Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 05/11/2019
74. Nếu có hai việc tương đồng: một là ánh sáng nhiều màu sắc, một là hèn hạ thấp hèn, thì chúng ta noi gương Chúa Giê-su chọn việc hèn hạ thấp hèn mới phải.
(Thánh Ignatius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 05/11/2019
54. LƯU SINH LỘ TẨY
Lưu Sinh bình thường thích ăn to nói lớn để khoe khoang mình.
Có một lần đi đến Vô Tích để viếng mộ bạn hữu là họ Châu, môn khách nhà họ Châu cúi đầu chào và hỏi:
- “Tại sao ngài đến chậm quá vậy ?”
Lưu Sinh nói:
- “Hôm qua cùng với trạng nguyên Cố làm câu đối liễn đến nửa đêm, cho nên hôm nay mới đến trể”.
Qua một lúc sau, trạng nguyên họ Cố cũng đến, họ Lưu bèn đi nghe ngóng nơi môn khách và hỏi:
- “Ông đó là ai vậy ?”
Môn khách nói với ông ta:
- “Đó là người mà tối hôm qua cùng làm câu đối liễn với ngài đó.”
Họ Lưu không dám hỏi tiếp.
Lại có một hôm Lưu Sinh cùng với đệ tử của Hoa Quang Lục đi dạo chơi ở Huệ San, và vì để bày tỏ mình có tình thâm giao nghị với Hoa Quang Lục, nên ông ta cố ý cầm theo cái quạt có đề thơ của Hoa Quang Lục.
Lúc ấy, Hoa Quang Lục đang dưỡng bệnh ở tăng xá, các đệ tử bèn dẫn Lưu Sinh đến đó, sau khi thấy thì làm lễ ngồi xuống, Lưu Sinh không biết đó là Hoa Quang Lục nên đem cái quạt cho Hoa Quang Lục coi, Hoa Quang Lục nói:
- “Bài thơ này là do Hoa Quang Lục đề, ông làm sao mà xin được vậy ?”
Lưu Sinh nói:
- “Tôi và Hoa Quang Lục kết bạn đã hai năm nay rồi, cần gì phải xin xỏ chứ ?”
Quang Lục hỏi:
- “Không nói mò chứ ?”
Lưu Sinh nói:
- “Nói mò thì cắt lưỡi tôi đi”.
Các đệ tử nín không được nên cười ầm lên nói:
- “Đây chính là ngài Hoa Quang Lục đấy”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 54:
Người thích khoe khoang thì không những làm hại mình mà còn làm mất tiếng tốt của mình trước mặt mọi người.
Ngày xưa người già thường khoe khoang về của cải ruộng nương cò bay thẳng cánh, cho nên trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái cũng phải bày ra cái “môn đăng hộ đối” để làm khổ con cái.
Ngày nay người trẻ thì thích khoe khoang về những thành tích “siêu hạng” của mình:
- Có những bạn trẻ khoe mình tiêu tiền xanh (đôla) như xé giấy trong các nhà hàng hạng sang.
- Có những bạn trẻ khoe khoang thành tích đánh bạc và bao gái của mình.
- Có những bạn trẻ khoe khoang thành tích nhậu nhẹt uống bia hạng cao cấp nơi các nhà hàng cao cấp.
- Có các bạn trẻ khoe khoang mình thấy gái thì như mèo thấy mỡ.
- Có các bạn trẻ khoe khoang mình không cần làm việc vẫn có tiền ăn xài…
Tất cả những khoe khoang đó không ích lợi cho bản thân cũng như cho mọi người, bởi vì đó là những cái khoe khoang làm cho mình trở thành người xa lạ giữa những bạn bè đầu tắt mặt tối vừa học vừa làm việc để phụ giúp cho gai đình, những khoe khoang đó không làm cho mình trở thành thần tượng của người khác nhưng trở thành đối tượng của ma quỷ lợi dụng để trở thành công cụ tội ác của nó.
Các bạn trẻ cố gắng nhớ câu này: “Mất đi hiện tại thì ngày sau sẽ hối hận”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lưu Sinh bình thường thích ăn to nói lớn để khoe khoang mình.
Có một lần đi đến Vô Tích để viếng mộ bạn hữu là họ Châu, môn khách nhà họ Châu cúi đầu chào và hỏi:
- “Tại sao ngài đến chậm quá vậy ?”
Lưu Sinh nói:
- “Hôm qua cùng với trạng nguyên Cố làm câu đối liễn đến nửa đêm, cho nên hôm nay mới đến trể”.
Qua một lúc sau, trạng nguyên họ Cố cũng đến, họ Lưu bèn đi nghe ngóng nơi môn khách và hỏi:
- “Ông đó là ai vậy ?”
Môn khách nói với ông ta:
- “Đó là người mà tối hôm qua cùng làm câu đối liễn với ngài đó.”
Họ Lưu không dám hỏi tiếp.
Lại có một hôm Lưu Sinh cùng với đệ tử của Hoa Quang Lục đi dạo chơi ở Huệ San, và vì để bày tỏ mình có tình thâm giao nghị với Hoa Quang Lục, nên ông ta cố ý cầm theo cái quạt có đề thơ của Hoa Quang Lục.
Lúc ấy, Hoa Quang Lục đang dưỡng bệnh ở tăng xá, các đệ tử bèn dẫn Lưu Sinh đến đó, sau khi thấy thì làm lễ ngồi xuống, Lưu Sinh không biết đó là Hoa Quang Lục nên đem cái quạt cho Hoa Quang Lục coi, Hoa Quang Lục nói:
- “Bài thơ này là do Hoa Quang Lục đề, ông làm sao mà xin được vậy ?”
Lưu Sinh nói:
- “Tôi và Hoa Quang Lục kết bạn đã hai năm nay rồi, cần gì phải xin xỏ chứ ?”
Quang Lục hỏi:
- “Không nói mò chứ ?”
Lưu Sinh nói:
- “Nói mò thì cắt lưỡi tôi đi”.
Các đệ tử nín không được nên cười ầm lên nói:
- “Đây chính là ngài Hoa Quang Lục đấy”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 54:
Người thích khoe khoang thì không những làm hại mình mà còn làm mất tiếng tốt của mình trước mặt mọi người.
Ngày xưa người già thường khoe khoang về của cải ruộng nương cò bay thẳng cánh, cho nên trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái cũng phải bày ra cái “môn đăng hộ đối” để làm khổ con cái.
Ngày nay người trẻ thì thích khoe khoang về những thành tích “siêu hạng” của mình:
- Có những bạn trẻ khoe mình tiêu tiền xanh (đôla) như xé giấy trong các nhà hàng hạng sang.
- Có những bạn trẻ khoe khoang thành tích đánh bạc và bao gái của mình.
- Có những bạn trẻ khoe khoang thành tích nhậu nhẹt uống bia hạng cao cấp nơi các nhà hàng cao cấp.
- Có các bạn trẻ khoe khoang mình thấy gái thì như mèo thấy mỡ.
- Có các bạn trẻ khoe khoang mình không cần làm việc vẫn có tiền ăn xài…
Tất cả những khoe khoang đó không ích lợi cho bản thân cũng như cho mọi người, bởi vì đó là những cái khoe khoang làm cho mình trở thành người xa lạ giữa những bạn bè đầu tắt mặt tối vừa học vừa làm việc để phụ giúp cho gai đình, những khoe khoang đó không làm cho mình trở thành thần tượng của người khác nhưng trở thành đối tượng của ma quỷ lợi dụng để trở thành công cụ tội ác của nó.
Các bạn trẻ cố gắng nhớ câu này: “Mất đi hiện tại thì ngày sau sẽ hối hận”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau
Lm Đan Vinh
18:37 05/11/2019
Chúa Nhật 32 Thường Niên C
2Mcb 7,1-2.9-14 ; 2Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38.
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 20,27-38
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: “Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình”. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ? (34) Đức Giê-su đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.
2. Ý CHÍNH:
Những người phái Xa-đốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giê-su giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Mô-sê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề: Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Đức Giê-su đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 27-28: + Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc: Đây là một số người thuộc hàng tư tế phục vụ Đền thờ, là những người không tin có sự sống lại cũng như không tin có đời sau, đang khi người Pha-ri-sêu thì tin kẻ chết sẽ sống lai (x. Cv 23,8), dựa vào lời sấm của ngôn sứ Đa-ni-en như sau: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ. Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (x. Đn 12,2-3). Còn Đức Giê-su luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại đối lập với phái Xa-đốc, nên phái này đã đến nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý kẻ chết sống lại của Đức Giê-su và các người Biệt phái. + Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều Luật này...: Nhằm chế diễu giáo lý về sự sống lại, nhóm Xa-đốc đã trưng ra điều luật “Thế huynh” của Mô-sê nội dung như sau: Nếu người anh lấy vợ mà chết không con, thì em trai của anh ta phải lấy bà chị dâu làm vợ. Đứa con sinh ra đầu tiên sẽ được Luật pháp công nhận là con của người anh đã chết, để cho người anh có con cái nối dòng (x. Đnl 25,5).
- C 29-33: + Vậy nhà kia có bảy anh em trai...: Nhóm này đưa ra câu chuyện giả định chưa từng xảy ra. Sai lầm của nhóm Xa-đốc là đã quan niệm rằng khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi còn sống ở trần gian. Nghĩa là hai người đã là vợ chồng thì khi sống lại sẽ vẫn sống đời vợ chồng với nhau.
- C 34-36: + Con cái đời này cưới vợ lấy chồng: “Con cái đời này” là những người thuộc về trần gian. Câu này có nghĩa là: Vì sự sống của con người ở trần gian có sinh có tử, nên người ta cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con cái nối dòng. + “Nhưng những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết”: Câu này chỉ nhấn mạnh đến việc kẻ lành sống lại để được hưởng vinh quang, và không đề cập đến số phận của kẻ dữ. Thực ra không chỉ những người được Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới được sống lại, nhưng là tất cả mọi người: tội lỗi cũng như công chính, đều được sống lại, như thánh Phao-lô đã đề cập trong sách Công Vụ như sau: “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này là: người lành kẻ dữ sẽ sống lại” (Cv 24,15; x Ga 5,28-29; Mt 25,34-45). + Thì không cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng: Họ không dựng vợ gả chồng, một là vì thân xác sẽ được siêu hóa không bao giờ chết và nên giống như các thiên thần; Hai là vì họ trở nên con cái của Thiên Chúa, hay con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và được sự sống mới từ nơi Thiên Chúa (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
- C 37-38: + Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy...: Đức Giê-su đã dựa vào Thánh kinh để chứng minh có sự sống lại của những kẻ đã chết. Người nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành: Khi hiện ra với Mô-sê trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp (x. Xh 3,6). + Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các Tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp dù đã chết, nhưng qua câu nói với Mô-sê, Thiên Chúa cho biết các vị ấy hiện vẫn đang sống với Chúa.
4. CÂU HỎI:
1)Trong hai nhóm Pha-ri-sêu va Xa-đốc, nhóm nào tin xác lòai người ngày tận thế sẽ sống lại, nhóm nào không tin ?
2)Luật “Thế huynh” của Mô-sê quy định thế nào về việc kết hôn giữa em trai với chị dâu ?
3)Phải chăng chỉ những người lành thánh mới được sống lại vào ngày tận thế, còn những kẻ tội lỗi sẽ chết luôn và không bao giờ sống lại ?
4)Đức Giê-su đã dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mọi người sẽ sống lại ngày tận thế ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁI CHẾT:
ĐÊ-VÍT MA-CỚT (David Marcus) là một viên sĩ quan của quân đội Ít-ra-en đã chết trận vào tháng 6 năm 1948. Người ta đã tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó ông đã ghi lại cảm nghĩ của ông về cái chết có thể xảy ra với ông như sau:
“Tôi đang đứng trên một bến cảng ở bờ biển. Trước mặt tôi là một con tàu vừa trương buồm chuẩn bị ra khơi. Con tàu trông mới hùng vĩ và đẹp làm sao ! Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một vệt trắng ở đường chân trời. Lúc đó, có một người bạn đứng cạnh tôi nói to lên rằng: “Xem kìa, con tàu đã biến mất rồi !”. Nhưng thực ra nó đâu có biến mất. Nó vẫn còn ở đó với chiếc buồm màu trắng và thân tàu to lớn đúng như kích thước khi tôi nhìn thấy nó đậu ở bến cảng. Hiện giờ nó đang trên đường đi đến một nơi đã định trước. Kích thước con tàu chỉ nhỏ dần đi trong mắt của tôi và cuối cùng đã biến mất khỏi tầm nhìn hạn hẹp của tôi mà thôi. Rồi ít ngày sau, con tàu đó sẽ tới một bến cảng mới. Tại nơi nó sắp cập bến lại vang lên tiếng nói đầy vui mừng của những người đang chờ đón người thân: “Ồ con tàu chúng ta chờ đợi đã đến rồi kìa !”. Con tàu đó chính là hình ảnh cái chết của mỗi người chúng ta”.
2) CẢM NGHIỆM VỀ THẾ GIỚI ĐỜI SAU:
Từ sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, bác sĩ TA-KA-SHI NA-GAI (1908-1951) đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ sự tận tâm và tấm lòng hy sinh cao cả phục vụ các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ nguyên tử của ông. Sau khi ông chết, người ta đã tìm thấy mấy dòng tâm sự ông để lại, cho biết lý do tại sao từ một người vô thần ông đã trở thành một người tín hữu có đức tin mạnh vào Thiên Chúa như sau:
“Trong kỳ nghỉ Xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của mẹ tôi khi ấy chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng mở mắt nhìn tôi thở hắt ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương yêu tôi đến cùng. Cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ ràng: Sau khi chết, bà vẫn luôn ở bên tôi là Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn vào trong cặp mắt đó. Tôi, một con người vốn không tin có linh hồn, tự nhiên đã cảm thấy linh hồn mẹ tôi đang có đó; linh hồn mẹ tôi khi chết đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn tồn tại mãi mãi”. Rồi Na-gai viết thêm : ”Từ đó, con người của tôi đã thay đổi hẳn: Dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể khiến tôi tin rằng con người mẹ tôi đã hoàn toàn bị tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên đã mở ra và nhìn thấy thế giới siêu hình”.
3) ÔNG VUA GIÀU CÓ VÀ ANH HỀ NGU DỐT:
Có một ông vua kia rất giầu sang phú quí. Ông sống như không cần biết đến tương lai. Ông cũng chẳng cần biết có cuộc sống sau khi chết hay không. Trong hoàng cung có một anh hề chuyên giúp vui trong các bữa tiệc. Theo nhà vua thì anh hề này có biệt tài giúp mang lại bầu khí vui tươi cho khách dự tiệc. Nhưng anh ta lại là một người ngu đần. Một ngày kia nhà vua cho gọi anh hề tới trao cho anh một cây thanh trượng và nói: "Ngươi hãy đi tìm cho ra một người ngu đần hơn ngươi để trao cây gậy này cho nó, rồi ta sẽ trọng thưởng cho ngươi." Chú hề nhận cây gậy và cố gắng đi tìm, nhưng anh ta tìm mãi mà vẫn không thể tìm ra ai ngu đần hơn mình để trao cây gậy.
Thời gian qua mau và tuổi già cũng đến vào lúc nhà vua không ngờ. Đến khi sức lực cạn kiệt, cảm thấy ngày gần đất xa trời không còn xa, nhà vua liền cho gọi anh hề đến nói chuyện. Nhà vua đã tâm sự với anh hề như sau:
- Trẫm sắp phải đi một chuyến đi thật xa.
- Dạ thưa Đức Vua sắp đi đâu ạ?
- Ta cũng chẳng biết nữa.
- Dạ thưa đi rồi bao giờ Đức Vua trở về?
- Không bao giờ , không bao giờ con ạ.
Anh hề là một người ngu nhưng giờ đây anh lại suy nghĩ rất chính xác. Anh nhẹ nhàng đặt cây gậy trước kia vua đã trao, trao lại vào tay nhà vua, rồi im lặng ta về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng vui sướng vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ đây anh đã tìm ra một người ngu hơn mình. Đó chính là ông vua trước kia tự hào thông minh hơn anh gấp vạn lần.
3. SUY NIỆM:
Thực tế cho thấy con người ta ai cũng đều phải chết ! Chết là giai đoạn cuối cùng trong bốn giai đoạn cuộc sống của mỗi người chúng ta là: Sinh- lão- bệnh- tử. Nhưng chết là gì và sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu ? Ta phải làm gì để được sống lại trong cuộc sống vĩnh hằng đời sau ?
1)Chết là gì và chết rồi con người sẽ đi đâu ?:
Chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Hầu hết nhân loại đều tin: chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là trải qua một cuộc biến đổi từ cuộc sống vật chất trần gian sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau được diễn tả qua câu nói: ”Sinh ký tử qui” - sống chỉ là ở tạm, chết mới là đi về. Nhưng đi về đâu ? Thưa là đi về với cội nguồn, về cõi vĩnh hằng với Đấng đã tạo dựng nên mình.
Riêng đối với các tín hữu là những người tin vào Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và đã đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người thì chết là trải qua cuộc biến đổi với Đức Giê-su như lời thánh Phao-lô: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Thánh Au-gút-ti-nô cũng nói lên niềm khát mong được nghỉ yên trong Chúa ở đời sau qua lời cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con vẫn còn khắc khoải mãi đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Còn thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su lúc sắp chết cũng đã nói với các chị em đang đứng chung quanh về niềm tin của mình vào cuộc sống vĩnh hằng như sau: ”Em không chết đâu, em sắp đi vào cõi sống”.
2)Hai lập trường đối lập về mầu nhiệm kẻ chết sống lại:
-Trong thời Đức Giê-su, các người Biệt phái (Pha-ri-sêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Xa-đốc gồm các tư tế Đền thờ lại không tin có cuộc sống đời sau như vậy. Do đó khi nghe Đức Giê-su giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác lại bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng không có thực như sau: Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Mô-sê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Mục đích của phái Xa-đốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có cuộc sống đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao ?
-Để trả lời, trước hết Đức Giê-su cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20,34-36). Tiếp đến Đức Giê-su xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Mô-sê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau: “Ta là Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp” (Xh 3,6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống và thân xác các ngài sau này cũng sẽ sống lại.
3) Niềm tin của người tín hữu về cuộc sống đời sau:
Khi đọc kinh Tin kính, các tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm này như sau: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Thánh Phao-lô cũng đã khẳng định về một cuộc sống mới trong Đức Ki-tô: ”Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,19-20). Cuộc sống của chúng ta nơi trần gian là cuộc hành trình về quê trời. Cuộc sống ấy sẽ ra sao tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian theo nguyên tắc : “gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy”.
4) Thể hiện đức tin vào mầu nhiệm này thế nào?:
- Một là không nên sợ chết: Những người không có đức tin sẽ rất sợ chết vì cho rằng chết đi là hết. Nếu người tín hữu sợ chết là tự mâu thuẫn với niềm tin của mình về một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại về cái chết anh dũng của Phó tế Tê-pha-nô tử đạo như sau: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7,55-56).
- Hai là phải chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu: Nếu một người chỉ lo kiếm tiền rồi lại tim cách hưởng thụ các nhu cầu vật chất thể xác thì sẽ chỉ gặt hái được thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Muốn đạt được hạnh phúc lâu dài cần phải có đức tin và sống phù hợp với đức tin ấy như câu ngạn ngữ tây phương sau đây:
“Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một ngày, hãy mua một một bộ quần áo mới.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một tuần, hãy giết thịt một con heo.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một năm, hãy lập gia đình với người mình yêu.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một đời, hãy sống một cuộc sống lương thiện.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc muôn đời, hãy sống như một tín hữu tốt lành”.
Người tín hữu tốt sẽ luôn sống giới răn mến Chúa yêu người theo lời Chúa dạy trong “Tám Mối Phúc Thật” (x. Mt 5,3-12). Thánh Phao-lô cũng cho biết có sự thưởng phạt người lành kẻ dữ trong ngày tận thế: ”Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm” (Rm 2,6).
- Ba là năng cầu nguyện cho các người thân qua đời: Hằng năm, Hội thánh dành riêng tháng Mười Một để khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ đã qua đời. Đây cũng là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về bốn sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Chính sự chết dạy cho chúng ta biết phải sống như thế nào. Niềm tin vào Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ giúp chúng ta tránh những đam mê hạnh phúc giả tạo đời này và động viên chúng ta can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải để đền tội và đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để về quê trời đời sau. Trong tháng này, khi làm các việc lành cầu cho các linh hồn là chúng ta thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại và cuộc sống vĩnh hằng đời sau.
4. THẢO LUẬN:
Ngày nay nhiều người chỉ biết đi tìm thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua trong những thú vui nhục dục và những đam mê bất chính. Bạn sẽ làm gì để hồi tâm sám hối và quyết tâm sống cuộc đời bác ái yêu thương để tuyên xưng đức tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi đọc kinh Tin kính, tuy miệng con tuyên xưng mầu nhiệm kẻ chết sống lại và tin có sự sống đời sau, nhưng trong thực hành, con lại thường lỗi đức công bình khi có cơ hội, gây ra bao thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, mà không nghĩ đến việc con sẽ phải đền trả khi ra trước tòa Chúa phán xét sau này. Dường như đức tin của con mới chỉ là thứ đức tin lý thuyết và không đủ mạnh để ngăn cản con khỏi sống ích kỷ và tội lỗi. Trong Tin mừng hôm nay, Chính Chúa đã khẳng định rằng: Thân xác lòai người sau này sẽ sống lại. Khi ấy người ta sẽ không còn cưới vợ lấy chồng, không còn bon chen kiếm sống như ở trần gian, nhưng mọi người sẽ trở nên giống như các thiên thần của Thiên Chúa và được sống hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA, con muốn rằng: ngay từ bây giờ con sẽ thuộc trọn về Chúa. Con xin dâng lên Chúa tất cả tâm tư, cùng những niềm vui nỗi buồn và những ước vọng của con. Xin Chúa thương nhận và ban xuống dồi dào hồng ân cứu độ cho con. Xin cho con luôn phó thác cuộc sống trong tay Chúa và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, với niềm tin rằng chúng đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
2Mcb 7,1-2.9-14 ; 2Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38.
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 20,27-38
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: “Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình”. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ? (34) Đức Giê-su đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.
2. Ý CHÍNH:
Những người phái Xa-đốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giê-su giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Mô-sê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề: Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Đức Giê-su đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 27-28: + Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc: Đây là một số người thuộc hàng tư tế phục vụ Đền thờ, là những người không tin có sự sống lại cũng như không tin có đời sau, đang khi người Pha-ri-sêu thì tin kẻ chết sẽ sống lai (x. Cv 23,8), dựa vào lời sấm của ngôn sứ Đa-ni-en như sau: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ. Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (x. Đn 12,2-3). Còn Đức Giê-su luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại đối lập với phái Xa-đốc, nên phái này đã đến nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý kẻ chết sống lại của Đức Giê-su và các người Biệt phái. + Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều Luật này...: Nhằm chế diễu giáo lý về sự sống lại, nhóm Xa-đốc đã trưng ra điều luật “Thế huynh” của Mô-sê nội dung như sau: Nếu người anh lấy vợ mà chết không con, thì em trai của anh ta phải lấy bà chị dâu làm vợ. Đứa con sinh ra đầu tiên sẽ được Luật pháp công nhận là con của người anh đã chết, để cho người anh có con cái nối dòng (x. Đnl 25,5).
- C 29-33: + Vậy nhà kia có bảy anh em trai...: Nhóm này đưa ra câu chuyện giả định chưa từng xảy ra. Sai lầm của nhóm Xa-đốc là đã quan niệm rằng khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi còn sống ở trần gian. Nghĩa là hai người đã là vợ chồng thì khi sống lại sẽ vẫn sống đời vợ chồng với nhau.
- C 34-36: + Con cái đời này cưới vợ lấy chồng: “Con cái đời này” là những người thuộc về trần gian. Câu này có nghĩa là: Vì sự sống của con người ở trần gian có sinh có tử, nên người ta cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con cái nối dòng. + “Nhưng những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết”: Câu này chỉ nhấn mạnh đến việc kẻ lành sống lại để được hưởng vinh quang, và không đề cập đến số phận của kẻ dữ. Thực ra không chỉ những người được Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới được sống lại, nhưng là tất cả mọi người: tội lỗi cũng như công chính, đều được sống lại, như thánh Phao-lô đã đề cập trong sách Công Vụ như sau: “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này là: người lành kẻ dữ sẽ sống lại” (Cv 24,15; x Ga 5,28-29; Mt 25,34-45). + Thì không cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng: Họ không dựng vợ gả chồng, một là vì thân xác sẽ được siêu hóa không bao giờ chết và nên giống như các thiên thần; Hai là vì họ trở nên con cái của Thiên Chúa, hay con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và được sự sống mới từ nơi Thiên Chúa (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
- C 37-38: + Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy...: Đức Giê-su đã dựa vào Thánh kinh để chứng minh có sự sống lại của những kẻ đã chết. Người nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành: Khi hiện ra với Mô-sê trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp (x. Xh 3,6). + Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các Tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp dù đã chết, nhưng qua câu nói với Mô-sê, Thiên Chúa cho biết các vị ấy hiện vẫn đang sống với Chúa.
4. CÂU HỎI:
1)Trong hai nhóm Pha-ri-sêu va Xa-đốc, nhóm nào tin xác lòai người ngày tận thế sẽ sống lại, nhóm nào không tin ?
2)Luật “Thế huynh” của Mô-sê quy định thế nào về việc kết hôn giữa em trai với chị dâu ?
3)Phải chăng chỉ những người lành thánh mới được sống lại vào ngày tận thế, còn những kẻ tội lỗi sẽ chết luôn và không bao giờ sống lại ?
4)Đức Giê-su đã dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mọi người sẽ sống lại ngày tận thế ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁI CHẾT:
ĐÊ-VÍT MA-CỚT (David Marcus) là một viên sĩ quan của quân đội Ít-ra-en đã chết trận vào tháng 6 năm 1948. Người ta đã tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó ông đã ghi lại cảm nghĩ của ông về cái chết có thể xảy ra với ông như sau:
“Tôi đang đứng trên một bến cảng ở bờ biển. Trước mặt tôi là một con tàu vừa trương buồm chuẩn bị ra khơi. Con tàu trông mới hùng vĩ và đẹp làm sao ! Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một vệt trắng ở đường chân trời. Lúc đó, có một người bạn đứng cạnh tôi nói to lên rằng: “Xem kìa, con tàu đã biến mất rồi !”. Nhưng thực ra nó đâu có biến mất. Nó vẫn còn ở đó với chiếc buồm màu trắng và thân tàu to lớn đúng như kích thước khi tôi nhìn thấy nó đậu ở bến cảng. Hiện giờ nó đang trên đường đi đến một nơi đã định trước. Kích thước con tàu chỉ nhỏ dần đi trong mắt của tôi và cuối cùng đã biến mất khỏi tầm nhìn hạn hẹp của tôi mà thôi. Rồi ít ngày sau, con tàu đó sẽ tới một bến cảng mới. Tại nơi nó sắp cập bến lại vang lên tiếng nói đầy vui mừng của những người đang chờ đón người thân: “Ồ con tàu chúng ta chờ đợi đã đến rồi kìa !”. Con tàu đó chính là hình ảnh cái chết của mỗi người chúng ta”.
2) CẢM NGHIỆM VỀ THẾ GIỚI ĐỜI SAU:
Từ sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, bác sĩ TA-KA-SHI NA-GAI (1908-1951) đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ sự tận tâm và tấm lòng hy sinh cao cả phục vụ các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ nguyên tử của ông. Sau khi ông chết, người ta đã tìm thấy mấy dòng tâm sự ông để lại, cho biết lý do tại sao từ một người vô thần ông đã trở thành một người tín hữu có đức tin mạnh vào Thiên Chúa như sau:
“Trong kỳ nghỉ Xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của mẹ tôi khi ấy chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng mở mắt nhìn tôi thở hắt ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương yêu tôi đến cùng. Cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ ràng: Sau khi chết, bà vẫn luôn ở bên tôi là Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn vào trong cặp mắt đó. Tôi, một con người vốn không tin có linh hồn, tự nhiên đã cảm thấy linh hồn mẹ tôi đang có đó; linh hồn mẹ tôi khi chết đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn tồn tại mãi mãi”. Rồi Na-gai viết thêm : ”Từ đó, con người của tôi đã thay đổi hẳn: Dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể khiến tôi tin rằng con người mẹ tôi đã hoàn toàn bị tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên đã mở ra và nhìn thấy thế giới siêu hình”.
3) ÔNG VUA GIÀU CÓ VÀ ANH HỀ NGU DỐT:
Có một ông vua kia rất giầu sang phú quí. Ông sống như không cần biết đến tương lai. Ông cũng chẳng cần biết có cuộc sống sau khi chết hay không. Trong hoàng cung có một anh hề chuyên giúp vui trong các bữa tiệc. Theo nhà vua thì anh hề này có biệt tài giúp mang lại bầu khí vui tươi cho khách dự tiệc. Nhưng anh ta lại là một người ngu đần. Một ngày kia nhà vua cho gọi anh hề tới trao cho anh một cây thanh trượng và nói: "Ngươi hãy đi tìm cho ra một người ngu đần hơn ngươi để trao cây gậy này cho nó, rồi ta sẽ trọng thưởng cho ngươi." Chú hề nhận cây gậy và cố gắng đi tìm, nhưng anh ta tìm mãi mà vẫn không thể tìm ra ai ngu đần hơn mình để trao cây gậy.
Thời gian qua mau và tuổi già cũng đến vào lúc nhà vua không ngờ. Đến khi sức lực cạn kiệt, cảm thấy ngày gần đất xa trời không còn xa, nhà vua liền cho gọi anh hề đến nói chuyện. Nhà vua đã tâm sự với anh hề như sau:
- Trẫm sắp phải đi một chuyến đi thật xa.
- Dạ thưa Đức Vua sắp đi đâu ạ?
- Ta cũng chẳng biết nữa.
- Dạ thưa đi rồi bao giờ Đức Vua trở về?
- Không bao giờ , không bao giờ con ạ.
Anh hề là một người ngu nhưng giờ đây anh lại suy nghĩ rất chính xác. Anh nhẹ nhàng đặt cây gậy trước kia vua đã trao, trao lại vào tay nhà vua, rồi im lặng ta về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng vui sướng vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ đây anh đã tìm ra một người ngu hơn mình. Đó chính là ông vua trước kia tự hào thông minh hơn anh gấp vạn lần.
3. SUY NIỆM:
Thực tế cho thấy con người ta ai cũng đều phải chết ! Chết là giai đoạn cuối cùng trong bốn giai đoạn cuộc sống của mỗi người chúng ta là: Sinh- lão- bệnh- tử. Nhưng chết là gì và sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu ? Ta phải làm gì để được sống lại trong cuộc sống vĩnh hằng đời sau ?
1)Chết là gì và chết rồi con người sẽ đi đâu ?:
Chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Hầu hết nhân loại đều tin: chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là trải qua một cuộc biến đổi từ cuộc sống vật chất trần gian sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau được diễn tả qua câu nói: ”Sinh ký tử qui” - sống chỉ là ở tạm, chết mới là đi về. Nhưng đi về đâu ? Thưa là đi về với cội nguồn, về cõi vĩnh hằng với Đấng đã tạo dựng nên mình.
Riêng đối với các tín hữu là những người tin vào Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và đã đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người thì chết là trải qua cuộc biến đổi với Đức Giê-su như lời thánh Phao-lô: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Thánh Au-gút-ti-nô cũng nói lên niềm khát mong được nghỉ yên trong Chúa ở đời sau qua lời cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con vẫn còn khắc khoải mãi đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Còn thánh nữ Tê-rê-sa Hài đồng Giê-su lúc sắp chết cũng đã nói với các chị em đang đứng chung quanh về niềm tin của mình vào cuộc sống vĩnh hằng như sau: ”Em không chết đâu, em sắp đi vào cõi sống”.
2)Hai lập trường đối lập về mầu nhiệm kẻ chết sống lại:
-Trong thời Đức Giê-su, các người Biệt phái (Pha-ri-sêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Xa-đốc gồm các tư tế Đền thờ lại không tin có cuộc sống đời sau như vậy. Do đó khi nghe Đức Giê-su giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác lại bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng không có thực như sau: Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Mô-sê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Mục đích của phái Xa-đốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có cuộc sống đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao ?
-Để trả lời, trước hết Đức Giê-su cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20,34-36). Tiếp đến Đức Giê-su xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Mô-sê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau: “Ta là Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp” (Xh 3,6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống và thân xác các ngài sau này cũng sẽ sống lại.
3) Niềm tin của người tín hữu về cuộc sống đời sau:
Khi đọc kinh Tin kính, các tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm này như sau: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Thánh Phao-lô cũng đã khẳng định về một cuộc sống mới trong Đức Ki-tô: ”Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế ! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,19-20). Cuộc sống của chúng ta nơi trần gian là cuộc hành trình về quê trời. Cuộc sống ấy sẽ ra sao tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian theo nguyên tắc : “gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy”.
4) Thể hiện đức tin vào mầu nhiệm này thế nào?:
- Một là không nên sợ chết: Những người không có đức tin sẽ rất sợ chết vì cho rằng chết đi là hết. Nếu người tín hữu sợ chết là tự mâu thuẫn với niềm tin của mình về một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại về cái chết anh dũng của Phó tế Tê-pha-nô tử đạo như sau: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7,55-56).
- Hai là phải chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu: Nếu một người chỉ lo kiếm tiền rồi lại tim cách hưởng thụ các nhu cầu vật chất thể xác thì sẽ chỉ gặt hái được thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Muốn đạt được hạnh phúc lâu dài cần phải có đức tin và sống phù hợp với đức tin ấy như câu ngạn ngữ tây phương sau đây:
“Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một ngày, hãy mua một một bộ quần áo mới.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một tuần, hãy giết thịt một con heo.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một năm, hãy lập gia đình với người mình yêu.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một đời, hãy sống một cuộc sống lương thiện.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc muôn đời, hãy sống như một tín hữu tốt lành”.
Người tín hữu tốt sẽ luôn sống giới răn mến Chúa yêu người theo lời Chúa dạy trong “Tám Mối Phúc Thật” (x. Mt 5,3-12). Thánh Phao-lô cũng cho biết có sự thưởng phạt người lành kẻ dữ trong ngày tận thế: ”Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm” (Rm 2,6).
- Ba là năng cầu nguyện cho các người thân qua đời: Hằng năm, Hội thánh dành riêng tháng Mười Một để khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ đã qua đời. Đây cũng là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về bốn sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Chính sự chết dạy cho chúng ta biết phải sống như thế nào. Niềm tin vào Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ giúp chúng ta tránh những đam mê hạnh phúc giả tạo đời này và động viên chúng ta can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải để đền tội và đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để về quê trời đời sau. Trong tháng này, khi làm các việc lành cầu cho các linh hồn là chúng ta thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại và cuộc sống vĩnh hằng đời sau.
4. THẢO LUẬN:
Ngày nay nhiều người chỉ biết đi tìm thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua trong những thú vui nhục dục và những đam mê bất chính. Bạn sẽ làm gì để hồi tâm sám hối và quyết tâm sống cuộc đời bác ái yêu thương để tuyên xưng đức tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Khi đọc kinh Tin kính, tuy miệng con tuyên xưng mầu nhiệm kẻ chết sống lại và tin có sự sống đời sau, nhưng trong thực hành, con lại thường lỗi đức công bình khi có cơ hội, gây ra bao thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, mà không nghĩ đến việc con sẽ phải đền trả khi ra trước tòa Chúa phán xét sau này. Dường như đức tin của con mới chỉ là thứ đức tin lý thuyết và không đủ mạnh để ngăn cản con khỏi sống ích kỷ và tội lỗi. Trong Tin mừng hôm nay, Chính Chúa đã khẳng định rằng: Thân xác lòai người sau này sẽ sống lại. Khi ấy người ta sẽ không còn cưới vợ lấy chồng, không còn bon chen kiếm sống như ở trần gian, nhưng mọi người sẽ trở nên giống như các thiên thần của Thiên Chúa và được sống hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA, con muốn rằng: ngay từ bây giờ con sẽ thuộc trọn về Chúa. Con xin dâng lên Chúa tất cả tâm tư, cùng những niềm vui nỗi buồn và những ước vọng của con. Xin Chúa thương nhận và ban xuống dồi dào hồng ân cứu độ cho con. Xin cho con luôn phó thác cuộc sống trong tay Chúa và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, với niềm tin rằng chúng đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin vào Thiên Chúa và sự sống đời sau
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:48 05/11/2019
Chúa Nhật 32 Thường Niên C
Blaise Pascal (1623-1662), nhà toán học cũng là triết gia thời danh đã nói đến người khôn ngoan luôn có niềm tin đời sau.
Có hai người tạm đặt tên là anh “A” và anh “B”. Anh “A” tin có Thiên Chúa, tin có đời sau. Anh “A” luôn cố gắng giữ và sống những điều Chúa dạy: Tôn thờ Thiên Chúa, anh dự lễ ngày Chúa Nhật và yêu mến anh em hết lòng; hay giúp đỡ những người nghèo khó. Anh sống công bằng và bác ái. Khi lỗi phạm anh tìm cách thống hối ăn năn. Nhờ thế, gia đình anh hạnh phúc, anh được bà con trân trọng, quí mến. Và đặc biệt anh được bình an trong tâm hồn.
Anh “B” không tin có Thiên Chúa, không tin có đời sau. Anh “B” thường sống buông thả, giả hình. Anh vi phạm lỗi công bằng. Anh cố che đậy những điều sai quấy, miễn sao pháp luật không biết là được, vì anh chỉ sợ pháp luật. Kết quả gia đình mất hạnh phúc; dân làng chê bai; mọi người chỉ sợ anh chứ không trọng anh! Anh không có sự bình an thực sự trong tâm hồn.
Pascal đưa ra hai giả thuyết về Thiên Chúa và đời sau.
Giả thuyết thứ nhất: Không có Thiên Chúa và cũng không có đời sau. Nếu không có Thiên Chúa và đời sau thì ngay ở đời này anh “A” đã hơn anh “B” là gia đình hạnh phúc, mọi người quí mến. Anh “A” được bình an trong tâm hồn. Còn anh “B” gia đình mất hạnh phúc, dân làng chê cười. Anh không có bình an trong tâm hồn. Còn sau khi chết cả anh “A” và “B” huề nhau.
Giả thuyết thứ hai: Có Thiên Chúa và có đời sau. Có Thiên Chúa và có đời sau thì anh “A” được hưởng trọn ven; trong lúc anh “B” mất trắng không được gì.
Pascal kết luận: Khi ta tin vào Thiên Chúa và sự sống đời sau ta được cả đời nay lẫn đời sau, chỉ chịu thiệt đôi chút về chức quyền, danh vọng. Nếu ta không tin vào Thiên Chúa ta mất cả đời này lẫn đời sau. Như thế, người tin vào Thiên Chúa và sự sống đời sau là người khôn ngoan; người không tin vào Thiên Chúa là những người vô cùng dại dột.
Từ rất xa xưa, người ta không coi chết là hết: người chết vẫn có một nơi để đến, để sống tiếp một cách nào đó, “một cõi đi về”. Với Trung quốc, nơi ấy được gọi là Cửu tuyền, Hoàng tuyền. Với Do thái, thì đây là Sheol...Vì thế ngôn ngữ mọi thời đã gọi cái chết bằng những ngôn từ nhẹ nhàng hơn như “khuất núi”, “ra đi”, “mất”, “về nơi chín suối”, “quy tiên”, “chầu trời”, “qua đời”… Từ “qua đời” thật ý nghĩa, người đã chết bước từ đời tạm này để đi đến một đời sống mới, đời sống vĩnh hằng bên Thiên Chúa.
Ðối với Ki-tô giáo, Thiên Chúa là Chúa của sự sống, ý định của Người là thông ban sự sống chứ không phải sự chết. Vậy sự chết bởi đâu mà có ? Kinh Thánh trả lời rằng: sự chết là hậu quả của tội lỗi (Rm 5,12; 6,23). Nhưng Thiên Chúa "vì quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để những ai tin vào Người Con ấy sẽ không phải chết nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,16) và lời tuyên bố của Chúa Giê-su trước khi làm cho La-da-rô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất: “Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Lời mặc khải này có nhiều người tin vào Chúa, nhưng cũng không ít người nghi ngờ, không tin.
Bài Phúc Âm hôm nay kể về phái Xa-đốc không tin có sự sống lại, họ đặt ra những vấn nạn vô lý để chất vấn Chúa Giê-su. Họ trích sách Ðệ nhị luật 25, 5-6 để hỏi Người: Nhà kia có 7 anh em trai. Người anh cả cưới vợ rồi chết không con. Theo luật Mô-sê, người em phải lấy chị goá để có con nối dõi, và cả 7 anh em đều chết không con. Khi sống lại, chị goá đó vợ sẽ là của ai ?. Họ đưa ra ví dụ mà chẳng thể xảy ra trong thực tế. Trong thế giới mai sau, bà vợ thuộc về ai trong số 7 ông chồng? Chẳng lẽ 7 ông đánh nhau để dành 1 bà trên thiên đàng? Kiểu lý luận hàm ẩn một quan niệm, thế giới mai sau cũng như hiện tại, nối dài hiện tại. Người Việt Nam cũng vậy, thói quen đốt vàng mã, đốt đôla, đốt xe honda, đốt nhà lầu…cho người cõi âm xài…Người ta tin rằng thế giới mai sau cũng giống như thế giới mình đang sống cho nên người đã chết cũng cần xe, cần tiền…
Chúa Giê-su trả lời với hai nét độc đáo: thế giới mai sau là một thế giới hoàn toàn khác, hoàn toàn được biến đổi, và sự sống mới hoàn toàn được bắt đầu từ hôm nay.
1. Ðời sau khác đời này.
Người ta không lấy vợ gả chồng, không cần con nối dõi, nhưng sống như các thiên thần, chỉ lo phụng sự và ca ngợi Chúa. Ðời sau không còn bóng dáng của Thần Chết. Con người thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử sinh. Toàn bộ con người cả xác lẫn hồn được sống lại. Thân xác tuy đã tan thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với linh hồn. Bởi vì: “Ðức Chúa là Thiên Chúa của Tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, đối với Người tất cả đều đang sống”.
Qua mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh sắp tới, Ðức Giê-su sẽ hoàn tất mạc khải này. Ðức Giê-su đã chiến thắng sự chết bằng chính cái chết trên Thập Giá và Người đã sống lại để trao ban sự sống mới, sự sống của Ðấng Phục Sinh. Chính bởi sự yêu mến, vâng phục và dâng hiến nên cái chết của Chúa Ki-tô là một sự chiến thắng, bẻ gãy mũi nhọn của thần chết (1 Cr 15, 14). Thánh Phê-rô đã nói một cách sâu sắc: "Tội lỗi của chúng ta, chính Ðức Ki-tô đã mang vào thân thể, mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội lỗi, chúng ta được sống cuộc đời công chính" (1 Pr 2, 24).
Vì Ðức Giê-su đã thắng được những xao xuyến, thắng được những tuyệt vọng, nên Người đã biến cái hố thẳm hay biển cả mênh mông ngàn trùng xa cách giữa con người và Thiên Chúa thành biển cả tình thương liên kết hiệp nhất Thiên Chúa và loài người. Ðức Ki-tô đã trở nên con đường giao hoà và Thập Giá Ðức Ki-tô đã trở thành như chiếc thang nối liền trời và đất, kết hợp Thiên Chúa và loài người. Yếu tính sự chết đã được biến đổi. Sự chết không còn là tang tóc nữa mà đã trở thành Lễ Vượt Qua để tiến tới Vinh Quang Thiên Quốc. Từ nay Ðức Giê-su không còn lệ thuộc vào thân xác vật chất nữa, những gì thuộc về thân xác vật chất đều đã chết trên Thập Giá. Chúa Ki-tô đã được Thần Khí hoá (Rm 8,11; 1 Pr 3,18), và sự sống của Người thuộc về Thiên Chúa (Rm 6,10).Theo thánh Phaolô, cuộc sống đời sau mới là đích điểm mà mọi tạo vật nhắm tới: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt phải chịu vậy. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến nay, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8,19-23). Chúng ta rên siết vì cuộc sống hiện tại đầy khổ ải. Chúng ta mong chờ cuộc sống đích thực ở mai sau. Đời sống này là thời kỳ thai nghén. Ta phải chịu đau đớn để sinh vào đời sau.
2. Đời sau bắt đầu từ đời này.
Sự sống đời sau viên mãn, nhưng không phải ai cũng vào được. Chỉ có những người được xét là xứng đáng mới được vào. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa đã nói tới việc tuyển chọn này. Chúa sẽ loại chiên ra khỏi dê, lúa tốt ra khỏi cỏ dại, cá tốt ra khỏi cá xấu. Tiêu chuẩn để chọn lựa là Tám mối phúc, nhất là giới răn bác ái yêu thương. Đời sau, người ta sẽ giống như thiên thần. Đời sống trên trời sẽ không có gì giống với đời sống dưới đất. Sẽ không còn đói khát nên sẽ không cần ăn uống. Sẽ chẳng có lấy vợ lấy chồng, sẽ chẳng cần sinh con để nối dõi vì người ta không bao giờ chết nữa. Mỗi người trở thành con Thiên Chúa, được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Bài đọc 1 kể chuyện: Bà mẹ và bảy người con tin có sự sống đời sau, và họ đã làm chứng cho niềm tin ấy bằng cách dám hy sinh mạng sống đời này. Chúng ta tin có sự sống đời sau, nên trong đời sống thường ngày mỗi người không chỉ tìm kiếm những giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn tìm kiếm những giá trị tinh thần và đạo đức để bảo đảm cho cuộc sống đời sau. Đó là hết lòng kính mến Chúa qua việc học hỏi Lời Chúa, siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích. Đó còn là hết lòng sống công bằng, bác ái yêu thương mọi người, và nỗ lực xa lánh mọi tội lỗi làm mất lòng Chúa.
3. Tin và sống trong ân tình của Chúa Ki-tô
Niềm tin vào Ðức Giê-su, Ðấng đã chết và sống lại là niềm tin cao cả nhất. Khi trái tim một người Ki-tô hữu ngừng đập thì chuông Nhà Thờ vang lên báo tin cho mọi người biết linh hồn một người đã được Chúa gọi về. Nghe chuông báo tử, mọi người đến tang gia để thăm viếng, phân ưu, đọc kinh cầu nguyện, tham dự nghi thức tẩm liệm, cùng đưa người chết đến Nhà Thờ. Linh cửu được đặt ngay trước Nhà Tạm của Chúa Giê-su. Cây nến Phục Sinh tượng trưng cho sự sống lại của Chúa và của những ai theo Người được thắp sáng lên đặt cạnh quan tài. Thánh Lễ được cử hành để hiệp thông cầu nguyện cho người chết, nói lên việc Giáo Hội trân trọng với cả xác chết. Ðại diện cho Giáo Hội là Linh mục tiễn đưa người quá cố từ Nhà Thờ đến Ðất Thánh, làm phép huyệt để thánh hoá nơi người chết an nghỉ và nói lên niềm hy vọng tuyệt vời: "Chúng ta gởi thân xác người thân yêu ở lại đây, đợi ngày sống lại gặp nhau trên Thiên Ðàng".
Sự chết và sự sống lại của Chúa Ki-tô không những đã chuộc lại được cho con người những gì nó đã mất vì tội lỗi, nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Bởi vì nhờ sự chết và sống lại của Người mà nhịp cầu liên kết giữa Thiên Chúa và con người được nối lại và một tương quan mới được thiết lập, đó là tương quan Cha Con. Nhờ cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Ki-tô, con người được tha thứ, được gội rửa sạch tội lỗi, khỏi án chết đời đời và trở nên con cái Thiên Chúa. Từ nay con người được gọi Thiên Chúa là Áp-ba, Cha ơi (Rm 8, 15).
Tin và sống trong ân tình của Chúa Ki-tô chính là chiến thắng sự chết, chính là đã mang trong mình mầm sống của sự sống đời đời: "Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết" (Ga 11,26; 1Ga 3,14). Không bao giờ chết chính là không bao giờ mất sự hiện hữu trong tương quan với Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người. Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho chúng ta niềm vui và hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của chúng ta hôm nay. Niềm tin đó thôi thúc chúng ta sống theo Tin Mừng Chúa Giê-su. Niềm hy vọng ấy thôi thúc chúng ta hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ, làm việc lành phúc đức nhiều hơn trong tháng 11 nầy để cầu cho những người thân yêu và các tín hữu đã ra đi trước chúng ta được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Thiên Chúa dựng nên con người để con người được hưởng hạnh phúc đời này và cả đời sau. Sống là một cuộc hành trình tiến về đời sau. Đừng mải mê với những hạnh phúc mau qua, những lạc thú chóng tàn mà quên đi cùng đích cuộc đời là gặp được Chúa. Hạnh phúc duy nhất và cũng là quan tâm duy nhất của người sống đời sau là được ở gần Chúa để phụng thờ Người.
Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và chúng con còn khắc khoải mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa (Thánh Augustinô). Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên văn Tài Liệu Cuối Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Toàn Vùng Amazon, Chương IV
Vũ Văn An
00:37 05/11/2019
CHƯƠNG IV: CÁC CÁCH MỚI ĐỂ HOÁN CẢI SINH THÁI
“Tôi đến để họ có sự sống và có sự sống dồi dào” (Ga 10:10)
65.Hành tinh của chúng ta là một quà phúc của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng biết rằng chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp phải hành động trước một cuộc khủng hoảng môi trường xã hội chưa từng có. Để đáp ứng thỏa đáng, chúng ta cần một cuộc hoán cải sinh thái. Do đó, với tư cách Giáo hội Amazon, đối diện với một sự gây hấn ngày càng gia tăng đối với sinh quần của chúng ta, một sinh quần đang bị đe dọa biến mất với những hậu quả to lớn cho hành tinh của chúng ta, chúng ta đã lên đường trong khi được gây cảm hứng từ đề nghị về một hệ sinh thái toàn diện. Chúng ta thừa nhận những vết thương gây ra bởi con người trong lãnh thổ của chúng ta; chúng ta muốn, nhờ các anh chị em bản địa, trong cuộc đối thoại kiến thức, học hỏi cách thức đưa ra câu trả lời mới, tìm kiếm các mô hình phát triển công bằng và liên đới. Chúng ta muốn chăm sóc “ngôi nhà chung” của chúng ta ở Amazon và chúng ta đề nghị các cách mới để làm như vậy.
Hướng tới một hệ sinh thái toàn diện theo thông điệp Laudato Si’
a. Các mối đe dọa chống lại sinh quần vùng Amazon và các dân tộc của nó
66. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trái đất như một quà phúc và như một nhiệm vụ, để chăm sóc nó và trả lời cho nó; chúng ta không phải là sở hữu chủ của nó. Hệ sinh thái toàn diện có nền tảng của nó trong sự kiện này “mọi sự vật đều có liên hệ mật thiết với nhau” (LS 16). Do đó, sinh thái và công bằng xã hội hợp nhất với nhau từ trong nội tại” (x. LDS 137). Với hệ sinh thái toàn diện, một mô hình công lý mới xuất hiện, vì “một cách tiếp cận sinh thái thực sự luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội, phải tích nhập công lý vào các cuộc thảo luận về môi trường, để lắng nghe cả tiếng kêu của trái đất lẫn tiếng kêu của người nghèo (LS 49). Như thế, hệ sinh thái toàn diện nối kết việc thi hành chăm sóc thiên nhiên với việc thi hành công lý cho những người nghèo khổ nhất và bị thiệt thòi nhất trên trái đất, vốn là ưu tiên lựa chọn của Thiên Chúa trong lịch sử mặc khải.
67. Điều cấp bách là chúng ta phải đối đầu với việc khai thác không giới hạn “ngôi nhà chung” và các cư dân của nó. Một trong những nguyên nhân chính gây hủy diệt ở Amazon là hoạt động khai khoáng trấn lột, một hoạt động tương ứng với luận lý học tham lam, vốn là của riêng mô hình kỹ trị đang thịnh hành (LS 101). Trước tình hình cấp bách của hành tinh và Amazon này, hệ sinh thái toàn diện không phải là một cách khác nữa để Giáo hội có thể lựa chọn khi đối diện với tương lai của lãnh thổ này; nó là cách duy nhất có thể có, vì không có con đường khả thi nào khác để cứu vãn vùng này. Sự phá phách lãnh thổ luôn đi kèm với việc đổ máu vô tội và kết tội những người bảo vệ Amazon.
68. Giáo hội là một phần của tình liên đới quốc tế, một tình liên đới phải cổ vũ và nhìn nhận vai trò trung tâm của sinh quần Amazon đối với thế thăng bằng của khí hậu hành tinh; nó khuyến khích cộng đồng quốc tế cung cấp các nguồn lực kinh tế mới để bảo vệ và cổ vũ mô hình phát triển công bằng và liên đới, với sự lãnh đạo và trực tiếp tham gia của các cộng đồng địa phương và các dân tộc bản địa trong mọi giai đoạn, từ việc lên kế hoạch đến việc thi hành, tăng cường cả các công cụ đã được khai triển bởi công ước tháng Ba về biến đổi khí hậu.
69. Quả là tai tiếng khi các nhà lãnh đạo và thậm chí các cộng đồng bị kết tội vì một sự kiện duy nhất này: là đòi hỏi quyền lợi của chính họ. Trong mọi quốc gia vùng Amazon, đều có các đạo luật công nhận nhân quyền, nhất là quyền của người bản địa. Trong những năm qua, vùng (Amazon) đã có những biến đổi phức tạp, trong đó, các nhân quyền của cộng đồng bị tác động bởi các quy tắc, chính sách và thực hành công cộng chỉ biết tập chú trước nhất vào việc mở rộng biên giới khai khoáng các tài nguyên thiên nhiên và trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vĩ đại, gây áp lực lên các vùng lãnh thổ bản địa vốn do tổ tiên họ để lại cho họ. Theo cùng báo cáo, điều này đi kèm với một tình trạng nghiêm trọng của việc đặc miễn (impunity) trong vùng liên quan đến vi phạm nhân quyền và các rào cản để có được công lý (Báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ (CIDH / OAS), Các Dân tộc Bản địa và Bộ lạc của Toàn Vùng-Amazon. 5 và 188. Tháng 9, 2019).
70.Đối với các Kitô hữu, việc lưu ý và quan tâm trong việc cổ vũ và tôn trọng sự sống con người, cả cá nhân lẫn tập thể, không phải là điều tùy chọn. Con người được tạo ra theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa Tạo Hóa, và phẩm giá của họ là điều bất khả xâm phạm. Do đó, việc bảo vệ và cổ vũ nhân quyền không đơn thuần là một nghĩa vụ chính trị hay xã hội, mà còn là và trên hết là một đòi hỏi khẩn trương của đức tin. Có lẽ chúng ta không có khả năng thay đổi ngay tức khắc mô hình phát triển mang tính phá phách và trấn lột thịnh hành hiện nay; tuy nhiên, chúng ta cần biết và minh xác, chúng ta đang đứng ở đâu? Chúng ta đứng về phía ai? Chúng ta chấp nhận viễn cảnh nào? Làm thế nào chúng ta truyền tải bằng lời lẽ của mình các chiều kích chính trị và đạo đức của đức tin và cuộc sống? Vì lý do này: a) chúng ta tố cáo việc vi phạm nhân quyền và khai khoáng phá hoại; b) chúng ta chấp nhận và hỗ trợ các chiến dịch giải tư các công ty khai thác liên quan đến tác hại đối với sinh thái và xã hội Amazon, bắt đầu với các định chế giáo hội của chúng ta và cũng liên minh với các Giáo hội khác; c) chúng ta kêu gọi một diễn trình chuyển tiếp năng lượng triệt để và tìm kiếm các giải pháp thay thế: “Văn minh cần năng lượng, nhưng việc sử dụng năng lượng không được phá hủy văn minh!”, (Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham gia Hội nghị “Chuyển tiếp năng lượng và chăm sóc Ngôi Nhà chung”, ngày 9 tháng 6 năm 2018).
