Phụng Vụ - Mục Vụ
Tháng Các Linh Hồn – Suy Gẫm Và Ưu Tư
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
08:25 07/11/2011
Tháng Các Linh Hồn – Suy Gẫm Và Ưu Tư
Chuyện kể rằng có một vị thương gia giàu có và đạo đức kia đột ngột qua đời và sau đó trình diện trước mặt Chúa. Ông ta tỏ vẻ buồn rầu và phàn nàn với Chúa. “Lạy Chúa, con không phàn nàn về chuyện Chúa gọi con đi. Nhưng con chỉ bực mình Chúa là sao Ngài không báo cho con biết trước để con có thể chuẩn bị hậu sự và trăn trối vài điều với vợ con của con”. Chúa ôn tồn trả lời với vị thương gia ấy rằng : “Con ơi, Ta đã thông báo với con nhiều lần mà con đâu có nghe!”. Vị thương gia khó chịu hỏi Chúa : “Ngài nói là đã thông báo với con! Làm gì có chuyện đó, sao con không biết!”. Chúa lại từ tốn đáp lời : “Lần thứ nhất, Ta báo với con là lúc con tổ chức sinh nhật lần thứ 50 với đông đủ gia đình, người thân. Lúc đó, mọi người chúc mừng con sống lâu trăm tuổi và gặp nhiều may mắn. Tại sao lúc đó con không biết chuẩn bị cho tương lai mình vì con biết rằng đời sống trên trần gian này chỉ là tạm bợ? Lần thứ hai Ta đã cảnh báo cho con khi con gặp một tai nạn. Vậy mà con cũng đâu có quan tâm gì đến chuyện đó. Và lần cuối cùng là năm vừa qua khi con bị cơn đột quỵ nhưng gặp thầy, gặp thuốc nên con đã bình phục nhanh chóng. Sao con không lo chuẩn bị trước cho cuộc sống vĩnh cửu mà bây giờ con lại vội trách Ta?”. Vị thương gia chợt hiểu ra và thôi không dám phàn nàn với Chúa nữa.
Tháng 11, đối với người Công giáo, đó là tháng nhớ về những người đã khuất, về những bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ, còn được gọi là Tháng Các Linh Hồn. Đây cũng là tháng để nhắc nhở những người đang sống biết lo và nghĩ đến hậu sự của mình, đừng để nước đến chân rồi mới chạy rồi lại phàn nàn như vị thương gia giàu có vừa kể trên.
Ngày Chúa Nhật vừa qua tôi sau khi dâng lễ tại họ đạo tôi phụ trách vào buổi sáng. Buổi chiều tôi dâng lễ cho giới trẻ tại một giáo xứ của Dòng. Người ta báo cho tôi là bà thủ quỹ của giáo xứ vừa bị tai nạn giao thông cùng với người cha, người em và con trai của bà. Tất cả đều thiệt mạng. Tai nạn thảm khốc đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong cùng một gia đình. Cả giáo xứ người nào cũng có bộ mặt như đưa đám khiến tôi cũng không khỏi mủi lòng. Trong bài chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật XXXII thường nhiên A hôm ấy thật trùng hợp với nỗi ưu tư lo lắng của những người tham dự, tôi đã chia sẻ về sứ điệp mà Chúa Giê-su đã cảnh báo : “Vậy anh em hãy biết canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25, 13).
Tôi còn nhớ những ngày ở Việt Nam khi tham dự các nghi thức tiễn biệt người quá cố, ca đoàn thường tấu lên bài hát được phổ từ Thánh Vịnh 102 nghe thật buồn : “Đời sống con người giống như hoa cỏ. Như bông hoa nở trên cánh đồng. Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi. Nơi nó mọc không còn mang vết tích…” (TV 102).
Thật vậy, con người luôn mong muốn được sống lâu trăm tuổi, được cải tử hoàn sinh nhưng không ai thoát khỏi cái chết dù điều đó không ai thật sự mong muốn. Bản án Chúa đã ghi: mọi người đều phải chết. Thánh Âu-tinh từng nói: “Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến.” Người Hồi giáo cũng có một câu kinh để nhắc nhở mọi người về sự chết : “Tất cả mỗi người đều phải nếm cái chết, cái chết là vị khách bước vào nhà của mỗi người dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo... cũng không cần phải xin phép gia chủ…”. Bởi thế cuộc sống thật mong manh, mỏng dòn nhưng sao con người cứ mải mê thế sự mà không biết chuẩn bị cho hậu sự để rồi cái ngày oan nghiệt xảy đến với mình thì mình trở tay không kịp!
Người Công giáo có Tháng Các Linh Hồn để nhớ về những người đã khuất và cầu nguyện đặc biệt cho họ. Người Phật giáo có tháng Xóa Tội Vong Thân mà cao điểm là ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch. Hồi còn nhỏ tôi có được xem bộ phim “Mục Liên Thanh Đề” hay “Mục Liên tìm mẹ”, một phim truyện Phật giáo thật hay nhưng lúc đó trí khôn của tuổi thơ tôi chẳng hiểu được bao nhiêu. Sau này có thời gian tìm hiểu, tôi mới biết được nhân vật Mục Liên, hay còn gọi là Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ vì mẹ của Mục Liên kiếp trước đã từng gây nhiều nghiệp ác. Dù Bồ tát Mục Kiền Liên rất thần thông quảng đại nhưng không đủ sức cứu mẹ mình khỏi ngạ quỷ nên Đức Phật mới khuyên Mục Liên là hãy biết hợp lực các chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Và cũng từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời vào rằm tháng 7 hàng năm như là dịp để chúng sanh báo hiếu cha mẹ.
Tôi được sinh ra trong một gia đình mà bên nội là Công giáo còn bên ngoại là Phật giáo. Cũng vì điều đó mà tôi phải cố gắng tìm hiểu để không làm phật lòng hai bên nội ngoại vào những dịp tang lễ và cúng kiếng. Tôi còn nhớ có lần về thăm nhà tổ bên ngoại để ăn giỗ, vị trưởng tộc mà tôi gọi bằng Cậu ruột sau khi cúng bái đã gọi tôi thắp hương cho ông ngoại. Má tôi đứng đó xem tôi phản ứng thế nào vì lúc ấy tôi đã là một tu sĩ Công giáo. Tôi đã không ngần ngại thắp nén hương cho ông ngoại mình. Sau khi khấn vái cho ông ngoại tôi xong, vị trưởng tộc đã vỗ vai tôi bốp bốp và nói với tôi rằng ông cứ tưởng là những người Công giáo ăn đồ mặn, đặc biệt là những người đi tu quên mất nguồn cội tổ tiên, nhưng giờ đây ông không còn thành kiến đó nữa. Tôi có giải thích với ông Cậu tôi rằng người Công giáo chẳng những không quên tổ tiên, những người đã khuất mà còn giành riêng một tháng để cầu nguyện cho họ nữa dù họ không cúng kiếng như người Phật giáo.
Trước đây, ông Cậu trưởng tộc của tôi luôn tỏ ra là người nghiêm khắc và độc đoán. Ngay cả Má tối cũng không dám tự tiện nói chuyện hay đôi co gì với ông vì Má đã phạm phải sai lầm là theo đạo Công giáo, và theo gia đình phía ngoại của tôi thì Má tôi đã can tội bất hiếu. Nhiều lần Má tôi muốn nói muốn giải thích cho phía bên ngoại nhưng chẳng ai chịu nghe. Tuy nhiên, ngày hôm ấy tôi đã đại diện cho Má tôi để tranh luận cách bình đẳng và sòng phẳng với những bậc trưởng thượng phía bên ngoại tôi về những khuất mắt và hiểu lầm giữa đôi bên. Cũng từ đó, ông Cậu trưởng tộc và những người phía bên ngoại tôi dần dần hiểu ra và quí mến người Công giáo hơn. Má tôi cũng được dịp lên nước để bào chữa những gì mà lâu nay bà không được nói ra.
Tôi muốn nói lên điều này vì Việt Nam và các nước vùng châu Á có một nền văn hóa rất đặc sắc mà hiếm Châu lục nào có được. Bởi thế, nếu mà chúng ta không tìm hiểu, không cảm thông thì rất dễ rơi vào thành kiến hay kết án. Tôi là người đang nghiên cứu văn hóa và rất thích về nhân chủng học, là khoa học nghiên cứu về con người. Ngày nay người ta dùng nhiều hạn từ như hội nhập, ứng nhập văn hóa hay là tương tác văn hóa đế ám chỉ đến việc thích ứng với nền văn hóa mà mình đang sống và hoàn chỉnh nền văn hóa đó. Tôi đang sống ở một đất nước mà văn hóa cũng như phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt với nơi chôn nhau, cắt rốn của mình nên phải cố gắng để hòa mình vào nền văn hóa này nhưng không đánh mất đi văn hóa của dân tộc mình. Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy hơi shock về cách sống và cách hành xử văn hóa nơi mà mình đang sống vì nó chưa hoàn toàn thuộc về mình. Một cú shock văn hóa nhiều khi cũng tạo cho mình nhưng trăn trở, âu lo.
Tôi không phải là người quá đam mê âm nhạc nhưng lại rất thích các nhạc phẩm của nhạc sĩ họ Trịnh về triết lí sống của ông. Những ngày này tôi thường nghe bài hát “Trở về cát bụi” để suy gẫm thêm về cái điều mà không ai muốn nói đến-Sự chết : “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau. Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao…”. Tôi cũng như bao người luôn mong được sống lâu trăm tuổi và gặt hái nhiều thành công nhưng tôi cũng cần phải học biết một điều quan trọng hơn là chuẩn bị cho hậu sự của mình.
Paraguay, ngày 7 tháng 11 năm 2011,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Tháng 11, đối với người Công giáo, đó là tháng nhớ về những người đã khuất, về những bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ, còn được gọi là Tháng Các Linh Hồn. Đây cũng là tháng để nhắc nhở những người đang sống biết lo và nghĩ đến hậu sự của mình, đừng để nước đến chân rồi mới chạy rồi lại phàn nàn như vị thương gia giàu có vừa kể trên.
Ngày Chúa Nhật vừa qua tôi sau khi dâng lễ tại họ đạo tôi phụ trách vào buổi sáng. Buổi chiều tôi dâng lễ cho giới trẻ tại một giáo xứ của Dòng. Người ta báo cho tôi là bà thủ quỹ của giáo xứ vừa bị tai nạn giao thông cùng với người cha, người em và con trai của bà. Tất cả đều thiệt mạng. Tai nạn thảm khốc đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong cùng một gia đình. Cả giáo xứ người nào cũng có bộ mặt như đưa đám khiến tôi cũng không khỏi mủi lòng. Trong bài chia sẻ Tin Mừng Chúa Nhật XXXII thường nhiên A hôm ấy thật trùng hợp với nỗi ưu tư lo lắng của những người tham dự, tôi đã chia sẻ về sứ điệp mà Chúa Giê-su đã cảnh báo : “Vậy anh em hãy biết canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25, 13).
Thật vậy, con người luôn mong muốn được sống lâu trăm tuổi, được cải tử hoàn sinh nhưng không ai thoát khỏi cái chết dù điều đó không ai thật sự mong muốn. Bản án Chúa đã ghi: mọi người đều phải chết. Thánh Âu-tinh từng nói: “Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến.” Người Hồi giáo cũng có một câu kinh để nhắc nhở mọi người về sự chết : “Tất cả mỗi người đều phải nếm cái chết, cái chết là vị khách bước vào nhà của mỗi người dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo... cũng không cần phải xin phép gia chủ…”. Bởi thế cuộc sống thật mong manh, mỏng dòn nhưng sao con người cứ mải mê thế sự mà không biết chuẩn bị cho hậu sự để rồi cái ngày oan nghiệt xảy đến với mình thì mình trở tay không kịp!
Người Công giáo có Tháng Các Linh Hồn để nhớ về những người đã khuất và cầu nguyện đặc biệt cho họ. Người Phật giáo có tháng Xóa Tội Vong Thân mà cao điểm là ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch. Hồi còn nhỏ tôi có được xem bộ phim “Mục Liên Thanh Đề” hay “Mục Liên tìm mẹ”, một phim truyện Phật giáo thật hay nhưng lúc đó trí khôn của tuổi thơ tôi chẳng hiểu được bao nhiêu. Sau này có thời gian tìm hiểu, tôi mới biết được nhân vật Mục Liên, hay còn gọi là Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ vì mẹ của Mục Liên kiếp trước đã từng gây nhiều nghiệp ác. Dù Bồ tát Mục Kiền Liên rất thần thông quảng đại nhưng không đủ sức cứu mẹ mình khỏi ngạ quỷ nên Đức Phật mới khuyên Mục Liên là hãy biết hợp lực các chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Và cũng từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời vào rằm tháng 7 hàng năm như là dịp để chúng sanh báo hiếu cha mẹ.
Trước đây, ông Cậu trưởng tộc của tôi luôn tỏ ra là người nghiêm khắc và độc đoán. Ngay cả Má tối cũng không dám tự tiện nói chuyện hay đôi co gì với ông vì Má đã phạm phải sai lầm là theo đạo Công giáo, và theo gia đình phía ngoại của tôi thì Má tôi đã can tội bất hiếu. Nhiều lần Má tôi muốn nói muốn giải thích cho phía bên ngoại nhưng chẳng ai chịu nghe. Tuy nhiên, ngày hôm ấy tôi đã đại diện cho Má tôi để tranh luận cách bình đẳng và sòng phẳng với những bậc trưởng thượng phía bên ngoại tôi về những khuất mắt và hiểu lầm giữa đôi bên. Cũng từ đó, ông Cậu trưởng tộc và những người phía bên ngoại tôi dần dần hiểu ra và quí mến người Công giáo hơn. Má tôi cũng được dịp lên nước để bào chữa những gì mà lâu nay bà không được nói ra.
Tôi muốn nói lên điều này vì Việt Nam và các nước vùng châu Á có một nền văn hóa rất đặc sắc mà hiếm Châu lục nào có được. Bởi thế, nếu mà chúng ta không tìm hiểu, không cảm thông thì rất dễ rơi vào thành kiến hay kết án. Tôi là người đang nghiên cứu văn hóa và rất thích về nhân chủng học, là khoa học nghiên cứu về con người. Ngày nay người ta dùng nhiều hạn từ như hội nhập, ứng nhập văn hóa hay là tương tác văn hóa đế ám chỉ đến việc thích ứng với nền văn hóa mà mình đang sống và hoàn chỉnh nền văn hóa đó. Tôi đang sống ở một đất nước mà văn hóa cũng như phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt với nơi chôn nhau, cắt rốn của mình nên phải cố gắng để hòa mình vào nền văn hóa này nhưng không đánh mất đi văn hóa của dân tộc mình. Nhiều lúc tôi cũng cảm thấy hơi shock về cách sống và cách hành xử văn hóa nơi mà mình đang sống vì nó chưa hoàn toàn thuộc về mình. Một cú shock văn hóa nhiều khi cũng tạo cho mình nhưng trăn trở, âu lo.
Tôi không phải là người quá đam mê âm nhạc nhưng lại rất thích các nhạc phẩm của nhạc sĩ họ Trịnh về triết lí sống của ông. Những ngày này tôi thường nghe bài hát “Trở về cát bụi” để suy gẫm thêm về cái điều mà không ai muốn nói đến-Sự chết : “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau. Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao…”. Tôi cũng như bao người luôn mong được sống lâu trăm tuổi và gặt hái nhiều thành công nhưng tôi cũng cần phải học biết một điều quan trọng hơn là chuẩn bị cho hậu sự của mình.
Paraguay, ngày 7 tháng 11 năm 2011,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Rộng tay
Lm Vũđình Tường
15:07 07/11/2011
Chúa nhật 33 thường niên, năm A
Mt 25, 14-30
Nói rộng tay không có nghĩa nói người nào đó có bàn tay to, lớn. Nói về một người có bàn tay to lớn sẽ gặp nhiều phiền toái hơn là may lành, ngay cả trường hợp nói lên sự thực.
Nói đến bàn tay to mà không ngụ ý nói đến hình dạng, vóc dáng to lớn của bàn tay hộ pháp kềnh càng, hay bàn tay nhiều lông mà thời chiến tranh báo chí hay đả động đến. Rộng tay đây muốn nhắm đến là công việc rộng rãi đôi bàn tay thực hiện. Nói đến bàn tay trải dài, giang rộng vất vả, tần tảo, lao tác kiếm sống, bàn tay sẵn sàng làm việc lành phúc đức, đôi bàn tay bố thí, làm phúc cho mọi người. Sách Châm Ngôn chương 31 diễn tả đôi bàn tay cần mẫn làm việc là đôi bàn tay kéo sợi, xe tơ, đôi bàn tay đưa thoi, dệt vải. Đôi bàn tay mang lại sự lành cho gia đình, thân nhân, thân hữu chứ không phải sự dữ. Ngày nay ít thấy đôi bàn tay kéo sợi, xe tơ nhưng có nhiều bàn tay làm việc văn phòng, đánh máy, trả lời điện thoại. Bàn tay giải thích, cắt nghĩa, đón chào; bàn tay khâu quần vá áo dưới ánh đèn đêm, bàn tay vá chài bên mạn thuyền, bàn tay thu góp từng bông lúa nhỏ, bàn tay nhẹ nhàng cắt từng cánh hoa, bàn tay nâng đỡ bệnh nhân, bàn tay trao người chén cháo nóng, nâng đỡ người té ngã trên đường, bàn tay dắt người mù trên phố, bàn tay nâng đỡ kẻ tàn tật, bàn tay trao cho người ăn xin đồng bạc lẻ, bàn tay làm dấu thánh giá ca tụng Chúa Ba Ngôi, bàn tay chắp trước ngực dâng lời cầu nguyện. Còn rất nhiều bàn tay làm việc vất vả khác. Để tóm gọn việc bác ái, thương kẻ khốn cùng, sách Châm Ngôn tóm gọn trong câu:
Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng Cn31,19
Nàng có bàn tay rộng rãi khi bố thí cho kẻ nghèo khó. Nàng có bàn tay giang rộng trải dài yêu thương đến cho người cùng khổ. Nàng có bàn tay dài đưa ra nắm kéo kẻ cần nâng đỡ, lần mò ra khỏi chốn bùn nhơ, hôi tanh làm vẩn đục cuộc đời. Đó là đôi bàn tay to lớn về tình nghĩa, về ân lộc của những người tôn kính Thiên Chúa. Việc làm của họ sẽ không đi vào quên vãng nhưng đi vào lòng người và được muôn đời ghi nhớ về bàn tay rộng lượng. Muôn đời ghi nhớ công ơn nàng không phải vì đôi tay giang dài, trải rộng mà vì đôi tay thực thi đường lối Chúa. Đường lối Chúa là đường công chính, lối ngay thẳng, nên mọi sinh hoạt do đường lối đó chỉ bảo, hướng dẫn sẽ dẫn đến làm cho vinh quang Chúa cả sáng hơn. Công đức nàng được ngàn đời ca tụng vì khi người ta ca tụng vinh quang Chúa người ta nhắc đến đôi bàn tay thi ân của nàng.
Cũng là đôi bàn tay. Có đôi bàn tay được khen thưởng, chúc phúc; lại có đôi bàn tạy bị quở phạt, chúc dữ trong dụ ngôn thánh Mathêu 25,14-30 ghi lại sự kiện ông chủ giao tài sản cho gia nhân coi sóc. Đôi bàn tay tự nó không làm được việc mà phải dùng đến trí óc. Chính trí óc hướng dẫn đôi bàn tay làm việc lành, bác ái, yêu thương. Trí óc hướng dẫn đúng nếu nó nghe lời trí khôn chỉ bảo, hướng dẫn chân thành yêu mến chủ. Nếu trí óc coi thường trí khôn, không nghe theo tiếng trí khôn mà đi theo con đường riêng nó tự chọn. Trí óc cách nào đó chê trách trí khôn và chủ của trí khôn là Thiên Chúa. Trường hợp này trí óc sẽ hướng dẫn đôi bàn tay làm trái nghịch hướng dẫn của trí khôn. Kết quả chắc chắn là bị phạt vì làm trái nghịch chỉ bảo, hướng dẫn của trí khôn. Khi bị phạt không phải chỉ riêng trí óc chủ mưu; đôi tay đồng loã bị phạt mà toàn thể con người bị phạt.
Phúc âm ghi lại cả hai người nhận năm và hai nén bạc đều không nói chi về suy nghĩ thầm kín của họ. Tuy nhiên nhìn cách họ phục vụ, cách họ làm lợi gấp đôi số nén bạc nhận được cũng có thể đoán biết họ là người nghe theo chỉ bảo, hướng dẫn của trí khôn. Sau một thời gian ông chủ trở về tính sổ. Người nhận 5 nén và 2 nén dùng đôi tay làm ra gấp đôi số nén bạc lúc chủ giao. Cả hai đều nhận được lời khen:
Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi c.21
Đến lượt người đầy tớ nhận một nén, thay vì dùng đôi tay làm việc tốt lành phúc đức anh ta dùng đôi tay chôn dấu nén bạc. Vì sao anh làm thế? Chính lối suy nghĩ của anh ta kết án anh ta. Thì ra trước khi anh bị kết án, anh đã ra bản án cho chính mình khi anh kết án ông chủ là người hà khắc, keo kiệt. Anh làm thế vì nghe theo tiếng nói, lí luận của khối óc mà không nghe theo tiếng nói chân chính của trí khôn, nên anh đi sai đường, kết án chủ mình.
Chủ của anh không kết án điều chi mới mẻ chỉ lập lại điều anh kết án chủ rồi sau đó kết luận:
Tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng c.29
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 25, 14-30
Nói rộng tay không có nghĩa nói người nào đó có bàn tay to, lớn. Nói về một người có bàn tay to lớn sẽ gặp nhiều phiền toái hơn là may lành, ngay cả trường hợp nói lên sự thực.
Nói đến bàn tay to mà không ngụ ý nói đến hình dạng, vóc dáng to lớn của bàn tay hộ pháp kềnh càng, hay bàn tay nhiều lông mà thời chiến tranh báo chí hay đả động đến. Rộng tay đây muốn nhắm đến là công việc rộng rãi đôi bàn tay thực hiện. Nói đến bàn tay trải dài, giang rộng vất vả, tần tảo, lao tác kiếm sống, bàn tay sẵn sàng làm việc lành phúc đức, đôi bàn tay bố thí, làm phúc cho mọi người. Sách Châm Ngôn chương 31 diễn tả đôi bàn tay cần mẫn làm việc là đôi bàn tay kéo sợi, xe tơ, đôi bàn tay đưa thoi, dệt vải. Đôi bàn tay mang lại sự lành cho gia đình, thân nhân, thân hữu chứ không phải sự dữ. Ngày nay ít thấy đôi bàn tay kéo sợi, xe tơ nhưng có nhiều bàn tay làm việc văn phòng, đánh máy, trả lời điện thoại. Bàn tay giải thích, cắt nghĩa, đón chào; bàn tay khâu quần vá áo dưới ánh đèn đêm, bàn tay vá chài bên mạn thuyền, bàn tay thu góp từng bông lúa nhỏ, bàn tay nhẹ nhàng cắt từng cánh hoa, bàn tay nâng đỡ bệnh nhân, bàn tay trao người chén cháo nóng, nâng đỡ người té ngã trên đường, bàn tay dắt người mù trên phố, bàn tay nâng đỡ kẻ tàn tật, bàn tay trao cho người ăn xin đồng bạc lẻ, bàn tay làm dấu thánh giá ca tụng Chúa Ba Ngôi, bàn tay chắp trước ngực dâng lời cầu nguyện. Còn rất nhiều bàn tay làm việc vất vả khác. Để tóm gọn việc bác ái, thương kẻ khốn cùng, sách Châm Ngôn tóm gọn trong câu:
Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng Cn31,19
Nàng có bàn tay rộng rãi khi bố thí cho kẻ nghèo khó. Nàng có bàn tay giang rộng trải dài yêu thương đến cho người cùng khổ. Nàng có bàn tay dài đưa ra nắm kéo kẻ cần nâng đỡ, lần mò ra khỏi chốn bùn nhơ, hôi tanh làm vẩn đục cuộc đời. Đó là đôi bàn tay to lớn về tình nghĩa, về ân lộc của những người tôn kính Thiên Chúa. Việc làm của họ sẽ không đi vào quên vãng nhưng đi vào lòng người và được muôn đời ghi nhớ về bàn tay rộng lượng. Muôn đời ghi nhớ công ơn nàng không phải vì đôi tay giang dài, trải rộng mà vì đôi tay thực thi đường lối Chúa. Đường lối Chúa là đường công chính, lối ngay thẳng, nên mọi sinh hoạt do đường lối đó chỉ bảo, hướng dẫn sẽ dẫn đến làm cho vinh quang Chúa cả sáng hơn. Công đức nàng được ngàn đời ca tụng vì khi người ta ca tụng vinh quang Chúa người ta nhắc đến đôi bàn tay thi ân của nàng.
Cũng là đôi bàn tay. Có đôi bàn tay được khen thưởng, chúc phúc; lại có đôi bàn tạy bị quở phạt, chúc dữ trong dụ ngôn thánh Mathêu 25,14-30 ghi lại sự kiện ông chủ giao tài sản cho gia nhân coi sóc. Đôi bàn tay tự nó không làm được việc mà phải dùng đến trí óc. Chính trí óc hướng dẫn đôi bàn tay làm việc lành, bác ái, yêu thương. Trí óc hướng dẫn đúng nếu nó nghe lời trí khôn chỉ bảo, hướng dẫn chân thành yêu mến chủ. Nếu trí óc coi thường trí khôn, không nghe theo tiếng trí khôn mà đi theo con đường riêng nó tự chọn. Trí óc cách nào đó chê trách trí khôn và chủ của trí khôn là Thiên Chúa. Trường hợp này trí óc sẽ hướng dẫn đôi bàn tay làm trái nghịch hướng dẫn của trí khôn. Kết quả chắc chắn là bị phạt vì làm trái nghịch chỉ bảo, hướng dẫn của trí khôn. Khi bị phạt không phải chỉ riêng trí óc chủ mưu; đôi tay đồng loã bị phạt mà toàn thể con người bị phạt.
Phúc âm ghi lại cả hai người nhận năm và hai nén bạc đều không nói chi về suy nghĩ thầm kín của họ. Tuy nhiên nhìn cách họ phục vụ, cách họ làm lợi gấp đôi số nén bạc nhận được cũng có thể đoán biết họ là người nghe theo chỉ bảo, hướng dẫn của trí khôn. Sau một thời gian ông chủ trở về tính sổ. Người nhận 5 nén và 2 nén dùng đôi tay làm ra gấp đôi số nén bạc lúc chủ giao. Cả hai đều nhận được lời khen:
Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi c.21
Đến lượt người đầy tớ nhận một nén, thay vì dùng đôi tay làm việc tốt lành phúc đức anh ta dùng đôi tay chôn dấu nén bạc. Vì sao anh làm thế? Chính lối suy nghĩ của anh ta kết án anh ta. Thì ra trước khi anh bị kết án, anh đã ra bản án cho chính mình khi anh kết án ông chủ là người hà khắc, keo kiệt. Anh làm thế vì nghe theo tiếng nói, lí luận của khối óc mà không nghe theo tiếng nói chân chính của trí khôn, nên anh đi sai đường, kết án chủ mình.
Chủ của anh không kết án điều chi mới mẻ chỉ lập lại điều anh kết án chủ rồi sau đó kết luận:
Tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng c.29
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hong Kong: Giám mục Thang Hán khuyến khích đào tạo giáo dân cho việc truyền giáo tốt hơn
Phạm Kim An
08:30 07/11/2011
Hong Kong: Giám mục Thang Hán khuyến khích đào tạo giáo dân cho việc truyền giáo tốt hơn
Hong Kong - "Tăng cường việc đào tạo giáo dân cho việc truyền giáo tốt đẹp hơn" là mong muốn của Đức Cha Gioan Thang Hán (John Tong Hon), Giám mục Hong Kong, khi Ngài nói chuyện với các linh mục và tín hữu của 7 giáo xứ thuộc Giáo hạt Trung tâm Cửu Long (Kowloon Central), khi kết thúc chuyến Hành hương Truyền giáo Thánh giá, và sự phân công Nhiệm vụ truyền giáo, diễn ra ngày 30-10 nhân cuối tháng truyền giáo.
Theo bài viết trong tờ Kong Ko Bao (phiên bản tiếng Hoa của tờ thông tin giáo phận) trong tháng Mười, vốn có tính cách đặc biệt là sự chia sẻ đức tin và truyền giáo giữa tám giáo hạt và với người ngoài Kitô giáo, các tín hữu đã trở nên ngày càng ý thức trách nhiệm truyền giáo của họ để làm chứng cho tính xác thực Kitô giáo, và do đó tầm quan trọng của sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó có việc đào tạo tín hữu.
Theo Giám mục Thang Hán, Năm của Giáo dân đã được giáo phận công bố vì lý do này. Đức Giám Mục giải thích cho những người có mặt "truyền giáo là gì, tại sao anh chị em phải truyền giáo và làm thế nào để truyền giáo", Ngài nhấn mạnh rằng khi giải quyết ba vấn đề này, "chúng ta phải luôn luôn khẩn cầu Danh Chúa".
Linh mục S. Kalisz, cựu hạt trưởng Giáo hạt Trung tâm Cửu Long, xác nhận kết quả tích cực của chuyến Hành hương Truyền giáo Thánh giá, vốn bắt đầu trong các giáo xứ kể từ tháng Tư, bởi vì "không chỉ các tín hữu đã nhận ra sứ mệnh của mình, nhưng cũng đã giúp những người trong khu phố biết Chúa Giêsu Kitô". (Agenzia Fides 4-11-2011)
Phạm Kim An
Hong Kong - "Tăng cường việc đào tạo giáo dân cho việc truyền giáo tốt đẹp hơn" là mong muốn của Đức Cha Gioan Thang Hán (John Tong Hon), Giám mục Hong Kong, khi Ngài nói chuyện với các linh mục và tín hữu của 7 giáo xứ thuộc Giáo hạt Trung tâm Cửu Long (Kowloon Central), khi kết thúc chuyến Hành hương Truyền giáo Thánh giá, và sự phân công Nhiệm vụ truyền giáo, diễn ra ngày 30-10 nhân cuối tháng truyền giáo.
Theo bài viết trong tờ Kong Ko Bao (phiên bản tiếng Hoa của tờ thông tin giáo phận) trong tháng Mười, vốn có tính cách đặc biệt là sự chia sẻ đức tin và truyền giáo giữa tám giáo hạt và với người ngoài Kitô giáo, các tín hữu đã trở nên ngày càng ý thức trách nhiệm truyền giáo của họ để làm chứng cho tính xác thực Kitô giáo, và do đó tầm quan trọng của sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó có việc đào tạo tín hữu.
Theo Giám mục Thang Hán, Năm của Giáo dân đã được giáo phận công bố vì lý do này. Đức Giám Mục giải thích cho những người có mặt "truyền giáo là gì, tại sao anh chị em phải truyền giáo và làm thế nào để truyền giáo", Ngài nhấn mạnh rằng khi giải quyết ba vấn đề này, "chúng ta phải luôn luôn khẩn cầu Danh Chúa".
Linh mục S. Kalisz, cựu hạt trưởng Giáo hạt Trung tâm Cửu Long, xác nhận kết quả tích cực của chuyến Hành hương Truyền giáo Thánh giá, vốn bắt đầu trong các giáo xứ kể từ tháng Tư, bởi vì "không chỉ các tín hữu đã nhận ra sứ mệnh của mình, nhưng cũng đã giúp những người trong khu phố biết Chúa Giêsu Kitô". (Agenzia Fides 4-11-2011)
Phạm Kim An
ĐTC: “Hãy dùng cuộc sống của anh em để làm những việc mà theo đó anh em sẽ bị phán xét”.
Nguyễn Trọng Đa
09:18 07/11/2011
ĐTC Biển Đức XVI: “Hãy dùng cuộc sống của anh em để làm những việc mà theo đó anh em sẽ bị phán xét”.
Vatican - ĐTC Biển Đức XVI nói: "Sự khôn ngoan thật sự có nghĩa là lợi dụng cuộc sống trần thế của chúng ta, để thực hiện các công việc thương xót, bởi vì, sau khi chúng ta qua đời, chúng ta không thể làm gì được nữa. Khi chúng ta ý thức về sự phán xét cuối cùng, nó sẽ được dựa vào tình thương mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống trần thế này. Và tình thương này là quà tặng của Chúa Kitô, đổ ra trong chúng ta bởi Chúa Thánh Thần". ĐTC Biển Đức XVI cảnh báo như thế trong ngày chủ nhật 5-11, khi Ngài suy tư về Tin mừng của ngày này, với khoảng 30 ngàn người hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc kinh Truyền Tin với Ngài.
ĐTC cũng kêu gọi chấm dứt bạo động ở Nigeria, nơi mà các cuộc tấn công chống lại các nhà thờ và các nơi thờ phượng của Kitô giáo đã gây ra ít nhất 150 người thiệt mạng. Ngài nói: “Tôi kêu gọi chấm dứt toàn bộ bạo lực, vì chúng không hề giải giải quyết các vấn đề, nhưng chỉ làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng, gây hận thù và chia rẽ giữa các tín hữu".
Trước đó, ĐTC Biển Đức XVI nói rằng "các bài đọc của Phụng vụ ngày chủ nhật 5-11 mời gọi chúng ta hãy suy tư nhiều về đời sống vĩnh cửu, vốn bắt đầu trong lễ Các Đẳng Linh hồn. Về điểm này, sự khác biệt giữa các tín hữu và những người vô tín ngưỡng, hoặc người ta có thể nói, giữa các những người hy vọng và người không hy vọng, là thật dứt khoát rõ ràng. Lời Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: " Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng" (1 Tx 4,13)".
Ngài nói tiếp: “Trong thực tế, tôn giáo của người Hi Lạp, các giáo phái và huyền thoại ngoại giáo đã không thể làm sáng tỏ bí ẩn của sự chết, vì vậy mà bảng chữ cổ viết: "In nihil ab nihilo quam cito recidimus", có nghĩa là "mau chóng là chừng nào chúng ta từ hư không lại rơi trở về với hư không”. Nếu chúng ta loại bỏ Thiên Chúa, nếu chúng ta loại bỏ Chúa Kitô, thế giới sẽ rơi trở lại vào khoảng không và bóng tối. Và điều này cũng được phản chiếu trong các diễn tả của chủ nghĩa hư vô hiện đại, một chủ nghĩa hư vô thường là tiềm thức đã làm hại cách không may nhiều người trẻ”.
Sau đó ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại đoạn Tin Mừng ngày 5-11 nói về mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể, trong đó chỉ có năm cô có thể tham gia tiệc cưới mà thôi, “bởi vì khi chú rể tới, họ đã sẵn sàng do có dầu trong đèn; trong khi năm cô kia đứng bên ngoài, khờ dại, do mang đèn mà không mang theo dầu”. Ngài nói: “Dầu này là cần thiết để được nhận vào dự đám cưới, là một biểu tượng của tình yêu, mà anh chị em không thể mua, nhưng được tiếp nhận như một quà tặng, gìn giữ trong bản thân mình, và được thực hành trong việc làm của ta”. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tận dụng “thời giờ cuộc sống trần thế này”.
Cuối cùng, sau kinh Truyền tin, nói với các tín hữu Ý, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến các nạn nhân của trận lũ lụt tấn công thành phố Genoa. Ngài nói: "Tôi đảm bảo với các nạn nhân, gia đình và những người bị thiệt hại nghiêm trọng lời cầu nguyện của tôi. Xin Đức Mẹ Phù hộ nâng đỡ người dân thành Genoa, khi họ cam kết thông qua tình liên đới để vượt qua thử thách này. (AsiaNews 6-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican - ĐTC Biển Đức XVI nói: "Sự khôn ngoan thật sự có nghĩa là lợi dụng cuộc sống trần thế của chúng ta, để thực hiện các công việc thương xót, bởi vì, sau khi chúng ta qua đời, chúng ta không thể làm gì được nữa. Khi chúng ta ý thức về sự phán xét cuối cùng, nó sẽ được dựa vào tình thương mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống trần thế này. Và tình thương này là quà tặng của Chúa Kitô, đổ ra trong chúng ta bởi Chúa Thánh Thần". ĐTC Biển Đức XVI cảnh báo như thế trong ngày chủ nhật 5-11, khi Ngài suy tư về Tin mừng của ngày này, với khoảng 30 ngàn người hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc kinh Truyền Tin với Ngài.
ĐTC cũng kêu gọi chấm dứt bạo động ở Nigeria, nơi mà các cuộc tấn công chống lại các nhà thờ và các nơi thờ phượng của Kitô giáo đã gây ra ít nhất 150 người thiệt mạng. Ngài nói: “Tôi kêu gọi chấm dứt toàn bộ bạo lực, vì chúng không hề giải giải quyết các vấn đề, nhưng chỉ làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng, gây hận thù và chia rẽ giữa các tín hữu".
Trước đó, ĐTC Biển Đức XVI nói rằng "các bài đọc của Phụng vụ ngày chủ nhật 5-11 mời gọi chúng ta hãy suy tư nhiều về đời sống vĩnh cửu, vốn bắt đầu trong lễ Các Đẳng Linh hồn. Về điểm này, sự khác biệt giữa các tín hữu và những người vô tín ngưỡng, hoặc người ta có thể nói, giữa các những người hy vọng và người không hy vọng, là thật dứt khoát rõ ràng. Lời Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: " Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng" (1 Tx 4,13)".
Ngài nói tiếp: “Trong thực tế, tôn giáo của người Hi Lạp, các giáo phái và huyền thoại ngoại giáo đã không thể làm sáng tỏ bí ẩn của sự chết, vì vậy mà bảng chữ cổ viết: "In nihil ab nihilo quam cito recidimus", có nghĩa là "mau chóng là chừng nào chúng ta từ hư không lại rơi trở về với hư không”. Nếu chúng ta loại bỏ Thiên Chúa, nếu chúng ta loại bỏ Chúa Kitô, thế giới sẽ rơi trở lại vào khoảng không và bóng tối. Và điều này cũng được phản chiếu trong các diễn tả của chủ nghĩa hư vô hiện đại, một chủ nghĩa hư vô thường là tiềm thức đã làm hại cách không may nhiều người trẻ”.
Sau đó ĐTC Biển Đức XVI nhắc lại đoạn Tin Mừng ngày 5-11 nói về mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể, trong đó chỉ có năm cô có thể tham gia tiệc cưới mà thôi, “bởi vì khi chú rể tới, họ đã sẵn sàng do có dầu trong đèn; trong khi năm cô kia đứng bên ngoài, khờ dại, do mang đèn mà không mang theo dầu”. Ngài nói: “Dầu này là cần thiết để được nhận vào dự đám cưới, là một biểu tượng của tình yêu, mà anh chị em không thể mua, nhưng được tiếp nhận như một quà tặng, gìn giữ trong bản thân mình, và được thực hành trong việc làm của ta”. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tận dụng “thời giờ cuộc sống trần thế này”.
Cuối cùng, sau kinh Truyền tin, nói với các tín hữu Ý, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến các nạn nhân của trận lũ lụt tấn công thành phố Genoa. Ngài nói: "Tôi đảm bảo với các nạn nhân, gia đình và những người bị thiệt hại nghiêm trọng lời cầu nguyện của tôi. Xin Đức Mẹ Phù hộ nâng đỡ người dân thành Genoa, khi họ cam kết thông qua tình liên đới để vượt qua thử thách này. (AsiaNews 6-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Giám Mục các Tiểu bang Đông Bắc Hoa Kỳ thăm 'Ad Limina' tại Vatican
Jos. Tú Nạc, NMS
09:32 07/11/2011
Những Giám Mục Hoa Kỳ Đầu Tiên Đến Thăm Ad Limina
Vatican City, 4/ 11/ 2011 (CAN/ EWTV News) – Điều phối viên của đoàn đại biều các giám mục Hoa Kỳ có chuyến viếng thăm “ad milina” tại Vatican đã gây ấn tượng sâu sắc với các quan chức Vatican theo sau những sự kiện ở Hoa Kỳ.
Bắt đầu với một nhóm giám mục, mười lăm đại biểu sẽ tới Rome để bàn bạc với ĐTC Benedict XVI và các quan chức Vatican về sự lành mạnh và tương lai của Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ.
Giám mục Robert C. Evans, Trợ tá Giám mục Providence đã nói với CNA ngày 4 tháng Mười Một, “Tôi thiết nghĩ điều quan trọng đối với những giám mục để biết rằng những giáo đoàn và những quan chức khác của Vatican hiểu những gì đang diễn ra trong Giáo Hội và công đồng xã hội Hoa Kỳ. Và từ những cuộc gặp gỡ của chúng tôi vào sáng nay đã cho thấy rằng các ngài am tường mọi diễn biến của cả hai.”
Giám mục Evans là điều phối viên cho đoàn đại biểu đến từ những tiểu bang đông bắc Rode Island, Connecticut, Maine, Vermont, New Hamshire và Massachusetts. Chuyến viếng thăm của họ kéo dài đến thứ Tư, 9 tháng Mười Một.
Các giám mục bộc lộ trong Thánh Lễ tại mộ Thánh Phê-rô trước khi gặp gỡ phái bộ Giáo lý Đức tin và Giám mục Đoàn.
“Các ngài cả hai đều nhận biết sâu sắc về những thách thức mà chúng tôi đang phải đối mặt và chúng tôi đươc yêu cầu đưa ra những ý kiến của mình về những gì đang diễn ra trong số những người Công Giáo, những nhóm sắc tộc khác nhau, sự thực thi của người dân chúng tôi cũng như những thách thức mà chúng tôi đối mặt chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và việc rao giảng phúc âm.
Đây là chuyến thăm ad limina đầu tiên của Giám mục Evans, nhưng ngài cho biết ngài lấy làm thảng thốt về sự chú ý lằng nghe và thảo luận của Vatican.
“Các ngài thực sự chú ý quan tâm những gì mà chúng tôi phải nói lên tất cả mọi vấn đề, một sự them khát nhận thức và thông tin và điều đó đã được thực hiện rất đáng kể.”
Chuyến thăm sáu ngày này gồm một thời giam biểu bận rộn với những buổi cầu nguyện và găp gỡ với những giám mục trú ngụ tại Domus Santae Marthae của Vatican.
Thứ Bảy, 5 tháng 11, họ tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ cổ Thánh Phao-lô, nơi an nghỉ cuối cùng của Thánh Phao-lô. Ngày hôm sau họ thăm Casa Santa Maria, nơi thường trú của trường dòng Bắc Mỹ.
Mỗi giám mục sẽ có một cuộc yết kiến với ĐTC Benedict. Sáng ngày 4/ 11, những giám mục Boston được Hồng y Sean P. O’Malley O.F.M hướng dẫn đến gặp Đức Thánh Cha, ngày hôm sau các giám mục Hartford có dịp yết kiến ĐTC Benedict XVI.
Thuật ngữ “ad limina” được chuyển từ cụm từ tiếng Latin “ad limina apostolorum” – điểm xuất phát của các tông đồ, ám chỉ cuộc hành hương tới phần mộ của hai Thánh Phê-rô và Phao-lô mà được các giám mục yêu cầu. Những cuộc thăm viếng diễn ra năm năm một lần.
Jos. Tú Nạc, NMS
Vatican City, 4/ 11/ 2011 (CAN/ EWTV News) – Điều phối viên của đoàn đại biều các giám mục Hoa Kỳ có chuyến viếng thăm “ad milina” tại Vatican đã gây ấn tượng sâu sắc với các quan chức Vatican theo sau những sự kiện ở Hoa Kỳ.
Bắt đầu với một nhóm giám mục, mười lăm đại biểu sẽ tới Rome để bàn bạc với ĐTC Benedict XVI và các quan chức Vatican về sự lành mạnh và tương lai của Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ.
Giám mục Robert C. Evans, Trợ tá Giám mục Providence đã nói với CNA ngày 4 tháng Mười Một, “Tôi thiết nghĩ điều quan trọng đối với những giám mục để biết rằng những giáo đoàn và những quan chức khác của Vatican hiểu những gì đang diễn ra trong Giáo Hội và công đồng xã hội Hoa Kỳ. Và từ những cuộc gặp gỡ của chúng tôi vào sáng nay đã cho thấy rằng các ngài am tường mọi diễn biến của cả hai.”
Giám mục Evans là điều phối viên cho đoàn đại biểu đến từ những tiểu bang đông bắc Rode Island, Connecticut, Maine, Vermont, New Hamshire và Massachusetts. Chuyến viếng thăm của họ kéo dài đến thứ Tư, 9 tháng Mười Một.
Các giám mục bộc lộ trong Thánh Lễ tại mộ Thánh Phê-rô trước khi gặp gỡ phái bộ Giáo lý Đức tin và Giám mục Đoàn.
“Các ngài cả hai đều nhận biết sâu sắc về những thách thức mà chúng tôi đang phải đối mặt và chúng tôi đươc yêu cầu đưa ra những ý kiến của mình về những gì đang diễn ra trong số những người Công Giáo, những nhóm sắc tộc khác nhau, sự thực thi của người dân chúng tôi cũng như những thách thức mà chúng tôi đối mặt chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và việc rao giảng phúc âm.
Đây là chuyến thăm ad limina đầu tiên của Giám mục Evans, nhưng ngài cho biết ngài lấy làm thảng thốt về sự chú ý lằng nghe và thảo luận của Vatican.
“Các ngài thực sự chú ý quan tâm những gì mà chúng tôi phải nói lên tất cả mọi vấn đề, một sự them khát nhận thức và thông tin và điều đó đã được thực hiện rất đáng kể.”
Chuyến thăm sáu ngày này gồm một thời giam biểu bận rộn với những buổi cầu nguyện và găp gỡ với những giám mục trú ngụ tại Domus Santae Marthae của Vatican.
Thứ Bảy, 5 tháng 11, họ tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ cổ Thánh Phao-lô, nơi an nghỉ cuối cùng của Thánh Phao-lô. Ngày hôm sau họ thăm Casa Santa Maria, nơi thường trú của trường dòng Bắc Mỹ.
Mỗi giám mục sẽ có một cuộc yết kiến với ĐTC Benedict. Sáng ngày 4/ 11, những giám mục Boston được Hồng y Sean P. O’Malley O.F.M hướng dẫn đến gặp Đức Thánh Cha, ngày hôm sau các giám mục Hartford có dịp yết kiến ĐTC Benedict XVI.
Thuật ngữ “ad limina” được chuyển từ cụm từ tiếng Latin “ad limina apostolorum” – điểm xuất phát của các tông đồ, ám chỉ cuộc hành hương tới phần mộ của hai Thánh Phê-rô và Phao-lô mà được các giám mục yêu cầu. Những cuộc thăm viếng diễn ra năm năm một lần.
Jos. Tú Nạc, NMS
Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
09:17 07/11/2011
Đền Thờ Tâm Hồn
Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô
1. Giới thiệu Đền Thờ Latêranô
Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các thánh đường ở Rôma và trên thế giới.
Năm 313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế Constantine cho xây đền thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I (590-604) đền thờ được dâng kính cả Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. ĐGH Lucio II đã ấn định tên đền thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, đền thờ này là trung tâm của giáo hội Roma, trụ sở và biểu tượng của Đức Giáo Hoàng.
Như các đền thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây lại như ngày nay thời ĐGH Sisto V (1585-1590).
Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Roma, đền thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).
2. Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ
Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch.
Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ.Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này.
Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.
Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.
Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng.Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.
Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều co giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.
Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng.4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.
Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.
Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ;còn tiền của những người đổi bạc,Người đổ tung ra,và lật nhào bàn ghế của họ.
Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng,lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.
Khung cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy."Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x Gr 7,11).
Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ.
"Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10).Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x Ga 15,5).
3. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.
Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính.Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ.Trong sân Đền thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.
Các ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy.Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50,16).
Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính.Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"
Đền thờ là nơi Thánh,là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.
Các chức sắc Đền thờ,các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.
4. Xậy dựng đền thờ tâm hồn.
Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn mình.
Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
Kỷ niệm ngày cung hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như mọi thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác;
Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô
1. Giới thiệu Đền Thờ Latêranô
Năm 313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế Constantine cho xây đền thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I (590-604) đền thờ được dâng kính cả Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. ĐGH Lucio II đã ấn định tên đền thờ như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, đền thờ này là trung tâm của giáo hội Roma, trụ sở và biểu tượng của Đức Giáo Hoàng.
Như các đền thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây lại như ngày nay thời ĐGH Sisto V (1585-1590).
Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Roma, đền thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).
2. Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ
Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch.
Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ.Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này.
Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.
Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.
Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng.Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.
Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều co giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.
Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng.4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.
Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.
Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ;còn tiền của những người đổi bạc,Người đổ tung ra,và lật nhào bàn ghế của họ.
Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng,lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.
Khung cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy."Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x Gr 7,11).
Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ.
"Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10).Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x Ga 15,5).
3. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.
Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính.Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ.Trong sân Đền thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.
Các ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy.Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50,16).
Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính.Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"
Đền thờ là nơi Thánh,là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.
Các chức sắc Đền thờ,các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.
4. Xậy dựng đền thờ tâm hồn.
Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn mình.
Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
Kỷ niệm ngày cung hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như mọi thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác;
Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
ĐTC chủ sự Kinh Chiều với các sinh viên Đại học Giáo hoàng
LM. Trần Đức Anh OP
12:36 07/11/2011
VATICAN - Trong kinh chiều lúc 5 giờ rưỡi ngày 4-11-2011, ĐTC Biển Đức 16 tha thiết mời gọi các linh mục và mọi sinh viên tăng cường cuộc sống hiệp thông với Chúa.
7 ngàn LM, tu sĩ và sinh viên các đại học và học viện Giáo Hoàng ở Roma đã tham dự buổi hát kinh chiều với ĐTC tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp khai giảng niên học mới. Hiện diện tại buổi phụng vụ còn có ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, các chức sắc của Bộ, cùng với các vị viện trưởng và giáo sư. Ngoài ra co 250 đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục và các Hội cổ võ và nuôi dưỡng ơn gọi tham dự Hội nghị quốc tế về ơn gọi nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Giáo Hoàng về ơn gọi. Trong số các đại biểu đó có lối 15 GM.
Đầu buổi đọc kinh, DHY Tổng trưởng Bộ Giáo dục công giáo đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC, cũng như giới thiệu các thành phần tham dự.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nhắc đến dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Giáo Hoàng về ơn gọi linh mục, với Tự sắc ”Cum vobis” của Đức Piô 12. Nhân dịp này, ĐTC đã trình bày một số suy tư về ơn gọi Linh Mục, dựa theo bài đọc ngắn trích từ thư thứ I của thánh Phêrô (1 Pr 5,1), và lời Chúa Giêsu ”Thầy là Mục Tử nhân lành” (Ga 10,11). Thánh Tômasô Aquinô bình luận rằng: ”Mặc dù tất cả các thủ lãnh của Giáo Hội đều là mục tử, nhưng Chúa nói về mình một cách đặc biệt ”Thầy là mục tử nhân lành” với mục đích giới thiệu đức ái một cách dịu dàng. Thực vậy, ta không thể là mục tử nhân lành nếu không trở nên một với Chúa Kitô và các chi thể của Ngài nhờ đức ái. Đức ái chính là nghĩa vụ đầu tiên của vị mục tử nhân lành” (Esposizione su Giovanni, c.10,lect.3).
Từ nhận định trên đây ĐTC kêu gọi các mục tử hãy đào sâu quan hệ bản thân với Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bằng sự chăm chỉ cầu nguyện, và lòng hăng sau thông truyền sứ điệp đã nhận lãnh và chính kinh nghiệm đức tin của các tông đồ”.
Trong bài giảng, ĐTC khai triển 3 điều kiện để càng ngày càng có sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong đời sống linh mục, đó là lòng khao khát cộng tác với Chúa Giêsu trong việc truyền bá Nước Thiên Chúa, đặc tính nhưng không trong sự dấn thân mục vụ và sau cùng là thái độ phục vụ.
ĐTC nhắc nhở các ”linh mục hãy trở thành những người quản lý mầu nhiệm Thiên Chúa, không phải vì tư lợi đáng ô nhục, nhưng với tâm hồn quảng đại. Không bao giờ được quên rằng ta đi vào chức linh mục qua bí tích Truyền chức, và điều này có nghĩa là cởi mở đối với hoạt động của Thiên Chúa, hằng ngày quyết định hiến thân cho Chúa và cho anh chị em đồng loại, theo lời dạy của Tin Mừng: ”Các con đã nhận lãnh nhưng không, thì hãy cho nhưng không” (Mt 10,8).
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các linh mục hãy trở thành những người phục vụ gương mẫu trong cuộc sống. ”Cuộc sống linh mục là một cuộc sống ghi đậm tinh thần phục vụ: quan tâm chăm sóc đoàn chiên, trung thành cử hành phụng vụ, và luôn sẵn sàng ân cần đối với mọi anh chị em nhất là những người nghèo khổ và túng thiếu nhất”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Khi sống đức bác ái mục tử như thế theo gương và cùng với Chúa Kitô, tại bất kỳ nơi nào Chúa gọi chúng ta đến, mỗi linh mục có thể hoàn toàn thể hiện bản thân và ơn gọi của mình” (SD 4-11-2011)
7 ngàn LM, tu sĩ và sinh viên các đại học và học viện Giáo Hoàng ở Roma đã tham dự buổi hát kinh chiều với ĐTC tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp khai giảng niên học mới. Hiện diện tại buổi phụng vụ còn có ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, các chức sắc của Bộ, cùng với các vị viện trưởng và giáo sư. Ngoài ra co 250 đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục và các Hội cổ võ và nuôi dưỡng ơn gọi tham dự Hội nghị quốc tế về ơn gọi nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Giáo Hoàng về ơn gọi. Trong số các đại biểu đó có lối 15 GM.
Đầu buổi đọc kinh, DHY Tổng trưởng Bộ Giáo dục công giáo đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn ĐTC, cũng như giới thiệu các thành phần tham dự.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nhắc đến dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Giáo Hoàng về ơn gọi linh mục, với Tự sắc ”Cum vobis” của Đức Piô 12. Nhân dịp này, ĐTC đã trình bày một số suy tư về ơn gọi Linh Mục, dựa theo bài đọc ngắn trích từ thư thứ I của thánh Phêrô (1 Pr 5,1), và lời Chúa Giêsu ”Thầy là Mục Tử nhân lành” (Ga 10,11). Thánh Tômasô Aquinô bình luận rằng: ”Mặc dù tất cả các thủ lãnh của Giáo Hội đều là mục tử, nhưng Chúa nói về mình một cách đặc biệt ”Thầy là mục tử nhân lành” với mục đích giới thiệu đức ái một cách dịu dàng. Thực vậy, ta không thể là mục tử nhân lành nếu không trở nên một với Chúa Kitô và các chi thể của Ngài nhờ đức ái. Đức ái chính là nghĩa vụ đầu tiên của vị mục tử nhân lành” (Esposizione su Giovanni, c.10,lect.3).
Từ nhận định trên đây ĐTC kêu gọi các mục tử hãy đào sâu quan hệ bản thân với Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bằng sự chăm chỉ cầu nguyện, và lòng hăng sau thông truyền sứ điệp đã nhận lãnh và chính kinh nghiệm đức tin của các tông đồ”.
Trong bài giảng, ĐTC khai triển 3 điều kiện để càng ngày càng có sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong đời sống linh mục, đó là lòng khao khát cộng tác với Chúa Giêsu trong việc truyền bá Nước Thiên Chúa, đặc tính nhưng không trong sự dấn thân mục vụ và sau cùng là thái độ phục vụ.
ĐTC nhắc nhở các ”linh mục hãy trở thành những người quản lý mầu nhiệm Thiên Chúa, không phải vì tư lợi đáng ô nhục, nhưng với tâm hồn quảng đại. Không bao giờ được quên rằng ta đi vào chức linh mục qua bí tích Truyền chức, và điều này có nghĩa là cởi mở đối với hoạt động của Thiên Chúa, hằng ngày quyết định hiến thân cho Chúa và cho anh chị em đồng loại, theo lời dạy của Tin Mừng: ”Các con đã nhận lãnh nhưng không, thì hãy cho nhưng không” (Mt 10,8).
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các linh mục hãy trở thành những người phục vụ gương mẫu trong cuộc sống. ”Cuộc sống linh mục là một cuộc sống ghi đậm tinh thần phục vụ: quan tâm chăm sóc đoàn chiên, trung thành cử hành phụng vụ, và luôn sẵn sàng ân cần đối với mọi anh chị em nhất là những người nghèo khổ và túng thiếu nhất”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Khi sống đức bác ái mục tử như thế theo gương và cùng với Chúa Kitô, tại bất kỳ nơi nào Chúa gọi chúng ta đến, mỗi linh mục có thể hoàn toàn thể hiện bản thân và ơn gọi của mình” (SD 4-11-2011)
Libia đứng trước nguy cơ của chủ thuyết hồi giáo ái quốc
Linh Tiến Khải
12:38 07/11/2011
Ngày 23-10-2011 ông Mustafa Abdel Jalil, Chủ tịch Hội đồng quốc gia chuyển tiếp, đã tuyến bố Libia sẽ có Hiến Pháp mới theo luật Hồi giáo Sharia, nhưng đồng thời ông cũng trấn an cộng đồng quốc tế rằng người dân Libia là các tín hữu hồi hòa hoãn. Tuy nhiên, thế giới tây âu vẫn có cảm tưởng các người lãnh đạo mới sau nhà độc tài Muammar Gheddafi phải hoạt động mạnh mẽ lắm để tránh nguy cơ các lực lượng hồi cực đoan nổi lên nắm quyền.
Bình luận vế biến cố này, ngoại trưởng Franco Frattini của Italia đã khẳng định rằng: ”Điều cần thiết là nền tảng của tân Hiến pháp Libia tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng quyền tự do xây cất các nhà thờ kitô”, như đã có bên Tunisia, bên Ai Cập và ngay tại Libia cho tới nay.
Ngoài ra, ông Jalil cũng loan báo thành lập một ủy ban điều tra về cái chết của ông Gheddafi theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, trong khi thủ tướng, ông Mahmoud Jibril, thì đề nghị để cho một ủy ban quốc tế hướng dẫn cuộc điều tra. Sở dĩ Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu mở cuộc điều tra về cái chết của ông Gheddafi vì trong phim được phổ biến, khi bị bắt ông Gheddafi xem ra chỉ bị thương nhẹ và còn khỏe mạnh. Nhưng sau đó thì người ta thấy xác ông bị bắn vào đầu.
Đã có 5 nhóm nổi loạn cùng tiến đánh thành phố Sirte: Lữ đoàn Al-Borkan, có nghĩa là ”Núi lửa”, nhóm Nemr, nhóm Al Qala, nhóm Safwat al Zaiat và lữ đoàn Ghiran được coi là nhóm đã bắt ông Gheddafi và hạ sát ông trên đường từ Sirte về Misurata.
Các lực lượng nổi loạn nói rằng ông đã bị chết vì đạn lạc khi xảy ra giao tranh giữa những người phò ông và quân cách mạng trên đường về Misurata. Nhưng nhiều người nghĩ rắng ông đã bị ai đó nổi giận hành quyết.
Xác của ông Muammar Gheddafi và của Mustasim, con trai ông đã được để trong một phòng lạnh ở chợ bán thịt trong thành phố Misurata cho dân chúng xem, nhưng sau đó đã được chôn cất tại một nơi vô danh trong sa mạc, để tránh không cho các người còn ủng hộ và tôn sùng ông tới hành hương.
Hội đồng quốc gia chuyển tiếp cho biết từ ngày 17-2-2011 đã có ít nhất 3.000 người bị thiệt mạng và 17.000 người bị thương tại thành phố Misurata. Hầu như không có gia đình nào là không có người chết. Nhưng trong thành phố Sirte người ta cũng khám phá ra hàng chục xác thuộc lực lượng ủng hộ ông Gheddafi bị hành quyết, bị bắn vào đầu hay vào gáy.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tiếng Ý đài Vaticăng ngày 26-10-2011 Đức Cha Giovanni Innocenzo Martinelli, Giám Quản Tông Tòa Tripoli, ”cầu mong người dân Libia can đảm bắt đầu trở lại cuộc sống thường ngày bằng sự tha thứ, hướng nhìn về tương lai và có cung cách hành xử bình tĩnh cụ thể. Các tình trạng qúa khứ đã gây ra biết bao nhiêu bạo lực và khiến cho nhiều người chết. Nhưng tìm lại hòa bình và sự hiệp nhất là một thách đố mà người dân Libia sẽ biết cách đương đầu. Toàn dân Libia muốn có sự hiệp nhất. Vào một lúc nào đó họ đã bị cám dỗ chia đất nước thành miền này miền nọ. Nhưng tôi tin rằng sự khôn ngoan và thiện chí sẽ thắng thế”.
Đức Cha Sylvester Carmel Magro, Giám Quản Bengasi, thì mời gọi người dân Libia hòa giải và trở về với tâm tình yêu mến quê hương.
Thật thế, sau 7 tháng nội chiến, thủ đô Tripoli cũng như các thành phố lớn khác của Libia cần được tái thiết vì đã chịu nhiều tàn phá và hư hại trong 9.160 vụ dội bom của các nước tây âu và các cuộc giao tranh giữa các lực lượng nổi loạn và binh sĩ của ông Gheddafi. Song song với sự tái thiết vật chất còn có sự tái thiết tinh thần nữa, vì các chia rẽ chính trị và bộ tộc sẽ là một chướng ngại rất lớn cho các cơ cấu chính trị và hành chánh của Libia. Giờ đây cần phải thu hồi vũ khí của các lực lượng dân quân. Các xâu xé bạo lực xảy ra tại Irak sau cái chết của ông Saddam Hussein cũng như tại Afghanistan sau khi các lực lượng Taliban bị loại ra khỏi quyền bính, không chỉ phát xuất từ chiến tranh du kích và nạn khủng bố, mà cũng nảy sinh từ sự bất lực của các chính quyền mới trong việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề của dân chúng và đất nước.
Thủ tướng lâm thời ông Mahmoud Jibril hứa là sẽ từ chức ngay sau khi nước nhà được bình định. Nhưng bên trong Hội đồng quốc gia chuyển tiếp cũng có các phe nhóm khác nhau với các lập trường khác nhau. Trong qúa khứ Libia đã bị cai trị một cách trực tiếp bởi ông Gheddafi với các hậu qủa tồi tệ trên việc phát triển, và việc duy trì các cơ cấu hạ tầng. Giờ đây cần phải củng cố cơ cấu hạ tầng xã hội. Nhưng thực tế là các thành phần của Hội Đồng quốc gia chuyển tiếp lại bao gồm các kỳ mục vùng Cirenaica, nguyên thành viên của chính quyền cũ, đại diện các bộ tộc, các người hồi hòa hoãn, các lãnh tụ dân quân.
Do đó, thách đố đích thật hiện nay là duy trì được sự hòa hợp giữa các khác biệt, các tranh chấp và ghen tương của họ sau khi kẻ thù chung đã nằm xuống. Tương quan với hai bộ tộc chính là a rập và berber nắm giữ vai trò nền tảng. Sau cùng người ta lo sợ chủ nghĩa hồi cuồng tín thắng thế tại Libia, vì thế con đường dân chủ sẽ còn gặp nhiều chông gai trong tương lai.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Khalil Fouad Allam, chuyên viên nghiên cứu tình hình các nước A Rập, tác giả cuốn sách tựa đề ”Giải thích Hồi giáo cho các người thuộc đảng Liên Minh Xanh Italia”.
Hỏi: Thưa ông Allam, ông nghĩ gì về sự kiện luật Sharia sẽ hướng dẫn Hiến pháp Libia?
Đáp: Sự kiện Luật Sharia hướng dẫn Hiến pháp Libia là hậu qủa của chủ nghĩa ái quốc hồi đang lan tràn trong thế giới A rập hiện nay. Trước đây thì người ta nói tới tương quan giữa Hồi giáo và Hiến pháp, hiện nay thì người ta công khai nói tới tương quan giữa Hồi giáo và quốc gia. Và điều này có nghĩa là sẽ có sự liên đới mạnh mẽ hơn giữa hai bên. Vì nếu Hiến pháp là điều có thể thay đổi, thì quốc gia trường tồn. Và nếu người ta đồng hóa luật Sharia với quốc gia, thì điều này sẽ có các hậu qủa rất nghiêm trọng đối với nền dân chủ, chẳng hạn tôi nghĩ tới các hậu qủa của nó đối với nữ giới và các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hỏi: Nhưng mà ông Mustafa Abdel Jalil, Chủ tịch Hội đồng quốc gia chuyển tiếp đã nói tới tương quan giữa Hồi giáo và Hiến Pháp, chứ không nói tới một quốc gia hồi giáo. Thế rồi ông cũng đã sửa sai lập trường bằng cách đề ra con đường hồi giáo hòa hoãn mà thưa ông...
Đáp: Đương nhiên là ông Jalil đang ở trong một tình trạng tế nhị. Một đàng là Tây Phương, đàng khác là chủ nghĩa hồi giáo cực đoan. Vì thế ông ta chỉ đang tìm cách làm hài lòng cả hai bên thôi.
Hỏi: Ông nghĩ sao về sự kiện tổ chức khủng bố hồi cuồng tín Al Qaeda đã hoan hô lời tuyên bố của ông Jalil?
Đáp: Tổ chức Al Qaeda trực giác được điều đang xảy ra. Sự kiện tổ chức này đã nhấn mạnh trên chế độ đa thê tại Libia qúa đủ để cho chúng ta thấy họ đang chuẩn bị những gì cho đất nước này. Do đó dĩ nhiên là Al Qaeda vui mừng về lời tuyên bố Libia theo luật hồi Sharia.
Hỏi: Theo ông thì đâu có thể là những hậu qủa của tình hình này?
Đáp: Có nguy cơ là Libia sẽ kết thúc như Afghanistan, với các lực lượng Taliban và chính quyền tìm cách thỏa hiệp với nhau. Trừ khi Âu châu thành công trong việc trợ giúp người dân Libia hướng tới một sự chuyển tiếp dân chủ, nhưng tôi thấy đây là điều khó lắm.
Hỏi: Thưa ông, tại Tunisia người ta thấy chiến thắng của những người hồi hòa hoãn thuộc đảng Ennakhda. Ông có nghĩ rằng sự thành công này của Tunisia có thể ảnh hưởng trên các nước khác giống như cuộc cách mạng hoa lài đã từng tạo ra Mùa xuân A rập hay không?
Đáp: Chiến thắng của người Hồi hòa hoãn thuộc đảng Ennakhda có thể là một thành công có khả năng ”lây lan”. Nhưng tôi xin lập lại khuynh hướng thắng thế sẽ là chủ nghĩa ái quốc hồi giáo. Vấn đề đó là tất cả các phong trào này như đảng hồi giáo ”Ennakhda”, đều có liên hệ tới phong trào Huynh đệ hồi giáo. Từ Tunisia tới Ai Cập các phong trào này đều tự giới thiệu như là các phong trào hồi giáo hòa hoãn, nhưng cần phải xem xem họ hiểu ”hòa hoãn” như thế nào. Và tôi tin rằng các căng thẳng sẽ nảy sinh từ các tranh luận liên quan tới Hiến pháp. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng không đi theo hướng của một Hồi giáo tục hóa. Điều nguy hiểm nhất đó là ở bên trong các phong trào này có các lực lượng ly tâm. Một cách đặc biệt các người hồi Salafít rất có nhiều ảnh hưởng. Và chính họ là những người triệt để khước từ sự đại diện của Hồi giáo hòa hoãn.
Hỏi: Trong sách ông đã nhắc đến Âu châu. Nhưng ông có nghĩ rằng trong khung cảnh hiện nay mọi thúc đẩy của Âu châu đều có thể bị coi như là can thiệp vào nội bộ hay không?
Đáp: Thế giới toàn cầu bao gồm việc tạo ra các mẫu mực quốc tế mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng. Tôi không biết các quốc gia của ”Mùa Xuân A rập” có sẵn sàng chấp nhận chúng hay không. Tôi phân tích những gì hiện có và điều tôi trông thấy nói với tôi rằng việc chấp nhận này là một sự cần thiết. Thế nhưng xã hội lại có các dấu chỉ cho thấy nó sẽ nổ tung.
(Avvenire 22.25-10-2011)
Bình luận vế biến cố này, ngoại trưởng Franco Frattini của Italia đã khẳng định rằng: ”Điều cần thiết là nền tảng của tân Hiến pháp Libia tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng quyền tự do xây cất các nhà thờ kitô”, như đã có bên Tunisia, bên Ai Cập và ngay tại Libia cho tới nay.
Ngoài ra, ông Jalil cũng loan báo thành lập một ủy ban điều tra về cái chết của ông Gheddafi theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, trong khi thủ tướng, ông Mahmoud Jibril, thì đề nghị để cho một ủy ban quốc tế hướng dẫn cuộc điều tra. Sở dĩ Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu mở cuộc điều tra về cái chết của ông Gheddafi vì trong phim được phổ biến, khi bị bắt ông Gheddafi xem ra chỉ bị thương nhẹ và còn khỏe mạnh. Nhưng sau đó thì người ta thấy xác ông bị bắn vào đầu.
Đã có 5 nhóm nổi loạn cùng tiến đánh thành phố Sirte: Lữ đoàn Al-Borkan, có nghĩa là ”Núi lửa”, nhóm Nemr, nhóm Al Qala, nhóm Safwat al Zaiat và lữ đoàn Ghiran được coi là nhóm đã bắt ông Gheddafi và hạ sát ông trên đường từ Sirte về Misurata.
Các lực lượng nổi loạn nói rằng ông đã bị chết vì đạn lạc khi xảy ra giao tranh giữa những người phò ông và quân cách mạng trên đường về Misurata. Nhưng nhiều người nghĩ rắng ông đã bị ai đó nổi giận hành quyết.
Xác của ông Muammar Gheddafi và của Mustasim, con trai ông đã được để trong một phòng lạnh ở chợ bán thịt trong thành phố Misurata cho dân chúng xem, nhưng sau đó đã được chôn cất tại một nơi vô danh trong sa mạc, để tránh không cho các người còn ủng hộ và tôn sùng ông tới hành hương.
Hội đồng quốc gia chuyển tiếp cho biết từ ngày 17-2-2011 đã có ít nhất 3.000 người bị thiệt mạng và 17.000 người bị thương tại thành phố Misurata. Hầu như không có gia đình nào là không có người chết. Nhưng trong thành phố Sirte người ta cũng khám phá ra hàng chục xác thuộc lực lượng ủng hộ ông Gheddafi bị hành quyết, bị bắn vào đầu hay vào gáy.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tiếng Ý đài Vaticăng ngày 26-10-2011 Đức Cha Giovanni Innocenzo Martinelli, Giám Quản Tông Tòa Tripoli, ”cầu mong người dân Libia can đảm bắt đầu trở lại cuộc sống thường ngày bằng sự tha thứ, hướng nhìn về tương lai và có cung cách hành xử bình tĩnh cụ thể. Các tình trạng qúa khứ đã gây ra biết bao nhiêu bạo lực và khiến cho nhiều người chết. Nhưng tìm lại hòa bình và sự hiệp nhất là một thách đố mà người dân Libia sẽ biết cách đương đầu. Toàn dân Libia muốn có sự hiệp nhất. Vào một lúc nào đó họ đã bị cám dỗ chia đất nước thành miền này miền nọ. Nhưng tôi tin rằng sự khôn ngoan và thiện chí sẽ thắng thế”.
Đức Cha Sylvester Carmel Magro, Giám Quản Bengasi, thì mời gọi người dân Libia hòa giải và trở về với tâm tình yêu mến quê hương.
Thật thế, sau 7 tháng nội chiến, thủ đô Tripoli cũng như các thành phố lớn khác của Libia cần được tái thiết vì đã chịu nhiều tàn phá và hư hại trong 9.160 vụ dội bom của các nước tây âu và các cuộc giao tranh giữa các lực lượng nổi loạn và binh sĩ của ông Gheddafi. Song song với sự tái thiết vật chất còn có sự tái thiết tinh thần nữa, vì các chia rẽ chính trị và bộ tộc sẽ là một chướng ngại rất lớn cho các cơ cấu chính trị và hành chánh của Libia. Giờ đây cần phải thu hồi vũ khí của các lực lượng dân quân. Các xâu xé bạo lực xảy ra tại Irak sau cái chết của ông Saddam Hussein cũng như tại Afghanistan sau khi các lực lượng Taliban bị loại ra khỏi quyền bính, không chỉ phát xuất từ chiến tranh du kích và nạn khủng bố, mà cũng nảy sinh từ sự bất lực của các chính quyền mới trong việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề của dân chúng và đất nước.
Thủ tướng lâm thời ông Mahmoud Jibril hứa là sẽ từ chức ngay sau khi nước nhà được bình định. Nhưng bên trong Hội đồng quốc gia chuyển tiếp cũng có các phe nhóm khác nhau với các lập trường khác nhau. Trong qúa khứ Libia đã bị cai trị một cách trực tiếp bởi ông Gheddafi với các hậu qủa tồi tệ trên việc phát triển, và việc duy trì các cơ cấu hạ tầng. Giờ đây cần phải củng cố cơ cấu hạ tầng xã hội. Nhưng thực tế là các thành phần của Hội Đồng quốc gia chuyển tiếp lại bao gồm các kỳ mục vùng Cirenaica, nguyên thành viên của chính quyền cũ, đại diện các bộ tộc, các người hồi hòa hoãn, các lãnh tụ dân quân.
Do đó, thách đố đích thật hiện nay là duy trì được sự hòa hợp giữa các khác biệt, các tranh chấp và ghen tương của họ sau khi kẻ thù chung đã nằm xuống. Tương quan với hai bộ tộc chính là a rập và berber nắm giữ vai trò nền tảng. Sau cùng người ta lo sợ chủ nghĩa hồi cuồng tín thắng thế tại Libia, vì thế con đường dân chủ sẽ còn gặp nhiều chông gai trong tương lai.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Khalil Fouad Allam, chuyên viên nghiên cứu tình hình các nước A Rập, tác giả cuốn sách tựa đề ”Giải thích Hồi giáo cho các người thuộc đảng Liên Minh Xanh Italia”.
Hỏi: Thưa ông Allam, ông nghĩ gì về sự kiện luật Sharia sẽ hướng dẫn Hiến pháp Libia?
Đáp: Sự kiện Luật Sharia hướng dẫn Hiến pháp Libia là hậu qủa của chủ nghĩa ái quốc hồi đang lan tràn trong thế giới A rập hiện nay. Trước đây thì người ta nói tới tương quan giữa Hồi giáo và Hiến pháp, hiện nay thì người ta công khai nói tới tương quan giữa Hồi giáo và quốc gia. Và điều này có nghĩa là sẽ có sự liên đới mạnh mẽ hơn giữa hai bên. Vì nếu Hiến pháp là điều có thể thay đổi, thì quốc gia trường tồn. Và nếu người ta đồng hóa luật Sharia với quốc gia, thì điều này sẽ có các hậu qủa rất nghiêm trọng đối với nền dân chủ, chẳng hạn tôi nghĩ tới các hậu qủa của nó đối với nữ giới và các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hỏi: Nhưng mà ông Mustafa Abdel Jalil, Chủ tịch Hội đồng quốc gia chuyển tiếp đã nói tới tương quan giữa Hồi giáo và Hiến Pháp, chứ không nói tới một quốc gia hồi giáo. Thế rồi ông cũng đã sửa sai lập trường bằng cách đề ra con đường hồi giáo hòa hoãn mà thưa ông...
Đáp: Đương nhiên là ông Jalil đang ở trong một tình trạng tế nhị. Một đàng là Tây Phương, đàng khác là chủ nghĩa hồi giáo cực đoan. Vì thế ông ta chỉ đang tìm cách làm hài lòng cả hai bên thôi.
Hỏi: Ông nghĩ sao về sự kiện tổ chức khủng bố hồi cuồng tín Al Qaeda đã hoan hô lời tuyên bố của ông Jalil?
Đáp: Tổ chức Al Qaeda trực giác được điều đang xảy ra. Sự kiện tổ chức này đã nhấn mạnh trên chế độ đa thê tại Libia qúa đủ để cho chúng ta thấy họ đang chuẩn bị những gì cho đất nước này. Do đó dĩ nhiên là Al Qaeda vui mừng về lời tuyên bố Libia theo luật hồi Sharia.
Hỏi: Theo ông thì đâu có thể là những hậu qủa của tình hình này?
Đáp: Có nguy cơ là Libia sẽ kết thúc như Afghanistan, với các lực lượng Taliban và chính quyền tìm cách thỏa hiệp với nhau. Trừ khi Âu châu thành công trong việc trợ giúp người dân Libia hướng tới một sự chuyển tiếp dân chủ, nhưng tôi thấy đây là điều khó lắm.
Hỏi: Thưa ông, tại Tunisia người ta thấy chiến thắng của những người hồi hòa hoãn thuộc đảng Ennakhda. Ông có nghĩ rằng sự thành công này của Tunisia có thể ảnh hưởng trên các nước khác giống như cuộc cách mạng hoa lài đã từng tạo ra Mùa xuân A rập hay không?
Đáp: Chiến thắng của người Hồi hòa hoãn thuộc đảng Ennakhda có thể là một thành công có khả năng ”lây lan”. Nhưng tôi xin lập lại khuynh hướng thắng thế sẽ là chủ nghĩa ái quốc hồi giáo. Vấn đề đó là tất cả các phong trào này như đảng hồi giáo ”Ennakhda”, đều có liên hệ tới phong trào Huynh đệ hồi giáo. Từ Tunisia tới Ai Cập các phong trào này đều tự giới thiệu như là các phong trào hồi giáo hòa hoãn, nhưng cần phải xem xem họ hiểu ”hòa hoãn” như thế nào. Và tôi tin rằng các căng thẳng sẽ nảy sinh từ các tranh luận liên quan tới Hiến pháp. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng không đi theo hướng của một Hồi giáo tục hóa. Điều nguy hiểm nhất đó là ở bên trong các phong trào này có các lực lượng ly tâm. Một cách đặc biệt các người hồi Salafít rất có nhiều ảnh hưởng. Và chính họ là những người triệt để khước từ sự đại diện của Hồi giáo hòa hoãn.
Hỏi: Trong sách ông đã nhắc đến Âu châu. Nhưng ông có nghĩ rằng trong khung cảnh hiện nay mọi thúc đẩy của Âu châu đều có thể bị coi như là can thiệp vào nội bộ hay không?
Đáp: Thế giới toàn cầu bao gồm việc tạo ra các mẫu mực quốc tế mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng. Tôi không biết các quốc gia của ”Mùa Xuân A rập” có sẵn sàng chấp nhận chúng hay không. Tôi phân tích những gì hiện có và điều tôi trông thấy nói với tôi rằng việc chấp nhận này là một sự cần thiết. Thế nhưng xã hội lại có các dấu chỉ cho thấy nó sẽ nổ tung.
(Avvenire 22.25-10-2011)
ĐTC: Không có Thiên Chúa và Chúa Kitô, thế giới rơi vào sự trống rỗng tối tăm
Linh Tiến Khải
12:39 07/11/2011
VATICAN - Nếu dẹp bỏ Thiên Chúa, nếu dẹp bỏ Chúa Kitô, thì thế giới lại rơi vào trống rỗng và tối tăm. Và đây là điều gặp thấy trong các kiểu diễn tả của chủ thuyết hư vô ngày nay, một chủ thuyết hư vô đáng tiếc gây truyền nhiễm cho biết bao nhiêu người trẻ thường khi một cách vô ý thức.
Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đoc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới các bài đọc phụng vụ và nói:
Các bài đọc kinh thánh trong phụng vụ chúa nhật hôm nay mời gọi chúng ta kéo dài suy tư về cuộc sống vĩnh cửu, đã bắt đầu nhân ngày lễ Tưởng niệm mọi tín hữu đã qua đời. Về điểm này có sự khác biệt rõ ràng giữa người tin và người không tin, hay cũng có thể nói giữa người hy vọng và người không hy vọng. Thật thế, thánh Phaolo viết cho tín hữu Thêxalônica: ”Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4,13). Vả trong lãnh vực này nữa, niềm tin nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu ghi dấu một sự phân rẽ định đoạt. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu Êphêxô bết rằng trước khi đón nhận Tin Mừng, họ đã ”không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Qủa vậy, tôn giáo của người Hy lạp, các việc phụng tự và huyền thoại ngoại giáo, đã không thể ném ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết, đến độ có một bảng khắc cổ xưa nói rằng: ”Trong hư vô và từ hư vô chúng ta lại rơi vào một cách nhanh chóng biết bao”. Nếu dẹp bỏ Thiên Chúa, nếu dẹp bỏ Chúa Kitô, thì thế giới lại rơi vào trống rỗng và tăm tối. Và đây là điều gặp thấy trong các kiểu diễn tả của chủ thuyết hư vô ngày nay, một chủ thuyết hư vô đáng tiếc gây truyền nhiễm cho biết bao nhiêu người trẻ thường khi một cách vô ý thức.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng đề cập tới mười trinh nữ được mời dự lễ cưới, biểu tượng cho Nước Trời, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đây là một hình ảnh ý nghĩa, qua đó Chúa Giêsu dậy chúng ta một chân lý, khiến cho chúng ta phải thảo luận. Thật vậy, trong mười trinh nữ ấy có năm cô vào dự lễ cưới, vì khi chàng rể tới các cô có dầu để thắp đèn của mình; trong khi năm cô khác ở ngoài, bởi vì khờ dại không mang dầu theo. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa dầu cần thiết để được nhận vào tiệc cưới như sau:
Thánh Agostino và các tác gỉa cổ xưa khác đọc hiểu dấu chỉ đó như biểu tượng của tình yêu, không thể mua được, mà chỉ nhận được như món qùa, cần giữ gìn trong nội tâm và thi hành trong các công viêc của lòng thương xót. Sự khôn ngoan đích thực là biết lợi dụng cuộc sống phải chết để chu toàn các việc thương xót, bởi vì sau khi chết thì không còn làm được nữa. Khi chúng ta sẽ được đánh thức vào ngày phán xét sau hết, sự phán xử sẽ được dựa trên nền tảng tình yêu thương, được thực thi trong cuộc sống trên trần gian này (x. Mt 25,31-46). Và tình yêu thương ấy là ơn của Chúa Kitô, được Chúa Thầnh Thần đổ tràn đầy trong chúng ta. Ai tin nơi Thiên Chúa Tình Yêu, thì mang trong mình một niềm hy vọng không thể không thể chiến thắng được, như một ngọn đèn mang theo trong đêm tối vượt qua cái chết để đạt tới đại lễ của sự sống.
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Ngai Tòa Khôn Ngoan, dậy cho chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã nhập thể nơi Đức Giêsu. Người là Sự Sống dẫn đưa chúng ta từ cuộc sống này tới với Thiên Chúa, tới với Đấng Vĩnh Cửu. Người đã cho chúng ta biết gương mặt của Thiên Chúa Cha, và như thế đã ban cho chúng ta một niềm hy vọng tràn đầy tình yêu. Vì thế Giáo Hội hướng về Mẹ Chúa với các lời này: ”Ôi sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con”. Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết sống và chết trong niềm hy vọng không gây thất vọng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Nigeria. Như đa biết ngày thứ sáu tuần vừa qua lực lượng hồi cuống tín Boko Haram đã ném lựu đạn và xả súng bắn vào người dân kitô sống trong nhiều khu phố ở Damaturu, thủ phủ bang Yobe bắc Nigeria, khiến cho hơn một trăm người thiệt mạng. Đức Thánh Cha nói: Tôi chú ý theo dõi các biến cố thê thảm đã xảy ra trong các ngày vừa qua tại Nigeria. Trong khi cầu nguyện cho các nạn nhân, tôi mời gọi chấm dứt mọi bạo lực không giúp giải quyết mà chỉ gia tăng các vấn đề, bằng cách gieo vãi thù hận và chia rẽ cả giữa các tín hữu.
Đức Thánh Cha cũng đã nhớ tới các nạn nhân lũ lụt tại Genova, tây bắc Italia. Ngài tỏ tình liên đới và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ cũng như tất cả mọi người đang gánh chịu các thiệt thòi và mất mát vì lũ lụt.
Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đoc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới các bài đọc phụng vụ và nói:
Các bài đọc kinh thánh trong phụng vụ chúa nhật hôm nay mời gọi chúng ta kéo dài suy tư về cuộc sống vĩnh cửu, đã bắt đầu nhân ngày lễ Tưởng niệm mọi tín hữu đã qua đời. Về điểm này có sự khác biệt rõ ràng giữa người tin và người không tin, hay cũng có thể nói giữa người hy vọng và người không hy vọng. Thật thế, thánh Phaolo viết cho tín hữu Thêxalônica: ”Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4,13). Vả trong lãnh vực này nữa, niềm tin nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu ghi dấu một sự phân rẽ định đoạt. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu Êphêxô bết rằng trước khi đón nhận Tin Mừng, họ đã ”không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Qủa vậy, tôn giáo của người Hy lạp, các việc phụng tự và huyền thoại ngoại giáo, đã không thể ném ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết, đến độ có một bảng khắc cổ xưa nói rằng: ”Trong hư vô và từ hư vô chúng ta lại rơi vào một cách nhanh chóng biết bao”. Nếu dẹp bỏ Thiên Chúa, nếu dẹp bỏ Chúa Kitô, thì thế giới lại rơi vào trống rỗng và tăm tối. Và đây là điều gặp thấy trong các kiểu diễn tả của chủ thuyết hư vô ngày nay, một chủ thuyết hư vô đáng tiếc gây truyền nhiễm cho biết bao nhiêu người trẻ thường khi một cách vô ý thức.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng đề cập tới mười trinh nữ được mời dự lễ cưới, biểu tượng cho Nước Trời, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đây là một hình ảnh ý nghĩa, qua đó Chúa Giêsu dậy chúng ta một chân lý, khiến cho chúng ta phải thảo luận. Thật vậy, trong mười trinh nữ ấy có năm cô vào dự lễ cưới, vì khi chàng rể tới các cô có dầu để thắp đèn của mình; trong khi năm cô khác ở ngoài, bởi vì khờ dại không mang dầu theo. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa dầu cần thiết để được nhận vào tiệc cưới như sau:
Thánh Agostino và các tác gỉa cổ xưa khác đọc hiểu dấu chỉ đó như biểu tượng của tình yêu, không thể mua được, mà chỉ nhận được như món qùa, cần giữ gìn trong nội tâm và thi hành trong các công viêc của lòng thương xót. Sự khôn ngoan đích thực là biết lợi dụng cuộc sống phải chết để chu toàn các việc thương xót, bởi vì sau khi chết thì không còn làm được nữa. Khi chúng ta sẽ được đánh thức vào ngày phán xét sau hết, sự phán xử sẽ được dựa trên nền tảng tình yêu thương, được thực thi trong cuộc sống trên trần gian này (x. Mt 25,31-46). Và tình yêu thương ấy là ơn của Chúa Kitô, được Chúa Thầnh Thần đổ tràn đầy trong chúng ta. Ai tin nơi Thiên Chúa Tình Yêu, thì mang trong mình một niềm hy vọng không thể không thể chiến thắng được, như một ngọn đèn mang theo trong đêm tối vượt qua cái chết để đạt tới đại lễ của sự sống.
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Ngai Tòa Khôn Ngoan, dậy cho chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã nhập thể nơi Đức Giêsu. Người là Sự Sống dẫn đưa chúng ta từ cuộc sống này tới với Thiên Chúa, tới với Đấng Vĩnh Cửu. Người đã cho chúng ta biết gương mặt của Thiên Chúa Cha, và như thế đã ban cho chúng ta một niềm hy vọng tràn đầy tình yêu. Vì thế Giáo Hội hướng về Mẹ Chúa với các lời này: ”Ôi sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con”. Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết sống và chết trong niềm hy vọng không gây thất vọng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Nigeria. Như đa biết ngày thứ sáu tuần vừa qua lực lượng hồi cuống tín Boko Haram đã ném lựu đạn và xả súng bắn vào người dân kitô sống trong nhiều khu phố ở Damaturu, thủ phủ bang Yobe bắc Nigeria, khiến cho hơn một trăm người thiệt mạng. Đức Thánh Cha nói: Tôi chú ý theo dõi các biến cố thê thảm đã xảy ra trong các ngày vừa qua tại Nigeria. Trong khi cầu nguyện cho các nạn nhân, tôi mời gọi chấm dứt mọi bạo lực không giúp giải quyết mà chỉ gia tăng các vấn đề, bằng cách gieo vãi thù hận và chia rẽ cả giữa các tín hữu.
Đức Thánh Cha cũng đã nhớ tới các nạn nhân lũ lụt tại Genova, tây bắc Italia. Ngài tỏ tình liên đới và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ cũng như tất cả mọi người đang gánh chịu các thiệt thòi và mất mát vì lũ lụt.
Top Stories
L’arcivescovo di Hanoi condanna le violenze contro la parrocchia di Thai Ha
Asia-News
08:09 07/11/2011
Il 3 novembre chiesa e monastero sono stati assaliti da agenti e attivisti che hanno invaso il cortile, sfasciato il portone e lanciato insulti contro i redentoristi. All’origine dell’attacco la volontà di piegare la resistenza dei religiosi contro un nuovo esproprio di un’altra parte del terreno parrocchiale.
Hanoi (AsiaNews) – L’arcidiocesi di Hanoi “condanna le azioni incivili e illegali di coloro che hanno violato il cortile della parrocchia e del monastero di Thai Ha con parole offensive e provocatorie e di natura violenta”. La Chiesa di Hanoi ha reagito così all’attacco del 3 novembre, quando centinaia di poliziotti e militari con cani e picchiatori, seguiti da una troupe della televisione statale hanno attaccato il monastero, urlato insulti con i megafoni, lanciato pietre e fracassato il portone.
Nell’occasione padre John Luu Ngoc Quynh, fratel Vincent Vu Van Bang, e fratel Nguyen Van Tang sono tra coloro che sono stati attaccati verbalmente e fisicamente quando hanno tentato di fermare i picchiatori che stavano sfasciando il portone del monastero. Padre Pham Xuan Loc è stato assalito all’interno del monastero, mentre cercava di fermare i loro atti sacrileghi.
A porre fine all’assalto è stato l’accorrere dalle parrocchie vicine di migliaia di cattolici, chiamati dalle campane della chiesa di Thai Ha.
All’origine della razzia c’è con ogni probabilità la volontà delle autorità locali di piegare la resistenza dei redentoristi che si oppongono a un nuovo esproprio di parte del terreno parrocchiale. La vicenda ha avuto inizio l’8 ottobre, quando il parroco, padre Joseph Nguyen Van Phuong, viene convocato nella sede del Comitato popolare del quartiere di Dong Da e informato che su un terreno appartenente all’ordine dei Redentoristi - che reggono la parrocchia fin dalla fondazione, nel 1928 - sarà costruito un impianto per il trattamento delle acque usate dall’ospedale della zona.
Il parroco replica chiedendo di rinunciare al progetto e di restituire alla parrocchia i tereni che le sono già stati sottratti. Il riferimento è a quanto accaduto tra il 2008 3 il 2009, quando la parrocchia di Thai Ha fu al centro di una disputa con le autorità comunali finita con l’appropriazione di terreni e un processo-farsa che ha condannato otto cattolici.
In proposito nella lettera inviata al parroco si afferma che “l’arcidiocesi di Hanoi ha sempre affermato e sostenuto i diritti di proprietà dell’Ordine dei Redentoristi sui 61.455 metri quadrati del terreno” del monastero e della parrocchia, “comprese le strutture e le parti usate nell’area da enti statali”.
Hanoi (AsiaNews) – L’arcidiocesi di Hanoi “condanna le azioni incivili e illegali di coloro che hanno violato il cortile della parrocchia e del monastero di Thai Ha con parole offensive e provocatorie e di natura violenta”. La Chiesa di Hanoi ha reagito così all’attacco del 3 novembre, quando centinaia di poliziotti e militari con cani e picchiatori, seguiti da una troupe della televisione statale hanno attaccato il monastero, urlato insulti con i megafoni, lanciato pietre e fracassato il portone.
Nell’occasione padre John Luu Ngoc Quynh, fratel Vincent Vu Van Bang, e fratel Nguyen Van Tang sono tra coloro che sono stati attaccati verbalmente e fisicamente quando hanno tentato di fermare i picchiatori che stavano sfasciando il portone del monastero. Padre Pham Xuan Loc è stato assalito all’interno del monastero, mentre cercava di fermare i loro atti sacrileghi.
A porre fine all’assalto è stato l’accorrere dalle parrocchie vicine di migliaia di cattolici, chiamati dalle campane della chiesa di Thai Ha.
All’origine della razzia c’è con ogni probabilità la volontà delle autorità locali di piegare la resistenza dei redentoristi che si oppongono a un nuovo esproprio di parte del terreno parrocchiale. La vicenda ha avuto inizio l’8 ottobre, quando il parroco, padre Joseph Nguyen Van Phuong, viene convocato nella sede del Comitato popolare del quartiere di Dong Da e informato che su un terreno appartenente all’ordine dei Redentoristi - che reggono la parrocchia fin dalla fondazione, nel 1928 - sarà costruito un impianto per il trattamento delle acque usate dall’ospedale della zona.
Il parroco replica chiedendo di rinunciare al progetto e di restituire alla parrocchia i tereni che le sono già stati sottratti. Il riferimento è a quanto accaduto tra il 2008 3 il 2009, quando la parrocchia di Thai Ha fu al centro di una disputa con le autorità comunali finita con l’appropriazione di terreni e un processo-farsa che ha condannato otto cattolici.
In proposito nella lettera inviata al parroco si afferma che “l’arcidiocesi di Hanoi ha sempre affermato e sostenuto i diritti di proprietà dell’Ordine dei Redentoristi sui 61.455 metri quadrati del terreno” del monastero e della parrocchia, “comprese le strutture e le parti usate nell’area da enti statali”.
Hanoi Archbishop condemns violence against Thai Ha parish
Asia-News
08:09 07/11/2011
On 3 November the church and monastery were assaulted by officers and activists who invaded the yard, smashed the door and insulted Redemptorists. Attack an attempt to bend the will of religious for the resistance to the expropriation of the land of another parish.
Hanoi (AsiaNews) - The Archdiocese of Hanoi "condemns the barbaric and illegal actions of those who have violated the courtyard of the monastery and the parish of Thai Ha with offensive and provocative words of a violent nature." The Church of Hanoi was reacting to the attack of November 3, when hundreds of police and military accompanied by dogs and thugs and followed by a state TV crew attacked the monastery, shouted insults with megaphones, threw stones and smashed the front door.
At the time Father John Luu Ngoc Quynh, Brother Vincent Vu Van Bang, and brother Nguyen Van Tang were among those who were verbally and physically attacked when they tried to stop the thugs who were smashing the door of the monastery. Father Pham Xuan Loc was attacked in the monastery as he tried to stop their unholy acts.
To put an end to the assault thousands of Catholics rushed from neighboring parishes, called by the bells of the Thai Ha church.
The background to the raid is probably the desire of local authorities to bend the resistance of the Redemptorists who oppose a new expropriation of part of the parish grounds. The story began on 8 October, when the parish priest, Father Joseph Nguyen Van Phuong, was summoned to the headquarters of the district People's Committee of Dong Da and informed that a plant for the treatment of wastewater from the hospital in the area will be built on land belonging to the Redemptorists – who have run the parish since its founding in 1928.
The priest responded asking them to abandon the project and return the land that has already been expropriated to the parish. The reference is to what events that occurred between 2008 and 2009, when the Thai Ha parish was the center of a dispute with municipal authorities over the appropriation of land and a sham trial that convicted eight Catholics.
In regard to the letter sent to the parish it is stated that "the archdiocese of Hanoi has always affirmed and supported the rights of property of the Redemptorist Order on 61,455 square meters of land" of the monastery and the parish, "including structures and area used by state agencies. "
Hanoi (AsiaNews) - The Archdiocese of Hanoi "condemns the barbaric and illegal actions of those who have violated the courtyard of the monastery and the parish of Thai Ha with offensive and provocative words of a violent nature." The Church of Hanoi was reacting to the attack of November 3, when hundreds of police and military accompanied by dogs and thugs and followed by a state TV crew attacked the monastery, shouted insults with megaphones, threw stones and smashed the front door.
At the time Father John Luu Ngoc Quynh, Brother Vincent Vu Van Bang, and brother Nguyen Van Tang were among those who were verbally and physically attacked when they tried to stop the thugs who were smashing the door of the monastery. Father Pham Xuan Loc was attacked in the monastery as he tried to stop their unholy acts.
To put an end to the assault thousands of Catholics rushed from neighboring parishes, called by the bells of the Thai Ha church.
The background to the raid is probably the desire of local authorities to bend the resistance of the Redemptorists who oppose a new expropriation of part of the parish grounds. The story began on 8 October, when the parish priest, Father Joseph Nguyen Van Phuong, was summoned to the headquarters of the district People's Committee of Dong Da and informed that a plant for the treatment of wastewater from the hospital in the area will be built on land belonging to the Redemptorists – who have run the parish since its founding in 1928.
The priest responded asking them to abandon the project and return the land that has already been expropriated to the parish. The reference is to what events that occurred between 2008 and 2009, when the Thai Ha parish was the center of a dispute with municipal authorities over the appropriation of land and a sham trial that convicted eight Catholics.
In regard to the letter sent to the parish it is stated that "the archdiocese of Hanoi has always affirmed and supported the rights of property of the Redemptorist Order on 61,455 square meters of land" of the monastery and the parish, "including structures and area used by state agencies. "
L’archevêché de Hanoi exprime son indignation et apporte son soutien à la paroisse de Thai Ha après l’agression dont elle a été victime
Eglises d'Asie
12:34 07/11/2011
L’archevêché de Hanoi exprime son indignation et apporte son soutien à la paroisse de Thai Ha après l’agression dont elle a été victime
Le conflit qui oppose la congrégation des rédemptoristes aux autorités municipales de Hanoi ne cesse de s’aggraver. Dans la journée du 3 novembre, une troupe d’une centaine d’hommes de main de la police s’est introduite dans l’enceinte de la paroisse, insultant et bousculant prêtres et fidèles. Ils ne se sont retirés que lorsque la sonnerie des cloches ayant retenti, de très nombreux fidèles de la paroisse et des environs sont venus au secours des religieux.. ..
... Le jour même, dans une lettre envoyée à l’archevêque, le curé de la paroisse faisait un récit détaillé de cette agression. Dès le lendemain, l’archevêché envoyait la lettre suivante au curé et aux fidèles de la paroisse de Thai Ha (1):
Archevêché de Hanoi
40, Phô Nha Chung, Hanoi,
le 4 novembre 2011
Au P. Joseph Nguyên Van Phuong, curé de la paroisse de Thai Ha
Cher Père Joseph et chers fidèles de Thai Ha,
L’archevêque Mgr Pierre Nguyên Van Nhon vous remercie de la lettre que vous lui avez envoyée le 3 novembre 2011 pour l’avertir de ce qui s’est passé à 14h45 ce jour-là: une troupe d’une centaine de personnes s’est introduite dans l’église de la paroisse de Thai Ha. Munis de haut-parleurs portatifs, ils ont grossièrement injurié les religieux. L’archevêque tient à vous faire part, à vous et à vos fidèles, de ses sentiments:
1.) L’archevêché a toujours affirmé et respecté le droit de propriété de la congrégation des rédemptoristes sur le terrain de 6,1455 ha, situé aux 182 de la rue Luong Bang, arrondissement de Dong Da. Cette propriété comprend les établissements et le terrain occupés par différents organismes d’Etat.
2.) L’archevêché de Hanoi ne peut accepter les agissements dépourvus de toute civilité et en infraction avec la loi du groupe de personnes qui ont envahi le parvis de l’église et l’enceinte du monastère, en proférant des paroles offensantes, agressives et violentes.
L’archevêché de Hanoi reste toujours en union de prière avec le monastère et la paroisse de Thai Ha afin que Notre-Dame du perpétuel secours et saint Alphonse intercède auprès du Seigneur miséricordieux, pour qu’Il accorde la paix au monastère et à la paroisse, que leurs droits légitimes soient respectés, que les questions de propriétés et de terrain soient rapidement réglées dans la justice, la vérité et l’amour.
Dans le Christ Jésus,
P. Alphonse Pham Hung, chancelier
(1) Le texte vietnamien de la lettre était mis en ligne sur le site de l’agence Vietcatholic News.
Le conflit qui oppose la congrégation des rédemptoristes aux autorités municipales de Hanoi ne cesse de s’aggraver. Dans la journée du 3 novembre, une troupe d’une centaine d’hommes de main de la police s’est introduite dans l’enceinte de la paroisse, insultant et bousculant prêtres et fidèles. Ils ne se sont retirés que lorsque la sonnerie des cloches ayant retenti, de très nombreux fidèles de la paroisse et des environs sont venus au secours des religieux.. ..
... Le jour même, dans une lettre envoyée à l’archevêque, le curé de la paroisse faisait un récit détaillé de cette agression. Dès le lendemain, l’archevêché envoyait la lettre suivante au curé et aux fidèles de la paroisse de Thai Ha (1):
Archevêché de Hanoi
40, Phô Nha Chung, Hanoi,
le 4 novembre 2011
Au P. Joseph Nguyên Van Phuong, curé de la paroisse de Thai Ha
Cher Père Joseph et chers fidèles de Thai Ha,
L’archevêque Mgr Pierre Nguyên Van Nhon vous remercie de la lettre que vous lui avez envoyée le 3 novembre 2011 pour l’avertir de ce qui s’est passé à 14h45 ce jour-là: une troupe d’une centaine de personnes s’est introduite dans l’église de la paroisse de Thai Ha. Munis de haut-parleurs portatifs, ils ont grossièrement injurié les religieux. L’archevêque tient à vous faire part, à vous et à vos fidèles, de ses sentiments:
1.) L’archevêché a toujours affirmé et respecté le droit de propriété de la congrégation des rédemptoristes sur le terrain de 6,1455 ha, situé aux 182 de la rue Luong Bang, arrondissement de Dong Da. Cette propriété comprend les établissements et le terrain occupés par différents organismes d’Etat.
2.) L’archevêché de Hanoi ne peut accepter les agissements dépourvus de toute civilité et en infraction avec la loi du groupe de personnes qui ont envahi le parvis de l’église et l’enceinte du monastère, en proférant des paroles offensantes, agressives et violentes.
L’archevêché de Hanoi reste toujours en union de prière avec le monastère et la paroisse de Thai Ha afin que Notre-Dame du perpétuel secours et saint Alphonse intercède auprès du Seigneur miséricordieux, pour qu’Il accorde la paix au monastère et à la paroisse, que leurs droits légitimes soient respectés, que les questions de propriétés et de terrain soient rapidement réglées dans la justice, la vérité et l’amour.
Dans le Christ Jésus,
P. Alphonse Pham Hung, chancelier
(1) Le texte vietnamien de la lettre était mis en ligne sur le site de l’agence Vietcatholic News.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh: DCCT Sài Gòn thắp nến cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà tối 06-11-2011
Phanxicô Nguyễn Vinh Sơn
08:03 07/11/2011
Hình ảnh: DCCT Sài Gòn thắp nến cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà tối 06-11-2011
Lúc 20h00 Chúa nhật ngày 06-11-2011, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Sài Gòn và cộng đoàn tín hữu đã thắp nến cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà đang trong lúc gặp nhiều khó khăn, thử thách. Khoảng 2000 người cùng nhiều tu sĩ nam nữ đã tham dự Thánh Lễ do Linh mục Bề trên DCCT Hà Nội MátthêuVũ Khởi Phụng chủ tế, hơn 10 cha đồng tế. Bài giảng lễ dựa trên Tin Mừng Chúa nhật 31 Thường Niên A được Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, trưởng ban Công lý và Hòa bình của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, trình bày.
Xem hình thắp nến
DCCT qua buổi lễ thắp nến đặc biệt cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Giám Mục Kontum Micae Hoàng Đức Oanh đã ra thư hiệp thông và khẳng định quyền của Giáo xứ Thái Hà kịp thời. Bên cạnh đó, DCCT cũng cảm ơn các anh chị em tín hữu, quý linh mục, tu sĩ ở nhiều nơi đã hiệp thông bằng cách này hay cách khác đối với nhà dòng và Thái Hà.
Phanxicô Nguyễn Vinh Sơn
Lúc 20h00 Chúa nhật ngày 06-11-2011, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Sài Gòn và cộng đoàn tín hữu đã thắp nến cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà đang trong lúc gặp nhiều khó khăn, thử thách. Khoảng 2000 người cùng nhiều tu sĩ nam nữ đã tham dự Thánh Lễ do Linh mục Bề trên DCCT Hà Nội MátthêuVũ Khởi Phụng chủ tế, hơn 10 cha đồng tế. Bài giảng lễ dựa trên Tin Mừng Chúa nhật 31 Thường Niên A được Linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, trưởng ban Công lý và Hòa bình của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, trình bày.
Xem hình thắp nến
DCCT qua buổi lễ thắp nến đặc biệt cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Giám Mục Kontum Micae Hoàng Đức Oanh đã ra thư hiệp thông và khẳng định quyền của Giáo xứ Thái Hà kịp thời. Bên cạnh đó, DCCT cũng cảm ơn các anh chị em tín hữu, quý linh mục, tu sĩ ở nhiều nơi đã hiệp thông bằng cách này hay cách khác đối với nhà dòng và Thái Hà.
Phanxicô Nguyễn Vinh Sơn
Thiếu nhi Thánh Thể Sàigòn: Nghi thức tuyên hứa huynh trưởng cấp I
Nguyễn Xuân
08:13 07/11/2011
Thiếu nhi Thánh Thể Sàigòn: Nghi thức tuyên hứa huynh trưởng cấp I
Căn cứ vào kết quả đệ trình của Ban Điều hành Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng Cấp I - Vươn lên 46 và Vươn lên 47, được Ban Nghiên huấn Liên đoàn xét duyệt và Cha Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận, Ban Chấp hành Liên đoàn Anrê Phú Yên, giáo phận TpHCM đã tổ chức Thánh Lễ Tuyên hứa dành cho 350 Sa mạc sinh đạt đủ các điều kiện, được công nhận Huynh trưởng Cấp I của hai Sa mạc nói trên.
Vào lúc 9g30 sáng Chúa nhật, ngày 06 tháng 11 năm 2011, tại Tòa Tổng Giám Mục, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Liên đoàn rất vui mừng đón tiếp Đức Hồng Y, chủ sự thánh lễ cùng quí cha Giuse Maria Đỗ Đình Ánh, Thư ký Tòa Tổng giám mục, cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn, quí cha tuyên úy, Giuse Trần Viết Thái và cha FX Trần Minh Hiếu, Sa mạc trưởng Sa mạc Vươn lên 46
Xem hình tuyên hứa
Trước thánh lễ, cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn giúp các bạn suy nghĩ thêm về thái độ cần có khi thực hiện sứ mạng. Công việc các bạn đang thực hiện là việc của Chúa, do đó các bạn không độc quyền trong vệc rao giảng mà cùng cộng tác với các bạn trong việc hướng dẫn các em đến gẵp gỡ Chúa. Các bạn phải luôn học hỏi và trau dồi bản thân để đạt thành quả tốt trong công tác.
Trong niềm vui vì ngày hôm nay vẫn có những bạn trẻ quảng đại đáp lại ơn gọi của Chúa, cha mời gọi mọi người tạ ơn Chúa vì đã thương gọi các bạn và tạo cho các bạn những điều kiện thuận lợi để thực hiện ơn gọi. Bài hát kinh huynh trưởng được các bạn hát cách sốt sắng trong ngày đầu tiên của đời huynh trưởng này.
Cha cũng mời gọi các bạn cầu nguyện cho Đức Hồng Y vì hôm nay, Liên đoàn hãnh diện đón Đức Hồng Y, người Cha chung trong giáo phận, dù rất bận nhưng ngài nhận lời chủ sự thánh lễ. Vị tuyên úy cao nhất của giáo phận này, đại diện Chúa Giêsu sẽ đón nhận lời tuyên hứa của các bạn và trao cho các bạn sứ mạng huynh trưởng.
Đầu thánh lễ, Đức Hồng Y ngỏ lời :
Chúng ta qui tụ nơi đây, theo lời mời gọi của Đức Giêsu Kitô là người Anh Cả trong gia đình của Cha trên trời, để gặp gỡ Chúa, lắng nghe Lời của Chúa, bày tỏ quyết tâm theo Chúa, mang Lời Chúa, Lời ban Ánh sáng Chân lý, Lời ban Sức Sống mới, Lời Khôn ngoan của Chúa để ra đi tỏa sáng Lời Chúa, trong môi trường sống, nhất là là trong trách nhiệm giáo dục các em thiếu nhi. Vì thế, việc tham dự thánh lễ mỗi ngày là việc tối cần thiết cho sứ vụ tông đồ. Giờ đây, chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta nguồn Sự sống mới này và cầu xin Chúa cho chúng ta biết mở rộng tâm hồn để đón nhận nguồn Ánh sáng, để có thể ra đi tỏa sáng.
Trong bài chia sẻ Tin mừng ngài nói về sự khôn ngoan
Trong Giáo Hội của Chúa, có những người khôn ngoan có tầm nhìn xa chuẩn bị hành trình chu toàn sứ vụ. Đó là những người con của Chúa, là anh em của mọi người, biết loan truyền Tin mừng Sự Sống và Tin mừng Tình thương. Nhưng cũng có những người thiển cận, chỉ nhìn gần trước mắt, đó là những người khờ dại.
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, được đón nhận qua cầu nguyện, qua tiếp nhận Lời của Chúa, mang ra thi hành trong đời sống. Nhưng nơi mỗi con người luôn có sự hiện hữu của hai sự khôn ngoan. Con người cũ tham sân si ganh ghét hận thù là cái vỏ xấu bao bọc lòng đạo, lòng nhân, niềm tin của chúng ta. Vì thế thánh Phaolô nhắc nhở ta phải chết cho con người cũ.
Xét lại, các tông đồ được huấn luyện ba năm nhưng Giu đa bán Chúa, Phêrô không hiểu sứ mạng của Chúa, chối Chúa. Kế hoạch cứu độ của Chúa là giải phóng sự dữ, sự sai lầm ra khỏi đời sống con người. Vì vậy ta phải cầu nguyên để Chúa trao ban Thánh Thần đổi mới con tim, đầu óc con người. Đổi mới là cả hành trình dài suốt cuộc đời cần có ơn Chúa Thánh Thần để tự đào luyện, tự đổi mới. Riêng các huynh trưởng, không phải sau một sa mạc huấn luyện là trở nên tốt.
Cầu nguyện là nguồn nước tưới các hạt giống ơn Chúa đặt để trong lòng mỗi người như những hạt giống ơn thánh, ơn làm con Chúa, ơn đức tin, cậy, mến, ơn làm tông đồ. Nguồn nước tưới giúp hạt giống mọc lên. Những hy sinh, từ bỏ mình, bỏ nếp sống cũ, hy sinh phục vụ là phân bón cho hạt giống phát triển và đơm bông kết trái.
Trước khi diễn ra nghi thức tuyên hứa, một lần nữa Đức Hồng Y nhắc nhở về ơn goi và sứ mạng người huynh trưởng, về Lời Hứa của mỗi thành viên Thiếu nhi Thánh Thể: Cầu nguyện, đón nhận Lời của Chúa trong Kinh thánh, trong bí tích Thánh Thể, Lời Nhập Thể Làm Người, Hy sinh từ bỏ con người cũ và trung kiên thực hiện việc tông đồ.
Sau khi các huynh trưởng đọc kinh dâng mình, nhân danh Bản quyền của Tổng giáo phận, Đức Hồng y chính thức phong nhậm các tân huynh trưởng cấp I của Tổng giáo phận và gắn cấp hiệu huynh trưởng cho các bạn.
Sau phần hiệp lễ, một đại diện huynh trưởng cám ơn Đức Hồng Y, quí cha tuyên úy, quí trợ úy, quí huấn luyện viên đã dày công huấn luyện, hướng dẫn các bạn trong thời gian qua. Các bạn hứa sẽ luôn thực hiện Lời Hứa để xứng đáng với ơn gọi phục vụ vô vị lợi theo thánh ý Chúa.
Trưởng FX Trần Ngọc Lợi, đại diện Liên đoàn Anrê Phú Yên, bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của Liên đoàn đối với Đức Hồng Y, về sự quan tâm của ngài trong việc giáo dục giới thiếu nhi, đặc biệt ngài đã ưu ái ban cho Liên đoàn những chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho Liên đoàn thực hiện sứ mạng của mình. Lộ trình giáo dục các thiếu nhi còn dài, kính mong Đức Hồng Y, quí cha sở, quí cha tuyên úy giúp đỡ. Liên đoàn xin cám ơn Đức Hồng Y và quí cha đã hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tân huynh trưởng ngày hôm nay. Liên đoàn gửi lời cám ơn quí cha sở, quí tuyên úy trong và ngoài giáo phận đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho các huynh trưởng tham dự sa mạc huấn luyện của Liên đoàn .
Sau đó Đức Hồng y tặng cho các huynh trưởng tấm ảnh của Chân phước Gioan Phaolô II có ghi lời cầu xin của chính Đức Gioan Phaolô II: “Con hãy năng gặp gỡ Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài…” Các huynh trưởng đoan chắc sẽ không quên những lời khuyên quí báu này vì đó chính là Tôn chỉ của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Đức Hồng Y chia sẻ bữa cơm thân mật với các huynh trưởng.
Buổi họp mặt kết thúc vào lúc 12giờ.
Nguyễn Xuân
Căn cứ vào kết quả đệ trình của Ban Điều hành Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng Cấp I - Vươn lên 46 và Vươn lên 47, được Ban Nghiên huấn Liên đoàn xét duyệt và Cha Tuyên úy Liên đoàn chấp thuận, Ban Chấp hành Liên đoàn Anrê Phú Yên, giáo phận TpHCM đã tổ chức Thánh Lễ Tuyên hứa dành cho 350 Sa mạc sinh đạt đủ các điều kiện, được công nhận Huynh trưởng Cấp I của hai Sa mạc nói trên.
Vào lúc 9g30 sáng Chúa nhật, ngày 06 tháng 11 năm 2011, tại Tòa Tổng Giám Mục, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Liên đoàn rất vui mừng đón tiếp Đức Hồng Y, chủ sự thánh lễ cùng quí cha Giuse Maria Đỗ Đình Ánh, Thư ký Tòa Tổng giám mục, cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn, quí cha tuyên úy, Giuse Trần Viết Thái và cha FX Trần Minh Hiếu, Sa mạc trưởng Sa mạc Vươn lên 46
Xem hình tuyên hứa
Trước thánh lễ, cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn giúp các bạn suy nghĩ thêm về thái độ cần có khi thực hiện sứ mạng. Công việc các bạn đang thực hiện là việc của Chúa, do đó các bạn không độc quyền trong vệc rao giảng mà cùng cộng tác với các bạn trong việc hướng dẫn các em đến gẵp gỡ Chúa. Các bạn phải luôn học hỏi và trau dồi bản thân để đạt thành quả tốt trong công tác.
Trong niềm vui vì ngày hôm nay vẫn có những bạn trẻ quảng đại đáp lại ơn gọi của Chúa, cha mời gọi mọi người tạ ơn Chúa vì đã thương gọi các bạn và tạo cho các bạn những điều kiện thuận lợi để thực hiện ơn gọi. Bài hát kinh huynh trưởng được các bạn hát cách sốt sắng trong ngày đầu tiên của đời huynh trưởng này.
Cha cũng mời gọi các bạn cầu nguyện cho Đức Hồng Y vì hôm nay, Liên đoàn hãnh diện đón Đức Hồng Y, người Cha chung trong giáo phận, dù rất bận nhưng ngài nhận lời chủ sự thánh lễ. Vị tuyên úy cao nhất của giáo phận này, đại diện Chúa Giêsu sẽ đón nhận lời tuyên hứa của các bạn và trao cho các bạn sứ mạng huynh trưởng.
Đầu thánh lễ, Đức Hồng Y ngỏ lời :
Chúng ta qui tụ nơi đây, theo lời mời gọi của Đức Giêsu Kitô là người Anh Cả trong gia đình của Cha trên trời, để gặp gỡ Chúa, lắng nghe Lời của Chúa, bày tỏ quyết tâm theo Chúa, mang Lời Chúa, Lời ban Ánh sáng Chân lý, Lời ban Sức Sống mới, Lời Khôn ngoan của Chúa để ra đi tỏa sáng Lời Chúa, trong môi trường sống, nhất là là trong trách nhiệm giáo dục các em thiếu nhi. Vì thế, việc tham dự thánh lễ mỗi ngày là việc tối cần thiết cho sứ vụ tông đồ. Giờ đây, chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta nguồn Sự sống mới này và cầu xin Chúa cho chúng ta biết mở rộng tâm hồn để đón nhận nguồn Ánh sáng, để có thể ra đi tỏa sáng.
Trong bài chia sẻ Tin mừng ngài nói về sự khôn ngoan
Trong Giáo Hội của Chúa, có những người khôn ngoan có tầm nhìn xa chuẩn bị hành trình chu toàn sứ vụ. Đó là những người con của Chúa, là anh em của mọi người, biết loan truyền Tin mừng Sự Sống và Tin mừng Tình thương. Nhưng cũng có những người thiển cận, chỉ nhìn gần trước mắt, đó là những người khờ dại.
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, được đón nhận qua cầu nguyện, qua tiếp nhận Lời của Chúa, mang ra thi hành trong đời sống. Nhưng nơi mỗi con người luôn có sự hiện hữu của hai sự khôn ngoan. Con người cũ tham sân si ganh ghét hận thù là cái vỏ xấu bao bọc lòng đạo, lòng nhân, niềm tin của chúng ta. Vì thế thánh Phaolô nhắc nhở ta phải chết cho con người cũ.
Xét lại, các tông đồ được huấn luyện ba năm nhưng Giu đa bán Chúa, Phêrô không hiểu sứ mạng của Chúa, chối Chúa. Kế hoạch cứu độ của Chúa là giải phóng sự dữ, sự sai lầm ra khỏi đời sống con người. Vì vậy ta phải cầu nguyên để Chúa trao ban Thánh Thần đổi mới con tim, đầu óc con người. Đổi mới là cả hành trình dài suốt cuộc đời cần có ơn Chúa Thánh Thần để tự đào luyện, tự đổi mới. Riêng các huynh trưởng, không phải sau một sa mạc huấn luyện là trở nên tốt.
Cầu nguyện là nguồn nước tưới các hạt giống ơn Chúa đặt để trong lòng mỗi người như những hạt giống ơn thánh, ơn làm con Chúa, ơn đức tin, cậy, mến, ơn làm tông đồ. Nguồn nước tưới giúp hạt giống mọc lên. Những hy sinh, từ bỏ mình, bỏ nếp sống cũ, hy sinh phục vụ là phân bón cho hạt giống phát triển và đơm bông kết trái.
Trước khi diễn ra nghi thức tuyên hứa, một lần nữa Đức Hồng Y nhắc nhở về ơn goi và sứ mạng người huynh trưởng, về Lời Hứa của mỗi thành viên Thiếu nhi Thánh Thể: Cầu nguyện, đón nhận Lời của Chúa trong Kinh thánh, trong bí tích Thánh Thể, Lời Nhập Thể Làm Người, Hy sinh từ bỏ con người cũ và trung kiên thực hiện việc tông đồ.
Sau khi các huynh trưởng đọc kinh dâng mình, nhân danh Bản quyền của Tổng giáo phận, Đức Hồng y chính thức phong nhậm các tân huynh trưởng cấp I của Tổng giáo phận và gắn cấp hiệu huynh trưởng cho các bạn.
Sau phần hiệp lễ, một đại diện huynh trưởng cám ơn Đức Hồng Y, quí cha tuyên úy, quí trợ úy, quí huấn luyện viên đã dày công huấn luyện, hướng dẫn các bạn trong thời gian qua. Các bạn hứa sẽ luôn thực hiện Lời Hứa để xứng đáng với ơn gọi phục vụ vô vị lợi theo thánh ý Chúa.
Trưởng FX Trần Ngọc Lợi, đại diện Liên đoàn Anrê Phú Yên, bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của Liên đoàn đối với Đức Hồng Y, về sự quan tâm của ngài trong việc giáo dục giới thiếu nhi, đặc biệt ngài đã ưu ái ban cho Liên đoàn những chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho Liên đoàn thực hiện sứ mạng của mình. Lộ trình giáo dục các thiếu nhi còn dài, kính mong Đức Hồng Y, quí cha sở, quí cha tuyên úy giúp đỡ. Liên đoàn xin cám ơn Đức Hồng Y và quí cha đã hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các tân huynh trưởng ngày hôm nay. Liên đoàn gửi lời cám ơn quí cha sở, quí tuyên úy trong và ngoài giáo phận đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho các huynh trưởng tham dự sa mạc huấn luyện của Liên đoàn .
Sau đó Đức Hồng y tặng cho các huynh trưởng tấm ảnh của Chân phước Gioan Phaolô II có ghi lời cầu xin của chính Đức Gioan Phaolô II: “Con hãy năng gặp gỡ Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài…” Các huynh trưởng đoan chắc sẽ không quên những lời khuyên quí báu này vì đó chính là Tôn chỉ của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.
Sau khi chụp hình lưu niệm, Đức Hồng Y chia sẻ bữa cơm thân mật với các huynh trưởng.
Buổi họp mặt kết thúc vào lúc 12giờ.
Nguyễn Xuân
Bắt gặp công an trong nhóm đập phá nhà thờ Thái Hà
Người Buôn Gió
09:56 07/11/2011
Kỳ nhông đổi màu theo địa hình. Người thì có lúc đổi dạng theo tình huống. Như ở giáo xứ Thái Hà, một anh thiếu tá an ninh , sao hiệu, quân phục đàng hoàng cầm máy quay, miệng phì phèo thuốc lá giữa sân nhà thờ. ( hơi bị ghen với anh, mình là khách ruột của nhà thờ , nghiện lắm cũng không dám phì phèo thế). Lúc này anh đường đường là thiếu tá công an theo đoàn vào kiểm tra vụ bảng điện tử
Đùng cái ngày 3-11-2011 tức là chỉ mấy ngày sau, theo như báo HNM mới là có một đoàn quần chúng nhân dân phường Quang Trung bức xúc với nhà thờ Thái Hà, nên mới kéo vào nhà thờ phản ứng. Chàng thiếu tá của chúng ta bỗng thành một '' nhân dân phường Quang Trung''. Chàng mặc quần áo nhân dân, nhưng cái máy quay thì chàng quên không đổi và quên cả trang điểm tí bên ngoài cho mình.
Làm ăn lộ liễu thế này, thì chỉ khổ bọn báo , đài phải gắng sức biện minh, lấp liếm hết ngày này sang ngày khác.
Chỉ thương nhân dân, chốc lại bị người ta mượn hình ảnh của mình để đi làm việc gây hấn với nơi thờ tự của người khác.
Còn một thanh niên này, anh ta thường xuyên đi theo công an theo dõi đoàn biểu tình chống Trung Quốc của những người yêu nước, anh ta kè kè với cảnh sát trong vụ xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, anh ngồi trên xe ô tô ra rả loa về nghị định 38 nào đó của chính phủ cấm tụ tập chĩa vào những người biểu tình yêu nước ở Hồ Gươm hồi tháng 7, 8 năm nay.
Rồi hôm nay anh ta lại có mặt ở nhà thờ Thái Hà, anh là một giáo dân ( hay giáo gian) cả năm trời anh không đến đây, anh chỉ chăm chỉ đi với công an ngoài Hồ Gươm dò xét với người biểu tình. Nay anh ở đây để đi lễ không. Tất nhiên làm gì có chuyện như vậy
Đấy ảnh là thế, bà con xem truyền hình, báo chí HNM, tin họ nói không tùy bà con.
(Nguồn: Người Buôn Gió Blog)
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Nguyễn văn Khấn vừa qua đời tại Nam Cali
Đức ông Trịnh Minh Trí
09:25 07/11/2011
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Khấn
Sinh ngày 01 tháng 02 năm 1931 tại Bắc Giang, Việt Nam
đang nghĩ hưu tại Giáo Phận Orange, California
được Chúa gọi về vào lúc 9 gio 58 phút tối Thứ Năm, ngày 03 tháng 11 năm 2011
tại Bệnh Viện St. Joseph, Orange City, California.
Hưởng thọ 81 tuổi.
Thành kính phân ưu với tang quyến, đặc biệt là Cha Giuse Nguyễn Đức Trọng,
sáng lập Đền Thánh Mẹ Lavang Las Vegas, Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ
và Tu sĩ Miền Tây Hoa Kỳ, và quý Cha trong Giáo Phận Long Xuyên.
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Cố Giuse Nguyễn Văn Khấn,
vị mục tử nhiệt tâm quản lý trung tín các mầu nhiệm thánh,
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ VÀ THĂM VIẾNG
tại Our Lady of La Vang Church
288 South Harbor Blvd., Santa Ana, CA 92704, Phone: (714) 775-6200
Thăm Viếng và Thánh Lễ: Thứ Sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Viếng xác: 3:00 giờ chiều – 4:00 giờ chiều
Phát tang - Cầu Nguyện: 4:00 giờ chiều – 5:00 giờ chiều
Thánh Lễ: 5:00 giờ chiều
Thánh Lễ An Táng: Thứ Bảy, ngày 12 tháng 11 năm 2011 Lúc 10:00 giờ sáng,
Nghi Thức An Táng: Sau Thánh Lễ, di quan và an táng lúc 11:30 sáng, tại Nghĩa Trang Good Shepherd,
8301 Talbert Avenue, Huntington Beach, California.
Xin quý Cha dâng Lễ, và mọi mọi thành phần dân Chúa trong Liên Đoàn
cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Giuse.
Thành kính,
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Văn Hóa
Lấp lánh giữa cuộc đời
Vũ Hưu Dưỡng
09:16 07/11/2011
Bệnh tim ngày nay không phải là bệnh hiếm gặp nên khi vào nhập viện thì ôi thôi la liệt. Vì thiếu giường nên già lão như tôi phải nhường một phần giường nhỏ bé cho một em nhỏ cùng thân cùng phận. Già lão này có điều may mắn hơn em là không phải đặt máy đặt miết gì đó theo lời bác sĩ. Em nhỏ được “bác sĩ” báo giá cho cái máy mà em phải đặt ngoài hai trăm triệu. Nhà em tận miền sông nước nghèo kiếm đâu ra vài chục chứ đừng nói gì vài trăm.
Vì nghèo nên bác sĩ điều trị cho em về để thi thoảng lên lên xuống xuống cũng như lo tiền để đặt máy chứ nằm đây ngày càng thêm “nặng nợ”.
Khi em về rồi, chẳng hiểu sao hoàn cảnh của em được loan đi cho mọi người biết. Tìm hiểu nguồn tin mới biết được nguồn tin đó từ vị bác sĩ trưởng khoa Tim. Thấy hoàn cảnh của em nghèo quá nên bác sĩ chạnh lòng lo cho em. Với số tiền lớn như vậy chỉ mong nhiều người chung góp.
Buổi chiều nọ, sau khi em về được hai bữa, cô y tá chích thuốc cho lão bỗng dưng khác mọi ngày. Cô tỉ tê với lão về trường hợp của em nhỏ đó cũng như tỉ tê về vị bác sĩ trưởng khoa. Tỉ tê về em nhỏ thì ít mà tỉ tê về vị bác sĩ đó thì nhiều. Có lẽ là cấp dưới, có lẽ làm việc chung với vị trưởng khoa đó nên cô y tá này khá rõ về sếp của mình.
Làm như người quen tự lúc nào, cô kể “quá trình” hoạt động của vị trưởng khoa ở nơi đây.
Ông là một lương y cực giỏi nhưng ông không lấy cái cực giỏi của ông để thu vén cho ông như nhiều người khác thường làm. Ông được một phòng riêng trong khoa nhưng cái phòng ấy vẫn là cái phòng chung cho nhân viên của ông vào đó nghỉ trưa vì nó được trang bị máy điều hòa nhiệt độ. Quà bánh nhận được ông bày ra chia sẻ với mọi người. Vẫn ngày hai buổi đến bệnh viện trên con xe 2 bánh cũ kỹ lâu năm.
Lần nọ, khoa của ông được tuyên dương sau thành tích đáng kể. Giám đốc bệnh viện gọi ông lên hỏi ông thưởng gì cho cấp dưới ông bảo sao cũng được. Giám đốc thiệt tình cho mỗi người hộp bánh ! Nghe tin ấy, lính ông trách sao không xin cho thêm xíu lương vì lương của khoa còn thấp quá !
Còn nữa, đứng trước những ca mổ dịch vụ ông nhắc nhở người dưới của ông đừng nhận nhiều vì nhận nhiều thì bệnh nhân thêm khổ. Cứ mỗi ca dịch vụ thì gia đình bệnh nhân phải đóng thêm 5 triệu không kể mọi chi phí thường đóng. Ông không muốn ký vào những tờ giấy mang tên dịch vụ vì lẽ ký tờ giấy ấy nghĩa là lại đè gánh nặng trên vai bệnh nhân ...
Người như ông tưởng chừng như được yên nhưng nhiều người dòm ngó. Cái ghế của ông tưởng như bị mất nhưng tài năng và đức độ của ông đã không làm mất được. Có lần người ta định cho ông đi nơi khác nhưng ông ngỏ lời nghỉ việc khi lên nơi khác đó. Biết mất ông là bệnh viện mất đi người tài đức và uy tín nên ông vẫn còn ngồi đó để mang niềm vui, mang sự sống, mang nụ cười đến cho người bệnh.
Vị trưởng khoa mà tôi nghe được từ người dưới cấp không phải là thánh. Tôi chẳng có quyền phong thánh và chẳng có ý tưởng phong thánh cho ai nhưng nhìn cuộc đời ông tôi thầm cảm phục.
Vâng ! Chuyện y khoa, chuyện thầy thuốc chắc có lẽ không cần nói nhiều thì ai ai cũng biết nó đang ở nơi đâu ? Chuyện quà cáp, chuyện phong bì đang được bàng dân thiên hạ bàn tán râm ran.
Thật ra cũng chẳng dám trách móc hay chỉ trích ai đâu. Bác sĩ, y tá, lao công trong bệnh viện họ được nhận bao nhiêu thù lao so với công sức họ bỏ. Một bác sĩ thân quen làm ở phòng cấp cứu một bệnh viện lớn với áp lực cao nhận được đồng lương hơn bốn triệu bạc thời nay làm sao sống đủ.
Trước khi trách những vị lương y, những người giúp việc nên chăng xem lại cơ chế quản lý, xem lại mức thù lao bồi dưỡng cho những người làm việc không chỉ bằng cái đầu mà cả cái tâm nữa. Bao tử của họ cồn cào làm sao con tim của họ đủ sức để cán đáng những công việc nặng nhọc.
Vị bác sĩ trưởng khoa tim mạch của một bệnh viện lớn trong mảnh đất Sài Thành chắc có lẽ không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều và nhiều người cũng mang trong mình hay nói đúng hơn sống trong mình tâm tình của người thầy thuốc thật sự. Chỉ đáng tiếc là con số thầy thuốc sống đúng mực, đúng lương tâm của mình sao còn khiêm tốn quá. Vị trưởng khoa mà cô y tá kể cho lão già này như vì sao nho nhỏ lấp lánh giữa bầu trời xám xịt của sự vun vén, của văn hóa “phong bì”
Chỉ thầm mong có thêm những vị lương y như từ mẫu đúng nghĩa để xoa dịu nỗi đau của những người nghèo vướng vào bệnh tật mà chẳng có tiền cũng chẳng có thuốc để chữa.
Trái càna
Lm Vũđình Tường
14:05 07/11/2011
Hằng năm đến mùa càna chín thế nào hai đứa cũng trốn học hái càna. Trái nó giống trái ôliu và hột của nó cũng tương tự như hạt ôliu. Lúc còn xanh hương vị của nó chát đắng như trái ôliu, có lẽ chát ít hơn nhưng đủ làm co lưỡi lũ trẻ. Cả đám chùn lại không dám ăn trái càna xanh. Tuyệt chiêu này bảo đảm càna xanh không bị học trò ăn cắp, bẻ trộm vì không làm gì được ngoại trừ mất công bẻ rồi sau đó lại mất công vất đi. Càna, khi còn xanh, chát ít hơn trái ôliu vì cây càna thường mọc gần bờ nước nên dù gì nó cũng uống thoả thuê, không khát khô như thân ôliu. Trái càna khi chín lại chua dịu, không gắt như chanh, không chua như khế, không chát như ổi. Vị chua của nó pha lẫn vị ngọt. Mới cắn vào thấy vị chua trên lưỡi nhưng rồi cái vị chua vội biến mất, dành chỗ cho vị ngọt nhẹ nhàng, thanh thoát, lại toả cái mùi thơm nhẹ xông thẳng lên mũi khiến ăn một trái lại muốn trái thứ hai. Cơn cám dỗ nhè nhẹ nhưng khó tránh kia đã dụ được nhiều trò nhỏ dù có sợ trèo cao, leo xa đến mấy cũng vấp ngã. Khi tỉnh hồn người đã đeo lửng lơ giữa đất trời, một tay bám cành, tay kia hái trái bỏ miệng. Càna khi chín ít nhựa nhưng lúc còn xanh nhựa của nó khá dẻo. Những tay từng hái càna chuyên nghiệp cũng khó tránh khỏi hái sai. Hái sai có nghĩa là hái phải trái chưa chín. Bởi cái mầu xanh vàng lợt phơi mình trên lớp vỏ cong mọng làm cho mắt nhìn lầm. Không phải chỉ có con mắt nhìn lầm mà ngay cả ngón tay với hái cũng lầm nốt, cứ tuởng nó chín đến khi nhựa nó dính vào áo lúc đó mới biết là đã hái trái xanh. Trái xanh nằm trong đám trái kia đâu ngu gì nhận tội, nên khổ chủ của áo không biết trái nào là thủ phạm.
Càna xanh tươi mang về ngâm nước đường cho chút cơm thảo thì tuyệt vời. Chính cái hương vị tuyệt vời kia cám dỗ hai đứa trốn học đi hái càna. Thực ra cái hương vị tuyệt vời kia là chính yếu sau khi càna đã được ướp đường. Cái cám dỗ lớn hơn vẫn là leo cây hái trái. Càng lên cao trái càng lớn và trái càng gần đầu cành càng to, càng mọng và vị của nó cũng ngon mát hơn vì hứng được nhiều ánh nắng mặt trời.
Cây càna nhà ông Tư mọc ngay bờ sông cao chót vót. Tàn nó xum xue che cả một khúc sông. Đến mùa trái chín nếu không hái trái sẽ rụng xuống sông. Vì thế phía cuối dòng cá thường quy tụ khá nhiều ăn càna chín rụng. Thế mới biết không phải chỉ bọn trẻ mới thích càna mà ngay cả con chim, con cá cũng ghiền càna chín mọng.
Hai chị em con Thu trốn học đi hái càna.Nó trốn học vì hôm qua thằng Thi ăn càna mà em con Thu xin đến xùi bọt mép thằng Thi không cho một trái còn khích tướng đi hái lấy mà ăn. Con Thu tức lắm bảo em. Thôi đừng xin cái thằng đại kiết đó nữa. Mai chị hái cho, có mà ăn mệt vẫn chưa hết. Biết tính con Thu ít nói lại nhát nên thằng Thi thách thức. Mày mà hái được một quả tao gọi mày một tiếng chị, hai quả hai tiếng, cứ thế mà tính. Con Thu lên tiếng. Gọi ngay bây giờ đi là vừa đợi đến mai gọi hết ngày, mỏi miệng cũng chưa hết. Lỡ mạnh miệng hứa với thằng Thi. Ngày hôm sau hai chị em con Thu trốn học đi bẻ càna. Thằng Thi hôm qua trốn rồi, hôm nay không dám trốn nữa sợ bị phạt. Nó ngồi trong lớp không thấy con Thu đâu. Nhìn trước ngó sau không thấy. Đến giờ ra chơi thằng Thi phóng tuốt ra cây càna. Nhìn quanh quất không thấy đứa nào. Nó định phóng về suy nghĩ tìm cách móc họng con Thu thất hứa. Hai chị em Thu leo tuốt lên ngọn cây càna. Lúc đầu con em còn sợ, không dám leo cây. Con chị cứ quanh quẩn mãi rồi cũng phải leo vì con em đứng chỉ hết trái này khen ngon, lại chỉ đến trai kia khen ngon. Cái thèm khát của con em, cộng thêm cái thèm khát của chính nó khiến nó dạn hơn. Nó leo được hai ba bước, không leo quen lại tụt xuống. Đến lần thứ ba, tay nó chai hơn, bạo hơn và có lẽ cũng tại cành càna xé rách cái gấu quần nên nó không còn sợ quần bị dơ, nó rách rồi, dơ cũng vậy thôi. Nhờ rách quần mà nó leo lên được. Lúc đầu hái những trái nhỏ, xanh vì trái chín mọng bị lũ chim xơi sạch, còn sót thì đám thằng Thi lượm trước rồi. Con em đứng dưới gốc cây chỉ, trỏ hết trái này, đến trái kia. Chị nó thảy xuống cho nó ăn, đầy túi rồi, nó không muốn lượm thêm. Hơn nữa nó thấy con chị trèo khá cao, nó cũng hăng tiết tập leo. Những bước đầu khó khăn như chị nó, rồi thì cái khó qua đi. Nó leo lên cao. Phóng tầm mắt nhìn ra xa nó bị thu hút bởi cái chân trời mới đó nên nó cứ lên cao mãi, cao mãi. Len cao ngang con Thu, chị nó mới biết con em đã trên cây. Không làm cách nào khác con Thu dặn nó, cẩn thận nghe em. Nó vâng dạ cho có lệ. Mấy tiếng đồng hồ leo trèo nó mệt mỏi. Càna ăn chơi thì được, ăn no sẽ bị say, say như người lả thiếu cơm. Chân tay mau mệt, mau rã rời. Cả hai chị em đều trong hoàn cảnh đó. Con chị kêu, con em hoạ theo. Em cũng vậy, thấy mỏi tay, run chân quá. Cả hai bảo nhau bám chặt cành cây, nằm nghỉ bớt mệt rồi leo xuống. Gió mát từ nước sông hất lên ru hai đứa vào giấc ngủ.
Thằng Thi ngó quanh quất không thấy đâu, tính quay đầu về lớp nhưng nó lại tiếc mấy trái càna, định leo đại lên cây bẻ đầy túi về lớp vừa học vừa ăn càna. Ngẩng mặt lên nó thấy tuốt trên ngọn hai chị em Thu nằm vất vưởng như hai con khỉ con. Thi thét lớn. Con Thu trốn học. Giật mình bởi tiếng hét cả hai chị em tỉnh ngủ. Nó ngồi vắt vẻo trên cành, chân đu đưa như đu võng đấu láo với thằng Thi. Thu bảo em, thôi đi xuống. Trong lúc đi xuống, con em bất cẩn vì chưa tỉnh ngủ, trượt chân rơi tòm xuống giòng sông. Cả Thi lẫn Thu la thất thanh. Con em thì nhào lên, lặn xuống trong giòng nước, nhấp nhô như cụm lục bình. May cho nó, nhờ tiếng kêu la thất thanh, ông cụ đang câu cá cuối nguồn nước nghe được vớt nó lên. Cả ba đứa mặt xanh như tầu lá. Bao nhiêu càna trong túi theo nước trôi sạch. Tin chị em Thu hái càna té sông lan nhanh tới trường rồi tới nhà. Nhờ té sông mà cả ba thoát nạn. Thầy giáo không trách móc thằng Thi và cha mẹ Thu cũng không hạch tội đứa sống sót trở về. Từ đó về sau ông Tư không bao giờ bán càna cho học sinh nữa. Đứa nào muốn ăn thì đưa tiền chính ông Tư hái cho. Trước đây chỉ cần mười xu là leo cây hái thả dàn. Bây giờ mười xu ông Tư cho vài ba chục trái. Ăn không hết nhưng cái thú hái đến đâu ăn đến đó, còn dư mang về không còn nữa.
Bố mẹ Thu sợ con có ngày chết trôi sông nên gởi cả hai đứa đi thành phố học. Nhờ thế cả hai thành tài. Gia đình một phần vì chiến tranh leo thang, phần khác nhớ con cũng bỏ xóm làng lên thành phố tìm việc, từ giã xóm làng nó có lần suýt nữa con chết đuối. Sau ngày mất nước gia đình nó đi vượt biên làm ăn khá thành đạt. Có lần về thăm quê cũ, đến gốc cây càna, cả hai chị em không dám leo, nhưng đứng ngó. Con bé Tí đang lúi húi mò ốc, bắt cua gần đó nhìn nó mắt trừng mở như nhìn bà hoàng. Em nhìn gì kĩ vậy em? .Dạ, em nhìn chị có quần áo đẹp như bà hoàng. Nó liến thoắng, chị có mua càna em leo hái cho. Không được đâu, lỡ em té sông thì sao. Con nhỏ bướng bỉnh. Tè sông thì có, té thì không thể nào. Thu nhìn em kể lại chuyện xưa. Nhắc đến ông già câu cá vớt nó từ giòng sông lên. Hai chị biết ông già câu cá sao? Phải, ông giờ rao sao rồi? Ngoại chết rồi, căn chòi đó giờ gia đình con ở. Ông già câu cá là ngoại con hả. Dạ. Hai đứa chưa bao giờ đến căn chòi đó, chỉ biết danh ông già câu cá sau lần thoát chết. Bố mẹ Thu đến cám ơn ông già và thỉnh thoảng mang gạo chuối cho nhưng hai chị em chưa từng vào căn chòi đó. Thu muốn đến xem tận mắt nơi ông già câu cá ở ra sao. Con dẫn cô về coi chòi nhà con được không? Được chớ, đâu có gì đâu mà coi. Thì hai cô muốn coi cho biết vậy mà. Quả thực, đến nơi, đúng như lời con nhỏ nói. Không có gì để coi, ngoài mái chòi ra, trong nhà trống trơn. Vài ba bộ quần áo cũ mèn treo đinh đóng cột nhà. Phía trên cao là bàn hương cho ngoại, hình trắng đen, cũ mèm, vàng úa. Các gốc nhang cũ đóng bụi, chứng tỏ lâu lắm rồi không thắp nhang cho ngoại. Con bé nói, má con đi làm. Con ở nhà câu cá, bắt ốc tối về má nấu cơm.
Nhìn lối sống đó chị em Thu mủi lòng, định tâm tìm cách giúp gia đình con nhỏ như là cách trả ơn cứu mạng năm xưa. Nghĩ thế nhưng chưa biết phải làm thế nào. Thu đề nghị hay là kêu con bé hái càna rồi cho nó ít tiền. Quả thực, con nhỏ thiện nghệ leo cây. Nó leo nhanh thoăn thoắt. Một tay bám cành, tay kia hái trái, đã thế nó còn vòng ngang người qua cành cây cúi mặt xuống đất nói chuyện với hai chị em. Hai chân con nhỏ uốn cong bám vào thân cây như hai cái vòng sắt khiến toàn thân nó thăng bằng, vững chắc ngay cả khi gió lay cành chuyển động, người nó cũng đong đưa trong gió mà không hề sợ bị rớt.
Tối đến hai chị em thấy con bé dẫn mẹ nó đến cám ơn. Nghe qua câu chuyện gia đình thuật lại. Thu bỏ tiền ra xây mộ cho ông già câu cá và hứa hàng năm sẽ giúp con bé con học đến nơi đến chốn với điều kiện là thầy giáo của nó phải báo cáo cho Thu biết lực học của nó.
Thu không liên lạc với gia đình nữa vì con nhỏ đã học xong đại học và có việc làm. Bẵng đi một thời gian con nhỏ tìm đến nhà Thu một buổi chiều chào hỏi. Nó đã lột xác, trắng trẻo không còn đen đủ, dính phèn như xưa. Nó cũng diện đẹp không thua gì ai trong xứ này. Hỏi ra mới biết con nhỏ dính phèn năm xưa được công ty tuyển cho đi tu nghiệp và nó mò đến vừa thăm chị em Thu vừa cám ơn giúp nuôi nó ăn học thành thân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Càna xanh tươi mang về ngâm nước đường cho chút cơm thảo thì tuyệt vời. Chính cái hương vị tuyệt vời kia cám dỗ hai đứa trốn học đi hái càna. Thực ra cái hương vị tuyệt vời kia là chính yếu sau khi càna đã được ướp đường. Cái cám dỗ lớn hơn vẫn là leo cây hái trái. Càng lên cao trái càng lớn và trái càng gần đầu cành càng to, càng mọng và vị của nó cũng ngon mát hơn vì hứng được nhiều ánh nắng mặt trời.
Cây càna nhà ông Tư mọc ngay bờ sông cao chót vót. Tàn nó xum xue che cả một khúc sông. Đến mùa trái chín nếu không hái trái sẽ rụng xuống sông. Vì thế phía cuối dòng cá thường quy tụ khá nhiều ăn càna chín rụng. Thế mới biết không phải chỉ bọn trẻ mới thích càna mà ngay cả con chim, con cá cũng ghiền càna chín mọng.
Hai chị em con Thu trốn học đi hái càna.Nó trốn học vì hôm qua thằng Thi ăn càna mà em con Thu xin đến xùi bọt mép thằng Thi không cho một trái còn khích tướng đi hái lấy mà ăn. Con Thu tức lắm bảo em. Thôi đừng xin cái thằng đại kiết đó nữa. Mai chị hái cho, có mà ăn mệt vẫn chưa hết. Biết tính con Thu ít nói lại nhát nên thằng Thi thách thức. Mày mà hái được một quả tao gọi mày một tiếng chị, hai quả hai tiếng, cứ thế mà tính. Con Thu lên tiếng. Gọi ngay bây giờ đi là vừa đợi đến mai gọi hết ngày, mỏi miệng cũng chưa hết. Lỡ mạnh miệng hứa với thằng Thi. Ngày hôm sau hai chị em con Thu trốn học đi bẻ càna. Thằng Thi hôm qua trốn rồi, hôm nay không dám trốn nữa sợ bị phạt. Nó ngồi trong lớp không thấy con Thu đâu. Nhìn trước ngó sau không thấy. Đến giờ ra chơi thằng Thi phóng tuốt ra cây càna. Nhìn quanh quất không thấy đứa nào. Nó định phóng về suy nghĩ tìm cách móc họng con Thu thất hứa. Hai chị em Thu leo tuốt lên ngọn cây càna. Lúc đầu con em còn sợ, không dám leo cây. Con chị cứ quanh quẩn mãi rồi cũng phải leo vì con em đứng chỉ hết trái này khen ngon, lại chỉ đến trai kia khen ngon. Cái thèm khát của con em, cộng thêm cái thèm khát của chính nó khiến nó dạn hơn. Nó leo được hai ba bước, không leo quen lại tụt xuống. Đến lần thứ ba, tay nó chai hơn, bạo hơn và có lẽ cũng tại cành càna xé rách cái gấu quần nên nó không còn sợ quần bị dơ, nó rách rồi, dơ cũng vậy thôi. Nhờ rách quần mà nó leo lên được. Lúc đầu hái những trái nhỏ, xanh vì trái chín mọng bị lũ chim xơi sạch, còn sót thì đám thằng Thi lượm trước rồi. Con em đứng dưới gốc cây chỉ, trỏ hết trái này, đến trái kia. Chị nó thảy xuống cho nó ăn, đầy túi rồi, nó không muốn lượm thêm. Hơn nữa nó thấy con chị trèo khá cao, nó cũng hăng tiết tập leo. Những bước đầu khó khăn như chị nó, rồi thì cái khó qua đi. Nó leo lên cao. Phóng tầm mắt nhìn ra xa nó bị thu hút bởi cái chân trời mới đó nên nó cứ lên cao mãi, cao mãi. Len cao ngang con Thu, chị nó mới biết con em đã trên cây. Không làm cách nào khác con Thu dặn nó, cẩn thận nghe em. Nó vâng dạ cho có lệ. Mấy tiếng đồng hồ leo trèo nó mệt mỏi. Càna ăn chơi thì được, ăn no sẽ bị say, say như người lả thiếu cơm. Chân tay mau mệt, mau rã rời. Cả hai chị em đều trong hoàn cảnh đó. Con chị kêu, con em hoạ theo. Em cũng vậy, thấy mỏi tay, run chân quá. Cả hai bảo nhau bám chặt cành cây, nằm nghỉ bớt mệt rồi leo xuống. Gió mát từ nước sông hất lên ru hai đứa vào giấc ngủ.
Thằng Thi ngó quanh quất không thấy đâu, tính quay đầu về lớp nhưng nó lại tiếc mấy trái càna, định leo đại lên cây bẻ đầy túi về lớp vừa học vừa ăn càna. Ngẩng mặt lên nó thấy tuốt trên ngọn hai chị em Thu nằm vất vưởng như hai con khỉ con. Thi thét lớn. Con Thu trốn học. Giật mình bởi tiếng hét cả hai chị em tỉnh ngủ. Nó ngồi vắt vẻo trên cành, chân đu đưa như đu võng đấu láo với thằng Thi. Thu bảo em, thôi đi xuống. Trong lúc đi xuống, con em bất cẩn vì chưa tỉnh ngủ, trượt chân rơi tòm xuống giòng sông. Cả Thi lẫn Thu la thất thanh. Con em thì nhào lên, lặn xuống trong giòng nước, nhấp nhô như cụm lục bình. May cho nó, nhờ tiếng kêu la thất thanh, ông cụ đang câu cá cuối nguồn nước nghe được vớt nó lên. Cả ba đứa mặt xanh như tầu lá. Bao nhiêu càna trong túi theo nước trôi sạch. Tin chị em Thu hái càna té sông lan nhanh tới trường rồi tới nhà. Nhờ té sông mà cả ba thoát nạn. Thầy giáo không trách móc thằng Thi và cha mẹ Thu cũng không hạch tội đứa sống sót trở về. Từ đó về sau ông Tư không bao giờ bán càna cho học sinh nữa. Đứa nào muốn ăn thì đưa tiền chính ông Tư hái cho. Trước đây chỉ cần mười xu là leo cây hái thả dàn. Bây giờ mười xu ông Tư cho vài ba chục trái. Ăn không hết nhưng cái thú hái đến đâu ăn đến đó, còn dư mang về không còn nữa.
Bố mẹ Thu sợ con có ngày chết trôi sông nên gởi cả hai đứa đi thành phố học. Nhờ thế cả hai thành tài. Gia đình một phần vì chiến tranh leo thang, phần khác nhớ con cũng bỏ xóm làng lên thành phố tìm việc, từ giã xóm làng nó có lần suýt nữa con chết đuối. Sau ngày mất nước gia đình nó đi vượt biên làm ăn khá thành đạt. Có lần về thăm quê cũ, đến gốc cây càna, cả hai chị em không dám leo, nhưng đứng ngó. Con bé Tí đang lúi húi mò ốc, bắt cua gần đó nhìn nó mắt trừng mở như nhìn bà hoàng. Em nhìn gì kĩ vậy em? .Dạ, em nhìn chị có quần áo đẹp như bà hoàng. Nó liến thoắng, chị có mua càna em leo hái cho. Không được đâu, lỡ em té sông thì sao. Con nhỏ bướng bỉnh. Tè sông thì có, té thì không thể nào. Thu nhìn em kể lại chuyện xưa. Nhắc đến ông già câu cá vớt nó từ giòng sông lên. Hai chị biết ông già câu cá sao? Phải, ông giờ rao sao rồi? Ngoại chết rồi, căn chòi đó giờ gia đình con ở. Ông già câu cá là ngoại con hả. Dạ. Hai đứa chưa bao giờ đến căn chòi đó, chỉ biết danh ông già câu cá sau lần thoát chết. Bố mẹ Thu đến cám ơn ông già và thỉnh thoảng mang gạo chuối cho nhưng hai chị em chưa từng vào căn chòi đó. Thu muốn đến xem tận mắt nơi ông già câu cá ở ra sao. Con dẫn cô về coi chòi nhà con được không? Được chớ, đâu có gì đâu mà coi. Thì hai cô muốn coi cho biết vậy mà. Quả thực, đến nơi, đúng như lời con nhỏ nói. Không có gì để coi, ngoài mái chòi ra, trong nhà trống trơn. Vài ba bộ quần áo cũ mèn treo đinh đóng cột nhà. Phía trên cao là bàn hương cho ngoại, hình trắng đen, cũ mèm, vàng úa. Các gốc nhang cũ đóng bụi, chứng tỏ lâu lắm rồi không thắp nhang cho ngoại. Con bé nói, má con đi làm. Con ở nhà câu cá, bắt ốc tối về má nấu cơm.
Nhìn lối sống đó chị em Thu mủi lòng, định tâm tìm cách giúp gia đình con nhỏ như là cách trả ơn cứu mạng năm xưa. Nghĩ thế nhưng chưa biết phải làm thế nào. Thu đề nghị hay là kêu con bé hái càna rồi cho nó ít tiền. Quả thực, con nhỏ thiện nghệ leo cây. Nó leo nhanh thoăn thoắt. Một tay bám cành, tay kia hái trái, đã thế nó còn vòng ngang người qua cành cây cúi mặt xuống đất nói chuyện với hai chị em. Hai chân con nhỏ uốn cong bám vào thân cây như hai cái vòng sắt khiến toàn thân nó thăng bằng, vững chắc ngay cả khi gió lay cành chuyển động, người nó cũng đong đưa trong gió mà không hề sợ bị rớt.
Tối đến hai chị em thấy con bé dẫn mẹ nó đến cám ơn. Nghe qua câu chuyện gia đình thuật lại. Thu bỏ tiền ra xây mộ cho ông già câu cá và hứa hàng năm sẽ giúp con bé con học đến nơi đến chốn với điều kiện là thầy giáo của nó phải báo cáo cho Thu biết lực học của nó.
Thu không liên lạc với gia đình nữa vì con nhỏ đã học xong đại học và có việc làm. Bẵng đi một thời gian con nhỏ tìm đến nhà Thu một buổi chiều chào hỏi. Nó đã lột xác, trắng trẻo không còn đen đủ, dính phèn như xưa. Nó cũng diện đẹp không thua gì ai trong xứ này. Hỏi ra mới biết con nhỏ dính phèn năm xưa được công ty tuyển cho đi tu nghiệp và nó mò đến vừa thăm chị em Thu vừa cám ơn giúp nuôi nó ăn học thành thân.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Ngàn Thu
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:43 07/11/2011
CHỐN NGÀN THU
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Thu đi để lại lá vàng
Người đi để lại muôn vàn nhớ thương.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Thu đi để lại lá vàng
Người đi để lại muôn vàn nhớ thương.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền