Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:08 09/11/2011
UẬN VỀ NGỰA
Cuối thời nam bắc phân tranh, nhà Trần phái sứ thần đi đến nhà Tùy để bang giao, nhà Tùy không biết trình độ tài năng của sứ nhà Trần, nên muốn thử xem cao thấp như thế nào, bèn bí mật sai Hậu Bạch hóa trang giả làm người hầu đi trước phục vụ sứ thần.
Sứ thần nhìn Hậu Bạch là một “hạ nhân” thì trong lòng rất khinh dể ông ta nên nói năng bừa bãi, thái độ thì rất phóng túng, ông ta nằm nghiêng để nói chuyện với Hậu Bạch, lại con đánh rắm khi nói chuyện rất là bất lịch sự.
Hậu Bạch trong lòng rất giận, nhưng nhất thời chưa tìm được cơ hội báo thù.
- “Nhà Tùy của các ngươi có rất nhiều ngựa, giá mỗi con ngựa có rẽ không ?”- sứ thần vẫn nằm nghiêng để nói chuyện với Hậu Bạch.
Hậu Bạch vừa nghe thì thấy cơ hội báo thù đến rồi, bèn trả lời với sứ thần:
- “Ngựa chia ra nhiều loại, quý tiện không giống nhau: nếu ngựa chân mạnh mẻ, chạy thật nhanh, thân thái đẹp mắt, lông màu đẹp đẽ, thì đắt nhất là ba mươi quan; nếu như bên ngoài nhìn cũng được, cưỡi lên cũng chạy được thì giá hai mươi quan trở lên; nếu bề ngoài lù đù, chỉ vỏn vẹn biết chở đồ vật hàng hóa, thì giá chỉ bốn năm quan tiền; nếu như đuôi bị xoắn, móng bị lệch, lại không thể chở hàng mà chỉ biết nằm nghiêng đánh rắm, thì một xu cũng không xứng đáng”.
Suy tư:
Con người là một động vật có trí khôn, nếu không có trí khôn thì con người cũng chỉ là con vật không hơn không kém.
Người khỏe mạnh mà không dùng trí khôn để làm việc, thì giống như con ngựa khỏe lông đẹp, chạy nhanh, đáng giá ba mươi quan tiền; người mà chỉ biết ăn rồi ngủ rồi chơi bời, mà không biết dùng trí óc để làm việc, thì giống như con ngựa cũng biết chạy biết chở hàng, đáng giá hai mươi quan tiền; con người không làm việc, không muốn lao động trí óc, chỉ biết hạch họe, chỉ tay năm ngón, chỉ biết bốc lột người khác, ăn trên đầu trên cổ người khác, thì như con ngựa long móng, lông thưa thớt, không biết chở hàng, không biết phi nhanh, thì một xu cũng không đáng.
Con ngựa thì khác với con người, nhưng nếu con người không dùng trí óc mà Thiên Chúa ban cho để làm việc mưu ích cho mình và cho mọi người, thì cũng giống như con ngựa vậy. Ha ha ha...
Ai hiểu thì hiểu !
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cuối thời nam bắc phân tranh, nhà Trần phái sứ thần đi đến nhà Tùy để bang giao, nhà Tùy không biết trình độ tài năng của sứ nhà Trần, nên muốn thử xem cao thấp như thế nào, bèn bí mật sai Hậu Bạch hóa trang giả làm người hầu đi trước phục vụ sứ thần.
Sứ thần nhìn Hậu Bạch là một “hạ nhân” thì trong lòng rất khinh dể ông ta nên nói năng bừa bãi, thái độ thì rất phóng túng, ông ta nằm nghiêng để nói chuyện với Hậu Bạch, lại con đánh rắm khi nói chuyện rất là bất lịch sự.
Hậu Bạch trong lòng rất giận, nhưng nhất thời chưa tìm được cơ hội báo thù.
- “Nhà Tùy của các ngươi có rất nhiều ngựa, giá mỗi con ngựa có rẽ không ?”- sứ thần vẫn nằm nghiêng để nói chuyện với Hậu Bạch.
Hậu Bạch vừa nghe thì thấy cơ hội báo thù đến rồi, bèn trả lời với sứ thần:
- “Ngựa chia ra nhiều loại, quý tiện không giống nhau: nếu ngựa chân mạnh mẻ, chạy thật nhanh, thân thái đẹp mắt, lông màu đẹp đẽ, thì đắt nhất là ba mươi quan; nếu như bên ngoài nhìn cũng được, cưỡi lên cũng chạy được thì giá hai mươi quan trở lên; nếu bề ngoài lù đù, chỉ vỏn vẹn biết chở đồ vật hàng hóa, thì giá chỉ bốn năm quan tiền; nếu như đuôi bị xoắn, móng bị lệch, lại không thể chở hàng mà chỉ biết nằm nghiêng đánh rắm, thì một xu cũng không xứng đáng”.
Suy tư:
Con người là một động vật có trí khôn, nếu không có trí khôn thì con người cũng chỉ là con vật không hơn không kém.
Người khỏe mạnh mà không dùng trí khôn để làm việc, thì giống như con ngựa khỏe lông đẹp, chạy nhanh, đáng giá ba mươi quan tiền; người mà chỉ biết ăn rồi ngủ rồi chơi bời, mà không biết dùng trí óc để làm việc, thì giống như con ngựa cũng biết chạy biết chở hàng, đáng giá hai mươi quan tiền; con người không làm việc, không muốn lao động trí óc, chỉ biết hạch họe, chỉ tay năm ngón, chỉ biết bốc lột người khác, ăn trên đầu trên cổ người khác, thì như con ngựa long móng, lông thưa thớt, không biết chở hàng, không biết phi nhanh, thì một xu cũng không đáng.
Con ngựa thì khác với con người, nhưng nếu con người không dùng trí óc mà Thiên Chúa ban cho để làm việc mưu ích cho mình và cho mọi người, thì cũng giống như con ngựa vậy. Ha ha ha...
Ai hiểu thì hiểu !
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tính sổ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:04 09/11/2011
Chúa nhật 33 thường niên A
"Vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời" (Mt 25,27).
Cuối năm Phụng Vụ 2011, lời Chúa trong bài Phúc âm mời gọi mỗi người chúng ta hãy tính sổ kết năm. Hằng năm, trong bất cứ tổ chức nào cũng có những kết toán sổ sách sinh hoạt, chi thu và rà soát những thành qủa thu hoặch hơn thua. Con người sống trong thời gian cần có những mấu chốt để khởi sự và hoàn thành chỉ tiêu. Về đời sống tôn giáo, chúng ta cũng cần tịnh tâm xét mình về những cách thức tin đạo, sống đạo và hành đạo. Xét về trách nhiệm và bổn phận của chúng ta đối với Chúa và tha nhân. Thiên Chúa yêu thương tạo dựng muôn loài, Ngài đều trao ban cho mỗi thụ tạo một khả năng riêng biệt và một mục đích. Mọi loài thú vật theo bản năng phát triển và sinh tồn theo định luật tự nhiên. Con người là tạo vật cao qúy có linh hồn, trí khôn, ý chí và tự do. Mỗi người được tạo hóa trao ban cho những vốn liếng và khả năng khác nhau để sinh lời.
Ai trong chúng ta cũng nhận được một số vốn khác nhau. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về “nén bạc” để dậy bài học: Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi (Mt 25,15). Số vốn nhiều hay ít không quan trọng. Điều quan trọng nhất là làm sao mỗi người phát triển và làm lợi thêm qua số vốn của chính mình. Số vốn là những kiến thức, trí tuệ, thời gian, tài năng cả về tinh thần và thể xác. Chúng ta biết có một sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau về mọi phương diện. Chúa không đòi hỏi chúng ta phải sinh lợi giống nhau và bằng nhau. Điều thiết yếu là mỗi người phải sinh lời theo số vốn mà mình đã được lãnh nhận. Không ai có thể nói rằng tôi chẳng nhận được đồng vốn nào cả. Đã sinh ra làm người là đã lãnh nhận ân huệ của Đấng Tạo Hóa.
Mỗi người nhận số vốn khác nhau để sinh lời. Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác (Mt 25, 16). Ông chủ đã khen và ban phần thưởng. Rồi người nhận hai nén bạc cũng ra đi đầu tư và làm lụng vất vả để sinh hoa lợi: Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi được hai nén khác (Mt 25,17). Ông chủ rất vui mừng vì kết qủa và sự chăm chỉ của các đầy tớ. Họ xứng đáng đáng được ông chủ yêu thương và tin tưởng. Khổ cho người lãnh một nén: Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình (Mt 25,18). Sự nghi ngờ và lười biếng đã đưa dẫn anh ta vào ngõ cụt. Anh chẳng sinh lợi được gì.
Chúng ta biết những người lo việc chính trị xã hội thì xem xét những thành qủa xây dựng và phát triển đất nước giúp con người xã hội sống trong tự do, an bình và hạnh phúc. Những người lo việc giáo dục học đường thì lo các sách giáo khoa, giáo án, giáo trình để giúp các học sinh trau dồi trí thức học làm người và nâng cao trình độ hiểu biết mọi khía cạnh của cuộc sống. Những vị lo về vấn đề lãnh đạo tinh thần, tôn giáo thì xem xét những bước tiến sinh hoạt cộng đoàn tín ngưỡng, giúp con người thành nhân, thành đạo và thành thánh. Những người kinh doanh buôn bán thì tính sổ tiền bạc trong công việc chi thu để phát triển nền kinh tế và nâng cao cuộc sống. Nói chung, trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải có những đúc kết để nhận định giá trị phát triển. Là người công giáo, chúng ta có bổn phận trở thành người công dân tốt trong nước sở tại và còn có bổn phận trở nên người công dân gương mẫu, đạo đức và thánh thiện trong Nước Trời.
Xét về cuộc sống, mỗi năm ai trong chúng ta cũng có thêm được một chút. Ai cũng có thêm tí tuổi, thêm khôn ngoan, thêm chút kinh nghiệm, thêm bạn bè, thêm sự hiểu biết, thêm bằng cấp và có thêm của cải trần gian nữa. Mỗi người tự biết về sự sinh lợi của mình trong cuộc sống hằng ngày. Thánh Luca viết về Chúa Giêsu: Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa (Lc 2,40). Mỗi ngày chúng ta một lớn lên về mọi sự phát triển từ trong ra ngoài. Lớn lên và trưởng thành về thân xác, về sự hiểu biết và về các ngành chuyên môn nhưng về lòng đạo, sống đạo và đời ssống đạo đức luân lý có phần không phát triển đồng đều. Đôi khi còn rơi xuống tỉ lệ nghịch với sự phát triển con người.
Thực tế cuộc sống, có nhiều hoàn cảnh éo le không lường. Có những người không được may mắn bình thường ngay từ bẩm sinh. Tuy nhiên, họ cũng nhận được những nén bạc làm vốn liếng. Chúng ta biết có rất nhiều tiềm năng thiên tài phát sinh từ những người bị dị tật bẩm sinh. Người ta thường nói: Có tật có tài. Nhiều người với ý chí kiên cường và sự kiên nhẫn tuyệt vời để cố gắng khắc phục mọi khó khăn để sinh lợi số vốn có được. Trong khi đó, rất nhiều người có nhiều tài, có khả năng và có cơ hội sinh lời nhiều hơn nhưng lại tiêu xài hoang phí số vốn liếng được trao ban. Một số người đã sa vào những cuộc ăn chơi trụy lạc, hưởng thụ, hút sách, trộm cướp, chém giết và bài bạc sa cơ lỡ bước. Có những con người đã gây chiến tranh hận thù, phá sản niềm tin, chối bỏ Thiên Chúa, gieo mầm tội lỗi, phò văn hóa sự chết, gây đồi bại luân thường đạo lý, dẫn đường lầm lạc, nêu gương mù gương xấu, lười biếng ăn không ngồi rồi và phí sức cho phường ngoại nhân.
Cuối năm là dịp rất tốt để chúng ta nhìn lại phía sau một chút. Biết rằng thời gian đã qua là qua đi vĩnh viễn. Chúng ta chẳng làm gì thêm được cho những công việc đã qua. Ngó nhìn lại, chúng ta có thể cảm thấy thoáng chút vui mừng phấn khởi vì sự thành công và thắng lợi, nhưng cũng có thể là phút giây hối tiếc về những sự cố không đẹp và không tốt đã gây nên. Thật thế, chúng ta đã có những hành động giúp xây dựng tình yêu thương đoàn kết, nhưng rồi cũng có những việc gây buồn phiền chia rẽ và hận thù. Có những sự tốt lành thôi thúc sống đạo đức nhiệt thành nhưng cũng không thiếu những sự giả hình, nặng về trình diễn và nông cạn. Chúng ta cần có phút giây để hồi tâm tính sổ lòng mình. Để biết mình rõ hơn, chúng ta không chỉ dựa vào phán đoán chủ quan, dự luận bên ngoài hay ý kiến của người khác mà còn phải soi mình trước tấm gương Điều Răn của Chúa, tiếng nói lương tâm và Lời Chúa. Đôi khi sự thành công hoành tráng bên ngoài chỉ là cái vỏ hình thức khoe mẽ để che đậy sự trống rỗng bên trong. Chúa Giêsu dùng hình ảnh thật cụ thể để cảnh tỉnh chúng ta: Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác! (Mt 23, 27-28).
Bất cứ làm việc gì, ai trong chúng ta cũng mong có thành qủa. Hình ảnh các nhà nông giúp chúng ta nhìn vấn đề thật rõ. Các nhà nông dám đầu tư mọi vốn liếng vào thửa ruộng để mong thu hoặch kết qủa. Trồng cây hoa, hoa phải nở. Trồng cây ăn trái, cây phải có trái. Trồng cây rau, rau phải phát triển. Trồng cây cảnh, cây cảnh phải tươi đẹp. Nếu cây giống trồng bị đòi đẹt, cằn cỗi và thui chột thì chỉ có cách cắt bỏ đi. Cũng vậy, các nhà chăn nuôi cũng phải đầu tư vốn liếng vào các trang trại chăn nuôi để mong phát triển sinh xôi nẩy nở. Chẳng ai nhọc xác chăm dẵm các loại thú vật hay thực vật không phát triển hay không sinh hoa kết trái. Tạo thành con người cũng thế, Thượng Đế yêu thương trao ban cho mỗi người một số vốn khả năng và tài khéo riêng biệt. Tạo Hóa mong muốn con người phát triển mọi khả năng để sinh lời. Giờ đây, chúng ta phân định xem số vốn khả năng đầu tư thế nào? Chúng ta có được khả năng chuyên môn gì? Và đã làm lợi được bao nhiêu cho chính chúng ta, cho gia đình, xã hội và Giáo Hội? Thú thật, nhìn lại kết qủa cuộc sống của chúng ta chẳng có là bao. Thế mà Tạo Hóa vẫn tiếp tục ban mưa nắng thuận hòa, ban thời gian đắp đổi mỗi ngày 24 tiếng và được chung hưởng muôn phúc lộc đồng đều cho mỗi thụ tạo.
Chúng ta đã và đang được thừa hưởng những thành qủa hoa trái do các tiền nhân để lại và mọi người xung quanh đang kiến tạo và cống hiến. Ngoài những hồng ân trời biển của sự sống và thiên nhiên, chúng ta được sử dụng mọi kết qủa của văn minh kỹ thuật. Nhìn vào thế giới nơi chúng ta đang sống, đã có biết bao nhiêu sự góp công, góp sức, góp khả năng để xây dựng một xã hội kỹ thuật tân tiến và văn minh hiện đại. Tất cả các dụng cụ khoa học kỹ thuật và các đồ gia dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều do sức lao công của con người làm nên. Mỗi người được mời gọi góp một chút khả năng của mình để làm giầu cho đời sống xã hội và Giáo Hội cả tinh thần lẫn vật chất. Trả lời câu hỏi Giáo Lý Công Giáo: Ta sống ở đời này để làm gì? Thưa: Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và thương yêu mọi người như anh em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, cho ngày sau được hưởng hạnh phúc đời đời. Đây là mục đích cuộc sống mà chúng ta cần đầu tư vốn liếng để sinh lợi cho cả đời này lẫn đời sau.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con muôn vàn ân sủng và phúc lộc đầy tràn. Xin cho chúng con biết dùng những khả năng Chúa ban để sinh lợi và mưu ích chung cho đời sống. Sinh thêm lợi thì chúng con sẽ được hưởng lợi thêm. Chúa Giêsu đã nhắn nhủ: Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi (Mt 25,29).
"Vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời" (Mt 25,27).
Cuối năm Phụng Vụ 2011, lời Chúa trong bài Phúc âm mời gọi mỗi người chúng ta hãy tính sổ kết năm. Hằng năm, trong bất cứ tổ chức nào cũng có những kết toán sổ sách sinh hoạt, chi thu và rà soát những thành qủa thu hoặch hơn thua. Con người sống trong thời gian cần có những mấu chốt để khởi sự và hoàn thành chỉ tiêu. Về đời sống tôn giáo, chúng ta cũng cần tịnh tâm xét mình về những cách thức tin đạo, sống đạo và hành đạo. Xét về trách nhiệm và bổn phận của chúng ta đối với Chúa và tha nhân. Thiên Chúa yêu thương tạo dựng muôn loài, Ngài đều trao ban cho mỗi thụ tạo một khả năng riêng biệt và một mục đích. Mọi loài thú vật theo bản năng phát triển và sinh tồn theo định luật tự nhiên. Con người là tạo vật cao qúy có linh hồn, trí khôn, ý chí và tự do. Mỗi người được tạo hóa trao ban cho những vốn liếng và khả năng khác nhau để sinh lời.
Ai trong chúng ta cũng nhận được một số vốn khác nhau. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về “nén bạc” để dậy bài học: Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi (Mt 25,15). Số vốn nhiều hay ít không quan trọng. Điều quan trọng nhất là làm sao mỗi người phát triển và làm lợi thêm qua số vốn của chính mình. Số vốn là những kiến thức, trí tuệ, thời gian, tài năng cả về tinh thần và thể xác. Chúng ta biết có một sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau về mọi phương diện. Chúa không đòi hỏi chúng ta phải sinh lợi giống nhau và bằng nhau. Điều thiết yếu là mỗi người phải sinh lời theo số vốn mà mình đã được lãnh nhận. Không ai có thể nói rằng tôi chẳng nhận được đồng vốn nào cả. Đã sinh ra làm người là đã lãnh nhận ân huệ của Đấng Tạo Hóa.
Mỗi người nhận số vốn khác nhau để sinh lời. Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác (Mt 25, 16). Ông chủ đã khen và ban phần thưởng. Rồi người nhận hai nén bạc cũng ra đi đầu tư và làm lụng vất vả để sinh hoa lợi: Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi được hai nén khác (Mt 25,17). Ông chủ rất vui mừng vì kết qủa và sự chăm chỉ của các đầy tớ. Họ xứng đáng đáng được ông chủ yêu thương và tin tưởng. Khổ cho người lãnh một nén: Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình (Mt 25,18). Sự nghi ngờ và lười biếng đã đưa dẫn anh ta vào ngõ cụt. Anh chẳng sinh lợi được gì.
Chúng ta biết những người lo việc chính trị xã hội thì xem xét những thành qủa xây dựng và phát triển đất nước giúp con người xã hội sống trong tự do, an bình và hạnh phúc. Những người lo việc giáo dục học đường thì lo các sách giáo khoa, giáo án, giáo trình để giúp các học sinh trau dồi trí thức học làm người và nâng cao trình độ hiểu biết mọi khía cạnh của cuộc sống. Những vị lo về vấn đề lãnh đạo tinh thần, tôn giáo thì xem xét những bước tiến sinh hoạt cộng đoàn tín ngưỡng, giúp con người thành nhân, thành đạo và thành thánh. Những người kinh doanh buôn bán thì tính sổ tiền bạc trong công việc chi thu để phát triển nền kinh tế và nâng cao cuộc sống. Nói chung, trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải có những đúc kết để nhận định giá trị phát triển. Là người công giáo, chúng ta có bổn phận trở thành người công dân tốt trong nước sở tại và còn có bổn phận trở nên người công dân gương mẫu, đạo đức và thánh thiện trong Nước Trời.
Xét về cuộc sống, mỗi năm ai trong chúng ta cũng có thêm được một chút. Ai cũng có thêm tí tuổi, thêm khôn ngoan, thêm chút kinh nghiệm, thêm bạn bè, thêm sự hiểu biết, thêm bằng cấp và có thêm của cải trần gian nữa. Mỗi người tự biết về sự sinh lợi của mình trong cuộc sống hằng ngày. Thánh Luca viết về Chúa Giêsu: Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa (Lc 2,40). Mỗi ngày chúng ta một lớn lên về mọi sự phát triển từ trong ra ngoài. Lớn lên và trưởng thành về thân xác, về sự hiểu biết và về các ngành chuyên môn nhưng về lòng đạo, sống đạo và đời ssống đạo đức luân lý có phần không phát triển đồng đều. Đôi khi còn rơi xuống tỉ lệ nghịch với sự phát triển con người.
Thực tế cuộc sống, có nhiều hoàn cảnh éo le không lường. Có những người không được may mắn bình thường ngay từ bẩm sinh. Tuy nhiên, họ cũng nhận được những nén bạc làm vốn liếng. Chúng ta biết có rất nhiều tiềm năng thiên tài phát sinh từ những người bị dị tật bẩm sinh. Người ta thường nói: Có tật có tài. Nhiều người với ý chí kiên cường và sự kiên nhẫn tuyệt vời để cố gắng khắc phục mọi khó khăn để sinh lợi số vốn có được. Trong khi đó, rất nhiều người có nhiều tài, có khả năng và có cơ hội sinh lời nhiều hơn nhưng lại tiêu xài hoang phí số vốn liếng được trao ban. Một số người đã sa vào những cuộc ăn chơi trụy lạc, hưởng thụ, hút sách, trộm cướp, chém giết và bài bạc sa cơ lỡ bước. Có những con người đã gây chiến tranh hận thù, phá sản niềm tin, chối bỏ Thiên Chúa, gieo mầm tội lỗi, phò văn hóa sự chết, gây đồi bại luân thường đạo lý, dẫn đường lầm lạc, nêu gương mù gương xấu, lười biếng ăn không ngồi rồi và phí sức cho phường ngoại nhân.
Cuối năm là dịp rất tốt để chúng ta nhìn lại phía sau một chút. Biết rằng thời gian đã qua là qua đi vĩnh viễn. Chúng ta chẳng làm gì thêm được cho những công việc đã qua. Ngó nhìn lại, chúng ta có thể cảm thấy thoáng chút vui mừng phấn khởi vì sự thành công và thắng lợi, nhưng cũng có thể là phút giây hối tiếc về những sự cố không đẹp và không tốt đã gây nên. Thật thế, chúng ta đã có những hành động giúp xây dựng tình yêu thương đoàn kết, nhưng rồi cũng có những việc gây buồn phiền chia rẽ và hận thù. Có những sự tốt lành thôi thúc sống đạo đức nhiệt thành nhưng cũng không thiếu những sự giả hình, nặng về trình diễn và nông cạn. Chúng ta cần có phút giây để hồi tâm tính sổ lòng mình. Để biết mình rõ hơn, chúng ta không chỉ dựa vào phán đoán chủ quan, dự luận bên ngoài hay ý kiến của người khác mà còn phải soi mình trước tấm gương Điều Răn của Chúa, tiếng nói lương tâm và Lời Chúa. Đôi khi sự thành công hoành tráng bên ngoài chỉ là cái vỏ hình thức khoe mẽ để che đậy sự trống rỗng bên trong. Chúa Giêsu dùng hình ảnh thật cụ thể để cảnh tỉnh chúng ta: Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác! (Mt 23, 27-28).
Bất cứ làm việc gì, ai trong chúng ta cũng mong có thành qủa. Hình ảnh các nhà nông giúp chúng ta nhìn vấn đề thật rõ. Các nhà nông dám đầu tư mọi vốn liếng vào thửa ruộng để mong thu hoặch kết qủa. Trồng cây hoa, hoa phải nở. Trồng cây ăn trái, cây phải có trái. Trồng cây rau, rau phải phát triển. Trồng cây cảnh, cây cảnh phải tươi đẹp. Nếu cây giống trồng bị đòi đẹt, cằn cỗi và thui chột thì chỉ có cách cắt bỏ đi. Cũng vậy, các nhà chăn nuôi cũng phải đầu tư vốn liếng vào các trang trại chăn nuôi để mong phát triển sinh xôi nẩy nở. Chẳng ai nhọc xác chăm dẵm các loại thú vật hay thực vật không phát triển hay không sinh hoa kết trái. Tạo thành con người cũng thế, Thượng Đế yêu thương trao ban cho mỗi người một số vốn khả năng và tài khéo riêng biệt. Tạo Hóa mong muốn con người phát triển mọi khả năng để sinh lời. Giờ đây, chúng ta phân định xem số vốn khả năng đầu tư thế nào? Chúng ta có được khả năng chuyên môn gì? Và đã làm lợi được bao nhiêu cho chính chúng ta, cho gia đình, xã hội và Giáo Hội? Thú thật, nhìn lại kết qủa cuộc sống của chúng ta chẳng có là bao. Thế mà Tạo Hóa vẫn tiếp tục ban mưa nắng thuận hòa, ban thời gian đắp đổi mỗi ngày 24 tiếng và được chung hưởng muôn phúc lộc đồng đều cho mỗi thụ tạo.
Chúng ta đã và đang được thừa hưởng những thành qủa hoa trái do các tiền nhân để lại và mọi người xung quanh đang kiến tạo và cống hiến. Ngoài những hồng ân trời biển của sự sống và thiên nhiên, chúng ta được sử dụng mọi kết qủa của văn minh kỹ thuật. Nhìn vào thế giới nơi chúng ta đang sống, đã có biết bao nhiêu sự góp công, góp sức, góp khả năng để xây dựng một xã hội kỹ thuật tân tiến và văn minh hiện đại. Tất cả các dụng cụ khoa học kỹ thuật và các đồ gia dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều do sức lao công của con người làm nên. Mỗi người được mời gọi góp một chút khả năng của mình để làm giầu cho đời sống xã hội và Giáo Hội cả tinh thần lẫn vật chất. Trả lời câu hỏi Giáo Lý Công Giáo: Ta sống ở đời này để làm gì? Thưa: Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và thương yêu mọi người như anh em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, cho ngày sau được hưởng hạnh phúc đời đời. Đây là mục đích cuộc sống mà chúng ta cần đầu tư vốn liếng để sinh lợi cho cả đời này lẫn đời sau.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con muôn vàn ân sủng và phúc lộc đầy tràn. Xin cho chúng con biết dùng những khả năng Chúa ban để sinh lợi và mưu ích chung cho đời sống. Sinh thêm lợi thì chúng con sẽ được hưởng lợi thêm. Chúa Giêsu đã nhắn nhủ: Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi (Mt 25,29).
Dùng thời gian để yêu thương
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:08 09/11/2011
1. Thiên Chúa là thời gian
Thiên Chúa là Alpha và Omega, là Khởi Nguyên và là Tận Cùng. Điều ấy có thể diễn tả cách khác: Thiên Chúa là thời gian. Thiên Chúa là thời gian trong ý nghĩa Ngài là chủ thời gian. Thiên Chúa hiện hữu không phải trong thời gian mà là siêu thời gian vì “ngàn năm đối với Chúa như một ngày”.
Chỉ còn 2 tuần lễ nữa là kết thúc thời gian Năm Phụng Vụ để rồi khởi đầu một chu kỳ Năm Phụng Vụ mới. Các bài đọc của các tuần Chúa Nhật này đều nói về việc trở lại của Chúa Giêsu trong ngày quang lâm. Lịch sử nhân loại đã mở đầu bằng sáng tạo thì sẽ kết thúc bằng tái tạo.
Ngay từ ban đầu khi loài người sa ngã, Thiên Chúa đã muốn cứu chuộc loài. Ngài đã can thiệp nhiều lần vào lịch sử bằng những biến cố kỳ diệu, độc đáo được ghi trong Thánh Kinh. Thiên Chúa dùng lịch sử làm phương thế cứu chuộc, biến lịch sử loài người thành một Lịch Sử Thánh, một Lịch Sử Cứu Rỗi.
Lịch Sử Cứu Rỗi gồm ba giai đoạn chính. Cựu Ước chuẩn bị Ơn Cứu Rỗi. Tân Ước thực hiện Ơn Cứu Rỗi. Thời Giáo Hội nối dài và phân phát Ơn Cứu Rỗi. Sau ngày Quang Lâm của Chúa Kitô, lịch sử sẽ được hoàn tất trong vinh quang Nước Trời.
Đức Giêsu là trung tâm của Lịch Sử Cứu Rỗi. Nơi Người, Ơn Cứu Rỗi không còn là lời hứa mà đã trở thành hiện thực. Đức Giêsu còn là tận đích của Lịch Sử Cứu Rỗi, vì tất cả lịch sử quy hướng về Người. Đức Giêsu là hồng ân tuyệt hảo Thiên Chúa ban cho nhân loại. Trong Người loài người đạt tới sự sống viên mãn.
Như vậy có hai lịch sử song hành: lịch sử trần thế và Lịch Sử Cứu Rỗi.
Lịch sử trần thế là lịch sử các dân tộc, các triều đại, các nền văn minh với các định chế xã hội, các biến cố chính trị, các tiến bộ kỹ thuật. Đây là mặt nổi có thể quan sát được.
Lịch Sử Cứu Rỗi là lịch sử sinh hoạt siêu nhiên, thánh hóa các tâm hồn nhờ ân sủng và tác động của Thánh Thần. Lịch sử này đang khai diễn âm thầm dưới chiều sâu trong các tâm hồn theo nhịp của ân sủng. Đây là mặt chìm mà chỉ có Đức Tin mới nhận ra. Như vậy Đức Tin giúp chúng ta nhận ra có một Lịch Sử Thánh xuyên qua lịch sử trần thế, bao trùm và thấm nhập lịch sử trần thế. Nhờ đó lịch sử loài người có một ý nghĩa. Từ đỉnh cao của vĩnh cửu, Thiên Chúa đang từng bước hướng dẫn loài người đến Ơn Cứu Rỗi chung cuộc.
Khi lịch sử chấm dứt là lúc Đức Giêsu trở lại thu hợp toàn thể loài người và toàn thể vũ trụ để mọi người và mọi sự được hoàn tất trong Người.
Ngày Đức Giêsu trở lại, ngày quang lâm, tái lâm được gọi bằng nhiều tên: Ngày cuối cùng (Ga 6, 39; 11, 24; 12, 48), Ngày của Chúa (1 Cr 3, 13; 5, 5), Ngày Chúa đến (1 Cr 1, 8), Ngày của Đức Kitô (Pr 1, 10; 2, 16), Ngày viếng thăm (1 Pr 2, 12), Ngày xét xử (1 Ga 4, 17). Chính Đức Giêsu đã nhiều lần nói đến Ngày Tái Lâm này (Mt 24, 30; 25, 31; 26, 64; Mc 8, 38; 14, 62; Lc 17, 24; Ga 6, 39-40).
Không ai biết Ngày Quang Lâm bao giờ sẽ đến, kể cả Đức Giêsu về mặt nhân tính (Mt 24, 36). Ngày đó đến bất ngờ "như kẻ trộm trong đêm tối" (1 Tx 5, 1-3). Theo nhiều dụ ngôn, Chúa đến giữa lúc không ai nghĩ tới, đối với từng cá nhân cũng như đối với toàn thể nhân loại. (Mt 24, 37; 37, 44; Mc 13, 33-37; Lc 17, 22-37; 21, 35)
Ngày tận cùng của thời gian, Đức Giêsu tái lâm biểu dương quyền năng và vinh quang của Người. Sẽ có một cuộc phán xét chung. Rất nhiều dụ ngôn trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu ám chỉ ngày phán xét chung này: cỏ lùng trong ruộng lúa (Mt 13, 37-43), phân loại cá sau mẻ lưới (Mt 15, 39-49), chủ đòi gia nhân tính sổ (Mt 18, 23-35), thợ làm vườn nho cuối ngày trả công (Mt 20, 1-16), mười trinh nữ đi dự tiệc cưới (Mt 25, 1-13). Ngày ấy các dân thiên hạ được thâu họp lại trước mặt Người hết thảy. Tất cả mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo... đều được triệu tập trước mặt Người. Lúc ấy Người sẽ phân biệt kẻ lành kẻ dữ. Cuộc phán xét của Thiên Chúa sẽ không diễn ra theo cách thức của các tòa án trần gian: tố cáo, biện minh, đối chiếu, bằng chứng... Nhưng đây là một sự soi sáng từ bên trong. Trong ánh sáng của Thiên Chúa mỗi người sẽ thấy rõ những giá trị các hành vi của mình, cách mình đối xử với Thiên Chúa và với tha nhân.
2. Thiên Chúa là Tình Yêu
Thiên Chúa là Alpha và Omega. Thánh Gioan còn định nghĩa Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4, 16). Thiên Chúa là thời gian và cũng là tình yêu. Như thế thời gian và tình yêu song hành là một.
Tôi sống trong Thiên Chúa là sống để yêu và sống trong thời gian là yêu để sống. Thời gian không có tình yêu sẽ trở thành lạnh lùng buồn tẻ. Tình yêu ý nghĩa hóa và thắp hồn cho thời gian. Bởi đó những người đang yêu là những người đang sống trong thời gian với đầy ắp niếm vui hạnh phúc. Những người biết yêu là biết nhìn thời gian như vàng ngọc. Ai sống trong Thiên Chúa là người phải biết yêu quí thời gian Chúa ban.
Các bài đọc Chúa Nhật hôm nay mời mời chúng ta suy niệm về giá trị của thời gian và lao động.
Sách Châm Ngôn mô tả người đàn bà lý tưởng. Bà ăn ở được lòng chồng con, xây dựng gia đình bằng đôi tay cần mẫn, tháo vát và chăm chỉ.
Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Thêxalônica đã đề cập đến giá trị của thời giờ. Trong giáo đoàn có người lo sợ là ngày tận thế sắp đến, họ sợ hãi đến độ không muốn làm gì cả. Thánh nhân đã cảnh tỉnh: Hãy làm việc, đừng ngũ mê. Hãy biết trân trọng thời gian Chúa ban.
Với bài phúc âm, Chúa Giêsu nói đến giá trị của thời giờ, công việc và tài năng. Thiên Chúa khi ban sự sống thì đồng thời cũng ban phương tiện sinh sống như thời giờ, tài năng, như "nén bạc Chúa trao".
Thiên Chúa ban tài năng thì chúng ta có trách nhiệm phải biết dùng tài năng ấy để sinh lợi cho mình và cho người khác. Kẻ lười biếng sẽ được gọi là tôi tớ bất hảo; còn người tôi tớ chăm chỉ làm việc, sinh lợi các nén bạc thì được gọi là lương hảo. Tiêu chuẩn căn bản mà Chúa xét xử đó là tình yêu. Dấu chỉ chúng ta yêu mến Chúa đó là tình yêu chúng ta thực thi đối với anh chị em mình.
3. Dùng thời gian để yêu thương
Thiên Chúa là thời gian và là tình yêu. Chúng ta quý trọng thời gian, dùng thời gian để làm việc trong tình yêu, yêu Chúa và yêu người. Ai yêu thương là kẻ được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa.
Thời gian quý giá như vàng ngọc. Bởi vậy:
Dùng thời gian để suy nghĩ, đó là nguồn sức mạnh.
Dùng thời gian để đọc, đó là nền tảng sự khôn ngoan.
Dùng thời gian để tìm hiểu, đó là cơ hội để giúp người khác.
Dùng thời gian để cười, đó là âm nhạc của tâm hồn.
Dùng thời gian để ước mơ, đó là kiến tạo những gì thuộc về tương lai
Dùng thời gian để thinh lặng, đó là cơ hội để gặp Chúa.
Dùng thời gian để yêu và được yêu, đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa.
Dùng thời gian để cầu nguyện, đó là sức mạnh vĩ đại nhất trên trái đất này.
Giá trị đời người không được tính bằng thời gian ngắn hay dài, nhưng ở chỗ mình đã sử dụng nén bạc thời gian, sức khỏe, trí tuệ Chúa ban để phục vụ cuộc sống ra sao. Giá trị ở chỗ mình đã sử dụng thời gian như thế nào, có sinh nhiều ích lợi cho mình, cho tha nhân và cho thế giới hay không.Thời gian qua đi thật mau và chẳng chờ đợi ai. Sống có ý nghĩa là làm cho thời gian hiện tại trở thành yêu thương.
Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa của Thời Gian, là Vua của Tình Yêu giúp chúng con biết dùng thời gian để dấn thân phục vụ trong tình yêu. Amen.
Chứng nhân anh dũng
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
20:55 09/11/2011
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
*******
I. LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Hôm nay toàn thể Giáo hội Công giáo Việt nam long trọng mừng kính các Thánh Tử đạo tại Việt nam, một ngày lễ đem lại niềm vui và một hào khí thúc đẩy người tín hữu Việt nam theo gương các thánh mà làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Theo sử liệu, hạt giống đức tin đã được gieo rắc trên quê hương đất nước chúng ta với sự hiện diện của một thừa sai là giáo sĩ Inikhu vào năm 1533. Công cuộc truyền giáo mới ở trong giai đoạn khởi đầu mà đã bị thử thách nặng nề với cái chết vì đạo của chân phước Anrê Phú yên vào năm 1544. Từ đây Giáo hội Việt nam phải trải qua nhiều thời kỳ chịu bách hại, có lúc đẫm máu, qua các thời đại các vua nhà Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đặc biệt với nhóm Văn Thân.
Nhà cầm quyền thời đó đã dùng mọi hình phạt dã man để khủng bố tinh thần các thánh Tử đạo Việt nam, nhưng các Ngài đã anh dũng chịu đựng vì Chúa. Không có hình phạt nào có thể tách rời các Ngài ra khỏi tình yêu của Chúa. Chúng ta hãy xem một số hình phạt man rợ và bất công đó :
- Bá đao : bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng. Cách chết này có một vị.
- Lăng trì : chặt chân chặt tay trước khi bị chém đầu. Cách chết này có 4 vị.
- Thiêu sinh : bị thiêu sống. Chết cách này có 6 vị.
- Xử trảm : bị chém đầu. Chết cách này có 75 vị.
- Xử giảo : bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết. Cách chết này có 22 vị.
- Chết rũ tù : bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Chết cách này có 9 vị.
Cũng nên biết qua về kế họach PHÂN SÁP của vua Tự Đức, một kế họach hết sức thâm độc !
Nhưng cũng để cho chúng ta biết rằng trong mọi biến cố lúc nào cũng có bàn tay quan phòng của Chúa, sự khôn ngoan của lòai người chỉ là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa.
Kế họach Phân Sáp được Vua Tự Đức cho thi hành vào năm 1851 và 1856.
Do sự thi hành kế họach Phân Sáp này mà gần 400.000 giáo dân phải bị đi phân sáp, trong đó có từ 50.000 đến 60.000 giáo dân phải chết nơi phân sáp, 100 làng công giáo bị tàn phá bình địa, 2000 họ đạo bị tịch thu tài sản ruộng đất, 15 Linh mục Việt nam và 10 giáo sĩ ngọai quốc bị giết, 80 Dòng Mến Thánh Giá bị phá tan, 2000 nữ tu Mến Thánh giá phải tan tác, 100 nữ tu Mến Thánh giá chết vì Đạo.
Kế họach phân sáp gồm bốn mặt :
- Mặt thứ nhất, không cho người công giáo ở trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương.
- Mặt thứ hai, mỗi người công giáo phải bị năm người lương canh giữ cẩn mật.
- Mặt thứ ba, các làng công giáo bị phá hủy, của cải ruộng đất của người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương, những người này sử dụng và nộp thuế lại cho Nhà Nước.
- Mặt thứ bốn, không cho người đàn ông công giáo ở một nơi với người đàn bà công giáo, không cho vợ chồng công giáo ở với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau, con cái của người công giáo thì phải để cho gia đình người lương nuôi.
Đây là một kế họach rất sâu độc, nhằm tiêu diệt Giáo hội Việt nam tận gốc rễ. Nhưng bàn tay Chúa dẫn đưa lạ lùng : các triều đại nhà Nguyễn không còn nữa, mà Giáo hội Việt nam, hiện nay, vẫn còn lớn mạnh và phát triển không ngừng (Theo Internet).
Có nhiều lý do dẫn đến cảnh bách hại : vì ghen tương đố kỵ, hiểu lầm hay do những nguyên nhân chính trị. Trong vòng 300 năm, Hội thánh Việt nam đã dâng cho Chúa một số chứng nhân anh dũng, đã nhận lấy cái chết để làm chứng và tỏ lòng trung thành với Chúa Kitô. Con số thực sự của các tử đạo tại Việt nam cũng không có được thống kê chính xác, chỉ biết rằng con số này rất đông, từ 100.000 đến 130.000 người. Các tử đạo tại Việt nam cũng rất đa dạng, gồm đủ mọi thành phần trong dân Chúa và ngành nghề xã hội : các Giám mục, Linh mục, Linh mục thừa sai Pháp và Tây ban nha, bên cạnh các Linh mục là chủng sinh, thầy giảng và giáo dân, có những cụ già và thanh niên, thiếu niên, binh lính, thầy thuốc, quan chức....
Giáo hội Việt nam tuy còn non nớt, còn đang trên đà truyền giáo, nhưng ngày 19.06.1988 Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong lên bậc hiển thánh 117 chứng nhân anh dũng và đưa vào niên lịch chung để mừng kính trong toàn thể Giáo hội vào ngày 24 tháng 11 hằng năm , cũng là ngày kỷ niệm thành lập hàng giáo phẩm tại Việt nam vào năm 1960.
II. Ý NGHĨA VIỆC TỬ ĐẠO
Xưa nay có lẽ chúng ta đã quen đi với cách thức phân biệt các thánh tử đạo với các thánh giáo phụ, hiển tu, đồng trinh vv... Nhưng chúng ta quên rằng thánh nào cũng là thánh, và thánh nhân Kitô giáo nào cũng trước tiên phải là chứng nhân của Tin mừng, hay nói cách khác, chứng nhân của Chúa Kitô, chỉ khác nhau cách thức làm chứng mà thôi.
Sự thực là buổi sơ khai của Giáo hội công giáo trước tiên những tín hữu chết vì đạo được tôn vinh là thánh và Giáo hội dùng một từ Hy lạp là Martus, Marturos (rồi La tinh Martyr, Martyris và từ Pháp là Martyr) để chỉ những tín hữu được tôn vinh này. Martus, Martyr có nghĩa là người chứng, người làm chứng. Vì vậy, đối với Giáo hội Công giáo, thì từ Martyr này nguyên thủy được áp dụng cho tất cả các thánh, do đó mà sổ các thánh được gọi là Martyrologie.
Vậy thì vị tử đạo, trước tiên phải là chứng nhân của Chúa Kitô, như mọi chứng nhân khác, trên bình diện đời sống. Cái chết “vì đạo” của người tử đạo chỉ là một cách thức làm chứng mà thôi, chứ không phải làm thay đổi bản chất người chứng của Chúa Kitô (Lm Thiện Cẩm, Cg và Dt, Giáng sinh 1997, tr 310-311).
Nếu tử đạo do tiếng Martyr là nhân chứng thì ngay cộng đồng Do thái đã có những vị tử đạo, nhất là thời Maccabê. Sách Maccabê, đặc biệt bài đọc I hôm nay, đã kể lại nhiều vị anh hùng can trường làm chứng cho đức tin mặc dù phải chịu nhiều cực hình và có khi phải chết. Còn cách xử dụng thông thường của Cựu truyền Công giáo thì danh từ Tử đạo được áp dụng cho nhân chứng nào đã lấy máu mình, đã hiến mạng sống mình để trung thành làm chứng cho sứ mạng, cho chân lý.
Theo nghĩa này thì Đức Kitô chính là một vị tử đạo đích thực. Và chỉ duy có Ngài mới xứng đáng danh hiệu đáng kính này. Trong cuộc sống của Ngài tại trần thế và nhất là trong cái chết đẫm máu của Ngài trên thập giá, Ngài đã làm chứng hùng hồn về lòng trung thành của Ngài đối với sứ mạng Cha Ngài giao phó. Ngài không những đã biết trước cái chết mà Ngài còn tự ý chấp nhận như một tác động tôn kính hoàn hảo nhất mà Ngài đã thực hiện để tôn kính Cha Ngài. Và khi Ngài bị kết án, Ngài đã tuyên bố :”Ta đến trong trần gian này để làm chứng cho sự thật”.
Như thế chúng ta đủ hiểu cuộc sống Ngài tại thế và cái chết của Ngài chính là những tác động mang ý nghĩa tử đạo : đó là hiến mạng sống để trung thành làm chứng cho sứ mạng Cha Ngài trao phó và làm chứng cho sự thật.
Kinh nghiệm cho biết Giáo hội của Chúa bao giờ cũng được khai sinh và phát triển bằng đau khổ và tử đạo. Thật vậy, chính Chúa Kitô là vị tử đạo đầu tiên, đã khai sinh Giáo hội bằng cái chết đau thương trên thập giá. Chúa phán :”Khi nào Ta bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự về với Ta”(Ga 12,22). Từ ngày đó, Giáo hội nhiệm thể Chúa Kitô cũng phải đổ máu làm chứng về Chúa để mọi người được ơn cứu chuộc. Giáo hội sơ khai đã có cuộc tử đạo của thánh Stêphanô. Giáo hội Rôma với bao thánh tử đạo dưới thời hoàng đế Néron nay vẫn còn di tích lưu truyền.
Hoàng đế Julius, người ngược đãi Kitô giáo vào thế kỷ thứ 4, đã phải thốt lên :”Các ngươi đắp xác của nhiều người mới chết lên một cái xác đã chết (Chúa Giêsu), các ngươi làm đầy thế giới này bằng quan tài và mồ mả”.
Cuối cùng, nhiều Giáo hội đã được dựng lên trên mồ của các thánh Tử đạo. Đền thờ thánh Phêrô ở Vatican là một thí dụ, và các nghĩa địa đã biến thành các thành phố bởi vì “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu” (Tertullianô).
Tại sao người ta dám tử đạo, dám làm chứng cho Tin mừng, dám làm chứng cho Chúa ? Thưa vì người ta qúi sự sống đời đời. Người ta cho phần rỗi linh hồn là quí hoá và không gì có thể đổi lấy được vì :”Được lợi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì” (Mc 8,36).
Truyện : Xin mua được một linh hồn.
Thế kỷ 19, khi cơn cấm đạo nổi mạnh trên tỉnh Thanh hoá, một hôm, người ta dẫn đến trước mặt quan án một thiếu niên 17 tuổi – tên là MỚI – Thấy mặt mũi khôi ngô tuấn tú, quan động lòng thương.
- MỚI - quan nói – con cứ đạp thánh giá đi, rồi ta sẽ ban thưởng một nén bạc.
- Bẩm quan lớn, một nén bạc chưa là gì.
- Được, ta sẽ ban một nén vàng. Con hãy đạp Thánh giá đi.
- Ồ, bẩm quan lớn, một nén vàng cũng vẫn còn ít quá.
- Sao ? quan sửng sốt, quát : Thế còn chưa đủ ư ? Vậy mày muốn bao nhiêu ?
- Bẩm, nếu quan lớn muốn tôi đạp Thánh giá, thì xin quan lớn hãy cho tôi cái gì có thể mua được một linh hồn khác đã...
Và người thiếu niên bình tĩnh bước vào pháp trường với dáng vẻ anh dũng tươi cười.
III. VIỆC TỬ ĐẠO NGÀY NAY
1. Theo công đồng Vatican II
Trong hiến chế Lumen gentium, công đồng chỉ dùng chữ Tử đạo 6 lần và theo một ý nghĩa riêng biệt, với chiều kích rộng lớn phổ quát, tuy vẫn qui chiếu vào ý niệm tử đạo có từ trước. Theo công đồng, “Tử đạo là được đồng hoá với Thầy mình, sẵn sàng chết để cứu độ trần gian, và cũng như Thầy, đổ máu đào ra để làm chứng cho việc đó. Hội thánh coi tử đạo là ơn cao cả, là bằng chứng tột đỉnh về đức tin. Chẳng mấy ai được phúc này, nhưng ai ai cũng phải sẵn sàng tuyên xưng Đức Kitô trước mặt thế gian, và theo Người trên con đuờng thập giá, giữa những cơn bắt bớ thường xẩy ra cho Hột thánh” (LG. số 42).
Một số nhà thần học ngày nay cũng có những suy nghĩ và gợi ý như cha Karl Rahner trong cuốn Excursus sur le martyr :
”Tử đạo đơn thuần là cái chết của người Kitô hữu. Tử đạo là một phần cốt yếu của Hội thánh. Thật ra, Hội thánh không nguyên làm chứng cho Đức Kitô bị đóng đinh mà còn làm chứng cho Lời mình sống thành hiện thực nữa. Hội thánh sống cái chết của Chúa Kitô trong hết mọi người, mang thập giá của Đức Kitô ở giữa bóng tối của thế gian và mang dấu thánh của Đức Kitô, những dấu ấn bí ẩn trong đời thường mỗi ngày. Hội thánh phải là dấu hiệu thiêng thánh về thực tại thầm kín này, trong thế giới ngày nay. Hội thánh ở trong tình trạng tử đạo. Ở đây, Hội thánh tự tạo cho mình một hình thức rõ ràng nhất, trong sáng nhất, một mạc khải tồn tại cho đến cùng”.
Cha Urs von Balthasar, nhà thần học, cũng nói giống như vậy, khi nhấn mạnh rằng tình trạng bách hại là tình trạng thông thường của Hội thánh trong thế gian và tử đạo là trạng thái bình thường của lời chứng Kiyô giáo.
Etienne Barbarin cũng theo một dòng tư tưởng, khi trình bầy việc tử đạo là cách thế thực hiện hoàn hảo nhất lời chứng, vì cái chết tuy được chuẩn bị bằng cả đời sống, nhưng đã bắt đầu và thực hiện trong mỗi lựa chọn hằng ngày.
2. Tư tưởng chung thời nay
Nếu như các nhà thần học nói :”Hội thánh luôn ở trong tình trạng tử đạo”. Ta phải hiểu như thế nào? Phải chăng Hội thánh lúc nào cũng phải chịu bắt bớ, bị đoạ đầy ? Chắc không phải thế. Cần phải hiểu chữ “Tử đạo” theo nghĩa rộng hơn.
Ta đặt câu hỏi : Bậc đồng trinh và đời đan tu có thể thay thế cho tử đạo không ?
Ngay từ xưa, người ta đã tìm những cách thế biểu hiện việc tử đạo. Những cách thế này xoay quanh những việc đời có thể diễn tả sự hy sinh chính mình, và đức tin hoàn hảo, do đấy có thể được coi như một sự sửa soạn chịu tử đạo hay có liên quan đến tử đạo. Vì thế bậc đồng trinh và đời đan tu vẫn được coi là những con đường gần nhất với tử đạo. Các trinh nữ và các đan nữ xuất hiện vào thời cấm đạo hồi xưa, dưới mắt mọi người, vẫn là những vị kế thừa các anh hùng tử đạo.
Từ đó nảy sinh ra ba mẫu tử đạo :
* Tử đạo đỏ : là đổ máu ra chịu chết vì Chúa.
* Tử đạo trắng : sống đời hãm mình trinh tiết.
* Tử đạo xanh : chịu đọa đầy, để làm chứng cho đạo ở một nơi không phải là quê hương xứ sở mình.
Chính thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã nói thẳng thắn rằng:”Tôi cảm thấy tôi có ơn gọi làm chiến binh, tông đồ, tiến sĩ và tử đạo. Tử đạo là giấc mơ trong tuổi trẻ của tôi. Và giấc mơ ấy đã trở thành mãnh liệt, khi tôi ở trong bốn bức tường của Nhà Kín. Nhưng tôi cảm thấy rằng giấc mơ đó là một sự điên rồ và vì thế tôi đã hiểu tình yêu qui tụ mọi ơn gọi của tôi. Vâng, cuối cùng tôi đã khám phá ra ơn gọi của tôi : ơn gọi của tôi là yêu mến” (Tự thuật).
Mọi người đều qúi trọng sự sống, dù chỉ là cuộc sống vắn vỏi phù du. Các tử đạo không những coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, mà còn lấy cái chết như ngưỡng cửa phải bước qua để tiến vào cõi sống vĩnh hằng. Các ngài cho ta cái cảm giác như là các ngài “chạm vào cõi vô hình”. Các ngài đã thể hiện và chứng minh câu nói của Chúa :”Ai bám vào sự sống đời này, sẽ mất cuộc sống mai sau ...”(x. Mc 8,35). Và như thánh Phaolô nói :”Bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực luôn vui vẻ” (2Cr 6,9-10).
Truyện : Chết theo lệnh vua.
Trên bước đường viễn chinh, đại đế Alexandre đã cho quân vây hãm kinh đô của một vương quốc vùng Tiểu Á. Thay vì cho quân tấn công hạ thành, đại đế Alexandre đã thúc ngựa đến ngay trước cổng thành và đòi gặp mặt vua đối phương.
Nhà vua leo lên lũy thành, nhìn xuống đòan quân đang vây hãm và hỏi Alexandre :
- Nhà ngươi muốn gì ?
- Ta muốn nhà vua đầu hàng.
- Đầu hàng ? Tường ta cao, hào ta sâu, quân ta đông hơn, tại sao ta lại phải đầu hàng nhà ngươi ?
- Nhà ngươi hãy xem cho rõ.
Thế rồi Alexandre ra lệnh cho binh sĩ dàn trận. Thay vì tấn công hạ thành, ông ra lệnh cho họ tiến bước về hướng vực thẳm ngòai thành.
Tò mò, quân sĩ trong thành cũng leo cả lên tường thành để xem cuộc “diễn binh” của Alexandre.
Đòan quân của Alexandre cứ từ từ tiến bước đến bờ vực thẳm. Hiên ngang, anh dũng, họ tiến tới bờ vực thẳm. Một người bước vào khỏang không, rơi xuống vực thẳm, thịt nát xương tan. Người thứ hai vẫn can đảm tiếp bước, rơi xuống vực sâu, chết theo. Từng người, từng người theo nhau đi vào cái chết một cách bình thản, anh hùng. Sau cái chết anh hùng của binh sĩ thứ mười, Alexandre hạ lệnh dừng bước.
Sững sờ kinh ngạc trước tinh thần của binh sĩ Alexandre, lòng trung tín họ dành cho Alexandre, biết coi nhẹ cái chết tựa lông hồng, nhà vua và tòan quân trong thành mở cửa qui hàng.
Chúng ta cũng đang thừa hưởng chiến công của những người lính anh hùng như thế của Đức Kitô, Vua vũ trụ. Chính các thánh Tử đạo Việt nam đã góp phần xây dựng Giáo hội Việt nam bằng lòng trung tín các Ngài đã dành cho Chúa Kitô, bằng gương anh dũng xem nhẹ cái chết dâng hiến mạng sống mình cho Chúa ? Và chúng ta sẽ phải sống thế nào để theo gương các ngài?
Là con cháu các Thánh Tử đạo Việt nam, chúng ta hôm nay cũng phải đương đầu với những khó khăn thử thách, có lẽ không đồng loại với những khó khăn thử thách của các Ngài, bởi vì ngày nay hầu như chẳng còn ai cấm đạo theo lối vua chúa quan quyền nước ta thời trước. Trong thế giới chúng ta ngày nay, không chỉ có Kitô giáo, mà hầu hết các tôn giáo khác, kể cả những người không tín ngưỡng cũng đang phải đối diện với một thứ “Tôn giáo kinh tế”, trong đó người ta thờ thần Mammon, Thần Tài. Nhiều người chỉ biết cắm đầu chạy theo tiền tài, không còn biết ý nghĩa của cuộc sống nữa. Họ chỉ biết vùi đầu trong những thú vui thấp hèn, chỉ biết sống để hưởng thụ, sống vội sống vàng để rồi ngày mai chết sẽ ra cõi tha ma.
Lễ kính các Thánh Tử đạo Việt nam hôm nay khiến chúng ta kính phục các thánh vì các Ngài đã mởi trí mở lòng cho ta để chúng ta hiểu rằng đời này không phải là tất cả.
Năm 1980 tại câu lạc bộ của những nhân vật vị vọng trong xã hội, câu lạc bộ Philadelphia Phillies, người ta đã tổ chức một cuộc nói chuyện và người được mời nói chuyện là một nhân vật đặc biệt tên là Cordell. Cordell có tật nơi chân nên đi đứng rất khó khăn. Anh lại ngọng nên ăn nói cũng khó. Mặt mày anh dị hợm nên nhiều người thấy anh phải quay mặt đi hướng khác.
Một người như thế có gì để nói với những nhân vật giầu sang danh vọng trong xã hội ? Anh mở đầu như sau :”Tôi biết rằng tôi rất là khác biệt với các bạn”, rồi anh kể về cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều thất bại, nhiều đau khổ. Sau cùng anh kết luận :”Các bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời và lãnh hàng triệu đôla mỗi năm. Nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài bạn lại, thì các bạn sẽ chẳng khác tôi chút nào. Đó là lúc chúng ta đều y như nhau”.
Không biết cử tọa của cuộc nói chuyện hôm đó nghĩ gì, nhưng tôi thì nghĩ đến các thánh tử đạo : các Ngài khôn hơn nhiều người ở chỗ nhiều người đã dùng cả cuộc đời để kiếm tìm những điều họ sẽ phải bỏ lại khi quan tài của họ bị đóng lại, còn các Ngài thì dám bỏ tất cả những gì qúi nhất ở trần gian để đổi lấy cuộc sống vĩnh cửu.
Giáo hội Việt nam là một gia sản quí báu mà cha ông đã để lại cho chúng ta bằng giá máu của các ngài, để ngày nay chúng ta có ba Giáo tỉnh gồm 26 giáo phận , với hàng giáo phẩm được thiết lập chính thức vào năm 1960 để coi sóc hơn 6 triệu tín hữu. Chúng ta phải bảo vệ và xây dựng di sản ấy như các em thiếu nhi thường hát khi sinh họat :
Cái nhà là nhà của ta,
Ông cố ông cha lập ra
Cháu con ta gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà.
Nếu chúng ta biết bảo vệ và xây dựng Giáo hội Việt nam cho tốt thì chúng ta được các ngài khen là :”Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ”(Tục ngữ). Nếu chúng ta không cố gắng và làm phát huy ra vẻ đẹp mà cha ông chúng ta đã xây dựng bằng xương máu thì các ngài sẽ phải phàn nàn về thế hệ con cháu :”Đời cha vo tròn, đời con bóp méo”(Tục ngữ)
Ngày lễ các Thánh Tử đạo Việt nam hôm nay thôi thúc chúng ta hãy theo gương các Ngài để biết tử đạo trong đời sống hằng ngày. Nếu ngày nay chúng ta không phải trải qua “tử đạo đỏ” thì chúng ta có thể chấp nhận “tử đạo trắng hoặc xanh”.
Hãy thực hiện lời Chúa dạy chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay :”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”(Lc 9,23). Theo Chúa là phải từ bỏ mình, chấp nhận mọi gian nan khốn khó, vâng theo thánh ý Chúa, sống trọn cuộc sống Kitô hữu để làm chứng cho Chúa. Đó là chúng ta đang trải qua cuộc tử đạo tuy âm thầm nhưng đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều cố gắng trường kỳ. Nếu không phải đổ máu ra mà làm chứng cho Chúa thì chúng ta có thể làm chứng theo lời nói của thánh nữ Têrêsa Hài đồng:”Ơn gọi tôi ở trong Giáo hội là yêu mến”.
*******
I. LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Hôm nay toàn thể Giáo hội Công giáo Việt nam long trọng mừng kính các Thánh Tử đạo tại Việt nam, một ngày lễ đem lại niềm vui và một hào khí thúc đẩy người tín hữu Việt nam theo gương các thánh mà làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Theo sử liệu, hạt giống đức tin đã được gieo rắc trên quê hương đất nước chúng ta với sự hiện diện của một thừa sai là giáo sĩ Inikhu vào năm 1533. Công cuộc truyền giáo mới ở trong giai đoạn khởi đầu mà đã bị thử thách nặng nề với cái chết vì đạo của chân phước Anrê Phú yên vào năm 1544. Từ đây Giáo hội Việt nam phải trải qua nhiều thời kỳ chịu bách hại, có lúc đẫm máu, qua các thời đại các vua nhà Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đặc biệt với nhóm Văn Thân.
Nhà cầm quyền thời đó đã dùng mọi hình phạt dã man để khủng bố tinh thần các thánh Tử đạo Việt nam, nhưng các Ngài đã anh dũng chịu đựng vì Chúa. Không có hình phạt nào có thể tách rời các Ngài ra khỏi tình yêu của Chúa. Chúng ta hãy xem một số hình phạt man rợ và bất công đó :
- Bá đao : bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng. Cách chết này có một vị.
- Lăng trì : chặt chân chặt tay trước khi bị chém đầu. Cách chết này có 4 vị.
- Thiêu sinh : bị thiêu sống. Chết cách này có 6 vị.
- Xử trảm : bị chém đầu. Chết cách này có 75 vị.
- Xử giảo : bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết. Cách chết này có 22 vị.
- Chết rũ tù : bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Chết cách này có 9 vị.
Cũng nên biết qua về kế họach PHÂN SÁP của vua Tự Đức, một kế họach hết sức thâm độc !
Nhưng cũng để cho chúng ta biết rằng trong mọi biến cố lúc nào cũng có bàn tay quan phòng của Chúa, sự khôn ngoan của lòai người chỉ là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa.
Kế họach Phân Sáp được Vua Tự Đức cho thi hành vào năm 1851 và 1856.
Do sự thi hành kế họach Phân Sáp này mà gần 400.000 giáo dân phải bị đi phân sáp, trong đó có từ 50.000 đến 60.000 giáo dân phải chết nơi phân sáp, 100 làng công giáo bị tàn phá bình địa, 2000 họ đạo bị tịch thu tài sản ruộng đất, 15 Linh mục Việt nam và 10 giáo sĩ ngọai quốc bị giết, 80 Dòng Mến Thánh Giá bị phá tan, 2000 nữ tu Mến Thánh giá phải tan tác, 100 nữ tu Mến Thánh giá chết vì Đạo.
Kế họach phân sáp gồm bốn mặt :
- Mặt thứ nhất, không cho người công giáo ở trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương.
- Mặt thứ hai, mỗi người công giáo phải bị năm người lương canh giữ cẩn mật.
- Mặt thứ ba, các làng công giáo bị phá hủy, của cải ruộng đất của người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương, những người này sử dụng và nộp thuế lại cho Nhà Nước.
- Mặt thứ bốn, không cho người đàn ông công giáo ở một nơi với người đàn bà công giáo, không cho vợ chồng công giáo ở với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau, con cái của người công giáo thì phải để cho gia đình người lương nuôi.
Đây là một kế họach rất sâu độc, nhằm tiêu diệt Giáo hội Việt nam tận gốc rễ. Nhưng bàn tay Chúa dẫn đưa lạ lùng : các triều đại nhà Nguyễn không còn nữa, mà Giáo hội Việt nam, hiện nay, vẫn còn lớn mạnh và phát triển không ngừng (Theo Internet).
Có nhiều lý do dẫn đến cảnh bách hại : vì ghen tương đố kỵ, hiểu lầm hay do những nguyên nhân chính trị. Trong vòng 300 năm, Hội thánh Việt nam đã dâng cho Chúa một số chứng nhân anh dũng, đã nhận lấy cái chết để làm chứng và tỏ lòng trung thành với Chúa Kitô. Con số thực sự của các tử đạo tại Việt nam cũng không có được thống kê chính xác, chỉ biết rằng con số này rất đông, từ 100.000 đến 130.000 người. Các tử đạo tại Việt nam cũng rất đa dạng, gồm đủ mọi thành phần trong dân Chúa và ngành nghề xã hội : các Giám mục, Linh mục, Linh mục thừa sai Pháp và Tây ban nha, bên cạnh các Linh mục là chủng sinh, thầy giảng và giáo dân, có những cụ già và thanh niên, thiếu niên, binh lính, thầy thuốc, quan chức....
Giáo hội Việt nam tuy còn non nớt, còn đang trên đà truyền giáo, nhưng ngày 19.06.1988 Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong lên bậc hiển thánh 117 chứng nhân anh dũng và đưa vào niên lịch chung để mừng kính trong toàn thể Giáo hội vào ngày 24 tháng 11 hằng năm , cũng là ngày kỷ niệm thành lập hàng giáo phẩm tại Việt nam vào năm 1960.
II. Ý NGHĨA VIỆC TỬ ĐẠO
Xưa nay có lẽ chúng ta đã quen đi với cách thức phân biệt các thánh tử đạo với các thánh giáo phụ, hiển tu, đồng trinh vv... Nhưng chúng ta quên rằng thánh nào cũng là thánh, và thánh nhân Kitô giáo nào cũng trước tiên phải là chứng nhân của Tin mừng, hay nói cách khác, chứng nhân của Chúa Kitô, chỉ khác nhau cách thức làm chứng mà thôi.
Sự thực là buổi sơ khai của Giáo hội công giáo trước tiên những tín hữu chết vì đạo được tôn vinh là thánh và Giáo hội dùng một từ Hy lạp là Martus, Marturos (rồi La tinh Martyr, Martyris và từ Pháp là Martyr) để chỉ những tín hữu được tôn vinh này. Martus, Martyr có nghĩa là người chứng, người làm chứng. Vì vậy, đối với Giáo hội Công giáo, thì từ Martyr này nguyên thủy được áp dụng cho tất cả các thánh, do đó mà sổ các thánh được gọi là Martyrologie.
Vậy thì vị tử đạo, trước tiên phải là chứng nhân của Chúa Kitô, như mọi chứng nhân khác, trên bình diện đời sống. Cái chết “vì đạo” của người tử đạo chỉ là một cách thức làm chứng mà thôi, chứ không phải làm thay đổi bản chất người chứng của Chúa Kitô (Lm Thiện Cẩm, Cg và Dt, Giáng sinh 1997, tr 310-311).
Nếu tử đạo do tiếng Martyr là nhân chứng thì ngay cộng đồng Do thái đã có những vị tử đạo, nhất là thời Maccabê. Sách Maccabê, đặc biệt bài đọc I hôm nay, đã kể lại nhiều vị anh hùng can trường làm chứng cho đức tin mặc dù phải chịu nhiều cực hình và có khi phải chết. Còn cách xử dụng thông thường của Cựu truyền Công giáo thì danh từ Tử đạo được áp dụng cho nhân chứng nào đã lấy máu mình, đã hiến mạng sống mình để trung thành làm chứng cho sứ mạng, cho chân lý.
Theo nghĩa này thì Đức Kitô chính là một vị tử đạo đích thực. Và chỉ duy có Ngài mới xứng đáng danh hiệu đáng kính này. Trong cuộc sống của Ngài tại trần thế và nhất là trong cái chết đẫm máu của Ngài trên thập giá, Ngài đã làm chứng hùng hồn về lòng trung thành của Ngài đối với sứ mạng Cha Ngài giao phó. Ngài không những đã biết trước cái chết mà Ngài còn tự ý chấp nhận như một tác động tôn kính hoàn hảo nhất mà Ngài đã thực hiện để tôn kính Cha Ngài. Và khi Ngài bị kết án, Ngài đã tuyên bố :”Ta đến trong trần gian này để làm chứng cho sự thật”.
Như thế chúng ta đủ hiểu cuộc sống Ngài tại thế và cái chết của Ngài chính là những tác động mang ý nghĩa tử đạo : đó là hiến mạng sống để trung thành làm chứng cho sứ mạng Cha Ngài trao phó và làm chứng cho sự thật.
Kinh nghiệm cho biết Giáo hội của Chúa bao giờ cũng được khai sinh và phát triển bằng đau khổ và tử đạo. Thật vậy, chính Chúa Kitô là vị tử đạo đầu tiên, đã khai sinh Giáo hội bằng cái chết đau thương trên thập giá. Chúa phán :”Khi nào Ta bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi sự về với Ta”(Ga 12,22). Từ ngày đó, Giáo hội nhiệm thể Chúa Kitô cũng phải đổ máu làm chứng về Chúa để mọi người được ơn cứu chuộc. Giáo hội sơ khai đã có cuộc tử đạo của thánh Stêphanô. Giáo hội Rôma với bao thánh tử đạo dưới thời hoàng đế Néron nay vẫn còn di tích lưu truyền.
Hoàng đế Julius, người ngược đãi Kitô giáo vào thế kỷ thứ 4, đã phải thốt lên :”Các ngươi đắp xác của nhiều người mới chết lên một cái xác đã chết (Chúa Giêsu), các ngươi làm đầy thế giới này bằng quan tài và mồ mả”.
Cuối cùng, nhiều Giáo hội đã được dựng lên trên mồ của các thánh Tử đạo. Đền thờ thánh Phêrô ở Vatican là một thí dụ, và các nghĩa địa đã biến thành các thành phố bởi vì “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu” (Tertullianô).
Tại sao người ta dám tử đạo, dám làm chứng cho Tin mừng, dám làm chứng cho Chúa ? Thưa vì người ta qúi sự sống đời đời. Người ta cho phần rỗi linh hồn là quí hoá và không gì có thể đổi lấy được vì :”Được lợi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì” (Mc 8,36).
Truyện : Xin mua được một linh hồn.
Thế kỷ 19, khi cơn cấm đạo nổi mạnh trên tỉnh Thanh hoá, một hôm, người ta dẫn đến trước mặt quan án một thiếu niên 17 tuổi – tên là MỚI – Thấy mặt mũi khôi ngô tuấn tú, quan động lòng thương.
- MỚI - quan nói – con cứ đạp thánh giá đi, rồi ta sẽ ban thưởng một nén bạc.
- Bẩm quan lớn, một nén bạc chưa là gì.
- Được, ta sẽ ban một nén vàng. Con hãy đạp Thánh giá đi.
- Ồ, bẩm quan lớn, một nén vàng cũng vẫn còn ít quá.
- Sao ? quan sửng sốt, quát : Thế còn chưa đủ ư ? Vậy mày muốn bao nhiêu ?
- Bẩm, nếu quan lớn muốn tôi đạp Thánh giá, thì xin quan lớn hãy cho tôi cái gì có thể mua được một linh hồn khác đã...
Và người thiếu niên bình tĩnh bước vào pháp trường với dáng vẻ anh dũng tươi cười.
III. VIỆC TỬ ĐẠO NGÀY NAY
1. Theo công đồng Vatican II
Trong hiến chế Lumen gentium, công đồng chỉ dùng chữ Tử đạo 6 lần và theo một ý nghĩa riêng biệt, với chiều kích rộng lớn phổ quát, tuy vẫn qui chiếu vào ý niệm tử đạo có từ trước. Theo công đồng, “Tử đạo là được đồng hoá với Thầy mình, sẵn sàng chết để cứu độ trần gian, và cũng như Thầy, đổ máu đào ra để làm chứng cho việc đó. Hội thánh coi tử đạo là ơn cao cả, là bằng chứng tột đỉnh về đức tin. Chẳng mấy ai được phúc này, nhưng ai ai cũng phải sẵn sàng tuyên xưng Đức Kitô trước mặt thế gian, và theo Người trên con đuờng thập giá, giữa những cơn bắt bớ thường xẩy ra cho Hột thánh” (LG. số 42).
Một số nhà thần học ngày nay cũng có những suy nghĩ và gợi ý như cha Karl Rahner trong cuốn Excursus sur le martyr :
”Tử đạo đơn thuần là cái chết của người Kitô hữu. Tử đạo là một phần cốt yếu của Hội thánh. Thật ra, Hội thánh không nguyên làm chứng cho Đức Kitô bị đóng đinh mà còn làm chứng cho Lời mình sống thành hiện thực nữa. Hội thánh sống cái chết của Chúa Kitô trong hết mọi người, mang thập giá của Đức Kitô ở giữa bóng tối của thế gian và mang dấu thánh của Đức Kitô, những dấu ấn bí ẩn trong đời thường mỗi ngày. Hội thánh phải là dấu hiệu thiêng thánh về thực tại thầm kín này, trong thế giới ngày nay. Hội thánh ở trong tình trạng tử đạo. Ở đây, Hội thánh tự tạo cho mình một hình thức rõ ràng nhất, trong sáng nhất, một mạc khải tồn tại cho đến cùng”.
Cha Urs von Balthasar, nhà thần học, cũng nói giống như vậy, khi nhấn mạnh rằng tình trạng bách hại là tình trạng thông thường của Hội thánh trong thế gian và tử đạo là trạng thái bình thường của lời chứng Kiyô giáo.
Etienne Barbarin cũng theo một dòng tư tưởng, khi trình bầy việc tử đạo là cách thế thực hiện hoàn hảo nhất lời chứng, vì cái chết tuy được chuẩn bị bằng cả đời sống, nhưng đã bắt đầu và thực hiện trong mỗi lựa chọn hằng ngày.
2. Tư tưởng chung thời nay
Nếu như các nhà thần học nói :”Hội thánh luôn ở trong tình trạng tử đạo”. Ta phải hiểu như thế nào? Phải chăng Hội thánh lúc nào cũng phải chịu bắt bớ, bị đoạ đầy ? Chắc không phải thế. Cần phải hiểu chữ “Tử đạo” theo nghĩa rộng hơn.
Ta đặt câu hỏi : Bậc đồng trinh và đời đan tu có thể thay thế cho tử đạo không ?
Ngay từ xưa, người ta đã tìm những cách thế biểu hiện việc tử đạo. Những cách thế này xoay quanh những việc đời có thể diễn tả sự hy sinh chính mình, và đức tin hoàn hảo, do đấy có thể được coi như một sự sửa soạn chịu tử đạo hay có liên quan đến tử đạo. Vì thế bậc đồng trinh và đời đan tu vẫn được coi là những con đường gần nhất với tử đạo. Các trinh nữ và các đan nữ xuất hiện vào thời cấm đạo hồi xưa, dưới mắt mọi người, vẫn là những vị kế thừa các anh hùng tử đạo.
Từ đó nảy sinh ra ba mẫu tử đạo :
* Tử đạo đỏ : là đổ máu ra chịu chết vì Chúa.
* Tử đạo trắng : sống đời hãm mình trinh tiết.
* Tử đạo xanh : chịu đọa đầy, để làm chứng cho đạo ở một nơi không phải là quê hương xứ sở mình.
Chính thánh nữ Têrêsa Hài đồng đã nói thẳng thắn rằng:”Tôi cảm thấy tôi có ơn gọi làm chiến binh, tông đồ, tiến sĩ và tử đạo. Tử đạo là giấc mơ trong tuổi trẻ của tôi. Và giấc mơ ấy đã trở thành mãnh liệt, khi tôi ở trong bốn bức tường của Nhà Kín. Nhưng tôi cảm thấy rằng giấc mơ đó là một sự điên rồ và vì thế tôi đã hiểu tình yêu qui tụ mọi ơn gọi của tôi. Vâng, cuối cùng tôi đã khám phá ra ơn gọi của tôi : ơn gọi của tôi là yêu mến” (Tự thuật).
Mọi người đều qúi trọng sự sống, dù chỉ là cuộc sống vắn vỏi phù du. Các tử đạo không những coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, mà còn lấy cái chết như ngưỡng cửa phải bước qua để tiến vào cõi sống vĩnh hằng. Các ngài cho ta cái cảm giác như là các ngài “chạm vào cõi vô hình”. Các ngài đã thể hiện và chứng minh câu nói của Chúa :”Ai bám vào sự sống đời này, sẽ mất cuộc sống mai sau ...”(x. Mc 8,35). Và như thánh Phaolô nói :”Bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực luôn vui vẻ” (2Cr 6,9-10).
Truyện : Chết theo lệnh vua.
Trên bước đường viễn chinh, đại đế Alexandre đã cho quân vây hãm kinh đô của một vương quốc vùng Tiểu Á. Thay vì cho quân tấn công hạ thành, đại đế Alexandre đã thúc ngựa đến ngay trước cổng thành và đòi gặp mặt vua đối phương.
Nhà vua leo lên lũy thành, nhìn xuống đòan quân đang vây hãm và hỏi Alexandre :
- Nhà ngươi muốn gì ?
- Ta muốn nhà vua đầu hàng.
- Đầu hàng ? Tường ta cao, hào ta sâu, quân ta đông hơn, tại sao ta lại phải đầu hàng nhà ngươi ?
- Nhà ngươi hãy xem cho rõ.
Thế rồi Alexandre ra lệnh cho binh sĩ dàn trận. Thay vì tấn công hạ thành, ông ra lệnh cho họ tiến bước về hướng vực thẳm ngòai thành.
Tò mò, quân sĩ trong thành cũng leo cả lên tường thành để xem cuộc “diễn binh” của Alexandre.
Đòan quân của Alexandre cứ từ từ tiến bước đến bờ vực thẳm. Hiên ngang, anh dũng, họ tiến tới bờ vực thẳm. Một người bước vào khỏang không, rơi xuống vực thẳm, thịt nát xương tan. Người thứ hai vẫn can đảm tiếp bước, rơi xuống vực sâu, chết theo. Từng người, từng người theo nhau đi vào cái chết một cách bình thản, anh hùng. Sau cái chết anh hùng của binh sĩ thứ mười, Alexandre hạ lệnh dừng bước.
Sững sờ kinh ngạc trước tinh thần của binh sĩ Alexandre, lòng trung tín họ dành cho Alexandre, biết coi nhẹ cái chết tựa lông hồng, nhà vua và tòan quân trong thành mở cửa qui hàng.
Chúng ta cũng đang thừa hưởng chiến công của những người lính anh hùng như thế của Đức Kitô, Vua vũ trụ. Chính các thánh Tử đạo Việt nam đã góp phần xây dựng Giáo hội Việt nam bằng lòng trung tín các Ngài đã dành cho Chúa Kitô, bằng gương anh dũng xem nhẹ cái chết dâng hiến mạng sống mình cho Chúa ? Và chúng ta sẽ phải sống thế nào để theo gương các ngài?
Là con cháu các Thánh Tử đạo Việt nam, chúng ta hôm nay cũng phải đương đầu với những khó khăn thử thách, có lẽ không đồng loại với những khó khăn thử thách của các Ngài, bởi vì ngày nay hầu như chẳng còn ai cấm đạo theo lối vua chúa quan quyền nước ta thời trước. Trong thế giới chúng ta ngày nay, không chỉ có Kitô giáo, mà hầu hết các tôn giáo khác, kể cả những người không tín ngưỡng cũng đang phải đối diện với một thứ “Tôn giáo kinh tế”, trong đó người ta thờ thần Mammon, Thần Tài. Nhiều người chỉ biết cắm đầu chạy theo tiền tài, không còn biết ý nghĩa của cuộc sống nữa. Họ chỉ biết vùi đầu trong những thú vui thấp hèn, chỉ biết sống để hưởng thụ, sống vội sống vàng để rồi ngày mai chết sẽ ra cõi tha ma.
Lễ kính các Thánh Tử đạo Việt nam hôm nay khiến chúng ta kính phục các thánh vì các Ngài đã mởi trí mở lòng cho ta để chúng ta hiểu rằng đời này không phải là tất cả.
Năm 1980 tại câu lạc bộ của những nhân vật vị vọng trong xã hội, câu lạc bộ Philadelphia Phillies, người ta đã tổ chức một cuộc nói chuyện và người được mời nói chuyện là một nhân vật đặc biệt tên là Cordell. Cordell có tật nơi chân nên đi đứng rất khó khăn. Anh lại ngọng nên ăn nói cũng khó. Mặt mày anh dị hợm nên nhiều người thấy anh phải quay mặt đi hướng khác.
Một người như thế có gì để nói với những nhân vật giầu sang danh vọng trong xã hội ? Anh mở đầu như sau :”Tôi biết rằng tôi rất là khác biệt với các bạn”, rồi anh kể về cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều thất bại, nhiều đau khổ. Sau cùng anh kết luận :”Các bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời và lãnh hàng triệu đôla mỗi năm. Nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài bạn lại, thì các bạn sẽ chẳng khác tôi chút nào. Đó là lúc chúng ta đều y như nhau”.
Không biết cử tọa của cuộc nói chuyện hôm đó nghĩ gì, nhưng tôi thì nghĩ đến các thánh tử đạo : các Ngài khôn hơn nhiều người ở chỗ nhiều người đã dùng cả cuộc đời để kiếm tìm những điều họ sẽ phải bỏ lại khi quan tài của họ bị đóng lại, còn các Ngài thì dám bỏ tất cả những gì qúi nhất ở trần gian để đổi lấy cuộc sống vĩnh cửu.
Giáo hội Việt nam là một gia sản quí báu mà cha ông đã để lại cho chúng ta bằng giá máu của các ngài, để ngày nay chúng ta có ba Giáo tỉnh gồm 26 giáo phận , với hàng giáo phẩm được thiết lập chính thức vào năm 1960 để coi sóc hơn 6 triệu tín hữu. Chúng ta phải bảo vệ và xây dựng di sản ấy như các em thiếu nhi thường hát khi sinh họat :
Cái nhà là nhà của ta,
Ông cố ông cha lập ra
Cháu con ta gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà.
Nếu chúng ta biết bảo vệ và xây dựng Giáo hội Việt nam cho tốt thì chúng ta được các ngài khen là :”Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ”(Tục ngữ). Nếu chúng ta không cố gắng và làm phát huy ra vẻ đẹp mà cha ông chúng ta đã xây dựng bằng xương máu thì các ngài sẽ phải phàn nàn về thế hệ con cháu :”Đời cha vo tròn, đời con bóp méo”(Tục ngữ)
Ngày lễ các Thánh Tử đạo Việt nam hôm nay thôi thúc chúng ta hãy theo gương các Ngài để biết tử đạo trong đời sống hằng ngày. Nếu ngày nay chúng ta không phải trải qua “tử đạo đỏ” thì chúng ta có thể chấp nhận “tử đạo trắng hoặc xanh”.
Hãy thực hiện lời Chúa dạy chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay :”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”(Lc 9,23). Theo Chúa là phải từ bỏ mình, chấp nhận mọi gian nan khốn khó, vâng theo thánh ý Chúa, sống trọn cuộc sống Kitô hữu để làm chứng cho Chúa. Đó là chúng ta đang trải qua cuộc tử đạo tuy âm thầm nhưng đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều cố gắng trường kỳ. Nếu không phải đổ máu ra mà làm chứng cho Chúa thì chúng ta có thể làm chứng theo lời nói của thánh nữ Têrêsa Hài đồng:”Ơn gọi tôi ở trong Giáo hội là yêu mến”.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Hoa Kỳ trở lại Roma sau 7 năm
Jos. Tú Nạc, NMS
07:05 09/11/2011
VATICAN – Giám mục Thomas Tobin, Rode Island nói: “Đức Thánh Cha vô cùng băn khoăn nghe những câu hỏi cụ thể, và những vấn đề đặc biệt mà mỗi giám mục chúng tôi trình bày trong giáo phận của riêng mình và ngài đã trả lời từng vấn đề mà chúng tôi đưa ra. Ngài đặc biệt quan tâm và linh hoạt một cách lạ thường”.
Tuần này đã cho thấy khởi đầu chuyến viếng thăm Ad lmina của các giám mục Hoa Kỳ - lần đầu tiên trong 7 năm. Vào khoảng 300 giám mục, USSCCB là một trong những cuộc họp báo và chuyến thăm Ad Limina qui mô nhất của Giáo Hội hoàn vũ sẽ được triển khai vào năm tới.
Giáo phận Providence thuộc tiểu bang Rode Island, nơi sinh sống có khoảng 60% dân số Công Giáo. Giám mục Tobin nói rằng giáo phận của ngài không được “miễn trừ” những thử thách và những thay đổi mà hiện đang đương đầu với Giáo Hội trên khắp thế giới và đặc biệt ở Hoa Kỳ:
“Trên hết chúng ta sống trong một thế giới thế tục. Một đôi khi thuyết vô thần và hầu hết thế giới vô thần, và Giáo Hội đôi khi tự mình tìm thấy từ một quan điểm chính trị tồn tại một tình huống rất khác biệt với đạo đức, chính trị, những thách thức xã hội là những việc làm kiên định đối với chúng ta”.
“Một phạm vi nữa đáng được quan tâm là việc thực thi nghi thức tôn giáo của giáo dân. Người dân chúng tôi, họ là những người tốt, nhiều người đã xa dần Giáo Hội vì những lý do khác nhau – việc thực thi nghi thức tôn giáo là vấn đề quan tâm hàng đầu. Càng ngày càng ít người dự lễ Chúa Nhật hơn hai hoặc ba thế hệ cách đây, và nghi thức Hôn Phối đang là một thách thức phía trước. Điều kiện sinh hoạt của những trường Công Giáo, chúng tôi không còn nhận được sự tài trợ của nhà nước. Tất cả những vấn đề này là những thách thức thực tế và cấp bách”.
Tuần này đã cho thấy khởi đầu chuyến viếng thăm Ad lmina của các giám mục Hoa Kỳ - lần đầu tiên trong 7 năm. Vào khoảng 300 giám mục, USSCCB là một trong những cuộc họp báo và chuyến thăm Ad Limina qui mô nhất của Giáo Hội hoàn vũ sẽ được triển khai vào năm tới.
Giáo phận Providence thuộc tiểu bang Rode Island, nơi sinh sống có khoảng 60% dân số Công Giáo. Giám mục Tobin nói rằng giáo phận của ngài không được “miễn trừ” những thử thách và những thay đổi mà hiện đang đương đầu với Giáo Hội trên khắp thế giới và đặc biệt ở Hoa Kỳ:
“Trên hết chúng ta sống trong một thế giới thế tục. Một đôi khi thuyết vô thần và hầu hết thế giới vô thần, và Giáo Hội đôi khi tự mình tìm thấy từ một quan điểm chính trị tồn tại một tình huống rất khác biệt với đạo đức, chính trị, những thách thức xã hội là những việc làm kiên định đối với chúng ta”.
“Một phạm vi nữa đáng được quan tâm là việc thực thi nghi thức tôn giáo của giáo dân. Người dân chúng tôi, họ là những người tốt, nhiều người đã xa dần Giáo Hội vì những lý do khác nhau – việc thực thi nghi thức tôn giáo là vấn đề quan tâm hàng đầu. Càng ngày càng ít người dự lễ Chúa Nhật hơn hai hoặc ba thế hệ cách đây, và nghi thức Hôn Phối đang là một thách thức phía trước. Điều kiện sinh hoạt của những trường Công Giáo, chúng tôi không còn nhận được sự tài trợ của nhà nước. Tất cả những vấn đề này là những thách thức thực tế và cấp bách”.
ĐTC: Nạn mãi dâm, tranh ảnh khiêu dâm đe dọa phẩm giá phụ nữ
Bùi Hữu Thư
09:50 09/11/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI |
Đức Thánh Cha nhận xét như vậy khi ngài tiếp tân đại sứ Đức tại Tòa Thánh Reinhard Schweppe ngày 7 tháng 11 vừa qua. Câu chuyện của Đức Thánh Cha chú trọng đến vai trò của Giáo Hội trong việc bảo vệ phẩm giá con người.
Đức Thánh Cha nói: "Một mối tương quan không dựa trên sự kiện là một người nam và một người nữ không có cùng một phẩm giá là biểu hiệu của một sự thiếu sót trầm trọng về tình người."
Đức Thánh Cha nói: Cùng với "các khuynh hướng vật chất và hưởng thụ khoái lạc" (materialistic and hedonistic tendencies) dường như đang lan tràn tại Tây Phương, và đang có một hình thức gia tăng về sự kỳ thị phụ nữ.
Ngài nói: "Đã đến lúc phải cương quyết chấm dứt nạn mãi dâm cũng việc phổ biến sâu rộng các tài liệu khiêu dâm và tục tĩu, đặc biệt là trên mạng lưới toàn cầu."
Đức Thánh Cha nói Toà Thánh sẽ khuyến khích và trợ giúp Giáo Hội Công GIáo tại Đức để cho các nỗ lực "chống các hình thức bạo hành này sẽ quyết liệt hơn và rõ ràng hơn."
“Cho nhiều người” khác với “cho mọi người” không?
Nguyễn Trọng Đa
09:26 09/11/2011
“Cho nhiều người” khác với “cho mọi người” không?
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Là người của thế giới nói tiếng Anh, tôi sẽ cử hành Thánh lễ với bản dịch mới từ Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2011. Mặc dù tôi đã lớn khôn để đánh giá cao bản dịch mà tôi đã sử dụng kể từ khi được truyền chức Linh mục, tôi sẵn sàng chấp nhận bản dịch mới. Thật ra, đối với những người than phiền, tôi đề nghị chúng ta nên có một bản dịch "mới" cho mọi thế hệ mới, để chúng ta không bao giờ trở nên quá quen thuộc với những từ ngữ đến nỗi chúng ta rơi vào cái bẫy của việc đọc máy móc.
Tuy nhiên, có một từ mà tôi không thể chấp nhận sử dụng theo thời gian. Đó là từ "nhiều" thay cho từ "mọi" trong lời nguyện truyền phép. Tôi đã đọc tất cả các giải thích thần học, nhưng trong khi tôi nghe Đức Giáo Hoàng đọc "per tutti" (cho mọi người) trong tiếng Ý, tại sao tôi lại đọc "per molti" (cho nhiều người)? Tôi có phạm tội không vâng lời chăng, nếu tôi tiếp tục sử dụng từ ngữ "cho mọi người", cho đến khi tôi nhận thấy rằng tất cả các ngôn ngữ khác - và đặc biệt là ĐTC – sử dụng từ ngữ “cho nhiều người"? – Linh mục F.D., Nam Phi
Đáp: Thưa cha, với sự tôn trọng phải phép, tôi nghĩ rằng chắc cha sẽ không nêu câu hỏi nếu cha đã không nghi ngờ câu trả lời.
Nếu cha đi trước với ý tưởng này, thì cha sẽ phạm tội không vâng lời, và có lẽ cũng là một nguồn gốc của vụ vấp phạm, và sự nhầm lẫn về giáo lý cho các tín hữu. Điều quan trọng cho các linh mục chúng ta, là phải nhớ rằng các tín hữu có quyền thiêng liêng là đón nhận từ chúng ta phụng vụ, mà Giáo Hội đề xuất, chứ không phải là ý kiến cá nhân và xu hướng của chúng ta.
Cha cũng nhận thức được rằng sự áp dụng bản dịch phụng vụ là tuỳ theo lãnh thổ. Việc các Giám mục Ý chưa hoàn thành bản dịch mới của họ, hoặc sự thay đổi đã được áp dụng trong tiếng Tây Ban Nha ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, nhưng chưa ở Tây Ban Nha, là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi ngôn ngữ và mỗi quốc gia sẽ đi theo tốc độ riêng của mình, và chúng ta không thể tự ý quyết định đi ngược lại với Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục địa phương, do một sự ùn tắc quan liêu ở một số nước khác.
Tiếng Anh là ở hàng đầu vì nhiều lý do tốt, nhưng ít nhất bản dịch mới bằng tiếng Anh sẽ không là một mô hình trên thực tế cho nhiều quốc gia khác, vốn thiếu các chuyên viên trong phụng vụ Latinh.
Như cha đã đọc các lý luận tín lý ủng hộ sự thay đổi này, chắc chắn cha nhận thức được rằng, sự điều chỉnh ngôn ngữ ủng hộ một bản dịch chính xác hơn từ tiếng Latinh không thay đổi gì trong giáo lý Công giáo liên quan việc Chúa Kitô chết cho tất cả mọi người. Do đó, Đức Giáo Hoàng và bất cứ linh mục nào có thể nói "cho nhiều người" khi cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh sắp tới, trong khi vẫn nói "cho mọi người" trong các ngôn ngữ khác mà bản dịch đang được tiến hành.
Vì vậy, tôi đề nghị, thay vì tạo ra sự nhầm lẫn cách bất hợp lý nơi các tín hữu, và sự xung khắc có thể với các linh mục khác, tốt hơn nên đặt quan điểm cá nhân của cha ra ngoài, và sử dụng sự thay đổi như một cơ hội, để giải thích cho các tín hữu ý nghĩa đằng sau các thay đổi ấy, đặc biệt là các ý tưởng được đề cập trong lá thư của Tòa Thánh ra lệnh sự thay đổi. Đó là:
D. “Cho nhiều người” là chữ dịch trung thành của từ ngữ pro multis, trong khi “cho mọi người" là một lời giải thích của loại hình thuộc về giáo lý.
E. Từ ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở cửa cho sự bao gồm mọi người, phản ảnh sự việc rằng ơn cứu độ không được mang lại một cách máy móc, không có sự sẵn lòng hoặc tham dự của người ta; thay vào đó người tín hữu được mời gọi chấp nhận trong đức tin món quà đang được dâng lên, và tiếp nhận sự sống siêu nhiên, vốn được trao cho các người tham gia trong mầu nhiệm này, sống mầu nhiệm trong cuộc sống của họ, cũng như được kể vào nhóm “nhiều người” mà bản văn nhắc tới. (Zenit.org 8-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Là người của thế giới nói tiếng Anh, tôi sẽ cử hành Thánh lễ với bản dịch mới từ Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2011. Mặc dù tôi đã lớn khôn để đánh giá cao bản dịch mà tôi đã sử dụng kể từ khi được truyền chức Linh mục, tôi sẵn sàng chấp nhận bản dịch mới. Thật ra, đối với những người than phiền, tôi đề nghị chúng ta nên có một bản dịch "mới" cho mọi thế hệ mới, để chúng ta không bao giờ trở nên quá quen thuộc với những từ ngữ đến nỗi chúng ta rơi vào cái bẫy của việc đọc máy móc.
Tuy nhiên, có một từ mà tôi không thể chấp nhận sử dụng theo thời gian. Đó là từ "nhiều" thay cho từ "mọi" trong lời nguyện truyền phép. Tôi đã đọc tất cả các giải thích thần học, nhưng trong khi tôi nghe Đức Giáo Hoàng đọc "per tutti" (cho mọi người) trong tiếng Ý, tại sao tôi lại đọc "per molti" (cho nhiều người)? Tôi có phạm tội không vâng lời chăng, nếu tôi tiếp tục sử dụng từ ngữ "cho mọi người", cho đến khi tôi nhận thấy rằng tất cả các ngôn ngữ khác - và đặc biệt là ĐTC – sử dụng từ ngữ “cho nhiều người"? – Linh mục F.D., Nam Phi
Đáp: Thưa cha, với sự tôn trọng phải phép, tôi nghĩ rằng chắc cha sẽ không nêu câu hỏi nếu cha đã không nghi ngờ câu trả lời.
Nếu cha đi trước với ý tưởng này, thì cha sẽ phạm tội không vâng lời, và có lẽ cũng là một nguồn gốc của vụ vấp phạm, và sự nhầm lẫn về giáo lý cho các tín hữu. Điều quan trọng cho các linh mục chúng ta, là phải nhớ rằng các tín hữu có quyền thiêng liêng là đón nhận từ chúng ta phụng vụ, mà Giáo Hội đề xuất, chứ không phải là ý kiến cá nhân và xu hướng của chúng ta.
Cha cũng nhận thức được rằng sự áp dụng bản dịch phụng vụ là tuỳ theo lãnh thổ. Việc các Giám mục Ý chưa hoàn thành bản dịch mới của họ, hoặc sự thay đổi đã được áp dụng trong tiếng Tây Ban Nha ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, nhưng chưa ở Tây Ban Nha, là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi ngôn ngữ và mỗi quốc gia sẽ đi theo tốc độ riêng của mình, và chúng ta không thể tự ý quyết định đi ngược lại với Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục địa phương, do một sự ùn tắc quan liêu ở một số nước khác.
Tiếng Anh là ở hàng đầu vì nhiều lý do tốt, nhưng ít nhất bản dịch mới bằng tiếng Anh sẽ không là một mô hình trên thực tế cho nhiều quốc gia khác, vốn thiếu các chuyên viên trong phụng vụ Latinh.
Như cha đã đọc các lý luận tín lý ủng hộ sự thay đổi này, chắc chắn cha nhận thức được rằng, sự điều chỉnh ngôn ngữ ủng hộ một bản dịch chính xác hơn từ tiếng Latinh không thay đổi gì trong giáo lý Công giáo liên quan việc Chúa Kitô chết cho tất cả mọi người. Do đó, Đức Giáo Hoàng và bất cứ linh mục nào có thể nói "cho nhiều người" khi cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh sắp tới, trong khi vẫn nói "cho mọi người" trong các ngôn ngữ khác mà bản dịch đang được tiến hành.
Vì vậy, tôi đề nghị, thay vì tạo ra sự nhầm lẫn cách bất hợp lý nơi các tín hữu, và sự xung khắc có thể với các linh mục khác, tốt hơn nên đặt quan điểm cá nhân của cha ra ngoài, và sử dụng sự thay đổi như một cơ hội, để giải thích cho các tín hữu ý nghĩa đằng sau các thay đổi ấy, đặc biệt là các ý tưởng được đề cập trong lá thư của Tòa Thánh ra lệnh sự thay đổi. Đó là:
D. “Cho nhiều người” là chữ dịch trung thành của từ ngữ pro multis, trong khi “cho mọi người" là một lời giải thích của loại hình thuộc về giáo lý.
E. Từ ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở cửa cho sự bao gồm mọi người, phản ảnh sự việc rằng ơn cứu độ không được mang lại một cách máy móc, không có sự sẵn lòng hoặc tham dự của người ta; thay vào đó người tín hữu được mời gọi chấp nhận trong đức tin món quà đang được dâng lên, và tiếp nhận sự sống siêu nhiên, vốn được trao cho các người tham gia trong mầu nhiệm này, sống mầu nhiệm trong cuộc sống của họ, cũng như được kể vào nhóm “nhiều người” mà bản văn nhắc tới. (Zenit.org 8-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Brazil: Giáo hội đã chuẩn bị Đại hội Giới trẻ Thế giới kỳ tới
Phạm Kim An
09:27 09/11/2011
Brazil: Giáo hội đã chuẩn bị Đại hội Giới trẻ Thế giới kỳ tới
Đức Hồng Y Damasceno Assis đến Vatican
ROMA - Chuyến thăm Vatican của tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil, được bầu hồi tháng 5 qua, đã bắt đầu từ ngày 7-11 và kết thúc với cuộc hội kiến với ĐTC Biển Đức XVI.
"Chuyến thăm này là rất quan trọng đối với chúng tôi", - Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Aparecida và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil, nói như thế trên làn sóng Đài phát thanh Vatican.
Được phỏng vấn bởi Silvonei Protz, thuộc chương trình Brazil, Đức Hồng Y nói rằng mục tiêu của ngài sẽ là thông báo cho cơ quan khác nhau của Tòa Thánh về "tất cả mọi thứ các Giám mục làm ở Brazil, các chương trình, các dự án của Giáo Hội ở Brazil, đặc biệt là ở cấp quốc gia".
Hồng y nói thêm, chuyến thăm này muốn "là một cử chỉ hiệp thông với ĐTC Biển Đức XVI, và với tất cả những người cộng tác với Ngài, trong việc cai quản Giáo Hội".
Giới thiệu về Đại hội Giới trẻ Thế giới lần tới, tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro vào năm 2013, Đức Hồng Y Raymondo Damasceno Assis khẳng định các tin tức từ Brazil rằng việc chuẩn bị đã bắt đầu: "Vâng, Đại hội đã bắt đầu từ khi chúng tôi đón nhận Thánh giá và tượng Đức Trinh Nữ hồi tháng Chín qua".
"Chúng tôi đã qui tụ tại Brazil khoảng 100.000 người trẻ tuổi, một dấu hiệu cho thấy chúng tôi có thể mong chờ một số lớn thanh niên tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, có lẽ còn đông hơn so với Đại hội ở Madrid vừa qua”.
Vị Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Brazil cho biết Hội đồng hy vọng khoảng ba triệu người trẻ tuổi, hoặc có thể đông hơn, sẽ tham dự Đại hội, nhờ việc chuẩn bị "được tổ chức trước từ lâu”.
Hồng y kết luận: “Thánh giá và tượng Đức Mẹ đang đi thăm tất cả các nhà thờ của Brazil”. Ngài hy vọng rằng, nhờ sự chuẩn bị như thế, “Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ thực sự sản sinh hoa trái cho Giáo Hội, nhưng đặc biệt là cho mọi thanh niên của đất nước chúng tôi". (Zenit.org 8-11-2011)
Phạm Kim An
Đức Hồng Y Damasceno Assis đến Vatican
ROMA - Chuyến thăm Vatican của tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil, được bầu hồi tháng 5 qua, đã bắt đầu từ ngày 7-11 và kết thúc với cuộc hội kiến với ĐTC Biển Đức XVI.
"Chuyến thăm này là rất quan trọng đối với chúng tôi", - Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Aparecida và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil, nói như thế trên làn sóng Đài phát thanh Vatican.
Được phỏng vấn bởi Silvonei Protz, thuộc chương trình Brazil, Đức Hồng Y nói rằng mục tiêu của ngài sẽ là thông báo cho cơ quan khác nhau của Tòa Thánh về "tất cả mọi thứ các Giám mục làm ở Brazil, các chương trình, các dự án của Giáo Hội ở Brazil, đặc biệt là ở cấp quốc gia".
Hồng y nói thêm, chuyến thăm này muốn "là một cử chỉ hiệp thông với ĐTC Biển Đức XVI, và với tất cả những người cộng tác với Ngài, trong việc cai quản Giáo Hội".
Giới thiệu về Đại hội Giới trẻ Thế giới lần tới, tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro vào năm 2013, Đức Hồng Y Raymondo Damasceno Assis khẳng định các tin tức từ Brazil rằng việc chuẩn bị đã bắt đầu: "Vâng, Đại hội đã bắt đầu từ khi chúng tôi đón nhận Thánh giá và tượng Đức Trinh Nữ hồi tháng Chín qua".
"Chúng tôi đã qui tụ tại Brazil khoảng 100.000 người trẻ tuổi, một dấu hiệu cho thấy chúng tôi có thể mong chờ một số lớn thanh niên tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, có lẽ còn đông hơn so với Đại hội ở Madrid vừa qua”.
Vị Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Brazil cho biết Hội đồng hy vọng khoảng ba triệu người trẻ tuổi, hoặc có thể đông hơn, sẽ tham dự Đại hội, nhờ việc chuẩn bị "được tổ chức trước từ lâu”.
Hồng y kết luận: “Thánh giá và tượng Đức Mẹ đang đi thăm tất cả các nhà thờ của Brazil”. Ngài hy vọng rằng, nhờ sự chuẩn bị như thế, “Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ thực sự sản sinh hoa trái cho Giáo Hội, nhưng đặc biệt là cho mọi thanh niên của đất nước chúng tôi". (Zenit.org 8-11-2011)
Phạm Kim An
TGM Dolan cấm cử hành “hôn nhân” đồng tính ở các cơ sở Công giáo
Phạm Kim An
09:50 09/11/2011
Mỹ: Tổng Giám Mục Dolan cấm cử hành “hôn nhân” đồng tính ở các cơ sở Công giáo
New York, NY – “Các giáo sĩ và nhân viên Giáo hội không được tham gia việc cử hành hôn phối dân sự của các cặp đồng tính, và việc cử hành hôn phối tôn giáo của các cặp đồng tính không được cử hành trong các cơ sở và các nhà thờ thuộc Tổng giáo phận New York”, - Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan cho biết như thế trong một sắc lệnh mới đây.
Trong một sắc lệnh ngày 18-10, Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúa Giêsu Kitô đã khẳng định vị trí đặc biệt của hôn nhân trong xã hội con người và xã hội Kitô giáo, bằng cách nâng sự kết hợp này lên hàng Bí tích, khi hai người đã rửa tội đi vào hôn nhân. Do đó, Giáo Hội có quyền và nghĩa vụ nặng nề, để khẳng định giáo huấn đích thực về hôn nhân, và để bảo vệ và củng cố giá trị vô cùng thiêng liêng của tình trạng hôn nhân".
Luật pháp bang New York công nhận “hôn nhân” đồng tính, và luật này có hiệu lực từ ngày 24-7 qua.
Tổng giám mục tuyên bố rằng không thành viên nào của hàng giáo sĩ thuộc Tổng giáo phận hay đang làm việc tại Tổng giáo phận, hoặc không người nào làm việc như là nhân viên của Giáo Hội, có thể tham gia vào "việc cử hành hôn nhân dân sự hay tôn giáo cho các đôi đồng tính”.
Điều này bao gồm việc không cung cấp "các dịch vụ, chỗ ở, tiện nghi, phương tiện, vật dụng hoặc quyền ưu đãi cho các sự việc như vậy".
Ngài nói thêm, việc làm nghi thức kết hôn cho các đôi đồng tính này là "bị cấm rõ ràng bởi giáo luật".
Theo sắc lệnh, không có cơ sở hay tài sản Công Giáo nào, chẳng hạn như các giáo xứ, miền truyền giáo, nhà nguyện, hội trường, hoặc bất cứ nơi nào đã thánh hiến, cung hiến hoặc được sử dụng cho việc phụng tự Công giáo, có thể được sử dụng để làm nghi thức kết hôn cho các đôi đồng tính. Không cơ sở giáo dục, y tế hoặc các tổ chức từ thiện Công giáo, hoặc dòng tu từ thiện nào, có thể được sử dụng cho mục đích đó.
Sắc lệnh cũng cấm các vật dụng đã cung hiến, thánh hiến hoặc được sử dụng cho việc cử hành phụng vụ Công giáo, được sử dụng trong các nghi lễ như vậy. Các vật dụng này bao gồm chén thánh, áo lễ, và các sách phụng vụ.
Đức Tổng Giám Mục Dolan cho biết sự kết hợp hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được “chấp nhận phổ quát bởi luật dân sự, như là một yếu tố cấu thành của xã hội con người, vốn là quan trọng cho gia đình nhân loại, và cho sự tiếp diễn của loài người".
Đức Tổng Giám Mục nói, luật mới của pháp luật New York là "không thể hòa giải với bản chất và định nghĩa của hôn nhân, như được thiết lập bởi Luật Chúa”.
Ngài viết. "Quan hệ đối tác thân mật của cuộc sống và tình yêu, vốn cấu thành tình trạng hôn nhân, đã được thiết lập bởi Thiên Chúa và được Ngài ban cho, với bản chất và luật riêng của nó”. "Theo luật của Thiên Chúa, bản chất của hôn nhân được định nghĩa như là một giao ước giữa một người nam và một người nữ, qua đó họ thiết lập một mối quan hệ đối tác của toàn bộ cuộc sống, vốn được xếp đặt vì lợi ích của vợ chồng, việc sinh hạ con cái và giáo dục con cái". (CNA / EWTN News 8-11-2011)
Phạm Kim An
Trong một sắc lệnh ngày 18-10, Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúa Giêsu Kitô đã khẳng định vị trí đặc biệt của hôn nhân trong xã hội con người và xã hội Kitô giáo, bằng cách nâng sự kết hợp này lên hàng Bí tích, khi hai người đã rửa tội đi vào hôn nhân. Do đó, Giáo Hội có quyền và nghĩa vụ nặng nề, để khẳng định giáo huấn đích thực về hôn nhân, và để bảo vệ và củng cố giá trị vô cùng thiêng liêng của tình trạng hôn nhân".
Luật pháp bang New York công nhận “hôn nhân” đồng tính, và luật này có hiệu lực từ ngày 24-7 qua.
Tổng giám mục tuyên bố rằng không thành viên nào của hàng giáo sĩ thuộc Tổng giáo phận hay đang làm việc tại Tổng giáo phận, hoặc không người nào làm việc như là nhân viên của Giáo Hội, có thể tham gia vào "việc cử hành hôn nhân dân sự hay tôn giáo cho các đôi đồng tính”.
Điều này bao gồm việc không cung cấp "các dịch vụ, chỗ ở, tiện nghi, phương tiện, vật dụng hoặc quyền ưu đãi cho các sự việc như vậy".
Ngài nói thêm, việc làm nghi thức kết hôn cho các đôi đồng tính này là "bị cấm rõ ràng bởi giáo luật".
Theo sắc lệnh, không có cơ sở hay tài sản Công Giáo nào, chẳng hạn như các giáo xứ, miền truyền giáo, nhà nguyện, hội trường, hoặc bất cứ nơi nào đã thánh hiến, cung hiến hoặc được sử dụng cho việc phụng tự Công giáo, có thể được sử dụng để làm nghi thức kết hôn cho các đôi đồng tính. Không cơ sở giáo dục, y tế hoặc các tổ chức từ thiện Công giáo, hoặc dòng tu từ thiện nào, có thể được sử dụng cho mục đích đó.
Sắc lệnh cũng cấm các vật dụng đã cung hiến, thánh hiến hoặc được sử dụng cho việc cử hành phụng vụ Công giáo, được sử dụng trong các nghi lễ như vậy. Các vật dụng này bao gồm chén thánh, áo lễ, và các sách phụng vụ.
Đức Tổng Giám Mục Dolan cho biết sự kết hợp hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được “chấp nhận phổ quát bởi luật dân sự, như là một yếu tố cấu thành của xã hội con người, vốn là quan trọng cho gia đình nhân loại, và cho sự tiếp diễn của loài người".
Đức Tổng Giám Mục nói, luật mới của pháp luật New York là "không thể hòa giải với bản chất và định nghĩa của hôn nhân, như được thiết lập bởi Luật Chúa”.
Ngài viết. "Quan hệ đối tác thân mật của cuộc sống và tình yêu, vốn cấu thành tình trạng hôn nhân, đã được thiết lập bởi Thiên Chúa và được Ngài ban cho, với bản chất và luật riêng của nó”. "Theo luật của Thiên Chúa, bản chất của hôn nhân được định nghĩa như là một giao ước giữa một người nam và một người nữ, qua đó họ thiết lập một mối quan hệ đối tác của toàn bộ cuộc sống, vốn được xếp đặt vì lợi ích của vợ chồng, việc sinh hạ con cái và giáo dục con cái". (CNA / EWTN News 8-11-2011)
Phạm Kim An
Lề Luật Thiên Chúa không phải là gánh nặng, mà là ơn thánh trao ban tự do và hạnh phúc cho con người
Linh Tiến Khải
15:37 09/11/2011
VATICAN - Lề Luật của Thiên Chúa không phải là gánh nặng, mà là ơn thánh trao ban tự do và hạnh phúc cho con người. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 16.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 9-11-2011.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa thánh vịnh 119, là một thánh vịnh đặc biệt duy nhất, vì là thánh vịnh dài nhất gồm 176 câu và 22 đoạn, mỗi đoạn bắt đầu bằng một mẫu tự do thái. Đây là một cấu trúc đòi hỏi nơi tác giả nhiều tài khéo. Cả thánh vịnh là một bài ca chúc tụng Torah, tức là Lề Luật của Thiên Chúa. Torah là từ chung ám chỉ các giới răn, giáo huấn và chỉ thị Thiên Chúa ban cho dân Do thái. Đức Thánh Cha giải thích thêm về từ Torah như sau:
Torah là mạc khải, là Lời của Thiên Chúa mời gọi con người và khơi dậy tiếng đáp trả vâng lời tin tưởng và tình yêu quảng đại. Toàn thánh vịnh thấm đẫm tình yêu đối với Lời Chúa và cử hành vẻ đẹp, sức mạnh cứu độ và khả năng trao ban niềm vui và sự sống của Lời Chúa, bởi vì Lề Luật của Chúa không phải là gánh nặng mà là ơn thánh khiến cho con người được tự do và dẫn đưa con người tới hạnh phúc. Vì thế tác giả thánh vịnh mới hát lên: ”Con vui thú với thánh chỉ Ngài, chẳng quên lời Ngài phán” (c. 16); ”Trên đường mệnh lệnh Chúa xin dẫn con đi, vì con ưa thích đường lối đó” (c. 35); ”Luật pháp Ngài, lậy Chúa, con yêu con chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại!” (c. 97). Luật Chúa là trung tâm cuộc sống của người cầu nguyện; ông tìm thấy nơi đó niềm an ủi, ông suy gẫm và gìn giữ nó trong tim: ”Lời Chúa hứa lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung” (c. 11). Và đó là bí quyết niềm hạnh phúc của ông.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: sự trung thành của tác giả thánh vịnh nảy sinh từ việc lắng nghe, giữ gìn, suy gẫm và yêu mến Lời Chúa, y như Mẹ Maria là Đấng ”đã gìn giữ, và suy đi gẫm lại trong lòng” những gì đã được nói với Mẹ và các biến cố tuyệt diệu, qua đó Thiên Chúa tự mạc khải bằng cách xin sự đồng ý của Mẹ (x. Lc 2,19.51). Nếu trong các câu đầu thánh vịnh 119 công bố ”hạnh phúc thay” ”ai biết noi theo luật pháp Chúa Trời” và ”kẻ tuân hành ý Chúa”, thì cũng chính Mẹ Maria là người đã chu toàn gương mặt hoàn bảo của tín hữu được thánh vịnh miêu tả. Thật thế, Mẹ thực là người ”có phúc” như bà Elidabét đã kêu lên, vì Mẹ ”đã tin vào sự thành toàn của những gì Chúa đã phán với Mẹ” (Lc 1,45). Và chính Chúa Giêsu cũng làm chứng điều này, khi trả lời cho người đàn bà đã kêu lên ”Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm”: ”Những ai nghe và thực hành lời Chúa lại còn hạnh phúc hơn” (Lc 11,27-28). Dĩ nhiên Mẹ Maria có phúc vì lòng Mẹ đã cưu mang Đấng Cứu Thế, nhưng nhất là bởi vì Mẹ đã lắng nghe lời Thiên Chúa loan báo, vì Mẹ đã chú ý và yêu thương giữ gìn Lời Chúa trong tim.
Như thế thánh vịnh 119 được dệt thành chung quanh Lời sự sống và hạnh phúc. Đề tài chính của nó là ”Lời” và là ”Luật” của Chúa bên cạnh các từ đồng nghĩa với ”điều luật”, ”chiếu chỉ”, ”giới răn”, ”giáo huấn”, ”lời hứa”, ”sự phán xử” và biết bao nhiêu động từ liên hệ như tuân giữ, giữ gìn, hiểu biết, mến yêu, suy gẫm và sống... Toàn từ vựng của thánh vịnh diễn tả tương quan tin tưởng của tín hữu với Thiên Chúa, và chúng ta tìm thấy trong đó lời chúc tụng, tạ ơn, lòng tín thác cũng như sự khẩn nài và kêu than chất chứa đầy xác tín về ơn thánh và quyền năng của Lời Chúa. Cả các câu đượm đầy khổ đau và tăm tối cũng rộng mở cho niềm hy vọng và thấm nhuần đức tin: tác giả tin tưởng cầu nguyện như sau: ”Tấm thân này bị nhận xuống bùn đen, theo lời Ngài xin cho con được sống” (C. 25); ”Dù có như bầu da gác bếp, con cũng chẳng quên huấn lệnh Ngài” (c. 83); ”Con sẽ đối đáp với người lăng nhục, vì con tin cậy ở nơi Ngài” (C. 42). Cả trước viễn tượng âu lo của cái chết, tác giả vẫn kiên trì khẳng định rằng luật Chúa là điểm tham chiếu và niềm hy vọng chiến thắng của ông: ”Một chút nữa là chúng diệt con trên đất này, nhưng con chẳng bỏ huấn lệnh Ngài ban” (c. 87).
Luật Chúa là đối tượng tình yêu thương đam mê của tác giả thánh vịnh và của mọi tín hữu. Nó là suối nguồn sự sống. Ước mong hiểu biết, tuân giữ và hướng tới Lề Luật là đặc thái cung cách sống của người công chính và trung thành với Thiên Chúa. Nó là một luật phải giữ trong tim, như lời kinh Shơma trong sách Đệ Nhị Luật dậy: ”Nghe đây, hỡi Israel. Giavê Thiên Chúa chúng ta là Giavê duy nhất. Hãy yêu mến Giavê Thiên Chúa của anh em hết lòng, hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như khi đi đường, lúc đi ngủ cũng như khi thức dậy” (Đnl 6,4.6-7). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Là trung tâm cuộc sống, Lề Luật của Thiên Chúa đòi hỏi sự lắng nghe của con tim, một sự lắng nghe bao gồm việc vâng lời không phải như nô lệ nhưng với tình con thảo, tin tưởng và ý thức. Việc lắng nghe Lời Chúa là sự gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa của sự sống, một cuộc gặp gỡ phải được diễn tả ra bằng các lựa chọn cụ thể và trở thành việc theo Chúa. Khi người thanh niện hỏi Chúa Giêsu cho biết phải làm gì để được sống đời đời, Chúa chỉ cho anh thấy con đường tuân giữ Lề Luật, nhưng cũng cho thấy làm thế nào để đưa nó tới sự toàn vẹn: ”Con chỉ còn thiếu có một điều thôi: hãy về bán hết của cải đem cho người nghèo, con sẽ có một kho tàng ở trên trời, và hãy tới theo Ta” (Mc 10,21). Việc thành toàn Lề Luật là theo Chúa Giêsu, bước đi trên con đường của Chúa Giêsu, đồng hành với Người.
Như thế thánh vịnh 119 dẫn đưa chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa và hướng chúng ta tới Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã lôi kéo sự chú ý của mọi người tới câu 57 của thánh vịnh: ”Lậy Chúa con đã nói phần của con là tuân giữ lời Ngài”. Trong nhiều thánh vịnh khác tín hữu cũng khẳng định Chúa là ”phần”, là gia tài của họ, như thánh vịnh 16: ”Lậy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con” (Tv 16,5) hay thánh vịnh 142: ”Lậy Chúa, chính Ngài là nơi con trú ẩn, là phần của riêng con trong cõi đất đành cho kẻ sống” (Tv 143,6).
Từ ”phần” ghi lại việc phân chia Đất Hứa cho các chi tộc, nhưng chi tộc Levi không nhận được phần đất nào cả, vì ”phần ”của họ là chính Thiên Chúa. Đây là điều đã được nói đến trong sách Dân Số: ”Giavê phán với ông Aharon: ”Đất chia cho chúng ngươi sẽ không có phần; ngươi không có gia nghiệp ở giữa chúng, và chính Ta là gia nghiệp của ngươi giữa con cái Israel” (Ds 18,20). Sách Đệ Nhị Luật nhắc lại cho con cái Israel biết sự kiện này như sau: ”Vì thế chi tộc Levi đã không được chung phần và hưởng gia nghiệp với anh em mình; chính Giavê là gia nghiệp của họ, như Giavê Thiên Chúa của anh em, đã phán với họ” (Đnl 10,9; Đnl 18,2; Gs 13,33; Ed 44,28).
Các thầy Levi là các người trung gian của sự thánh thiêng và phúc lành của Thiên Chúa, không thể có của cải như các người Israel khác. Đây là dấu chỉ bề ngoài của phúc lành và suối nguốn sự tồn tại. Là những người đã tận hiến cho Thiên Chúa họ phải sống vì Người mà thôi, tín thác cho tình yêu quan phòng của Người và lòng quảng đại của các tín hữu, mà không có gia nghiệp, bởi vì Thiên Chúa là phần gia nghiệp của họ...
Các lời này cũng quan trọng đối với tất cả chúng ta ngày nay. Trước hết là đối với các linh mục được mời gọi chỉ sống vì Chúa và Lời Người mà thôi, không có các bảo đảm nào khác nhưng chỉ có Chúa là hạnh phúc và nguồn sự sống duy nhất. Dưới ánh sáng của lời này chúng ta phải hiểu và tái khám phá ra vẻ đẹp của sự lựa chọn tự do sống độc thân vì Nước Trời. Nhưng các lời trên đây cũng quan trọng đối với tất cả mọi tín hữu, dân Chúa chỉ thuộc về Người mà thôi, và là ”vương quốc tư tế” của Chúa (x. 1 Pr 2,9; Kh 1,6; 5,10), được mời gọi sống tính cách triệt để của Tin Mưng, làm chứng nhân cho cuộc sống được Chúa Kitô dẫn đưa. Chúa và Lời Người đó là ”đất” của chúng ta, trong đó chúng ta sống trong sự hiệp thông và niềm vui.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh mọi người.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa thánh vịnh 119, là một thánh vịnh đặc biệt duy nhất, vì là thánh vịnh dài nhất gồm 176 câu và 22 đoạn, mỗi đoạn bắt đầu bằng một mẫu tự do thái. Đây là một cấu trúc đòi hỏi nơi tác giả nhiều tài khéo. Cả thánh vịnh là một bài ca chúc tụng Torah, tức là Lề Luật của Thiên Chúa. Torah là từ chung ám chỉ các giới răn, giáo huấn và chỉ thị Thiên Chúa ban cho dân Do thái. Đức Thánh Cha giải thích thêm về từ Torah như sau:
Torah là mạc khải, là Lời của Thiên Chúa mời gọi con người và khơi dậy tiếng đáp trả vâng lời tin tưởng và tình yêu quảng đại. Toàn thánh vịnh thấm đẫm tình yêu đối với Lời Chúa và cử hành vẻ đẹp, sức mạnh cứu độ và khả năng trao ban niềm vui và sự sống của Lời Chúa, bởi vì Lề Luật của Chúa không phải là gánh nặng mà là ơn thánh khiến cho con người được tự do và dẫn đưa con người tới hạnh phúc. Vì thế tác giả thánh vịnh mới hát lên: ”Con vui thú với thánh chỉ Ngài, chẳng quên lời Ngài phán” (c. 16); ”Trên đường mệnh lệnh Chúa xin dẫn con đi, vì con ưa thích đường lối đó” (c. 35); ”Luật pháp Ngài, lậy Chúa, con yêu con chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại!” (c. 97). Luật Chúa là trung tâm cuộc sống của người cầu nguyện; ông tìm thấy nơi đó niềm an ủi, ông suy gẫm và gìn giữ nó trong tim: ”Lời Chúa hứa lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung” (c. 11). Và đó là bí quyết niềm hạnh phúc của ông.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: sự trung thành của tác giả thánh vịnh nảy sinh từ việc lắng nghe, giữ gìn, suy gẫm và yêu mến Lời Chúa, y như Mẹ Maria là Đấng ”đã gìn giữ, và suy đi gẫm lại trong lòng” những gì đã được nói với Mẹ và các biến cố tuyệt diệu, qua đó Thiên Chúa tự mạc khải bằng cách xin sự đồng ý của Mẹ (x. Lc 2,19.51). Nếu trong các câu đầu thánh vịnh 119 công bố ”hạnh phúc thay” ”ai biết noi theo luật pháp Chúa Trời” và ”kẻ tuân hành ý Chúa”, thì cũng chính Mẹ Maria là người đã chu toàn gương mặt hoàn bảo của tín hữu được thánh vịnh miêu tả. Thật thế, Mẹ thực là người ”có phúc” như bà Elidabét đã kêu lên, vì Mẹ ”đã tin vào sự thành toàn của những gì Chúa đã phán với Mẹ” (Lc 1,45). Và chính Chúa Giêsu cũng làm chứng điều này, khi trả lời cho người đàn bà đã kêu lên ”Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm”: ”Những ai nghe và thực hành lời Chúa lại còn hạnh phúc hơn” (Lc 11,27-28). Dĩ nhiên Mẹ Maria có phúc vì lòng Mẹ đã cưu mang Đấng Cứu Thế, nhưng nhất là bởi vì Mẹ đã lắng nghe lời Thiên Chúa loan báo, vì Mẹ đã chú ý và yêu thương giữ gìn Lời Chúa trong tim.
Như thế thánh vịnh 119 được dệt thành chung quanh Lời sự sống và hạnh phúc. Đề tài chính của nó là ”Lời” và là ”Luật” của Chúa bên cạnh các từ đồng nghĩa với ”điều luật”, ”chiếu chỉ”, ”giới răn”, ”giáo huấn”, ”lời hứa”, ”sự phán xử” và biết bao nhiêu động từ liên hệ như tuân giữ, giữ gìn, hiểu biết, mến yêu, suy gẫm và sống... Toàn từ vựng của thánh vịnh diễn tả tương quan tin tưởng của tín hữu với Thiên Chúa, và chúng ta tìm thấy trong đó lời chúc tụng, tạ ơn, lòng tín thác cũng như sự khẩn nài và kêu than chất chứa đầy xác tín về ơn thánh và quyền năng của Lời Chúa. Cả các câu đượm đầy khổ đau và tăm tối cũng rộng mở cho niềm hy vọng và thấm nhuần đức tin: tác giả tin tưởng cầu nguyện như sau: ”Tấm thân này bị nhận xuống bùn đen, theo lời Ngài xin cho con được sống” (C. 25); ”Dù có như bầu da gác bếp, con cũng chẳng quên huấn lệnh Ngài” (c. 83); ”Con sẽ đối đáp với người lăng nhục, vì con tin cậy ở nơi Ngài” (C. 42). Cả trước viễn tượng âu lo của cái chết, tác giả vẫn kiên trì khẳng định rằng luật Chúa là điểm tham chiếu và niềm hy vọng chiến thắng của ông: ”Một chút nữa là chúng diệt con trên đất này, nhưng con chẳng bỏ huấn lệnh Ngài ban” (c. 87).
Luật Chúa là đối tượng tình yêu thương đam mê của tác giả thánh vịnh và của mọi tín hữu. Nó là suối nguồn sự sống. Ước mong hiểu biết, tuân giữ và hướng tới Lề Luật là đặc thái cung cách sống của người công chính và trung thành với Thiên Chúa. Nó là một luật phải giữ trong tim, như lời kinh Shơma trong sách Đệ Nhị Luật dậy: ”Nghe đây, hỡi Israel. Giavê Thiên Chúa chúng ta là Giavê duy nhất. Hãy yêu mến Giavê Thiên Chúa của anh em hết lòng, hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như khi đi đường, lúc đi ngủ cũng như khi thức dậy” (Đnl 6,4.6-7). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Là trung tâm cuộc sống, Lề Luật của Thiên Chúa đòi hỏi sự lắng nghe của con tim, một sự lắng nghe bao gồm việc vâng lời không phải như nô lệ nhưng với tình con thảo, tin tưởng và ý thức. Việc lắng nghe Lời Chúa là sự gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa của sự sống, một cuộc gặp gỡ phải được diễn tả ra bằng các lựa chọn cụ thể và trở thành việc theo Chúa. Khi người thanh niện hỏi Chúa Giêsu cho biết phải làm gì để được sống đời đời, Chúa chỉ cho anh thấy con đường tuân giữ Lề Luật, nhưng cũng cho thấy làm thế nào để đưa nó tới sự toàn vẹn: ”Con chỉ còn thiếu có một điều thôi: hãy về bán hết của cải đem cho người nghèo, con sẽ có một kho tàng ở trên trời, và hãy tới theo Ta” (Mc 10,21). Việc thành toàn Lề Luật là theo Chúa Giêsu, bước đi trên con đường của Chúa Giêsu, đồng hành với Người.
Như thế thánh vịnh 119 dẫn đưa chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa và hướng chúng ta tới Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã lôi kéo sự chú ý của mọi người tới câu 57 của thánh vịnh: ”Lậy Chúa con đã nói phần của con là tuân giữ lời Ngài”. Trong nhiều thánh vịnh khác tín hữu cũng khẳng định Chúa là ”phần”, là gia tài của họ, như thánh vịnh 16: ”Lậy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con” (Tv 16,5) hay thánh vịnh 142: ”Lậy Chúa, chính Ngài là nơi con trú ẩn, là phần của riêng con trong cõi đất đành cho kẻ sống” (Tv 143,6).
Từ ”phần” ghi lại việc phân chia Đất Hứa cho các chi tộc, nhưng chi tộc Levi không nhận được phần đất nào cả, vì ”phần ”của họ là chính Thiên Chúa. Đây là điều đã được nói đến trong sách Dân Số: ”Giavê phán với ông Aharon: ”Đất chia cho chúng ngươi sẽ không có phần; ngươi không có gia nghiệp ở giữa chúng, và chính Ta là gia nghiệp của ngươi giữa con cái Israel” (Ds 18,20). Sách Đệ Nhị Luật nhắc lại cho con cái Israel biết sự kiện này như sau: ”Vì thế chi tộc Levi đã không được chung phần và hưởng gia nghiệp với anh em mình; chính Giavê là gia nghiệp của họ, như Giavê Thiên Chúa của anh em, đã phán với họ” (Đnl 10,9; Đnl 18,2; Gs 13,33; Ed 44,28).
Các thầy Levi là các người trung gian của sự thánh thiêng và phúc lành của Thiên Chúa, không thể có của cải như các người Israel khác. Đây là dấu chỉ bề ngoài của phúc lành và suối nguốn sự tồn tại. Là những người đã tận hiến cho Thiên Chúa họ phải sống vì Người mà thôi, tín thác cho tình yêu quan phòng của Người và lòng quảng đại của các tín hữu, mà không có gia nghiệp, bởi vì Thiên Chúa là phần gia nghiệp của họ...
Các lời này cũng quan trọng đối với tất cả chúng ta ngày nay. Trước hết là đối với các linh mục được mời gọi chỉ sống vì Chúa và Lời Người mà thôi, không có các bảo đảm nào khác nhưng chỉ có Chúa là hạnh phúc và nguồn sự sống duy nhất. Dưới ánh sáng của lời này chúng ta phải hiểu và tái khám phá ra vẻ đẹp của sự lựa chọn tự do sống độc thân vì Nước Trời. Nhưng các lời trên đây cũng quan trọng đối với tất cả mọi tín hữu, dân Chúa chỉ thuộc về Người mà thôi, và là ”vương quốc tư tế” của Chúa (x. 1 Pr 2,9; Kh 1,6; 5,10), được mời gọi sống tính cách triệt để của Tin Mưng, làm chứng nhân cho cuộc sống được Chúa Kitô dẫn đưa. Chúa và Lời Người đó là ”đất” của chúng ta, trong đó chúng ta sống trong sự hiệp thông và niềm vui.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh mọi người.
Vatican chủ động cuộc họp về tế bào gốc
Jos. Tú Nạc, NMS
21:49 09/11/2011
VATICAN – Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng đã cùng làm việc với một công ty dược phẩm Hoa Kỳ ở Vatican ngày 9/ 11 về việc cắt giảm hiệu lực nghiên cứu tế bào gốc.
Tiến sỹ Robin Smith, Trưởng ban quản trị của công ty dược phẩm NeoStem Hoa Kỳ đã nói chuyến viếng Vatican gần đây nơi lần đầu tiên và đã đưa ra những chi tiết về sự hợp tác mới giữa công ty của bà với Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng đã tạo sự đầu tư lớn trong việc nghiên cứu của NeoStem về khả năng chữa trị bệnh của những tế bào gốc trưởng thành.
Ts. Smith mô tả việc nghiên cứu của công ty bà về tế bào gốc trưởng thành theo phương thức “không dẩn đến tình trạng mất đạo đức bằng việc sử dụng phôi tế bào gốc”.
“Không một phôi nào bị hủy diệt để tuyển chọn những tế bào gốc trưởng thành”, bà giải thích, nên sự sống của con người không bị hủy diệt trong một nỗ lực cải tiến đời sống “cho những người đang phải chiến đấu với những căn bệnh hiểm nghèo”.
Với nhiều ngành học thuật về tham dự hội nghị lần này ở Vatican, NeoStem và Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng hy vọng sẽ nâng cao tầm nhận thức về những tiến bộ thuộc cách chữa trị bệnh trong việc nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành. Các chuyên viên trong những lĩnh vực y tế, sức khỏe và đạo đức sẽ tập trung vào đề tài “Tế bào gốc: khoa học và tương lai con người và văn hóa” bằng một bài luận văn theo sau, phương thức thực tế mà thậm chí người thế tục có thể hiểu. Và điều đó là quan trọng, vì những nhà lãnh đạo chính trị và lập pháp – những người quyết định chính sách sức khỏe – cũng đã được mời tham dự.
Tiến sỹ Robin Smith, Trưởng ban quản trị của công ty dược phẩm NeoStem Hoa Kỳ đã nói chuyến viếng Vatican gần đây nơi lần đầu tiên và đã đưa ra những chi tiết về sự hợp tác mới giữa công ty của bà với Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng đã tạo sự đầu tư lớn trong việc nghiên cứu của NeoStem về khả năng chữa trị bệnh của những tế bào gốc trưởng thành.
Ts. Smith mô tả việc nghiên cứu của công ty bà về tế bào gốc trưởng thành theo phương thức “không dẩn đến tình trạng mất đạo đức bằng việc sử dụng phôi tế bào gốc”.
“Không một phôi nào bị hủy diệt để tuyển chọn những tế bào gốc trưởng thành”, bà giải thích, nên sự sống của con người không bị hủy diệt trong một nỗ lực cải tiến đời sống “cho những người đang phải chiến đấu với những căn bệnh hiểm nghèo”.
Với nhiều ngành học thuật về tham dự hội nghị lần này ở Vatican, NeoStem và Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng hy vọng sẽ nâng cao tầm nhận thức về những tiến bộ thuộc cách chữa trị bệnh trong việc nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành. Các chuyên viên trong những lĩnh vực y tế, sức khỏe và đạo đức sẽ tập trung vào đề tài “Tế bào gốc: khoa học và tương lai con người và văn hóa” bằng một bài luận văn theo sau, phương thức thực tế mà thậm chí người thế tục có thể hiểu. Và điều đó là quan trọng, vì những nhà lãnh đạo chính trị và lập pháp – những người quyết định chính sách sức khỏe – cũng đã được mời tham dự.
Top Stories
''For All'' vs. ''for Many'' and more on Hand Missals
Edward McNamara
09:10 09/11/2011
ROME, NOV. 8, 2011 (Zenit.org).- Answered by Legionary of Christ Father Edward McNamara, professor of liturgy at the Regina Apostolorum university.
Q: Being part of the English world, I will be celebrating the Eucharist with the new translation from the first Sunday of Advent 2011. Even though I have grown to appreciate the translation I have used since my ordination, I am willing to adopt the new translation. In fact, to those who complain, I suggest we should have a "new" translation for every new generation so that we never become so used to the words that we fall into the trap of mechanical recitation. However, there is one word which I cannot for the time being accept to use. That is the word "many" in place of "all" in the prayer of consecration. I have read all the theological explanations, but for as long as I hear the Pope pray "per tutti" in Italian, then why should I restrict it to "per molti"? Will I be guilty of disobedience if I continue using "for all" until I observe that all other languages -- and especially the Holy Father -- also reduce it to "many"? -- F.D., South Africa
A: With all due respect, Father, I think you would not have asked the question if you did not already suspect the answer.
If you go ahead with this idea, then effectively you would be guilty of disobedience and perhaps also be a source of scandal and doctrinal confusion to the faithful. It is important for us priests to remember that the faithful have a sacred right to receive from us the liturgy that the Church proposes and not our personal ideas and inclinations.
You are also aware that the application of liturgical translations is territorial. The fact that the Italian bishops have not yet completed their new translation, or that the change has been applied in Spanish in many Latin-American countries but not yet in Spain, is a technical matter. Each language and country will go at its own pace, and we cannot arbitrarily decide to go against the Holy See and the bishops' conference because of a bureaucratic backlog in some other country.
English is in the forefront for many good reasons, not least among them being that the new translation will be a de facto model for many other countries lacking specialists in liturgical Latin.
As you have read the doctrinal arguments in favor of this change (see our column of May 24, 2011), you are surely aware that this linguistic adjustment in favor of a more accurate translation of the Latin changes nothing in Catholic doctrine with respect to Christ's dying for all. Because of this, the Pope and any other priest can say "for many" when celebrating in Latin, French, Polish, Spanish and soon English, while still saying "for all" in those languages where the translation is still a work in progress.
Therefore, I would suggest, that instead of unreasonably creating confusion among the faithful and possible conflict with your fellow priests, it would be much better to put aside your personal views and make use of the change as an opportunity to explain to the faithful the meaning behind the changes, especially the ideas mentioned in the letter from the Holy See mandating the change. To wit:
"d. 'For many' is a faithful translation of pro multis, whereas 'for all' is rather an explanation of the sort that belongs properly to catechesis.
"e. The expression 'for many,' while remaining open to the inclusion of each human person, is reflective also of the fact that this salvation is not brought about in some mechanistic way, without one's willing or participation; rather, the believer is invited to accept in faith the gift that is being offered and to receive the supernatural life that is given to those who participate in this mystery, living it out in their lives as well so as to be numbered among the 'many' to whom the text refers."
* * *
Follow-up: Use of a Hand Missal at Mass
Several readers wrote in asking for clarifications on the Oct. 25 piece regarding the use of hand missals.
First, let me clarify that as far as possible I try to ground my replies on some official document rather than simply give my opinion. In this case, practically the only official document that touched upon the theme was the one we quoted from the U.S. bishops. That document discouraged using participative aids for the readings. It is an official document but is admittedly fairly low level, and is more concerned with practical than with spiritual matters.
When I said that the "general preference" was to discourage the use of hand missals, I was taking my cue from the original question, which referred to bishops and priests. By "general preference" I meant the opinion of a large sector of liturgists and pastoralists. I did not refer to official documents, since the only one I found was the above-mentioned text which simply reflects the "general preference" among specialists.
Since my personal views have been requested, as a good Irishman, I will attempt to simultaneously argue both sides of the question.
First of all, we must recognize that the authentic ideal of active participation is above all an interior union with Christ's mystery. External participation should manifest interior participation but cannot substitute for it.
From the point of view of external participation the ideal situation is that the Liturgy of the Word be so well proclaimed, and the faithful so attentive to what the Lord desires to tell them, that there should be no need or desire to follow along by reading the texts. After all, if we are unable to follow the readings, how can we hope to follow the homily?
At the same time, it is fair to say that achieving this ideal is infrequent at best. Readers are often less than polished, microphones less than pristine, and even attentive priests and faithful can fail to memorize the psalm response on the first go. Besides all this there are people who are hard of hearing or who have to keep an eye on young children, etc.
Therefore, my personal opinion is that while the faithful should be formed to aspire to the ideal external situation, this situation should never be imposed. Each pastor should freely determine what participative aids are needed in his community. Each member of the faithful should freely decide as to what best helps him or her to achieve authentic interior active participation. A person who finds that following the missal helps get more out of the readings should not be discouraged from doing so.
It might not be the ideal from the point of view of external participation, but here internal participation has the priority.
Some readers suggested that one reason in favor of using the missal was to keep certain ministers in line. One reader wrote: "It was common (and still is) for lectors and priests to modify words they read -- the prescribed prayers and Scripture itself -- or even replace them altogether, particularly with so-called inclusive language. However, how is anyone to know if the liturgical texts being proclaimed are actually the prescribed texts? Only if the laity does in fact read along could such liturgical abuses be detected."
Our reader was not suggesting that this is a principal reason to use missals. Personally, I do not agree that this would be even a good secondary reason for doing so. I am certainly against all improper improvisation, but I would insist that the use of missals should be motivated exclusively on the basis of fostering better participation at Mass.
In other words, if abuse is detected as a result of following along with the text, then that is fine and good. But it should never be a motivation for doing so, as this would be a cause of constant distraction and impede full active participation.
I would also disagree with the suggestion made by some correspondents that the use of missals was discouraged in order to favor such ad-libbing by ministers. I believe, rather, that those who discouraged the use of these participative aids were motivated by a sincere desire to promote active participation as they saw best.
I believe it is possible to share the same goal while maintaining sincere differences of opinion as to the best means of achieving it.
(Readers may send questions to liturgy@zenit.org. Please put the word "Liturgy" in the subject field. The text should include your initials, your city and your state, province or country. Father McNamara can only answer a small selection of the great number of questions that arrive.)
Q: Being part of the English world, I will be celebrating the Eucharist with the new translation from the first Sunday of Advent 2011. Even though I have grown to appreciate the translation I have used since my ordination, I am willing to adopt the new translation. In fact, to those who complain, I suggest we should have a "new" translation for every new generation so that we never become so used to the words that we fall into the trap of mechanical recitation. However, there is one word which I cannot for the time being accept to use. That is the word "many" in place of "all" in the prayer of consecration. I have read all the theological explanations, but for as long as I hear the Pope pray "per tutti" in Italian, then why should I restrict it to "per molti"? Will I be guilty of disobedience if I continue using "for all" until I observe that all other languages -- and especially the Holy Father -- also reduce it to "many"? -- F.D., South Africa
A: With all due respect, Father, I think you would not have asked the question if you did not already suspect the answer.
If you go ahead with this idea, then effectively you would be guilty of disobedience and perhaps also be a source of scandal and doctrinal confusion to the faithful. It is important for us priests to remember that the faithful have a sacred right to receive from us the liturgy that the Church proposes and not our personal ideas and inclinations.
You are also aware that the application of liturgical translations is territorial. The fact that the Italian bishops have not yet completed their new translation, or that the change has been applied in Spanish in many Latin-American countries but not yet in Spain, is a technical matter. Each language and country will go at its own pace, and we cannot arbitrarily decide to go against the Holy See and the bishops' conference because of a bureaucratic backlog in some other country.
English is in the forefront for many good reasons, not least among them being that the new translation will be a de facto model for many other countries lacking specialists in liturgical Latin.
As you have read the doctrinal arguments in favor of this change (see our column of May 24, 2011), you are surely aware that this linguistic adjustment in favor of a more accurate translation of the Latin changes nothing in Catholic doctrine with respect to Christ's dying for all. Because of this, the Pope and any other priest can say "for many" when celebrating in Latin, French, Polish, Spanish and soon English, while still saying "for all" in those languages where the translation is still a work in progress.
Therefore, I would suggest, that instead of unreasonably creating confusion among the faithful and possible conflict with your fellow priests, it would be much better to put aside your personal views and make use of the change as an opportunity to explain to the faithful the meaning behind the changes, especially the ideas mentioned in the letter from the Holy See mandating the change. To wit:
"d. 'For many' is a faithful translation of pro multis, whereas 'for all' is rather an explanation of the sort that belongs properly to catechesis.
"e. The expression 'for many,' while remaining open to the inclusion of each human person, is reflective also of the fact that this salvation is not brought about in some mechanistic way, without one's willing or participation; rather, the believer is invited to accept in faith the gift that is being offered and to receive the supernatural life that is given to those who participate in this mystery, living it out in their lives as well so as to be numbered among the 'many' to whom the text refers."
* * *
Follow-up: Use of a Hand Missal at Mass
Several readers wrote in asking for clarifications on the Oct. 25 piece regarding the use of hand missals.
First, let me clarify that as far as possible I try to ground my replies on some official document rather than simply give my opinion. In this case, practically the only official document that touched upon the theme was the one we quoted from the U.S. bishops. That document discouraged using participative aids for the readings. It is an official document but is admittedly fairly low level, and is more concerned with practical than with spiritual matters.
When I said that the "general preference" was to discourage the use of hand missals, I was taking my cue from the original question, which referred to bishops and priests. By "general preference" I meant the opinion of a large sector of liturgists and pastoralists. I did not refer to official documents, since the only one I found was the above-mentioned text which simply reflects the "general preference" among specialists.
Since my personal views have been requested, as a good Irishman, I will attempt to simultaneously argue both sides of the question.
First of all, we must recognize that the authentic ideal of active participation is above all an interior union with Christ's mystery. External participation should manifest interior participation but cannot substitute for it.
From the point of view of external participation the ideal situation is that the Liturgy of the Word be so well proclaimed, and the faithful so attentive to what the Lord desires to tell them, that there should be no need or desire to follow along by reading the texts. After all, if we are unable to follow the readings, how can we hope to follow the homily?
At the same time, it is fair to say that achieving this ideal is infrequent at best. Readers are often less than polished, microphones less than pristine, and even attentive priests and faithful can fail to memorize the psalm response on the first go. Besides all this there are people who are hard of hearing or who have to keep an eye on young children, etc.
Therefore, my personal opinion is that while the faithful should be formed to aspire to the ideal external situation, this situation should never be imposed. Each pastor should freely determine what participative aids are needed in his community. Each member of the faithful should freely decide as to what best helps him or her to achieve authentic interior active participation. A person who finds that following the missal helps get more out of the readings should not be discouraged from doing so.
It might not be the ideal from the point of view of external participation, but here internal participation has the priority.
Some readers suggested that one reason in favor of using the missal was to keep certain ministers in line. One reader wrote: "It was common (and still is) for lectors and priests to modify words they read -- the prescribed prayers and Scripture itself -- or even replace them altogether, particularly with so-called inclusive language. However, how is anyone to know if the liturgical texts being proclaimed are actually the prescribed texts? Only if the laity does in fact read along could such liturgical abuses be detected."
Our reader was not suggesting that this is a principal reason to use missals. Personally, I do not agree that this would be even a good secondary reason for doing so. I am certainly against all improper improvisation, but I would insist that the use of missals should be motivated exclusively on the basis of fostering better participation at Mass.
In other words, if abuse is detected as a result of following along with the text, then that is fine and good. But it should never be a motivation for doing so, as this would be a cause of constant distraction and impede full active participation.
I would also disagree with the suggestion made by some correspondents that the use of missals was discouraged in order to favor such ad-libbing by ministers. I believe, rather, that those who discouraged the use of these participative aids were motivated by a sincere desire to promote active participation as they saw best.
I believe it is possible to share the same goal while maintaining sincere differences of opinion as to the best means of achieving it.
(Readers may send questions to liturgy@zenit.org. Please put the word "Liturgy" in the subject field. The text should include your initials, your city and your state, province or country. Father McNamara can only answer a small selection of the great number of questions that arrive.)
Vietnam: L'affaire de la paroisse de Thai Ha prend un tour décisif
Eglises d'Asie
09:54 09/11/2011
Il est désormais clair que le gouvernement a maintenant recours à l'intimidation physique. L'explication donnée par la presse officielle présentant l'agression du 3 novembre dernier comme la réaction spontanée d'une foule excédée par les revendications de la paroisse rédemptoriste n'a trompé personne. Des photos mises en ligne sur un blog bien connu, montrent l'un des participants de l'agression, photographié dans un autre contexte, avec l’uniforme des officiers de la sécurité (2). Ce type d'intervention par groupes de voyous interposés est d'ailleurs loin d'être nouveau. Des agressions du même type avaient été organisées par les autorités en 2008, lors de l'affaire de la Délégation apostolique et au moment des premières manifestations de prière de cette même paroisse de Thai Ha. Ces hommes de main de la police furent également employés, l'année dernière, pour expulser les moines bouddhistes de leur couvent de Bat Nha (3). Cette volonté de durcir la confrontation s'est confirmée encore dans la matinée du 8 novembre dernier avec l'arrestation d'un paroissien de Thai Ha, Vu Tiên Dung, que la presse officielle avait désigné, les jours précédents, comme l’un de ceux s'étant opposés à l'agression du 3 novembre.
Mais c'est peut-être la lettre de l'archevêché qui donne au mouvement sa dimension la plus nouvelle. Courte mais sans aucune ambiguïté, elle va très certainement contribuer à assurer à la paroisse la solidarité sans faille de nombreux chrétiens. Le même jour que l'archevêque de Hanoi, l'évêque de Kontum, dans une lettre aux responsables de la paroisse, leur faisait part de sa communion totale et de son intention de mener le même combat pour récupérer certains établissements de son diocèse spoliés par l'État, comme par exemple l'école des catéchistes Cuénot. Le soutien du clergé et des fidèles de certaines paroisses de la capitale et de la province de Nam Dinh a été immédiat. Il s'est également manifesté dans le diocèse de Vinh, et des milliers de fidèles sont venus veiller et prier dans l'église Notre-Dame-du-Perpétuel-Secours à Saigon.
L'actuel mouvement de revendication reprend, d'une manière plus radicale, ce qui était déjà l'objectif des manifestations de prière déclenchées de 2008, à savoir la récupération de la totalité de la propriété du couvent et de la paroisse. À cette époque, le début des travaux de construction sur un terrain appartenant au monastère avait donné le signal des premières manifestations. Cette fois-ci, c'est une décision de l'administration de l'hôpital Dông Da qui a mis de nouveau le feu aux poudres. La direction de l’hôpital, sans en avertir auparavant les rédemptoristes, propriétaires légaux du terrain, a annoncé qu’elle allait construire une station d'épuration des eaux usées (4). La communauté rédemptoriste a aussitôt fait connaître aux autorités son refus de cette décision et sa volonté de récupérer l'ensemble du monastère. N'ayant pas de réponse de l'administration, les religieux ont installé sur la façade du monastère un panneau lumineux où l'on pouvait lire, en lettres fluorescentes : « Nous prions les détenteurs du pouvoir à Hanoi de nous restituer le couvent qu'ils ont emprunté pour en faire l'hôpital de Dong Da. Le terrain de l'étang de Ba Giang doit être rendu à la paroisse ».
Cette revendication publique allait faire grand bruit. Dans l'après-midi du 26 octobre, un groupe de cadres appartenant au service culturel et à la sécurité se présentait au monastère où les religieux, qui suivaient leur retraite mensuelle, ne purent les recevoir. Ils laissèrent sur place un procès-verbal où les rédemptoristes étaient accusés d'avoir commis une infraction administrative en violation de la législation régissant la publicité. Après une réponse du supérieur du monastère affirmant que le panneau lumineux n'avait rien à voir avec la publicité, les autorités changèrent d'avis et accusèrent les religieux d'avoir violé la sécurité et l'ordre public.
Dans un tel contexte, le raid des hommes de main de la police sur la paroisse de Thai Ha le 3 novembre dernier, a semblé lourd de menaces. Au nom de sa communauté religieuse, le P. Joseph Nguyên Van Phuong, en a fait le récit dans une lettre adressée à l'archevêque de Hanoi et à son supérieur provincial. Il y estime à environ cent personnes le nombre des agresseurs dont il avoue ignorer totalement l'identité. Munis de porte-voix, ils ont injurié prêtres et fidèles, n'hésitant pas à les malmener, les prendre au collet, et à proférer contre eux des menaces de mort. Aucun d'entre eux ne s'est présenté comme le responsable ou l'animateur du groupe. Cependant, les religieux ont remarqué qu'ils étaient organisés et avaient préparé leur intervention soigneusement. Bon nombre d’entre eux étaient munis de caméras et d’appareils de photo professionnels. Ils ne se sont dispersés qu'à l'arrivée d’une foule de fidèles de la paroisse et des environs, alertés par la cloche de l’église.
(1) Voir la dépêche EDA du 7 novembre 2011
(2) Voir le blog «Nguoi buôn Gio » (le colporteur de vents) http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/433
(3) On trouvera le récit de l'expulsion dans EDA 514
(4) Voir le récit du début de l’affaire dans la dépêche EDA du 25 octobre 2011
(Source: Eglises d'Asie, 9 novembre 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam
Trầm Thiên Thu
07:10 09/11/2011
HUẾ - Các sinh viên Công giáo đã có chuyến tảo mộ thai nhi ngày 6-11-2011 tại một nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam tại Huế, rộng 5.000 m2 với hàng ngàn ngôi mộ.
Khoảng 250 sinh viên Công giáo từ các trường đại học và cao đẳng ở TP Huế đã đi xe đạp xa 15 km tới nghĩa trang thai nhi Ngọc Hồ tại quận Hương Trà để nâng cao nhận thức về việc bảo vệ sự sống.
Họ nhổ cỏ, thắp nhang và trồng hoa cho hàng ngàn ngôi mộ. Họ cũng tham dự một thánh lễ đặc biệt để cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi.
Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Trần Sỹ Chung, một trong những người tổ chức, nói: “Đi viếng nghĩa trang nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên suy niệm về sự chết và nâng cao nhận thức về sự tôn trọng và bảo vệ sự sống”.
Tu sĩ Chung nói rằng nó nhắc nhớ các sinh viên phải cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi, vì thai nhi cũng là con người.
Sinh viên Matta Trần Thị Phương, 20 tuổi, ở Hà Tĩnh, nói rằng có các ngôi mộ chôn 30-40 thai nhi, một số mộ có đến cả trăm thai nhi.
Chị Phương nói: “Nhiều người trẻ đã quan hệ tình dục trước hôn nhân và buộc phải phá thai. Các ngôi mộ này nhắc tôi tôn trọng sự sống và tránh phá thai, vì đó là tội chống lại con người”.
Người coi sóc nghĩa trang này nói rằng đây là nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam, được người Công giáo địa phương thành lập năm 1992. Tại đây có 43.000 tử nhi được đưa về từ các bệnh viện của nhà nước. Các tình nguyện viên Công giáo thu gom mỗi ngày từ 10-20 thai nhi đưa về chôn cất ở đây.
(Nguồn: UCANews 8-11-2011)
Họ nhổ cỏ, thắp nhang và trồng hoa cho hàng ngàn ngôi mộ. Họ cũng tham dự một thánh lễ đặc biệt để cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi.
Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Trần Sỹ Chung, một trong những người tổ chức, nói: “Đi viếng nghĩa trang nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên suy niệm về sự chết và nâng cao nhận thức về sự tôn trọng và bảo vệ sự sống”.
Tu sĩ Chung nói rằng nó nhắc nhớ các sinh viên phải cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi, vì thai nhi cũng là con người.
Sinh viên Matta Trần Thị Phương, 20 tuổi, ở Hà Tĩnh, nói rằng có các ngôi mộ chôn 30-40 thai nhi, một số mộ có đến cả trăm thai nhi.
Chị Phương nói: “Nhiều người trẻ đã quan hệ tình dục trước hôn nhân và buộc phải phá thai. Các ngôi mộ này nhắc tôi tôn trọng sự sống và tránh phá thai, vì đó là tội chống lại con người”.
Người coi sóc nghĩa trang này nói rằng đây là nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam, được người Công giáo địa phương thành lập năm 1992. Tại đây có 43.000 tử nhi được đưa về từ các bệnh viện của nhà nước. Các tình nguyện viên Công giáo thu gom mỗi ngày từ 10-20 thai nhi đưa về chôn cất ở đây.
(Nguồn: UCANews 8-11-2011)
Giáo xứ Nghi Lộc hiệp thông cùng Giáo Xứ Thái Hà
Thiên Ân
09:51 09/11/2011
Giáo xứ Nghi Lộc – Giáo Phận Vinh hiệp dâng lời cầu nguyện cùng Giáo Xứ Thái Hà trong tình yêu thương huynh đệ.
Được tin SOS của người anh em Giáo xứ Thái Hà: vào lúc 14h45 ngày 03 tháng 11 năm 2011, có một toán người khoảng 100 người dân ùa vào sân nhà thờ Giáo xứ Thái Hà chửi bới, nhục mạ gây hấn các Linh mục, tu sĩ. Đây là một tin chấn động đối với Giáo hội Việt Nam và nhất là đối với Giáo xứ Nghi Lộc vốn yêu chuộng Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình. Giữa Thanh Thiên bạch nhật mà giám vào nơi linh thiêng để chửi bới, nhục mạ hàng Giáo phẩm – Những người có chức trách Tôn giáo. Người Giáo dân Giáo xứ Nghi Lôc hiểu rằng: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hơn nữa, với niềm xác tín của những người Công giáo: “tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đồng thời cũng là những chi thể trong một thân thể mầu nhiệm, Chúa Kitô là đầu. Hội Thánh là thân thể, trong thân thể đó cũng có những chi thể. Khi một chi thể bị đau, lập tức cả thân thể đều bị đau và khó chịu”.
Xem hình
Với ý nghĩa đó, Giáo xứ Thái Hà cũng là anh em của Giáo xứ Nghi Lộc, là tay trái, tay phải của Giáo xứ Nghi Lộc, nên đứng trước những khó khăn và bị bách hại của người anh em, Giáo xứ Nghi Lộc không thể đứng ngoài, ung dung tự tại và xem như không phải việc của mình được.
Chính vì thế, tối ngày 08 tháng 11 năm 2011, hàng hàng lớp lớp người từ già trẻ, gái trai trong giáo xứ Nghi Lộc đã sốt sắng cầm những cây nến cháy sáng trên tay, biểu trưng cho ánh sáng chân lý, để cầu nguyện cho người anh em Giáo xứ Thái Hà sớm thoái khỏi vòng vây của thế lực tội ác. Nguyện cầu cho nền Công Lý – Hòa Bình sớm được hiển trị trên Thế giới và trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Những lời nguyện xin của những con chiên Giáo xứ Nghi Lộc thật sốt sắng và linh thiêng biết bao. Những lời nguyện cầu ấy càng thấm đượm và chan chứa tình người hơn nữa khi họ đứng bên cạnh phần mộ của các bậc tiền nhân; những người con Nghi Lộc đã ngã xuống vì bảo vệ đức tin Chúa, thời Trịnh Nguyễn có, thời cộng sản này cũng có. Với nghĩa cử và hành động đứng bên phần mộ những người đã hy sinh vì đức tin Chúa, người giáo dân giáo xứ Nghi Lộc chúng tôi muốn nhắn nhủ tới người anh em Giáo xứ Thái Hà rằng:“Những hạt giống Tin Mừng đơm hoa và kết trái được trên những mảnh đất đầy gai và khô cằn sỏi đá ấy là nhờ máu đào của các vị chứng nhân giám yêu, giám chết, dám dấn thân cho Chân lý là Đức Kitô. Bên cạnh đó, các bạn không hề cô đơn, chúng ta là anh em. Giáo xứ Nghi Lộc nguyện sát vai kề cánh với các bạn và luôn ủng hộ các bạn”
Xin Nguyện chúc cho anh em Giáo xứ Thái Hà được đầy ơn thánh của Thiên Chúa để sớm thoát khỏi cảnh gian truân và đầy khó khăn này.
Thiên Ân
Được tin SOS của người anh em Giáo xứ Thái Hà: vào lúc 14h45 ngày 03 tháng 11 năm 2011, có một toán người khoảng 100 người dân ùa vào sân nhà thờ Giáo xứ Thái Hà chửi bới, nhục mạ gây hấn các Linh mục, tu sĩ. Đây là một tin chấn động đối với Giáo hội Việt Nam và nhất là đối với Giáo xứ Nghi Lộc vốn yêu chuộng Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình. Giữa Thanh Thiên bạch nhật mà giám vào nơi linh thiêng để chửi bới, nhục mạ hàng Giáo phẩm – Những người có chức trách Tôn giáo. Người Giáo dân Giáo xứ Nghi Lôc hiểu rằng: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hơn nữa, với niềm xác tín của những người Công giáo: “tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đồng thời cũng là những chi thể trong một thân thể mầu nhiệm, Chúa Kitô là đầu. Hội Thánh là thân thể, trong thân thể đó cũng có những chi thể. Khi một chi thể bị đau, lập tức cả thân thể đều bị đau và khó chịu”.
Xem hình
Với ý nghĩa đó, Giáo xứ Thái Hà cũng là anh em của Giáo xứ Nghi Lộc, là tay trái, tay phải của Giáo xứ Nghi Lộc, nên đứng trước những khó khăn và bị bách hại của người anh em, Giáo xứ Nghi Lộc không thể đứng ngoài, ung dung tự tại và xem như không phải việc của mình được.
Chính vì thế, tối ngày 08 tháng 11 năm 2011, hàng hàng lớp lớp người từ già trẻ, gái trai trong giáo xứ Nghi Lộc đã sốt sắng cầm những cây nến cháy sáng trên tay, biểu trưng cho ánh sáng chân lý, để cầu nguyện cho người anh em Giáo xứ Thái Hà sớm thoái khỏi vòng vây của thế lực tội ác. Nguyện cầu cho nền Công Lý – Hòa Bình sớm được hiển trị trên Thế giới và trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Những lời nguyện xin của những con chiên Giáo xứ Nghi Lộc thật sốt sắng và linh thiêng biết bao. Những lời nguyện cầu ấy càng thấm đượm và chan chứa tình người hơn nữa khi họ đứng bên cạnh phần mộ của các bậc tiền nhân; những người con Nghi Lộc đã ngã xuống vì bảo vệ đức tin Chúa, thời Trịnh Nguyễn có, thời cộng sản này cũng có. Với nghĩa cử và hành động đứng bên phần mộ những người đã hy sinh vì đức tin Chúa, người giáo dân giáo xứ Nghi Lộc chúng tôi muốn nhắn nhủ tới người anh em Giáo xứ Thái Hà rằng:“Những hạt giống Tin Mừng đơm hoa và kết trái được trên những mảnh đất đầy gai và khô cằn sỏi đá ấy là nhờ máu đào của các vị chứng nhân giám yêu, giám chết, dám dấn thân cho Chân lý là Đức Kitô. Bên cạnh đó, các bạn không hề cô đơn, chúng ta là anh em. Giáo xứ Nghi Lộc nguyện sát vai kề cánh với các bạn và luôn ủng hộ các bạn”
Xin Nguyện chúc cho anh em Giáo xứ Thái Hà được đầy ơn thánh của Thiên Chúa để sớm thoát khỏi cảnh gian truân và đầy khó khăn này.
Thiên Ân
Giới trẻ ba giáo xứ Bạch Liên - Quảng Nạp - Hải Nạp cầu nguyện Taizé
GX Bạch Liên
10:02 09/11/2011
Giới trẻ ba giáo xứ Bạch Liên - Quảng Nạp - Hải Nạp cầu nguyện Taizé
Chúa nhật tuần thứ hai đầu tháng là ngày giới trẻ ba giáo xứ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp gặp gỡ nhau tại khuôn viên giới trẻ nhà thờ xứ Bạch Liên để cầu nguyện Taize theo chủ đề của lịch phụng vụ.
Xem hình
Đến hẹn lại về, như thường lệ tối nay Chúa nhật XXXII thường niên đầu tháng 11, các bạn trẻ của ba giáo xứ lại tề tựu về tham dự buổi cầu nguyện Taize với chủ đề “cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục”. Hiện diện trong buổi cầu nguyện hôm nay có trên 300 bạn trẻ của ba giáo xứ và đông đảo bà con giáo dân tham dự. Bàn thờ được dựng lên trước cây thánh giá đại phúc của giáo xứ, ngoài Sách Thánh, đèn nến lung linh, trong lần này còn có bức ảnh Chúa Phục sinh và một chiếc quan tài mô hình được các bạn trẻ dàn dựng, với mục đích nhắc nhở cho mọi người về một cõi đi về.
Thật vậy, cho dù ai cũng phải chết, nhưng với người tín hữu sự chết hay viễn ảnh cánh chung không phải là sự kiện con người bị xô vào cõi hư không tuyệt vọng, nhưng là một cuộc tái sinh mới trong Nước Hằng Sống. Do đó đối với người Ki tô hữu, sự chết là một cuộc vượt qua từ đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong thời gian, đến đời sống của của Ba Ngôi Thiên Chúa trong niềm vui vĩnh cửu. Trên trần gian này, người Ki tô hữu đang hành trình trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, theo dấu chân Đức Giê-su, mắt hướng nhìn về Chúa Cha, Đấng đang chờ đợi tất cả con cái mình trong bữa tiệc cánh chung.
Với những ý nghĩa trên các bạn trẻ và toàn thể cộng đoàn đã sốt sáng tham dự buổi cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn nơi luyên ngục. Buổi cầu nguyện được kết thúc với bài hát “Từ Vực Sâu” và phép lành của cha chủ sự.
Chúa nhật tuần thứ hai đầu tháng là ngày giới trẻ ba giáo xứ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp gặp gỡ nhau tại khuôn viên giới trẻ nhà thờ xứ Bạch Liên để cầu nguyện Taize theo chủ đề của lịch phụng vụ.
Xem hình
Đến hẹn lại về, như thường lệ tối nay Chúa nhật XXXII thường niên đầu tháng 11, các bạn trẻ của ba giáo xứ lại tề tựu về tham dự buổi cầu nguyện Taize với chủ đề “cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục”. Hiện diện trong buổi cầu nguyện hôm nay có trên 300 bạn trẻ của ba giáo xứ và đông đảo bà con giáo dân tham dự. Bàn thờ được dựng lên trước cây thánh giá đại phúc của giáo xứ, ngoài Sách Thánh, đèn nến lung linh, trong lần này còn có bức ảnh Chúa Phục sinh và một chiếc quan tài mô hình được các bạn trẻ dàn dựng, với mục đích nhắc nhở cho mọi người về một cõi đi về.
Thật vậy, cho dù ai cũng phải chết, nhưng với người tín hữu sự chết hay viễn ảnh cánh chung không phải là sự kiện con người bị xô vào cõi hư không tuyệt vọng, nhưng là một cuộc tái sinh mới trong Nước Hằng Sống. Do đó đối với người Ki tô hữu, sự chết là một cuộc vượt qua từ đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong thời gian, đến đời sống của của Ba Ngôi Thiên Chúa trong niềm vui vĩnh cửu. Trên trần gian này, người Ki tô hữu đang hành trình trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, theo dấu chân Đức Giê-su, mắt hướng nhìn về Chúa Cha, Đấng đang chờ đợi tất cả con cái mình trong bữa tiệc cánh chung.
Với những ý nghĩa trên các bạn trẻ và toàn thể cộng đoàn đã sốt sáng tham dự buổi cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn nơi luyên ngục. Buổi cầu nguyện được kết thúc với bài hát “Từ Vực Sâu” và phép lành của cha chủ sự.
GX Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế với công tác làm sạch khuôn viên nhà thờ sau lụt
Maria Thủy Tiên
21:55 09/11/2011
HUẾ - Trong hai ngày 5 và 6/11/2011 tại Huế, mưa lớn kéo dài kết hợp với đập thủy điện Hương Bình, Bình Điền xả nước điều tiết lũ về hạ du khiến mực nước các sông lên cao, gây ngập nặng ở nhiều nơi. Nhiều tuyến đường nội đô thành phố Huế bị ngập sâu khiến giao thông bị chia cắt, nhiều hộ gia đình bị ngập trong nước lũ.
Xem hình ảnh
Ngôi nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế vốn khang trang, bề thế nằm giữa thành phố hằng ngày thu hút bao nhiêu vị khách tham quan du lịch, nay lại bị nước lũ bao quanh toàn bộ khuôn viên.
Từ chiều 07/11/2011 nước lũ bắt đầu dâng mạnh, đến giữa đêm khuya nước đã tràn vào các hộ gia đình, mọi người phải thức để canh mực nước đang lên và dọn dẹp đồ đạc, chồng chất các vật dụng lên cao để tránh nước ngập.
Đến sáng 08/11/2011, trời tạnh ráo hơn, nước bắt dầu rút dần nhưng rất chậm. Kết hợp lúc nước đang xuống dần, mọi người tranh thủ làm công tác vệ sinh, quét dọn lớp bùn non do dòng nước lũ mang về.
Mặc dù đang chăm lo làm vệ sinh, khắc phục những khó khăn sau lũ lụt nhưng bà con giáo dân ở Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế vẫn không quên bổn phận đối với nhà Chúa.
Khoảng hơn 8g00 sáng ngày 09/11/2011, trời quang mây tạnh, sau khi nghe hồi chuông nhà thờ Dòng vang lên, nhiều người nhanh chóng mang theo các vật dụng, người thì mang xẻng, người mang chổi, người mang xô để múc nước.... mỗi người một vật dụng tập trung làm sạch khuôn viên nhà thờ.
Không ai bảo ai, tất cả cùng một lòng “vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa”. Cả Cha, các chú Đệ Tử cùng bà con giáo dân tay cầm chổi, cầm xô, cầm xẻng, xắn quần, vén áo... người múc nước dội, người lấy chổi quét, người đẩy bùn, người xúc rác, người đổ rác...mỗi người một việc, phối hợp với nhau thật nhịp nhàng, vui tươi nên bầu khí lao động thật sống động. Có thể nói đây là một việc làm hằng năm không thể thiếu của người dân trong giáo xứ mỗi lần sau ngập lụt. Sau khi nghe một hồi chuông nhà thờ vang lên báo hiệu thì mọi người lại lao xao rủ nhau đi làm công tác vệ sinh khuôn viên nhà Chúa.
Công việc làm tổng vệ sinh nhà thờ chẳng có gì vất vả hay nặng nhọc nhưng đòi hỏi mỗi người phải hy sinh thời gian công việc riêng của bản thân, của gia đình mình để đến với việc chung của Cộng đoàn giáo xứ. Khi làm việc này cũng không phải để được người khác tán dương, khen thưởng nhưng mang đến cho mỗi người niềm vui tinh thần phục vụ giữa lòng giáo xứ.
Cho nên, khi chứng kiến mọi người tích cực làm việc với một tinh thần hăng say, năng động như vậy, khiến cho tôi cảm nhận trước mắt mình về một tình yêu thương, đoàn kết giữa mọi người trong giáo xứ. Thiết nghĩ, nhà thờ không chỉ là nơi để chúng ta đến cầu nguyện, dâng Thánh Lễ mỗi ngày rồi thôi, nhà thờ còn là một biểu tượng to lớn của đức tin con người, ở đâu có nhà thờ ở đó có người Công giáo. Nhà thờ cũng là nơi nối kết mọi Kitô hữu hiệp nhất với nhau trong cùng một tấm bánh, uống cùng một chén thánh. Vì vậy việc mọi người cùng nhau tập trung làm sạch nhà thờ hôm nay, cũng là một việc làm nhắc nhở mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm và ý thức bảo vệ nhà Chúa, là nhà của chung chứ không phải của riêng một cá nhân nào. Việc làm sạch khuôn viên nhà Chúa đó mới chỉ là làm sạch hình thức bên ngoài, quan trọng hơn cả là làm sạch bên trong tâm hồn mỗi người, nhìn nhận bản thân mình đã thực sự xua tan đi những đám mây mù đen tối, quét sạch những bùn nhơ nhớp trong tâm hồn hay chưa?
Sau hơn một giờ đồng hồ tập trung làm việc, mọi người đã trả lại vẻ mỹ quang cho khuôn viên nhà thờ, người người ra về mà lòng thấy nhẹ nhàng, phấn khởi vì bản thân mình đã đóng góp một sự hy sinh nhỏ bé mà ý nghĩa cho việc làm sạch khuôn viên nhà Chúa, ví như người vừa bước vào tòa giải tội làm sạch tội mình ra về với lòng an bình và vui tươi vậy.
Xem hình ảnh
Ngôi nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế vốn khang trang, bề thế nằm giữa thành phố hằng ngày thu hút bao nhiêu vị khách tham quan du lịch, nay lại bị nước lũ bao quanh toàn bộ khuôn viên.
Từ chiều 07/11/2011 nước lũ bắt đầu dâng mạnh, đến giữa đêm khuya nước đã tràn vào các hộ gia đình, mọi người phải thức để canh mực nước đang lên và dọn dẹp đồ đạc, chồng chất các vật dụng lên cao để tránh nước ngập.
Đến sáng 08/11/2011, trời tạnh ráo hơn, nước bắt dầu rút dần nhưng rất chậm. Kết hợp lúc nước đang xuống dần, mọi người tranh thủ làm công tác vệ sinh, quét dọn lớp bùn non do dòng nước lũ mang về.
Mặc dù đang chăm lo làm vệ sinh, khắc phục những khó khăn sau lũ lụt nhưng bà con giáo dân ở Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế vẫn không quên bổn phận đối với nhà Chúa.
Khoảng hơn 8g00 sáng ngày 09/11/2011, trời quang mây tạnh, sau khi nghe hồi chuông nhà thờ Dòng vang lên, nhiều người nhanh chóng mang theo các vật dụng, người thì mang xẻng, người mang chổi, người mang xô để múc nước.... mỗi người một vật dụng tập trung làm sạch khuôn viên nhà thờ.
Không ai bảo ai, tất cả cùng một lòng “vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa”. Cả Cha, các chú Đệ Tử cùng bà con giáo dân tay cầm chổi, cầm xô, cầm xẻng, xắn quần, vén áo... người múc nước dội, người lấy chổi quét, người đẩy bùn, người xúc rác, người đổ rác...mỗi người một việc, phối hợp với nhau thật nhịp nhàng, vui tươi nên bầu khí lao động thật sống động. Có thể nói đây là một việc làm hằng năm không thể thiếu của người dân trong giáo xứ mỗi lần sau ngập lụt. Sau khi nghe một hồi chuông nhà thờ vang lên báo hiệu thì mọi người lại lao xao rủ nhau đi làm công tác vệ sinh khuôn viên nhà Chúa.
Công việc làm tổng vệ sinh nhà thờ chẳng có gì vất vả hay nặng nhọc nhưng đòi hỏi mỗi người phải hy sinh thời gian công việc riêng của bản thân, của gia đình mình để đến với việc chung của Cộng đoàn giáo xứ. Khi làm việc này cũng không phải để được người khác tán dương, khen thưởng nhưng mang đến cho mỗi người niềm vui tinh thần phục vụ giữa lòng giáo xứ.
Cho nên, khi chứng kiến mọi người tích cực làm việc với một tinh thần hăng say, năng động như vậy, khiến cho tôi cảm nhận trước mắt mình về một tình yêu thương, đoàn kết giữa mọi người trong giáo xứ. Thiết nghĩ, nhà thờ không chỉ là nơi để chúng ta đến cầu nguyện, dâng Thánh Lễ mỗi ngày rồi thôi, nhà thờ còn là một biểu tượng to lớn của đức tin con người, ở đâu có nhà thờ ở đó có người Công giáo. Nhà thờ cũng là nơi nối kết mọi Kitô hữu hiệp nhất với nhau trong cùng một tấm bánh, uống cùng một chén thánh. Vì vậy việc mọi người cùng nhau tập trung làm sạch nhà thờ hôm nay, cũng là một việc làm nhắc nhở mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm và ý thức bảo vệ nhà Chúa, là nhà của chung chứ không phải của riêng một cá nhân nào. Việc làm sạch khuôn viên nhà Chúa đó mới chỉ là làm sạch hình thức bên ngoài, quan trọng hơn cả là làm sạch bên trong tâm hồn mỗi người, nhìn nhận bản thân mình đã thực sự xua tan đi những đám mây mù đen tối, quét sạch những bùn nhơ nhớp trong tâm hồn hay chưa?
Sau hơn một giờ đồng hồ tập trung làm việc, mọi người đã trả lại vẻ mỹ quang cho khuôn viên nhà thờ, người người ra về mà lòng thấy nhẹ nhàng, phấn khởi vì bản thân mình đã đóng góp một sự hy sinh nhỏ bé mà ý nghĩa cho việc làm sạch khuôn viên nhà Chúa, ví như người vừa bước vào tòa giải tội làm sạch tội mình ra về với lòng an bình và vui tươi vậy.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Nàng Cánh Cam - Ladybug
Richard Drysdale
22:41 09/11/2011
CÔ NÀNG CÁNH CAM – A Ladybug
Ảnh của Richard Drysdale
… Con sâu nó sống đơn côi
Còn tôi, tôi sống với người chung quanh.
Con sâu cắn lá trên cành ,
Tôi mang nước tưới cho nhành đâm hoa.
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)
If you should chance to see
A ladybug out walking,
Please say 'Hi!' for me.
For a ladybug is a good bug,
And she helps the garden grow.
She's supposed to bring good luck,
So be sure to say "Hello!"
(Jean Roberts)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Richard Drysdale
… Con sâu nó sống đơn côi
Còn tôi, tôi sống với người chung quanh.
Con sâu cắn lá trên cành ,
Tôi mang nước tưới cho nhành đâm hoa.
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)
If you should chance to see
A ladybug out walking,
Please say 'Hi!' for me.
For a ladybug is a good bug,
And she helps the garden grow.
She's supposed to bring good luck,
So be sure to say "Hello!"
(Jean Roberts)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền