Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày cùng tận của thế giới
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:47 12/11/2018
Chúa Nhật XXXIII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 13,24-32
Con người sinh ra để làm gì ? Lúc nào con người chết ? Bao giờ là ngày cùng cận của thế giới ? Vâng, những vấn nạn này đã được nhiều người đặt ra từ xưa đến giờ! Nhưng tất cả đều không giải đáp được những vấn nạn này ! Tại sao và tại sao ? Tin Mừng của thánh Máccô, hôm nay Chúa Giêsu quả quyết :” Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên Sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi “ ( Mc 13, 32 ).
Vâng, các nhà bác học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra biết bao giả thiết, đưa ra biết bao cuộc thí nghiệm, cuối cùng tất cả đều bó tay. Con người không thể tìm được giải đáp cho giờ chết, ngày chết và ngày tận thế, ngày cuối cùng của thế giới này ! Đã có nhiều tin đồn về ngày tận thế của nhiều giáo phái.Đã có nhiều lời đe dọa của những tiên tri giả, của những đạo giáo, phe nhóm quá khích cho rằng ngày tận thế sắp đến :” Hãy ăn chơi, đừng làm gì nữa “. Chúng ta đừng nhẹ dạ tin theo những lời đồn thổi, dọa nạt nhảm nhí đó ! Thánh Augustinô đã nói cách dứt khoát : ” Đức Giêsu không cho ta biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người “. Nên, chúng ta hãy ý thức thân phận mỏng giòn của ta:” Chúng ta rất yếu đuối, mong manh như cậy sậy phớt phơ trước gió, như bong bóng sà phòng trước bầu trời rộng “. Do đó, thái độ của chúng ta là tỉnh thức và cầu nguyện, sẵn sàng chờ đón Chúa đến một cách bất ngờ, đột xuất. Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần cũng đã đề cập tới ngày tận thế. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói:” Khi cảm thấy cấp thiết phải kiểm tra lá số tử vi của mình, bạn hãy chuyển ánh mắt vào Chúa Giêsu”.Ngài giải thích :” Sẽ có một ngày mà ta đối diện với Thiên Chúa “. Ngài nói rằng điều quan trọng không phải là biết khi nào hoặc làm thế nào thời cánh chung sẽ đến, nhưng tốt hơn là ‘ chính chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng ‘. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh :” Chúa Giêsu chính là “ điểm đến của cuộc lữ hành trên đường dương thế của chúng ta “, nhưng Người cũng là sự hiện diện liên lỉ trong cuộc sống của chúng ta “...
“ Chúa nhắc chúng ta là mọi thứ rồi cũng qua đi.Chỉ Lời Người mới là ánh sáng soi dẫn vững chắc cho hành trình của chúng ta “.
Loài người và chúng ta không biết ngày nào Chúa gọi chúng ta, không biết ngày nào Người đến trong vinh quang, nhưng có một điều chắc chắn để được vào Vương quốc Thiên Chúa, chúng ta phải xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Chúng ta phải nỗ lực kiến tạo hòa bình,khát khao tìm kiếm nước Thiên Chúa vì nước của Ngài là nước tình yêu.Nên, chí có những ai biết sống đức ái, biết sống ngôn ngữ tình yêu mới được vào nước của Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết sống Lời của Người để chính ánh sáng Lời của Chúa sẽ soi đường chỉ lối cho chúng con đi.Xin cho chúng con biết sống yêu thương để những người gặp chúng con cũng nhận ra Chúa đang hiện diện trong chúng con.Xin cho chúng con biết tác tạo hòa bình vì chỉ có những ai yêu chuộng hòa bình mới được nhìn xem Thiên Chúa. Xin cho chúng con đôi mắt sáng đức tin để chúng con nhận ra Chúa nơi anh em đồng loại.Xin cho chúng con đôi tai để chúng nghe được lời yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con miệng lưỡi để chúng con biết nói lời yêu thương của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Ngày tận thế là ngày nào ?
2.Ai nắm giữ bí mật của ngày tận thế ?
3.Chúa Giêsu có mạc khải ngày tận thế không ?
4.Chắc có ngày tận thế không ?
5.Ngôn ngữ của Thiên đàng là ngôn ngữ nào ?
Mc 13,24-32
Con người sinh ra để làm gì ? Lúc nào con người chết ? Bao giờ là ngày cùng cận của thế giới ? Vâng, những vấn nạn này đã được nhiều người đặt ra từ xưa đến giờ! Nhưng tất cả đều không giải đáp được những vấn nạn này ! Tại sao và tại sao ? Tin Mừng của thánh Máccô, hôm nay Chúa Giêsu quả quyết :” Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên Sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi “ ( Mc 13, 32 ).
Vâng, các nhà bác học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra biết bao giả thiết, đưa ra biết bao cuộc thí nghiệm, cuối cùng tất cả đều bó tay. Con người không thể tìm được giải đáp cho giờ chết, ngày chết và ngày tận thế, ngày cuối cùng của thế giới này ! Đã có nhiều tin đồn về ngày tận thế của nhiều giáo phái.Đã có nhiều lời đe dọa của những tiên tri giả, của những đạo giáo, phe nhóm quá khích cho rằng ngày tận thế sắp đến :” Hãy ăn chơi, đừng làm gì nữa “. Chúng ta đừng nhẹ dạ tin theo những lời đồn thổi, dọa nạt nhảm nhí đó ! Thánh Augustinô đã nói cách dứt khoát : ” Đức Giêsu không cho ta biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người “. Nên, chúng ta hãy ý thức thân phận mỏng giòn của ta:” Chúng ta rất yếu đuối, mong manh như cậy sậy phớt phơ trước gió, như bong bóng sà phòng trước bầu trời rộng “. Do đó, thái độ của chúng ta là tỉnh thức và cầu nguyện, sẵn sàng chờ đón Chúa đến một cách bất ngờ, đột xuất. Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần cũng đã đề cập tới ngày tận thế. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói:” Khi cảm thấy cấp thiết phải kiểm tra lá số tử vi của mình, bạn hãy chuyển ánh mắt vào Chúa Giêsu”.Ngài giải thích :” Sẽ có một ngày mà ta đối diện với Thiên Chúa “. Ngài nói rằng điều quan trọng không phải là biết khi nào hoặc làm thế nào thời cánh chung sẽ đến, nhưng tốt hơn là ‘ chính chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng ‘. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh :” Chúa Giêsu chính là “ điểm đến của cuộc lữ hành trên đường dương thế của chúng ta “, nhưng Người cũng là sự hiện diện liên lỉ trong cuộc sống của chúng ta “...
“ Chúa nhắc chúng ta là mọi thứ rồi cũng qua đi.Chỉ Lời Người mới là ánh sáng soi dẫn vững chắc cho hành trình của chúng ta “.
Loài người và chúng ta không biết ngày nào Chúa gọi chúng ta, không biết ngày nào Người đến trong vinh quang, nhưng có một điều chắc chắn để được vào Vương quốc Thiên Chúa, chúng ta phải xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Chúng ta phải nỗ lực kiến tạo hòa bình,khát khao tìm kiếm nước Thiên Chúa vì nước của Ngài là nước tình yêu.Nên, chí có những ai biết sống đức ái, biết sống ngôn ngữ tình yêu mới được vào nước của Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết sống Lời của Người để chính ánh sáng Lời của Chúa sẽ soi đường chỉ lối cho chúng con đi.Xin cho chúng con biết sống yêu thương để những người gặp chúng con cũng nhận ra Chúa đang hiện diện trong chúng con.Xin cho chúng con biết tác tạo hòa bình vì chỉ có những ai yêu chuộng hòa bình mới được nhìn xem Thiên Chúa. Xin cho chúng con đôi mắt sáng đức tin để chúng con nhận ra Chúa nơi anh em đồng loại.Xin cho chúng con đôi tai để chúng nghe được lời yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con miệng lưỡi để chúng con biết nói lời yêu thương của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Ngày tận thế là ngày nào ?
2.Ai nắm giữ bí mật của ngày tận thế ?
3.Chúa Giêsu có mạc khải ngày tận thế không ?
4.Chắc có ngày tận thế không ?
5.Ngôn ngữ của Thiên đàng là ngôn ngữ nào ?
Dũng cảm làm chứng cho Chúa
Lm Đan Vinh
20:09 12/11/2018
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Mt 10,26-33
1. LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32-33).
2. CÂU CHUYỆN: CUỘC TỬ ĐẠO CỦA THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC
TRẦN AN DŨNG LẠC sinh năm 1795, gia đình ngoại giáo nghèo khó ở Bắc Ninh. Lớn lên, cậu theo cha mẹ đến xứ Kẻ Chợ sinh sống. Tại đây, cậu được một Thầy giảng nhận làm con nuôi và cho ăn học. Cậu được chịu phép rửa tội và nhận tên thánh là AN-RÊ. Sau đó cậu đáp lại ơn gọi dâng mình cho Chúa và theo học tại chủng viện Vĩnh Trị. Thầy AN-RÊ Dũng được thụ phong linh mục vào năm 1823 khi mới có 28 tuổi. Từ khi thụ phong linh mục, cha AN-RÊ được sai đi giúp xứ. Ở đâu cha cũng nêu gương sáng đạo đức qua cuộc sống khổ hạnh. Ngoài những ngày ăn chay theo luật định, Cha còn tự nguyện giữ chay thêm suốt cả Mùa Chay và các ngày thứ Sáu thứ Bảy hàng tuần. Nhờ đời sống đơn sơ khiêm hạ và khắc khổ như vậy, nên cha đã gây được thiện cảm của những người chung quanh và thành công trên bước đường tông đồ: Qua cha, nhiều tội nhân đã được ơn giao hòa với Chúa và nhiều người lương đã tin theo Chúa và xin gia nhập đạo Công Giáo.
Trong thời gian đạo Công Giáo bị bách hại gắt gao thời vua Minh Mạng, cha AN-RÊ Dũng đã phải trốn lánh nhiều nơi. Một lần kia ở Kẻ Roi, khi vừa dâng lễ xong thì bị quan quân vây bắt và được giáo dân chuộc về. Sau đó cha đã đổi tên Trần An Dũng thành Trần An Lạc. Lần thứ hai cha bị bắt ở xứ Kẻ Sông khi đang xưng tội với cha Phêrô Thi. Hai cha bị quan quân đòi tiền chuộc tới 200 quan tiền. Nhưng giáo dân chỉ quyên góp được một nửa số tiền nói trên, nên chỉ mình cha Lạc được thả. Rồi sau đó cha lại bị đám quân lính khác bắt mang về huyện giam chung với cha Phêrô Thi và cả hai được áp giải về Hà Nội.
Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường tra xét và bắt phải bước qua Thánh Giá để bày tỏ ý định bỏ đạo. Nhưng thay vì làm theo lệnh quan, hai cha lại cùng quì xuống hôn kính Thánh Giá và nói: “Không bao giờ chúng tôi chối Chúa và bỏ đạo cả. Chúng tôi đã suốt đời hy sinh vất vả đem Chúa đến cho người khác, thì lẽ nào bây giờ lại hèn nhát chối bỏ Chúa!”. Trước sự bất tuân của hai cha, quan tức giận sai lính đem nhốt các ngài vào ngục thất và làm thành án gửi về Kinh. Suốt thời gian ở trong tù, hai cha luôn cầu nguyện và ăn chay hãm mình, xin Chúa cho được ơn bền đỗ đến cùng. Tuy giáo dân được phép thăm nuôi hằng ngày, nhưng hai cha yêu cầu họ đừng đem đồ ăn ngon đến, và nếu bữa nào có thịt cá thì các ngài lại cho các bạn tù hoặc lính canh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai cha đã chính thức nghe án lệnh xử trảm của nhà vua. Rồi các ngài bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy ở Hà Nội. Đến nơi, các ngài cầu nguyện ít phút, rồi cúi đầu cho lý hình dễ dàng thi hành phận sự. Đức Thánh Cha Lêô 13 đã tôn phong các ngài lên hàng Chân Phước tử đạo vào ngày 27 tháng 05 năm 1900. Và ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phaolô II đã suy tôn hai ngài lên bậc hiển thánh.
3. THẢO LUẬN:
1) Tại sao đạo Công Giáo thường hay bị người đời thù ghét bách hại?
2) Tử đạo là sẵn sàng hy sinh chịu chết để làm chứng cho Chúa (x. Cv 1,8). Vậy các tín hữu chúng ta sẽ phải dũng cảm làm chứng cho Chúa thế nào trong xã hội Việt Nam hôm nay ?
4. SUY NIỆM:
1) SỐ LIỆU CÁC ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM:
Ngay từ thời Giáo Hội Sơ Khai, các tín hữu đã phải chịu chung số phận với Thầy Giê-su là bị cấm cách, bắt bớ và giết hại. Thời nào và nơi nào đạo được truyền tới cũng đều có các vị anh hùng tử đạo. Tại Việt Nam, theo sử liệu, đạo Chúa đã được truyền giảng từ thế kỷ thứ 16. Và suốt thời gian gần 300 năm sau đó, luôn bị đàn áp bách hại với những cảnh đầu rơi máu chảy! Sau Hội Thánh Rô-ma thì có lẽ Hội Thánh Việt Nam đã dâng cho Chúa được nhiều thánh tử đạo hơn cả! Người ta ước tính có tới hằng trăm ngàn người Công Giáo đã bị giết hại vì đức tin dưới các triều đại nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và bị các phong trào Cần Vương Văn Thân đàn áp bách hại. Trong số đó, 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc hiển thánh và được mừng chung trong niên lịch toàn thể Hội Thánh. Trong số này có: 8 Giám mục, 50 Linh mục, 16 Thầy giảng, 1 Chủng sinh và 42 Giáo dân. Các ngài đã chịu nhiều cực hình như: 79 vị bị trảm quyết (chém đầu): 16 vị bị xử giảo (treo cổ); 8 vị bị chết rũ rù do đói khát bệnh tật khi bị giam trong ngục; 6 vị bị thiêu sinh (chết thiêu trong hỏa lò).
2) LÝ DO CÁC NGÀI BỊ VUA QUAN BÁCH HẠI:
Các thánh Tử Đạo bị vua quan và dân chúng thời đó thù ghét đàn áp giết hại không phải vì các ngài là những kẻ xấu làm điều gian ác, nhưng chỉ vì các ngài đã tin vào danh Đức Giê-su và đã dũng cảm tuyên xưng đức tin ấy, thể hiện qua thái độ bất khuất, không chịu bước qua thập giá theo lệnh vua quan, hầu ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thóat” (Mt 10,22).
Đàng khác, vua quan và dân chúng thù ghét và ra tay bách hại các tín hữu là do hiểu lầm về giáo lý của đạo khi cho rằng theo đạo là vọng ngọai, là bất hiếu vì phải bỏ việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đang khi thực ra không phải như vậy: điều răn thứ tư trong mười điều răn của đạo Chúa đã truyền dạy: con cái phải “thảo kính cha mẹ” và người tín hữu vừa phải chu tòan bổn phận thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất lại vừa phải tôn kính và tưởng nhớ cầu nguyện và tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.
Nhưng lý do chính yếu khiến vua quan và các phong trào Cần Vương Văn Thân thời đó thù ghét bách hại các tín hữu là do tự ái dân tộc và hiểu lầm về lòng yêu nước của các tín hữu: Họ sợ người theo đạo sẽ bị các thừa sai ngọai quốc xúi giục làm lọan, trong khi các vị thừa sai ngọai quốc đã dám bỏ quê hương và từ giã người thân đến vùng đất xa xôi và chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống là do đức tin và lòng mến Chúa thôi thúc. Các ngài chỉ muốn chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b). Và quả thật, lịch sử đã ghi nhận: các thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị vua quan kết án chỉ vì đức tin mà thôi chứ không do tội phản lọan theo giặc làm loạn chống phá triều đình.
3) SỐNG CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Bí quyết khiến các anh hùng Tử Đạo vượt qua gian nan thử thách là do các ngài biết “sống sự sống của Chúa Giê-su trong thân xác yếu hèn của mình”. Đức Giê-su đã hứa sẽ ban Thánh Thần giúp các môn đệ phải nói gì và nói thế nào khi bị điệu ra trước quan quyền (x Mt 10,19-20). Để được như vậy, các ngải đã phải mỗi ngày “chết đi cho bản thân”, và sống trong ơn nghĩa của Đức Giê-su.
Ngày nay có lẽ chúng ta không có cơ hội làm chứng cho Chúa như các thánh Tử Đạo cha ông, nhưng chúng ta vẫn có thể trở thành chứng nhân của Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường hằng ngày trong gia đình và ngoài xã hội:
- Để có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đức tin khi cần, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải quyết tâm sống đức công bình bác ái trong các giao tiếp với hàng xóm và làm ăn buôn bán nơi phố chợ.
- Để có thể dũng cảm làm chứng cho Chúa trước mặt người đời khi có dịp, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người chồng người vợ tốt lành, luôn chu tòan trách nhiệm lo cho gia đình, là những người con cháu có lòng hiếu thảo đối với các bậc tiền nhân ông bà;
- Để sau này có thể trở thành công dân của Nước Trời, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người công dân tốt, sẵn sàng chu tòan nghĩa vụ đối với quê hương và trở thành khí cụ bình an của Chúa bằng cách sống theo tinh thần của Kinh Hòa Bình… Nhờ đó chúng ta sẽ gây được thiện cảm đối với đồng bào lương dân cùng khu xóm với chúng ta.
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa, xưa Chúa đã dạy các môn đệ rằng: “Anh em sống giữa thế gian, nhưng không được theo thói thế gian”. Xin cho chúng con đừng bao giờ bỏ Chúa để chạy theo cám dỗ của thế gian, ma quỉ và chiều theo các đam mê xác thịt. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh”, để chúng con luôn xứng đáng là con cháu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời: Biết nở nụ cười khi tiếp xúc, sẵn sàng cởi mở đi bước trước để làm quen với những người mới gặp, mở miệng an ủi những ai đang gặp tai nạn rủi ro; biết khiêm hạ phục vụ tha nhân, đặc biệt phục vụ những người đau khổ bất hạnh đang cần được cảm thông trợ giúp.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mt 10,26-33
1. LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32-33).
2. CÂU CHUYỆN: CUỘC TỬ ĐẠO CỦA THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC
TRẦN AN DŨNG LẠC sinh năm 1795, gia đình ngoại giáo nghèo khó ở Bắc Ninh. Lớn lên, cậu theo cha mẹ đến xứ Kẻ Chợ sinh sống. Tại đây, cậu được một Thầy giảng nhận làm con nuôi và cho ăn học. Cậu được chịu phép rửa tội và nhận tên thánh là AN-RÊ. Sau đó cậu đáp lại ơn gọi dâng mình cho Chúa và theo học tại chủng viện Vĩnh Trị. Thầy AN-RÊ Dũng được thụ phong linh mục vào năm 1823 khi mới có 28 tuổi. Từ khi thụ phong linh mục, cha AN-RÊ được sai đi giúp xứ. Ở đâu cha cũng nêu gương sáng đạo đức qua cuộc sống khổ hạnh. Ngoài những ngày ăn chay theo luật định, Cha còn tự nguyện giữ chay thêm suốt cả Mùa Chay và các ngày thứ Sáu thứ Bảy hàng tuần. Nhờ đời sống đơn sơ khiêm hạ và khắc khổ như vậy, nên cha đã gây được thiện cảm của những người chung quanh và thành công trên bước đường tông đồ: Qua cha, nhiều tội nhân đã được ơn giao hòa với Chúa và nhiều người lương đã tin theo Chúa và xin gia nhập đạo Công Giáo.
Trong thời gian đạo Công Giáo bị bách hại gắt gao thời vua Minh Mạng, cha AN-RÊ Dũng đã phải trốn lánh nhiều nơi. Một lần kia ở Kẻ Roi, khi vừa dâng lễ xong thì bị quan quân vây bắt và được giáo dân chuộc về. Sau đó cha đã đổi tên Trần An Dũng thành Trần An Lạc. Lần thứ hai cha bị bắt ở xứ Kẻ Sông khi đang xưng tội với cha Phêrô Thi. Hai cha bị quan quân đòi tiền chuộc tới 200 quan tiền. Nhưng giáo dân chỉ quyên góp được một nửa số tiền nói trên, nên chỉ mình cha Lạc được thả. Rồi sau đó cha lại bị đám quân lính khác bắt mang về huyện giam chung với cha Phêrô Thi và cả hai được áp giải về Hà Nội.
Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường tra xét và bắt phải bước qua Thánh Giá để bày tỏ ý định bỏ đạo. Nhưng thay vì làm theo lệnh quan, hai cha lại cùng quì xuống hôn kính Thánh Giá và nói: “Không bao giờ chúng tôi chối Chúa và bỏ đạo cả. Chúng tôi đã suốt đời hy sinh vất vả đem Chúa đến cho người khác, thì lẽ nào bây giờ lại hèn nhát chối bỏ Chúa!”. Trước sự bất tuân của hai cha, quan tức giận sai lính đem nhốt các ngài vào ngục thất và làm thành án gửi về Kinh. Suốt thời gian ở trong tù, hai cha luôn cầu nguyện và ăn chay hãm mình, xin Chúa cho được ơn bền đỗ đến cùng. Tuy giáo dân được phép thăm nuôi hằng ngày, nhưng hai cha yêu cầu họ đừng đem đồ ăn ngon đến, và nếu bữa nào có thịt cá thì các ngài lại cho các bạn tù hoặc lính canh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1839, hai cha đã chính thức nghe án lệnh xử trảm của nhà vua. Rồi các ngài bị điệu ra pháp trường Cầu Giấy ở Hà Nội. Đến nơi, các ngài cầu nguyện ít phút, rồi cúi đầu cho lý hình dễ dàng thi hành phận sự. Đức Thánh Cha Lêô 13 đã tôn phong các ngài lên hàng Chân Phước tử đạo vào ngày 27 tháng 05 năm 1900. Và ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phaolô II đã suy tôn hai ngài lên bậc hiển thánh.
3. THẢO LUẬN:
1) Tại sao đạo Công Giáo thường hay bị người đời thù ghét bách hại?
2) Tử đạo là sẵn sàng hy sinh chịu chết để làm chứng cho Chúa (x. Cv 1,8). Vậy các tín hữu chúng ta sẽ phải dũng cảm làm chứng cho Chúa thế nào trong xã hội Việt Nam hôm nay ?
4. SUY NIỆM:
1) SỐ LIỆU CÁC ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM:
Ngay từ thời Giáo Hội Sơ Khai, các tín hữu đã phải chịu chung số phận với Thầy Giê-su là bị cấm cách, bắt bớ và giết hại. Thời nào và nơi nào đạo được truyền tới cũng đều có các vị anh hùng tử đạo. Tại Việt Nam, theo sử liệu, đạo Chúa đã được truyền giảng từ thế kỷ thứ 16. Và suốt thời gian gần 300 năm sau đó, luôn bị đàn áp bách hại với những cảnh đầu rơi máu chảy! Sau Hội Thánh Rô-ma thì có lẽ Hội Thánh Việt Nam đã dâng cho Chúa được nhiều thánh tử đạo hơn cả! Người ta ước tính có tới hằng trăm ngàn người Công Giáo đã bị giết hại vì đức tin dưới các triều đại nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và bị các phong trào Cần Vương Văn Thân đàn áp bách hại. Trong số đó, 117 vị đã được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn phong lên bậc hiển thánh và được mừng chung trong niên lịch toàn thể Hội Thánh. Trong số này có: 8 Giám mục, 50 Linh mục, 16 Thầy giảng, 1 Chủng sinh và 42 Giáo dân. Các ngài đã chịu nhiều cực hình như: 79 vị bị trảm quyết (chém đầu): 16 vị bị xử giảo (treo cổ); 8 vị bị chết rũ rù do đói khát bệnh tật khi bị giam trong ngục; 6 vị bị thiêu sinh (chết thiêu trong hỏa lò).
2) LÝ DO CÁC NGÀI BỊ VUA QUAN BÁCH HẠI:
Các thánh Tử Đạo bị vua quan và dân chúng thời đó thù ghét đàn áp giết hại không phải vì các ngài là những kẻ xấu làm điều gian ác, nhưng chỉ vì các ngài đã tin vào danh Đức Giê-su và đã dũng cảm tuyên xưng đức tin ấy, thể hiện qua thái độ bất khuất, không chịu bước qua thập giá theo lệnh vua quan, hầu ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thóat” (Mt 10,22).
Đàng khác, vua quan và dân chúng thù ghét và ra tay bách hại các tín hữu là do hiểu lầm về giáo lý của đạo khi cho rằng theo đạo là vọng ngọai, là bất hiếu vì phải bỏ việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đang khi thực ra không phải như vậy: điều răn thứ tư trong mười điều răn của đạo Chúa đã truyền dạy: con cái phải “thảo kính cha mẹ” và người tín hữu vừa phải chu tòan bổn phận thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất lại vừa phải tôn kính và tưởng nhớ cầu nguyện và tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.
Nhưng lý do chính yếu khiến vua quan và các phong trào Cần Vương Văn Thân thời đó thù ghét bách hại các tín hữu là do tự ái dân tộc và hiểu lầm về lòng yêu nước của các tín hữu: Họ sợ người theo đạo sẽ bị các thừa sai ngọai quốc xúi giục làm lọan, trong khi các vị thừa sai ngọai quốc đã dám bỏ quê hương và từ giã người thân đến vùng đất xa xôi và chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống là do đức tin và lòng mến Chúa thôi thúc. Các ngài chỉ muốn chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b). Và quả thật, lịch sử đã ghi nhận: các thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị vua quan kết án chỉ vì đức tin mà thôi chứ không do tội phản lọan theo giặc làm loạn chống phá triều đình.
3) SỐNG CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Bí quyết khiến các anh hùng Tử Đạo vượt qua gian nan thử thách là do các ngài biết “sống sự sống của Chúa Giê-su trong thân xác yếu hèn của mình”. Đức Giê-su đã hứa sẽ ban Thánh Thần giúp các môn đệ phải nói gì và nói thế nào khi bị điệu ra trước quan quyền (x Mt 10,19-20). Để được như vậy, các ngải đã phải mỗi ngày “chết đi cho bản thân”, và sống trong ơn nghĩa của Đức Giê-su.
Ngày nay có lẽ chúng ta không có cơ hội làm chứng cho Chúa như các thánh Tử Đạo cha ông, nhưng chúng ta vẫn có thể trở thành chứng nhân của Chúa ngay giữa cuộc sống đời thường hằng ngày trong gia đình và ngoài xã hội:
- Để có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đức tin khi cần, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải quyết tâm sống đức công bình bác ái trong các giao tiếp với hàng xóm và làm ăn buôn bán nơi phố chợ.
- Để có thể dũng cảm làm chứng cho Chúa trước mặt người đời khi có dịp, ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người chồng người vợ tốt lành, luôn chu tòan trách nhiệm lo cho gia đình, là những người con cháu có lòng hiếu thảo đối với các bậc tiền nhân ông bà;
- Để sau này có thể trở thành công dân của Nước Trời, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã phải là những người công dân tốt, sẵn sàng chu tòan nghĩa vụ đối với quê hương và trở thành khí cụ bình an của Chúa bằng cách sống theo tinh thần của Kinh Hòa Bình… Nhờ đó chúng ta sẽ gây được thiện cảm đối với đồng bào lương dân cùng khu xóm với chúng ta.
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa, xưa Chúa đã dạy các môn đệ rằng: “Anh em sống giữa thế gian, nhưng không được theo thói thế gian”. Xin cho chúng con đừng bao giờ bỏ Chúa để chạy theo cám dỗ của thế gian, ma quỉ và chiều theo các đam mê xác thịt. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: “Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh”, để chúng con luôn xứng đáng là con cháu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời: Biết nở nụ cười khi tiếp xúc, sẵn sàng cởi mở đi bước trước để làm quen với những người mới gặp, mở miệng an ủi những ai đang gặp tai nạn rủi ro; biết khiêm hạ phục vụ tha nhân, đặc biệt phục vụ những người đau khổ bất hạnh đang cần được cảm thông trợ giúp.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh tạm ngưng cuộc bỏ phiếu của các giám mục Hoa Kỳ về các biện pháp cải cách lạm dụng tình dục.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:11 12/11/2018
Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nói với các giám mục Hoa Kỳ rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho hai đề xuất quan trọng đã được dự kiến để làm nền tảng cho việc giải quyết của Giáo Hội đối với cuộc khủng hoảng tình dục.
Nguồn tin trên đã được đưa ra vào lúc bắt đầu hội nghị mùa thu của các giám mục Hoa Kỳ tại Baltimore từ ngày 12-14 tháng 11.
ĐHY Dinardo rõ ràng đã làm ngạc nhiên cả hội nghị khi nói rằng sở dĩ có việc trì hoãn xem xét nguyên tắc mới cho các giám mục và việc lập ra một ủy ban do giáo dân đảm trách để điều tra các giám mục bị cáo buộc có hành vi sai trái là vì cần được hướng dẫn trực tiếp từ Tòa Thánh.
ĐHY DiNardo nói rằng Toà Thánh nhấn mạnh là việc xem xét các giải pháp mới sẽ bị trì hoãn cho đến khi có kết luận của một cuộc họp đặc biệt được Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập vào tháng Hai. Trong cuộc họp đó, sẽ có sự tham dự của chủ tịch các hội đồng giám mục thế giới, để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục toàn cầu.
ĐHY đã xin lỗi vì sự thay đổi vào phút chót trong lịch trình của hội nghị. Ngài cho biết chỉ mới nhận được thông báo về quyết định của Tòa Thánh vào cuối ngày hôm qua.
Trước cuộc họp của các giám mục, hai tài liệu đã được luân lưu: một dự thảo Tiêu Chuẩn Giải Quyết cho các giám mục và một đề nghị lập ra ủy ban điều tra đặc biệt mới để giải quyết các cáo buộc chống lại các giám mục.
Những đề xuất này đã được coi là kết quả đáng kể trong cuộc họp của các giám mục và cũng là dấu hiệu để người tín hữu Hoa Kỳ thấy rằng các ngài đang quyết tâm thực sự trong việc đối diên với một loạt vụ bê bối làm rung chuyển Giáo Hội tại Hoa Kỳ trong những tháng gần đây.
Phát biểu trước phiên họp hội nghị đã có lịch trình sẵn, ĐHY DiNardo nói với các giám mục rằng ngài rất "thất vọng" với quyết định của Tòa Thánh. Đức Hồng Y nói rằng, dù có sự can thiệp bất ngờ của Tòa Thánh, ngài hy vọng rằng cuộc họp tại Vatican sẽ chứng minh tính hiệu quả và rằng sự thận trọng ấy sẽ giúp cải thiện các giải pháp cuối cùng của các giám mục Mỹ.
Trong khi ĐHY DiNardo còn đang nói, Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago đã lên tiếng từ phía thính giả, bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với Đức Giáo Hoàng.
ĐHY Cupich nói “Rõ ràng là Tòa Thánh đang có những hành động nghiệm túc đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng”.
Đồng thời, ngài cho rằng công việc chuẩn bị hai đề xuất không phải là việc lãng phí và đề nghị rằng nếu hội nghị không thể có một lá phiếu mang tính ràng buộc, thì hội nghị cũng nên tiếp tục thảo luận và đưa ra giải pháp với lá phiếu về hai đề xuất. Điều này sẽ giúp làm hành trang tốt nhất cho Đức Hồng Y DiNardo để trình bày ý nghĩ của các giám mục Mỹ trong cuộc họp tháng Hai, với tư cách là đại diện cho hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
ĐHY Cupich nói rằng "Chúng ta cần phải rất rõ ràng với ĐHY DiNardo và rõ ràng với các tín hữu quan điểm của chúng ta,”
Trong khi ghi nhận tầm rất quan trọng của cuộc họp tháng Hai, ĐHY cho rằng “đối phó với khủng hoảng lạm dụng là điều chúng ta không thể trì hoãn, nó quả là một vấn đề cấp bách.”
Khi đề cập đến cuộc họp tới của các Giám Mục Hoa Kỳ theo lịch trình vào tháng Sáu, 2019, ĐGY Cupich đề nghị nên có cuộc họp vào tháng Ba để có những hành động cụ thể ngay sau kết quả của cuộc họp tháng Hai tại Roma.
.
Source: EWTN 'Vatican cancels US bishops’ vote on sex abuse reform measures'
ĐHY Trần Nhật Quân trao tận tay ĐTC lá thư về tình trạng của Giáo Hội tại Hoa Lục sau thỏa thuận Vatican- Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:38 12/11/2018
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã bay sang Rôma và trao một lá thư dài 7 trang cho Đức Thánh Cha Phanxicô để lưu ý ngài về cuộc khủng hoảng mà Giáo Hội thầm lặng ở Trung Quốc phải đối diện sau thỏa thuận Vatican - Trung Quốc được ký hôm 22/9.
Hôm 8 tháng 11, Đức Hồng Y nguyên Tổng Giám Mục Hương Cảng nói với ucanews.com rằng các giáo sĩ thuộc Giáo Hội thầm lặng đã khẩn thiết kêu cầu ngài lên tiếng sau khi Vatican ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục.
Đức Hồng Y cho biết:
“Các linh mục nói rằng các quan chức đã buộc các ngài phải ra công khai, phải tham gia Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và xin giấy chứng nhận linh mục với lý do là giáo hoàng đã ký thỏa thuận tạm thời Trung Quốc -Vatican”.
Theo Đức Hồng Y, thỏa thuận này đã không được công bố, nên anh chị em trong Giáo Hội thầm lặng không biết họ nên làm gì.
“Một số linh mục đã từ bỏ việc mục vụ, và một số linh mục khác đã biến mất vì các ngài không biết phải làm gì và rất bất bình. Thỏa thuận này không được tiết lộ, và họ không biết liệu các quan chức có nói đúng hay không”.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói rằng Giáo hội Trung Quốc đang phải đối diện với một cuộc đàn áp mới và Tòa Thánh đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp cộng đồng thầm lặng.
Đức Hồng Y đã bay sang Rôma và lưu lại đó từ ngày 29 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 để trao bức thư của ngài cho Đức Giáo Hoàng. Ngài tâm sự: “Tôi muốn nói chuyện với Đức Giáo Hoàng một lần nữa và hy vọng ngài sẽ xem xét lại, nhưng đây có thể là lần cuối cùng”.
Trong bức thư của mình, Đức Hồng Y cho biết các cán bộ địa phương đã tịch thu tiền dâng cúng của các nhà thờ thầm lặng, gây phiền hà cho thân nhân các giáo sĩ, bắt họ đi tù và thậm chí trong quá khứ nhiều người đã phải mất mạng sống vì đức tin.
“Nhưng Tòa Thánh không ủng hộ họ và coi họ là những kẻ gây ra vấn đề, ám chỉ họ gây rắc rối và không ủng hộ sự hiệp nhất. Đây là điều khiến họ đau đớn nhất”, Đức Hồng Y nhận xét.
Bức thư cũng nói rằng Giáo hội Trung Quốc không có quyền tự do bầu các giám mục.
“Đức Giáo Hoàng đã nói rằng các tín hữu của Giáo hội Trung Quốc phải là những vị tiên tri và đôi khi chỉ trích chính phủ. Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi ngài chẳng hiểu gì về tình hình của Giáo hội Trung Quốc”.
Vào ngày 26 tháng Chín, bốn ngày sau khi thỏa thuận tạm thời được ký, Đức Giáo Hoàng đã viết một thông điệp cho các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới giải thích lý do ký thỏa thuận: đó là để thúc đẩy việc công bố Tin Mừng, và thiết lập sự thống nhất trong cộng đồng Công Giáo ở Trung Quốc.
Ngoài ra, sau chuyến viếng thăm mục vụ của mình tới Lithuania, Latvia và Estonia từ ngày 2-25 tháng 9, Đức Giáo Hoàng đã nói với giới truyền thông trên chuyến bay trở về Rôma của ngài rằng mọi người nên “tôn vinh những người chịu khổ vì đức tin”, đặc biệt là ở ba nước đó dưới tay Đức quốc xã và Cộng sản.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói với ucanews.com rằng những lời của Đức Giáo Hoàng khiến ngài cảm thấy rằng “Đức Thánh Cha dường như không biết rằng lịch sử của các quốc gia này cũng là lịch sử của Giáo hội Trung Quốc và tình hình hiện tại vẫn đang diễn ra như vậy.” Ngài nghi ngờ rằng Đức Giáo Hoàng đã bị lừa dối bởi những người xung quanh ngài là những người không nói cho ngài biết tình hình thực tế mà Giáo Hội tại Trung Quốc phải đối mặt.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đặc biệt chỉ trích Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là người đã thương lượng với chính phủ Trung Quốc.
“Ngài rất có kinh nghiệm. Ngài cũng biết rõ khuôn mặt tàn bạo của Trung Quốc và biết rõ họ là những kẻ ngang ngược vô lý. Ngài không tin vào phía Trung Quốc nhưng ngài sử dụng họ để đạt được mục đích thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Đức Hồng Y Quân nhắc lại rằng bức thư Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 viết cho Giáo hội Trung Quốc đã bị thao túng khỏi bối cảnh, đặc biệt là về sự tồn tại của Giáo Hội thầm lặng.
Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 không nói về sự bất thường của chính Giáo Hội thầm lặng, nhưng nói rằng tình hình ở Trung Quốc là không bình thường. Sự can thiệp của chính phủ có nghĩa là Giáo Hội không thể thuần khiết và điều đó dẫn đến những bất thường, vì vậy các giám mục, linh mục và tín hữu phải chọn con đường thầm lặng.”
Khi chính phủ Trung Quốc vẫn can thiệp vào công việc của Giáo Hội, và các tín hữu muốn giữ đức tin của họ trong sạch, thì không thể yêu cầu các Giáo Hội chính thức và Giáo Hội thầm lặng hợp nhất.
Đức Hồng Y kết luận rằng:
“Giới hạn cuối cùng của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi không thể tấn công ngài. Nếu Đức Giáo Hoàng sai lầm lần này, tôi hy vọng ngài sẽ thừa nhận sai lầm của mình; nếu ngài không thừa nhận, tôi hy vọng rằng vị Giáo Hoàng tương lai sẽ chỉ ra sai lầm. Nhưng trên hết, nó vẫn là quyết định cuối cùng của Đức Giáo Hoàng. Nếu không như thế, thì không đúng nguyên tắc, vì thế anh chị em ở đại lục đừng nên nổi loạn”.
Trước đó, vào tháng Giêng năm nay, Đức Hồng Y cũng đã trao cho Đức Thánh Cha một lá thư, bày tỏ những lo ngại về việc Tòa Thánh yêu cầu hai giám mục được Tòa Thánh công nhận phải bước sang một bên để nhường chỗ cho các giám mục bất hợp pháp.
Source: UCANews Zen presents letter to pope warning him on China
Hôm 8 tháng 11, Đức Hồng Y nguyên Tổng Giám Mục Hương Cảng nói với ucanews.com rằng các giáo sĩ thuộc Giáo Hội thầm lặng đã khẩn thiết kêu cầu ngài lên tiếng sau khi Vatican ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục.
Đức Hồng Y cho biết:
“Các linh mục nói rằng các quan chức đã buộc các ngài phải ra công khai, phải tham gia Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc và xin giấy chứng nhận linh mục với lý do là giáo hoàng đã ký thỏa thuận tạm thời Trung Quốc -Vatican”.
Theo Đức Hồng Y, thỏa thuận này đã không được công bố, nên anh chị em trong Giáo Hội thầm lặng không biết họ nên làm gì.
“Một số linh mục đã từ bỏ việc mục vụ, và một số linh mục khác đã biến mất vì các ngài không biết phải làm gì và rất bất bình. Thỏa thuận này không được tiết lộ, và họ không biết liệu các quan chức có nói đúng hay không”.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói rằng Giáo hội Trung Quốc đang phải đối diện với một cuộc đàn áp mới và Tòa Thánh đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp cộng đồng thầm lặng.
Đức Hồng Y đã bay sang Rôma và lưu lại đó từ ngày 29 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 để trao bức thư của ngài cho Đức Giáo Hoàng. Ngài tâm sự: “Tôi muốn nói chuyện với Đức Giáo Hoàng một lần nữa và hy vọng ngài sẽ xem xét lại, nhưng đây có thể là lần cuối cùng”.
Trong bức thư của mình, Đức Hồng Y cho biết các cán bộ địa phương đã tịch thu tiền dâng cúng của các nhà thờ thầm lặng, gây phiền hà cho thân nhân các giáo sĩ, bắt họ đi tù và thậm chí trong quá khứ nhiều người đã phải mất mạng sống vì đức tin.
“Nhưng Tòa Thánh không ủng hộ họ và coi họ là những kẻ gây ra vấn đề, ám chỉ họ gây rắc rối và không ủng hộ sự hiệp nhất. Đây là điều khiến họ đau đớn nhất”, Đức Hồng Y nhận xét.
Bức thư cũng nói rằng Giáo hội Trung Quốc không có quyền tự do bầu các giám mục.
“Đức Giáo Hoàng đã nói rằng các tín hữu của Giáo hội Trung Quốc phải là những vị tiên tri và đôi khi chỉ trích chính phủ. Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi ngài chẳng hiểu gì về tình hình của Giáo hội Trung Quốc”.
Vào ngày 26 tháng Chín, bốn ngày sau khi thỏa thuận tạm thời được ký, Đức Giáo Hoàng đã viết một thông điệp cho các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới giải thích lý do ký thỏa thuận: đó là để thúc đẩy việc công bố Tin Mừng, và thiết lập sự thống nhất trong cộng đồng Công Giáo ở Trung Quốc.
Ngoài ra, sau chuyến viếng thăm mục vụ của mình tới Lithuania, Latvia và Estonia từ ngày 2-25 tháng 9, Đức Giáo Hoàng đã nói với giới truyền thông trên chuyến bay trở về Rôma của ngài rằng mọi người nên “tôn vinh những người chịu khổ vì đức tin”, đặc biệt là ở ba nước đó dưới tay Đức quốc xã và Cộng sản.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói với ucanews.com rằng những lời của Đức Giáo Hoàng khiến ngài cảm thấy rằng “Đức Thánh Cha dường như không biết rằng lịch sử của các quốc gia này cũng là lịch sử của Giáo hội Trung Quốc và tình hình hiện tại vẫn đang diễn ra như vậy.” Ngài nghi ngờ rằng Đức Giáo Hoàng đã bị lừa dối bởi những người xung quanh ngài là những người không nói cho ngài biết tình hình thực tế mà Giáo Hội tại Trung Quốc phải đối mặt.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đặc biệt chỉ trích Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là người đã thương lượng với chính phủ Trung Quốc.
“Ngài rất có kinh nghiệm. Ngài cũng biết rõ khuôn mặt tàn bạo của Trung Quốc và biết rõ họ là những kẻ ngang ngược vô lý. Ngài không tin vào phía Trung Quốc nhưng ngài sử dụng họ để đạt được mục đích thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Đức Hồng Y Quân nhắc lại rằng bức thư Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 viết cho Giáo hội Trung Quốc đã bị thao túng khỏi bối cảnh, đặc biệt là về sự tồn tại của Giáo Hội thầm lặng.
Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 không nói về sự bất thường của chính Giáo Hội thầm lặng, nhưng nói rằng tình hình ở Trung Quốc là không bình thường. Sự can thiệp của chính phủ có nghĩa là Giáo Hội không thể thuần khiết và điều đó dẫn đến những bất thường, vì vậy các giám mục, linh mục và tín hữu phải chọn con đường thầm lặng.”
Khi chính phủ Trung Quốc vẫn can thiệp vào công việc của Giáo Hội, và các tín hữu muốn giữ đức tin của họ trong sạch, thì không thể yêu cầu các Giáo Hội chính thức và Giáo Hội thầm lặng hợp nhất.
Đức Hồng Y kết luận rằng:
“Giới hạn cuối cùng của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi không thể tấn công ngài. Nếu Đức Giáo Hoàng sai lầm lần này, tôi hy vọng ngài sẽ thừa nhận sai lầm của mình; nếu ngài không thừa nhận, tôi hy vọng rằng vị Giáo Hoàng tương lai sẽ chỉ ra sai lầm. Nhưng trên hết, nó vẫn là quyết định cuối cùng của Đức Giáo Hoàng. Nếu không như thế, thì không đúng nguyên tắc, vì thế anh chị em ở đại lục đừng nên nổi loạn”.
Trước đó, vào tháng Giêng năm nay, Đức Hồng Y cũng đã trao cho Đức Thánh Cha một lá thư, bày tỏ những lo ngại về việc Tòa Thánh yêu cầu hai giám mục được Tòa Thánh công nhận phải bước sang một bên để nhường chỗ cho các giám mục bất hợp pháp.
Source: UCANews Zen presents letter to pope warning him on China
Hồi Giáo cực đoan Pakistan photoshop một bức ảnh của Đức Giáo Hoàng để gây căm phẫn trong dân
Lệ Hằng, F.M.A.
18:21 12/11/2018
Chính phủ Pakistan đang cố gắng chống lại những tin đồn cho rằng Asia Bibi đã được đưa ra nước ngoài và đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.
Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo, đã được tha bổng sau 8 năm bị giam giữ chờ ngày hành quyết về tội phỉ báng Mohammed.
Hôm thứ Hai 12 tháng 11, ông Fawad Chaudhry, Bộ trưởng Thông tin Pakistan, đã chỉ trích “những kẻ vô trách nhiệm” tung ra các bức ảnh giả mạo.
Những hình ảnh này đã lan truyền rất nhanh trên các mạng truyền thông xã hội ở Pakistan và ngay lập tức kích động một cuộc biểu tình rất lớn trong đó những người biểu tình yêu cầu treo cổ ngay lập tức một luật sư có mặt trong những bức hình đó.
Ông Fawad Chaudhry cho biết những bức ảnh cho thấy Asia Bibi gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thực sự là hình ảnh của con gái cô được chụp cách đây hai năm. Ông khẳng định cô Bibi vẫn còn ở trong nước tại một địa điểm bí mật được chính phủ bảo vệ sau khi được đoàn tụ với gia đình trong một bối cảnh “đầy nước mắt”.
Luật sư có mặt trong những bức hình đó là ai? Là bất cứ ai. Các giáo sĩ cực đoan ghét ai thì “photoshop” người ấy vào để làm hại người ấy.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Canada là ông Justin Trudeau nói với thông tấn xã AFP là chính phủ Canada đang dàn xếp với Pakistan để đưa cô Asia Bi và gia đình đi tị nạn tại Canada.
Source: The Independent Asia Bibi: Pakistan denies Christian woman freed on blasphemy charges has left country
Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo, đã được tha bổng sau 8 năm bị giam giữ chờ ngày hành quyết về tội phỉ báng Mohammed.
Hôm thứ Hai 12 tháng 11, ông Fawad Chaudhry, Bộ trưởng Thông tin Pakistan, đã chỉ trích “những kẻ vô trách nhiệm” tung ra các bức ảnh giả mạo.
Những hình ảnh này đã lan truyền rất nhanh trên các mạng truyền thông xã hội ở Pakistan và ngay lập tức kích động một cuộc biểu tình rất lớn trong đó những người biểu tình yêu cầu treo cổ ngay lập tức một luật sư có mặt trong những bức hình đó.
Ông Fawad Chaudhry cho biết những bức ảnh cho thấy Asia Bibi gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thực sự là hình ảnh của con gái cô được chụp cách đây hai năm. Ông khẳng định cô Bibi vẫn còn ở trong nước tại một địa điểm bí mật được chính phủ bảo vệ sau khi được đoàn tụ với gia đình trong một bối cảnh “đầy nước mắt”.
Luật sư có mặt trong những bức hình đó là ai? Là bất cứ ai. Các giáo sĩ cực đoan ghét ai thì “photoshop” người ấy vào để làm hại người ấy.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Canada là ông Justin Trudeau nói với thông tấn xã AFP là chính phủ Canada đang dàn xếp với Pakistan để đưa cô Asia Bi và gia đình đi tị nạn tại Canada.
Source: The Independent Asia Bibi: Pakistan denies Christian woman freed on blasphemy charges has left country
Tòa Thánh yêu cầu HĐGM Hoa Kỳ tạm ngưng bỏ phiếu về vần đề Giám Mục phải chịu trách nhiệm vụ Lạm Dụng Tình Dục
Nguyễn Long Thao
18:35 12/11/2018
Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sáng nay, thứ Hai 12/11/ 2018 bất ngờ loan tin Tòa Thánh Vatican yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tạm hoãn việc bỏ phiếu về các biện pháp mà các giám mục phải chịu trách nhiệm vì đã không bảo vệ thiếu nhi khỏi bị lạm dụng tình dục.
Khi thông báo quyết định này cho các Giám Mục Hoa Kỳ đang họp tại Baltimore, ĐHY Daniel DiNardo nói Tòa Thánh đã nhất mực yêu cầu chúng tôi sẽ không bỏ phiếu về hai đề mục trong hồ sơ của chúng tôi về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Theo tin của các hãng thông tấn, trước khi Tòa Thánh đưa ra quyết định này thì vào sáng Thứ Bảy 10 tháng 11, ĐGH Phanxicô đã gặp Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre đến chiều Chúa Nhật, ĐHY Daniel DiNardo nhận được lệnh của Tòa Thánh yêu cầu Hội Đồng Giám Mục tạm ngưng bỏ phiếu.
Trong nhiều tuần qua, các Giám Mục Hoa Kỳ đã thảo luận về một loạt các cải cách và sẽ được đưa ra biểu quyết vào ngày thứ HaI khi 275 Giám Mục Hoa Kỳ họp đại hội cứ hai năm một lần để phê chuẩn những chính sách và cải cách ap1 dụng cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Theo ĐHY Daniel DiNardo,quyết định của Bộ Giám Mục vào giờ chót buộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngưng bỏ phiếu.
Theo CNN, ĐHY Daniel DiNardo và và một số Giám Mục tỏ ra không mấy hài lòng về quyết định của Tòa Thánh
Ngài nói trong cuộc họp báo: ”Chính chúng tôi cảm thấy không mấy vui, chúng tôi đã nỗ lực làm việc đến giai đoạn thi hành chính sách thị gặp bước cản trở trên đường”
Còn Đức Giám Mục Christopher Coyne của Vermont thì nói Các Giám Mục Hoa Kỳ đã bị gạt ra bên lề đường.
Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Christophe Pierre cũng đang dự phiên họp của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhưng không nhắc gì đến việc Tòa Thánh yêu cầu tạm ngưng bỏ phiếu. Tuy nhiên, khi trả lời một cuộc phỏng vấn ngắn Đức TGM nói ĐGH Phanxicô muốn có một sự thống nhất là tất cả giáo hội có một chính sách chung, chứ Ngài không muốn hội đồng Giám Mục của mỗi quốc gia đưa ra chính sách cho riêng mình.
Đức GH Phanxicô sẽ triệp tập phiên họp các Giám Mục trên toàn thế giới vào tháng Hai năm 2019 để thảo luận cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Các Giám Mục sẽ có dịp tranh luận, bỏ phiếu về các biện pháp cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Theo các vị Giám Mục Hoa Kỳ cho biết, các biện pháp sẽ được thảo luận bao gồm một đường dây nóng báo cáo vụ các giám mục bị buộc tội lạm dụng hoặc xử lý không thoả đáng các trường hợp lạm dụng tình dục.
Biện pháp cũng đề cập đến các tiêu chuẩn hành xử cho các giám mục và các quy thức cho các giám mục xin từ chức hoặc bị buộc từ chức vì lạm dụng.tình dục.
Nguyễn Long Thao
Khi thông báo quyết định này cho các Giám Mục Hoa Kỳ đang họp tại Baltimore, ĐHY Daniel DiNardo nói Tòa Thánh đã nhất mực yêu cầu chúng tôi sẽ không bỏ phiếu về hai đề mục trong hồ sơ của chúng tôi về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Theo tin của các hãng thông tấn, trước khi Tòa Thánh đưa ra quyết định này thì vào sáng Thứ Bảy 10 tháng 11, ĐGH Phanxicô đã gặp Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre đến chiều Chúa Nhật, ĐHY Daniel DiNardo nhận được lệnh của Tòa Thánh yêu cầu Hội Đồng Giám Mục tạm ngưng bỏ phiếu.
Trong nhiều tuần qua, các Giám Mục Hoa Kỳ đã thảo luận về một loạt các cải cách và sẽ được đưa ra biểu quyết vào ngày thứ HaI khi 275 Giám Mục Hoa Kỳ họp đại hội cứ hai năm một lần để phê chuẩn những chính sách và cải cách ap1 dụng cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Theo ĐHY Daniel DiNardo,quyết định của Bộ Giám Mục vào giờ chót buộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngưng bỏ phiếu.
Theo CNN, ĐHY Daniel DiNardo và và một số Giám Mục tỏ ra không mấy hài lòng về quyết định của Tòa Thánh
Ngài nói trong cuộc họp báo: ”Chính chúng tôi cảm thấy không mấy vui, chúng tôi đã nỗ lực làm việc đến giai đoạn thi hành chính sách thị gặp bước cản trở trên đường”
Còn Đức Giám Mục Christopher Coyne của Vermont thì nói Các Giám Mục Hoa Kỳ đã bị gạt ra bên lề đường.
Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Christophe Pierre cũng đang dự phiên họp của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhưng không nhắc gì đến việc Tòa Thánh yêu cầu tạm ngưng bỏ phiếu. Tuy nhiên, khi trả lời một cuộc phỏng vấn ngắn Đức TGM nói ĐGH Phanxicô muốn có một sự thống nhất là tất cả giáo hội có một chính sách chung, chứ Ngài không muốn hội đồng Giám Mục của mỗi quốc gia đưa ra chính sách cho riêng mình.
Đức GH Phanxicô sẽ triệp tập phiên họp các Giám Mục trên toàn thế giới vào tháng Hai năm 2019 để thảo luận cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Các Giám Mục sẽ có dịp tranh luận, bỏ phiếu về các biện pháp cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Theo các vị Giám Mục Hoa Kỳ cho biết, các biện pháp sẽ được thảo luận bao gồm một đường dây nóng báo cáo vụ các giám mục bị buộc tội lạm dụng hoặc xử lý không thoả đáng các trường hợp lạm dụng tình dục.
Biện pháp cũng đề cập đến các tiêu chuẩn hành xử cho các giám mục và các quy thức cho các giám mục xin từ chức hoặc bị buộc từ chức vì lạm dụng.tình dục.
Nguyễn Long Thao
Tại sao Tòa Thánh can thiệp vào cuộc bỏ phiếu đã dự kiến của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Vũ Văn An
21:19 12/11/2018
Như đã loan tin, vào phút chót, ngay đêm hôm trước ngày các giám mục Hoa Kỳ bắt đầu phiên họp hàng năm của họ để thực hiện một cuộc bỏ phiếu cực kỳ quan trọng về việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục tại giáo hội của họ, thì Tòa Thánh đã can thiệp để thực tế hủy bỏ cuộc bỏ phiếu này.
Việc can thiệp trên đã gây nhiều phản ứng tiêu cực. Trước nhất nơi các giám mục Hoa Kỳ và đặc biệt nơi báo chí Hoa Kỳ. Đức Hồng Y DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, không dấu nỗi thất vọng khi loan báo tin này cho các bạn giám mục của ngài vào ngày hôm bắt đầu phiên họp.
Trong lời loan báo trên, Đức Hồng Y DiNardo cho hay: Vatican giải thích rằng giải pháp của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nên được thông tri bởi kết quả của hội nghị tháng Hai năm 2019 tại Rôma về tai tiếng lạm dụng tình dục, trong đó, các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ đưa ra các giải pháp áp dụng chung cho toàn thể Giáo Hội.
Trong diễn văn với hội nghị các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, gợi ý rằng Vatican khá dè dặt đối với kế hoạch của các giám mục Hoa Kỳ muốn có một cuộc điều tra do giáo dân lãnh đạo. Ngài nói: “sự trợ giúp này vừa đáng hoan nghênh vừa rất cần thiết, và chắc chắn việc cộng tác với hàng ngũ giáo dân là điều chủ yếu. Tuy nhiên, trách nhiệm trong tư cách giám mục của Giáo Hội Công Giáo là của chúng ta”.
Theo Ed Condon, nhận định của Đức Hồng Y Daniel DiNardo đối với động thái của Tòa Thánh có nhiều sắc thái chứ không hẳn chỉ là không vui. Trước nhất, ngài cho biết động thái này phát xuất từ Bộ Giám Mục, chứ không hẳn từ chính Đức Phanxicô. Và nếu từ Bộ Giám Mục, thì rất có thể có phần quyết định của hai thành viên Hoa Kỳ là Đức Hồng Y Cupich và Đức Hồng Y Wuerl. Nhưng giới thân cận của Đức Hồng Y Wuerl quả quyết là Đức Hồng Y Wuerl không can dự vào quyết định này.
Cũng theo Condon, Đức Hồng Y DiNardo thấy quyết định trên có tính “giễu cợt” (quizzical) và cho rằng Bộ Giám Mục nghĩ các giám mục Hoa Kỳ tiến quá nhanh. Ngài nói: “tôi thắc mắc không biết có phải họ quay tính công đồng (synodality) lại chúng ta hay không. Phản ứng đầu tiên của tôi là: điều này xem ra chẳng có tính công đồng gì cả; nhưng có lẽ người Mỹ cũng không hành động theo tinh thần công đồng chăng. Nhưng điều này có tính giễu cợt đối với tôi khi tôi thấy nó”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y DiNardo, một mặt, cho hay các giám mục sẽ không giảm quyết tâm trong việc tiếp tục thúc đẩy việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Mặt khác, ngài nhấn mạnh đến “trách nhiệm phải lưu ý tới Đức Thánh Cha và các thánh bộ của ngài”.
Tóm lại, có hai lý do khiến Tòa Thánh can thiệp: chờ kết quả hội nghị tối cao các chủ tịch Hội Đồng Gám Mục thế giới vào tháng Hai năm tới và vai trò lãnh đạo của giáo dân trong phạm vi trách nhiệm của giám mục.
Tuy nhiên, một ngày trước khi quyết định của Tòa Thánh được thông báo cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ký giả John L. Allen của tạp chí Crux, trong bài “Turning points on abuse crisis loom in US, Italy” hé mở một lý do có tính cốt lõi hơn.
Theo ký giả trên, các giám mục Hoa Kỳ dự tính sẽ bỏ phiếu để tu chính các qui định đã thông qua tại cuộc họp năm 2002 tại Dallas nhằm đặt các vị giám mục dưới cùng một hệ thống chế tài như các giáo sĩ khác tức bị áp dụng tiêu chuẩn “tuyệt đối không dung thứ” (zero tolerance) nghĩa là tự động (hay tiền kết) bị loại khỏi thừa tác vụ nếu bị tố cáo một cách đáng tin là lạm dụng.
Nhưng theo Allen, các ngài cần phải tìm hiểu cách thực hiện việc trên như thế nào. Vì theo giáo luật, bề trên duy nhất của một giám mục là Đức Giáo Hoàng, chứ không phải hội đồng giám mục. Dĩ nhiên, càng không phải là việc của một ủy ban điều tra do giáo dân cầm đầu. Thành thử, muốn thực hiện được điều trên, các ngài phải yêu cầu Rôma tu chính các qui luật của họ.
Không hiểu các giám mục Hoa Kỳ đã tham khảo Tòa Thánh chưa. Nhưng đề nghị trước đây của họ muốn có cuộc thanh tra tông toà (apostolic visitation) đã bị Rôma bác bỏ.
Nhiều người nghĩ rằng việc trên, cộng với động thái của Tòa Thánh, vẽ lên một bức tranh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiếu phối hợp nhịp nhàng trong tinh thần công đồng. Nhưng xét về phương diện chiến lược, tình thế trên không hẳn hoàn toàn tiêu cực. Vì ít nhất, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã chứng tỏ rằng mình sẵn sàng làm mọi điều có thể để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hiện nay. Trong quyền hạn của mình. Thẩm quyền giám mục, thẩm quyền kế thừa tông đồ, tiếc thay vượt quyền hạn của các ngài. Các ngài chỉ có thể vượt được nó khi tự tách mình ra khỏi thánh hội Công Giáo Tông Truyền!
Chính vì thế, Allen cho rằng “có lẽ điều người Công Giáo Hoa Kỳ cần nhìn thấy ngay lúc này là các giám mục của họ đã cố gắng hết sức, trong việc nhìn nhận tính trầm trọng của vụ việc. Sau đó, nếu trở ngại nằm ở Rôma, thì Đức Phanxicô chứ không phải Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ có một số giải thích phải làm”.
Việc can thiệp trên đã gây nhiều phản ứng tiêu cực. Trước nhất nơi các giám mục Hoa Kỳ và đặc biệt nơi báo chí Hoa Kỳ. Đức Hồng Y DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, không dấu nỗi thất vọng khi loan báo tin này cho các bạn giám mục của ngài vào ngày hôm bắt đầu phiên họp.
Trong lời loan báo trên, Đức Hồng Y DiNardo cho hay: Vatican giải thích rằng giải pháp của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nên được thông tri bởi kết quả của hội nghị tháng Hai năm 2019 tại Rôma về tai tiếng lạm dụng tình dục, trong đó, các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ đưa ra các giải pháp áp dụng chung cho toàn thể Giáo Hội.
Trong diễn văn với hội nghị các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, gợi ý rằng Vatican khá dè dặt đối với kế hoạch của các giám mục Hoa Kỳ muốn có một cuộc điều tra do giáo dân lãnh đạo. Ngài nói: “sự trợ giúp này vừa đáng hoan nghênh vừa rất cần thiết, và chắc chắn việc cộng tác với hàng ngũ giáo dân là điều chủ yếu. Tuy nhiên, trách nhiệm trong tư cách giám mục của Giáo Hội Công Giáo là của chúng ta”.
Theo Ed Condon, nhận định của Đức Hồng Y Daniel DiNardo đối với động thái của Tòa Thánh có nhiều sắc thái chứ không hẳn chỉ là không vui. Trước nhất, ngài cho biết động thái này phát xuất từ Bộ Giám Mục, chứ không hẳn từ chính Đức Phanxicô. Và nếu từ Bộ Giám Mục, thì rất có thể có phần quyết định của hai thành viên Hoa Kỳ là Đức Hồng Y Cupich và Đức Hồng Y Wuerl. Nhưng giới thân cận của Đức Hồng Y Wuerl quả quyết là Đức Hồng Y Wuerl không can dự vào quyết định này.
Cũng theo Condon, Đức Hồng Y DiNardo thấy quyết định trên có tính “giễu cợt” (quizzical) và cho rằng Bộ Giám Mục nghĩ các giám mục Hoa Kỳ tiến quá nhanh. Ngài nói: “tôi thắc mắc không biết có phải họ quay tính công đồng (synodality) lại chúng ta hay không. Phản ứng đầu tiên của tôi là: điều này xem ra chẳng có tính công đồng gì cả; nhưng có lẽ người Mỹ cũng không hành động theo tinh thần công đồng chăng. Nhưng điều này có tính giễu cợt đối với tôi khi tôi thấy nó”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y DiNardo, một mặt, cho hay các giám mục sẽ không giảm quyết tâm trong việc tiếp tục thúc đẩy việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Mặt khác, ngài nhấn mạnh đến “trách nhiệm phải lưu ý tới Đức Thánh Cha và các thánh bộ của ngài”.
Tóm lại, có hai lý do khiến Tòa Thánh can thiệp: chờ kết quả hội nghị tối cao các chủ tịch Hội Đồng Gám Mục thế giới vào tháng Hai năm tới và vai trò lãnh đạo của giáo dân trong phạm vi trách nhiệm của giám mục.
Tuy nhiên, một ngày trước khi quyết định của Tòa Thánh được thông báo cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ký giả John L. Allen của tạp chí Crux, trong bài “Turning points on abuse crisis loom in US, Italy” hé mở một lý do có tính cốt lõi hơn.
Theo ký giả trên, các giám mục Hoa Kỳ dự tính sẽ bỏ phiếu để tu chính các qui định đã thông qua tại cuộc họp năm 2002 tại Dallas nhằm đặt các vị giám mục dưới cùng một hệ thống chế tài như các giáo sĩ khác tức bị áp dụng tiêu chuẩn “tuyệt đối không dung thứ” (zero tolerance) nghĩa là tự động (hay tiền kết) bị loại khỏi thừa tác vụ nếu bị tố cáo một cách đáng tin là lạm dụng.
Nhưng theo Allen, các ngài cần phải tìm hiểu cách thực hiện việc trên như thế nào. Vì theo giáo luật, bề trên duy nhất của một giám mục là Đức Giáo Hoàng, chứ không phải hội đồng giám mục. Dĩ nhiên, càng không phải là việc của một ủy ban điều tra do giáo dân cầm đầu. Thành thử, muốn thực hiện được điều trên, các ngài phải yêu cầu Rôma tu chính các qui luật của họ.
Không hiểu các giám mục Hoa Kỳ đã tham khảo Tòa Thánh chưa. Nhưng đề nghị trước đây của họ muốn có cuộc thanh tra tông toà (apostolic visitation) đã bị Rôma bác bỏ.
Nhiều người nghĩ rằng việc trên, cộng với động thái của Tòa Thánh, vẽ lên một bức tranh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiếu phối hợp nhịp nhàng trong tinh thần công đồng. Nhưng xét về phương diện chiến lược, tình thế trên không hẳn hoàn toàn tiêu cực. Vì ít nhất, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã chứng tỏ rằng mình sẵn sàng làm mọi điều có thể để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hiện nay. Trong quyền hạn của mình. Thẩm quyền giám mục, thẩm quyền kế thừa tông đồ, tiếc thay vượt quyền hạn của các ngài. Các ngài chỉ có thể vượt được nó khi tự tách mình ra khỏi thánh hội Công Giáo Tông Truyền!
Chính vì thế, Allen cho rằng “có lẽ điều người Công Giáo Hoa Kỳ cần nhìn thấy ngay lúc này là các giám mục của họ đã cố gắng hết sức, trong việc nhìn nhận tính trầm trọng của vụ việc. Sau đó, nếu trở ngại nằm ở Rôma, thì Đức Phanxicô chứ không phải Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ có một số giải thích phải làm”.
Top Stories
Archdiocese of Hanoi Opposes Appropriation of Church’s Property
J.B. Nguyen Huu Vinh
03:53 12/11/2018
On 05/11/2018, the Archdiocese of Hanoi issued Statement No. VP2018 / 11CQ signed by Their Excellencies, Cardinal Peter Nguyen Van Nhon, Archbishop of Hanoi and Bishop Auxiliary Lorenzo Chu Van Minh on behalf of the priests and parishioners of the Archdiocese of Hanoi, sent to the Secretary of the Municipal Party Committee, the Chairman of the Hanoi People's Committee and the Hanoi authorities to strongly oppose Hanoi authorities’ arbitrary appropriation of the land and property that belong to the Archbishopric of Hanoi.
The document stated that Ha Noi authorities had initiated construction at 29 Nha Chung Street on the land that is owned by the Archbishop of Hanoi, which was certified with Title No. 1794, Volume 9, Page 191.
This has been where Dung Lac School of the Archdiocese of Hanoi stood.
To this day, the Archdiocese of Hanoi has never produced any documents indicating her intention to donate, give or transfer the right to use this land and property to anyone.
The construction has been carried out in secret since the project was gotten underway without any notice, blue print and other statutory information required for carrying out such project.
In particular, this is the property that belongs to the Hanoi Archbishopric which has been arbitrarily used as a school and now arbitrarily re-constructed the facility in some project that the Archbishopric has never been neither informed nor approved, the people are unaware.
Even more intriguing is the fact that in order to start this project, the Hanoi authorities have deliberately blocked all entrance and pathways, brought machinery into the location as if this is an uninhabited location.
The document stated that Ha Noi authorities had initiated construction at 29 Nha Chung Street on the land that is owned by the Archbishop of Hanoi, which was certified with Title No. 1794, Volume 9, Page 191.
This has been where Dung Lac School of the Archdiocese of Hanoi stood.
To this day, the Archdiocese of Hanoi has never produced any documents indicating her intention to donate, give or transfer the right to use this land and property to anyone.
The construction has been carried out in secret since the project was gotten underway without any notice, blue print and other statutory information required for carrying out such project.
In particular, this is the property that belongs to the Hanoi Archbishopric which has been arbitrarily used as a school and now arbitrarily re-constructed the facility in some project that the Archbishopric has never been neither informed nor approved, the people are unaware.
Even more intriguing is the fact that in order to start this project, the Hanoi authorities have deliberately blocked all entrance and pathways, brought machinery into the location as if this is an uninhabited location.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tạp chí Eglises d'Asie : Giáo Hội Việt Nam, một Giáo Hội gia đình
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
09:40 12/11/2018
Từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam, các ơn gọi là rất nhiều và có chất lượng, nữ tu vừa đông vừa trẻ tuổi. Các thế hệ trẻ này đã không biết đến các cuộc bách hại. Hàng linh mục là vừa đông vừa dám nghĩ dám làm, được cộng đồng của họ thương mến và tôn trọng, Bản thân các cộng đoàn này có các tín hữu sống đạo tốt, hào phóng và có tổ chức. Giáo hội gia đình này sống trong một xã hội hiếu thảo, được thành lập trên sự thờ kính ông bà tổ tiên, kính trọng người xưa.
Ở Việt Nam, Giáo hội sống không giấu giếm, cả ở Hà Nội và các nơi khác. Ở vùng ngoại ô của thủ đô gồm tám triệu dân này, trong sự phát triển liên tục, đại chủng viện Cổ Nhué, một tòa nhà lớn hiện đại được xây dựng vào năm 2006, có thánh lễ khai giàng năm học mới vào đầu tháng Chín. Hơn 300 thanh niên trẻ tuổi trong áo chùng đen sống trong bầu khi hân hoan vui vẻ. Ở miền Bắc Việt Nam, hai đại chủng viên khác, là đại chủng viên Bùi Chu đón 174 chủng sinh và đại chủng viên Thái Bình đón 70 chủng sinh. Chính Giám mục Dòng Tên của giáo phận Bắc Ninh lân cận, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, đã nói chuyện trong lễ khai giảng này. Là cựu sinh viên của Trung tâm Sèvres, ở Paris, ngài trình bày một bài suy niệm về cửa hẹp. Nhưng đúng hơn, đó là một cửa lớn mà các người trẻ ấy đã vượt qua. Đến từ các gia đình Công Giáo đông con, họ đã chọn con đường tu trì này, được gia đình, giáo xứ và linh mục của họ đưa ra cho họ. Đằng sau các bài thánh ca mạnh mẽ, được hát thật du dương, như trong tất cả các buổi lễ của Việt Nam, có sự yên tĩnh thanh thản của một đời sống được chọn lựa thoải mái.
Sài Gòn: 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu.
Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Tánh, 26 tuổi, phát biểu: “Khi tôi còn là học sinh trung học, cha xứ của tôi đã đặt vấn đề ơn gọi tu trì với tôi. Tôi đã trả lời là con thích đi tu. Gia đình tôi ủng hộ tôi hoàn toàn. Đối với tôi, trở thành một linh mục là vâng theo các mệnh lệnh của giám mục!”. Người bạn của Tánh là chủng sinh Giuse Lương Vanh Huân, 29 tuổi. Huấn là cựu sinh viên Đại học nông lâm, và từng là chú giúp lễ, phát biểu: “Tôi thích đời sống thánh hiến, sự chân thành của nó. Tôi muốn sống tình yêu vì Chúa Kitô”. Không ai trong số họ gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào với chính quyền. "Thế hệ này đã không trải qua các khó khăn và sự bách hại mà các đàn anh của họ đã biết đến”, vị giáo sư triết học của họ, cha Giuse Vũ An Công cho biết. Trái ngược với số phận đã trải nghiệm của Giám đốc chủng viện Hà Nội kể từ năm 2006, Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh, sắp mừng 75 tuổi, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo phân Hà Nội: ngài phải đợi ba mươi năm để được phép gia nhập chủng viện ...
Hàng giáo sĩ Việt Nam, nếu ngày nay là thịnh vượng đông đảo, đã chịu đựng “một lỗ hổng thế hệ”: giữa năm 1954 và thập niên 2000, đó là chính sách nhỏ giọt mà chính quyền cộng sản, sau khi đã đóng các đại chủng viên và tịch thu các cơ sở, đã ban hành giấy phép đào tạo và truyền chức. Không có gì giống như vây nữa trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, các cha giám đốc chủng viện cũng nhận thức được các giới hạn của giai đoạn phong nhiêu này. Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh thừa nhận: "Khi cuộc sống dễ dàng thoải mái, có ít ơn gọi tu trì hơn”. Trong khi đó, giám đốc đại chủng viện Thành phố Hồ Chí Minh (nơi có 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu), cha Giuse Bùi Công Trác, nhận định: "Các gia đình Công Giáo có ít con hơn. Do đó, chúng tôi sẽ có ít ơn gọi hơn”. Về phần mình, cha Phaolô Nguyễn Thanh Sang, một giáo sư thần học luân lý, nói về siêu thành phố giàu có, năng động bao quanh thiên đường an bình của chủng viện: "Với tiền bạc là vua, các người tốt khá có thể trở nên rất giáu có. Trước đây, họ sẽ vào chủng viên. Nhưng hiện nay, điều này là kém rõ ràng hơn rồi".
"Tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Sau một giờ chạy xe hơi rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đến Chủng viện Xuân Lộc, với các tòa nhà cao lớn và đẹp, nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hàng trăm ngàn người Công Giáo di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 lập nghiệp. Hơn 400 chủng sinh đang tu học ở đây, chuẩn bị được truyền chức để làm công tác mục vụ.
Nhưng Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, từng là giám đốc chủng viện này trước khi làm Giám mục, giải thích rõ ràng hơn: "Các ơn gọi của chúng tôi đến từ các gia đình gốc miền Bắc. Nhưng giáo phận nông thôn của chúng ta trở nên giáo phận phố thị rồi. Làn gió của thế tục hóa, của sự hấp dẫn giàu có, đã thổi ở đây cũng như ở các nơi khác”. Ngài trấn an: “Hiện tại, giáo xứ và gia đình là hai thực tại quan trọng của đức tin. Nhưng còn được bao lâu nữa?”.
Các Giám mục Việt Nam không che mặt lại. Do đó, dự án đầy tham vọng của Học viện Công Giáo mới của Việt Nam, phát sinh từ ba năm trước tại thành phố Hồ Chí Minh, với Giám mục Xuân Lộc làm Viện trưởng. Mới được cho phép thành lập bởi chính quyền cộng sản, vốn cho đến nay không muốn bất kỳ sự tham gia nào của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là cao đẳng và đại học, Học viện muốn đáp ứng nhu cầu sống còn cho tương lai của Giáo Hội. Giám Mục Đinh Đức Đạo nêu rõ: "Sau chiến tranh, chủ nghĩa cộng sản, thời cơ đã đến để phát triển những gì mà chúng tôi chưa từng phát triển trước đây. Bởi vì tất cả các nước đều tiếp xúc với tất cả các dòng ý tưởng: chúng tôi phải khuyến khích các linh mục và tín hữu của chúng tôi suy nghĩ nhiều hơn. Truyền thống một mình là không đủ. Chúng tôi phải đi vào đối thoại với các phong trào văn hóa, với các viện văn hóa đương đại, cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu. Các ngưởi làm công tác mục vụ không có thời giờ cho điều đó. Cuộc sống đã thay đổi rồi, 'đức tin mục vụ' của chúng tôi cũng phải thay đổi. Chúng tôi phải tự vấn mình: tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Câu hỏi này, các linh mục Việt Nam không cần phải đặt ra nữa, vì câu trả lời đã là hiển nhiên hiện nay. Sống cách Hà Nội 35 km về phía Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết, là cha xừ giáo xứ Hoàng Nguyên. Ở vùng đồng bằng này của sông Hồng, nơi Cha thánh Théophane Vénard Ven, một trong các thánh Tử Đạo Việt Nam, đã sống, đã bị bắt và xử tử, vị linh mục độ tuổi bốn mươi đã tự hào là "một người thừa kế của thánh Théophane Vénard Ven, người đã để lại nơi đây một giáo xứ đầy nhân đức”. Ở vùng đồng bằng lúa này, nơi các tháp chuông vươn cao trên cánh đồng lúa, cha đã hoàn thành vào năm 2012 việc xây dựng một nhà thờ mới. Nhà thờ xây trong tinh thần tiết kiệm, chỉ tốn 650.000 USD. Cha xứ vui vẻ nói: "Giáo dân đã góp nhiều giờ tham gia lao động tự nguyện miễn phí cho nhà thờ!". Và họ cũng rộng lượng đóng góp tiền bạc nữa. Giáo xứ này có 5.300 giáo dân đã rửa tội. Cha xứ cười và nói thêm: “95% là người ngoan đạo”. Chịu trách nhiệm về Caritas khu vực, ngài có mối quan hệ tốt với chính quyền, họ tạo điều kiện cho ngài xây dựng một tòa nhà nuôi khoảng ba mươi người khuyết tật. Nhà do các Nữ tử Bác ái phụ trách. Một cha xứ lân cận giải thích thêm: “Một Cha xứ ở Việt Nam không bao giờ đơn độc, ngài luôn được bao quanh bởi các đoàn thể mục vụ hoạt động, các nữ tu, chủng sinh. Người ta rất kính trọng cha xứ”.
6.000 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá
Trên thực tế, nếu không có các nữ tu, Giáo hội Việt Nam sẽ không là như hiện tại. Ở phía trước Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, là một trường mẫu giáo tiếp nhận mỗi buổi sáng sớm khoảng hai trăm trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. Các cơ sở này, được các nữ tu phụ trách, ở đây là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, họ là rất đông trên khắp cả nước. Đối với nhóm tuổi nhỏ này, chính quyền không có đủ mạng lưới để đáp ứng nhu cầu. Do đó, họ để cho Giáo Hội phát triển khả năng của mình. Nữ tu Theresa Vũ Thị Định, một thành viên của Hội đồng Dòng, là bề trên của cộng đoàn này, một trong bốn mươi công đoàn hiện diện trong tổng giáo phận Hà Nội, với tổng cộng 600 nữ tu, trong đó có 200 tập sinh. Dòng Mến Thánh Giá được thành lập năm 1670 bởi Đức Cha Lambert de La Motte, một trong các sáng lập viên của Hội Truyền Giáo Paris (MEP). Ngày nay, có 6.000 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá trên khắp Việt Nam, chủ yếu là trẻ tuổi, làm việc phục vụ cho các người nghèo nhất, các trường mẫu giáo, phòng khám bệnh, giúp đỡ người dân tộc thiểu số, chăm sóc bệnh nhân, dạy giáo lý.
Trong một từ dễ hiểu, nữ tu Thérêsa tóm tắt: "Chúng tôi làm mọi điều mà các Giám mục và linh mục yêu cầu”. Về nhà cửa, nhu cầu là rất mạnh, đến nỗi các nữ tu đã thực hiện một chương trình lớn vể đổi mới bất động sản. Nữ tu Thérêsa cho biết: "Chính phủ không đặt ra vấn đề cho chúng tôi nữa, nhưng khó khăn lại đến từ xã hội”. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này được chiến thắng bởi sự sùng bái tiền bạc dễ dàng, nó vẫn còn, cho đến ngày nay, dựa trên các giá trị truyền thống của vũ trụ Nho giáo: kính trọng người cao tuổi, tổ tiên, gia đình.
Do đó, anh Giuse, một nhà điều hành trẻ ở Sài Gòn và là một người Công Giáo tốt, chú trọng việc làm giỗ đúng ngày cho ông bà tổ tiên. Với bàn thờ của tổ tiên, nổi bật trong ngôi nhà của mình, anh ghi dấu sự thuộc về một sự hòa hợp vũ trụ, mà trong đó Kitô giáo, dựa trên tình hiếu thảo nhập thể và thiêng liêng, tìm thấy một cách tinh tế vị thế của nó.
(Source: Eglises d'Asie 10/11/2018 / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
Ở Việt Nam, Giáo hội sống không giấu giếm, cả ở Hà Nội và các nơi khác. Ở vùng ngoại ô của thủ đô gồm tám triệu dân này, trong sự phát triển liên tục, đại chủng viện Cổ Nhué, một tòa nhà lớn hiện đại được xây dựng vào năm 2006, có thánh lễ khai giàng năm học mới vào đầu tháng Chín. Hơn 300 thanh niên trẻ tuổi trong áo chùng đen sống trong bầu khi hân hoan vui vẻ. Ở miền Bắc Việt Nam, hai đại chủng viên khác, là đại chủng viên Bùi Chu đón 174 chủng sinh và đại chủng viên Thái Bình đón 70 chủng sinh. Chính Giám mục Dòng Tên của giáo phận Bắc Ninh lân cận, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, đã nói chuyện trong lễ khai giảng này. Là cựu sinh viên của Trung tâm Sèvres, ở Paris, ngài trình bày một bài suy niệm về cửa hẹp. Nhưng đúng hơn, đó là một cửa lớn mà các người trẻ ấy đã vượt qua. Đến từ các gia đình Công Giáo đông con, họ đã chọn con đường tu trì này, được gia đình, giáo xứ và linh mục của họ đưa ra cho họ. Đằng sau các bài thánh ca mạnh mẽ, được hát thật du dương, như trong tất cả các buổi lễ của Việt Nam, có sự yên tĩnh thanh thản của một đời sống được chọn lựa thoải mái.
Sài Gòn: 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu.
Hàng giáo sĩ Việt Nam, nếu ngày nay là thịnh vượng đông đảo, đã chịu đựng “một lỗ hổng thế hệ”: giữa năm 1954 và thập niên 2000, đó là chính sách nhỏ giọt mà chính quyền cộng sản, sau khi đã đóng các đại chủng viên và tịch thu các cơ sở, đã ban hành giấy phép đào tạo và truyền chức. Không có gì giống như vây nữa trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, các cha giám đốc chủng viện cũng nhận thức được các giới hạn của giai đoạn phong nhiêu này. Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh thừa nhận: "Khi cuộc sống dễ dàng thoải mái, có ít ơn gọi tu trì hơn”. Trong khi đó, giám đốc đại chủng viện Thành phố Hồ Chí Minh (nơi có 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu), cha Giuse Bùi Công Trác, nhận định: "Các gia đình Công Giáo có ít con hơn. Do đó, chúng tôi sẽ có ít ơn gọi hơn”. Về phần mình, cha Phaolô Nguyễn Thanh Sang, một giáo sư thần học luân lý, nói về siêu thành phố giàu có, năng động bao quanh thiên đường an bình của chủng viện: "Với tiền bạc là vua, các người tốt khá có thể trở nên rất giáu có. Trước đây, họ sẽ vào chủng viên. Nhưng hiện nay, điều này là kém rõ ràng hơn rồi".
"Tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Sau một giờ chạy xe hơi rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đến Chủng viện Xuân Lộc, với các tòa nhà cao lớn và đẹp, nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hàng trăm ngàn người Công Giáo di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 lập nghiệp. Hơn 400 chủng sinh đang tu học ở đây, chuẩn bị được truyền chức để làm công tác mục vụ.
Nhưng Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, từng là giám đốc chủng viện này trước khi làm Giám mục, giải thích rõ ràng hơn: "Các ơn gọi của chúng tôi đến từ các gia đình gốc miền Bắc. Nhưng giáo phận nông thôn của chúng ta trở nên giáo phận phố thị rồi. Làn gió của thế tục hóa, của sự hấp dẫn giàu có, đã thổi ở đây cũng như ở các nơi khác”. Ngài trấn an: “Hiện tại, giáo xứ và gia đình là hai thực tại quan trọng của đức tin. Nhưng còn được bao lâu nữa?”.
Các Giám mục Việt Nam không che mặt lại. Do đó, dự án đầy tham vọng của Học viện Công Giáo mới của Việt Nam, phát sinh từ ba năm trước tại thành phố Hồ Chí Minh, với Giám mục Xuân Lộc làm Viện trưởng. Mới được cho phép thành lập bởi chính quyền cộng sản, vốn cho đến nay không muốn bất kỳ sự tham gia nào của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là cao đẳng và đại học, Học viện muốn đáp ứng nhu cầu sống còn cho tương lai của Giáo Hội. Giám Mục Đinh Đức Đạo nêu rõ: "Sau chiến tranh, chủ nghĩa cộng sản, thời cơ đã đến để phát triển những gì mà chúng tôi chưa từng phát triển trước đây. Bởi vì tất cả các nước đều tiếp xúc với tất cả các dòng ý tưởng: chúng tôi phải khuyến khích các linh mục và tín hữu của chúng tôi suy nghĩ nhiều hơn. Truyền thống một mình là không đủ. Chúng tôi phải đi vào đối thoại với các phong trào văn hóa, với các viện văn hóa đương đại, cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu. Các ngưởi làm công tác mục vụ không có thời giờ cho điều đó. Cuộc sống đã thay đổi rồi, 'đức tin mục vụ' của chúng tôi cũng phải thay đổi. Chúng tôi phải tự vấn mình: tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Câu hỏi này, các linh mục Việt Nam không cần phải đặt ra nữa, vì câu trả lời đã là hiển nhiên hiện nay. Sống cách Hà Nội 35 km về phía Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết, là cha xừ giáo xứ Hoàng Nguyên. Ở vùng đồng bằng này của sông Hồng, nơi Cha thánh Théophane Vénard Ven, một trong các thánh Tử Đạo Việt Nam, đã sống, đã bị bắt và xử tử, vị linh mục độ tuổi bốn mươi đã tự hào là "một người thừa kế của thánh Théophane Vénard Ven, người đã để lại nơi đây một giáo xứ đầy nhân đức”. Ở vùng đồng bằng lúa này, nơi các tháp chuông vươn cao trên cánh đồng lúa, cha đã hoàn thành vào năm 2012 việc xây dựng một nhà thờ mới. Nhà thờ xây trong tinh thần tiết kiệm, chỉ tốn 650.000 USD. Cha xứ vui vẻ nói: "Giáo dân đã góp nhiều giờ tham gia lao động tự nguyện miễn phí cho nhà thờ!". Và họ cũng rộng lượng đóng góp tiền bạc nữa. Giáo xứ này có 5.300 giáo dân đã rửa tội. Cha xứ cười và nói thêm: “95% là người ngoan đạo”. Chịu trách nhiệm về Caritas khu vực, ngài có mối quan hệ tốt với chính quyền, họ tạo điều kiện cho ngài xây dựng một tòa nhà nuôi khoảng ba mươi người khuyết tật. Nhà do các Nữ tử Bác ái phụ trách. Một cha xứ lân cận giải thích thêm: “Một Cha xứ ở Việt Nam không bao giờ đơn độc, ngài luôn được bao quanh bởi các đoàn thể mục vụ hoạt động, các nữ tu, chủng sinh. Người ta rất kính trọng cha xứ”.
6.000 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá
Trong một từ dễ hiểu, nữ tu Thérêsa tóm tắt: "Chúng tôi làm mọi điều mà các Giám mục và linh mục yêu cầu”. Về nhà cửa, nhu cầu là rất mạnh, đến nỗi các nữ tu đã thực hiện một chương trình lớn vể đổi mới bất động sản. Nữ tu Thérêsa cho biết: "Chính phủ không đặt ra vấn đề cho chúng tôi nữa, nhưng khó khăn lại đến từ xã hội”. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này được chiến thắng bởi sự sùng bái tiền bạc dễ dàng, nó vẫn còn, cho đến ngày nay, dựa trên các giá trị truyền thống của vũ trụ Nho giáo: kính trọng người cao tuổi, tổ tiên, gia đình.
Do đó, anh Giuse, một nhà điều hành trẻ ở Sài Gòn và là một người Công Giáo tốt, chú trọng việc làm giỗ đúng ngày cho ông bà tổ tiên. Với bàn thờ của tổ tiên, nổi bật trong ngôi nhà của mình, anh ghi dấu sự thuộc về một sự hòa hợp vũ trụ, mà trong đó Kitô giáo, dựa trên tình hiếu thảo nhập thể và thiêng liêng, tìm thấy một cách tinh tế vị thế của nó.
(Source: Eglises d'Asie 10/11/2018 / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
Hội Việt Tộc - Việt Tộc Foundation: Nhịp Cầu Yêu Thương 2018
Anne M. Nguyen
16:14 12/11/2018
Niềm Tạ Ơn -- When Misery Turns into 20 Year Mission -- là chủ đề của Nhịp Cầu Yêu Thương năm nay
Sau nhiều ngày tháng chuẩn bị, Nhịp Cầu Yêu Thương 2018 (NCYT 2018) đã được tổ chức tại nhà hàng Mon Cheri vào tối thứ Sáu 9-11-2018, cũng là dịp đặc biệt kỷ niệm 20 năm thành lập Hội.
Xem hình ảnh
Thiệp Mời NCYT-2018 năm nay LM Trần Công Vang đại diện cho đồng bào sắc tộc và gia đình Việt Tộc Cali gửi đến quý ân nhân lời tri ân như sau: “Cùng với anh chị em trong đại gia đình Việt Tộc, tôi xin đại diện cho đồng bào buôn làng, cách riêng những vùng đất mang dấu chân Việt Tộc, chân thành gởi lời cám ơn đến quý ân nhân của đại gia đình Việt Tộc, trong suốt 20 năm qua, đã đồng hành để góp phần thăng tiến cuộc sống của dân mình, qua những hy sinh, chia sẻ và nâng đỡ, gói ghém bao yêu thương chân thành. Xin tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với gia đình Việt Tộc trong sứ vụ được trao phó, để đồng bào Sắc Tộc của chúng ta được có đủ điều kiện sống xứng đáng với thân phận cao quý của con dân đất Việt, và của Nước Trời.".
Ban Tổ Chức hồ hởi ra quân, phó thác và tin tưởng Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho việc làm tốt đẹp của Hội. Từ năm 1998, LM Trần Công Vang (Dòng Chúa Cứu Thế) đã chọn đối tượng phục vụ là các anh chị em Dân Tộc trên vùng đất cao nguyên Việt Nam, với ước mong sẽ phần nào bù đắp cho những thiếu thốn và thiệt thòi của họ, bằng cách nâng cao đời sống họ với những nhu cầu căn bản và thiết thực.
Lúc 6 giờ chiều thứ Năm 8-11-2018, Cha Vang đã dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm Công Giáo (GP Orange) để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, và cầu cho các ân nhân đã miệt mài cùng gia đình Việt Tộc nối vòng tay yêu thương đến đồng bào Sắc Tộc suốt 20 năm qua. Một số ân nhân đã đến dự Lễ cùng với Ban Tổ Chức. Các anh chị nhóm Ca Nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã cất lên những bài Thánh Ca thắm thiết để mọi người hiệp lòng tạ ơn Chúa đã yêu thương nâng đỡ và đồng hành trong công tác bác ái đầy ý nghĩa của Hội Việt Tộc. Cha Vang chia sẻ: “… một số Linh mục thắc mắc vì sao nhóm Việt Tộc Cali vẫn tồn tại, miệt mài và trung thành với Việt Tộc suốt 20 năm qua… Dù hoàn cảnh ở đây khó khăn vì cũng có nhiều nhóm thiện nguyện khác tổ chức gây quỹ thường xuyên, hầu như mỗi tuần, thế mà ân nhân của Việt Tộc vẫn hằng năm quảng đại đóng góp tài năng cũng như vật chất. Chúng tôi tin Thiên Chúa luôn đồng hành và chúc lành cho mục đích tốt đẹp của Hội Việt Tộc. Tất cả là hồng ân! “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con mãi ngợi ca ơn Người…”
NCYT 2018 đã diễn ra trong bầu khí ấm áp và thân tình. Mở đầu, Cha Trần Công Vang chào mừng và cám ơn các ân nhân của Việt Tộc, gồm những người đóng góp hoặc bảo trợ các dự án, các cơ sở thương mại bảo trợ các giải xổ số, Ban Nhạc, Ban Âm Thanh các Nhạc sĩ, MC, Ca sĩ, Vũ Công, Ban Tổ Chức và Nhà Hàng Mon Cheri.... Sau đó, Cha Vang trình bày hoạt động của Hội Việt Tộc trong 20 năm qua, đặc biệt những hoạt động với tài trợ của ân nhân qua các Dự Án mà NCYT-2017 đã kêu gọi. Mọi người chăm chú nghe trong xúc động và cảm thông; tất cả đã thấy được nhu cầu rất thiết thực của đồng bào Dân Tộc và sẵn sàng rộng lòng giúp đỡ.
Khách tham dự NCYT 2018 rất hài lòng về chương trình văn nghệ phong phú với MC Minh Phượng nhẹ nhàng tha thiết, Mỹ Lan náo nhiệt sôi động, Ngọc Chiệu ôn hòa từ tốn; một kết hợp thần kỳ giữa các MC, giúp đem lại kết quả thật khả quan trong tiệc gây quỹ; đặc biệt khi kêu gọi ân nhân bảo trợ các dự án, khách tham dự đã hưởng ứng nồng nhiệt. Tôi bỗng nhớ đến cố nhạc sĩ Việt Dzũng, người MC đã đồng hành với MC Minh Phượng trong nhiều năm. Anh đã giã từ cuộc sống dương gian năm 2013, và kể từ đó gia đình Việt Tộc đã thiếu vắng một tấm lòng thiết tha đối với đồng bào Sắc Tộc và đối với quê hương Việt Nam. Tôi cúi đầu tưởng niệm một người nhạc sĩ có trái tim quảng đại, vị tha, và thầm đọc lời kinh cầu nguyện cho linh hồn Gioakim được Chúa ban thưởng nơi Quê Trời hạnh phúc.
Thành phần ca nhạc sĩ của NCYT 2018 khá hùng hậu: ban nhạc The Moon Light của nhạc sĩ Bùi Thông, ban Âm Thanh của nhóm anh Khánh, ca sĩ Hoàng Hiệp, Huy Tuấn, Mỹ Khanh, Diễm Khanh và Mỹ Lan, Nhóm Ca Nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Hạ Nhi, Nhã Vi v.v... Các anh chị đã hứng khởi chia sẻ: "Được hiện diện trong chương trình văn nghệ tối nay, chúng em rất vui, vì đây là một cách đóng góp vào công tác bác ái của Việt Tộc."
Kết quả tài chánh từ buổi tiệc gây quỹ rất khả quan, vì từ những ngày trước, Ban Tổ Chức đã tìm kiếm ân nhân bảo trợ các dự án và các phần quà xổ số. Quà xổ số năm nay rất nhiều cũng rất giá trị và hấp dẫn; khách tham dự hào hứng mua vé số với hy vọng trúng được lô độc đắc là một iPhone XR do văn phòng luật sư Nguyễn Duy Quốc Anh bảo trợ. Một ân nhân khác, lần đầu tiên tham dự tiệc gây quỹ dù đã từng tặng Việt Tộc nhiều giải xổ số giá trị trong nhiều năm, chị chia sẻ: “Là chủ nhân của một cơ sở thương mại lớn, công việc rất bận rộn, vì thế, chúng em đã không tham dự những buổi tiệc gây quỹ trước đây của Việt Tộc. Qua NCYT 2018 tổ chức tối nay, chúng em rất vui khi nhìn thấy những đóng góp của mình được dùng vào những dự án thiết thực mà Việt Tộc hỗ trợ, đặc biệt là bầu khí rất vui nhộn, thoải mái, các MC nhẹ nhàng tế nhị khi kêu gọi đóng góp để khách tham dự không bị áp lực…”
Dự Án Giáo Dục mà Việt Tộc hỗ trợ, cung cấp học bổng cho học sinh và sinh viên, giúp các em có cơ hội đến trường thay vì phải lao động việc đồng áng như chăn trâu, cấy cày. Sau khi tốt nghiệp, các em trở về dạy học, làm y tá, bác sĩ khám bệnh, chăm sóc và điều trị cho dân làng. Năm nay, Dự Án Giáo Dục được các ân nhân bảo trợ cho 30 em sinh viên trung cấp và 40 sinh viên đại học, 50 chiếc xe đạp cho các em học sinh cấp III có phương tiện đi học xa. Dù vậy, theo nhu cầu Việt Tộc vẫn còn cần tài trợ cho 80 sinh viên và cần có thêm 50 chiếc xe đạp nữa.
Dự Án Y Tế mà Việt Tộc hỗ trợ cho việc săn sóc sức khoẻ cho dân làng, chữa trị cho bệnh nhân tâm thần, phong cùi. Năm nay nhờ lòng quảng đại của gia đình bác sĩ Vũ Khôi (người sẵn sàng đóng góp tương xứng - matching - với số tiền đóng góp của các ân nhân cho Dự Án Y Tế), Việt Tộc có đủ tài trợ cho hai Trạm Y Tế phục vụ cho dân làng. Cũng trong Dự Án Y Tế một người bạn của Chị Huệ, thay vì đi nghỉ hè Anh Chị đã dùng số tiền này để matching cho Dự Án Y Tế xây dựng 2 căn nhà cho bệnh nhân tâm thần. Qua lời kêu gọi khéo léo của Chị Huệ, ân nhân cũng đã đóng góp đủ hai căn nhà cho bệnh nhân tâm thần cư ngụ thay vì để họ bị xiềng xích, hoặc sống lang thang ngoài đồng ruộng.
Ngoài ra, Việt Tộc cũng hỗ trợ cho Dự Án Nước Sạch để cung cấp nước sạch cho cả làng đã được Ông Steve Tyler, công ty Westpark, là đối tác của chị Phương Thảo sẵn sàng matching với ân nhân đóng góp cho 2 hệ thống nước sạch, qua lời chia sẻ của Ông Steve Tyler, một vị khách ngoại quốc rất quen thuộc với gia đình Việt Tộc, Ông Steve có một trái tim ấm áp và nhân hậu đã sẵn lòng chia sẻ với những người Việt Nam bất hạnh, thật là cảm động. Nhờ lời kêu gọi của Ông Tyler các ân nhân đã đóng góp đủ để tài trợ cho hai hệ thống nước sạch cho 2 buôn làng dùng, để tránh được những bệnh truyền nhiễm vì dùng nguồn nước không trong sạch.
Mùa Lễ Tạ Ơn 2018 sẽ thật ấm áp và bình an!
Anne M. Nguyen
VIỆT-TỘC và GIÁO PHẬN KONTUM.
Giáo phận Kontum là một trong những giáo phận nghèo nhất Việt Nam, có ít nhân lực nhất, nên có vị trên 80 tuổi vẫn phải làm việc vì không có người thay thế. Kontum cũng là giáo phận có nhiều sắc tộc nghèo nhất, nhiều người phong cùi nhất, và gặp nhiều khó khăn nhất trên mọi bình diện. Từ xưa đến nay, Giáo Hội đã lo lắng rất nhiều đến việc thăng tiến an sinh cho họ. Các sắc tộc nhỏ bé trong số hơn 20 sắc tộc rất cần sự giúp đỡ của chúng ta để đời sống của họ bớt nghèo đói. Giáo phận Kontum gồm hai giáo hạt Kontum (tỉnh Kontum)và Gia-Lai (tỉnh Plei-ku). Đa số dân chúng là người Thượng rồi đến người Kinh. Theo thống kê năm 2016,
dân số Kontum gồm 1.775.000 người, trong đó số có 330.394 giáo dân, gồm 101.595 giáo dân người Kinh và 226.789 giáo dân người Thượng.
Về mặt giáo dục, trong giáo phận có:
Nhà mồ côi: 7 nhà, có 757 em.
Mẫu giáo: 20 nhà, có 3016 em.
Nhà trẻ làng: 20 nhà, có 1038 em
Nhà nội trú: 80 nhà ( 01/2018)
Sau đây là một vài trong số những quan tâm, lo lắng, phương hướng của Giáo phận Kontum:
Nâng cao đời sống người dân:
-Vấn đề luôn được Giáo phận ưu tư, luôn lo lắng là làm thế nào để tìm ra những giải pháp tốt để “tháo gỡ” cho người dân tộc thoát khỏi phần nào đó đời sống nghèo khổ, bệnh tật, và làm cho con cái của họ không phải chịu sự thiệt thòi.
-Giáo phận chú trọng đến việc phục vụ người nghèo, người lầm lỡ, người bệnh tật,..Giúp cho họ có được phẩm giá xứng hợp.
Xây dựng cơ sở tôn giáo.
Không hình thức, phô trương, nhưng quan tâm đến nhu cầu tối thiểu và cần thiết.
Trong Giáo phận, số họ đạo người Kinh chưa có nhà thờ, nhà nguyện là 57 họ đạo (gồm 13.318 giáo dân); số làng người Thượng chưa có nhà thờ, nhà nguyện là 405 làng (gồm 83.160 giáo dân)
HỘI VIỆT TỘC đã đến với Tây nguyên, đến với Lâm Đồng, Ban-mê-thuộc, và đặc biệt Giáo phận Kontum từ năm 1998. Sau hai mươi năm hoạt động của Hội, bên cạnh những Dự Án Y-Tế phục vụ người phong cùi, bệnh hoạn; những Hệ Thống Nước Sạch đem nguồn nước sạch cho dân làng tại những buôn làng xa xôi, để phần nào giúp người dân thoát khỏi những bệnh tật về da liễu hay tiêu hoá; Hội dành nhiều quan tâm, tiền bạc cho những DỰ ÁN GIÁO DỤC.
Những Dự Án Giáo Dục này, phần nào đáp ứng những ưu tư, lo lắng của giới thẩm quyền Giáo phận Kontum trong việc nâng cao dân trí, nâng cao đời sống dân chúng. Những dự án Giáo Dục này, cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên, giúp đỡ con em dân tộc thiểu số có cơ hội đến trường, cũng như những phương tiện cho các em được học tập tốt hơn, như phương tiện đi lại, hổ trợ tiền thực phẩm cho một số nhà nội trú, hổ trợ tiền lương cho giáo viên, sửa chữa lớp học hay mở những lớp học hè cho các em...
Từ con số 211 em nhận học bổng của những năm đầu tiên, từ những ngày ông bà, cha mẹ không muốn cho con đến trường vì thiếu ý thức, vì thiếu người đi chăn bò, chăn trâu, vì không muốn mất một công lao động trong công việc đồng áng. Ngày nay, mỗi năm, chúng ta có trên hai ngàn học sinh, sinh viên nhận học bổng Việt Tộc, cụ thể trong niên khoá 2016-2017, chúng ta có 2496 em nhận học bổng.
Và hàng năm, buôn làng đón nhận nhiều sinh viên tốt nghiệp, ra trường trong nhiều ngành nghề. Chúng ta đã có thêm nhiều thầy cô giáo, thêm nhiều kỹ sư, bác sĩ, y tá điều dưỡng,...thuộc các dân tộc thiểu số. Các em đã được giúp đỡ hoàn thành việc học tập, đã được cung cấp một số vốn kiến thức về chuyên môn cũng như về văn hoá, xã hội, để có một công việc làm chăm sóc bản thân, gia đình, va dân trí buôn làng được khá hơn.
Hơn thế nữa,một số các em, sau khi tốt nghiệp, trở lại buôn làng, thậm chí có em từ chối một công việc tốt để xin về làm thầy giáo dạy dỗ cho các em, để phục vụ buôn làng, để thực hiện điều kiện và cũng là lời hứa khi làm đơn xin học bổng là sẽ tham gia sinh hoạt, giúp đỡ buôn làng, để nâng cao đời sống của dân tộc mình, làng xóm mình.Một số các em là những giáo lý viên, giáo dân tích cực, nòng cốt của giáo xứ. Một số em nam nữ xin làm dự tu tại các chủng viện, các dòng tu nam nữ, muốn gieo rắc Tin Mừng của Chúa cho buôn làng, dân tộc mình, với ngôn ngữ riêng của dân tộc mình.
Song song với sự trưởng thành, tự lập, tự tin đi vào cuộc sống của giới trẻ, phụ huynh đã biết yêu, biết quý cái học hơn, tha thiết hơn với việc cho con em đến trường. Nhờ vậy, Hội đã có thêm sự cộng tác của phụ huynh, của các em học sinh cấp 3, của các sinh viên,..trong việc giúp các học sinh nhỏ hơn học nhóm mỗi tuần hai, ba lần để ôn bài, làm bài, để việc học tập có kết quả khả quan hơn. Họ là những Cộng Tác Viện tích cực và là nhân lực nồng cốt của Hội, dưới sự liên lạc, hổ trợ của các linh mục, nữ tu trong vùng. Chăm học và học nhóm cũng là những điều kiện cần có khi làm đơn xin học bổng.
Trần Thị Tuý-Vân
Sau nhiều ngày tháng chuẩn bị, Nhịp Cầu Yêu Thương 2018 (NCYT 2018) đã được tổ chức tại nhà hàng Mon Cheri vào tối thứ Sáu 9-11-2018, cũng là dịp đặc biệt kỷ niệm 20 năm thành lập Hội.
Xem hình ảnh
Ban Tổ Chức hồ hởi ra quân, phó thác và tin tưởng Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho việc làm tốt đẹp của Hội. Từ năm 1998, LM Trần Công Vang (Dòng Chúa Cứu Thế) đã chọn đối tượng phục vụ là các anh chị em Dân Tộc trên vùng đất cao nguyên Việt Nam, với ước mong sẽ phần nào bù đắp cho những thiếu thốn và thiệt thòi của họ, bằng cách nâng cao đời sống họ với những nhu cầu căn bản và thiết thực.
Lúc 6 giờ chiều thứ Năm 8-11-2018, Cha Vang đã dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm Công Giáo (GP Orange) để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, và cầu cho các ân nhân đã miệt mài cùng gia đình Việt Tộc nối vòng tay yêu thương đến đồng bào Sắc Tộc suốt 20 năm qua. Một số ân nhân đã đến dự Lễ cùng với Ban Tổ Chức. Các anh chị nhóm Ca Nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã cất lên những bài Thánh Ca thắm thiết để mọi người hiệp lòng tạ ơn Chúa đã yêu thương nâng đỡ và đồng hành trong công tác bác ái đầy ý nghĩa của Hội Việt Tộc. Cha Vang chia sẻ: “… một số Linh mục thắc mắc vì sao nhóm Việt Tộc Cali vẫn tồn tại, miệt mài và trung thành với Việt Tộc suốt 20 năm qua… Dù hoàn cảnh ở đây khó khăn vì cũng có nhiều nhóm thiện nguyện khác tổ chức gây quỹ thường xuyên, hầu như mỗi tuần, thế mà ân nhân của Việt Tộc vẫn hằng năm quảng đại đóng góp tài năng cũng như vật chất. Chúng tôi tin Thiên Chúa luôn đồng hành và chúc lành cho mục đích tốt đẹp của Hội Việt Tộc. Tất cả là hồng ân! “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con mãi ngợi ca ơn Người…”
NCYT 2018 đã diễn ra trong bầu khí ấm áp và thân tình. Mở đầu, Cha Trần Công Vang chào mừng và cám ơn các ân nhân của Việt Tộc, gồm những người đóng góp hoặc bảo trợ các dự án, các cơ sở thương mại bảo trợ các giải xổ số, Ban Nhạc, Ban Âm Thanh các Nhạc sĩ, MC, Ca sĩ, Vũ Công, Ban Tổ Chức và Nhà Hàng Mon Cheri.... Sau đó, Cha Vang trình bày hoạt động của Hội Việt Tộc trong 20 năm qua, đặc biệt những hoạt động với tài trợ của ân nhân qua các Dự Án mà NCYT-2017 đã kêu gọi. Mọi người chăm chú nghe trong xúc động và cảm thông; tất cả đã thấy được nhu cầu rất thiết thực của đồng bào Dân Tộc và sẵn sàng rộng lòng giúp đỡ.
Khách tham dự NCYT 2018 rất hài lòng về chương trình văn nghệ phong phú với MC Minh Phượng nhẹ nhàng tha thiết, Mỹ Lan náo nhiệt sôi động, Ngọc Chiệu ôn hòa từ tốn; một kết hợp thần kỳ giữa các MC, giúp đem lại kết quả thật khả quan trong tiệc gây quỹ; đặc biệt khi kêu gọi ân nhân bảo trợ các dự án, khách tham dự đã hưởng ứng nồng nhiệt. Tôi bỗng nhớ đến cố nhạc sĩ Việt Dzũng, người MC đã đồng hành với MC Minh Phượng trong nhiều năm. Anh đã giã từ cuộc sống dương gian năm 2013, và kể từ đó gia đình Việt Tộc đã thiếu vắng một tấm lòng thiết tha đối với đồng bào Sắc Tộc và đối với quê hương Việt Nam. Tôi cúi đầu tưởng niệm một người nhạc sĩ có trái tim quảng đại, vị tha, và thầm đọc lời kinh cầu nguyện cho linh hồn Gioakim được Chúa ban thưởng nơi Quê Trời hạnh phúc.
Thành phần ca nhạc sĩ của NCYT 2018 khá hùng hậu: ban nhạc The Moon Light của nhạc sĩ Bùi Thông, ban Âm Thanh của nhóm anh Khánh, ca sĩ Hoàng Hiệp, Huy Tuấn, Mỹ Khanh, Diễm Khanh và Mỹ Lan, Nhóm Ca Nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Hạ Nhi, Nhã Vi v.v... Các anh chị đã hứng khởi chia sẻ: "Được hiện diện trong chương trình văn nghệ tối nay, chúng em rất vui, vì đây là một cách đóng góp vào công tác bác ái của Việt Tộc."
Kết quả tài chánh từ buổi tiệc gây quỹ rất khả quan, vì từ những ngày trước, Ban Tổ Chức đã tìm kiếm ân nhân bảo trợ các dự án và các phần quà xổ số. Quà xổ số năm nay rất nhiều cũng rất giá trị và hấp dẫn; khách tham dự hào hứng mua vé số với hy vọng trúng được lô độc đắc là một iPhone XR do văn phòng luật sư Nguyễn Duy Quốc Anh bảo trợ. Một ân nhân khác, lần đầu tiên tham dự tiệc gây quỹ dù đã từng tặng Việt Tộc nhiều giải xổ số giá trị trong nhiều năm, chị chia sẻ: “Là chủ nhân của một cơ sở thương mại lớn, công việc rất bận rộn, vì thế, chúng em đã không tham dự những buổi tiệc gây quỹ trước đây của Việt Tộc. Qua NCYT 2018 tổ chức tối nay, chúng em rất vui khi nhìn thấy những đóng góp của mình được dùng vào những dự án thiết thực mà Việt Tộc hỗ trợ, đặc biệt là bầu khí rất vui nhộn, thoải mái, các MC nhẹ nhàng tế nhị khi kêu gọi đóng góp để khách tham dự không bị áp lực…”
Dự Án Giáo Dục mà Việt Tộc hỗ trợ, cung cấp học bổng cho học sinh và sinh viên, giúp các em có cơ hội đến trường thay vì phải lao động việc đồng áng như chăn trâu, cấy cày. Sau khi tốt nghiệp, các em trở về dạy học, làm y tá, bác sĩ khám bệnh, chăm sóc và điều trị cho dân làng. Năm nay, Dự Án Giáo Dục được các ân nhân bảo trợ cho 30 em sinh viên trung cấp và 40 sinh viên đại học, 50 chiếc xe đạp cho các em học sinh cấp III có phương tiện đi học xa. Dù vậy, theo nhu cầu Việt Tộc vẫn còn cần tài trợ cho 80 sinh viên và cần có thêm 50 chiếc xe đạp nữa.
Dự Án Y Tế mà Việt Tộc hỗ trợ cho việc săn sóc sức khoẻ cho dân làng, chữa trị cho bệnh nhân tâm thần, phong cùi. Năm nay nhờ lòng quảng đại của gia đình bác sĩ Vũ Khôi (người sẵn sàng đóng góp tương xứng - matching - với số tiền đóng góp của các ân nhân cho Dự Án Y Tế), Việt Tộc có đủ tài trợ cho hai Trạm Y Tế phục vụ cho dân làng. Cũng trong Dự Án Y Tế một người bạn của Chị Huệ, thay vì đi nghỉ hè Anh Chị đã dùng số tiền này để matching cho Dự Án Y Tế xây dựng 2 căn nhà cho bệnh nhân tâm thần. Qua lời kêu gọi khéo léo của Chị Huệ, ân nhân cũng đã đóng góp đủ hai căn nhà cho bệnh nhân tâm thần cư ngụ thay vì để họ bị xiềng xích, hoặc sống lang thang ngoài đồng ruộng.
Ngoài ra, Việt Tộc cũng hỗ trợ cho Dự Án Nước Sạch để cung cấp nước sạch cho cả làng đã được Ông Steve Tyler, công ty Westpark, là đối tác của chị Phương Thảo sẵn sàng matching với ân nhân đóng góp cho 2 hệ thống nước sạch, qua lời chia sẻ của Ông Steve Tyler, một vị khách ngoại quốc rất quen thuộc với gia đình Việt Tộc, Ông Steve có một trái tim ấm áp và nhân hậu đã sẵn lòng chia sẻ với những người Việt Nam bất hạnh, thật là cảm động. Nhờ lời kêu gọi của Ông Tyler các ân nhân đã đóng góp đủ để tài trợ cho hai hệ thống nước sạch cho 2 buôn làng dùng, để tránh được những bệnh truyền nhiễm vì dùng nguồn nước không trong sạch.
Mùa Lễ Tạ Ơn 2018 sẽ thật ấm áp và bình an!
Anne M. Nguyen
VIỆT-TỘC và GIÁO PHẬN KONTUM.
Giáo phận Kontum là một trong những giáo phận nghèo nhất Việt Nam, có ít nhân lực nhất, nên có vị trên 80 tuổi vẫn phải làm việc vì không có người thay thế. Kontum cũng là giáo phận có nhiều sắc tộc nghèo nhất, nhiều người phong cùi nhất, và gặp nhiều khó khăn nhất trên mọi bình diện. Từ xưa đến nay, Giáo Hội đã lo lắng rất nhiều đến việc thăng tiến an sinh cho họ. Các sắc tộc nhỏ bé trong số hơn 20 sắc tộc rất cần sự giúp đỡ của chúng ta để đời sống của họ bớt nghèo đói. Giáo phận Kontum gồm hai giáo hạt Kontum (tỉnh Kontum)và Gia-Lai (tỉnh Plei-ku). Đa số dân chúng là người Thượng rồi đến người Kinh. Theo thống kê năm 2016,
Về mặt giáo dục, trong giáo phận có:
Nhà mồ côi: 7 nhà, có 757 em.
Mẫu giáo: 20 nhà, có 3016 em.
Nhà trẻ làng: 20 nhà, có 1038 em
Nhà nội trú: 80 nhà ( 01/2018)
Sau đây là một vài trong số những quan tâm, lo lắng, phương hướng của Giáo phận Kontum:
Nâng cao đời sống người dân:
-Vấn đề luôn được Giáo phận ưu tư, luôn lo lắng là làm thế nào để tìm ra những giải pháp tốt để “tháo gỡ” cho người dân tộc thoát khỏi phần nào đó đời sống nghèo khổ, bệnh tật, và làm cho con cái của họ không phải chịu sự thiệt thòi.
-Giáo phận chú trọng đến việc phục vụ người nghèo, người lầm lỡ, người bệnh tật,..Giúp cho họ có được phẩm giá xứng hợp.
Xây dựng cơ sở tôn giáo.
Không hình thức, phô trương, nhưng quan tâm đến nhu cầu tối thiểu và cần thiết.
Trong Giáo phận, số họ đạo người Kinh chưa có nhà thờ, nhà nguyện là 57 họ đạo (gồm 13.318 giáo dân); số làng người Thượng chưa có nhà thờ, nhà nguyện là 405 làng (gồm 83.160 giáo dân)
HỘI VIỆT TỘC đã đến với Tây nguyên, đến với Lâm Đồng, Ban-mê-thuộc, và đặc biệt Giáo phận Kontum từ năm 1998. Sau hai mươi năm hoạt động của Hội, bên cạnh những Dự Án Y-Tế phục vụ người phong cùi, bệnh hoạn; những Hệ Thống Nước Sạch đem nguồn nước sạch cho dân làng tại những buôn làng xa xôi, để phần nào giúp người dân thoát khỏi những bệnh tật về da liễu hay tiêu hoá; Hội dành nhiều quan tâm, tiền bạc cho những DỰ ÁN GIÁO DỤC.
Những Dự Án Giáo Dục này, phần nào đáp ứng những ưu tư, lo lắng của giới thẩm quyền Giáo phận Kontum trong việc nâng cao dân trí, nâng cao đời sống dân chúng. Những dự án Giáo Dục này, cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên, giúp đỡ con em dân tộc thiểu số có cơ hội đến trường, cũng như những phương tiện cho các em được học tập tốt hơn, như phương tiện đi lại, hổ trợ tiền thực phẩm cho một số nhà nội trú, hổ trợ tiền lương cho giáo viên, sửa chữa lớp học hay mở những lớp học hè cho các em...
Và hàng năm, buôn làng đón nhận nhiều sinh viên tốt nghiệp, ra trường trong nhiều ngành nghề. Chúng ta đã có thêm nhiều thầy cô giáo, thêm nhiều kỹ sư, bác sĩ, y tá điều dưỡng,...thuộc các dân tộc thiểu số. Các em đã được giúp đỡ hoàn thành việc học tập, đã được cung cấp một số vốn kiến thức về chuyên môn cũng như về văn hoá, xã hội, để có một công việc làm chăm sóc bản thân, gia đình, va dân trí buôn làng được khá hơn.
Hơn thế nữa,một số các em, sau khi tốt nghiệp, trở lại buôn làng, thậm chí có em từ chối một công việc tốt để xin về làm thầy giáo dạy dỗ cho các em, để phục vụ buôn làng, để thực hiện điều kiện và cũng là lời hứa khi làm đơn xin học bổng là sẽ tham gia sinh hoạt, giúp đỡ buôn làng, để nâng cao đời sống của dân tộc mình, làng xóm mình.Một số các em là những giáo lý viên, giáo dân tích cực, nòng cốt của giáo xứ. Một số em nam nữ xin làm dự tu tại các chủng viện, các dòng tu nam nữ, muốn gieo rắc Tin Mừng của Chúa cho buôn làng, dân tộc mình, với ngôn ngữ riêng của dân tộc mình.
Song song với sự trưởng thành, tự lập, tự tin đi vào cuộc sống của giới trẻ, phụ huynh đã biết yêu, biết quý cái học hơn, tha thiết hơn với việc cho con em đến trường. Nhờ vậy, Hội đã có thêm sự cộng tác của phụ huynh, của các em học sinh cấp 3, của các sinh viên,..trong việc giúp các học sinh nhỏ hơn học nhóm mỗi tuần hai, ba lần để ôn bài, làm bài, để việc học tập có kết quả khả quan hơn. Họ là những Cộng Tác Viện tích cực và là nhân lực nồng cốt của Hội, dưới sự liên lạc, hổ trợ của các linh mục, nữ tu trong vùng. Chăm học và học nhóm cũng là những điều kiện cần có khi làm đơn xin học bổng.
Trần Thị Tuý-Vân
Liên Minh Biểu Tình Chống Tàu Cộng Tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc Geneve
Trầm Hương Thơ
19:04 12/11/2018
Liên Minh Biểu Tình Chống Tàu Cộng Tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc Geneve
Cất cao tiếng hét NHÂN QUYỀN
Trước Liên Hiệp Quốc lời nguyền thét vang
Để cho thế giới biết rằng
Mặt mo tàu cộng hung hăng giết người
Theo lời mời gọi của Ban Tổ Chức chúng tôi tìm về Geneve ngay từ chiều thứ hai ngày 05.11.2018 để cùng nhau làm quen sinh hoạt trước một ngày. Hàng trăm anh chị em đến từ nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Na Uy, Mỹ và Úc Lẽ dĩ nhiên là Cộng đồng Việt Nam sở tại nữa.
Cộng đồng sở tại rất nhiệt thành hăng say và phục vụ trên cả tuyệt vời. Chúng tôi đã có một buổi chiều và tối sinh hoạt thật ý nghĩa và hào hùng với những bài ca đấu tranh cũng như những bài về quê hương và đất nước.
Những ngọn nên đã được đốt lên, kèm theo những lời nguyện cầu cho quê cha đất tổ.
Kinh hòa bình vang lên lời nguyện cầu xin cho chúng con là những khí cụ bình an.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Chương trình chấm dứt lúc 23 giờ đêm và nghỉ ngơi
Xem Hình
Ngày hôm sau mùng 06.11.2018 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc một liên minh gồm nhiều nước như Việt Nam, Tây Tạng, Nội Mông, Đài Loan, và người Duy Ngô Nhĩ v.v... Đã kết hợp với nhau thành một đoàn gần hai ngàn người diễn hành từ bờ hồ Leman, trước Palais Wilson đến Quảng trường Place des Nations. Rất nhiều cảnh sát đã được cử đến canh chừng giao thông cho đoàn biểu tình đi diễn hành từ 9 giờ sáng cho đến 13giờ trưa.
Ngày hôm nay tà quyền cộng sản tàu đang phải trải qua phiên điều trần định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Họ đã vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, đã bắt giam rất nhiều những người bất đồng chính kiến. Họ tàn nhẫn nhất với các cộng đồng thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và nội Mông. Đây là những vấn đề nghiêm trọng mà Bắc Kinh phải trả lời trước Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay số người Duy Ngô Nhĩ là đông nhất có thể trên cả ngàn người, họ đến đây từ khắp năm châu. Cờ xanh và ngôi sao trắng và vầng trăng lưỡi liền của họ bay rợp trời. Phía Việt Nam liên kết với họ là từ cô Luật sư Têrêsa Tran Chủ tịch phong trào Giới Trẻ thế giới vì Nhân Quyền (Con Đường Nhân Bản) đã đứng ra tổ chức cuộc biểu tình sát cánh cùng các sắc tộc thiểu số Trung Quốc.
Thêm các hội đoàn người Việt Nam tị nạn cộng sản cộng tác có Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu châu, Phong trào Việt Hưng Mỹ châu cùng rất nhiều những người hay tin đã kéo về đây đông gấp đôi con số dự tính của Ban Tổ Chức.
Đoàn người vừa đi vừa hô các khẩu hiệu vang trời như:
- China get out of Viet nam,
- Freedom for Viet nam,
- Đả đảo tàu cộng xâm lăng cướp nước Việt Nam.
-Đả đảo tàu cộng và Việt Cộng vi phạm nhân quyền.
- Đả đảo cộng sản Việt Nam bán nước hại dân,
- Đả đảo đảng cộng sản Việt Nam hèn với giặc, ác với dân.
- Đả đảo luật an ninh mạng.
- Đả đảo đảng cộng sản cho thuê 3 đặc khu là bán nước.
- Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam.
Đoàn biểu tình gần hai ngàn người diển hành hơn một tiếng đồng hồ thì đến Quảng trường Place des Nations trước trụ sở Liên Hiệp Quốc nơi có chiếc ghế ba chân khổng lồ. Một khán đài nơi đây đã được dựng sẵn với đầy đủ âm thanh. Người Duy Ngô Nhĩ hôm nay họ là nhóm chính nên họ phát biểu và hô khẩu hiệu vang trời. Họ có rất nhiều nhóm đến từ nhiều quốc gia lần lượt lên phát biểu lên án tàu cộng cướp nước và giết dân họ đến độ gần diệt chủng. Mỗi bài phát biểu lại hô vang đả đảo tàu cộng cướp nước diệt chủng v.v...
Phái đoàn Việt Nam thì có thầy Thích Quảng Đạo đến từ Pháp, thầy thích quảng Hiền từ Thũy Sĩ, Luật sư Têrêsa Trần Kiều Ngọc phát biểu một bài bằng tiếng Anh rất hùng hồn để nói lên vấn đề nhân quyền và lên án đảng cộng sản giết hại hơn một trăm triệu người trên thế giới trong đó giết người nhiều nhất là đảng cộng sản trung quốc.
Ông nguyễn Hoàng Bảo Việt phó chủ tịch hội văn bút quốc tế nhân quyền tại Thụy Sĩ, người đã tham gia trong phòng họp cho biết: Đa số các nước Âu Châu Đông Âu đều lên tiếng lên án tàu cộng nhất là Đài Loan, Hồng Kông và Hoa Kỳ đều lên án trung cộng mặnh mẽ, chí có Việt cộng và Campuchia là lên tiếng ca ngợi tàu cộng mà thôi. Lẽ dĩ nhiên tàu cộng đã lên tiếng chối tội leo lẻo bởi những con người cộng sản họ đều chai mặt và nói không hề biết ngượng là gì.
Có thể nói đây là một cuộc biểu tình có tấm vóc quy mô Quốc Tế vì đã có nhiều nước liên minh với nhau trước trụ sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Giới truyền thông Quốc Tế như Reute v.v... cũng đã đưa tin. Như vậy cuộc biểu tình này đã có tiếng vang đi khắp nơi.
Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 13giờ cùng ngày. Ban tô chức có thông báo trước là sẽ có một cuộc biểu tình lớn nữa cũng tại trước trụ sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve vào ngày 22.01.2019. Ngày đó là ngày mà cộng sản Việt nam phải giải bày trước Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nhân Quyền của Việt nam., Chắc chắn ngày đó các nước trên thế giới này họp tại trụ sở nhân quyền Liên hiệp Quốc này sẽ không để yên cho việt cộng đâu, họ sẽ lôi tội ra và lên án.
Mong rằng chúng ta là những người bị cộng sản đàn áp cướp bóc phải chạy đi tị nạn thì đây là cơ hội chúng ta về đây biểu tình để lên án trước Liên Hiệp Quốc và đòi lại Nhân Quyền cho hơn 90 triệu Đồng Bào Việt Nam chúng ta. Mong lắm thay! mọi người hãy lên đường về đây nhé.
Trầm Hương Thơ
Cất cao tiếng hét NHÂN QUYỀN
Trước Liên Hiệp Quốc lời nguyền thét vang
Để cho thế giới biết rằng
Mặt mo tàu cộng hung hăng giết người
Cộng đồng sở tại rất nhiệt thành hăng say và phục vụ trên cả tuyệt vời. Chúng tôi đã có một buổi chiều và tối sinh hoạt thật ý nghĩa và hào hùng với những bài ca đấu tranh cũng như những bài về quê hương và đất nước.
Những ngọn nên đã được đốt lên, kèm theo những lời nguyện cầu cho quê cha đất tổ.
Kinh hòa bình vang lên lời nguyện cầu xin cho chúng con là những khí cụ bình an.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Chương trình chấm dứt lúc 23 giờ đêm và nghỉ ngơi
Xem Hình
Ngày hôm sau mùng 06.11.2018 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc một liên minh gồm nhiều nước như Việt Nam, Tây Tạng, Nội Mông, Đài Loan, và người Duy Ngô Nhĩ v.v... Đã kết hợp với nhau thành một đoàn gần hai ngàn người diễn hành từ bờ hồ Leman, trước Palais Wilson đến Quảng trường Place des Nations. Rất nhiều cảnh sát đã được cử đến canh chừng giao thông cho đoàn biểu tình đi diễn hành từ 9 giờ sáng cho đến 13giờ trưa.
Ngày hôm nay tà quyền cộng sản tàu đang phải trải qua phiên điều trần định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Họ đã vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, đã bắt giam rất nhiều những người bất đồng chính kiến. Họ tàn nhẫn nhất với các cộng đồng thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và nội Mông. Đây là những vấn đề nghiêm trọng mà Bắc Kinh phải trả lời trước Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay số người Duy Ngô Nhĩ là đông nhất có thể trên cả ngàn người, họ đến đây từ khắp năm châu. Cờ xanh và ngôi sao trắng và vầng trăng lưỡi liền của họ bay rợp trời. Phía Việt Nam liên kết với họ là từ cô Luật sư Têrêsa Tran Chủ tịch phong trào Giới Trẻ thế giới vì Nhân Quyền (Con Đường Nhân Bản) đã đứng ra tổ chức cuộc biểu tình sát cánh cùng các sắc tộc thiểu số Trung Quốc.
Thêm các hội đoàn người Việt Nam tị nạn cộng sản cộng tác có Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Âu châu, Phong trào Việt Hưng Mỹ châu cùng rất nhiều những người hay tin đã kéo về đây đông gấp đôi con số dự tính của Ban Tổ Chức.
Đoàn người vừa đi vừa hô các khẩu hiệu vang trời như:
- China get out of Viet nam,
- Freedom for Viet nam,
- Đả đảo tàu cộng xâm lăng cướp nước Việt Nam.
-Đả đảo tàu cộng và Việt Cộng vi phạm nhân quyền.
- Đả đảo cộng sản Việt Nam bán nước hại dân,
- Đả đảo đảng cộng sản Việt Nam hèn với giặc, ác với dân.
- Đả đảo luật an ninh mạng.
- Đả đảo đảng cộng sản cho thuê 3 đặc khu là bán nước.
- Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam.
Đoàn biểu tình gần hai ngàn người diển hành hơn một tiếng đồng hồ thì đến Quảng trường Place des Nations trước trụ sở Liên Hiệp Quốc nơi có chiếc ghế ba chân khổng lồ. Một khán đài nơi đây đã được dựng sẵn với đầy đủ âm thanh. Người Duy Ngô Nhĩ hôm nay họ là nhóm chính nên họ phát biểu và hô khẩu hiệu vang trời. Họ có rất nhiều nhóm đến từ nhiều quốc gia lần lượt lên phát biểu lên án tàu cộng cướp nước và giết dân họ đến độ gần diệt chủng. Mỗi bài phát biểu lại hô vang đả đảo tàu cộng cướp nước diệt chủng v.v...
Phái đoàn Việt Nam thì có thầy Thích Quảng Đạo đến từ Pháp, thầy thích quảng Hiền từ Thũy Sĩ, Luật sư Têrêsa Trần Kiều Ngọc phát biểu một bài bằng tiếng Anh rất hùng hồn để nói lên vấn đề nhân quyền và lên án đảng cộng sản giết hại hơn một trăm triệu người trên thế giới trong đó giết người nhiều nhất là đảng cộng sản trung quốc.
Ông nguyễn Hoàng Bảo Việt phó chủ tịch hội văn bút quốc tế nhân quyền tại Thụy Sĩ, người đã tham gia trong phòng họp cho biết: Đa số các nước Âu Châu Đông Âu đều lên tiếng lên án tàu cộng nhất là Đài Loan, Hồng Kông và Hoa Kỳ đều lên án trung cộng mặnh mẽ, chí có Việt cộng và Campuchia là lên tiếng ca ngợi tàu cộng mà thôi. Lẽ dĩ nhiên tàu cộng đã lên tiếng chối tội leo lẻo bởi những con người cộng sản họ đều chai mặt và nói không hề biết ngượng là gì.
Có thể nói đây là một cuộc biểu tình có tấm vóc quy mô Quốc Tế vì đã có nhiều nước liên minh với nhau trước trụ sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Giới truyền thông Quốc Tế như Reute v.v... cũng đã đưa tin. Như vậy cuộc biểu tình này đã có tiếng vang đi khắp nơi.
Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 13giờ cùng ngày. Ban tô chức có thông báo trước là sẽ có một cuộc biểu tình lớn nữa cũng tại trước trụ sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve vào ngày 22.01.2019. Ngày đó là ngày mà cộng sản Việt nam phải giải bày trước Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nhân Quyền của Việt nam., Chắc chắn ngày đó các nước trên thế giới này họp tại trụ sở nhân quyền Liên hiệp Quốc này sẽ không để yên cho việt cộng đâu, họ sẽ lôi tội ra và lên án.
Mong rằng chúng ta là những người bị cộng sản đàn áp cướp bóc phải chạy đi tị nạn thì đây là cơ hội chúng ta về đây biểu tình để lên án trước Liên Hiệp Quốc và đòi lại Nhân Quyền cho hơn 90 triệu Đồng Bào Việt Nam chúng ta. Mong lắm thay! mọi người hãy lên đường về đây nhé.
Trầm Hương Thơ
Thánh Lễ An Táng Lm thừa sai cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc tại Hồng Kông
Maria Thu Thủy
19:16 12/11/2018
Thánh Lễ An Táng Cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc (Mep)
Hong Kong: Thứ Hai, ngày 12/11/2018 thánh lễ an táng cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc (MEP) tại giáo đường St.Margaret-HK. ĐGM Michael Yeung Ming Chueng chủ tế. Đồng tế có ĐHY Trần Nhật Quân và ĐHY Tong Hon, cùng hơn 30 linh mục nhiều quốc tịch đang phục vụ tại HK. Giáo dân đến dự lễ tiễn biệt Ngài gồm CĐ Việt Nam, CĐ Hong Kong, CĐ ngoại quốc ở HK và cả nhóm đến từ Trung Hoa.
Cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc sinh ngày 26-7-1926 tại miền Đông nước Pháp. Từ niên thiếu, Ngài thông minh lanh lợi hơn người, học hành sáng dạ, 13 tuổi đã gia nhập Hội thừa sai Paris. Ngài có gương mặt tuấn tú rạng ngời, thần thái mang vẻ kiêu hãnh bản năng của một người gốc Pháp, trí tuệ uyên bác. Trước khi thụ phong linh mục, được hỏi về ước nguyện muốn đi đâu truyền giáo, Ngài nói: “Đâu cũng được, ngoại trừ Việt Nam, vì VN có chiến tranh”
Nhưng Thánh ý Chúa lại tỏ bày: sau khi chịu chức ngày 28-5-1950, tân linh mục trẻ ngay lập tức nhận bài sai sang Việt Nam truyền giáo, điểm đến đầu tiên chính là Hưng Hóa, Sơn Tây, miền bắc Việt.
Xem Hình
Ngài nhanh chóng hội nhập phong tục tập quán VN, học thông viết thạo tiếng Việt, gần gũi giáo dân, hoạt động mục vụ và coi xứ trong 6 năm.
Năm 1956, Ngài bị nhà cầm quyền bắt giam 6 tháng rồi trục xuất khỏi Sơn Tây. Trở về Pháp, bề trên lại hỏi Ngài muốn đi đâu, câu trả lời lần này của Ngài là: “Đâu cũng được, nhưng phải là Việt Nam”. Thế là Ngài được đưa về miền Nam VN tiếp tục sứ vụ của mình.
Từ năm 1957 – 1968 Ngài làm cha phó tại giáo xứ thánh Franxico Xavie (nhà thờ cha Tam) Sài Gòn.
Từ 1968 Ngài làm cha xứ tại đây, Ngài cũng là linh mục người Pháp cuối cùng coi xứ này.
Đến năm 1976, vị thừa sai mẫn cán chính thức bị xua đuổi khỏi VN sau 26 năm cống hiến tài đức và nhiệt huyết tuổi xuân trên đất Việt.
Trong thời gian làm việc mục vụ với người Hoa ở Sài Gòn, Ngài đã nhanh chóng học biết tiếng Quảng Đông. Do vậy, khi phải rời VN, Ngài được đề nghị qua Hong Kong phục vụ.
Đến HK Ngài tiếp tục trau dồi ngôn ngữ bản địa. Từ 1977-1995, Ngài coi xứ Aberdeen, Kam Tin, Chai Wan.
Từ 1995, Ngài làm cha xứ Nhà thờ Chúa Cứu thế Tuen Mun trong 18 năm.
Năm 2013, cha được phép nghỉ hưu tại nhà an lão Aberdeen. Dù không muốn, nhưng Ngài cho rằng vào viện dưỡng lão là một sự tuân phục, vâng lời.
Ở tuổi 87, Ngài vẫn vô cùng minh mẫn, tuy đôi chân không còn đủ sức mang nổi tấm thân. Ngài thường phải dùng gậy đỡ hoặc xe lăn hỗ trợ khi đi lại một mình. Mỗi tháng một lần, Ngài tới dâng lễ tiếng Việt cho CĐCGVN tại HK. Ngài vẫn sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ rất mạch lạc rõ ràng, thông thạo máy tính và gõ chữ Hoa rất giỏi. Ngài đã dùng tam ngữ Việt – Pháp - Hoa để xuất bản 2 tập HỒI KÝ về những năm tháng ở VN.
Ngài thích thuốc lá 555, bia 33, bánh chưng Tết và cà phê Việt. Ở viện dưỡng lão, người ta “ưu ái” dành riêng một bộ bàn ghế ngoài hành lang cho Ngài hút thuốc. Mỗi lần đến thăm, chúng tôi thường quây quần quanh cha, nhìn khói thuốc bay và nghe Ngài kể chuyện “ngày xưa…”
Những câu chuyện của Ngài thường đưa ta trở về ký ức xa xôi thời phong kiến ở miền Bắc. Ngài rất tự hào với vốn tiếng Việt chuẩn và những kỷ niệm về từng giai đoạn sống trên dải đất hình chữ S. Dấu ấn sâu đậm nhất cuộc đời Ngài là dâng thánh lễ đầu tiên tại Sơn Tây vào ngày lễ các Thánh 1-11-1950.
Với gần 20 năm sinh sống và chứng kiến cuộc chiến tranh tại miền Nam, Ngài yêu thương dân Việt vô bờ bến, Ngài luôn mang theo trong trái tim một “Lời nguyện cho quê hương”, xin Đức Mẹ đoái thương nước VN.
Một trong những câu chuyện đáng nhớ của Ngài chính là việc đã ban bí tích hòa giải cuối cùng cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm trong ngày định mệnh 2-11-1963, khi ông Diệm vào xưng tội ở nhà thờ Cha Tam, sau đó rời đi rồi bị mưu sát.
Tháng 10 năm 2017, Ngài ngã bệnh phải vào viện điều trị, sức khỏe suy sụp. Khi cảm thấy không còn được cống hiến ở trần gian, Ngài thường bày tỏ niềm ước mong “về nhà Cha”. Chúng tôi đùa: “Trên trời chưa có chỗ cho cha đâu. Chúa quên cha rồi”.
Vài tháng nay, Ngài phục hồi một cách diệu kỳ, có thể dâng lễ trong viện dưỡng lão, thường xuyên gặp gỡ các linh mục MEP, hàng ngày tiếp chuyện người đến thăm. Ngày lễ các Thánh 1-11-2018, Ngài vẫn xuống phố nhẩm trà, ăn trưa với giáo dân. Chừng 1h đêm rạng sáng ngày 2-11, Ngài lặng lẽ chìm sâu trong giấc ngủ. Ngài ra đi vào lúc chẳng ai ngờ, hưởng thọ 92 tuổi với 68 năm làm tôi trung của Chúa.
Hồi mới vào viện dưỡng lão năm 2013, Ngài từng khoe: “Tôi chuyển nhà cùng ngày với Đức Giáo Hoàng đấy.” Giờ đây, đứng bên linh cữu cúi chào cha lần cuối, nhìn khuôn mặt ngủ yên bình thản của Ngài, bất giác tôi mường tưởng như Ngài cũng đang khoe: “qua ngày lễ các Thánh, tôi đi cùng ngày với cố tổng thống Ngô Đình Diệm đấy”, nghe bâng khuâng như là một sự chọn lựa có chủ ý vậy.
Hôm nay, thân xác Ngài đã trở về đất Mẹ, linh hồn Ngài đã diện kiến Chúa Cha, trần gian từ nay sẽ vắng Ngài, chỉ còn gương trung kiên và con tim Ngài là vĩnh viễn để lại cho Việt Nam.
Nguyện xin Chúa đón Ngài vào hưởng vinh phúc nước trời như lòng Ngài mong ước. Amen.
Hong Kong: Thứ Hai, ngày 12/11/2018 thánh lễ an táng cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc (MEP) tại giáo đường St.Margaret-HK. ĐGM Michael Yeung Ming Chueng chủ tế. Đồng tế có ĐHY Trần Nhật Quân và ĐHY Tong Hon, cùng hơn 30 linh mục nhiều quốc tịch đang phục vụ tại HK. Giáo dân đến dự lễ tiễn biệt Ngài gồm CĐ Việt Nam, CĐ Hong Kong, CĐ ngoại quốc ở HK và cả nhóm đến từ Trung Hoa.
Nhưng Thánh ý Chúa lại tỏ bày: sau khi chịu chức ngày 28-5-1950, tân linh mục trẻ ngay lập tức nhận bài sai sang Việt Nam truyền giáo, điểm đến đầu tiên chính là Hưng Hóa, Sơn Tây, miền bắc Việt.
Xem Hình
Ngài nhanh chóng hội nhập phong tục tập quán VN, học thông viết thạo tiếng Việt, gần gũi giáo dân, hoạt động mục vụ và coi xứ trong 6 năm.
Năm 1956, Ngài bị nhà cầm quyền bắt giam 6 tháng rồi trục xuất khỏi Sơn Tây. Trở về Pháp, bề trên lại hỏi Ngài muốn đi đâu, câu trả lời lần này của Ngài là: “Đâu cũng được, nhưng phải là Việt Nam”. Thế là Ngài được đưa về miền Nam VN tiếp tục sứ vụ của mình.
Từ năm 1957 – 1968 Ngài làm cha phó tại giáo xứ thánh Franxico Xavie (nhà thờ cha Tam) Sài Gòn.
Từ 1968 Ngài làm cha xứ tại đây, Ngài cũng là linh mục người Pháp cuối cùng coi xứ này.
Đến năm 1976, vị thừa sai mẫn cán chính thức bị xua đuổi khỏi VN sau 26 năm cống hiến tài đức và nhiệt huyết tuổi xuân trên đất Việt.
Trong thời gian làm việc mục vụ với người Hoa ở Sài Gòn, Ngài đã nhanh chóng học biết tiếng Quảng Đông. Do vậy, khi phải rời VN, Ngài được đề nghị qua Hong Kong phục vụ.
Đến HK Ngài tiếp tục trau dồi ngôn ngữ bản địa. Từ 1977-1995, Ngài coi xứ Aberdeen, Kam Tin, Chai Wan.
Từ 1995, Ngài làm cha xứ Nhà thờ Chúa Cứu thế Tuen Mun trong 18 năm.
Năm 2013, cha được phép nghỉ hưu tại nhà an lão Aberdeen. Dù không muốn, nhưng Ngài cho rằng vào viện dưỡng lão là một sự tuân phục, vâng lời.
Ở tuổi 87, Ngài vẫn vô cùng minh mẫn, tuy đôi chân không còn đủ sức mang nổi tấm thân. Ngài thường phải dùng gậy đỡ hoặc xe lăn hỗ trợ khi đi lại một mình. Mỗi tháng một lần, Ngài tới dâng lễ tiếng Việt cho CĐCGVN tại HK. Ngài vẫn sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ rất mạch lạc rõ ràng, thông thạo máy tính và gõ chữ Hoa rất giỏi. Ngài đã dùng tam ngữ Việt – Pháp - Hoa để xuất bản 2 tập HỒI KÝ về những năm tháng ở VN.
Ngài thích thuốc lá 555, bia 33, bánh chưng Tết và cà phê Việt. Ở viện dưỡng lão, người ta “ưu ái” dành riêng một bộ bàn ghế ngoài hành lang cho Ngài hút thuốc. Mỗi lần đến thăm, chúng tôi thường quây quần quanh cha, nhìn khói thuốc bay và nghe Ngài kể chuyện “ngày xưa…”
Những câu chuyện của Ngài thường đưa ta trở về ký ức xa xôi thời phong kiến ở miền Bắc. Ngài rất tự hào với vốn tiếng Việt chuẩn và những kỷ niệm về từng giai đoạn sống trên dải đất hình chữ S. Dấu ấn sâu đậm nhất cuộc đời Ngài là dâng thánh lễ đầu tiên tại Sơn Tây vào ngày lễ các Thánh 1-11-1950.
Với gần 20 năm sinh sống và chứng kiến cuộc chiến tranh tại miền Nam, Ngài yêu thương dân Việt vô bờ bến, Ngài luôn mang theo trong trái tim một “Lời nguyện cho quê hương”, xin Đức Mẹ đoái thương nước VN.
Một trong những câu chuyện đáng nhớ của Ngài chính là việc đã ban bí tích hòa giải cuối cùng cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm trong ngày định mệnh 2-11-1963, khi ông Diệm vào xưng tội ở nhà thờ Cha Tam, sau đó rời đi rồi bị mưu sát.
Tháng 10 năm 2017, Ngài ngã bệnh phải vào viện điều trị, sức khỏe suy sụp. Khi cảm thấy không còn được cống hiến ở trần gian, Ngài thường bày tỏ niềm ước mong “về nhà Cha”. Chúng tôi đùa: “Trên trời chưa có chỗ cho cha đâu. Chúa quên cha rồi”.
Vài tháng nay, Ngài phục hồi một cách diệu kỳ, có thể dâng lễ trong viện dưỡng lão, thường xuyên gặp gỡ các linh mục MEP, hàng ngày tiếp chuyện người đến thăm. Ngày lễ các Thánh 1-11-2018, Ngài vẫn xuống phố nhẩm trà, ăn trưa với giáo dân. Chừng 1h đêm rạng sáng ngày 2-11, Ngài lặng lẽ chìm sâu trong giấc ngủ. Ngài ra đi vào lúc chẳng ai ngờ, hưởng thọ 92 tuổi với 68 năm làm tôi trung của Chúa.
Hồi mới vào viện dưỡng lão năm 2013, Ngài từng khoe: “Tôi chuyển nhà cùng ngày với Đức Giáo Hoàng đấy.” Giờ đây, đứng bên linh cữu cúi chào cha lần cuối, nhìn khuôn mặt ngủ yên bình thản của Ngài, bất giác tôi mường tưởng như Ngài cũng đang khoe: “qua ngày lễ các Thánh, tôi đi cùng ngày với cố tổng thống Ngô Đình Diệm đấy”, nghe bâng khuâng như là một sự chọn lựa có chủ ý vậy.
Hôm nay, thân xác Ngài đã trở về đất Mẹ, linh hồn Ngài đã diện kiến Chúa Cha, trần gian từ nay sẽ vắng Ngài, chỉ còn gương trung kiên và con tim Ngài là vĩnh viễn để lại cho Việt Nam.
Nguyện xin Chúa đón Ngài vào hưởng vinh phúc nước trời như lòng Ngài mong ước. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Sớm Hồ Thu Dịu Dàng
Nguyễn Đức Cung
09:12 12/11/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tạ ơn Thiên chúa thương ban
Cho con buổi sáng bình an dịu dàng
(nđc)