Chúng ta đề nghị khai triển các chương trình đào tạo về việc chăm sóc “ngôi nhà chung”, một điều cần được thiết kế cho các tác nhân mục vụ và các tín hữu khác, mở ra cho cả cộng đồng, trong “một nỗ lực nâng cao ý thức của người dân” (LS 214)
b. Thách đố của các mô hình mới phát triển công bằng, liên đới và bền vững.
71. Chúng ta thấy rằng việc can thiệp của con người đã mất hết tính cách “thân thiện” của nó, để mặc lấy một thái độ phàm ăn và trấn lột có xu hướng vắt ép thực tại đến chỗ cạn kiệt mọi tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Mô hình kỹ trị có xu hướng đặt để quyền kiểm soát lên nền kinh tế và chính trị (LS 109). Để chống lại điều này, một điều đang gây tổn hại nghiêm trọng cho sự sống, cần phải tìm kiếm các mô hình kinh tế thay thế, bền vững hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên, với “của nuôi dưỡng tinh thần vững chắc”. Do đó, cùng với người dân Amazon, chúng ta yêu cầu các Quốc gia ngưng coi Amazon như tủ thức ăn bất tận (xem Fr PM). Chúng ta muốn họ khai triển các chính sách đầu tư đòi bất cứ sự can thiệp nào cũng phải tôn trọng điều kiện này: chu toàn các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cao và nguyên tắc căn bản là bảo tồn Amazon. Về phương diện này, điều cần thiết là họ phải có sự tham gia của các Dân tộc bản địa có tổ chức, của các cộng đồng Amazon khác và của các định chế khoa học khác nhau vốn đã đề nghị các mô hình khai thác rừng. Mô hình mới phát triển bền vững phải có tính bao gồm về xã hội, kết hợp kiến thức khoa học và truyền thống để trao quyền cho các cộng đồng truyền thống và bản địa, nơi đa số phụ nữ của họ, và bắt các kỹ thuật này phục vụ phúc lợi và bảo vệ rừng.
72. Vì vậy, đây là việc thảo luận về giá trị thực sự mà bất cứ hoạt động kinh tế hoặc khai thác nào cũng phải có, đó là giá trị mà nó đóng góp và trả lại cho trái đất và xã hội, xem xét sự giàu có mà nó khai thác từ các thực thể này và hậu quả sinh thái và xã hội của chúng . Nhiều hoạt động khai khoáng, như khai mỏ quy mô lớn, nhất là khai mỏ bất hợp pháp, đang làm giảm đáng kể giá trị của sự sống Amazon. Thực thế, chúng xé nát cuộc sống của các dân tộc và thiện ích chung của trái đất, tập trung quyền lực kinh tế và chính trị vào tay một số ít người. Tệ hơn nữa, nhiều dự án phá hoại này được thực hiện dưới danh nghĩa tiến bộ và được sự hỗ trợ - hoặc được phép – của chính quyền địa phương, quốc gia và nước ngoài.
73.Cùng với các dân tộc Amazon (Xem LS 183), chân trời “sống tốt” của họ kêu gọi chúng ta thực hiện cuộc hoán cải sinh thái cá nhân và cộng đồng và một mô hình phát triển trong đó các tiêu chuẩn thương mại không đứng trên các tiêu chuẩn môi trường và nhân quyền. Chúng ta mong muốn hỗ trợ một nền văn hóa hòa bình và tôn trọng - không phải nền văn hóa bạo lực và lạm dụng - và một nền kinh tế tập trung vào con người, nhưng cũng quan tâm đến thiên nhiên. Do đó, chúng ta đề nghị tạo ra các phương thức thay thế lấy từ việc phát triển sinh thái toàn diện, dựa vào viễn kiến vũ trụ từng được thiết kế trong các cộng đồng, khôi phục túi khôn của tổ tiên. Chúng ta hỗ trợ các dự án từng đề nghị một nền kinh tế liên đới và bền vững, tuần hoàn và sinh thái, ở cả bình diện địa phương và quốc tế, ở bình diện nghiên cứu và trong lĩnh vực hành động, trong các bộ phận chính thức và không chính thức. Trong đường hướng này, điều phù hợp là hỗ trợ và cổ vũ các kinh nghiệm của các hợp tác xã sản xuất sinh học, của các khu bảo tồn rừng và việc tiêu thụ bền vững. Tương lai của Amazon nằm trong tay mọi người chúng ta, nhưng nó phụ thuộc chủ yếu vào việc chúng ta từ bỏ ngay lập tức mô hình hiện tại, một mô hình phá hủy rừng, không mang lại phúc lợi mà còn gây nguy hiểm cho kho tàng tự nhiên mênh mông này và những người bảo vệ nó.
Giáo Hội trông coi “ngôi nhà chung” ở Amazon
a. Chiều kích môi trường và xã hội của việc truyền giảng Tin mừng
74. Tùy thuộc tất cả chúng ta trở thành những người bảo vệ công trình của Thiên Chúa. Những người chủ đạo của việc chăm sóc, bảo vệ và bênh vực quyền lợi của người dân và quyền lợi của thiên nhiên trong vùng này là chính các cộng đồng Amazon. Họ là tác nhân của chính số phận họ, của chính sứ mệnh họ. Trong khung cảnh này, vai trò của Giáo hội là vai trò của mọi người. Họ đã phát biểu rõ ràng rằng họ muốn Giáo hội đồng hành với họ, bước đi với họ, nhưng không áp đặt lên họ một cách hiện hữu đặc thù, một cách phát triển chuyên biệt ít liên quan đến các nền văn hóa, truyền thống và linh đạo của họ. Họ biết phải chăm sóc Amazon ra sao, phải yêu thương và bảo vệ nó ra sao; điều họ cần là Giáo hội hỗ trợ họ.
75. Chức năng của Giáo Hội là tăng cường khả năng hỗ trợ và tham gia đó. Vì vậy, chúng ta đề nghị một nền đào tạo có tính đến phẩm chất đời sống đạo đức và tinh thần của mọi người theo viễn kiến toàn diện. Giáo hội phải chăm sóc trước hết các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các thiệt hại về môi trường và xã hội. Tiếp nối truyền thống của giáo hội Châu Mỹ Latinh, trong đó các nhân vật như Thánh Jose de Anchieta, Bartolome de las Casas, các vị tử đạo người Paraguay đã chết ở Rio Grande do Sul (Ba Tây) Roque Gonzalez, Thánh Alfonso Rodriguez và Thánh Juan del Castillo, và nhiều người khác, đã dạy chúng ta rằng việc bảo vệ các dân tộc bản địa của lục địa này gắn liền một cách nội tại với niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng của Người. Ngày nay chúng ta phải đào tạo các tác nhân mục vụ và các thừa tác viên thụ phong biết nhạy cảm về phương diện xã hội và môi trường. Chúng ta muốn một Giáo hội thả buồm đi vào đất liền và bắt đầu cuộc hành trình của mình xuyên suốt Amazon, cổ vũ một lối sống hài hòa với lãnh thổ, đồng thời, với lối “sống tốt” của những người sống ở đó.
76. Giáo hội nhìn nhận túi khôn của các dân tộc Amazon về tính đa dạng sinh học, một túi khôn truyền thống vốn là một diễn trình sống động và luôn luôn chuyển động. Đánh cắp kiến thức đó là đánh cắp sinh học (bio-piracy), một hình thức bạo lực chống lại các sắc dân này. Giáo hội phải giúp bảo tồn và duy trì kiến thức này cũng như các đổi mới và thực hành của dân chúng, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và luật pháp của họ, các luật pháp quy định việc tiếp cận các nguồn tài nguyên di truyền học và kiến thức truyền thống liên hệ với chúng. Trong chừng mực có thể, Giáo Hội phải giúp các sắc dân đó bảo đảm việc phân phối phúc lợi do việc sử dụng kiến thức đó mang lại, phân phối các đổi mới và thực hành trong mô hình phát triển bền vững và bao gồm.
77. Điều khẩn trương cần đến là các chính sách năng lượng thành công trong việc làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và các loại khí khác liên quan đến việc biến đổi khí hậu. Những năng lượng sạch mới sẽ giúp cổ vũ sức khỏe. Mọi công ty phải thiết lập hệ thống giám sát các dây chuyền cung cấp để bảo đảm sản phẩm họ mua, chế tạo và bán, được sản xuất theo cách thức xã hội và bền vững về phương diện môi trường. Hơn nữa, “việc tiếp cận nguồn nước uống được và an toàn là nhân quyền căn bản, nền tảng và phổ quát, vì nó quyết định sự sống còn của con người và do đó, là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác” (LS 30). Quyền này được Liên Hợp Quốc công nhận (2010). Chúng ta cần phải hợp tác với nhau để quyền nền tảng được tiếp cận nước sạch được tôn trọng tại lãnh thổ.
78. Giáo hội chọn việc bảo vệ sự sống, trái đất, các nền văn hóa bản địa Amazon. Điều này hàm nghĩa đồng hành với các dân tộc Amazon trong việc đăng ký, hệ thống hóa và phổ biến các dữ kiện và thông tin về lãnh thổ của họ và tình hình pháp lý của các lãnh thổ này. Chúng ta muốn ưu tiên hóa việc xẩy ra và việc đồng hành để có được việc phân ranh đất đai, nhất là của các sắc dân Cô Lập có Tiếp xúc Ban đầu (PIACI, những người Châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha) hoặc các sắc dân Cô Lập Tự nguyện (PIAV, những người Châu Mỹ nói tiếng Bồ Đào Nha [Lusophone America]). Chúng ta khuyến khích các quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ Hiến pháp về các chủ đề này, bao gồm quyền có nước dùng.
79. Học thuyết xã hội của Giáo hội, một học thuyết từ lâu vốn đề cập tới chủ đề sinh thái, ngày nay được làm cho phong phú hơn bằng một tầm nhìn tổng thể hơn, bao trùm các mối liên hệ giữa các dân tộc Amazon và lãnh thổ của họ, luôn đối thoại với kiến thức và túi khôn của tổ tiên họ. Chẳng hạn, nhận ra cách người bản địa tương quan với nhau và bảo vệ lãnh thổ của họ, như một tham chiếu không thể thiếu để chúng ta quay trở về với nền sinh thái toàn diện. Trong ánh sáng này, chúng ta muốn tạo ra các thừa tác vụ để chăm sóc “ngôi nhà chung” ở Amazon, những thừa tác vụ có chức năng chăm sóc lãnh thổ và nguồn nước cùng với các cộng đồng bản địa, và một thừa tác vụ tiếp khách, đón tiếp những người rời cư từ lãnh thổ của họ vào các thành phố.
b. Một Giáo hội nghèo, với và cho người nghèo ở các vùng ngoại vi dễ bị tổn thương
80. Chúng ta tái khẳng định cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ sự sống trong tính toàn vẹn của nó từ lúc thụ thai cho đến lúc suy tàn của nó và phẩm giá của mọi người. Giáo hội đã và đang ở bên cạnh các cộng đồng bản địa để bảo vệ quyền có cuộc sống yên tĩnh của riêng họ, tôn trọng các giá trị của truyền thống, phong tục và văn hóa của họ, bảo tồn các dòng sông và cánh rừng, vốn là những khu vực thánh thiêng, nguồn sự sống và khôn ngoan. Chúng ta ủng hộ các nỗ lực của nhiều người bảo vệ sự sống một cách can đảm trong tất cả các hình thức và giai đoạn của nó. Việc phục vụ mục vụ của chúng ta tạo thành một việc phục vụ sự sống viên mãn của các dân tộc bản địa, một việc phục vụ buộc chúng ta phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng Nước Thiên Chúa, ngăn chặn các tình huống tội lỗi, các cơ cấu chết chóc, bạo lực và bất công bên trong và bên ngoài và cổ vũ đối thoại liên văn hóa, liên tôn giáo và đại kết.
Các nẻo đường mới để cổ vũ nền sinh thái toàn diện
a. Thách đố tiên tri và sứ điệp hy vọng cho toàn thể Giáo hội và toàn thế giới
81. Việc bảo vệ sự sống của Amazon và các dân tộc của nó đòi hỏi một hoán cải bản thân, xã hội và cơ cấu sâu xa. Giáo hội được bao gồm trong lời kêu gọi học bỏ, học hỏi và học lại (unlearn, learn and releran), do đó vượt qua bất cứ xu hướng nào nghiêng về các mô hình thực dân hóa từng gây hại trong quá khứ. Về phương diện này, điều quan trọng là chúng ta phải ý thức được sức mạnh của chủ nghĩa tân thực dân, hiện diện trong các quyết định hàng ngày của chúng ta và mô hình phát triển đang thịnh hành, một mô hình ngày một lớn mạnh tự phát biểu trong phương thức nông nghiệp độc canh, hoặc các hình thức vận chuyển và phúc lợi ảo từ việc tiêu thụ chúng ta đang hưởng trong xã hội và gây nhiều hệ quả trực tiếp và gián tiếp tại Amazon. Đối diện với những điều này - một thứ chân trời hoàn cầu - với việc lắng nghe tiếng nói của các Giáo hội Chị em, chúng ta muốn chủ trương một nền linh đạo sinh thái toàn diện, để cổ vũ việc chăm sóc sáng thế. Để đạt được điều này, chúng ta phải là một cộng đồng tham gia và bao gồm các môn đệ truyền giáo.
82. Chúng ta đề nghị định nghĩa tội sinh thái như một hành động hoặc thiếu hành động chống lại Thiên Chúa, chống lại người lân cận, cộng đồng và môi trường. Đó là một tội chống lại các thế hệ tương lai và được biểu lộ trong các hành vi và thói quen gây ô nhiễm và phá hủy sự hài hòa của môi trường, vi phạm nguyên tắc liên thuộc (inter-dependence) và phá vỡ các mạng lưới liên đới giữa các tạo vật (Xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 340-344) và chống lại đức công bằng. Chúng ta cũng đề nghị thành lập các thừa tác vụ ở cấp giáo xứ và trong từng khu vực tài phán của giáo hội, có chức năng chăm sóc lãnh thổ và nguồn nước, cũng như cổ vũ Thông điệp Laudato Si’, và nhiều điều khác. Đảm nhận chương trình mục vụ, giáo dục và tác động của của Thông điệp Laudato Si’, trong chương V và VI của nó, ở tất cả các bình diện và cơ cấu Giáo hội.
83. Như một cách đền bù món nợ sinh thái mà các quốc gia có với Amazon, chúng ta đề nghị thành lập một quỹ hoàn cầu để trang trải một phần ngân sách của các cộng đồng có mặt ở Amazon; qũi này cổ vũ việc phát triển toàn diện và tự nâng đỡ của họ và do đó cũng bảo vệ họ khỏi các mưu toan trấn lột, luôn muốn bòn rút các tài nguyên thiên nhiên của nó bởi các công ty quốc gia và đa quốc gia.
84. Thực hiện các thói quen có trách nhiệm biết tôn trọng và đánh giá cao các dân tộc Amazon, các truyền thống và túi khôn của họ, bảo vệ trái đất và thay đổi nền văn hóa tiêu thụ quá mức của chúng ta, sản xuất thặng dư cách chắc chắn, kích thích việc tái sử dụng và tái biến chế. Chúng ta phải giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch và sử dụng chất nhựa hóa học, thay đổi các thói quen ăn uống (tiêu thụ quá nhiều thịt và cá / hải sản) bằng các lối sống đạm bạc hơn. Cam kết tích cực trong việc trồng cây, tìm kiếm các phương thức thay thế bền vững trong nông nghiệp, năng lượng và di chuyển, những phương thức biết tôn trọng quyền của thiên nhiên và của con người. Cổ vũ nền giáo dục sinh thái toàn diện ở tất cả các bình diện, cổ vũ các mô hình kinh tế và sáng kiến mới có khả năng cổ vũ phẩm chất của cuộc sống bền vững.
b. Vọng quan sát xã hội và mục vụ Amazon
85.Lập một đài quan sát mục vụ về xã hội và môi trường, tăng cường cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống. Thực hiện cuộc chẩn đoán về lãnh thổ và các tranh chấp xã hội và môi trường của nó trong mỗi Giáo hội địa phương và khu vực, có khả năng có một chủ trương, đưa ra quyết định và bảo vệ quyền của những người dễ bị tổn thương nhất. Vọng quan sát này sẽ hợp tác với Liên Hội Đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM), Liên hiệp Tu sĩ Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean (CLAR), Caritas, Mạng lưới Giáo Hội Toàn Vùng Amazon (REPAM), hàng giám mục quốc gia, các Giáo hội địa phương, các Đại học Công Giáo, Ủy Ban Nhân quyền Liên Mỹ (CIDH), các tác nhân phi giáo hội khác ở lục địa và các đại diện của các dân tộc bản địa. Tương tự như vậy, chúng ta yêu cầu điều này: tại thánh bộ Phục vụ việc Phát triển Con người Toàn diện, một văn phòng Amazon được thiết lập duy trì tương quan với Vọng Quan sát này và các định chế địa phương khác của Amazon.
Kỳ tới: Chương V
“Tôi đến để họ có sự sống và có sự sống dồi dào” (Ga 10:10)
65.Hành tinh của chúng ta là một quà phúc của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng biết rằng chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp phải hành động trước một cuộc khủng hoảng môi trường xã hội chưa từng có. Để đáp ứng thỏa đáng, chúng ta cần một cuộc hoán cải sinh thái. Do đó, với tư cách Giáo hội Amazon, đối diện với một sự gây hấn ngày càng gia tăng đối với sinh quần của chúng ta, một sinh quần đang bị đe dọa biến mất với những hậu quả to lớn cho hành tinh của chúng ta, chúng ta đã lên đường trong khi được gây cảm hứng từ đề nghị về một hệ sinh thái toàn diện. Chúng ta thừa nhận những vết thương gây ra bởi con người trong lãnh thổ của chúng ta; chúng ta muốn, nhờ các anh chị em bản địa, trong cuộc đối thoại kiến thức, học hỏi cách thức đưa ra câu trả lời mới, tìm kiếm các mô hình phát triển công bằng và liên đới. Chúng ta muốn chăm sóc “ngôi nhà chung” của chúng ta ở Amazon và chúng ta đề nghị các cách mới để làm như vậy.
Hướng tới một hệ sinh thái toàn diện theo thông điệp Laudato Si’
a. Các mối đe dọa chống lại sinh quần vùng Amazon và các dân tộc của nó
66. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trái đất như một quà phúc và như một nhiệm vụ, để chăm sóc nó và trả lời cho nó; chúng ta không phải là sở hữu chủ của nó. Hệ sinh thái toàn diện có nền tảng của nó trong sự kiện này “mọi sự vật đều có liên hệ mật thiết với nhau” (LS 16). Do đó, sinh thái và công bằng xã hội hợp nhất với nhau từ trong nội tại” (x. LDS 137). Với hệ sinh thái toàn diện, một mô hình công lý mới xuất hiện, vì “một cách tiếp cận sinh thái thực sự luôn trở thành một cách tiếp cận xã hội, phải tích nhập công lý vào các cuộc thảo luận về môi trường, để lắng nghe cả tiếng kêu của trái đất lẫn tiếng kêu của người nghèo (LS 49). Như thế, hệ sinh thái toàn diện nối kết việc thi hành chăm sóc thiên nhiên với việc thi hành công lý cho những người nghèo khổ nhất và bị thiệt thòi nhất trên trái đất, vốn là ưu tiên lựa chọn của Thiên Chúa trong lịch sử mặc khải.
67. Điều cấp bách là chúng ta phải đối đầu với việc khai thác không giới hạn “ngôi nhà chung” và các cư dân của nó. Một trong những nguyên nhân chính gây hủy diệt ở Amazon là hoạt động khai khoáng trấn lột, một hoạt động tương ứng với luận lý học tham lam, vốn là của riêng mô hình kỹ trị đang thịnh hành (LS 101). Trước tình hình cấp bách của hành tinh và Amazon này, hệ sinh thái toàn diện không phải là một cách khác nữa để Giáo hội có thể lựa chọn khi đối diện với tương lai của lãnh thổ này; nó là cách duy nhất có thể có, vì không có con đường khả thi nào khác để cứu vãn vùng này. Sự phá phách lãnh thổ luôn đi kèm với việc đổ máu vô tội và kết tội những người bảo vệ Amazon.
68. Giáo hội là một phần của tình liên đới quốc tế, một tình liên đới phải cổ vũ và nhìn nhận vai trò trung tâm của sinh quần Amazon đối với thế thăng bằng của khí hậu hành tinh; nó khuyến khích cộng đồng quốc tế cung cấp các nguồn lực kinh tế mới để bảo vệ và cổ vũ mô hình phát triển công bằng và liên đới, với sự lãnh đạo và trực tiếp tham gia của các cộng đồng địa phương và các dân tộc bản địa trong mọi giai đoạn, từ việc lên kế hoạch đến việc thi hành, tăng cường cả các công cụ đã được khai triển bởi công ước tháng Ba về biến đổi khí hậu.
69. Quả là tai tiếng khi các nhà lãnh đạo và thậm chí các cộng đồng bị kết tội vì một sự kiện duy nhất này: là đòi hỏi quyền lợi của chính họ. Trong mọi quốc gia vùng Amazon, đều có các đạo luật công nhận nhân quyền, nhất là quyền của người bản địa. Trong những năm qua, vùng (Amazon) đã có những biến đổi phức tạp, trong đó, các nhân quyền của cộng đồng bị tác động bởi các quy tắc, chính sách và thực hành công cộng chỉ biết tập chú trước nhất vào việc mở rộng biên giới khai khoáng các tài nguyên thiên nhiên và trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vĩ đại, gây áp lực lên các vùng lãnh thổ bản địa vốn do tổ tiên họ để lại cho họ. Theo cùng báo cáo, điều này đi kèm với một tình trạng nghiêm trọng của việc đặc miễn (impunity) trong vùng liên quan đến vi phạm nhân quyền và các rào cản để có được công lý (Báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Mỹ (CIDH / OAS), Các Dân tộc Bản địa và Bộ lạc của Toàn Vùng-Amazon. 5 và 188. Tháng 9, 2019).
70.Đối với các Kitô hữu, việc lưu ý và quan tâm trong việc cổ vũ và tôn trọng sự sống con người, cả cá nhân lẫn tập thể, không phải là điều tùy chọn. Con người được tạo ra theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa Tạo Hóa, và phẩm giá của họ là điều bất khả xâm phạm. Do đó, việc bảo vệ và cổ vũ nhân quyền không đơn thuần là một nghĩa vụ chính trị hay xã hội, mà còn là và trên hết là một đòi hỏi khẩn trương của đức tin. Có lẽ chúng ta không có khả năng thay đổi ngay tức khắc mô hình phát triển mang tính phá phách và trấn lột thịnh hành hiện nay; tuy nhiên, chúng ta cần biết và minh xác, chúng ta đang đứng ở đâu? Chúng ta đứng về phía ai? Chúng ta chấp nhận viễn cảnh nào? Làm thế nào chúng ta truyền tải bằng lời lẽ của mình các chiều kích chính trị và đạo đức của đức tin và cuộc sống? Vì lý do này: a) chúng ta tố cáo việc vi phạm nhân quyền và khai khoáng phá hoại; b) chúng ta chấp nhận và hỗ trợ các chiến dịch giải tư các công ty khai thác liên quan đến tác hại đối với sinh thái và xã hội Amazon, bắt đầu với các định chế giáo hội của chúng ta và cũng liên minh với các Giáo hội khác; c) chúng ta kêu gọi một diễn trình chuyển tiếp năng lượng triệt để và tìm kiếm các giải pháp thay thế: “Văn minh cần năng lượng, nhưng việc sử dụng năng lượng không được phá hủy văn minh!”, (Đức Phanxicô, Diễn văn với những người tham gia Hội nghị “Chuyển tiếp năng lượng và chăm sóc Ngôi Nhà chung”, ngày 9 tháng 6 năm 2018).
Chúng ta đề nghị khai triển các chương trình đào tạo về việc chăm sóc “ngôi nhà chung”, một điều cần được thiết kế cho các tác nhân mục vụ và các tín hữu khác, mở ra cho cả cộng đồng, trong “một nỗ lực nâng cao ý thức của người dân” (LS 214)
b. Thách đố của các mô hình mới phát triển công bằng, liên đới và bền vững.
71. Chúng ta thấy rằng việc can thiệp của con người đã mất hết tính cách “thân thiện” của nó, để mặc lấy một thái độ phàm ăn và trấn lột có xu hướng vắt ép thực tại đến chỗ cạn kiệt mọi tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Mô hình kỹ trị có xu hướng đặt để quyền kiểm soát lên nền kinh tế và chính trị (LS 109). Để chống lại điều này, một điều đang gây tổn hại nghiêm trọng cho sự sống, cần phải tìm kiếm các mô hình kinh tế thay thế, bền vững hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên, với “của nuôi dưỡng tinh thần vững chắc”. Do đó, cùng với người dân Amazon, chúng ta yêu cầu các Quốc gia ngưng coi Amazon như tủ thức ăn bất tận (xem Fr PM). Chúng ta muốn họ khai triển các chính sách đầu tư đòi bất cứ sự can thiệp nào cũng phải tôn trọng điều kiện này: chu toàn các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cao và nguyên tắc căn bản là bảo tồn Amazon. Về phương diện này, điều cần thiết là họ phải có sự tham gia của các Dân tộc bản địa có tổ chức, của các cộng đồng Amazon khác và của các định chế khoa học khác nhau vốn đã đề nghị các mô hình khai thác rừng. Mô hình mới phát triển bền vững phải có tính bao gồm về xã hội, kết hợp kiến thức khoa học và truyền thống để trao quyền cho các cộng đồng truyền thống và bản địa, nơi đa số phụ nữ của họ, và bắt các kỹ thuật này phục vụ phúc lợi và bảo vệ rừng.
72. Vì vậy, đây là việc thảo luận về giá trị thực sự mà bất cứ hoạt động kinh tế hoặc khai thác nào cũng phải có, đó là giá trị mà nó đóng góp và trả lại cho trái đất và xã hội, xem xét sự giàu có mà nó khai thác từ các thực thể này và hậu quả sinh thái và xã hội của chúng . Nhiều hoạt động khai khoáng, như khai mỏ quy mô lớn, nhất là khai mỏ bất hợp pháp, đang làm giảm đáng kể giá trị của sự sống Amazon. Thực thế, chúng xé nát cuộc sống của các dân tộc và thiện ích chung của trái đất, tập trung quyền lực kinh tế và chính trị vào tay một số ít người. Tệ hơn nữa, nhiều dự án phá hoại này được thực hiện dưới danh nghĩa tiến bộ và được sự hỗ trợ - hoặc được phép – của chính quyền địa phương, quốc gia và nước ngoài.
73.Cùng với các dân tộc Amazon (Xem LS 183), chân trời “sống tốt” của họ kêu gọi chúng ta thực hiện cuộc hoán cải sinh thái cá nhân và cộng đồng và một mô hình phát triển trong đó các tiêu chuẩn thương mại không đứng trên các tiêu chuẩn môi trường và nhân quyền. Chúng ta mong muốn hỗ trợ một nền văn hóa hòa bình và tôn trọng - không phải nền văn hóa bạo lực và lạm dụng - và một nền kinh tế tập trung vào con người, nhưng cũng quan tâm đến thiên nhiên. Do đó, chúng ta đề nghị tạo ra các phương thức thay thế lấy từ việc phát triển sinh thái toàn diện, dựa vào viễn kiến vũ trụ từng được thiết kế trong các cộng đồng, khôi phục túi khôn của tổ tiên. Chúng ta hỗ trợ các dự án từng đề nghị một nền kinh tế liên đới và bền vững, tuần hoàn và sinh thái, ở cả bình diện địa phương và quốc tế, ở bình diện nghiên cứu và trong lĩnh vực hành động, trong các bộ phận chính thức và không chính thức. Trong đường hướng này, điều phù hợp là hỗ trợ và cổ vũ các kinh nghiệm của các hợp tác xã sản xuất sinh học, của các khu bảo tồn rừng và việc tiêu thụ bền vững. Tương lai của Amazon nằm trong tay mọi người chúng ta, nhưng nó phụ thuộc chủ yếu vào việc chúng ta từ bỏ ngay lập tức mô hình hiện tại, một mô hình phá hủy rừng, không mang lại phúc lợi mà còn gây nguy hiểm cho kho tàng tự nhiên mênh mông này và những người bảo vệ nó.
Giáo Hội trông coi “ngôi nhà chung” ở Amazon
a. Chiều kích môi trường và xã hội của việc truyền giảng Tin mừng
74. Tùy thuộc tất cả chúng ta trở thành những người bảo vệ công trình của Thiên Chúa. Những người chủ đạo của việc chăm sóc, bảo vệ và bênh vực quyền lợi của người dân và quyền lợi của thiên nhiên trong vùng này là chính các cộng đồng Amazon. Họ là tác nhân của chính số phận họ, của chính sứ mệnh họ. Trong khung cảnh này, vai trò của Giáo hội là vai trò của mọi người. Họ đã phát biểu rõ ràng rằng họ muốn Giáo hội đồng hành với họ, bước đi với họ, nhưng không áp đặt lên họ một cách hiện hữu đặc thù, một cách phát triển chuyên biệt ít liên quan đến các nền văn hóa, truyền thống và linh đạo của họ. Họ biết phải chăm sóc Amazon ra sao, phải yêu thương và bảo vệ nó ra sao; điều họ cần là Giáo hội hỗ trợ họ.
75. Chức năng của Giáo Hội là tăng cường khả năng hỗ trợ và tham gia đó. Vì vậy, chúng ta đề nghị một nền đào tạo có tính đến phẩm chất đời sống đạo đức và tinh thần của mọi người theo viễn kiến toàn diện. Giáo hội phải chăm sóc trước hết các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các thiệt hại về môi trường và xã hội. Tiếp nối truyền thống của giáo hội Châu Mỹ Latinh, trong đó các nhân vật như Thánh Jose de Anchieta, Bartolome de las Casas, các vị tử đạo người Paraguay đã chết ở Rio Grande do Sul (Ba Tây) Roque Gonzalez, Thánh Alfonso Rodriguez và Thánh Juan del Castillo, và nhiều người khác, đã dạy chúng ta rằng việc bảo vệ các dân tộc bản địa của lục địa này gắn liền một cách nội tại với niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng của Người. Ngày nay chúng ta phải đào tạo các tác nhân mục vụ và các thừa tác viên thụ phong biết nhạy cảm về phương diện xã hội và môi trường. Chúng ta muốn một Giáo hội thả buồm đi vào đất liền và bắt đầu cuộc hành trình của mình xuyên suốt Amazon, cổ vũ một lối sống hài hòa với lãnh thổ, đồng thời, với lối “sống tốt” của những người sống ở đó.
76. Giáo hội nhìn nhận túi khôn của các dân tộc Amazon về tính đa dạng sinh học, một túi khôn truyền thống vốn là một diễn trình sống động và luôn luôn chuyển động. Đánh cắp kiến thức đó là đánh cắp sinh học (bio-piracy), một hình thức bạo lực chống lại các sắc dân này. Giáo hội phải giúp bảo tồn và duy trì kiến thức này cũng như các đổi mới và thực hành của dân chúng, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và luật pháp của họ, các luật pháp quy định việc tiếp cận các nguồn tài nguyên di truyền học và kiến thức truyền thống liên hệ với chúng. Trong chừng mực có thể, Giáo Hội phải giúp các sắc dân đó bảo đảm việc phân phối phúc lợi do việc sử dụng kiến thức đó mang lại, phân phối các đổi mới và thực hành trong mô hình phát triển bền vững và bao gồm.
77. Điều khẩn trương cần đến là các chính sách năng lượng thành công trong việc làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và các loại khí khác liên quan đến việc biến đổi khí hậu. Những năng lượng sạch mới sẽ giúp cổ vũ sức khỏe. Mọi công ty phải thiết lập hệ thống giám sát các dây chuyền cung cấp để bảo đảm sản phẩm họ mua, chế tạo và bán, được sản xuất theo cách thức xã hội và bền vững về phương diện môi trường. Hơn nữa, “việc tiếp cận nguồn nước uống được và an toàn là nhân quyền căn bản, nền tảng và phổ quát, vì nó quyết định sự sống còn của con người và do đó, là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác” (LS 30). Quyền này được Liên Hợp Quốc công nhận (2010). Chúng ta cần phải hợp tác với nhau để quyền nền tảng được tiếp cận nước sạch được tôn trọng tại lãnh thổ.
78. Giáo hội chọn việc bảo vệ sự sống, trái đất, các nền văn hóa bản địa Amazon. Điều này hàm nghĩa đồng hành với các dân tộc Amazon trong việc đăng ký, hệ thống hóa và phổ biến các dữ kiện và thông tin về lãnh thổ của họ và tình hình pháp lý của các lãnh thổ này. Chúng ta muốn ưu tiên hóa việc xẩy ra và việc đồng hành để có được việc phân ranh đất đai, nhất là của các sắc dân Cô Lập có Tiếp xúc Ban đầu (PIACI, những người Châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha) hoặc các sắc dân Cô Lập Tự nguyện (PIAV, những người Châu Mỹ nói tiếng Bồ Đào Nha [Lusophone America]). Chúng ta khuyến khích các quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ Hiến pháp về các chủ đề này, bao gồm quyền có nước dùng.
79. Học thuyết xã hội của Giáo hội, một học thuyết từ lâu vốn đề cập tới chủ đề sinh thái, ngày nay được làm cho phong phú hơn bằng một tầm nhìn tổng thể hơn, bao trùm các mối liên hệ giữa các dân tộc Amazon và lãnh thổ của họ, luôn đối thoại với kiến thức và túi khôn của tổ tiên họ. Chẳng hạn, nhận ra cách người bản địa tương quan với nhau và bảo vệ lãnh thổ của họ, như một tham chiếu không thể thiếu để chúng ta quay trở về với nền sinh thái toàn diện. Trong ánh sáng này, chúng ta muốn tạo ra các thừa tác vụ để chăm sóc “ngôi nhà chung” ở Amazon, những thừa tác vụ có chức năng chăm sóc lãnh thổ và nguồn nước cùng với các cộng đồng bản địa, và một thừa tác vụ tiếp khách, đón tiếp những người rời cư từ lãnh thổ của họ vào các thành phố.
b. Một Giáo hội nghèo, với và cho người nghèo ở các vùng ngoại vi dễ bị tổn thương
80. Chúng ta tái khẳng định cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ sự sống trong tính toàn vẹn của nó từ lúc thụ thai cho đến lúc suy tàn của nó và phẩm giá của mọi người. Giáo hội đã và đang ở bên cạnh các cộng đồng bản địa để bảo vệ quyền có cuộc sống yên tĩnh của riêng họ, tôn trọng các giá trị của truyền thống, phong tục và văn hóa của họ, bảo tồn các dòng sông và cánh rừng, vốn là những khu vực thánh thiêng, nguồn sự sống và khôn ngoan. Chúng ta ủng hộ các nỗ lực của nhiều người bảo vệ sự sống một cách can đảm trong tất cả các hình thức và giai đoạn của nó. Việc phục vụ mục vụ của chúng ta tạo thành một việc phục vụ sự sống viên mãn của các dân tộc bản địa, một việc phục vụ buộc chúng ta phải công bố Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng Nước Thiên Chúa, ngăn chặn các tình huống tội lỗi, các cơ cấu chết chóc, bạo lực và bất công bên trong và bên ngoài và cổ vũ đối thoại liên văn hóa, liên tôn giáo và đại kết.
Các nẻo đường mới để cổ vũ nền sinh thái toàn diện
a. Thách đố tiên tri và sứ điệp hy vọng cho toàn thể Giáo hội và toàn thế giới
81. Việc bảo vệ sự sống của Amazon và các dân tộc của nó đòi hỏi một hoán cải bản thân, xã hội và cơ cấu sâu xa. Giáo hội được bao gồm trong lời kêu gọi học bỏ, học hỏi và học lại (unlearn, learn and releran), do đó vượt qua bất cứ xu hướng nào nghiêng về các mô hình thực dân hóa từng gây hại trong quá khứ. Về phương diện này, điều quan trọng là chúng ta phải ý thức được sức mạnh của chủ nghĩa tân thực dân, hiện diện trong các quyết định hàng ngày của chúng ta và mô hình phát triển đang thịnh hành, một mô hình ngày một lớn mạnh tự phát biểu trong phương thức nông nghiệp độc canh, hoặc các hình thức vận chuyển và phúc lợi ảo từ việc tiêu thụ chúng ta đang hưởng trong xã hội và gây nhiều hệ quả trực tiếp và gián tiếp tại Amazon. Đối diện với những điều này - một thứ chân trời hoàn cầu - với việc lắng nghe tiếng nói của các Giáo hội Chị em, chúng ta muốn chủ trương một nền linh đạo sinh thái toàn diện, để cổ vũ việc chăm sóc sáng thế. Để đạt được điều này, chúng ta phải là một cộng đồng tham gia và bao gồm các môn đệ truyền giáo.
82. Chúng ta đề nghị định nghĩa tội sinh thái như một hành động hoặc thiếu hành động chống lại Thiên Chúa, chống lại người lân cận, cộng đồng và môi trường. Đó là một tội chống lại các thế hệ tương lai và được biểu lộ trong các hành vi và thói quen gây ô nhiễm và phá hủy sự hài hòa của môi trường, vi phạm nguyên tắc liên thuộc (inter-dependence) và phá vỡ các mạng lưới liên đới giữa các tạo vật (Xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 340-344) và chống lại đức công bằng. Chúng ta cũng đề nghị thành lập các thừa tác vụ ở cấp giáo xứ và trong từng khu vực tài phán của giáo hội, có chức năng chăm sóc lãnh thổ và nguồn nước, cũng như cổ vũ Thông điệp Laudato Si’, và nhiều điều khác. Đảm nhận chương trình mục vụ, giáo dục và tác động của của Thông điệp Laudato Si’, trong chương V và VI của nó, ở tất cả các bình diện và cơ cấu Giáo hội.
83. Như một cách đền bù món nợ sinh thái mà các quốc gia có với Amazon, chúng ta đề nghị thành lập một quỹ hoàn cầu để trang trải một phần ngân sách của các cộng đồng có mặt ở Amazon; qũi này cổ vũ việc phát triển toàn diện và tự nâng đỡ của họ và do đó cũng bảo vệ họ khỏi các mưu toan trấn lột, luôn muốn bòn rút các tài nguyên thiên nhiên của nó bởi các công ty quốc gia và đa quốc gia.
84. Thực hiện các thói quen có trách nhiệm biết tôn trọng và đánh giá cao các dân tộc Amazon, các truyền thống và túi khôn của họ, bảo vệ trái đất và thay đổi nền văn hóa tiêu thụ quá mức của chúng ta, sản xuất thặng dư cách chắc chắn, kích thích việc tái sử dụng và tái biến chế. Chúng ta phải giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch và sử dụng chất nhựa hóa học, thay đổi các thói quen ăn uống (tiêu thụ quá nhiều thịt và cá / hải sản) bằng các lối sống đạm bạc hơn. Cam kết tích cực trong việc trồng cây, tìm kiếm các phương thức thay thế bền vững trong nông nghiệp, năng lượng và di chuyển, những phương thức biết tôn trọng quyền của thiên nhiên và của con người. Cổ vũ nền giáo dục sinh thái toàn diện ở tất cả các bình diện, cổ vũ các mô hình kinh tế và sáng kiến mới có khả năng cổ vũ phẩm chất của cuộc sống bền vững.
b. Vọng quan sát xã hội và mục vụ Amazon
85.Lập một đài quan sát mục vụ về xã hội và môi trường, tăng cường cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống. Thực hiện cuộc chẩn đoán về lãnh thổ và các tranh chấp xã hội và môi trường của nó trong mỗi Giáo hội địa phương và khu vực, có khả năng có một chủ trương, đưa ra quyết định và bảo vệ quyền của những người dễ bị tổn thương nhất. Vọng quan sát này sẽ hợp tác với Liên Hội Đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM), Liên hiệp Tu sĩ Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean (CLAR), Caritas, Mạng lưới Giáo Hội Toàn Vùng Amazon (REPAM), hàng giám mục quốc gia, các Giáo hội địa phương, các Đại học Công Giáo, Ủy Ban Nhân quyền Liên Mỹ (CIDH), các tác nhân phi giáo hội khác ở lục địa và các đại diện của các dân tộc bản địa. Tương tự như vậy, chúng ta yêu cầu điều này: tại thánh bộ Phục vụ việc Phát triển Con người Toàn diện, một văn phòng Amazon được thiết lập duy trì tương quan với Vọng Quan sát này và các định chế địa phương khác của Amazon.
Kỳ tới: Chương V
Fides giới thiệu sách mới của Đức Giáo Hoàng về truyền giáo
Đặng Tự Do
15:58 05/11/2019
Vào cuối Tháng Truyền giáo Ngoại thường, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra một vài trích đoạn từ cuộc phỏng vấn dài Đức Thánh Cha dành cho phóng viên Gianni Valente của Fides News Agency, trong đó Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “Giáo hội hoặc là truyền giáo hoặc không còn là Giáo hội nữa”.
“Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu.” Đó là đoạn mở đầu trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào tháng 11 năm 2013, tức là tám tháng sau cơ mật viện trong đó các vị Hồng Y đã bầu ngài làm Giám mục Rôma và Người kế vị Thánh Phêrô. Trong văn bản nói lên chương trình nghị sự trong triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mời gọi mọi người tái phối hợp mọi hành động, suy tư và sáng kiến cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Sáu năm sau, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một Tháng Truyền giáo Ngoại thường được tổ chức vào tháng 10 năm 2019, đồng thời triệu tập Thượng hội đồng đặc biệt tại Rôma dành riêng cho Vùng Amazon, với ý định đề xuất những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng tại “lá phổi xanh” của thế giới chúng ta, nơi đang gặp nhiều khó khăn vì nạn khai thác bừa bãi vi phạm và gây thương tích cho các anh chị em của chúng ta, và hành tinh của chúng ta (Diễn từ kết thúc Thượng hội đồng toàn vùng Amazon) .
Trong thời gian này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đưa ra các bài diễn văn trong đó ngài thường xuyên nhắc đến bản chất đặc thù của sứ mệnh Giáo Hội trong thế giới. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng việc truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn và bởi các chứng tá, cũng như một loạt các diễn đạt được định hướng bởi sự năng động trong các hoạt động tông đồ, và nguồn gốc của các hoạt động ấy.
Tất cả những điều này, và nhiều hơn nữa, được trình bày và đúc kết trong cuộc phỏng vấn dài được viết thành một cuốn sách có tựa đề “Không có Ngài, chúng ta không thể làm gì khác: một cuộc trò chuyện về việc truyền giáo trong thế giới ngày nay.”
Cuốn sách, được xuất bản bởi hai nhà xuất bản Libreria Edictrice Vaticana và Edizioni San Paolo, và đã có sẵn trong các nhà sách vào ngày 5 tháng 11.
Source:FidesVATICAN - The Pope and mission: “Without Jesus we can do nothing”
“Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu.” Đó là đoạn mở đầu trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào tháng 11 năm 2013, tức là tám tháng sau cơ mật viện trong đó các vị Hồng Y đã bầu ngài làm Giám mục Rôma và Người kế vị Thánh Phêrô. Trong văn bản nói lên chương trình nghị sự trong triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mời gọi mọi người tái phối hợp mọi hành động, suy tư và sáng kiến cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Sáu năm sau, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một Tháng Truyền giáo Ngoại thường được tổ chức vào tháng 10 năm 2019, đồng thời triệu tập Thượng hội đồng đặc biệt tại Rôma dành riêng cho Vùng Amazon, với ý định đề xuất những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng tại “lá phổi xanh” của thế giới chúng ta, nơi đang gặp nhiều khó khăn vì nạn khai thác bừa bãi vi phạm và gây thương tích cho các anh chị em của chúng ta, và hành tinh của chúng ta (Diễn từ kết thúc Thượng hội đồng toàn vùng Amazon) .
Trong thời gian này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đưa ra các bài diễn văn trong đó ngài thường xuyên nhắc đến bản chất đặc thù của sứ mệnh Giáo Hội trong thế giới. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng việc truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn và bởi các chứng tá, cũng như một loạt các diễn đạt được định hướng bởi sự năng động trong các hoạt động tông đồ, và nguồn gốc của các hoạt động ấy.
Tất cả những điều này, và nhiều hơn nữa, được trình bày và đúc kết trong cuộc phỏng vấn dài được viết thành một cuốn sách có tựa đề “Không có Ngài, chúng ta không thể làm gì khác: một cuộc trò chuyện về việc truyền giáo trong thế giới ngày nay.”
Cuốn sách, được xuất bản bởi hai nhà xuất bản Libreria Edictrice Vaticana và Edizioni San Paolo, và đã có sẵn trong các nhà sách vào ngày 5 tháng 11.
Source:Fides
Vụ cướp nhà thờ kinh hoàng nhất từ cổ chí kim vừa diễn ra tại Pháp
Đặng Tự Do
17:15 05/11/2019
Một nhà thờ ở tây nam nước Pháp đã bị cướp chén thánh và các vật phẩm tôn giáo khác sau khi một băng đảng phá cửa nhà thờ bằng một chiếc xe được trang bị đặc biệt vào sáng sớm ngày thứ Hai 4/11.
Nếu không kể các vụ cướp phá nhà thờ diễn ra dưới thời Cách Mạng Pháp (5/1789 -11/1799), vụ cướp nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron được kể là vụ cướp kinh hoàng nhất từ cổ chí kim tại Pháp.
Vào khoảng 2 giờ sáng, một chiếc xe được trang bị một khúc gỗ lớn để phá thành, tiếng Pháp gọi là “bélier”, đã được lái tông vào cửa nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron, phá toang cánh cửa.
Ngôi nhà thờ này tọa lạc tại thị trấn Pháp Oloron-Sainte-Marie, cách biên giới Tây Ban Nha khoảng 30 dặm và nằm dọc theo Camino de Santiago, là một lộ trình hành hương truyền thống sang ngôi mộ của Thánh Giacôbê Tông Đồ.
Khi đã vào được bên trong nhà thờ, những tên trộm chạy ngay đến nhà nguyện, nơi cất giữ nhiều vật phẩm thánh và các đồ phụng vụ. Chúng cưa đổ những thanh sắt bảo vệ chiếc tủ lớn của nhà thờ nơi đựng các chén thánh quý hiếm có từ thời xa xưa, và các đồ vật khác được sử dụng trong Thánh lễ.
Đức Cha Marc Aillet, Giám Mục của Bayonne và Oloron nói rằng tội ác này là “một vụ cướp phạm thánh trầm trọng” vì các đồ vật chúng cướp đi được dùng trong việc thờ phượng, một số vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong các thánh lễ đại trào.
Ngoài các vật phẩm tôn giáo, một cảnh giáng sinh và các áo lễ xưa hàng thế kỷ cũng bị cướp. Có vẻ như những tên trộm đã đến thăm nhà thờ trước đó và chuẩn bị kỹ càng cho tội ác này.
Thật vậy, người dân địa phương đã bị đánh thức bởi tiếng nổ lớn khi chúng phá cửa nhà thờ và lập tức báo cảnh sát, một số người còn chạy đến nhà thờ rung chuông cầu cứu, nhưng cảnh sát không thể bắt giữ bất kỳ thủ phạm nào và cũng chẳng thu hồi được món nào bị đánh cướp. Các nhân chứng cho biết có ba tên trộm, và chúng đã trốn thoát trên một chiếc xe khác.
Không có mô tả nào về những kẻ xâm nhập được cung cấp cho giới truyền thông, và không có bất kỳ suy đoán công khai nào về động cơ của chúng. Nhà chức trách chỉ nói rằng một cuộc điều tra đang diễn ra.
Nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, và được UNESCO liệt vào hàng Di sản Thế giới vào năm 1998. Theo BBC, vụ cướp vào hôm Thứ Hai là lần đầu tiên trong lịch sử ngôi nhà thờ này bị cướp.
Herve Lucbereilh, thị trưởng thành phố Oloron, cho biết trong một tuyên bố video rằng vụ trộm gây thiệt hại cho thị trấn, và các vật phẩm mang theo cũng mang giá trị văn hóa và tình cảm quan trọng đối với người dân.
Lucbereilh cho biết, “các vật thể bị cướp là một phần trong ký ức của người dân thành Oloron, là một phần trong lịch sử về nguồn gốc của họ. Tâm hồn họ bị tan nát trước diễn biến này.”
Vụ tấn công vào nhà thờ ở Oloron là vụ mới nhất trong làn sóng tấn công và cướp phá các nhà thờ ở Pháp. Năm 2018, đã có 129 vụ trộm và 877 vụ phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo ở Pháp, tăng gấp bốn lần so với năm 2008.
Trong ba tháng đầu năm 2019, đã có 228 hành vi bài Kitô giáo một cách bạo lực diễn ra trên Pháp.
Source:Catholic HeraldFrench cathedral robbed in battering-ram raid
Nếu không kể các vụ cướp phá nhà thờ diễn ra dưới thời Cách Mạng Pháp (5/1789 -11/1799), vụ cướp nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron được kể là vụ cướp kinh hoàng nhất từ cổ chí kim tại Pháp.
Vào khoảng 2 giờ sáng, một chiếc xe được trang bị một khúc gỗ lớn để phá thành, tiếng Pháp gọi là “bélier”, đã được lái tông vào cửa nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron, phá toang cánh cửa.
Ngôi nhà thờ này tọa lạc tại thị trấn Pháp Oloron-Sainte-Marie, cách biên giới Tây Ban Nha khoảng 30 dặm và nằm dọc theo Camino de Santiago, là một lộ trình hành hương truyền thống sang ngôi mộ của Thánh Giacôbê Tông Đồ.
Khi đã vào được bên trong nhà thờ, những tên trộm chạy ngay đến nhà nguyện, nơi cất giữ nhiều vật phẩm thánh và các đồ phụng vụ. Chúng cưa đổ những thanh sắt bảo vệ chiếc tủ lớn của nhà thờ nơi đựng các chén thánh quý hiếm có từ thời xa xưa, và các đồ vật khác được sử dụng trong Thánh lễ.
Đức Cha Marc Aillet, Giám Mục của Bayonne và Oloron nói rằng tội ác này là “một vụ cướp phạm thánh trầm trọng” vì các đồ vật chúng cướp đi được dùng trong việc thờ phượng, một số vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong các thánh lễ đại trào.
Ngoài các vật phẩm tôn giáo, một cảnh giáng sinh và các áo lễ xưa hàng thế kỷ cũng bị cướp. Có vẻ như những tên trộm đã đến thăm nhà thờ trước đó và chuẩn bị kỹ càng cho tội ác này.
Thật vậy, người dân địa phương đã bị đánh thức bởi tiếng nổ lớn khi chúng phá cửa nhà thờ và lập tức báo cảnh sát, một số người còn chạy đến nhà thờ rung chuông cầu cứu, nhưng cảnh sát không thể bắt giữ bất kỳ thủ phạm nào và cũng chẳng thu hồi được món nào bị đánh cướp. Các nhân chứng cho biết có ba tên trộm, và chúng đã trốn thoát trên một chiếc xe khác.
Không có mô tả nào về những kẻ xâm nhập được cung cấp cho giới truyền thông, và không có bất kỳ suy đoán công khai nào về động cơ của chúng. Nhà chức trách chỉ nói rằng một cuộc điều tra đang diễn ra.
Nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, và được UNESCO liệt vào hàng Di sản Thế giới vào năm 1998. Theo BBC, vụ cướp vào hôm Thứ Hai là lần đầu tiên trong lịch sử ngôi nhà thờ này bị cướp.
Herve Lucbereilh, thị trưởng thành phố Oloron, cho biết trong một tuyên bố video rằng vụ trộm gây thiệt hại cho thị trấn, và các vật phẩm mang theo cũng mang giá trị văn hóa và tình cảm quan trọng đối với người dân.
Lucbereilh cho biết, “các vật thể bị cướp là một phần trong ký ức của người dân thành Oloron, là một phần trong lịch sử về nguồn gốc của họ. Tâm hồn họ bị tan nát trước diễn biến này.”
Vụ tấn công vào nhà thờ ở Oloron là vụ mới nhất trong làn sóng tấn công và cướp phá các nhà thờ ở Pháp. Năm 2018, đã có 129 vụ trộm và 877 vụ phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo ở Pháp, tăng gấp bốn lần so với năm 2008.
Trong ba tháng đầu năm 2019, đã có 228 hành vi bài Kitô giáo một cách bạo lực diễn ra trên Pháp.
Source:Catholic Herald
Ra mắt chiếc Pope mobile made in Thailand
Đặng Tự Do
17:58 05/11/2019
Hôm thứ Ba 5 tháng 11, tờ Khao Sod (ข่าวสด) nghĩa là “Tin Mới Nhất” của Bangkok, cho biết Ủy Ban Tổ chức chuyến Tông du của Đức Thánh Cha vừa giới thiệu với giới báo chí về chiếc Pope mobile được làm tại địa phương.
Đó là một chiếc Nissan chạy bằng điện, được công ty này chế tạo tại Bangkok để phục vụ phương tiện đi lại cho người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo khi ngài đến thăm các tín hữu ở Thái Lan vào cuối tháng này.
Theo các giao thức an ninh được áp dụng trong các chuyến tông du khác của Đức Giáo Hoàng, chiếc popemobile lộ thiên được dùng trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Thái Lan từ 20 đến 23 tháng 11 sẽ không có kính chống đạn. Một đại diện cho Ủy Ban Tổ chức chuyến Tông du của Đức Thánh Cha tại Thái Lan cho biết Đức Thánh Cha hy sinh sự an toàn của mình cho sự gần gũi với người dân.
“Vâng, nó rất nguy hiểm, nhưng ngài không muốn có kính chắn đạn bởi vì ngài muốn được gần gũi với những người muốn gặp ngài”, Valith Saengthong, một quan chức tại Ủy ban Truyền thông xã hội Công Giáo Thái Lan, cho biết qua điện thoại hôm thứ Hai.
Valith cho biết Đức Giáo Hoàng vẫn sẽ được bảo vệ bởi mạng lưới cảnh sát địa phương và Đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, mặc dù họ không mặc đồng phục truyền thống với nhiều mầu sắc như tại Vatican.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 2014 với tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng nói rằng kính chống đạn gần giống với “một con cá mòi” có thể ngăn cản dân chúng đến với ngài.
“Đúng là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng tôi muốn đối mặt với điều đó, ở tuổi của tôi, tôi không có gì để mất,” ngài nói.
Chiếc xe sẽ mang biển số đăng ký của Thành phố Vatican, SCV 1, là tên viết tắt của tiếng Latin “Status Civitatis Vaticanae” nghĩa là Quốc gia Thành Vatican. Các chiếc popemobile chỉ được gắn kính chống đạn sau vụ ám sát Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1981.
Các loại áo nón chính thức cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đã được bán vào hôm Thứ Hai 4/11.
Source:Khaosod
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Ngàn Sâu :Khánh thành Trung tâm Thiên Ân - niềm vui của những mảnh đời bất hạnh
Đa minh Tiến Khởi
08:57 05/11/2019
“Thế giới này sẽ hết nghèo đói nếu mọi người biết chia sẻ cho nhau”.(Têrêsa Calcuta)
Sáng ngày 3/11/2019, tại giáo xứ Tràng Lưu thuộc giáo hạt Ngàn Sâu (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tình Hà Tĩnh), Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc Caritas giáo phận Hà Tĩnh, quản hạt Ngàn Sâu, quản xứ Tràng Lưu đã long trọng chủ sự tổ chức Thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành Trung tâm Thiên Ân, nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người khuyết tật và người già neo đơn không nơi nương tựa.
Đồng tế với Ngài có Cha Giu se Nguyễn Đăng Điền, bề trên và là Đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh; Cha Micae Trần Dâng, P Giám đốc Tiền Chủng viện Xã Đoài; Quý cha trong và ngoài giáo hạt;Souer Maria Nguyễn Thị Điều, Phó Tổng Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh; Quý Thầy Chủng sinh, quý Tu sĩ nam, nữ; quý vị ân nhân, thân nhân, quý đại diện Chính uyền các cấp cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự.
Trước khi bước vào Thánh lễ cha quản hạt GB Nguyễn Huy Tuấnvà người sáng lập và xây dựng Trung tâm Thiên ân đã có lời chào tới quý Cha, quý vị quan khách. Qua đó, Ngài đã giới thiệu sơ lược về Trung tâm và chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép nhà mới của Trung tâm.
Trung tâm nuôi dưỡng người già cả neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và người khuyết tật Thiên Ân được thành lập từ năm 2015, do Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, vị linh mục được người dân Hương Khê mệnh danh là “Linh mục của người nghèo” khởi xướng và xây dựng trên một khu đất gần với Nhà thờ Giáo xứ Tràng Lưu (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), sau khi Ngài được bổ nhiệm về quản xứ Tràng Lưu và kiêm Quản hạt Ngàn Sâu (năm 2014).
Vốn xuất thân từ một gia đình nông dân thuần túyc có đông anh em, trong đó có 4 người đã đi theo ơn gọi Tu trì mà Ngài là con trai cả nên dường như đã thấm thấu hết nỗi vất vả, khổ sở của những người dân nghèo, nhất là những già neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và những mảnh đời bất hạnh, tàn tật. Năm 2004, sau khi được lĩnh nhận Thiên chức Linh mục tại giáo phận Vinh, Ngài được Đức Giám Mục giáo phận Vinh bổ nhiệm về coi sóc giáo xứ Thổ Hoàng,kiêm nhiệm cả giáo xứ Kẻ Vang(thuộc huyện Hương Khê) và giáo xứ Vĩnh Hội (thuộc huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh) là những xứ đạo nghèo thuộc vùng sâu của huyện Hương Khê. Sau gần 10 năm ở đây, ngoài việc xây dựng xây dựng Nhà thờ hai giáo xứ Kẻ Vang và Thổ Hoàng và một số Nhà thờ các giáo họ, Ngài đặc biệt quan tâm và làm mọi cách giúp người dân phát triển kinh tế, giúp đỡ người bất hạnh . Năm 2008, Ngài đã sáng lập và xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng Trẻ Mồ côi, người Khuyết tật và người Già cả neo đơn mang tên Hồng Phúc ngay tại giáo xứ Thổ Hoàng và đã bàn giao cho các Souer Dòng Mến Thánh Giá Vinh thuộc Cộng đoàn Nghĩa Yên phụ trách nuôi dướng hàng chục mảnh đời bất hạnh từ năm 2010 cho đến nay.
Năm 2014, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn được thuyên chuyển về coi sóc giáo xứ Tràng Lưu, một xứ đạo trung tâm của vùng thượng huyện Hương Khê và kiêm làm quản hạt Ngàn Sâu. VềTràng Lưu, Ngài đã nghĩ ngay đến việc xây dựng một Trung tâm Bảo trợ xã hội nơi vùng thượng huyện Hương Khê, bởi theo Ngài đây là một khu vực rộng lớn, dân cư đông, có nhiều mảnh đời bất hạnh nhưng chưa có một trung tâm bảo trợ nào để giúp đỡ họ. Suy là tính - nghĩ là làm, đầu năm 2015, Ngài đã bắt đầu xin đất và khởi công xây dựng Trung tâm Thiên Ân này để làm cơ sở đón nhận và nuôi dưỡng những người già cả neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và những người khuyết tật, bất hạnh. Trước nhu cầu thực tiễn để giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, công trình đã được thực hiện khá nhanh, chỉ sau một năm Trung tâm Thiên Ân đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng. Cuối năm 2016, Trung tâm Thiên Ân đã đi vào hoạt động, Cha Gioanbaotixita đã giao quyền quản lý Trung tâm cho các Souer thuộc Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh phụ trách để tiếp nhận và chăm nuôi người già cả neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và những người khuyết tật, bất hạnh trên địa bàn. Sau một thời gian tiếp nhận và chăm nuôi, số người được gửi đến đây ngày càng đông và cơ sở vật chất lại trở nên thiếu thốn, chật chội không thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trước thực trạng đó, Cha GB và các Suoer phụ trách lại chắt chiu, tìm kiếm nguồn tài chính tiếp tục xây dựng thêm nhà cửa, phòng ốc.
Đầu năm 2017, công trình xây dựng giai đoạn 2 được tiến hành với muôn vàn gian khó, thiếu thốn, phần vì lo chăm nuôi hàng chục mảnh đời bất hạnh, phần mua vật liệu, thuê thợ làm, lại trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn nên sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm có nhiều hạn chế. Tuy nhiên với sự nổ lực, chịu khó góp nhặt, vận dụng và tận dụng tối đa về các nguyên vật liệu và sự giúp đỡ, cộng tác của nhiều thành phần nên công trình đã hoàn thành một cách tốt đẹp để có Thánh lễ tạ ơn mừng khánh thành hôm nay.
Có thể nói đây là ngày được chờ đợi từ lâu và mang một ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ sau khi khánh thành, Trung tâmThiên Ân nay không chỉ có thêm nhà, thêm phòng, thêm nơi ăn ở, thêm nơi phục vụ để mang lạinhiều niềm, niềm hạnh phúc hơn cho những người già cả neo đơn, những đứa trẻ mồ côi, người tàn tật bất hạnh hay các Souer phục vụ có điều kiện tốt hơn, thoái mái, rộng rãi hơn mà dịp lễ nàycòn là lời nhắn gửi, lời mời gọi mọi người sống tốt hơn về tinh thần bác ái yêu thương, về sự cảm thông, chia sẻvà giúp đỡ những người bất hạnh.
Trong bài chia sẻ lời Chúa tại Thánh lễ, Cha Micae Trần Dâng, Phó Giám đốc Tiền Chủng viện Xã Đoài đã có những phân tích sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc làm Bác ái, của sự chia sẻ và tình yêu thương, nhất là đối với những người bần cùng, bất hạnh.Qua đó, Cha Micae mời gọi mỗi người biết mở lòng mình để tích cực hơn, thoáng đạt hơn trong tình yêu thương, đùm bộc và chia sẻ và giúp đỡ nhau, nhất là đối với những mảnh đời bất hạnh. Ngài nói; “Lòng Bác ái rất giá trị, bởi nó có khả năng giúp cho người ta sống thêm, nó có khả năng giúp cho người ta sống đúng giá trị của một con người, nó giúp cho người ta sống xứng đáng với những gì người ta đáng sống. Và hơn thế nữa, người Ki tô giáo chúng ta được mời gọi giúp người khác sống đúng với danh nghĩa là người Ki Tô hữu, là người có Đức tin. Anh chị em hãy noi gương ông Gia-Kêu để khi gặp được Thiên Chúa rồi, chúng ta hãy ra đi để làm cho lòng Chúa thương xót được nở rộ và làm cho lòng Thương Chúa được hiện diện và trở thành một quà tặng quý giá để tất cả mọi người nhận thấy rằng Thiên Chúa yêu thương họ, yêu thương tất cả mọi hạng người bất chấp họ là ai ? trong hoàn cảnh nào ? Họ như thế nào ?…”.
Quả thật, như lời Thánh nữ Têrêsa Calcuta đã nói: “Thế giới này sẽ hết nghèo đói nếu mọi người biết chia sẻ cho nhau”. Về dự lễ khánh thành Trung tâm Thiên Ân hôm nay, nhìn thấy cư ngơi đã có được và nhất là khi vào thăm những đứa trẻ mồ côi, những người tàn tật, những người già cả neo đơn đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại đây thì dường như ai cũng tỏ lòng thán phục và cảm kích trước những việc làm, ý chí và tư tưởng của Cha GB Nguyễn Huy Tuấn và sự nhiệt tình, chịu khó của các Souer đang ngày đêm phục vụ. Đến tham dự Thánh lễ và viếng thăm Trung tâm chắc chắn ai cũng được nhắc nhớ chính mình rằng; mình thật may mắn, thật hạnh phúc vì đằng sau mình, xung quanh mình còn biết bao nỗi đau, bao cảnh đời éo le, khốn khổ, bao con người đang cần và cần lắm sự thẩm thấu, sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ. Như Nhà văn Vích-to Huy-gô đã từng nói ; “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Phải chăng, đây chính là nơi để mọ người nhận biết và là nơi để mỗi người thể hiện tinh thần sống bác ái, yêu thương. Phải chăng, đây là nơi để mỗi người đáp trả tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho ta khi ta được mạnh khỏe, an lành, khi ta được Chúa ban cho nhiều thứ..
Sau Thánh lễ, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, quản Hạt Ngàn Sâu, quản xứ Tràng Lưu và là Giám đốc Caritas Giáo phận Hà Tĩnh cũng chính là người đã sáng lập và chủ sự xây dựng Trung tâm Thiên Ân này đã bày tỏ niềm vui, niềm cảm kích tri ân trước sự hiện diện của Quý Cha, Quý Tu sĩ, quý vị quan khách, quý vị ân nhân, thân và bà con giáo dân đã đến hiệp lời cầu nguyện và chia sẻ niềm vui cùng Trung tâm, cùng những người bất hạnh. Ngài nói; “Tôi thật sự vui mừng và cảm kích trước tâm lòng của Quý Cha và quý vị đã dành cho Trung tâm, cho chúng tôi và nhất là cho những người già cả neo đơn, các cháu mồ côi cơ nhỡ và những người khuyết tật bất hạnh những tình cảm quý giá trong ngày hôm nay… Có nhiều người trầm trồ rằng chúng tôi lấy tiền đâu mà xây dựng Trung tâm này. Xin được trả lời là Trung tâm này chính là tấm lòng của quý vị, của nhiều người. Chúng tôi chỉ là những người góp nhặt từng viên gạch thừa, miếng gỗ thừa, nắm vựa thừa từ các công trình, từ các cửa hàng của quý vị. Đặc biệt trong những ngôi nhà này, cơ ngơi này có rất nhiều vàng đó là những tấm lòng vàng của các vị ân nhân. Công sức này hoàn toàn của bà con, tài sản này là của những người bấthạnh, còn chúng tôi chỉ là những người góp nhặt để ghép lại nên công trình mà thôi...”.
Như lời Nhà văn Walter Scott đã nói; “Loài người sẽ diệt vong nếu con người ngừng giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể tồn tại mà không hỗ trợ lẫn nhau. Và do đó tất cả những người cần trợ giúp có quyền đi tìm sự giúp đỡ từ người khác; và không ai có khả năng giúp đỡ lại có thể từ chối mà không thấy cắn rứt”.
Theo các Souer phụ trách tại Trung tâm thì hiện tại Trung tâm đang nuôi dưỡng trên 30 người bao gồm người già neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và người tàn tật, cơ sở vật chất bây giờ có thể tiếp nhận và nuôi dưỡng trên 100 người. Tuy nhiên để chăm sóc nuôi dưỡng được họ Trung tâm hoàn toàn nhờ vào sự cộng tác, sự giúp đỡ của tất cả mỗi người.Hi vọng rằng Trung tâm sẽ được đón nhận nhiều niềm tin để gửi gắm và nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi thành phần vì một cộng đồng công bằng, yêu thương và chia sẻ.
Đa minh Tiến Khởi
Sáng ngày 3/11/2019, tại giáo xứ Tràng Lưu thuộc giáo hạt Ngàn Sâu (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tình Hà Tĩnh), Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc Caritas giáo phận Hà Tĩnh, quản hạt Ngàn Sâu, quản xứ Tràng Lưu đã long trọng chủ sự tổ chức Thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành Trung tâm Thiên Ân, nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người khuyết tật và người già neo đơn không nơi nương tựa.
Đồng tế với Ngài có Cha Giu se Nguyễn Đăng Điền, bề trên và là Đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh; Cha Micae Trần Dâng, P Giám đốc Tiền Chủng viện Xã Đoài; Quý cha trong và ngoài giáo hạt;Souer Maria Nguyễn Thị Điều, Phó Tổng Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh; Quý Thầy Chủng sinh, quý Tu sĩ nam, nữ; quý vị ân nhân, thân nhân, quý đại diện Chính uyền các cấp cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự.
Trước khi bước vào Thánh lễ cha quản hạt GB Nguyễn Huy Tuấnvà người sáng lập và xây dựng Trung tâm Thiên ân đã có lời chào tới quý Cha, quý vị quan khách. Qua đó, Ngài đã giới thiệu sơ lược về Trung tâm và chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép nhà mới của Trung tâm.
Trung tâm nuôi dưỡng người già cả neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và người khuyết tật Thiên Ân được thành lập từ năm 2015, do Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, vị linh mục được người dân Hương Khê mệnh danh là “Linh mục của người nghèo” khởi xướng và xây dựng trên một khu đất gần với Nhà thờ Giáo xứ Tràng Lưu (xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), sau khi Ngài được bổ nhiệm về quản xứ Tràng Lưu và kiêm Quản hạt Ngàn Sâu (năm 2014).
Vốn xuất thân từ một gia đình nông dân thuần túyc có đông anh em, trong đó có 4 người đã đi theo ơn gọi Tu trì mà Ngài là con trai cả nên dường như đã thấm thấu hết nỗi vất vả, khổ sở của những người dân nghèo, nhất là những già neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và những mảnh đời bất hạnh, tàn tật. Năm 2004, sau khi được lĩnh nhận Thiên chức Linh mục tại giáo phận Vinh, Ngài được Đức Giám Mục giáo phận Vinh bổ nhiệm về coi sóc giáo xứ Thổ Hoàng,kiêm nhiệm cả giáo xứ Kẻ Vang(thuộc huyện Hương Khê) và giáo xứ Vĩnh Hội (thuộc huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh) là những xứ đạo nghèo thuộc vùng sâu của huyện Hương Khê. Sau gần 10 năm ở đây, ngoài việc xây dựng xây dựng Nhà thờ hai giáo xứ Kẻ Vang và Thổ Hoàng và một số Nhà thờ các giáo họ, Ngài đặc biệt quan tâm và làm mọi cách giúp người dân phát triển kinh tế, giúp đỡ người bất hạnh . Năm 2008, Ngài đã sáng lập và xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng Trẻ Mồ côi, người Khuyết tật và người Già cả neo đơn mang tên Hồng Phúc ngay tại giáo xứ Thổ Hoàng và đã bàn giao cho các Souer Dòng Mến Thánh Giá Vinh thuộc Cộng đoàn Nghĩa Yên phụ trách nuôi dướng hàng chục mảnh đời bất hạnh từ năm 2010 cho đến nay.
Năm 2014, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn được thuyên chuyển về coi sóc giáo xứ Tràng Lưu, một xứ đạo trung tâm của vùng thượng huyện Hương Khê và kiêm làm quản hạt Ngàn Sâu. VềTràng Lưu, Ngài đã nghĩ ngay đến việc xây dựng một Trung tâm Bảo trợ xã hội nơi vùng thượng huyện Hương Khê, bởi theo Ngài đây là một khu vực rộng lớn, dân cư đông, có nhiều mảnh đời bất hạnh nhưng chưa có một trung tâm bảo trợ nào để giúp đỡ họ. Suy là tính - nghĩ là làm, đầu năm 2015, Ngài đã bắt đầu xin đất và khởi công xây dựng Trung tâm Thiên Ân này để làm cơ sở đón nhận và nuôi dưỡng những người già cả neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và những người khuyết tật, bất hạnh. Trước nhu cầu thực tiễn để giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, công trình đã được thực hiện khá nhanh, chỉ sau một năm Trung tâm Thiên Ân đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng. Cuối năm 2016, Trung tâm Thiên Ân đã đi vào hoạt động, Cha Gioanbaotixita đã giao quyền quản lý Trung tâm cho các Souer thuộc Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh phụ trách để tiếp nhận và chăm nuôi người già cả neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và những người khuyết tật, bất hạnh trên địa bàn. Sau một thời gian tiếp nhận và chăm nuôi, số người được gửi đến đây ngày càng đông và cơ sở vật chất lại trở nên thiếu thốn, chật chội không thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trước thực trạng đó, Cha GB và các Suoer phụ trách lại chắt chiu, tìm kiếm nguồn tài chính tiếp tục xây dựng thêm nhà cửa, phòng ốc.
Đầu năm 2017, công trình xây dựng giai đoạn 2 được tiến hành với muôn vàn gian khó, thiếu thốn, phần vì lo chăm nuôi hàng chục mảnh đời bất hạnh, phần mua vật liệu, thuê thợ làm, lại trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn nên sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm có nhiều hạn chế. Tuy nhiên với sự nổ lực, chịu khó góp nhặt, vận dụng và tận dụng tối đa về các nguyên vật liệu và sự giúp đỡ, cộng tác của nhiều thành phần nên công trình đã hoàn thành một cách tốt đẹp để có Thánh lễ tạ ơn mừng khánh thành hôm nay.
Có thể nói đây là ngày được chờ đợi từ lâu và mang một ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ sau khi khánh thành, Trung tâmThiên Ân nay không chỉ có thêm nhà, thêm phòng, thêm nơi ăn ở, thêm nơi phục vụ để mang lạinhiều niềm, niềm hạnh phúc hơn cho những người già cả neo đơn, những đứa trẻ mồ côi, người tàn tật bất hạnh hay các Souer phục vụ có điều kiện tốt hơn, thoái mái, rộng rãi hơn mà dịp lễ nàycòn là lời nhắn gửi, lời mời gọi mọi người sống tốt hơn về tinh thần bác ái yêu thương, về sự cảm thông, chia sẻvà giúp đỡ những người bất hạnh.
Trong bài chia sẻ lời Chúa tại Thánh lễ, Cha Micae Trần Dâng, Phó Giám đốc Tiền Chủng viện Xã Đoài đã có những phân tích sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc làm Bác ái, của sự chia sẻ và tình yêu thương, nhất là đối với những người bần cùng, bất hạnh.Qua đó, Cha Micae mời gọi mỗi người biết mở lòng mình để tích cực hơn, thoáng đạt hơn trong tình yêu thương, đùm bộc và chia sẻ và giúp đỡ nhau, nhất là đối với những mảnh đời bất hạnh. Ngài nói; “Lòng Bác ái rất giá trị, bởi nó có khả năng giúp cho người ta sống thêm, nó có khả năng giúp cho người ta sống đúng giá trị của một con người, nó giúp cho người ta sống xứng đáng với những gì người ta đáng sống. Và hơn thế nữa, người Ki tô giáo chúng ta được mời gọi giúp người khác sống đúng với danh nghĩa là người Ki Tô hữu, là người có Đức tin. Anh chị em hãy noi gương ông Gia-Kêu để khi gặp được Thiên Chúa rồi, chúng ta hãy ra đi để làm cho lòng Chúa thương xót được nở rộ và làm cho lòng Thương Chúa được hiện diện và trở thành một quà tặng quý giá để tất cả mọi người nhận thấy rằng Thiên Chúa yêu thương họ, yêu thương tất cả mọi hạng người bất chấp họ là ai ? trong hoàn cảnh nào ? Họ như thế nào ?…”.
Quả thật, như lời Thánh nữ Têrêsa Calcuta đã nói: “Thế giới này sẽ hết nghèo đói nếu mọi người biết chia sẻ cho nhau”. Về dự lễ khánh thành Trung tâm Thiên Ân hôm nay, nhìn thấy cư ngơi đã có được và nhất là khi vào thăm những đứa trẻ mồ côi, những người tàn tật, những người già cả neo đơn đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại đây thì dường như ai cũng tỏ lòng thán phục và cảm kích trước những việc làm, ý chí và tư tưởng của Cha GB Nguyễn Huy Tuấn và sự nhiệt tình, chịu khó của các Souer đang ngày đêm phục vụ. Đến tham dự Thánh lễ và viếng thăm Trung tâm chắc chắn ai cũng được nhắc nhớ chính mình rằng; mình thật may mắn, thật hạnh phúc vì đằng sau mình, xung quanh mình còn biết bao nỗi đau, bao cảnh đời éo le, khốn khổ, bao con người đang cần và cần lắm sự thẩm thấu, sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ. Như Nhà văn Vích-to Huy-gô đã từng nói ; “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Phải chăng, đây chính là nơi để mọ người nhận biết và là nơi để mỗi người thể hiện tinh thần sống bác ái, yêu thương. Phải chăng, đây là nơi để mỗi người đáp trả tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho ta khi ta được mạnh khỏe, an lành, khi ta được Chúa ban cho nhiều thứ..
Sau Thánh lễ, Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, quản Hạt Ngàn Sâu, quản xứ Tràng Lưu và là Giám đốc Caritas Giáo phận Hà Tĩnh cũng chính là người đã sáng lập và chủ sự xây dựng Trung tâm Thiên Ân này đã bày tỏ niềm vui, niềm cảm kích tri ân trước sự hiện diện của Quý Cha, Quý Tu sĩ, quý vị quan khách, quý vị ân nhân, thân và bà con giáo dân đã đến hiệp lời cầu nguyện và chia sẻ niềm vui cùng Trung tâm, cùng những người bất hạnh. Ngài nói; “Tôi thật sự vui mừng và cảm kích trước tâm lòng của Quý Cha và quý vị đã dành cho Trung tâm, cho chúng tôi và nhất là cho những người già cả neo đơn, các cháu mồ côi cơ nhỡ và những người khuyết tật bất hạnh những tình cảm quý giá trong ngày hôm nay… Có nhiều người trầm trồ rằng chúng tôi lấy tiền đâu mà xây dựng Trung tâm này. Xin được trả lời là Trung tâm này chính là tấm lòng của quý vị, của nhiều người. Chúng tôi chỉ là những người góp nhặt từng viên gạch thừa, miếng gỗ thừa, nắm vựa thừa từ các công trình, từ các cửa hàng của quý vị. Đặc biệt trong những ngôi nhà này, cơ ngơi này có rất nhiều vàng đó là những tấm lòng vàng của các vị ân nhân. Công sức này hoàn toàn của bà con, tài sản này là của những người bấthạnh, còn chúng tôi chỉ là những người góp nhặt để ghép lại nên công trình mà thôi...”.
Như lời Nhà văn Walter Scott đã nói; “Loài người sẽ diệt vong nếu con người ngừng giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể tồn tại mà không hỗ trợ lẫn nhau. Và do đó tất cả những người cần trợ giúp có quyền đi tìm sự giúp đỡ từ người khác; và không ai có khả năng giúp đỡ lại có thể từ chối mà không thấy cắn rứt”.
Theo các Souer phụ trách tại Trung tâm thì hiện tại Trung tâm đang nuôi dưỡng trên 30 người bao gồm người già neo đơn, trẻ mồ côi cơ nhỡ và người tàn tật, cơ sở vật chất bây giờ có thể tiếp nhận và nuôi dưỡng trên 100 người. Tuy nhiên để chăm sóc nuôi dưỡng được họ Trung tâm hoàn toàn nhờ vào sự cộng tác, sự giúp đỡ của tất cả mỗi người.Hi vọng rằng Trung tâm sẽ được đón nhận nhiều niềm tin để gửi gắm và nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi thành phần vì một cộng đồng công bằng, yêu thương và chia sẻ.
Đa minh Tiến Khởi
Linh mục Việt Nam tại Anh Quốc đang giúp xác định các thi thể cuả nạn nhân trên chiếc xe tải ở Essex.
Trần Mạnh Trác
10:28 05/11/2019
Nhắc lại, vào ngày 23 tháng 10, cảnh sát Anh đã tìm thấy 8 phụ nữ và 31 người đàn ông chết ngạt trong một chiếc xe tải đông lạnh tại một địa điểm công nghiệp ở phố Grays, cách 15 dặm phía nam cuả thị xã (borough) Brentwood cuả quận Essex (county), Anh quốc.
Hiện nay thì người ta cho rằng hầu hết các nạn nhân là người Việt Nam. Nhưng nhiều người trong số họ vẫn chưa được xác định, nguyên nhân cái chết cũng chưa được công bố. Việc khám nghiệm tử thi vẫn đang được tiến hành.
Một linh mục Công Giáo Việt Nam ở Anh đã làm việc với một số gia đình nạn nhân để tìm ra danh tính của những nạn nhân này. Cha Simon Nguyễn Đức Thắng, linh mục tuyên uý cuả công đoàn VN tại Nhà thờ Holy Name and Our Lady of the Sacred Heart (Thánh Danh Đức Mẹ Khiết Tâm,) đã thu thập được nhiều thông tin từ các gia đình nạn nhân, là những người vì quá sợ hãi không dám liên lạc trực tiếp với cảnh sát.
“Tôi đã yêu cầu nếu ai cảm thấy khó khăn để liên lạc với cảnh sát, thì họ có thể vui lòng chuyển những chi tiết về người thân cho tôi,” Ngài nói với ITV News.
"Họ đã cho tôi tên, hình ảnh và nhiều dấu hiệu nhân diện trên cơ thể.”
Cha Thắng đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm vào ngày 2 tháng 11 tại Nhà thờ Holy Name and Our Lady of the Sacred Heart, ở phía đông Luân Đôn, với hơn 100 người tham dự, để “ bày tỏ sự đau buồn và cảm thông với những người đã thiệt mạng trên con đường tìm kiếm tự do, nhân phẩm và hạnh phúc,” theo đài BBC tường thuật lại.
"Chúng tôi cầu xin Chúa chào đón họ vào vương quốc của Ngài, mặc dù có nhiều người trong số họ không phải là người theo đạo Thiên chúa, nhưng họ cũng tin tưởng mạnh mẽ vào một cuộc sống vĩnh cửu, vì vậy chúng tôi cầu nguyện cho họ."
Ngày hôm sau, cũng tại nhà thờ này, Đức Giám Mục Phụ Tá Nicholas Hudson của Giáo Phận Westminster đã yệu cầu mọi người tham dự Thánh lễ hãy cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi sự kiện này.
Theo một tweet đề ngày 2 tháng 11 từ Giáo phận Brentwood, thì một nhà thờ Công Giáo khác, nhà thờ St. Thomas of Canterbury ở Grays, cũng lập ra một đài tưởng niệm để vinh danh các nạn nhân.
...
Kể từ sau vụ việc, nhiều nhóm Công Giáo và thế tục đã bày tỏ sự cần thiết phải có một chính sách di cư tốt hơn. Ông Maurice Wren, giám đốc điều hành của Hội đồng Tị nạn, mô tả vụ việc là đáng trách nhưng vẫn có thể phòng ngừa được, ông nói:
“Nếu bạn ngăn cản mọi lối đi thông thường và an toàn, thì người ta sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thí mạng trên những cuộc hành trình nguy hiểm, hoàn toàn nằm trong tay các băng đảng tội phạm.”
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giới hạn của Thừa tác viên ngoại thường.
Nguyễn Trọng Đa
09:10 05/11/2019
Giải đáp phụng vụ: Giới hạn của Thừa tác viên ngoại thường.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ở Philippines có thông lệ phổ biến là sử dụng các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ (EMHC) trong hầu hết các Thánh lễ. Do có đông người rước lễ trong mỗi thánh lễ, Hội Đồng Giám Mục Philippines xem việc này là hợp lý. Bây giờ, có một việc trở nên phổ biến nữa là họ đến nhà tạm lúc mọi người hát “Lạy Chiên Thiên Chúa” (Agnus Dei), lấy các Bình Mình Thánh ra đặt trên bàn thờ, trước khi linh mục đọc “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ecce Agnus Dei.) Thưa cha, liệu việc này có là hợp pháp không? Rồi cũng có việc phổ biến nữa là một số linh mục để cho thừa tác viên này tráng chén nữa, được phép chăng. - D. T., Sibulan, Negros Oriental, Philippines.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Lễ Rôma (GIRM) nói như sau về thời điểm các thừa tác viên ngoại thường đến bàn thờ:
“162. Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này. Trong trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng. Các thừa tác viên này không đến bàn thờ trước khi vị tư tế rước lễ và luôn luôn nhận các Bình Mình Thánh để cho tín hữu rước từ tay vị chủ tế” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Về điểm này, chúng tôi có thể đưa thêm các chỉ dẫn của Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:
“157. Nếu, thường thường, khi số các thừa tác viên có chức thánh hiện diện trong cử hành là đủ, kể cả cho việc rước lễ, thì không được phép cử các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ. Trong những trường hợp này, những ai được cử cho một thừa tác vụ như thế, thì không được thi hành tác vụ ấy. Vậy, phải dứt khoát bài trừ thái độ của các linh mục tuy có mặt ở buổi cử hành lại không cho rước lễ, mà để cho giáo dân đảm nhận một chức vụ như vậy.
“158. Quả nhiên, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ chỉ có thể cho rước lễ trong trường hợp không có linh mục hay phó tế, khi linh mục bị ngăn trở vì bệnh tật, vì lớn tuổi hay vì một lý do khác nghiêm trọng, hay nữa khi số tín hữu đến rước lễ quá đông, có thể kéo dài quá đáng việc cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, về vấn đề này, người ta coi việc kéo dài vắn gọn buổi cử hành, về mặt thói quen và bối cảnh văn hoá địa phương, là một lý do hoàn toàn chưa đủ.
"159. Không có trường hợp nào thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ được phép uỷ quyền trao Mình Thánh Chúa cho một người nào khác, thí dụ như cho người cha hay người mẹ, người phối ngẫu, hay người con của một bệnh nhân, được rước lễ.
“160. Trong lãnh vực này, Giám Mục giáo phận phải xem xét lại một lần nữa việc thực hành của những năm gần đây, và sửa chữa lại tuỳ theo các trường hợp, hay xác định cách chính xác hơn những quy tắc phải theo. Trong những nơi, vì thật sự cần thiết, việc cử những thừa tác viên ngoại thường như vậy là phổ biến, thì Giám Mục giáo phận phải công bố những quy tắc đặc biệt, do đó, quan tâm đến truyền thống của Hội Thánh, ngài đặt quy chế cho việc thi hành chức vụ này, theo những quy tắc của giáo luật” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Trong ánh sáng của các tài liệu này, tôi tin rõ ràng rằng sự thực hành được mô tả trên đây là không hợp pháp. Các thừa tác viên ngoại thường chỉ tiến tới bàn thờ sau khi linh mục rước lễ, và trong thánh lễ, chỉ nhận Bình Mình thánh từ tay linh mục. Nếu cần lấy Mình Thánh từ Nhà tạm (một điều cần thiết phải tránh, nếu có thể), thì chính một phó tế hoặc linh mục mang các Bình Mình thánh này đến bàn thờ, thường là khi mọi người đang hát “Lạy Chiên Thiên Chúa”.
Về việc tráng chén, việc này là ưu tiên dành cho phó tế. Nếu không có phó tế, thì một thầy có tác vụ giúp lễ làm thay cho phó tế. Và cuối cùng, nếu cả hai không có mặt trong thánh lễ, một linh mục thực hiện việc tráng chén.
Trong mọi trường hợp, các thừa tác viên ngoại thường không được tráng chén trong Thánh lễ.
Trong khoảng thời gian ba năm từ 2002 đến 2006, các Giám mục Hoa Kỳ đã tiếp nhận quyền chuẩn việc này. Bức thư chính thức trao quyền ban phép chuẩn nói: “Vì các lý do mục vụ nghiêm trọng, Giám mục giáo phận có thể, khi cần thiết, cho phép các thừa tác viên ngoại thường giúp tráng chén, sau khi đã cho tín hữu rước lể. Năng quyền này được thừa nhận trong thời gian ba năm, như là một điều miễn chước cho Quy Chế Tổng Quát Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ ba.”
Khi năng quyền chuẩn hết hạn vào tháng 3-2005, Hôi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu gia hạn, nhưng không có hành động trả lời nào ngay lập tức do sự qua đời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và cuộc bầu cử Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Cuối cùng, vào năm 2006, Thánh Bộ Phượng Tự đã thông báo cho Chủ tịch của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ biết rằng Đức Giáo Hoàng coi đó là cơ hội để từ chối yêu cầu gia hạn, và Giáo Hội Hoa Kỳ phải quay trở lại với sự thực hành phổ quát.
Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như khi cử hành nghi thức rước lễ mà không có linh mục, hoặc đưa Mình Thánh cho người bệnh, thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể lấy Mình Thánh từ Nhà tạm, và tráng chén. Điều này là không thể được trong Thánh lễ, vì thừa tác viên thông thường nhất thiết phải có mặt, và phải thực hiện các chức năng riêng của mình. (Zenit.org 5-11-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/extraordinary-ministers-limits/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ở Philippines có thông lệ phổ biến là sử dụng các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ (EMHC) trong hầu hết các Thánh lễ. Do có đông người rước lễ trong mỗi thánh lễ, Hội Đồng Giám Mục Philippines xem việc này là hợp lý. Bây giờ, có một việc trở nên phổ biến nữa là họ đến nhà tạm lúc mọi người hát “Lạy Chiên Thiên Chúa” (Agnus Dei), lấy các Bình Mình Thánh ra đặt trên bàn thờ, trước khi linh mục đọc “Đây Chiên Thiên Chúa” (Ecce Agnus Dei.) Thưa cha, liệu việc này có là hợp pháp không? Rồi cũng có việc phổ biến nữa là một số linh mục để cho thừa tác viên này tráng chén nữa, được phép chăng. - D. T., Sibulan, Negros Oriental, Philippines.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Lễ Rôma (GIRM) nói như sau về thời điểm các thừa tác viên ngoại thường đến bàn thờ:
“162. Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này. Trong trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng. Các thừa tác viên này không đến bàn thờ trước khi vị tư tế rước lễ và luôn luôn nhận các Bình Mình Thánh để cho tín hữu rước từ tay vị chủ tế” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Về điểm này, chúng tôi có thể đưa thêm các chỉ dẫn của Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:
“157. Nếu, thường thường, khi số các thừa tác viên có chức thánh hiện diện trong cử hành là đủ, kể cả cho việc rước lễ, thì không được phép cử các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ. Trong những trường hợp này, những ai được cử cho một thừa tác vụ như thế, thì không được thi hành tác vụ ấy. Vậy, phải dứt khoát bài trừ thái độ của các linh mục tuy có mặt ở buổi cử hành lại không cho rước lễ, mà để cho giáo dân đảm nhận một chức vụ như vậy.
“158. Quả nhiên, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ chỉ có thể cho rước lễ trong trường hợp không có linh mục hay phó tế, khi linh mục bị ngăn trở vì bệnh tật, vì lớn tuổi hay vì một lý do khác nghiêm trọng, hay nữa khi số tín hữu đến rước lễ quá đông, có thể kéo dài quá đáng việc cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, về vấn đề này, người ta coi việc kéo dài vắn gọn buổi cử hành, về mặt thói quen và bối cảnh văn hoá địa phương, là một lý do hoàn toàn chưa đủ.
"159. Không có trường hợp nào thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ được phép uỷ quyền trao Mình Thánh Chúa cho một người nào khác, thí dụ như cho người cha hay người mẹ, người phối ngẫu, hay người con của một bệnh nhân, được rước lễ.
“160. Trong lãnh vực này, Giám Mục giáo phận phải xem xét lại một lần nữa việc thực hành của những năm gần đây, và sửa chữa lại tuỳ theo các trường hợp, hay xác định cách chính xác hơn những quy tắc phải theo. Trong những nơi, vì thật sự cần thiết, việc cử những thừa tác viên ngoại thường như vậy là phổ biến, thì Giám Mục giáo phận phải công bố những quy tắc đặc biệt, do đó, quan tâm đến truyền thống của Hội Thánh, ngài đặt quy chế cho việc thi hành chức vụ này, theo những quy tắc của giáo luật” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Trong ánh sáng của các tài liệu này, tôi tin rõ ràng rằng sự thực hành được mô tả trên đây là không hợp pháp. Các thừa tác viên ngoại thường chỉ tiến tới bàn thờ sau khi linh mục rước lễ, và trong thánh lễ, chỉ nhận Bình Mình thánh từ tay linh mục. Nếu cần lấy Mình Thánh từ Nhà tạm (một điều cần thiết phải tránh, nếu có thể), thì chính một phó tế hoặc linh mục mang các Bình Mình thánh này đến bàn thờ, thường là khi mọi người đang hát “Lạy Chiên Thiên Chúa”.
Về việc tráng chén, việc này là ưu tiên dành cho phó tế. Nếu không có phó tế, thì một thầy có tác vụ giúp lễ làm thay cho phó tế. Và cuối cùng, nếu cả hai không có mặt trong thánh lễ, một linh mục thực hiện việc tráng chén.
Trong mọi trường hợp, các thừa tác viên ngoại thường không được tráng chén trong Thánh lễ.
Trong khoảng thời gian ba năm từ 2002 đến 2006, các Giám mục Hoa Kỳ đã tiếp nhận quyền chuẩn việc này. Bức thư chính thức trao quyền ban phép chuẩn nói: “Vì các lý do mục vụ nghiêm trọng, Giám mục giáo phận có thể, khi cần thiết, cho phép các thừa tác viên ngoại thường giúp tráng chén, sau khi đã cho tín hữu rước lể. Năng quyền này được thừa nhận trong thời gian ba năm, như là một điều miễn chước cho Quy Chế Tổng Quát Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ ba.”
Khi năng quyền chuẩn hết hạn vào tháng 3-2005, Hôi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu gia hạn, nhưng không có hành động trả lời nào ngay lập tức do sự qua đời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và cuộc bầu cử Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Cuối cùng, vào năm 2006, Thánh Bộ Phượng Tự đã thông báo cho Chủ tịch của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ biết rằng Đức Giáo Hoàng coi đó là cơ hội để từ chối yêu cầu gia hạn, và Giáo Hội Hoa Kỳ phải quay trở lại với sự thực hành phổ quát.
Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như khi cử hành nghi thức rước lễ mà không có linh mục, hoặc đưa Mình Thánh cho người bệnh, thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể lấy Mình Thánh từ Nhà tạm, và tráng chén. Điều này là không thể được trong Thánh lễ, vì thừa tác viên thông thường nhất thiết phải có mặt, và phải thực hiện các chức năng riêng của mình. (Zenit.org 5-11-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/extraordinary-ministers-limits/
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tần Tảo
Dominic Đức Nguyễn
21:52 05/11/2019
TẦN TẢO
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
(Ca dao).
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
(Ca dao).