Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/11: Khôn ngoan trong sử dụng của cải - Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:16 09/11/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: ‘Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!’ Người quản gia liền nghĩ bụng: ‘Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!’
“Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: ‘Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?’ Người ấy đáp: ‘Một trăm thùng dầu ô-liu.’ Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.’ Rồi anh ta hỏi người khác : ‘Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?’ Người ấy đáp: ‘Một ngàn giạ lúa.’ Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.’
“Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:25 09/11/2023
7. Người có nhiều tài sản của thế tục thì làm rườm rà cho linh hồn, và cản trở nó không bay thẳng lên thiên đàng.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:29 09/11/2023
96. ĐÔNG HÔN HẦU NỬA TỈNH NỬA MÊ
Thích sứ Tiêu Diễn ở Ung Châu lợi dụng nước Tề có nội loạn, bèn khởi binh đánh Tề đế là Đông Hôn Hầu, và bao vây chặt chẻ bên ngoài thành Kiến Nghiệp (1) dứt đường cứu viện, tình trạng rất là nguy cấp.
Các mưu sĩ hiến kế cho Đông Hôn Hầu là phải dùng đến hơn một trăm tấm gỗ dày cất giữ phía sau từ đường để làm khí cụ giữ thành. Đông Hôn Hầu vẫn cứ bủn xỉn không thay đổi, nói:
- “Mấy tấm ván đó là để làm vật liệu xây từ đường, không thể dùng được !”
Tướng lãnh tâm phúc cuối cùng đã bỏ đi, Đông Hôn Hầu bị Tiêu Diễn giết chết, nước Tề bị diệt.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 96:
Việc đại sự của ông vua là sự sống còn của đất nước chứ không phải là việc xây nhà từ đường, bởi vì đất nước còn thì tất cả còn, đất nước mất thì mất tất cả…
Việc đại sự của mục tử là đi tìm con chiên lạc trở về và chăm sóc chữa trị các con chiên bị bệnh, bồi dưỡng các con chiên khỏe mạnh, chứ không phải ngồi nhà để “điểm danh” con chiên này tuần này không xin lễ cầu hồn cho ba nó, con chiên kia không thấy đến nhà thờ.v.v…
Việc đại sự của người Ki-tô hữu là làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Chúa Giê-su, tức là sống hiền lành và khiêm tốn với tất cả mọi người, chứ không phải là chỉ trích người này dốt giáo lý, người kia làm biếng đi dâng lễ…
Việc đại sự của Đức Chúa Giê-su là cứu chuộc nhân loại nên Ngài đã hy sinh tất cả kể cả mạng sống của mình, thì người Ki-tô hữu sá chi mấy tấm ván vô tri vô giác là kiêu ngạo ghét ghen mà không nghe lời cha giải tội khuyên bảo, để đến nỗi phải chết mất linh hồn đời này và đời sau chứ?
(1) Bây giờ là Nam Kinh-Trung Quốc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thích sứ Tiêu Diễn ở Ung Châu lợi dụng nước Tề có nội loạn, bèn khởi binh đánh Tề đế là Đông Hôn Hầu, và bao vây chặt chẻ bên ngoài thành Kiến Nghiệp (1) dứt đường cứu viện, tình trạng rất là nguy cấp.
Các mưu sĩ hiến kế cho Đông Hôn Hầu là phải dùng đến hơn một trăm tấm gỗ dày cất giữ phía sau từ đường để làm khí cụ giữ thành. Đông Hôn Hầu vẫn cứ bủn xỉn không thay đổi, nói:
- “Mấy tấm ván đó là để làm vật liệu xây từ đường, không thể dùng được !”
Tướng lãnh tâm phúc cuối cùng đã bỏ đi, Đông Hôn Hầu bị Tiêu Diễn giết chết, nước Tề bị diệt.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 96:
Việc đại sự của ông vua là sự sống còn của đất nước chứ không phải là việc xây nhà từ đường, bởi vì đất nước còn thì tất cả còn, đất nước mất thì mất tất cả…
Việc đại sự của mục tử là đi tìm con chiên lạc trở về và chăm sóc chữa trị các con chiên bị bệnh, bồi dưỡng các con chiên khỏe mạnh, chứ không phải ngồi nhà để “điểm danh” con chiên này tuần này không xin lễ cầu hồn cho ba nó, con chiên kia không thấy đến nhà thờ.v.v…
Việc đại sự của người Ki-tô hữu là làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Chúa Giê-su, tức là sống hiền lành và khiêm tốn với tất cả mọi người, chứ không phải là chỉ trích người này dốt giáo lý, người kia làm biếng đi dâng lễ…
Việc đại sự của Đức Chúa Giê-su là cứu chuộc nhân loại nên Ngài đã hy sinh tất cả kể cả mạng sống của mình, thì người Ki-tô hữu sá chi mấy tấm ván vô tri vô giác là kiêu ngạo ghét ghen mà không nghe lời cha giải tội khuyên bảo, để đến nỗi phải chết mất linh hồn đời này và đời sau chứ?
(1) Bây giờ là Nam Kinh-Trung Quốc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Việc Lành Thánh
Lm Vũđình Tường
05:47 09/11/2023
Đức Kitô dùng hình ảnh đám cưới để nói về nước trời. Đám cưới là dấu chỉ của vui mừng, hoan lạc. Đám cưới cũng bắt đầu cuộc sống mới, gia đình mới thành lập. Khách được mời là những người thân quen. Địa điểm tiệc cưới, và ngày giờ cũng được báo trước rõ ràng. Khách tham dự tiệc cưới ăn diện lịch sự biểu tỏ niềm vui cho đôi tân hôn. Khách không chuẩn bị kĩ, dù không nói ra, cũng cho thấy họ không hoan hỉ tham dự, đi vì không thể từ chối hơn là tự nguyện.
Một tổ chức dù chuẩn bị kĩ mấy cũng không bảm đảm hoàn thiện bởi cuộc sống luôn có bất trắc xảy ra. Tại tiệc cưới Cana; gia đình chú rể hết rượu. Do lời Đức Trinh Nữ Maria yêu cầu, Đức Kitô hoá nước lã thành rượu ngon. Nhờ thế gia đình chủ khỏi bẽ bàng. Lần này, bất trắc xảy ra cho mọi người, lí do chàng rể đến trễ. Đoàn khách tỉnh ngủ khi nghe loan báo chàng rể đến. Họ thức dậy, đốt đèn đi đón chàng rể. Vấn đề rắc rối không phải do ngủ mê, mà chính là quá tự tin trong việc chuẩn bị cho chuyến đi, không dự phòng khi bất trắc bất ngờ xảy đến. Phúc Âm nghi rõ, một số mang đèn kèm theo dầu khi cần; số khác tin chắc mình không gặp trở ngại gì. Có hai vấn đề cần chú í. Nhóm một mang theo đèn lẫn dầu dự trữ. Họ chuẩn bị kĩ cho chuyến đi và còn dự phòng trường hợp thiếu dầu. Nhóm hai cũng chuẩn bị kĩ cho chuyến đi, và không dự phòng cho bất trắc xảy ra. Họ tự tin mọi sự đều nằm trong vòng kiểm soát của họ. Quá tự tin vào khả năng con người là một sai lầm lớn. Trong trường hợp này không ai có khả năng kiểm soát được thời giờ chàng rể đến. Quả thật, chàng rể đến chậm, ngoài dự tính của mọi người. Nhóm hai gặp khó khăn, đèn hết dầu. Họ năn nỉ chia sẻ dầu của người khác. Không ai cho vì thế họ phải đi mua. Không chia sẻ dầu trong trường hợp này không có nghĩa là ích kỉ, không giúp nhau lúc cần thiết. Trường hợp này phải hiểu là không có khả năng giúp. Chia sẻ của cải, vật chất thì dễ dàng. Chia sẻ trí nhớ, linh hoạt, tài năng, tâm tình, tinh thần, sức mạnh, niềm tin, là điều không dễ chút nào.
Mua hàng vào giữa đêm là chuyện may ít, rủi nhiều; bởi không biết cửa hàng nào mở cửa; và nếu có mở liệu tiệm đó có bán dầu không? Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của khách mua hàng. Dụ ngôn tiệc cưới cho biết những gì Thiên Chúa định làm, Ngài luôn thực hiện điều đó cách tốt lành, thiện hảo. Những gì con người dự tính, kết quả cuối cùng có thể thành công, hay thất bại.
Khi nhóm hai đi mua dầu trở về, họ gõ cửa xin vào dự tiệc cưới. Có tiếng từ trong vọng ra, khiến họ rã rời. Được vào dự tiệc cưới hay bị từ chối hoàn toàn không nằm trong vòng kiểm soát của khách dự tiệc. Dự tiệc cưới mà đến trễ gây phiền toái cho chính mình, chủ tiệc và nhà hàng. Bất cứ nơi công cộng nào cũng cần có luật lệ để bảo đảm trật tự, và giúp cho việc tổ chức trôi chảy. Tiệc cưới cũng không có luật trừ. Khách tới trễ bị loại ra ngoài.
'Ta không biết các người là ai'. Câu này cho biết chủ và khách hoàn toàn không có liên hệ tình cảm. Chính câu này cho biết 'dầu' đây không phải là dầu đốt đèn mà chính là 'dầu tình cảm' nối kết giữa chủ nhà và khách dự tiệc. Dầu sưởi ấm con tim người ta. Dầu nối kết ta với Đức Kitô và với tha nhân. Ta nối kết với Đức Kitô qua cầu nguyện, đọc sách thánh, tham dự các bí tích, đặc biệt bí tích Thánh Thể là nguồn sống cho linh hồn. Hy sinh và phó thác cũng là hình thức nối kết tốt lành. Ta nối kết với tha nhân qua hành động bác ái, cử chỉ yêu thương, tha thứ, nhẫn nại. Tất cả những điều này thực hiện qua tình yêu mến ta dành cho Thiên Chúa và qua đó nhận ơn Chúa xuống trong tâm hồn, ban sức mạnh để ta tiếp tục sống trung thành, liên kết với Thiên Chúa.
Dụ ngôn tiệc cưới chính là dụ ngôn ngày Đức Kitô xuống thế lần thứ Hai. Những ai sống liên kết với Đức Kitô, đèn của họ không bao giờ hết dầu. Đèn đó luôn cháy sáng và Đức Kitô đón họ vào Thiên Quốc. Những ai chần chờ, nghĩ là mình có đủ khả năng, đủ thời giờ trở về, cần suy nghĩ lại bởi có nhiều điều nằm ngoài vòng kiểm soát, kiềm chế của khả năng con người. Không cẩn trọng sẽ không còn cơ hội vào dự tiệc cưới Thiên Quốc.
TiengChuong.org
Good Work
A wedding is an image of the heavenly kingdom. It is the symbol of joy and gladness. A wedding marks the beginning of a new family; a basic community is being formed. Guests invited to the wedding are friends; and chosen for the occasion. The banquet's location and time is well informed. Guests who are well prepared for the wedding show their respect and gladness for the couple by dressing elegantly and waiting with joy for the day. Underprepared guests come probably out of obligation rather than celebration with joy. No matter how well prepared for the wedding, unexpected accidents are unavoidable. At the wedding at Cana, the host ran out of wine, and, at His mother Mary's request, Jesus changed water to the best wine. This time the bridegroom arrived late, and that caused the bridesmaid party to fall asleep. They were woken by the announcement of the coming of the bridegroom. The problem was not drowsiness, but the lack of preparation some bridesmaids had for the journey. The text says; some bridesmaids carried their lamps with extra oil; some carried lamps without extra oil. The two contrasting approaches are worth considering. The ones who carried extra oil showed they were well prepared for the trip, and also prepared for any unexpected events that may happened. The ones who carried no extra oil believed they had everything under control. Obviously, the bridesmaids would have no control over the arrival time of the groom. And indeed, the groom was late in arriving, at a time that they didn't expect. This caused problems for bridesmaids who believed they had everything under control. This overconfidence led to an unwise decision. By the time they realized they were in trouble; it was too late to get more oil. They asked to share oil with other maids. They told them to go and buy it themselves. It is not a selfish response because reality shows that we are able to share concrete, material things; but not spiritual, invisible things. Getting oil in the middle of the night is a real challenge because shops might not open at midnight. Again, this business is not easy to take control. The parable seems to say whatever God has promised to mankind; it certainly will happen; and it is a trustworthy promise. Whatever human beings plan to do; the final outcome would swing either way.
When the unwise maids arrived and knocked on the wedding hall. They heard a voice from inside saying, 'I do not know you'. What a heartbroken response. This response makes people believe that oil in this context is not a physical burning oil for the lamps, but rather the spiritual gifts that are necessary to make our hearts on fire for Jesus and for others.
Late coming for the wedding banquet caused trouble for both the host and the cook. Public places, and wedding halls, have rules to avoid chaos. The arrival time has finished and the later comers are not permitted. 'I do not know you' implies there is no connection, no relationship between the insiders and outsiders at the wedding hall. This makes people believe that 'oil' is a personal relationship one has with God and that it is impossible to share it with others. A personal relationship with God is gained through daily prayers and devotion. It includes personal sacrifices and studies about God's love. The personal relationship one has with others is gained through the acts of kindness, an act of charity, and forgiveness. We are able to do this through openness to receive God's grace, and that enables us to do good work.
The parable is about the Second coming of Christ. In those who prepare for the day; the 'lamp' of their life shines brightly, and they are welcome to enter the Heavenly Hall. In those who delay preparing for that day; the 'lamps' of their life are dull and dim, and would miss forever the opportunity to enter the Heavenly Hall.
Một tổ chức dù chuẩn bị kĩ mấy cũng không bảm đảm hoàn thiện bởi cuộc sống luôn có bất trắc xảy ra. Tại tiệc cưới Cana; gia đình chú rể hết rượu. Do lời Đức Trinh Nữ Maria yêu cầu, Đức Kitô hoá nước lã thành rượu ngon. Nhờ thế gia đình chủ khỏi bẽ bàng. Lần này, bất trắc xảy ra cho mọi người, lí do chàng rể đến trễ. Đoàn khách tỉnh ngủ khi nghe loan báo chàng rể đến. Họ thức dậy, đốt đèn đi đón chàng rể. Vấn đề rắc rối không phải do ngủ mê, mà chính là quá tự tin trong việc chuẩn bị cho chuyến đi, không dự phòng khi bất trắc bất ngờ xảy đến. Phúc Âm nghi rõ, một số mang đèn kèm theo dầu khi cần; số khác tin chắc mình không gặp trở ngại gì. Có hai vấn đề cần chú í. Nhóm một mang theo đèn lẫn dầu dự trữ. Họ chuẩn bị kĩ cho chuyến đi và còn dự phòng trường hợp thiếu dầu. Nhóm hai cũng chuẩn bị kĩ cho chuyến đi, và không dự phòng cho bất trắc xảy ra. Họ tự tin mọi sự đều nằm trong vòng kiểm soát của họ. Quá tự tin vào khả năng con người là một sai lầm lớn. Trong trường hợp này không ai có khả năng kiểm soát được thời giờ chàng rể đến. Quả thật, chàng rể đến chậm, ngoài dự tính của mọi người. Nhóm hai gặp khó khăn, đèn hết dầu. Họ năn nỉ chia sẻ dầu của người khác. Không ai cho vì thế họ phải đi mua. Không chia sẻ dầu trong trường hợp này không có nghĩa là ích kỉ, không giúp nhau lúc cần thiết. Trường hợp này phải hiểu là không có khả năng giúp. Chia sẻ của cải, vật chất thì dễ dàng. Chia sẻ trí nhớ, linh hoạt, tài năng, tâm tình, tinh thần, sức mạnh, niềm tin, là điều không dễ chút nào.
Mua hàng vào giữa đêm là chuyện may ít, rủi nhiều; bởi không biết cửa hàng nào mở cửa; và nếu có mở liệu tiệm đó có bán dầu không? Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của khách mua hàng. Dụ ngôn tiệc cưới cho biết những gì Thiên Chúa định làm, Ngài luôn thực hiện điều đó cách tốt lành, thiện hảo. Những gì con người dự tính, kết quả cuối cùng có thể thành công, hay thất bại.
Khi nhóm hai đi mua dầu trở về, họ gõ cửa xin vào dự tiệc cưới. Có tiếng từ trong vọng ra, khiến họ rã rời. Được vào dự tiệc cưới hay bị từ chối hoàn toàn không nằm trong vòng kiểm soát của khách dự tiệc. Dự tiệc cưới mà đến trễ gây phiền toái cho chính mình, chủ tiệc và nhà hàng. Bất cứ nơi công cộng nào cũng cần có luật lệ để bảo đảm trật tự, và giúp cho việc tổ chức trôi chảy. Tiệc cưới cũng không có luật trừ. Khách tới trễ bị loại ra ngoài.
'Ta không biết các người là ai'. Câu này cho biết chủ và khách hoàn toàn không có liên hệ tình cảm. Chính câu này cho biết 'dầu' đây không phải là dầu đốt đèn mà chính là 'dầu tình cảm' nối kết giữa chủ nhà và khách dự tiệc. Dầu sưởi ấm con tim người ta. Dầu nối kết ta với Đức Kitô và với tha nhân. Ta nối kết với Đức Kitô qua cầu nguyện, đọc sách thánh, tham dự các bí tích, đặc biệt bí tích Thánh Thể là nguồn sống cho linh hồn. Hy sinh và phó thác cũng là hình thức nối kết tốt lành. Ta nối kết với tha nhân qua hành động bác ái, cử chỉ yêu thương, tha thứ, nhẫn nại. Tất cả những điều này thực hiện qua tình yêu mến ta dành cho Thiên Chúa và qua đó nhận ơn Chúa xuống trong tâm hồn, ban sức mạnh để ta tiếp tục sống trung thành, liên kết với Thiên Chúa.
Dụ ngôn tiệc cưới chính là dụ ngôn ngày Đức Kitô xuống thế lần thứ Hai. Những ai sống liên kết với Đức Kitô, đèn của họ không bao giờ hết dầu. Đèn đó luôn cháy sáng và Đức Kitô đón họ vào Thiên Quốc. Những ai chần chờ, nghĩ là mình có đủ khả năng, đủ thời giờ trở về, cần suy nghĩ lại bởi có nhiều điều nằm ngoài vòng kiểm soát, kiềm chế của khả năng con người. Không cẩn trọng sẽ không còn cơ hội vào dự tiệc cưới Thiên Quốc.
TiengChuong.org
Good Work
A wedding is an image of the heavenly kingdom. It is the symbol of joy and gladness. A wedding marks the beginning of a new family; a basic community is being formed. Guests invited to the wedding are friends; and chosen for the occasion. The banquet's location and time is well informed. Guests who are well prepared for the wedding show their respect and gladness for the couple by dressing elegantly and waiting with joy for the day. Underprepared guests come probably out of obligation rather than celebration with joy. No matter how well prepared for the wedding, unexpected accidents are unavoidable. At the wedding at Cana, the host ran out of wine, and, at His mother Mary's request, Jesus changed water to the best wine. This time the bridegroom arrived late, and that caused the bridesmaid party to fall asleep. They were woken by the announcement of the coming of the bridegroom. The problem was not drowsiness, but the lack of preparation some bridesmaids had for the journey. The text says; some bridesmaids carried their lamps with extra oil; some carried lamps without extra oil. The two contrasting approaches are worth considering. The ones who carried extra oil showed they were well prepared for the trip, and also prepared for any unexpected events that may happened. The ones who carried no extra oil believed they had everything under control. Obviously, the bridesmaids would have no control over the arrival time of the groom. And indeed, the groom was late in arriving, at a time that they didn't expect. This caused problems for bridesmaids who believed they had everything under control. This overconfidence led to an unwise decision. By the time they realized they were in trouble; it was too late to get more oil. They asked to share oil with other maids. They told them to go and buy it themselves. It is not a selfish response because reality shows that we are able to share concrete, material things; but not spiritual, invisible things. Getting oil in the middle of the night is a real challenge because shops might not open at midnight. Again, this business is not easy to take control. The parable seems to say whatever God has promised to mankind; it certainly will happen; and it is a trustworthy promise. Whatever human beings plan to do; the final outcome would swing either way.
When the unwise maids arrived and knocked on the wedding hall. They heard a voice from inside saying, 'I do not know you'. What a heartbroken response. This response makes people believe that oil in this context is not a physical burning oil for the lamps, but rather the spiritual gifts that are necessary to make our hearts on fire for Jesus and for others.
Late coming for the wedding banquet caused trouble for both the host and the cook. Public places, and wedding halls, have rules to avoid chaos. The arrival time has finished and the later comers are not permitted. 'I do not know you' implies there is no connection, no relationship between the insiders and outsiders at the wedding hall. This makes people believe that 'oil' is a personal relationship one has with God and that it is impossible to share it with others. A personal relationship with God is gained through daily prayers and devotion. It includes personal sacrifices and studies about God's love. The personal relationship one has with others is gained through the acts of kindness, an act of charity, and forgiveness. We are able to do this through openness to receive God's grace, and that enables us to do good work.
The parable is about the Second coming of Christ. In those who prepare for the day; the 'lamp' of their life shines brightly, and they are welcome to enter the Heavenly Hall. In those who delay preparing for that day; the 'lamps' of their life are dull and dim, and would miss forever the opportunity to enter the Heavenly Hall.
Ta nghe nói con sao đó
Lm. Minh Anh
14:34 09/11/2023
‘TA NGHE NÓI CON SAO ĐÓ!’
“Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi!”.
Nhà thơ Edward Hale hùng hồn xác định nghĩa vụ của một công dân Hoa Kỳ, “Tôi chỉ là một người, nhưng tôi là tôi. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng có thể làm một điều gì đó. Những gì tôi có thể làm, là những gì tôi phải làm! Những gì tôi phải làm, nhờ ơn Chúa, tôi sẽ làm! Và tôi ước không bao giờ phải nghe Ngài phàn nàn, ‘Ta nghe nói con sao đó!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Ta nghe nói con sao đó!’. Đây là một nhận xét, một nghi vấn của ông Chủ trong dụ ngôn hôm nay. Thực tế, Thiên Chúa không cần “nghe” bất cứ điều gì về một ai, Ngài biết tỏng! Tuy nhiên, khi xem lại hồ sơ cuộc sống của bạn và tôi, rất có thể Ngài sẽ nói như thế!
Liệu điều này có khơi lên một nỗi lo lắng về một tà vạy nội tâm hay về một uẩn khuất nào đó trong bạn? Chúng ta phải tính sổ đầy đủ trước Ngài, từng phần một; và sẽ không có một thủ thuật lươn khươn nào ở đây. Liệu chúng ta có bị buộc tội là những kẻ phung phí khi sử dụng những gì Ngài ban? Sai mục đích, không khéo léo, lãng phí, hoặc xa hoa! Những ân sủng thiêng liêng như đức tin, Giáo Hội, các Bí tích, Lời Chúa, gương các thánh hay kho tàng phong phú của truyền thống? Những phương tiện đã được đặt trong tay chúng ta như thời gian, tiền bạc, tài năng… liệu bạn và tôi có phải là những kẻ ‘hoài của?’.
Như người quản gia, bạn và tôi được Chúa chất vấn; nhưng hoàn toàn khác với sự khôn lanh của anh, khi anh dám ‘đánh cược’ một lần cuối vào lòng tốt của chủ, phòng khi anh mất chức. Chúng ta cứ giải trình cho Chúa. Hãy khiêm tốn nhìn nhận và thống hối về những sai phạm của mình và hứa với Ngài sẽ “bắt đầu và lại bắt đầu” nếu đã sa sẩy. Hãy cầu xin ơn tha thứ và cầu xin lòng thương xót của Ngài để khởi sự lại, lánh xa tinh thần thế gian và các giá trị thế tục. Được như thế, bạn và tôi sẽ không việc gì mà sợ hãi.
Qua thư Rôma hôm nay, Phaolô sung sướng nhìn lại những gì đã làm, “Trong Đức Kitô Giêsu, tôi có quyền hãnh diện về công việc phục vụ Thiên Chúa”; nhờ đó, dân ngoại được ơn lãnh nhận đức tin đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân!”.
Anh Chị em,
‘Ta nghe nói con sao đó!’. Hy vọng không ai trong chúng ta sẽ quá sợ hãi trước những lời này. Lời Chúa cảnh báo chúng ta về một tinh thần thế tục vốn có thể len vào đời sống mỗi người bất cứ lúc nào, đấng bậc nào. Tinh thần đó bộc lộ bởi thái độ phung phí, lừa dối, nô lệ vốn sẽ kiến tạo một nhân cách nghèo nàn nhất, một bản ngã ích kỷ nhất. Bởi lẽ con đường này sẽ dẫn chúng ta đến những con đường băng hoại khác cả khi đó là một con đường dễ đi nhất. Tin Mừng đòi hỏi chúng ta đi con đường hẹp, bằng cách sống một lối sống liêm khiết nhưng vui tươi, hồn nhiên nhưng đầy sức sống! Đây quả là một lối sống lắm thách thức, được đánh dấu bằng sự trung thực, công bằng và tôn trọng phẩm giá người khác; nhưng đây chính là sự sắc sảo của người Kitô hữu và là sự tinh khôn của người môn đệ!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không thể làm mọi thứ, nhưng có thể làm một điều gì đó. Và nhờ ân sủng Chúa, con sẽ làm thật tốt những gì con phải làm, dù phải mang tiếng ‘cầu toàn!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính Thống Giáo Nga buộc ca sĩ nhạc pop xin lỗi vì những lời chỉ trích của cô về cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Đặng Tự Do
05:17 09/11/2023
Giáo Hội Chính Thống Nga đã kêu gọi Alla Pugacheva, ca sĩ nhạc pop nổi tiếng nhất đất nước vừa trở về nước trong tuần này, xin lỗi vì những lời chỉ trích của cô về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Pugacheva, 74 tuổi, người rất nổi tiếng ở Nga và các vùng khác thuộc Liên Xô cũ trong nhiều thập kỷ, đã rời đất nước đến Israel cùng với chồng vài tuần sau khi chiến tranh bắt đầu.
Vào tháng 9 năm 2022, bà đã thu hút sự chú ý rộng rãi của những người ủng hộ khi phản đối cuộc xung đột và nói rằng binh lính Nga đang chết vì “những mục tiêu viển vông” và đất nước đã trở thành “một kẻ khốn cùng”.
Bà cũng đề nghị chính quyền nên gọi bà là “đặc vụ nước ngoài” – một danh từ áp dụng cho chồng cô, Maxim Galkin, một đạo diễn và diễn viên hài.
Mặc dù Nga đã ban hành luật sau khi chiến tranh bắt đầu quy định các án tù hoặc phạt tiền cho tội danh gọi là bôi nhọ lực lượng vũ trang, Pugacheva không bị buộc tội. Bà trở lại Nga vào tháng 5 để tham dự tang lễ của nhà thiết kế thời trang Valentin Yudashkin, nơi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, được nhìn thấy hôn tay bà.
Sau đó, bà đã rời khỏi đất nước nhưng đã quay trở lại vào tuần này, các hãng thông tấn Nga đưa tin hôm thứ Sáu. Lý do bà rời Israel có lẽ là vì tình hình bất ổn ở đó.
Phát ngôn nhân của Chính Thống Giáo Nga, linh mục Vakhtang Kipshidze, được hãng thông tấn nhà nước RIA-Novosti dẫn lời nói rằng những người Nga “đã ra đi lại còn xúc phạm người dân của họ bằng những tuyên bố gây tranh cãi nên xin lỗi. Điều này cũng áp dụng cho Alla Borisovna Pugacheva.”
Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Giáo, hiện đang coi sóc một giáo xứ Chính Thống Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Thượng Phụ Kirill huyền chức vì chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin, đã bày tỏ nỗi buồn diễn biến này, và than thở rằng Chính Thống Giáo Nga đang tự hạ giá mình xuống thành một thế lực chính trị hiếu chiến, gieo rắc oán thù, và lạc xa khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng.
Source:Euro News
Đức Giám Mục Nicaragua nói các nhà độc tài nói rằng họ yêu mến Thiên Chúa nhưng vấn đề là họ tin rằng họ chính là chúa
Đặng Tự Do
05:21 09/11/2023
Đức Giám Mục Phụ Tá của Managua, Nicaragua, Silvio Báez, người đã sống lưu vong ở Hoa Kỳ trong nhiều năm, đã nói trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật 5 tháng 11 rằng “những kẻ độc tài nói rằng họ yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính họ lại tin tưởng rằng họ là chúa”
Vị Giám Mục chủ tế Thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ Thánh Agatha ở khu Sweetwater của Miami, nơi có nhiều người dân Nicaragua sinh sống.
Đức Cha Báez, người luôn chỉ trích chế độ của Tổng thống Daniel Ortega ở Nicaragua, cũng chỉ ra rằng những kẻ độc tài “làm giàu cho bản thân bằng sự tổn hại của người nghèo, không tôn trọng các quyền và tự do của người dân, đồng thời đàn áp người dân của họ, và họ nói về Chúa, và họ nói rằng họ tin tưởng Chúa và yêu mến Chúa”.
“Vị thần mà những kẻ độc tài nói đến không phải là Thiên Chúa đích thực, Đấng mà bạn không thể yêu nếu bạn không yêu chính những người dân của mình, nếu bạn không tôn trọng con người,”
Đức Giám Mục cáo buộc rằng “những kẻ bóc lột người nghèo và đàn áp người dân không những không biết hay yêu mến Thiên Chúa mà – như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói tại Thánh lễ bế mạc Thượng hội đồng ở Rôma – họ phạm một tội lỗi lớn: Họ ăn mòn tình huynh đệ và tàn phá xã hội.”
Trong Thánh lễ cuối cùng của Thượng Hội đồng về Thượng hội đồng diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 tại Rôma, Đức Thánh Cha đã tuyên bố: “Thật là một tội nặng khi bóc lột những người yếu đuối nhất, một tội nặng làm xói mòn tình huynh đệ và tàn phá xã hội”.
Trong bài giảng ở Miami, Đức Giám Mục Phụ Tá Địa phận Managua đã khuyến khích các tín hữu “yêu Chúa và yêu người lân cận mọi lúc, mọi nơi, kể cả trong xã hội,” và nhắc lại rằng tình yêu có thể là tình anh em, đối với vợ chồng, thành viên gia đình và bạn bè.
“Tình yêu cũng có chiều kích xã hội và chính trị. Đó là lý do tại sao những tên bạo chúa là những kẻ dối trá, những kẻ đầy hoài nghi, luôn miệng kêu cầu và nói về Chúa, thậm chí còn mô tả tội ác, những điều bất hợp pháp và hành vi tham nhũng của họ như những phước lành của Chúa. Có những kẻ khủng bố giết người nhân danh Thiên Chúa”, vị Giám Mục Nicaragua cảnh báo.
Đức Cha Báez cũng chỉ ra rằng “nghe có vẻ sáo rỗng khi nói về tình yêu, nhưng đối với Chúa Giêsu, biết cách yêu là điều duy nhất cần thiết trong cuộc sống, điều duy nhất quan trọng: yêu Chúa và yêu người lân cận.”
“Đằng sau rất nhiều sự bất mãn và chán nản mà chúng ta phải chịu đựng là những khoảng trống lớn lao về tình yêu,” ngài lưu ý và nói rằng trong nhiều vấn đề mà con người gặp phải, “có sự thiếu tình yêu thương đối với Thiên Chúa và người lân cận một cách tai tiếng”.
Một ngày trước đó, một nhóm thanh niên đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Lãnh sự quán Nicaragua ở Miami kêu gọi trả tự do cho Đức Cha Rolando Álvarez, giám mục của Matagalpa, bị giam từ tháng 2 tại Managua, bị buộc tội “phản quốc” và bị kết án oan uổng đến 26 năm bốn tháng tù.
Theo tờ báo 100% Noticias, những người trẻ tuổi là thành viên của Liên minh Đại học Nicaragua, gọi tắt là AUN, cũng kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị khác, đồng thời hô vang “Rolando, thưa Đức Cha, mọi người ở bên Đức Cha” và “tự do”. cho tất cả tù nhân chính trị.”
AUN bao gồm các sinh viên đã tổ chức các cuộc biểu tình chống lại chế độ Ortega vào năm 2018. Nhiều người trong số họ từng là tù nhân chính trị và sống lưu vong.
Source:Catholic News Agency
Cuộc thăm dò lớn cho thấy con số các linh mục ‘bảo thủ’ và ‘chính thống’ đang gia tăng
Vũ Văn An
13:13 09/11/2023
Jonah McKeown của CNA, ngày 7 tháng 11 năm 2023, tường trình rằng phân tích mới của một cuộc thăm dò toàn quốc được cho là lớn nhất về các linh mục Công Giáo trong hơn 50 năm đã phát hiện ra rằng, cùng với những điều khác, các linh mục tự mô tả mình là “cấp tiến” thực tế đang “tuyệt chủng” trong số các sinh viên tốt nghiệp chủng viện Hoa Kỳ, với đại đa số các tân thụ phong trẻ tuổi tự mô tả mình là người bảo thủ và chính thống.
Được thực hiện bởi The Catholic Project, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Công Giáo America ở Washington, D.C., cuộc thăm dò mới nhất tập trung vào sự phân cực, năng động tính thế hệ và tác động đang diễn ra của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Phần 1 của cuộc thăm dò, được công bố vào tháng 10 vừa qua, cho thấy rằng mặc dù mức độ hạnh phúc cá nhân và sự thỏa mãn của các linh mục nói chung tương đối cao, nhưng một tỷ lệ đáng kể các linh mục gặp vấn đề với sự kiệt sức, mất lòng tin vào vị giám mục của mình và sợ bị buộc tội sai.
Báo cáo mới tháng 11 nhấn mạnh “một số chủ đề xuất hiện từ việc phân tích kỹ hơn các dữ kiện định lượng, cũng như nghiên cứu cẩn thận các dữ kiện định phẩm được thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các linh mục”. Nghiên cứu đã sử dụng các câu trả lời thăm dò từ 3,516 linh mục trên 191 giáo phận và giáo phận đông phương ở Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng các linh mục tự mô tả là “tự do” hoặc “cấp tiến” gần như đã biến mất khỏi nhóm linh mục trẻ nhất và các linh mục tự mô tả mình là “bảo thủ/chính thống” đạt hơn 80% trong số những người được thụ phong sau năm 2020.
Phân tích mới cũng cho thấy quy mô giáo phận có ảnh hưởng đến mức độ tin tưởng của một linh mục đối với giám mục của mình, với các linh mục ở các giáo phận nhỏ hơn có nhiều khả năng tin tưởng vào vị giám mục của họ hơn các linh mục ở các giáo phận lớn hơn. Các linh mục tự coi mình có cùng hệ tư tưởng với giám mục của họ - bất luận về mặt chính trị hay thần học - cũng có xu hướng tin tưởng ngài hơn.
Các linh mục ‘cấp tiến’ sắp ‘tuyệt chủng’
Báo cáo cho biết nó cho thấy một “sự chia rẽ đáng kể” giữa việc tự nhận mình về mặt chính trị và thần học của các linh mục lớn tuổi so với các linh mục trẻ.
Báo cáo khẳng định: “Nói một cách đơn giản, tỷ lệ các tân linh mục tự coi mình là ‘cấp tiến’ về mặt chính trị hoặc ‘cấp tiến’ về mặt thần học đã giảm dần kể từ Công đồng Vatican II và hiện nay gần như đã biến mất”.
“Hơn một nửa số linh mục được thụ phong từ năm 2010 tự coi mình là người bảo thủ. Không có linh mục nào được thăm dò được thụ phong sau năm 2020 tự mô tả mình là ‘rất cấp tiến’”.
Các nhà nghiên cứu cho biết toàn bộ 85% nhóm trẻ nhất tự mô tả mình như “bảo thủ/chính thống” hoặc “rất bảo thủ/chính thống” về mặt thần học, chỉ có 14% tự mô tả mình là “người giữa đường”.
Báo cáo cũng cho biết gần 70% các linh mục được thụ phong vào giữa đến cuối thập niên 1960 tự mô tả mình là người có phần nào đó hoặc rất “tiến bộ”. Đến năm 2020, ít hơn 5% linh mục mô tả mình như vậy.
Các nhà nghiên cứu cho biết Công đồng Vatican II và những tiết lộ năm 2002 về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là những khoảnh khắc mang tính bước ngoặt với các dữ kiện cho thấy: các linh mục phần lớn bắt đầu coi mình là người “cấp tiến” hơn sau Công đồng Vatican II và “bảo thủ” hơn sau năm 2002.
Những phát hiện của Dự án Công Giáo liên quan đến hệ tư tưởng linh mục phù hợp với các cuộc khảo sát khác về các linh mục Hoa Kỳ trong những năm gần đây, một trong số đó vào năm 2021 đã ghi nhận tri nhận ngày càng tăng về các linh mục trẻ “bảo thủ hoặc chính thống hơn về mặt thần học” so với các đồng nghiệp lớn tuổi của họ.
Ngoài ra, hai linh mục có quan hệ với các chủng viện đã nói chuyện với CNA cho biết kết quả khảo sát phù hợp với kinh nghiệm của chính các ngài về hệ tư tưởng của các thanh niên hiện đang vào và tốt nghiệp chủng viện.
Cha Carter Griffin, giám đốc Chủng viện Thánh Gioan Phaolô II ở Washington, D.C., cho biết hầu hết các bạn trẻ đến chủng viện của ngài đều mong muốn trở thành “một phần của giải pháp… họ muốn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của Giáo hội.”
Ngài cũng cảnh cáo rằng những nam thanh niên tự nhận mình là “chính thống” không nhất thiết phải ưa thích những thực hành “truyền thống”. Đúng hơn, ngài nói, những người trẻ vào chủng viện ngày nay đang tìm cách trở thành một phần của một điều gì đó lớn lao hơn chính họ, là rao giảng Tin Mừng và phục vụ người nghèo trong bối cảnh hoàn toàn trung thành với Giáo hội.
Cha Griffin nói trong một cuộc phỏng vấn với CNA, “Không ai muốn hiến mạng sống mình cho một dấu chấm hỏi… Tôi nghĩ những người cởi mở với ý tưởng bước vào chức linh mục sẽ là những người có ý định nhất trong việc đảm bảo rằng họ là người Công Giáo và họ đồng tình với mọi điều,”.
Cha Griffin nói tiếp, “ Những người sắp nhận chức linh mục bây giờ là những người thực sự yêu mến Chúa và yêu mến Giáo Hội. Họ tin vào Giáo Hội. Họ tin rằng Người đã sáng lập ra Giáo Hội. Và vì vậy không có bản năng nào để tin vào bất cứ điều gì khác ngoài những gì Giáo hội tin, để dạy những gì Giáo hội tin”.
“Tôi nghĩ nhiều người trong số đó đang phản ứng trước cơn đắm tầu của chủ nghĩa duy vật thế tục, và nhiều người trong số họ đã nhìn thấy tác động của chủ nghĩa duy vật đó, chủ nghĩa thế tục đó đối với đồng nghiệp của họ. Họ đã nhìn thấy những người bị mắc kẹt trong tội lỗi và họ muốn tạo ra sự khác biệt trên thế giới. Họ muốn trở thành những người đang giúp mang lại ánh sáng, niềm vui và hy vọng cho một thế giới dường như đã đánh mất chúng.”
Cha Bryce Sibley, một linh mục của Giáo phận Lafayette, Louisiana, và là điều phối viên đào tạo trí thức tại Chủng viện Notre Dame ở New Orleans, nói với CNA rằng ngài đã thấy một hiện tượng tương tự nơi các chủng sinh của mình, nói rằng ngài đã quan sát thấy “mong muốn có được sự chắc chắn, để rõ ràng hơn, trong một thế giới mà mọi thứ dường như quá lỏng lẻo, quá hỗn loạn và quá không chắc chắn.”
Cha Sibley nói rằng hầu hết các thanh niên đều “theo phe bảo thủ” khi họ vào chủng viện, trong đó nhiều người đã được đào tạo bởi những nhân cách Công Giáo bảo thủ trên mạng. Ngài nói theo kinh nghiệm của mình, “không có ai” hiện đang theo học tại chủng viện của ngài có thể tự mô tả mình là người “cấp tiến”.
Cha Sibley, người được thụ phong linh mục năm 2000, cho biết phần lớn các bạn đồng trang lứa của ngài được truyền cảm hứng để vào chủng viện, ít nhất một phần, nhờ gương của Thánh Gioan Phaolô II. Ngài cho biết theo quan điểm của mình, nhiều linh mục lớn tuổi đã được giáo dục trong thời kỳ mà “sự chú trọng đến mục vụ đến mức các quan điểm trí thức và chính thống gần như bị loại bỏ”.
Ngày nay, ngài nói, việc thiếu “tính chính thống” trong môi trường chủng viện hiện nay ít còn là vấn đề hơn so với trước đây.
Ngài nói, “Các khoa của chủng viện ngày nay thật tuyệt vời. Rất nhiều vấn đề tồn tại trong quá khứ đã được giải quyết. Thực sự mọi chủng viện mà tôi biết đều có đội ngũ giảng viên chính thống sôi nổi, những người thực sự quan tâm đến việc đào tạo các linh mục tốt”.
Đồng thời, Cha Sibley cho biết ngài tìm cách giảng dạy để nhấn mạnh tầm quan trọng không những của việc đào tạo các chủng sinh về mặt trí tuệ mà còn trao cho họ những công cụ để biến họ thành những người truyền đạt và mục tử hữu hiệu cho những người Công Giáo mà họ sẽ phục vụ.
Ngài nói, “[Chúng ta] cần các linh mục không chỉ có khả năng hiểu biết thần học, có khả năng thuyết giảng tốt mà còn có khả năng quản lý một giáo xứ, có khả năng hướng dẫn một đàn chiên.”
Cha Griffin, người đã giữ chức vụ giám đốc trong 5 năm qua, cho biết ngài nghĩ rằng sự xuất hiện của các linh mục trẻ tự nhận mình là chính thống, một phần là do các thanh niên được thúc đẩy bởi gương sáng của các linh mục mới được thụ phong trong các giáo phận và giáo xứ của họ, nhiều người trong số đó không già hơn họ là bao.
Cha Griffin nói: “Tôi nghĩ rằng điều chúng ta cần để giúp đỡ những thanh niên này là có được một tình yêu sâu sắc và trưởng thành đối với Giáo hội như hiện trạng”.
“Không phải lúc nào chúng tôi cũng mong muốn Giáo Hội như vậy, hoặc mọi quyết định của một giám mục hay một giáo hoàng đều là điều chúng tôi mong muốn. Nhưng đó vẫn là Giáo hội. Và nếu chúng ta tin điều đó thì chúng ta phải tin điều đó đến cùng.”
Trách nhiệm giải trình trước Đức Giáo Hoàng
Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người tham gia cuộc thăm dò xem họ có coi trọng trách nhiệm giải trình của mình đối với nhiều người hoặc các phe khác nhau hay không: “Thiên Chúa”, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, “giám mục của tôi”, “các anh em linh mục của tôi”, “giáo dân trong xứ của tôi”, “hàng ngũ giáo dân” và “công chúng."
Các nhà nghiên cứu nhận thấy 67% linh mục trong nhóm linh mục được thụ phong từ năm 2000 đồng ý rằng họ coi trọng trách nhiệm giải trình của mình trước Đức Giáo Hoàng, so với 82% những linh mục được thụ phong trước năm 1980. Tương tự, 64% linh mục dưới 45 tuổi đồng ý rằng họ coi trọng trách nhiệm giải trình trước Đức Giáo Hoàng Phanxicô so với 82% linh mục trên 75 tuổi.
Cha Matthew Schneider, linh mục của Đạo Binh Chúa Kitô và là giáo sư thần học tại Belmont Abbey College, cho biết ngài tin rằng phương tiện truyền thông xã hội có xu hướng “nhấn mạnh đến những thái cực” và khuếch đại những tiếng nói chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong khi ngài tin rằng hầu hết các linh mục, đặc biệt là những người được giao phó cho một giáo xứ, tập chú vào thừa tác vụ vụ hàng ngày của họ và không chú ý nhiều đến các cuộc tranh luận trực tuyến.
Cha Schneider, người duy trì sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội, nói với CNA: “Hầu hết các linh mục mà tôi biết nhìn chung đều ủng hộ Đức Giáo Hoàng”.
“Những người ở giữa có thể bị nhấn chìm trong xu hướng tự nhiên dựa vào mạng xã hội để trở nên cực đoan. Và tôi nghĩ rằng rất nhiều người Công Giáo, rất nhiều linh mục, ở mức trung bình nhiều hơn. Chúng tôi muốn tuân theo toàn bộ huấn quyền. Chúng tôi tuân theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Cha Schneider nói rằng trong số các linh mục mà ngài biết, nhiều vị đánh giá cao sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về và tấm gương bản thân của việc chăm sóc những người bên lề xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngài hoặc những người đồng cấp của ngài nghĩ rằng mọi lời nói hay quyết định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều hoàn hảo.
Cha Schneider nói thêm, “Chúng tôi thường nghĩ rằng ngài đang làm tốt công việc; chúng ta có thể phê phán một số quyết định trong một số trường hợp nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa ngài là một giáo hoàng tồi, hay ngài là một giáo hoàng độc ác. Và tôi nghĩ rất nhiều người nghĩ như thế.”
Cha Griffin nói rằng tại chủng viện của ngài, họ tìm cách nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng không phải “chỉ là một cơ quan chính trị khác mà chúng tôi đồng ý hoặc không đồng ý với” mà đúng hơn Đức Giáo Hoàng là “cha của một gia đình”.
Cha nhận định, “Các vị giáo hoàng sẽ có những tính cách khác nhau và những ưu tiên khác nhau. Và điều gì làm chúng ta trở thành người Công Giáo, một phần, là… có thể có được tình yêu ấy dành cho Đức Thánh Cha, bất kể Đức Thánh Cha là ai, và ý thức vâng phục và tôn trọng ngài”.
“Tuy nói thế, nhưng vẫn có thể có những phán đoán thuộc lãnh vực khôn ngoan mà vị giáo hoàng đưa ra khiến người ta có thể không đồng ý. Và tôi nghĩ rằng tuy có thể thực hiện một số phân biệt nào đó, tôi vẫn có thể yêu thương, tôn trọng và tuân theo mà không nhất thiết phải đồng ý với mọi điều vị giáo hoàng nói và làm.”
Tín thác và phân cực
Chuyển sang chủ đề tín thác, báo cáo tháng 10 năm 2022 quả quyết rằng trung bình, 49% linh mục giáo phận nói chung ngày nay bày tỏ sự tin tưởng vào vị giám mục của họ. Mức độ tin cậy thay đổi đáng kể giữa các giáo phận, và các dữ kiện cho thấy mức độ tin cậy đã giảm từ 63% vào năm 2001 - một năm trước cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục bùng nổ ở Hoa Kỳ, bao gồm nhiều tiết lộ về việc các giám mục xử lý sai các trường hợp lạm dụng.
Trong phân tích mới, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng kích cỡ của giáo phận có ảnh hưởng vừa phải đến niềm tin của các linh mục đối với giám mục của họ, với mức độ tin cậy giữa các giáo phận Hoa Kỳ dao động từ 100% đến chỉ còn 9%. Các nhà nghiên cứu cho biết một lý do cho điều này có thể là các linh mục trong các tổng giáo phận rất lớn gặp khó khăn trong việc đích thân tìm hiểu các giám mục của họ như các linh mục ở các giáo phận nhỏ hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, ngoài kích cỡ của giáo phận, tri nhận của một linh mục cho rằng vị giám mục của mình có chia sẻ quan điểm thần học và chính trị của mình – hay không – tự cho thấy nó có tính dự báo về mức độ tin cậy của ngài đối với vị giám mục đó.
Thí dụ, người ta nói rằng nếu một linh mục tự mô tả mình là người bảo thủ về mặt thần học và tin rằng vị giám mục của mình cũng là người bảo thủ về mặt thần học, thì có khả năng là ngài sẽ báo cáo mức độ tin tưởng cao độ vào vị giám mục của mình.
Ngược lại, nếu một linh mục nói rằng ngài không đồng tình với giám mục của mình về các vấn đề thần học hoặc quan điểm chính trị, thì vị này sẽ cho rằng mình không tin tưởng lắm vào sự lãnh đạo của giám mục.
Các nạn nhân giáo sĩ bị lạm dụng, các linh mục là những người ứng phó đầu tiên
Các nhà nghiên cứu yêu cầu các linh mục đồng ý, không đồng ý hoặc chọn không trả lời câu tuyên bố “Bản thân tôi đã từng bị quấy rối hoặc lạm dụng tình dục hoặc chịu hành vi sai trái về tình dục trong quá trình đào tạo hoặc chủng viện của tôi”. 85% nói không, 9% nói có và 6% nói họ không chắc chắn hoặc không muốn trả lời.
Các linh mục là nạn nhân của lạm dụng tình dục và nói về trải nghiệm của mình một cách công khai là tương đối hiếm. Một nhân vật công như vậy là Cha John Riccardo, một linh mục của Tổng Giáo phận Detroit, người đã sáng lập Dự án Giải cứu, một loạt video và khóa học thảo luận nhằm trang bị cho các giáo sĩ và lãnh đạo giáo dân để chia sẻ sứ điệp Tin Mừng.
Riccardo đã lên tiếng công khai, cả trong các video Dự án Giải cứu của ngài và những nơi khác, về việc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, điều mà ngài nói diễn ra dưới bàn tay của nhiều người không thuộc gia đình ngài. Ngài nói rằng sự lạm dụng mà ngài phải chịu khiến ngài cảm thấy “có thể dùng một lần rồi vứt bỏ” và “có thể bị loại bỏ” nhưng ngài đã tìm được sự chữa lành thông qua Giáo hội.
Cha Riccardo nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây, “30 năm trước tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc chia sẻ [thông tin] đó - có thể với một vị linh hướng. Bây giờ, tôi luôn chia sẻ điều này”.
Ngài nhận định rằng Chúa Giêsu “không ngần ngại cho thấy những vết thương của Người” và làm cho Người dễ bị tổn thương. Đồng thời, cha nói rằng sự kiện đó là một phần lý do khiến hôm nay cha nói về việc bị lạm dụng và về việc chữa lành của cha.
Cha Riccardo nói tiếp, “Tôi chia sẻ nó vì rất nhiều lý do. Tôi nghĩ Giáo hội đang rất cần học cách trở lại làm nhân bản; tôi nghĩ đó là một trong những vấn đề cơ bản nhất trong Giáo hội. Chúng ta thường hay có mối quan hệ rất chức năng và mang tính giao dịch với nhau. Không phải luôn luôn, nhưng thường hay. Và bạn không thể yêu những gì bạn không biết”.
Quay trở lại cuộc thăm dò, 69% linh mục nói rằng các ngài cảm thấy đã chuẩn bị tốt để phục vụ một nạn nhân bị lạm dụng, và 54% cho biết các ngài đã làm như vậy. 71% linh mục cho hay biết ít nhất một nạn nhân sống sót sau vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục, với 11% biết năm người trở lên.
Giữ các linh mục ở lại
Chỉ 4% linh mục trả lời khẳng định cho câu tuyên bố “Tôi đang nghĩ đến việc rời bỏ chức linh mục”. Theo các nhà nghiên cứu, một số yếu tố liên quan đến khả năng cân nhắc rời chức linh mục cao hơn bao gồm sự thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của giám mục, độ tuổi trẻ hơn và sự thiếu hỗ trợ tri nhận hoặc thực sự.
Cha Griffin cho biết tại chủng viện của ngài, người ta nghĩ rất nhiều về những cách họ có thể chủ động đề cập tới những lý do khiến một người sau này có thể rời bỏ chức linh mục.
Ngài nhận định: “Nền văn hóa của quảng đại quần chúng là một nền văn hóa không thân thiện đối với việc dấn thân.
“Và những người này cũng giống như tất cả chúng ta, hít thở không khí đó. Đó là một bầu không khí thực sự có thể gây độc hại cho các cuộc hôn nhân, những cuộc hôn nhân chung thủy, cho các linh mục kiên trì. Và đó là một phần những gì chúng tôi đang nỗ lực chống lại trong nền văn hóa rộng lớn hơn này.”
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi lớn trong cách các linh mục ở Hoa Kỳ nhìn bản thân và chức linh mục của họ”.
“Các linh mục trẻ hơn có nhiều xác suất hơn các đồng nghiệp lớn tuổi của các ngài trong việc tự mô tả mình như người bảo thủ hoặc ôn hòa về mặt chính trị. Các linh mục trẻ hơn cũng có nhiều xác suất coi mình chính thống hoặc bảo thủ hơn các linh mục lớn tuổi về phương diện thần học. Những thay đổi này có thể là nguồn gốc của va chạo và căng thẳng, đặc biệt giữa các linh mục trẻ và lớn tuổi.”
Họ cho biết, điều đáng lưu ý là phần lớn các linh mục (71%) nói rằng họ biết ít nhất một nạn nhân của giáo sĩ lạm dụng tình dục, trong khi chỉ có 30% linh mục biết ba người trở lên.
Các nhà nghiên cứu nói tiếp: “Trong bối cảnh của tất cả những thách thức này, các linh mục phần lớn vẫn hài lòng với sứ vụ của mình và rất ít (4%) đang cân nhắc việc rời bỏ chức linh mục”.
“Chúng tôi hy vọng rằng dữ kiện được trình bày ở đây có thể củng cố sự hiểu biết đó nơi tất cả người Công Giáo, nhưng đặc biệt đối với các giám mục và linh mục của chúng ta, những người rất nhiều điều đang phụ thuộc vào.”
Ngày Thế giới Người nghèo, DTC nói: Đừng ngoảnh mặt làm ngơ!
Thanh Quảng sdb
16:41 09/11/2023
Ngày Thế giới Người nghèo, DTC nói: 'Đừng ngoảnh mặt làm ngơ!'
Khi Giáo hội chuẩn bị kỷ niệm Ngày Thế giới Người nghèo vào ngày 19 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người nỗ lực hướng tới việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, tiêm chủng và hỗ trợ thanh toán hóa đơn miễn phí cho những người có nhu cầu.
(Tin Vatican - Sơ Titilayo Aduloju, SSMA)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày Thế giới Người nghèo vào năm 2017.
Ngài khuyến khích Giáo hội “ra đi”, vượt ra khỏi những bức tường của chính mình, để gặp gỡ người nghèo “theo nhiều ý nghĩa mà nó thể hiện trong Ngày thế giới này”.
Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ đánh dấu kỷ niệm lần thứ bảy Ngày Thế Giới Người Nghèo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày 19 tháng 11.
'Đừng làm ngơ trước người nghèo'
“Đừng làm ngơ trước người nghèo” (Tobit 4:7), là chủ đề của Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023.
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu sứ điệp Ngày này bằng cách nhấn mạnh “một dòng sông lớn của nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta và dâng cao đến mức lan tràn; nó dường như khiến chúng ta choáng ngợp, vì nhu cầu của anh chị em chúng ta thật là lớn lao, những người đang cầu xin sự giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ của chúng ta.”
ĐTC tiếp tục: “Chúng ta đang sống trong thời đại không biết bén nhạy trước nhu cầu của người nghèo. Áp lực phải có lối sống giàu có sang sảng ngày càng tăng, trong khi tiếng nói của những người sống trong cảnh nghèo khó có xu hướng không được lắng nghe."
Lịch trình trong ngày quốc tế này: Ăn trưa và chăm sóc y tế
Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 sẽ do Thánh Bộ Bác ái tổ chức.
Một bữa ăn trưa với người nghèo sẽ được tổ chức tại khách sạn Hilton ở Ý và một cuộc triều yết sẽ diễn ra tại Đại sảnh đường Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI sau Thánh lễ.
Thánh Bộ Phục vụ Bác ái cũng sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho những người có nhu cầu thông qua Phòng khám Ngoại vi của “Mẹ Lòng Thương Xót”, tọa lạc tại Colonnade nằm trong Quảng trường Thánh Phêrô.
Khi Giáo hội chuẩn bị kỷ niệm Ngày Thế giới Người nghèo vào ngày 19 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người nỗ lực hướng tới việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, tiêm chủng và hỗ trợ thanh toán hóa đơn miễn phí cho những người có nhu cầu.
(Tin Vatican - Sơ Titilayo Aduloju, SSMA)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ngày Thế giới Người nghèo vào năm 2017.
Ngài khuyến khích Giáo hội “ra đi”, vượt ra khỏi những bức tường của chính mình, để gặp gỡ người nghèo “theo nhiều ý nghĩa mà nó thể hiện trong Ngày thế giới này”.
Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ đánh dấu kỷ niệm lần thứ bảy Ngày Thế Giới Người Nghèo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày 19 tháng 11.
'Đừng làm ngơ trước người nghèo'
“Đừng làm ngơ trước người nghèo” (Tobit 4:7), là chủ đề của Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023.
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu sứ điệp Ngày này bằng cách nhấn mạnh “một dòng sông lớn của nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta và dâng cao đến mức lan tràn; nó dường như khiến chúng ta choáng ngợp, vì nhu cầu của anh chị em chúng ta thật là lớn lao, những người đang cầu xin sự giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ của chúng ta.”
ĐTC tiếp tục: “Chúng ta đang sống trong thời đại không biết bén nhạy trước nhu cầu của người nghèo. Áp lực phải có lối sống giàu có sang sảng ngày càng tăng, trong khi tiếng nói của những người sống trong cảnh nghèo khó có xu hướng không được lắng nghe."
Lịch trình trong ngày quốc tế này: Ăn trưa và chăm sóc y tế
Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 sẽ do Thánh Bộ Bác ái tổ chức.
Một bữa ăn trưa với người nghèo sẽ được tổ chức tại khách sạn Hilton ở Ý và một cuộc triều yết sẽ diễn ra tại Đại sảnh đường Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI sau Thánh lễ.
Thánh Bộ Phục vụ Bác ái cũng sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho những người có nhu cầu thông qua Phòng khám Ngoại vi của “Mẹ Lòng Thương Xót”, tọa lạc tại Colonnade nằm trong Quảng trường Thánh Phêrô.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lối sống khôn ngoan
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
15:47 09/11/2023
Hình ảnh lối sống khôn ngoan
Cung cách lối sống khôn ngoan xưa nay luôn được ca ngợi cùng khuyến khích cầu chúc cho nhau trong đời sống.
Thánh giáo phụ Toma Aquino, như nhà hiền triết Aristoteles, đã hiểu sự khôn ngoan không ở đích điểm cuối cùng, nhưng trên con đường đi đến đích điểm. Nếp sống khôn ngoan được hiểu là cung cách xử sự của con người theo hợp với lý trí suy luận cùng tình cảm lành mạnh trong đời sống.
Chúa Giêsu Kitô đưa ra hình ảnh lối sống khôn ngoan trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ đi đón chàng rể trong đêm như phúc âm Thánh sử Mattheo thuật lại ( Mt 25,1-13). Dụ ngôn chia thành hai bên: 05 cô có lối sống khôn ngoan được tưởng thưởng ca ngợi, và 05 cô không sống khôn ngoan phải hứng chịu thiệt thòi.
Thế nào là hình ảnh nếp sống của năm cô khôn ngoan?
Xưa nay dụ ngôn này thường được hiểu nếp sống của năm cô khôn ngoan trong trạng thái sự tỉnh thức. Nhưng dụ ngôn này muốn vẽ rõ nét nên hình ảnh sự khôn ngoan nhiều hơn sự tỉnh thức qua nếp sống của năm cô khôn ngoan: họ không chỉ mang đèn có dầu thắp sáng mà còn mang theo bình dầu dự bị.
Dầu trong dụ ngôn xưa nay cũng được cắt nghĩa theo nhiều cách hiểu. Thánh giáo phụ Chrysostomos cắt nghĩa dầu đó là” sự nhiệt thành trong việc giúp đỡ bố thí cho kẻ nghèo khó và tình yêu đối với người thân cận.”
Thánh giáo phụ Augustino có suy nghĩ đó là dầu của niềm vui mà một người có tận trong trái tim tâm hồn mình.
Marin Luther cho rằng dầu trong bình dự trữ như là sức mạnh của niềm tin.
Và cũng thường được hiểu dầu đó là những việc tích lũy theo cung cách nếp sống Kitô giáo.Có thể nói được rằng: Dầu trong những bình chứa đó là những công việc tâm linh có gía trị mang ánh sáng vào trần gian.
Trong dụ ngôn 05 cô sống không khôn ngoan, vì không mang theo bình dầu dự trữ, trong tình trạng khủng hoảng bối rối, đã yêu cầu 05 chị em có dư dầu chia sẻ cho mình để có thể thắp đèn cho sáng lên lúc cạn hết dầu.
05 chị em có bình dầu dự trữ đã từ chối khôn khéo:"Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.".
Sự chối từ tế nhị khôn khéo này như có vẻ chút nào nói lên sự ích kỷ thiếu bác ái. Nhưng không hẳn là như thế. Nếu hiểu dầu tích lũy trong bình là hình ảnh của tình yêu thương cho người thân cận, là niềm vui tận trong trái tim tâm hồn của đức tin, là hình ảnh của tất cả những công việc, mà qua đó mang ánh sáng vào trong trần gian.
Như vậy kho tàng tâm linh riêng biệt cá nhân của đời sống mỗi người đã thi hành, đã gặt hái không thể chia cắt sẻ ra được.
Và như vậy cuối cùng mỗi người chịu trách nhiệm cho chính đời sống mình. Một cha gìa hưu dòng Phanxicô đã có có suy nghĩ: “ Hãy chia sẻ nhiều như bạn có thể. Nhưng không thể chia sẻ trách nhiệm chính đời sống bạn được.”.
05 chị em có bình dầu dự trữ đã từ chối khôn khéo:"Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.".
Sự chối từ tế nhị khôn khéo này như có vẻ chút nào nói lên sự ích kỷ thiếu bác ái. Nhưng không hẳn là như thế. Nếu hiểu dầu tích lũy trong bình là hình ảnh của tình yêu thương cho người thân cận, là niềm vui tận trong trái tim tâm hồn của đức tin, là hình ảnh của tất cả những công việc, mà qua đó mang ánh sáng vào trong trần gian.
Như vậy kho tàng tâm linh riêng biệt cá nhân của đời sống mỗi người đã thi hành, đã gặt hái không thể chia cắt sẻ ra được.
Và như vậy cuối cùng mỗi người chịu trách nhiệm cho chính đời sống mình. Một cha gìa hưu dòng Phanxicô đã có có suy nghĩ: “ Hãy chia sẻ nhiều như bạn có thể. Nhưng không thể chia sẻ trách nhiệm chính đời sống bạn được.”
Church Documents
Thảo Ly - News 09 Nov, 2023
VietCatholic Media
04:58 09/11/2023
BRK4TL-NewsEve10Nov2023
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Tượng Đức Mẹ Guadalupe không bị ảnh hưởng bởi sức tàn phá của Bão Otis ở Mễ Tây Cơ
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp ký thỉnh nguyện kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Jimmy Lai
Các Giám mục kêu gọi 'nỗ lực ngoại giao' để ngừng bắn ở Gaza
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Tượng Đức Mẹ Guadalupe không bị ảnh hưởng bởi sức tàn phá của Bão Otis ở Mễ Tây Cơ
Một bức tượng Đức Mẹ Guadalupe, bao gồm cả một tấm áo choàng bằng vải, vẫn còn nguyên vẹn giữa sự tàn phá do cơn bão Otis gây ra, đổ bộ vào thành phố ven biển Acapulco và các khu vực khác thuộc bang Guerrero của Mễ Tây Cơ vào tuần trước với những cơn gió giật lên tới 200 dặm trên giờ.
Cơn bão cấp 5 đổ bộ vào gần Acapulco lúc 12:25 sáng giờ địa phương ngày 25/10, khiến ít nhất 46 người thiệt mạng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khách sạn, nhà cửa và cơ sở kinh doanh trên toàn bang.
La Quebrada là một vách đá cao 148 foot trên bờ Thái Bình Dương ở Acapulco. Kể từ năm 1934, các thợ lặn trẻ tuổi đã nhảy từ độ cao xuống một con kênh rộng 23 feet và sâu 13 feet, một cảnh tượng rất được du khách yêu thích. Trước mỗi lần nhảy, các thợ lặn làm dấu thánh giá và ngợi khen Đức Trinh Nữ Guadalupe, hình ảnh được lắp đặt tại địa điểm.
Năm 2022, Cha Eduardo Chávez, một trong những chuyên gia giỏi nhất về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ Guadalupe, đã làm phép cho bức ảnh được đặt trên vách đá.
Phóng viên Edgar Galicia của Azteca Noticias gần đây đã đi thăm khu vực và phát hiện ra rằng bức tượng nhỏ đặt trong hang động không hề bị hư hại gì khi cơn bão Otis đi qua. Thiệt hại duy nhất quan sát được từ cơn bão, với sức gió vượt quá 185 dặm một giờ, là một số đèn trang trí cho bức ảnh.
“Thật là một điều tuyệt vời,” Galicia nói trong một video đăng ngày 1 tháng 11 trên X, “khi biết rằng Đức Trinh Nữ, đấng trong nhiều năm đã ‘làm dấu thánh giá’ trên nhiều thợ lặn ở đây, đang rất tốt, bởi vì chính từ đây họ đã ném mình xuống biển.”
Trước sự việc đáng ngạc nhiên này, Cha Rafael Valencia, tổng đại diện và phát ngôn viên của Tổng Giáo phận Acapulco, đã nói chuyện với ACI Prensa, đối tác tin tức bằng tiếng Tây Ban Nha của CNA, về tầm quan trọng của Đức Trinh Nữ Maria như nguồn an ủi trong những lúc nghịch cảnh.
“Đức Trinh Nữ Maria là mẹ của niềm hy vọng. Trong thời điểm khó khăn này, Mẹ khuyến khích chúng ta giữ vững niềm hy vọng xuất phát từ đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để cảm thấy được đồng hành cùng Mẹ và con trai Mẹ, Chúa Giêsu của Mẹ,” Cha Valencia nói.
Vị linh mục cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của thánh Maria, “với tư cách là mẹ”, giúp chúng ta trải nghiệm “sự an ủi và gần gũi của Thiên Chúa, Đấng an ủi và giúp đỡ chúng ta.
BRK4TL-NewsEve11Nov2023
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Cảnh sát giải cứu linh mục Kaduna bị bắt cóc, 3 kẻ khủng bố bị loại khỏi vòng chiến trong cuộc giao tranh
Ngoại trưởng Nam Hàn nói chuyện qua điện thoại với nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican
Cuộc khảo sát lớn cho thấy các linh mục “bảo thủ” và “chính thống” đang gia tăng
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Thảo Ly]
1. Cảnh sát giải cứu linh mục Kaduna bị bắt cóc, 3 kẻ khủng bố bị loại khỏi vòng chiến trong cuộc giao tranh
Các Giám Mục Nigeria phàn nàn rằng các linh mục tại nước này thường xuyên bị bắt cóc. Các ngài chỉ được thả ra khi gia đình, giáo xứ và giáo phận trả tiền chuộc.
Trong một trường hợp khá hi hữu, quân đội đã vào cuộc và đã giải thoát cho một linh mục.
Sư đoàn Cơ giới số Một của Quân đội Nigeria trong Chiến dịch Whirl Punch đã vô hiệu hóa ba kẻ khủng bố trong chiến dịch rà phá tại Khu vực chính quyền địa phương Birnin Gwari của Bang Kaduna.
Một tuyên bố của Phó Giám đốc Quan hệ Công chúng của Sư đoàn Cơ giới, Trung tá Musa Yahaya, cho biết quân đội đã gặp phải những kẻ khủng bố khi đang thực hiện chiến dịch rà phá tại các làng Maidaro, Ngade, Ahla và Rikau ở khu vực Chính quyền địa phương Birnin Gwari vào Chúa Nhật.
Ông kể rằng những kẻ khủng bố khi nhìn thấy quân đội đã bỏ chạy, quân đội đã truy đuổi và loại khỏi vòng chiến hai người trong số họ, trong khi những kẻ còn lại trốn thoát với vết thương do đạn bắn và bỏ lại một chiếc xe hơi.
Tương tự, quân đội đã loại khỏi vòng chiến một tên khủng bố khác trong một chiến dịch kín đáo xung quanh khu vực chung Tantatu và Antena thuộc khu vực Chính quyền địa phương Chikun.
Sau khi quân đội Nigeria đẩy lui các thành phần khủng bố, các đặc vụ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Bang Kaduna đã có cơ hội giải cứu một linh mục Công Giáo tại Khu vực Chính quyền Địa phương Jema'a của bang.
Đức Cha Matthew Man'Oso Ndagoso, Tổng Giám Mục Kaduna đã lên tiếng hoan nghênh việc giải thoát cho cha Andrew Amana là cha sở của Nhà thờ Công Giáo St Francis Godo-godo, bị các tay súng bắt cóc vào ngày 3 tháng 11 và đưa đến Jema'a.
[Thảo Ly]
2. Ngoại trưởng Nam Hàn nói chuyện qua điện thoại với nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican
Ngoại trưởng Phác Chấn (Park Jin) đã nói chuyện qua điện thoại với nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican để thảo luận về quan hệ song phương, Bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khu vực khác, văn phòng của Bộ Ngoại Giao Nam Hàn cho biết như trên.
Nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh ông Phác bày tỏ hy vọng rằng hai bên sẽ tăng cường hợp tác để Hán Thành tổ chức thành công Ngày Giới trẻ Thế giới vào năm 2027.
Hán Thành được chọn làm thành phố đăng cai sự kiện Công Giáo vào tháng 8, trở thành quốc gia Á Châu thứ hai tổ chức sự kiện này sau Phi Luật Tân vào năm 1995.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết Vatican mong muốn tiếp tục quan tâm đến mối quan hệ với Nam Hàn và kêu gọi có nhiều trao đổi cao cấp hơn.
Bộ Ngoại giao cho biết Ngoại trưởng Phác cảm ơn Vatican vì đã thường xuyên quan tâm và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên.
BRK4TL-NewsEve12Nov2023
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
“Các tiệm giặt ủi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” mở cửa ở Turin cho người vô gia cư
Andriy Yermak đã có cuộc điện thoại với Đức Hồng Y Pietro Parolin
Thù hận người Do Thái là một Tội Lỗi Nghiêm Trọng
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Thảo Ly]
1. “Các tiệm giặt ủi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” mở cửa ở Turin cho người vô gia cư
Các tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxicô cung cấp máy giặt và máy sấy cũng như vòi sen miễn phí cho những người không có nơi ở cố định.
Đó là một trong những điều mà nhiều người coi là đương nhiên. Quần áo dơ chỉ cần ném nó vào máy giặt. Điều này không xảy ra với những người bị buộc phải ngủ trên đường phố hoặc trong những nơi tạm trú.
Nhưng ở Turin, Ý, những người vô gia cư hiện có một vài nơi để họ có thể giặt quần áo và tắm rửa. Và các tiệm giặt ủi được đặt tên để vinh danh Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã quan tâm đặc biệt đến hoàn cảnh của những người vô gia cư.
Hôm thứ Năm, quan phát chẩn của Đức Thánh Cha – là vị giám mục thực hiện các công việc bác ái nhân danh ngài – đã làm phép khánh thành hai “Tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxicô” ở thành phố phía bắc nước Ý.
“Khi chúng ta giúp đỡ những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, chúng ta thực sự là những Kitô hữu, bởi vì chúng ta là phương tiện của Tin Mừng”, Đức Hồng Y Konrad Krajewski, nói trong Thánh lễ có khoảng 200 người tham dự, hầu hết là người vô gia cư. “Sáng kiến này… là nguồn vui đối với tôi vì đây là một khả năng nữa để gần gũi với nhân loại bị tổn thương, một cách để chứng minh sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa cho những người rốt cùng.”
Các tiệm giặt ủi tự động là một sáng kiến do Procter & Gamble, công ty sản xuất máy giặt, đề xuất và được thành lập nhờ sự tham gia của Cộng đồng giáo dân Công Giáo Sant'Egidio và sự hợp tác của Haier Europe.
Haier, có trụ sở chính tại Trung Quốc, cung cấp máy giặt và máy sấy, trong khi P&G cung cấp các sản phẩm như Dash, Head & Roles và dao cạo râu Gillette.
Chúng sẽ được Cộng đồng Sant'Egidio quản lý và là một dịch vụ được cung cấp miễn phí cho những người nghèo nhất, đặc biệt là những người vô gia cư, những người từ nay có thể giặt quần áo và tắm rửa ở những nơi này.
Một trong những tiệm giặt ủi nằm trong Giáo xứ San Giorgio Martire, trong khi tiệm còn lại nằm trong “Nhà Tình bạn” tại “La Sosta” ở trung tâm lịch sử.
“Các tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxicô” đã được mở tại Rôma vào năm 2017 và ở Genoa vào năm 2019. Procter & Gamble và Tổ chức Bác ái Tông đồ vào năm 2015 đã mở một tiệm cắt tóc cho người nghèo dưới hàng cột của Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Phanxicô, trong Tông thư “Misericordia et misera” năm 2016, viết: “Muốn gần gũi với Chúa Kitô đòi hỏi phải gần gũi với anh em chúng ta, bởi vì không có gì đẹp lòng Chúa Cha hơn một dấu hiệu cụ thể của lòng thương xót. Tự bản chất, lòng thương xót trở nên hữu hình trong một hành động cụ thể và năng động.” Vì vậy “đã đến lúc dành không gian cho trí tưởng tượng về lòng thương xót để mang lại sức sống cho nhiều công việc mới, hoa trái của ân sủng”.
Nhưng có lẽ Daniela Sironi, chủ tịch Cộng đồng Sant'Egidio Piemonte, đã nói đúng nhất khi nhận xét: “Mùi giặt sạch là mùi hương quê nhà, mùi hương gia đình, và đó là dấu hiệu của tình cảm, sự ấm áp mà chúng tôi đều cần.”
BRK4TL-NewsUK10Nov2023
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Putin: Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng
Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng, nhưng hai nước không có ý định xây dựng một liên minh quân sự kiểu chiến tranh lạnh, ông Vladimir Putin nói khi tiếp một vị tướng hàng đầu của Trung Quốc.
Putin cũng nói với Tướng Trương Hựu Hà, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, rằng vũ khí hiện đại sẽ giúp bảo đảm an ninh cho cả hai nước.
Tổng thống Nga cũng cáo buộc NATO gây căng thẳng ở khu vực Á Châu - Thái Bình Dương.
2. Diễn biến lịch sử đối với Ukraine và Moldova sau tuyên bố của Liên Hiệp Âu Châu
Khi được nhận vào Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine và Moldova sẽ có rất nhiều quyền lợi. Quan trọng nhất là các khoản trợ giúp về tài chính để nâng mức sống của người dân lên ngang bằng với các quốc gia khác trong khối. Chính vì thế, sau tuyên bố hôm thứ Tư của Liên Hiệp Âu Châu, các tài xế đã nhấn còi xe hơi trên các đường phố của Ukraine và Moldova, trong khi các chính trị gia đưa ra những bài diễn văn phấn khởi. Trong khi đó, ở Mạc Tư Khoa, nhiều người nhận thức một cách rõ ràng rằng cuộc xâm lược của Putin đã hoàn toàn phản tác dụng. Nó đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO; trong khi Ukraine, Moldova, và Georgia ngả hẳn vào vòng tay của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's EU Roadmap Explained After Landmark Endorsement”, nghĩa là “Lộ trình Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine được giải thích sau sự phê chuẩn mang tính bước ngoặt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tham vọng của Ukraine trong Liên minh Âu Châu đã nhận được sự thúc đẩy đáng kể vào ho ho thứ Tư khi Ủy ban Âu Châu khuyến nghị các nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu nên bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Kyiv ngay sau khi nước này hoàn thành nỗ lực cải cách bảy hướng cần thiết.
“Dựa trên những kết quả đạt được của Ukraine và Moldova cũng như những nỗ lực cải cách đang diễn ra, ủy ban đã khuyến nghị hội đồng mở các cuộc đàm phán gia nhập với cả hai nước,” Ủy ban tuyên bố trong báo cáo về tiến trình của hai quốc gia.
Tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO từ lâu đã là tham vọng quan trọng của Ukraine đến mức đã được ghi trong hiến pháp quốc gia. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào đất nước này – trong số những lời biện minh của Điện Cẩm Linh là sự hợp tác ngày càng tăng của Ukraine với NATO – chỉ làm tăng thêm sự ủng hộ của công chúng đối với việc gia nhập cả hai khối phương Tây.
Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cho biết: “Ukraine đã hoàn thành hơn 90% các bước cần thiết mà chúng tôi đặt ra năm ngoái trong báo cáo của mình”.
Cô nói thêm: “Người Ukraine đang cải cách sâu sắc đất nước của họ và chuẩn bị gia nhập, ngay cả khi họ đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh sinh tồn. Hôm nay Ủy ban khuyến nghị Hội đồng mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine.”
Khuyến nghị này thể hiện một chiến thắng quan trọng đối với Ukraine khoảng 18 tháng sau khi nước này chính thức nộp đơn xin gia nhập khối. Nhưng báo cáo của Ủy ban Âu Châu tuần này chỉ là một bước nhỏ trong hành trình dài để trở thành thành viên chính thức có thể kéo dài vài năm.
Ukraine giờ đây sẽ tìm cách hoàn thành ba yêu cầu cải cách còn lại — trong số bảy yêu cầu được đặt ra vào đầu năm nay — trước khi mở các cuộc đàm phán với Hội đồng Âu Châu, bao gồm các nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu. Hội đồng sẽ họp vào giữa tháng 12 để quyết định có nên áp dụng khuyến nghị của ủy ban và bắt đầu đàm phán hay không.
Kyiv vẫn đang phải đối mặt với con đường dài để gia nhập khối thương mại lớn nhất thế giới. Ukraine đã đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Âu Châu về cải cách tòa án hiến pháp, cải cách tư pháp, luật truyền thông và hạn chế rửa tiền. Ukraine vẫn chưa hoàn thành các biện pháp chống tham nhũng, chống đầu sỏ chính trị và các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số.
Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư đã ca ngợi “bước đi mạnh mẽ và lịch sử mở đường cho một Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ hơn với Ukraine là thành viên”.
Oleksandr Merezhko, thành viên quốc hội Ukraine và là chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan, nói với Newsweek rằng khuyến nghị tích cực của ủy ban “là cực kỳ quan trọng”.
Merezhko nói: “Ukraine, kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, đã phấn đấu trở thành một thành viên chính thức của cộng đồng Âu Châu. “Sự lựa chọn văn minh của chúng ta khẳng định rằng người Ukraine, với tư cách là một quốc gia, thuộc về văn hóa Âu Châu.
“Quyết định của Ủy ban Âu Châu đã thúc đẩy tinh thần của chúng tôi và biến mục tiêu trở thành một thành viên Liên Hiệp Âu Châu của chúng tôi trở thành hiện thực. Tôi chắc chắn rằng quyết định này sẽ góp phần cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Nga.
“Đó là một tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ Ukraine và là dấu hiệu đánh giá cao thực tế rằng Ukraine hiện đang bảo vệ toàn bộ Âu Châu. Đồng thời, đó là một đòn giáng mạnh vào Putin, người đã hy vọng rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ chán Ukraine. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy Liên Hiệp Âu Châu coi trọng những cải cách triệt để ở Ukraine.”
Hiện vẫn chưa rõ Ukraine sẽ mất bao lâu để gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, giả sử hội đồng đồng ý mở các cuộc đàm phán với Kyiv vào đầu năm tới. Ukraine và Moldova đều giành được tư cách ứng viên— là một bước trên con đường mở ra các cuộc đàm phán—vào tháng 6 năm 2022, khoảng bốn tháng sau khi nộp đơn xin gia nhập liên minh.
Kyiv và Moldova, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ nước nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sang ứng viên nhanh hơn 11 lần so với các thành viên trung bình.
Tuy nhiên, giai đoạn đàm phán theo truyền thống là kéo dài nhất, khiến các quốc gia ứng cử viên mất trung bình khoảng 4 năm để hoàn thành. Mặc dù Áo, Phần Lan và Thụy Điển đều hoàn tất các cuộc đàm phán gia nhập trong vòng chưa đầy 18 tháng, nhưng sự phức tạp của cuộc chiến giữa Ukraine với Nga có thể khiến các cuộc đàm phán với Kyiv mất nhiều thời gian hơn.
Cũng có những lo ngại rằng một “cuộc xung đột đóng băng” với Nga có thể trì hoãn vô thời hạn việc gia nhập, giống như việc Mạc Tư Khoa xâm lược các vùng lãnh thổ của Kyiv kể từ năm 2014 đã cản trở tiến trình chính sách đối ngoại của Ukraine.
Matti Maasikas, người cho đến tháng 6 vẫn là đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine, nói với Newsweek vào tháng 5 rằng khối sẽ không cho phép một cuộc chiến tranh đóng băng có thể ngăn cản Kyiv gia nhập.
Maasikas nói: “Trong vấn đề lớn nhất và nếu bạn muốn, vấn đề nghiêm trọng nhất, Liên Hiệp Âu Châu rất đoàn kết và đã thống nhất trong suốt cuộc chiến toàn diện này vì tình hình rất nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, căng thẳng song phương với các quốc gia thành viên hiện tại có thể cản trở quá trình này. Hiện Hung Gia Lợi đang tự coi mình là một trở ngại. Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy Viktor Orban đã đe dọa sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán vì tranh chấp kéo dài giữa Budapest với Kyiv liên quan đến quyền của các cộng đồng thiểu số Hung Gia Lợi ở Ukraine.
Orban—từ lâu đã là một cái gai trong phe tập thể của Liên Hiệp Âu Châu—có thể được tham gia vào vai trò phá hoại của Thủ tướng Slovakia mới đắc cử Robert Fico, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 9 với một cương lĩnh phản đối việc Liên Hiệp Âu Châu-NATO tiếp tục hỗ trợ cho Kyiv.
Phát ngôn nhân của văn phòng Orban nói với Newsweek: “Theo quan điểm của chính phủ Hung Gia Lợi, không thể có cuộc đàm phán nào nhằm mục đích chấp nhận vào Liên Hiệp Âu Châu một quốc gia đang có chiến tranh, vì chưa từng có trường hợp nào như vậy trước đây”. “Mặt khác, các cuộc đàm phán với các quốc gia đang chờ được chấp nhận phải được kết thúc trước tiên.”
Lập trường của Budapest sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự thù địch của Ukraine với nước láng giềng phía Tây. Merezhko nói: “Hung Gia Lợi đang hành động một cách rất không đứng đắn. “Ukraine đang chảy máu và phải trả giá đắt để bảo vệ Âu Châu, bao gồm cả Hung Gia Lợi, trong khi Orban đang cố gắng giành lấy thứ gì đó cho mình thay vì hỗ trợ Ukraine.”
Merezhko nói thêm: “Tôi vẫn không thể hiểu tại sao Ukraine, quốc gia đang đấu tranh hết mình cho các giá trị Âu Châu, lại bị tách biệt khỏi Liên Hiệp Âu Châu, trong khi Hung Gia Lợi, quốc gia làm suy yếu các giá trị Âu Châu một cách có hệ thống, vẫn ở trong Liên Hiệp Âu Châu”. “Đáng lẽ phải ngược lại. Hành vi như vậy của Hung Gia Lợi sẽ được ghi vào lịch sử là cực kỳ ích kỷ và phi đạo đức.”
BRK4TL-NewsUK11Nov2023
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
3. Tình Báo Bộ Quốc Phòng xác nhận đã ám sát nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk
Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Yeah, we did it: Ukraine admits car-bomb killing of pro-Russia politician”, nghĩa là “Vâng, chúng tôi đã làm điều đó: Ukraine thừa nhận vụ đánh bom xe giết chết chính trị gia thân Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Truyền thông Nga đưa tin Mikhail Filiponenko, nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, và là một nhà lập pháp thân Nga bước tới một chiếc xe hơi bên ngoài nhà ông vào sáng thứ Tư… và ngay lập tức bị nổ tung thành từng mảnh, truyền thông Nga đưa tin.
Tình báo quân sự Ukraine ngay lập tức nhận trách nhiệm về vụ ám sát.
“Đúng vậy, đó là hoạt động của chúng tôi,” Andriy Cherniak, đại diện Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine, còn được gọi là GUR, nói với POLITICO trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại về vụ đánh bom xe.
Tình báo quân sự đã làm việc cùng với các du kích địa phương của Ukraine để chuẩn bị ám sát Filiponenko, GUR cho biết trong một tuyên bố chính thức.
Filiponenko sinh ra ở Luhansk và học ở Kyiv. Tuy nhiên, vào năm 2014, ông đã gia nhập lực lượng lính đánh thuê được Nga hậu thuẫn để giúp Vladimir Putin và Điện Cẩm Linh thiết lập quyền cai trị đối với các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở Luhansk và Donetsk, ở miền đông Ukraine.
“Anh ta đã tham gia vào việc tổ chức các trại tra tấn ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của vùng Luhansk, nơi các tù nhân chiến tranh và con tin dân sự phải chịu sự tra tấn vô nhân đạo. Chính tay Filiponenko này đã tra tấn người dân một cách dã man, và tự tay giết chết nhiều ng người Ukraine”, tình báo quân sự Kyiv cho biết.
GUR tiết lộ địa chỉ chính xác nơi Filiponenko sống ở Luhansk và nói thêm rằng các điệp viên Ukraine biết rõ nơi các cộng tác viên cao cấp khác đang sống trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
GUR nói: “Tất cả tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt”.
Filiponenko là người Nga nhưng sinh tại Luhansk, Ukraine vào ngày 20 tháng 6 năm 1975. Ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và Xây dựng Quốc gia Kyiv và là một doanh nhân tư nhân trong ngành xây dựng. Từ năm 2014 đến năm 2022, ông tham gia vào cái gọi là quân đội của Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, gọi tắt là LPR, và leo đến chức Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội LPR.
Sau khi dẫn toàn quân bỏ chạy trong trận Lyman hồi đầu tháng 10, 2022, Filiponenko bị cách chức và giải ngũ. Vào thời điểm bị nổ bom chết, Filiponenko là phó chủ tịch Quốc Hội LPR.
Filiponenko có hai người con. Đứa con trai ông ta, 13 tuổi nói với Trung tâm Thông tin Luhansk, một hãng thông tấn do các quan chức do Mạc Tư Khoa điều hành trong khu vực, là một thiết bị nổ phát nổ ngay trong xe của Mikhail Filiponenko.
Truyền thông Nga đăng tải những bức ảnh cho thấy một chiếc xe bị phá hủy đậu dọc bên đường, máu vương vãi khắp ghế lái, mà họ nói là hậu quả của vụ tấn công.
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan điều tra các tội ác lớn, sau đó thông báo rằng họ đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ đánh bom xe.
Một số nhân vật cao cấp ủng hộ cho cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa, cũng như các quan chức được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn tại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ đã bị tấn công và ám sát.
Tháng trước, một tay súng ở Crimea đã bắn bị thương Oleg Tsaryov, một cựu nghị sĩ Ukraine, người từng được cho là Tổng thống lâm thời của Ukraine nếu Putin chiếm được Kyiv.
Mạc Tư Khoa đã tuyên bố rằng các cơ quan mật vụ Ukraine đứng đằng sau vụ này và một số vụ tấn công khác, bao gồm vụ đánh bom xe vào người theo chủ nghĩa dân tộc Darya Dugina bên ngoài Mạc Tư Khoa năm ngoái và vụ đánh bom blogger quân sự Vladlen Tatarsky tại một quán cà phê ở St. Petersburg vào tháng Tư.
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Tượng Đức Mẹ Guadalupe không bị ảnh hưởng bởi sức tàn phá của Bão Otis ở Mễ Tây Cơ
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp ký thỉnh nguyện kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Jimmy Lai
Các Giám mục kêu gọi 'nỗ lực ngoại giao' để ngừng bắn ở Gaza
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Tượng Đức Mẹ Guadalupe không bị ảnh hưởng bởi sức tàn phá của Bão Otis ở Mễ Tây Cơ
Một bức tượng Đức Mẹ Guadalupe, bao gồm cả một tấm áo choàng bằng vải, vẫn còn nguyên vẹn giữa sự tàn phá do cơn bão Otis gây ra, đổ bộ vào thành phố ven biển Acapulco và các khu vực khác thuộc bang Guerrero của Mễ Tây Cơ vào tuần trước với những cơn gió giật lên tới 200 dặm trên giờ.
Cơn bão cấp 5 đổ bộ vào gần Acapulco lúc 12:25 sáng giờ địa phương ngày 25/10, khiến ít nhất 46 người thiệt mạng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khách sạn, nhà cửa và cơ sở kinh doanh trên toàn bang.
La Quebrada là một vách đá cao 148 foot trên bờ Thái Bình Dương ở Acapulco. Kể từ năm 1934, các thợ lặn trẻ tuổi đã nhảy từ độ cao xuống một con kênh rộng 23 feet và sâu 13 feet, một cảnh tượng rất được du khách yêu thích. Trước mỗi lần nhảy, các thợ lặn làm dấu thánh giá và ngợi khen Đức Trinh Nữ Guadalupe, hình ảnh được lắp đặt tại địa điểm.
Năm 2022, Cha Eduardo Chávez, một trong những chuyên gia giỏi nhất về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ Guadalupe, đã làm phép cho bức ảnh được đặt trên vách đá.
Phóng viên Edgar Galicia của Azteca Noticias gần đây đã đi thăm khu vực và phát hiện ra rằng bức tượng nhỏ đặt trong hang động không hề bị hư hại gì khi cơn bão Otis đi qua. Thiệt hại duy nhất quan sát được từ cơn bão, với sức gió vượt quá 185 dặm một giờ, là một số đèn trang trí cho bức ảnh.
“Thật là một điều tuyệt vời,” Galicia nói trong một video đăng ngày 1 tháng 11 trên X, “khi biết rằng Đức Trinh Nữ, đấng trong nhiều năm đã ‘làm dấu thánh giá’ trên nhiều thợ lặn ở đây, đang rất tốt, bởi vì chính từ đây họ đã ném mình xuống biển.”
Trước sự việc đáng ngạc nhiên này, Cha Rafael Valencia, tổng đại diện và phát ngôn viên của Tổng Giáo phận Acapulco, đã nói chuyện với ACI Prensa, đối tác tin tức bằng tiếng Tây Ban Nha của CNA, về tầm quan trọng của Đức Trinh Nữ Maria như nguồn an ủi trong những lúc nghịch cảnh.
“Đức Trinh Nữ Maria là mẹ của niềm hy vọng. Trong thời điểm khó khăn này, Mẹ khuyến khích chúng ta giữ vững niềm hy vọng xuất phát từ đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để cảm thấy được đồng hành cùng Mẹ và con trai Mẹ, Chúa Giêsu của Mẹ,” Cha Valencia nói.
Vị linh mục cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của thánh Maria, “với tư cách là mẹ”, giúp chúng ta trải nghiệm “sự an ủi và gần gũi của Thiên Chúa, Đấng an ủi và giúp đỡ chúng ta.
BRK4TL-NewsEve11Nov2023
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Cảnh sát giải cứu linh mục Kaduna bị bắt cóc, 3 kẻ khủng bố bị loại khỏi vòng chiến trong cuộc giao tranh
Ngoại trưởng Nam Hàn nói chuyện qua điện thoại với nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican
Cuộc khảo sát lớn cho thấy các linh mục “bảo thủ” và “chính thống” đang gia tăng
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Thảo Ly]
1. Cảnh sát giải cứu linh mục Kaduna bị bắt cóc, 3 kẻ khủng bố bị loại khỏi vòng chiến trong cuộc giao tranh
Các Giám Mục Nigeria phàn nàn rằng các linh mục tại nước này thường xuyên bị bắt cóc. Các ngài chỉ được thả ra khi gia đình, giáo xứ và giáo phận trả tiền chuộc.
Trong một trường hợp khá hi hữu, quân đội đã vào cuộc và đã giải thoát cho một linh mục.
Sư đoàn Cơ giới số Một của Quân đội Nigeria trong Chiến dịch Whirl Punch đã vô hiệu hóa ba kẻ khủng bố trong chiến dịch rà phá tại Khu vực chính quyền địa phương Birnin Gwari của Bang Kaduna.
Một tuyên bố của Phó Giám đốc Quan hệ Công chúng của Sư đoàn Cơ giới, Trung tá Musa Yahaya, cho biết quân đội đã gặp phải những kẻ khủng bố khi đang thực hiện chiến dịch rà phá tại các làng Maidaro, Ngade, Ahla và Rikau ở khu vực Chính quyền địa phương Birnin Gwari vào Chúa Nhật.
Ông kể rằng những kẻ khủng bố khi nhìn thấy quân đội đã bỏ chạy, quân đội đã truy đuổi và loại khỏi vòng chiến hai người trong số họ, trong khi những kẻ còn lại trốn thoát với vết thương do đạn bắn và bỏ lại một chiếc xe hơi.
Tương tự, quân đội đã loại khỏi vòng chiến một tên khủng bố khác trong một chiến dịch kín đáo xung quanh khu vực chung Tantatu và Antena thuộc khu vực Chính quyền địa phương Chikun.
Sau khi quân đội Nigeria đẩy lui các thành phần khủng bố, các đặc vụ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Bang Kaduna đã có cơ hội giải cứu một linh mục Công Giáo tại Khu vực Chính quyền Địa phương Jema'a của bang.
Đức Cha Matthew Man'Oso Ndagoso, Tổng Giám Mục Kaduna đã lên tiếng hoan nghênh việc giải thoát cho cha Andrew Amana là cha sở của Nhà thờ Công Giáo St Francis Godo-godo, bị các tay súng bắt cóc vào ngày 3 tháng 11 và đưa đến Jema'a.
[Thảo Ly]
2. Ngoại trưởng Nam Hàn nói chuyện qua điện thoại với nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican
Ngoại trưởng Phác Chấn (Park Jin) đã nói chuyện qua điện thoại với nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican để thảo luận về quan hệ song phương, Bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khu vực khác, văn phòng của Bộ Ngoại Giao Nam Hàn cho biết như trên.
Nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh ông Phác bày tỏ hy vọng rằng hai bên sẽ tăng cường hợp tác để Hán Thành tổ chức thành công Ngày Giới trẻ Thế giới vào năm 2027.
Hán Thành được chọn làm thành phố đăng cai sự kiện Công Giáo vào tháng 8, trở thành quốc gia Á Châu thứ hai tổ chức sự kiện này sau Phi Luật Tân vào năm 1995.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết Vatican mong muốn tiếp tục quan tâm đến mối quan hệ với Nam Hàn và kêu gọi có nhiều trao đổi cao cấp hơn.
Bộ Ngoại giao cho biết Ngoại trưởng Phác cảm ơn Vatican vì đã thường xuyên quan tâm và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên.
BRK4TL-NewsEve12Nov2023
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
“Các tiệm giặt ủi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” mở cửa ở Turin cho người vô gia cư
Andriy Yermak đã có cuộc điện thoại với Đức Hồng Y Pietro Parolin
Thù hận người Do Thái là một Tội Lỗi Nghiêm Trọng
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
[Thảo Ly]
1. “Các tiệm giặt ủi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” mở cửa ở Turin cho người vô gia cư
Các tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxicô cung cấp máy giặt và máy sấy cũng như vòi sen miễn phí cho những người không có nơi ở cố định.
Đó là một trong những điều mà nhiều người coi là đương nhiên. Quần áo dơ chỉ cần ném nó vào máy giặt. Điều này không xảy ra với những người bị buộc phải ngủ trên đường phố hoặc trong những nơi tạm trú.
Nhưng ở Turin, Ý, những người vô gia cư hiện có một vài nơi để họ có thể giặt quần áo và tắm rửa. Và các tiệm giặt ủi được đặt tên để vinh danh Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã quan tâm đặc biệt đến hoàn cảnh của những người vô gia cư.
Hôm thứ Năm, quan phát chẩn của Đức Thánh Cha – là vị giám mục thực hiện các công việc bác ái nhân danh ngài – đã làm phép khánh thành hai “Tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxicô” ở thành phố phía bắc nước Ý.
“Khi chúng ta giúp đỡ những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, chúng ta thực sự là những Kitô hữu, bởi vì chúng ta là phương tiện của Tin Mừng”, Đức Hồng Y Konrad Krajewski, nói trong Thánh lễ có khoảng 200 người tham dự, hầu hết là người vô gia cư. “Sáng kiến này… là nguồn vui đối với tôi vì đây là một khả năng nữa để gần gũi với nhân loại bị tổn thương, một cách để chứng minh sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa cho những người rốt cùng.”
Các tiệm giặt ủi tự động là một sáng kiến do Procter & Gamble, công ty sản xuất máy giặt, đề xuất và được thành lập nhờ sự tham gia của Cộng đồng giáo dân Công Giáo Sant'Egidio và sự hợp tác của Haier Europe.
Haier, có trụ sở chính tại Trung Quốc, cung cấp máy giặt và máy sấy, trong khi P&G cung cấp các sản phẩm như Dash, Head & Roles và dao cạo râu Gillette.
Chúng sẽ được Cộng đồng Sant'Egidio quản lý và là một dịch vụ được cung cấp miễn phí cho những người nghèo nhất, đặc biệt là những người vô gia cư, những người từ nay có thể giặt quần áo và tắm rửa ở những nơi này.
Một trong những tiệm giặt ủi nằm trong Giáo xứ San Giorgio Martire, trong khi tiệm còn lại nằm trong “Nhà Tình bạn” tại “La Sosta” ở trung tâm lịch sử.
“Các tiệm giặt ủi của Đức Thánh Cha Phanxicô” đã được mở tại Rôma vào năm 2017 và ở Genoa vào năm 2019. Procter & Gamble và Tổ chức Bác ái Tông đồ vào năm 2015 đã mở một tiệm cắt tóc cho người nghèo dưới hàng cột của Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Phanxicô, trong Tông thư “Misericordia et misera” năm 2016, viết: “Muốn gần gũi với Chúa Kitô đòi hỏi phải gần gũi với anh em chúng ta, bởi vì không có gì đẹp lòng Chúa Cha hơn một dấu hiệu cụ thể của lòng thương xót. Tự bản chất, lòng thương xót trở nên hữu hình trong một hành động cụ thể và năng động.” Vì vậy “đã đến lúc dành không gian cho trí tưởng tượng về lòng thương xót để mang lại sức sống cho nhiều công việc mới, hoa trái của ân sủng”.
Nhưng có lẽ Daniela Sironi, chủ tịch Cộng đồng Sant'Egidio Piemonte, đã nói đúng nhất khi nhận xét: “Mùi giặt sạch là mùi hương quê nhà, mùi hương gia đình, và đó là dấu hiệu của tình cảm, sự ấm áp mà chúng tôi đều cần.”
BRK4TL-NewsUK10Nov2023
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Putin: Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng
Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng, nhưng hai nước không có ý định xây dựng một liên minh quân sự kiểu chiến tranh lạnh, ông Vladimir Putin nói khi tiếp một vị tướng hàng đầu của Trung Quốc.
Putin cũng nói với Tướng Trương Hựu Hà, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, rằng vũ khí hiện đại sẽ giúp bảo đảm an ninh cho cả hai nước.
Tổng thống Nga cũng cáo buộc NATO gây căng thẳng ở khu vực Á Châu - Thái Bình Dương.
2. Diễn biến lịch sử đối với Ukraine và Moldova sau tuyên bố của Liên Hiệp Âu Châu
Khi được nhận vào Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine và Moldova sẽ có rất nhiều quyền lợi. Quan trọng nhất là các khoản trợ giúp về tài chính để nâng mức sống của người dân lên ngang bằng với các quốc gia khác trong khối. Chính vì thế, sau tuyên bố hôm thứ Tư của Liên Hiệp Âu Châu, các tài xế đã nhấn còi xe hơi trên các đường phố của Ukraine và Moldova, trong khi các chính trị gia đưa ra những bài diễn văn phấn khởi. Trong khi đó, ở Mạc Tư Khoa, nhiều người nhận thức một cách rõ ràng rằng cuộc xâm lược của Putin đã hoàn toàn phản tác dụng. Nó đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO; trong khi Ukraine, Moldova, và Georgia ngả hẳn vào vòng tay của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's EU Roadmap Explained After Landmark Endorsement”, nghĩa là “Lộ trình Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine được giải thích sau sự phê chuẩn mang tính bước ngoặt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tham vọng của Ukraine trong Liên minh Âu Châu đã nhận được sự thúc đẩy đáng kể vào ho ho thứ Tư khi Ủy ban Âu Châu khuyến nghị các nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu nên bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Kyiv ngay sau khi nước này hoàn thành nỗ lực cải cách bảy hướng cần thiết.
“Dựa trên những kết quả đạt được của Ukraine và Moldova cũng như những nỗ lực cải cách đang diễn ra, ủy ban đã khuyến nghị hội đồng mở các cuộc đàm phán gia nhập với cả hai nước,” Ủy ban tuyên bố trong báo cáo về tiến trình của hai quốc gia.
Tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO từ lâu đã là tham vọng quan trọng của Ukraine đến mức đã được ghi trong hiến pháp quốc gia. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào đất nước này – trong số những lời biện minh của Điện Cẩm Linh là sự hợp tác ngày càng tăng của Ukraine với NATO – chỉ làm tăng thêm sự ủng hộ của công chúng đối với việc gia nhập cả hai khối phương Tây.
Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cho biết: “Ukraine đã hoàn thành hơn 90% các bước cần thiết mà chúng tôi đặt ra năm ngoái trong báo cáo của mình”.
Cô nói thêm: “Người Ukraine đang cải cách sâu sắc đất nước của họ và chuẩn bị gia nhập, ngay cả khi họ đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh sinh tồn. Hôm nay Ủy ban khuyến nghị Hội đồng mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine.”
Khuyến nghị này thể hiện một chiến thắng quan trọng đối với Ukraine khoảng 18 tháng sau khi nước này chính thức nộp đơn xin gia nhập khối. Nhưng báo cáo của Ủy ban Âu Châu tuần này chỉ là một bước nhỏ trong hành trình dài để trở thành thành viên chính thức có thể kéo dài vài năm.
Ukraine giờ đây sẽ tìm cách hoàn thành ba yêu cầu cải cách còn lại — trong số bảy yêu cầu được đặt ra vào đầu năm nay — trước khi mở các cuộc đàm phán với Hội đồng Âu Châu, bao gồm các nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu. Hội đồng sẽ họp vào giữa tháng 12 để quyết định có nên áp dụng khuyến nghị của ủy ban và bắt đầu đàm phán hay không.
Kyiv vẫn đang phải đối mặt với con đường dài để gia nhập khối thương mại lớn nhất thế giới. Ukraine đã đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Âu Châu về cải cách tòa án hiến pháp, cải cách tư pháp, luật truyền thông và hạn chế rửa tiền. Ukraine vẫn chưa hoàn thành các biện pháp chống tham nhũng, chống đầu sỏ chính trị và các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số.
Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư đã ca ngợi “bước đi mạnh mẽ và lịch sử mở đường cho một Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ hơn với Ukraine là thành viên”.
Oleksandr Merezhko, thành viên quốc hội Ukraine và là chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan, nói với Newsweek rằng khuyến nghị tích cực của ủy ban “là cực kỳ quan trọng”.
Merezhko nói: “Ukraine, kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, đã phấn đấu trở thành một thành viên chính thức của cộng đồng Âu Châu. “Sự lựa chọn văn minh của chúng ta khẳng định rằng người Ukraine, với tư cách là một quốc gia, thuộc về văn hóa Âu Châu.
“Quyết định của Ủy ban Âu Châu đã thúc đẩy tinh thần của chúng tôi và biến mục tiêu trở thành một thành viên Liên Hiệp Âu Châu của chúng tôi trở thành hiện thực. Tôi chắc chắn rằng quyết định này sẽ góp phần cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Nga.
“Đó là một tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ Ukraine và là dấu hiệu đánh giá cao thực tế rằng Ukraine hiện đang bảo vệ toàn bộ Âu Châu. Đồng thời, đó là một đòn giáng mạnh vào Putin, người đã hy vọng rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ chán Ukraine. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy Liên Hiệp Âu Châu coi trọng những cải cách triệt để ở Ukraine.”
Hiện vẫn chưa rõ Ukraine sẽ mất bao lâu để gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, giả sử hội đồng đồng ý mở các cuộc đàm phán với Kyiv vào đầu năm tới. Ukraine và Moldova đều giành được tư cách ứng viên— là một bước trên con đường mở ra các cuộc đàm phán—vào tháng 6 năm 2022, khoảng bốn tháng sau khi nộp đơn xin gia nhập liên minh.
Kyiv và Moldova, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ nước nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sang ứng viên nhanh hơn 11 lần so với các thành viên trung bình.
Tuy nhiên, giai đoạn đàm phán theo truyền thống là kéo dài nhất, khiến các quốc gia ứng cử viên mất trung bình khoảng 4 năm để hoàn thành. Mặc dù Áo, Phần Lan và Thụy Điển đều hoàn tất các cuộc đàm phán gia nhập trong vòng chưa đầy 18 tháng, nhưng sự phức tạp của cuộc chiến giữa Ukraine với Nga có thể khiến các cuộc đàm phán với Kyiv mất nhiều thời gian hơn.
Cũng có những lo ngại rằng một “cuộc xung đột đóng băng” với Nga có thể trì hoãn vô thời hạn việc gia nhập, giống như việc Mạc Tư Khoa xâm lược các vùng lãnh thổ của Kyiv kể từ năm 2014 đã cản trở tiến trình chính sách đối ngoại của Ukraine.
Matti Maasikas, người cho đến tháng 6 vẫn là đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine, nói với Newsweek vào tháng 5 rằng khối sẽ không cho phép một cuộc chiến tranh đóng băng có thể ngăn cản Kyiv gia nhập.
Maasikas nói: “Trong vấn đề lớn nhất và nếu bạn muốn, vấn đề nghiêm trọng nhất, Liên Hiệp Âu Châu rất đoàn kết và đã thống nhất trong suốt cuộc chiến toàn diện này vì tình hình rất nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, căng thẳng song phương với các quốc gia thành viên hiện tại có thể cản trở quá trình này. Hiện Hung Gia Lợi đang tự coi mình là một trở ngại. Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy Viktor Orban đã đe dọa sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán vì tranh chấp kéo dài giữa Budapest với Kyiv liên quan đến quyền của các cộng đồng thiểu số Hung Gia Lợi ở Ukraine.
Orban—từ lâu đã là một cái gai trong phe tập thể của Liên Hiệp Âu Châu—có thể được tham gia vào vai trò phá hoại của Thủ tướng Slovakia mới đắc cử Robert Fico, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 9 với một cương lĩnh phản đối việc Liên Hiệp Âu Châu-NATO tiếp tục hỗ trợ cho Kyiv.
Phát ngôn nhân của văn phòng Orban nói với Newsweek: “Theo quan điểm của chính phủ Hung Gia Lợi, không thể có cuộc đàm phán nào nhằm mục đích chấp nhận vào Liên Hiệp Âu Châu một quốc gia đang có chiến tranh, vì chưa từng có trường hợp nào như vậy trước đây”. “Mặt khác, các cuộc đàm phán với các quốc gia đang chờ được chấp nhận phải được kết thúc trước tiên.”
Lập trường của Budapest sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự thù địch của Ukraine với nước láng giềng phía Tây. Merezhko nói: “Hung Gia Lợi đang hành động một cách rất không đứng đắn. “Ukraine đang chảy máu và phải trả giá đắt để bảo vệ Âu Châu, bao gồm cả Hung Gia Lợi, trong khi Orban đang cố gắng giành lấy thứ gì đó cho mình thay vì hỗ trợ Ukraine.”
Merezhko nói thêm: “Tôi vẫn không thể hiểu tại sao Ukraine, quốc gia đang đấu tranh hết mình cho các giá trị Âu Châu, lại bị tách biệt khỏi Liên Hiệp Âu Châu, trong khi Hung Gia Lợi, quốc gia làm suy yếu các giá trị Âu Châu một cách có hệ thống, vẫn ở trong Liên Hiệp Âu Châu”. “Đáng lẽ phải ngược lại. Hành vi như vậy của Hung Gia Lợi sẽ được ghi vào lịch sử là cực kỳ ích kỷ và phi đạo đức.”
BRK4TL-NewsUK11Nov2023
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
3. Tình Báo Bộ Quốc Phòng xác nhận đã ám sát nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk
Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Yeah, we did it: Ukraine admits car-bomb killing of pro-Russia politician”, nghĩa là “Vâng, chúng tôi đã làm điều đó: Ukraine thừa nhận vụ đánh bom xe giết chết chính trị gia thân Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Truyền thông Nga đưa tin Mikhail Filiponenko, nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, và là một nhà lập pháp thân Nga bước tới một chiếc xe hơi bên ngoài nhà ông vào sáng thứ Tư… và ngay lập tức bị nổ tung thành từng mảnh, truyền thông Nga đưa tin.
Tình báo quân sự Ukraine ngay lập tức nhận trách nhiệm về vụ ám sát.
“Đúng vậy, đó là hoạt động của chúng tôi,” Andriy Cherniak, đại diện Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine, còn được gọi là GUR, nói với POLITICO trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại về vụ đánh bom xe.
Tình báo quân sự đã làm việc cùng với các du kích địa phương của Ukraine để chuẩn bị ám sát Filiponenko, GUR cho biết trong một tuyên bố chính thức.
Filiponenko sinh ra ở Luhansk và học ở Kyiv. Tuy nhiên, vào năm 2014, ông đã gia nhập lực lượng lính đánh thuê được Nga hậu thuẫn để giúp Vladimir Putin và Điện Cẩm Linh thiết lập quyền cai trị đối với các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở Luhansk và Donetsk, ở miền đông Ukraine.
“Anh ta đã tham gia vào việc tổ chức các trại tra tấn ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của vùng Luhansk, nơi các tù nhân chiến tranh và con tin dân sự phải chịu sự tra tấn vô nhân đạo. Chính tay Filiponenko này đã tra tấn người dân một cách dã man, và tự tay giết chết nhiều ng người Ukraine”, tình báo quân sự Kyiv cho biết.
GUR tiết lộ địa chỉ chính xác nơi Filiponenko sống ở Luhansk và nói thêm rằng các điệp viên Ukraine biết rõ nơi các cộng tác viên cao cấp khác đang sống trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
GUR nói: “Tất cả tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt”.
Filiponenko là người Nga nhưng sinh tại Luhansk, Ukraine vào ngày 20 tháng 6 năm 1975. Ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và Xây dựng Quốc gia Kyiv và là một doanh nhân tư nhân trong ngành xây dựng. Từ năm 2014 đến năm 2022, ông tham gia vào cái gọi là quân đội của Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, gọi tắt là LPR, và leo đến chức Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội LPR.
Sau khi dẫn toàn quân bỏ chạy trong trận Lyman hồi đầu tháng 10, 2022, Filiponenko bị cách chức và giải ngũ. Vào thời điểm bị nổ bom chết, Filiponenko là phó chủ tịch Quốc Hội LPR.
Filiponenko có hai người con. Đứa con trai ông ta, 13 tuổi nói với Trung tâm Thông tin Luhansk, một hãng thông tấn do các quan chức do Mạc Tư Khoa điều hành trong khu vực, là một thiết bị nổ phát nổ ngay trong xe của Mikhail Filiponenko.
Truyền thông Nga đăng tải những bức ảnh cho thấy một chiếc xe bị phá hủy đậu dọc bên đường, máu vương vãi khắp ghế lái, mà họ nói là hậu quả của vụ tấn công.
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan điều tra các tội ác lớn, sau đó thông báo rằng họ đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ đánh bom xe.
Một số nhân vật cao cấp ủng hộ cho cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa, cũng như các quan chức được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn tại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ đã bị tấn công và ám sát.
Tháng trước, một tay súng ở Crimea đã bắn bị thương Oleg Tsaryov, một cựu nghị sĩ Ukraine, người từng được cho là Tổng thống lâm thời của Ukraine nếu Putin chiếm được Kyiv.
Mạc Tư Khoa đã tuyên bố rằng các cơ quan mật vụ Ukraine đứng đằng sau vụ này và một số vụ tấn công khác, bao gồm vụ đánh bom xe vào người theo chủ nghĩa dân tộc Darya Dugina bên ngoài Mạc Tư Khoa năm ngoái và vụ đánh bom blogger quân sự Vladlen Tatarsky tại một quán cà phê ở St. Petersburg vào tháng Tư.
VietCatholic TV
Đại tang của Moscow: Một cú ATACMS duy nhất, 3 Đại Tá Nhảy Dù Nga tử trận, Bộ Tư Lệnh tan tành
VietCatholic Media
02:37 09/11/2023
1. Ba Đại Tá Nga tử trận trong một cú tấn công bằng ATACMS vào Bộ Tư Lệnh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “ATACMS Strike on Russian Command Center 'Killed Three Colonels': Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy ATACMS tấn công Trung tâm chỉ huy Nga 'Giết chết ba đại tá'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ba đại tá Nga được cho là đã thiệt mạng khi lực lượng Ukraine bắn hỏa tiễn vào trụ sở của nhóm quân sự Dnipro của Nga ở khu vực phía nam Kherson bị tạm chiếm một phần
Kênh Telegram VChK-OGPU của Nga, được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, và kênh Public Reserve Stugna, một tổ chức được thành lập để hỗ trợ tiểu đoàn lực lượng đặc biệt Stugna của Ukraine, cho biết ba sĩ quan cấp tá vừa thiệt mạng do một cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh Nhóm lực lượng Dnipro bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Hoa Kỳ cung cấp.
ATACMS có khả năng tiếp cận mục tiêu cách xa 100 dặm hoặc thậm chí xa hơn.
Cuộc tấn công của Ukraine vào trụ sở của Nhóm Lực lượng Dnipro cũng được Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, báo cáo. Các quan chức tình báo Anh đánh giá vào tháng 4 rằng Nhóm Lực lượng Dnipro có khả năng được triển khai để bảo vệ khu vực Kherson của Ukraine, nơi Nga đang xâm lược một phần.
ISW cho biết 3 sĩ quan cấp tá đã thiệt mạng trong cú tấn công bất ngờ của quân Ukraine. Đó là Đại tá Vadim Dobrikov, chỉ huy phó trung tâm chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù; Đại tá Alexey Koblov, trưởng phòng tác chiến Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù; và Đại tá Alexander Galkin, chỉ huy phó trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù.
Các sĩ quan đã tử trận “khi Bộ Tư Lệnh của nhóm Dnipro… bị tấn công,” kênh VChK-OGPU của Nga cho biết và nói thêm rằng cuộc tấn công “được thực hiện bởi một hỏa tiễn ATACMS.”
Ngay sau vụ tấn công được tường trình, kênh Telegram Astra của Nga đưa tin nhóm lực lượng này gần đây do Thượng Tướng Mikhail Teplinsky chỉ huy và không biết liệu Teplinsky có bị thương trong vụ tấn công hay không.
Teplinksy, Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù Nga, được bổ nhiệm làm chỉ huy nhóm quân sự Dnipro vào tuần trước, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
Báo Nga Izvestia đưa tin rằng ông đã bị giáng chức từ Tư Lệnh Phó chiến trường Ukraine xuống làm chỉ huy Nhóm lực lượng Dnipro thay thế cho Thượng Tướng Oleg Makarevich.
Kênh Operativno ZSU liên kết với quân đội Ukraine cho biết “các chỉ huy Nga của Nhóm Lực lượng Dnipro hôm nay không may mắn lắm”, đồng thời nói thêm rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào trụ sở và “thứ gì đó đã bay lên nhiều lần.”
Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực mở rộng đầu cầu ở bờ đông sông Dnipro do Nga kiểm soát.
Quân của Kyiv đã đến được khu vực của Dnipro bị Nga tạm chiếm vào giữa tháng 10 sau các hoạt động vượt qua con sông rộng lớn. Điều đó diễn ra sau khi Ukraine giải phóng thành công thành phố Kherson và bờ tây sông vào cuối năm 2022.
ISW hôm thứ Ba đánh giá rằng các xe thiết giáp của Ukraine hiện đã tới bờ đông và Kyiv đang “tiếp tục các hoạt động trên bộ lớn hơn bình thường... với một nhóm bộ binh hạng nhẹ có quy mô gần bằng tiểu đoàn.”
2. Nga xây dựng đường hỏa xa vì e Ukraine sẽ tấn công cầu Kerch
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Builds Railway Amid Fears of Ukraine Attack on 'High-Risk' Bridge”, nghĩa là “Nga xây dựng đường hỏa xa trong bối cảnh lo ngại Ukraine tấn công cây cầu có 'rủi ro quá cao'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Theo báo cáo của Nga, việc xây dựng tuyến hỏa xa mới nối Bán đảo Crimea với đất liền Nga đang được tiến hành trong bối cảnh Ukraine liên tục tấn công Cầu Crimea.
Yevgeny Balitsky, tên phản bội, được Nga bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo vùng Zaporizhzhia bị tạm chiếm ở đông nam Ukraine, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng tuyến hỏa xa mới đã bắt đầu gần thành phố Donetsk và sẽ chạy từ Yakymivka, một khu định cư ở Zaporizhzhia, đến Rostov, theo cơ quan truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti.
Balitsky nói: “Bằng cách xây dựng một tuyến hỏa xa… chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề của quân đội”.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công vào Cầu Kerch nối Crimea – nơi bị Nga sáp nhập vào năm 2014 – với phần còn lại của Nga. Crimea đã đóng vai trò là trung tâm quân sự của Nga kể từ khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Balitsky lưu ý với các phóng viên rằng tuyến hỏa xa mới sẽ giúp Nga xuất khẩu hàng hóa như ngũ cốc, sắt và than đá sang phần còn lại của đất nước. Ông cũng nói rằng dự án sẽ giúp quân đội Mạc Tư Khoa tránh được cầu Kerch.
“Bởi vì việc lái xe qua Cầu Crimea không chỉ xa mà ngày nay cây cầu này còn là một đối tượng có nguy cơ cao”, Balitsky nói với RIA Novosti.
Bộ Quốc phòng Anh trước đó đánh giá cầu eo biển Kerch đã trở thành gánh nặng an ninh đáng kể đối với Mạc Tư Khoa. Ukraine đã tấn công công trình dài 19km này vào tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7, gây thiệt hại đáng kể cho đường bộ và hỏa xa.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết vào tháng 10: “Mặc dù đã hoạt động hoàn toàn nhưng việc sử dụng cầu vẫn bị hạn chế do các thủ tục được ban hành sau vụ tấn công đầu tiên của Ukraine vào tháng 10 năm 2022. Xe tải và quân trang, quân dụng, cũng như nhiên liệu tiếp tục được di chuyển bằng phà”.
Hôm thứ Tư, đoạn phim lan truyền trên mạng cho thấy khói cuồn cuộn từ Cầu Crimea sau khi chính quyền Nga trong khu vực cảnh báo về các cuộc tấn công trên không vào bán đảo. Theo báo cáo địa phương, cảnh báo không kích vang lên trong khoảng hai giờ và giao thông trên cầu bị đình trệ.
Kyiv tuyên bố rằng cuộc chiến với Nga sẽ không kết thúc cho đến khi bán đảo Crimea được trả lại cho Ukraine kiểm soát. Ukraine đã thúc đẩy trong nhiều tháng nhằm giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ bị Nga tạm chiếm ở khu vực phía nam và phía đông của đất nước, mặc dù Tướng Valerii Zaluzhnyi, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tuần trước đã cảnh báo rằng việc chiến đấu chống lại Mạc Tư Khoa có thể đi vào bế tắc nếu Ukraine không có cái thiết bị mới.
3. Tòa Bạch Ốc cho biết quỹ của Mỹ dành cho Ukraine đã cạn kiệt 96%
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên rằng Mỹ đã sử dụng hết 96% số tiền mà nước này hiện phân bổ cho Ukraine.
Tướng Kirby cho biết Hoa Kỳ hoàn toàn tin rằng Ukraine có thể giành lại lãnh thổ của mình, mặc dù tiến độ diễn ra rất chậm hơn dự kiến.
Một số thành viên Quốc Hội đã trở nên hoài nghi về việc tài trợ thêm cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Tổng thống Biden đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu bổ sung trị giá 106 tỷ Mỹ Kim cho chi tiêu quân sự.
Theo một lá thư công bố hôm thứ Ba, những nhà lãnh đạo Bộ Tài chính, Quốc phòng và Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi Quốc hội tài trợ 11,8 tỷ Mỹ Kim cho viện trợ Ukraine như một phần trong yêu cầu chi tiêu bổ sung của Tổng thống Joe Biden.
“Khoản tài trợ này được hưởng lợi từ mức độ giám sát và minh bạch mạnh mẽ chưa từng có, đồng thời được củng cố bởi sự hỗ trợ ngân sách đáng kể từ Liên minh Âu Châu, các đối tác G7 khác và Quỹ Tiền tệ Quốc tế,” các thư ký, cùng với quản trị viên USAid, viết cho các nhà lãnh đạo quốc hội..
Vào tháng 10, chính quyền Tổng thống Biden đã đệ trình yêu cầu trị giá 106 tỷ Mỹ Kim lên Quốc hội về viện trợ quân sự và nhân đạo cho Israel và Ukraine cũng như hỗ trợ nhân đạo cho Gaza, khẳng định các nhà lập pháp có nghĩa vụ hỗ trợ các đồng minh của Mỹ đứng lên chống lại chế độ chuyên chế và xâm lược trên toàn thế giới.
4. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiếp Tướng Bắc Kinh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Tư đã tiếp đón một vị tướng và phái đoàn quốc phòng hàng đầu của cộng sản Tầu tại Mạc Tư Khoa để đàm phán nhằm “tăng cường” hợp tác quân sự với Bắc Kinh khi quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine.
Shoigu chào đón Trương Hựu Hà, một tướng cao cấp và là phó chủ tịch Quân ủy trung ương của Bắc Kinh, trong một buổi lễ trải thảm đỏ ở Mạc Tư Khoa.
Bất kể Nga là một quốc gia xâm lược bị thế giới lên án, theo một tuyên bố được Bộ Quốc phòng Nga công bố, Shoigu nói:
Chúng tôi, không giống như một số nước phương Tây hiếu chiến, không tạo ra một khối quân sự. Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc là một ví dụ về hợp tác chiến lược, dựa trên sự tin cậy và tôn trọng.
Tôi chắc chắn rằng cuộc gặp hôm nay sẽ là một bước nữa để làm sâu sắc hơn mối liên kết đa phương giữa các nước chúng ta và các cơ quan quân sự.
Ông cho biết hai bên sẽ thảo luận về “các bước tiếp theo để phát triển hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng”.
Điện Cẩm Linh cho biết quan chức Trung Quốc này đã gặp Putin vào cuối ngày thứ Tư. Chuyến thăm của ông diễn ra ba tuần sau khi ông Putin tới Bắc Kinh trong chuyến công du nước ngoài hiếm hoi.
5. Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, đã kêu gọi Hung Gia Lợi phê chuẩn nỗ lực gia nhập liên minh đang bị đình trệ của Thụy Điển “đừng chậm trễ hơn nữa”.
29 trong số 31 thành viên của NATO đã phê chuẩn cho Thụy Điển trở thành thành viên của NATO. Tuy nhiên, cho đến nay việc gia nhập của Thụy Điển vẫn còn bị năn trở bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi.
“Chính phủ Hung Gia Lợi đã nhiều lần nói rằng họ sẽ không phải là đồng minh cuối cùng của NATO phê chuẩn việc gia nhập của Thụy Điển,” ông Stoltenberg nói trong cuộc hội đàm với tổng thống Hung Gia Lợi ở Brussels.
“Bây giờ tôi tin tưởng Hung Gia Lợi sẽ thực hiện cam kết đó. Quốc hội Hung Gia Lợi nên bỏ phiếu để phê chuẩn ngay lập tức.”
6. Việc thành lập tòa án đặc biệt về tội ác xâm lược Ukraine
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, ủy viên tư pháp Liên Hiệp Âu Châu, Didier Reynders, “đã đưa ra tầm nhìn về việc thành lập tòa án đặc biệt về tội ác xâm lược Ukraine” trong cuộc gặp trước đó.
Kuleba cho biết họ đã thảo luận về những cách khả thi để sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để bồi thường và tái thiết Ukraine.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Hội đồng Âu Châu đã vạch ra kế hoạch thu lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga và chuyển hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine.
Cơ quan này đã đưa ra một loạt kết luận công khai chính thức sau hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu.
Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn do cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine gây ra. Cần có tiến bộ mang tính quyết định, phối hợp với các đối tác, về cách thức mà bất kỳ khoản thu nhập đặc biệt nào do các tổ chức tư nhân nắm giữ trực tiếp từ tài sản cố định của Nga có thể được chuyển trực tiếp sang hỗ trợ Ukraine cũng như sự phục hồi và tái thiết của nước này, phù hợp với các nghĩa vụ hợp đồng hiện hành và phù hợp với pháp luật Liên Hiệp Âu Châu và quốc tế.. Hội đồng Âu Châu kêu gọi đại diện cao cấp và ủy ban đẩy nhanh công việc nhằm gửi đề xuất.
7. Hoa Kỳ và G7 đề cập đến viễn tượng tương lai của dải Gaza
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao G7 ở Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nêu quan điểm của Washington về những gì họ tin rằng kịch bản tương lai sẽ diễn ra ở Gaza sau khi chiến tranh Israel-Hamas kết thúc.
Ông nói với báo chí rằng đây là những điều kiện cần thiết cho “hòa bình và an ninh lâu dài”
Hoa Kỳ tin rằng các yếu tố chính sẽ bao gồm việc không buộc người Palestine phải di dời khỏi Gaza. Không phải bây giờ. Không phải sau chiến tranh. Không sử dụng Gaza làm nền tảng cho khủng bố hoặc các cuộc tấn công bạo lực khác. Không tái chiếm Gaza sau khi xung đột kết thúc Không có nỗ lực phong tỏa hoặc bao vây Gaza. Không thu hẹp lãnh thổ của Gaza. Chúng ta cũng phải bảo đảm không có mối đe dọa khủng bố nào có thể xuất phát từ Bờ Tây.
Blinken nói tiếp rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm một giải pháp trong tương lai “phải đưa tiếng nói và nguyện vọng của người dân Palestine vào trung tâm quản lý sau khủng hoảng ở Gaza. Nó phải bao gồm sự quản lý do người Palestine lãnh đạo và Gaza thống nhất với Bờ Tây dưới sự quản lý của Chính quyền Palestine, đồng thời nó phải bao gồm một cơ chế tái thiết bền vững ở Gaza”.
Ông nói rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm “một con đường để người Israel và người Palestine sống cạnh nhau tại các quốc gia của họ, với các biện pháp bình đẳng về an ninh, tự do, cơ hội và phẩm giá”.
8. Nga tăng cường quan hệ quốc phòng với Burkina Faso
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Burkina Faso Kassoum Coulibaly đã đồng ý tăng cường quan hệ quốc phòng, Mạc Tư Khoa cho biết.
Giới cầm quyền quân sự Burkina đã tăng cường hợp tác với Mạc Tư Khoa khi nước này tìm cách đa dạng hóa các đồng minh quốc tế sau cuộc đảo chính năm ngoái.
Nga, quốc gia ngày càng bị cô lập hơn kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, trong những tháng gần đây đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác quân sự với Burkina Faso.
Mạc Tư Khoa cũng cam kết cung cấp ngũ cốc miễn phí cho quốc gia Phi Châu này, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, AFP đưa tin.
Bộ trưởng Shoigu cho biết: “Mối quan hệ Nga-Burkina Faso chỉ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cân nhắc lợi ích của nhau và trong những năm gần đây, mối quan hệ này đã đạt được những động lực tích cực”.
9. Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 4 tỷ bảng Anh với công ty quốc phòng MBDA của Vương Quốc Anh
Chính phủ Anh cho biết Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 4 tỷ bảng Anh với công ty quốc phòng MBDA để cung cấp hệ thống phòng không trên mặt đất.
Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết quan hệ đối tác sẽ giúp tăng cường an ninh Âu Châu trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.
Bộ Quốc phòng cho biết hệ thống phòng không này sẽ có thể phóng hỏa tiễn vào các mối đe dọa trên không như hỏa tiễn hành trình và chiến đấu cơ ở phạm vi hơn 40 km.
Grant Shapps, Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết:
Đây là một bước tiến quan trọng khác đối với mối quan hệ quốc phòng lịch sử của chúng ta với Ba Lan, cung cấp khả năng phòng không thế hệ tiếp theo để đóng vai trò răn đe rõ ràng đối với đối phương của chúng ta.
10. Báo cáo của Liên Hiệp Âu Châu về các thành viên mới tiềm năng của khối
Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã loan báo các bước quan trọng trong việc kết nạp thêm các thành viên mới. Sau tuyên bố hôm thứ Tư của Liên Hiệp Âu Châu, các tài xế đã nhấn còi xe hơi trên các đường phố của Ukraine và Moldova, trong khi các chính trị gia đưa ra những bài diễn văn phấn khởi. Trong khi đó, ở Mạc Tư Khoa, nhiều người nhận thức một cách rõ ràng rằng cuộc xâm lược của Putin đã hoàn toàn phản tác dụng. Nó đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO; trong khi Ukraine, Moldova, và Georgia ngả hẳn vào vòng tay của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “The EU’s report card on potential new members of the bloc”, nghĩa là “Báo cáo của Liên Hiệp Âu Châu về các thành viên mới tiềm năng của khối”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã thực hiện các bước quan trọng nhằm đưa các thành viên mới vào khối 27 quốc gia.
Trong nỗ lực mở rộng được khởi động bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine, Ủy ban Âu Châu đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập chính thức với Ukraine và Moldova, đồng thời cấp tư cách ứng viên cho Georgia, sau khi một số điều kiện được đáp ứng.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng các quốc gia “đã hiểu tiếng gọi của lịch sử, và các bạn phải lựa chọn xem bạn muốn dân chủ và thịnh vượng hay bạn muốn một chế độ độc tài”.
Bước tiếp theo là các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ kế hoạch của Ủy ban tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào tháng 12.
Liên quan đến Ukraine
Báo cáo nói gì: Bất chấp cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, Ukraine vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong cải cách dân chủ và pháp quyền. Báo cáo cho biết, việc cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraine vào tháng 6 năm 2022 đã đẩy nhanh hơn nữa các nỗ lực cải cách. Ủy ban khuyến nghị Hội đồng nên mở các cuộc đàm phán gia nhập chính thức. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ quyết định có ủng hộ quyết định đó hay không tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12.
Những gì đã làm tốt: Trong số bảy bước mà Ukraine được đưa ra trước khi các cuộc đàm phán về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu có thể bắt đầu, Kyiv đã hoàn thành bốn: thứ nhất là luật về thủ tục lựa chọn thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp; thứ hai là hoàn tất việc kiểm tra các ứng cử viên vào Hội đồng Tư pháp Cao cấp; thứ ba là luật chống rửa tiền; và thứ tư là luật truyền thông.
Điều cần làm tốt hơn: Ukraine đã cải thiện thành tích chống tham nhũng nhưng vẫn cần làm nhiều hơn nữa, bao gồm cả luật về nhân sự cho Cục Chống tham nhũng Quốc gia. Thứ hai, chính phủ quyết định hoãn thi hành luật trấn áp quyền lực của những kẻ đầu sỏ chính trị và Ukraine vẫn nên đưa ra luật điều chỉnh vận động hành lang phù hợp với tiêu chuẩn Âu Châu, như một phần của kế hoạch hành động chống đầu sỏ. Thứ ba, khi nói đến người thiểu số, Ukraine nên đưa ra luật giải quyết các khuyến nghị từ Ủy ban Venice, là cơ quan cố vấn của Hội đồng Âu Châu, trong các lĩnh vực như ngôn ngữ được nhà nước sử dụng, truyền thông và giáo dục.
Liên quan đến Moldova
Báo cáo nói gì: Bốn tháng sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, cả Ukraine và Moldova đều trở thành các quốc gia ứng viên. Hiện tại, Ủy ban Âu Châu đang đề xuất mở các cuộc đàm phán gia nhập cho Moldova dựa trên những tiến bộ đã đạt được.
Những gì đã làm tốt: Cải cách để tăng cường dân chủ và pháp quyền, sự tham gia nhiều hơn của xã hội dân sự, chuẩn bị cải cách hành chính công, chuẩn bị cải cách pháp lý, tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
Điều cần làm tốt hơn: Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, “loại bỏ đầu sỏ chính trị”, nhiều bước tiến tới cải cách tư pháp toàn diện.
11. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cung cấp cho người nói tiếng Nga quyền truy cập vào tin tức độc lập.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm thứ Ba cho biết họ đang lên kế hoạch ra mắt một nền tảng kỹ thuật số nhằm cung cấp cho người nói tiếng Nga quyền truy cập vào tin tức độc lập.
Sau khi xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Điện Cẩm Linh đã tăng cường cuộc đàn áp lịch sử nhằm vào những tiếng nói bất đồng chính kiến và tăng cường tuyên truyền. Tất cả các cơ quan truyền thông độc lập chính, bao gồm cả Dozhd TV, đã ngừng hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động ở Nga.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết họ đã ký hợp đồng với nhà điều hành vệ tinh toàn cầu Eutelsat để ra mắt một nền tảng kỹ thuật số có tên Svoboda, tiếng Nga có nghĩa là tự do, AFP đưa tin.
Cơ quan giám sát truyền thông có trụ sở tại Paris, được biết đến với tên viết tắt RSF của Pháp, cho biết nền tảng này, dự kiến sẽ ra mắt trong vài tuần tới, sẽ có “các chương trình tin tức nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và khách quan về các sự kiện toàn cầu”.
Christophe Deloire, tổng thư ký RSF, gọi dự án là “một sáng kiến đầy tham vọng nhằm đảo ngược logic tuyên truyền”.
Deloire cho biết thêm: “Nó sẽ cho phép các cơ quan truyền thông độc lập phát sóng tới những người không được hưởng quyền thông tin của họ”.
12. Khả năng Ý có thể chi tiêu 2% GDP cho ngân sách quốc phòng
Mãi đến năm 2028, may ra Ý mới có thể chi tiêu 2% GDP cho ngân sách quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto cho biết như trên.
Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014, các nhà lãnh đạo NATO đã đồng ý hướng tới chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng trong vòng một thập kỷ, nhưng chính quyền trước đây của Ý, do Mario Draghi đứng đầu, đã trì hoãn mục tiêu này tới 4 năm.
Crosetto nói với ủy ban quốc phòng và đối ngoại của hai viện quốc hội Ý: “Chúng ta thực sự còn cách xa 2%, rất xa.
Ông nói: “Đó là một mục tiêu bất khả thi cho năm 2024, nhưng thành thật mà nói với các bạn… cũng khó cho năm 2028”.
Theo ước tính của NATO vào tháng 7, Ý dự kiến sẽ chi 1,46% GDP cho quốc phòng trong năm nay, trong khi các thành viên Âu Châu khác của liên minh, bao gồm Ba Lan, Anh, Đông Phương và các nước vùng Baltic, đều vượt mục tiêu.
13. Bộ Quốc phòng Đức xác nhận nước này chuẩn bị hoàn tất việc triển khai ba đơn vị phòng không Patriot ở Ba Lan sau gần một năm.
Cùng với hệ thống Patriot, khoảng 300 binh sĩ Đức cũng đã đóng quân tại thị trấn Zamość của Ba Lan, cách biên giới Ukraine khoảng 31 dặm, kể từ đầu năm để bảo vệ thị trấn phía nam và tuyến hỏa xa quan trọng tới Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết như trên.
Việc triển khai được kích hoạt bởi một hỏa tiễn lạc của Ukraine đã tấn công làng Przewodów của Ba Lan trong khu vực vào tháng 11 năm ngoái, trong một sự việc làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến ở Ukraine sẽ tràn qua biên giới.
Ông Boris Pistorius cho biết vào tháng 8 rằng việc triển khai khó có thể kéo dài quá cuối năm nay vì Patriot sẽ cần thiết cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO sử dụng vào năm 2024.
Ông cho biết các binh sĩ Đức sẽ hoàn tất việc triển khai vào hôm thứ Sáu
“Tôi rất vui mừng về sự tiếp đón thân thiện và trân trọng mà những người lính của chúng tôi ở Zamość đã được quân đội Ba Lan và người dân sống ở đó dành cho,” ông nói.
14. Quân đội Ukraine cho biết một hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng một tàu dân sự mang cờ Liberia đang đi vào cảng Odesa của Hắc Hải, khiến một người thiệt mạng và bốn người bị thương.
Trong cuộc họp báo qua cầu truyền hình tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 9 tháng 11, Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết:
“Hỏa tiễn đã bắn trúng cấu trúc thượng tầng của một tàu dân sự treo cờ Liberia, vào thời điểm tàu này đang tiến vào cảng”.
Cô nói thêm rằng một người đã thiệt mạng, và ba thành viên thủy thủ đoàn và một nhân viên cảng đã bị thương.
15. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc phá hoại các đường hỏa xa của Nga để phản đối cuộc xâm lược Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mười bảy tháng sau khi những sự việc đầu tiên được báo cáo, hành vi phá hoại hỏa xa Nga của các nhà hoạt động phản chiến tiếp tục là một thách thức đáng kể đối với chính quyền Nga.
Nghiên cứu của hãng truyền thông độc lập Mediazona của Nga cho thấy rằng, tính đến tháng 10 năm 2023, 76 vụ phá hoại hỏa xa đã bị đưa ra tòa kể từ cuộc xâm lược. Ít nhất 137 người, phần lớn dưới 24 tuổi, đã bị truy tố.
Kể từ đầu năm 2023, các thông báo đã được dán trên các phần quan trọng của cơ sở hạ tầng hỏa xa trong đó chỉ ra rằng, theo Bộ luật Hình sự Nga, hành vi phá hoại có thể bị trừng phạt lên tới tù chung thân.
Hậu cần quân sự của Nga, bao gồm cả việc cung cấp cho cuộc chiến ở Ukraine, vẫn phụ thuộc vào tuyến hỏa xa dài 33.000km của nước này.
Với hầu như tất cả các phương pháp bất đồng chính kiến công khai bị cấm ở Nga, hành vi phá hoại tiếp tục thu hút một thiểu số thanh niên như một phương pháp phản đối cái gọi là 'Chiến dịch quân sự đặc biệt'.
GM Nicaragua: Các nhà độc tài nói rằng họ yêu mến Thiên Chúa, nhưng họ tin rằng họ chính là chúa
VietCatholic Media
05:16 09/11/2023
1. Chính Thống Giáo Nga buộc ca sĩ nhạc pop xin lỗi vì những lời chỉ trích của cô về cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Giáo Hội Chính Thống Nga đã kêu gọi Alla Pugacheva, ca sĩ nhạc pop nổi tiếng nhất đất nước vừa trở về nước trong tuần này, xin lỗi vì những lời chỉ trích của cô về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Pugacheva, 74 tuổi, người rất nổi tiếng ở Nga và các vùng khác thuộc Liên Xô cũ trong nhiều thập kỷ, đã rời đất nước đến Israel cùng với chồng vài tuần sau khi chiến tranh bắt đầu.
Vào tháng 9 năm 2022, bà đã thu hút sự chú ý rộng rãi của những người ủng hộ khi phản đối cuộc xung đột và nói rằng binh lính Nga đang chết vì “những mục tiêu viển vông” và đất nước đã trở thành “một kẻ khốn cùng”.
Bà cũng đề nghị chính quyền nên gọi bà là “đặc vụ nước ngoài” – một danh từ áp dụng cho chồng cô, Maxim Galkin, một đạo diễn và diễn viên hài.
Mặc dù Nga đã ban hành luật sau khi chiến tranh bắt đầu quy định các án tù hoặc phạt tiền cho tội danh gọi là bôi nhọ lực lượng vũ trang, Pugacheva không bị buộc tội. Bà trở lại Nga vào tháng 5 để tham dự tang lễ của nhà thiết kế thời trang Valentin Yudashkin, nơi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, được nhìn thấy hôn tay bà.
Sau đó, bà đã rời khỏi đất nước nhưng đã quay trở lại vào tuần này, các hãng thông tấn Nga đưa tin hôm thứ Sáu. Lý do bà rời Israel có lẽ là vì tình hình bất ổn ở đó.
Phát ngôn nhân của Chính Thống Giáo Nga, linh mục Vakhtang Kipshidze, được hãng thông tấn nhà nước RIA-Novosti dẫn lời nói rằng những người Nga “đã ra đi lại còn xúc phạm người dân của họ bằng những tuyên bố gây tranh cãi nên xin lỗi. Điều này cũng áp dụng cho Alla Borisovna Pugacheva.”
Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Giáo, hiện đang coi sóc một giáo xứ Chính Thống Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Thượng Phụ Kirill huyền chức vì chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin, đã bày tỏ nỗi buồn diễn biến này, và than thở rằng Chính Thống Giáo Nga đang tự hạ giá mình xuống thành một thế lực chính trị hiếu chiến, gieo rắc oán thù, và lạc xa khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng.
Source:Euro News
2. Đức Giám Mục Nicaragua nói các nhà độc tài nói rằng họ yêu mến Thiên Chúa nhưng vấn đề là họ tin rằng họ chính là chúa
Đức Giám mục phụ tá của Managua, Nicaragua, Silvio Báez, người đã sống lưu vong ở Hoa Kỳ trong nhiều năm, đã nói trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật 5 tháng 11 rằng “những kẻ độc tài nói rằng họ yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính họ lại tin tưởng rằng họ là chúa”
Vị Giám Mục chủ tế Thánh lễ được cử hành tại Nhà thờ Thánh Agatha ở khu Sweetwater của Miami, nơi có nhiều người dân Nicaragua sinh sống.
Đức Cha Báez, người luôn chỉ trích chế độ của Tổng thống Daniel Ortega ở Nicaragua, cũng chỉ ra rằng những kẻ độc tài “làm giàu cho bản thân bằng sự tổn hại của người nghèo, không tôn trọng các quyền và tự do của người dân, đồng thời đàn áp người dân của họ, và họ nói về Chúa, và họ nói rằng họ tin tưởng Chúa và yêu mến Chúa”.
“Vị thần mà những kẻ độc tài nói đến không phải là Thiên Chúa đích thực, Đấng mà bạn không thể yêu nếu bạn không yêu chính những người dân của mình, nếu bạn không tôn trọng con người,”
Đức Giám mục cáo buộc rằng “những kẻ bóc lột người nghèo và đàn áp người dân không những không biết hay yêu mến Thiên Chúa mà – như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói tại Thánh lễ bế mạc Thượng hội đồng ở Rôma – họ phạm một tội lỗi lớn: Họ ăn mòn tình huynh đệ và tàn phá xã hội.”
Trong Thánh lễ cuối cùng của Thượng Hội đồng về Thượng hội đồng diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 tại Rôma, Đức Thánh Cha đã tuyên bố: “Thật là một tội nặng khi bóc lột những người yếu đuối nhất, một tội nặng làm xói mòn tình huynh đệ và tàn phá xã hội”.
Trong bài giảng ở Miami, Đức Giám mục phụ tá Địa phận Managua đã khuyến khích các tín hữu “yêu Chúa và yêu người lân cận mọi lúc, mọi nơi, kể cả trong xã hội,” và nhắc lại rằng tình yêu có thể là tình anh em, đối với vợ chồng, thành viên gia đình và bạn bè.
“Tình yêu cũng có chiều kích xã hội và chính trị. Đó là lý do tại sao những tên bạo chúa là những kẻ dối trá, những kẻ đầy hoài nghi, luôn miệng kêu cầu và nói về Chúa, thậm chí còn mô tả tội ác, những điều bất hợp pháp và hành vi tham nhũng của họ như những phước lành của Chúa. Có những kẻ khủng bố giết người nhân danh Thiên Chúa”, vị Giám Mục Nicaragua cảnh báo.
Đức Cha Báez cũng chỉ ra rằng “nghe có vẻ sáo rỗng khi nói về tình yêu, nhưng đối với Chúa Giêsu, biết cách yêu là điều duy nhất cần thiết trong cuộc sống, điều duy nhất quan trọng: yêu Chúa và yêu người lân cận.”
“Đằng sau rất nhiều sự bất mãn và chán nản mà chúng ta phải chịu đựng là những khoảng trống lớn lao về tình yêu,” ngài lưu ý và nói rằng trong nhiều vấn đề mà con người gặp phải, “có sự thiếu tình yêu thương đối với Thiên Chúa và người lân cận một cách tai tiếng”.
Một ngày trước đó, một nhóm thanh niên đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Lãnh sự quán Nicaragua ở Miami kêu gọi trả tự do cho Đức Cha Rolando Álvarez, giám mục của Matagalpa, bị giam từ tháng 2 tại Managua, bị buộc tội “phản quốc” và bị kết án oan uổng đến 26 năm bốn tháng tù.
Theo tờ báo 100% Noticias, những người trẻ tuổi là thành viên của Liên minh Đại học Nicaragua, gọi tắt là AUN, cũng kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị khác, đồng thời hô vang “Rolando, thưa Đức Cha, mọi người ở bên Đức Cha” và “tự do”. cho tất cả tù nhân chính trị.”
AUN bao gồm các sinh viên đã tổ chức các cuộc biểu tình chống lại chế độ Ortega vào năm 2018. Nhiều người trong số họ từng là tù nhân chính trị và sống lưu vong.
Source:Catholic News Agency
Bước ngoặt: Thiết giáp của Ukraine đã vượt sông Dnipro trong bối cảnh 3 Đại Tá Dù của Nga tử trận
VietCatholic Media
15:19 09/11/2023
1. Xe thiết giáp của Ukraine đã vượt sông Dnipro trong bối cảnh 3 Đại Tá Dù của Nga tử trận
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù của Nga, đã bị giáng chức từ Tư Lệnh Phó chiến trường Ukraine xuống làm chỉ huy một khu vực nhỏ hơn nhiều là Nhóm Lực lượng Dnipro của Nga, để bảo vệ bờ Đông sông Dnipro thay cho Thượng Tướng Oleg Makarevich.
Ông đã đưa các sĩ quan tham mưu đến nhiệm sở mới. Tuy nhiên, phước bất trùng lai, họa vô đơn chí, chẳng may cho ông ta, khi vừa đến nơi, quân Ukraine đã phóng ATACMS, thường được quân đội Mỹ gọi là a-tá-kừm.
ISW cho biết 3 sĩ quan cấp tá đã thiệt mạng trong cú tấn công bất ngờ của quân Ukraine. Đó là Đại tá Vadim Dobrikov, chỉ huy phó trung tâm chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù; Đại tá Alexey Koblov, trưởng phòng tác chiến Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù; và Đại tá Alexander Galkin, chỉ huy phó trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Lực lượng Nhảy Dù.
Vẫn chưa biết Thượng Tướng Mikhail Teplinsky có bị thương hay không. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Nga đang bối rối, xe thiết giáp của Ukraine đã vượt sông Dnipro.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Armored Vehicles Have Reached Dnieper East Bank In Kherson: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ: Xe thiết giáp của Ukraine đã vượt sông sang Bờ Đông Dnipro ở Kherson.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một tổ chức nghiên cứu dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, các xe thiết giáp của Ukraine đã vượt sông Dniprosang bờ đông trong khu vực do Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine.
ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Tư cho biết rằng đầu cầu mở rộng của Ukraine trên bờ do Nga kiểm soát hiện có khả năng được tăng cường bằng xe thiết giáp của Ukraine.
Quân của Kyiv đã đến được khu vực còn bị xâm lược ở tả ngạn sông Dnipro vào giữa tháng 10 sau các hoạt động vượt qua con sông rộng lớn. Điều đó diễn ra sau khi Ukraine giải phóng thành công thành phố Kherson và bờ tây sông vào cuối năm 2022.
Blogger quân sự người Nga Rybar tuần trước đưa tin rằng có thêm nhiều đội thủy quân lục chiến đã vượt sông để hỗ trợ các chiến hữu Ukraine của họ.
Lữ đoàn 46 của Ukraine nói với BBC vào cuối tháng trước rằng quân đội đã giữ một vị trí ở bờ đông và giao tranh dữ dội đang diễn ra để chiếm lại làng Krynky.
Lữ đoàn cho biết làm như vậy sẽ cho phép quân đội thiết lập một căn cứ để tiếp tục tấn công nhằm chia rẽ quân đội Nga và cắt đứt đường tiếp tế của họ.
Hôm thứ Ba, ISW cho biết các blogger Nga đã tuyên bố rằng hơn 300 Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đang hoạt động ở bờ đông trong khu vực Krynky và nói tiếp rằng rằng lực lượng Ukraine vẫn duy trì các vị trí ở trung tâm Krynky và các khu vực lân cận.
Ukraine đang “tiếp tục các hoạt động trên bộ lớn hơn bình thường ở bờ đông với một nhóm bộ binh hạng nhẹ có quy mô gần như tiểu đoàn”, tổ chức cố vấn cho biết.
“Việc tập hợp lực lượng Ukraine quy mô tiểu đoàn được báo cáo ở bờ đông cho thấy những nỗ lực ngăn chặn mạnh mẽ của Nga dọc sông Dnipro đã không ngăn cản được lực lượng Ukraine chuyển thêm nhân lực và trang thiết bị đến các vị trí ở bờ đông”.
Không rõ có bao nhiêu xe thiết giáp đã vượt sông Dnipro sang bờ đông, nhưng ISW dẫn lời các blogger Nga cho biết họ đã nhìn thấy một số xe chiến đấu bộ binh, thường được gọi là IFV, và các xe thiết giáp chuyển quân, hay APC.
ISW cho biết: Các blogger Nga tuyên bố rằng các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra gần Krynky, cũng như gần Poyma, cách Thành phố Kherson 12 km về phía đông và cách Sông Dnipro 4 km, Pishchanivka, cách Thành phố Kherson 13 km về phía đông và cách Dnipro 3 km; và Pidstepne (cách Thành phố Kherson 17 km về phía đông và cách sông Dnipro 4 km). Các nỗ lực tiến quân của Ukraine vào ngày 6 và 7 tháng 11 đặc biệt lớn hơn những ngày trước đó.
2. G7 cho biết sự ủng hộ của họ dành cho Kyiv sẽ 'không bao giờ dao động'
Lãnh đạo nhóm các nước G7 khẳng định sự ủng hộ của họ dành cho Ukraine sẽ “không bao giờ dao động”.
Tại cuộc họp G7 ở Nhật Bản, các bộ trưởng ngoại giao của khối cho biết họ thừa nhận rằng Nga đã chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.
Họ nhắc lại rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv về mặt kinh tế và quân sự.
Nhóm các nước giàu đã đi đầu trong các lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa kể từ cuộc xâm lược năm ngoái.
Tại Tokyo, chính phủ các nước G7 – Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Canada và Mỹ – cũng như các đại diện Liên Hiệp Âu Châu, cho rằng cuộc chiến Israel-Gaza không nên làm xao lãng sự ủng hộ dành cho Ukraine.
Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết các nhà lãnh đạo đã đồng thanh về sự cần thiết phải áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga và tiếp tục hỗ trợ Ukraine, “ngay cả trong tình hình quốc tế hiện nay” – ám chỉ tình hình ở Trung Đông.
3. Tổn thất của Hạm đội Hắc Hải của Nga kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Fleet's Losses Since Ukraine War Began: Full List”, nghĩa là “Danh sách đầy đủ các tổn thất của Hạm đội Hắc Hải của Nga kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Tổn thất của Hạm đội Hắc Hải của Nga ngày càng gia tăng trong bối cảnh Ukraine tiếp tục tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái, trong đó tàu hộ tống mới đóng Askold được cho là nạn nhân mới nhất của chiến dịch bất đối xứng của Kyiv nhằm vô hiệu hóa lực lượng dễ bị tổn thương của Mạc Tư Khoa. Gọi là bất đối xứng vì lực lượng Hải Quân của Kyiv gần như không có gì so với Hải Quân của Nga.
Do phần trên của chiếc Askold đã bị thổi bay, nên một số blogger quân sự Nga có khuynh hướng bi quan cho rằng hộ tống hạm Askold mang hỏa tiễn hàng trình có lẽ chỉ còn có thể dùng như một chiếc bè. Tuy thế, hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại đối với tàu Askold trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình cuối tuần trước, mặc dù video, hình ảnh và ảnh vệ tinh chụp tại xưởng đóng tàu Zaliv ở Kerch, vùng Crimea bị tạm chiếm cho thấy thiệt hại là rất lớn.
Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào về cuộc tấn công và Newsweek đã liên hệ với bộ này qua email để yêu cầu bình luận. Hôm thứ Hai, Văn phòng Truyền thông Chiến lược Ukraine báo cáo rằng tàu Askold “bị hư hại đáng kể và có thể không thể sửa chữa được”.
Tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn hành trình Kalibr ít nhất là tàu thứ 17 của Nga bị Ukraine tấn công kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Không phải tất cả các nạn nhân ven biển của Ukraine về mặt kỹ thuật đều là thành viên của Hạm đội Hắc Hải, nhưng tất cả đều có đã có mặt trong khu vực hoạt động và hợp tác với Hạm Đội Hắc Hải.
Máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine cũng tấn công vào một loạt cơ sở hạ tầng của hạm đội, bao gồm các sở chỉ huy, vị trí phòng thủ và thậm chí cả tòa nhà trụ sở của Hạm đội Hắc Hải ở thành phố cảng Sevastopol.
Các nguồn tin Ukraine cho biết Kyiv đang thực hiện một nỗ lực chiến lược nhằm vô hiệu hóa Hạm đội Hắc Hải. Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine và hiện là cố vấn của Bộ Quốc phòng, nói với Newsweek rằng việc tiêu diệt lực lượng này là điều cần thiết đối với Kyiv.
Zagorodnyuk nói: “Mục tiêu của người Nga về cơ bản là bóp nghẹt chúng tôi về mặt kinh tế. “Cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là tiêu diệt Hạm đội Hắc Hải, phá hủy khả năng theo đuổi việc xâm lược Hắc Hải và khôi phục tự do hàng hải của chúng tôi”.
Zagorodnyuk - hiện là chủ tịch của Trung tâm Chiến lược Quốc phòng ở Kyiv - nói thêm: “Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là tiêu diệt Hạm đội Hắc Hải và nói rằng bất kỳ tàu mới nào trong khu vực sẽ đi theo những chiếc trước đó”. “Không có lựa chọn nào khác. Và chúng tôi phải theo đuổi lựa chọn đó cho đến khi nó được hoàn tất.”
Andriy Ryzhenko – một thuyền trưởng hải quân Ukraine đã nghỉ hưu và hiện là chuyên gia chiến lược tại công ty tư vấn quốc phòng và hậu cần Sonata – nói với Newsweek rằng cuộc tấn công gần đây vào tàu Askold thể hiện “một thành tựu quan trọng của lực lượng vũ trang Ukraine nhằm giảm thiểu tiềm năng hỏa tiễn của Nga”., đặc biệt là trước mùa đông.”
Thành công của Ukraine trên biển—bất chấp việc Kyiv thiếu bất kỳ lực lượng hải quân thông thường đáng kể nào—đến ngay từ đầu cuộc xâm lược toàn diện, với nhiều tàu tuần tra lớp Raptor bị phá hủy hoặc hư hại vào tháng 3 năm 2022, khi các lực lượng Nga và Ukraine đụng độ dọc bờ biển phía nam Ukraine, và xung quanh mỏm đá chiến lược Đảo Rắn ở Hắc Hải.
Trong cùng tháng, tàu đổ bộ lớp Tapir Saratov bị phá hủy khi đang neo đậu tại thành phố Berdiansk bị tạm chiếm; một tổn thất đáng kể đối với hạm đội đã cản trở nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát miền nam Ukraine bị tạm chiếm.
Đáng chú ý hơn nữa – và được cho là tổn thất nặng nề nhất của hải quân Nga cho đến nay – là vụ đánh chìm soái hạm của Hạm đội Hắc Hải vào tháng 4 năm 2022. Tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường Moskva đã bị hai hỏa tiễn chống hạm Neptune của Ukraine làm bất động và bốc cháy, sau đó bị chìm.
Ukraine kể từ đó đã duy trì nhịp độ hoạt động hải quân ổn định, trong số đó có một số cuộc tấn công thất bại nhằm vào các tàu của Nga, trong đó có tàu khu trục Đô đốc Makarov, là con tàu sau khi mất tàu Moskva đã trở thành soái hạm mới của Hạm đội Hắc Hải.
Trong số những tổn thất nổi bật nhất kể từ đó là tàu ngầm lớp Kilo Rostov-on-Don, bị hư hỏng không thể sửa chữa bởi hỏa tiễn hành trình Ukraine vào tháng 9 khi đang ở ụ tàu ở Sevastopol. Tàu đổ bộ lớp Ropucha Minsk bị phá hủy trong cuộc tấn công tương tự.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các tàu hải quân Nga bị hư hại hoặc phá hủy do hành động của Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, do cơ quan tình báo nguồn mở Oryx đối chiếu và bổ sung thêm các tổn thất được báo cáo khác.
Tàu tuần dương hỏa tiễn dẫn đường lớp Moskva Slava bị đánh chìm
Tàu ngầm lớp Rostov-on-Don Kilo hư hỏng đến mức không thể sửa chữa được
5 tàu tuần tra lớp Raptor, 3 chiếc bị phá hủy, 2 chiếc, hư hỏng
1 Tàu tấn công cao tốc Project 02510 BK-16E, bị phá hủy hoàn toàn
1 Tàu tuần tra nhỏ Đề án 640, bị phá hủy hoàn toàn
Tàu đổ bộ lớp Saratov Tapir, bị phá hủy hoàn toàn
3 tàu đổ bộ lớp Ropucha (Minsk bị hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, Olenegorsky Gornyak và một chiếc khác bị hư hỏng)
1 tàu đổ bộ lớp Serna bị phá hủy hoàn toàn
Tàu kéo cấp cứu Vasily Bekh Project 22870 bị phá hủy hoàn toàn
1 Tàu quét mìn lớp Natya Project 266M bị hư hỏng nặng
Tàu hộ tống mang hỏa tiễn hành trình Askold bị hư hỏng nặng đến mức không thể phục hồi
4. Putin: Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng
Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng, nhưng hai nước không có ý định xây dựng một liên minh quân sự kiểu chiến tranh lạnh, ông Vladimir Putin nói khi tiếp một vị tướng hàng đầu của Trung Quốc.
Putin cũng nói với Tướng Trương Hựu Hà, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, rằng vũ khí hiện đại sẽ giúp bảo đảm an ninh cho cả hai nước.
Tổng thống Nga cũng cáo buộc NATO gây căng thẳng ở khu vực Á Châu - Thái Bình Dương.
5. Tội ác chiến tranh kinh hoàng của Putin: Bắt trẻ em Ukraine cầm súng chống lại đất nước mình
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Teen Putin Claimed to Rescue From War Drafted Into Russian Army”, nghĩa là “Thiếu niên Ukraine mà Putin tuyên bố được giải cứu khỏi chiến tranh bây giờ bị đưa vào quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một thiếu niên Ukraine mà ủy viên trẻ em của Vladimir Putin cho biết đã được quân đội Nga giải cứu khỏi một thành phố do Mạc Tư Khoa xâm lược đã nhận được lệnh triệu tập gia nhập quân đội Nga sau khi cậu tròn 18 tuổi.
Câu chuyện của Bogdan Ermokhin xảy ra khi Mạc Tư Khoa tiếp tục phải đối mặt với cáo buộc rằng họ đã trục xuất hàng nghìn trẻ em khỏi các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Vào tháng 3, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và ủy viên phụ trách trẻ em của ông ta, là Maria Lvova-Belova, vì giám sát việc bắt cóc bất hợp pháp trẻ em Ukraine sang Nga. Ukraine cho biết trên thực tế, hơn 19.000 trẻ em đã bị bắt cóc từ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và gửi đến Nga kể từ tháng 2 năm 2022.
Công ước Geneva về Bảo vệ dân thường trong thời chiến nghiêm cấm việc cưỡng bức tái định cư hoặc bắt cóc thường dân khỏi lãnh thổ bị tạm chiếm đến một quốc gia xâm lược hoặc một quốc gia thứ ba.
Vào tháng 4, Lvova-Belova đã đề cập đến trường hợp của Ermokhin, người mà cô cho biết đã bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ ở biên giới với Belarus khi cậu đang cố gắng trở về Ukraine. Điều này xảy ra sau một số nỗ lực không thành công để quay trở lại đất nước của cậu.
Cô cho biết cậu được đưa từ Mariupol, nơi cậu nằm trong nhóm khoảng 30 đứa trẻ được tìm thấy dưới tầng hầm của một tòa nhà. Đài Âu Châu Tự do đưa tin cậu đã mồ côi từ năm 8 tuổi.
Kể từ đó, Ermokhin đã nhận được giấy triệu tập tham dự ủy ban quân sự ở khu vực Mạc Tư Khoa vào ngày 19 tháng 12, một tháng sau khi cậu tròn 18 tuổi, luật sư của cậu, Kateryna Bobrovska, nói với cơ quan truyền thông Graty của Ukraine.
Bobrovska nói rằng cô đã kháng cáo Lvova-Belova và Thanh tra viên Nga Tatyana Moskalkova yêu cầu trả lại Ermokhin cho người giám hộ hợp pháp của cậu, là chị gái Valeria. Bobrovska nói rằng Ermokhin đang bị đe dọa và được lệnh phải ở lại Nga, bất chấp mong muốn trở về nhà.
Vào ngày 28 tháng 8, cậu được triệu tập đến một cuộc gặp gỡ với Lvova-Belova, trong đó cậu phải viết một tuyên bố bày tỏ mong muốn ở lại Nga, là điều mà luật sư của anh ta cho rằng được thực hiện dưới sự ép buộc khi bị đe dọa đưa vào bệnh viện tâm thần.
“Tôi không còn nghi ngờ gì về kế hoạch của Nga. Khi Bogdan tròn 18 tuổi sau ba tuần nữa, cậu ấy sẽ đủ tuổi hợp pháp và rất có thể cậu ấy sẽ được đưa đến phục vụ trong quân đội Nga”, Bobrovska nói với Graty.
Theo Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, tại các khu vực bị tạm chiếm ở vùng Donetsk và Luhansk, chính quyền Nga đang tuyển trẻ em từ 16 tuổi đi thi hành quân dịch và việc nhập ngũ là bắt buộc ở tuổi 18.
Lvova-Belova trước đó đã nói rằng trẻ em ở các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine đã được cha mẹ chúng “tự nguyện” gửi đến “viện điều dưỡng” và trại y tế để “nghỉ ngơi” và bảo vệ khỏi các hành động thù địch.
6. Hãng tin AP đưa tin, chính quyền Nga đã yêu cầu mức án 8 năm tù đối với một nghệ sĩ và nhạc sĩ bị bỏ tù sau khi lên tiếng phản đối cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Sasha Skochienko bị bắt tại quê hương St Petersburg vào tháng 4 năm 2022, với tội danh phát tán thông tin sai lệch về quân đội sau khi thay bảng giá siêu thị bằng khẩu hiệu phản chiến chê bai cuộc xâm lược.
Vụ bắt giữ cô diễn ra khoảng một tháng sau khi chính quyền thông qua luật hình sự hóa một cách hiệu quả bất kỳ biểu hiện nào của công chúng về cuộc chiến ở Ukraine khác với đường lối chính thức của Điện Cẩm Linh.
Trang tin độc lập của Nga Mediazona dẫn lời Skochienko, 33 tuổi, nói rằng cô “bị sốc” trước mức độ nghiêm trọng của bản án đang được yêu cầu.
7. Diễn biến lịch sử đối với Ukraine và Moldova sau tuyên bố của Liên Hiệp Âu Châu
Khi được nhận vào Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine và Moldova sẽ có rất nhiều quyền lợi. Quan trọng nhất là các khoản trợ giúp về tài chính để nâng mức sống của người dân lên ngang bằng với các quốc gia khác trong khối. Chính vì thế, sau tuyên bố hôm thứ Tư của Liên Hiệp Âu Châu, các tài xế đã nhấn còi xe hơi trên các đường phố của Ukraine và Moldova, trong khi các chính trị gia đưa ra những bài diễn văn phấn khởi. Trong khi đó, ở Mạc Tư Khoa, nhiều người nhận thức một cách rõ ràng rằng cuộc xâm lược của Putin đã hoàn toàn phản tác dụng. Nó đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO; trong khi Ukraine, Moldova, và Georgia ngả hẳn vào vòng tay của Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's EU Roadmap Explained After Landmark Endorsement”, nghĩa là “Lộ trình Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine được giải thích sau sự phê chuẩn mang tính bước ngoặt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tham vọng của Ukraine trong Liên minh Âu Châu đã nhận được sự thúc đẩy đáng kể vào ho ho thứ Tư khi Ủy ban Âu Châu khuyến nghị các nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu nên bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Kyiv ngay sau khi nước này hoàn thành nỗ lực cải cách bảy hướng cần thiết.
“Dựa trên những kết quả đạt được của Ukraine và Moldova cũng như những nỗ lực cải cách đang diễn ra, ủy ban đã khuyến nghị hội đồng mở các cuộc đàm phán gia nhập với cả hai nước,” Ủy ban tuyên bố trong báo cáo về tiến trình của hai quốc gia.
Tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO từ lâu đã là tham vọng quan trọng của Ukraine đến mức đã được ghi trong hiến pháp quốc gia. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào đất nước này – trong số những lời biện minh của Điện Cẩm Linh là sự hợp tác ngày càng tăng của Ukraine với NATO – chỉ làm tăng thêm sự ủng hộ của công chúng đối với việc gia nhập cả hai khối phương Tây.
Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cho biết: “Ukraine đã hoàn thành hơn 90% các bước cần thiết mà chúng tôi đặt ra năm ngoái trong báo cáo của mình”.
Cô nói thêm: “Người Ukraine đang cải cách sâu sắc đất nước của họ và chuẩn bị gia nhập, ngay cả khi họ đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh sinh tồn. Hôm nay Ủy ban khuyến nghị Hội đồng mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine.”
Khuyến nghị này thể hiện một chiến thắng quan trọng đối với Ukraine khoảng 18 tháng sau khi nước này chính thức nộp đơn xin gia nhập khối. Nhưng báo cáo của Ủy ban Âu Châu tuần này chỉ là một bước nhỏ trong hành trình dài để trở thành thành viên chính thức có thể kéo dài vài năm.
Ukraine giờ đây sẽ tìm cách hoàn thành ba yêu cầu cải cách còn lại — trong số bảy yêu cầu được đặt ra vào đầu năm nay — trước khi mở các cuộc đàm phán với Hội đồng Âu Châu, bao gồm các nhà lãnh đạo quốc gia Liên Hiệp Âu Châu. Hội đồng sẽ họp vào giữa tháng 12 để quyết định có nên áp dụng khuyến nghị của ủy ban và bắt đầu đàm phán hay không.
Kyiv vẫn đang phải đối mặt với con đường dài để gia nhập khối thương mại lớn nhất thế giới. Ukraine đã đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Âu Châu về cải cách tòa án hiến pháp, cải cách tư pháp, luật truyền thông và hạn chế rửa tiền. Ukraine vẫn chưa hoàn thành các biện pháp chống tham nhũng, chống đầu sỏ chính trị và các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số.
Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư đã ca ngợi “bước đi mạnh mẽ và lịch sử mở đường cho một Liên Hiệp Âu Châu mạnh mẽ hơn với Ukraine là thành viên”.
Oleksandr Merezhko, thành viên quốc hội Ukraine và là chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan, nói với Newsweek rằng khuyến nghị tích cực của ủy ban “là cực kỳ quan trọng”.
Merezhko nói: “Ukraine, kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, đã phấn đấu trở thành một thành viên chính thức của cộng đồng Âu Châu. “Sự lựa chọn văn minh của chúng ta khẳng định rằng người Ukraine, với tư cách là một quốc gia, thuộc về văn hóa Âu Châu.
“Quyết định của Ủy ban Âu Châu đã thúc đẩy tinh thần của chúng tôi và biến mục tiêu trở thành một thành viên Liên Hiệp Âu Châu của chúng tôi trở thành hiện thực. Tôi chắc chắn rằng quyết định này sẽ góp phần cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Nga.
“Đó là một tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ Ukraine và là dấu hiệu đánh giá cao thực tế rằng Ukraine hiện đang bảo vệ toàn bộ Âu Châu. Đồng thời, đó là một đòn giáng mạnh vào Putin, người đã hy vọng rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ chán Ukraine. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy Liên Hiệp Âu Châu coi trọng những cải cách triệt để ở Ukraine.”
Hiện vẫn chưa rõ Ukraine sẽ mất bao lâu để gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, giả sử hội đồng đồng ý mở các cuộc đàm phán với Kyiv vào đầu năm tới. Ukraine và Moldova đều giành được tư cách ứng viên— là một bước trên con đường mở ra các cuộc đàm phán—vào tháng 6 năm 2022, khoảng bốn tháng sau khi nộp đơn xin gia nhập liên minh.
Kyiv và Moldova, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ nước nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sang ứng viên nhanh hơn 11 lần so với các thành viên trung bình.
Tuy nhiên, giai đoạn đàm phán theo truyền thống là kéo dài nhất, khiến các quốc gia ứng cử viên mất trung bình khoảng 4 năm để hoàn thành. Mặc dù Áo, Phần Lan và Thụy Điển đều hoàn tất các cuộc đàm phán gia nhập trong vòng chưa đầy 18 tháng, nhưng sự phức tạp của cuộc chiến giữa Ukraine với Nga có thể khiến các cuộc đàm phán với Kyiv mất nhiều thời gian hơn.
Cũng có những lo ngại rằng một “cuộc xung đột đóng băng” với Nga có thể trì hoãn vô thời hạn việc gia nhập, giống như việc Mạc Tư Khoa xâm lược các vùng lãnh thổ của Kyiv kể từ năm 2014 đã cản trở tiến trình chính sách đối ngoại của Ukraine.
Matti Maasikas, người cho đến tháng 6 vẫn là đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine, nói với Newsweek vào tháng 5 rằng khối sẽ không cho phép một cuộc chiến tranh đóng băng có thể ngăn cản Kyiv gia nhập.
Maasikas nói: “Trong vấn đề lớn nhất và nếu bạn muốn, vấn đề nghiêm trọng nhất, Liên Hiệp Âu Châu rất đoàn kết và đã thống nhất trong suốt cuộc chiến toàn diện này vì tình hình rất nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, căng thẳng song phương với các quốc gia thành viên hiện tại có thể cản trở quá trình này. Hiện Hung Gia Lợi đang tự coi mình là một trở ngại. Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy Viktor Orban đã đe dọa sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán vì tranh chấp kéo dài giữa Budapest với Kyiv liên quan đến quyền của các cộng đồng thiểu số Hung Gia Lợi ở Ukraine.
Orban—từ lâu đã là một cái gai trong phe tập thể của Liên Hiệp Âu Châu—có thể được tham gia vào vai trò phá hoại của Thủ tướng Slovakia mới đắc cử Robert Fico, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 9 với một cương lĩnh phản đối việc Liên Hiệp Âu Châu-NATO tiếp tục hỗ trợ cho Kyiv.
Phát ngôn nhân của văn phòng Orban nói với Newsweek: “Theo quan điểm của chính phủ Hung Gia Lợi, không thể có cuộc đàm phán nào nhằm mục đích chấp nhận vào Liên Hiệp Âu Châu một quốc gia đang có chiến tranh, vì chưa từng có trường hợp nào như vậy trước đây”. “Mặt khác, các cuộc đàm phán với các quốc gia đang chờ được chấp nhận phải được kết thúc trước tiên.”
Lập trường của Budapest sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự thù địch của Ukraine với nước láng giềng phía Tây. Merezhko nói: “Hung Gia Lợi đang hành động một cách rất không đứng đắn. “Ukraine đang chảy máu và phải trả giá đắt để bảo vệ Âu Châu, bao gồm cả Hung Gia Lợi, trong khi Orban đang cố gắng giành lấy thứ gì đó cho mình thay vì hỗ trợ Ukraine.”
Merezhko nói thêm: “Tôi vẫn không thể hiểu tại sao Ukraine, quốc gia đang đấu tranh hết mình cho các giá trị Âu Châu, lại bị tách biệt khỏi Liên Hiệp Âu Châu, trong khi Hung Gia Lợi, quốc gia làm suy yếu các giá trị Âu Châu một cách có hệ thống, vẫn ở trong Liên Hiệp Âu Châu”. “Đáng lẽ phải ngược lại. Hành vi như vậy của Hung Gia Lợi sẽ được ghi vào lịch sử là cực kỳ ích kỷ và phi đạo đức.”
8. Các nước Liên Hiệp Âu Châu vào tuần tới sẽ bắt đầu tranh luận về đề xuất gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga, trong đó sẽ tập trung vào lệnh cấm kim cương của Nga, các nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu và một quan chức Liên Hiệp Âu Châu nói với Reuters.
Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các nước Liên Hiệp Âu Châu đã áp dụng 11 gói trừng phạt chống lại Mạc Tư Khoa nhằm làm giảm khả năng tài trợ cho cuộc chiến của Điện Cẩm Linh. Các biện pháp này trải rộng trên nhiều lĩnh vực và bao gồm khoảng 1.800 cá nhân và tổ chức.
Nhưng cho đến nay, Liên Hiệp Âu Châu vẫn chưa trừng phạt công ty khai thác kim cương Alrosa thuộc sở hữu nhà nước của Nga, mặc dù các hãng kim hoàn lớn của phương Tây đã tẩy chay các loại đá quý đến từ Nga.
Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Tư rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ tiến hành lệnh cấm kim cương của Nga sau khi nhận được đủ sự ủng hộ từ các quốc gia G7.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell nói với Financial Times rằng cuộc họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng ngoại giao G7 tại Nhật Bản kết thúc vào thứ Tư đã ủng hộ động thái này.
Kế hoạch là Ủy ban sẽ thông qua gói này trong những ngày tới. Sau đó sẽ được Hội đồng thông qua.
G7 đã tranh luận về nhiều đề xuất khác nhau kể từ tháng 9 về cách tốt nhất để theo dõi đá quý của Nga nhằm ngăn chặn nhập khẩu. Một thông báo chính thức của G7, dự kiến diễn ra vào tháng trước, đã bị trì hoãn bởi một cuộc tranh luận về việc có nên đưa ra một thông báo chính trị trước khi các chi tiết kỹ thuật được đưa ra đầy đủ hay không.
Một trong những nhà ngoại giao cho biết đề xuất này do Bỉ đưa ra theo yêu cầu của Liên Hiệp Âu Châu, dự kiến sẽ được phản ánh chặt chẽ trong đề xuất dự thảo lệnh trừng phạt của Ủy ban.
Ba Lan đã thúc đẩy lệnh cấm kim cương và khí đốt hóa lỏng vào tháng 9, trong khi Estonia cũng yêu cầu đưa vào cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng, gọi tắt là LNG, mặc dù Liên Hiệp Âu Châu không muốn tạo ra làn sóng mới trên thị trường khí đốt đầy biến động.
Chủ tịch Ủy ban, Ursula von der Leyen, cho biết khối sẽ xem xét việc cấm kim cương của Nga, đóng băng tài sản và áp đặt các hạn chế đi lại đối với 100 cá nhân mới, đồng thời thắt chặt việc thực thi mức trần giá 60 Mỹ Kim/thùng của G7 đối với dầu Nga.
9. Kyiv cho biết các cuộc tấn công của Nga đã giết chết ba người tại một thị trấn phía đông Ukraine hôm thứ Tư.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, mùng 9 tháng 11, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết hai người đàn ông và một phụ nữ đã thiệt mạng ở làng Bagatyr, phía đông khu vực Donetsk.
Thị trấn nằm trong khu vực công nghiệp mà Điện Cẩm Linh tuyên bố đã sáp nhập vào năm ngoái, nằm cách thị trấn Avdiivka, một điểm nóng gần đây trong cuộc giao tranh, khoảng 80 km (50 dặm).
Cô cho biết: “Vụ tấn công đã phá hủy một ngôi nhà riêng ở làng Bagatyr”. Nó cho biết ba thi thể đã được trục vớt từ dưới đống đổ nát”.
10. Các biện pháp trừng phạt mới của Anh đã được áp dụng đối với các nhà tài phiệt và doanh nghiệp Nga, cũng như các mạng lưới quốc tế hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ và vàng của nước này.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Quốc Anh cho biết 29 cá nhân và tổ chức đã bị nhắm tới trong nỗ lực ngăn chặn họ giúp Mạc Tư Khoa trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế hiện có.
Theo Bộ Trưởng James Cleverly, ngành vàng và dầu mỏ của Nga có mối liên hệ chặt chẽ với Điện Cẩm Linh của Vladimir Putin và giúp tài trợ cho cuộc xâm lược Ukraine của nước này.
Những người bị trừng phạt bao gồm hai nhà sản xuất vàng lớn nhất của Nga, Nordgold và Highland Gold Mining, cùng với ông trùm khai thác mỏ Vladislav Sviblov và ông trùm Nga Konstantin Strukov.
Một mạng lưới có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chịu trách nhiệm chuyển hơn 300 triệu Mỹ Kim doanh thu vàng sang Nga cũng đã được chỉ định. Một phần của vụ việc này là người cần đầu việc vận chuyển vàng đến Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, bao gồm công ty Paloma Precious DMCC và người chủ chốt đằng sau vụ này, Howard Jon Baker, đã trở thành mục tiêu.
11. Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói với các phóng viên rằng việc Thụy Điển gia nhập liên minh NATO là mục tiêu cấp bách đối với Phần Lan và Thụy Điển.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã đệ trình dự luật phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển lên quốc hội để phê chuẩn vào tháng trước.
Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu phản đối vì cho rằng Thụy Điển chứa chấp các nhóm mà họ cho là khủng bố.
Dự luật phải được ủy ban đối ngoại của quốc hội phê chuẩn trước khi toàn thể đại hội đồng bỏ phiếu. Erdoğan sau đó sẽ ký nó thành luật.
Thụy Điển và Phần Lan – có chung đường biên giới dài 1.340km với Nga – đã đồng thời nộp đơn ghi danh thành viên vào tháng 5 năm ngoái, từ bỏ hàng thập kỷ không liên kết quân sự để tìm kiếm an ninh với tư cách là thành viên NATO sau cuộc xâm lược của Nga.
Phần Lan chính thức trở thành thành viên thứ 31 của liên minh phòng thủ xuyên Đại Tây Dương vào tháng 4.
Nữ Vương Hòa Bình bị Kirill xuyên tạc là Nữ Thần Chiến Tranh. Lịch sử cuộc tranh chấp Ả Rập -Do Thái
VietCatholic Media
16:41 09/11/2023
1. Cơ quan An ninh Ukraine và Tổng công tố Ukraine truy tố vắng mặt Thượng phụ Kirill, lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, vì “biện minh” cho cuộc xâm lược của Nga.
Nhà lãnh đạo tinh thần có ảnh hưởng nhất ở Mạc Tư Khoa, một người ủng hộ nhiệt thành của tổng thống Vladimir Putin, đã gọi cuộc chiến này là một trận chiến lịch sử chống lại “thế lực của cái ác”.
Phát ngôn nhân của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, Artem Dekhtiarenko cho biết, hợp tác với văn phòng tổng công tố, họ đã “thu thập bằng chứng” chống lại nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, Thượng Phụ Kirill, tục danh Vladimir Gundyaev.
Họ nói rằng ông là “thành viên trong nhóm lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Nga và... là một trong những người đầu tiên công khai ủng hộ cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine”. Họ cáo buộc Kirill đã “xâm phạm” toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, biện minh cho việc gây hấn vũ trang và lập kế hoạch cũng như chuẩn bị một “cuộc chiến tranh xâm lược”.
Văn phòng tổng công tố cho biết: “Các biện pháp toàn diện đang được thực hiện để đưa kẻ phạm tội ra trước công lý vì những tội ác chống lại nhà nước của chúng tôi.”
Ukraine, một quốc gia chủ yếu theo Chính thống giáo, đã đẩy nhanh nỗ lực cắt đứt quan hệ với tất cả các tổ chức Chính thống giáo có liên hệ với Nga sau khi chiến tranh bắt đầu. Vào tháng 10, các nhà lập pháp Ukraine đã bỏ phiếu cấm Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoạt động trên lãnh thổ Ukraine và cáo buộc các giáo sĩ của họ cộng tác với Nga.
Với tài sản lên đến 5 tỷ Mỹ Kim, ông là một tu sĩ Kitô Giáo giầu nhất từ khi Kitô Giáo được thành lập cho đến nay. Với quyết định truy tố này, Thượng Phụ Kirill có thêm một điều độc đáo nữa để ghi vào Guiness.
2. Thượng Phụ Kirill tuyên bố đã tìm thấy ảnh tượng Đức Mẹ Kazan, bị mất cách đây một thế kỷ
Thượng phụ Cyril, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, hôm 4 Tháng Mười Một, cho biết ngài đã tìm thấy biểu tượng kỳ diệu của Đức Mẹ Kazan, bị thất lạc gần 120 năm trước.
“Đây có thể coi là một sự kiện lịch sử. Chúng ta đang nhìn thấy trước mắt bản gốc của bức ảnh kỳ diệu về Đức Mẹ Kazan, mà Pozharski và Minin đã cầu nguyện, và đã cứu nhân dân chúng ta khỏi sự can thiệp của nước ngoài và hậu quả của nó”, ông nói, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thống nhất Quốc gia ở Nga.
Thượng Phụ Kirill nhấn mạnh rằng “hình ảnh này là thánh địa quốc gia của chúng ta”.
Thượng Phụ Kirill nhấn mạnh rằng các chuyên gia đã khẳng định bức ảnh được trưng bày trong nhà thờ chính xác là bức ảnh đã lưu lạc. Tuy nhiên, ông không giải thích bức ảnh này đã được tìm lại như thế nào.
Số phận của bức ảnh này đã trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Nga: theo truyền thống, bức ảnh được một bé gái mười tuổi tìm thấy trong đống tro tàn ở Kazan sau một trận hỏa hoạn tàn khốc thiêu rụi thành phố vào thế kỷ 16, và trở thành một trong những hình ảnh được tôn kính nhất của Chính thống giáo Nga.
Giáo chủ Chính thống Nga đã công bố phát hiện này nhân Ngày Thống nhất Quốc gia Nga, ngày được tổ chức để kỷ niệm chiến thắng của lực lượng dân quân nhân dân do Kuzmá Minin và Dmitri Pozharski chỉ huy trước lực lượng xâm lược Ba Lan vào năm 1612.
Câu chuyện kể rằng Pozharski vào thành phố với biểu tượng trên tay, vì vậy Sa hoàng Alexei Mikhailovich đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Đức Mẹ Kazan.
Vào năm 1904, bức ảnh đã bị đánh cắp và được cho là đã bị đốt cháy, nhưng theo nhiều giả thuyết khác nhau, bức ảnh đã tránh được số phận này và có thể nằm trong một tu viện ở Siberia, trong một bộ sưu tập tư nhân ở Hoa Kỳ hoặc thậm chí ở Vatican.
Theo Chính thống giáo Nga, sự biến mất của bức ảnh đã đặt ra một lời nguyền lên đất nước dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Nga, sự kết thúc của sa hoàng, cuộc cách mạng Bolshevik và cuộc nội chiến đẫm máu sau đó.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao giải thưởng tổng thống cho nhà lãnh đạo Chính thống giáo, người nổi bật vì ủng hộ tuyệt đối cuộc chiến ở Ukraine và các chính sách của Điện Cẩm Linh, vì “đóng góp của ông trong việc củng cố sự thống nhất của đất nước Nga vào năm 2023”.
Source:infobae.com
3. Câu chuyện dài của cuộc tranh chấp Ả Rập -Do Thái
Robert W. Shaffern, giáo sư lịch sử thời trung cổ tại Đại học Scranton, trên The Catholic Thing ngày 4 tháng 11, nhận định rằng sau vụ thảm sát hơn 1,200 công dân Israel của những kẻ khủng bố Hamas, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã xâm chiếm Dải Ga-za. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt Hamas, một tổ chức có mục tiêu rõ ràng là tiêu diệt nhà nước Do Thái. Vì Thánh địa có liên quan nên những diễn biến này cũng là mối quan tâm sống còn đối với người Công Giáo, những người cần biết điều gì đó về bối cảnh và lịch sử của cuộc xung đột Ả Rập/Israel, vốn có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với chính nhà nước Israel.
Những người biện hộ cho người Palestine luôn cho rằng cuộc xung đột là do Liên hiệp quốc thành lập nhà nước Do Thái vào năm 1947, một sự kiện được người Palestine gọi là Nakba - “thảm họa”. Lập trường của họ là với sự thành lập của Israel, người Palestine đã mất đất đai của họ và những vùng đất đó phải được trả lại cho chủ sở hữu của chúng trước năm 1947.
Tuy nhiên, đây có vẻ hơi khó hiểu vì nhiều hoạt động chuyển nhượng tài sản đã diễn ra trong thời gian đó. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu “ban đầu” có thể rõ ràng. Những trường hợp khác có thể khó định vị; thế hệ chạy trốn khỏi Israel gần như đã chết.
Quá trình hiện đại hóa bắt đầu ở Palestine trước Thế chiến thứ hai, và nhiều fellahin (nông dân trồng trọt) Ả Rập đã rời bỏ vùng nông thôn để đến với điều kiện khá tồi tàn ở các thành phố, đặc biệt là Haifa. Nhiều người Ả Rập đã rời Israel sau khi thành lập nhà nước Do Thái. Họ rời đi vì từ chối sống ở một quốc gia có sự cai trị của người Do Thái, điều mà họ tin rằng luật Hồi giáo không được phép.
Từ thời cuối của Đế quốc Rôma cho đến thế kỷ 19, sự hiện diện của người Do Thái ở Pal-estine rất ít. Người Do Thái đã bị trục xuất sau khi người Rôma dẹp tan cuộc nổi dậy của họ và phá hủy Giêrusalem vào năm 70 sau Công nguyên. Nhưng trong nhiều thập niên, lệnh cấm người Do Thái trong khu vực thường bị phớt lờ và không được thực thi, và người Do Thái đã quay trở lại quê hương tổ tiên của họ.
Sự hiện diện của người Do Thái ở Palestine đã gặp trở ngại nặng nề hơn với điều gọi là cuộc nổi dậy của Bar Kochba (132-5 sau Công Nguyên) chống lại chính quyền Rôma. Người Do Thái một lần nữa bị cấm cư trú tại Giuđêa và lần này Hoàng đế Hadrian quyết tâm xóa bỏ di sản Do Thái ở Giuđêa và Giêrusalem. Về cơ bản, ông tuyên bố Giêrusalem là một thành phố ngoại giáo và đổi tên thành Aelia Capitolina - một thành phố kính dâng thần Jupiter.
Người Hồi giáo cầu nguyện ở Giêrusalem [Times of Israel]
Hadrian đã xây dựng nhiều ngôi đền ngoại giáo trong thành phố (một ngôi đền trên địa điểm đoếi Canvariô). Sự đàn áp của Rôma kéo dài trong hai thế kỷ tiếp theo, và nhiều người Do Thái rời Giuđêa, đặc biệt là đến Babylon và Ả Rập (thành phố Medina, nơi Muhammad chạy trốn khỏi Mecca, có dân số Do Thái lớn).
Nhiều người Do Thái tiếp tục cư trú tại Galillê, nơi đã trở thành trung tâm văn hóa Do Thái trong thời trung cổ và đầu các thế kỷ cận đại. Tuy nhiên, trong suốt thời Trung cổ, Giuđêa là nơi có dân số thưa thớt. Thiên tai và nghèo đói đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm sự thịnh vượng và an ninh ở nơi khác. Những nông dân trồng trọt nghèo khổ, chiếm đại đa số dân số, sống ở hầu hết các huyện nông thôn vắng vẻ. Các nhóm thiểu số Kitô giáo và Do Thái có xu hướng cư trú ở các thị trấn.
Trong suốt thời trung cổ và đầu thời hiện đại, một số tiếng nói của người Do Thái kêu gọi quay trở lại Israel. Không ai có tác động lâu dài trước Theodor Herzl (1860-1904), một thần dân của Đế quốc Áo-Hung. Herzl tin rằng sự đồng hóa của người Do Thái vào Âu Châu theo Kitô giáo là một điều viển vông, và người Do Thái, giống như các dân tộc khác, cần một quê hương của riêng họ.
Nhiều người ngoại giáo đồng ý với ông, và vì vậy từ những năm 1880, việc khôi phục nhà nước Do Thái ở Giuđêa đã có đà đẩy lớn. Việc di cư của người Do Thái trở lại Is-rael ngày càng tăng. Tuy nhiên, người Do Thái vẫn là thiểu số tập trung ở Galilê và Giêrusalem, nơi họ trở thành đa số vào năm 1896.
Cuộc di cư của người Do Thái đến Giuđêa đã khiến người Ả Rập lo lắng. Người Ả Rập cũng phẫn nộ với những nỗ lực của Anh trong việc hỗ trợ người Do Thái di cư. Năm 1917, trong khi một chiến dịch quân sự đẩy quân Ottoman ra khỏi Giuđêa và Syria, quốc hội Anh đã thông qua Tuyên bố Balfour, một tuyên bố biến việc khôi phục quê hương Do Thái trở thành chính sách chính thức của Vương quốc Anh.
Người Do Thái cầu nguyện ở Giêrusalem [Times of Israel]
Với sự sụp đổ của Đế chế Ottoman sau Thế chiến thứ nhất, người Anh và người Pháp đã thành lập các ủy trị, trong đó người Pháp cai trị Syria và người Anh cai trị Palestine và Iraq. Các ủy trị có nhiệm vụ chuẩn bị cho những khu vực này giành được độc lập cuối cùng. Người Anh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư của người Do Thái đến Palestine. Người Ả Rập phản đối nhưng bị bác bỏ.
Năm 1920, họ tấn công người Do Thái ở Giêrusalem trong điều được gọi là cuộc bạo loạn Nebi Musa (được đặt tên cho lễ hội vào thời điểm đó trong năm). Sự thất vọng của họ lại bùng phát trong cuộc nổi dậy của người Ả Rập năm 1936-1939 chống lại chế độ ủy trị. Với sự hỗ trợ của người Do Thái, người Anh đã đánh bại người Ả Rập.
Người Ả Rập sau đó đóng vai trò là đồng minh của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, vì cả người Ả Rập và người Hồi giáo đều tìm cách tiêu diệt người Do Thái ở cả Âu Châu và Palestine, điều này chỉ có thể xảy ra nếu Đức chiến thắng.
Sau chiến tranh, người Anh trở nên có thiện cảm hơn với người Ả Rập chống lại sự di cư của người Do Thái đến Israel và cố gắng hết sức để ngăn chặn người Do Thái định cư ở đó. Nhưng người Do Thái trên khắp thế giới đã giúp những người di cư tránh được “lệnh cấm vận” của Anh.
Haganah, một tổ chức Do Thái ngầm được thành lập vào năm 1920, đã hỗ trợ việc đưa người Do Thái vào Israel. Đến năm 1947, người Anh đã nhượng lại phần lớn quyền kiểm soát Israel cho Haganah, góp phần không nhỏ vào việc thành lập nhà nước Isra-el và được Liên hiệp quốc cũng như hầu hết các chính phủ khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ công nhận.
Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ nhất nổ ra ngay sau đó.
Rõ ràng, sự căm ghét mà người Ả Rập mang lại đối với người Do Thái còn lâu đời hơn nhiều so với việc thành lập nhà nước Israel. Sự căm ghét đó ban đầu không phải là phản ứng đối với việc chiếm đoạt đất đai mà là phản ứng của chính sự hiện diện của điều được người Ả Rập cho là có quá nhiều người Do Thái ở Palestine. Và chính phủ của đất nước này rõ ràng là người Do Thái - một sự sỉ nhục trong mắt nhiều người Hồi giáo, những người mà tôn giáo của họ chỉ ra lệnh khoan dung đối với những nhóm cúi đầu trước thẩm quyền Hồi giáo.
Truyền thống Hồi giáo cũng cho rằng bất cứ khu vực nào trở thành người Hồi giáo thì phải tiếp tục là người Hồi giáo. Vì vậy, Israel cũng bất hợp pháp trên cơ sở đó. Hơn nữa, bất cứ sự kiện nào là “thảm họa” rõ ràng phải được đảo ngược.
Các sự kiện trong vài tuần qua có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ.