Phụng Vụ - Mục Vụ
Trung tín trong đức tin, an toàn cho đời sau
Lm. Jude Siciliano, OP
05:55 12/11/2009
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN (B)
Đn: 12: 1-3; Tv 16 Dt 10: 11-14,18; Mc 13: 24-32
Lúc này trời tối sớm, và vài tuần nữa ngày sẽ ngắn lại và chúng ta sẽ bắt đầu vào mùa Vọng. Chúng ta tự nhiên muốn tìm ánh sáng khi trời tối sớm. Chúng ta đặt niềm tin hy vọng ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu soi trong bóng tối. Thiên Chúa không để chúng ta vấp ngã hay lạc hướng, Chúa sẽ cho chúng ta ánh sáng để soi lối chúng ta đi về với Chúa.
Nhưng, trước hết có những việc cần phải giải quyết. Vì thế cuối tuần này và tuần sau những bài sách đọc sẽ nhắc cho chúng ta nhớ là thế giới này sẽ qua đi, và những cam kết lọc lừa không thể giúp chúng ta trong những lúc gặp khó khăn hay thử thách. Chỉ Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta, đường lối Ngài chính là lối đi của chúng ta. Vì thế khi chúng ta dựa vào những cam kết gian trá, hay sai trái, chúng ta có thể quay nhìn về ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa.
Các tác giả của Kinh Thánh muốn chúng ta để ý đến những điều khiến chúng ta tin tưởng, mạnh dạn hơn, nên lời văn thường nhắc đến “thời tận cùng” của thế giới. Chúng ta đọc thấy lời văn đó trong sách Đa-ni-en và trong phúc âm thánh Mác-cô. Từ “thời tận cùng” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “kéo màn lên”. Sách về “thời tận cùng” muốn chúng ta nghĩ như là sự thật sẽ xảy ra, nhưng đang còn ở sau một bức màn che. Chúng ta tưởng là chúng ta trông thấy, nhưng thật ra chưa thấy. Chúng ta tưởng chúng ta biết nhưng thật ra chúng ta chưa biết gì. Và khi bức màn che mắt chúng ta được kéo lên, chúng ta có thể trong thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, và đó là ngày Ngài đến với thế giới chúng ta.
Lời văn về “thời tận cùng” không có ý nghĩa thật, hay không có những cách nào để có thể hiểu các dấu chỉ đó. Lời văn đó cũng không dùng để tiên đoán ngày giờ và nơi các hiện tượng sẽ xảy ra. Mặc dù có những người cố gắng tìm hiểu để tiên đoán những hiện tượng đó. Thỉnh thoảng chúng ta đọc những bài tiên đoán do những người sống trên núi hay trong sa mạc cho rằng những việc họ tiên đoán là từ Kinh thánh và họ cho biết là ngày tận cùng sẽ đến. Khi những tai họa đến, con người không có hy vọng sẽ trở về tìm lại việc làm của họ, tìm lại trường học của con cái họ, vì thế giới đã cùng tận thì ai còn dựa vào toán số làm gì nữa?
Những bài văn về “thời tận cùng” không có mật mã. Nếu chúng ta biết số mật mã chúng ta có thể tiên đoán những hiện tượng trên thế giới. Trái lại lời văn đó ám chỉ một sự thật ngấm ngầm rất quan trọng cho những người có đức tin. Đối với những người Do Thái sống trong thời kỳ bắt đạo, họ có cảm tưởng như Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Và Daniel cam đoan với họ là sau những lúc khó khăn của thời cùng tận, Thiên Chúa sẽ thương những người trung kiên đến cùng. Nhưng, còn hơn thế nữa là Thiên Chúa sẽ không buông tay để họ có cảm tưởng như đang bị thử thách nên Thiên Chúa bảo thiên sứ Micae che chở cho họ (Dn 12:1). Vì Ngài là “thiên Thần hộ thủ”. (Micae có nghĩa là “giống như Chúa).
Khi những quẫn bách của thời tận cùng đến, dân Chúa sẽ thoát khỏi, vì Thiên Chúa sẽ che chở họ. Rồi đến thời quẫn bách ấy đấng Mê-si-a sẽ đến, Bài sách Daniel không hứa hẹn là những người tin Thiên Chúa sẽ không gặp khó khăn thử thách. Không ai có thể nhắc chúng ta điều ấy cả. Chúng ta đã biết vô số những người tốt và vô tội bị bách hại vì những kẻ độc tài trên thế giới này. Nhưng Daniel cam đoan với dân Do Thái thời đó là Thiên Chúa sẽ đến cứu thoát họ và sẽ không để họ chịu hủy diệt.
Vậy những người thời đó và chúng ta có những cam đoan gì? Điều gì đã giúp chúng ta qua những cơn thử thách về đức tin, thử thách từ bên trong và bên ngoài? Daniel không phải tự mình hứa hẹn với dân thời đó. Ông ta không nói với người Do Thái thời đó là “hãy vui lên! Mọi sự sẽ không sao. Chỉ cần kiên nhẫn”. Những gì Daniel nói với họ và với chúng ta là “Những ngày ấy, tôi, Daniel, nghe lời này của Thiên Chúa…” Lời hứa này trấn tĩnh chúng ta: “Chúng ta có lời Chúa hứa…” Vậy thì, thử hỏi Chúa có đáng tin cậy không? Chúa có sẽ giữ lời hứa không? Chúng ta có thể sống mà không trông thấy dấu hiệu nâng đỡ chúng ta không? Chúng ta có thể tiếp tục tin rằng Thiên Chúa ở bên chúng ta không? Nếu chúng ta có niềm hy vọng đó thì, với lời hứa của Thiên Chúa chúng ta có thể bền vững.
Trong bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu dùng lời văn “thời tận cùng” khi Chúa Giêsu nói sẽ có còn gian nan và theo đó “như thế một Con Người đi đến với mây trời…” (Dn 7:13). Khó khăn sẽ quẫn bách, hầu như vũ trụ bị xáo trộn. Những ngày quẫn bách như thế gây nên những câu hỏi thời xưa cũng như thời nay: “vậy ai nắm quyền trong vũ trụ? Thiên Chúa hay Hổn Mang?”
Hổn Mang như có sức mạnh hơn hết, nhất là khi những điều chúng ta quen thuộc và tin tưởng đều bị xáo trộn. Chúa Giêsu nhắc đến cây vả trổ hoa là dấu chỉ niềm hy vọng. Trong mùa đông không dấu gì chỉ sự chết bằng cây vả trong vườn nhà ông tôi. Nhưng hễ mùa xuân đến là lá bắt đầu nẩy mầm non, và đến mùa hè thì chúng tôi lại được có trái ngọt ăn. (thử hỏi những cây vả ấy có thể làm cho một người vô thần tin vào Thiên Chúa không?)
Những Kitô Hữu thời tiên khởi và cả chúng ta đều có thể đặt câu hỏi “vậy ai là người có quyền đến khi mọi sự sẽ cùng tận?” Chúa sẽ nói lại là “các con hãy tin lời của Ta. Thiên Chúa có quyền và Thiên Chúa biết ngày giờ sẽ đến khi nào. Trong lúc ấy các con hãy sẵn sàng đợi ngày ta trở lại và hãy tiếp tục sống trung thành với lời của Ta.”
Đó là đức tin của Kinh Thánh: Ngay giữa lúc mọi sự đều xáo trộn, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và Thiên Chúa sẽ lại đến trong vinh quang chiến thắng sự chết. Thật lời nói của Chúa Giêsu đến đúng lúc và đem lại niềm hy vọng cho chúng ta. Chúa Giêsu sắp vào thành Giê-ru-sa-lem và sắp bị chết. “Gian truân” mà Chúa Giêsu nói trước cho các môn đệ là gian truân sẽ đến cho chính mình Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu chết thì mọi sự sẽ tan vỡ đối với các môn đệ, vậy các ông có nhớ lời Chúa Giêsu đã nói để đợi mùa xuân đến không? Hôm nay, thử hỏi chúng ta có tin vào lời Chúa Giêsu nói “lời của Ta không bao giờ mất đi”, vậy chúng ta có tin hay không?
Với sự sống lại của Chúa Giêsu, thời cùng tận đã bắt đầu. Chúng ta không biết bao giờ Chúa Giêsu sẽ trở lại. Chúng ta cũng không biết tại sao chúng ta lại phải đợi lâu đến thế. Có thể là sự chờ đợi lâu có ích cho thế giới. Có thể là Thiên Chúa cho chúng ta nhiều thì giờ chờ đợi để chúng ta có dịp sửa soạn, không phải chỉ riêng mình chúng ta, mà có lẽ chúng ta có thêm thì giờ để làm chứng về Chúa Giêsu cho thế giới, và chúng ta có thể mời thêm nhiều người đến lãnh nhận tình thương của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.
Trong khi chờ đợi, chúng ta sống như là Chúa Giêsu sắp trở lại. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục nhìn vào những dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Giêsu bên cạnh chúng ta qua Chúa Thánh Linh, và chúng ta sống để làm chứng cho những dấu chỉ đó. Thiên Chúa muốn mời gọi thêm nhiều người nữa biết thương yêu Đấng mà Chúa Giêsu chứng minh. Hôm nay trong thánh lễ, chúng ta mừng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong lời kinh thánh và trong bí tích thánh thể, và chúng ta được sự cam đoan là mặc dù sự cùng tận đến như thế nào đi nữa, Chúa Thánh Linh sẽ ở bên chúng ta để nuôi dưỡng chúng ta.
chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Đn: 12: 1-3; Tv 16 Dt 10: 11-14,18; Mc 13: 24-32
Lúc này trời tối sớm, và vài tuần nữa ngày sẽ ngắn lại và chúng ta sẽ bắt đầu vào mùa Vọng. Chúng ta tự nhiên muốn tìm ánh sáng khi trời tối sớm. Chúng ta đặt niềm tin hy vọng ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu soi trong bóng tối. Thiên Chúa không để chúng ta vấp ngã hay lạc hướng, Chúa sẽ cho chúng ta ánh sáng để soi lối chúng ta đi về với Chúa.
Nhưng, trước hết có những việc cần phải giải quyết. Vì thế cuối tuần này và tuần sau những bài sách đọc sẽ nhắc cho chúng ta nhớ là thế giới này sẽ qua đi, và những cam kết lọc lừa không thể giúp chúng ta trong những lúc gặp khó khăn hay thử thách. Chỉ Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta, đường lối Ngài chính là lối đi của chúng ta. Vì thế khi chúng ta dựa vào những cam kết gian trá, hay sai trái, chúng ta có thể quay nhìn về ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa.
Các tác giả của Kinh Thánh muốn chúng ta để ý đến những điều khiến chúng ta tin tưởng, mạnh dạn hơn, nên lời văn thường nhắc đến “thời tận cùng” của thế giới. Chúng ta đọc thấy lời văn đó trong sách Đa-ni-en và trong phúc âm thánh Mác-cô. Từ “thời tận cùng” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “kéo màn lên”. Sách về “thời tận cùng” muốn chúng ta nghĩ như là sự thật sẽ xảy ra, nhưng đang còn ở sau một bức màn che. Chúng ta tưởng là chúng ta trông thấy, nhưng thật ra chưa thấy. Chúng ta tưởng chúng ta biết nhưng thật ra chúng ta chưa biết gì. Và khi bức màn che mắt chúng ta được kéo lên, chúng ta có thể trong thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, và đó là ngày Ngài đến với thế giới chúng ta.
Lời văn về “thời tận cùng” không có ý nghĩa thật, hay không có những cách nào để có thể hiểu các dấu chỉ đó. Lời văn đó cũng không dùng để tiên đoán ngày giờ và nơi các hiện tượng sẽ xảy ra. Mặc dù có những người cố gắng tìm hiểu để tiên đoán những hiện tượng đó. Thỉnh thoảng chúng ta đọc những bài tiên đoán do những người sống trên núi hay trong sa mạc cho rằng những việc họ tiên đoán là từ Kinh thánh và họ cho biết là ngày tận cùng sẽ đến. Khi những tai họa đến, con người không có hy vọng sẽ trở về tìm lại việc làm của họ, tìm lại trường học của con cái họ, vì thế giới đã cùng tận thì ai còn dựa vào toán số làm gì nữa?
Những bài văn về “thời tận cùng” không có mật mã. Nếu chúng ta biết số mật mã chúng ta có thể tiên đoán những hiện tượng trên thế giới. Trái lại lời văn đó ám chỉ một sự thật ngấm ngầm rất quan trọng cho những người có đức tin. Đối với những người Do Thái sống trong thời kỳ bắt đạo, họ có cảm tưởng như Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Và Daniel cam đoan với họ là sau những lúc khó khăn của thời cùng tận, Thiên Chúa sẽ thương những người trung kiên đến cùng. Nhưng, còn hơn thế nữa là Thiên Chúa sẽ không buông tay để họ có cảm tưởng như đang bị thử thách nên Thiên Chúa bảo thiên sứ Micae che chở cho họ (Dn 12:1). Vì Ngài là “thiên Thần hộ thủ”. (Micae có nghĩa là “giống như Chúa).
Khi những quẫn bách của thời tận cùng đến, dân Chúa sẽ thoát khỏi, vì Thiên Chúa sẽ che chở họ. Rồi đến thời quẫn bách ấy đấng Mê-si-a sẽ đến, Bài sách Daniel không hứa hẹn là những người tin Thiên Chúa sẽ không gặp khó khăn thử thách. Không ai có thể nhắc chúng ta điều ấy cả. Chúng ta đã biết vô số những người tốt và vô tội bị bách hại vì những kẻ độc tài trên thế giới này. Nhưng Daniel cam đoan với dân Do Thái thời đó là Thiên Chúa sẽ đến cứu thoát họ và sẽ không để họ chịu hủy diệt.
Vậy những người thời đó và chúng ta có những cam đoan gì? Điều gì đã giúp chúng ta qua những cơn thử thách về đức tin, thử thách từ bên trong và bên ngoài? Daniel không phải tự mình hứa hẹn với dân thời đó. Ông ta không nói với người Do Thái thời đó là “hãy vui lên! Mọi sự sẽ không sao. Chỉ cần kiên nhẫn”. Những gì Daniel nói với họ và với chúng ta là “Những ngày ấy, tôi, Daniel, nghe lời này của Thiên Chúa…” Lời hứa này trấn tĩnh chúng ta: “Chúng ta có lời Chúa hứa…” Vậy thì, thử hỏi Chúa có đáng tin cậy không? Chúa có sẽ giữ lời hứa không? Chúng ta có thể sống mà không trông thấy dấu hiệu nâng đỡ chúng ta không? Chúng ta có thể tiếp tục tin rằng Thiên Chúa ở bên chúng ta không? Nếu chúng ta có niềm hy vọng đó thì, với lời hứa của Thiên Chúa chúng ta có thể bền vững.
Trong bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu dùng lời văn “thời tận cùng” khi Chúa Giêsu nói sẽ có còn gian nan và theo đó “như thế một Con Người đi đến với mây trời…” (Dn 7:13). Khó khăn sẽ quẫn bách, hầu như vũ trụ bị xáo trộn. Những ngày quẫn bách như thế gây nên những câu hỏi thời xưa cũng như thời nay: “vậy ai nắm quyền trong vũ trụ? Thiên Chúa hay Hổn Mang?”
Hổn Mang như có sức mạnh hơn hết, nhất là khi những điều chúng ta quen thuộc và tin tưởng đều bị xáo trộn. Chúa Giêsu nhắc đến cây vả trổ hoa là dấu chỉ niềm hy vọng. Trong mùa đông không dấu gì chỉ sự chết bằng cây vả trong vườn nhà ông tôi. Nhưng hễ mùa xuân đến là lá bắt đầu nẩy mầm non, và đến mùa hè thì chúng tôi lại được có trái ngọt ăn. (thử hỏi những cây vả ấy có thể làm cho một người vô thần tin vào Thiên Chúa không?)
Những Kitô Hữu thời tiên khởi và cả chúng ta đều có thể đặt câu hỏi “vậy ai là người có quyền đến khi mọi sự sẽ cùng tận?” Chúa sẽ nói lại là “các con hãy tin lời của Ta. Thiên Chúa có quyền và Thiên Chúa biết ngày giờ sẽ đến khi nào. Trong lúc ấy các con hãy sẵn sàng đợi ngày ta trở lại và hãy tiếp tục sống trung thành với lời của Ta.”
Đó là đức tin của Kinh Thánh: Ngay giữa lúc mọi sự đều xáo trộn, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và Thiên Chúa sẽ lại đến trong vinh quang chiến thắng sự chết. Thật lời nói của Chúa Giêsu đến đúng lúc và đem lại niềm hy vọng cho chúng ta. Chúa Giêsu sắp vào thành Giê-ru-sa-lem và sắp bị chết. “Gian truân” mà Chúa Giêsu nói trước cho các môn đệ là gian truân sẽ đến cho chính mình Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu chết thì mọi sự sẽ tan vỡ đối với các môn đệ, vậy các ông có nhớ lời Chúa Giêsu đã nói để đợi mùa xuân đến không? Hôm nay, thử hỏi chúng ta có tin vào lời Chúa Giêsu nói “lời của Ta không bao giờ mất đi”, vậy chúng ta có tin hay không?
Với sự sống lại của Chúa Giêsu, thời cùng tận đã bắt đầu. Chúng ta không biết bao giờ Chúa Giêsu sẽ trở lại. Chúng ta cũng không biết tại sao chúng ta lại phải đợi lâu đến thế. Có thể là sự chờ đợi lâu có ích cho thế giới. Có thể là Thiên Chúa cho chúng ta nhiều thì giờ chờ đợi để chúng ta có dịp sửa soạn, không phải chỉ riêng mình chúng ta, mà có lẽ chúng ta có thêm thì giờ để làm chứng về Chúa Giêsu cho thế giới, và chúng ta có thể mời thêm nhiều người đến lãnh nhận tình thương của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.
Trong khi chờ đợi, chúng ta sống như là Chúa Giêsu sắp trở lại. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục nhìn vào những dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Giêsu bên cạnh chúng ta qua Chúa Thánh Linh, và chúng ta sống để làm chứng cho những dấu chỉ đó. Thiên Chúa muốn mời gọi thêm nhiều người nữa biết thương yêu Đấng mà Chúa Giêsu chứng minh. Hôm nay trong thánh lễ, chúng ta mừng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong lời kinh thánh và trong bí tích thánh thể, và chúng ta được sự cam đoan là mặc dù sự cùng tận đến như thế nào đi nữa, Chúa Thánh Linh sẽ ở bên chúng ta để nuôi dưỡng chúng ta.
chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Sự thánh hóa và hoàn thiện đến qua Đức Kitô
Jos. Tú Nạc, NMS
07:36 12/11/2009
SỰ THÁNH HÓA VÀ HOÀN THIỆN ĐẾN QUA ĐỨC KI-TÔ
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên – Năm B (Daniel 12: 1-3;Psalm 16; Hebrews 10: 11-14;, 18;Mark 13: 24-32)
Những trân chiến vũ trụ và những anh hùng được giải cứu luôn là chất liệu của phim hành động và những trò chơi video. Nhưng trong thế giới cổ đại, nó cũng là khát vọng cháy bỏng và sự mong mỏi của một dân tộc bị đán áp thô bạo.
Người Do Thái của thế kỷ thứ hai trước công nguyên đã phải đấu tranh với một kẻ áp bức quyết tâm tiêu diệt tôn giáo và văn hóa Do Thái. Antiochus Epiphanes đã sẵn sang dùng bất cứ một phương pháp nào – cho dù đẫm máu và tàn khốc – để đạt được mục tiêu của mình.
Dân Do Thái đã được thuyết phục rằng tình hình của họ rất bấp bênh và mức độ tội lỗi của con người chồng chất đến nỗi chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu vớt và phục hồi dân tộc họ. Họ đã tiên đoán sự can thiệp của Thiên Chúa bằng hình thức của một trận chiến vũ trụ được dẫn dắt bởi những đạo quân thiên sứ. Cái chết sẽ được chấm dứt, sự bất trung bị trừng phạt và lòng trung thành được ban thưởng. Cốt lõi của đoạn trích này là một lời hô hào cổ vũ để đứng vững vàng và trở nên trung kiên. Những ai không đồng ý từ bỏ tính chất tinh thần và phó thác cho Thiên Chúa là những người sáng láng nổi bật như những vì sao trên bầu trời.
Một trong những món quà tuyệt vời nhất chúng ta có thể gửi đến nhân loại là cung cấp không chỉ một điển hình thiện hảo của đời sống tinh thần mà còn là hy vọng và động viên cổ vũ tới những ai đang nản chí và thất vọng. Trong thời đại của chính chúng ta có lẽ hình ảnh của một cuộc chiến tranh vũ trụ không gì là hữu ích. Nó đưa tất cả vào sự chia rẽ và bạo lực tôn giáo một cách quá dễ dàng. Đồng thời, chúng ta đang sống trong một thời điểm của những áp lực chống đối tôn giáo và thần thánh tột cùng. Trước đó hiếm khi có một nhu cầu cấp bách để đứng vững và được trung thành trước những giá trị của lòng nhân từ, công lý và hòa hợp với Đấng Sáng Tạo.
Tiếp tục với chủ đề của lề luật tinh thần mới được cho thi hành bởi Đức Ki-tô, tác giả của sách Do Thái nhấn mạnh đến bản tính dứt khoát và sự hiến tế của Chúa Ki-tô. Ý thức tinh thần của chúng ta thỏa mãn những cố gắng để nguôi ngoa, xoa dịu Thiên Chúa hoặc những sợ hãi yếu đuối, bệnh hoạn của sự trừng phạt. Sự thánh hóa và hoàn thiện của chúng ta đến thông qua Đức Ki-tô, và thái độ của chúng ta duy nhất là sự hăm hở và thành kính tri ân món quà này. Thay vì tập trung vào “được cứu vớt,” chúng ta nên hăng hái tham gia vào sự phát triển tinh thần của chúng ta và sự biến đổi trong Chúa Trời. Vì người Thầy Cả cao trong này và là người đã vượt qua Đức Ki-tô là thầy, là anh và là người hướng dẫn cảu chúng ta chứ không phải là thẩm phán của chúng ta.
Những người cổ đại đã có những cái nhìn rất khác nhau về vũ trụ và trật tự sáng tạo. Họ đã tin rằng tất cả những sự kiện thế gian – nhất là những thay đổi cấp bách – đã được phản chiếu trong bầu trời. Sao chổi, thiên thực và sự sắp xếp các hành tinh là tất cả những bí quyết cho việc tìm hiểu sự phát triển của lịch sử. Những vì sao rơi và mặt trời bị khuyết là hình ảnh những biến cố bi thảm và không được hiểu một cách thực tế - mặc dù các nhà thiên văn đã nói với chúng ta rằng mặt trời cuối cùng sẽ lịm tắt và nguội dần sau vài triệu năm kể từ bây giờ. Trọng tâm của những chi tiết này trong Kinh Thánh là sự trở lại của Chúa Giê-su và sự kết thúc một giai đoạn của lịch sử nhân loại – một thời gian tưởng tượng như có sự đánh dấu trong những cuốn sổ trên Nước Trời.
Câu hỏ về “khi nào” là sự quan tâm mãnh liệt đối với Ki-tô hữu vào thế kỷ thứ nhất. Biết bao khắc khoải thuần túy và chú ý mà thời gian mãi trôi qua là sự buông lỏng tinh thần và thôi thúc đạo đức. Nhiều người đã tham gia vào những tập tục cổ hủ: Thiên Chúa tiên đoán lần thứ hai. Chúng ta luôn suy ngẫm lời loan báo huyền bí của Chúa Giê-su rằng “thế hệ sẽ không qua đi cho đến khi tất cả những điều này diễn ra.” Nó đã qua đi, và mọi điều đã không xảy ra. Tình tiết này trong Kinh Thánh đã gây phiền toái hai ngàn năm.
Giải pháp này – nếu chúng ta có thể gọi nó như thế - là phải tập trung vào hai tình tiết tiếp theo. Trước hết, những lời của Chúa Giê-su là vĩnh cửu và sẽ không bao giờ mai một bất chấp những gì có thể xảy ra trên thế giới xung quanh chúng ta. Thứ hai, không một ai – ngay cả Chúa Giê-su – biết những điều này được diễn ra. Đó là điều dành riêng cho Đức Chúa Cha và bất kỳ sự tư biện nào về vai trò của chúng ta đều ra ngoài đường lối.
Không có một tình thế khó khăn gay gắt đối với những vấn đề của thế giới và chúng ta không thể chỉ đơn thuần trông chờ Chúa Giê-su trở lại để thiết lập mọi điều ngay tức khắc.
Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đọc những dấu hiệu tất cả xung quanh chúng ta và tham gia vào công việc của Thiên Chúa. Bất kỳ nơi đâu có những nhu cầu và hoàn cảnh của con người mà kêu than vì công lý, hòa giải, hành động từ nhân và gìn giữ hòa bình ở đó là một cơ hội bất ngờ gặp gỡ Chúa Trời.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên – Năm B (Daniel 12: 1-3;Psalm 16; Hebrews 10: 11-14;, 18;Mark 13: 24-32)
Những trân chiến vũ trụ và những anh hùng được giải cứu luôn là chất liệu của phim hành động và những trò chơi video. Nhưng trong thế giới cổ đại, nó cũng là khát vọng cháy bỏng và sự mong mỏi của một dân tộc bị đán áp thô bạo.
Người Do Thái của thế kỷ thứ hai trước công nguyên đã phải đấu tranh với một kẻ áp bức quyết tâm tiêu diệt tôn giáo và văn hóa Do Thái. Antiochus Epiphanes đã sẵn sang dùng bất cứ một phương pháp nào – cho dù đẫm máu và tàn khốc – để đạt được mục tiêu của mình.
Dân Do Thái đã được thuyết phục rằng tình hình của họ rất bấp bênh và mức độ tội lỗi của con người chồng chất đến nỗi chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu vớt và phục hồi dân tộc họ. Họ đã tiên đoán sự can thiệp của Thiên Chúa bằng hình thức của một trận chiến vũ trụ được dẫn dắt bởi những đạo quân thiên sứ. Cái chết sẽ được chấm dứt, sự bất trung bị trừng phạt và lòng trung thành được ban thưởng. Cốt lõi của đoạn trích này là một lời hô hào cổ vũ để đứng vững vàng và trở nên trung kiên. Những ai không đồng ý từ bỏ tính chất tinh thần và phó thác cho Thiên Chúa là những người sáng láng nổi bật như những vì sao trên bầu trời.
Một trong những món quà tuyệt vời nhất chúng ta có thể gửi đến nhân loại là cung cấp không chỉ một điển hình thiện hảo của đời sống tinh thần mà còn là hy vọng và động viên cổ vũ tới những ai đang nản chí và thất vọng. Trong thời đại của chính chúng ta có lẽ hình ảnh của một cuộc chiến tranh vũ trụ không gì là hữu ích. Nó đưa tất cả vào sự chia rẽ và bạo lực tôn giáo một cách quá dễ dàng. Đồng thời, chúng ta đang sống trong một thời điểm của những áp lực chống đối tôn giáo và thần thánh tột cùng. Trước đó hiếm khi có một nhu cầu cấp bách để đứng vững và được trung thành trước những giá trị của lòng nhân từ, công lý và hòa hợp với Đấng Sáng Tạo.
Tiếp tục với chủ đề của lề luật tinh thần mới được cho thi hành bởi Đức Ki-tô, tác giả của sách Do Thái nhấn mạnh đến bản tính dứt khoát và sự hiến tế của Chúa Ki-tô. Ý thức tinh thần của chúng ta thỏa mãn những cố gắng để nguôi ngoa, xoa dịu Thiên Chúa hoặc những sợ hãi yếu đuối, bệnh hoạn của sự trừng phạt. Sự thánh hóa và hoàn thiện của chúng ta đến thông qua Đức Ki-tô, và thái độ của chúng ta duy nhất là sự hăm hở và thành kính tri ân món quà này. Thay vì tập trung vào “được cứu vớt,” chúng ta nên hăng hái tham gia vào sự phát triển tinh thần của chúng ta và sự biến đổi trong Chúa Trời. Vì người Thầy Cả cao trong này và là người đã vượt qua Đức Ki-tô là thầy, là anh và là người hướng dẫn cảu chúng ta chứ không phải là thẩm phán của chúng ta.
Những người cổ đại đã có những cái nhìn rất khác nhau về vũ trụ và trật tự sáng tạo. Họ đã tin rằng tất cả những sự kiện thế gian – nhất là những thay đổi cấp bách – đã được phản chiếu trong bầu trời. Sao chổi, thiên thực và sự sắp xếp các hành tinh là tất cả những bí quyết cho việc tìm hiểu sự phát triển của lịch sử. Những vì sao rơi và mặt trời bị khuyết là hình ảnh những biến cố bi thảm và không được hiểu một cách thực tế - mặc dù các nhà thiên văn đã nói với chúng ta rằng mặt trời cuối cùng sẽ lịm tắt và nguội dần sau vài triệu năm kể từ bây giờ. Trọng tâm của những chi tiết này trong Kinh Thánh là sự trở lại của Chúa Giê-su và sự kết thúc một giai đoạn của lịch sử nhân loại – một thời gian tưởng tượng như có sự đánh dấu trong những cuốn sổ trên Nước Trời.
Câu hỏ về “khi nào” là sự quan tâm mãnh liệt đối với Ki-tô hữu vào thế kỷ thứ nhất. Biết bao khắc khoải thuần túy và chú ý mà thời gian mãi trôi qua là sự buông lỏng tinh thần và thôi thúc đạo đức. Nhiều người đã tham gia vào những tập tục cổ hủ: Thiên Chúa tiên đoán lần thứ hai. Chúng ta luôn suy ngẫm lời loan báo huyền bí của Chúa Giê-su rằng “thế hệ sẽ không qua đi cho đến khi tất cả những điều này diễn ra.” Nó đã qua đi, và mọi điều đã không xảy ra. Tình tiết này trong Kinh Thánh đã gây phiền toái hai ngàn năm.
Giải pháp này – nếu chúng ta có thể gọi nó như thế - là phải tập trung vào hai tình tiết tiếp theo. Trước hết, những lời của Chúa Giê-su là vĩnh cửu và sẽ không bao giờ mai một bất chấp những gì có thể xảy ra trên thế giới xung quanh chúng ta. Thứ hai, không một ai – ngay cả Chúa Giê-su – biết những điều này được diễn ra. Đó là điều dành riêng cho Đức Chúa Cha và bất kỳ sự tư biện nào về vai trò của chúng ta đều ra ngoài đường lối.
Không có một tình thế khó khăn gay gắt đối với những vấn đề của thế giới và chúng ta không thể chỉ đơn thuần trông chờ Chúa Giê-su trở lại để thiết lập mọi điều ngay tức khắc.
Chúa Giê-su mời gọi chúng ta đọc những dấu hiệu tất cả xung quanh chúng ta và tham gia vào công việc của Thiên Chúa. Bất kỳ nơi đâu có những nhu cầu và hoàn cảnh của con người mà kêu than vì công lý, hòa giải, hành động từ nhân và gìn giữ hòa bình ở đó là một cơ hội bất ngờ gặp gỡ Chúa Trời.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Những tên lý hình thời đại
Pm Cao Huy Hoàng
08:56 12/11/2009
NHỮNG TÊN LÝ HÌNH THỜI ĐẠI
SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2009
Mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào về đức tin kiên cường của Cha ông chúng ta, không chỉ tự hào sống trong đất nước của các thánh tử đạo, không chỉ hãnh diện vì được là con cháu của các Thánh Tử Đạo, không chỉ tri ân những giọt máu trổ sinh mầm sống mới Đức Tin nơi chúng ta, mà thiết thực hơn, chúng ta cần noi gương các Ngài: tử đạo hằng ngày.
Nếu thời Cha ông ta đã sống trong một thời kỳ bách đạo cách tàn bạo, từ việc cấm cản, khủng bố đến việc bắt bớ, bỏ tù tra tấn dã man, cho đến những án tử hình ghê rợn nhất: xử giảo, lăng trì, bá đao, thiêu sống, xử trảm, rũ tù…thì thời chúng ta, những tên lý hình thời đại với cách bức bách còn kinh khủng hơn: làm cho con người không còn yêu mến Chúa Giêsu và Thập giá của Ngài.
Những tên lý hình thời đại: Ngoài ta
Những người chủ trương không có Thiên Chúa đang cầm quyền sinh tử nơi đất nước của các Thánh Tử đạo, đưa Giáo Hội Việt Nam vào một thách đố mới, vào cuộc tử đạo mới: Truyền giáo cho người không tin có Thiên Chúa hay là để cho người không tin có Thiên Chúa truyền chủ thuyết của họ?
Tư tưởng “Tôn giáo là liều thuốc phiện” vẫn đã thấm trong máu thịt của họ và đã chỉ đạo cả cuộc đời họ, cả việc họ làm, đến nỗi khi con người gần đất xa trời, chờ phút “qui tiên” cũng chẳng chấp nhận một cõi nào linh thánh. Một cuộc đời bồng bềnh theo năm tháng lơ lững không định hướng, vì chỉ tin được cái hiện hữu của thân xác mà không tin có linh hồn bất tử. Một cuộc đời không có chuẩn mực Chân, Thiện, Mỹ, nào hơn là theo cái chuẩn mực mà mình tự đặt định. Đạo đức xã hội là làm sao đem lại lợi ích trần thế nhiều nhất cho xã hội mà chính mình là trước tiên!
Họ không đặt Thánh Giá trước mặt chúng ta, và yêu cầu chúng ta bước qua, nhưng họ đã gieo vào lòng tín hữu bề bộn những chủ thuyết vật chất, và cuộc tử đạo mới, tử đạo hằng ngày, đã bắt đầu bằng việc không đồng thuận với những chủ trương không Thiên Chúa:
-Các em học sinh ở nhà trường phải tử đạo khi không chấp nhận bài học nguồn gốc con người bởi khỉ, bài học không có Chúa nào tạo hóa tác sinh…
-Các em thanh niên vào đời phải tử đạo khi không theo cách sống thử tự nhiên được xã hội mặc nhiên cổ xúy, để giữ vững đức khiết tịnh vì biết rằng: sống thử - sinh con thật - giết người thật.
-Các gia đình công giáo phải tử đạo khi lao vào cuộc sống kinh tế. Biết rằng có thực mới vực được đạo, và để ổn định phát triển kinh tế, phải giảm sinh, nhưng cương quyết không giảm sinh theo kế hoạch không tự nhiên – vì chẳng khác nào giết con người từ trong trứng nước, và tự tẩy chay nhân phẩm quí giá của mình.
-Giá trị hôn nhân đặt trên căn bản là kinh tế, là của cải vật chất, là hưởng thụ…tạo điều kiện cho trào lưu ly thân ly dị cách dễ dàng, và tạo nên một sự hỗn độn về đời sống các gia đình không đáng có: chồng trước, vợ sau, con chung, con riêng, con bỏ, con nuôi… hỗn độn…. Biết như thế, các gia đình công giáo phải tử đạo khi không bị cuốn vào trào lưu tục hóa giá trị hôn nhân.
-Khi có của ăn của để, thì việc hành đạo hầu như không cần thiết hơn việc giải trí tiêu khiển, và việc giữ lễ Chúa nhật có thể trở thành việc chiếu lệ, nhưng người công giáo đã tử đạo khi vẫn một lòng yêu mến Chúa Giêsu, khao khát kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc tham dự Thánh lễ và việc rước lễ hằng ngày.
-Người ta muốn giam các tín hữu trong trại giam mới là chính cái biệt thự sang trọng, hay ít là căn phòng đầy đủ tiện nghi vật chất thơm phức nệm êm chăn ấm máy lạnh máy nóng …để mà hưởng thụ cuộc đời nầy, mà quên đi cái đời sau ảo tưởng… nhưng không, họ đã lầm, khi các tín hữu Việt Nam vẫn quí mến một cuộc vượt qua, và sẵn sàng cho cuộc vượt qua của chính mình…..
-Giữa những suy đồi, các tông đồ của Chúa không đành lòng bó tay, nhưng tích cực gia tăng đời sống đạo đức gương mẫu, đời sống cầu nguyện, có sáng kiến phong phú để khắc phục, chận đứng, những trào lưu suy đồi của những tên lý hình thời đại làm tha hóa các phần tử trong giáo hội. Họ thiết thực trở nên những con người hướng dẫn thời đại đi vào đúng đường lối của Chúa. Họ thực sự đang ôm lấy Thánh Giá Chúa Giêsu với lòng quí mến thiết tha nhất. Họ đang tử đạo trên đất nước của các Thánh Tử đạo, cùng với đoàn chiên tử đạo..
Chúng ta tin rằng các Thánh Tử Đạo Việt nam vẫn luôn phù hộ, tiếp sức cho các tín hữu Việt Nam chiến đấu trong cuộc bức bách mới của những tên lý hình thời đại mới đầy mưu ma chước quỉ của Satan luôn chủ trương chống lại Thiên Chúa.
Tên lý hình thời đại: Trong ta
Truyện rất ngắn “Lòi Cái Tôi Ra” của tác giả Anh-em-của-mọi-người, viết:
-Thưa cha khi chủng viện xây xong, người ta chặt cây cho lòi nhà ra nên chủng sinh phải chịu nắng nóng mấy năm nay. Bây giờ giáo xứ xây xong nhà gíao lý, lại chặt cây cho nhà giáo lý lòi ra làm thiếu nhi phải chịu nắng nóng!
-Không phải lòi nhà ra đâu mà lòi cái tôi ra đấy ! Để lòi cái tôi ra nguời ta dám chặt bất cứ thứ gì kể cả cây thập giá nữa chứ cây xanh, bóng mát cho giáo dân là cái gì “ …Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” Ga 10,10)
Chiến đấu với những tên lý hình thời đại ngoài ta có thể không khó khăn lắm, nhưng chiến đấu và chiến thắng với tên lý hình trong ta, có vẻ không dễ dàng tí nào!
Phải khiêm tốn mà nhận ra rằng, có nhiều người, trong đó có thể có tôi, có bạn, đã không bước qua thập giá, nhưng đã chặt và quăng cây thánh giá đi rồi. Khi đã chặt và quăng đi, thì còn đâu mà bước qua! Khi đề cao cái tôi một cách quá đáng, người ta chối bỏ Đức Giêsu Kitô và khổ đau của Ngài một cách không thương tiếc, và cũng không hay biết!
Sự nhàn hạ, thanh thản, phương tiện tiện nghi, hưởng thụ… đã “lấn sân” tâm linh, tạo cho người ta cái hạnh phúc thật êm dịu, không còn cảm giác khổ đau của cây thập giá nữa. Và vì thế, khó mà chấp nhận sự khốn khó gian nan. Sướng quen rồi. Đây mới thực sự là trại giam mới, trại giam của của danh vọng, của quyền lực, của sự an thân an vị an nhàn và … rồi an nghĩ trong trại giam ấy.
Bỗng dưng, chính ta, đã trở nên những tên lý hình thời đại. Ta xử trảm chính ta và xử trảm mọi người khi cách sống “không Kitô”, “không Thập Giá” trở thành gương xấu cứ lan nhanh lan nhanh đến nhiều người.
Vâng, không ai bắt ta làm nô lệ, chỉ vì ta bằng lòng để mất tự do. Không ai làm ta mất tự do, chỉ vì ta bằng lòng làm nô lệ! Nô lệ cho chính cái tôi của mình.
Yêu mến Chúa Giêsu và Thập Giá Chúa Giêsu
Thiết tưởng lòng yêu mến Chúa Giêsu và thập giá của Ngài, sẽ giúp tôi, giúp bạn vượt qua những cuộc bức bách ngoài ta, trong ta, sẽ giúp chúng ta vượt qua, giúp chúng ta được hồng phúc tử đạo hằng ngày, với Chúa.
Xin chia sẻ một phần câu chuyện về Thánh Tử Đạo Anrê Nguyễn Kim Thông (Anrê Năm Thuông) lý trưởng, thầy giảng; sanh 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh; chết 15 tháng Bẩy, 1855, tại Mỹ Tho. Ngài chết rũ tù vì kiệt sức và đói khát trên đường di tán tại Mỹ-Tho
“Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ được tha về. Ông nhất quyết không tuân.
Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”. (http://www.vncatholic.org/thanhtudaovn/070.htm)
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu mến Chúa Giêsu và yêu mến Thập Giá của Ngài, để được hồng phúc tử đạo với Chúa mỗi phút giây trong cuộc đời chúng con.
A men.
Pm. Cao Huy Hoàng
SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 2009
Mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào về đức tin kiên cường của Cha ông chúng ta, không chỉ tự hào sống trong đất nước của các thánh tử đạo, không chỉ hãnh diện vì được là con cháu của các Thánh Tử Đạo, không chỉ tri ân những giọt máu trổ sinh mầm sống mới Đức Tin nơi chúng ta, mà thiết thực hơn, chúng ta cần noi gương các Ngài: tử đạo hằng ngày.
Nếu thời Cha ông ta đã sống trong một thời kỳ bách đạo cách tàn bạo, từ việc cấm cản, khủng bố đến việc bắt bớ, bỏ tù tra tấn dã man, cho đến những án tử hình ghê rợn nhất: xử giảo, lăng trì, bá đao, thiêu sống, xử trảm, rũ tù…thì thời chúng ta, những tên lý hình thời đại với cách bức bách còn kinh khủng hơn: làm cho con người không còn yêu mến Chúa Giêsu và Thập giá của Ngài.
Những tên lý hình thời đại: Ngoài ta
Những người chủ trương không có Thiên Chúa đang cầm quyền sinh tử nơi đất nước của các Thánh Tử đạo, đưa Giáo Hội Việt Nam vào một thách đố mới, vào cuộc tử đạo mới: Truyền giáo cho người không tin có Thiên Chúa hay là để cho người không tin có Thiên Chúa truyền chủ thuyết của họ?
Tư tưởng “Tôn giáo là liều thuốc phiện” vẫn đã thấm trong máu thịt của họ và đã chỉ đạo cả cuộc đời họ, cả việc họ làm, đến nỗi khi con người gần đất xa trời, chờ phút “qui tiên” cũng chẳng chấp nhận một cõi nào linh thánh. Một cuộc đời bồng bềnh theo năm tháng lơ lững không định hướng, vì chỉ tin được cái hiện hữu của thân xác mà không tin có linh hồn bất tử. Một cuộc đời không có chuẩn mực Chân, Thiện, Mỹ, nào hơn là theo cái chuẩn mực mà mình tự đặt định. Đạo đức xã hội là làm sao đem lại lợi ích trần thế nhiều nhất cho xã hội mà chính mình là trước tiên!
Họ không đặt Thánh Giá trước mặt chúng ta, và yêu cầu chúng ta bước qua, nhưng họ đã gieo vào lòng tín hữu bề bộn những chủ thuyết vật chất, và cuộc tử đạo mới, tử đạo hằng ngày, đã bắt đầu bằng việc không đồng thuận với những chủ trương không Thiên Chúa:
-Các em học sinh ở nhà trường phải tử đạo khi không chấp nhận bài học nguồn gốc con người bởi khỉ, bài học không có Chúa nào tạo hóa tác sinh…
-Các em thanh niên vào đời phải tử đạo khi không theo cách sống thử tự nhiên được xã hội mặc nhiên cổ xúy, để giữ vững đức khiết tịnh vì biết rằng: sống thử - sinh con thật - giết người thật.
-Các gia đình công giáo phải tử đạo khi lao vào cuộc sống kinh tế. Biết rằng có thực mới vực được đạo, và để ổn định phát triển kinh tế, phải giảm sinh, nhưng cương quyết không giảm sinh theo kế hoạch không tự nhiên – vì chẳng khác nào giết con người từ trong trứng nước, và tự tẩy chay nhân phẩm quí giá của mình.
-Giá trị hôn nhân đặt trên căn bản là kinh tế, là của cải vật chất, là hưởng thụ…tạo điều kiện cho trào lưu ly thân ly dị cách dễ dàng, và tạo nên một sự hỗn độn về đời sống các gia đình không đáng có: chồng trước, vợ sau, con chung, con riêng, con bỏ, con nuôi… hỗn độn…. Biết như thế, các gia đình công giáo phải tử đạo khi không bị cuốn vào trào lưu tục hóa giá trị hôn nhân.
-Khi có của ăn của để, thì việc hành đạo hầu như không cần thiết hơn việc giải trí tiêu khiển, và việc giữ lễ Chúa nhật có thể trở thành việc chiếu lệ, nhưng người công giáo đã tử đạo khi vẫn một lòng yêu mến Chúa Giêsu, khao khát kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc tham dự Thánh lễ và việc rước lễ hằng ngày.
-Người ta muốn giam các tín hữu trong trại giam mới là chính cái biệt thự sang trọng, hay ít là căn phòng đầy đủ tiện nghi vật chất thơm phức nệm êm chăn ấm máy lạnh máy nóng …để mà hưởng thụ cuộc đời nầy, mà quên đi cái đời sau ảo tưởng… nhưng không, họ đã lầm, khi các tín hữu Việt Nam vẫn quí mến một cuộc vượt qua, và sẵn sàng cho cuộc vượt qua của chính mình…..
-Giữa những suy đồi, các tông đồ của Chúa không đành lòng bó tay, nhưng tích cực gia tăng đời sống đạo đức gương mẫu, đời sống cầu nguyện, có sáng kiến phong phú để khắc phục, chận đứng, những trào lưu suy đồi của những tên lý hình thời đại làm tha hóa các phần tử trong giáo hội. Họ thiết thực trở nên những con người hướng dẫn thời đại đi vào đúng đường lối của Chúa. Họ thực sự đang ôm lấy Thánh Giá Chúa Giêsu với lòng quí mến thiết tha nhất. Họ đang tử đạo trên đất nước của các Thánh Tử đạo, cùng với đoàn chiên tử đạo..
Chúng ta tin rằng các Thánh Tử Đạo Việt nam vẫn luôn phù hộ, tiếp sức cho các tín hữu Việt Nam chiến đấu trong cuộc bức bách mới của những tên lý hình thời đại mới đầy mưu ma chước quỉ của Satan luôn chủ trương chống lại Thiên Chúa.
Tên lý hình thời đại: Trong ta
Truyện rất ngắn “Lòi Cái Tôi Ra” của tác giả Anh-em-của-mọi-người, viết:
-Thưa cha khi chủng viện xây xong, người ta chặt cây cho lòi nhà ra nên chủng sinh phải chịu nắng nóng mấy năm nay. Bây giờ giáo xứ xây xong nhà gíao lý, lại chặt cây cho nhà giáo lý lòi ra làm thiếu nhi phải chịu nắng nóng!
-Không phải lòi nhà ra đâu mà lòi cái tôi ra đấy ! Để lòi cái tôi ra nguời ta dám chặt bất cứ thứ gì kể cả cây thập giá nữa chứ cây xanh, bóng mát cho giáo dân là cái gì “ …Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” Ga 10,10)
Chiến đấu với những tên lý hình thời đại ngoài ta có thể không khó khăn lắm, nhưng chiến đấu và chiến thắng với tên lý hình trong ta, có vẻ không dễ dàng tí nào!
Phải khiêm tốn mà nhận ra rằng, có nhiều người, trong đó có thể có tôi, có bạn, đã không bước qua thập giá, nhưng đã chặt và quăng cây thánh giá đi rồi. Khi đã chặt và quăng đi, thì còn đâu mà bước qua! Khi đề cao cái tôi một cách quá đáng, người ta chối bỏ Đức Giêsu Kitô và khổ đau của Ngài một cách không thương tiếc, và cũng không hay biết!
Sự nhàn hạ, thanh thản, phương tiện tiện nghi, hưởng thụ… đã “lấn sân” tâm linh, tạo cho người ta cái hạnh phúc thật êm dịu, không còn cảm giác khổ đau của cây thập giá nữa. Và vì thế, khó mà chấp nhận sự khốn khó gian nan. Sướng quen rồi. Đây mới thực sự là trại giam mới, trại giam của của danh vọng, của quyền lực, của sự an thân an vị an nhàn và … rồi an nghĩ trong trại giam ấy.
Bỗng dưng, chính ta, đã trở nên những tên lý hình thời đại. Ta xử trảm chính ta và xử trảm mọi người khi cách sống “không Kitô”, “không Thập Giá” trở thành gương xấu cứ lan nhanh lan nhanh đến nhiều người.
Vâng, không ai bắt ta làm nô lệ, chỉ vì ta bằng lòng để mất tự do. Không ai làm ta mất tự do, chỉ vì ta bằng lòng làm nô lệ! Nô lệ cho chính cái tôi của mình.
Yêu mến Chúa Giêsu và Thập Giá Chúa Giêsu
Thiết tưởng lòng yêu mến Chúa Giêsu và thập giá của Ngài, sẽ giúp tôi, giúp bạn vượt qua những cuộc bức bách ngoài ta, trong ta, sẽ giúp chúng ta vượt qua, giúp chúng ta được hồng phúc tử đạo hằng ngày, với Chúa.
Xin chia sẻ một phần câu chuyện về Thánh Tử Đạo Anrê Nguyễn Kim Thông (Anrê Năm Thuông) lý trưởng, thầy giảng; sanh 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh; chết 15 tháng Bẩy, 1855, tại Mỹ Tho. Ngài chết rũ tù vì kiệt sức và đói khát trên đường di tán tại Mỹ-Tho
“Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ được tha về. Ông nhất quyết không tuân.
Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”. (http://www.vncatholic.org/thanhtudaovn/070.htm)
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu mến Chúa Giêsu và yêu mến Thập Giá của Ngài, để được hồng phúc tử đạo với Chúa mỗi phút giây trong cuộc đời chúng con.
A men.
Pm. Cao Huy Hoàng
Hai bà góa hùng cường và can đảm
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:14 12/11/2009
Suy niệm Kinh Thánh Chúa Nhật 32 Thường Niên
TORONTO (Zenit.org).-Bài đọc Cựu Ước hôm nay trích từ Sách các Vua quyển thứ nhất: 17:10-16, và truyện Tin Mừng trích từ Thánh Sử Maccô 12:38-44 giới thiệu cho chúng ta hai bà góa khác thường, những bà góa này thách đố chúng ta bằng niềm xác tin, lòng quảng đại và đức tin của các bà.
Các bà khích động chúng ta tái khảo sát sự hiểu biết của chúng ta về kẻ nghèo và cảnh nghèo, và suy xét về những cách chúng ta xử quảng đại với những kẻ khác.
Tôi muốn cống hiến một vài suy niệm về những truyện này của hai gương mặt kinh thánh và sau đó áp dụng gương lành của hai gương mặt này cho chính sự sống chúng ta, qua thấu kính của Thông Điệp mới “Caritas in Veritate của Đức Giáo Hoàng Giáo Hoàng Biển Đức XVI.”
Đức tin của Elia
Mỗi khi tôi đọc những truyện từ chu kỳ Elia và Elisa trong những quyển thứ nhất và thứ hai sách Các Vua, tôi luôn luôn đọc môt kinh tạ ơn cho một trong những giáo sư của tôi từ Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng tại Roma, là Cha Dòng Tên Stephen Pisano, người dạy khóa hay nhất cho tôi về Cưu Ước: “Người Thiên Chúa trong sách các Vua.” Thiên Chúa biết bao nhiêu lần tôi đã xem lại những điểm ghi chú này và đánh giá lại những truyện của Elia và môn đệ ông là Elisha, và những cố gắng các ông làm cho Lời Chúa được biết và được yêu trong đất Israel.
Trong Sách Các Vua quyển thứ nhất 17:8-16, Thiên Chúa liên tiếp thử thách tiên tri Elia. Vì bài đọc trong sách các bài đọc hôm nay bắt đầu với câu 10, cho nên cần trở lại Câu 8 là điều quan trọng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của bản văn. Trong Câu 8 chúng ta đọc: “Lời Chúa đến với ông, và nói…. ”
Elia không khởi hành cho tới khi nhận lãnh sứ điệp từ Thiên Chúa. Điều cần thiết cho chúng ta là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa qua sự nghe Lời Thiên Chúa trước khi khởi hành làm sứ vụ.
Lúc đó Elia đưịơc lệnh đi tới Zarephath (c. 9), là một phần của Sidon. Câu thứ chín chứa ba mệnh lệnh: “hãy chổi dậy.” “hãy đi.” Và “hãy ở lại.” Tiên tri sẽ bị thử thách với mỗi một trong ba mệnh lệnh này qua đức tin, đức tín cẩn, đức vâng lời, sự sẵn sàng và sự dấn thân. Khi Elia được truyền phải “chổi dậy,” đó là cử động không những thể lý mà còn thiêng liêng. Đối với Elia, vâng lời theo Chúa là hậu quả của sự tái thức tỉnh thiêng liêng của ông.
Mệnh lệnh thứ hai—“hãy đến Zarephath”—mang theo nó một ý niệm về một cuộc hành trình, bao gồm những rủi ro, những khó nhọc và nguy hiểm. Elia được sai tới một nơi đặc biệt, Zarephath, có nghĩa là một nơi luyện, một nơi thử thách.”
Hơn nữa. Zarephath nằm trong đất Sidon, tùy thuộc bà Jezebel độc ác. Elia vừa mới được sai tới một nơi nghĩ hè để nghỉ ngơi và giải trí!
Mệnh lệnh thứ ba—“hãy ở lại đó”— là một thách đố lớn cho sự dấn thân, sự tín cẩn và thị kiến của ông như là một người của Thiên Chúa, kẻ chỉ tìm kiếm phục vụ Thiên Chúa mà thôi. Thức ăn dự trữ của Elia sẽ đến từ một bà goá nghèo, thiếu thốn, thất nghiệp đối mặt cơn đói trong nước dân ngoại người Sidonians, những kẻ biểu thị những lực lượng rõ ràng chống đối Thiên Chúa Israel.
Elia gặp bà ân nhân của mình, không sống trong một ngôi nhà rộng và chia sẻ sự sang trọng của bà với các tiên tri lưu động, nhưng đúng hơn bà đang ở tại cổng thành, lượm lặt một ít que củi bởi vì bà không có nhiên liệu tại nhà để nấu dầu cho một bữa ăn đạm bạc.
Thiên Chúa Đấng truyền cho quạ và Đấng nuôi ông Elia trong sa mạc ( 1 Vua 7:1-7), cũng là một Thiên Chúa Đấng đã truyền cho bà goá và sẽ cung cấp thức ăn cho tiên tri Elia. Tại Zarephath, người nữ nghèo nàn đã nghe chỉ thị của Elia và xảy ra đúng như ông đã hứa theo Lời của Chúa. Bà thấy quyền phép của Thiên Chúa: bà goá, con trai bà, và Elia tất cả được nuôi sống.
Những bài học nào chúng ta có thể học từ đoạn kinh thánh này?
Vì sự quảng đại và lòng tốt của một người nữ nghèo, và vì lòng trung thành của Elia, Thiên Chúa đã tăng cường đức tin của tiên tri, tái đổi mới khả năng của ông cho thừa tác vụ, sử dụng ông để an ủi bà goá và đồng thời con trai của bà. Thiên Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta, qua những vẻ bên ngoài của sự yếu kém, thất bại và sợ sệt. Thiên Chúa luôn luôn làm hơn điều chúng ta có thể xin hay tưởng tượng.
Đúng là một con mọt
Trong truyện Tin Mừng thời danh hôm nay (Maccô 12: 38-44), Chúa Giêsu ca ngợi sự dâng cúng của bà goá nghèo, và cho thấy rõ rằng tiêu chuẩn đo lường để dánh giá những quà tặng, không phải là chúng ta dâng hiến bao nhiêu cho những công việc của Thiên Chúa hay là chúng ta bỏ bao nhiêu trong giỏ quyên tiến, nhưng là bao nhiêu mà chúng ta đã giữ lại cho chính mình. Những kẻ dâng cúng từ sự dư thừa của họ vẫn còn để lại của dư thừa.
Có phải Chúa Giêsu tán dương người nữ này bởi vì bà trút hết tiền nhà băng của bà cho đền thờ? Có phải Chúa Giêsu tiểu thuyết hóa và lý tưởng hoá người nghèo? Nhưng tôi phải gặp những người mơ được thiếu thốn, nghèo nàn, đói khác và vô gia cư. Tôi không biết có ai thích thú trong sự sống từ tấm chi phiếu trợ giúp an sinh xã hội của một chính phủ cho tới tấm chi phiếu thứ hai, cũng không biết những người nào vui thích lục lọi trong những thùng rác và hãnh diện là họ không thể có để trả những hoá đơn điện nước cho những tình huống về nhà ở bất công và có khi nguy hiểm trong những mùa thu lạnh lẽo tại Canada.
Người nữ trong bài Tin Mừng có tính thách thức hôm nay thì nghèo vì bà là một bà goá. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào những thân nhân nam giới để sống. Nên goá có nghĩa là không những mất chồng, nhưng bi thảm hơn, còn mất một người mà bạn hoàn toàn tùy thuộc. Những bà goá bị cưỡng ép sống bằng lòng quảng đại đối với nam giới của thân nhân và đối với bât cứ ai trong cộng đồng có thể cung cấp cho những nhu cầu của bà.
Hai đồng tiền trong tay bà góa đó hầu như là tất cả những gì bà có. Khi người ta có quá ít, một đồng hay hai đồng không đưa người ta từ sự trợ giúp xã hội hoàn toàn cho tời việc làm. Có tiền hay không, bà goá vẫn là một con người tùy thuộc. Bà không có địa vị trong đời sống. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng Chúa, nhưng bà thật sự giàu có trong lòng thương xót của Chúa.
Chúa Giêsu không bao giờ lên án người giàu có nhưng chỉ nói rằng họ vào Nước Trời rất khó. Điều quan trọng không phải có bao nhiêu tiền dự trữ trong các sổ nhà băng hay là giữ trong kho và trái phiếu, nhưng đúng hơn tiền đó định dùng để làm gì.
Có phải tiền sẽ được sử dụng để trợ giúp những kẻ khác, để biến thế giới thành một chỗ tốt hơn chăng? Có phải tiền sẽ được sử dụng để nuôi sống những kẻ đói khát, để mặc những kẻ trần truồng, để cung cấp cho những kẻ vô gia cư và những kẻ nghèo túng thiếu chăng? Có phải tiền đó sẽ được dùng để xây dựng một văn hóa sự sống chăng? Những cuộc sống chúng ta có phải xây vần chung quanh tiền hay là chúng ta có tùy thuộc vào Thiên Chúa Đấng thật sự làm chúng ta nên giàu có chăng? Chúng ta cư xử như những sở hữu chủ hay là sống như những người quản lý chăng?
Bà goá đã tung lên những dấu chỉ độc lập của bà mà thôi vào trong giỏ quyên tiền, nhưng bà giữ sự tùy thuộc hoàn toàn của bà trong Chúa và kẻ thân cận. Gương đức tin của bà đặt nền tảng trong tình yêucủa Chúa: tình yêu của bà đối với Chúa và tình yêu của Chúa đới với bà, Bà là một người quản lý chớ không phải là một sơ hữu chủ của những của cải ốm o của bà. Bà goá nghèo này dạy chúng ta rằng sự tùy thuộc, thay vì có tính áp chế và làm suy giảm, thật sự có thể đưa tới một sự sống được sống trong niềm vui sâu sắc và sự biết ơn thâm sâu.
Bác ái trong chân lý
Bốn đoạn vắn tắt từ thông điệp mới “Caritas in Veritate” của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đáng chúng ta suy tư và suy gẫm kỹ lưỡng tuần này.
I. “Sự tìm kiếm tình yêu và chân lý được Chúa Giêsu Kitô thanh lọc và giải phóng khỏi sự nghèo nàn mà nhân loại mang đến cho nó, và Người mạc khải cho chúng ta với tất cả sự trọn vẹn, sáng kiến của tình yêu và chương trình cho sự sống thật mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. Trong Chúa Kitô, bác ái trong chân lý trở nên Gương Mặt Ngôi Vị của Người, một tiếng gọi mời chúng ta yêu thương anh chị em chúng ta trong chân lý chương trình của Người. Trên thực tế, chính Người là Chân Lý (x. John 14: 6).”
23. “Chỉ sự kiện trồi lên khỏi sự lạc hậu kinh tế, dầu tự nó là tích cực, không giải quyết những vấn đề phức tạp của sự phát triển con người, hoặc không đối với những xứ làm mũi nhọn tấn công sự phát triển như thế, cũng không đối với những xứ đã phát triển về mặt kinh tế, cũng không đối với những xứ còn nghèo, những xứ có thể chịu đau khổ không hẳn do những hình thức khai thác xưa, nhưng cũng do những hậu quả tiêu cực của một sự phát triển được đánh dấu bởi những sự không đúng quy cách và không cân đối.
24. 24. 42. “Một thời gian lâu dài ngườui ta nghĩ rằng những dân tộc nghèo sẽ ở trong một giai đoạn phát triển cố định, và phải bằng lòng nhận lãnh sự trợ giúp từ lòng bác ái của các dân tộc phát triển. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mạnh dạn chống đối tâm lý này trong thông điệp “Populorum Progressio.’
“Ngày nay, những tài nguyên vật chất sẵn sàng đễ cứu vớt những dân này khỏi cảnh nghèo thì có tiềm lực lớn hơn trước, nhưng chúng đã kết thúc chủ yếu trong tay những dân tộc từ quốc gia phát triển, những quốc gia xứ này đã hưởng lợi hơn từ sư giải phóng xảy ra trong sự di động tư bản và lao động. Sự phổ biến khắp thế giới của những hình thức thịnh vượng do đó sẽ không được đưa ra làm mẫu mực bởi những dự án tập trung, bảo trợ hay là phục vụ những tư lợi.”
75. “Đang khi những kẻ nghèo trên thế giới tiếp tục gõ cửa các nhà giàu, thế giới phồn thịnh có nguy cơ không còn nghe những tiếng gõ này nữa, do một lương tâm không còn biết phân biệt cái gì là nhân bản. Thiên Chúa mặc khải con người cho chính mình họ; lý trí và đức tin cộng tác làm viêc để chỉ cho chúng ta thấy cái gì là tốt, miễn là chúng ta muốn thấy nó; luật thiên nhiên, trong đó Lý Trí sáng tạo chiếu sáng, mạc khải sự cao cả của chúng ta, nhưng cũng sự khốn khổ chúng ta bao lâu chúng ta không công nhận tiếng kêu tới chân lý luân lý.”
TORONTO (Zenit.org).-Bài đọc Cựu Ước hôm nay trích từ Sách các Vua quyển thứ nhất: 17:10-16, và truyện Tin Mừng trích từ Thánh Sử Maccô 12:38-44 giới thiệu cho chúng ta hai bà góa khác thường, những bà góa này thách đố chúng ta bằng niềm xác tin, lòng quảng đại và đức tin của các bà.
Các bà khích động chúng ta tái khảo sát sự hiểu biết của chúng ta về kẻ nghèo và cảnh nghèo, và suy xét về những cách chúng ta xử quảng đại với những kẻ khác.
Tôi muốn cống hiến một vài suy niệm về những truyện này của hai gương mặt kinh thánh và sau đó áp dụng gương lành của hai gương mặt này cho chính sự sống chúng ta, qua thấu kính của Thông Điệp mới “Caritas in Veritate của Đức Giáo Hoàng Giáo Hoàng Biển Đức XVI.”
Đức tin của Elia
Mỗi khi tôi đọc những truyện từ chu kỳ Elia và Elisa trong những quyển thứ nhất và thứ hai sách Các Vua, tôi luôn luôn đọc môt kinh tạ ơn cho một trong những giáo sư của tôi từ Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng tại Roma, là Cha Dòng Tên Stephen Pisano, người dạy khóa hay nhất cho tôi về Cưu Ước: “Người Thiên Chúa trong sách các Vua.” Thiên Chúa biết bao nhiêu lần tôi đã xem lại những điểm ghi chú này và đánh giá lại những truyện của Elia và môn đệ ông là Elisha, và những cố gắng các ông làm cho Lời Chúa được biết và được yêu trong đất Israel.
Trong Sách Các Vua quyển thứ nhất 17:8-16, Thiên Chúa liên tiếp thử thách tiên tri Elia. Vì bài đọc trong sách các bài đọc hôm nay bắt đầu với câu 10, cho nên cần trở lại Câu 8 là điều quan trọng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của bản văn. Trong Câu 8 chúng ta đọc: “Lời Chúa đến với ông, và nói…. ”
Elia không khởi hành cho tới khi nhận lãnh sứ điệp từ Thiên Chúa. Điều cần thiết cho chúng ta là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa qua sự nghe Lời Thiên Chúa trước khi khởi hành làm sứ vụ.
Lúc đó Elia đưịơc lệnh đi tới Zarephath (c. 9), là một phần của Sidon. Câu thứ chín chứa ba mệnh lệnh: “hãy chổi dậy.” “hãy đi.” Và “hãy ở lại.” Tiên tri sẽ bị thử thách với mỗi một trong ba mệnh lệnh này qua đức tin, đức tín cẩn, đức vâng lời, sự sẵn sàng và sự dấn thân. Khi Elia được truyền phải “chổi dậy,” đó là cử động không những thể lý mà còn thiêng liêng. Đối với Elia, vâng lời theo Chúa là hậu quả của sự tái thức tỉnh thiêng liêng của ông.
Mệnh lệnh thứ hai—“hãy đến Zarephath”—mang theo nó một ý niệm về một cuộc hành trình, bao gồm những rủi ro, những khó nhọc và nguy hiểm. Elia được sai tới một nơi đặc biệt, Zarephath, có nghĩa là một nơi luyện, một nơi thử thách.”
Hơn nữa. Zarephath nằm trong đất Sidon, tùy thuộc bà Jezebel độc ác. Elia vừa mới được sai tới một nơi nghĩ hè để nghỉ ngơi và giải trí!
Mệnh lệnh thứ ba—“hãy ở lại đó”— là một thách đố lớn cho sự dấn thân, sự tín cẩn và thị kiến của ông như là một người của Thiên Chúa, kẻ chỉ tìm kiếm phục vụ Thiên Chúa mà thôi. Thức ăn dự trữ của Elia sẽ đến từ một bà goá nghèo, thiếu thốn, thất nghiệp đối mặt cơn đói trong nước dân ngoại người Sidonians, những kẻ biểu thị những lực lượng rõ ràng chống đối Thiên Chúa Israel.
Elia gặp bà ân nhân của mình, không sống trong một ngôi nhà rộng và chia sẻ sự sang trọng của bà với các tiên tri lưu động, nhưng đúng hơn bà đang ở tại cổng thành, lượm lặt một ít que củi bởi vì bà không có nhiên liệu tại nhà để nấu dầu cho một bữa ăn đạm bạc.
Thiên Chúa Đấng truyền cho quạ và Đấng nuôi ông Elia trong sa mạc ( 1 Vua 7:1-7), cũng là một Thiên Chúa Đấng đã truyền cho bà goá và sẽ cung cấp thức ăn cho tiên tri Elia. Tại Zarephath, người nữ nghèo nàn đã nghe chỉ thị của Elia và xảy ra đúng như ông đã hứa theo Lời của Chúa. Bà thấy quyền phép của Thiên Chúa: bà goá, con trai bà, và Elia tất cả được nuôi sống.
Những bài học nào chúng ta có thể học từ đoạn kinh thánh này?
Vì sự quảng đại và lòng tốt của một người nữ nghèo, và vì lòng trung thành của Elia, Thiên Chúa đã tăng cường đức tin của tiên tri, tái đổi mới khả năng của ông cho thừa tác vụ, sử dụng ông để an ủi bà goá và đồng thời con trai của bà. Thiên Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta, qua những vẻ bên ngoài của sự yếu kém, thất bại và sợ sệt. Thiên Chúa luôn luôn làm hơn điều chúng ta có thể xin hay tưởng tượng.
Đúng là một con mọt
Trong truyện Tin Mừng thời danh hôm nay (Maccô 12: 38-44), Chúa Giêsu ca ngợi sự dâng cúng của bà goá nghèo, và cho thấy rõ rằng tiêu chuẩn đo lường để dánh giá những quà tặng, không phải là chúng ta dâng hiến bao nhiêu cho những công việc của Thiên Chúa hay là chúng ta bỏ bao nhiêu trong giỏ quyên tiến, nhưng là bao nhiêu mà chúng ta đã giữ lại cho chính mình. Những kẻ dâng cúng từ sự dư thừa của họ vẫn còn để lại của dư thừa.
Có phải Chúa Giêsu tán dương người nữ này bởi vì bà trút hết tiền nhà băng của bà cho đền thờ? Có phải Chúa Giêsu tiểu thuyết hóa và lý tưởng hoá người nghèo? Nhưng tôi phải gặp những người mơ được thiếu thốn, nghèo nàn, đói khác và vô gia cư. Tôi không biết có ai thích thú trong sự sống từ tấm chi phiếu trợ giúp an sinh xã hội của một chính phủ cho tới tấm chi phiếu thứ hai, cũng không biết những người nào vui thích lục lọi trong những thùng rác và hãnh diện là họ không thể có để trả những hoá đơn điện nước cho những tình huống về nhà ở bất công và có khi nguy hiểm trong những mùa thu lạnh lẽo tại Canada.
Người nữ trong bài Tin Mừng có tính thách thức hôm nay thì nghèo vì bà là một bà goá. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào những thân nhân nam giới để sống. Nên goá có nghĩa là không những mất chồng, nhưng bi thảm hơn, còn mất một người mà bạn hoàn toàn tùy thuộc. Những bà goá bị cưỡng ép sống bằng lòng quảng đại đối với nam giới của thân nhân và đối với bât cứ ai trong cộng đồng có thể cung cấp cho những nhu cầu của bà.
Hai đồng tiền trong tay bà góa đó hầu như là tất cả những gì bà có. Khi người ta có quá ít, một đồng hay hai đồng không đưa người ta từ sự trợ giúp xã hội hoàn toàn cho tời việc làm. Có tiền hay không, bà goá vẫn là một con người tùy thuộc. Bà không có địa vị trong đời sống. Bà hoàn toàn tùy thuộc vào ân sủng Chúa, nhưng bà thật sự giàu có trong lòng thương xót của Chúa.
Chúa Giêsu không bao giờ lên án người giàu có nhưng chỉ nói rằng họ vào Nước Trời rất khó. Điều quan trọng không phải có bao nhiêu tiền dự trữ trong các sổ nhà băng hay là giữ trong kho và trái phiếu, nhưng đúng hơn tiền đó định dùng để làm gì.
Có phải tiền sẽ được sử dụng để trợ giúp những kẻ khác, để biến thế giới thành một chỗ tốt hơn chăng? Có phải tiền sẽ được sử dụng để nuôi sống những kẻ đói khát, để mặc những kẻ trần truồng, để cung cấp cho những kẻ vô gia cư và những kẻ nghèo túng thiếu chăng? Có phải tiền đó sẽ được dùng để xây dựng một văn hóa sự sống chăng? Những cuộc sống chúng ta có phải xây vần chung quanh tiền hay là chúng ta có tùy thuộc vào Thiên Chúa Đấng thật sự làm chúng ta nên giàu có chăng? Chúng ta cư xử như những sở hữu chủ hay là sống như những người quản lý chăng?
Bà goá đã tung lên những dấu chỉ độc lập của bà mà thôi vào trong giỏ quyên tiền, nhưng bà giữ sự tùy thuộc hoàn toàn của bà trong Chúa và kẻ thân cận. Gương đức tin của bà đặt nền tảng trong tình yêucủa Chúa: tình yêu của bà đối với Chúa và tình yêu của Chúa đới với bà, Bà là một người quản lý chớ không phải là một sơ hữu chủ của những của cải ốm o của bà. Bà goá nghèo này dạy chúng ta rằng sự tùy thuộc, thay vì có tính áp chế và làm suy giảm, thật sự có thể đưa tới một sự sống được sống trong niềm vui sâu sắc và sự biết ơn thâm sâu.
Bác ái trong chân lý
Bốn đoạn vắn tắt từ thông điệp mới “Caritas in Veritate” của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đáng chúng ta suy tư và suy gẫm kỹ lưỡng tuần này.
I. “Sự tìm kiếm tình yêu và chân lý được Chúa Giêsu Kitô thanh lọc và giải phóng khỏi sự nghèo nàn mà nhân loại mang đến cho nó, và Người mạc khải cho chúng ta với tất cả sự trọn vẹn, sáng kiến của tình yêu và chương trình cho sự sống thật mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. Trong Chúa Kitô, bác ái trong chân lý trở nên Gương Mặt Ngôi Vị của Người, một tiếng gọi mời chúng ta yêu thương anh chị em chúng ta trong chân lý chương trình của Người. Trên thực tế, chính Người là Chân Lý (x. John 14: 6).”
23. “Chỉ sự kiện trồi lên khỏi sự lạc hậu kinh tế, dầu tự nó là tích cực, không giải quyết những vấn đề phức tạp của sự phát triển con người, hoặc không đối với những xứ làm mũi nhọn tấn công sự phát triển như thế, cũng không đối với những xứ đã phát triển về mặt kinh tế, cũng không đối với những xứ còn nghèo, những xứ có thể chịu đau khổ không hẳn do những hình thức khai thác xưa, nhưng cũng do những hậu quả tiêu cực của một sự phát triển được đánh dấu bởi những sự không đúng quy cách và không cân đối.
24. 24. 42. “Một thời gian lâu dài ngườui ta nghĩ rằng những dân tộc nghèo sẽ ở trong một giai đoạn phát triển cố định, và phải bằng lòng nhận lãnh sự trợ giúp từ lòng bác ái của các dân tộc phát triển. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mạnh dạn chống đối tâm lý này trong thông điệp “Populorum Progressio.’
“Ngày nay, những tài nguyên vật chất sẵn sàng đễ cứu vớt những dân này khỏi cảnh nghèo thì có tiềm lực lớn hơn trước, nhưng chúng đã kết thúc chủ yếu trong tay những dân tộc từ quốc gia phát triển, những quốc gia xứ này đã hưởng lợi hơn từ sư giải phóng xảy ra trong sự di động tư bản và lao động. Sự phổ biến khắp thế giới của những hình thức thịnh vượng do đó sẽ không được đưa ra làm mẫu mực bởi những dự án tập trung, bảo trợ hay là phục vụ những tư lợi.”
75. “Đang khi những kẻ nghèo trên thế giới tiếp tục gõ cửa các nhà giàu, thế giới phồn thịnh có nguy cơ không còn nghe những tiếng gõ này nữa, do một lương tâm không còn biết phân biệt cái gì là nhân bản. Thiên Chúa mặc khải con người cho chính mình họ; lý trí và đức tin cộng tác làm viêc để chỉ cho chúng ta thấy cái gì là tốt, miễn là chúng ta muốn thấy nó; luật thiên nhiên, trong đó Lý Trí sáng tạo chiếu sáng, mạc khải sự cao cả của chúng ta, nhưng cũng sự khốn khổ chúng ta bao lâu chúng ta không công nhận tiếng kêu tới chân lý luân lý.”
Giải đáp Phụng Vụ: Ý nghĩa của chữ Should
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:17 12/11/2009
Và Nói thêm về những thánh Lễ hằng ngày
Rome (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Đối với phần nhiều lịch sử của Giáo Hội chúng ta, các viên chức đã đặt nhiều cố gắng trong việc sử dụng ngôn ngữ chính xác hầu làm rất rõ ý nghĩa của các vị. Nghĩa của những tiếng “should,” “must,” are to” hay là “are not to," là gì? Hiệu lực luật của những tiếng này là gì? Phụng vụ sử dụng tiếng “should” số lượng nhiều. Phải chăng điều này có nghĩa là sự vi phạm của nó ít hơn chăng? Tại Hoa Kỳ xem ra chữ “should” có thể không được biết nếu tiếng đối nghịch với nó lại có ý nghĩa tốt hơn. Những tiêu chuẩn nào cho một sự vi phạm thành sự của tiếng “should”?—J.F., Hesperia, California
Những qui tắc phụng vụ và những dịch thuật của chúng đã được quyết định phải giải thích bởi mọi người từ người phục vụ phòng áo cho tới giám mục, và như vậy mọi người thường tránh ngôn ngữ giáo luật về mặt kỹ thuật. Do đó, những tiếng như thế được giả thuyết là lấy theo nghĩa rõ ràng của nó.
Theo tự điển Collins, should là: “Thời quá khứ của shall: được sử dụng như là một trợ động từ để chỉ một hành động được người nói cho là có tính bắt buộc (you should go) hay là để hình thành lối cầu khẩn với tôi (I) hay là we (chúng tôi) …(I should like to see you; if I should be late, go without me).
“Tập quán: Should có, như nghĩa chung hầu hết của nó trong tiếng Anh hiện đại, (có) nghĩa ought như trong câu I should go to the graduation, but I don’t’t see how I can. Tuy nhiên, nghĩa xưa hơn của lối cầu khẩn của tiếng shall thường được dùng với I hay là we để chỉ một hình thức lịch sự hơn tiếng would: I should like to go, but I can’t…”
Do đó trong phụng vụ tiếng should thường chỉ sự bắt buộc, nhưng tùy theo bối cảnh chính xác sự bắt buộc qui chiếu về những hành vi cụ thể hay là về những thái độ hay những bắt buộc chung chung hơn.
Ví dụ, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM), Số 22, chỉ: “Giám Mục phải lưu tâm lo cho các linh mục, phó tế và giáo dân luôn luôn hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa đích thực của các nghi thức và các bản văn phụng vụ, và hướng dẫn để việc cử hành Thánh Lễ được sinh động và có hiểu quả. Ngài cũng phải cảnh giác để các cử hành được thêm phần cao quí nhờ vẻ mỹ quan của các nơi thánh, âm nhậc và nghệ thuật.”
Ở đây việc sử dụng tiếng should qui chiếu về sự bắt buộc chung của giám mục phải cổ võ và trông nom phụng vụ. Chính giám mục quyết định về những hành động và những phuơng tiện cần thiết để chu toàn luật buộc này. Vì bản chất uốn nắn của luật buộc này, nó được hoàn thành trong nhiều cách khác nhau. Những cách này bao gòm việc giám mục đích thân cử hình phụng vụ và việc giảng dạy; sự ngài bảo đảm việc đào tạo thích đáng mọi kẻ liên quan tới phụng vụ; việc ngài thiết lập những qui tắc riêng cho giáo phận khi cần thiết; và cả việc ngài sửa chữa những lạm dụng và kỷ luật những kẻ lỗi luật.
Những qui tắc khác đặc biệt hơn. GIRM, số 5, nói, “Thật vậy, việc cử hành Thánh Lễ là việc của toàn thể Hội Thánh, trong đó mỗi người chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình, tùy theo cấp bậc của mình trong dân Thiên Chúa.”
Ở đây chùng ta đứng trước một nguyên tắc chung nhưng liên quan trực tiếp hơn với một cử hành phụng vụ. Ở đây luật buộc là mỗi người tham gia trong phụng vụ phải tôn trọng lãnh vực hành động riêng của mình. Theo nguyên tắc này, các thừa tác viên giáo dân không được xâm phạm những nhiệm vụ dành cho các người được phong, đang khi các người được tấn phong không nên thay thế một thừa tác viên giáo dân khi không cần. Ví dụ, những thừa tác viên bất thường Cho Rước Lễ không được sử dụng nếu có đủ những thừa tác viên bình thường, đang khi một phó tế hay linh mục không nên đọc những bài đọc thứ nhất và thứ hai nếu có những đọc giả giáo dân thích đáng hiện diện.
Những việc sử dụng khác tiếng should diễn tả một qui tắc rõ ràng phải theo. Thêm một lần nữa, bối cảnh và những qui tắc khác quyết định sức mạnh của luật này. Ví dụ, GIRM, số 32 sẽ không chấp nhận luật trừ nào: “Như vậy, khi linh mục đọc những bản văn này [những kinh chủ toạ] không nên đọc hay hát những kinh nào khác, và đàn hay những dụng cụ âm nhạc khác phải thinh lặng.”
GIRM, Số 43, đàng khác chỉ rõ: “Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyuện nhập lễ; khi hát alleluia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Anh em hãy cầu nguyện trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.
Ở đây luật buộc các tín hữu đứng tại những lúc này, cho phép không phải đứng vì lý do tuổi tác và bịnh tật. Các Hội đồng giám mục cũng có thể thay đổi một số dáng điệu phù hợp với truyền thống địa phương và với sự phê chuẩn của Toà thánh.
Xem ra tôi đã không nói hết những sử dụng tiếng should trong những qui tắc phụng vụ. Nhưng những ví dụ đã trình bày có thể chứng tỏ rằng một trình độ trong giáo luật không cần thiết hầu giải thích kiểu nói này và những kiểu nói tương tự trong ý nghĩa đúng và rõ ràng của chúng.
* * *
Tiếp: Đăc Ân cho ba Thánh Lễ?
Vế vấn đề liên quan với sự cử hành hơn hai Thánh lễ mỗi ngày, một đọc giả từ bang Connecticut đã hỏi: “Con muốn biết một linh mục cử hành một thánh lễ ấn định đều đặn mỗi ngày cho giáo xứ của ngài mỗi ngày trong tuần, có dược phép cử hành riêng một Thánh Lễ thứ hai mỗi sáng hằng ngày không. Với từ ‘riêng’ con muốn nói rằng vị mục tử cử hành Thánh Lễ thứ hai một mình, hay là với một hay hai người tham dự. Nếu ngài được phép dâng một thánh lễ riêng, thứ hai, có phải là tự ngài hay phải có phép đặc biệt của Giám mục?”
Như đã nói trong lời giải đáp trước của chúng tôi, linh mục có thể cử hành một Thánh Lễ mỗi ngày mà thôi. Giám mục có thể ban phép các linh mục cử hành hai hay ba Thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật nếu không có sẵn linh mục.
Nhiều giám mục cho phép các mục tử và những linh mục khác được phép thường xuyên xử dụng những phép này hầu đáp ứng cho các nhu cầu tín hữu. Rất thường, ví dụ, xảy ra một linh mục phải cử hành một Thánh lễ qui định và một Thánh lễ an táng cùng ngày. Có nhiều gương khác có thể, và hầu hết các nhà thông giáo luật nói những phép như thế có thể được sử dụng cho bất cứ nguyên nhân nào hợp lý.
Tuy nhiên, hiển nhiên sự có thể này chỉ được ban vì lợi ích các tín hữu và không bao giờ là một vấn đề sốt sắng riêng linh mục. Như vậy một linh mục không được biện minh trong việc cử hành một Thánh Lễ một mình hay là với sự hiện diện tình cờ của chỉ một người hay là hai người nếu ngài có chương trình cử hành một Thánh Lễ khác sau đó hay là đã cử hành một thánh lễ như thế.
Ở đây vấn đề quay tròn xung quanh đặc tính “riêng tư” của việc cử hành và không phải con số những người tham dự. Có thể dự kiến một trường hợp khi một linh mục phải cử hành hợp pháp một thánh lễ thứ hai cho một số hạn chế người trong những hoàn cảnh đặc biệt như tại giường của một người hấp hối.
Cũng không phải là một vấn đề linh mục cử hành một mình, vì tình huống này, tuy không bao giờ là lý tưởng, cũng có thể biện minh trong một số hoàn cảnh như khi đi đường.
Nguy hiểm bao hàm trong sự cử hành kép này, ngoài sự lỗi phạm giáo luật, là biến Thánh Lễ thành một sự sốt sắng gần như riêng tư và làm lu mờ chiều kích bản chất công khai Thánh lễ như là một hành vi của toàn Giáo Hội. Linh mục là thừa tác viên, chớ không phải là ông chủ các kho báu của Chúa Kitô và phải phân phát những kho báu đó theo ý của Giáo Hội.
Rome (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Đối với phần nhiều lịch sử của Giáo Hội chúng ta, các viên chức đã đặt nhiều cố gắng trong việc sử dụng ngôn ngữ chính xác hầu làm rất rõ ý nghĩa của các vị. Nghĩa của những tiếng “should,” “must,” are to” hay là “are not to," là gì? Hiệu lực luật của những tiếng này là gì? Phụng vụ sử dụng tiếng “should” số lượng nhiều. Phải chăng điều này có nghĩa là sự vi phạm của nó ít hơn chăng? Tại Hoa Kỳ xem ra chữ “should” có thể không được biết nếu tiếng đối nghịch với nó lại có ý nghĩa tốt hơn. Những tiêu chuẩn nào cho một sự vi phạm thành sự của tiếng “should”?—J.F., Hesperia, California
Những qui tắc phụng vụ và những dịch thuật của chúng đã được quyết định phải giải thích bởi mọi người từ người phục vụ phòng áo cho tới giám mục, và như vậy mọi người thường tránh ngôn ngữ giáo luật về mặt kỹ thuật. Do đó, những tiếng như thế được giả thuyết là lấy theo nghĩa rõ ràng của nó.
Theo tự điển Collins, should là: “Thời quá khứ của shall: được sử dụng như là một trợ động từ để chỉ một hành động được người nói cho là có tính bắt buộc (you should go) hay là để hình thành lối cầu khẩn với tôi (I) hay là we (chúng tôi) …(I should like to see you; if I should be late, go without me).
“Tập quán: Should có, như nghĩa chung hầu hết của nó trong tiếng Anh hiện đại, (có) nghĩa ought như trong câu I should go to the graduation, but I don’t’t see how I can. Tuy nhiên, nghĩa xưa hơn của lối cầu khẩn của tiếng shall thường được dùng với I hay là we để chỉ một hình thức lịch sự hơn tiếng would: I should like to go, but I can’t…”
Do đó trong phụng vụ tiếng should thường chỉ sự bắt buộc, nhưng tùy theo bối cảnh chính xác sự bắt buộc qui chiếu về những hành vi cụ thể hay là về những thái độ hay những bắt buộc chung chung hơn.
Ví dụ, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM), Số 22, chỉ: “Giám Mục phải lưu tâm lo cho các linh mục, phó tế và giáo dân luôn luôn hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa đích thực của các nghi thức và các bản văn phụng vụ, và hướng dẫn để việc cử hành Thánh Lễ được sinh động và có hiểu quả. Ngài cũng phải cảnh giác để các cử hành được thêm phần cao quí nhờ vẻ mỹ quan của các nơi thánh, âm nhậc và nghệ thuật.”
Ở đây việc sử dụng tiếng should qui chiếu về sự bắt buộc chung của giám mục phải cổ võ và trông nom phụng vụ. Chính giám mục quyết định về những hành động và những phuơng tiện cần thiết để chu toàn luật buộc này. Vì bản chất uốn nắn của luật buộc này, nó được hoàn thành trong nhiều cách khác nhau. Những cách này bao gòm việc giám mục đích thân cử hình phụng vụ và việc giảng dạy; sự ngài bảo đảm việc đào tạo thích đáng mọi kẻ liên quan tới phụng vụ; việc ngài thiết lập những qui tắc riêng cho giáo phận khi cần thiết; và cả việc ngài sửa chữa những lạm dụng và kỷ luật những kẻ lỗi luật.
Những qui tắc khác đặc biệt hơn. GIRM, số 5, nói, “Thật vậy, việc cử hành Thánh Lễ là việc của toàn thể Hội Thánh, trong đó mỗi người chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình, tùy theo cấp bậc của mình trong dân Thiên Chúa.”
Ở đây chùng ta đứng trước một nguyên tắc chung nhưng liên quan trực tiếp hơn với một cử hành phụng vụ. Ở đây luật buộc là mỗi người tham gia trong phụng vụ phải tôn trọng lãnh vực hành động riêng của mình. Theo nguyên tắc này, các thừa tác viên giáo dân không được xâm phạm những nhiệm vụ dành cho các người được phong, đang khi các người được tấn phong không nên thay thế một thừa tác viên giáo dân khi không cần. Ví dụ, những thừa tác viên bất thường Cho Rước Lễ không được sử dụng nếu có đủ những thừa tác viên bình thường, đang khi một phó tế hay linh mục không nên đọc những bài đọc thứ nhất và thứ hai nếu có những đọc giả giáo dân thích đáng hiện diện.
Những việc sử dụng khác tiếng should diễn tả một qui tắc rõ ràng phải theo. Thêm một lần nữa, bối cảnh và những qui tắc khác quyết định sức mạnh của luật này. Ví dụ, GIRM, số 32 sẽ không chấp nhận luật trừ nào: “Như vậy, khi linh mục đọc những bản văn này [những kinh chủ toạ] không nên đọc hay hát những kinh nào khác, và đàn hay những dụng cụ âm nhạc khác phải thinh lặng.”
GIRM, Số 43, đàng khác chỉ rõ: “Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyuện nhập lễ; khi hát alleluia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Anh em hãy cầu nguyện trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.
Ở đây luật buộc các tín hữu đứng tại những lúc này, cho phép không phải đứng vì lý do tuổi tác và bịnh tật. Các Hội đồng giám mục cũng có thể thay đổi một số dáng điệu phù hợp với truyền thống địa phương và với sự phê chuẩn của Toà thánh.
Xem ra tôi đã không nói hết những sử dụng tiếng should trong những qui tắc phụng vụ. Nhưng những ví dụ đã trình bày có thể chứng tỏ rằng một trình độ trong giáo luật không cần thiết hầu giải thích kiểu nói này và những kiểu nói tương tự trong ý nghĩa đúng và rõ ràng của chúng.
* * *
Tiếp: Đăc Ân cho ba Thánh Lễ?
Vế vấn đề liên quan với sự cử hành hơn hai Thánh lễ mỗi ngày, một đọc giả từ bang Connecticut đã hỏi: “Con muốn biết một linh mục cử hành một thánh lễ ấn định đều đặn mỗi ngày cho giáo xứ của ngài mỗi ngày trong tuần, có dược phép cử hành riêng một Thánh Lễ thứ hai mỗi sáng hằng ngày không. Với từ ‘riêng’ con muốn nói rằng vị mục tử cử hành Thánh Lễ thứ hai một mình, hay là với một hay hai người tham dự. Nếu ngài được phép dâng một thánh lễ riêng, thứ hai, có phải là tự ngài hay phải có phép đặc biệt của Giám mục?”
Như đã nói trong lời giải đáp trước của chúng tôi, linh mục có thể cử hành một Thánh Lễ mỗi ngày mà thôi. Giám mục có thể ban phép các linh mục cử hành hai hay ba Thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật nếu không có sẵn linh mục.
Nhiều giám mục cho phép các mục tử và những linh mục khác được phép thường xuyên xử dụng những phép này hầu đáp ứng cho các nhu cầu tín hữu. Rất thường, ví dụ, xảy ra một linh mục phải cử hành một Thánh lễ qui định và một Thánh lễ an táng cùng ngày. Có nhiều gương khác có thể, và hầu hết các nhà thông giáo luật nói những phép như thế có thể được sử dụng cho bất cứ nguyên nhân nào hợp lý.
Tuy nhiên, hiển nhiên sự có thể này chỉ được ban vì lợi ích các tín hữu và không bao giờ là một vấn đề sốt sắng riêng linh mục. Như vậy một linh mục không được biện minh trong việc cử hành một Thánh Lễ một mình hay là với sự hiện diện tình cờ của chỉ một người hay là hai người nếu ngài có chương trình cử hành một Thánh Lễ khác sau đó hay là đã cử hành một thánh lễ như thế.
Ở đây vấn đề quay tròn xung quanh đặc tính “riêng tư” của việc cử hành và không phải con số những người tham dự. Có thể dự kiến một trường hợp khi một linh mục phải cử hành hợp pháp một thánh lễ thứ hai cho một số hạn chế người trong những hoàn cảnh đặc biệt như tại giường của một người hấp hối.
Cũng không phải là một vấn đề linh mục cử hành một mình, vì tình huống này, tuy không bao giờ là lý tưởng, cũng có thể biện minh trong một số hoàn cảnh như khi đi đường.
Nguy hiểm bao hàm trong sự cử hành kép này, ngoài sự lỗi phạm giáo luật, là biến Thánh Lễ thành một sự sốt sắng gần như riêng tư và làm lu mờ chiều kích bản chất công khai Thánh lễ như là một hành vi của toàn Giáo Hội. Linh mục là thừa tác viên, chớ không phải là ông chủ các kho báu của Chúa Kitô và phải phân phát những kho báu đó theo ý của Giáo Hội.
Ngày Chúa trở lại
Đinh lập Liễm
18:25 12/11/2009
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN B
NGÀY CHÚA TRỞ LẠI
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay là Chúa nhật 33 thường niên, Chúa nhật áp chót theo niên lịch Phụng vụ; và Chúa nhật tới là Chúa nhật chót được dành để đặc biệt mừng kính Đức Giêsu Kitô Vua. Phụng vụ hôm nay đề cập tới ngày tận thế, ngày chấm dứt lịch sử nhân loại cùng những gì sẽ xẩy ra trong những ngày ấy. Đồng thời trong ngày ấy, Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Chúa Giêsu và các môn đệ vừa ra khỏi Đền thờ Giêrusalem, một trong các môn đệ trầm trồ vẻ huy hoàng tráng lệ của Đền thờ và nền tảng vững chắc có thể đứng vững được qua nhiều thê kỷ. Nhưng Đức Giêsu không nói gì thêm mà chỉ làm cho môn đệ ấy cụt hứng khi Ngài nói: ”Sẽ chẳng còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Do đó, môn đệ muốn biết khi nào Đền thờ sẽ bị tàn phá và cứ dấu hiệu nào để biết. Chúa Giêsu chỉ cho biết sẽ có những điềm lạ trên trời dưới đất làm cho người ta kinh sợ. Cứ nhìn cây vả thì biết…
Chúa Giêsu báo trước Đền thờ Giêrusalem sẽ bị phá hủy trong thế hệ này, nhưng cũng trong dịp này Ngài báo trước ngày thế giới sẽ bị tàn phá, tức là ngày tận thế, và cũng có những điềm lạ báo trước. Tuy nhiên, không ai có thể biết trước được ngày tận thế vì đó là chương trình bí mật của Chúa Cha. Việc cần thiết chúng ta phải làm là chờ đợi trong tin yêu và hy vọng, sẵn sàng chờ đợi Chúa đến trong “tỉnh thức và cầu nguyện”, trong việc yêu thương và phục vụ mọi người.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đn 12,1-3.
Đây là một trong những đoạn quan trọn nhất của Cựu Ước nói về việc phục sinh kẻ chết vào thời sau hết. Và khi ấy sẽ có cuộc ân thưởng dứt khoát.
Vào thế kỷ thứ 3 trước Chúa Giáng sinh, Antiôkô Epiphane đã phát động một cuộc bách hại dữ dội chống lại dân Do thái. Tiên tri Đaniel đưa đến cho dân một sứ điệp hy vọng: vào giờ ấn định, Thiên Chúa sẽ can thiệt để che chở họ. Đối với những kẻ đã chết, họ sẽ chỗi dậy từ bụi đất dưới mộ sâu để hưởng một cuộc vinh quang.
Thật vậy, sẽ có một cuộc ân thưởng dứt khoát. Trong khi những người công chính sẽ sống lại để hưởng cuộc sống vĩnh cửu, thì những kẻ khác cũng sống lại, nhưng để chịu hình phạt đời đời.
+ Bài đọc 2: Dt 10,11-14.18
Tác giả thư Do thái làm một cuộc so sánh giữa các thượng tế Do thái với Đức Giêsu Thượng tế để cho thấy hy lễ của Đức Giêsu dâng trên thập giá lại trổi vượt bội phần mọi hy tế khác.
Những thứ hy tế mà thượng tế Do thái dâng trong đền thờ chẳng thể nào xóa bỏ được tội lỗi, còn hy tế của Đức Giêsu Thượng tế xóa sạch tội lỗi của loài người.
Ngoài ra, các thượng tế Do thái phải dâng đi dâng lại mỗi ngày cũng ngần ấy thứ hy tế, còn Đức Giêsu Thượng tế chỉ dâng có một lần là đủ và sau đó lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời.
+ Bài Tin mừng: Mc 13,24-32
Nền tảng của đoạn văn này là một bài khải huyền Do thái viết trước năm 70 trong tâm trạng lo âu bồn chồn sợ Giêrusalem bị tàn phá, bài viết đầy những trích dẫn Sách Thánh…
Các Kitô hữu gốc Do thái dựa trên bài khải huyền này để cho rằng việc Giêrusalem bị tàn phá trùng hợp với Ngày Đấng Phục sinh ngự đến.
Thực sự, Đức Giêsu chỉ loan báo cuộc trở lại vinh quang của Ngài vào thời sau hết, còn ngày giờ thì không ai biết. Còn ví dụ cây vả và thời điểm của “ngày giờ đó” chỉ lên quan đến sự sụp đổ của Giêrusalem mà thôi.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Ngày tận thế
Chúa nhật hôm nay là Chúa nhật áp chót trong niên lịch Phụng vụ và đề tài được đề cập đến là ngày tận thế và những gì xẩy ra trong ngày đó. Chúng ta đều nhìn nhận rằng: bất cứ cái gì ở trần gian, nếu đã có khởi đầu thì chắc chắn sẽ có lúc chấm dứt. Con người sống trong hiện tại, nhưng muốn biết hậu lai, hậu lai của chính mình cũng như của thế giới.
I. NÓI VỀ NGÀY TẬN THẾ
1. Chúa Giêsu đã báo trước.
Vào lúc Chúa Giêsu ra khỏi Đền thờ để rồi không bao giờ trở lại nữa, một trong số các môn đệ của Ngài mong muốn Thầy chia sẻ lòng thán phục của mình: ”Này Thầy nhìn kìa, những phiến đá rực rỡ biết bao, tòa kiến trúc lộng lẫy chừng nào” ! Đền thờ này đáng thán phục thật !
Theo J. Potin giải thích: Đền thờ do Hêrôđê xây lên đã là một trong những công trình đẹp nhất thế giới. Ngay cả đến Rôma cũng không có được một ngôi đền thờ tôn giáo nào hùng vĩ như vậy. Tính bạo tàn của người xây lên nó cũng giảm bớt hung hãn trước vẻ đẹp tráng lệ của nó; nó còn vượt xa Đền thờ vinh hiển của vua Salômôn. Nền móng vững chắc của nó bảo đảm nó có thể đứng vững nhiều thế kỷ, vẻ sáng ngời của cẩm thạch và vàng bạc trang trí ngời lên đức tin độc thần lan đi khắp cả hành tinh”(Jesus, lhistoire vraie, Centurion, tr 396).
Câu trả lời của Đức Giêsu làm người môn đệ cụt hứng: ”Sẽ không còn phiến đá nào chồng trên phiến đá nào”(Mc 13,1-2). Qua câu trả lời đó, môn đệ xin Ngài trả lời những câu hỏi đầy lo lắng của họ: ”Xin Thầy nói cho biết các sự việc ấy xẩy ra và khi tất cả sắp đến hồi chung cục, thì có điềm gì báo trước”(Mc 13,3).
Chúa Giêsu muốn nói về ngày tàn của thành Giêrusalem vào năm 70, nhưng đồng thời Ngài mời chúng ta suy nghĩ về ngày cuối cùng của lịch sử thế giới. Trong những ngày ấy sẽ có những dữ kiện xẩy ra trên trời dưới đất…
Trong một cái nhìn thông suốt, Chúa cho chúng ta nhìn thấy hiện tại và tương lai. Hiện tại gần là ngày tàn của thành phố Giêrusalem. Năm 70, khi đại quân Rôma bắt đầu đến bao vây thành, tục truyền rằng giáo dân đã nghe lời Chúa, biết trước, nên do sự hướng dẫn của thánh Simon đã trốn qua thành phố Pella và tránh khỏi tai họa. Dân Do thái đã phải chịu cảnh tang thương chưa từng thấy, đền thờ bình địa “không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Còn tương lai xa là ngày tận thế, biến cố đó sẽ xẩy ra và cũng có những điềm báo trước.
2. Những dấu hiệu báo trước.
Chúa Giêsu báo trước trong ngày tận thế, Ngài sẽ trở lại trong vinh vinh quang để phán xét kẻ sống vả kẻ chết. Sẽ có những điềm lạ xẩy ra trên trời dưới đất làm mọi người kinh sợ. Dĩ nhiên các môn đệ muốn biết ngày nào việc ấy xẩy đến, nhưng Chúa Giêsu không nói rõ mà chỉ đưa ra dụ ngôn về cây vả để báo trước ngày đó.
Những người ở ngoài Bắc đều dễ hiểu điều Đức Giêsu nói đây. Cây cối cứ mùa đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Nhìn xem cây cối có thể biết thời tiết, hoặc nói đến hình thức cây cối người ta biết ở vào tháng nào:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Không cần phải có câu “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”, ai cũng biết ngay là đã cuối mùa Xuân, sắp sang Hạ.
Đây Chúa nói với những người Palestine nên Chúa dùng ví dụ cây vả. Tại Giuđê, cây vả rụng lá vào mùa đông và đâm chồi nảy lộc vào tháng 3, hè vào tháng 6. Vậy khi đâm chồi là dấu sắp tới hè.
Cũng thế, có những dấu báo trước biến cố sẽ đến. Biến cố đây là biến cố nào ? Biến cố nói ở câu 4-19 về việc phá hủy đền thờ và thành Giêrusalem. Những ai tỉnh táo có thể lợi dụng mà thoát thân.
Đứ c Giêsu đã khẳng định rõ ràng: ”Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến”(Mc 13,26). Chưa bao giờ từ lúc Người sinh ra một cách nghèo nàn trong chuồng bò ở Belem cho đến hôm nay, Đức Giêsu đã nói về Người như thế. Bỗng nhiên, Người trở nên cao cả, vĩ đại, vinh hiển, từ trên cõi trời ! Người tự nói Người là thẩm phán ngày cánh chung, mà vai trò này chỉ dành cho Thiên Chúa. Rõ ràng là thế, Người sẽ lặp lại điều này trước Thượng Hội đồng, vài ngày nữa (Mc 14,62)
3. Không ai biết được điều đó.
Một lần nữa, Chúa Giêsu khẳng định: ”Còn về ngày hay giờ đó, thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Con Người đi nữa, cũng không ai biết được trừ một mình Chúa Cha mà thôi”(Mc 13,32). Đúng vậy, Đức Giêsu với tư cách là Thiên Chúa thì Người biết điều đó, nhưng với tư thế là con người nhân loại như chúng ta thì Ngài không biết.
Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế ? Thánh Augustinô đã trả lời dứt kgoát: ”Việc này hoàn toàn nằm trong quyền hạn của Thiên Chúa”. Nơi khác, ngài còn nói: ”Đức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người”.
Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Đó không phải là tai họa trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là ngày mà Thiên Chúa dọn sẵn cho chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Vì thế Seneca nói: ”Ngày mà bạn cho là tận cùng của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu”.
Chúa Giêsu đã khẳng định rằng không ai biết được ngày tận thế, vậy mà có kẻ dám cướp quyền Chúa mà tuyên bố đích xác ngày tận thế.
Truyện: Tận thế ngày 14/07/1960
Các báo chí hoàn cầu nhao nhao bình luận và băn khoăn tự hỏi:
- Phải chăng đã đến ngày “Tận thế” ?
Thế rồi, lửa đỏ lại bỏ thêm rơm ! Thình lình người ta tung ra lời tiên tri EMMAN, rụng rời nghẹt thở: Tận thế ! Ngày 14/07/1960 sẽ là ngày tận thế.
Kinh khủng ! Nhiều nơi, các thợ thuyền đình công. Các phu hầm mỏ chạy lên núi. . chờ chết.
May phước thay ! Ngày tận thế EMMAN đã qua đi như cơn ác mộng.
Lại một tin giật gân nữa ! Dạo cuối tháng 10/1992, có hàng chục ngàn tín đồ Nam Hàn thuộc một giáo phái đã tụ tập tại hơn 150 nhà thờ để đón Chúa quang lâm và phán xét thế gian. Theo giới lãnh đạo của giáo phái này, ngày tận thế sẽ xẩy ra vào đúng nửa đêm 28/10/1992. Họ trương nhiều biểu ngữ với câu: ”Chúng ta sẽ gặp nhau trên trời”.
Trong khi đó, hàng ngàn cảnh sát Nam Hàn được đặt trong tình trạng báo động trên toàn quốc để phòng ngừa một cuộc tự sát tập thể, nếu tận thế không xẩy đến. Bởi vì, nhiều người đã bỏ tài sản, gia đình để chuẩn bị cho biến cố này. Thế nhưng, cuối cùng tận thế đã không xẩy ra, nên giáo phái này đã tự động giải tán.
II. THÁI ĐỘ CẦN PHẢI CÓ
1. Chuẩn bị tâm hồn.
a) Chuẩn bị cho ngày tận thế.
Chúa Giêsu báo trước cho chúng ta là sẽ có ngày tận thế, nhưng lại dạy chúng ta không nên hoảng sợ. Chúa đến phán xét mọi người, nhưng “đối với những ai mong đợi trong yêu mến ngày Chúa lại đến”(2Tm 4,8), thì Ngài sẽ là Đấng Cứu Độ và là vinh quang của họ: ”Ngài sẽ sai các thiên thần đi quy tụ từ bốn phương trời, những người được tuyển chọn”. Giáo hội bị bắt bớ nhưng cũng được an ủi vì “sẽ thấy vinh quang của Đấng Cứu Chúa Giêsu Kitô”(Tt 2,13).
Đứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: vì thân phận con người mỏng dòn và yêu đuối, chúng ta hãy sống trong”tỉnh thức và cầu nguyện”, trong niềm mong chờ “ngày Chúa đến sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào”.
b) Chuẩn bị cho ngày chết của mình.
Mọi người đều phải chết, đây là án lệnh của Thiên Chúa sau khi tổ tông loài người phạm tội: ”Ngươi là bụi đất và sẽ trở về cùng bụi đất”. Loài người cũng phải nhìn nhận ra cái thực trạng này là “sinh, lão, bệnh, tử”, ai cũng phải chết, chỉ có điều là kẻ chết trước người chết sau. Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất, còn cái chết cuối cùng của nhân loại là ai, ở đâu, vào lúc nào… Điều đó không ai biết, và cũng không cần biết. Sách Công vụ Tông đồ có viết: ”Anh em không cần biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyến sắp đặt”(Cv 1,7).
Bài Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ đến lúc chúng ta sẽ phải gặp Chúa Giêsu - vào cuối đời chúng ta hoặc vào lúc tận cùng thế giới – bất kỳ lúc nào xẩy ra. Thái độ của chúng ta là bình tĩnh chờ đợi: ”Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”(Mt 24,44; Lc 12,40).
Trong cuốn “Gods Trombones” (Tiếng kèn của Chúa) tác giả Weldon Johnson có mô tả cái chết của một phụ nữ thánh thiện như sau: ”Chị đã thấy những cái chúng ta không thấy được. Chị đã thấy Thần Chết. Chị đã thấy ông ta đến như một ngôi sao băng. Nhưng cái chết đâu có làm cho chị nữ tu Caroline sợ hãi. Chị đã nhìn Thần Chết như một người bạn thân, như một vị khách quí. Chị đã thì thầm nói với chúng tôi: ”Tôi đang trở về nhà tôi”. Rồi chị mỉm cười nhắm mắt lại”.
2. Tiêu chuẩn của ngày phán xét.
Kitô giáo tuyên xưng có một ngày tận thế, nhưng ngày ấy xẩy đến lúc nào thì không ai biết được, ngoại trừ một mình Thiên Chúa. Khi loan báo về ngày tận thế, Đức Giêsu cũng nói đến ngày Ngài trở lại trong vinh quang để phán xét nhân loại.
Trong ngày phán xét ấy, Đức Kitô muốn nêu bật chiều kích cộng đồng của Ơn Cứu Độ:
Con người không được cứu rỗi riêng lẻ, nhưng trong một cộng đồng. Đường về nhà Cha không phải là con đường đơn độc, nhưng trong đó mọi người cùng nắm tay nhau tiến bước. Chính vì thế, trong ngày phán xét, Đức Kitô không xét xử con người dựa trên một tiêu chuẩn nào khác ngoài tiêu chuẩn duy nhất, đó là tình yêu. Ai sống trong yêu thương, người đó sẽ được sống lại và hưởng hạnh phúc trường sinh, còn kẻ khước từ yêu thương sẽ sống lại để rồi bị trầm luân muôn kiếp.
Nữ bác sĩ Kubler-Ross, thuộc trường đại học Chicago có viết một cuốn sách nhan đề: ”Death and Dying” (Chết và hấp hối). Cuốn sách được viết ra là vì bà thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân sắp chết. Bàn về những cảm nghĩ của những bệnh nhân ấy về cuộc sống lúc họ nhìn lại quá khứ khi đối diện với cái chết, bà viết: ”Khi phân tích mọi sự lần cuối cùng, họ thấy rằng chỉ có hai điều này là quan trọng thôi: Tình yêu đối với tha nhân, và tinh thần phục vụ tha nhân. Tất cả những gì khác mà ta đã từng cho là quan trọng, chẳng hạn như danh tiếng, tiền bạc, uy tín, quyền lực, thì đều là vô nghĩa”.
Nhận xét này hoàn toàn phù hợp điều Chúa Giêsu dạy bảo lúc Ngài còn ở dương thế, Ngài nói: ”Con người không đến để được phục vụ, mà Người đến để phục vụ”(Mc 10,45) và Ngài cũng nói: ”Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12).
Trong ngày phán xét cuối cùng, điều chủ yếu mà Thiên Chúa phán xét ta chính là tình yêu của ta đối với tha nhân và những việc ta làm để thể hiện tình yêu ấy (x. Mt 25,31-46). Điều tốt lành nhất ta có thể làm làm cho tha nhân chính là giúp họ trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa: Ngày ấy “Những ai làm cho người người nên công chính sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao”(Đn 12,3). Đó cũng là cách tốt nhất để chuẩn bị ngày ta ra trước tòa Thiên Chúa.
3. Chờ đợi trong tin tưởng và hân hoan.
Những Kitô hữu đầu tiên đã mong ước mãnh liệt ngày “trở lại của Chúa” mà tiếng Hy lạp gọi là “Parousie”. Trong Tân ước người ta gặp được nhiều lần từ huyền nhiệm này: MARANATHA
(1Cr 16,22; Kh 22,20). Đó là kiểu nói Aramên, tiếng mẹ đẻ của Đức Giêsu, đã được đưa vào phụng vụ ban đầu có nghĩa là “Lạy Chúa, xin hãy đến”.
Đó là niềm hy vọng làm vang lên lời cầu xin của các tín hữu ban đầu, và ngày nay trong Thánh lễ, sau truyền phép, chúng ta đồng thanh dâng lên lời cầu xin tha thiết như thế: ”Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến ! Tại sao chúng ta lại không hát với các Kitô hữu đầu tiên trong cùng một âm tiếng của Đức Giêsu “Maranatha” !
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
NGÀY CHÚA TRỞ LẠI
+++
A. DẪN NHẬP
Hôm nay là Chúa nhật 33 thường niên, Chúa nhật áp chót theo niên lịch Phụng vụ; và Chúa nhật tới là Chúa nhật chót được dành để đặc biệt mừng kính Đức Giêsu Kitô Vua. Phụng vụ hôm nay đề cập tới ngày tận thế, ngày chấm dứt lịch sử nhân loại cùng những gì sẽ xẩy ra trong những ngày ấy. Đồng thời trong ngày ấy, Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Chúa Giêsu và các môn đệ vừa ra khỏi Đền thờ Giêrusalem, một trong các môn đệ trầm trồ vẻ huy hoàng tráng lệ của Đền thờ và nền tảng vững chắc có thể đứng vững được qua nhiều thê kỷ. Nhưng Đức Giêsu không nói gì thêm mà chỉ làm cho môn đệ ấy cụt hứng khi Ngài nói: ”Sẽ chẳng còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Do đó, môn đệ muốn biết khi nào Đền thờ sẽ bị tàn phá và cứ dấu hiệu nào để biết. Chúa Giêsu chỉ cho biết sẽ có những điềm lạ trên trời dưới đất làm cho người ta kinh sợ. Cứ nhìn cây vả thì biết…
Chúa Giêsu báo trước Đền thờ Giêrusalem sẽ bị phá hủy trong thế hệ này, nhưng cũng trong dịp này Ngài báo trước ngày thế giới sẽ bị tàn phá, tức là ngày tận thế, và cũng có những điềm lạ báo trước. Tuy nhiên, không ai có thể biết trước được ngày tận thế vì đó là chương trình bí mật của Chúa Cha. Việc cần thiết chúng ta phải làm là chờ đợi trong tin yêu và hy vọng, sẵn sàng chờ đợi Chúa đến trong “tỉnh thức và cầu nguyện”, trong việc yêu thương và phục vụ mọi người.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đn 12,1-3.
Đây là một trong những đoạn quan trọn nhất của Cựu Ước nói về việc phục sinh kẻ chết vào thời sau hết. Và khi ấy sẽ có cuộc ân thưởng dứt khoát.
Vào thế kỷ thứ 3 trước Chúa Giáng sinh, Antiôkô Epiphane đã phát động một cuộc bách hại dữ dội chống lại dân Do thái. Tiên tri Đaniel đưa đến cho dân một sứ điệp hy vọng: vào giờ ấn định, Thiên Chúa sẽ can thiệt để che chở họ. Đối với những kẻ đã chết, họ sẽ chỗi dậy từ bụi đất dưới mộ sâu để hưởng một cuộc vinh quang.
Thật vậy, sẽ có một cuộc ân thưởng dứt khoát. Trong khi những người công chính sẽ sống lại để hưởng cuộc sống vĩnh cửu, thì những kẻ khác cũng sống lại, nhưng để chịu hình phạt đời đời.
+ Bài đọc 2: Dt 10,11-14.18
Tác giả thư Do thái làm một cuộc so sánh giữa các thượng tế Do thái với Đức Giêsu Thượng tế để cho thấy hy lễ của Đức Giêsu dâng trên thập giá lại trổi vượt bội phần mọi hy tế khác.
Những thứ hy tế mà thượng tế Do thái dâng trong đền thờ chẳng thể nào xóa bỏ được tội lỗi, còn hy tế của Đức Giêsu Thượng tế xóa sạch tội lỗi của loài người.
Ngoài ra, các thượng tế Do thái phải dâng đi dâng lại mỗi ngày cũng ngần ấy thứ hy tế, còn Đức Giêsu Thượng tế chỉ dâng có một lần là đủ và sau đó lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời.
+ Bài Tin mừng: Mc 13,24-32
Nền tảng của đoạn văn này là một bài khải huyền Do thái viết trước năm 70 trong tâm trạng lo âu bồn chồn sợ Giêrusalem bị tàn phá, bài viết đầy những trích dẫn Sách Thánh…
Các Kitô hữu gốc Do thái dựa trên bài khải huyền này để cho rằng việc Giêrusalem bị tàn phá trùng hợp với Ngày Đấng Phục sinh ngự đến.
Thực sự, Đức Giêsu chỉ loan báo cuộc trở lại vinh quang của Ngài vào thời sau hết, còn ngày giờ thì không ai biết. Còn ví dụ cây vả và thời điểm của “ngày giờ đó” chỉ lên quan đến sự sụp đổ của Giêrusalem mà thôi.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Ngày tận thế
Chúa nhật hôm nay là Chúa nhật áp chót trong niên lịch Phụng vụ và đề tài được đề cập đến là ngày tận thế và những gì xẩy ra trong ngày đó. Chúng ta đều nhìn nhận rằng: bất cứ cái gì ở trần gian, nếu đã có khởi đầu thì chắc chắn sẽ có lúc chấm dứt. Con người sống trong hiện tại, nhưng muốn biết hậu lai, hậu lai của chính mình cũng như của thế giới.
I. NÓI VỀ NGÀY TẬN THẾ
1. Chúa Giêsu đã báo trước.
Vào lúc Chúa Giêsu ra khỏi Đền thờ để rồi không bao giờ trở lại nữa, một trong số các môn đệ của Ngài mong muốn Thầy chia sẻ lòng thán phục của mình: ”Này Thầy nhìn kìa, những phiến đá rực rỡ biết bao, tòa kiến trúc lộng lẫy chừng nào” ! Đền thờ này đáng thán phục thật !
Theo J. Potin giải thích: Đền thờ do Hêrôđê xây lên đã là một trong những công trình đẹp nhất thế giới. Ngay cả đến Rôma cũng không có được một ngôi đền thờ tôn giáo nào hùng vĩ như vậy. Tính bạo tàn của người xây lên nó cũng giảm bớt hung hãn trước vẻ đẹp tráng lệ của nó; nó còn vượt xa Đền thờ vinh hiển của vua Salômôn. Nền móng vững chắc của nó bảo đảm nó có thể đứng vững nhiều thế kỷ, vẻ sáng ngời của cẩm thạch và vàng bạc trang trí ngời lên đức tin độc thần lan đi khắp cả hành tinh”(Jesus, lhistoire vraie, Centurion, tr 396).
Câu trả lời của Đức Giêsu làm người môn đệ cụt hứng: ”Sẽ không còn phiến đá nào chồng trên phiến đá nào”(Mc 13,1-2). Qua câu trả lời đó, môn đệ xin Ngài trả lời những câu hỏi đầy lo lắng của họ: ”Xin Thầy nói cho biết các sự việc ấy xẩy ra và khi tất cả sắp đến hồi chung cục, thì có điềm gì báo trước”(Mc 13,3).
Chúa Giêsu muốn nói về ngày tàn của thành Giêrusalem vào năm 70, nhưng đồng thời Ngài mời chúng ta suy nghĩ về ngày cuối cùng của lịch sử thế giới. Trong những ngày ấy sẽ có những dữ kiện xẩy ra trên trời dưới đất…
Trong một cái nhìn thông suốt, Chúa cho chúng ta nhìn thấy hiện tại và tương lai. Hiện tại gần là ngày tàn của thành phố Giêrusalem. Năm 70, khi đại quân Rôma bắt đầu đến bao vây thành, tục truyền rằng giáo dân đã nghe lời Chúa, biết trước, nên do sự hướng dẫn của thánh Simon đã trốn qua thành phố Pella và tránh khỏi tai họa. Dân Do thái đã phải chịu cảnh tang thương chưa từng thấy, đền thờ bình địa “không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Còn tương lai xa là ngày tận thế, biến cố đó sẽ xẩy ra và cũng có những điềm báo trước.
2. Những dấu hiệu báo trước.
Chúa Giêsu báo trước trong ngày tận thế, Ngài sẽ trở lại trong vinh vinh quang để phán xét kẻ sống vả kẻ chết. Sẽ có những điềm lạ xẩy ra trên trời dưới đất làm mọi người kinh sợ. Dĩ nhiên các môn đệ muốn biết ngày nào việc ấy xẩy đến, nhưng Chúa Giêsu không nói rõ mà chỉ đưa ra dụ ngôn về cây vả để báo trước ngày đó.
Những người ở ngoài Bắc đều dễ hiểu điều Đức Giêsu nói đây. Cây cối cứ mùa đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Nhìn xem cây cối có thể biết thời tiết, hoặc nói đến hình thức cây cối người ta biết ở vào tháng nào:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Không cần phải có câu “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”, ai cũng biết ngay là đã cuối mùa Xuân, sắp sang Hạ.
Đây Chúa nói với những người Palestine nên Chúa dùng ví dụ cây vả. Tại Giuđê, cây vả rụng lá vào mùa đông và đâm chồi nảy lộc vào tháng 3, hè vào tháng 6. Vậy khi đâm chồi là dấu sắp tới hè.
Cũng thế, có những dấu báo trước biến cố sẽ đến. Biến cố đây là biến cố nào ? Biến cố nói ở câu 4-19 về việc phá hủy đền thờ và thành Giêrusalem. Những ai tỉnh táo có thể lợi dụng mà thoát thân.
Đứ c Giêsu đã khẳng định rõ ràng: ”Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến”(Mc 13,26). Chưa bao giờ từ lúc Người sinh ra một cách nghèo nàn trong chuồng bò ở Belem cho đến hôm nay, Đức Giêsu đã nói về Người như thế. Bỗng nhiên, Người trở nên cao cả, vĩ đại, vinh hiển, từ trên cõi trời ! Người tự nói Người là thẩm phán ngày cánh chung, mà vai trò này chỉ dành cho Thiên Chúa. Rõ ràng là thế, Người sẽ lặp lại điều này trước Thượng Hội đồng, vài ngày nữa (Mc 14,62)
3. Không ai biết được điều đó.
Một lần nữa, Chúa Giêsu khẳng định: ”Còn về ngày hay giờ đó, thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Con Người đi nữa, cũng không ai biết được trừ một mình Chúa Cha mà thôi”(Mc 13,32). Đúng vậy, Đức Giêsu với tư cách là Thiên Chúa thì Người biết điều đó, nhưng với tư thế là con người nhân loại như chúng ta thì Ngài không biết.
Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế ? Thánh Augustinô đã trả lời dứt kgoát: ”Việc này hoàn toàn nằm trong quyền hạn của Thiên Chúa”. Nơi khác, ngài còn nói: ”Đức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người”.
Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Đó không phải là tai họa trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là ngày mà Thiên Chúa dọn sẵn cho chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Vì thế Seneca nói: ”Ngày mà bạn cho là tận cùng của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu”.
Chúa Giêsu đã khẳng định rằng không ai biết được ngày tận thế, vậy mà có kẻ dám cướp quyền Chúa mà tuyên bố đích xác ngày tận thế.
Truyện: Tận thế ngày 14/07/1960
Các báo chí hoàn cầu nhao nhao bình luận và băn khoăn tự hỏi:
- Phải chăng đã đến ngày “Tận thế” ?
Thế rồi, lửa đỏ lại bỏ thêm rơm ! Thình lình người ta tung ra lời tiên tri EMMAN, rụng rời nghẹt thở: Tận thế ! Ngày 14/07/1960 sẽ là ngày tận thế.
Kinh khủng ! Nhiều nơi, các thợ thuyền đình công. Các phu hầm mỏ chạy lên núi. . chờ chết.
May phước thay ! Ngày tận thế EMMAN đã qua đi như cơn ác mộng.
Lại một tin giật gân nữa ! Dạo cuối tháng 10/1992, có hàng chục ngàn tín đồ Nam Hàn thuộc một giáo phái đã tụ tập tại hơn 150 nhà thờ để đón Chúa quang lâm và phán xét thế gian. Theo giới lãnh đạo của giáo phái này, ngày tận thế sẽ xẩy ra vào đúng nửa đêm 28/10/1992. Họ trương nhiều biểu ngữ với câu: ”Chúng ta sẽ gặp nhau trên trời”.
Trong khi đó, hàng ngàn cảnh sát Nam Hàn được đặt trong tình trạng báo động trên toàn quốc để phòng ngừa một cuộc tự sát tập thể, nếu tận thế không xẩy đến. Bởi vì, nhiều người đã bỏ tài sản, gia đình để chuẩn bị cho biến cố này. Thế nhưng, cuối cùng tận thế đã không xẩy ra, nên giáo phái này đã tự động giải tán.
II. THÁI ĐỘ CẦN PHẢI CÓ
1. Chuẩn bị tâm hồn.
a) Chuẩn bị cho ngày tận thế.
Chúa Giêsu báo trước cho chúng ta là sẽ có ngày tận thế, nhưng lại dạy chúng ta không nên hoảng sợ. Chúa đến phán xét mọi người, nhưng “đối với những ai mong đợi trong yêu mến ngày Chúa lại đến”(2Tm 4,8), thì Ngài sẽ là Đấng Cứu Độ và là vinh quang của họ: ”Ngài sẽ sai các thiên thần đi quy tụ từ bốn phương trời, những người được tuyển chọn”. Giáo hội bị bắt bớ nhưng cũng được an ủi vì “sẽ thấy vinh quang của Đấng Cứu Chúa Giêsu Kitô”(Tt 2,13).
Đứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: vì thân phận con người mỏng dòn và yêu đuối, chúng ta hãy sống trong”tỉnh thức và cầu nguyện”, trong niềm mong chờ “ngày Chúa đến sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào”.
b) Chuẩn bị cho ngày chết của mình.
Mọi người đều phải chết, đây là án lệnh của Thiên Chúa sau khi tổ tông loài người phạm tội: ”Ngươi là bụi đất và sẽ trở về cùng bụi đất”. Loài người cũng phải nhìn nhận ra cái thực trạng này là “sinh, lão, bệnh, tử”, ai cũng phải chết, chỉ có điều là kẻ chết trước người chết sau. Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất, còn cái chết cuối cùng của nhân loại là ai, ở đâu, vào lúc nào… Điều đó không ai biết, và cũng không cần biết. Sách Công vụ Tông đồ có viết: ”Anh em không cần biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyến sắp đặt”(Cv 1,7).
Bài Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ đến lúc chúng ta sẽ phải gặp Chúa Giêsu - vào cuối đời chúng ta hoặc vào lúc tận cùng thế giới – bất kỳ lúc nào xẩy ra. Thái độ của chúng ta là bình tĩnh chờ đợi: ”Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”(Mt 24,44; Lc 12,40).
Trong cuốn “Gods Trombones” (Tiếng kèn của Chúa) tác giả Weldon Johnson có mô tả cái chết của một phụ nữ thánh thiện như sau: ”Chị đã thấy những cái chúng ta không thấy được. Chị đã thấy Thần Chết. Chị đã thấy ông ta đến như một ngôi sao băng. Nhưng cái chết đâu có làm cho chị nữ tu Caroline sợ hãi. Chị đã nhìn Thần Chết như một người bạn thân, như một vị khách quí. Chị đã thì thầm nói với chúng tôi: ”Tôi đang trở về nhà tôi”. Rồi chị mỉm cười nhắm mắt lại”.
2. Tiêu chuẩn của ngày phán xét.
Kitô giáo tuyên xưng có một ngày tận thế, nhưng ngày ấy xẩy đến lúc nào thì không ai biết được, ngoại trừ một mình Thiên Chúa. Khi loan báo về ngày tận thế, Đức Giêsu cũng nói đến ngày Ngài trở lại trong vinh quang để phán xét nhân loại.
Trong ngày phán xét ấy, Đức Kitô muốn nêu bật chiều kích cộng đồng của Ơn Cứu Độ:
Con người không được cứu rỗi riêng lẻ, nhưng trong một cộng đồng. Đường về nhà Cha không phải là con đường đơn độc, nhưng trong đó mọi người cùng nắm tay nhau tiến bước. Chính vì thế, trong ngày phán xét, Đức Kitô không xét xử con người dựa trên một tiêu chuẩn nào khác ngoài tiêu chuẩn duy nhất, đó là tình yêu. Ai sống trong yêu thương, người đó sẽ được sống lại và hưởng hạnh phúc trường sinh, còn kẻ khước từ yêu thương sẽ sống lại để rồi bị trầm luân muôn kiếp.
Nữ bác sĩ Kubler-Ross, thuộc trường đại học Chicago có viết một cuốn sách nhan đề: ”Death and Dying” (Chết và hấp hối). Cuốn sách được viết ra là vì bà thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân sắp chết. Bàn về những cảm nghĩ của những bệnh nhân ấy về cuộc sống lúc họ nhìn lại quá khứ khi đối diện với cái chết, bà viết: ”Khi phân tích mọi sự lần cuối cùng, họ thấy rằng chỉ có hai điều này là quan trọng thôi: Tình yêu đối với tha nhân, và tinh thần phục vụ tha nhân. Tất cả những gì khác mà ta đã từng cho là quan trọng, chẳng hạn như danh tiếng, tiền bạc, uy tín, quyền lực, thì đều là vô nghĩa”.
Nhận xét này hoàn toàn phù hợp điều Chúa Giêsu dạy bảo lúc Ngài còn ở dương thế, Ngài nói: ”Con người không đến để được phục vụ, mà Người đến để phục vụ”(Mc 10,45) và Ngài cũng nói: ”Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12).
Trong ngày phán xét cuối cùng, điều chủ yếu mà Thiên Chúa phán xét ta chính là tình yêu của ta đối với tha nhân và những việc ta làm để thể hiện tình yêu ấy (x. Mt 25,31-46). Điều tốt lành nhất ta có thể làm làm cho tha nhân chính là giúp họ trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa: Ngày ấy “Những ai làm cho người người nên công chính sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao”(Đn 12,3). Đó cũng là cách tốt nhất để chuẩn bị ngày ta ra trước tòa Thiên Chúa.
3. Chờ đợi trong tin tưởng và hân hoan.
Những Kitô hữu đầu tiên đã mong ước mãnh liệt ngày “trở lại của Chúa” mà tiếng Hy lạp gọi là “Parousie”. Trong Tân ước người ta gặp được nhiều lần từ huyền nhiệm này: MARANATHA
(1Cr 16,22; Kh 22,20). Đó là kiểu nói Aramên, tiếng mẹ đẻ của Đức Giêsu, đã được đưa vào phụng vụ ban đầu có nghĩa là “Lạy Chúa, xin hãy đến”.
Đó là niềm hy vọng làm vang lên lời cầu xin của các tín hữu ban đầu, và ngày nay trong Thánh lễ, sau truyền phép, chúng ta đồng thanh dâng lên lời cầu xin tha thiết như thế: ”Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến ! Tại sao chúng ta lại không hát với các Kitô hữu đầu tiên trong cùng một âm tiếng của Đức Giêsu “Maranatha” !
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 12/11/2009
BÁNH MÌ ĂN TRƯA
Giờ nghỉ trưa ở công sở đã đến rồi, mọi người đều mở cơm hộp của mình ra ăn. Có một công nhân mở cái nắp hộp ra thì buồn rầu không vui lẩm bẩm:
- “Lại là bánh mì.”
Liên tiếp mấy ngày đều lẩm bẩm như thế, có công nhân nghe nhiều lần như thế thì nói với anh ta:
- “Mặc dù không thích ăn bánh mì, thế thì tại sao anh không nói với vợ đổi món khác cho hợp khẩu vị ?”
- “Tôi lại chưa kết hôn, bánh mì này là do tôi tự làm đó.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Nếu ngày nào cũng bị bắt buộc ăn bánh mì thì có thể than trời than đất, nhưng bánh mì là do tự tay mình mỗi ngày đều tự làm lấy mà ăn, thế nhưng không chịu thay đổi món ăn, để rồi buồn rầu ngán ngẫm...Cũng như có những người Ki-tô hữu khi vào tòa xưng tội, thì cứ xưng các tội quen phạm mà lần trước đã xưng rồi, xưng hoài các tội ấy mà không thấy chừa bỏ để rồi than trách mình sao cứ phạm hoài tội ấy...
Khi còn sống ở thế gian này, mỗi người đều được quyền tự do: tự do muốn làm con Chúa hay làm đệ tử của ma quỷ, tự do làm điều lành hay điều dữ, tự do muốn nên thánh hay không muốn nên thánh, tự do muốn lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, quyền tự do ấy Thiên Chúa ban cho mỗi người mà không bao giờ can thiệp. Đó chính là hồng ân to lớn nhất mà con người cần phải cảm tạ Thiên Chúa.
Biết mình cứ phạm hoài một tội khó chừa bỏ, thì phải quyết tâm sửa đổi, nhưng quyết tâm chừa bỏ tội thì cần phải cầu nguyện và xin ơn Chúa giúp, cầu nguyện là điều cần thiết nhưng ơn Chúa ban cho cần phải có sự hợp tác của bản thân mình, tức là phải tích cực thay đổi cách sống của mình, để tâm hồn không ngán ngẫm khi vào tòa xưng tội làm hòa với Chúa.
Biết mình có nhiều khuyết điểm thì nên cám ơn Chúa để sửa đổi, đó là điều mà Thiên Chúa thích nhất nơi con người.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Giờ nghỉ trưa ở công sở đã đến rồi, mọi người đều mở cơm hộp của mình ra ăn. Có một công nhân mở cái nắp hộp ra thì buồn rầu không vui lẩm bẩm:
- “Lại là bánh mì.”
Liên tiếp mấy ngày đều lẩm bẩm như thế, có công nhân nghe nhiều lần như thế thì nói với anh ta:
- “Mặc dù không thích ăn bánh mì, thế thì tại sao anh không nói với vợ đổi món khác cho hợp khẩu vị ?”
- “Tôi lại chưa kết hôn, bánh mì này là do tôi tự làm đó.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Nếu ngày nào cũng bị bắt buộc ăn bánh mì thì có thể than trời than đất, nhưng bánh mì là do tự tay mình mỗi ngày đều tự làm lấy mà ăn, thế nhưng không chịu thay đổi món ăn, để rồi buồn rầu ngán ngẫm...Cũng như có những người Ki-tô hữu khi vào tòa xưng tội, thì cứ xưng các tội quen phạm mà lần trước đã xưng rồi, xưng hoài các tội ấy mà không thấy chừa bỏ để rồi than trách mình sao cứ phạm hoài tội ấy...
Khi còn sống ở thế gian này, mỗi người đều được quyền tự do: tự do muốn làm con Chúa hay làm đệ tử của ma quỷ, tự do làm điều lành hay điều dữ, tự do muốn nên thánh hay không muốn nên thánh, tự do muốn lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, quyền tự do ấy Thiên Chúa ban cho mỗi người mà không bao giờ can thiệp. Đó chính là hồng ân to lớn nhất mà con người cần phải cảm tạ Thiên Chúa.
Biết mình cứ phạm hoài một tội khó chừa bỏ, thì phải quyết tâm sửa đổi, nhưng quyết tâm chừa bỏ tội thì cần phải cầu nguyện và xin ơn Chúa giúp, cầu nguyện là điều cần thiết nhưng ơn Chúa ban cho cần phải có sự hợp tác của bản thân mình, tức là phải tích cực thay đổi cách sống của mình, để tâm hồn không ngán ngẫm khi vào tòa xưng tội làm hòa với Chúa.
Biết mình có nhiều khuyết điểm thì nên cám ơn Chúa để sửa đổi, đó là điều mà Thiên Chúa thích nhất nơi con người.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 12/11/2009
N2T |
9. Để chúng ta được tất cả từ trong tay Thiên Chúa, thì Ngài tất sẽ chú ý đến sự kiên nhẫn của chúng ta.
(Thánh Gioan Bosco)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 12/11/2009
N2T |
286. Bạn hữu chính là của cải vĩnh viễn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha trình bầy Thánh Martin thành Tours như một gương Mẫu
Bùi Hữu Thư
07:21 12/11/2009
VATICAN, 11 tháng 11, 2009 (Zenit.org).- Trong lời chào mừng thông lệ với các người bệnh, giới trẻ và các cặp vợ chồng mới cưới, hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc đến gương bác ái của Thánh Martin thành Tours.
Giáo Hội mừng lễ vị thánh thế kỷ thứ Tư hôm nay.
Theo truyền thuyết khi ngài còn là một tân tòng đang phục vụ trong quân đội La Mã, một ngày đông giá lạnh, ngài gặp một người hành khất ở trần. Dùng lưỡi gươm, ngài đã chia áo choàng của ngài thành hai mảnh và trao cho người hành khất một nửa.
Đềm hôm đó, Martin nằm mơ thấy Chứa Kitô đang mặc phân nửa tấm áo choàng ngài đã cho người hành khất.
Đức Thánh Cha nhắc đến vị Thánh này vào cuối buổi tiếp kiến chung tại Sảnh Đường Phaolô VI.
Ngài nói, “Các nbạn trẻ thân mến, xin hãy coi tấm gương của Thánh Martin chúng ta mừng lễ hôm nay, như gương mẫu của một nhân chứng Phúc Âm đại lượng. Các bạn đang đau ốm thân mến, xin hãy tin tưởng nơi Thiên Chúa, Người sẽ không bỏ rơi các bạn trong lúc khốn khó này. Và các cặp hôn nhân mới cưới, mong các bạn được làm cho sống động bởi đức tin giúp cho Thánh Martin trở nên quý giá, xin luôn luôn kính trọng và phục vụ cho đời sống, vì đời sống là một qùa tặng của Thiên Chúa."
Giáo Hội mừng lễ vị thánh thế kỷ thứ Tư hôm nay.
Theo truyền thuyết khi ngài còn là một tân tòng đang phục vụ trong quân đội La Mã, một ngày đông giá lạnh, ngài gặp một người hành khất ở trần. Dùng lưỡi gươm, ngài đã chia áo choàng của ngài thành hai mảnh và trao cho người hành khất một nửa.
Đềm hôm đó, Martin nằm mơ thấy Chứa Kitô đang mặc phân nửa tấm áo choàng ngài đã cho người hành khất.
Đức Thánh Cha nhắc đến vị Thánh này vào cuối buổi tiếp kiến chung tại Sảnh Đường Phaolô VI.
Ngài nói, “Các nbạn trẻ thân mến, xin hãy coi tấm gương của Thánh Martin chúng ta mừng lễ hôm nay, như gương mẫu của một nhân chứng Phúc Âm đại lượng. Các bạn đang đau ốm thân mến, xin hãy tin tưởng nơi Thiên Chúa, Người sẽ không bỏ rơi các bạn trong lúc khốn khó này. Và các cặp hôn nhân mới cưới, mong các bạn được làm cho sống động bởi đức tin giúp cho Thánh Martin trở nên quý giá, xin luôn luôn kính trọng và phục vụ cho đời sống, vì đời sống là một qùa tặng của Thiên Chúa."
Thiên Văn Đài Vatican thảo luận ý nghiã thần học về đời sống ngoài vũ trụ
Nguyễn Long Thao
08:42 12/11/2009
Thiên Văn Đài Vatican thảo luận ý nghiã thần học về đời sống ngoài vũ trụ
Vatican City, 10/11/09 /.-Thiên Văn Đài Vatican và Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học đã kết thúc hội nghị kéo dài 1 tuần thảo luận về căn nguyên sự sống và việc khả dĩ có đời sống ở bên ngoài trái đất. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6 đến 10 tháng 11 năm 2009.
LM. Jose Funes, Giám Đốc Thiên Văn Đài Vatican tuyên bố. “Những vấn nạn này mang nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Kết thúc hội nghị bốn khoa học gia đã có cuộc họp báo tại văn phòng báo chí Tòa Thánh. Các vị này là: LM. Jose Funes S.J., Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican. Jonathan Lunine, Giáo sư Vật Lý Học đại học Tor Vergata ở Roma. Chris Impey, Giáo Sư Thiên Văn Học, Đại Học Arizona và Đài Thiên Văn Steward ở Tucson, Hoa Kỳ. Athena Coustenis, Giáo sư tại "Observatoire de Paris-Meudon, LESIA/CNRS,Pháp.
LM. Funes đã trả lời câu hỏi: Tại sao Tòa Thánh Vatican lại quan tâm đến Sinh học không gian (astrobiology)? Ngài cho biết vần đề sinh học không gian đã được Tòa Thánh thảo luận từ năm 2005. Ngài nói “Đây là vấn đề mới và những vấn nạn như nguyên do sự sống và liệu có đời sống ở nơi nào đó ngoại không gian hay không là một vấn đề rất hấp dẫn đáng đưọc nghiên cứu và những vấn đề đó có nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Giáo sư Lunine thì nói về những lãnh vực của sinh học không gian. Giáo sư định nghiã sinh học không gian là nghiên cứu sự sống trong mối liên hệ toàn thể vũ trụ Những chủ đề chính trong lãnh vực này như (1) Nguồn gốc sự sống và thời tiền thể chất. (2) Tiến hóa đời sống trên trái đất và viễn tượng tương lai sự sống trên trái đất và ngoài vũ trụ.
Giáo sư Chris Impey nói về ý nghiã cuộc gặp gỡ đời sống thông minh. Ông nói: Nếu sinh học không phải là độc quyền trên trái đất và nếu đời sống ở đâu đó có cấu tạo về phương diện hóa học khác với chúng ta, và nếu chúng ta gặp được các loài thông minh này thì chúng ta sẽ thấy chính hình ảnh của chúng ta có một ý nghiã thật sâu sắc”
Giáo Sư Athena Coustenis của Pháp nói về việc tìm hiểu các hành tinh ngoài không gian, đặc biệt chú ý tới sao Thổ (Saturn)
Vatican City, 10/11/09 /.-Thiên Văn Đài Vatican và Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học đã kết thúc hội nghị kéo dài 1 tuần thảo luận về căn nguyên sự sống và việc khả dĩ có đời sống ở bên ngoài trái đất. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6 đến 10 tháng 11 năm 2009.
LM. Jose Funes, Giám Đốc Thiên Văn Đài Vatican tuyên bố. “Những vấn nạn này mang nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Kết thúc hội nghị bốn khoa học gia đã có cuộc họp báo tại văn phòng báo chí Tòa Thánh. Các vị này là: LM. Jose Funes S.J., Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican. Jonathan Lunine, Giáo sư Vật Lý Học đại học Tor Vergata ở Roma. Chris Impey, Giáo Sư Thiên Văn Học, Đại Học Arizona và Đài Thiên Văn Steward ở Tucson, Hoa Kỳ. Athena Coustenis, Giáo sư tại "Observatoire de Paris-Meudon, LESIA/CNRS,Pháp.
LM. Funes đã trả lời câu hỏi: Tại sao Tòa Thánh Vatican lại quan tâm đến Sinh học không gian (astrobiology)? Ngài cho biết vần đề sinh học không gian đã được Tòa Thánh thảo luận từ năm 2005. Ngài nói “Đây là vấn đề mới và những vấn nạn như nguyên do sự sống và liệu có đời sống ở nơi nào đó ngoại không gian hay không là một vấn đề rất hấp dẫn đáng đưọc nghiên cứu và những vấn đề đó có nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Giáo sư Lunine thì nói về những lãnh vực của sinh học không gian. Giáo sư định nghiã sinh học không gian là nghiên cứu sự sống trong mối liên hệ toàn thể vũ trụ Những chủ đề chính trong lãnh vực này như (1) Nguồn gốc sự sống và thời tiền thể chất. (2) Tiến hóa đời sống trên trái đất và viễn tượng tương lai sự sống trên trái đất và ngoài vũ trụ.
Giáo sư Chris Impey nói về ý nghiã cuộc gặp gỡ đời sống thông minh. Ông nói: Nếu sinh học không phải là độc quyền trên trái đất và nếu đời sống ở đâu đó có cấu tạo về phương diện hóa học khác với chúng ta, và nếu chúng ta gặp được các loài thông minh này thì chúng ta sẽ thấy chính hình ảnh của chúng ta có một ý nghiã thật sâu sắc”
Giáo Sư Athena Coustenis của Pháp nói về việc tìm hiểu các hành tinh ngoài không gian, đặc biệt chú ý tới sao Thổ (Saturn)
Vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc giựt sập Bức tường Berlin
Phụng Nghi
09:40 12/11/2009
BERLIN, Đức (Zenit.org).- Trong buổi lễ cử hành đánh dấu năm thứ 20 ngày Bức tường Berlin sụp đổ, cựu tổng thống Ba lan, đồng thời là một nhà hoạt động nhân quyền, đã nhắc lại sự đóng góp thiết yếu của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II vào biến cố này.
Ông Lech Walesa, người đoạt giải Nobel Hòa bình và là đồng sáng lập viên công đoàn Đoàn Kết Ba lan (Solidarnosc), khẳng định điều đó tại Berlin trong buổi lễ mừng ngày thống nhất giữa hai miền Đông và Tây Đức.
Ông tuyên bố rằng tương lai của một châu Âu thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng sự thật, không phải trên những điều dối trá. Với lời khẳng định đó, ông nói thêm rằng sự thật lịch sử cho biết nền tự do của Đông Đức thực hiện được không chỉ do nguyên công sức của các chính trị gia mà thôi.
Ông nói: “Sự thật là điều rất quan trọng khi chúng ta nói về dòng chảy của lịch sử.” Ông gợi ý rằng sự sụp đổ của Bức Màn Sắt phần lớn là do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và phong trào lao động Đoàn Kết.
Tuy cuộc lễ mừng kỷ niệm xảy ra vào giữa cơn mưa, người ta thấy những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel và của hàng trăm người khác khi họ đi qua cây cầu Bornholmer Strasse, là một trong những cửa biên giới đầu tiên được mở ra năm 1989. Bà Merkel nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời bà.
Cựu Thủ tướng Sô viết Mikhail Gorbachev cũng đi bộ qua biên giới cũ cùng với Walesa tại địa điểm đã từng có 136 người bị bắn chết vì cố tìm đường vượt biên kể từ khi Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961.
Trong khi Walesa phát biểu, người ta cho trình chiếu đoạn phim về cuộc thăm viếng Ba lan của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, và hậu quả cuộc viếng thăm đó đối với việc thống nhất châu Âu trong tự do. Cuộc tông du của vị giáo hoàng người Ba lan trở về xứ sở quê hương vào tháng 6 năm 1979 đã tạo ra một ảnh hưởng lớn lao, vì đây là cuộc thăm viếng đầu tiên của một vị giáo hoàng tới một quốc gia Cộng sản.
Ngày 4 tháng 6 năm 1979, Gioan Phaolô II tuyên bố với các đại diện của chế độ Cộng sản: “Thưa các ngài, hãy để cho tôi tiếp tục coi phúc lợi của Ba lan như phúc lợi của riêng tôi, và tiếp tục tham gia sâu đậm vào nơi đây như tôi vẫn còn sinh sống trong quốc gia này và là công dân của đất nước này.”
Nhắc nhớ lại những năm tháng đó và các biến cố tiếp theo sau, Walesa khẳng định: “Châu Âu tối cần những giá trị đã từng làm nẩy sinh cuộc cách mạng này.”
Cũng liên quan đến bản tin nêu trên là lời phát biểu của người phát ngôn Tòa thánh: Đã hai mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, thế mà nhiều người còn chưa hiểu được bài học của biến cố lịch sử này.
Đó là lời tuyên bố của linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh. Trong lần xuất hiện mới nhất trên chương trình Octava Dies của Đài Truyền hình Vatican, Ngài đã phát biểu những suy tư về sự sụp đổ của Bức tường Berlin và vai trò của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã phân tích vai trò của Gioan Phaolô II trong biến cố đã làm thay đổi lịch sử nhân loại xảy ra ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi bức tường biểu tượng của Chiến tranh Lạnh sụp đổ:
“Thật là một buổi lễ hội lớn lao đối với dân chúng Berlin. Biết bao nhiêu sững sờ kinh ngạc và vui mừng trong toàn bộ châu Âu và trên thế giới khi được coi đi coi lại những hình ảnh lạ lùng đến độ khó tin đó!”
“Gần suốt 20 năm, bất cứ ai cố vượt qua bức tường ấy để đi tìm tự do, đều đã liều mạng. Có cả hàng chục hàng chục người chết ngay trước cặp mắt hãi hùng của những người chứng kiến khi họ đi ngang qua đó.
“Họ tin rằng ngôi nhà tù vĩ đại, do Bức tường Berlin che chắn -- và với qui mô rộng lớn hơn, do Bức Màn Sắt bảo vệ -- sẽ còn tồn tại nhiều năm.”
“Tuy nhiên, những khát vọng tự do và những yếu kém thực chất của các chế độ xây dựng trên một ý thức hệ thù địch với Thiên Chúa và với con người, đã hoạt động sâu xa trong lòng dân chúng miền Đông, chuẩn bị cho một sự sụp đổ lịch sử mà – thật là một biến cố may mắn và hiếm hoi -- đã không kèm theo nhiều đổ máu.”
Linh mục Lombardi tiếp tục nhắc lại “vai trò trong việc bầu chọn và con người của Gioan Phaolô II, cũng như những cuộc tông du của ngài đến Ba lan, một xứ sở phần lớn vẫn còn trung thành với đức tin Công giáo, và đến những hậu quả của những cuộc tông du này trên các khao khát và ước vọng của dân tộc ngài và của những dân tộc lân cận.”
Người phát ngôn Tòa thánh cho biết rằng khi vị giáo hoàng này đi qua Cổng Brandenburg ở Berlin thì “không những chỉ có nước Đức được thống nhất, mà châu Âu cũng được thở bằng cả hai buồng phổi, buồng phổi của Đông và Tây, và đức tin Kitô giáo chứng tỏ nó đã đóng góp một lần nữa cho sự hiệp nhất và nền văn minh của Châu lục này, thắng thế sự thử thách tàn bạo của chủ nghĩa vô thần quốc gia.”
“Nhắc lại điều này thật hữu ích, khi mà có sự việc khăng khăng muốn làm giảm thiểu đức tin xuống triệt để vào khung cảnh riêng tư”, cha nói tiếp như thế để đề cập đến việc một quyết định mới xảy ra mấy ngày trước của Toà án châu Âu về Nhân quyền cấm đoán việc trưng bầy ảnh tượng thánh giá trong các trường học.
Cha kết luận: Tuy nhiên “thật không may, trên thế giới này có những bức tường khác đã được dựng lên và còn đang dựng lên. Chúng ta sẽ tiếp tục dấn thân hoạt động, hy vọng chung cuộc cũng được mừng sự vô hiệu và cảnh sụp đổ của những bức tường đó.”
Ông Lech Walesa, người đoạt giải Nobel Hòa bình và là đồng sáng lập viên công đoàn Đoàn Kết Ba lan (Solidarnosc), khẳng định điều đó tại Berlin trong buổi lễ mừng ngày thống nhất giữa hai miền Đông và Tây Đức.
Ông tuyên bố rằng tương lai của một châu Âu thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng sự thật, không phải trên những điều dối trá. Với lời khẳng định đó, ông nói thêm rằng sự thật lịch sử cho biết nền tự do của Đông Đức thực hiện được không chỉ do nguyên công sức của các chính trị gia mà thôi.
Ông nói: “Sự thật là điều rất quan trọng khi chúng ta nói về dòng chảy của lịch sử.” Ông gợi ý rằng sự sụp đổ của Bức Màn Sắt phần lớn là do Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và phong trào lao động Đoàn Kết.
Tuy cuộc lễ mừng kỷ niệm xảy ra vào giữa cơn mưa, người ta thấy những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel và của hàng trăm người khác khi họ đi qua cây cầu Bornholmer Strasse, là một trong những cửa biên giới đầu tiên được mở ra năm 1989. Bà Merkel nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời bà.
Lễ kỷ niệm tại Cổng Brandenburger hôm 9 tháng 11-2009 |
Cựu Thủ tướng Sô viết Mikhail Gorbachev cũng đi bộ qua biên giới cũ cùng với Walesa tại địa điểm đã từng có 136 người bị bắn chết vì cố tìm đường vượt biên kể từ khi Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961.
Địa điểm này 20 năm trước |
Trong khi Walesa phát biểu, người ta cho trình chiếu đoạn phim về cuộc thăm viếng Ba lan của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, và hậu quả cuộc viếng thăm đó đối với việc thống nhất châu Âu trong tự do. Cuộc tông du của vị giáo hoàng người Ba lan trở về xứ sở quê hương vào tháng 6 năm 1979 đã tạo ra một ảnh hưởng lớn lao, vì đây là cuộc thăm viếng đầu tiên của một vị giáo hoàng tới một quốc gia Cộng sản.
Ngày 4 tháng 6 năm 1979, Gioan Phaolô II tuyên bố với các đại diện của chế độ Cộng sản: “Thưa các ngài, hãy để cho tôi tiếp tục coi phúc lợi của Ba lan như phúc lợi của riêng tôi, và tiếp tục tham gia sâu đậm vào nơi đây như tôi vẫn còn sinh sống trong quốc gia này và là công dân của đất nước này.”
Nhắc nhớ lại những năm tháng đó và các biến cố tiếp theo sau, Walesa khẳng định: “Châu Âu tối cần những giá trị đã từng làm nẩy sinh cuộc cách mạng này.”
Cũng liên quan đến bản tin nêu trên là lời phát biểu của người phát ngôn Tòa thánh: Đã hai mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, thế mà nhiều người còn chưa hiểu được bài học của biến cố lịch sử này.
Đó là lời tuyên bố của linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh. Trong lần xuất hiện mới nhất trên chương trình Octava Dies của Đài Truyền hình Vatican, Ngài đã phát biểu những suy tư về sự sụp đổ của Bức tường Berlin và vai trò của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã phân tích vai trò của Gioan Phaolô II trong biến cố đã làm thay đổi lịch sử nhân loại xảy ra ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi bức tường biểu tượng của Chiến tranh Lạnh sụp đổ:
“Thật là một buổi lễ hội lớn lao đối với dân chúng Berlin. Biết bao nhiêu sững sờ kinh ngạc và vui mừng trong toàn bộ châu Âu và trên thế giới khi được coi đi coi lại những hình ảnh lạ lùng đến độ khó tin đó!”
“Gần suốt 20 năm, bất cứ ai cố vượt qua bức tường ấy để đi tìm tự do, đều đã liều mạng. Có cả hàng chục hàng chục người chết ngay trước cặp mắt hãi hùng của những người chứng kiến khi họ đi ngang qua đó.
“Họ tin rằng ngôi nhà tù vĩ đại, do Bức tường Berlin che chắn -- và với qui mô rộng lớn hơn, do Bức Màn Sắt bảo vệ -- sẽ còn tồn tại nhiều năm.”
“Tuy nhiên, những khát vọng tự do và những yếu kém thực chất của các chế độ xây dựng trên một ý thức hệ thù địch với Thiên Chúa và với con người, đã hoạt động sâu xa trong lòng dân chúng miền Đông, chuẩn bị cho một sự sụp đổ lịch sử mà – thật là một biến cố may mắn và hiếm hoi -- đã không kèm theo nhiều đổ máu.”
Linh mục Lombardi tiếp tục nhắc lại “vai trò trong việc bầu chọn và con người của Gioan Phaolô II, cũng như những cuộc tông du của ngài đến Ba lan, một xứ sở phần lớn vẫn còn trung thành với đức tin Công giáo, và đến những hậu quả của những cuộc tông du này trên các khao khát và ước vọng của dân tộc ngài và của những dân tộc lân cận.”
Người phát ngôn Tòa thánh cho biết rằng khi vị giáo hoàng này đi qua Cổng Brandenburg ở Berlin thì “không những chỉ có nước Đức được thống nhất, mà châu Âu cũng được thở bằng cả hai buồng phổi, buồng phổi của Đông và Tây, và đức tin Kitô giáo chứng tỏ nó đã đóng góp một lần nữa cho sự hiệp nhất và nền văn minh của Châu lục này, thắng thế sự thử thách tàn bạo của chủ nghĩa vô thần quốc gia.”
“Nhắc lại điều này thật hữu ích, khi mà có sự việc khăng khăng muốn làm giảm thiểu đức tin xuống triệt để vào khung cảnh riêng tư”, cha nói tiếp như thế để đề cập đến việc một quyết định mới xảy ra mấy ngày trước của Toà án châu Âu về Nhân quyền cấm đoán việc trưng bầy ảnh tượng thánh giá trong các trường học.
Cha kết luận: Tuy nhiên “thật không may, trên thế giới này có những bức tường khác đã được dựng lên và còn đang dựng lên. Chúng ta sẽ tiếp tục dấn thân hoạt động, hy vọng chung cuộc cũng được mừng sự vô hiệu và cảnh sụp đổ của những bức tường đó.”
CD mới có giọng hát của Đức Thánh Cha Benedict đang được duyệt lại tại Rôma
Bùi Hữu Thư
15:30 12/11/2009
Rôma (CNS) – Dưới vòm mạ vàng của Vương Cung Thánh Đường Rôma, một ca đoàn trình diễn trong khi thâu băng tiếng hát của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong bài Nữ Vương Thiên Đàng "Regina Coeli."
Cuộc trình diễn này đánh dấu việc văn phòng truyền thông phát hành "Alma Mater," một CD có ghi âm giọng hát của Đức Thánh Cha hướng dẫn ca đoàn trong bài "Regina Coeli" tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 1 tháng 5, 2005. Đây là lần đầu tiên ngài mở đầu bài thánh ca với tư cách một Giáo Hoàng.
CD có tám bài. Mỗi bài bắt đầu bằng sáu giòng trong kinh cầu Đức Mẹ Loreto rồi chuyển sang một bài nhạc cổ điển mới được soạn lại với giọng của Đức Thánh Cha sen kẽ, thường là ngài đọc một kinh về Đức Mẹ hay nói về việc sùng kính Đức Maria.
Điã hát được đồng sản xuất bởi Hãng Đĩa của các Linh Mục Dòng Phaolô ‘Multimedia San Paolo và Geffen Records’, là một thành phần của hãng Universal Music Group. Điã sẽ được phổ biến trên toàn cầu vào ngày 30 tháng 11.
Linh mục Dòng Phaolô Vito Fracchiolla, tổng giám đốc của công ty xuất bản của nhà Dòng, nói “đĩa này là kết quả của sự cộng tác của rất nhiều nghệ sĩ, doanh thương và cơ sở tôn giáo, và là kết quả của một hoạt động tập thể nhắm việc dâng lên Đức Thánh Cha Benedict XVI một quà tặng bằng cách quảng bá việc tôn sùng Mẹ Maria như một điệp văn của niềm hy vọng.
Colin Barlow, giám đốc hãng Geffen Records tại nước Anh nói, "Cái tuyệt vời của đĩa này là sự tuyên dương vẻ đẹp của âm nhạc."
Điã trình bầy ca đoàn của Philharmonic Academy thành Rôma trình diễn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, dưới sự điều khiển của Đức Ông Pablo Colino và dàn nhạc London's Royal Philharmonic Orchestra dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Charles Dutoit.
Hãng Geffen và các linh mục Dòng Phaolô tổ chức một buổi họp báo tại Tòa Thị Chính Rôma ngày 10 tháng 11 trước khi mời giới truyền thông tới nghe ca đoàn Rôma trình diễn một số bài trong điã hát tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Ara Coeli.
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc Radio Vatican cho hay bản quyền giọng nói và hát của Đức Thánh Cha thuộc về đài phát thanh Vatican. Các cha Phaolô đã phải trả 25,000 euros (khoảng $37,600) để được sử dụng 9 phút và 49 giây giọng của Đức Thánh Cha.
Cha Dòng Tên, cũng điều khiển Trung Tâm Truyền Hình Vatican nói, Vatican cũng nhượng cho dự án sáu video ngắn về Đức Thánh Cha với giá 6,580 euros (khoảng $9,900) để sử dụng trong các buổi trình diễn "Alma Mater" và để quảng cáo.
Cha Lombardi nói, đĩa hát là một khẳng định rằng “nghệ thuật là một đồng minh tự nhiên cho tâm linh bằng cách vượt quá bức tường ngăn cách các tôn giáo,” được minh chứng bằng sự kiện các nhà soạn nhạc, sản xuất và nhạc sĩ gồm có các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau, một người Hồi giáo và những người vô thần.
Linh mục Dòng Tên, cũng là phát ngôn viên cho Vatican nói, ngài tin là Đức Thánh Cha Benedict đã nhận được một ấn bản của đĩa CD và đã nghe thử, nhưng chưa biết phản ứng của Đức Thánh Cha.
Cha Lombardi cho hay, quyết định của Raodio Vatican và Trung Tâm Truyền Hình Vatican để cho các cha Phaolô sử dụng giọng và hình ảnh cuả Đức Thánh Cha đã được Bộ Ngoại Giao Toà Thánh chấp thuận.
Cha nói, “Việc chấp thuận là nhờ sự chú tâm của Đức Thánh Cha Benedict đến việc “tìm kiếm và thử nghiệm các cách thức và phương tiện mới để truyền đạt các sứ điệp tôn giáo và tâm linh trong một thế giới đang hết sức cần đến. Và để tìm các cách thức mới hầu đem lời nói và con người của Đức Thánh Cha đến gần gũi hơn với một cử tọa rộng lớn hơn.”
Cha Lombardi nói, "Ngày nay âm nhạc là một ngôn ngữ truyền thông với một con số rất đông người trẻ, và không chỉ với họ mà thôi. Nỗ lực thúc đẩy sự kết hiệp giữa âm nhạc truyền thống và tân nhạc với những lời thiêng chắc chắn đang được kính trọng và khuyến khích.”
Ngay cả sau khi đã thỏa thuận về dự án, Vatican vẫn dành quyền chấp thuận cách thức tiếng nói và hình ảnh của Đức Thánh Cha sẽ được sử dụng, và cũng đòi hỏi là hãng Geffen sẽ tặng một phần lợi tức cho việc bác ái.
Được hỏi tại sao Radio Vatican lại cho một doanh thương sử dụng lời nói của Đức Thánh Cha với một lệ phí quá rẻ, cha Lombardi nói, “Đài phát thanh là một dịch vụ nhắm loan truyền sứ điệp của Đức Thánh Cha thay vì để kiếm lợi. Nhưng nếu hãng Universal và các cha Dòng Phaolô có lợi nhuận to lớn và muốn tặng lại cho Đức Thánh Cha hay đài Radio Vatican Radio để tỏ lòng biết ơn thì tôi sẽ không từ chối.”
Cuộc trình diễn này đánh dấu việc văn phòng truyền thông phát hành "Alma Mater," một CD có ghi âm giọng hát của Đức Thánh Cha hướng dẫn ca đoàn trong bài "Regina Coeli" tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 1 tháng 5, 2005. Đây là lần đầu tiên ngài mở đầu bài thánh ca với tư cách một Giáo Hoàng.
CD có tám bài. Mỗi bài bắt đầu bằng sáu giòng trong kinh cầu Đức Mẹ Loreto rồi chuyển sang một bài nhạc cổ điển mới được soạn lại với giọng của Đức Thánh Cha sen kẽ, thường là ngài đọc một kinh về Đức Mẹ hay nói về việc sùng kính Đức Maria.
Điã hát được đồng sản xuất bởi Hãng Đĩa của các Linh Mục Dòng Phaolô ‘Multimedia San Paolo và Geffen Records’, là một thành phần của hãng Universal Music Group. Điã sẽ được phổ biến trên toàn cầu vào ngày 30 tháng 11.
Linh mục Dòng Phaolô Vito Fracchiolla, tổng giám đốc của công ty xuất bản của nhà Dòng, nói “đĩa này là kết quả của sự cộng tác của rất nhiều nghệ sĩ, doanh thương và cơ sở tôn giáo, và là kết quả của một hoạt động tập thể nhắm việc dâng lên Đức Thánh Cha Benedict XVI một quà tặng bằng cách quảng bá việc tôn sùng Mẹ Maria như một điệp văn của niềm hy vọng.
Colin Barlow, giám đốc hãng Geffen Records tại nước Anh nói, "Cái tuyệt vời của đĩa này là sự tuyên dương vẻ đẹp của âm nhạc."
Điã trình bầy ca đoàn của Philharmonic Academy thành Rôma trình diễn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, dưới sự điều khiển của Đức Ông Pablo Colino và dàn nhạc London's Royal Philharmonic Orchestra dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Charles Dutoit.
Hãng Geffen và các linh mục Dòng Phaolô tổ chức một buổi họp báo tại Tòa Thị Chính Rôma ngày 10 tháng 11 trước khi mời giới truyền thông tới nghe ca đoàn Rôma trình diễn một số bài trong điã hát tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Ara Coeli.
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc Radio Vatican cho hay bản quyền giọng nói và hát của Đức Thánh Cha thuộc về đài phát thanh Vatican. Các cha Phaolô đã phải trả 25,000 euros (khoảng $37,600) để được sử dụng 9 phút và 49 giây giọng của Đức Thánh Cha.
Cha Dòng Tên, cũng điều khiển Trung Tâm Truyền Hình Vatican nói, Vatican cũng nhượng cho dự án sáu video ngắn về Đức Thánh Cha với giá 6,580 euros (khoảng $9,900) để sử dụng trong các buổi trình diễn "Alma Mater" và để quảng cáo.
Cha Lombardi nói, đĩa hát là một khẳng định rằng “nghệ thuật là một đồng minh tự nhiên cho tâm linh bằng cách vượt quá bức tường ngăn cách các tôn giáo,” được minh chứng bằng sự kiện các nhà soạn nhạc, sản xuất và nhạc sĩ gồm có các Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau, một người Hồi giáo và những người vô thần.
Linh mục Dòng Tên, cũng là phát ngôn viên cho Vatican nói, ngài tin là Đức Thánh Cha Benedict đã nhận được một ấn bản của đĩa CD và đã nghe thử, nhưng chưa biết phản ứng của Đức Thánh Cha.
Cha Lombardi cho hay, quyết định của Raodio Vatican và Trung Tâm Truyền Hình Vatican để cho các cha Phaolô sử dụng giọng và hình ảnh cuả Đức Thánh Cha đã được Bộ Ngoại Giao Toà Thánh chấp thuận.
Cha nói, “Việc chấp thuận là nhờ sự chú tâm của Đức Thánh Cha Benedict đến việc “tìm kiếm và thử nghiệm các cách thức và phương tiện mới để truyền đạt các sứ điệp tôn giáo và tâm linh trong một thế giới đang hết sức cần đến. Và để tìm các cách thức mới hầu đem lời nói và con người của Đức Thánh Cha đến gần gũi hơn với một cử tọa rộng lớn hơn.”
Cha Lombardi nói, "Ngày nay âm nhạc là một ngôn ngữ truyền thông với một con số rất đông người trẻ, và không chỉ với họ mà thôi. Nỗ lực thúc đẩy sự kết hiệp giữa âm nhạc truyền thống và tân nhạc với những lời thiêng chắc chắn đang được kính trọng và khuyến khích.”
Ngay cả sau khi đã thỏa thuận về dự án, Vatican vẫn dành quyền chấp thuận cách thức tiếng nói và hình ảnh của Đức Thánh Cha sẽ được sử dụng, và cũng đòi hỏi là hãng Geffen sẽ tặng một phần lợi tức cho việc bác ái.
Được hỏi tại sao Radio Vatican lại cho một doanh thương sử dụng lời nói của Đức Thánh Cha với một lệ phí quá rẻ, cha Lombardi nói, “Đài phát thanh là một dịch vụ nhắm loan truyền sứ điệp của Đức Thánh Cha thay vì để kiếm lợi. Nhưng nếu hãng Universal và các cha Dòng Phaolô có lợi nhuận to lớn và muốn tặng lại cho Đức Thánh Cha hay đài Radio Vatican Radio để tỏ lòng biết ơn thì tôi sẽ không từ chối.”
Đức Giáo Hoàng nhắc lại lòng sùng kính Đức Maria của Đức Phaolô VI
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:08 12/11/2009
Ngài công bố Đức Maria là Mẹ Giáo Hội
BRESCIA, ITALY (Zenit.org).-Chức linh mục của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở dưới sự bảo trợ của Đức Maria và lòng sùng kính Mẹ đồng hành ngài suốt cuộc đời ngài, Đức Giáo Hoàng Biển Đức VI nói.
Đức Giáo Hoàng nói về vị tiền nhiệm của ngài trước lúc đọc kinh Truyền Tin trưa với những đoàn người tham dự Thánh lễ cử hành tại Brescia, nơi Giovanni Montini sinh ra. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thực hiện một cuộc du hành một ngày tới nơi sinh Đức Giáo Hoàng Phaolô VI hôm nay.
Với một bài huấn đức vắn tắt, đức Giáo Hoàng người Đức đề cao một sự đóng góp đặc biệt Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thực hiện đối với sự sùng kính Maria.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói “Huấn đức của ngài ngày 21/11/1964 lúc kết thúc khóa họp thứ ba Công Đồng Vatican Hai đáng được ghi nhận. Trong khoá này của công đồng, Hiến Chế về Giáo Hội, “lumen Gentium,’ được công bố. Văn kiện như đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ghi nhận, ‘một chương nguyên vẹn hiến dâng Đức Mẹ như là chóp đỉnh và phần tán dương của nó.’
“[Đức Giáo Hoàng Phaolô VI] ghi chú rằng chương này chứa sự tổng hợp rộng rải nhất của giáo lý Maria do công đồng chung soạn thảo, với mục đich ‘ tỏ bày sự chấp thuận của Giáo Hội mà Đức Maria được liên kết cách thân tình.”’
Chính trong bối cảnh này Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố Đức Maria Chí Thánh là Mẹ Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại, “bằng cách nhấn mạnh với độ nhạy cảm đại kết sống động là ‘sự sùng kính Đức Maria…là một phương tiện với mục tiêu thiết yếu hướng các linh hồn tới Chúa Kitô và như vậy liên kết các linh hồn với Chúa Cha, trong tình yêu của Chúa Thánh Thần.”’
"Vang vọng lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI,” Đức Thánh Cha kết thúc,” hôm nay chúng ta cũng cầu nguyện: Ôi lạy Đức Maria Trinh Nữ, Mẹ Giáo Hội, chúng con giao phó cho Mẹ Giáo Hội Brescia này và tất cả dân chúng trong vùng này. Xin Mẹ nhớ tất cả con cái Mẹ; xin Mẹ chuyển những lời cầu xin của họ tới trước Thiên Chúa; xin Mẹ giữ vững dức tin của họ; xin Mẹ tăng cường hy vọng của họ; xin Mẹ làm cho đúc ái của họ lớn mạnh. Ôi khoan thay, nhơn thay, dịu thay Đức Trinh Nữ Maria.”
BRESCIA, ITALY (Zenit.org).-Chức linh mục của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở dưới sự bảo trợ của Đức Maria và lòng sùng kính Mẹ đồng hành ngài suốt cuộc đời ngài, Đức Giáo Hoàng Biển Đức VI nói.
Đức Giáo Hoàng nói về vị tiền nhiệm của ngài trước lúc đọc kinh Truyền Tin trưa với những đoàn người tham dự Thánh lễ cử hành tại Brescia, nơi Giovanni Montini sinh ra. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thực hiện một cuộc du hành một ngày tới nơi sinh Đức Giáo Hoàng Phaolô VI hôm nay.
Với một bài huấn đức vắn tắt, đức Giáo Hoàng người Đức đề cao một sự đóng góp đặc biệt Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thực hiện đối với sự sùng kính Maria.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói “Huấn đức của ngài ngày 21/11/1964 lúc kết thúc khóa họp thứ ba Công Đồng Vatican Hai đáng được ghi nhận. Trong khoá này của công đồng, Hiến Chế về Giáo Hội, “lumen Gentium,’ được công bố. Văn kiện như đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ghi nhận, ‘một chương nguyên vẹn hiến dâng Đức Mẹ như là chóp đỉnh và phần tán dương của nó.’
“[Đức Giáo Hoàng Phaolô VI] ghi chú rằng chương này chứa sự tổng hợp rộng rải nhất của giáo lý Maria do công đồng chung soạn thảo, với mục đich ‘ tỏ bày sự chấp thuận của Giáo Hội mà Đức Maria được liên kết cách thân tình.”’
Chính trong bối cảnh này Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố Đức Maria Chí Thánh là Mẹ Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại, “bằng cách nhấn mạnh với độ nhạy cảm đại kết sống động là ‘sự sùng kính Đức Maria…là một phương tiện với mục tiêu thiết yếu hướng các linh hồn tới Chúa Kitô và như vậy liên kết các linh hồn với Chúa Cha, trong tình yêu của Chúa Thánh Thần.”’
"Vang vọng lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI,” Đức Thánh Cha kết thúc,” hôm nay chúng ta cũng cầu nguyện: Ôi lạy Đức Maria Trinh Nữ, Mẹ Giáo Hội, chúng con giao phó cho Mẹ Giáo Hội Brescia này và tất cả dân chúng trong vùng này. Xin Mẹ nhớ tất cả con cái Mẹ; xin Mẹ chuyển những lời cầu xin của họ tới trước Thiên Chúa; xin Mẹ giữ vững dức tin của họ; xin Mẹ tăng cường hy vọng của họ; xin Mẹ làm cho đúc ái của họ lớn mạnh. Ôi khoan thay, nhơn thay, dịu thay Đức Trinh Nữ Maria.”
Văn hóa và Tôn Giáo: cùng chung cho việc giáo dục.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:15 12/11/2009
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói về Đức Phaolô VI như một thầy dạy
BRESCIA, ITALY (Zenit,org).- Phải có sự hoà hợp hoản toàn giữa những chiều kích văn hóa và tôn giáo trong sự giáo dục, hầu giới trẻ được thật sự chuẩn bị đáp ứng cái hiện đại
Đức Giáo Hoàng khẳng định sự liên kết này khi ngài khánh thành cơ sở mới của Học Viện Phaolô VI. Đức Thánh Cha đã thăm viếng Brescia, nơi sinh trưởng của Đức Phaolô VI, trong chuyến viếng thăm một ngày.
“Chúng ta sống trong những thời gian rõ ràng có ‘khủng hoảng giáo dục’ thật sự, “ ngài nói, khi nhận xét rằng “cần thiết truyên lại cho các thế hệ tương lai một điều gì có giá trị, những luật lệ vững chắc cho cách ứng xử, cần chỉ những mục tiêu cao thượng ta phải dứt khoát hướng đời sống ta đến đó.”
Sự đòi hỏi đối với một nền giáo dục có khả năng đáp ứng những sự trông đợi của giới trẻ, gia tăng,” Đức Giáo Hoàng nhận xét, “một nền giáo dục trước hết là sự minh chứng và, đối với người giáo dục Kitô hữu, sự minh chứng của đức tin.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vị tiền nhiệm của ngài có thể cho chúng ta sự hướng dẫn trong lãnh vực giáo dục. Ngài đặc biệt nhấn mạnh sự đề cao của Đức Phaolô VI về một nền giáo dục kết hợp văn hoá và đức tin.
Trong năm 1933, Cha Montini--là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tương lai--đãviết: “Trong những nhóm thế tục, cả những hạng trí thức và có lẽ cách riêng tại Italy, đã không nghĩ gì về Chúa Kitô. Trong văn hóa đương thời Ngài đã bị quên, vắng bóng hay phần lớn không được biết tới” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói.
“Montini nhà giáo dục, sinh viên và linh mục, giám mục và Giáo hoàng, luôn luôn cảm thấy sự cần thiết của sự hiện diện Kitô hữu đủ tư cách trong thế giới văn hoá, nghệ thuật, xã hội, một sự hiện diện đâm rễ trong chân lý Chúa Kitô, và, đồng thời, chăm chú đến con người và những nhu cầu sinh tử của họ,” ngài nói thêm. Và trích dẫn Phaolo VI trở lại: ”…không có những buồng chia cắt trong linh hồn, văn hoá một bên và đức tin bên kia; trường học một bên, Giáo Hội bên kia. Giáo lý, như sự sống, là một.”
“Nói cách khác,” Đức Thánh Cha giải thích, “đối với Montini điều thiết yếu là sự hoà hợp và nguyên vẹn giữa chiều kích văn hoá và tôn giáo đang thành hình, với một sự nhấn mạnh cách riêng biệt về sự hiểu biết giáo lý Kitô hữu và những hàm ý thực tiển cho đời sống.”
Những chứng nhân
Đức Giám Mục thành Rome nói vị tiền nhiệm của ngài đặc biệt hiểu tầm quan trọng phải trang bị giới trẻ để đối mặt thế giới hiện đại.
“Giovanni Battista Montini nhấn mạnh việc đào tạo giới trẻ,” ngài nói, “ hầu cho chúng khả năng đi vào trong tương quan với cái hiện đại, một tương quan khó và thường có tính phê phán, nhưng luôn luôn có tính xây dựng và đối thoại. Ngài chỉ ra một số đặc điểm tiêu cực trong văn hoá hiện đại, cả trong lãnh vực hiểu biết và hành động, như thuyết chủ quan, thuyết cá nhân và sự khẳng định không biên giới của đối tượng. Tuy nhiên, đồng thời, ngài chủ trương sự cần thiết đối thoại trên nền tảng của một sự đào tạo giáo lý vững chắc, nguyên lý hiệp nhất của sự đào tạo đó là đức tin trong Chúa Kitô; một ‘ sự ý thức ‘ Kitô hữu trưởng thành,’ do đó, có khả năng đối mặt với mọi người, mà không, tuy nhiên, nhượng bộ những kiểu mốt của thời đại.”
Sau cùng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận cách thức Đức Phaoô VI hiểu tầm quan trọng của sự làm chứng trong giáo dục.
Ngài trích dẫn một khẳng định khác của vị tiền nhiệm ngài: “ Con người thời nay sẵng sàng nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, hay là, nếu họ nghe những ông thầy dạy, họ làm vậy là vì mấy ông thầy đó là những chứng nhân.”
BRESCIA, ITALY (Zenit,org).- Phải có sự hoà hợp hoản toàn giữa những chiều kích văn hóa và tôn giáo trong sự giáo dục, hầu giới trẻ được thật sự chuẩn bị đáp ứng cái hiện đại
Đức Giáo Hoàng khẳng định sự liên kết này khi ngài khánh thành cơ sở mới của Học Viện Phaolô VI. Đức Thánh Cha đã thăm viếng Brescia, nơi sinh trưởng của Đức Phaolô VI, trong chuyến viếng thăm một ngày.
“Chúng ta sống trong những thời gian rõ ràng có ‘khủng hoảng giáo dục’ thật sự, “ ngài nói, khi nhận xét rằng “cần thiết truyên lại cho các thế hệ tương lai một điều gì có giá trị, những luật lệ vững chắc cho cách ứng xử, cần chỉ những mục tiêu cao thượng ta phải dứt khoát hướng đời sống ta đến đó.”
Sự đòi hỏi đối với một nền giáo dục có khả năng đáp ứng những sự trông đợi của giới trẻ, gia tăng,” Đức Giáo Hoàng nhận xét, “một nền giáo dục trước hết là sự minh chứng và, đối với người giáo dục Kitô hữu, sự minh chứng của đức tin.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vị tiền nhiệm của ngài có thể cho chúng ta sự hướng dẫn trong lãnh vực giáo dục. Ngài đặc biệt nhấn mạnh sự đề cao của Đức Phaolô VI về một nền giáo dục kết hợp văn hoá và đức tin.
Trong năm 1933, Cha Montini--là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tương lai--đãviết: “Trong những nhóm thế tục, cả những hạng trí thức và có lẽ cách riêng tại Italy, đã không nghĩ gì về Chúa Kitô. Trong văn hóa đương thời Ngài đã bị quên, vắng bóng hay phần lớn không được biết tới” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói.
“Montini nhà giáo dục, sinh viên và linh mục, giám mục và Giáo hoàng, luôn luôn cảm thấy sự cần thiết của sự hiện diện Kitô hữu đủ tư cách trong thế giới văn hoá, nghệ thuật, xã hội, một sự hiện diện đâm rễ trong chân lý Chúa Kitô, và, đồng thời, chăm chú đến con người và những nhu cầu sinh tử của họ,” ngài nói thêm. Và trích dẫn Phaolo VI trở lại: ”…không có những buồng chia cắt trong linh hồn, văn hoá một bên và đức tin bên kia; trường học một bên, Giáo Hội bên kia. Giáo lý, như sự sống, là một.”
“Nói cách khác,” Đức Thánh Cha giải thích, “đối với Montini điều thiết yếu là sự hoà hợp và nguyên vẹn giữa chiều kích văn hoá và tôn giáo đang thành hình, với một sự nhấn mạnh cách riêng biệt về sự hiểu biết giáo lý Kitô hữu và những hàm ý thực tiển cho đời sống.”
Những chứng nhân
Đức Giám Mục thành Rome nói vị tiền nhiệm của ngài đặc biệt hiểu tầm quan trọng phải trang bị giới trẻ để đối mặt thế giới hiện đại.
“Giovanni Battista Montini nhấn mạnh việc đào tạo giới trẻ,” ngài nói, “ hầu cho chúng khả năng đi vào trong tương quan với cái hiện đại, một tương quan khó và thường có tính phê phán, nhưng luôn luôn có tính xây dựng và đối thoại. Ngài chỉ ra một số đặc điểm tiêu cực trong văn hoá hiện đại, cả trong lãnh vực hiểu biết và hành động, như thuyết chủ quan, thuyết cá nhân và sự khẳng định không biên giới của đối tượng. Tuy nhiên, đồng thời, ngài chủ trương sự cần thiết đối thoại trên nền tảng của một sự đào tạo giáo lý vững chắc, nguyên lý hiệp nhất của sự đào tạo đó là đức tin trong Chúa Kitô; một ‘ sự ý thức ‘ Kitô hữu trưởng thành,’ do đó, có khả năng đối mặt với mọi người, mà không, tuy nhiên, nhượng bộ những kiểu mốt của thời đại.”
Sau cùng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận cách thức Đức Phaoô VI hiểu tầm quan trọng của sự làm chứng trong giáo dục.
Ngài trích dẫn một khẳng định khác của vị tiền nhiệm ngài: “ Con người thời nay sẵng sàng nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, hay là, nếu họ nghe những ông thầy dạy, họ làm vậy là vì mấy ông thầy đó là những chứng nhân.”
Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải
Trần Mạnh Trác
18:17 12/11/2009
PROVIDENCE 11-11-09– Vị giám mục cuả một giáo phận có danh là Công giáo nhất nước Mỹ, và càng ngày càng nổi tiếng là vị chủ chăn hay khiêu khích nhất, đã cung cấp một lời giải thích khá ngắn gọn cho tư thế sẵn sàng xung đột với các chính trị gia như sau: Làm Kitô hữu không phải để tỏ ra dễ thương, ít nhất là không luôn luôn như vậy.
"Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”, là lời cuả đức cha Thomas J. Tobin, giám mục Providence, đã viết trong báo cuả giáo phận đầu năm nay. "Chuá đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố.”
ĐGM Tobin đã sống theo cách giải thích về phong thái cuả Chúa Giêsu này một cách nhiệt thành, và ngài nhanh chóng đặt mình làm tiên phong trên bình diện quốc gia trước một cuộc tranh luận mới về vai trò chính thống của Công giáo tại quảng trường công cộng, cụ thể gần đây nhất là cuộc xung đột rất cá nhân với dân biểu Patrick Kennedy.
Khi vấn đề phá thai trở nên sôi nổi trong cuộc tranh luận Cải Tổ Y Tế cuả quốc gia, ĐGM Tobin đã nhấn mạnh rằng người Công giáo phải tham gia vào thế giới chính trị thô bạo này - thậm chí nếu nó có nghĩa là gây phức tạp cho các nhà lập pháp Công giáo phò lựa chọn. Và ngài đã nêu gương.
Kể từ lúc nhiệm chức (tại Providence) năm 2005, ngài đã thách thức sự đàn áp các người nhập cư bất hợp pháp cuả vị thống đốc đảng Cộng hòa, xen vào cuộc bầu cử sơ bộ hồi cuối năm của Đảng Cộng hòa, ngài khiển trách Rudolph Giuliani về vấn đề phá thai (trong đó ngài vẫn gọi ông ta một cách rất thân thiết là "Rudy”), và “bắn sẻ” Obama trong một cuộc phỏng vấn tưởng tượng(trong đó lời tuyên bố cuả Obama bị diễn giải một cách khôi hài rằng quyền cuả những kiều dân sẽ được thăng tiến nếu "giết bớt con cái và dùng phá thai để điều hoà sinh sản”)
Trang Bình luận của ngài, xuất bản thường xuyên trên báo Rhode Island Catholic, có tiêu đề không đáng ngạc nhiên là "Không còn Hồ nghi” (“Without a Doubt”)
"Ngài nói lên cái thực tâm của mình. Ngài có sự xác tín vững mạnh”, là ý kiến cuả bà Beverley Smith, 59 tuổi, y tá, đã tham dự Thánh lễ buổi trưa tại nhà thờ chính tòa Providence ngày hôm qua, một nhà thờ có thết vàng tại trung tâm thành phố.
Tobin và Kennedy, thành viên của những gia đình Công Giáo nổi bật nhất cuả Mỹ, đã trao đổi những từ ngữ nổi lửa từ nhiều tuần qua. Nhưng những lời đấu khẩu có thể đã đạt đến đỉnh cao trong cột báo gần đây nhất của ĐGM Tobin, trong đó ngài bất đồng với Kennedy khi ông này tuyên bố việc không đồng ý với hàng giáo phẩm không làm cho ông ta kém Công giáo đi.
"Vâng, trên thực tế, thưa ngài dân biểu, theo một cách (nó sẽ làm cho ông kém Công giáo đi,)” (“in a way it does”). ĐGM Tobin viết. "Quan điểm của ông là không thể chấp nhận được với Giáo Hội và gây tai tiếng với nhiều thành viên của chúng tôi. Nó hoàn toàn làm giảm sự thông hiệp của ông với Giáo Hội.”
Một cuộc họp được dự tính giữa hai người, theo lịch trình là ngày hôm nay, đã bị hoãn vô thời hạn. Theo thông báo cuả giáo phận, việc hoãn được cả hai bên thoả thuận. Trong một cuộc họp báo Thứ ba, Kennedy nói ông sẵn sàng đáp ứng với ĐGM Tobin, nhưng không sẵn sàng thảo luận về đức tin của mình trước công chúng nữa.
"Tôi đã đi bước đầu là đồng ý một cuộc họp với ngài, miễn là chúng tôi không tranh luận ở nơi công cộng, về đức tin cá nhân của tôi hoặc về những vấn đề tương tự,” Kennedy cho biết, (theo AP.) "Và, thật không may, ngài đã không giữ thỏa thuận đó. Và đó là điều làm tôi rất chưng hửng.” (“very disconcerting to me”)
Trước đó, Kennedy đã đặt câu hỏi tại sao các nhà lãnh đạo giáo hội sẽ phản đối cơ hội để bảo hiểm hàng triệu người Mỹ nghèo vì dự luật có thể cung cấp bảo hiểm phá thai.
"Bạn có ý cho tôi biết là Giáo hội Công giáo sẽ từ chối sự săn sóc sức khỏe cho những người này ư?” Kennedy nói với Catholic News Service tháng trước. Một dự luật chăm sóc sức khỏe đã được thông qua Hạ viện Hoa Kỳ cuối tuần qua, với một tu chánh án gây tranh cãi hạn chế liên bang tài trợ cho phá thai - được coi là một thắng lợi lớn cho các giám mục Công giáo và cho các đối thủ phá thai khác. Kennedy đã bỏ phiếu chống lại tu chánh án, nhưng hỗ trợ bản dự thảo cuối cùng.
Kennedy, qua lời một phát ngôn viên, từ chối một yêu cầu phỏng vấn cho bài viết này. Phát ngôn viên cuả ĐGM Tobin từ chối không cho gặp ngài, nhưng vị giám mục đã nói trong một cuộc phỏng vấn đài phát thanh ngày hôm qua rằng chính Kennedy đã bắt đầu cuộc đấu tranh bằng cách mở một cuộc tấn công không thích hợp và thiếu cố vấn tốt vào hàng giáo phẩm.
Nhưng ĐGM Tobin, 61 tuổi, từ Pittsburgh, cũng đã nhẩy vào cuộc tranh luận với nhiều hứng thú. Văn phòng của ngài đã nhanh chóng gửi ra phản hồi và bình luận trong khi cuộc tranh luận tiếp diễn. Văn thể của GM Robin, bình dân nhưng sắc bén, đã được khen ngợi cách đặc biệt bởi Liên hiệp Báo Chí Công Giáo (Catholic Press Association) trong năm 2000, vì những bài báo viết cho các cột báo cuả giáo phận cũ tại Youngstown, Ohio.
"Tôi thừa nhận là tôi nghiền chính trị,” ĐGM Tobin đã viết trong tháng này. "Tôi theo dõi tin tức chính trị khá chặt chẽ và nếu tôi không là giáo sĩ, có lẽ tôi đã tranh cử hay làm một cái gì khác. Nhưng trong sự khôn ngoan của Chuá, và có thể để bảo vệ công chúng, Chúa đã dẫn tôi đi theo một con đường khác.”
Ngay cả trong tiểu bang Rhode Island, nơi dân số Công Giáo ước lượng được 58 phần trăm, các giám mục đã không luôn luôn bước vào lĩnh vực công cộng một cách dễ dàng. Giáo hội đã bị thua đậm năm 1986 bởi những nỗ lực đòi thông qua một cuộc trưng cầu không có tính cách bắt buộc (nonbinding) đòi hỏi nhiều hạn chế nghiêm trọng về phá thai. Dưới sự ngạc nhiên của mọi người, nỗ lực này thất bại cách thảm hại, theo như bà Maureen Moakley, một học giả chính trị trường Đại học University of Rhode Island.
"Sau thất bại đó, Giáo hội bước thụt lùi, và vị giám mục kế tiếp chủ trương sống-và-để-sống (live-and-let-live) đối với những nhóm chính trị. Nhưng đến phiên cuả ĐGM Tobin thì là một thái độ rất khác, một sự sẵn lòng để đối đầu trước các vấn đề.”
Bà Moakley cho biết tác động chính trị vẫn là một câu hỏi và sẽ không được giải quyết cho đến khi Kennedy và các thành viên khác của đoàn đại biểu phải tái tranh cử. Riêng GM Tobin cũng có một cái gì đó phải đương đầu: Làm thế nào để lãnh đạo một Giáo Hội cách kiên quyêt và có ảnh hưởng trong một thế giới hiện đại, nơi mà rất nhiều con chiên không đồng ý về phá thai, kết hôn đồng tính, và các vấn đề xã hội khác.
Trên đường phố Providence ngày hôm qua, dường như ý kiến công chúng bị phân chia giữa Tobin / Kennedy, mặc dù một số người Công giáo nói rằng họ có ít kiến thức về ĐGM Tobin hay những bình luận của ngài.
"Ngài được thụ phong để bảo vệ giáo lý Công giáo. Đó là những gì ngài đang cố làm”, theo như lời cuả ông Fran Whitworth, 42 tuổi, sở hữu chủ của Old World Cigar tại Federal Hill.
Nhưng bà Janelle Ploude, 31 tuổi, cho biết bà tham dự Thánh lễ hàng tuần và giữ một chân dung lớn của Chúa Giêsu bên quầy hàng cuả mình tại một beauty parlor trong trung tâm thành phố, cho rằng ĐGM Tobin đã đi quá xa.
"Tôi cảm thấy như nhà thờ và nhà nước là hai điều hoàn toàn khác nhau,”.
Nhưng có nhiều người khác vẫn cố tìm một dung hoà trong cuộc tranh luận không giải quyết nổi này.
"Tôi hiểu cả hai bên,” theo lời Jim Aceto, 59 tuổi, kế toán từ North Providence.
”Giám mục là người phải đưa ra một lập trường cho tất cả những người Công giáo, vì thế ngài không có sự lựa chọn nào khác trước các hành động của một nghị sĩ xưng danh là một người Công giáo. Nhưng các nghị sĩ, Aceto lưu ý, lại cần phải đại diện cho hơn một nhóm người trong vai trò công cộng của ông.“
"Phá thai luôn luôn là một chủ đề thảo luận,” Ông Aceto nói thêm, ông là người không bỏ phiếu cho Kennedy. "Tôi có biết một số người Công giáo rất tốt mà vẫn có những tâm tình như Kennedy.”
"Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”, là lời cuả đức cha Thomas J. Tobin, giám mục Providence, đã viết trong báo cuả giáo phận đầu năm nay. "Chuá đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố.”
ĐGM Tobin đã sống theo cách giải thích về phong thái cuả Chúa Giêsu này một cách nhiệt thành, và ngài nhanh chóng đặt mình làm tiên phong trên bình diện quốc gia trước một cuộc tranh luận mới về vai trò chính thống của Công giáo tại quảng trường công cộng, cụ thể gần đây nhất là cuộc xung đột rất cá nhân với dân biểu Patrick Kennedy.
Khi vấn đề phá thai trở nên sôi nổi trong cuộc tranh luận Cải Tổ Y Tế cuả quốc gia, ĐGM Tobin đã nhấn mạnh rằng người Công giáo phải tham gia vào thế giới chính trị thô bạo này - thậm chí nếu nó có nghĩa là gây phức tạp cho các nhà lập pháp Công giáo phò lựa chọn. Và ngài đã nêu gương.
Kể từ lúc nhiệm chức (tại Providence) năm 2005, ngài đã thách thức sự đàn áp các người nhập cư bất hợp pháp cuả vị thống đốc đảng Cộng hòa, xen vào cuộc bầu cử sơ bộ hồi cuối năm của Đảng Cộng hòa, ngài khiển trách Rudolph Giuliani về vấn đề phá thai (trong đó ngài vẫn gọi ông ta một cách rất thân thiết là "Rudy”), và “bắn sẻ” Obama trong một cuộc phỏng vấn tưởng tượng(trong đó lời tuyên bố cuả Obama bị diễn giải một cách khôi hài rằng quyền cuả những kiều dân sẽ được thăng tiến nếu "giết bớt con cái và dùng phá thai để điều hoà sinh sản”)
Trang Bình luận của ngài, xuất bản thường xuyên trên báo Rhode Island Catholic, có tiêu đề không đáng ngạc nhiên là "Không còn Hồ nghi” (“Without a Doubt”)
"Ngài nói lên cái thực tâm của mình. Ngài có sự xác tín vững mạnh”, là ý kiến cuả bà Beverley Smith, 59 tuổi, y tá, đã tham dự Thánh lễ buổi trưa tại nhà thờ chính tòa Providence ngày hôm qua, một nhà thờ có thết vàng tại trung tâm thành phố.
Tobin và Kennedy, thành viên của những gia đình Công Giáo nổi bật nhất cuả Mỹ, đã trao đổi những từ ngữ nổi lửa từ nhiều tuần qua. Nhưng những lời đấu khẩu có thể đã đạt đến đỉnh cao trong cột báo gần đây nhất của ĐGM Tobin, trong đó ngài bất đồng với Kennedy khi ông này tuyên bố việc không đồng ý với hàng giáo phẩm không làm cho ông ta kém Công giáo đi.
"Vâng, trên thực tế, thưa ngài dân biểu, theo một cách (nó sẽ làm cho ông kém Công giáo đi,)” (“in a way it does”). ĐGM Tobin viết. "Quan điểm của ông là không thể chấp nhận được với Giáo Hội và gây tai tiếng với nhiều thành viên của chúng tôi. Nó hoàn toàn làm giảm sự thông hiệp của ông với Giáo Hội.”
Một cuộc họp được dự tính giữa hai người, theo lịch trình là ngày hôm nay, đã bị hoãn vô thời hạn. Theo thông báo cuả giáo phận, việc hoãn được cả hai bên thoả thuận. Trong một cuộc họp báo Thứ ba, Kennedy nói ông sẵn sàng đáp ứng với ĐGM Tobin, nhưng không sẵn sàng thảo luận về đức tin của mình trước công chúng nữa.
"Tôi đã đi bước đầu là đồng ý một cuộc họp với ngài, miễn là chúng tôi không tranh luận ở nơi công cộng, về đức tin cá nhân của tôi hoặc về những vấn đề tương tự,” Kennedy cho biết, (theo AP.) "Và, thật không may, ngài đã không giữ thỏa thuận đó. Và đó là điều làm tôi rất chưng hửng.” (“very disconcerting to me”)
Trước đó, Kennedy đã đặt câu hỏi tại sao các nhà lãnh đạo giáo hội sẽ phản đối cơ hội để bảo hiểm hàng triệu người Mỹ nghèo vì dự luật có thể cung cấp bảo hiểm phá thai.
"Bạn có ý cho tôi biết là Giáo hội Công giáo sẽ từ chối sự săn sóc sức khỏe cho những người này ư?” Kennedy nói với Catholic News Service tháng trước. Một dự luật chăm sóc sức khỏe đã được thông qua Hạ viện Hoa Kỳ cuối tuần qua, với một tu chánh án gây tranh cãi hạn chế liên bang tài trợ cho phá thai - được coi là một thắng lợi lớn cho các giám mục Công giáo và cho các đối thủ phá thai khác. Kennedy đã bỏ phiếu chống lại tu chánh án, nhưng hỗ trợ bản dự thảo cuối cùng.
Kennedy, qua lời một phát ngôn viên, từ chối một yêu cầu phỏng vấn cho bài viết này. Phát ngôn viên cuả ĐGM Tobin từ chối không cho gặp ngài, nhưng vị giám mục đã nói trong một cuộc phỏng vấn đài phát thanh ngày hôm qua rằng chính Kennedy đã bắt đầu cuộc đấu tranh bằng cách mở một cuộc tấn công không thích hợp và thiếu cố vấn tốt vào hàng giáo phẩm.
Nhưng ĐGM Tobin, 61 tuổi, từ Pittsburgh, cũng đã nhẩy vào cuộc tranh luận với nhiều hứng thú. Văn phòng của ngài đã nhanh chóng gửi ra phản hồi và bình luận trong khi cuộc tranh luận tiếp diễn. Văn thể của GM Robin, bình dân nhưng sắc bén, đã được khen ngợi cách đặc biệt bởi Liên hiệp Báo Chí Công Giáo (Catholic Press Association) trong năm 2000, vì những bài báo viết cho các cột báo cuả giáo phận cũ tại Youngstown, Ohio.
"Tôi thừa nhận là tôi nghiền chính trị,” ĐGM Tobin đã viết trong tháng này. "Tôi theo dõi tin tức chính trị khá chặt chẽ và nếu tôi không là giáo sĩ, có lẽ tôi đã tranh cử hay làm một cái gì khác. Nhưng trong sự khôn ngoan của Chuá, và có thể để bảo vệ công chúng, Chúa đã dẫn tôi đi theo một con đường khác.”
Ngay cả trong tiểu bang Rhode Island, nơi dân số Công Giáo ước lượng được 58 phần trăm, các giám mục đã không luôn luôn bước vào lĩnh vực công cộng một cách dễ dàng. Giáo hội đã bị thua đậm năm 1986 bởi những nỗ lực đòi thông qua một cuộc trưng cầu không có tính cách bắt buộc (nonbinding) đòi hỏi nhiều hạn chế nghiêm trọng về phá thai. Dưới sự ngạc nhiên của mọi người, nỗ lực này thất bại cách thảm hại, theo như bà Maureen Moakley, một học giả chính trị trường Đại học University of Rhode Island.
"Sau thất bại đó, Giáo hội bước thụt lùi, và vị giám mục kế tiếp chủ trương sống-và-để-sống (live-and-let-live) đối với những nhóm chính trị. Nhưng đến phiên cuả ĐGM Tobin thì là một thái độ rất khác, một sự sẵn lòng để đối đầu trước các vấn đề.”
Bà Moakley cho biết tác động chính trị vẫn là một câu hỏi và sẽ không được giải quyết cho đến khi Kennedy và các thành viên khác của đoàn đại biểu phải tái tranh cử. Riêng GM Tobin cũng có một cái gì đó phải đương đầu: Làm thế nào để lãnh đạo một Giáo Hội cách kiên quyêt và có ảnh hưởng trong một thế giới hiện đại, nơi mà rất nhiều con chiên không đồng ý về phá thai, kết hôn đồng tính, và các vấn đề xã hội khác.
Trên đường phố Providence ngày hôm qua, dường như ý kiến công chúng bị phân chia giữa Tobin / Kennedy, mặc dù một số người Công giáo nói rằng họ có ít kiến thức về ĐGM Tobin hay những bình luận của ngài.
"Ngài được thụ phong để bảo vệ giáo lý Công giáo. Đó là những gì ngài đang cố làm”, theo như lời cuả ông Fran Whitworth, 42 tuổi, sở hữu chủ của Old World Cigar tại Federal Hill.
Nhưng bà Janelle Ploude, 31 tuổi, cho biết bà tham dự Thánh lễ hàng tuần và giữ một chân dung lớn của Chúa Giêsu bên quầy hàng cuả mình tại một beauty parlor trong trung tâm thành phố, cho rằng ĐGM Tobin đã đi quá xa.
"Tôi cảm thấy như nhà thờ và nhà nước là hai điều hoàn toàn khác nhau,”.
Nhưng có nhiều người khác vẫn cố tìm một dung hoà trong cuộc tranh luận không giải quyết nổi này.
"Tôi hiểu cả hai bên,” theo lời Jim Aceto, 59 tuổi, kế toán từ North Providence.
”Giám mục là người phải đưa ra một lập trường cho tất cả những người Công giáo, vì thế ngài không có sự lựa chọn nào khác trước các hành động của một nghị sĩ xưng danh là một người Công giáo. Nhưng các nghị sĩ, Aceto lưu ý, lại cần phải đại diện cho hơn một nhóm người trong vai trò công cộng của ông.“
"Phá thai luôn luôn là một chủ đề thảo luận,” Ông Aceto nói thêm, ông là người không bỏ phiếu cho Kennedy. "Tôi có biết một số người Công giáo rất tốt mà vẫn có những tâm tình như Kennedy.”
Top Stories
Le P. Sinnott, missionnaire de Saint Colomban enlevé il y a un mois, vient d'être libéré
Eglises d'Asie
07:39 12/11/2009
PHILIPPINES: Le P. Sinnott, missionnaire de Saint Colomban enlevé il y a un mois, vient d'être libéré
Le P. Michael Sinnott, prêtre irlandais de la congrégation missionnaire de Saint Colomban, qui avait été kidnappé le 11 octobre dernier par un groupe armé réclamant 2 millions de dollars de rançon, vient d’être libéré, révèle l’agence Ucanews, ce 12 novembre 2009.
Après un mois de captivité dans des conditions que le prêtre âgé de 80 ans, a qualifié lui-même de « très primitives », il est apparu faible et amaigri, mais n’ayant rien perdu de son sens de l’humour. Il a ainsi raconté aux journalistes qu’il a rencontré à Pasay City dès sa libération, qu’il ne pensait pas que l’on voudrait l’enlever à nouveau, tant il avait dû retarder ses ravisseurs lors de leurs marches forcées: « Je suis un vieil homme et la marche a été dure ! » a-t-il plaisanté.
Le P. Sinnott avait été enlevé par six hommes armés dans la maison des Pères missionnaires de Saint Colomban à Pagadian City, dans la province de Zamboanga del Sur, sur l’île de Mindanao, le 11 octobre 2009. Le missionnaire qui a été détenu dans deux lieux différents, dont l’un était entouré de marécages, était gardé jour et nuit sans pouvoir bouger du hamac où il devait rester assis. Il a ensuite dû marcher pendant huit heures d’affilée dans les montagnes recouvertes par la jungle pour être remis aux mains d’un autre groupe.
Le prêtre a confié que la première bande avait été assez brutale avec lui, mais que ses ravisseurs dans l’ensemble l’avaient bien traité et que la nourriture était « correcte » étant données les conditions spartiates du camp. Selon lui, le groupe vivant dans les montagnes était « très bien organisé ». Le ravitaillement arrivait régulièrement, jusqu’à deux fois par jour pour le P. Sinnott.
Si le missionnaire a confirmé qu’il n’avait aucune idée de l’identité des kidnappeurs, il a en revanche affirmé qu’il était « absolument certain » qu’il ne s’agissait pas du Front moro de libération islamique (MILF), lequel a été l’élément-clé des négociations entre le gouvernement et les ravisseurs.
De son côté, le MILF n’a révélé ni le lieu où était détenu le P. Sinnott ni aucun détail concernant le groupe armé responsable de l’enlèvement. Cependant, Mohagher Iqbal, le négociateur moro qui a remis le prêtre irlandais à Raphaël Seguis, son homologue du gouvernement philippin, a reconnu que le MILF avait « exercé une pression morale » par l’intermédiaire de proches des kidnappeurs, afin que le missionnaire soit libéré sans rançon. « Le kidnapping est condamné par l’islam », a-t-il réaffirmé.
Un avis que ne semblait pas partager le dernier groupe de geôliers du P. Sinnott qui ne lui avait pas caché son désaccord avec le MILF à ce sujet. Selon eux, a rapporté le missionnaire, il était facile pour le MILF de dire que le kidnapping était interdit par le Coran, parce qu’ils recevaient des soutiens financiers internationaux, alors qu’eux-mêmes n’avaient pas d’autre moyen de se procurer des armes.
Enfin, le prêtre irlandais a raconté que c’étaient ses ravisseurs qui avaient écrit le message qu’on le voit prononcer dans la vidéo datée du 24 octobre et envoyée cinq jours plus tard au comité gouvernemental chargé de l’affaire. Ecrit en bisaya (ou cebuano, un dialecte du centre et du sud des Philippines), le texte avait été traduit en anglais par le prêtre.
Le missionnaire a également précisé que le groupe armé l’avait chargé de dire qu’il avait été libéré afin que la communauté internationale apprenne qu’ils étaient des lumad (terme désignant les indigènes dans le sud des Philippines) qui se battraient jusqu’à ce que Mindanao devienne « indépendante », avec une constitution basée sur le Coran.
A la fin de la conférence de presse, le P. Sinnott, s’exprimant en anglais et en bisaya, a remercié « chacun de [ses] amis qu’il savait avoir prié pour [lui] pendant qu’[il était] en captivité ». Il a également déclaré qu’il lui tardait de reprendre son travail de missionnaire dans le diocèse de Pagadian où il oeuvre depuis près de 40 ans, en particulier auprès des déshérités et enfants handicapés.
Dès la nouvelle de son enlèvement, condamné unanimement par tous les responsables religieux du pays, chrétiens comme musulmans, les foules s’étaient mobilisées en faveur du P. Sinnott, très aimé dans la région. De fortes inquiétudes concernant la santé du missionnaire qui avait besoin d’un traitement quotidien pour le coeur avaient poussé les responsables de la cellule de crise mise en place par le gouvernement des Philippines, à envoyer un émissaire avec des médicaments pour le prêtre, parallèlement aux démarches entreprises pour négocier sa libération. On ignore à l’heure actuelle l’exact état de santé du missionnaire qui n’a pas donné de précisions à ce sujet.
(1) Ucanews, 12 novembre 2009
Le P. Michael Sinnott, prêtre irlandais de la congrégation missionnaire de Saint Colomban, qui avait été kidnappé le 11 octobre dernier par un groupe armé réclamant 2 millions de dollars de rançon, vient d’être libéré, révèle l’agence Ucanews, ce 12 novembre 2009.
Après un mois de captivité dans des conditions que le prêtre âgé de 80 ans, a qualifié lui-même de « très primitives », il est apparu faible et amaigri, mais n’ayant rien perdu de son sens de l’humour. Il a ainsi raconté aux journalistes qu’il a rencontré à Pasay City dès sa libération, qu’il ne pensait pas que l’on voudrait l’enlever à nouveau, tant il avait dû retarder ses ravisseurs lors de leurs marches forcées: « Je suis un vieil homme et la marche a été dure ! » a-t-il plaisanté.
Le P. Sinnott avait été enlevé par six hommes armés dans la maison des Pères missionnaires de Saint Colomban à Pagadian City, dans la province de Zamboanga del Sur, sur l’île de Mindanao, le 11 octobre 2009. Le missionnaire qui a été détenu dans deux lieux différents, dont l’un était entouré de marécages, était gardé jour et nuit sans pouvoir bouger du hamac où il devait rester assis. Il a ensuite dû marcher pendant huit heures d’affilée dans les montagnes recouvertes par la jungle pour être remis aux mains d’un autre groupe.
Le prêtre a confié que la première bande avait été assez brutale avec lui, mais que ses ravisseurs dans l’ensemble l’avaient bien traité et que la nourriture était « correcte » étant données les conditions spartiates du camp. Selon lui, le groupe vivant dans les montagnes était « très bien organisé ». Le ravitaillement arrivait régulièrement, jusqu’à deux fois par jour pour le P. Sinnott.
Si le missionnaire a confirmé qu’il n’avait aucune idée de l’identité des kidnappeurs, il a en revanche affirmé qu’il était « absolument certain » qu’il ne s’agissait pas du Front moro de libération islamique (MILF), lequel a été l’élément-clé des négociations entre le gouvernement et les ravisseurs.
De son côté, le MILF n’a révélé ni le lieu où était détenu le P. Sinnott ni aucun détail concernant le groupe armé responsable de l’enlèvement. Cependant, Mohagher Iqbal, le négociateur moro qui a remis le prêtre irlandais à Raphaël Seguis, son homologue du gouvernement philippin, a reconnu que le MILF avait « exercé une pression morale » par l’intermédiaire de proches des kidnappeurs, afin que le missionnaire soit libéré sans rançon. « Le kidnapping est condamné par l’islam », a-t-il réaffirmé.
Un avis que ne semblait pas partager le dernier groupe de geôliers du P. Sinnott qui ne lui avait pas caché son désaccord avec le MILF à ce sujet. Selon eux, a rapporté le missionnaire, il était facile pour le MILF de dire que le kidnapping était interdit par le Coran, parce qu’ils recevaient des soutiens financiers internationaux, alors qu’eux-mêmes n’avaient pas d’autre moyen de se procurer des armes.
Enfin, le prêtre irlandais a raconté que c’étaient ses ravisseurs qui avaient écrit le message qu’on le voit prononcer dans la vidéo datée du 24 octobre et envoyée cinq jours plus tard au comité gouvernemental chargé de l’affaire. Ecrit en bisaya (ou cebuano, un dialecte du centre et du sud des Philippines), le texte avait été traduit en anglais par le prêtre.
Le missionnaire a également précisé que le groupe armé l’avait chargé de dire qu’il avait été libéré afin que la communauté internationale apprenne qu’ils étaient des lumad (terme désignant les indigènes dans le sud des Philippines) qui se battraient jusqu’à ce que Mindanao devienne « indépendante », avec une constitution basée sur le Coran.
A la fin de la conférence de presse, le P. Sinnott, s’exprimant en anglais et en bisaya, a remercié « chacun de [ses] amis qu’il savait avoir prié pour [lui] pendant qu’[il était] en captivité ». Il a également déclaré qu’il lui tardait de reprendre son travail de missionnaire dans le diocèse de Pagadian où il oeuvre depuis près de 40 ans, en particulier auprès des déshérités et enfants handicapés.
Dès la nouvelle de son enlèvement, condamné unanimement par tous les responsables religieux du pays, chrétiens comme musulmans, les foules s’étaient mobilisées en faveur du P. Sinnott, très aimé dans la région. De fortes inquiétudes concernant la santé du missionnaire qui avait besoin d’un traitement quotidien pour le coeur avaient poussé les responsables de la cellule de crise mise en place par le gouvernement des Philippines, à envoyer un émissaire avec des médicaments pour le prêtre, parallèlement aux démarches entreprises pour négocier sa libération. On ignore à l’heure actuelle l’exact état de santé du missionnaire qui n’a pas donné de précisions à ce sujet.
(1) Ucanews, 12 novembre 2009
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phòng khám Kim Long Huế 17 năm cứu giúp hàng trăm ngàn bệnh nhân nghèo.
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
07:33 12/11/2009
Phòng khám Kim Long Huế 17 năm cứu giúp hàng trăm ngàn bệnh nhân nghèo.
Huế, Việt Nam (12/11/2009) Các nhân viên phòng khám Kim Long Huế, kính nhớ thánh Martin, vị thánh đã xẻ áo choàng đắp cho người rét run bên vệ đường, bằng thánh lễ cầu cho bệnh nhân. Hôm 11/11, nữ tu Benedictine Nguyễn Thị Điền cùng 200 nữ tu, Y Bác sĩ và tình nguyện viên chăm sóc cho người HIV/AIDS, đã tham dự lễ mừng sinh nhật thứ 17, tại nguyện đường dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế. Hai tháng trước đây nhà nguyện này đã diễn ra sự kiện Năm Thánh 90 năm thành lập hội dòng, có 1.000 người đến nhận lãnh ơn toàn xá.
“ Hơn 600.000 lượt bệnh nhân nghèo các huyện vùng sâu xa, ngoại ô và thành phố, đã được cứu giúp trong 17 năm qua”. Chị Điền nói, đây cũng là nơi sinh sống của các trẻ mồ côi cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.
Chị Điền, bác sĩ và là giám đốc đang điều hành Phòng khám từ thiện với 34 Y Bác sĩ và hơn 30 tình nguyện viên chuyên về HIV. Mỗi ngày lẻ trong tuần, có hơn 300 lượt bệnh nhân đến chữa bệnh miễn phí, băng bó vết thương ung nhọt,
tư vấn sức khỏe gia đình và được các nhân viên hướng dẫn phòng ngừa các bệnh dễ lây truyền.
Hội Phanxicô đã giúp thuốc điều trị, ân nhân Công giáo trong và nước ngoài ủng hộ dụng cụ y tế, trang thiết bị, một số bệnh nhân sau khi được chữa lành, xin làm tình nguyện viên để hướng dẫn và phát thuốc giúp cho bệnh nhân mới.
Bác sĩ Nguyễn Đạo, một trong mười bác sĩ không Công giáo, mỗi năm khám tim mạch và đo huyết áp cho hơn 3000 bệnh nhân nói: “Nhờ có phòng khám mà tôi thực hiện công đức, cứu giúp đồng bào và mang lại niềm vui cho bệnh nhân”.
Trong thánh lễ, linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Minh Sang, cám ơn các Y Bác sĩ, đặc biệt những vị không Công giáo vì họ đã cộng tác, “nối dài cánh tay Chúa để cứu chữa bệnh nhân “.
Cha bề trên dòng Chúa Cứu Thế Huế còn nhắn nhủ các tình nguyện viên Công giáo làm thể nào để giúp người ngoài Công giáo nhìn vào chúng ta họ sẽ thấy được Chúa là ai. Ngài nói “Chúng ta phải mở lòng để đón nhận những người anh em mà Chúa gửi đến”.
Ban điều hành phòng khám gồm 5 nữ tu đều những tình nguyện viên hoạt động tích cực trong Ban điều phối, chăm sóc, và truyền thông HIV/AIDS của giáo phận Huế.
“ Hơn 600.000 lượt bệnh nhân nghèo các huyện vùng sâu xa, ngoại ô và thành phố, đã được cứu giúp trong 17 năm qua”. Chị Điền nói, đây cũng là nơi sinh sống của các trẻ mồ côi cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.
Chị Điền, bác sĩ và là giám đốc đang điều hành Phòng khám từ thiện với 34 Y Bác sĩ và hơn 30 tình nguyện viên chuyên về HIV. Mỗi ngày lẻ trong tuần, có hơn 300 lượt bệnh nhân đến chữa bệnh miễn phí, băng bó vết thương ung nhọt,
Hội Phanxicô đã giúp thuốc điều trị, ân nhân Công giáo trong và nước ngoài ủng hộ dụng cụ y tế, trang thiết bị, một số bệnh nhân sau khi được chữa lành, xin làm tình nguyện viên để hướng dẫn và phát thuốc giúp cho bệnh nhân mới.
Bác sĩ Nguyễn Đạo, một trong mười bác sĩ không Công giáo, mỗi năm khám tim mạch và đo huyết áp cho hơn 3000 bệnh nhân nói: “Nhờ có phòng khám mà tôi thực hiện công đức, cứu giúp đồng bào và mang lại niềm vui cho bệnh nhân”.
Trong thánh lễ, linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Minh Sang, cám ơn các Y Bác sĩ, đặc biệt những vị không Công giáo vì họ đã cộng tác, “nối dài cánh tay Chúa để cứu chữa bệnh nhân “.
Ban điều hành phòng khám gồm 5 nữ tu đều những tình nguyện viên hoạt động tích cực trong Ban điều phối, chăm sóc, và truyền thông HIV/AIDS của giáo phận Huế.
HĐGMVN và Caritas Việt Nam thăm và cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Phú Yên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
10:29 12/11/2009
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, CARITAS VIỆT NAM THĂM VÀ CỨU TRỢ BÃO LỤT TẠI PHÚ YÊN
Sáng nay phái đoàn Caritas Việt Nam do cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn tổng thư ký ủy ban Bác Ái Xã Hội Caritas Việt Nam làm trưởng đoàn cùng với cha Giuse Nguyễn Văn Uy phụ trách Caritas Xuân Lộc, Cha Gioan Võ Đình Đệ phụ trách Caritas giáo phận Qui Nhơn, Cha Phêrô Trương Minh Thái phụ trách Caritas giáo hạt Phú Yên và cha Antôn Nguyễn Huy Điệp quản xứ giáo xứ Đồng Tre đã đến cứu trợ vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của cơn bão Mirinae - Xóm Trường thuộc thôn Triêm Đức xã Xuân Quang 2 Huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Tại đây, đoàn cứu trợ đã trao các phần quà cho các hộ gia đình theo xác nhận của Ủy Ban Nhân Dân Xã là chịu thiệt hại nặng nề, theo những người nơi đây thì đã có nhiều đoàn cứu trợ đến trợ giúp nhưng đoàn cứu trợ của Caritas Việt Nam là có đầy đủ các vật dụng cần thiết nhất, ngoài gạo, mì gói còn có chiếu, màn, xoong, nồi, chén. Chỉ là một phần nhỏ so với những gì bà con nơi đây mất mát nhưng sự quan tâm và giúp đỡ của các nhà hảo tâm đã không những giúp bà con vượt qua những cơn đói rét mà còn giúp thêm nghị lực để mau trở về đời sống thường nhật.
Rời Xóm Trường phái đoàn tiếp tục đến Nhà Thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch - huyện Tuy An - tỉnh Phú Yên đây cũng là một nơi chịu thiệt hại nặng nề của cơn bão lũ vừa qua để đón chào và tháp tùng phái đoàn HĐGM Việt Nam do Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGM Việt Nam Giuse Nguyễn Chí Linh làm trưởng đoàn cùng với các Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến phó chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội Caritas Việt Nam, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cứu trợ các nạn nhân khu vực này. Có thể nói đây là một chuyến cứu trợ đặc biệt bởi lẽ thể hiện sự quan tâm xâu sắc của hàng giáo phẩm Việt Nam, mặc dù rất bận rộn với công tác tổ chức lễ Khai Mạc Năm Thánh Kỷ niệm Thành Lập hàng giáo phẩm Việt Nam nhưng các Đức Cha đã đến tận nơi để thăm hỏi và trao các phần quà nhằm giúp các nạn nhân vượt qua cơn khó khăn. Chuyến cứu trợ đã kết thúc với bữa cơm trưa tại nhà xứ giáo xứ Mằng Lăng nhưng công tác của những người có trách nhiệm có lẽ vẫn chưa kết thúc bởi lẽ với những gì các ngài chứng kiến thì việc xây dựng các chương trình nhằm tái thiết lại đời sống cho các nạn nhân một cách ổn định là điều không thể không tính tới.
Sinh viên TGP Hà Nội chuẩn bị đón chào Đại Hội Truyền Thống lần thứ 12
Paulus Lê Sơn
16:28 12/11/2009
Sinh viên TGPHN chuẩn bị đón chào Đại Hội Truyền Thống lần thứ 12
Mừng lễ truyền thống sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội lần thứ 12 sẽ diễn ra vào hai ngày 14,15 tháng 11 năm 2009. Theo chân anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt, trưởng hội sinh viên tổng giáo phận cùng một số anh chị em trong ban tổ chức về giáo xứ Thạch Bích, nơi diễn ra đại hội truyền thống. Công việc chuẩn bị cho đại hội đang được mọi người thực hiện một cách hối hả, nhanh, mạnh bạo và đầy sáng tạo. Để biết nhiều hơn về những nỗ lực, cố gắng cho đại hội sinh viên thành công tốt đẹp nhất. Paulus Lê Sơn có một trao số đổi với ban tổ chức.
Địa điểm
Để có một địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức một đại hội lớn nhất của sinh viên TGPHN, ban tổ chức đã lựa chọn ba điểm trước khi quyết định chọn Thạch Bích. Đó là gồm có TGM Bắc Ninh, nhà thờ Sở Kiện và Thạch Bích
P. Lê Sơn: Thạch Bích là nơi được ban tổ chức chọn lựa, chắc là có nhiều lý do thuận lợi hơn so với TGM Bắc Ninh và Sở Kiện.
BTC: Ở đâu trong Chúa cũng đều thuận lợi cả nhưng chúng tôi thấy Thạch Bích là nơi hợp lý nhất vì trước khi quyết định chọn lựa Thạch Bích chúng tôi đã có phiếu thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên trên trang svgiaotinhhanoi.com thì phần trăm chọn Thạch Bích rất cao. Giáo xứ thạch bích có khuôn viên khá rộng rãi đủ để tổ chức một đại hội lớn như vậy. Là một đại hội của sinh viên, ai cũng biết sinh viên thì khó khăn trăm bề nên việc tích kiệm được tối đa các chi phí cho các bạn để các bạn có mặt đông đủ là một ưu tiên hàng đầu mà chúng tôi nghĩ tới, vì Thạch Bích là giáo xứ gần với Hà Nội, việc đi lại cho các bạn cũng khá dễ dàng và ít tốn kém thời gian, tiền bạc. Nhờ sự quan phòng của Chúa, được sự giúp đỡ trực tiếp, nhiệt tình của cha chính xứ Giuse Nguyễn Khắc Quế cùng cộng đoàn giáo xứ Thạch Bích đã làm chúng tôi an tâm rất nhiều cho ngày đại hội.
Để đại hội được thành công tốt đẹp ban tổ chức và tất cả các bạn sinh viên trong TGP hầu như đang lần bước trên những thuận lợi và khó khăn. Quả thật, thuận lợi và khó khăn luôn song hành với nhau. Nhưng biến cái khó khăn thành thuận lợi lại phụ thuộc rất lớn vào sự nhiệt thành, tinh thần hăng say của tuổi trẻ của những tri thức của mỗi bạn sinh viên.
Thuận lợi
P. Lê Sơn: Đại hội chưa diễn ra nhưng ban tổ chức cảm thấy có những thuận lợi gì đã, đang đồng hành với ban tổ chức?
BTC: Chúng tôi cảm nhận rất rõ và là một trong những vai trò chủ đạo để chúng tôi, hội sinh viên tổng giáo phận vững bước và thăng tiến đó là Ơn Chúa, ngang qua sự quan tâm của các đấng bậc, của Đức tổng Giuse, linh mục tu sĩ, ân nhân, những con người luôn quan tâm và dõi theo bước đi của sinh viên. Đặc biệt là tinh thần nội lực sẵn có của các bạn sinh viên trong giáo tỉnh, tất cả các bạn sinh viên trong 10 giáo phận miền bắc đã có một tinh thần hiệp nhất cao. Hơn nữa, Qua những biến cố mà giáo hội đã trải qua trong thời gian vừa qua, các bạn sinh viên đã được nhìn nhận thời cuộc của giáo hội và xã hội một cách hết sức rõ ràng, trong cách nhìn nhận của những tri thức trẻ. Năm nay đại hội tổ chức với chủ đề sinh viên trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội công giáo Việt Nam được nên một trong Chúa. Cầu nguyện cho xã hội mà chính các bạn đang sống, và sẽ làm chủ trong tương lai sẽ có được "Công lý - Sự thật - Hoà bình" đích thực. Đó là khao khát, nguyện vọng, và ước muốn của mỗi bạn sinh viên trong tổng giáo phận. Tất cả các nhóm, mọi thành viên đã và đang góp sức một cách tích cực cho đại hội, họ đã chuẩn bị và sẵn sàng cho một đại hội lớn của sinh viên được diễn ra thành công và tốt đẹp nhất trong sự nâng đỡ của Thiên Chúa. Đó là những yếu tố thuận lợi mà ban tổ chức chúng tôi nhận thấy rất hữu hình. Mặc dù không ít những khó khăn.
Khó khăn
P. Lê Sơn: Vâng, mặc dù không ít những khó khăn, ban tổ chức có thể chia sẻ về những khó khăn mà tổng hội đã và đang gặp phải trong quá trình chuẩn bị.
BTC: Để tổ chức qui tụ sinh viên khắp mọi nơi, ở các trường đại học khác nhau có một đại hội đã là khó rồi. Mà ở đây, quan trọng hơn là đại hội của sinh viên công giáo thì lại gặp càng nhiều khó khăn trong tương quan bối cảnh xã hội như hiện nay. Điều này cũng dễ...hiểu, những gì mà lịch sử đã diễn ra cũng như những biến cố đau thương trong thời gian vừa qua mà giáo hội gặp phải. Đối với chúng tôi, là những người trẻ, lại là những tri thức con nhà đạo nên thoạt đầu thì phía chính quyền nói chung cùng những nơi mà họ "quan tâm" đến sinh viên công giáo, họ quan ngại, e dè, dò hỏi, xét nét. Thế nên cũng không được trôi chảy như bình thường.
Nhân lực, tài lực từ những sinh viên là nhân tố chính cho đại hội nhưng thật sự thì các bạn sinh viên của chúng ta rất nghèo, xuất phát từ những vùng quê. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, đến sự đảm bảo cho việc học hành còn chông chênh. Đó là cái khó! đôi khi trong cuộc sống hàng ngày vẫn có những sinh viên "ăn mì tôm thay cơm" thường trực. Nên sinh viên đã rỉ tai nhau, dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua làm sao cho hình ảnh của đại hội "vừa đẹp, hiện đại nhưng ít tốn kém nhất". Rồi việc học hành, đèn sách. Đôi khi có những "tế nhị tôn giáo" trong môi trường học đường mà họ đang theo, còn vô số khó khăn hiện hữu và vô hình mà mỗi bạn sinh viên đang gặp phải.
P. Lê Sơn: Ban tổ chức thấy điều gì là nền tảng chính thúc bách các bạn sinh viên nhiệt thành trong mọi công việc?
BTC: Thúc bách, chúng tôi thấy một sự thúc bách thật sự hối hả trong mỗi sinh viên qua việc thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đó là sự "thúc bách của tình yêu". Nói đến tình yêu thì nó rất sinh động trong sinh viên, giới trẻ. Những thứ tình yêu nam nữ, tình yêu cho mẹ cha, cho anh em họ hàng, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa con người với con người... Những thứ tình yêu đó tựu chung, qui lại trong “Tình yêu Đức Kitô thúc Bách tôi” (2Cr5,15). Chính vì tình yêu mà họ đã đang tự mình bước theo đó là tình yêu trong Thiên Chúa - một thứ tình yêu vĩnh cữu và vô cùng chân thực. Họ yêu Công lý, họ yêu Hoà bình, họ yêu Sự thật, những thứ tình yêu có trong Thiên Chúa nhưng lại thiêu thiếu trong cái xã hội này. Có lẽ đó là động lực chính thúc bách họ hi sinh, chịu nhiều hơn những khó khăn ngõ hầu họ có được tiếng nói hiệp nhất, để họ nói lên tình yêu đó với anh em mình.
Xin cảm ơn ban tổ chức đã chia sẻ về những công việc chuẩn bị cho đại hội sinh viên tổng giáo phận. Kính mong đại hội sẽ thành công tốt đẹp trong sự quan phòng của Thiên Chúa, cũng nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho những ước vọng, tâm tình thật là chính đáng của mỗi bạn sinh viên trong tổng giáo phận Hà Nội.
Thạch Bích 12/11/09
Paulus Lê Sơn
Mừng lễ truyền thống sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội lần thứ 12 sẽ diễn ra vào hai ngày 14,15 tháng 11 năm 2009. Theo chân anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt, trưởng hội sinh viên tổng giáo phận cùng một số anh chị em trong ban tổ chức về giáo xứ Thạch Bích, nơi diễn ra đại hội truyền thống. Công việc chuẩn bị cho đại hội đang được mọi người thực hiện một cách hối hả, nhanh, mạnh bạo và đầy sáng tạo. Để biết nhiều hơn về những nỗ lực, cố gắng cho đại hội sinh viên thành công tốt đẹp nhất. Paulus Lê Sơn có một trao số đổi với ban tổ chức.
Địa điểm
Để có một địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức một đại hội lớn nhất của sinh viên TGPHN, ban tổ chức đã lựa chọn ba điểm trước khi quyết định chọn Thạch Bích. Đó là gồm có TGM Bắc Ninh, nhà thờ Sở Kiện và Thạch Bích
P. Lê Sơn: Thạch Bích là nơi được ban tổ chức chọn lựa, chắc là có nhiều lý do thuận lợi hơn so với TGM Bắc Ninh và Sở Kiện.
BTC: Ở đâu trong Chúa cũng đều thuận lợi cả nhưng chúng tôi thấy Thạch Bích là nơi hợp lý nhất vì trước khi quyết định chọn lựa Thạch Bích chúng tôi đã có phiếu thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên trên trang svgiaotinhhanoi.com thì phần trăm chọn Thạch Bích rất cao. Giáo xứ thạch bích có khuôn viên khá rộng rãi đủ để tổ chức một đại hội lớn như vậy. Là một đại hội của sinh viên, ai cũng biết sinh viên thì khó khăn trăm bề nên việc tích kiệm được tối đa các chi phí cho các bạn để các bạn có mặt đông đủ là một ưu tiên hàng đầu mà chúng tôi nghĩ tới, vì Thạch Bích là giáo xứ gần với Hà Nội, việc đi lại cho các bạn cũng khá dễ dàng và ít tốn kém thời gian, tiền bạc. Nhờ sự quan phòng của Chúa, được sự giúp đỡ trực tiếp, nhiệt tình của cha chính xứ Giuse Nguyễn Khắc Quế cùng cộng đoàn giáo xứ Thạch Bích đã làm chúng tôi an tâm rất nhiều cho ngày đại hội.
Để đại hội được thành công tốt đẹp ban tổ chức và tất cả các bạn sinh viên trong TGP hầu như đang lần bước trên những thuận lợi và khó khăn. Quả thật, thuận lợi và khó khăn luôn song hành với nhau. Nhưng biến cái khó khăn thành thuận lợi lại phụ thuộc rất lớn vào sự nhiệt thành, tinh thần hăng say của tuổi trẻ của những tri thức của mỗi bạn sinh viên.
Thuận lợi
P. Lê Sơn: Đại hội chưa diễn ra nhưng ban tổ chức cảm thấy có những thuận lợi gì đã, đang đồng hành với ban tổ chức?
BTC: Chúng tôi cảm nhận rất rõ và là một trong những vai trò chủ đạo để chúng tôi, hội sinh viên tổng giáo phận vững bước và thăng tiến đó là Ơn Chúa, ngang qua sự quan tâm của các đấng bậc, của Đức tổng Giuse, linh mục tu sĩ, ân nhân, những con người luôn quan tâm và dõi theo bước đi của sinh viên. Đặc biệt là tinh thần nội lực sẵn có của các bạn sinh viên trong giáo tỉnh, tất cả các bạn sinh viên trong 10 giáo phận miền bắc đã có một tinh thần hiệp nhất cao. Hơn nữa, Qua những biến cố mà giáo hội đã trải qua trong thời gian vừa qua, các bạn sinh viên đã được nhìn nhận thời cuộc của giáo hội và xã hội một cách hết sức rõ ràng, trong cách nhìn nhận của những tri thức trẻ. Năm nay đại hội tổ chức với chủ đề sinh viên trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội công giáo Việt Nam được nên một trong Chúa. Cầu nguyện cho xã hội mà chính các bạn đang sống, và sẽ làm chủ trong tương lai sẽ có được "Công lý - Sự thật - Hoà bình" đích thực. Đó là khao khát, nguyện vọng, và ước muốn của mỗi bạn sinh viên trong tổng giáo phận. Tất cả các nhóm, mọi thành viên đã và đang góp sức một cách tích cực cho đại hội, họ đã chuẩn bị và sẵn sàng cho một đại hội lớn của sinh viên được diễn ra thành công và tốt đẹp nhất trong sự nâng đỡ của Thiên Chúa. Đó là những yếu tố thuận lợi mà ban tổ chức chúng tôi nhận thấy rất hữu hình. Mặc dù không ít những khó khăn.
Khó khăn
P. Lê Sơn: Vâng, mặc dù không ít những khó khăn, ban tổ chức có thể chia sẻ về những khó khăn mà tổng hội đã và đang gặp phải trong quá trình chuẩn bị.
BTC: Để tổ chức qui tụ sinh viên khắp mọi nơi, ở các trường đại học khác nhau có một đại hội đã là khó rồi. Mà ở đây, quan trọng hơn là đại hội của sinh viên công giáo thì lại gặp càng nhiều khó khăn trong tương quan bối cảnh xã hội như hiện nay. Điều này cũng dễ...hiểu, những gì mà lịch sử đã diễn ra cũng như những biến cố đau thương trong thời gian vừa qua mà giáo hội gặp phải. Đối với chúng tôi, là những người trẻ, lại là những tri thức con nhà đạo nên thoạt đầu thì phía chính quyền nói chung cùng những nơi mà họ "quan tâm" đến sinh viên công giáo, họ quan ngại, e dè, dò hỏi, xét nét. Thế nên cũng không được trôi chảy như bình thường.
Nhân lực, tài lực từ những sinh viên là nhân tố chính cho đại hội nhưng thật sự thì các bạn sinh viên của chúng ta rất nghèo, xuất phát từ những vùng quê. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, đến sự đảm bảo cho việc học hành còn chông chênh. Đó là cái khó! đôi khi trong cuộc sống hàng ngày vẫn có những sinh viên "ăn mì tôm thay cơm" thường trực. Nên sinh viên đã rỉ tai nhau, dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua làm sao cho hình ảnh của đại hội "vừa đẹp, hiện đại nhưng ít tốn kém nhất". Rồi việc học hành, đèn sách. Đôi khi có những "tế nhị tôn giáo" trong môi trường học đường mà họ đang theo, còn vô số khó khăn hiện hữu và vô hình mà mỗi bạn sinh viên đang gặp phải.
P. Lê Sơn: Ban tổ chức thấy điều gì là nền tảng chính thúc bách các bạn sinh viên nhiệt thành trong mọi công việc?
BTC: Thúc bách, chúng tôi thấy một sự thúc bách thật sự hối hả trong mỗi sinh viên qua việc thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đó là sự "thúc bách của tình yêu". Nói đến tình yêu thì nó rất sinh động trong sinh viên, giới trẻ. Những thứ tình yêu nam nữ, tình yêu cho mẹ cha, cho anh em họ hàng, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa con người với con người... Những thứ tình yêu đó tựu chung, qui lại trong “Tình yêu Đức Kitô thúc Bách tôi” (2Cr5,15). Chính vì tình yêu mà họ đã đang tự mình bước theo đó là tình yêu trong Thiên Chúa - một thứ tình yêu vĩnh cữu và vô cùng chân thực. Họ yêu Công lý, họ yêu Hoà bình, họ yêu Sự thật, những thứ tình yêu có trong Thiên Chúa nhưng lại thiêu thiếu trong cái xã hội này. Có lẽ đó là động lực chính thúc bách họ hi sinh, chịu nhiều hơn những khó khăn ngõ hầu họ có được tiếng nói hiệp nhất, để họ nói lên tình yêu đó với anh em mình.
Xin cảm ơn ban tổ chức đã chia sẻ về những công việc chuẩn bị cho đại hội sinh viên tổng giáo phận. Kính mong đại hội sẽ thành công tốt đẹp trong sự quan phòng của Thiên Chúa, cũng nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho những ước vọng, tâm tình thật là chính đáng của mỗi bạn sinh viên trong tổng giáo phận Hà Nội.
Thạch Bích 12/11/09
Paulus Lê Sơn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dorothy Day: Do Thái, người anh em tôi
Vũ Văn An
20:57 12/11/2009
Dorothy Day, qua đời ngày 29 tháng 11 năm 1980, thọ 82 tuổi, là một nhà báo Mỹ, một nhà tranh đấu xã hội, một người theo chủ nghĩa phân phối (distributist), một người tân tòng Công Giáo đạo hạnh, người được Đại Học Notre Dame trao tặng Huân Chương Laetare vì “đã làm thoải mái người đau khổ và làm đau khổ người thoải mái” (comforting the afflicted and afflicting the comfortable) và hiện đang được điều tra để phong thánh, xứng đáng được gọi là tôi tớ Chúa như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mặc dầu chính bà từng nói: đừng gọi tôi là một bà thánh. Bà vốn là chủ bút và cây viết nòng cốt của tờ The Catholic Worker tại New York. Không giống bất cứ nhà văn Công Giáo cùng thời nào, Dorothy Day coi chính sách đang thai nghén của Adolf Hitler đối với người Do Thái như một nan đề luân lý cho người Công Giáo. Bà từng có nhận định ấy ngay lúc Hitler mới là thủ tướng của một nội các đa đảng, tức hai năm trước khi hắn tóm gồm cả hai chức thủ tướng và tổng thống trong tay để trở thành Đại Lãnh Tụ (Fuhrer) và gần như 4 năm trước khi nước Đức đưa ra Đạo Luật Nuremburg tước bỏ quyền công dân và cả nhân quyền mọi người Đức gốc Do Thái. Quan điểm của bà được phát biểu trong một bài mà trước đây không ai để ý, bị quên lãng trong đống thư từ của Bộ Dorothy Day và Catholic Worker tại Đại Học Marquette. Tháng 11 năm 1933, nghĩa là 5 năm trước khi quan điểm của Dorothy Day về người Do Thái được mọi người biết đến, bản thảo bài trên được gửi cho tờ The America để đăng tải. Nội dung của bài rất đáng chú ý vì Dorothy Day đã sớm kết luận rằng Hitler đại biểu một nan đề tôn giáo hàng đầu đối với người Do Thái.
Theo quan điểm của Dorothy Day, các biến cố địa phương của New York, do sự khích động của phong trào bài Do Thái nơi một số người Công Giáo, thực ra có liên hệ trực tiếp với việc Hitler lên cầm quyền tại Đức. Bà rất ngỡ ngàng khi thấy một số người Công Giáo tại Brooklyn lên tiếng trước đám đông đang hoan hô mình rằng: mối nguy lớn lao hiện nay không phải là Hitler mà chính là người Do Thái.
Có lẽ vì vậy, chủ bút tờ The America là linh mục Wilfrid Parsons, S.J., đã bác bỏ bài báo. Mặt khác, vì ở ngay đoạn mở đầu, bài viết đã có vẻ như muốn ca tụng bộ mặt tươi sáng của chủ nghĩa cộng sản. Cha Parsons, như mọi người về sau đã rõ, là một người chống cộng hết mình. Cha đâu có thể nào quên: năm 1931, Đức Piô XI đã ban hành thông điệp “Quadragesimo Anno” để biện hộ quyền lợi người lao động và tố cáo chủ nghĩa cộng sản đe dọa thiên luật. Nhiều người nghĩ rằng: có thể vì cha Parsons bài Do Thái, nên không thích bài viết của Dorothy Day. Điều này không đúng, vì cha vốn là người đồng sáng lập ra Hội Đồng Toàn Quốc Các Kitô Hữu và Người Do Thái Giáo, và vẫn là nhân vật hàng đầu trong các mối liên hệ Do Thái và Công Giáo suốt trong thập niên 1940.
Linh mục Charles Gallagher, S.J., một chuyên viên tại Học Viện Ngoại Giao và Liên Hệ Quốc Tế tại Geneva đã tìm lại được bản thảo bài viết của Dorothy Day tại Đại Học Marquette. Mời bạn đọc xem qua bài viết này để biết rằng giới trí thức Công Giáo rất nhạy cảm đối với chính sách bài Do Thái của Hitler ngay lúc nó còn trong trứng nước.
Một ngày kia, có người Do Thái bước vào văn phòng tờ The Catholic Worker và ngồi quanh quẩn tại đó để đọc một hồi. Anh dán mũi lướt qua tờ Christian State của Cahill và lên án chủ nghĩa bài Do Thái của nó. Rồi anh ta nhìn chăm chăm cuốn sách lễ một lúc và lên tiếng ngâm nga mấy bài bình ca trong đó.
Anh bảo: “Tôi không là người Cộng Sản được, vì tôi tin Thiên Chúa”. Và anh ta nói điều đó một cách buồn bã vì anh tin người Cộng Sản gần gũi với công bằng xã hội trong các cố gắng nhằm đem lại một nhà nước vô sản hơn là những người tin Thiên Chúa.
Lúc ra khỏi văn phòng, anh ta lấy theo mấy cuốn ngụy thư của Cựu Ước và cuốn tự thuật của Thánh Têrêxa thành Avila.
Mấy lúc gần đây, nhiều người gọi tới văn phòng Catholic Worker để hỏi xem chúng tôi có dính dáng gì với những cuộc mít-tinh ngoài phố đang diễn ra tại Ga Long Island ở Brooklyn hay không. Vì tờ báo của chúng tôi được phân phát ở đó, sau các bài diễn văn ngắn bài Do Thái. Những người nói truyện với chúng tôi qua điện thoại bảo rằng họ không tìm thấy dấu vết ác cảm nào trong tờ Catholic Worker, nhưng họ muốn biết những kẻ hành hạ người Do Thái lấy quyền gì mà lấy tờ báo của chúng tôi làm tài liệu phân phát.
Có đến ba người Công Giáo đăng đàn ở Brooklyn và bằng cách khích động các bản năng hạ cấp nơi cử tọa, họ đã lôi cuốn được một đám đông lớn, một đám đông ủng hộ, chịu đứng cả ba tiếng đồng hồ lắng nghe các diễn giả tự chứng minh họ là người máu đỏ và trăm phần trăm Mỹ ra sao, họ liêm chính hết dạ như thế nào, và một số cặn bã ký sinh từ Âu Châu qua đây hòng chiếm lãnh thổ này ra sao. Mối nguy to lớn chính là người Do Thái, họ nói thế. Mọi cái xấu xa đều từ người Do Thái mà ra. Chủ nghĩa duy vật Do Thái là nguyên nhân gây ra mọi tệ nạn. Chính người Do Thái tạo ra cách mạng Nga. Chính người Do Thái hủy hoại Nước Đức. Hitler chỉ cố gắng tái lập luật lệ và trật tự.
Chúng tôi từng nhất quán cố gắng tránh không thảo luận các vấn đề Âu Châu trên tờ báo của mình… Các chủ bút của Catholic Worker vốn nhất quyết không bàn tới chuyện thế giới. Nhưng khi người Công Giáo đăng đàn tại các đường phố New York để khích động thù nghịch sắc tộc nơi các thính giả Công Giáo, thì đây là lúc chúng tôi phải có thái độ.
Chúng tôi tin rằng sở dĩ Hitler thành công là nhờ sự kiện này: khích động người ta chống lại một điều gì cụ thể như một giòng giống chẳng hạn thì dễ hơn là khích động họ chống lại một ý niệm. Không phải dân tộc Đức đang chống lại ý niệm duy vật chủ nghĩa. Mà họ đang biến giòng giống Do Thái thành con dê tế thần. Họ đang cột chặt vào giòng giống này mọi thứ xấu xa của xã hội đương thời. Họ đổ tội cho người Do Thái đã gây ra chiến bại, ra lạm phát sau chiến tranh, ra các tệ nạn của hệ thống tư bản hiện nay. Và dù các cá nhân và khối quần chúng lớn lao của giòng giống ấy có phạm các tội bị họ tố cáo đi chăng nữa, thì sự thù hận vẫn không phải là sự thù hận chống lại các cá nhân phạm tội, mà là chống lại chính người Do Thái…
Những cuộc bách hại chống người Công Giáo (ở Tây Ban Nha hay ở Mễ Tây Cơ), dù hết sức tàn ác, vẫn không phải là những cuộc bách hại một giống nòi hay một dân tộc. Tất cả đều là người Công Giáo… chiến đấu vì một thế đứng. Tờ Times đã cố gắng chỉ rõ điều đó khi nói rằng tại Tây Ban Nha, chính những người trước đây là Công Giáo chống lại những người hiện còn là Công Giáo. Thực ra, đáng lẽ tờ báo này nên nói rằng chính người Tây Ban Nha chống lại người Tây Ban Nha. Cuộc bách hại ở Đức hiện nay thực sự là cuộc bách hại người Do Thái như một giòng giống. Một thế hệ cứng cổ. Chứ không phải vì họ là người Cộng Sản. Càng không phải vì họ duy vật. Nhiều người trong số họ không hề là Cộng Sản và một số những người có tinh thần tôn giáo hơn cả chính lại là người Do Thái. Ấy thế mà mọi người Do Thái đều bị đánh đập và lột da. Đó chỉ là tinh thần pogrom (bách hại chủng tộc) ngày xưa nay được tái sinh. Nó chỉ có thể mang so sánh với việc bách hại người Da Đen trên căn bản nòi giống. Khích động người ta hận thù sắc tộc là điều quá dễ dàng. Ngay đến trẻ em cũng dễ rơi vào thái độ khinh miệt chỉ vì các khác biệt chủng tộc. Và tôi tin rằng Hitler chắc chắn không được nhiều người theo chân đến thế nếu hắn không mang lại cho đồng bào Đức của hắn một ai đó, chứ không phải một điều gì đó, để mà ghét. Đó là cái ghét nguyên ủy, căn bản và hèn hạ.
Đối với người Công Giáo, hay đối với bất cứ ai, đứng tại các quảng trường công cộng và đổ mọi thù hận ghét bỏ lên người Do Thái là tránh né vấn đề trước công chúng ngày nay. Chiến đấu chống người Do Thái dễ hơn là chiến đấu cho công bằng xã hội, vấn đề chỉ có thế. Bởi vì chắc chắn họ sẽ được hoan hô. Người ta cảm thấy ánh quang của tự tôn bao giờ cũng ấm áp vào một đêm lạnh giá. Nếu cũng chính những con người ấy phải chiến đấu cho các nguyên tắc Công Giáo về công bằng xã hội thì chắc chắn họ sẽ bị những người Công Giáo khác tránh xa như những tên cấp tiến; người Cộng Sản sẽ la ó họ như những tên gây rối; có khi họ còn bị khối quần chúng không hiểu biết đả kích nữa.
Thiên Chúa đã tạo nên chúng ta tất cả. Tất cả chúng ta đều là chi thể hay chi thể tiềm ẩn của nhiệm thể Chúa Kitô. Chúng ta không muốn tận diệt con người; chúng ta chỉ muốn đuổi theo các ý niệm. Như Thánh Phaolô từng nói, “ta không chiến đấu chống lại thân xác máu huyết nhưng là chiến đấu chống các vương quốc và thế lực”.
Ngoài việc ấn hành một tờ báo, các chủ bút của Catholic Worker còn dấn thân vào cuộc chiến chống các Hội Đồng Thất Nghiệp của Đảng Cộng Sản. Để chống lại các Hội Đồng này, họ đang làm cùng những điều mà người Cộng Sản đang làm, tức giúp đỡ người thất nghiệp tìm được cứu viện, áo mặc, thực phẩm và nhà ở. Nhưng chúng tôi hợp tác với chương trình Cứu Viện Nhà (Home Relief) chứ không cản trở họ. Hai hay ba lần mỗi tuần, chúng tôi đều gặp các trường hợp bị đuổi nhà. Khi một người đàn ông hay một đàn bà tới xin giúp đỡ, chúng tôi gọi cho Cứu Viện Nhà để họ tìm ra nơi cho thuê. Rồi chúng tôi phải tìm được những ông chủ nhà chịu nhận tem phiếu (voucher). Bình thường thì họ không chịu nhận. Trong toàn bộ khu phố của chúng tôi, chỉ có một ông chủ nhà chịu nhận. Tại Đại Lộ B, có ông chủ nhà người Ái Nhĩ Lan chịu hợp tác. Tại đường 17, có một người Do Thái. Ông ta đúng là người Chúa sai đến vì ông ta có đến ba căn nhà (cho chúng tôi thuê).
Sau khi tìm ra một căn chung cư, chúng tôi còn phải kiếm ra một xe tải và người phụ giúp để di chuyển đồ đạc. Các thiếu niên 16 tuổi trong khu phố của chúng tôi là những người giúp đỡ nhiều nhất trong lãnh vực này. Và còn có những người thất nghiệp đến văn phòng chúng tôi, sẵn sàng giúp một tay.
Hôm nọ, chúng tôi có một người Thệ Phản gốc Đức làm ở phường nuôi ngựa. Ông ta cho chúng tôi sử dụng cả ngựa lẫn xe để di chuyển một gia đình Do Thái, và 5 người đàn ông Công Giáo giúp một người Do Thái anh em của họ dọn nhà.
Đó là những hoàn cảnh đặc thù hóa điều tôi muốn nói, rằng chúng ta hết thẩy đều là các tạo vật của Thiên Chúa và đều là chi thể hay chi thể tiềm ẩn của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Điều đó chính là điều những người Công Giáo đang hành khổ người Do Thái không nhìn ra.
Theo quan điểm của Dorothy Day, các biến cố địa phương của New York, do sự khích động của phong trào bài Do Thái nơi một số người Công Giáo, thực ra có liên hệ trực tiếp với việc Hitler lên cầm quyền tại Đức. Bà rất ngỡ ngàng khi thấy một số người Công Giáo tại Brooklyn lên tiếng trước đám đông đang hoan hô mình rằng: mối nguy lớn lao hiện nay không phải là Hitler mà chính là người Do Thái.
Có lẽ vì vậy, chủ bút tờ The America là linh mục Wilfrid Parsons, S.J., đã bác bỏ bài báo. Mặt khác, vì ở ngay đoạn mở đầu, bài viết đã có vẻ như muốn ca tụng bộ mặt tươi sáng của chủ nghĩa cộng sản. Cha Parsons, như mọi người về sau đã rõ, là một người chống cộng hết mình. Cha đâu có thể nào quên: năm 1931, Đức Piô XI đã ban hành thông điệp “Quadragesimo Anno” để biện hộ quyền lợi người lao động và tố cáo chủ nghĩa cộng sản đe dọa thiên luật. Nhiều người nghĩ rằng: có thể vì cha Parsons bài Do Thái, nên không thích bài viết của Dorothy Day. Điều này không đúng, vì cha vốn là người đồng sáng lập ra Hội Đồng Toàn Quốc Các Kitô Hữu và Người Do Thái Giáo, và vẫn là nhân vật hàng đầu trong các mối liên hệ Do Thái và Công Giáo suốt trong thập niên 1940.
Linh mục Charles Gallagher, S.J., một chuyên viên tại Học Viện Ngoại Giao và Liên Hệ Quốc Tế tại Geneva đã tìm lại được bản thảo bài viết của Dorothy Day tại Đại Học Marquette. Mời bạn đọc xem qua bài viết này để biết rằng giới trí thức Công Giáo rất nhạy cảm đối với chính sách bài Do Thái của Hitler ngay lúc nó còn trong trứng nước.
Một ngày kia, có người Do Thái bước vào văn phòng tờ The Catholic Worker và ngồi quanh quẩn tại đó để đọc một hồi. Anh dán mũi lướt qua tờ Christian State của Cahill và lên án chủ nghĩa bài Do Thái của nó. Rồi anh ta nhìn chăm chăm cuốn sách lễ một lúc và lên tiếng ngâm nga mấy bài bình ca trong đó.
Anh bảo: “Tôi không là người Cộng Sản được, vì tôi tin Thiên Chúa”. Và anh ta nói điều đó một cách buồn bã vì anh tin người Cộng Sản gần gũi với công bằng xã hội trong các cố gắng nhằm đem lại một nhà nước vô sản hơn là những người tin Thiên Chúa.
Lúc ra khỏi văn phòng, anh ta lấy theo mấy cuốn ngụy thư của Cựu Ước và cuốn tự thuật của Thánh Têrêxa thành Avila.
Mấy lúc gần đây, nhiều người gọi tới văn phòng Catholic Worker để hỏi xem chúng tôi có dính dáng gì với những cuộc mít-tinh ngoài phố đang diễn ra tại Ga Long Island ở Brooklyn hay không. Vì tờ báo của chúng tôi được phân phát ở đó, sau các bài diễn văn ngắn bài Do Thái. Những người nói truyện với chúng tôi qua điện thoại bảo rằng họ không tìm thấy dấu vết ác cảm nào trong tờ Catholic Worker, nhưng họ muốn biết những kẻ hành hạ người Do Thái lấy quyền gì mà lấy tờ báo của chúng tôi làm tài liệu phân phát.
Có đến ba người Công Giáo đăng đàn ở Brooklyn và bằng cách khích động các bản năng hạ cấp nơi cử tọa, họ đã lôi cuốn được một đám đông lớn, một đám đông ủng hộ, chịu đứng cả ba tiếng đồng hồ lắng nghe các diễn giả tự chứng minh họ là người máu đỏ và trăm phần trăm Mỹ ra sao, họ liêm chính hết dạ như thế nào, và một số cặn bã ký sinh từ Âu Châu qua đây hòng chiếm lãnh thổ này ra sao. Mối nguy to lớn chính là người Do Thái, họ nói thế. Mọi cái xấu xa đều từ người Do Thái mà ra. Chủ nghĩa duy vật Do Thái là nguyên nhân gây ra mọi tệ nạn. Chính người Do Thái tạo ra cách mạng Nga. Chính người Do Thái hủy hoại Nước Đức. Hitler chỉ cố gắng tái lập luật lệ và trật tự.
Chúng tôi từng nhất quán cố gắng tránh không thảo luận các vấn đề Âu Châu trên tờ báo của mình… Các chủ bút của Catholic Worker vốn nhất quyết không bàn tới chuyện thế giới. Nhưng khi người Công Giáo đăng đàn tại các đường phố New York để khích động thù nghịch sắc tộc nơi các thính giả Công Giáo, thì đây là lúc chúng tôi phải có thái độ.
Chúng tôi tin rằng sở dĩ Hitler thành công là nhờ sự kiện này: khích động người ta chống lại một điều gì cụ thể như một giòng giống chẳng hạn thì dễ hơn là khích động họ chống lại một ý niệm. Không phải dân tộc Đức đang chống lại ý niệm duy vật chủ nghĩa. Mà họ đang biến giòng giống Do Thái thành con dê tế thần. Họ đang cột chặt vào giòng giống này mọi thứ xấu xa của xã hội đương thời. Họ đổ tội cho người Do Thái đã gây ra chiến bại, ra lạm phát sau chiến tranh, ra các tệ nạn của hệ thống tư bản hiện nay. Và dù các cá nhân và khối quần chúng lớn lao của giòng giống ấy có phạm các tội bị họ tố cáo đi chăng nữa, thì sự thù hận vẫn không phải là sự thù hận chống lại các cá nhân phạm tội, mà là chống lại chính người Do Thái…
Những cuộc bách hại chống người Công Giáo (ở Tây Ban Nha hay ở Mễ Tây Cơ), dù hết sức tàn ác, vẫn không phải là những cuộc bách hại một giống nòi hay một dân tộc. Tất cả đều là người Công Giáo… chiến đấu vì một thế đứng. Tờ Times đã cố gắng chỉ rõ điều đó khi nói rằng tại Tây Ban Nha, chính những người trước đây là Công Giáo chống lại những người hiện còn là Công Giáo. Thực ra, đáng lẽ tờ báo này nên nói rằng chính người Tây Ban Nha chống lại người Tây Ban Nha. Cuộc bách hại ở Đức hiện nay thực sự là cuộc bách hại người Do Thái như một giòng giống. Một thế hệ cứng cổ. Chứ không phải vì họ là người Cộng Sản. Càng không phải vì họ duy vật. Nhiều người trong số họ không hề là Cộng Sản và một số những người có tinh thần tôn giáo hơn cả chính lại là người Do Thái. Ấy thế mà mọi người Do Thái đều bị đánh đập và lột da. Đó chỉ là tinh thần pogrom (bách hại chủng tộc) ngày xưa nay được tái sinh. Nó chỉ có thể mang so sánh với việc bách hại người Da Đen trên căn bản nòi giống. Khích động người ta hận thù sắc tộc là điều quá dễ dàng. Ngay đến trẻ em cũng dễ rơi vào thái độ khinh miệt chỉ vì các khác biệt chủng tộc. Và tôi tin rằng Hitler chắc chắn không được nhiều người theo chân đến thế nếu hắn không mang lại cho đồng bào Đức của hắn một ai đó, chứ không phải một điều gì đó, để mà ghét. Đó là cái ghét nguyên ủy, căn bản và hèn hạ.
Đối với người Công Giáo, hay đối với bất cứ ai, đứng tại các quảng trường công cộng và đổ mọi thù hận ghét bỏ lên người Do Thái là tránh né vấn đề trước công chúng ngày nay. Chiến đấu chống người Do Thái dễ hơn là chiến đấu cho công bằng xã hội, vấn đề chỉ có thế. Bởi vì chắc chắn họ sẽ được hoan hô. Người ta cảm thấy ánh quang của tự tôn bao giờ cũng ấm áp vào một đêm lạnh giá. Nếu cũng chính những con người ấy phải chiến đấu cho các nguyên tắc Công Giáo về công bằng xã hội thì chắc chắn họ sẽ bị những người Công Giáo khác tránh xa như những tên cấp tiến; người Cộng Sản sẽ la ó họ như những tên gây rối; có khi họ còn bị khối quần chúng không hiểu biết đả kích nữa.
Thiên Chúa đã tạo nên chúng ta tất cả. Tất cả chúng ta đều là chi thể hay chi thể tiềm ẩn của nhiệm thể Chúa Kitô. Chúng ta không muốn tận diệt con người; chúng ta chỉ muốn đuổi theo các ý niệm. Như Thánh Phaolô từng nói, “ta không chiến đấu chống lại thân xác máu huyết nhưng là chiến đấu chống các vương quốc và thế lực”.
Ngoài việc ấn hành một tờ báo, các chủ bút của Catholic Worker còn dấn thân vào cuộc chiến chống các Hội Đồng Thất Nghiệp của Đảng Cộng Sản. Để chống lại các Hội Đồng này, họ đang làm cùng những điều mà người Cộng Sản đang làm, tức giúp đỡ người thất nghiệp tìm được cứu viện, áo mặc, thực phẩm và nhà ở. Nhưng chúng tôi hợp tác với chương trình Cứu Viện Nhà (Home Relief) chứ không cản trở họ. Hai hay ba lần mỗi tuần, chúng tôi đều gặp các trường hợp bị đuổi nhà. Khi một người đàn ông hay một đàn bà tới xin giúp đỡ, chúng tôi gọi cho Cứu Viện Nhà để họ tìm ra nơi cho thuê. Rồi chúng tôi phải tìm được những ông chủ nhà chịu nhận tem phiếu (voucher). Bình thường thì họ không chịu nhận. Trong toàn bộ khu phố của chúng tôi, chỉ có một ông chủ nhà chịu nhận. Tại Đại Lộ B, có ông chủ nhà người Ái Nhĩ Lan chịu hợp tác. Tại đường 17, có một người Do Thái. Ông ta đúng là người Chúa sai đến vì ông ta có đến ba căn nhà (cho chúng tôi thuê).
Sau khi tìm ra một căn chung cư, chúng tôi còn phải kiếm ra một xe tải và người phụ giúp để di chuyển đồ đạc. Các thiếu niên 16 tuổi trong khu phố của chúng tôi là những người giúp đỡ nhiều nhất trong lãnh vực này. Và còn có những người thất nghiệp đến văn phòng chúng tôi, sẵn sàng giúp một tay.
Hôm nọ, chúng tôi có một người Thệ Phản gốc Đức làm ở phường nuôi ngựa. Ông ta cho chúng tôi sử dụng cả ngựa lẫn xe để di chuyển một gia đình Do Thái, và 5 người đàn ông Công Giáo giúp một người Do Thái anh em của họ dọn nhà.
Đó là những hoàn cảnh đặc thù hóa điều tôi muốn nói, rằng chúng ta hết thẩy đều là các tạo vật của Thiên Chúa và đều là chi thể hay chi thể tiềm ẩn của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Điều đó chính là điều những người Công Giáo đang hành khổ người Do Thái không nhìn ra.
Tin Đáng Chú Ý
Tàu cá TQ xâm phạm lãnh hải VN
BBC
18:17 12/11/2009
Tàu cá TQ xâm phạm lãnh hải VN
Tình hình đánh cá ngoài khơi đang diễn biến phức tạp
Bộ Chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên - Huế cho hay đã truy đuổi 17 tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm sâu lãnh hải Việt Nam sáng 10/11.
Ông Hoàng Xuân Chiến, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng, nói với BBC rằng các tàu này đã vào rất sâu trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, "cách đường cơ sở 8 hải lý và chỉ cách bờ biển Thuận An có 24 hải lý".
Các tàu này đã bị phát hiện lúc 09 giờ 30 sáng thứ Ba 10/11 khi đang "đánh bắt trộm thủy hải sản tại tọa độ 16 độ 58 phút độ Vĩ Bắc – 107 độ 45 phút độ Kinh Đông".
Ông Chiến nói: "Họ đã vào rất sâu, tới tận vùng giữa cửa biển Thuận An và đảo Cồn Cỏ".
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã điều hai tàu tuần tra dưới sự chỉ đạo của Phó Tham mưu trưởng ra xử lý tàu nước ngoài, trong điều kiện trời sương mù và gió mùa.
Theo ông Hoàng Xuân Chiến: "Mục đích của chúng tôi là ra cảnh báo và giải thích cho ngư dân Trung Quốc biết họ đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam."
Sau chừng hai tiếng đồng hồ, tàu tuần tra của Hải đội 2 Bộ Chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên - Huế đã truy đuổi 16 tàu rời khỏi hải phận và bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc mang số hiệu 14062.
Trên tàu này có 13 ngư dân, đều mang quốc tịch Trung Quốc.
Bộ đội biên phòng Việt Nam đã lập biên bản, phạt cảnh cáo và sau đó phóng thích phương tiện cùng ngư dân của tàu 14062 vào lúc 17giờ 30 cùng ngày.
Ông Chiến nói: "Chúng tôi cho là ngư dân Trung Quốc vi phạm hải phận Việt Nam cũng là vì con cá thôi, chứ không có mục đích chính trị, nên chỉ giải thích rồi cho họ đi sau khi họ thừa nhận sai phạm và hứa không tái diễn."
Vi phạm lãnh hải
Việc tàu cá Việt Nam và Trung Quốc vào các vùng biển của nhau là chuyện thường xảy ra.
Theo Chỉ huy trưởng Hoàng Xuân Chiến: "Việc tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải trong Vịnh Bắc bộ của Việt Nam chúng tôi tuần tra phát hiện ra nhiều lần."
"Khi thấy tàu tuần tra của bộ đội Việt Nam họ đều chủ động chạy ra cả. Thế nhưng hôm qua, họ đã vào quá sâu nên chạy không kịp."
Phương cách hành xử thông thường đối với các tàu bị bắt là phạt và phóng thích.
Tuy nhiên gần đây, một số ngư dân Việt Nam nói họ đã bị làm khó và ngược đãi, ngay cả khi buộc phải vào tránh bão trong lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ông Chiến nói dù vậy, chủ trương của Việt Nam vẫn là giữ hòa khí "vì đại cục".
"Không phải vì họ đuổi bắt, đâm thủng tàu, phạt vạ tàu của mình mà mình trả đũa."
Tình hình đánh cá ngoài khơi đang diễn biến phức tạp
Bộ Chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên - Huế cho hay đã truy đuổi 17 tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm sâu lãnh hải Việt Nam sáng 10/11.
Ông Hoàng Xuân Chiến, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng, nói với BBC rằng các tàu này đã vào rất sâu trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, "cách đường cơ sở 8 hải lý và chỉ cách bờ biển Thuận An có 24 hải lý".
Các tàu này đã bị phát hiện lúc 09 giờ 30 sáng thứ Ba 10/11 khi đang "đánh bắt trộm thủy hải sản tại tọa độ 16 độ 58 phút độ Vĩ Bắc – 107 độ 45 phút độ Kinh Đông".
Ông Chiến nói: "Họ đã vào rất sâu, tới tận vùng giữa cửa biển Thuận An và đảo Cồn Cỏ".
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã điều hai tàu tuần tra dưới sự chỉ đạo của Phó Tham mưu trưởng ra xử lý tàu nước ngoài, trong điều kiện trời sương mù và gió mùa.
Theo ông Hoàng Xuân Chiến: "Mục đích của chúng tôi là ra cảnh báo và giải thích cho ngư dân Trung Quốc biết họ đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam."
Sau chừng hai tiếng đồng hồ, tàu tuần tra của Hải đội 2 Bộ Chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên - Huế đã truy đuổi 16 tàu rời khỏi hải phận và bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc mang số hiệu 14062.
Trên tàu này có 13 ngư dân, đều mang quốc tịch Trung Quốc.
Bộ đội biên phòng Việt Nam đã lập biên bản, phạt cảnh cáo và sau đó phóng thích phương tiện cùng ngư dân của tàu 14062 vào lúc 17giờ 30 cùng ngày.
Ông Chiến nói: "Chúng tôi cho là ngư dân Trung Quốc vi phạm hải phận Việt Nam cũng là vì con cá thôi, chứ không có mục đích chính trị, nên chỉ giải thích rồi cho họ đi sau khi họ thừa nhận sai phạm và hứa không tái diễn."
Vi phạm lãnh hải
Việc tàu cá Việt Nam và Trung Quốc vào các vùng biển của nhau là chuyện thường xảy ra.
Theo Chỉ huy trưởng Hoàng Xuân Chiến: "Việc tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải trong Vịnh Bắc bộ của Việt Nam chúng tôi tuần tra phát hiện ra nhiều lần."
"Khi thấy tàu tuần tra của bộ đội Việt Nam họ đều chủ động chạy ra cả. Thế nhưng hôm qua, họ đã vào quá sâu nên chạy không kịp."
Phương cách hành xử thông thường đối với các tàu bị bắt là phạt và phóng thích.
Tuy nhiên gần đây, một số ngư dân Việt Nam nói họ đã bị làm khó và ngược đãi, ngay cả khi buộc phải vào tránh bão trong lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Ông Chiến nói dù vậy, chủ trương của Việt Nam vẫn là giữ hòa khí "vì đại cục".
"Không phải vì họ đuổi bắt, đâm thủng tàu, phạt vạ tàu của mình mà mình trả đũa."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mùa Thu Lá Bay
Nguyễn Ngọc Danh
20:35 12/11/2009
MÙA THU LÁ BAY
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Buồn như ngàn lá Thu rơi
Dang tay tôi hứng giữa trời phôi phai
Đem về lót Động Nam Mai
Mời em vào nghỉ gót hài Thu Đông
Sang Xuân trẩy hội Đền Hùng
Nhặt câu quan họ kết vòng tặng em
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lẽ Sống
Lm. Trần Cao Tường
20:38 12/11/2009
LẼ SỐNG
Ảnh của Cao Tường (St Ben, Louisiana)
Chúa bảo con hy vọng
Vì Người là lẽ sống
Là ánh sáng đời con
Con bây giờ vui hát!
(Thơ Vũ Thủy, Lẽ Sống Đời Con)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Tím
Thérésa Nguyễn
23:11 12/11/2009
CHIỀU TÍM
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoàng hôn rơi nhẹ xuống mặt hồ,
Nước biếc giật mình khẽ nhấp nhô.
Thản nhiên xa mờ dăm ngọn núi,
Ngỡ ngàng bay xuống mấy lá khô.
(Trích thơ của Hoài Châu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Anh Có Nghe Mùa Thu
Sông Thanh
23:16 12/11/2009
ANH CÓ NGHE MÙA THU
Ảnh của Sông Thanh
Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương?
(Trích nhạc Ngô Thụy Miên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền