Phụng Vụ - Mục Vụ
Dầu : Đi đâu đích điểm đường đời ?
Lm. Nguyễn Xuân Trường
02:55 07/11/2020
DẦU: ĐI ĐÂU ĐÍCH ĐIỂM ĐƯỜNG ĐỜI?
Tháng Cầu Hồn ở cuối năm phụng vụ nhắc nhở chúng ta đích điểm đường đời đi về đâu? Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người đi về hưởng niềm vui Nước Trời hân hoan hạnh phúc như chuyện dâu rể trong tiệc cưới. Thế nhưng đường đời đôi ngả, Phúc Âm kể chuyện 5 cô trinh nữ khôn ngoan hân hoan vào dự tiệc cưới vĩnh cửu, 5 cô khờ dại lại không được vào. Sao vậy? Tất cả phụ thuộc vào đèn còn dầu hay hết. Dầu đèn cũng là hình ảnh dầu của đời mỗi người.
1. Dầu phòng xa. Ban đầu cả 10 cô đều có dầu đèn, chỉ khác là 5 cô khôn ngoan còn đem theo chai dầu nữa. Họ biết phòng xa, họ lo chuẩn bị. Thế nên, nhìn xa trông rộng không chỉ ở đời này, mà phải nhìn xa tới tận Nước Trời mai sau. 5 cô khờ khạo không chuẩn bị đủ, đèn hết dầu. Đèn tắt, đời đau đớn!
2. Dầu thực hành. Có lần Chúa Giêsu đã sánh ví: “Ai nghe lời Chúa mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.” Như thế, khôn ngoan không phải là có những lời lẽ hay lý thuyết hay ho, mà khôn ngoan là thực hành Lời Chúa dạy. Thực hành như dầu thắp sáng ngọn đèn đức tin.
3. Dầu yêu thương. Cùng 1 chương Phúc Âm với dụ ngôn 10 trinh nữ là dụ ngôn Cuộc Phán Xét chung. Giống như các cô trinh nữ có dầu, những người được vào hưởng phúc Nước Trời là những người đã sống yêu thương, đã thực thi những nghĩa cử xót thương chăm lo giúp đỡ tha nhân. Không yêu thương thì đời người như ngọn đèn hết dầu tắt tăm tối.
Chuyện 10 trinh nữ cũng là chuyện của mỗi chúng ta. Đích điểm đường đời đi đâu tùy thuộc vào việc lo phòng xa bình dầu yêu thương và tin tưởng của chính mình, xem dầu còn đầy hay đã cạn? Có thể nói: Dầu là bất cứ điều gì làm cho đời mình sáng lên. Nếu gần đèn thì sáng, thì hãy đến gần Chúa là mặt trời công chính, là ánh sáng vĩnh cửu. Amen.
Tháng Cầu Hồn ở cuối năm phụng vụ nhắc nhở chúng ta đích điểm đường đời đi về đâu? Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người đi về hưởng niềm vui Nước Trời hân hoan hạnh phúc như chuyện dâu rể trong tiệc cưới. Thế nhưng đường đời đôi ngả, Phúc Âm kể chuyện 5 cô trinh nữ khôn ngoan hân hoan vào dự tiệc cưới vĩnh cửu, 5 cô khờ dại lại không được vào. Sao vậy? Tất cả phụ thuộc vào đèn còn dầu hay hết. Dầu đèn cũng là hình ảnh dầu của đời mỗi người.
1. Dầu phòng xa. Ban đầu cả 10 cô đều có dầu đèn, chỉ khác là 5 cô khôn ngoan còn đem theo chai dầu nữa. Họ biết phòng xa, họ lo chuẩn bị. Thế nên, nhìn xa trông rộng không chỉ ở đời này, mà phải nhìn xa tới tận Nước Trời mai sau. 5 cô khờ khạo không chuẩn bị đủ, đèn hết dầu. Đèn tắt, đời đau đớn!
2. Dầu thực hành. Có lần Chúa Giêsu đã sánh ví: “Ai nghe lời Chúa mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá.” Như thế, khôn ngoan không phải là có những lời lẽ hay lý thuyết hay ho, mà khôn ngoan là thực hành Lời Chúa dạy. Thực hành như dầu thắp sáng ngọn đèn đức tin.
3. Dầu yêu thương. Cùng 1 chương Phúc Âm với dụ ngôn 10 trinh nữ là dụ ngôn Cuộc Phán Xét chung. Giống như các cô trinh nữ có dầu, những người được vào hưởng phúc Nước Trời là những người đã sống yêu thương, đã thực thi những nghĩa cử xót thương chăm lo giúp đỡ tha nhân. Không yêu thương thì đời người như ngọn đèn hết dầu tắt tăm tối.
Chuyện 10 trinh nữ cũng là chuyện của mỗi chúng ta. Đích điểm đường đời đi đâu tùy thuộc vào việc lo phòng xa bình dầu yêu thương và tin tưởng của chính mình, xem dầu còn đầy hay đã cạn? Có thể nói: Dầu là bất cứ điều gì làm cho đời mình sáng lên. Nếu gần đèn thì sáng, thì hãy đến gần Chúa là mặt trời công chính, là ánh sáng vĩnh cửu. Amen.
Một sự thật bên trong
Lm. Minh Anh
03:01 07/11/2020
MỘT SỰ THẬT BÊN TRONG
“Thiên Chúa biết lòng dạ của các ngươi"
Kính thưa Anh Chị em,
“Thiên Chúa biết lòng dạ của các ngươi”, “Chỉ Trời mới biết lòng người” là một chân lý ngàn đời chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc. Tâm hồn con người như ‘một sự thật bên trong’ có thể là chủ đề giúp chúng ta suy tư qua phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Bao nhiêu quan niệm sai lầm chúng ta có về người khác; cũng như, bao nhiêu quan niệm sai lầm người khác có về chúng ta; khuynh hướng này được Chúa Giêsu chỉ ra nơi hạng Pharisêu là những người đã cố tạo nên một hình ảnh giả dối về họ, đang khi ‘một sự thật bên trong’ mà chỉ một mình Thiên Chúa biết thì họ cố che giấu. Vậy, điều gì quan trọng, chúng ta sẽ chọn cái nào; chọn điều người khác nghĩ hay chọn điều Thiên Chúa nghĩ về chúng ta; chúng ta quan tâm nhiều đến ý kiến người khác hay quan tâm đến sự thật cuộc sống mình trong tâm tưởng của Thiên Chúa?
Sự giằng co này có thể đi theo hai hướng. Một mặt, như người biệt phái, chúng ta có thể tìm cách thể hiện con người mình cho bao người khác, đang khi Thiên Chúa nhìn thấy ‘một sự thật bên trong’, Người thừa biết một sự vay mượn giả dối mà chúng ta đang cố sức miêu tả bên ngoài, “Các ngươi chỉ là những mồ mả tô vôi; bên ngoài thì đẹp đẽ, nhưng bên trong đầy xương người chết và dòi bọ rúc rỉa”; mặt khác, khi tha nhân có những nhận định sai lệch về chúng ta, chúng ta tổn thương và giận dữ; đôi khi, có xu hướng bảo vệ bản thân một cách phi lý và thái quá.
Giờ đây, điều quan trọng chính là ‘một sự thật bên trong’ cũng chính là điều Thiên Chúa quan tâm. Vì vậy, hãy ít quan tâm đến điều mà Thiên Chúa không quan tâm; một chỉ quan tâm đến điều đang có trong tâm trí Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa đang nghĩ gì về chúng ta, cuộc sống của chúng ta thế nào dưới ánh mắt Người?
Tất cả những điều này trở nên quan trọng nơi những ai kính sợ Chúa, Đấng nhìn thấy mọi sự, thấu suốt tâm hồn con người từng gang tấc, cũng là Đấng đã từng nói, “Ta là Chúa, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can; Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm”. Đó là Đấng ban sức mạnh cho mỗi người để họ có thể sống trung thực với một lương tâm trong sáng như ‘một sự thật bên trong’ trước nhan Thiên Chúa; Thánh Phaolô tâm sự qua thư Philipphê hôm nay, “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”. Ai sống như thế, sẽ thật hạnh phúc đúng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay biểu lộ, “Hạnh phúc thay người kính sợ Chúa”.
Hãy tưởng tượng, bên trong ngôi nhà thân xác của chúng ta là một khu vườn kín, không ai biết về khu vườn hoa bí mật này. Đó là một khu vườn chúng ta đã trồng, đã vun xới; Chúa Giêsu, người làm vườn, cũng là chủ vườn, Đấng bí mật ra vào, cuốc xới, trồng tỉa, bắt sâu; Ngài muốn đi vào bí mật, làm nhiều việc trong cuộc sống chúng ta mà không ai hay biết. Cũng thế, ma quỷ ngày đêm muốn đột nhập vào đó, gieo những điều xấu xa, giết chết các búp non. Nếu chúng ta mở rộng cửa cho Chúa Giêsu, cùng lúc, cảnh giác cẩn mật khu vườn khỏi sự đột nhập của kẻ xấu, thì đức hạnh sẽ ngập tràn, ân sủng sẽ đầy dư, hương thơm sẽ toả ngát; Chúa Giêsu sẽ làm công việc của Ngài cách âm thầm và đó là một bí mật thánh thiện của ân sủng; Ngài sẽ biến nó thành một khu vườn rực rỡ của một ngôi nhà không chỉ đẹp đẽ bên ngoài với những chậu hoa giả như ngôi nhà người biệt phái nhưng là một ngôi nhà xinh đẹp ngát hương của Thiên Chúa, được trang hoàng cả bên trong lẫn bên ngoài bằng các nhân đức bác ái yêu thương.
Anh Chị em,
Vậy thì đâu là những khuynh hướng lo lắng chúng ta thường có về những gì người khác nghĩ về mình, ngôi nhà đẹp đẽ bên ngoài với những chậu hoa giả hay một ngôi nhà thật sự xinh đẹp từ bên trong? Chúa Giêsu muốn chúng ta có ‘một sự thật bên trong’ như vườn hoa bí mật kỳ diệu Ngài mong đợi. Đừng trở nên những biệt phái vốn bị ám ảnh bởi những hình ảnh tâng bốc và giả dối người khác dành cho họ; hãy chỉ lo sống trong sự thật và những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta; những gì còn lại, hãy giao cho Người. Đó là tất cả những gì quan trọng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy những gì trong lòng Chúa và chỉ lo lắng về điều Chúa nhìn thấy trong vườn hoa lòng con. Con biết Chúa yêu con và Chúa muốn con sống trọn vẹn ‘một sự thật bên trong’; ước gì sự thật của Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn đời con trong mọi sự”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thiên Chúa biết lòng dạ của các ngươi"
Kính thưa Anh Chị em,
“Thiên Chúa biết lòng dạ của các ngươi”, “Chỉ Trời mới biết lòng người” là một chân lý ngàn đời chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc. Tâm hồn con người như ‘một sự thật bên trong’ có thể là chủ đề giúp chúng ta suy tư qua phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Bao nhiêu quan niệm sai lầm chúng ta có về người khác; cũng như, bao nhiêu quan niệm sai lầm người khác có về chúng ta; khuynh hướng này được Chúa Giêsu chỉ ra nơi hạng Pharisêu là những người đã cố tạo nên một hình ảnh giả dối về họ, đang khi ‘một sự thật bên trong’ mà chỉ một mình Thiên Chúa biết thì họ cố che giấu. Vậy, điều gì quan trọng, chúng ta sẽ chọn cái nào; chọn điều người khác nghĩ hay chọn điều Thiên Chúa nghĩ về chúng ta; chúng ta quan tâm nhiều đến ý kiến người khác hay quan tâm đến sự thật cuộc sống mình trong tâm tưởng của Thiên Chúa?
Sự giằng co này có thể đi theo hai hướng. Một mặt, như người biệt phái, chúng ta có thể tìm cách thể hiện con người mình cho bao người khác, đang khi Thiên Chúa nhìn thấy ‘một sự thật bên trong’, Người thừa biết một sự vay mượn giả dối mà chúng ta đang cố sức miêu tả bên ngoài, “Các ngươi chỉ là những mồ mả tô vôi; bên ngoài thì đẹp đẽ, nhưng bên trong đầy xương người chết và dòi bọ rúc rỉa”; mặt khác, khi tha nhân có những nhận định sai lệch về chúng ta, chúng ta tổn thương và giận dữ; đôi khi, có xu hướng bảo vệ bản thân một cách phi lý và thái quá.
Giờ đây, điều quan trọng chính là ‘một sự thật bên trong’ cũng chính là điều Thiên Chúa quan tâm. Vì vậy, hãy ít quan tâm đến điều mà Thiên Chúa không quan tâm; một chỉ quan tâm đến điều đang có trong tâm trí Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa đang nghĩ gì về chúng ta, cuộc sống của chúng ta thế nào dưới ánh mắt Người?
Tất cả những điều này trở nên quan trọng nơi những ai kính sợ Chúa, Đấng nhìn thấy mọi sự, thấu suốt tâm hồn con người từng gang tấc, cũng là Đấng đã từng nói, “Ta là Chúa, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can; Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm”. Đó là Đấng ban sức mạnh cho mỗi người để họ có thể sống trung thực với một lương tâm trong sáng như ‘một sự thật bên trong’ trước nhan Thiên Chúa; Thánh Phaolô tâm sự qua thư Philipphê hôm nay, “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”. Ai sống như thế, sẽ thật hạnh phúc đúng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay biểu lộ, “Hạnh phúc thay người kính sợ Chúa”.
Hãy tưởng tượng, bên trong ngôi nhà thân xác của chúng ta là một khu vườn kín, không ai biết về khu vườn hoa bí mật này. Đó là một khu vườn chúng ta đã trồng, đã vun xới; Chúa Giêsu, người làm vườn, cũng là chủ vườn, Đấng bí mật ra vào, cuốc xới, trồng tỉa, bắt sâu; Ngài muốn đi vào bí mật, làm nhiều việc trong cuộc sống chúng ta mà không ai hay biết. Cũng thế, ma quỷ ngày đêm muốn đột nhập vào đó, gieo những điều xấu xa, giết chết các búp non. Nếu chúng ta mở rộng cửa cho Chúa Giêsu, cùng lúc, cảnh giác cẩn mật khu vườn khỏi sự đột nhập của kẻ xấu, thì đức hạnh sẽ ngập tràn, ân sủng sẽ đầy dư, hương thơm sẽ toả ngát; Chúa Giêsu sẽ làm công việc của Ngài cách âm thầm và đó là một bí mật thánh thiện của ân sủng; Ngài sẽ biến nó thành một khu vườn rực rỡ của một ngôi nhà không chỉ đẹp đẽ bên ngoài với những chậu hoa giả như ngôi nhà người biệt phái nhưng là một ngôi nhà xinh đẹp ngát hương của Thiên Chúa, được trang hoàng cả bên trong lẫn bên ngoài bằng các nhân đức bác ái yêu thương.
Anh Chị em,
Vậy thì đâu là những khuynh hướng lo lắng chúng ta thường có về những gì người khác nghĩ về mình, ngôi nhà đẹp đẽ bên ngoài với những chậu hoa giả hay một ngôi nhà thật sự xinh đẹp từ bên trong? Chúa Giêsu muốn chúng ta có ‘một sự thật bên trong’ như vườn hoa bí mật kỳ diệu Ngài mong đợi. Đừng trở nên những biệt phái vốn bị ám ảnh bởi những hình ảnh tâng bốc và giả dối người khác dành cho họ; hãy chỉ lo sống trong sự thật và những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta; những gì còn lại, hãy giao cho Người. Đó là tất cả những gì quan trọng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy những gì trong lòng Chúa và chỉ lo lắng về điều Chúa nhìn thấy trong vườn hoa lòng con. Con biết Chúa yêu con và Chúa muốn con sống trọn vẹn ‘một sự thật bên trong’; ước gì sự thật của Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn đời con trong mọi sự”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sự Chọn Lựa Về Đích Khôn Ngoan
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:48 07/11/2020
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN A - 2020
Trong những ngày này, hầu như rất nhiều người tại đất nước Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, cứ mỗi ngày thức dậy là chăm chăm soi vào màn ảnh truyền hình, máy tính hay điện thoại thông minh… để “tìm kiếm kết quả” cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của hai ứng viên Tổng Thống D. Trump và J. Biden. Vâng “câu chuyện Tổng Thống Mỹ” đang là vấn đề nóng nhất hiện nay; và thậm chí, nhiều người cho rằng: kết quả bầu chọn vị Tổng Thống mới của nhiệm kỳ 4 năm sắp tới của Mỹ sẽ định hướng cho một “trật tự thế giới mới”.
Nhưng có thật sự là như thế không? Liệu “một con người” hay một “chính phủ” có thể định hướng hay đổi thay cả một “con đường”, một “lộ trình” đầy phức tạp, nhiêu khê của cả thế giới nầy?
Đối với những con người mang tâm thức “duy kinh tế, khoa học, kỹ thuật, sự thông minh…” và “sùng bái” tư cách “cường quốc số một” của Hoa Kỳ cùng với cung cách bang giao mang tính “sen đầm quốc tế” của quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh nầy, thì câu trả lời sẽ là “có”. Nhưng, đối với những ai nhìn “cuộc cờ thế giới” trong viễn tượng đức tin và sự quan phòng đầy khôn ngoan của Thiên Chúa, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là “không” ! Vì Thánh vịnh 127 đã dạy rằng: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công” !
Và đây chính là nội dung sứ điệp Lời Chúa muốn chuyển tải đến cộng đoàn Kitô hữu chúng ta trong Chúa Nhật gần cuối năm Phụng vụ nầy: MỘT SỰ LỰA CHỌN “VỀ ĐÍCH” KHÔN NGOAN HAY HÃY TÌM KIẾM THIÊN CHÚA VÀ SỰ KHÔN NGOAN ĐÍCH THỰC ĐẾN TỪ NGÀI.
Trước hết, sứ điệp nầy đã từng được vang lên trong suốt chặng đường lịch sử cứu độ, qua tiếng gọi của các sứ ngôn, các bậc hiền giả từ xa xưa trong lịch sử của dân tộc Israel mà những lời Thánh Vịnh 62 được chọn làm Đáp Vịnh Ca hôm nay chứng tỏ:
Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa.
Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.
Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài…
Phải chăng, được Lời Chúa mách bảo, các ngôn sứ và các bậc hiền nhân quân tử thời xưa đã nghiệm thấy rằng: các bậc đế vương cùng những đế quốc hùng mạnh như Ba Tư, Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, Rôma… rồi sẽ qua đi, sẽ “biến tan như cơn gió thoảng qua, như cỏ nội hoa đồng…”. Vì thế, ai đặt niềm tin, niềm hy vọng của mình trên “điểm tựa” là những thực tại hão huyền và chóng tàn đó sẽ thất vọng. Vì thế, điều cốt yếu đó chính là “đặt cược” cuộc sống, niềm tin yêu hy vọng vào chính Thiên Chúa và sự khôn ngoan trường cửu của Ngài, như cách cảm nhận và cũng là lời dạy của tác giả sách Khôn Ngoan: “Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm” (Bđ 1).
Thế nhưng, không phải thời nào, lúc nào Dân Chúa cũng đều có chọn lựa “Khôn Ngoan” như thế. Bằng chứng là vào thời Chúa Giêsu, khi xã hội Do Thái bị phân mảnh dưới ách thống trị của Rôma cùng với những cám dỗ đầy hấp dẫn của nền văn hóa thời thượng Hy Lạp, thì sự khôn ngoan mà người ta chọn lựa thường xuyên lại “ngã” về hướng con người, lối trần tục… mà ở đó chính là: chấp nhận cúi đầu trước quyền lực con người thay vì khiêm tốn suy phục Thiên Chúa, chọn lựa sự đảm bảo nơi của cải và giàu sang vật chất thay vì sự khôn ngoan và những giá trị thần linh, chấp nhận ma mánh và thủ thuật của sự gian dối thế gian thay cho việc thực thi lề luật ngàn đời của Giao ước thánh, lề luật của sự tự do trong đời sống con cái Chúa…; và phải chăng, đó là sự chọn lựa mà người ta dễ dàng chứng kiến qua các diễn biến phức tạp trong cuộc chạy đua tới Toà Bạch ốc của hai ứng viên Tổng Thống đại diện cho hai đảng Cọng Hoà và Dân Chủ trong những ngày “nước rút” nầy !
Thật vậy, thời đó, những người Pharisiêu rao giảng và sống theo một thứ khôn ngoan “giả hình và kiêu ngạo” dựa trên những thứ luật lệ không dẫn đến Thiên Chúa mà cũng chẳng phục vụ con người; riêng nhóm Sa-đốc lại chọn lựa sự khôn ngoan chính là “thiên đàng tại thế” với nhu cầu vật chất và điểm tựa quyền lực chính trị…; trong khi đa phần dân đen khố rách áo ôm thì như “bèo dạt mây trôi”, chẳng biết phải nghe theo tiếng nói, lời dạy của sự khôn ngoan đích thực nào, của vị “rabbi” nào “đủ tâm và đủ tầm” để dạy dỗ, thuyết phục…
Và Thiên Chúa đã không để Dân Ngài phải đợi chờ quá lâu. Ngài đã sai Con Một đến không chỉ soi sáng cho con người những bước đi, những lộ trình ngay nơi cuộc hành lữ dưới thế gian nầy, mà còn dẫn lối đưa đường để nhân loại tiến bước vào quê hương vĩnh cửu.
Thật vậy, nếu con đường “Bát Phúc” và những lời dạy xa gần về việc thực thi giới răn “mến Chúa yêu người” mà chúng ta đã được “giải trình” trong suốt cuộc hành trình của Năm Phụng vụ, thì trong Chúa Nhật sắp kết thúc nầy, Tin Mừng muốn hướng niềm tin và hy vọng của chúng ta đến chân trời “cánh chung”, đến biên giới cuối cùng của cuộc đời tại thế để chuẩn bị bước vào “Bàn Tiệc Nước Trời” mà Thánh sử Matthêô đã khéo minh hoạ qua dụ ngôn Tin Mừng “Mười cô trinh nữ”.
Chúng ta có thể nói được rằng: sứ điệp của vị “Rabbi” đến từ Nadarét đã tiếp nối tài tình những lời giáo huấn của các ngôn sứ, đặc biệt, với lời dạy về sự “Khôn Ngoan” đích thực. Thật vậy, bài học Khôn Ngoan, theo ẩn dụ của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay, đó là biết hướng về tương lai chung cuộc để đón gặp “Tân Lang” với “đèn dầu nghiêm túc” là hành trang của thiện lương, thánh đức…, như “5 cô thiếu nữ phù dâu với đèn cháy sáng trên tay hân hoan vào dự tiệc cưới”.
Cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu luôn là cuộc lên đường tiến về cùng đích cuộc đời, tiến về quê hương vĩnh cửu. Cuộc hành trình đó, trong ngôn ngữ của dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, chính là “sự tỉnh thức đợi chờ của những người thiếu nữ khôn ngoan cầm đèn đi đón tân lang”. Thế nhưng, đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng.
- Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời bằng tất cả sự “nôn nóng của tình mẫu tử” được thể hiện qua cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc đứa con rứt ruột của mình.
- Người vợ mong đợi chồng trở về từ chiến tuyến với tình yêu thuỷ chung son sắt và chỉn chu trong bổn phận của người vợ, người mẹ... để mái ấm gia đình luôn hồng lên ngọn lửa hạnh phúc lứa đôi.
- Người cha già mong đứa con phiêu bạt trở về trong mối tình “phụ tử tình thâm” để không đứa con nào phải ra đi hay bị loại trừ khỏi vòng tay nhân ái bao dung…
Vâng, đó chính là “sự lựa chọn khôn ngoan” cho cuộc hành trình tiến về vĩnh cửu, một lựa chọn của một niềm xác tín và đầy lòng trông cậy rằng: ở cuối đường cuộc sống tại thế, người ta sẽ gặp được một Nước Trời hạnh phúc đang mở cửa đón đợi, một “vị Quân vương đang thết tiệc đợi chờ”, một “Đấng Tình Quân” là Đức Kitô đang mở rộng vòng tay dìu đưa “người bạn thiết” vào địa đàng hạnh phúc…
Đây chính là một “chọn lựa khôn ngoan” hay một “niềm cậy trông vững vàng” mà Thánh Phaolô đã ân cần khuyến dụ cộng đoàn Thêxalônia cách đây gần hai mươi thế kỷ nhưng vẫn còn mang tính thời sự với chúng ta hôm nay: “Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người”.
Sứ điệp đó, giáo lý đó, đâu chỉ là một học thuyết suông ! Trên cuộc hành trình gần 2000 năm của Hội Thánh lữ hành, đã có biết bao nhiêu “cô trinh nữ khôn ngoan” đã sống trọn vẹn sự tỉnh thức và đợi chờ cuộc hội ngộ tình yêu đầy ấn tượng: Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Avila mấp máy nói lên với Chúa trước khi tắt thở: “Lạy Chúa Giêsu, này là giờ chúng ta gặp nhau”; trong khi chị Thánh Têrêsa Giêsu Hài đồng than thở: “Lạy Chúa, con… yêu mến Chúa”, đôi mắt xuất thần nhìn thẳng vào một điểm trên pho tượng Đức Mẹ, mặt tươi tắn, rồi nhắm mắt ra đi, đồng hồ chỉ 7 giờ 20 phút tối 30 tháng 9 năm 1897. “Những người trinh nữ” ấy đã cầm đèn cháy sáng ra đón Chúa và gặp gỡ “người tình lang” muôn thuở…
Tóm lại, vào những ngày gần kết thúc năm phụng vụ, sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta sống đức “Trông cậy” một cách vững vàng, chọn lựa Thiên Chúa và sự khôn ngoan đích thực bằng chính một cuộc đời luôn tỉnh thức để toả sáng nhân đức “mến Chúa yêu người”, để sống động thực hành con đường Bát Phúc, để tín trung nghiêm giữ những lề luật của Giao ước.
Và sự chọn lựa gần nhất, căn bản nhất, sự chọn lựa “về đích” khôn ngoan và đích thực nhất của bây giờ và hôm nay, đó chính là “sắp sẵn với ngọn nến trên tay” để đi vào Bàn Tiệc Đức Ki-Tô đang mở cửa đón mời: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, sẽ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Trong những ngày này, hầu như rất nhiều người tại đất nước Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới, cứ mỗi ngày thức dậy là chăm chăm soi vào màn ảnh truyền hình, máy tính hay điện thoại thông minh… để “tìm kiếm kết quả” cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của hai ứng viên Tổng Thống D. Trump và J. Biden. Vâng “câu chuyện Tổng Thống Mỹ” đang là vấn đề nóng nhất hiện nay; và thậm chí, nhiều người cho rằng: kết quả bầu chọn vị Tổng Thống mới của nhiệm kỳ 4 năm sắp tới của Mỹ sẽ định hướng cho một “trật tự thế giới mới”.
Nhưng có thật sự là như thế không? Liệu “một con người” hay một “chính phủ” có thể định hướng hay đổi thay cả một “con đường”, một “lộ trình” đầy phức tạp, nhiêu khê của cả thế giới nầy?
Đối với những con người mang tâm thức “duy kinh tế, khoa học, kỹ thuật, sự thông minh…” và “sùng bái” tư cách “cường quốc số một” của Hoa Kỳ cùng với cung cách bang giao mang tính “sen đầm quốc tế” của quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh nầy, thì câu trả lời sẽ là “có”. Nhưng, đối với những ai nhìn “cuộc cờ thế giới” trong viễn tượng đức tin và sự quan phòng đầy khôn ngoan của Thiên Chúa, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là “không” ! Vì Thánh vịnh 127 đã dạy rằng: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công” !
Và đây chính là nội dung sứ điệp Lời Chúa muốn chuyển tải đến cộng đoàn Kitô hữu chúng ta trong Chúa Nhật gần cuối năm Phụng vụ nầy: MỘT SỰ LỰA CHỌN “VỀ ĐÍCH” KHÔN NGOAN HAY HÃY TÌM KIẾM THIÊN CHÚA VÀ SỰ KHÔN NGOAN ĐÍCH THỰC ĐẾN TỪ NGÀI.
Trước hết, sứ điệp nầy đã từng được vang lên trong suốt chặng đường lịch sử cứu độ, qua tiếng gọi của các sứ ngôn, các bậc hiền giả từ xa xưa trong lịch sử của dân tộc Israel mà những lời Thánh Vịnh 62 được chọn làm Đáp Vịnh Ca hôm nay chứng tỏ:
Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa.
Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.
Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài…
Phải chăng, được Lời Chúa mách bảo, các ngôn sứ và các bậc hiền nhân quân tử thời xưa đã nghiệm thấy rằng: các bậc đế vương cùng những đế quốc hùng mạnh như Ba Tư, Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, Rôma… rồi sẽ qua đi, sẽ “biến tan như cơn gió thoảng qua, như cỏ nội hoa đồng…”. Vì thế, ai đặt niềm tin, niềm hy vọng của mình trên “điểm tựa” là những thực tại hão huyền và chóng tàn đó sẽ thất vọng. Vì thế, điều cốt yếu đó chính là “đặt cược” cuộc sống, niềm tin yêu hy vọng vào chính Thiên Chúa và sự khôn ngoan trường cửu của Ngài, như cách cảm nhận và cũng là lời dạy của tác giả sách Khôn Ngoan: “Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm” (Bđ 1).
Thế nhưng, không phải thời nào, lúc nào Dân Chúa cũng đều có chọn lựa “Khôn Ngoan” như thế. Bằng chứng là vào thời Chúa Giêsu, khi xã hội Do Thái bị phân mảnh dưới ách thống trị của Rôma cùng với những cám dỗ đầy hấp dẫn của nền văn hóa thời thượng Hy Lạp, thì sự khôn ngoan mà người ta chọn lựa thường xuyên lại “ngã” về hướng con người, lối trần tục… mà ở đó chính là: chấp nhận cúi đầu trước quyền lực con người thay vì khiêm tốn suy phục Thiên Chúa, chọn lựa sự đảm bảo nơi của cải và giàu sang vật chất thay vì sự khôn ngoan và những giá trị thần linh, chấp nhận ma mánh và thủ thuật của sự gian dối thế gian thay cho việc thực thi lề luật ngàn đời của Giao ước thánh, lề luật của sự tự do trong đời sống con cái Chúa…; và phải chăng, đó là sự chọn lựa mà người ta dễ dàng chứng kiến qua các diễn biến phức tạp trong cuộc chạy đua tới Toà Bạch ốc của hai ứng viên Tổng Thống đại diện cho hai đảng Cọng Hoà và Dân Chủ trong những ngày “nước rút” nầy !
Thật vậy, thời đó, những người Pharisiêu rao giảng và sống theo một thứ khôn ngoan “giả hình và kiêu ngạo” dựa trên những thứ luật lệ không dẫn đến Thiên Chúa mà cũng chẳng phục vụ con người; riêng nhóm Sa-đốc lại chọn lựa sự khôn ngoan chính là “thiên đàng tại thế” với nhu cầu vật chất và điểm tựa quyền lực chính trị…; trong khi đa phần dân đen khố rách áo ôm thì như “bèo dạt mây trôi”, chẳng biết phải nghe theo tiếng nói, lời dạy của sự khôn ngoan đích thực nào, của vị “rabbi” nào “đủ tâm và đủ tầm” để dạy dỗ, thuyết phục…
Và Thiên Chúa đã không để Dân Ngài phải đợi chờ quá lâu. Ngài đã sai Con Một đến không chỉ soi sáng cho con người những bước đi, những lộ trình ngay nơi cuộc hành lữ dưới thế gian nầy, mà còn dẫn lối đưa đường để nhân loại tiến bước vào quê hương vĩnh cửu.
Thật vậy, nếu con đường “Bát Phúc” và những lời dạy xa gần về việc thực thi giới răn “mến Chúa yêu người” mà chúng ta đã được “giải trình” trong suốt cuộc hành trình của Năm Phụng vụ, thì trong Chúa Nhật sắp kết thúc nầy, Tin Mừng muốn hướng niềm tin và hy vọng của chúng ta đến chân trời “cánh chung”, đến biên giới cuối cùng của cuộc đời tại thế để chuẩn bị bước vào “Bàn Tiệc Nước Trời” mà Thánh sử Matthêô đã khéo minh hoạ qua dụ ngôn Tin Mừng “Mười cô trinh nữ”.
Chúng ta có thể nói được rằng: sứ điệp của vị “Rabbi” đến từ Nadarét đã tiếp nối tài tình những lời giáo huấn của các ngôn sứ, đặc biệt, với lời dạy về sự “Khôn Ngoan” đích thực. Thật vậy, bài học Khôn Ngoan, theo ẩn dụ của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay, đó là biết hướng về tương lai chung cuộc để đón gặp “Tân Lang” với “đèn dầu nghiêm túc” là hành trang của thiện lương, thánh đức…, như “5 cô thiếu nữ phù dâu với đèn cháy sáng trên tay hân hoan vào dự tiệc cưới”.
Cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu luôn là cuộc lên đường tiến về cùng đích cuộc đời, tiến về quê hương vĩnh cửu. Cuộc hành trình đó, trong ngôn ngữ của dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, chính là “sự tỉnh thức đợi chờ của những người thiếu nữ khôn ngoan cầm đèn đi đón tân lang”. Thế nhưng, đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng.
- Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời bằng tất cả sự “nôn nóng của tình mẫu tử” được thể hiện qua cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc đứa con rứt ruột của mình.
- Người vợ mong đợi chồng trở về từ chiến tuyến với tình yêu thuỷ chung son sắt và chỉn chu trong bổn phận của người vợ, người mẹ... để mái ấm gia đình luôn hồng lên ngọn lửa hạnh phúc lứa đôi.
- Người cha già mong đứa con phiêu bạt trở về trong mối tình “phụ tử tình thâm” để không đứa con nào phải ra đi hay bị loại trừ khỏi vòng tay nhân ái bao dung…
Vâng, đó chính là “sự lựa chọn khôn ngoan” cho cuộc hành trình tiến về vĩnh cửu, một lựa chọn của một niềm xác tín và đầy lòng trông cậy rằng: ở cuối đường cuộc sống tại thế, người ta sẽ gặp được một Nước Trời hạnh phúc đang mở cửa đón đợi, một “vị Quân vương đang thết tiệc đợi chờ”, một “Đấng Tình Quân” là Đức Kitô đang mở rộng vòng tay dìu đưa “người bạn thiết” vào địa đàng hạnh phúc…
Đây chính là một “chọn lựa khôn ngoan” hay một “niềm cậy trông vững vàng” mà Thánh Phaolô đã ân cần khuyến dụ cộng đoàn Thêxalônia cách đây gần hai mươi thế kỷ nhưng vẫn còn mang tính thời sự với chúng ta hôm nay: “Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người”.
Sứ điệp đó, giáo lý đó, đâu chỉ là một học thuyết suông ! Trên cuộc hành trình gần 2000 năm của Hội Thánh lữ hành, đã có biết bao nhiêu “cô trinh nữ khôn ngoan” đã sống trọn vẹn sự tỉnh thức và đợi chờ cuộc hội ngộ tình yêu đầy ấn tượng: Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Avila mấp máy nói lên với Chúa trước khi tắt thở: “Lạy Chúa Giêsu, này là giờ chúng ta gặp nhau”; trong khi chị Thánh Têrêsa Giêsu Hài đồng than thở: “Lạy Chúa, con… yêu mến Chúa”, đôi mắt xuất thần nhìn thẳng vào một điểm trên pho tượng Đức Mẹ, mặt tươi tắn, rồi nhắm mắt ra đi, đồng hồ chỉ 7 giờ 20 phút tối 30 tháng 9 năm 1897. “Những người trinh nữ” ấy đã cầm đèn cháy sáng ra đón Chúa và gặp gỡ “người tình lang” muôn thuở…
Tóm lại, vào những ngày gần kết thúc năm phụng vụ, sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta sống đức “Trông cậy” một cách vững vàng, chọn lựa Thiên Chúa và sự khôn ngoan đích thực bằng chính một cuộc đời luôn tỉnh thức để toả sáng nhân đức “mến Chúa yêu người”, để sống động thực hành con đường Bát Phúc, để tín trung nghiêm giữ những lề luật của Giao ước.
Và sự chọn lựa gần nhất, căn bản nhất, sự chọn lựa “về đích” khôn ngoan và đích thực nhất của bây giờ và hôm nay, đó chính là “sắp sẵn với ngọn nến trên tay” để đi vào Bàn Tiệc Đức Ki-Tô đang mở cửa đón mời: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, sẽ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
LM. Giuse Trương Đình Hiền
5 Cô Khôn, 5 Cô Dại
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:50 07/11/2020
Cn 32A :
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Đề tài khôn ngoan : thế nào là khôn thế nào là dại; đề tài tỉnh thức: sẵn sàng dầu đèn, chờ chàng rể đến… có lẽ đã là những đề tài cứ 3 năm một lần, cụ thể là đến chu kì năm A, ta lại nghe đọc và nghe giảng.
Hôm nay, tôi muốn lấy một chi tiết trong dụ ngôn để xây dựng đề tài suy niệm. Chi tiết này chắc đã có lần ta đặt dấu hỏi. Năm cô khôn có phải chỉ khôn theo nghĩa vẫn thường được Kinh Thánh ca tụng, hay là còn khôn và ranh nữa. Rõ rệt hơn, ranh mãnh và ích kỷ. Xá gì một chút dầu, sao lại không cho mượn hay xẻ chia với bạn đồng nghiệp phù dâu, mà lại bắt bí họ đi mua ngoài tiệm, để rồi xôi hỏng bỏng không, họ bị ở ngoài Phòng Tiệc muôn kiếp. Đề tài rút ra từ chi tiết này, là: cái gì không cho mượn được, cái gì không thể đi vay được.
Trong dụ ngôn là Dầu thắp đèn. Nhưng
1. Dầu chắc không phải là
-Lời cầu nguyện. Chắc chắn dầu không phải là lời cầu nguyện như có thánh giáo phụ đã suy đoán. Bởi nếu dầu là lời cầu nguyện, thì ta vẫn thường trao mua đổi chác lời cầu cho nhau. Ta cầu cho người này, người này cầu cho người kia. Xin chị một lời kinh, xin cha một lời cầu… Kể cả dùng tiền để xin cầu nguyện, để mua lời cầu. Vì thế dầu chắc chắn không phải là lời cầu, nếu không, nó có thể cho mượn, cho vay, kể cả cho không. Đàng này, các cô khôn không thể cho mượn
-Việc lành phúc đức. Dầu cũng không phải là việc lành phúc đức. Nếu là việc lành phúc đức, càng có thể cho mượn cho vay hay là làm ơn không đòi lại. Ta thường làm ơn làm phúc cho nhau. Nếu dầu chỉ là ơn phúc, thì chắc chắn ta cho nhau mượn được, vay được, cho không biếu không được.
2. Dầu là gì mà không thể đi vay được?
Cái không thể vay được, mượn được, xẻ bớt, chia phần, mua đi bán lại, đó chính là linh hồn. Gọi có vẻ thần học hơn: đó là phần rỗi. Người ta chỉ có thể khuyên can, răn bảo, chứ không thể giữ giùm phần rỗi của người khác, không thể giữ được linh hồn của người khác. Hồn ai, người ấy phải lo giữ. Khôn ngoan là như vậy.
Có người định nghĩa khôn ngoan là biết trước, tiên liệu những gì sẽ xảy ra. 5 cô khôn ngoan biết trước khi chàng rể đã đến, gặp người nào không giữ chính hồn của mình, lại đi mua, đi mượn hồn của kẻ khác, thì sẽ nghe lời : “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả.” Matthêu đã có những lời khá cay nghiệt như thế ! Tại sao? Chúa không chấp nhận Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, hoặc ngược lại, da Trương Ba, Hồn hàng Thịt.
Một chỗ khác, Chúa Giêsu đã nói: được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn nào được ích gì. Linh hồn đâu có dùng tiền bạc mà mua được, đâu có nhờ ai giữ được, đâu có mượn tạm của ai được, nếu không phải là chính mình giữ lấy hồn của mình. Thánh Phaolo, vị tông đồ Dân ngoại đã từng có lần thốt lên : “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1Cr 9:27).
Một ví von ta nghe rất quen về một phú gia kia cưới đến 4 bà vợ.
-Ông ta rất thương bà vợ thứ nhất, mỗi khi kiếm được tiền là ông liền mua sắm cho bà đủ thứ áo quần sang trọng, dẫn bà đi ăn tại các nhà hàng trứ danh. Không những thế, ông còn tung tiền mua sắm cho bà đủ thứ hột xoàn, trân châu. Bà muốn gì ông cũng chiều chuộng. Ông cưng bà như cưng trứng, hứng bà như hứng hoa!
-Còn mỗi lần đi họp, hay đi kinh doanh, ông đều sung sướng và hãnh diện mang theo bà vợ thứ hai. Ông luôn khoe bà với bà con lối xóm, với đồng nghiệp, khách hàng. Bà là niềm hãnh diện của ông !
-Mỗi khi gặp khó khăn, cho dù lớn hay nhỏ, ông đều thủ thỉ, tâm sự với bà vợ thứ ba. Ông tin tưởng bà lắm, vì bà luôn là người cố vấn cho ông, một người cố vấn khôn ngoan, trung tín và đầy yêu thương. Bà thật là người bạn đời tri kỷ có một không hai trên đời !
-Còn bà vợ thứ tư lại rất thương ông, thương ông tha thiết, thương ông nồng nàn, thương ông chứa chan. Nàng dành hết cả cuộc đời mình để lo cho cuộc sống của ông, sự nghiệp của ông. Nàng không từ chối một hy sinh nào cho chồng cả. Ngay cả những khi ông lầm lỗi, bà cũng can đảm thầm nhắc nhở, khuyên lơn, và rộng lòng tha thứ. Thế nhưng! Ông lại chẳng mấy khi để ý đến nàng.
Rồi một ngày kia, ông phát bệnh. Bệnh ung thư của ông đã đến thời cuối cùng, các bác sĩ đều bó tay. Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, ông bèn cho mời các bà vợ đến để nói lời cuối cùng.
Bà thứ nhất mặc xiêm y lộng lẫy, nữ trang óng ánh, nước hoa lan tỏa khắp phòng, đến bên chồng đang hấp hối. Chồng nói :
- Em, anh sắp chết rồi. Em là người anh yêu mến nhất, chăm sóc cho em từng li từng tí. Em có muốn theo anh về bên kia thế giới để chung sống, để lo lại cho anh không?
- Không! Nàng lạnh lùng đáp, Anh đi đường anh, em đi đường em. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Nói xong, nàng ngoảnh mặt, vội vã bước ra khỏi phòng. Lời bà như một nhát dao đâm thấu tim ông!
Người phú gia vừa cố gắng nắm tay bà vợ thứ hai, vừa run run hỏi:
-Em, suốt đời anh, em là niềm hạnh phúc, là niềm kiêu hãnh của anh. Giờ đây anh sắp chết, em có muốn theo anh về bên kia, như hào quang chói sáng cho anh, như người tiến cử anh vào cuộc sống huy hoàng không?
- Không! Anh chết rồi, tôi sẽ cưới người khác. Tôi phải thuộc về người khác chứ! Ai lại theo kẻ chết xuống mồ bao giờ.
Nói xong, nàng trở gót bỏ đi. Mỗi tiếng gót giày nàng nện xuống thềm nhà, là một nhát búa đóng đinh xuyên qua tim chàng.
Đau buốt, nát tim, người phú gia quay nhìn bà vợ thứ ba và ân cần hỏi:
-Em, trong suốt cuộc đời, em là người luôn sát cánh cùng anh. Không có chuyện gì mà anh không chia sẻ cùng em. Em luôn bên cạnh anh, lúc vui cũng như lúc buồn. Giờ đây, anh sắp chết, em có chịu theo anh không?
-Anh yêu, em biết anh yêu em lắm, và em cũng yêu anh. Nhưng cùng lắm, em chỉ có thể theo anh ra nghĩa trang, nhìn anh đi vào lòng đất lạnh, rồi thắp cho anh những nén hương lòng. Em sẽ nhớ anh thật nhiều, nhưng theo anh, em không thể nào làm được.
Nói xong, nước mắt nàng tuôn trào.
Bỗng đâu, một giọng nói yếu ớt vang lên:
-Em sẽ theo anh về bên kia thế giới. Anh yêu, cho em theo anh. Đừng bỏ em !
Chàng phú gia lấy hết sức tàn ngồi chổm dậy, nhìn về phía phát xuất ra giọng nói. Và kià! Người vợ thứ tư của chàng đang ôm mặt khóc nức nở. Thân hình nàng qúa mảnh khảnh tựa hồ dễ bị cuốn theo chiều gió. Một người vợ yêu chàng tha thiết, nhưng đã bị chàng bỏ bê cả cuộc đời.
Trước cái chết, chàng phú gia mới chân nhận ra giá trị tình yêu. và nhận ra bốn bà vợ của đời mình.
-Mình đã quá yêu bà vợ thứ nhất -thân xác mình. Cho dù mình có mặc cho nó đủ thứ lụa là gấm vóc, nuôi dưỡng bằng cao lương mỹ vị, mình cũng chẳng đem theo được về bên kia thế giới.
-Mình đã hãnh diện với chức tước, địa vị -bà vợ thứ hai- nhưng chức tước ấy sẽ thuộc về người khác khi mình giã từ cõi thế.
-Họ hàng, gia đình mình -bà vợ thư ba, sẽ theo mình ra tận nghĩa trang, sẽ hằng năm kỵ giỗ cho mình, nhưng nào ai theo mình xuống huyệt.
-Còn cái linh hồn của mình -bà vợ thứ tư- mà mình đã vì quá chăm lo thể xác, chạy theo tiền tài danh vọng, bon chen chức tước quyền cao, ít khi mình buồn nghĩ đến thì sẽ theo mình đi vào thiên thu.
Hãy giữ hồn mình, chăm sóc hồn mình, nuôi hồn bằng những việc lành phúc đức. Hồn không thể vay mượn hay mua bán đổi chác được đâu, cho dẫu có trăm người cầu cho mình thì mình vẫn phải giữ. Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào được ích lợi chi.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Đề tài khôn ngoan : thế nào là khôn thế nào là dại; đề tài tỉnh thức: sẵn sàng dầu đèn, chờ chàng rể đến… có lẽ đã là những đề tài cứ 3 năm một lần, cụ thể là đến chu kì năm A, ta lại nghe đọc và nghe giảng.
Hôm nay, tôi muốn lấy một chi tiết trong dụ ngôn để xây dựng đề tài suy niệm. Chi tiết này chắc đã có lần ta đặt dấu hỏi. Năm cô khôn có phải chỉ khôn theo nghĩa vẫn thường được Kinh Thánh ca tụng, hay là còn khôn và ranh nữa. Rõ rệt hơn, ranh mãnh và ích kỷ. Xá gì một chút dầu, sao lại không cho mượn hay xẻ chia với bạn đồng nghiệp phù dâu, mà lại bắt bí họ đi mua ngoài tiệm, để rồi xôi hỏng bỏng không, họ bị ở ngoài Phòng Tiệc muôn kiếp. Đề tài rút ra từ chi tiết này, là: cái gì không cho mượn được, cái gì không thể đi vay được.
Trong dụ ngôn là Dầu thắp đèn. Nhưng
1. Dầu chắc không phải là
-Lời cầu nguyện. Chắc chắn dầu không phải là lời cầu nguyện như có thánh giáo phụ đã suy đoán. Bởi nếu dầu là lời cầu nguyện, thì ta vẫn thường trao mua đổi chác lời cầu cho nhau. Ta cầu cho người này, người này cầu cho người kia. Xin chị một lời kinh, xin cha một lời cầu… Kể cả dùng tiền để xin cầu nguyện, để mua lời cầu. Vì thế dầu chắc chắn không phải là lời cầu, nếu không, nó có thể cho mượn, cho vay, kể cả cho không. Đàng này, các cô khôn không thể cho mượn
-Việc lành phúc đức. Dầu cũng không phải là việc lành phúc đức. Nếu là việc lành phúc đức, càng có thể cho mượn cho vay hay là làm ơn không đòi lại. Ta thường làm ơn làm phúc cho nhau. Nếu dầu chỉ là ơn phúc, thì chắc chắn ta cho nhau mượn được, vay được, cho không biếu không được.
2. Dầu là gì mà không thể đi vay được?
Cái không thể vay được, mượn được, xẻ bớt, chia phần, mua đi bán lại, đó chính là linh hồn. Gọi có vẻ thần học hơn: đó là phần rỗi. Người ta chỉ có thể khuyên can, răn bảo, chứ không thể giữ giùm phần rỗi của người khác, không thể giữ được linh hồn của người khác. Hồn ai, người ấy phải lo giữ. Khôn ngoan là như vậy.
Có người định nghĩa khôn ngoan là biết trước, tiên liệu những gì sẽ xảy ra. 5 cô khôn ngoan biết trước khi chàng rể đã đến, gặp người nào không giữ chính hồn của mình, lại đi mua, đi mượn hồn của kẻ khác, thì sẽ nghe lời : “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả.” Matthêu đã có những lời khá cay nghiệt như thế ! Tại sao? Chúa không chấp nhận Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, hoặc ngược lại, da Trương Ba, Hồn hàng Thịt.
Một chỗ khác, Chúa Giêsu đã nói: được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn nào được ích gì. Linh hồn đâu có dùng tiền bạc mà mua được, đâu có nhờ ai giữ được, đâu có mượn tạm của ai được, nếu không phải là chính mình giữ lấy hồn của mình. Thánh Phaolo, vị tông đồ Dân ngoại đã từng có lần thốt lên : “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1Cr 9:27).
Một ví von ta nghe rất quen về một phú gia kia cưới đến 4 bà vợ.
-Ông ta rất thương bà vợ thứ nhất, mỗi khi kiếm được tiền là ông liền mua sắm cho bà đủ thứ áo quần sang trọng, dẫn bà đi ăn tại các nhà hàng trứ danh. Không những thế, ông còn tung tiền mua sắm cho bà đủ thứ hột xoàn, trân châu. Bà muốn gì ông cũng chiều chuộng. Ông cưng bà như cưng trứng, hứng bà như hứng hoa!
-Còn mỗi lần đi họp, hay đi kinh doanh, ông đều sung sướng và hãnh diện mang theo bà vợ thứ hai. Ông luôn khoe bà với bà con lối xóm, với đồng nghiệp, khách hàng. Bà là niềm hãnh diện của ông !
-Mỗi khi gặp khó khăn, cho dù lớn hay nhỏ, ông đều thủ thỉ, tâm sự với bà vợ thứ ba. Ông tin tưởng bà lắm, vì bà luôn là người cố vấn cho ông, một người cố vấn khôn ngoan, trung tín và đầy yêu thương. Bà thật là người bạn đời tri kỷ có một không hai trên đời !
-Còn bà vợ thứ tư lại rất thương ông, thương ông tha thiết, thương ông nồng nàn, thương ông chứa chan. Nàng dành hết cả cuộc đời mình để lo cho cuộc sống của ông, sự nghiệp của ông. Nàng không từ chối một hy sinh nào cho chồng cả. Ngay cả những khi ông lầm lỗi, bà cũng can đảm thầm nhắc nhở, khuyên lơn, và rộng lòng tha thứ. Thế nhưng! Ông lại chẳng mấy khi để ý đến nàng.
Rồi một ngày kia, ông phát bệnh. Bệnh ung thư của ông đã đến thời cuối cùng, các bác sĩ đều bó tay. Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, ông bèn cho mời các bà vợ đến để nói lời cuối cùng.
Bà thứ nhất mặc xiêm y lộng lẫy, nữ trang óng ánh, nước hoa lan tỏa khắp phòng, đến bên chồng đang hấp hối. Chồng nói :
- Em, anh sắp chết rồi. Em là người anh yêu mến nhất, chăm sóc cho em từng li từng tí. Em có muốn theo anh về bên kia thế giới để chung sống, để lo lại cho anh không?
- Không! Nàng lạnh lùng đáp, Anh đi đường anh, em đi đường em. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Nói xong, nàng ngoảnh mặt, vội vã bước ra khỏi phòng. Lời bà như một nhát dao đâm thấu tim ông!
Người phú gia vừa cố gắng nắm tay bà vợ thứ hai, vừa run run hỏi:
-Em, suốt đời anh, em là niềm hạnh phúc, là niềm kiêu hãnh của anh. Giờ đây anh sắp chết, em có muốn theo anh về bên kia, như hào quang chói sáng cho anh, như người tiến cử anh vào cuộc sống huy hoàng không?
- Không! Anh chết rồi, tôi sẽ cưới người khác. Tôi phải thuộc về người khác chứ! Ai lại theo kẻ chết xuống mồ bao giờ.
Nói xong, nàng trở gót bỏ đi. Mỗi tiếng gót giày nàng nện xuống thềm nhà, là một nhát búa đóng đinh xuyên qua tim chàng.
Đau buốt, nát tim, người phú gia quay nhìn bà vợ thứ ba và ân cần hỏi:
-Em, trong suốt cuộc đời, em là người luôn sát cánh cùng anh. Không có chuyện gì mà anh không chia sẻ cùng em. Em luôn bên cạnh anh, lúc vui cũng như lúc buồn. Giờ đây, anh sắp chết, em có chịu theo anh không?
-Anh yêu, em biết anh yêu em lắm, và em cũng yêu anh. Nhưng cùng lắm, em chỉ có thể theo anh ra nghĩa trang, nhìn anh đi vào lòng đất lạnh, rồi thắp cho anh những nén hương lòng. Em sẽ nhớ anh thật nhiều, nhưng theo anh, em không thể nào làm được.
Nói xong, nước mắt nàng tuôn trào.
Bỗng đâu, một giọng nói yếu ớt vang lên:
-Em sẽ theo anh về bên kia thế giới. Anh yêu, cho em theo anh. Đừng bỏ em !
Chàng phú gia lấy hết sức tàn ngồi chổm dậy, nhìn về phía phát xuất ra giọng nói. Và kià! Người vợ thứ tư của chàng đang ôm mặt khóc nức nở. Thân hình nàng qúa mảnh khảnh tựa hồ dễ bị cuốn theo chiều gió. Một người vợ yêu chàng tha thiết, nhưng đã bị chàng bỏ bê cả cuộc đời.
Trước cái chết, chàng phú gia mới chân nhận ra giá trị tình yêu. và nhận ra bốn bà vợ của đời mình.
-Mình đã quá yêu bà vợ thứ nhất -thân xác mình. Cho dù mình có mặc cho nó đủ thứ lụa là gấm vóc, nuôi dưỡng bằng cao lương mỹ vị, mình cũng chẳng đem theo được về bên kia thế giới.
-Mình đã hãnh diện với chức tước, địa vị -bà vợ thứ hai- nhưng chức tước ấy sẽ thuộc về người khác khi mình giã từ cõi thế.
-Họ hàng, gia đình mình -bà vợ thư ba, sẽ theo mình ra tận nghĩa trang, sẽ hằng năm kỵ giỗ cho mình, nhưng nào ai theo mình xuống huyệt.
-Còn cái linh hồn của mình -bà vợ thứ tư- mà mình đã vì quá chăm lo thể xác, chạy theo tiền tài danh vọng, bon chen chức tước quyền cao, ít khi mình buồn nghĩ đến thì sẽ theo mình đi vào thiên thu.
Hãy giữ hồn mình, chăm sóc hồn mình, nuôi hồn bằng những việc lành phúc đức. Hồn không thể vay mượn hay mua bán đổi chác được đâu, cho dẫu có trăm người cầu cho mình thì mình vẫn phải giữ. Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn, nào được ích lợi chi.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 07/11/2020
17. Bình an của con không thể theo miệng lưỡi người khác mà thay đổi, bất luận người ta nói con tốt hay xấu, thì con cũng không nên vì đó mà thay đổi.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 07/11/2020
76. NẰM ĐẤT UỐNG RƯỢU
Hai cha con đem từ quán rượu về một hủ rượu, bởi vì đường trơn trợt sau cơn mưa, nên đứa con vì không cẩn thận nên bị ngã xuống đất, tất cả rượu đều từ từ đổ ra kêu “tỏm tỏm” trên đất.
Ông cha thấy vậy thì giận dữ, nhưng đứa con thì nằm phục trên đất uống rượu, ngẫng đầu lên thấy cha mình liền nói:
- “Mau đến uống, lẽ nào ông còn đợi đem thức nhắm đến sao?”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 77:
Có người say từ quán say về tới nhà đập đánh vợ con; có người say xỉn say từ nhà xứ ra ngoài đường; có người uống rượu nơi quán chưa thấy xi nhê gì cả nên về nhà uống tiếp rồi chửi mắng xóm giềng; lại có người say đến quên cả đường về nhà.v.v... tất cả cái say xỉn ấy đều bắt đầu bằng một lý do là vui và buồn. Vui thì uống chia vui, buồn thì uống để giải cơn sầu, thế là nhân cách của con người bị rượu làm biến chất trở thành đối tượng chê cười cho mọi người.
Có người khi uống rượu thì giải thích Thánh Kinh như sau: Đức Chúa Giê-su cũng uống rượu và...nhảy đầm, thế là họ xả láng uống và quay cuồng trong điệu nhạc xập xình; có người “giỏi” giáo lý hơn nên giải thích như sau: thời đại của Đức Chúa Giêsu thì Ngài cũng uống rượu với người thu thuế tội lỗi, thế là họ đi tìm bạn nhậu bất kể người tốt hay người xấu để uống rượu...
Say rượu thì xấu lắm, xấu về thân xác và xấu về tâm hồn, cho nên người Ki-tô hữu luôn biết dùng Lời Chúa để tự kiềm chế mình khi vui và khi buồn, để không trở thành gương mù cho người khác, nhất là cho trẻ em.
Không lấy lời Chúa để biện minh cho việc làm sai trái của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai cha con đem từ quán rượu về một hủ rượu, bởi vì đường trơn trợt sau cơn mưa, nên đứa con vì không cẩn thận nên bị ngã xuống đất, tất cả rượu đều từ từ đổ ra kêu “tỏm tỏm” trên đất.
Ông cha thấy vậy thì giận dữ, nhưng đứa con thì nằm phục trên đất uống rượu, ngẫng đầu lên thấy cha mình liền nói:
- “Mau đến uống, lẽ nào ông còn đợi đem thức nhắm đến sao?”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 77:
Có người say từ quán say về tới nhà đập đánh vợ con; có người say xỉn say từ nhà xứ ra ngoài đường; có người uống rượu nơi quán chưa thấy xi nhê gì cả nên về nhà uống tiếp rồi chửi mắng xóm giềng; lại có người say đến quên cả đường về nhà.v.v... tất cả cái say xỉn ấy đều bắt đầu bằng một lý do là vui và buồn. Vui thì uống chia vui, buồn thì uống để giải cơn sầu, thế là nhân cách của con người bị rượu làm biến chất trở thành đối tượng chê cười cho mọi người.
Có người khi uống rượu thì giải thích Thánh Kinh như sau: Đức Chúa Giê-su cũng uống rượu và...nhảy đầm, thế là họ xả láng uống và quay cuồng trong điệu nhạc xập xình; có người “giỏi” giáo lý hơn nên giải thích như sau: thời đại của Đức Chúa Giêsu thì Ngài cũng uống rượu với người thu thuế tội lỗi, thế là họ đi tìm bạn nhậu bất kể người tốt hay người xấu để uống rượu...
Say rượu thì xấu lắm, xấu về thân xác và xấu về tâm hồn, cho nên người Ki-tô hữu luôn biết dùng Lời Chúa để tự kiềm chế mình khi vui và khi buồn, để không trở thành gương mù cho người khác, nhất là cho trẻ em.
Không lấy lời Chúa để biện minh cho việc làm sai trái của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hệ lụy cuả một chính quyền Biden với Công Giáo Hoa Kỳ.
Trần Mạnh Trác
15:36 07/11/2020
Từng làm phó cho ông Obama, người ta nghĩ rằng ông sẽ tiếp tục mối giao hảo ngoại giao thân tình với Vatican và kỳ vọng sẽ giống như ông Obama, được đón tiếp nồng nhiệt tại Vatican (3-2014) và đổi lại là một cuộc tông du cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô sang Hoa Kỳ, giống như chuyến tông du tháng 9-2015, từng là một biến cố sôi nổi toàn cầu làm lu mờ cả việc ông Tập Cận Bình tới thăm Hoa Kỳ ngay sau đó.
Đó sẽ là một sự đối nghịch với sự giao hảo giữa Vatican và chính quyền cuả ông Trump, có vẻ dè dặt hơn. Cuộc viếng thăm Giáo hoàng cuả ông Trump (5-2017) rõ ràng có những sai biệt giữa đôi bên về vấn đề di dân và khí hậu. Ông Trump sau đó đã bổ nhiệm bà Callista Gingrich làm đại sứ thường trực. Bà là một phụ nữ sùng đạo, tác giả cuả nhiều cuốn sách giaó dục cho trẻ em và năm 2020 đã được ban huân chương cao quí nhất cuả Vatican với chức Hậu (Dame) cuả dòng Hiệp sỹ Tông Toà Đại Thập Tự hiệu toà Piô IX (Dame Grand Cross of the Order of Pius IX.)
Nhưng ông Trump “tuy nói dữ mà lại không làm”, nghiã là dù cho những bất đồng về chính sách và cả về tính khí bề ngoài nữa, nhưng trong suốt thời gian ông cầm quyền, ông không hề một lần nào gây thiệt hại cho giáo hội Hoa Kỳ và đã được các giám mục Hoa Kỳ ca ngợi rộng rãi vì đã ban hành các biện pháp bảo vệ quyền tự do tôn giáo, thúc đẩy các biện pháp hạn chế phá thai và tài trợ liên bang cho các phòng khám phá thai. Ông cũng được khen ngợi vì đã bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.
Ông Trump dĩ nhiên vẫn bị giáo hội Hoa kỳ chỉ trích vì đã hạn chế số lượng người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ, và đã tái lập án tử hình liên bang.
Còn ông Biden thì sao?
Ông là một nhà chính trị lão luyện chuyên nghiệp, chỉ biết làm chính trị mà thôi, và do đó người ta nghĩ rằng ông sẽ ‘nói rất ngọt’ giống như ông Obama vậy nhưng ‘làm dữ’! Hoàn toàn đảo ngược với người tiền nhiệm là ông Trump.
Người ta dự kiến ông sẽ thaó dỡ tất cả các biện pháp bảo vệ sự sống và tự do tôn giáo mặc dù hôm nay ông còn dùng những lời lẽ ôn hoà như sau:
“Đây là lúc tranh cử kết thúc, là lúc chúng ta hãy dẹp bỏ sự tức giận và những lời lẽ gay gắt đằng sau chúng ta và xích lại gần nhau như một quốc gia. Đã đến lúc nước Mỹ phải đoàn kết và chữa lành. Là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, không có gì chúng ta không thể làm, nếu chúng ta cùng làm với nhau.”
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã cam kết bãi bỏ các lệnh cấm viện trợ nước ngoài đối với các nhóm quảng bá hoặc thực hiện phá thai và hủy bỏ các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo khỏi việc bảo hiểm tránh thai.
Hai việc vừa nói trên thì ông Biden có thể thực hiện dễ dàng với một chử ký trên một sắc lệnh hành pháp, và người ta nghĩ rằng các nhà thương Công Giáo, các dịch vụ cô nhi cuả Công Giáo, các dịch vụ di dân và các nữ tu viện dưỡng lão v.v… sẽ lại một lần nữa phải lao đao với việc ‘vác chiếu lên toà’ qua các vụ kiện cáo liên miên…giống như thời cuả ông Obama.
Hơn thế nữa, ông còn cam kết đưa các biện pháp bảo vệ phá thai và các biện pháp bảo vệ giới tính sâu rộng nhất vào luật liên bang. Hai biện pháp sau thì còn tuỳ vì đảng Cộng hòa vẫn còn kiểm soát Thượng viện.
Trước cuộc bầu cử, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã cam kết bỏ Tu chính án Hyde, một lệnh cấm tài trợ cho hoạt động phá thai. Ông Biden đã từng ủng hộ Tu chính án Hyde nhưng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2019, khi phải đối mặt với áp lực từ những người tranh cử khác, ông đã xoay tròn 180 độ và nói rằng ông cũng phản đối Tu chính án này…
Thực ra chúng ta chưa thể đánh giá chính quyền Biden một cách chính xác được vì chính quyền đó chưa bắt đầu, nhưng trong khi hy vọng những sự xấu nhất sẽ không xẩy ra, có lẽ chúng ta cũng cần chuẩn bị cho một mối giao hảo khó khăn giống như những sự thoả thuận giữa Vatican và Trung Hoa vậy.
Ngay sau khi ký vào thoả thuận Vatican-Trung Hoa còn chưa ráo mực(2018, 2020), thì các nhà thờ Công Giáo bị đóng cửa, các thánh giá bị đập phá, các giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu bị tống cổ ra ngoài tu viện. Tất cả là nhân danh Thoả Thuận…
Nói một đằng làm một nẻo, đó là trò chính trị lươn lẹo mà…Câu nói bất hủ cuả ông Thiêu hình như vẫn còn văng vẳng ở đâu đây: ”Đừng nghe những gì CS nói, hảy xem những gì CS làm”
Trò kiểm phiếu gian lận kinh hoàng tại quận Antrim, Michigan
Đặng Tự Do
20:23 07/11/2020
Khoảng 6,000 phiếu bầu cho Tổng thống Trump được kiểm không chính xác ở phía bắc Michigan, được đổ lỗi là do “vấn đề phần mềm” gây ra, hiện đã được sửa chữa, dẫn đến việc Tổng thống Donald Trump chiến thắng ở Quận Antrim. Phần mềm tương tự được sử dụng ở nhiều quận khác trên toàn quốc. Georgia cũng vừa báo cáo xảy ra tình trạng tương tự.
Theo báo cáo sau khi kiểm phiếu, Tổng thống Trump chỉ được khoảng 3,700 phiếu trong khi ông Joe Biden được đến 11,960 phiếu. Con số vô lý đã dẫn đến một cuộc thanh tra khẩn cấp. Kết quả là khoảng 6,000 phiếu bầu cho Tổng thống Trump đã được đếm cho ông Joe Biden.
Theo kết quả do Antrim County công bố đêm qua, Tổng thống Trump nhận được 9,748 phiếu bầu, và Biden chỉ có 5,960.
Laura Cox, chủ tịch Đảng Cộng hòa ở Michigan, đã tóm tắt sự việc trong một cuộc họp báo hôm 7 tháng 11 như sau: “Ở quận Antrim, các lá phiếu bầu cho Tổng thống Trump lại được đếm là bầu cho ứng cử viên đảng Dân chủ, gây ra sự dao động khoảng 6,000 phiếu chống lại các ứng cử viên của chúng tôi”.
Thư ký quận Antrim là bà Sheryl Guy cho biết “Nhu liệu kiểm phiếu đã trục trặc và gây ra tính toán sai các phiếu bầu.”
“Hiện chúng tôi đã phát hiện ra rằng 47 quận đã sử dụng cùng một nhu liệu này với cùng một số cử tri xấp xỉ như nhau,” bà nói thêm và yêu cầu tất cả các quận “kiểm tra chặt chẽ kết quả của họ để xem có sự khác biệt tương tự hay không”.
Tờ Washington Examiner báo cáo rằng “Dominion Voting Systems sản xuất ra nhu liệu này.”
Theo tờ Politico, một người giám sát bầu cử của quận đã cho biết: “Một trục trặc công nghệ đã khiến việc bỏ phiếu ở hai quận ở Georgia vào sáng thứ Ba bị tạm dừng là do nhà cung cấp nhu liệu tải lên bản cập nhật chương trình điện toán cho các máy bầu cử của họ vào đêm hôm trước.” Cũng như ở Quận Antrim, các quận trong tiểu bang Georgia đã sử dụng “máy bỏ phiếu do Dominion Voting Systems sản xuất.”
Trong khi đó, Michigan không chỉ có “vấn đề nhu liệu” mà thôi. Ở Detroit, các quan chức bầu cử đã che cửa sổ của trung tâm kiểm phiếu vắng mặt và nhất quyết loại bỏ các quan sát viên của Đảng Cộng hòa”.
Patrick Colbeck, cựu thượng nghị sĩ bang Michigan, nói với LifeSiteNews trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng bất kỳ ai tuyên bố “chiến thắng trong cuộc bầu cử dựa trên những gì đã xảy ra, đặc biệt là ở bang Michigan và trong ban kiểm phiếu những người bỏ phiếu vắng mặt ở Detroit, đều không nên tuyên bố bất kỳ điều gì vào lúc này”.
Colbeck cũng lưu ý, “Bản thân các nhân viên kiểm phiếu cũng khá hợp tác; họ chỉ muốn làm điều đúng đắn. Nhưng một số quan chức bầu cử dường như có ý định can thiệp vào các hoạt động giám sát thực tế của các quan chức của chúng tôi, điều này là trái luật một cách trắng trợn. Và sự can thiệp đó đã không bắt đầu vào ngày bầu cử, ngày 3 tháng 11 - nó đã bắt đầu từ lâu trước đó”.
Người quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump Bill Stepien viết: “Khi các phiếu bầu ở Michigan tiếp tục được tính, cuộc chạy đua tổng thống ở tiểu bang này vẫn sát nút như chúng ta từng biết. Thực tế là chiến dịch của Tổng thống Trump đã không được cung cấp quyền tiếp cận có ý nghĩa tới nhiều địa điểm kiểm phiếu để quan sát việc mở các lá phiếu và quá trình kiểm phiếu, như luật Michigan bảo đảm”.
Source:Lifesite NewsSoftware that caused 6k Trump votes to go to Biden in Michigan used across the country
Theo báo cáo sau khi kiểm phiếu, Tổng thống Trump chỉ được khoảng 3,700 phiếu trong khi ông Joe Biden được đến 11,960 phiếu. Con số vô lý đã dẫn đến một cuộc thanh tra khẩn cấp. Kết quả là khoảng 6,000 phiếu bầu cho Tổng thống Trump đã được đếm cho ông Joe Biden.
Theo kết quả do Antrim County công bố đêm qua, Tổng thống Trump nhận được 9,748 phiếu bầu, và Biden chỉ có 5,960.
Laura Cox, chủ tịch Đảng Cộng hòa ở Michigan, đã tóm tắt sự việc trong một cuộc họp báo hôm 7 tháng 11 như sau: “Ở quận Antrim, các lá phiếu bầu cho Tổng thống Trump lại được đếm là bầu cho ứng cử viên đảng Dân chủ, gây ra sự dao động khoảng 6,000 phiếu chống lại các ứng cử viên của chúng tôi”.
Thư ký quận Antrim là bà Sheryl Guy cho biết “Nhu liệu kiểm phiếu đã trục trặc và gây ra tính toán sai các phiếu bầu.”
“Hiện chúng tôi đã phát hiện ra rằng 47 quận đã sử dụng cùng một nhu liệu này với cùng một số cử tri xấp xỉ như nhau,” bà nói thêm và yêu cầu tất cả các quận “kiểm tra chặt chẽ kết quả của họ để xem có sự khác biệt tương tự hay không”.
Tờ Washington Examiner báo cáo rằng “Dominion Voting Systems sản xuất ra nhu liệu này.”
Theo tờ Politico, một người giám sát bầu cử của quận đã cho biết: “Một trục trặc công nghệ đã khiến việc bỏ phiếu ở hai quận ở Georgia vào sáng thứ Ba bị tạm dừng là do nhà cung cấp nhu liệu tải lên bản cập nhật chương trình điện toán cho các máy bầu cử của họ vào đêm hôm trước.” Cũng như ở Quận Antrim, các quận trong tiểu bang Georgia đã sử dụng “máy bỏ phiếu do Dominion Voting Systems sản xuất.”
Trong khi đó, Michigan không chỉ có “vấn đề nhu liệu” mà thôi. Ở Detroit, các quan chức bầu cử đã che cửa sổ của trung tâm kiểm phiếu vắng mặt và nhất quyết loại bỏ các quan sát viên của Đảng Cộng hòa”.
Patrick Colbeck, cựu thượng nghị sĩ bang Michigan, nói với LifeSiteNews trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng bất kỳ ai tuyên bố “chiến thắng trong cuộc bầu cử dựa trên những gì đã xảy ra, đặc biệt là ở bang Michigan và trong ban kiểm phiếu những người bỏ phiếu vắng mặt ở Detroit, đều không nên tuyên bố bất kỳ điều gì vào lúc này”.
Colbeck cũng lưu ý, “Bản thân các nhân viên kiểm phiếu cũng khá hợp tác; họ chỉ muốn làm điều đúng đắn. Nhưng một số quan chức bầu cử dường như có ý định can thiệp vào các hoạt động giám sát thực tế của các quan chức của chúng tôi, điều này là trái luật một cách trắng trợn. Và sự can thiệp đó đã không bắt đầu vào ngày bầu cử, ngày 3 tháng 11 - nó đã bắt đầu từ lâu trước đó”.
Người quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump Bill Stepien viết: “Khi các phiếu bầu ở Michigan tiếp tục được tính, cuộc chạy đua tổng thống ở tiểu bang này vẫn sát nút như chúng ta từng biết. Thực tế là chiến dịch của Tổng thống Trump đã không được cung cấp quyền tiếp cận có ý nghĩa tới nhiều địa điểm kiểm phiếu để quan sát việc mở các lá phiếu và quá trình kiểm phiếu, như luật Michigan bảo đảm”.
Source:Lifesite News
Ngày 10 tháng 11, Tòa Thánh sẽ công bố phúc trình về cuộc điều tra cựu Hồng Y McCarrick
Vũ Văn An
23:19 07/11/2020
Các hãng tin Công Giáo vừa loan tin ngày 10 tháng 11 này, Tòa Thánh sẽ cho công bố phúc trình về cuộc điều tra cựu Hồng Y McCarrick.
Theo hãng tin Catholic News Service, thông cáo báo chí của Tòa Thánh nói rõ: “Thứ ba này, ngày 10 tháng 11 năm 2020, lúc 2 giờ chiều (giờ Rôma), Tòa Thánh sẽ cho công bố phúc trình về nhận thức định chế và diễn trình ra quyết định của Tòa Thánh liên quan đến cựu Hồng Y Theodore Edgar McCarrick (từ 1930 tới 2017), do Phủ Quốc Khanh soạn thảo với sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng”.
Đây là phúc trình được công luận chờ đợi đã lâu. Nhiều cơ quan tin tức từng thông báo về nó từ đầu tháng 11. Đức Hồng Y Dolan của Tổng giáo phận New York, trong một e-mail ngày 5 tháng 11, gửi cho tổng giáo phận, trực tiếp nói tới việc này: “chúng ta cũng đang chờ đợi Tòa Thánh công bố điều gọi là ‘Phúc Trình McCarrick’, cho biết chi tiết câu truyện đáng nguyền rủa về cựu Hồng Y Theodore McCarrick. Đây sẽ là một cú xám mặt cho Giáo Hội”.
Nhưng theo ngài cần phải đối chất với sự thật. Ngài viết “Tốt hơn, câu chuyện nên vỡ lẽ, trong mọi chi tiết kinh khủng của nó, để vừa mang lại một chút bình an nào đó cho các nạn nhân sống sót, vừa dùng như một bài học phải làm sao ngăn ngừa việc tương tự xẩy ra một lần nữa trong tương lai. Chúng ta nên cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giữ lời hứa sẽ thực hiện và công bố phúc trình này”.
Catholic News Service nhận xét rằng phúc trình này vốn là cái gai đâm cạnh sườn các Giám Mục Hoa Kỳ trong các kỳ họp toàn thể trước đây với nhiều vị Giám Mục thúc giục phải công bố nó ngay.
Trong một trình bày ngắn ngày 11 tháng 11 năm 2019, Đức Hồng Y Sean P. O’Malley của Boston nói với các Giám Mục tụ họp ở Baltimore rằng Vatican sẽ công bố phúc trình vào Lễ Giáng Sinh năm 2019 hay đầu năm 2020. Nhưng chuyện đó đã không diễn ra.
McCarrick bị Tòa Thánh hoàn tục vào tháng Hai, 2019 sau một cuộc điều tra các lời tố cáo cho rằng ông đã lạm dụng các trẻ em ngay từ hồi mới chịu chức cách nay 60 năm và ông cũng đã lạm dụng các chủng sinh lúc làm Giám Mục.
Ông vốn là một trong các Giám Mục hàng đầu của Hoa Kỳ, du hành khắp thế giới nhân danh Giáo Hội trong tư cách một thành viên được qúy trọng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Sau khi các lời tố cáo được đưa ra ánh sáng qua các phúc trình báo chí, nhiều người thắc mắc tại sao ông lại có thể lên như diều trong Giáo Hội trong khi nhiều người vốn biết các lạm dụng của ông.
Tòa Thánh cho hay sẽ phát động một cuộc điều tra. Tại cuộc hội họp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Baltimore, Đức Hồng Y O’Malley cho hay: “chúng ta nói rõ với Đức Hồng Y Parolin, đứng đầu Giáo Triều, rằng các linh mục và giáo dân của nước ta nôn nóng nhận được lời giải thích của Tòa Thánh về tình huống bi đát này, làm sao ông ta lại trở thành Tổng Giám Mục và Hồng Y, ai biết gì và biết khi nào”.
Ngài có ý nói tới cuộc gặp gỡ với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đầu tháng 11 năm 2019. Tại phiên họp trực diện của các Giám Mục Hoa Kỳ ở Baltimore, ngài cho hay “việc chờ đợi lâu dài khiến các Giám Mục và giáo dân của ta rất thất vọng và quả rất khó khăn và đầy hoài nghi phải giải thích việc im lặng bề ngoài này”.
Đức Hồng Y O’Malley nói thêm rằng Đức Hồng Y Parolin cho biết ý định của Tòa Thánh là công bố phúc trình trước phiên họp của các Giám Mục Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2019, “nhưng cuộc điều tra liên hệ tới một vài giáo phận ở Hoa Kỳ và nhiều cơ sở khác tại Vatican cũng như số lượng thông tin bất ngờ hơn dự tính”, nên đã có sự trì hoãn.
Theo Edward Pentin, thì cuộc điều tra này đã kéo dài cả 2 năm nay. Ông cho hay: “Tháng 10 năm 2018, Tòa Thánh thông báo Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh “nghiên cứu tường tận” một tài liệu trong các văn khố của Tòa Thánh để “biết chắc mọi sự kiện có liên quan” chung quanh trường hợp của Theodore McCarrick.
Cuộc điều tra dựa này vào “cuộc điều tra sơ khởi nhưng thấu đáo” của tổng giáo phận New York. Tài liệu của cuộc điều tra sơ khởi ấy đã được gửi về Bộ Giáo Lý Đức Tin, cơ quan phụ trách điều tra đầy đủ mà các kết luận, ngay năm 2018, Tòa Thánh đã thông báo là sẽ cho công bố “kịp thời”.
Tháng hai năm 2019, với kết luận của Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng McCarrick “phạm các vi phạm nặng nề [delicts] sau đây khi là một giáo sĩ: gạ gẫm trong Tòa Giải Tội, và phạm tội ngược với Điều Răn Thứ Sáu với các vị thành niên và người trưởng thành, với nhân tố gia trọng là lạm dụng quyền hành”, McCarrick đã bị hoàn tục.
Trước đó, hồi tháng Bẩy năm 2018, ông đã bị ra khỏi hàng ngũ Hồng Y, giáo phẩm đầu tiên bị như vậy.
Tiến sĩ JD Flynn của CNA thì cho rằng trong hai năm kể từ khi vụ tai tiếng của McCarrick ra ánh sáng, đáp ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ khá đa dạng. Có lúc, các ngài tỏ ra muốn có câu trả lời về McCarrick; có lúc, các ngài tỏ ra không muốn thúc ép Tòa Thánh để có câu trả lời. Có lúc các ngài hứa sự minh bạch, nhưng có lúc lại bác bỏ việc trả lời các câu hỏi.
Tổng giáo phận Washington, chẳng hạn, chưa công bố các chương mục riêng của McCarrick mà với chúng, ông đã tặng nhiều món quà hậu hĩnh cho các Giám Mục Hoa Kỳ và các viên chức Vatican. Tổng giáo phận Newark chưa công bố hồ sơ của họ về các căn nhà ở bãi biển của McCarrick và những sự việc xẩy ra tại đó.
Người Công Giáo vốn yêu cầu để các tiêu chuẩn căn bản của việc giải trình phải được áp dụng vào trường hợp McCarrick: nghĩa là phải giải thích rõ những ai làm ngơ, giúp đỡ hay che đậy hành vi tội ác của McCarrick.
Các người Công Giáo nổi giận đôi khi đòi hỏi quá đáng và trong nhiều trường hợp, nói năng của họ đầy tính chống báng giáo sĩ. Điều này không giúp ích chi và không phản ảnh dư luận chính dòng. Nhiều tín hữu Công Giáo khác chỉ yêu cầu được thấy các nhà lãnh họ chịu trách nhiệm giải trình vì họ muốn Giáo Hội của họ thánh thiện.
Phúc Trình McCarrick, theo tiến sĩ Flynn, có thể là bước đầu tiên để bảo đảm trách nhiệm giải trình đó.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Làm phép Nhà Nguyện Tôn kính Lòng Chúa Thương Xót.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
09:57 07/11/2020
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Làm phép Nhà Nguyện Tôn kính Lòng Chúa Thương Xót.
Chiều Thứ Sáu, 6/11/2020, tại Giáo xứ Suối Cát, gần 10.000 anh chị em tín hữu Công Giáo, bao gồm các Hội viên cùng những tâm hồn yêu kính Lòng Chúa Thương Xót đã về Trung Tâm Hành hương Lòng Chúa Thương Xót để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, Làm phép Nhà Nguyện và Tượng đài Lòng Chúa Thương Xót sau một thời gian dài xây dựng.
Xem Hình
Quả đúng là một ngày trọng đại và tràn ngập niềm vui cho mọi người trước công trình tuyệt vời của Thiên Chúa tại Giáo phận Xuân Lộc. Trọng đại và niềm vui, bởi từ nay, tất cả những ai khi đến Trung Tâm Hành hương Lòng Chúa Thương Xót đã có thể tận hưởng một không gian thật ý nghĩa, thuận lợi cho việc cầu nguyện, chiêm ngắm Lòng Chúa Thương Xót. Trong hàng ngàn người tuốn đến ấy, không hiếm để thấy những đôi chân run rẩy vì tuổi già, vì bệnh, những chiếc lưng còng gần sát đất, những bệnh nhân được đưa đến trên chiếc xe lăn, những em thiếu nhi, người trẻ lẫn già, những người đau khổ, người nghèo lẫn khá giả…tất cả như trẩy hội đến với niềm vui, đến với Lòng Thương xót của Chúa.
Và niềm vui trong Thiên Chúa ấy không chỉ dành cho con cái Giáo phận Xuân Lộc, nhưng còn là của nhiều hội viên, những người sùng kính Lòng Chúa Thương Xót thuộc các Giáo phận khác, khi sự hiện diện của họ trong Thánh Lễ Tạ Ơn chiều hôm nay đã nói lên tất cả.
Trước Thánh Lễ, giờ Kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót đã được cử hành trong sự tham dự rất sốt mến của mọi người như chính tâm hồn những người đang hiện diện. Dù rất đông và rất đông người tham dự, dù dòng người vẫn còn đang tuốn đến, bước vào quảng trường trước lễ đài, nhưng tiếng kinh cầu vẫn sốt sắng, không gian vẫn thật đẹp, vẫn trật tự dù chẳng ai phải nhắc nhở. Quả tuyệt vời để thấy niềm tin và tình yêu của mọi người vào Thiên Chúa, vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nồng nàn ra sao.
16g, đoàn kiệu rước Thánh tích Thánh nữ Fautina, đoàn đồng tế, và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo- Chủ Tế Thánh Lễ bắt đầu. Dù không thể gặp gỡ trực tiếp, hay ban phép lành cho nhiều người, nhưng Đức Cha Giáo phận vẫn ưu ái để đặt tay, để đi chậm lại hầu những ai cần được đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa qua Ngài có thể được thực hiện.
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu chiều ngày đặc biệt này do Đức Cha Giáo phận chủ tế, cùng với đoàn đồng tế là các linh mục trong và ngoài Giáo phận. Do đó, trên bàn thờ hiệp thông Thánh Lễ, có sự hiện diện của Cha Fx. Nguyễn Văn Việt và Cha Giuse Bạch Kim Tri, là Đặc Trách Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót Giáo phận Vĩnh Long và Phan Thiết.
Nghi thức Nhập Lễ và Làm phép Nhà Nguyện được bắt đầu với phần Đức Giám Mục làm phép nước để rảy trên Dân Chúa, dấu chỉ của sự thống hối và nhắc lại Bí tích Rửa tội. Cũng với Nước Thánh đã được làm phép, Đức Cha Giáo phận đã rảy trên các Ảnh tượng, và Cha Đa Minh Ngô Công Sứ - Quản Hạt Xuân Lộc- đã cùng tiếp với Đức Cha để rảy nước thanh tẩy lên trên các tường Nhà Nguyện, Nhà Tạm, Giảng đài và Bàn thờ.
Dẫn vào Thánh Lễ, Đức Cha Giáo Phận đã mời cộng đoàn cùng hiệp thông tâm tình để tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao hồng ân Chúa đã thương ban qua công trình Nhà Nguyện Kính Lòng Chúa Thương Xót đã hoàn thành, và xin Đức Mẹ cũng dâng lên Thiên Chúa lời kinh cảm tạ cùng với con cái Mẹ đang tâm tình hướng lên Thiên Chúa; đồng thời, cũng “dâng lên Thiên Chúa mọi nhu cầu của chúng ta.”
“Hãy tin tưởng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô ngần”, là lời xác tín mạnh mẽ mà Đức Cha Giáo phận đã nhấn mạnh khi ngỏ với cộng đoàn ngay trong phần đầu bài giảng. Tình yêu đó, như Đức Cha dẫn giải từ bài đọc 2 (Rm 5,5-11), “Thánh Phao lô nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người” Tình yêu đó như thế nào? Đức Cha nhấn mạnh, đó là tình yêu tuyệt vời, vô ngần của Thiên Chúa dành cho con người khi chính “Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha, đến trần gian và chết cho chúng ta. Thế thì còn điều gì nữa mà Chúa không tiếc để ban cho chúng ta nữa?” Vẫn trong chủ đề “tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người thật tuyệt vời”, Đức Cha đã dùng đoạn Tin Mừng mà phụng vụ Thánh Lễ vừa công bố (Ga 19, 31-37), Đức Cha đã chia sẻ ba ý tưởng chính yếu, giúp cộng đoàn chiêm ngắm, cầu nguyện và sống.
“Không giữ lại gì”, đó là ý nghĩa, là biểu tượng của hình ảnh “máu và nước chảy ra hết” nơi cạnh sườn của Chúa Giêsu. Đó là một tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Đức Cha cật vấn “Tất cả chúng ta ở nơi đây hãy tự hỏi mình: vậy tại sao chúng ta còn nghi ngờ, không tin rằng Chúa yêu chúng ta nhiều, thật nhiều và mãi mãi?”
“Hy tế tình yêu và sự tha thứ”, là ý nghĩa với biểu tượng “máu chảy ra” từ cạnh sườn Chúa Giêsu. Đức Cha nói, “máu là hình ảnh của hy tế, là biểu tượng của sự tha thứ...một tình yêu tha thứ, tha thứ trọn vẹn.” Đức Cha tiếp tục cật vấn, “duy chỉ có chúng ta có chịu mở lòng mình để đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa cho mình hay không mà thôi.”
“Sự sống thần linh” là ý tưởng sau cùng mà Đức Cha rút lấy từ hình ảnh Thánh Sử Gioan mô tả “nước chảy ra”. Đức Cha nói “Nước là biểu tượng của sự sống, sức sống của Thiên Chúa, sự sống thần linh mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho chúng ta.” Từ đây, Đức Cha Giáo phận muốn con cái của ngài phải vui mừng và hy vọng vì quà tặng tuyệt diệu mà Thiên Chúa ban cho “Vì thế, anh chị em hãy vui mừng như bài đọc 1 (Is 49, 13-15) đã nói: vì tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho chúng ta lớn lao thế nào…và như vậy, chúng ta có quyền sống trong hy vọng và niềm vui vì chúng ta luôn được Chúa bao bọc, chở che và nâng đỡ.”
Từ niềm tin dẫn đến thực hành và sống tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người, Đức Cha mời gọi mọi người hãy chia sẻ lòng thương xót của Chúa đến cho người khác, cho những người đang đau khổ, những tội nhân, và yêu tha nhân như Chúa yêu. Đức Cha nhấn mạnh, “đó không chỉ là một lệnh truyền mà còn là sứ mạng”. Sứ mạng trao ban tình yêu, và sống lòng thương xót đối với những người xung quanh, như Đức Cha minh họa từ câu chuyện kể “Bát mì đêm giao thừa”. Sứ mạng tình yêu được biểu tỏ qua những việc nhỏ, sự tế nhị của tình yêu, với những hành động yêu thương thật cụ thể và đơn giản, ngay lúc này, hiện tại, chứ không chờ đến cơ hội khác. Và như để kết thúc bài giảng, Đức Cha nói “Hãy để cho Lòng thương xót của Chúa đụng chạm vào lòng mình, để nhờ đó, chúng ta có thể làm cho người khác được đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa qua cuộc sống của chúng ta […] Và như thế, mọi đau khổ, những khó khăn của cuộc đời từng người sẽ trở nên nhẹ nhàng, và mỗi người sẽ thánh hóa đau khổ của mình, trở thành lời cầu nguyện cho những người khác, là những người cũng đang đau khổ, và nhất là cho các tội nhân. Đây là tâm niệm, là giáo huấn chính yếu của Đức Cha Giáo phận thường dùng, lập đi lập lại để mời gọi mọi người tin tưởng và sống lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời họ.
Và những tâm tình nhắn gửi cho mọi người của Đức Cha vẫn chưa kết thúc khi trong huấn từ ngắn gọn cuối lễ, Đức Cha mời gọi mọi con cái Giáo phận Xuân Lộc “Hãy nên thánh”, vì,“nếu Giáo phận Xuân Lộc đang cố gắng trở nên lãnh địa của lòng thương xót, thì đó cũng là nơi để chúng ta cố gắng, khích lệ nhau để cùng nên thánh.”
Trước khi nhận lãnh phép lành cuối lễ, trong tâm tình tri ân, Cha Giuse Trần Phú Sơn, Đặc trách Hiệp Hội LCTX của Giáo phận đã cám ơn Đức Cha Giáo phận, quý Đức Cha, quý cha và cộng đoàn, cũng như mọi ân nhân đã quảng đại đóng góp để Nhà Nguyện Kính LCTX được hoàn thành.
Đáp lại tâm tình cảm mến của Cha Giuse, Đức Cha Giáo phận đã thay mặt toàn thể cộng đoàn để cám ơn cách đặc biệt đến Cha Đặc trách Giuse vì đã Ngài đã hết sức cố gắng, dành mọi tâm huyết cho việc xây dựng, điều hành công trình Nhà Nguyện từ khởi sự cho đến khi hoàn thành. Đức Cha cũng thay mặt Cha Đặc Trách Giuse để gửi những món quà lưu niệm đến Ban Xây dựng gồm các kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân…vì họ đã góp phần rất lớn để Giáo phận có công trình quý giá này.
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và với ý Tạ Ơn, làm phép Nhà Nguyện Kính LCTX đã kết thúc tốt đẹp trong mọi sự khi mà trời dịu nắng từ giữa trưa, và dù có những cuộn mây đen trên bầu trời đang khi Thánh Lễ, nhưng lại không đổ cơn mưa, khiến ai nấy đều cảm thấy tất cả là hồng ân.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Chiều Thứ Sáu, 6/11/2020, tại Giáo xứ Suối Cát, gần 10.000 anh chị em tín hữu Công Giáo, bao gồm các Hội viên cùng những tâm hồn yêu kính Lòng Chúa Thương Xót đã về Trung Tâm Hành hương Lòng Chúa Thương Xót để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, Làm phép Nhà Nguyện và Tượng đài Lòng Chúa Thương Xót sau một thời gian dài xây dựng.
Xem Hình
Quả đúng là một ngày trọng đại và tràn ngập niềm vui cho mọi người trước công trình tuyệt vời của Thiên Chúa tại Giáo phận Xuân Lộc. Trọng đại và niềm vui, bởi từ nay, tất cả những ai khi đến Trung Tâm Hành hương Lòng Chúa Thương Xót đã có thể tận hưởng một không gian thật ý nghĩa, thuận lợi cho việc cầu nguyện, chiêm ngắm Lòng Chúa Thương Xót. Trong hàng ngàn người tuốn đến ấy, không hiếm để thấy những đôi chân run rẩy vì tuổi già, vì bệnh, những chiếc lưng còng gần sát đất, những bệnh nhân được đưa đến trên chiếc xe lăn, những em thiếu nhi, người trẻ lẫn già, những người đau khổ, người nghèo lẫn khá giả…tất cả như trẩy hội đến với niềm vui, đến với Lòng Thương xót của Chúa.
Trước Thánh Lễ, giờ Kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót đã được cử hành trong sự tham dự rất sốt mến của mọi người như chính tâm hồn những người đang hiện diện. Dù rất đông và rất đông người tham dự, dù dòng người vẫn còn đang tuốn đến, bước vào quảng trường trước lễ đài, nhưng tiếng kinh cầu vẫn sốt sắng, không gian vẫn thật đẹp, vẫn trật tự dù chẳng ai phải nhắc nhở. Quả tuyệt vời để thấy niềm tin và tình yêu của mọi người vào Thiên Chúa, vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nồng nàn ra sao.
16g, đoàn kiệu rước Thánh tích Thánh nữ Fautina, đoàn đồng tế, và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo- Chủ Tế Thánh Lễ bắt đầu. Dù không thể gặp gỡ trực tiếp, hay ban phép lành cho nhiều người, nhưng Đức Cha Giáo phận vẫn ưu ái để đặt tay, để đi chậm lại hầu những ai cần được đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa qua Ngài có thể được thực hiện.
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu chiều ngày đặc biệt này do Đức Cha Giáo phận chủ tế, cùng với đoàn đồng tế là các linh mục trong và ngoài Giáo phận. Do đó, trên bàn thờ hiệp thông Thánh Lễ, có sự hiện diện của Cha Fx. Nguyễn Văn Việt và Cha Giuse Bạch Kim Tri, là Đặc Trách Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót Giáo phận Vĩnh Long và Phan Thiết.
Nghi thức Nhập Lễ và Làm phép Nhà Nguyện được bắt đầu với phần Đức Giám Mục làm phép nước để rảy trên Dân Chúa, dấu chỉ của sự thống hối và nhắc lại Bí tích Rửa tội. Cũng với Nước Thánh đã được làm phép, Đức Cha Giáo phận đã rảy trên các Ảnh tượng, và Cha Đa Minh Ngô Công Sứ - Quản Hạt Xuân Lộc- đã cùng tiếp với Đức Cha để rảy nước thanh tẩy lên trên các tường Nhà Nguyện, Nhà Tạm, Giảng đài và Bàn thờ.
Dẫn vào Thánh Lễ, Đức Cha Giáo Phận đã mời cộng đoàn cùng hiệp thông tâm tình để tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao hồng ân Chúa đã thương ban qua công trình Nhà Nguyện Kính Lòng Chúa Thương Xót đã hoàn thành, và xin Đức Mẹ cũng dâng lên Thiên Chúa lời kinh cảm tạ cùng với con cái Mẹ đang tâm tình hướng lên Thiên Chúa; đồng thời, cũng “dâng lên Thiên Chúa mọi nhu cầu của chúng ta.”
“Hãy tin tưởng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô ngần”, là lời xác tín mạnh mẽ mà Đức Cha Giáo phận đã nhấn mạnh khi ngỏ với cộng đoàn ngay trong phần đầu bài giảng. Tình yêu đó, như Đức Cha dẫn giải từ bài đọc 2 (Rm 5,5-11), “Thánh Phao lô nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người” Tình yêu đó như thế nào? Đức Cha nhấn mạnh, đó là tình yêu tuyệt vời, vô ngần của Thiên Chúa dành cho con người khi chính “Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha, đến trần gian và chết cho chúng ta. Thế thì còn điều gì nữa mà Chúa không tiếc để ban cho chúng ta nữa?” Vẫn trong chủ đề “tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người thật tuyệt vời”, Đức Cha đã dùng đoạn Tin Mừng mà phụng vụ Thánh Lễ vừa công bố (Ga 19, 31-37), Đức Cha đã chia sẻ ba ý tưởng chính yếu, giúp cộng đoàn chiêm ngắm, cầu nguyện và sống.
“Không giữ lại gì”, đó là ý nghĩa, là biểu tượng của hình ảnh “máu và nước chảy ra hết” nơi cạnh sườn của Chúa Giêsu. Đó là một tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Đức Cha cật vấn “Tất cả chúng ta ở nơi đây hãy tự hỏi mình: vậy tại sao chúng ta còn nghi ngờ, không tin rằng Chúa yêu chúng ta nhiều, thật nhiều và mãi mãi?”
“Hy tế tình yêu và sự tha thứ”, là ý nghĩa với biểu tượng “máu chảy ra” từ cạnh sườn Chúa Giêsu. Đức Cha nói, “máu là hình ảnh của hy tế, là biểu tượng của sự tha thứ...một tình yêu tha thứ, tha thứ trọn vẹn.” Đức Cha tiếp tục cật vấn, “duy chỉ có chúng ta có chịu mở lòng mình để đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa cho mình hay không mà thôi.”
“Sự sống thần linh” là ý tưởng sau cùng mà Đức Cha rút lấy từ hình ảnh Thánh Sử Gioan mô tả “nước chảy ra”. Đức Cha nói “Nước là biểu tượng của sự sống, sức sống của Thiên Chúa, sự sống thần linh mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho chúng ta.” Từ đây, Đức Cha Giáo phận muốn con cái của ngài phải vui mừng và hy vọng vì quà tặng tuyệt diệu mà Thiên Chúa ban cho “Vì thế, anh chị em hãy vui mừng như bài đọc 1 (Is 49, 13-15) đã nói: vì tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho chúng ta lớn lao thế nào…và như vậy, chúng ta có quyền sống trong hy vọng và niềm vui vì chúng ta luôn được Chúa bao bọc, chở che và nâng đỡ.”
Từ niềm tin dẫn đến thực hành và sống tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người, Đức Cha mời gọi mọi người hãy chia sẻ lòng thương xót của Chúa đến cho người khác, cho những người đang đau khổ, những tội nhân, và yêu tha nhân như Chúa yêu. Đức Cha nhấn mạnh, “đó không chỉ là một lệnh truyền mà còn là sứ mạng”. Sứ mạng trao ban tình yêu, và sống lòng thương xót đối với những người xung quanh, như Đức Cha minh họa từ câu chuyện kể “Bát mì đêm giao thừa”. Sứ mạng tình yêu được biểu tỏ qua những việc nhỏ, sự tế nhị của tình yêu, với những hành động yêu thương thật cụ thể và đơn giản, ngay lúc này, hiện tại, chứ không chờ đến cơ hội khác. Và như để kết thúc bài giảng, Đức Cha nói “Hãy để cho Lòng thương xót của Chúa đụng chạm vào lòng mình, để nhờ đó, chúng ta có thể làm cho người khác được đụng chạm đến lòng thương xót của Chúa qua cuộc sống của chúng ta […] Và như thế, mọi đau khổ, những khó khăn của cuộc đời từng người sẽ trở nên nhẹ nhàng, và mỗi người sẽ thánh hóa đau khổ của mình, trở thành lời cầu nguyện cho những người khác, là những người cũng đang đau khổ, và nhất là cho các tội nhân. Đây là tâm niệm, là giáo huấn chính yếu của Đức Cha Giáo phận thường dùng, lập đi lập lại để mời gọi mọi người tin tưởng và sống lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời họ.
Và những tâm tình nhắn gửi cho mọi người của Đức Cha vẫn chưa kết thúc khi trong huấn từ ngắn gọn cuối lễ, Đức Cha mời gọi mọi con cái Giáo phận Xuân Lộc “Hãy nên thánh”, vì,“nếu Giáo phận Xuân Lộc đang cố gắng trở nên lãnh địa của lòng thương xót, thì đó cũng là nơi để chúng ta cố gắng, khích lệ nhau để cùng nên thánh.”
Trước khi nhận lãnh phép lành cuối lễ, trong tâm tình tri ân, Cha Giuse Trần Phú Sơn, Đặc trách Hiệp Hội LCTX của Giáo phận đã cám ơn Đức Cha Giáo phận, quý Đức Cha, quý cha và cộng đoàn, cũng như mọi ân nhân đã quảng đại đóng góp để Nhà Nguyện Kính LCTX được hoàn thành.
Đáp lại tâm tình cảm mến của Cha Giuse, Đức Cha Giáo phận đã thay mặt toàn thể cộng đoàn để cám ơn cách đặc biệt đến Cha Đặc trách Giuse vì đã Ngài đã hết sức cố gắng, dành mọi tâm huyết cho việc xây dựng, điều hành công trình Nhà Nguyện từ khởi sự cho đến khi hoàn thành. Đức Cha cũng thay mặt Cha Đặc Trách Giuse để gửi những món quà lưu niệm đến Ban Xây dựng gồm các kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân…vì họ đã góp phần rất lớn để Giáo phận có công trình quý giá này.
Thánh Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và với ý Tạ Ơn, làm phép Nhà Nguyện Kính LCTX đã kết thúc tốt đẹp trong mọi sự khi mà trời dịu nắng từ giữa trưa, và dù có những cuộn mây đen trên bầu trời đang khi Thánh Lễ, nhưng lại không đổ cơn mưa, khiến ai nấy đều cảm thấy tất cả là hồng ân.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Thánh Martino
Thầy giáo Gia Kiệm
21:21 07/11/2020
Có vài người nói vui rằng ở Hố Nai có Thánh Martino đứng, còn ở Gia Kiệm có Thánh Martino qùy.
Tại Gia Kiệm, Đồng Nai có nhà thờ lấy tên Thánh Martino (Võ Dõng). Mọi người vẫn truyền tai nhau rằng: Ông Thánh thiêng lắm, có gặp khó khăn, đau khổ, bệnh tật, … cứ đến nài xin, cầu khấn với Ông Thánh sẽ được ơn.
ƠN LẠ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
1. Năm 2009, anh Hưng thuộc giáo họ Simon, có vợ bị bệnh ung thư gan; bác sĩ khuyên phải mổ may ra mới cứu được, nhưng muốn mổ đòi hỏi một số tiền rất lớn. Không biết phải xoay xở ra sao để giúp vợ trị bệnh, anh bèn bán miếng đất để có tiền lo cho vợ. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Martino đến với Chúa mà hôm nay vợ anh đã khỏe mạnh hoàn toàn. Hiện nay, thánh tích đang hiện diện trong nhà thờ Martino là do ông Toàn xin được vào năm 1985.
2. Cô Tuyết, thuộc giáo họ Gioan, giáo xứ Gia Yên, năm nay ngoài 60 tuổi. Cô bị nổi hạch một chuỗi của vùng vai trái. Đi khám ở bệnh viên Ung Bướu, Sài Gòn. Bác sĩ làm nhiều xét nghiệm, cho thuốc uống và quyết định hai tuần sau sẽ mổ.
Cô lo lắng đến thất thần, chẳng còn tâm trí nghĩ đến công việc. Nhà cô có 5 đứa con đang trong độ tuổi ăn học, một mình chồng cô lo chạy chợ, buôn bán rau… gánh vác sao nổi. Tâm trạng u uất, không biết nói như thế nào, cô than thở với chồng. Nghe xong, chồng cô thinh lặng một hồi, rồi nói: “tôi nghe bên đài thánh Martino đường Suối Đá, Kim Thượng thiêng lắm. Hay là tôi chở mẹ nó qua đó nhờ người ta xin khấn, biết đâu gặp thầy gặp thuốc mình khỏi mà không phải mổ”.
Trong lúc tâm trạng rối bời, cô gật đầu. Hai vợ chồng nhờ bà trùm coi đền xin khấn giùm. Bà trùm hỏi han một hồi và nói: “anh chị đừng lo, mọi sự cứ phó thác cho Chúa, Ông Thánh lo cho”. Ra về, hai vợ chồng thấy vơi chút nỗi phiền muộn đang đeo bám trên người như đá đè nặng vai. Bà trùm dặn chị về đọc kinh, lần hạt, lấy nước phép mà thoa lên chỗ hạch; tin thì sẽ được ơn. Nụ cười hiền hòa, động viên, an ủi cùng lời nói; sự thấu hiểu, đồng cảm của bà trùm khiến hai vợ chồng cô thêm phấn chấn; niềm tín thác vào Chúa, sự chở che chữa lành của Ông Thánh càng tăng thêm.
Hai tuần trôi qua mau chóng, sáng hôm ấy cô dậy sớm, đọc kinh dâng mình, dặn dò các con ở nhà giữ cửa nẻo cẩn thận. Rôi cô đi đón xe về hướng Sài Gòn khám bệnh. Cô ghé qua đài Đức Mẹ Gia Yên xin khấn vài điều rồi bước lên xe. Mọi sự cô trao phó vào tay Chúa, Mẹ, Ông thánh Martino. Cô kể: đến bệnh viện chờ cả ngày, làm đủ mọi xét nghiệm rồi chờ đợi kết quả, đến chiều cô được y tá đưa vào phòng mổ.
Khi nghe tên gọi, cô bước vào, lòng run bắn vì hoảng sợ như khi mình đối diện với cái chết. Bác sĩ mổ cẩn thận đọc bệnh án và kiểm tra và nói: “nó lặn mất tiêu rồi, còn đâu mà mổ. Y tá đưa chị ra khám lại kê toa rồi về. hẹn tuần sau lên tái khám lại”. Cô về, lòng vui vẻ, khóc và tạ ơn Chúa, Đức Mẹ, Ông Thánh đã chữa lành.
3. Anh Ca, giáo viên THPT trên đường đi dạy về từ Phú Túc đến Gia Yên (có một con đường bên trong xuyên suốt từ Chu Văn An - Định Quán). Lúc qua một chiếc cầu sắt khoảng 5 thước, anh làm rơi chiếc điện thoại. Chạy thêm một hồi, anh rờ túi áo khoác, định lấy điện thoại gọi cho vợ nhưng không thấy đâu. Anh dừng xe, dáo dác tìm rồi quay đầu xe tìm trên đoạn đường vừa đi qua. Trong đầu anh nghĩ hy vọng rất mong manh. Vì trời đã xế chiều, người qua lại cũng nhiều, nếu ai đó trông thì ấy sẽ nhặt mất.
Vừa đi anh vừa nhớ tới lời của một linh mục dòng Chúa Cứu Thế: Hai ông thánh giúp tìm đồ vật bị mất là thánh An-Tôn Padua và thánh Martino. Anh khấn thầm, mong tìm lại chiếc điện thoại, nhưng vô vọng trở về anh nói với vợ làm rơi điện thoại. Hai ngày sau anh đi làm về nghe gia đình nói có người nhặt được điện thoại đem tới tận nhà cho anh.
4. Anh Tuấn, 45 tuổi, ở khu Bắc Sơn thuộc giáo xứ Thanh Sơn. Một ngày đi làm ở công ty bên Long Khánh về, anh kêu khó chịu, người bị sốt, đau và khó thở ở lồng ngực. Đang mùa dịch covid nên anh bảo vợ ra tiệm thuốc tây đầu ngõ mua về uống, nhưng không bớt. Người càng đau hơn, người nhà vội đưa anh lên bệnh viện Long Khánh. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm, sau đó chích mũi thuốc giảm đau rồi theo dõi tiếp. Hôm sau anh xin về nhà thu xếp việc, nhưng về chưa bao lâu, khắp người đau đớn, khó thở không chịu nổi; ngay trong đêm người nhà gọi xe cấp cứu đưa anh tới bệnh viện Hòa Hảo, Sài Gòn. Qua xét nghiệm, họ kết luận: anh bị tràn dịch phổi, gan và phổi bị tổn thương nặng, phổi có dấu hiệu bị lao. Các bác sĩ tiến hành lấy dịch phổi để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân nhưng không sao lấy được, vì dịch đã đông đặc không thể hút ra được. Nằm vài ngày, anh được chuyển sang bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch để chữa trị, nhưng họ cũng không lấy được dịch. Bác sĩ đành bán thuốc và cho anh về nhà. Vì mùa dịch đang bùng phát nên họ hạn chế cho bệnh nhân nằm lại nếu không có dấu hiệu chuyển biến nặng.
Ngay hôm anh bệnh, người em gái báo tin cho những bạn bè thân thiết nhờ cầu nguyện thêm cho anh. Một người bạn trong số đó khuyên nên xin khấn thánh Martino cho anh, biết đâu anh gặp được thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Người em gái gật đầu, đồng ý, nói rằng ở gần nhà có tượng thánh Martino, sẽ ra đó đọc kinh xin khấn. Bây giờ anh đã khỏe, đã làm lại công ty được vài tháng rồi. Hiện giờ sức khỏe anh ổn định, giọng nói không còn yếu ớt, khản đặc như lúc bệnh nữa. Giờ đây trong mỗi buổi kinh tối của gia đình anh luôn có thêm kinh nguyện thánh Martino.
Mừng kính Thánh Martino - Bổn mạng giáo xứ, sáng ngày 03/11/2020, tại khuôn viên thánh đường, Ban bác ái Caritas giáo xứ đã chuẩn bị những phần quà để gửi tặng những người già neo đơn, đau yếu, trong giáo xứ. Đây là nghĩa cử cao đẹp mà Ban Caritas giáo xứ đã thực hiện trong nhiều năm qua. Trong đợt này hai Cha cũng gửi đến những quà nhỏ. Nguyện xin Chúa – qua lời cầu bầu của thánh Martino – ban muôn hồng ân cho quý ân nhân, cho những ai đồng hành trong công việc bác ái, noi gương thánh bổn mạng để mang niềm tin yêu Thiên Chúa đến cho mọi người.
Lạy thánh Martino, xin che chở, gìn giữ và cầu bầu cho chúng con. Xin dạy cho chúng con biết sống khiêm nhường, biết yêu thương, san sẻ và cho đi với anh chị em trong gia đình, trong giáo xứ và mọi người xung quanh, như Lời Chúa Giê-su đã dạy chúng con: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Xin giúp chúng con biết mở lòng bác ái, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh, đau đớn, bệnh tật, … Xin dạy chúng con biết yên vui trong mọi hoàn cảnh Chúa trao ban, xin tăng sức phù trợ để chúng con cam đảm vác thập giá theo chân Chúa cứu thế và Mẹ sầu bi. Và sau hết, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xin thánh Martino bảo vệ, dìu dắt chúng con về đến Nước Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng ngài. Amen.
Tác giả: Thày Giáo Gia Kiệm
Tại Gia Kiệm, Đồng Nai có nhà thờ lấy tên Thánh Martino (Võ Dõng). Mọi người vẫn truyền tai nhau rằng: Ông Thánh thiêng lắm, có gặp khó khăn, đau khổ, bệnh tật, … cứ đến nài xin, cầu khấn với Ông Thánh sẽ được ơn.
ƠN LẠ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
2. Cô Tuyết, thuộc giáo họ Gioan, giáo xứ Gia Yên, năm nay ngoài 60 tuổi. Cô bị nổi hạch một chuỗi của vùng vai trái. Đi khám ở bệnh viên Ung Bướu, Sài Gòn. Bác sĩ làm nhiều xét nghiệm, cho thuốc uống và quyết định hai tuần sau sẽ mổ.
Cô lo lắng đến thất thần, chẳng còn tâm trí nghĩ đến công việc. Nhà cô có 5 đứa con đang trong độ tuổi ăn học, một mình chồng cô lo chạy chợ, buôn bán rau… gánh vác sao nổi. Tâm trạng u uất, không biết nói như thế nào, cô than thở với chồng. Nghe xong, chồng cô thinh lặng một hồi, rồi nói: “tôi nghe bên đài thánh Martino đường Suối Đá, Kim Thượng thiêng lắm. Hay là tôi chở mẹ nó qua đó nhờ người ta xin khấn, biết đâu gặp thầy gặp thuốc mình khỏi mà không phải mổ”.
Trong lúc tâm trạng rối bời, cô gật đầu. Hai vợ chồng nhờ bà trùm coi đền xin khấn giùm. Bà trùm hỏi han một hồi và nói: “anh chị đừng lo, mọi sự cứ phó thác cho Chúa, Ông Thánh lo cho”. Ra về, hai vợ chồng thấy vơi chút nỗi phiền muộn đang đeo bám trên người như đá đè nặng vai. Bà trùm dặn chị về đọc kinh, lần hạt, lấy nước phép mà thoa lên chỗ hạch; tin thì sẽ được ơn. Nụ cười hiền hòa, động viên, an ủi cùng lời nói; sự thấu hiểu, đồng cảm của bà trùm khiến hai vợ chồng cô thêm phấn chấn; niềm tín thác vào Chúa, sự chở che chữa lành của Ông Thánh càng tăng thêm.
Hai tuần trôi qua mau chóng, sáng hôm ấy cô dậy sớm, đọc kinh dâng mình, dặn dò các con ở nhà giữ cửa nẻo cẩn thận. Rôi cô đi đón xe về hướng Sài Gòn khám bệnh. Cô ghé qua đài Đức Mẹ Gia Yên xin khấn vài điều rồi bước lên xe. Mọi sự cô trao phó vào tay Chúa, Mẹ, Ông thánh Martino. Cô kể: đến bệnh viện chờ cả ngày, làm đủ mọi xét nghiệm rồi chờ đợi kết quả, đến chiều cô được y tá đưa vào phòng mổ.
Khi nghe tên gọi, cô bước vào, lòng run bắn vì hoảng sợ như khi mình đối diện với cái chết. Bác sĩ mổ cẩn thận đọc bệnh án và kiểm tra và nói: “nó lặn mất tiêu rồi, còn đâu mà mổ. Y tá đưa chị ra khám lại kê toa rồi về. hẹn tuần sau lên tái khám lại”. Cô về, lòng vui vẻ, khóc và tạ ơn Chúa, Đức Mẹ, Ông Thánh đã chữa lành.
3. Anh Ca, giáo viên THPT trên đường đi dạy về từ Phú Túc đến Gia Yên (có một con đường bên trong xuyên suốt từ Chu Văn An - Định Quán). Lúc qua một chiếc cầu sắt khoảng 5 thước, anh làm rơi chiếc điện thoại. Chạy thêm một hồi, anh rờ túi áo khoác, định lấy điện thoại gọi cho vợ nhưng không thấy đâu. Anh dừng xe, dáo dác tìm rồi quay đầu xe tìm trên đoạn đường vừa đi qua. Trong đầu anh nghĩ hy vọng rất mong manh. Vì trời đã xế chiều, người qua lại cũng nhiều, nếu ai đó trông thì ấy sẽ nhặt mất.
Vừa đi anh vừa nhớ tới lời của một linh mục dòng Chúa Cứu Thế: Hai ông thánh giúp tìm đồ vật bị mất là thánh An-Tôn Padua và thánh Martino. Anh khấn thầm, mong tìm lại chiếc điện thoại, nhưng vô vọng trở về anh nói với vợ làm rơi điện thoại. Hai ngày sau anh đi làm về nghe gia đình nói có người nhặt được điện thoại đem tới tận nhà cho anh.
4. Anh Tuấn, 45 tuổi, ở khu Bắc Sơn thuộc giáo xứ Thanh Sơn. Một ngày đi làm ở công ty bên Long Khánh về, anh kêu khó chịu, người bị sốt, đau và khó thở ở lồng ngực. Đang mùa dịch covid nên anh bảo vợ ra tiệm thuốc tây đầu ngõ mua về uống, nhưng không bớt. Người càng đau hơn, người nhà vội đưa anh lên bệnh viện Long Khánh. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm, sau đó chích mũi thuốc giảm đau rồi theo dõi tiếp. Hôm sau anh xin về nhà thu xếp việc, nhưng về chưa bao lâu, khắp người đau đớn, khó thở không chịu nổi; ngay trong đêm người nhà gọi xe cấp cứu đưa anh tới bệnh viện Hòa Hảo, Sài Gòn. Qua xét nghiệm, họ kết luận: anh bị tràn dịch phổi, gan và phổi bị tổn thương nặng, phổi có dấu hiệu bị lao. Các bác sĩ tiến hành lấy dịch phổi để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân nhưng không sao lấy được, vì dịch đã đông đặc không thể hút ra được. Nằm vài ngày, anh được chuyển sang bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch để chữa trị, nhưng họ cũng không lấy được dịch. Bác sĩ đành bán thuốc và cho anh về nhà. Vì mùa dịch đang bùng phát nên họ hạn chế cho bệnh nhân nằm lại nếu không có dấu hiệu chuyển biến nặng.
Ngay hôm anh bệnh, người em gái báo tin cho những bạn bè thân thiết nhờ cầu nguyện thêm cho anh. Một người bạn trong số đó khuyên nên xin khấn thánh Martino cho anh, biết đâu anh gặp được thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Người em gái gật đầu, đồng ý, nói rằng ở gần nhà có tượng thánh Martino, sẽ ra đó đọc kinh xin khấn. Bây giờ anh đã khỏe, đã làm lại công ty được vài tháng rồi. Hiện giờ sức khỏe anh ổn định, giọng nói không còn yếu ớt, khản đặc như lúc bệnh nữa. Giờ đây trong mỗi buổi kinh tối của gia đình anh luôn có thêm kinh nguyện thánh Martino.
Mừng kính Thánh Martino - Bổn mạng giáo xứ, sáng ngày 03/11/2020, tại khuôn viên thánh đường, Ban bác ái Caritas giáo xứ đã chuẩn bị những phần quà để gửi tặng những người già neo đơn, đau yếu, trong giáo xứ. Đây là nghĩa cử cao đẹp mà Ban Caritas giáo xứ đã thực hiện trong nhiều năm qua. Trong đợt này hai Cha cũng gửi đến những quà nhỏ. Nguyện xin Chúa – qua lời cầu bầu của thánh Martino – ban muôn hồng ân cho quý ân nhân, cho những ai đồng hành trong công việc bác ái, noi gương thánh bổn mạng để mang niềm tin yêu Thiên Chúa đến cho mọi người.
Lạy thánh Martino, xin che chở, gìn giữ và cầu bầu cho chúng con. Xin dạy cho chúng con biết sống khiêm nhường, biết yêu thương, san sẻ và cho đi với anh chị em trong gia đình, trong giáo xứ và mọi người xung quanh, như Lời Chúa Giê-su đã dạy chúng con: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Xin giúp chúng con biết mở lòng bác ái, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh, đau đớn, bệnh tật, … Xin dạy chúng con biết yên vui trong mọi hoàn cảnh Chúa trao ban, xin tăng sức phù trợ để chúng con cam đảm vác thập giá theo chân Chúa cứu thế và Mẹ sầu bi. Và sau hết, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xin thánh Martino bảo vệ, dìu dắt chúng con về đến Nước Thiên Đàng hưởng nhan thánh Chúa cùng ngài. Amen.
Tác giả: Thày Giáo Gia Kiệm
VietCatholic TV
Bầu cử 2020: Đảng Dân chủ tức giận và chia rẽ, ghế Chủ tịch Hạ Viện cuả bà Pelosi lung lay
Giáo Hội Năm Châu
06:15 07/11/2020
Lời Ca Nguyện Cầu: Phía bên kia của sự chết
Giáo Hội Năm Châu
06:16 07/11/2020
Tháng 11: Đừng quên các linh hồn. Câu chuyện người chết hiện về xin một vị thánh cầu nguyện.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 07/11/2020
1. 76 người Ba Lan bị cảnh sát bắt về phá hoại thánh đường.
Cho tới hôm thứ Sáu 30 tháng 10 năm 2020, cảnh sát Ba Lan đã bắt giữ 76 người vì tội phá hoại các thánh đường, trong các vụ biểu tình chống phán quyết của tòa bảo hiến Ba Lan, tuyên bố phá các bào thai khuyết tật là trái với hiến pháp quốc gia.
Theo Bộ nội vụ Ba Lan, đã có 22 thánh đường bị phá hoại, 79 mặt tiền thánh đường bị bôi bẩn.
Hôm 28 tháng 10 năm 2020, Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Ba Lan bày tỏ đau buồn vì sự leo thang những căng thẳng trong xã hội và những hành vi gây hấn, nhất là những ngôn ngữ tục tĩu thô bỉ của những người biểu tình, những vụ đập phá thánh đường và các tượng thánh, và cả những vụ ngăn cản tín hữu tham dự thánh lễ, hoặc các linh mục làm việc thờ phượng. Các giám mục kêu gọi thực hiện một cuộc đối thoại khách quan, từ bỏ bạo lực và tôn trọng người khác. Các chính trị gia và các tác nhân khác trong thời kỳ bi thảm này cần nghĩ đến công ích và tìm kiếm giải pháp, và không lạm dụng các vấn đề tín ngưỡng và Giáo hội.
Ngoài ra, các giám mục cũng cám ơn các giáo sĩ và giáo dân đã can đảm bảo vệ các thánh đường.
Source:Catholic News Agency
2. Trùng tu tháp David trong thời đại dịch coronavirus
Lần đầu tiên từ thời lập quốc đến nay, Israel ghi nhận hàng nhiều tháng trời không có một du khách nào đến viếng Thánh Địa Giêrusalem vì những hạn chế đi lại do virus Tầu độc địa gây ra. Đối diện với tình thế này, Israel đã quyết định nhân cơ hội này trùng tu Tháp David.
Ngọn Tháp này là một trong những điểm du lịch lớn nhất của Jerusalem, thu hút nửa triệu du khách vào năm 2019.
Được xây dựng cách đây hơn 2,500 năm, Tháp David đã đứng sừng sững như một di tích lịch sử trong nhiều thiên niên kỷ. Hiện tại công trình đang bắt đầu theo đúng cấu trúc cổ xưa. Các chuyên gia hy vọng trong tiến trình trùng tu này, người ta sẽ khám phá nhiều điều liên quan đến khảo cổ học.
Theo tờ Times of Israel, công việc trùng tu đã bắt đầu vào tháng 7, tại thời điểm đó các phòng trưng bày của Bảo tàng Tháp David đã được di tản và công việc khai quật bắt đầu. Việc cải tạo sẽ giúp xây dựng quang đãng hơn lối vào dành cho du khách cũng như tăng khả năng đón nhận số du khách. Cũng có các kế hoạch nhằm thiết lập không gian trưng bày mới trong bảo tàng viện của ngọn Tháp.
Về mặt khảo cổ, công trình cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu các khu vực mà trước đây không có tài liệu, đặc biệt là các khu vực có từ thời Trung cổ. Nhóm nghiên cứu đã khai quật một khoang ngầm, nằm bên dưới tháp về phía tây, nơi bảo tàng đã sử dụng để lưu trữ. Khám nghiệm cho thấy căn phòng dưới lòng đất là một căn hầm thời trung cổ với một đường hầm dẫn đến tận bên dưới bức tường than khóc.
Amit Reem, một nhà khảo cổ học Jerusalem của Cơ quan Cổ vật Israel, nói với tờ Times of Israel:
“Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy trong sàn nhà và dưới sàn nhà một số tài liệu mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng bằng kính hiển vi, có thể giúp tìm hiểu về chế độ ăn uống của người dân ở đây, cũng như về bệnh tật”.
Ông nói thêm, “Thật đáng tiếc khi phải nói rằng coronavirus đã ngăn cản biết bao các du khách đến đây. Nhưng tai họa này đã cho phép Bảo tàng Tháp David đóng cửa và dành khoảng thời gian này cho việc cải tạo, và các dự án khảo cổ học.”
Source:Aleteia
3. Quan Thầy các linh hồn trong luyện ngục là ai?
Hai vợ chồng Guruttis là những người nông dân nghèo sống ở Sant’ Pontano, miền Macerata, nước Ý. Họ không có con, nên đã đến đền thờ Thánh Nicholas thành Myra để cầu tự. Thánh Nicholas thành Myra chính là vị thánh mà ngày nay người ta gọi là ông già Noel. Họ cầu nguyện với Thánh Nicholas để xin Chúa ban cho họ với một đứa trẻ lớn lên sẽ phục vụ Chúa. Những lời cầu nguyện tốt đẹp này của họ đã được nhậm lời, và vào năm 1245 họ sinh được một đứa con trai. Họ đặt tên cháu bé là Nicholas để nhớ ơn vị thánh mà họ đã cầu nguyện.
Ngay khi còn nhỏ, Nicholas đã thể hiện một lòng đạo sốt sắng đặc biệt. Cậu bắt chước lối sống của các ẩn sĩ và thường trốn trong các hang động gần nhà để cầu nguyện. Khi Nicholas lớn lên, anh nhận ra tiếng Chúa gọi. Một ngày nọ, khi đang lắng nghe một linh mục dòng Augustinô rao giảng, Nicholas nhận ra anh muốn tham gia vào nhà dòng này. Anh đã bước vào cuộc sống tu trì vào năm 18 tuổi.
Trong khi vẫn còn đang theo học để trở thành một tư tế, anh đã sử dụng thời gian rảnh rỗi để giúp đỡ người nghèo. Bề trên tu viện tin tưởng và giao cho anh việc cứu tế những người nghèo quanh vùng. Thành ra, anh thường có mặt tại cổng tu viện và phân phát thức ăn từ nhà bếp và kho thực phẩm của tu viện. Anh đưa mọi thứ có thể cho những người chờ đợi, và kiểm sát viên phải ngăn anh ta lại vì sợ các huynh đệ không còn gì để ăn.
Một ngày nọ, khi đang trao thức ăn cho một cậu bé bị bệnh nặng, theo bản năng anh đặt tay lên đầu cậu bé và nói: “Chúa lòng lành vô cùng sẽ chữa cho em lành bệnh”. Cậu bé đã được chữa khỏi ngay lập tức. Tin này lan truyền nhanh chóng trong khu vực.
Vài năm sau, khi đã được thụ phong linh mục, một biến cố khác đã giúp danh tiếng của Nicholas lan rộng hơn nữa. Một người phụ nữ lớn tuổi bị mù được đưa đến cho Nicholas để vị linh mục trẻ có thể cầu nguyện cho bà. Nicholas nói những lời tương tự như đã từng nói với cậu bé bị bệnh năm xưa. Thị lực của người phụ nữ ngay lập tức được phục hồi. Tin tức về phép lạ này đã sớm lan rộng, và mọi người bắt đầu đến tuôn đến từ khắp nơi để yêu cầu Nicholas cầu nguyện và đặt tay lên họ.
Nicholas nổi tiếng với tư cách là một nhà thuyết giáo, một cha giải tội và một người chữa lành. Ngài định cư tại một tu viện ở Tolentino và dành phần còn lại của cuộc đời mình ở đó. Ở đây, Nicholas là một linh mục cho người nghèo và làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ người nghèo. Ngài cầu nguyện cho vô số người yêu cầu. Nhiều người đã được chữa khỏi bệnh.
Một ngày kia sau một thời gian dài nhịn ăn, Nicholas trở nên yếu đuối và hầu như không thể đứng vững. Ngài nhận được một thị kiến về Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Augustinô. Thánh Augustinô, hay còn gọi là Thánh Âu Tinh, đã bảo ngài ăn một chiếc bánh có vẽ cây thánh giá trên đó và được nhúng trong nước. Nicholas đã làm như vậy và ngay lập tức, sức mạnh của ngài được phục hồi. Từ đó, việc phân phát bánh mì Thánh Augustinô, có vẽ cây thánh giá trên đó và được nhúng trong nước, trở thành một phong tục được thực hiện cho đến tận ngày nay.
Một phần quan trọng của câu chuyện về Nicholas có liên quan đến Luyện ngục. Một đêm nọ, khi đang ngủ, Nicholas nghe thấy giọng nói của một tu sĩ quen biết đã chết. Người tu sĩ nói với Nicholas rằng người ấy đang ở trong Luyện ngục và cầu xin Nicholas dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho mình và những linh hồn khác.
Nicholas đã dâng thánh lễ và cầu nguyện cho người tu sĩ anh em này trong bảy ngày. Sau đó, người ấy trở về và nói với ngài rằng một số linh hồn đã được thả ra và hiện đang ở với Chúa. Vì điều này, vào năm 1884, Nicholas đã được Đức Giáo Hoàng Lêo thứ 13 tuyên bố là Thánh Bảo Trợ cho các linh hồn trong luyện ngục.
Cũng có nhiều truyền thuyết liên quan đến Thánh Nicholas thành Tolentino, như việc hồi sinh các trẻ nhỏ sơ sinh, cứu người sắp chết đuối trên một con tàu bị đắm, và thậm chí cứu cả một cung điện đang cháy bừng bừng của Công tước Venice bằng cách ném một miếng bánh mì vào ngọn lửa. Ngài cũng được thấy một thị kiến trong đó Nhà Thánh Nagiarét, nơi Đức Mẹ sinh sống, đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Thánh nhân qua đời tại Tolentino vào ngày 10 tháng 9 năm 1305. Ngài được Đức Giáo Hoàng Eugenô Đệ Tứ tuyên thánh vào năm 1446. Ngài là tu sĩ đầu tiên của dòng Augustinô được tuyên thánh.
Thánh Nicholas thành Tolentino, xin cầu cho chúng con và tất cả những ai đã ly trần mà chúng con nhớ đến trong tháng các linh hồn này.
Source:Aleteia
Donald Trump đã đánh một trận rất đẹp chống lại trào lưu quyết liệt muốn làm ăn với Trung Quốc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:22 07/11/2020
Russell Ronald Reno, chủ biên của tạp chí First Things có bài nhận định sau về cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
Takeaways From Election Night - Những điều rút ra từ đêm bầu cử.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Chúng ta vẫn chưa biết kết quả của cuộc bầu cử quan trọng này. Nhưng chúng ta có thể hình thành một số suy nghĩ sơ bộ.
Các chuyên gia đã sai một lần nữa. Trong chuyến du lịch mùa hè của tôi ở Trung Tây Hoa Kỳ, tôi có thể nói rằng cử tri đã thất vọng, tức giận và khó tiên đoán. Các cuộc trò chuyện của tôi đã khiến tôi kết luận rằng các dự đoán về “làn sóng xanh”, tức là làn sóng ủng hộ đảng Dân Chủ, là vô lý và các cuộc thăm dò ý kiến là hoàn toàn không chính xác. Tôi không biết liệu Tổng thống Trump có giành được chiến thắng hay không, nhưng tôi có thể nói rằng nó chắc chắn nằm trong khả năng xảy ra.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với những lo lắng về bạo lực đêm bầu cử trên đường phố. Những người “siêu học thức” và “thông minh” đã tính toán ra các tình huống thảm khốc. Twitter, sự thay thế của họ cho việc nói chuyện thực sự với những người bình thường, đã tạo ra sự lây lan lý thuyết ngày thế mạt nếu Tổng thống Trump đắc cử, giống như họ đã làm khi virus đến bờ biển của chúng ta.
Các chuyên gia nói về sự mất niềm tin đáng lo ngại vào các thể chế chính trị của chúng ta. Tôi chưa bao giờ tin điều này. Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết người Mỹ tự hào về hệ thống hiến pháp của chúng ta, ngay cả khi họ khinh thường những nhơ nhớp trong giới chính trị tại thủ đô và coi thường các chính trị gia. Mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt là trong giai cấp thống trị. Các chuyên gia có rất nhiều dữ liệu nhưng không có ý thức chung. Và giới tinh hoa của chúng ta không chỉ đánh giá sai về đất nước; họ cũng nghi ngờ quyền công dân.
Một quan sát khác: Bất chấp việc Tổng thống Trump bị chụp mũ là một người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và bất chấp sự cuồng loạn của giới truyền thông về “phân biệt chủng tộc có hệ thống”, sự phân cực về chủng tộc trong cuộc bỏ phiếu vào tối thứ Ba đã không xảy ra. Đây là một kết quả phi thường, so với sự tuyên truyền không ngừng nghỉ trong những tháng gần đây. Rõ ràng là các cử tri da đen không ủng hộ cái thứ “chủ nghĩa khải huyền chủng tộc” đang thống trị trong các nhân viên của New York Times. Đó là một tin tốt lành cho tương lai của nước Mỹ.
Cuộc bầu cử dường như chứng minh cho mệnh đề cơ bản của “chủ nghĩa dân túy” ngày nay. Nó cho thấy rằng những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống chính trị của chúng ta đến từ quá trình toàn cầu hóa, vốn đã chia rẽ sâu sắc đất nước về kinh tế và văn hóa. Những chính sách cách ly đã cho thấy hố sâu ngăn cách giữa những người ngồi trước máy tính và những người làm việc chân tay. Những người ngồi trước máy tính thu hoạch ngày càng nhiều hơn những lợi ích từ một nền kinh tế toàn cầu hóa. Những người làm việc chân tay lâm vào cảnh đình đốn. Cùng lúc đó, não trạng “Anywhere”, “chỗ nào cũng được”, ở Mỹ cũng được mà ở Trung Quốc cũng được, chế diễu các chính sách được cho là bài ngoại và sự thiếu “sáng tạo” nơi những người “Somewhere”, đòi phải ưu tiên công việc cho người Mỹ.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng cử tri ngày càng phản ánh sự chia rẽ đó. Đảng Dân chủ đang trở thành đảng của những người có trình độ đại học, trong khi đảng Cộng hòa đang thu thập ngày càng nhiều phiếu bầu từ tầng lớp lao động Mỹ.
Một số tiền khổng lồ đã được đổ vào chiến dịch tranh cử của Biden và các chiến dịch tranh cử thượng viện của đảng Dân chủ. Sự thiên vị của giới truyền thông chống lại Tổng thống Trump là một yếu tố chính yếu khác thúc đẩy quy mô ủng hộ Biden. Kể từ sau chiến dịch Goldwater năm 1964, chúng ta chưa từng thấy các phương tiện truyền thông đoàn kết hơn bao giờ trong một cố gắng khổng lồ nhằm bảo đảm đánh gục một nhân vật được coi là mối đe dọa đối với tất cả những gì họ xem là tốt và đúng ở Mỹ. Với những yếu tố này, việc Biden không thắng một cách dễ dàng và cuộc kiểm phiếu kéo dài nhiều ngày sau đó là một điều thật phi thường.
Theo nghĩa chung nhất của nó, “chủ nghĩa dân túy” cho thấy một chế độ trong đó các nhà lãnh đạo đã đánh mất lòng tin của những người mà họ muốn lãnh đạo. Điều này gây ra bất ổn chính trị khi cử tri nổi loạn, từ chối chấp nhận sự hướng dẫn của giới tinh hoa. Khi các chuyên gia nói về chủ nghĩa dân túy như một “mối đe dọa đối với các chuẩn mực dân chủ”, họ đang đề cập đến sự hung hăng này. Không sai khi nói rằng một nền dân chủ cần có lan can, nhưng các lan can ngày nay đang được thiết lập bởi giới tinh hoa nhằm hạn chế cạnh tranh chính trị và hướng dẫn cái gọi là “chính quyền ngầm” hướng tới các mục tiêu và hành động phù hợp với kết quả bầu cử của họ.
Năm 2016 đã gây sốc cho các nhà lãnh đạo của chúng ta. Dù kết quả cuối cùng ra sao, tuần này nhắc nhở chúng ta rằng một phần đáng kể cử tri Mỹ - đã đủ để đưa một người đàn ông vào Tòa Bạch Ốc – khi họ không chấp nhận sự hướng dẫn từ giới tinh hoa văn hóa và chính trị của chúng ta. Kết quả là, những người Mỹ này bị tước quyền bầu cử - không phải theo nghĩa bầu cử (vì Tổng thống Trump có thể cuối cùng vẫn thắng), nhưng theo nghĩa văn hóa và ý thức hệ. Như bốn năm qua đã cho thấy, giới tinh hoa đã tập trung sự tức giận và thất vọng của họ vào các chương trình nghị sự chính trị và xã hội được xây dựng và phối hợp phong phú dưới quyền của một Donald Trump, không xuất thân từ giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ.
Khi Tổng thống Trump rời khỏi chính trường (cho dù vào tháng 1 năm 2021 hay sau nhiệm kỳ thứ hai), một lượng lớn cử tri sẽ vẫn có sẵn cho các chính trị gia Đảng Cộng hòa, những người sẵn sàng mạo hiểm vượt ra ngoài sự an toàn của các quan điểm được giới tinh hoa cho phép. Nhiệm vụ đối với các trí thức và nhà hoạt động cánh hữu là phải xây dựng một tầm nhìn cho tương lai của đất nước - một tầm nhìn đề cập đến thay vì bỏ qua những lý do tại sao rất nhiều cử tri đã chọn một người bị các thành phần tinh hoa của đất nước này phản đối triệt để.
Source:First ThingsTakeaways From Election Night
Takeaways From Election Night - Những điều rút ra từ đêm bầu cử.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Chúng ta vẫn chưa biết kết quả của cuộc bầu cử quan trọng này. Nhưng chúng ta có thể hình thành một số suy nghĩ sơ bộ.
Các chuyên gia đã sai một lần nữa. Trong chuyến du lịch mùa hè của tôi ở Trung Tây Hoa Kỳ, tôi có thể nói rằng cử tri đã thất vọng, tức giận và khó tiên đoán. Các cuộc trò chuyện của tôi đã khiến tôi kết luận rằng các dự đoán về “làn sóng xanh”, tức là làn sóng ủng hộ đảng Dân Chủ, là vô lý và các cuộc thăm dò ý kiến là hoàn toàn không chính xác. Tôi không biết liệu Tổng thống Trump có giành được chiến thắng hay không, nhưng tôi có thể nói rằng nó chắc chắn nằm trong khả năng xảy ra.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với những lo lắng về bạo lực đêm bầu cử trên đường phố. Những người “siêu học thức” và “thông minh” đã tính toán ra các tình huống thảm khốc. Twitter, sự thay thế của họ cho việc nói chuyện thực sự với những người bình thường, đã tạo ra sự lây lan lý thuyết ngày thế mạt nếu Tổng thống Trump đắc cử, giống như họ đã làm khi virus đến bờ biển của chúng ta.
Các chuyên gia nói về sự mất niềm tin đáng lo ngại vào các thể chế chính trị của chúng ta. Tôi chưa bao giờ tin điều này. Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết người Mỹ tự hào về hệ thống hiến pháp của chúng ta, ngay cả khi họ khinh thường những nhơ nhớp trong giới chính trị tại thủ đô và coi thường các chính trị gia. Mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt là trong giai cấp thống trị. Các chuyên gia có rất nhiều dữ liệu nhưng không có ý thức chung. Và giới tinh hoa của chúng ta không chỉ đánh giá sai về đất nước; họ cũng nghi ngờ quyền công dân.
Một quan sát khác: Bất chấp việc Tổng thống Trump bị chụp mũ là một người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và bất chấp sự cuồng loạn của giới truyền thông về “phân biệt chủng tộc có hệ thống”, sự phân cực về chủng tộc trong cuộc bỏ phiếu vào tối thứ Ba đã không xảy ra. Đây là một kết quả phi thường, so với sự tuyên truyền không ngừng nghỉ trong những tháng gần đây. Rõ ràng là các cử tri da đen không ủng hộ cái thứ “chủ nghĩa khải huyền chủng tộc” đang thống trị trong các nhân viên của New York Times. Đó là một tin tốt lành cho tương lai của nước Mỹ.
Cuộc bầu cử dường như chứng minh cho mệnh đề cơ bản của “chủ nghĩa dân túy” ngày nay. Nó cho thấy rằng những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống chính trị của chúng ta đến từ quá trình toàn cầu hóa, vốn đã chia rẽ sâu sắc đất nước về kinh tế và văn hóa. Những chính sách cách ly đã cho thấy hố sâu ngăn cách giữa những người ngồi trước máy tính và những người làm việc chân tay. Những người ngồi trước máy tính thu hoạch ngày càng nhiều hơn những lợi ích từ một nền kinh tế toàn cầu hóa. Những người làm việc chân tay lâm vào cảnh đình đốn. Cùng lúc đó, não trạng “Anywhere”, “chỗ nào cũng được”, ở Mỹ cũng được mà ở Trung Quốc cũng được, chế diễu các chính sách được cho là bài ngoại và sự thiếu “sáng tạo” nơi những người “Somewhere”, đòi phải ưu tiên công việc cho người Mỹ.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng cử tri ngày càng phản ánh sự chia rẽ đó. Đảng Dân chủ đang trở thành đảng của những người có trình độ đại học, trong khi đảng Cộng hòa đang thu thập ngày càng nhiều phiếu bầu từ tầng lớp lao động Mỹ.
Một số tiền khổng lồ đã được đổ vào chiến dịch tranh cử của Biden và các chiến dịch tranh cử thượng viện của đảng Dân chủ. Sự thiên vị của giới truyền thông chống lại Tổng thống Trump là một yếu tố chính yếu khác thúc đẩy quy mô ủng hộ Biden. Kể từ sau chiến dịch Goldwater năm 1964, chúng ta chưa từng thấy các phương tiện truyền thông đoàn kết hơn bao giờ trong một cố gắng khổng lồ nhằm bảo đảm đánh gục một nhân vật được coi là mối đe dọa đối với tất cả những gì họ xem là tốt và đúng ở Mỹ. Với những yếu tố này, việc Biden không thắng một cách dễ dàng và cuộc kiểm phiếu kéo dài nhiều ngày sau đó là một điều thật phi thường.
Theo nghĩa chung nhất của nó, “chủ nghĩa dân túy” cho thấy một chế độ trong đó các nhà lãnh đạo đã đánh mất lòng tin của những người mà họ muốn lãnh đạo. Điều này gây ra bất ổn chính trị khi cử tri nổi loạn, từ chối chấp nhận sự hướng dẫn của giới tinh hoa. Khi các chuyên gia nói về chủ nghĩa dân túy như một “mối đe dọa đối với các chuẩn mực dân chủ”, họ đang đề cập đến sự hung hăng này. Không sai khi nói rằng một nền dân chủ cần có lan can, nhưng các lan can ngày nay đang được thiết lập bởi giới tinh hoa nhằm hạn chế cạnh tranh chính trị và hướng dẫn cái gọi là “chính quyền ngầm” hướng tới các mục tiêu và hành động phù hợp với kết quả bầu cử của họ.
Năm 2016 đã gây sốc cho các nhà lãnh đạo của chúng ta. Dù kết quả cuối cùng ra sao, tuần này nhắc nhở chúng ta rằng một phần đáng kể cử tri Mỹ - đã đủ để đưa một người đàn ông vào Tòa Bạch Ốc – khi họ không chấp nhận sự hướng dẫn từ giới tinh hoa văn hóa và chính trị của chúng ta. Kết quả là, những người Mỹ này bị tước quyền bầu cử - không phải theo nghĩa bầu cử (vì Tổng thống Trump có thể cuối cùng vẫn thắng), nhưng theo nghĩa văn hóa và ý thức hệ. Như bốn năm qua đã cho thấy, giới tinh hoa đã tập trung sự tức giận và thất vọng của họ vào các chương trình nghị sự chính trị và xã hội được xây dựng và phối hợp phong phú dưới quyền của một Donald Trump, không xuất thân từ giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ.
Khi Tổng thống Trump rời khỏi chính trường (cho dù vào tháng 1 năm 2021 hay sau nhiệm kỳ thứ hai), một lượng lớn cử tri sẽ vẫn có sẵn cho các chính trị gia Đảng Cộng hòa, những người sẵn sàng mạo hiểm vượt ra ngoài sự an toàn của các quan điểm được giới tinh hoa cho phép. Nhiệm vụ đối với các trí thức và nhà hoạt động cánh hữu là phải xây dựng một tầm nhìn cho tương lai của đất nước - một tầm nhìn đề cập đến thay vì bỏ qua những lý do tại sao rất nhiều cử tri đã chọn một người bị các thành phần tinh hoa của đất nước này phản đối triệt để.
Source:First Things