Ngày 07-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm C: Góc Cờ Tướng: Chiếu Bí!
Nguyễn Trung Tây, SVD
05:35 07/11/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
The Thirty Second Sunday, Year C: Chess Corner: At the Resurrection



□ Players: Jesus and the Authorities in Palestine
□ Jesus: Queen’s side
□ The Authorities: King’s side

□ The Authorities: The Sadducees! These people do not believe in the afterlife.
□ Jesus: A Jew, born in Bethlehem, raised up in Nazareth, Palestine
□ Location (Where the chess takes place): Jerusalem (perhaps, somewhere in the courtyard of the Temple)
□ Time: Around 30 AD

The Sadducees move a pawn first by stating a proposition,

— Moses commanded that if a man dies, leaving his wife with no child, for the benefit of his own brother’s family lineage and property, his brother must marry his deceased brother’s wife.

Jesus perhaps responds by nodding his head while saying,

— Yes, I can see your interpretation from Deuteronomy 25:5-10.

The Sadducees ignore Jesus’ comment, carefully moving the second pawn,

— There is a family with seven brothers. The first (eldest?) brother married a wife and died without leaving her any child. The second brother married this wife and also died, unfortunately leaving this wife no child. The similar unfortunate phenomenon also happened to the third, the fourth, the fifth, the sixth and the seventh brother.

Jesus quietly observes the way the Sadducees strategically move their pawn on the chess board. His turn comes. He moves his own pawn.

The Sadducees make another move on the chess board,

— The woman eventually died.

Again, Jesus quietly moves his pawn, calmly waiting for the last move from his chess opponents.

The Sadducees no longer hold their breath. This time they checkmate Jesus,

— Master, at the resurrection, “whose wife will this lady be, for she married all seven brothers?” (Mark 12:18-27).

(The Sadducees must feel delighted in their heart, Oh! Happy day! Perhaps, they are singing aloud this song while waiting for the moment Jesus surrenders, gives up or declares, “All right! You win”).

Jesus’ face, nevertheless, appears calm, very calm. He smiles while looking directly at the faces of his chess partners, one by one, while strategically observing all the items on the chess board. Then he gently moves another pawn from his chess board side by saying,

— Listen! When the human beings rise up from the dead (at their own resurrection), men and women of this world do not marry, for they are like the angels in heaven…(v.25). Gentlemen, what are you talking about?

Jesus ends the chess game by stating his own conclusion about the resurrection,

— [Too bad! You! Sadducees!] You are quite wrong (not to believe in the afterlife) (v.27).

The bystanders at the chess game burst into laughter while the loser Sadducees surrender the chess game by quietly disappearing into the crowd.

Food/Tip for the day: Have I ever wondered if I will rise up on the last day? If I have, will I become like an angel?



□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm C: Góc Cờ Tướng: Chiếu Bí!



Có những người không tin vào cuộc sống đời sau. Đối với họ, chết là chấm hết. Nhắm mắt nằm xuống, xác thân trở về đất đen. Bởi không tin vào thế giới siêu hình, họ không tin vào đời sống thiên đàng và sự hiện hữu của thiên thần. Đọc tới những hàng chữ này, có một số độc giả nghĩ tôi đang nói tới những người theo chủ nghiã vô thần. Không! Không phải! Thật sự ra tôi đang nói tới những người giáo phái Sadducee (Sa-đu-si), thuộc giới thượng lưu trí thức trong xã hội Do Thái. Bởi họ không tin vào sự sống lại, họ mang bàn cờ tướng đến sân Đền Thờ, âm mưu (?) dự tính (?) chiếu bí Đức Giêsu (Giời ạ!).

Nước cờ đầu tiên họ đưa ra là,

— Có bẩy anh em trai… Người anh trai cả lấy vợ. Nhưng rất tiếc, anh ta chết đi, để lại bà vợ với không một mụn con.”

Đức Giêsu nhìn nước cờ đối phương, yên lặng, chờ đợi. Nhìn khuôn mặt Đức Giêsu, ông Saducee đo lường tình thế, rồi đi nước cờ kế,

— Người em trai, theo phong tục, cưới người chị dâu (để nối tiếp dòng họ)… Nhưng rất tiếc, anh ta cũng chết, để lại bà vợ với không một mụn con.

Đức Giêsu trầm tĩnh, hơi thở điều hòa, chờ đợi giây phút. Ông Sadducee cười, nụ cười khó hiểu trong khi nhấc tay đi thêm một nước cờ, lần này, rõ ràng ông ra chiêu độc,

— Và cứ thế, bẩy người anh em đều lấy chung một bà vợ, bẩy người đều chết, nhưng không để lại được một mụn con nào… Và sau cùng, người đàn bà cũng chết.

Đức Giêsu biết giây phút đã tới khi ông Sadducee nhấc con cờ, đi nước chiếu bí,

— Thưa Thầy, vào ngày "sống lại," người đàn bà này sẽ là vợ của ai trong số bẩy người anh em đó?

Ơi tuyệt vời! Nước cờ chiếu bí. Những ông Sadducee có lẽ đang ngồi rung đùi, vuốt râu chờ đợi giây phút… Nhưng đời có những chuyện không ai ngờ, Đức Giêsu khoan thai chậm rãi đi nước cờ của Ngài, và Ngài nói rõ, rất rõ,

— Sao mà dốt thế! Chỉ có ở đời này, người ta mới lấy vợ lấy chồng. Còn ở thiên đàng, người ta không lấy vợ cũng chẳng lấy chồng. Khi đó người ta trở nên giống như các thiên thần. Đã hiểu chửa?

Vậy là xong một ván cờ chiếu bí.

Bạn thân,

Có đời sau hay không? Có thiên thần hay không? Đức Giêsu đã trả lời rõ. Qua câu trả lời của Con Trời, trần gian hiểu thêm một điều: “Cuộc sống trần gian khác với cuộc sống thiên đàng; và ngôn ngữ trần gian không có khả năng diễn tả đời sống cõi sau.” Ơi, cuộc sống... Sinh ra phận người hạn chế, đôi mắt mù lòa, “Trên đời này có nhiều điều không hiểu, Càng hiểu không ra lúc cuối đời!” (Mai Thảo). Nhưng cuộc sống đời sau là một thực thể. Bởi tôi tin vào cuộc sống đời sau, tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng tựa âm phủ khác với dương gian.

Ơi Lạy Chúa, xin cho con thấy!

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 32 thường niên năm C 10.11..2013
Mai Tá
21:31 07/11/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 32 thường niên năm C 10.11..2013

“Ngày đó người chia sẻ cùng tôi,”
“lời ấm nồng khiến tôi trân quý sự sống.”
(dẫn từ thơ Cát Biển)
Lc 20: 27-38
Lời nồng ấm của nhà thơ hôm ấy, nay cũng được sẻ chia ở nhà Đạo, rất hôm nay. Lời sẻ chia hôm nay, là lời Chúa nói về sự sống ở đời này và mai hậu, rất đáng ghi. Và, hôm nay Lời Chúa được thánh Luca ghi lại một tư tưởng, rất rõ rệt.
Lời Chúa hôm nay người người nghe biết trân quý sự sống, là trình thuật ghi về một tranh luận giữa Đức Giêsu và bè Xađuxê. Họ là những người giàu có, quan liêu, rất bảo thủ. Là, những người được kính trọng ở chính trường vẫn hằng sẻ san quyền bính với người La Mã. Dưới trướng người La Mã, họ “tự tung tự tác”, một mình một chợ làm chủ nghị trường bất kể niềm tin vào Chúa Phục sinh, và cũng chẳng lý gì đến cuộc sống tương lai, mai ngày.
Bè Xađuxê không nghĩ rằng Chúa có thể và sẽ làm được mọi thứ hầu biến đổi thế giới ta đang sống cho ra khác. Họ cứ tưởng, chỉ mình họ mới làm được thế, nên không muốn “chuyện đời sau” xảy ra với chính mình. Họ muốn thế giới ở yên như xưa vì nay họ đã có đủ mọi quyền “ăn trên ngồi chốc” hơn mọi người. Hôm nay, những người như bè Xađuxê thấy rất nhiều ở quanh ta.
Họ là những người muốn Chúa cứ ở trên cao, chốn thiên đường ấy và để mặc họ quản cai thế trần theo ý họ mà chẳng bị Chúa Mẹ quấy rầy. Họ muốn niềm tin của mọi người ra ngoài mà sống tự nhiên, riêng tư. Và, họ chỉ muốn quyền bính chính trị để khống chế cuộc sống của mọi người. Phục sinh, đối với họ, chỉ là biểu tượng sự việc phải có, có thể có và cần có theo cách khác. Họ chẳng muốn mua lấy ý tưởng của Chúa, làm gì cho bận tâm, để rồi lại gây tranh luận.
Tranh luận với Chúa, họ vẫn tìm cách riễu cợt ý-tưởng về Phục sinh, cứ muốn coi đó như chuyện “ngồi lê đôi mách” chẳng có ý-nghĩa hoặc giá trị gì đối với họ. Họ nói nhiều, về luật lệ của Lêvi chuyên bảo rằng: Nữ-phụ nào đã lập gia đình mà lại không có con, đến khi chồng chết thì người em kế phải lấy chị dâu mình để sinh con mà nối dõi. Và đám người theo nhóm bè Xađuxê lại đã phác-hoạ một trường hợp tưởng tượng bảo rằng: nếu người chị dâu kia sau khi ở với 7 người mà vẫn không có con, rồi cũng chết. Vậy khi ‘sống lại’, thì ai là chồng chính thức của chị? Hỏi thế có nghĩa: nhóm người này tưởng rằng sự sống lúc đó cũng giống như hiện tại, thôi.
Và Chúa cho biết: đời sống đã phục sinh lại sẽ khác hẳn cuộc sống hiện tại rất nhiều. Phục sinh, không phải là quay trở về với lối sống giống như ta đang có bây giờ. Đó là: ngang qua sự chết và những gì xảy đến ngay sau cái chết, ngang qua đó, để đi vào một hiện hữu nhập xác rất mới mà sự chết không tài nào sờ chạm được. Và như thế, lúc đó, việc có con là chuyện không thích đáng, và thể thức hôn nhân cũng chẳng thích hợp, tức không thể nào lại có chuyện ăn nằm xác thịt, hết.
Chúa nói: Ngài không tin rằng những người đã quá vãng mới chỉ “chết”: nhưng họ lại sống sót theo cung cách thực thụ, bởi khi ấy họ đã thực sự thuộc về Chúa, mà Chúa lại là Thiên Chúa của kẻ sống, nên họ vẫn còn sống, đối với Chúa. Ở đây, ta có thể nói về trường hợp của Simôn con ông Giôna mà bảo: một khi anh đã chết, ta không gọi anh là Simôn con của Chúa, bởi vì anh có cuộc sống mới, trực tiếp có từ Thiên Chúa của kẻ sống. Và điều đó có nghĩa: mình vẫn thực sự còn sống. Thế nên, người Công Giáo chúng ta không cầu nguyện cho người chết của họ mà cầu cho, cầu với và cầu nguyện ngang qua người thân yêu của mình đang còn sống sót giống như thế.
Nếu ta vẫn sống sót để đi đến Chúa, ở với Chúa và được Chúa chăm sóc cho mình sau khi chết, điều này có nghĩa: Chúa đang thiết-lập một thế giới mới và ban cho ta một hiện hữu theo kiểu mới nơi xác thể, ở thế giới này. Đây là thứ xác-thể có uy-lực của Thánh-Linh, chứ không chỉ là sự sống còn theo nghĩa tinh thần, đâu. Ta cũng không thể biết xác-thể mới này trông giống gì. Các câu hỏi như thế không thích-hợp. Câu hỏi thực sự không mang tính vũ trụ quan mà có tính cách chính-trị. Thế giới mới này sẽ khác hẳn và tốt đẹp hơn.
Thế giới mới ấy sẽ là thế giới của tự do, công bằng, bình yên và thương yêu. Thế giới đó, sẽ là thế giới trong đó người nghèo khó, thấp hèn không còn khó nghèo và hèn kém nữa. Mà là, thế giới trong đó con người có uy-lực hiện thời sẽ không còn và không thể hiện hữu để rồi làm hại một ai. Đám người như nhóm bà Xađuxê và người La Mã sẽ không còn loanh quanh luẩn quẩn ở cạnh nữa, mà đây lại là một cuộc xuất hành mới, theo đó, một lần nữa Chúa lại nghe tiếng vãn than của dân con Ngài đau đau khổ và Ngài đến tiếp cứu.
Đây là cuộc trở về mới từ nơi lưu lạc, theo đủ cách. Thiên Chúa là Chúa của tự do. Là, Đấng cứu độ và là Chúa của mọi cách mạng qua đó Ngài đối đầu sự chết với tin lành loan đi sẽ có thế giới mới trong đó sự chết không còn chỗ đứng. Thiên Chúa giáp mặt với mọi người có uy-lực để lãnh nhận sự sống tràn đầy từ người khác, cùng tin tức loan báo rằng mọi sự xấu sẽ đuợc chỉnh sửa để nên tốt. Mọi đớn đau được lành lặn và dân con mọi người sẽ ở đó. Thiên Chúa không là Chúa của bè nhóm Xađuxê, cũng không là Chúa của đế quốc La Mã.
Chẳng thế mà, người Xađuxê và La Mã không thể ở vào địa vị của Chúa để nói về Phục sinh quang vinh. Họ vẫn muốn có uy quyền, để cai trị thế gian. Họ chẳng muốn mất đi thế lực mình vẫn có. Nên Chúa nói: họ sẽ mất tất cả, bởi loại hình thế giới của họ sẽ không bao giờ có nữa. Họ lại chọn loại hình sai trái về thế giới do mình tạo mà thực tế lại khác hẳn. Thế giới mà người nghèo khó lâu nay vẫn đợi chờ.
Phục sinh không có nghĩa như một miêu tả sự thể xảy đến cho mỗi người sau khi chết. Điều này không chỉ nói: Chúa đã sống lại, thế nên ta sẽ lên thiên đàng khi chết đi sẽ về với Chúa; mà là Chúa mang đến thế giới mới này bằng việc lật ngược thế giới ta đang sống. Tin Mừng có ý nói: Chúa đã sống lại rồi, thế nên tạo vật mới đã bắt đầu. Ý Tin Mừng nói: Chúa đã sống lại thật, nên ta được ủy thác ra đi mà thiết lập thế giới mớ đã khởi sự đến gần, ngay tại đây, bây giờ, và có trước cho mọi người. Ta có bổn phận để cho sự thật về sống lại biến ta trở thành những nhà cách mạng biết chối từ nhượng bộ những gì đã hiện hữu.
Mọi người, cả nam lẫn nữ, đã ở vào “cuộc chơi” cũng đủ để nói rằng: những gì là sai quấy trong thế giới của ta đã chết, và thế giới mới của Chúa đã khởi sự. Thế giới mới này không chỉ mang tính linh thiêng, nhưng là chính trị. Không phải xảy ra trong tương lai, mai ngày, mà đã có ngay lúc này rồi.
Thông điệp của Chúa về sự sống lại phải là niềm khích lệ và hy vọng to lớn đối với ta. Thông điệp ấy nói cho ta biết những gì đang xảy ra ở đâu, khi nào. Thông điệp còn nói cho ta biết rằng: cả cái chết lẫn mọi kỳ thị và rào cản không thể thể chặn đứng bước tiến của ta đi vào thế giới mới. Thông điệp còn cho ta biết là ta đang ngửi thấy mùi thơm của hoa hồng phát tiết từ thế giới mới này.
Quả là quà tặng tuyệt vời để ta tin vào điều này, trừ phi ta vẫn còn sống theo cung cách của nhóm bè Xađuxê, mà thôi. Hẳn là người Công Giáo, ai cũng thấy tội nghiệp cho những người trong nhóm bè này từng đảo lộn ý-nghĩa của Phục sinh Chúa tỏ bày cho ta biết.
Nhóm Xađuxê là những người vô gia cư trong thế giới mới Chúa thiệt-lập. Bởi, thế giới cũ xưa của họ không hiện hữu và họ cứ tưởng rằng mình đã lên đường về thế giới khác. Sự việc mà nhóm người Xađuxê cần làm là dấn bước lên đường về với thế-giới Chúa thiết-lập, rồi ra họ cũng sẽ cảm nhận được mọi điều tuyệt vời đã có đó.
Trong cảm nhận được sự thật về thế giới mới Chúa thiết lập, cũng nên ngâm nga lời thơ rằng:

“Ngày đó, người trao tôi những lời ngọt ngào
Mà đã làm say đắm hồn tôi.
Ngày đó, người chia sẻ cùng tôi,
Lời ấm nồng khiến tôi trân quý sự sống.”
(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)

Lời của Chúa, vẫn luôn là lời ấm nồng, khiến tôi tin tưởng nhiều phấn chấn. Phấn chấn và hứng khởi, để rồi tôi tin chắc thế giới mới Chúa lập, đã hiện hửu ở đây bây giờ, cho tôi. Bởi thế nên, tôi hằng cảm tạ Ngài từng khiến hồn tôi say đắm, nên sẽ trân quý sự sống, đến muôn đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố chủ đề cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Kraków 2016
Tiền Hô
09:29 07/11/2013
- Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn chủ đề cho "Ngày Giới Trẻ Thế Giới" tương ứng với ba năm tiếp theo. Đây là bước hành trình ba năm chuẩn bị tâm linh cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới dự kiến sẽ được tổ chức tại Kraków (thủ đô Ba Lan) vào tháng 7 năm 2016. Theo đó:

- Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2014 (cử hành cấp giáo phận) mang chủ đề: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ." (Mt 5:3).
- Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2015 (cử hành cấp giáo phận) mang chủ đề: "Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa." (Mt 5:8)
- Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2016 (cử hành Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Kraków) mang chủ đề: "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương." (Mt 5:7)

Ba chủ này đề được trích từ đoạn văn Tám Mối Phúc Thật trong Phúc Âm theo Thánh Mátthêu. Tại kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã "tha thiết" đề nghị các bạn trẻ đọc lại Tám Mối Phúc Thật một lần nữa và để cho các mối phúc này lên kế hoạch hành động trong cuộc đời: "Hãy nhìn, hãy đọc Tám Mối Phúc Thật để mang lại điều tốt lành cho các con!” (Cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ Argentina tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Sebastian, Rio de Janeiro 25-7-2013) (Vatican Radio)
 
ĐGH Phanxicô sẽ tiếp kiến TT Nga Putin vào ngày 25/11 tới đây
Lm Trần Công Nghị
11:44 07/11/2013
VATICAN - Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 25 tháng 11, một cuộc gặp gỡ có thể giúp hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Vatican và Giáo Hội Chính thống Nga.

Quan hệ Nga - Vatican đã gặp khó khăn từ năm 1991 khi cộng hòa Liên Xô tan vỡ, và Moscow cáo buộc Giáo Hội Công Giáo Roma đã cố gắng cải đạo tín đồ Giáo Hội Chính thống Nga. Vatican đã bác bỏ tố cáo này.

Putin là nhà lãnh đạo điện Kremlin đầu tiên -- kể từ năm 1917 khi xẩy ra cuộc cách mạng Bolshevik -- công khai tuyên xưng đức tin của mình là tín đồ Chính thống giáo - và ông đã nhiều lần ủng hộ chấm dứt sự tranh chấp lâu dài giữa hai Công Giáo Roma và Chính thống giáo Nga.

Các nhà ngoại giao cho biết ông Putin cũng đã gặp hai người tiền nhiệm của mình, và ông có thể mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Nga. Trước đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức và Đức Gioan Phaolô II cũng đã nhận được lời mời từ chính phủ Nga đến thăm nước Nga, nhưng các Ngài không thể đi vì không nhận được lời mời chính thức phù hợp từ các Giáo Hội Chính Thống Nga. Do vậy ĐGH Phanxicô giả như có được Putin mời thì cũng còn cần lời mới từ Giáo Hội Chính thống Nga.

Một trong các tranh chấp giữa các Giáo Hội liên quan đến nhiều tài sản nhà thờ mà lãnh đạo Liên Xô ông Joseph Stalin đã ra lệnh tịch thu từ Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông phương, những người thuộc Giáo Hội Chính thống nhưng trung thành với Giáo Hội Roma.

Khi đó nhà độc tài Stalin đã trao tài sản của Giáo Hội Công Giáo Giáo cho Giáo Hội Chính Thống Nga, nhưng sau khi sự chế độ Cộng sản Nga sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo nghi thức Đông phương tại Nga đã lấy lại nhiều tài sản, điều này làm gia tăng căng thẳng với Chính thống giáo Nga.

Giáo Hội Chính thống Nga đã phục hưng kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hiện nay Chính thống Nga có khoảng 165 triệu tín đồ trong các nước trước đây thuộc Cộng hòa Liên Xô cũ như Nga và các quốc gia khác.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Vị giáo hoàng không phải người châu Âu đầu tiên trong 1.300 năm qua. Người tiền nhiệm của Ngài thuộc các nước Ý, Ba Lan và Đức, những quốc gia mà trong thế kỷ 20 đã trải qua hai cuộc Đại thế chiến và một Chiến tranh lạnh.

Các nhà ngoại giao cho rằng ĐGH Phanxicô vì là người Argentina không bị chính trị châu Âu đè nặng, nên sẽ có một cơ hội tốt hơn để cải thiện mối quan hệ với Giáo Hội Chính thống Nga. Hiện nay đã thấy có những dấu hiệu về sự thăng tiến hơn giữa các Giáo Hội thuộc Tây phương và Đông phương.

Ngày 20 tháng Ba vừa qua, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew đã trở thành vị lãnh đạo tinh thần đầu tiên trên toàn thế giới của các Giáo Hội Chính thống đến tham dự một Thánh Lễ đăng quăng triều đại Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, kể từ khi ly có cuộc Đại Ly Khai giữa Giáo Hội Tây ohương và Đông phường vào năm 1054.
 
Top Stories
Viet Nam: Report documents how scores remain imprisoned for speaking out
Amnesty International
09:31 07/11/2013
AMNESTY INTERNATIONAL PRESS RELEASE

The Vietnamese authorities must end their alarming crackdown on dissent and immediately put in place measures to protect activists from further harassment and imprisonment simply for exercising their rights, Amnesty International said in a new report today.

Silenced Voices: Prisoners of Conscience in Viet Nam examines how laws and decrees are used to criminalize freedom of expression, both online and in the streets. It also lists 75 prisoners of conscience in Viet Nam, some of whom have been locked up in harsh conditions for years.

“Viet Nam is fast turning into one of South East Asia’s largest prisons for human rights defenders and other activists. The government’s alarming clampdown on free speech has to end,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Viet Nam Researcher.

“This year, Viet Nam is both debating a revised constitution and vying for a seat on the UN Human Rights Council. The government is telling the world about its respect for the rule of law, but the repression of dissent violates Viet Nam’s international commitments to respect freedom of expression.”

Authorities have arrested, charged, detained or imprisoned hundreds of dissenting voices over the years. This includes bloggers, labour and land rights activists, human rights defenders and those calling for peaceful democratic reform. Members of religious groups have also been targeted.

Since the beginning of 2012, at least 65 peaceful dissidents have been sentenced to long prison terms in some 20 trials that failed to meet international standards.

Prisoners of conscience are often kept in lengthy pre-trial detention without access to family members or lawyers. Trials fall far short of internationally accepted standards, often only last a few hours, and there is no presumption of innocence in practice.

This was the case in the trial of four political activists in January 2010, when the judges deliberated for only 15 minutes before returning with the full judgment. It then took the judges 45 minutes to read the judgment, strongly suggesting that it had been prepared in advance.

Once imprisoned, prisoners of conscience face harsh conditions and are sometimes held in solitary confinement or isolated from other prisoners, while some are subjected to torture or other cruel and inhuman treatment.

Among them is Do Thi Minh Hanh, a 28-year-old labour rights activist who was imprisoned for seven years in 2010 for handing out leaflets in support of workers demanding better pay and conditions. She has suffered badly in prison, including through several beatings by fellow prisoners that guards have done nothing to stop.

“Do Thi Minh Hanh, and all the others like her are prisoners of conscience who have done no more than peacefully express their opinion. They must be released immediately and unconditionally,” said Abbott.

“Our report focuses on 75 imprisoned individuals who should never have been arrested in the first place. But while this number is shockingly high, it does not tell the full story. There are dozens of others in jail who may be prisoners of conscience, while there are many other government critics and activists who have been beaten, harassed, remain in pre-trial detention, or are under house arrest.”

While Viet Nam’s constitution broadly guarantees freedom of expression, a raft of laws and decrees have been introduced in recent years to curtail this right.

The 1999 Penal Code allows authorities to imprison for decades those aiming to “overthrow” or “conducting propaganda” against the state, charges that are almost exclusively used to punish peaceful dissent.

On 1 September this year, the government introduced a new decree severely restricting internet use, with harsh penalties for sharing news reports on blogs and social media, or online activity deemed a threat to national security.

Over the past year, Viet Nam has been debating a revised constitution, which the National Assembly is expected to vote on before its current session ends on 30 November. The government has this year carried out unprecedented “popular consultations” on the draft charter.

But according to Amnesty International’s analysis, the amended constitution contains vaguely worded loopholes that would allow the government to continue to restrict freedom of expression.

“The new draft constitution has the same fundamental problems as its predecessor, and will do nothing to protect human rights defenders and others at risk of being targeted by the authorities through restrictive laws and decrees,” said Abbott.

“The constitution should protect human rights and be underpinned by provisions in the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Viet Nam is a state party. Now is an opportunity to make sure it does, and that it is implemented in law and practice.”
 
Bishops responsible for social communication of the European Episcopal Conferences meet in Barcelona
VIS
09:41 07/11/2013
Vatican City, 7 November 2013 (VIS) – With the theme “Evangelising the soul of Europe”, the bishops responsible for social communication of the European Episcopal Conferences will meet for three days in Barcelona, Spain, to discuss the challenges and instruments available to communicate the Gospel in the context of contemporary Europe, in a state of constant flux.

The meeting, promoted by the Council of European Bishops' Conferences (CCEE) Commission on Social Communications, presided by Bishop Jose Ignacio Munilla Aguirre of San Sebastian, Spain, will open tomorrow afternoon with a discussion by Cardinal Lluis Martinez Sistach, archbishop of Barcelona, on innovative communications in his archdiocese and a presentation of the new CCEE website. This will be followed by a debate chaired by Archbishop Claudio Maria Celli on the fifty years that have passed since the “Inter mirifica” decree, its history, and the changes that have occurred since its publication.

Among other topics, on 9 November there will be a discussion on “marketing the Gospel”, or rather, how commercial means of communication can be used for proclaiming the Gospel; technology in the service of the Church, and the communication of Pope Francis.

In the city of Antonio Gaudi, the European bishops will also have the opportunity to consider the role of architecture in the communication of the beauty of creation, and on Sunday, 10 November, at the end of the meeting, they will visit the Basilica of the Sagrada Familia, guided by the architect Jordi Bonet, who will describe how the work of Gaudi may be interpreted as an inseparable unity of liturgy and architecture.
 
Pope meeting Putin, could help mend Catholic-Orthodox relations
Philip Pullella
10:35 07/11/2013
VATICAN CITY (Reuters) - Pope Francis will receive Russian President Vladimir Putin on November 25, an encounter that could help mend strained relations between the Vatican and the Russian Orthodox Church.

Russian-Vatican relations have been fraught since the 1991 breakup of the Soviet Union, with Moscow accusing the Roman Catholic Church of trying to poach believers from the Russian Orthodox Church, a charge the Vatican denies.

But Putin is the first Kremlin leader since the 1917 Bolshevik Revolution to publicly profess religious faith - to the Orthodox church - and has several times advocated ending the long feud between the two major Christian churches.

Putin and the pope will hold their first meeting on November 25, a Vatican spokesman said on Thursday.

Putin, who also met his two immediate predecessors, could invite the pope to visit Russia, diplomats said.

Popes Benedict and John Paul had standing invitations from the Russian government but could not go because they received no matching invitation from the Orthodox Church. Francis would need the same to go to Russia.

Another dispute between the churches concerns the fate of many church properties that Soviet leader Joseph Stalin ordered confiscated from Eastern Rite Catholics, who worship in an Orthodox liturgy but owe their allegiance to Rome.

Stalin gave the Catholic property to the Russian Orthodox Church, but after the fall of communism, the Eastern Rite Catholics took back many sites, leading to a rise in tensions.

The Russian Orthodox Church, which has resurged since the collapse of the Soviet Union, has some 165 million members in former Soviet republics including Russia and other states.

Francis is the first non-European pope in 1,300 years. His predecessors came from countries - Italy, Poland and Germany - that were caught up in the 20th century's two global conflicts as well as in the Cold War that followed World War Two.

Diplomats have said that Francis, an Argentine with no European political baggage, would have a far better chance of improving ties with the Russian Orthodox Church.

There have been signs of a general warming between the western and eastern branches of Christianity.

On March 20, Ecumenical Patriarch Bartholomew became the first worldwide spiritual leader of Orthodox Christians to attend a papal inaugural Mass since the Great Schism split western and eastern Christianity in 1054.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các bạn trẻ Việt Nam ở Thái Lan cam kết đồng hành với Chúa Kitô
Mai Trang
11:41 07/11/2013
Các bạn trẻ Việt Nam ở Thái Lan cam kết đồng hành với Chúa Kitô

Nona Bua Lamphu, Thái Lan, 6/11/2012, CNA/EWTN News, Antonio Anup Gonsalves) - Một nhóm bạn trẻ Công Giáo Việt Nam sống ở Thái Lan gần đây đã tham gia một hội trại hành hương gặp gỡ đức tin, nhằm làm mới lại lời cam kết của mình với Chúa Kitô.

Hội trại bao gồm những chứng từ về đức tin, các cuộc thảo luận, chiếu phim, tĩnh tâm, trò chơi và âm nhạc.

“Mục đích của hội trại gặp gỡ này là cho họ những cơ hội cùng với sự nâng đỡ tinh thần trong đức tin khi họ sống xa môi trường Công Giáo của mình ở quê nhà tại Việt Nam”, Cha Anthony Lê Đức, tuyên uý cộng đồng người Việt tại Thái Lan, nói với CNA. “Đây là một cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam tại Thái Lan quy tụ để nâng đỡ và chia sẻ cho nhau niềm tin và kinh nghiệm cuộc sống của mình.”

Hội trại "Hành trình với Chúa Kitô" hằng năm lần thứ 3, diễn ra trong 2 ngày 25 và 26-10 tại Giáo xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, thuộc thị trấn Nong Bua Lamphu, miền đông bắc Thái Lan, cách Nhà thờ Chính toà thành phố Udon Thani gần 50km về phía tây nam, đã thu hút hơn 100 bạn trẻ Việt Nam đang làm việc hoặc học tập tại Thái Lan.

Trong khi sống và làm việc xa nhà, các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan thường không có cơ hội để chia sẻ và xây dựng các mối quan hệ. Họ cũng gặp khó khăn trong việc lãnh nhận các bí tích ở nhiều khu vực bên ngoài các thành phố lớn của Thái Lan, do điều kiện làm việc và rào cản ngôn ngữ.

“Được kết nối với nhau qua các cuộc cắm trại này, họ chia sẻ niềm vui, sự phấn đấu, cũng như củng cố đức tin Kitô giáo của mình”, Cha Lê Đức nói.

“Qua chủ đề 'Hành trình với Chúa Kitô', chúng tôi có thêm sức mạnh, sự quyết tâm và thách thức trong đức tin của mình, và cảm nhận được một cảm giác tuyệt vời về tình liên đới với nhau và với Chúa Kitô, Đấng tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi”, Ngô Hồng Quân, một trại viên, chia sẻ.

Nguyễn Văn Thắng, một thành viên trong ban tổ chức, thì nói: “Tôi cảm thấy thật may mắn khi là một phần trong sự kiện này, được gặp gỡ nhiều bạn bè mới mà tôi chưa từng biết trước đây.”

“Cảm giác thật tuyệt vời khi nhìn thấy niềm vui tỏ hiện trên khuôn mặt của tất cả mọi người cũng như thấy được khoảng cách xa lạ giữa con người không còn nữa, khi chúng tôi quy tụ lại với nhau trong tình yêu của Chúa Kitô.”

“Là một người từng tham gia các kỳ trại trước đây, tôi nhận ra trách nhiệm của tôi bây giờ là thể hiển sự nhiệt tình và cố gắng làm lan toả sức nóng tới các trại viên khác”, bạn Phan Thuỷ Tiên, một trại viên khác, cho biết. “Tôi muốn tất cả chúng tôi nhiệt tình làm chứng cho Chúa Kitô, cho dù chúng tôi có thể cảm thấy mệt mỏi trong công việc và học tập của mình.”

“Thật vô cùng bổ ích khi thấy nhiều bạn trẻ có được tinh thần mới và dấn thân theo Chúa Kitô sau cuộc trại”, Cha Lê Đức nói.

Tại Việt Nam, người Công Giáo chiếm khoảng 7% dân số, trong khi ở Thái Lan, người Công Giáo chưa đến 1% dân số.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gs Nguyễn Mạnh Hùng: Rất khó tin Tập Cận Bình -Việt Nam đã nằm trong qũy đạo Trung Quốc
Phạm Trần
09:48 07/11/2013
GS NGUYỄN MẠNH HÙNG: RẤT KHÓ TIN TẬP CẬN BÌNH-VIỆT NAM ĐÃ NẰM TRONG QŨY ĐẠO TRUNG QUỐC

Lời Tác gỉa: Bài Phỏng vấn dưới đây được chúng tôi thực hiện với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế viện Đại học George Mason nhằm giải tỏa những thắc mắc tại sao trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã tung ra chính sách ngọai giao “Con đường tơ lụa trên biển” và hô hào hợp tác phát triển “cùng thắng” với các nước lân bang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

Cũng trong cuộc phỏng vấn sẽ được chiếu trên Đài Truyền hình SBTN tối Thứ Sáu (8/11/2013) trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam”, Giáo sư Hùng còn giải thích tại sao Trung Quốc phải “cải tổ sâu rộng” trong thời gian tới và có phải Việt Nam đã “nằm gọn” trong qũy đạo của Trung Quốc, sau chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Lý Khắc Cường ?

Sau đây là Tòan văn cuộc Phỏng vấn:


H: Thưa Giáo sư, như ông đã biết trong tháng 10 vừa qua, hai Lãnh tụ hàng đầu của Trung Quốc là Tổng Bí thư và Chủ tịch Nhà nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thăm một số nước trong vùng Đông Nam Á và đồng thời đề nghị khối ASEAN hợp tác để “phát triển trên biển” và cùng nhau xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" trong thế kỷ 21.

Ông có biết tại sao Trung Quốc lại tỏ ra tha thiết muốn hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á vào thời gian này và đâu là lý do khiến họ đặt trọng tâm vào việc yêu cầu khối ASEAN “hợp tác và phát triển trên Biển Đông” ?


Đ: Đây là chiến dịch “tấn công thiện”cảm đợt 2 (second charm offensive) của Trung Quốc theo chính sách “mềm nắn, rắn buông.” Chiến dịch tấn công thiện cảm đợt 1 được khởi động trong những năm đầu thế kỷ nhắm vào các nước Đông Nam Á, trùng hợp với giai đoạn George W. Bush lên cầm quyền với chính sách ngoại giao đơn phương, áp đặt. Nó được thể hiện qua chính sách viện trợ rộng rãi, các ưu đãi thương mại, và việc ký kết “Hiệp ước thân thiện và thân hữu” với ASEAN song song với việc thay cụm từ “trỗi dậy hòa bình” (peaceful rise) bằng cụm từ “phát triển hòa bình” (peaceful rise) để giải tỏa mối lo ngại về hậu quả của sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc.

Tình hình này thay đổi từ khi Trung Quốc công khai công bố “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông (2009) và dùng vũ lực để áp đặt đòi hỏi quá đáng của mình. Chính sách này tạo ra phản ứng bất lợi từ phía Mỹ và các nước Á châu khác khiến họ nghiêng về Mỹ và tìm cách củng cố quan hệ quốc phòng với Mỹ. Thêm vào đó, việc can thiệp trăng trợn và gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN khiến tập thể này không đưa ra được thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Nam Vang năm 2012 khiến các quốc gia đó cảnh giác và đoàn kết hơn trươc áp lực của Trung Quốc. Tình trạng bất lợi này là nguyên nhân dẫn đến chiến dịch “tấn công thiện cảm” đợt 2, vớí khẩu hiệu “con đường tơ lụa” và “hợp tác để phát triển trên biển.”

Nên nhớ chính sách này chỉ được áp dụng một cách tùy tiện . Trong khi Trung Quốc ve vãn một số các nước Đông Nam Á thì họ lại gia tăng áp lực đối với một số nước mà Trung Quốc cho là cứng đầu và không thể lôi ra khỏi quỹ đạo của Mỹ , như Nhật và Phi Luật Tân. Đây là chính sách “cây gậy và củ cà rốt” vừa ve vãn vừa răn đe các nước Đông Nam Á.

H: Theo các Tài liệu mà tôi đọc được thì các nước trong Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các thành viên “có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ” gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Ma Lai Á, Brunei và Nam Dương tỏ ra “rất dè dặt” với đề nghị mới của Trung Quốc.

Theo Giáo sư thì nguyên nhân “dè dặt” của ASEAN bắt nguồn từ đâu ? Vì chưa biết bụng dạ Trung Quốc ra sao hay ASEAN cần có thời gian để suy nghĩ ?


Đ: Lãnh đạo các nước ASEAN không ngây thơ và dễ tin. Họ dè dặt vì muốn chờ xem hành động cụ thể của Trung Quốc như thế nào. Sư dè dặt này bắt nguồn từ kinh nghiệm của họ với những hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian qua, với đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải quá đáng của Trung Quốc, cũng như quan tâm của họ về ý đồ thực sự của nước này qua chương trình canh tân quân sự, gia tăng nhanh chóng khả năng tấn công của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự dè dặt của các nước ấy cũng khác nhau về mức độ. Trong những nước mà ông kể thì Indonesia không có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và họ còn muốn đóng vai trò trung tâm trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) chứ không phải chỉ trong vùng Á châu-Thái Bình Dương. Tương đối họ không ngại Trung Quốc trừ khi Trung Quốc làm hại đến sự đoàn kết ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality) mà Indonesia là một thành phần chủ lực. Đối với bốn nước còn lại, tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Brunei và Mã Lai Á không gay gắt bằng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc của Việt Nam và Phi Luật Tân cho nên sự dè dặt của hai nước sau này cũng lớn hơn.

H: Trong Bài diễn văn đọc trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa rồi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng : “Trung Quốc và các nước ASEAN như môi với răng, cùng gánh vác trách nhiệm giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực… Chúng ta cần phải từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, tích cực đề xướng quan niệm mới về an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực”.

Ông thấy đề nghị này của họ Tập có “nghiêm chỉnh không” ? Ông có thấy là giới lãnh đạo mới của Trung Quốc không còn có ý đồ “bá quyền” như thời “Diều hâu-Bá đạo” Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình không ?


Đ: Bài diễn văn của ông Tập rất khéo với nhiều hứa hẹn đường mật. Mục đích chính của nó là khuyến cáo cần tránh chiến tranh lạnh, vì chiến tranh lạnh sẽ đưa đến thế đối đầu, liên minh quân sự, tranh vùng ảnh hưởng khiến Trung Quốc có thể lâm vào thế bị Mỹ vây chặn với chính sách be bờ mới (containment).

Còn ý đồ bá quyền là ý đồ tự nhiên của nước lớn mạnh nhất trong vùng, không lãnh tụ Trung Quốc nào tránh được hấp lực của nó.

DIỀU HÂU HAY HÒA BÌNH ?

H: Thưa Giáo sư Hùng, cũng trong Bài Diễn văn ấy, ông Tập Cận Bình cũng nói :”Về một số bất đồng và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, hai bên cần phải trước sau như một kiên trì giải quyết bằng biện pháp hoà bình, xử lý thoả đáng thông qua đối thoại bình đẳng và hiệp thương hữu nghị, giữ gìn đại cục của quan hệ song phương và ổn định của khu vực.”

Ông có lạc quan khi thấy ông Tập Cận Bình đã khẳng định dùng ”biện pháp hoà bình” , thay vì võ lực để giải quyết tranh chấp và như vậy phải chăng họ Tập đã kìm chế được phe Diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc vẫn hô hào sử dụng võ lực để đánh chiếm cho thật nhanh các quần đảo còn lại trên Biển Đông, phần lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam?


Đ: Đề nghị kể trên của ông Tập không có gì hoàn toàn mới, nó chỉ nhắc lại lập trường và cam kết cũ. Chừng nào mà Trung Quốc chưa chính thức bãi bỏ “Đường lưỡi bò” và tương quan lực lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia tranh chấp không đồng đều thì khó có thể có sự “xử lý thỏa đáng” thông qua “đối thoại bình đẳng được.”

Nói rằng Tập Cận Bình đã củng cố được quyền lực của mình thì đúng, còn bảo rằng ông kiểm soát được “phe Diều hâu hiếu chiến” thì không đúng hẳn. Tôi không nghĩ rằng việc “hô hào xử dụng võ lực để đánh chiếm thật nhanh” các đảo còn lại trên Biển Đông phản ánh lập trường của một phe có thế lực trong Bộ Chính Trị của Trung Quốc, nhất là của phe quân đội, như nhiều nhà bình luận suy đoán. Trong tổ chức chính trị của các đảng cộng sản nói chung và của đảng cộng sản Trung Quốc nói riêng thì “chính trị là thống soái,” quân đội luôn luôn phải ở dưới quyền kiểm soát của lãnh đạo chính trị. Nếu đó là áp lực của quân đội thì tại sao Trung Quốc lại đấu dịu ở Đông Nam Á trong khi làm găng với Nhật ở Bắc Á?

H: Thưa Giáo sư, ông là Chuyên viên về Chính trị và Ngọai giao Quốc tế tại Đại học George Mason, ông đánh giá về “con người Hòa Bình” của Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình như thế nào sau khi nghe họ Tập nói câu này trước Quốc hội Nam Dương ngày 3/10 vừa qua : “Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch đi con đường phát triển hoà bình, kiên định bất di bất dịch thi hành chính sách ngoại giao hoà bình độc lập và tự chủ, kiên định bất di bất dịch thi hành chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng. Sự phát triển của Trung Quốc là sự lớn mạnh của lực lượng hoà bình thế giới, là sự tăng cường cho năng lượng dương hữu nghị, mang lại cơ hội phát triển chứ không phải là đe dọa cho châu Á và thế giới.” ?

Đ: Ở Hoa Kỳ, nếu Tổng Thống Franklin Roosevelt có thể bỏ chủ thuyết Monroe coi Mỹ là thống soái ở Mỹ châu La tinh để thay thế nó bẳng chính sách “láng giềng thân thiện” (good neighborliness) thì người ta cũng có thể hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thật tâm muốn thay đổi chính sách ngoại giao của Trung Quốc như lời ông nói.

Tuy nhiên, ta cũng nên nhớ rằng các hành động lấn lướt, khiêu khích gần đây của Trung Quốc, như cát giây cáp của tàu Việt Nam và khuynh đảo sự đoàn kết của ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 ở Nam Vang, đều đã xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập.

Nói đến lời hứa, tôi xin nhắc đến tuyên bố chắc nịch của Ayatollah Ali Khameini. Nhà lãnh đạo tôn giáo tối cao của Iran từng xác quyết rằng Iran sẽ không bao giờ chế tạo bom nguyên tử vì hành động này không những “vô ích, nguy hiểm” mà còn là một “cái tội,” không phù hợp với kinh Quran (kinh thánh của Hồi giáo). Cho đến giờ phút này, tôi tin lời của ông Khameini hơn lời hứa của ông Tập.

TRUNG QUỐC CẢI TỔ VÀ VIỆT NAM

H: Thưa Giáo sư, Hội nghị Trung ương 3 Khoá 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 12 tháng 11 này, theo đó một kế họach được gọi là “cải tổ tòan diện và sâu rộng” nhất từ Cuộc cải cách 33 năm trước dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ được đem ra thảo luận.

Ông đánh giá như thề nào về quyết định cải tổ lần này và tại sao Trung Quốc lại cần phải có một cuộc “cải tổ sâu rộng” như vậy ?


Đ: Trước hội nghị trung ương 3 năm nay của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có nhiều tin đồn về “cải tổ toàn diện và sâu rộng” xuất phát từ ngay những người thân cận với ông Tập Cận Bình; họ cho rằng những cải tổ trung ương 3 khóa 18 lần này nếu không quan trọng hơn thì cũng không kém những cải tổ do Đặng Tiểu Bình đề xuất tại trung ương 3 khóa 11.

Lý do cần có những cải tổ quan trọng vì mức độ phát triển kinh tế của Trung Quốc bị khựng lại trước tình hình kinh tế toàn cầu không có gì là khả quan. Cải tổ của Đặng Tiểu Bình đã đi hết chu kỳ của nó. Mô thức phát triển cũ dựa vào xuất khẩu dùng nhân công rẻ để sản xuất hàng rập khuôn hàng nước ngoài không hữu hiệu nữa khi giá nhân công Trung Quốc gia tăng và khả năng tiêu thụ hàng Trung Quốc ở bên ngoài giảm. Nhiều kinh tế gia cho rằng mô thức phát triển mới của Trung Quốc phải dựa vào tiêu thụ nội địa và vào khả năng sáng tạo và phát minh, nhưng khó có thể khuyến khích sáng tạo trong một môi trường chính trị kiểm soát, thông tin bưng bít. Nhu cầu cải tổ chính trị một cách sâu rộng thì có, làm thế nào để cải tổ mà vẫn giữ được ổn định chính trị là một thử thách lớn cho trung ương 3.

Ngay trong trung tâm quyền lực của Trung Quốc cũng có những đề nghị cải tổ mạnh bạo. Thông Đốc Ngân Hàng Trung Ương Chu Tiểu Xuyên hô hào cải tổ lãnh vực tài chính. Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển thuộc Quốc Vụ Viện (Hội đồng Nội các) đề nghị giảm đặc quyền kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh, cho nông dân quyền mua bán ruộng đất, và cho chính quyền địa phương rộng quyền hơn trong việc thu thuế và xử dụng thuế. Những cải tổ này không những chỉ đụng chạm đến tín điều căn bản của Xã hội Chủ nghĩa mà còn đụng chạm đến đặc quyền đặc lợi của nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Đó là những quyết định nhức nhối mà trung ương 8 của đảng Cộng sản Trung quốc phải cứu xét và chọn lựa.

H: Sau cùng, xin Giáo sư bình luận về Thỏa hiệp mới về “hợp tác trên biển” giữa Việt nam và Trung Quốc vừa công bố trong Tuyên bố chung tại Hà Nội ngày 15/10/2013, tiếp theo sau chuyến thăm 2 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tôi muốn hỏi ông rằng, có phải thỏa hiệp Hà Nội đã đáp lại mong muốn của Bắc Kinh như những gì hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã nói trong các chuyến du hành Đông Nam Á của họ trong 2 tuần lễ đầu tháng 10 vừa qua ?

Đ:Lần trước ông (Chủ tịch Nhà nước) Trương Tấn Sang đi Trung Quốc (19/06/2013) để ký kết “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.” Lần này ông Cường thăm Việt Nam, ký tuyên bố chung làm “sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước. Về ngôn từ thì vẫn “16 chữ vàng, 4 tốt, hợp tác cùng phát triển, để ý đến đại cục, xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại, dễ trước khó sau…” Về bản chất thì những cam kết này chỉ nhằm xây dựng quan hệ chằng chịt giữa hai nước và hai đảng về mọi phương diện, mọi cấp bậc, qua cả những dự án xây cất đường xá và phương tiện giao thông nối liền hai nước và chương trình nối kết thế hệ thanh niên hai nưóc, khiến Việt Nam khó thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc không những bây giờ mà còn trong tương lai

Riêng vấn đề “hợp tác cùng phát triển trên biển,” tuyên bố chung chỉ đưa ra những nguyên tắc đàm phán. Cụ thể là cam kết “kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động phức tạp, mở rộng tranh chấp” và tìm kiếm các “biện pháp có hậu quả để kiểm soát tranh chấp.” Đó chỉ là những lời hứa. Mà lời hứa thì không mất tiền mua. -/-

Phạm Trần

(06/11/2013)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Phaolô: Thần-học niềm tin như quà tặng - mô-hình vô-thức
Mai Tá
21:34 07/11/2013
Thánh Phaolô: Thần-học niềm tin như quà tặng - mô-hình vô-thức
Chương III
(bài 18)

Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)

Đôi điều cần tư duy

Ở đây, lại có thêm vấn đề về nguyên-tắc, đó là: ta càng gần gũi sống với thực-tại lại càng hiểu/biết nhiều hơn. Thế nên, quà tặng cao quý về sự hiện-hữu không hạn-chế, chẳng bao hàm lại cũng không thúc ép, bởi tự thân, nó chính là bản-chất của quà tặng được thấy Chúa.

Do bởi quà này đã có mặt nơi nguyên tắc vẫn có ở niềm tin, rõ ràng đó là quà tặng nguyên tắc về thị-kiến thánh-thiêng, khi các giới-hạn hiểu biết theo cung cách tùy thuộc vào cảm xúc đã bị cái chết cất bỏ. Giới-hạn này đang trờ đến, nhưng không đến từ món quà hoặc từ người tặng, mà từ cung cách ta biết được thứ gì đó qua cái chết. Tính tùy-thuộc, là ngôn-từ có được sắc-thái của khuynh hướng này, trừ phi ngôn-từ đó đã được gỡ bỏ, nếu không thế, ta cũng gặp phải thất bại đến độ không thấy được nội-dung bên trong.

Tôi nghĩ, quà tặng Chúa ban là sự việc Ngài đến với ta và gần cận ta đến độ ta có thể thấy Ngài cách trực tiếp, rất cấp bách. Nhưng, điều đó lại không thể xảy ra trong khuôn khổ giới-hạn của sự sống dễ chết chóc. Thế nên, Chúa ban cho ta thứ sẻ san để thay cho quà tặng chung cuộc. Chúa đến với ta qua ngôn ngữ ta sử dụng. Chính đó là cung cách ta hiểu/biết một cách tích-cực khiến ta có Chúa trong niềm tin Ngài phú ban và ta tìm ra được ý nghĩa của thị kiến thánh-thiêng này.

Kết cục, tôi vẫn nghĩ: thần học được dựng xây trên “niềm tin-ta-nhìn-thấy” và nhờ ý-nghĩa đích thực, nó đã thành một thứ “khoa học nằm bên dưới thị-kiến thánh thiêng”. Thành ra, tôi coi nền thần học đích-thực tựa như không có khả năng giảm thiểu việc nói năng, như triết-lý, tâm-lý-học độc đáo, hoặc bất cứ thứ gì tạo nên tính tự nhiên này khác. Ở đây, lại đã có nền tảng bí-nhiệm cho sự sống có ý-nghĩa của ta, và đó chính là sự sống trí tuệ.

Với tôi, chừng như có tác giả nào đó đã đi ngược laị đường huyết-mạch của sự “tăm tối” và đòi chút ánh sáng ở niềm tin, khác với động tác “tin”, nó xem ra cũng không đi xa là bao. Thật ra, có sự khác biệt ở nơi đó, nhưng đây không là việc chính; việc chính yếu lại là Động lực Lớn hơn; trời cao đang lôi kéo ta vào nơi đây và niềm tin là sự đáp-trả ban đầu ta thực hiện cho nó là: vào lúc này! Cũng tựa như các thày dòng phái khắc kỷ thường hay nói mỗi khi có đồng môn của mình đi vào cõi chết, vẫn quyết rằng:”Chúa gọi thày về với Ngài...”

Tôi nghĩ đây chính là tiêu chuẩn tạo khác biệt giữa hai bậc hiển thánh là: thánh Augustinô và thánh Tôma Akinô. Thánh Augustinô rất tuyệt vời trong cung cách nắm bắt ảnh hưởng của niềm tin, còn thánh Tôma lại suy-tính theo đường-lối do thánh Augustinô vạch ra, nên thánh-nhân đã tiến tới và hội nhập vào tư thế của thánh Augustinô đôi chút động thái trí tuệ kiểu Hy Lạp, đặc biệt là với triết gia Aristotle. Triết gia Aristotle cũng dựa vào ý-niệm khoa-học do ông đưa ra theo ý-hướng bảo rằng: nguyên-tắc trước nhất (tức: những gì được nói theo kiểu tự ý nói) diễn giải và tặng ý nghĩa cho các nhận-thức thứ yếu (tức: xuất tự cung cách tự ý mình nói ra). Thánh Tôma Akinô thừa hiểu: quà tặng nguyên-tắc về việc Chúa gần gũi “sống cùng” và “sống với” ta đã diễn đạt và nói lên ý-nghĩa mọi sự việc này khác hơn ta tin-tưởng và hiểu phần nào trong niềm tin.

Đây, là lập trường của Gilson trong bài viết nổi tiếng được ông cho đăng trong tập san ADHDMA năm 1925, có tựa đề: “Tại sao thánh Tôma Akinô lại chỉ trích thánh Augustinô?”

Xác tín của riêng tôi về tính siêu-nhiên thiết-thực nằm trong niềm tin là đến từ nguyên-tắc giản đơn nhưng liên-tục do thánh Tôma Akinô đề ra, tức: động-tác trở thành đặc biệt do đối-tượng chúng nằm giữ. Thế nhưng, điều này lại đã gia tăng tầm kích mở-rộng của nguyên tắc này. Nay, thì: đối tượng của động tác tin tưởng rất thánh thiêng là: Thiên Chúa, tự nơi Thâm sâu và Sự Sống của Ngài, như quà tặng ban cho ta theo sắc thái của việc Kề Cận giả dĩ còn hiểu/biết được. Theo tôi, thì: điều đó mang tính chất rất “Thiên Chúa” đến mức độ không thể giảm thành bất cứ thứ gì thua sút, ở thực tại không phai nhạt của Chúa, hoặc nói cho đúng, cũng từng gia-giảm thành thứ gì khác giúp ta nói về Chúa. Nếu Chúa được trình bày theo khuôn-khổ của ngôn-từ/tự-vựng có giới-hạn của con người, thì Chúa ắt phải được chấp-nhận ở mãi trong ta và Ngài cũng sẽ bị hạn-chế do con người của ta có giới-hạn nữa. Như tôi thường vẫn nghĩ, rằng: Thiên Chúa không lĩnh-nhận bị hạn-chế đến độ giống như thế, tức: đó là thú-nhận một khác-biệt chung-cuộc giữa Chúa và thứ gì khác. Quả thật, Thiên-Chúa là quà tặng Ngài ban cho ta, nhưng Ngài là Chúa như Ngài vẫn thế, chứ không là Đấng thánh có giới-hạn từng ban tặng. Ngôn-ngữ nói loanh-quanh việc này, chỉ là khuôn-phép đưa ra lời thú-nhận niềm tin khả dĩ giúp ta hiểu/biết nhờ trí-tuệ của con người.

Ghi chú: Ai muốn có thêm chi-tiết, cũng nên biết rằng: thánh Tôma Akinô có lần phân-biệt “luồng sáng quang vinh” có kích-động cấp kỳ của trí-tuệ do Thực-Tại Thánh-Thiêng đỡ nâng, đó cũng là kích-động để cho thấy chức-năng công-nhiên, tiềm-ẩn tựa vết hằn đặc trưng, rất đặc biệt. Chính đây, là thứ kích-động mà tôi từng nói ở đây, coi đó như sự việc Chúa “cận kề”.


Vai trò của thần-học

Nhiều nhà thần-học nay cởi-mở hơn đối với chức-năng đặc-biêt của nền thần-học mang tính diễn-giải. Thần-học ấy, nay có thể và cũng sẽ thách-thức các lập-luận sai trái, cùng đưa ra vấn-nạn gai-góc vốn dĩ đề-suất khuôn-khổ thay thế để Hội thánh ta có thể nhận-thức trong nguyện-cầu. Các vấn-nạn như thế, có lẽ cũng chấp-nhận lối khai-thác thần-học mang tính chân-phương, dễ chịu hầu nhượng-bộ nhận-thức để triển-khai hoặc cả đến chuyện đi đến đổi thay khá đáng kể, trong huấn-quyền chính-mạch của Hội thánh nữa.

Giáo huấn chính-mạch của Hội thánh (khi xưa gọi là Huấn-quyền) thường phản-ứng rất tiêu-cực về chuyện này. Trong khi huấn-quyền của Hội thánh không đòi ta phải tận-dụng mọi triển-khai tín-lý, thẩm-quyền Hội thánh đòi giáo-huấn ấy không được dẫn đưa con dân trong Đạo đi vào lầm-lạc hoặc lối kéo họ xa rời Chúa. Thẩm-quyền Hội thánh đòi dân con người trong Đạo phải được dẫn dắt cách chắc chắn, không sai chậy. Thường thì, Hội thánh bác bỏ những gì mà các thần-học-gia thực-hiện như thể tạo thêm huấn-quyền nào đó song song với giáo-huấn hiện-thời lấy lý do để vinh-thăng lối giảng-dạy vượt ngoài chất tích-tụ niềm tin lâu nay vẫn cứ tin vào huấn-quyền của thánh Hội. Thật sự thì, ở đây, ta thấy có sự lẫn-lộn về việc này. Bởi, thật ra Huấn-quyền chỉ là sự thể mang tính mục-vụ: các đấng có trọng trách ước-định giá-trị mục-vụ hoặc hiểm-nguy đến với dân con trong Đạo về diễn-trình tín-lý. Công việc của các nhà thần-học lại mang tính chuyên-môn, khoa-bảng và có ích về cung-cách truy-tầm, nghiên-cứu nghiệp-vụ. Đó không là “huấn-quyền” chút nào hết. Khi làm việc, hầu hết các nhà thần-học nay không bắt đầu bằng các giáo-huấn hiện có của Hội thánh (điều mà các ngài vẫn tôn-kính). Các ngài thích bắt đầu bằng lời rao giảng của Chúa nơi Tân Ước và truy-xét dấu vết lịch-sử nơi diễn-giải nền-tảng trải dài nhiều thế kỷ, cho đến khi các ngài đạt huấn-quyền thời hiện-tại. Huấn-quyền lại những muốn các nhà thần-học phải bắt đầu bằng giáo-huấn hiện-tại của Hội thánh và lội ngược giòng mà làm việc.

Chắc chắn, ở đây có khác biệt về tính “tuyệt-đối” chứ không là công-thức của niềm-tin. Đa số các nhà thần-học hôm nay lại coi công-thức này luôn ràng-buộc với điều-kiện lịch-sử và văn-hoá, nên sẽ triển-khai nhiều hơn, trong mai ngày. Tính-khí của giáo-quyền Vatican lúc này còn tuyệt-đối nhiều hơn nữa.

Sự-kiện này dẫn đến tầm-nhìn khác-biệt về đối-tượng niềm tin. Đến lúc này, tôi vẫn đeo-đuổi lập-trường của thánh Tôma Akinô khi thánh-nhân quyết rằng: đối-tượng niềm tin là Thiên Chúa, không nhạt phai, nhưng lại hiện-hữu trong công-thức niềm tin. Kinh-nghiệm niềm tin vào Chúa không hạn-chế, là cốt-tuỷ của niềm tin ta có. Niềm tin tặng ban cho ta, không ra ngoài công-thức ấy, nhưng nó cũng không tuyệt-đối-hoá công-thức ấy như thể chính công-thức ấy mới thánh-thiêng, quyền-lực. Quan-trọng hơn cả, là việc điều-hướng vẫn còn diễn-tiến, tức: điều-hướng bất cứ đề-nghị nào mới-mẻ, đối với những gì thuộc truyền-thống, để rồi việc triển-khai công-thức phải nằm trong ý-nghĩa đích-thực về Thiên-Chúa có trong niềm tin rộng lớn. Để nắm bắt sự tràn-đầy/trọn vẹn của Chúa như đối-tượng niềm tin mở ra cho con người, chính là con đường nhận-lĩnh giá-trị và tính giới-hạn của công-thức.

Muốn có thêm chi-tiết về các cuộc thảo-luận mới này, xin xem R.Gaillardetz, The Road Ahead, America Magazine, 24/9/2012 và D. Wuerl, The Noble Enterprise, America Magazine, 4/2/2013.

-----------------


Thiên Chúa của niềm tin

Với tôi, xem thế thì: đối tượng niềm tin, tức: câu hỏi “điều gì thế?” được tin tưởng trong động-tác như thế ấy, hoặc nhận-thức ở động-tác này, không chỉ duy nhất là về “Chúa”, mà là toàn bộ bí-nhiệm về Chúa. Và, đó là sự thống-nhất, hài hoà, một giao-hưởng-khúc có điều-hướng về tất cả mọi bí-nhiệm nơi Chúa, bởi Chúa nhìn thấy chúng và vui hưởng chúng, chứ không phải chúng được thích-nghi vào những bắt chộp của ta.

Thành ra, câu “Điều gì thế?” mà ta tin cũng không là sự vật nào hoặc người nào cũng chân phương và giản-đơn, nhưng lại là động-lực, một lực xuyên suốt cứ trải dài mãi... Đó là những gì ta quen gọi là “đối tượng” niềm tin của ta... Với riêng tôi, cụm từ “đối tượng” không là tự-vựng khiến tôi hài lòng cho lắm.

Nói về nhận thức nào đó, cũng xin nhớ về nhận-thức toán-học chẳng hạn. Nó còn hơn cả biểu-thức cân bằng, trong toán-học. Tôi coi nhận-thức này được định đoạt do bởi đối-tượng của chúng, bởi những gì chúng nhìn thấy, tức: những gì chúng có nhận-thức ở trong đó... Với niềm tin Kitô-giáo, chính đó là sự hài-hoà và điều-hướng tất cả mọi bí-nhiệm ta có nơi kinh Tin Kính. Ta không thể kính sợ điều đó; và từ đó đi vào niềm tin đích thực, cũng không xa. Niềm tin mang tính siêu-nhiên, do đối-tượng của nó -về nhận-thức- là bí-nhiệm siêu-nhiên, nghĩa là: tin trực-tiếp đi vào chính bản-chất của Thiên Chúa. Nó không dừng lại ở đề nghị nào bất kể, nó xuyên-thấu đề-nghị đến với Chúa, với Thiên Chúa không giới-hạn trong chính bản-chất không hạn-chế của Ngài.

---------------
(còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
50 năm thờ cúng tổ tiên
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
23:22 07/11/2013
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - 1

Với bầu khí hiệp thông với các đẳng linh hồn trong tháng 11, loạt bài bất ngờ được mang một tên mới: “50 năm thờ cúng Ông Bà” để nhấn mạnh hơn tới cuộc kỷ niệm “Plane compertum est” đang đến. Tuy nhiên, các bài chia sẻ vẫn tiếp tục được đánh số thứ tự nối theo loạt bài trước để việc loan báo Tin mừng cho Dòng họ và việc hội nhập Đạo Hiếu vào Tin mừng là một.

50 NĂM THỜ CÚNG ÔNG BÀ - Chia sẻ 27

CHUNG MỐI ĐỒNG CẢM

Sau khi đưa lên mạng bài chia sẻ số 16, tôi nhận được bài viết của tác giả Mạc Tường tựa đề “Như gấm thêm hoa”, trùng khít với những điều tôi đang viết. Do đó, đề tài chia sẻ này xin được dành để giới thiệu cùng quí độc giả suy tư của anh Mạc Tường.

NHƯ GẤM THÊM HOA

Thấm thoát đã gần nửa thế kỷ từ ngày Tòa Thánh chấp thuận cho giáo dân Việt Nam được thờ cúng ông bà, tổ tiên theo cung cách cổ truyền, miễn là đừng thực hiện những hành vi mang tính dị đoan. Giáo Hội Công giáo Việt Nam cũng đã cổ võ khuyến khích thực hiện việc thờ cúng ông bà tổ tiên theo tinh thần trên. Riêng Giáo Phận Quy Nhơn, gần đây các bài giáo huấn số 32 và 34 của lịch phụng vụ năm C được rao đọc trước các thánh lễ Chúa Nhật đã nhấn mạnh tính quan trọng và cấp thiết trong việc thiết lập bàn thờ gia tiên, thực hiện các nghi thức lễ bái, nhất là những dịp giỗ, chạp, lễ tết, để nhờ đó có thể sớm xóa tan được thành kiến “theo đạo bỏ ông bà”.

Sau gần nửa thế kỷ, được khuyến khích hòa nhập với cộng đồng dân tộc, hầu xóa sạch những hiểu lầm và hàn gắn những khoảng cách không đáng có giữa người Công giáo và anh chị em lương dân, thử hỏi chúng ta đã hòa nhập đến đâu?

Thật đau lòng và đáng lo ngại! Hiện nay, trong các gia đình Công giáo, một số đã có bàn thờ gia tiên, nhưng thử hỏi có bao nhiêu bàn thờ được bài trí một cách đàng hoàng, nghiêm cẩn như ở các gia đình lương dân?

Bước vào nhà người Công giáo, trên bàn thờ Chúa cũng như trên bàn thờ gia tiên, thật khó mà tìm thấy một cặp nến màu đỏ như ở các gia đình lương dân. Tại sao chúng ta cứ nhất thiết phải dùng nến trắng trong khi nến đỏ đã được dùng rất lâu ở Việt Nam trước khi có những cây nến màu trắng lạ mắt có nguồn gốc từ Châu Âu?

Trong những dịp lễ lớn chúng ta dâng lên bàn thờ Thiên Chúa, bàn thờ gia tiên những thức ăn, thức uống, bánh mứt, rượu bia, nước ngọt… Nhưng liệu chúng ta có quen với việc dâng lên một mâm cơm cúng như anh chị em lương dân quen làm không?

Khi trong gia đình Công giáo có tang sự, chúng ta thường rước đoàn kèn Tây (“rất tốn kém và thổi những bản nhạc đời vô tội vạ”, như một Cha sở đã nói). Chúng ta có đủ can đảm rước một đoàn nhạc bát âm, với những nhạc cụ dân tộc (chỉ diễn những bản nhạc thuộc về tang lễ) như anh chị em lương dân thường làm không? Còn bao nhiêu điều tưởng chừng như nhỏ nhặt, thực ra lại là hố sâu ngăn cách, khó bề gần gũi giữa người Công giáo và anh chị em lương dân.

Nếu chúng ta không quyết liệt về nguồn, không triệt để canh tân, loại bỏ những cách biệt, thiết nghĩ việc xóa định kiến “theo đạo bỏ ông bà” chắc chắn còn xa, xa vời lắm!

Mong rằng tất cả nọi người Công giáo Việt Nam ý thức được tầm quan trọng và cơ hội mà Hội Thánh đã trao cho chúng ta. Không lý gì chỉ vì màu của cây nến; không lý gì chỉ vì chút ngại ngần trước mâm cơm cúng; không lý gì chỉ vì không quen với dàn nhạc bát âm, và chỉ vì những tiểu tiết tương tự mà công việc truyền giáo cứ phải mãi mãi bị ngáng trở!

Những hố sâu, rào cản cần được dỡ bỏ, san bằng để mọi người Việt Nam dễ cảm nhận Đạo Công giáo phù hợp với tấm lòng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. Được như thế, trong một viễn cảnh không xa ta có thể thấy hình ảnh các thợ gặt rộn rã với những bó lúa vàng trĩu nặng trên tay trên khắp cánh đồng truyền giáo Việt Nam bao la bát ngát. Và ngày ấy Giáo Hội Công giáo Việt Nam sẽ “như gấm thêm hoa”.

MẠC TƯỜNG

50 NĂM THỜ CÚNG ÔNG BÀ - Chia sẻ 28

QUYỂN GIA LỄ Công Giáo HAY KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH

Thông cáo 1965 kết thúc: “Yêu cầu quý cha phổ biến rộng rãi và giải thích tường tận thông cáo này không những trong các nhà thờ mỗi khi có dịp, không những cho anh em giáo hữu mà cho cả người ngoài Công Giáo. Các vị phụ trách Công Giáo Tiến hành cũng phải lấy thông cáo này làm đề tài học tập cho các hội đoàn trong các buổi họp và các khóa huấn luyện”.

Nói chung, các cha đều có trình bày trên tòa giảng, cả trong những dịp tang lễ và hôn lễ, trong các lớp dự bị hôn nhân. Cũng có những người muốn thúc đẩy cho việc tái hội nhập vào văn hóa dân tộc tiến nhanh nhưng hình như không mấy ai hưởng ứng. Bài viết của anh Mạc Tường tiêu biểu cho nỗi âu lo thao thức của những người quan tâm tới việc khai mở con đường loan Tin mừng qua việc thờ cúng Tổ Tiên. Phải nói rằng, sau 50 năm, nếu để khai báo thành quả, hầu như chúng ta chưa làm được gì mấy. Lắm người bảo việc áp dụng huấn thị “Plane compertum est” cách nửa vời càng dễ gây phản tác dụng vì dễ khiến người lương nghĩ rằng người Công Giáo không thật lòng trong việc này.

Sau những năm tích cực nhập cuộc tôi nghĩ sự trì trệ có hai lý do. Ngoài lý do tự nhiên là thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể, hẳn còn có một lý do siêu nhiên khá bất ngờ là linh tính đức tin của người tín hữu chưa cho phép họ mạnh dạn tiến xa. Ở chia sẻ sau, tôi sẽ nói tới lý do siêu nhiên, còn ở đây xin trình bày lý do tự nhiên.

Thật ra, cho tới nay chưa có tài liệu hướng dẫn thực hành chính thức nào đi xa hơn những nguyên tắc trong hai bản thông cáo 1965 và 1974. Nhiều giáo dân muốn áp dụng nhưng có lẽ chỉ biết cách mơ hồ, không rõ phải làm gì trong thực tế.

Đi tìm hiểu cách thực hành của anh chị em lương dân, tôi sớm nhận ra rằng các truyền thống đạo hiếu được duy trì và phổ cập đồng bộ trong dân chúng có lẽ là do sự góp phần rất lớn của một quyển sách mỏng tên là “Thọ Mai gia lễ”. Cũng có một vài quyển gia lễ khác nhưng có lẽ quyển Thọ Mai thịnh hành nhất và có ảnh hưởng rộng nhất. Nay nếu muốn cho việc áp dụng thông cáo của Hội Đồng Giám Mục đi sâu vào tận các gia đình, cũng cần có một quyển “Gia lễ Công Giáo” với những chỉ dẫn cặn kẽ.

QUYỂN GIA LỄ Công Giáo HAY KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH

Đang khi tôi suy nghĩ tìm cách thực hiện thì Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục Nha Trang, sau khi dự Thượng hội đồng Giám mục về gia đình, đã giao cho tôi dịch tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục. Tôi dịch xong và trình cho ngài thì ngài bảo làm một sưu tập những kinh theo tinh thần mới để dùng cho các gia đình. Yêu cầu ấy của ngài cho tôi hiểu ra rằng quyển “Gia lễ Công Giáo” không gì khác hơn là một quyển “Kinh nguyện Gia đình”, với những đầy đủ các chỉ dẫn cần thiết cho các gia đình, trong đó có những chỉ dẫn về tang lễ, kỵ giỗ và việc thờ cúng Ông Bà. Tôi đúc kết một bản thảo, đem in lụa dùng thử rồi sửa đi sửa lại. Khoảng năm 1986 thì có được ấn bản mới. Đức Cha Phaolô duyệt qua và cho phép dùng. Sau đó cuối năm 1997 ngài cho imprimatur và Tòa Giám mục Nha Trang đã chính thức xin phép xuất bản và in lại nhiều lần.

Quyển sách gồm hai phần. Phần đầu là sưu tập một số các kinh cũ, kinh mới, bài hát, thánh vịnh, lời nguyện. Phần hai là những chương trình giờ kinh khác nhau trong gia đình. Trong đó, mục thứ năm là “Những dịp đặc biệt trong gia đình”, với những hướng dẫn về cúng lễ gia tiên, dọn tất niên, tưởng nhớ gia tiên dịp tết nguyên đán, lễ giao thừa, lễ minh niên, lễ bổn mạng một người trong gia đình, giáp năm ngày rửa tội, thôi nôi hoặc sinh nhật, nghi thức lễ cưới ở gia đình, giáp năm ngày cưới, lễ giỗ và làm phép nhà. Mục thứ sáu là chăm sóc bệnh nhân và cầu nguyện cho người hấp hối. Mục thứ bảy là “Cầu nguyện cho tín hữu đã qua đời”, với những hướng dẫn về viếng thi hài, canh thức cầu nguyện tại tang gia, nhập quan, động quan và di quan, trước khi hạ huyệt, nghi thức hoả táng và nghi thức tiếp nhận di cốt về gia đình. Mỗi mục nhỏ ấy đều gồm những chỉ dẫn thực hành (giống như các “lời bảo” ngày xưa) và những kinh hoặc bài hát thích hợp (lấy ở phần đầu của quyển sách). Xin nêu mục nhỏ thứ nhất làm minh họa.

18. CÚNG LỄ GIA TIÊN (phiên bản 1986)

Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của các tổ phụ. Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống (Mt 22,32). Bên kia cái chết các bậc tiền nhân nào đã thực sự “sống khôn thác thiêng” đều đang sống trong Thiên Chúa. Các tín hữu ở trần gian kết hợp với họ trong mầu nhiệm các thánh thông công. Do đó, khi nhớ đến gia tiên tổ phụ, người Công Giáo không làm một sự thờ phượng ở ngoài sự thờ phượng Thiên Chúa, nhưng thật ra là để nhờ đó mà thêm lòng biết ơn và kính mến Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất (Ep 3,14). Đàng khác, khi nhớ đến các tổ tiên theo huyết thống, người Công Giáo cũng nhớ đến các tổ phụ trong đức tin.

Người Việt Nam có thói quen rất tốt: mỗi khi gia đình có việc buồn vui đều luôn tưởng nhớ gia tiên và biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng lễ. Người tín hữu Công Giáo Việt Nam tiếp nhận truyền thống tốt đẹp ấy với một cái nhìn chính xác, phù hợp với đức tin Kitô giáo.

Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ. Mà đã có bàn thờ thì nhớ thắp hương, đừng để hương tàn khói lạnh.

Hình thức sơ đẳng nhất của lễ gia tiên là mỗi sớm, mỗi tối, mỗi lần ra khỏi nhà và mỗi lần đi đâu về, ta thắp một cây nhang cắm lên bàn thờ và thinh lặng cầu nguyện một phút.

Ngày tết ngày giỗ nên giữ một cây hương cháy suốt ngày. Tránh những chi tiết trái đức tin và tránh tốn kém không hợp tình hợp lý. Về hình thức, chỉ cốt sao biểu lộ được tấm lòng và giúp các cháu nhỏ học được lòng biết ơn tổ tiên và biết ơn Thiên Chúa Tạo Hoá.

Khi cúng lễ, cần nhắc cho các cháu nhỏ nhớ: Đức tin Công Giáo dạy ta biết rằng người quá cố không cần đến thức ăn vật chất, các lễ vật chỉ nhằm bày tỏ lòng biết ơn kính nhớ mà thôi.

Lễ gia tiên thường do vị trưởng tộc hoặc người cha trong gia đình chủ lễ. Nếu vị này vắng mặt thì vợ hoặc con trai hoặc con dâu trưởng chủ lễ.

Chương trình đơn giản như sau:

1. Thắp hương đèn trên bàn thờ

2. Dấu thánh giá

3. Kinh Lạy Cha

4. Tạ ơn Chúa:

Xướng: Ta hãy tạ ơn Thiên Chúa đã đưa các bậc tổ tiên ta về với Ngài.

Đáp:

A. Chúa trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên

Và nhớ mãi lời xưa giao ước

B. Chúa đã thề với tổ phụ Ab-ra-ham

Rằng sẽ giải phóng ta khỏi địch thù

5. Cầu cho các tín hữu đã qua đời:

X. Ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục

Đ.

A. Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ

Cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi

B. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

6. Lời nguyện với tổ tiên (do vị chủ lễ đọc):

Kính lạy anh linh các bậc tổ tiên ông bà nội ngoại hai bên, cùng các bác, các chú, thím, cô dì, cậu mợ và mọi anh chị em đã qua đời.

Hôm nay nhân ngày. .. (nhân ngày đầu năm, cuối năm, hoặc nhân một ngày một dịp nào khác), chúng con xin thắp nén hương bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn. Kính xin thương cầu nguyện cho chúng con được bình an mạnh khoẻ, được hoà thuận êm ấm và được mọi điều tốt đẹp như ý Thiên Chúa muốn. ..

(Vị chủ lễ vái 4 vái. Những người hiện diện tuần tự tiến lên vái mỗi người 4 vái và cầu nguyện riêng. Ai không lên vái cũng không sao. Đến đây kết thúc trong thinh lặng hoặc cũng có thể hát một bài tạ ơn để kết thúc).

XIN GÓP Ý

Đó là mục thứ 18 trong phần II của quyển “Kinh Nguyện Gia Đình” và cũng là mở đầu cho phần “Gia lễ Công Giáo”. Có thể một số độc giả đã từng sử dụng quyển sách và biết phần hướng dẫn ở các mục khác tương tự. Quý độc giả nào chưa biết quyển sách, xin tải xuống từ địa chỉ:

http://gpquinhon.org/qn/download/tu-duc/Kinh-nguyen-gia-dinh/

Đóng góp của tôi trong quyển sách chỉ mới là một cố gắng cá nhân. Tôi đã cố gắng bám sát những trường hợp có thật và đa dạng để xây dựng các lời chỉ dẫn cho đúng thực tế. Dù vậy, còn rất nhiều thiếu sót.

Đã hơn 25 năm. Cả những bài hát trong đó đã nhiều bài bị đào thải. Nay chuẩn bị mừng 50 năm áp dụng huấn thị Plane compertum est, Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đang duyệt lại toàn bộ để phát hành với tựa đề mới là SÁCH GIA LỄ Công Giáo.

Trong viễn tượng loan Tin mừng rộng lớn và lâu dài, các chỉ dẫn thực hành này cần được chỉnh sửa thật chu đáo. Do đó, tôi tha thiết ước mong quý độc giả chịu khó tải quyển sách xuống, xem kỹ mục thứ năm và thứ bảy của phần II và đóng góp ý kiến. Quý vị nào muốn góp ý trên bản thảo mới, chúng tôi sẽ gửi file vi tính của bản thảo. Chúng tôi mong nhận được các góp ý trước ngày 15-12 để có thể sớm hoàn tất việc biên tập.

Xin liên lạc về: tinmunggiesu@gmail.com

Xin chân thành cám ơn.

50 NĂM THỜ CÚNG ÔNG BÀ - Chia sẻ 29

50 NĂM LINH TÍNH ĐỨC TIN – NGHI THỨC CÚNG GIỖ

Xin được trình bày lý do thứ hai, lý do siêu nhiên, khiến việc áp dụng huấn thị Plane compertum est trong 50 năm qua tiến rất chậm. Suy cho kỹ, chúng ta sẽ phải cảm tạ Thiên Chúa vô cùng vì sự an bài kỳ diệu Ngài đã làm cho Giáo Hội tại Việt Nam trong lãnh vực này, nơi cuộc tranh luận 1610-1742 xưa kia cũng như nơi sự trì trệ 50 năm qua. Mãi đến hôm nay, cả những linh mục đã đọc kỹ hai thông cáo 1965 và 1974 vẫn thấy ngập ngừng liệu có nên khuyến khích giáo dân bày đồ cúng lên bàn thờ với các thức ăn như xôi, chè, thịt, cá. Sự ngập ngừng ấy không phải không có lý do. Vậy đâu là trở ngại và đâu là cách giải quyết?

Sau hơn 20 năm tích cực nhập cuộc, nghe ngóng, xem xét, suy tư và sáng tạo thể nghiệm, tôi nhận ra rằng nơi sự dè dặt ấy có ơn của Chúa Thánh Thần rất rõ. Sự dè dặt ấy có thể nói là một minh họa sống động hiếm hoi cho trường hợp thứ ba của ơn vô ngộ là cảm thức đức tin của Dân Chúa mà cha Phi Khanh Vương Đình Khởi gọi dịch rất chính xác là “linh tính đức tin” của các tín hữu (x. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 889). Mặc dù hai thông cáo 1965 và 1974 mở rộng cửa, cả các linh mục lẫn giáo dân đều cảm thấy có cái gì đó chưa ổn. Người ta linh cảm rằng ở đây, giữa ý nghĩa dấu chỉ tượng trưng và những ngộ nhận dẫn đến mê tín, ranh giới thật mong manh. Đang khi có những tác giả mới như Khải Chính Phạm Kim Thư (Nguyên tắc cúng, khấn, vái và lạy – dactrung.net) diễn giải các chi tiết một cách trong sáng, gần gũi với cách nhìn của Giáo Hội Công Giáo thì các sách nghi lễ hiện hành kết thúc các văn tế với lời mời tiền nhân về “phối hưởng” các lễ phẩm (ví dụ trong quyển “Tập Văn tế mẫu Cúng Gia Tiên”, Thái Vy biên soạn, Nxb Thanh Hóa,2007). Các bài văn tế hiện dùng thường dịch lại sát các bản văn xưa và cũng mang ý nghĩa mời người xưa về hưởng các lễ phẩm. Nói tắt, vẫn còn một tỉ lệ lớn bà con lương dân nghĩ rằng Ông Bà Tổ Tiên về hưởng của cúng.

Có nhìn vào thực tế ấy, ta mới hiểu được tính nghiêm túc của cuộc tranh luận kéo dài cả 130 năm từ sau cái chết của cha Matthieu Ricci (1610) và của huấn thị Ex quo singulari. Thực tế ấy cũng giúp chúng ta thông cảm với lập trường dứt khoát và cứng rắn của anh em Tin lành trong vấn đề “ăn của cúng”.

Những chi tiết văn hóa khi hội nhập vào cuộc sống người Kitô hữu phải được mặc lấy một ý nghĩa mới, nhưng đó là ý nghĩa nào? Ở đây, không thể xuề xòa hay nhập nhằng thỏa hiệp.

Thông cáo 1965 nói: “nếu cần, thì phải giải thích chủ ý của mình một cách khéo léo, hợp cảnh, hợp thời”, và thông cáo 1974 nói nếu “sợ có sự hiểu lầm nên khéo léo giải thích qua những lời phân ưu khích lệ, thông cảm…”. Thật ra đó là việc vượt quá khả năng người giáo dân bình thường. Ngay cả khi họ vẫn nắm vững và biết cách giải thích, khung cảnh thực tế của sự việc thường rất tế nhị, những giải thích như thế sẽ thiếu tự nhiên, lắm khi còn vô tình gây những căng thẳng không đáng có.

Để giúp vượt khỏi những ngập ngừng dè dặt kia cũng như những trường hợp khó xử này, cần có một quyển gia lễ hướng dẫn cặn kẽ cho việc áp dụng huấn thị Plane compertum est, để qua đó cả người giáo lẫn người lương đều có thể hiểu cách dễ dàng là Giáo Hội muốn dạy gì. Phiên bản “Kinh nguyện gia đình” 1986 của chúng tôi cũng chỉ mới nêu một số đề xuất mang tính dò dẫm. Sau hơn 25 năm thể nghiệm, chúng tôi thấy vấn đề khá rõ. Với phiên bản “Sách Gia lễ Công Giáo” sắp ấn hành, chúng tôi xin được mạnh dạn đề xuất một bản văn “nghi thức cúng giỗ” như sau. Rất mong được độc giả bốn phương, Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo, góp ý hoàn chỉnh. Xin gửi về: tinmunggiesu@gmail.com

NGHI THỨC CÚNG GIỖ

Việc cầu nguyện trong ngày giỗ vừa là để dâng lời cảm tạ Chúa đã giải thoát các bậc tổ tiên, đưa về hưởng nhan Chúa, vừa là để cầu xin ơn giải thoát cho những người đang cần được thanh luyện, quen gọi là cầu hồn. Đối với những người mới qua đời, ta nên nhấn mạnh tới việc cầu hồn, còn đối với những người đã qua đời rất lâu năm, ta có thể chú trọng hơn tới việc dâng lời cảm tạ Chúa nhân từ đã thứ tha và giải thoát. Cần nhớ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới lệ thuộc không gian và thời gian, còn tiền nhân đã khuất đang thuộc về một thế giới vượt ngoài không gian và thời gian, do đó lấy ý niệm “rồi” và “chưa” theo cách ta quen suy nghĩ ở đời này đem áp dụng cho thế giới đời sau không khỏi có phần khập khiễng. Nói đến đời sau là ta đang chạm đến những mầu nhiệm vượt khỏi mọi ý niệm cân đo đong đếm. Cũng nên nhớ rằng ngay cả những vị đã chết mà không chịu phép thánh tẩy, ta vẫn có thể tin rằng Thiên Chúa nhân từ và đầy quyền năng đã có cách cứu vớt họ trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô.

Cũng đừng quên rằng ta có thể cầu nguyện với những bậc tổ tiên đang được hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta có thể xin họ cầu nguyện với Chúa cho ta. Khi còn sống, họ đã yêu thương cầu nguyện cho ta, thì khi đã về với Chúa, họ còn yêu thương ta hơn và lời cầu nguyện của họ còn hữu hiệu hơn.

Bữa ăn giỗ là để phát huy tình cảm gia đình và gia tộc, lắm khi là để giúp vượt qua những bất hòa bất thuận trong cuộc sống, để ai nấy lại thấy ấm tình hiệp thông và hiệp nhất. Do đó, từ chương trình đến cách sắp xếp chỗ ngồi, cần làm sao để cả người lớn và trẻ con đều tham dự tích cực, chan hoà trong tình hiệp nhất thân mật. Nên chú trọng hơn tới nội bộ gia tộc. Nếu mời vài người khách thì nên liệu sao để sự hiện diện của họ không ngăn cản sự thân mật giữa mọi người trong gia tộc.

Trên bàn thờ, có thể dùng nến hồng (ngụ ý xin Chúa ban phúc lành cho mọi người có mặt và vắng mặt) hoặc nến trắng (ngụ ý nói lên lòng tin, cậy và yêu mến Chúa). Cũng có thể dọn mâm cơm trước bàn thờ theo truyền thống dân tộc. Về nghi thức cầu nguyện, có thể theo một trong ba hình thức sau đây.

A. Hình thức thứ nhất:

- Gia chủ nói đôi lời tuyên bố lý do: giỗ ai, mấy năm, vài nét về người đã khuất (nếu là giỗ chung thì nói chung về những tiền bối liên hệ) và mời mọi người cầu nguyện

- Gia chủ ghi dấu thánh giá, xướng kinh Lạy Cha,

- Có thể đọc vài câu Lời Chúa

- Hát một bài

- Lời nguyện trên của cúng:

“Lạy Cha, xin chúc lành cho những của ăn Cha đã rộng lòng ban cho chúng con mà chúng con dùng để bày tỏ niềm hiệp thông thân thương và quý mến đối với người thân yêu đã khuất. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.”

- Lời nguyện lễ giỗ:

Lạy Chúa, chúng con xin ngợi khen cảm tạ Chúa nhân từ đã thương đưa các bậc tổ tiên chúng con về hưởng hạnh phúc với Chúa. Chúng con cũng xin Chúa đoái thương đến những linh hồn đã qua đời đang cần tới lòng từ bi vĩnh cửu của Chúa, xin đoái thương cho họ sớm được hợp đoàn cùng các thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

(Có thể thêm: Lạy Chúa là Cha rất nhân từ. Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.)

X. Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi.

Đ. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

B. Hình thức thứ hai

Chủ sự tuyên bố lý do rồi nguyện kinh trước bữa ăn hoặc hát một bài xin Chúa chúc lành rồi mời mọi người dùng bữa.

C. Hình thức thứ ba

Nếu cử hành nghi thức cúng giỗ theo truyền thống dân tộc thì thực hiện theo thứ tự sau đây

1. CHUẨN BỊ ĐỒ CÚNG

Sau khi dọn thức ăn, mọi người tề tựu nghiêm trang, chủ lễ cầu nguyện trên của cúng.

2. LỜI NGUYỆN TRÊN CỦA CÚNG

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần

Lạy Cha là Chúa Trời Đất, là Cội Nguồn duy nhất và là Hạnh Phúc đích thật của muôn loài. Chúng con cảm tạ Cha đã ban những lương thực này để nuôi sống chúng con như đã nuôi sống những người đi trước chúng con. Giờ đây những người đã khuất không còn cần đến những lương thực này nữa nhưng trước khi chúng con cùng nhau dùng bữa tưởng nhớ (người thân của chúng con/họ/các ngài), chúng con muốn bày tỏ niềm kính trọng, mến thương và hiệp thông qua dấu hiệu thân thương của bữa ăn. Nhờ đó, chúng con cảm thấy người đã khuất vẫn hết sức gần gũi với chúng con. Nếu (người thân của chúng con/họ/các ngài) còn vướng mắc những lỗi lầm thiếu sót, cúi xin Cha thương sớm hoàn tất cuộc thanh tẩy để (người thân của chúng con/họ/các ngài) sớm được hưởng Tiệc vui đời đời. Cúi xin Cha cũng thương cho tất cả chúng con đây một ngày kia được chung hưởng niềm vui Nước Trời với Cha và với những người thân yêu đã đi trước chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Con Cha, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, là Đấng hằng sống hằng trị cùng Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thở muôn đời. Amen.

(Nếu có sẵn nước thánh, chủ lễ nói những lời sau đây trước khi rảy:

- Thưa anh chị em, chúng ta cảm ta Chúa đã ban bí tích Thánh Tẩy để tái sinh chúng ta làm con cái Chúa. Nước thánh chúng ta dùng đây là nước tự nhiên nhưng chúng ta đã xin Chúa chúc lành để thành dấu hiệu nhắc chúng ta nhớ đến ơn làm con cái Chúa qua bí tích Thánh Tẩy. Có những người chưa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy bằng nước, nhưng lòng đã hướng về Chúa và đã cố gắng sống ngay chính theo lương tâm, thì cũng được Thiên Chúa thanh tẩy trong máu Chúa Kitô. Với nước thánh này rảy trên của cúng, chúng ta cảm tạ Chúa đã cho tiền nhân được làm người và hơn nữa, còn được làm con cái Thiên Chúa và được chung phần hạnh phúc đời đời với Chúa.

(chủ sự rảy nước thánh trên của cúng)

Mọi người cùng đọc chung Kinh Lạy Cha.

3. VĂN KHẤN

(Văn khấn đọc trước bàn thờ, nên viết ra giấy thật rõ ràng, bỏ những chữ thừa, để khi đọc không lẫn lộn, mất nghiêm túc)

VĂN KHẤN VỚI MỘT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT TRONG NGÀY GIỖ RIÊNG

Ông (Bà/Cha/Mẹ/Bác/Chú/Thím/Cô/Dì/Cậu/Mợ/ Anh/Chị/Em) kính mến (hay thân mến),

Hôm nay là ngày giỗ (đầy năm) của Ông (Bà/Cha/ Mẹ/Bác/Chú/Thím/Cô/Dì/Cậu/ Mợ/Anh/Chị/Em). Tất cả chúng con (chúng tôi) quy tụ về đây để tưởng nhớ.

Chúng con (chúng tôi) không quên được hình ảnh của (Ông/Bà/Cha/Mẹ/Bác/Chú/Thím/ Cô/Dì/Cậu/Mợ/Anh/Chị hoặc Em). Dù nay còn phải buồn sầu xa cách vì sự chết, nhưng mai kia chúng ta sẽ lại sum vầy bên nhau trong cõi lòng của Thiên Chúa Tình Yêu. Là con cái Chúa, chúng ta biết rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi và thời lưu ngụ dưới trần chấm dứt là để nhường chỗ cho hạnh phúc vĩnh cửu trên trời. Chúng con (chúng tôi) họp nhau cầu xin Thiên Chúa là Cha, nhờ công ơn cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Ngài, sớm hoàn tất những thanh luyện cần thiết cho (Ông/Bà/Cha/Mẹ/Bác/Chú/Thím/Cô/Dì/Cậu/Mợ/ Anh/Chị/Em) và đưa về hưởng phúc muôn đời. Chúng con (chúng tôi) cũng xin (Ông/Bà/Cha/Mẹ/Bác/Chú/Thím/Cô/Dì/Cậu/Mợ/Anh/Chị/Em) nhớ đến chúng con (chúng tôi), chuyển cầu cho chúng con (chúng tôi) trước nhan Chúa để chúng con (chúng tôi) được mọi ơn lành phần hồn và phần xác, sống xứng đáng là con cái Chúa, bây giờ và mãi mãi. Amen.

VĂN KHẤN VỚI TỔ TIÊN TRONG NGÀY GIỖ CHUNG (GIỖ TẾ HIỆP)

Hôm nay là ngày … tháng… năm… Tất cả chúng con cùng quy tụ nơi đây để tưởng nhớ toàn thể tiên nhân trong Gia tộc, Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, các Bác, các Chú, Thím, Cô, Dì, Cậu, Mợ và các Anh Chị Em đã hoàn tất hành trình dương thế trước chúng con.

Thiên Chúa Toàn Năng là Cha Trên Trời, là Cội Nguồn duy nhất, là Đấng Tạo Hóa đã thương tạo dựng nên tất cả, cho sống trên cõi đời này rồi lại thương gọi về cho hưởng phúc đời đời với Ngài.

Chúng ta yếu hèn tội lỗi, nhưng Chúa Cha giàu lòng thương xót đã cho Con Ngài là Chúa Kitô đến hy sinh, chịu nạn chịu chết trên cây thánh giá mà cứu chuộc và ban ơn tha thứ; nhờ đó, chúng ta được thoát ách sự chết và được sống luôn mãi cho Thiên Chúa là Cha.

Hôm nay chúng con họp nhau cùng cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa về những hồng ân ấy. Chúng con cầu xin cho tất cả những ai đang cần ơn giải thoát, sớm được Thiên Chúa hoàn tất những thanh luyện cần thiết và đưa về hưởng phúc muôn đời.

Chúng con cũng xin các bậc tiền nhân nhớ đến chúng con, chuyển cầu cho chúng con trước nhan Chúa để chúng con được mọi ơn lành phần hồn và phần xác, sống xứng đáng là con cái Chúa, bây giờ và mãi mãi. Amen.

Sau phần văn khấn, chủ sự đọc lời nguyện lễ giỗ và lời nguyện báo hiếu:

Chúng ta dâng lời cầu nguyện.

Lạy Chúa, chúng con xin ngợi khen cảm tạ Chúa nhân từ đã thương đưa các bậc tổ tiên chúng con về hưởng hạnh phúc với Chúa. Chúng con cũng xin Chúa đoái thương đến những linh hồn đã qua đời đang cần tới lòng từ bi vĩnh cửu của Chúa, xin đoái thương cho họ sớm được hợp đoàn cùng các thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Lạy Chúa là Cha rất nhân từ. Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Để kết thúc phần nghi thức, chủ sự xướng cho mọi người đáp như sau:

- X: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho các đẳng linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi

- Đ: Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

4. NIỆM HƯƠNG

Từng người đến khấn và vái trước bàn thờ gia tiên và bàn thờ của vị được tưởng nhớ trong ngày giỗ.

Cầm hương trong tay và khấn thầm hoặc nói lớn rồi thinh lặng, lâu hay mau tùy ý tùy lòng, rồi cắm hương lên các bàn thờ.

Sau đó có thể vái, lạy hoặc phủ phục, rồi lui xuống, nhường chỗ cho người khác.
 
Văn Hóa
Suy tư Tháng Các Linh Hồn: Ý nghĩa sự chết
Lm. Nguyễn Hữu Thy
07:18 07/11/2013
Suy tư Tháng Các Linh Hồn: Ý nghĩa sự chết

Quyền lực của sự chết thì vô hình. Nó biến đi, rồi lại xuất hiện. Lúc ẩn lúc hiện, nó luôn theo đuổi và đồng hành với con người trong mọi bước đường: lúc quá đói, lúc quá no, lúc đau ốm bệnh hoạn, lúc khỏe mạnh, và ở trong gia đình, ở trên các trục giao thông, ở các bệnh viện, ở trên rừng, ở dưới biển. Khắp nơi đều ẩn hiện bóng dáng sự chết. Người ta có thể nói rằng sự sống và sự chết là những thành phần gắn liền với cuộc đời con người, cả hai chỉ tách biệt nhau bằng một khoảng cách mỏnh manh đường dao cắt. Và dầu muốn hay không, con người cũng phải đối mặt với sự chết vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống của mình; không ai có thể chạy thoát được sự chết.

Điều đó cũng muốn nói rằng, sự chết đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời con người. Vâng, sự đào thải và bào mòn của vật chất là định luật tự nhiên cho ta thấy rằng cái gì được bắt đầu thì đương nhiên cũng sẽ chấm tận, đã ra đi thì sẽ có ngày trở lại, đã được sinh ra thì cũng sẽ có ngày phải chết. Các vật dụng trong đời thường trước kia chưa có, nay có và một ngày nào đó chúng sẽ không còn hiện hữu nữa; nước biển bốc hơi lên trời làm mây bay khắp mọi phương hướng, và khi khí trời thuận tiện thì biến thành mưa tắm mát cỏ cây hoa lá trên rừng xanh và trong các đồng nội hay róc rách trong các khe suối, rồi cuối cùng một ngày nào đó cũng sẽ chảy lại ra biển cả; và các sinh vật được sinh ra và rồi sẽ chết dưới bất cứ hình thức nào đó, chứ không có gì tồn tại vĩnh viễn trong cuộc đời này cả. Còn con người thì ngoài thân xác hay chết, còn có linh hồn thiêng liêng bất tử, nên sau khi thể xác chết đi và tan vào lòng đất mẹ, thì linh hồn thiêng liêng bất tử sẽ trở về với Tạo Hóa, Đấng đã tạo dựng nên nó cũng như muôn loài khác.

Đó là định luật cố hữu của thiên nhiên, xưa nay vẫn vậy. Nhưng trong cái định luật tự nhiên „sinh-tử“ ấy của mọi tạo vật, người ta lại nhận ra một diễn tiến tất nhiên đi kèm theo, đó là sự „bào mòn“ hay sự „đào thải“, tùy theo đối tượng để gọi. Ví dụ một sự vật thì từ khi có cho đến khi biến khỏi mặt đất này, nó phải trải qua giai đoạn bị bào mòn một cách tiệm tiến bởi thời tiết, khí hậu hay sự sử dụng của con người. Còn các sinh vật như con người chẳng hạn, thì từ khi được sinh ra cho đến lúc chết, cũng phải trải qua một quá trình bị đào thải một cách tiệm tiến, tức các tế bào sẽ bị chết hay bị đào thải tuần tự, cũng như sự sinh hoạt hay sự vận động của các cơ quan trong con người sẽ bị thoái hóa từ từ, mãi cho tới một giới hạn nào đó thì chấm dứt hẳn. Và sự chấm dứt hẳn ấy được gọi là sự chết.

Nhưng sự đào thải hay sự thoái hóa ấy của các tế bào cũng như của các cơ năng trong con người được diễn biến qua những hiện tượng cụ thể trên cơ thể mà người ta gọi là sự đau ốm, bệnh tật. Và xin nhắc lại là những hiện tượng trong quá trình đào thải hay thoái hóa ấy là một định luật tự nhiên, tức một định luật đã được Tạo Hóa thiết đặt cho mọi vật chất, nên không thể thay đổi được. Một khi xác tín được một cách rõ ràng định luật tự nhiên ấy như là ý Tạo Hóa, người ta sẽ cảm thấy bớt đau khổ, bớt căng thẳng và sống thanh thản hơn khi các thứ bệnh tật này nọ xảy đến cho mình. Vâng, „quân tử úy thiên mệnh“, người hiền đức thì biết phụng mệnh trời, biết vâng theo ý Chúa. Và đây chính là nhân sinh quan Kitô giáo.

Vậy, điều quyết định ở đây là con người có ý thức đầy đủ và sống một cuộc sống tương xứng với định luật ấy hay không; hay nói cách khác, con người có được một sự xác tín và một cuộc sống Kitô giáo hay không! Đây là quan điểm đã được triết gia Công Giáo Robert Spaemann và nhà thần học Tin Lành Bernd Wannenwetsch, đồng tác giả của tác phẩm „Guter schneller Tod – Von der Kunst, menschenwürdig zu sterben“ (Cái chết lành nhanh chóng – dưới phương diện nghệ thuật là chết xứng với nhân phẩm), đã trình bày tuy ngắn gọn nhưng rất rõ ràng. Hai tác giả đã thành công trong việc trình bày cái nhìn Kitô giáo sâu sắc về cuộc sống hiện tại và đồng thời chứng minh cho thấy rằng đối với con người nếu cuộc sống cũng như cái chết mà thiếu vắng niềm tin Kitô giáo thì thật là một sự trống rỗng và mất mát không gì có thể bù đắp được.

Thực ra, theo sự trình bày của hai tác giả thì việc chống lại sự hợp thức hóa hành động muốn gây ra cái chết cho một người nào đó là điều đương nhiên, vì sự sống con người phải được đặt lên trên tất cả và vì chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng duy nhất mới có toàn quyền trên sự sống và sự chết của con người mà thôi.

Hai tác giả muốn bàn về „những lý do biện minh cho tính chất hợp lý của sự cấm cản việc trợ tử và sự đứng vững của nó.“ Nhưng tại sao sự đòi hỏi việc thực hành trợ tử mỗi ngày mỗi tăng thêm?

Ngày nay, hầu như tất cả các bệnh viện to nhỏ trên khắp thế giới đều được trang bị các máy móc giúp bệnh nhân hô hấp khi khả năng tự nhiên của cơ thể họ bất lực, tức hô hấp nhân tạo; nói cách khác, máy móc là phương tiện cần thiết giúp con người kéo dài thêm được sự sống của mình trong một thời gian nhất định nào đó. Nhưng điều đó cũng muốn nói rằng, kỹ thuật đóng vai chủ động trong cuộc sống con người: chỉ bật hay tắt một cái nút điện là sự sống con người được tiếp tục hay bị chấm dứt. Theo quy định cũ của các thầy thuốc là phải kéo dài sự sống người bệnh bao lâu có thể, thì nay đã trở thành vấn đề của kỹ thuật máy móc, nhưng những dụng cụ hay phương tiện này lại thường vượt quá phạm vi „phương tiện“ của chúng, để nắm giữ vai chủ động của Tạo Hóa.

Tiếp đến, yếu tố mang tính cách quyết định thứ hai là não trạng lấy sự hưởng thụ (Hedonismus) làm mục đích cuộc sống của xã hội ngày nay. Tất cả mọi giá trị cao quý đối với cuộc sống không còn được khám phá trong chính bản thể của con người nữa, ngược lại, con người tự giảm thiểu giá trị của mình và coi mình là một chủ thể chỉ tìm thụ hưởng an vui thoải mái. Điều đó muốn nói rằng người ta phải tránh, vâng, phải loại trừ sự đau khổ ra khỏi cuộc sống bằng mọi giá. Và ở đâu người ta không xóa bỏ được sự đau khổ bằng một cách nào khác, thì phải loại trừ chính chủ thể chịu đau khổ. Đó là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đầy ngụy biện của thời đại với danh xưng hấp dẫn „trợ tử“ hay tự kết liễu đời mình để tránh đau khổ: tự tử hay tự quyên sinh.

Nhưng người ta đừng quên rằng cuộc sống con người không phải tự nhiên mà có hay tự con người tạo ra cho mình – vì tự bản chất của nó vật chất không thể tự hữu được – nhưng là được Tạo Hóa sáng tạo nên và mang trên mình hình ảnh của Người. Bởi vậy, cuộc sống của mỗi người chứa đựng một phẩm giá linh thiêng cao cả trong chính mình, mà không một ai có quyền xúc phạm hay lấy đi được. Và cũng bởi vậy, là một điều thiếu sót, nếu chúng ta chỉ đánh giá cuộc sống theo tiêu chuẩn là liệu nó có thể bị loại trừ hay không, hai tác giả phát biểu: „Cũng như đối với chính cuộc sống, chúng ta thường coi nhẹ ý nghĩa cuộc sống, và vì thế chúng ta cũng không thể nhận thức được một cách đầy đủ về nó trong bất cứ khoảnh khắc nào của sự sống.“ Do đó, người ta không thể dựa theo bất cứ lý do nào để biện minh cho sự trợ tử hay sự tự tử. Quy ước của sự „chết lành“, tức cái chết xảy ra đúng với sự an bài của Tạo Hóa càn khôn, không thể chấp nhận những người tự cho mình có toàn quyền trên sự chết của mình được.

Theo hai tác giả thì phán quyết cuối cùng về cuộc sống con người chỉ một mình Thiên Chúa duy nhất mà thôi. Trong tác phẩm „Die Abschaffung der Menschen“ (Sự loại bỏ con người) của ông, Clive Staples Lewis, giáo sư văn chương người bắc Ái Nhĩ Lan, đã chứng nhận rằng: „Sự diễn tiến mà nếu người ta không ngăn cản nó, thì nó sẽ tiêu diệt con người, đó là sự diễn tiến xảy ra bất khả lường trước được nơi những người cộng sản, nơi những người dân chủ cũng như nơi những người quân phiệt.“ Không chỉ ở xã hội Thụy Sĩ và Hòa Lan người ta không thấy ghê sợ rùng mình trước những sự „giết người hợp pháp“, nhưng ở nhiều nước khác trên thế giới người ta còn cho việc „giết người hợp pháp“ là một điều cần thiết, chẳng hạn ở những nước còn có luật xử tử các tội nhân. Nhưng theo nguyên tắc tự nhiên mà Tạo Hóa đã thiết định „ngươi không được giết người“ thì không bao giờ có cái gọi là „giết người hợp pháp“ cả. Tất cả mọi hành động giết người dù dưới bất cứ hình thức hay danh nghĩa nào – trợ tử, tự tử, phá thai, bỏ đói, xử tử, v. v… – đều bất hợp pháp trước Tòa Thiên Chúa tối cao, đều bị cấm chỉ nghiêm ngặt, ngoại trừ sự tự vệ chính đáng và cần thiết. Con người chỉ có quyền gìn giữ và thăng tiến sự sống, chứ không có quyền hủy diệt hay làm tổn hại. Lý do đơn giản là con người không thể tự tạo ra được sự sống, thì con người cũng không có quyền loại bỏ hay hủy diệt nó.

Trong trường hợp các thánh Tử Đạo, những Kitô hữu đã can trường chẳng thà chết chứ không từ bỏ đức tin Kitô giáo của mình, sự chết không hề là kẻ chiến thắng, ngược lại là kẻ thất bại. Vì thế, các thánh Tử Đạo là „hạt mầm khai sinh sức sống của Giáo Hội.“ Vị tử đạo chân chính luôn tôn trọng và bảo toàn sự sống của mình, chứ không bao giờ đi tìm kiếm cho mình sự chết. Nhưng nếu khi hoàn cảnh đòi hỏi phải làm chứng nhân cho đức tin Kitô giáo, thì người Kitô hữu không từ nan trước bất cứ thử thách đau khổ nào, kể cả sự chết. Anh xác tín một cách sâu xa lời dạy của Đức Kitô: „Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.“ (Mt 16,25). Vì thế, các vị Tử đạo là những chứng nhân anh hùng, là những gương mẫu chói lọi cho mọi tín hữu noi theo.

Nhưng ngày nay, người ta lại thường quan niệm về gương mẫu có tính cách một chiều. Theo họ, để được gọi là gương mẫu khi nó có thể giúp cho người ta phát huy được con người cụ thể của họ. Trong cuộc sống có nhiều gương mẫu hay nhiều biện pháp có thể soi đường chỉ lối cho con người. Dĩ nhiên, biện pháp ở đây không có tính cách quy phạm, nghĩa là nó vẽ ra cho ta những đường hướng phải theo hay những mẫu mực phải làm, mà là giúp cho ta có thể so sánh và cân bằng được những điều kiện khả dĩ của ta với chính những thực tại cụ thể của ta.

Những người hoàn toàn đồng ý với hành động tự tử, thì xác tín rằng hành động tự tử nói lên sự tự do của con người. Nói cách khác, con người sống hay chết không bị lệ thuộc ai cả. Mỗi người có toàn quyền được tự do quyết định trên sự sống chết của mình. Nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn chủ quan, một chiều và vô lý. Vì con người đâu tự tạo ra cho mình sự sống, nhưng là đã được nhận lãnh. Vậy, nếu đã được nhận lãnh thì con người đâu có quyền gì trên sự sống chết của mình cũng như của các đồng loại khác! Tiếp đến, theo quan điểm này thì sự chết trở thành một ý niệm của sự vô nghĩa, nó phải biến đi và một câu hỏi phi lý được đặt ra: „Phải chăng chết là một điều tệ hại?“

Spaemann và Wannenwetsch nhìn thấy một nguyên nhân nghịch lý trong việc đòi hỏi hành động giết người không bị trừng trị. Con người tự cho mình là chủ thể hoàn toàn tự quyết trên chính sự sống chết của mình, và rồi nhìn nhận những người khác có ngôi vị và có nhân phẩm như mình, nghĩa là cũng có đầy đủ quyền tự quyết. Dĩ nhiên, ở đây „ngôi vị“ không có nghĩa là „một người nào đó“ với những phẩm chất và đặc điểm riêng biệt cụ thể và rõ ràng, như: sự ý thức, sự trải nghiệm, sự hoài cổ hay ký ức, tình yêu hay sở thích, v.v… „Ngôi vị“ ở đây mang tính cách trừu tượng; hay nói cách khác, là biểu tượng quy tụ và cụ thể hóa các phẩm chất và các đặc điểm ấy lại thành cá thể duy nhất mà thôi. Theo nghĩa này, các trẻ sơ sinh, các người tàn tật về trí não và những người trong giấc ngủ say đều không phải là những „ngôi vị“, hay ít là những „ngôi vị“ không trọn vẹn. Nhưng sự nhận định về ngôi vị con người như thế là hoàn toàn phiến diện. Nếu một người đã không ý thức được ngôi vị là gì, thì tất nhiên cũng không thể phán quyết gì về sự sống và sự chết được.

Khi một người tự tiện hành động theo ý riêng chứ không theo một nguyên tắc luân lý hay lệnh truyền nào, thì cũng tương tự như thể tự cho rằng mình được quyền „ăn trái cấm“ từ „cây biết lành biết dữ“ trong cuộc sống và sau đó cứ tiếp tục sống theo sự suy nghĩ riêng của mình. Đó là một dấu chỉ cho thấy „một người như thế không đủ khả năng sống theo một cuộc sống gắn kết với Thiên Chúa, nguồn mạch mọi nhận thức và mọi sự sống.“ Việc kỹ thuật hóa sự chết để làm tăng phẩm chất sự sống theo phương thức những người vô thần và duy vật, thì kết quả sự diễn tiến sẽ hoàn toàn khác, chứ không mang lại kết quả tự nhiên của một sự tiến bộ bình thường; hay nói cách khác, đó là một hành động thất bại, tức không phải là một phương tiện chống lại sự chết, nhưng là một hình thức càng làm cho chính sự chết lan rộng thêm, và đồng thời làm cho sự sống cũng như sự chết của con người mất hết ý nghĩa trọng đại của chúng.

Dĩ nhiên, một quan điểm chân chính về sự chết chỉ khả dĩ trong một môi trường sống Kitô giáo mà thôi. Đối với tư tưởng một người bị tục hóa thì quan điểm đó là một điều xa lạ, không thể hiểu được. Nhà thần học Tin Lành Bonhoeffer, một nạn nhân của chế độ Đức Quốc Xã, cũng đã có chung cùng một quan điểm về sự chết như thế khi ông phát biểu „Totsein heißt Lebenmüssen“ - Chết có nghĩa là phải sống. Theo nghĩa này, sự chết được suy tư trong những điều kiện của sự thất bại (tức sự sa ngã). Ở đây người ta thấy quan điểm của Bonhoeffer về sự chết trùng hợp với „văn hóa sự chết“ của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Theo Bonhoeffer, thì trong trường hợp sa ngã với một mình „conditio humana“ là hoàn toàn bất khả, không có lối thoát, mặc dù con người phải tiếp tục sống theo các khả năng riêng của mình: „Anh ta thực hiện điều đó (tức sống theo giới luật), chính khi anh ta sống từ sự bất ổn nội tâm của mình, chính khi anh ta sống với sự thiện hảo của mình từ cái bất hảo và với cái bất hảo của mình từ cái thiện hảo.(…) Anh ta sống trong cái vòng tròn ấy, anh ta sống từ chính bản thân mình, anh ta hoàn toàn một mình; nhưng anh ta không thể làm được như vậy, bởi vì anh ta không còn sống nữa, trong cuộc sống này anh ta là kẻ đã chết.“ (Daniel Steffen Schwarz: Das Sünsencerständnis Bohoeffers und Luthers, trang 46).

Ngày nay, sự chết và kỹ thuật học cùng sát cánh bên nhau, bởi vì kỹ thuật học chính là „kỹ thuật giữ vai trò chủ động.“ Nhưng vai trò chủ động này chỉ có tính cách hão huyền. Theo tinh thần Kinh Thánh thì các máy móc được sử dụng trong y khoa chỉ là một phương tiện kỹ thuật trong việc điều trị ở phạm vi „dominium terrae“, ở phạm vi chủ động trên trái đất mà thôi. Điều đó muốn nói rằng mục đích của y khoa là chỉ nhằm tới sự sống, nhằm kéo dài sự sống bằng mọi giá, chứ y khoa không đủ khả năng để đề cập tới viễn tượng siêu nhiên, tới sự sống lại của con người. Hơn nữa, nếu máy móc giữ vai trò chủ động trong mọi điều trị bệnh tật, thì sự trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân chỉ còn là điều thứ yếu.

Nói tóm lại, trong một xã hội vô thần, duy vật và bị tục hóa một cách trầm trọng như xã hội nhân loại ngày nay, quan niệm con người về sự sống và cái chết hoàn toàn vượt ra ngoài quan niệm truyền thống. Cuộc sống được quan niệm như một chuỗi các hưởng thụ. Vì thế, một khi sự hưởng thụ mất hết điều kiện và phương tiện để tồn tại, thì cuộc sống cũng không còn lý do để tồn tại nữa. Nói cách khác, theo họ thì một cuộc sống bất hạnh thì không đáng tồn tại, cần phải chấm dứt. Và đó là lý do khiến người ta có sáng kiến bày ra cái gọi là “trợ tử” và đồng thời cũng khiến người ta dễ dàng coi thường và hủy diệt mạng sống của chính mình.

Điều đó muốn nói rằng chết là hậu quả tất yếu của một cuộc sống bất hạnh, tức một cuộc sống không còn điều kiện để hưởng thụ. Nhưng một quan niệm về cuộc sống và sự chết như thế là quá phiến diện, thiển cận và đã thu hẹp ý nghĩa cuộc sống con người lại trong phạm vi vật chất: sự thụ hưởng!

Trên thực tế, cuộc sống con người có một giá trị nội tại đầy thiêng liêng và cao quý, chứ không chỉ giới hạn trong các giá trị vật chất mà thôi, nhưng còn vươn tới các giá trị tinh thần và siêu nhiên nữa, vì con người không chỉ có thể xác hay chết mà còn có linh hồn thiêng liêng bất tử nữa. Vâng, con người được Thiên Chúa dựng nên không chỉ để hưởng thụ, nhưng còn có những sứ mệnh thiêng liêng cao quý mà Người đã giao phó cho mỗi người để chu toàn, khi Người dựng nên họ.

Đó là những bổn phận đối với Thiên Chúa, đối với xã hội đồng loại và đối với chính mình. Và tất cả được tóm tắt trong một câu ngắn gọn: “Tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và thương yêu anh chị em đồng loại như chính mình.” Cuộc sống là một hồng ân hoàn toàn nhưng không mà Thiên Chúa ban cho con người để bảo toàn, thăng tiến và hoàn thiện nó, chứ không phải để sử dụng nó một cách tùy tiện theo ý riêng mình được. Chỉ một mình Người là Đấng Tạo Hóa toàn năng mới có toàn quyền quyết định trên sự sống và sự chết của con người mà thôi.

Xác tín một cách sâu xa được triết lý sống của cuộc đời như thế, nhà côn trùng học thời danh người Pháp Jean Henry Fabre đã chí lý phát biểu: “Cuộc sống con người không phải là một sự khoái lạc, cũng không phải là một cực hình, nhưng là một bổn phận mà ta phải tận lực chu toàn cho tới khi Thiên Chúa cho ta được nghỉ ngơi.” Và Blaise Pascal, một nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp khác còn bổ túc thêm bằng lời nguyện đậm tinh thần Kitô giáo sâu sắc của ông: “Lạy Chúa, con không xin Chúa sự sống, con cũng không xin Chúa sự chết. Con không xin Chúa sự sung sướng, con cũng không xin Chúa sự đau khổ. Con chỉ xin Chúa cho con biết nhận ra và thực thi ý Chúa trong mọi sự. Amen
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Vàng
Tấn Đạt
22:18 07/11/2013
LÁ VÀNG
Ảnh của Tấn Đạt
Nhìn lá vàng rơi, biết lá vàng
chỉ nhìn, đừng nghĩ tới thu sang
tuổi già vốn đã tri thiên mệnh
kệ cả thu sang, mặc lá vàng!
(Trích thơ của Bùi Ngọc Tô)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01/11 - 07/11/2013 - Công Nghị Tấn Phong Hồng Y - Triển lãm lá thư gốc về Bí Mật Thứ Ba của Fatima
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:47 07/11/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi triều yết chung Thứ Tư 6 tháng 11.

Trong buổi triều yết chung hôm Thứ Tư 6 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả mầu nhiệm "Các Thánh Thông Công" như là tình bác ái sống động trong Kitô giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định rằng tình bác ái ấy là kho báu lớn nhất của Giáo Hội, và thêm rằng các bí tích là cần thiết để nuôi dưỡng kho báu này. Thông qua các bí tích chúng ta gặp gỡ Đức Kitô và được sai đi để chia sẻ với người khác niềm vui của ơn cứu rỗi.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta hãy suy nghĩ về mầu nhiệm "Các Thánh Thông Công" như một tình hiệp thông không chỉ giữa những con người với nhau nhưng còn với những điều thiêng liêng. Thông qua sự chia sẻ của chúng ta về những điều thiêng liêng này chúng ta lớn lên trong sự hiệp thông với Chúa Kitô và với các thành viên trong nhiệm thể của Ngài, là Giáo Hội.

Hôm nay chúng ta hãy xem xét ba trong số các kho báu thiêng liêng: là các bí tích, các đặc sủng và tình bác ái. Trong các bí tích, chúng ta gặp gỡ Đức Kitô trong tất cả sức mạnh cứu rỗi của Ngài, chúng ta được củng cố trong niềm vui đức tin, và được sai đi để chia sẻ với người khác niềm vui của ơn cứu rỗi.

Thông qua sự đa dạng của các đặc sủng, những hồng ân và ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, chúng ta có thể góp phần xây dựng Giáo Hội trong sự hiệp nhất, thánh thiện và phục vụ.

Trong tình bác ái, tất cả những ân sủng thiêng liêng này tìm thấy sự viên mãn của chúng khi tất cả những điều ấy giúp chúng ta lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa.

Chúng ta hãy xin Chúa gia tăng sự hiệp thông của chúng ta về đàng thiêng liêng , để chúng ta có thể sống trọn vẹn hơn bao giờ hết ơn gọi Kitô hữu của mình trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô, và như là dấu chỉ của niềm vui của tình yêu cứu rỗi của Ngài, hiện diện và hoạt động giữa chúng ta.

2. Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha trưa ngày Lễ Các Thánh

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày Lễ Các Thánh 1 tháng 11, với gần 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu hãy chu toàn ơn gọi nên thánh, và ngài mời gọi cầu nguyện cho những anh chị em bị thiệt mạng ở sa mạc nước Niger bên Phi châu trên đường đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Người ta tìm thấy xác của 87 người tị nạn, phần lớn là các trẻ em. Những người này muốn đi qua Algérie bất hợp pháp, nhưng xe vận tải chở họ bị hư giữa sa mạc.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã giải thích những đặc tính của các thánh và nói: “Ngày hôm nay, các thánh nói gì với chúng ta? Các ngài nói với chúng ta rằng: Hãy tín thác vào Chúa, vì Chúa không làm ta thất vọng! Chúa là người bạn của chúng ta. Không bao giờ đánh lừa chúng ta. Qua chứng tá của các ngài, các thánh khuyến khích chúng ta đừng sợ đi ngược dòng hoặc sợ bị hiểu lầm, bị chế nhạo khi chúng ta nói về Chúa và về Tin Mừng”.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng “Nên thánh không phải là một đặc ân của vài người, nhưng là ơn gọi của tất cả mọi người. Vì thế, tất cả chúng ta đều được mời gọi tiến bước trên con đường thánh thiện, vài con đường này có một tên, một khuôn mặt, đó là Chúa Giêsu Kitô. Trong Phúc Âm chính Chúa chỉ đường cho chúng ta, đó là con đường các Mối Phúc thật. Thực vậy, Nước Trời là của những người không đặt an ninh của họ nơi sự vật, nhưng nơi tình thương của Thiên Chúa, không tự coi mình là người công chính, không xét đoán người khác, các thánh là những ngừơi biết chịu đau khổ với người khổ đau, mừng vui với người vui mừng, không bạo hành, nhưng từ bi và là những người xây dựng hòa giải và hòa bình”.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh một khía cạnh khác, đó là “Các thánh không phải là những siêu nhân, cũng chẳng phải là những người sinh ra đã là hoàn hảo. Họ là những người đã sống cuộc sống bình thường, với vui mừng và đau khổ, cơ cực và hy vọng, trước khi đạt tới vinh quang thiên quốc. Một khi được biết tình yêu của Thiên Chúa, các ngài theo Chúa với trọn tâm hồn, vô điều kiện và không giả hình; các ngài hiến mạng sống để phục vụ tha nhân, chịu đựng đau khổ và nghịch cảnh mà không oán ghét và lấy thiện báo ác, phổ biến vui mừng và an bình.”

Sau kinh truyền tin và phép lành, Đức Thánh Cha cho biết ngài đến nghĩa trang Verano vào ban chiều để dâng thánh lễ cầu cho những người quá cố. Ngài cũng hiệp ý với tất cả những ngừơi viếng thăm nghĩa trang trong những ngày này và đặc biệt ngài cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực, nhất là những tín hữu Kitô đã bỏ mình vì bị bách hại. Đức Thánh Cha không quên những anh chị em chết khát hôm 30 tháng 10 ở sa mạc Sahara phía bắc Niger trên đường tìm cách vượt biên đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn”.

3. Lần đầu tiên từ 20 năm nay, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại nghĩa trang Verano, Roma

Sau 20 năm bị ngắt quãng, truyền thống cử hành thánh lễ tại nghĩa trang Verano ở Roma đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập chiều ngày Lễ Các Thánh 1 tháng 11.

Đây là nghĩa trang chính của thành Roma rộng 80 hécta và có từ hơn 20 thế kỷ, với các hang toại đạo thánh Ciriaca. Nơi đây có nhiều ngôi mộ được thực hiện như những tác phẩm nghệ thuật với các tượng đài. Vì thế nghĩa trang này cũng được coi như một bảo tàng viện lộ thiên. Tại đây, nhiều dòng tu và tổ chức của Giáo Hội cũng có những khu mộ chung, như khu mộ của Kinh sĩ đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, nguyên bí thư của ĐGH Gioan Phaolô 2 được an táng; và di hài Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã được an táng tại đây 10 năm, trước khi được di chuyển về nhà thờ hiệu tòa của ngài ở trong thành Roma. Hoặc tại khu mộ của Bộ truyền giáo, cũng có một số linh mục Việt Nam được an nghỉ, trong đó có Đức Ông Phêrô Trần Văn Hoài thuộc giáo phận Huế.

Hôm qua là lần đầu tiên từ 20 năm nay, một vị Giáo Hoàng lại cử hành thánh lễ tại nghĩa trang này vào chiều ngày lễ Các Thánh. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cử hành thánh lễ tại đây 11 lần, lần chót vào năm 1993. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 không giữ thói quen này, nhưng hồi năm 2008, ngài đã cử hành thánh lễ tại Đền thờ thánh Lorenzo cạnh nghĩa trang, nhân dịp viếng thăm mục vụ tại đây.

Đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô có Đức Hồng Y Giám quản Roma, Agostino Vallini, Đức Tổng Giám Mục Phó Giám quản Filippo Iannone, 6 Giám Mục Phụ tá và cha sở giáo xứ thánh Lorenzo ngoại thành, Armando Ambrosi, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu, trong đó có ông thị trưởng thành Roma, Ông Ignazio Marino. Ông đi xe đạp đến nghĩa trang vài phút trước Đức Thánh Cha.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã bỏ qua bài giảng dọn sẵn và ứng khẩu nói về giai đoạn cuối đời của một đời người như một cuộc chờ đợi trong hy vọng, vì ơn cứu độ chúng ta đến từ Thiên Chúa và Chúa muốn cứu thoát chúng ta, chứ không phải vì công nghiệp của chúng ta. Ngài nói:

“Chính Chúa cứu chúng ta, chính Ngài mang chúng ta như người cha cầm tay dẫn chúng ta vào cuối đời lên trời cao, nơi có các tiền nhân của chúng ta. Một trong các cụ già - trong sách Khải Huyền - hỏi: ‘Họ là ai, những người mặc áo trăng, những người công chính, những người thánh ở trên trời? Đó là những người đến từ đau khổ lớn lao, và họ đã giặt áo trong máu của Chiên Con, làm cho áo trở nên tinh tuyền’. Chúng ta chỉ có thể về Trời nhờ máu Chiên Con, nhờ máu Chúa Kitô. Chính Máu Chúa làm cho chúng ta trở nên công chính, mở cửa trời cho chúng ta. Và sở dĩ hôm nay chúng ta tưởng niệm những anh chị em đã đi trước chúng ta trong cuộc sống và nay đang ở trên Trời, vì họ đã được máu Chúa Kitô thanh tẩy. Và đó chính là niềm hy vọng của chúng ta, niềm hy vọng nhờ máu của Chúa Kitô. Và niềm hy vọng này không làm ta thất vọng. Nếu chúng ta tiến bước với Chúa trong cuộc sống, Ngài sẽ không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Hôm nay là một ngày hy vọng. Anh chị em chúng ta đang ở trước mặt Thiên Chúa. Cả chúng ta cũng sẽ được ở đó, nhờ ơn thánh của CHúa, nếu chúng ta tiến bước với Chúa Giêsu. Và thánh Gioan kết luận: ‘Ai hy vọng nơi Chúa, thì thanh tẩy chính mình’. Cả niềm hy vọng cũng thay tẩy chúng ta!”

Cuối thánh lễ, trước khi ban phép lành, Đức Thánh Cha tái mời gọi cầu nguyện cho những người tị nạn bị thiệt mạng trong sa mạc và trên biển cả, và cầu cho những người sống sót đang ở trong các trại tiếp cư sớm được đi định cư tại nơi tốt đẹp hơn.

Trái với một báo cáo phát hành rộng rãi , Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã không thể nghe trộm trên các Hồng Y rằng bầu làm Giáo Hoàng Francis , một nhà báo kỳ cựu của Vatican đã báo cáo .

4. Đức Thánh Cha dâng lễ cầu hồn cho các Hồng Y và Giám Mục quá cố, trong đó có 4 Giám Mục Việt Nam

Lúc 11 giờ rưỡi sáng thứ Hai 4 tháng 11, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 9 Hồng Y và 136 Giám Mục đã qua đời trong vòng 12 tháng qua trong toàn Giáo Hội, trong số này có 4 Giám Mục Việt Nam.

Đó là Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, nguyên Giám Mục Vĩnh Long, qua đời ngày 31-1 năm nay (2013); Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách, nguyên Giám Mục Đà Nẵng, qua đời ngày 7 tháng 7 năm; Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm SDB, Giám Mục Bùi Chu và Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Vĩnh Long, hai vị qua đời cùng ngày 17 tháng 8 vừa qua.

Trong số 9 Hồng Y quá cố, có Đức Hồng Y Jozef Glemp, Cố giáo chủ Công Giáo Ba Lan, và Đức Hồng Y Simon Pimenta, cố Tổng Giám Mục Bombay, Ấn độ.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 30 Hồng Y trước sự hiện diện 30 Giám Mục và hơn một ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tín thác nơi tình thương của Thiên Chúa, noi gương thánh Phaolô Tông Đồ, Người đã viết trong thư gửi tín hữu Roma (8,38-39): “Tôi thâm tín rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay ma vương quỷ thần, hiện tại hay tương lai, quyền lực, chiều cao hay chiều sâu, không thụ tạo nào có thể tách chúng ta ra khỏi tình thương của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta”.

Đức Thánh Cha nói:

“Thánh Tông Đồ liệt kê những quyền lực đối nghịch và huyền bí có thể đe dọa hành trình đức tin. Nhưng Ngài khẳng định một cách chắc chắn rằng cho dù toàn thể cuộc sống của chúng ta bị những đe dọa vây bủa, không bao giờ một điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu mà Chúa Kitô đã đạt được cho chúng ta, bằng cách hiến thân trọn vẹn.”

Ngài nhấn mạnh rằng: “Cả những quyền lực của ma quỉ, đố kỵ với con người, cũng dừng lại trước sự kết hiệp yêu thương sâu đậm giữa Chúa Giêsu và người đón nhận Chúa trong đức tin. Thực tại tình thương trung tín của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta giúp chúng ta tiến bước mỗi ngày trong thanh thản và can đảm, hành trình nhiều khi nhanh nhẹn, nhưng đôi khi cũng chậm chạp và vất vả”.

Đức Thánh Cha nêu nhận xét: “chỉ có tội lỗi của con người mới có thể phá vỡ mối liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa, nhưng cả trong trường hợp ấy, Thiên Chúa luôn tìm kiếm, chạy theo con người để tái lập với họ một tình hiệp thông kéo dài cả sau cái chết, đó là một sự kết hiệp đạt tới tột đỉnh trong cuộc gặp gỡ chung kết với Chúa Cha. Xác tín này mang lại một ý nghĩa mới mẻ và sung mãn cho đời sống trần thế và mở ra cho chúng ta niềm hy vọng cuộc sống sau cái chết”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến lời Sách Khôn Ngoan đọc trong thánh lễ, nói về những người công chính ở trong tay Chúa. Ngài nói: “Bàn tay là dấu hiệu sự đón tiếp và bảo vệ, là dấu chỉ một tương quan tôn trọng và trung thành: giơ tay ra, bắt tay. Này đây các vị mục tử nhiệt thành đã tận hiến cuộc sống để phụng sự Chúa và anh em, họ đang ở trong tay Chúa. Tất cả những gì của các vị được bảo tồn và không bị hao mòn vì sự chết. Ở trong tay Chúa tất cả những ngày đời của họ được dệt bằng những vui mừng và đau khổ, hy vọng và vất vả, trung thành với Tin Mừng và hăng say đối với phần rỗi tinh thần và vật chất của đoàn chiên đã được ủy thác cho các vị”

5. Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3 tháng 11

Thiên Chúa là Cha luôn đợi chờ con người hoán cải trở về với Ngài. Hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta. Hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: “Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con”, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một qùa tặng của tình yêu. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 3 tháng 11.

Đức Thánh Cha nói:

Không có nghề nghiệp nào, không có điều kiện xã hội nào, không có lỗi lầm hay tội phạm thuộc bất cứ loại nào có thể xóa bỏ khỏi ký ức và con tim của Thiên Chúa một người trong các con cái Ngài. Thiên Chúa luôn nhớ, Ngài không quên bất cứ ai Ngài đã tạo dựng. Ngài là cha, luôn luôn tỉnh thức và yêu thương đợi chờ trông thấy tái sinh nơi con tim của người con ước muốn trở về nhà.

Ngài đặc biệt nhắc đến một trong các biến cố tươi vui nhất được thánh sử Luca kể lại: đó là sự hoán cải của ông Giakêu. Người này là một con chiên đã bị hư mất, bị khinh bỉ và “dứt phép thông công”, bởi vì ông ta là một người thu thuế, còn hơn thế nữa, là thủ lãnh những người thu thuế trong thành phố, bạn của các người Roma xâm lăng, là một tay trộm cướp và là một kẻ khai thác bóc lột.

Đức Thánh Cha nói:

"Hôm nay, chúng ta hãy nhìn ông Giakêu, đang ở trên cây: thoạt nhìn hơi tức cười, nhưng đó là phương pháp đạt đến sự cứu rỗi. Và tôi nói với anh chị em: Nếu anh chị em thấy điều gì đè nặng lương tâm mình, nếu anh chị em cảm thấy xấu hổ vì rất nhiều điều anh chị em đã làm, hãy dừng lại. Đừng sợ, hãy nghĩ rằng Ngài đang chờ đợi anh chị em, bởi vì Ngài chưa bao giờ ngừng nhớ và nghĩ về anh chị em. Và Ngài là Cha của anh chị em, đó là Thiên Chúa, là Chúa Giêsu, Đấng đang chờ anh chị em. Hãy leo lên cao, như Giakêu đã làm, hãy leo lên cây với mong ước được tha thứ. Tôi đảm bảo với anh chị em rằng anh chị em sẽ không phải thất vọng. Chúa Giêsu đầy lòng thương xót, và không bao giờ mệt mỏi tha thứ. Hãy nhớ kỹ những điều này. "

Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy để cho Chúa Giêsu gọi tên chúng ta! Trong sâu thẳm của con tim chúng ta hãy lắng nghe tiếng của Ngài nói với chúng ta: ‘Ngày hôm nay Ta phải dừng lại tại nhà con’, nghĩa là trong tim con, trong cuộc sống con. Và chúng ta hãy tươi vui tiếp đón Ngài! Ngài có thể thay đổi chúng ta, biến con tim bằng đá của chúng ta trở thành con tim bằng thịt, Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ và làm cho đời sống chúng ta trở thành một qùa tặng của tình yêu. Chúa Giêsu có thể làm đều đó, hãy để Chúa Giêsu nhìn bạn.

6. Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại phần mộ Đức Gioan Phaolô II

Hôm 31 Tháng Mười 2013, Đức Thánh Cha đã đồng tế với các linh mục Ba Lan tại phần mộ Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị, thay vì tại Casa Santa Marta , như thường lệ . Được biết mỗi tuần đều có một nhóm các linh mục Ba Lan cử hành Thánh Lễ tại phần mộ này. Vào sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây ngạc nhiên cho các linh mục Ba Lan khi cùng đồng tế với các vị tại đây.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Thánh Phaolô. Ngài nói rằng vị Tông Đồ Dân Ngoại là một gương mẫu của sức mạnh. Bất chấp bị phản bội và bách hại, ngài luôn đặt Chúa Kitô ở trung tâm của cuộc đời mình.

Đức Thánh Cha nói:

"Thánh Phaolô luôn luôn đặt tình yêu Chúa Kitô tại trung tâm của cuộc đời mình, như là một điểm tham chiếu. Người ta không thể là một Kitô hữu nếu không có tình yêu của Chúa Kitô, nếu không thể hiện tình yêu này trong cuộc sống, nếu không nhận ra, và nuôi dưỡng tình yêu này. Một Kitô hữu phải là một người cảm thấy được sự chăm sóc của Chúa, với vẻ đẹp của một tình yêu thương đến cùng của Thiên Chúa. Kitô hữu phải cảm nhận được rằng cuộc sống của mình đã được cứu rỗi bằng máu của Chúa Kitô. Và điều này xây dựng tình yêu: đó là một tình yêu đáp trả tình yêu”

Đức Giáo Hoàng cũng nói về sự thờ ơ lạnh nhạt khi so sánh tình yêu của Thánh Phaolô với sự "bất trung" của một thành Jerusalem "không hiểu được tình yêu của Thiên Chúa."

7. Đức Thánh Cha Phanxicô thăm khu hầm mộ Vatican để cầu nguyện cho các vị Giáo Hoàng quá cố

Hôm thứ Bẩy 2 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đi bộ từ nơi cư trú của mình tại Casa Santa Marta đến khu hầm mộ Vatican , nơi ngài đã cầu nguyện cho các vị Giáo Hoàng đã quá cố.

Trên đường đi, ngài đã cầu nguyện trước ngôi mộ của Thánh Phêrô. Sau đó, Đức Thánh Cha đến thăm khu hầm mộ nằm ngay bên dưới Đền Thờ Thánh Phêrô.

Ngài đã dừng lại tại ngôi mộ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ XV, Đức Giáo Hoàng Pius XI, Đức Piô XII, Phaolô VI và Gioan Phaolô I. Kể từ khi Giáo Hội Công Giáo cử hành Lễ Các Đẳng Linh Hồn ngày vào ngày 2 tháng 11, thì cũng đã có truyền thống là Đức Giáo Hoàng đương kim dâng lễ, cầu nguyện và tỏ lòng tôn kính với các vị tiền nhiệm của ngài trong ngày này.

8. Bản thảo gốc “Bí mật thứ ba” Fatima sẽ sớm được đưa ra triển lãm

Vào ngày 30 tháng 11 tới đây, tại Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha, thư viết tay của chị Lucia mô tả bí mật thứ ba được Đức Mẹ tiết lộ vào tháng 6 năm 1917, sẽ được đưa ra triễn lãm trong cuộc triển lãm có tiêu đề “Bí mật và Mạc Khải”.

Từ năm 1957, lá thư này đã được lưu trữ tại Vatican, như một phần của kho lưu trữ của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Sau khi được lưu trữ trong tàng thư này, lá thư chỉ được mở ra hai lần: Một lần, theo yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II năm 1981, sau vụ ám sát của ngài và sau đó vào năm 2000, khi Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, lúc đó là thư ký của Thánh Bộ, đã gặp chị Lucia tại Coimbra, Bồ Đào Nha để khẳng định rằng văn bản này là văn bản gốc ban đầu.

9. Đức Thánh Cha sẽ tấn phong các tân Hồng Y

Hôm thứ Năm 31 tháng 10, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha sẽ triệu tập công nghị để tấn phong các tân Hồng Y vào ngày 22 tháng 2 năm 2014.

Cha Lombardi cho biết trong dịp họp Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn từ ngày 1 đến 3 tháng 10 vừa qua, và sau đó là trong cuộc họp với các thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới trong 2 ngày mùng 7 và mùng 8 tháng 10, Đức Thánh Cha đã thông báo cho các tham dự viên ý định của ngài sẽ triệu tập một công nghị tấn phong các tân Hồng Y vào lễ kính Ngai Tòa Thánh Phêrô, tức là ngày 22 tháng 2 năm tới. Đức Thánh Cha quyết định thông báo điều này để dễ hoạch định chương trình cho các cuộc họp khác với sự tham dự của các Hồng Y từ nhiều nơi trên thế giới.

Cha Lombardi cũng nói rằng người ta có thể đoán trước Đức Thánh Cha muốn có cuộc họp của Hồng Y đoàn trước lễ tấn phong các tân Hồng Y, như các vị tiền nhiệm của ngài vẫn thường làm. Theo đó, Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn sẽ nhóm khóa họp thứ 3 trong hai ngày 17 và 18 tháng 2 năm tới, và sau công nghị tấn phong tân Hồng Y sẽ có cuộc họp của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới trong hai ngày 24 và 25 tháng 2.

Ngoài ra, Hội đồng 15 Hồng Y về vấn đề kinh tế và tổ chức của Tòa Thánh cũng sẽ nhóm vào tháng 2 năm tới, có lẽ là trong tuần lễ trước khi có công nghị tấn phong tân Hồng Y.

Vào khoảng giữa tháng 2 năm tới, Hồng Y đoàn sẽ còn tối đa là 201 vị, trong số này có 106 Hồng Y cử tri. Điều này có nghĩa là nếu Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định giữ nguyên qui luật tối đa là 120 Hồng Y cử tri, thì ngài có thể bổ nhiệm khoảng 14 Hồng Y mới và có thể có thêm vài vị trên 80 tuổi.

10. Theo tạp chí Forbes, Đức Thánh Cha là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới

Người đầu tiên trong danh sách là Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiếp theo là tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, thứ ba là Tổng bí thư ký của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình. Đứng thứ tư trong danh sách những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới là Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tạp chí Forbes giải thích rằng kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu vào tháng Ba, Giáo Hội Công Giáo với hơn 1.2 tỷ tín hữu đã chứng kiến một làn sóng năng lượng mới. Tạp chí này cũng lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có sự hiện diện mạnh mẽ trong các phương tiện truyền thông xã hội. Trên Twitter, ngài đã có hơn 10 triệu người theo. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên có một hình ảnh đang cầm một điện thoại di động.

Bảng xếp hạng cho thấy vị Giáo Hoàng của Mỹ Châu Latinh vượt trên những nhà lãnh đạo chính trị và tài chính như Angela Merkel và Bill Gates.

11. Việc nghe lén trong Công Nghị Hồng Y là không thể thực hiện được

Hôm 31 tháng 10, Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã bác bỏ cáo buộc của tạp chí Panorama của Ý theo đó cơ quan này đã theo dõi các cuộc điện đàm của các vị Hồng Y trong Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng và gần đây vẫn tiếp tục theo dõi các cuộc điện đàm của Đức Giáo Hoàng và các chức sắc cao cấp của Tòa Thánh.

Liên quan đến vấn đề này, ký giả Andrea Tornielli của tờ La Stampa viết rằng Vatican đã triển khai công nghệ chống nghe lén tinh vi trong nhà nguyện Sistina và điện Tông Toà trong những ngày dẫn đến Mật Nghị Hồng Y bầu Tân Giáo Hoàng . Các biện pháp chống nghe lén cũng đã được triển khai tại toà nhà Thượng Hội Đồng Giám Mục nơi các vị Hồng Y trao đổi ý kiến trước khi khai mạc Mật Nghị Hồng Y . Các phóng viên có mặt trong tòa nhà đã làm chứng rằng các kết nối Internet đã bị gián đoạn và các tín hiệu điện thoại di động hoàn toàn bị mất sóng khi hệ thống được khởi động.

Theo bài báo của Tornielli, các chuyên gia an ninh Vatican có thể tự hào về khả năng của họ trong việc chống gián điệp. Các nhóm tin tặc Hồi Giáo và Trung quốc, được biết đến với tên gọi chung là "Anonymous" đã thực hiện hàng loạt các cuộc tấn công phối hợp với nhau vào các trang web internet của Vatican , nhưng không thể truy cập vào các trang web này mặc dù Anonymous đã thành công đột nhập vào các trang web của nhiều cơ quan chính phủ và các các tập đoàn đa quốc gia.

Biện pháp chống nghe lén của Vatican không thể ngăn cản NSA nghe trộm các cuộc đàm thoại của các giám mục bên ngoài điện Tông Tòa, trong những ngày dẫn đến Mật Nghị Hồng Y. Nhưng NSA khẳng định rằng Vatican không phải là một mục tiêu, và các quan chức Vatican tỏ ra không lo ngại về một báo cáo của các vụ nghe trộm.

12. Vụ tàn sát nghiêm trọng các Kitô hữu tại Syria

Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Syria Selwanos Boutros Alnemeh nói với thông tấn xã Fides rằng lực lượng phiến quân Hồi Giáo đã tàn sát 45 Kitô hữu trong thị trấn Sadad, về phía tây Syria.

Phiến quân Hồi giáo đã chiếm được thành phố Sadad vào ngày 21 tháng 10, một tuần sau đó , lực lượng chính phủ đã chiếm lại được thành phố này. Trước khi rút lui, phiến quân Hồi giáo đã thực hiện một vụ thảm sát dã man các tín hữu Kitô trong vùng.

"Đây là vụ thảm sát nghiêm trọng nhất và lớn nhất nhắm vào các Kitô hữu ở Syria trong hai năm qua," Đức Cha Boutros cho biết

“45 dân thường vô tội đã chịu tử đạo chẳng có lý do nào khác ngoài niềm tin của họ, và trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, nhiều người bị ném vào ngôi mộ tập thể. Nhiều thường dân khác bị đe dọa và khủng bố. 30 người bị thương và 10 người vẫn còn mất tích . "

“Các nhà thờ bị hư hại và xúc phạm, nhiều sách cổ và đồ nội thất quý giá bị lấy đi. Trường học, các tòa nhà chính phủ, nhiều tòa nhà khác trong thành phố đã bị phá hủy, cùng với các bưu điện, bệnh viện và phòng khám.”

13. Khủng hoảng ơn gọi cho Giáo Hội Công Giáo Đông Phương vì cuộc nổi dậy Ả rập

Trong báo cáo mới đây nhất của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, cuộc nổi dậy Ả rập, hay còn gọi là Mùa xuân Ả Rập đã có một tên mới là "Mùa Đông Kitô giáo" một khoảng thời gian đầy những đàn áp khốc liệt đối với các Kitô hữu Trung Đông.

Theo báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Hồi giáo cực đoan đã chụp thời cơ và gạt bỏ những người Hồi Giáo ôn hòa khỏi các tổ chức Hồi Giáo, và kết quả là phá vỡ sự cùng tồn tại hòa bình trong suốt 1,400 năm giữa người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Đệ Nhất, là Thượng Phụ Thành Babylon của Công Giáo Nghi Lễ Chan-đê nói:

"Đây thực sự là một trở ngại cho ơn gọi linh mục và cả cho các dòng tu"

Đối với Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tình trạng bất ổn đã làm tăng các trở ngại. Là thiểu số trong khu vực rộng lớn này, họ trở thành nạn nhân dễ nhất của bạo lực ở Iraq , Syria và Ai Cập. Điều này đã tạo ra những thách thức mới trong việc đáp ứng các nhu cầu mục vụ cho các tín hữu.

Đức Hồng Y Louis Raphael Sako nói tiếp:

"Bây giờ chúng tôi đang chịu một cuộc khủng hoảng ơn gọi, vì các gia đình đang bỏ nước ra đi. Và những người đang ở trong nước thì cũng chạy loạn tứ tán trên đất nước trong bầu khí co cụm và sợ hãi. Tại Baghdad, Mosul, Basra không dễ gì để đi từ chỗ này sang chỗ khác."

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ghi nhận cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq đã không đem lại tự do và hòa bình cho người dân nước này. Tình trạng hiện nay thê thảm gấp nhiều lần dưới thời Saddam Hussein, đặc biệt Kitô Giáo đang dần dần bị biến mất trong khu vực.

14. Đức Thánh Cha nói: Kitô giáo là một lời mời tham dự một bữa tiệc

Trong Thánh Lễ Sáng ngày 05 tháng 11 tại Casa Santa Marta, đề cập đến bài Tin Mừng trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng là Kitô Giáo giống như một lời mời tham dự một bữa tiệc. Đây là một lời mời mở rộng đến tất cả mọi người, không chỉ là "người tốt" mà thôi. Nhưng ngài nói thêm rằng tất cả mọi người phải dự phần tích cực tại bữa tiệc này.

Đức Thánh Cha nói:

"Cuộc sống của người tín hữu Kitô là vô nghĩa nếu không có sự tham dự này. Tôi đi dự tiệc, nhưng tôi không bước xa hơn nơi tiếp tân, bởi vì tôi muốn được đứng chung chỉ với ba hoặc bốn người mà tôi quen biết. Anh chị em không thể làm điều này trong Giáo Hội! Hoặc là anh chị em vào hẳn bên trong phòng tiệc để tham gia trọn vẹn hoặc anh chị em vẫn còn là kẻ ngoại cuộc. Anh chị em không có chọn lựa khác. Giáo Hội là cho tất cả mọi người, bắt đầu với những người tôi đã đề cập, là những người bên lề nhất. Giáo Hội là của tất cả mọi người!"

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng lời mời đến dự tiệc này được trao ra nhưng không, nhưng ngài cảnh báo chống lại thái độ của các Kitô hữu trên danh nghĩa, tức là những người cảm thấy hạnh phúc chỉ vì "có tên trên danh sách" nhưng không tham gia .

15. Tòa Thánh phát hành bản câu hỏi thăm dò để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về gia đình

Thượng Hội Đồng Giám Mục đầu tiên dưới triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thảo luận về chủ đề gia đình, và được chia thành hai giai đoạn. Vào tháng 10 năm 2014, Các chủ tịch hội đồng giám mục của các nước sẽ gặp nhau để thảo luận về vấn đề này. Một năm sau đó vào năm 2015, các giám mục và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến Rome để thảo ra các chi tiết mục vụ .

Để tập trung vào các chủ đề thảo luận, Tòa Thánh đã gửi đến tất cả các hội đồng giám mục một bản câu hỏi thăm dò với 39 câu liên quan đến kiến thức về tín lý của Giáo Hội Công Giáo, tỷ lệ các cặp vợ chồng chưa lập gia đình nhưng sống chung với nhau, nhu cầu tâm linh của các cặp vợ chồng ly dị và người đồng tính, và làm thế nào để thúc đẩy tốt nhất một nền văn hóa phò sinh. Ngoài ra, có một câu hỏi liên quan đến "những thách thức và đề xuất khác"

Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới nói:

"Đây không phải là những gì đặt trọng tâm nơi các giám mục về những gì cá nhân họ suy nghĩ. Thay vào đó, nó là một tập hợp các thông tin. Thực tế, cuộc thăm dò này cũng không phải là một cuộc thăm dò cá nhân của mỗi người Công Giáo. Thay vào đó, linh mục giáo xứ sẽ đúc kết của địa phương mình dựa trên thực tế của giáo xứ và ý kiến của anh chị em giáo dân."

Các hội đồng giám mục có thể quyết định làm thế nào để thu thập các câu trả lời. Một số, như các nhóm từ Anh và xứ Wales, có khuynh hướng thăm dò trực tuyến trên Internet. Nhưng trong mọi trường hợp, tất cả các câu trả lời phải đưa về Roma trước ngày.

16. Một giám mục bị giết bởi chế độ cộng sản sắp được phong thánh tử đạo

Hôm thứ Năm 31 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y án phong thánh tử đạo cho một giám mục Áo. Đức Cha Anton Durcovici qua đời vào năm 1951 trong một nhà tù ở Rumani. Ngài đã bị tra tấn và cuối cùng chết vì bị ngược đãi bởi chế độ cộng sản Rumani.

Đức Giáo Hoàng cũng chuẩn y việc công nhận các nhân đức anh hùng của Onoria "Nano" Nagle. Chị là một nữ tu Ailen đã sáng lập Dòng Nữ Hiển Dung. Chị đã đã dành cuộc sống của mình để thúc đẩy giáo dục, đặc biệt là cho người nghèo và thiếu thốn.

Nữ tu Olga Gugelmo, người Ý được biết đến nhờ sự thanh bần cũng như sự tận tâm phục vụ Giáo Hội. Chị qua đời vào năm 1943 vì bị viêm màng não.

Đức Giáo Hoàng cũng thừa nhận các nhân đức anh hùng của nữ tu Celestina Bottego, người Mỹ. Chị dạy học ở Ý, và sáng lập Tu Hội Truyền Giáo của Đức Maria, là một dòng tu chuyên giúp đỡ người nghèo và những người quẫn bách trên toàn thế giới.