẽ đăng tin trong tuần này:

''Tôi nói chuyện với họ hôm thứ Năm và nói rằng tôi sẽ đăng bài trong tuần này và hỏi xem họ có muốn bình luận gì không.

''Trước đó tôi đã gửi cho họ câu hỏi qua email.

''Nhưng họ nói không và giữ cuộc hẹn ngày thứ Ba. Tôi nói thế thì chúng tôi sẽ chạy bài trên báo.''

'Không ai nhận'

BBC không liên hệ được với chương trình 50/50 nhưng báo Mail & Guardian nói chính chương trình truyền hình này cũng muốn có phản hồi từ sứ quán Việt Nam nhưng không được.

Nguồn tin từ Đại sứ quán Việt Nam nói với BBC họ đã có cuộc họp nội bộ và người được ám chỉ tới trong phóng sự của 50/50 không nhận đã làm gì sai trái.

Nguồn tin này nói các nhân viên sứ quán thường được nhắc nhở trong các cuộc họp về chuyện không được tham gia buôn lậu sừng tê giác sau một sự cố cách đây hai năm.

Ông nói thêm: ''Chúng tôi cũng đã nhận được bài báo đó rồi. Về cái băng, bây giờ họ đang nghi ngờ như thế về một cán bộ ngoại giao, đây là việc rất hệ trọng.

''Chúng tôi đề nghị họ cung cấp băng đó để kiểm tra. Nếu đúng thì bất kỳ ai cũng phải xử đúng theo pháp luật thôi.

''Đây là chuyện quốc tế cấm, Việt Nam cũng cấm và xử lý rất nặng.''

Theo nguồn tin không muốn nêu tên, đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng trả lời phỏng vấn chương trình truyền hình 50/50 nhưng muốn được xem trước đoạn video.

Tuy nhiên 50/50 không chấp nhận.

Vấn đề nan giải

Cách đây hai năm cũng đã xảy ra trường hợp cán bộ sứ quán Việt Nam ở Nam Phi bị cáo buộc buôn lậu tới gần 9kg sừng tê giác, được cho là trị giá hàng trăm ngàn đô la Mỹ, theo báo chí Việt Nam.

Nếu người ta có thể được cấp phép để bắn tê giác và buôn tê giác thì làm sao có thể kiểm soát được việc buôn bán trái phép.

Michele Pickover, nhà bảo vệ quyền động vật

Ông Nguyễn Khánh Toàn, khi đó là Tùy viên Thương mại đã bị mất việc.

Một nhà hoạt động môi trường ở Nam Phi nói với BBCVietnamese.com rằng chính sách của chính phủ Nam Phi cũng làm cho việc chống buôn lậu sừng tê giác thêm khó khăn.

Bà Michele Pickover từ tổ chức bảo vệ quyền động vật Animal Rights Africa nói Nam Phi cấp giấy phép cho một số tổ chức và cá nhân được quyền săn bắn và buôn bán tê giác.

Họ chỉ cấm những trường hợp săn bắn và buôn bán không được cấp phép.

Bà Pickover nói chính sách này sẽ mang lại hậu quả khủng khiếp.

''Quan điểm của tôi và của Animal Rights Africa là nếu Nam Phi không chấm dứt chính sách coi tê giác là hàng hóa, họ sẽ không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề.

''Nếu người ta có thể được cấp phép để bắn tê giác và buôn tê giác thì làm sao có thể kiểm soát được việc buôn bán trái phép.

''Những người săn bắn trái phép luôn có thể 'rửa tê giác' bằng giấy phép mà chính phủ cấp cho những người khác.

''Chính phủ vẫn muốn kiếm tiền từ tê giác trong khi nói rằng họ muốn cấm buôn bán trái phép.

''Làm sao họ có thể làm như vậy được?

''Chúng tôi coi chính phủ của chúng tôi là người đã để xảy ra vấn đề này.''
 
Văn Hóa
Đặc ngữ Công Giáo Việt Nam: Tìm hiểu các danh xưng Kirixitô - Kitô - Gia Tô - Cơ Đốc
Nguyễn Long Thao
14:58 14/11/2008

Đặc ngữ Công Giáo Việt Nam: Tìm hiểu các danh xưng Kirixitô - Kitô - Gia Tô - Cơ Đốc.



Hầu như người Công Giáo Việt Nam nào cũng biết đến các danh xưng Kitô, Kirixitô, Gia Tô, Cơ Đốc. Vậy các từ này bắt nguồn từ đâu? Công Giáo dùng từ nào? Tin Lành dùng từ nào? Các sử gia triều Nguyễn dùng từ nào? Để trả lời các câu hỏi này bài viết sau đây trình bày nguồn gốc các từ Kirixitô - Kitô, Gia Tô và Cơ Đốc

Kirixitô - Kitô: là tiếng phiên âm của từ Cristo trong tiếng Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha có nghĩa là Đấng Cứu Thế. Các nhà Truyền Giáo đầu tiên đến Việt Nam hầu hết là người Bồ Đào Nha và dĩ nhiên các Ngài chưa biết lấy từ nào trong tiếng Việt để dịch chữ Cristo có nghĩa là Chúa Cứu Thế nên đã phiên âm từ Cristo thành Kirixitô. Theo Linh Mục Trần Anh, Dòng Tên tại Georgetown Jesuit Community,Washington cho biết danh từ Kirixitô thật ra là phiên âm từ Christus, tiếng Latin qua tiếng Nhật. Người Nhật ở thế kỷ XVI đã dùng danh tư Kirishitan để gọi các Kitô Hữu. Các thừa sai dòng Tên đã làm việc ở Nhật trước khi sang Việt Nam làm việc với Nhật kiều ở Hội An nên đã dùng danh từ Kirixitô. Hai giả thuyết nguồn gốc trên đây cần được xác minh bằng tài liệu cụ thể. Người Công Giáo Việt Nam dùng từ Kirixitô mãi tới giữa thế kỷ 20 thì đổi sang Kitô. Theo tác giả Nguyễn Khắc Xuyên trong “Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam” (bản Roneo) do Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo xuất bản năm 1992, trang 190 thì trước những năm 1950, người Công Giáo dùng từ Kirixitô trong kinh sách để chỉ Chúa Giêsu. Đến khoảng năm 1950, các chủng viện họp nhau tại Nam Định, có sự hiện diện của cha Giám Đốc Đại Chủng Viện Phát Diệm là Phạm Ngọc Chi để bàn về một số danh từ thần học. Hội nghị đã chấp thuận từ Kitô thay cho tiếng Kirixitô. Từ Kitô là do âm đầu và âm cuối của từ Kirixitô. Từ đó đến nay từ Kitô hay có người viết là Kytô được dùng chính thức trong kinh sách Công Giáo.

Gia Tô: Từ Hán Việt, phỏng theo cách phiên âm của Hoa ngữ để chỉ từ Jesu mà nay ta viết là Giêsu. Từ Giêsu có hai âm: Giê và Su nên người Tàu viết là 耶 蘇 và được phát âm là /Ye/ và /Su/. Như vậy người Tàu đã viết tên Chúa Giêsu dựa theo cách phát âm của tiếng La tinh Jesu. Các nhà nho Việt Nam phỏng theo cách phiên âm của Hoa ngữ rồi đọc sang âm Hán Việt là Gia Tô để chỉ Chúa Giêsu. Tàu đọc 耶 là /Yê/, Việt đọc là /Gia/. Tàu đọc 蘇 là /Su/, Việt đọc là Tô. Do vậy người Việt đã đọc tên Chúa Giêsu là Gia Tô. Kinh sách Công Giáo không dùng từ Gia Tô chỉ có sử gia triều đình nhà Nguyễn và nhóm Văn Thân dùng từ này. Ví dụ triều đình nhà Nguyễn đã dùng cụm từ Gia Tô Tả Đạo trong sử sách, còn nhóm Văn Thân đã viết sách Tây Dương Gia Tô Bí Lục để xuyên tạc đạo Công Giáo. Các từ điển của người Công Giáo như Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Cha Taberd xuất bản năm 1836 cũng như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùynh Tịnh Paulus Của xuất bản năm 1895-1896 không có từ Gia Tô.

Sử sách triều đình nhà Nguyễn cũng dùng các cụm từ như Gia Tô Đạo Trưởng hay Gia Tô Giáo Trưởng để chỉ các linh mục đạo Gia Tô tức đạo Công Giáo. Đôi khi họ cũng dùng cụm từ Gia Tô Đại Giáo Trưởng tức giáo trưởng lớn nhất để chỉ Đức Giám Mục.

Ngoài ra còn có từ Gia Tô Tả Đạo: Tả Đạo 左道: hai tiếng Hán Việt chỉ đường hay tôn giáo không ngay chính. Cụm từ Gia Tô Tả Đạo được thấy trong các bộ sử như Đại Nam Thực Lục của triều nhà Nguyễn. Quan điểm chính thức của nhà Nguyễn vào những năm giữa thế kỷ 19 cho rằng đạo Công Giáo là một tà đạo. Ví dụ vào năm 1847, Đại Nam Thực Lục, bộ sử của triều đình nhà Nguyễn ghi sắc dụ của vua Thiệu Trị giải thích từ Gia Tô Tả Đạo như sau: Gia Tô là tả đạo, từ tây dương đến, cái đạo của chúng không thờ cha mẹ, không kính qủy thần, thác ra cái thuyết Giêsu với thập tự giá mê hoặc lòng người, đặt ra thuyết thiên đường và nước phép để người ta nghe đến thì mê. Tả đạo ấy rất hại cho phong hóa. (Đại Nam Thực Lục, Tập 6, NXB Giáo Dục,2007,tr. 997)

Cơ Đốc: Tiếng Hán Việt phỏng theo cách phiên âm của Hoa ngữ để chỉ từ Christus trong tiếng La Tinh hay Cristo trong tiếng Bồ Đào Nha. Từ Christus có hai âm và người Tàu viết là 基督. Từ 基 người Tàu phát âm là /ji/, người Việt đọc là Cơ. Từ 督 người Tàu phát âm là /du/, người Việt phát âm là Đốc nên ta có từ Cơ Đốc. Có những tác giả Việt Nam không phải Công Giáo đã bắt chước người Tàu, gọi Chúa Giêsu Kitô là Chúa Cơ Đốc và đạo của Ngài là Cơ Đốc Giáo. Người Việt bắt đầu dùng từ Cơ Đốc từ khi đạo Tin Lành du nhập Việt Nam. Từ Cơ Đốc thông dụng nơi các Giáo Hội Tin Lành và người Công Giáo không dùng từ Cơ Đốc. Ví dụ “Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm”.Từ Điển của Đức Cha Taberd: Dictionarium Anamitico-Latinum và Đại Nam Quấn Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không có từ Cơ Đốc.

Chúng ta cũng hay gặp cụm từ Cơ Đốc Phục Lâm. Phục 復: trở lại. Lâm 臨: sắp sửa, tới, đến. Cơ Đốc Phục Lâm là giáo phái Tin Lành bắt nguồn từ Hoa Kỳ nhấn mạnh đến việc Chúa Kitô sắp sửa trở lại. Từ ngữ tiếng Anh chỉ giáo phái này là Adventist.

thaonguyen918@yahoo.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Vàng
Nguyễn Anh Dzũng
00:25 14/11/2008

THU VÀNG



Ảnh của Nguyễn Anh Dzũng

Bạn bè như hỏi ta đâu

Rằng ta nhặt lá thu sầu Mỹ Châu!

(Trích thơ của Ryòkan, Gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền