Phụng Vụ - Mục Vụ
Năm thánh 2010 và sự phát triển con người cùng Giáo Hội và xã hội
Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn
07:56 11/11/2009
Lời Chủ chăn 1.10.2009: NĂM THÁNH 2010 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CÙNG GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI
1. Ý nghĩa mục đích của Năm Thánh 2010
Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon. Mục đích của việc cử hành Năm Thánh 2010 là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại Việt Nam để dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn, cùng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay. Đồng thời cũng nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, mọi người trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.
2. Định hướng căn bản của sự phát triển
Ơn bí tích Thánh Tẩy là ơn Cha trên trời yêu thương mời gọi người kitô hữu sống đạo làm con Cha trên trời cũng như đạo làm anh em của mọi người là con một Cha và là anh em một nhà. Đó cũng là lời mời gọi người kitô hữu bước theo con đường Đức Giêsu làm Con Thiên Chúa, thể hiện Chân Lý và Tình Thương của Chúa Cha. Đó cũng là con đường phát triển và dẫn đưa loài người đi đến sự sống dồi dào. Do đó, trách nhiệm kitô hữu là tạo điều kiện và cơ hội cho bản thân mình cũng như cho người khác đáp lại lời Chúa mời gọi sống trong chân lý và tình thương của Đức Giêsu, nhờ đó con người được lớn lên về mọi phương diện, Giáo Hội cùng xã hội được phát triển và vươn đến tầm vóc thành toàn của Đức Giêsu là Đầu, là Trưởng Tử mọi loài thọ sinh.
3. Bước theo con đường Chúa Giêsu đã mở ra cho con người cùng nhân loại phát triển
Con đường Chúa Giêsu đã mở ra là giảng truyền Lời Chúa, là sống đời sống cầu nguyện và bí tích, là dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của loài người.
3.1 Học hỏi và thi hành Lời Chúa dạy.
Là Ngôi Lời và là Thầy dạy Lời Chúa, Chúa Giêsu giảng truyền Lời Chúa như ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông, như Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người trong tâm tư cùng lối sống yêu thương và phục vụ. Lời Chúa được ghi lại trong Sách Thánh, được triển khai trong giáo huấn của Giáo Hội, được làm chứng trong đời sống của dân Chúa, được gieo trồng trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Khi được con người tin nhận và mang ra thực hành, Lời Chúa sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự sống cùng sự phát triển của họ.
Các cử hành, các lớp giáo lý, các sinh hoạt của các giới, các đoàn thể, các khoá huấn luyện phải tiến hành như thế nào nhằm giúp mọi người tin nhận và thực hành Lời chân lý và Lời yêu thương mà Chúa đã dạy?
3.2 Đời sống cầu nguyện và việc tôn thờ Thánh Thể.
Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là mạch suối tình yêu, và là nền tảng của tình huynh đệ cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Do đó, cầu nguyện là con đường tin nhận từ Thiên Chúa ánh sáng và sức mạnh cho việc xây dựng tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong một gia đình nhằm cùng nhau phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của cộng đồng dân Chúa cũng như của cộng đồng nhân loại.
Các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu là nhằm tìm và thi hành ý Cha trên trời, phát triển Nước Cha là một cộng đồng nhân loại mới sống trong Chân Lý và Tình Yêu của Chúa Giêsu ? Theo lời Đức Gioan Phaolô II dạy, đặc biệt trong tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, cầu nguyện còn là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm tình yêu nơi sâu thẳm của Thánh Tâm Chúa Giêsu, để tìm động lực cho việc thi hành ý Cha cùng xây dựng Nước Cha nơi thế trần. Đồng thời cũng cần lưu ý nhiều người tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
3.3 Sống Mầu nhiệm Vượt Qua và Mầu nhiệm Thánh Thể.
Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự sống cùng sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các tín hữu bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài, để cùng Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài vượt qua tình trạng tội lỗi cùng lối sống theo văn hoá sự chết, đồng thời tiến đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, tiến đến sự phát triển toàn vẹn và sự sống dồi dào.
Mỗi cử hành Thánh lễ có nhằm xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin một lòng mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, có giúp người tham dự sống và lớn lên trong chân lý và trong tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể không?
3.4 Thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ.
Qua tấm gương dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài.
Những người có trách nhiệm đồng hành với người trẻ, có theo con đường Chúa Giêsu đồng hành, con đường đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn cùng sự sống dồi dào của họ ? Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ và yêu thương tới cùng. Nhờ tình yêu của Chúa Giêsu cảm hoá, người trẻ dần dần tìm gặp lẽ sống trong sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người trong cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc. Giáo dục người trẻ lớn lên trong chân lý và trong tình yêu của Chúa Giêsu là xây đắp nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người hôm nay.
Những người có trách nhiệm đồng hành với các đoàn thể giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, có tạo cơ hội cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ ? Cũng cần lưu ý họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
4. Cùng nhau vượt qua những chướng ngại trên đường phát triển vẹn toàn
4.1 Giáo dục đức tin theo định hướng "Sống trong Chân Lý và trong Tình Thương của Chúa Kitô" là tạo điều kiện cho người kitô hữu trở nên người công giáo tốt đồng thời cũng là công dân tốt. Vì lẽ công cuộc phát triển đích thực và vững bền con người và đất nước hôm nay cần đến những người không những có kiến thức khoa học kỹ thuật, song còn có tấm lòng đầy ánh sáng chân lý cùng tình bác ái của Chúa Kitô.
4.2 Giáo dục con người sống bác ái trong chân lý của Chúa Kitô là tạo cơ hội cho mọi người vượt qua tư thế đối đầu cố hữu trải dài trong lịch sử, để tiến bước trên con đường đối thoại trong tình liên đới huynh đệ và hợp tác xây dựng cùng phát triển một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình thương, trong công lý và hoà bình. Nhờ đó, vượt qua tình trạng phân rẽ giữa hai khuynh hướng đối dầu và đối thoại trong cộng đồng, một sự phân rẽ cản trở sự phát triển của Giáo Hội cũng như của đất nước hôm nay.
4.3 Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Do tình thế đã đổi thay và tạo ra những thách đố mới, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức phát huy đời sống đức tin cùng bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của nhiều người trẻ. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam: cùng nhau phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa, vì đó là sức mạnh giúp mỗi người xác tín và quyết tâm sống trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô, để được lớn lên về mọi phương diện, cùng phát triển và vươn đến sự thành toàn của Chúa Kitô là Đầu. Đồng thời đó cũng là sức mạnh bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Giám mục của anh chị em
1. Ý nghĩa mục đích của Năm Thánh 2010
Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon. Mục đích của việc cử hành Năm Thánh 2010 là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại Việt Nam để dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn, cùng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay. Đồng thời cũng nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, mọi người trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.
2. Định hướng căn bản của sự phát triển
Ơn bí tích Thánh Tẩy là ơn Cha trên trời yêu thương mời gọi người kitô hữu sống đạo làm con Cha trên trời cũng như đạo làm anh em của mọi người là con một Cha và là anh em một nhà. Đó cũng là lời mời gọi người kitô hữu bước theo con đường Đức Giêsu làm Con Thiên Chúa, thể hiện Chân Lý và Tình Thương của Chúa Cha. Đó cũng là con đường phát triển và dẫn đưa loài người đi đến sự sống dồi dào. Do đó, trách nhiệm kitô hữu là tạo điều kiện và cơ hội cho bản thân mình cũng như cho người khác đáp lại lời Chúa mời gọi sống trong chân lý và tình thương của Đức Giêsu, nhờ đó con người được lớn lên về mọi phương diện, Giáo Hội cùng xã hội được phát triển và vươn đến tầm vóc thành toàn của Đức Giêsu là Đầu, là Trưởng Tử mọi loài thọ sinh.
3. Bước theo con đường Chúa Giêsu đã mở ra cho con người cùng nhân loại phát triển
Con đường Chúa Giêsu đã mở ra là giảng truyền Lời Chúa, là sống đời sống cầu nguyện và bí tích, là dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của loài người.
3.1 Học hỏi và thi hành Lời Chúa dạy.
Là Ngôi Lời và là Thầy dạy Lời Chúa, Chúa Giêsu giảng truyền Lời Chúa như ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông, như Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người trong tâm tư cùng lối sống yêu thương và phục vụ. Lời Chúa được ghi lại trong Sách Thánh, được triển khai trong giáo huấn của Giáo Hội, được làm chứng trong đời sống của dân Chúa, được gieo trồng trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Khi được con người tin nhận và mang ra thực hành, Lời Chúa sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự sống cùng sự phát triển của họ.
Các cử hành, các lớp giáo lý, các sinh hoạt của các giới, các đoàn thể, các khoá huấn luyện phải tiến hành như thế nào nhằm giúp mọi người tin nhận và thực hành Lời chân lý và Lời yêu thương mà Chúa đã dạy?
3.2 Đời sống cầu nguyện và việc tôn thờ Thánh Thể.
Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là mạch suối tình yêu, và là nền tảng của tình huynh đệ cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Do đó, cầu nguyện là con đường tin nhận từ Thiên Chúa ánh sáng và sức mạnh cho việc xây dựng tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong một gia đình nhằm cùng nhau phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của cộng đồng dân Chúa cũng như của cộng đồng nhân loại.
Các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu là nhằm tìm và thi hành ý Cha trên trời, phát triển Nước Cha là một cộng đồng nhân loại mới sống trong Chân Lý và Tình Yêu của Chúa Giêsu ? Theo lời Đức Gioan Phaolô II dạy, đặc biệt trong tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, cầu nguyện còn là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm tình yêu nơi sâu thẳm của Thánh Tâm Chúa Giêsu, để tìm động lực cho việc thi hành ý Cha cùng xây dựng Nước Cha nơi thế trần. Đồng thời cũng cần lưu ý nhiều người tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
3.3 Sống Mầu nhiệm Vượt Qua và Mầu nhiệm Thánh Thể.
Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự sống cùng sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các tín hữu bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài, để cùng Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài vượt qua tình trạng tội lỗi cùng lối sống theo văn hoá sự chết, đồng thời tiến đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, tiến đến sự phát triển toàn vẹn và sự sống dồi dào.
Mỗi cử hành Thánh lễ có nhằm xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin một lòng mến đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, có giúp người tham dự sống và lớn lên trong chân lý và trong tình thương của Chúa Giêsu Thánh Thể không?
3.4 Thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ.
Qua tấm gương dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài.
Những người có trách nhiệm đồng hành với người trẻ, có theo con đường Chúa Giêsu đồng hành, con đường đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn cùng sự sống dồi dào của họ ? Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ và yêu thương tới cùng. Nhờ tình yêu của Chúa Giêsu cảm hoá, người trẻ dần dần tìm gặp lẽ sống trong sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người trong cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc. Giáo dục người trẻ lớn lên trong chân lý và trong tình yêu của Chúa Giêsu là xây đắp nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người hôm nay.
Những người có trách nhiệm đồng hành với các đoàn thể giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, có tạo cơ hội cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển cùng sự sống của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ ? Cũng cần lưu ý họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
4. Cùng nhau vượt qua những chướng ngại trên đường phát triển vẹn toàn
4.1 Giáo dục đức tin theo định hướng "Sống trong Chân Lý và trong Tình Thương của Chúa Kitô" là tạo điều kiện cho người kitô hữu trở nên người công giáo tốt đồng thời cũng là công dân tốt. Vì lẽ công cuộc phát triển đích thực và vững bền con người và đất nước hôm nay cần đến những người không những có kiến thức khoa học kỹ thuật, song còn có tấm lòng đầy ánh sáng chân lý cùng tình bác ái của Chúa Kitô.
4.2 Giáo dục con người sống bác ái trong chân lý của Chúa Kitô là tạo cơ hội cho mọi người vượt qua tư thế đối đầu cố hữu trải dài trong lịch sử, để tiến bước trên con đường đối thoại trong tình liên đới huynh đệ và hợp tác xây dựng cùng phát triển một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và tình thương, trong công lý và hoà bình. Nhờ đó, vượt qua tình trạng phân rẽ giữa hai khuynh hướng đối dầu và đối thoại trong cộng đồng, một sự phân rẽ cản trở sự phát triển của Giáo Hội cũng như của đất nước hôm nay.
4.3 Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Do tình thế đã đổi thay và tạo ra những thách đố mới, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức phát huy đời sống đức tin cùng bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của nhiều người trẻ. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam: cùng nhau phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa, vì đó là sức mạnh giúp mỗi người xác tín và quyết tâm sống trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô, để được lớn lên về mọi phương diện, cùng phát triển và vươn đến sự thành toàn của Chúa Kitô là Đầu. Đồng thời đó cũng là sức mạnh bảo vệ sự phát triển toàn vẹn của cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Giám mục của anh chị em
Kiên nhẫn đợi chờ ngày sau hết mà không ai biết
LM Trần Bình Trọng
09:53 11/11/2009
KIÊN NHẪN ÐỢI CHỜ NGÀY SAU HẾT MÀ KHÔNG AI BIẾT
Chúa Nhật 33 Thường Niên, Năm B
Dn 12:1-3; Dt 10:11-15, 18; Mc 13:24-32
Vào cuối năm Phụng vụ, Giáo hội chọn những bài đọc Thánh kinh đề cập đến những tai hoạ xẩy ra trong vũ trụ, khiến người nghe liên tưởng đến ngày tận thế. Hôm nay là Chúa nhật áp cuối cùng của năm phụng vụ. Chúa nhật tới là lễ Chúa Kitô Vua. Chúa nhật sau nữa là Chúa nhật thứ nhất mùa vọng, đánh dấu ngày đầu năm của Giáo hội trong niên lịch phụng vụ mới. Tuy nhiên chủ đề của ba Chúa nhật này đều có những điểm tương đồng: Chúa Kitô là trung tâm điểm của lịch sử loài người. Chúa đến để khởi sự kỷ nguyên Kitô giáo và người sẽ trở lại để kết thúc lịch sử loài người, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Khi dùng ngày sinh nhật của Chúa cứu thế đẻ tính niên hiệu, người ta nói năm nọ trước Chúa giáng sinh hay năm kia sau Chúa giáng sinh.
Phụng vụ lời Chúa hôm nay dùng ngôn ngữ khải huyền, một loại ngôn ngữ biểu tượng đặc biệt. Ðó là loại ngôn ngữ mà ngôn sứ Ðanien dùng để nói về thời gian thử thách sẽ qua, và Thiên Chúa sẽ đến cho người công chính được chiếu sáng muôn đời như những vì sao (Ðn 12:3). Phúc âm thánh Mác-cô hôm nay cũng dùng ngôn ngữ và tư tưởng khải huyền trong sách Ðanien. Bài Phúc âm cũng bàn bàn về ngày sau hết: Trong những ngày ấy sau cơn gian nan lớn lao, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các vì sao không còn chiếu sáng, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển (Mc 13:24-25). Rồi bài Phúc âm kết luận: Còn về ngày đó và giờ đó, thì không ai biết được (c. 32).
Khi bàn về ngày sau hết, tác gỉả Thánh kinh thường nại đến loại ngôn ngữ khải huyền, nghĩa là ngôn ngữ hay mẫu tư tưởng biểu tượng khó hiểu về ngày sau hết, gợi lại những tai hoạ với những hình ảnh tàn phá xẩy ra trong vũ trụ như chiến tranh, động đất, bão tố, lụt lội và chết chóc. Những hình ảnh tàn phá mà tác giả Thánh kinh dùng để nói về ngày sau hết đã có thể xẩy ra trong quá khứ ở đâu đó trên thế giới rồi, chứ không hẳn được tiên đoán sẽ xẩy ra trong tương lai. Văn chương khải huyền được giả sử viết vào thời quá khứ trước khi tai hoạ xẩy ra, nhưng thực sự được viết sau khi tai hoạ đã xảy ra để cảnh giác người đọc. Như vậy những hình ảnh tàn phá trong ngôn ngữ khải huyền, không hẳn nói về những biến cố sẽ xẩy ra trong tương lai. Ý nghĩa của ngôn ngữ khải huyền chỉ có dụng ý là cảnh giác người đọc rằng sẽ có ngày sau hết và Thiên Chúa sẽ toàn thắng. Ðó là điều ngày sau hết sẽ xẩy ra và là điều người tín hữu phải tin. Còn ngày sau hết xẩy ra như thế nào thì không hẳn xẩy ra như được diễn ta trong ngôn ngữ khải huyển. Việc dùng ngôn ngữ khải huyền chỉ nhằm mục đích để cảnh tỉnh những tâm hồn lơ là hay ham mê sự đời mà thôi..
Do đó không phải hễ có chiến tranh, động đất và tai hoạ xẩy ra là ngày sau hết sắp đến. Tuy nhiên nếu hiểu cái chết của cá nhân mỗi người là ngày sau hết của người đó thì khi những thiên tai hoặc tai hoạ xẩy ra có thể giúp cảnh tỉnh, báo hiệu cho cá nhân liệu mà sửa soạn tâm hồn. Như vậy ngày sau hết được hiểu theo nghĩa của ngày kết thúc đời sống cá nhân của mỗi người tại thế, hoặc ngày kết thúc lịch sử loài người nói chung. Việc phán xét trong ngày tận thế dựa trên căn bản là người ta có chấp nhận và sống lời Chúa không? Theo khuynh hướng tự nhiên của loài người, người ta thường sống thờ ơ, lãnh đạm, nghĩ rằng người ta có nhiều giờ để sửa soạn tâm hồn. Sự thực thì người ta không biết ngày nào, giờ nào Thiên Chúa sẽ gọi họ ra khỏi thế gian, lại càng không biết ngày kết thúc lịch sử loài người, quen gọi là ngày tận thế.
Ðối với người Kitô giáo, khi nào ngày giờ đó đến và đến như thế nào, thì không phải là điều quan trọng. Người ta không thể làm gì được về thời giờ và cách thế xẩy ra trong ngày tận thế, hay ngày người ta lìa bỏ thế gian. Ðiều quan trọng là người ta phải kiên nhẫn chờ đợi ngày đó. Việc kiên nhẫn chờ đợi này sẽ giúp người tín hữu khỏi nản lòng thoái chí trước những cám dỗ thử thách.
Vậy thì ta phải có thái độ nào đối với ngày sau hết? Có những người nghĩ rằng ngày sau hết sẽ đến nay mai. Họ nghĩ rằng ngày tận thế sắp xẩy đến cho nên lúc nào họ cũng lo âu, sợ hãi, yếm thế. Một số giáo phái Kitô giáo cũng chủ trương như vậy. Có một vài giáo phái kia tiên đoán ngày tận thế đến vào năm nọ năm kia trong đời họ. Và khi năm đó qua đi mà không có gì xẩy ra, họ lại đề nghị thời điểm khác cho ngày tận thế. Việc tiên đoán ngày tận thế mà người ta đồn gần đây là vào năm hai ngàn, ngay trước khi bước sang thiên niên kỉ thứ ba. Trước ngưỡng cửa năm hai ngàn, có những người tích trữ nhiều đèn nến để sửa soạn đốt cho những ngày đen tối. Những người khác lại xin nước thánh, nhiều nước thánh để rảy, sợ rằng qủi dữ sẽ xuất hiện trong ngày sau hết. Lại có những người nghĩ rằng ngày sau hết không bao giờ đến, và đời sống họ sẽ kéo dài mãi mãi. Vì thế họ cứ ăn uống, vui chơi buông thả. Dĩ nhiên cả hai quan điểm này đều vô trách nhiệm và không thực tế.
Như vậy ý tưởng hàm chứa trong Phúc âm là mỗi người sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Và nếu là người khôn ngoan, ta phải hoà giải tâm hồn với Chúa vì mỗi ngày tháng trôi qua là mỗi lúc ta tới gần cuối đời. Nghề bói toán đã xuất hiện trên địa cầu hàng chục thế kỉ - một nghề khá ăn khách bởi vì khuynh hướng loài người là tò mò, muốn biết về tương lai thế nào, duyên số và sự nghiệp ra sao? Tuy nhiên xét về phương diện gặp gỡ Chúa trong ngày sau hết thì không ai biết được ngày giờ nào thiên thần Chúa sẽ đến gõ cửa nhà linh hồn. Vì thế mà có những người tập thành thói quen như mỗi khi đi máy bay đều xin hoà giải với Chúa qua bí tích giải tội.
Tư tưởng cũng như văn chương của loài người chứa đầy những quan niệm về thời giờ như: Thời giờ là vàng bạc. Thời giờ thấm thoát thoi đưa. Không nên bỏ phí thời giờ. Ðùng đợi tới ngày mai điều mà bạn có thể làm hôm nay. Thường khi ta nhìn đi thì thấy lâu, nhất là khi ta đang mong đợi một điều gì đó. Khi nhìn lại, ta lại cảm thất thời giờ đi rất mau lẹ, nhất là khi phải gò bó vào công việc làm trong xã hội kỹ nghệ hoá. Ta không thể đi trước thời gian, cũng không thể kéo dài thời giờ vì thời giờ là của Chúa. Do đó kiên nhẫn đợi chờ trong niềm tin tưởng, hi vọng và cậy trông phải là tâm niệm của mỗi người tín hữu.
Lời cầu nguyện xin cho được ơn kiên nhẫn chờ đợi ngày sau hết:
Lạy Thiên Chúa là Ðấng con thờ!
Chúa là hi vọng, là cùng đích
và là lẽ sống của mọi loài, mọi vật.
Con xin phó tác toàn thân trong tay Chúa:
thân xác, trí khôn, linh hồn cùng các quan năng.
Xin dạy con biết sống mỗi ngày
như là ngày cuối hết của đời con
để con sống trong bình an và ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Cũng có thể đọc bài này trêm Mạng lưới Mục Vu Văn Bút của tác giả.
Xin mời vào: www.chuanoitadap.net
Chúa Nhật 33 Thường Niên, Năm B
Dn 12:1-3; Dt 10:11-15, 18; Mc 13:24-32
Vào cuối năm Phụng vụ, Giáo hội chọn những bài đọc Thánh kinh đề cập đến những tai hoạ xẩy ra trong vũ trụ, khiến người nghe liên tưởng đến ngày tận thế. Hôm nay là Chúa nhật áp cuối cùng của năm phụng vụ. Chúa nhật tới là lễ Chúa Kitô Vua. Chúa nhật sau nữa là Chúa nhật thứ nhất mùa vọng, đánh dấu ngày đầu năm của Giáo hội trong niên lịch phụng vụ mới. Tuy nhiên chủ đề của ba Chúa nhật này đều có những điểm tương đồng: Chúa Kitô là trung tâm điểm của lịch sử loài người. Chúa đến để khởi sự kỷ nguyên Kitô giáo và người sẽ trở lại để kết thúc lịch sử loài người, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Khi dùng ngày sinh nhật của Chúa cứu thế đẻ tính niên hiệu, người ta nói năm nọ trước Chúa giáng sinh hay năm kia sau Chúa giáng sinh.
Phụng vụ lời Chúa hôm nay dùng ngôn ngữ khải huyền, một loại ngôn ngữ biểu tượng đặc biệt. Ðó là loại ngôn ngữ mà ngôn sứ Ðanien dùng để nói về thời gian thử thách sẽ qua, và Thiên Chúa sẽ đến cho người công chính được chiếu sáng muôn đời như những vì sao (Ðn 12:3). Phúc âm thánh Mác-cô hôm nay cũng dùng ngôn ngữ và tư tưởng khải huyền trong sách Ðanien. Bài Phúc âm cũng bàn bàn về ngày sau hết: Trong những ngày ấy sau cơn gian nan lớn lao, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các vì sao không còn chiếu sáng, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển (Mc 13:24-25). Rồi bài Phúc âm kết luận: Còn về ngày đó và giờ đó, thì không ai biết được (c. 32).
Khi bàn về ngày sau hết, tác gỉả Thánh kinh thường nại đến loại ngôn ngữ khải huyền, nghĩa là ngôn ngữ hay mẫu tư tưởng biểu tượng khó hiểu về ngày sau hết, gợi lại những tai hoạ với những hình ảnh tàn phá xẩy ra trong vũ trụ như chiến tranh, động đất, bão tố, lụt lội và chết chóc. Những hình ảnh tàn phá mà tác giả Thánh kinh dùng để nói về ngày sau hết đã có thể xẩy ra trong quá khứ ở đâu đó trên thế giới rồi, chứ không hẳn được tiên đoán sẽ xẩy ra trong tương lai. Văn chương khải huyền được giả sử viết vào thời quá khứ trước khi tai hoạ xẩy ra, nhưng thực sự được viết sau khi tai hoạ đã xảy ra để cảnh giác người đọc. Như vậy những hình ảnh tàn phá trong ngôn ngữ khải huyền, không hẳn nói về những biến cố sẽ xẩy ra trong tương lai. Ý nghĩa của ngôn ngữ khải huyền chỉ có dụng ý là cảnh giác người đọc rằng sẽ có ngày sau hết và Thiên Chúa sẽ toàn thắng. Ðó là điều ngày sau hết sẽ xẩy ra và là điều người tín hữu phải tin. Còn ngày sau hết xẩy ra như thế nào thì không hẳn xẩy ra như được diễn ta trong ngôn ngữ khải huyển. Việc dùng ngôn ngữ khải huyền chỉ nhằm mục đích để cảnh tỉnh những tâm hồn lơ là hay ham mê sự đời mà thôi..
Do đó không phải hễ có chiến tranh, động đất và tai hoạ xẩy ra là ngày sau hết sắp đến. Tuy nhiên nếu hiểu cái chết của cá nhân mỗi người là ngày sau hết của người đó thì khi những thiên tai hoặc tai hoạ xẩy ra có thể giúp cảnh tỉnh, báo hiệu cho cá nhân liệu mà sửa soạn tâm hồn. Như vậy ngày sau hết được hiểu theo nghĩa của ngày kết thúc đời sống cá nhân của mỗi người tại thế, hoặc ngày kết thúc lịch sử loài người nói chung. Việc phán xét trong ngày tận thế dựa trên căn bản là người ta có chấp nhận và sống lời Chúa không? Theo khuynh hướng tự nhiên của loài người, người ta thường sống thờ ơ, lãnh đạm, nghĩ rằng người ta có nhiều giờ để sửa soạn tâm hồn. Sự thực thì người ta không biết ngày nào, giờ nào Thiên Chúa sẽ gọi họ ra khỏi thế gian, lại càng không biết ngày kết thúc lịch sử loài người, quen gọi là ngày tận thế.
Ðối với người Kitô giáo, khi nào ngày giờ đó đến và đến như thế nào, thì không phải là điều quan trọng. Người ta không thể làm gì được về thời giờ và cách thế xẩy ra trong ngày tận thế, hay ngày người ta lìa bỏ thế gian. Ðiều quan trọng là người ta phải kiên nhẫn chờ đợi ngày đó. Việc kiên nhẫn chờ đợi này sẽ giúp người tín hữu khỏi nản lòng thoái chí trước những cám dỗ thử thách.
Vậy thì ta phải có thái độ nào đối với ngày sau hết? Có những người nghĩ rằng ngày sau hết sẽ đến nay mai. Họ nghĩ rằng ngày tận thế sắp xẩy đến cho nên lúc nào họ cũng lo âu, sợ hãi, yếm thế. Một số giáo phái Kitô giáo cũng chủ trương như vậy. Có một vài giáo phái kia tiên đoán ngày tận thế đến vào năm nọ năm kia trong đời họ. Và khi năm đó qua đi mà không có gì xẩy ra, họ lại đề nghị thời điểm khác cho ngày tận thế. Việc tiên đoán ngày tận thế mà người ta đồn gần đây là vào năm hai ngàn, ngay trước khi bước sang thiên niên kỉ thứ ba. Trước ngưỡng cửa năm hai ngàn, có những người tích trữ nhiều đèn nến để sửa soạn đốt cho những ngày đen tối. Những người khác lại xin nước thánh, nhiều nước thánh để rảy, sợ rằng qủi dữ sẽ xuất hiện trong ngày sau hết. Lại có những người nghĩ rằng ngày sau hết không bao giờ đến, và đời sống họ sẽ kéo dài mãi mãi. Vì thế họ cứ ăn uống, vui chơi buông thả. Dĩ nhiên cả hai quan điểm này đều vô trách nhiệm và không thực tế.
Như vậy ý tưởng hàm chứa trong Phúc âm là mỗi người sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Và nếu là người khôn ngoan, ta phải hoà giải tâm hồn với Chúa vì mỗi ngày tháng trôi qua là mỗi lúc ta tới gần cuối đời. Nghề bói toán đã xuất hiện trên địa cầu hàng chục thế kỉ - một nghề khá ăn khách bởi vì khuynh hướng loài người là tò mò, muốn biết về tương lai thế nào, duyên số và sự nghiệp ra sao? Tuy nhiên xét về phương diện gặp gỡ Chúa trong ngày sau hết thì không ai biết được ngày giờ nào thiên thần Chúa sẽ đến gõ cửa nhà linh hồn. Vì thế mà có những người tập thành thói quen như mỗi khi đi máy bay đều xin hoà giải với Chúa qua bí tích giải tội.
Tư tưởng cũng như văn chương của loài người chứa đầy những quan niệm về thời giờ như: Thời giờ là vàng bạc. Thời giờ thấm thoát thoi đưa. Không nên bỏ phí thời giờ. Ðùng đợi tới ngày mai điều mà bạn có thể làm hôm nay. Thường khi ta nhìn đi thì thấy lâu, nhất là khi ta đang mong đợi một điều gì đó. Khi nhìn lại, ta lại cảm thất thời giờ đi rất mau lẹ, nhất là khi phải gò bó vào công việc làm trong xã hội kỹ nghệ hoá. Ta không thể đi trước thời gian, cũng không thể kéo dài thời giờ vì thời giờ là của Chúa. Do đó kiên nhẫn đợi chờ trong niềm tin tưởng, hi vọng và cậy trông phải là tâm niệm của mỗi người tín hữu.
Lời cầu nguyện xin cho được ơn kiên nhẫn chờ đợi ngày sau hết:
Lạy Thiên Chúa là Ðấng con thờ!
Chúa là hi vọng, là cùng đích
và là lẽ sống của mọi loài, mọi vật.
Con xin phó tác toàn thân trong tay Chúa:
thân xác, trí khôn, linh hồn cùng các quan năng.
Xin dạy con biết sống mỗi ngày
như là ngày cuối hết của đời con
để con sống trong bình an và ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Cũng có thể đọc bài này trêm Mạng lưới Mục Vu Văn Bút của tác giả.
Xin mời vào: www.chuanoitadap.net
Mừng trọng thể các thánh Tử Đạo Việt Nam
Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
10:12 11/11/2009
MỪNG TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM
(Kn 3, 1-9; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26).
DẪN
Hôm nay, Hội Thánh mừng trọng thể các thánh tử đạo tại Việt Nam. Hẳn đây là dịp để mỗi tín hữu Việt Nam con cháu các ngài suy gẫm về gương sáng đức tin của bậc tổ tiên.
I. DUNG MẠO CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
Tin Mừng thánh Mát-thêu trong phụng vụ lễ các thánh tử đạo thuật lại lời Đức Giê-su: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mt 9, 23-24).
Chiếm ngắm các thánh tử đạo tại Việt Nam, ta thấy lời Chúa Giê-su đã thể hiện nơi cuộc đời các ngài. Các thánh tử đạo đã vác thập giá đời mình bước theo Chúa Giê-su.
Sử sách kể lại, ngay sau khi đón nhận Tin Mừng thì cũng là lúc Hội Thánh Việt Nam bị bách hại. Cơn bách hại bắt đầu từ năm 1533 và đã kéo dài suốt ba thế kỷ tựa như ba thế kỷ bách hại mà Hội Thánh châu Âu xưa kia đã từng trải qua.
Suốt ba thế kỷ ấy, hơn 130 ngàn tín hữu Việt Nam đã bị sát hại bởi roi đòn, ngục tù và các án tử hình ghê rợn như: thắt cổ, voi dày, phanh thây, tùng xẻo, chặt đầu… hoặc chết mất mạng trong rừng sâu núi thẳm…
+ Như Chúa Giê-su đã mang thân phận con người thì các thánh tử đạo trước khi làm thánh cũng đã làm người. Các ngài thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội, 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân gồm: chủng sinh, thầy giảng, quan án, binh lính, thường dân, nông dân, người già, thanh niên, thiếu niên… trong đó có bà Anê Lê Thị Thành, mẹ của 6 người con. Nhiều người đã hy sinh từ bỏ quê hương gia đình, người thân ở đất nước xa xôi để đến truyền giáo cho quê hương Việt Nam.
+ Như Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn đã bị người đời bắt bớ, xét xử, các thánh tử đạo cũng đã bị bắt bớ, bị gán ghép cho nhiều tội danh rồi bị xử tử bằng những cực hình ghê rợn.
+ Như Đức Giê-su từ trên thập giá đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34), các thánh tử đạo dầu bị bách hại nhưng đã không oán hận trả đũa những người hành hạ mình; trái lại, các ngài vẫn yêu thương và tha thứ cho họ.
- Thánh Philíphê Phan Văn Minh linh mục, trong tù, ngài đã giải tội cho bếp Nhẫn kẻ đã dẫn lối cho quan quân đến bắt ngài.
- Thánh Giuse Đặng Đình Viên linh mục, trên đường ra pháp trường ngài tha thứ cho hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ ẩn của ngài.
- Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng trùm họ, tại pháp trường, ngài đã nhắn nhủ con trai: “Con ơi! Hãy tha thứ, đừng báo thù kẻ tố giác ba nhé”
- Thánh Gioan Théophane Vénard Ven linh mục thừa sai Paris, khi viên quan hỏi: “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, ngài đáp: “Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”.
+ Cuối cùng, như Chúa Giê-su sau khi đã trải qua đau khổ, đạt tới mức thập toàn và được Chúa Cha phục sinh (x. Pl 2, 9-11), các thánh tử đạo sau khi đã liều mất mạng sống mình (x. Lc 9, 24) đã được: “ở trong tay Chúa”, “hưởng an bình”, “trường sinh bất tử”, “như của lễ toàn thiêu”, “rực sáng như tia lửa”, được Thiên Chúa yêu thương “cho ở gần Người” (x. bài đọc I: Kn 3, 1-9).
Như vậy, các thánh tử đạo tại Việt Nam là hiện thân của Tin Mừng như lời giảng của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong lễ tôn phong 117 thánh tử đạo Việt Nam: “Các ngài là chứng nhân của Chúa Ki-tô toàn thắng sự chết…, là lời mời gọi hướng về trường sinh…, là gương sáng đức tin”.
II. GƯƠNG SÁNG ĐỨC TIN
Sử sách ghi nhận các thánh tử đạo hết lòng sống hòa điệu với cuộc đời: Thân ái với mọi người – Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương – Sống Tin Mừng yêu thương – Chu toàn nghĩa vụ gia đình.
+ Thân ái với mọi người: Khi đến Việt nam, các nhà thừa sai đã học tiếng Việt, thiết lập chữ quốc ngữ, học phong tục tập quán, ăn tương, ăn cà, mặc áo bà ba, ở lều tranh…
+ Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương:
- Thánh Tôma Khuông linh mục dòng ba Đaminh từng tuyên bố “Đạo Gia-tô không cấm tín hữu chống lại triều đình mà còn khuyến khích để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng”.
- Thánh Jerônimô Hermosilla Vọng (Liêm) giám mục dòng Đaminh nhắc nhở các tín hữu “phải tuân thủ luật nhà nước, nếu bị vu cáo về tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giê-su đã từng bị dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết Người”.
- Thánh Phanxicô Jaccard Phan linh mục thừa sai Paris đã giúp vua Minh Mạng 10 năm về các lãnh vực: dịch thuật, thông ngôn, dạy ngoại ngữ, địa lý… và đã được vua trả ơn bằng 10 năm tù lúc nhặt lúc rộng, 20 tháng lưu đày gian khổ và 3 án tử hình, kết thúc một cuộc đời hùng tráng.
- Thánh Phanxicô Trần Văn Trung là một binh sĩ sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước nhưng nhất định không bỏ đạo.
+ Sống Tin Mừng yêu thương:
- Thánh Gio-an Baotixita Cỏn làm lý trưởng. Thánh nhân từng đấu tranh cho người nghèo chống lại một lý trưởng khác cậy thế chiếm đoạt tài sản của dân chúng.
- Thánh Andrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) trước làm xã trưởng, sau làm ông trùm họ. Thánh nhân là một mẫu gương liêm chính bác ái tận tâm phục vụ mọi người bất kể lương giáo. Ngài cũng là ân nhân về vật chất cũng như tinh thần cho cô nhi viện.
- Thánh Antôn Nguyễn Đích trong gia đình ngài là một gia trưởng gương mẫu, ngoài xã hội, ngài nêu gương bác ái qua việc thường xuyên thăm viếng trại cùi.
- Thánh Simon Phan Đắc Hòa là một tân tòng và là một y sĩ sống trọn y đức “lương y như từ mẫu”: rộng rãi giúp người nghèo, bệnh nhân nghèo được ngài tận tình săn sóc chữa trị miễn phí.
+ Chu toàn tình nghĩa gia đình:
Các thánh tử đạo đã nêu cao mẫu gương đời sống gia đình, thủy chung nhiệm nhặt theo luật Hội Thánh, mẫu mực trong bổn phận làm con, làm gia trưởng, làm hiền mẫu.
- Làm con:
Thánh Lý Mỹ trước khi tử đạo đã ba lần đã chịu đòn thay cho nhạc phụ (thánh Antôn Nguyễn Đích).
Thánh An-rê Trần Văn Trông quân nhân xứ Huế có một người mẹ tuyệt vời. Bà đã được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XII tuyên dương vì bà đã “theo gương Nữ Vương các thánh tử đạo” ra pháp trường khuyên con bền chí. Khi đầu con của bà rơi xuống, bà đã bình tĩnh tiến ra nhận lấy đầu con của bà mà không hề than khóc.
- Làm gia trưởng:
Thánh Antôn Nguyễn Đích một gia trưởng mẫu mực, ngoài bản thân mình tử đạo, thánh nhân còn cống hiến hai người con trai tử đạo (ông lý Thi và ông phó Nhâm) và một người con rể tử đạo (thánh Lý Mỹ).
- Làm hiền mẫu:
Thánh Anê Lê Thị Thành là mẹ của 6 người con. Thánh nhân chăm lo giáo dục con cái, trực tiếp dạy các con: đọc chữ, giáo lý, tham dự Thánh lễ, xưng tội rước lễ…
Trước giờ về với Chúa, thánh nhân đã dạy cô Lucia Nụ, con gái út: “Con hãy chuyển lời mẹ bảo với anh chị em con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước thiên đàng”
Các thánh tử đạo đã sống tốt đạo đẹp đời nhưng vẫn bị ngược đãi, vẫn bị vua quan đối xử phũ phàng dành cho án tử. Dẫu biết rõ mối nguy hiểm đe dọa sinh mạng nhưng các ngài vẫn trung thành với niềm tin, vẫn sống hết lòng cho quê hương, cho con người. Từng giọt máu của các ngài như những hạt giống ân sủng đã gieo xuống trên quê hương Việt Nam làm trổ sinh hoa trái đức tin, để rồi niềm tin tiếp nối niềm tin.
III. NIỀM TIN ĐƯỢC TIẾP NỐI
Các thánh tử đạo tại Việt nam đã nêu gương đức tin quảng đại và trong sáng chiếu soi muôn người.
Hào khí của các thánh tử đạo như đang nhắc nhở từng tín hữu Việt Nam hãy để cho tình yêu Thiên Chúa chi phối mãnh liệt đến độ “dầu là sự chết hay sự sống thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Bài đọc II: Rm 8, 38-39).
Mừng các thánh tử đạo tại Việt Nam cũng là lúc con cháu các ngài được tiếp lửa đức tin, là lúc họ biểu lộ sự hiệp thông với lòng tin của Hội Thánh; và đây cũng là lúc họ kiểm điểm đức tin và tình yêu của mình đối với Chúa Giê-su và Hội Thánh của Người.
Ngày nay, tuy có thể không còn những cảnh máu chảy đều rơi. Thế nhưng, khi người tín hữu đứng trước những cuộc thử thách đức tin: thuộc về Thiên Chúa hay thuộc về thế gian, hoặc khi họ dầu đã chu toàn phận sự tốt đạo đẹp đời mà vẫn bị phân biệt đối xử, bị bách hại… ấy là những lúc họ đứng trước cơ may được phúc tử đạo như tổ tiên của mình.
Gương đức tin các thánh tử đạo tại Việt Nam hằng nhắc nhở các tín hữu nhớ rằng họ thuộc dòng dõi các thánh tử đạo, một dòng dõi được tuyển chọn và thanh luyện đã tham gia vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Trong mọi hoàn cảnh, họ luôn được mời gọi: phải trung kiên theo Chúa Giê-su tuyên xưng đức tin thể hiện qua việc hiến thân cho cuộc đời.
ĐỂ KẾT
Các thánh tử đạo tại Việt Nam đã viết lên những trang sử đức tin hào hùng.
1. Các ngài là hiện thân của Tin Mừng, là bức họa lại khuôn mặt của Chúa Giê-su: Nhập thể – Khổ nạn - Phục sinh.
2. Sự hy sinh của các ngài là bằng chứng hùng hồn: tình yêu không bao giờ hư mất (x. Cr 13, 8) và không một mãnh lực nào có thể tiêu diệt được chân lý và sự thật.
3. Gương sáng đức tin của các ngài đã dệt lên bài ca “không ngừng chúc tụng” (Đáp ca: Tv 33) tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã giải thoát các ngài khỏi mọi nỗi kinh hoàng. Gương sáng ấy phải được chiếu tỏa nơi mỗi tín hữu Việt Nam, con cháu của các ngài.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của các thánh tử đạo tại Việt Nam, ban thêm niềm tin và nghị lực cho mỗi người chúng ta. Amen.
Bãi Dâu 11. 11. 2009
(Kn 3, 1-9; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26).
DẪN
Hôm nay, Hội Thánh mừng trọng thể các thánh tử đạo tại Việt Nam. Hẳn đây là dịp để mỗi tín hữu Việt Nam con cháu các ngài suy gẫm về gương sáng đức tin của bậc tổ tiên.
I. DUNG MẠO CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
Tin Mừng thánh Mát-thêu trong phụng vụ lễ các thánh tử đạo thuật lại lời Đức Giê-su: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mt 9, 23-24).
Chiếm ngắm các thánh tử đạo tại Việt Nam, ta thấy lời Chúa Giê-su đã thể hiện nơi cuộc đời các ngài. Các thánh tử đạo đã vác thập giá đời mình bước theo Chúa Giê-su.
Sử sách kể lại, ngay sau khi đón nhận Tin Mừng thì cũng là lúc Hội Thánh Việt Nam bị bách hại. Cơn bách hại bắt đầu từ năm 1533 và đã kéo dài suốt ba thế kỷ tựa như ba thế kỷ bách hại mà Hội Thánh châu Âu xưa kia đã từng trải qua.
Suốt ba thế kỷ ấy, hơn 130 ngàn tín hữu Việt Nam đã bị sát hại bởi roi đòn, ngục tù và các án tử hình ghê rợn như: thắt cổ, voi dày, phanh thây, tùng xẻo, chặt đầu… hoặc chết mất mạng trong rừng sâu núi thẳm…
+ Như Chúa Giê-su đã mang thân phận con người thì các thánh tử đạo trước khi làm thánh cũng đã làm người. Các ngài thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội, 8 giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân gồm: chủng sinh, thầy giảng, quan án, binh lính, thường dân, nông dân, người già, thanh niên, thiếu niên… trong đó có bà Anê Lê Thị Thành, mẹ của 6 người con. Nhiều người đã hy sinh từ bỏ quê hương gia đình, người thân ở đất nước xa xôi để đến truyền giáo cho quê hương Việt Nam.
+ Như Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn đã bị người đời bắt bớ, xét xử, các thánh tử đạo cũng đã bị bắt bớ, bị gán ghép cho nhiều tội danh rồi bị xử tử bằng những cực hình ghê rợn.
+ Như Đức Giê-su từ trên thập giá đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34), các thánh tử đạo dầu bị bách hại nhưng đã không oán hận trả đũa những người hành hạ mình; trái lại, các ngài vẫn yêu thương và tha thứ cho họ.
- Thánh Philíphê Phan Văn Minh linh mục, trong tù, ngài đã giải tội cho bếp Nhẫn kẻ đã dẫn lối cho quan quân đến bắt ngài.
- Thánh Giuse Đặng Đình Viên linh mục, trên đường ra pháp trường ngài tha thứ cho hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ ẩn của ngài.
- Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng trùm họ, tại pháp trường, ngài đã nhắn nhủ con trai: “Con ơi! Hãy tha thứ, đừng báo thù kẻ tố giác ba nhé”
- Thánh Gioan Théophane Vénard Ven linh mục thừa sai Paris, khi viên quan hỏi: “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, ngài đáp: “Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”.
+ Cuối cùng, như Chúa Giê-su sau khi đã trải qua đau khổ, đạt tới mức thập toàn và được Chúa Cha phục sinh (x. Pl 2, 9-11), các thánh tử đạo sau khi đã liều mất mạng sống mình (x. Lc 9, 24) đã được: “ở trong tay Chúa”, “hưởng an bình”, “trường sinh bất tử”, “như của lễ toàn thiêu”, “rực sáng như tia lửa”, được Thiên Chúa yêu thương “cho ở gần Người” (x. bài đọc I: Kn 3, 1-9).
Như vậy, các thánh tử đạo tại Việt Nam là hiện thân của Tin Mừng như lời giảng của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong lễ tôn phong 117 thánh tử đạo Việt Nam: “Các ngài là chứng nhân của Chúa Ki-tô toàn thắng sự chết…, là lời mời gọi hướng về trường sinh…, là gương sáng đức tin”.
II. GƯƠNG SÁNG ĐỨC TIN
Sử sách ghi nhận các thánh tử đạo hết lòng sống hòa điệu với cuộc đời: Thân ái với mọi người – Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương – Sống Tin Mừng yêu thương – Chu toàn nghĩa vụ gia đình.
+ Thân ái với mọi người: Khi đến Việt nam, các nhà thừa sai đã học tiếng Việt, thiết lập chữ quốc ngữ, học phong tục tập quán, ăn tương, ăn cà, mặc áo bà ba, ở lều tranh…
+ Tôn trọng vua quan và hết lòng với quê hương:
- Thánh Tôma Khuông linh mục dòng ba Đaminh từng tuyên bố “Đạo Gia-tô không cấm tín hữu chống lại triều đình mà còn khuyến khích để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng”.
- Thánh Jerônimô Hermosilla Vọng (Liêm) giám mục dòng Đaminh nhắc nhở các tín hữu “phải tuân thủ luật nhà nước, nếu bị vu cáo về tội chính trị thì cứ an tâm, vì Đức Giê-su đã từng bị dân Do Thái lấy cớ chính trị để giết Người”.
- Thánh Phanxicô Jaccard Phan linh mục thừa sai Paris đã giúp vua Minh Mạng 10 năm về các lãnh vực: dịch thuật, thông ngôn, dạy ngoại ngữ, địa lý… và đã được vua trả ơn bằng 10 năm tù lúc nhặt lúc rộng, 20 tháng lưu đày gian khổ và 3 án tử hình, kết thúc một cuộc đời hùng tráng.
- Thánh Phanxicô Trần Văn Trung là một binh sĩ sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước nhưng nhất định không bỏ đạo.
+ Sống Tin Mừng yêu thương:
- Thánh Gio-an Baotixita Cỏn làm lý trưởng. Thánh nhân từng đấu tranh cho người nghèo chống lại một lý trưởng khác cậy thế chiếm đoạt tài sản của dân chúng.
- Thánh Andrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) trước làm xã trưởng, sau làm ông trùm họ. Thánh nhân là một mẫu gương liêm chính bác ái tận tâm phục vụ mọi người bất kể lương giáo. Ngài cũng là ân nhân về vật chất cũng như tinh thần cho cô nhi viện.
- Thánh Antôn Nguyễn Đích trong gia đình ngài là một gia trưởng gương mẫu, ngoài xã hội, ngài nêu gương bác ái qua việc thường xuyên thăm viếng trại cùi.
- Thánh Simon Phan Đắc Hòa là một tân tòng và là một y sĩ sống trọn y đức “lương y như từ mẫu”: rộng rãi giúp người nghèo, bệnh nhân nghèo được ngài tận tình săn sóc chữa trị miễn phí.
+ Chu toàn tình nghĩa gia đình:
Các thánh tử đạo đã nêu cao mẫu gương đời sống gia đình, thủy chung nhiệm nhặt theo luật Hội Thánh, mẫu mực trong bổn phận làm con, làm gia trưởng, làm hiền mẫu.
- Làm con:
Thánh Lý Mỹ trước khi tử đạo đã ba lần đã chịu đòn thay cho nhạc phụ (thánh Antôn Nguyễn Đích).
Thánh An-rê Trần Văn Trông quân nhân xứ Huế có một người mẹ tuyệt vời. Bà đã được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XII tuyên dương vì bà đã “theo gương Nữ Vương các thánh tử đạo” ra pháp trường khuyên con bền chí. Khi đầu con của bà rơi xuống, bà đã bình tĩnh tiến ra nhận lấy đầu con của bà mà không hề than khóc.
- Làm gia trưởng:
Thánh Antôn Nguyễn Đích một gia trưởng mẫu mực, ngoài bản thân mình tử đạo, thánh nhân còn cống hiến hai người con trai tử đạo (ông lý Thi và ông phó Nhâm) và một người con rể tử đạo (thánh Lý Mỹ).
- Làm hiền mẫu:
Thánh Anê Lê Thị Thành là mẹ của 6 người con. Thánh nhân chăm lo giáo dục con cái, trực tiếp dạy các con: đọc chữ, giáo lý, tham dự Thánh lễ, xưng tội rước lễ…
Trước giờ về với Chúa, thánh nhân đã dạy cô Lucia Nụ, con gái út: “Con hãy chuyển lời mẹ bảo với anh chị em con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước thiên đàng”
Các thánh tử đạo đã sống tốt đạo đẹp đời nhưng vẫn bị ngược đãi, vẫn bị vua quan đối xử phũ phàng dành cho án tử. Dẫu biết rõ mối nguy hiểm đe dọa sinh mạng nhưng các ngài vẫn trung thành với niềm tin, vẫn sống hết lòng cho quê hương, cho con người. Từng giọt máu của các ngài như những hạt giống ân sủng đã gieo xuống trên quê hương Việt Nam làm trổ sinh hoa trái đức tin, để rồi niềm tin tiếp nối niềm tin.
III. NIỀM TIN ĐƯỢC TIẾP NỐI
Các thánh tử đạo tại Việt nam đã nêu gương đức tin quảng đại và trong sáng chiếu soi muôn người.
Hào khí của các thánh tử đạo như đang nhắc nhở từng tín hữu Việt Nam hãy để cho tình yêu Thiên Chúa chi phối mãnh liệt đến độ “dầu là sự chết hay sự sống thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Bài đọc II: Rm 8, 38-39).
Mừng các thánh tử đạo tại Việt Nam cũng là lúc con cháu các ngài được tiếp lửa đức tin, là lúc họ biểu lộ sự hiệp thông với lòng tin của Hội Thánh; và đây cũng là lúc họ kiểm điểm đức tin và tình yêu của mình đối với Chúa Giê-su và Hội Thánh của Người.
Ngày nay, tuy có thể không còn những cảnh máu chảy đều rơi. Thế nhưng, khi người tín hữu đứng trước những cuộc thử thách đức tin: thuộc về Thiên Chúa hay thuộc về thế gian, hoặc khi họ dầu đã chu toàn phận sự tốt đạo đẹp đời mà vẫn bị phân biệt đối xử, bị bách hại… ấy là những lúc họ đứng trước cơ may được phúc tử đạo như tổ tiên của mình.
Gương đức tin các thánh tử đạo tại Việt Nam hằng nhắc nhở các tín hữu nhớ rằng họ thuộc dòng dõi các thánh tử đạo, một dòng dõi được tuyển chọn và thanh luyện đã tham gia vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Trong mọi hoàn cảnh, họ luôn được mời gọi: phải trung kiên theo Chúa Giê-su tuyên xưng đức tin thể hiện qua việc hiến thân cho cuộc đời.
ĐỂ KẾT
Các thánh tử đạo tại Việt Nam đã viết lên những trang sử đức tin hào hùng.
1. Các ngài là hiện thân của Tin Mừng, là bức họa lại khuôn mặt của Chúa Giê-su: Nhập thể – Khổ nạn - Phục sinh.
2. Sự hy sinh của các ngài là bằng chứng hùng hồn: tình yêu không bao giờ hư mất (x. Cr 13, 8) và không một mãnh lực nào có thể tiêu diệt được chân lý và sự thật.
3. Gương sáng đức tin của các ngài đã dệt lên bài ca “không ngừng chúc tụng” (Đáp ca: Tv 33) tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã giải thoát các ngài khỏi mọi nỗi kinh hoàng. Gương sáng ấy phải được chiếu tỏa nơi mỗi tín hữu Việt Nam, con cháu của các ngài.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của các thánh tử đạo tại Việt Nam, ban thêm niềm tin và nghị lực cho mỗi người chúng ta. Amen.
Bãi Dâu 11. 11. 2009
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 11/11/2009
LÀM VIỆC TẠI TÒA BẠCH CUNG
Một thanh niên người Mỹ tìm được một công việc sao chép tư liệu trong tòa Bạch Cung, tham gia tổng thống tiệc chiêu đãi các nhân viên làm việc trong tòa Bạch Cung. Dương dương tự đắc, trong lòng nghĩ nếu mẹ ở nhà mà nghe điện thoại gọi từ tòa Bạch Cung thì chắc chắn vạn phần vui vẻ, thế là anh ta đi qua tổng đài của Bạch Cung gọi điện thoại về nhà.
Điện thoại vừa được thông thì anh ta đắc ý nói:
- “Mẹ à, hôm nay có thể nói là một ngày tốt, mẹ biết không, con đang ở tòa Bạch Cung gọi điện cho mẹ đây.”
Bên kia điên thoại trả lời, nhưng không hoàn toàn vui vẻ như anh ta tưởng tượng. Sau khi hai mẹ con trò chuyện chút xíu, và trước khi đặt ống nghe xuống, thì mẹ của anh ta nói:
- “Con trai ạ, hôm nay cũng là ngày tốt đẹp của mẹ.”
- “Thật sao ? Có chuyện gì vui vậy mẹ ?”
- “Cuối cùng thì mẹ cũng đã lau chùi xong cái gác nhỏ thật sạch sẽ rồi.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những người làm công tác vệ sinh quét rác trong bệnh viện, nhưng dương dương tự đắc với những người quét rác ngoài đường phố; có những người chỉ làm công việc gác cổng của một xí nghiệp nước ngoài, nhưng lại dương dương tự đắc với hàng xóm vì mình làm việc cho người nước ngoài...
Lại có những người chỉ làm nô lệ cu li cho những ông chủ gia đình ở nước ngoài, nhưng mỗi khi gọi điện thoại về nước thăm gia đình thì nói mình đang làm quản đốc phân xưởng; có những cô gái lấy chồng người nước ngoài rồi li dị, thất nghiệp và làm gái, nhưng vẫn cứ dương dương tự đắc khi về thăm quê hương; có những người dối trá chồng con đi làm thêm giờ, nhưng là đi làm gái điếm để kiếm tiền gởi về cho gia đình, nhưng vẫn cứ dương dương tự đắc nói với cha mẹ là mình đang làm việc có tiền lương khá cao.v.v...
Cuộc sống có nhiều sự lạ, mà sự lạ kỳ dị nhất chính là có những người vì sĩ diện mà dương dương tự đắc với mọi người, quên mất mình là ai !?
Sống thực với con người và cuộc sống của mình chính là bác ái đối với bản thân và xã hội.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một thanh niên người Mỹ tìm được một công việc sao chép tư liệu trong tòa Bạch Cung, tham gia tổng thống tiệc chiêu đãi các nhân viên làm việc trong tòa Bạch Cung. Dương dương tự đắc, trong lòng nghĩ nếu mẹ ở nhà mà nghe điện thoại gọi từ tòa Bạch Cung thì chắc chắn vạn phần vui vẻ, thế là anh ta đi qua tổng đài của Bạch Cung gọi điện thoại về nhà.
Điện thoại vừa được thông thì anh ta đắc ý nói:
- “Mẹ à, hôm nay có thể nói là một ngày tốt, mẹ biết không, con đang ở tòa Bạch Cung gọi điện cho mẹ đây.”
Bên kia điên thoại trả lời, nhưng không hoàn toàn vui vẻ như anh ta tưởng tượng. Sau khi hai mẹ con trò chuyện chút xíu, và trước khi đặt ống nghe xuống, thì mẹ của anh ta nói:
- “Con trai ạ, hôm nay cũng là ngày tốt đẹp của mẹ.”
- “Thật sao ? Có chuyện gì vui vậy mẹ ?”
- “Cuối cùng thì mẹ cũng đã lau chùi xong cái gác nhỏ thật sạch sẽ rồi.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những người làm công tác vệ sinh quét rác trong bệnh viện, nhưng dương dương tự đắc với những người quét rác ngoài đường phố; có những người chỉ làm công việc gác cổng của một xí nghiệp nước ngoài, nhưng lại dương dương tự đắc với hàng xóm vì mình làm việc cho người nước ngoài...
Lại có những người chỉ làm nô lệ cu li cho những ông chủ gia đình ở nước ngoài, nhưng mỗi khi gọi điện thoại về nước thăm gia đình thì nói mình đang làm quản đốc phân xưởng; có những cô gái lấy chồng người nước ngoài rồi li dị, thất nghiệp và làm gái, nhưng vẫn cứ dương dương tự đắc khi về thăm quê hương; có những người dối trá chồng con đi làm thêm giờ, nhưng là đi làm gái điếm để kiếm tiền gởi về cho gia đình, nhưng vẫn cứ dương dương tự đắc nói với cha mẹ là mình đang làm việc có tiền lương khá cao.v.v...
Cuộc sống có nhiều sự lạ, mà sự lạ kỳ dị nhất chính là có những người vì sĩ diện mà dương dương tự đắc với mọi người, quên mất mình là ai !?
Sống thực với con người và cuộc sống của mình chính là bác ái đối với bản thân và xã hội.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 11/11/2009
N2T |
8. Khi con người ta chịu đau khổ, nếu tự trách mình và oán người, thì khó tu chỉnh được đức kiên nhẫn, và cũng khó giữ được tâm hồn và thân xác bình an.
(Thánh nữ Dorothy)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 11/11/2009
N2T |
285. Đọc sách là một lọai hưởng thụ, sáng tác là một loại hưởng thụ hết sức to lớn.
Can đảm nói không với tội lỗi.
LM Inhaxiô Trần Ngà
20:07 11/11/2009
Can đảm nói không với tội lỗi.
(Suy niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam)
Trong thời kỳ bách hại đạo công giáo tại Việt Nam, một trong những thử thách mà các kitô hữu bị bắt bớ phải trải qua là bước qua thập giá. Quan quân thời đó thường đặt một cây thập giá dưới đất rồi bắt các kitô hữu bước qua. Ai không bước qua thì phải chịu đủ mọi cực hình. Còn ai chấp nhận bước qua thì được thoát cảnh ngục tù, được trả lại những tài sản bị tịch thu, được ban thưởng bỗng lộc, được sống đời tự do, được đoàn tụ với gia đình.
Nói không trước những lời dụ dỗ và thúc ép
Vậy mà các bậc cha ông tử đạo của chúng ta ngày trước đã can đảm khước từ tất cả những hứa hẹn hấp dẫn đó, và đã kiên quyết nói không: Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa, không từ bỏ niềm tin.
Cũng có những vị được quan quân khuyến dụ hãy giả vờ bước qua thập giá để cho quan có cớ mà tha, còn sau đó về nhà thì muốn sao tuỳ ý; nhưng các thánh tử đạo vẫn không chấp nhận một thoả hiệp như thế. Các ngài vẫn khẳng khái nói không. Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa.
Nói không trước những cực hình dã man và khủng khiếp nhất
Để uy hiếp các kitô-hữu và ép buộc các ngài bỏ đạo, ngoài những lời thuyết phục và dụ dỗ, vua quan ngày xưa còn áp đặt những cực hình man rợ và hết sức khủng khiếp để uy hiếp các ngài: bắt mang gông cùm nặng nề, bị giam nhốt trong ngục tối với rắn rết, muỗi mòng ghê sợ, chịu thiêu đốt, chịu thắt cổ, chịu chém đầu, chịu phanh thây, chịu án lăng trì (tức bị chặt tay, chặt chân trước rồi mới chém đầu sau), và khủng khiếp hơn cả là án bá đao như quan quân đã bắt cha Marchand Du phải chịu: chịu xẻo từng miếng thịt theo tiếng trống, cho đủ trăm miếng rồi mới chém đầu, moi ruột moi gan…
Dù vậy, các thánh tử đạo đã kiên quyết nói không: không chối Chúa, không bỏ đạo cho dù phải đổ máu, phải chịu xẻ thịt phanh thây, phải hy sinh mạng sống mình.
Nói không với tội lỗi
Ngày hôm nay, không ai dùng bạo lực, dùng những cực hình man rợ bắt chúng ta bỏ đạo hay chối Chúa như các thánh tử đạo ngày xưa. Vì thế, chúng ta không cần nói không trước những hăm doạ, đòn vọt hay án chết như các ngài.
Nhưng chúng ta cũng phải đương đầu với những thách thức mới. Đó là những cám dỗ, những lôi cuốn của tội lỗi làm chúng ta đi trệch con đường của Chúa Giê-su, đi lạc ra khỏi đạo lý của Người.
Noi gương các anh hùng tử đạo Việt Nam, chúng ta hãy can đảm nói không với các tệ nạn xã hội, với các thói hư tật xấu, với những lời quyến rũ của bạn bè xấu...
Muốn nâng lên được những tạ nặng, các lực sĩ cử tạ phải tập nâng những tạ nhẹ trước. Muốn giải được những bài toán khó, các học sinh phải tập làm những bài toán dễ trước. Những lực sĩ muốn nhảy thật cao thì trước tiên phải tập băng mình qua những mức thấp trước.
Tương tự như thế, để có thể nói không trước những cám dỗ lớn lao sẽ đến trong cuộc đời, trước những cái ác, cái xấu lôi kéo quyến rũ chúng ta nay mai, chúng ta phải tập nói không với các cám dỗ nho nhỏ xảy ra hằng ngày trước.
Nguyện xin các anh hùng tử đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta luôn biết noi gương các ngài, anh dũng nói không với tội lỗi và các cơn cám dỗ, cho dù phải chịu mất mát thua thiệt trong cuộc sống đời nầy, để mai sau xứng đáng được lãnh vòng hoa chiến thắng và chung hưởng vinh quang với các ngài trên thiên quốc.
(Suy niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam)
Trong thời kỳ bách hại đạo công giáo tại Việt Nam, một trong những thử thách mà các kitô hữu bị bắt bớ phải trải qua là bước qua thập giá. Quan quân thời đó thường đặt một cây thập giá dưới đất rồi bắt các kitô hữu bước qua. Ai không bước qua thì phải chịu đủ mọi cực hình. Còn ai chấp nhận bước qua thì được thoát cảnh ngục tù, được trả lại những tài sản bị tịch thu, được ban thưởng bỗng lộc, được sống đời tự do, được đoàn tụ với gia đình.
Nói không trước những lời dụ dỗ và thúc ép
Vậy mà các bậc cha ông tử đạo của chúng ta ngày trước đã can đảm khước từ tất cả những hứa hẹn hấp dẫn đó, và đã kiên quyết nói không: Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa, không từ bỏ niềm tin.
Cũng có những vị được quan quân khuyến dụ hãy giả vờ bước qua thập giá để cho quan có cớ mà tha, còn sau đó về nhà thì muốn sao tuỳ ý; nhưng các thánh tử đạo vẫn không chấp nhận một thoả hiệp như thế. Các ngài vẫn khẳng khái nói không. Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa.
Nói không trước những cực hình dã man và khủng khiếp nhất
Để uy hiếp các kitô-hữu và ép buộc các ngài bỏ đạo, ngoài những lời thuyết phục và dụ dỗ, vua quan ngày xưa còn áp đặt những cực hình man rợ và hết sức khủng khiếp để uy hiếp các ngài: bắt mang gông cùm nặng nề, bị giam nhốt trong ngục tối với rắn rết, muỗi mòng ghê sợ, chịu thiêu đốt, chịu thắt cổ, chịu chém đầu, chịu phanh thây, chịu án lăng trì (tức bị chặt tay, chặt chân trước rồi mới chém đầu sau), và khủng khiếp hơn cả là án bá đao như quan quân đã bắt cha Marchand Du phải chịu: chịu xẻo từng miếng thịt theo tiếng trống, cho đủ trăm miếng rồi mới chém đầu, moi ruột moi gan…
Dù vậy, các thánh tử đạo đã kiên quyết nói không: không chối Chúa, không bỏ đạo cho dù phải đổ máu, phải chịu xẻ thịt phanh thây, phải hy sinh mạng sống mình.
Nói không với tội lỗi
Ngày hôm nay, không ai dùng bạo lực, dùng những cực hình man rợ bắt chúng ta bỏ đạo hay chối Chúa như các thánh tử đạo ngày xưa. Vì thế, chúng ta không cần nói không trước những hăm doạ, đòn vọt hay án chết như các ngài.
Nhưng chúng ta cũng phải đương đầu với những thách thức mới. Đó là những cám dỗ, những lôi cuốn của tội lỗi làm chúng ta đi trệch con đường của Chúa Giê-su, đi lạc ra khỏi đạo lý của Người.
Noi gương các anh hùng tử đạo Việt Nam, chúng ta hãy can đảm nói không với các tệ nạn xã hội, với các thói hư tật xấu, với những lời quyến rũ của bạn bè xấu...
Muốn nâng lên được những tạ nặng, các lực sĩ cử tạ phải tập nâng những tạ nhẹ trước. Muốn giải được những bài toán khó, các học sinh phải tập làm những bài toán dễ trước. Những lực sĩ muốn nhảy thật cao thì trước tiên phải tập băng mình qua những mức thấp trước.
Tương tự như thế, để có thể nói không trước những cám dỗ lớn lao sẽ đến trong cuộc đời, trước những cái ác, cái xấu lôi kéo quyến rũ chúng ta nay mai, chúng ta phải tập nói không với các cám dỗ nho nhỏ xảy ra hằng ngày trước.
Nguyện xin các anh hùng tử đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta luôn biết noi gương các ngài, anh dũng nói không với tội lỗi và các cơn cám dỗ, cho dù phải chịu mất mát thua thiệt trong cuộc sống đời nầy, để mai sau xứng đáng được lãnh vòng hoa chiến thắng và chung hưởng vinh quang với các ngài trên thiên quốc.
Lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam: Như Hạt Lúa Miến Gieo Vào Lòng Đất
LM. Anmai, CSsR
20:11 11/11/2009
CHÚA NHẬT 33 TN B - LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHƯ HẠT LÚA MIẾN GIEO VÀO LÒNG ĐẤT
2 Mcb 7, 1.20-23.27b-29; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26
Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời
Dòng máu thắm tô đẹp tuyệt vời còn lưu danh thiên thu.
Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo gương Chúa Giêsu.
Gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường từng lớp lớp tiến ra pháp trường …
Bài hát thường dùng trong phần nhập lễ các thánh tử đạo với cung điệu dồn dập, oai hùng đã dẫn cộng đoàn dân Chúa vui hơn, phấn khởi hơn. Hôm nay, cùng với Giáo Hội, dân Chúa, cách riêng tại Việt Nam long trọng mừng kính ông bà tổ tiên của mình, những người mong trong mình dòng máu đỏ, làn da vàng đã ngã xuống để tử đạo, để minh chứng lòng tin của mình vào Chúa.
Với Việt Nam, hạt giống Lời chỉ mới nảy nở, chỉ mới mọc lên non kém 4 thế kỷ thôi nhưng mà có không biết bao nhiêu vị anh hùng đã ngã xuống để minh chứng cho Lời mà các vị anh hùng đã tin nhận.
Lời minh chứng cho lòng tin vào Chúa đã được gợi lại trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Lời ấy đã xác tín rằng có một Thiên Chúa thật để rồi ai tin nhận Chúa thì phải trả một giá thật lá đắt, giá ấy có thể đến mức cuối cùng là tử đạo.
Trang sách Macabê mà chúng ta vừa nghe hết sức quen thuộc. Dường như chỉ mới mở đầu vài dòng của trang sách Macabê thì ta sẽ nghe được, sẽ thấy được, sẽ cảm nhận được lòng tin của cuộc tử đạo của 7 anh em nhà nọ. Câu chuyện tử đạo của bà mẹ và 7 người con thật hấp dẫn, thật lôi cuốn người đọc cũng như người nghe.
Với luật Môsê, luật ấy cấm ăn thịt heo nhưng vua Antiôkhô đã không tin vào Chúa và phản ứng của ông để chống lại Chúa bằng cách tìm bắt những ai tin vào Chúa vi phạm luật của Chúa.
Đầu tiên, để thách thức, để hăm doạ, vua đã ra lệnh cắt lưỡi người anh cả và lột da người anh cả trước mắt bà mẹ và các em. Tưởng chừng với hành vi độc ác ấy vua sẽ bắt bà mẹ cũng như các con của bà ấy khước từ Thiên Chúa, nhưng không, Thay mặt cho anh em mình, một người lên tiếng nói: "Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì ? Vua muốn biết điều gì ? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi."
Phải nói hình ảnh đẹp nhất trong đại gia đình ấy chính là hình ảnh của người mẹ, bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Thật tuyệt vời, mẹ đã tuyên xưng lòng tin vào Đấng tạo Hoá một cách hết sức tuyệt vời. Không chỉ tuyên xưng mà bà còn chế nhạo tên bạo chúa và dùng tiếng mẹ đẻ nói với anh những lời sau đây: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Câu chuyện kết thúc hết sức đẹp với hình ảnh tử vì đạo của bà mẹ cùng 7 đứa con yêu của bà.
Làm sao mà bà mẹ ấy cùng 7 đứa con can đảm đổ máu đào nếu không được bắt đầu từ hạt giống Lời. Hạt giống Lời đã gieo vào lòng của bà cũng như các con của bà để bà cũng như các con đã minh chứng lòng tin đã gieo vào lòng bà cùng các con.
Hạt giống đức tin của bà mẹ cùng 7 người con đã gieo vào lòng đất. Trước mắt của vua Antiôkhô thì những hạt giống ấy sẽ chết qua cái hành động gian ác giết người của ông, nhưng không, những hạt giống ấy đã trổ sinh ra những bông lúa nặng trĩu hạt.
Từ thời Cựu Ước, những hạt giống đức tin đã gieo vào lòng đất và đã nảy sinh hoa trái. Đến thời Tân Ước cũng vậy, giữa biết bao nhiêu nghịch cảnh của con người, của nhân loại, hạt giống đức tin vẫn mọc. Dù khó khăn, dù gian khổ đến mức nào đi chăng nữa thì hạt giống ấy vẫn mọc.
Nhớ lại một chút về thân thế sự nghiệp của tác giả thư gửi tín hữu Rôma mà chúng ta vừa nghe. Một con người bách hại Giêsu cho đến tận cùng, chà đạp Giêsu đủ mọi cách nhưng cuối cùng đã quỵ hàng trước một Thiên Chúa toàn năng và đã trở về với Ngài. Phaolô không những đã quay trở lại mà còn nhiệt tình đến độ dám đổ máu để minh chứng lòng tin vào Chúa Giêsu. Thật là khó trước một con người mới ngày hôm qua đi bắt Chúa mà ngày hôm nay lại rao giảng một Đức Giêsu chịu đóng đinh. Dẫu là khó nhưng với lòng tin, Phaolô đã bất chấp, dù gươm giáo, dù tù đày miễn sao Đức Giêsu được rao giảng. Với tâm thư mà chúng ta vừa nghe Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma, chúng ta sẽ thấy được phần nào lòng tin của Phaolô:
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 31b-39).
Đi theo Chúa là như vậy, đi theo Chúa sẽ bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh nhưng qua những cam go thử thách ấy, những ai theo Đức Kitô sẽ toàn thắng.
Đi theo Đức Kitô thì phải vác thập giá nặng nề của đời mình và thậm chí mất mạng sống. Với người đời, thì cần lắm cái thân xác 70, 80 ký lô nhưng cái thân xác nặng nề ấy chẳng là gì cả nếu như mất cái mạng sống đời đời mà Chúa Giêsu nói trong Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay. Không phải là thân xác nhưng còn cả thế giới này nhưng mà cuối cùng phải thiệt thân và đánh mất mình thì sẽ được gì ?
Những tấm gương của các bà mẹ trong sách Macabê, tấm gương của tông đồ Phaolô và cách thiết thực nhất là hình ảnh Con Chiên bị người ta giết chết phải chăng là hình ảnh của hạt lúa miến gieo vào lòng đất nhưng đã sinh thật nhiều bông hạt.
Các Thánh Tử đạo - tiền nhân của chúng ta - là những người đã đón nhận hạt giống Lời từ Chúa cũng như những gương hy sinh tử đạo từ các thánh đã sống và đã liều mất mạng sống mình. Là con cháu của các Ngài, chúng ta nghĩ sao về lối sống, lối hành xử của các Ngài ? Chúng ta có can đảm trở thành hạt lúa miến gieo vào lòng đất hay không.
Thi thoảng được nghe bài hát “Chúa ơi ! Thân con là thân lúa miến, gieo vào dòng đời và mục nát với thời gian. Bông lúa vàng kết thành tấm bánh và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng Cha của lễ đời con …”. Tâm tình ấy rất hay và thực tế vì như Chúa Giêsu đã nói nếu như hạt lúa mà cứ trơ trọi giữa cuộc đời thì sẽ không sinh bông hạt nhưng nếu nó chết đi và thối đi thì nó sinh nhiều bông hạt.
Cha ông, tiền nhân của chúng ta, nhiều người đã chết, đã đổ máu đào mình ra để cho hạt giống Lời được sinh sổi nảy nở trên mảnh đất Việt này.
Một Anrê Phú Yên, một Annê Lê Thị Thành, một Vinhsơn Liêm, một Phaolô Tống Viết Bường đã không ngần ngại đổ máu mình để minh chứng cho lòng tin vào Chúa.
Máu máu đào của Thầy Anrê đã làm cho Cha Ðắc Lộ hết sức khâm phục, và cùng với cha bao nhiêu người khác được biết đến và khâm phục đức tin kiên cường của người Việt Nam. Hiện tại ở Macao có một nhà thờ giữ hài cốt các vị tử đạo thời kỳ này và có lưu trữ hồ sơ án phong Á Thánh cho Thầy Anrê.
Theo niên hiệu tử đạo và tuổi tác thì có lẽ thầy sinh vào năm 1625. Theo tài liệu hoạt động của Cha Ðắc Lộ chúng ta có thể suy đoán là thầy được rửa tội năm 1641 và được khấn trong bậc thầy giảng năm 1643 tại Hội An. Thầy Anrê đã được thụ huấn với Thầy Inhaxio, truởng đoàn các thầy giảng.
Ngày 25-7 vào khoảng trưa, lính đến nhà Cha Ðắc Lộ để bắt Thầy Inhaxiô theo lệnh của ông Nghè Bộ, nhưng cả hai đã xuống thuyền với ý định lên chào thăm ông, vì nghe tin ông từ kinh mới về. Thầy Anrê hôm ấy tình nguyện ở nhà để săn sóc cho một thầy khác đang ốm. Trước những hành động hung hăng phá phách của lính, Thầy Anrê điềm nhiên nói với họ: "Nếu các ông muốn bắt Thầy Inhaxiô thì vô ích, vì thầy không có ở nhà. Còn nếu muốn bắt tôi thì cứ bắt, vì tôi cũng là người Kitô và còn là thầy giảng nữa. Tôi có cả hai tội mà các ông khép cho Thầy Inhaxiô. Nếu thầy ấy có tội thì tôi làm sao vô tội được".
Từ khi có tin báo giờ tử đạo đã gần, thầy thầm thĩ đọc kinh Tin, Cậy, Mến và kêu tên cực trọng Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn mãi. Tới giờ, lính đến điệu thầy ra pháp trường. Một tên lính đi đầu thỉnh thoảng rao lệnh: Vì theo đạo Bồ Ðào Nha nên phải phạt. Còn một người lính khác thì đánh thanh la. Thầy Anrê đeo gông, đi giữa đám lính cầm giáo mác sẵn sàng. Bọn lính đi rất nhanh và họ đi qua tất cả các phố lớn ở Dinh Chiêm trước khi ra cánh đồng lớn. Khi tới nơi, Cha Ðắc Lộ xin nói vài lời nâng đỡ. Thầy Anrê quì dưới đất, từ chối tấm chiếu mới mà Cha Ðắc Lộ trải ra. Lý hình tháo gông và Thầy Anrê nói lời từ biệt với mọi người: "Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời".
Từ năm 1680 có nhiều cuộc bắt bớ tại các địa phương: Kẻ Voi năm 1680, Kẻ Hẹ năm 1684, Trại Chùa, Kiên Lao, Giao Thủy năm 1685, Vang Va năm 1686, Trại Dâu, Cát Vang... Nguyên nhân của những vụ sách nhiễu này cũng vì lương dân bắt người Công Giáo góp tiền xây Chùa hoặc cúng thần phật. Cũng có khi vì người Công Giáo không tham dự việc thề trung thành lấy tên thần làng. Một lý do khác nữa là người Công Giáo họp nhau đông, nhất là khi có đám tang, làm cho người lương ghen tức. Nạn nhân của những vụ bắt bớ này là các cha Việt Nam hay thầy giảng, có khi cả những chức việc trong họ đạo.
Riêng tại Kiên Lao có đông Công Giáo nhất tại Bắc Việt, khoảng 4.000 người, gần như toàn tòng, giáo dân hội họp đông đảo. Một hôm cha sở bị lính bắt, có hơn 200 bà về nhà lấy dao, gậy túm vào đánh quân lính để giải thoát cho cha sở. Quan sở tại liền cử 30 chục lính cừ khôi với đầy đủ khí giới để bắt lại cha và ba hòm đồ đạo. Một trong 30 người lính là người có đạo đã ngầm báo cho các cha. Các bà Công Giáo biết vậy liền mang các đồ đạo gửi tại các nhà người bạn bên lương. Lính giận dữ đánh túi bụi cả lương lẫn giáo. Thấy vậy ông Emmanuel đứng ra can, họ liền bị đè xuống đất đánh mười hai roi. Nhưng ông vẫn can đảm không cung khai nơi cha xứ ẩn trốn cũng như chỗ dấu các đồ đạo. Quan trấn ra lệnh bắt giải tám người chức việc đến. Vừa thấy họ, ông nói với các quan án: "Ðó là những người Công Giáo. Họ là những người khó sửa trị hơn hết mọi người khác. Họ không sợ hãi mà nói rằng mình là người Kitô. Không muốn sống mà muốn chết là người Kitô".
Thế đấy ! Dòng máu tử đạo của dòng giống Lạc Hồng cứ đổ ra. Không phải ngày xưa mới có chuyện tử đạo nhưng ngày hôm nay, niềm tin của nhiều kitô hữu vẫn được mời gọi để bày tỏ giữa một thế giới vô thần, một thế giới chạy theo vật chất.
Những năm vừa qua, qua các biến cố Thái Hà, Khâm Sứ … chúng ta thấy lòng tin của kitô hữu vẫn hào hùng, vẫn bất khuất.
Tạ ơn Chúa vì hạt giống Lời của cha ông đã truyền lại cho con cháu.
Hôm nay, mừng kính các Ngài, chúng ta cùng xin Chúa qua lời chuyển cầu của các bậc anh hùng tử đạo Việt Nam ban thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta cũng can đảm minh chứng lòng tin vào Chúa như các Ngài. Xin cho có nhiều hạt lúa miến gieo vào mảnh đất Việt thân thương này để từ đó có nhiều và nhiều người nữa vững tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa.
NHƯ HẠT LÚA MIẾN GIEO VÀO LÒNG ĐẤT
2 Mcb 7, 1.20-23.27b-29; Rm 8, 31b-39; Lc 9, 23-26
Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời
Dòng máu thắm tô đẹp tuyệt vời còn lưu danh thiên thu.
Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo gương Chúa Giêsu.
Gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường từng lớp lớp tiến ra pháp trường …
Bài hát thường dùng trong phần nhập lễ các thánh tử đạo với cung điệu dồn dập, oai hùng đã dẫn cộng đoàn dân Chúa vui hơn, phấn khởi hơn. Hôm nay, cùng với Giáo Hội, dân Chúa, cách riêng tại Việt Nam long trọng mừng kính ông bà tổ tiên của mình, những người mong trong mình dòng máu đỏ, làn da vàng đã ngã xuống để tử đạo, để minh chứng lòng tin của mình vào Chúa.
Với Việt Nam, hạt giống Lời chỉ mới nảy nở, chỉ mới mọc lên non kém 4 thế kỷ thôi nhưng mà có không biết bao nhiêu vị anh hùng đã ngã xuống để minh chứng cho Lời mà các vị anh hùng đã tin nhận.
Lời minh chứng cho lòng tin vào Chúa đã được gợi lại trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Lời ấy đã xác tín rằng có một Thiên Chúa thật để rồi ai tin nhận Chúa thì phải trả một giá thật lá đắt, giá ấy có thể đến mức cuối cùng là tử đạo.
Trang sách Macabê mà chúng ta vừa nghe hết sức quen thuộc. Dường như chỉ mới mở đầu vài dòng của trang sách Macabê thì ta sẽ nghe được, sẽ thấy được, sẽ cảm nhận được lòng tin của cuộc tử đạo của 7 anh em nhà nọ. Câu chuyện tử đạo của bà mẹ và 7 người con thật hấp dẫn, thật lôi cuốn người đọc cũng như người nghe.
Với luật Môsê, luật ấy cấm ăn thịt heo nhưng vua Antiôkhô đã không tin vào Chúa và phản ứng của ông để chống lại Chúa bằng cách tìm bắt những ai tin vào Chúa vi phạm luật của Chúa.
Đầu tiên, để thách thức, để hăm doạ, vua đã ra lệnh cắt lưỡi người anh cả và lột da người anh cả trước mắt bà mẹ và các em. Tưởng chừng với hành vi độc ác ấy vua sẽ bắt bà mẹ cũng như các con của bà ấy khước từ Thiên Chúa, nhưng không, Thay mặt cho anh em mình, một người lên tiếng nói: "Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì ? Vua muốn biết điều gì ? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi."
Phải nói hình ảnh đẹp nhất trong đại gia đình ấy chính là hình ảnh của người mẹ, bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Thật tuyệt vời, mẹ đã tuyên xưng lòng tin vào Đấng tạo Hoá một cách hết sức tuyệt vời. Không chỉ tuyên xưng mà bà còn chế nhạo tên bạo chúa và dùng tiếng mẹ đẻ nói với anh những lời sau đây: "Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ."
Câu chuyện kết thúc hết sức đẹp với hình ảnh tử vì đạo của bà mẹ cùng 7 đứa con yêu của bà.
Làm sao mà bà mẹ ấy cùng 7 đứa con can đảm đổ máu đào nếu không được bắt đầu từ hạt giống Lời. Hạt giống Lời đã gieo vào lòng của bà cũng như các con của bà để bà cũng như các con đã minh chứng lòng tin đã gieo vào lòng bà cùng các con.
Hạt giống đức tin của bà mẹ cùng 7 người con đã gieo vào lòng đất. Trước mắt của vua Antiôkhô thì những hạt giống ấy sẽ chết qua cái hành động gian ác giết người của ông, nhưng không, những hạt giống ấy đã trổ sinh ra những bông lúa nặng trĩu hạt.
Từ thời Cựu Ước, những hạt giống đức tin đã gieo vào lòng đất và đã nảy sinh hoa trái. Đến thời Tân Ước cũng vậy, giữa biết bao nhiêu nghịch cảnh của con người, của nhân loại, hạt giống đức tin vẫn mọc. Dù khó khăn, dù gian khổ đến mức nào đi chăng nữa thì hạt giống ấy vẫn mọc.
Nhớ lại một chút về thân thế sự nghiệp của tác giả thư gửi tín hữu Rôma mà chúng ta vừa nghe. Một con người bách hại Giêsu cho đến tận cùng, chà đạp Giêsu đủ mọi cách nhưng cuối cùng đã quỵ hàng trước một Thiên Chúa toàn năng và đã trở về với Ngài. Phaolô không những đã quay trở lại mà còn nhiệt tình đến độ dám đổ máu để minh chứng lòng tin vào Chúa Giêsu. Thật là khó trước một con người mới ngày hôm qua đi bắt Chúa mà ngày hôm nay lại rao giảng một Đức Giêsu chịu đóng đinh. Dẫu là khó nhưng với lòng tin, Phaolô đã bất chấp, dù gươm giáo, dù tù đày miễn sao Đức Giêsu được rao giảng. Với tâm thư mà chúng ta vừa nghe Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma, chúng ta sẽ thấy được phần nào lòng tin của Phaolô:
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 31b-39).
Đi theo Chúa là như vậy, đi theo Chúa sẽ bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh nhưng qua những cam go thử thách ấy, những ai theo Đức Kitô sẽ toàn thắng.
Đi theo Đức Kitô thì phải vác thập giá nặng nề của đời mình và thậm chí mất mạng sống. Với người đời, thì cần lắm cái thân xác 70, 80 ký lô nhưng cái thân xác nặng nề ấy chẳng là gì cả nếu như mất cái mạng sống đời đời mà Chúa Giêsu nói trong Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay. Không phải là thân xác nhưng còn cả thế giới này nhưng mà cuối cùng phải thiệt thân và đánh mất mình thì sẽ được gì ?
Những tấm gương của các bà mẹ trong sách Macabê, tấm gương của tông đồ Phaolô và cách thiết thực nhất là hình ảnh Con Chiên bị người ta giết chết phải chăng là hình ảnh của hạt lúa miến gieo vào lòng đất nhưng đã sinh thật nhiều bông hạt.
Các Thánh Tử đạo - tiền nhân của chúng ta - là những người đã đón nhận hạt giống Lời từ Chúa cũng như những gương hy sinh tử đạo từ các thánh đã sống và đã liều mất mạng sống mình. Là con cháu của các Ngài, chúng ta nghĩ sao về lối sống, lối hành xử của các Ngài ? Chúng ta có can đảm trở thành hạt lúa miến gieo vào lòng đất hay không.
Thi thoảng được nghe bài hát “Chúa ơi ! Thân con là thân lúa miến, gieo vào dòng đời và mục nát với thời gian. Bông lúa vàng kết thành tấm bánh và thân con trở thành hiến vật, nguyện dâng Cha của lễ đời con …”. Tâm tình ấy rất hay và thực tế vì như Chúa Giêsu đã nói nếu như hạt lúa mà cứ trơ trọi giữa cuộc đời thì sẽ không sinh bông hạt nhưng nếu nó chết đi và thối đi thì nó sinh nhiều bông hạt.
Cha ông, tiền nhân của chúng ta, nhiều người đã chết, đã đổ máu đào mình ra để cho hạt giống Lời được sinh sổi nảy nở trên mảnh đất Việt này.
Một Anrê Phú Yên, một Annê Lê Thị Thành, một Vinhsơn Liêm, một Phaolô Tống Viết Bường đã không ngần ngại đổ máu mình để minh chứng cho lòng tin vào Chúa.
Máu máu đào của Thầy Anrê đã làm cho Cha Ðắc Lộ hết sức khâm phục, và cùng với cha bao nhiêu người khác được biết đến và khâm phục đức tin kiên cường của người Việt Nam. Hiện tại ở Macao có một nhà thờ giữ hài cốt các vị tử đạo thời kỳ này và có lưu trữ hồ sơ án phong Á Thánh cho Thầy Anrê.
Theo niên hiệu tử đạo và tuổi tác thì có lẽ thầy sinh vào năm 1625. Theo tài liệu hoạt động của Cha Ðắc Lộ chúng ta có thể suy đoán là thầy được rửa tội năm 1641 và được khấn trong bậc thầy giảng năm 1643 tại Hội An. Thầy Anrê đã được thụ huấn với Thầy Inhaxio, truởng đoàn các thầy giảng.
Ngày 25-7 vào khoảng trưa, lính đến nhà Cha Ðắc Lộ để bắt Thầy Inhaxiô theo lệnh của ông Nghè Bộ, nhưng cả hai đã xuống thuyền với ý định lên chào thăm ông, vì nghe tin ông từ kinh mới về. Thầy Anrê hôm ấy tình nguyện ở nhà để săn sóc cho một thầy khác đang ốm. Trước những hành động hung hăng phá phách của lính, Thầy Anrê điềm nhiên nói với họ: "Nếu các ông muốn bắt Thầy Inhaxiô thì vô ích, vì thầy không có ở nhà. Còn nếu muốn bắt tôi thì cứ bắt, vì tôi cũng là người Kitô và còn là thầy giảng nữa. Tôi có cả hai tội mà các ông khép cho Thầy Inhaxiô. Nếu thầy ấy có tội thì tôi làm sao vô tội được".
Từ khi có tin báo giờ tử đạo đã gần, thầy thầm thĩ đọc kinh Tin, Cậy, Mến và kêu tên cực trọng Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn mãi. Tới giờ, lính đến điệu thầy ra pháp trường. Một tên lính đi đầu thỉnh thoảng rao lệnh: Vì theo đạo Bồ Ðào Nha nên phải phạt. Còn một người lính khác thì đánh thanh la. Thầy Anrê đeo gông, đi giữa đám lính cầm giáo mác sẵn sàng. Bọn lính đi rất nhanh và họ đi qua tất cả các phố lớn ở Dinh Chiêm trước khi ra cánh đồng lớn. Khi tới nơi, Cha Ðắc Lộ xin nói vài lời nâng đỡ. Thầy Anrê quì dưới đất, từ chối tấm chiếu mới mà Cha Ðắc Lộ trải ra. Lý hình tháo gông và Thầy Anrê nói lời từ biệt với mọi người: "Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời".
Từ năm 1680 có nhiều cuộc bắt bớ tại các địa phương: Kẻ Voi năm 1680, Kẻ Hẹ năm 1684, Trại Chùa, Kiên Lao, Giao Thủy năm 1685, Vang Va năm 1686, Trại Dâu, Cát Vang... Nguyên nhân của những vụ sách nhiễu này cũng vì lương dân bắt người Công Giáo góp tiền xây Chùa hoặc cúng thần phật. Cũng có khi vì người Công Giáo không tham dự việc thề trung thành lấy tên thần làng. Một lý do khác nữa là người Công Giáo họp nhau đông, nhất là khi có đám tang, làm cho người lương ghen tức. Nạn nhân của những vụ bắt bớ này là các cha Việt Nam hay thầy giảng, có khi cả những chức việc trong họ đạo.
Riêng tại Kiên Lao có đông Công Giáo nhất tại Bắc Việt, khoảng 4.000 người, gần như toàn tòng, giáo dân hội họp đông đảo. Một hôm cha sở bị lính bắt, có hơn 200 bà về nhà lấy dao, gậy túm vào đánh quân lính để giải thoát cho cha sở. Quan sở tại liền cử 30 chục lính cừ khôi với đầy đủ khí giới để bắt lại cha và ba hòm đồ đạo. Một trong 30 người lính là người có đạo đã ngầm báo cho các cha. Các bà Công Giáo biết vậy liền mang các đồ đạo gửi tại các nhà người bạn bên lương. Lính giận dữ đánh túi bụi cả lương lẫn giáo. Thấy vậy ông Emmanuel đứng ra can, họ liền bị đè xuống đất đánh mười hai roi. Nhưng ông vẫn can đảm không cung khai nơi cha xứ ẩn trốn cũng như chỗ dấu các đồ đạo. Quan trấn ra lệnh bắt giải tám người chức việc đến. Vừa thấy họ, ông nói với các quan án: "Ðó là những người Công Giáo. Họ là những người khó sửa trị hơn hết mọi người khác. Họ không sợ hãi mà nói rằng mình là người Kitô. Không muốn sống mà muốn chết là người Kitô".
Thế đấy ! Dòng máu tử đạo của dòng giống Lạc Hồng cứ đổ ra. Không phải ngày xưa mới có chuyện tử đạo nhưng ngày hôm nay, niềm tin của nhiều kitô hữu vẫn được mời gọi để bày tỏ giữa một thế giới vô thần, một thế giới chạy theo vật chất.
Những năm vừa qua, qua các biến cố Thái Hà, Khâm Sứ … chúng ta thấy lòng tin của kitô hữu vẫn hào hùng, vẫn bất khuất.
Tạ ơn Chúa vì hạt giống Lời của cha ông đã truyền lại cho con cháu.
Hôm nay, mừng kính các Ngài, chúng ta cùng xin Chúa qua lời chuyển cầu của các bậc anh hùng tử đạo Việt Nam ban thêm lòng tin cho mỗi người chúng ta để chúng ta cũng can đảm minh chứng lòng tin vào Chúa như các Ngài. Xin cho có nhiều hạt lúa miến gieo vào mảnh đất Việt thân thương này để từ đó có nhiều và nhiều người nữa vững tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa thánh Vatican: Tôn giáo nâng cao tâm hồn con người
Phụng Nghi
08:45 11/11/2009
NEW YORK (Zenit.org).- Mặc dầu tôn giáo chân chính phục vụ chiều kích tâm linh và siêu việt của con người, đưa tới rất nhiều kết quả tích cực, nhưng lại thường bị vận dụng, khuynh loát bởi các lãnh tụ, các phong trào và các ý thức hệ nhằm thúc đẩy tới một nghị trình khác.
Đó là phát biểu của Tổng giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh Liên hiệp quốc, trong buổi tranh luận về nền văn hóa hoà bình tại phiên họp khoáng đại thứ 64 của LHQ.
Tổng giám mục đưa ra sự đóng góp chính yếu của các tôn giáo vào nền hòa bình và phát triển: “Cống hiến độc đáo của các tôn giáo, cuộc đối thoại và cộng tác giữa các tôn giáo nằm ở “lý do tồn tại (raison d’être”) của họ, đó là phục vụ chiều kích tâm linh và siêu việt của nhân loại.
“Các tôn giáo cũng có khuynh hướng nâng cao tâm hồn con người, bảo vệ sự sống, bênh vực người yếu đuối, biến đổi các lý tưởng thành hành động, thanh lọc các định chế, góp phần giải quyết những mối bất bình đẳng về kinh tế và phi kinh tế, gây hứng khởi cho các nhà lãnh đạo tôn giáo biết vượt ra ngoài những nhiệm vụ thường ngày, cho phép con người đạt tới việc thực hiện đầy đủ tiềm năng tự nhiên, và vượt qua được các tình huống xung đột bằng sự hòa giải, bằng các tiến trình xây dựng hoà bình và việc chữa lành những hồi ức gây ra do bất công đã hằn sâu trong tâm khảm.”
Tuy nhiên, cá nhân các nhà lãnh đạo, các ý thức hệ và những phong trào quốc gia đã thường lợi dụng tôn giáo để tăng tiến nghị trình riêng của họ. Vì lý do này, tổng giám mục kêu gọi phải có một “viễn kiến rõ rệt và một tiến trình thích hợp đối với” vai trò của tôn giáo trong cộng đồng quốc tế.
Đề cập đến tầm quan trọng của đối thoại liên tôn giáo, tổng giám mục nhắc lại sự cống hiến của Giáo hội Công giáo trong những hoạt động nhằm vươn tay tới nhiều niềm tin khác nhau. Ngài nhấn mạnh đến cuộc đối thoại Giáo hội đã thực hiện đối với các tín đồ Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo và mới đây nhất là với Hồi giáo.
“Công tác dấn thân này nhằm cổ vũ nhiều hơn nữa sự tôn trọng, hiểu biết và cộng tác giữa các tín đồ của nhiều giáo phái, khuyến khích sự học hỏi về các tôn giáo và thúc đẩy việc huấn luyện những người phục vụ công tác đối thoại. Hình thức đối thoại về thần học và tâm linh này đòi hỏi phải được thực hiện do các tín đồ, nơi các tín đồ và phải áp dụng một phương pháp luận chính xác.
“Đồng thời, hình thức đối thoại đó cung ứng tiền đề và căn bản tối cần cho một nền văn hóa đối thoại và cộng tác rộng lớn hơn nhiều, khác với những gì các định chế học thuật, chính trị, kinh tế và liên quốc gia đã thúc đẩy trong những thập niên vừa qua.”
Tổng giám mục Migliore công nhận rằng LHQ cũng đã hoạt động để xây dựng một nền “văn hoá tương kính” giữa các tôn giáo, nhưng ngài nhắc nhở cơ quan quốc tế này rằng nhiệm vụ chính yếu của LHQ là bảo đảm quyền tự do tôn giáo.
Tự do tôn giáo, theo định nghĩa của Tổng giám mục, là “tôn trọng đầy dủ và triển dương không chỉ sự tự do căn bản của lương tâm, mà còn cả sự tự do biểu lộ và thực hành tôn giáo của mọi người, không hạn chế.”
Ngài công nhận rằng mục tiêu căn bản của LHQ là “đòi hỏi các quốc gia cũng như mọi tổ chức của xã hội loài người phải công nhận, tôn trọng và đề cao phẩm giá và các quyền của mỗi người và mỗi cộng đồng trên thế giới.”
Toàn văn bài phát biểu bằng Anh ngữ có thể truy cập tại:
www.zenit.org/article-27507?l=english
Đó là phát biểu của Tổng giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh Liên hiệp quốc, trong buổi tranh luận về nền văn hóa hoà bình tại phiên họp khoáng đại thứ 64 của LHQ.
Tổng giám mục đưa ra sự đóng góp chính yếu của các tôn giáo vào nền hòa bình và phát triển: “Cống hiến độc đáo của các tôn giáo, cuộc đối thoại và cộng tác giữa các tôn giáo nằm ở “lý do tồn tại (raison d’être”) của họ, đó là phục vụ chiều kích tâm linh và siêu việt của nhân loại.
“Các tôn giáo cũng có khuynh hướng nâng cao tâm hồn con người, bảo vệ sự sống, bênh vực người yếu đuối, biến đổi các lý tưởng thành hành động, thanh lọc các định chế, góp phần giải quyết những mối bất bình đẳng về kinh tế và phi kinh tế, gây hứng khởi cho các nhà lãnh đạo tôn giáo biết vượt ra ngoài những nhiệm vụ thường ngày, cho phép con người đạt tới việc thực hiện đầy đủ tiềm năng tự nhiên, và vượt qua được các tình huống xung đột bằng sự hòa giải, bằng các tiến trình xây dựng hoà bình và việc chữa lành những hồi ức gây ra do bất công đã hằn sâu trong tâm khảm.”
Tuy nhiên, cá nhân các nhà lãnh đạo, các ý thức hệ và những phong trào quốc gia đã thường lợi dụng tôn giáo để tăng tiến nghị trình riêng của họ. Vì lý do này, tổng giám mục kêu gọi phải có một “viễn kiến rõ rệt và một tiến trình thích hợp đối với” vai trò của tôn giáo trong cộng đồng quốc tế.
Đề cập đến tầm quan trọng của đối thoại liên tôn giáo, tổng giám mục nhắc lại sự cống hiến của Giáo hội Công giáo trong những hoạt động nhằm vươn tay tới nhiều niềm tin khác nhau. Ngài nhấn mạnh đến cuộc đối thoại Giáo hội đã thực hiện đối với các tín đồ Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo và mới đây nhất là với Hồi giáo.
“Công tác dấn thân này nhằm cổ vũ nhiều hơn nữa sự tôn trọng, hiểu biết và cộng tác giữa các tín đồ của nhiều giáo phái, khuyến khích sự học hỏi về các tôn giáo và thúc đẩy việc huấn luyện những người phục vụ công tác đối thoại. Hình thức đối thoại về thần học và tâm linh này đòi hỏi phải được thực hiện do các tín đồ, nơi các tín đồ và phải áp dụng một phương pháp luận chính xác.
“Đồng thời, hình thức đối thoại đó cung ứng tiền đề và căn bản tối cần cho một nền văn hóa đối thoại và cộng tác rộng lớn hơn nhiều, khác với những gì các định chế học thuật, chính trị, kinh tế và liên quốc gia đã thúc đẩy trong những thập niên vừa qua.”
Tổng giám mục Migliore công nhận rằng LHQ cũng đã hoạt động để xây dựng một nền “văn hoá tương kính” giữa các tôn giáo, nhưng ngài nhắc nhở cơ quan quốc tế này rằng nhiệm vụ chính yếu của LHQ là bảo đảm quyền tự do tôn giáo.
Tự do tôn giáo, theo định nghĩa của Tổng giám mục, là “tôn trọng đầy dủ và triển dương không chỉ sự tự do căn bản của lương tâm, mà còn cả sự tự do biểu lộ và thực hành tôn giáo của mọi người, không hạn chế.”
Ngài công nhận rằng mục tiêu căn bản của LHQ là “đòi hỏi các quốc gia cũng như mọi tổ chức của xã hội loài người phải công nhận, tôn trọng và đề cao phẩm giá và các quyền của mỗi người và mỗi cộng đồng trên thế giới.”
Toàn văn bài phát biểu bằng Anh ngữ có thể truy cập tại:
www.zenit.org/article-27507?l=english
Kennedy lại lỡ lời: Đức Giám mục Tobin nói sự hiệp thông với Giáo Hội cuả dân biểu Kennedy là thiếu sót
Trần Mạnh Trác
10:11 11/11/2009
Providence, RI, Ngày 11 tháng 11 2009 / 6:06 (CNA). - Đức Giám mục Providence Thomas J. Tobin đã phản ứng lại luận điệu cuả dân biểu Patrick Kennedy cho rằng những bất đồng của ông với giáo huấn Công Giáo về vấn đề phá thai không làm cho ông ta "ít Công Giáo hơn". ĐGM nói rằng những bất đồng đó làm cho vị dân biểu “thiếu sót” trong sự hiệp thông. Ngài kêu gọi Kennedy hãy trở thành một gương mẩu "dũng cảm" để bảo vệ những trẻ chưa sinh.
Dân biểu Kennedy (Dân chủ R.I.), con trai của cố Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, đã buộc tội Giáo Hội Công Giáo là thổi "ngọn lửa bất đồng và bất hòa" vì các giám mục Công giáo đối lập với những đề xuất cải cách chăm sóc sức khỏe không rõ ràng cấm các nguồn tài trợ phá thai.
Đức Giám mục Tobin đã phê bình lởi tuyên bố này và yêu cầu một lời xin lỗi.
Một cuộc họp đã được dự kiến giữa vị chủ chăn và nhà chính trị gia, nhưng một tuyên bố ngày thứ Ba từ Giáo phận Providence cho biết cuộc họp đã bị hoãn.
"Giám mục Tobin vẫn hy vọng có thể gặp gỡ với Dân biểu Kennedy trong một không khí cá nhân và mục vụ trong một tương lai rất gần," thông cáo cuả giáo phận cho biết.
Đáp lời dân biểu Kennedy trên tờ báo phát hành 12 Tháng Mười Một của giáo phận, Đức cha Tobin cho biết ngài thường không nói chuyện về đức tin của một cá nhân trước công chúng, nhưng việc trao đổi giữa ngài với dân biểu Kennedy đã trở thành một vấn đề tranh luận công khai.
Đức giám mục tập trung vào nhận xét của dân biểu Kennedy trong một bức thư ngày 29 tháng mười trong đó vị dân biểu cho biết:
"Thực tế là việc tôi không đồng ý với hàng giáo phẩm về một số vấn đề không làm cho tôi ít Công giáo hơn bất kỳ một ai."
Giám mục Tobin cho biết lời tuyên bố này không thể ‘không bị bác bỏ’ bởi vì nó đưa ra một câu hỏi quan trọng về ý nghĩa thế nào là người Công Giáo.
Nói một cách đơn giản, Đức cha Tobin nhận xét, bất đồng với hàng giáo phẩm Công giáo sẽ làm cho người ta ít Công giáo hơn.
"Mặc dù tôi không ưa dùng cái từ cụ thể ‘ít Công Giáo’ này, nhưng khi người ta từ chối những lời dạy của Giáo Hội, đặc biệt là về một vấn đề nghiêm trọng, liên hệ tới sống-chết như là phá thai, chắc chắn nó làm giảm sự thông hiệp và đoàn kết của họ với Giáo Hội.
"Nguyên tắc này dựa trên Thánh Kinh và Truyền thống của Giáo Hội và được thực hiện rõ ràng hơn trong các tài liệu gần đây," vị giám mục giải thích.
Ngài trích dẫn bộ luật Canon và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo về nghĩa vụ của người tín hữu là học giáo lý và sống phù hợp với nó.
Một người từ chối chấp nhận việc giảng dạy của Giáo Hội, Đức cha Tobin thêm vào, làm cho sự hiệp thông với Giáo Hội "thiếu sót".
Ngài giải thích rằng người Công giáo chấp nhận việc giảng dạy của Giáo Hội "đặc biệt là về các vấn đề thiết yếu của đức tin và đạo đức" Một người Công Giáo cũng phải thuộc một giáo xứ địa phương, tham dự Thánh lễ ngày Chủ nhật, và nhận các bí tích thường xuyên.
Hơn nữa, một người Công giáo phải hổ trợ Giáo Hội trên những phương diện cá nhân, công cộng, tinh thần và tài chính.
Giám mục Tobin hỏi liệu dân biểu Kennedy có chấp nhận những "yêu cầu cơ bản của người Công giáo này không", trong đó có lập trường Công Giáo về phá thai.
Đức giám mục nói rằng thật là "tuyệt vời" khi dân biểu Kennedy nói ông ôm trọn niềm tin của mình. Nhưng ngài tự hỏi điều gì khiến cho Kennedy xứng danh là một người Công giáo.
Việc dân biểu Kennedy từ chối lời giảng dạy Công Giáo về phá thai nằm trong một thể loại khác với những thiếu sót thông thường cuả con người, Giám mục Tobin nói thêm. Vì nó là "một hành động cố ý và ương ngạnh của ý chí" đã được tái khẳng định "trong rất nhiều dịp."
"Xin lỗi, bạn không thể phân loại nó là một trường hợp cá nhân bất toàn. Quan điểm của bạn là không thể chấp nhận cho Giáo Hội và gây tai tiếng với nhiều thành viên của chúng tôi. Nó hoàn toàn làm giảm sự thông hiệp với Giáo Hội," đức giám mục viết tiếp.
Vị chủ chăn nói với dân biểu Kennedy rằng ngài viết những dóng chữ này không nhằm mục đích bêu xấu hoặc lên án nhưng là để hiệu chỉnh một vấn đề công khai và mời ông ta hãy "chân thành nhận thức, chuyển đổi và ăn năn."
Ngài nói dân biểu Kennedy vẫn có thể sửa chữa mối quan hệ của mình với Giáo Hội và chuộc lại hình ảnh công cộng của ông. Nhắc tới cuốn sách của người bác cuả vị dân biểu, Tổng thống John F. Kennedy, Ngài nói dân biểu Kennedy có thể trở thành một "gương mẩu dũng cảm" (“profile in courage”) bằng cách bảo vệ sự thánh thiêng của sự sống cuả những con người chưa sinh.
Dân biểu Kennedy (Dân chủ R.I.), con trai của cố Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, đã buộc tội Giáo Hội Công Giáo là thổi "ngọn lửa bất đồng và bất hòa" vì các giám mục Công giáo đối lập với những đề xuất cải cách chăm sóc sức khỏe không rõ ràng cấm các nguồn tài trợ phá thai.
Đức Giám mục Tobin đã phê bình lởi tuyên bố này và yêu cầu một lời xin lỗi.
Một cuộc họp đã được dự kiến giữa vị chủ chăn và nhà chính trị gia, nhưng một tuyên bố ngày thứ Ba từ Giáo phận Providence cho biết cuộc họp đã bị hoãn.
"Giám mục Tobin vẫn hy vọng có thể gặp gỡ với Dân biểu Kennedy trong một không khí cá nhân và mục vụ trong một tương lai rất gần," thông cáo cuả giáo phận cho biết.
Đáp lời dân biểu Kennedy trên tờ báo phát hành 12 Tháng Mười Một của giáo phận, Đức cha Tobin cho biết ngài thường không nói chuyện về đức tin của một cá nhân trước công chúng, nhưng việc trao đổi giữa ngài với dân biểu Kennedy đã trở thành một vấn đề tranh luận công khai.
Đức giám mục tập trung vào nhận xét của dân biểu Kennedy trong một bức thư ngày 29 tháng mười trong đó vị dân biểu cho biết:
"Thực tế là việc tôi không đồng ý với hàng giáo phẩm về một số vấn đề không làm cho tôi ít Công giáo hơn bất kỳ một ai."
Giám mục Tobin cho biết lời tuyên bố này không thể ‘không bị bác bỏ’ bởi vì nó đưa ra một câu hỏi quan trọng về ý nghĩa thế nào là người Công Giáo.
Nói một cách đơn giản, Đức cha Tobin nhận xét, bất đồng với hàng giáo phẩm Công giáo sẽ làm cho người ta ít Công giáo hơn.
"Mặc dù tôi không ưa dùng cái từ cụ thể ‘ít Công Giáo’ này, nhưng khi người ta từ chối những lời dạy của Giáo Hội, đặc biệt là về một vấn đề nghiêm trọng, liên hệ tới sống-chết như là phá thai, chắc chắn nó làm giảm sự thông hiệp và đoàn kết của họ với Giáo Hội.
"Nguyên tắc này dựa trên Thánh Kinh và Truyền thống của Giáo Hội và được thực hiện rõ ràng hơn trong các tài liệu gần đây," vị giám mục giải thích.
Ngài trích dẫn bộ luật Canon và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo về nghĩa vụ của người tín hữu là học giáo lý và sống phù hợp với nó.
Một người từ chối chấp nhận việc giảng dạy của Giáo Hội, Đức cha Tobin thêm vào, làm cho sự hiệp thông với Giáo Hội "thiếu sót".
Ngài giải thích rằng người Công giáo chấp nhận việc giảng dạy của Giáo Hội "đặc biệt là về các vấn đề thiết yếu của đức tin và đạo đức" Một người Công Giáo cũng phải thuộc một giáo xứ địa phương, tham dự Thánh lễ ngày Chủ nhật, và nhận các bí tích thường xuyên.
Hơn nữa, một người Công giáo phải hổ trợ Giáo Hội trên những phương diện cá nhân, công cộng, tinh thần và tài chính.
Giám mục Tobin hỏi liệu dân biểu Kennedy có chấp nhận những "yêu cầu cơ bản của người Công giáo này không", trong đó có lập trường Công Giáo về phá thai.
Đức giám mục nói rằng thật là "tuyệt vời" khi dân biểu Kennedy nói ông ôm trọn niềm tin của mình. Nhưng ngài tự hỏi điều gì khiến cho Kennedy xứng danh là một người Công giáo.
Việc dân biểu Kennedy từ chối lời giảng dạy Công Giáo về phá thai nằm trong một thể loại khác với những thiếu sót thông thường cuả con người, Giám mục Tobin nói thêm. Vì nó là "một hành động cố ý và ương ngạnh của ý chí" đã được tái khẳng định "trong rất nhiều dịp."
"Xin lỗi, bạn không thể phân loại nó là một trường hợp cá nhân bất toàn. Quan điểm của bạn là không thể chấp nhận cho Giáo Hội và gây tai tiếng với nhiều thành viên của chúng tôi. Nó hoàn toàn làm giảm sự thông hiệp với Giáo Hội," đức giám mục viết tiếp.
Vị chủ chăn nói với dân biểu Kennedy rằng ngài viết những dóng chữ này không nhằm mục đích bêu xấu hoặc lên án nhưng là để hiệu chỉnh một vấn đề công khai và mời ông ta hãy "chân thành nhận thức, chuyển đổi và ăn năn."
Ngài nói dân biểu Kennedy vẫn có thể sửa chữa mối quan hệ của mình với Giáo Hội và chuộc lại hình ảnh công cộng của ông. Nhắc tới cuốn sách của người bác cuả vị dân biểu, Tổng thống John F. Kennedy, Ngài nói dân biểu Kennedy có thể trở thành một "gương mẩu dũng cảm" (“profile in courage”) bằng cách bảo vệ sự thánh thiêng của sự sống cuả những con người chưa sinh.
Obama âm mưu xoay ngược Tu Chính Án Stupak-Pitts?
Trần Mạnh Trác
16:57 11/11/2009
Washington DC, ngày 10 Tháng Mười Một 2009 / 09:18 (CNA). - Lời tuyên bố cuả Tổng thống Obama về dự luật Cải Tổ Y Tế rằng có nhiều việc cần phải làm thêm trong vấn đề phá thai đã gây lo ngại rằng ông dự định sẽ làm suy yếu Tu Chính Án Stupak-Pitts, là Tu Chính Án cấm dùng tiền liên bang để tài trợ phá thai.
Phát biểu với ABC News ngày thứ Hai, Tổng thống Obama nói rằng luật này phải là "một dự luật chăm sóc sức khỏe, chứ không phải là một dự luật về vấn đề phá thai."
"Chúng tôi đã không tìm cách để thay đổi các nguyên tắc đã được chấp thuận trong một thời gian rất dài, tức là tiền liên bang sẽ không được sử dụng để tài trợ phá thai," ông tiếp tục "Và, tôi muốn đảm bảo rằng điều khoản nào mới cũng sẽ phải thử nghiệm trên tiêu chuẩn đó – nghiã là chúng ta không lén lút tài trợ cho phá thai, nhưng, mặt khác, chúng ta không hạn chế sự lựa chọn bảo hiểm của phụ nữ, bởi vì một trong những cam kết tôi thực hiện trong cùng một bài phát biểu đã nói rằng nếu bạn đang hạnh phúc và hài lòng với bảo hiểm mà bạn có, nó sẽ không bị thay đổi."
Nói rằng cả hai bên đều có "cảm xúc mạnh", tổng thống cho biết "có nhiều việc” cần phải làm trước khi lập pháp có thể yên tâm là họ "không thay đổi nguyên trạng." (“not changing the status quo.”)
Ý kiến cuả Tổng thống Obama là tiếng vang về các mối quan tâm của bà Cecile Richards, chủ tịch Planned Parenthood, ngày thứ bảy bà ấy đã nói với những người ủng hộ rằng Tu chính án Stupak có thể loại bỏ bảo hiểm phá thai tư nhân.
PolitiFact, là trang web kiểm tra những thực trạng cuả tờ St Petersburg Times, tìm hiểu các luận điệu của dân biểu Nita Lowey, Dân chủ New York, cũng đã tuyên bố giống như vậy rằng Tu chính án Stupak đặt hạn chế mới về bảo hiểm phá thai trong thị trường tư nhân.
Theo PolitiFact, tuyên bố của hai bà là "lừa dối" (“misleading”) bởi vì việc sửa đổi không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường bảo hiểm y tế nhưng chỉ liên quan đến bảo hiểm y tế "thị trường" (“exchanges”) cho những người chưa có bảo hiểm hãng hoặc một chương trình của chính phủ.
Chương trình thị trường này sẽ phục vụ "nhiều nhất là một phần nhỏ của người Mỹ."
Về lời buộc tội rằng bảo hiểm phá thai sẽ chỉ sẵn có cho những người trả chi phí bằng tiền riêng của họ mà thôi, PolitiFact cho biết đó là một "sự xuyên tạc" (“misrepresentation”) còn nặng nề hơn.
"Tu Chánh Án nói rằng các cá nhân mua bảo hiểm trong chương trình thị trường vẫn có thể mua bảo hiểm phá thai miễn là không có tiền liên bang được sử dụng. Những người thực sự sẽ trả toàn bộ phí bảo hiểm với tiền riêng của mình - và những người không sử dụng các khoản trợ cấp liên bang - không bị cấm có bảo hiểm phá thai, ngay cả khi họ nhận được bảo hiểm của họ từ cơ quan quản lý việc hoán chuyển cuả liên bang. "
Một số phê bình Tu chính án Stupak là đặt giới hạn "nghiêm trọng hơn và lan rộng hơn so với thực tại."
PolitiFact báo cáo rằng chỉ có một trường hợp mạnh mẽ hơn, đó là Tu chính án Stupak tạo ra những trở ngại về tài chính cho việc cung cấp thêm bảo hiểm phá thai nếu hãng bảo hiểm đã chỉ đưa ra một kế hoạch duy nhất không bao gồm bảo hiểm phá thai.
Ông Douglas Johnson, Giám đốc lập pháp cuả National Right to Life Committee (NRLC), cho biết Tu chính án Stupak là điều duy nhất ngăn ngừa dự luật chăm sóc sức khỏe trở thành "một dự luật phá thai."
"Những luận điệu giả dối cuả TT Obama nói rằng ông đã cố gắng để bảo vệ 'nguyên trạng' trên chính sách phá thai, bây giờ là đã lộ nguyên hình đối với mọi giới quan sát," Ông Johnson lập luận. "Trong thực tế, Toà Bạch Cung và các nhà lãnh đạo quốc hội hàng đầu cuả đảng Dân chủ đã làm việc hết sức để tạo ra một chương trình y tế quốc gia mà chính phủ liên bang sẽ có quỹ phá thai theo nhu cầu, giống như lời hứa cuả Obama với Planned Parenthood."
Tổng thống này có một chồng hồ sơ những lời tuyên bố sẽ hỗ trợ kinh phí liên bang cho phá thai.
Trong một bài phát biểu ngày 17 Tháng Bảy năm 2007, về Planned Parenthood Action Fund, ông nói rằng, chăm sóc Sinh Sản (reproductive care) là "thiết yếu" Ông đã đề xuất một kế hoạch chăm sóc y tế công cộng cho tất cả những người không có bảo hiểm y tế có thể truy cập.
"Nó sẽ là một kế hoạch cung cấp tất cả các dịch vụ thiết yếu, bao gồm các dịch vụ Sinh Sản, (including reproductive services)" ông đã sử dụng một thuật ngữ chung chung (reproductive services) thường bao gồm phá thai.
Tổ chức Planned Parenthood Action Fund đang cố gắng tập hợp những người ủng hộ. Ngày 8 tháng 11 nhóm đã đưa ra e-mail cảnh báo rằng Tổng thống Obama đã vận động tranh cử với "một lời hứa sẽ đưa chăm sóc Sinh Sản làm trung tâm kế hoạch cải cách của mình."
Tổ chức kêu gọi những người ủng hộ gửi e-mail cho tổng thống "Bây giờ là lúc ông thực hiện tốt lời cam kết đó."
Phát biểu với ABC News ngày thứ Hai, Tổng thống Obama nói rằng luật này phải là "một dự luật chăm sóc sức khỏe, chứ không phải là một dự luật về vấn đề phá thai."
"Chúng tôi đã không tìm cách để thay đổi các nguyên tắc đã được chấp thuận trong một thời gian rất dài, tức là tiền liên bang sẽ không được sử dụng để tài trợ phá thai," ông tiếp tục "Và, tôi muốn đảm bảo rằng điều khoản nào mới cũng sẽ phải thử nghiệm trên tiêu chuẩn đó – nghiã là chúng ta không lén lút tài trợ cho phá thai, nhưng, mặt khác, chúng ta không hạn chế sự lựa chọn bảo hiểm của phụ nữ, bởi vì một trong những cam kết tôi thực hiện trong cùng một bài phát biểu đã nói rằng nếu bạn đang hạnh phúc và hài lòng với bảo hiểm mà bạn có, nó sẽ không bị thay đổi."
Nói rằng cả hai bên đều có "cảm xúc mạnh", tổng thống cho biết "có nhiều việc” cần phải làm trước khi lập pháp có thể yên tâm là họ "không thay đổi nguyên trạng." (“not changing the status quo.”)
Ý kiến cuả Tổng thống Obama là tiếng vang về các mối quan tâm của bà Cecile Richards, chủ tịch Planned Parenthood, ngày thứ bảy bà ấy đã nói với những người ủng hộ rằng Tu chính án Stupak có thể loại bỏ bảo hiểm phá thai tư nhân.
PolitiFact, là trang web kiểm tra những thực trạng cuả tờ St Petersburg Times, tìm hiểu các luận điệu của dân biểu Nita Lowey, Dân chủ New York, cũng đã tuyên bố giống như vậy rằng Tu chính án Stupak đặt hạn chế mới về bảo hiểm phá thai trong thị trường tư nhân.
Theo PolitiFact, tuyên bố của hai bà là "lừa dối" (“misleading”) bởi vì việc sửa đổi không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường bảo hiểm y tế nhưng chỉ liên quan đến bảo hiểm y tế "thị trường" (“exchanges”) cho những người chưa có bảo hiểm hãng hoặc một chương trình của chính phủ.
Chương trình thị trường này sẽ phục vụ "nhiều nhất là một phần nhỏ của người Mỹ."
Về lời buộc tội rằng bảo hiểm phá thai sẽ chỉ sẵn có cho những người trả chi phí bằng tiền riêng của họ mà thôi, PolitiFact cho biết đó là một "sự xuyên tạc" (“misrepresentation”) còn nặng nề hơn.
"Tu Chánh Án nói rằng các cá nhân mua bảo hiểm trong chương trình thị trường vẫn có thể mua bảo hiểm phá thai miễn là không có tiền liên bang được sử dụng. Những người thực sự sẽ trả toàn bộ phí bảo hiểm với tiền riêng của mình - và những người không sử dụng các khoản trợ cấp liên bang - không bị cấm có bảo hiểm phá thai, ngay cả khi họ nhận được bảo hiểm của họ từ cơ quan quản lý việc hoán chuyển cuả liên bang. "
Một số phê bình Tu chính án Stupak là đặt giới hạn "nghiêm trọng hơn và lan rộng hơn so với thực tại."
PolitiFact báo cáo rằng chỉ có một trường hợp mạnh mẽ hơn, đó là Tu chính án Stupak tạo ra những trở ngại về tài chính cho việc cung cấp thêm bảo hiểm phá thai nếu hãng bảo hiểm đã chỉ đưa ra một kế hoạch duy nhất không bao gồm bảo hiểm phá thai.
Ông Douglas Johnson, Giám đốc lập pháp cuả National Right to Life Committee (NRLC), cho biết Tu chính án Stupak là điều duy nhất ngăn ngừa dự luật chăm sóc sức khỏe trở thành "một dự luật phá thai."
"Những luận điệu giả dối cuả TT Obama nói rằng ông đã cố gắng để bảo vệ 'nguyên trạng' trên chính sách phá thai, bây giờ là đã lộ nguyên hình đối với mọi giới quan sát," Ông Johnson lập luận. "Trong thực tế, Toà Bạch Cung và các nhà lãnh đạo quốc hội hàng đầu cuả đảng Dân chủ đã làm việc hết sức để tạo ra một chương trình y tế quốc gia mà chính phủ liên bang sẽ có quỹ phá thai theo nhu cầu, giống như lời hứa cuả Obama với Planned Parenthood."
Tổng thống này có một chồng hồ sơ những lời tuyên bố sẽ hỗ trợ kinh phí liên bang cho phá thai.
Trong một bài phát biểu ngày 17 Tháng Bảy năm 2007, về Planned Parenthood Action Fund, ông nói rằng, chăm sóc Sinh Sản (reproductive care) là "thiết yếu" Ông đã đề xuất một kế hoạch chăm sóc y tế công cộng cho tất cả những người không có bảo hiểm y tế có thể truy cập.
"Nó sẽ là một kế hoạch cung cấp tất cả các dịch vụ thiết yếu, bao gồm các dịch vụ Sinh Sản, (including reproductive services)" ông đã sử dụng một thuật ngữ chung chung (reproductive services) thường bao gồm phá thai.
Tổ chức Planned Parenthood Action Fund đang cố gắng tập hợp những người ủng hộ. Ngày 8 tháng 11 nhóm đã đưa ra e-mail cảnh báo rằng Tổng thống Obama đã vận động tranh cử với "một lời hứa sẽ đưa chăm sóc Sinh Sản làm trung tâm kế hoạch cải cách của mình."
Tổ chức kêu gọi những người ủng hộ gửi e-mail cho tổng thống "Bây giờ là lúc ông thực hiện tốt lời cam kết đó."
Top Stories
Sur les côtes et les Hauts Plateaux du centre, le bilan s’alourdit après le passage de la onzième tempête de l’année
Eglises d'Asie
09:56 11/11/2009
VIETNAM: Sur les côtes et les Hauts Plateaux du centre, le bilan s’alourdit après le passage de la onzième tempête de l’année
Cette année, les typhons et tempêtes tropicales se succèdent sans répit au Vietnam: ils ont frappé les régions côtières du centre avec une brutalité inhabituelle. Comme le dit le président de la Conférence des évêques du Vietnam dans une lettre de communion adressée, le 6 novembre, aux diocèses des régions touchées par un nouveau cataclysme, à peine la population commençait-elle à retrouver une vie normale, après les tempêtes 9 et 10, qu’elle a dû affronter une 11ème bourrasque, la tempête tropicale « Mirinae », d’une ampleur plus grande encore que les précédentes. Les équipes paroissiales, diocésaines et nationales de la Caritas Vietnam, encore occupées à réparer les dégâts des précédentes tourmentes, se sont mobilisées pour parer au plus urgent, l’accueil des sinistrés et le secours aux personnes surprises par la montée des eaux.
La tempête et surtout les inondations se sont plus particulièrement acharnées sur le territoire de trois diocèses: deux diocèses côtiers, celui de Quy Nhon, déjà très sérieusement éprouvé lors de la précédente tempête, et celui de Nha Trang. Comme d’habitude, les effets de ce nouveau cataclysme se sont également fait sentir à l’intérieur, dans le diocèse de Kontum.
Le typhon Mirinae avait d’abord frappé les Philippines. Après son passage, on avait recensé au moins 27 morts. En abordant les côtes du Vietnam, lundi 2 novembre, il s’était transformé en tempête tropicale. Plus que les vents, ce sont les pluies abondantes et les inondations qui ont été meurtrières. Dans la province de Phu Yên (diocèse de Quy Nhon), au nord de la région touchée par la tempête, les inondations se sont montré les plus dévastatrices depuis trente ans. En dépit du barrage hydroélectrique situé sur son cours, l’eau du fleuve Sông Ba s’est déversée en aval, sur la plaine, noyant des milliers de maisons. C’est dans cette province que l’on déplore le plus de morts. On en comptait 72 dès le 5 novembre.
Dans les autres provinces, les victimes sont également nombreuses: 18 dans le Binh Dinh, 13 dans la province de Khanh Hoa (diocèse de Nha Trang), 4 dans la province de Gia Lai (diocèse de Kontum).
Dans un bilan que l’on peut considérer comme définitif, publié le 8 novembre, le Comité national de prévention et de lutte contre les inondations et les tempêtes avançait le chiffre de 122 morts et de 145 blessés pour l’ensemble de la région touchée par cette 11ème tempête. La recension des dégâts matériels n’est pas encore terminée, mais la liste déjà dressés par le comité est impressionnante. Elle concerne aussi bien les maisons effondrées (1 133), ou démolies en partie (près de 70 000), les écoles et dispensaires détruits et endommagés, les rizières, les terrains cultivés et leurs récoltes emportées par les eaux, sans oublier les barques, les équipements de pêche, les élevages de poissons… Pour le moment, le total des pertes est estimé à 5 015 milliards de dongs (190 millions d’euros). Il faudra des mois et beaucoup de travail pour revenir à la vie normale (1).
(1) Les informations sont empruntées à la presse locale et aux sites Internet de la Conférence épiscopale du Vietnam et de l’agence VietCatholic News.
Cette année, les typhons et tempêtes tropicales se succèdent sans répit au Vietnam: ils ont frappé les régions côtières du centre avec une brutalité inhabituelle. Comme le dit le président de la Conférence des évêques du Vietnam dans une lettre de communion adressée, le 6 novembre, aux diocèses des régions touchées par un nouveau cataclysme, à peine la population commençait-elle à retrouver une vie normale, après les tempêtes 9 et 10, qu’elle a dû affronter une 11ème bourrasque, la tempête tropicale « Mirinae », d’une ampleur plus grande encore que les précédentes. Les équipes paroissiales, diocésaines et nationales de la Caritas Vietnam, encore occupées à réparer les dégâts des précédentes tourmentes, se sont mobilisées pour parer au plus urgent, l’accueil des sinistrés et le secours aux personnes surprises par la montée des eaux.
La tempête et surtout les inondations se sont plus particulièrement acharnées sur le territoire de trois diocèses: deux diocèses côtiers, celui de Quy Nhon, déjà très sérieusement éprouvé lors de la précédente tempête, et celui de Nha Trang. Comme d’habitude, les effets de ce nouveau cataclysme se sont également fait sentir à l’intérieur, dans le diocèse de Kontum.
Le typhon Mirinae avait d’abord frappé les Philippines. Après son passage, on avait recensé au moins 27 morts. En abordant les côtes du Vietnam, lundi 2 novembre, il s’était transformé en tempête tropicale. Plus que les vents, ce sont les pluies abondantes et les inondations qui ont été meurtrières. Dans la province de Phu Yên (diocèse de Quy Nhon), au nord de la région touchée par la tempête, les inondations se sont montré les plus dévastatrices depuis trente ans. En dépit du barrage hydroélectrique situé sur son cours, l’eau du fleuve Sông Ba s’est déversée en aval, sur la plaine, noyant des milliers de maisons. C’est dans cette province que l’on déplore le plus de morts. On en comptait 72 dès le 5 novembre.
Dans les autres provinces, les victimes sont également nombreuses: 18 dans le Binh Dinh, 13 dans la province de Khanh Hoa (diocèse de Nha Trang), 4 dans la province de Gia Lai (diocèse de Kontum).
Dans un bilan que l’on peut considérer comme définitif, publié le 8 novembre, le Comité national de prévention et de lutte contre les inondations et les tempêtes avançait le chiffre de 122 morts et de 145 blessés pour l’ensemble de la région touchée par cette 11ème tempête. La recension des dégâts matériels n’est pas encore terminée, mais la liste déjà dressés par le comité est impressionnante. Elle concerne aussi bien les maisons effondrées (1 133), ou démolies en partie (près de 70 000), les écoles et dispensaires détruits et endommagés, les rizières, les terrains cultivés et leurs récoltes emportées par les eaux, sans oublier les barques, les équipements de pêche, les élevages de poissons… Pour le moment, le total des pertes est estimé à 5 015 milliards de dongs (190 millions d’euros). Il faudra des mois et beaucoup de travail pour revenir à la vie normale (1).
(1) Les informations sont empruntées à la presse locale et aux sites Internet de la Conférence épiscopale du Vietnam et de l’agence VietCatholic News.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đề Cương Học Hỏi Năm Thánh 2010
TGP Sàigòn
09:11 11/11/2009
ĐỀ CƯƠNG HỌC HỎI TRONG NĂM THÁNH 2010
I. TÀI LIỆU HỌC HỎI
1. Nội dung:
Tài liệu gồm 2 phần phụ (mở & kết)
và 3 phần chính (một: mầu nhiệm; hai: hiệp thông; ba: sứ vụ)
Phần mở: Ý nghĩa, mục đích và tổ chức của Năm Thánh.
Phần một: Trong Năm Thánh, Giáo Hội tại Việt Nam tìm về cội nguồn và hướng tới cùng đích để khám phá lại bản chất và sứ mệnh của mình. Nhờ đó, Giáo Hội nhận thức rõ mình là ai và có mặt tại Việt Nam để làm gì.
Phần hai: Trong Năm Thánh cũng như những năm tiếp theo, Giáo Hội tại Việt Nam muốn trở nên một Giáo Hội Hiệp Thông bằng cách xây dựng cộng đoàn theo mô hình Giáo Hội Tham Gia.
Phần ba: Trong Năm Thánh cũng như những năm tiếp theo, Giáo Hội tại Việt Nam muốn canh tân sứ vụ bằng cách canh tân ý thức, nhiệt tình và phương thức truyền giáo, gặp gỡ và đối thoại với thế giới chung quanh, yêu thương và phục vụ đồng bào.
Phần kết: Cùng với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội chiêm ngắm và học với Đức Maria để biết sống ơn gọi và chu toàn sứ mạng đã lãnh nhận.
2. Mục đích yêu cầu:
Phần mở khơi lên tâm tình hân hoan tạ ơn và vận động các tín hữu tham gia các hoạt động trong Năm Thánh.
Phần một giúp các tín hữu hiểu hơn về bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội; nhờ đó, ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội, tránh những phê phán và đòi hỏi không đúng về giáo hội.
Phần hai giúp các tín hữu hiểu Giáo Hội như là sự hiệp thông cũng như mô hình giáo hội tham gia; nhờ đó, tích cực đối thoại và dấn thân trong giáo hội, tránh chủ nghĩa cục bộ và đạo đức cá nhân.
Phần ba giúp các tín hữu ý thức trách nhiệm hàng đầu của Giáo Hội là truyền giáo, là loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài; nhờ đó, tích cực truyền giáo bằng cách tham gia cuộc đối thoại tam diện của giáo hội với người nghèo, với nền văn hóa dân tộc và với các tôn giáo, liên đới và phục vụ con người, tránh chủ nghĩa “mắc-kê-nô”.
Phần kết khơi lên tâm tình tạ ơn vì hồng ân Năm Thánh, niềm tin tưởng và phó thác tiến về phía trước.
3. Hình thức trình bầy
Tài liệu được khai triển thành 14 bài; ngoài hai bài mở và kết phục vụ cho việc khai mạc và bế mạc Năm Thánh vào tháng 12/08 và 1/10, còn có mười hai bài phục vụ cho việc tổ chức học hỏi trong mười hai tháng, cách riêng cho Đại hội Dân Chúa vào tháng 11/2010.
Mỗi bài thường có bốn ý tưởng chính, mỗi ý tưởng ứng với mỗi tuần, và được soạn dưới ba hình thức: trình bày, hỏi-đáp và gợi ý thảo luận.
II. CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI
PHẦN MỞ: HÂN HOAN & CẢM TẠ
THÁNG 12/2009
0.1 Ý nghĩa – Mục Đích – Tổ Chức của Năm Thánh 2010
0.2 Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (1)
Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử ghvn: giai đoạn hình thành
0.3 Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (2)
Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử ghvn: giai đoạn phát triển
0.4 Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (3)
Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử ghvn: giai đoạn trưởngthành
PHẦN MỘT: MẦU NHIỆM GIÁO HỘI
THÁNG 1/2010
Đề tài 1: Giáo Hội tìm về cội nguồn
để khám phá lại bản chất của mình
1.1 Giáo hội ý thức mình thuộc về Chúa.
1.2 Giáo hội ý thức mình là Dân Thiên Chúa.
1.3 Giáo hội ý thức mình là Thân Mình Chúa Kitô.
1.4 Giáo hội ý thức mình là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.
THÁNG 2/2010
Đề tài 2: Giáo Hội tìm về cội nguồn để
khám phá lại bản chất của mình
2.1 Giáo hội ý thức mình cũng là tổ chức hữu hình.
2.2 Giáo hội ý thức mình là một với Giáo hội phổ quát
2.3 Giáo hội ý thức mình là một tổ chức theo phẩm trật.
2.4 Giáo hội ý thức mình là thánh nhưng còn phải nên thánh
THÁNG 3/2010
Đề tài 3: GH hướng tới cùng đích để khám phá lại sứ mạng của mình
3.1 GH không sống cho chính mình, nhưng cho Đức Kitô và Nước Trời.
3.2 NTC đang phát triển trong trần gian: có đó nhưng chưa hoàn thành.
3.3 NTC là chính Đức Kitô (ĐKT là hiện thân của Nước Thiên Chúa).
3.4 NTC là thế giới của yêu thương: công lý, bình an và hoan lạc.
THÁNG 4/2010
Đề tài 4: Giáo Hội hướng tới cùng đích để khám phá lại sứ mạng của mình
4.1 GH ý thức mình là GH lữ hành, là dấu chỉ và khí cụ của Nước Trời
4.2 Góp phần xây dựng trần thế, nơi công lý, bình an và ân sủng ngự trị.
4.3 Đối thoại và hợp tác chống lại tục hóa, cục bộ và vô tín.
4.4 Chấp nhận đau khổ và học biết tha thứ.
PHẦN HAI: GIÁO HỘI HIỆP THÔNG & THAM GIA
THÁNG 5/2010
Đề tài 5: GH tìm một cách thế hiện diện mới: GH như là sự Hiệp Thông
5.1 GHVN muốn trở nên cộng đoàn hiệp thông với Chúa và với nhau.
5.2 Hiệp thông trong kinh nguyện và Thánh Thể.
5.3 Hiệp thông với Giáo huấn Tông đồ.
5.4 Hiệp thông Huynh đệ.
THÁNG 6/2010
Đề tài 6: GH đi tìm một cách thế hiện diện mới: GH như một Gia Đình
6.1 GHVN muốn trở nên một Gia đình hơn một Phẩm trật.
6.2 Vai trò của giáo dân.
6.3 Vai trò của giáo sĩ.
6.4 Tương quan giáo sĩ và giáo dân.
THÁNG 7/2010
Đề tài 7: Giáo Hội đi tìm một cách thế hiện diện mới: Giáo Hội Tham Gia
7.1 Xây dựng hiệp thông theo mô hình GH tham gia
7.2 Cảm thức thuộc về và ý thức tham gia.
7.3 Bình đẳng và đồng trách nhiệm.
7.4 Tạo cơ hội cho giáo dân tham gia và phát huy khả năng.
THÁNG 8/2010
Đề tài 8: Cổ võ và phát huy sự tham gia của mọi thành phần trong GH
8.1 Tham gia vào đời sống cộng đoàn, tham gia hội đoàn hoặc nhóm nhỏ.
8.2 Tham gia vào kinh nguyện và phụng vụ của cộng đoàn.
8.3 Tham gia vào việc dạy và học giáo lý.
8.4 Tham gia vào việc quản trị giáo xứ.
PHẦN BA: GIÁO HỘI CANH TÂN SỨ VỤ
THÁNG 9/2010
Đề 9: Giáo Hội canh tân ý thức và nhiệt tình truyền giáo
9.1 GHVN muốn canh tân ý thức và nhiệt tình truyền giáo: Ba sứ vụ.
9.2 Sứ vụ tư tế.
9.3 Sứ vụ tiên tri
9.4 Sứ vụ mục tử.
THÁNG 10/2010
Đề 10: GH đi tìm một phương thức mới để LBTM: Đối Thoại & Hợp Tác
10.1 GHVN muốn canh tân phương pháp truyền giáo: ba cuộc đối thoại.
10.2 Đối thoại với người nghèo.
10.3 Đối thoại với nền văn hóa dân tộc.
10.4 Đối thoại với các tôn giáo.
THÁNG 11/2010
Đề 11: Những thách đố và cơ hội trong việc LBTM tại Việt Nam hôm nay
11.1 Giáo Hội tại Việt Nam muốn chọn hướng nhập thể, liên đới
11.2 Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực xã hội.
11.3 Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực văn hóa.
11.4 Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực tôn giáo.
THÁNG 12/2010
Đề 12: Những vấn đề cần quan tâm
12.1 GHVN quan tâm đặc biệt đến giáo dục, gia đình, giới trẻ.
12.2 GHVN quan tâm đặc biệt đến thực thi bác ái và dấn thân xã hội.
12.3 Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm đặc biệt đến truyền thông.
12.4 Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm đặc biệt đến di dân.
PHẦN KẾT: TIN TƯỞNG & HY VỌNG
THÁNG 1/2011
PHẦN KẾT
Cùng với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Giáo Hội chiêm ngắm và học với Đức Maria
những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng:
ngợi khen và cảm tạ, hiểu biết và yêu mến, hiệp thông và tham gia,
quảng đại chia sẻ hồng ân đức tin và nhiệt tâm loan báo Đức Kitô,
tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa
và tiến bước trong niềm trông cậy vững vàng hướng về trời cao.
I. TÀI LIỆU HỌC HỎI
1. Nội dung:
Tài liệu gồm 2 phần phụ (mở & kết)
và 3 phần chính (một: mầu nhiệm; hai: hiệp thông; ba: sứ vụ)
Phần mở: Ý nghĩa, mục đích và tổ chức của Năm Thánh.
Phần một: Trong Năm Thánh, Giáo Hội tại Việt Nam tìm về cội nguồn và hướng tới cùng đích để khám phá lại bản chất và sứ mệnh của mình. Nhờ đó, Giáo Hội nhận thức rõ mình là ai và có mặt tại Việt Nam để làm gì.
Phần hai: Trong Năm Thánh cũng như những năm tiếp theo, Giáo Hội tại Việt Nam muốn trở nên một Giáo Hội Hiệp Thông bằng cách xây dựng cộng đoàn theo mô hình Giáo Hội Tham Gia.
Phần ba: Trong Năm Thánh cũng như những năm tiếp theo, Giáo Hội tại Việt Nam muốn canh tân sứ vụ bằng cách canh tân ý thức, nhiệt tình và phương thức truyền giáo, gặp gỡ và đối thoại với thế giới chung quanh, yêu thương và phục vụ đồng bào.
Phần kết: Cùng với các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội chiêm ngắm và học với Đức Maria để biết sống ơn gọi và chu toàn sứ mạng đã lãnh nhận.
2. Mục đích yêu cầu:
Phần mở khơi lên tâm tình hân hoan tạ ơn và vận động các tín hữu tham gia các hoạt động trong Năm Thánh.
Phần một giúp các tín hữu hiểu hơn về bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội; nhờ đó, ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội, tránh những phê phán và đòi hỏi không đúng về giáo hội.
Phần hai giúp các tín hữu hiểu Giáo Hội như là sự hiệp thông cũng như mô hình giáo hội tham gia; nhờ đó, tích cực đối thoại và dấn thân trong giáo hội, tránh chủ nghĩa cục bộ và đạo đức cá nhân.
Phần ba giúp các tín hữu ý thức trách nhiệm hàng đầu của Giáo Hội là truyền giáo, là loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài; nhờ đó, tích cực truyền giáo bằng cách tham gia cuộc đối thoại tam diện của giáo hội với người nghèo, với nền văn hóa dân tộc và với các tôn giáo, liên đới và phục vụ con người, tránh chủ nghĩa “mắc-kê-nô”.
Phần kết khơi lên tâm tình tạ ơn vì hồng ân Năm Thánh, niềm tin tưởng và phó thác tiến về phía trước.
3. Hình thức trình bầy
Tài liệu được khai triển thành 14 bài; ngoài hai bài mở và kết phục vụ cho việc khai mạc và bế mạc Năm Thánh vào tháng 12/08 và 1/10, còn có mười hai bài phục vụ cho việc tổ chức học hỏi trong mười hai tháng, cách riêng cho Đại hội Dân Chúa vào tháng 11/2010.
Mỗi bài thường có bốn ý tưởng chính, mỗi ý tưởng ứng với mỗi tuần, và được soạn dưới ba hình thức: trình bày, hỏi-đáp và gợi ý thảo luận.
II. CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI
PHẦN MỞ: HÂN HOAN & CẢM TẠ
THÁNG 12/2009
0.1 Ý nghĩa – Mục Đích – Tổ Chức của Năm Thánh 2010
0.2 Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (1)
Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử ghvn: giai đoạn hình thành
0.3 Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (2)
Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử ghvn: giai đoạn phát triển
0.4 Tìm hiểu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam (3)
Hân hoan và cảm tạ khi nhìn lại lịch sử ghvn: giai đoạn trưởngthành
PHẦN MỘT: MẦU NHIỆM GIÁO HỘI
THÁNG 1/2010
Đề tài 1: Giáo Hội tìm về cội nguồn
để khám phá lại bản chất của mình
1.1 Giáo hội ý thức mình thuộc về Chúa.
1.2 Giáo hội ý thức mình là Dân Thiên Chúa.
1.3 Giáo hội ý thức mình là Thân Mình Chúa Kitô.
1.4 Giáo hội ý thức mình là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.
THÁNG 2/2010
Đề tài 2: Giáo Hội tìm về cội nguồn để
khám phá lại bản chất của mình
2.1 Giáo hội ý thức mình cũng là tổ chức hữu hình.
2.2 Giáo hội ý thức mình là một với Giáo hội phổ quát
2.3 Giáo hội ý thức mình là một tổ chức theo phẩm trật.
2.4 Giáo hội ý thức mình là thánh nhưng còn phải nên thánh
THÁNG 3/2010
Đề tài 3: GH hướng tới cùng đích để khám phá lại sứ mạng của mình
3.1 GH không sống cho chính mình, nhưng cho Đức Kitô và Nước Trời.
3.2 NTC đang phát triển trong trần gian: có đó nhưng chưa hoàn thành.
3.3 NTC là chính Đức Kitô (ĐKT là hiện thân của Nước Thiên Chúa).
3.4 NTC là thế giới của yêu thương: công lý, bình an và hoan lạc.
THÁNG 4/2010
Đề tài 4: Giáo Hội hướng tới cùng đích để khám phá lại sứ mạng của mình
4.1 GH ý thức mình là GH lữ hành, là dấu chỉ và khí cụ của Nước Trời
4.2 Góp phần xây dựng trần thế, nơi công lý, bình an và ân sủng ngự trị.
4.3 Đối thoại và hợp tác chống lại tục hóa, cục bộ và vô tín.
4.4 Chấp nhận đau khổ và học biết tha thứ.
PHẦN HAI: GIÁO HỘI HIỆP THÔNG & THAM GIA
THÁNG 5/2010
Đề tài 5: GH tìm một cách thế hiện diện mới: GH như là sự Hiệp Thông
5.1 GHVN muốn trở nên cộng đoàn hiệp thông với Chúa và với nhau.
5.2 Hiệp thông trong kinh nguyện và Thánh Thể.
5.3 Hiệp thông với Giáo huấn Tông đồ.
5.4 Hiệp thông Huynh đệ.
THÁNG 6/2010
Đề tài 6: GH đi tìm một cách thế hiện diện mới: GH như một Gia Đình
6.1 GHVN muốn trở nên một Gia đình hơn một Phẩm trật.
6.2 Vai trò của giáo dân.
6.3 Vai trò của giáo sĩ.
6.4 Tương quan giáo sĩ và giáo dân.
THÁNG 7/2010
Đề tài 7: Giáo Hội đi tìm một cách thế hiện diện mới: Giáo Hội Tham Gia
7.1 Xây dựng hiệp thông theo mô hình GH tham gia
7.2 Cảm thức thuộc về và ý thức tham gia.
7.3 Bình đẳng và đồng trách nhiệm.
7.4 Tạo cơ hội cho giáo dân tham gia và phát huy khả năng.
THÁNG 8/2010
Đề tài 8: Cổ võ và phát huy sự tham gia của mọi thành phần trong GH
8.1 Tham gia vào đời sống cộng đoàn, tham gia hội đoàn hoặc nhóm nhỏ.
8.2 Tham gia vào kinh nguyện và phụng vụ của cộng đoàn.
8.3 Tham gia vào việc dạy và học giáo lý.
8.4 Tham gia vào việc quản trị giáo xứ.
PHẦN BA: GIÁO HỘI CANH TÂN SỨ VỤ
THÁNG 9/2010
Đề 9: Giáo Hội canh tân ý thức và nhiệt tình truyền giáo
9.1 GHVN muốn canh tân ý thức và nhiệt tình truyền giáo: Ba sứ vụ.
9.2 Sứ vụ tư tế.
9.3 Sứ vụ tiên tri
9.4 Sứ vụ mục tử.
THÁNG 10/2010
Đề 10: GH đi tìm một phương thức mới để LBTM: Đối Thoại & Hợp Tác
10.1 GHVN muốn canh tân phương pháp truyền giáo: ba cuộc đối thoại.
10.2 Đối thoại với người nghèo.
10.3 Đối thoại với nền văn hóa dân tộc.
10.4 Đối thoại với các tôn giáo.
THÁNG 11/2010
Đề 11: Những thách đố và cơ hội trong việc LBTM tại Việt Nam hôm nay
11.1 Giáo Hội tại Việt Nam muốn chọn hướng nhập thể, liên đới
11.2 Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực xã hội.
11.3 Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực văn hóa.
11.4 Thực trạng, cơ hội và thách đố trong lãnh vực tôn giáo.
THÁNG 12/2010
Đề 12: Những vấn đề cần quan tâm
12.1 GHVN quan tâm đặc biệt đến giáo dục, gia đình, giới trẻ.
12.2 GHVN quan tâm đặc biệt đến thực thi bác ái và dấn thân xã hội.
12.3 Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm đặc biệt đến truyền thông.
12.4 Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm đặc biệt đến di dân.
PHẦN KẾT: TIN TƯỞNG & HY VỌNG
THÁNG 1/2011
PHẦN KẾT
Cùng với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Giáo Hội chiêm ngắm và học với Đức Maria
những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng:
ngợi khen và cảm tạ, hiểu biết và yêu mến, hiệp thông và tham gia,
quảng đại chia sẻ hồng ân đức tin và nhiệt tâm loan báo Đức Kitô,
tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa
và tiến bước trong niềm trông cậy vững vàng hướng về trời cao.
Giáo phận Phan Thiết có thêm 6 Linh Mục
LM Giuse Nguyễn Hữu An
09:49 11/11/2009
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT CÓ THÊM 6 TÂN LINH MỤC.
Hôm nay 11.11.2009, ngày nắng ấm giữa mùa đông, ngày đặc biệt giữa lòng Năm Linh Mục, và cuối Năm Thánh Đức Mẹ TàPao. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, đã phong chức Linh Mục cho các Thầy Phó Tế tại Nhà Thờ Chính Tòa.
Giuse Nguyễn Công Hoàng
Antôn Nguyễn Thế Học
Phêrô Đào Thanh Khánh
Giuse Phạm Xuân Mạo
Phêrô Vũ Nhật Trí
Tađêô Nguyễn Quang Trung
Cùng đồng tế có Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cha Giám Đốc, Phó Giám Đốc ĐCV Thánh Giuse – Sài gòn, Cha Giám Đốc Chủng Viện Nicolas Phan Thiết và khoảng 120 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện.
Xem hình phong chức tân LM bấm vào đây
Trong bài giảng huấn, Đức cha Giuse suy niệm Tin Mừng Mc 6,7-13.
Kính thưa cộng đoàn, các riêng 6 tân chức trong Thánh lễ hôm nay rất thân mến.
Trang Tin Mừng chúng ta vừa lắng nghe có một chi tiết thoạt nghe có thể gây băn khoăn cho người này người khác, đó là chi tiết: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng từng hai người một, và sau đó Ngài lại cho biết: lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Băn khoăn ở chỗ là tại sao giữa thời buổi “gạo châu củi quế” của Tin Mừng, của việc truyền giáo như thế này, tại sao giữa lúc nhu cầu truyền giáo rất lớn mà xem chừng Chúa Giêsu lại phí phạm nhân lực? Tại sao lại không sai các môn đệ của mình mỗi người đi một nơi, mỗi người đi một chỗ, như vậy có nhiều khả năng để làm cho Tin Mừng sớm được lan tỏa hơn chăng? Có thể người ta băn khoăn như thế. Nhưng khi đọc kỹ lại người ta sẽ hiểu hơn việc Chúa Giêsu sai các môn đệ từng hai người một đi loan báo Tin Mừng, có những dụng ý rất lớn và hôm nay được đọc trong Thánh lễ phong chức cho 6 người anh em của chúng ta đây, lại là một gợi ý rất đẹp cho bước đường sứ vụ.
Trước hết thưa cộng đoàn, khi Chúa Giêsu sai các môn đệ của mình ra đi từng hai người một, Ngài muốn cho các môn đệ ghi tâm khắc cốt rằng: Danh xưng môn đệ, danh xưng tông đồ không phải là danh xưng của từng cá nhân, mà trước hết và trên hết là danh xưng của cả một tập thể. Nói theo kiểu ngày nay đó là danh xưng của cả Hội Thánh. Tất nhiên khi được tạo dựng, có mặt trên đời này, mỗi một môn đệ đều là những người đặc biệt, có tên gọi riêng, có tính tình riêng, có lý lịch riêng, chẳng ai giống ai. Thế nhưng, một khi được mời gọi để đáp trả lại sự chọn lựa của Thiên Chúa, những môn đệ này được mời gọi để nói lên rằng, kể từ nay đời sống cá nhân của mình, mặc dù vẫn còn đó nhưng đã được đặt vào trong cùng một hướng đi chung là hướng đi của Hội Thánh, và ở đây chính là hướng đi của việc truyền giáo. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha Bênêđictô gởi cho các Giám mục Việt Nam dịp đi Adlimina cách đây mấy tháng, ngài cũng đã nhấn mạnh đến khía cạnh tập thể, khía cạnh chung của Ơn gọi làm tiền đề cho những bước đi trong đời sống phục vụ Hội Thánh. 6 người anh em của chúng ta, hôm nay đáp trả lại lời kêu gọi của Thiên Chúa giữa lòng Hội Thánh địa phương đây, các anh em vẫn còn giữ tên gọi riêng của mình, nhưng kể từ hôm nay, các anh em chia sẻ cùng một sứ mạng của Hội Thánh, chính là sứ mạng được sai đi và được sai đi từng hai người một. Bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Không phải bởi vì có Giáo hội rồi mới có việc truyền giáo mà chính vì có sứ mạng truyền giáo nên mới có việc khai sinh Giáo hội để ra đi loan báo Tin Mừng. Việc Chúa Giêsu sai các môn đệ lên đường từng hai người một nhắc nhở cho tất cả mọi người và cách riêng cho 6 anh em hiểu rằng: họ và mình là tất cả những người làm nên Hội Thánh, làm nên Hội Thánh với bản chất truyền giáo để rồi không ngừng ra đi, ra đi trong sự liên đới với nhau. Đó là điều Ghi nhận trước hết.
Điều Ghi nhận nhận thứ hai, thưa cộng đoàn, việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi từng hai người một, Ngài muốn cho các môn đệ hiểu rằng: mỗi người nếu như chỉ dừng lại ở một cõi thì chẳng ai có thể làm được trọn vẹn nhiệm vụ mình được gởi trao, nhưng một khi liên đới với nhau, liên kết với nhau, hợp tác với nhau họ sẽ làm nên những công trình kỳ diệu. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa người môn đệ này với người môn đệ kia. Tất nhiên sai các ông ra đi từng người một cũng dễ thôi, nhưng một khi sai các ông đi từng hai người một, Ngài nhấn mạnh là các ông hãy hợp tác với nhau. Nước Trời, công trình truyền giáo là một công trình chung của Hội Thánh, thành thử người này hợp tác với người kia sẽ làm nên mùa xuân, sẽ đem lại mùa gặt phong phú. Đông tay thì vỗ nên kêu, niềm vui góp lại sẽ làm thành niềm vui lớn. Mỗi tông đồ, mỗi một môn đệ của Chúa, một khi nắm lấy tay nhau để làm cùng một công việc chung, lúc ấy, hiệu suất của công việc sẽ nâng cao và người này nâng đỡ người kia, sẽ làm cho bước đường dâng hiến trở thành bước đường vừa mạnh mẽ ở trong cách thực hiện, vừa nâng đỡ nhau để bền chí bền lòng. Đó là chi tiết thứ hai.
Chi tiết thứ ba cũng vắn gọn thôi: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi từng hai người một, Ngài còn cho các ông hiểu rằng, các ông được mời gọi để sống dưới luật yêu thương một cách đặc biệt hơn. Có lần Ngài bảo: “Người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy khi các con yêu thương nhau”. Nhìn vào tình thương của người môn đệ này dành cho người môn đệ kia, người ta sẽ biết đó chính là những môn đệ đích thực. Tất nhiên được sai đi rao giảng Tin Mừng là phải rao giảng minh nhiên bằng lời nói, nhưng ở vào những hoàn cảnh, nhiều khi lời nói trở thành bất lợi, lúc ấy chính hành động, lúc ấy chính đời sống của người môn đệ sẽ trở thành những bài giảng không lời nhưng lại đem lại những hiệu quả lạ lùng. Bài giảng không lời của hai môn đệ đi chung với nhau trên đường truyền giáo chính là bài giảng của tình yêu thương, của tình huynh đệ khi họ ứng xử với nhau. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh các môn đệ hãy làm gương về phương diện yêu thương, hãy làm gương về phương diện đức mến, hãy làm gương về mối dây đức ái dành cho nhau. 6 người anh em của chúng ta đây cũng vậy, hôm nay, sau khi lãnh chức linh mục sẽ được tháp nhập vào linh mục đoàn và sẽ trở thành những tông đồ phục vụ tại giáo phận Phan Thiết đây, các anh em cũng được Chúa mời gọi và sai đi qua thánh chức để liên kết với linh mục đoàn bằng một mối dây huynh đệ rất thắm đẹp, ở đó cội nguồn chính là thánh chức và ở đó hằng ngày được phát triển luôn mãi bằng sự hợp tác với nhau trong công trình mục vụ và nhất là xây dựng trên nền tảng nhân bản, các anh em không thể sống một mình, cũng cần có nhau nhất là khi phải đối mặt với những khó khăn không thiếu trong đời mục vụ.
Vâng, đó là những ý tưởng rất nhỏ, chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ Truyền chức sáng nay và cũng là cách riêng chia sẻ với 6 người anh em đón nhận chức linh mục. Xin được tạ ơn Chúa cùng với tất cả các anh em, bởi vì hôm nay chính là mùa xuân của giáo phận, mùa xuân hồng ân Chúa ban xuống trên giáo phận Phan Thiết. Cũng xin được tạ ơn Chúa cùng với gia đình của 6 tân chức đây, cám ơn quý Ông Bà Cố cũng như toàn thể gia đình là những gia đình, là những người đã nối kết với nhau trong tinh thần quảng đại để hiến dâng cho Hội Thánh tại địa phương này những người con ưu tú trong gia đình mình. Trong hành trình Ơn gọi của 6 người anh em đây, luôn luôn có bóng dáng của thân phụ, thân mẫu, hoặc ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại… tất cả mọi anh chị em trong nhà. Bởi vì những người anh em của chúng ta đây cũng trưởng thành trong môi trường đó để rồi đáp lại tiếng Chúa trở thành người tông đồ phục vụ giáo phận. Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả cộng đoàn, là những người hoặc là từ những giáo xứ, từ những cộng đoàn, hoặc là trong mối thân tình bạn bè liên kết mục vụ, đã nâng đỡ tất cả những người anh em này trong quá trình thực tập mục vụ để rồi có ngày phong chức. Có thể có những Cha Sở, có thể có những Hội đồng mục vụ, có những người thân bạn bè đang chung lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho 6 tân chức. Xin Chúa cũng nâng đỡ tất cả mọi người và gắn bó trong một tình hiệp thông làm nên sức sống của Giáo hội. Xin cho mùa hồng ân này cũng được nối dài mãi trong sự nhiệt thành của các tân chức trong đời mục vụ cũng như trong sự trung thành luôn biết đáp lại tiếng mời gọi của Chúa.
Đi từng hai người một để nâng đỡ nhau và tựa nương vào Chúa. Người được sai đi phải là người có đời sống gần gũi thân thiết với Chúa. Hoàn toàn tựa nương vào lòng tốt của Chúa và của con người. Bài Tin Mừng nói đến tinh thần siêu thoát không dính bén của cải vật chất, biết hy sinh và phục vụ. Nghe Đức Cha Giuse giảng huấn tôi nhớ đến lời dặn dò của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc trong ngày lễ phong chức linh mục tại Giáo phận Mỹ Tho “Cha khuyên chúng con: sau khi đã lãnh nhận chức linh mục, phải không ngừng đấu tranh với chính mình để duy trì và phát triển lý tưởng hy sinh và phục vụ. Nhiều người trách các cha trẻ hôm nay hầu như quên hẵn các từ ngữ hy sinh hãm mình nên dễ xuống dốc và biến chất. Chúng con phải không ngừng vươn lên, ngay từ giây phút này, rồi ngày mai ngày mốt tiếp tục vươn lên mới giữ vững và làm sáng tỏ lý tưởng linh mục. Mỗi lần vươn lên là một lần cố gắng; mỗi lần vươn lên là một lần hy sinh, thông phần cuộc khổ nạn của Chúa. Làm sao cho cuộc đời chúng con có sự thông phần cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, thì chúng con mới tế lễ một cách sốt sắng được. Còn nếu cuộc đời chỉ là hưởng thụ, nếu các con sống đời linh mục như một chức sắc lè phè, thì thật là một điều đáng tiếc! Đáng tiếc cho Giáo Hội, đáng tiếc cho bản thân! Chúng con được gọi để trở nên cộng sự viên của giám mục, chia sẻ trách nhiệm kế vị các tông đồ của giám mục, hãy phấn khởi trong công việc mục vụ, hãy hăng say trong công việc truyền giáo.
Muốn trở nên những tông đồ nhiệt thành của Chúa Giêsu, phải gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Có người cho rằng các cha trẻ ít cầu nguyện, nên cuộc đời linh mục thường hiếu động, nhưng thiếu chiều sâu. Các con hãy nhớ linh mục là thầy dạy cầu nguyện, mà chính mình không cầu nguyện thì làm sao có thể thi hành sứ mạng! Các con là tư tế, hãy đọc sách nguyện cho thật kỹ lưỡng, thật sốt sắng, để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình, để cầu nguyện cho Dân Chúa và cho toàn thể nhân loại.
Các con là những sứ giả rao giảng Tin mừng Tình Yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Các con phải biết về Tình Yêu đó, phải có kinh nghiệm về Tình Yêu của Thiên Chúa, nhờ gặp gỡ và tiếp xúc với Thiên Chúa, nhờ Chúa Thánh Thần cư ngụ trong chúng con. Đừng để cho những lời rao giảng của chúng con trở thành rỗng tuếch, không có nội dung, vì sự thiếu hiểu biết và lòng yêu mến Thiên Chúa. Để làm chứng cho Tình Yêu của Thiên Chúa, chúng con hãy noi gương Chúa Giêsu, trở nên hiền lành và khiêm nhường. Kinh nghiệm cho thấy rằng người kiêu ngạo, luôn đặt bản thân mình lên trên kẻ khác, nên khó thực hiện giới răn yêu thương, cốt lõi của đời sống Kitô giáo”.
6 tân chức là quà tặng quý nhất Chúa ban cho Giáo phận trong Năm Linh Mục. Năm Linh Mục được long trọng cử hành trong toàn giáo hội hoàn vũ nhân dịp kỷ niệm 150 năm Thánh Gioan Maria Vianney - cha sở họ Ars, về Nhà Cha. Đức Thánh Cha đã chọn Thánh Gioan Maria Vianney làm Bổn Mạng của tất cả các linh mục trên thế giới, như là mẫu gương lý tưởng cho những mục tử chăm sóc đoàn chiên của Chúa.
Linh mục là người dựa đầu vào trái tim Chúa Giêsu. Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp (x Ga 13, 23). Ngài là linh mục của Thánh Tâm.Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào trái tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Những ơn mà các ngài đón nhận từ Thánh Tâm đều rất phong phú và luôn mới mẻ. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước Chúa. Các linh mục quen dựa lòng mình vào trái tim Chúa đã dễ dàng cùng với Hội Thánh nghĩ tới nhiều việc cần làm để giúp thánh hoá mình và các linh mục thời nay, như canh tân các hình thức đào tạo, lối sống, cách suy nghĩ về chức vụ linh mục. Tôi vui mừng, vì thấy trong Hội Thánh Việt Nam, vấn đề thánh hoá các linh mục đang trở thành một quan tâm tha thiết đối với mọi tín hữu thuộc đủ mọi tầng lớp và trong mọi hoàn cảnh. Tất cả các tín hữu đều mong ước có những linh mục đạo đức thánh thiện. (Đức Cha Bùi Tuần).
Cầu chúc các tân linh mục ”trở thành những sứ giả hy vọng, hòa giải và an bình trong thế giới ngày nay”. (Thư ĐGH Bênêđictô XVI gởi các Linh mục.)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Hôm nay 11.11.2009, ngày nắng ấm giữa mùa đông, ngày đặc biệt giữa lòng Năm Linh Mục, và cuối Năm Thánh Đức Mẹ TàPao. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, đã phong chức Linh Mục cho các Thầy Phó Tế tại Nhà Thờ Chính Tòa.
Giuse Nguyễn Công Hoàng
Antôn Nguyễn Thế Học
Phêrô Đào Thanh Khánh
Giuse Phạm Xuân Mạo
Phêrô Vũ Nhật Trí
Tađêô Nguyễn Quang Trung
Cùng đồng tế có Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cha Giám Đốc, Phó Giám Đốc ĐCV Thánh Giuse – Sài gòn, Cha Giám Đốc Chủng Viện Nicolas Phan Thiết và khoảng 120 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện.
Xem hình phong chức tân LM bấm vào đây
Trong bài giảng huấn, Đức cha Giuse suy niệm Tin Mừng Mc 6,7-13.
Kính thưa cộng đoàn, các riêng 6 tân chức trong Thánh lễ hôm nay rất thân mến.
Trang Tin Mừng chúng ta vừa lắng nghe có một chi tiết thoạt nghe có thể gây băn khoăn cho người này người khác, đó là chi tiết: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng từng hai người một, và sau đó Ngài lại cho biết: lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Băn khoăn ở chỗ là tại sao giữa thời buổi “gạo châu củi quế” của Tin Mừng, của việc truyền giáo như thế này, tại sao giữa lúc nhu cầu truyền giáo rất lớn mà xem chừng Chúa Giêsu lại phí phạm nhân lực? Tại sao lại không sai các môn đệ của mình mỗi người đi một nơi, mỗi người đi một chỗ, như vậy có nhiều khả năng để làm cho Tin Mừng sớm được lan tỏa hơn chăng? Có thể người ta băn khoăn như thế. Nhưng khi đọc kỹ lại người ta sẽ hiểu hơn việc Chúa Giêsu sai các môn đệ từng hai người một đi loan báo Tin Mừng, có những dụng ý rất lớn và hôm nay được đọc trong Thánh lễ phong chức cho 6 người anh em của chúng ta đây, lại là một gợi ý rất đẹp cho bước đường sứ vụ.
Trước hết thưa cộng đoàn, khi Chúa Giêsu sai các môn đệ của mình ra đi từng hai người một, Ngài muốn cho các môn đệ ghi tâm khắc cốt rằng: Danh xưng môn đệ, danh xưng tông đồ không phải là danh xưng của từng cá nhân, mà trước hết và trên hết là danh xưng của cả một tập thể. Nói theo kiểu ngày nay đó là danh xưng của cả Hội Thánh. Tất nhiên khi được tạo dựng, có mặt trên đời này, mỗi một môn đệ đều là những người đặc biệt, có tên gọi riêng, có tính tình riêng, có lý lịch riêng, chẳng ai giống ai. Thế nhưng, một khi được mời gọi để đáp trả lại sự chọn lựa của Thiên Chúa, những môn đệ này được mời gọi để nói lên rằng, kể từ nay đời sống cá nhân của mình, mặc dù vẫn còn đó nhưng đã được đặt vào trong cùng một hướng đi chung là hướng đi của Hội Thánh, và ở đây chính là hướng đi của việc truyền giáo. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha Bênêđictô gởi cho các Giám mục Việt Nam dịp đi Adlimina cách đây mấy tháng, ngài cũng đã nhấn mạnh đến khía cạnh tập thể, khía cạnh chung của Ơn gọi làm tiền đề cho những bước đi trong đời sống phục vụ Hội Thánh. 6 người anh em của chúng ta, hôm nay đáp trả lại lời kêu gọi của Thiên Chúa giữa lòng Hội Thánh địa phương đây, các anh em vẫn còn giữ tên gọi riêng của mình, nhưng kể từ hôm nay, các anh em chia sẻ cùng một sứ mạng của Hội Thánh, chính là sứ mạng được sai đi và được sai đi từng hai người một. Bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Không phải bởi vì có Giáo hội rồi mới có việc truyền giáo mà chính vì có sứ mạng truyền giáo nên mới có việc khai sinh Giáo hội để ra đi loan báo Tin Mừng. Việc Chúa Giêsu sai các môn đệ lên đường từng hai người một nhắc nhở cho tất cả mọi người và cách riêng cho 6 anh em hiểu rằng: họ và mình là tất cả những người làm nên Hội Thánh, làm nên Hội Thánh với bản chất truyền giáo để rồi không ngừng ra đi, ra đi trong sự liên đới với nhau. Đó là điều Ghi nhận trước hết.
Điều Ghi nhận nhận thứ hai, thưa cộng đoàn, việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi từng hai người một, Ngài muốn cho các môn đệ hiểu rằng: mỗi người nếu như chỉ dừng lại ở một cõi thì chẳng ai có thể làm được trọn vẹn nhiệm vụ mình được gởi trao, nhưng một khi liên đới với nhau, liên kết với nhau, hợp tác với nhau họ sẽ làm nên những công trình kỳ diệu. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa người môn đệ này với người môn đệ kia. Tất nhiên sai các ông ra đi từng người một cũng dễ thôi, nhưng một khi sai các ông đi từng hai người một, Ngài nhấn mạnh là các ông hãy hợp tác với nhau. Nước Trời, công trình truyền giáo là một công trình chung của Hội Thánh, thành thử người này hợp tác với người kia sẽ làm nên mùa xuân, sẽ đem lại mùa gặt phong phú. Đông tay thì vỗ nên kêu, niềm vui góp lại sẽ làm thành niềm vui lớn. Mỗi tông đồ, mỗi một môn đệ của Chúa, một khi nắm lấy tay nhau để làm cùng một công việc chung, lúc ấy, hiệu suất của công việc sẽ nâng cao và người này nâng đỡ người kia, sẽ làm cho bước đường dâng hiến trở thành bước đường vừa mạnh mẽ ở trong cách thực hiện, vừa nâng đỡ nhau để bền chí bền lòng. Đó là chi tiết thứ hai.
Chi tiết thứ ba cũng vắn gọn thôi: Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi từng hai người một, Ngài còn cho các ông hiểu rằng, các ông được mời gọi để sống dưới luật yêu thương một cách đặc biệt hơn. Có lần Ngài bảo: “Người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy khi các con yêu thương nhau”. Nhìn vào tình thương của người môn đệ này dành cho người môn đệ kia, người ta sẽ biết đó chính là những môn đệ đích thực. Tất nhiên được sai đi rao giảng Tin Mừng là phải rao giảng minh nhiên bằng lời nói, nhưng ở vào những hoàn cảnh, nhiều khi lời nói trở thành bất lợi, lúc ấy chính hành động, lúc ấy chính đời sống của người môn đệ sẽ trở thành những bài giảng không lời nhưng lại đem lại những hiệu quả lạ lùng. Bài giảng không lời của hai môn đệ đi chung với nhau trên đường truyền giáo chính là bài giảng của tình yêu thương, của tình huynh đệ khi họ ứng xử với nhau. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh các môn đệ hãy làm gương về phương diện yêu thương, hãy làm gương về phương diện đức mến, hãy làm gương về mối dây đức ái dành cho nhau. 6 người anh em của chúng ta đây cũng vậy, hôm nay, sau khi lãnh chức linh mục sẽ được tháp nhập vào linh mục đoàn và sẽ trở thành những tông đồ phục vụ tại giáo phận Phan Thiết đây, các anh em cũng được Chúa mời gọi và sai đi qua thánh chức để liên kết với linh mục đoàn bằng một mối dây huynh đệ rất thắm đẹp, ở đó cội nguồn chính là thánh chức và ở đó hằng ngày được phát triển luôn mãi bằng sự hợp tác với nhau trong công trình mục vụ và nhất là xây dựng trên nền tảng nhân bản, các anh em không thể sống một mình, cũng cần có nhau nhất là khi phải đối mặt với những khó khăn không thiếu trong đời mục vụ.
Vâng, đó là những ý tưởng rất nhỏ, chia sẻ với cộng đoàn trong thánh lễ Truyền chức sáng nay và cũng là cách riêng chia sẻ với 6 người anh em đón nhận chức linh mục. Xin được tạ ơn Chúa cùng với tất cả các anh em, bởi vì hôm nay chính là mùa xuân của giáo phận, mùa xuân hồng ân Chúa ban xuống trên giáo phận Phan Thiết. Cũng xin được tạ ơn Chúa cùng với gia đình của 6 tân chức đây, cám ơn quý Ông Bà Cố cũng như toàn thể gia đình là những gia đình, là những người đã nối kết với nhau trong tinh thần quảng đại để hiến dâng cho Hội Thánh tại địa phương này những người con ưu tú trong gia đình mình. Trong hành trình Ơn gọi của 6 người anh em đây, luôn luôn có bóng dáng của thân phụ, thân mẫu, hoặc ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại… tất cả mọi anh chị em trong nhà. Bởi vì những người anh em của chúng ta đây cũng trưởng thành trong môi trường đó để rồi đáp lại tiếng Chúa trở thành người tông đồ phục vụ giáo phận. Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả cộng đoàn, là những người hoặc là từ những giáo xứ, từ những cộng đoàn, hoặc là trong mối thân tình bạn bè liên kết mục vụ, đã nâng đỡ tất cả những người anh em này trong quá trình thực tập mục vụ để rồi có ngày phong chức. Có thể có những Cha Sở, có thể có những Hội đồng mục vụ, có những người thân bạn bè đang chung lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho 6 tân chức. Xin Chúa cũng nâng đỡ tất cả mọi người và gắn bó trong một tình hiệp thông làm nên sức sống của Giáo hội. Xin cho mùa hồng ân này cũng được nối dài mãi trong sự nhiệt thành của các tân chức trong đời mục vụ cũng như trong sự trung thành luôn biết đáp lại tiếng mời gọi của Chúa.
Đi từng hai người một để nâng đỡ nhau và tựa nương vào Chúa. Người được sai đi phải là người có đời sống gần gũi thân thiết với Chúa. Hoàn toàn tựa nương vào lòng tốt của Chúa và của con người. Bài Tin Mừng nói đến tinh thần siêu thoát không dính bén của cải vật chất, biết hy sinh và phục vụ. Nghe Đức Cha Giuse giảng huấn tôi nhớ đến lời dặn dò của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc trong ngày lễ phong chức linh mục tại Giáo phận Mỹ Tho “Cha khuyên chúng con: sau khi đã lãnh nhận chức linh mục, phải không ngừng đấu tranh với chính mình để duy trì và phát triển lý tưởng hy sinh và phục vụ. Nhiều người trách các cha trẻ hôm nay hầu như quên hẵn các từ ngữ hy sinh hãm mình nên dễ xuống dốc và biến chất. Chúng con phải không ngừng vươn lên, ngay từ giây phút này, rồi ngày mai ngày mốt tiếp tục vươn lên mới giữ vững và làm sáng tỏ lý tưởng linh mục. Mỗi lần vươn lên là một lần cố gắng; mỗi lần vươn lên là một lần hy sinh, thông phần cuộc khổ nạn của Chúa. Làm sao cho cuộc đời chúng con có sự thông phần cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, thì chúng con mới tế lễ một cách sốt sắng được. Còn nếu cuộc đời chỉ là hưởng thụ, nếu các con sống đời linh mục như một chức sắc lè phè, thì thật là một điều đáng tiếc! Đáng tiếc cho Giáo Hội, đáng tiếc cho bản thân! Chúng con được gọi để trở nên cộng sự viên của giám mục, chia sẻ trách nhiệm kế vị các tông đồ của giám mục, hãy phấn khởi trong công việc mục vụ, hãy hăng say trong công việc truyền giáo.
Muốn trở nên những tông đồ nhiệt thành của Chúa Giêsu, phải gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Có người cho rằng các cha trẻ ít cầu nguyện, nên cuộc đời linh mục thường hiếu động, nhưng thiếu chiều sâu. Các con hãy nhớ linh mục là thầy dạy cầu nguyện, mà chính mình không cầu nguyện thì làm sao có thể thi hành sứ mạng! Các con là tư tế, hãy đọc sách nguyện cho thật kỹ lưỡng, thật sốt sắng, để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình, để cầu nguyện cho Dân Chúa và cho toàn thể nhân loại.
Các con là những sứ giả rao giảng Tin mừng Tình Yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Các con phải biết về Tình Yêu đó, phải có kinh nghiệm về Tình Yêu của Thiên Chúa, nhờ gặp gỡ và tiếp xúc với Thiên Chúa, nhờ Chúa Thánh Thần cư ngụ trong chúng con. Đừng để cho những lời rao giảng của chúng con trở thành rỗng tuếch, không có nội dung, vì sự thiếu hiểu biết và lòng yêu mến Thiên Chúa. Để làm chứng cho Tình Yêu của Thiên Chúa, chúng con hãy noi gương Chúa Giêsu, trở nên hiền lành và khiêm nhường. Kinh nghiệm cho thấy rằng người kiêu ngạo, luôn đặt bản thân mình lên trên kẻ khác, nên khó thực hiện giới răn yêu thương, cốt lõi của đời sống Kitô giáo”.
6 tân chức là quà tặng quý nhất Chúa ban cho Giáo phận trong Năm Linh Mục. Năm Linh Mục được long trọng cử hành trong toàn giáo hội hoàn vũ nhân dịp kỷ niệm 150 năm Thánh Gioan Maria Vianney - cha sở họ Ars, về Nhà Cha. Đức Thánh Cha đã chọn Thánh Gioan Maria Vianney làm Bổn Mạng của tất cả các linh mục trên thế giới, như là mẫu gương lý tưởng cho những mục tử chăm sóc đoàn chiên của Chúa.
Linh mục là người dựa đầu vào trái tim Chúa Giêsu. Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp (x Ga 13, 23). Ngài là linh mục của Thánh Tâm.Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào trái tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Những ơn mà các ngài đón nhận từ Thánh Tâm đều rất phong phú và luôn mới mẻ. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước Chúa. Các linh mục quen dựa lòng mình vào trái tim Chúa đã dễ dàng cùng với Hội Thánh nghĩ tới nhiều việc cần làm để giúp thánh hoá mình và các linh mục thời nay, như canh tân các hình thức đào tạo, lối sống, cách suy nghĩ về chức vụ linh mục. Tôi vui mừng, vì thấy trong Hội Thánh Việt Nam, vấn đề thánh hoá các linh mục đang trở thành một quan tâm tha thiết đối với mọi tín hữu thuộc đủ mọi tầng lớp và trong mọi hoàn cảnh. Tất cả các tín hữu đều mong ước có những linh mục đạo đức thánh thiện. (Đức Cha Bùi Tuần).
Cầu chúc các tân linh mục ”trở thành những sứ giả hy vọng, hòa giải và an bình trong thế giới ngày nay”. (Thư ĐGH Bênêđictô XVI gởi các Linh mục.)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
151 em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức tại Giáo Xứ Cồn Cả, Vinh
PVTD
10:07 11/11/2009
151 em được lãnh nhận bí tích Thêm Sức tại Giáo Xứ Cồn Cả (Vinh)
"Con người là yếu tố cơ bản của mọi công trình xây dựng, kiến thiết"
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại giáo xứ Cồn Cả:
“Con người là yếu tố cơ bản của mọi công trình xây dựng, kiến thiết”
Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã tái khẳng định điều này trong thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 151 con em của hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang diễn ra sáng qua (10/11/2009).
Huấn từ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đón nhận Chúa Thánh Thần và hiệu ứng của Bí tích đặc biệt này suốt dòng đời người tín hữu. Biến cố xảy đến ở phòng Tiệc ly cách đây hơn 2000 năm vẫn còn nguyên giá trị và không ngừng được tái hiện sinh động trên hành trình của Giáo Hội hôm nay. Giữa bối cảnh xã hội với quá nhiều trào lưu thời thượng, con đường mà dân Chúa lựa chọn đầy dẫy những chông gai, trắc trở, dấu ấn của Chúa Thánh Thần lại càng trở nên đậm nét, linh ứng tác động để khuôn mặt của Hội Thánh được hồi xuân rạng rỡ.
Tuy thế, theo Đức Cha Phaolô, sứ mạng kiến tạo tương lai của Giáo Hội, hơn lúc nào hết, đang đặt lên vai mỗi một Kitô hữu chúng ta, trong đó công cuộc xây dựng con người phải được xem là nhiệm vụ trọng yếu. Đây là một quá trình lâu dài, liên tục bắt nguồn từ việc đổi mới chính mình, tiến dần tới sự cải biến nhân loại, thế giới… là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động trần thế. “Cuộc đấu tranh với con người cũ là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt
nhất trong thiên hạ”, vị chủ chăn nhấn mạnh.
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức được cử hành trang trọng tại thánh đường giáo xứ Cồn Cả (đang trong thời gian hoàn thiện), với sự đồng tế của 7 linh mục thuộc giáo hạt Thuận Nghĩa; nhiều tu sĩ cùng đông đảo giáo dân tham dự.
Biến cố này đánh dấu sự trưởng thành của một đội ngũ Kitô hữu trẻ, sự lớn mạnh và bước thăng tiến mới của cộng đoàn giáo xứ nói chung. Dù là một vùng quê nghèo, đời sống giáo dân còn nhiều khó khăn, nhưng mấy năm gần đây, Cồn Cả nổi lên như một điểm sáng về đời sống đạo. Tinh thần đoàn kết, hiệp nhất; nhiều chương trình mục vụ sôi động, có chiều sâu cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của các hội đoàn, các mô hình sinh hoạt hiệu quả… là những dấu son rất đáng ghi nhận. Đặc biệt, thời gian qua, trong rất nhiều những biến cố của Giáo Hội, giáo phận, cộng đoàn dân Chúa nơi đây đã kiên trì cầu nguyện và bày tỏ sự hiệp thông mạnh mẽ.
Giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang thuộc địa bàn hành chính xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), hiện có gần 7.000 giáo dân, do linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính quản nhiệm.
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại giáo xứ Cồn Cả:
“Con người là yếu tố cơ bản của mọi công trình xây dựng, kiến thiết”
Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã tái khẳng định điều này trong thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 151 con em của hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang diễn ra sáng qua (10/11/2009).
Huấn từ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đón nhận Chúa Thánh Thần và hiệu ứng của Bí tích đặc biệt này suốt dòng đời người tín hữu. Biến cố xảy đến ở phòng Tiệc ly cách đây hơn 2000 năm vẫn còn nguyên giá trị và không ngừng được tái hiện sinh động trên hành trình của Giáo Hội hôm nay. Giữa bối cảnh xã hội với quá nhiều trào lưu thời thượng, con đường mà dân Chúa lựa chọn đầy dẫy những chông gai, trắc trở, dấu ấn của Chúa Thánh Thần lại càng trở nên đậm nét, linh ứng tác động để khuôn mặt của Hội Thánh được hồi xuân rạng rỡ.
Tuy thế, theo Đức Cha Phaolô, sứ mạng kiến tạo tương lai của Giáo Hội, hơn lúc nào hết, đang đặt lên vai mỗi một Kitô hữu chúng ta, trong đó công cuộc xây dựng con người phải được xem là nhiệm vụ trọng yếu. Đây là một quá trình lâu dài, liên tục bắt nguồn từ việc đổi mới chính mình, tiến dần tới sự cải biến nhân loại, thế giới… là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động trần thế. “Cuộc đấu tranh với con người cũ là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt
Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức được cử hành trang trọng tại thánh đường giáo xứ Cồn Cả (đang trong thời gian hoàn thiện), với sự đồng tế của 7 linh mục thuộc giáo hạt Thuận Nghĩa; nhiều tu sĩ cùng đông đảo giáo dân tham dự.
Biến cố này đánh dấu sự trưởng thành của một đội ngũ Kitô hữu trẻ, sự lớn mạnh và bước thăng tiến mới của cộng đoàn giáo xứ nói chung. Dù là một vùng quê nghèo, đời sống giáo dân còn nhiều khó khăn, nhưng mấy năm gần đây, Cồn Cả nổi lên như một điểm sáng về đời sống đạo. Tinh thần đoàn kết, hiệp nhất; nhiều chương trình mục vụ sôi động, có chiều sâu cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của các hội đoàn, các mô hình sinh hoạt hiệu quả… là những dấu son rất đáng ghi nhận. Đặc biệt, thời gian qua, trong rất nhiều những biến cố của Giáo Hội, giáo phận, cộng đoàn dân Chúa nơi đây đã kiên trì cầu nguyện và bày tỏ sự hiệp thông mạnh mẽ.
Giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang thuộc địa bàn hành chính xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), hiện có gần 7.000 giáo dân, do linh mục Antôn Nguyễn Văn Đính quản nhiệm.
Tĩnh tâm LM giáo phận Thái Bình
PV
13:40 11/11/2009
CĂN TÍNH CỦA LINH MỤC Ở TRONG THÁNH THỂ CHÚA KI-TÔ
Hôm nay 11/11/2009, bước sang ngày thứ ba của kỳ tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Thái Bình.
Xem hình tĩnh tâm bấm vào đây
Mở đầu thánh lễ, Đức cha nhắc lại với anh em linh mục chủ đề ngày hôm qua về thân phận con người và ơn cao trọng Chúa ban cho linh mục, sau đó ngài đưa ra chủ đề của ngày hôm nay “Căn tính của linh mục ở trong Thánh Thể Chúa Ki-tô”. Trong suốt bài giảng Đức cha quảng diễn về đời sống linh mục và Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn mạch, là kho tàng ơn thiêng liêng và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội, cách riêng là của linh mục, vì bí tích Thánh Thể là chính thân thể Chúa Ki-tô. Công đồng Vaticano II đã trích tư tưởng của thánh Tô-ma A-qui-nô khi nói rằng: “Phép Thánh Thể chí thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, và tiệc Thánh Thể là trung tâm tụ họp các tín hữu, và vị linh mục là người chủ sự”. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nói thêm: “Ví như Giáo Hội sinh ra thánh lễ và thánh lễ sản sinh ra Giáo Hội thế nào, thì linh mục cũng được sinh ra vì thánh lễ hay thánh lễ sản sinh ra linh mục”. Thánh Gio-an Vianey cũng nói: “Thánh Thể sản sinh ra linh mục và linh mục được sinh ra vì Thánh Thể”. Chức linh mục liên hệ rất mật thiết với bí tích Thánh Thể, có thể nói một trong những chức năng quan trọng nhất của ơn linh mục mà chúng ta đã có dịp chia sẻ, đó là ba chức năng: Hiến tế, loan truyền Lời Chúa và thánh hóa.
Chức linh mục gắn bó với bí tích Thánh Thể như thân cây với nhựa sống. Theo giáo luật nhiệm vụ cha xứ phải cố gắng sao cho bí tích Thánh Thể trở nên trung tâm của đời sống giáo xứ. Có hai mối tương quan giữa linh mục và Thánh Thể, thứ nhất linh mục bắt nguồn từ Thánh Thể, linh mục được tồn tại và hiện hữu cho Thánh Thể và vì Thánh Thể. Thứ hai, căn tính linh mục được biểu lộ khi cử hành bí tích Thánh Thể.
Các giờ hội thảo sáng và chiều nay cả hội nghị tập trung bàn về vai trò chưởng ấn, quản lý giáo phận, cha quản hạt, đời sống linh mục, sứ mạng truyền giáo của giáo phận, quy chế linh mục và bổng lễ. Vì được tham gia vào vai trò làm luật nên các cha đóng góp ý kiến rất sôi nổi.
Cứ sau 50 phút hội nghị giải lao ít phút; tranh thủ lúc giải lao, các linh mục cũng gặp gỡ và trao đổi riêng với Đức Giám mục; đồng thời xin Đức cha giáo phận giải đáp thêm những thắc mắc mà các cha xứ cảm thấy lấn cấn.
Trong giờ giảng và hồi tâm buổi chiều, Đức cha giảng phòng căn dặn các linh mục hãy dâng lễ cách sốt sáng, và hãy làm vinh danh Thiên Chúa và Giáo Hội chứ không làm vinh danh mình. Đồng thời Đức cha khuyên các linh mục mua sắm các đồ thờ, đồ dùng để dâng lễ sao cho trang trọng và đẹp đẽ, tránh lem nhem và cẩu thả. Cuối bài giảng Đức cha kết luận bằng một lời cầu xin Thiên Chúa canh tân giáo phận, giáo xứ và trên hết các linh mục hãy canh tân chính bản thân mình ngay từ hôm nay và ngay lúc này.
Hôm nay 11/11/2009, bước sang ngày thứ ba của kỳ tĩnh tâm năm linh mục giáo phận Thái Bình.
Xem hình tĩnh tâm bấm vào đây
Mở đầu thánh lễ, Đức cha nhắc lại với anh em linh mục chủ đề ngày hôm qua về thân phận con người và ơn cao trọng Chúa ban cho linh mục, sau đó ngài đưa ra chủ đề của ngày hôm nay “Căn tính của linh mục ở trong Thánh Thể Chúa Ki-tô”. Trong suốt bài giảng Đức cha quảng diễn về đời sống linh mục và Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn mạch, là kho tàng ơn thiêng liêng và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội, cách riêng là của linh mục, vì bí tích Thánh Thể là chính thân thể Chúa Ki-tô. Công đồng Vaticano II đã trích tư tưởng của thánh Tô-ma A-qui-nô khi nói rằng: “Phép Thánh Thể chí thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, và tiệc Thánh Thể là trung tâm tụ họp các tín hữu, và vị linh mục là người chủ sự”. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nói thêm: “Ví như Giáo Hội sinh ra thánh lễ và thánh lễ sản sinh ra Giáo Hội thế nào, thì linh mục cũng được sinh ra vì thánh lễ hay thánh lễ sản sinh ra linh mục”. Thánh Gio-an Vianey cũng nói: “Thánh Thể sản sinh ra linh mục và linh mục được sinh ra vì Thánh Thể”. Chức linh mục liên hệ rất mật thiết với bí tích Thánh Thể, có thể nói một trong những chức năng quan trọng nhất của ơn linh mục mà chúng ta đã có dịp chia sẻ, đó là ba chức năng: Hiến tế, loan truyền Lời Chúa và thánh hóa.
Chức linh mục gắn bó với bí tích Thánh Thể như thân cây với nhựa sống. Theo giáo luật nhiệm vụ cha xứ phải cố gắng sao cho bí tích Thánh Thể trở nên trung tâm của đời sống giáo xứ. Có hai mối tương quan giữa linh mục và Thánh Thể, thứ nhất linh mục bắt nguồn từ Thánh Thể, linh mục được tồn tại và hiện hữu cho Thánh Thể và vì Thánh Thể. Thứ hai, căn tính linh mục được biểu lộ khi cử hành bí tích Thánh Thể.
Các giờ hội thảo sáng và chiều nay cả hội nghị tập trung bàn về vai trò chưởng ấn, quản lý giáo phận, cha quản hạt, đời sống linh mục, sứ mạng truyền giáo của giáo phận, quy chế linh mục và bổng lễ. Vì được tham gia vào vai trò làm luật nên các cha đóng góp ý kiến rất sôi nổi.
Cứ sau 50 phút hội nghị giải lao ít phút; tranh thủ lúc giải lao, các linh mục cũng gặp gỡ và trao đổi riêng với Đức Giám mục; đồng thời xin Đức cha giáo phận giải đáp thêm những thắc mắc mà các cha xứ cảm thấy lấn cấn.
Trong giờ giảng và hồi tâm buổi chiều, Đức cha giảng phòng căn dặn các linh mục hãy dâng lễ cách sốt sáng, và hãy làm vinh danh Thiên Chúa và Giáo Hội chứ không làm vinh danh mình. Đồng thời Đức cha khuyên các linh mục mua sắm các đồ thờ, đồ dùng để dâng lễ sao cho trang trọng và đẹp đẽ, tránh lem nhem và cẩu thả. Cuối bài giảng Đức cha kết luận bằng một lời cầu xin Thiên Chúa canh tân giáo phận, giáo xứ và trên hết các linh mục hãy canh tân chính bản thân mình ngay từ hôm nay và ngay lúc này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
'Không xem được lễ 09/11' Buổi lễ đánh dấu 20 năm ngày Tường Berlin sụp đổ được truyền đi toàn thế giới
BBC
10:16 11/11/2009
'Không xem được lễ 09/11' Buổi lễ đánh dấu 20 năm ngày Tường Berlin sụp đổ được truyền đi toàn thế giới
Nhiều người nước ngoài làm việc tại Hà Nội cho BBC biết họ không xem được chương trình của các hãng truyền thông nước ngoài truyền hình trực tiếp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ.
Người ta tin rằng đây là sự kiểm duyệt một sự kiện mà Việt Nam không muốn nhắc đến, mặc dù không rõ đây là chủ trương từ chính phủ hay chỉ của một vài công ty truyền hình.
Thứ Hai đầu tuần này, nhiều nguyên thủ quốc gia đã có mặt ở Đức cho buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ Bức tường Berlin, đưa tới thống nhất nước Đức và kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và lãnh đạo dân chủ Ba Lan Lech Walesa, đã bước qua điểm mở biên giới lần đầu năm 1989 giữa Đông và Tây Berlin.
Trong khi truyền thông và báo chí Việt Nam im lặng cả trước và trong ngày 09/11, nhiều người hy vọng có thể được thông tin từ các kênh nước ngoài trong hệ thống truyền hình cáp.
Lý do kỹ thuật?
Nhưng tại Hà Nội, BBC được cho biết nhiều người đã không xem được buổi lễ vì lý do "kỹ thuật".
Mặc dù đăng ký hệ thống truyền hình cáp, nhưng trên màn ảnh của nhiều khách hàng tại Hà Nội chỉ hiện ra thông báo thử nghiệm kỹ thuật trong ít nhất một giờ đồng hồ trước khi trở lại bình thường.
Dường như một sự kiểm duyệt nếu có đã không xảy ra ở quy mô toàn quốc, vì ít nhất một khách hàng tại TP. HCM cho biết ông vẫn xem được buổi lễ hôm 09/11 qua truyền hình số vệ tinh DTH.
Một nhà hoạt động từ thiện người Anh ở Hà Nội cho BBC Tiếng Việt hay ông không xem được phần về lễ ở Berlin trên BBC World qua truyền hình cáp do một công ty Việt Nam cung cấp nhưng không biết rõ mạng đó là gì.
Giới báo chí nước ngoài thì bàn tán tin chưa được kiểm chứng rằng có thể cả chuyên mục Berlin của CNN hôm đó cũng bị ngăn.
Các kênh này đều phát trực tiếp bằng tiếng Anh nên sự việc đầu tiên được giới người nước ngoài ở Việt Nam chú ý, sau mới lan ra các mạng tiếng Việt.
Trong những ngày trước và sau buổi lễ, truyền thông Việt Nam hầu như giữ im lặng trước sự kiện được xem là mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu năm 1989.
Trang mạng báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc số hiếm hoi đưa một bản tin ngắn về việc nước Đức "kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ".
Bản tin này viết bức tường "trở thành một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh" và rằng "ngày 9-11-1989, bức tường bị phá hủy".
Truyền thông quốc tế vẫn nhắc lại chuyện một biên tập viên nổi tiếng tại Tp HCM "bị mất việc" vì viết bài đ́ến thăm Bảo tàng Bức tường Berlin ở Đức.
Tuy thế, một nhà báo kỳ cựu ở Hà Nội nói rằng ông không tin việc kênh truyền hình cáp như VTC hay mạng nào khác ngăn chuyên mục về Berlin là có nguyên nhân chính trị từ trên xuống vì theo ông, chính giới Việt Nam đã coi các sự kiện ở Đông Âu trước đây là 'thực tế lịch sử'.
Ông cũng cho hay đã có không ít trường hợp công ty truyền hình cáp tự ý đưa quảng cáo vào các đoạn phim đáng ra khách hàng phải được xem toàn bộ.
Được biết lâu nay, kênh BBC World trong hệ thống VCTV ở Việt Nam luôn phát chậm lại 30 phút
Nhiều người nước ngoài làm việc tại Hà Nội cho BBC biết họ không xem được chương trình của các hãng truyền thông nước ngoài truyền hình trực tiếp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ.
Người ta tin rằng đây là sự kiểm duyệt một sự kiện mà Việt Nam không muốn nhắc đến, mặc dù không rõ đây là chủ trương từ chính phủ hay chỉ của một vài công ty truyền hình.
Thứ Hai đầu tuần này, nhiều nguyên thủ quốc gia đã có mặt ở Đức cho buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ Bức tường Berlin, đưa tới thống nhất nước Đức và kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và lãnh đạo dân chủ Ba Lan Lech Walesa, đã bước qua điểm mở biên giới lần đầu năm 1989 giữa Đông và Tây Berlin.
Trong khi truyền thông và báo chí Việt Nam im lặng cả trước và trong ngày 09/11, nhiều người hy vọng có thể được thông tin từ các kênh nước ngoài trong hệ thống truyền hình cáp.
Lý do kỹ thuật?
Nhưng tại Hà Nội, BBC được cho biết nhiều người đã không xem được buổi lễ vì lý do "kỹ thuật".
Mặc dù đăng ký hệ thống truyền hình cáp, nhưng trên màn ảnh của nhiều khách hàng tại Hà Nội chỉ hiện ra thông báo thử nghiệm kỹ thuật trong ít nhất một giờ đồng hồ trước khi trở lại bình thường.
Dường như một sự kiểm duyệt nếu có đã không xảy ra ở quy mô toàn quốc, vì ít nhất một khách hàng tại TP. HCM cho biết ông vẫn xem được buổi lễ hôm 09/11 qua truyền hình số vệ tinh DTH.
Một nhà hoạt động từ thiện người Anh ở Hà Nội cho BBC Tiếng Việt hay ông không xem được phần về lễ ở Berlin trên BBC World qua truyền hình cáp do một công ty Việt Nam cung cấp nhưng không biết rõ mạng đó là gì.
Giới báo chí nước ngoài thì bàn tán tin chưa được kiểm chứng rằng có thể cả chuyên mục Berlin của CNN hôm đó cũng bị ngăn.
Các kênh này đều phát trực tiếp bằng tiếng Anh nên sự việc đầu tiên được giới người nước ngoài ở Việt Nam chú ý, sau mới lan ra các mạng tiếng Việt.
Trong những ngày trước và sau buổi lễ, truyền thông Việt Nam hầu như giữ im lặng trước sự kiện được xem là mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu năm 1989.
Trang mạng báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc số hiếm hoi đưa một bản tin ngắn về việc nước Đức "kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ".
Bản tin này viết bức tường "trở thành một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh" và rằng "ngày 9-11-1989, bức tường bị phá hủy".
Truyền thông quốc tế vẫn nhắc lại chuyện một biên tập viên nổi tiếng tại Tp HCM "bị mất việc" vì viết bài đ́ến thăm Bảo tàng Bức tường Berlin ở Đức.
Tuy thế, một nhà báo kỳ cựu ở Hà Nội nói rằng ông không tin việc kênh truyền hình cáp như VTC hay mạng nào khác ngăn chuyên mục về Berlin là có nguyên nhân chính trị từ trên xuống vì theo ông, chính giới Việt Nam đã coi các sự kiện ở Đông Âu trước đây là 'thực tế lịch sử'.
Ông cũng cho hay đã có không ít trường hợp công ty truyền hình cáp tự ý đưa quảng cáo vào các đoạn phim đáng ra khách hàng phải được xem toàn bộ.
Được biết lâu nay, kênh BBC World trong hệ thống VCTV ở Việt Nam luôn phát chậm lại 30 phút
Ra đi và trở về…
Alfonso Hoàng Gia Bảo
21:17 11/11/2009
Ra đi và trở về…
Chiều thứ 7 (7/11) tuần qua hai tàu chiến Mỹ thuộc Hạm Đội 7 là USS Lassen và USS Blue Ridge cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng và đã neo lại nơi này trong chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày. Điều đặc biệt so với những lần tàu hải quân Mỹ ghé thăm trước đây là vị chỉ huy chiến hạm USS Lassen lại là một người Mỹ gốc Việt còn rất trẻ: trung tá hạm trưởng Lê Bá Hùng, sinh ra và lớn lên ở Huế và khi lên 5 tuổi đã phải cùng gia đình chạy trốn chế độ cộng sản vào ngay hôm sau ngày Sàigòn sụp đổ 1/5/1975.
Nay cũng bằng con đường biển ấy anh đã quay lại nơi mình ra đi 34 năm trước nhưng không phải bằng “con thuyền nhỏ bé tẻo teo” cùng tâm trạng trốn chạy, mà đường đường là một chỉ huy của chiến hạm hiện đại. Và điều quan trọng hơn cả theo chúng tôi là việc anh đã được đón tiếp trọng thị bởi chính hậu duệ của những người đã từng gây ra bao khốn khó cho dân chúng trước kia, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.
Làm sao anh Lê Bá Hùng có được chuyến trở về ‘thần kỳ’như vậy trong khi còn không ít người cùng cảnh ngộ vẫn còn là chuyện chỉ thấy trong mơ? Và động lực nào giúp nhà nước VN mạnh dạn cho phép một thuyền nhân, nạn nhân của họ được quay trở lại quê hương trong tư cách đặc biệt như vậy?
Có một sự thực hiển nhiên là mấy năm gần đây ngày càng có thêm nhiều tên tuổi người gốc Việt tham gia chính trường, quân đội nhiều nước trên thế giới và việc này có nguồn gốc từ việc đã có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi là các thế hệ cha mẹ họ sau biến cố 30/4/1975. Nhưng nói thế không có nghĩa Việt kiều các nước phải ‘mang ơn’ những chính sách hà khắc, một thời của Csvn qua việc bắt binh lính, công chức Sàigòn đi học tập cải tạo trong nhiều năm liền như một sự trả thù, trục xuất gia đình họ ra khỏi thành phố dưới chiêu bài “đi xây dựng vùng kinh tế mới” mà thực hất là đem con bỏ chợ, rồi cấm tiểu thương buôn bán qua hai lần đánh tư sản, v.v... khiến nhiều người vì không chịu nổi mà phải bỏ nước ra đi, mà là để khẳng định ngược lại, chính những sự thành đạt vượt trội hơn hẳn của họ so với những người cùng tuổi nhưng vì kém may mắn hơn đã phải học hành trong môi trường nhồi nhét của Csvn là những bằng chứng sống động về sự mù quáng và điên rồ của nhà nước Csvn thời ấy, và ngay cả đến cả bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi..
Chuyến ra đi của cha con anh Lê Bá Hùng 34 năm trước nhà cầm quyền Csvn có thể đã không hay biết, vì thời điểm ấy cả nước đã có đến hàng vạn gia cảnh như anh. Nhưng nay trên cương vị là chỉ huy một chiến hạm hiện đại trị giá những 800 triệu USD, phạm vi hoạt động lại trong vùng biển mà thời gian gần đây hải quân VN vì quá yếu kém nên đã bị ‘đàn anh’ TQ bắt nạt chèn ép ra mặt, chuyến trở về của anh chắc chắn đã có nhiều điều khiến các quan chức VN phải cân nhắc, suy tính. Và trong tình hình quan hệ Việt –Mỹ “ngày càng tốt đẹp” như đánh giá của nhiều người hiện nay, có vẻ như chuyến trở về vừa rồi của trung tá Lê Bá Hùng trên chiến hạm USS-Lassen là kết quả của một sự dàn xếp đầy cân nhắc giữa Mỹ và VN trong nỗ lực hợp tác để ngăn cản sự ‘lộng hành’ của hải quân TQ, khi nhớ lại rằng vị chỉ huy gốc Việt còn rất trẻ này chỉ vừa mới vừa được thăng chức hạm trưởng vào tháng 4 năm nay.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự quan tâm của hải quân Mỹ đối với chuyến trở về của hạm trưởng Lê Bá Hùng ra sao khi hình ảnh của anh cùng các bài viết như “Lassen arrives in Vietnam”, “Vietnamese born U.S. commander and crew of 300 spread the spirit of cooperation throughout Vietnam”, “Vietnamese-born U.S. commander humbled at the opportunity to visit his birthplace after more than three decades” chiếm lĩnh gần hết trang chủ của hạm đội 7 và hôm qua 11/11 BBC Vietnamese lại vừa mới đưa tin VN đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo qua hội nghị mới nhất diễn ra hôm thứ Ba 10/11 tại Hà Nội.
Trong bối cảnh như vậy, nếu không vì mục tiêu đối phó với TQ thật khó có thể lý giải vì sao nhà nước VN lại dễ dàng chấp nhận một việc tưởng chừng rất khó xử đối với họ khi phải chào đón đứa con của một “sĩ quan ngụy quân Sàigòn” năm xưa, trừ phi sự ‘chịu đựng’ này là một sự đánh đổi lấy bức thông điệp nhắn gởi đến các ‘đồng chí’ phương Bắc là đừng ép chuyện hải đảo với VN trở nên quá ‘khó xử’ cho những sĩ quan Mỹ gốc Việt như thuyền trưởng Lê Bá Hùng, cũng như nhiều người lính Mỹ cũng gốc Việt như anh. Không khó lắm để chúng ta nhận ra tâm trạng khá e dè của Csvn như muốn để TQ ‘tự hiểu’ lấy thông điệp này, qua việc một mặt họ cho phép chiếc USS Lassen cập cảng Đà Nẵng giao lưu thân thiện với hải quân VN nhưng mặt khác lại không muốn dân chúng chú ý đến sự hiện diện của nó, khi chỉ cho phép duy nhất tờ Tuổi Trẻ xuất bản ở miền Nam được đưa ra bản tin ngắn khoảng trên 300 từ hôm 7/11 “Hai chiến hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng trong 4 ngày” (vì chẳng lẽ không có lấy nổi một tờ báo nào đưa tin nữa thì coi kỳ quá!) trong khi hơn 699 tờ báo lớn nhỏ khác còn lại kể cả tờ Vietnamnet đều không được phép nhắc đến cái tên ‘Lê Bá Hùng’ cũng như chiếc chiến hạm do anh chỉ huy. Ngoài ra, nhà nước còn tráo trở gọi Hạm Trưởng Lê Bá Hùng là người Di Dân, chứ không dám nói thật ông là người Tỵ Nạn cộng sản.
Dẫu sao trên đây cũng chỉ là những suy đoán ngoại trừ một điều chúng ta có thể khẳng định chắc như ‘đinh đóng cột’ ngay từ bây giờ, đó là anh Lê Bá Hùng đã ‘ra đi trong nước mắt và đã trở về trong vinh quang’ sau 34 năm.
Trải nghiệm ra đi - trở về này hơn hai ngàn năm trước chúng ta cũng đã thấy được ghi chép qua câu thánh vịnh “Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125, 6) thì chắc chắn phải có nhiều điều quí giá đáng để suy gẫm…
Với nhà nước Csvn chuyến trở về oai phong và hoành tráng của trung tá hạm trưởng USS-Lassen Lê Bá Hùng, một người gốc Việt chính hiệu ‘con nai vàng’ sự suy gẫm ấy chính là bài học ‘đắt giá’ cho các nhà lãnh đạo Csvn cần phải nhìn lại cách cai trị đất nước còn nhiều độc đoán như hiện nay, nếu họ không muốn các thế hệ đàn em họ mai sau lại phải tiếp tục lâm vào tình thế rất cần sự giúp đỡ của hải quân Mỹ đó có chiếc chiến hạm USS-Lassen và trung tá gốc Việt Lê Bá Hùng để bảo vệ hải đảo trong nhưng lại cảm thấy quá ‘khó ăn khó nói’ như hiện nay.
Sàigòn, 12/11/2009
Chiều thứ 7 (7/11) tuần qua hai tàu chiến Mỹ thuộc Hạm Đội 7 là USS Lassen và USS Blue Ridge cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng và đã neo lại nơi này trong chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày. Điều đặc biệt so với những lần tàu hải quân Mỹ ghé thăm trước đây là vị chỉ huy chiến hạm USS Lassen lại là một người Mỹ gốc Việt còn rất trẻ: trung tá hạm trưởng Lê Bá Hùng, sinh ra và lớn lên ở Huế và khi lên 5 tuổi đã phải cùng gia đình chạy trốn chế độ cộng sản vào ngay hôm sau ngày Sàigòn sụp đổ 1/5/1975.
Nay cũng bằng con đường biển ấy anh đã quay lại nơi mình ra đi 34 năm trước nhưng không phải bằng “con thuyền nhỏ bé tẻo teo” cùng tâm trạng trốn chạy, mà đường đường là một chỉ huy của chiến hạm hiện đại. Và điều quan trọng hơn cả theo chúng tôi là việc anh đã được đón tiếp trọng thị bởi chính hậu duệ của những người đã từng gây ra bao khốn khó cho dân chúng trước kia, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.
Làm sao anh Lê Bá Hùng có được chuyến trở về ‘thần kỳ’như vậy trong khi còn không ít người cùng cảnh ngộ vẫn còn là chuyện chỉ thấy trong mơ? Và động lực nào giúp nhà nước VN mạnh dạn cho phép một thuyền nhân, nạn nhân của họ được quay trở lại quê hương trong tư cách đặc biệt như vậy?
Có một sự thực hiển nhiên là mấy năm gần đây ngày càng có thêm nhiều tên tuổi người gốc Việt tham gia chính trường, quân đội nhiều nước trên thế giới và việc này có nguồn gốc từ việc đã có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi là các thế hệ cha mẹ họ sau biến cố 30/4/1975. Nhưng nói thế không có nghĩa Việt kiều các nước phải ‘mang ơn’ những chính sách hà khắc, một thời của Csvn qua việc bắt binh lính, công chức Sàigòn đi học tập cải tạo trong nhiều năm liền như một sự trả thù, trục xuất gia đình họ ra khỏi thành phố dưới chiêu bài “đi xây dựng vùng kinh tế mới” mà thực hất là đem con bỏ chợ, rồi cấm tiểu thương buôn bán qua hai lần đánh tư sản, v.v... khiến nhiều người vì không chịu nổi mà phải bỏ nước ra đi, mà là để khẳng định ngược lại, chính những sự thành đạt vượt trội hơn hẳn của họ so với những người cùng tuổi nhưng vì kém may mắn hơn đã phải học hành trong môi trường nhồi nhét của Csvn là những bằng chứng sống động về sự mù quáng và điên rồ của nhà nước Csvn thời ấy, và ngay cả đến cả bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi..
Chuyến ra đi của cha con anh Lê Bá Hùng 34 năm trước nhà cầm quyền Csvn có thể đã không hay biết, vì thời điểm ấy cả nước đã có đến hàng vạn gia cảnh như anh. Nhưng nay trên cương vị là chỉ huy một chiến hạm hiện đại trị giá những 800 triệu USD, phạm vi hoạt động lại trong vùng biển mà thời gian gần đây hải quân VN vì quá yếu kém nên đã bị ‘đàn anh’ TQ bắt nạt chèn ép ra mặt, chuyến trở về của anh chắc chắn đã có nhiều điều khiến các quan chức VN phải cân nhắc, suy tính. Và trong tình hình quan hệ Việt –Mỹ “ngày càng tốt đẹp” như đánh giá của nhiều người hiện nay, có vẻ như chuyến trở về vừa rồi của trung tá Lê Bá Hùng trên chiến hạm USS-Lassen là kết quả của một sự dàn xếp đầy cân nhắc giữa Mỹ và VN trong nỗ lực hợp tác để ngăn cản sự ‘lộng hành’ của hải quân TQ, khi nhớ lại rằng vị chỉ huy gốc Việt còn rất trẻ này chỉ vừa mới vừa được thăng chức hạm trưởng vào tháng 4 năm nay.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự quan tâm của hải quân Mỹ đối với chuyến trở về của hạm trưởng Lê Bá Hùng ra sao khi hình ảnh của anh cùng các bài viết như “Lassen arrives in Vietnam”, “Vietnamese born U.S. commander and crew of 300 spread the spirit of cooperation throughout Vietnam”, “Vietnamese-born U.S. commander humbled at the opportunity to visit his birthplace after more than three decades” chiếm lĩnh gần hết trang chủ của hạm đội 7 và hôm qua 11/11 BBC Vietnamese lại vừa mới đưa tin VN đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo qua hội nghị mới nhất diễn ra hôm thứ Ba 10/11 tại Hà Nội.
Trong bối cảnh như vậy, nếu không vì mục tiêu đối phó với TQ thật khó có thể lý giải vì sao nhà nước VN lại dễ dàng chấp nhận một việc tưởng chừng rất khó xử đối với họ khi phải chào đón đứa con của một “sĩ quan ngụy quân Sàigòn” năm xưa, trừ phi sự ‘chịu đựng’ này là một sự đánh đổi lấy bức thông điệp nhắn gởi đến các ‘đồng chí’ phương Bắc là đừng ép chuyện hải đảo với VN trở nên quá ‘khó xử’ cho những sĩ quan Mỹ gốc Việt như thuyền trưởng Lê Bá Hùng, cũng như nhiều người lính Mỹ cũng gốc Việt như anh. Không khó lắm để chúng ta nhận ra tâm trạng khá e dè của Csvn như muốn để TQ ‘tự hiểu’ lấy thông điệp này, qua việc một mặt họ cho phép chiếc USS Lassen cập cảng Đà Nẵng giao lưu thân thiện với hải quân VN nhưng mặt khác lại không muốn dân chúng chú ý đến sự hiện diện của nó, khi chỉ cho phép duy nhất tờ Tuổi Trẻ xuất bản ở miền Nam được đưa ra bản tin ngắn khoảng trên 300 từ hôm 7/11 “Hai chiến hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng trong 4 ngày” (vì chẳng lẽ không có lấy nổi một tờ báo nào đưa tin nữa thì coi kỳ quá!) trong khi hơn 699 tờ báo lớn nhỏ khác còn lại kể cả tờ Vietnamnet đều không được phép nhắc đến cái tên ‘Lê Bá Hùng’ cũng như chiếc chiến hạm do anh chỉ huy. Ngoài ra, nhà nước còn tráo trở gọi Hạm Trưởng Lê Bá Hùng là người Di Dân, chứ không dám nói thật ông là người Tỵ Nạn cộng sản.
Dẫu sao trên đây cũng chỉ là những suy đoán ngoại trừ một điều chúng ta có thể khẳng định chắc như ‘đinh đóng cột’ ngay từ bây giờ, đó là anh Lê Bá Hùng đã ‘ra đi trong nước mắt và đã trở về trong vinh quang’ sau 34 năm.
Trải nghiệm ra đi - trở về này hơn hai ngàn năm trước chúng ta cũng đã thấy được ghi chép qua câu thánh vịnh “Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125, 6) thì chắc chắn phải có nhiều điều quí giá đáng để suy gẫm…
Với nhà nước Csvn chuyến trở về oai phong và hoành tráng của trung tá hạm trưởng USS-Lassen Lê Bá Hùng, một người gốc Việt chính hiệu ‘con nai vàng’ sự suy gẫm ấy chính là bài học ‘đắt giá’ cho các nhà lãnh đạo Csvn cần phải nhìn lại cách cai trị đất nước còn nhiều độc đoán như hiện nay, nếu họ không muốn các thế hệ đàn em họ mai sau lại phải tiếp tục lâm vào tình thế rất cần sự giúp đỡ của hải quân Mỹ đó có chiếc chiến hạm USS-Lassen và trung tá gốc Việt Lê Bá Hùng để bảo vệ hải đảo trong nhưng lại cảm thấy quá ‘khó ăn khó nói’ như hiện nay.
Sàigòn, 12/11/2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Canh thức Vọng Giáng Sinh: Lịch Sử Ơn Cứu Độ
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
06:23 11/11/2009
Canh thức vọng Giáng Sinh: Lịch sử ơn cứu độ
Mẹ ru Con Trời, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
1. Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng (15’)
- A. Cảnh Trí: 1 cây nằm bên góc, cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Ađam nằm giữa sân khấu, mặt quay vào trong. Sân khấu tối không có ánh sáng.
- B. Diễn Viên: 1 Nam vai Ađam. 1 Nữ vai Evà
- C. Y Phục: Trước khi ăn trái cấm, Ađam: Áo trắng (Áo Giúp Lễ), Evà: Áo trắng (Áo Giúp Lễ). Sau khi ăn trái cấm: Ađam: Áo bà ba đen, quần đen, đầu quấn khăn rằn, Evà: Áo bà ba trắng, quần đen.
(Bắt đầu Hoạt Cảnh #1, nhạc nền #1, Creation trong CD Lifescapes, Yosemite nhè nhẹ nổi lên khoảng 2’ trước khi giọng Nam và Nữ bắt đầu cất lên khai mạc chương trình canh thức).
Nam: Dòng lịch sử cứu độ là dòng lịch sử của tình yêu. Bởi Chúa thương yêu con người, từ trong hỗn loạn, Ngài dựng nên bầu trời trong xanh và trái đất với biển cả sông ngòi. Trên trời cao, Ngài dựng nên vầng hồng soi sáng ban ngày, mặt trăng chiếu rọi ban đêm. Trên mặt đất, Ngài dựng nên Vườn Địa Đàng với hoa thơm cỏ lạ tươi tốt quanh năm, với dòng sông lững lờ reo vui kỳ công của tạo hóa, với chim hót trên cây chào mừng ánh sáng bình minh. Từ bùn đen, Ngài dựng nên tượng đất, Ngài thổi hơi vào, và tượng đất trở thành con người sống, con người được Chúa thương yêu, con người được sống trong Vườn Địa Đàng có hoa thơm cỏ lạ, ngập tràn hương hoa thiên đàng.
Nữ: Từ những ngày đầu tiên, khi Giavê Thiên Chúa dựng nên trời và đất, mặt đất hoang vu không cây cối, không một bóng người. Một giòng suối từ mặt đất vươn cao, tưới ướt đẫm toàn thể địa cầu. Từ trong bùn đất, Thiên Chúa dựng nên tượng đất. Ngài thổi hơi vào, và tượng đất trở thành con người, biết đi, biết nói, và biết cô đơn trống vắng.
(Sau khi giọng Nữ vừa dứt, đèn “spotlight” chiếu vào vai Ađam đang nằm trong tư thế ngủ gần cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Nam từ từ đứng lên, dáng vẻ ngượng nghịu của một người mới biết đi. Nhạc nền, #1, Creation được thay thế bằng #9, Black Bear Ballet, CD Yosemite. Nhạc nền Black Bear Ballet nổi lên trong khi vai Ađam khoan thai đi tới đi lui chung quanh sân khấu hai ba vòng. Sau cùng, vai Ađam dừng lại ngay trước cây Biết Lành Biết Dữ).
Nam: Chúa phán cùng Ađam, “Nhà người có quyền ăn mọi cây cối thuộc về khu vườn, nhưng riêng cây Biết Lành Biết Dữ, nhà người không được đụng tới, bởi vì ngày nào ngươi ăn trái của cây này, nhà ngươi sẽ chết”.
(Vai Ađam từ từ nằm xuống ngủ, dưới gốc cây Biết Lành Biết Dữ).
Nữ: Biết con người cô độc trong vườn Địa Đàng, Thiên Chúa dựng nên từ xương sườn người nam một người con gái. Đích thân Chúa mang người thiếu nữ tới.
(Từ trong hậu trường, Evà xuất hiện, chậm rãi bước tới gần Ađam. Vai Evà lay gọi vai Ađam, và kéo Ađam đứng lên. Cả hai cùng nhảy một điệu nhạc tươi vui theo nhạc nền #9, Black Bear Ballet. Sau cùng Ađam biến mất vào trong sân khấu. Sau khi Ađam bỏ đi, vai Evà chậm rãi tiến lại gần cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Evà bắt đầu diễn theo tình tiết của những giọng đọc Nam #1, Nam #2, và Nữ).
Nam #1: Nơi khu vườn vắng lặng, người thiếu nữ đang đi thơ thẩn lang thang một mình.
Nam #2: Chị Hai.
Nam #1: Người con gái giật mình. Nàng ngơ ngác nhìn quanh quẩn.
Nam #2: Chị Hai.
Nam #1: Một lần nữa, tiếng gọi lại vang lên. Người thiếu nữ dương cao cặp mắt to tròn nhìn lên cành cây trước mặt, hình dạng thân quen của chú nhỏ nhập nhòe, lẫn lộn trong đám lá xanh.
Nữ: Rắn con! La hét om xòm làm người ta sợ hết hồn! Làm gì leo lên đó ngồi như khỉ vậy?
Nam #2: Cả ngày hôm nay chưa ăn gì hết. Đói bụng quá! Em leo lên đây tính kiếm vài trái chín ăn dằn bụng.
Nam #1: Thật là bất ngờ, sau câu nói của chú bé trên cành cây, khuôn mặt hồng hào của người con gái chợt biến đổi dần dần sang màu xanh xám. Trong thinh lặng, chú nhỏ bỗng dưng bật cười, giọng điệu thách thức:
Nam #2: Ha! Ha! Ha! Em biết chị Hai không dám ăn, đúng không? Chị Hai biết tại sao Chúa cấm chị Hai không?
Nam #1: Người thiếu nữ vẫn yên lặng, chú nhỏ tiếp tục nói.
Nam #2: Chúa sợ chị Hai biết sự thật. Coi nè, suốt từ nãy tới giờ em nuốt hơn cả chục trái rồi. Tin em đi, chị không chết đâu mà sợ!
Nữ: Đừng nói chơi nghe rắn con!
Nam #2: Ai giỡn với chị làm chi. Không tin chị ăn thử đi.
(Nhạc nền, #3, The Legend of Hetch Hetchy, CD Yosemite, nổi lên).
Nam #1: Người thiếu nữ ngước nhìn lên cành cây. Trái chín mượt mà nhảy múa mời gọi. Nàng ngơ ngác ngẩng mặt nhìn lên, bầu trời trong xanh cao thẳm xa vời. Nàng đăm chiêu cúi mặt nhìn xuống, đất đen lung linh rộng mở. Nàng xa xôi nhìn về hướng trước mặt, cánh cửa khu Vườn rộng mở thênh thang.
Nam #1: Nàng ngước lên nhìn một lần nữa, trái chín to tròn lơ lửng đong đưa. Mùi thơm của trái chín nương theo gió chiều ngào ngạt bay vào khứu giác của người thiếu nữ. Nàng giơ tay hái một trái gần nhất, bỏ vào miệng. Chưa hết, nàng còn hái một trái khác mang lại cho chàng thanh niên.
(Vai Evà chạy vô sân khấu, quay ra ngay sau đó với vai Ađam. Vai Evà đưa trái táo cho vai Ađam).
Nam #1: Cả hai cùng ăn, và rồi cả hai cùng biết.
(Cả hai vai Ađam và Evà cởi bỏ áo giúp lễ trắng cho rớt xuống sân khấu. Cả hai kinh ngạc và hốt hoảng nhận ra bộ quần áo bà ba nông dân trên người. Cả hai đứng nghiêm gần ngay cây Biết Lành Biết Dữ, mặt buồn, đầu cúi xuống lắng nghe lời phán của Thiên Chúa. Nhạc nền #1, Creation, CD Yosemite nổi lên khoảng nửa phút trước khi giọng Nam #1 đọc).
Nam #1: Giavê Thiên Chúa xuất hiện trong khu Vườn. Và Ngài phán, “Bởi nhà ngươi cãi lời ta, ăn trái cây ta đã cấm, từ nay ngươi sẽ phải mang nặng đẻ đau. Trong đau đớn, ngươi sẽ sinh con đẻ cái. Riêng ngươi, thằng người đất, vì ngươi nghe theo lời vợ, ăn trái cây ta đã cấm nhà ngươi không được đụng đến, từ nay đất đai sẽ bị chúc dữ. Mặt đất sẽ lan tràn gai góc. Ngươi sẽ phải cày sâu cuốc bẫm mới có miếng ăn. Từ bùn đất ngươi đã được ta dựng nên, cũng từ bùn đất nhà ngươi sẽ phải quay về. Ta sẽ sai một thiên thần cầm gươm lửa, gác ngay cổng. Từ nay cánh cửa của Vườn Địa Đàng sẽ được đóng lại”.
(Nhạc nền #1, Creation nổi lớn trong khi cả hai vai Ađam và Evà nắm tay, chạy ra khỏi sân khấu trong hốt hoảng. Sau khi Ađam và Evà biến mất khỏi sân khấu, nhạc nền #1, Creation trở lại âm thanh bình thường, và trở thành nhạc nền cho Hoạt Cảnh #2, Bên Sông Babylon).
II. Hoạt Cảnh #2: Bên Sông Babylon
1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Bên Sông Babylon):
Nữ: Sau khi bị Thiên Chúa mời ra khỏi Vườn Địa Đàng, con người ngày càng đắm chìm trong tội lỗi. Cain giết Abel, án mạng đầu tiên trong dòng lịch sử cứu độ xảy ra. Tội lỗi ngập tràn khắp mặt đất. Bởi thế, Thiên Chúa khiến một trận đại hồng thủy quét sạch tất cả mọi sinh vật trên mặt đất. Nhưng Chúa đã gìn giữ gia đình ông Noah. Sau khi nước hồng thủy khô cạn trên mặt đất, Giavê Thiên Chúa thiết lập nên giao ước đầu tiên với con người. Ngài nói với Noah, “Từ nay sẽ không còn đại hồng thủy tiêu diệt con người nữa”. Nhưng rồi, con cái loài người vẫn tiếp tục ngụp lặn trong tội lỗi. Tháp Babel được dựng nên thách đố quyền năng Thiên Chúa.
Nam: Nhưng dòng lịch sử ơn cứu độ là một dòng lịch sử của tình yêu. Qua tổ phụ Abraham, Chúa bắt đầu thiết lập một dân riêng cho Ngài. Và cũng chính từ dân Do Thái, Chúa mặc khải cho con người biết Chúa thương yêu con người biết bao. Nhưng cũng giống như Ađam và Evà, con người rồi vẫn phản bội Thiên Chúa, thờ phượng tà thần ngoại đạo. Một lần nữa, Thiên Chúa để thành thánh Jerusalem biến thành hoang địa. Chúa lưu đầy dân riêng của Ngài bên Babylon, một đế quốc nằm về hướng đông bắc của vương quốc Do Thái. Chính nơi đây, bên bờ sông Babylon, con người phải nếm mùi tủi nhục của dân lưu vong. Chính nơi đây, bên bờ sông Babylon, ngày lại ngày, họ vọng nhìn về hướng thành thánh Sion, than khóc nỉ non. Bên bờ sông Babylon, cạnh hàng dương liễu, con người ngồi trong bóng tối than khóc.
(Nhạc nền #1, Creation tắt).
2. Trình Diễn Thánh Ca #2: Bên Sông Babylon
(Hoạt cảnh #2 được diễn trong khi ca đoàn trình diễn thánh ca Bên Sông Babylon).
3. Hoạt Cảnh #2: Bên Sông Babylon (5”)
- A. Cảnh Trí: Hai cây. Bên góc trái, cây Dương Liễu. Bên góc phải, cây Biết Lành Biết Dữ.
- B. Diễn Viên: 7 người, 3 Nam, 4 Nữ
- C. Y Phục: Quần áo bà ba lam lũ, dây thừng quấn quanh cổ và người
- D. Khí Cụ: Đàn cò, đàn guitar
(2 vai nữ tiến ra sân khấu sau khi Nam #1 ngồi xuống. Cả hai vai nữ dáng điệu buồn rầu. Thật chậm rãi, họ đi tới đi lui chung quanh sân khấu mấy lần rồi ngồi xuống cạnh ngay bên vai Nam #1, lắng tai nghe vai Nam #1 đang tiếp tục gẩy đàn cò).
(Tiếp theo đó, 4 vai còn lại, 2 vai Nam, một người cầm đàn guitar, cùng với 2 vai nữ, bắt đầu tiến ra sân khấu trong giáng điệu thất vọng. 4 vai này cùng tiến về cây Dương Liễu. Vai Nam cầm đàn guitar đứng treo đàn lên cây Dương Liễu, sau đó, đưa tay ngóng nhìn, dáng vẻ đăm chiêu hướng về một góc của sân khấu. 3 người còn lại chia đều ngồi quanh gốc cây Dương Liễu, đầu cúi xuống).
(Sau khi bài thánh ca Bên Sông Babylon chấm dứt, tất cả 7 vai trên sân khấu trở thành bất động, chuẩn bị cho Hoạt Cảnh #3, Trời Cao. Nhạc nền #1, Creation nhè nhẹ nổi lên tiếp nối cho Hoạt Cảnh #3, Trời Cao).
III. Hoạt Cảnh #3: Trời Cao
1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Trời Cao):
Nữ: Sống trong cảnh tăm tối của lưu đầy, con người bắt đầu khóc thương cho thân phận lưu vong của chính mình. Họ ngước mặt lên trời cao, mong chờ những giọt mưa ân sủng tuôn đổ tràn đầy xuống tâm hồn khô cằn, mất hy vọng vào ngày mai. Như những cánh đồng khô cháy trong mùa hạn hán, con người mong đợi từng giờ, từng phút, những giọt nước mát lạnh của trời cao tuôn đổ xuống. Trong từng ngày, từng tháng của đời sống lưu vong bên Babylon, con người mong đợi ngày Thiên Chúa sẽ ra tay cứu độ giải thoát họ khỏi cảnh tù đầy nô lệ. Con người kêu lên, “Trời cao hãy đổ sương xuống”. Con người kêu lên, “Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tội”. Trong thất vọng, tiếng than khóc của họ vang lên tan loãng vào trong bầu trời đen tối của cuộc sống lưu vọng. Tiếng gọi vang lên chín tầng trời xanh. Tiếng gọi của trời cao hãy đổ sương xuống.
(Nhạc nền #1, Creation tắt).
2. Trình Diễn Thánh Ca #3: Trời Cao
(Nhạc nền #1, Creation nhè nhẹ nổi lên cho Hoạt Cảnh #4, Ngôn Sứ Isaiah).
IV. Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah
1. Lời Dẫn (cho Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah):
Nam: Tiếng than khóc của con người cuối cùng đã vang lên tới trời xanh. Và Chúa nghe thấy tiếng van nài của con người. Thiên Chúa sai Ngôn Sứ Isaiah xuất hiện thông báo cho con người biết, ngày hồng ân sẽ tới, ngày con người hân hoan bước ra khỏi đêm đen bóng tối, tiến vào một cõi ngập tràn ánh sáng. Khi Ngôn Sứ Isaiah xuất hiện, ông thông báo cho dân chúng biết, lời than khóc bên bờ sông Babylon của đoàn người lưu vong đã vọng thấu tới tai Giavê Thiên Chúa. Bởi thế mây ân sủng sẽ tuôn đổ xuống trần gian một đấng Cứu Tinh cho muôn dân.
2. Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah (3”)
- A. Cảnh Trí: 2 cây. 7 người của Hoạt Cảnh #2, Bên Sông Babylon, vẫn bất động
- B. Diễn Viên: 7 người bất động và 1 vai Ngôn Sứ Isaiah
- C. Y Phục: Ngôn Sứ Isaiah mặc khăn đống áo dài của đàn ông Việt Nam.
(Vai Ngôn Sứ Isaiah tiến ra từ phiá cánh gà. Đứng yên một chút, nhìn 7 người đang bất động. Sau đó ông chậm rãi đi ngang qua sân khấu. Khi vai Ngôn Sứ tiến ra sân khấu, 7 vai bất động trên sân khấu lay động nhìn về vai Ngôn Sứ, ánh mắt đầy ngạc nhiên. 7 diễn viên này dõi nhìn theo những bước chân của diễn viên Ngôn Sứ trong khi ông đi ngang qua sân khấu một vòng. Vai Ngôn Sứ quay lại nhìn 7 người trên sân khấu, rồi đứng giữa sân khấu, mặt quay về khán giả, dáng vẻ đang đọc).
Nam: Ta, Ngôn Sứ Isaiah, báo cho các ngươi biết. Một chồi non sẽ xuất hiện từ gốc cây Jesseh. Và từ rễ nhà của David, một mầm non sẽ mọc lên. Mầm non này chính là Đấng Cứu Thế. Trên Ngài thần khí của Giavê sẽ ngự trị. Thần khí này chính là thần khí của khôn ngoan và trí tuệ. Thần khí này chính là thần khí của mưu lược và anh hùng. Thần khí này chính là thần khí của hiểu biết và khôn ngoan. Ngài sẽ không phân xử theo mắt thấy tai nghe. Người sẽ phân xử công minh cho người bị bóc lột, áp bức. Miệng Ngài sẽ là cây gậy diệt tan bọn cường hào. Hơi thở Ngài sẽ giết chết bọn ác nhân. Tín nghĩa sẽ là đai lưng thắt ngang bụng Ngài. Tín thành sẽ là dây đai Ngài thắt bên hông. Khi Ngài tới, sói sẽ ở với chiên, beo sẽ nằm bên cạnh dê con, bê và sư tử con sẽ ở chung một chuồng, bò và gấu sẽ trở thành bạn bè thân thiết, sư tử cũng như bò cùng đều ăn cỏ, trẻ thơ sẽ chơi ngay bên cạnh hang rắn lục, bé ngây thơ còn bú sữa sẽ thò tay vào hang rắn mãng xà, và không ai sẽ làm hại ai, bởi vì qua Đấng Cứu Thế, vinh quang và bình an của Thiên Chúa sẽ ngự trị trên khắp toàn thể trái đất.
(Vai Ngôn Sứ đi ngang qua sân khấu, rồi biến mất sau hậu trường. 7 vai trên sân khấu dõi nhìn theo bước đi của vai Ngôn Sứ. Sau đó họ lại trở thành bất động. Đèn sân khấu từ từ mờ đi. Nhạc nền #10, One Day tắt. Nhạc nền #1, Creation nổi lên).
V. Hoạt Cảnh #5: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô
1. Hoạt Cảnh #5: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô (3”-5”)
- A. Cảnh Trí: 2 cây, Dương Liễu và Biết Lành Biết Dữ.
- B. Diễn Viên: 7 người vẫn ngồi bất động
- C. Y Phục: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô với áo lông quấn quanh người, vai thắt dây.
Nam: Có tiếng kêu trong sa mạc, “Này ta sai thần sứ của ta đi trước mặt các ngươi để dọn đường. Hãy dọn đường cho Chúa, hãy bạt lối cho Người. Mọi thác ghềnh sẽ được lấp đầy. Mọi núi đồi sẽ bị hạ thấp. Mọi đường lối quanh co sẽ trở nên thẳng tắp. Mọi chỗ gồ ghề sẽ trở nên bằng phẳng. Và mọi người sẽ nhìn thấy ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, Chúa chúng ta”.
Nữ: Trong sa mạc, Gioan Tẩy giả xuất hiện rao giảng về ngày cứu rỗi qua bí tích thanh tẩy. Mọi người từ khắp xứ Judea và cả dân thành Jerusalem tiến vào trong sa mạc, xin được Gioan làm phép rửa và thú nhận những lầm lỗi của chính mình. Gioan mình mặc áo lạc đà, ngang lưng thắt dây đai bằng da thú. Ngôn Sứ của bí tích thanh tẩy ăn châu chấu và mật ong. Ngày từng ngày, trong hoang địa bên bờ sông Jordan, Ngôn Sứ Gioan kêu gọi: “Hãy dọn đường cho Chúa. Hãy chuẩn bị tâm hồn bởi ngày Chúa đến đã gần kề lắm rồi”.
(Khi vai Gioan tiến ra, 7 người trên sân khấu thôi bất động. Họ xếp hàng đợi chờ tới phiên mình được thanh tẩy trong nước. Vai Gioan cúi xuống, với hai tay bụm lại như đang múc lấy nước, đứng lên thả cao xuống đầu từng người xin được rửa tội. Trong khi đang nhận nước từ vai Ngôn Sứ, vai nhận phép thanh tẩy quỳ, đầu cúi xuống. Sau khi được thanh tẩy, họ đứng lui ra sau, thành một hàng không cần thẳng. Khi nghe giọng trong hậu trường đọc tới đoạn, “thú nhận những lầm lỗi của chính mình”, các người đã được thanh tẩy, giơ tay đấm ngực. Sau cùng trước mặt các người đã được thanh tẩy, vai Gioan đọc).
Nam: Ta là Gioan Tiền Hô, ta báo cho anh chị em biết, Đấng đến sau tôi sẽ quyền thế hơn tôi. Tôi không xứng đáng cúi xuống mà cởi quai dép cho Ngài. Phần tôi, tôi đã thanh tẩy anh chị em trong nước. Nhưng Ngài, Ngài sẽ thanh tẩy anh chị em trong Thánh Thần.
(Sau đó Gioan Tiền Hô đi đầu dẫn 7 người ra khỏi sân khấu, biến mất đằng sau cánh gà).
VI. Hoạt Cảnh #6: Đêm Bình An
1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Đêm Bình An):
Nữ: Hãy dọn đường, hãy vui lên, vì ngày trọng đại đã tới, ngày Thiên Chúa nhập thể đã tới. Đêm nay, đêm thánh vô cùng. Đêm nay tầng xanh vương hướng dịu dàng của mầu nhiệm Nhập Thể. Đêm nay, đêm bình an. Đêm nay, Thiên Chúa mặc lấy thân xác loài người trong hình ảnh một hài nhi ngây thơ. Trần gian ơi, đây niềm ước mong đã tới. Trần gian ơi, đây giờ Ngôi Hai đã ra đời. Hỡi mùa đông u mê tăm tối, hãy lui đi cho thần nhạc lên ngôi...
2. Trình Diễn Thánh Ca: Đêm Bình An
Diễn Viên: 6 thiên thần và 6 mục đồng
(Trong khi ca đoàn đang hát Đêm Bình An, các thiên thần và mục đồng rước Chúa Hài Đồng đi một vòng chung quanh nhà thờ. Sau cùng các thiên thần và mục đồng đi về phiá cuối nhà thờ, sau đó từ từ tiến lên cung thánh với Linh Mục Chủ tế. Các thiên thần cùng với mục đồng mang Chúa Hài Đồng vào hang đá, và đặt Ngài nằm trên máng cỏ. Thánh Lễ Nửa Đêm bắt đầu).
Giáng sinh Úc Châu, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
www.nguyentrungtay.com
Truyền Giáo
LM. Lê Công Đức
16:13 11/11/2009
TRUYỀN GIÁO ?
Tại thời điểm đầu tháng 11-2009, nếu gõ hai chữ “truyền giáo” vào Google, thì sau 1/3 giây trang tìm kiếm này sẽ trình ra 1.890.000 kết quả. Kiểm tra 50 kết quả đầu tiên, có đến 45 trường hợp thuộc ngữ cảnh Kitô giáo, chỉ 2 trường hợp thuộc các tôn giáo khác (1 Hồi giáo, 1 Phật giáo), 3 trường hợp còn lại thì không kể (vì không phải “truyền giáo” mà là “tuyên truyền giáo dục”!) Như vậy, tỉ lệ là 45/47.
Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng.
Hai Nghĩa Của “Truyền Giáo”
Truyền giáo là “truyền bá tôn giáo” (Thanh Nghị, Việt Nam Tân Tự Điển Minh Hoạ. Saigon: Khai Trí, 1964, tr. 1437.) Coi như cụm bốn từ rút lại thành hai từ: “truyền” là truyền bá, và “giáo” là tôn giáo. “Tôn giáo” ở đây có thể hiểu là đạo, là con đường sống, là niềm tín ngưỡng. Và “tôn giáo” cũng có thể hiểu theo nghĩa thứ hai, là tổ chức tôn giáo. Như vậy, “truyền giáo,” trong ngữ cảnh Kitô giáo, có hai nghĩa:
- nghĩa thứ nhất: truyền giáo là truyền đạo, truyền một con đường sống, tức là làm cho các giá trị Tin Mừng được thấm nhập sâu rộng – nghĩa này thuộc phẩm tính;
- nghĩa thứ hai: truyền giáo là làm cho tổ chức tôn giáo của mình, tức Giáo Hội hữu hình, lan rộng ra – nghĩa này thuộc lượng tính.
Hẳn ai cũng mong muốn phẩm tăng theo lượng. Nhưng trong thực tế thì rất có thể, thậm chí rất thường, lượng đi một đàng phẩm đi một nẻo.
Thường Nhắm Nghĩa Nào?
Nói “truyền giáo,” chúng ta thường thiên về nghĩa nào trên đây? Cứ thăm dò, sẽ rõ. Đơn giản thôi, chẳng hạn đặt câu hỏi: Bạn được yêu cầu làm bản báo cáo về thành quả truyền giáo tại giáo xứ bạn trong một năm qua, tự nhiên bạn sẽ nghĩ đến điều gì trước nhất? Kể từ năm 2006 đến nay, người viết bài này đã có dịp thăm dò 4 lần như thế, với 4 nhóm khác nhau ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn (nhóm ít nhất 25 người, nhóm đông nhất 70 người, thuộc thành phần linh mục, tu sĩ, chủng sinh.) Cả 4 lần đều có trên 90% số người nhất trí trả lời rằng “để báo cáo thành quả truyền giáo, tôi sẽ nghĩ trước hết đến con số người lớn được rửa tội tại giáo xứ trong năm qua.” Rõ ràng, “truyền giáo” ở đây thiên về việc mở rộng Giáo Hội theo lượng tính.
Cũng khá dễ hiểu, nếu ta ghi nhận rằng không có tôn giáo nào có đặc tính tổ chức rõ rệt bằng Giáo Hội Công Giáo. Nói đến tôn giáo của mình, chúng ta thường nghĩ ngay đến Giáo Hội Công Giáo hữu hình - một tổ chức với phẩm trật, cơ chế, cơ sở, sinh hoạt rất chặt chẽ. Giáo Hội học của Công Đồng Trentô, nhấn mạnh tính cơ chế của Giáo Hội, có vai trò rất lớn trong việc củng cố ấn tượng này suốt trên 400 năm. Hai tiếng “truyền giáo,” quả thật, dễ gợi liên tưởng tức thời đến việc tăng số tín hữu trong sổ nhân danh, việc thiết lập cộng đoàn mới và xây dựng nhà thờ mới ở nơi chưa có.
Những Hàm Ý Của “Mission”
Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta dùng từ “truyền giáo” hoặc để dịch trực tiếp hoặc để chuyển tải hàm ý tương ứng với những từ như “mission” của tiếng Anh/Pháp, “missio” của La ngữ, vv. Từ “mission,” trước Vatican II, có thể liên hệ đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau như: việc gửi các thừa sai đến một vùng đất nào đó, hoạt động của các thừa sai, những vùng đất mà các thừa sai được gửi đến, các dòng thừa sai, và thậm chí “mission” cũng có nghĩa là toàn bộ thế giới ngoài Kitô giáo. Theo thần học truyền thống kể từ thế kỷ 16 thì ý niệm “mission” bao gồm: việc truyền bá đức tin, việc mở rộng triều đại của Thiên Chúa, việc làm cho người ngoại giáo trở lại, việc trồng Giáo Hội tại những miền đất mới.
Như vậy, các hàm ý của “mission” cũng có cả yếu tố phẩm và lượng như “truyền giáo.” Tuy nhiên, có điều đáng lưu ý, đó là từ “truyền giáo” chỉ chuyên biệt có nghĩa là “truyền giáo;” còn từ “mission” ở đây là một từ được vận dụng, dựa vào một nội hàm rộng hơn mà nó vốn có. Thử mở từ điển Lạc Việt, cả Anh lẫn Pháp, ta thấy nghĩa thứ nhất của “mission” là “sứ mệnh, nhiệm vụ,” nghĩa thứ hai là “sự đi công tác,” và nghĩa thứ ba mới là “sự truyền giáo.” Trong ngôn ngữ thần học cho tới thế kỷ 16, từ “mission” chỉ được dùng với nghĩa thứ nhất, là sứ mệnh, để trình bày giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha sai Chúa Con, và Chúa Thánh Thần được sai bởi Chúa Cha và Chúa Con.
Chúa Cha Sai Chúa Con Đi Truyền Giáo?
Với lai lịch của việc dùng từ “mission” như thế, ta dễ hiểu tại sao một luận đề căn bản của sứ mạng học là: Chỉ có một “mission,” đó là “mission” của Thiên Chúa (missio Dei). Không phải “mission” của Chúa Con, vì Chúa Con là nhà thừa sai nhận “mission” từ Cha. Rồi, cũng để thực hiện “mission” độc nhất ấy mà Chúa Thánh Thần được sai đến để cùng với Giáo Hội đi vào thế giới. (Ở đây tưởng cần mở ngoặc để nhấn mạnh rằng Chúa-Thánh-Thần-cùng-với-Giáo-Hội được sai đi để làm sứ mạng, chứ không phải như lời của những bài hát nào đó rằng “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi” vốn không chính xác là lời cũng chẳng phải là ý của bản văn Luca 4,18 hay Isaia 61,1.) Chỉ có missio Dei, cho nên “mission” mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ để họ đảm nhận trong Thánh Thần, đó là chính “mission” của... Thiên Chúa. Vì thế thật khó mà dịch “mission” là “truyền giáo,” bởi sẽ lủng củng biết bao nếu nói “Thiên Chúa truyền giáo” hay nói “công cuộc truyền giáo của Thiên Chúa”!
Đức Giêsu – như được trình bày trong các Sách Tin Mừng – xem ra cũng không hề “truyền giáo” theo nghĩa là truyền bá một tổ chức tôn giáo. Nhiều năm sau khi Ngài về trời, người ta mới gọi các môn đệ của Ngài là “Kitô hữu.” Và Kitô giáo, xét như một tổ chức tôn giáo, chỉ tách ra khỏi lòng Do Thái giáo do những yếu tố lịch sử nhất định (mà xem ra không tất định!) Nếu nói rằng Đức Giêsu đã lập ra “Kitô giáo,” thì “Kitô giáo” ấy phải hiểu trước hết là Nước Trời, hay Nước Thiên Chúa, hay Triều Đại Thiên Chúa, với những đặc tính được mô tả rành rọt trong các Sách Tin Mừng. “Kitô giáo” ấy là loan báo Tin Mừng (nhất là cho người nghèo và những kẻ bị bỏ rơi), là yêu thương và phục vụ, là tha thứ và hòa giải, là chữa lành, là giải phóng... Đức Giêsu quan tâm ưu tiên đến phẩm tính của đời sống con người và của các mối tương quan, chứ Ngài không lấy cơ chế hay lấy tổ chức làm cứu cánh, cũng không chạy theo số lượng. “Mission” của Đức Giêsu, vì thế, rất khó mà dịch là “truyền giáo” theo nghĩa mà ta thường nhắm khi nói “truyền giáo”.
Từ Một Phong Trào Trở Thành Một Cơ Chế
Cũng thật khó để nói rằng công việc của các nhóm cộng đoàn tín hữu sơ khai tiên vàn là công việc bành trướng một tổ chức tôn giáo. Ta thấy sau biến cố Lễ Ngũ Tuần, Phêrô và các Tông Đồ đứng lên rao giảng cho các đám đông về Đức Giêsu Kitô, về sự cần thiết của “conversion” theo nghĩa là “hoán cải, trở về với Thiên Chúa.” Mãi sau này mới thấy lộ rõ dần ý nghĩa của “conversion” là “cải giáo, trở thành thành viên của Giáo Hội.” Các Tông Đồ lúc ban đầu vẫn vào ra Đền Thờ cầu nguyện như bất cứ con dân nào của cộng đồng Do Thái. Kitô giáo đã bắt đầu với tính ‘phong trào’ tối đa và tính ‘cơ chế’ tối thiểu.
Và dần dần, tính ‘cơ chế’ của Giáo Hội tăng lên, còn tính ‘phong trào’ giảm xuống. Đâu là những khác biệt giữa một phong trào và một cơ chế? Thật rõ, một phong trào thì tiến bộ, năng động, gây ảnh hưởng; nó nhìn về tương lai và sẵn sàng đón nhận các rủi ro, sẵn sàng vượt qua các biên giới... Trong khi đó, một cơ chế thì thiên về bảo thủ, thụ động, phòng thủ; nó nhìn về quá khứ và cố giữ những vành đai.
Dù sao thì thực tế là Kitô giáo đã khá sớm trở thành một cơ chế, với tổ chức ngày càng chặt chẽ và kích thước ngày càng lớn. Ngay cả dù vấp phải mấy vụ ly khai (Chính Thống Đông Phương hồi thế kỷ 11, Tin Lành và Anh Giáo hồi thế kỷ 16), thì Giáo Hội Công Giáo Rôma vẫn chứng tỏ mình là một cơ cấu vừa bề thế vừa tinh vi mà khó có tôn giáo hay tổ chức nào khác sánh kịp. Trong bối cảnh đó, “mission” của Giáo Hội Công Giáo mặc nhiên là “truyền giáo” hiểu theo cả hai nghĩa của từ này trong Việt ngữ, trong đó nghĩa thứ hai (thiên về lượng tính) mặc nhiên được dành ngày càng nhiều sự quan tâm. Mọi sự diễn ra khá xuôi chèo mát mái trong mười mấy thế kỷ ở Âu Châu, Mỹ Châu và phần nào đó ở Phi Châu, trong đó công việc của sứ mạng Kitô giáo thường đơn giản là “chinh phục và lật đổ.” Kitô giáo trở thành tôn giáo và văn hóa thống trị trên nhiều vùng rộng lớn. Nhưng khi đặt chân đến Á Châu, câu chuyện trở nên hoàn toàn khác.
Câu Chuyện Ở Á Châu
Lần nọ, nói chuyện với một nhóm linh mục và tu sĩ Việt Nam tại hội trường đài phát thanh Veritas Asia ở Manila, nhà thần học Mỹ gốc Việt Peter C. Phan đã hóm hỉnh nhận định rằng: Con số không nói hết chuyện nhưng con số cũng nói được phần nào câu chuyện. Nếu một công ty có sản phẩm rất tốt đến tiếp thị tại một khu vực dân cư đông đúc, và sau hơn 400 năm chào hàng, chưa tới 4 phần trăm dân số ở đó chịu mua sản phẩm, thì chắc chắn công ty ấy đã làm ăn quá dở và cần xem lại cách làm ăn của mình. Đó là một phóng họa lịch sử loan báo Tin Mừng ở Á Châu. Và Việt Nam có phần của mình trong phóng họa này.
Sự kiện Á Châu bướng bỉnh không chịu ‘mua hàng’ chắc hẳn có liên hệ rất nhiều đến cung cách Giáo Hội ‘chào hàng’ trong tâm thức “truyền giáo” hiểu là “mở rộng một tổ chức tôn giáo,” và trong cách thức đã từng tỏ ra hiệu quả ở các nơi khác, đó là “chinh phục và lật đổ”! Tâm thức và cách thức này như bị dội lại khi gặp hai cột trụ sừng sững của các dân tộc Á Châu: tức các tôn giáo lớn và các nền văn hóa kỳ cựu tại lục địa này, kỳ cựu hơn Kitô giáo rất nhiều. Chỉ xét về mặt tâm lý ứng xử thôi, thì một tín đồ cắm sâu trong truyền thống Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo hay Lão giáo, chẳng hạn, chắc chắn sẽ cảm thấy bị tổn thương và do đó sẽ đề kháng khi họ nhận ra các Kitô hữu đến để “truyền giáo” cho họ, theo nghĩa là để chinh phục họ, để xóa tôn giáo và văn hóa của họ và thay vào đó bằng Kitô giáo. Họ sẽ lịch sự nói cám ơn và quay đi chỗ khác khi nhận ra các Kitô hữu đến với họ trong tư thế của ông nhà giàu tự tôn và trịch thượng chỉ biết dạy và cho mà thôi chứ không hề biết học và nhận.
“Cuộc Tranh Cãi Về Nghi Thức Trung Hoa” hồi đầu thế kỷ 17 và những diễn biến sau đó là một bài học ‘xương máu’ cho sứ mạng của Giáo Hội, không chỉ ở Trung Hoa hay Ấn Độ mà còn tại nhiều nước khác nữa. Phải mất ba thế kỷ, Giáo Hội mới ‘nghĩ lại’ mà chấp thuận cho người Công Giáo Trung Hoa (từ 1939) và Việt Nam (từ 1964) có những thực hành tôn kính tổ tiên, thì ta đừng ngạc nhiên và cũng đừng phiền trách tại sao nhiều anh chị em lương dân ngày nay vẫn còn nghĩ rằng “theo đạo là bỏ ông bà.” Vì đâu mà Giáo Hội phạm sai lầm quá lớn và quá lâu dài như vậy? Vì ảnh hưởng của chế độ thực dân tây phương, và vì cảm thức tự tôn văn hóa nơi người tây phương. Thời ấy, các Kitô hữu tây phương không hề ý thức rằng thần học của họ đã bị điều kiện hóa bởi bối cảnh văn hóa; họ đơn sơ nghĩ rằng thần học ấy có hiệu lực phổ quát và siêu văn hóa. Và vì văn hóa tây phương được coi là văn hóa Kitô giáo, nên rõ ràng là văn hóa này phải được ‘xuất khẩu’ cùng với đức tin Kitô giáo!
Hội Nhập Văn Hóa và Đối Thoại Tôn Giáo
Rất may là Giáo Hội ngày nay đã ‘nghĩ lại’ và - ít ra trên nguyên tắc - đã nhìn nhận nhu cầu khẩn thiết phải hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo. Về hội nhập văn hóa, Công Đồng Vatican II khẳng định rằng cuộc gặp gỡ giữa truyền thống Kitô giáo với quan niệm về cuộc sống và các cấu trúc xã hội của các dân tộc khác nhau là điều cần thiết để đạt tới một áp dụng sâu xa đời sống Kitô giáo vào các đặc điểm riêng của mỗi nền văn hóa (Ad gentes, 22). Nếu Tin Mừng phải thấm nhập vào trái tim của người ta, thì điều này chỉ có thể xảy ra xuyên qua các giá trị văn hóa và các truyền thống sống động của những con người ấy. Về đối thoại tôn giáo, Vatican II tuyên bố càng hùng hồn hơn nữa: “Giáo Hội Công Giáo không bác bỏ bất cứ điều gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo” (Nostra aetate, 2). Đây là lần đầu tiên, sau ngót hai mươi thế kỷ, Giáo Hội chính thức nhìn nhận giá trị và hiệu lực của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Những luồng sáng của Công Đồng Vatican II đã thực sự khơi nguồn cảm hứng. Chưa bao giờ hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo được nói đến nhiều như bốn thập niên qua. Ngay trong thời gian diễn ra Công Đồng, Đức Phaolô VI đã công bố thông điệp Ecclesiam Suam (1964), một giáo huấn chuyên đề về đối thoại, trong đó ngài khẳng định rằng đối thoại là cách thi hành bài sai của Đức Kitô: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (x. số 64). Ba năm sau, năm 1967, cũng chính từ nhãn giới mới này về sứ mạng Kitô giáo mà Đức Phaolô VI đã quyết định chính thức đổi Bộ Truyền Bá Đức Tin (hay Bộ Truyền Giáo) thành Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Chữ “đức tin” (fide) chẳng có ‘tội’ gì ở đây; hẳn là vị giáo hoàng nhìn thấy vấn đề ở chữ “truyền” (propaganda), nhất là ở cách thức “truyền” vốn không mấy kiến hiệu, cách riêng tại Á Châu là nơi chiếm đến hơn một nửa dân số thế giới. Một sự thay đổi đầy hàm ý của vị giáo hoàng! Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cụm từ “Bộ Truyền Giáo” vẫn còn tiếp tục được dùng một cách rất tự nhiên và nhiều khi ngay cả trong các bản văn chính thức, cho đến tận hôm nay.
Có Những Căng Thẳng, Xôn Xao
Câu chuyện về hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo là câu chuyện ‘ruột’ của các giám mục FABC (Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu). Đó là hai trong ba cuộc đối thoại mà các ngài xác lập là đường hướng căn bản của mình. Có thể nói, trong bốn mươi năm qua, không ở đâu khác mà đề tài hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo được suy tư, thảo luận dày công cho bằng ở FABC. Nhưng câu chuyện này cũng không hề đơn giản. Đã có những căng thẳng, trong một bối cảnh mà thẩm quyền cao nhất trong Giáo Hội thường xuyên tỏ ra đặc biệt nhạy cảm và dè dặt đối với hai lãnh vực này. Như người ta còn nhớ những phản ứng mạnh mẽ đối với Lineamenta, hồi chuẩn bị synod 1998, từ phía các hội đồng giám mục của FABC, nhất là các hội đồng giám mục Nhật Bản, Indonesia, và cả Việt Nam. Cũng trong những năm 97 và 98 ấy, đã xảy ra một loạt các vụ cảnh cáo hay phạt vạ đối với một số tác giả linh đạo hay thần học gia viết về ‘tôn giáo’ như Tissa Balasuriya, Perry Schmidt-Leukel, Jacques Dupuis, Anthony de Mello. Mới đây hơn, Roger Haight, Jon Sobrino, Peter C. Phan... nối vào danh sách đó, cũng vì những vấn đề ‘dầu sôi lửa bỏng’ là thần học tôn giáo và Kitô học.
Sứ Mạng Ở Giữa Lương Dân (inter gentes) của FABC
Thật không dễ dàng chút nào! Nhưng từ kinh nghiệm hiện thực, từ niềm xác tín sâu xa, và cả từ sự kiên nhẫn và mềm mỏng cần thiết, các giám mục FABC vẫn tiếp tục định hình ngày càng rõ tầm nhìn sứ mạng của mình. Tầm nhìn này mới đây được Jonathan Yun-ka Tan tổng kết trong cụm từ “missio inter gentes” – và ông ghi nhận:
“Đối với FABC, loan báo Tin Mừng không phải là ‘con đường một chiều’ hay ‘sự rao giảng một chiều’ về những nguyên tắc tín lý hay những chân lý đức tin trừu tượng... Sứ mạng là một cái gì lớn rộng hơn việc trồng một Giáo Hội địa phương mới ở nơi mà nó chưa hiện diện. Các giám mục Á Châu không coi các dân tộc Á Châu như những đối tượng của sứ mạng, theo nghĩa là phải được giúp cải giáo và đưa vào Giáo Hội, mặc dù các Kitô hữu sẵn sàng mời gọi họ như thế. Đúng hơn, đích nhắm của sứ mạng inter gentes của các Giáo Hội địa phương Á Châu được đồng hóa với chính đích nhắm của sứ mạng Đức Giêsu: đem Nước Thiên Chúa đến giữa đồng bào mình.
“Hơn nữa, FABC nghĩ về sứ mạng của Giáo Hội như là được cảm hứng từ hoạt động trước của Thiên Chúa trong thế giới, xuyên qua sứ mạng của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Thực vậy, theo nhận định của FABC, những nền móng cứu độ học sâu sắc của các tôn giáo và triết học Á Châu - vốn truyền cảm hứng cho vô số người Á Châu - không phải là những sự dữ, nhưng xuất phát từ chính Thiên Chúa... Kho tàng khôn ngoan của các triết học và các tôn giáo Á Châu được tác động bởi chính Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động vượt quá các ranh giới của Giáo Hội cơ chế.
“Phương thế chủ yếu của missio inter gentes là đối thọai, một cuộc gặp gỡ hai chiều giữa Tin Mừng Kitô giáo với các thực tại ba mặt của Á Châu: các nền văn hóa, các tôn giáo, và người nghèo. Ở đây, rõ ràng là không chỉ các thực tại xã hội tôn giáo Á Châu được nên phong phú hơn nhờ Kitô giáo, mà Kitô giáo cũng được phong phú hơn nhờ các thực tại này. FABC xem đối thọai và hòa điệu là điều thiết yếu...”
Điểm chung giữa tầm nhìn missio inter gentes (của FABC) và tầm nhìn ad gentes (truyền thống) là cả hai cùng khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết của sứ mạng. Nhưng có những khác biệt trong một số sự nhấn mạnh và trong các mối ưu tiên. Có thể đối chiếu như sau:
Missio AD gentes
1. Xác nhận sự cần thiết của sứ mạng.
2. Nhấn mạnh khía cạnh tại sao, cái gì, và ai của sứ mạng.
3. Giả thiết Au Châu (hay Rôma) là trung tâm của chân lý – và các nhà thừa sai từ đó đi đến với các vùng ngu dốt, tối tăm...
4. Khó chịu với bối cảnh đa nguyên tôn giáo ở Á Châu.
5.Ưu tiên rao giảng bằng lời nói. Phương thức sứ mạng có nhiều tính đối đầu.
6. Mục tiêu sứ mạng nghiêng về trồng Giáo Hội.
7. Có xu hướng đo lường thành quả sứ mạng bằng những con số (lượng tính).
Missio INTER Gentes
1. Xác nhận sự cần thiết của sứ mạng.
2. Nhấn mạnh khía cạnh thế nào của sứ mạng.
3. Nhìn nhận Thần Chân Lý vốn hoạt động trong các nền văn hoá và các tôn giáo.
4. Thoải mái với bối cảnh đa nguyên tôn giáo ở Á Châu.
5. Ưu tiên rao giảng bằng chứng tá. Phương thức sứ mạng nhắm làm cho Tin Mừng Kitô giáo thấm nhập vào trong các thực tại Á Châu.
6. Mục tiêu sứ mạng là: xây dựng Nước Thiên Chúa.
7. Chọn phương thức phẩm tính để tiếp cận và đánh giá thành quả sứ mạng.
Thay Lời Kết
Trong bối cảnh Việt Nam, nếu thêm một mục thứ 8 nữa vào hai cột đối chiếu trên, đề cập về từ ngữ để gọi sứ mạng Kitô giáo, chắc hẳn ta có thể ghi vào cột ad gentes là “truyền giáo,” còn cột inter gentes có thể là “sứ mạng” hay “làm chứng” hay hình tượng hơn: “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... Đó là những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế - công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Linh mục Lê Công Đức
(joslcd@yahoo.com)
Tại thời điểm đầu tháng 11-2009, nếu gõ hai chữ “truyền giáo” vào Google, thì sau 1/3 giây trang tìm kiếm này sẽ trình ra 1.890.000 kết quả. Kiểm tra 50 kết quả đầu tiên, có đến 45 trường hợp thuộc ngữ cảnh Kitô giáo, chỉ 2 trường hợp thuộc các tôn giáo khác (1 Hồi giáo, 1 Phật giáo), 3 trường hợp còn lại thì không kể (vì không phải “truyền giáo” mà là “tuyên truyền giáo dục”!) Như vậy, tỉ lệ là 45/47.
Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng.
Hai Nghĩa Của “Truyền Giáo”
Truyền giáo là “truyền bá tôn giáo” (Thanh Nghị, Việt Nam Tân Tự Điển Minh Hoạ. Saigon: Khai Trí, 1964, tr. 1437.) Coi như cụm bốn từ rút lại thành hai từ: “truyền” là truyền bá, và “giáo” là tôn giáo. “Tôn giáo” ở đây có thể hiểu là đạo, là con đường sống, là niềm tín ngưỡng. Và “tôn giáo” cũng có thể hiểu theo nghĩa thứ hai, là tổ chức tôn giáo. Như vậy, “truyền giáo,” trong ngữ cảnh Kitô giáo, có hai nghĩa:
- nghĩa thứ nhất: truyền giáo là truyền đạo, truyền một con đường sống, tức là làm cho các giá trị Tin Mừng được thấm nhập sâu rộng – nghĩa này thuộc phẩm tính;
- nghĩa thứ hai: truyền giáo là làm cho tổ chức tôn giáo của mình, tức Giáo Hội hữu hình, lan rộng ra – nghĩa này thuộc lượng tính.
Hẳn ai cũng mong muốn phẩm tăng theo lượng. Nhưng trong thực tế thì rất có thể, thậm chí rất thường, lượng đi một đàng phẩm đi một nẻo.
Thường Nhắm Nghĩa Nào?
Nói “truyền giáo,” chúng ta thường thiên về nghĩa nào trên đây? Cứ thăm dò, sẽ rõ. Đơn giản thôi, chẳng hạn đặt câu hỏi: Bạn được yêu cầu làm bản báo cáo về thành quả truyền giáo tại giáo xứ bạn trong một năm qua, tự nhiên bạn sẽ nghĩ đến điều gì trước nhất? Kể từ năm 2006 đến nay, người viết bài này đã có dịp thăm dò 4 lần như thế, với 4 nhóm khác nhau ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn (nhóm ít nhất 25 người, nhóm đông nhất 70 người, thuộc thành phần linh mục, tu sĩ, chủng sinh.) Cả 4 lần đều có trên 90% số người nhất trí trả lời rằng “để báo cáo thành quả truyền giáo, tôi sẽ nghĩ trước hết đến con số người lớn được rửa tội tại giáo xứ trong năm qua.” Rõ ràng, “truyền giáo” ở đây thiên về việc mở rộng Giáo Hội theo lượng tính.
Cũng khá dễ hiểu, nếu ta ghi nhận rằng không có tôn giáo nào có đặc tính tổ chức rõ rệt bằng Giáo Hội Công Giáo. Nói đến tôn giáo của mình, chúng ta thường nghĩ ngay đến Giáo Hội Công Giáo hữu hình - một tổ chức với phẩm trật, cơ chế, cơ sở, sinh hoạt rất chặt chẽ. Giáo Hội học của Công Đồng Trentô, nhấn mạnh tính cơ chế của Giáo Hội, có vai trò rất lớn trong việc củng cố ấn tượng này suốt trên 400 năm. Hai tiếng “truyền giáo,” quả thật, dễ gợi liên tưởng tức thời đến việc tăng số tín hữu trong sổ nhân danh, việc thiết lập cộng đoàn mới và xây dựng nhà thờ mới ở nơi chưa có.
Những Hàm Ý Của “Mission”
Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta dùng từ “truyền giáo” hoặc để dịch trực tiếp hoặc để chuyển tải hàm ý tương ứng với những từ như “mission” của tiếng Anh/Pháp, “missio” của La ngữ, vv. Từ “mission,” trước Vatican II, có thể liên hệ đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau như: việc gửi các thừa sai đến một vùng đất nào đó, hoạt động của các thừa sai, những vùng đất mà các thừa sai được gửi đến, các dòng thừa sai, và thậm chí “mission” cũng có nghĩa là toàn bộ thế giới ngoài Kitô giáo. Theo thần học truyền thống kể từ thế kỷ 16 thì ý niệm “mission” bao gồm: việc truyền bá đức tin, việc mở rộng triều đại của Thiên Chúa, việc làm cho người ngoại giáo trở lại, việc trồng Giáo Hội tại những miền đất mới.
Như vậy, các hàm ý của “mission” cũng có cả yếu tố phẩm và lượng như “truyền giáo.” Tuy nhiên, có điều đáng lưu ý, đó là từ “truyền giáo” chỉ chuyên biệt có nghĩa là “truyền giáo;” còn từ “mission” ở đây là một từ được vận dụng, dựa vào một nội hàm rộng hơn mà nó vốn có. Thử mở từ điển Lạc Việt, cả Anh lẫn Pháp, ta thấy nghĩa thứ nhất của “mission” là “sứ mệnh, nhiệm vụ,” nghĩa thứ hai là “sự đi công tác,” và nghĩa thứ ba mới là “sự truyền giáo.” Trong ngôn ngữ thần học cho tới thế kỷ 16, từ “mission” chỉ được dùng với nghĩa thứ nhất, là sứ mệnh, để trình bày giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha sai Chúa Con, và Chúa Thánh Thần được sai bởi Chúa Cha và Chúa Con.
Chúa Cha Sai Chúa Con Đi Truyền Giáo?
Với lai lịch của việc dùng từ “mission” như thế, ta dễ hiểu tại sao một luận đề căn bản của sứ mạng học là: Chỉ có một “mission,” đó là “mission” của Thiên Chúa (missio Dei). Không phải “mission” của Chúa Con, vì Chúa Con là nhà thừa sai nhận “mission” từ Cha. Rồi, cũng để thực hiện “mission” độc nhất ấy mà Chúa Thánh Thần được sai đến để cùng với Giáo Hội đi vào thế giới. (Ở đây tưởng cần mở ngoặc để nhấn mạnh rằng Chúa-Thánh-Thần-cùng-với-Giáo-Hội được sai đi để làm sứ mạng, chứ không phải như lời của những bài hát nào đó rằng “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi” vốn không chính xác là lời cũng chẳng phải là ý của bản văn Luca 4,18 hay Isaia 61,1.) Chỉ có missio Dei, cho nên “mission” mà Đức Giêsu trao cho các môn đệ để họ đảm nhận trong Thánh Thần, đó là chính “mission” của... Thiên Chúa. Vì thế thật khó mà dịch “mission” là “truyền giáo,” bởi sẽ lủng củng biết bao nếu nói “Thiên Chúa truyền giáo” hay nói “công cuộc truyền giáo của Thiên Chúa”!
Đức Giêsu – như được trình bày trong các Sách Tin Mừng – xem ra cũng không hề “truyền giáo” theo nghĩa là truyền bá một tổ chức tôn giáo. Nhiều năm sau khi Ngài về trời, người ta mới gọi các môn đệ của Ngài là “Kitô hữu.” Và Kitô giáo, xét như một tổ chức tôn giáo, chỉ tách ra khỏi lòng Do Thái giáo do những yếu tố lịch sử nhất định (mà xem ra không tất định!) Nếu nói rằng Đức Giêsu đã lập ra “Kitô giáo,” thì “Kitô giáo” ấy phải hiểu trước hết là Nước Trời, hay Nước Thiên Chúa, hay Triều Đại Thiên Chúa, với những đặc tính được mô tả rành rọt trong các Sách Tin Mừng. “Kitô giáo” ấy là loan báo Tin Mừng (nhất là cho người nghèo và những kẻ bị bỏ rơi), là yêu thương và phục vụ, là tha thứ và hòa giải, là chữa lành, là giải phóng... Đức Giêsu quan tâm ưu tiên đến phẩm tính của đời sống con người và của các mối tương quan, chứ Ngài không lấy cơ chế hay lấy tổ chức làm cứu cánh, cũng không chạy theo số lượng. “Mission” của Đức Giêsu, vì thế, rất khó mà dịch là “truyền giáo” theo nghĩa mà ta thường nhắm khi nói “truyền giáo”.
Từ Một Phong Trào Trở Thành Một Cơ Chế
Cũng thật khó để nói rằng công việc của các nhóm cộng đoàn tín hữu sơ khai tiên vàn là công việc bành trướng một tổ chức tôn giáo. Ta thấy sau biến cố Lễ Ngũ Tuần, Phêrô và các Tông Đồ đứng lên rao giảng cho các đám đông về Đức Giêsu Kitô, về sự cần thiết của “conversion” theo nghĩa là “hoán cải, trở về với Thiên Chúa.” Mãi sau này mới thấy lộ rõ dần ý nghĩa của “conversion” là “cải giáo, trở thành thành viên của Giáo Hội.” Các Tông Đồ lúc ban đầu vẫn vào ra Đền Thờ cầu nguyện như bất cứ con dân nào của cộng đồng Do Thái. Kitô giáo đã bắt đầu với tính ‘phong trào’ tối đa và tính ‘cơ chế’ tối thiểu.
Và dần dần, tính ‘cơ chế’ của Giáo Hội tăng lên, còn tính ‘phong trào’ giảm xuống. Đâu là những khác biệt giữa một phong trào và một cơ chế? Thật rõ, một phong trào thì tiến bộ, năng động, gây ảnh hưởng; nó nhìn về tương lai và sẵn sàng đón nhận các rủi ro, sẵn sàng vượt qua các biên giới... Trong khi đó, một cơ chế thì thiên về bảo thủ, thụ động, phòng thủ; nó nhìn về quá khứ và cố giữ những vành đai.
Dù sao thì thực tế là Kitô giáo đã khá sớm trở thành một cơ chế, với tổ chức ngày càng chặt chẽ và kích thước ngày càng lớn. Ngay cả dù vấp phải mấy vụ ly khai (Chính Thống Đông Phương hồi thế kỷ 11, Tin Lành và Anh Giáo hồi thế kỷ 16), thì Giáo Hội Công Giáo Rôma vẫn chứng tỏ mình là một cơ cấu vừa bề thế vừa tinh vi mà khó có tôn giáo hay tổ chức nào khác sánh kịp. Trong bối cảnh đó, “mission” của Giáo Hội Công Giáo mặc nhiên là “truyền giáo” hiểu theo cả hai nghĩa của từ này trong Việt ngữ, trong đó nghĩa thứ hai (thiên về lượng tính) mặc nhiên được dành ngày càng nhiều sự quan tâm. Mọi sự diễn ra khá xuôi chèo mát mái trong mười mấy thế kỷ ở Âu Châu, Mỹ Châu và phần nào đó ở Phi Châu, trong đó công việc của sứ mạng Kitô giáo thường đơn giản là “chinh phục và lật đổ.” Kitô giáo trở thành tôn giáo và văn hóa thống trị trên nhiều vùng rộng lớn. Nhưng khi đặt chân đến Á Châu, câu chuyện trở nên hoàn toàn khác.
Câu Chuyện Ở Á Châu
Lần nọ, nói chuyện với một nhóm linh mục và tu sĩ Việt Nam tại hội trường đài phát thanh Veritas Asia ở Manila, nhà thần học Mỹ gốc Việt Peter C. Phan đã hóm hỉnh nhận định rằng: Con số không nói hết chuyện nhưng con số cũng nói được phần nào câu chuyện. Nếu một công ty có sản phẩm rất tốt đến tiếp thị tại một khu vực dân cư đông đúc, và sau hơn 400 năm chào hàng, chưa tới 4 phần trăm dân số ở đó chịu mua sản phẩm, thì chắc chắn công ty ấy đã làm ăn quá dở và cần xem lại cách làm ăn của mình. Đó là một phóng họa lịch sử loan báo Tin Mừng ở Á Châu. Và Việt Nam có phần của mình trong phóng họa này.
Sự kiện Á Châu bướng bỉnh không chịu ‘mua hàng’ chắc hẳn có liên hệ rất nhiều đến cung cách Giáo Hội ‘chào hàng’ trong tâm thức “truyền giáo” hiểu là “mở rộng một tổ chức tôn giáo,” và trong cách thức đã từng tỏ ra hiệu quả ở các nơi khác, đó là “chinh phục và lật đổ”! Tâm thức và cách thức này như bị dội lại khi gặp hai cột trụ sừng sững của các dân tộc Á Châu: tức các tôn giáo lớn và các nền văn hóa kỳ cựu tại lục địa này, kỳ cựu hơn Kitô giáo rất nhiều. Chỉ xét về mặt tâm lý ứng xử thôi, thì một tín đồ cắm sâu trong truyền thống Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo hay Lão giáo, chẳng hạn, chắc chắn sẽ cảm thấy bị tổn thương và do đó sẽ đề kháng khi họ nhận ra các Kitô hữu đến để “truyền giáo” cho họ, theo nghĩa là để chinh phục họ, để xóa tôn giáo và văn hóa của họ và thay vào đó bằng Kitô giáo. Họ sẽ lịch sự nói cám ơn và quay đi chỗ khác khi nhận ra các Kitô hữu đến với họ trong tư thế của ông nhà giàu tự tôn và trịch thượng chỉ biết dạy và cho mà thôi chứ không hề biết học và nhận.
“Cuộc Tranh Cãi Về Nghi Thức Trung Hoa” hồi đầu thế kỷ 17 và những diễn biến sau đó là một bài học ‘xương máu’ cho sứ mạng của Giáo Hội, không chỉ ở Trung Hoa hay Ấn Độ mà còn tại nhiều nước khác nữa. Phải mất ba thế kỷ, Giáo Hội mới ‘nghĩ lại’ mà chấp thuận cho người Công Giáo Trung Hoa (từ 1939) và Việt Nam (từ 1964) có những thực hành tôn kính tổ tiên, thì ta đừng ngạc nhiên và cũng đừng phiền trách tại sao nhiều anh chị em lương dân ngày nay vẫn còn nghĩ rằng “theo đạo là bỏ ông bà.” Vì đâu mà Giáo Hội phạm sai lầm quá lớn và quá lâu dài như vậy? Vì ảnh hưởng của chế độ thực dân tây phương, và vì cảm thức tự tôn văn hóa nơi người tây phương. Thời ấy, các Kitô hữu tây phương không hề ý thức rằng thần học của họ đã bị điều kiện hóa bởi bối cảnh văn hóa; họ đơn sơ nghĩ rằng thần học ấy có hiệu lực phổ quát và siêu văn hóa. Và vì văn hóa tây phương được coi là văn hóa Kitô giáo, nên rõ ràng là văn hóa này phải được ‘xuất khẩu’ cùng với đức tin Kitô giáo!
Hội Nhập Văn Hóa và Đối Thoại Tôn Giáo
Rất may là Giáo Hội ngày nay đã ‘nghĩ lại’ và - ít ra trên nguyên tắc - đã nhìn nhận nhu cầu khẩn thiết phải hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo. Về hội nhập văn hóa, Công Đồng Vatican II khẳng định rằng cuộc gặp gỡ giữa truyền thống Kitô giáo với quan niệm về cuộc sống và các cấu trúc xã hội của các dân tộc khác nhau là điều cần thiết để đạt tới một áp dụng sâu xa đời sống Kitô giáo vào các đặc điểm riêng của mỗi nền văn hóa (Ad gentes, 22). Nếu Tin Mừng phải thấm nhập vào trái tim của người ta, thì điều này chỉ có thể xảy ra xuyên qua các giá trị văn hóa và các truyền thống sống động của những con người ấy. Về đối thoại tôn giáo, Vatican II tuyên bố càng hùng hồn hơn nữa: “Giáo Hội Công Giáo không bác bỏ bất cứ điều gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo” (Nostra aetate, 2). Đây là lần đầu tiên, sau ngót hai mươi thế kỷ, Giáo Hội chính thức nhìn nhận giá trị và hiệu lực của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Những luồng sáng của Công Đồng Vatican II đã thực sự khơi nguồn cảm hứng. Chưa bao giờ hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo được nói đến nhiều như bốn thập niên qua. Ngay trong thời gian diễn ra Công Đồng, Đức Phaolô VI đã công bố thông điệp Ecclesiam Suam (1964), một giáo huấn chuyên đề về đối thoại, trong đó ngài khẳng định rằng đối thoại là cách thi hành bài sai của Đức Kitô: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (x. số 64). Ba năm sau, năm 1967, cũng chính từ nhãn giới mới này về sứ mạng Kitô giáo mà Đức Phaolô VI đã quyết định chính thức đổi Bộ Truyền Bá Đức Tin (hay Bộ Truyền Giáo) thành Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Chữ “đức tin” (fide) chẳng có ‘tội’ gì ở đây; hẳn là vị giáo hoàng nhìn thấy vấn đề ở chữ “truyền” (propaganda), nhất là ở cách thức “truyền” vốn không mấy kiến hiệu, cách riêng tại Á Châu là nơi chiếm đến hơn một nửa dân số thế giới. Một sự thay đổi đầy hàm ý của vị giáo hoàng! Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cụm từ “Bộ Truyền Giáo” vẫn còn tiếp tục được dùng một cách rất tự nhiên và nhiều khi ngay cả trong các bản văn chính thức, cho đến tận hôm nay.
Có Những Căng Thẳng, Xôn Xao
Câu chuyện về hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo là câu chuyện ‘ruột’ của các giám mục FABC (Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu). Đó là hai trong ba cuộc đối thoại mà các ngài xác lập là đường hướng căn bản của mình. Có thể nói, trong bốn mươi năm qua, không ở đâu khác mà đề tài hội nhập văn hóa và đối thoại tôn giáo được suy tư, thảo luận dày công cho bằng ở FABC. Nhưng câu chuyện này cũng không hề đơn giản. Đã có những căng thẳng, trong một bối cảnh mà thẩm quyền cao nhất trong Giáo Hội thường xuyên tỏ ra đặc biệt nhạy cảm và dè dặt đối với hai lãnh vực này. Như người ta còn nhớ những phản ứng mạnh mẽ đối với Lineamenta, hồi chuẩn bị synod 1998, từ phía các hội đồng giám mục của FABC, nhất là các hội đồng giám mục Nhật Bản, Indonesia, và cả Việt Nam. Cũng trong những năm 97 và 98 ấy, đã xảy ra một loạt các vụ cảnh cáo hay phạt vạ đối với một số tác giả linh đạo hay thần học gia viết về ‘tôn giáo’ như Tissa Balasuriya, Perry Schmidt-Leukel, Jacques Dupuis, Anthony de Mello. Mới đây hơn, Roger Haight, Jon Sobrino, Peter C. Phan... nối vào danh sách đó, cũng vì những vấn đề ‘dầu sôi lửa bỏng’ là thần học tôn giáo và Kitô học.
Sứ Mạng Ở Giữa Lương Dân (inter gentes) của FABC
Thật không dễ dàng chút nào! Nhưng từ kinh nghiệm hiện thực, từ niềm xác tín sâu xa, và cả từ sự kiên nhẫn và mềm mỏng cần thiết, các giám mục FABC vẫn tiếp tục định hình ngày càng rõ tầm nhìn sứ mạng của mình. Tầm nhìn này mới đây được Jonathan Yun-ka Tan tổng kết trong cụm từ “missio inter gentes” – và ông ghi nhận:
“Đối với FABC, loan báo Tin Mừng không phải là ‘con đường một chiều’ hay ‘sự rao giảng một chiều’ về những nguyên tắc tín lý hay những chân lý đức tin trừu tượng... Sứ mạng là một cái gì lớn rộng hơn việc trồng một Giáo Hội địa phương mới ở nơi mà nó chưa hiện diện. Các giám mục Á Châu không coi các dân tộc Á Châu như những đối tượng của sứ mạng, theo nghĩa là phải được giúp cải giáo và đưa vào Giáo Hội, mặc dù các Kitô hữu sẵn sàng mời gọi họ như thế. Đúng hơn, đích nhắm của sứ mạng inter gentes của các Giáo Hội địa phương Á Châu được đồng hóa với chính đích nhắm của sứ mạng Đức Giêsu: đem Nước Thiên Chúa đến giữa đồng bào mình.
“Hơn nữa, FABC nghĩ về sứ mạng của Giáo Hội như là được cảm hứng từ hoạt động trước của Thiên Chúa trong thế giới, xuyên qua sứ mạng của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Thực vậy, theo nhận định của FABC, những nền móng cứu độ học sâu sắc của các tôn giáo và triết học Á Châu - vốn truyền cảm hứng cho vô số người Á Châu - không phải là những sự dữ, nhưng xuất phát từ chính Thiên Chúa... Kho tàng khôn ngoan của các triết học và các tôn giáo Á Châu được tác động bởi chính Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động vượt quá các ranh giới của Giáo Hội cơ chế.
“Phương thế chủ yếu của missio inter gentes là đối thọai, một cuộc gặp gỡ hai chiều giữa Tin Mừng Kitô giáo với các thực tại ba mặt của Á Châu: các nền văn hóa, các tôn giáo, và người nghèo. Ở đây, rõ ràng là không chỉ các thực tại xã hội tôn giáo Á Châu được nên phong phú hơn nhờ Kitô giáo, mà Kitô giáo cũng được phong phú hơn nhờ các thực tại này. FABC xem đối thọai và hòa điệu là điều thiết yếu...”
Điểm chung giữa tầm nhìn missio inter gentes (của FABC) và tầm nhìn ad gentes (truyền thống) là cả hai cùng khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết của sứ mạng. Nhưng có những khác biệt trong một số sự nhấn mạnh và trong các mối ưu tiên. Có thể đối chiếu như sau:
Missio AD gentes
1. Xác nhận sự cần thiết của sứ mạng.
2. Nhấn mạnh khía cạnh tại sao, cái gì, và ai của sứ mạng.
3. Giả thiết Au Châu (hay Rôma) là trung tâm của chân lý – và các nhà thừa sai từ đó đi đến với các vùng ngu dốt, tối tăm...
4. Khó chịu với bối cảnh đa nguyên tôn giáo ở Á Châu.
5.Ưu tiên rao giảng bằng lời nói. Phương thức sứ mạng có nhiều tính đối đầu.
6. Mục tiêu sứ mạng nghiêng về trồng Giáo Hội.
7. Có xu hướng đo lường thành quả sứ mạng bằng những con số (lượng tính).
Missio INTER Gentes
1. Xác nhận sự cần thiết của sứ mạng.
2. Nhấn mạnh khía cạnh thế nào của sứ mạng.
3. Nhìn nhận Thần Chân Lý vốn hoạt động trong các nền văn hoá và các tôn giáo.
4. Thoải mái với bối cảnh đa nguyên tôn giáo ở Á Châu.
5. Ưu tiên rao giảng bằng chứng tá. Phương thức sứ mạng nhắm làm cho Tin Mừng Kitô giáo thấm nhập vào trong các thực tại Á Châu.
6. Mục tiêu sứ mạng là: xây dựng Nước Thiên Chúa.
7. Chọn phương thức phẩm tính để tiếp cận và đánh giá thành quả sứ mạng.
Thay Lời Kết
Trong bối cảnh Việt Nam, nếu thêm một mục thứ 8 nữa vào hai cột đối chiếu trên, đề cập về từ ngữ để gọi sứ mạng Kitô giáo, chắc hẳn ta có thể ghi vào cột ad gentes là “truyền giáo,” còn cột inter gentes có thể là “sứ mạng” hay “làm chứng” hay hình tượng hơn: “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... Đó là những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế - công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Linh mục Lê Công Đức
(joslcd@yahoo.com)
Phim Tuổi Trẻ Việt Nam: Bụi Đời “Dust Of Life”
Linh Mục Văn Chi
16:45 11/11/2009
Thứ 7 ngày 7 tháng 11 năm 2009, tôi được vinh hạnh tham dự ngày chiếu phim Bụi Đời “Dust of Life” do Đạo Diễn Trẻ Việt Nam Lê Văn Kiệt mời. Thật là một vinh dự cho cá nhân tôi. Khi đến rạp Star Performing Arts Center tại Fountain Valley, tôi gặp nhà Đạo Diễn Việt Nam trẻ Lê Văn Kiệt cùng bà mẹ là chị Cao Thị Bích với người Cha là anh Đào Văn Nghi. Tôi được biết gia đình nhà Đạo diễn trẻ từ lâu, khi anh còn là cậu học trò 12 tuổi. Lúc đó, cậu bé Lê Văn Kiệt với tên là Huy Đào đang đi học trung học… Tôi thường nói chuyện với cậu học sinh này nhiều lần, và em ước mơ trở thành nhà Đạo Diễn trong nghề Phim Ảnh, và ước mơ của cậu học sinh sau khi tốt nghiệp Đại Học UCLA về Điện Ảnh đã thành sự thực. Hôm nay, gặp lại Lê Văn Kiệt tôi nói với anh:
- Ước mơ của con nay thành sự thật phải không?
Lê Văn Kiệt mỉm cười trong xúc động và khiêm tốn xen lẫn vui tươi tự tin trả lời:
- Đúng thế cha ạ.
- Cha xin phỏng vấn Lê Văn Kiệt được không?
- Con sẵn sàng, thưa cha.
Máy quay phim của tôi được mở ra. Tôi thâu hình những tấm bích chương quảng cáo của cuốn phim Bụi Đời “Dust of Life” và nhà Đạo Diễn Việt Nam trẻ tuổi mới 31 tuổi đời. Lê Văn Kiệt rất dễ thương và tự tin, thông thạo Anh Ngữ và Việt Ngữ đứng trước ống kính của tôi.
- Con thực hiện cuốn phim đầu tay Bụi Đời với mục đích gì?
- Con muốn gửi một message cho thế giới nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng về sự quan trọng của nền giáo dục gia đình, sự cần thiết về mối tương quan giữa cha mẹ và con cái. Đặc biệt trong mái ấm gia đình, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con cái, để tránh đi những tiêu cực trong đời sống gia đình, và đặc biệt cho giới trẻ Việt Nam.
- Trong quảng cáo về cuốn phim đầu tay Bụi Đời của con, cha thấy thái độ quảng đại và bác ái của con, khi dành trọn số tiền của ngày trình chiếu đầu tiên dành cho Hội Ung Thư Việt Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation – VACF) và Project MotiVATe (Chương Trình Cố Vấn Thanh Thiếu Niên Mỹ Gốc Việt), đồng thời, còn ủng hộ tài chánh cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể quận Orange. Qua những nghĩa cử bác ái này, đâu là lý do thúc đẩy con làm dấn thân thực hiện công việc đáng trân quý này?
- Thưa cha, vì con là một người trẻ Việt Nam, muốn đóng góp cho giới trẻ Việt Nam một mảng đời của mình, để giúp đỡ những người trẻ Việt Nam khác không được may mắn như con, và đang trong những thời kỳ khó khăn tại xã hội Mỹ hôm nay.
- Trong tương lai, với tư cách của một Đạo Diễn Việt Nam trẻ tuổi tại Mỹ, ước mơ của con thế nào?
- Con sẽ thực hiện một cuốn phim đặc biệt với nhiều bất ngờ mà con đã thai nghén từ lâu trong cuộc sống và ấp ủ con trong những năm tháng học về nghề điện ảnh…Cuốn phim này chắc chắn sẽ gây nhiều hứng thú và bất ngờ cho thế giới nói chung và cho Cộng Đồng Việt Nam nói riêng…Tuy nhiên, con chưa thể tiết lộ những chi tiết về cuốn phim bất ngờ này…
Tôi tôn trọng và trân quý tâm tư ước mơ của nhà Đạo Diễn trẻ tuổi Lê Văn Kiệt…Chương trình chiếu phim sắp bắt đầu, tôi cùng bà mẹ của nhà Đạo Diễn theo đoàn người vào trong rạp Star Performing Center để thưởng thức cuốn phim đầu tay Bụi Đời của Đạo Diễn trẻ Lê Văn Kiệt…
Đúng 10 giờ, màn ảnh đại vĩ tuyến trình chiếu…
Chuyện Phim Bụi Đời “Dust of Life” xoay quanh câu chuyện về một số thanh niên trẻ Việt Nam tại Quận Cam vào những năm đầu thập niên 1990. Phim kể về một thanh niên trẻ tên Johnny, người đã bị mồ côi cả cha lẫn mẹ trên đường vượt biển tìm tự do. Lớn lên ở Mỹ trong gia đình người chị, Johnny cảm thấy hội nhập trên đất mới rất khó khăn, và những sự chọn lựa bị giới hạn trong thế giới mới của mình. Johnny trở nên tuyệt vọng khi mối quan hệ của mình với những thanh niên trẻ xung quanh bắt đầu có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, và cạm bẫy luôn đầy dẫy. Niềm hy vọng có vẻ như xa vời hơn bao giờ hết đối với Johnny. Qua sự giúp đỡ, khuyên nhủ của một vị linh mục Công Giáo, Johnny được nhắc nhở đến quá khứ của mình để tránh không sa ngã trong hiện tại. Người thanh niên trẻ Johnny đã tha thiết với niềm tin của mình, dù sống trong thế giới của băng đảng thời kỳ nguy hiểm, trong những cạm bẫy và thách đố khôn lường, Johnny đã trở về, mặc dù đã phải trả một giá khá đắt cho cuộc đời…
Những hình ảnh, những câu chuyện cuộc đời, những diễn xuất được trình chiếu khá xuất sắc qua các vai chính của câu chuyện Bụi Đời. Chàng trai Việt trẻ tuổi Johnny diễn xuất do Devon Duy Nguyễn Johnny, Cô bé Huynh Trưởng Mai với Thu-Mai Trần và các nhân vật khác, được nhà Đạo Diễn trẻ tuổi Lê Văn Kiệt viết kịch bản và sắp xếp, cùng với phụ tá Đạo Diễn Eric Groff, nhà kỹ thuật Điện Ảnh Jason Inouye, và nhà soạn nhạc Hollywood Jason Solowsky…đã thể hiện trọn vẹn về câu chuyện thật của “Những Mảng Đời người Trẻ Việt Nam” trong những ngày hội nhập vào xã hội mới rất tuyệt vời…Những sinh hoạt giáo lý và niềm tin của các em Thiếu Nhi Thánh Thể dưới mái Nhà Thờ, những hình ảnh sinh động với dáng dấp quậy phá ngang bướng của tuổi trẻ, những diễn xuất tâm lý của những giằng co, thách đố giữa 2 ranh giới thiện và ác, nbững khác biệt tâm lý giữa cha mẹ và con cái rất thật, được diễn xuất tài tình và nghệ thuật…
Cuốn phim lôi kéo sự chú ý của giới truyền thông Việt Nam cũng như Hoa Kỳ. Tờ Báo Los Angeles Times đánh giá: “cay đắng … mạnh mẽ … rung động …” Các Báo Chí Việt Nam nhận định như Báo Viễn Đông: “chuyện trong phim có thể tiêu biểu cho bất cứ gia đình nào trong thời điểm này ” Trong ngày trình chiếu đầu tiên và thứ 6 ngày 6 tháng 11, cả rạp Star Performing Center chật ních người đến thưởng thức…Quý văn nghệ sĩ, tài tử, giới truyền thông Báo Chí, Radio, Truyền Hình…Tất cả đều tham dự và hân hoan chúc mừng Nhà Đạo Diễn Trẻ Tuổi Việt Nam Lê Văn Kiệt…
Tôi hoà nhập vào chuyện phim Bụi Đời…Những hình ảnh niềm tin của các em Thiếu Nhi Thánh Thể…Những xung đột gia đình giữa cha mẹ và con cái…Những pha gây cấn của sinh hoạt băng đảng rất thật…Những chuyện tình lãng mạng của tuổi Thiếu Niên Việt Nam…Những lý luận về cuộc đời của nhiều thế hệ khác biệt…Những thách đố, những cạm bẫy, những đấu tranh nội tâm của một Johnny…Những tội ác của thần ác…Những khuynh hướng về một cuộc sống tốt đẹp cần được phát huy cho tuổi trẻ Việt Nam…Tất cả đều được diễn xuất tuyệt vời về nhiều góc cạnh của cuộc sống Việt Nam…
Kết thúc chuyện phim Bụi Đời “Dust of Life” với một sự trở về đầy ý nghĩa của chàng trai Việt Nam trẻ tuổi Johnny, sau những thăng trầm, những thách đố, những đấu tranh nội tâm trong xã hội băng đảng, một mảng đời của hình ảnh các gia đình Việt Nam đã và đang sống trong nếp sống mới tại hải ngoại hôm nay … Và niềm hạnh phúc tiến tới niềm mơ ước thành công và cuộc sống tốt đẹp trong niềm tin nơi các gia đình Việt Nam được thể hiện rõ nét…
Màn ảnh Bụi Đời “Dust of Life” đóng lại…Tôi và mọi người ra về…Nhưng những hình ảnh, những mảng cuộc đời tuổi trẻ hôm Việt Nam hôm nay, những pha gây cấn, những đấu tranh ác liệt giữa thiện và ác, niềm tin vào Thiên Chúa nơi tâm hồn người trẻ Việt Nam đã mang lại cho Johnny và tuổi trẻ Việt Nam một cuộc đời có nhiều ý nghĩa…Tất cả còn đọng lại trong tôi một cảm xúc trìu mến và yêu thương tuổi trẻ Việt Nam, đang lăn lộn và chiến đấu không ngừng với cuộc sống nhiều thách đố trong thế giới hôm nay…Nhưng các bạn trẻ Việt Nam sẽ thành công trong vinh quang, sẽ chiến thắng trong những thách đố của cuộc đời, với niềm tin vào Thiên Chúa, và với hành trang do gia tài cuả tiền nhân Việt Nam và nền Văn Hoá Việt Nam ngời sáng, đang ảnh hưởng trong mọi ngõ ngách của cuộc sống tuổi trẻ Việt Nam…
Mến chúc phim Bụi Đời và nhà Đạo Diễn Việt Nam trẻ tuổi Lê Văn Kiệt, cùng các bạn trẻ Việt Nam thành công trong cuộc sống, vượt qua những thách đố của cuộc đời…với gia tài tiền nhân Việt Nam để lại, cùng với nền Văn Hoá Việt Nam trân quý mà các bạn đã hấp thụ và tha thiết trong yêu thương của cuộc đời.
USA 10.11.2009.
- Ước mơ của con nay thành sự thật phải không?
Lê Văn Kiệt mỉm cười trong xúc động và khiêm tốn xen lẫn vui tươi tự tin trả lời:
- Đúng thế cha ạ.
- Cha xin phỏng vấn Lê Văn Kiệt được không?
- Con sẵn sàng, thưa cha.
Máy quay phim của tôi được mở ra. Tôi thâu hình những tấm bích chương quảng cáo của cuốn phim Bụi Đời “Dust of Life” và nhà Đạo Diễn Việt Nam trẻ tuổi mới 31 tuổi đời. Lê Văn Kiệt rất dễ thương và tự tin, thông thạo Anh Ngữ và Việt Ngữ đứng trước ống kính của tôi.
- Con thực hiện cuốn phim đầu tay Bụi Đời với mục đích gì?
- Con muốn gửi một message cho thế giới nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng về sự quan trọng của nền giáo dục gia đình, sự cần thiết về mối tương quan giữa cha mẹ và con cái. Đặc biệt trong mái ấm gia đình, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con cái, để tránh đi những tiêu cực trong đời sống gia đình, và đặc biệt cho giới trẻ Việt Nam.
- Trong quảng cáo về cuốn phim đầu tay Bụi Đời của con, cha thấy thái độ quảng đại và bác ái của con, khi dành trọn số tiền của ngày trình chiếu đầu tiên dành cho Hội Ung Thư Việt Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation – VACF) và Project MotiVATe (Chương Trình Cố Vấn Thanh Thiếu Niên Mỹ Gốc Việt), đồng thời, còn ủng hộ tài chánh cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể quận Orange. Qua những nghĩa cử bác ái này, đâu là lý do thúc đẩy con làm dấn thân thực hiện công việc đáng trân quý này?
- Thưa cha, vì con là một người trẻ Việt Nam, muốn đóng góp cho giới trẻ Việt Nam một mảng đời của mình, để giúp đỡ những người trẻ Việt Nam khác không được may mắn như con, và đang trong những thời kỳ khó khăn tại xã hội Mỹ hôm nay.
- Trong tương lai, với tư cách của một Đạo Diễn Việt Nam trẻ tuổi tại Mỹ, ước mơ của con thế nào?
- Con sẽ thực hiện một cuốn phim đặc biệt với nhiều bất ngờ mà con đã thai nghén từ lâu trong cuộc sống và ấp ủ con trong những năm tháng học về nghề điện ảnh…Cuốn phim này chắc chắn sẽ gây nhiều hứng thú và bất ngờ cho thế giới nói chung và cho Cộng Đồng Việt Nam nói riêng…Tuy nhiên, con chưa thể tiết lộ những chi tiết về cuốn phim bất ngờ này…
Tôi tôn trọng và trân quý tâm tư ước mơ của nhà Đạo Diễn trẻ tuổi Lê Văn Kiệt…Chương trình chiếu phim sắp bắt đầu, tôi cùng bà mẹ của nhà Đạo Diễn theo đoàn người vào trong rạp Star Performing Center để thưởng thức cuốn phim đầu tay Bụi Đời của Đạo Diễn trẻ Lê Văn Kiệt…
Đúng 10 giờ, màn ảnh đại vĩ tuyến trình chiếu…
Chuyện Phim Bụi Đời “Dust of Life” xoay quanh câu chuyện về một số thanh niên trẻ Việt Nam tại Quận Cam vào những năm đầu thập niên 1990. Phim kể về một thanh niên trẻ tên Johnny, người đã bị mồ côi cả cha lẫn mẹ trên đường vượt biển tìm tự do. Lớn lên ở Mỹ trong gia đình người chị, Johnny cảm thấy hội nhập trên đất mới rất khó khăn, và những sự chọn lựa bị giới hạn trong thế giới mới của mình. Johnny trở nên tuyệt vọng khi mối quan hệ của mình với những thanh niên trẻ xung quanh bắt đầu có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, và cạm bẫy luôn đầy dẫy. Niềm hy vọng có vẻ như xa vời hơn bao giờ hết đối với Johnny. Qua sự giúp đỡ, khuyên nhủ của một vị linh mục Công Giáo, Johnny được nhắc nhở đến quá khứ của mình để tránh không sa ngã trong hiện tại. Người thanh niên trẻ Johnny đã tha thiết với niềm tin của mình, dù sống trong thế giới của băng đảng thời kỳ nguy hiểm, trong những cạm bẫy và thách đố khôn lường, Johnny đã trở về, mặc dù đã phải trả một giá khá đắt cho cuộc đời…
Những hình ảnh, những câu chuyện cuộc đời, những diễn xuất được trình chiếu khá xuất sắc qua các vai chính của câu chuyện Bụi Đời. Chàng trai Việt trẻ tuổi Johnny diễn xuất do Devon Duy Nguyễn Johnny, Cô bé Huynh Trưởng Mai với Thu-Mai Trần và các nhân vật khác, được nhà Đạo Diễn trẻ tuổi Lê Văn Kiệt viết kịch bản và sắp xếp, cùng với phụ tá Đạo Diễn Eric Groff, nhà kỹ thuật Điện Ảnh Jason Inouye, và nhà soạn nhạc Hollywood Jason Solowsky…đã thể hiện trọn vẹn về câu chuyện thật của “Những Mảng Đời người Trẻ Việt Nam” trong những ngày hội nhập vào xã hội mới rất tuyệt vời…Những sinh hoạt giáo lý và niềm tin của các em Thiếu Nhi Thánh Thể dưới mái Nhà Thờ, những hình ảnh sinh động với dáng dấp quậy phá ngang bướng của tuổi trẻ, những diễn xuất tâm lý của những giằng co, thách đố giữa 2 ranh giới thiện và ác, nbững khác biệt tâm lý giữa cha mẹ và con cái rất thật, được diễn xuất tài tình và nghệ thuật…
Nhà Đạo Diễn Trẻ Việt Nam Lê Văn Kiệt với Phim Bụi Đời. |
Tôi hoà nhập vào chuyện phim Bụi Đời…Những hình ảnh niềm tin của các em Thiếu Nhi Thánh Thể…Những xung đột gia đình giữa cha mẹ và con cái…Những pha gây cấn của sinh hoạt băng đảng rất thật…Những chuyện tình lãng mạng của tuổi Thiếu Niên Việt Nam…Những lý luận về cuộc đời của nhiều thế hệ khác biệt…Những thách đố, những cạm bẫy, những đấu tranh nội tâm của một Johnny…Những tội ác của thần ác…Những khuynh hướng về một cuộc sống tốt đẹp cần được phát huy cho tuổi trẻ Việt Nam…Tất cả đều được diễn xuất tuyệt vời về nhiều góc cạnh của cuộc sống Việt Nam…
Kết thúc chuyện phim Bụi Đời “Dust of Life” với một sự trở về đầy ý nghĩa của chàng trai Việt Nam trẻ tuổi Johnny, sau những thăng trầm, những thách đố, những đấu tranh nội tâm trong xã hội băng đảng, một mảng đời của hình ảnh các gia đình Việt Nam đã và đang sống trong nếp sống mới tại hải ngoại hôm nay … Và niềm hạnh phúc tiến tới niềm mơ ước thành công và cuộc sống tốt đẹp trong niềm tin nơi các gia đình Việt Nam được thể hiện rõ nét…
Màn ảnh Bụi Đời “Dust of Life” đóng lại…Tôi và mọi người ra về…Nhưng những hình ảnh, những mảng cuộc đời tuổi trẻ hôm Việt Nam hôm nay, những pha gây cấn, những đấu tranh ác liệt giữa thiện và ác, niềm tin vào Thiên Chúa nơi tâm hồn người trẻ Việt Nam đã mang lại cho Johnny và tuổi trẻ Việt Nam một cuộc đời có nhiều ý nghĩa…Tất cả còn đọng lại trong tôi một cảm xúc trìu mến và yêu thương tuổi trẻ Việt Nam, đang lăn lộn và chiến đấu không ngừng với cuộc sống nhiều thách đố trong thế giới hôm nay…Nhưng các bạn trẻ Việt Nam sẽ thành công trong vinh quang, sẽ chiến thắng trong những thách đố của cuộc đời, với niềm tin vào Thiên Chúa, và với hành trang do gia tài cuả tiền nhân Việt Nam và nền Văn Hoá Việt Nam ngời sáng, đang ảnh hưởng trong mọi ngõ ngách của cuộc sống tuổi trẻ Việt Nam…
Mến chúc phim Bụi Đời và nhà Đạo Diễn Việt Nam trẻ tuổi Lê Văn Kiệt, cùng các bạn trẻ Việt Nam thành công trong cuộc sống, vượt qua những thách đố của cuộc đời…với gia tài tiền nhân Việt Nam để lại, cùng với nền Văn Hoá Việt Nam trân quý mà các bạn đã hấp thụ và tha thiết trong yêu thương của cuộc đời.
USA 10.11.2009.
Thông Báo
Phân ưu: Cụ Cố Phêrô Nguyễn Văn Uy qua đời
BGD Vietcatholic
09:38 11/11/2009
Phân Ưu
Được tin Cụ Cố Phêrô Nguyễn Văn Uy
đã từ trần tại Sàigòn ngày 7 tháng 11 năm 2009
Hưởng thọ 79 tuổi
Ban Giám Đốc và toàn thể Ban Biện Tập Vietcatholic thành kính phân ưu cùng tang quyến và ông Peter Nguyễn Minh Trung, cộng tác viên thường trực của Thông Tấn Xã Việtcatholic.
Nguyện xin Thiên Chúa đưa linh hồn cụ cố Phêrô vể hưởng nhan thánh Chúa.
LM Trần Công Nghị
Được tin Cụ Cố Phêrô Nguyễn Văn Uy
đã từ trần tại Sàigòn ngày 7 tháng 11 năm 2009
Hưởng thọ 79 tuổi
Ban Giám Đốc và toàn thể Ban Biện Tập Vietcatholic thành kính phân ưu cùng tang quyến và ông Peter Nguyễn Minh Trung, cộng tác viên thường trực của Thông Tấn Xã Việtcatholic.
Nguyện xin Thiên Chúa đưa linh hồn cụ cố Phêrô vể hưởng nhan thánh Chúa.
LM Trần Công Nghị