Phụng Vụ - Mục Vụ
Những kẻ bé nhỏ
Lm. Minh Anh
01:11 07/11/2022
NHỮNG KẺ BÉ NHỎ
“Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã!”.
Một tác giả đặt câu hỏi, “Tình yêu là gì? Đó là sự im lặng - khi lời của bạn có thể gây xúc phạm; đó là sự nhẫn nhịn - khi hàng xóm của bạn thô lậu; đó là vờ điếc - khi một vụ bê bối vỡ ra; đó là sự chu đáo - trước tai ương của người khác; đó là sự chóng vánh - khi bác ái giục giã; đó là lòng dũng cảm - khi bất hạnh ập xuống một ai đó! Tắt một lời, đó là một con tim sẵn sàng mở ra trước người khác, bất kể họ là ai; những người kiêu ngạo, ‘những kẻ bé nhỏ!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói đến “một con tim sẵn sàng mở ra trước người khác”. Thế nhưng, thật thú vị, trước khi nói đến một con tim có thể mở ra, Ngài nói đến sự bất lực của nó, khi mà một con tim chỉ đập những nhịp chết. Ngài nói đến gương xấu; nói đến việc làm cho người khác phạm tội; “người khác” ở đây được Ngài gọi chung là ‘những kẻ bé nhỏ’.
Tội lỗi luôn có những tác động tiêu cực! Nó khiến con người xúc phạm Thiên Chúa, tổn hại lương tâm và linh hồn; tội lỗi hình thành thói quen xấu, đánh mất ân sủng và ý chí, tạo khoảng cách và gây khó khăn trong việc cầu nguyện… Thế nhưng, không một hậu quả nào tai hại hơn một khi tội lỗi dẫn ‘những kẻ bé nhỏ’ đến chỗ phạm tội. Tại sao nó nghiêm trọng đến nỗi “thà cột cối đá mà xô xuống biển còn hơn?”. Là Kitô hữu, ơn gọi của tôi là nên giống Chúa Kitô, đem người khác đến với Ngài; đang khi gương xấu lại làm méo mó hình ảnh của Ngài. Tất cả chúng ta đều có ‘những kẻ bé nhỏ’ được giao phó; đó là trẻ em, các thành viên trong gia đình, những người mới bước vào đức tin, những người dễ tổn thương… Nhưng nếu tôi tận tâm dẫn dắt ‘những kẻ bé nhỏ’ này đến với Chúa, tội lỗi và gương xấu sẽ không còn nhiều chỗ.
Vậy phải làm sao? Chúa Giêsu dạy, hãy quở trách và hãy tha thứ; nhưng trên hết, phải có đức tin để đón nhận tha nhân với trái tim thương xót của Thiên Chúa! Chúng ta chiến đấu chống lại tội lỗi ở bất cứ nơi nào nó được tìm thấy; điều này thực sự trở nên khó khăn trong một thế giới mà lòng khoan dung đứng trên đức hạnh! Ngay trong cuộc sống gia đình, bạn muốn mọi thứ trôi qua và không tạo ra xích mích, bất an; nhưng nếu tội lỗi là kẻ thù lớn nhất, bạn vẫn ưu tiên loại bỏ nó. Điều cốt yếu là chúng ta làm mọi việc với trái tim của Chúa Kitô, một trái tim xót thương sẵn sàng tha thứ cho tội nhân, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi. Và như thế, tình yêu của Chúa Kitô vẫn luôn là động lực chủ đạo mà bạn và tôi sẽ dành cho ‘những kẻ bé mọn!’.
Khởi đầu thư Titô hôm nay, Phaolô tự nhận mình là người “có nhiệm vụ đưa những kẻ Thiên Chúa chọn đến đức tin và sự nhận biết chân lý”; Phaolô gọi Titô là “người con tôi thực sự sinh ra trong cùng một đức tin”. Cũng qua thư này, Phaolô hướng dẫn Titô cách chọn những người cộng tác trong sứ vụ đem những ‘những kẻ bé mọn’ về cho Chúa Kitô, những kẻ mà rồi đây, Thánh Vịnh đáp ca tuyên bố, “Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài”.
Anh Chị em,
“Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã!”. Rong ruổi trên những nẻo đường Palestine, Chúa Giêsu không làm cho ai vấp ngã; trái lại, Ngài đã nâng lên những ai Ngài gặp gỡ. Ngài nâng lên ‘những kẻ bé nhỏ’ thuộc mọi tầng lớp! Ngài nâng những ngư phủ ‘bé nhỏ’ miền Galilê lên bậc tông đồ; nâng biệt phái ‘bé nhỏ’ Nathanael lên bậc thánh nhân; nâng quan thuế Matthêu ‘bé nhỏ’ lên thánh sử viết Phúc Âm; nâng Mađalêna ‘bé nhỏ’ lên chứng nhân phục sinh… Và ngày nay, Ngài đang tiếp tục nâng lên bao tâm hồn bé nhỏ khác; trong đó, có bạn và tôi! Phải, mỗi ngày, với Mình Ngài, Lời Ngài, và ân sủng Thánh Thần của Ngài, Ngài nâng chúng ta lên. Phần chúng ta, những người bước theo Chúa Kitô, từ ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, sứ vụ của Ngài là sứ vụ của chúng ta; thử hỏi, chúng ta đã nâng lên được bao nhiêu tâm hồn, hay liệu chúng ta đã khiến cho họ ‘lơ lửng’ khi trở nên cớ vấp phạm cho ‘những kẻ bé nhỏ’ Chúa trao? Liệu Ngài có nhìn chúng ta như hạng đáng “cột cối đá vào cổ mà xô xuống biển còn hơn?”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con loại bỏ tội lỗi khỏi cuộc sống mình. Đừng bao giờ để con trở nên cớ vấp ngã cho bất cứ ai, nhất là ‘những kẻ bé nhỏ’ Chúa trao, dù là cớ vấp ngã nhỏ nhất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 08/11: Thái độ của người có Đức Tin: Tín Thác & Tin Tưởng – Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
01:29 07/11/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng: “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: ‘Mau vào ăn cơm đi’, chứ không bảo: ‘Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!’? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”
Đó là lời Chúa
Ai không làm thì đừng ăn
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:21 07/11/2022
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN
AI KHÔNG LÀM THÌ ĐỪNG ĂN
Ml 3,19-20a; Tv 97; 2 Tx 3,7-12; Lc 21,5-19
Chỉ còn hai tuần nữa chúng ta sẽ kết thúc năm phụng vụ. Khi nói về ngày tận cùng của thế giới, Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta tới bổn phận phải xây dựng cuộc sống hiện tại qua các bài đọc, đặc biệt là trong bài đọc II, thánh Phaolô quả quyết: “Ai không làm thì đừng ăn!”
Có lẽ cộng đoàn Thêxalônica là một trong những cộng đoàn đầu tiên, có những tín hữu đã có những kết luận sai lầm về huấn từ ngày cánh chung của Chúa Giêsu. Họ cho rằng thật là vô ích để cố gắng hết mình, làm lụng vất vả hay làm bất cứ điều gì nếu ngày Chúa xảy đến. Vì thế, họ lơ là bổn phận lao động hằng ngày, và vì sự “ở nhưng” là mẹ đẻ của mọi tật xấu, nên họ ngồi lê đôi mách. Họ chỉ sống cho qua ngày mà không còn dấn thân cho những dự phóng lâu dài, chỉ làm việc tối thiểu để đủ sống thôi.
Thánh Phaolô trả lời cho họ trong bài đọc II: “Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Tx 3,11-12). Ở phần đầu của đoạn này, thánh Phaolô nhắc lại luật mà ngài đã truyền cho các Kitô hữu trong cộng đoàn Thêxalônica: “Ai không làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx 3,10).
Điều này là một sự mới mẻ đối với con người thời đó. Bởi lẽ, nền văn hóa thời đó mà họ thuộc về là văn hóa coi thường việc lao động chân tay. Người ta nhìn những công việc tay chân là những việc làm đê hèn, thấp kém, chỉ dành cho những người nô lệ và những người ít học.
Nhưng Kinh Thánh có một cái nhìn khác. Từ những trang đầu tiên, Kinh Thánh giới thiệu Thiên Chúa làm việc trong sáu ngày và ngày thứ Bảy Người nghỉ ngơi. Trong Kinh Thánh, tất cả những điều này xảy ra trước khi tội lỗi xuất hiện. Chính Chúa Giêsu cũng quả quyết: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17). Trong thời gian sống ẩn giật tại Nadarét, Chúa Giêsu cũng đã chăm chỉ lao động cùng với thánh Giuse và đức Maria.
Vì thế, lao động tự bản chất thuộc một phần bản tính của con người. Mỗi công việc lao động tự nó đều có giá trị. Lao động chân tay cũng giá trị và cao trọng như lao động tri thức và tâm linh.
Trong Thông Điệp Laborem exercens (1981), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bày về giá trị của lao động theo cái nhìn Kitô giáo, được tóm tắt trong ba điểm sau đây:
1- Lao động giúp mỗi người hoàn thiện bản thân
Lao động là một điều tốt của con người, bởi vì nhờ lao động mà con người không chỉ cải tạo thiên nhiên, nhưng còn giúp con người thực hiện ơn gọi của mình xét như là một nhân vị. Theo nghĩa này, con người càng trở nên chính mình, nên hoàn thiện mình nhờ lao động. Khi lao động, ngoài những hiệu quả khách quan và mang lại sản phẩm, còn là một hành vi cá nhân mà toàn thể con người tham dự, cả thể xác lẫn tinh thần. Như thế, lao động không phải là gánh nặng, là hình phạt và sự rủi ro, nhưng là bổn phận, quyền lợi, và là sự chúc lành của Thiên Chúa để chúng ta hoàn thiện chính mình, thi thố tài năng và rèn luyện các nhân đức. Nhờ lao động, con người nên hoàn thiện và ai tích cực lao động sẽ nên thánh nhờ lao động.
2- Lao động là cộng tác với Thiên Chúa
Giá trị thứ hai của lao động là con người được tham dự và cộng tác vào hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng đã giao phó công trình của người cho con người để con người tiếp tục phát triển và sinh lợi cho mọi người. Vì điều này, một người lao động là một người sáng tạo. Ý thức rằng lao động của con người là sự tham gia vào công trình của Thiên Chúa, nên khi lao động con người phải hướng tới những mục đích mà Công Đồng dạy:
“Thật vậy, trong khi mưu sinh cho mình và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có lý để tin rằng nhờ lao công của mình, họ tiếp nối công trình của Đấng Tạo Hóa, phục vụ anh em, đóng góp công lao mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (GS 34).
3- Lao động phục vụ tha nhân
Đức tin Kitô giáo không cho phép cho người tín hữu sao nhãng bổn phận trần thế là xây dựng thế giới xã hội cũng như có thái độ vô tâm đối với tha nhân, nhưng ngược lại, Đức tin đòi buộc chúng ta phải dấn thân để phát triển xã hội và giúp đỡ tha nhân bằng lao động của mình. Bởi vậy, mỗi người được mời gọi phải hướng lao động của mình tới việc phục vụ con người sống trong xã hội. Khi lao động, chúng ta tạo ra nhiều sản phẩm, gia tăng sự giàu có vật chất và phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển văn hóa, nhờ đó, giúp con người phát triển phẩm giá, sống đúng phẩm giá trong đoàn kết, hiệp thông và tôn trọng tự do lẫn nhau.
Tuy nhiên, các bậc thầy tu đức vĩ đại dạy chúng ta rằng phải biết kết hợp giữa lao động với cầu nguyện: “Ora et labora.” Bổn phận mỗi ngày của chúng ta là phải cố gắng hết mình để làm cho lời cầu trong Kinh Lạy Cha được thực hiện: “Xin cho Nước Cha ngự đến.” Mỗi người được mời gọi lao động tích cực, nhưng đồng thời cũng không quên bổn phận cầu nguyện mỗi ngày, như là linh hồn cho công việc chúng ta. Như thế, mỗi lần chúng ta tới nhà thờ dâng lễ, chúng ta dâng lên Thiên Chúa bánh và rượu của chúng ta, đó là hoa màu ruộng đất và lao công con người cũng như những thành quả lao động. Thánh Thể trở thành biểu tượng sự kết hợp giữa lao động và cầu nguyện. Nhờ đó, cuộc sống mỗi người sẽ có ý nghĩa hơn cho mình và cho người khác. Nhờ lao động, chúng ta chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu. Vì thiên đàng chỉ dành cho những ai làm việc tích cực. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:57 07/11/2022
27. Cứ yêu đi rồi sau đó có thể muốn làm gì thì làm.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:58 07/11/2022
44. NỤ CÂY NGÔ ĐỒNG
Tháng ba cây ngô đồng nảy mầm.
Mầm non cuốn thành một đám nhỏ, đứng xa xa mà nhìn thì giống như một bó lá um tùm, lại giống như hoa mai nở trong màu xanh của cây cỏ, cốt cách kiên cường trội hẳn lên, trong mưa to gió lớn, tựa hồ như có hương lạnh kín đáo xông vào mũi.
Suy tư 44:
Nụ hoa cần phải được bảo vệ, bởi vì chỉ cần gió lớn thì nụ hoa sẽ rơi rụng, chỉ cần mưa rơi nặng hạt thì nụ hoa sẽ đứt cuống rụng xuống, chỉ cần một cái gai nhỏ đâm vào thì nụ hoa sẽ bị hư thối…
Nụ hoa chỉ là thứ nay còn mai mất, sớm nở chiều tàn, nhưng cần phải bảo vệ để nở thành những bông hoa tươi đẹp, thì huống chi là con người?
Có những cái cưng chiều con mình của phụ huynh như những cơn mưa nặng hạt làm hại con cái của mình; có những gương mù gương xấu của xã hội như những cái gai nhọn làmcho trẻ em ngày càng hư hỏng, lạc hướng tương lai của mình, và lối sống hưởng thụ ích kỷ như trận cuồngg phong làm “rụng” rất nhiều linh hồn trẻ em.
Nụ hoa ngô đồng không đẹp và không cao quý như tâm hồn trẻ thơ, do đó mà những bậc phụ huynh đều có trách nhiệm và có bổn phận bảo vệ và hướng dẫn con cái mình; cũng như những người được gọi là thầy cô giáo ở ngoài xã hội hay trong giáo hội, cũng đều có bổn phận và trách nhiệm dạy dỗ và làm gương sáng cho trẻ em, để các em trở nên những nụ hoa mạnh khoẻ, đẹp đẽ trong vườn hoa nhà Chúa…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tháng ba cây ngô đồng nảy mầm.
Mầm non cuốn thành một đám nhỏ, đứng xa xa mà nhìn thì giống như một bó lá um tùm, lại giống như hoa mai nở trong màu xanh của cây cỏ, cốt cách kiên cường trội hẳn lên, trong mưa to gió lớn, tựa hồ như có hương lạnh kín đáo xông vào mũi.
Suy tư 44:
Nụ hoa cần phải được bảo vệ, bởi vì chỉ cần gió lớn thì nụ hoa sẽ rơi rụng, chỉ cần mưa rơi nặng hạt thì nụ hoa sẽ đứt cuống rụng xuống, chỉ cần một cái gai nhỏ đâm vào thì nụ hoa sẽ bị hư thối…
Nụ hoa chỉ là thứ nay còn mai mất, sớm nở chiều tàn, nhưng cần phải bảo vệ để nở thành những bông hoa tươi đẹp, thì huống chi là con người?
Có những cái cưng chiều con mình của phụ huynh như những cơn mưa nặng hạt làm hại con cái của mình; có những gương mù gương xấu của xã hội như những cái gai nhọn làmcho trẻ em ngày càng hư hỏng, lạc hướng tương lai của mình, và lối sống hưởng thụ ích kỷ như trận cuồngg phong làm “rụng” rất nhiều linh hồn trẻ em.
Nụ hoa ngô đồng không đẹp và không cao quý như tâm hồn trẻ thơ, do đó mà những bậc phụ huynh đều có trách nhiệm và có bổn phận bảo vệ và hướng dẫn con cái mình; cũng như những người được gọi là thầy cô giáo ở ngoài xã hội hay trong giáo hội, cũng đều có bổn phận và trách nhiệm dạy dỗ và làm gương sáng cho trẻ em, để các em trở nên những nụ hoa mạnh khoẻ, đẹp đẽ trong vườn hoa nhà Chúa…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến ở Cuba cáo buộc chế độ độc tài đánh chìm thuyền chở người di cư
Đặng Tự Do
05:11 07/11/2022
Điều phối viên quốc gia của Phong trào Giải phóng Kitô giáo, gọi tắt là MCL, ở Cuba, Eduardo Cardet Concepción, gọi vụ chìm thuyền chở 23 người di cư, trong đó có một bé gái 2 tuổi là “không thể chấp nhận được”. Ông cáo buộc rằng nó được gây ra bởi các viên chức của chế độ độc tài Cuba.
Một chiếc thuyền từ Miami chạy để đón một nhóm người di cư Cuba đã bị chìm khi nó bị một tàu tuần duyên Cuba tấn công vào ngày 29 tháng 10 ở vùng biển phía bắc thành phố Bahía Honda ở tỉnh Artemisa, Cuba, gây ra cái chết của ít nhất bảy người, trong đó có một bé gái 2 tuổi tên Elizabeth Meizoso.
Phiên bản của chế độ Cuba về những gì đã xảy ra là chiếc thuyền vận chuyển người di cư đã đâm vào thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển Cuba trong quá trình xác định danh tính. Ngoài ra, chế độ cũng cáo buộc những kẻ liên quan đến buôn người và nói rằng lực lượng bảo vệ bờ biển đã giải cứu 23 hành khách, trong đó bao gồm cả việc trục vớt thi thể của những người đã khuất.
Trong một tuyên bố với ACI Prensa, hãng thông tấn nói tiếng Tây Ban Nha của CNA, Cardet chỉ ra rằng lời khai của những người sống sót mâu thuẫn với phiên bản của chế độ độc tài.
“Mọi thứ dường như chỉ ra rằng đó là một vụ va chạm cố ý của lực lượng bảo vệ bờ biển khi họ định vị mình một cách có tính toán với chiếc thuyền đang cố gắng rời đi. Có những lời khai của những người còn sống và thân nhân của những người sống sót mô tả rõ ràng điều đó”, ông chỉ ra.
Diana Meizoso, mẹ của Elizabeth, nói với Radio Martí: “Chúng tôi lên thuyền và khi rời đi tài công giảm tốc độ vì thấy anh ấy bị vây từ mọi phía, và một chiếc thuyền khác đang đến. Khi chúng tôi đi qua bên cạnh họ, nhân viên bảo vệ bờ biển nói, 'Bây giờ tao sẽ chẻ tụi bay ra làm đôi,' và sau đó anh ta đâm chúng tôi và chẻ chiếc thuyền làm đôi. “
Người phụ nữ nói rằng cô ấy bất tỉnh và đó là thời điểm con gái cô ấy mất tích.
Nói chuyện với ACI Prensa, lãnh đạo của MCL lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên một thảm kịch kiểu này xảy ra, trong đó liên quan đến các đặc vụ chính phủ.
Cardet cho biết: “Kỷ lục mà chế độ Cuba có được trong vấn đề này thật khủng khiếp, có một lịch sử rất nghiêm trọng về những vụ việc có cùng mức độ trong những dịp khác,” Cardet nói.
Cardet chỉ ra vụ chìm tàu du lịch XX Aniversario vào tháng 7 năm 1980 ở sông Canímar và vụ chìm tàu kéo ngày 13 tháng 3 vào tháng 7 năm 1994, hai “trong số những sự kiện quan trọng nhất mà chúng ta có thể liên hệ về vấn đề này, mặc dù nhiều điều đã xảy ra cần phải được làm rõ.”
Lãnh đạo phe đối lập nói rằng “chúng tôi than thở” và “chúng tôi coi là không thể chấp nhận được” những cái chết xảy ra ở Bahía Honda.
Ông nói: “Một lần nữa người dân Cuba, những người dân Cuba bình thường, lại phải thua cuộc vì tội lỗi của một chế độ mù quáng, cố chấp và không công nhận những yêu cầu chính đáng của người dân Cuba.
Source:Catholic News Agency
Cuộc biểu tình ủng hộ cuộc sống Công Giáo ở Michigan bị phá hoại trên mạng
Đặng Tự Do
05:12 07/11/2022
Giáo phận Công Giáo Saginaw, Michigan, đang kêu gọi sự chú ý đến các cuộc tấn công mạng đã làm gián đoạn việc ghi danh cho một cuộc biểu tình ủng hộ sự sống sắp tới. Cuộc biểu tình, được tổ chức vào ngày 6 tháng 11, để cầu nguyện cho sự thất bại của Đề xuất 3, là một cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến việc tiếp cận phá thai không hạn chế trong tiểu bang.
Aleteia trước đây đã báo cáo về Đề xuất 3 của Michigan, tương tự như các biện pháp đã phát sinh ở các bang khác. Những người chỉ trích Đề xuất 3 cho rằng từ ngữ quá mơ hồ và để ngỏ khả năng phá thai cho đến khi sinh.
