Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 6/11: Con cái đời này và con cái sự sáng - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
00:00 05/11/2020
Bài Ðọc I: (Năm II) Pl 3, 17 - 4, 1
"Chúng ta mong đợi Ðấng Cứu Chuộc là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người sẽ biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philípphê.
Anh em thân mến, anh em hãy bắt chước tôi, và hãy để mắt nhìn coi những người ăn ở theo như mẫu mực anh em thấy nơi chúng tôi. Bởi chưng như tôi đã thường nói với anh em, và bây giờ đây tôi đau lòng ứa lệ mà nói lại, có nhiều người sống thù nghịch với thập giá Ðức Kitô. Chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này. Phần chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, nơi đó chúng ta mong đợi Ðấng Cứu Chuộc là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Người sẽ biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người, nhờ quyền lực mà Người vẫn có, để bắt muôn vật suy phục Người.
Bởi thế, anh em thân mến và quý yêu, anh em là niềm hoan lạc và triều thiên của tôi. Anh em thân mến, hãy vững vàng trong Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa"(c. 1).
Xướng: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.
Xướng: Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên.
Xướng: Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavit.
Alleluia: Pl 2, 15-16
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy tích trữ lời ban sự sống, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao ở giữa thế gian. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 16, 1-8
"Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Một người phú hộ kia có một người quản lý; và người này bị tố cáo đã phung phí của chủ. Ông chủ gọi người quản lý đến và bảo rằng: "Tôi nghe nói anh sao đó. Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không thể làm quản lý nữa". Người quản lý thầm nghĩ rằng: "Tôi phải làm thế nào, vì chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Tôi biết phải liệu thế nào để khi mất chức quản lý thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ".
"Vậy anh gọi từng con nợ của chủ đến và hỏi người thứ nhất rằng: "Anh mắc nợ chủ tôi bao nhiêu?" Người ấy đáp: "Một trăm thùng dầu". Anh bảo người ấy rằng: "Anh hãy lấy văn tự, ngồi xuống mau mà viết lại năm mươi". Rồi anh hỏi người khác rằng: "Còn anh, anh mắc nợ bao nhiêu?" Người ấy đáp: "Một trăm giạ lúa miến". Anh bảo người ấy rằng: "Anh hãy lấy văn tự mà viết lại: tám mươi".
"Và chủ khen người quản lý bất lương đó đã hành động cách khôn khéo: vì con cái đời này, khi đối xử với đồng loại, thì khôn khéo hơn con cái sự sáng".
Ðó là lời Chúa.
Khôn ngoan tỉnh thức để sẳn sàng đón Chúa đến
Lm. Đan Vinh
00:01 05/11/2020
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN A
Kn 6,12-16; 1 Tx 4,13-18; Mt 25,1-13
KHÔN NGOAN TỈNH THỨC ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 25,1-13
(1) Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể. (2) Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.(6) Nửa đêm có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi !” (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi !” (9) Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. (10) Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy trinh nữa kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài ! Mở cửa cho chúng tôi với !”. (12) Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô !”. (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét và mở Tiệc cưới Nước Trời. Chỉ những người khôn biết luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới được vào dự. Còn những người dại không thực hành tình mến Chúa yêu người, sẽ bị lọai ra bên ngòai. Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết của mỗi người hay trong ngày tận thế chung cả nhân lọai. Do đó, mọi tín hữu cần luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn dầu đèn là ơn thánh để bất cứ khi nào Chúa đến, họ cũng được vào tham dự bữa tiệc vui với Người
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Mười cô trinh nữ: Trinh nữ là các thiếu nữ chưa chồng. + Cầm đèn của mình ra đón chú rể: Dụ ngôn dựa theo phong tục cưới xin của dân Do thái thời Đức Giê-su. Việc cưới xin thường diễn ra vào ban đêm. Mấy hôm trước ngày cưới, hai bên đàng trai đàng gái đặt tiệc riêng đãi bà con bạn bè của mình. Rồi đến chính ngày cưới, hai họ nhập lại chung để ăn uống tại bên họ nhà trai. Nghi thức quan trọng nhất trong đêm rước dâu như sau: Chập tối, chàng rể cùng các phù rể cầm đuốc lên đường đến nhà đàng gái. Khi đó cô dâu và các cô phù dâu có bổn phận sửa soạn đèn chờ họ đàng trai. Khi chàng rể đến đón dâu, đám rước sẽ khởi hành đi về nhà trai và nhập bàn tiệc. Các cô phù dâu phải mang theo bình dầu và cầm đèn cháy sáng đứng chung quanh cô dâu chú rể trong nghi thức khai mạc tiệc cưới.
- C 3-4: + Năm cô dại: Dại vì không biết tiên liệu nên đã không đem bình dầu theo, hoặc có đem mà không đủ dùng, nên khi chàng rể đến thì đèn đã bị tắt. Là người có nhiệm vụ phải đi đón chú rể, nhưng các cô lại không quan tâm chu toàn bổn phận của mình. Các cô dại này ám chỉ những kẻ không có đức tin hay các tín hữu lười biếng dự lễ cầu nguyện và không sống theo Lời Chúa, nên sẽ không đủ điều kiện được vào thiên đàng đời sau. + Năm cô khôn: Khôn vì biết tiên liệu nhìn xa, nên mang theo đủ dầu đi đón chàng rể giữa lúc đêm khuya. Đây là những tín hữu biết xây nhà đức tin trên nền đá vững chắc nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Họ có nếp sống đạo đức và được dồi dào ân sủng của Chúa, luôn sống đức tin bằng thực thi đức cây và đức mến. Họ sẽ xứng đáng được Chúa đón nhận vào thiên đàng trong giờ chết của mỗi người và ngày tận thế chung của nhân lọai.
- C 5-6: + Vì chàng rể đến chậm: Chàng rể là Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết mỗi cá nhân hay ngày tận thế chung để phán xét. + Nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả: Thiếp đi và ngủ diễn tả sự “thức lâu chầu mỏi !”. Tuy vậy các cô khôn vẫn có thể ra đón Chúa đến bất ngờ vì luôn chuẩn bị dầu đèn đầy bình. Cũng vậy, người công chính sẽ trong tư thế sẵn sàng nhờ năng lãnh các phép bí tích và thực hành giới răn mến Chúa yêu người. + Nửa đêm: Là thời gian nối tiếp giữa ngày hôm trước với ngày hôm sau, ám chỉ giờ chết là sự chuyển tiếp từ cuộc sống trần gian sang cuộc sống đời sau. Ngòai ra nửa đêm còn là lúc người ta dễ ngủ say và mất cảnh giác nhất. + Kìa chú rể, hãy ra đón đi: Chú rể ám chỉ Chúa Ki-tô sẽ đến trong giờ chết của mỗi chúng ta hay đến với chung với nhân loại trong ngày tận thế.
- C 7-9: + Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị: Tới giờ chết các cô dại mới ý thức về sự dại khờ của mình thì đã quá muộn. + Các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn: Vì khi đó chẳng thể cậy nhờ ai khác giúp đỡ cho mình được nữa.
- C 10-11: + Chính khi họ đi mua dầu là lúc chú rể đến: Đừng đợi tới giờ chết mới hồi tâm sám hối thì không còn kịp. Ta cần luôn sống theo ý Chúa ngay khi còn sống. + Những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới: Những người luôn sống kết hiệp với Chúa thì sẽ ở trong tư thế sẵn sàng ra đón Đức Ki-tô bất cứ khi nào. + Và cửa đóng lại: Giờ chết là lúc chấm dứt số phận mỗi người. Những ai được vào dự tiệc cưới sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời. Còn những kẻ bên ngoài sẽ không được vào dự tiệc Nước Trời. + Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi: Lời cầu xin này nhắc lại lời Đức Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa ! Là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Cũng như trong dụ ngôn “Tiệc cưới”, Những ai cố tình chống lại Thiên Chúa, hoặc không tin và không sống giới răn bác ái yêu thương sẽ bị loại khỏi thiên đàng đời sau (x. Mt 22,13).
- C 12: + Tôi không biết các cô: Giờ chết là giờ phán xét công thẳng và những ai cố tình không tin vào Chúa Giê-su sẽ không được hưởng ơn cứu độ của Người. + Vậy anh em hãy canh thức: Đây là chủ đích của Đức Giê-su khi dạy dụ ngôn này. + Vì anh em không biết ngày nào, giờ nào: Không biết giờ Chúa sẽ kêu gọi là giờ chết sẽ đến vào lúc nào. Chính thái độ tỉnh thức sẵn sàng sẽ giúp người ta sống trong ơn nghĩa Chúa và làm các việc lành ngay khi đang còn sống.
4. CÂU HỎI:
1) Mười cô trinh nữ được phân biệt ra hai lọai khôn và dại là do yếu tố nào?
2) Chi tiết các cô trinh nữ không được vào dự tiệc cưới Nước Trời nhằm dạy chúng ta bài học gì về đức tin?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KẾ SÁCH KHÔN LANH CỦA MA QUỶ:
Một ngày kia quỉ vương tập họp lũ quỷ lại để cùng nhau bàn kế sách cám dỗ loài người phạm tội. Quỷ vương đặt vấn đề như sau: “Chúng ta cần làm gì để cám dỗ loài người phạm tội và cũng bị phạt hỏa ngục đời đời với chúng ta?”
Một con quỷ già phát biểu: “Chúng ta hãy xí gạt loài người là: không có Thiên Chúa, cũng chẳng có thiên đàng hay hỏa ngục ở đời sau gì cả. Chết đi là hết!”
Quỉ vương nói: “Ta e rằng kế sách đó của ngươi không ổn. Vì loài người có trí khôn, chúng biết suy luận nên dễ dàng biết có Thiên Chúa, và 4 sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục”. Sau đó, một con quỉ nhỏ liền hiến kế: "Chúng ta hãy nói với chúng: có Thiên Chúa, có thiên đàng thưởng kẻ lành và hỏa ngục phạt kẻ dữ. Nhưng còn lâu mình mới chết. Hãy cứ ăn chơi hưởng thụ thỏa thích đi. Đợi đến khi bệnh nặng gần chết, sẽ hồi tâm sám hối cũng không muộn".
Nghe xong, quỷ vương liền đứng dậy vỗ tay khen ngợi: “Đúng, thằng này nói đúng. Nếu dùng kế sách này thì chắc nước hỏa ngục của chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thành viên mới. Vì loài người đâu biết rằng: cái chết sẽ đến “Vào lúc chúng không ngờ, vào giờ chúng không biết”.
2) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:
Cách đây hơn 1900 năm, núi lửa Vésuve đã phun trào ở Italia. Khi núi lửa ngưng phun, thành phố Pompéi đã bị chôn vùi dưới lớp phún thạch dầy tới gần 6 mét. Thành phố vẫn giữ nguyên dạng như thế mãi cho đến gần đây, khi các nhà khảo cổ đến khai quật lên.
Các nhà khảo cổ đều ngạc nhiên về những điều họ mới khám phá ra: Phún thạch đã làm đông cứng mọi người trong thành phố trong tư thế họ đang có khi cơn đại họa đổ ập xuống. Thân thể của người chết bị lớp phún thạch bao bọc và da thịt bị thối rữa chỉ còn lại những bộ xương giữa lớp tro cứng. Người ta chỉ cần đổ dung dịch thạch cao vào những lỗ hổng là có thể khôi phục lại tư thế các nạn nhân khi chết: Một thiếu phụ đang ôm chặt đứa con nhỏ trong vòng tay; Một anh lính gác người Rôma chết trong tư thế đứng thẳng tại một trạm gác, trên người còn đeo một thanh kiếm. Anh lính chứng tỏ vẫn đang chu toàn nhiệm vụ cho tới khi chết... Nhưng bên cạnh đó cũng có những người chết khi đang ngồi ở bàn nhậu, có người chết khi đang đánh lộn nhau, đang nhảy nhót vui chơi trong các hộp đêm…
3) CẦN CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT NGAY TỪ HÔM NAY:
Có một ông nhà giàu nọ đầy quyền thế danh vọng đã bị bệnh đột quỵ và qua đời. Mọi gia nhân đều tỏ ra ngạc nhiên về cái chết bất ngờ của ông chủ và xì xầm bàn tán với nhau. Người quản gia nói với các gia nhân khác rằng: “Theo các chú nghĩ thì bây giờ ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?”
Họ đáp: “Thì ông ấy sẽ về Nước Trời chứ còn đi đâu nữa”.
Người quản gia nói: “Không đâu. Tôi chắc ông chủ sẽ không đi về nước trời đâu”.
Mọi người đều ngạc nhiên hỏi: “Làm sao bác biết ông chủ không đi về trời?”
Người quản gia trả lời: “Thường thì trước khi đi xa, ông chủ thường nói với tôi về nơi mình sắp đến và yêu cầu tôi giúp chuẩn bị hành lý mang theo. Còn Nước Trời ở đâu mà sao tôi không bao giờ thấy ông chủ đề cập sẽ đi đến đó, cũng không thấy ông chuẩn bị hành lý nào cả. Như vậy làm sao ông có thể đi đến Nước Trời được!”
4) CHUẨN BỊ ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA BẤT NGỜ ĐẾN THĂM:
Một buổi sáng nọ, người ta thấy bác thợ đóng giày thức dậy từ rất sớm. Sau khi dọn dẹp cửa hàng sạch sẽ ngăn nắp, bác vào phòng khách ngồi đợi đón vị khách quý là Chúa Giê-su, mà đêm qua bác đã nằm mơ gặp gỡ Người và Người hứa sẽ đến thăm bác vào ngày hôm nay. Đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp. Bác thợ giày vui sướng vì không ngờ Chúa lại đến thăm bác ngay từ lúc sáng sớm như vậy. Nhưng khi cửa mở thì người đứng ngòai cửa không phải là Chúa Giê-su, mà là ông phát thư quen thuộc. Mặt ông ta bị tím tái do vừa đi trong thời tiết băng giá. Bác liền mở rộng cửa đón ông phát thư vào nhà ngồi bên lò sưởi ấm áp. Rồi bác đi pha một bình trà nóng mời ông uống. Sau khi tiễn người đưa thư, bác thợ giày tiếp tục ngồi chờ. Nhìn qua khung kính cửa sổ, bác thấy một bé gái khoảng 7 tuổi đang đứng khóc ngoài hè. Bác ra mở cửa kêu em vào nhà hỏi chuyện. Em cho biết đã đi vào rừng từ sáng sớm để kiếm ít củi về nấu nước xông giải cảm cho mẹ của em. Vì trời mưa tuyết trắng xóa khiến em không nhận ra đường về nhà đành đứng trước nhà bác. Nghe vậy, bác thợ giày vội viết vài chữ dán ngòai cửa báo cho Chúa Giê-su biết mình vắng nhà đến chiều, để đưa cô bé kia về nhà. Khi tìm thấy căn nhà của em và thấy mẹ em đang bị cảm lạnh run rẩy nằm trên giường, bác vội đi mời bác sĩ gần đó đến thăm bệnh và cho toa, rồi bác đích thân đi mua thuốc cho người bệnh. Khi bệnh nhân đã tương đối hồi phục, bác mới trở về nhà thì đã quá nửa đêm. Bác chẳng thiết gì đến ăn uống, nằm vật ra giường ngủ say như chết. Trong giấc ngủ, một lần nữa bác lại nằm mơ được gặp Chúa Giê-su. Người vui vẻ nói với bác: “Ta cám ơn con hôm nay đã đón Ta vào nhà để sưởi ấm khi Ta bị lạnh cóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà, đã chăm sóc giúp ta mau chóng bình phục. Vì mỗi khi con phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật… là con đã phục vụ cho chính Ta đó” (x. Mt 25,40-42).
5) CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẰNG VIỆC CHU TOÀN CÁC VIỆC BỔN PHẬN:
Giữa một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: “Nếu ngay bây giờ chúng con biết mình sắp chết trong một giờ nữa. Vậy chúng con sẽ làm gì?”. Một em trả lời: “Em sẽ vào nhà thờ cầu nguyện với Chúa thật sốt sắng”. Một em khác cho biết: “Em sẽ dọn mình xưng tội để được ơn chết lành…”. Riêng cậu bé Lu-y Gông-gia-ga trả lời: “Riêng em vẫn tiếp tục cuộc chơi, vì em đã luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Câu trả lời này là đúng đắn nhất: Không phải cứ đợi đến lúc gần chết mới chuẩn bị thì đã muộn, vì chúng ta không biết Chúa sẽ đến vào giờ phút nào. Tốt nhất hãy tập thành thói quen dâng ngày mỗi buổi sáng khi vừa thức giấc. Rồi trong ngày hãy luôn chu toàn các việc bổn phận, và sẵn sàng thưa khi được Chúa gọi vào giờ sau hết: “Lạy Chúa. Này con đây”.
3. SUY NIỆM:
Nội dung Tin Mừng tóm lại trong ba điểm chính như sau: Một là phải khôn ngoan để tỉnh thức sẵn sàng đón Chúa đến. Hai là chàng rể Giê-su sẽ đến bất ngờ vào lúc ta không ngờ. Ba là mỗi người cần chuẩn bị sẵn dầu đèn để cùng chàng rể Giê-su vào dự tiệc cưới Nước Trời đời đời.
1) Cần khôn ngoan tỉnh thức đón chờ Chúa Ki-tô lại đến:
Chúa Ki-tô chắc chắn sẽ đến vào giờ chết của mỗi người và đến chung với nhân loại vào ngày tân thế. Năm cô trinh nữ khôn ngoan đã thể hiện sự khôn ngoan qua việc vừa chuẩn bị cây đèn đức tin, lại vừa mang theo bình dầu ân sủng, nên đã sẵn sàng cầm đèn cháy sáng đức ái ra đón Chúa Ki-tô. Năm cô khờ dại do nghĩ chàng rể còn lâu mới đến, nên không chuẩn bị sẵn bình dầu theo cây đèn đức tin, nên đã bị chàng rể Giê-su từ chối cho dự tiệc Nước Trời: “Tôi bảo thật các cô, Tôi không biết các cô" (Mt 25,12).
Câu chuyện ngụ ngôn “Con Ve và Con Kiến” dạy chúng ta phải chuẩn bị cho giờ chết chắc chắn sẽ đến: Con ve suốt ngày chỉ lo vui chơi ca hát mà không nghĩ đến việc phải “tích cốc phòng cơ”. Còn con kiến, luôn chăm chỉ kiếm mồi và tha về đầy tổ, chuẩn bị cho những ngày sắp tới. Mùa hè qua mau và mùa đông đã đến, mặt đất đều chìm trong tấm màn trắng băng tuyết. Các sinh vật đều tìm nơi trú ẩn để tránh giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt. Những con kiến đã về tổ nghỉ ngơi mà không cần phải lo lắng, vì chúng đã chuẩn bị sẵn thức ăn cho cả mùa đông. Còn các con ve bị lâm vào hoàn cảnh vừa bị lạnh lại vừa bị đói. Do thời gian qua chúng chỉ sống theo sở thích mà không chuẩn bị cho tương lai, nên giờ đây đành chấp nhận hoàn cảnh khó khăn.
2) Cái chết sẽ đến bất ngờ:
Mới đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1200 người tại 20 thành phố khác nhau về việc chuẩn bị cho giờ chết. Câu hỏi được đặt ra là: “Nếu bạn chỉ còn một ngày cuối để sống, bạn sẽ làm gì?”. Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy:
* 57% phụ nữ được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia đình của mình.
* 42% các ông được hỏi cho biết họ cũng muốn sống ngày cuối cùng đó với vợ con.
* chỉ có 12% các bà và 26% các ông thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè trong ngày cuối cùng của cuộc sống.
Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy tâm trạng chung của mọi người khi đứng trước cái chết là sợ sự cô đơn. Cái chết là một cuộc ra đi đơn độc, phải chia tay vĩnh viễn với những người thân yêu. Nếu chúng ta cũng được phỏng vấn như vậy thì chúng ta sẽ trả lời làm gì trước khi chết?
3) “Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào !”:
Tỉnh thức không phải là không ngủ. Tất cả các cô trinh nữ đều thiếp ngủ, thế nhưng các cô khôn ngoan ngủ mà vẫn luôn sẵn sàng. Sự sẵn sàng được chứng tỏ qua việc chu toàn công việc bổn phận. Như vậy tỉnh thức không phải chỉ là năng dự lễ, đọc kinh cầu nguyện mà thôi, nhưng còn là học và sống Lời Chúa. Tỉnh thức là noi gương Đức Ma-ri-a: “Luôn ghi nhớ những sự kiện xảy ra và suy đi nghĩ lại trong lòng”, để khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn và mau mắn “xin vâng”.
Chẳng ai biết được giờ chết của mình. Do đó chúng ta phải canh thức luôn. Chỉ những ai không ở lì trong tội và biết hồi tâm sám hối mới là kẻ canh thức thực sự. Đừng để khi bất ngờ Chúa đến, mà thấy chúng ta đang lơ là nhiệm vụ, đang ham mê cờ bạc rượu chè, chích hút sì ke ma túy hay đang đam mê hưởng các lạc thú bất chính…
4) Cần chuẩn bị cho giờ chết sẽ đến như thế nào?
- Hãy sống tốt ngay từng phút giây hiện tại: Biết sống từng giây phút của hiện tại của đời mình một cách đầy đủ ý nghĩa, chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống bất ngờ xẩy ra. Đó là cách giữ cho chiếc đèn đức tin của chúng ta lúc nào cũng có dầu ân sủng và luôn cháy sáng đức ái.
- Chết là một chuyện buồn và đáng sợ. Vì thế nhiều người không dám nghĩ tới sự chết. Họ giống như con đà điểu sợ người thợ săn nên vùi đầu xuống dưới lớp cát để khỏi nhìn thấy. Nhưng việc chúi đầu vào dưới cát cũng không thể ngăn cản được bước chân người thợ săn đến gần. Cũng thế, việc không dám nghĩ tới cái chết cũng không giúp cho người ta tránh khỏi bị chết.
- Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào:
Tỉnh thức không phải là không ngủ... Cả mười cô trinh nữ phù dâu đều đã thiếp ngủ. Nhưng người khôn là ngủ trong tư thế sẵn sàng để bất cứ lúc nào Chúa đến cũng sẵn sàng ra đón Chúa.
Tỉnh thức không phải là lúc nào cũng đọc Lời Chúa, nhưng là làm thế nào để Lời Chúa chi phối mọi suy nghĩ nói năng và hành động của mình.
- Điều cần là hãy chuẩn bị: Chuẩn bị bằng việc năng hồi tâm sám hối mỗi buổi tối và chu toàn việc bổn phận hằng ngày. Càng chuẩn bị cho giờ chết thì ta lại càng cảm thấy tâm hồn bình an khi cái chết đến gần. Nếu đã thực sự sẵn sàng, thì ta sẽ cảm thấy vui mừng và mong cho giờ chết mau đến.
4. THẢO LUẬN:
Hôm nay tôi phải làm gì để chứng tỏ là người khôn luôn chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa đến?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con mỗi tối biết dành ít phút kiểm điểm cây đèn đức tin của mình để kịp khắc phục sửa chữa các sai sót khuyết điểm. Xin cho con mỗi ngày làm ít nhất một việc tốt để giúp người ngòai nhận biết Chúa đang hiện diện trong con, hầu sau này họ cũng được tham dự bàn tiệc Nước Trời với con. Xin cho con thực hành theo lời của một người cha trước khi chết đã trăn trối với đứa con trai thân yêu của mình như sau: “Con ơi, ngày con sinh ra, đôi mắt con vừa nhìn thấy ánh sáng, mọi người đều vui cười với con, nhưng con lại khóc. Con hãy sống thế nào, để một ngày kia, đến giờ sau hết, mọi người đều tràn lệ mà con lại có thể mỉm cười” (Guy de Larigandie).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Kn 6,12-16; 1 Tx 4,13-18; Mt 25,1-13
KHÔN NGOAN TỈNH THỨC ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 25,1-13
(1) Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể. (2) Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.(6) Nửa đêm có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi !” (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi !” (9) Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. (10) Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy trinh nữa kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài ! Mở cửa cho chúng tôi với !”. (12) Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô !”. (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét và mở Tiệc cưới Nước Trời. Chỉ những người khôn biết luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới được vào dự. Còn những người dại không thực hành tình mến Chúa yêu người, sẽ bị lọai ra bên ngòai. Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết của mỗi người hay trong ngày tận thế chung cả nhân lọai. Do đó, mọi tín hữu cần luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn dầu đèn là ơn thánh để bất cứ khi nào Chúa đến, họ cũng được vào tham dự bữa tiệc vui với Người
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Mười cô trinh nữ: Trinh nữ là các thiếu nữ chưa chồng. + Cầm đèn của mình ra đón chú rể: Dụ ngôn dựa theo phong tục cưới xin của dân Do thái thời Đức Giê-su. Việc cưới xin thường diễn ra vào ban đêm. Mấy hôm trước ngày cưới, hai bên đàng trai đàng gái đặt tiệc riêng đãi bà con bạn bè của mình. Rồi đến chính ngày cưới, hai họ nhập lại chung để ăn uống tại bên họ nhà trai. Nghi thức quan trọng nhất trong đêm rước dâu như sau: Chập tối, chàng rể cùng các phù rể cầm đuốc lên đường đến nhà đàng gái. Khi đó cô dâu và các cô phù dâu có bổn phận sửa soạn đèn chờ họ đàng trai. Khi chàng rể đến đón dâu, đám rước sẽ khởi hành đi về nhà trai và nhập bàn tiệc. Các cô phù dâu phải mang theo bình dầu và cầm đèn cháy sáng đứng chung quanh cô dâu chú rể trong nghi thức khai mạc tiệc cưới.
- C 3-4: + Năm cô dại: Dại vì không biết tiên liệu nên đã không đem bình dầu theo, hoặc có đem mà không đủ dùng, nên khi chàng rể đến thì đèn đã bị tắt. Là người có nhiệm vụ phải đi đón chú rể, nhưng các cô lại không quan tâm chu toàn bổn phận của mình. Các cô dại này ám chỉ những kẻ không có đức tin hay các tín hữu lười biếng dự lễ cầu nguyện và không sống theo Lời Chúa, nên sẽ không đủ điều kiện được vào thiên đàng đời sau. + Năm cô khôn: Khôn vì biết tiên liệu nhìn xa, nên mang theo đủ dầu đi đón chàng rể giữa lúc đêm khuya. Đây là những tín hữu biết xây nhà đức tin trên nền đá vững chắc nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Họ có nếp sống đạo đức và được dồi dào ân sủng của Chúa, luôn sống đức tin bằng thực thi đức cây và đức mến. Họ sẽ xứng đáng được Chúa đón nhận vào thiên đàng trong giờ chết của mỗi người và ngày tận thế chung của nhân lọai.
- C 5-6: + Vì chàng rể đến chậm: Chàng rể là Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết mỗi cá nhân hay ngày tận thế chung để phán xét. + Nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả: Thiếp đi và ngủ diễn tả sự “thức lâu chầu mỏi !”. Tuy vậy các cô khôn vẫn có thể ra đón Chúa đến bất ngờ vì luôn chuẩn bị dầu đèn đầy bình. Cũng vậy, người công chính sẽ trong tư thế sẵn sàng nhờ năng lãnh các phép bí tích và thực hành giới răn mến Chúa yêu người. + Nửa đêm: Là thời gian nối tiếp giữa ngày hôm trước với ngày hôm sau, ám chỉ giờ chết là sự chuyển tiếp từ cuộc sống trần gian sang cuộc sống đời sau. Ngòai ra nửa đêm còn là lúc người ta dễ ngủ say và mất cảnh giác nhất. + Kìa chú rể, hãy ra đón đi: Chú rể ám chỉ Chúa Ki-tô sẽ đến trong giờ chết của mỗi chúng ta hay đến với chung với nhân loại trong ngày tận thế.
- C 7-9: + Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị: Tới giờ chết các cô dại mới ý thức về sự dại khờ của mình thì đã quá muộn. + Các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn: Vì khi đó chẳng thể cậy nhờ ai khác giúp đỡ cho mình được nữa.
- C 10-11: + Chính khi họ đi mua dầu là lúc chú rể đến: Đừng đợi tới giờ chết mới hồi tâm sám hối thì không còn kịp. Ta cần luôn sống theo ý Chúa ngay khi còn sống. + Những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới: Những người luôn sống kết hiệp với Chúa thì sẽ ở trong tư thế sẵn sàng ra đón Đức Ki-tô bất cứ khi nào. + Và cửa đóng lại: Giờ chết là lúc chấm dứt số phận mỗi người. Những ai được vào dự tiệc cưới sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời. Còn những kẻ bên ngoài sẽ không được vào dự tiệc Nước Trời. + Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi: Lời cầu xin này nhắc lại lời Đức Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa ! Là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Cũng như trong dụ ngôn “Tiệc cưới”, Những ai cố tình chống lại Thiên Chúa, hoặc không tin và không sống giới răn bác ái yêu thương sẽ bị loại khỏi thiên đàng đời sau (x. Mt 22,13).
- C 12: + Tôi không biết các cô: Giờ chết là giờ phán xét công thẳng và những ai cố tình không tin vào Chúa Giê-su sẽ không được hưởng ơn cứu độ của Người. + Vậy anh em hãy canh thức: Đây là chủ đích của Đức Giê-su khi dạy dụ ngôn này. + Vì anh em không biết ngày nào, giờ nào: Không biết giờ Chúa sẽ kêu gọi là giờ chết sẽ đến vào lúc nào. Chính thái độ tỉnh thức sẵn sàng sẽ giúp người ta sống trong ơn nghĩa Chúa và làm các việc lành ngay khi đang còn sống.
4. CÂU HỎI:
1) Mười cô trinh nữ được phân biệt ra hai lọai khôn và dại là do yếu tố nào?
2) Chi tiết các cô trinh nữ không được vào dự tiệc cưới Nước Trời nhằm dạy chúng ta bài học gì về đức tin?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KẾ SÁCH KHÔN LANH CỦA MA QUỶ:
Một ngày kia quỉ vương tập họp lũ quỷ lại để cùng nhau bàn kế sách cám dỗ loài người phạm tội. Quỷ vương đặt vấn đề như sau: “Chúng ta cần làm gì để cám dỗ loài người phạm tội và cũng bị phạt hỏa ngục đời đời với chúng ta?”
Một con quỷ già phát biểu: “Chúng ta hãy xí gạt loài người là: không có Thiên Chúa, cũng chẳng có thiên đàng hay hỏa ngục ở đời sau gì cả. Chết đi là hết!”
Quỉ vương nói: “Ta e rằng kế sách đó của ngươi không ổn. Vì loài người có trí khôn, chúng biết suy luận nên dễ dàng biết có Thiên Chúa, và 4 sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục”. Sau đó, một con quỉ nhỏ liền hiến kế: "Chúng ta hãy nói với chúng: có Thiên Chúa, có thiên đàng thưởng kẻ lành và hỏa ngục phạt kẻ dữ. Nhưng còn lâu mình mới chết. Hãy cứ ăn chơi hưởng thụ thỏa thích đi. Đợi đến khi bệnh nặng gần chết, sẽ hồi tâm sám hối cũng không muộn".
Nghe xong, quỷ vương liền đứng dậy vỗ tay khen ngợi: “Đúng, thằng này nói đúng. Nếu dùng kế sách này thì chắc nước hỏa ngục của chúng ta sẽ có thêm rất nhiều thành viên mới. Vì loài người đâu biết rằng: cái chết sẽ đến “Vào lúc chúng không ngờ, vào giờ chúng không biết”.
2) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:
Cách đây hơn 1900 năm, núi lửa Vésuve đã phun trào ở Italia. Khi núi lửa ngưng phun, thành phố Pompéi đã bị chôn vùi dưới lớp phún thạch dầy tới gần 6 mét. Thành phố vẫn giữ nguyên dạng như thế mãi cho đến gần đây, khi các nhà khảo cổ đến khai quật lên.
Các nhà khảo cổ đều ngạc nhiên về những điều họ mới khám phá ra: Phún thạch đã làm đông cứng mọi người trong thành phố trong tư thế họ đang có khi cơn đại họa đổ ập xuống. Thân thể của người chết bị lớp phún thạch bao bọc và da thịt bị thối rữa chỉ còn lại những bộ xương giữa lớp tro cứng. Người ta chỉ cần đổ dung dịch thạch cao vào những lỗ hổng là có thể khôi phục lại tư thế các nạn nhân khi chết: Một thiếu phụ đang ôm chặt đứa con nhỏ trong vòng tay; Một anh lính gác người Rôma chết trong tư thế đứng thẳng tại một trạm gác, trên người còn đeo một thanh kiếm. Anh lính chứng tỏ vẫn đang chu toàn nhiệm vụ cho tới khi chết... Nhưng bên cạnh đó cũng có những người chết khi đang ngồi ở bàn nhậu, có người chết khi đang đánh lộn nhau, đang nhảy nhót vui chơi trong các hộp đêm…
3) CẦN CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT NGAY TỪ HÔM NAY:
Có một ông nhà giàu nọ đầy quyền thế danh vọng đã bị bệnh đột quỵ và qua đời. Mọi gia nhân đều tỏ ra ngạc nhiên về cái chết bất ngờ của ông chủ và xì xầm bàn tán với nhau. Người quản gia nói với các gia nhân khác rằng: “Theo các chú nghĩ thì bây giờ ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?”
Họ đáp: “Thì ông ấy sẽ về Nước Trời chứ còn đi đâu nữa”.
Người quản gia nói: “Không đâu. Tôi chắc ông chủ sẽ không đi về nước trời đâu”.
Mọi người đều ngạc nhiên hỏi: “Làm sao bác biết ông chủ không đi về trời?”
Người quản gia trả lời: “Thường thì trước khi đi xa, ông chủ thường nói với tôi về nơi mình sắp đến và yêu cầu tôi giúp chuẩn bị hành lý mang theo. Còn Nước Trời ở đâu mà sao tôi không bao giờ thấy ông chủ đề cập sẽ đi đến đó, cũng không thấy ông chuẩn bị hành lý nào cả. Như vậy làm sao ông có thể đi đến Nước Trời được!”
4) CHUẨN BỊ ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA BẤT NGỜ ĐẾN THĂM:
Một buổi sáng nọ, người ta thấy bác thợ đóng giày thức dậy từ rất sớm. Sau khi dọn dẹp cửa hàng sạch sẽ ngăn nắp, bác vào phòng khách ngồi đợi đón vị khách quý là Chúa Giê-su, mà đêm qua bác đã nằm mơ gặp gỡ Người và Người hứa sẽ đến thăm bác vào ngày hôm nay. Đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp. Bác thợ giày vui sướng vì không ngờ Chúa lại đến thăm bác ngay từ lúc sáng sớm như vậy. Nhưng khi cửa mở thì người đứng ngòai cửa không phải là Chúa Giê-su, mà là ông phát thư quen thuộc. Mặt ông ta bị tím tái do vừa đi trong thời tiết băng giá. Bác liền mở rộng cửa đón ông phát thư vào nhà ngồi bên lò sưởi ấm áp. Rồi bác đi pha một bình trà nóng mời ông uống. Sau khi tiễn người đưa thư, bác thợ giày tiếp tục ngồi chờ. Nhìn qua khung kính cửa sổ, bác thấy một bé gái khoảng 7 tuổi đang đứng khóc ngoài hè. Bác ra mở cửa kêu em vào nhà hỏi chuyện. Em cho biết đã đi vào rừng từ sáng sớm để kiếm ít củi về nấu nước xông giải cảm cho mẹ của em. Vì trời mưa tuyết trắng xóa khiến em không nhận ra đường về nhà đành đứng trước nhà bác. Nghe vậy, bác thợ giày vội viết vài chữ dán ngòai cửa báo cho Chúa Giê-su biết mình vắng nhà đến chiều, để đưa cô bé kia về nhà. Khi tìm thấy căn nhà của em và thấy mẹ em đang bị cảm lạnh run rẩy nằm trên giường, bác vội đi mời bác sĩ gần đó đến thăm bệnh và cho toa, rồi bác đích thân đi mua thuốc cho người bệnh. Khi bệnh nhân đã tương đối hồi phục, bác mới trở về nhà thì đã quá nửa đêm. Bác chẳng thiết gì đến ăn uống, nằm vật ra giường ngủ say như chết. Trong giấc ngủ, một lần nữa bác lại nằm mơ được gặp Chúa Giê-su. Người vui vẻ nói với bác: “Ta cám ơn con hôm nay đã đón Ta vào nhà để sưởi ấm khi Ta bị lạnh cóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà, đã chăm sóc giúp ta mau chóng bình phục. Vì mỗi khi con phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật… là con đã phục vụ cho chính Ta đó” (x. Mt 25,40-42).
5) CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẰNG VIỆC CHU TOÀN CÁC VIỆC BỔN PHẬN:
Giữa một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: “Nếu ngay bây giờ chúng con biết mình sắp chết trong một giờ nữa. Vậy chúng con sẽ làm gì?”. Một em trả lời: “Em sẽ vào nhà thờ cầu nguyện với Chúa thật sốt sắng”. Một em khác cho biết: “Em sẽ dọn mình xưng tội để được ơn chết lành…”. Riêng cậu bé Lu-y Gông-gia-ga trả lời: “Riêng em vẫn tiếp tục cuộc chơi, vì em đã luôn chuẩn bị sẵn sàng”. Câu trả lời này là đúng đắn nhất: Không phải cứ đợi đến lúc gần chết mới chuẩn bị thì đã muộn, vì chúng ta không biết Chúa sẽ đến vào giờ phút nào. Tốt nhất hãy tập thành thói quen dâng ngày mỗi buổi sáng khi vừa thức giấc. Rồi trong ngày hãy luôn chu toàn các việc bổn phận, và sẵn sàng thưa khi được Chúa gọi vào giờ sau hết: “Lạy Chúa. Này con đây”.
3. SUY NIỆM:
Nội dung Tin Mừng tóm lại trong ba điểm chính như sau: Một là phải khôn ngoan để tỉnh thức sẵn sàng đón Chúa đến. Hai là chàng rể Giê-su sẽ đến bất ngờ vào lúc ta không ngờ. Ba là mỗi người cần chuẩn bị sẵn dầu đèn để cùng chàng rể Giê-su vào dự tiệc cưới Nước Trời đời đời.
1) Cần khôn ngoan tỉnh thức đón chờ Chúa Ki-tô lại đến:
Chúa Ki-tô chắc chắn sẽ đến vào giờ chết của mỗi người và đến chung với nhân loại vào ngày tân thế. Năm cô trinh nữ khôn ngoan đã thể hiện sự khôn ngoan qua việc vừa chuẩn bị cây đèn đức tin, lại vừa mang theo bình dầu ân sủng, nên đã sẵn sàng cầm đèn cháy sáng đức ái ra đón Chúa Ki-tô. Năm cô khờ dại do nghĩ chàng rể còn lâu mới đến, nên không chuẩn bị sẵn bình dầu theo cây đèn đức tin, nên đã bị chàng rể Giê-su từ chối cho dự tiệc Nước Trời: “Tôi bảo thật các cô, Tôi không biết các cô" (Mt 25,12).
Câu chuyện ngụ ngôn “Con Ve và Con Kiến” dạy chúng ta phải chuẩn bị cho giờ chết chắc chắn sẽ đến: Con ve suốt ngày chỉ lo vui chơi ca hát mà không nghĩ đến việc phải “tích cốc phòng cơ”. Còn con kiến, luôn chăm chỉ kiếm mồi và tha về đầy tổ, chuẩn bị cho những ngày sắp tới. Mùa hè qua mau và mùa đông đã đến, mặt đất đều chìm trong tấm màn trắng băng tuyết. Các sinh vật đều tìm nơi trú ẩn để tránh giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt. Những con kiến đã về tổ nghỉ ngơi mà không cần phải lo lắng, vì chúng đã chuẩn bị sẵn thức ăn cho cả mùa đông. Còn các con ve bị lâm vào hoàn cảnh vừa bị lạnh lại vừa bị đói. Do thời gian qua chúng chỉ sống theo sở thích mà không chuẩn bị cho tương lai, nên giờ đây đành chấp nhận hoàn cảnh khó khăn.
2) Cái chết sẽ đến bất ngờ:
Mới đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1200 người tại 20 thành phố khác nhau về việc chuẩn bị cho giờ chết. Câu hỏi được đặt ra là: “Nếu bạn chỉ còn một ngày cuối để sống, bạn sẽ làm gì?”. Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy:
* 57% phụ nữ được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng với gia đình của mình.
* 42% các ông được hỏi cho biết họ cũng muốn sống ngày cuối cùng đó với vợ con.
* chỉ có 12% các bà và 26% các ông thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè trong ngày cuối cùng của cuộc sống.
Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy tâm trạng chung của mọi người khi đứng trước cái chết là sợ sự cô đơn. Cái chết là một cuộc ra đi đơn độc, phải chia tay vĩnh viễn với những người thân yêu. Nếu chúng ta cũng được phỏng vấn như vậy thì chúng ta sẽ trả lời làm gì trước khi chết?
3) “Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào !”:
Tỉnh thức không phải là không ngủ. Tất cả các cô trinh nữ đều thiếp ngủ, thế nhưng các cô khôn ngoan ngủ mà vẫn luôn sẵn sàng. Sự sẵn sàng được chứng tỏ qua việc chu toàn công việc bổn phận. Như vậy tỉnh thức không phải chỉ là năng dự lễ, đọc kinh cầu nguyện mà thôi, nhưng còn là học và sống Lời Chúa. Tỉnh thức là noi gương Đức Ma-ri-a: “Luôn ghi nhớ những sự kiện xảy ra và suy đi nghĩ lại trong lòng”, để khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn và mau mắn “xin vâng”.
Chẳng ai biết được giờ chết của mình. Do đó chúng ta phải canh thức luôn. Chỉ những ai không ở lì trong tội và biết hồi tâm sám hối mới là kẻ canh thức thực sự. Đừng để khi bất ngờ Chúa đến, mà thấy chúng ta đang lơ là nhiệm vụ, đang ham mê cờ bạc rượu chè, chích hút sì ke ma túy hay đang đam mê hưởng các lạc thú bất chính…
4) Cần chuẩn bị cho giờ chết sẽ đến như thế nào?
- Hãy sống tốt ngay từng phút giây hiện tại: Biết sống từng giây phút của hiện tại của đời mình một cách đầy đủ ý nghĩa, chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống bất ngờ xẩy ra. Đó là cách giữ cho chiếc đèn đức tin của chúng ta lúc nào cũng có dầu ân sủng và luôn cháy sáng đức ái.
- Chết là một chuyện buồn và đáng sợ. Vì thế nhiều người không dám nghĩ tới sự chết. Họ giống như con đà điểu sợ người thợ săn nên vùi đầu xuống dưới lớp cát để khỏi nhìn thấy. Nhưng việc chúi đầu vào dưới cát cũng không thể ngăn cản được bước chân người thợ săn đến gần. Cũng thế, việc không dám nghĩ tới cái chết cũng không giúp cho người ta tránh khỏi bị chết.
- Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào:
Tỉnh thức không phải là không ngủ... Cả mười cô trinh nữ phù dâu đều đã thiếp ngủ. Nhưng người khôn là ngủ trong tư thế sẵn sàng để bất cứ lúc nào Chúa đến cũng sẵn sàng ra đón Chúa.
Tỉnh thức không phải là lúc nào cũng đọc Lời Chúa, nhưng là làm thế nào để Lời Chúa chi phối mọi suy nghĩ nói năng và hành động của mình.
- Điều cần là hãy chuẩn bị: Chuẩn bị bằng việc năng hồi tâm sám hối mỗi buổi tối và chu toàn việc bổn phận hằng ngày. Càng chuẩn bị cho giờ chết thì ta lại càng cảm thấy tâm hồn bình an khi cái chết đến gần. Nếu đã thực sự sẵn sàng, thì ta sẽ cảm thấy vui mừng và mong cho giờ chết mau đến.
4. THẢO LUẬN:
Hôm nay tôi phải làm gì để chứng tỏ là người khôn luôn chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa đến?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con mỗi tối biết dành ít phút kiểm điểm cây đèn đức tin của mình để kịp khắc phục sửa chữa các sai sót khuyết điểm. Xin cho con mỗi ngày làm ít nhất một việc tốt để giúp người ngòai nhận biết Chúa đang hiện diện trong con, hầu sau này họ cũng được tham dự bàn tiệc Nước Trời với con. Xin cho con thực hành theo lời của một người cha trước khi chết đã trăn trối với đứa con trai thân yêu của mình như sau: “Con ơi, ngày con sinh ra, đôi mắt con vừa nhìn thấy ánh sáng, mọi người đều vui cười với con, nhưng con lại khóc. Con hãy sống thế nào, để một ngày kia, đến giờ sau hết, mọi người đều tràn lệ mà con lại có thể mỉm cười” (Guy de Larigandie).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Một cơn khát cháy bỏng
Lm. Minh Anh
00:14 05/11/2020
MỘT CƠN KHÁT CHÁY BỎNG
“Cho đến khi tìm được”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mấy ngày nay, hàng chục triệu người trên thế giới đang thấp thỏm, hồi hộp với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầy ngoạn mục. Tại sao như thế? Bởi lẽ, mỗi người có một chính kiến riêng, một khát vọng riêng, một khát vọng ‘rất người’; cũng thế, Lời Chúa hôm nay cho thấy Chúa Giêsu, Ngài cũng có khát vọng của riêng Ngài, một khát vọng ‘rất Chúa’, đó là ‘một cơn khát cháy bỏng’ thôi thúc Ngài lên đường, đi tìm kiếm con người đã hư mất như người mục tử đi tìm con chiên lạc của mình.
Dụ ngôn con chiên lạc của Tin Mừng hôm nay sẽ thật thú vị và ý nghĩa nếu mỗi người chúng ta nhận ra hình ảnh mình nơi con chiên bị lạc này. Đó là một con chiên có những khát vọng ‘rất chiên’ của nó, khi nó tưởng nghĩ đến những thảm cỏ bên kia chân đồi, hoặc khi nó vọng về một suối mát hư ảo xa xôi… để rồi, bỏ đàn ra đi; nhưng có một điều con chiên không biết, là sói dữ đang rình rập nó. Hình ảnh con chiên lạc là linh hồn mỗi người chúng ta vốn cũng có thể đang hư mất, hoặc đã hư mất, khi chúng ta rời xa Thiên Chúa, rời bỏ cộng đoàn để đi tìm cho mình những ảo ảnh cuộc đời với những khát vọng ‘rất người’ của mình và kết quả là sống lây lất trong tình trạng tội lỗi.
Ai trong chúng ta cũng biết, bị “lạc” trong tội lỗi không phải là một trải nghiệm dễ chịu; tội lỗi mang đến sợ hãi, tuyệt vọng, bối rối, nóng giận và những điều tương tự. Nhưng nếu có thể hướng mắt về Chúa Giêsu giữa những tội lỗi của mình, chúng ta sẽ tìm lại được niềm hy vọng và niềm vui khi biết rằng, Ngài đang khao khát linh hồn chúng ta, ‘một cơn khát cháy bỏng’ đang nung đốt tâm hồn Ngài.
Thiên Chúa không thể chấp nhận sự thật rằng, một linh hồn nào đó có thể bị hư mất. Người nhất định tìm nó. Người mục tử trong Tin Mừng chính là Chúa Giêsu đang bị ‘một cơn khát cháy bỏng’ giày vò; vì thế, ngay cả đàn chín mươi chín con chiên cũng không thể cản chân Ngài lên đường. Người mục tử không lập luận, ‘Hãy để tôi tính, chín mươi chín con, mất một, nhưng đó không phải là mất mát lớn’. Không, người mục tử phải đi tìm cái đã mất; bởi lẽ, mỗi con chiên đều rất quan trọng đối với anh ta, nó đang cần anh nhất, đang bị bỏ rơi nhất, bị vứt bỏ nhất. Mong muốn sâu xa của Chúa Giêsu là tìm thấy chúng ta. Hãy nhìn vào sự quan tâm, những nỗ lực không mệt mỏi và sự quyết chí của Ngài trong việc tìm kiếm linh hồn mỗi người; Ngài để lòng đến chúng ta đến nỗi sẽ không ngại vất vả khó nhọc để tìm cho bằng được; và một khi đã tìm thấy, trái tim Ngài sẽ ngập tràn một niềm vui lớn nhất, niềm vui đó cũng là niềm vui của cả thiên đàng, “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần ăn năn”.
Qua thư Philipphê, Thánh Phaolô coi mình như một con người đã mất, một con người đã đi lạc khi tự hào, cuồng tín… ra tay bắt bớ Hội Thánh khi chưa biết Chúa; thế nhưng, một khi đã biết Chúa Kitô, một khi được Ngài tìm thấy, Phaolô lại tìm kiếm Ngài, khát khao Ngài, ‘một cơn khát cháy bỏng’ khác đã biến Phaolô thành vị tông đồ, “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi”. Niềm vui của Phaolô được bộc lộ trong Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui”.
Hồng Y Fulton Sheen viết, “Thánh nhân là người đã từng là một tội nhân được phục hồi”. Với Chúa Giêsu, dường quá khứ của một người xem ra không thành vấn đề, điều quan trọng là một tương lai được quyết định bởi hiện tại của họ. Cố Hồng Y Thuận có một ý tưởng khá thú vị, ‘Dường như Chúa Giêsu không mấy giỏi toán, với Ngài, 99 bằng 1, và 1 cũng bằng 99, đôi khi xem ra còn lớn hơn; phải chăng trí nhớ của Ngài cũng không mấy sắc sảo, Ngài đâu nhớ gì quá khứ của anh trộm lành’.
Anh Chị em,
Như con chiên bị lạc, chỉ cần cất lên một tiếng kêu be be, người chăn chiên sẽ đến; cũng thế, tận đáy lòng, chỉ cần chúng ta thưa lên, “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi”, mục tử Giêsu cũng sẽ đến lập tức vì ‘một cơn khát cháy bỏng’ đang thiêu đốt Ngài. Và như người mục tử sẽ vác chiên trên vai, hớn hở đem về, Chúa Giêsu cũng sẽ vác chúng ta trên đôi vai Ngài; Ngài cũng sẽ an ủi, vỗ về. Trong vòng tay chủ chiên, con chiên thương tích sẽ được ngủ bình yên vì người chăn chiên quá thương nó; cũng thế, trong vòng tay yêu thương của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng sẽ cảm nhận hơn thế nữa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Chúa đang nhìn thấy con lưu lạc; con biết, Chúa đang tìm mọi cách để cứu chữa linh hồn con vì Chúa đang khao khát nó, ‘một cơn khát cháy bỏng’ của lòng trời; xin cho con cũng chỉ khao khát Chúa, khát khao một mình Chúa; nhờ đó, con được ơn hoán cải, được băng bó, chữa lành và bấy giờ, cả thiên đàng được vui lây”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cho đến khi tìm được”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mấy ngày nay, hàng chục triệu người trên thế giới đang thấp thỏm, hồi hộp với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầy ngoạn mục. Tại sao như thế? Bởi lẽ, mỗi người có một chính kiến riêng, một khát vọng riêng, một khát vọng ‘rất người’; cũng thế, Lời Chúa hôm nay cho thấy Chúa Giêsu, Ngài cũng có khát vọng của riêng Ngài, một khát vọng ‘rất Chúa’, đó là ‘một cơn khát cháy bỏng’ thôi thúc Ngài lên đường, đi tìm kiếm con người đã hư mất như người mục tử đi tìm con chiên lạc của mình.
Ai trong chúng ta cũng biết, bị “lạc” trong tội lỗi không phải là một trải nghiệm dễ chịu; tội lỗi mang đến sợ hãi, tuyệt vọng, bối rối, nóng giận và những điều tương tự. Nhưng nếu có thể hướng mắt về Chúa Giêsu giữa những tội lỗi của mình, chúng ta sẽ tìm lại được niềm hy vọng và niềm vui khi biết rằng, Ngài đang khao khát linh hồn chúng ta, ‘một cơn khát cháy bỏng’ đang nung đốt tâm hồn Ngài.
Thiên Chúa không thể chấp nhận sự thật rằng, một linh hồn nào đó có thể bị hư mất. Người nhất định tìm nó. Người mục tử trong Tin Mừng chính là Chúa Giêsu đang bị ‘một cơn khát cháy bỏng’ giày vò; vì thế, ngay cả đàn chín mươi chín con chiên cũng không thể cản chân Ngài lên đường. Người mục tử không lập luận, ‘Hãy để tôi tính, chín mươi chín con, mất một, nhưng đó không phải là mất mát lớn’. Không, người mục tử phải đi tìm cái đã mất; bởi lẽ, mỗi con chiên đều rất quan trọng đối với anh ta, nó đang cần anh nhất, đang bị bỏ rơi nhất, bị vứt bỏ nhất. Mong muốn sâu xa của Chúa Giêsu là tìm thấy chúng ta. Hãy nhìn vào sự quan tâm, những nỗ lực không mệt mỏi và sự quyết chí của Ngài trong việc tìm kiếm linh hồn mỗi người; Ngài để lòng đến chúng ta đến nỗi sẽ không ngại vất vả khó nhọc để tìm cho bằng được; và một khi đã tìm thấy, trái tim Ngài sẽ ngập tràn một niềm vui lớn nhất, niềm vui đó cũng là niềm vui của cả thiên đàng, “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần ăn năn”.
Qua thư Philipphê, Thánh Phaolô coi mình như một con người đã mất, một con người đã đi lạc khi tự hào, cuồng tín… ra tay bắt bớ Hội Thánh khi chưa biết Chúa; thế nhưng, một khi đã biết Chúa Kitô, một khi được Ngài tìm thấy, Phaolô lại tìm kiếm Ngài, khát khao Ngài, ‘một cơn khát cháy bỏng’ khác đã biến Phaolô thành vị tông đồ, “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi”. Niềm vui của Phaolô được bộc lộ trong Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui”.
Hồng Y Fulton Sheen viết, “Thánh nhân là người đã từng là một tội nhân được phục hồi”. Với Chúa Giêsu, dường quá khứ của một người xem ra không thành vấn đề, điều quan trọng là một tương lai được quyết định bởi hiện tại của họ. Cố Hồng Y Thuận có một ý tưởng khá thú vị, ‘Dường như Chúa Giêsu không mấy giỏi toán, với Ngài, 99 bằng 1, và 1 cũng bằng 99, đôi khi xem ra còn lớn hơn; phải chăng trí nhớ của Ngài cũng không mấy sắc sảo, Ngài đâu nhớ gì quá khứ của anh trộm lành’.
Anh Chị em,
Như con chiên bị lạc, chỉ cần cất lên một tiếng kêu be be, người chăn chiên sẽ đến; cũng thế, tận đáy lòng, chỉ cần chúng ta thưa lên, “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi”, mục tử Giêsu cũng sẽ đến lập tức vì ‘một cơn khát cháy bỏng’ đang thiêu đốt Ngài. Và như người mục tử sẽ vác chiên trên vai, hớn hở đem về, Chúa Giêsu cũng sẽ vác chúng ta trên đôi vai Ngài; Ngài cũng sẽ an ủi, vỗ về. Trong vòng tay chủ chiên, con chiên thương tích sẽ được ngủ bình yên vì người chăn chiên quá thương nó; cũng thế, trong vòng tay yêu thương của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng sẽ cảm nhận hơn thế nữa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Chúa đang nhìn thấy con lưu lạc; con biết, Chúa đang tìm mọi cách để cứu chữa linh hồn con vì Chúa đang khao khát nó, ‘một cơn khát cháy bỏng’ của lòng trời; xin cho con cũng chỉ khao khát Chúa, khát khao một mình Chúa; nhờ đó, con được ơn hoán cải, được băng bó, chữa lành và bấy giờ, cả thiên đàng được vui lây”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa Nhật 32 Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
14:47 05/11/2020
CHÚA NHẬT XXXII TN (A)
Khôn ngoan 6: 12-16; Psalm 62; 1Thêxalônica 4: 13-18; Mátthêu 25: 1-13
Ở vài nơi tại Hoa Kỳ và ngay trong vài thành phố, lá cây đã trở màu vàng đỏ trông rất đẹp. Đối với nhiều người trong chúng ta cảnh vật thay đổi sắc màu mùa này là điều chúng ta thích nhất. Mùa đông giá lạnh vẫn chưa đến, những cơn gió lạnh chưa thổi mạnh để làm lá vàng rụng xuống. Ánh vàng của mặt trời lặn lúc hoàng hôn hòa vào màu lá làm tô thêm vẽ đẹp rực rỡ trong ánh vàng cuối ngày và khiến cho tâm hồn chúng ta được thư thái. Ngay cả những thời điểm cần phải thận trọng trong lúc này vì cơn đại dịch, chúng ta vẫn muốn cố gắng bước ra ngoài để đi bách bộ một vòng xem những cảnh đẹp của mùa này.
Nhưng, chúng ta vẫn biết màu vàng của lá mang ý nghĩa là lá đã chết trên cành rồi, và sớm muộn gì nó cũng sẽ rơi xuống đất, Rồi bị cào ra khỏi bãi cỏ và sân chơi và sẽ được mang đi hết. Mùa đông chắc đã sắp đến gần và đó cũng là những ngày cuối năm. Mùa phụng vụ đi song hành với cảnh vật đang diễn ra trong tự nhiên, và nó đang ở những ngày cuối. 3 tuần cuối trước mùa Vọng, chúng ta thay đổi những suy gẫm và lời cầu nguyện hướng về cuối năm. Chúng ta được mời gọi suy ngẫm, không những chỉ liên quan đến phần cuối cuộc đời là sự chết, nhưng còn là sự tổng kết những kinh nghiệm đã trãi qua trong cuộc đời của chúng ta, và trong những ngày nầy còn có nhiều lý do tự nhiên khác phải buồn phiền.
Các bài đọc trích từ Kinh Thánh trong mùa này khuyến khích chúng ta nên suy gẫm đến những gì hiện thực và vững chắc trong đời sống chúng ta, và những gì chỉ là thoáng qua không đáng cho chúng ta đầu tư năng lực vào đấy. Trong những ngày nầy, chủ đề về sự chết và những giới hạn của nó là căn bản tô đậm và được đánh dấu chấm than bởi cơn đại dịch! Chúng ta cần tự hỏi: Trọng tâm của đời sống chúng ta là gì? Điều gì có thể rời bỏ chúng ta trong đời sống nầy? Điều gì sẽ đồng hành và gìn giữ chúng ta qua những khúc quanh bất chợt của cuộc sống từ sự thử thách đức tin trong những ngày nầy?
Tác giả sách Khôn Ngoan nhắc chúng ta nhớ đến sự hiện diện và hướng dẩn vượt qua những thất bại của sự Khôn Ngoan mà họ tin tưởng vào. Khôn Ngoan được “chiếu soi sáng ngời không hề phai nhạt"- trong lúc bao nhiêu điều chúng ta tin tưởng sẽ qua đi. Khi cuộc sống cuốn lấy chúng ta trong suốt một mùa đông bao vây chúng ta, chúng ta sẽ phải làm gì?; điều gì trong cuộc sống của chúng ta còn “còn toả sáng mà không phai tàn” có thể hướng dẩn chúng ta vượt qua trời đông tối tăm lạnh giá?
Chúng ta có thể trả lời bài đọc thứ nhất bằng cách mời sự Khôn Ngoan đến sống với chúng ta. Chúng ta được khuyến khích canh chờ trong cuộc sống là sự Khôn Ngoan, và sự Khôn Ngoan sẽ gặp chúng ta với "hết cả tấm lòng". Vậy đó có phải là điều mà chúng ta cần nhiều hơn trong những ngày này là "tất cả tấm lòng"? Bái đọc nói là những ai tìm kiếm Khôn Ngoan sẽ được gặp được sự Khôn Ngoan, sẽ nhận được hồng ân của Thiên Chúa. Điều cần có là một trái tim chân thành và khao khát kiếm tìm. Ở các chỗ khác trong Kinh Thánh, chúng ta được biết sự Khôn Ngoan đem đến cho người tìm kiếm: "Lòng hiểu biết để suy xét và phân biệt điều phải và điều trái" (1Các Vua 3:9). Trong khi tất cả mọi sự đều qua đi, còn sự Khôn Ngoan vẫn hướng dẩn chúng ta đến điều không bao giờ phai nhạt, vì sự Khôn Ngoan xuất phát từ Thiên Chúa, đầy quyền năng và không hề thay đổi (Kn 7: 22-27). Bài đọc hôm nay gợi ý rằng ngay cả khi bắt đầu tìm kiếm là đã gặp được Khôn Ngoan rồi. Đó chính là bởi ơn huệ hơn của Chúa hơn là do sự cố gắng. Sự cố gắng đến với đời sống trung thành với đường lối Khôn Ngoan đã chỉ cho chúng ta.
Đối với người Kitô hữu, Chúa Giêsu là sự Khôn Ngoan mặc lấy xác phàm của Thiên Chúa. Những ai tìm kiếm Ngài sẽ gặp ánh sáng "chiếu soi rực rỡ và không hề phai nhạt". Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta có cơ hội ngồi dưới chân Ngài và học hỏi sự Khôn Ngoan từ Ngài, để chúng ta có thể trở nên khôn ngoan biết tìm theo đường lối của Thiên Chúa, không bị những hấp dẫn trần thế lừa gạt - nhưng chỉ là những khoản khắc tạm thời.
Hôm nay trong lúc nói về dụ ngôn, chúng ta gặp những phong tục từ thế giới khác và từ thời gian khác. Thường thì cô dâu ở nhà chờ đợi chú rể và bạn bè đến. Vì sao chú rể và bạn bè có thể đên trể? Theo phong tục, nhà trai phải thương lượng về cô dâu với người cha và gia đình cô dâu. Việc thương lượng này có thể kéo dài suốt đêm thậm chí trong rất nhiều ngày. Thương lượng lâu ngày là điều tốt và là dấu chỉ cô dâu là người được trân trọng và quý giá. Khi hai bên thương lượng xong, chú rể và nhà trai cùng bạn bè sẽ đến nhà cô dâu rước dâu về nhà. Lúc đó tiệc cưới ở nhà chú rể mới bắt đầu. Lễ cưới đó rất linh đình, có thể kéo dài cả tuần hay hơn hữa. Thế nên khi Chúa Giêsu dùng hình ảnh trong sinh hoạt hằng ngày này làm một minh hoạ nói về ngày Ngài sẽ trở lại rất bất ngờ và sự loan báo cuối cùng và hoàn chỉnh của triều đại Thiên Chúa. Mặc dù chúng ta biết khi Ngài đến bất ngờ, chúng có giống như 5 cô trinh nữ dại dôt kia không, chúng ta có thể bị phân tâm và xao lảng đời sống thiêng liêng để trở nên không sẳn sàng chuẩn bị cho thời điểm quan trọng và cần thiết này.
Tôi thấy là câu cuối cùng của dụ ngôn thật đột ngột và ngắn gọn "Rồi người ta khóa cửa lại". Không phải chỉ đóng cửa, mà là khóa cửa lại! Điều gì trước kia đã được mở ra để đón chào các người đến dự tiệc - bây giờ đã khóa lại. Bạn có thể nghe được tiếng đóng dứt khoát của cánh cửa không, và cả tiếng khóa cửa nữa? Việc này nhắc tôi nhớ đến cửa nhà lao được đóng lại sau khi tù nhân bước vào. Nhưng, đây không phải là nhà lao. Những người ở bên trong hoàn tất việc chờ đợi đã lâu, nay họ đến dự tiệc cưới. Những người còn bên ngoài vẫn mãi mãi bên ngoài. Thật là họ đã mất đi một cơ hội do đã lãng phí thời giờ và không đem theo đủ “dầu” cho ngọn đèn đức tin. Thật sự họ đã trở nên dại dột. Nếu họ biết chú rể có thể đến trể, nếu họ biết điều gì đang chờ đợi và đòi hỏi nơi họ, thì họ đã hành động theo điều đó và sẽ không có một kết thúc không như mong đợi với hoàn cảnh thê thảm như vậy đó.
Trong lúc tôi viết bài giảng này, hiện vẫn có một số người chết do dịch bệnh covid. Hằng ngày số người chết về bệnh đó càng tăng thêm. Bây giờ vẫn có nhiều người trẻ tuổi bị chết. Bài dụ ngôn hôm nay nói đến một thời điểm, không phải là lúc cánh chung, mà ngay bây giờ. Điều đó mời gọi chúng ta đã đến thời điểm rồi, hãy để đời sống chúng ta được hướng dẫn bởi sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Kitô. Chúng ta chưa thấy Chúa Kitô đến. Điều chúng ta kinh nghiệm là biết bao nhiêu người chết vì bệnh dịch covid. Đó là: những thói quen thay đổi việc làm, học sinh học trực tuyến trên máy vi tính, các chương trình dồn dập, những sinh hoạt bình thường phải bị ngưng trệ, bữa cơm gia đình vội vã, mệt mỏi vì những cuộc họp liên tục, những tin tức hằng ngày nghe chán nản, lo lắng và thiếu kiên nhẩn chờ đợi thuốc đâc trị v.v... Chúng ta bây giờ ra sao? Chúng ta sẽ đáp lại như thế nào? Điều đó tùy theo số lượng dầu đèn mà chúng ta đem theo. Nếu chúng ta vô ý bỏ qua, hay mất cơ hội thì chúng ta có tìm dịp để được giúp đở khi khó khăn. Chúng ta có thể bị bỏ lại với tiếng đóng và khóa cửa. Thật đã quá muộn rồi!
Nhưng, không phải thế đâu. Dụ ngôn khóa của chưa xãy ra. Chúa Giêsu nhắc chúng ta là chúng ta còn có thì giờ. Thiên Chúa luôn sẵn sàng trao cho chúng ta ơn Khôn Ngoan, để chỉ cho chúng ta điều gì chúng ta còn cần phải làm để có đủ dầu cho đèn. "Ơn Khôn Ngoan nhanh chóng cho chúng ta biết Ngài" Chúng ta chấp nhận điều chúng ta cần và dựa vào Thiên Chúa chúng ta tìm kiêm ơn Khôn Ngoan. Chúng ta được lãnh nhận sự Khôn Ngoan trong những bài đọc Kinh Thánh và trong lương thực được dọn sẵn trên bàn thờ trước mặt chúng ta,
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
32nd SUNDAY (A)
Wisdom 6: 12-16; Psalm 63; 1Thessalonians 4: 13-18; Matthew 25: 1-13
In parts of the country trees are still ablaze with autumn fire. It is a spectacular show, even in the cities! For many of us this season of nature’s pyrotechnics is our favorite. The harsh cold of winter has not yet arrived; the cruel winds have not yet blown those leaves from the trees. The golden sunlight at the end of each day only enhances the brilliance of the multi-colored leaves. The last rays of the sun also set a quiet mood to the ends of the days. Even during these cautious times of a pandemic, we try to get out for at least a brief walk through the technicolor scene that marks these days..
But we know the color of the leaves means they are dying on their branches – soon they will fall to the ground, be raked from lawns and playgrounds and carted off. Winter is surely coming, the end of the year. The liturgical season parallels what’s going on in nature – it is coming to an end. These last three weeks before Advent shift our thoughts and prayers to the end time. We are invited to think, not only of our final end in death, but about all the endings we experience through our lives – and these days there are more than the usual reasons for grief.
The scripture readings this season encourage us to reflect on what is permanent and sure in our lives and what is passing, not worth the investment of our precious energies. These days the themes of death and limits are underlined and marked with exclamation points by the pandemic! We need to ask ourselves: What’s the focus of our lives? What can be taken away from us? What will accompany and sustain us through life’s twists and sudden turns these faith-testing days?
The author of the Book of Wisdom reminds us that one unfailing presence and guide for believers is Wisdom. She is "resplendent and unfading" – while so much we put our confidence in pales and passes away. When life takes one of those winter twists on us, what have we to fall back on; what in our lives is "resplendent and unfading" and can guide us through the cold and dark?
We might respond to this first reading by inviting Wisdom to come and make her home with us. We are encouraged to watch and keep vigil for Wisdom, for she will meet us "with all solicitude." Isn’t that what we need more of these days, "all solicitude?" The reading suggests that all who seek Wisdom shall find her, shall receive this gift of God. What is required is a sincere and seeking heart. Elsewhere in the scriptures we are told what Wisdom gives the seeker, "an understanding heart to judge and distinguish right from wrong" (1 Kings 3:9). Whereas all else is passing, Wisdom will guide us to what never fades, for she is like God, all powerful and unchanging (7: 22-27). Today’s reading suggests that even to begin the search, is to be found by Wisdom. It is more gift than effort. The effort comes in living a life faithful to the path Wisdom has shown us.
For the Christian, Jesus is God’s Wisdom personified. Those who seek him find the light that is "resplendent and unfading." Today’s gospel gives us an opportunity to sit at his feet and learn wisdom from him, so that we might become wise in God’s ways, not deceived by what is initially alluring – but transitory.
As we enter today’s parable, we meet customs from another world and another time. The bride and her attendants customarily waited at home for the arrival of the groom and his party. Why might the groom be delayed? According to the custom, the groom would be negotiating for the bride with her father and family. The bartering could go on well into the night, even for days. Bartering at great length was considered a compliment and a sign that the bride was indeed treasured and priceless. When both sides came to an agreement the groom and his family attendants would arrive to take the bride to his home. Once there, the wedding feast would begin. And what a feast it would be, lasting for a week, or more! No wonder Jesus used this slice from every day life as an illustration of his sudden return and the final and complete declaration of God’s reign. Though we know the moment of reckoning is coming, like the five foolish maidens we can easily become distracted and hence unprepared for the crucial moment of need.
I find the closing line of the parable most abrupt and final, "Then the door was locked." Not just closed, but locked! What was once open and inviting to feasters – now is locked. Can you hear the slamming of the door, the bolt’s clicking into place? Reminds me of the crashing sound prison gates make when they are closed behind you. But this is no prison; those on the inside have an end to their long wait, they now enter into a festival. Those outside are forever outside. What an opportunity they missed by squandering their time and not getting the required "oil." How dull-witted they turned out to be. Had they been productive during the groom’s delay, had they seen what was expected and required of them, and acted on it, they would not have ended in such dire circumstances.
At this writing, the number of daily deaths due to the pandemic is climbing. Now more young people are succumbing. Today’s parable points to a moment, not just at the end time, but now. It calls us to seize the moment and direct our lives guided by the wisdom God gives us in Christ. We do not yet see Christ coming. What we experience are the multitude of endings caused by the virus. There are the: much-changed routines of work, on-line schooling, crammed schedules, accustomed activities on hold, rushed family meals, fatigue from endless Zoom meetings, depressing daily news, worry and impatience for a vaccine, etc. How are we doing, how shall we respond? It depends on how well we have tended to our "oil" supply. If we have squandered it with neglect, or missed opportunities, then when we look for a backup in a moment of crisis, we may be left with the sound of the slamming and locked door. It’s too late.
But it’s not, you know. The parable’s locked door hasn’t happened yet. Jesus reminds us now that we still have time. God is available to us now with the gift of Wisdom, to show us what we must still do to keep a good supply of oil. "She [Wisdom] hastens to make herself known." We acknowledge our need and dependence on God. We yearn and search for Wisdom – it is given to us in these scriptures and in the food prepared at this table set before us.
Khôn ngoan 6: 12-16; Psalm 62; 1Thêxalônica 4: 13-18; Mátthêu 25: 1-13
Ở vài nơi tại Hoa Kỳ và ngay trong vài thành phố, lá cây đã trở màu vàng đỏ trông rất đẹp. Đối với nhiều người trong chúng ta cảnh vật thay đổi sắc màu mùa này là điều chúng ta thích nhất. Mùa đông giá lạnh vẫn chưa đến, những cơn gió lạnh chưa thổi mạnh để làm lá vàng rụng xuống. Ánh vàng của mặt trời lặn lúc hoàng hôn hòa vào màu lá làm tô thêm vẽ đẹp rực rỡ trong ánh vàng cuối ngày và khiến cho tâm hồn chúng ta được thư thái. Ngay cả những thời điểm cần phải thận trọng trong lúc này vì cơn đại dịch, chúng ta vẫn muốn cố gắng bước ra ngoài để đi bách bộ một vòng xem những cảnh đẹp của mùa này.
Nhưng, chúng ta vẫn biết màu vàng của lá mang ý nghĩa là lá đã chết trên cành rồi, và sớm muộn gì nó cũng sẽ rơi xuống đất, Rồi bị cào ra khỏi bãi cỏ và sân chơi và sẽ được mang đi hết. Mùa đông chắc đã sắp đến gần và đó cũng là những ngày cuối năm. Mùa phụng vụ đi song hành với cảnh vật đang diễn ra trong tự nhiên, và nó đang ở những ngày cuối. 3 tuần cuối trước mùa Vọng, chúng ta thay đổi những suy gẫm và lời cầu nguyện hướng về cuối năm. Chúng ta được mời gọi suy ngẫm, không những chỉ liên quan đến phần cuối cuộc đời là sự chết, nhưng còn là sự tổng kết những kinh nghiệm đã trãi qua trong cuộc đời của chúng ta, và trong những ngày nầy còn có nhiều lý do tự nhiên khác phải buồn phiền.
Các bài đọc trích từ Kinh Thánh trong mùa này khuyến khích chúng ta nên suy gẫm đến những gì hiện thực và vững chắc trong đời sống chúng ta, và những gì chỉ là thoáng qua không đáng cho chúng ta đầu tư năng lực vào đấy. Trong những ngày nầy, chủ đề về sự chết và những giới hạn của nó là căn bản tô đậm và được đánh dấu chấm than bởi cơn đại dịch! Chúng ta cần tự hỏi: Trọng tâm của đời sống chúng ta là gì? Điều gì có thể rời bỏ chúng ta trong đời sống nầy? Điều gì sẽ đồng hành và gìn giữ chúng ta qua những khúc quanh bất chợt của cuộc sống từ sự thử thách đức tin trong những ngày nầy?
Tác giả sách Khôn Ngoan nhắc chúng ta nhớ đến sự hiện diện và hướng dẩn vượt qua những thất bại của sự Khôn Ngoan mà họ tin tưởng vào. Khôn Ngoan được “chiếu soi sáng ngời không hề phai nhạt"- trong lúc bao nhiêu điều chúng ta tin tưởng sẽ qua đi. Khi cuộc sống cuốn lấy chúng ta trong suốt một mùa đông bao vây chúng ta, chúng ta sẽ phải làm gì?; điều gì trong cuộc sống của chúng ta còn “còn toả sáng mà không phai tàn” có thể hướng dẩn chúng ta vượt qua trời đông tối tăm lạnh giá?
Chúng ta có thể trả lời bài đọc thứ nhất bằng cách mời sự Khôn Ngoan đến sống với chúng ta. Chúng ta được khuyến khích canh chờ trong cuộc sống là sự Khôn Ngoan, và sự Khôn Ngoan sẽ gặp chúng ta với "hết cả tấm lòng". Vậy đó có phải là điều mà chúng ta cần nhiều hơn trong những ngày này là "tất cả tấm lòng"? Bái đọc nói là những ai tìm kiếm Khôn Ngoan sẽ được gặp được sự Khôn Ngoan, sẽ nhận được hồng ân của Thiên Chúa. Điều cần có là một trái tim chân thành và khao khát kiếm tìm. Ở các chỗ khác trong Kinh Thánh, chúng ta được biết sự Khôn Ngoan đem đến cho người tìm kiếm: "Lòng hiểu biết để suy xét và phân biệt điều phải và điều trái" (1Các Vua 3:9). Trong khi tất cả mọi sự đều qua đi, còn sự Khôn Ngoan vẫn hướng dẩn chúng ta đến điều không bao giờ phai nhạt, vì sự Khôn Ngoan xuất phát từ Thiên Chúa, đầy quyền năng và không hề thay đổi (Kn 7: 22-27). Bài đọc hôm nay gợi ý rằng ngay cả khi bắt đầu tìm kiếm là đã gặp được Khôn Ngoan rồi. Đó chính là bởi ơn huệ hơn của Chúa hơn là do sự cố gắng. Sự cố gắng đến với đời sống trung thành với đường lối Khôn Ngoan đã chỉ cho chúng ta.
Đối với người Kitô hữu, Chúa Giêsu là sự Khôn Ngoan mặc lấy xác phàm của Thiên Chúa. Những ai tìm kiếm Ngài sẽ gặp ánh sáng "chiếu soi rực rỡ và không hề phai nhạt". Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta có cơ hội ngồi dưới chân Ngài và học hỏi sự Khôn Ngoan từ Ngài, để chúng ta có thể trở nên khôn ngoan biết tìm theo đường lối của Thiên Chúa, không bị những hấp dẫn trần thế lừa gạt - nhưng chỉ là những khoản khắc tạm thời.
Hôm nay trong lúc nói về dụ ngôn, chúng ta gặp những phong tục từ thế giới khác và từ thời gian khác. Thường thì cô dâu ở nhà chờ đợi chú rể và bạn bè đến. Vì sao chú rể và bạn bè có thể đên trể? Theo phong tục, nhà trai phải thương lượng về cô dâu với người cha và gia đình cô dâu. Việc thương lượng này có thể kéo dài suốt đêm thậm chí trong rất nhiều ngày. Thương lượng lâu ngày là điều tốt và là dấu chỉ cô dâu là người được trân trọng và quý giá. Khi hai bên thương lượng xong, chú rể và nhà trai cùng bạn bè sẽ đến nhà cô dâu rước dâu về nhà. Lúc đó tiệc cưới ở nhà chú rể mới bắt đầu. Lễ cưới đó rất linh đình, có thể kéo dài cả tuần hay hơn hữa. Thế nên khi Chúa Giêsu dùng hình ảnh trong sinh hoạt hằng ngày này làm một minh hoạ nói về ngày Ngài sẽ trở lại rất bất ngờ và sự loan báo cuối cùng và hoàn chỉnh của triều đại Thiên Chúa. Mặc dù chúng ta biết khi Ngài đến bất ngờ, chúng có giống như 5 cô trinh nữ dại dôt kia không, chúng ta có thể bị phân tâm và xao lảng đời sống thiêng liêng để trở nên không sẳn sàng chuẩn bị cho thời điểm quan trọng và cần thiết này.
Tôi thấy là câu cuối cùng của dụ ngôn thật đột ngột và ngắn gọn "Rồi người ta khóa cửa lại". Không phải chỉ đóng cửa, mà là khóa cửa lại! Điều gì trước kia đã được mở ra để đón chào các người đến dự tiệc - bây giờ đã khóa lại. Bạn có thể nghe được tiếng đóng dứt khoát của cánh cửa không, và cả tiếng khóa cửa nữa? Việc này nhắc tôi nhớ đến cửa nhà lao được đóng lại sau khi tù nhân bước vào. Nhưng, đây không phải là nhà lao. Những người ở bên trong hoàn tất việc chờ đợi đã lâu, nay họ đến dự tiệc cưới. Những người còn bên ngoài vẫn mãi mãi bên ngoài. Thật là họ đã mất đi một cơ hội do đã lãng phí thời giờ và không đem theo đủ “dầu” cho ngọn đèn đức tin. Thật sự họ đã trở nên dại dột. Nếu họ biết chú rể có thể đến trể, nếu họ biết điều gì đang chờ đợi và đòi hỏi nơi họ, thì họ đã hành động theo điều đó và sẽ không có một kết thúc không như mong đợi với hoàn cảnh thê thảm như vậy đó.
Trong lúc tôi viết bài giảng này, hiện vẫn có một số người chết do dịch bệnh covid. Hằng ngày số người chết về bệnh đó càng tăng thêm. Bây giờ vẫn có nhiều người trẻ tuổi bị chết. Bài dụ ngôn hôm nay nói đến một thời điểm, không phải là lúc cánh chung, mà ngay bây giờ. Điều đó mời gọi chúng ta đã đến thời điểm rồi, hãy để đời sống chúng ta được hướng dẫn bởi sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Kitô. Chúng ta chưa thấy Chúa Kitô đến. Điều chúng ta kinh nghiệm là biết bao nhiêu người chết vì bệnh dịch covid. Đó là: những thói quen thay đổi việc làm, học sinh học trực tuyến trên máy vi tính, các chương trình dồn dập, những sinh hoạt bình thường phải bị ngưng trệ, bữa cơm gia đình vội vã, mệt mỏi vì những cuộc họp liên tục, những tin tức hằng ngày nghe chán nản, lo lắng và thiếu kiên nhẩn chờ đợi thuốc đâc trị v.v... Chúng ta bây giờ ra sao? Chúng ta sẽ đáp lại như thế nào? Điều đó tùy theo số lượng dầu đèn mà chúng ta đem theo. Nếu chúng ta vô ý bỏ qua, hay mất cơ hội thì chúng ta có tìm dịp để được giúp đở khi khó khăn. Chúng ta có thể bị bỏ lại với tiếng đóng và khóa cửa. Thật đã quá muộn rồi!
Nhưng, không phải thế đâu. Dụ ngôn khóa của chưa xãy ra. Chúa Giêsu nhắc chúng ta là chúng ta còn có thì giờ. Thiên Chúa luôn sẵn sàng trao cho chúng ta ơn Khôn Ngoan, để chỉ cho chúng ta điều gì chúng ta còn cần phải làm để có đủ dầu cho đèn. "Ơn Khôn Ngoan nhanh chóng cho chúng ta biết Ngài" Chúng ta chấp nhận điều chúng ta cần và dựa vào Thiên Chúa chúng ta tìm kiêm ơn Khôn Ngoan. Chúng ta được lãnh nhận sự Khôn Ngoan trong những bài đọc Kinh Thánh và trong lương thực được dọn sẵn trên bàn thờ trước mặt chúng ta,
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
32nd SUNDAY (A)
Wisdom 6: 12-16; Psalm 63; 1Thessalonians 4: 13-18; Matthew 25: 1-13
In parts of the country trees are still ablaze with autumn fire. It is a spectacular show, even in the cities! For many of us this season of nature’s pyrotechnics is our favorite. The harsh cold of winter has not yet arrived; the cruel winds have not yet blown those leaves from the trees. The golden sunlight at the end of each day only enhances the brilliance of the multi-colored leaves. The last rays of the sun also set a quiet mood to the ends of the days. Even during these cautious times of a pandemic, we try to get out for at least a brief walk through the technicolor scene that marks these days..
But we know the color of the leaves means they are dying on their branches – soon they will fall to the ground, be raked from lawns and playgrounds and carted off. Winter is surely coming, the end of the year. The liturgical season parallels what’s going on in nature – it is coming to an end. These last three weeks before Advent shift our thoughts and prayers to the end time. We are invited to think, not only of our final end in death, but about all the endings we experience through our lives – and these days there are more than the usual reasons for grief.
The scripture readings this season encourage us to reflect on what is permanent and sure in our lives and what is passing, not worth the investment of our precious energies. These days the themes of death and limits are underlined and marked with exclamation points by the pandemic! We need to ask ourselves: What’s the focus of our lives? What can be taken away from us? What will accompany and sustain us through life’s twists and sudden turns these faith-testing days?
The author of the Book of Wisdom reminds us that one unfailing presence and guide for believers is Wisdom. She is "resplendent and unfading" – while so much we put our confidence in pales and passes away. When life takes one of those winter twists on us, what have we to fall back on; what in our lives is "resplendent and unfading" and can guide us through the cold and dark?
We might respond to this first reading by inviting Wisdom to come and make her home with us. We are encouraged to watch and keep vigil for Wisdom, for she will meet us "with all solicitude." Isn’t that what we need more of these days, "all solicitude?" The reading suggests that all who seek Wisdom shall find her, shall receive this gift of God. What is required is a sincere and seeking heart. Elsewhere in the scriptures we are told what Wisdom gives the seeker, "an understanding heart to judge and distinguish right from wrong" (1 Kings 3:9). Whereas all else is passing, Wisdom will guide us to what never fades, for she is like God, all powerful and unchanging (7: 22-27). Today’s reading suggests that even to begin the search, is to be found by Wisdom. It is more gift than effort. The effort comes in living a life faithful to the path Wisdom has shown us.
For the Christian, Jesus is God’s Wisdom personified. Those who seek him find the light that is "resplendent and unfading." Today’s gospel gives us an opportunity to sit at his feet and learn wisdom from him, so that we might become wise in God’s ways, not deceived by what is initially alluring – but transitory.
As we enter today’s parable, we meet customs from another world and another time. The bride and her attendants customarily waited at home for the arrival of the groom and his party. Why might the groom be delayed? According to the custom, the groom would be negotiating for the bride with her father and family. The bartering could go on well into the night, even for days. Bartering at great length was considered a compliment and a sign that the bride was indeed treasured and priceless. When both sides came to an agreement the groom and his family attendants would arrive to take the bride to his home. Once there, the wedding feast would begin. And what a feast it would be, lasting for a week, or more! No wonder Jesus used this slice from every day life as an illustration of his sudden return and the final and complete declaration of God’s reign. Though we know the moment of reckoning is coming, like the five foolish maidens we can easily become distracted and hence unprepared for the crucial moment of need.
I find the closing line of the parable most abrupt and final, "Then the door was locked." Not just closed, but locked! What was once open and inviting to feasters – now is locked. Can you hear the slamming of the door, the bolt’s clicking into place? Reminds me of the crashing sound prison gates make when they are closed behind you. But this is no prison; those on the inside have an end to their long wait, they now enter into a festival. Those outside are forever outside. What an opportunity they missed by squandering their time and not getting the required "oil." How dull-witted they turned out to be. Had they been productive during the groom’s delay, had they seen what was expected and required of them, and acted on it, they would not have ended in such dire circumstances.
At this writing, the number of daily deaths due to the pandemic is climbing. Now more young people are succumbing. Today’s parable points to a moment, not just at the end time, but now. It calls us to seize the moment and direct our lives guided by the wisdom God gives us in Christ. We do not yet see Christ coming. What we experience are the multitude of endings caused by the virus. There are the: much-changed routines of work, on-line schooling, crammed schedules, accustomed activities on hold, rushed family meals, fatigue from endless Zoom meetings, depressing daily news, worry and impatience for a vaccine, etc. How are we doing, how shall we respond? It depends on how well we have tended to our "oil" supply. If we have squandered it with neglect, or missed opportunities, then when we look for a backup in a moment of crisis, we may be left with the sound of the slamming and locked door. It’s too late.
But it’s not, you know. The parable’s locked door hasn’t happened yet. Jesus reminds us now that we still have time. God is available to us now with the gift of Wisdom, to show us what we must still do to keep a good supply of oil. "She [Wisdom] hastens to make herself known." We acknowledge our need and dependence on God. We yearn and search for Wisdom – it is given to us in these scriptures and in the food prepared at this table set before us.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 32 Mùa Quanh Năm A. 8.11.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:10 05/11/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang tiến dần đến những ngày cuối năm phụng vụ. Các bài đọc trong tuần lễ nầy cũng như những tuần kế tiếp hướng chúng ta đến ngày phán xét cánh chung - Chúa đến trần gian lần thứ II.
Khi có dịp suy nghĩ về ngày nầy, chúng ta thử nghĩ mình đã chuẩn bị thế nào cho ngày đó? Các bài sách thánh hôm nay trình bày cho chúng ta về sự khôn ngoan mà chúng ta phải có để chuẩn bị cho ngày nầy, khi đang sống cuộc đời tạm bợ nầy, mà lúc nào đó Chúa gọi chúng ta về với Ngài.
Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, ban cho chúng ta sự khôn ngoan biết lựa chọn phần rỗi đời đời. Đừng bám vào cuộc sống tạm bợ như là một cứu cánh. Vì chúng ta sẽ mất đi tất cả khi tử thần đến gõ cửa gọi ta về đời sau. ''''
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho những kẻ kiên nhẫn tìm Ngài sẽ gặp được nó. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần giúp mỗi người trong chúng ta luôn tìm kiếm sự trọn lành, thánh thiện.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta điểm chính yếu là đời sống hôm nay chuẩn bị cho ngày mai. Đối diện sự chết mà không sợ hãi, nhưng tin tưởng và cậy trông vào Chúa.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Dụ ngôn về năm trinh nữ khôn ngoan và khờ dại, có mục đích nhắc nhở chúng ta điểm chính đó là sự tỉnh thức. Sẵn sàng với ngọn đèn cháy sáng chờ đón Chúa đến bất cứ lúc nào.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu ân cần nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị luôn cho việc Chúa đến lần thứ II. Với niềm cậy trông và phó thác, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong chúng ta, luôn biết canh tân đời sống của mình. Xin đừng để chúng ta trì hoãn việc ăn năn trở lại trong Mùa Vọng năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những người yếu đuối, đang hấp hối trên giường bệnh. Xin cho họ luôn vững niềm cậy trông, phó thác vào Chúa là Cha đầy lòng nhân ái, trong những giây phút cuối đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những người có trách nhiệm săn sóc bệnh nhân: các bác sĩ, y sĩ, y tá, các chuyên viên y khoa trong các bệnh viện và nhà hưu dưỡng, xin cho tinh thần phục vụ của họ mang lại niềm an ủi và tự tin cho các bệnh nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trước bao cảnh chết chóc tang thương do bom đạn, khủng bố... chúng ta thấy trên truyền hình, điện thoại hay đọc thấy hằng ngày trên báo chí, xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, biết dùng sự khôn ngoan của mình để đem lại một nền hoà bình đích thực cho thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta đã bước vào tháng các linh hồn, xin nhớ đến những thân bằng quyến thuộc, đồng bào, chiến sĩ và những linh hồn mồ côi, những nạn nhân của Covid-19… Xin cho họ được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con luôn tỉnh thức đợi chờ, vì không biết được ngày giờ nào Chúa đến. Xin cho việc tưởng niệm Chúa chết và sống lại trong thánh lễ sẽ mang lại cho chúng con niềm cậy trông và phó thác. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta đang tiến dần đến những ngày cuối năm phụng vụ. Các bài đọc trong tuần lễ nầy cũng như những tuần kế tiếp hướng chúng ta đến ngày phán xét cánh chung - Chúa đến trần gian lần thứ II.
Khi có dịp suy nghĩ về ngày nầy, chúng ta thử nghĩ mình đã chuẩn bị thế nào cho ngày đó? Các bài sách thánh hôm nay trình bày cho chúng ta về sự khôn ngoan mà chúng ta phải có để chuẩn bị cho ngày nầy, khi đang sống cuộc đời tạm bợ nầy, mà lúc nào đó Chúa gọi chúng ta về với Ngài.
Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, ban cho chúng ta sự khôn ngoan biết lựa chọn phần rỗi đời đời. Đừng bám vào cuộc sống tạm bợ như là một cứu cánh. Vì chúng ta sẽ mất đi tất cả khi tử thần đến gõ cửa gọi ta về đời sau. ''''
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I:
Sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho những kẻ kiên nhẫn tìm Ngài sẽ gặp được nó. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần giúp mỗi người trong chúng ta luôn tìm kiếm sự trọn lành, thánh thiện.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta điểm chính yếu là đời sống hôm nay chuẩn bị cho ngày mai. Đối diện sự chết mà không sợ hãi, nhưng tin tưởng và cậy trông vào Chúa.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Dụ ngôn về năm trinh nữ khôn ngoan và khờ dại, có mục đích nhắc nhở chúng ta điểm chính đó là sự tỉnh thức. Sẵn sàng với ngọn đèn cháy sáng chờ đón Chúa đến bất cứ lúc nào.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu ân cần nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị luôn cho việc Chúa đến lần thứ II. Với niềm cậy trông và phó thác, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong chúng ta, luôn biết canh tân đời sống của mình. Xin đừng để chúng ta trì hoãn việc ăn năn trở lại trong Mùa Vọng năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những người yếu đuối, đang hấp hối trên giường bệnh. Xin cho họ luôn vững niềm cậy trông, phó thác vào Chúa là Cha đầy lòng nhân ái, trong những giây phút cuối đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những người có trách nhiệm săn sóc bệnh nhân: các bác sĩ, y sĩ, y tá, các chuyên viên y khoa trong các bệnh viện và nhà hưu dưỡng, xin cho tinh thần phục vụ của họ mang lại niềm an ủi và tự tin cho các bệnh nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trước bao cảnh chết chóc tang thương do bom đạn, khủng bố... chúng ta thấy trên truyền hình, điện thoại hay đọc thấy hằng ngày trên báo chí, xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, biết dùng sự khôn ngoan của mình để đem lại một nền hoà bình đích thực cho thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta đã bước vào tháng các linh hồn, xin nhớ đến những thân bằng quyến thuộc, đồng bào, chiến sĩ và những linh hồn mồ côi, những nạn nhân của Covid-19… Xin cho họ được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con luôn tỉnh thức đợi chờ, vì không biết được ngày giờ nào Chúa đến. Xin cho việc tưởng niệm Chúa chết và sống lại trong thánh lễ sẽ mang lại cho chúng con niềm cậy trông và phó thác. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 05/11/2020
16. Trong gian khổ có thể im lặng không nói, nội tâm hướng thượng, không để ý lời người khác phê bình, đó chính là minh triết.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 05/11/2020
74. NƯỚC TẮM SÚC MIỆNG
Có người nọ tắm trong nhà tắm, lấy tay bưng nước tắm súc miệng, những khách tắm khác đều nhướng mày kinh ngạc, có người nói:
- “Sao anh không chú trọng đến vệ sinh sạch sẽ hử?”
Người ấy chấp tay nói:
- “Thì súc miệng xong tôi nhổ ra bên ngoài cũng được vậy !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 74:
Cuộc sống của con người ta ngày càng văn minh thì càng lo lắng đến vấn đề vệ sinh, bởi vì ai cũng sợ mắc bệnh, sợ chết, sợ ô nhiễm...
Vì sợ chết mà con người ta càng chú trọng đến vấn đề vệ sinh phần xác, nhưng hình như rất ít người chú trọng đến vệ sinh phần hồn. Vệ sinh phần hồn là tránh đừng để cho thói xấu xâm nhập vào trong tâm hồn, tránh đến gần những nơi có thể làm cho linh hồn bị ô nhiễm như đi hát kara-ok, đi uống cà phê ôm, đi chích choác xì ke ma túy, như chơi bời với bạn bè xấu.v.v...
Bệnh tật -nhất là bệnh truyền nhiễm- thì không kiêng dè một ai, người khỏe mạnh cũng như người ốm yếu đều có thể lây bệnh như si da, như ho lao, như HIV, như cúm gà và hiện đang là đại dịch toàn cầu là viêm phổi covid-vuhan v.v...
Cũng vậy, có nhiều người Ki-tô hữu nói rằng mình luôn đi xưng tội, mình luôn đi rước lễ, mình luôn đi tham dự thánh lễ, cho nên không sợ “lây tội”, và thế là cứ giao du với bạn bè xấu, cứ thoải mái đùa với lửa khi đi uống cà phê ôm, và họ đang bị nhiễm bệnh mà không biết. Dù là linh mục, dù là tu sĩ nam nữ, dù là thánh sống thì cũng luôn đề phòng bệnh truyền nhiễm lây lan đến tâm hồn của mình, cho nên họ càng ra sức gìn giữ vệ sinh phần hồn của mình.
Nước tắm là nước nhơ bẩn dù cho súc miệng xong thì nhổ ra ngoài, nhổ nước ra nhưng con vi trùng bệnh đã nhập vào trong thân thể rồi; cũng vậy, có người Ki-tô hữu nói mắc tội thì đi xưng tội có sao đâu, dù xưng tội hằng ngày mà không xa tránh dịp tội, không chừa tội thì có ích chi, bởi vì tâm hồn đã nhiễm bệnh rồi...
Bệnh truyền nhiễm rất đáng sợ, và tội lỗi thì càng đáng sợ hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người nọ tắm trong nhà tắm, lấy tay bưng nước tắm súc miệng, những khách tắm khác đều nhướng mày kinh ngạc, có người nói:
- “Sao anh không chú trọng đến vệ sinh sạch sẽ hử?”
Người ấy chấp tay nói:
- “Thì súc miệng xong tôi nhổ ra bên ngoài cũng được vậy !”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 74:
Cuộc sống của con người ta ngày càng văn minh thì càng lo lắng đến vấn đề vệ sinh, bởi vì ai cũng sợ mắc bệnh, sợ chết, sợ ô nhiễm...
Vì sợ chết mà con người ta càng chú trọng đến vấn đề vệ sinh phần xác, nhưng hình như rất ít người chú trọng đến vệ sinh phần hồn. Vệ sinh phần hồn là tránh đừng để cho thói xấu xâm nhập vào trong tâm hồn, tránh đến gần những nơi có thể làm cho linh hồn bị ô nhiễm như đi hát kara-ok, đi uống cà phê ôm, đi chích choác xì ke ma túy, như chơi bời với bạn bè xấu.v.v...
Bệnh tật -nhất là bệnh truyền nhiễm- thì không kiêng dè một ai, người khỏe mạnh cũng như người ốm yếu đều có thể lây bệnh như si da, như ho lao, như HIV, như cúm gà và hiện đang là đại dịch toàn cầu là viêm phổi covid-vuhan v.v...
Cũng vậy, có nhiều người Ki-tô hữu nói rằng mình luôn đi xưng tội, mình luôn đi rước lễ, mình luôn đi tham dự thánh lễ, cho nên không sợ “lây tội”, và thế là cứ giao du với bạn bè xấu, cứ thoải mái đùa với lửa khi đi uống cà phê ôm, và họ đang bị nhiễm bệnh mà không biết. Dù là linh mục, dù là tu sĩ nam nữ, dù là thánh sống thì cũng luôn đề phòng bệnh truyền nhiễm lây lan đến tâm hồn của mình, cho nên họ càng ra sức gìn giữ vệ sinh phần hồn của mình.
Nước tắm là nước nhơ bẩn dù cho súc miệng xong thì nhổ ra ngoài, nhổ nước ra nhưng con vi trùng bệnh đã nhập vào trong thân thể rồi; cũng vậy, có người Ki-tô hữu nói mắc tội thì đi xưng tội có sao đâu, dù xưng tội hằng ngày mà không xa tránh dịp tội, không chừa tội thì có ích chi, bởi vì tâm hồn đã nhiễm bệnh rồi...
Bệnh truyền nhiễm rất đáng sợ, và tội lỗi thì càng đáng sợ hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đánh cược với lòng thương xót
Lm. Minh Anh
22:35 05/11/2020
ĐÁNH CƯỢC VỚI LÒNG THƯƠNG XÓT
“Chủ đã khen người quản lý bất lương đó hành động khôn khéo”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất bất ngờ, một bất ngờ đầy thú vị khi chúng ta gọi dụ ngôn người quản gia bất lương của Tin Mừng Luca hôm nay là dụ ngôn ‘đánh cược với lòng thương xót’. Đúng thế, dụ ngôn này nằm ngay sau chuỗi dụ ngôn ‘con chiên bị lạc’, ‘đồng bạc bị mất’ và ‘người cha nhân hậu’ vốn là một chuỗi dụ ngôn hay nhất về lòng thương xót Chúa của Tin Mừng.
Trước sự chai lỳ của biệt phái, Chúa Giêsu buộc phải kể ra dụ ngôn này, Ngài có ý còn nước còn tát với những ai cho mình là công chính đang chối nhận sứ điệp Ngài mang đến. Như vậy, Ngài vẫn mở ngõ, vẫn hy vọng để họ quay về một khi dám ‘đánh cược với lòng thương xót’ của Thiên Chúa.
Ở Trung Đông ngày xưa, một quản gia bị chủ nghi ngờ, thì lập tức, phải nghỉ việc. Sách luật Mishna ghi rõ, quản gia sẽ bị sa thải bất cứ lúc nào; một khi chủ phán quyết, đương sự phải làm thinh và có thể ở tù sau khi chủ đưa người ấy ra toà. Vậy mà với người quản gia này, dẫu trong hiện tại, anh đã hết quyền nhưng anh vẫn ma mãnh sắp đặt cho tương lai, “Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi…”, và anh ra tay hành động, “Ông nợ chủ tôi bao nhiêu?... Ngồi xuống mau, cầm lấy văn tự viết lại năm mươi”; hay “Ngồi xuống mau, cầm lấy văn tự, viết lại tám trăm”. Anh ta đã ‘đánh cược với lòng thương xót’ của chủ, người vẫn để cho mọi sự xảy ra, dù ông đã biết tất cả.
Tại sao người quản gia lại liều lĩnh đến thế? Sao anh không sợ lề luật? Và dường như cũng chẳng e dè với ông chủ! Thưa bởi lẽ, anh biết chủ anh, một người quá nhân hậu; dẫu sắp cho anh nghỉ việc, ông vẫn một lần nữa sẽ lờ đi như đã lờ đi bao lần cho anh trong quá khứ. Bằng chứng là sau khi gặp anh, chủ anh vẫn không một lời rầy la, không đuổi anh khỏi nhà, cũng không giải anh ra toà và không bỏ tù anh theo luật. Anh ta hiểu được tấm lòng cực kỳ nhân hậu của chủ; vì thế, một lần nữa, anh liều ‘đánh cược với lòng thương xót’ của ông; anh gặp từng con nợ như khi đương quyền, anh bình tĩnh đóng vai một quản gia hoàn hảo như không chuyện gì xảy ra; anh làm mọi sự như đang nhân danh lòng khoan dung hào hiệp của chủ. Và “Chủ đã khen người quản lý bất lương đó hành động khôn khéo”; đúng như anh nghĩ, ông quá đại lượng để không phơi trần gian dối của anh; anh đã tính trước, và đã tính đúng, chủ anh sẽ tuyệt đối nhân từ.
Luật thánh Biển Đức có một chương gọi là “Khí cụ các việc lành phúc đức”. Chương đó được mô tả như hộp đồ nghề của một đan sĩ gồm tất cả những gì mà một thầy dòng tốt lành cần; cả thảy có bảy mươi bảy điều. Luật bắt đầu bằng những điều căn bản như yêu Chúa, yêu anh em, chớ giết người, đừng trộm cắp… và cuối cùng là ‘đừng bao giờ thất vọng’. Trong hộp đồ nghề của người đan sĩ, khi mọi dụng cụ khác không còn hữu ích, vẫn còn một ‘bửu bối’ cuối cùng là ‘đừng bao giờ thất vọng’ trước lòng thương xót của Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Vấn đề quan trọng là chúng ta có hiểu được tấm lòng nhân hậu, từ bi, bao dung, chậm giận và giàu nhân nghĩa của Thiên Chúa như người quản gia bất lương hiểu được tấm lòng của chủ mình không? Cảm nhận được tình thương của Người và để tình thương ấy biến đổi tâm hồn chúng ta còn là điều quan trọng hơn. Tin Mừng không dạy chúng ta noi theo sự bất lương của viên quản gia, nhưng Tin Mừng dạy chúng ta xác tín vào lòng thương xót Chúa. Và nếu có phút giây nào đó bị cám dỗ tuyệt vọng, chúng ta hãy đem ‘bảo huấn’ cuối cùng của người đan sĩ ra sử dụng là ‘đừng bao giờ thất vọng’ trước Thiên Chúa, hãy liều lĩnh ‘đánh cược vào lòng thương xót’ của Người. Một nhà thơ đạo đức đã nói, “Hãy táo bạo với lòng nhân từ của Thiên Chúa và các ngươi sẽ thắng”; Đức Phanxicô thì nói, “Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt khi thứ tha”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương con đến nỗi đổ máu mình để cứu chuộc con; mỗi ngày, Chúa còn chết và sống lại cho con trên bàn thờ. Vậy không còn lý do gì để con ngã lòng, không dám ‘đánh cược vào lòng thương xót’ Chúa; xin cho con cảm nghiệm được tình thương Chúa để con dám té ngã vào vòng tay yêu thương của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chủ đã khen người quản lý bất lương đó hành động khôn khéo”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất bất ngờ, một bất ngờ đầy thú vị khi chúng ta gọi dụ ngôn người quản gia bất lương của Tin Mừng Luca hôm nay là dụ ngôn ‘đánh cược với lòng thương xót’. Đúng thế, dụ ngôn này nằm ngay sau chuỗi dụ ngôn ‘con chiên bị lạc’, ‘đồng bạc bị mất’ và ‘người cha nhân hậu’ vốn là một chuỗi dụ ngôn hay nhất về lòng thương xót Chúa của Tin Mừng.
Trước sự chai lỳ của biệt phái, Chúa Giêsu buộc phải kể ra dụ ngôn này, Ngài có ý còn nước còn tát với những ai cho mình là công chính đang chối nhận sứ điệp Ngài mang đến. Như vậy, Ngài vẫn mở ngõ, vẫn hy vọng để họ quay về một khi dám ‘đánh cược với lòng thương xót’ của Thiên Chúa.
Ở Trung Đông ngày xưa, một quản gia bị chủ nghi ngờ, thì lập tức, phải nghỉ việc. Sách luật Mishna ghi rõ, quản gia sẽ bị sa thải bất cứ lúc nào; một khi chủ phán quyết, đương sự phải làm thinh và có thể ở tù sau khi chủ đưa người ấy ra toà. Vậy mà với người quản gia này, dẫu trong hiện tại, anh đã hết quyền nhưng anh vẫn ma mãnh sắp đặt cho tương lai, “Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi…”, và anh ra tay hành động, “Ông nợ chủ tôi bao nhiêu?... Ngồi xuống mau, cầm lấy văn tự viết lại năm mươi”; hay “Ngồi xuống mau, cầm lấy văn tự, viết lại tám trăm”. Anh ta đã ‘đánh cược với lòng thương xót’ của chủ, người vẫn để cho mọi sự xảy ra, dù ông đã biết tất cả.
Tại sao người quản gia lại liều lĩnh đến thế? Sao anh không sợ lề luật? Và dường như cũng chẳng e dè với ông chủ! Thưa bởi lẽ, anh biết chủ anh, một người quá nhân hậu; dẫu sắp cho anh nghỉ việc, ông vẫn một lần nữa sẽ lờ đi như đã lờ đi bao lần cho anh trong quá khứ. Bằng chứng là sau khi gặp anh, chủ anh vẫn không một lời rầy la, không đuổi anh khỏi nhà, cũng không giải anh ra toà và không bỏ tù anh theo luật. Anh ta hiểu được tấm lòng cực kỳ nhân hậu của chủ; vì thế, một lần nữa, anh liều ‘đánh cược với lòng thương xót’ của ông; anh gặp từng con nợ như khi đương quyền, anh bình tĩnh đóng vai một quản gia hoàn hảo như không chuyện gì xảy ra; anh làm mọi sự như đang nhân danh lòng khoan dung hào hiệp của chủ. Và “Chủ đã khen người quản lý bất lương đó hành động khôn khéo”; đúng như anh nghĩ, ông quá đại lượng để không phơi trần gian dối của anh; anh đã tính trước, và đã tính đúng, chủ anh sẽ tuyệt đối nhân từ.
Luật thánh Biển Đức có một chương gọi là “Khí cụ các việc lành phúc đức”. Chương đó được mô tả như hộp đồ nghề của một đan sĩ gồm tất cả những gì mà một thầy dòng tốt lành cần; cả thảy có bảy mươi bảy điều. Luật bắt đầu bằng những điều căn bản như yêu Chúa, yêu anh em, chớ giết người, đừng trộm cắp… và cuối cùng là ‘đừng bao giờ thất vọng’. Trong hộp đồ nghề của người đan sĩ, khi mọi dụng cụ khác không còn hữu ích, vẫn còn một ‘bửu bối’ cuối cùng là ‘đừng bao giờ thất vọng’ trước lòng thương xót của Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Vấn đề quan trọng là chúng ta có hiểu được tấm lòng nhân hậu, từ bi, bao dung, chậm giận và giàu nhân nghĩa của Thiên Chúa như người quản gia bất lương hiểu được tấm lòng của chủ mình không? Cảm nhận được tình thương của Người và để tình thương ấy biến đổi tâm hồn chúng ta còn là điều quan trọng hơn. Tin Mừng không dạy chúng ta noi theo sự bất lương của viên quản gia, nhưng Tin Mừng dạy chúng ta xác tín vào lòng thương xót Chúa. Và nếu có phút giây nào đó bị cám dỗ tuyệt vọng, chúng ta hãy đem ‘bảo huấn’ cuối cùng của người đan sĩ ra sử dụng là ‘đừng bao giờ thất vọng’ trước Thiên Chúa, hãy liều lĩnh ‘đánh cược vào lòng thương xót’ của Người. Một nhà thơ đạo đức đã nói, “Hãy táo bạo với lòng nhân từ của Thiên Chúa và các ngươi sẽ thắng”; Đức Phanxicô thì nói, “Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt khi thứ tha”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương con đến nỗi đổ máu mình để cứu chuộc con; mỗi ngày, Chúa còn chết và sống lại cho con trên bàn thờ. Vậy không còn lý do gì để con ngã lòng, không dám ‘đánh cược vào lòng thương xót’ Chúa; xin cho con cảm nghiệm được tình thương Chúa để con dám té ngã vào vòng tay yêu thương của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời trong 12 tháng qua
J.B. Đặng Minh An dịch
07:06 05/11/2020
Lúc 11 giờ sáng thứ Năm 5 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 6 Hồng Y, và 163 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời trong vòng 12 tháng qua.
Trong những tháng cuối cùng của năm 2019, có một vị Hồng Y và 26 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời. Từ đầu năm 2020 đến nay, có 5 vị Hồng Y và 137 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời.
Thánh lễ diễn ra tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô là nơi Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ sự thánh lễ đưa chân Đức Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc hồi tháng Ba năm 2018.
Do tình trạng bùng phát trở lại của đại dịch coronavirus, chỉ có một số rất nhỏ tín hữu tham dự, vì các biện pháp an ninh vệ sinh chống đại dịch.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Ga 11, 17-27), Chúa Giêsu long trọng nói về Người như sau: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (câu 25-26). Ánh sáng chói lọi của những lời này xua tan bóng tối của nỗi thương đau sâu sắc gây ra bởi cái chết của Ladarô. Mátta đón nhận những lời đó và với một đức tin vững chắc, cô tuyên bố rằng: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian” (câu 27). Những lời của Chúa Giêsu khiến niềm hy vọng của Mátta chuyển từ tương lai xa xôi thành hiện tại gần gũi: sự sống lại đã gần kề với cô, đang hiện diện trong con người của Đức Kitô.
Hôm nay, mặc khải này của Chúa Giêsu cũng thách thức chúng ta: chúng ta cũng được mời gọi tin vào sự sống lại, không phải như một thứ ảo ảnh xa vời nhưng như một sự kiện đã hiện diện và thậm chí đang hoạt động một cách mầu nhiệm trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh không bỏ qua hay che đậy sự hoang mang rất nhân sinh mà chúng ta cảm thấy khi đối mặt với cái chết. Chính Chúa Giêsu, khi nhìn thấy những giọt nước mắt của chị em Ladarô và những người xung quanh, đã không giấu được sự xúc động của chính mình, và như thánh sử Gioan nói thêm, chính Chúa đã “bắt đầu khóc “ (Ga 11:35). Ngoại trừ tội lỗi, Chúa hoàn toàn là một người trong chúng ta: Người cũng đã trải qua thảm kịch của đau buồn, với những giọt nước mắt cay đắng rơi lệ vì mất đi một người thân yêu. Tuy nhiên, điều này không che khuất ánh sáng chân lý tỏa ra từ mặc khải của Chúa, trong đó sự sống lại của Ladarô là một dấu chỉ tuyệt vời.
Như thế, ngày hôm nay, Chúa lặp lại với chúng ta: “Thầy là sự sống lại và là sự sống” (c. 25). Ngài kêu gọi chúng ta thực hiện một lần nữa bước nhảy vọt của đức tin và bước vào ánh sáng của sự phục sinh, thậm chí là ngay bây giờ: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Con có tin như thế không?” (Câu 26). Một khi chúng ta đã đạt được bước nhảy vọt này, cách suy nghĩ và cách nhìn nhận mọi thứ của chúng ta sẽ thay đổi. Đôi mắt đức tin, vượt qua những điều hữu hình, có thể nhìn theo một cách nào đó vào những thực tại vô hình (x. Dt 11:27). Mọi thứ xảy ra khi đó được đánh giá dưới ánh sáng của một chiều kích khác, là chiều kích vĩnh cửu.
Chúng ta tìm thấy điều này trong bài đọc trích từ Sách Khôn ngoan. Cái chết bất thình lình của người công chính được nhìn nhận dưới một góc độ khác. “Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa, nên được Thiên Chúa yêu thương. Và họ sống giữa những kẻ tội lỗi, nên được Thiên Chúa dời đi nơi khác. Người đã cất họ đi, kẻo trí khôn họ bị thói gian ác biến đổi, hay tâm hồn họ bị tật xảo trá phỉnh lừa.” (Kn 4: 10-11). Nhìn bằng con mắt đức tin, cái chết của họ không phải là một điều bất hạnh mà là một hành động quan phòng của Chúa, Đấng có cách nghĩ không giống như chúng ta. Chẳng hạn, chính tác giả sách thánh này đã chỉ ra rằng trong mắt Thiên Chúa “tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ.” (Kn 4:8-9)
Những kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho những người Ngài đã chọn hoàn toàn bị đánh giá thấp bởi những người mà chân trời duy nhất của họ là những của cải ở thế gian này. Do đó, theo những tin tưởng tục lụy, “quân vô đạo chỉ thấy người khôn ngoan chết mà không hiểu Đức Chúa định đoạt về họ thế nào, và tại sao Người đem họ đến nơi yên ổn” (4:17).
Khi cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm vừa qua, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta xem xét một cách đúng đắn câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đời họ. Chúng ta xin Ngài xua tan nỗi đau buồn nhân sinh mà chúng ta thỉnh thoảng cảm thấy, khi nghĩ rằng cái chết là dấu chấm hết cho tất cả mọi thứ. Đó là một cảm giác rất xa cách với đức tin, nhưng là một phần của nỗi sợ hãi cái chết mà mọi người đều cảm nhận được. Vì lý do này, trước mầu nhiệm của cái chết, các tín hữu cũng phải thường xuyên hoán cải. Chúng ta được kêu gọi hàng ngày bỏ lại sau lưng hình ảnh bản năng của chúng ta về cái chết như là sự hủy diệt hoàn toàn một người. Chúng ta được kêu gọi bỏ lại thế giới hữu hình mà chúng ta coi là đương nhiên, bỏ đi những lối suy nghĩ thông thường, rất trần tục của chúng ta, và phó thác hoàn toàn cho Chúa, Đấng đã nói với chúng ta: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (câu 25-26).
Những lời này, thưa anh chị em, nếu được đón nhận trong đức tin, sẽ làm cho lời cầu nguyện chúng ta dành cho những anh chị em đã qua đời thực sự là lời cầu nguyện của một tín hữu Kitô. Những lời cầu nguyện ấy mang lại cho chúng ta một tầm nhìn thực tế và chân thực về cuộc sống mà họ đã sống, hiểu được ý nghĩa và giá trị của những điều tốt đẹp mà họ đã đạt được, sức mạnh của họ, sự dấn thân của họ và tình yêu quảng đại và vị tha của họ. Và giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống không khao khát một quê hương dưới đất, mà hướng đến một quê hương tốt đẹp hơn trên trời (x. Dt 11:16). Những lời cầu nguyện cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta, được dâng lên trong niềm xác tín vững chắc rằng họ hiện đang sống với Chúa, cũng mang lại lợi ích rất nhiều cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Những lời cầu nguyện ấy truyền cho chúng ta một tầm nhìn thực sự về cuộc sống; chúng tiết lộ cho chúng ta ý nghĩa của những thử thách mà chúng ta phải chịu để vào Nước Thiên Chúa; chúng mở rộng trái tim của chúng ta cho tự do thực sự và không ngừng truyền cảm hứng cho chúng ta tìm kiếm sự giàu có vĩnh cửu.
Theo lời của Thánh Tông đồ Phaolô, cả chúng ta cũng hãy “mạnh dạn, và dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng ta chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người” (2 Cr 5:8-9). Đời sống của một tôi tớ Tin Mừng được hình thành bởi lòng khao khát được đẹp lòng Chúa trong mọi sự. Đây là tiêu chí của mọi quyết định, mọi bước đi của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta nhớ với lòng biết ơn về chứng tá từ các Hồng Y và Giám mục đã qua đời, được trao ra trong sự trung thành với thánh ý Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài và chúng ta cố gắng noi gương các ngài. Cầu xin Chúa tiếp tục tuôn đổ trên chúng ta Thần trí khôn ngoan của Chúa, đặc biệt trong những lúc thử thách này. Đặc biệt là khi hành trình trở nên khó khăn hơn. Người không bỏ rơi chúng ta, nhưng vẫn ở giữa chúng ta, luôn trung thành với lời hứa của Người: “Anh em hãy nhớ rằng, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28: 20).
Source:Holy See Press Office
Giám Mục của người nghèo tại Mễ Tây Cơ qua đời vì Virus Tầu
Đặng Tự Do
15:54 05/11/2020
Đức Cha Arturo Lona Reyes Giám mục đã nghỉ hưu của Tehuantepec - được biết đến với danh hiệu là “giám mục của người nghèo” và nổi tiếng trong việc quảng bá Giáo Hội bản địa - đã qua đời vào ngày 31 tháng 10, chỉ một ngày trước sinh nhật lần thứ 95 của mình. Ngài đã có kết quả dương tính với COVID-19 vào tháng 10.
Cha Alejandro Solalinde, giám đốc một nơi tạm trú dành cho người di cư trong giáo phận Tehuantepec đã viết trên Twitter một câu hơi bi quan.
“Sự ra đi của Đức Cha Arturo Lona Reyes khép lại một chương trong lịch sử của giáo phận với các mục tử tiên tri, những người dấn thân cho công lý và cho sự loại bỏ các cơ cấu áp bức và loại trừ.”
Nổi tiếng với phong cách lịch lãm, ngôn ngữ dịu dàng và vẻ bên ngoài rất thư sinh nho nhã - ngài thường mặc quần jean xanh, áo thun và đeo một cây thánh giá lớn bằng gỗ. Đức Cha Lona đã phục vụ giáo phận Tehuantepec ở miền nam bang Oaxaca trong 29 năm.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh vào việc phục vụ các cộng đồng bản địa, đặc biệt là thông qua giáo dục và đào tạo các linh mục bản xứ. Ngài cũng là một trong những giám mục đầu tiên ở Mỹ Latinh tập trung vào các vấn đề môi trường. Đức Cha cũng thúc đẩy các hợp tác xã, bao gồm cả hợp tác xã đầu tiên của Mễ Tây Cơ về cà phê, theo tờ báo La Jornada.
Rodolfo Soriano Núñez, một nhà xã hội học nghiên cứu về Giáo Hội Mễ Tây Cơ, cho biết: “Ngài là người sống sót cuối cùng trong một nhóm giám mục trẻ được các Thánh Gioan XXIII và Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm cho một số giáo phận nghèo nhất ở Mễ Tây Cơ vào những năm 1960”.
Đức Cha Lona sinh ngày 1 tháng 11 năm 1925, ở Aguascalientes, nơi được coi là trung tâm của Công Giáo trong cuộc xung đột bài Công Giáo của chính phủ Tin Lành Mễ Tây Cơ. Ngài bước vào cuộc sống tu trì năm 1952 và phục vụ tại một khu vực miền đông Mễ Tây Cơ được gọi là Huasteca. Tại đây, ngài làm việc với những người dân bản địa và học các ngôn ngữ của họ.
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã phong ngài lên hàng giám mục vào năm 1971.
Được chuẩn bị bằng kinh nghiệm của mình ở Huasteca và được truyền cảm hứng từ hội nghị Medellin năm 1968 của hội đồng giám mục Mỹ Latinh, Đức Cha Lona đã quảng bá một Giáo Hội bản địa và thể hiện sự trân trọng đặc biệt đối với đời sống tâm linh của người bản địa.
Source:Crux
Tông thư ‘Authenticum Charismatis,’ dưới dạng Tự Sắc sửa đổi điều 579 Bộ Giáo Luật về các viện đời sống thánh hiến
Vũ Văn An
19:15 05/11/2020
Theo trang mạng chính thức của Tòa Thánh, ngày 4 tháng 11 vừa qua, Tòa Thánh đã cho công bố Tông thư của Đức Giáo Hoàng ký ngày 1 tháng 11, dưới dạng tự sắc, nhằm tu chính điều 579 của Bộ Giáo Luật hiện hành nói về việc thành lập các viện đời sống thánh hiến. Sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 11, 2020.
Kể từ ngày trên, việc thiết lập các viện đời sống thánh hiến phải được sự chấp thuận (chứ không phải chỉ là tham khảo) của Tòa Thánh. Nguyên văn Tông thư như sau, dựa trên bản tiếng Anh của hãng tin Zenit:
Dấu hiệu rõ ràng cho thấy tính chân chính của một đặc sủng là bản chất Giáo Hội của nó, khả năng của nó trong việc hòa nhập nhịp nhàng vào đời sống Dân Chúa vì thiện ích mọi người” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 130). Các tín hữu có quyền được các Mục Tử cho biết tính chân chính của các đặc sủng và tính đáng tin cậy của các vị tự trình bày mình như Những Vị Sáng Lập. Việc biện phân bản chất Giáo Hội và tính đáng tin cậy của các đặc sủng là trách nhiệm đối với giáo hội của các Mục tử trong các Giáo hội đặc thù. Điều đó được phát biểu trong việc chăm sóc chu đáo đối với mọi hình thức của đời sống thánh hiến và một cách đặc biệt, trong nhiệm vụ có tính quyết định là đánh giá tính thích đáng của việc thiết lập các Viện Đời sống Thánh hiến mới và các Hội Đời sống Tông đồ mới.
Đúng là phải đáp ứng các ơn phúc mà Chúa Thánh Thần vốn khơi dậy trong một Giáo Hội đặc thù, đón nhận chúng cách quảng đại với niềm tạ ơn; đồng thời phải tránh việc xuất hiện thiếu khôn ngoan các Viện vô dụng hoặc không đủ sinh lực”(Công đồng Vatican II, Sắc lệnh Perfectae Caritatis, 19). Tòa thánh có nhiệm vụ đồng hành với các Mục tử trong diễn trình biện phân dẫn đến việc công nhận của Giáo hội đối với một Viện mới hoặc một Hội mới thuộc quyền giáo phận. Tông huấn Via Consecrata quả quyết rằng sinh lực của các Viện và Hội mới “phải được khảo sát bởi thẩm quyền của Giáo hội; thuộc thẩm quyền này là việc khảo sát thích đáng, bất kể là để kiểm tra tính chân chính của mục tiêu gây cảm hứng, hay để tránh việc phát triển tràn lan quá mức các thể chế tương tự nhau, với hậu quả là nguy cơ phân mảnh thành những nhóm quá nhỏ có hại”(n. 12).
Do đó, các Viện Đời sống Thánh hiến mới và các Hội Đời sống Tông đồ mới phải được Tòa thánh chính thức công nhận, nơi vốn có phán quyết cuối cùng. Hành vi thiết lập theo giáo luật của Giám mục vượt quá phạm vi giáo phận và khiến nó trở nên có liên quan với chân trời rộng lớn hơn của Giáo hội hoàn vũ. Thực thế, tự bản chất, mọi Viện Đời sống Thánh hiến hay Hội Đời sống Tông đồ, dù phát sinh trong bối cảnh của một Giáo hội đặc thù, “vì là ơn phúc dành cho Giáo hội, nên không phải là một thực tại biệt lập hay ở bên lề, nhưng thuộc về nó một cách mật thiết, nằm ở chính tâm điểm Giáo hội như yếu tố quyết định trong sứ mệnh của Giáo Hội” (Thư gửi Người thánh hiến, III, 5).
Theo viễn ảnh trên, tôi thiết định việc sửa đổi điều luật 579, được thay thế bằng bản văn sau đây:
Episcopi diocesani, in suo quisque territorio, instituta vitae consecratae formali decreto valide erigere possunt, praevia licentia Sedis Apostolicae scripto data (Trong lãnh thổ của mình, các Giám Mục giáo phận có thể thành lập các viện đời sống thánh hiến bằng nghị định hợp thức, nhưng phải có phép trước bằng văn bản của Tòa Thánh) *.
Như đã nghị bàn với Tông thư này dưới hình thức Tự Sắc, tôi ra lệnh nó phải có sức sống bền bỉ và vững chắc, bất kể điều gì trái ngược cho dù đáng được đề cập đặc biệt và nó được ban hành bằng việc công bố trên L'Osservatore Romano, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 10 tháng 11 năm 2020, và do đó, được công bố trong bình luận chính thức của Acta Apostolicae Sedis (Công báo Tòa Thánh).
Ban hành từ Điện Lateran, ngày 1 tháng 11 năm 2020, Lễ trọng Kính Các Thánh, năm thứ tám triều giáo hoàng của tôi.
Phanxicô.
___________________________________________
* Điều 579 cũ qui định rằng : “Trong lãnh thổ của mình, các Giám Mục giáo phận có thể thành lập các hội dòng tận hiến bằng nghị định hợp thức, miễn là sau khi đã bàn hỏi ý kiến của Tòa Thánh”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tháng Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn-Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Công Chính- Ban Mê Thuột
Minh Phương
11:23 05/11/2020
Trong chuyến công tác tại Tây Nguyên vừa qua, lại vừa nhằm vào ngày lễ cầu cho Các Đẳng Linh hồn, phóng viên Vietcatholic tranh thủ thời gian tham dự Thánh lễ vào lúc 16 giờ tại Nghĩa trang Giáo xứ Công Chính, thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột. Là một giáo xứ quy tụ những tín hữu đi kinh tế mới tự túc sau năm 1975, cũng có một số từ miền Bắc di dân vào tìm đất mới. Đất lành chim đậu, Giáo xứ Công Chính ngày càng đông đúc và phát triễn.
Xem Hình
Hầu hết các giáo xứ tại vùng Tây Nguyên đều có Đất Thánh cho riêng giáo xứ mình, nhưng mỗi nơi có một quy hoạch khác nhau. Riêng tại nghĩa trang của giáo xứ Công Chính phải được diễn tả là một Hoa viên mới đúng với thực tế. Tất cả những ai trong giáo xứ qua đời đều được chôn cất và xây mộ theo cùng một kích thước và mô hình như nhau. Khoảng cách giữa từng ngôi mộ hết sức đồng đều và theo hàng lối. Một số ngôi mộ được chôn cất lâu năm không theo quy cũ sẽ được di dời và chôn cất qua một khu vực riêng, cũng theo hàng lối và kích thước chung theo quy định của Giáo xứ. Nhưng thân nhân hay ông bà cha mẹ của cộng đoàn chôn cất nơi khác di dời về đây cũng được chôn cất tại khu này. Dọc theo các con đường quanh những phần mộ được trồng cây cảnh và hoa. Chính giữa là pho tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Giêsu được mang xuống từ trên Thánh giá, biểu tượng của sự chết. Tại đây giáo xứ vừa dựng xong một mái nhà tiền chế bằng sắt thép để có thể dâng lễ khi trời mưa nắng.
Tuy Thánh lễ được thông báo sẽ cử hành lúc 16 giờ, nhưng từ 15 giờ mọi người đã đến thắp hương cho phần mộ thân nhân của mình và xung quanh, khói hương nghi ngút một vùng trời. Thánh lễ kết thúc, sau bài ca Tạ lễ, Linh mục Quản xứ mời gọi toàn thể cộng đoàn hiện diện về đứng ở vị trí phần mộ của thân nhân mình, sau đó cùng nhau cất lên lời kinh để cầu nguyện cho các Linh hồn để được hưởng ơn Đại xá và nhường lại cho các linh hồn trong Luyện ngục.
Minh Phương
Xem Hình
Hầu hết các giáo xứ tại vùng Tây Nguyên đều có Đất Thánh cho riêng giáo xứ mình, nhưng mỗi nơi có một quy hoạch khác nhau. Riêng tại nghĩa trang của giáo xứ Công Chính phải được diễn tả là một Hoa viên mới đúng với thực tế. Tất cả những ai trong giáo xứ qua đời đều được chôn cất và xây mộ theo cùng một kích thước và mô hình như nhau. Khoảng cách giữa từng ngôi mộ hết sức đồng đều và theo hàng lối. Một số ngôi mộ được chôn cất lâu năm không theo quy cũ sẽ được di dời và chôn cất qua một khu vực riêng, cũng theo hàng lối và kích thước chung theo quy định của Giáo xứ. Nhưng thân nhân hay ông bà cha mẹ của cộng đoàn chôn cất nơi khác di dời về đây cũng được chôn cất tại khu này. Dọc theo các con đường quanh những phần mộ được trồng cây cảnh và hoa. Chính giữa là pho tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Giêsu được mang xuống từ trên Thánh giá, biểu tượng của sự chết. Tại đây giáo xứ vừa dựng xong một mái nhà tiền chế bằng sắt thép để có thể dâng lễ khi trời mưa nắng.
Tuy Thánh lễ được thông báo sẽ cử hành lúc 16 giờ, nhưng từ 15 giờ mọi người đã đến thắp hương cho phần mộ thân nhân của mình và xung quanh, khói hương nghi ngút một vùng trời. Thánh lễ kết thúc, sau bài ca Tạ lễ, Linh mục Quản xứ mời gọi toàn thể cộng đoàn hiện diện về đứng ở vị trí phần mộ của thân nhân mình, sau đó cùng nhau cất lên lời kinh để cầu nguyện cho các Linh hồn để được hưởng ơn Đại xá và nhường lại cho các linh hồn trong Luyện ngục.
Minh Phương
Xây Dựng Nhà Thờ Giáo Họ Vĩnh Điền, GX Vĩnh Hội, GP Hà Tĩnh
Lm Francis Lý văn Ca
23:35 05/11/2020
Ăn Mày Mới - Sau Thời Đại Dịch Coronavirus Covid-19
Nhân đọc bài viết về Linh mục Phạm Sĩ Hạnh đăng trên trang web:
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/linh-muc-pham-si-hanh-nguoi-xay-nha-tinh-tam-giua-sa-mac/
Tôi cảm nghiệm những hy sinh ‘vạn sự khởi đầu nan’ của Cha Anthony Phạm Sĩ Hạnh thuộc dòng Xitô, GP Hà Tĩnh… tôi viết tiếp cuộc ‘hành trình khất thực’ của tôi trong thời gian sắp tới…. để giúp cho công trình xây cất ngôi thánh đường dâng kính Lòng Thương Xót Chúa của GH Vĩnh Điền, GX Vĩnh Hội, GP Hà Tĩnh, cũng thuộc GP Hà Tĩnh. Hy vọng với sự ‘Khất Thực’ trong những ngày tiếp sẽ là một chút ‘góp gió’ trong mùa Đại Dịch Coronavirus Covid-19… phần còn lại… tôi phó dâng với niềm ‘Tín Thác’ trong bàn tay quan Phòng của ‘Chúa Giêsu - Con Tín Thác Nơi Chúa’.
So với công trình của Cha Anthony công việc ‘khất thực’ của tôi cho GH.VĐ quá nhỏ bé. Nhưng Thiên Chúa không đòi hỏi một ai trong chúng ta làm điều gì cả thể… tất cả nằm trong tầm tay khối óc và sự hy sinh của từng người trong từng nén bạc Chúa giao cho chúng ta quản lý trong cuộc đời của từng nguời trong chúng ta khi còn sống…
Chúc mừng Cha Anthony Phạm Sĩ Hạnh nhé. Francis Ca
Các Bạn Thân Mến
Gửi Quý Bạn Link vào Website của GP Hà Tĩnh để xem thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường với Thánh Hiệu Phanxicô Xaviê, Giáo Họ Vĩnh Điền, thuộc Giáo Xứ Vĩnh Hội, Giáo Phận Hà Tĩnh, ngày 21.1.2020 do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP Giám Mục Chính Toà và Tiên Khởi của GP Hà Tĩnh…
Theo dự trù là ngôi thánh đường nầy sẽ hoàn thành… và sẽ được khánh thành bởi Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP… cho dù năm nay Ngài đã 75… theo Giáo Luật, là Ngài đã về hưu (tháng 3 vừa qua) theo như sự thỉnh cầu là Ngài sẽ làm phép ngôi Nhà Thờ Mới nầy để ‘Dâng Kính Lòng Thương Xót của Chúa’. Nếu điều kiện tài chánh cho phép, thì ngôi thánh đường sẽ được khánh thành vào dịp lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào năm 2022 - Chủ Nhật 24.4.2022 -
http://giaophanhatinh.net/giao-ho-vinh-dien-thanh-le-dat-vien-da-khoi-cong-xay-dung-thanh-duong-moi-9289
Bức Thư này được gửi đến Quý Bạn như một sự ‘ăn mày’ lòng rộng rãi-quảng đại’ của Quý Bạn cho công trình xây cất Ngôi Thánh Đường nầy… với lý do sau đây:
Qua sự giúp đỡ của Bạn Bè, Ân Nhân… Giáo Dân… chúng tôi đã đóng góp cho công trình xây cất nầy được $180,000 Úc Kim… như đã hứa cho toàn công trình là $250,000 Úc Kim. Phần còn lại sẽ do Cha Xứ và Giáo Dân của Giáo Họ đóng góp… Nhưng theo như tôi được biết… giáo họ Vĩnh Điền đang gặp khó khăn về tài chánh… Mỗi Chủ Nhật, tiền xin chỉ có khoảng $5.00 Úc Kim mà thôi. Tất cả công trình xây dựng do sự ‘dâng công’ của Giáo Dân trong Giáo Họ Vĩnh Điền.
Phần tôi, vì lý do sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc Mục Vụ Giáo Xứ, nên đã nghỉ hưu non ở tuổi 70 - đúng ra là 75 - mới chính thức nghi hưu theo quy định của Giáo Phận Perth - Tôi dự trù trong 5 năm còn lại sẽ cố gắng ‘tích lũy thành đa’ qua những thánh lễ dâng tiến do Giáo Dân xin hay những lễ Cưới, lễ Rửa Tội, lễ Đám Tang… dành dụm như từ trước đến nay để giúp cho công trình xây dựng GH. VĐ nầy… bây giờ sức khoẻ không cho phép đành ‘chịu thua’ nên phải viết ‘bức thư ngỏ nầy’ để xin sự giúp đỡ của Quý Bạn Bè-Thân Hữu Xa Gần… Cơn dịch Covid-19 cũng ngăn trở cho công việc xây cất Ngôi Thánh Đường Mới nầy cũng không ít…
Kèm lá thư ngỏ nầy… là những hình ảnh của Ngày Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Ngôi Thánh Đường Dâng Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Giáo Họ Vĩnh Điền, thuộc Giáo Xứ Vĩnh Hội, thuộc Giáo Phận Hà Tĩnh, Việt Nam. Trong lá thư ngỏ nầy Quý Bạn Quen Biết Xa Gần còn thấy Ngôi Nhà Thờ cũ của GH.VĐ vẫn còn đó… bây giờ là Nhà Kho chứa vật liệu xây cất ngôi thánh đường mới trong tương lai… Các thánh lễ cuối tuần hay ngày thường được cử hành tại nhà một giáo dân gần đó…
Ăn Mày Thời Đại Mới - Sau Thời Đại Dịch Coronavirus Covid-19
Mỗi tuần, tôi chơi Tennis đã hơn 36 năm nay… nhận thấy… nơi sân tennis… có những thùng rác chứa những ve chai… lon nước ngọt mà các cầu thủ quần vợt vức bỏ vào đó…. Mỗi lần đi ngang qua… tôi nhìn thấy những thùng rác (bins)… rồi tình cờ trên tivi… tôi nhìn thấy… quảng cáo… 1 chai hay 1 lon nước… đổi lấy 10 cents… tôi bèn nghĩ ra cách ‘ăn mày’ bằng việc xin ‘Manager’ quản lý sân Tennis… cho phép tôi ‘nhặt’ những lon hay chai nước ngọt nầy cho ‘Charity Mission - Bác Ái Truyền Giáo’… Ông ta đồng ý cho tôi được ‘collect’ những đồ phế thải đó bắt đầu từ nay… ‘Good ideal as he said (Ben) to me’.
Thế là mỗi thứ 2, sau hay trước khi chơi Tennis tôi sẽ đi nhặt ở những thùng rác… những lon hay chai nhom… để tiếp tục cho chương trình đang xây cất dở dang ngôi thánh đường của GH. Vĩnh Điền… Bây giờ mà đi gỏ cửa các nhà tư nhân, hay cửa hàng… tôi cảm thấy ngại ngùng và bị ‘dị ứng’ nếu như người ta ‘sorry- thời gian đại dịch Covid-19… làm ăn thua lỗ… quán xá ế ẩm…’ thì ngại lắm chi bằng đi ‘ăn mày ở kiếp nầy hơn là ăn mày ở kiếp sau… sẽ không còn cơ hội nữa…’ cho nên tôi không ngại ngùng làm ‘khất sĩ’ ở kiếp nầy… vẫn còn cơ hội… khi sức khỏe còn cho phép ở tuổi 70… đang nghỉ ‘hưu non’.
Như bài viết trước đây tôi đã có dịp trình bày… Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ, tôi nhận lời sẽ tìm cách giúp xây cất Nguyện Đường Thánh Phanxicô Xaviê, Kính Lòng Thương Xót Chúa. Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề ‘Tài Chánh’ một vấn đề ‘Tế Nhị-Nhạy Cảm’. Nếu đi ‘Ăn Mày’ thì cũng rất ‘Hỗ Ngươi’. Tôi đã ‘Tín Thác’ vào sự ‘Quan Phòng của Thiên Chúa là ‘Nguồn Tình Yêu’. Nhiều người quen từ khắp đó đây đã biết công việc ‘Thiện Nguyện nầy đã ‘Âm Thầm Góp Những Viên Gạch Xây Cất Nguyện Đường Nầy’ - ‘Của Ít Lòng Nhiều’. Theo Cha Xứ cho biết tiền giáo dân ‘Dâng Cúng’ mỗi cuối tuần khoảng $5,00 Úc Kim…
Chúng tôi, trước đây là một nhóm gọi là “Ăn Mày” khởi sự cách “Âm Thầm” mời gọi lòng hảo tâm của những người thân quen biết xa gần. Chúng tôi tổ chức ‘Bán Đồ Second Hand”, “Garage Sales” vào cuối tuần gây quỹ, “Nấu Đồ Ăn Bán - Take Way Food or Food To Go”. Góp Gió Thành Bão”. Ngày qua ngày chúng tôi “Âm Thầm Cầu Thực” Nhóm chúng tôi, còn có người, ngày ngày đi lượm đồ phế thải trên các vĩa hè, đem bán cho những trung tâm mua đồ phế thải, ngày qua ngày, tuần qua tuần, năm qua năm, chúng tôi kiên trì “Hành Khất” trên bước đường xây dựng ‘Tình Thương-Tình Người… Mỗi năm trong khu phố hay tiểu bang có những định kỳ ”Bỏ đồ-Thu Lượm” đồ phế thải…. những gì trong nhà không xử dụng hay không cần đến, họ bỏ ra vỉa hè cho xe của thành phố thu hốt đi…. Đây lại là những cơ hội cho nhóm ‘Hành Khất’ chúng tôi thu lượm… về nhà lựa lại để ‘bán second hand’ giúp cho chương trình giúp người nghèo đó đây…hay cân ký những “Aluminum for recyclying”... Công việc của nhóm “Hành Khất-Thiện Nguyện” chúng tôi cứ tiến hành liên tục không ngừng nghỉ… Luôn tâm niệm: “Người Khác Là Hồng Ân”.
Tôi cũng đã từng “Trải Nghiệm”, gõ cửa nhà những “Đại Gia”… nhưng không hiệu nghiệm “No Works”… thà làm người “Khất Sĩ” trong thế giới hôm nay hơn là “Người Khất Sĩ Ở Kiếp Sau”, như câu chuyện của Lazarô và Ngưòi Giàu trong Phúc Âm… Tôi luôn tin tưởng vào sự “Quan Phòng Diệu Kỳ của Thiên Chúa”. Trải qua dòng lịch sử của Giáo Hội, Chúa cũng vẫn tiếp tục hành động theo đường lối của Ngài: Ngài đã dùng những người có tinh thần khiêm hạ, bé nhỏ để làm những việc cả thể trong Giáo Hội. Khiêm tốn như thánh Antôn ẩn tu, Thánh Đaminh, Thánh Phanxicô Khó Khăn, Thánh Gioan Vianey, Thánh Catharina thành Siena, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Giáo Hoàng Piô X... Chúng ta xác nhận rằng các thánh là những vị có tinh thần đơn sơ, khiêm hạ. Sau nữa, Chúa và Đức Mẹ cũng thường dùng những người đơn sơ, ít học như thánh Catharina Labôrê, thánh nữ Bernađetta, ba trẻ tại Fatima... để ban những sứ điệp quan trọng cho thế giới, đặc biệt những người nghèo khó-bé nhỏ.
Chúa Giêsu đã đến trần gian và Ngài đã thiết lập một vương quốc mới, trong vương quốc nầy chỉ chấp nhận những kẻ bé mọn đơn sơ làm thần dân. Những ai sống tự cao tự đại, coi mình thông thái hơn người khác sẽ cảm thấy lạc lỏng trong phần đất của những kẻ cần tình thương của Chúa là vua bình an. Thiên Chúa sẽ để cho những kẻ tự cao tự đại thoả mãn ý muốn của họ, nhưng Ngài sẽ kêu gọi những người tự cảm thấy mình bé khiêm tốn đến với Ngài: "Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho". Qua phép Thánh Tẩy, chúng ta được sống trong vương quốc mới nầy, gia nhập vào vương quốc nầy, người tín hữu phải luôn chiến đấu giữa hai cuộc sống: sống theo thể xác và sống theo Thánh Thần. Đi vào sống trong vương quốc của Đức Kitô có nghĩa là mặc lấy tinh thần của Ngài trong một cuộc sống mới. Tinh thần của Đức Kitô là tinh thần của hiền lành và khiêm nhường trong lòng và phục vụ tha nhân. Cho nên đời sống của người Kitô hữu phải thấm nhuần tinh thần của Đức Kitô là luôn khiêm hạ, quên mình để gặp Chúa “Nơi Tha Nhân-Người Khác”.
Chỉ có những kẻ tự coi mình là nhỏ bé mới được Thiên Chúa mạc khải cho những mầu nhiệm của vương quốc mới nầy, trong đó có sự cư ngụ của Thánh Linh. Hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho chúng ta được cư ngụ trong vương quốc yêu thương của Ngài. Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi chúng ta phải sống khiêm hạ, yêu thương để tình yêu của Chúa có cơ hội tuôn chảy như dòng suối trong trái tim chúng ta, làm đắm đuối con tim ta, để ta yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu chúng ta. Còn nếu chúng ta sống hay đối xử với anh chị em đồng loại chỉ bằng lý trí, khắc nghiệt với anh em, bốc lột anh em đồng loại, coi lý trọng hơn tình, kiêu căng, tự coi mình là thông thái, ta đây hơn người thì Chúa sẽ không bao giờ mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Ngài cho chúng ta.
Chúa Giêsu đã kêu mời chúng ta: "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi". Và Ngài mời mọc thêm: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng". Chúng ta cầu xin Mẹ Maria và Các Thánh chúng ta đã nhắc đến tên Các Ngài trong bài viết nầy, giúp chúng ta biết sống khiêm hạ như Mẹ và Các Thánh, để chúng ta trở nên những thần dân bé nhỏ trong vòng tay yêu thương của Vua Muôn Thuở - tức là Cha của chúng ta trên trời. Trong hình đính kèm, Quý Đọc Giả thấy trong thế kỷ XXI nầy mà vẫn còn thấy một Nhà Thờ của một Giáo Họ như thế, như môt cái mà chúng tôi gọi là “Patio-Garage-Workshop…”.
Như chúng tôi đã trình bày… những đóng góp trong 2 năm vừa qua từ những sự giúp đỡ của ‘Ân Nhân, dành dụm từ những ý lễ Hôn Phối, An Táng, Rửa Tội…’ chúng tôi đã giúp được $180,000.00 Úc Kim. Còn khoảng $100,000.00. Hy vọng vào sự ‘khất thực thời đại mới sau dịch Coronavirus Covid-19’ chúng tôi sẽ giúp để GH.VĐ có một nhà nguyện tôn kính Lòng Thương Xót Chúa 24/24 như lòng mong ước của những ‘Ân Nhân’ đã dâng cúng tài chánh.
Nơi tôi đang ở, phía sau nhà có một kho chứa dụng cụ làm vườn… tôi sẽ tạm dùng để chứa lon nhom và chai nuớc ngọt… và bao chứa lon chai thì công ty mua phế thải đã cung ứng cho chúng tôi bao bì rồi… mọi sự bây giờ chỉ cầu mong ‘Ơn Chúa phù trì’ việc ‘khất thực’ của chúng tôi có kết quả tốt thì việc hoàn thành Ngôi Nhà Nguyện Kính Lòng Thương Xót ở Giáo Họ Vĩnh Điền sớm hoàn thành như lòng mong ước của chúng tôi và sự mong muốn của những người Giáo Dân Nghèo của Giáo Họ nầy.
Lm Francis Lý văn Ca
Tháng Các Linh Hồn - ngày 6.11.2020
Nhân đọc bài viết về Linh mục Phạm Sĩ Hạnh đăng trên trang web:
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/linh-muc-pham-si-hanh-nguoi-xay-nha-tinh-tam-giua-sa-mac/
Tôi cảm nghiệm những hy sinh ‘vạn sự khởi đầu nan’ của Cha Anthony Phạm Sĩ Hạnh thuộc dòng Xitô, GP Hà Tĩnh… tôi viết tiếp cuộc ‘hành trình khất thực’ của tôi trong thời gian sắp tới…. để giúp cho công trình xây cất ngôi thánh đường dâng kính Lòng Thương Xót Chúa của GH Vĩnh Điền, GX Vĩnh Hội, GP Hà Tĩnh, cũng thuộc GP Hà Tĩnh. Hy vọng với sự ‘Khất Thực’ trong những ngày tiếp sẽ là một chút ‘góp gió’ trong mùa Đại Dịch Coronavirus Covid-19… phần còn lại… tôi phó dâng với niềm ‘Tín Thác’ trong bàn tay quan Phòng của ‘Chúa Giêsu - Con Tín Thác Nơi Chúa’.
So với công trình của Cha Anthony công việc ‘khất thực’ của tôi cho GH.VĐ quá nhỏ bé. Nhưng Thiên Chúa không đòi hỏi một ai trong chúng ta làm điều gì cả thể… tất cả nằm trong tầm tay khối óc và sự hy sinh của từng người trong từng nén bạc Chúa giao cho chúng ta quản lý trong cuộc đời của từng nguời trong chúng ta khi còn sống…
Chúc mừng Cha Anthony Phạm Sĩ Hạnh nhé. Francis Ca
Các Bạn Thân Mến
Gửi Quý Bạn Link vào Website của GP Hà Tĩnh để xem thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường với Thánh Hiệu Phanxicô Xaviê, Giáo Họ Vĩnh Điền, thuộc Giáo Xứ Vĩnh Hội, Giáo Phận Hà Tĩnh, ngày 21.1.2020 do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP Giám Mục Chính Toà và Tiên Khởi của GP Hà Tĩnh…
Theo dự trù là ngôi thánh đường nầy sẽ hoàn thành… và sẽ được khánh thành bởi Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP… cho dù năm nay Ngài đã 75… theo Giáo Luật, là Ngài đã về hưu (tháng 3 vừa qua) theo như sự thỉnh cầu là Ngài sẽ làm phép ngôi Nhà Thờ Mới nầy để ‘Dâng Kính Lòng Thương Xót của Chúa’. Nếu điều kiện tài chánh cho phép, thì ngôi thánh đường sẽ được khánh thành vào dịp lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào năm 2022 - Chủ Nhật 24.4.2022 -
http://giaophanhatinh.net/giao-ho-vinh-dien-thanh-le-dat-vien-da-khoi-cong-xay-dung-thanh-duong-moi-9289
Bức Thư này được gửi đến Quý Bạn như một sự ‘ăn mày’ lòng rộng rãi-quảng đại’ của Quý Bạn cho công trình xây cất Ngôi Thánh Đường nầy… với lý do sau đây:
Qua sự giúp đỡ của Bạn Bè, Ân Nhân… Giáo Dân… chúng tôi đã đóng góp cho công trình xây cất nầy được $180,000 Úc Kim… như đã hứa cho toàn công trình là $250,000 Úc Kim. Phần còn lại sẽ do Cha Xứ và Giáo Dân của Giáo Họ đóng góp… Nhưng theo như tôi được biết… giáo họ Vĩnh Điền đang gặp khó khăn về tài chánh… Mỗi Chủ Nhật, tiền xin chỉ có khoảng $5.00 Úc Kim mà thôi. Tất cả công trình xây dựng do sự ‘dâng công’ của Giáo Dân trong Giáo Họ Vĩnh Điền.
Phần tôi, vì lý do sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc Mục Vụ Giáo Xứ, nên đã nghỉ hưu non ở tuổi 70 - đúng ra là 75 - mới chính thức nghi hưu theo quy định của Giáo Phận Perth - Tôi dự trù trong 5 năm còn lại sẽ cố gắng ‘tích lũy thành đa’ qua những thánh lễ dâng tiến do Giáo Dân xin hay những lễ Cưới, lễ Rửa Tội, lễ Đám Tang… dành dụm như từ trước đến nay để giúp cho công trình xây dựng GH. VĐ nầy… bây giờ sức khoẻ không cho phép đành ‘chịu thua’ nên phải viết ‘bức thư ngỏ nầy’ để xin sự giúp đỡ của Quý Bạn Bè-Thân Hữu Xa Gần… Cơn dịch Covid-19 cũng ngăn trở cho công việc xây cất Ngôi Thánh Đường Mới nầy cũng không ít…
Kèm lá thư ngỏ nầy… là những hình ảnh của Ngày Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Ngôi Thánh Đường Dâng Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Giáo Họ Vĩnh Điền, thuộc Giáo Xứ Vĩnh Hội, thuộc Giáo Phận Hà Tĩnh, Việt Nam. Trong lá thư ngỏ nầy Quý Bạn Quen Biết Xa Gần còn thấy Ngôi Nhà Thờ cũ của GH.VĐ vẫn còn đó… bây giờ là Nhà Kho chứa vật liệu xây cất ngôi thánh đường mới trong tương lai… Các thánh lễ cuối tuần hay ngày thường được cử hành tại nhà một giáo dân gần đó…
Nhà thờ hiện nay
Ăn Mày Thời Đại Mới - Sau Thời Đại Dịch Coronavirus Covid-19
Mỗi tuần, tôi chơi Tennis đã hơn 36 năm nay… nhận thấy… nơi sân tennis… có những thùng rác chứa những ve chai… lon nước ngọt mà các cầu thủ quần vợt vức bỏ vào đó…. Mỗi lần đi ngang qua… tôi nhìn thấy những thùng rác (bins)… rồi tình cờ trên tivi… tôi nhìn thấy… quảng cáo… 1 chai hay 1 lon nước… đổi lấy 10 cents… tôi bèn nghĩ ra cách ‘ăn mày’ bằng việc xin ‘Manager’ quản lý sân Tennis… cho phép tôi ‘nhặt’ những lon hay chai nước ngọt nầy cho ‘Charity Mission - Bác Ái Truyền Giáo’… Ông ta đồng ý cho tôi được ‘collect’ những đồ phế thải đó bắt đầu từ nay… ‘Good ideal as he said (Ben) to me’.
cans and bottles
cans and bottles
Thế là mỗi thứ 2, sau hay trước khi chơi Tennis tôi sẽ đi nhặt ở những thùng rác… những lon hay chai nhom… để tiếp tục cho chương trình đang xây cất dở dang ngôi thánh đường của GH. Vĩnh Điền… Bây giờ mà đi gỏ cửa các nhà tư nhân, hay cửa hàng… tôi cảm thấy ngại ngùng và bị ‘dị ứng’ nếu như người ta ‘sorry- thời gian đại dịch Covid-19… làm ăn thua lỗ… quán xá ế ẩm…’ thì ngại lắm chi bằng đi ‘ăn mày ở kiếp nầy hơn là ăn mày ở kiếp sau… sẽ không còn cơ hội nữa…’ cho nên tôi không ngại ngùng làm ‘khất sĩ’ ở kiếp nầy… vẫn còn cơ hội… khi sức khỏe còn cho phép ở tuổi 70… đang nghỉ ‘hưu non’.
Như bài viết trước đây tôi đã có dịp trình bày… Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ, tôi nhận lời sẽ tìm cách giúp xây cất Nguyện Đường Thánh Phanxicô Xaviê, Kính Lòng Thương Xót Chúa. Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề ‘Tài Chánh’ một vấn đề ‘Tế Nhị-Nhạy Cảm’. Nếu đi ‘Ăn Mày’ thì cũng rất ‘Hỗ Ngươi’. Tôi đã ‘Tín Thác’ vào sự ‘Quan Phòng của Thiên Chúa là ‘Nguồn Tình Yêu’. Nhiều người quen từ khắp đó đây đã biết công việc ‘Thiện Nguyện nầy đã ‘Âm Thầm Góp Những Viên Gạch Xây Cất Nguyện Đường Nầy’ - ‘Của Ít Lòng Nhiều’. Theo Cha Xứ cho biết tiền giáo dân ‘Dâng Cúng’ mỗi cuối tuần khoảng $5,00 Úc Kim…
Chúng tôi, trước đây là một nhóm gọi là “Ăn Mày” khởi sự cách “Âm Thầm” mời gọi lòng hảo tâm của những người thân quen biết xa gần. Chúng tôi tổ chức ‘Bán Đồ Second Hand”, “Garage Sales” vào cuối tuần gây quỹ, “Nấu Đồ Ăn Bán - Take Way Food or Food To Go”. Góp Gió Thành Bão”. Ngày qua ngày chúng tôi “Âm Thầm Cầu Thực” Nhóm chúng tôi, còn có người, ngày ngày đi lượm đồ phế thải trên các vĩa hè, đem bán cho những trung tâm mua đồ phế thải, ngày qua ngày, tuần qua tuần, năm qua năm, chúng tôi kiên trì “Hành Khất” trên bước đường xây dựng ‘Tình Thương-Tình Người… Mỗi năm trong khu phố hay tiểu bang có những định kỳ ”Bỏ đồ-Thu Lượm” đồ phế thải…. những gì trong nhà không xử dụng hay không cần đến, họ bỏ ra vỉa hè cho xe của thành phố thu hốt đi…. Đây lại là những cơ hội cho nhóm ‘Hành Khất’ chúng tôi thu lượm… về nhà lựa lại để ‘bán second hand’ giúp cho chương trình giúp người nghèo đó đây…hay cân ký những “Aluminum for recyclying”... Công việc của nhóm “Hành Khất-Thiện Nguyện” chúng tôi cứ tiến hành liên tục không ngừng nghỉ… Luôn tâm niệm: “Người Khác Là Hồng Ân”.
Công Trình Xây Cất Đang Dở Dang Vì Dịch Covid-19
Tôi cũng đã từng “Trải Nghiệm”, gõ cửa nhà những “Đại Gia”… nhưng không hiệu nghiệm “No Works”… thà làm người “Khất Sĩ” trong thế giới hôm nay hơn là “Người Khất Sĩ Ở Kiếp Sau”, như câu chuyện của Lazarô và Ngưòi Giàu trong Phúc Âm… Tôi luôn tin tưởng vào sự “Quan Phòng Diệu Kỳ của Thiên Chúa”. Trải qua dòng lịch sử của Giáo Hội, Chúa cũng vẫn tiếp tục hành động theo đường lối của Ngài: Ngài đã dùng những người có tinh thần khiêm hạ, bé nhỏ để làm những việc cả thể trong Giáo Hội. Khiêm tốn như thánh Antôn ẩn tu, Thánh Đaminh, Thánh Phanxicô Khó Khăn, Thánh Gioan Vianey, Thánh Catharina thành Siena, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Giáo Hoàng Piô X... Chúng ta xác nhận rằng các thánh là những vị có tinh thần đơn sơ, khiêm hạ. Sau nữa, Chúa và Đức Mẹ cũng thường dùng những người đơn sơ, ít học như thánh Catharina Labôrê, thánh nữ Bernađetta, ba trẻ tại Fatima... để ban những sứ điệp quan trọng cho thế giới, đặc biệt những người nghèo khó-bé nhỏ.
Chúa Giêsu đã đến trần gian và Ngài đã thiết lập một vương quốc mới, trong vương quốc nầy chỉ chấp nhận những kẻ bé mọn đơn sơ làm thần dân. Những ai sống tự cao tự đại, coi mình thông thái hơn người khác sẽ cảm thấy lạc lỏng trong phần đất của những kẻ cần tình thương của Chúa là vua bình an. Thiên Chúa sẽ để cho những kẻ tự cao tự đại thoả mãn ý muốn của họ, nhưng Ngài sẽ kêu gọi những người tự cảm thấy mình bé khiêm tốn đến với Ngài: "Hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng. Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho". Qua phép Thánh Tẩy, chúng ta được sống trong vương quốc mới nầy, gia nhập vào vương quốc nầy, người tín hữu phải luôn chiến đấu giữa hai cuộc sống: sống theo thể xác và sống theo Thánh Thần. Đi vào sống trong vương quốc của Đức Kitô có nghĩa là mặc lấy tinh thần của Ngài trong một cuộc sống mới. Tinh thần của Đức Kitô là tinh thần của hiền lành và khiêm nhường trong lòng và phục vụ tha nhân. Cho nên đời sống của người Kitô hữu phải thấm nhuần tinh thần của Đức Kitô là luôn khiêm hạ, quên mình để gặp Chúa “Nơi Tha Nhân-Người Khác”.
Chỉ có những kẻ tự coi mình là nhỏ bé mới được Thiên Chúa mạc khải cho những mầu nhiệm của vương quốc mới nầy, trong đó có sự cư ngụ của Thánh Linh. Hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho chúng ta được cư ngụ trong vương quốc yêu thương của Ngài. Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi chúng ta phải sống khiêm hạ, yêu thương để tình yêu của Chúa có cơ hội tuôn chảy như dòng suối trong trái tim chúng ta, làm đắm đuối con tim ta, để ta yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu chúng ta. Còn nếu chúng ta sống hay đối xử với anh chị em đồng loại chỉ bằng lý trí, khắc nghiệt với anh em, bốc lột anh em đồng loại, coi lý trọng hơn tình, kiêu căng, tự coi mình là thông thái, ta đây hơn người thì Chúa sẽ không bao giờ mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Ngài cho chúng ta.
Chúa Giêsu đã kêu mời chúng ta: "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi". Và Ngài mời mọc thêm: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng". Chúng ta cầu xin Mẹ Maria và Các Thánh chúng ta đã nhắc đến tên Các Ngài trong bài viết nầy, giúp chúng ta biết sống khiêm hạ như Mẹ và Các Thánh, để chúng ta trở nên những thần dân bé nhỏ trong vòng tay yêu thương của Vua Muôn Thuở - tức là Cha của chúng ta trên trời. Trong hình đính kèm, Quý Đọc Giả thấy trong thế kỷ XXI nầy mà vẫn còn thấy một Nhà Thờ của một Giáo Họ như thế, như môt cái mà chúng tôi gọi là “Patio-Garage-Workshop…”.
Như chúng tôi đã trình bày… những đóng góp trong 2 năm vừa qua từ những sự giúp đỡ của ‘Ân Nhân, dành dụm từ những ý lễ Hôn Phối, An Táng, Rửa Tội…’ chúng tôi đã giúp được $180,000.00 Úc Kim. Còn khoảng $100,000.00. Hy vọng vào sự ‘khất thực thời đại mới sau dịch Coronavirus Covid-19’ chúng tôi sẽ giúp để GH.VĐ có một nhà nguyện tôn kính Lòng Thương Xót Chúa 24/24 như lòng mong ước của những ‘Ân Nhân’ đã dâng cúng tài chánh.
Mô Hình Nhà Thờ Vĩnh Điền trong tương lai 2020
Mô Hình Nhà Thờ Vĩnh Điền II - 2020
Nơi tôi đang ở, phía sau nhà có một kho chứa dụng cụ làm vườn… tôi sẽ tạm dùng để chứa lon nhom và chai nuớc ngọt… và bao chứa lon chai thì công ty mua phế thải đã cung ứng cho chúng tôi bao bì rồi… mọi sự bây giờ chỉ cầu mong ‘Ơn Chúa phù trì’ việc ‘khất thực’ của chúng tôi có kết quả tốt thì việc hoàn thành Ngôi Nhà Nguyện Kính Lòng Thương Xót ở Giáo Họ Vĩnh Điền sớm hoàn thành như lòng mong ước của chúng tôi và sự mong muốn của những người Giáo Dân Nghèo của Giáo Họ nầy.
Lm Francis Lý văn Ca
Tháng Các Linh Hồn - ngày 6.11.2020
Văn Hóa
Requiem
Đinh Văn Tiến Hùng
11:16 05/11/2020
*Cảm xúc qua nhạc phẩm nổi tiếng Requiem của nhạc sư Mozart.
“Requiem aeternam dona eis, Domine ! Et lux perpetua luceat eis.”
(Lạy Chúa! Xin cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời! Và được hưởng Ánh sáng ngàn thu.)
Cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời.
Xin đưa các Linh Hồn về bên Chúa,
Được hưởng Ánh sáng huy hoàng ngàn thu.
Ôi! Ngày ấy kinh hoàng,
Tiếng loa thét vang vang,
Muôn kẻ chết chỗi dậy,
Từ khắp chốn trần gian.
Tất cả phải tập trung,
Chúa uy nghi vô cùng,
Từ trời cao ngự xuống,
Sẽ thưởng phạt chí công.
Giờ biết nói gì đây,
Công tội đã phơi bày,
Không thể nào che giấu,
Đã quá muộn còn đâu.
Ôi! Lạy Chúa Ki-Tô,
Xin cứu vớt Linh Hồn,
Khỏi cực hình hỏa ngục,
Thoát bể lửa trầm luân.
Chúa cứu Mai-đệ-Liên, (1)
Thứ tha người trộm hiền,
Biết ăn năn thống hối,
Được gia nhập đoàn chiên.
Quyền năng Chúa khôn bì,
Với tấm lòng từ bi,
Hãy giơ tay cứu vớt,
Đừng hủy diệt con đi.
Con sấp mình nài van,
Lòng đau xót vô vàn,
Quyết ăn năn xám hối,
Hồng phúc được Chúa ban.
Chiếu Ánh sáng muôn nơi,
Cùng Các Thánh trên trời,
Cho Linh Hồn an nghỉ,
Nơi Thiên Quốc muôn đời.
Bản Ai Ca tiến dâng, (2)
Kêu cầu Chúa từ nhân,
Đoái thương kẻ đã chết,
Và con nữa mai sau.
Thánh! Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Thiên Chúa các đạo binh,
Tầng trời hoan hô Chúa.
Trời đất đầy quang vinh.
Ôi! Lạy Chiên Thiên Chúa!
Đấng xóa tội trần gian.
Ôi! Lạy Chiên Thiên Chúa!
Cho Linh Hồn nghỉ an.
Lạy Chúa! Hãy lắng nghe con dâng lời,
Cho các Linh Hồn nghỉ yên muôn đời.
Xin đưa các Linh Hồn về bên Chúa!
Được hưởng Ánh sáng huy hoàng ngàn thu.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
-Ghi chú : (*) Requiem là bản Thánh ca Cầu Hồn nổi tiếng của nhạc sư Wolfgang Amadeus Mozart. Ông đã sáng tác nhạc phẩm này 2 tuần lễ trước khi từ trần do sự ủy nhiệm của một nhân vật giấu tên, viết cho người nhưng cũng là viết cho chính mình trong những ngày cuối đời trên giường bệnh. Đây là nhạc phẩm cuối cùng đời ông.
(1) Tên Bà Thánh Madalena thường được phiên âm sang Hán- Việt là Mai-đệ-Liên.
(2) Bản giao hưởng Requiem được coi như một tấu khúc bi thương cầu cho người qua đời.
Quí Vị trên 60 tuổi đều quen thuộc với bài Requiem được hát lên trong nghi lễ an táng tại Thánh đường Việt Nam ngày xưa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ăn Vụng
Nguyễn Đức Cung
16:02 05/11/2020
ĂN VỤNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Quả ngon cám dỗ gọi mời
Cầm lòng chẳng được chim xơi ngon lành.
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Quả ngon cám dỗ gọi mời
Cầm lòng chẳng được chim xơi ngon lành.
(nđc)
VietCatholic TV
Chết có phải là hết? Giải thích của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:19 05/11/2020
Lúc 11 giờ sáng thứ Năm 5 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 6 Hồng Y, và 163 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời trong vòng 12 tháng qua.
Trong những tháng cuối cùng của năm 2019, có một vị Hồng Y và 26 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời. Từ đầu năm 2020 đến nay, có 5 vị Hồng Y và 137 Tổng Giám Mục và Giám Mục qua đời.
Thánh lễ diễn ra tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô là nơi Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ sự thánh lễ đưa chân Đức Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc hồi tháng Ba năm 2018.
Do tình trạng bùng phát trở lại của đại dịch coronavirus, chỉ có một số rất nhỏ tín hữu tham dự, vì các biện pháp an ninh vệ sinh chống đại dịch.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Ga 11, 17-27), Chúa Giêsu long trọng nói về Người như sau: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (câu 25-26). Ánh sáng chói lọi của những lời này xua tan bóng tối của nỗi thương đau sâu sắc gây ra bởi cái chết của Ladarô. Mátta đón nhận những lời đó và với một đức tin vững chắc, cô tuyên bố rằng: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian” (câu 27). Những lời của Chúa Giêsu khiến niềm hy vọng của Mátta chuyển từ tương lai xa xôi thành hiện tại gần gũi: sự sống lại đã gần kề với cô, đang hiện diện trong con người của Đức Kitô.
Hôm nay, mặc khải này của Chúa Giêsu cũng thách thức chúng ta: chúng ta cũng được mời gọi tin vào sự sống lại, không phải như một thứ ảo ảnh xa vời nhưng như một sự kiện đã hiện diện và thậm chí đang hoạt động một cách mầu nhiệm trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta vào mầu nhiệm phục sinh không bỏ qua hay che đậy sự hoang mang rất nhân sinh mà chúng ta cảm thấy khi đối mặt với cái chết. Chính Chúa Giêsu, khi nhìn thấy những giọt nước mắt của chị em Ladarô và những người xung quanh, đã không giấu được sự xúc động của chính mình, và như thánh sử Gioan nói thêm, chính Chúa đã “bắt đầu khóc “ (Ga 11:35). Ngoại trừ tội lỗi, Chúa hoàn toàn là một người trong chúng ta: Người cũng đã trải qua thảm kịch của đau buồn, với những giọt nước mắt cay đắng rơi lệ vì mất đi một người thân yêu. Tuy nhiên, điều này không che khuất ánh sáng chân lý tỏa ra từ mặc khải của Chúa, trong đó sự sống lại của Ladarô là một dấu chỉ tuyệt vời.
Như thế, ngày hôm nay, Chúa lặp lại với chúng ta: “Thầy là sự sống lại và là sự sống” (c. 25). Ngài kêu gọi chúng ta thực hiện một lần nữa bước nhảy vọt của đức tin và bước vào ánh sáng của sự phục sinh, thậm chí là ngay bây giờ: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Con có tin như thế không?” (Câu 26). Một khi chúng ta đã đạt được bước nhảy vọt này, cách suy nghĩ và cách nhìn nhận mọi thứ của chúng ta sẽ thay đổi. Đôi mắt đức tin, vượt qua những điều hữu hình, có thể nhìn theo một cách nào đó vào những thực tại vô hình (x. Dt 11:27). Mọi thứ xảy ra khi đó được đánh giá dưới ánh sáng của một chiều kích khác, là chiều kích vĩnh cửu.
Chúng ta tìm thấy điều này trong bài đọc trích từ Sách Khôn ngoan. Cái chết bất thình lình của người công chính được nhìn nhận dưới một góc độ khác. “Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa, nên được Thiên Chúa yêu thương. Và họ sống giữa những kẻ tội lỗi, nên được Thiên Chúa dời đi nơi khác. Người đã cất họ đi, kẻo trí khôn họ bị thói gian ác biến đổi, hay tâm hồn họ bị tật xảo trá phỉnh lừa.” (Kn 4: 10-11). Nhìn bằng con mắt đức tin, cái chết của họ không phải là một điều bất hạnh mà là một hành động quan phòng của Chúa, Đấng có cách nghĩ không giống như chúng ta. Chẳng hạn, chính tác giả sách thánh này đã chỉ ra rằng trong mắt Thiên Chúa “tuổi thọ đáng kính không phải bởi sống lâu, cũng không do số tuổi. Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ.” (Kn 4:8-9)
Những kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho những người Ngài đã chọn hoàn toàn bị đánh giá thấp bởi những người mà chân trời duy nhất của họ là những của cải ở thế gian này. Do đó, theo những tin tưởng tục lụy, “quân vô đạo chỉ thấy người khôn ngoan chết mà không hiểu Đức Chúa định đoạt về họ thế nào, và tại sao Người đem họ đến nơi yên ổn” (4:17).
Khi cầu nguyện cho các Hồng Y và Giám mục đã qua đời trong năm vừa qua, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta xem xét một cách đúng đắn câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đời họ. Chúng ta xin Ngài xua tan nỗi đau buồn nhân sinh mà chúng ta thỉnh thoảng cảm thấy, khi nghĩ rằng cái chết là dấu chấm hết cho tất cả mọi thứ. Đó là một cảm giác rất xa cách với đức tin, nhưng là một phần của nỗi sợ hãi cái chết mà mọi người đều cảm nhận được. Vì lý do này, trước mầu nhiệm của cái chết, các tín hữu cũng phải thường xuyên hoán cải. Chúng ta được kêu gọi hàng ngày bỏ lại sau lưng hình ảnh bản năng của chúng ta về cái chết như là sự hủy diệt hoàn toàn một người. Chúng ta được kêu gọi bỏ lại thế giới hữu hình mà chúng ta coi là đương nhiên, bỏ đi những lối suy nghĩ thông thường, rất trần tục của chúng ta, và phó thác hoàn toàn cho Chúa, Đấng đã nói với chúng ta: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (câu 25-26).
Những lời này, thưa anh chị em, nếu được đón nhận trong đức tin, sẽ làm cho lời cầu nguyện chúng ta dành cho những anh chị em đã qua đời thực sự là lời cầu nguyện của một tín hữu Kitô. Những lời cầu nguyện ấy mang lại cho chúng ta một tầm nhìn thực tế và chân thực về cuộc sống mà họ đã sống, hiểu được ý nghĩa và giá trị của những điều tốt đẹp mà họ đã đạt được, sức mạnh của họ, sự dấn thân của họ và tình yêu quảng đại và vị tha của họ. Và giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống không khao khát một quê hương dưới đất, mà hướng đến một quê hương tốt đẹp hơn trên trời (x. Dt 11:16). Những lời cầu nguyện cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta, được dâng lên trong niềm xác tín vững chắc rằng họ hiện đang sống với Chúa, cũng mang lại lợi ích rất nhiều cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Những lời cầu nguyện ấy truyền cho chúng ta một tầm nhìn thực sự về cuộc sống; chúng tiết lộ cho chúng ta ý nghĩa của những thử thách mà chúng ta phải chịu để vào Nước Thiên Chúa; chúng mở rộng trái tim của chúng ta cho tự do thực sự và không ngừng truyền cảm hứng cho chúng ta tìm kiếm sự giàu có vĩnh cửu.
Theo lời của Thánh Tông đồ Phaolô, cả chúng ta cũng hãy “mạnh dạn, và dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng ta chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người” (2 Cr 5:8-9). Đời sống của một tôi tớ Tin Mừng được hình thành bởi lòng khao khát được đẹp lòng Chúa trong mọi sự. Đây là tiêu chí của mọi quyết định, mọi bước đi của chúng ta. Và vì vậy, chúng ta nhớ với lòng biết ơn về chứng tá từ các Hồng Y và Giám mục đã qua đời, được trao ra trong sự trung thành với thánh ý Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài và chúng ta cố gắng noi gương các ngài. Cầu xin Chúa tiếp tục tuôn đổ trên chúng ta Thần trí khôn ngoan của Chúa, đặc biệt trong những lúc thử thách này. Đặc biệt là khi hành trình trở nên khó khăn hơn. Người không bỏ rơi chúng ta, nhưng vẫn ở giữa chúng ta, luôn trung thành với lời hứa của Người: “Anh em hãy nhớ rằng, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28: 20).
Source:Holy See Press Office
Khởi động những thay đổi lớn trong giáo triều. Huyền chức linh mục Cali không công nhận Đức Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:53 05/11/2020
1. Tấn phong giám mục Latinh duy nhất tại Ai Cập
Cha Claudio Lurati, sinh ngày 21 tháng Hai, 1962, tại Como, Italia. Ngài được thụ phong linh mục thuộc dòng thánh Comboni ngày 23 tháng 12, 1989. Ngài từng là thừa sai tại Sudan trước khi hoạt động thường xuyên tại Ai Cập, trong tư cách là linh mục, rồi Bề trên miền của dòng thánh Comboni tại nước này. Năm 2007, ngài cũng từng làm Tổng quản lý của dòng ở Rôma.
Ngày 6 tháng 8 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa miền Alessandria Ai Cập.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là nghi lễ tấn phong Giám Mục cho ngài tại thủ đô Cairo, do Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông phương chủ phong vào ngày 30 tháng 10 vừa qua.
Đức tân Thượng phụ Pierbattista của Công Giáo Latinh Giêrusalem, là vị phụ phong trong lễ tấn phong giám mục này.
Hầu hết 90 triệu dân Ai Cập theo Hồi Giáo, 10% là tín hữu Chính thống Coptic. Bên cạnh đó, còn có hơn 200,000 tín hữu Công Giáo Coptic hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh do Đức Thượng phụ Sidrak coi sóc. Công Giáo nghi lễ Latinh chỉ có 64,000 tín hữu được ủy cho Đức tân giám mục Lurati coi sóc. Đức Cha Lurati là vị Giám Mục duy nhất của Công Giáo nghi lễ Latinh tại Ai Cập.
Hiện diện trong thánh lễ tấn phong Giám Mục còn có Đức Hồng Y Antonios Naguib, nguyên Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Coptic Ai Cập, Đức Thượng phụ Ibrahim Sidrak của Công Giáo Coptic
Thánh lễ truyền chức cho Đức Cha Lurati diễn ra lúc 6 giờ chiều, thứ Sáu 30 tháng 10 tại nhà thờ thánh Giuse, trước sự hiện diện của đông đảo các giám mục Coptic, cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Sandri nhắn nhủ Đức tân giám mục Lurati đặc biệt săn sóc nhiều sinh viên Công Giáo từ Sudan và Nam Sudan, Eritrea và các nước Phi châu khác đến Ai Cập để học hành; tiếp đến là các dòng Công Giáo Latinh, đang cộng tác với Giáo Hội Công Giáo Coptic.
Source:Vatican News
2. Ðức Thánh Cha bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta.
Ngày 1 tháng 11 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta, thay thế Ðức Hồng Y Angelo Becciu.
Diễn biến này xảy ra sau khi Đức Hồng Y Angelo Becciu bị buộc phải từ chức đầy kịch tính hôm 24 tháng 9 vừa qua.
Như thế chỉ trong khoảng 5 tuần, Đức Thánh Cha đã quyết định bổ nhiệm các vị khác thay thế các chức vụ do Đức Hồng Y Becciu đảm nhận.
Hôm thứ Năm 15 tháng 10, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Marcello Semeraro thay thế Đức Hồng Y Becciu trong chức vụ tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.
Hôm Chúa Nhật 25 tháng 10 năm 2020, Đức Thánh Cha cũng tuyên bố vinh thăng Đức Cha Marcello Semeraro và Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi cùng 11 vị khác lên hàng Hồng Y.
Trong thư đề ngày 1 tháng 11 năm 2020, Ðức Thánh Cha cho biết ngài đã chấp thuận đơn từ chức của Ðức Hồng Y Becciu và bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Tomasi thay thế.
Trong thư gửi Ðức Tổng Giám Mục Tomasi, Ðức Thánh Cha cũng xác định rằng Ðức Tân Hồng Y sẽ có mọi quyền hạn cần thiết để quyết định bất kỳ vấn đề nào có thể nảy sinh từ việc thực hiện nhiệm vụ được giao phó cho ngài, và sẽ là người phát ngôn duy nhất của Ðức Thánh Cha về tất cả những gì liên quan đến mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Hội Hiệp sĩ Malta.
Ðức Tổng Giám Mục Tomasi năm nay 80 tuổi, sẽ được thăng Hồng Y trong Công nghị vào ngày 28 tháng 11 năm 2020. Năm 2016, ngài đã nghỉ hưu sau 13 năm làm Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức đặc biệt tại Geneva.
Trong vai trò đặc sứ của Ðức Thánh Cha, Ðức Hồng Y Tân cử Tomasi sẽ nhận lời tuyên thệ của vị tân Thủ lãnh Hội Hiệp sĩ, sẽ được bầu trong cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11 tại Rôma.
Hiện tại, Hội Hiệp sĩ Malta đang gặp khủng hoảng cơ cấu sau khi Ðức Thánh Cha buộc vị Thủ lãnh trước đó, là Đại Hiệp Sĩ Matthew Festing, từ chức vào năm 2017. Sau đó, hiệp sĩ Giacomo Dalla Torre đã được chọn thay thế hiệp sĩ Festing nhưng vị tân Thủ lãnh này đã qua đời hồi tháng 5 năm nay.
Ngày 7 tháng 11, các hiệp sĩ đã tuyên khấn sẽ tổ chức một Hội nghị khoáng đại, quy tụ các đại diện từ các tỉnh và các ngành của Hội, để bầu chọn vị Thủ lãnh mới.
Source:Vatican News
3. Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia nhiễm coronavirus
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Italia, đã bị nhiễm coronavirus.
Ngài năm nay 78 tuổi, là Tổng giám mục Tổng giáo phận Perugia, ở miền trung Italia. Thông cáo công bố chiều ngày 28/10 vừa qua cho biết, Đức Hồng Y đang sống “thời điểm này trong niềm tin tưởng, hy vọng và can đảm”.
Vài ngày trước đây, đứng trước tình trạng số người bị lây nhiễm oronavirus liên tục gia tăng tại Italia, Đức Hồng Y Brassetti kêu gọi mọi người gia tăng ý thức trách nhiệm.
Thông cáo của nhà chức trách y tế Italia cho biết số người bị dương tính coronavirus trong vòng 24 tiếng trước đó là gần 25.000, mức kỷ lục từ trước đến nay, và có 205 người chết. Số người bị phát hiện lây nhiễm gia tăng cũng nhờ các cuộc xét nghiệm lên tới mức kỷ lục gần 20.0000.
Dư luận tại Italia không lo lắng vì con số ca nhiễm gia tăng cho bằng tình trạng các nhà thương có thể bị tràn ngập trong thời gian tới đây.
Source:Catholic News Agency
4. Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
Một linh mục California đã chính thức được huyền chức theo yêu cầu của chính ngài. Một bức thư đề ngày 2 tháng 11 từ Đức Cha Jaime Soto đã cho biết như trên.
Vị cựu linh mục này cũng đã bị buộc tội cưỡng bức và thao túng tình dục, nên Đức Cha Jaime Soto cũng kêu gọi các linh mục trong giáo phận ăn chay một ngày như một hành động phạt tạ tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.
Tuyên bố của Đức Cha Jaime Soto viết:
“Vào ngày 10 tháng 9 năm 2020, Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã chấp thuận yêu cầu cá nhân của Cha Jeremy Leatherby cho ngài trở lại tình trạng giáo dân và từ bỏ lời hứa độc thân linh mục. Ông Jeremy Leatherby đã được thông báo về quyết định của Đức Thánh Cha vào ngày Thứ Ba, 27 tháng 10 năm 2020. Ông Leatherby không còn bất kỳ trách nhiệm hay quyền lợi nào dành riêng cho hàng giáo sĩ. Các tín hữu Công Giáo được khuyến cáo không tham gia vào Thánh lễ hoặc bất kỳ bí tích nào khác do ông ấy cử hành.”
Việc cựu linh mục Jeremy Leatherby viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu được huyền chức được ghi nhận là một “tiến bộ” vì trước đó ngài tuyên bố chỉ công nhận Đức Bênêđíctô thứ 16 là Giáo Hoàng, bác bỏ tính hợp pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhờ “tiến bộ” này, ngài không bị vạ tuyệt thông. Với quyết định huyền chức này, tiến trình xét xử theo giáo luật tội lạm dụng tính dục người lớn cũng chấm dứt, vì Leatherby không còn thuộc hàng giáo sĩ. Cho đến nay, vị phụ nữ được tường thuật là bị lạm dụng tính dục vẫn bác bỏ mọi quan hệ bất chính với Leatherby, nên có lẽ Leatherby cũng không bị tòa đời làm khó dễ.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong một lá thư mục vụ gởi các tín hữu đề ngày 7 tháng 8, Đức Cha Jaime Soto, Giám Mục thứ 9 của giáo phận Sacramento miền Bắc California đã thông báo về tình trạng tuyệt thông của Cha Jeremy Leatherby.
Cha Jeremy Leatherby bị vạ tuyệt thông tiền kết ‘latae sententiae’ vì ngài vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ bất kể đã được Đức Cha Jaime Soto hướng dẫn không được làm như vậy, và ngài cũng đã từ chối thừa nhận Đức Thánh Cha Phanxicô là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
Trong một lá thư đề ngày 7 tháng 8 gởi đến các tín hữu Công Giáo của giáo phận, Đức Cha Soto tuyên bố rằng Cha Jeremy Leatherby “đã đặt mình và những người khác vào tình trạng ly giáo với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Bằng những lời nói và hành động của mình, Cha Leatherby đã bị vạ tuyệt thông tiền kết ‘latae sententiae’”.
Đức Cha Soto nhấn mạnh rằng:
“Điều này có nghĩa là với ý chí của mình, ngài đã tự tách mình ra khỏi sự hiệp thông với Giám Mục Rôma, là Đức Thánh Cha Phanxicô, và các thành viên khác của Giáo Hội Công Giáo”.
Tháng 3 năm 2016, Cha Leatherby đã bị cách chức Cha Sở giáo xứ Dâng Đức Mẹ vào Đền Thánh của giáo phận Sacramento và bị đình chỉ thừa tác vụ linh mục, trong khi một cuộc điều tra đang được tiến hành về cáo buộc Cha Leatherby có hành vi sai trái tình dục với một phụ nữ. Hàng trăm người ủng hộ ngài đã ký vào một bản kiến nghị nói rằng cáo buộc này là sai trái và thúc giục Đức Cha Soto dỡ bỏ lệnh treo chén Cha Leatherby.
Đức Cha Soto cho biết thêm:
“Cha Leatherby đã vi phạm chỉ thị của tôi khi dâng lễ và giảng dạy công khai cho một số tín hữu. Ngài đã giảng dạy họ chống lại tính hợp pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Trong khi đọc Kinh nguyện Thánh Thể khi dâng Thánh lễ, Cha Leatherby cũng đã thay thế tên của Đức Thánh Cha Phanxicô bằng tên của vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, và đã không nhắc đến tên của đấng bản quyền, là Đức Cha Soto.
Đức Giám Mục Sacramento cho biết rằng chính Cha Leatherby đã xác nhận lập trường ly giáo của ngài.
“Sau khi ương ngạnh không trả lời một số câu hỏi của tôi qua điện thoại và thư từ, giờ đây ngài đã xác nhận lập trường ly giáo của mình. Vì tai tiếng nghiêm trọng của những hành động này, tôi không còn cách nào khác ngoài việc thông báo công khai hậu quả của các quyết định do ngài lựa chọn: Ngài đã tự mang đến cho mình một vạ tuyệt thông tiền kết”.
Trong một lá thư vào ngày 3 tháng 8 gửi cho Cha Leatherby, Đức Cha Soto cảnh cáo rằng những hành động này “đã đặt anh và những người khác vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng về đạo đức” và rằng ngài phải ngưng ngay mọi thừa tác vụ bí tích và “phải thực hiện một đời sống cầu nguyện và đền tội dưới sự hướng dẫn của tôi.”
Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào tháng Ba này, buộc nhiều cơ sở trên khắp đất nước phải đóng cửa, bao gồm cả các nơi thờ phượng, khi chính quyền địa phương và tiểu bang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, Cha Leatherby đã dâng thánh lễ hàng tuần cho các nhóm nhỏ tại nhà riêng. Tổng cộng, những người tham dự thường xuyên có thể lên đến 350 người.
Trong một tuyên bố ngày 6 tháng 8, vị linh mục nói rằng “trong tình trạng khẩn cấp, ngay cả những linh mục bị huyền chức đều có thể, và thậm chí có nghĩa vụ về mặt đạo đức, phải ban phát các bí tích cho các tín hữu.”
Ngài giải thích rằng ban đầu ngài mang các bánh thánh mà trước đó ngài đã “thánh hiến trong các thánh lễ riêng” đến các nhà khác nhau. Ngay sau đó, ngài đã lái xe khắp thành phố “mọi ngày, mọi Chúa Nhật”, để mang Bánh sự sống đến cho những người Công Giáo. Từ đó, ngài bắt đầu dâng lễ tại nhà của mọi người.
“Tuy nhiên, tôi đã cử hành những Thánh lễ này trong sự hiệp thông với Đức Bênêđictô, chứ không phải với Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhiều người đã tham gia với tôi, cùng quan điểm với tôi, rằng Đức Bênêđíctô vẫn là một vị giáo hoàng đích thực, “Cha Leatherby nói trong tuyên bố hôm 6 tháng 8.
Vị linh mục cho biết ngài không chấp nhận rằng việc thoái vị vào năm 2013 của vị giáo hoàng đã nghỉ hưu, và cho rằng việc thoái vị đó “đã không đáp ứng các yêu cầu đối với hành động từ chức hợp lệ của một vị giáo hoàng, theo giáo luật.”
Đức Cha Soto cũng nói rõ rằng:
“Trước những sự kiện đáng tiếc này, đã có một tiến trình giáo luật đang diễn ra liên quan đến các hành vi bị cáo buộc khác của Cha Jeremy Leatherby về việc vi phạm lời khấn của linh mục. Quá trình này phải thừa nhận là kéo dài đã lâu, vẫn đang tiếp tục, và nằm trong tay các vị hữu trách khác của Giáo hội. Những sự kiện mà ngài đã tự đặt mình vào tình trạng tuyệt thông không liên quan đến những cáo buộc trước đây và cuộc điều tra sau đó. Đây là hai vấn đề riêng biệt.”
Trước các diễn biến đáng buồn này, Đức Cha Soto đã khuyên bảo các tín hữu và hàng giáo sĩ trong giáo phận.
“Các giáo sĩ và tín hữu đều được khuyên tránh xa các cố gắng dâng Thánh lễ hoặc ban các bí tích khác của Cha Leatherby. Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho sự hòa giải và trở lại trong tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo Rôma của ngài”.
“Cầu xin sự chuyển cầu của Đức Maria đầy ơn phúc của chúng ta giúp Cha Leatherby biết ăn năn về những tổn hại mà ngài đã gây ra cho Giáo hội. Xin Mẹ, với lòng từ mẫu, một lần nữa quy tụ chúng ta lại thành một mối hiệp thông duy nhất của Giáo Hội, thánh thiện và được thanh tẩy bởi bửu huyết của Chiên Con, là Con Mẹ, Chúa Giêsu.”
Giáo phận Sacramento như hiện nay đã được Đức Thánh Cha Lêô thứ 13 thành lập vào ngày 28 tháng 5. 1886. Giáo phận bao phủ một diện tích lên đến 110, 325 km2. Trong tổng số dân 3, 550, 900 người, có 987, 700 tín hữu Công Giáo, chiếm 27.8%. Giáo phận có hơn 150 giáo xứ và các cứ điểm truyền giáo trải dài trên 20 quận hạt của tiểu bang California.
Đức Cha Soto được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Giám Mục Phó vào tháng 10, 2007 và đã kế vị Đức Cha William Weigand từ ngày 30 tháng 11, 2008.
Source:Catholic News Agency
5. Giám Mục của người nghèo tại Mễ Tây Cơ qua đời vì Virus Tầu
Đức Cha Arturo Lona Reyes Giám mục đã nghỉ hưu của Tehuantepec - được biết đến với danh hiệu là “giám mục của người nghèo” và nổi tiếng trong việc quảng bá Giáo Hội bản địa - đã qua đời vào ngày 31 tháng 10, chỉ một ngày trước sinh nhật lần thứ 95 của mình. Ngài đã có kết quả dương tính với COVID-19 vào tháng 10.
Cha Alejandro Solalinde, giám đốc một nơi tạm trú dành cho người di cư trong giáo phận Tehuantepec đã viết trên Twitter một câu hơi bi quan.
“Sự ra đi của Đức Cha Arturo Lona Reyes khép lại một chương trong lịch sử của giáo phận với các mục tử tiên tri, những người dấn thân cho công lý và cho sự loại bỏ các cơ cấu áp bức và loại trừ.”
Nổi tiếng với phong cách lịch lãm, ngôn ngữ dịu dàng và vẻ bên ngoài rất thư sinh nho nhã - ngài thường mặc quần jean xanh, áo thun và đeo một cây thánh giá lớn bằng gỗ. Đức Cha Lona đã phục vụ giáo phận Tehuantepec ở miền nam bang Oaxaca trong 29 năm.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh vào việc phục vụ các cộng đồng bản địa, đặc biệt là thông qua giáo dục và đào tạo các linh mục bản xứ. Ngài cũng là một trong những giám mục đầu tiên ở Mỹ Latinh tập trung vào các vấn đề môi trường. Đức Cha cũng thúc đẩy các hợp tác xã, bao gồm cả hợp tác xã đầu tiên của Mễ Tây Cơ về cà phê, theo tờ báo La Jornada.
Rodolfo Soriano Núñez, một nhà xã hội học nghiên cứu về Giáo Hội Mễ Tây Cơ, cho biết: “Ngài là người sống sót cuối cùng trong một nhóm giám mục trẻ được các Thánh Gioan XXIII và Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm cho một số giáo phận nghèo nhất ở Mễ Tây Cơ vào những năm 1960”.
Đức Cha Lona sinh ngày 1 tháng 11 năm 1925, ở Aguascalientes, nơi được coi là trung tâm của Công Giáo trong cuộc xung đột bài Công Giáo của chính phủ Tin Lành Mễ Tây Cơ. Ngài bước vào cuộc sống tu trì năm 1952 và phục vụ tại một khu vực miền đông Mễ Tây Cơ được gọi là Huasteca. Tại đây, ngài làm việc với những người dân bản địa và học các ngôn ngữ của họ.
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã phong ngài lên hàng giám mục vào năm 1971.
Được chuẩn bị bằng kinh nghiệm của mình ở Huasteca và được truyền cảm hứng từ hội nghị Medellin năm 1968 của hội đồng giám mục Mỹ Latinh, Đức Cha Lona đã quảng bá một Giáo Hội bản địa và thể hiện sự trân trọng đặc biệt đối với đời sống tâm linh của người bản địa.
Source:Crux