Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Các Thánh Tử Đạo : Chuyện thì Thầm Của Một Giòng Sông
Lm Giuse Trương Đình Hiền
23:13 12/11/2016
CHUYỆN THÌ THẦM CỦA MỘT DÒNG SÔNG
Lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể Giám mục Tử Đạo gp. Qui Nhơn
(14/11/2016)
Có một đoạn trong bài giảng Lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể năm 2010 của Đức Cha Matthêô mà tôi rất ấn tượng đó là những dòng Đức Cha dành để khép lại câu chuyện về cuộc đời mục tử và cái chết bi hùng của Thánh Giám Mục Cuénot. Xin trích : “Dòng sông đã khép lại đưa thi hài của người về chốn an nghỉ vĩnh hằng, và kể từ đó cứ độ nầy mỗi năm ta nghe như tiếng dòng sông thì thầm kể lại cuộc tử đạo anh hùng của vị chủ chăn khả kính”.
Thật vậy, hôm nay, cộng đoàn chúng ta, toàn giáo phận Qui Nhơn chúng ta, lại một lần nữa về đây, bên dòng sông Gò Bồi nầy, trong đền thánh Vĩnh Thạnh nầy, để nghe “câu chuyện thì thầm của một dòng sông” về một chứng nhân anh hùng tử đạo, về một con người, một Giám Mục, một vị Thánh, mà cũng theo Đức Cha Matthêô, cho dù “di hài của Thánh Giám Mục Stêphanô ngày nay không còn nữa, nhưng vẫn còn đó một tấm gương đức tin kiên trung, một tưởng niệm đài vô hình về lòng nhiệt thành tông đồ, một khuôn mặt kiệt xuất của một nhà tổ chức đại tài, một hình ảnh của một người cha khả ái…”.
Những lời thâm thúy đó, quả thật, đã quá đủ để cho chúng ta thấy lại toàn bộ cuộc đời vĩ đại của một mục tử, vị chủ chăn tuyệt vời của giáo phận ; và giờ đây, thay vì nhắc lại cuộc đời ngài như bao nhiêu câu chuyện lịch sử, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận cuộc đời đó âm vang qua chính sứ điệp Lời Chúa được công bố hôm nay, trong Thánh lễ nầy.
Trước hết, Bđ 1 qua trích đoạn sách ngôn sứ Giêrêmia, cho chúng ta nhận ra nổi khắc khoải khổ tâm của chính vị ngôn sứ Giêrêmia, kẻ bị chính người đồng hương ruồng bố, bách hại, khi mang đến cho họ sứ điệp Lời Chúa và chân lý cứu rỗi. Tâm sự và kinh nghiệm khổ đau đó phải chăng đã nói lên rằng : tất cả những ai chấp nhận thân phận làm ngôn sứ đều phải đi qua con đường gian nan, thử thách, khổ nhục đắng cay, và cả hy sinh tính mạng. Nổi khổ tâm nầy, trăn trở nầy, chắc chắn Đức GM Thánh Stêphanô đã từng trải nghiệm trong suốt 30 năm lặn lội rao giảng Tin Mừng trong một đất nước, một quê hương luôn dành cho ngài sự ruồng bố, bách hại, kết án, mà các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức vẫn còn rành rành lưu lại qua các chỉ dụ cấm cách.
Để minh họa cho công cuộc thực thi sứ mệnh ngôn sứ đầy gian nan của Đức Thánh Giám Mục Cuénot, chúng ta thử đọc lại một đoạn trong “hạnh Đức Cha Thể” của Đức Cố Giám Mục Tardieu, mô tả về một trong những đoạn đường gian nan thuở ấy. Xin trích :
“Khi qua đèo đầy những đá lớn gập ghình lúc lắc, thì thầy Hân và thầy Chung ôm mền, vác chiếu, cùng xách chai rượu ve nước. Còn Đức Cha thì chống gậy tọ mọ theo, trèo lên bước xuống mệt nhọc lắm : nhưng Người vui mặt hớn hở bước đi cho đến cùng, lại tuy phải nghỉ bốn năm chặng, đoạn cũng vui mặt chỗi dậy mà đi”.
Điều gì và động lực nào đã khiến cho các ngôn sứ, cho các vị Tông Đồ, cho những chứng nhân cao cả như Thánh Giám Mục Cuénot cương quyết dấn thân đến cùng như thế ? Chắc chắn không phải vì vinh quang trần tục, không phải vì vinh thân phì gia, không phải lợi lộc trần thế, mà vì, như chính Thánh Phaolô cả quyết trong bài đọc 2 hôm nay nơi thư thứ hai gởi giáo đoàn Côrintô : để “con người bên trong chúng tôi ngày càng đổi mới”…để chiếm được “một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời”…và để đạt tới “ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”. (2 Cr 4,16-5,1).
Hay như cách cắt nghĩa chính xác của ĐC Tardieu trong “Hạnh Đức Cha Thể” qua những dòng mô tả tình cảnh của Đức Thánh Giám Mục khi ngài mới vừa bị bắt tại Gò Bồi : Tất cả chỉ vì muốn nên giống Chúa Giêsu :
“Đức Cha, phần thì đau, lại khổ sở tất tưởi, phần thì thấy nát địa phận, vì các cha càng ngày càng bị bắt giải giam tại tỉnh, lại có nhiều kẻ vì mình mà phải khảo lược gia hình, thì người cực lòng biết lưỡi nào kể cho cùng. Nhưng phần đau đớn cực khổ tư người, thì chẳng hề nghe người phàn nàn năn nỉ, một cam chịu vậy, cùng vui lòng phú mạng sống mình trong tay Chúa. Hản thật về Đ. Cha đã ứng trọn lời thánh tiên tri phán xưa về Đ.C.G. rằng : “Người nhịn nhục chẳng vật giãy, khác chi con chiên phải chịu xớt lông, làm thinh nín lặng chẳng hề kêu la một tiếng”
Nhưng rồi liệu sau những đắng cay khổ ải đó, sau những máu đổ đầu rơi vì chính đạo đó, tương lai có xảy ra như những lời đầy tin yêu hy vọng của Thánh vinh 125 mà chúng ta sốt sắng hát lên hôm nay : “Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong hân hoan. Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa” (Tv 125,1-2ab,2cd-3,4-5,6).
Không phải chỉ là một dự báo, một ước mơ, một hy vọng, mà phải nói, đó là một quy luật của muôn đời, như chính Đức Kitô khẳng định trong Tin Mừng Thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe : “Quả thật, quả thật, ta bảo các ngươi, nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì sẽ trơ trọi một mình ; còn nếu nó thối đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24-26).
Cách đây đúng 155 năm, vào đêm khuya ngày 13/11/1861, “hạt lúa mì Giám Mục Đàng Trong Stêphanô” tắt thở giữa ngục tù, sau đó được chôn vào lòng đất vào chiều 14/11. Chưa hết, vì căm thù Đạo Thánh Chúa và các môn sinh của Ngài, vua Tự Đức đã truyền sắc chỉ : “Đạo trưởng Thể đã chết, thì nay phải phân thây cùng ném xuống sông, cho tỏ việc nghiêm răng” . Như thế, “Hạt lúa mì” cao cả đó không những “bị chôn vào lòng đất” mà còn được tan hòa giữa dòng sông để chuyên chở hồng ân Tử Đạo đến mọi bến bờ của Hội Thánh Việt Nam.
Vâng, sau cái đêm định mệnh của mùa đông lạnh lẽo, nước lũ tràn bờ của 155 năm về trước, ông vua ngoại đạo Tự Đức hay triều thần của ông, các quan chức của vùng Bình Định và đoàn dân ngoại suốt dãi Đàng Trong, chắc mẫm rằng, từ đây, cái mầm “tà đạo Kitô” sẽ vĩnh viễn bị xóa tên.
Mọi sự đều đã không như thế. Từ nơi bàn thờ hầm trú tại nhà vị tử đạo cùng năm, bà Huỳnh Thị Lưu, hay từ Tòa Giám Mục ẩn danh khiêm tốn tại Gò Thị, và nhất là, từ những hy sinh và máu đào của Thánh Giám Mục Stêphanô và thế hệ chứng nhân đồng thời, một mùa lúa mới vàng đồng đang rực rỡ trên dãi đất Đàng Trong và toàn cõi Việt Nam mà hôm nay với cả 6 triệu tín hữu với 26 ngai tòa Giám Mục, như cảm nhận của Đức Cha Tardieu trong đoạn kết tác phẩm “Hạnh Đức Cha Thể” :
“Mừng thay ! Hội Thánh Annam rày nhờ máu thánh tử đạo đổ ra đã nên vinh hiển rạng ngời, cùng nhờ các việc phước đức và máu các đứng ấy, thì lại nên đỏ điều trắng tuyết. Rày vườn Hội Thánh Annam chẳng thiếu chi giống hoa huệ hoa hồng. Hẳn thật nên mượn lời thánh Thiên Thần mừng hát muôn vàn thánh Tử Đạo cầm nhành cây xanh, đứng chầu hai bên tòa Chúa, mà hát mừng Hội Thánh Annam rằng : “Nay là là ngày đã đặng phần rỗi, nay là ngày đã rõ ơn cứu chuộc có sức là dường nào, nay là ngày nước Chúa trị đã đến, cùng ngày Chúa Cứu Thế khởi hoàn hiển vinh, vì nay các Thánh Tử đạo đã nhờ công nghiệp cực trọng Chúa Cứu Thế mà toàn công thắng trận”.
Như vậy, qua sứ điệp lời Chúa hôm nay, và đặc biệt, qua chính chứng từ sống động của Vị Chứng Nhân anh hùng Mục Tử Cuénot, thế hệ con cháu chúng ta có đầy đủ cơ sở và động lực, trách nhiệm và niềm tin để tiếp tục viêt thêm những trang sử mới cho cánh đồng truyền giáo của Giáo phận Qui Nhơn thân yêu, nhất là trong dịp kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng sắp tới.
Và phải chăng đó là tất cả những gì mà chúng ta nghe vọng về “những tiếng thì thầm của dòng sông”, đang kể cho chúng ta nghe trong ngày Giỗ 155 năm Thánh Giám Mục Tử đạo Stêphanô Cuénot Thể, Vị Mục tử lừng danh của Giáo Hội, cách riêng của giáo Phận Qui Nhơn chúng ta. Amen.
Lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể Giám mục Tử Đạo gp. Qui Nhơn
(14/11/2016)
Có một đoạn trong bài giảng Lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể năm 2010 của Đức Cha Matthêô mà tôi rất ấn tượng đó là những dòng Đức Cha dành để khép lại câu chuyện về cuộc đời mục tử và cái chết bi hùng của Thánh Giám Mục Cuénot. Xin trích : “Dòng sông đã khép lại đưa thi hài của người về chốn an nghỉ vĩnh hằng, và kể từ đó cứ độ nầy mỗi năm ta nghe như tiếng dòng sông thì thầm kể lại cuộc tử đạo anh hùng của vị chủ chăn khả kính”.
Thật vậy, hôm nay, cộng đoàn chúng ta, toàn giáo phận Qui Nhơn chúng ta, lại một lần nữa về đây, bên dòng sông Gò Bồi nầy, trong đền thánh Vĩnh Thạnh nầy, để nghe “câu chuyện thì thầm của một dòng sông” về một chứng nhân anh hùng tử đạo, về một con người, một Giám Mục, một vị Thánh, mà cũng theo Đức Cha Matthêô, cho dù “di hài của Thánh Giám Mục Stêphanô ngày nay không còn nữa, nhưng vẫn còn đó một tấm gương đức tin kiên trung, một tưởng niệm đài vô hình về lòng nhiệt thành tông đồ, một khuôn mặt kiệt xuất của một nhà tổ chức đại tài, một hình ảnh của một người cha khả ái…”.
Những lời thâm thúy đó, quả thật, đã quá đủ để cho chúng ta thấy lại toàn bộ cuộc đời vĩ đại của một mục tử, vị chủ chăn tuyệt vời của giáo phận ; và giờ đây, thay vì nhắc lại cuộc đời ngài như bao nhiêu câu chuyện lịch sử, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận cuộc đời đó âm vang qua chính sứ điệp Lời Chúa được công bố hôm nay, trong Thánh lễ nầy.
Trước hết, Bđ 1 qua trích đoạn sách ngôn sứ Giêrêmia, cho chúng ta nhận ra nổi khắc khoải khổ tâm của chính vị ngôn sứ Giêrêmia, kẻ bị chính người đồng hương ruồng bố, bách hại, khi mang đến cho họ sứ điệp Lời Chúa và chân lý cứu rỗi. Tâm sự và kinh nghiệm khổ đau đó phải chăng đã nói lên rằng : tất cả những ai chấp nhận thân phận làm ngôn sứ đều phải đi qua con đường gian nan, thử thách, khổ nhục đắng cay, và cả hy sinh tính mạng. Nổi khổ tâm nầy, trăn trở nầy, chắc chắn Đức GM Thánh Stêphanô đã từng trải nghiệm trong suốt 30 năm lặn lội rao giảng Tin Mừng trong một đất nước, một quê hương luôn dành cho ngài sự ruồng bố, bách hại, kết án, mà các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức vẫn còn rành rành lưu lại qua các chỉ dụ cấm cách.
Để minh họa cho công cuộc thực thi sứ mệnh ngôn sứ đầy gian nan của Đức Thánh Giám Mục Cuénot, chúng ta thử đọc lại một đoạn trong “hạnh Đức Cha Thể” của Đức Cố Giám Mục Tardieu, mô tả về một trong những đoạn đường gian nan thuở ấy. Xin trích :
“Khi qua đèo đầy những đá lớn gập ghình lúc lắc, thì thầy Hân và thầy Chung ôm mền, vác chiếu, cùng xách chai rượu ve nước. Còn Đức Cha thì chống gậy tọ mọ theo, trèo lên bước xuống mệt nhọc lắm : nhưng Người vui mặt hớn hở bước đi cho đến cùng, lại tuy phải nghỉ bốn năm chặng, đoạn cũng vui mặt chỗi dậy mà đi”.
Điều gì và động lực nào đã khiến cho các ngôn sứ, cho các vị Tông Đồ, cho những chứng nhân cao cả như Thánh Giám Mục Cuénot cương quyết dấn thân đến cùng như thế ? Chắc chắn không phải vì vinh quang trần tục, không phải vì vinh thân phì gia, không phải lợi lộc trần thế, mà vì, như chính Thánh Phaolô cả quyết trong bài đọc 2 hôm nay nơi thư thứ hai gởi giáo đoàn Côrintô : để “con người bên trong chúng tôi ngày càng đổi mới”…để chiếm được “một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời”…và để đạt tới “ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”. (2 Cr 4,16-5,1).
Hay như cách cắt nghĩa chính xác của ĐC Tardieu trong “Hạnh Đức Cha Thể” qua những dòng mô tả tình cảnh của Đức Thánh Giám Mục khi ngài mới vừa bị bắt tại Gò Bồi : Tất cả chỉ vì muốn nên giống Chúa Giêsu :
“Đức Cha, phần thì đau, lại khổ sở tất tưởi, phần thì thấy nát địa phận, vì các cha càng ngày càng bị bắt giải giam tại tỉnh, lại có nhiều kẻ vì mình mà phải khảo lược gia hình, thì người cực lòng biết lưỡi nào kể cho cùng. Nhưng phần đau đớn cực khổ tư người, thì chẳng hề nghe người phàn nàn năn nỉ, một cam chịu vậy, cùng vui lòng phú mạng sống mình trong tay Chúa. Hản thật về Đ. Cha đã ứng trọn lời thánh tiên tri phán xưa về Đ.C.G. rằng : “Người nhịn nhục chẳng vật giãy, khác chi con chiên phải chịu xớt lông, làm thinh nín lặng chẳng hề kêu la một tiếng”
Nhưng rồi liệu sau những đắng cay khổ ải đó, sau những máu đổ đầu rơi vì chính đạo đó, tương lai có xảy ra như những lời đầy tin yêu hy vọng của Thánh vinh 125 mà chúng ta sốt sắng hát lên hôm nay : “Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong hân hoan. Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa” (Tv 125,1-2ab,2cd-3,4-5,6).
Không phải chỉ là một dự báo, một ước mơ, một hy vọng, mà phải nói, đó là một quy luật của muôn đời, như chính Đức Kitô khẳng định trong Tin Mừng Thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe : “Quả thật, quả thật, ta bảo các ngươi, nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì sẽ trơ trọi một mình ; còn nếu nó thối đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24-26).
Cách đây đúng 155 năm, vào đêm khuya ngày 13/11/1861, “hạt lúa mì Giám Mục Đàng Trong Stêphanô” tắt thở giữa ngục tù, sau đó được chôn vào lòng đất vào chiều 14/11. Chưa hết, vì căm thù Đạo Thánh Chúa và các môn sinh của Ngài, vua Tự Đức đã truyền sắc chỉ : “Đạo trưởng Thể đã chết, thì nay phải phân thây cùng ném xuống sông, cho tỏ việc nghiêm răng” . Như thế, “Hạt lúa mì” cao cả đó không những “bị chôn vào lòng đất” mà còn được tan hòa giữa dòng sông để chuyên chở hồng ân Tử Đạo đến mọi bến bờ của Hội Thánh Việt Nam.
Vâng, sau cái đêm định mệnh của mùa đông lạnh lẽo, nước lũ tràn bờ của 155 năm về trước, ông vua ngoại đạo Tự Đức hay triều thần của ông, các quan chức của vùng Bình Định và đoàn dân ngoại suốt dãi Đàng Trong, chắc mẫm rằng, từ đây, cái mầm “tà đạo Kitô” sẽ vĩnh viễn bị xóa tên.
Mọi sự đều đã không như thế. Từ nơi bàn thờ hầm trú tại nhà vị tử đạo cùng năm, bà Huỳnh Thị Lưu, hay từ Tòa Giám Mục ẩn danh khiêm tốn tại Gò Thị, và nhất là, từ những hy sinh và máu đào của Thánh Giám Mục Stêphanô và thế hệ chứng nhân đồng thời, một mùa lúa mới vàng đồng đang rực rỡ trên dãi đất Đàng Trong và toàn cõi Việt Nam mà hôm nay với cả 6 triệu tín hữu với 26 ngai tòa Giám Mục, như cảm nhận của Đức Cha Tardieu trong đoạn kết tác phẩm “Hạnh Đức Cha Thể” :
“Mừng thay ! Hội Thánh Annam rày nhờ máu thánh tử đạo đổ ra đã nên vinh hiển rạng ngời, cùng nhờ các việc phước đức và máu các đứng ấy, thì lại nên đỏ điều trắng tuyết. Rày vườn Hội Thánh Annam chẳng thiếu chi giống hoa huệ hoa hồng. Hẳn thật nên mượn lời thánh Thiên Thần mừng hát muôn vàn thánh Tử Đạo cầm nhành cây xanh, đứng chầu hai bên tòa Chúa, mà hát mừng Hội Thánh Annam rằng : “Nay là là ngày đã đặng phần rỗi, nay là ngày đã rõ ơn cứu chuộc có sức là dường nào, nay là ngày nước Chúa trị đã đến, cùng ngày Chúa Cứu Thế khởi hoàn hiển vinh, vì nay các Thánh Tử đạo đã nhờ công nghiệp cực trọng Chúa Cứu Thế mà toàn công thắng trận”.
Như vậy, qua sứ điệp lời Chúa hôm nay, và đặc biệt, qua chính chứng từ sống động của Vị Chứng Nhân anh hùng Mục Tử Cuénot, thế hệ con cháu chúng ta có đầy đủ cơ sở và động lực, trách nhiệm và niềm tin để tiếp tục viêt thêm những trang sử mới cho cánh đồng truyền giáo của Giáo phận Qui Nhơn thân yêu, nhất là trong dịp kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng sắp tới.
Và phải chăng đó là tất cả những gì mà chúng ta nghe vọng về “những tiếng thì thầm của dòng sông”, đang kể cho chúng ta nghe trong ngày Giỗ 155 năm Thánh Giám Mục Tử đạo Stêphanô Cuénot Thể, Vị Mục tử lừng danh của Giáo Hội, cách riêng của giáo Phận Qui Nhơn chúng ta. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Federico Lombardi được bổ nhiệm phụ tá bề trên tổng quyền Dòng Tên
Đặng Tự Do
16:35 12/11/2016
Cha Arturo Sosa, tân bề trên tổng quyền Dòng Tên, đã bổ nhiệm 9 vị phụ tá để giúp ngài cai quản dòng nam lớn nhất trong Giáo Hội.
Trong số 9 vị này có Cha Federico Lombardi, nguyên giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, và một cha người Mỹ là cha Douglas Marcouiller thuộc tỉnh dòng Missouri, Hoa Kỳ
Trong số 9 vị này có Cha Federico Lombardi, nguyên giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, và một cha người Mỹ là cha Douglas Marcouiller thuộc tỉnh dòng Missouri, Hoa Kỳ
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Giờ cầu nguyện lòng thương xót
Văn Minh
09:52 12/11/2016
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Giờ cầu nguyện lòng thương xót
Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – TGP Sài Gòn – chọn thứ Sáu ngày 11.11.2016, mời gọi tất cả các Kitô hữu trong các giáo xứ, và các cộng đoàn dòng tu trong TGP cùng cử hành giờ cầu nguyện lòng thương xót, và cùng nhau chiêm ngắm dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu.
Vào lúc 19g00, thứ Sáu ngày 11.11.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, quý chức HĐMV, đại diện các đoàn thể cùng đông đảo giáo dân trong giáo xứ Vĩnh Hòa, tham gia giờ Chầu Thánh Thể và cầu nguyện theo tinh thần (Dung Mạo LTX, số 5) của ĐTC.
Mở đầu cho buổi cầu nguyện là bài hát thánh ca “Thờ Lạy Chúa” được ca đoàn Cêcilia cất vang lên. Sau bài Tin Mừng (Lc 13,10 – 17), cha chủ tế mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm và chúc tụng Đức Giêsu đang hiện diện trong hình bánh nhỏ bé trên bàn thờ. Bàn tiệc Thánh, là nơi mà con cái Thiên Chúa được nuôi dưỡng và giải khát, ở đó, Chúa Giêsu đã biến Mình thành tấm bánh và bẻ ra cho chúng ta, để cho chúng ta đến lãnh nhận tình thương tha thứ của Người và nên một với Người.
Qua mọi thời đại, chúng ta vẫn thấy lòng thương xót của Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện nơi Giáo Hội, trong các giáo xứ, các cộng đồng, nơi có người Kitô hữu hiện diện, chúng ta sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa và lòng thương xót của Người.
Sau bài suy niệm, một vị đại diện dâng lời cầu nguyện: Xin cho mỗi người tín hữu luôn có một trái tim đầy yêu thương, nhìn nhau với ánh mắt trìu mến và chan hòa, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong tinh thần cũng như vật chất, khơi lên niềm tin vào lòng thương xót giữa lòng thế giới hôm nay.
Giờ cầu nguyện kết thúc lúc 20g00, cộng đoàn được cha chủ tế ban phép Mình Thánh Chúa và cùng nhau cất vang bài hát “Hãy đi loan báo Lòng Thương Xót Chúa”.
Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – TGP Sài Gòn – chọn thứ Sáu ngày 11.11.2016, mời gọi tất cả các Kitô hữu trong các giáo xứ, và các cộng đoàn dòng tu trong TGP cùng cử hành giờ cầu nguyện lòng thương xót, và cùng nhau chiêm ngắm dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu.
Vào lúc 19g00, thứ Sáu ngày 11.11.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, quý chức HĐMV, đại diện các đoàn thể cùng đông đảo giáo dân trong giáo xứ Vĩnh Hòa, tham gia giờ Chầu Thánh Thể và cầu nguyện theo tinh thần (Dung Mạo LTX, số 5) của ĐTC.
Mở đầu cho buổi cầu nguyện là bài hát thánh ca “Thờ Lạy Chúa” được ca đoàn Cêcilia cất vang lên. Sau bài Tin Mừng (Lc 13,10 – 17), cha chủ tế mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm và chúc tụng Đức Giêsu đang hiện diện trong hình bánh nhỏ bé trên bàn thờ. Bàn tiệc Thánh, là nơi mà con cái Thiên Chúa được nuôi dưỡng và giải khát, ở đó, Chúa Giêsu đã biến Mình thành tấm bánh và bẻ ra cho chúng ta, để cho chúng ta đến lãnh nhận tình thương tha thứ của Người và nên một với Người.
Qua mọi thời đại, chúng ta vẫn thấy lòng thương xót của Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện nơi Giáo Hội, trong các giáo xứ, các cộng đồng, nơi có người Kitô hữu hiện diện, chúng ta sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa và lòng thương xót của Người.
Sau bài suy niệm, một vị đại diện dâng lời cầu nguyện: Xin cho mỗi người tín hữu luôn có một trái tim đầy yêu thương, nhìn nhau với ánh mắt trìu mến và chan hòa, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong tinh thần cũng như vật chất, khơi lên niềm tin vào lòng thương xót giữa lòng thế giới hôm nay.
Giờ cầu nguyện kết thúc lúc 20g00, cộng đoàn được cha chủ tế ban phép Mình Thánh Chúa và cùng nhau cất vang bài hát “Hãy đi loan báo Lòng Thương Xót Chúa”.
Thánh lễ tạ ơn đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giồng Ổi
Người Giồng Trôm
10:32 12/11/2016
THÁNH LỄ TẠ ƠN ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ THỜ GIỒNG ỔI
Vượt qua bao nhiêu khó khăn, cùng với nhiều nỗ lực và nhất là nhờ ơn Chúa, ngày hôm nay, 12 tháng 11 năm 2016, họ đạo Giồng Ổi tổ chức Thánh Lễ tạ ơn đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ thân thương của họ đạo. Từ sáng sớm, nhiều ân nhân từ những nơi xa xôi đã lặn lội về với mảnh đất Giồng Ổi nhỏ bé. Tất cả cũng chỉ vì tấm lòng thương họ đạo nhỏ bé ở giáo phận miền Tây sông nước này.
Xem hình
Để chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng lắng nghe một chút về lịch sử hình thành họ đạo Giồng Ổi nhỏ bé.
Tạ ơn Chúa và tạ ơn Chúa vì tất cả là hồng ân.
9 giờ 30, cộng đoàn cùng hướng về Nhà Mục Vụ của họ đạo để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này với Đức Cha có quý Cha Quản Hạt, quý Cha trong và ngoài hạt Bến Tre.
Đức Cha Phêrô ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Công trình của anh chị em bắt đầu từ hôm nay, phải diễn tả đức tin và biết tỏ lòng biết ơn của anh chị em như chúng ta đọc trong Thánh Vịnh: Ví thử Thiên Chúa không xây dựng, chúng ta có vất vả rồi cũng uổng công. Nói cách nào đó, chúng ta là trợ tá của Chúa, mỗi khi chúng ta ra tay làm gì đó hay phục vụ cộng đoàn. Bởi vậy, anh chị em thân mến ! Chúng ta hãy nài xin ơn Chúa cho công trình này được hoàn thành mỹ mãn và xin Chúa gìn giữ và bảo vệ cho những người xây dựng khỏi những hiểm nguy. ..”
Trong bài chia sẻ, Đức Cha nhấn mạnh đến việc cầu nguyện trong đời sống Kitô hữu. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng luôn luôn cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện qua lời nói, việc làm của Chúa. .. Đức Maria là mô hình của cầu nguyện. Mẹ đã cầu xin con của mình ở tiệc cưới Cana. Mẹ Maria đã cầu xin cùng con của mình để giúp cho chủ nhà trong tiệc cưới và Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nước thành rượu.
Sau đó, Đức Cha gợi lại việc cầu nguyện là gì. ..
Con người luôn khao khát Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. .. chúng ta cầu nguyện ở đâu ? Chúng ta ở đâu chúng ta vẫn có thể cầu nguyện
Kế đế, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng hướng đến nơi cầu nguyện tốt nhất cũng như là nơi cử hành các bí tích đó chính là ngôi Thánh Đường. Nơi câu nguyện xứng đáng và tham dự các bí tích đá là Ngôi Nhà Thờ. Ngôi Nhà Thờ mà hôm nay chúng ta tham dự nghi thức đặt viên đá. Chúng ta góp công góp sức xây nhà thờ này tốt đẹp hơn, khang trang hơn để Chúa đến cư ngụ và chúng ta đến cầu nguyện. .. Ngoài việc nhà thờ là nơi cầu nguyện còn là nơi chúng ta hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu vì nơi nào có nhà thờ là nơi có sự hiện diện của Công Giáo cũng như nơi nào có thánh giá là nơi đó có sự hiện diện của đức tin Kitô giáo. .. chúng ta cảm tạ ơn Chúa vì Chúa đã giúp đỡ chúng ta qua những người ân nhân, những người này giúp chúng ta xây ngôi nhà thờ mới. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho ngôi nhà thờ của chúng ta từ khởi sự cho tới hoàn thành đều đúng theo Thánh ý của Chúa.
Bài giảng kết thúc, Đức Cha Phêrô làm phép diện tích xây dựng nhà mới cũng như làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giồng Ổi.
Lời nguyện Hiệp Lễ khép lại, Cha G.B Nguyễn Thành Bảo thay mặt họ đạo Giồng Ổi ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và ân nhân xa gần đã về với Giồng Ổi. .. xin thương tiếp tục cầu nguyện và chia sẻ cho công trình Nhà Chúa từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ ơn Chúa.
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nhau hiệp thông trong bữa cơm đạm bạc cùng họ đạo.
Cha Cha G.B Nguyễn Thành Bảo cũng không quên xin Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cảm thông cho Cha bởi vì đây là lần đầu tiên Cha tổ chức Thánh Lễ long trọng như thế này.
Thánh Lễ tạ ơn đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giồng Ổi khép lại và mọi người lại trở về với gia đình. Xin phó thác công trình xây dựng ngôi nhà thờ này trong bàn tay Chúa để tất cả mọi sự, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều bởi ơn Chúa.
Vượt qua bao nhiêu khó khăn, cùng với nhiều nỗ lực và nhất là nhờ ơn Chúa, ngày hôm nay, 12 tháng 11 năm 2016, họ đạo Giồng Ổi tổ chức Thánh Lễ tạ ơn đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ thân thương của họ đạo. Từ sáng sớm, nhiều ân nhân từ những nơi xa xôi đã lặn lội về với mảnh đất Giồng Ổi nhỏ bé. Tất cả cũng chỉ vì tấm lòng thương họ đạo nhỏ bé ở giáo phận miền Tây sông nước này.
Xem hình
Để chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, cộng đoàn cùng lắng nghe một chút về lịch sử hình thành họ đạo Giồng Ổi nhỏ bé.
Tạ ơn Chúa và tạ ơn Chúa vì tất cả là hồng ân.
9 giờ 30, cộng đoàn cùng hướng về Nhà Mục Vụ của họ đạo để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này với Đức Cha có quý Cha Quản Hạt, quý Cha trong và ngoài hạt Bến Tre.
Đức Cha Phêrô ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Công trình của anh chị em bắt đầu từ hôm nay, phải diễn tả đức tin và biết tỏ lòng biết ơn của anh chị em như chúng ta đọc trong Thánh Vịnh: Ví thử Thiên Chúa không xây dựng, chúng ta có vất vả rồi cũng uổng công. Nói cách nào đó, chúng ta là trợ tá của Chúa, mỗi khi chúng ta ra tay làm gì đó hay phục vụ cộng đoàn. Bởi vậy, anh chị em thân mến ! Chúng ta hãy nài xin ơn Chúa cho công trình này được hoàn thành mỹ mãn và xin Chúa gìn giữ và bảo vệ cho những người xây dựng khỏi những hiểm nguy. ..”
Trong bài chia sẻ, Đức Cha nhấn mạnh đến việc cầu nguyện trong đời sống Kitô hữu. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng luôn luôn cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện qua lời nói, việc làm của Chúa. .. Đức Maria là mô hình của cầu nguyện. Mẹ đã cầu xin con của mình ở tiệc cưới Cana. Mẹ Maria đã cầu xin cùng con của mình để giúp cho chủ nhà trong tiệc cưới và Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nước thành rượu.
Sau đó, Đức Cha gợi lại việc cầu nguyện là gì. ..
Con người luôn khao khát Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. .. chúng ta cầu nguyện ở đâu ? Chúng ta ở đâu chúng ta vẫn có thể cầu nguyện
Kế đế, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng hướng đến nơi cầu nguyện tốt nhất cũng như là nơi cử hành các bí tích đó chính là ngôi Thánh Đường. Nơi câu nguyện xứng đáng và tham dự các bí tích đá là Ngôi Nhà Thờ. Ngôi Nhà Thờ mà hôm nay chúng ta tham dự nghi thức đặt viên đá. Chúng ta góp công góp sức xây nhà thờ này tốt đẹp hơn, khang trang hơn để Chúa đến cư ngụ và chúng ta đến cầu nguyện. .. Ngoài việc nhà thờ là nơi cầu nguyện còn là nơi chúng ta hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu vì nơi nào có nhà thờ là nơi có sự hiện diện của Công Giáo cũng như nơi nào có thánh giá là nơi đó có sự hiện diện của đức tin Kitô giáo. .. chúng ta cảm tạ ơn Chúa vì Chúa đã giúp đỡ chúng ta qua những người ân nhân, những người này giúp chúng ta xây ngôi nhà thờ mới. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho ngôi nhà thờ của chúng ta từ khởi sự cho tới hoàn thành đều đúng theo Thánh ý của Chúa.
Bài giảng kết thúc, Đức Cha Phêrô làm phép diện tích xây dựng nhà mới cũng như làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giồng Ổi.
Lời nguyện Hiệp Lễ khép lại, Cha G.B Nguyễn Thành Bảo thay mặt họ đạo Giồng Ổi ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và ân nhân xa gần đã về với Giồng Ổi. .. xin thương tiếp tục cầu nguyện và chia sẻ cho công trình Nhà Chúa từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ ơn Chúa.
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nhau hiệp thông trong bữa cơm đạm bạc cùng họ đạo.
Cha Cha G.B Nguyễn Thành Bảo cũng không quên xin Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cảm thông cho Cha bởi vì đây là lần đầu tiên Cha tổ chức Thánh Lễ long trọng như thế này.
Thánh Lễ tạ ơn đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giồng Ổi khép lại và mọi người lại trở về với gia đình. Xin phó thác công trình xây dựng ngôi nhà thờ này trong bàn tay Chúa để tất cả mọi sự, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều bởi ơn Chúa.
Ký sự giáo lý ở Hưng Hóa
Gioan Lê Quang Vinh
16:51 12/11/2016
KÝ SỰ GIÁO LÝ Ở HƯNG HÓA
Trước năm 1975, Giáo Hội Công Giáo tại miền Bắc gặp nhiều khó khăn thử thách, ngày càng trở nên “già” đi. Có giáo phận chỉ còn có “một linh mục rưỡi”, và ở các nơi, sinh họat đạo đức hầu như không còn bao nhiêu. Nhưng chính trong hòan cảnh ấy, đức Tin người tín hữu giáo dân được Thiên Chúa tôi luyện đề trở nên kiên cường và sống động.
Xem Hình
Quá khứ kiên trung với đức Tin là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho Giáo Hội miền Bắc ngày nay trẻ trung, mạnh mẽ và đầy sức sống. Theo cá nhân tôi, có ba điều chứng tỏ Giáo Hội miền Bắc đang ngày càng trẻ ra: hàng linh mục trẻ đầy lòng nhiệt thành, họat động giáo lý mạnh mẽ và phong trào giới trẻ đa dạng, hăng say.
Riêng về Giáo lý, Giáo Hội luôn tha thiết với công việc cao quý và cần thiết này. Thượng Hội Đồng Giám Mục do Đức Thánh Cha Phaolô VI triệu tập tháng 10 năm 1977 đã nhìn nhận “sự canh tân huấn giáo là một ơn quý báu của Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh ngày nay”. Và Thánh Bộ Giáo Sĩ đã nhận định về thời hậu Công Đồng như sau:
“Ba mươi năm trôi qua kể từ khi bế mạc Công Đồng Vaticanô II cho tới lúc sắp bước vào Thiên niên kỷ thứ ba, hẳn đã có biết bao định hướng và cổ võ cho việc dạy giáo lý. Có thể nói được rằng đây là thời gian đã làm cho Hội Thánh lấy lại sức sống ban đầu của mình trong việc rao giảng Tin Mừng” (Huớng Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý, Lời Tựa).
Giáo phận Hưng Hóa là Giáo phận miền Tây Bắc, rộng mênh mông bao gồm 10 tỉnh. Website giáo phận Hưng Hóa viết “Lịch sử của giáo phận từ khi thành lập được viết bằng máu và nước mắt, thịnh suy theo mỗi giai đoạn thăng trầm của đất nước và Giáo Hội”. (www.giaophanhunghoa.org).
Trong lịch sử bằng máu và nước mắt ấy, việc dạy giáo lý chắc chắn luôn tiếp diễn như một phương thế lưu truyền đức tin. Hiện nay, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin của Giáo phận có chương trình thường huấn cho giáo lý viên cấp giáo phận mỗi năm 2 lần, và sau đó tổng kết họat động Giáo Lý, đồng thời có phương hướng họat động cho năm sau. Các thầy cô giáo lý viên cấp giáo phận có trách nhiệm giúp giảng dạy cho giáo lý viên ở các giáo xứ. Năm nay tôi hân hạnh có mặt trong khóa thường huấn này. Tôi rất cảm động khi thấy các giáo lý viên là nữ tu và giáo dân, hăng hái học hỏi, chia sẻ và làm chứng cho Tin Mừng.
Sau những ngày thường huấn, Ủy Ban Giáo Lý tổng kết một năm họat động của mình. Ngày tổng kết có sự hiện diện của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận, Cha Antôn Cao Trung Trực, chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin giáo phận, cha phó chủ tịch Giuse Dương Quốc Chí, qúy Cha, quý Dì trong Ban Giáo Lý Đức Tin và gần 400 đại diện giáo lý viên trong giáo phận. Ngòai ra, các giáo lý viên còn được nghe Cha Giuse Nguyễn Thái Hà, nguyên giám quản giáo phận, chia sẻ suy tư về Lời Chúa “Mẹ và anh em Chúa Giêsu”.
Tôi đã đến Hưng Hóa nhiều lần, và luôn có suy nghĩ rằng Giáo Hội địa phương nơi đây đang rất trẻ trung, từ những họat động không mệt mỏi của các vị Giám mục, hàng ngũ linh mục trẻ trung hăng say cho đến các sinh họat giới trẻ sinh động, phong trào Giáo Lý hăng say.
Trong Lời Mở Đầu của bản Hướng Dẫn Tổng Quát việc Dạy Giáo Lý, Thánh Bộ Giáo Sĩ nhắc nhở “Việc dạy giáo lý phải dành ưu tiên cho việc đào tạo các giáo lý viên để họ có một đức tin sâu xa”. Nhìn thấy cung cách làm việc của các thầy cô giáo lý viên cấp giáo phận, chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì đức tin kiên trung của họ, một đức tin đã được tinh luyện trong những tháng năm khó khăn thử thách.
Tin là điều kiện tiên quyết để đón nhận ơn Cứu độ. Không tin vào Thiên Chúa một cách mạnh mẽ thì không ai có thể trở thành giáo lý viên. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại lời Đức Thánh Giáo Hòang Gioan Phaolô II “Sẽ chẳng bao giờ có việc giảng dạy giáo lý, cũng như việc Phúc Âm hóa, nếu không có hành động của Thiên Chúa, Đấng hành động nhờ Thánh Thàn của Ngài”.
Tại Tổng Giáo Phận Sàigòn từ nhiều năm nay đã có chương trình đào tạo giáo lý viên 3 năm. Giáo phận Hưng Hóa và một số giáo phận khác cũng có những khóa thường huấn liên tục. Điều này giúp giáo lý viên củng cố đức Tin của mình và phương pháp truyền đạt giáo lý cho các em.
Vài suy nghĩ xin được ghi lại sau những ngày đồng hành cùng anh chị em giáo lý viên giáo phận Hưng Hóa, với ước mong chúng ta cùng cầu nguyện thêm cho những giáo phận ở xa. Những khó khăn về hòan cảnh chắc chắn có ít nhiều ảnh hưởng đến họat động huấn giáo, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Chính ơn Chúa, tấm lòng các vị mục tử và niềm tin kiên trung của dân thánh mới làm cho sứ vụ huấn giáo sinh hoa quả tốt đẹp.
Gioan Lê Quang Vinh
Trước năm 1975, Giáo Hội Công Giáo tại miền Bắc gặp nhiều khó khăn thử thách, ngày càng trở nên “già” đi. Có giáo phận chỉ còn có “một linh mục rưỡi”, và ở các nơi, sinh họat đạo đức hầu như không còn bao nhiêu. Nhưng chính trong hòan cảnh ấy, đức Tin người tín hữu giáo dân được Thiên Chúa tôi luyện đề trở nên kiên cường và sống động.
Xem Hình
Quá khứ kiên trung với đức Tin là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho Giáo Hội miền Bắc ngày nay trẻ trung, mạnh mẽ và đầy sức sống. Theo cá nhân tôi, có ba điều chứng tỏ Giáo Hội miền Bắc đang ngày càng trẻ ra: hàng linh mục trẻ đầy lòng nhiệt thành, họat động giáo lý mạnh mẽ và phong trào giới trẻ đa dạng, hăng say.
Riêng về Giáo lý, Giáo Hội luôn tha thiết với công việc cao quý và cần thiết này. Thượng Hội Đồng Giám Mục do Đức Thánh Cha Phaolô VI triệu tập tháng 10 năm 1977 đã nhìn nhận “sự canh tân huấn giáo là một ơn quý báu của Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh ngày nay”. Và Thánh Bộ Giáo Sĩ đã nhận định về thời hậu Công Đồng như sau:
“Ba mươi năm trôi qua kể từ khi bế mạc Công Đồng Vaticanô II cho tới lúc sắp bước vào Thiên niên kỷ thứ ba, hẳn đã có biết bao định hướng và cổ võ cho việc dạy giáo lý. Có thể nói được rằng đây là thời gian đã làm cho Hội Thánh lấy lại sức sống ban đầu của mình trong việc rao giảng Tin Mừng” (Huớng Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý, Lời Tựa).
Giáo phận Hưng Hóa là Giáo phận miền Tây Bắc, rộng mênh mông bao gồm 10 tỉnh. Website giáo phận Hưng Hóa viết “Lịch sử của giáo phận từ khi thành lập được viết bằng máu và nước mắt, thịnh suy theo mỗi giai đoạn thăng trầm của đất nước và Giáo Hội”. (www.giaophanhunghoa.org).
Trong lịch sử bằng máu và nước mắt ấy, việc dạy giáo lý chắc chắn luôn tiếp diễn như một phương thế lưu truyền đức tin. Hiện nay, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin của Giáo phận có chương trình thường huấn cho giáo lý viên cấp giáo phận mỗi năm 2 lần, và sau đó tổng kết họat động Giáo Lý, đồng thời có phương hướng họat động cho năm sau. Các thầy cô giáo lý viên cấp giáo phận có trách nhiệm giúp giảng dạy cho giáo lý viên ở các giáo xứ. Năm nay tôi hân hạnh có mặt trong khóa thường huấn này. Tôi rất cảm động khi thấy các giáo lý viên là nữ tu và giáo dân, hăng hái học hỏi, chia sẻ và làm chứng cho Tin Mừng.
Sau những ngày thường huấn, Ủy Ban Giáo Lý tổng kết một năm họat động của mình. Ngày tổng kết có sự hiện diện của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận, Cha Antôn Cao Trung Trực, chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin giáo phận, cha phó chủ tịch Giuse Dương Quốc Chí, qúy Cha, quý Dì trong Ban Giáo Lý Đức Tin và gần 400 đại diện giáo lý viên trong giáo phận. Ngòai ra, các giáo lý viên còn được nghe Cha Giuse Nguyễn Thái Hà, nguyên giám quản giáo phận, chia sẻ suy tư về Lời Chúa “Mẹ và anh em Chúa Giêsu”.
Tôi đã đến Hưng Hóa nhiều lần, và luôn có suy nghĩ rằng Giáo Hội địa phương nơi đây đang rất trẻ trung, từ những họat động không mệt mỏi của các vị Giám mục, hàng ngũ linh mục trẻ trung hăng say cho đến các sinh họat giới trẻ sinh động, phong trào Giáo Lý hăng say.
Trong Lời Mở Đầu của bản Hướng Dẫn Tổng Quát việc Dạy Giáo Lý, Thánh Bộ Giáo Sĩ nhắc nhở “Việc dạy giáo lý phải dành ưu tiên cho việc đào tạo các giáo lý viên để họ có một đức tin sâu xa”. Nhìn thấy cung cách làm việc của các thầy cô giáo lý viên cấp giáo phận, chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì đức tin kiên trung của họ, một đức tin đã được tinh luyện trong những tháng năm khó khăn thử thách.
Tin là điều kiện tiên quyết để đón nhận ơn Cứu độ. Không tin vào Thiên Chúa một cách mạnh mẽ thì không ai có thể trở thành giáo lý viên. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại lời Đức Thánh Giáo Hòang Gioan Phaolô II “Sẽ chẳng bao giờ có việc giảng dạy giáo lý, cũng như việc Phúc Âm hóa, nếu không có hành động của Thiên Chúa, Đấng hành động nhờ Thánh Thàn của Ngài”.
Tại Tổng Giáo Phận Sàigòn từ nhiều năm nay đã có chương trình đào tạo giáo lý viên 3 năm. Giáo phận Hưng Hóa và một số giáo phận khác cũng có những khóa thường huấn liên tục. Điều này giúp giáo lý viên củng cố đức Tin của mình và phương pháp truyền đạt giáo lý cho các em.
Vài suy nghĩ xin được ghi lại sau những ngày đồng hành cùng anh chị em giáo lý viên giáo phận Hưng Hóa, với ước mong chúng ta cùng cầu nguyện thêm cho những giáo phận ở xa. Những khó khăn về hòan cảnh chắc chắn có ít nhiều ảnh hưởng đến họat động huấn giáo, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Chính ơn Chúa, tấm lòng các vị mục tử và niềm tin kiên trung của dân thánh mới làm cho sứ vụ huấn giáo sinh hoa quả tốt đẹp.
Gioan Lê Quang Vinh