Theo giáo phận, các nhà tổ chức không mong đợi một cuộc tấn công mạng nhằm vào cuộc biểu tình ôn hòa của họ. Tuy nhiên, ngay sau khi mở ghi danh cho sự kiện, họ bắt đầu nhận thấy rằng nhiều người ghi danh đang làm như vậy từ các địa chỉ ngoài tiểu bang. Nguồn gốc phổ biến nhất cho những ghi danh không có thật này là Portland, Boston, Chicago và New York.
Lori Becker, điều phối viên của Diocesan Outreach cho Giáo phận Saginaw, giải thích rằng họ chỉ mở ghi danh ngay từ đầu để họ có thể biết được sẽ có bao nhiêu người ở đó. Cô ấy nói với giáo phận:
“Một vài ngày trước, chúng tôi nhận ra rằng nhiều ghi danh của chúng tôi là giả mạo và đến từ bên ngoài Michigan. Điều này khiến sự kiện của chúng tôi 'cháy vé' trên mạng, khiến những người quan tâm chân thành khó ghi danh. “
Phải mất một lúc, họ mới nhận thấy rằng ghi danh của họ đang bị bao vây, vì nhiều ghi danh giả đến từ các địa chỉ trá hình. Một số thậm chí được tạo ra để trông như thể họ đến từ các tổ chức ủng hộ sự sống, nhưng những người khác có thể được theo dõi trở lại các lĩnh vực liên quan đến các phòng khám phá thai.
Đức Cha Robert Gruss của Giáo phận Saginaw đã lưu ý sự can thiệp từ các tác nhân bên ngoài tiểu bang có thể ảnh hưởng đến hiến pháp tiểu bang Michigan. Ông chỉ vào một báo cáo của Detroit News nêu bật những khoản tiền lớn đến từ bên ngoài tiểu bang đã hỗ trợ việc thông qua Đề xuất 3:
“Chỉ mới tuần trước, The Detroit News đã báo cáo rằng hơn 20 triệu đô la tài trợ cho Đề xuất 3 đến từ sáu người hay các tổ chức ở New York, California và Washington, DC”
Bất chấp các cuộc tấn công mạng, Giáo phận Saginaw đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục cuộc biểu tình “Fight Like Heaven” vào ngày 6 tháng 11.
Source:Aleteia
Đức Tổng Giám Mục Úc Costelloe nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô Giáo Hội ở Úc vẫn sống động
Đặng Tự Do
05:12 07/11/2022
Trong cuộc tiếp kiến riêng đầu tiên, chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, đã nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “Giáo Hội ở Úc vẫn sống động!”
Đức Tổng Giám Mục đã tiết lộ điều này trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ American của dòng Tên, được thực hiện qua Zoom từ tư dinh của ngài ở Perth, Tây Úc, và sẽ được xuất bản thành hai phần. Trong Phần I, Đức Tổng Giám Mục nói về cuộc tiếp kiến của ngài với Đức Giáo Hoàng và cũng như những điều rút ra từ Hội đồng Toàn thể của Úc, nơi ngài chủ tọa, và hiện nay nhiều người xem như một mô hình cho Thượng hội đồng toàn cầu. Ngài cũng chia sẻ những suy tư của mình về cuộc họp Frascati mà ngài đã tham gia, cuộc họp gần đây đã công bố báo cáo để chuẩn bị cho các cuộc họp lục địa của giai đoạn hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Đức Tổng Giám Mục dòng Salêdiêng, 68 tuổi, đã được Đức Giáo Hoàng tiếp đón trong một buổi tiếp kiến riêng trong thư viện của Đức Giáo Hoàng ở điện Tông tòa của Vatican vào ngày 6 tháng 10.
Nhắc lại buổi tiếp kiến, ngài nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô rất tốt với tôi. Ngài đánh giá tôi là một người đàn ông rất hiền lành. Khi bạn đang nói chuyện với ngài, ngài chú ý lắng nghe bạn.”
“Đức Giáo Hoàng có lẽ đã lắng nghe nhiều hơn là nói. Ngài hỏi tôi về Hội đồng Toàn thể và về đời sống của Hội thánh ở Úc. Chúng tôi chủ yếu nói về hội đồng đó và Thượng hội đồng về tính đồng nghị,” vị tổng giám mục nói.
Khi tôi hỏi liệu Đức Phanxicô có lo lắng về tình hình của Giáo Hội ở Úc không khi tất cả những gì đã xảy ra ở đó trong những năm gần đây, bao gồm khoảng 60 thành viên của Hội đồng Toàn thể tổ chức một cuộc phản đối trong quá trình tranh luận, ngài trả lời:
Tôi sẽ không nói rằng ngài âu lo với tình hình Giáo Hội ở Úc, nhưng ngài muốn biết. Tôi đã nói về thực tế rằng chúng tôi đã trải qua một số thời điểm khó khăn nhưng điều đó — và tôi rất tin vào điều này — bầu không khí cầu nguyện mà chúng tôi tạo ra, một bầu không khí tạo ra cảm giác tôn trọng thực sự cho nhau, cho phép chúng tôi vượt qua tất cả những khó khăn đó…. Tôi nói rằng vào cuối cuộc họp hội đồng, tôi đã có một cảm giác tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, và tôi đã kết thúc bằng cách nói bằng tiếng Ý, “La Chiesa in Australia é viva!” Giáo Hội còn sống. Và Đức Giáo Hoàng nói, “Tôi rất vui khi nghe Đức Cha nói điều đó, tôi thích từ 'viva.”“
Đức Tổng Giám Mục nói tiếp:
Tôi không một phút giả vờ rằng chúng tôi không có vấn đề và thách thức, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại ở Úc. Và tôi bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình của ngài, cảm giác hài lòng của ngài khi nghe, ít nhất là đánh giá của tôi, rằng bất chấp những thách thức mà chúng tôi phải đối mặt, chúng tôi là một Hội thánh sống động và sôi động. Tôi nghĩ rằng ngài rất hài lòng vì Hội đồng Toàn thể đã diễn ra tốt đẹp.”
Đức Tổng Giám Mục kết luận, “Tôi đã ra đi với cảm giác rất biết ơn. Tôi ra đi với cảm giác như thể tôi đã gặp một người thực sự quan tâm đến tôi và không chỉ quan tâm đến tôi, mà còn quan tâm đến những điều tôi đang nói với ngài”.
Source:America Magazine
Lửa luyện ngục đốt những gì?
Đặng Tự Do
16:59 07/11/2022
Trong tháng Các Đẳng Linh Hồn, khi suy niệm về sự chết, bài báo sau có thể giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm. Philip Kosloski của tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “What does the ‘fire’ of purgatory burn?”
Luyện ngục thường được hình dung như một ngọn lửa thanh tẩy, nhưng chính xác thì nó đốt những gì?
Giáo Hội Công Giáo kiên quyết ủng hộ sự tồn tại của luyện ngục, như một giai đoạn chuẩn bị cho thế giới bên kia dẫn một linh hồn vào Thiên đàng.
Người ta biết rất ít về điều gì sẽ xảy ra khi một linh hồn đến luyện ngục, nhưng nhiều vị thánh và nhà thần học đã mô tả nó như một “ngọn lửa thanh tẩy”. Ngay cả Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo cũng đề cập đến luyện ngục với loại hình ảnh này.
Sách giáo lý Công Giáo điều 1031 viết:
Hội Thánh gọi sự thanh luyện cuối cùng này của những người được chọn là Luyện ngục, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt. Hội Thánh công bố đạo lý đức tin liên quan đến luyện ngục, chủ yếu trong các Công đồng Florentinô và Triđenti-ô. Truyền thống của Hội Thánh, dựa trên một số bản văn của Thánh Kinh, nói đến lửa thanh luyện:
“Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện, theo điều Đấng là Chân lý đã nói rằng nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần, người đó sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12:32). Trong lời đó, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, còn một số tội có thể được tha ở đời sau.”
Tuy nhiên, hình ảnh ngọn lửa có thể khiến người ta tưởng như có những linh hồn đang cháy trong lửa, tương tự như những linh hồn ở Địa ngục đang cháy mãi mãi.
Origen, một nhà thần học của Giáo hội thời sơ khai, cung cấp một cái nhìn rõ ràng về ngọn lửa này và chính xác ngọn lửa “đốt cháy” những gì.
Nếu một người rời bỏ cuộc sống này với những lỗi lầm nhẹ hơn, anh ta sẽ bị kết án phóng hỏa đốt cháy những vật liệu nhẹ mắc míu vào linh hồn... 'Bạn không thể vào thiên đàng với củi, cỏ khô và gốc rạ của bạn và do đó làm ô uế vương quốc của Thiên Chúa... ngọn lửa này không tiêu thụ sinh vật, nhưng những gì sinh vật đã tự tạo ra, gỗ, cỏ khô và gốc rạ. Rõ ràng là ngọn lửa phá hủy gỗ của những vi phạm của chúng ta và sau đó trả lại cho chúng ta phần thưởng là những công việc vĩ đại của chúng ta.
Hình ảnh này có thể giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không gửi chúng ta đến hình phạt bằng lửa để tra tấn chúng ta trước khi vào Thiên đàng, nhưng thay vào đó chúng ta đi qua ngọn lửa thanh tẩy, đốt sạch mọi tội lỗi nhỏ hơn mà chúng ta đang mắc phải khi chết.
Trên hết, ngọn lửa luyện ngục không phải là một phần của sự tra tấn ghê rợn, mà là một cách để chuẩn bị tâm hồn chúng ta đón nhận những niềm vui trên Thiên đàng một cách trọn vẹn hơn.
Source:Aleteia
Tuyên bố của ĐTGM Borys Gudziak: ĐGH thừa nhận rằng không phải NATO gây ra cuộc chiến này
Đặng Tự Do
17:01 07/11/2022
Vatican không bao giờ làm việc theo tinh thần của các tuyên bố chính trị. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II cũng không nhắc đến tên của quốc gia xâm lược khi có chiến tranh ở Nam Tư.
Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph.
“Ngoài việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện cho Ukraine hàng trăm lần, ngài còn có những bài phát biểu long trọng với thế giới hai lần một tuần - vào thứ Tư và Chúa Nhật. Hầu như mọi lúc, kể cả cho đến tháng Hai, ngài đều nói về Ukraine và lên án mọi hành động tàn ác. Trong nhiều tháng, nước Nga không được nêu tên, nhưng vào ngày 27 tháng 8, khi Tòa thánh Vatican đưa ra một tuyên bố đanh thép, nước Nga cuối cùng đã được nêu tên. Trước sự chứng kiến của hai giáo dân, Denys Kolyada và Myroslav Marynovych, ngài nói rõ ràng rằng người không biết tự vệ thì có thể coi là tự tử. Và những người tự vệ cũng bảo vệ những người vô tội,” Đức Tổng Giám Mục Borys nói.
Tuy nhiên, theo ngài, một số điều mơ hồ trước đây, tất nhiên vẫn còn trong ký ức.
“Việc trả tự do cho các tù nhân chiến tranh của chúng tôi, bao gồm cả các chỉ huy Azov, đã diễn ra với sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức trong đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tham gia, và có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ, và Đức Giáo Hoàng, thông qua Erdogan, đã thúc đẩy quá trình này. Điều này đã được thực hiện theo yêu cầu của các nhà chức trách Ukraine. Budanov cũng có mặt ở đó. Denys Kolyada xin Đức Giáo Hoàng cho anh ta tiếp kiến. Đó là một cuộc họp rất nhiều thông tin và kéo dài diễn ra vào tháng Tám,” Đức Cha Borys nói.
Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh rằng Vatican không làm việc theo tinh thần của các tuyên bố chính trị. Ngài cố gắng để có cơ hội làm trung gian cho đến giây phút cuối cùng. Có một thời, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tránh nêu tên quốc gia xâm lược khi có chiến tranh ở Nam Tư.
“Bất kỳ sự mập mờ nào trong tình huống này đều khiến chúng tôi rất đau lòng. Và tôi đã có cơ hội để nói điều này với Đức Giáo Hoàng vào ngày 26 tháng 8. Chúng tôi đã nói chuyện trong một tiếng rưỡi. Tôi giải thích rằng đây là một bệnh lý của văn hóa Nga, nó nguy hiểm như thế nào và người Ukraine nói rằng họ sẽ không làm nô lệ. Người Mỹ gốc Phi sẽ không phải là nô lệ ở Hoa Kỳ, Mỹ sẽ không là thuộc địa của Anh, Algeria không phải là nô lệ của Pháp, và Ukraine không phải là nô lệ của Nga. Đó là những gì tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng. Và NATO không phải là nguyên nhân của cuộc chiến này.”
Ngược lại, nếu Ukraine gia nhập NATO từ năm 2008, như Tổng thống Bush khi đó đề nghị nhưng Pháp và Đức đã ngăn cản điều này, thì cuộc chiến này đã không xảy ra. Đức Giáo Hoàng gật đầu, và ngài thừa nhận điều đó. Quá trình liên lạc vẫn tiếp tục, và Đức Giáo Hoàng rõ ràng là vô cùng kinh hoàng trước hành động của Nga. Ngài nói với Thượng phụ Kirill trong một cuộc trò chuyện trực tiếp rằng Thượng Phụ Kirill không nên là cậu bé giúp lễ của Putin, của chính quyền. Vì vậy, Đức Thượng Phụ đã không gặp ngài ở Kazakhstan. Đức Giáo Hoàng đã thể hiện quan điểm một cách rõ ràng và theo cách mà các Giáo hoàng đã không thể hiện mình trước đây”, Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak nhấn mạnh.
Source:RISU
Gia đình các tù nhân tổ chức cuộc biểu tình nhỏ ở Bahrain trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:01 07/11/2022
Thân nhân của các tử tù và tù nhân chung thân ở Bahrain đã tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ dọc theo tuyến đường đoàn xe của Đức Thánh Cha Phanxicô đi qua vào hôm thứ Bảy để kêu gọi tự do cho các tù nhân chính trị ở quốc gia Ả Rập vùng Vịnh.
Không rõ giáo hoàng có nhìn thấy những tấm biểu ngữ khi đoàn xe của ngài di chuyển từ nơi ở của ngài đến một trường học ở Isa Town, nơi ngài đã nói chuyện với học sinh và giáo viên hay không.
Một đoạn video về cuộc biểu tình, bao gồm một số phụ nữ và trẻ em, đã được đăng trực tuyến bởi Viện Quyền và Dân chủ Bahrain, gọi tắt là BIRD, có trụ sở tại London và bởi nhóm đối lập al-Wefaq đã bị giải thể của Bahrain.
Một trong những tấm biển có nội dung “Khoan dung, Chung sống là một thực tiễn không chỉ là khẩu hiệu. # Trả tự do cho Hassan Mushaima # Trả tự do cho Tù nhân Chính trị # Hãy kết thúc xung đột tôn giáo”.
Hassan Mushaima, một nhà lãnh đạo đối lập, đã bị tuyên án chung thân vào năm 2011 vì các cuộc biểu tình chống chính phủ, chủ yếu do cộng đồng Hồi giáo người Shiite /si-ai/ lãnh đạo. Chế độ quân chủ theo Hồi Giáo Sunni đã đàn áp thẳng tay.
Trên video, có thể nghe thấy một cảnh sát nói với những người biểu tình, trong đó có một cậu bé: “Nếu bạn làm ơn, nếu bạn có nhu cầu, nếu bạn có bất cứ điều gì, đừng làm theo cách này”.
Phát ngôn nhân của chính phủ, trả lời yêu cầu bình luận, nói rằng một nhóm chín người đã được yêu cầu giải tán bởi cảnh sát mặc sắc phục và “đã tuân theo yêu cầu”.
“Không có hành động nào khác được thực hiện về vấn đề này,” phát ngôn nhân cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng “không có vụ bắt giữ nào liên quan đến chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng”.
Trước đó, BIRD cho biết trong một tuyên bố rằng những người biểu tình đã được đưa khỏi địa điểm bằng xe cảnh sát và sau đó được thả.
Trước khi Đức Giáo Hoàng đến Bahrain vào thứ Năm, gia đình của các tử tù đã yêu cầu ngài lên tiếng chống lại hình phạt tử hình và bảo vệ các tù nhân chính trị trong chuyến đi.
Ngài đã làm như vậy trong bài phát biểu đầu tiên của mình vào thứ Sáu trước các nhà chức trách chính phủ và ngoại giao đoàn.
Bahrain là quốc gia vùng Vịnh duy nhất chứng kiến biến động lớn “Cuộc nổi dậy Ả Rập”. Nó đã giam giữ hàng nghìn người - một số trong các phiên tòa xét xử hàng loạt - kể từ cuộc nổi dậy.
Vương quốc này bác bỏ những lời chỉ trích từ Liên Hiệp Quốc và các nước khác về việc tiến hành các xét xử và điều kiện giam giữ, nói rằng họ truy tố theo luật pháp quốc tế.
Năm ngoái, Bahrain trả tự do có điều kiện cho hàng chục tù nhân theo các quy định mới cho phép giám sát điện tử và giam giữ tại nhà. Con trai của Mushaima sau đó nói rằng cha anh đã từ chối đề nghị trả tự do có điều kiện.
Source:Reuters
Cuộc họp báo của Đức Giáo Hoàng trên chuyến bay từ Bahrain trở về Rôma
Vu Van An
18:27 07/11/2022
Theo tin Tòa Thánh, ngày 6 tháng 11, trên chuyến bay từ Bahrain trở về Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành cho các nhà báo tháp tùng ngài một cuộc phỏng vấn hào hứng.
Trong cuộc họp báo này, ngài trả lời hết sức đầy đủ, không quên đưa ra nhiều chi tiết cá nhân. Nhưng nổi bật vẫn là khát vọng hòa bình. Ngài khuyên các nhà báo trở thành những người chủ hòa. Ngài đề cập tới Ukraine và nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Ngài nói về tình bạn của mình với Đại Imam của Al Azhar, về tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền lợi và sự bình đẳng cho phụ nữ, về các vấn đề di cư và chống lạm dụng trẻ em. Đối với những người Công Giáo Đức, ngài nói: "Nước Đức đã có một Giáo Hội Tin lành tuyệt vời, tôi không muốn nhìn thấy một Giáo Hội Tin lành khác".
Sau đây là nguyên văn cuộc họp báo, do Bộ Truyền thông của Tòa Thánh thực hiện và phổ biến.
Fatima Al Najem Hãng thông tấn Bahrain: Tôi muốn nói với ngài một điều trước khi ngỏ câu hỏi của tôi với ngài. Ngài có một vị trí rất đặc biệt trong trái tim tôi, không những vì ngài đã đến thăm đất nước của tôi mà vì ngài được bầu làm Giáo hoàng vào ngày sinh nhật của tôi. Tôi có một câu hỏi: ngài đánh giá như thế nào về kết quả chuyến thăm lịch sử của mình tới Vương quốc Bahrain và ngài đánh giá thế nào về những nỗ lực mà Bahrain đang thực hiện trong việc củng cố và thúc đẩy cuộc sống cộng đồng, trong mọi lĩnh vực xã hội, mọi tôn giáo, giới tính và chủng tộc?
Đức Phanxicô: Đó là một chuyến thăm gặp gỡ vì mục đích thực sự là để đối thoại liên tôn với Hồi giáo và đối thoại đại kết với Bartholomew. Các ý tưởng được đưa ra bởi Đại Imam của Al-Azhar là theo hướng tìm kiếm sự đoàn kết, đoàn kết trong Hồi giáo, tôn trọng các sắc thái và sự khác biệt, nhưng một cách đoàn kết; đoàn kết với các Kitô hữu và với các tôn giáo khác. Để tham gia đối thoại liên tôn hoặc đối thoại đại kết, bạn cần có bản sắc riêng của mình. 'Tôi theo đạo Hồi', 'tôi theo đạo Kitô,' tôi có danh tính này và vì vậy tôi có thể nói với danh tính. Khi danh tính của bạn không được xác định, khi hơi ở 'trong không khí', thật khó để tham gia vào cuộc đối thoại vì không có qua lại và đó là lý do tại sao điều đó lại quan trọng. Và hai [nhà lãnh đạo] đã đến, cả Đại Imam của Al-Azhar và Thượng phụ Bartholomew, cả hai đều có một danh tính mạnh mẽ. Và điều đó là điều tốt.
Theo quan điểm Hồi giáo, tôi đã lắng nghe kỹ ba bài phát biểu của Đại Imam và tôi có ấn tượng bởi cách ông kiên quyết đối thoại nội bộ Hồi giáo, không phải để xóa bỏ sự khác biệt mà để hiểu nhau và làm việc với nhau, không chống lại nhau. Những người theo đạo Thiên chúa chúng tôi có một chút lịch sử tồi tệ về những khác biệt đã dẫn chúng tôi đến những cuộc chiến tranh tôn giáo: Người Công Giáo chống lại người Chính thống giáo hoặc chống lại người Luthêrô. Bây giờ, tạ ơn Chúa, sau Công đồng, có một sự gần gũi và chúng tôi có thể đối thoại và làm việc với nhau và đó là điều quan trọng, một chứng từ về việc làm điều tốt cho người khác. Rồi, các chuyên gia, nhà thần học sẽ và có thể thảo luận về những vấn đề thần học, nhưng chúng ta phải cùng nhau bước đi với tư cách là tín hữu, như bạn bè, như anh chị em, làm điều tốt.
Tôi cũng rất có ấn tượng với những điều đã được nói trong Hội đồng các trưởng lão, về sáng thế và bảo tồn sáng thế, và đây là mối quan tâm chung của tất cả mọi người, người Hồi giáo, Kitô giáo, tất cả mọi người. Giờ đây, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đại Imam của Al-Azhar đang từ Bahrain đến Cairo trên cùng một chiếc máy bay, với nhau như anh em. Đây là một điều khá cảm động. Đây là một điều đã tạo ra một điều tốt đẹp.
Sự hiện diện của Thượng phụ Bartholomew - ngài là một người có thẩm quyền trong lĩnh vực đại kết - cũng đã làm rất tốt. Chúng tôi thấy điều đó trong buổi lễ đại kết mà chúng tôi tổ chức, và cả trong những lời mà ngài đã phát biểu trước đó. Tóm lại: Đó là một cuộc hành trình gặp gỡ. Đối với tôi, sự mới lạ của việc tìm hiểu một nền văn hóa là cởi mở đối với tất cả mọi người: ở đất nước của bạn, có chỗ cho tất cả mọi người. Ngoài ra, tôi nhìn thấy Nhà vua, người đã nói với tôi: 'Ở đây mọi người làm những gì họ muốn, nếu một người phụ nữ muốn làm việc, hãy để cô ấy làm việc.' Cởi mở hoàn toàn. Và cả về phần tôn giáo, cũng có sự cởi mở. Tôi có ấn tượng bởi con số Kitô hữu - người Phi luật tân, người Ấn Độ từ Kerala - đang ở đây và họ sống và làm việc tại đất nước này.
Fatima Al Najem: Họ cầu chúc ngài mọi sự tốt đẹp...
Đức Phanxicô: Đó là ý niệm, tôi khám phá ra một điều gì đó mới mẻ giúp tôi hiểu và tương tác nhiều hơn với mọi người. Chữ chủ yếu là đối thoại, và để đối thoại, bạn phải bắt đầu từ bản sắc của mình, phải có bản sắc.
Fatima Al Najem: Cảm ơn ngài, thưa Đức Thánh Cha. Tôi sẽ cầu nguyện Allah Toàn năng ban phước lành cho ngài được sức khỏe tốt, hạnh phúc và một cuộc sống lâu dài.
Đức Phanxicô: Vâng, xin cầu nguyện cho tôi, đừng chống lại tôi [cười].
Imad Atrach: Thưa Đức Thánh Cha, kể từ khi ký Văn kiện về Tình huynh đệ nhân bản cách đây ba năm, khi đến thăm Baghdad, và gần đây đến Kazakhstan: Đây có phải là con đường mà ngài nghĩ là đang mang lại kết quả hữu hình không? Chúng ta có thể mong đợi nó đạt đến cao điểm là một cuộc họp tại Vatican không? Sau đó, tôi muốn cảm ơn ngài đã đề cập đến Lebanon ngày hôm nay, bởi vì với tư cách là một người Lebanon, tôi có thể nói với ngài rằng chúng tôi thực sự rất cần chuyến thăm của ngài, đặc biệt là vì bây giờ chúng tôi thậm chí không có Tổng thống, vì vậy ngài có thể đến và ôm lấy nhân dân một cách trực tiếp.
Đức Phanxicô: Xin cảm ơn. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trong những ngày này - và chúng tôi đã nói về nó với Đại Imam - về ý tưởng Tài liệu Abu Dhabi đã ra đời ra sao, Tài liệu đó chúng tôi đã cùng nhau làm, tài liệu đầu tiên. Đại Imam đã đến Vatican để thăm xã giao; khi kết thúc cuộc họp theo nghi thức của chúng tôi, thì cũng đã gần đến giờ ăn trưa và ông sắp sửa tạm biệt, và khi tháp tùng để chào tạm biệt ông, tôi đã hỏi ông: 'ngài định ăn trưa ở đâu?' Tôi không biết ông đã nói gì với tôi nhưng chúng tôi quyết định ăn trưa với nhau. Đó là một điều xuất phát từ bên trong. Sau đó, ngồi tại bàn ăn - ông, thư ký của ông, hai cố vấn, tôi, thư ký của tôi, cố vấn của tôi - chúng tôi lấy bánh mì, bẻ ra và đưa cho nhau. Một cử chỉ của tình bạn, đưa bánh cho nhau. Đó là một bữa trưa rất tốt đẹp, rất huynh đệ. Và đến phút chót, tôi không biết ai đã đưa ra ý tưởng, nhưng chúng tôi nói, 'Tại sao chúng ta không làm một văn kiện về cuộc gặp gỡ này?' Và thế là Văn kiện Abu Dhabi ra đời. Hai thư ký phải làm việc, với một bản thảo trao đổi qua lại, và cuối cùng, chúng tôi đã tận dụng cuộc họp ở Abu Dhabi để công bố nó. Đó là một điều xuất phát từ Thiên Chúa. Bạn không thể hiểu nó cách khác, bởi vì không ai trong chúng tôi nghĩ đến điều này. Nó xuất hiện trong một bữa ăn trưa thân thiện, và đó là một điều vĩ đại.
Sau đó, tôi tiếp tục suy nghĩ, và Văn kiện Abu Dhabi là cơ sở cho thông điệp Fratelli tutti; những gì tôi đã viết về tình bạn giữa con người trong Fratelli tutti đều dựa trên Văn kiện Abu Dhabi. Tôi tin rằng người ta không thể nghĩ tới một con đường như vậy mà không nghĩ tới một phước lành đặc biệt từ Thiên Chúa trên con đường này. Tôi muốn nói điều này vì tôn trọng công lý, dường như rất đúng khi bạn nghĩ rằng chính Chúa đã truyền cảm hứng cho con đường này. Tôi thậm chí còn không biết tên Đại Imam nghĩa là gì, và rồi chúng tôi trở thành bạn bè và làm một điều gì đó trong tư cách hai người bạn, và hiện giờ chúng tôi nói chuyện mỗi khi gặp nhau. Ngày nay, Tài liệu có liên quan và công việc đang được thực hiện để làm cho nó được biết đến.
Rồi, về Lebanon... Lebanon là một nỗi buồn đối với tôi. Bởi vì bản thân Lebanon không phải là một quốc gia - một vị Giáo hoàng đã nói điều đó trước tôi - Lebanon không phải là một quốc gia, mà là một thông điệp. Lebanon có một ý nghĩa rất lớn đối với tất cả chúng ta. Và Lebanon ngay bây giờ đang phải đau khổ. Tôi cầu nguyện, và tôi nhân cơ hội này kêu gọi các chính trị gia Lebanon: hãy gạt tư lợi sang một bên, nhìn vào đất nước và hãy nhất trí. Đầu tiên là Thiên Chúa, sau đó là đất nước, sau đó là quyền lợi. Thiên Chúa và đất nước. Ngay bây giờ tôi không muốn nói, 'Hãy cứu lấy Lebanon,' bởi vì chúng ta không phải là những vị cứu tinh, nhưng xin làm ơn, các bạn phải ủng hộ Lebanon, giúp đỡ để Lebanon dừng lại việc sa lầy này, để Lebanon lấy lại sự vĩ đại của mình. Có những phương tiện... đó là sự hào phóng của Lebanon. Có biết bao người tị nạn chính trị ở Lebanon! Nó rất rộng lượng nhưng nó đang đau khổ. Tôi nhân cơ hội này xin mọi người cầu nguyện cho Lebanon, cầu nguyện cũng là một tình bạn. Các bạn là nhà báo, hãy nhìn Lebanon và nói về nó để nâng cao ý thức. Cảm ơn bạn.
Carol Glatz, CNS: Thưa Đức Thánh Cha, trong chuyến đi đến Bahrain này, Đức Thánh Cha đã nói về các quyền căn bản, bao gồm quyền của phụ nữ, phẩm giá của họ, quyền có không gian của họ trong lĩnh vực xã hội và công cộng; và Đức Thánh Cha đã khuyến khích những người trẻ tuổi có lòng can đảm, để gây ra tiếng ồn; để tiến tới một thế giới công bằng hơn. Trước tình hình cận kề, ở Iran, với các cuộc biểu tình bùng nổ bởi một số phụ nữ và nhiều thanh niên muốn có thêm tự do, Đức Thánh Cha có ủng hộ nỗ lực này của phụ nữ và nam giới đòi có các quyền căn bản, những quyền cũng tìm thấy trong Văn kiện về Tình huynh đệ nhân bản không?
Đức Phanxicô: Chúng ta phải nói sự thật cho nhau. Cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ là một cuộc đấu tranh liên tục. Bởi vì ở một số nơi, phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới, nhưng ở những nơi khác thì không. Không? Tôi nhớ vào những năm 1950 ở đất nước tôi, khi có cuộc đấu tranh cho quyền công dân của phụ nữ: phụ nữ có quyền bầu cử. Bởi vì cho đến khoảng những năm 50 chỉ có nam giới mới có thể làm như vậy. Và tôi nghĩ về cuộc đấu tranh tương tự này ở Hoa Kỳ. Nhưng tại sao, tôi tự hỏi mình, người phụ nữ phải đấu tranh như thế này để giữ quyền của mình? Có một... Tôi không biết đó có phải là truyền thuyết hay không, truyền thuyết về nguồn gốc trang sức của phụ nữ - có thể đó là truyền thuyết - giải thích cho sự tàn nhẫn của rất nhiều tình huống đối với phụ nữ. Người ta nói rằng phụ nữ đeo nhiều đồ trang sức bởi vì ở một đất nước - tôi không nhớ, có lẽ đó là một sự thật lịch sử - có một phong tục là khi người chồng chán ngấy người phụ nữ, anh ta sẽ nói với cô ấy, 'Hãy cút đi!' và cô ấy không thể quay lại và lấy bất cứ thứ gì. Cô phải ra đi với những gì cô có trên người. Và (đó sẽ là) lý do tại sao họ tích lũy vàng, để có thể ít nhất lấy đi một thứ gì đó. Họ nói rằng đây là nguồn gốc của đồ trang sức. Tôi không biết nó có đúng hay không, nhưng hình ảnh này có ích đối với chúng ta.
Quyền lợi là điều căn bản. Nhưng tại sao trên thế giới ngày nay chúng ta lại không thể ngăn chặn được bi kịch khóa trinh (infibulation) của các cô gái trẻ? Điều này thật tồi tệ. Ngày nay. Sự kiện vẫn là thực hành này còn tồn tại, nhân loại không thể ngăn chặn tội ác này, một hành vi tội ác! Phụ nữ, theo hai nhận xét mà tôi đã được nghe, hoặc là chất liệu "sài rồi bỏ" - điều đó thật tệ - hoặc họ là 'một loài được bảo vệ.' Nhưng sự bình đẳng giữa nam và nữ vẫn chưa được thấy ở khắp nơi, và có những trường hợp như vậy, trong đó phụ nữ là công dân hạng hai hay tệ hơn. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh vì điều đó vì phụ nữ là một hồng ân. Thiên Chúa đã không tạo ra con người và sau đó cho anh ta một con chó nhỏ để mua vui. Người đã không làm thế. Người đã tạo ra họ bình đẳng, đàn ông và đàn bà. Và những gì Thánh Phaolô đã viết trong một bức thư của ngài về các mối liên hệ nam nữ, điều có vẻ cổ hủ đối với chúng ta ngày nay, vào thời điểm đó mang tính cách mạng đến mức gây tai tiếng. Ngài nói người đàn ông nên chăm sóc người phụ nữ như da thịt của mình. Điều này, vào thời điểm đó, là một điều mang tính cách mạng. Tất cả các quyền của phụ nữ đều xuất phát từ sự bình đẳng này. Và một xã hội không thể trao cho người phụ nữ vị trí của họ thì xã hội này không thể tiến về phía trước. Chúng tôi có kinh nghiệm (về điều này). Thí dụ, trong cuốn sách tôi đã viết, Torniamo a sognare, trong phần về kinh tế học, có những nhà kinh tế học nữ trên thế giới đã thay đổi tầm nhìn kinh tế và có thể thực thi nó. Bởi vì họ có một thiên phú khác. Họ biết cách điều hành mọi thứ theo một cách khác, không hề thua kém, nhưng có tính bổ sung.
Tôi đã từng trò chuyện với một người đứng đầu chính phủ, một người đứng đầu chính phủ vĩ đại, một bà mẹ có nhiều con, người đã rất thành công trong việc giải quyết các tình huống khó khăn. Và tôi nói với bà ấy, 'Nói cho tôi biết, thưa bà, bà đã giải quyết một tình huống khó khăn như vậy như thế nào?' Bà ấy bắt đầu cử động tay như thế này, trong im lặng. Rồi bà ấy nói với tôi: 'Đây là cách các bà mẹ [chúng tôi] làm điều đó.'
Phụ nữ có cách giải quyết vấn đề của riêng họ, đó không phải là cách của đàn ông. Và cả hai cách phải làm việc cùng nhau: người phụ nữ, bình đẳng với người đàn ông, làm việc vì lợi ích chung với cái nhìn sâu sắc mà phụ nữ có. Tôi đã thấy ở Vatican, mỗi khi một phụ nữ đến làm một công việc ở Vatican, mọi thứ trở nên tốt hơn. Thí dụ, phó thống đốc của Vatican là một phụ nữ, phó thống đốc là một phụ nữ, và mọi thứ đã thay đổi theo hướng tốt nhất. Trong Hội đồng Kinh tế, có sáu Hồng Y và sáu giáo dân, tất cả đều là nam giới. Tôi đã thay đổi thành phần giáo dân, tôi đặt một nam và năm nữ. Và đây là một cuộc cách mạng vì phụ nữ biết cách tìm ra con đường đúng đắn, họ biết cách tiến về phía trước. Và bây giờ tôi đã đưa Marianna Mazzuccato vào Giáo hoàng Hàn lâm việc về Sự sống. Cô ấy là một nhà kinh tế vĩ đại xuất thân từ Hoa Kỳ, tôi đặt cô ấy ở đó để tạo thêm một chút tính nhân bản vào đó.
Phụ nữ mang sắc thái riêng của họ, họ không cần phải trở nên giống như nam giới. Không! họ là phụ nữ, chúng ta cần họ. Và một xã hội xóa bỏ phụ nữ khỏi cuộc sống công cộng là một xã hội tự làm nghèo chính mình. Nó tự làm nghèo chính nó. Bình đẳng về quyền lợi, vâng. Nhưng cũng bình đẳng về cơ hội. Bình đẳng về cơ hội để tiến lên phía trước, nếu không chúng ta sẽ trở nên nghèo nàn.
Tôi nghĩ với điều đó, tôi đã nói những gì cần phải làm khắp hoàn cầu. Nhưng chúng ta vẫn còn một đọan đường dài phải đi. Bởi vì vẫn có thứ 'machismo' [tự tôn nam giới]. Tôi xuất thân từ một dân tộc thích “machismo”. Người Á Căn Đình chúng tôi luôn theo chủ nghĩa nam giới. Và điều đó thật tồi tệ, nhưng rồi chúng tôi hướng về các bà mẹ của chúng tôi, họ là những người giải quyết vấn đề. Cái chủ nghĩa tự tôn nam giới này giết chết nhân loại. Cảm ơn bạn đã cho tôi cơ hội nói điều này, đó là [điều mà] tôi mang trong lòng. Hãy đấu tranh không chỉ vì quyền lợi, mà vì chúng ta cần có phụ nữ trong xã hội để giúp chúng ta thay đổi.
Antonio Pelayo, Vida Nueva: Thưa Đức Thánh Cha, lần duy nhất Thưa Đức Thánh Cha nói ứng khẩu trong chuyến đi này là nói đến 'Ukraine bị dày xé' và 'các cuộc đàm phán hòa bình.' Con muốn hỏi liệu Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết điều gì không về việc các cuộc đàm phán này đang diễn ra như thế nào về phía Vatican. Và một câu hỏi khác: Gần đây Đức Thánh Cha có nói chuyện với Putin hay ngài có ý định làm như vậy trong tương lai gần không?
Đức Phanxicô: Tốt. Trước hết: Vatican không ngừng chú ý, Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh làm việc và hoạt động tốt, hoạt động tốt. Tôi biết rằng thư ký, Đức Tổng Giám Mục Gallagher, làm việc tốt ở đó.
Rồi, một chút lịch sử. Vào ngày sau khi [bắt đầu] chiến tranh - tôi nghĩ rằng điều này không thể thực hiện được, một điều bất thường - tôi đã đến đại sứ quán Nga, để nói chuyện với đại sứ, một người tốt. Tôi đã biết ông ấy sáu năm, kể từ khi ông ấy đến. Ông ấy là một nhà nhân bản. Tôi nhớ một nhận xét ông ấy nói với tôi hôm đó: ‘Nous sommes tombés dans la dictature de l'argent’ [Chúng ta đã rơi vào chế độ độc tài của tiền bạc], khi nói tới văn minh. Một người theo chủ nghĩa nhân bản, một người đấu tranh cho bình đẳng. Tôi nói với ông ấy rằng tôi sẵn sàng đến Moscow để nói chuyện với Putin, nếu có nhu cầu. Lavrov [bộ trưởng ngoại giao] trả lời rất lịch sự - 'Cảm ơn' - [nhưng] điều đó không cần thiết vào lúc này.
Kể từ đó chúng tôi đã rất quan tâm. Tôi đã nói chuyện điện thoại hai lần với Tổng thống Zelensky; sau đó với đại sứ một vài lần nữa. Và công việc đang được thực hiện để tiến gần hơn, tìm kiếm giải pháp. Tòa thánh cũng làm những gì liên quan đến tù nhân, những việc này... chúng là những việc luôn luôn được làm và Tòa thánh đã luôn luôn làm chúng, luôn luôn.
Và (sau đó) là lời rao giảng cho hòa bình. Điều khiến tôi kinh ngạc - đó là lý do tại sao tôi dùng từ 'dày xé' cho Ukraine - là sự tàn ác, không phải của người dân Nga, có lẽ... bởi vì người dân Nga là một dân tộc vĩ đại. Đó là của những người lính đánh thuê, của những người lính ra trận như một cuộc phiêu lưu, những người lính đánh thuê... Tôi thích nghĩ về nó theo cách này vì tôi có lòng kính trọng cao đối với nhân dân Nga, chủ nghĩa nhân bản Nga. Hãy nghĩ tới Dostoevsky, người truyền cảm hứng cho chúng ta ngày nay, truyền cảm hứng cho Kitô hữu nghĩ tới Kitô giáo.
Tôi có tình cảm rất lớn đối với người dân Nga và tôi cũng có tình cảm lớn đối với người dân Ukraine. Khi tôi mười một tuổi, có một linh mục gần gũi với tôi cử hành bằng tiếng Ukraine và không có cậu giúp lễ, nên ngài đã dạy tôi giúp lễ bằng tiếng Ukraine, và tất cả những bài hát tiếng Ukraine này tôi đều biết bằng ngôn ngữ của họ vì tôi đã học chúng khi còn là một đứa trẻ. Vì vậy, tôi có một tình cảm rất lớn đối với phụng vụ Ukraine. Tôi đang ở giữa hai dân tộc mà tôi yêu mến.
Đó không chỉ là tôi. Tòa thánh đã có nhiều cuộc họp mật, nhiều kết quả tốt đẹp. Bởi vì chúng ta không thể phủ nhận rằng một cuộc chiến, ngay từ đầu, có lẽ khiến chúng ta dũng cảm. Nhưng rồi, nó làm ta mệt mỏi và đau đớn và chúng ta thấy điều ác do chiến tranh gây ra. Điều này liên quan đến phần nhân bản hơn, gần gũi hơn.
Rồi, tôi muốn than vãn, tận dụng câu hỏi này: ba cuộc chiến tranh thế giới chỉ trong một thế kỷ! Cuộc chiến tranh của các năm 1914-1918, cuộc chiến tranh của các năm 1939-1945, và cuộc chiến này! Đây là một cuộc thế chiến, bởi vì đúng là khi các đế quốc, bên này hay bên kia suy yếu, họ cần phải gây chiến để cảm thấy mạnh mẽ - và cũng để bán vũ khí! Tôi tin rằng ngày nay tai họa lớn nhất trên thế giới là ngành kỹ nghệ vũ khí. Xin làm ơn! Tôi đã được nói, tôi không biết có đúng hay không, rằng nếu chúng ta không chế tạo vũ khí trong một năm, chúng ta có thể chấm dứt nạn đói trên thế giới. Ngành kỹ nghệ vũ khí thật khủng khiếp.
Cách đây vài năm, ba hoặc bốn năm, một con tàu chở đầy vũ khí từ một quốc gia nào đó đến Genoa và họ phải chuyển vũ khí lên một con tàu lớn hơn để đưa đến Yemen. Các công nhân ở Genoa không muốn làm điều đó... Đó là một cử chỉ. Yemen: hơn mười năm chiến tranh. Trẻ em Yemen không có thức ăn. Người Rohingya, di chuyển từ phía này sang phía kia vì họ bị trục xuất, luôn có chiến tranh. Myanmar, thật khủng khiếp những gì đang xảy ra... Bây giờ tôi hy vọng một điều gì đó sẽ dừng lại ngày hôm nay ở Ethiopia, với một hiệp ước...
Nhưng chúng ta đang có chiến tranh ở khắp mọi nơi và chúng ta không hiểu điều này. Bây giờ chúng ta đang bị ảnh hưởng một cách gần gũi, ở châu Âu, bởi cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhưng nó ở khắp mọi nơi, trong nhiều năm. Ở Syria, mười hai đến mười ba năm chiến tranh, và không ai biết liệu có tù nhân hay không và điều gì xảy ra ở đó. Sau đó, Lebanon, chúng tôi đã nói về thảm kịch này...
Tôi không biết có khi nào tôi đã nói điều này với các bạn chưa. Khi tôi đến Redipuglia, năm 2014, tôi thấy điều đó - và ông tôi đã ở Piave và đã kể cho tôi nghe chuyện gì xảy ra ở đó - và tất cả những ngôi mộ của những người đàn ông trẻ tuổi đó... Tôi đã khóc, tôi đã khóc, tôi không xấu hổ khi nói ra điều đó. Rồi một lần, vào ngày 2 tháng 11, một ngày mà tôi luôn đến nghĩa trang, tôi đến Anzio và nhìn thấy mộ của tất cả những cậu trai người Mỹ đó, [những người đã chết] trong cuộc đổ bộ Anzio. [Họ] 19-20-22-23 tuổi, và tôi đã khóc, thực sự, điều đó xuất phát từ trái tim tôi... Và tôi nghĩ đến những người mẹ và khi họ nghe thấy tiếng gõ cửa: 'Thưa bà, một phong bì cho bà. "Bà mở phong bì:" Thưa bà, tôi rất vinh dự được thông báo rằng bà có một người con là anh hùng của quê cha đất tổ... ". Những bi kịch của chiến tranh.
Tôi không muốn nói xấu bất cứ ai, nhưng điều đó đã chạm đến trái tim tôi: khi lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy diễn ra. Những người đứng đầu của rất nhiều chính phủ đã ở đó để tưởng nhớ biến cố đó. Đó là sự khởi đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa Quốc xã, đó là sự thật. Nhưng có bao nhiêu cậu trai bị bỏ lại trên các bãi biển ở Normandy? Họ nói ba mươi nghìn... Ai nghĩ đến những cậu trai đó? Chiến tranh gieo rắc tất cả những điều này. Đó là lý do tại sao các bạn, những nhà báo, xin hãy là những người chủ hòa, hãy lên tiếng phản đối chiến tranh, chống chiến tranh. Tôi yêu cầu các bạn như một người anh em. Cảm ơn bạn.
Hugues Lefevre I.Media: Thưa Đức Thánh Cha, sáng nay trong bài phát biểu trước các giáo sĩ Bahrain, Đức Thánh Cha đã nói về tầm quan trọng của niềm vui Kitô giáo. Nhưng trong những ngày qua, nhiều tín hữu Pháp đã mất đi niềm vui này khi họ phát hiện ra trên báo chí rằng Giáo hội đã giấu kín việc kết án vào năm 2021 một giám mục, hiện đã nghỉ hưu, người đã phạm tội lạm dụng tình dục vào những năm 1990, trong khi còn là một linh mục. Khi câu chuyện này xuất hiện trên báo chí, 5 nạn nhân mới đã lên tiếng. Ngày nay, nhiều người Công Giáo muốn biết liệu văn hóa giữ bí mật của công lý giáo luật có nên thay đổi và trở nên minh bạch hay không, (và con) muốn biết liệu Đức Thánh Cha có nghĩ rằng các hình phạt giáo luật nên được công khai hay không. Cảm ơn Đức Thánh Cha.
Đức Phanxicô: Cảm ơn bạn về câu hỏi. Tôi muốn bắt đầu [với]) một chút lịch sử về điều này. Vấn nạn lạm dụng luôn ở đó, không chỉ trong Giáo hội mà ở khắp mọi nơi. Bạn biết rằng 42-46% lạm dụng tình dục diễn ra trong gia đình hoặc cộng đồng. Điều này rất nghiêm trọng, nhưng thói quen luôn luôn là che đậy; trong gia đình, thậm chí ngày nay mọi thứ đều được che đậy, và ngay cả trong cộng đồng, mọi thứ đều được che đậy, hoặc ít nhất là trong đa số các trường hợp. Một thói quen xấu xí bắt đầu thay đổi trong Giáo hội khi một vụ tai tiếng xuất hiện ở Boston vào thời Đức Hồng Y Law, người, vì vụ tai tiếng, đã từ chức; đây là lần đầu tiên [một trường hợp lạm dụng] được đưa ra như một vụ tai tiếng.
Kể từ đó, Giáo hội ý thức được điều này và bắt đầu hành động, trong khi trong xã hội và các thể chế khác, điều đó thường được che đậy. Khi có cuộc họp của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục [về vấn đề này] Tôi đã yêu cầu UNICEF, Liên Hiệp Quốc, cung cấp thống kê về [hiện tượng] này, số liệu phần trăm: trong gia đình, cộng đồng, trường học, thể thao...
Một số người nói rằng chúng ta là một thiểu số nhỏ, nhưng [tôi nói] ngay cả khi chỉ một trường hợp đơn lẻ, nó vẫn sẽ là bi kịch, bởi vì bạn, trong tư cách một linh mục, có ơn gọi làm cho mọi người phát triển, nhưng khi cư xử theo cách này, bạn đã phá hủy họ. Đối với một linh mục, lạm dụng giống như đi ngược lại bản chất linh mục và chống lại bản chất xã hội của ông ta. Đó là lý do tại sao nó là bi kịch và tại sao chúng ta không được dừng lại, chúng ta không được dừng lại.
Trong sự thức tỉnh này, thực hiện các cuộc điều tra và tiến tới việc buộc tội, mọi thứ không phải lúc nào [và ở mọi nơi] đều giống nhau, một số điều đã bị che giấu. Trước khi vụ tai tiếng ở Boston người ta bị thay thế [tức là các linh mục đã được thuyên chuyển], bây giờ mọi thứ đều minh bạch và chúng tôi đang tiến về phía trước, đó là lý do tại sao chúng ta không nên ngạc nhiên khi những trường hợp như thế này được đưa ra ánh sáng. Bây giờ vụ của một giám mục khác đến với tôi, có những trường hợp bạn biết không...? Và [bây giờ] không dễ dàng để nói: "Chúng tôi không biết," hoặc "Đó là văn hóa vào thời điểm đó và nó tiếp tục là một nền văn hóa che giấu."
Tôi xin nói với bạn điều này: Giáo hội kiên định về điều này, và ở đây tôi muốn công khai cảm ơn thái độ anh hùng của Đức Hồng Y O'Malley, một giáo sĩ Capuchin tốt, người đã cảm thấy cần phải định chế hóa điều này với Ủy ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên mà ngài đang cầm đầu. Và điều này tốt cho tất cả chúng ta và mang lại cho chúng ta sự can đảm. Chúng tôi đang làm việc với tất cả những gì có thể, nhưng biết rằng có những người trong Giáo hội vẫn không thấy rõ, không chia sẻ... Đây là một diễn trình mà chúng tôi đang thực hiện và chúng tôi đang thực hiện một cách can đảm, và không phải ai cũng có dũng khí; đôi khi có sự cám dỗ muốn thỏa hiệp, và tất cả chúng ta cũng là nô lệ cho tội lỗi của mình, nhưng ý muốn của Giáo hội là làm sáng tỏ mọi sự.
Thí dụ, tôi đã nhận được hai lời phàn nàn trong những tháng gần đây về các trường hợp lạm dụng đã bị che đậy và không được Giáo hội đánh giá tốt: Tôi ngay lập tức yêu cầu một nghiên cứu mới [trong hai trường hợp] và bây giờ một phán quyết mới đang được đưa ra; cũng có điều này, việc duyệt lại các bản án cũ, không được thực hiện tốt [không được thực hiện cách thích đáng]. Chúng ta làm những gì chúng ta có thể, tất cả chúng ta đều là tội nhân, bạn biết không?
Điều đầu tiên chúng ta phải cảm thấy là xấu hổ, sự xấu hổ sâu xa về tất cả những điều đó. Tôi tin rằng xấu hổ là một ân sủng. Chúng ta có thể chiến đấu chống lại mọi tệ nạn trên thế giới nhưng không xấu hổ.... [điều đó vô dụng].
Đó là lý do tại sao tôi ngạc nhiên khi Thánh Inhaxiô, trong Linh Thao, bắt bạn cầu xin sự tha thứ cho tất cả những tội lỗi bạn đã phạm, ngài đã khiến bạn phải đi đến chỗ xấu hổ, và nếu bạn không có ơn xấu hổ bạn không thể tiến tới. Một trong những lời nhục mạ mà chúng tôi có ở đất nước tôi là 'Bạn thật không biết xấu hổ' và tôi tin rằng Giáo hội không thể ‘không biết xấu hổ’. Phải xấu hổ về những điều xấu cũng như phải tạ ơn Chúa về những điều tốt mình làm. Điều này tôi có thể nói với bạn: [chúng tôi có] tất cả thiện chí muốn tiến tới, nhưng cũng nhờ sự giúp đỡ của các bạn.
Vania De Luca Rai-Tg3: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha cũng đã nói về những người di cư trong những ngày gần đây. Bốn con tàu ngoài khơi bờ biển Sicily, với hàng trăm phụ nữ, đàn ông, trẻ em, đang gặp khó khăn - nhưng không phải tất cả họ đều có thể lên bờ. Đức Thánh Cha có sợ chính sách ‘đóng cửa’ của phe trung hữu quay trở lại ở Ý không? Và Đức Thánh Cha đánh giá thế nào về lập trường của một số nước Bắc Âu về điều này? Và rồi con cũng muốn hỏi Đức Thánh Cha một cách tổng quát: Đức Thánh Cha có ấn tượng gì, đánh giá gì về chính phủ mới của Ý, lần đầu tiên do một phụ nữ lãnh đạo?
Đức Phanxicô: Đó là một thách thức, đó là một thách thức. Về người di cư, [đây] là nguyên tắc: Người di cư phải được chào đón, đồng hành, cổ vũ và hòa nhập; nếu không thực hiện được bốn bước này thì công việc với người di cư không thể tốt. Được chào đón, đồng hành, cổ vũ và hòa nhập; chúng ta phải tiến tới hòa nhập.
Và điều thứ hai tôi nói: Mỗi chính phủ của Liên Hiệp Âu Châu phải đồng ý về việc họ có thể tiếp nhận bao nhiêu người di cư. Thay vào đó, có bốn quốc gia tiếp nhận người di cư: Síp, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha, những quốc gia gần Địa Trung Hải nhất. Trong nội địa có một số, như Ba Lan, Belarus...
Nhưng [nói] về vấn đề lớn di dân vượt biển: sinh mạng phải được cứu. Bạn có biết ngày nay Địa Trung Hải là một nghĩa trang không? Có lẽ là nghĩa trang lớn nhất trên thế giới. Tôi nghĩ lần trước tôi đã nói với các bạn rằng tôi đã đọc một cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha tên là Hermanito, nó là cuốn sách rất nhỏ và đọc rất nhanh, tôi nghĩ chắc chắn nó đã được dịch sang tiếng Pháp và cả sang tiếng Ý. Có thể đọc nó trong hai giờ. Đó là câu chuyện về một cậu bé đến từ Châu Phi, tôi không biết cậu đến từ Tanzania hay quê ở đâu, cậu theo bước chân của anh trai mình đến Tây Ban Nha: cậu đã phải chịu chế độ nô lệ năm lần trước khi lên tầu! Cậu kể lại, nhiều người được đưa vào ban đêm trên những con thuyền đó - không phải những con tàu lớn, vốn có vai trò khác - và nếu họ không muốn lên những con tầu này thì: bùm, bùm! Và họ để những người này lại trên bãi biển - đó thực sự là một chế độ độc tài nô lệ do những người đó làm - và rồi có nguy cơ chết trên biển. Nếu bạn có thì giờ, nên đọc cuốn sách này, nó khá quan trọng.
Chính sách di dân phải được thống nhất giữa tất cả các nước; bạn không thể đưa ra chính sách mà không có sự đồng thuận và Liên minh Châu Âu phải thực hiện chính sách hợp tác và giúp đỡ, không thể qui trách trách nhiệm cho tất cả những người di cư đến các bãi biển của Síp, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha. Chính sách của chính phủ từ trước đến nay là cứu người, điều đó đúng. Đến một thời điểm nào đó. Và tôi nghĩ chính phủ [Ý] này cũng có chính sách tương tự... Chi tiết thì tôi không biết, nhưng tôi không nghĩ nó muốn thay đổi. Tôi nghĩ rằng nó đã đến với trẻ em, bà mẹ và người bệnh, ít nhất là từ những gì tôi nghe được, ý định đã có ở đó. Ý, chúng ta hãy nghĩ ở đây... chính phủ này không thể làm gì nếu không có sự đồng ý của Châu Âu; trách nhiệm là trách nhiệm của châu Âu.
Và rồi tôi muốn đề cập đến một trách nhiệm khác của châu Âu đối với châu Phi. Tôi nghĩ điều này đã được nói bởi một trong những nữ chính khách vĩ đại mà chúng ta đã và đang có - bà Merkel. Bà nói rằng vấn đề người di cư phải được giải quyết ở châu Phi. Nhưng nếu chúng ta nghĩ về Châu Phi với phương châm: “Châu Phi phải bị khai thác”, thì điều hợp lý là những người di cư - người ta – phải bỏ chạy thôi. Ở châu Âu, chúng ta phải cố gắng lập kế hoạch phát triển cho châu Phi. Nghĩ rằng một số quốc gia ở Châu Phi không phải là người làm chủ đất cái (subsoil) của chính họ, họ vẫn phụ thuộc vào các cường quốc thực dân! Thật là đạo đức giả khi muốn giải quyết vấn đề người di cư ở Châu Âu; chúng ta cũng phải giải quyết nó ở quê quán của họ. Sự bóc lột người dân ở Châu Phi thật khủng khiếp vì quan niệm này.
Vào ngày 1 tháng 1, tôi đã có một cuộc gặp gỡ với các sinh viên đại học đến từ Châu Phi. Cuộc họp giống như tôi đã có với Đại học Loyola ở Hoa Kỳ. Những sinh viên đó có một năng lực, một trí tuệ, một ý thức phê bình [tiếng Ý: ‘criticità’], một khát vọng tiến lên, nhưng đôi khi họ không thể vì lực lượng thực dân mà châu Âu có trong chính phủ của họ. Nếu chúng ta muốn giải quyết tốt vấn đề người di cư, hãy giải quyết vấn đề Châu Phi. Những người di cư đến từ nơi khác ít hơn, họ ít hơn, nhưng chúng ta có Châu Phi, hãy giúp đỡ Châu Phi.
Chính phủ [Ý] hiện nay mới bắt đầu. Tôi ở đây: Tôi ước mong nó gặp được điều tốt nhất. Tôi luôn cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với một chính phủ vì chính phủ phục vụ mọi người và tôi ước mong nó gặp được điều tốt nhất để nó có thể đưa nước Ý tiến lên. Và đối với tất cả những người khác chống lại đảng chiến thắng, tôi hy vọng họ cộng tác với ý thức phê phán, với sự giúp đỡ, nhưng phải là một chính phủ hợp tác, không phải một chính phủ nơi 'họ đối xử tốt với bạn chỉ ở bề ngoài, nhưng họ đang làm việc để bạn suy sụp '[Tiếng Ý: 'ti muovono il viso, ti fanno cadere'] nếu bạn không thích điều này hay điều khác. Xin làm ơn, về điểm này tôi kêu gọi trách nhiệm. Hãy nói cho tôi biết, có công bằng không khi từ đầu thế kỷ đến nay nước Ý đã có 20 chính phủ? Hãy dừng lại với những trò đùa này.
Ludwig Ring-Eifel, Centrum Informationis Catholicum: Con cũng muốn nói một điều có tính bản thân trước, bởi vì con cảm thấy rất xúc động, bởi vì sau 8 năm chia tay, con đã trở lại trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng. Con rất biết ơn khi được ở đây một lần nữa....
Đức Phanxicô: Chào mừng bạn trở lại.
Ludwig: Cảm ơn Đức Thánh Cha, rất vui được trở lại. Chúng con trong nhóm người Đức rất ít - chỉ có ba người trên chuyến bay này - và chúng con nghĩ: Làm thế nào chúng con có thể tạo mối liên hệ giữa những gì chúng con thấy ở Bahrain và tình hình ở Đức? Bởi vì ở Bahrain, chúng con thấy một Giáo hội nhỏ, một đoàn chiên nhỏ, một Giáo hội nghèo, với nhiều hạn chế, vân vân, nhưng là một Giáo hội sống động, tràn đầy hy vọng và đang phát triển. Mặt khác, ở Đức, chúng con có một Giáo hội lớn, với những truyền thống tuyệt vời; giàu có, với thần học, tiền bạc, và mọi thứ, nhưng mất đi ba trăm ngàn tín đồ mỗi năm, họ lìa bỏ, họ đang rơi vào khủng hoảng sâu xa. Có điều gì để học hỏi từ bầy chiên nhỏ mà chúng ta đã thấy ở Bahrain cho nước Đức vĩ đại không?
Đức Phanxicô: Đức có một lịch sử tôn giáo lâu đời. Trích dẫn Hölderlin, tôi xin nói: 'Nhiều thứ họ đã thấy, rất nhiều...' Lịch sử tôn giáo của bạn rất vĩ đại và phức tạp, [một lịch sử] của những cuộc đấu tranh. Tôi nói với những người Công Giáo Đức: Nước Đức có một Giáo Hội Tin lành tuyệt vời và đẹp đẽ; tôi không muốn một Giáo Hội Tin lành khác, mà lại không tốt bằng Giáo Hội kia; nhưng tôi muốn [một] Giáo Hội Công Giáo, trong tình anh em với Giáo Hội Tin lành. Đôi khi chúng ta đánh mất ý thức tôn giáo của người ta, của Dân trung thành thánh thiện của Thiên Chúa, và chúng ta sa vào những cuộc thảo luận về đạo đức, những cuộc thảo luận về những điều phụ thuộc, những cuộc thảo luận có hậu quả thần học, nhưng không phải là cốt lõi của thần học. Dân thánh và trung thành của Thiên Chúa nghĩ gì? Dân thánh của Thiên Chúa cảm thức điều gì? Hãy đến đó và tìm xem điều họ cảm thức, chính là lòng đạo đơn sơ bạn tìm thấy nơi ông bà. Tôi không nói đi ngược lại, không; mà hãy đi về cội nguồn cảm hứng, về cội nguồn. Tất cả chúng ta đều có lịch sử bắt nguồn từ đức tin; ngay cả các dân tộc cũng có: hãy tìm nó! Nhận xét đó của Holderlin xuất hiện trong tâm trí tôi, đối với thời đại của chúng ta: 'Ông già nên giữ [niềm tin với] những gì ông đã hứa khi còn là một cậu bé". Chúng ta, thời niên thiếu... đã hứa rất nhiều điều, rất nhiều điều. Bây giờ chúng ta tham gia vào các cuộc thảo luận về đạo đức, vào các cuộc thảo luận những điều phụ thuộc, nhưng gốc rễ của tôn giáo là cái tát vào mặt bạn của Tin Mừng, đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô hằng sống: và từ đó những hậu quả [sẽ theo sau], tất cả; từ đó bạn có được sự can đảm tông đồ để đi đến các vùng ngoại vi, thậm chí đến các vùng ngoại vi đạo đức của mọi người để giúp đỡ; nhưng [nó bắt đầu] từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Nếu không có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, sẽ có một thứ đạo đức giả dạng Kitô giáo. Đây là những gì tôi muốn nói, từ trái tim. Cảm ơn bạn.
VietCatholic TV
Không Quân Nga không đủ máy bay ứng cứu, hơn 500 quân tử trận mỗi ngày. Tiệp kêu gọi khởi tố Putin
VietCatholic Media
15:06 07/11/2022
1. Ngoại trưởng Tiệp kêu gọi tòa án đặc biệt chống lại các nhà lãnh đạo Nga về cáo buộc tội ác chiến tranh ở Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Jan Lipavsky kêu gọi thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố lãnh đạo cao nhất của Nga với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Ukraine.
“Bất kỳ lãnh đạo chính trị nào của một quốc gia đều phải chịu trách nhiệm khi bắt đầu chiến tranh,” Lipavsky nói hôm Chúa Nhật.
Ngoại trưởng cũng nhấn mạnh rằng “cần có thái độ cứng rắn” để thiết lập an ninh quốc tế và các quy tắc phải được áp dụng “ở cấp độ quốc tế”.
“Chúng ta không thể nói về hòa bình. Nga chỉ hiểu sức mạnh. Tôi không thể tưởng tượng mình là thành viên của một chính phủ không ủng hộ Ukraine,” ông nói tiếp.
Lipavsky cũng tuyên bố “Quốc hội Cộng hòa Tiệp coi hành động của Nga là hành động khủng bố.”
“Nếu ai đó bắn hỏa tiễn vào một ngã tư trong giờ cao điểm, đó không phải là một sai lầm, đó là hành động khủng bố thuần túy. Nga muốn gieo rắc nỗi sợ hãi và khủng bố “, ngoại trưởng Tiệp nói.
Một số bối cảnh: Vào tháng 9, Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế Karim Khan nói rằng sau khi đến thăm Ukraine ba lần để điều tra các hành vi tàn bạo, ông tin rằng tội ác chiến tranh đã được thực hiện.
“Người ta đã chứng kiến nhiều loại tàn phá, đau khổ, và điều đó củng cố quyết tâm của tôi. Và phát hiện trước đây của tôi rằng có những cơ sở hợp lý để tin rằng những tội ác thuộc thẩm quyền của tòa án đã được thực hiện,” Khan nói với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Trong bản cập nhật của mình trước Hội đồng Bảo an, Khan đã thẳng thắn nói về những điều khủng khiếp tàn bạo mà ông đã chứng kiến ở Ukraine.
2. Zelenskiy cáo buộc Nga sẽ sử dụng hỏa tiễn Iran cho các cuộc tấn công có thể vào cơ sở hạ tầng của Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga có ý định sử dụng hỏa tiễn Iran cho các cuộc tấn công có thể vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng của nước này.
Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm Chúa Nhật trong bối cảnh đã có hơn 4.5 triệu người không có điện ở Kyiv và sáu khu vực khác vì các cuộc tấn công của Nga.
“Chúng tôi cũng hiểu rằng nhà nước khủng bố đang tập trung lực lượng và phương tiện để có thể lặp lại các cuộc tấn công hàng loạt vào cơ sở hạ tầng của chúng ta. Trước hết là vào năng lượng,” Zelenskiy nói. “Đặc biệt, đối với vấn đề này, Nga cần hỏa tiễn của Iran”, Tổng thống Ukraine nói và cho biết thêm Ukraine đang “chuẩn bị đáp trả”.
Ông cũng nói rằng vào ngày Chúa Nhật, người Nga đã “sử dụng máy bay không người lái tấn công của Iran một lần nữa”, nhưng ông không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào.
“Cả thế giới sẽ biết rằng chế độ Iran đang giúp Nga kéo dài cuộc chiến này,” Zelenskiy nói.
“Nếu không phải do Iran cung cấp vũ khí cho kẻ xâm lược, chúng ta đã tiến gần hơn tới hòa bình. Và điều này có nghĩa là tiến gần hơn đến một giải pháp hoàn chỉnh cho cuộc khủng hoảng lương thực.”
Iran đang chuẩn bị gửi thêm khoảng 1,000 vũ khí, bao gồm hỏa tiễn và nhiều máy bay không người lái tấn công hơn, cho Nga, các quan chức từ một quốc gia phương Tây theo dõi chặt chẽ chương trình vũ khí của Iran nói với CNN.
Lô hàng đang được giám sát chặt chẽ vì đây sẽ là lần đầu tiên Iran gửi hỏa tiễn dẫn đường chính xác tiên tiến cho Nga, điều này có thể mang lại cho Điện Cẩm Linh một động lực đáng kể trên chiến trường.
Máy bay không người lái của Iran đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xung đột kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào cuối tháng Hai
3. Bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Vào ngày 3 tháng 11 năm 2022, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine, Valeriy Zaluzhnyi, tuyên bố rằng Nga đã mất gấp đôi số lượng máy bay ở Ukraine so với trong Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan. Con số này lên tới 278 máy bay bị mất ở Ukraine so với 119 máy bay ở Afghanistan
Mặc dù chúng tôi không thể xác minh độc lập những con số này, nhưng việc Nga tiếp tục thiếu ưu thế trên không có thể trở nên trầm trọng hơn do huấn luyện kém, mất các phi hành đoàn có kinh nghiệm và rủi ro cao khi tiến hành yểm trợ trên không trong các khu vực phòng không dày đặc.
Điều này khó có thể thay đổi trong vài tháng tới. Tổn thất máy bay của Nga có thể vượt xa khả năng sản xuất khung máy bay mới của họ. Thời gian cần thiết để đào tạo các phi công có năng lực càng làm giảm hơn nữa khả năng tái tạo năng lực tác chiến trên không của Nga
4. Làm thế nào một vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được triển khai ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How a Tactical Nuclear Weapon Could be Deployed in Ukraine”, nghĩa là “Làm thế nào một vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được triển khai ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Những tín hiệu lẫn lộn của Vladimir Putin về việc liệu cuộc xâm lược Ukraine của ông có thể trở thành hạt nhân hay không và một cuộc trò chuyện được báo cáo giữa các tư lệnh quân đội Nga về vũ khí nguyên tử đã làm dấy lên suy đoán về những gì Nga có thể sử dụng trong cuộc chiến.
Theo tờ New York Times, cuộc thảo luận diễn ra trong sự vắng mặt của Putin về thời điểm và cách thức Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật đã khiến chính quyền Biden và các thủ đô phương Tây lo ngại.
Có một sự đồng thuận thận trọng giữa các chuyên gia rằng nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến Ukraine là thấp.
Nhưng đã có một cuộc trò chuyện được tường trình là của các nhà lãnh đạo quân sự diễn ra trong bối cảnh thất vọng trước những tổn thất trên chiến trường và những lời đe dọa úp mở của Putin về việc bảo vệ bốn khu vực bị sáp nhập ở Ukraine bằng “tất cả các phương tiện có sẵn”.
Tuần trước, Putin khẳng định “không cần thiết” sử dụng vũ khí hạt nhân.
James Acton, đồng giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Carnegie Endowment for International Peace, cho rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai không phải là điều bất khả thi.
Ông nói với Newsweek: “Tôi đánh giá việc sử dụng hạt nhân của Nga là rất khó xảy ra trong ngắn hạn, nhưng nếu mọi thứ trở nên tồi tệ với Nga, tôi tin rằng đó là một khả năng.”
“Chúng ta nên khiêm tốn trong khả năng dự đoán việc sử dụng đầu tiên của Nga sẽ dẫn đến những gì. Có nhiều điều không chắc chắn.”
Ông cho biết để tăng cường sức mạnh, đây sẽ là một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất ở Nga; một vụ thử hạt nhân trên mặt đất ở Nga, hoặc một cuộc trình diễn bắn trên các vùng biển quốc tế như Hắc Hải.
Bước tiếp theo sẽ là một cuộc biểu dương lực lượng bắn trên một vùng dân cư thưa thớt của Ukraine và động thái mạnh mẽ nhất sẽ là sử dụng ngay trên chiến trường để chống lại các lực lượng Ukraine.
“Tôi không tuyên bố biết cái nào trong số những điều này có khả năng xảy ra cao nhất. Ông nói, chẳng hạn như các cuộc tấn công chống lại Kyiv hoặc thậm chí Hoa Kỳ, thậm chí có thể có nhiều lựa chọn leo thang hơn, nhưng tôi nghĩ về cơ bản chúng ít có khả năng được sử dụng.”
“Trong bất kỳ trường hợp nào, ngay cả khi sử dụng trên chiến trường, mục tiêu sẽ là khiến Ukraine và đặc biệt là các đối tác của họ phải lùi bước hoặc nhượng bộ, chứ không phải lợi thế chiến thuật”.
Ngũ Giác Đài ước tính rằng Nga có khoảng 2,000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, có tầm sát thương thấp hơn và được sử dụng ở tầm bắn ngắn hơn so với đầu đạn được mang trên hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa. Chúng chưa bao giờ được sử dụng trong chiến đấu và có thể được triển khai theo một số cách, kể cả bằng hỏa tiễn hoặc đạn pháo.
Nga có học thuyết răn đe “leo thang để giảm leo thang” và tháng trước, Viện Hòa bình Hoa Kỳ cho biết một lựa chọn có thể là Nga công khai chuyển vũ khí hạt nhân đến gần Ukraine hoặc kích nổ vũ khí hạt nhân chiến thuật ngoài khơi như một “cuộc tấn công trình diễn nhằm biểu dương lực lượng.”
Điều này có thể cho phép Mạc Tư Khoa “giảm leo thang” tình hình, vì khi mọi thứ được đóng băng tại chỗ, Nga có thể giữ lực lượng của họ bên trong Ukraine để Putin tuyên bố chiến thắng.
Một cuộc tấn công trên Hắc Hải đã được một số nhà phân tích đề cập đến nhưng Patricia Lewis, giám đốc nghiên cứu an ninh quốc tế tại cơ quan tư vấn Chatham House ở London, cho biết điều này sẽ khiến hạm đội của Nga gặp rủi ro.
Bà nói với Newsweek: “Một số quốc gia mà họ phụ thuộc rất nhiều, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ có điều gì đó để nói về điều này”.
Lewis cho biết Mạc Tư Khoa không cần thiết phải gửi một thông điệp về khả năng hạt nhân thông qua một cuộc tấn công trình diễn bởi vì “chúng tôi đã biết họ có thể làm điều đó.” Về một cuộc tấn công vào cái mà họ gọi là lãnh thổ của họ ở Ukraine, “chẳng hạn như họ có thể làm điều đó ở một thành phố mà họ hiện đang di tản.”
“Nhưng sau đó mọi người ở Nga sẽ nói 'tại sao bạn lại bắn vào lãnh thổ của riêng bạn?' Và đây là vấn đề với vũ khí hạt nhân, dù nhỏ đến đâu bạn cũng để lại một mớ hỗn độn phóng xạ”
Lewis tin rằng một lựa chọn khác sẽ là triển khai vũ khí hạt nhân ở một vùng nông thôn xa hơn về phía tây Ukraine với lý do nhắm vào một cơ sở vũ khí hạt nhân hoặc sinh học mà Mạc Tư Khoa cho rằng họ phải nhanh chóng hành động để ngăn cản.
Tiếp theo là việc tạm dừng chiến đấu và “đường lối không đáp trả bằng vũ khí hạt nhân của NATO sẽ cho phép đó là một kiểu tạm dừng khác”, cô nói, “điều tôi nghĩ họ đang cố gắng làm là khiến tất cả chúng ta rất sợ hãi”.
Bà mô tả viễn cảnh Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là “không rõ chứ không phải là khó xảy ra.”
Pavel Podvig, một nhà phân tích có trụ sở tại Geneva, nơi ông điều hành dự án nghiên cứu Lực lượng Hạt nhân Nga, nói rằng ở Ukraine, các lực lượng ở Ukraine đang phân tán và cơ động và vì vậy sẽ không có mục tiêu quân sự phù hợp.
Ông nói với Newsweek: “Có một sự đồng thuận rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường là vô nghĩa. “Cách duy nhất có thể sử dụng vũ khí hạt nhân là gửi đi thông điệp về sự sẵn sàng leo thang.”
“Bạn có thể hình dung về một cuộc tấn công biểu dương lực lượng,” ông nói, “nhưng câu hỏi đặt ra là đó là nhằm biểu dương cái gì? Câu trả lời là sự thể hiện sự sẵn sàng của bạn để tiếp tục giết hàng chục hoặc hàng trăm nghìn người, bởi vì nếu không thì đó không phải là một minh chứng cho bất cứ điều gì.”
“Trừ khi có thông điệp rằng chúng ta chuẩn bị theo dõi một cuộc tấn công vào các thành phố, vào dân thường”, ông nói, “cuộc biểu dương lực lượng này sẽ hoàn toàn không hiệu quả.”
Hôm thứ Sáu, Nhóm Bảy nước (G7) cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng” nếu họ sử dụng bất kỳ vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân nào, nhưng biện pháp răn đe chống lại Putin cũng có thể đến từ chính quân đội của Putin.
“Tôi nghĩ rất khó để tưởng tượng rằng Putin sẽ triệu tập các tướng lĩnh và nói với họ rằng, chúng ta phải đi trước và chúng ta phải tiếp tục với loại kế hoạch này, chúng ta phải giết hàng chục hoặc hàng trăm nghìn người,” Podvig nói.
“Không phải là họ nhất thiết phải tuân theo các mệnh lệnh của Putin. Bạn có thể tưởng tượng đó là một mệnh lệnh khó đưa ra và các tướng lĩnh có thể có ý kiến về sự khôn ngoan của động thái đó.”
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để đưa ra bình luận.
5. Chuyên gia KGB Nga nhận định về sự sụp đổ của Vladimir
Hai ký giả Will Steart và Adrian Zorzut của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “VLAD’S DOWNFALL Putin losing grip and faces regime collapse as ‘predators’ circle over disastrous Ukraine war, claims Russian KGB expert”, nghĩa là “Chuyên gia KGB Nga nhận định về sự sụp đổ của Vladimir: Putin đang mất quyền kiểm soát và đối diện với sự sụp đổ của chế độ khi các kẻ săn mồi lượn quanh cuộc chiến thảm họa ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Yevgenia Albats, hiện sống lưu vong, cho biết Putin không còn có thể giữ chân các nhóm quyền lực cạnh tranh muốn tiếp quản Điện Cẩm Linh.
Nhà báo điều tra Nga cho biết Putin phải đối mặt với “bữa trưa của những kẻ săn mồi” và “cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả” trong vòng trong của ông.
Hơn hai thập kỷ trước, Albats đã viết cuốn “The State in a State” nghĩa là “Quốc gia trong một Quốc gia” về việc cơ quan mật vụ KGB thời Liên Xô đã nắm quyền kiểm soát nước Nga mới như thế nào.
Giờ đây, cô thấy Putin - một cựu điệp viên KGB - mất khả năng kiểm soát những kẻ săn tìm quyền lực vì tình trạng chính trị suy yếu nghiêm trọng bởi những sai lầm của ông ta ở Ukraine.
Cô nói với kênh truyền hình độc lập Rain của Nga: “Cuộc chiến đã bắt đầu bên trong những kẻ có cấp bậc cao nhất trong giới quyền lực Nga”.
“Chúng ta đang chứng kiến bữa trưa của những kẻ săn mồi.”
“Những gì đang xảy ra bây giờ là một biểu hiện chính của sự đổ vỡ trong cấu trúc quyền lực.
“Và thực tế là Putin không còn có thể đóng vai trò trung gian giữa các nhóm lợi ích khác nhau - cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả đã bắt đầu….”
Albats - buộc phải trốn khỏi Nga vào tháng 9 sau khi bị tuyên bố là “điệp viên nước ngoài” - nói: “Và tôi muốn hy vọng điều này sẽ làm sụp đổ chế độ vô nhân đạo này, đang giết người ở Ukraine và những người Nga bị gọi nhập ngũ”.
“Những gì chúng ta thấy bây giờ là chiến tranh ở cấp cao nhất trong giới quyền lực Nga.”
“Và Putin không còn có thể đóng vai trò trung gian, vốn là chức năng chủ chốt của ông ấy. Do đó, Putin sẽ là người tiếp theo”.
Cô chỉ ra một số vụ việc gần đây cho thấy quyền lực thực sự của Putin đã bị suy giảm.
Những điều này bao gồm chiến dịch lật đổ Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và các tướng lãnh của nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, 46 tuổi, và Yevgeny Prigozhin, 61 tuổi, chủ nhân của nhóm quân sự tư nhân Wagner.
Cô nhấn mạnh vụ “tống tiền” nhà báo truyền hình và cựu ứng cử viên tổng thống đối lập Ksenia Sobchak - được gọi là “con gái đỡ đầu” của Putin - người đã trốn sang phương Tây vào tuần trước khi đối mặt với các cáo buộc hình sự dẫn đến có thể phải ngồi tù 15 năm.
Các cáo buộc chống lại cô ấy gần đây đã được giảm xuống và có thông tin rằng cô ấy sẽ sớm trở lại Nga từ cuộc sống lưu vong ở Lithuania.
Nhiều người cho rằng Putin sẽ bảo vệ Sobchak, 40 tuổi, người có cha là Anatoly, cựu thị trưởng St Petersburg, là người cố vấn và cựu giáo sư luật của ông.
Trong số các biến cố khác đang được dàn xếp bao gồm cuộc đột kích vào ngôi nhà ở Mạc Tư Khoa của nhà báo trung thành với Andrey Karaulov - hiện đang ở Dubai - và một biên tập viên khác ủng hộ Điện Cẩm Linh Modest Kolerov, người đã bất ngờ bị sa thải khỏi hãng thông tấn Regnum của mình.
Một chủ đề phổ biến trong các vụ Sobchak và Karaulov là những tuyên bố về hành vi sai trái của người bạn thân của Putin là Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec, nhà phát triển vũ khí chính của Nga.
Tuy nhiên, Chemezov, người làm gián điệp cho KGB cùng với Putin ở Đông Đức và hiện là một tỷ phú, được coi là đã khiến chủ tịch Điện Cẩm Linh khó chịu vì chất lượng vũ khí kém của Nga ở Ukraine do không phát triển được các công nghệ chất lượng cao của phương Tây.
“Kết quả khiêm tốn đã được chứng minh trong các lĩnh vực mà Rostec chịu trách nhiệm”, Putin nói trong một cuộc tấn công tàn bạo tại cuộc họp của Hội đồng Phát triển Chiến lược và Các Dự án Quốc gia.
Một số nhà quan sát khẳng định Chemezov, 70 tuổi, dường như đang phản công trong một nỗ lực để sống sót.
Albats gợi ý rằng trước đây, Putin có thể đã dập tắt những ngọn lửa như vậy, nhưng giờ đây những người môi giới quyền lực thân cận với Điện Cẩm Linh đang vận động mạnh và ông ta không thể ngăn chặn chúng.
Các nhà quan sát khác nhận thấy cuộc chiến giành quyền kế vị đang diễn ra gay gắt giữa phụ tá chủ chốt của Putin là Sergey Kiriyenko, 60 tuổi, cựu thủ tướng Nga hiện là phó chánh văn phòng Điện Cẩm Linh, và Dmitry Patrushev, 45 tuổi, bộ trưởng nông nghiệp và là con trai của chủ tịch Hội đồng an ninh của Putin, Nikolai Patrushev, 71 tuổi.
Theo một chuyên gia Nga, Tiến sĩ Rod Thornton, trong một kịch bản khác, Putin có thể bị giết một cách bí mật và cái chết của ông được che đậy như một “cơn đau tim”.
Giảng viên King's College London nói với The Sun Online rằng các tướng lĩnh quân đội Nga đang mất kiên nhẫn với nhà lãnh đạo của họ và muốn ông ta ra đi.
Ông nói: “FSB, cơ quan an ninh của Nga, nghĩ rằng Putin thất bại trong cuộc chiến Ukraine”.
Tiến sĩ Thornton cho biết đơn vị tình báo quân sự của Nga, GRU, có thể được bố trí tốt nhất để loại bỏ Putin và có thể sớm hành động nếu họ thấy quân đội mất đất ở miền đông Ukraine.
“Họ có đủ trí thông minh để làm điều đó,” anh nói với The Sun Online.
“Nếu bạn muốn tiến hành một cuộc đảo chính ở cung đình, bạn phải giữ nó rất bí mật và rất yên tĩnh.”
“Bạn sẽ yêu cầu GRU làm điều đó và họ đã được trao ngày càng nhiều quyền lực hơn trong vài tuần qua.”
Ông cho biết một nhóm nhỏ các sĩ quan an ninh cấp cao có thể tiếp cận Putin với tối hậu thư là phải rời nhiệm sở hoặc bị giết.
“Sau đó, bạn khiến mọi người trên truyền hình nói rằng Putin không được khỏe và sau đó bạn có một nhà lãnh đạo mới,” giáo sư giải thích.
“Bạn sẽ có người nói: 'Ông Putin tội nghiệp đã bị đau tim, do tất cả những căng thẳng trong hoạt động quân sự đặc biệt của ông ấy và chúng tôi đã giao trọng trách cho người khác'.”
Chuyên gia về Nga cho rằng đây không phải là điều khiến người Nga tin tưởng vì nó đã xảy ra với Leonid Brezhnev, một cựu lãnh đạo Liên Xô, và các nhân vật nổi tiếng cộng sản khác vào những năm 1970.
“Họ nói 'ồ, họ bị ốm' nhưng thực sự là họ đã chết '.”
Diễn biến mới: ĐGH nhìn nhận với Ukraine không phải NATO gây ra cuộc chiến. Biểu tình ở Bahrain
VietCatholic Media
16:58 07/11/2022
1. “Lửa” luyện ngục đốt những gì?
Trong tháng Các Đẳng Linh Hồn, khi suy niệm về sự chết, bài báo sau có thể giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm. Philip Kosloski của tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài viết nhan đề “What does the ‘fire’ of purgatory burn?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Luyện ngục thường được hình dung như một ngọn lửa thanh tẩy, nhưng chính xác thì nó đốt những gì?
Giáo Hội Công Giáo kiên quyết ủng hộ sự tồn tại của luyện ngục, như một giai đoạn chuẩn bị cho thế giới bên kia dẫn một linh hồn vào Thiên đàng.
Người ta biết rất ít về điều gì sẽ xảy ra khi một linh hồn đến luyện ngục, nhưng nhiều vị thánh và nhà thần học đã mô tả nó như một “ngọn lửa thanh tẩy”. Ngay cả Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo cũng đề cập đến luyện ngục với loại hình ảnh này.
Sách giáo lý Công Giáo điều 1031 viết:
Hội Thánh gọi sự thanh luyện cuối cùng này của những người được chọn là Luyện ngục, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt. Hội Thánh công bố đạo lý đức tin liên quan đến luyện ngục, chủ yếu trong các Công đồng Florentinô và Triđenti-ô. Truyền thống của Hội Thánh, dựa trên một số bản văn của Thánh Kinh, nói đến lửa thanh luyện:
“Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện, theo điều Đấng là Chân lý đã nói rằng nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần, người đó sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12:32). Trong lời đó, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, còn một số tội có thể được tha ở đời sau.”
Tuy nhiên, hình ảnh ngọn lửa có thể khiến người ta tưởng như có những linh hồn đang cháy trong lửa, tương tự như những linh hồn ở Địa ngục đang cháy mãi mãi.
Origen, một nhà thần học của Giáo hội thời sơ khai, cung cấp một cái nhìn rõ ràng về ngọn lửa này và chính xác ngọn lửa “đốt cháy” những gì.
Nếu một người rời bỏ cuộc sống này với những lỗi lầm nhẹ hơn, anh ta sẽ bị kết án phóng hỏa đốt cháy những vật liệu nhẹ mắc míu vào linh hồn... 'Bạn không thể vào thiên đàng với củi, cỏ khô và gốc rạ của bạn và do đó làm ô uế vương quốc của Thiên Chúa... ngọn lửa này không tiêu thụ sinh vật, nhưng những gì sinh vật đã tự tạo ra, gỗ, cỏ khô và gốc rạ. Rõ ràng là ngọn lửa phá hủy gỗ của những vi phạm của chúng ta và sau đó trả lại cho chúng ta phần thưởng là những công việc vĩ đại của chúng ta.
Hình ảnh này có thể giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không gửi chúng ta đến hình phạt bằng lửa để tra tấn chúng ta trước khi vào Thiên đàng, nhưng thay vào đó chúng ta đi qua ngọn lửa thanh tẩy, đốt sạch mọi tội lỗi nhỏ hơn mà chúng ta đang mắc phải khi chết.
Trên hết, ngọn lửa luyện ngục không phải là một phần của sự tra tấn ghê rợn, mà là một cách để chuẩn bị tâm hồn chúng ta đón nhận những niềm vui trên Thiên đàng một cách trọn vẹn hơn.
Source:Aleteia
2. Tuyên bố quan trọng của Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak: Trong cuộc trò chuyện, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng không phải NATO gây ra cuộc chiến này
Vatican không bao giờ làm việc theo tinh thần của các tuyên bố chính trị. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II cũng không nhắc đến tên của quốc gia xâm lược khi có chiến tranh ở Nam Tư.
Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với Telegraph.
“Ngoài việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện cho Ukraine hàng trăm lần, ngài còn có những bài phát biểu long trọng với thế giới hai lần một tuần - vào thứ Tư và Chúa Nhật. Hầu như mọi lúc, kể cả cho đến tháng Hai, ngài đều nói về Ukraine và lên án mọi hành động tàn ác. Trong nhiều tháng, nước Nga không được nêu tên, nhưng vào ngày 27 tháng 8, khi Tòa thánh Vatican đưa ra một tuyên bố đanh thép, nước Nga cuối cùng đã được nêu tên. Trước sự chứng kiến của hai giáo dân, Denys Kolyada và Myroslav Marynovych, ngài nói rõ ràng rằng người không biết tự vệ thì có thể coi là tự tử. Và những người tự vệ cũng bảo vệ những người vô tội,” Đức Tổng Giám Mục Borys nói.
Tuy nhiên, theo ngài, một số điều mơ hồ trước đây, tất nhiên vẫn còn trong ký ức.
“Việc trả tự do cho các tù nhân chiến tranh của chúng tôi, bao gồm cả các chỉ huy Azov, đã diễn ra với sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức trong đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tham gia, và có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ, và Đức Giáo Hoàng, thông qua Erdogan, đã thúc đẩy quá trình này. Điều này đã được thực hiện theo yêu cầu của các nhà chức trách Ukraine. Budanov cũng có mặt ở đó. Denys Kolyada xin Đức Giáo Hoàng cho anh ta tiếp kiến. Đó là một cuộc họp rất nhiều thông tin và kéo dài diễn ra vào tháng Tám,” Đức Cha Borys nói.
Đức Tổng Giám Mục cũng nhấn mạnh rằng Vatican không làm việc theo tinh thần của các tuyên bố chính trị. Ngài cố gắng để có cơ hội làm trung gian cho đến giây phút cuối cùng. Có một thời, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tránh nêu tên quốc gia xâm lược khi có chiến tranh ở Nam Tư.
“Bất kỳ sự mập mờ nào trong tình huống này đều khiến chúng tôi rất đau lòng. Và tôi đã có cơ hội để nói điều này với Đức Giáo Hoàng vào ngày 26 tháng 8. Chúng tôi đã nói chuyện trong một tiếng rưỡi. Tôi giải thích rằng đây là một bệnh lý của văn hóa Nga, nó nguy hiểm như thế nào và người Ukraine nói rằng họ sẽ không làm nô lệ. Người Mỹ gốc Phi sẽ không phải là nô lệ ở Hoa Kỳ, Mỹ sẽ không là thuộc địa của Anh, Algeria không phải là nô lệ của Pháp, và Ukraine không phải là nô lệ của Nga. Đó là những gì tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng. Và NATO không phải là nguyên nhân của cuộc chiến này.”
Ngược lại, nếu Ukraine gia nhập NATO từ năm 2008, như Tổng thống Bush khi đó đề nghị nhưng Pháp và Đức đã ngăn cản điều này, thì cuộc chiến này đã không xảy ra. Đức Giáo Hoàng gật đầu, và ngài thừa nhận điều đó. Quá trình liên lạc vẫn tiếp tục, và Đức Giáo Hoàng rõ ràng là vô cùng kinh hoàng trước hành động của Nga. Ngài nói với Thượng phụ Kirill trong một cuộc trò chuyện trực tiếp rằng Thượng Phụ Kirill không nên là cậu bé giúp lễ của Putin, của chính quyền. Vì vậy, Đức Thượng Phụ đã không gặp ngài ở Kazakhstan. Đức Giáo Hoàng đã thể hiện quan điểm một cách rõ ràng và theo cách mà các Giáo hoàng đã không thể hiện mình trước đây”, Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak nhấn mạnh.
Source:RISU
3. Gia đình các tù nhân tổ chức cuộc biểu tình nhỏ ở Bahrain trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng
Thân nhân của các tử tù và tù nhân chung thân ở Bahrain đã tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ dọc theo tuyến đường đoàn xe của Đức Thánh Cha Phanxicô đi qua vào hôm thứ Bảy để kêu gọi tự do cho các tù nhân chính trị ở quốc gia Ả Rập vùng Vịnh.
Không rõ giáo hoàng có nhìn thấy những tấm biểu ngữ khi đoàn xe của ngài di chuyển từ nơi ở của ngài đến một trường học ở Isa Town, nơi ngài đã nói chuyện với học sinh và giáo viên hay không.
Một đoạn video về cuộc biểu tình, bao gồm một số phụ nữ và trẻ em, đã được đăng trực tuyến bởi Viện Quyền và Dân chủ Bahrain, gọi tắt là BIRD, có trụ sở tại London và bởi nhóm đối lập al-Wefaq đã bị giải thể của Bahrain.
Một trong những tấm biển có nội dung “Khoan dung, Chung sống là một thực tiễn không chỉ là khẩu hiệu. # Trả tự do cho Hassan Mushaima # Trả tự do cho Tù nhân Chính trị # Hãy kết thúc xung đột tôn giáo”.
Hassan Mushaima, một nhà lãnh đạo đối lập, đã bị tuyên án chung thân vào năm 2011 vì các cuộc biểu tình chống chính phủ, chủ yếu do cộng đồng Hồi giáo người Shiite /si-ai/ lãnh đạo. Chế độ quân chủ theo Hồi Giáo Sunni đã đàn áp thẳng tay.
Trên video, có thể nghe thấy một cảnh sát nói với những người biểu tình, trong đó có một cậu bé: “Nếu bạn làm ơn, nếu bạn có nhu cầu, nếu bạn có bất cứ điều gì, đừng làm theo cách này”.
Phát ngôn nhân của chính phủ, trả lời yêu cầu bình luận, nói rằng một nhóm chín người đã được yêu cầu giải tán bởi cảnh sát mặc sắc phục và “đã tuân theo yêu cầu”.
“Không có hành động nào khác được thực hiện về vấn đề này,” phát ngôn nhân cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng “không có vụ bắt giữ nào liên quan đến chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng”.
Trước đó, BIRD cho biết trong một tuyên bố rằng những người biểu tình đã được đưa khỏi địa điểm bằng xe cảnh sát và sau đó được thả.
Trước khi Đức Giáo Hoàng đến Bahrain vào thứ Năm, gia đình của các tử tù đã yêu cầu ngài lên tiếng chống lại hình phạt tử hình và bảo vệ các tù nhân chính trị trong chuyến đi.
Ngài đã làm như vậy trong bài phát biểu đầu tiên của mình vào thứ Sáu trước các nhà chức trách chính phủ và ngoại giao đoàn.
Bahrain là quốc gia vùng Vịnh duy nhất chứng kiến biến động lớn “Cuộc nổi dậy Ả Rập”. Nó đã giam giữ hàng nghìn người - một số trong các phiên tòa xét xử hàng loạt - kể từ cuộc nổi dậy.
Vương quốc này bác bỏ những lời chỉ trích từ Liên Hiệp Quốc và các nước khác về việc tiến hành các xét xử và điều kiện giam giữ, nói rằng họ truy tố theo luật pháp quốc tế.
Năm ngoái, Bahrain trả tự do có điều kiện cho hàng chục tù nhân theo các quy định mới cho phép giám sát điện tử và giam giữ tại nhà. Con trai của Mushaima sau đó nói rằng cha anh đã từ chối đề nghị trả tự do có điều kiện.
Source:Reuters
ĐTC gặp gỡ các GM, LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh. Bahrain lưu luyến chào tạm biệt ĐTC Phanxicô
VietCatholic Media
01:43 07/11/2022
Chúa nhật, ngày 06 tháng Mười Một năm 2022, ngày chót trong trong bốn ngày viếng thăm tại Bahrain, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ còn một hoạt động cuối cùng là buổi gặp gỡ và cầu nguyện với các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo lý viên và các nhân viên mục vụ tại nhà thờ Thánh Tâm ở thủ đô Manama của Bahrain. Sau đó lúc 12 giờ 30 trưa, có nghi thức tiễn biệt tại phi trường Sakhir, trước khi ngài rời Bahrain để trở về Rôma.
Trong cuộc gặp gỡ tại nhà thờ Thánh Tâm, là nhà thờ Công Giáo đầu tiên trong vùng Vịnh, Đức Thánh Cha nói:
Tôi vui mừng được có mặt ở đây, giữa cộng đồng Kitô hữu đang biểu lộ rõ ràng bộ mặt “Công Giáo” của mình: bộ mặt phổ quát, một Giáo hội gồm những người từ nhiều nơi trên thế giới cùng nhau tuyên xưng một đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô. Hôm qua, Đức Cha Hinder - người mà tôi cảm ơn vì sự phục vụ của ngài và những lời giới thiệu của ngài - đã nói về “một đàn chiên nhỏ gồm những người di cư”. Khi chào anh chị em, suy nghĩ của tôi cũng hướng đến những dân tộc là xuất xứ của anh chị em, đến những gia đình thân yêu của anh chị em, những người mà anh chị em nhớ đến với một chút hoài niệm, và đến đất nước cội nguồn của anh chị em. Đặc biệt, vì tôi thấy một số anh chị em đến từ Li Băng, tôi xin cam đoan về những lời cầu nguyện và sự gần gũi của tôi đối với đất nước thân yêu của anh chị em, rất mệt mỏi và cố gắng, cũng như với tất cả các dân tộc đang đau khổ ở Trung Đông. Thật tuyệt vời khi trở thành một phần của một Giáo hội bao gồm các lịch sử khác nhau và các khuôn mặt khác nhau tìm thấy sự hòa hợp của họ trong khuôn mặt duy nhất của Chúa Giêsu. Và sự đa dạng này - như tôi đã thấy trong những ngày này - là tấm gương phản chiếu cho đất nước này, cho những con người sống ở đây, cũng như cảnh quan của nó, mặc dù hầu hết là sa mạc, có thể tự hào với nhiều loại thực vật và sinh vật sống phong phú.
Những lời của Chúa Giêsu mà chúng ta đã nghe nói về nước hằng sống chảy ra từ Chúa Kitô và các môn đệ của Người (x. Ga 7:37-39). Họ khiến tôi nghĩ về chính mảnh đất này. Mặc dù đúng là có một vùng sa mạc rộng lớn, nhưng lại có những suối nước ngọt chảy ngầm tưới tiêu cho nó. Đó là một hình ảnh đẹp về con người của anh chị em và trên hết, về cách đức tin vận hành trong cuộc sống của chúng ta: bề ngoài nhân loại của chúng ta dường như khô héo bởi vô số điểm yếu, nỗi sợ hãi, thách thức và các vấn đề cá nhân hoặc xã hội thuộc nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, thực sự trong sâu thẳm tâm hồn, trong sự gần gũi của trái tim, có dòng nước trong lành êm đềm và âm thầm của Thánh Linh, Đấng làm tươi mát sa mạc của chúng ta và phục hồi sự sống cho những gì khô cằn, Đấng rửa sạch tất cả những gì làm chúng ta u mê và dập tắt khát khao hạnh phúc của chúng ta. Chúa Thánh Thần luôn phục hồi sự sống. Đây là nước mà Chúa Giêsu nói. Đây là mầm sống mới mà Ngài hứa với chúng ta. Đó là món quà của Chúa Thánh Thần, sự hiện diện dịu dàng, yêu thương và trẻ lại của Thiên Chúa trong chúng ta.
Vì vậy, sẽ hữu ích khi tập trung vào cảnh được mô tả trong Phúc âm. Chúa Giêsu đang ở trong Đền thờ Giêrusalem, nơi họ đang cử hành một trong những lễ quan trọng nhất, khi dân chúng chúc tụng Chúa về các món quà là đất đai và mùa màng, để tưởng nhớ đến Giao ước. Vào ngày lễ hội ấy, một nghi thức quan trọng đã diễn ra: thầy tế lễ thượng phẩm xuống hồ Silô để múc nước trong khi dân chúng ca hát vui mừng; Sau đó, ông đổ nước bên ngoài các bức tường của thành phố để biểu thị rằng từ Giêrusalem phước lành lớn của Thiên Chúa sẽ được ban cho mọi người. Thật vậy, Vịnh Gia đã hát về Giêrusalem như sau: “Mọi suối của ta đều ở trong ngươi” (Tv 87: 7), và nhà tiên tri Êdêkiên đã nói về một mạch nước chảy như sông từ Đền thờ, để tưới đất và sinh hoa kết trái. (xem Ed 47: 1-12).
Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những gì Phúc âm Thánh Gioan muốn nói với chúng ta với cảnh này. Đó là ngày cuối cùng của cuộc lễ, và Chúa Giêsu “đứng lên và tuyên bố:” Nếu ai khát, hãy đến với Ta và uống từ trái tim mình” (câu 38). Thật là một lời mời đẹp! Thánh sử giải thích: “Bây giờ Chúa Giêsu nói điều này về Thánh Linh, mà những người tin vào Ngài sẽ nhận được; vì Thánh Linh vẫn chưa được ban, vì Chúa Giêsu chưa được tôn vinh “(câu 39). Đề cập đến khoảnh khắc khi Chúa Giêsu chết trên thập tự giá: ngay lúc đó, nguồn nước không còn xuất phát từ đền thờ bằng đá nữa, nhưng từ thánh nhan rộng mở của Chúa Giêsu Kitô, từ đó nước của sự sống mới sẽ tuôn ra, nước ban sự sống của Thánh Linh Thiên Chúa, được tiền định để sinh ra một sinh vật mới cho toàn thể nhân loại, giúp họ thoát khỏi tội lỗi và sự chết.
Thưa anh chị em, chúng ta hãy luôn ghi nhớ điều này: Giáo Hội đã được sinh ra từ đó, được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Đức Kitô, từ nước tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Tt 3: 5). Chúng ta không phải là Kitô hữu bởi công đức của chúng ta hay đơn giản chỉ vì chúng ta tuyên xưng một tín điều, nhưng vì nước hằng sống của Thánh Linh đã được ban cho chúng ta trong phép rửa tội, khiến chúng ta trở thành con cái yêu dấu của Thiên Chúa, anh chị em của nhau và một tạo vật mới. Mọi thứ đều chảy ra từ ân sủng - mọi thứ đều là ân sủng! Mọi thứ đều đến từ Chúa Thánh Thần. Vì vậy, hãy cho phép tôi tập trung ngắn gọn vào ba ân sủng lớn lao mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta và yêu cầu chúng ta đón nhận và phản ánh trong cuộc sống của chúng ta: niềm vui, sự hiệp nhất và lời tiên tri. Niềm vui, sự hiệp nhất và lời tiên tri.
Thứ nhất, Thánh Linh là một nguồn vui. Nước ngọt mà Chúa muốn làm cho chảy trong “sa mạc” của nhân loại chúng ta, trần thế và yếu đuối, là điều chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ đơn độc trên hành trình của cuộc đời. Thánh Linh là Đấng không bỏ chúng ta theo ý riêng của chúng ta. Ngài là Đấng An ủi, Ngài an ủi chúng ta bằng sự hiện diện yên tĩnh và êm dịu của Ngài, đồng hành với chúng ta bằng tình yêu thương, hỗ trợ chúng ta trong những khó khăn và vất vả, khuyến khích những ước mơ đẹp nhất và những khát khao sâu sắc nhất của chúng ta, và mở ra cho chúng ta điều kỳ diệu và vẻ đẹp của cuộc sống. Tuy nhiên, niềm vui của Thánh Linh không phải là một cảm giác thỉnh thoảng hay một cảm xúc nhất thời; hay tệ hơn nữa là loại “niềm vui được tổ chức bởi nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tiêu dùng ngày nay” (Gaudete et Exsultate, 128). Niềm vui của Thánh Linh thay vào đó là niềm vui được sinh ra từ mối quan hệ với Thiên Chúa, từ việc biết rằng bất chấp những vất vả và đêm đen mà đôi khi chúng ta phải chịu đựng, chúng ta không đơn độc, lạc lõng hay thất bại, vì Ngài ở cùng chúng ta. Với Chúa, chúng ta có thể đối mặt và vượt qua mọi thứ, ngay cả vực thẳm của nỗi đau và cái chết.
Đối với tất cả anh chị em, những người đã khám phá ra niềm vui này và trải nghiệm nó trong cộng đồng, tôi sẽ nói: hãy giữ gìn niềm vui này, thực sự, hãy để nó lớn hơn bao giờ hết. Anh chị em có biết cách tốt nhất để làm điều đó hay không? Bằng cách cho đi. Đúng vậy, niềm vui của Kitô hữu có tính lây lan tự nhiên, vì Tin Mừng khiến chúng ta vượt ra khỏi chính mình để chia sẻ vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa. Do đó, điều cần thiết là niềm vui này không thể bị lu mờ, không thể nào không được chia sẻ trong các cộng đồng Kitô hữu, khi chúng ta không hạn chế mình trong những việc theo thói quen, không có lòng nhiệt thành hoặc sự sáng tạo. Nếu không, chúng ta sẽ mất niềm tin và trở thành một cộng đồng buồn tẻ, và điều này thật tồi tệ! Ngoài phụng vụ, và nhất là cử hành Thánh lễ, nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (x. Sacrosanctum Concilium, 10), điều quan trọng là chúng ta phải truyền bá niềm vui Tin Mừng qua một cuộc tiếp cận mục vụ sống động, đặc biệt là cho những người trẻ và các gia đình, và qua việc nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Chúng ta không thể giữ niềm vui Kitô cho riêng mình. Nó nhân lên khi chúng ta bắt đầu phát tán nó ra xung quanh.
Thứ hai, Chúa Thánh Thần là nguồn mạch hiệp nhất. Tất cả những ai đón nhận Người đều nhận được tình yêu của Chúa Cha và được làm con cái của Người (x. Rm 8:15-16), và nếu là con Thiên Chúa, thì cũng là anh chị em với nhau. Không còn chỗ cho những việc làm của xác thịt, những hành động ích kỷ, chẳng hạn như bè phái, cãi vã, vu khống và buôn chuyện. Hãy cẩn thận với những lời đồn đại, xin vui lòng: những lời đồn đại phá hủy một cộng đồng. Có sự chia rẽ trên thế gian, nhưng cũng như những khác biệt về sắc tộc, văn hóa và nghi lễ, không thể làm tổn thương hoặc làm tổn hại đến sự hợp nhất của Thánh Linh. Trái lại, ngọn lửa của Người đốt cháy những ham muốn trần tục và làm cho cuộc sống của chúng ta cháy bỏng tình yêu ấm áp và nhân ái mà Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể yêu thương nhau. Vì lý do này, khi Thần Khí của Chúa Giêsu Phục Sinh ngự xuống trên các môn đệ, Người trở thành nguồn mạch của sự hiệp nhất và tình huynh đệ, đối lập với mọi hình thức ích kỷ. Chúa Thánh Thần khai sinh ra ngôn ngữ duy nhất của tình yêu, để các ngôn ngữ khác nhau của con người không còn xa cách và khó hiểu. Ngài phá bỏ rào cản của sự ngờ vực và căm ghét, để tạo ra không gian cho sự chấp nhận và đối thoại. Ngài giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi và khơi dậy lòng can đảm để đi ra ngoài gặp gỡ những người khác với sức mạnh không vũ trang và vũ khí của lòng thương xót.
Đây là những gì Chúa Thánh Thần làm, và bằng cách này, Người đã uốn nắn Giáo hội ngay từ thuở ban đầu: bắt đầu từ Lễ Hiện Xuống, khi nhiều nền tảng, khả năng và tầm nhìn được hòa hợp trong sự hiệp thông, được rèn luyện trong một hiệp nhất không đồng nhất; đó là một sự hòa hợp bởi vì Chúa Thánh Thần, Đấng là sự hòa hợp. Nếu chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí, thì ơn gọi của Giáo Hội trước hết là giữ gìn sự hiệp nhất và cùng nhau vun đắp - hay như Thánh Phaolô nói - “để duy trì sự hiệp nhất của Thần Khí trong mối dây hòa bình. Chỉ có một thân thể và một Thần Khí, như anh em đã được kêu gọi đến với một niềm hy vọng duy nhất” (Ep 4: 3-4).
Trong chứng tá của mình, Chris nói rằng khi cô còn rất trẻ, điều khiến cô thích thú về Giáo Hội Công Giáo là “lòng sùng kính chung của tất cả các tín hữu”, hoàn toàn khác với màu da, quốc gia xuất xứ và ngôn ngữ của họ: mọi người đều nhóm lại như một gia đình duy nhất, hát ngợi khen Chúa. Đây là thế mạnh của cộng đồng Kitô giáo; đó là bằng chứng đầu tiên mà chúng ta có thể cung cấp cho thế giới. Chúng ta hãy tìm cách trở thành người bảo vệ và xây dựng sự hợp nhất! Để trở nên đáng tin khi đối thoại với người khác, chúng ta hãy sống trong tình huynh đệ với nhau. Chúng ta hãy làm như vậy trong cộng đồng của mình, đánh giá cao các đặc sủng của mỗi người mà không làm nhục bất cứ ai. Chúng ta hãy làm như vậy trong các tu hội của chúng ta, như những dấu hiệu sống của sự hòa hợp và hòa bình. Chúng ta hãy làm như vậy trong gia đình của mình, để mối dây tình yêu bí tích được nhìn thấy hàng ngày trong việc phục vụ và tha thứ. Chúng ta hãy làm như vậy trong các xã hội đa tôn giáo và đa văn hóa, trong đó chúng ta tự thấy mình là những người thúc đẩy đối thoại không mệt mỏi và dệt nên mối tương giao với anh chị em của chúng ta những người thuộc về các niềm tin và hệ phái khác. Tôi biết rằng anh chị em đã đưa ra một tấm gương tốt về việc bước đi trên con đường này, nhưng tình huynh đệ và sự hiệp thông là những món quà mà chúng ta không bao giờ được mệt mỏi cầu xin từ Thánh Linh. Bằng cách này, chúng ta có thể chống lại kẻ thù luôn gieo rắc cỏ dại.
Cuối cùng, Thánh Linh là một nguồn mạch cho lời tiên tri. Lịch sử cứu độ, như chúng ta biết, có đầy dẫy những tiên tri mà Thiên Chúa kêu gọi, thánh hiến và sai đến giữa dân chúng để nhân danh Ngài nói chuyện. Các nhà tiên tri nhận được ánh sáng nội tại từ Chúa Thánh Thần, khiến họ trở thành những người giải thích thực tại một cách chu đáo, có khả năng nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dòng lịch sử thường xuyên bị che khuất và làm cho dân chúng biết đến sự hiện diện của Thiên Chúa. Lời của các nhà tiên tri thường gay gắt: họ gọi đích danh những mưu kế xấu xa ẩn nấp trong lòng dân chúng; họ đặt câu hỏi về xác tín sai lầm của con người và tôn giáo, và họ mời mọi người hoán cải.
Chúng ta cũng có ơn gọi tiên tri này. Tất cả những ai chịu phép rửa tội đều đã nhận được Thánh Linh và vì thế tất cả đều trở thành những nhà tiên tri. Như vậy, chúng ta không thể giả vờ như không nhìn thấy những công việc của cái ác, để sống một “cuộc sống yên tĩnh” và không làm bẩn bàn tay của chúng ta. Dù sớm hay muộn, Kitô hữu cũng phải vấy bẩn bàn tay của mình để sống đời sống Kitô hữu và làm chứng. Trái lại, chúng ta nhận được Thần Khí tiên tri để loan báo Tin Mừng bằng chứng tá sống động của chúng ta. Về vấn đề này, Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Hãy khao khát những ân sủng thiêng liêng, nhất là ơn giúp anh chị em có thể nói tiên tri” (1Cr 14, 1). Lời tiên tri làm cho chúng ta có khả năng áp dụng các Mối Phúc trong các tình huống hàng ngày, xây dựng vương quốc của Thiên Chúa hiền lành nhưng kiên quyết, trong đó tình yêu, công lý và hòa bình chống lại mọi hình thức ích kỷ, bạo lực và suy thoái. Tôi biết ơn vì Sơ Rose đã nói về thừa tác vụ được thực hiện cho những người đang ở trong tù, và điều này thật cao cả! Đây là điều mà chúng ta nên biết ơn. Lời tiên tri xây dựng và an ủi những tù nhân đó là thời gian chúng ta chia sẻ với họ, mở lời Chúa và cầu nguyện với họ. Đó là sự quan tâm của chúng ta đối với họ, vì ở đâu có những anh chị em đang hoạn nạn, như những người trong tù, ở đó cũng có Chúa Giêsu, chính Người đau khổ trong tất cả những ai đau khổ (x. Mt 25,40). Bạn có biết tôi nghĩ gì khi vào tù không? “Tại sao lại là họ mà không phải tôi?” Đó là lòng thương xót của Chúa. Chăm sóc cho các tù nhân là tốt cho tất cả mọi người, với tư cách là một cộng đồng con người, vì cách mà những “người thấp bé nhất” này được đối xử là thước đo phẩm giá và niềm hy vọng của một xã hội.
Anh chị em thân mến, trong suốt những tháng này, chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều cho hòa bình. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận đã được ký kết và liên quan đến tình hình ở Ethiopia thể hiện hy vọng. Tôi khuyến khích mọi người ủng hộ cam kết này vì một nền hòa bình lâu dài, để với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, những người có liên quan có thể tiếp tục hành trình trên con đường đối thoại và dân chúng có thể sớm tìm lại được một cuộc sống bình yên và đàng hoàng. Và tôi cũng không quên nhắc đến lời cầu nguyện, và nói với các bạn hãy cầu nguyện, cho Ukraine đang bị dày vò, cho cuộc chiến đó kết thúc.
Bây giờ, anh chị em thân mến, chúng ta đã đi đến cùng. Tôi muốn nói “cảm ơn” vì những ngày này cùng nhau, và hãy nhớ: niềm vui, sự thống nhất và lời tiên tri - hãy nhớ những điều này! Với trái tim đầy lòng biết ơn, tôi chúc phúc cho tất cả anh chị em, đặc biệt là những người đã làm việc để chuẩn bị cho cuộc hành trình này. Vì đây là những lời công khai cuối cùng của tôi, tôi cảm ơn Nhà vua và các cơ quan chức năng của đất nước này, cũng như Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ở đây với chúng ta, vì sự hiếu khách tinh tế của họ. Tôi khuyến khích anh chị em kiên trì trong cuộc hành trình tâm linh và giáo hội của anh chị em với sự kiên định và vui vẻ. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, người mà tôi vui mừng tôn kính là Đức Mẹ Ả Rập. Xin Mẹ giúp chúng con luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, gìn giữ chúng con luôn vui tươi, hiệp nhất trong tình thân ái. Tôi đang trông cậy vào anh chị em: đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Thiếu Tướng bị chôn dưới đống gạch, Nga quay lại báo thù. Đức cho Ukraine vũ khí lợi hại hạ UAV Iran
VietCatholic Media
03:02 07/11/2022
1. Tổn thất của các binh sĩ Nga sẽ sớm lên đến mức 80,000 quân
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 7 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết máy bay Ukraine đã tấn công các vị trí của đối phương 18 lần vào hôm Chúa Nhật.
Phát ngôn nhân cho biết “Hôm Chúa Nhật, máy bay của Lực lượng Phòng vệ đã 18 lần xuất kích đánh vào 17 khu vực tập trung nhân sự, vũ khí và trang thiết bị quân sự, cũng như một vị trí phòng không của quân chiếm đóng. Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ ba máy bay không người lái.”
Theo Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai, giao tranh được kể là ác liệt nhất ở Svatove, nơi quân Nga đã mở các cuộc tấn công vào phòng tuyến của quân Ukraine ít nhất 10 lần mỗi ngày trong gần một tuần lễ qua bất kể thương vong.
Lực lượng hỏa tiễn và pháo binh Ukraine trong ngày Chúa Nhật 6 tháng 11 đã đánh trúng hai sở chỉ huy, mười khu vực tập trung nhân lực, vũ khí và khí tài, hai trạm tác chiến điện tử vô tuyến và một số mục tiêu quân sự quan trọng khác của đối phương.
Quân đội Nga đã thực hiện ba cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và ba cuộc không kích, sử dụng hệ thống hỏa tiễn hàng loạt hơn năm lần. Các khu vực của 7 khu định cư ở Zaporizhzhia, Donetsk, Luhansk, Mykolaiv và Sumy đã bị pháo kích.
Theo báo cáo, Belarus tiếp tục ủng hộ sự xâm lược vũ trang của Nga, tiếp nhận các quân nhân Nga và cung cấp các bãi tập. Mối đe dọa vẫn còn là kẻ thù tung ra các cuộc tấn công và sử dụng các máy bay không người lái tấn công từ lãnh thổ và không phận Belarus.
Nga đã mất khoảng 75,930 quân ở Ukraine trong đó 490 quân trong 24 giờ qua cùng với 7 xe tăng và 10 xe thiết giáp.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 6 tháng 11 năm 2022, tổng thiệt hại chiến đấu của kẻ thù bao gồm 2,765 xe tăng, 5,611 xe thiết giáp, 1,781 hệ thống pháo, 391 hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt, 202 hệ thống tác chiến phòng không, 277 máy bay, 260 máy bay trực thăng, 1,465 máy bay không người lái, 399 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,191 xe chở quân và nhiên liệu, 155 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Giới thiệu thành phố Svatove
Svatove là một thành phố trên sông Krasna ở vùng Luhanks của Ukraine. Nó đóng vai trò là trụ sở hành chính của quận Svatove. Dân số là 16,420 theo thống kê năm 2021.
Sau tuyên bố ly khai của Cộng hòa Nhân dân Luhansk vào ngày 27 tháng 4 năm 2014, vùng Luhansk đã trở thành một bãi chiến trường của Chiến tranh ở Donbas. Svatove vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Ukraine.
Trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, Svatove bị lực lượng của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk của Nga và Luhansk chiếm đóng vào ngày 6 tháng 3 năm 2022.
Trong cuộc tổng phản công của quân Ukraine ở Kharkiv, tàn quân của Putin chạy qua sông Oskil, lấy con sông này làm phòng tuyến tự nhiên để cản đường tiến công của quân Ukraine. Ngày 10 tháng 9, quân Ukraine bắt đầu tấn công phòng tuyến của Nga tại sông Oskil. Bẩy ngày sau đó, quân Nga trấn thủ ở bờ Đông sông Oskil bỏ chạy về Svatove. Tàn quân tập trung tại một bến xe buýt. Dân Ukraine đi ngang phát hiện báo cáo cho quân Ukraine.
Ông Serhiy Hayday cho biết như sau: “Tại Svatove, quân Nga đã tập trung trong một bến xe buýt từ 200 đến 300 quân. Tất cả đã bốc hơi.”
Thiếu tướng Oleg Tsokov, Tư lệnh Sư Đoàn Súng Trường Cơ Giới 144, chạy thoát khỏi Kharkiv chỉ còn một đại đội, trú ẩn trong một ngôi nhà ở Svatove, trong vùng Luhansk. Ngày 20 tháng 9, ông ta được lôi ra khỏi đống gạch vụn sau khi bị quân Ukraine pháo kích. Oleg Tsokov được chuyển đến bệnh viện quân sự ở Rostov-on-Don cùng với 300 thi thể các binh sĩ Nga tử trận. Đến nay, vẫn chưa rõ ông ta sống chết ra sao.
Trong gần một tuần qua, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết nhiều đơn vị mới được tăng viện từ lực lượng bị gọi nhập ngũ theo khuôn khổ lệnh động viên bán phần của Putin đã quay lại tấn công Svatove để chặn đường tiến của quân Ukraine.
3. Dịch bệnh bùng phát trong số những người Nga được huy động ở Belarus
Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 7 tháng 11, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết trong hàng ngũ các quân nhân Nga bị gọi nhập ngũ gần đây được triển khai tại Belarus, một đợt bùng phát dịch bệnh được báo cáo do không tuân thủ các điều kiện vệ sinh.
Các đơn vị của lực lượng vũ trang Nga, chủ yếu bao gồm những công dân bị gọi nhập ngũ trong khuôn khổ “lệnh động viên bán phần”, tiếp tục tiến vào Belarus. Nhiệm vụ chính của họ là chuẩn bị cơ sở vật chất và các địa điểm triển khai cho quân đội Nga. “Tuy nhiên, họ bị buộc phải sống trong những điều kiện không phù hợp - chủ yếu là trong các lều dã chiến không có điều kiện vệ sinh thích hợp”
“Trong số các tân binh này, có một sự bùng phát quy mô lớn của nhiều loại bệnh khác nhau. Hầu hết là các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi và hen suyễn, và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Quy mô của dịch bệnh cao đến mức các bác sĩ Belarus không thể đối phó được, do đó, các bác sĩ quân đội và được huy động đang được điều động khẩn cấp từ Liên bang Nga đến Belarus.”
Quân y Nga dự kiến sẽ đến khu huấn luyện quân sự liên hợp 230 của Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Tây của Lực lượng vũ trang Cộng hòa Belarus. Sự bùng phát của dịch bệnh cũng liên quan đến việc không tuân thủ các yêu cầu cơ bản đối với các trại quân sự để bảo đảm vệ sinh, thực phẩm chất lượng và chăm sóc y tế.
Căng thẳng giữa quân đội hai nước cũng đang gia tăng ở Belarus. Nhiều tình huống xung đột có liên quan đến tiền lệ về thái độ khinh thường của quân đội Nga đối với người Belarus. Quân cảnh của Cộng hòa Belarus không thể kiềm chế quân Nga. Đặc biệt, các báo cáo do các sĩ quan cấp cao của Belarus đệ trình dựa trên những lời phàn nàn của các quân nhân Belarus chỉ ra những biểu hiện và hành vi miệt thị của người Nga đối với người Belarus, đặc biệt, liên quan đến những lời lăng mạ liên quan đến sắc tộc. Số lượng sự việc ngày càng tăng nhanh, kéo theo căng thẳng leo thang không thể kiểm soát.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, nói rằng các nhóm tấn công của quân Nga có thể đe dọa Ukraine đang được thành lập ở Belarus trong 2 hay 3 tháng tới.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Bộ Quốc Phòng Anh nhận định rằng Putin đang sa thải một loạt các cấp chỉ huy như một cách để trút trách nhiệm các thất bại trên chiến trường lên đầu họ. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vào ngày 3 tháng 11 năm 2022, Thiếu tướng Alexander Linkov được bổ nhiệm làm quyền Tư lệnh Quân khu Trung tâm của Nga. Linkov thay thế Thượng Tướng Alexander Lapin, người đã bị cách chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Nếu được xác nhận, điều này xảy ra sau một loạt những sa thải các chỉ huy quân sự cấp cao của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Chỉ huy các Quân khu phía Đông, Nam và Tây đã được thay thế vào đầu năm nay.
Lapin đã bị cả lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov và người đứng đầu Wagner Yevgeny Prigozhin chỉ trích vì thành tích kém cỏi trên chiến trường Ukraine.
Những vụ sa thải này thể hiện một kiểu đổ lỗi cho các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga vì đã thất bại trong việc đạt được các mục tiêu của Nga trên chiến trường. Đây một phần có khả năng là một nỗ lực nhằm tách biệt và xoa dịu các chỉ trích từ giới lãnh đạo cấp cao của Nga ở quê nhà.
5. Nga đánh đắm các tầu dân sự của Ukraine ở Kherson
Quân đội Ukraine đã cáo buộc Nga về vụ phá hủy trên quy mô lớn các tàu dân sự neo đậu trên sông Dnepro, ở khu vực phía nam Kherson bị chiếm đóng mà lực lượng của Kyiv đang cố gắng tái chiếm.
Các lực lượng Ukraine đã gây sức ép lên quân đội Nga ở bờ phía tây của Dnepro, làm dấy lên suy đoán rằng quân đội của Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị rút lui toàn bộ sang phía bên kia.
Phát ngôn nhân của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng nhiên liệu từ các tàu bị phá hủy đã rò rỉ vào vùng đồng bằng của con sông và cũng cáo buộc các lực lượng của Mạc Tư Khoa chiếm đoạt động cơ và các thiết bị khác của những chiếc tàu này, Reuters đưa tin.
Bộ tổng tham mưu Ukraine không đưa ra lời giải thích nào về hành động của Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, rõ ràng là việc phá hủy các tàu dân sự sẽ ngăn cản lực lượng Ukraine sử dụng chúng nếu họ quyết định tấn công sang phía đông trong trường hợp Nga rút quân.
6. Người Nga yêu cầu cư dân Kherson di tản
Quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết người dân thành phố Kherson của Ukraine do Nga chiếm đóng đã nhận được tin nhắn cảnh báo trên điện thoại thúc giục họ di tản càng sớm càng tốt.
Các binh sĩ Nga cảnh báo thường dân rằng quân đội Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn và yêu cầu mọi người rời đến hữu ngạn của thành phố ngay lập tức.
Các lực lượng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc phản công của Ukraine để chiếm lại thành phố Kherson ở phía nam, thành phố đã bị chiếm đóng trong những ngày đầu của cuộc xâm lược. Vào tháng 9, Nga sáp nhập bất hợp pháp Kherson cũng như ba khu vực khác của Ukraine và sau đó tuyên bố thiết quân luật ở bốn tỉnh này.
Chính quyền do Điện Cẩm Linh cài đặt ở Kherson đã di dời hàng chục nghìn dân thường ra khỏi thành phố.
Nataliya Humenyuk, phát ngôn nhân của Lực lượng phía Nam Ukraine, nói với truyền hình nhà nước rằng Nga đã đồng thời “vừa chiếm đóng vừa di tản”, cố gắng thuyết phục người Ukraine tin rằng họ rút đi trong khi thực tế là họ đang đào sâu các tuyến phòng thủ.
Cô nói:
Có những đơn vị phòng thủ khá mạnh đã đào các công sự trong đó, một lượng thiết bị nhất định đã được để lại, các vị trí khai hỏa đã được thiết lập.
“Một người dân trong vùng Kherson cho biết, có các chiếc xe với loa phóng thanh chạy quanh thành phố thúc giục người dân di tản và tin nhắn văn bản được gửi trong đêm. Nhưng, giống như tôi, nhiều người bạn của tôi đã ở lại. Chúng tôi mua thức ăn và trữ nước. Chúng tôi không tin vào việc di tản cưỡng bức. Mọi người được cho là được đưa đến các vùng xa xôi của Nga.
Thực tế là không có Internet ở Kherson. Thông tin liên lạc đã biến mất và ngay cả các kênh truyền hình của Nga cũng ngừng phát sóng. Đó là lý do tại sao có rất nhiều tin đồn. Chúng tôi nghe thấy trận đấu pháo của Ukraine với Nga và chúng tôi chờ đợi được trả tự do.”
Các lực lượng Nga cũng đang phòng thủ sâu ở phía đông Ukraine. Các cuộc tấn công của Nga đã gần như phá hủy hoàn toàn các nhà máy điện phục vụ thành phố Bakhmut và thị trấn Soledar gần đó. Pháo kích giết chết một thường dân và ba người bị thương.
Pavlo Kyrylenko, thống đốc Ukraine của khu vực, cho biết hôm thứ Bảy:
Việc phá hủy diễn ra hàng ngày, nếu không muốn nói là hàng giờ.
Lực lượng ly khai do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn đã kiểm soát một phần của Donetsk trong gần 8 năm trước khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2 và “bảo vệ” khu vực này là một trong những lời biện minh của Putin cho cuộc xâm lược. Quân đội Nga đã mất hàng tháng trời để đánh chiếm toàn bộ tỉnh này.
Trong khi “sự tàn bạo lớn nhất” của Nga tập trung ở khu vực Donetsk, thì “cuộc chiến liên tục” vẫn diễn ra ở những nơi khác dọc theo chiến tuyến kéo dài hơn 1,000 km, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết.
Từ thứ Bảy đến Chúa Nhật, Nga đã phóng 4 hỏa tiễn và 19 cuộc không kích nhằm vào hơn 35 ngôi làng ở 9 khu vực, từ Chernihiv và Kharkiv ở phía đông bắc đến Kherson và Mykolaiv ở phía nam, khiến 2 người thiệt mạng và 6 người bị thương, văn phòng tổng thống cho biết.
Tại thành phố Bakhmut của Donetsk, 15,000 cư dân còn lại đang sống dưới những đợt pháo kích hàng ngày và không có nước hoặc nguồn điện, theo truyền thông địa phương. Thành phố đã bị tấn công trong nhiều tháng, nhưng các đợt pháo kích nặng nề nhất đã diễn ra sau khi lực lượng Nga trải qua thất bại trong các cuộc phản công của Ukraine ở khu vực Kharkiv và Kherson.
Chiến tuyến hiện nằm ở ngoại ô Bakhmut, nơi lính đánh thuê từ Tập đoàn Wagner, một công ty quân sự mờ ám của Nga, được tường trình đã hứng chịu thương vong rất lớn sau khi dẫn đầu các cuộc tấn công.
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập nhóm Wagner, đang đóng một vai trò rõ ràng hơn trong cuộc chiến. Trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật, ông tuyên bố tài trợ và thành lập “các trung tâm huấn luyện dân quân” ở các vùng Belgorod và Kursk của Nga ở phía tây nam, nói rằng người dân địa phương là nơi tốt nhất để “chiến đấu chống lại sự phá hoại” trên đất Nga. Các trung tâm đào tạo này là sáng kiến mới nhất của ông ta sau khi đã mở một trung tâm công nghệ quân sự mà tập đoàn cho biết đang hoạt động ở St.Petersburg.
7. Kyiv chuẩn bị di tản tất cả dân thường trong trường hợp mất điện toàn bộ, báo New York Times đưa tin
Chính quyền Kyiv đã bắt đầu lên kế hoạch di tản 3 triệu cư dân của thành phố nếu thủ đô Ukraine bị mất điện hoàn toàn, theo New York Times.
Các cuộc bắn phá trên diện rộng của các lực lượng Nga vào các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng trên khắp đất nước vẫn đang tiếp tục, với 40% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bị hư hại hoặc phá hủy.
Các công nhân thành phố đang thiết lập 1,000 hầm trú ẩn sưởi ấm có thể tăng gấp đôi thành các boongke trong khi các kỹ sư cố gắng sửa chữa các trạm phát điện bị đánh bom mà không có thiết bị cần thiết.
Cơ quan năng lượng quốc gia Ukraine hôm thứ Bảy cho biết họ sẽ tiếp tục áp dụng các đợt cúp điện liên tục ở bảy khu vực để cố gắng giữ cho lưới điện không bị hỏng hoàn toàn.
Roman Tkachuk, giám đốc an ninh của chính quyền thành phố Kyiv được trích dẫn nói:
Nếu không có điện, sẽ không có nước và không thể thải nước dơ. Đó là lý do tại sao chính phủ và chính quyền thành phố đang thực hiện tất cả các biện pháp có thể để bảo vệ hệ thống cung cấp điện của chúng tôi.
“Chúng tôi hiểu rằng nếu Nga tiếp tục các cuộc tấn công như vậy, chúng tôi có thể mất toàn bộ hệ thống điện”, Roman Tkachuk, giám đốc an ninh của chính quyền thành phố Kyiv, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Các quan chức ở thủ đô đã được thông báo rằng họ có khả năng sẽ nhận được thông báo ít nhất 12 giờ sau rằng lưới điện sắp hỏng. Nếu nó đạt đến điểm đó, ông Tkachuk nói, “chúng tôi sẽ bắt đầu thông báo cho mọi người và yêu cầu họ ra đi.”
Hiện tại, ít nhất, tình hình có thể kiểm soát được và không có dấu hiệu nào cho thấy một lượng lớn dân thường đang chạy trốn khỏi Kyiv, ông nói. Nhưng điều đó sẽ thay đổi nhanh chóng nếu các dịch vụ phụ thuộc vào nguồn điện của thành phố ngừng hoạt động.
8. Đạn dược cho xe tăng Đức giúp tiêu diệt máy bay không người lái của Iran trên chiến trường đang là trung tâm tranh cãi
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Western Tank Helping Destroy Iranian Drones at Center of Ammo Dispute”, nghĩa là “Đạn dược cho xe tăng Đức giúp tiêu diệt máy bay không người lái của Iran trên chiến trường đang là trung tâm tranh cãi”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Đức có thể phải đối mặt với những lời chỉ trích vì không viện trợ quân sự đủ cho Ukraine để chống lại lực lượng của Vladimir Putin, nhưng việc Berlin cung cấp cho Kyiv các loại tăng và thiết giáp có thể hạ gục máy bay không người lái và hỏa tiễn của Nga lại đang trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi khác.
Quân Đức đã cung cấp cho Ukraine 30 khẩu pháo phòng không tự hành Gepard, cùng với 6,000 viên đạn. Các khí tài chiến tranh này đã được khen ngợi về khả năng chống lại các máy bay không người lái do Iran sản xuất mà Nga đang sử dụng để tấn công các mục tiêu dân sự và quân sự.
Còn được gọi là Flakpanzer Gepard, các khí tài này là trụ cột trong lực lượng phòng không của Quân đội Đức và các nước NATO khác, nhưng đạn dược dành cho nó đang đặt ra một vấn đề ngoại giao đối với Berlin.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã yêu cầu Thụy Sĩ tái xuất 12,400 viên đạn do Thụy Sĩ sản xuất cho các pháo tăng Gepard đã được giao cho Ukraine, nhưng Bern đã từ chối vì làm như vậy sẽ vi phạm tính trung lập của nước này. Berlin đã đưa ra yêu cầu rất sớm vào tháng Sáu.
Các loại đạn pháo 35ly ban đầu được các công ty Thụy Sĩ cung cấp cho quân đội Đức từ nhiều thập kỷ trước với điều kiện không được tái xuất nếu không có sự chấp thuận của Thụy Sĩ.
Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ Guy Parmelin cho biết, theo nguyên tắc đối xử bình đẳng trong luật trung lập, Bern đã không thể đồng ý với yêu cầu “chuyển vật liệu chiến tranh có nguồn gốc từ Thụy Sĩ cho Ukraine vì có liên quan đến một cuộc xung đột vũ trang quốc tế.”
Zev Faintuch, nhà phân tích tình báo cấp cao của công ty an ninh Global Guardian, nói với Newsweek rằng pháo tăng Gepard là một trong những vũ khí hiệu quả nhất mà Ukraine có để chống lại các loại máy bay không người lái Shahed-136 do Iran cung cấp, còn được gọi là máy bay không người lái kamikaze.
Faintuch nói: “Pháo tăng Gepard hoặc các loại súng phòng không tương tự khác giúp giảm chi phí đánh chặn các máy bay không người lái do Iran sản xuất, làm tắt đi một số lợi ích bất đối xứng mà Nga đang được hưởng.”
Ông nói: “Đạn 35 nhân 228 ly cho các pháo tăng này rất khó tìm, đặc biệt là sau khi tiết lộ rằng loại đạn do Na Uy cung cấp không hoạt động với Gepard”. Tuy nhiên, Faintuch nói thêm rằng việc giải phóng đạn dược của Thụy Sĩ cho Ukraine “sẽ hữu ích nhưng không phải là quan trọng.”
Vào tháng 9, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cáo buộc Đức phớt lờ lời cầu xin của Kyiv về khí tài quân sự.
Tuy nhiên, vào cuối tháng đó, Ukraine lần đầu tiên sử dụng Gepards, theo một video được chia sẻ bởi tài khoản Twitter “Ukraine Weapons Tracker”. Một khẩu súng phòng không được cho là đã phá hủy một hỏa tiễn của Nga trước khi nó bắn trúng một nhà máy điện ở Kyiv vào ngày 18 tháng 10.
Trong khi đó, một quân nhân Ukraine nói với tờ Bild của Đức hôm thứ Năm rằng anh ta đã sử dụng pháo tăng Gepard để tiêu diệt hai hỏa tiễn hành trình và một số máy bay không người lái của Nga.
Ulrike Franke, một thành viên chính sách cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Âu Châu, nói với Newsweek rằng tranh chấp không phải về sự thống nhất của Âu Châu trong việc giúp Kyiv chống lại sự xâm lược của Nga, mà là “về sự trung lập của Thụy Sĩ”.
Thụy Sĩ, không thuộc Liên Hiệp Âu Châu, đã áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên minh Âu Châu đối với Nga, sau cuộc xâm lược.
Franke nói: “Người Thụy Sĩ nhận ra rằng thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn, và họ sẽ cần phải làm việc cùng nhau nhiều hơn với những người khác, nhưng họ không muốn từ bỏ tính trung lập và việc trang bị cho một bên xung đột với họ là trái với luật Trung lập.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ để đưa ra bình luận.
Công Giáo Cuba tố cáo thủ đoạn tàn bạo của công an. Đức Tổng Giám Mục Perth: GH tại Úc vẫn sống động
VietCatholic Media
05:09 07/11/2022
1. Nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến ở Cuba cáo buộc chế độ độc tài đánh chìm thuyền chở người di cư
Điều phối viên quốc gia của Phong trào Giải phóng Kitô giáo, gọi tắt là MCL, ở Cuba, Eduardo Cardet Concepción, gọi vụ chìm thuyền chở 23 người di cư, trong đó có một bé gái 2 tuổi là “không thể chấp nhận được”. Ông cáo buộc rằng nó được gây ra bởi các viên chức của chế độ độc tài Cuba.
Một chiếc thuyền từ Miami chạy để đón một nhóm người di cư Cuba đã bị chìm khi nó bị một tàu tuần duyên Cuba tấn công vào ngày 29 tháng 10 ở vùng biển phía bắc thành phố Bahía Honda ở tỉnh Artemisa, Cuba, gây ra cái chết của ít nhất bảy người, trong đó có một bé gái 2 tuổi tên Elizabeth Meizoso.
Phiên bản của chế độ Cuba về những gì đã xảy ra là chiếc thuyền vận chuyển người di cư đã đâm vào thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển Cuba trong quá trình xác định danh tính. Ngoài ra, chế độ cũng cáo buộc những kẻ liên quan đến buôn người và nói rằng lực lượng bảo vệ bờ biển đã giải cứu 23 hành khách, trong đó bao gồm cả việc trục vớt thi thể của những người đã khuất.
Trong một tuyên bố với ACI Prensa, hãng thông tấn nói tiếng Tây Ban Nha của CNA, Cardet chỉ ra rằng lời khai của những người sống sót mâu thuẫn với phiên bản của chế độ độc tài.
“Mọi thứ dường như chỉ ra rằng đó là một vụ va chạm cố ý của lực lượng bảo vệ bờ biển khi họ định vị mình một cách có tính toán với chiếc thuyền đang cố gắng rời đi. Có những lời khai của những người còn sống và thân nhân của những người sống sót mô tả rõ ràng điều đó”, ông chỉ ra.
Diana Meizoso, mẹ của Elizabeth, nói với Radio Martí: “Chúng tôi lên thuyền và khi rời đi tài công giảm tốc độ vì thấy anh ấy bị vây từ mọi phía, và một chiếc thuyền khác đang đến. Khi chúng tôi đi qua bên cạnh họ, nhân viên bảo vệ bờ biển nói, 'Bây giờ tao sẽ chẻ tụi bay ra làm đôi,' và sau đó anh ta đâm chúng tôi và chẻ chiếc thuyền làm đôi. “
Người phụ nữ nói rằng cô ấy bất tỉnh và đó là thời điểm con gái cô ấy mất tích.
Nói chuyện với ACI Prensa, lãnh đạo của MCL lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên một thảm kịch kiểu này xảy ra, trong đó liên quan đến các đặc vụ chính phủ.
Cardet cho biết: “Kỷ lục mà chế độ Cuba có được trong vấn đề này thật khủng khiếp, có một lịch sử rất nghiêm trọng về những vụ việc có cùng mức độ trong những dịp khác,” Cardet nói.
Cardet chỉ ra vụ chìm tàu du lịch XX Aniversario vào tháng 7 năm 1980 ở sông Canímar và vụ chìm tàu kéo ngày 13 tháng 3 vào tháng 7 năm 1994, hai “trong số những sự kiện quan trọng nhất mà chúng ta có thể liên hệ về vấn đề này, mặc dù nhiều điều đã xảy ra cần phải được làm rõ.”
Lãnh đạo phe đối lập nói rằng “chúng tôi than thở” và “chúng tôi coi là không thể chấp nhận được” những cái chết xảy ra ở Bahía Honda.
Ông nói: “Một lần nữa người dân Cuba, những người dân Cuba bình thường, lại phải thua cuộc vì tội lỗi của một chế độ mù quáng, cố chấp và không công nhận những yêu cầu chính đáng của người dân Cuba.
Source:Catholic News Agency
2. Cuộc biểu tình ủng hộ cuộc sống Công Giáo ở Michigan bị phá hoại trên mạng
Giáo phận Công Giáo Saginaw, Michigan, đang kêu gọi sự chú ý đến các cuộc tấn công mạng đã làm gián đoạn việc ghi danh cho một cuộc biểu tình ủng hộ sự sống sắp tới. Cuộc biểu tình, được tổ chức vào ngày 6 tháng 11, để cầu nguyện cho sự thất bại của Đề xuất 3, là một cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến việc tiếp cận phá thai không hạn chế trong tiểu bang.
Aleteia trước đây đã báo cáo về Đề xuất 3 của Michigan, tương tự như các biện pháp đã phát sinh ở các bang khác. Những người chỉ trích Đề xuất 3 cho rằng từ ngữ quá mơ hồ và để ngỏ khả năng phá thai cho đến khi sinh.
Theo giáo phận, các nhà tổ chức không mong đợi một cuộc tấn công mạng nhằm vào cuộc biểu tình ôn hòa của họ. Tuy nhiên, ngay sau khi mở ghi danh cho sự kiện, họ bắt đầu nhận thấy rằng nhiều người ghi danh đang làm như vậy từ các địa chỉ ngoài tiểu bang. Nguồn gốc phổ biến nhất cho những ghi danh không có thật này là Portland, Boston, Chicago và New York.
Lori Becker, điều phối viên của Diocesan Outreach cho Giáo phận Saginaw, giải thích rằng họ chỉ mở ghi danh ngay từ đầu để họ có thể biết được sẽ có bao nhiêu người ở đó. Cô ấy nói với giáo phận:
“Một vài ngày trước, chúng tôi nhận ra rằng nhiều ghi danh của chúng tôi là giả mạo và đến từ bên ngoài Michigan. Điều này khiến sự kiện của chúng tôi 'cháy vé' trên mạng, khiến những người quan tâm chân thành khó ghi danh. “
Phải mất một lúc, họ mới nhận thấy rằng ghi danh của họ đang bị bao vây, vì nhiều ghi danh giả đến từ các địa chỉ trá hình. Một số thậm chí được tạo ra để trông như thể họ đến từ các tổ chức ủng hộ sự sống, nhưng những người khác có thể được theo dõi trở lại các lĩnh vực liên quan đến các phòng khám phá thai.
Đức Cha Robert Gruss của Giáo phận Saginaw đã lưu ý sự can thiệp từ các tác nhân bên ngoài tiểu bang có thể ảnh hưởng đến hiến pháp tiểu bang Michigan. Ông chỉ vào một báo cáo của Detroit News nêu bật những khoản tiền lớn đến từ bên ngoài tiểu bang đã hỗ trợ việc thông qua Đề xuất 3:
“Chỉ mới tuần trước, The Detroit News đã báo cáo rằng hơn 20 triệu đô la tài trợ cho Đề xuất 3 đến từ sáu người hay các tổ chức ở New York, California và Washington, DC”
Bất chấp các cuộc tấn công mạng, Giáo phận Saginaw đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục cuộc biểu tình “Fight Like Heaven” vào ngày 6 tháng 11.
Source:Aleteia
3. Đức Tổng Giám Mục Úc Costelloe nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô Giáo Hội ở Úc vẫn sống động
Trong cuộc tiếp kiến riêng đầu tiên, chủ tịch Hội đồng Giám mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, đã nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “Giáo Hội ở Úc vẫn sống động!”
Đức Tổng Giám Mục đã tiết lộ điều này trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ American của dòng Tên, được thực hiện qua Zoom từ tư dinh của ngài ở Perth, Tây Úc, và sẽ được xuất bản thành hai phần. Trong Phần I, Đức Tổng Giám Mục nói về cuộc tiếp kiến của ngài với Đức Giáo Hoàng và cũng như những điều rút ra từ Hội đồng Toàn thể của Úc, nơi ngài chủ tọa, và hiện nay nhiều người xem như một mô hình cho Thượng hội đồng toàn cầu. Ngài cũng chia sẻ những suy tư của mình về cuộc họp Frascati mà ngài đã tham gia, cuộc họp gần đây đã công bố báo cáo để chuẩn bị cho các cuộc họp lục địa của giai đoạn hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Đức Tổng Giám Mục dòng Salêdiêng, 68 tuổi, đã được Đức Giáo Hoàng tiếp đón trong một buổi tiếp kiến riêng trong thư viện của Đức Giáo Hoàng ở điện Tông tòa của Vatican vào ngày 6 tháng 10.
Nhắc lại buổi tiếp kiến, ngài nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô rất tốt với tôi. Ngài đánh giá tôi là một người đàn ông rất hiền lành. Khi bạn đang nói chuyện với ngài, ngài chú ý lắng nghe bạn.”
“Đức Giáo Hoàng có lẽ đã lắng nghe nhiều hơn là nói. Ngài hỏi tôi về Hội đồng Toàn thể và về đời sống của Hội thánh ở Úc. Chúng tôi chủ yếu nói về hội đồng đó và Thượng hội đồng về tính đồng nghị,” vị tổng giám mục nói.
Khi tôi hỏi liệu Đức Phanxicô có lo lắng về tình hình của Giáo Hội ở Úc không khi tất cả những gì đã xảy ra ở đó trong những năm gần đây, bao gồm khoảng 60 thành viên của Hội đồng Toàn thể tổ chức một cuộc phản đối trong quá trình tranh luận, ngài trả lời:
Tôi sẽ không nói rằng ngài âu lo với tình hình Giáo Hội ở Úc, nhưng ngài muốn biết. Tôi đã nói về thực tế rằng chúng tôi đã trải qua một số thời điểm khó khăn nhưng điều đó — và tôi rất tin vào điều này — bầu không khí cầu nguyện mà chúng tôi tạo ra, một bầu không khí tạo ra cảm giác tôn trọng thực sự cho nhau, cho phép chúng tôi vượt qua tất cả những khó khăn đó…. Tôi nói rằng vào cuối cuộc họp hội đồng, tôi đã có một cảm giác tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, và tôi đã kết thúc bằng cách nói bằng tiếng Ý, “La Chiesa in Australia é viva!” Giáo Hội còn sống. Và Đức Giáo Hoàng nói, “Tôi rất vui khi nghe Đức Cha nói điều đó, tôi thích từ 'viva.”“
Đức Tổng Giám Mục nói tiếp:
Tôi không một phút giả vờ rằng chúng tôi không có vấn đề và thách thức, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại ở Úc. Và tôi bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình của ngài, cảm giác hài lòng của ngài khi nghe, ít nhất là đánh giá của tôi, rằng bất chấp những thách thức mà chúng tôi phải đối mặt, chúng tôi là một Hội thánh sống động và sôi động. Tôi nghĩ rằng ngài rất hài lòng vì Hội đồng Toàn thể đã diễn ra tốt đẹp.”
Đức Tổng Giám Mục kết luận, “Tôi đã ra đi với cảm giác rất biết ơn. Tôi ra đi với cảm giác như thể tôi đã gặp một người thực sự quan tâm đến tôi và không chỉ quan tâm đến tôi, mà còn quan tâm đến những điều tôi đang nói với ngài”.
Source:America Magazine